SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 70
Downloaden Sie, um offline zu lesen
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐẠI HỌC KTCN TPHCM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
-------------------------
KHOA: Môi trường và Công nghệ sinh học
BỘ MÔN: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
NHIỆM VỤ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HỌ VÀ TÊN: BÙI QUỐC THỊNH MSSV : 207108036
NGÀNH : MÔI TRƯỜNG LỚP : 07CMT
1. Đầu đề Đồ án tốt nghiệp:
“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước – tỉnh Bình
Dương thành KCN thân thiện môi trường”
2. Nhiệm vụ: (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):
 Xác định các nguồn thải chính của KCN Mỹ Phước.
 Hiện trạng môi trường KCN Mỹ Phước
 Đánh giá mức độ TTMT hiện tại của KCN Mỹ Phước
 Lựa chọn mô hình chuyển đổi KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
 Đánh giá mức độ khả thi, triển vọng của việc chuyển đổi và xây dựng KCN
Mỹ Phước thành KCN TTMT.
3. Ngày giao đồ án tốt nghiệp: 05/04/2010
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 14/07/2010
5. Họ tên người hướng dẫn: Phần hướng dẫn:
TS. LÊ THỊ VU LAN Toàn bộ
Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Bộ môn.
Ngày 14 tháng 07 năm 2010
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
TS. LÊ THỊ VU LAN
PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN
Người duyệt (chấm sơ bộ) :
...............................................................
Đơn vị
...............................................................
...............................................................
...............................................................
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
ĐIỂM SỐ BẰNG SỐ:……………ĐIỂM SỐ BẰNG CHỮ:………………….
TP.HCM,ngày….tháng….năm 2010
GVHD
LÊ THỊ VU LAN
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc …! Em xin chân thành cảm ơn đến:
 TS. Lê Thị Vu Lan – Người đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và
hướng dẫn cho em những kiến thức quý báu để hoàn thành tốt Đồ án tốt
nghiệp này.
 Quý thầy cô trong Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học – Trường Đại
học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt, giúp em
năm bắt được khối kiến thức cơ bản của chuyên ngành, cũng như kinh
nghiệm trong lĩnh vực môi trường.
 Gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, khuyến khích và động viên em rất nhiều
trong suốt quá trình học tập. Đó chính là nguồn động lực lớn giúp em hoàn
thành tốt Đồ án này.
 Một lần nữa em xin gởi đến mọi người lời cảm ơn chân thành và lòng biết
ơn sâu sắc. Kính chúc Quý thầy cô, anh chị, các bạn sinh viên dồi dào sức
khỏe và thành công trong công tác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 07 năm 2010
Trân trọng
SV: Bùi Quốc Thịnh
MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Mục lục
Danh sách các từ viết tắt
Danh sách các bảng
Danh sách các sơ đồ, hình
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KCN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
1.1 Định nghĩa KCN TTMT ........................................................................... 5
1.2 Các tính chất đặc trưng của KCN TTMT ............................................. 5
1.3 Các tiêu chí mô hình KCN TTMT .......................................................... 7
1.4 Phương pháp đánh giá KCN TTMT ...................................................... 15
1.4.1 Phương pháp liệt kê danh mục các tiêu chí TTMT ................................ 15
1.4.2 Phương pháp ma trận môi trường (EMA) ............................................... 19
1.5 Hệ thống các tiêu chí phân loại KCN TTMT ........................................ 22
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ CÁC KCN Ở
BÌNH DƯƠNG
2.1 Vài nét về tỉnh Bình Dương ..................................................................... 24
2.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................ 24
2.1.2 Địa hình ..................................................................................................... 24
2.1.3 Khí hậu ...................................................................................................... 25
2.1.4 Tài nguyên khoáng sản ............................................................................. 26
2.1.5 Tài nguyên nước ....................................................................................... 28
2.1.6 Tài nguyên rừng ........................................................................................ 30
2.1.7 Tình hình kinh tế ...................................................................................... 30
2.1.8 Tình hình văn hoá – xã hội ...................................................................... 38
2.2 Tổng quan về các KCN ở Bình Dương ................................................... 41
2.2.1 Khu công nghiệp và xu hướng hình thành KCN .................................... 41
2.2.2 Tình hình phát triển các KCN đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020 ............................................................................ 42
2.3 Tình hình quản lý môi trường của các KCN ở Bình Dương .............. 46
2.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý môi trường ....................................................... 46
2.3.2 Hoạt động nhà nước bảo vệ môi trường .................................................. 47
2.3.3 Các vấn đề quản lý môi trường ................................................................ 49
2.3.4 Nhận thức của doanh nghiệp về BVMT ................................................. 49
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng môi trường của dự án quy hoạch KCN đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 ................................................................ 50
2.4.1 Tác động đến cảnh quan xung quanh ...................................................... 50
2.4.2 Tác động đến môi trường vật lý .............................................................. 50
2.4.3 Tác động đến môi trường văn hoá xã hội ............................................... 52
CHƯƠNG 3 : GIỚI THIỆU VỀ KHU CÔNG NGHIỆP MỸ PHƯỚC –
TỈNH BÌNH DƯƠNG
3.1 Thông tin về nhà đầu tư CSHT KCN Mỹ Phước ................................. 53
3.2 Thông tin chung về KCN Mỹ Phước ...................................................... 53
3.2.1 Vị trí địa lý ................................................................................................ 54
3.2.2 Sơ đồ vị trí của KCN Mỹ Phước ............................................................. 56
3.2.3 Lĩnh vực thu hút đầu tư ............................................................................ 56
3.2.4 Tình hình thu hút đầu tư ........................................................................... 57
3.2.5 Cơ sở hạ tầng của KCN Mỹ Phước ......................................................... 58
3.2.5.1 Cơ sở hạ tầng giao thông ...................................................................... 58
3.2.5.2 Cấp điện – cấp nước .............................................................................. 58
3.2.5.3 Xử lý nước thải ...................................................................................... 59
3.2.5.4 Viễn thông .............................................................................................. 59
3.3 Tình hình hoạt động sản xuất tại KCN Mỹ Phước .............................. 59
3.3.1 Các loại hình sản xuất .............................................................................. 59
3.3.2 Các sản phẩm chính .................................................................................. 60
3.4 Các nguồn gây ô nhiễm chính trong KCN Mỹ Phước ......................... 60
3.4.1 Nước thải ................................................................................................... 60
3.4.1.1 Nước thải sinh hoạt ............................................................................... 60
3.4.1.2 Nước thải sản xuất ................................................................................. 61
3.4.1.3 Nước mưa chảy tràn .............................................................................. 62
3.4.2 Khí thải ...................................................................................................... 62
3.4.3 Chất thải rắn .............................................................................................. 63
3.4.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt .......................................................................... 63
3.4.3.2 Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại .......................................... 64
3.4.3.3 Chất thải rắn nguy hại ........................................................................... 65
3.4.4 Tiếng ồn và chấn động rung .................................................................... 65
3.4.5 Sự cố cháy nổ ............................................................................................ 66
3.5 Tình hình thực hiện công tác QLMT khu công nghiệp ....................... 66
3.5.1 Hiện trạng môi trường KCN .................................................................... 66
3.5.2 Hệ thống quản lý môi trường chức năng ................................................. 67
3.5.3 Công tác sau thẩm định báo cáo ĐTM .................................................... 68
3.5.3.1 Công tác thanh tra và kiểm tra môi trường
sau thẩm định báo cáo ĐTM ............................................................................. 68
3.5.3.2 Công tác quan trắc và giám sát môi trường
sau thẩm định báo cáo ĐTM ............................................................................. 69
3.5.3.3 Công tác điều chỉnh sau thẩm định báo cáo ĐTM .............................. 69
3.6 Đánh giá hiện trạng môi trường của KCN Mỹ Phước ........................ 69
3.6.1 Ô nhiễm nước mặt .................................................................................... 69
3.6.2 Ô nhiễm không khí, tiếng ồn, độ rung .................................................... 69
3.6.3 Quản lý CTR công nghiệp, đặc biệt CTR nguy hại ............................... 70
3.6.4 Hệ thống QLMT KCN ............................................................................. 70
3.6.5 Triển khai áp dụng các giải pháp SXSH ................................................. 70
3.6.6 Chuyển đổi mô hình tổ chức xây dựng KCN ......................................... 71
CHƯƠNG 4 : XÂY DỰNG MÔ HÌNH KCN TTMT CHO KCN MỸ
PHƯỚC
4.1 Đánh giá mức độ TTMT hiện tại của KCN Mỹ Phước ....................... 72
4.2 Xác định các mô hình KCN TTMT chính
có thể áp dụng cho KCN Mỹ Phước ............................................................. 85
4.2.1 Mô hình KCN TTMT đơn cấp (FEIP low) ............................................. 85
4.2.2 Mô hình KCN xanh – sạch – đẹp (FEIP high) ....................................... 85
4.2.3 Mô hình KCN TTMT hỗn hợp nữa sinh thái (EIP low) ........................ 86
4.2.4 Mô hình KCN TTMT sinh thái (EIP high) ............................................. 86
4.3 Lựa chọn mô hình chuyển đổi KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT 87
4.4 Các đặc tính của mô hình KCN TTMT Mỹ Phước .............................. 89
4.4.1 Đặc tính của mô hình KCN TTMT Mỹ Phước ....................................... 89
4.4.2 Tiêu chuẩn của mô hình KCN TTMT Mỹ Phước .................................. 91
4.4.2.1 Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
trung bình ........................................................................................................... 91
4.4.2.2 Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng
KCN TTMT Mỹ Phước đơn cấp ....................................................................... 92
4.4.2.3 Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng
KCN Mỹ Phước xanh – sạch – đẹp .................................................................. 93
4.4.2.4 Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng KCN TTMT Mỹ Phước hỗn hợp nữa
sinh thái .............................................................................................................. 94
4.4.2.5 Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng
KCN TTMT Mỹ Phước sinh thái ...................................................................... 94
4.5 Mô hình kỹ thuật tổng quát KCN TTMT Mỹ Phước .......................... 95
4.5.1 Đề xuất mô hình công nghệ và QLMT KCN TTMT Mỹ Phước ........... 95
4.5.2 Thuyết minh cho mô hình công nghệ và QLMT tổng quát ................... 97
4.6 Những phân tích và đánh giá cơ bản về mô hình KCN TTMT ......... 103
4.6.1 Những phân tích tổng hợp về mô hình KCN TTMT Mỹ Phước ........... 103
4.6.1.1 Ý nghĩa về QLMT và phát triển kỹ thuật của mô hình ....................... 103
4.6.1.1.1 Ý nghĩa về QLMT .............................................................................. 103
4.6.1.1.2 Ý nghĩa về phát triển công nghệ kỹ thuật cho công trình ................ 104
4.6.1.2 Ý nghĩa về kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình ....................... 104
4.6.2 Những đánh giá tổng hợp về mô hình KCN TTMT Mỹ Phước ............ 105
4.7 Xác định các bước và nội dung thực hiện
mô hình KCN TTMT Mỹ Phước ................................................................... 105
4.7.1 Bước khởi đầu ........................................................................................... 105
4.7.1.1 Công tác kiểm toán kinh tế và môi trường .......................................... 105
4.7.1.2 Công tác lập dự án đầu tư khả thi xây dựng KCN TTMT .................. 107
4.7.2 Các bước đầu tư xây dựng mô hình
KCN TTMT Mỹ Phước bậc trung bình ............................................................ 107
4.7.2.1 Áp dụng hệ thống QLMT về BVMT KCN ......................................... 107
4.7.2.2 Tuân thủ pháp luật Nhà nước tại KCN ................................................ 107
4.7.2.3 Tăng cường kiểm soát, xử lý ô nhiễm đầu ra ...................................... 108
4.7.2.4 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng ....................................................................... 108
4.7.3 Các bước đầu tư xây dựng mô hình
KCN TTMT Mỹ Phước bậc đơn cấp ................................................................ 108
4.7.3.1 Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý Nhà nước về BVMT KCN và tuân
thủ nghiêm Pháp luật Nhà nước ........................................................................ 108
4.7.3.2 Áp dụng các giải pháp hội nhập kinh tế quốc tế ................................. 109
4.7.3.3 Nâng cao kiến thức của cán bộ công nhân về BVMT ......................... 109
4.7.3.4 Các biện pháp BVMT vi khí hậu .......................................................... 109
4.7.4 Các bước đầu tư xây dựng mô hình KCN TTMT Mỹ Phước xanh – sạch –
đẹp ....................................................................................................................... 109
4.7.4.1 Hoàn thành các cam kết trong báo cáo ĐTM của KCN ..................... 109
4.7.4.2 Hoàn thành xây dựng hệ thống QLMT KCN ...................................... 109
4.7.4.3 Thực hiện tăng cường công tác giáo dục – đào tạo và nâng cao ý thức về
BVMT KCN ....................................................................................................... 110
4.7.4.4 Tăng cường công tác hội nhập kinh tế quốc tế .................................... 110
4.7.4.5 Gia tăng đầu tư về sinh thái môi trường cho KCN .............................. 111
4.7.4.6 Gia tăng đầu tư về công tác
kiểm soát ô nhiễm và giảm thiểu chất thải ....................................................... 111
4.7.5 Các bước đầu tư xây dựng mô hình KCN TTMT Mỹ Phước bậc hỗn hợp nửa
sinh thái và sinh thái .......................................................................................... 111
4.7.5.1 Đầu tư, thiết lập các mối quan hệ cộng sinh trao đổi chất thải ........... 111
4.7.5.2 Sắp xếp lại nhu cầu tham gia thị trường trao đổi chất thải ................. 112
4.7.5.3 Đầu tư phát triển công nghệ sản xuất sạch,
có ít hoặc không có phát thải ............................................................................. 112
4.7.5.4 Đầu tư áp dụng các giải pháp SXSH và
nâng cấp công nghệ xử lý chất thải ................................................................... 113
4.8 Các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích thực hiện
mô hình KCN TTMT Mỹ Phước ................................................................... 113
4.8.1 Giải pháp về chính sách quản lý KCN .................................................... 113
4.8.2 Giải pháp về chính sách hỗ trợ và khuyến khích KCN .......................... 114
4.8.3 Giải pháp về tăng cường vai trò của Nhà nước, KCN và cộng đồng .... 115
4.8.4 Giải pháp về tăng cường vai trò quản lý và hiệu quả tổ chức thực hiện mô
hình kỹ thuật tổng quát tại KCN TTMT Mỹ Phước ........................................ 116
4.9 Đánh giá triển vọng của mô hình KCN TTMT Mỹ Phước ................. 116
4.10 Lợi ích của việc xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT ...... 117
4.10.1 Lợi ích kỹ thuật ....................................................................................... 117
4.10.2 Lợi ích kinh tế - xã hội ........................................................................... 118
4.10.3 Lợi ích môi trường ................................................................................. 118
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận ....................................................................................................... 120
5.2 Kiến nghị ..................................................................................................... 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG ANH
EOP Xử lý cuối đường ống End of Pipe
KCN (IP) Khu công nghiệp Industrial Park
TTMT (FE) Thân thiện môi trường Friendly Environment
BVMT Bảo vệ môi trường Environmental Protection
SXSH (CP) Sản xuất sạch hơn Clearer Production
FEIP KCN thân thiện môi trường
Friendly Environment Industrial
Park
IP KCN hệ cổ điển Industrial Park
EIP KCN sinh thái Eco – Industrial Park
SSPM
Mô hình nguyên lý từng
bước/ Mô hình kỹ thuật tổng
quát
Step By Step Principal Model
STCN (EI) Sinh thái công nghiệp Eco – Industrial
STMT Sinh thái môi trường Eco – Environmental
GCBIP KCN xanh – sạch – đẹp
Green – Clean – Beautiful Industrial
Park
EMS
Hệ thống quản lý môi
trường
Environmental Management System
QLMT
(EM)
Quản lý môi trường Environmental Management
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Phân cấp thang bậc tiêu chí mô hình KCN TTMT
theo các yêu cầu BVMT chung, sinh thái môi trường và
sinh thái công nghiệp (Phân cấp 1) ................................................................ 8
Bảng 2: Phân loại thang bậc tiêu chí mô hình KCN TTMT
theo mức độ áp dụng thực tế các giải pháp công nghệ và
QLMT KCN khác nhau (Phân cấp 2) ............................................................ 10
Bảng 3: Tiêu chí thang bậc phân loại mô hình KCN TTMT
mở rộng khả năng áp dụng trong thực tiễn CNH
nền kinh tế quá độ (Phân cấp 3) ..................................................................... 12
Bảng 4: Hệ thống thang bậc phân loại
mô hình KCN TTMT (FEIP) ......................................................................... 14
Bảng 5: Hệ thống bậc phân loại mô hình KCN TTMT
theo phương pháp EMA ................................................................................. 21
Bảng 6: Phân loại KCN TTMT theo mức độ TTMT
đạt được thực tế tại các KCN ......................................................................... 23
Bảng 7: Sự điều chỉnh mở rộng của một số KCN
từ nay đến năm 2015 ....................................................................................... 45
Bảng 8: Tình hình thu hút đầu tư của KCN Mỹ Phước ................................ 56
Bảng 9: Cơ sở hạ tầng và dịch vụ ở KCN Mỹ Phước .................................. 56
Bảng 10: Thành phần khí thải phát sinh trong KCN Mỹ Phước .................. 61
Bảng 11: Thang điểm đánh giá ...................................................................... 72
Bảng 12: Bảng ma trận xác định mức độ TTMT
hiện tại của KCN Mỹ Phước .......................................................................... 73
Bảng 13: Bảng miêu tả các bước thực hiện mô hình kỹ thuật tổng quát ..... 96
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý môi trường tỉnh Bình Dương ............ 47
Hình 2: Sự thuận lợi về giao thông của KCN Mỹ Phước ................................ 54
Hình 3: Sơ đồ vị trí của KCN Mỹ Phước ......................................................... 55
Hình 4: Mô hình chuyển đổi KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT ................ 87
Hình 5: Mô hình kỹ thuật tổng quát áp dụng cho KCN TTMT Mỹ Phước ... 95
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 1
MSSV: 207108036
LỜI MỞ ĐẦU

Với tốc độ phát triển nhanh của công nghiệp Việt Nam những năm gần đây, đặc
biệt là các KCN, đã góp phần làm nền kinh tế quốc gia tăng trưởng nhanh và ổn
định. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn về kinh tế còn tồn tại những vấn đề
nan giải, đố là môi trường xung quanh và tại các KCN đang xuống cấp trầm trọng
do không được quan tâm đúng mức.
Vấn đề môi trường trong các KCN ở các nước đang phát triển hiện nay như Việt
Nam ít được quan tâm, đa số không thực hiện các biện pháp BVMT, hoặc nếu
thực hiện thì chỉ gói gọn trong các giải pháp xử lý cuối đường ống (End of Pipe –
EOP). Trên thực tế, giải pháp xử lý cuối đường ống đáp ứng được những yêu cầu
về luật BVMT nhưng nó lại gây lãng phí khá lớn cho DN và xã hội. Chính vì vậy,
cách tiếp cận ngăn ngừa ô nhiễm đã được các quốc gia phát triển, những nước đã
từng một thời áp dụng rộng rãi phương pháp EOP, đưa vào áp dụng thực tế như:
sản xuát sạch hơn (Cleaner Production), không chất thải (Zero Waste) … để đưa
hoạt động cảu KCN trở thành thân thiện với môi trường.
Mô hình KCN TTMT sẽ là lựa chọn hàng đầu của các KCN trong nước trong thời
kỳ phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hướng tới PTBV. Đặc biệt là lúc
Việt Nam đang chuyển mình bước vào cánh cửa hội nhập quốc tế thông qua sự
kiện gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO).
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 2
MSSV: 207108036
1) Sự cần thiết của đề tài
Theo quy hoạch thì đến năm 2015 toàn tỉnh Bình Dương sẽ có 23 KCN với
tổng diện tích là 8119 ha. Trong đó, KCN Mỹ Phước sẽ là một trong những
KCN chiếm diện tích lớn, quy mô đầu tư tương đối cao so với các KCN khác ở
địa phương. Ngoài ra, KCN Mỹ Phước trong tương lai sẽ đóng vai trò thúc đẩy
nền kinh tế của Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy, nhu cầu
PTBV của KCN Mỹ Phước cũng nằm trong nhu cầu phát triển chung của các
KCN Bình Dương.
Có thời hạn cấp phép là 50 năm nên KCN Mỹ Phước rất cần có nhu cầu
chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động sản xuất theo yêu cầu PTBV (PTBV),
nhằm đảm bảo sự phát triển thành công, ổn định và bền vững cho KCN Mỹ
Phước. Các hoạt động sản xuất của KCN Mỹ Phước không những có tiềm năng
gây ô nhiễm môi trường (ONMT) không khí, đất, nước nghiêm trọng, đặc biệt
là trong địa bàn KCN Mỹ Phước và ở các vùng lân cận. Ngoài ra, chất lượng
môi trường nước mặt của sông Thị Tính cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu KCN Mỹ
Phước không có biện pháp xử lý kịp thời.
Vì vậy, mô hình mà KCN Mỹ Phước hướng tới sẽ là mô hình KCN TTMT.
Đây là mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp hóa mới của các KCN tập trung,
nó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu PTBV công nghiệp trên cơ sở gắn kết hài hòa
giữa hiệu quả QLMT và các giải pháp phát triển ứng dụng công nghệ môi
trường (đi từ nhu cầu kiểm soát ô nhiễm chặt chẽ đến nhu cầu cải thiện sinh
thái môi trường và sinh thái công nghiệp).
Nắm bắt được nhu cầu thực tiễn trên, đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp
xây dựng KCN Mỹ Phước – Bình Dương thành KCN TTMT” đã ra đời. Đề tài
chỉ là bước đầu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thiết thực để đưa KCN Mỹ
Phước – Bình Dương trở thành KCN TTMT.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 3
MSSV: 207108036
2) Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được áp dụng chủ yếu là:
 Phương pháp thống kê: Thu thập các tài liệu thứ cấp có liên quan đến
hiện trạng môi trường, tình hình áp dụng và tuân thủ luật BVMT của
KCN Mỹ Phước.
 Phương pháp phân tích
 Phương pháp phỏng vấn
 Phương pháp ma trận
 Phương pháp tổng kết, kinh nghiệm
3) Mục đích nghiên cứu
Nhằm tìm ra những giải pháp để xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT.
4) Nội dung nghiên cứu
Gồm 8 nội dung chính sau:
 Hiện trạng môi trường trong KCN Mỹ Phước.
 Xác định loại hình hiện tại của KCN Mỹ Phước.
 Xác định các mô hình KCN TTMT có thể áp dụng cho KCN Mỹ
Phước.
 Lựa chọn mô hình chuyển đổi phù hợp với KCN Mỹ Phước, từ KCN
hiện tại sang KCN TTMT.
 Xây dựng mô hình kỹ thuật tổng quát KCN TTMT Mỹ Phước.
 Xác định các bước và nội dung thực hiện mô hình KCN TTMT Mỹ
Phước.
 Đánh giá triển vọng của mô hình.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 4
MSSV: 207108036
 Xác định các lợi ích kinh tế - kỹ thuật – xã hội – môi trường mà
KCN Mỹ Phước sẽ mang lại.
5) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là KCN Mỹ Phước, KCN TTMT, KCN sinh thái.
6) Giới hạn của đề tài
Thời gian thực hiên chỉ giới hạn trong thời gian 3 tháng nên đề tài chỉ bước đầu
nghiên cứu, tìm những giải pháp để chuyển đổi KCN Mỹ Phước thành KCN
TTMT.
7) Ý nghĩa của đề tài
7.1 Ý nghĩa khoa học:
Đề tài nghiên cứu phương pháp luận để xây dựng KCN TTMT cho KCN
Mỹ Phước trong điều kiện hiện tại, từ đó đề xuất các bước cần thực hiện để
phát triển KCN hiện tại theo hướng TTMT.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài góp phần giải quyết các vấn đề môi trường hiện nay ở KCN Mỹ
Phước.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 5
MSSV: 207108036
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KCN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG

1.1 Định nghĩa KCN TTMT
Định nghĩa chung tổng hợp và đầy đủ về mô hình KCN TTMT như sau:
“KCN TTMT là KCN hệ cổ điển cũ được chuyển đổi tổ chức sản xuất theo
chiến lược trình tự từng bước ở quy mô từng DN và tổng thể KCN thành KCN
TTMT, hoặc là KCN sinh thái xây dựng mới nhằm đạt được tiêu chuẩn TTMT
ngày càng cao theo hướng sinh thái công nghiệp bền vững, có hệ thống QLMT
tiieen tiến bảo đảm năng lực thi hành hiệu quả pháp luật và chính sách nhà nước,
có quy hoạch phát triển gắn kết BVMT theo nguyên tắc sinh thái bền vững, có
trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ đủ cao để bảo đảm kiểm soát và giảm
thiểu hiệu quả ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường và thực thi các nguyên tắc
sinh thái môi trường và công nghiệp nhằm đảm bảo tốt các lợi ích kinh tế - môi
trường, cân bằng sinh thái, hội nhập kinh tế quốc tế và chăm sóc sức khỏe cộng
đồng”
Hoặc có thể định nghĩa ngắn gọn về mô hình KCN TTMT như sau:
“KCN TTMT là KCN hệ cổ điển cũ được chuyển đổi tổ chức sản xuất theo
chiến lược trình tự từng bước ở quy mô từng DN và tổng thể KCN thành KCN
TTMT, hoặc là KCN sinh thái xây dựng mới nhằm đạt được tiêu chuẩn TTMT
ngày càng cao theo hướng sinh thái công nghiệp bền vững và đáp ứng ngày càng
cao các yêu cầu PTBV”.
1.2 Các tính chất đặc trưng của KCN TTMT
Theo nội dung đầy đủ của định nghĩa trên đây, có thể xác định các tính chất
đặc trưng chính của mô hình KCN TTMT như sau:
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 6
MSSV: 207108036
 KCN TTMT là KCN cổ điển cũ được chuyển đổi sang mô hình KCN
TTMT theo chiến lược trình tự và từng bước nhằm đạt được các tiêu chuẩn
TTMT ngày càng cao từ phân loại KCN trung bình đến phân loại KCN sinh
thái. Trong đó, quy mô chuyển đổi có thể bao gồm: quy mô phát huy nội
lực ở từng DN tham gia đầu tư phát triển KCN để chuyển đổi sang DN
TTMT và KCN TTMT, hoặc quy mô phát huy sức mạnh tổng hợp của cả
KCN để chuyển đổi lập tức cả KCN sang mô hình KCN TTMT.
 KCN TTMT là KCN sinh thái được xây dựng mới theo các nguyên tắc sinh
thái công nghiệp từ đầu, kể từ khi thành lập, đầu tư xây dựng, đến và sau
khi đi vào hoạt động.
 KCN TTMT được đánh giá, phân loại theo hệ thống tiêu chí TTMT với các
chỉ tiêu về năng lực tổ chức sản xuất và BVMT, về diễn biến trạng thái môi
trường, khả năng cải thiện sinh thái môi trường, khả năng giảm thiểu ô
nhiễm và chất thải phát sinh, trong đó biên độ tiêu chuẩn thay đổi từ mức
thấp nhất là KCN trung bình (đạt tiêu chuẩn TTMT) và mức cao nhất là
KCN sinh thái (đạt tiêu chuẩn TTMT rất cao).
 KCN TTMT có hệ thống QLMT tiên tiến bảo đảm năng lực thi hành hiệu
quả pháp luật và chính sách nhà nước như thi hành Luật BVMT (công tác
ĐTM, hoạt động quản lý sau thẩm định, công tác thanh – kiểm tra, công tác
quan trắc và giám sát chất lượng môi trường, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn
quản lý chất lượng và môi trường quốc tế…), thi hành các chương trình
chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia về BVMT.
 KCN TTMT có quy hoạch phát triển gắn kết BVMT theo nguyên tắc sinh
thái bền vững, trong đó việc lựa chọn chuyển đổi hay xây dựng mới KCN
sinh thái phải tuân thủ các nguyên tắc lựa chọn loại hình công nghiệp đầu
tư, cơ cấu nghành nghề, trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất, mức độ phát
thải, trình độ kỹ thuật công nghệ BVMT và khả năng trao đổi cộng sinh
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 7
MSSV: 207108036
chất thải phù hợp với yêu cầu sinh thái môi trường và sinh thái công
nghiệp.
 KCN TTMT có trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ đủ cao để bảo
đảm kiểm soát và giảm thiểu hiệu quả ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường
như yêu cầu tối thiểu của mô hình KCN TTMT, trong đó yêu cầu tối thiểu
là phải áp dụng triệt để các giải pháp cuối đường ống và các giải pháp
SXSH từng phần.
 KCN TTMT có trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ đủ cao để bảo
đảm thực thi các nguyên tắc sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp
như yêu cầu cao và rất cao của mô hình KCN TTMT, trong đó yêu cầu cao
là áp dụng các giải pháp SXSH toàn diện và các giải pháp trao đổi cộng
sinh chất thải hai chiều.
 KCN TTMT có trạng thái và năng lực PTBV được đánh giá tổng hợp là bảo
đảm tốt các lợi ích kinh tế - môi trường, cân bằng sinh thái, hội nhập kinh tế
quốc tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
1.3 Các tiêu chí mô hình KCN TTMT
Theo các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã đạt được trong Dự án Cục
BVMT – Bộ TN&MT: “Sự nghiệp phát triển kinh tế phục vụ quản lý nhà nước về
BVMT” (giai đoạn I và II), thì mô hình KCN TTMT có 3 mức thang bậc phân loại
tiêu chuẩn pháp lý và quản lý chính bao gồm:
Kiểm soát và xử lý ô nhiễm (giải pháp công nghệ cuối đường ống)
Sinh thái môi trường (giải pháp SXSH, xanh – sạch – đẹp)
Sinh thái công nghiệp (giải pháp công nghệ trao đổi chất hai chiều khép kín, có ít
hoặc không có chất thải) như được trình bày trong bảng 1 dưới đây.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 8
MSSV: 207108036
Tuy nhiên, vì lĩnh vực sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp hiện
chưa có đủ các quy định pháp lý và quản lý cho việc áp dụng chính thức, cho nên
còn là các hướng đi khuyến khích áp dụng cho PTBV.
Bảng 1 : Phân cấp thang bậc tiêu chí mô hình KCN TTMT theo các yêu cầu
BVMT chung, sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp (Phân cấp 1)
Phân loại bậc TTMT Tính chất đặc trưng Phạm vi ứng dụng
3. Sinh thái công nghiệp
(TTMT rất cao)
Khép kín, bền vững, có ít
hoặc không có chất thải
Tiêu chuẩn hóa theo sinh
thái công nghiệp hiện đại
hóa (EM)
2. Sinh thái môi trường
(XSĐ, TTMT cao)
Công nghệ, tổ chức quản
lý và định hướng công tác
BVMT
Tiêu chuẩn hóa theo hệ
thống sinh thái môi
trường (EMS, ISO)
1. Kiểm soát và xử lý ô
nhiễm (đạt TTMT)
Mức độ thực hiện thực tế
kiểm soát và xử lý ô
nhiễm
Tiêu chuẩn hóa theo hệ
thống quản lý nhà nước
(ĐTM, TCMT…)
0. Ô nhiễm công nghiệp
(chưa TTMT)
Chưa áp dụng các giải
pháp kiểm soát và xử lý ô
nhiễm
Tiêu chuẩn hóa theo lợi
nhuận của thị trường sản
xuất hàng hóa
Trong đó, các phân cấp 1, 2 và 3 tương ứng với các phân cấp phát triển văn
minh từ Hậu công nghiệp trở lên theo con đường phát triển nền kinh tế tri thức,
được tính từ thời điểm năm 1970 khi xuất hiện các ý tưởng đầu tiên về nhiệm vụ
kiểm soát, xử lý ô nhiễm công nghiệp và PTBV. Văn minh công nghiệp (mức 0)
được coi là phân cấp chưa TTMT và gây ô nhiễm môi trường công nghiệp do các
mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp khi đó thuộc dạng KCN, KCX, CCN tập
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 9
MSSV: 207108036
trung hệ cổ điển, có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao và công tác BVMT
công nghiệp chưa được quan tâm thực hiện. đây gọi là phân cấp tiêu chí TTMT
chung áp dụng cho nền sản xuất công nghiệp quy mô lớn.
Theo bảng 1, thí các tính chất dặc trưng của hệ thống tiêu chí KCN TTMT
được cụ thể hóa chủ yếu theo các tiêu chí đánh giá về mức độ thực hiện các quy
định, tiêu chuẩn pháp lý và quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ BVMT, cũng như
các tiêu chí đánh giá về mức độ phát triển và ứng dụng các thành tựu KHCN sản
xuất, tiêu dùng và BVMT mới, còn các tiêu chí đánh giá về trạng thái biến đổi
trong hiện trạng tái nguyên và môi trường được thực hiện thông qua chính phân
loại tiêu chí TTMT là: kiểm soát và xử lý ô nhiễm (mức 1), sinh thái môi trường
(mức 2) và sinh thái công nghiệp (mức 3). Tuy nhiên, các tiêu chí này được cụ thể
hóa sâu sắc hơn theo công tác đánh giá tác động môi trường – ĐTM (hiện trạng,
chất lượng. dự báo…về trạng thái tài nguyên – môi trường) và công tác quan trắc,
giám sát, dự báo chất lượng tài nguyên – môi trường và các nội dung hoạt động
quản lý sau thẩm định báo cáo ĐTM, đã được quy định chính thức theo hệ thống
pháp luật nhà nước và các văn bản pháp quy của Chính phủ.
Bảng 1 cũng cho thấy rõ sự kết hợp chặt chẽ việc áp dụng các giải pháp
công nghệ và QLMT cần thiết trong mô hình KCN TTMT, mà sự khác nhau giữa
các mức độ phân loại tiêu chí TTMT thể hiện ở mức độ áp dụng khác nhau các
giải pháp công nghệ và QLMT trong thực tiễn. Ví dụ, mức 1 – kiểm soát ô nhiễm
yêu cầu áp dụng các giải pháp công nghệ cuối đường ống (có nhiều hạn chế do
không giải quyết triệt để căn nguyên ô nhiễm) và các giải pháp quản lý cứng được
quy định theo luật BVMT. Trong khi đó, ở mức 2 – sinh thái môi trường yêu cầu
phải áp dụng bổ sung thêm giải pháp sản xuất sạch hơn (giải quyết triệt căn
nguyên ô nhiễm) và các giải pháp quản lý mềm, tiên tiến, hiệu quả. Còn mức 3 –
sinh thái công nghiệp lại yêu cầu phải áp dụng bổ sung thêm giải pháp KHCN hiện
đại hóa theo yêu cầu sinh thái công nghiệp, cho phép thiết lập cơ chế trao đổi chất
hai chiều khép kín, có ít hoặc không có chất thải. Các nội dung phân tích trên đây
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 10
MSSV: 207108036
về tiêu chí mô hình KCN TTMT được cụ thể hóa ở phân cấp thứ hai như được
trình bày trong bảng 2 dưới đây.
Bảng 2: Phân loại thang bậc tiêu chí mô hình KCN TTMT theo mức độ áp dụng
thực tế các giải pháp công nghệ và QLMT KCN khác nhau (Phân cấp 2).
Mức độ áp dụng các giải
pháp công nghệ và quản
lý BVMT cụ thể
Tính chất và các kết quả
TTMT đạt được thực tế
Phân loại tiêu chí KCN
TTMT
3. Sinh thái công nghiệp
khép kín
Có ít hoặc không có phát
thải
TTMT rất cao
2. Sinh thái môi trường
xanh
Xanh – sạch – đẹp TTMT cao
1.2. Giải pháp QLMT
cứng và công nghệ SXSH
toàn diện
Phòng ngừa, hạn chế và
giảm thiểu ô nhiễm ở
năng lực cao
TTMT khá cao
1.1. Giải pháp QLMT
cứng và công nghệ kiểm
soát ô nhiễm đầu ra, đầu
vào (SXSH từng phần)
Hạn chế, kiểm soát, xử lý
và phòng ngừa ô nhiễm ở
năng lực khá cao
TTMT khá
1. Giải pháp QLMT cứng
và công nghệ kiểm soát ô
nhiễm đầu ra
Kiểm soát và xử lý ô
nhiễm đầu ra ở năng lực
khá cao
Đạt TTMT (TTMT trung
bình)
0. Không áp dụng Ô nhiễm môi trường cao Chưa TTMT
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 11
MSSV: 207108036
Do vậy, trong trường hợp mô hình KCN TTMT thì có thể hiểu rõ hơn về
khái niệm và tiêu chí TTMT là ứng dụng chủ yếu vào mục đích đánh giá về các
mức độ thực thi thực tế công tác QLMT, các giải pháp công nghệ, định hướng sinh
thái môi trường và công nghiệp ở phạm vi CSSX, xí nghiệp, nhà máy, DN, công ty
và KCN, KCX, CCN tập trung nhằm tìm đến các giải pháp thực tiễn đơn dòng
(giải pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm), hay là sự kết hợp đa dòng giữa các yêu cầu
để được tiêu chí TTMT ngày càng cao (giải pháp sinh thái môi trường và công
nghiệp), có tính chất thích hợp và phù hợp với các điều kiện quá độ hiện thời của
nền sản xuất công nghiệp, bảo đảm tính khả thi và hiệu lực cao cho các giải pháp
QLMT và công nghệ được lựa chọn áp dụng, đồng thời bảo đảm khả năng định
hướng tương lai tiến đến nền sản xuất sinh thái môi trường và sinh thái công
nghiệp bền vững.
Tuy nhiên, trong các điều kiện tiến hành CNH, HĐH quá độ nền kinh tế, do
áp lực cạnh tranh cao của thị trường hàng hóa và khả năng phát triển KHCN cao
phụ thuộc vào biên độ chu kỳ thời gian chi phối, cho nên khả năng áp dụng các
giải pháp công nghệ và QLMT của các KCN, KCX, CCN tập trung nhằm chuyển
đổi sang mô hình KCN TTMT gặp rất nhiều khó khăn và có khả năng hạn chế. Do
đó, nhằm bảo đảm tính khả thi cao hơn cho mô hình KCN TTMT, thì có thể dựa
trên các bảng 1, 2 để triển khai cụ thể hóa mở rộng hơn (phân cấp sâu hơn) các
mức tiêu chuẩn phân loại KCN TTMT như được trình bày trong các bảng 3, 4
dưới đây.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 12
MSSV: 207108036
Bảng 3: Tiêu chí thang bậc phân loại mô hình KCN TTMT mở rộng khả năng
áp dụng trong thực tiễn CNH nền kinh tế quá độ (Phân cấp 3)
Mức độ áp dụng các giải
pháp công nghệ và quản
lý BVMT cụ thể
Tính chất và các kết quả
TTMT đạt được thực tế
Phân loại tiêu chí KCN
TTMT
0. Không áp dụng Ô nhiễm môi trường cao Chưa TTMT
1. Giải pháp QLMT cứng
và công nghệ kiểm soát ô
nhiễm đầu ra
Kiểm soát và xử lý ô
nhiễm đầu ra ở năng lực
khá cao
Đạt TTMT (trung bình)
2. Giải pháp QLMT cứng
và công nghệ kiểm soát ô
nhiêm đầu ra (SXSH từng
phần)
Hạn chế, kiểm soát, xử lý
và phòng nhừa ô nhiễm ở
năng lực khá cao
TTMT khá
2a. Nâng cao chất lượng
QLMT toàn diện
QLMT tốt và phòng
ngừa ô nhiễm ở năng lực
trung bình
TTMT khá+
2b. Tăng cường áp dụng
các giải pháp SXSH
QLMT tốt và phòng
ngừa ô nhiễm ở năng lực
khá cao
TTMT khá++
3. Giải pháp quản lý
mềm và công nghệ SXSH
toàn diện (STMT)
Phòng ngừa, hạn chế và
giảm thiểu ô nhiễm ở
năng lực cao
TTMT cao (xanh – sạch
– đẹp)
3a. Giải pháp sinh thái
cộng sinh trao đổi chất
Giảm thiểu các phát thải
ở năng lực trung bình
TTMT cao+
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 13
MSSV: 207108036
thải cục bộ
3b. Giải pháp sinh thái
công sinh trao đổi chất
thải mở rộng
Giảm thiểu các phát thải
ở năng lực khá
TTMT cao++
4. Sinh thái công nghiệp
khép kín
Có ít hoặc không có phát
thải
TTMT rất cao
Như vậy, so với bảng 2 thì trong bảng 3 đã bổ sung thêm 4 mức tiêu chuẩn
hóa KCN TTMT quá độ trên cơ sở kết hợp từng bước và từng phần các giải pháp
QLMT, giải pháp công nghệ, sinh thái môi trường và công nghiệp toàn diện, mà
mục đích cuối cùng là xây dựng các KCN sinh thái tập trung, bảo đảm quá trình
trao đổi chất thải cộng sinh toàn diện hai chiều, không có phát thải hoặc có ít chất
thải. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của các KCN tập trung ở
các nước CNPT và CNM trên thế giới, mà trong đó các KCN tập trung đã phải
thực hiện chiến lược naang cao từng bước mức độ phân loại TTMT của KCN
thông qua việc áp dụng ngày càng mở rộng các giải pháp quản lý, công nghệ, sinh
thái môi trường, sinh thái công nghiệp và tiến tới áp dụng mô hình KCN sinh thái
bền vững.
Bảng 3 sẽ rất thuận lợi cho việc đánh giá mức độ TTMT của KCN đã đạt
được trong thực tế, chất lượng công tác quản lý và định hướng sự phát triển cơ sở
sản xuất, xí nghiệp, nhà máy và KCN, KCX, CCN tập trung theo hướng sinh thái
công nghiệp bền vững, trong đó tùy thuộc vào khả năng thực tế quá độ đồng thời
và đa dạng hóa sẽ áp dụng chiến lược hết hợp các giải pháp QLMT và công nghệ
linh hoạt, mềm dẻo nhằm không ngừng gia tăng mức độ TTMT cho các cơ sở sản
xuất, xí nghiệp, nhà máy và KCN tập trung (các mức 2a, 2b, 3, 3a, 3b và 4) theo
mục tiêu cuối cùng là thực hiện sinh thái công nghiệp bền vững. Dựa theo bảng 3
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 14
MSSV: 207108036
có thể áp dụng hệ thống phân loại các KCN TTMT như được trình bày trong bảng
4 dưới đây.
Bảng 4: Hệ thống thang bậc phân loại mô hình KCN TTMT (FEIP)
Mức tiêu chuẩn Phân loại Tên gọi KCN TTMT
1 (trung bình) A KCN trung bình
2 (khá) B KCN khá
2a (khá+
) C KCN khá+
2b (khá++
) D KCN khá++
3 (cao) Đ KCN xanh – sạch – đẹp
3a (cao+
) E KCN hỗn hợp
3b (cao++
) F KCN hỗn hợp+
4 (rất cao) G KCN sinh thái
Nhìn chung, ưu điểm chính của hệ thống phân loại mô hình KCN TTMT
theo bảng 3 và 4 ở trên là các KCN tập trung có thể tự chủ dễ dàng lựa chọn chiến
lược và phương pháp tổ chức chuyển đổi xây dựng mô hình KCN TTMT theo yêu
cầu sinh thái công nghiệp hiện đại bền vững, phù hợp với các điều kiện thực tế cụ
thể của KCN về nguyên tắc thể chế kinh tế, cơ cấu nghành nghề, loại hình công
nghiệp, lĩnh vực hoạt động kinh doanh, trình độ phát triển QLMT, trình độ phát
triển công nghệ sản xuất và BVMT KCN nhằm từng bước thỏa mãn các yêu cầu
QLMT của Nhà nước, phát triển KHCN, luôn thích ứng thị trường và định hướng
phát triển theo mô hình KCN sinh thái tương lai. KCN Mỹ Phước sẽ thực hiện dự
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 15
MSSV: 207108036
án không ngừng nâng cấp tiêu chí TTMT của KCN tiến tới mức 4 (G) – KCN sinh
thái.
1.4. Phương pháp đánh giá KCN TTMT
1.4.1. Phương pháp liệt kê danh mục các tiêu chí TTMT : (Phương pháp
quản lý KCN TTMT)
 Hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ TTMT thực tế của KCN:
 Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh Pháp luật
nhà nước tại KCN (Luật BVMT, chiến lược và kế hoạch hành động
quốc gia, tiêu chuẩn môi trường, hệ thống quản lý nhà nước về
BVMT) :
 Mức độ tuân thủ các luật BVMT và bảo vệ TNTN: từ khá trở
lên.
 Mức độ tuân thủ chiến lược và kế hoạch HĐQG về BVMT:
từ khá trở lên.
 Mức độ tuân thủ tiêu chuẩn môi trường Nhà nước: từ khá trở
lên.
 Mức độ thực hiên công tác QLMT Nhà nước: từ khá trở lên
 Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh nhiệm vụ
QLMT KCN:
 Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh các cơ chế, chính sách nhà
nước về BVMT KCN: từ khá trở lên.
 Mức độ áp dụng hệ thống QLMT tại KCN, DN, công ty: có
hệ thống cơ cấu tổ chức, chức năng và bộ máy hoàn chỉnh.
 Mức độ áp dụng hệ thống QLMT tại KCN, DN, công ty:
EMS, ISO.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 16
MSSV: 207108036
 Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác quy hoạch phát triển
KCN gắn kết với BVMT: từ khá trở lên.
 Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh các chương trình chiến lược
và kế hoạch hành động BVMT công nghiệp: từ khá trở lên.
 Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác QLMT nhà nước: từ
khá trở lên.
 Công tác báo cáo ĐTM: 100% doanh nghiệp.
 Công tác quản lý sau thẩm định báo cáo ĐTM: 100%
DN
 Thanh, kiểm tra chế độ báo cáo và hiệu quả QLMT
KCN: từ khá trở lên.
 Công tác quan trắc và giám sát quản lý chất lượng môi
trường KCN: 100% DN.
 Việc thực hiện các quy chế quản lý KCN khác nhau: từ
khá trở lên.
 Việc thực hiện các quy chế QLMT KCN khác nhau: từ
khá trở lên.
 Nhóm tiêu chí đánh giá về mức độ hội nhập kinh tế quốc tế: từ
80% DN trở lên đạt chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế EMS, ISO.
 Hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ phát triển ứng dụng KHCN tại
KCN:
 Nhóm tiêu chí đánh giá về mức độ phát triển ứng dụng KHCN sản
xuất và BVMT KCN:
 Mức độ tham dự thị trường KHCN sản xuất và BVMT: có
tham gia thị trường KHCN.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 17
MSSV: 207108036
 Mức độ ứng dụng công nghệ thích hợp và thông dụng: 100%
DN.
 Mức độ ứng dụng công nghệ mới và tốt nhất: từ 80% DN trở
lên.
 Mức độ ứng dụng công nghệ sạch: từ 70% trở lên.
 Mức độ ứng dụng công nghệ có ít hoặc không có chất thải: từ
30% DN trở lên.
 Mức độ ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới, cao mũi nhọn: từ
30% DN trở lên.
 Nhóm tiêu chí đánh giá về mức độ phòng ngừa, kiểm soát, xử lý,
khắc phục, cải tạo ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường KCN:
 Mức độ phát triển cơ ở kỹ thuật hạ tầng BVMT KCN: từ khá
trở lên.
 Mức độ áp dụng các giải pháp khống chế, xử lý, khắc phục,
cải tạo ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường: 100% DN.
 Mức độ áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn (STMT): từ
80% DN trở lên.
 Mức độ áp dụng các giải pháp thị trường trao đổi chất thải: từ
80% DN trở lên.
 Mức độ áp dụng các giải pháp sinh thái công nghiệp: từ 30%
DN trở lên.
 Hệ thống tiêu chính đánh giá về hiện trạng tài nguyên và môi trường
tại KCN:
 Nhóm tiêu chí đánh giá về hiện trạng và chất lượng môi trường
KCN:
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 18
MSSV: 207108036
 Mức độ đảm bảo tiêu chuẩn môi trường nhà nước: 100% DN.
 Mức độ, quy mô ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường:
không
 Mức độ gia tăng cân bằng sinh thái: từ có áp dụng giải pháp
SXSH từng phần trở lên.
 Mức độ cải thiện chất lượng môi trường: từ có áp dụng giải
pháp sinh thái cục bộ trở lên.
 Mức độ phát triển sinh thái môi trường: 100% DN đảm bảo
tiêu chuẩn cây xanh và diện tích mặt nước che phủ.
 Nhóm tiêu chí dự báo về các xu hướng diễn biến thay đổi trong
hiện trạng và chất lượng môi trường KCN:
 Dự báo về mức độ đảm bảo tiêu chuẩn môi trường: từ 80%
DN trở lên đạt chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế EMS, ISO.
 Dự báo về diễn biến thay đổi hiện trạng và chất lượng môi
trường: từ 80% DN trở lên áp dụng các giải pháp SXSH.
 Dự báo về diễn biến thay đổi mức độ, quy mô ô nhiễm, suy
thoái và sự cố môi trường: giảm thiểu tối đa theo năng lực có
thể.
 Dự báo về mức độ gia tăng cân bằng sinh thái: từ 80% DN trở
lên áp dụng các giải pháp SXSH.
 Dự báo về mức độ cải thiện chất lượng môi trường: từ 30%
DN trở lên áp dụng các giải pháp sinh thái công nghiệp.
 Dự báo về mức độ phát triển sinh thái môi trường: 100% DN
bảo đảm tiêu chuẩn cây xanh, diện tích mặt nước che phủ và
áp dụng các giải pháp cải thiện vi khí hậu bổ sung.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 19
MSSV: 207108036
 Nhóm tiêu chí dự báo về khả năng BVMT KCN trong tương lai:
 Khả năng lấp đầy quy hoạch KCN: từ không gây ô nhiễm và
quá tải môi trường trở lên.
 Khả năng tăng cường công tác QLMT KCN: 100% DN đạt
chứng chỉ tiêu chuẩn môi trường quốc tế EMS, ISO.
 Khả năng phát triển, thay đổi công nghệ theo yêu cầu sinh
thái môi trường và công nghiệp:
- Bảo đảm từ 70% DN trở lên phát triển công nghệ sạch.
- Bảo đảm từ 30% DN trở lên có thể áp dụng công nghệ
có ít hoặc không có chất thải phát sinh.
- Bảo đảm từ 80% DN trở lên có thể áp dụng SXSH và từ
30% DN trở lên có thể áp dụng sinh thái công nghiệp.
1.4.2. Phương pháp ma trận môi trường (EMA): (phương pháp đánh
giá và dự báo mức độ TTMT):
Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng thực thi giản tiện hơn cho hệ thống tiêu
chí đánh giá phân loại KCN TTMT, có thể áp dụng phương pháp ma trận môi
trường (EMA) để đánh giá và phân loại mức độ TTMT của KCN trong thực tế trên
cơ sở thang bậc 10 điểm với tổng điểm đánh giá là 100 điểm cho 10 thông số
chính sau:
 Tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh Luật BVMT, tiêu chuẩn
nhà nước và các quy chế chính phủ về BVMT công nghiệp (10 điểm).
 Tiêu chí đánh giá mức độ áp dụng hệ thống và mô hình QLMT (10 điểm).
 Tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác quy hoạch phát
triển KCN gắn kết với BVMT theo yêu cầu sinh thái môi trường và công
nghiệp (10 điểm).
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 20
MSSV: 207108036
 Tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác QLMT (10
điểm).
 Tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập kinh tế quốc tế theo các hệ thống tiêu
chuẩn quốc tế EMS, ISO (10 điểm).
 Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển ứng dụng KHCN sản xuất (10 điểm).
 Tiêu chí đánh giá về mức độ phòng ngừa, kiểm soát, xử lý, khắc phục, cải
tạo môi trường, suy thoái và sự cố môi trường KCN (10 điểm).
 Tiêu chí đánh giá về hiện trạng, chất lượng môi trường KCN (10 điểm).
 Tiêu chí dự báo xu hướng diễn biến chất lượng môi trường KCN (10 điểm).
 Tiêu chí dự báo về khả năng BVMT KCN trong tương lai (10 điểm).
Trong đó, việc lập ma trận môi trường, chấm điểm thang bậc và phân loại
KCN TTMT theo phương pháp này được trình bày như trong bảng 5 dưới đây.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 21
MSSV: 207108036
Bảng 5: Hệ thống bậc phân loại mô hình KCN TTMT theo phương pháp EMA
Mức tiêu chuẩn Phân loại Tên gọi KCN TTMT
Tổng điểm phân
loại theo EMA
1 (trung bình) A KCN trung bình > 50 điểm
2 (khá) B KCN khá > 55 điểm
2a (khá +
) C KCN khá+
> 60 điểm
2b (khá ++
) D KCN khá ++
> 65 điểm
3 (cao) Đ KCN xanh – sạch – đẹp > 75 điểm
3a (cao +
) E KCN hỗn hợp > 80 điểm
3b (cao ++
) F KCN hỗn hợp +
> 85 điểm
4 (rất cao) G KCN sinh thái > 90 điểm
( Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường ( ENTEC))
Song, trên thực tế nhằm đảm bảo việc đánh giá chính xác và đầy đủ hơn
mức độ TTMT thực tế của KCN, thì có thể vẫn cần thiết phải sử dụng đồng thời cả
02 phương pháp đánh giá mức độ TTMT này cho công tác quản lý nhà nước
(phương pháp liệt kê các chỉ tiêu tiêu chí TTMT) và cho công tác nghiên cứu khoa
học môi trường nhằm đánh giá ĐTM của KCN TTMT (phương pháp ma trận môi
trường) như cách tiếp cận chung về mô hình KCN TTMT là phải áp dụng đồng
thời các giải pháp công nghệ và QLMT cần thiết. Các phương pháp đánh giá và hệ
thống tiêu chí TTMT này áp dụng cho việc lập dự án khả thi và báo cáo ĐTM
KCN TTMT trong các giai đoạn xây dựng KCN TTMT mới và chuyển dời KCN
cũ hiện có thành KCN TTMT.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 22
MSSV: 207108036
1.5. Hệ thống các tiêu chí phân loại KCN TTMT:
Sau khi KCN nghiên cứu được đánh giá cụ thể theo hệ thống các nhóm tiêu
chí chỉ tiêu TTMT ở trên thì có thể áp dụng hệ thống phân loại KCN TTMT theo
mức độ TTMT đã đạt được thực tế tại KCN xem xét như được trình bày trong
bảng 6 sau:
Bảng 6: Phân loại KCN TTMT theo mức độ TTMT đạt được thực tế tại các KCN
Phân loại
tiêu chuẩn
Phân loại
KCN
TTMT
Tính chất giải pháp
quản lý và công nghệ
MT đặc trưng
Mục tiêu và các kết quả
TTMT đạt được thực tế
1(trung bình)
KCN trung
bình (A)
Giải pháp QLMT cứng
và công nghệ kiểm soát ô
nhiễm đầu ra
Kiểm soát và xử lý ô nhiễm
MT đầu ra ở mức khá cao
2( khá)
KCN khá
(B)
Giải pháp QLMT cứng
và công nghệ kiểm soát
ô nhiễm đầu ra, đầu vào
(SXSH từng phần)
Hạn chế, kiểm soát, xử lý và
phòng ngừa ô nhiễm MT ở
mức khá cao
2a(khá +
) KCN khá+
(C)
Nâng cao chất lượng
QLMT toàn diện
QLMT tốt và Phòng ngừa ô
nhiễm MT ở mức trung bình
2b (khá ++
) KCN khá ++
(D)
Tăng cường áp dụng các
giải pháp SXSH
QLMT tốt và Phòng ngừa ô
nhiễm MT ở mức khá cao
3 (cao)
KCN xanh –
sach – đẹp
(Đ)
Giải pháp quản lý mềm
và công nghệ SXSH toàn
diện (sinh thái môi
trường xanh)
Phòng ngừa, hạn chế và giảm
thiểu ô nhiễm môi trường ở
mức độ cao
3a (cao+
)
KCN hỗn
Giải pháp sinh thái cộng
sinh trao đổi chất thải cục
Giảm thiểu các phát thải công
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 23
MSSV: 207108036
hợp (E) bộ nghiệp ở mức trung bình
3b (cao++
)
KCN hỗn
hợp +
(F)
Giải pháp sinh thái cộng
sinh trao đổi chất thải mở
rộng
Giảm thiểu các phát thải công
nghiệp ở mức khá cao
4 (rất cao)
KCN sinh
thái (G)
Sinh thái công nghiệp
khép kín (trao đổi chất
thải toàn phần)
Quá trình sản xuất, tiêu dùng
có ít hoặc không có chất thải
Trong đó, theo bảng 6 thì:
 Các mức phân loại TTMT từ KCN trung bình đến khá++
thuộc hệ tiêu
chuẩn chuyển đổi KCN TTMT quá độ cấp bách trong quá trình CNH nền
kinh tế hiện nay.
 Các mức phân loại TTMT từ KCN xanh – sạch – đẹp đến KCN hỗn hợp +
thuộc hệ tiêu chuẩn chuyển đổi KCN quá độ trong quá trình HĐH nền kinh
tế văn minh hậu công nghiệp ( áp dụng sinh thái môi trường và sinh thái
công nghiệp từng phần).
 Mức phân loại KCN sinh thái là mục tiêu cuối cùng nhằm phát triển công
nghiệp bền vững tương lai theo tiêu chí PTBV ( áp dụng sinh thái công
nghiệp toàn phần.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 24
MSSV: 207108036
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ CÁC
KCN Ở BÌNH DƯƠNG

2.1 Vài nét về tỉnh Bình Dương:
2.1.1. Vị trí địa lý:
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, diện tích tự nhiên
2.695,54 km2
(chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ 42/61 về diện tích tự
nhiên), có toạ độ địa lý: Vĩ độ Bắc: 10o
51' 46" - 11o
30', kinh độ Đông:106o
20'-
106o
58' (nguồn Sở KHCN).
 Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh
 Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành
phố Hồ Chí Minh
Bình Dương có 01 thị xã, 6 huyện với 9 phường, 8 thị trấn và 75 xã. Tỉnh lỵ
là thị xã Thủ Dầu Một - trung tâm hành chính - kinh tế - văn hoá của tỉnh Bình
Dương.
2.1.2. Địa hình:
Địa hình tương đối bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến
là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ dốc không quá 3 - 150. Đặc biệt
có một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới (Dĩ
An) cao 82m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao 284,6m, núi
La Tha cao 198m, núi Cậu cao 155m.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 25
MSSV: 207108036
Từ phía Nam lên phiá Bắc, theo độ cao có các vùng địa hình:
 Vùng thung lũng bãi bồi, phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài
Gòn và sông Bé. Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng
phẳng, cao trung bình 6 - 10m.
 Vùng địa hình bằng phẳng, nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi,
địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 3 - 120, cao trung bình từ 10 -
30m.
 Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên các nền phù sa cổ,
chủ yếu là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5
- 120, độ cao phổ biến từ 30 - 60m.
Với địa hình cao trung bình từ 6 - 60m, nên trừ một vài vùng thung lũng
dọc sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, đất đai ở Bình Dương ít bị lũ lụt, ngập úng.
Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc mở mang hệ thống giao thông,
xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.
2.1.3. Khí hậu:
 Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 muà rõ rệt:
mùa mưa, từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến
tháng 4 năm sau.
 Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm với số ngày có
mưa là 120 ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm,
năm cao nhất có khi lên đến 500mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung
bình dưới 50mm và nhiều năm trong tháng này không có mưa.
 Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,50o
C, nhiệt độ trung bình tháng cao
nhất 290o
C (tháng 4), tháng thấp nhất 240o
C (tháng 1). Tổng nhiệt độ
hoạt động hàng năm khoảng 9.500 - 10.0000o
C, số giờ nắng trung bình
2.400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 26
MSSV: 207108036
 Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão
và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng
Đông, Đông - Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây,
Tây - Nam. Tốc độ gió bình quân khoảng 0.7m/s, tốc độ gió lớn nhất
quan trắc được là 12m/s thường là Tây, Tây - Nam.
 Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi
theo mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong
mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và
cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong
năm ít biến động.
Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh
năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Bình Dương
tương đối hiền hoà, ít thiên tai như bão, lụt…
2.1.4. Tài nguyên khoáng sản:
Bình Dương có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng, nhất là
khoáng sản phi kim loại có nguồn gốc magma, trầm tích và phong hoá đặc thù.
Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho những ngành công nghiệp truyền thống và
thế mạnh của tỉnh như gốm sứ, vật liệu xây dựng, khai khoáng.
Kết quả thăm dò địa chất ở 82 vùng mỏ lớn nhỏ, cho thấy Bình Dương có 9
loại khoáng sản gồm: kaolin; sét; các loại đá xây dựng (gồm đá phun trào andezit,
đá granit và đá cát kết); cát xây dựng; cuội sỏi; laterit và than bùn.
Than bùn
Thuộc nhóm nhiên liệu cháy, phân bố dọc theo thung lũng các sông Sài
Gòn, Đồng Nai, Thị Tính với trữ lượng không lớn, chất lượng thấp (nhiệt lượng
thấp, tro cao), có thể sử dụng chế biến phân bón vi sinh thích hợp hơn là dùng làm
chất đốt. Có 7 vùng mỏ, riêng vùng mỏ Tân Ba có trữ lượng 0,705 triệu m3
.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 27
MSSV: 207108036
Kaolin
Có 23 vùng mỏ với tiềm năng từ 300 - 320 triệu tấn, trong đó 15 vùng đang được
khai thác cung cấp nguyên liệu cho ngành gốm sứ và làm chất phụ gia công
nghiệp cho các cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh. Những mỏ có trữ lượng lớn và
được nhiều nơi biết đến là Đất Cuốc, Chánh Lưu, Bình Hoà.
Kaolin Bình Dương có chất lượng trung bình do hàm lượng sắt cao, hàm
lượng nhôm thấp.
Sét
Có 23 vùng mỏ với tổng tài nguyên trên 1 tỷ m3
, sét có nguồn gốc từ trầm tích và
phong hoá với trữ lượng phong phú và phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh.
Phần lớn các mỏ sét có chất lượng tốt, ngoài dùng để sản xuất gạch ngói
thông thường còn có thể dùng để sản xuất các loại sản phẩm có giá trị cao hơn như
gạch ngói trang trí, gạch lát sàn, bột màu, làm phối liệu cho ngành gốm sứ, chất
độn cho nhiều ngành sản xuất khác.
Hiện có một số doanh nghiệp khai thác ở quy mô công nghiệp tại các mỏ
Mỹ Phước, Tân Phước Khánh, Phước Thái, Khánh Bình ... bên cạnh đó vẫn còn
phổ biến khai thác nhỏ, khai thác tận thu trong dân.
Đá xây dựng
Đá xây dựng phun trào đã được thăm dò và khai thác ở Dĩ An với trữ lượng
khoảng 30 triệu m3
.
Đá xây dựng granit được phát hiện ở Phú Giáo gần đây với tổng tiềm năng
khoảng 200 triệu m3
và còn có thể phát hiện thêm ở một số nơi khác.
Đá xây dựng cát kết trong hệ tầng Dray Linh đã được thăm dò và khai thác
ở Tân Uyên.
Cát xây dựng
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 28
MSSV: 207108036
Phát triển theo các sông Sài Gòn, Đồng Nai và Thị Tính với tổng tiềm năng
khoáng sản gần 25 triệu m3
, trong đó 20% có thể dùng cho xây dựng, 80% dùng
cho san nền. Cát xây dựng đang được khai thác ở khu vực cù lao Ruà, cù lao Bình
Chánh.
2.1.5. Tài nguyên nước:
Nước mặt
Có 3 sông chính thuộc hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai chảy qua địa
phận tỉnh Bình Dương:
Sông Bé: Bắt nguồn từ vùng núi phiá tây của Nam Tây Nguyên ở cao độ
650 - 900m. Sông dài 350km, diện tích lưu vực 7.650km2, chảy qua tỉnh Bình
Phước, phần hạ lưu chảy qua Phú Giáo dài khoảng 80km rồi đổ vào sông Đồng
Nai.
Do lòng sông hẹp, lưu lượng dòng chảy không đều, mùa khô thì kiệt nước,
mùa mưa nước chảy xiết, nên ít có giá trị về giao thông vận tải, nhưng có giá trị về
thủy lợi trên một số nhánh phụ lưu như suối Giai ... và là nguồn bổ sung nước
ngầm cho vùng phía Bắc của tỉnh.
Sông Đồng Nai: Bắt nguồn từ cao nguyên Lang Biang, ở độ cao 1.700m,
chảy qua địa phận các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh.
Đồng Nai là một con sông lớn, dài 635km, diện tích lưu vực 44.100km2
, tổng
lượng dòng chảy bình quân nhiều năm 16,7 tỷ m3
/năm. Tổng lượng cát, bùn mang
theo là 3,36 triệu tấn/năm, đây là một trong những nguồn cung cấp cát cho nhu cầu
xây dựng đang gia tăng trong khu vực kinh tế trọng điểm phiá Nam.
Đoạn sông chảy qua địa phận tỉnh thuộc huyện Tân Uyên, dài 90km với lưu
lượng trung bình 485m3
/s, độ dốc 4,6%.
Sông Đồng Nai có giá trị lớn về giao thông vận tải, khoáng sản, cung cấp
nước cho khu công nghiệp, đô thị, du lịch, sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với
Tân Uyên, một vùng trồng cây công nghiệp và ăn trái quan trọng của tỉnh.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 29
MSSV: 207108036
Sông Sài Gòn: Bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua vùng đồi núi phiá Tây
Bắc huyện Lộc Ninh (Bình Phước) ở cao độ 200 - 250m.
Sông Sài Gòn dài 256km, diện tích lưu vực 5.560km2, đoạn chảy qua địa
bàn tỉnh từ Dầu Tiếng đến Lái Thiêu dài 143km. Ở thượng lưu sông hẹp, nhưng
đến Dầu Tiếng, sông mở rộng 100m và đến thị xã Thủ Dầu Một là 200m. Lưu
lượng bình quân 85m/s, độ dốc của sông nhỏ chỉ 0,7%, nên sông Sài Gòn có nhiều
giá trị về vận tải, nông nghiệp, thủy sản và du lịch sinh thái.
Ngoài ba sông chính, còn có sông Thị Tính (chi lưu của sông Sài Gòn),
rạch Bà Lô, Bà Hiệp, Vĩnh Bình, rạch cầu Ông Cộ... Mật độ kênh rạch trong tỉnh
từ 0,4 - 0,8 km/km2
, lưu lượng không lớn, dòng chảy nước mặt chỉ tập trung ở các
sông suối lớn, còn kênh rạch ở vùng cao có mực nước thấp, thường khô kiệt vào
mùa khô, ảnh hưởng tới cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
Tóm lại, tiềm năng nguồn nước mặt trong tỉnh khá dồi dào, hàng năm các
sông suối trong tỉnh truyền tải đến cho khu vực một khối lượng nước rất lớn,
nhưng do chịu ảnh hưởng của chế độ mưa và chế độ gió mùa nên dòng chảy mặt
cũng phân theo hai mùa: mùa lũ và mùa kiệt, đây là một vấn đề bất lợi cho việc sử
dụng nguồn nước mặt cho sinh hoạt và phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh
nhà .
Nước ngầm
Nước ngầm tỉnh Bình Dương tương đối phong phú, được tồn tại dưới 2
dạng là lổ hổng và khe nứt và được chia làm 3 khu vực nước ngầm:
Khu vực giàu nước ngầm: Phân bố ở phiá Tây huyện Bến Cát đến sông Sài
Gòn; có những điểm ở Thanh Tuyền mực nước có thể đạt đến 250l/s. Khả năng
tàng trữ và vận động nước tốt, tầng chứa nước dày từ 15-20m.
Khu giàu nước trung bình: Phân bố ở huyện Thuận An (trừ vùng trũng
phèn). Các giếng đào có lưu lượng 0,05-0,6l/s. Bề dày tầng chưá nước 10-12m.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 30
MSSV: 207108036
Khu nghèo nước: Phân bố ở vùng Đông và Đông Bắc Thủ Dầu Một hoặc
rải rác các thung lũng ven sông Sài Gòn, Đồng Nai thuộc trầm tích đệ tứ. Lưu
lượng giếng đào Q = 0,05-0,40l/s thường gặp Q = 0,1-0,2l/s.
2.1.6. Tài nguyên rừng:
Diện tích rừng hiện còn 18.527 ha, khu vực có diện tích lớn nhất là rừng
phòng hộ núi Cậu với 3.905 ha. Rừng tự nhiên hiện còn chủ yếu là rừng non tái
sinh, phân bố rải rác ở phiá Bắc tỉnh, chưa đáp ứng được vai trò bảo vệ môi
trường, phòng hộ và cung cấp lâm sản.
Trong những năm qua do tích cực trồng rừng tập trung và trồng cây phân
tán trong nhân dân, phủ xanh đất trống đồi trọc bằng cây lâm nghiệp và cây công
nghiệp dài ngày, độ che phủ của tỉnh đến cuối năm 1999 đạt tỷ lệ 44,5% diện tích.
2.1.7. Tình hình kinh tế:
 Công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện 21.000 tỉ đồng, tăng 20,8% so
với cùng kỳ 2009; trong đó: khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 5,4%, khu vực
dân doanh tăng 29%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,3%. Các ngành
đạt mức tăng trưởng khá là: dệt tăng 31,2%; may mặc tăng 14%; chế biến gỗ và
sản phẩm từ gỗ tăng 47,4%; thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 48,1%; các sản
phẩm từ kim loại tăng 36,3%; các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác tăng
35%; sản phẩm điện tử, máy vi tính tăng 56,7%; giường, tủ, bàn ghế tăng 23,6%....
Do giá các nguyên liệu đầu vào như: điện, nước, xăng dầu,…tăng đã ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp. Tỉnh đã tập trung tiếp
tục tháo gỡ khó khăn, triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ của Chính phủ
như: hỗ trợ lãi suất 2%/năm để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất kinh
doanh; giãn thời hạn nộp thuế nhập khẩu 180 ngày đối với máy móc thiết bị, phụ
tùng thay thế, phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ thuộc loại
trong nước chưa sản xuất cần nhập khẩu..... giúp các doanh nghiệp duy trì và phát
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 31
MSSV: 207108036
triển sản xuất. Bên cạnh các doanh nghiệp đã hoạt động ổn định, quí I/2010 đã có
thêm 33 doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, chủ yếu ở các ngành chế biến thực
phẩm, may mặc, sản xuất kim loại, trong đó có 18 doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài.
Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung các khu công nghiệp của tỉnh đến năm 2020
đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào quy hoạch các Khu công
nghiệp Việt Nam đến năm 2015, định hướng 2020. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ
đạo rà soát về tình hình sử dụng đất, thu hút đầu tư và thành lập các khu công
nghiệp trên địa bàn.
Sản lượng điện thương phẩm tiêu thụ 1 tỷ 141 triệu kWh đạt 23% kế hoạch
năm, tăng 24% so với cùng kỳ; thực hiện tiết kiệm điện 15,5 triệu kWh đạt 26 %
kế hoạch năm, tăng 3% so với cùng kỳ. Đã lắp đặt được 4.322 điện kế mới, tăng
34% so với cùng kỳ và nâng số hộ sử dụng điện toàn tỉnh lên 99,04%.
 Thương mại – dịch vụ; xuất nhập khẩu
Đã tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình hành động số 25-CTr/TU
ngày 14/12/2006 của Tỉnh ủy về Phát triển dịch vụ tỉnh Bình Dương giai đoạn
2006-2010.
a. Thương mại - dịch vụ:
Ước tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thực hiện 9.224 tỷ
đồng, tăng 39% so cùng kỳ; trong đó: khu vực kinh tế nhà nước tăng 94,3%, khu
vực kinh tế dân doanh tăng 36,2%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng
38,8%.
Quý I, sức mua trên thị trường nội tỉnh tăng cao do Tết Nguyên đán và có
nhiều lễ, hội; trong dịp Tết tỉnh đã chủ động xây dựng kênh phân phối các mặt
hàng thiết yếu như: đường, sữa, gạo, xăng dầu, gas, phân bón và các loại rượu, bia,
nước giải khát,…, từ các doanh nghiệp đầu mối; hỗ trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi
cho 02 đơn vị với tổng số tiền là 40 tỷ đồng để dự trữ nguồn hàng; chỉ đạo đưa
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 32
MSSV: 207108036
một số mặt hàng về bán ở 12 điểm thuộc các huyện phía Bắc của tỉnh với phương
thức xe bán hàng lưu động phục vụ người dân nghèo vùng sâu vùng xa và lực
lượng công nhân. Các doanh nghiệp đã đầu tư đưa vào hoạt động 03 chợ (chợ
Thanh An - Dầu Tiếng, chợ Đình - Thị xã Thủ Dầu Một và chợ Thủy Lợi -Thuận
An).
Chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nhằm ổn định thị
trường; Chi cục quản lý thị trường đã kiểm tra, kiểm soát tại 682 cơ sở, phát hiện
và xử lý 229 vụ vi phạm (chiếm 33,6%); các đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra
tại 683 cơ sở, phát hiện xử lý vi phạm 198 vụ (chiếm 29%).
- Giá cả một số mặt hàng tiêu dùng tăng do giá xăng dầu điều chỉnh liên tục
đã đẩy chi phí đầu vào tăng và tác động đến chỉ số giá tiêu dùng chung. Chỉ số giá
tiêu dùng tháng 3/2010 so với cùng kỳ năm trước tăng 10,14%, so với tháng 12
năm trước tăng 3,18%. Giá vàng tăng 39,23%, giá đô la Mỹ trên thị trường tăng
7,98% so với cùng kỳ năm trước.
- Các dịch vụ vận tải, thông tin và truyền thông, nhà hàng – khách
sạn,…tiếp tục được đầu tư phát triển, mở rộng mạng lưới hoạt động. Doanh thu
vận tải hàng hóa tăng 38,7%, vận tải hành khách tăng 22,7% so cùng kỳ. Đã phát
triển mới 07 khách sạn, nhà nghỉ; tính đến nay toàn tỉnh có 288 khách sạn, nhà
nghỉ với tổng vốn đăng ký kinh doanh trên 830 tỷ đồng. Tỉ lệ thuê bao điện thoại
cố định đạt 15,97 máy/100 dân; thuê bao điện thoại di động trả sau đạt 5,77 thuê
bao/100 dân; thuê bao Internet băng rộng (ADSL) đạt 3,38 thuê bao/100 dân.
b. Xuất - nhập khẩu:
Kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 1 tỷ 604 triệu USD, tăng 20,9% so với
cùng kỳ; trong đó: khu vực kinh tế trong nước chiếm 22%, tăng 10,9%, khu vực
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 78%, tăng 24,1%. Mặt hàng dệt may vẫn
giữ vai trò chủ lực trong các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh, chiếm 22,5% tổng kim
ngạch xuất khẩu, tăng 99,5% so với cùng kỳ, là mặt hàng có mức tăng cao thứ 2
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 33
MSSV: 207108036
sau hàng điện tử (tăng 146%); 2 mặt hàng chủ lực khác là sản phẩm bằng gỗ và
hàng giày dép chiếm 31% tổng kim ngạch cũng có mức tăng từ 11,3% đến 22,7%;
các mặt hàng giảm nhiều so với cùng kỳ là: hàng thủ công mỹ nghệ giảm 46,1%,
cà phê giảm 47,7%,… nguyên nhân do ảnh hưởng tình hình chung của nền kinh tế,
nhiều doanh nghiệp không có đơn đặt hàng. Trong quí có 565 doanh nghiệp tham
gia xuất khẩu; các thị trường xuất khẩu chiếm kim ngạch lớn là Mỹ 23,7%, EU
14,5%, Nhật 12,9%, Đài Loan 12,3%, Hàn quốc 6,2%...
Kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện đạt 1 tỷ 303 triệu USD, tăng 28,8% so
cùng kỳ; trong đó: khu vực kinh tế trong nước 375 triệu USD, tăng 65,9%, khu
vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 927 triệu USD, tăng 18,1%. Các mặt
hàng vật tư phục vụ đầu tư, xây dựng chiếm tỷ trọng lớn và có kim ngạch tăng khá
là: sắt thép tăng 50%, sơn và nguyên phụ liệu sản xuất sơn tăng 115%; xăng dầu
tăng 27,4%, nguyên vật liệu chế biến thức ăn gia súc tăng 42,3%, nguyên phụ liệu
hàng may mặc tăng 82,7%,….
 Nông nghiệp
Ước diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân các loại cây hàng năm đạt 7.387 ha,
giảm 9,3% so với cùng kỳ, trong đó: cây lúa giảm 2,5%, cây chất bột có củ giảm
8,2%; rau các loại giảm 4,8%, cây công nghiệp hàng năm giảm 4,7% so với cùng
kỳ; diện tích cây lâu năm đạt 137.730 ha, tăng 0,6% so với cùng kỳ, trong đó: diện
tích cao su tăng 1,1%, sản lượng tăng 1,9%; diện tích cây điều giảm 8,5%, cây tiêu
giảm 1,5%,… so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do chuyển đổi cơ cấu một
số cây trồng hàng năm sản xuất kém hiệu quả và triển khai xây dựng các công
trình hạ tầng kỹ thuật, dân cư đô thị, khu công nghiệp. Đã phát sinh một số loại
sâu bệnh trên cây trồng vào cuối vụ nhưng nhờ chủ động trong công tác dự báo,
phòng chống dịch bệnh nên sâu bệnh trên các loại cây trồng đều giảm so với cùng
kỳ năm 2009.
Hiện nay đàn trâu, bò có chiều hướng giảm dần do việc đô thị hoá nhanh,
tổng đàn trâu giảm 9,2%, tổng đàn bò giảm 5,6%; đàn lợn và gia cầm tiếp tục tăng
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 34
MSSV: 207108036
khá, so với cùng kỳ đàn lợn tăng 3,9%, gia cầm tăng 10,4%; đã thực hiện tổng kết
chương trình phát triển đàn trâu, bò năm 2009. Tình hình dịch bệnh trên gia súc,
gia cầm được kiểm soát tốt, Tỉnh đã chỉ đạo tăng cường giám sát dịch bệnh đến
từng cơ sở chăn nuôi, kiểm tra các cơ sở giết mổ, kiểm dịch tại các đầu mối giao
thông và thực hiện tiêm phòng thường xuyên cho đàn gia súc, gia cầm đến tuổi
tiêm phòng; tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về tác hại của dịch bệnh và nguy
cơ lây lan trong cộng đồng dân cư. Không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
Tập trung thực hiện giải tỏa, bàn giao mặt bằng khu vực lòng hồ Phước Hòa
để chuẩn bị cho công tác chặn dòng tích nước. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp
chống hạn và phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô năm 2010; đảm bảo bố
trí lực lượng trực 24/24 tại các chòi canh, các khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy
rừng. Đẩy nhanh công tác cắm mốc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho Ban Quản lý rừng phòng hộ núi Cậu Dầu Tiếng, Ban quản lý rừng Tân Uyên
và Lâm trường Phú Bình. Chỉ đạo rà soát các dự án liên doanh trồng rừng với đối
tác nước ngoài.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về
việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới
của tỉnh; chỉ đạo các huyện rà soát lựa chọn xã điểm để qui hoạch xây dựng nông
thôn mới.
 Tài nguyên và môi trường
Tập trung tháo gỡ các vướng mắc trong công tác giao đất, cho thuê đất,
thẩm định bồi thường đối với các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ban
hành mức thu, nộp quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn. Tổ công tác
của tỉnh về rà soát, giải quyết vướng mắc khó khăn trong các thủ tục về đất đai
tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc trong thủ tục hồ sơ cho các doanh nghiệp, tổ
chức trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, xử lý thu hồi các dự án đã có chủ trương nhưng
quá thời gian qui định nhưng chưa thực hiện, đồng thời có biện pháp xử lý các
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 35
MSSV: 207108036
trường hợp vi phạm khác.
Tiếp tục triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính. Đã thực hiện cho thuê
đất, giao đất cho 163 tổ chức với tổng diện tích là 510 ha; thu hồi đất 02 trường
hợp sử dụng đất sai mục đích với diện tích là 1,9 ha.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực tài nguyên, môi trường; đã
phát hiện vi phạm và xử phạt hành chính 211 đơn vị, thu nộp ngân sách 4 tỷ 128
triệu đồng, trong đó có 40 đơn vị vi phạm về lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đã tổ
chức xử lý 43 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nằm trong danh sách các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng năm 2010. Thành lập đoàn
thanh tra việc khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Uyên và Dĩ An. Chỉ
đạo tăng cường công tác quản lý đối với các hoạt động về bến bãi, khai thác, kinh
doanh cát trên địa bàn tỉnh.
Đã ban hành quy định về quản lý chất thải rắn, phê duyệt Kế hoạch đấu
thầu thực hiện lập Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011-2020 và kế hoạch sử dụng
đất 5 năm 2011-2015 của tỉnh.
 Tài chính – tín dụng
a) Ngân sách:
Thực hiện công bố công khai quyết toán ngân sách nhà nước năm 2008 và
dự toán ngân sách năm 2010. Ban hành quy định về giá bán nước sạch nông thôn;
mức thu thủy lợi phí và tiền nước; định mức chi cho các hoạt động văn hóa, thể
thao trên địa bàn tỉnh; qui định về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp năm
2007, 2008 và phê duyệt bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2008.
Tổng thu ngân sách ước thực hiện 4.000 tỷ đồng, đạt 28% dự toán năm,
tăng 20% so với cùng kỳ; trong đó: thu nội địa 2.700 tỷ đồng, đạt 27%, tăng 5% so
với cùng kỳ; thu từ lĩnh vực xuất nhập khẩu 1.300 tỷ đồng, đạt 36%, tăng 69% so
với cùng kỳ
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 36
MSSV: 207108036
Chi ngân sách ước thực hiện 1.300 tỷ đồng, đạt 22% dự toán năm, bằng
98% cùng kỳ; trong đó, chi đầu tư xây dựng cơ bản chiếm 50% tổng chi.
Kiểm toán nhà nước khu vực IV đã có báo cáo kết luận kiểm toán ngân sách
tiền và tài sản nhà nước năm 2008, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo cho các
ngành, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các kết luận kiểm toán để báo cáo Kiểm
toán Nhà nước và Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 30/6/2010.
b) Tín dụng:
Tổng vốn huy động đạt 31.658,9 tỷ đồng, giảm 0,6% so với đầu năm, trong
đó: tiền gửi các tổ chức kinh tế chiếm 42%, giảm 14,1%; tiền gửi tiết kiệm chiếm
54%, tăng 12%; tiền gửi kỳ phiếu, trái phiếu chiếm 4%, tăng 1,4%. Tổng dư nợ
cho vay 36.668,7 tỷ đồng, tăng 2,6% so đầu năm, trong đó: vay ngắn hạn 21.542
tỷ đồng, chiếm 58,8% tăng 1,1%, vay trung và dài hạn 15.126 tỷ đồng, chiếm
41,3%, tăng 4,8% so đầu năm; dư nợ xấu giảm so với cùng kỳ và so với cuối năm
2009.
Đã có sự dịch chuyển nguồn vốn của các doanh nghiệp từ gửi ngân hàng
sang phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh do nhiều doanh nghiệp đã ổn định sản
xuất và đang tiếp tục đầu tư phát triển; người dân đã quay lại gởi tiền tiết kiệm vào
các ngân hàng do lãi suất tăng. Tuy nhiên hiện nay việc huy động vốn của các tổ
chức tín dụng trên địa bàn đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với các ngân
hàng thương mại nhà nước và huy động cho vay trung và dài hạn.
Tổng dư nợ cho vay các đối tượng được hỗ trợ lãi suất là 58 tỷ 784 triệu
đồng, với 25 khách hàng, trong đó các ngân hàng thương mại Nhà nước chiếm
82,17% với 15 khách hàng.
Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Quỹ Đầu tư phát triển tập trung hướng dẫn
các doanh nghiệp hoàn thành hồ sơ vay vốn ưu đãi để thực hiện các dự án. Đã giải
ngân cho vay 307 tỷ đồng, đạt 54% kế hoạch năm, tăng 11 lần so với cùng kỳ năm
trước; trong đó cho vay bằng nguồn vốn của quỹ là 186 tỷ đồng, từ nguồn vốn ủy
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT
SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 37
MSSV: 207108036
thác ngân sách tỉnh là 120 tỷ đồng.
Các Quỹ tín dụng phát triển ổn định, ước tổng vốn huy động đạt 500 tỷ
đồng, tăng 5,48% so với đầu năm; dư nợ đạt 375 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm;
tỉ lệ nợ xấu chiếm 1,5%.
 Đầu tư phát triển
a) Về đầu tư xây dựng cơ bản:
Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác giải toả, bồi thường và triển khai các
công trình đầu tư xây dựng cơ bản; đặc biệt là đối với các dự án lớn, trọng điểm
như: đường Mỹ Phước – Tân Vạn, đường Nguyễn Chí Thanh, ĐT 741, ĐT744,
đường Hồ Chí Minh, Cổng chào Bình Dương,... Tập trung triển khai thực hiện dự
án Cải tạo nâng cấp và xây mới Bệnh viện Bến Cát sử dụng nguồn vốn trái phiếu
Chính phủ (2 tỷ đồng).
Theo số liệu của Kho bạc Nhà nước (đến ngày 25/3/2010), đã cấp phát,
thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 651 tỷ đồng, đạt 27,8% kế hoạch (tính
trên kế hoạch là 2.340 tỷ, không tính 260 tỷ đồng vốn dự phòng), trong đó vốn tạm
ứng 250 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh quản lý thực hiện 240 tỷ đồng, đạt 29,1% kế
hoạch; vốn các huyện, thị quản lý thực hiện 410 tỷ đồng, đạt 27,1% kế hoạch.
Đã ban hành quyết định về việc phân cấp trong đầu tư xây dựng cơ bản trên
địa bàn tỉnh; tổ chức tổng kết công tác đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 và chỉ
đạo các nhiệm vụ năm 2010; tập trung đẩy nhanh tiến độ hình thành các thủ tục
triển khai thực hiện dự án BOT - 3 tuyến đường trên địa bàn huyện Tân Uyên. Đã
khánh thành và đưa vào sử dụng cầu qua Cù lao Thạnh Hội.
b) Thu hút đầu tư trong nước:
Đã thu hút thêm 1.829 tỉ đồng, bao gồm: 348 doanh nghiệp đăng ký mới với
số vốn là 836 tỷ đồng; 89 lượt doanh nghiệp bổ sung vốn với số vốn tăng thêm là
995 tỷ đồng. Luỹ kế đến 15/3/2010, toàn tỉnh có 9.012 doanh nghiệp với tổng số
vốn đăng ký 60.723 tỷ đồng.
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Men Vi Sinh Và Ch...
Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Men Vi Sinh Và Ch...Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Men Vi Sinh Và Ch...
Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Men Vi Sinh Và Ch...nataliej4
 
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)Nguyễn Công Huy
 

Was ist angesagt? (20)

Đề tài: Tác động môi trường dự án xây dựng nhà máy mạ kẽm, HOT
Đề tài: Tác động môi trường dự án xây dựng nhà máy mạ kẽm, HOTĐề tài: Tác động môi trường dự án xây dựng nhà máy mạ kẽm, HOT
Đề tài: Tác động môi trường dự án xây dựng nhà máy mạ kẽm, HOT
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
 
Công tác thu Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Công tác thu Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanhCông tác thu Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Công tác thu Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Bệnh viện Tâm thần Hà NộiLuận văn: Tạo động lực lao động tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội
 
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà TĩnhLuận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
 
Đồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp Phước
Đồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp PhướcĐồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp Phước
Đồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp Phước
 
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Men Vi Sinh Và Ch...
Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Men Vi Sinh Và Ch...Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Men Vi Sinh Và Ch...
Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Men Vi Sinh Và Ch...
 
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
 
Luận văn: Nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm Phục hồi chức ...
Luận văn: Nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm Phục hồi chức ...Luận văn: Nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm Phục hồi chức ...
Luận văn: Nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm Phục hồi chức ...
 
Tuyên truyền an toàn vệ sinh lao động tại công ty Khí cụ Điện, 9đ
Tuyên truyền an toàn vệ sinh lao động tại công ty Khí cụ Điện, 9đTuyên truyền an toàn vệ sinh lao động tại công ty Khí cụ Điện, 9đ
Tuyên truyền an toàn vệ sinh lao động tại công ty Khí cụ Điện, 9đ
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoaLuận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa
 
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại huyện Kinh Môn- Hải Dương, HAY
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại huyện Kinh Môn- Hải Dương, HAYĐề tài: Quản lý chất thải rắn tại huyện Kinh Môn- Hải Dương, HAY
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại huyện Kinh Môn- Hải Dương, HAY
 
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAYĐề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
 
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAYĐề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
 
Đề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn Môn
Đề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn MônĐề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn Môn
Đề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn Môn
 
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOTLuận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộcLuận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
 

Ähnlich wie giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường

Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.ssuser499fca
 
Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp của công ty...
Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp  của công ty...Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp  của công ty...
Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp của công ty...luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại công ty công trình đô thị Tân An thực t...
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại công ty công trình đô thị Tân An thực t...Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại công ty công trình đô thị Tân An thực t...
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại công ty công trình đô thị Tân An thực t...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 10 tầng lầu, 1 tầng mái. Đại học mở HCM -Thầy Lê Văn...
1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 10 tầng lầu, 1 tầng mái. Đại học mở HCM -Thầy Lê Văn...1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 10 tầng lầu, 1 tầng mái. Đại học mở HCM -Thầy Lê Văn...
1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 10 tầng lầu, 1 tầng mái. Đại học mở HCM -Thầy Lê Văn...Đồ án Xây Dựng
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...nataliej4
 

Ähnlich wie giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường (20)

Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAYLuận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
 
Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp của công ty...
Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp  của công ty...Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp  của công ty...
Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp của công ty...
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại công ty công trình đô thị Tân An thực t...
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại công ty công trình đô thị Tân An thực t...Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại công ty công trình đô thị Tân An thực t...
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại công ty công trình đô thị Tân An thực t...
 
Luận văn: Một số giải phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Luận văn: Một số giải phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp TP. Hồ Chí MinhLuận văn: Một số giải phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Luận văn: Một số giải phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
 
Đề tài: 1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 10 tầng lầu, 1 tầng mái, HAY
Đề tài: 1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 10 tầng lầu, 1 tầng mái, HAYĐề tài: 1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 10 tầng lầu, 1 tầng mái, HAY
Đề tài: 1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 10 tầng lầu, 1 tầng mái, HAY
 
1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 10 tầng lầu, 1 tầng mái. Đại học mở HCM -Thầy Lê Văn...
1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 10 tầng lầu, 1 tầng mái. Đại học mở HCM -Thầy Lê Văn...1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 10 tầng lầu, 1 tầng mái. Đại học mở HCM -Thầy Lê Văn...
1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 10 tầng lầu, 1 tầng mái. Đại học mở HCM -Thầy Lê Văn...
 
20106117205359
2010611720535920106117205359
20106117205359
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
 
ĐỒ ÁN - Xử lý nước thải nhà máy bia VBL Việt Nam.doc
ĐỒ ÁN - Xử lý nước thải nhà máy bia VBL Việt Nam.docĐỒ ÁN - Xử lý nước thải nhà máy bia VBL Việt Nam.doc
ĐỒ ÁN - Xử lý nước thải nhà máy bia VBL Việt Nam.doc
 
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
 
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
 
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú ThọLuận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
 
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOTLuận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOT
 
Đề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú ThọĐề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt Trì
Luận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt TrìLuận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt Trì
Luận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt Trì
 
Tác động môi trường về xây dựng nhà máy chế biến Dioxyt Titan
Tác động môi trường về xây dựng nhà máy chế biến Dioxyt TitanTác động môi trường về xây dựng nhà máy chế biến Dioxyt Titan
Tác động môi trường về xây dựng nhà máy chế biến Dioxyt Titan
 

Mehr von nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

Mehr von nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Kürzlich hochgeladen

Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 

giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐẠI HỌC KTCN TPHCM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC ------------------------- KHOA: Môi trường và Công nghệ sinh học BỘ MÔN: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NHIỆM VỤ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HỌ VÀ TÊN: BÙI QUỐC THỊNH MSSV : 207108036 NGÀNH : MÔI TRƯỜNG LỚP : 07CMT 1. Đầu đề Đồ án tốt nghiệp: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước – tỉnh Bình Dương thành KCN thân thiện môi trường” 2. Nhiệm vụ: (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):  Xác định các nguồn thải chính của KCN Mỹ Phước.  Hiện trạng môi trường KCN Mỹ Phước  Đánh giá mức độ TTMT hiện tại của KCN Mỹ Phước  Lựa chọn mô hình chuyển đổi KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT  Đánh giá mức độ khả thi, triển vọng của việc chuyển đổi và xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT. 3. Ngày giao đồ án tốt nghiệp: 05/04/2010 4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 14/07/2010 5. Họ tên người hướng dẫn: Phần hướng dẫn: TS. LÊ THỊ VU LAN Toàn bộ Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Bộ môn. Ngày 14 tháng 07 năm 2010 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) TS. LÊ THỊ VU LAN PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN Người duyệt (chấm sơ bộ) : ............................................................... Đơn vị ............................................................... ............................................................... ...............................................................
  • 2. LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  ............................................................................................... ............................................................................................... ............................................................................................... ............................................................................................... ............................................................................................... ............................................................................................... ............................................................................................... ............................................................................................... ............................................................................................... ............................................................................................... ............................................................................................... ............................................................................................... ............................................................................................... ............................................................................................... ............................................................................................... ............................................................................................... ............................................................................................... ............................................................................................... ............................................................................................... ĐIỂM SỐ BẰNG SỐ:……………ĐIỂM SỐ BẰNG CHỮ:…………………. TP.HCM,ngày….tháng….năm 2010 GVHD LÊ THỊ VU LAN
  • 3. LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc …! Em xin chân thành cảm ơn đến:  TS. Lê Thị Vu Lan – Người đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và hướng dẫn cho em những kiến thức quý báu để hoàn thành tốt Đồ án tốt nghiệp này.  Quý thầy cô trong Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học – Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt, giúp em năm bắt được khối kiến thức cơ bản của chuyên ngành, cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường.  Gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, khuyến khích và động viên em rất nhiều trong suốt quá trình học tập. Đó chính là nguồn động lực lớn giúp em hoàn thành tốt Đồ án này.  Một lần nữa em xin gởi đến mọi người lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc. Kính chúc Quý thầy cô, anh chị, các bạn sinh viên dồi dào sức khỏe và thành công trong công tác. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 07 năm 2010 Trân trọng SV: Bùi Quốc Thịnh
  • 4. MỤC LỤC  Lời cảm ơn Mục lục Danh sách các từ viết tắt Danh sách các bảng Danh sách các sơ đồ, hình Lời mở đầu CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KCN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG 1.1 Định nghĩa KCN TTMT ........................................................................... 5 1.2 Các tính chất đặc trưng của KCN TTMT ............................................. 5 1.3 Các tiêu chí mô hình KCN TTMT .......................................................... 7 1.4 Phương pháp đánh giá KCN TTMT ...................................................... 15 1.4.1 Phương pháp liệt kê danh mục các tiêu chí TTMT ................................ 15 1.4.2 Phương pháp ma trận môi trường (EMA) ............................................... 19 1.5 Hệ thống các tiêu chí phân loại KCN TTMT ........................................ 22 CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ CÁC KCN Ở BÌNH DƯƠNG 2.1 Vài nét về tỉnh Bình Dương ..................................................................... 24 2.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................ 24 2.1.2 Địa hình ..................................................................................................... 24 2.1.3 Khí hậu ...................................................................................................... 25 2.1.4 Tài nguyên khoáng sản ............................................................................. 26 2.1.5 Tài nguyên nước ....................................................................................... 28 2.1.6 Tài nguyên rừng ........................................................................................ 30 2.1.7 Tình hình kinh tế ...................................................................................... 30 2.1.8 Tình hình văn hoá – xã hội ...................................................................... 38 2.2 Tổng quan về các KCN ở Bình Dương ................................................... 41 2.2.1 Khu công nghiệp và xu hướng hình thành KCN .................................... 41 2.2.2 Tình hình phát triển các KCN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ............................................................................ 42
  • 5. 2.3 Tình hình quản lý môi trường của các KCN ở Bình Dương .............. 46 2.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý môi trường ....................................................... 46 2.3.2 Hoạt động nhà nước bảo vệ môi trường .................................................. 47 2.3.3 Các vấn đề quản lý môi trường ................................................................ 49 2.3.4 Nhận thức của doanh nghiệp về BVMT ................................................. 49 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng môi trường của dự án quy hoạch KCN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ................................................................ 50 2.4.1 Tác động đến cảnh quan xung quanh ...................................................... 50 2.4.2 Tác động đến môi trường vật lý .............................................................. 50 2.4.3 Tác động đến môi trường văn hoá xã hội ............................................... 52 CHƯƠNG 3 : GIỚI THIỆU VỀ KHU CÔNG NGHIỆP MỸ PHƯỚC – TỈNH BÌNH DƯƠNG 3.1 Thông tin về nhà đầu tư CSHT KCN Mỹ Phước ................................. 53 3.2 Thông tin chung về KCN Mỹ Phước ...................................................... 53 3.2.1 Vị trí địa lý ................................................................................................ 54 3.2.2 Sơ đồ vị trí của KCN Mỹ Phước ............................................................. 56 3.2.3 Lĩnh vực thu hút đầu tư ............................................................................ 56 3.2.4 Tình hình thu hút đầu tư ........................................................................... 57 3.2.5 Cơ sở hạ tầng của KCN Mỹ Phước ......................................................... 58 3.2.5.1 Cơ sở hạ tầng giao thông ...................................................................... 58 3.2.5.2 Cấp điện – cấp nước .............................................................................. 58 3.2.5.3 Xử lý nước thải ...................................................................................... 59 3.2.5.4 Viễn thông .............................................................................................. 59 3.3 Tình hình hoạt động sản xuất tại KCN Mỹ Phước .............................. 59 3.3.1 Các loại hình sản xuất .............................................................................. 59 3.3.2 Các sản phẩm chính .................................................................................. 60 3.4 Các nguồn gây ô nhiễm chính trong KCN Mỹ Phước ......................... 60 3.4.1 Nước thải ................................................................................................... 60 3.4.1.1 Nước thải sinh hoạt ............................................................................... 60 3.4.1.2 Nước thải sản xuất ................................................................................. 61 3.4.1.3 Nước mưa chảy tràn .............................................................................. 62
  • 6. 3.4.2 Khí thải ...................................................................................................... 62 3.4.3 Chất thải rắn .............................................................................................. 63 3.4.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt .......................................................................... 63 3.4.3.2 Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại .......................................... 64 3.4.3.3 Chất thải rắn nguy hại ........................................................................... 65 3.4.4 Tiếng ồn và chấn động rung .................................................................... 65 3.4.5 Sự cố cháy nổ ............................................................................................ 66 3.5 Tình hình thực hiện công tác QLMT khu công nghiệp ....................... 66 3.5.1 Hiện trạng môi trường KCN .................................................................... 66 3.5.2 Hệ thống quản lý môi trường chức năng ................................................. 67 3.5.3 Công tác sau thẩm định báo cáo ĐTM .................................................... 68 3.5.3.1 Công tác thanh tra và kiểm tra môi trường sau thẩm định báo cáo ĐTM ............................................................................. 68 3.5.3.2 Công tác quan trắc và giám sát môi trường sau thẩm định báo cáo ĐTM ............................................................................. 69 3.5.3.3 Công tác điều chỉnh sau thẩm định báo cáo ĐTM .............................. 69 3.6 Đánh giá hiện trạng môi trường của KCN Mỹ Phước ........................ 69 3.6.1 Ô nhiễm nước mặt .................................................................................... 69 3.6.2 Ô nhiễm không khí, tiếng ồn, độ rung .................................................... 69 3.6.3 Quản lý CTR công nghiệp, đặc biệt CTR nguy hại ............................... 70 3.6.4 Hệ thống QLMT KCN ............................................................................. 70 3.6.5 Triển khai áp dụng các giải pháp SXSH ................................................. 70 3.6.6 Chuyển đổi mô hình tổ chức xây dựng KCN ......................................... 71 CHƯƠNG 4 : XÂY DỰNG MÔ HÌNH KCN TTMT CHO KCN MỸ PHƯỚC 4.1 Đánh giá mức độ TTMT hiện tại của KCN Mỹ Phước ....................... 72 4.2 Xác định các mô hình KCN TTMT chính có thể áp dụng cho KCN Mỹ Phước ............................................................. 85 4.2.1 Mô hình KCN TTMT đơn cấp (FEIP low) ............................................. 85 4.2.2 Mô hình KCN xanh – sạch – đẹp (FEIP high) ....................................... 85 4.2.3 Mô hình KCN TTMT hỗn hợp nữa sinh thái (EIP low) ........................ 86
  • 7. 4.2.4 Mô hình KCN TTMT sinh thái (EIP high) ............................................. 86 4.3 Lựa chọn mô hình chuyển đổi KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT 87 4.4 Các đặc tính của mô hình KCN TTMT Mỹ Phước .............................. 89 4.4.1 Đặc tính của mô hình KCN TTMT Mỹ Phước ....................................... 89 4.4.2 Tiêu chuẩn của mô hình KCN TTMT Mỹ Phước .................................. 91 4.4.2.1 Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT trung bình ........................................................................................................... 91 4.4.2.2 Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng KCN TTMT Mỹ Phước đơn cấp ....................................................................... 92 4.4.2.3 Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng KCN Mỹ Phước xanh – sạch – đẹp .................................................................. 93 4.4.2.4 Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng KCN TTMT Mỹ Phước hỗn hợp nữa sinh thái .............................................................................................................. 94 4.4.2.5 Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng KCN TTMT Mỹ Phước sinh thái ...................................................................... 94 4.5 Mô hình kỹ thuật tổng quát KCN TTMT Mỹ Phước .......................... 95 4.5.1 Đề xuất mô hình công nghệ và QLMT KCN TTMT Mỹ Phước ........... 95 4.5.2 Thuyết minh cho mô hình công nghệ và QLMT tổng quát ................... 97 4.6 Những phân tích và đánh giá cơ bản về mô hình KCN TTMT ......... 103 4.6.1 Những phân tích tổng hợp về mô hình KCN TTMT Mỹ Phước ........... 103 4.6.1.1 Ý nghĩa về QLMT và phát triển kỹ thuật của mô hình ....................... 103 4.6.1.1.1 Ý nghĩa về QLMT .............................................................................. 103 4.6.1.1.2 Ý nghĩa về phát triển công nghệ kỹ thuật cho công trình ................ 104 4.6.1.2 Ý nghĩa về kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình ....................... 104 4.6.2 Những đánh giá tổng hợp về mô hình KCN TTMT Mỹ Phước ............ 105 4.7 Xác định các bước và nội dung thực hiện mô hình KCN TTMT Mỹ Phước ................................................................... 105 4.7.1 Bước khởi đầu ........................................................................................... 105 4.7.1.1 Công tác kiểm toán kinh tế và môi trường .......................................... 105 4.7.1.2 Công tác lập dự án đầu tư khả thi xây dựng KCN TTMT .................. 107 4.7.2 Các bước đầu tư xây dựng mô hình
  • 8. KCN TTMT Mỹ Phước bậc trung bình ............................................................ 107 4.7.2.1 Áp dụng hệ thống QLMT về BVMT KCN ......................................... 107 4.7.2.2 Tuân thủ pháp luật Nhà nước tại KCN ................................................ 107 4.7.2.3 Tăng cường kiểm soát, xử lý ô nhiễm đầu ra ...................................... 108 4.7.2.4 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng ....................................................................... 108 4.7.3 Các bước đầu tư xây dựng mô hình KCN TTMT Mỹ Phước bậc đơn cấp ................................................................ 108 4.7.3.1 Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý Nhà nước về BVMT KCN và tuân thủ nghiêm Pháp luật Nhà nước ........................................................................ 108 4.7.3.2 Áp dụng các giải pháp hội nhập kinh tế quốc tế ................................. 109 4.7.3.3 Nâng cao kiến thức của cán bộ công nhân về BVMT ......................... 109 4.7.3.4 Các biện pháp BVMT vi khí hậu .......................................................... 109 4.7.4 Các bước đầu tư xây dựng mô hình KCN TTMT Mỹ Phước xanh – sạch – đẹp ....................................................................................................................... 109 4.7.4.1 Hoàn thành các cam kết trong báo cáo ĐTM của KCN ..................... 109 4.7.4.2 Hoàn thành xây dựng hệ thống QLMT KCN ...................................... 109 4.7.4.3 Thực hiện tăng cường công tác giáo dục – đào tạo và nâng cao ý thức về BVMT KCN ....................................................................................................... 110 4.7.4.4 Tăng cường công tác hội nhập kinh tế quốc tế .................................... 110 4.7.4.5 Gia tăng đầu tư về sinh thái môi trường cho KCN .............................. 111 4.7.4.6 Gia tăng đầu tư về công tác kiểm soát ô nhiễm và giảm thiểu chất thải ....................................................... 111 4.7.5 Các bước đầu tư xây dựng mô hình KCN TTMT Mỹ Phước bậc hỗn hợp nửa sinh thái và sinh thái .......................................................................................... 111 4.7.5.1 Đầu tư, thiết lập các mối quan hệ cộng sinh trao đổi chất thải ........... 111 4.7.5.2 Sắp xếp lại nhu cầu tham gia thị trường trao đổi chất thải ................. 112 4.7.5.3 Đầu tư phát triển công nghệ sản xuất sạch, có ít hoặc không có phát thải ............................................................................. 112 4.7.5.4 Đầu tư áp dụng các giải pháp SXSH và nâng cấp công nghệ xử lý chất thải ................................................................... 113 4.8 Các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích thực hiện mô hình KCN TTMT Mỹ Phước ................................................................... 113
  • 9. 4.8.1 Giải pháp về chính sách quản lý KCN .................................................... 113 4.8.2 Giải pháp về chính sách hỗ trợ và khuyến khích KCN .......................... 114 4.8.3 Giải pháp về tăng cường vai trò của Nhà nước, KCN và cộng đồng .... 115 4.8.4 Giải pháp về tăng cường vai trò quản lý và hiệu quả tổ chức thực hiện mô hình kỹ thuật tổng quát tại KCN TTMT Mỹ Phước ........................................ 116 4.9 Đánh giá triển vọng của mô hình KCN TTMT Mỹ Phước ................. 116 4.10 Lợi ích của việc xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT ...... 117 4.10.1 Lợi ích kỹ thuật ....................................................................................... 117 4.10.2 Lợi ích kinh tế - xã hội ........................................................................... 118 4.10.3 Lợi ích môi trường ................................................................................. 118 CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận ....................................................................................................... 120 5.2 Kiến nghị ..................................................................................................... 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 10. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG ANH EOP Xử lý cuối đường ống End of Pipe KCN (IP) Khu công nghiệp Industrial Park TTMT (FE) Thân thiện môi trường Friendly Environment BVMT Bảo vệ môi trường Environmental Protection SXSH (CP) Sản xuất sạch hơn Clearer Production FEIP KCN thân thiện môi trường Friendly Environment Industrial Park IP KCN hệ cổ điển Industrial Park EIP KCN sinh thái Eco – Industrial Park SSPM Mô hình nguyên lý từng bước/ Mô hình kỹ thuật tổng quát Step By Step Principal Model STCN (EI) Sinh thái công nghiệp Eco – Industrial STMT Sinh thái môi trường Eco – Environmental GCBIP KCN xanh – sạch – đẹp Green – Clean – Beautiful Industrial Park EMS Hệ thống quản lý môi trường Environmental Management System QLMT (EM) Quản lý môi trường Environmental Management
  • 11. DANH MỤC CÁC BẢNG  Bảng 1: Phân cấp thang bậc tiêu chí mô hình KCN TTMT theo các yêu cầu BVMT chung, sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp (Phân cấp 1) ................................................................ 8 Bảng 2: Phân loại thang bậc tiêu chí mô hình KCN TTMT theo mức độ áp dụng thực tế các giải pháp công nghệ và QLMT KCN khác nhau (Phân cấp 2) ............................................................ 10 Bảng 3: Tiêu chí thang bậc phân loại mô hình KCN TTMT mở rộng khả năng áp dụng trong thực tiễn CNH nền kinh tế quá độ (Phân cấp 3) ..................................................................... 12 Bảng 4: Hệ thống thang bậc phân loại mô hình KCN TTMT (FEIP) ......................................................................... 14 Bảng 5: Hệ thống bậc phân loại mô hình KCN TTMT theo phương pháp EMA ................................................................................. 21 Bảng 6: Phân loại KCN TTMT theo mức độ TTMT đạt được thực tế tại các KCN ......................................................................... 23 Bảng 7: Sự điều chỉnh mở rộng của một số KCN từ nay đến năm 2015 ....................................................................................... 45 Bảng 8: Tình hình thu hút đầu tư của KCN Mỹ Phước ................................ 56 Bảng 9: Cơ sở hạ tầng và dịch vụ ở KCN Mỹ Phước .................................. 56 Bảng 10: Thành phần khí thải phát sinh trong KCN Mỹ Phước .................. 61 Bảng 11: Thang điểm đánh giá ...................................................................... 72 Bảng 12: Bảng ma trận xác định mức độ TTMT hiện tại của KCN Mỹ Phước .......................................................................... 73 Bảng 13: Bảng miêu tả các bước thực hiện mô hình kỹ thuật tổng quát ..... 96
  • 12. DANH MỤC CÁC HÌNH  Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý môi trường tỉnh Bình Dương ............ 47 Hình 2: Sự thuận lợi về giao thông của KCN Mỹ Phước ................................ 54 Hình 3: Sơ đồ vị trí của KCN Mỹ Phước ......................................................... 55 Hình 4: Mô hình chuyển đổi KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT ................ 87 Hình 5: Mô hình kỹ thuật tổng quát áp dụng cho KCN TTMT Mỹ Phước ... 95
  • 13. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 1 MSSV: 207108036 LỜI MỞ ĐẦU  Với tốc độ phát triển nhanh của công nghiệp Việt Nam những năm gần đây, đặc biệt là các KCN, đã góp phần làm nền kinh tế quốc gia tăng trưởng nhanh và ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn về kinh tế còn tồn tại những vấn đề nan giải, đố là môi trường xung quanh và tại các KCN đang xuống cấp trầm trọng do không được quan tâm đúng mức. Vấn đề môi trường trong các KCN ở các nước đang phát triển hiện nay như Việt Nam ít được quan tâm, đa số không thực hiện các biện pháp BVMT, hoặc nếu thực hiện thì chỉ gói gọn trong các giải pháp xử lý cuối đường ống (End of Pipe – EOP). Trên thực tế, giải pháp xử lý cuối đường ống đáp ứng được những yêu cầu về luật BVMT nhưng nó lại gây lãng phí khá lớn cho DN và xã hội. Chính vì vậy, cách tiếp cận ngăn ngừa ô nhiễm đã được các quốc gia phát triển, những nước đã từng một thời áp dụng rộng rãi phương pháp EOP, đưa vào áp dụng thực tế như: sản xuát sạch hơn (Cleaner Production), không chất thải (Zero Waste) … để đưa hoạt động cảu KCN trở thành thân thiện với môi trường. Mô hình KCN TTMT sẽ là lựa chọn hàng đầu của các KCN trong nước trong thời kỳ phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hướng tới PTBV. Đặc biệt là lúc Việt Nam đang chuyển mình bước vào cánh cửa hội nhập quốc tế thông qua sự kiện gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO).
  • 14. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 2 MSSV: 207108036 1) Sự cần thiết của đề tài Theo quy hoạch thì đến năm 2015 toàn tỉnh Bình Dương sẽ có 23 KCN với tổng diện tích là 8119 ha. Trong đó, KCN Mỹ Phước sẽ là một trong những KCN chiếm diện tích lớn, quy mô đầu tư tương đối cao so với các KCN khác ở địa phương. Ngoài ra, KCN Mỹ Phước trong tương lai sẽ đóng vai trò thúc đẩy nền kinh tế của Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy, nhu cầu PTBV của KCN Mỹ Phước cũng nằm trong nhu cầu phát triển chung của các KCN Bình Dương. Có thời hạn cấp phép là 50 năm nên KCN Mỹ Phước rất cần có nhu cầu chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động sản xuất theo yêu cầu PTBV (PTBV), nhằm đảm bảo sự phát triển thành công, ổn định và bền vững cho KCN Mỹ Phước. Các hoạt động sản xuất của KCN Mỹ Phước không những có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường (ONMT) không khí, đất, nước nghiêm trọng, đặc biệt là trong địa bàn KCN Mỹ Phước và ở các vùng lân cận. Ngoài ra, chất lượng môi trường nước mặt của sông Thị Tính cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu KCN Mỹ Phước không có biện pháp xử lý kịp thời. Vì vậy, mô hình mà KCN Mỹ Phước hướng tới sẽ là mô hình KCN TTMT. Đây là mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp hóa mới của các KCN tập trung, nó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu PTBV công nghiệp trên cơ sở gắn kết hài hòa giữa hiệu quả QLMT và các giải pháp phát triển ứng dụng công nghệ môi trường (đi từ nhu cầu kiểm soát ô nhiễm chặt chẽ đến nhu cầu cải thiện sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp). Nắm bắt được nhu cầu thực tiễn trên, đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước – Bình Dương thành KCN TTMT” đã ra đời. Đề tài chỉ là bước đầu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thiết thực để đưa KCN Mỹ Phước – Bình Dương trở thành KCN TTMT.
  • 15. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 3 MSSV: 207108036 2) Phương pháp nghiên cứu Phương pháp được áp dụng chủ yếu là:  Phương pháp thống kê: Thu thập các tài liệu thứ cấp có liên quan đến hiện trạng môi trường, tình hình áp dụng và tuân thủ luật BVMT của KCN Mỹ Phước.  Phương pháp phân tích  Phương pháp phỏng vấn  Phương pháp ma trận  Phương pháp tổng kết, kinh nghiệm 3) Mục đích nghiên cứu Nhằm tìm ra những giải pháp để xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT. 4) Nội dung nghiên cứu Gồm 8 nội dung chính sau:  Hiện trạng môi trường trong KCN Mỹ Phước.  Xác định loại hình hiện tại của KCN Mỹ Phước.  Xác định các mô hình KCN TTMT có thể áp dụng cho KCN Mỹ Phước.  Lựa chọn mô hình chuyển đổi phù hợp với KCN Mỹ Phước, từ KCN hiện tại sang KCN TTMT.  Xây dựng mô hình kỹ thuật tổng quát KCN TTMT Mỹ Phước.  Xác định các bước và nội dung thực hiện mô hình KCN TTMT Mỹ Phước.  Đánh giá triển vọng của mô hình.
  • 16. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 4 MSSV: 207108036  Xác định các lợi ích kinh tế - kỹ thuật – xã hội – môi trường mà KCN Mỹ Phước sẽ mang lại. 5) Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là KCN Mỹ Phước, KCN TTMT, KCN sinh thái. 6) Giới hạn của đề tài Thời gian thực hiên chỉ giới hạn trong thời gian 3 tháng nên đề tài chỉ bước đầu nghiên cứu, tìm những giải pháp để chuyển đổi KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT. 7) Ý nghĩa của đề tài 7.1 Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu phương pháp luận để xây dựng KCN TTMT cho KCN Mỹ Phước trong điều kiện hiện tại, từ đó đề xuất các bước cần thực hiện để phát triển KCN hiện tại theo hướng TTMT. 7.2 Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài góp phần giải quyết các vấn đề môi trường hiện nay ở KCN Mỹ Phước.
  • 17. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 5 MSSV: 207108036 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KCN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG  1.1 Định nghĩa KCN TTMT Định nghĩa chung tổng hợp và đầy đủ về mô hình KCN TTMT như sau: “KCN TTMT là KCN hệ cổ điển cũ được chuyển đổi tổ chức sản xuất theo chiến lược trình tự từng bước ở quy mô từng DN và tổng thể KCN thành KCN TTMT, hoặc là KCN sinh thái xây dựng mới nhằm đạt được tiêu chuẩn TTMT ngày càng cao theo hướng sinh thái công nghiệp bền vững, có hệ thống QLMT tiieen tiến bảo đảm năng lực thi hành hiệu quả pháp luật và chính sách nhà nước, có quy hoạch phát triển gắn kết BVMT theo nguyên tắc sinh thái bền vững, có trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ đủ cao để bảo đảm kiểm soát và giảm thiểu hiệu quả ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường và thực thi các nguyên tắc sinh thái môi trường và công nghiệp nhằm đảm bảo tốt các lợi ích kinh tế - môi trường, cân bằng sinh thái, hội nhập kinh tế quốc tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng” Hoặc có thể định nghĩa ngắn gọn về mô hình KCN TTMT như sau: “KCN TTMT là KCN hệ cổ điển cũ được chuyển đổi tổ chức sản xuất theo chiến lược trình tự từng bước ở quy mô từng DN và tổng thể KCN thành KCN TTMT, hoặc là KCN sinh thái xây dựng mới nhằm đạt được tiêu chuẩn TTMT ngày càng cao theo hướng sinh thái công nghiệp bền vững và đáp ứng ngày càng cao các yêu cầu PTBV”. 1.2 Các tính chất đặc trưng của KCN TTMT Theo nội dung đầy đủ của định nghĩa trên đây, có thể xác định các tính chất đặc trưng chính của mô hình KCN TTMT như sau:
  • 18. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 6 MSSV: 207108036  KCN TTMT là KCN cổ điển cũ được chuyển đổi sang mô hình KCN TTMT theo chiến lược trình tự và từng bước nhằm đạt được các tiêu chuẩn TTMT ngày càng cao từ phân loại KCN trung bình đến phân loại KCN sinh thái. Trong đó, quy mô chuyển đổi có thể bao gồm: quy mô phát huy nội lực ở từng DN tham gia đầu tư phát triển KCN để chuyển đổi sang DN TTMT và KCN TTMT, hoặc quy mô phát huy sức mạnh tổng hợp của cả KCN để chuyển đổi lập tức cả KCN sang mô hình KCN TTMT.  KCN TTMT là KCN sinh thái được xây dựng mới theo các nguyên tắc sinh thái công nghiệp từ đầu, kể từ khi thành lập, đầu tư xây dựng, đến và sau khi đi vào hoạt động.  KCN TTMT được đánh giá, phân loại theo hệ thống tiêu chí TTMT với các chỉ tiêu về năng lực tổ chức sản xuất và BVMT, về diễn biến trạng thái môi trường, khả năng cải thiện sinh thái môi trường, khả năng giảm thiểu ô nhiễm và chất thải phát sinh, trong đó biên độ tiêu chuẩn thay đổi từ mức thấp nhất là KCN trung bình (đạt tiêu chuẩn TTMT) và mức cao nhất là KCN sinh thái (đạt tiêu chuẩn TTMT rất cao).  KCN TTMT có hệ thống QLMT tiên tiến bảo đảm năng lực thi hành hiệu quả pháp luật và chính sách nhà nước như thi hành Luật BVMT (công tác ĐTM, hoạt động quản lý sau thẩm định, công tác thanh – kiểm tra, công tác quan trắc và giám sát chất lượng môi trường, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng và môi trường quốc tế…), thi hành các chương trình chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia về BVMT.  KCN TTMT có quy hoạch phát triển gắn kết BVMT theo nguyên tắc sinh thái bền vững, trong đó việc lựa chọn chuyển đổi hay xây dựng mới KCN sinh thái phải tuân thủ các nguyên tắc lựa chọn loại hình công nghiệp đầu tư, cơ cấu nghành nghề, trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất, mức độ phát thải, trình độ kỹ thuật công nghệ BVMT và khả năng trao đổi cộng sinh
  • 19. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 7 MSSV: 207108036 chất thải phù hợp với yêu cầu sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp.  KCN TTMT có trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ đủ cao để bảo đảm kiểm soát và giảm thiểu hiệu quả ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường như yêu cầu tối thiểu của mô hình KCN TTMT, trong đó yêu cầu tối thiểu là phải áp dụng triệt để các giải pháp cuối đường ống và các giải pháp SXSH từng phần.  KCN TTMT có trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ đủ cao để bảo đảm thực thi các nguyên tắc sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp như yêu cầu cao và rất cao của mô hình KCN TTMT, trong đó yêu cầu cao là áp dụng các giải pháp SXSH toàn diện và các giải pháp trao đổi cộng sinh chất thải hai chiều.  KCN TTMT có trạng thái và năng lực PTBV được đánh giá tổng hợp là bảo đảm tốt các lợi ích kinh tế - môi trường, cân bằng sinh thái, hội nhập kinh tế quốc tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 1.3 Các tiêu chí mô hình KCN TTMT Theo các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã đạt được trong Dự án Cục BVMT – Bộ TN&MT: “Sự nghiệp phát triển kinh tế phục vụ quản lý nhà nước về BVMT” (giai đoạn I và II), thì mô hình KCN TTMT có 3 mức thang bậc phân loại tiêu chuẩn pháp lý và quản lý chính bao gồm: Kiểm soát và xử lý ô nhiễm (giải pháp công nghệ cuối đường ống) Sinh thái môi trường (giải pháp SXSH, xanh – sạch – đẹp) Sinh thái công nghiệp (giải pháp công nghệ trao đổi chất hai chiều khép kín, có ít hoặc không có chất thải) như được trình bày trong bảng 1 dưới đây.
  • 20. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 8 MSSV: 207108036 Tuy nhiên, vì lĩnh vực sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp hiện chưa có đủ các quy định pháp lý và quản lý cho việc áp dụng chính thức, cho nên còn là các hướng đi khuyến khích áp dụng cho PTBV. Bảng 1 : Phân cấp thang bậc tiêu chí mô hình KCN TTMT theo các yêu cầu BVMT chung, sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp (Phân cấp 1) Phân loại bậc TTMT Tính chất đặc trưng Phạm vi ứng dụng 3. Sinh thái công nghiệp (TTMT rất cao) Khép kín, bền vững, có ít hoặc không có chất thải Tiêu chuẩn hóa theo sinh thái công nghiệp hiện đại hóa (EM) 2. Sinh thái môi trường (XSĐ, TTMT cao) Công nghệ, tổ chức quản lý và định hướng công tác BVMT Tiêu chuẩn hóa theo hệ thống sinh thái môi trường (EMS, ISO) 1. Kiểm soát và xử lý ô nhiễm (đạt TTMT) Mức độ thực hiện thực tế kiểm soát và xử lý ô nhiễm Tiêu chuẩn hóa theo hệ thống quản lý nhà nước (ĐTM, TCMT…) 0. Ô nhiễm công nghiệp (chưa TTMT) Chưa áp dụng các giải pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm Tiêu chuẩn hóa theo lợi nhuận của thị trường sản xuất hàng hóa Trong đó, các phân cấp 1, 2 và 3 tương ứng với các phân cấp phát triển văn minh từ Hậu công nghiệp trở lên theo con đường phát triển nền kinh tế tri thức, được tính từ thời điểm năm 1970 khi xuất hiện các ý tưởng đầu tiên về nhiệm vụ kiểm soát, xử lý ô nhiễm công nghiệp và PTBV. Văn minh công nghiệp (mức 0) được coi là phân cấp chưa TTMT và gây ô nhiễm môi trường công nghiệp do các mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp khi đó thuộc dạng KCN, KCX, CCN tập
  • 21. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 9 MSSV: 207108036 trung hệ cổ điển, có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao và công tác BVMT công nghiệp chưa được quan tâm thực hiện. đây gọi là phân cấp tiêu chí TTMT chung áp dụng cho nền sản xuất công nghiệp quy mô lớn. Theo bảng 1, thí các tính chất dặc trưng của hệ thống tiêu chí KCN TTMT được cụ thể hóa chủ yếu theo các tiêu chí đánh giá về mức độ thực hiện các quy định, tiêu chuẩn pháp lý và quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ BVMT, cũng như các tiêu chí đánh giá về mức độ phát triển và ứng dụng các thành tựu KHCN sản xuất, tiêu dùng và BVMT mới, còn các tiêu chí đánh giá về trạng thái biến đổi trong hiện trạng tái nguyên và môi trường được thực hiện thông qua chính phân loại tiêu chí TTMT là: kiểm soát và xử lý ô nhiễm (mức 1), sinh thái môi trường (mức 2) và sinh thái công nghiệp (mức 3). Tuy nhiên, các tiêu chí này được cụ thể hóa sâu sắc hơn theo công tác đánh giá tác động môi trường – ĐTM (hiện trạng, chất lượng. dự báo…về trạng thái tài nguyên – môi trường) và công tác quan trắc, giám sát, dự báo chất lượng tài nguyên – môi trường và các nội dung hoạt động quản lý sau thẩm định báo cáo ĐTM, đã được quy định chính thức theo hệ thống pháp luật nhà nước và các văn bản pháp quy của Chính phủ. Bảng 1 cũng cho thấy rõ sự kết hợp chặt chẽ việc áp dụng các giải pháp công nghệ và QLMT cần thiết trong mô hình KCN TTMT, mà sự khác nhau giữa các mức độ phân loại tiêu chí TTMT thể hiện ở mức độ áp dụng khác nhau các giải pháp công nghệ và QLMT trong thực tiễn. Ví dụ, mức 1 – kiểm soát ô nhiễm yêu cầu áp dụng các giải pháp công nghệ cuối đường ống (có nhiều hạn chế do không giải quyết triệt để căn nguyên ô nhiễm) và các giải pháp quản lý cứng được quy định theo luật BVMT. Trong khi đó, ở mức 2 – sinh thái môi trường yêu cầu phải áp dụng bổ sung thêm giải pháp sản xuất sạch hơn (giải quyết triệt căn nguyên ô nhiễm) và các giải pháp quản lý mềm, tiên tiến, hiệu quả. Còn mức 3 – sinh thái công nghiệp lại yêu cầu phải áp dụng bổ sung thêm giải pháp KHCN hiện đại hóa theo yêu cầu sinh thái công nghiệp, cho phép thiết lập cơ chế trao đổi chất hai chiều khép kín, có ít hoặc không có chất thải. Các nội dung phân tích trên đây
  • 22. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 10 MSSV: 207108036 về tiêu chí mô hình KCN TTMT được cụ thể hóa ở phân cấp thứ hai như được trình bày trong bảng 2 dưới đây. Bảng 2: Phân loại thang bậc tiêu chí mô hình KCN TTMT theo mức độ áp dụng thực tế các giải pháp công nghệ và QLMT KCN khác nhau (Phân cấp 2). Mức độ áp dụng các giải pháp công nghệ và quản lý BVMT cụ thể Tính chất và các kết quả TTMT đạt được thực tế Phân loại tiêu chí KCN TTMT 3. Sinh thái công nghiệp khép kín Có ít hoặc không có phát thải TTMT rất cao 2. Sinh thái môi trường xanh Xanh – sạch – đẹp TTMT cao 1.2. Giải pháp QLMT cứng và công nghệ SXSH toàn diện Phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm ở năng lực cao TTMT khá cao 1.1. Giải pháp QLMT cứng và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra, đầu vào (SXSH từng phần) Hạn chế, kiểm soát, xử lý và phòng ngừa ô nhiễm ở năng lực khá cao TTMT khá 1. Giải pháp QLMT cứng và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra Kiểm soát và xử lý ô nhiễm đầu ra ở năng lực khá cao Đạt TTMT (TTMT trung bình) 0. Không áp dụng Ô nhiễm môi trường cao Chưa TTMT
  • 23. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 11 MSSV: 207108036 Do vậy, trong trường hợp mô hình KCN TTMT thì có thể hiểu rõ hơn về khái niệm và tiêu chí TTMT là ứng dụng chủ yếu vào mục đích đánh giá về các mức độ thực thi thực tế công tác QLMT, các giải pháp công nghệ, định hướng sinh thái môi trường và công nghiệp ở phạm vi CSSX, xí nghiệp, nhà máy, DN, công ty và KCN, KCX, CCN tập trung nhằm tìm đến các giải pháp thực tiễn đơn dòng (giải pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm), hay là sự kết hợp đa dòng giữa các yêu cầu để được tiêu chí TTMT ngày càng cao (giải pháp sinh thái môi trường và công nghiệp), có tính chất thích hợp và phù hợp với các điều kiện quá độ hiện thời của nền sản xuất công nghiệp, bảo đảm tính khả thi và hiệu lực cao cho các giải pháp QLMT và công nghệ được lựa chọn áp dụng, đồng thời bảo đảm khả năng định hướng tương lai tiến đến nền sản xuất sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp bền vững. Tuy nhiên, trong các điều kiện tiến hành CNH, HĐH quá độ nền kinh tế, do áp lực cạnh tranh cao của thị trường hàng hóa và khả năng phát triển KHCN cao phụ thuộc vào biên độ chu kỳ thời gian chi phối, cho nên khả năng áp dụng các giải pháp công nghệ và QLMT của các KCN, KCX, CCN tập trung nhằm chuyển đổi sang mô hình KCN TTMT gặp rất nhiều khó khăn và có khả năng hạn chế. Do đó, nhằm bảo đảm tính khả thi cao hơn cho mô hình KCN TTMT, thì có thể dựa trên các bảng 1, 2 để triển khai cụ thể hóa mở rộng hơn (phân cấp sâu hơn) các mức tiêu chuẩn phân loại KCN TTMT như được trình bày trong các bảng 3, 4 dưới đây.
  • 24. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 12 MSSV: 207108036 Bảng 3: Tiêu chí thang bậc phân loại mô hình KCN TTMT mở rộng khả năng áp dụng trong thực tiễn CNH nền kinh tế quá độ (Phân cấp 3) Mức độ áp dụng các giải pháp công nghệ và quản lý BVMT cụ thể Tính chất và các kết quả TTMT đạt được thực tế Phân loại tiêu chí KCN TTMT 0. Không áp dụng Ô nhiễm môi trường cao Chưa TTMT 1. Giải pháp QLMT cứng và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra Kiểm soát và xử lý ô nhiễm đầu ra ở năng lực khá cao Đạt TTMT (trung bình) 2. Giải pháp QLMT cứng và công nghệ kiểm soát ô nhiêm đầu ra (SXSH từng phần) Hạn chế, kiểm soát, xử lý và phòng nhừa ô nhiễm ở năng lực khá cao TTMT khá 2a. Nâng cao chất lượng QLMT toàn diện QLMT tốt và phòng ngừa ô nhiễm ở năng lực trung bình TTMT khá+ 2b. Tăng cường áp dụng các giải pháp SXSH QLMT tốt và phòng ngừa ô nhiễm ở năng lực khá cao TTMT khá++ 3. Giải pháp quản lý mềm và công nghệ SXSH toàn diện (STMT) Phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm ở năng lực cao TTMT cao (xanh – sạch – đẹp) 3a. Giải pháp sinh thái cộng sinh trao đổi chất Giảm thiểu các phát thải ở năng lực trung bình TTMT cao+
  • 25. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 13 MSSV: 207108036 thải cục bộ 3b. Giải pháp sinh thái công sinh trao đổi chất thải mở rộng Giảm thiểu các phát thải ở năng lực khá TTMT cao++ 4. Sinh thái công nghiệp khép kín Có ít hoặc không có phát thải TTMT rất cao Như vậy, so với bảng 2 thì trong bảng 3 đã bổ sung thêm 4 mức tiêu chuẩn hóa KCN TTMT quá độ trên cơ sở kết hợp từng bước và từng phần các giải pháp QLMT, giải pháp công nghệ, sinh thái môi trường và công nghiệp toàn diện, mà mục đích cuối cùng là xây dựng các KCN sinh thái tập trung, bảo đảm quá trình trao đổi chất thải cộng sinh toàn diện hai chiều, không có phát thải hoặc có ít chất thải. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của các KCN tập trung ở các nước CNPT và CNM trên thế giới, mà trong đó các KCN tập trung đã phải thực hiện chiến lược naang cao từng bước mức độ phân loại TTMT của KCN thông qua việc áp dụng ngày càng mở rộng các giải pháp quản lý, công nghệ, sinh thái môi trường, sinh thái công nghiệp và tiến tới áp dụng mô hình KCN sinh thái bền vững. Bảng 3 sẽ rất thuận lợi cho việc đánh giá mức độ TTMT của KCN đã đạt được trong thực tế, chất lượng công tác quản lý và định hướng sự phát triển cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy và KCN, KCX, CCN tập trung theo hướng sinh thái công nghiệp bền vững, trong đó tùy thuộc vào khả năng thực tế quá độ đồng thời và đa dạng hóa sẽ áp dụng chiến lược hết hợp các giải pháp QLMT và công nghệ linh hoạt, mềm dẻo nhằm không ngừng gia tăng mức độ TTMT cho các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy và KCN tập trung (các mức 2a, 2b, 3, 3a, 3b và 4) theo mục tiêu cuối cùng là thực hiện sinh thái công nghiệp bền vững. Dựa theo bảng 3
  • 26. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 14 MSSV: 207108036 có thể áp dụng hệ thống phân loại các KCN TTMT như được trình bày trong bảng 4 dưới đây. Bảng 4: Hệ thống thang bậc phân loại mô hình KCN TTMT (FEIP) Mức tiêu chuẩn Phân loại Tên gọi KCN TTMT 1 (trung bình) A KCN trung bình 2 (khá) B KCN khá 2a (khá+ ) C KCN khá+ 2b (khá++ ) D KCN khá++ 3 (cao) Đ KCN xanh – sạch – đẹp 3a (cao+ ) E KCN hỗn hợp 3b (cao++ ) F KCN hỗn hợp+ 4 (rất cao) G KCN sinh thái Nhìn chung, ưu điểm chính của hệ thống phân loại mô hình KCN TTMT theo bảng 3 và 4 ở trên là các KCN tập trung có thể tự chủ dễ dàng lựa chọn chiến lược và phương pháp tổ chức chuyển đổi xây dựng mô hình KCN TTMT theo yêu cầu sinh thái công nghiệp hiện đại bền vững, phù hợp với các điều kiện thực tế cụ thể của KCN về nguyên tắc thể chế kinh tế, cơ cấu nghành nghề, loại hình công nghiệp, lĩnh vực hoạt động kinh doanh, trình độ phát triển QLMT, trình độ phát triển công nghệ sản xuất và BVMT KCN nhằm từng bước thỏa mãn các yêu cầu QLMT của Nhà nước, phát triển KHCN, luôn thích ứng thị trường và định hướng phát triển theo mô hình KCN sinh thái tương lai. KCN Mỹ Phước sẽ thực hiện dự
  • 27. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 15 MSSV: 207108036 án không ngừng nâng cấp tiêu chí TTMT của KCN tiến tới mức 4 (G) – KCN sinh thái. 1.4. Phương pháp đánh giá KCN TTMT 1.4.1. Phương pháp liệt kê danh mục các tiêu chí TTMT : (Phương pháp quản lý KCN TTMT)  Hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ TTMT thực tế của KCN:  Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh Pháp luật nhà nước tại KCN (Luật BVMT, chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia, tiêu chuẩn môi trường, hệ thống quản lý nhà nước về BVMT) :  Mức độ tuân thủ các luật BVMT và bảo vệ TNTN: từ khá trở lên.  Mức độ tuân thủ chiến lược và kế hoạch HĐQG về BVMT: từ khá trở lên.  Mức độ tuân thủ tiêu chuẩn môi trường Nhà nước: từ khá trở lên.  Mức độ thực hiên công tác QLMT Nhà nước: từ khá trở lên  Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh nhiệm vụ QLMT KCN:  Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh các cơ chế, chính sách nhà nước về BVMT KCN: từ khá trở lên.  Mức độ áp dụng hệ thống QLMT tại KCN, DN, công ty: có hệ thống cơ cấu tổ chức, chức năng và bộ máy hoàn chỉnh.  Mức độ áp dụng hệ thống QLMT tại KCN, DN, công ty: EMS, ISO.
  • 28. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 16 MSSV: 207108036  Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác quy hoạch phát triển KCN gắn kết với BVMT: từ khá trở lên.  Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh các chương trình chiến lược và kế hoạch hành động BVMT công nghiệp: từ khá trở lên.  Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác QLMT nhà nước: từ khá trở lên.  Công tác báo cáo ĐTM: 100% doanh nghiệp.  Công tác quản lý sau thẩm định báo cáo ĐTM: 100% DN  Thanh, kiểm tra chế độ báo cáo và hiệu quả QLMT KCN: từ khá trở lên.  Công tác quan trắc và giám sát quản lý chất lượng môi trường KCN: 100% DN.  Việc thực hiện các quy chế quản lý KCN khác nhau: từ khá trở lên.  Việc thực hiện các quy chế QLMT KCN khác nhau: từ khá trở lên.  Nhóm tiêu chí đánh giá về mức độ hội nhập kinh tế quốc tế: từ 80% DN trở lên đạt chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế EMS, ISO.  Hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ phát triển ứng dụng KHCN tại KCN:  Nhóm tiêu chí đánh giá về mức độ phát triển ứng dụng KHCN sản xuất và BVMT KCN:  Mức độ tham dự thị trường KHCN sản xuất và BVMT: có tham gia thị trường KHCN.
  • 29. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 17 MSSV: 207108036  Mức độ ứng dụng công nghệ thích hợp và thông dụng: 100% DN.  Mức độ ứng dụng công nghệ mới và tốt nhất: từ 80% DN trở lên.  Mức độ ứng dụng công nghệ sạch: từ 70% trở lên.  Mức độ ứng dụng công nghệ có ít hoặc không có chất thải: từ 30% DN trở lên.  Mức độ ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới, cao mũi nhọn: từ 30% DN trở lên.  Nhóm tiêu chí đánh giá về mức độ phòng ngừa, kiểm soát, xử lý, khắc phục, cải tạo ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường KCN:  Mức độ phát triển cơ ở kỹ thuật hạ tầng BVMT KCN: từ khá trở lên.  Mức độ áp dụng các giải pháp khống chế, xử lý, khắc phục, cải tạo ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường: 100% DN.  Mức độ áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn (STMT): từ 80% DN trở lên.  Mức độ áp dụng các giải pháp thị trường trao đổi chất thải: từ 80% DN trở lên.  Mức độ áp dụng các giải pháp sinh thái công nghiệp: từ 30% DN trở lên.  Hệ thống tiêu chính đánh giá về hiện trạng tài nguyên và môi trường tại KCN:  Nhóm tiêu chí đánh giá về hiện trạng và chất lượng môi trường KCN:
  • 30. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 18 MSSV: 207108036  Mức độ đảm bảo tiêu chuẩn môi trường nhà nước: 100% DN.  Mức độ, quy mô ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường: không  Mức độ gia tăng cân bằng sinh thái: từ có áp dụng giải pháp SXSH từng phần trở lên.  Mức độ cải thiện chất lượng môi trường: từ có áp dụng giải pháp sinh thái cục bộ trở lên.  Mức độ phát triển sinh thái môi trường: 100% DN đảm bảo tiêu chuẩn cây xanh và diện tích mặt nước che phủ.  Nhóm tiêu chí dự báo về các xu hướng diễn biến thay đổi trong hiện trạng và chất lượng môi trường KCN:  Dự báo về mức độ đảm bảo tiêu chuẩn môi trường: từ 80% DN trở lên đạt chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế EMS, ISO.  Dự báo về diễn biến thay đổi hiện trạng và chất lượng môi trường: từ 80% DN trở lên áp dụng các giải pháp SXSH.  Dự báo về diễn biến thay đổi mức độ, quy mô ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường: giảm thiểu tối đa theo năng lực có thể.  Dự báo về mức độ gia tăng cân bằng sinh thái: từ 80% DN trở lên áp dụng các giải pháp SXSH.  Dự báo về mức độ cải thiện chất lượng môi trường: từ 30% DN trở lên áp dụng các giải pháp sinh thái công nghiệp.  Dự báo về mức độ phát triển sinh thái môi trường: 100% DN bảo đảm tiêu chuẩn cây xanh, diện tích mặt nước che phủ và áp dụng các giải pháp cải thiện vi khí hậu bổ sung.
  • 31. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 19 MSSV: 207108036  Nhóm tiêu chí dự báo về khả năng BVMT KCN trong tương lai:  Khả năng lấp đầy quy hoạch KCN: từ không gây ô nhiễm và quá tải môi trường trở lên.  Khả năng tăng cường công tác QLMT KCN: 100% DN đạt chứng chỉ tiêu chuẩn môi trường quốc tế EMS, ISO.  Khả năng phát triển, thay đổi công nghệ theo yêu cầu sinh thái môi trường và công nghiệp: - Bảo đảm từ 70% DN trở lên phát triển công nghệ sạch. - Bảo đảm từ 30% DN trở lên có thể áp dụng công nghệ có ít hoặc không có chất thải phát sinh. - Bảo đảm từ 80% DN trở lên có thể áp dụng SXSH và từ 30% DN trở lên có thể áp dụng sinh thái công nghiệp. 1.4.2. Phương pháp ma trận môi trường (EMA): (phương pháp đánh giá và dự báo mức độ TTMT): Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng thực thi giản tiện hơn cho hệ thống tiêu chí đánh giá phân loại KCN TTMT, có thể áp dụng phương pháp ma trận môi trường (EMA) để đánh giá và phân loại mức độ TTMT của KCN trong thực tế trên cơ sở thang bậc 10 điểm với tổng điểm đánh giá là 100 điểm cho 10 thông số chính sau:  Tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh Luật BVMT, tiêu chuẩn nhà nước và các quy chế chính phủ về BVMT công nghiệp (10 điểm).  Tiêu chí đánh giá mức độ áp dụng hệ thống và mô hình QLMT (10 điểm).  Tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác quy hoạch phát triển KCN gắn kết với BVMT theo yêu cầu sinh thái môi trường và công nghiệp (10 điểm).
  • 32. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 20 MSSV: 207108036  Tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác QLMT (10 điểm).  Tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập kinh tế quốc tế theo các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế EMS, ISO (10 điểm).  Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển ứng dụng KHCN sản xuất (10 điểm).  Tiêu chí đánh giá về mức độ phòng ngừa, kiểm soát, xử lý, khắc phục, cải tạo môi trường, suy thoái và sự cố môi trường KCN (10 điểm).  Tiêu chí đánh giá về hiện trạng, chất lượng môi trường KCN (10 điểm).  Tiêu chí dự báo xu hướng diễn biến chất lượng môi trường KCN (10 điểm).  Tiêu chí dự báo về khả năng BVMT KCN trong tương lai (10 điểm). Trong đó, việc lập ma trận môi trường, chấm điểm thang bậc và phân loại KCN TTMT theo phương pháp này được trình bày như trong bảng 5 dưới đây.
  • 33. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 21 MSSV: 207108036 Bảng 5: Hệ thống bậc phân loại mô hình KCN TTMT theo phương pháp EMA Mức tiêu chuẩn Phân loại Tên gọi KCN TTMT Tổng điểm phân loại theo EMA 1 (trung bình) A KCN trung bình > 50 điểm 2 (khá) B KCN khá > 55 điểm 2a (khá + ) C KCN khá+ > 60 điểm 2b (khá ++ ) D KCN khá ++ > 65 điểm 3 (cao) Đ KCN xanh – sạch – đẹp > 75 điểm 3a (cao + ) E KCN hỗn hợp > 80 điểm 3b (cao ++ ) F KCN hỗn hợp + > 85 điểm 4 (rất cao) G KCN sinh thái > 90 điểm ( Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường ( ENTEC)) Song, trên thực tế nhằm đảm bảo việc đánh giá chính xác và đầy đủ hơn mức độ TTMT thực tế của KCN, thì có thể vẫn cần thiết phải sử dụng đồng thời cả 02 phương pháp đánh giá mức độ TTMT này cho công tác quản lý nhà nước (phương pháp liệt kê các chỉ tiêu tiêu chí TTMT) và cho công tác nghiên cứu khoa học môi trường nhằm đánh giá ĐTM của KCN TTMT (phương pháp ma trận môi trường) như cách tiếp cận chung về mô hình KCN TTMT là phải áp dụng đồng thời các giải pháp công nghệ và QLMT cần thiết. Các phương pháp đánh giá và hệ thống tiêu chí TTMT này áp dụng cho việc lập dự án khả thi và báo cáo ĐTM KCN TTMT trong các giai đoạn xây dựng KCN TTMT mới và chuyển dời KCN cũ hiện có thành KCN TTMT.
  • 34. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 22 MSSV: 207108036 1.5. Hệ thống các tiêu chí phân loại KCN TTMT: Sau khi KCN nghiên cứu được đánh giá cụ thể theo hệ thống các nhóm tiêu chí chỉ tiêu TTMT ở trên thì có thể áp dụng hệ thống phân loại KCN TTMT theo mức độ TTMT đã đạt được thực tế tại KCN xem xét như được trình bày trong bảng 6 sau: Bảng 6: Phân loại KCN TTMT theo mức độ TTMT đạt được thực tế tại các KCN Phân loại tiêu chuẩn Phân loại KCN TTMT Tính chất giải pháp quản lý và công nghệ MT đặc trưng Mục tiêu và các kết quả TTMT đạt được thực tế 1(trung bình) KCN trung bình (A) Giải pháp QLMT cứng và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra Kiểm soát và xử lý ô nhiễm MT đầu ra ở mức khá cao 2( khá) KCN khá (B) Giải pháp QLMT cứng và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra, đầu vào (SXSH từng phần) Hạn chế, kiểm soát, xử lý và phòng ngừa ô nhiễm MT ở mức khá cao 2a(khá + ) KCN khá+ (C) Nâng cao chất lượng QLMT toàn diện QLMT tốt và Phòng ngừa ô nhiễm MT ở mức trung bình 2b (khá ++ ) KCN khá ++ (D) Tăng cường áp dụng các giải pháp SXSH QLMT tốt và Phòng ngừa ô nhiễm MT ở mức khá cao 3 (cao) KCN xanh – sach – đẹp (Đ) Giải pháp quản lý mềm và công nghệ SXSH toàn diện (sinh thái môi trường xanh) Phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở mức độ cao 3a (cao+ ) KCN hỗn Giải pháp sinh thái cộng sinh trao đổi chất thải cục Giảm thiểu các phát thải công
  • 35. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 23 MSSV: 207108036 hợp (E) bộ nghiệp ở mức trung bình 3b (cao++ ) KCN hỗn hợp + (F) Giải pháp sinh thái cộng sinh trao đổi chất thải mở rộng Giảm thiểu các phát thải công nghiệp ở mức khá cao 4 (rất cao) KCN sinh thái (G) Sinh thái công nghiệp khép kín (trao đổi chất thải toàn phần) Quá trình sản xuất, tiêu dùng có ít hoặc không có chất thải Trong đó, theo bảng 6 thì:  Các mức phân loại TTMT từ KCN trung bình đến khá++ thuộc hệ tiêu chuẩn chuyển đổi KCN TTMT quá độ cấp bách trong quá trình CNH nền kinh tế hiện nay.  Các mức phân loại TTMT từ KCN xanh – sạch – đẹp đến KCN hỗn hợp + thuộc hệ tiêu chuẩn chuyển đổi KCN quá độ trong quá trình HĐH nền kinh tế văn minh hậu công nghiệp ( áp dụng sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp từng phần).  Mức phân loại KCN sinh thái là mục tiêu cuối cùng nhằm phát triển công nghiệp bền vững tương lai theo tiêu chí PTBV ( áp dụng sinh thái công nghiệp toàn phần.
  • 36. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 24 MSSV: 207108036 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ CÁC KCN Ở BÌNH DƯƠNG  2.1 Vài nét về tỉnh Bình Dương: 2.1.1. Vị trí địa lý: Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, diện tích tự nhiên 2.695,54 km2 (chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ 42/61 về diện tích tự nhiên), có toạ độ địa lý: Vĩ độ Bắc: 10o 51' 46" - 11o 30', kinh độ Đông:106o 20'- 106o 58' (nguồn Sở KHCN).  Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh  Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh Bình Dương có 01 thị xã, 6 huyện với 9 phường, 8 thị trấn và 75 xã. Tỉnh lỵ là thị xã Thủ Dầu Một - trung tâm hành chính - kinh tế - văn hoá của tỉnh Bình Dương. 2.1.2. Địa hình: Địa hình tương đối bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ dốc không quá 3 - 150. Đặc biệt có một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao 284,6m, núi La Tha cao 198m, núi Cậu cao 155m.
  • 37. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 25 MSSV: 207108036 Từ phía Nam lên phiá Bắc, theo độ cao có các vùng địa hình:  Vùng thung lũng bãi bồi, phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé. Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao trung bình 6 - 10m.  Vùng địa hình bằng phẳng, nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 3 - 120, cao trung bình từ 10 - 30m.  Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5 - 120, độ cao phổ biến từ 30 - 60m. Với địa hình cao trung bình từ 6 - 60m, nên trừ một vài vùng thung lũng dọc sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, đất đai ở Bình Dương ít bị lũ lụt, ngập úng. Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc mở mang hệ thống giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và sản xuất nông nghiệp. 2.1.3. Khí hậu:  Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 muà rõ rệt: mùa mưa, từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.  Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm với số ngày có mưa là 120 ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất có khi lên đến 500mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50mm và nhiều năm trong tháng này không có mưa.  Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,50o C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 290o C (tháng 4), tháng thấp nhất 240o C (tháng 1). Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm khoảng 9.500 - 10.0000o C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ.
  • 38. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 26 MSSV: 207108036  Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió bình quân khoảng 0.7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là Tây, Tây - Nam.  Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động. Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hoà, ít thiên tai như bão, lụt… 2.1.4. Tài nguyên khoáng sản: Bình Dương có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng, nhất là khoáng sản phi kim loại có nguồn gốc magma, trầm tích và phong hoá đặc thù. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho những ngành công nghiệp truyền thống và thế mạnh của tỉnh như gốm sứ, vật liệu xây dựng, khai khoáng. Kết quả thăm dò địa chất ở 82 vùng mỏ lớn nhỏ, cho thấy Bình Dương có 9 loại khoáng sản gồm: kaolin; sét; các loại đá xây dựng (gồm đá phun trào andezit, đá granit và đá cát kết); cát xây dựng; cuội sỏi; laterit và than bùn. Than bùn Thuộc nhóm nhiên liệu cháy, phân bố dọc theo thung lũng các sông Sài Gòn, Đồng Nai, Thị Tính với trữ lượng không lớn, chất lượng thấp (nhiệt lượng thấp, tro cao), có thể sử dụng chế biến phân bón vi sinh thích hợp hơn là dùng làm chất đốt. Có 7 vùng mỏ, riêng vùng mỏ Tân Ba có trữ lượng 0,705 triệu m3 .
  • 39. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 27 MSSV: 207108036 Kaolin Có 23 vùng mỏ với tiềm năng từ 300 - 320 triệu tấn, trong đó 15 vùng đang được khai thác cung cấp nguyên liệu cho ngành gốm sứ và làm chất phụ gia công nghiệp cho các cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh. Những mỏ có trữ lượng lớn và được nhiều nơi biết đến là Đất Cuốc, Chánh Lưu, Bình Hoà. Kaolin Bình Dương có chất lượng trung bình do hàm lượng sắt cao, hàm lượng nhôm thấp. Sét Có 23 vùng mỏ với tổng tài nguyên trên 1 tỷ m3 , sét có nguồn gốc từ trầm tích và phong hoá với trữ lượng phong phú và phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh. Phần lớn các mỏ sét có chất lượng tốt, ngoài dùng để sản xuất gạch ngói thông thường còn có thể dùng để sản xuất các loại sản phẩm có giá trị cao hơn như gạch ngói trang trí, gạch lát sàn, bột màu, làm phối liệu cho ngành gốm sứ, chất độn cho nhiều ngành sản xuất khác. Hiện có một số doanh nghiệp khai thác ở quy mô công nghiệp tại các mỏ Mỹ Phước, Tân Phước Khánh, Phước Thái, Khánh Bình ... bên cạnh đó vẫn còn phổ biến khai thác nhỏ, khai thác tận thu trong dân. Đá xây dựng Đá xây dựng phun trào đã được thăm dò và khai thác ở Dĩ An với trữ lượng khoảng 30 triệu m3 . Đá xây dựng granit được phát hiện ở Phú Giáo gần đây với tổng tiềm năng khoảng 200 triệu m3 và còn có thể phát hiện thêm ở một số nơi khác. Đá xây dựng cát kết trong hệ tầng Dray Linh đã được thăm dò và khai thác ở Tân Uyên. Cát xây dựng
  • 40. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 28 MSSV: 207108036 Phát triển theo các sông Sài Gòn, Đồng Nai và Thị Tính với tổng tiềm năng khoáng sản gần 25 triệu m3 , trong đó 20% có thể dùng cho xây dựng, 80% dùng cho san nền. Cát xây dựng đang được khai thác ở khu vực cù lao Ruà, cù lao Bình Chánh. 2.1.5. Tài nguyên nước: Nước mặt Có 3 sông chính thuộc hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương: Sông Bé: Bắt nguồn từ vùng núi phiá tây của Nam Tây Nguyên ở cao độ 650 - 900m. Sông dài 350km, diện tích lưu vực 7.650km2, chảy qua tỉnh Bình Phước, phần hạ lưu chảy qua Phú Giáo dài khoảng 80km rồi đổ vào sông Đồng Nai. Do lòng sông hẹp, lưu lượng dòng chảy không đều, mùa khô thì kiệt nước, mùa mưa nước chảy xiết, nên ít có giá trị về giao thông vận tải, nhưng có giá trị về thủy lợi trên một số nhánh phụ lưu như suối Giai ... và là nguồn bổ sung nước ngầm cho vùng phía Bắc của tỉnh. Sông Đồng Nai: Bắt nguồn từ cao nguyên Lang Biang, ở độ cao 1.700m, chảy qua địa phận các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh. Đồng Nai là một con sông lớn, dài 635km, diện tích lưu vực 44.100km2 , tổng lượng dòng chảy bình quân nhiều năm 16,7 tỷ m3 /năm. Tổng lượng cát, bùn mang theo là 3,36 triệu tấn/năm, đây là một trong những nguồn cung cấp cát cho nhu cầu xây dựng đang gia tăng trong khu vực kinh tế trọng điểm phiá Nam. Đoạn sông chảy qua địa phận tỉnh thuộc huyện Tân Uyên, dài 90km với lưu lượng trung bình 485m3 /s, độ dốc 4,6%. Sông Đồng Nai có giá trị lớn về giao thông vận tải, khoáng sản, cung cấp nước cho khu công nghiệp, đô thị, du lịch, sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với Tân Uyên, một vùng trồng cây công nghiệp và ăn trái quan trọng của tỉnh.
  • 41. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 29 MSSV: 207108036 Sông Sài Gòn: Bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua vùng đồi núi phiá Tây Bắc huyện Lộc Ninh (Bình Phước) ở cao độ 200 - 250m. Sông Sài Gòn dài 256km, diện tích lưu vực 5.560km2, đoạn chảy qua địa bàn tỉnh từ Dầu Tiếng đến Lái Thiêu dài 143km. Ở thượng lưu sông hẹp, nhưng đến Dầu Tiếng, sông mở rộng 100m và đến thị xã Thủ Dầu Một là 200m. Lưu lượng bình quân 85m/s, độ dốc của sông nhỏ chỉ 0,7%, nên sông Sài Gòn có nhiều giá trị về vận tải, nông nghiệp, thủy sản và du lịch sinh thái. Ngoài ba sông chính, còn có sông Thị Tính (chi lưu của sông Sài Gòn), rạch Bà Lô, Bà Hiệp, Vĩnh Bình, rạch cầu Ông Cộ... Mật độ kênh rạch trong tỉnh từ 0,4 - 0,8 km/km2 , lưu lượng không lớn, dòng chảy nước mặt chỉ tập trung ở các sông suối lớn, còn kênh rạch ở vùng cao có mực nước thấp, thường khô kiệt vào mùa khô, ảnh hưởng tới cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Tóm lại, tiềm năng nguồn nước mặt trong tỉnh khá dồi dào, hàng năm các sông suối trong tỉnh truyền tải đến cho khu vực một khối lượng nước rất lớn, nhưng do chịu ảnh hưởng của chế độ mưa và chế độ gió mùa nên dòng chảy mặt cũng phân theo hai mùa: mùa lũ và mùa kiệt, đây là một vấn đề bất lợi cho việc sử dụng nguồn nước mặt cho sinh hoạt và phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhà . Nước ngầm Nước ngầm tỉnh Bình Dương tương đối phong phú, được tồn tại dưới 2 dạng là lổ hổng và khe nứt và được chia làm 3 khu vực nước ngầm: Khu vực giàu nước ngầm: Phân bố ở phiá Tây huyện Bến Cát đến sông Sài Gòn; có những điểm ở Thanh Tuyền mực nước có thể đạt đến 250l/s. Khả năng tàng trữ và vận động nước tốt, tầng chứa nước dày từ 15-20m. Khu giàu nước trung bình: Phân bố ở huyện Thuận An (trừ vùng trũng phèn). Các giếng đào có lưu lượng 0,05-0,6l/s. Bề dày tầng chưá nước 10-12m.
  • 42. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 30 MSSV: 207108036 Khu nghèo nước: Phân bố ở vùng Đông và Đông Bắc Thủ Dầu Một hoặc rải rác các thung lũng ven sông Sài Gòn, Đồng Nai thuộc trầm tích đệ tứ. Lưu lượng giếng đào Q = 0,05-0,40l/s thường gặp Q = 0,1-0,2l/s. 2.1.6. Tài nguyên rừng: Diện tích rừng hiện còn 18.527 ha, khu vực có diện tích lớn nhất là rừng phòng hộ núi Cậu với 3.905 ha. Rừng tự nhiên hiện còn chủ yếu là rừng non tái sinh, phân bố rải rác ở phiá Bắc tỉnh, chưa đáp ứng được vai trò bảo vệ môi trường, phòng hộ và cung cấp lâm sản. Trong những năm qua do tích cực trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán trong nhân dân, phủ xanh đất trống đồi trọc bằng cây lâm nghiệp và cây công nghiệp dài ngày, độ che phủ của tỉnh đến cuối năm 1999 đạt tỷ lệ 44,5% diện tích. 2.1.7. Tình hình kinh tế:  Công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện 21.000 tỉ đồng, tăng 20,8% so với cùng kỳ 2009; trong đó: khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 5,4%, khu vực dân doanh tăng 29%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,3%. Các ngành đạt mức tăng trưởng khá là: dệt tăng 31,2%; may mặc tăng 14%; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 47,4%; thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 48,1%; các sản phẩm từ kim loại tăng 36,3%; các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác tăng 35%; sản phẩm điện tử, máy vi tính tăng 56,7%; giường, tủ, bàn ghế tăng 23,6%.... Do giá các nguyên liệu đầu vào như: điện, nước, xăng dầu,…tăng đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp. Tỉnh đã tập trung tiếp tục tháo gỡ khó khăn, triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ của Chính phủ như: hỗ trợ lãi suất 2%/năm để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất kinh doanh; giãn thời hạn nộp thuế nhập khẩu 180 ngày đối với máy móc thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ thuộc loại trong nước chưa sản xuất cần nhập khẩu..... giúp các doanh nghiệp duy trì và phát
  • 43. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 31 MSSV: 207108036 triển sản xuất. Bên cạnh các doanh nghiệp đã hoạt động ổn định, quí I/2010 đã có thêm 33 doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, chủ yếu ở các ngành chế biến thực phẩm, may mặc, sản xuất kim loại, trong đó có 18 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung các khu công nghiệp của tỉnh đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào quy hoạch các Khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2015, định hướng 2020. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo rà soát về tình hình sử dụng đất, thu hút đầu tư và thành lập các khu công nghiệp trên địa bàn. Sản lượng điện thương phẩm tiêu thụ 1 tỷ 141 triệu kWh đạt 23% kế hoạch năm, tăng 24% so với cùng kỳ; thực hiện tiết kiệm điện 15,5 triệu kWh đạt 26 % kế hoạch năm, tăng 3% so với cùng kỳ. Đã lắp đặt được 4.322 điện kế mới, tăng 34% so với cùng kỳ và nâng số hộ sử dụng điện toàn tỉnh lên 99,04%.  Thương mại – dịch vụ; xuất nhập khẩu Đã tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình hành động số 25-CTr/TU ngày 14/12/2006 của Tỉnh ủy về Phát triển dịch vụ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2010. a. Thương mại - dịch vụ: Ước tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thực hiện 9.224 tỷ đồng, tăng 39% so cùng kỳ; trong đó: khu vực kinh tế nhà nước tăng 94,3%, khu vực kinh tế dân doanh tăng 36,2%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 38,8%. Quý I, sức mua trên thị trường nội tỉnh tăng cao do Tết Nguyên đán và có nhiều lễ, hội; trong dịp Tết tỉnh đã chủ động xây dựng kênh phân phối các mặt hàng thiết yếu như: đường, sữa, gạo, xăng dầu, gas, phân bón và các loại rượu, bia, nước giải khát,…, từ các doanh nghiệp đầu mối; hỗ trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi cho 02 đơn vị với tổng số tiền là 40 tỷ đồng để dự trữ nguồn hàng; chỉ đạo đưa
  • 44. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 32 MSSV: 207108036 một số mặt hàng về bán ở 12 điểm thuộc các huyện phía Bắc của tỉnh với phương thức xe bán hàng lưu động phục vụ người dân nghèo vùng sâu vùng xa và lực lượng công nhân. Các doanh nghiệp đã đầu tư đưa vào hoạt động 03 chợ (chợ Thanh An - Dầu Tiếng, chợ Đình - Thị xã Thủ Dầu Một và chợ Thủy Lợi -Thuận An). Chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nhằm ổn định thị trường; Chi cục quản lý thị trường đã kiểm tra, kiểm soát tại 682 cơ sở, phát hiện và xử lý 229 vụ vi phạm (chiếm 33,6%); các đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra tại 683 cơ sở, phát hiện xử lý vi phạm 198 vụ (chiếm 29%). - Giá cả một số mặt hàng tiêu dùng tăng do giá xăng dầu điều chỉnh liên tục đã đẩy chi phí đầu vào tăng và tác động đến chỉ số giá tiêu dùng chung. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2010 so với cùng kỳ năm trước tăng 10,14%, so với tháng 12 năm trước tăng 3,18%. Giá vàng tăng 39,23%, giá đô la Mỹ trên thị trường tăng 7,98% so với cùng kỳ năm trước. - Các dịch vụ vận tải, thông tin và truyền thông, nhà hàng – khách sạn,…tiếp tục được đầu tư phát triển, mở rộng mạng lưới hoạt động. Doanh thu vận tải hàng hóa tăng 38,7%, vận tải hành khách tăng 22,7% so cùng kỳ. Đã phát triển mới 07 khách sạn, nhà nghỉ; tính đến nay toàn tỉnh có 288 khách sạn, nhà nghỉ với tổng vốn đăng ký kinh doanh trên 830 tỷ đồng. Tỉ lệ thuê bao điện thoại cố định đạt 15,97 máy/100 dân; thuê bao điện thoại di động trả sau đạt 5,77 thuê bao/100 dân; thuê bao Internet băng rộng (ADSL) đạt 3,38 thuê bao/100 dân. b. Xuất - nhập khẩu: Kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 1 tỷ 604 triệu USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ; trong đó: khu vực kinh tế trong nước chiếm 22%, tăng 10,9%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 78%, tăng 24,1%. Mặt hàng dệt may vẫn giữ vai trò chủ lực trong các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh, chiếm 22,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 99,5% so với cùng kỳ, là mặt hàng có mức tăng cao thứ 2
  • 45. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 33 MSSV: 207108036 sau hàng điện tử (tăng 146%); 2 mặt hàng chủ lực khác là sản phẩm bằng gỗ và hàng giày dép chiếm 31% tổng kim ngạch cũng có mức tăng từ 11,3% đến 22,7%; các mặt hàng giảm nhiều so với cùng kỳ là: hàng thủ công mỹ nghệ giảm 46,1%, cà phê giảm 47,7%,… nguyên nhân do ảnh hưởng tình hình chung của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp không có đơn đặt hàng. Trong quí có 565 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu; các thị trường xuất khẩu chiếm kim ngạch lớn là Mỹ 23,7%, EU 14,5%, Nhật 12,9%, Đài Loan 12,3%, Hàn quốc 6,2%... Kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện đạt 1 tỷ 303 triệu USD, tăng 28,8% so cùng kỳ; trong đó: khu vực kinh tế trong nước 375 triệu USD, tăng 65,9%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 927 triệu USD, tăng 18,1%. Các mặt hàng vật tư phục vụ đầu tư, xây dựng chiếm tỷ trọng lớn và có kim ngạch tăng khá là: sắt thép tăng 50%, sơn và nguyên phụ liệu sản xuất sơn tăng 115%; xăng dầu tăng 27,4%, nguyên vật liệu chế biến thức ăn gia súc tăng 42,3%, nguyên phụ liệu hàng may mặc tăng 82,7%,….  Nông nghiệp Ước diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân các loại cây hàng năm đạt 7.387 ha, giảm 9,3% so với cùng kỳ, trong đó: cây lúa giảm 2,5%, cây chất bột có củ giảm 8,2%; rau các loại giảm 4,8%, cây công nghiệp hàng năm giảm 4,7% so với cùng kỳ; diện tích cây lâu năm đạt 137.730 ha, tăng 0,6% so với cùng kỳ, trong đó: diện tích cao su tăng 1,1%, sản lượng tăng 1,9%; diện tích cây điều giảm 8,5%, cây tiêu giảm 1,5%,… so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do chuyển đổi cơ cấu một số cây trồng hàng năm sản xuất kém hiệu quả và triển khai xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, dân cư đô thị, khu công nghiệp. Đã phát sinh một số loại sâu bệnh trên cây trồng vào cuối vụ nhưng nhờ chủ động trong công tác dự báo, phòng chống dịch bệnh nên sâu bệnh trên các loại cây trồng đều giảm so với cùng kỳ năm 2009. Hiện nay đàn trâu, bò có chiều hướng giảm dần do việc đô thị hoá nhanh, tổng đàn trâu giảm 9,2%, tổng đàn bò giảm 5,6%; đàn lợn và gia cầm tiếp tục tăng
  • 46. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 34 MSSV: 207108036 khá, so với cùng kỳ đàn lợn tăng 3,9%, gia cầm tăng 10,4%; đã thực hiện tổng kết chương trình phát triển đàn trâu, bò năm 2009. Tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được kiểm soát tốt, Tỉnh đã chỉ đạo tăng cường giám sát dịch bệnh đến từng cơ sở chăn nuôi, kiểm tra các cơ sở giết mổ, kiểm dịch tại các đầu mối giao thông và thực hiện tiêm phòng thường xuyên cho đàn gia súc, gia cầm đến tuổi tiêm phòng; tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về tác hại của dịch bệnh và nguy cơ lây lan trong cộng đồng dân cư. Không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Tập trung thực hiện giải tỏa, bàn giao mặt bằng khu vực lòng hồ Phước Hòa để chuẩn bị cho công tác chặn dòng tích nước. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp chống hạn và phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô năm 2010; đảm bảo bố trí lực lượng trực 24/24 tại các chòi canh, các khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng. Đẩy nhanh công tác cắm mốc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Ban Quản lý rừng phòng hộ núi Cậu Dầu Tiếng, Ban quản lý rừng Tân Uyên và Lâm trường Phú Bình. Chỉ đạo rà soát các dự án liên doanh trồng rừng với đối tác nước ngoài. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới của tỉnh; chỉ đạo các huyện rà soát lựa chọn xã điểm để qui hoạch xây dựng nông thôn mới.  Tài nguyên và môi trường Tập trung tháo gỡ các vướng mắc trong công tác giao đất, cho thuê đất, thẩm định bồi thường đối với các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ban hành mức thu, nộp quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn. Tổ công tác của tỉnh về rà soát, giải quyết vướng mắc khó khăn trong các thủ tục về đất đai tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc trong thủ tục hồ sơ cho các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, xử lý thu hồi các dự án đã có chủ trương nhưng quá thời gian qui định nhưng chưa thực hiện, đồng thời có biện pháp xử lý các
  • 47. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 35 MSSV: 207108036 trường hợp vi phạm khác. Tiếp tục triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính. Đã thực hiện cho thuê đất, giao đất cho 163 tổ chức với tổng diện tích là 510 ha; thu hồi đất 02 trường hợp sử dụng đất sai mục đích với diện tích là 1,9 ha. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực tài nguyên, môi trường; đã phát hiện vi phạm và xử phạt hành chính 211 đơn vị, thu nộp ngân sách 4 tỷ 128 triệu đồng, trong đó có 40 đơn vị vi phạm về lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đã tổ chức xử lý 43 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng năm 2010. Thành lập đoàn thanh tra việc khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Uyên và Dĩ An. Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý đối với các hoạt động về bến bãi, khai thác, kinh doanh cát trên địa bàn tỉnh. Đã ban hành quy định về quản lý chất thải rắn, phê duyệt Kế hoạch đấu thầu thực hiện lập Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 của tỉnh.  Tài chính – tín dụng a) Ngân sách: Thực hiện công bố công khai quyết toán ngân sách nhà nước năm 2008 và dự toán ngân sách năm 2010. Ban hành quy định về giá bán nước sạch nông thôn; mức thu thủy lợi phí và tiền nước; định mức chi cho các hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh; qui định về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2007, 2008 và phê duyệt bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2008. Tổng thu ngân sách ước thực hiện 4.000 tỷ đồng, đạt 28% dự toán năm, tăng 20% so với cùng kỳ; trong đó: thu nội địa 2.700 tỷ đồng, đạt 27%, tăng 5% so với cùng kỳ; thu từ lĩnh vực xuất nhập khẩu 1.300 tỷ đồng, đạt 36%, tăng 69% so với cùng kỳ
  • 48. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 36 MSSV: 207108036 Chi ngân sách ước thực hiện 1.300 tỷ đồng, đạt 22% dự toán năm, bằng 98% cùng kỳ; trong đó, chi đầu tư xây dựng cơ bản chiếm 50% tổng chi. Kiểm toán nhà nước khu vực IV đã có báo cáo kết luận kiểm toán ngân sách tiền và tài sản nhà nước năm 2008, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo cho các ngành, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các kết luận kiểm toán để báo cáo Kiểm toán Nhà nước và Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 30/6/2010. b) Tín dụng: Tổng vốn huy động đạt 31.658,9 tỷ đồng, giảm 0,6% so với đầu năm, trong đó: tiền gửi các tổ chức kinh tế chiếm 42%, giảm 14,1%; tiền gửi tiết kiệm chiếm 54%, tăng 12%; tiền gửi kỳ phiếu, trái phiếu chiếm 4%, tăng 1,4%. Tổng dư nợ cho vay 36.668,7 tỷ đồng, tăng 2,6% so đầu năm, trong đó: vay ngắn hạn 21.542 tỷ đồng, chiếm 58,8% tăng 1,1%, vay trung và dài hạn 15.126 tỷ đồng, chiếm 41,3%, tăng 4,8% so đầu năm; dư nợ xấu giảm so với cùng kỳ và so với cuối năm 2009. Đã có sự dịch chuyển nguồn vốn của các doanh nghiệp từ gửi ngân hàng sang phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh do nhiều doanh nghiệp đã ổn định sản xuất và đang tiếp tục đầu tư phát triển; người dân đã quay lại gởi tiền tiết kiệm vào các ngân hàng do lãi suất tăng. Tuy nhiên hiện nay việc huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với các ngân hàng thương mại nhà nước và huy động cho vay trung và dài hạn. Tổng dư nợ cho vay các đối tượng được hỗ trợ lãi suất là 58 tỷ 784 triệu đồng, với 25 khách hàng, trong đó các ngân hàng thương mại Nhà nước chiếm 82,17% với 15 khách hàng. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Quỹ Đầu tư phát triển tập trung hướng dẫn các doanh nghiệp hoàn thành hồ sơ vay vốn ưu đãi để thực hiện các dự án. Đã giải ngân cho vay 307 tỷ đồng, đạt 54% kế hoạch năm, tăng 11 lần so với cùng kỳ năm trước; trong đó cho vay bằng nguồn vốn của quỹ là 186 tỷ đồng, từ nguồn vốn ủy
  • 49. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 37 MSSV: 207108036 thác ngân sách tỉnh là 120 tỷ đồng. Các Quỹ tín dụng phát triển ổn định, ước tổng vốn huy động đạt 500 tỷ đồng, tăng 5,48% so với đầu năm; dư nợ đạt 375 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm; tỉ lệ nợ xấu chiếm 1,5%.  Đầu tư phát triển a) Về đầu tư xây dựng cơ bản: Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác giải toả, bồi thường và triển khai các công trình đầu tư xây dựng cơ bản; đặc biệt là đối với các dự án lớn, trọng điểm như: đường Mỹ Phước – Tân Vạn, đường Nguyễn Chí Thanh, ĐT 741, ĐT744, đường Hồ Chí Minh, Cổng chào Bình Dương,... Tập trung triển khai thực hiện dự án Cải tạo nâng cấp và xây mới Bệnh viện Bến Cát sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (2 tỷ đồng). Theo số liệu của Kho bạc Nhà nước (đến ngày 25/3/2010), đã cấp phát, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 651 tỷ đồng, đạt 27,8% kế hoạch (tính trên kế hoạch là 2.340 tỷ, không tính 260 tỷ đồng vốn dự phòng), trong đó vốn tạm ứng 250 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh quản lý thực hiện 240 tỷ đồng, đạt 29,1% kế hoạch; vốn các huyện, thị quản lý thực hiện 410 tỷ đồng, đạt 27,1% kế hoạch. Đã ban hành quyết định về việc phân cấp trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh; tổ chức tổng kết công tác đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 và chỉ đạo các nhiệm vụ năm 2010; tập trung đẩy nhanh tiến độ hình thành các thủ tục triển khai thực hiện dự án BOT - 3 tuyến đường trên địa bàn huyện Tân Uyên. Đã khánh thành và đưa vào sử dụng cầu qua Cù lao Thạnh Hội. b) Thu hút đầu tư trong nước: Đã thu hút thêm 1.829 tỉ đồng, bao gồm: 348 doanh nghiệp đăng ký mới với số vốn là 836 tỷ đồng; 89 lượt doanh nghiệp bổ sung vốn với số vốn tăng thêm là 995 tỷ đồng. Luỹ kế đến 15/3/2010, toàn tỉnh có 9.012 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 60.723 tỷ đồng.