SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 34
Downloaden Sie, um offline zu lesen
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hải Phòng, Ngày tháng năm 2015
Tác giả
Nguyễn Đức Anh
i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm luận văn, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý
kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo PGS.Ts Trần Xuân Việt,
giảng viên ngành Kỹ Thuật Điện Tử viện sau đại học- trường ĐHHH Việt Nam
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm luận văn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường ĐHHH nói
chung, các thầy cô trong ngành Kỹ Thuật Điện Tử nói riêng đã dạy dỗ cho em kiến
thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp em có được cơ
sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều
kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
khoá luận tốt nghiệp.
ii
MỤC LỤC
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MẠNG QUANG THỤ ĐỘNG........................4
(PON: Passive Optical Network)............................................................................4
3.2 Hạ Tầng PON...................................................................................................44
So sánh FTTH hiện tại với FTTH mới (PON):...................................................45
3.2.2 Giới thiệu về OLT........................................................................................47
3.2.3. Mô hình triển khai:.....................................................................................51
3.2.3.1 Suy hao EPON...........................................................................................51
3.2.3.2 Suy hao EPON...........................................................................................52
iii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
AP Access Point
APON ATM PON
BPON Broadband PON
CO Central Office
DP Distribution Point
DSL Digital Subscriber Line
DSLAM Digital Subscriber Line Access Multiplexer
EFM Ethernet in the First Mile
EPON Ethernet PON
FMP Fiber Management Point
FMS Fiber Management System
FSAN Full Service Access Network
FTTB Fiber To The Building
FTTC Fiber To The Curb
FTTH Fiber To The Home
GEM GPON Encapsulation Method
GPON Gigabit-capable Passive Optical Networks
HDTV High Definition Televison
IEEE Institute of Electrical and Electronics Engineers
IGMP Internet Group Management Protocol
IP Internet Protocol
IPTV Internet Protocol television
ITU International Telecommunications Union
LAN Local Area Network
MAN metropolitan area network
OAM Operation, Administration and Maintenance
ODN Optical Distribution Network
OLT Optical Line Terminal
OMCI ONT Management and Control Interface
ONT Optical Network Terminal
ONU Optical Network Unit
PDM Product data management
PON Passive Optical Network
QoS Quality of service
RSTP Rapid SpanningTree Protocol
RTD Round Trip Delay
iv
SDH Synchronous Digital Hierarchy
SONET Synchronous Optical Networking
SPF Sender Policy Framework
TDMA time division multiple access
TDMA-PON Time Division Multiple Access Passive Optical Network
TU Ttributary Unit
VoIP Voice over Internet Protocol
WAN Wide Area Networks
WDM-PON
Wavelength Division Multiplexing Passive Optical
Network
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên Bảng Trang
2.1 Các đặc tính kỹ thuật cơ bản lớp vật lý 34
3.1 Ý nghĩa đèn Led trên card ELC1220G - 55 43
3.2 So sánh cơ bản EPON và GPON 45
3.3 So sánh FTTH hiện tại và FTTH mới(PON) 47
3.4 Thông số kỹ thuật của OLT EL5600-08P 50
3.5 Thông số kỹ thuật của OLT GL5600-08P 56
3.6 Suy hao EPON 53
3.7 Suy hao GPON 54
3.8 Số liệu sử dụng hạ tầng FPT Hải Phòng 58
3.9 Số liệu quy hoạch 29 block 59
3.10 Timeline dự kiến triển khai SWAP 61
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình Tên hình Trang
1.1 Mô hình mạng quang thụ động 7
2.1 Kiến trúc mạng GPON 14
2.2 Các khối chức năng trong OLT 16
2.3 Các khối chức năng trong ONU 17
2.4 Các giao diện quang 19
2.5 Cấu hình cơ bản của các loại Coupler 20
2.6 Coupler 8x8 tạo ra từ nhiều coupler 21
2.7 Cấu trúc cơ bản mạng cáp quang thuê bao 21
2.8 Các mô hình mạng quang thụ động PON
Error:
Refere
nce
source
not
found
2.9 TDMA GPON 24
2.10 GPON Ranging pha 1
Error:
Refere
nce
source
not
found
2.11 GPON Ranging pha 2 28
2.12 Báo cáo và phân bố băng thông trong GPON 29
2.13 Thủ tục cấp phát băng thông trong GPON 30
3.1 Mô hình hạ tầng ADSL và FTTH 36
3.2 DSLAM 37
3.3 Thiết bị BRAS
Error:
Refere
nce
source
not
found
3.4 Card ALC1248G-51 Error:
Refere
vii
nce
source
not
found
3.5 Card ALC1272G-51
Error:
Refere
nce
source
not
found
3.6 Card ALC1372G-51
Error:
Refere
nce
source
not
found
3.7 Sơ đồ phối POP hạ tầng ADSL
Error:
Refere
nce
source
not
found
3.8 Card ELC1220G-55
Error:
Refere
nce
source
not
found
3.9 Mô hình mạng FTTH Error:
Refere
nce
source
not
viii
found
3.10 Converter
Error:
Refere
nce
source
not
found
3.11 OLT EL5600-08P
Error:
Refere
nce
source
not
found
3.12 OLT GL5600-08P
Error:
Refere
nce
source
not
found
3.13 Mô hình công nghệ PON
Error:
Refere
nce
source
not
found
3.14 Mô hình PON+IPTV
Error:
Refere
nce
source
not
found
3.15 Suy hao PON Error:
Refere
nce
ix
source
not
found
3.16 Sơ đồ phối EPON
Error:
Refere
nce
source
not
found
3.17 Sơ đồ phối GPON 56
3.18 29.Block nội thành Hải Phòng 60
x
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
FPT hiện là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu với hạ tầng mạng lưới
rộng khắp cả nước. Mạng truy nhập internet băng rộng hiện tại của FPT chủ yếu
dựa trên hạ tầng mạng truy nhập cáp đồng sử dụng công nghệ xDSL, vì vậy về cơ
bản mới chỉ đáp ứng cho các dịch vụ truy nhập tốc độ dưới 10 Mbit/s. Sự phát triển
của các khu vực kinh tế như: khu thương mại, chung cư cao cấp khu công nghiệp,
khu công nghệ cao,... cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh nền kinh tế như
các tổ chức: ngân hàng, kho bạc, công ty, ... đã tạo ra nhu cầu rất lớn trong việc sử
dụng các dịch vụ tiện ích tích hợp thoại, hình ảnh và dữ liệu. Bên cạnh đó, các dịch
vụ ứng dụng trên Internet ngày càng phong phú và phát triển với tốc độ nhanh
chóng như các dịch vụ mua bán trực tuyến, ngân hàng, các dịch vụ đào tạo từ xa,
game trực tuyến. Đặc biệt nhu cầu về các loại dịch vụ gia tăng tích hợp thoại, hình
ảnh và dữ liệu đang ngày càng tăng. Sự phát triển của các loại hình dịch vụ mới,
đòi hỏi hạ tầng mạng truy nhập phải đáp ứng các yêu cầu về băng thông rộng, tốc
độ truy nhập cao. Công nghệ truy nhập cáp đồng hiện tại xDSL đã được triển khai
rộng rãi, tuy nhiên những hạn chế về cự ly và tốc độ đã không đáp ứng được yêu
cầu dịch vụ. Vì vậy nghiên cứu triển khai các giải pháp truy nhập quang là vấn đề
cấp thiết hiện nay nhằm xây dựng hạ tầng mạng truy nhập đáp ứng cung cấp các
dịch vụ băng rộng chất lượng cao. Qua đó cũng đặt ra những vấn đề cần giải quyết
cấp bách đối với mạng truy nhập của FPT. Do vậy, nghiên cứu triển khai giải pháp
truy nhập mới nhằm chiếm lĩnh thị trường dịch vụ mới là rất cần thiết đối với FPT.
Công nghệ truy nhập quang thụ động GPON đã được ITU chuân hóa, hiện
nay là một trong những công nghệ được ưu tiên lựa chọn cho triển khai mạng truy
nhập băng rộng tại nhiều nước trên thế giới. GPON là công nghệ hướng tới cung
cấp dịch vụ mạng băng rộng đầy đủ, tích hợp thoại, hình ảnh và số liệu với băng
thông lớn tốc độ cao. Do vậy GPON sẽ là công nghệ truy nhập lựa chọn triển khai
hiện tại và tương lai.
Luận văn “Nghiên cứu triển khai công nghệ cáp quang GPON tại FPT
1
telecom Hải Phòng” nhằm mục đích tìm hiểu những đặc điểm kỹ thuật cơ bản của
công nghệ GPON, qua đó đề xuất cấu hình mạng GPON của FPT telecom Hải
Phòng. Luận văn thực hiện gồm 03 chương:
Chương 1: Tổng quan vê mạng PON và giới thiệu vê các hệ thống PON hiện
đang được triển khai.
Chương 2: Công nghệ quang thụ động GPON
Chương 3: Hiện trạng hạ tầng mạng và kế hoạch triển khai GPON tại FPT
telecom Hải Phòng.
Cuối cùng là phần kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo của luận văn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Đưa ra giải pháp kỹ thuật, mô hình mạng của công
nghệ cáp quang GPON. Trên cơ sở nâng cấp từ hạ tầng cáp quang EPON có sẵn
hoặc triển khai mới hạ tầng GPON nhằm mục đích nâng băng thông và cải thiện
chất lượng mạng cho khách hàng đồng thời giới thiệu thêm nhiều dịch vụ trên cùng
một đường truyền.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về mô hình mạng cáp quang GPON
- Cơ sở lý thuyết cho mô hình mạng cáp quang GPON
- Phân tích các tham số quang trọng trên đường truyền cáp quang
- Phân tích ưu điểm và nhược điểm của mạng quang GPON so với mạng
quang EPON, FTTX và mạng cáp đồng trước đây.
- Quá trình triển khai thực tế tại FPT telecom Hải Phòng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu trước và hệ thống cơ sở hạ tầng có sẵn đề tài đưa ra các
giải pháp ghép nối bổ sung nâng cấp hạ tầng trên hạ tầng cáp quang EPON có
sẵn. và triển khai mới khu vực chưa có cáp quang PON. Đồng thời chia nhỏ
vòng ring của các đài trạm nhằm mục đích giảm thiểu phạm vị ảnh hưởng khi bị
sự cố.
2
- Đối tượng nghiên cứu bao gồm mô hình kỹ thuật, các thiết bị ngoại vi,
nội vi đài trạm GPON các thông số ảnh hưởng đến chất lượng đường
truyền.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu mô hình đến triển khai thực tế mạng
cáp quang tại FPT telecom Hải Phòng.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa: Trên cơ sở phân tích, đánh giá về nội dung của các
công trình nghiên cứu trước, đề tài sẽ kế thừa và chọn lọc những nội dung có liên
quan đến các vấn đề nghiên cứu trong đề tài.
- Phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh: Đề tài sử dụng phương pháp này
nhằm phân tích và so sánh các mô hình nghiên cứu về mạng cáp quang cũ và mô
hình nghiên cứu cáp quang GPON với nhiều ưu điểm vượt trội.
- Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác hỗ trợ cho quá trình
nghiên cứu nhằm đạt mục đích nghiên cứu như phương pháp phân tích hệ thống,
phương pháp mô hình hóa.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Trên cơ sở của các nghiên cứu trước đây, cơ sở hạ tầng đã có, đề tài đã
đưa ra các giải pháp nâng cấp bổ sung hạ tầng mới thay thế hạ tầng cũ. Đánh giá
các thông số liên quan tới chất lượng dịch vụ, khả năng đáp ứng của hạ tầng và
công nghệ mới.Qua đó đưa ra nhiều giải pháp cho khách hàng lựa chọn dịch vụ
của FPT.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MẠNG QUANG THỤ ĐỘNG
(PON: Passive Optical Network)
1.1. Mở đầu
Mạng viễn thông thường được cấu thành bởi ba mạng chính: mạng đường
trục, mạng phía khách hàng và mạng truy nhập. Trong những năm gần đây, mạng
đường trục có những bước phát triển nhảy vọt do sự xuất hiện của các công nghệ
mới, như công nghệ ghép kênh theo bước sóng (WDM). Cũng trong khoảng thời
gian này, mạng nội hạt (LAN) cũng đã được cải tiến và nâng cấp từ tốc độ 10 Mb/s
lên 100 Mb/s, và đến 1 Gb/s. Thậm chí, các sản phẩm Ethernet 10 Gb/s cũng đã bắt
đầu xuất hiện trên thị trường. Điều này đã dẫn đến một sự chênh lệch rất lớn về
băng thông giữa một bên là mạng LAN tốc độ cao và mạng đường trục và một bên
là mạng truy nhập tốc độ thấp, mà chúng ta vẫn thường gọi đó là nút cổ chai
(bottleneck) trong mạng viễn thông. Việc bùng nổ lưu lượng Internet trong thời
gian vừa qua càng làm trầm trọng thêm các vấn đề của mạng truy nhập tốc độ thấp.
Các báo cáo thống kê cho thấy lưu lượng dữ liệu đã tăng 100% mỗi năm kể từ năm
1990. Thậm chí, sự kết hợp giữa các yếu tố kinh tế và công nghệ đã tạo ra những
thời điểm mà tốc độ phát triển đạt tới 1000% trong một năm (vào những năm 1995
và 1996). Xu hướng này vẫn sẽ còn tiếp tục trong tương lai, tức là càng ngày sẽ
càng có nhiều người sử dụng trực tuyến và những người sử dụng đã trực tuyến thì
thời gian trực tuyến sẽ càng nhiều hơn, do vậy nhu cầu về băng thông lại càng tăng
lên. Các nghiên cứu thị trường cho thấy rằng, sau khi nâng cấp lên công nghệ băng
rộng, thời gian trực tuyến của người sử dụng đã tăng lên 35% so với trước khi nâng
cấp. Lưu lượng thoại cũng tăng lên, nhưng với tốc độ thấp hơn nhiều, khoảng 8%
mỗi năm. Theo hầu hết các báo cáo phân tích, lưu lượng của dữ liệu hiện nay đã
vượt trội hơn rất nhiều so với lưu lượng thoại. Càng ngày sẽ càng có nhiều dịch vụ
và các ứng dụng mới được triển khai khi băng thông dành cho người sử dụng tăng
lên. Đứng trước tình hình đó, một số công nghệ mới đã được đưa ra nhằm đáp ứng
những đòi hỏi về băng thông.
Hiện tại, các nhà cung cấp dịch vụ đã triển khai cung cấp dịch vụ Internet
4
bằng công nghệ đường dây thuê bao số xDSL. xDSL sử dụng đôi dây giống như
dây điện thoại, và yêu cầu phải có một modem xDSL đặt tại thuê bao và DSLAM
đặt tại tổng đài. Tốc độ dữ liệu của xDSL nằm trong khoảng từ 128 Kb/s đến 1,5
Mb/s. Mặc dù tốc độ của nó đã tăng đáng kể so với modem tương tự, nhưng khó có
thể được coi là băng rộng do không cung cấp được các dịch vụ video, thoại, dữ liệu
cho các thuê bao ở xa. Khoảng cách từ tổng đài đến theo bao chỉ trong phạm vi 2,5
km. Ta có thể tăng khoảng cách này bằng giải pháp triển khai thêm nhiều DSLAM
đến gần thuê bao, nhưng đây là một giải pháp không hiệu quả do chi phí quá cao.
Một giải pháp khác được đưa ra là sử dụng cáp modem. Các công ty cáp TV
cung cấp các dịch vụ Internet bằng cách triển khai các dịch vụ tích hợp dữ liệu trên
mạng cáp đồng trục, mà ban đầu được thiết kế để truyền dẫn tín hiệu video tương
tự. Ví dụ, mạng CMC sẽ có sợi quang nối từ các đầu dẫn hay các hub đến các nút
quang, và từ các nút quang sẽ phân chia đến các thuê bao thông qua cáp đồng trục,
bộ lặp và các bộ ghép/tách. Tuy nhiên, mô hình kiến trúc này có nhược điểm là
thông lượng hiệu dụng của các nút quang không quá 36 Mb/s, vì vậy tốc độ thường
rất thấp vào những giờ cao điểm.
Như vậy, chúng ta thấy rằng cả công nghệ xDSL và cáp modem đều không
đáp ứng được những yêu cầu về băng thông cho mạng truy nhập. Hầu hết các nhà
công nghệ mạng hiện nay đều đang tiến tới một công nghệ mới, tập trung chủ yếu
vào truyền tải dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu IP. Trong bối cảnh đó, công nghệ PON sẽ
là một giải pháp tối ưu cho mạng truy nhập băng rộng. Người ta trông đợi mạng
PON sẽ giải quyết được các vấn đề tắc nghẽn băng thông của mạng truy nhập trong
kiến trúc mạng viễn thông, giữa một bên là các nhà cung cấp dịch vụ CO, các điểm
kết cuối, các điểm truy nhập và một bên là các công ty được cung cấp dịch vụ, hay
một khu vực tập trung các thuê bao.
Mạng quang thụ động có thể định nghĩa một cách ngắn gọn như sau: “Mạng
quang thụ động (PON) là một mạng quang không có các phần tử điện hay các thiết
bị quang điện tử”.
Như vậy với khái niệm này, mạng PON sẽ không chứa bất kỳ một phần tử
5
tích cực nào mà cần phải có sự chuyển đổi điện - quang. Thay vào đó, PON sẽ chỉ
bao gồm: sợi quang, các bộ chia, bộ kết hợp, bộ ghép định hướng, thấu kính, bộ
lọc,... Điều này giúp cho PON có một số ưu điểm như: không cần nguồn điện cung
cấp nên không bị ảnh hưởng bởi lỗi nguồn, có độ tin cậy cao và không cần phải
bảo dưỡng do tín hiệu không bị suy hao nhiều như đối với các phần tử tích cực.
Mạng PON ngoài việc giải quyết các vấn đề về băng thông, nó còn có ưu
điểm là chi phí lắp đặt thấp do nó tận dụng được những sợi quang trong mạng đã
có từ trước. PON cũng dễ dàng và thuận tiện trong việc ghép thêm các ONU theo
yêu cầu của các dịch vụ, trong khi đó việc thiết lập thêm các nút trong mạng tích
cực khá phức tạp do việc cấp nguồn tại mỗi nút mạng, và trong mỗi nút mạng đều
cần có các bộ phát lại.
PON có thể hoạt động vớ chế độ không đối xứng. Chẳng hạn, một mạng PON
có thể truyền dẫn theo luồng OC-12 (622 Mbits/s) ở đường xuống và truy nhập
theo luồng OC-3 (155 Mbits/s) ở đường lên. Một mạng không đối xứng như vậy sẽ
giúp cho chi phí của các ONU giảm đi rất nhiều, do chỉ phải sử dụng các bộ thu
phát giá thành thấp hơn..
PON còn có khả năng chống lỗi cao (cao hơn SONET/SDH). Do các nút của
mạng PON nằm ở bên ngoài mạng, nên tổn hao năng lượng trên các nút này không
gây ảnh hưởng gì đến các nút khác. Khả năng một nút mất năng lượng mà không
làm ngắt mạng là rất quan trọng đối với mạng truy nhập, do các nhà cung cấp
không thể đảm bảo được năng lượng dự phòng cho tất cả các đầu cuối ở xa.
Với những lý do như trên, công nghệ PON có thể được coi là một giải pháp
hàng đầu cho mạng truy nhập. PON cũng cho phép tương thích với các giao diện
SONET/SDH và có thể được sử dụng như một vòng thu quang thay thế cho các
tuyến truyền dẫn ngắn trong mạng đô thị hay mạch vòng SONET/SDH đường trục.
1.2 Kiến trúc của PON
Các phần tử thụ động của PON đều nằm trong mạng phân bố quang (hay còn
gọi là mạng ngoại vi) bao gồm các phần tử như sợi quang, các bộ tách/ghép quang
thụ động, các đầu nối và các mối hàn quang. Các phần tử tích cực như OLT và các
6
ONU đều nằm ở đầu cuối của PON. Tín hiệu trong PON có thể được phân ra và
truyền đi theo nhiều sợi quang hoặc được kết hợp lại và truyền trên một sợi quang
thông qua bộ ghép quang, phụ thuộc vào tín hiệu đó là đi theo hướng lên hay
hướng xuống của PON. PON thường được triển khai trên sợi quang đơn mode, với
cấu hình cây là phổ biến. PON cũng có thể được triển khai theo cấu hình vòng ring
cho các khu thương mại hoặc theo cấu hình bus khi triển khai trong các khu trường
sở,... Mô hình mạng quang thụ động với các phần tử của nó được biểu diễn như
trong Hình 1.1: Mô hình mạng quang thụ động.
Hình 1.1 Mô hình mạng quang thụ động
Về mặt logic, PON được sử dụng như mạng truy nhập kết nối điểm - đa điểm,
với một CO phục vụ cho nhiều thuê bao. Có một số câu hình kết nối điểm-đa điểm
phù hợp cho mạng truy nhập như câu hình cây, cây và nhánh, vòng ring, hoặc bus.
Đây là những cấu hình rất mềm dẻo, phù hợp với nhu cầu phát triển của thuê
bao, cũng như những đòi hỏi ngày càng tăng về băng thông.
1.3 Các hệ thống PON
1.3.1 APON/BPON
Từ năm 1995, 7 nhà khai thác mạng hàng đầu thế giới đã lập nên nhóm FSAN
(Full Service Access Network) với mục tiêu là thống nhất các tiêu chí cho mạng
truy nhập băng rộng. Hiện nay các thành viễn của FSAN đã tăng lên đến trên 40
trong đó có nhiều hãng sản xuất và cung cấp thiết bị viễn thông lớn trên thế
giới.Các thành viên của FSAN đã phát triển một tiêu chí cho mạng truy nhập PON
sử dụng công nghệ ATM và giao thức lớp 2 của nó. Hệ thống này được gọi là
7
APON (viết tắt của ATM PON). Cái tên APON sau đó được thay thế bằng BPON
với ý diễn đạt PON băng rộng. Hệ thống BPON có khả năng cung câp nhiều dịch
vụ băng rộng như Ethernet, Video, đường riêng ảo (VPL), kênh thuê riêng, v.v...
Năm 1997 nhóm FSAN đưa các đề xuât chỉ tiêu BPON lên ITU-T để thông qua
chính thức. Từ đó, các tiêu chuẩn ITU G.983.X cho mạng BPON lần lượt được
thông qua
Hệ thống BPON hỗ trợ tốc độ không đối xứng 155 Mbps hướng lên và 622
Mbps hướng xuống hoặc tốc độ đối xứng 622 Mbps. Các hệ thống BPON đã được
sử dụng nhiều ở nhiều nơi, tập trung ở Bắc Mỹ, Nhật Bản và một phần Châu Âu.
1.3.2 GPON
Do đặc tính câu trúc của BPON khó có thể nâng câp lên tốc độ cao hơn 622
Mbps và mạng PON trên cở sở nền ATM không tối ưu đối với lưu lượng IP, nhóm
FSAN phát triển một hệ thống mạng PON mới từ năm 2001 với tốc độ 1Gbps hỗ
trợ cả lưu lượng ATM và IP. Dựa trên các khuyến nghị của FSAN, từ năm 2003-
2004, ITU-T đã chuẩn hóa một loạt các tiêu chuẩn cho mạng PON Gigabit
(GPON) bao gồm G.984.1,G.984.2 và G.984.3.
Chuẩn GPON hiện nay được định nghĩa dựa trên các giao thức cơ bản của
chuẩn SONET/SDH ITU. Các giao thức của nó khá đơn giản và đòi hỏi rât ít thủ
tục. Chính vì thế mà hiệu suât băng thông của GPON đạt tới hơn 90%.
Các ưu điểm của GPON : Cung câp dịch vụ bộ ba: hỗ trợ các dịch vụ âm
thanh, dữ liệu và video truyền theo định dạng gốc của nó. Rât nhiều các dịch vụ
Ethernet như QoS, VLAN, IGMP (Internet Group Management Protocol) và
RSTP (Rapid SpanningTree Protocol)cũng được hỗ trợ. Hiệu suât và tốc độ đường
truyền cao nhât: GPON hỗ trợ tốc độ bít cao nhât từ trước tới nay với tốc độ hướng
xuống/ hướng lên tương ứng 2,488/1,244 Gbit/s. GPON cung câp độ rộng băng lớn
chưa từng có từ trước tới nay và là công nghệ tối ưu cho các ứng dụng của FTTH
và FTTB.
Hiện nay cũng như trong tương lai GPON là công nghệ phù hợp cho việc
truyền thông Ethernet/IP với việc hỗ trợ truyền tiếng nói và video qua PON bằng
8
việc sử dụng giao thức SONET/SDH.
1.3.3 EPON
Năm 2001, IEEE thành lập một nhóm nghiên cứu Ethernet in the First Mile
(EFM) với mục tiêu mở rộng công nghệ Ethernet hiện tại sang mạng truy nhập
vùng, hướng tới các mạng các mạng đến nhà thuê bao hoặc các doanh nghiệp với
yêu cầu vẫn giữ các tính chât của Ethernet truyền thống. Ethernet PON được bắt
đầu nghiên cứu trong thời gian gian này.
Ethernet PON (EPON) là mạng trên cở sở PON mang lưu lượng dữ liệu gói
trong các khung Ethernet được chuẩn hóa theo IEEE 802.3. Sử dụng mã đường
truyền 8b/10B và hoạt động với tốc độ 1Gbps.
1.3.4 WDM-PON
Công nghệ mạng quang thụ động sử dụng ghép kênh phân chia theo bước
sóng Wavelength Division Multiplexing Passive Optical Network (WDM PON) là
thế hệ kế tiếp của mạng truy nhập quang và cho băng thông lớn nhât. TDMPON
(bao gồm BPON, GPON và GEPON) sử dụng các bộ chia công suât quang thụ
động, hướng xuống là quảng bá và ONU nhận dữ liệu của mình thông qua nhãn địa
chỉ nhúng, hướng lên sử dụng ghép kênh trong miền thời gian. WDMPON sử dụng
các bộ ghép sóng WDM thụ động, hướng xuống mỗi ONU nhận dữ liệu trên một
bước sóng, hướng lên các bước sóng khác nhau được ghép thông qua bộ ghép sóng
WDM tới ONU. Do sử dụng một bước sóng cho mỗi ONU nên WDMPON có tính
bảo mật và tính mềm dẻo tốt hơn. Công nghệ WDMPON sẽ là sự lựa chọn của
tương lai và là bước phát triển kế tiếp cho các công nghệ mạng truy nhập quang
PON.
1.3.5 Nhận xét
Vào giữa những năm 90 của thế kỷ này, công nghệ APON (ATM - PON) đã
được áp dụng để truyền tải dữ liệu và tiếng nói. Chậm hơn một chút là BPON, nó
sử dụng cấu trúc chuyển đổi ATM ở các đường biên mạng. Tuy nhiên hiện nay
mạng APON/BPON không được quan tâm phát triển do chỉ hỗ trợ dịch vụ ATM và
tốc độ truy nhập thấp hơn nhiều so với các công nghệ hiện hữu khác như GPON
9
hay EPON.
Các nghiên cứu hiện nay đang tập trung vào GPON và EPON/GPON vì đây là
các công nghệ mới hứa hẹn sẽ được triển khai rộng rãi trong mạng truy nhập băng
rộng do các đặc điểm vượt trội của chúng so với các công nghệ khác.
Trong khi EPON chỉ cung cấp tốc độ truyền là 1,25 Gbit/s thì GPON lại cho
phép đạt tới tốc độ 2.448 Gbit/s. Và thậm chí, khi càng ngày các nhà cung cấp dịch
vụ càng cố tiết kiệm chi phí bằng việc tận dụng tối đa băng thông thì có vẻ như
EPON đang dần trở thành một sự lựa chọn không được đánh giá cao. Với hiệu suất
từ 50% - 70%, băng thông của EPON bị giới hạn trong khoảng 600Mbps đến
900Mbps, trong khi đó GPON với việc tận dụng băng thông tối đa nó có thể cho
phép các nhà cung cấp dịch vụ phân phối với băng thông lên đến 2300 Mbps.
Trong một nghiên cứu điển hình, hệ thống mạng GPON của Flexlight có thể
đạt tới hiệu suất mạng 93%, điều đó có nghĩa là chỉ có 7% độ rộng băng tần được
sử dụng cho việc quy định các thủ tục của giao thức truyền thông. Hiệu suất lớn,
độ rộng băng tần lớn, GPON hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà cung
cấp dịch vụ. Trong khi đó APON, BPON, hay EPON lại tốn khá nhiều băng thông
cho việc quy định các thủ tục truyền thông. Chính vì thế mà hiệu suât băng thông
giảm đi đáng kể. Cụ thể là APON và BPON còn 70% và EPON còn 50%.
Đã được chuẩn hoá theo ITU - T G.984, GPON cho phép cung câp đường
truyền với các định dạng gốc như IP và TDM, đây thực sự là một giải pháp công
nghệ PON đạt hiệu quả kinh tế có thể sử dụng cho cả các dịch vụ gia đình cũng
như là cho các doanh nghiệp. Với những đặc tính hỗ trợ cao nhât và độ rộng băng
tiêu dùng được nâng từ 10 MHz lên 100 MHz cho truyền dữ liệu Internet, đáp ứng
được các yêu cầu cho nhiều dòng IPTV (Internet Protocol Television),và có thể hỗ
trợ truyền thông cả SDTV (Standard Definition Television)và HDTV (High
Definition TeleVision), GPON đã thực sự được đánh giá là kinh tế hơn EPON.
Mặt khác trong khi tiêu chuẩn IEEE 803.2ah chỉ hỗ trợ 2 lớp ODN : lớp A và
lớp B thì ITU-GT.984.2 GPON GPM hỗ trợ cả lớp C, lớp câp cao hơn. Lớp C cho
phép mạng PON mở rộng cự ly tới 20 Km, cung câp cho số lượng lớn người dùng
10
cuối, đạt tới 64 thậm chí 128 ONU/ONT.
Bên cạnh đó trong khi EPON chỉ hỗ trợ duy nhât một tốc độ truyền dẫn đối
xứng 1,25/1,25 Gbps. ITU- T G.984.2 GPON GPM linh hoạt và biến đổi được hơn
nhiều hơn, cho phép các tốc độ hướng xuống 1,25 và 2,5 Gbps, hướng lên cho
phép 155 Mbps, 622 Mbps hay 1,25 và 2,5 Gbps. Cả hai công nghệ đều nhắm tới
thị trường truy nhập, bao gồm các ứng dụng Fiber-To-The- Home và Fiber-To-The
Building/Curb với đặc trưng là tốc độ truy nhập không đối xứng giữa hướng lên và
hướng xuống. Thậm chí với sự phát triển của các ứng dụng dữ liệu thì cũng không
có nhu cầu đến 1,25 Gbps trong hướng lên. Trong khi GPON cho phép các nhà
cung câp dịch vụ để thiết lập những tốc độ kết nối theo nhu cầu thực tế, EPON
không thực hiện được điều này. Mặc dù đây không là một vân đề lớn về chi phí đối
với kết nối tốc độ cao, tuy nhiên để hỗ trợ 1.25 Gbps hướng lên, đòi hỏi phải cung
cấp laser DFP ở đầu cuối và điôt thác quang APD đắt tại trung tâm mạng quang
CO.
Từ những so sánh trên có thể thấy rằng GPON thích hợp hơn so với EPON
trong việc lắp đặt các hệ thống mạng để cung cấp các khả năng dự phòng cần thiết
hỗ trợ cho O&M, khả năng tương thích cũng như là bảo mật. Đây là những điều
kiện cần thiết để điều hành một mạng kích cỡ lớn.
11
CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ QUANG THỤ ĐỘNG
( GPON: Gigabit-capable Passive Optical Networks)
2.1 Giới thiệu chung
PON là từ viết tắt của Passive Optical Network hay còn gọi là mạng quang
thụ động. Công nghệ mạng quang thụ động PON còn được hiểu là mạng công nghệ
quang truy nhập giúp tăng cường kết nối giữa các nốt mạng truy nhập của nhà
cung cấp dịch vụ và người sử dụng. Công nghệ PON được biết tới đầu tiên đó là
TPON-Telephony PON được triển khai vào những năm 90, tiếp đó năm 1998,
mạng BPON-Broadband PON được chuẩn hóa dựa trên nền ATM. Hai năm 2003
và 2004 đánh dấu sự ra đời của hai dòng công nghệ Ethernet PON-EPON và
Gigabit PON-GPON, có thể nói hai công nghệ này mở ra cơ hội mới cho các nhà
cung cấp dịch vụ giải quyết hàng loạt vấn đề truy nhập băng thông rộng tới người
sử dụng đầu cuối. Thành viên mới nhất trong gia đình PON đó là WDM PON.
Trong công nghệ PON, tất cả thành phần chủ động giữa tổng đài CO-Central
Office và người sử dụng sẽ không còn tồn tại mà thay vào đó là các thiết bị quang
thụ động, để điều hướng các lưu lượng trên mạng dựa trên việc phân chia năng
lượng tới các điểm đầu cuối trên đường truyền. Vì vậy mà người ta gọi là công
nghệ mạng quang thụ động.
Vị trí của hệ thống PON trong mạng truyền dẫn: Mạng quang thụ động PON
là một dạng của mạng truy nhập quang. Mạng truy nhập hỗ trợ các kết nối đến
khách hàng. Nó được đặt gần đầu cuối khách hàng và triển khai với số lượng lớn.
Mạng truy nhập tồn tại ở nhiều dạng khác nhau do nhiều lí do khác nhau và
PON là một trong những dạng đó. So với mạng truy nhập cáp đồng truyền thống,
sợi quang hầu như không giới hạn băng thông. Việc triển khai sợi quang đến tận
nhà thuê bao sẽ là mục đích phát triển trong tương lai.
Với những ưu điểm vượt trội, mạng quang thụ động PON-Passive Optical
Network là một sự lựa chọn thích hợp nhất cho mạng truy nhập.
2.2 Tình hình chuẩn hóa GPON
Tiếp tục trên khả năng của kiến trúc sợi quang tới hộ gia đình FTTH (fiber to
12
the home) đã được thực hiện trong những năm 1990 bởi nhóm công tác mạng truy
nhập dịch vụ đầy đủ FSAN (Full Service Access Network), được hình thành bởi
các nhà cung cấp dịch vụ và hệ thống lớn. Hiệp hội viễn thông quốc tế ITU
(International Telecommunications Union) làm các công việc tiếp theo tính từ lúc
chuẩn hóa trên hai thế hệ của tiêu chuẩn mạng quang quang thụ động
APON/BPON và GPON. Chuẩn cũ hơn ITU-T G.983 trên
nền chế độ truyền tải không đồng bộ ATM (Asynchronous transfer mode) và
vì vậy được xem như APON (ATM PON). Sự phát triển cao hơn của chuẩn APON
gốc cũng như với sự dần mât ưa chuộng của ATM như một giao thức chung dẫn
đến phiên bản đầy đủ, cuối cùng của ITU-T G.983 được xem như chuẩn PON băng
rộng hay BPON (Broadband PON). Một mạng APON/BPON điển hình cung câp
tốc độ 622 Mbit/s luồng xuống và 155 Mbit/s luồng lên, mặc dù chuẩn cho phép
tốc độ cao hơn.
GPON được ITU-T chuẩn hóa theo chuẩn G.984 bắt đầu từ năm 2003, mở
rộng từ chuẩn BPON G.983.
ITU-T G.984.1 ( 03/2003) “G-PON: General characteristics”: cung câp các
giao diện mạng người dùng (UNI), giao diện nút dịch vụ (SNI) và một số dịch vụ.
Chuẩn này kế thừa hệ thống G.982 (APON) và G.983.x (BPON) bằng việc xem xét
lại dịch vụ hỗ trợ, chính sách bảo mật, tốc độ bit danh định.
ITU-T G.984.2 (03/2003) “G-PON: PMD layer specification”: chỉ ra các yêu
cầu cho lớp vật lý và các chi tiết kỹ thuật cho lớp PMD. Nó bao gồm các hệ thống
có tốc độ hướng xuống 1244.160 Mbit/s, 2488.320 Mbit/s và hướng lên 155.520
Mbit/s, 622.080 Mbit/s, 1244.160 Mbit/s, 2488.320 Mbit/s. Mô tả cả hệ thống
GPON đối xứng và bât đối xứng.
ITU-T G.984.2 Adm 1 (02/2006): thêm phụ lục cho ITU-T G.984.2, các xác
minh về khả năng châp nhận giá thành sản xuât công nghiệp đối với hệ thống G-
PON 2.488/1.244 Gbit/s
ITU-T G.984.3 (02/2004) “G-PON: TC layer specification”: mô tả lớp hội tụ
truyền dẫn (Transmission convergence - TC) cho các mạng G-PON bao gồm định
13
dạng khung, phương thức điều khiển truy nhập môi trường, phương thức ranging,
chức năng OAM và bảo mật.
ITU-T G.984.3 Adm1 (07/2005): cải tiến chỉ tiêu kỹ thuật lớp TC, sửa đổi
hiệu chỉnh về từ ngữ G.984.3.
ITU-T G.984.3 Adm2 (03/2006): thêm thông tin phần phụ lục ITU-T G.984.3
cho phần kỹ thuật và định dạng tín hiệu hướng xuống.
ITU-T G.984.3 Adm3 (12/2006): sáng tỏ và cô đọng nội dung ITU-T G.984.3.
ITU-T G.984.4 (06/2004) “G-PON: ONT management and control interface
specification”: cung cấp chỉ tiêu kỹ thuật giao diện điều khiển (OMCI) và quản lý
ONT các hệ thống GPON
ITU-T G.984.4 Adm1 (06/2005): sửa đổi bổ sung ITU-T G.984.4.
ITU-T G.984.4 Adm2 (03/2006) : sửa đổi bổ sung ITU-T G.984.4. ITU-T
G.984.4 Adm3 (03/2006): làm rõ nghĩa cho phần G-OMCI, mô tả các mức cảnh
báo, giới hạn tốc độ các cổng Ethernet, OMCI cho OMCI, vận chuyển lưu lượng
pseudowire
2.3 Kiến trúc GPON
Hình 2.1 mô tả cấu hình hệ thống G-PON bao gồm OLT, các ONU, một bộ
chia quang và các sợi quang. Sợi quang được kết nối tới các nhánh OLT tại bộ chia
quang ra 64 sợi khác và các sợi phân nhánh được kết nối tới ONU.
Hình 2.1 Kiến trúc mạng GPON
14
Thiết bị
- OLT (Optical Line Terminal): thiết bị kết cuối cáp quang tích cực lắp đặt
tại phía nhà cung câp dịch vụ thường được đặt tại các đài trạm.
- ONT (Optical Network Terminal): thiết bị kết cuối mạng cáp quang tích
cực, kết nối OLT thông qua mạng phân phối quang (ODN) dùng cho trường hợp
cung câp kết nối quang tới nhà thuê bao (FTTH)
- ONU (Optical Network Unit): thiết bị kết cuối mạng cáp quang tích cực,
kết nối với OLT thông qua mạng phân phối quang (ODN) thường dùng cho trường
hợp kết nối tới buiding hoặc tới các vỉa hè, cabin (FTTB, FTTC, FTTCab)
- Bộ chia/ghép quang thụ động (Splitter): Dùng để chia/ghép thụ động tín
hiệu quang từ nhà cung câp dịch vụ đến khách hàng và ngược lại giúp tận dụng
hiệu quả sợi quang vật lý. Splitter thường được đặt tại các điểm phân phối quang
(DP) và các điểm truy nhập quang (AP). Bộ chia/ghép quang sẽ có 2 loại, một loại
đặt tại các nhà trạm viễn thông sử dụng các tủ kiểu indoor, loại thứ 2 sẽ là loại thiết
bị được bọc kín có thể mở ra được khi cần thiết và đặt tại các điểm măng xông.
- FDC - Fiber Distribution Cabinet: Tủ phối quang
- FDB - Fiber Distribution Box: Hộp phân phối quang loại nhỏ.
2.4 Các đầu cuối mạng PON
2.4.1 Đầu cuối đường quang OLT-Optical Line Terminal
OLT cung cấp giao tiếp giữa hệ thống mạng truy nhập quang thụ động PON
và mạng quang đường trục của các nhà cung cấp dịch vụ thoại, dữ liệu và video.
OLT có thể được đặt bên trong tổng đài hoặc tại một trạm từ xa. OLT cũng kết nối
đến mạng lõi của nhà cung cấp dịch vụ thông qua hệ thống quản lý EMS. Sơ đồ
khối chức năng OLT được mô tả như ở hình 2.2
15
Hình 2.2 Các khối chức năng trong OLT
2.4.1.1 Phần lõi OLT
Phần lõi OLT bao gồm các chức năng sau đây:
Chức năng kết nối chéo được số hóa cung cấp các kết nối giữa phần mạng lõi
với phần mạng phối quang ODN.
Chức năng ghép kênh truyền dẫn cung cấp kết nối VP giữa chức năng cổng
dịch vụ SPF và giao diện ODN. Các VP khác nhau được gán vào các dịch vụ khác
nhau tại giao diện PON. Các thông tin khác như báo hiệu, OAM được trao đổi nhờ
các VC trong VP.
Chức năng ghép kênh truyền dẫn cung cấp việc truyền và ghép các kênh trên
mạng phối quang ODN. Ví dụ như dữ liệu đi từ mạng lõi đến mạng phối quang
ODN thì nó có nhiệm vụ là truyền, còn dữ liệu đi từ mạng phối quang ODN đến
mạng lõi/metro thì nó phải được ghép kênh trước khi truyền đến mạng lõi.
Chức năng giao diện ODN cung cấp môi trường truyền dẫn quang kết nối
OLT với một hoặc nhiều ONU bằng việc sử dụng thiết bị thụ động. Nó điều khiển
quá trình chuyển đổi quang điện và điện quang. Để có thể thực hiện cơ chế chuyển
mạch bảo vệ và làm dễ dàng cho việc xử lí thiết bị thụ động bộ chia thì ở OLT sẽ
có các chức năng giao diện ODN giống như phần mạng phối quang ODN.
Giao diện ODN
Đầu cuối đường dây PON xử lý chuyển đổi quang điện. Giao diện ODN chèn
các tế bào ATM vào.
2.4.1.2 Phần dịch vụ OLT
Phần dịch vụ OLT thì có chức năng cổng dịch vụ. Các cổng dịch vụ sẽ truyền
16
ít nhất tốc độ ISDN và sẽ có thể cấu hình một số dịch vụ hay có thể hỗ trợ đồng
thời hai hay nhiều dịch vụ khác nhau ví dụ như dịch vụ truyền hình độ phân giải
cao HDTV, game online, truyền dữ liệu... Bất kì khối TU-Ttributary Unit cũng đều
cung cấp hai hay nhiều port có tốc độ 2 Mbps phụ thuộc vào cách cấu hình trên
mỗi port. Khối TU có nhiều port có thể cấu hình mỗi port một dịch vụ khác nhau.
Chức năng cổng dịch vụ SPF đóng vai trò giao tiếp với node dịch vụ. Chức
năng cổng dịch vụ thực hiện chèn tế bào ATM vào tải trọng SDH đường lên, và
tách tế bào ATM từ tải trọng SDH đường xuống. Chức năng này phải được dự
phòng, do đó chuyển mạch bảo vệ là cần thiết
2.4.1.3 Phần chung OLT
Phần chung OLT bao gồm chức năng cấp nguồn và chức năng hoạt động,
quản lí và bảo dưỡng OAM-Operation, Administration and Maintenance. Chức
năng cấp nguồn chuyển đổi nguồn ngoài thành nguồn mong muốn. Chức năng
OAM cung cấp các phương tiện để điều khiển hoạt động, quản lí và bảo dưỡng cho
tất cả khối OLT. Trong điều khiển nội bộ, một giao diện có thể được cung cấp cho
mục đích chạy thử và giao diện Q3 cho mạng truy nhập đến hệ thống đang hoạt
động thông qua chức năng sắp xếp.
2.4.2 Đơn vị mạng quang ONU-Optical Network Unit
ONU đặt tại phía khách hàng, ONU cung cấp các phương tiện cần thiết để
phân phối các dịch vụ khác nhau được điều khiển bởi OLT.
Một ONU có thể chia làm 3 phần: phần lõi, phần dịch vụ và phần chung.
Hình 2.3 Các khối chức năng trong ONU
17
2.4.2.1 Phần lõi ONU
ONU gồm giao diện ODN, cổng người dùng, chức năng ghép kênh/phân kênh
truyền dẫn, dịch vụ và khách hàng, và cấp nguồn.
a.Giao diện ODN
Giao diện ODN xử lý các quá trình chuyển đổi quang điện. Giao diện ODN
trích các tế bào ATM từ tải trọng PON đường xuống và chèn các tế bào ATM vào
tải trọng đường lên trên cơ sở đồng bộ từ sự định thời khung đường xuống.
b.Ghép kênh
Chỉ các tế bào ATM có hiệu lực mới có thể đi qua bộ phận ghép kênh do đó
nhiều VP có thể chia sẻ băng thông đường lên một cách hiệu quả.
Phần lõi ONU bao gồm:
Chức năng ghép khách hàng và dịch vụ có nhiệm vụ nếu ở về phía khách
hàng thì dữ liệu sẽ đựơc ghép trước khi truyền đến ODN còn nếu về phía ODN thì
các dịch vụ sẽ tách ra phù hợp cho từng user đã yêu cầu dịch vụ.
Chức năng ghép kênh truyền dẫn cung cấp các chức năng phân phối tín hiệu
giữa ODN và khách hàng.
Chức năng giao diện ODN cung cấp các chức năng chuyển đổi quang điện
hay điện quang
2.4.2.2 Phần dịch vụ ONU
Phần dịch vụ ONU cung cấp các chức năng cổng của người dùng. Chức năng
cổng của người dùng cung cấp cho các giao diện dịch vụ của khách hàng và bộ
thích nghi của chúng là 64 kbps hay n×64 kbps. Chức năng này có thể được cấp
bởi một khách hàng hay một nhóm khách hàng. Nó cũng cung cấp các chức năng
chuyển đổi tín hiệu tùy thuộc giao diện vật lý. Ví dụ như rung chuông, báo hiệu…
Chức năng cổng người dùng UPF tương thích các yêu cầu UNI riêng biệt.
OAM có thể hỗ trợ một số các truy nhập và các UNI khác nhau. Các UNI này yêu
cầu các chức năng riêng biệt phụ thuộc vào các đặc tả giao diện có liên quan. Tách
các tế bào ATM đường xuống và chèn các tế bào ATM ở đường lên.
18
2.4.2.3 Phần chung ONU
Phần chung ONU bao gồm chức năng cấp nguồn và chức năng hoạt động,
quản lí và bảo dưỡng OAM. Chức năng cấp nguồn cung cấp nguồn cho ONU, ví
dụ như chuyển đổi xoay chiều thành một chiều hay ngược lại. Nguồn có thể được
cấp tại chỗ hay từ xa. Nhiều ONU có thể chia sẻ nguồn. ONU có thể hoạt động
bằng nguồn dự phòng. Chức năng OAM cung cấp các phương tiện để điều khiển
các chức năng hoạt động, quản lí và bảo dưỡng cho tất cả khối của ONU.
2.4.3 ODN
ODN cung cấp phương tiện truyền dẫn quang cho kết nối vật lý giữa OLT và
ONU. Các ODN riêng lẻ có thể được kết hợp và mở rộng nhờ các bộ khuếch đại
quang.ODN bao gồm các thành phần quang thụ động : cáp và sợi quang đơn mode,
connector quang, thiết bị rẽ nhánh quang thụ động, bộ suy hao quang thụ động và
mối hàn
Giao diện quang
ODN cung cấp đường quang giữa OLT và ONU, mỗi đường quang được
định nghĩa là khoảng ở giữa các điểm tham chiếu tại một cửa sổ bước sóng nhất
định.
Hình 2.4 Các giao diện quang
Oru, Ord Giao diện quang tại điểm tham chiếu S/R giữa ONU và ODN cho
đường lên và đường xuống tương ứng.
Olu, Old Giao diện quang tại điểm tham chiếu R/S giữa OLT và ODN cho
đường lên và đường xuống tương ứng.
19
2.4.3.1 Bộ tách / ghép quang
Một mạng quang thụ động sử dụng một thiết bị thụ động để tách một tín hiệu
quang từ một sợi quang sang một vài sợi quang và ngược lại. Thiết bị này là
Coupler quang. Để đơn giản, một Coupler quang gồm hai sợi nối với nhau. Tỷ số
tách của bộ tách có thể được điều khiển bằng chiều dài của tầng nối và vì vậy nó là
hằng số.
Hình 2.5 Cấu hình cơ bản của các loại Coupler
Hình 2.5: có chức năng tách 1 tia vào thành 2 tia ở đầu ra, đây là Coupler Y.
Hình 3.2b là Coupler ghép các tín hiệu quang tại hai đầu vào thành một tín hiệu tại
đầu ra. Hình 2.5 vừa ghép vừa tách quang và gọi là Coupler X hoặc Coupler phân
hướng 2x2. Coupler có nhiều hơn hai cổng vào và nhiều hơn hai cổng ra gọi là
Coupler hình sao. Coupler NxN được tạo ra từ nhiều Couper 2x2 Coupler được đặc
trưng bởi các thông số sau:
Suy hao chia : Mức năng lượng ở đầu ra của Coupler so với năng lượng đầu
vào. Đối với Coupler 2x2 lý tưởng, giá trị này là 3dB theo công thức 10.logN (dB)
Hình 2.6 minh hoạ hai mô hình 8x8 Coupler dựa trên 2x2 Coupler. Trong mô
hình 4 ngăn như hình a, chỉ 1/6 năng lượng đầu vào được chia ở mỗi đầu ra. Hình b
đưa ra mô hình hiệu quả hơn gọi là mạng liên kết mạng đa ngăn. Trong mô hình
này, mỗi đầu ra nhận được 1/8 năng lượng đầu vào.
Suy hao ghép : Đây là công suât bị tổn hao do quá trình sản xuât, giá trị này
thông thường khoảng 0.1 dB đến 1 dB.
20
Điều hướng: - Đây là mức công suât đo được ở đầu vào bị dò từ một đầu vào
khác. Với những bộ tách/ghép là thiết bị có khả năng định hướng cao thì tham số
điều hướng khoảng từ 40 đến 50 dB.
Thông thường, các Coupler được chế tạo chỉ có một cổng vào hoặc một bộ kết
hợp. Các Coupler loại này được sử dụng để tách một phần năng lượng tín hiệu, ví
dụ với mục đích định lượng. Các thiết bị như thế này được gọi là “tap coupler”.
a.Coupler 4 ngăn 8x8 b.Coupler 3 ngăn 8x8
Hình 2.6 Coupler 8x8 tạo ra từ nhiều coupler
2.4.3.2 Mạng cáp quang thuê bao
Mạng cáp thuê bao quang được xác định trong phạm vi ranh giới từ giao tiếp
sợi quang giữa thiết bị OLT đến thiết ONU/ONT.
Hình 2.7 Cấu trúc cơ bản mạng cáp quang thuê bao
Mạng cáp quang thuê bao được cấu thành bởi các thành phần chính như sau:
■ Cáp quang gốc (Feeder Cable): xuất phát từ phía nhà cung cấp dịch vụ
(hay còn gọi chung là Central Office) tới điểm phân phối được gọi là DP
(Distribution Point).
■ Điểm phân phối sợi quang (DP): là điểm kết thúc của đoạn cáp gốc.
21
Trên thực tế triển khai, điểm phân phối sợi quang thường là măng xông quang,
hoặc các tủ cáp quang phối, ưu tiên dùng măng xông quang.
■ Cáp quang phối (Distribution Optical Cable): xuất phát từ điểm phối
quang (DP) tới các điểm truy nhập mạng (AP - Access Point) hay từ các tủ quang
phối tới các tập điểm quang.
■ Cáp quang thuê bao (Drop Cable): xuất phát từ các điểm truy nhập
mạng (AP) hay là từ các tập điểm quang đến thuê bao.
■ Hệ thống quản lý mạng quang (FMS - Fiber Management System)
được sử dụng để bảo dưỡng và xử lý sự cố.
■ Điểm quản lý quang (FMP - Fiber Management Point): dễ dàng cho xử
lý sự cố và phát hiện đứt đường.
2.5 Mô hình PON
Có một vài mô hình thích hợp cho mạng truy cập như mô hình cây, vòng
hoặc bus. Mạng quang thụ động PON có thể triển khai linh động trong bất kỳ mô
hình nào nhờ sử dụng một tapcoupler quang 1:2 và bộ tách quang 1:N.
Mô hình cây
Mô hình bus
Mô hình vòng Mô hình cây với redundant trunk
Hình 2.8 Các mô hình mạng quang thụ động PON
22
Tải bản FULL (74 trang): https://bit.ly/2SdvMi6
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Ngoài những mô hình trên, PON có thể triển khai trong cấu hình Redundant
như là vòng đôi hoặc cây đôi hay cũng có thể là một phần của mạng PON được gọi
là trung kế cây.
Tất cả sự truyền dẫn trong mạng PON đều được thực hiện giữa OLT và các
ONU. OLT ở tại tổng đài hay còn gọi là Central Office, kết nối truy nhập quang
đến mạng khu vực đô thị MAN hoặc mạng diện rộng WAN còn được gọi là mạng
xương sống, mạng đường dài chẳng hạn như mạng IP, ATM hay SONET. ONU ở
tại đầu cuối người sử dụng trong giải pháp FTTH-Fiber To The Home, FTTB-
Fiber To The Building hoặc ở tại lề đường trong giải pháp FTTC-Fiber To The
Curb và có khả năng cung cấp các dịch vụ thoại, dữ liệu và video băng rộng.
Tuỳ theo điểm cuối của tuyến cáp quang xuất phát từ tổng đài mà các mạng
truy nhập thuê bao quang có tên gọi khác nhau như sợi quang đến tận nhà FTTH,
sợi quang đến khu dân cư FTTC, sợi quang đến tòa nhà FTTB...
2.6 Phương thức truy nhập và phương thức ghép kênh
Công nghệ truyền dẫn đa truy nhập là các kỹ thuật chia sẻ tài nguyên hữu hạn
cho một lượng khách hàng. Trong hệ thống GPON, tài nguyên chia sẻ chính là
băng tần truyền dẫn. Người sử dụng cùng chia sẻ tài nguyên này bao gồm thuê bao,
nhà cung cấp dịch vụ, nhà khai thác và những thành phần mạng khác. Tuy không
còn là một lĩnh vực mới mẻ trong ngành viễn thông trên thế giới nhưng các kỹ
thuật truy nhập cũng là một trong những công nghệ đòi hỏi những yêu cầu ngày
càng cao để hệ thống thoả mãn được các yêu cầu về độ ổn định cao, thời gian xử lý
thông tin và trễ thấp, tính bảo mật và an toàn dữ liệu cao.
2.6.1 Phương thức truy nhập
Phương thức truy nhập được sử dụng phổ biến trong các hệ thống GPON hiện
nay là đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA).
TDMA là kỹ thuật phân chia băng tần truyền dẫn thành những khe thời gian
kế tiếp nhau. Những khe thời gian này có thể được ấn định trước cho mỗi khách
hàng hoặc có thể phân theo yêu cầu tuỳ thuộc vào phương thức chuyển giao đang
sử dụng. Hình 2.9 dưới đây là một ví dụ về việc sử dụng TDMA trên GPON hình
23
Tải bản FULL (74 trang): https://bit.ly/2SdvMi6
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
cây. Mỗi thuê bao được phép gửi số liệu đường lên trong khe thời gian riêng biệt.
Bộ tách kênh sắp xếp số liệu đến theo vị trí khe thời gian của nó hoặc thông tin
được gửi trong bản thân khe thời gian. Số liệu đường xuống cũng được gửi trong
những khe thời gian xác định. Hai bước sóng được dùng là: hướng lên
λ1=1310nm, hướng xuống λ2=1490nm.
Hình 2.9 :TDMA GPON
GPON sử dụng kỹ thuật TDMA có ưu điểm rât lớn đó là các ONU có thể hoạt
động trên cùng một bước sóng, và OLT hoàn toàn có khả năng phân biệt được lưu
lượng của từng ONU. OLT cũng chỉ cần một bộ thu, điều này sẽ dễ dàng cho việc
triển khai thiết bị, giảm được chi phí cho các quá trình thiết kế, sản xuât, hoạt động
và bảo dưỡng. Ngoài ra, việc sử dụng kỹ thuật này còn có một ưu điểm là có thể
lắp đặt dễ dàng thêm các ONU nếu có nhu cầu nâng câp mạng
Một đặc tính quan trọng của GPON sử dụng TDMA là yêu cầu bắt buộc về
đồng bộ của lưu lượng đường lên để tránh xung đột số liệu. Xung đột này sẽ xảy ra
nếu hai hay nhiều gói dữ liệu từ những thuê bao khác nhau đến bộ ghép cùng một
thời điểm. Tín hiệu này đè lên tín hiệu kia và tạo thành tín hiệu ghép. Phía đầu xa
không thể nhận dạng được chính xác tín hiệu tới, kết quả là sinh ra một loạt lỗi bit
và suy giảm thông tin đường lên, ảnh hưởng đến chât lượng của mạng. Tuy nhiên
các vân đề trên đều được khắc phục với cơ chế định cỡ và phân định băng thông
động của GPON mà chúng ta sẽ đề cập ở phần sau.
2.6.2 Phương thức ghép kênh
Phương thức ghép kênh trong GPON là ghép kênh song hướng. Các hệ
thống GPON hiện nay sử dụng phương thức ghép kênh phân chia không gian. Đây
24
4147206

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Tổng quan về Truyền hình màu
Tổng quan về Truyền hình màuTổng quan về Truyền hình màu
Tổng quan về Truyền hình màuNgananh Saodem
 
Phân tích và thiết kế FTTH trên GPON
Phân tích và thiết kế FTTH trên GPONPhân tích và thiết kế FTTH trên GPON
Phân tích và thiết kế FTTH trên GPONfreeloadtailieu
 
Bài giảng wcdma
Bài giảng wcdma Bài giảng wcdma
Bài giảng wcdma Huynh MVT
 
HỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG MẠNG LORA.doc
HỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG MẠNG LORA.docHỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG MẠNG LORA.doc
HỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG MẠNG LORA.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài Truyền hình kỹ thuật số mặt đất và quá trình chuyển đổi sang DVB-T2
Đề tài Truyền hình kỹ thuật số mặt đất và quá trình chuyển đổi sang DVB-T2Đề tài Truyền hình kỹ thuật số mặt đất và quá trình chuyển đổi sang DVB-T2
Đề tài Truyền hình kỹ thuật số mặt đất và quá trình chuyển đổi sang DVB-T2Verdie Carter
 
Thiết kế mạng lan cho tòa nhà 3 tầng - luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp (Đặ...
Thiết kế mạng lan cho tòa nhà 3 tầng - luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp (Đặ...Thiết kế mạng lan cho tòa nhà 3 tầng - luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp (Đặ...
Thiết kế mạng lan cho tòa nhà 3 tầng - luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp (Đặ...ThíckThọ Thì ThêThảm
 
Thong tin_di_dong
 Thong tin_di_dong Thong tin_di_dong
Thong tin_di_dongLittle April
 
Thong tin quang 2
Thong tin quang 2Thong tin quang 2
Thong tin quang 2vanliemtb
 
Nguyen tac thiet ke trien khai mang ftth moi tai lieu noi bo
Nguyen tac thiet ke trien khai mang ftth moi   tai lieu noi boNguyen tac thiet ke trien khai mang ftth moi   tai lieu noi bo
Nguyen tac thiet ke trien khai mang ftth moi tai lieu noi bobocap231286
 
Bai giang thong_tin_quang
Bai giang thong_tin_quangBai giang thong_tin_quang
Bai giang thong_tin_quangnothingx0x
 

Was ist angesagt? (20)

Tổng quan về Truyền hình màu
Tổng quan về Truyền hình màuTổng quan về Truyền hình màu
Tổng quan về Truyền hình màu
 
Phân tích và thiết kế FTTH trên GPON
Phân tích và thiết kế FTTH trên GPONPhân tích và thiết kế FTTH trên GPON
Phân tích và thiết kế FTTH trên GPON
 
Tailieu.vncty.com do an 3g
Tailieu.vncty.com   do an 3gTailieu.vncty.com   do an 3g
Tailieu.vncty.com do an 3g
 
Ttq1
Ttq1Ttq1
Ttq1
 
Bài giảng wcdma
Bài giảng wcdma Bài giảng wcdma
Bài giảng wcdma
 
Truyền số liệu và mạng máy tính
Truyền số liệu và mạng máy tínhTruyền số liệu và mạng máy tính
Truyền số liệu và mạng máy tính
 
Optisystem
OptisystemOptisystem
Optisystem
 
HỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG MẠNG LORA.doc
HỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG MẠNG LORA.docHỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG MẠNG LORA.doc
HỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG MẠNG LORA.doc
 
công nghệ wimax
công nghệ wimaxcông nghệ wimax
công nghệ wimax
 
He thong truyen dan PDH va SDH
He thong truyen dan PDH va SDHHe thong truyen dan PDH va SDH
He thong truyen dan PDH va SDH
 
Luận văn: Ảnh hưởng của kênh Fading tới điều chế không gian
Luận văn: Ảnh hưởng của kênh Fading tới điều chế không gianLuận văn: Ảnh hưởng của kênh Fading tới điều chế không gian
Luận văn: Ảnh hưởng của kênh Fading tới điều chế không gian
 
Đề tài: Hệ thống giao thông thông minh và ứng dụng của nó, HOT
Đề tài: Hệ thống giao thông thông minh và ứng dụng của nó, HOTĐề tài: Hệ thống giao thông thông minh và ứng dụng của nó, HOT
Đề tài: Hệ thống giao thông thông minh và ứng dụng của nó, HOT
 
Đề tài Truyền hình kỹ thuật số mặt đất và quá trình chuyển đổi sang DVB-T2
Đề tài Truyền hình kỹ thuật số mặt đất và quá trình chuyển đổi sang DVB-T2Đề tài Truyền hình kỹ thuật số mặt đất và quá trình chuyển đổi sang DVB-T2
Đề tài Truyền hình kỹ thuật số mặt đất và quá trình chuyển đổi sang DVB-T2
 
Thiết kế mạng lan cho tòa nhà 3 tầng - luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp (Đặ...
Thiết kế mạng lan cho tòa nhà 3 tầng - luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp (Đặ...Thiết kế mạng lan cho tòa nhà 3 tầng - luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp (Đặ...
Thiết kế mạng lan cho tòa nhà 3 tầng - luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp (Đặ...
 
Thong tin_di_dong
 Thong tin_di_dong Thong tin_di_dong
Thong tin_di_dong
 
Thong tin quang 2
Thong tin quang 2Thong tin quang 2
Thong tin quang 2
 
Nguyen tac thiet ke trien khai mang ftth moi tai lieu noi bo
Nguyen tac thiet ke trien khai mang ftth moi   tai lieu noi boNguyen tac thiet ke trien khai mang ftth moi   tai lieu noi bo
Nguyen tac thiet ke trien khai mang ftth moi tai lieu noi bo
 
Bai giang thong_tin_quang
Bai giang thong_tin_quangBai giang thong_tin_quang
Bai giang thong_tin_quang
 
Đề tài: Triển khai giải pháp giả lập thiết bị mạng với Unetlab-EVE
Đề tài: Triển khai giải pháp giả lập thiết bị mạng với Unetlab-EVEĐề tài: Triển khai giải pháp giả lập thiết bị mạng với Unetlab-EVE
Đề tài: Triển khai giải pháp giả lập thiết bị mạng với Unetlab-EVE
 
Wdm
WdmWdm
Wdm
 

Ähnlich wie Nghiên cứu triển khai công nghệ cáp quang GPON tại FPT telecom Hải Phòng

Ttlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phongTtlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phongvanliemtb
 
Ttlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phongTtlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phongvanliemtb
 
Ttlv lưu thanh huy
Ttlv lưu thanh huyTtlv lưu thanh huy
Ttlv lưu thanh huyvanliemtb
 
NGHIÊN cứu CÔNG NGHỆ MẠNG KHÔNG dây LIFI và ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG
NGHIÊN cứu CÔNG NGHỆ MẠNG KHÔNG dây LIFI và ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNGNGHIÊN cứu CÔNG NGHỆ MẠNG KHÔNG dây LIFI và ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG
NGHIÊN cứu CÔNG NGHỆ MẠNG KHÔNG dây LIFI và ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNGnataliej4
 
Mạng riêng ảo VPN
Mạng riêng ảo VPNMạng riêng ảo VPN
Mạng riêng ảo VPNLegolas1618
 
bctntlvn (56).pdf
bctntlvn (56).pdfbctntlvn (56).pdf
bctntlvn (56).pdfLuanvan84
 
Ttlv hoang dinh hung
Ttlv hoang dinh hungTtlv hoang dinh hung
Ttlv hoang dinh hungvanliemtb
 
Triển khai giải pháp giả lập thiết bị mạng với Unetlab-EVE.pdf
Triển khai giải pháp giả lập thiết bị mạng với Unetlab-EVE.pdfTriển khai giải pháp giả lập thiết bị mạng với Unetlab-EVE.pdf
Triển khai giải pháp giả lập thiết bị mạng với Unetlab-EVE.pdfhttps://dichvuvietluanvan.com/
 
tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
 tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6xHate To Love
 
Nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
Nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6xNghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
Nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6xHate To Love
 
tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
 tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6xHate To Love
 
Nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
Nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6xNghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
Nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6xHate To Love
 
DO AN TOT NGHIEP V6 .docx
DO AN TOT NGHIEP V6 .docxDO AN TOT NGHIEP V6 .docx
DO AN TOT NGHIEP V6 .docxHngLi31
 
Ứng dụng công nghệ IoT để thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị ...
 Ứng dụng công nghệ IoT để thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị ... Ứng dụng công nghệ IoT để thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị ...
Ứng dụng công nghệ IoT để thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị ...hieu anh
 

Ähnlich wie Nghiên cứu triển khai công nghệ cáp quang GPON tại FPT telecom Hải Phòng (20)

Luận văn: Tìm hiểu kỹ thuật lập trình Network Service, HOT
Luận văn: Tìm hiểu kỹ thuật lập trình Network Service, HOTLuận văn: Tìm hiểu kỹ thuật lập trình Network Service, HOT
Luận văn: Tìm hiểu kỹ thuật lập trình Network Service, HOT
 
Ttlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phongTtlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phong
 
Ttlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phongTtlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phong
 
Ttlv lưu thanh huy
Ttlv lưu thanh huyTtlv lưu thanh huy
Ttlv lưu thanh huy
 
NGHIÊN cứu CÔNG NGHỆ MẠNG KHÔNG dây LIFI và ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG
NGHIÊN cứu CÔNG NGHỆ MẠNG KHÔNG dây LIFI và ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNGNGHIÊN cứu CÔNG NGHỆ MẠNG KHÔNG dây LIFI và ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG
NGHIÊN cứu CÔNG NGHỆ MẠNG KHÔNG dây LIFI và ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG
 
Mạng riêng ảo VPN
Mạng riêng ảo VPNMạng riêng ảo VPN
Mạng riêng ảo VPN
 
Đề tài: Triển khai DHCP Server trên mô hình mạng ba lớp, HOT
Đề tài: Triển khai DHCP Server trên mô hình mạng ba lớp, HOTĐề tài: Triển khai DHCP Server trên mô hình mạng ba lớp, HOT
Đề tài: Triển khai DHCP Server trên mô hình mạng ba lớp, HOT
 
bctntlvn (56).pdf
bctntlvn (56).pdfbctntlvn (56).pdf
bctntlvn (56).pdf
 
Ttlv hoang dinh hung
Ttlv hoang dinh hungTtlv hoang dinh hung
Ttlv hoang dinh hung
 
Đề tài: Giải pháp giả lập thiết bị mạng với Unetlab-EVE, HAY
Đề tài: Giải pháp giả lập thiết bị mạng với Unetlab-EVE, HAYĐề tài: Giải pháp giả lập thiết bị mạng với Unetlab-EVE, HAY
Đề tài: Giải pháp giả lập thiết bị mạng với Unetlab-EVE, HAY
 
Đề tài: Triển khai giải pháp giả lập thiết bị mạng với Unetlab EVE
Đề tài: Triển khai giải pháp giả lập thiết bị mạng với Unetlab EVEĐề tài: Triển khai giải pháp giả lập thiết bị mạng với Unetlab EVE
Đề tài: Triển khai giải pháp giả lập thiết bị mạng với Unetlab EVE
 
Triển khai giải pháp giả lập thiết bị mạng với Unetlab-EVE.pdf
Triển khai giải pháp giả lập thiết bị mạng với Unetlab-EVE.pdfTriển khai giải pháp giả lập thiết bị mạng với Unetlab-EVE.pdf
Triển khai giải pháp giả lập thiết bị mạng với Unetlab-EVE.pdf
 
tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
 tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
 
luan van thac si tim hieu cong cu ekahau trong ho tro khao sat thiet ke mang ...
luan van thac si tim hieu cong cu ekahau trong ho tro khao sat thiet ke mang ...luan van thac si tim hieu cong cu ekahau trong ho tro khao sat thiet ke mang ...
luan van thac si tim hieu cong cu ekahau trong ho tro khao sat thiet ke mang ...
 
Nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
Nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6xNghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
Nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
 
tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
 tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
 
Nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
Nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6xNghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
Nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
 
DO AN TOT NGHIEP V6 .docx
DO AN TOT NGHIEP V6 .docxDO AN TOT NGHIEP V6 .docx
DO AN TOT NGHIEP V6 .docx
 
luan van thac si tim hieu cong cu ekahau trong ho tro khao sat thiet ke wifi
luan van thac si tim hieu cong cu ekahau trong ho tro khao sat thiet ke wifiluan van thac si tim hieu cong cu ekahau trong ho tro khao sat thiet ke wifi
luan van thac si tim hieu cong cu ekahau trong ho tro khao sat thiet ke wifi
 
Ứng dụng công nghệ IoT để thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị ...
 Ứng dụng công nghệ IoT để thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị ... Ứng dụng công nghệ IoT để thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị ...
Ứng dụng công nghệ IoT để thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị ...
 

Mehr von nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

Mehr von nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Kürzlich hochgeladen

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Kürzlich hochgeladen (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Nghiên cứu triển khai công nghệ cáp quang GPON tại FPT telecom Hải Phòng

  • 1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hải Phòng, Ngày tháng năm 2015 Tác giả Nguyễn Đức Anh i
  • 2. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian làm luận văn, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo PGS.Ts Trần Xuân Việt, giảng viên ngành Kỹ Thuật Điện Tử viện sau đại học- trường ĐHHH Việt Nam người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm luận văn. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường ĐHHH nói chung, các thầy cô trong ngành Kỹ Thuật Điện Tử nói riêng đã dạy dỗ cho em kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp em có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. ii
  • 3. MỤC LỤC 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MẠNG QUANG THỤ ĐỘNG........................4 (PON: Passive Optical Network)............................................................................4 3.2 Hạ Tầng PON...................................................................................................44 So sánh FTTH hiện tại với FTTH mới (PON):...................................................45 3.2.2 Giới thiệu về OLT........................................................................................47 3.2.3. Mô hình triển khai:.....................................................................................51 3.2.3.1 Suy hao EPON...........................................................................................51 3.2.3.2 Suy hao EPON...........................................................................................52 iii
  • 4. DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT AP Access Point APON ATM PON BPON Broadband PON CO Central Office DP Distribution Point DSL Digital Subscriber Line DSLAM Digital Subscriber Line Access Multiplexer EFM Ethernet in the First Mile EPON Ethernet PON FMP Fiber Management Point FMS Fiber Management System FSAN Full Service Access Network FTTB Fiber To The Building FTTC Fiber To The Curb FTTH Fiber To The Home GEM GPON Encapsulation Method GPON Gigabit-capable Passive Optical Networks HDTV High Definition Televison IEEE Institute of Electrical and Electronics Engineers IGMP Internet Group Management Protocol IP Internet Protocol IPTV Internet Protocol television ITU International Telecommunications Union LAN Local Area Network MAN metropolitan area network OAM Operation, Administration and Maintenance ODN Optical Distribution Network OLT Optical Line Terminal OMCI ONT Management and Control Interface ONT Optical Network Terminal ONU Optical Network Unit PDM Product data management PON Passive Optical Network QoS Quality of service RSTP Rapid SpanningTree Protocol RTD Round Trip Delay iv
  • 5. SDH Synchronous Digital Hierarchy SONET Synchronous Optical Networking SPF Sender Policy Framework TDMA time division multiple access TDMA-PON Time Division Multiple Access Passive Optical Network TU Ttributary Unit VoIP Voice over Internet Protocol WAN Wide Area Networks WDM-PON Wavelength Division Multiplexing Passive Optical Network v
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên Bảng Trang 2.1 Các đặc tính kỹ thuật cơ bản lớp vật lý 34 3.1 Ý nghĩa đèn Led trên card ELC1220G - 55 43 3.2 So sánh cơ bản EPON và GPON 45 3.3 So sánh FTTH hiện tại và FTTH mới(PON) 47 3.4 Thông số kỹ thuật của OLT EL5600-08P 50 3.5 Thông số kỹ thuật của OLT GL5600-08P 56 3.6 Suy hao EPON 53 3.7 Suy hao GPON 54 3.8 Số liệu sử dụng hạ tầng FPT Hải Phòng 58 3.9 Số liệu quy hoạch 29 block 59 3.10 Timeline dự kiến triển khai SWAP 61 vi
  • 7. DANH MỤC CÁC HÌNH Số hình Tên hình Trang 1.1 Mô hình mạng quang thụ động 7 2.1 Kiến trúc mạng GPON 14 2.2 Các khối chức năng trong OLT 16 2.3 Các khối chức năng trong ONU 17 2.4 Các giao diện quang 19 2.5 Cấu hình cơ bản của các loại Coupler 20 2.6 Coupler 8x8 tạo ra từ nhiều coupler 21 2.7 Cấu trúc cơ bản mạng cáp quang thuê bao 21 2.8 Các mô hình mạng quang thụ động PON Error: Refere nce source not found 2.9 TDMA GPON 24 2.10 GPON Ranging pha 1 Error: Refere nce source not found 2.11 GPON Ranging pha 2 28 2.12 Báo cáo và phân bố băng thông trong GPON 29 2.13 Thủ tục cấp phát băng thông trong GPON 30 3.1 Mô hình hạ tầng ADSL và FTTH 36 3.2 DSLAM 37 3.3 Thiết bị BRAS Error: Refere nce source not found 3.4 Card ALC1248G-51 Error: Refere vii
  • 8. nce source not found 3.5 Card ALC1272G-51 Error: Refere nce source not found 3.6 Card ALC1372G-51 Error: Refere nce source not found 3.7 Sơ đồ phối POP hạ tầng ADSL Error: Refere nce source not found 3.8 Card ELC1220G-55 Error: Refere nce source not found 3.9 Mô hình mạng FTTH Error: Refere nce source not viii
  • 9. found 3.10 Converter Error: Refere nce source not found 3.11 OLT EL5600-08P Error: Refere nce source not found 3.12 OLT GL5600-08P Error: Refere nce source not found 3.13 Mô hình công nghệ PON Error: Refere nce source not found 3.14 Mô hình PON+IPTV Error: Refere nce source not found 3.15 Suy hao PON Error: Refere nce ix
  • 10. source not found 3.16 Sơ đồ phối EPON Error: Refere nce source not found 3.17 Sơ đồ phối GPON 56 3.18 29.Block nội thành Hải Phòng 60 x
  • 11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài FPT hiện là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu với hạ tầng mạng lưới rộng khắp cả nước. Mạng truy nhập internet băng rộng hiện tại của FPT chủ yếu dựa trên hạ tầng mạng truy nhập cáp đồng sử dụng công nghệ xDSL, vì vậy về cơ bản mới chỉ đáp ứng cho các dịch vụ truy nhập tốc độ dưới 10 Mbit/s. Sự phát triển của các khu vực kinh tế như: khu thương mại, chung cư cao cấp khu công nghiệp, khu công nghệ cao,... cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh nền kinh tế như các tổ chức: ngân hàng, kho bạc, công ty, ... đã tạo ra nhu cầu rất lớn trong việc sử dụng các dịch vụ tiện ích tích hợp thoại, hình ảnh và dữ liệu. Bên cạnh đó, các dịch vụ ứng dụng trên Internet ngày càng phong phú và phát triển với tốc độ nhanh chóng như các dịch vụ mua bán trực tuyến, ngân hàng, các dịch vụ đào tạo từ xa, game trực tuyến. Đặc biệt nhu cầu về các loại dịch vụ gia tăng tích hợp thoại, hình ảnh và dữ liệu đang ngày càng tăng. Sự phát triển của các loại hình dịch vụ mới, đòi hỏi hạ tầng mạng truy nhập phải đáp ứng các yêu cầu về băng thông rộng, tốc độ truy nhập cao. Công nghệ truy nhập cáp đồng hiện tại xDSL đã được triển khai rộng rãi, tuy nhiên những hạn chế về cự ly và tốc độ đã không đáp ứng được yêu cầu dịch vụ. Vì vậy nghiên cứu triển khai các giải pháp truy nhập quang là vấn đề cấp thiết hiện nay nhằm xây dựng hạ tầng mạng truy nhập đáp ứng cung cấp các dịch vụ băng rộng chất lượng cao. Qua đó cũng đặt ra những vấn đề cần giải quyết cấp bách đối với mạng truy nhập của FPT. Do vậy, nghiên cứu triển khai giải pháp truy nhập mới nhằm chiếm lĩnh thị trường dịch vụ mới là rất cần thiết đối với FPT. Công nghệ truy nhập quang thụ động GPON đã được ITU chuân hóa, hiện nay là một trong những công nghệ được ưu tiên lựa chọn cho triển khai mạng truy nhập băng rộng tại nhiều nước trên thế giới. GPON là công nghệ hướng tới cung cấp dịch vụ mạng băng rộng đầy đủ, tích hợp thoại, hình ảnh và số liệu với băng thông lớn tốc độ cao. Do vậy GPON sẽ là công nghệ truy nhập lựa chọn triển khai hiện tại và tương lai. Luận văn “Nghiên cứu triển khai công nghệ cáp quang GPON tại FPT 1
  • 12. telecom Hải Phòng” nhằm mục đích tìm hiểu những đặc điểm kỹ thuật cơ bản của công nghệ GPON, qua đó đề xuất cấu hình mạng GPON của FPT telecom Hải Phòng. Luận văn thực hiện gồm 03 chương: Chương 1: Tổng quan vê mạng PON và giới thiệu vê các hệ thống PON hiện đang được triển khai. Chương 2: Công nghệ quang thụ động GPON Chương 3: Hiện trạng hạ tầng mạng và kế hoạch triển khai GPON tại FPT telecom Hải Phòng. Cuối cùng là phần kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo của luận văn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Đưa ra giải pháp kỹ thuật, mô hình mạng của công nghệ cáp quang GPON. Trên cơ sở nâng cấp từ hạ tầng cáp quang EPON có sẵn hoặc triển khai mới hạ tầng GPON nhằm mục đích nâng băng thông và cải thiện chất lượng mạng cho khách hàng đồng thời giới thiệu thêm nhiều dịch vụ trên cùng một đường truyền. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về mô hình mạng cáp quang GPON - Cơ sở lý thuyết cho mô hình mạng cáp quang GPON - Phân tích các tham số quang trọng trên đường truyền cáp quang - Phân tích ưu điểm và nhược điểm của mạng quang GPON so với mạng quang EPON, FTTX và mạng cáp đồng trước đây. - Quá trình triển khai thực tế tại FPT telecom Hải Phòng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu trước và hệ thống cơ sở hạ tầng có sẵn đề tài đưa ra các giải pháp ghép nối bổ sung nâng cấp hạ tầng trên hạ tầng cáp quang EPON có sẵn. và triển khai mới khu vực chưa có cáp quang PON. Đồng thời chia nhỏ vòng ring của các đài trạm nhằm mục đích giảm thiểu phạm vị ảnh hưởng khi bị sự cố. 2
  • 13. - Đối tượng nghiên cứu bao gồm mô hình kỹ thuật, các thiết bị ngoại vi, nội vi đài trạm GPON các thông số ảnh hưởng đến chất lượng đường truyền. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu mô hình đến triển khai thực tế mạng cáp quang tại FPT telecom Hải Phòng. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp kế thừa: Trên cơ sở phân tích, đánh giá về nội dung của các công trình nghiên cứu trước, đề tài sẽ kế thừa và chọn lọc những nội dung có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu trong đề tài. - Phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh: Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm phân tích và so sánh các mô hình nghiên cứu về mạng cáp quang cũ và mô hình nghiên cứu cáp quang GPON với nhiều ưu điểm vượt trội. - Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu nhằm đạt mục đích nghiên cứu như phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp mô hình hóa. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Trên cơ sở của các nghiên cứu trước đây, cơ sở hạ tầng đã có, đề tài đã đưa ra các giải pháp nâng cấp bổ sung hạ tầng mới thay thế hạ tầng cũ. Đánh giá các thông số liên quan tới chất lượng dịch vụ, khả năng đáp ứng của hạ tầng và công nghệ mới.Qua đó đưa ra nhiều giải pháp cho khách hàng lựa chọn dịch vụ của FPT. 3
  • 14. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MẠNG QUANG THỤ ĐỘNG (PON: Passive Optical Network) 1.1. Mở đầu Mạng viễn thông thường được cấu thành bởi ba mạng chính: mạng đường trục, mạng phía khách hàng và mạng truy nhập. Trong những năm gần đây, mạng đường trục có những bước phát triển nhảy vọt do sự xuất hiện của các công nghệ mới, như công nghệ ghép kênh theo bước sóng (WDM). Cũng trong khoảng thời gian này, mạng nội hạt (LAN) cũng đã được cải tiến và nâng cấp từ tốc độ 10 Mb/s lên 100 Mb/s, và đến 1 Gb/s. Thậm chí, các sản phẩm Ethernet 10 Gb/s cũng đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường. Điều này đã dẫn đến một sự chênh lệch rất lớn về băng thông giữa một bên là mạng LAN tốc độ cao và mạng đường trục và một bên là mạng truy nhập tốc độ thấp, mà chúng ta vẫn thường gọi đó là nút cổ chai (bottleneck) trong mạng viễn thông. Việc bùng nổ lưu lượng Internet trong thời gian vừa qua càng làm trầm trọng thêm các vấn đề của mạng truy nhập tốc độ thấp. Các báo cáo thống kê cho thấy lưu lượng dữ liệu đã tăng 100% mỗi năm kể từ năm 1990. Thậm chí, sự kết hợp giữa các yếu tố kinh tế và công nghệ đã tạo ra những thời điểm mà tốc độ phát triển đạt tới 1000% trong một năm (vào những năm 1995 và 1996). Xu hướng này vẫn sẽ còn tiếp tục trong tương lai, tức là càng ngày sẽ càng có nhiều người sử dụng trực tuyến và những người sử dụng đã trực tuyến thì thời gian trực tuyến sẽ càng nhiều hơn, do vậy nhu cầu về băng thông lại càng tăng lên. Các nghiên cứu thị trường cho thấy rằng, sau khi nâng cấp lên công nghệ băng rộng, thời gian trực tuyến của người sử dụng đã tăng lên 35% so với trước khi nâng cấp. Lưu lượng thoại cũng tăng lên, nhưng với tốc độ thấp hơn nhiều, khoảng 8% mỗi năm. Theo hầu hết các báo cáo phân tích, lưu lượng của dữ liệu hiện nay đã vượt trội hơn rất nhiều so với lưu lượng thoại. Càng ngày sẽ càng có nhiều dịch vụ và các ứng dụng mới được triển khai khi băng thông dành cho người sử dụng tăng lên. Đứng trước tình hình đó, một số công nghệ mới đã được đưa ra nhằm đáp ứng những đòi hỏi về băng thông. Hiện tại, các nhà cung cấp dịch vụ đã triển khai cung cấp dịch vụ Internet 4
  • 15. bằng công nghệ đường dây thuê bao số xDSL. xDSL sử dụng đôi dây giống như dây điện thoại, và yêu cầu phải có một modem xDSL đặt tại thuê bao và DSLAM đặt tại tổng đài. Tốc độ dữ liệu của xDSL nằm trong khoảng từ 128 Kb/s đến 1,5 Mb/s. Mặc dù tốc độ của nó đã tăng đáng kể so với modem tương tự, nhưng khó có thể được coi là băng rộng do không cung cấp được các dịch vụ video, thoại, dữ liệu cho các thuê bao ở xa. Khoảng cách từ tổng đài đến theo bao chỉ trong phạm vi 2,5 km. Ta có thể tăng khoảng cách này bằng giải pháp triển khai thêm nhiều DSLAM đến gần thuê bao, nhưng đây là một giải pháp không hiệu quả do chi phí quá cao. Một giải pháp khác được đưa ra là sử dụng cáp modem. Các công ty cáp TV cung cấp các dịch vụ Internet bằng cách triển khai các dịch vụ tích hợp dữ liệu trên mạng cáp đồng trục, mà ban đầu được thiết kế để truyền dẫn tín hiệu video tương tự. Ví dụ, mạng CMC sẽ có sợi quang nối từ các đầu dẫn hay các hub đến các nút quang, và từ các nút quang sẽ phân chia đến các thuê bao thông qua cáp đồng trục, bộ lặp và các bộ ghép/tách. Tuy nhiên, mô hình kiến trúc này có nhược điểm là thông lượng hiệu dụng của các nút quang không quá 36 Mb/s, vì vậy tốc độ thường rất thấp vào những giờ cao điểm. Như vậy, chúng ta thấy rằng cả công nghệ xDSL và cáp modem đều không đáp ứng được những yêu cầu về băng thông cho mạng truy nhập. Hầu hết các nhà công nghệ mạng hiện nay đều đang tiến tới một công nghệ mới, tập trung chủ yếu vào truyền tải dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu IP. Trong bối cảnh đó, công nghệ PON sẽ là một giải pháp tối ưu cho mạng truy nhập băng rộng. Người ta trông đợi mạng PON sẽ giải quyết được các vấn đề tắc nghẽn băng thông của mạng truy nhập trong kiến trúc mạng viễn thông, giữa một bên là các nhà cung cấp dịch vụ CO, các điểm kết cuối, các điểm truy nhập và một bên là các công ty được cung cấp dịch vụ, hay một khu vực tập trung các thuê bao. Mạng quang thụ động có thể định nghĩa một cách ngắn gọn như sau: “Mạng quang thụ động (PON) là một mạng quang không có các phần tử điện hay các thiết bị quang điện tử”. Như vậy với khái niệm này, mạng PON sẽ không chứa bất kỳ một phần tử 5
  • 16. tích cực nào mà cần phải có sự chuyển đổi điện - quang. Thay vào đó, PON sẽ chỉ bao gồm: sợi quang, các bộ chia, bộ kết hợp, bộ ghép định hướng, thấu kính, bộ lọc,... Điều này giúp cho PON có một số ưu điểm như: không cần nguồn điện cung cấp nên không bị ảnh hưởng bởi lỗi nguồn, có độ tin cậy cao và không cần phải bảo dưỡng do tín hiệu không bị suy hao nhiều như đối với các phần tử tích cực. Mạng PON ngoài việc giải quyết các vấn đề về băng thông, nó còn có ưu điểm là chi phí lắp đặt thấp do nó tận dụng được những sợi quang trong mạng đã có từ trước. PON cũng dễ dàng và thuận tiện trong việc ghép thêm các ONU theo yêu cầu của các dịch vụ, trong khi đó việc thiết lập thêm các nút trong mạng tích cực khá phức tạp do việc cấp nguồn tại mỗi nút mạng, và trong mỗi nút mạng đều cần có các bộ phát lại. PON có thể hoạt động vớ chế độ không đối xứng. Chẳng hạn, một mạng PON có thể truyền dẫn theo luồng OC-12 (622 Mbits/s) ở đường xuống và truy nhập theo luồng OC-3 (155 Mbits/s) ở đường lên. Một mạng không đối xứng như vậy sẽ giúp cho chi phí của các ONU giảm đi rất nhiều, do chỉ phải sử dụng các bộ thu phát giá thành thấp hơn.. PON còn có khả năng chống lỗi cao (cao hơn SONET/SDH). Do các nút của mạng PON nằm ở bên ngoài mạng, nên tổn hao năng lượng trên các nút này không gây ảnh hưởng gì đến các nút khác. Khả năng một nút mất năng lượng mà không làm ngắt mạng là rất quan trọng đối với mạng truy nhập, do các nhà cung cấp không thể đảm bảo được năng lượng dự phòng cho tất cả các đầu cuối ở xa. Với những lý do như trên, công nghệ PON có thể được coi là một giải pháp hàng đầu cho mạng truy nhập. PON cũng cho phép tương thích với các giao diện SONET/SDH và có thể được sử dụng như một vòng thu quang thay thế cho các tuyến truyền dẫn ngắn trong mạng đô thị hay mạch vòng SONET/SDH đường trục. 1.2 Kiến trúc của PON Các phần tử thụ động của PON đều nằm trong mạng phân bố quang (hay còn gọi là mạng ngoại vi) bao gồm các phần tử như sợi quang, các bộ tách/ghép quang thụ động, các đầu nối và các mối hàn quang. Các phần tử tích cực như OLT và các 6
  • 17. ONU đều nằm ở đầu cuối của PON. Tín hiệu trong PON có thể được phân ra và truyền đi theo nhiều sợi quang hoặc được kết hợp lại và truyền trên một sợi quang thông qua bộ ghép quang, phụ thuộc vào tín hiệu đó là đi theo hướng lên hay hướng xuống của PON. PON thường được triển khai trên sợi quang đơn mode, với cấu hình cây là phổ biến. PON cũng có thể được triển khai theo cấu hình vòng ring cho các khu thương mại hoặc theo cấu hình bus khi triển khai trong các khu trường sở,... Mô hình mạng quang thụ động với các phần tử của nó được biểu diễn như trong Hình 1.1: Mô hình mạng quang thụ động. Hình 1.1 Mô hình mạng quang thụ động Về mặt logic, PON được sử dụng như mạng truy nhập kết nối điểm - đa điểm, với một CO phục vụ cho nhiều thuê bao. Có một số câu hình kết nối điểm-đa điểm phù hợp cho mạng truy nhập như câu hình cây, cây và nhánh, vòng ring, hoặc bus. Đây là những cấu hình rất mềm dẻo, phù hợp với nhu cầu phát triển của thuê bao, cũng như những đòi hỏi ngày càng tăng về băng thông. 1.3 Các hệ thống PON 1.3.1 APON/BPON Từ năm 1995, 7 nhà khai thác mạng hàng đầu thế giới đã lập nên nhóm FSAN (Full Service Access Network) với mục tiêu là thống nhất các tiêu chí cho mạng truy nhập băng rộng. Hiện nay các thành viễn của FSAN đã tăng lên đến trên 40 trong đó có nhiều hãng sản xuất và cung cấp thiết bị viễn thông lớn trên thế giới.Các thành viên của FSAN đã phát triển một tiêu chí cho mạng truy nhập PON sử dụng công nghệ ATM và giao thức lớp 2 của nó. Hệ thống này được gọi là 7
  • 18. APON (viết tắt của ATM PON). Cái tên APON sau đó được thay thế bằng BPON với ý diễn đạt PON băng rộng. Hệ thống BPON có khả năng cung câp nhiều dịch vụ băng rộng như Ethernet, Video, đường riêng ảo (VPL), kênh thuê riêng, v.v... Năm 1997 nhóm FSAN đưa các đề xuât chỉ tiêu BPON lên ITU-T để thông qua chính thức. Từ đó, các tiêu chuẩn ITU G.983.X cho mạng BPON lần lượt được thông qua Hệ thống BPON hỗ trợ tốc độ không đối xứng 155 Mbps hướng lên và 622 Mbps hướng xuống hoặc tốc độ đối xứng 622 Mbps. Các hệ thống BPON đã được sử dụng nhiều ở nhiều nơi, tập trung ở Bắc Mỹ, Nhật Bản và một phần Châu Âu. 1.3.2 GPON Do đặc tính câu trúc của BPON khó có thể nâng câp lên tốc độ cao hơn 622 Mbps và mạng PON trên cở sở nền ATM không tối ưu đối với lưu lượng IP, nhóm FSAN phát triển một hệ thống mạng PON mới từ năm 2001 với tốc độ 1Gbps hỗ trợ cả lưu lượng ATM và IP. Dựa trên các khuyến nghị của FSAN, từ năm 2003- 2004, ITU-T đã chuẩn hóa một loạt các tiêu chuẩn cho mạng PON Gigabit (GPON) bao gồm G.984.1,G.984.2 và G.984.3. Chuẩn GPON hiện nay được định nghĩa dựa trên các giao thức cơ bản của chuẩn SONET/SDH ITU. Các giao thức của nó khá đơn giản và đòi hỏi rât ít thủ tục. Chính vì thế mà hiệu suât băng thông của GPON đạt tới hơn 90%. Các ưu điểm của GPON : Cung câp dịch vụ bộ ba: hỗ trợ các dịch vụ âm thanh, dữ liệu và video truyền theo định dạng gốc của nó. Rât nhiều các dịch vụ Ethernet như QoS, VLAN, IGMP (Internet Group Management Protocol) và RSTP (Rapid SpanningTree Protocol)cũng được hỗ trợ. Hiệu suât và tốc độ đường truyền cao nhât: GPON hỗ trợ tốc độ bít cao nhât từ trước tới nay với tốc độ hướng xuống/ hướng lên tương ứng 2,488/1,244 Gbit/s. GPON cung câp độ rộng băng lớn chưa từng có từ trước tới nay và là công nghệ tối ưu cho các ứng dụng của FTTH và FTTB. Hiện nay cũng như trong tương lai GPON là công nghệ phù hợp cho việc truyền thông Ethernet/IP với việc hỗ trợ truyền tiếng nói và video qua PON bằng 8
  • 19. việc sử dụng giao thức SONET/SDH. 1.3.3 EPON Năm 2001, IEEE thành lập một nhóm nghiên cứu Ethernet in the First Mile (EFM) với mục tiêu mở rộng công nghệ Ethernet hiện tại sang mạng truy nhập vùng, hướng tới các mạng các mạng đến nhà thuê bao hoặc các doanh nghiệp với yêu cầu vẫn giữ các tính chât của Ethernet truyền thống. Ethernet PON được bắt đầu nghiên cứu trong thời gian gian này. Ethernet PON (EPON) là mạng trên cở sở PON mang lưu lượng dữ liệu gói trong các khung Ethernet được chuẩn hóa theo IEEE 802.3. Sử dụng mã đường truyền 8b/10B và hoạt động với tốc độ 1Gbps. 1.3.4 WDM-PON Công nghệ mạng quang thụ động sử dụng ghép kênh phân chia theo bước sóng Wavelength Division Multiplexing Passive Optical Network (WDM PON) là thế hệ kế tiếp của mạng truy nhập quang và cho băng thông lớn nhât. TDMPON (bao gồm BPON, GPON và GEPON) sử dụng các bộ chia công suât quang thụ động, hướng xuống là quảng bá và ONU nhận dữ liệu của mình thông qua nhãn địa chỉ nhúng, hướng lên sử dụng ghép kênh trong miền thời gian. WDMPON sử dụng các bộ ghép sóng WDM thụ động, hướng xuống mỗi ONU nhận dữ liệu trên một bước sóng, hướng lên các bước sóng khác nhau được ghép thông qua bộ ghép sóng WDM tới ONU. Do sử dụng một bước sóng cho mỗi ONU nên WDMPON có tính bảo mật và tính mềm dẻo tốt hơn. Công nghệ WDMPON sẽ là sự lựa chọn của tương lai và là bước phát triển kế tiếp cho các công nghệ mạng truy nhập quang PON. 1.3.5 Nhận xét Vào giữa những năm 90 của thế kỷ này, công nghệ APON (ATM - PON) đã được áp dụng để truyền tải dữ liệu và tiếng nói. Chậm hơn một chút là BPON, nó sử dụng cấu trúc chuyển đổi ATM ở các đường biên mạng. Tuy nhiên hiện nay mạng APON/BPON không được quan tâm phát triển do chỉ hỗ trợ dịch vụ ATM và tốc độ truy nhập thấp hơn nhiều so với các công nghệ hiện hữu khác như GPON 9
  • 20. hay EPON. Các nghiên cứu hiện nay đang tập trung vào GPON và EPON/GPON vì đây là các công nghệ mới hứa hẹn sẽ được triển khai rộng rãi trong mạng truy nhập băng rộng do các đặc điểm vượt trội của chúng so với các công nghệ khác. Trong khi EPON chỉ cung cấp tốc độ truyền là 1,25 Gbit/s thì GPON lại cho phép đạt tới tốc độ 2.448 Gbit/s. Và thậm chí, khi càng ngày các nhà cung cấp dịch vụ càng cố tiết kiệm chi phí bằng việc tận dụng tối đa băng thông thì có vẻ như EPON đang dần trở thành một sự lựa chọn không được đánh giá cao. Với hiệu suất từ 50% - 70%, băng thông của EPON bị giới hạn trong khoảng 600Mbps đến 900Mbps, trong khi đó GPON với việc tận dụng băng thông tối đa nó có thể cho phép các nhà cung cấp dịch vụ phân phối với băng thông lên đến 2300 Mbps. Trong một nghiên cứu điển hình, hệ thống mạng GPON của Flexlight có thể đạt tới hiệu suất mạng 93%, điều đó có nghĩa là chỉ có 7% độ rộng băng tần được sử dụng cho việc quy định các thủ tục của giao thức truyền thông. Hiệu suất lớn, độ rộng băng tần lớn, GPON hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà cung cấp dịch vụ. Trong khi đó APON, BPON, hay EPON lại tốn khá nhiều băng thông cho việc quy định các thủ tục truyền thông. Chính vì thế mà hiệu suât băng thông giảm đi đáng kể. Cụ thể là APON và BPON còn 70% và EPON còn 50%. Đã được chuẩn hoá theo ITU - T G.984, GPON cho phép cung câp đường truyền với các định dạng gốc như IP và TDM, đây thực sự là một giải pháp công nghệ PON đạt hiệu quả kinh tế có thể sử dụng cho cả các dịch vụ gia đình cũng như là cho các doanh nghiệp. Với những đặc tính hỗ trợ cao nhât và độ rộng băng tiêu dùng được nâng từ 10 MHz lên 100 MHz cho truyền dữ liệu Internet, đáp ứng được các yêu cầu cho nhiều dòng IPTV (Internet Protocol Television),và có thể hỗ trợ truyền thông cả SDTV (Standard Definition Television)và HDTV (High Definition TeleVision), GPON đã thực sự được đánh giá là kinh tế hơn EPON. Mặt khác trong khi tiêu chuẩn IEEE 803.2ah chỉ hỗ trợ 2 lớp ODN : lớp A và lớp B thì ITU-GT.984.2 GPON GPM hỗ trợ cả lớp C, lớp câp cao hơn. Lớp C cho phép mạng PON mở rộng cự ly tới 20 Km, cung câp cho số lượng lớn người dùng 10
  • 21. cuối, đạt tới 64 thậm chí 128 ONU/ONT. Bên cạnh đó trong khi EPON chỉ hỗ trợ duy nhât một tốc độ truyền dẫn đối xứng 1,25/1,25 Gbps. ITU- T G.984.2 GPON GPM linh hoạt và biến đổi được hơn nhiều hơn, cho phép các tốc độ hướng xuống 1,25 và 2,5 Gbps, hướng lên cho phép 155 Mbps, 622 Mbps hay 1,25 và 2,5 Gbps. Cả hai công nghệ đều nhắm tới thị trường truy nhập, bao gồm các ứng dụng Fiber-To-The- Home và Fiber-To-The Building/Curb với đặc trưng là tốc độ truy nhập không đối xứng giữa hướng lên và hướng xuống. Thậm chí với sự phát triển của các ứng dụng dữ liệu thì cũng không có nhu cầu đến 1,25 Gbps trong hướng lên. Trong khi GPON cho phép các nhà cung câp dịch vụ để thiết lập những tốc độ kết nối theo nhu cầu thực tế, EPON không thực hiện được điều này. Mặc dù đây không là một vân đề lớn về chi phí đối với kết nối tốc độ cao, tuy nhiên để hỗ trợ 1.25 Gbps hướng lên, đòi hỏi phải cung cấp laser DFP ở đầu cuối và điôt thác quang APD đắt tại trung tâm mạng quang CO. Từ những so sánh trên có thể thấy rằng GPON thích hợp hơn so với EPON trong việc lắp đặt các hệ thống mạng để cung cấp các khả năng dự phòng cần thiết hỗ trợ cho O&M, khả năng tương thích cũng như là bảo mật. Đây là những điều kiện cần thiết để điều hành một mạng kích cỡ lớn. 11
  • 22. CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ QUANG THỤ ĐỘNG ( GPON: Gigabit-capable Passive Optical Networks) 2.1 Giới thiệu chung PON là từ viết tắt của Passive Optical Network hay còn gọi là mạng quang thụ động. Công nghệ mạng quang thụ động PON còn được hiểu là mạng công nghệ quang truy nhập giúp tăng cường kết nối giữa các nốt mạng truy nhập của nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng. Công nghệ PON được biết tới đầu tiên đó là TPON-Telephony PON được triển khai vào những năm 90, tiếp đó năm 1998, mạng BPON-Broadband PON được chuẩn hóa dựa trên nền ATM. Hai năm 2003 và 2004 đánh dấu sự ra đời của hai dòng công nghệ Ethernet PON-EPON và Gigabit PON-GPON, có thể nói hai công nghệ này mở ra cơ hội mới cho các nhà cung cấp dịch vụ giải quyết hàng loạt vấn đề truy nhập băng thông rộng tới người sử dụng đầu cuối. Thành viên mới nhất trong gia đình PON đó là WDM PON. Trong công nghệ PON, tất cả thành phần chủ động giữa tổng đài CO-Central Office và người sử dụng sẽ không còn tồn tại mà thay vào đó là các thiết bị quang thụ động, để điều hướng các lưu lượng trên mạng dựa trên việc phân chia năng lượng tới các điểm đầu cuối trên đường truyền. Vì vậy mà người ta gọi là công nghệ mạng quang thụ động. Vị trí của hệ thống PON trong mạng truyền dẫn: Mạng quang thụ động PON là một dạng của mạng truy nhập quang. Mạng truy nhập hỗ trợ các kết nối đến khách hàng. Nó được đặt gần đầu cuối khách hàng và triển khai với số lượng lớn. Mạng truy nhập tồn tại ở nhiều dạng khác nhau do nhiều lí do khác nhau và PON là một trong những dạng đó. So với mạng truy nhập cáp đồng truyền thống, sợi quang hầu như không giới hạn băng thông. Việc triển khai sợi quang đến tận nhà thuê bao sẽ là mục đích phát triển trong tương lai. Với những ưu điểm vượt trội, mạng quang thụ động PON-Passive Optical Network là một sự lựa chọn thích hợp nhất cho mạng truy nhập. 2.2 Tình hình chuẩn hóa GPON Tiếp tục trên khả năng của kiến trúc sợi quang tới hộ gia đình FTTH (fiber to 12
  • 23. the home) đã được thực hiện trong những năm 1990 bởi nhóm công tác mạng truy nhập dịch vụ đầy đủ FSAN (Full Service Access Network), được hình thành bởi các nhà cung cấp dịch vụ và hệ thống lớn. Hiệp hội viễn thông quốc tế ITU (International Telecommunications Union) làm các công việc tiếp theo tính từ lúc chuẩn hóa trên hai thế hệ của tiêu chuẩn mạng quang quang thụ động APON/BPON và GPON. Chuẩn cũ hơn ITU-T G.983 trên nền chế độ truyền tải không đồng bộ ATM (Asynchronous transfer mode) và vì vậy được xem như APON (ATM PON). Sự phát triển cao hơn của chuẩn APON gốc cũng như với sự dần mât ưa chuộng của ATM như một giao thức chung dẫn đến phiên bản đầy đủ, cuối cùng của ITU-T G.983 được xem như chuẩn PON băng rộng hay BPON (Broadband PON). Một mạng APON/BPON điển hình cung câp tốc độ 622 Mbit/s luồng xuống và 155 Mbit/s luồng lên, mặc dù chuẩn cho phép tốc độ cao hơn. GPON được ITU-T chuẩn hóa theo chuẩn G.984 bắt đầu từ năm 2003, mở rộng từ chuẩn BPON G.983. ITU-T G.984.1 ( 03/2003) “G-PON: General characteristics”: cung câp các giao diện mạng người dùng (UNI), giao diện nút dịch vụ (SNI) và một số dịch vụ. Chuẩn này kế thừa hệ thống G.982 (APON) và G.983.x (BPON) bằng việc xem xét lại dịch vụ hỗ trợ, chính sách bảo mật, tốc độ bit danh định. ITU-T G.984.2 (03/2003) “G-PON: PMD layer specification”: chỉ ra các yêu cầu cho lớp vật lý và các chi tiết kỹ thuật cho lớp PMD. Nó bao gồm các hệ thống có tốc độ hướng xuống 1244.160 Mbit/s, 2488.320 Mbit/s và hướng lên 155.520 Mbit/s, 622.080 Mbit/s, 1244.160 Mbit/s, 2488.320 Mbit/s. Mô tả cả hệ thống GPON đối xứng và bât đối xứng. ITU-T G.984.2 Adm 1 (02/2006): thêm phụ lục cho ITU-T G.984.2, các xác minh về khả năng châp nhận giá thành sản xuât công nghiệp đối với hệ thống G- PON 2.488/1.244 Gbit/s ITU-T G.984.3 (02/2004) “G-PON: TC layer specification”: mô tả lớp hội tụ truyền dẫn (Transmission convergence - TC) cho các mạng G-PON bao gồm định 13
  • 24. dạng khung, phương thức điều khiển truy nhập môi trường, phương thức ranging, chức năng OAM và bảo mật. ITU-T G.984.3 Adm1 (07/2005): cải tiến chỉ tiêu kỹ thuật lớp TC, sửa đổi hiệu chỉnh về từ ngữ G.984.3. ITU-T G.984.3 Adm2 (03/2006): thêm thông tin phần phụ lục ITU-T G.984.3 cho phần kỹ thuật và định dạng tín hiệu hướng xuống. ITU-T G.984.3 Adm3 (12/2006): sáng tỏ và cô đọng nội dung ITU-T G.984.3. ITU-T G.984.4 (06/2004) “G-PON: ONT management and control interface specification”: cung cấp chỉ tiêu kỹ thuật giao diện điều khiển (OMCI) và quản lý ONT các hệ thống GPON ITU-T G.984.4 Adm1 (06/2005): sửa đổi bổ sung ITU-T G.984.4. ITU-T G.984.4 Adm2 (03/2006) : sửa đổi bổ sung ITU-T G.984.4. ITU-T G.984.4 Adm3 (03/2006): làm rõ nghĩa cho phần G-OMCI, mô tả các mức cảnh báo, giới hạn tốc độ các cổng Ethernet, OMCI cho OMCI, vận chuyển lưu lượng pseudowire 2.3 Kiến trúc GPON Hình 2.1 mô tả cấu hình hệ thống G-PON bao gồm OLT, các ONU, một bộ chia quang và các sợi quang. Sợi quang được kết nối tới các nhánh OLT tại bộ chia quang ra 64 sợi khác và các sợi phân nhánh được kết nối tới ONU. Hình 2.1 Kiến trúc mạng GPON 14
  • 25. Thiết bị - OLT (Optical Line Terminal): thiết bị kết cuối cáp quang tích cực lắp đặt tại phía nhà cung câp dịch vụ thường được đặt tại các đài trạm. - ONT (Optical Network Terminal): thiết bị kết cuối mạng cáp quang tích cực, kết nối OLT thông qua mạng phân phối quang (ODN) dùng cho trường hợp cung câp kết nối quang tới nhà thuê bao (FTTH) - ONU (Optical Network Unit): thiết bị kết cuối mạng cáp quang tích cực, kết nối với OLT thông qua mạng phân phối quang (ODN) thường dùng cho trường hợp kết nối tới buiding hoặc tới các vỉa hè, cabin (FTTB, FTTC, FTTCab) - Bộ chia/ghép quang thụ động (Splitter): Dùng để chia/ghép thụ động tín hiệu quang từ nhà cung câp dịch vụ đến khách hàng và ngược lại giúp tận dụng hiệu quả sợi quang vật lý. Splitter thường được đặt tại các điểm phân phối quang (DP) và các điểm truy nhập quang (AP). Bộ chia/ghép quang sẽ có 2 loại, một loại đặt tại các nhà trạm viễn thông sử dụng các tủ kiểu indoor, loại thứ 2 sẽ là loại thiết bị được bọc kín có thể mở ra được khi cần thiết và đặt tại các điểm măng xông. - FDC - Fiber Distribution Cabinet: Tủ phối quang - FDB - Fiber Distribution Box: Hộp phân phối quang loại nhỏ. 2.4 Các đầu cuối mạng PON 2.4.1 Đầu cuối đường quang OLT-Optical Line Terminal OLT cung cấp giao tiếp giữa hệ thống mạng truy nhập quang thụ động PON và mạng quang đường trục của các nhà cung cấp dịch vụ thoại, dữ liệu và video. OLT có thể được đặt bên trong tổng đài hoặc tại một trạm từ xa. OLT cũng kết nối đến mạng lõi của nhà cung cấp dịch vụ thông qua hệ thống quản lý EMS. Sơ đồ khối chức năng OLT được mô tả như ở hình 2.2 15
  • 26. Hình 2.2 Các khối chức năng trong OLT 2.4.1.1 Phần lõi OLT Phần lõi OLT bao gồm các chức năng sau đây: Chức năng kết nối chéo được số hóa cung cấp các kết nối giữa phần mạng lõi với phần mạng phối quang ODN. Chức năng ghép kênh truyền dẫn cung cấp kết nối VP giữa chức năng cổng dịch vụ SPF và giao diện ODN. Các VP khác nhau được gán vào các dịch vụ khác nhau tại giao diện PON. Các thông tin khác như báo hiệu, OAM được trao đổi nhờ các VC trong VP. Chức năng ghép kênh truyền dẫn cung cấp việc truyền và ghép các kênh trên mạng phối quang ODN. Ví dụ như dữ liệu đi từ mạng lõi đến mạng phối quang ODN thì nó có nhiệm vụ là truyền, còn dữ liệu đi từ mạng phối quang ODN đến mạng lõi/metro thì nó phải được ghép kênh trước khi truyền đến mạng lõi. Chức năng giao diện ODN cung cấp môi trường truyền dẫn quang kết nối OLT với một hoặc nhiều ONU bằng việc sử dụng thiết bị thụ động. Nó điều khiển quá trình chuyển đổi quang điện và điện quang. Để có thể thực hiện cơ chế chuyển mạch bảo vệ và làm dễ dàng cho việc xử lí thiết bị thụ động bộ chia thì ở OLT sẽ có các chức năng giao diện ODN giống như phần mạng phối quang ODN. Giao diện ODN Đầu cuối đường dây PON xử lý chuyển đổi quang điện. Giao diện ODN chèn các tế bào ATM vào. 2.4.1.2 Phần dịch vụ OLT Phần dịch vụ OLT thì có chức năng cổng dịch vụ. Các cổng dịch vụ sẽ truyền 16
  • 27. ít nhất tốc độ ISDN và sẽ có thể cấu hình một số dịch vụ hay có thể hỗ trợ đồng thời hai hay nhiều dịch vụ khác nhau ví dụ như dịch vụ truyền hình độ phân giải cao HDTV, game online, truyền dữ liệu... Bất kì khối TU-Ttributary Unit cũng đều cung cấp hai hay nhiều port có tốc độ 2 Mbps phụ thuộc vào cách cấu hình trên mỗi port. Khối TU có nhiều port có thể cấu hình mỗi port một dịch vụ khác nhau. Chức năng cổng dịch vụ SPF đóng vai trò giao tiếp với node dịch vụ. Chức năng cổng dịch vụ thực hiện chèn tế bào ATM vào tải trọng SDH đường lên, và tách tế bào ATM từ tải trọng SDH đường xuống. Chức năng này phải được dự phòng, do đó chuyển mạch bảo vệ là cần thiết 2.4.1.3 Phần chung OLT Phần chung OLT bao gồm chức năng cấp nguồn và chức năng hoạt động, quản lí và bảo dưỡng OAM-Operation, Administration and Maintenance. Chức năng cấp nguồn chuyển đổi nguồn ngoài thành nguồn mong muốn. Chức năng OAM cung cấp các phương tiện để điều khiển hoạt động, quản lí và bảo dưỡng cho tất cả khối OLT. Trong điều khiển nội bộ, một giao diện có thể được cung cấp cho mục đích chạy thử và giao diện Q3 cho mạng truy nhập đến hệ thống đang hoạt động thông qua chức năng sắp xếp. 2.4.2 Đơn vị mạng quang ONU-Optical Network Unit ONU đặt tại phía khách hàng, ONU cung cấp các phương tiện cần thiết để phân phối các dịch vụ khác nhau được điều khiển bởi OLT. Một ONU có thể chia làm 3 phần: phần lõi, phần dịch vụ và phần chung. Hình 2.3 Các khối chức năng trong ONU 17
  • 28. 2.4.2.1 Phần lõi ONU ONU gồm giao diện ODN, cổng người dùng, chức năng ghép kênh/phân kênh truyền dẫn, dịch vụ và khách hàng, và cấp nguồn. a.Giao diện ODN Giao diện ODN xử lý các quá trình chuyển đổi quang điện. Giao diện ODN trích các tế bào ATM từ tải trọng PON đường xuống và chèn các tế bào ATM vào tải trọng đường lên trên cơ sở đồng bộ từ sự định thời khung đường xuống. b.Ghép kênh Chỉ các tế bào ATM có hiệu lực mới có thể đi qua bộ phận ghép kênh do đó nhiều VP có thể chia sẻ băng thông đường lên một cách hiệu quả. Phần lõi ONU bao gồm: Chức năng ghép khách hàng và dịch vụ có nhiệm vụ nếu ở về phía khách hàng thì dữ liệu sẽ đựơc ghép trước khi truyền đến ODN còn nếu về phía ODN thì các dịch vụ sẽ tách ra phù hợp cho từng user đã yêu cầu dịch vụ. Chức năng ghép kênh truyền dẫn cung cấp các chức năng phân phối tín hiệu giữa ODN và khách hàng. Chức năng giao diện ODN cung cấp các chức năng chuyển đổi quang điện hay điện quang 2.4.2.2 Phần dịch vụ ONU Phần dịch vụ ONU cung cấp các chức năng cổng của người dùng. Chức năng cổng của người dùng cung cấp cho các giao diện dịch vụ của khách hàng và bộ thích nghi của chúng là 64 kbps hay n×64 kbps. Chức năng này có thể được cấp bởi một khách hàng hay một nhóm khách hàng. Nó cũng cung cấp các chức năng chuyển đổi tín hiệu tùy thuộc giao diện vật lý. Ví dụ như rung chuông, báo hiệu… Chức năng cổng người dùng UPF tương thích các yêu cầu UNI riêng biệt. OAM có thể hỗ trợ một số các truy nhập và các UNI khác nhau. Các UNI này yêu cầu các chức năng riêng biệt phụ thuộc vào các đặc tả giao diện có liên quan. Tách các tế bào ATM đường xuống và chèn các tế bào ATM ở đường lên. 18
  • 29. 2.4.2.3 Phần chung ONU Phần chung ONU bao gồm chức năng cấp nguồn và chức năng hoạt động, quản lí và bảo dưỡng OAM. Chức năng cấp nguồn cung cấp nguồn cho ONU, ví dụ như chuyển đổi xoay chiều thành một chiều hay ngược lại. Nguồn có thể được cấp tại chỗ hay từ xa. Nhiều ONU có thể chia sẻ nguồn. ONU có thể hoạt động bằng nguồn dự phòng. Chức năng OAM cung cấp các phương tiện để điều khiển các chức năng hoạt động, quản lí và bảo dưỡng cho tất cả khối của ONU. 2.4.3 ODN ODN cung cấp phương tiện truyền dẫn quang cho kết nối vật lý giữa OLT và ONU. Các ODN riêng lẻ có thể được kết hợp và mở rộng nhờ các bộ khuếch đại quang.ODN bao gồm các thành phần quang thụ động : cáp và sợi quang đơn mode, connector quang, thiết bị rẽ nhánh quang thụ động, bộ suy hao quang thụ động và mối hàn Giao diện quang ODN cung cấp đường quang giữa OLT và ONU, mỗi đường quang được định nghĩa là khoảng ở giữa các điểm tham chiếu tại một cửa sổ bước sóng nhất định. Hình 2.4 Các giao diện quang Oru, Ord Giao diện quang tại điểm tham chiếu S/R giữa ONU và ODN cho đường lên và đường xuống tương ứng. Olu, Old Giao diện quang tại điểm tham chiếu R/S giữa OLT và ODN cho đường lên và đường xuống tương ứng. 19
  • 30. 2.4.3.1 Bộ tách / ghép quang Một mạng quang thụ động sử dụng một thiết bị thụ động để tách một tín hiệu quang từ một sợi quang sang một vài sợi quang và ngược lại. Thiết bị này là Coupler quang. Để đơn giản, một Coupler quang gồm hai sợi nối với nhau. Tỷ số tách của bộ tách có thể được điều khiển bằng chiều dài của tầng nối và vì vậy nó là hằng số. Hình 2.5 Cấu hình cơ bản của các loại Coupler Hình 2.5: có chức năng tách 1 tia vào thành 2 tia ở đầu ra, đây là Coupler Y. Hình 3.2b là Coupler ghép các tín hiệu quang tại hai đầu vào thành một tín hiệu tại đầu ra. Hình 2.5 vừa ghép vừa tách quang và gọi là Coupler X hoặc Coupler phân hướng 2x2. Coupler có nhiều hơn hai cổng vào và nhiều hơn hai cổng ra gọi là Coupler hình sao. Coupler NxN được tạo ra từ nhiều Couper 2x2 Coupler được đặc trưng bởi các thông số sau: Suy hao chia : Mức năng lượng ở đầu ra của Coupler so với năng lượng đầu vào. Đối với Coupler 2x2 lý tưởng, giá trị này là 3dB theo công thức 10.logN (dB) Hình 2.6 minh hoạ hai mô hình 8x8 Coupler dựa trên 2x2 Coupler. Trong mô hình 4 ngăn như hình a, chỉ 1/6 năng lượng đầu vào được chia ở mỗi đầu ra. Hình b đưa ra mô hình hiệu quả hơn gọi là mạng liên kết mạng đa ngăn. Trong mô hình này, mỗi đầu ra nhận được 1/8 năng lượng đầu vào. Suy hao ghép : Đây là công suât bị tổn hao do quá trình sản xuât, giá trị này thông thường khoảng 0.1 dB đến 1 dB. 20
  • 31. Điều hướng: - Đây là mức công suât đo được ở đầu vào bị dò từ một đầu vào khác. Với những bộ tách/ghép là thiết bị có khả năng định hướng cao thì tham số điều hướng khoảng từ 40 đến 50 dB. Thông thường, các Coupler được chế tạo chỉ có một cổng vào hoặc một bộ kết hợp. Các Coupler loại này được sử dụng để tách một phần năng lượng tín hiệu, ví dụ với mục đích định lượng. Các thiết bị như thế này được gọi là “tap coupler”. a.Coupler 4 ngăn 8x8 b.Coupler 3 ngăn 8x8 Hình 2.6 Coupler 8x8 tạo ra từ nhiều coupler 2.4.3.2 Mạng cáp quang thuê bao Mạng cáp thuê bao quang được xác định trong phạm vi ranh giới từ giao tiếp sợi quang giữa thiết bị OLT đến thiết ONU/ONT. Hình 2.7 Cấu trúc cơ bản mạng cáp quang thuê bao Mạng cáp quang thuê bao được cấu thành bởi các thành phần chính như sau: ■ Cáp quang gốc (Feeder Cable): xuất phát từ phía nhà cung cấp dịch vụ (hay còn gọi chung là Central Office) tới điểm phân phối được gọi là DP (Distribution Point). ■ Điểm phân phối sợi quang (DP): là điểm kết thúc của đoạn cáp gốc. 21
  • 32. Trên thực tế triển khai, điểm phân phối sợi quang thường là măng xông quang, hoặc các tủ cáp quang phối, ưu tiên dùng măng xông quang. ■ Cáp quang phối (Distribution Optical Cable): xuất phát từ điểm phối quang (DP) tới các điểm truy nhập mạng (AP - Access Point) hay từ các tủ quang phối tới các tập điểm quang. ■ Cáp quang thuê bao (Drop Cable): xuất phát từ các điểm truy nhập mạng (AP) hay là từ các tập điểm quang đến thuê bao. ■ Hệ thống quản lý mạng quang (FMS - Fiber Management System) được sử dụng để bảo dưỡng và xử lý sự cố. ■ Điểm quản lý quang (FMP - Fiber Management Point): dễ dàng cho xử lý sự cố và phát hiện đứt đường. 2.5 Mô hình PON Có một vài mô hình thích hợp cho mạng truy cập như mô hình cây, vòng hoặc bus. Mạng quang thụ động PON có thể triển khai linh động trong bất kỳ mô hình nào nhờ sử dụng một tapcoupler quang 1:2 và bộ tách quang 1:N. Mô hình cây Mô hình bus Mô hình vòng Mô hình cây với redundant trunk Hình 2.8 Các mô hình mạng quang thụ động PON 22 Tải bản FULL (74 trang): https://bit.ly/2SdvMi6 Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 33. Ngoài những mô hình trên, PON có thể triển khai trong cấu hình Redundant như là vòng đôi hoặc cây đôi hay cũng có thể là một phần của mạng PON được gọi là trung kế cây. Tất cả sự truyền dẫn trong mạng PON đều được thực hiện giữa OLT và các ONU. OLT ở tại tổng đài hay còn gọi là Central Office, kết nối truy nhập quang đến mạng khu vực đô thị MAN hoặc mạng diện rộng WAN còn được gọi là mạng xương sống, mạng đường dài chẳng hạn như mạng IP, ATM hay SONET. ONU ở tại đầu cuối người sử dụng trong giải pháp FTTH-Fiber To The Home, FTTB- Fiber To The Building hoặc ở tại lề đường trong giải pháp FTTC-Fiber To The Curb và có khả năng cung cấp các dịch vụ thoại, dữ liệu và video băng rộng. Tuỳ theo điểm cuối của tuyến cáp quang xuất phát từ tổng đài mà các mạng truy nhập thuê bao quang có tên gọi khác nhau như sợi quang đến tận nhà FTTH, sợi quang đến khu dân cư FTTC, sợi quang đến tòa nhà FTTB... 2.6 Phương thức truy nhập và phương thức ghép kênh Công nghệ truyền dẫn đa truy nhập là các kỹ thuật chia sẻ tài nguyên hữu hạn cho một lượng khách hàng. Trong hệ thống GPON, tài nguyên chia sẻ chính là băng tần truyền dẫn. Người sử dụng cùng chia sẻ tài nguyên này bao gồm thuê bao, nhà cung cấp dịch vụ, nhà khai thác và những thành phần mạng khác. Tuy không còn là một lĩnh vực mới mẻ trong ngành viễn thông trên thế giới nhưng các kỹ thuật truy nhập cũng là một trong những công nghệ đòi hỏi những yêu cầu ngày càng cao để hệ thống thoả mãn được các yêu cầu về độ ổn định cao, thời gian xử lý thông tin và trễ thấp, tính bảo mật và an toàn dữ liệu cao. 2.6.1 Phương thức truy nhập Phương thức truy nhập được sử dụng phổ biến trong các hệ thống GPON hiện nay là đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA). TDMA là kỹ thuật phân chia băng tần truyền dẫn thành những khe thời gian kế tiếp nhau. Những khe thời gian này có thể được ấn định trước cho mỗi khách hàng hoặc có thể phân theo yêu cầu tuỳ thuộc vào phương thức chuyển giao đang sử dụng. Hình 2.9 dưới đây là một ví dụ về việc sử dụng TDMA trên GPON hình 23 Tải bản FULL (74 trang): https://bit.ly/2SdvMi6 Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 34. cây. Mỗi thuê bao được phép gửi số liệu đường lên trong khe thời gian riêng biệt. Bộ tách kênh sắp xếp số liệu đến theo vị trí khe thời gian của nó hoặc thông tin được gửi trong bản thân khe thời gian. Số liệu đường xuống cũng được gửi trong những khe thời gian xác định. Hai bước sóng được dùng là: hướng lên λ1=1310nm, hướng xuống λ2=1490nm. Hình 2.9 :TDMA GPON GPON sử dụng kỹ thuật TDMA có ưu điểm rât lớn đó là các ONU có thể hoạt động trên cùng một bước sóng, và OLT hoàn toàn có khả năng phân biệt được lưu lượng của từng ONU. OLT cũng chỉ cần một bộ thu, điều này sẽ dễ dàng cho việc triển khai thiết bị, giảm được chi phí cho các quá trình thiết kế, sản xuât, hoạt động và bảo dưỡng. Ngoài ra, việc sử dụng kỹ thuật này còn có một ưu điểm là có thể lắp đặt dễ dàng thêm các ONU nếu có nhu cầu nâng câp mạng Một đặc tính quan trọng của GPON sử dụng TDMA là yêu cầu bắt buộc về đồng bộ của lưu lượng đường lên để tránh xung đột số liệu. Xung đột này sẽ xảy ra nếu hai hay nhiều gói dữ liệu từ những thuê bao khác nhau đến bộ ghép cùng một thời điểm. Tín hiệu này đè lên tín hiệu kia và tạo thành tín hiệu ghép. Phía đầu xa không thể nhận dạng được chính xác tín hiệu tới, kết quả là sinh ra một loạt lỗi bit và suy giảm thông tin đường lên, ảnh hưởng đến chât lượng của mạng. Tuy nhiên các vân đề trên đều được khắc phục với cơ chế định cỡ và phân định băng thông động của GPON mà chúng ta sẽ đề cập ở phần sau. 2.6.2 Phương thức ghép kênh Phương thức ghép kênh trong GPON là ghép kênh song hướng. Các hệ thống GPON hiện nay sử dụng phương thức ghép kênh phân chia không gian. Đây 24 4147206