SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 80
Downloaden Sie, um offline zu lesen
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ HUYỀN CHINH
ẢNH HƢỞNG CỦA BÁO ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI LỐI SỐNG
CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học
Hà Nội - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ HUYỀN CHINH
ẢNH HƢỞNG CỦA BÁO ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI LỐI SỐNG
CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60320101
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Hoài Sơn
Hà Nội – 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Bùi Hoài Sơn.
Các số liệu, những đánh giá, phân tích, nhận xét, nghiên cứu đƣợc trình
bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và khách quan, chƣa từng đƣợc
công bố dƣới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
LỜI CẢM ƠN
Tôi sẽ không thể nào tự mình hoàn thành đƣợc luận văn thạc sĩ một cách
hoàn chỉnh nếu nhƣ không có sự hƣớng dẫn tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ
và hỗ trợ hết mình của bạn bè, đồng nghiệp.
Thành quả này, tôi xin phép đƣợc gửi lời biết ơn chân thành tới PGS.TS
Bùi Hoài Sơn, ngƣời thầy đáng kính đã luôn động viên, khuyến khích và tạo mọi
điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Trong quá trình thực hiện, dù tôi có nhiều
hạn chế nhƣng thầy vẫn luôn kiên nhẫn, chỉ bảo giúp tôi có thêm động lực để đi
đến cùng con đƣờng nghiên cứu của mình.
Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Báo chí và
Truyền thông – Trƣờng Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội). Các thầy
cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng nhƣ tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Thứ nữa, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Thị Việt Trung, anh Lê
Quốc Minh – TBT báo điện tử Vietnamplus, anh Trần Duy Khánh – phóng viên
báo điện tử Vietnamnet, chị Nguyễn Thị Quỳnh Trang – nhà báo, phóng viên báo
điện tử VnExpress, Thạc sĩ Nguyễn Xuân Miên – giảng viên Trƣờng Cao đẳng
PT-TH 1 đã giúp tôi hoàn thành phỏng vấn sâu làm tƣ liệu viết luận văn. Lời cảm
ơn này cũng xin đƣợc gửi tới các bạn sinh viên Trƣờng Cao đẳng PT-TH 1,
Trƣờng Đại học KHXH&NV (Đại học QGHN), cùng bạn bè đang công tác và
học tập tại Đà Nẵng, TP.HCM đã giúp tôi hoàn thành bảng khảo sát để lấy số liệu
viết luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các anh/chị, các bạn đồng nghiệp và
gia đình đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................ 5
1. Lý do lựa chọn đề tài ..........................................................................................5
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .........................................................8
2.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới..............................8
2.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài tại Việt Nam ............................9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................11
3.1. Mục đích nghiên cứu.................................................................................11
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................12
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................12
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................12
4.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................12
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................14
5.1. Cơ sở lý luận..............................................................................................14
Luận văn đã dựa trên cơ sở lý luận: .................................................................14
5.2. Phƣơng pháp cụ thể...................................................................................14
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .............................................................16
6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài..........................................................................16
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.......................................................................16
7. Kết cấu của luận văn ....................................................................................16
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ BÁO ĐIỆN TỬ Ở
VIỆT NAM................................................................................................... 17
1.1. Một số khái niệm công cụ liên quan đến luận văn ........................................17
1.1.1. Khái niệm báo điện tử ............................................................................17
1.1.2. Khái niệm giới trẻ...................................................................................19
1.1.3. Khái niệm lối sống .................................................................................21
1.2. Quan điểm lý thuyết trong nghiên cứu về ảnh hƣởng của báo điện tử đối với
lối sống của giới trẻ ở Việt Nam hiện nay............................................................25
2
1.3. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của báo điện tử ở Việt Nam....29
1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển..........................................................29
1.3.2. Sự khác biệt giữa báo điện tử và trang thông tin điện tử .......................30
1.3.3. Đặc điểm của báo điện tử.......................................................................33
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1................................................................................ 37
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƢỞNG CỦA BÁO ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI
LỐI SỐNG CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY .................................. 38
2.1. Giới thiệu về các tờ báo trong diện khảo sát .................................................38
2.1.1. Báo điện tử Vietnamnet..........................................................................38
2.2.2. Báo điện tử VnExpress...........................................................................39
2.2.3. Báo điện tử Dân trí .................................................................................41
2.2.4. Báo điện tử Tuổi Trẻ Online ..................................................................43
2.2.5. Báo điện tử Thanhnien.vn ......................................................................44
2.2. Thực trạng sử dụng báo điện tử trong giới trẻ hiện nay ................................47
2.2.1. Mục đích sử dụng báo điện tử ................................................................47
2.2.2. Địa điểm và phƣơng tiện sử dụng báo điện tử .......................................48
2.2.3. Thời gian sử dụng báo điện tử................................................................50
2.3. Nhận diện và đánh giá tác động của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ
hiện nay.................................................................................................................52
2.3.1. Nhận diện tác động của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ..........52
2.3.2. Đánh giá tác động của báo điện tử đến lối sống của giới trẻ...................67
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2................................................................................ 75
CHƢƠNG 3: XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI
TRÒ TÍCH CỰC CỦA BÁO ĐIỆN TỬ TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỐI
SỐNG CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY.......................................... 76
3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về phát huy vai trò của báo điện tử trong
việc xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam nói chung, giới trẻ nói
riêng ......................................................................................................................76
3
3.2. Xu hƣớng phát triển và tác động của báo điện tử đến lối sống của giới trẻ
trong tƣơng lai.......................................................................................................81
3.3. Giải pháp phát huy vai trò của báo điện tử trong việc xây dựng lối sống của
giới trẻ hiện nay ....................................................................................................86
3.3.1. Giải pháp phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội để nâng cao
nhận thức của giới trẻ khi đọc báo điện tử .......................................................86
3.3.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về
báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng ......................................................90
3.3.3. Một số giải pháp cụ thể khác..................................................................96
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.............................................................................. 100
KẾT LUẬN ................................................................................................ 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 103
PHỤ LỤC................................................................................................... 110
4
DANH MỤC VIẾT TẮT
BTV Biên tập viên
CNH Công nghiệp hóa
HĐH Hiện đại hóa
KHXH&NV Khoa học Xã hội và Nhân văn
KT – XH Kinh tế - Xã hội
MXH Mạng xã hội
Nxb Nhà xuất bản
PGS.TS Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ
PT-TH Phát thanh - Truyền hình
PTTT Phƣơng tiện truyền thông
TBT Tổng Biên tập
Ths. Thạc sĩ
XHCN Xã hội Chủ nghĩa
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Báo điện tử là một loại hình báo chí non trẻ, ra đời sau loại hình báo in, báo
phát thanh và báo hình nhƣng sự ảnh hƣởng cũng nhƣ phát triển của báo điện tử
trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì không một loại hình báo chí nào
sánh bằng. Ngoài những đặc trƣng riêng, báo điện tử còn mang những vai trò của
báo chí nói chung trong xã hội nhƣ: Là kênh tạo lập, định hƣớng và hƣớng dẫn dƣ
luận; Là kênh chủ yếu cung cấp kiến thức thông tin về tình hình thời sự trong nƣớc
và quốc tế cho nhân dân; Là một công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và cải cách
xã hội; Là một định chế với những quy tắc và chuẩn mực riêng của mình và có
những quan hệ mật thiết với các định chế khác trong xã hội; Là một bộ phận hữu cơ
không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mọi cá nhân, là phƣơng tiện cung cấp
thông tin, kiến thức và giải trí cho ngƣời dân.
Chính những vai trò trên đã làm cho báo điện tử có sự ảnh hƣởng vô cùng lớn
đối với ngƣời dân nói chung, đặc biệt là giới trẻ. Đây là những ngƣời thƣờng xuyên
tiếp cận với internet nói chung và báo điện tử nói riêng do đặc thù về điều kiện
sống, công việc, nhận thức và hành vi.
Theo báo cáo về tình hình internet tại khu vực Đông Nam Á tính đến cuối
tháng 7/2013 của hãng nghiên cứu thị trƣờng comScore, với 16,1 triệu ngƣời dùng
internet hàng tháng, Việt Nam là quốc gia có dân số trực tuyến lớn nhất tại khu vực
ASEAN.
Cũng theo thống kê của comScore, Việt Nam còn là quốc gia có lƣợng ngƣời
dùng internet ở độ tuổi trẻ nhất khu vực, với 42% ngƣời sử dụng ở độ tuổi 15 – 24,
độ tuổi ngƣời dùng internet từ 25 đến 34 chiếm 32%. Theo Trung tâm internet Việt
Nam (VNNIC), ngƣời dùng internet ở nƣớc ta nhìn chung có trình độ học vấn tƣơng
đối khá, là học sinh, sinh viên, trí thức, công chức, viên chức. Khi ngồi trƣớc máy
tính, ngƣời đọc thƣờng có nhu cầu học tập, tìm kiếm thông tin bổ ích qua các báo,
tạp chí và trang thông tin điện tử chính thống trong nƣớc và các tờ báo điện tử và
các trang mạng xã hội (MXH), các trang web nƣớc ngoài.
6
Giới trẻ luôn là một trong những nhóm công chúng đích của truyền thông đại
chúng. Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ và sự ra đời của các sản
phẩm công nghệ số đã giúp cho báo điện tử dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với giới
trẻ. Với sự phong phú, đa dạng về mặt thông tin trong mọi lĩnh vực từ chính trị, xã
hội, kinh tế, văn hóa, giải trí, thể thao, công nghệ… các báo điện tử đã thu hút hàng
triệu lƣợt truy cập mỗi ngày. Với sức lan tỏa nhanh của báo điện tử, mọi thông tin
từ các ngõ ngách đời sống, xã hội đều đƣợc truyền tải tới bạn đọc từng giây, từng
phút. Chính vì thế, báo điện tử có những tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới sự phát triển
trí tuệ, hình thành nhân sinh quan, thế giới quan và bồi đắp tình cảm nhân văn cho
giới trẻ.
Với thế giới của báo điện tử, giới trẻ đƣợc sống trong nhịp đập nóng hổi của
thời đại, quốc gia, cộng đồng. Thông qua báo điện tử, giới trẻ có cái nhìn tích cực
hơn, quan tâm hơn và những phản ứng kịp thời với những sự kiện chính trị - kinh tế
- văn hóa – xã hội của thế giới, của đất nƣớc và của địa phƣơng nơi mình đang
sống. Báo điện tử nói riêng và báo chí nói chung có sức mạnh tập hợp sự quan tâm
của cộng đồng vô cùng to lớn.
Đặc trƣng nổi bật của báo điện tử chính là ở sự đa dạng, phong phú, cập nhật
thông tin một cách nhanh chóng, chân thực nên giới trẻ cũng tìm thấy cho mình
đƣợc nguồn tri thức hữu ích, rèn luyện kỹ năng sống của mình mà không phải bất
cứ cuốn sách nào, ngƣời thầy nào có thể đáp ứng đƣợc. Một số những trang báo
chuyên ngành còn có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động trao đổi, nghiên
cứu thông tin khoa học của giới trẻ. Chính báo chí nói chung và đặc biệt là báo điện
tử nói riêng đã tạo nên một thế hệ “công dân toàn cầu” (Global citizen) ở Việt Nam.
Tuy nhiên, tuổi trẻ thì có sự thông minh, nhanh nhạy trọng việc nắm bắt và
cập nhật công nghệ thông tin nhƣng lại thiếu kinh nghiệm sống, yếu khả năng giữ
vững lập trƣờng và chƣa đủ tinh tế để nhận biết những thông tin thiếu chính thống.
Bởi vậy, sự nhanh nhạy, chân thực một cách không sàng lọc với thông tin của báo
điện tử rất dễ khiến giới trẻ nhƣ “lạc lối” nếu không đƣợc định hƣớng, giáo dục.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thực tiễn, chịu sự tác động không nhỏ của
7
kinh tế thị trƣờng và sức ép từ doanh số, báo điện tử đang dần xuất hiện những
dấu hiệu tiêu cực trong việc đƣa tin, làm ảnh hƣởng tới lối sống, suy nghĩ và hành
vi của giới trẻ.
Tháng 12/2010, một nhóm thiếu niên ở TP Vinh (Nghệ An) bị bắt vì hành vi
phá máy ATM để trộm tiền. Nguyên nhân là những em này đã học lỏm phƣơng
pháp phá máy ATM để trộm tiền đƣợc miêu tả rất tỉ mỉ trên các tờ báo. Sự việc cho
thấy mặt trái của thông tin báo chí đối với giới trẻ.
Bên cạnh những tờ báo nghiêm túc, có không ít tờ báo thu hút độc giả bằng
những bài báo có nhan đề giật gân, nội dung khai thác những đề tài kịch tính, thị
hiếu tầm thƣờng, dục vọng thấp kém của con ngƣời. Những bạn trẻ không có bản
lĩnh, thiếu nền tảng tri thức và nhân cách sẽ dễ dàng bị lôi cuốn bởi những bài báo
có tính giải trí rẻ tiền, vô bổ và thậm chí là độc hại. Nhiều nhà báo đã phải tâm sự,
đôi khi những bài báo công phu, tâm đắc nhất của họ về một đề tài thời sự nóng hổi
thì lƣợng ngƣời đọc không đáng kể, trong khi đó, một thông tin dạng “chó cắn xe”
lại trở thành tin nhiều ngƣời đọc nhất.
Việc các ngôi sao, ngƣời mẫu, diễn viên thƣờng xuyên xuất hiện với tần suất
dày đặc bằng các chiêu trò lố lăng dễ khiến giới trẻ bị ngộ nhận đó là những giá trị
thời thƣợng đƣợc xã hội tôn vinh, kích thích giới trẻ học đòi theo những điều phù
phiếm, sao nhãng và coi nhẹ giá trị chân chính của cuộc sống. Không ít bạn trẻ bị
ảnh hƣởng cách sử dụng ngôn ngữ thiếu trong sáng, thiếu chính xác, lạm dụng tiếng
nƣớc ngoài trên báo chí.
Sự ảnh hƣởng, tác động của báo điện tử đối với thế hệ trẻ là một vấn đề rất lớn
nhƣng lại chƣa đƣợc quan tâm đúng mực. Đến nay cũng chƣa có bất cứ công trình
nghiên cứu công phu, nghiêm túc nào về nhu cầu, thị hiếu cũng nhƣ những ảnh
hƣởng của báo điện tử đối với việc hình thành lối sống của giới trẻ. Lãnh đạo của
các tòa soạn cũng chƣa nhận thức hết vai trò của báo điện tử trong việc ảnh hƣởng
tới lối sống của giới trẻ; các phóng viên, BTV cũng chƣa làm tốt chức năng, nhiệm
vụ và đạo đức trong quá trình sáng tạo tác phẩm.
Nhận thức rõ tầm quan trọng về sự ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối sống
của giới trẻ, trong khả năng hữu hạn của bản thân, tác giả đã lựa chọn đề tài “Ảnh
8
hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay” làm đề tài
cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới
Sự phát triển của báo điện tử gắn liền với sự bùng nổ mạnh mẽ của mạng
internet và các PTTT khác. Tất cả đều có sự ảnh hƣởng nhất định đối với ngƣời dân
nói chung và đặc biệt là ngƣời trẻ hoặc trẻ em nói riêng. Trong cuốn sách “Bùng nổ
truyền thông – Sự ra đời một ý thức hệ mới” của hai tác giả Philippe Breton và
Serge Proulx đã khẳng định, sự ra đời của điện tử học và sự phát triển của khoa học
công nghệ đã có tác động mạnh mẽ đối với hệ thống truyền thông (hệ thống các
media). Nhờ đó mà các media trở nên dễ dàng hơn trong việc tiếp cận công chúng,
đồng thời dễ dàng làm ảnh hƣởng tới tƣ tƣởng, nhận thức của công chúng. Bởi vậy,
tùy thuộc vào nền văn hóa khác nhau, thể chế chính trị khác nhau mà hệ thống
media đƣợc sử dụng một cách linh hoạt, phù hợp với tiêu chí hoạt động của từng tổ
chức, cá nhân sử dụng.
Bài viết “Study Shows How internet Use Affects Today‟s Youth” của tác giả
Michael Harper đăng trên http://www.redorbit.com cho thấy: các thanh thiếu niên
ngày nay đang tích cực sử dụng internet thông qua các thiết bị thông tin hiện đại
trong cuộc sống của mình. Bên cạnh việc cung cấp một lƣợng thông tin phong phú,
internet cũng mang lại sự lạc hƣớng về thông tin đối với giới trẻ. Điều này cho thấy,
internet nói chung và loại hình báo điện tử nói riêng đã có ảnh hƣởng nhất định đối
với giới trẻ.
Ngoài ra còn có thể kể tới một số công trình nghiên cứu, bài viết khác về sự
ảnh hƣởng của internet, của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng đối với lối
sống, hành vi của giới trẻ. Đơn cử nhƣ: “The Impact of Social Media on Children,
Adolescents, and Families” (Tạm dịch: Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với trẻ em,
thanh thiếu niên và gia đình) của hai tác giả Gwenn Schurgin O'Keeffe, Kathleen
Clarke-Pearson (đăng trên http://pediatrics.aappublications.org/) đã phân tích về
thực trạng sử dụng MXH của thanh thiếu niên Mỹ; “Impact of media use on
9
children and youth” (Tạm dịch: “Tác động của việc sử dụng phương tiện truyền
thông đối với trẻ em và thanh thiếu niên) đƣợc đăng trên
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/ đã có những phân tích sâu sắc về sự ảnh hƣởng của
các PTTT đại chúng nhƣ: tivi, trò chơi điện tử, video âm nhạc, Internet… đối với trẻ
em và thanh thiếu niên; “Effects of Media on Teens: A Look at the Research” (Tạm
dịch: Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đối với giới trẻ: Một góc nhìn
nghiên cứu) của hai tác giả Alison Burkhardt và Daniel White Hodge đăng trên
website của trƣờng Đại học North Park ngày 01/05/2012, trong đó đã chỉ ra rằng,
PTTT đại chúng đã đƣa ra những “chỉ số” để những ngƣời trẻ định hình cái gì là
“bình thƣờng” và “không bình thƣờng”, củng cố kiến thức, giúp họ nhận thức rõ về
bản thân và những ngƣời xung quanh mình.
2.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài tại Việt Nam
Tuy ra đời muộn hơn so với các loại hình báo chí khác nhƣng báo điện tử lại
nhanh chóng có đƣợc chỗ đứng nhất định, vững vàng trong lòng bạn đọc. Trải qua
gần 20 năm hình thành và phát triển, báo điện tử đã có những đóng góp to lớn cho
sự phát triển của báo chí nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Bởi vậy, báo điện
tử đã trở thành đề tài nghiên cứu của rất nhiều ngƣời từ học sinh – sinh viên cho đến
các cử nhân, thạc sĩ, nghiên cứu sinh hay các nhà nghiên cứu, các phóng viên,
BTV…
Trƣớc hết, về mặt lý luận và những vấn đề cơ bản của báo điện tử nhƣ: sự ra
đời và phát triển của báo điện tử, khái niệm và đặc trƣng của báo điện tử, phƣơng
thức sáng tạo tác phẩm báo điện tử… phải kể đến các cuốn sách tiêu biểu nhƣ:“Báo
mạng điện tử những vấn đề cơ bản” – TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang chủ biên
(Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội – 2011); “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo”
– TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang chủ biên (Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội –
2011); “Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo” – TS. Nguyễn
Trí Nhiệm, TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang đồng chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia
– Sự thật, Hà Nội – 2014); “Các thủ thuật làm báo điện tử” do Vũ Kim Hải, Đinh
Thuận biên soạn.
10
Trong cuốn sách “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện
đại” – TS Nguyễn Thành Lợi, Nxb Thông tin và Truyền thông, tháng 06/2014 đã
giới thiệu những nét khái quát nhất về các vấn đề khá mới mẻ đang đƣợc nghiên
cứu rộng rãi trên thế giới nhiều năm – nhiều thập kỷ qua nhƣ: truyền thông xã hội,
các lý thuyết về truyền thông, hội tụ truyền thông, xu hƣớng tòa soạn báo hội tụ và
những kỹ năng cần thiết trong viết báo đa phƣơng tiện. Cuốn sách đã khẳng định
tầm quan trọng của internet và các thiết bị truyền thông hiện đại đối với báo chí.
Trong cuốn “Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội
ở Việt Nam” – Bùi Hoài Sơn, Nxb Khoa học Xã hội năm 2008 đã khẳng định: “Dù
biết rằng, công nghệ luôn luôn là công nghệ, nó không hoàn toàn tốt cũng không
hoàn toàn xấu, mà chỉ giúp con người trở nên thuận tiện hơn trong cuộc sống hàng
ngày, tuy nhiên, các phương tiện truyền thông mới đã khiến nhân loại lo lắng về
một khả năng con người trở thành nạn nhân của máy móc”. Hay trong cuốn “Ảnh
hưởng của internet đối với hành vi của thanh niên Hà Nội”, Nxb Khoa học Xã hội
(2006), tác giả trên có viết: “Trên thực tế, đối với bất kỳ một công nghệ mới nào,
bản chất của công nghệ đều mang tính trung tính. Việc con người sử dụng nó trong
những hoàn cảnh cụ thể và vì những mục đích cụ thể sẽ quyết định nó có lợi hay có
hại đối với bản thân người sử dụng hay lợi ích của toàn bộ xã hội”. Tuy nhiên, cả
hai tài liệu nghiên cứu này mới chỉ đề cập tới sự ảnh hƣởng của mạng internet mà
vẫn chƣa nói tới báo điện tử hay báo chí đối với lối sống của giới trẻ.
Trong các đề tài nghiên cứu khóa luận, luận văn và luận án tiến sĩ tại Khoa
Báo chí và Truyền thông – Đại học KHXH&NV cũng đã đề cập tới sự ảnh hƣởng
của báo chí đối với giới trẻ ở Việt Nam. Cụ thể: “Báo chí với quá trình hình thành
nhân cách của học sinh - sinh viên” (Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của
Lại Thị Hải Bình, năm 2006) có chỉ ra rằng, báo chí với chức năng và vai trò định
hƣớng dƣ luận xã hội đã có sự tác động tới quá trình hình thành nhân cách của học
sinh – sinh viên, nhất là đối với các loại hình báo chí hiện đại.
“Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên” (Luận văn thạc sĩ Truyền
thông đại chúng của Trƣơng Thị Tuyên, năm 2008) đã trình bày cơ sở lý luận của
11
báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên, mối quan hệ giữa báo chí và sinh
viên. Tìm hiểu thực trạng báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên qua hệ
thống báo chí cho sinh viên; nội dung chuyển tải và hình thức thể hiện của của hệ
thống báo chí cho sinh viên.
“Công chúng thế hệ Net với các phương tiện truyền thông đại chúng” (Luận
văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Hoàng Thị Thu Hà, năm 2011) đã chỉ ra
đƣợc sự ảnh hƣởng của các PTTT hiện đại đối với thế hệ trẻ, những ngƣời có khả
năng tiếp thu công nghệ nhanh chóng.
Tuy nhiên, trong các đề tài trên, báo điện tử đóng vai trò nhƣ một trong những
PTTT nên luận văn không chỉ ra chi tiết, cũng không có những thông tin mang tính
chất nghiên cứu chuyên về loại hình này đối với giới trẻ hiện nay.
Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về
báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng, trong đó cũng có nói tới sự ảnh hƣởng
của chúng đối với ngƣời trẻ. Đơn cử: “Thực trạng tiếp nhận báo mạng điện tử của
học sinh phổ thông trung học ở nội thành Hà Nội hiện nay” – Luận văn Thạc sĩ của
Phạm Duy Đức, năm 2013; “Báo mạng điện tử đối với việc phát triển hỗ trợ kỹ
năng mềm cho sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh” – Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn
Thị Minh Châu, năm 2014; “Tương tác giữa tòa soạn và công chúng báo mạng
điện tử (Khảo sát báo Vietnamnet.vn, VnExpress.net và Tuoitre.com.vn từ 01/2006
đến 01/2011) – Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Hoàng Quỳnh Hƣơng… Tuy có đề
cập tới các vấn đề cơ bản nhất của báo điện tử và giới trẻ nhƣng những luận văn này
chƣa tập trung đề cập tới sự ảnh hƣởng của loại hình này tới lối sống của giới trẻ
Việt Nam hiện nay.
Trong khả năng giới hạn của mình, tác giả luận văn đã cố gắng đọc và tìm
hiểu về các tài liệu nghiên cứu trên, coi đó là những kiến thức bổ sung để làm sáng
tỏ những ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu của luận văn hƣớng tới làm sáng tỏ các lý thuyết về báo điện
tử, nêu bật lên mối quan hệ của loại hình báo chí này đối với lối sống của giới trẻ
12
đặt dƣới góc độ báo chí. Trên cơ sở khảo sát các tờ báo điện tử:
http://vnexpress.net/, http://dantri.com.vn/, http://vietnamnet.vn/, http://tuoitre.vn/,
http://thanhnien.vn/ (để ngắn gọn, tác giả sẽ gọi tên các báo điện tử trên lần lƣợt là:
VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet, Tuổi Trẻ Online, Thanh niên Online) trong thời
gian 6 tháng, luận văn sẽ chỉ ra thực trạng ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối
sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay; đánh giá về vai trò và đƣa ra những giải pháp
nhằm nâng cao chất lƣợng ảnh hƣởng của báo điện tử đối với giới trẻ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, tác giả luận văn đã thực hiện những
nhiệm vụ nhƣ sau:
- Làm rõ một số vấn đề mang tính lý luận liên quan đến đề tài nhƣ: khái niệm về
báo điện tử, khái niệm về ảnh hƣởng, khái niệm về giới trẻ, khái niệm về lối sống; nội
dung về sự ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ; đồng thời phân
tích những ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ hiện nay.
- Khảo sát thực trạng sử dụng và ảnh hƣởng của thông tin trên các tờ báo điện
tử: VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet, Tuổi Trẻ Online, Thanh niên Online. Từ đó
đƣa ra những nhận xét, phân tích, đánh giá về ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối
sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay.
- Thông qua kết quả khảo sát thực tế và những nghiên cứu chuyên sâu, luận
văn sẽ đề xuất những giải pháp cho tòa soạn báo điện tử nhằm nâng cao chất lƣợng
thông tin, nâng cao mức ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ
hiện nay, góp phần vào việc định hƣớng lối sống tích cực cho giới trẻ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn xác định đối tƣợng nghiên cứu chính là những tác động tích cực và
tiêu cực của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Tác giả tiến hành khảo sát nội dung tin, bài và phản hồi
trên các tờ báo điện tử: VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet, Tuổi Trẻ Online, Thanh
13
niên Online. Lý do tác giả luận văn lựa chọn các báo này là bởi: Đối với ba trang
báo VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet đều là những báo điện tử lớn, chính thống, có
lƣợng độc giả đông đảo bao gồm cả độc giả trẻ ở cả trong nƣớc và nƣớc ngoài. Đây
cũng là những báo có hàm lƣợng thông tin cao, thông tin có tính xác thực, uy tín và
đáng tin cậy.
Đối với các báo Tuổi Trẻ Online, Thanh niên Online, luận văn tiến hành khảo
sát là bởi đây là hai phiên bản điện tử hoàn hảo, tin cậy của báo in Tuổi Trẻ và
Thanh Niên. Cả hai báo đều có cơ quan chủ quản lần lƣợt là Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cơ quan có liên quan trực tiếp đến
ngƣời trẻ.
Nhƣ vậy, với sự lựa chọn gồm cả báo điện tử chính thống, phiên bản điện tử hoàn
hảo của báo in, luận văn đã có sự đa dạng trong việc lựa chọn đối tƣợng khảo sát.
- Về mặt thời gian: Luận văn tiến hành khảo sát trên các báo điện tử VnExpress,
Vietnamnet, Dân Trí, Tuổi Trẻ Online, Thanh Niên Online từ 01/01/2016 –
30/06/2016. Dù thời gian khảo sát không dài nhƣng với số lƣợng tin bài thƣờng
xuyên cập nhật lớn cũng giúp cho ngƣời thực hiện luận văn có cái nhìn toàn diện về
sự tác động của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay.
Tác giả cũng tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với những bạn trẻ có độ tuổi từ
15 – 28 tuổi, làm việc ở các lĩnh vực khác nhau nhƣ: học sinh – sinh viên, kinh
doanh – buôn bán, nhân viên văn phòng,… để làm rõ sự khác biệt trong sở thích
tiếp cận thông tin, nhận thức, hành vi của họ sau khi tiếp nhận thông tin. Từ đó đi
sâu vào nghiên cứu sự tác động của báo điện tử đối với giới trẻ.
Trong khả năng giới hạn của mình, cũng nhƣ điều kiện thời gian và kinh phí
không cho phép, tác giả tập trung khảo sát giới trẻ sinh sống chủ yếu ở thành phố
lớn là Hà Nội. Sở dĩ nhƣ vậy là bởi, đây là thành phố hiện đại và phát triển bậc nhất
cả nƣớc, tập trung đông đảo lực lƣợng lao động đến từ nhiều tỉnh thành. Đây cũng
đƣợc coi là cái nôi của văn hóa, có nhịp sống sôi động, trẻ trung và thƣờng xuyên
đổi mới.
Mặc dù công nghệ và internet giờ đã trở nên phổ biến, cập nhật đến từng ngõ
nhỏ nhƣng để tiếp cận đƣợc với báo điện tử thƣờng xuyên, liên tục thì đòi hỏi độc
14
giả phải có trình độ nhất định và biết về công nghệ thông tin. Do đó, những ngƣời
trẻ tuổi sinh sống và làm việc tại các thành phố lớn sẽ đáp ứng đƣợc tiêu chí này
nhiều hơn so với những ngƣời trẻ ở khu vực khác.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn đã dựa trên cơ sở lý luận:
- Nền tảng lý luận: Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan
điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về báo chí, truyền thông.
- Lý luận báo chí, lý luận truyền thông.
5.2. Phương pháp cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Phân tích thông tin từ nguồn tài
liệu sẵn có (bao gồm các cuốn sách, tài liệu tham khảo; sử dụng các nguồn tài liệu
do tòa soạn báo cung cấp. Vận dụng để khái quát hóa và lý thuyết hóa các vấn đề
đơn lẻ khảo sát đƣợc.
- Phương pháp phân tích nội dung văn bản trong nghiên cứu báo chí – truyền
thông: Luận văn xem xét có hệ thống các tài liệu dƣới dạng văn bản viết nhƣ: các
quy định, Nghị định, Thông tƣ, kế hoạch, báo cáo… để lấy thông tin và số liệu cho
quá trình viết luận văn. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích nội dung tin, bài trên
các báo điện tử khảo sát: VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet, Tuổi Trẻ Online, Thanh
niên Online. Dựa vào kết quả thu đƣợc, tác giả đã tiến hành phân tích, đánh giá,
tổng kết những kết quả nghiên cứu, từ đó đƣa ra những luận cứ, luận điểm giúp
hoàn thiện vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo tòa soạn, phóng
viên chuyên phụ trách chuyên mục dành cho giới trẻ của một số báo điện tử, chuyên
gia văn hóa, học sinh THPT về thực trạng ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối
sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp định lượng: Thông qua việc lập bảng hỏi và khảo sát đối tƣợng
là giới trẻ về việc đọc báo điện tử hàng ngày, về cách thức tiếp cận và xử lý thông
tin của giới trẻ trên báo điện tử. Từ đó, đề tài xác định đƣợc phƣơng hƣớng giải
quyết các vấn đề nghiên cứu.
15
5.3. Khung phân tích luận văn
Từ những phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ trên, tác giả luận văn đã tự xây dựng
cho mình một khung phân tích luận văn theo mô hình nhƣ sau:
Theo khung phân tích này, báo điện tử đóng vai trò là nơi tạo ra thông tin
(nguồn) về các lĩnh vực trong cuộc sống. Những thông tin này tiếp cận với giới trẻ
thông qua các PTTT đại chúng, giới trẻ cũng tiếp cận thông tin trên báo điện tử dƣới
nhiều hình thức khác nhau và cũng xử lý thông tin theo cách riêng của mình. Những
thông tin trên báo điện tử, gián tiếp hoặc trực tiếp tác động đến nhận thức của giới
trẻ. Chính những nhận thức này là yếu tố tạo nên lối sống cho giới trẻ, đƣợc thể hiện
qua: Cách thức tiếp nhận thông tin, cách thức thể hiện bản thân, cách thức học tập
và làm việc, cách thức giải trí và thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Khung phân tích luận văn là cái nhìn tổng quan nhất về sự ảnh hƣởng của báo
điện tử đối với lối sống của giới trẻ. Khung phân tích này sẽ đƣợc diễn giải chi tiết
trong các chƣơng của luận văn.
16
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài
Đề tài làm rõ những khái niệm và vấn đề lý luận liên quan đến việc sự ảnh
hƣởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Đồng thời,
đề tài cũng góp phần đƣa ra những giải pháp, cách thức cụ thể nhằm nâng cao sự
ảnh hƣởng tích cực của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Về mặt thực tiễn, luận văn đem đến cái nhìn sơ lƣợc về thực trạng ảnh hƣởng
của báo điện tử bao gồm cả ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp, ảnh hƣởng tích cực và
tiêu cực đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Từ đó, những ngƣời làm
báo điện tử, đặc biệt là những phóng viên, BTV chuyên về những chuyên mục dành
cho giới trẻ sẽ thấy đƣợc ƣu và nhƣợc điểm của những thông tin khi đƣa lên báo.
Luận văn cũng đƣa ra những giải pháp cụ thể trong việc truyền tải, tiếp nhận và
quản lý thông tin trên báo điện tử nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau.
Ngoài ra, luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ cho sinh viên báo chí, đặc
biệt là sinh viên chuyên ngành báo điện tử; phóng viên, BTV báo điện tử và những
ngƣời quan tâm tới lĩnh vực này. Đồng thời, nghiên cứu cũng sẽ hữu ích đối với
những cơ quan báo điện tử muốn tham khảo về sự ảnh hƣởng của thông tin trên báo
điện tử tới công chúng của mình.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục thì luận
văn gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về báo điện tử ở Việt Nam
Chƣơng 2: Thực trạng ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ
Việt Nam hiện nay
Chƣơng 3: Xu hƣớng phát triển và giải pháp phát huy vai trò tích cực của báo
điện tử trong việc xây dựng lối sống của giới trẻ hiện nay
17
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ BÁO ĐIỆN TỬ Ở
VIỆT NAM
1.1. Một số khái niệm công cụ liên quan đến luận văn
1.1.1. Khái niệm báo điện tử
Báo điện tử là một loại hình báo chí ra đời muộn hơn báo in, phát thanh và
truyền hình. Trƣớc đây, khi một sự kiện xảy ra thì “phát thanh đƣa tin, truyền hình
minh họa, báo in phân tích và giải thích”. Nhƣng giờ đây, báo điện tử có thể đảm
đƣơng nhiệm vụ của cả phát thanh, truyền hình lẫn báo in một cách dễ dàng. Bản
thân nó mang trong mình sức mạnh của PTTT đại chúng truyền thống, cùng kết hợp
với mạng internet nên có nhiều ƣu điểm vƣợt trội, trở thành kênh truyền thông vô
cùng hiệu quả, đặt các PTTT đại chúng vào cuộc đua quyết liệt.
Báo điện tử có ƣu thế ở khả năng tƣơng tác qua lại giữa tờ báo và công chúng,
giữa công chúng với công chúng, tạo điều kiện thuận lợi thiết lập các diễn đàn báo
chí; báo điện tử còn có ƣu thế về khả năng đa phƣơng tiện, tính thời sự, khả năng
lƣu giữ, tìm kiếm và truy xuất thông tin nhanh chóng, dễ dàng.
Sự ra đời và phát triển của internet đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển
của báo điện tử. Đƣợc ra đời vào những năm 90 của thế kỷ XX, từ tờ điện tử đầu
tiên là Chicago Tribune ra đời vào tháng 5/1992 báo điện tử đã có sự phát triển một
cách chóng mặt khi chỉ 8 năm sau đó (đầu năm 2000) trên thế giới đã thống kê đƣợc
con số lên tới 8.474 tờ báo điện tử. Bắt đầu từ năm 2000 trở đi, các hãng thông tấn
lớn trên thế giới nhƣ: AFP, Reuter… các đài truyền hình nhƣ: CNN, NBC… các tờ
báo nhƣ New York Times, Washington Post... đều có tờ báo điện tử của mình và coi
đó là phƣơng tiện để phát triển thêm công chúng báo chí.
Tại Việt Nam, chỉ một tháng sau khi Việt Nam nối mạng internet, ngày
31/12/1997, tạp chí Quê hương có địa chỉ: http://quehuongonline.vn đã trở thành tờ
báo điện tử đầu tiên ở nƣớc ta. Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đánh dấu
sự ra đời của báo điện tử tại Việt Nam, từ đó đến nay, số lƣợng báo điện tử tại nƣớc
ta đã có sự phát triển mạnh mẽ.
Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại rất nhiều cách gọi khác nhau đối với
loại hình báo chí này: Báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến (Online
18
Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí internet (Internet Newspaper)
và báo mạng điện tử.
Báo điện tử là khái niệm thông dụng nhất hiện nay, nó gắn liền với tên gọi của
nhiều tờ báo điện tử thuộc cơ quan báo in nhƣ: Quê Hương điện tử, Nhân Dân điện
tử, Lao Động điện tử... Ngay trong các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc cũng sử
dụng thuật ngữ “báo điện tử”.
Trong nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/08/2001 của Chính phủ về Quản lý
và cung cấp dịch vụ internet, ở Điều 12 có ghi: Dịch vụ thông tin trên internet là
một loại hình dịch vụ ứng dụng internet, bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo in,
báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản phẩm trên internet và dịch vụ cung cấp
các loại hình điện tử khác trên internet.
Trong Điều 3, Chƣơng 1 của Luật số 12/1999/QH10 ngày 12/06/1999 về Sửa
đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/12/1989 cũng có ghi thuật ngữ “báo điện tử
(đƣợc thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc
thiểu số Việt Nam, tiếng nƣớc ngoài” để chỉ loại hình báo chí này.
Báo điện tử là loại hình báo chí đƣợc xây dựng dƣới hình thức một trang web
và phát hành dựa trên nền tảng internet. Báo điện tử đƣợc xuất bản bởi tòa soạn điện
tử, còn ngƣời đọc báo dựa trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng... có kết
nối internet. Khác với báo in, tin tức trên báo điện tử đƣợc cập nhật thƣờng xuyên,
tin ngắn và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Nó cũng khác so với trang thông tin
điện tử về tần suất cập nhật. Báo điện tử cho phép mọi ngƣời trên khắp thế giới tiếp
cận tin tức nhanh chóng không phụ thuộc vào không gian và thời gian, sự phát triển
của báo điện tử đã làm thay đổi thói quen đọc tin và ít nhiều có ảnh hƣởng đến việc
phát triển báo giấy truyền thống.
Trong phạm vi giới hạn của đề tài cũng nhƣ khả năng của tác giả, luận văn sử
dụng khái niệm báo điện tử đƣợc dẫn theo khái niệm của TS. Nguyễn Thị Trƣờng
Giang (Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản): “Báo điện tử là một loại hình
báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng
internet” [7, tr. 53].
19
1.1.2. Khái niệm giới trẻ
Giới trẻ Việt Nam hiện nay đã và đang nhận đƣợc sự quan tâm của toàn xã
hội. Họ là những ngƣời sẽ kế cận và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Lịch
sử dân tộc đã chứng minh, ở bất cứ thời đại nào, giới trẻ - thanh niên cũng là lực
lƣợng “đứng mũi chịu sào” trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Do có những nét đặc thù về tâm sinh lý nên giới trẻ đƣợc coi là lực lƣợng nhạy
cảm và năng động trong xã hội hiện đại. Tuổi trẻ chính là giai đoạn đẹp nhất của
cuộc đời với mong muốn đƣợc cống hiến, sáng tạo nhƣng cũng là lúc dễ bị lôi kéo
và cám dỗ nhất.
“Giới trẻ” là cụm từ không hề mới mẻ và xa lạ. Tùy thuộc vào lĩnh vực
nghiên cứu mà có thể đƣa ra những định nghĩa khác nhau về giới trẻ.
Về phương diện sinh học: Ngƣời trẻ là ngƣời nằm trong lứa độ trẻ, từ thiếu
niên (dƣới 15 tuổi) đến tuổi bầu cử (trên 18 tuổi). Giới trẻ là một cộng đồng gồm
những ngƣời trẻ.
Về phương diện văn hóa, xã hội: Giới trẻ là những ngƣời mà nhận thức không
còn ấu trĩ con trẻ nữa nhƣng cũng chƣa đủ chín muồi của một ngƣời trƣởng thành,
chín muồi về mọi phƣơng diện. Ngƣời trẻ là ngƣời đang trong phát triển, hoàn thiện
để có một nhận thức viên mãn và tƣơng thích với đại đa số trong cộng đồng.
Trong Từ điển Di sản Hoa Kỳ và Bách khoa toàn thƣ Britannica cũng đã đƣa
ra định nghĩa, ngƣời trẻ là ngƣời nằm trong độ tuổi chuyển giao phát triển sinh lý và
tâm lý, thể chất và tinh thần, tiến trình diễn ra giữa thời kỳ thiếu niên và ngƣời
trƣởng thành (ngƣời lớn). Quá trình chuyển giao này liên quan đến thay đổi về
phƣơng diện sinh học (ví dụ nhƣ dậy thì), xã hội và tâm lý, trong đó những thay đổi
về sinh lý và tâm lý thƣờng dễ nhận thấy hơn.
Từ điển Oxford lại giải thích, thời điểm kết thúc độ tuổi “trẻ” và bắt đầu trở
thành “ngƣời lớn” đƣợc quy ƣớc ở mỗi nƣớc một khác thậm chí khác nhau ở ngay
trong một quốc gia, căn cứ vào các quyền công dân và quyền con ngƣời. Cách xác
định một ngƣời còn “trẻ” hay “trƣởng thành” thông qua việc xác định đủ tuổi cho
một quyền gì đó cụ thể chẳng hạn nhƣ có chứng minh thƣ nhân dân, có bằng lái xe,
có quyền quan hệ tình dục, nhập ngũ, bầu cử, hay lập gia đình.
20
Theo UNESCO (phƣơng diện văn hoá - xã hội), “ngƣời trẻ” nên đƣợc hiểu là
những ngƣời thuộc giai đoạn chuyển giao từ sự phụ thuộc của trẻ em đến sự độc lập
của ngƣời lớn và nhận thức về sự tƣơng thuộc (phụ thuộc lẫn nhau) giữa các thành
viên trong một cộng đồng. Ngƣời trẻ hay tuổi trẻ là một phạm trù tƣơng đối, linh
hoạt hơn là chiếu theo độ tuổi cố định. UNESCO không có một độ tuổi cố định để
xác định “giới trẻ” mà tuỳ vào bối cảnh, lĩnh vực và phạm vi.
Trong khi Hiến chƣơng Thanh niên châu Phi (AYC) cho rằng “ngƣời trẻ” là
những ngƣời thuộc độ tuổi từ 15 đến 35 thì Liên Hợp Quốc (UN) xác định “giới trẻ”
là những ngƣời thuộc độ tuổi từ 15 - 24. Tất cả các báo cáo, thống kê của Liên Hợp
Quốc đều căn cứ vào định nghĩa này, chẳng hạn nhƣ sách trắng của Liên Hợp Quốc
về dân số, giáo dục, việc làm và y tế.
Theo điều I, Luật Thanh niên quy định: Thanh niên là công dân Việt Nam đủ
mƣời sáu tuổi đến ba mƣơi tuổi [32, tr. 1].
Theo từ điển tiếng Việt “Thanh niên là người còn trẻ, đang ở độ tuổi trưởng
thành” [29, tr. 1029]. Khái niệm này bao hàm: Thanh niên là ngƣời có độ tuổi còn trẻ
và độ tuổi đó đang trƣởng thành. Khái niệm này hoàn toàn đƣợc hiểu theo lứa tuổi.
Trong cuốn sách Quản lý Nhà nƣớc về công tác thanh niên trong thời kỳ mới,
đồng chí Vũ Trọng Kim đã đƣa ra khái niệm thanh niên nhƣ sau: “Thanh niên là
một nhóm nhân khẩu - xã hội đặc thù bao gồm những người trong một độ tuổi nhất
định, có quan hệ gắn bó mật thiết với mọi giai cấp, tầng lớp xã hội, có mặt trong
mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, có vai trò lớn trong hiện tại và giữ vai trò quyết định
sự phát triển trong tương lai của xã hội” [30, tr. 14].
Từ những khái niệm trên, trong phạm vi khả năng của mình, tác giả luận văn
đƣa ra khái niệm về giới trẻ nhƣ sau: Giới trẻ là những ngƣời ở độ tuổi từ 16 – 30
tuổi, có những đặc điểm tâm sinh lý khác biệt, có tâm tƣ, nguyện vọng và hoài bão
theo lứa tuổi và theo giới tính. Giới trẻ Việt Nam có mặt trên khắp đất nƣớc, trong
các giai cấp và tầng lớp xã hội, thuộc các ngành nghề khác nhau nhƣ: học sinh – sinh
viên, lực lƣợng vũ trang, công nhân, nông dân, văn nghệ sĩ… Giới trẻ Việt Nam là
những ngƣời có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội và đất nƣớc.
21
Với đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ
Việt Nam hiện nay”, trong khả năng giới hạn của mình, tác giả luận văn muốn đề cập
tới “giới trẻ” là những bạn trẻ công dân Việt Nam, có độ tuổi từ 16 – 28 tuổi.
Vậy giới trẻ có đặc điểm tâm sinh lý và thể chất nhƣ thế nào?
Trong cuốn “PR – công cụ phát triển của báo chí” (Nxb Trẻ), PGS. TS Đỗ
Thị Thu Hằng đã nhận định: “Ở độ tuổi này cho phép thanh niên có thể đảm nhận
được mọi công việc trong hoạt động học tập, lao động và giao tiếp xã hội... Tuy
nhiên, với độ tuổi trên dưới 20, do sự hưng phấn cường độ cao của hệ thần kinh
cộng với sức mạnh thể chất đang trên đà phát triển nên thanh niên độ tuổi này còn
có biểu hiện hưng phấn nhiều hơn ức chế, dẫn đến đặc điểm tâm lý sôi nổi, nhiệt
tình nhưng có pha chút bồng bột, dễ bắt chước, dễ kích động và dễ ngộ nhận...
Nhân cách của thanh niên đang trong giai đoạn hoàn thiện và định hình, rõ
nét nhất là hệ thống thái độ và định hướng giá trị, từ đó hình thành thế giới quan,
nhân sinh quan, niềm tin và lý tưởng. Tình cảm, trách nhiệm và nghĩa vụ công dân
của thanh niên có bước chuyển biến mới. So với tuổi thiếu niên, nhận thức chính trị
- xã hội của thanh niên, sự định hình và hoàn thiện các thuộc tính nhân cách diễn
ra với tốc độ nhanh, cường độ mạnh, cùng với sự tác động của cảm xúc có phân
cực rõ ràng. Khả năng chịu sự tác động của bên ngoài một cách nhanh nhạy, có
thẩm định và tự điều chỉnh, khả năng thích ứng xã hội cao, nếu có hướng dẫn
đúng” [14, tr. 209].
Với những đặc điểm tâm sinh lý đang trong giai đoạn hình và phát triển, giới
trẻ đang đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức. Bởi vậy, việc chăm lo giáo dục
đạo đức, tƣ tƣởng và lối sống cho giới trẻ là vô cùng cấp thiết, cần đƣợc chú trọng
quan tâm. Trƣớc lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn trong Di chúc: “Đảng
cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ trở thành
những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”, bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
1.1.3. Khái niệm lối sống
Lối sống (đạo đức và chuẩn giá trị xã hội) là những yếu tố cơ bản trong đời
sống xã hội của mỗi con ngƣời và mỗi nền văn hóa. Chúng gắn liền với các cơ sở
22
kinh tế, chính trị, tƣ tƣởng và mọi mặt của đời sống vật chất, tinh thần của toàn xã
hội. Mỗi xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định, đều có lối sống, đạo đức cũng
nhƣ các thƣớc đo giá trị quy định trật tự và sự phát triển ổn định cho cả cộng đồng,
đồng thời chi phối các mối quan hệ giữa ngƣời này với ngƣời khác, giữa nhóm xã
hội này với nhóm xã hội khác, giữa mỗi con ngƣời với toàn thể đời sống xã hội.
Ở một bình diện chung nhất, lối sống là một phạm trù thuộc lĩnh vực văn hóa.
Khi nói về phạm trù “lối sống”, có rất nhiều quan niệm khác nhau do cách tiếp cận
khác nhau.
Tâm lý học coi các yếu tố khí chất, tính cách, nhân cách là thuộc tính cơ bản
của lối sống. Vì thế, khi nói “tính cách ngƣời Anh”, “tính cách ngƣời Việt” thì điều
đó có nghĩa kiểu hành vi, kiểu ứng xử, kiểu suy nghĩ và cách biểu hiện cảm xúc,
tình cảm này là đã mang tính chất đặc trƣng cho mỗi nhóm xã hội và cả cộng đồng
ngƣời đó rồi.
Nhân học, dân tộc học nhấn mạnh đến yếu tố văn hóa của lối sống. Chính vì
thế theo cách tiếp cận này, mỗi dân tộc cụ thể đều có một lối sống đặc trƣng bởi hệ
giá trị, chuẩn mực, phong tục tập quán, truyền thống, thói quen thể hiện qua cách
ăn, mặc, lao động, nghỉ ngơi, sinh hoạt, ứng xử và giao tiếp trong cuộc sống hàng
ngày. Mỗi lối sống chứa đựng bản sắc văn hóa của dân tộc, nhờ vậy có thể nhận
diện và phân biệt đƣợc ngƣời dân tộc này với ngƣời dân tộc khác.
Xã hội học thì lại cho rằng, lối sống là một phạm trù xã hội học dùng để chỉ
kiểu hành vi, kiểu quan hệ xã hội tƣơng ứng với vị thế - vai trò và cấu trúc xã hội
nhất định. Lối sống qui định đặc điểm của tƣ duy, cách giao tiếp, ứng xử của con
ngƣời trong các lĩnh vực lao động sản xuất, văn hóa xã hội, chính trị tƣ tƣởng và đời
sống sinh hoạt hàng ngày. Nhƣng bản thân lối sống lại bị qui định bởi cấu trúc xã
hội, phân tầng xã hội và hệ thống xã hội. Theo từ điển tóm tắt xã hội học (Liên Xô
cũ): lối sống là những hình thức hoạt động sống (cá nhân, nhóm, tầng lớp) điển
hình với những quan hệ xã hội cụ thể trong lịch sử.
Từ phạm vi rộng lớn ấy, có thể thấy: Lối sống là một thói quen có định
hƣớng, có chất lƣợng lý tƣởng. Nó là cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc,
nền văn hóa, đặc trƣng văn hóa của một ngƣời hay một cộng đồng, là một yếu tố
23
xã hội. Nó là tiêu chí đầu tiên, tổng hợp nhất thể hiện chất lƣợng văn hóa và trí tuệ
của con ngƣời.
Nhƣ vậy, lối sống là một phạm trù xã hội khái quát toàn bộ hoạt động sống
của các dân tộc, các giai cấp các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện
của một hình thái kinh tế xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời
sống: trong lao động và hƣởng thụ, trong quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, trong sinh
hoạt tinh thần và văn hóa. Lối sống là phức hợp những mẫu hình nhận thức và hành
động biểu hiện nhƣ sự lặp lại, phổ biến, ổn định dƣới dạng thức hoạt động đặc trƣng
cho một dân tộc, một quốc gia, một giai cấp, một tập đoàn xã hội trong một giai
đoạn lịch sử nhất định.
Ở đây, những chuẩn mực, giá trị, những truyền thống, tập quán có vai trò hết
sức lớn đến phƣơng thức hoạt động, tu duy cách ứng xử của ngƣời ta trong xã hội.
Tất cả tạo thành cơ sở của khuôn mẫu hành vi của mỗi ngƣời, mỗi nhóm và tập
đoàn ngƣời khác nhau trong xã hội. Nói cách khác, lối sống là tổng thể các nét căn
bản đặc trƣng cho hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội trong
những điều kiện xã hội nhất định về mặt lịch sử. Nó là những cách thức, phép tắc tổ
chức và điều khiển đời sống cá nhân, cộng đồng đã đƣợc thừa nhận rộng rãi và trở
thành thói quen.
Từ những khái niệm khác nhau nhƣ trên có thể đƣa ra một khái niệm chung
tổng quát nhƣ sau: Lối sống là tổng hợp toàn bộ các mô hình, cách thức và phong
cách sống của con người thể hiện trong mọi phương thức cũng như lĩnh vực hoạt
động, từ sản xuất, tiêu dùng, sinh hoạt đến thái độ, hành vi, cách tư duy, lối ứng xử
giữa con người với con người, giữa chủ thể với đối tượng, giữa điều kiện với
phương tiện và mục đích sống. Trong lối sống tổng hoà những nét cơ bản, khắc hoạ
những đặc điểm cuộc sống của các cá nhân, các nhóm người, của giai cấp, dân tộc
trong một xã hội nhất định. [28, tr. 23-24].
Một số nhận biết về tiêu chí lối sống:
Lối sống thể hiện văn minh nhân loại và truyền thống văn hóa của một dân
tộc, cả các giá trị phổ quát và cả các giá trị phù hợp với điều kiện lịch sử của từng
24
thời kỳ nhất định. Về nhận thức, lối sống tập hợp những nét cơ bản, tiêu biểu, ổn
định của các hình thức hoạt động sống đặc trƣng cho mỗi dân tộc, quốc gia, vùng
địa lý, nhóm xã hội và cá nhân trong những điều kiện chính trị - kinh tế - văn hóa -
xã hội cụ thể. Đó là cách thức hoạt động, ứng xử của chủ thể (cá nhân, tập thể) để
đáp ứng nhu cầu sống, từ ăn, mặc, ở, đi lại, tái tạo giống nòi đến học hành, vui chơi,
giao tiếp và thoả mãn nhu cầu trí tuệ, thẩm mỹ, vv..; từ hoạt động kinh doanh, chính
trị, văn hoá đến việc tổ chức đời sống cá nhân, gia đình và xã hội.
Nhƣ vậy, nếu xem lối sống, theo nghĩa đơn giản, là cách sống của một cá nhân
hay cộng đồng thì rõ ràng mọi yếu tố xã hội xung quanh nó có ảnh hƣởng đến quá
trình hình thành nhân cách hay lối sống của họ.
Tiêu chí luôn đƣợc định nghĩa là: "Tính chất, dấu hiệu đặc trƣng để nhận biết,
xem xét, hoặc phân loại một vật, sự vật".
Nhƣ vậy, tiêu chí lối sống sẽ đƣợc xem là: Những dấu hiệu đặc trƣng để nhận
biết, xem xét hoặc phân loại lối sống.
Từ cách chia nhƣ vậy, cộng với việc xác định thêm một trục thời gian bên
cạnh trục không gian nhƣ cách phân chia truyền thống của những ngƣời theo mô
hình cấu trúc đã chỉ ra trong lý thuyết lối sống ở trên, tiêu chí lối sống đƣợc đề tài
chia thành 02 loại: Tiêu chí đánh giá lối sống và tiêu chí phân loại lối sống.
Tiêu chí đánh giá lối sống:
Do lối sống là một phạm trù mang tính đạo đức nên thông thƣờng ngƣời ta
phân chia lối sống theo cách đánh giá này. Trên cơ sở đó, tiêu chí đánh giá lối sống
có thể phân chia thành các dạng sau:
- Phân chia theo tính chủ động của lối sống: lối sống chủ động – lối sống bị động.
- Phân chia theo tính tích cực của lối sống: Lối sống tích cực – lối sống tiêu cực.
- Phân chia theo tính định hƣớng của lối sống: lối sống hƣớng nội – lối sống
hƣớng ngoại.
- Phân chia theo tính chất tình nghĩa: lối sống trọng tình – lối sống trọng nghĩa.
- Phân chia theo định hƣớng cá nhân hay cộng đồng: lối sống cá nhân – lối
sống cộng đồng; lối sống vị kỷ – lối sống vị tha.
25
Tiêu chí phân loại lối sống:
Bên cạnh tiêu chí đánh giá lối sống theo cách nhìn đạo đức, lối sống còn đƣợc
nhìn nhận từ góc độ loại hình nhƣ sau:
- Lối sống theo nhóm tuổi: lối sống trẻ em, thanh niên, ngƣời già...
- Lối sống theo nghề nghiệp (môi trƣờng làm việc): lối sống công nhân, nông
dân, học sinh – sinh viên, bác sĩ, giáo viên...
- Lối sống gia đình: Gia đình trí thức, nông dân...
- Lối sống theo thu nhập: lối sống nhà giàu, nhà nghèo....
- Lối sống theo tôn giáo: lối sống của ngƣời theo đạo Thiên chúa, Tin lành,
Phật giáo,...
- Lối sống theo nơi cƣ trú: lối sống nông thôn, đô thị.
- Lối sống chia theo thời gian: lối sống cổ truyền, truyền thống, hiện đại.
- Lối sống chia theo giới tính: lối sống nam giới (đàn ông), lối sống nữ giới
(đàn bà).
- Lối sống chia theo nhóm bạn (nhóm sở thích): Lối sống của nhóm thích
game, của nhóm thích phim Hàn Quốc, thích đi du lịch,...
- Lối sống theo trình độ học vấn: lối sống của học sinh tiểu học, sinh viên đại học...
- Lối sống theo tình trạng tâm – sinh lý: lối sống hƣớng nội, hƣớng ngoại, có
bệnh tật...
- Lối sống theo định hƣớng giá trị: Lối sống trọng tình cảm, lối sống tự do, lối
sống buông thả...
Từ khái niệm và cách phân loại nhƣ trên có thể hiểu: Lối sống của giới trẻ
Việt Nam hiện nay là sự tổng hợp của các mô hình, cách thức và phong cách sống
của ngƣời trẻ (trong độ tuổi từ 16 – 28) trong mọi lĩnh vực từ lao động, học tập, sinh
hoạt đến thái độ, hành vi, cách tƣ duy, lối ứng xử giữa ngƣời trẻ với nhau, giữa
ngƣời trẻ với xã hội, giữa ngƣời trẻ và những ngƣời ở độ tuổi khác.
1.2. Quan điểm lý thuyết trong nghiên cứu về ảnh hƣởng của báo điện tử đối
với lối sống của giới trẻ ở Việt Nam hiện nay
Khi nhắc tới hai từ “ảnh hưởng”, mỗi ngƣời sẽ có cách định nghĩa khác nhau.
Có ngƣời thì cho rằng, “ảnh hưởng” có nghĩa là tác động (từ ngƣời, sự việc hoặc
26
hiện tƣợng) có thể làm dần dần có những biến đổi nhất định trong tƣ tƣởng, hành vi,
hoặc trong quá trình phát triển ở sự vật hoặc ngƣời nào đó. Cũng có ý kiến cho
rằng, “ảnh hưởng” là khi một ngƣời suy nghĩ hoặc hành động đƣợc thay đổi bởi
của ngƣời khác. Ảnh hƣởng có thể là cả tốt và xấu. Tuy nhiên, trong luận văn này,
tác giả sử dụng khái niệm “ảnh hưởng” theo định nghĩa sau: “Ảnh hưởng là tác
động có thể để lại kết quả ở sự vật hoặc người nào đó. Ví dụ: Ảnh hưởng của khí
hậu đối với cây cối; nói chuyện làm ảnh hưởng đến người khác…” [29, tr. 7].
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các PTTT hiện đại đang là công cụ
tốt nhất để giúp cho báo chí truyền tải một lƣợng thông tin khổng lồ đến với công
chúng. Chính vì vậy, báo chí cũng có ảnh hƣởng ngày càng to lớn trong việc thúc
đẩy tiến trình các sự kiện. Nói cách khác, báo chí không chỉ đơn thuần là ngƣời đƣa
tin, phản ánh thụ động các sự kiện; nó còn đóng vai trò ngày càng tích cực, tham gia
trực tiếp vào các sự kiện nhƣ một trong những yếu tố, những điều kiện thúc đẩy và
quy định chiều hƣớng vận động của các sự kiện. Bản chất của vai trò đó chính là áp
lực của dƣ luận xã hội do báo chí tạo ra.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình, tính đến
năm 2015, dân số Việt Nam đạt 91,9 triệu ngƣời, tỷ lệ lao động dƣới 30 tuổi (thanh
niên) chiếm 31,2%. Con số này cho thấy, giới trẻ có vai trò vô cùng quan trọng
trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc.
Giới trẻ luôn là một trong những nhóm công chúng đích của truyền thông đại
chúng. Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ và sự ra đời của các sản
phẩm công nghệ số đã giúp cho báo điện tử dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với giới
trẻ. Với sự phong phú, đa dạng về mặt thông tin trong mọi lĩnh vực từ chính trị, xã
hội, kinh tế, văn hóa, giải trí, thể thao, công nghệ… giới trẻ đƣợc sống trong nhịp
đập nóng hổi của thời đại, quốc gia, cộng đồng.
Thông qua báo điện tử, giới trẻ có cái nhìn tích cực hơn, quan tâm hơn và
những phản ứng kịp thời với những sự kiện chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội của
thế giới, của đất nƣớc và của địa phƣơng nơi mình đang sống. Có thể nói, báo điện
tử có những tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới sự phát triển trí tuệ, hình thành nhân
sinh quan, thế giới quan và bồi đắp tình cảm nhân văn cho giới trẻ.
27
Không những vậy, do sự đa dạng, phong phú và cập nhật thông tin nhanh
chóng nên báo điện tử còn tìm thấy cho mình đƣợc nguồn tri thức hữu ích, rèn
luyện kỹ năng sống của mình. Một số những trang báo chuyên ngành còn có vai trò
vô cùng quan trọng đối với hoạt động trao đổi, nghiên cứu thông tin khoa học của
giới trẻ.
Thế nhƣng, bên cạnh những hình đẹp về giới trẻ, vẫn còn đâu đó những ngƣời
trẻ có lối sống lệch lạc, thiếu lý tƣởng, giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành
pháp luật do tác động của những mặt trái kinh tế thị trƣờng và toàn cầu về văn hóa
ngày càng sâu rộng. Những ngƣời trẻ này có lối sống thực dụng, đua đòi, lãng phí,
có biểu hiện tiêu cực trong đạo đức, lối sống, cá biệt có một số thanh niên sa vào tệ
nạn xã hội, tội phạm.
Thông qua các PTTT đại chúng (trong đó tích cực nhất là báo điện tử), dƣ luận
không khỏi cảm thấy sốc trƣớc hình ảnh phản cảm về cách cƣ xử, ăn mặc lố lăng
của thanh niên, học sinh - sinh viên: “ngắn trƣớc, rách sau”, “siêu mỏng”, rồi các
“hot girl, hot boy” sang chảnh; truy cập các website độc hại, chat nude, đua xe,
quan hệ tình dục sớm; trƣờng học thì thƣờng xuyên xảy ra các vụ bạo lực học
đƣờng. Đặc biệt, theo báo cáo của Ban chỉ đạo Đề án IV “Đấu tranh phòng, chống
tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chƣa thành niên” của Bộ Công
an, trong vòng 6 năm (2007 - 2013), trên cả nƣớc đã xảy ra 63.600 vụ án hình sự do
trẻ vị thành niên gây ra, với 94.300 đối tƣợng là trẻ vị thành niên phạm tội, tăng gần
4.300 vụ án so với 6 năm trƣớc đó. Đây là những con số đau lòng, làm nhức nhối dƣ
luận xã hội.
Điều đáng lo ngại là càng ngày, số tội phạm vị thành niên càng trẻ hóa. Theo
thống kê, trong tổng số 94.300 tội phạm vị thành niên nói trên, số trẻ dƣới 14 tuổi
phạm tội chiếm tới 13%, trẻ từ 14 đến 16 tuổi phạm tội chiếm tới 34,7%. Nếu nhƣ
Lê Văn Luyện lạnh lùng vung dao đoạt mạng liền một lúc 3 ngƣời khi chỉ còn kém
vài tháng nữa là đầy 18 tuổi, thì sau đó Võ Nhật Trƣờng (ở thôn Trung Hậu, xã Mỹ
Chánh Tây, huyện Phù Mỹ, Bình Định) giết bà nội mình là cụ Trần Thị Vân (83
tuổi) để cƣớp 700 nghìn đồng khi Trƣờng chƣa đầy 16 tuổi. Hay vụ Nông Văn
28
Công (ở xã Ngọc Đƣờng, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang) giết mẹ đẻ là bà Lƣu Thị
Linh để cƣớp 2,8 triệu đồng và một sợi dây chuyền bạc khi hắn đang là học sinh lớp
9 của Trƣờng THCS xã Ngọc Đƣờng…
Dƣ luận cũng giật mình khi mỗi năm Việt Nam có 1,2 triệu ca nạo phá thai,
trong đó có tới 20% trƣờng hợp là học sinh THPT; Nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS
và các bệnh lây nhiễm qua đƣờng tình dục ở vị thành niên và thanh niên cũng đang
ở mức báo động; Tình hình sử dụng ma tuý trong vị thành niên và thanh niên cũng
đáng lo ngại. Tất cả những số liệu này phần nào giống nhƣ tín hiệu báo động về sự
xuống cấp trong lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Trong đó, các PTTT đại
chúng nói chung và báo điện tử nói riêng đã phần nào “góp tay” khiến tình trạng
này gia tăng mạnh hơn.
Với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí, giữa một “biển” thông tin, giới trẻ có
thể “lạc lối”, nếu không đƣợc định hƣớng, giáo dục. Thế nhƣng, trong quá trình
hoạt động thực tiễn, chịu sự tác động không nhỏ của kinh tế thị trƣờng và sức ép từ
doanh số, báo điện tử đang dần xuất hiện những dấu hiệu tiêu cực trong việc đƣa
tin, làm ảnh hƣởng tới lối sống, suy nghĩ và hành vi của giới trẻ.
Bên cạnh những tờ báo nghiêm túc, có không ít tờ báo thu hút độc giả bằng
những bài báo có nhan đề giật gân, nội dung khai thác những đề tài kịch tính, thị
hiếu tầm thƣờng, dục vọng thấp kém của con ngƣời. Việc các ngôi sao, ngƣời mẫu,
diễn viên thƣờng xuyên xuất hiện với tần suất dày đặc bằng các chiêu trò lố lăng, dễ
khiến giới trẻ bị ngộ nhận đó là những giá trị thời thƣợng đƣợc xã hội tôn vinh, kích
thích giới trẻ học đòi theo những điều phù phiếm, sao nhãng và coi nhẹ giá trị chân
chính của cuộc sống.
Thông tin báo chí đối với thế hệ trẻ ngày nay vừa thừa, vừa thiếu. Thừa những
thông tin giải trí, giật gân vô bổ, thậm chí độc hại mà thiếu những thông tin nghiêm
túc, có tính phát hiện, khai sáng, cảnh báo, có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Báo điện tử
đang phát triển “nóng” nhƣng thiếu chiều sâu, thiếu đỉnh cao. Có không ít tờ báo coi
nhẹ chức năng thông tin, phản biện xã hội mà lại chú trọng tính chất giải trí, thƣơng
mại, chạy theo thị hiếu tầm thƣờng của độc giả.
29
Có thể nói, vai trò, tác động của báo chí, truyền thông nói chung, báo điện tử
nói riêng đối với thế hệ trẻ là một vấn đề rất lớn, nhƣng chƣa đƣợc quan tâm đúng
mức. Bởi vậy, các ban ngành, cơ quan truyền thông cần phải có những biện pháp cụ
thể để nâng cao tác động của báo điệntử đối với lối sống của giới trẻ hiện nay.
1.3. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của báo điện tử ở Việt Nam
1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển
Chỉ một tháng sau khi Việt Nam nối mạng internet, ngày 31/12/1997, tạp chí
Quê hương (tạp chí của Ủy ban về ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài trực thuộc Bộ
Ngoại giao Việt Nam) có địa chỉ: http://quehuongonline.vn đã trở thành tờ báo điện
tử đầu tiên của nƣớc ta.
Đối tƣợng phục vụ chủ yếu của tạp chí là cộng đồng ngƣời Việt Nam định cƣ,
sinh sống ở nƣớc ngoài cũng nhƣ thân nhân của họ ở trong nƣớc và những độc giả
quan tâm, tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài. Sự
kiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử báo chí nƣớc nhà, đánh dấu
các PTTT đại chúng ở Việt Nam đã có thêm một thành viên mới, một loại hình báo
chí mới vừa hiện đại, vừa đặc biệt hữu dụng.
Tiếp nối sự ra đời của Quê hương Online, ngày 21/06/2016, báo Nhân dân
điện tử (http://nhandan.vn/) chính thức phát hành trên mạng internet; ngày
03/02/1999, Đài Tiếng nói Việt Nam hòa mạng với tên miền http://vovnews.vn;
ngày 01/09/2000, Đài Truyền hình Việt Nam phát hành trang tin điện tử
http://vtv.vn. Đến nay, các cơ quan báo chí lớn nhƣ: Tiền Phong, Lao Động, Thanh
Niên, Tuổi Trẻ, Thông tấn xã Việt Nam… đều có tờ báo điện tử. Từ chỗ ban đầu chỉ
là những tờ báo phiên bản điện tử của báo in, những tờ báo trên đã phát triển độc
lập, có phong cách riêng và dần thoát ra khỏi cái bóng bao trùm của báo in, khẳng
định đƣợc ƣu thế vƣợt trội của mình.
Bên cạnh đó, những tờ báo điện tử độc lập cũng dần xuất hiện. Ngày
26/02/2002, tờ Tin nhanh Việt Nam (http://vnexpress.net/) chính thức ra mắt độc giả
và chính thức đƣợc cấp phép hoạt động báo chí, trở thành tờ báo điện tử độc lập đầu
tiên ở Việt Nam. Tiếp theo là tờ Vietnamnet (http://vietnamnet.vn/) cũng đƣợc cấp
30
phép vào ngày 23/01/2003, VnMedia (http://vnmedia.vn/) đƣợc cấp phép ngày
06/08/2003.
Theo báo cáo đánh giá công tác báo chí năm 2015 của Thứ trƣởng Bộ Thông
tin và Truyền thông Trƣơng Minh Tuấn tại Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết
công tác năm 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016 cho biết: Hiện cả nƣớc có 105
báo, tạp chí điện tử (tăng 7 báo so với năm 2014). Trong đó có 83 báo, tạp chí điện
tử của cơ quan báo chí in và 22 báo, tạp chí điện tử độc lập. Tổng số trang thông tin
điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí đƣợc cấp phép là 248. Tính từ năm 2010,
số lƣợng cơ quan báo chí điện tử tăng 44 cơ quan.
1.3.2. Sự khác biệt giữa báo điện tử và trang thông tin điện tử
Thực tế cho thấy, rất nhiều ngƣời không phân biệt đƣợc giữa báo điện tử,
trang thông tin điện tử tổng hợp và trang thông tin điện tử. Có rất nhiều ngƣời nghĩ
rằng, các trang thông tin điện tử hoạt động giống nhƣ trang thông tin điện tử tổng
hợp và trang thông tin điện tử tổng hợp hoạt động giống nhƣ báo điện tử.
Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ nêu rõ: Trang thông tin điện tử
trên internet là trang thông tin hoặc tập hợp trang thông tin phục vụ cho việc cung
cấp và trao đổi thông tin trên môi trƣờng internet, bao gồm trang thông tin điện tử
(website), trang thông tin điện tử cá nhân (blog), cổng thông tin điện tử (portal) và
các hình thức tƣơng tự khác.
Còn trong Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ, trang thông tin điện
tử đƣợc phân loại và quy định quản lý nhƣ sau:
1. Báo điện tử dƣới hình thức trang thông tin điện tử, đƣợc thiết lập và hoạt
động theo quy định của pháp luật về báo chí.
2. Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn,
chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin
chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó.
3. Trang thông tin điện tử nội bộ là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức
31
bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề và thông tin khác phục vụ cho hoạt động
của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó và không cung cấp thông tin tổng hợp.
4. Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết
lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ MXH để cung cấp, trao đổi thông
tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không
cung cấp thông tin tổng hợp. Trang thông tin điện tử cá nhân, trang thông tin điện tử
nội bộ phải tuân theo các quy định về đăng ký và sử dụng tài nguyên internet và các
quy định có liên quan tại Nghị định này.
5. Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành là trang thông tin điện tử
của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực viễn
thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thƣơng mại, tài chính, ngân
hàng, văn hóa, y tế, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành khác và không cung cấp
thông tin tổng hợp. Trang thông tin điện tử này đƣợc thiết lập và hoạt động theo quy
định của pháp luật chuyên ngành và các quy định có liên quan.
Theo thông tƣ số 9/2014/TT-BTTTT quy định chi tiết về hoạt động quản lý,
cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử, các trang thông tin điện tử
không phải cấp phép gồm: trang thông tin điện tử nội bộ; trang thông tin điện tử cá
nhân; trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành; diễn đàn nội bộ dành cho
hoạt động trao đổi, hỏi đáp thông tin nội bộ liên quan trực tiếp đến chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề phục vụ cho
hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó; trang thông tin điện tử của
cơ quan nhà nƣớc cung cấp thông tin đƣợc quy định tại Điều 10 Nghị định số
43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông
tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện
tử của cơ quan nhà nƣớc.
Bên cạnh đó, thông tƣ số 9/2014/TT-BTTTT cũng quy định các trang thông
tin điện tử phải cấp phép hoạt động là: trang thông tin điện tử tổng hợp; các trang
thông tin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành khi cung
cấp thông tin tổng hợp thì phải đề nghị cấp phép nhƣ đối với trang thông tin điện tử
tổng hợp.
32
Ngoài ra, thông tƣ còn quy định, trang thông tin điện tử tổng hợp khi trích dẫn
lại thông tin phải tuân theo quy định về nguồn tin (đƣợc quy định tại khoản 18 Điều
3, khoản 2 Điều 20 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP); không đăng tải ý kiến nhận xét,
bình luận của độc giả về nội dung tin, bài đƣợc trích dẫn (trừ trang thông tin điện tử
tổng hợp của cơ quan báo chí).
Trong khi đó, so với trang thông tin điện tử, báo điện tử có những điểm khác
biệt nổi bật nhƣ sau:
Báo điện tử Trang thông tin điện tử
Là của một tổ chức chính trị, xã hội nhất
định, đƣợc cấp phép hoạt động.
Của tổ chức xã hội, công ty, đơn vị kinh
tế, cá nhân; có hoặc không đƣợc cấp
phép hoạt động.
Là hoạt động chính trị, phục vụ công tác
tƣ tƣởng, lợi ích của Tổ quốc, nhân dân.
Hoạt động theo Luật Báo chí.
Quảng bá cho tổ chức, cá nhân, sản
phẩm và hoạt động vì mục đích riêng.
Nội dung thông tin: Đƣợc chọn lọc, đa
dạng (mọi vấn đề của đời sống). Tính
thời sự của thông tin cao. Có thể đồng
thời với sự kiện xảy ra. Thông tin là
những sự kiện có thật, chính xác, có thể
kiểm tra. Thông tin mang tính định
hƣớng, góp phần quản lý xã hội.
Nội dung thông tin: Hẹp, mang tính cá
nhân (về doanh nghiệp, về sản phẩm, về
công trình nghiên cứu khoa học). Thông
tin không xuất hiện liên tục, cập nhật.
Thông tin có thể có thật, có thể bị nói
quá sự thật, thậm chí bịa đặt tùy theo
mục đích của chủ trang web cần đạt
đƣợc.
Hình thức: Tờ báo đƣợc thiết kế theo
chuyên trang, chuyên mục, bắt mắt
nhƣng đảm bảo tính chính trị của trật tự
thông tin. Thể loại báo chí đa dạng, ngôn
ngữ đại chúng, dễ hiểu.
Hình thức: Trang web đƣợc thiết kế
không ổn định, tùy theo nội dung thông
tin cần thông báo. Không sử dụng đa
dạng các thể loại báo chí nhƣ: phóng sự,
điều tra…
Công chúng: Đa dạng, đại chúng, có sự
quan tâm đến những vấn đề có liên quan
Công chúng: Không có công chúng, chỉ
có ngƣời cần sử dụng thông tin cho mục
33
đến quyền lợi của mình hoặc của dân
tộc, đất nƣớc. Có sự phản hồi nhanh,
hiệu quả, đóng góp lƣợng thông tin lớn
cho tòa soạn, có nhu cầu thông tin cao
coi đó nhƣ món ăn tinh thần hàng ngày.
đích cá nhân của mình. Sự phản hồi
thông tin chỉ xảy ra khi ngƣời dùng thực
sƣ có lợi ích, nhu cầu.
Đội ngũ sản xuất thông tin: Là các nhà
báo chuyên nghiệp.
Đội ngũ sản xuất thông tin: Là tổ chức
hoặc cá nhân có nhu cầu thông tin về
mình.
Quá trình sản xuất thông tin: Chất liệu
tác phẩm báo chí lấy từ cuộc sống, đƣợc
lựa chọn, kiểm tra…
Quá trình sản xuất thông tin: Sản xuất
thông tin từ cái mình có, dựa trên nhu
cầu mua bán, trao đổi.
Trang báo đƣợc phát hành trên mạng
internet nhƣng có sự quản lý và kiểm
soát chặt chẽ. Quá trình truyền tải thông
tin tức thời và phi định kỳ.
Quá trình truyền tải thông tin không liên
tục theo thời gian và khó quản lý, kiểm
soát.
1.3.3. Đặc điểm của báo điện tử
Internet đã tạo môi trƣờng và tiền đề để báo điện tử ra đời. Đến lƣợt mình, sự
ra đời và phát triển của báo điện tử đƣợc coi nhƣ một trong những dịch vụ tiện ích
giúp mạng internet ngày càng trở nên hấp dẫn hơn. Từ việc bị hoài nghi về chức
năng, vai trò khi mới ra đời, báo điện tử đã trở nên vững mạnh và có tầm ảnh hƣởng
lớn đối với xã hội nói chung và tâm lý công chúng nói riêng. Với sự phát triển của
khoa học – công nghệ, sự ra đời của các thiết bị điện tử thông minh, hiện đại, báo
điện tử đã có thêm điều kiện để đến gần với công chúng hơn. Bây giờ, bất kể ngày
hay đêm, chỉ cần có thời gian rảnh là công chúng sẽ sử dụng thiết bị công nghệ sẵn
có để truy cập vào các trang báo điện tử, tìm đọc thông tin mà mình quan tâm. Điều
này diễn ra ở nhiều nơi: công sở, gia đình, quán cà phê… Báo điện tử không chỉ
đƣợc chấp nhận ở góc độ đối tƣợng tiếp nhận là khán giả, độc giả mà ngay cả bản
thân những ngƣời làm báo.
34
Có thể nói, báo điện tử - kết quả của sự tích hợp giữa công nghệ và truyền
thông, dựa trên nền của internet và sự tích hợp ƣu thế của các loại hình báo chí
truyền thống đã có những ảnh hƣởng vô cùng to lớn đối với xã hội, đối với ngƣời
dân. Về truyền tin, báo điện tử đã có những ảnh hƣởng ở góc độ nhƣ sau:
Thứ nhất, báo điện tử có những lợi thế về dung lƣợng truyền tải mà báo in,
phát thanh, truyền hình không thể có đƣợc. Báo điện tử không bị giới hạn khuôn
khổ, số trang nên có khả năng truyền tải thông tin không giới hạn. Do đó, báo điện
tử có thể cung cấp một lƣợng thông tin lớn, phong phú và chi tiết. Những thông tin
trên báo điện tử đƣợc sâu chuỗi lại với nhau theo các chủ đề thông qua siêu liên kết,
đƣợc lƣu trữ lâu dài và khoa học theo ngày tháng, chủ đề, chuyên mục… Bởi vậy,
thông tin trên báo điện tử sẽ ảnh hƣởng một cách trực tiếp vào tâm lý, nhận thức của
ngƣời đọc, tạo ra những hành vi và lối sống nhất định. Đó có thể là tâm lý vui vẻ,
hạnh phúc (đối với những thông tin tích cực); có thể là tâm lý bực bội, khó chịu (đối
với những thông tin thiếu chính xác); có thể là tâm lý hoang mang, lo sợ, hoài
nghi… (đối với những thông tin tiêu cực: cƣớp, hiếp, giết).
Thứ hai, báo điện tử không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý nên thông tin
đƣợc truyền tải đi khắp toàn cầu một cách nhanh chóng. Nó tiếp cận với độc giả
khắp mọi nơi từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi miễn là có thiết
bị kết nối với internet. Nó cũng tiếp cận với độc giả ở mọi lứa tuổi, từ thiếu nhi cho
đến thanh niên, từ già đến trẻ; tiếp cận với mọi giới tính… Bởi thế, báo điện tử là
một phƣơng tiện truyền tải thông tin dễ dàng, sinh động và trực tiếp. Nhƣng cũng vì
thế mà sự ảnh hƣởng của nó đối với công chúng là không lƣờng đƣợc trƣớc. Nếu
không cẩn trọng trong việc đƣa thông tin, báo điện tử dễ mắc phải những sai lầm
trong việc định hƣớng dƣ luận xã hội.
Thứ ba, do đặc trƣng riêng là sự nhanh chóng trong việc đƣa thông tin tới độc
giả, nhiều khi phải chạy đua với thời gian. Nhanh thì dễ ẩu. Các loại hình báo chí
khác nhờ có đội ngũ BTV cẩn thận, nhạy bén và dày dặn kinh nghiệm nên đã tránh
đƣợc điều này. Tuy nhiên, báo điện tử do phải chạy đua về tốc độ đƣa thông tin nên
35
phóng viên đôi khi sẽ kiêm luôn BTV, TBT và sự sai sót trong quá trình đƣa tin là
điều khó tránh khỏi.
Không những thế, nếu báo in một khi đã phát hành sẽ không thể sửa đƣợc
thông tin, truyền hình một khi đã phát sóng sẽ không thể đính chính ngay lập tức,
phát thanh một khi đã đến tai công chúng thì khó có thể sửa lỗi, báo điện tử lại làm
đƣợc. Thông tin đƣợc đƣa vẫn có thể sửa đƣợc nên đã tạo tâm lý chủ quan, thiếu
cẩn trọng đối với một bộ phận nhà báo. Chính điều này đã làm ảnh hƣởng không
nhỏ tới chất lƣợng thông tin, tâm lý ngƣời đọc.
Thứ tư, báo điện tử tự mình làm ảnh hƣởng đến chính mình. Là loại hình báo
chí phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ, toàn bộ nội dung thông tin phụ thuộc phần
lớn vào sự ổn định của hệ thống máy móc. Vì báo điện tử chỉ phát hành một bản
duy nhất nên khi gặp các sự cố hỏng hóc, virus phá hoại, tin tặc tấn công… nội
dung sẽ bị chỉnh sửa, sai lệch hoặc bị phá hoại toàn bộ, khó lòng khôi phục lại. Điều
này sẽ khiến tờ báo bị thiệt hại nặng về tài chính, uy tín và còn tạo tâm lý khó chịu,
bực mình cho độc giả trong quá trình tiếp nhận thông tin từ báo điện tử.
Thứ năm, báo điện tử đƣa rất nhiều thông tin nên ngƣời đọc nhiều khi bị
nhiễu, bị choáng ngợp, mất tập trung và đôi khi không phân biệt đƣợc thông tin nào
tốt, đáng tin cậy cho mình. Do áp lực về doanh số, định mức thông qua việc giành
lƣợng truy cập của độc giả, nhiều tờ báo điện tử đã tận dụng hết khả năng, công suất
của tính đa phƣơng tiện, khả năng cập nhật thông tin nhanh chóng, không giới hạn
để đăng tải những thông tin kiểu nhƣ “lộ hàng”, “khoe ngực”… Họ cố tình giật tít
“nửa kín, nửa lộ” về các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể để tạo sự tò mò và kích thích
ham muốn của ngƣời đọc. Có cảm giác nhƣ không một scandal “cởi”, “tự sƣớng”,
“lộ” nào của showbiz bị bỏ sót. Những cụm từ nhƣ “phát sốt”, “lộ hàng”, “ngực
khủng”, “nội y”, “khiêu khích”, “sexy”… cùng những hình ảnh, clip “da thịt” xuất
hiện nhan nhản. Chính điều này đã khiến tâm lý của ngƣời đọc bị ảnh hƣởng, đối
với một bộ phận giới trẻ sẽ hình thành nên suy nghĩ: “Lộ hàng + báo điện tử = Nổi
tiếng”. Bởi vậy, không có gì lấy làm khó hiểu khi số lƣợng ngƣời trẻ đƣợc nhiều
ngƣời biết đến bằng các scandal, với sự “tiếp tay” của báo điện tử ngày càng gia
36
tăng. Giới nghệ sĩ cũng trở nên “sống khỏe” hơn chỉ bởi sự “dễ dãi” mà báo điện tử
đang làm.
Bên cạnh đó là các thông tin về cƣớp, hiếp, giết thƣờng xuyên đƣợc đƣa lên
báo sẽ khiến cho ngƣời đọc có tâm lý hoang mang, lo sợ và đề phòng với mọi ngƣời
xung quanh. Những ngƣời trong cuộc và bản thân công chúng hàng ngày tiếp tục bị
tra tấn, rợn ngƣời vì sự vô cảm của nhiều nhà báo, tờ báo. Họ bắt công chúng phải
đối mặt với cảm giác bị ám ảnh đè nặng, giật mình thon thót mỗi khi ngủ.
Thứ sáu, báo điện tử tạo tâm lý không thƣ giãn, thoải mái khi tiếp nhận thông
tin cho độc giả. Vì phải sử dụng các thiết bị công nghệ để kết nối với mạng
internet nên ngƣời đọc gặp rất nhiều sự bất tiện. Đối với máy tính, họ phải thƣờng
xuyên ngồi trƣớc màn hình, sử dụng chuột để điều khiển, tìm kiếm thông tin và
thời gian đọc chậm hơn 25% so với đọc bản in. Đối với iPad, điện thoại… thì màn
hình lại bé.
Thứ bảy, báo điện tử ảnh hƣởng không nhỏ tới việc quản lý và kiểm soát thông
tin của các cơ quan chức năng. Do phải đảm bảo tính nhanh chóng trong việc đƣa
thông tin, đảm bảo lƣợng độc giả truy cập vào báo mỗi ngày nên số lƣợng tin bài
đƣợc đƣa lên báo điện tử là khổng lồ. Bởi vậy, các cơ quan chức năng phải vất vả
để kiểm soát chất lƣợng thông tin đƣa ra sao cho phù hợp với đƣờng lối chính trị
của Đảng và Nhà nƣớc, với thuần phong mỹ tục, với tâm lý của ngƣời đọc (nhất là
đối với ngƣời trẻ.
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI nataliej4
 
[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]
[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG][TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]
[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]Tram Tran Thi My
 
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Những hệ quả xã hội từ thái độ kỳ thị đối với những người đồng tính...
Luận văn: Những hệ quả xã hội từ thái độ kỳ thị đối với những người đồng tính...Luận văn: Những hệ quả xã hội từ thái độ kỳ thị đối với những người đồng tính...
Luận văn: Những hệ quả xã hội từ thái độ kỳ thị đối với những người đồng tính...Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Lập kế hoạch truyền thông trên Facebook - MediaZ
Lập kế hoạch truyền thông trên Facebook - MediaZLập kế hoạch truyền thông trên Facebook - MediaZ
Lập kế hoạch truyền thông trên Facebook - MediaZTú Cao
 
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực Trạng Bạo Lực Học Đường Ở Học Sinh Trường THPT Việt Đức
Thực Trạng Bạo Lực Học Đường Ở Học Sinh Trường THPT Việt ĐứcThực Trạng Bạo Lực Học Đường Ở Học Sinh Trường THPT Việt Đức
Thực Trạng Bạo Lực Học Đường Ở Học Sinh Trường THPT Việt ĐứcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI nataliej4
 
ĐốI tượng truyền thông
ĐốI tượng truyền thôngĐốI tượng truyền thông
ĐốI tượng truyền thôngKokoro Clover
 
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện...
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện...Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện...
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Was ist angesagt? (20)

Ảnh hưởng của việc sử dụng internet đến học tập của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng internet đến học tập của sinh viênẢnh hưởng của việc sử dụng internet đến học tập của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng internet đến học tập của sinh viên
 
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]
[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG][TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]
[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]
 
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên, HAY
Luận văn: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên, HAYLuận văn: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên, HAY
Luận văn: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên, HAY
 
Luận văn: Hoạt động sử dụng mạng Internet của học sinh THPT
Luận văn: Hoạt động sử dụng mạng Internet của học sinh THPTLuận văn: Hoạt động sử dụng mạng Internet của học sinh THPT
Luận văn: Hoạt động sử dụng mạng Internet của học sinh THPT
 
Ảnh hưởng của việc sử dụng Facebook đến kết quả học tập của sinh viên.docx
Ảnh hưởng của việc sử dụng Facebook đến kết quả học tập của sinh viên.docxẢnh hưởng của việc sử dụng Facebook đến kết quả học tập của sinh viên.docx
Ảnh hưởng của việc sử dụng Facebook đến kết quả học tập của sinh viên.docx
 
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAYTiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
 
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việcĐề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
 
Luận văn: Những hệ quả xã hội từ thái độ kỳ thị đối với những người đồng tính...
Luận văn: Những hệ quả xã hội từ thái độ kỳ thị đối với những người đồng tính...Luận văn: Những hệ quả xã hội từ thái độ kỳ thị đối với những người đồng tính...
Luận văn: Những hệ quả xã hội từ thái độ kỳ thị đối với những người đồng tính...
 
Lập kế hoạch truyền thông trên Facebook - MediaZ
Lập kế hoạch truyền thông trên Facebook - MediaZLập kế hoạch truyền thông trên Facebook - MediaZ
Lập kế hoạch truyền thông trên Facebook - MediaZ
 
Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Sinh Viên Đại Học Sài Gòn.docx
Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Sinh Viên Đại Học Sài Gòn.docxTiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Sinh Viên Đại Học Sài Gòn.docx
Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Sinh Viên Đại Học Sài Gòn.docx
 
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
 
Thực Trạng Bạo Lực Học Đường Ở Học Sinh Trường THPT Việt Đức
Thực Trạng Bạo Lực Học Đường Ở Học Sinh Trường THPT Việt ĐứcThực Trạng Bạo Lực Học Đường Ở Học Sinh Trường THPT Việt Đức
Thực Trạng Bạo Lực Học Đường Ở Học Sinh Trường THPT Việt Đức
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
 
ĐốI tượng truyền thông
ĐốI tượng truyền thôngĐốI tượng truyền thông
ĐốI tượng truyền thông
 
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện...
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện...Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện...
Luận văn thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện...
 

Ähnlich wie Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay

Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...
Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...
Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...NuioKila
 
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...huyendv
 
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...PinkHandmade
 
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Công chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdf
Công chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdfCông chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdf
Công chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdfNuioKila
 
Luận văn: Quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải n...
Luận văn: Quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải n...Luận văn: Quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải n...
Luận văn: Quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải n...Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.ssuser499fca
 
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...nataliej4
 

Ähnlich wie Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay (20)

Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...
Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...
Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...
 
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...
 
Luận văn: Truyền thông về sức khỏe trên sóng phát thanh, HAY
Luận văn: Truyền thông về sức khỏe trên sóng phát thanh, HAYLuận văn: Truyền thông về sức khỏe trên sóng phát thanh, HAY
Luận văn: Truyền thông về sức khỏe trên sóng phát thanh, HAY
 
Đề tài: Thiết kế và chế tạo hệ thống đóng mở cửa tự động sử dụng công nghệ RFID
Đề tài: Thiết kế và chế tạo hệ thống đóng mở cửa tự động sử dụng công nghệ RFIDĐề tài: Thiết kế và chế tạo hệ thống đóng mở cửa tự động sử dụng công nghệ RFID
Đề tài: Thiết kế và chế tạo hệ thống đóng mở cửa tự động sử dụng công nghệ RFID
 
Xây dựng qui trình chuẩn hóa dữ liệu quan trắc môi trường, HAY
Xây dựng qui trình chuẩn hóa dữ liệu quan trắc môi trường, HAYXây dựng qui trình chuẩn hóa dữ liệu quan trắc môi trường, HAY
Xây dựng qui trình chuẩn hóa dữ liệu quan trắc môi trường, HAY
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
 
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chínhLuận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
 
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
 
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...
 
Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ương
Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ươngHoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ương
Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ương
 
Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.Luận văn thạc sĩ báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí.
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Đề tài: Thư viện hồ sơ bài giảng điện tử dạy học môn Hóa học 10
Đề tài: Thư viện hồ sơ bài giảng điện tử dạy học môn Hóa học 10Đề tài: Thư viện hồ sơ bài giảng điện tử dạy học môn Hóa học 10
Đề tài: Thư viện hồ sơ bài giảng điện tử dạy học môn Hóa học 10
 
Đề tài: Hoa văn trang trí trang phục người Cơtu trong mĩ thuật, 9đ
Đề tài: Hoa văn trang trí trang phục người Cơtu trong mĩ thuật, 9đĐề tài: Hoa văn trang trí trang phục người Cơtu trong mĩ thuật, 9đ
Đề tài: Hoa văn trang trí trang phục người Cơtu trong mĩ thuật, 9đ
 
Sinh tóm tắt cho văn bản trong hệ thống thu thập tin tức tự động
Sinh tóm tắt cho văn bản trong hệ thống thu thập tin tức tự độngSinh tóm tắt cho văn bản trong hệ thống thu thập tin tức tự động
Sinh tóm tắt cho văn bản trong hệ thống thu thập tin tức tự động
 
Công chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdf
Công chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdfCông chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdf
Công chúng truyền hình của Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội.pdf
 
Luận văn: Quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải n...
Luận văn: Quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải n...Luận văn: Quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải n...
Luận văn: Quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hoạt động trải n...
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
 
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
 
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
 

Mehr von nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

Mehr von nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Kürzlich hochgeladen

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Kürzlich hochgeladen (20)

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ HUYỀN CHINH ẢNH HƢỞNG CỦA BÁO ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI LỐI SỐNG CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Hà Nội - 2016
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ HUYỀN CHINH ẢNH HƢỞNG CỦA BÁO ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI LỐI SỐNG CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60320101 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Hoài Sơn Hà Nội – 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Bùi Hoài Sơn. Các số liệu, những đánh giá, phân tích, nhận xét, nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và khách quan, chƣa từng đƣợc công bố dƣới bất cứ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tôi sẽ không thể nào tự mình hoàn thành đƣợc luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh nếu nhƣ không có sự hƣớng dẫn tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ và hỗ trợ hết mình của bạn bè, đồng nghiệp. Thành quả này, tôi xin phép đƣợc gửi lời biết ơn chân thành tới PGS.TS Bùi Hoài Sơn, ngƣời thầy đáng kính đã luôn động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Trong quá trình thực hiện, dù tôi có nhiều hạn chế nhƣng thầy vẫn luôn kiên nhẫn, chỉ bảo giúp tôi có thêm động lực để đi đến cùng con đƣờng nghiên cứu của mình. Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Báo chí và Truyền thông – Trƣờng Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội). Các thầy cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng nhƣ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Thứ nữa, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Thị Việt Trung, anh Lê Quốc Minh – TBT báo điện tử Vietnamplus, anh Trần Duy Khánh – phóng viên báo điện tử Vietnamnet, chị Nguyễn Thị Quỳnh Trang – nhà báo, phóng viên báo điện tử VnExpress, Thạc sĩ Nguyễn Xuân Miên – giảng viên Trƣờng Cao đẳng PT-TH 1 đã giúp tôi hoàn thành phỏng vấn sâu làm tƣ liệu viết luận văn. Lời cảm ơn này cũng xin đƣợc gửi tới các bạn sinh viên Trƣờng Cao đẳng PT-TH 1, Trƣờng Đại học KHXH&NV (Đại học QGHN), cùng bạn bè đang công tác và học tập tại Đà Nẵng, TP.HCM đã giúp tôi hoàn thành bảng khảo sát để lấy số liệu viết luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các anh/chị, các bạn đồng nghiệp và gia đình đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên
  • 5. 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................ 5 1. Lý do lựa chọn đề tài ..........................................................................................5 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .........................................................8 2.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới..............................8 2.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài tại Việt Nam ............................9 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................11 3.1. Mục đích nghiên cứu.................................................................................11 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................12 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................12 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................12 4.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................12 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................14 5.1. Cơ sở lý luận..............................................................................................14 Luận văn đã dựa trên cơ sở lý luận: .................................................................14 5.2. Phƣơng pháp cụ thể...................................................................................14 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .............................................................16 6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài..........................................................................16 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.......................................................................16 7. Kết cấu của luận văn ....................................................................................16 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM................................................................................................... 17 1.1. Một số khái niệm công cụ liên quan đến luận văn ........................................17 1.1.1. Khái niệm báo điện tử ............................................................................17 1.1.2. Khái niệm giới trẻ...................................................................................19 1.1.3. Khái niệm lối sống .................................................................................21 1.2. Quan điểm lý thuyết trong nghiên cứu về ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ ở Việt Nam hiện nay............................................................25
  • 6. 2 1.3. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của báo điện tử ở Việt Nam....29 1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển..........................................................29 1.3.2. Sự khác biệt giữa báo điện tử và trang thông tin điện tử .......................30 1.3.3. Đặc điểm của báo điện tử.......................................................................33 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1................................................................................ 37 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƢỞNG CỦA BÁO ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI LỐI SỐNG CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY .................................. 38 2.1. Giới thiệu về các tờ báo trong diện khảo sát .................................................38 2.1.1. Báo điện tử Vietnamnet..........................................................................38 2.2.2. Báo điện tử VnExpress...........................................................................39 2.2.3. Báo điện tử Dân trí .................................................................................41 2.2.4. Báo điện tử Tuổi Trẻ Online ..................................................................43 2.2.5. Báo điện tử Thanhnien.vn ......................................................................44 2.2. Thực trạng sử dụng báo điện tử trong giới trẻ hiện nay ................................47 2.2.1. Mục đích sử dụng báo điện tử ................................................................47 2.2.2. Địa điểm và phƣơng tiện sử dụng báo điện tử .......................................48 2.2.3. Thời gian sử dụng báo điện tử................................................................50 2.3. Nhận diện và đánh giá tác động của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ hiện nay.................................................................................................................52 2.3.1. Nhận diện tác động của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ..........52 2.3.2. Đánh giá tác động của báo điện tử đến lối sống của giới trẻ...................67 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2................................................................................ 75 CHƢƠNG 3: XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ TÍCH CỰC CỦA BÁO ĐIỆN TỬ TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY.......................................... 76 3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về phát huy vai trò của báo điện tử trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam nói chung, giới trẻ nói riêng ......................................................................................................................76
  • 7. 3 3.2. Xu hƣớng phát triển và tác động của báo điện tử đến lối sống của giới trẻ trong tƣơng lai.......................................................................................................81 3.3. Giải pháp phát huy vai trò của báo điện tử trong việc xây dựng lối sống của giới trẻ hiện nay ....................................................................................................86 3.3.1. Giải pháp phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội để nâng cao nhận thức của giới trẻ khi đọc báo điện tử .......................................................86 3.3.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng ......................................................90 3.3.3. Một số giải pháp cụ thể khác..................................................................96 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.............................................................................. 100 KẾT LUẬN ................................................................................................ 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 103 PHỤ LỤC................................................................................................... 110
  • 8. 4 DANH MỤC VIẾT TẮT BTV Biên tập viên CNH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại hóa KHXH&NV Khoa học Xã hội và Nhân văn KT – XH Kinh tế - Xã hội MXH Mạng xã hội Nxb Nhà xuất bản PGS.TS Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ PT-TH Phát thanh - Truyền hình PTTT Phƣơng tiện truyền thông TBT Tổng Biên tập Ths. Thạc sĩ XHCN Xã hội Chủ nghĩa
  • 9. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Báo điện tử là một loại hình báo chí non trẻ, ra đời sau loại hình báo in, báo phát thanh và báo hình nhƣng sự ảnh hƣởng cũng nhƣ phát triển của báo điện tử trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì không một loại hình báo chí nào sánh bằng. Ngoài những đặc trƣng riêng, báo điện tử còn mang những vai trò của báo chí nói chung trong xã hội nhƣ: Là kênh tạo lập, định hƣớng và hƣớng dẫn dƣ luận; Là kênh chủ yếu cung cấp kiến thức thông tin về tình hình thời sự trong nƣớc và quốc tế cho nhân dân; Là một công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và cải cách xã hội; Là một định chế với những quy tắc và chuẩn mực riêng của mình và có những quan hệ mật thiết với các định chế khác trong xã hội; Là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mọi cá nhân, là phƣơng tiện cung cấp thông tin, kiến thức và giải trí cho ngƣời dân. Chính những vai trò trên đã làm cho báo điện tử có sự ảnh hƣởng vô cùng lớn đối với ngƣời dân nói chung, đặc biệt là giới trẻ. Đây là những ngƣời thƣờng xuyên tiếp cận với internet nói chung và báo điện tử nói riêng do đặc thù về điều kiện sống, công việc, nhận thức và hành vi. Theo báo cáo về tình hình internet tại khu vực Đông Nam Á tính đến cuối tháng 7/2013 của hãng nghiên cứu thị trƣờng comScore, với 16,1 triệu ngƣời dùng internet hàng tháng, Việt Nam là quốc gia có dân số trực tuyến lớn nhất tại khu vực ASEAN. Cũng theo thống kê của comScore, Việt Nam còn là quốc gia có lƣợng ngƣời dùng internet ở độ tuổi trẻ nhất khu vực, với 42% ngƣời sử dụng ở độ tuổi 15 – 24, độ tuổi ngƣời dùng internet từ 25 đến 34 chiếm 32%. Theo Trung tâm internet Việt Nam (VNNIC), ngƣời dùng internet ở nƣớc ta nhìn chung có trình độ học vấn tƣơng đối khá, là học sinh, sinh viên, trí thức, công chức, viên chức. Khi ngồi trƣớc máy tính, ngƣời đọc thƣờng có nhu cầu học tập, tìm kiếm thông tin bổ ích qua các báo, tạp chí và trang thông tin điện tử chính thống trong nƣớc và các tờ báo điện tử và các trang mạng xã hội (MXH), các trang web nƣớc ngoài.
  • 10. 6 Giới trẻ luôn là một trong những nhóm công chúng đích của truyền thông đại chúng. Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ và sự ra đời của các sản phẩm công nghệ số đã giúp cho báo điện tử dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với giới trẻ. Với sự phong phú, đa dạng về mặt thông tin trong mọi lĩnh vực từ chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giải trí, thể thao, công nghệ… các báo điện tử đã thu hút hàng triệu lƣợt truy cập mỗi ngày. Với sức lan tỏa nhanh của báo điện tử, mọi thông tin từ các ngõ ngách đời sống, xã hội đều đƣợc truyền tải tới bạn đọc từng giây, từng phút. Chính vì thế, báo điện tử có những tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới sự phát triển trí tuệ, hình thành nhân sinh quan, thế giới quan và bồi đắp tình cảm nhân văn cho giới trẻ. Với thế giới của báo điện tử, giới trẻ đƣợc sống trong nhịp đập nóng hổi của thời đại, quốc gia, cộng đồng. Thông qua báo điện tử, giới trẻ có cái nhìn tích cực hơn, quan tâm hơn và những phản ứng kịp thời với những sự kiện chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội của thế giới, của đất nƣớc và của địa phƣơng nơi mình đang sống. Báo điện tử nói riêng và báo chí nói chung có sức mạnh tập hợp sự quan tâm của cộng đồng vô cùng to lớn. Đặc trƣng nổi bật của báo điện tử chính là ở sự đa dạng, phong phú, cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, chân thực nên giới trẻ cũng tìm thấy cho mình đƣợc nguồn tri thức hữu ích, rèn luyện kỹ năng sống của mình mà không phải bất cứ cuốn sách nào, ngƣời thầy nào có thể đáp ứng đƣợc. Một số những trang báo chuyên ngành còn có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động trao đổi, nghiên cứu thông tin khoa học của giới trẻ. Chính báo chí nói chung và đặc biệt là báo điện tử nói riêng đã tạo nên một thế hệ “công dân toàn cầu” (Global citizen) ở Việt Nam. Tuy nhiên, tuổi trẻ thì có sự thông minh, nhanh nhạy trọng việc nắm bắt và cập nhật công nghệ thông tin nhƣng lại thiếu kinh nghiệm sống, yếu khả năng giữ vững lập trƣờng và chƣa đủ tinh tế để nhận biết những thông tin thiếu chính thống. Bởi vậy, sự nhanh nhạy, chân thực một cách không sàng lọc với thông tin của báo điện tử rất dễ khiến giới trẻ nhƣ “lạc lối” nếu không đƣợc định hƣớng, giáo dục. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thực tiễn, chịu sự tác động không nhỏ của
  • 11. 7 kinh tế thị trƣờng và sức ép từ doanh số, báo điện tử đang dần xuất hiện những dấu hiệu tiêu cực trong việc đƣa tin, làm ảnh hƣởng tới lối sống, suy nghĩ và hành vi của giới trẻ. Tháng 12/2010, một nhóm thiếu niên ở TP Vinh (Nghệ An) bị bắt vì hành vi phá máy ATM để trộm tiền. Nguyên nhân là những em này đã học lỏm phƣơng pháp phá máy ATM để trộm tiền đƣợc miêu tả rất tỉ mỉ trên các tờ báo. Sự việc cho thấy mặt trái của thông tin báo chí đối với giới trẻ. Bên cạnh những tờ báo nghiêm túc, có không ít tờ báo thu hút độc giả bằng những bài báo có nhan đề giật gân, nội dung khai thác những đề tài kịch tính, thị hiếu tầm thƣờng, dục vọng thấp kém của con ngƣời. Những bạn trẻ không có bản lĩnh, thiếu nền tảng tri thức và nhân cách sẽ dễ dàng bị lôi cuốn bởi những bài báo có tính giải trí rẻ tiền, vô bổ và thậm chí là độc hại. Nhiều nhà báo đã phải tâm sự, đôi khi những bài báo công phu, tâm đắc nhất của họ về một đề tài thời sự nóng hổi thì lƣợng ngƣời đọc không đáng kể, trong khi đó, một thông tin dạng “chó cắn xe” lại trở thành tin nhiều ngƣời đọc nhất. Việc các ngôi sao, ngƣời mẫu, diễn viên thƣờng xuyên xuất hiện với tần suất dày đặc bằng các chiêu trò lố lăng dễ khiến giới trẻ bị ngộ nhận đó là những giá trị thời thƣợng đƣợc xã hội tôn vinh, kích thích giới trẻ học đòi theo những điều phù phiếm, sao nhãng và coi nhẹ giá trị chân chính của cuộc sống. Không ít bạn trẻ bị ảnh hƣởng cách sử dụng ngôn ngữ thiếu trong sáng, thiếu chính xác, lạm dụng tiếng nƣớc ngoài trên báo chí. Sự ảnh hƣởng, tác động của báo điện tử đối với thế hệ trẻ là một vấn đề rất lớn nhƣng lại chƣa đƣợc quan tâm đúng mực. Đến nay cũng chƣa có bất cứ công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc nào về nhu cầu, thị hiếu cũng nhƣ những ảnh hƣởng của báo điện tử đối với việc hình thành lối sống của giới trẻ. Lãnh đạo của các tòa soạn cũng chƣa nhận thức hết vai trò của báo điện tử trong việc ảnh hƣởng tới lối sống của giới trẻ; các phóng viên, BTV cũng chƣa làm tốt chức năng, nhiệm vụ và đạo đức trong quá trình sáng tạo tác phẩm. Nhận thức rõ tầm quan trọng về sự ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ, trong khả năng hữu hạn của bản thân, tác giả đã lựa chọn đề tài “Ảnh
  • 12. 8 hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới Sự phát triển của báo điện tử gắn liền với sự bùng nổ mạnh mẽ của mạng internet và các PTTT khác. Tất cả đều có sự ảnh hƣởng nhất định đối với ngƣời dân nói chung và đặc biệt là ngƣời trẻ hoặc trẻ em nói riêng. Trong cuốn sách “Bùng nổ truyền thông – Sự ra đời một ý thức hệ mới” của hai tác giả Philippe Breton và Serge Proulx đã khẳng định, sự ra đời của điện tử học và sự phát triển của khoa học công nghệ đã có tác động mạnh mẽ đối với hệ thống truyền thông (hệ thống các media). Nhờ đó mà các media trở nên dễ dàng hơn trong việc tiếp cận công chúng, đồng thời dễ dàng làm ảnh hƣởng tới tƣ tƣởng, nhận thức của công chúng. Bởi vậy, tùy thuộc vào nền văn hóa khác nhau, thể chế chính trị khác nhau mà hệ thống media đƣợc sử dụng một cách linh hoạt, phù hợp với tiêu chí hoạt động của từng tổ chức, cá nhân sử dụng. Bài viết “Study Shows How internet Use Affects Today‟s Youth” của tác giả Michael Harper đăng trên http://www.redorbit.com cho thấy: các thanh thiếu niên ngày nay đang tích cực sử dụng internet thông qua các thiết bị thông tin hiện đại trong cuộc sống của mình. Bên cạnh việc cung cấp một lƣợng thông tin phong phú, internet cũng mang lại sự lạc hƣớng về thông tin đối với giới trẻ. Điều này cho thấy, internet nói chung và loại hình báo điện tử nói riêng đã có ảnh hƣởng nhất định đối với giới trẻ. Ngoài ra còn có thể kể tới một số công trình nghiên cứu, bài viết khác về sự ảnh hƣởng của internet, của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng đối với lối sống, hành vi của giới trẻ. Đơn cử nhƣ: “The Impact of Social Media on Children, Adolescents, and Families” (Tạm dịch: Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với trẻ em, thanh thiếu niên và gia đình) của hai tác giả Gwenn Schurgin O'Keeffe, Kathleen Clarke-Pearson (đăng trên http://pediatrics.aappublications.org/) đã phân tích về thực trạng sử dụng MXH của thanh thiếu niên Mỹ; “Impact of media use on
  • 13. 9 children and youth” (Tạm dịch: “Tác động của việc sử dụng phương tiện truyền thông đối với trẻ em và thanh thiếu niên) đƣợc đăng trên https://www.ncbi.nlm.nih.gov/ đã có những phân tích sâu sắc về sự ảnh hƣởng của các PTTT đại chúng nhƣ: tivi, trò chơi điện tử, video âm nhạc, Internet… đối với trẻ em và thanh thiếu niên; “Effects of Media on Teens: A Look at the Research” (Tạm dịch: Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đối với giới trẻ: Một góc nhìn nghiên cứu) của hai tác giả Alison Burkhardt và Daniel White Hodge đăng trên website của trƣờng Đại học North Park ngày 01/05/2012, trong đó đã chỉ ra rằng, PTTT đại chúng đã đƣa ra những “chỉ số” để những ngƣời trẻ định hình cái gì là “bình thƣờng” và “không bình thƣờng”, củng cố kiến thức, giúp họ nhận thức rõ về bản thân và những ngƣời xung quanh mình. 2.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài tại Việt Nam Tuy ra đời muộn hơn so với các loại hình báo chí khác nhƣng báo điện tử lại nhanh chóng có đƣợc chỗ đứng nhất định, vững vàng trong lòng bạn đọc. Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, báo điện tử đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của báo chí nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Bởi vậy, báo điện tử đã trở thành đề tài nghiên cứu của rất nhiều ngƣời từ học sinh – sinh viên cho đến các cử nhân, thạc sĩ, nghiên cứu sinh hay các nhà nghiên cứu, các phóng viên, BTV… Trƣớc hết, về mặt lý luận và những vấn đề cơ bản của báo điện tử nhƣ: sự ra đời và phát triển của báo điện tử, khái niệm và đặc trƣng của báo điện tử, phƣơng thức sáng tạo tác phẩm báo điện tử… phải kể đến các cuốn sách tiêu biểu nhƣ:“Báo mạng điện tử những vấn đề cơ bản” – TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang chủ biên (Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội – 2011); “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo” – TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang chủ biên (Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội – 2011); “Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo” – TS. Nguyễn Trí Nhiệm, TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang đồng chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội – 2014); “Các thủ thuật làm báo điện tử” do Vũ Kim Hải, Đinh Thuận biên soạn.
  • 14. 10 Trong cuốn sách “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại” – TS Nguyễn Thành Lợi, Nxb Thông tin và Truyền thông, tháng 06/2014 đã giới thiệu những nét khái quát nhất về các vấn đề khá mới mẻ đang đƣợc nghiên cứu rộng rãi trên thế giới nhiều năm – nhiều thập kỷ qua nhƣ: truyền thông xã hội, các lý thuyết về truyền thông, hội tụ truyền thông, xu hƣớng tòa soạn báo hội tụ và những kỹ năng cần thiết trong viết báo đa phƣơng tiện. Cuốn sách đã khẳng định tầm quan trọng của internet và các thiết bị truyền thông hiện đại đối với báo chí. Trong cuốn “Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam” – Bùi Hoài Sơn, Nxb Khoa học Xã hội năm 2008 đã khẳng định: “Dù biết rằng, công nghệ luôn luôn là công nghệ, nó không hoàn toàn tốt cũng không hoàn toàn xấu, mà chỉ giúp con người trở nên thuận tiện hơn trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên, các phương tiện truyền thông mới đã khiến nhân loại lo lắng về một khả năng con người trở thành nạn nhân của máy móc”. Hay trong cuốn “Ảnh hưởng của internet đối với hành vi của thanh niên Hà Nội”, Nxb Khoa học Xã hội (2006), tác giả trên có viết: “Trên thực tế, đối với bất kỳ một công nghệ mới nào, bản chất của công nghệ đều mang tính trung tính. Việc con người sử dụng nó trong những hoàn cảnh cụ thể và vì những mục đích cụ thể sẽ quyết định nó có lợi hay có hại đối với bản thân người sử dụng hay lợi ích của toàn bộ xã hội”. Tuy nhiên, cả hai tài liệu nghiên cứu này mới chỉ đề cập tới sự ảnh hƣởng của mạng internet mà vẫn chƣa nói tới báo điện tử hay báo chí đối với lối sống của giới trẻ. Trong các đề tài nghiên cứu khóa luận, luận văn và luận án tiến sĩ tại Khoa Báo chí và Truyền thông – Đại học KHXH&NV cũng đã đề cập tới sự ảnh hƣởng của báo chí đối với giới trẻ ở Việt Nam. Cụ thể: “Báo chí với quá trình hình thành nhân cách của học sinh - sinh viên” (Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Lại Thị Hải Bình, năm 2006) có chỉ ra rằng, báo chí với chức năng và vai trò định hƣớng dƣ luận xã hội đã có sự tác động tới quá trình hình thành nhân cách của học sinh – sinh viên, nhất là đối với các loại hình báo chí hiện đại. “Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên” (Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Trƣơng Thị Tuyên, năm 2008) đã trình bày cơ sở lý luận của
  • 15. 11 báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên, mối quan hệ giữa báo chí và sinh viên. Tìm hiểu thực trạng báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên qua hệ thống báo chí cho sinh viên; nội dung chuyển tải và hình thức thể hiện của của hệ thống báo chí cho sinh viên. “Công chúng thế hệ Net với các phương tiện truyền thông đại chúng” (Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Hoàng Thị Thu Hà, năm 2011) đã chỉ ra đƣợc sự ảnh hƣởng của các PTTT hiện đại đối với thế hệ trẻ, những ngƣời có khả năng tiếp thu công nghệ nhanh chóng. Tuy nhiên, trong các đề tài trên, báo điện tử đóng vai trò nhƣ một trong những PTTT nên luận văn không chỉ ra chi tiết, cũng không có những thông tin mang tính chất nghiên cứu chuyên về loại hình này đối với giới trẻ hiện nay. Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng, trong đó cũng có nói tới sự ảnh hƣởng của chúng đối với ngƣời trẻ. Đơn cử: “Thực trạng tiếp nhận báo mạng điện tử của học sinh phổ thông trung học ở nội thành Hà Nội hiện nay” – Luận văn Thạc sĩ của Phạm Duy Đức, năm 2013; “Báo mạng điện tử đối với việc phát triển hỗ trợ kỹ năng mềm cho sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh” – Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Minh Châu, năm 2014; “Tương tác giữa tòa soạn và công chúng báo mạng điện tử (Khảo sát báo Vietnamnet.vn, VnExpress.net và Tuoitre.com.vn từ 01/2006 đến 01/2011) – Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Hoàng Quỳnh Hƣơng… Tuy có đề cập tới các vấn đề cơ bản nhất của báo điện tử và giới trẻ nhƣng những luận văn này chƣa tập trung đề cập tới sự ảnh hƣởng của loại hình này tới lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Trong khả năng giới hạn của mình, tác giả luận văn đã cố gắng đọc và tìm hiểu về các tài liệu nghiên cứu trên, coi đó là những kiến thức bổ sung để làm sáng tỏ những ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu của luận văn hƣớng tới làm sáng tỏ các lý thuyết về báo điện tử, nêu bật lên mối quan hệ của loại hình báo chí này đối với lối sống của giới trẻ
  • 16. 12 đặt dƣới góc độ báo chí. Trên cơ sở khảo sát các tờ báo điện tử: http://vnexpress.net/, http://dantri.com.vn/, http://vietnamnet.vn/, http://tuoitre.vn/, http://thanhnien.vn/ (để ngắn gọn, tác giả sẽ gọi tên các báo điện tử trên lần lƣợt là: VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet, Tuổi Trẻ Online, Thanh niên Online) trong thời gian 6 tháng, luận văn sẽ chỉ ra thực trạng ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay; đánh giá về vai trò và đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng ảnh hƣởng của báo điện tử đối với giới trẻ. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, tác giả luận văn đã thực hiện những nhiệm vụ nhƣ sau: - Làm rõ một số vấn đề mang tính lý luận liên quan đến đề tài nhƣ: khái niệm về báo điện tử, khái niệm về ảnh hƣởng, khái niệm về giới trẻ, khái niệm về lối sống; nội dung về sự ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ; đồng thời phân tích những ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ hiện nay. - Khảo sát thực trạng sử dụng và ảnh hƣởng của thông tin trên các tờ báo điện tử: VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet, Tuổi Trẻ Online, Thanh niên Online. Từ đó đƣa ra những nhận xét, phân tích, đánh giá về ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay. - Thông qua kết quả khảo sát thực tế và những nghiên cứu chuyên sâu, luận văn sẽ đề xuất những giải pháp cho tòa soạn báo điện tử nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin, nâng cao mức ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ hiện nay, góp phần vào việc định hƣớng lối sống tích cực cho giới trẻ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn xác định đối tƣợng nghiên cứu chính là những tác động tích cực và tiêu cực của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian: Tác giả tiến hành khảo sát nội dung tin, bài và phản hồi trên các tờ báo điện tử: VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet, Tuổi Trẻ Online, Thanh
  • 17. 13 niên Online. Lý do tác giả luận văn lựa chọn các báo này là bởi: Đối với ba trang báo VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet đều là những báo điện tử lớn, chính thống, có lƣợng độc giả đông đảo bao gồm cả độc giả trẻ ở cả trong nƣớc và nƣớc ngoài. Đây cũng là những báo có hàm lƣợng thông tin cao, thông tin có tính xác thực, uy tín và đáng tin cậy. Đối với các báo Tuổi Trẻ Online, Thanh niên Online, luận văn tiến hành khảo sát là bởi đây là hai phiên bản điện tử hoàn hảo, tin cậy của báo in Tuổi Trẻ và Thanh Niên. Cả hai báo đều có cơ quan chủ quản lần lƣợt là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cơ quan có liên quan trực tiếp đến ngƣời trẻ. Nhƣ vậy, với sự lựa chọn gồm cả báo điện tử chính thống, phiên bản điện tử hoàn hảo của báo in, luận văn đã có sự đa dạng trong việc lựa chọn đối tƣợng khảo sát. - Về mặt thời gian: Luận văn tiến hành khảo sát trên các báo điện tử VnExpress, Vietnamnet, Dân Trí, Tuổi Trẻ Online, Thanh Niên Online từ 01/01/2016 – 30/06/2016. Dù thời gian khảo sát không dài nhƣng với số lƣợng tin bài thƣờng xuyên cập nhật lớn cũng giúp cho ngƣời thực hiện luận văn có cái nhìn toàn diện về sự tác động của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Tác giả cũng tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với những bạn trẻ có độ tuổi từ 15 – 28 tuổi, làm việc ở các lĩnh vực khác nhau nhƣ: học sinh – sinh viên, kinh doanh – buôn bán, nhân viên văn phòng,… để làm rõ sự khác biệt trong sở thích tiếp cận thông tin, nhận thức, hành vi của họ sau khi tiếp nhận thông tin. Từ đó đi sâu vào nghiên cứu sự tác động của báo điện tử đối với giới trẻ. Trong khả năng giới hạn của mình, cũng nhƣ điều kiện thời gian và kinh phí không cho phép, tác giả tập trung khảo sát giới trẻ sinh sống chủ yếu ở thành phố lớn là Hà Nội. Sở dĩ nhƣ vậy là bởi, đây là thành phố hiện đại và phát triển bậc nhất cả nƣớc, tập trung đông đảo lực lƣợng lao động đến từ nhiều tỉnh thành. Đây cũng đƣợc coi là cái nôi của văn hóa, có nhịp sống sôi động, trẻ trung và thƣờng xuyên đổi mới. Mặc dù công nghệ và internet giờ đã trở nên phổ biến, cập nhật đến từng ngõ nhỏ nhƣng để tiếp cận đƣợc với báo điện tử thƣờng xuyên, liên tục thì đòi hỏi độc
  • 18. 14 giả phải có trình độ nhất định và biết về công nghệ thông tin. Do đó, những ngƣời trẻ tuổi sinh sống và làm việc tại các thành phố lớn sẽ đáp ứng đƣợc tiêu chí này nhiều hơn so với những ngƣời trẻ ở khu vực khác. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn đã dựa trên cơ sở lý luận: - Nền tảng lý luận: Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về báo chí, truyền thông. - Lý luận báo chí, lý luận truyền thông. 5.2. Phương pháp cụ thể - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Phân tích thông tin từ nguồn tài liệu sẵn có (bao gồm các cuốn sách, tài liệu tham khảo; sử dụng các nguồn tài liệu do tòa soạn báo cung cấp. Vận dụng để khái quát hóa và lý thuyết hóa các vấn đề đơn lẻ khảo sát đƣợc. - Phương pháp phân tích nội dung văn bản trong nghiên cứu báo chí – truyền thông: Luận văn xem xét có hệ thống các tài liệu dƣới dạng văn bản viết nhƣ: các quy định, Nghị định, Thông tƣ, kế hoạch, báo cáo… để lấy thông tin và số liệu cho quá trình viết luận văn. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích nội dung tin, bài trên các báo điện tử khảo sát: VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet, Tuổi Trẻ Online, Thanh niên Online. Dựa vào kết quả thu đƣợc, tác giả đã tiến hành phân tích, đánh giá, tổng kết những kết quả nghiên cứu, từ đó đƣa ra những luận cứ, luận điểm giúp hoàn thiện vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo tòa soạn, phóng viên chuyên phụ trách chuyên mục dành cho giới trẻ của một số báo điện tử, chuyên gia văn hóa, học sinh THPT về thực trạng ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay. - Phương pháp định lượng: Thông qua việc lập bảng hỏi và khảo sát đối tƣợng là giới trẻ về việc đọc báo điện tử hàng ngày, về cách thức tiếp cận và xử lý thông tin của giới trẻ trên báo điện tử. Từ đó, đề tài xác định đƣợc phƣơng hƣớng giải quyết các vấn đề nghiên cứu.
  • 19. 15 5.3. Khung phân tích luận văn Từ những phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ trên, tác giả luận văn đã tự xây dựng cho mình một khung phân tích luận văn theo mô hình nhƣ sau: Theo khung phân tích này, báo điện tử đóng vai trò là nơi tạo ra thông tin (nguồn) về các lĩnh vực trong cuộc sống. Những thông tin này tiếp cận với giới trẻ thông qua các PTTT đại chúng, giới trẻ cũng tiếp cận thông tin trên báo điện tử dƣới nhiều hình thức khác nhau và cũng xử lý thông tin theo cách riêng của mình. Những thông tin trên báo điện tử, gián tiếp hoặc trực tiếp tác động đến nhận thức của giới trẻ. Chính những nhận thức này là yếu tố tạo nên lối sống cho giới trẻ, đƣợc thể hiện qua: Cách thức tiếp nhận thông tin, cách thức thể hiện bản thân, cách thức học tập và làm việc, cách thức giải trí và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khung phân tích luận văn là cái nhìn tổng quan nhất về sự ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ. Khung phân tích này sẽ đƣợc diễn giải chi tiết trong các chƣơng của luận văn.
  • 20. 16 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài Đề tài làm rõ những khái niệm và vấn đề lý luận liên quan đến việc sự ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Đồng thời, đề tài cũng góp phần đƣa ra những giải pháp, cách thức cụ thể nhằm nâng cao sự ảnh hƣởng tích cực của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Về mặt thực tiễn, luận văn đem đến cái nhìn sơ lƣợc về thực trạng ảnh hƣởng của báo điện tử bao gồm cả ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp, ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Từ đó, những ngƣời làm báo điện tử, đặc biệt là những phóng viên, BTV chuyên về những chuyên mục dành cho giới trẻ sẽ thấy đƣợc ƣu và nhƣợc điểm của những thông tin khi đƣa lên báo. Luận văn cũng đƣa ra những giải pháp cụ thể trong việc truyền tải, tiếp nhận và quản lý thông tin trên báo điện tử nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau. Ngoài ra, luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ cho sinh viên báo chí, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành báo điện tử; phóng viên, BTV báo điện tử và những ngƣời quan tâm tới lĩnh vực này. Đồng thời, nghiên cứu cũng sẽ hữu ích đối với những cơ quan báo điện tử muốn tham khảo về sự ảnh hƣởng của thông tin trên báo điện tử tới công chúng của mình. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục thì luận văn gồm có 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về báo điện tử ở Việt Nam Chƣơng 2: Thực trạng ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay Chƣơng 3: Xu hƣớng phát triển và giải pháp phát huy vai trò tích cực của báo điện tử trong việc xây dựng lối sống của giới trẻ hiện nay
  • 21. 17 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số khái niệm công cụ liên quan đến luận văn 1.1.1. Khái niệm báo điện tử Báo điện tử là một loại hình báo chí ra đời muộn hơn báo in, phát thanh và truyền hình. Trƣớc đây, khi một sự kiện xảy ra thì “phát thanh đƣa tin, truyền hình minh họa, báo in phân tích và giải thích”. Nhƣng giờ đây, báo điện tử có thể đảm đƣơng nhiệm vụ của cả phát thanh, truyền hình lẫn báo in một cách dễ dàng. Bản thân nó mang trong mình sức mạnh của PTTT đại chúng truyền thống, cùng kết hợp với mạng internet nên có nhiều ƣu điểm vƣợt trội, trở thành kênh truyền thông vô cùng hiệu quả, đặt các PTTT đại chúng vào cuộc đua quyết liệt. Báo điện tử có ƣu thế ở khả năng tƣơng tác qua lại giữa tờ báo và công chúng, giữa công chúng với công chúng, tạo điều kiện thuận lợi thiết lập các diễn đàn báo chí; báo điện tử còn có ƣu thế về khả năng đa phƣơng tiện, tính thời sự, khả năng lƣu giữ, tìm kiếm và truy xuất thông tin nhanh chóng, dễ dàng. Sự ra đời và phát triển của internet đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của báo điện tử. Đƣợc ra đời vào những năm 90 của thế kỷ XX, từ tờ điện tử đầu tiên là Chicago Tribune ra đời vào tháng 5/1992 báo điện tử đã có sự phát triển một cách chóng mặt khi chỉ 8 năm sau đó (đầu năm 2000) trên thế giới đã thống kê đƣợc con số lên tới 8.474 tờ báo điện tử. Bắt đầu từ năm 2000 trở đi, các hãng thông tấn lớn trên thế giới nhƣ: AFP, Reuter… các đài truyền hình nhƣ: CNN, NBC… các tờ báo nhƣ New York Times, Washington Post... đều có tờ báo điện tử của mình và coi đó là phƣơng tiện để phát triển thêm công chúng báo chí. Tại Việt Nam, chỉ một tháng sau khi Việt Nam nối mạng internet, ngày 31/12/1997, tạp chí Quê hương có địa chỉ: http://quehuongonline.vn đã trở thành tờ báo điện tử đầu tiên ở nƣớc ta. Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đánh dấu sự ra đời của báo điện tử tại Việt Nam, từ đó đến nay, số lƣợng báo điện tử tại nƣớc ta đã có sự phát triển mạnh mẽ. Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại rất nhiều cách gọi khác nhau đối với loại hình báo chí này: Báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến (Online
  • 22. 18 Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí internet (Internet Newspaper) và báo mạng điện tử. Báo điện tử là khái niệm thông dụng nhất hiện nay, nó gắn liền với tên gọi của nhiều tờ báo điện tử thuộc cơ quan báo in nhƣ: Quê Hương điện tử, Nhân Dân điện tử, Lao Động điện tử... Ngay trong các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc cũng sử dụng thuật ngữ “báo điện tử”. Trong nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/08/2001 của Chính phủ về Quản lý và cung cấp dịch vụ internet, ở Điều 12 có ghi: Dịch vụ thông tin trên internet là một loại hình dịch vụ ứng dụng internet, bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo in, báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản phẩm trên internet và dịch vụ cung cấp các loại hình điện tử khác trên internet. Trong Điều 3, Chƣơng 1 của Luật số 12/1999/QH10 ngày 12/06/1999 về Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/12/1989 cũng có ghi thuật ngữ “báo điện tử (đƣợc thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nƣớc ngoài” để chỉ loại hình báo chí này. Báo điện tử là loại hình báo chí đƣợc xây dựng dƣới hình thức một trang web và phát hành dựa trên nền tảng internet. Báo điện tử đƣợc xuất bản bởi tòa soạn điện tử, còn ngƣời đọc báo dựa trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng... có kết nối internet. Khác với báo in, tin tức trên báo điện tử đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, tin ngắn và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Nó cũng khác so với trang thông tin điện tử về tần suất cập nhật. Báo điện tử cho phép mọi ngƣời trên khắp thế giới tiếp cận tin tức nhanh chóng không phụ thuộc vào không gian và thời gian, sự phát triển của báo điện tử đã làm thay đổi thói quen đọc tin và ít nhiều có ảnh hƣởng đến việc phát triển báo giấy truyền thống. Trong phạm vi giới hạn của đề tài cũng nhƣ khả năng của tác giả, luận văn sử dụng khái niệm báo điện tử đƣợc dẫn theo khái niệm của TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang (Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản): “Báo điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng internet” [7, tr. 53].
  • 23. 19 1.1.2. Khái niệm giới trẻ Giới trẻ Việt Nam hiện nay đã và đang nhận đƣợc sự quan tâm của toàn xã hội. Họ là những ngƣời sẽ kế cận và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Lịch sử dân tộc đã chứng minh, ở bất cứ thời đại nào, giới trẻ - thanh niên cũng là lực lƣợng “đứng mũi chịu sào” trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Do có những nét đặc thù về tâm sinh lý nên giới trẻ đƣợc coi là lực lƣợng nhạy cảm và năng động trong xã hội hiện đại. Tuổi trẻ chính là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời với mong muốn đƣợc cống hiến, sáng tạo nhƣng cũng là lúc dễ bị lôi kéo và cám dỗ nhất. “Giới trẻ” là cụm từ không hề mới mẻ và xa lạ. Tùy thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu mà có thể đƣa ra những định nghĩa khác nhau về giới trẻ. Về phương diện sinh học: Ngƣời trẻ là ngƣời nằm trong lứa độ trẻ, từ thiếu niên (dƣới 15 tuổi) đến tuổi bầu cử (trên 18 tuổi). Giới trẻ là một cộng đồng gồm những ngƣời trẻ. Về phương diện văn hóa, xã hội: Giới trẻ là những ngƣời mà nhận thức không còn ấu trĩ con trẻ nữa nhƣng cũng chƣa đủ chín muồi của một ngƣời trƣởng thành, chín muồi về mọi phƣơng diện. Ngƣời trẻ là ngƣời đang trong phát triển, hoàn thiện để có một nhận thức viên mãn và tƣơng thích với đại đa số trong cộng đồng. Trong Từ điển Di sản Hoa Kỳ và Bách khoa toàn thƣ Britannica cũng đã đƣa ra định nghĩa, ngƣời trẻ là ngƣời nằm trong độ tuổi chuyển giao phát triển sinh lý và tâm lý, thể chất và tinh thần, tiến trình diễn ra giữa thời kỳ thiếu niên và ngƣời trƣởng thành (ngƣời lớn). Quá trình chuyển giao này liên quan đến thay đổi về phƣơng diện sinh học (ví dụ nhƣ dậy thì), xã hội và tâm lý, trong đó những thay đổi về sinh lý và tâm lý thƣờng dễ nhận thấy hơn. Từ điển Oxford lại giải thích, thời điểm kết thúc độ tuổi “trẻ” và bắt đầu trở thành “ngƣời lớn” đƣợc quy ƣớc ở mỗi nƣớc một khác thậm chí khác nhau ở ngay trong một quốc gia, căn cứ vào các quyền công dân và quyền con ngƣời. Cách xác định một ngƣời còn “trẻ” hay “trƣởng thành” thông qua việc xác định đủ tuổi cho một quyền gì đó cụ thể chẳng hạn nhƣ có chứng minh thƣ nhân dân, có bằng lái xe, có quyền quan hệ tình dục, nhập ngũ, bầu cử, hay lập gia đình.
  • 24. 20 Theo UNESCO (phƣơng diện văn hoá - xã hội), “ngƣời trẻ” nên đƣợc hiểu là những ngƣời thuộc giai đoạn chuyển giao từ sự phụ thuộc của trẻ em đến sự độc lập của ngƣời lớn và nhận thức về sự tƣơng thuộc (phụ thuộc lẫn nhau) giữa các thành viên trong một cộng đồng. Ngƣời trẻ hay tuổi trẻ là một phạm trù tƣơng đối, linh hoạt hơn là chiếu theo độ tuổi cố định. UNESCO không có một độ tuổi cố định để xác định “giới trẻ” mà tuỳ vào bối cảnh, lĩnh vực và phạm vi. Trong khi Hiến chƣơng Thanh niên châu Phi (AYC) cho rằng “ngƣời trẻ” là những ngƣời thuộc độ tuổi từ 15 đến 35 thì Liên Hợp Quốc (UN) xác định “giới trẻ” là những ngƣời thuộc độ tuổi từ 15 - 24. Tất cả các báo cáo, thống kê của Liên Hợp Quốc đều căn cứ vào định nghĩa này, chẳng hạn nhƣ sách trắng của Liên Hợp Quốc về dân số, giáo dục, việc làm và y tế. Theo điều I, Luật Thanh niên quy định: Thanh niên là công dân Việt Nam đủ mƣời sáu tuổi đến ba mƣơi tuổi [32, tr. 1]. Theo từ điển tiếng Việt “Thanh niên là người còn trẻ, đang ở độ tuổi trưởng thành” [29, tr. 1029]. Khái niệm này bao hàm: Thanh niên là ngƣời có độ tuổi còn trẻ và độ tuổi đó đang trƣởng thành. Khái niệm này hoàn toàn đƣợc hiểu theo lứa tuổi. Trong cuốn sách Quản lý Nhà nƣớc về công tác thanh niên trong thời kỳ mới, đồng chí Vũ Trọng Kim đã đƣa ra khái niệm thanh niên nhƣ sau: “Thanh niên là một nhóm nhân khẩu - xã hội đặc thù bao gồm những người trong một độ tuổi nhất định, có quan hệ gắn bó mật thiết với mọi giai cấp, tầng lớp xã hội, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, có vai trò lớn trong hiện tại và giữ vai trò quyết định sự phát triển trong tương lai của xã hội” [30, tr. 14]. Từ những khái niệm trên, trong phạm vi khả năng của mình, tác giả luận văn đƣa ra khái niệm về giới trẻ nhƣ sau: Giới trẻ là những ngƣời ở độ tuổi từ 16 – 30 tuổi, có những đặc điểm tâm sinh lý khác biệt, có tâm tƣ, nguyện vọng và hoài bão theo lứa tuổi và theo giới tính. Giới trẻ Việt Nam có mặt trên khắp đất nƣớc, trong các giai cấp và tầng lớp xã hội, thuộc các ngành nghề khác nhau nhƣ: học sinh – sinh viên, lực lƣợng vũ trang, công nhân, nông dân, văn nghệ sĩ… Giới trẻ Việt Nam là những ngƣời có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội và đất nƣớc.
  • 25. 21 Với đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay”, trong khả năng giới hạn của mình, tác giả luận văn muốn đề cập tới “giới trẻ” là những bạn trẻ công dân Việt Nam, có độ tuổi từ 16 – 28 tuổi. Vậy giới trẻ có đặc điểm tâm sinh lý và thể chất nhƣ thế nào? Trong cuốn “PR – công cụ phát triển của báo chí” (Nxb Trẻ), PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng đã nhận định: “Ở độ tuổi này cho phép thanh niên có thể đảm nhận được mọi công việc trong hoạt động học tập, lao động và giao tiếp xã hội... Tuy nhiên, với độ tuổi trên dưới 20, do sự hưng phấn cường độ cao của hệ thần kinh cộng với sức mạnh thể chất đang trên đà phát triển nên thanh niên độ tuổi này còn có biểu hiện hưng phấn nhiều hơn ức chế, dẫn đến đặc điểm tâm lý sôi nổi, nhiệt tình nhưng có pha chút bồng bột, dễ bắt chước, dễ kích động và dễ ngộ nhận... Nhân cách của thanh niên đang trong giai đoạn hoàn thiện và định hình, rõ nét nhất là hệ thống thái độ và định hướng giá trị, từ đó hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, niềm tin và lý tưởng. Tình cảm, trách nhiệm và nghĩa vụ công dân của thanh niên có bước chuyển biến mới. So với tuổi thiếu niên, nhận thức chính trị - xã hội của thanh niên, sự định hình và hoàn thiện các thuộc tính nhân cách diễn ra với tốc độ nhanh, cường độ mạnh, cùng với sự tác động của cảm xúc có phân cực rõ ràng. Khả năng chịu sự tác động của bên ngoài một cách nhanh nhạy, có thẩm định và tự điều chỉnh, khả năng thích ứng xã hội cao, nếu có hướng dẫn đúng” [14, tr. 209]. Với những đặc điểm tâm sinh lý đang trong giai đoạn hình và phát triển, giới trẻ đang đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức. Bởi vậy, việc chăm lo giáo dục đạo đức, tƣ tƣởng và lối sống cho giới trẻ là vô cùng cấp thiết, cần đƣợc chú trọng quan tâm. Trƣớc lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn trong Di chúc: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ trở thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. 1.1.3. Khái niệm lối sống Lối sống (đạo đức và chuẩn giá trị xã hội) là những yếu tố cơ bản trong đời sống xã hội của mỗi con ngƣời và mỗi nền văn hóa. Chúng gắn liền với các cơ sở
  • 26. 22 kinh tế, chính trị, tƣ tƣởng và mọi mặt của đời sống vật chất, tinh thần của toàn xã hội. Mỗi xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định, đều có lối sống, đạo đức cũng nhƣ các thƣớc đo giá trị quy định trật tự và sự phát triển ổn định cho cả cộng đồng, đồng thời chi phối các mối quan hệ giữa ngƣời này với ngƣời khác, giữa nhóm xã hội này với nhóm xã hội khác, giữa mỗi con ngƣời với toàn thể đời sống xã hội. Ở một bình diện chung nhất, lối sống là một phạm trù thuộc lĩnh vực văn hóa. Khi nói về phạm trù “lối sống”, có rất nhiều quan niệm khác nhau do cách tiếp cận khác nhau. Tâm lý học coi các yếu tố khí chất, tính cách, nhân cách là thuộc tính cơ bản của lối sống. Vì thế, khi nói “tính cách ngƣời Anh”, “tính cách ngƣời Việt” thì điều đó có nghĩa kiểu hành vi, kiểu ứng xử, kiểu suy nghĩ và cách biểu hiện cảm xúc, tình cảm này là đã mang tính chất đặc trƣng cho mỗi nhóm xã hội và cả cộng đồng ngƣời đó rồi. Nhân học, dân tộc học nhấn mạnh đến yếu tố văn hóa của lối sống. Chính vì thế theo cách tiếp cận này, mỗi dân tộc cụ thể đều có một lối sống đặc trƣng bởi hệ giá trị, chuẩn mực, phong tục tập quán, truyền thống, thói quen thể hiện qua cách ăn, mặc, lao động, nghỉ ngơi, sinh hoạt, ứng xử và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi lối sống chứa đựng bản sắc văn hóa của dân tộc, nhờ vậy có thể nhận diện và phân biệt đƣợc ngƣời dân tộc này với ngƣời dân tộc khác. Xã hội học thì lại cho rằng, lối sống là một phạm trù xã hội học dùng để chỉ kiểu hành vi, kiểu quan hệ xã hội tƣơng ứng với vị thế - vai trò và cấu trúc xã hội nhất định. Lối sống qui định đặc điểm của tƣ duy, cách giao tiếp, ứng xử của con ngƣời trong các lĩnh vực lao động sản xuất, văn hóa xã hội, chính trị tƣ tƣởng và đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nhƣng bản thân lối sống lại bị qui định bởi cấu trúc xã hội, phân tầng xã hội và hệ thống xã hội. Theo từ điển tóm tắt xã hội học (Liên Xô cũ): lối sống là những hình thức hoạt động sống (cá nhân, nhóm, tầng lớp) điển hình với những quan hệ xã hội cụ thể trong lịch sử. Từ phạm vi rộng lớn ấy, có thể thấy: Lối sống là một thói quen có định hƣớng, có chất lƣợng lý tƣởng. Nó là cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn hóa, đặc trƣng văn hóa của một ngƣời hay một cộng đồng, là một yếu tố
  • 27. 23 xã hội. Nó là tiêu chí đầu tiên, tổng hợp nhất thể hiện chất lƣợng văn hóa và trí tuệ của con ngƣời. Nhƣ vậy, lối sống là một phạm trù xã hội khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hƣởng thụ, trong quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa. Lối sống là phức hợp những mẫu hình nhận thức và hành động biểu hiện nhƣ sự lặp lại, phổ biến, ổn định dƣới dạng thức hoạt động đặc trƣng cho một dân tộc, một quốc gia, một giai cấp, một tập đoàn xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Ở đây, những chuẩn mực, giá trị, những truyền thống, tập quán có vai trò hết sức lớn đến phƣơng thức hoạt động, tu duy cách ứng xử của ngƣời ta trong xã hội. Tất cả tạo thành cơ sở của khuôn mẫu hành vi của mỗi ngƣời, mỗi nhóm và tập đoàn ngƣời khác nhau trong xã hội. Nói cách khác, lối sống là tổng thể các nét căn bản đặc trƣng cho hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội trong những điều kiện xã hội nhất định về mặt lịch sử. Nó là những cách thức, phép tắc tổ chức và điều khiển đời sống cá nhân, cộng đồng đã đƣợc thừa nhận rộng rãi và trở thành thói quen. Từ những khái niệm khác nhau nhƣ trên có thể đƣa ra một khái niệm chung tổng quát nhƣ sau: Lối sống là tổng hợp toàn bộ các mô hình, cách thức và phong cách sống của con người thể hiện trong mọi phương thức cũng như lĩnh vực hoạt động, từ sản xuất, tiêu dùng, sinh hoạt đến thái độ, hành vi, cách tư duy, lối ứng xử giữa con người với con người, giữa chủ thể với đối tượng, giữa điều kiện với phương tiện và mục đích sống. Trong lối sống tổng hoà những nét cơ bản, khắc hoạ những đặc điểm cuộc sống của các cá nhân, các nhóm người, của giai cấp, dân tộc trong một xã hội nhất định. [28, tr. 23-24]. Một số nhận biết về tiêu chí lối sống: Lối sống thể hiện văn minh nhân loại và truyền thống văn hóa của một dân tộc, cả các giá trị phổ quát và cả các giá trị phù hợp với điều kiện lịch sử của từng
  • 28. 24 thời kỳ nhất định. Về nhận thức, lối sống tập hợp những nét cơ bản, tiêu biểu, ổn định của các hình thức hoạt động sống đặc trƣng cho mỗi dân tộc, quốc gia, vùng địa lý, nhóm xã hội và cá nhân trong những điều kiện chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội cụ thể. Đó là cách thức hoạt động, ứng xử của chủ thể (cá nhân, tập thể) để đáp ứng nhu cầu sống, từ ăn, mặc, ở, đi lại, tái tạo giống nòi đến học hành, vui chơi, giao tiếp và thoả mãn nhu cầu trí tuệ, thẩm mỹ, vv..; từ hoạt động kinh doanh, chính trị, văn hoá đến việc tổ chức đời sống cá nhân, gia đình và xã hội. Nhƣ vậy, nếu xem lối sống, theo nghĩa đơn giản, là cách sống của một cá nhân hay cộng đồng thì rõ ràng mọi yếu tố xã hội xung quanh nó có ảnh hƣởng đến quá trình hình thành nhân cách hay lối sống của họ. Tiêu chí luôn đƣợc định nghĩa là: "Tính chất, dấu hiệu đặc trƣng để nhận biết, xem xét, hoặc phân loại một vật, sự vật". Nhƣ vậy, tiêu chí lối sống sẽ đƣợc xem là: Những dấu hiệu đặc trƣng để nhận biết, xem xét hoặc phân loại lối sống. Từ cách chia nhƣ vậy, cộng với việc xác định thêm một trục thời gian bên cạnh trục không gian nhƣ cách phân chia truyền thống của những ngƣời theo mô hình cấu trúc đã chỉ ra trong lý thuyết lối sống ở trên, tiêu chí lối sống đƣợc đề tài chia thành 02 loại: Tiêu chí đánh giá lối sống và tiêu chí phân loại lối sống. Tiêu chí đánh giá lối sống: Do lối sống là một phạm trù mang tính đạo đức nên thông thƣờng ngƣời ta phân chia lối sống theo cách đánh giá này. Trên cơ sở đó, tiêu chí đánh giá lối sống có thể phân chia thành các dạng sau: - Phân chia theo tính chủ động của lối sống: lối sống chủ động – lối sống bị động. - Phân chia theo tính tích cực của lối sống: Lối sống tích cực – lối sống tiêu cực. - Phân chia theo tính định hƣớng của lối sống: lối sống hƣớng nội – lối sống hƣớng ngoại. - Phân chia theo tính chất tình nghĩa: lối sống trọng tình – lối sống trọng nghĩa. - Phân chia theo định hƣớng cá nhân hay cộng đồng: lối sống cá nhân – lối sống cộng đồng; lối sống vị kỷ – lối sống vị tha.
  • 29. 25 Tiêu chí phân loại lối sống: Bên cạnh tiêu chí đánh giá lối sống theo cách nhìn đạo đức, lối sống còn đƣợc nhìn nhận từ góc độ loại hình nhƣ sau: - Lối sống theo nhóm tuổi: lối sống trẻ em, thanh niên, ngƣời già... - Lối sống theo nghề nghiệp (môi trƣờng làm việc): lối sống công nhân, nông dân, học sinh – sinh viên, bác sĩ, giáo viên... - Lối sống gia đình: Gia đình trí thức, nông dân... - Lối sống theo thu nhập: lối sống nhà giàu, nhà nghèo.... - Lối sống theo tôn giáo: lối sống của ngƣời theo đạo Thiên chúa, Tin lành, Phật giáo,... - Lối sống theo nơi cƣ trú: lối sống nông thôn, đô thị. - Lối sống chia theo thời gian: lối sống cổ truyền, truyền thống, hiện đại. - Lối sống chia theo giới tính: lối sống nam giới (đàn ông), lối sống nữ giới (đàn bà). - Lối sống chia theo nhóm bạn (nhóm sở thích): Lối sống của nhóm thích game, của nhóm thích phim Hàn Quốc, thích đi du lịch,... - Lối sống theo trình độ học vấn: lối sống của học sinh tiểu học, sinh viên đại học... - Lối sống theo tình trạng tâm – sinh lý: lối sống hƣớng nội, hƣớng ngoại, có bệnh tật... - Lối sống theo định hƣớng giá trị: Lối sống trọng tình cảm, lối sống tự do, lối sống buông thả... Từ khái niệm và cách phân loại nhƣ trên có thể hiểu: Lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay là sự tổng hợp của các mô hình, cách thức và phong cách sống của ngƣời trẻ (trong độ tuổi từ 16 – 28) trong mọi lĩnh vực từ lao động, học tập, sinh hoạt đến thái độ, hành vi, cách tƣ duy, lối ứng xử giữa ngƣời trẻ với nhau, giữa ngƣời trẻ với xã hội, giữa ngƣời trẻ và những ngƣời ở độ tuổi khác. 1.2. Quan điểm lý thuyết trong nghiên cứu về ảnh hƣởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ ở Việt Nam hiện nay Khi nhắc tới hai từ “ảnh hưởng”, mỗi ngƣời sẽ có cách định nghĩa khác nhau. Có ngƣời thì cho rằng, “ảnh hưởng” có nghĩa là tác động (từ ngƣời, sự việc hoặc
  • 30. 26 hiện tƣợng) có thể làm dần dần có những biến đổi nhất định trong tƣ tƣởng, hành vi, hoặc trong quá trình phát triển ở sự vật hoặc ngƣời nào đó. Cũng có ý kiến cho rằng, “ảnh hưởng” là khi một ngƣời suy nghĩ hoặc hành động đƣợc thay đổi bởi của ngƣời khác. Ảnh hƣởng có thể là cả tốt và xấu. Tuy nhiên, trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm “ảnh hưởng” theo định nghĩa sau: “Ảnh hưởng là tác động có thể để lại kết quả ở sự vật hoặc người nào đó. Ví dụ: Ảnh hưởng của khí hậu đối với cây cối; nói chuyện làm ảnh hưởng đến người khác…” [29, tr. 7]. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các PTTT hiện đại đang là công cụ tốt nhất để giúp cho báo chí truyền tải một lƣợng thông tin khổng lồ đến với công chúng. Chính vì vậy, báo chí cũng có ảnh hƣởng ngày càng to lớn trong việc thúc đẩy tiến trình các sự kiện. Nói cách khác, báo chí không chỉ đơn thuần là ngƣời đƣa tin, phản ánh thụ động các sự kiện; nó còn đóng vai trò ngày càng tích cực, tham gia trực tiếp vào các sự kiện nhƣ một trong những yếu tố, những điều kiện thúc đẩy và quy định chiều hƣớng vận động của các sự kiện. Bản chất của vai trò đó chính là áp lực của dƣ luận xã hội do báo chí tạo ra. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình, tính đến năm 2015, dân số Việt Nam đạt 91,9 triệu ngƣời, tỷ lệ lao động dƣới 30 tuổi (thanh niên) chiếm 31,2%. Con số này cho thấy, giới trẻ có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc. Giới trẻ luôn là một trong những nhóm công chúng đích của truyền thông đại chúng. Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ và sự ra đời của các sản phẩm công nghệ số đã giúp cho báo điện tử dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với giới trẻ. Với sự phong phú, đa dạng về mặt thông tin trong mọi lĩnh vực từ chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giải trí, thể thao, công nghệ… giới trẻ đƣợc sống trong nhịp đập nóng hổi của thời đại, quốc gia, cộng đồng. Thông qua báo điện tử, giới trẻ có cái nhìn tích cực hơn, quan tâm hơn và những phản ứng kịp thời với những sự kiện chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội của thế giới, của đất nƣớc và của địa phƣơng nơi mình đang sống. Có thể nói, báo điện tử có những tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới sự phát triển trí tuệ, hình thành nhân sinh quan, thế giới quan và bồi đắp tình cảm nhân văn cho giới trẻ.
  • 31. 27 Không những vậy, do sự đa dạng, phong phú và cập nhật thông tin nhanh chóng nên báo điện tử còn tìm thấy cho mình đƣợc nguồn tri thức hữu ích, rèn luyện kỹ năng sống của mình. Một số những trang báo chuyên ngành còn có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động trao đổi, nghiên cứu thông tin khoa học của giới trẻ. Thế nhƣng, bên cạnh những hình đẹp về giới trẻ, vẫn còn đâu đó những ngƣời trẻ có lối sống lệch lạc, thiếu lý tƣởng, giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật do tác động của những mặt trái kinh tế thị trƣờng và toàn cầu về văn hóa ngày càng sâu rộng. Những ngƣời trẻ này có lối sống thực dụng, đua đòi, lãng phí, có biểu hiện tiêu cực trong đạo đức, lối sống, cá biệt có một số thanh niên sa vào tệ nạn xã hội, tội phạm. Thông qua các PTTT đại chúng (trong đó tích cực nhất là báo điện tử), dƣ luận không khỏi cảm thấy sốc trƣớc hình ảnh phản cảm về cách cƣ xử, ăn mặc lố lăng của thanh niên, học sinh - sinh viên: “ngắn trƣớc, rách sau”, “siêu mỏng”, rồi các “hot girl, hot boy” sang chảnh; truy cập các website độc hại, chat nude, đua xe, quan hệ tình dục sớm; trƣờng học thì thƣờng xuyên xảy ra các vụ bạo lực học đƣờng. Đặc biệt, theo báo cáo của Ban chỉ đạo Đề án IV “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chƣa thành niên” của Bộ Công an, trong vòng 6 năm (2007 - 2013), trên cả nƣớc đã xảy ra 63.600 vụ án hình sự do trẻ vị thành niên gây ra, với 94.300 đối tƣợng là trẻ vị thành niên phạm tội, tăng gần 4.300 vụ án so với 6 năm trƣớc đó. Đây là những con số đau lòng, làm nhức nhối dƣ luận xã hội. Điều đáng lo ngại là càng ngày, số tội phạm vị thành niên càng trẻ hóa. Theo thống kê, trong tổng số 94.300 tội phạm vị thành niên nói trên, số trẻ dƣới 14 tuổi phạm tội chiếm tới 13%, trẻ từ 14 đến 16 tuổi phạm tội chiếm tới 34,7%. Nếu nhƣ Lê Văn Luyện lạnh lùng vung dao đoạt mạng liền một lúc 3 ngƣời khi chỉ còn kém vài tháng nữa là đầy 18 tuổi, thì sau đó Võ Nhật Trƣờng (ở thôn Trung Hậu, xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ, Bình Định) giết bà nội mình là cụ Trần Thị Vân (83 tuổi) để cƣớp 700 nghìn đồng khi Trƣờng chƣa đầy 16 tuổi. Hay vụ Nông Văn
  • 32. 28 Công (ở xã Ngọc Đƣờng, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang) giết mẹ đẻ là bà Lƣu Thị Linh để cƣớp 2,8 triệu đồng và một sợi dây chuyền bạc khi hắn đang là học sinh lớp 9 của Trƣờng THCS xã Ngọc Đƣờng… Dƣ luận cũng giật mình khi mỗi năm Việt Nam có 1,2 triệu ca nạo phá thai, trong đó có tới 20% trƣờng hợp là học sinh THPT; Nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đƣờng tình dục ở vị thành niên và thanh niên cũng đang ở mức báo động; Tình hình sử dụng ma tuý trong vị thành niên và thanh niên cũng đáng lo ngại. Tất cả những số liệu này phần nào giống nhƣ tín hiệu báo động về sự xuống cấp trong lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Trong đó, các PTTT đại chúng nói chung và báo điện tử nói riêng đã phần nào “góp tay” khiến tình trạng này gia tăng mạnh hơn. Với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí, giữa một “biển” thông tin, giới trẻ có thể “lạc lối”, nếu không đƣợc định hƣớng, giáo dục. Thế nhƣng, trong quá trình hoạt động thực tiễn, chịu sự tác động không nhỏ của kinh tế thị trƣờng và sức ép từ doanh số, báo điện tử đang dần xuất hiện những dấu hiệu tiêu cực trong việc đƣa tin, làm ảnh hƣởng tới lối sống, suy nghĩ và hành vi của giới trẻ. Bên cạnh những tờ báo nghiêm túc, có không ít tờ báo thu hút độc giả bằng những bài báo có nhan đề giật gân, nội dung khai thác những đề tài kịch tính, thị hiếu tầm thƣờng, dục vọng thấp kém của con ngƣời. Việc các ngôi sao, ngƣời mẫu, diễn viên thƣờng xuyên xuất hiện với tần suất dày đặc bằng các chiêu trò lố lăng, dễ khiến giới trẻ bị ngộ nhận đó là những giá trị thời thƣợng đƣợc xã hội tôn vinh, kích thích giới trẻ học đòi theo những điều phù phiếm, sao nhãng và coi nhẹ giá trị chân chính của cuộc sống. Thông tin báo chí đối với thế hệ trẻ ngày nay vừa thừa, vừa thiếu. Thừa những thông tin giải trí, giật gân vô bổ, thậm chí độc hại mà thiếu những thông tin nghiêm túc, có tính phát hiện, khai sáng, cảnh báo, có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Báo điện tử đang phát triển “nóng” nhƣng thiếu chiều sâu, thiếu đỉnh cao. Có không ít tờ báo coi nhẹ chức năng thông tin, phản biện xã hội mà lại chú trọng tính chất giải trí, thƣơng mại, chạy theo thị hiếu tầm thƣờng của độc giả.
  • 33. 29 Có thể nói, vai trò, tác động của báo chí, truyền thông nói chung, báo điện tử nói riêng đối với thế hệ trẻ là một vấn đề rất lớn, nhƣng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Bởi vậy, các ban ngành, cơ quan truyền thông cần phải có những biện pháp cụ thể để nâng cao tác động của báo điệntử đối với lối sống của giới trẻ hiện nay. 1.3. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của báo điện tử ở Việt Nam 1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển Chỉ một tháng sau khi Việt Nam nối mạng internet, ngày 31/12/1997, tạp chí Quê hương (tạp chí của Ủy ban về ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam) có địa chỉ: http://quehuongonline.vn đã trở thành tờ báo điện tử đầu tiên của nƣớc ta. Đối tƣợng phục vụ chủ yếu của tạp chí là cộng đồng ngƣời Việt Nam định cƣ, sinh sống ở nƣớc ngoài cũng nhƣ thân nhân của họ ở trong nƣớc và những độc giả quan tâm, tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài. Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử báo chí nƣớc nhà, đánh dấu các PTTT đại chúng ở Việt Nam đã có thêm một thành viên mới, một loại hình báo chí mới vừa hiện đại, vừa đặc biệt hữu dụng. Tiếp nối sự ra đời của Quê hương Online, ngày 21/06/2016, báo Nhân dân điện tử (http://nhandan.vn/) chính thức phát hành trên mạng internet; ngày 03/02/1999, Đài Tiếng nói Việt Nam hòa mạng với tên miền http://vovnews.vn; ngày 01/09/2000, Đài Truyền hình Việt Nam phát hành trang tin điện tử http://vtv.vn. Đến nay, các cơ quan báo chí lớn nhƣ: Tiền Phong, Lao Động, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Thông tấn xã Việt Nam… đều có tờ báo điện tử. Từ chỗ ban đầu chỉ là những tờ báo phiên bản điện tử của báo in, những tờ báo trên đã phát triển độc lập, có phong cách riêng và dần thoát ra khỏi cái bóng bao trùm của báo in, khẳng định đƣợc ƣu thế vƣợt trội của mình. Bên cạnh đó, những tờ báo điện tử độc lập cũng dần xuất hiện. Ngày 26/02/2002, tờ Tin nhanh Việt Nam (http://vnexpress.net/) chính thức ra mắt độc giả và chính thức đƣợc cấp phép hoạt động báo chí, trở thành tờ báo điện tử độc lập đầu tiên ở Việt Nam. Tiếp theo là tờ Vietnamnet (http://vietnamnet.vn/) cũng đƣợc cấp
  • 34. 30 phép vào ngày 23/01/2003, VnMedia (http://vnmedia.vn/) đƣợc cấp phép ngày 06/08/2003. Theo báo cáo đánh giá công tác báo chí năm 2015 của Thứ trƣởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trƣơng Minh Tuấn tại Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016 cho biết: Hiện cả nƣớc có 105 báo, tạp chí điện tử (tăng 7 báo so với năm 2014). Trong đó có 83 báo, tạp chí điện tử của cơ quan báo chí in và 22 báo, tạp chí điện tử độc lập. Tổng số trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí đƣợc cấp phép là 248. Tính từ năm 2010, số lƣợng cơ quan báo chí điện tử tăng 44 cơ quan. 1.3.2. Sự khác biệt giữa báo điện tử và trang thông tin điện tử Thực tế cho thấy, rất nhiều ngƣời không phân biệt đƣợc giữa báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp và trang thông tin điện tử. Có rất nhiều ngƣời nghĩ rằng, các trang thông tin điện tử hoạt động giống nhƣ trang thông tin điện tử tổng hợp và trang thông tin điện tử tổng hợp hoạt động giống nhƣ báo điện tử. Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ nêu rõ: Trang thông tin điện tử trên internet là trang thông tin hoặc tập hợp trang thông tin phục vụ cho việc cung cấp và trao đổi thông tin trên môi trƣờng internet, bao gồm trang thông tin điện tử (website), trang thông tin điện tử cá nhân (blog), cổng thông tin điện tử (portal) và các hình thức tƣơng tự khác. Còn trong Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ, trang thông tin điện tử đƣợc phân loại và quy định quản lý nhƣ sau: 1. Báo điện tử dƣới hình thức trang thông tin điện tử, đƣợc thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về báo chí. 2. Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó. 3. Trang thông tin điện tử nội bộ là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức
  • 35. 31 bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề và thông tin khác phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó và không cung cấp thông tin tổng hợp. 4. Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ MXH để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp. Trang thông tin điện tử cá nhân, trang thông tin điện tử nội bộ phải tuân theo các quy định về đăng ký và sử dụng tài nguyên internet và các quy định có liên quan tại Nghị định này. 5. Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thƣơng mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, y tế, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành khác và không cung cấp thông tin tổng hợp. Trang thông tin điện tử này đƣợc thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành và các quy định có liên quan. Theo thông tƣ số 9/2014/TT-BTTTT quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử, các trang thông tin điện tử không phải cấp phép gồm: trang thông tin điện tử nội bộ; trang thông tin điện tử cá nhân; trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành; diễn đàn nội bộ dành cho hoạt động trao đổi, hỏi đáp thông tin nội bộ liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó; trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nƣớc cung cấp thông tin đƣợc quy định tại Điều 10 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nƣớc. Bên cạnh đó, thông tƣ số 9/2014/TT-BTTTT cũng quy định các trang thông tin điện tử phải cấp phép hoạt động là: trang thông tin điện tử tổng hợp; các trang thông tin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành khi cung cấp thông tin tổng hợp thì phải đề nghị cấp phép nhƣ đối với trang thông tin điện tử tổng hợp.
  • 36. 32 Ngoài ra, thông tƣ còn quy định, trang thông tin điện tử tổng hợp khi trích dẫn lại thông tin phải tuân theo quy định về nguồn tin (đƣợc quy định tại khoản 18 Điều 3, khoản 2 Điều 20 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP); không đăng tải ý kiến nhận xét, bình luận của độc giả về nội dung tin, bài đƣợc trích dẫn (trừ trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan báo chí). Trong khi đó, so với trang thông tin điện tử, báo điện tử có những điểm khác biệt nổi bật nhƣ sau: Báo điện tử Trang thông tin điện tử Là của một tổ chức chính trị, xã hội nhất định, đƣợc cấp phép hoạt động. Của tổ chức xã hội, công ty, đơn vị kinh tế, cá nhân; có hoặc không đƣợc cấp phép hoạt động. Là hoạt động chính trị, phục vụ công tác tƣ tƣởng, lợi ích của Tổ quốc, nhân dân. Hoạt động theo Luật Báo chí. Quảng bá cho tổ chức, cá nhân, sản phẩm và hoạt động vì mục đích riêng. Nội dung thông tin: Đƣợc chọn lọc, đa dạng (mọi vấn đề của đời sống). Tính thời sự của thông tin cao. Có thể đồng thời với sự kiện xảy ra. Thông tin là những sự kiện có thật, chính xác, có thể kiểm tra. Thông tin mang tính định hƣớng, góp phần quản lý xã hội. Nội dung thông tin: Hẹp, mang tính cá nhân (về doanh nghiệp, về sản phẩm, về công trình nghiên cứu khoa học). Thông tin không xuất hiện liên tục, cập nhật. Thông tin có thể có thật, có thể bị nói quá sự thật, thậm chí bịa đặt tùy theo mục đích của chủ trang web cần đạt đƣợc. Hình thức: Tờ báo đƣợc thiết kế theo chuyên trang, chuyên mục, bắt mắt nhƣng đảm bảo tính chính trị của trật tự thông tin. Thể loại báo chí đa dạng, ngôn ngữ đại chúng, dễ hiểu. Hình thức: Trang web đƣợc thiết kế không ổn định, tùy theo nội dung thông tin cần thông báo. Không sử dụng đa dạng các thể loại báo chí nhƣ: phóng sự, điều tra… Công chúng: Đa dạng, đại chúng, có sự quan tâm đến những vấn đề có liên quan Công chúng: Không có công chúng, chỉ có ngƣời cần sử dụng thông tin cho mục
  • 37. 33 đến quyền lợi của mình hoặc của dân tộc, đất nƣớc. Có sự phản hồi nhanh, hiệu quả, đóng góp lƣợng thông tin lớn cho tòa soạn, có nhu cầu thông tin cao coi đó nhƣ món ăn tinh thần hàng ngày. đích cá nhân của mình. Sự phản hồi thông tin chỉ xảy ra khi ngƣời dùng thực sƣ có lợi ích, nhu cầu. Đội ngũ sản xuất thông tin: Là các nhà báo chuyên nghiệp. Đội ngũ sản xuất thông tin: Là tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu thông tin về mình. Quá trình sản xuất thông tin: Chất liệu tác phẩm báo chí lấy từ cuộc sống, đƣợc lựa chọn, kiểm tra… Quá trình sản xuất thông tin: Sản xuất thông tin từ cái mình có, dựa trên nhu cầu mua bán, trao đổi. Trang báo đƣợc phát hành trên mạng internet nhƣng có sự quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Quá trình truyền tải thông tin tức thời và phi định kỳ. Quá trình truyền tải thông tin không liên tục theo thời gian và khó quản lý, kiểm soát. 1.3.3. Đặc điểm của báo điện tử Internet đã tạo môi trƣờng và tiền đề để báo điện tử ra đời. Đến lƣợt mình, sự ra đời và phát triển của báo điện tử đƣợc coi nhƣ một trong những dịch vụ tiện ích giúp mạng internet ngày càng trở nên hấp dẫn hơn. Từ việc bị hoài nghi về chức năng, vai trò khi mới ra đời, báo điện tử đã trở nên vững mạnh và có tầm ảnh hƣởng lớn đối với xã hội nói chung và tâm lý công chúng nói riêng. Với sự phát triển của khoa học – công nghệ, sự ra đời của các thiết bị điện tử thông minh, hiện đại, báo điện tử đã có thêm điều kiện để đến gần với công chúng hơn. Bây giờ, bất kể ngày hay đêm, chỉ cần có thời gian rảnh là công chúng sẽ sử dụng thiết bị công nghệ sẵn có để truy cập vào các trang báo điện tử, tìm đọc thông tin mà mình quan tâm. Điều này diễn ra ở nhiều nơi: công sở, gia đình, quán cà phê… Báo điện tử không chỉ đƣợc chấp nhận ở góc độ đối tƣợng tiếp nhận là khán giả, độc giả mà ngay cả bản thân những ngƣời làm báo.
  • 38. 34 Có thể nói, báo điện tử - kết quả của sự tích hợp giữa công nghệ và truyền thông, dựa trên nền của internet và sự tích hợp ƣu thế của các loại hình báo chí truyền thống đã có những ảnh hƣởng vô cùng to lớn đối với xã hội, đối với ngƣời dân. Về truyền tin, báo điện tử đã có những ảnh hƣởng ở góc độ nhƣ sau: Thứ nhất, báo điện tử có những lợi thế về dung lƣợng truyền tải mà báo in, phát thanh, truyền hình không thể có đƣợc. Báo điện tử không bị giới hạn khuôn khổ, số trang nên có khả năng truyền tải thông tin không giới hạn. Do đó, báo điện tử có thể cung cấp một lƣợng thông tin lớn, phong phú và chi tiết. Những thông tin trên báo điện tử đƣợc sâu chuỗi lại với nhau theo các chủ đề thông qua siêu liên kết, đƣợc lƣu trữ lâu dài và khoa học theo ngày tháng, chủ đề, chuyên mục… Bởi vậy, thông tin trên báo điện tử sẽ ảnh hƣởng một cách trực tiếp vào tâm lý, nhận thức của ngƣời đọc, tạo ra những hành vi và lối sống nhất định. Đó có thể là tâm lý vui vẻ, hạnh phúc (đối với những thông tin tích cực); có thể là tâm lý bực bội, khó chịu (đối với những thông tin thiếu chính xác); có thể là tâm lý hoang mang, lo sợ, hoài nghi… (đối với những thông tin tiêu cực: cƣớp, hiếp, giết). Thứ hai, báo điện tử không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý nên thông tin đƣợc truyền tải đi khắp toàn cầu một cách nhanh chóng. Nó tiếp cận với độc giả khắp mọi nơi từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi miễn là có thiết bị kết nối với internet. Nó cũng tiếp cận với độc giả ở mọi lứa tuổi, từ thiếu nhi cho đến thanh niên, từ già đến trẻ; tiếp cận với mọi giới tính… Bởi thế, báo điện tử là một phƣơng tiện truyền tải thông tin dễ dàng, sinh động và trực tiếp. Nhƣng cũng vì thế mà sự ảnh hƣởng của nó đối với công chúng là không lƣờng đƣợc trƣớc. Nếu không cẩn trọng trong việc đƣa thông tin, báo điện tử dễ mắc phải những sai lầm trong việc định hƣớng dƣ luận xã hội. Thứ ba, do đặc trƣng riêng là sự nhanh chóng trong việc đƣa thông tin tới độc giả, nhiều khi phải chạy đua với thời gian. Nhanh thì dễ ẩu. Các loại hình báo chí khác nhờ có đội ngũ BTV cẩn thận, nhạy bén và dày dặn kinh nghiệm nên đã tránh đƣợc điều này. Tuy nhiên, báo điện tử do phải chạy đua về tốc độ đƣa thông tin nên
  • 39. 35 phóng viên đôi khi sẽ kiêm luôn BTV, TBT và sự sai sót trong quá trình đƣa tin là điều khó tránh khỏi. Không những thế, nếu báo in một khi đã phát hành sẽ không thể sửa đƣợc thông tin, truyền hình một khi đã phát sóng sẽ không thể đính chính ngay lập tức, phát thanh một khi đã đến tai công chúng thì khó có thể sửa lỗi, báo điện tử lại làm đƣợc. Thông tin đƣợc đƣa vẫn có thể sửa đƣợc nên đã tạo tâm lý chủ quan, thiếu cẩn trọng đối với một bộ phận nhà báo. Chính điều này đã làm ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng thông tin, tâm lý ngƣời đọc. Thứ tư, báo điện tử tự mình làm ảnh hƣởng đến chính mình. Là loại hình báo chí phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ, toàn bộ nội dung thông tin phụ thuộc phần lớn vào sự ổn định của hệ thống máy móc. Vì báo điện tử chỉ phát hành một bản duy nhất nên khi gặp các sự cố hỏng hóc, virus phá hoại, tin tặc tấn công… nội dung sẽ bị chỉnh sửa, sai lệch hoặc bị phá hoại toàn bộ, khó lòng khôi phục lại. Điều này sẽ khiến tờ báo bị thiệt hại nặng về tài chính, uy tín và còn tạo tâm lý khó chịu, bực mình cho độc giả trong quá trình tiếp nhận thông tin từ báo điện tử. Thứ năm, báo điện tử đƣa rất nhiều thông tin nên ngƣời đọc nhiều khi bị nhiễu, bị choáng ngợp, mất tập trung và đôi khi không phân biệt đƣợc thông tin nào tốt, đáng tin cậy cho mình. Do áp lực về doanh số, định mức thông qua việc giành lƣợng truy cập của độc giả, nhiều tờ báo điện tử đã tận dụng hết khả năng, công suất của tính đa phƣơng tiện, khả năng cập nhật thông tin nhanh chóng, không giới hạn để đăng tải những thông tin kiểu nhƣ “lộ hàng”, “khoe ngực”… Họ cố tình giật tít “nửa kín, nửa lộ” về các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể để tạo sự tò mò và kích thích ham muốn của ngƣời đọc. Có cảm giác nhƣ không một scandal “cởi”, “tự sƣớng”, “lộ” nào của showbiz bị bỏ sót. Những cụm từ nhƣ “phát sốt”, “lộ hàng”, “ngực khủng”, “nội y”, “khiêu khích”, “sexy”… cùng những hình ảnh, clip “da thịt” xuất hiện nhan nhản. Chính điều này đã khiến tâm lý của ngƣời đọc bị ảnh hƣởng, đối với một bộ phận giới trẻ sẽ hình thành nên suy nghĩ: “Lộ hàng + báo điện tử = Nổi tiếng”. Bởi vậy, không có gì lấy làm khó hiểu khi số lƣợng ngƣời trẻ đƣợc nhiều ngƣời biết đến bằng các scandal, với sự “tiếp tay” của báo điện tử ngày càng gia
  • 40. 36 tăng. Giới nghệ sĩ cũng trở nên “sống khỏe” hơn chỉ bởi sự “dễ dãi” mà báo điện tử đang làm. Bên cạnh đó là các thông tin về cƣớp, hiếp, giết thƣờng xuyên đƣợc đƣa lên báo sẽ khiến cho ngƣời đọc có tâm lý hoang mang, lo sợ và đề phòng với mọi ngƣời xung quanh. Những ngƣời trong cuộc và bản thân công chúng hàng ngày tiếp tục bị tra tấn, rợn ngƣời vì sự vô cảm của nhiều nhà báo, tờ báo. Họ bắt công chúng phải đối mặt với cảm giác bị ám ảnh đè nặng, giật mình thon thót mỗi khi ngủ. Thứ sáu, báo điện tử tạo tâm lý không thƣ giãn, thoải mái khi tiếp nhận thông tin cho độc giả. Vì phải sử dụng các thiết bị công nghệ để kết nối với mạng internet nên ngƣời đọc gặp rất nhiều sự bất tiện. Đối với máy tính, họ phải thƣờng xuyên ngồi trƣớc màn hình, sử dụng chuột để điều khiển, tìm kiếm thông tin và thời gian đọc chậm hơn 25% so với đọc bản in. Đối với iPad, điện thoại… thì màn hình lại bé. Thứ bảy, báo điện tử ảnh hƣởng không nhỏ tới việc quản lý và kiểm soát thông tin của các cơ quan chức năng. Do phải đảm bảo tính nhanh chóng trong việc đƣa thông tin, đảm bảo lƣợng độc giả truy cập vào báo mỗi ngày nên số lƣợng tin bài đƣợc đƣa lên báo điện tử là khổng lồ. Bởi vậy, các cơ quan chức năng phải vất vả để kiểm soát chất lƣợng thông tin đƣa ra sao cho phù hợp với đƣờng lối chính trị của Đảng và Nhà nƣớc, với thuần phong mỹ tục, với tâm lý của ngƣời đọc (nhất là đối với ngƣời trẻ.