SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 60
Downloaden Sie, um offline zu lesen
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ DỰ ÁN
Trong công cuộc đổi mới, đưa đất nước tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành
công nghiệp sản xuất nước giải khát đã và đang được xem là một trong nhiều ngành kinh
tế mũi nhọn, ngành có khả năng thu lại một lượng ngoại tệ lớn cho đất nước thông qua
việc nâng cao giá trị sản phẩm và sự đầu tư xây dựng ồ ạt các nhà máy sản xuất của các
tập đoàn giải khát hàng đầu thế giới tại Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng.
Thực hiện điều 18 luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam, Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt
Nam phối hợp với đơn vị tư vấn là công ty Cổ Phần Tư vấn Kỹ Thuật Bảo Minh nghiên
cứu xây dựng Báo cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (ĐTM) cho dự án mở rộng. Báo
cáo ĐTM là công cụ khoa học kỹ thuật nhằm phân tích, dự đoán các tác động có hại trực
tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài, mức độ ảnh hưởng của dự án đến môi trường và
kinh tế xã hội, từ đó tìm ra phương án tối ưu để hạn chế các tác động xấu của nó đến môi
trường xung quanh, đồng thời cũng tạo điều kiện khuyến khích các tác động có lợi.
2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)
 Cơ sở pháp luật
- Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc Hội Nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006
(Điều 18,19 quy định các đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường)
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị Định số 80/2006/NĐ-CP;
- Thông tư số 22/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường : Quy định và
hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18
tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
1
- Nghị định 179/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Các văn bản Pháp luật về Môi trường hiện hành khác
 Căn cứ các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam
- TCVN 5574:2012 “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế”
- TCXDVN 9115:2012 “Kết cấu bê tông và BTCT lắp ghép – quy phạm thi công và
nghiệm thu”
- QCVN 05:2013/BTNMT -Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh
- QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối
với bùn thải từ quá trình xử lý nước;
- QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh;
- QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải nông nghiệp
đối với bụi và chất vô cơ;
- QCVN 14/2008 BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
- QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
- QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
 Các tài liệu kỹ thuật
- Các số liệu hiện trạng chất lượng môi trường tự nhiên phường Thới An, quận 12,
TP.HCM;
- Các số liệu điều kiện tự nhiên, khí tượng thuỷ văn, tình hình kinh tế - xã hội
TP.HCM;
- Các số liệu từ UBND quận 12, TP.HCM
- Các báo cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường đã được thực hiện ở Việt Nam trong
những năm vừa qua, nhất là các báo cáo ĐTM đối với các dự án ở khu vực
Tp.HCM;
2
- Các số liệu đo đạc về hiện trạng môi trường tại khu vực xây dựng (môi trường
nước, không khí), các số liệu về vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội hiện tại của
khu vực dân cư;...
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM
 Phương pháp sưu tầm tài liệu và khảo sát thực địa, điều tra
Sưu tầm tài liệu về môi trường tự nhiên và sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực:
• Các yếu tố khí tượng, thủy văn (chế độ: nhiệt, gió, mưa, bức xạ mặt trời; chế độ
thủy văn nước mặt, nước ngầm,…) tại khu vực dự án;
• Các số liệu về địa hình, thổ nhưỡng,… tại khu vực dự án.
• Báo cáo khảo sát địa chất công trình khu vực dự án.
• Sưu tầm tài liệu về cơ sở hạ tầng: Hệ thống cấp nước; Hệ thống thoát nước; Hệ
thống đường giao thông; Hệ thống thông tin liên lạc; Hệ thống phòng cháy chữa
cháy; Mạng lưới điện và hệ thống cung cấp năng lượng.
• Sưu tầm tài liệu và khảo sát thực tế các điều kiện kinh tế xã hội (dân cư, tổ chức
hành chính, phân bố đất đai, công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục,…) tại khu
vực dự án.
Khảo sát hiện trạng môi trường (đất, nước, không khí, nước ngầm) tại khu vực dự án:
• Khảo sát chất lượng nước ngầm;
• Khảo sát chất lượng nước mặt xung quanh khu vực dự án;
• Khảo sát chất lượng môi trường không khí trong khu đất dự án, khu dân cư xung
quanh;
• Lấy mẫu phân tích thành phần nước, không khí và đất khu vực dự án.
• Điều tra hiện trạng môi truờng tại các nhà dân.
 Phương pháp nhận dạng
Phương pháp nhận dạng thực hiện:
- Mô tả hiện trạng môi trường;
- Xác định tất cả các thành phần của dự án.
Để thực hiện phần này có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp liệt kê
3
• Liệt kê các tác động môi trường do hoạt động xây dựng dự án.
• Liệt kê các tác động môi trường khi dự án đi vào hoạt động.
• Liệt kê các tác động đến môi trường kinh tế - xã hội.
- Phương pháp ma trận môi trường.
 Phương pháp dự báo
Phương pháp dự báo thực hiện:
- Xác định sự thay đổi đáng kể của môi trường;
- Dự báo về khối lượng và không gian của sự thay đổi đã xác định ở trên;
- Đánh giá khả năng sẽ ảnh hưởng xảy ra theo thời gian.
Để thực hiện phần này có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Các hệ thống thông tin môi trường và các mô hình khuyếch tán;
- Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, tỷ lệ hoá và đo đạt phân tích.
 Phương pháp đánh giá
Phương pháp đánh giá thực hiện:
- Xác định lợi ích và mức độ thiệt hại mà công động dân cư chịu ảnh hưởng bởi hoạt
động của dự án;
- Xác định mức độ và so sánh về lợi ích giữa các phương án giảm thiểu ô nhiễm môi
trường.
Để thực hiện phần này các phương pháp sau có thể sử dụng:
- Phương pháp so sánh: so sánh về lợi ích kinh tế và kỹ thuật, lựa chọn và đề xuất
phương pháp giảm thiểu tác động.
Trong các phương pháp đánh giá tác động môi trường được trình bày ở trên, phương pháp
liệt kê là phương pháp mang tính hệ thống, cách tiếp cận rõ ràng, đơn giản tránh bỏ sót
các vấn đề, có thể xây dựng cho nhiều thành phần như: hoạt động, thành phần môi trường,
tác động hay biện pháp giảm thiểu. Bên cạnh đó, phương pháp liệt kê còn có thể dễ dàng
sửa đổi, thêm bớt các thành phần, Có thể bán định lượng, so sánh với quy chuẩn kỹ thuật,
4
tiêu chuẩn môi trường. Hoạt động và tác động có thể nhóm lại để xem xét tác động thứ
cấp và tam cấp.
 Phương pháp mô hình hóa
Phương pháp mô hình hóa được sử dụng để dự báo khả năng phát tán ô nhiễm.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
Báo cáo ĐTM của dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy bia Việt Nam – công suất 420
triệu lít/năm)” tại số 170 Lê Văn Khương, phường Thới An, quận 12, Tp.HCM do các
thành viên sau đây thực hiện:
- Trần Mỹ Duyên
- Lê Thành Phát
- Lâm Thảo Phương
- Hoàng Thanh Xuân
- Huỳnh Thanh Vũ
- Lê Phương Loan
- Nguyễn Thị Phi Yến
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN
Tên dự án : Đầu tư xây dựng Nhà máy bia Việt Nam – công suất 420 triệu lít/năm
Địa điểm : Số 170 Lê Văn Khương, Phường Thới An, Quận 12, Tp.HCM
1.2. CHỦ DỰ ÁN
5
Nhà máy bia Việt Nam
Chủ dự án : Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam
Địa chỉ trụ sở chính : Số 2, Ngô Đức Kế, lầu 15, Phường Dakao, Quận 1,Tp.HCM
Giám đốc : David Teng Sen Fatt
Điện thoại : 08-38222755
Fax : 08-38222754
Mã số thuế : 0300831132
Website : http://www.vbl.com.vn/
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Nhà máy bia trực thuộc công ty TNHH nhà máy bia Việt Nam toạ lạc ở phía Bắc trung
tâm Tp.HCM, thuộc phường Thới An, quận 12, với tổng diện tích đất sử dụng là 12 ha.
Dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy bia Việt Nam – công suất 420 triệu lít/năm” của công
ty được thực hiện trên mặt bằng của công ty.
Vị trí công ty có các mặt tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc : giáp khu dân cư
- Phía Nam : giáp khu nhà máy nước giải khát IBC
- Phía Tây : giáp đường Lê Văn Khương
- Phía Đông: giáp đường Lê Thị Riêng
Sơ đồ vị trí dự án được trình bày tại Hình 1.1
6
Hình 1.1: Vị trí nhà máy bia Việt Nam trong khu vực
1.4. NỘI DUNG XÂY DỰNG DỰ ÁN
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án
Nhà Máy Bia Việt Nam dự kiến xây dựng với diện tích 12 ha đặt tại Phường Thới An,
Quận 12, Tp.HCM. Công suất của nhà máy là 420 triệu lít bia/ năm nhằm đáp ứng nhu
cầu thị trường tiêu thụ.
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án
 Các hạng mục công trình chính
• Khu vực bồn ủ bia
- Lắp mới 16 bồn ủ bia đứng, dung tích mỗi bồn là 5.040 hl/bồn.
- Lắp mới 03 bồn ủ bia nằm ngang, dung tích mỗi bồn là 5.040 hl/bồn.
• Khu vực đóng gói
Sử dụng một phần diện tích để xây dựng khu vực đóng gói. Đồng thời lắp thêm 01 dây
chuyền đóng lon mới công suất 90.000 lon/giờ.
• Khu vực bốc dỡ hàng hóa
Khu vục bốc dỡ hàng hóa sẽ được dời sâu vào bên trong 45m.
7
• Khu vực thu hồi khí CO2
Nhà máy đầu tư một số thiết bi mới như:
- 01 bồn khí CO2 lỏng dung tích 100 tấn;
- 01 hệ thống thu hồi và hóa lỏng khí CO2 , công suất 1.000 kg/h.
• Khu vực máy phát điện
Lắp đặt 01 máy phát điện trung thế 15 kV, công suất máy là 2.000 kVA.
• Khu vực sửa chữa
Xây dựng khu vực sửa chữa thiết bị của nhà mày với diện tích 135 m2
• Khu vực lò hơi
Lắp 03 nồi hơi mới, công suất mỗi nồi là 15 tấn/h.
• Khu vực phòng máy
- Lắp 01 máy nén khí mới, công suất 1.000 KW;
- Lắp 01 máy nén NH3 mới, công suất 1.000 KW;
- Lắp 02 dàn ngưng NH3 mới, công suất mỗi máy là 1.646 KW.
• Kho tổng hợp
Kho tổng hợp có vị trí phía sau nhà máy khoảng 36m.
• Khu vực lắp các bồn sút
Bên cạnh đó, nhà máy cũng sẽ xây dựng một số khu vực như: khu vực chứa lon không,
khu vực nhập liệu, khu vực chứa nguyên liệu mới (Silo), kho thành phẩm nhằm phục vụ
cho nhu cầu xây dựng nhà máy có công suất 420 triệu lít/năm.
Diện tích đất sử dụng của từng hạng mục công trình chính trong dự kiến thay đổi khi dự
án “Đầu tư xây dựng Nhà máy bia Việt Nam – công suất 420 triệu lít/năm” của công ty
TNHH Nhà máy Bia Việt Nam đi vào hoạt động được trình bày cụ thể trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1 Quy mô diện tích của công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam
8
ST
T
HẠNG MỤC
DIỆN TÍCH (m2
)
Diện tích phục vụ
dự án xây dựng
(CS: 420 triệu
lít/năm)
01 Nhà nấu 2.643,0
02 Nhà lên men 4.575,0
03 Nhà lọc bia 397,0
04 Khu vực CIP 430,0
05 Khu vực tồn trữ men 63,0
06 Khu vực chiết bia 9.956,0
07 Khu động lực 2.363,0
08 Kho thành phẩm 14.694,0
09 Kho tổng hợp 442,0
10 Kho chứa lon không 3.506,0
11 Khu vực bốc dỡ hàng hóa 2010,0
12 Nhà xưởng sửa chữa 367,5
13 Khu vực chứa nguyên liệu 588,0
14 Khu vực nhập liệu 462,0
15 Sân bãi 11.115,0
16 Khu xử lý nước cấp 952,0
17
Văn phòng, nhà ăn, các
khu vực phụ trợ khác
3.700,0
18
Trạm tập trung chất thải
rắn
756,0
19 Hệ thống xử lý nước thải 6.561,0
9
20 Cây xanh 51.600,0
21 Giao thông 12.831,0
22 Đất dự trữ 1.631,5
Tổng cộng 129.000
 Các công trình phụ trợ
• Công trình cấp điện
Công trình cấp điện của dự án là các trạm biến áp 3 pha 15 KV – 400V, được lắp đặt tại
nhà máy từ nguồn điện lưới quốc gia đã hạ thế tại khu vực để cung cấp điện phục vụ cho
sản xuất của dự án. Mạng điện hạ thế được thiết kế là mạng 3 pha 5 dây, bao gồm: 3 dây
pha, một dây trung tính và một dây tiếp địa an toàn. Ngoài ra, để phục vụ cho nhu cầu xây
dựng nhà máy, công ty TNHH nhà máy bia Việt Nam sẽ đầu tư thêm 1 máy phát điện
trung thế đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện cho hoạt động sản xuất trong tương lai của nhà
máy.
• Công trình cấp và nhu cầu sử dụng nước
Nguồn nước phục vụ cho hoạt động sản xuất cũng như hoạt động sinh hoạt của công ty là
nguồn nước ngầm, dự kiến sử dụng 5 giếng với tên gọi lần lượt là giếng 4, giếng 5, giếng
6, giếng 8, giếng 9. Quy trình xử lý nước ngầm tại công ty được trình bày tóm tắt như sau:
Nước giếng thô -> khử trùng bằng clo -> tháp khử khí -> TB thoáng hoá và khử sắt ->
khử clo dư trong nước -> hồ chứa.
Nước sau khi thực hiện quá trình xử lý, chất lượng nước cấp sẽ đạt QCVN 01:2009/BYT.
Trong tương lai, nhà máy cũng sử dụng thêm nguồn nước của thủy cục bên cạnh nguồn
nước ngầm, để giảm bớt áp lực về nước ngầm của nhà máy.
• Công trình thoát nước
Công trình thoát nước của dự án chủ yếu là hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải.
Nước mưa chảy tràn trên bề mặt khuôn viên công ty được thu gom theo mương hở và
10
được tách riêng với nước thải. Nước mưa sau khi được thu gom sẽ chảy trực tiếp về
nguồn tiếp nhận của khu vực mà không cần xử lý.
Nước thải sinh hoạt từ hoạt động vệ sinh của công nhân sẽ được thu gom và xử lý sơ bộ
tại bể tự hoại rồi theo hệ thống thu gom chung trong nhà máy đưa về hệ thống xử lý nước
thải tập trung. Tại đây, nước thải sẽ được xử lý triệt để đạt quy chuẩn môi trường trước
khi thải ra nguồn tiếp nhận bên ngoài.
Nước thải sản xuất tại nhà máy bia thường có hàm lượng chất hữu cơ cao ở trạng thái hoà
tan và trạng thái lơ lửng phát sinh chủ yếu từ các công đoạn như nấu, công đoạn lên men,
lọc bia, quá trình vệ sinh chai và chiết chai,… cũng sẽ được thu gom và đưa về hệ thống
xử lý nước thải tập trung.
• Đường giao thông nội bộ
Lối vào chính của công ty được bố trí cổng vào nằm trên đường Lê Văn Khương, ngoài ra
còn có thêm một cổng phụ, bên trong có đường giao thông nội bộ và bãi đậu xe. Toàn bộ
hệ thống đường giao thông đều được trải nhựa để hạn chế bụi và tăng vẻ mỹ quan cho nhà
máy.
Diện tích đất sử dụng của từng hạng mục công trình phụ trợ trong dự kiến thay đổi khi dự
án “Đầu tư xây dựng Nhà máy bia Việt Nam – công suất 420 triệu lít/năm” của công ty
TNHH Nhà máy Bia Việt Nam đi vào hoạt động được trình bày cụ thể trong Bảng 1.2
Bảng 1.2: Quy mô diện tích các hạng mục công trình phụ trợ của công ty TNHH
Nhà máy Bia Việt Nam
ST
T
HẠNG MỤC
DIỆN TÍCH (m2
)
Diện tích phục vụ
dự án xây dựng
(CS: 420 triệu
lít/năm)
01 Sân bãi 11.115,0
02 Khu xử lý nước cấp 952,0
11
03 Văn phòng, nhà ăn, các
khu vực phụ trợ khác
3.700,0
04 Trạm tập trung chất thải
rắn
756,0
05 Hệ thống xử lý nước thải 6.561,0
06 Cây xanh 26.415
07 Giao thông 12.831,0
08 Vỉa hè, mương thoát nước 25.185
09 Đất dự trữ 1.631,5
Tổng cộng 89.146,5
• Cây xanh phòng hộ môi trường
Hiện tại diện tích cây xanh tại khu vực dự án chiếm 43,3% tổng diện tích của nhà máy.
Tuy nhiên, khi dự án xây dựng được triển khai, diện tích cây xanh tại khu vực dự án sẽ
giảm còn khoảng 26,415 m2
do cải tạo lại 2 mương thoát nước dọc theo nhà máy, các vỉa
hè, các khoảng đất trống nhưng vẫn đảm bảo theo quy chuẩn Việt Nam về diện tích cây
xanh phòng hộ trong khu vực nhà máy là 22% (quy chuẩn 20%, QCXDVN:
01/2008/BXD), vẫn đảm bảo độ che phủ và tác dụng của thảm xanh phòng hộ môi trường
trong khuôn viên dự án.
• Khu vực tập kết chất thải rắn
Khu vực tập kết chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất của nhà máy bao gồm chất
thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại sẽ được dời về khuôn
viên đất trống phía cuối nhà máy, bên trái gần khu vực xử lý nước thải tập trung của nhà
máy.
• Trạm xử lý nước thải
12
Glycol
nước đá
Nước thải
Nước cấp sản xuất
Sục khí
Rửa chai
Hoạt hoá và dừng lại
Hoa hublon
Hơi nước
Hơi nước
Kiểm tra, dán nhãn, nhập kho
Thanh trùng
Đóng nắp
Chiết chai, lon
Bão hoà CO2
Lọc bia
Lên men chính, phụ
Làm nguội
Tách bã
Nấu hoa bia
Lọc dịch đường
Nấu – đường hoá
Chuẩn bị nguyên liệu
Gạo
Malt
Nước thải
Bã hèm
Bã malt
CO2
Bã lọc
Bia hơi
Sản phẩm
Hơi nước
Lon
Chai
Xút
Hơi
Chất trợ lọc
Men giống
Để đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải phát sinh, công ty sẽ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý
nước thải đặt tại khuôn viên đất phía cuối nhà máy, nước thải sau khi xử lý sẽ đạt tiêu
chuẩn nước thải QCVN 24:2009/BTNMT, cột A.
• Mục đích và ý nghĩa của dự án
Dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy bia Việt Nam – công suất 420 triệu lít/năm” của công
ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam với mục đích sản xuất bia với công suất 420 triệu
lít/năm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ.
1.4.3. Quy mô, công suất và sản phẩm
- Sản phẩm của dự án: bia các loại, chủ yếu là Tiger và Heineken;
- Công suất: 420 triệu lít/năm.
1.4.4. Công nghệ sản xuất
 Sơ đồ công nghệ
Quy trình công nghệ sản xuất của công ty được trình bày tóm tắt như sau
13
Hình 1.2 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy VBL.
 Mô tả công nghệ
Quy trình công nghệ sản xuất tại Nhà máy bia Việt Nam được mô tả qua các công đoạn
như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu sản xuất bao gồm: Malt, gạo và một số phụ liệu khác. Gạo và Malt được đưa
vào Silo chứa, từ đó chúng được đưa tới hệ thống xử lý nguyên liệu rồi đưa đến bộ phận
xay nghiền thành những mảnh nhỏ tạo điều kiện cho các quá trính chuyển hoá nguyên
liệu và trích ly tối đa dung dịch nấu bia.
Nấu – Đường hoá
Trong quá trình này, bột Malt và gạo được hoà chung với nước, chất bột với tác dụng của
enzyme trong nhiệt độ nhất định sẽ biến thành đường. Quá trình biến đổi này rất quan
14
trọng cho loại cũng như chất lượng bia sau này. Mục đích chính của quá trình là hoà tan
hết chất đường, khoáng chất, cũng như một số protein quan trọng.
Nhiệt độ và thời gian trong quá trình tạo đường:
- Khởi đầu từ 420
C giữ trong vòng 20 phút
- Tăng từ từ nhiệt độ từ 420
C đến 500
C trong vòng 10 phút
- Giữ ở nhiệt độ này khoảng 30 phút
- Tăng từ từ nhiệt độ từ 500
C đến 640
C trong vòng 15 phút
- Giữ ở nhiệt độ này khoảng 60 phút
- Tăng từ từ nhiệt độ từ 640
C đến 750
C trong vòng 10 phút
- Kiểm tra lượng bột còn sót lại trong quá trình tạo đường, nếu còn thì giữ tiếp tục ở
nhiệt độ này, còn không thì quá trình tạo đường đã chấm dứt.
Lọc dịch đường
Sau khi quá trình tạo đường chấm dứt, tất cả được bơm qua thùng lọc. Chất lỏng được lọc
hết khỏi trấu cũng như các chất xơ và mầm của cây lúa. Sau khi lần lọc nước nguyên chất
chấm dứt, nước nóng được đổ thêm vào để lấy hết lượng đường còn bám vào trong trấu.
Quá trình nấu với hoa lúa
Nước đường được nấu trong thời gian khoảng từ 1 đến 2 tiếng (trung bình khoảng 90
phút). Hoa bia sẽ được cho vào trong giai đoạn này để tạo vị cho loại bia.
Trong lúc nấu, có rất nhiều phản ứng liên quan trực tiếp đến chất lượng xảy ra. Dưới đây
là một số phản ứng quan trọng:
- Hoà tan và biến đổi các thành phần của chất hoa bia (Hopfen);
- Phản ứng kết hợp giữa Protein và các chất Polyphenols;
- Bốc hơi nước;
- Sát trùng;
15
- Phá huỷ enzyme;
- Bốc hơi các chất có mùi tạo ảnh hưởng xấu đến chất lượng bia.
Tách bã hoa và thành phần không tan
Trong lúc nấu, protein phản ứng với polyphenols và tạo thành một hợp chất không có khả
năng hoà tan. Trước khi lên men, những chất cặn này sẽ được loại bỏ.
Làm nguội
Vi sinh có trong men bia chỉ có thể sống và hoạt động ở nhiệt độ thấp. Trên 500
C con men
sẽ chết rất nhanh, vì vậy nhiệt độ của nước đường cần phải được giảm xuống khoảng
100
C một cách thật nhanh (tránh được tình trạng bị nhiễm các loại vi sinh khác) sau khi
nấu.
Lên men
Quá trình lên men chủ yếu diễn ra trong giai đoạn chính tại tank lên men trong khoảng
thời gian từ 5-7 ngày, ở nhiệt độ 9-100
C. Quá trình lên men được chia thành hai giai đoạn:
giai đoạn lên men chính và giai đoạn lên men phụ.
Tại giai đoạn lên men chính, một loại đường khá lớn chuyển hoá thành cồn, CO2 và các
hợp chất thơm, đồng thời giải phóng nhiệt. Sản phẩm chính của quá trình này là bia non
đục, có mùi và vị đặc trưng. Trong quá trình lên men, lượng men bia tăng gấp 3 lần.
Chúng lắng xuống đáy tank lên men trong suốt giai đoạn cuối của quá trình lên men. Cặn
men được tách ra và tái sử dụng hoặc bỏ đi.
Bia non được tạo ra vào cuối thời kỳ lên men chính được chứa trong tank dưới áp suất
thấp (khoảng 0,5 - 0,7 bar) trong 14-16 ngày. Lúc này xảy ra quá trình lên men phụ, quá
trình này diễn ra chậm, chuyển hoá một lượng đường không đáng kể, lắng trong và bảo
hoà CO2. Nhiệt độ bảo quản được giảm tới 00
C.
Lọc và chiết chai
Khâu xử lý cuối cùng trở thành bia thành phẩm là lọc, làm trong bia, bão hào lại lượng
CO2 đã bị tổn thất, chiết vào lon, chai và keg rồi đóng thành sản phẩm
16
1.4.5. Biện pháp thi công
 Thi công trạm xử lý nước thải
Biện pháp thi công cọc nhồi
Lập bản vẽ mặt bằng thi công tổng bao gồm: vị trí cọc, bố trí các công trình phụ tạm. Các
thiết bị sử dụng như máy cẩu, máy khoan, búa rung,… có đầy đủ tài liệu về tính năng kỹ
thuật, cũng như chứng chỉ về chất lượng, đảm bảo an toàn kỹ thuật của nhà chế tạo.
Có phương án vận chuyển đất thải, dọn dẹp chướng ngại xung quanh tránh gây ô nhiễm
môi trường.
Trước khi khoan cọc tiến hành kiểm tra lại đường cơ tuyến, lập các mốc cao độ, các cọc
định tim cọc khoan. Các mốc cao độ và cọc định tim được đặt ở vị trí không ảnh hưởng
khi khoan và được bảo vệ cẩn thận. Bê tông cọc bên cạnh trong cùng một móng đạt tối
thiểu 70% cường độ thiết kế mới tiến hành khoan cọc kế tiếp.
Các bước cơ bản để lắp đặt và hạ các đoạn lồng cốt thép như sau:
- Nạo vét đáy lỗ;
- Hạ từ từ đoạn thứ nhất vào trong hố khoan cho đến cao độ đảm bảo thuận tiện cho
việc kết nối đốt tiếp theo;
- Giữ lồng cốt thép bằng giá đỡ chuyên dụng;
- Tháo giá đỡ và hạ tầng lồng cốt thép xuống;
- Lắp lại các thao tác trên đối với việc nối các đoạn tiếp theo cho đến đoạn cuối cùng;
- Kiểm tra cao độ phía trên của lồng cốt thép;
- Kiểm tra đáy lỗ khoan;
- Neo lồng cốt thép để khi đổ bê tông lồng cốt thép không bị trồi lên.
Biện pháp thi công bể chứa
Công tác bê tông tuân thủ TCVN 5574:2012 “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu
chuẩn thiết kế”, TCXDVN 9115:2012 “Kết cấu bê tông và BTCT lắp ghép- quy phạm thi
công và nghiệm thu” trong suốt công tác bê tông.
17
Công tác mạch ngừng thi công: trường hợp bê tông đổ với khối lượng lớn không thể thi
công liên tục thì nhà thầu thực hiện mạch ngừng thi công. Nhà thầu chọn loại mạch ngừng
bằng thép cuộn, bản rộng 30cm, dày 2mm.
Công tác cốt thép: tuân thủ theo tiêu chuẩn 5574:2012.
Công tác cốt pha: tuân thủ theo TCVN 5574:2012, đảm bảo độ cứng không biến dạng, đủ
khả năng chịu lực.
Công tác chống thấm:
- Đối với hố ga và bể chứa: sau khi thi công xong sẽ bơm nước vào ngâm để thời gian 3
ngày, cho tiến hành kiểm tra, nếu phát hiện vết thấm cho đánh dấu bằng sơn. Sau đó
bơm nước ra, xử lý vết thấm từ phía bên trong ra ngoài bằng cách đục mở rộng vết
thấm, xử lý bằng phụ gia chống thấm chuyên dụng;
- Đối với sàn mái sê nô: trong lúc vách vữa tạo dốc kết hợp với phụ gia chống thấm
chuyên dụng để xử lý. Sau đó bịt lại tất cả các lỗ thoát nước sàn mái, bơm nước ngầm
thử thấm.
1.4.6. Trang thiết bị máy móc
Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất dự kiến khi công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam
được xây dựng có công suất 420 triệu lít/năm được trình bày cụ thể trong Bảng 1.3.
Bảng 1.3: Danh mục máy móc thiết bị của công ty với công suất 420 triệu lít/năm
ST
T
TÊN THIẾT BỊ CÔNG SUẤT XUẤT XỨ
A NHÀ NẤU
I Khu xử lý nguyên liệu
01 Hệ thống nhập malt, gạo Đức - Seeger
Máy nhập malt 20 tấn/h
18
Máy nhập gạo 15 tấn/h
Máy nhập chocolate malt 5 tấn/h
02
Hệ thống dự trữ malt, gạo Đức - Seeger
Malt silo x 9 pcs 9 x 550 tấn
Rice silo x 3 pcs 3 x 220 tấn
Chocolate silo x 2 pcs 2 x 6 tấn
Malt silo x 9 pcs 12 x550 tấn Đức - Krones
03
Hệ thống sản xuất nguyên
liệu Malt, gạo đi làm sạch
Đức - Seeger
Hệ thống chuyền malt 6,2 tấn/h
Hệ thống chuyền gạo 2 tấn/h
Hệ thống chuyền
chocolate malt
0,9 tấn/h
04
Hệ thống làm sạch Đức - Seeger
Máy tách sàn 6,2 tấn/h – malt
Máy sàn kiểu trống tách
rác cho malt và gạo
2 tấn/h – gạo
Thùng chứa malt và gạo 15 – 20 tấn/h
Máy cân malt và gạo 10 tấn – malt
05
Hệ thống nghiền gạo Đức – Krones
Máy nghiền gạo – BH2 1,5 tấn/h
Máy nghiền gạo – BH3 3 tấn/h
06
Hệ thống nghiền Malt Đức - Krones
Máy nghiền malt – BH2 5 tấn/h
Máy nghiền malt – BH3 18 tấn/h
19
II
Khu vực sản xuất dịch
đường
01 Hệ thống nồi nấu Đức - Krones
Nồi nấu cháo malt – BH2 490 hl
Nồi nấu cháo – BH2 210 hl
Bồn chứa dịch đường 70 hl
Nồi nấu dịch đường 645 hl
Bồn đệm – BH2 565 hl
Bồn xoáy – BH2 564 hl
Nồi nấu cháo malt – BH3 369 hl
Nồi nấu cháo – BH3 310 hl
Bồn chưa dung dịch
đường – BH3
104 hl
Bồn đệm – BH3 573 hl
Nồi nấu dịch đường –
BH2
649 hl
Bồn xoáy – BH3 564 hl
02
Hệ thống lọc hèm Đức - Krones
Bồn lọc hèm – BH2 773 hl
Bồn lọc hèm – BH3 718 hl
03
Hệ thống chứa bã hèm Đức - Krones
Silo chứa bã hèm – BH2 200 m3
Silo chứa bã hèm – BH3 190 m3
04 Hệ thống làm lạnh nhanh
dịch đường
Đức - Krones
Máy làm lạnh – BH2 500 hl/l
20
Máy làm lạnh – BH3 500 hl/h
05
Hệ thống CIP Đức - Krones
CIP – BH3 15 m2
CIP đường ống – BH3 15 m2
– 280hl/h
CIP – BH2 13 m2
CIP đường ống – BH2 18 – 280 hl/h
B NHÀ LÊN MEN
01
Hệ thống trữ men Yeast
Plant
8 x 90 hl APV – Đức
02
Tank lên men
Khu vực bồn lên men 1 6 x 1440 hl VN - Caric
Khu vực bồn lên men 2 20 x 1440 hl Đức - Ziemanm
Khu vực bồn lên men 3 14 x 1440 h
Khu vực bồn lên men 4 16 x 2950 hl
Khu vực bồn lên men 5 28 x 2950 hl
Khu vực bồn lên men 6 6 x 5640 hl
Khu vực bồn lên men
đứng
16 x 5040 hl Đức - Ziemanm
Bồn lên men ngang 3D 2 x 5040 hl Đức - Ziemanm
Bổn lên men ngang 3 x 5040 hl Đức - Ziemanm
03 Tank chứa bia thành phẩm 12 x 1440 hl VN - Caric
04
Hệ thống khử oxy và pha
bia
400 hl/h Hà Lan –
Haffmans
05 Hệ thống lọc Đức - Steinecker
HT lọc bia 2 440 hl/h
HT lọc bia 3 500 hl/h
21
06
Hệ thống CIP khu vực lên
men
Đức - Steinecker
HT CIP 2 170 x 180 hl/h
HT CIP 3 170 x 180 hl/h
C
KHU VỰC CHIẾT BIA
Dây chuyền đóng lon 4 90.000 lon/h Sidel, Ý
Dây chuyền đóng chai 3 50.000 chai/h Đức-Krones
Dây chuyền đóng chai 2 50.000 chai/h Đức-Krones
Dây chuyền đóng keg 30 keg/h (20 lít) Đức – APV
D KHU ĐỘNG LỰC
Máy nén khí Atlas Copco:
ZT4A, ZT132VSDFF
3.400 Mm3
/h Bỉ - Attlas Copco
Hệ thống thu hồi CO2 1000 kg/h Hà Lan –
Haffmans
Máy nén khí CO2 và các
phụ kiện: dàn bay hơi và
dàn hoá lỏng CO2
Hà Lan –
Haffmans
E
HỆ THỐNG CUNG
CẤP HƠI NƯỚC BÃO
HOÀ
Mechmar 10 tấn/h Đức
Standard Fasel Condor
CM4
10 tấn/h
Loos UL-S 16.000 x 13 16 tấn/h
Lò hơi 20 tấn/h
02
Bồn dự trữ dầu FO 4 x 100 m3
VN-Caric & Kim
Thành
22
03
Hệ thống lạnh
Máy nén khí NH3 ABB-
Stal S83
2 x 1300 kWR Thuỵ Điển – Stal
Máy nén khí NH3 York-
SAB 163 HRE
1000 kWR Đan Mạch – York
Máy nén khí NH3 York-
SAB233S
1300kWR Đan Mạch – York
Máy nén khí NH3 Grasso
TB-2B
3 x 1000 kWR Đức – Grasso
Máy nén khí NH3 1000 kWR
Tháp giải nhiệt VXNC
N270
2 x 625 kWR Bỉ - BAC
Tháp giải nhiệt VXC
680R
5 x 1575 kWR Bỉ - BAC
Tháp giải nhiệt VXC 2x1575kW Bỉ - BAC
Water Chiller NV
1450/6500-8
1500 kWR Hà Lan -
Transtherm
Alcohol Water Chiller 2000 kWR York
Water Chiller York 3 x 1400 kWR VN – York
Bình bốc hơi trung gian
NV 457/3000-4
668 kWR Hà Lan -
Transtherm
04 Hệ thống xử lý nước
ngầm
390 m3
/h
05 Các trạm biến áp 3 pha 15
KV-400V
2 x 1600 kVA VN - Thibidi
06 Máy phát điện dự phòng
Cumin KTA-38-G5 2 x 1000 kVA Singapore–
23
(400V) Cummins
Perkins 401 TAG2 (15
kV)
2 x 2000 kVA Anh – Perkins
Caterpillar 3516 1 x 2000 kVA Mỹ - Caterpilar
Máy phát điện mới 1x2000kVA
07 Hệ thống xử lý nước thải 5700 m3
/ngày
Class B
Hongkong -
Enviroasia
F
THIẾT BỊ VẬN
CHUYỂN
01
Xe nâng chạy dầu Diesel
1.35 T x 1
Toyota
2T x 1
2.5T x 2
02
Xe nâng chạy LPG
1.5T x 3
Toyota/Still
2T x 1
3T x 6
1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án
Công ty dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào tháng 04/2016.
1.4.8. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu và hoá chất sử dụng
 Nhu cầu sử dụng điện
Nguồn điện cung cấp cho dự án là điện lưới quốc gia hạ thế do Chi nhánh điện lực
Tp.HCM cung cấp. Khi dự án xây dựng nhà máy với công suất 420 triệu lít/năm đi vào
hoạt động thì dự kiến nhu cầu sử dụng điện khoảng 37,380,000 kwh/năm. Hoạt động sản
24
xuất tại công ty sẽ sử dụng điện với chỉ tiêu 8.9 Kwh/hl. Khi dự án xây dựng được triển
khai, công ty sẽ đầu tư 1 máy phát điện trung thế đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện cho
hoạt động sản xuất trong tương lai của nhà máy
 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu và hóa chất
Nguyên vật liệu sử dụng dự kiến khi dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy bia Việt Nam –
công suất 420 triệu lít/năm” của công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam đi vào hoạt động
được trình bày cụ thể trong Bảng 1.4.
Bảng 1.4: Danh mục nguyên, nhiên liệu của công ty
ST
T
Nguyên, nhiên
vật liệu hoá
chất
Chỉ tiêu Số lượng
Công đoạn sử
dụng
01 Điện
8.9 Kwh/hl 37,380,000
kw/h
Sản xuất chung
02
Dâu Diesel 72 Mj/hl 302.400.000
Mj
Lò hơi
03 Lon
805.636.364
cái
Dây chuyền
lon
04 Nắp khoén
463.272.727
cái
Dây chuyền
chai
05
Nhãn 1.389.818.182
nhãn
Dây chuyền
chai
06
Malt 12.0871
kg/hl 50.765.820 kg
Nấu bia
07 Gạo 0.8575 kg/hl 3.601.500 kg Nấu bia
08 Hop extract 0.0143 kg/hl 60.060 kg Nấu bia
09 Calcium 0.0224 kg/hl 94.080 kg Nấu bia
25
chloride
10 Zinc sunfate 0.0002 kg/hl 840 kg Nấu bia
11 Sulfuric acid 0.0003 kg/hl 1.260 kg Nấu bia
12 Bột lọc 0.0070 kg/hl 29.400 kg Lọc bia
13 Poly clar 10 0.0036 kg/hl 15.120 kg Lọc bia
14 Túi lọc 0.0001 kg/hl 420 kg Lọc bia
15 ATR Acid 0.0093 kg/hl 39.060 kg Vệ sinh
16 Septacid S 0.0124 kg/hl 52.080 kg Vệ sinh
17 Purexol 0.0016 kg/hl 6.720 kg Vệ sinh
18 Nitric acid 0.0026 kg/hl 10.920 kg Vệ sinh
19 Stabilon ACP
2.250 lít Dây chuyền
chai
20
Caustic soda
32%
0.5901 kg/hl
2.478.420 kg
Vệ sinh
21
Caustic soda
32% 4.500 lít
Dây chuyền
chai
22 Jura perle 0.0187 kg/hl 78.540 kg Xử lý nước
23 Hypochlorite 0.0004 kg/hl 1.680 kg Xử lý nước
24
Industrial
Alcohol 96%
0.0048 lit/hl
20.160 kg
Hệ thống lạnh
25 NaCl 0.0234 kg/hl 98.280 kg Xử lý nước
26 HCL 0.105 kg/hl 441.000 kg Xử lý nước thải
27 NaOH 0.029 kg/hl 121.800 kg
1.4.9. Nhu cầu lao động
26
Khi dự án đi vào hoạt động, nhu cầu lao động dự kiến tại nhà máy là 400 người, phân bố
đều tất cả các bộ phận làm việc tại nhà máy.
1.4.10. Tổng mức đầu tư
Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng: 68.100.000 USD.
1.4.11. Tổ chức thực hiện và quản lý
Toàn bộ quá trình xây dựng và hoạt động của dự án đều do công ty TNHH Nhà máy Bia
Việt Nam chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm quản lý.
CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Điều kiện tự nhiên tại khu vực dự án được mô tả tóm tắt như sau: (theo số liệu niêm giám
thống kê thành phố Hồ Chí Minh năm 2010)
2.1.1. Địa hình
Công ty liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam nằm ở phía Bắc trung tâm Thành phố Hồ Chí
Minh, thuộc phường Thới An, quận 12, được giới hạn bởi toạ độ địa lý sau:
X: 100
51’36’’– 100
53’24’’ vĩ độ bắc
Y: 1060
45’36’’ – 1060
46’12’’ kinh độ Đông
Địa hình thuộc dạng địa hình đồng bằng tích tụ ven sông Sài Gòn và dạng địa hình thềm
bậc III.
27
Dạng địa hình cao thềm bậc III chiếm 2/3 diện tích vùng, có độ cao tuyệt đối thay đổi từ
5m đến 30m, phân bố ở vùng trung tâm tới phía Bắc. Các trầm tích Pleistocen nguồn gốc
sông, sông biển tạo nên dạng địa hình này. Các quá trình địa chất xảy ra trên bề mặt là rửa
trôi và xói mòn, thực vật phát triển mạnh.
Dạng địa hình thấp trũng phân bố tiếp giáp với địa hình bậc thềm, chiếm diện tích khoảng
1/3 vùng, tạo thành một thung lũng dọc theo kênh rạch nhỏ. Độ cao tuyệt đối từ 2m đến
5m và bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch khá dày. Dạng địa hình này được tạo thành bởi
các trầm tích Holocen nhiều nguồn gốc.
2.1.2. Điều kiện khí tượng – thủy văn
2.1.2.1. Đặc tính khí hậu
Khu vực Tp.HCM chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, có
nhiệt độ cao và ổn định quanh năm. Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng
5 đến tháng 11 và mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
 Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ Tp.HCM dao động trong ngày, biên độ nhiệt đạt đến 100
C/ngày đêm. Vì vậy,
mặc dù ban ngày trời nắng nóng, ban đêm và sáng sớm vẫn có sương. Đây là điều kiện
thuận lợi cho cây cối phát triển và xanh tốt quanh năm. Nhiệt độ không khí trung bình
ngày trong năm ở nội thành Tp.HCM cao hơn các nơi khác trong địa bàn khu vực phía
Nam 1,0 – 1,50
C. Nhiệt độ trung bình của năm là 28,20
C (2007).
 Số giờ nắng
Tp.HCM có mùa nắng chói chang, số giờ nắng trong ngày và trong tháng khá cao. Các
tháng mùa khô có giờ nắng khá gay gắt, trên 60% giờ nắng trong năm.
28
+ Tổng số giờ nắng trong năm là 2.067 – 2.072 giờ.
+ Số giờ nắng trung bình mỗi tháng: 180 giờ.
+ Số giờ nắng cao nhất (tháng 3): 259 giờ.
+ Số giờ nắng thấp nhất (tháng 12): 90,5 giờ.
Riêng mùa khô chiếm khoảng 1.300 giờ. Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 4 (192,1
giờ), tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 7 (171,2 giờ).
 Chế độ mưa
Mùa mưa thường bắt đầu vào khoảng trung tuần tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 hàng
năm. Lượng mưa trong mùa chiếm 84% tổng lượng mưa cả năm. Nhìn chung, mưa tại
Tp.HCM mang tính chất mưa rào nhiệt đới (mưa đến nhanh và kết thúc cũng nhanh),
thường một cơn mưa kéo dài không quá 3 giờ nhưng cường độ mưa khá lớn và dồn dập,
có những cơn mưa gây ngập đường phố. Những nơi thấp trũng có thể bị ngập sâu khoảng
20 – 80 cm.
 Độ ẩm
Các tháng mùa mưa có độ ẩm khá cao. Độ ẩm trung bình các tháng mùa mưa dao động
trong khoảng 65 – 82%, cao nhất là các tháng 7, 8, 9, 10 (trung bình 81%). Các tháng mùa
khô có độ ẩm thấp hơn, thường chỉ vào khoảng 68 – 76%. Trong đó, tháng có độ ẩm trung
bình thấp nhất là tháng 2 (65%).
 Gió, bão, lũ lụt
Khu vực Tp.HCM trong năm có 2 hướng gió chính: mùa khô có gió Đông – Đông Nam
(còn gọi là gió chướng) và mùa mưa có gió Tây – Tây Nam. Vận tốc gió trung bình 2 – 3
m/s. Gió thường thay đổi mạnh. Gió chướng vào mùa khô thổi mạnh làm gia tăng sự xâm
nhập mặn vào sâu trong lục địa và gia tăng mực nước đỉnh triều lên vài cm. Tp.HCM là
khu vực ít có bão, thiên nhiên an hoà, thường thời tiết chỉ bị ảnh hưởng của áp thấp nhiệt
đới hoặc chịu ảnh hưởng của bão từ khu vực miền Trung. Các số liệu theo dõi, quan trắc
hơn 100 năm qua cho thấy vị trí này không xảy ra lũ lụt.
29
2.1.2.2. Đặc điểm thuỷ văn và chế độ dòng chảy của khu vực
Về thuỷ văn, hầu hết các sông rạch Tp.HCM đều chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật
của biển Đông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thuỷ triều thâm nhập sâu vào
các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp
và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.
Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,1m. Tháng có mực nước cao nhất là tháng 10 -11,
thấp nhất là các tháng 6-7. Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông nhỏ, độ mặn 4%
có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến qua Lái Thiêu, có năm lên đến tận Thủ Dầu Một
và trên sông Đồng Nai đến Long Đại. Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn, nên mặn bị đẩy
lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều.
Từ khi có các công trình thuỷ điện Trị An và thuỷ lợi Dầu Tiếng ở thượng nguồn, chế độ
chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốc bin, đập tràn và cống đóng xả,
nên môi trường vùng hạ du từ Bắc Nhà Bè trở nên chịu ảnh hưởng của nguồn, nói chung
đã được cải thiện theo chiều hướng ngọt hoá. Dòng chảy vào mùa kiệt tăng lên, đặc biệt
trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 5 tăng 3-6 lần so với tự nhiên. Vào mùa mưa, lượng
nước điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu khả năng úng lụt đối với những vùng trũng
thấp; nhưng ngược lại, nước mặn lại xâm nhập vào sâu hơn. Tuy nhiên, nhìn chung đã mở
rộng được diện tích cây trồng bằng việc tăng vụ mùa canh tác. Ngoài ra, việc phát triển
các hệ thống kênh mương, đã có tác dụng nâng cao mực nước ngầm trên tầng mặt lên 2-3
m, tăng thêm nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của thành phố.
2.1.2.3. Đặc điểm các tầng chứa nước trong khu vực
Hiện nay, trong khu vực phường Thới An, quận 12 có khoảng 2.700 giếng khoan, ngoài
các giếng khoan của nhà máy Bia Việt Nam còn có các giếng khoan của các công ty sản
xuất nước giải khát, chế biến thực phẩm và giếng sinh hoạt của hộ dân. Do mạng lưới cấp
nước của tổng công ty cấp nước Sài Gòn SAWACO hoạt động hạn chế nên nước sử dụng
chủ yếu là nước dưới đất.
30
Theo báo cáo ĐCTV – ĐCCT Tp.HCM tỷ lệ 1: 50.000 của Đoàn 801 Liên đoàn 8, tầng
chứa nước trong khu vực gồm các lớp chính:
 Tầng chứa nước trong trầm tích bở rời nguồn gốc Holocen (QIV)
Trầm tích Halocen có nhiều nguồn gốc khác nhau: đầm lầy biển, đàm lầy sông; đầm lầy
sông – sông biển,... phân bố rông rãi trên Tp.HCM. Thành phần thạch học chủ yếu là bùn
sét, bùn pha sét, bùn cát pha với một ít vật chất hữu cơ. Bề dày của trầm tích từ 5 – 15m,
có nơi dày đến 20m, khả năng chứa nước thấp. Nước tồn tại trong các lỗ hồng cát, cát
pha. Nguồn gốc là do nước mưa rơi tại chỗ xâm nhập từ các kênh rạch, nước có thành
phần clorua bicacrbonat – sunfat, tổng độ khoáng hoá cao, không có giá trị cho uống và
tưới.
 Tầng chứa nước lỗ rỗng trong trầm tích bở rời nguồn gốc Pleistocen (QI-m)
Tầng chứa nước này nằm ngay phía dưới tầng chứa nước trong trầm tích bở rời nguồn gốc
Halocen (QIV). Nóc của tầng chứa nước này trong nhiều trường hợp là bề mặt phong hoá
Laterit. Lớp vỏ phong hoá Laterit nhiều nơi bị sét hoá chứng hoặc dẻo quánh, lớp phong
hoá này không phải là lớp cách nước hoàn chỉnh, bởi bề mặt lồi lõm không liên tục tạo
thành các cửa sổ lưu thông từ trên xuống. Thành phần phổ biến là các cỡ hạt khác nhau,
phần còn lại là sét, sạn, sỏi. Nước của tầng này được trữ trong kẽ hở của các hạt có nguồn
gốc sông – sông biển hổn hợp. Do chiều dày không lớn, độ cách nước kém ổn định nên
nước trong tầng này có tính chất thay đổi, mực nước dao động theo mùa trong năm.
 Tầng chứa nước lỗ rỗng – vỉa trầm tích bở nguồn gốc song Pliocen (N2
2)
Tầng chứa nước này phân bố rộng ở Tp.HCM, tầng có áp lực yếu, phủ lên trên lớp cách
nước hoặc thấm nước yếu. Thành phần đất đá bao gồm cát với các cỡ hạt khác nhau, chủ
yếu là hạt trung (0,25 – 0,5 mm) chiếm ưu thế. Tuy nhiên, có trường hợp các hạt lớn thô,
sỏi.
Bề dày tầng chứa nước trung bình khoảng 30 – 60m, có nơi là 100m. Đây là tầng chứa
nước khá phong phú.
 Tầng chứa nước lỗ rỗng – khe nứt – vỉa trầm tích bở rời gắn kết nguồn gốc
song Pleiocen hạ (N1
2)
31
Thành tạo chứa nước này nằm bên dưới N2
2, được ngăn cách bởi 1 lớp sét mỏng từ vài
mét đến 5-10m, thành phần chủ yếu là cát với nhiều cỡ hạt. Nóc của tầng chứa nước này
có thể gặp ở độ sâu từ 100m – 160m, có nơi là 180 – 250m có độ khoáng hoá cao.
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI PHƯỜNG THỚI AN
Là một quận nằm ở phía Tây Bắc Tp.HCM, tình hình phát triển kinh tế xã hội của phường
Thới An, quận 12 được trình bày tóm tắt như sau (tham khảo Báo cáo thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2009 của UBND phường Thới An,
quận 12).
2.2.1. Điều kiện kinh tế
 Nông nghiệp
Trồng trọt: 40 ha hoa màu
Chăn nuôi: 17 ha chăn nuôi bò, chăn nuôi heo 2.150 con.
Trồng trọt và chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do thức ăn gia súc và giá vật tư nông nghiệp
cũng tăng. Bên cạnh đó, dịch cúm H1N1 bùng phát gây tâm lý bất an cho người chăn nuôi.
UBND phường đã phối hợp với trạm khuyến nông và bảo vệ thực vật tổ chức 03 cuộc tập
huấn về phòng và trị bệnh cho bò, hội thảo sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn,…
 Công nghiệp
162 doanh nghiệp, 54 tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ tăng 4 hộ nâng tổng số hộ
lên 1.224 hộ.
 Công tác kiểm tra môi trường
Kiểm tra 03 cơ sở kinh doanh phế liệu liên quan đến môi trường theo phản ánh của người
dân, trong đó có 01 trường hợp xử phạt vi phạm hành chánh về thương mại nhưng doanh
32
nghiệp không chấp hành, UBND phường quyết định cưỡng chế 01 trường hợp chuyển
phòng kinh tế xử lý theo thẩm quyền và 01 trường hợp làm cam kết di dời theo quy định.
 Địa chính
Tiếp nhận và giải quyết 1.260 hồ sơ có liên quan về nhà đất và chuyển 100 hồ sơ xin cấp
giấy CNQSDĐ, 125 hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSDĐNƠ.
2.2.2. Điều kiện xã hội
Giải quyết việc làm cho 274/200 lao động đạt 137% và tạo điều kiện cho 01 trường hợp
vay vốn từ nguồn hỗ trợ ngân hàng. Chính sách xã hội để buôn bán với số tiền 10.000.000
đ, tạo điều kiện cho hộ có thu nhập, ổn định cuộc sống. Phối hợp với phòng Lao động
Thương binh Xã hội quận 12 tổ chức đưa 03 đối tượng diện chính sách đi điều dưỡng tại
Cần Giờ, 05 đối tượng đi điều dưỡng tại Đà Lạt, chỉ điều dưỡng tại nhà 17 đối tượng, với
số tiền là 11.900.000 đ và bàn giao 02 đối tượng lang thang vào Trung tâm bảo trợ xã hội
Tp.HCM.
Hiện nay UBND phường quản lý 16 học viên sau cai nghiện, trong đó 10 người có sức
khoẻ tốt, 02 trung bình và 04 đã nhiễm HIV, AIDS.
 Dân số - Gia đình và trẻ em
- Thực hiện tốt chiến dịch truyền thông dân số đợt I/2009, kết quả trong 06 tháng đầu
năm đã vận động được 04/07 ca triệt sản đạt 57,14%; đặt vòng 11/170 ca đạt 65,2%;
thuốc tiêm 20/25 ca đạt 80%; thuốc cấy tránh thai 01/02 ca đạt 50%; thuốc và bao cao
su tránh thai đạt trên 60%. Thu quỹ bảo trợ trẻ em nghèo được
7.000.000đ/10.000.000đ đạt 70%;
33
- Trong 06 tháng đầu năm đã cấp phát 268 thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ dưới 06
tuổi;
- Tổ chức 01 buổi tuyên truyền kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục và trẻ lao động
nặng nhọc trong điều kiện độc hại nguy hiểm cho học sinh phổ cập có 169 em tham
dự;
- Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 Thành phố, quận đã tặng 54 phần quà trị giá mỗi
phần quà 100.000đ cho các em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt trên địa bàn phường và
05 em được nhận tiền theo QĐ 19 (300.000đ/em). UBND phường hỗ trợ 1.040.000đ
để mua tập, quà bánh nhân ngày tổng kết học sinh phổ cập và mạnh thường quân KP3
tặng 200 cuốn tập;
- Thường xuyên tyuên truyền vận động người dân không sinh con thứ 3, tuy nhiên trong
06 tháng đầu năm trên địa bàn phường đã có 08 trường hợp sinh con thứ 3.
 Công tác xoá đói giảm nghèo
- Lập danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT cho hộ có thu nhập từ 6-8 triệu/người/năm là
2.341 người.
- Rà soát các hộ nghèo có vay các nguồn vốn do Hội CCB, HND, HLHPN và đoàn
thanh niên quản lý.
- Khảo sát thu thập hộ nghèo giai đoạn 3, kết quả có 1.071/1.079 hộ (có 08 hộ đã bán
nhà), dự kiến sẽ đưa ra khỏi chương trình 61 hộ có thu nhập trên 12 triệu
đồng/người/năm. Trong đó:
+ 475 hộ thu nhập từ 6-8 triệu đồng/người/năm;
+ 289 hộ có thu nhập trên 8-10 triệu đồng/người/năm;
+ 246 hộ có thu nhập trên 10 -12 triệu đồng/người/năm;
34
+ 61 hộ có thu nhập trên 12 triệu đồng/người/năm.
Thu quỹ XĐGN 7.100.000đ/13.000.000đ đạt 54,62%. Vận động hiện vật
3.800.000đ/5.000.000đ đạt 76%.
 Công tác phổ cập giáo dục
- Duy trì 5 lớp phổ cập tiểu học với 89 em; 4 lớp THCS với 70 em; 3 lớp THPT với 122
em.
- Kết quả, trong năm học 2008-2009:
+ Đối với phổ cập giáo dục: tỷ lệ học sinh hoàn thành bậc tiểu học 7/7 em đạt 100%;
tỷ lệ tốt nghiệp THCS 7/7 em đạt 100%; tỷ lệ tốt nghiệp THPT 1/16 em đạt 6,25%.
+ Đối với giáo dục phổ thông: tỷ lệ học sinh tốt nghiệp vào lớp 6 là 211/211 học sinh
đạt 100%.
 Công tác y tế
- Trạm y tế phường đã tổ chức khám chũa bệnh cho 7.417 lượt người, số trẻ đã được
tiêm chủng 1.972 trẻ.
- Trạm y tế phường phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng Quận 12 tổ chức tiêm phòng
ngừa dịch bệnh quai bị tại Trường Mẫu giáo Hoạ Mi 1, có 479 ca được tiêm ngừa.
- Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hộ kinh doanh ăn uống, trong 6 tháng đầu
năm đã kiểm tra được 2332 hàng quán và cấp 99 giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh
an toàn thực phẩm cho các hộ kinh doanh trên địa bàn theo phân cấp quận.
- Tình hình dịch bệnh: trong 06 tháng đầu năm trên địa bàn phường xảy ra 48 ca sốt
xuất huyết; 10 ca tay chân miệng; 18 ca sởi, quai bị, Rubella và theo dõi cách ly tại
nhà 08 ca nghi nhiễm cúm A H1N1 do đi chung với chuyến bay có người bị nhiễm,
đến nay 8 người này đã khoẻ mạnh bình thường.
35
 Công tác chữ thập đỏ
- Tổ chức Đại hội Đại biểu Hội chữ thập đỏ phường nhiệm kỳ III (2009-2014) có 95 đại
biểu chính thức và 30 khách mời tham dự.
- Hội chữ thập đỏ phường tổ chức hiến máu nhân đạo 02 đợt năm 2009 được 159/180 ca
đạt 88,33%.
- Duy trì 02 chốt sơ cấp cứu tại khu phố 2A và khu phố 3.
 Công tác tư pháp – hộ tịch
- Tổ chức 48 cuộc tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ, Luật khiếu nại tố cáo,
Nghị định 146 của Chính phủ, Luật thực hành tiết kiệm – chống lãng phí và Luật
phòng, chống tham nhũng, Luật đất đai, luật Lao động, Chỉ thị 406/TTg của Chính
phủ, Luật phòng chống ma tuý, dân số kế hoạch hoá gia đình, các quy định về phòng,
chống cháy nổ, tiết kiệm điện, đền bù giải toả có 9.678 người tham dự và phát 2.964
tờ rơi về an toàn giao thông và tuyên truyền luật thuế thu nhập cá nhân cho nhân dân.
Tổ chức 01 cuộc thi tìm hiểu luật khiếu nại tố cáo, có 92 hoà giải viên tham dự.
- Phối hợp BCH đoàn phường, nhóm sinh viên trường ĐH luật TP.HCM biểu diễn 02
tiểu phẩm về đền bù giải toả và vệ sinh môi trường cho 172 lượt người xem.
36
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
3.1.1. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án
Các hoạt động trong giai đoạn xây dựng dự án bao gồm:
• San lấp mặt bằng, thi công nền móng
• Vận chuyển, tập kết, lưu giữ nguyên vật liệu
• Xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng, kỹ thuật
• Sinh hoạt của nhân viên xây dựng tại công trường.
3.1.1.1. Các nguồn tác động có liên quan đến chất thải
Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng được trình
bày trong bảng dưới đây
Bảng 3.1 Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường có liên quan đến chất
thải trong giai đoạn xây dựng
Các hoạt động Nguồn gây tác động
San lắp mặt bằng, thi công
nền móng
- Vận chuyển vật liệu xây dựng (gỗ, sắt thép, tôn,…)
- Bụi, khói thải, tiếng ồn của các máy móc (máy trộn xi
măng, xe cẩu,…)
- Nước chảy tràn trên bề mặt công trường
- Chất thải rắn từ hoạt động phát quan cây cối và chất thải
từ quá trình xây dựng.
Vận chuyển, tập kết, lưu
giữ nguyên vật liệu
- Khí thải, bụi từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu
37
như xi măng, cát đá,…
- Chất thải nguy hại bao gồm các thùng sơn, giẻ lau dính
dầu mỡ
Xây dựng các hạng mục cơ
sở hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật
- Khói bụi từ việc vận chuyển máy móc thiết bị, VLXD
đến nhà xưởng
- Quá trình thi công có gia nhiệt (cắt, hàn, tiện)
- Khói thải từ các hoạt động thi công như xe ủi, xe nâng,
…
Sinh hoạt của công nhân - Chất thải sinh hoạt của công nhân trên công trường, bao
gồm nước thải và chất thải rắn
3.1.1.1.1. Tác động đến môi trường không khí
a) Ô nhiễm bụi do hoạt động san lắp mặt bằng và xây dựng các hạng mục
Trong hoạt động san lắp mặt bằng thì xảy ra các quá trình đào đất và vận chuyển đất đá ở
công trường gây ra bụi.
Theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức y tế thế giới (WHO) 1993, lượng bụi này
có thể dự báo với các giả thiết như sau :
Hệ số ô nhiễm bụi từ quá trình vận chuyển đất đá có thể ước tính như sau:





 −
























=
365
365
4
7
,
2
48
12
)
7
,
1
(
5
,
0
7
,
0
p
w
W
S
s
k
E
- E: hệ số ô nhiễm (kg/tấn)
- k: cấu trúc hạt có giá trị trung bình 0,2 m
µ
- s: độ dày của lớp bụi phủ bề mặt đường (8,9 %).
- S: vận tốc trung bình của các phương tiện vận chuyển đất đá ra vào khu vực dự án (5
km/h)
- W: tải trọng của phương tiện (15 tấn)
- w: số bánh xe trung bình (6 bánh)
- p: số ngày mưa trong năm (140 ngày)
38
Như vậy, hệ số ô nhiễm bụi sẽ là E = 0,08 kg/tấn.
Theo dự tính chuẩn đất đá để xây dựng, thì cần khoảng 10420 m3
đất đá đễ san lắp toàn
bộ diên tích dự án. Mặt khác, do địa hình dự án có độ cao không đồng đều, lại có nhiều vị
trí bị trũng nên cần một khối lượng đât đá san lắp lớn. Tỉ trọng đất đá trung bình là 1,45
tấn/m3
nên tổng khối lượng đất đá đào lắp là 15109 tấn đất đá.
Từ hệ số nhiễm bụi và tổng khối lượng đất đá đào lắp, tính được tổng tải lượng bụi phát
sinh trong toàn bộ thời gian san lắp là 1209 kg
Kết quả ước tính hệ số phát thải và nồng độ bụi phát sinh từ quá trình đào đắp được trình
bày trong bảng sau:
Bảng 3.2 Hệ số phát thải và nồng độ bụi ước tính phát sinh trong quá trình đào đắp
Tải lượng(*)
(kg/ngày)
Hệ số phát thải bụi bề mặt(**)
(g/m2
/ngày)
Nồng độ bụi trung bình(***)
(mg/m3
)
40,3 0,33 1,40
Ghi chú:
- (*) : Tải lượng (kg/ngày) = Tổng tải lượng bụi (kg)/ Số ngày thi công (ngày)
Số ngày thi công san lấp mặt bằng là 30 ngày;
- (**) : Hệ số tải lượng bụi bề mặt (g/m2
/ngày )= Tải lượng (kg/ngày) x 103
/Diện tích
(m2
)
Diện tích mặt bằng dự án là 120000 m2
;
- (***): Nồng độ trung bình (mg/m3
) = Tải lượng (kg/ngày) x 106
/ 24 / V (m3
)
Thể tích tác động trên mặt bằng dự án V = S x H với S = 120000 m2
và H = 10 m
(vì chiều cao đo các thông số khí tượng là 10 m) ;
So với QCVN 19:2009/BTNMT về chất lượng không khí xung quanh, ta thấy nồng độ bụi
trung bình của hoạt động san lắp mặt bằng và thi công nền móng vượt qui chuẩn cho
phép đối với nồng độ bụi trung bình trong 1 giờ .
39
Trong xây dựng các hạng mục của dự án cũng sẽ phát sinh ra nhiều bụi từ xi măng, gạch,
....Nhìn chung, hạng mục càng cao thì khả năng phát bụi càng lớn.
Vì vậy, nhà thầu xây dựng cần có các biện pháp thích hợp để đảm bảo chất lượng môi
trường không khí để bảo vệ sức khỏe của người công nhân và các hộ dân nằm ở khu vực
hứng gió.
b) Ô nhiễm không khí phát sinh từ các phương tiện vận chuyển vật tư và từ các thiết
bị, máy móc thi công xây dựng
• Khí ô nhiễm
Các loại xe có tải trọng từ 3,5 đến trên 16 tấn, hoạt động liên tục 12h chuyên chở vật liệu
xây dựng, thiết bị bằng đường bộ có thể gây ô nhiễm không khí do động cơ đốt trong có
sử dụng nhiên liệu là dầu DO. Với khối lượng vật liệu xây dựng, trang thiết bị được ước
tính vào khoảng 650000 tấn thì cần số lượt chuyên chở của xe tải 15 tấn là 44000 lượt (có
tải), số lượt xe không tải cũng là 44000 lượt. Như vậy, có tổng cộng 88000 lượt xe chuyên
chở ra vào khu vực dự án.
Hiện nay, chưa có số liệu chuẩn hoá về nguồn thải do các loại xe gây ra, do đó có thể sử
dụng phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Bảng 3.3 Hệ số ô nhiễm không khí đối với xe tải
TT Các loại xe
Đơn vị
(U)
SO2
kg/U
NOx
kg/U
CO
kg/U
VOC
kg/U
1
Xe tải lớn động cơ Diesel
3,5 đến 16 tấn
1000 km 4,29*S 11,8 6 2,6
tn of
Fuel
20*S 55 28 12
(*) Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution -WHO, 1993.
Ghi chú: S là hàm lượng Sulfure trong dầu (S = 0,25%)
40
Với quãng đường trung bình cho 1 chuyến (đi và về) là 4km, thời gian thi công xây dựng
là 18 tháng. Ta có bảng tóm tắt tải lượng các chất khí ô nhiễm của hoạt động chuyên chở
vật liệu, thiết bị như sau:
Bảng 3.4 Tải lượng các chất khí ô nhiễm của hoạt động vận tải
ST
T
Chất ô nhiễm
Tải lượng
(kg/1000
km)
Tổng chiều
dài (1000
km)
Tổng tải
lượng
(kg/thời
gian thi
công)
Tải lượng
trung bình
(kg/ngày)
1 SO2 4,29S 176 188,8 0,35
2 NOx 11,8 176 2076,8 3,85
3 CO 6 176 1056 1,96
3 VOC 2,6 176 457,6 0,85
Tải lượng các chất ô nhiễm trung bình hàng ngày phát sinh bởi hoạt động vận chuyển vật
tư và các thiết bị máy móc thi công là rất lớn, ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường
không khí và tác động tiêu cực đến công nhân làm việc và các hộ dân xung quanh dự án,
đặc biệt là các hộ dân ở vị trí hứng gió. Đây là nguồn ô nhiễm khó kiễm soát và quản lý,
vì vậy rất cần sự quan tâm của chủ doanh nghiệp cũng như nhà thầu xây dựng về việc
giảm thiểu phát thải của các loại khí ô nhiểm để đảm bảo sức khỏe cho công nhân và các
hộ dân xung quanh dự án.
• Bụi
Ngoài hoạt động san lắp mặt bằng và thi công nền móng thì các hoạt động như vận
chuyển, tập kết, lưu trữ nguyên vật liệu, xây dựng các hạng mục cũng làm phát sinh nhiều
bụi do có quá trình vận chuyển các loại nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ xây
41
dựng. Quá trình vận chuyền chủ yếu bằng đường bộ nên có ảnh hưởng đến các hộ dân
xung quanh dự án, ngoài ra, các quần thể sinh vật xung quanh dự án cũng bị ảnh hưởng
bởi bụi. Vì vậy, rất cần sự khắc phục hợp lý của chủ đầu tư để giảm nhẹ những tác động
tiêu cực của hoạt động này.
c) Khí thải từ các phương tiện máy móc thi công xây dựng
Các phương tiện này chủ yếu phục vụ cho hoạt động đào - đắp đất, thi công nền móng,
san ủi mặt bằng,… Số lượng phương tiện thi công tham khảo từ những dự án tương
đương trong giai đoạn thi công lớn nhất khoảng 10 phương tiện trong một ngày.
Lượng nhiên liệu (dầu DO) tiêu thụ của các phương tiện hoàn toàn khác nhau, nhưng theo
thực tế vận hành của các thiết bị thi công (máy san, máy ủi, máy xúc,…) thì bình quân
lượng dầu tiêu thụ trung bình một ngày làm việc 12 tiếng của một phương tiện thi công
khoảng 70 lít/ngày. Hệ số và tải lượng ô nhiễm do đốt dầu DO của các phương tiện thi
công xây dựng được trình bày trong Bảng 3.5.
Bảng 3.5 Hệ số và tải lượng ô nhiễm do đốt dầu DO của các phương tiện thi công
Khí thải Bụi SO2 NO2 CO VOC
Hệ số ô nhiễm (kg/tấn) (*) 4,3 20S 55 28 12,0
Tải lượng ô nhiễm (kg/h) 0,211 0,25 2,71 1,38 0,59
(*) Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution -WHO, 1993.
Các chất ô nhiễm trên có thể gây tác động đến công nhân làm việc trực tiếp tại công
trường. Các phương tiện này chủ yếu phục vụ cho hoạt động đào - đắp đất, thi công nền
móng, san ủi mặt bằng,… Số lượng phương tiện thi công tham khảo từ những dự án
tương đương trong giai đoạn thi công lớn nhất khoảng 10 phương tiện trong một ngày.
Các chất ô nhiễm trên có thể gây tác động đến công nhân làm việc tại công trường. Tuy
nhiên, khu vực dự án được bố trí sau khuôn viên nhà máy, cuối hướng gió, thoáng và
cách xa khu vực sản xuất và làm việc của nhà máy nên mức độ ảnh hưởng của các tác
nhân trên đến môi trường xung quanh là hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách ly, che
chắn khu vực thi công xây dựng.
42
d) Tác hại của các chất ô nhiễm không khí
Tác hại của các chất ô nhiễm không khí được thể hiện như sau:
Bảng 3.6 Những tác hại của các chất ô nhiễm không khí
STT Chất ô nhiễm Tác động
1 CO (Cacbonmonoxit)
- Gây suy giảm về thể chất, tình thần
- Gây đau đầu
- Nếu hít lượng lớn sẽ tử vong
2 NOx (Oxit nito)
- Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu
- Tạo mưa axít ảnh hưởng xấu tới sự phát triển
thảm thực vật và cây trồng
- Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá huỷ
vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa
- Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng
ôzon
- Có khả năng liên kết với VOC (hợp chất hữu cơ
dễ bay hơi) để tạo thành khí ô nhiểm là O3, có
khả năng gây ngạt
3 SOx (oxit lưu huỳnh)
• SO2 gây ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp, đặc biệt
là bệnh suyễn
• Làm suy yếu phổi, làm trầm trọng thêm bệnh tim
mạch và bệnh phổi đang có
• Dẫn đến cái chết sớm
• SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ
kiềm trong máu
4 CO2 (Cacbonic)
- Gây rối loạn hô hấp phổi;
- Gây hiệu ứng nhà kính;
- Tác hại đến hệ sinh thái.
5
Tổng hydrocarbons
(THC)
- Gây suy giảm chức năng phổi
- Làm trầm trọng hơn bệnh tim mạch, bệnh khí
thũng, bệnh viên phế quản
6 Bụi - Kích thích hô hấp, xơ hoá phổi, ung thư phổi
43
- Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường
tiêu hoá
3.1.1.1.2. Tác động đến môi trường nước
Tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước trong giai đoạn xây dựng, bao gồm:
- Nước thải của 150 công nhân làm việc trên công trường
- Nước thải phát sinh do hoạt động thi công
- Nước mưa chảy tràn
a) Nước thải của 150 công nhân làm việc trên công trường
Nước thải của công nhân xây dựng có thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu gồm: Các
chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng
(N, P) và vi sinh gây bệnh (Coliform, E.Coli). Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì thành
phần và hệ số ô nhiểm của mỗi người hày ngày đưa vào môi trường (chưa qua xử lý)
được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.7 Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày sinh hoạt đưa vào môi trường
(nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý)
Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày)
BOD5 45-54
COD 72-102
SS 70-145
Dầu mỡ 10-30
Tổng nitơ 6-12
Amoni 2,4-4,8
Tổng photpho 0,8-4,0
(*) Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution -WHO, 1993.
44
• Tồng lưu lượng nước thải của 150 công nhân:
Tiêu chuẩn cấp nước cho mỗi công nhân làm việc là 120 lít/người.ngày. Như vậy, tổng
lượng nước cấp cho 150 công nhân là 18 m3
/ngày. Lượng thước thải thường chiếm 80%
tổng lượng nước cấp sau khi đã qua sử dụng, như vậy tổng lưu lượng nước thải của 150
công nhân là 14,4 m3
/ngày.
• Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải của 150 công nhân:
Bảng 3.8 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của 150 công nhân
Thông số ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày)
BOD5 6,8 - 8,1
COD 10,8 – 15,3
SS 10,5 – 21,8
Dầu mỡ 1,5 – 4,5
Tổng N 0,9 – 1,8
Amoni 0,36 – 0,72
Tồng P 0,12 - 0,6
• Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt của công nhân:
Bảng 3.9 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân
Thông số ô nhiễm Nồng độ (mg/l) QCVN 14 : 2008
/BTNMT
Cột B
BOD5 472,2 – 562,5 50
COD 750 – 1062,5 150*
SS 729,2 - 1513,9 100
Dầu mỡ 104,2 - 312,5 50
45
Tổng N 62,5 - 125 20
Amoni 25 – 50 10
Tổng P 8,3 - 41,2 10
(*) QCVN 40:2011/BTNMT, cột B (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp)
So sánh với QCVN 14/2008 BTNMT về nước thải sinh hoạt. Ta thấy, nồng độ các chất ô
nhiễm trong nước thải của 150 công nhân vượt quá giới hạn cho phép của cột B. Cụ thể,
nồng độ BOD5 vượt hơn 11 lần, SS cũng vượt hơn giá trị cho phép hơn 15 lần, dầu mỡ
vượt hơn 6 lần, Amoni vượt hơn 5 lần. Riêng COD được so sánh với QCVN
40:2011/BTNMT thì nồng độ COD có trong nước thải sinh hoạt của công nhân vượt hơn
7 lần ...Như vậy, đây là một nguồn gây ô nhiễm môi trường nước rất lớn nếu không có
biện pháp quản lý và xử lý thích hợp.
b) Nước chảy tràn trên bề mặt dự án cuốn theo đất đá xuống nguồn nước tiếp nhận
Nước chảy tràn trên công trường xây dựng phần lớn là do mưa nước đóng góp vào,
ngoài ra còn do nước tưới đường giảm bụi, nước tưới tường sau khi xây,…. Nước chảy
tràn thường cuốn theo đất cát, xi măng, rác thải sinh hoạt của công nhân, rác thải trong
quá trình xây dựng và trở thành nguồn nước gây ô nhiễm đến nguồn nước mặt, môi
trường đất và ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực. Lượng nước
mưa chảy tràn trên bề mặt Dự án nếu không được thoát hợp lý có thể gây ứ đọng, cản trở
quá trình thi công.
• Tính toán lưu lượng nước mưa tại khu vực xây dựng:
Lưu lượng nước mưa chảy tràn lớn nhất:
A
I
K
Q ×
×
×
= 278
,
0
max
Trong đó:
- A: Tổng diện tích của khu đất = 120000 m2
.
- I: Cường độ mưa cao nhất của tháng = 603 mm/tháng = 0,603m/tháng.
46
- K: Hệ số chảy tràn = 0,6.
)
/
(
12070
120000
6
,
0
603
,
0
278
,
0 3
max ngày
m
Q =
×
×
×
=
⇒
Như vậy, lưu lượng nước mưa chảy tràn trung bình cao nhất của ngày (lấy 1 tháng có
30 ngày):
Qmax= 402,3 m3
/ngày
Nhìn chung, tác động ô nhiễm do nước mưa chảy tràn trong giai đoạn xây dựng là không
lớn, chủ yếu có độ đục cao do cuốn theo đất đá, vật liệu xây dựng và có thể bị nhiễm dầu
mỡ của các phương tiện vận chuyển, xây dựng (là các chất thải nguy hại).
Vì vậy, thầu đầu tư cũng cần có các biện pháp thích hợp để phòng tránh những tác động
xấu đến môi trường do nước mưa chảy tràn
c) Nước thải do các hoạt động thi công
Hoạt động thi công rất đa dạng và nhu cầu dùng nước cũng rất lớn. Bảng dưới đây sẽ liệt
kê một số hoạt động thi công ứng với nhu cầu dùng nước của chúng.
Bảng 3.10 Lượng nước sơ bộ dùng cho một số hoạt động thi công
Hoạt động Đơn vị
Máy đào đất chạy
bằng hơi làm việc
Trong đất cát
1 m3
đất nguyên thổ
Trong đất sét
Trong đất đá
Máy đào đất chạy bằng động cơ đốt trong làm việc 1 máy/ 1 giờ
Rửa cuội và đá dăm
Khi độ lớn trung bình, rửa
bằng tay
1 m3
/ vật liệu rửa
Khi bẩn nhiều
Khi rửa bằng cơ giới
Rửa cát trong chậu
Rửa cát lẫn đá dăm trung bình
47
Trộn bê tông
Trộn bê tông cứng
1 m3
bê tông
Trộn bê tông dẻo
Trộn bê tông đúc
Trộn bê tông nóng
Tưới bê tông và ván khuôn trong điều kiện khí hậu
trung bình
1 m3
bê tông/ngày đêm
Xây gạch bằng vữa xi măng kể cả trộn vữa và không
tưới gạch
1000 viên gạch
Xây vữa bằng xi măng nóng
1 m3
đá xây
Tưới gạch xây
Xây đá hộc
Bằng vữa xi măng
Bằng vữa tam hợp
(Nguồn: Giáo trình Mạng lưới cấp và thoát nước, Ths Nguyễn Thị Thanh Hương)
Theo lí thiết, 80% lượng nước cấp sẽ chuyển thành nước thải sau khi qua sử dụng và
dựa vào bảng có thể ước lượng được lượng nước thải phát sinh do hoạt động thi công là
rất lớn. Tuy nhiên, nếu sử dụng nước mà không để tiếp xúc với dầu mỡ thì nước thải hầu
như chỉ có chứa nhiều đất đá, chất rắn không tan và chất vô cơ nên không tác động lớn
đến môi trường. Nhưng cũng cần chú ý đến khả năng tác động xấu đến hệ sinh thái dưới
nước do khả năng lắng đọng làm nông dòng nước.
3.1.1.1.3. Tác động do chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn xây dựng bao gồm các nguồn sau:
- Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn san lắp mặt bằng
- Chất thải rắn phát sinh trong hoạt động xây dựng các hạn mục
48
- Chất thải rắn do sinh hoạt của công nhân
- Chất thải rắn nguy hại.
a Chất thải rắn của hoạt động san lắp mặt bằng
Việc san lấp mặt bằng của dự án sẽ tập trung lượng đất đào trong khu vực không chỉ làm
mất mỹ quan khu vực mà còn góp phần làm gia tăng ô nhiễm môi trường không khí trong
những ngày nắng và môi trường nước vào những ngày mưa. Do đó, toàn bộ lượng đất này
sẽ được tận dụng để san lấp lại cho công trình, một phần sẽ được thu gom và bán cho các
đơn vị đang có nhu vầu san lấp trong khu vực.
b) Chất thải rắn do họat động xây dựng các hạng mục
Chất thải rắn từ hoạt động xây dựng chủ yếu là đất cát dư, xà bần, gỗ, kim loại (sắt, đinh
sắt,…) carton, gỗ dán, dây điện, ống nhựa, kiếng,… Các chất thải này nếu không được thu
gom và vận chuyển đến nơi tập kết chất thải xây dựng sẽ gây khó khăn cho việc thi công
xây dựng, gây lẫn lộn giữa các nguyên vật liệu xây dựng và chất thải.
Chất thải rắn chủ yếu trong giai đoạn xây dựng nhà máy là các loại phế thải vật liệu xây
dựng rơi vãi trong quá trình thi công. Phần chất thải rắn này mặc dù không ảnh hưởng
đáng kể đến sức khỏe con người nhưng lại gây mất thẩm mĩ đối với cảnh quan khu vực,
nên cũng cần được thu gom và tập trung vào một khu vực quy định.
c) Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân
Với sinh hoạt của khoảng 150 công nhân (khi tập trung đông nhất) với lượng chất thải
rắn trung bình một ngày một người thải ra khỏang 0,3 kg/ngày, như vậy ước tính lượng
chất thải rắn khoảng 45 kg/ngày. Thành phần của loại chất thải này chủ yếu là chất hữu cơ
và một số thành phần khác như giấy vụn, vải, vỏ đồ hộp, thực phẩm thừa... nếu không
được thu gom và xử lý đúng chỗ sẽ gây ô nhiễm môi trường do mùi hôi của rác phân huỷ,
sinh ra các loại ruồi, bọ và các vi khuẩn truyền nhiễm từ đó gây ảnh hưởng đến môi
trường nước mặt, môi trường đất và gây mất cảnh quan môi trường.
49
Chủ dự án sẽ đảm bảo công tác thu gom và xử lý rác thải xây dựng, rác thải sinh hoạt và
vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo khống chế chặt chẽ sự phát sinh dịch bệnh và
bảo vệ sức khỏe người lao động.
d) Chất thải rắn nguy hại
Chất thải rắn nguy hại trong giai đoạn thi công, xây dựng bao gồm các thùng sơn sau khi
đã qua sử dụng, giẻ lau dầu nhớt, bóng đèn, chất chống thấm, phụ gia bêtông,… Đây là
nguồn ô nhiễm cần được thu gom và xử lý hợp lý để tránh gây tác động xấu đến môi
trường khi dự án đi vào hoạt động. Mặc dù khối lượng phát sinh không nhiều, nhưng đây
là nguồn gây ô nhiễm cần được thu gom và xử lý, ước tính khoảng 20 kg trong suốt quá
trình xây dựng.
3.1.1.2. Các nguồn không liên quan đến chất thải
Quá trình thi công, xây dựng các hạng mục công trình của nhà máy sẽ có một số tác động
không liên quan đến chất thải có ảnh hưởng tiêu cực, tích cực đến môi trường xung
quanh, được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.11 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây
dựng nhà máy
STT Nguồn gây tác động Tác động
1
Tập trung khoảng 150 công
nhân xây dựng công trình, cơ
sở hạ tầng của dự án.
- Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội khu vực.
- Nguy cơ làm xuất hiện và gia tăng tệ nạn
xã hội
- Khả năng tăng mật độ giao thông trên
tuyến đường.
- Tiếng ồn của các công nhân trên công
trường
3
Giao thông vận tải
- Tăng mật độ giao thông.
- Xuống cấp các công trình giao thông
- Tiếng ồn, rung động từ các phương tiện
vận chuyển
50
4
Thi công các hạng mục công
trình.
- Sụt lún do quá trình đào đất làm móng
các hạng mục công trình
- Tiếng ồn, rung động của các phương tiện
vận chuyển, lắp đặt máy móc thiết bị
- Nhiệt thừa từ quá trình hàn, xì
5
Sinh hoạt của công nhân
- Tiếng ồn khu vực sinh hoạt của công
nhân
- Các tệ nạn xã hội phát sinh
a) Tiếng ồn
• Tiếng ồn phái sinh cho các loại máy móc, thiết bị trên công trường
Trong quá trình thi công xây dựng, tiếng ồn phát sinh từ các nguồn sau:
-Xe vận chuyển thiết bị và nguyên liệu.
- Các hoạt động của máy xúc, máy đóng cọc, máy khoan,…
Đây là nguồn gây ồn đáng kể, vì vậy chủ đầu tư cần có biện pháp giảm thiểu mức gây
ồn của các thiết bị thi công đến môi trường xung quanh, tránh làm ảnh hưởng đến đời
sống của người dân trong khu vực lân cận. Mức ồn phát sinh từ một số thiết bị thi công
tham khảo được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.12 Mức ồn từ các thiết bị thi công
Thiết bị Mức ồn (dBA), cách nguồn 15m
Tài liệu (1) Tài liệu (2) Tài liệu (3)
Máy ủi 93,0 - -
Máy đầm nén (xe lu) - 72,0 – 74,0 -
Máy san phẳng - 80,0 – 93,0 -
Xe tải - 82,0 – 94,0 -
Máy trộn bêtông 75,0 75,0 – 88,0 -
Bơm bêtông - 80,0 – 83,0 -
51
Thiết bị Mức ồn (dBA), cách nguồn 15m
Máy đầm bêtông 85,0 - -
Cần trục di động - 76,0 – 87,0 -
Máy phát điện - - 72,0 - 82,5
Máy lát đường - - 87,0 - 88,5
Máy cạp đất - - 80,0 - 93,0
Máy kéo - - 77,0 - 96,0
Gầu ngược - - 72,0 – 93,0
Máy xúc gầu trước - - 72,0 – 84,0
Máy khoan đá - - 87,0
Máy nén - - 75,0 - 87,0
Búa nén và máy
khoan đá
- - 81,0 - 98,0
Máy đóng cọc - - 95,0 - 106,0
(Nguồn: Tài liệu (1): Nguyễn Đinh Tuấn và cộng sự, 2000, Tài liệu (2): Mackernize,
1985, Tài liệu (3): Công ty TNHH MTV XL Môi Trường Trí Việt tổng hợp, tháng (3/2011)
• Tiếng ồn do sinh hoạt của công nhân
Tiếng ồn của từng công nhân thì không gây ồn nhưng với số lượng 150 công nhân mà
phần lớn trong số đó ở ở lại trong các nhà tạm cho công nhân trên công trường thì tiếng
ồn sẽ rất lớn. Một điều phải nhắc đến đến đó là khu nhà tạm của công nhân thường được
xây dựng ở góc hoặc sát hàng rào tiếp giáp với đất của các hộ dân, vì vậy, khả năng gây
ồn và ảnh hưởng đến người dân là rất lớn.
Vì vậy, tiếng ồn sinh hoạt của công nhân cũng cần được các chủ đầu tư tính đến và có
biện pháp khắc phục, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của các hộ dân lân cận.
b) Ảnh hưởng đến môi trường đất và nước ngầm
• Sụt lún
52
Trong quá trình xây dựng các hạng mục công trình cho nhà máy, một số hạng mục khi thi
công móng đòi hỏi phải thực hiện ở độ sâu dưới mặt đất từ 2-3m. Do đó công tác đào đất,
làm tường cừ hố đào khi thi công móng sẽ gây sụt lún đất do:
- Đào đất trúng mạch nước ngầm.
- Khi rung hoặc ép tường cừ chế tạo sẵn sẽ làm cho bề mặt đất có xu hướng nâng lên
và đất bị đẩy ra xa. Ngược lại khi thi công cọc khoan nhồi hoặc barrette thì bề mặt đất
xung quanh bị lún xuống và đất dịch chuyển ngang hướng về vị trí khoan tạo lỗ, làm cho
đất nền ở khu vực xung quanh bị lún xuống.
• Thay đổi tính chất của đất
Quá trình bê tông hóa mặt bằng làm cho đất tự nhiên từ việc nhận được nước mưa hàng
năm để duy trì những tính chất vật lý, hóa học của nó thì giờ đây có nguy cơ bị khô hóa,
sinh vật đất nghèo nàn.
• Nước ngầm
Quá trình bê tông hóa cũng ngăn chặn sự bổ cập của nước mưa cho mạch được ngầm, làm
thấp mạch nước ngầm. Nhìn chung cũng ảnh hưởng đến mạch nước ngầm một cách cục
bộ.
c) Ảnh hưởng đến hệ sinh thái
Hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm các loài thực vật và động vật ứng với các loài thực vật
đó sẽ bị tiêu diệt hoặc di cư đi nơi khác do quá trình bê tông hóa. Ngoài ra, vi khí hậu
cũng bị thay đổi do các loài thực vật (bao gồm các loài cây gỗ lớn) bị chặt đốn để thực
hiện việc xây dựng.
d) Tác động đến kinh tế
Hoạt động xây dựng sẽ thu hút nhiều lao động phổ thông, đặc biệt là lao động ở địa
phương tạo ra công ăn việc làm, tăng nhập cho người lao động
Thúc đẩy hàng hóa lưu thông (vật liệu xây dựng, dịch vụ vận tải), góp phần phát triển
kinh tế.
53
e) Tác động đến xã hội
Khi tiến hành xây dựng dự án, cần có một số lượng lớn công nhân tập trung ăn ở, sinh
sống và làm việc tại khu vực dự án. Việc tập trung một số lượng công nhân phần nào
cũng gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường tự nhiên – kinh tế xã hội của
khu vực. Việc xuất hiện các khu nhà ở tạm của công nhân sẽ kéo theo các lều quán dịch
vụ mọc lên, các tệ nạn xã hội như bài bạc, ma túy, băng phái cũng có nhiều khả năng phát
sinh gây mất trật trự an toàn xã hội
Ngoài ra, mối quan hệ giữa công nhân với nhau và với người dân lân cận có thể bị mâu
thuẫn trong quá trình sinh hoạt chung.
Các chủ đầu tư cần có biện pháp ngăn ngừa tệ nạn xã hội của công nhân để đảm bảo môi
trường xung quanh dự án luôn tốt, các hộ dân quanh dự án không bị phiền hà và đảm bảo
được chất lượng cũng như tiến độ của dự án.
3.1.2. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn đưa dự án vào hoạt động
Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án
Nhà máy được trình bày trong bảng 3.13.
Bảng 3.13: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn hoạt
động của dự án.
Stt Các hoạt động Nguồn gây tác động
1.
Phương tiện vận chuyển
nguyên liệu cho nhà máy
- Tiếng ồn và khói thải chứa thành phần ô nhiễm
như SOx, NOx, CO, CO2, THC, Bụi,…phát sinh từ
khói thải của phương tiện cơ giới.
- Bụi và khí thải từ quá trình đốt dầu DO tại lò hơi
2. Sinh hoạt và vệ sinh hàng
ngày của công nhân viên
nhà máy.
- Các thành phần ô nhiễm chủ yếu như vi sinh, dầu
mỡ, Nitrat, chất hữu cơ,... trong nước thải sinh
hoạt.
- Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải từ nhà vệ sinh
của công nhân,…
- Mùi hôi thối sinh ra từ quá trình phân hủy nước
thải tại các hố ga, hầm tự hoại, khu chứa chất thải
rắn sinh hoạt,…
3. Hoạt động của nhà máy - Bụi, tiếng ồn phát sinh từ quá trình xay, nghiền.
54
- Khí thải từ quá trình lên men
- Khí thải từ hệ thống làm lạnh
- Tiếng ồn và khí thải từ máy phát điện dự phòng
- Tiếng ồn, rác thải trong dây chuyền chiết chai,
lon.
- Chất thải rắn từ quá trình sản xuất (giấy, bã hèm,
lon sắt, giấy nhãn,…);
- Các loại rác thải nguy hại (Bóng đèn, lõi lọc
nước, chai lọ hóa chất…)
- Nước mưa chảy tràn mang theo bụi bẩn, chất rắn
lơ lửng và các tạp chất khác…
4 Trạm xử lý nước thải Tiếng ồn, mùi, khí thải từ hoạt động của Trạm xử
lý nước thải
3.1.2.1. Các nguồn tác động có liên quan đến chất thải
Bao gồm các nguồn gây tác động như sau:
- Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
- Nguồn gây ô nhiễm là nước thải
- Nguồn gây ô nhiễm là chất thải rắn.
3.1.2.1.1. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí có thể liệt kê như sau:
- Bụi, khí thải từ công đoạn vận chuyển;
- Bụi, tiếng ồn từ quá trình tiếp nhận và xử lý nguyên liệu (xay, nghiền);
- Tiếng ồn và khí thải từ máy phát điện dự phòng;
- Khí NH3 từ hệ thống làm lạnh;
- Khí CO2 từ quá trình lên men;
- Mùi và tiếng ồn từ hệ thống xử lý nước thải và trạm tập trung chất thải rắn;
- Tiếng ồn trong dây chuyền chiết chai, lon.
a) Bụi, khí thải từ công đoạn vận chuyển
55
Các phương tiện giao thông vận tải ra vào khu vực nhà máy chủ yếu phục vụ công đoạn
nhập liệu, xuất hàng và thu gom chất thải (bã hèm, xác men) từ quá trình nấu, lọc.
Các phương tiện vận chuyển sử dụng nhiên liệu chủ yếu là xăng và dầu diesel sẽ thải ra
môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí. Thành phần khí thải
chủ yếu là bụi, CO, SO2, NOx, CxHy,… Các thành phần này tùy theo đặc tính, nồng độ của
mỗi loại mà tác động lên môi trường của con người theo mỗi cách khác nhau.
b) Bụi và tiếng ồn từ quá trình tiếp nhận và xử lý nguyên liệu (xay, nghiền)
Bụi và tiếng ồn là hai yếu tố không thể tránh khỏi trong quá trình tiếp nhận và xử lý
nguyên liệu.
c ) Bụi và khí thải từ quá trình đốt dầu DO tại lò hơi
Theo quy mô sản xuất của công ty sẽ có 3 lò hơi với công suất 20 tấn hơi/h. Quá trình đốt
dầu Diesel hoạt động của lò hơi sẽ làm phát sinh bụi và các khí ô nhiễm như NOx, SO2 và
CO. Khi dự án đi vào hoạt động, để đảm bảo khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của
nhà máy đảm bảo đạt tiêu chuẩn quy định thì nhà máy phải có chế độ bảo hành, bảo
dưỡng định kỳ kèm theo.
Trong quy trình hoạt động, Công ty sử dụng lò hơi (nhiên liệu là dầu DO) do vậy việc
phát sinh ra khí thải là điều không thể tránh khỏi. Thành phần ô nhiễm của khí thải lò hơi
là: bụi, SO2, NO2, CO, CxHy..
Với công suất lò hơi là 20 tấn/giờ, nhu cầu sử dụng dầu DO của lò hơi một giờ là: 20
lít/giờ (1600lít/ngày/8giờ).
Nhu cầu sử dụng dầu DO của lò hơi một giờ là : 200 lít/giờ.
- Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO: S = 0,025%
- Tỷ trọng của dầu : 0,87 kg/l
Khối lượng dầu DO sử dụng trong một giờ: m = 200 lít/giờ x 0,87kg/lít = 174kg/giờ. Hệ
số ô nhiễm do đốt dầu DO trong khí thải lò hơi được trình bày trong Bảng 3.14.
56
Bảng 3.14: Hệ số các chất ô nhiễm do sử dụng dầu DO (lò hơi)
Chất ô nhiễm CO NOx SO2 Bụi
Hệ số (kg/tấn dầu) 0,71 0,284 20S 0,28
Nguồn: *WHO (1993).
Lưu lượng khí thải của lò hơi là QK = 28,3 (m3
/kg) x 169 (kg/h) = 4782,7 m3
/h.
Bảng 3.15 Tải lượng các chất ô nhiễm trong lò hơi.
Chất ô nhiễm Tải lượng 1 lò hơi (kg/h) Tải lượng 3 lò hơi (kg/h)
CO 0,123 0,37
NOX 0.049 0,148
SO2 0,087 0,261
Bụi 0,049 0,146
Bảng 3.16: Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải lò hơi trong một giờ
Chất ô nhiễm CO NOx SO2 Bụi
Tải lượng (kg/h) 0,37 0,148 0,261 0,146
Nồng độ (mg/m3
) 77,36 30,94 54,57 30,23
QCVN
19:2009/BTNMT
1000 850 500 200
Dựa vào bảng 3.16, dễ dàng thấy được nồng độ các chất ô nhiễm phát ra bởi lò hơi đều
thấp hơn so với QCVN 19:2009/BTNMT. Như vậy, nguồn phát thải của lò hơi có thể bỏ
qua, tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến việc xuống cấp của lò hơi, có thể sinh ra lượng bụi có
nồng độ cao hơn.
d) Tiếng ồn và khí thải từ máy phát điện dự phòng
57
Để ổn định điện cho hoạt động sản xuất của nhà máy trong trường hợp mạng lưới điện
có sự cố, nhà máy có sử dụng máy phát điện dự phòng với công suất 2000 KVA sử dụng
nhiên liệu dầu DO. Theo số liệu kỹ thuật của các nhà sản xuất và tham khảo các số liệu
các nhà sử dụng, thì định mức tiêu thụ nhiên liệu cho cho máy phát điện khi chạy 100%
công suất là 180 kg dầu DO/giờ. Mặt khác, hàm lượng S (lưu huỳnh) trong dầu DO
thương phẩm Việt Nam là 0,25%.
Bảng 3.17: Tải lượng các chất ô nhiễm từ khí thải máy phát điện dự phòng.
ST
T
Chất ô nhiễm
Hệ số
(kg/tấn)
Tải lượng
kg/h
01 Bụi 0,4 0,063
02 SO2 18S 0.704
03 NO2 11,8 1,847
04 CO 0,05 0,008
Bảng 3.18: Nồng độ của khí thải của máy phát điện dự phòng.
ST
T
Thông số
ô nhiễm
Nồng độ (mg/Nm3
) QCVN 19:2009/BTNMT
1 Bụi 14,22 200
2 SO2 158,85 500
3 NO2 416,76 850
4 CO 1,8 1000
Nhận xét:
Dựa vào bảng 3.18, dễ dàng thấy được nồng độ các chất ô nhiễm phát ra bởi máy phát
điện đều thấp hơn QCVN 19:2009/BTNMT. Như vậy, nguồn phát thải máy phát điện có
thể bỏ qua, tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến việc xuống cấp của máy phát điện, có thể sinh
ra lượng bụi có nồng độ cao hơn.
58
Tải bản FULL (file word 114 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
e) Khí CO2 từ quá trình lên men
CO2 là một trong những khí sinh ra chủ yếu trong quá trình lên men, ủ bia. Khí CO2 sau
khi được thu hồi trong quá trình ủ sẽ được dẫn về bồn nén làm sạch và khử trùng, sau đó
hoá lỏng và được nạp vào bình để phục vụ cho các mục đích khác.
Thông thường, trong không khí sạch, khí CO2 tồn tại ở mức 0,003 – 0,006% và hàm
lượng tối đa cho phép của CO2 trong không khí là 0,1%. Khí CO2 khi rò rỉ ra môi trường
không khí cũng gây những tác động đáng kể đến sức khoẻ của con người và môi trường
sống. Biểu hiện thường gặp đối với môi trường có nồng độ CO2 là gây ngạt thở, đau đầu
và bất tỉnh.Vì vậy, chủ dự án cần có các biện pháp thích hợp để đảm bảo chất lượng môi
trường không khí để bảo vệ sức khỏe của người công nhân dân cư lân cận.
f) Mùi, khí thải từ Trạm xử lý nước thải
Thành phần chất ô nhiễm không khí từ trạm xử lý nước thải cũng chủ yếu là: NH3, H2S,…
gây mùi khó chịu, ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ của công nhân nhà máy và
người dân khu vực lân cận.Vì vậy, chủ dự án cần có các biện pháp thích hợp để đảm bảo
chất lượng môi trường không khí để bảo vệ sức khỏe của người công nhân và dân cư lân
cận.
g) Tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động sản xuất tại nhà máy
- Tiếng ồn từ dây chuyền chiết chai, lon;
- Tiếng ồn từ hoạt động sản xuất;
- Tiếng ồn từ hoạt động của Trạm xử lý nước thải (máy bơm, máy nén khí,…).
Nhà máy phải thực hiện các giải pháp chống ồn cho các máy móc, thiết bị để hạn chế mức
độ phát sinh tiếng ồn nên tiếng ồn có thể được giản thiểu và không gây ảnh hưởng đáng
kể đến khu vực xung quanh.
3.1.2.1.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
Tương tự với các ngành sản xuất khác, hoạt động của nhà máy sản xuất bia cũng làm phát
sinh nước thải, bao gồm các nguồn sau:
- Nước thải sản xuất (chế biến như nấu, lên men, lọc bia, rửa, vệ sinh nhà xưởng,
59
Tải bản FULL (file word 114 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
…);
- Nước thải từ nhà ăn và nước thải sinh hoạt công nhân;
- Nước mưa chảy tràn.
a) Nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất của nhà máy bia thường có hàm lượng TSS, COD và BOD khá cao.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì thành phần và hệ số ô nhiểm của mỗi người hày ngày
đưa vào môi trường (chưa qua xử lý) được thể hiện trong bảng sau:
Bảng: 3.19: Lưu lượng và các thông số ô nhiễm trong nước thải sản xuất của nhà
máy bia.
Lưu lượng
(m3
bia/m3
nước
thải*)
BOD5
(kg/m3
nư
ớc thải)
TSS
(kg/m3
nước
thải)
COD
(kg/m3
nước
thải)
Tổng N
(kg/m3
nước
thải)
Tổng P
(kg/m3
nước
thải)
5,4 10,5 3,9 16,2** 0,43** 0,28**
(*) Lấy 1 năm = 338 ngày
(**) Số liệu tham khảo từ nhà máy sản xuất bia Việt Nam.
Nguồn: WHO (1993).
• Tổng lưu lượng nước thải
Tại nhà máy, nước thải sản xuất phát sinh từ các công đoạn sau: công đoạn nấu, công
đoạn lên men, lọc bia, vệ sinh chai lọ, chiết chai, vệ sinh nhà xưởng, nước xả từ hệ thống
xử lý nước cấp và nước từ phòng thí nghiệm.
- Theo tiêu chuẩn phát sinh nước thải trong quá trình sản xuất của 1m3
bia: 5,4 m3
nước
thải/m3
bia ( đối với nhà máy mới theo WHO 1993).
- Nhà máy hoạt động 6.5 ngày/tuần với công suất là 420.106
lít/năm(tương đương là
420.103
m3
/năm), nên ta có thế tính lượng nước thải sản xuất tương ứng phát sinh:
1
,
6710
4
,
5
.
338
10
.
420 3
=
=
Q
( m3
/ngày).
60
2652701

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Was ist angesagt? (20)

Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp nguy hại tại tỉnh Bình Thuận 0903034381
 Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp nguy hại tại tỉnh Bình Thuận 0903034381 Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp nguy hại tại tỉnh Bình Thuận 0903034381
Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp nguy hại tại tỉnh Bình Thuận 0903034381
 
Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại
Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hạiDự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại
Dự án xử lý rác thải công nghiệp nguy hại
 
DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Mở rộng gia công sản xuất Phân bón, Thu...
DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Mở rộng gia công sản xuất Phân bón, Thu...DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Mở rộng gia công sản xuất Phân bón, Thu...
DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Mở rộng gia công sản xuất Phân bón, Thu...
 
Lap du an nha may san xuat san pham tu phe lieu
Lap du an nha may san xuat san pham tu phe lieuLap du an nha may san xuat san pham tu phe lieu
Lap du an nha may san xuat san pham tu phe lieu
 
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương
 
Đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Dệt nhuộm
Đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Dệt nhuộm Đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Dệt nhuộm
Đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Dệt nhuộm
 
DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Nhà máy sản xuất gia cong phân bón và thuốc BVT...
DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Nhà máy sản xuất gia cong phân bón và thuốc BVT...DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Nhà máy sản xuất gia cong phân bón và thuốc BVT...
DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Nhà máy sản xuất gia cong phân bón và thuốc BVT...
 
Kế hoạch bảo vệ môi trường An Phú
Kế hoạch bảo vệ môi trường An PhúKế hoạch bảo vệ môi trường An Phú
Kế hoạch bảo vệ môi trường An Phú
 
Báo cáo dự án | Lập dự án nhà máy sản xuất gạch không nung
Báo cáo dự án | Lập dự án nhà máy sản xuất gạch không nungBáo cáo dự án | Lập dự án nhà máy sản xuất gạch không nung
Báo cáo dự án | Lập dự án nhà máy sản xuất gạch không nung
 
Thuyết minh dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp tại Đứ...
Thuyết minh dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp tại Đứ...Thuyết minh dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp tại Đứ...
Thuyết minh dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp tại Đứ...
 
Xin cấp phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Ba Tri - lapdu...
Xin cấp phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Ba Tri - lapdu...Xin cấp phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Ba Tri - lapdu...
Xin cấp phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Ba Tri - lapdu...
 
Dự án trang trại nuôi bò tây ninh
Dự án trang trại nuôi bò tây ninhDự án trang trại nuôi bò tây ninh
Dự án trang trại nuôi bò tây ninh
 
Kế hoạch bảo vệ môi trường Sao Nam Việt
Kế hoạch bảo vệ môi trường Sao Nam ViệtKế hoạch bảo vệ môi trường Sao Nam Việt
Kế hoạch bảo vệ môi trường Sao Nam Việt
 
Dự án xay bột đá vôi làm phân bo viên Kiên giang
Dự án xay bột đá vôi làm phân bo viên Kiên giangDự án xay bột đá vôi làm phân bo viên Kiên giang
Dự án xay bột đá vôi làm phân bo viên Kiên giang
 
Lap du an day chuyen giet mo bo hoang anh gia lai
Lap du an day chuyen giet mo bo hoang anh gia laiLap du an day chuyen giet mo bo hoang anh gia lai
Lap du an day chuyen giet mo bo hoang anh gia lai
 
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôiDự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi
 
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản - Cao ốc Khang Thông
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản - Cao ốc Khang ThôngĐề án bảo vệ môi trường đơn giản - Cao ốc Khang Thông
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản - Cao ốc Khang Thông
 
Nhà máy sản xuất nước giải khát năng lượng hữu cơ Đông Dương tỉnh Kiên Giang ...
Nhà máy sản xuất nước giải khát năng lượng hữu cơ Đông Dương tỉnh Kiên Giang ...Nhà máy sản xuất nước giải khát năng lượng hữu cơ Đông Dương tỉnh Kiên Giang ...
Nhà máy sản xuất nước giải khát năng lượng hữu cơ Đông Dương tỉnh Kiên Giang ...
 
Dự án trồng chè Ô Long
Dự án trồng chè Ô LongDự án trồng chè Ô Long
Dự án trồng chè Ô Long
 
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản - Nhà hàng vườn phố
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản - Nhà hàng vườn phốĐề án bảo vệ môi trường đơn giản - Nhà hàng vườn phố
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản - Nhà hàng vườn phố
 

Ähnlich wie Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia việt nam công suất 420 triệu lít năm

Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆTSlide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆTSlide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
ThaoNguyenXanh2
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
ThaoNguyenXanh2
 
1354_QD-BXD_374363 xuat dau tu xay dung va chi phi xu li chat thai ran.doc
1354_QD-BXD_374363 xuat dau tu xay dung va chi phi xu li chat thai ran.doc1354_QD-BXD_374363 xuat dau tu xay dung va chi phi xu li chat thai ran.doc
1354_QD-BXD_374363 xuat dau tu xay dung va chi phi xu li chat thai ran.doc
NghimTrngVit
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
ThaoNguyenXanh2
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Báo cáo kết quả kson dlbk
Báo cáo kết quả kson dlbkBáo cáo kết quả kson dlbk
Báo cáo kết quả kson dlbk
Jung Brian
 

Ähnlich wie Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia việt nam công suất 420 triệu lít năm (20)

Eia report 04 2009
Eia report 04 2009Eia report 04 2009
Eia report 04 2009
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
 
DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại" Giai ...
DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại" Giai ...DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại" Giai ...
DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại" Giai ...
 
DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8...
DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8...DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8...
DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8...
 
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...
 
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu dân cư Hà Đô" quận 12, TPHCM 0918755356 (...
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu dân cư Hà Đô" quận 12, TPHCM 0918755356 (...DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu dân cư Hà Đô" quận 12, TPHCM 0918755356 (...
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu dân cư Hà Đô" quận 12, TPHCM 0918755356 (...
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆTSlide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆTSlide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án GIAI VIỆT
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
 
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI ÁP DỤNG THỬ NG...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI ÁP DỤNG THỬ NG...NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI ÁP DỤNG THỬ NG...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI ÁP DỤNG THỬ NG...
 
DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM 09187...
DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM  09187...DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM  09187...
DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM 09187...
 
pl2396.signed.signed.pdf
pl2396.signed.signed.pdfpl2396.signed.signed.pdf
pl2396.signed.signed.pdf
 
1354_QD-BXD_374363 xuat dau tu xay dung va chi phi xu li chat thai ran.doc
1354_QD-BXD_374363 xuat dau tu xay dung va chi phi xu li chat thai ran.doc1354_QD-BXD_374363 xuat dau tu xay dung va chi phi xu li chat thai ran.doc
1354_QD-BXD_374363 xuat dau tu xay dung va chi phi xu li chat thai ran.doc
 
Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Của Tập Đoàn Tân Hiệp Phát
Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Của Tập Đoàn Tân Hiệp Phát Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Của Tập Đoàn Tân Hiệp Phát
Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Của Tập Đoàn Tân Hiệp Phát
 
DTM Cấp Sở | (PTT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư cao tầng Khải Hoàn Paradise"...
DTM Cấp Sở | (PTT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư cao tầng Khải Hoàn Paradise"...DTM Cấp Sở | (PTT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư cao tầng Khải Hoàn Paradise"...
DTM Cấp Sở | (PTT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư cao tầng Khải Hoàn Paradise"...
 
DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Khu cao ốc văn phòng Khải Hoàn Paradise" 091875...
DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Khu cao ốc văn phòng Khải Hoàn Paradise" 091875...DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Khu cao ốc văn phòng Khải Hoàn Paradise" 091875...
DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Khu cao ốc văn phòng Khải Hoàn Paradise" 091875...
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
 
Báo cáo kết quả kson dlbk
Báo cáo kết quả kson dlbkBáo cáo kết quả kson dlbk
Báo cáo kết quả kson dlbk
 

Mehr von nataliej4

Mehr von nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Kürzlich hochgeladen

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia việt nam công suất 420 triệu lít năm

  • 1. MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ DỰ ÁN Trong công cuộc đổi mới, đưa đất nước tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành công nghiệp sản xuất nước giải khát đã và đang được xem là một trong nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, ngành có khả năng thu lại một lượng ngoại tệ lớn cho đất nước thông qua việc nâng cao giá trị sản phẩm và sự đầu tư xây dựng ồ ạt các nhà máy sản xuất của các tập đoàn giải khát hàng đầu thế giới tại Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng. Thực hiện điều 18 luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam, Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam phối hợp với đơn vị tư vấn là công ty Cổ Phần Tư vấn Kỹ Thuật Bảo Minh nghiên cứu xây dựng Báo cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (ĐTM) cho dự án mở rộng. Báo cáo ĐTM là công cụ khoa học kỹ thuật nhằm phân tích, dự đoán các tác động có hại trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài, mức độ ảnh hưởng của dự án đến môi trường và kinh tế xã hội, từ đó tìm ra phương án tối ưu để hạn chế các tác động xấu của nó đến môi trường xung quanh, đồng thời cũng tạo điều kiện khuyến khích các tác động có lợi. 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)  Cơ sở pháp luật - Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 (Điều 18,19 quy định các đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường) - Nghị định số 29/2011/NĐ-CP của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị Định số 80/2006/NĐ-CP; - Thông tư số 22/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường : Quy định và hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường 1
  • 2. - Nghị định 179/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; - Các văn bản Pháp luật về Môi trường hiện hành khác  Căn cứ các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam - TCVN 5574:2012 “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế” - TCXDVN 9115:2012 “Kết cấu bê tông và BTCT lắp ghép – quy phạm thi công và nghiệm thu” - QCVN 05:2013/BTNMT -Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh - QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước; - QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh; - QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải nông nghiệp đối với bụi và chất vô cơ; - QCVN 14/2008 BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt - QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; - QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; - QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn  Các tài liệu kỹ thuật - Các số liệu hiện trạng chất lượng môi trường tự nhiên phường Thới An, quận 12, TP.HCM; - Các số liệu điều kiện tự nhiên, khí tượng thuỷ văn, tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM; - Các số liệu từ UBND quận 12, TP.HCM - Các báo cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường đã được thực hiện ở Việt Nam trong những năm vừa qua, nhất là các báo cáo ĐTM đối với các dự án ở khu vực Tp.HCM; 2
  • 3. - Các số liệu đo đạc về hiện trạng môi trường tại khu vực xây dựng (môi trường nước, không khí), các số liệu về vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội hiện tại của khu vực dân cư;... 3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM  Phương pháp sưu tầm tài liệu và khảo sát thực địa, điều tra Sưu tầm tài liệu về môi trường tự nhiên và sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực: • Các yếu tố khí tượng, thủy văn (chế độ: nhiệt, gió, mưa, bức xạ mặt trời; chế độ thủy văn nước mặt, nước ngầm,…) tại khu vực dự án; • Các số liệu về địa hình, thổ nhưỡng,… tại khu vực dự án. • Báo cáo khảo sát địa chất công trình khu vực dự án. • Sưu tầm tài liệu về cơ sở hạ tầng: Hệ thống cấp nước; Hệ thống thoát nước; Hệ thống đường giao thông; Hệ thống thông tin liên lạc; Hệ thống phòng cháy chữa cháy; Mạng lưới điện và hệ thống cung cấp năng lượng. • Sưu tầm tài liệu và khảo sát thực tế các điều kiện kinh tế xã hội (dân cư, tổ chức hành chính, phân bố đất đai, công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục,…) tại khu vực dự án. Khảo sát hiện trạng môi trường (đất, nước, không khí, nước ngầm) tại khu vực dự án: • Khảo sát chất lượng nước ngầm; • Khảo sát chất lượng nước mặt xung quanh khu vực dự án; • Khảo sát chất lượng môi trường không khí trong khu đất dự án, khu dân cư xung quanh; • Lấy mẫu phân tích thành phần nước, không khí và đất khu vực dự án. • Điều tra hiện trạng môi truờng tại các nhà dân.  Phương pháp nhận dạng Phương pháp nhận dạng thực hiện: - Mô tả hiện trạng môi trường; - Xác định tất cả các thành phần của dự án. Để thực hiện phần này có thể sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp liệt kê 3
  • 4. • Liệt kê các tác động môi trường do hoạt động xây dựng dự án. • Liệt kê các tác động môi trường khi dự án đi vào hoạt động. • Liệt kê các tác động đến môi trường kinh tế - xã hội. - Phương pháp ma trận môi trường.  Phương pháp dự báo Phương pháp dự báo thực hiện: - Xác định sự thay đổi đáng kể của môi trường; - Dự báo về khối lượng và không gian của sự thay đổi đã xác định ở trên; - Đánh giá khả năng sẽ ảnh hưởng xảy ra theo thời gian. Để thực hiện phần này có thể sử dụng các phương pháp sau: - Các hệ thống thông tin môi trường và các mô hình khuyếch tán; - Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, tỷ lệ hoá và đo đạt phân tích.  Phương pháp đánh giá Phương pháp đánh giá thực hiện: - Xác định lợi ích và mức độ thiệt hại mà công động dân cư chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của dự án; - Xác định mức độ và so sánh về lợi ích giữa các phương án giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Để thực hiện phần này các phương pháp sau có thể sử dụng: - Phương pháp so sánh: so sánh về lợi ích kinh tế và kỹ thuật, lựa chọn và đề xuất phương pháp giảm thiểu tác động. Trong các phương pháp đánh giá tác động môi trường được trình bày ở trên, phương pháp liệt kê là phương pháp mang tính hệ thống, cách tiếp cận rõ ràng, đơn giản tránh bỏ sót các vấn đề, có thể xây dựng cho nhiều thành phần như: hoạt động, thành phần môi trường, tác động hay biện pháp giảm thiểu. Bên cạnh đó, phương pháp liệt kê còn có thể dễ dàng sửa đổi, thêm bớt các thành phần, Có thể bán định lượng, so sánh với quy chuẩn kỹ thuật, 4
  • 5. tiêu chuẩn môi trường. Hoạt động và tác động có thể nhóm lại để xem xét tác động thứ cấp và tam cấp.  Phương pháp mô hình hóa Phương pháp mô hình hóa được sử dụng để dự báo khả năng phát tán ô nhiễm. 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM Báo cáo ĐTM của dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy bia Việt Nam – công suất 420 triệu lít/năm)” tại số 170 Lê Văn Khương, phường Thới An, quận 12, Tp.HCM do các thành viên sau đây thực hiện: - Trần Mỹ Duyên - Lê Thành Phát - Lâm Thảo Phương - Hoàng Thanh Xuân - Huỳnh Thanh Vũ - Lê Phương Loan - Nguyễn Thị Phi Yến CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN Tên dự án : Đầu tư xây dựng Nhà máy bia Việt Nam – công suất 420 triệu lít/năm Địa điểm : Số 170 Lê Văn Khương, Phường Thới An, Quận 12, Tp.HCM 1.2. CHỦ DỰ ÁN 5
  • 6. Nhà máy bia Việt Nam Chủ dự án : Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam Địa chỉ trụ sở chính : Số 2, Ngô Đức Kế, lầu 15, Phường Dakao, Quận 1,Tp.HCM Giám đốc : David Teng Sen Fatt Điện thoại : 08-38222755 Fax : 08-38222754 Mã số thuế : 0300831132 Website : http://www.vbl.com.vn/ 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN Nhà máy bia trực thuộc công ty TNHH nhà máy bia Việt Nam toạ lạc ở phía Bắc trung tâm Tp.HCM, thuộc phường Thới An, quận 12, với tổng diện tích đất sử dụng là 12 ha. Dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy bia Việt Nam – công suất 420 triệu lít/năm” của công ty được thực hiện trên mặt bằng của công ty. Vị trí công ty có các mặt tiếp giáp như sau: - Phía Bắc : giáp khu dân cư - Phía Nam : giáp khu nhà máy nước giải khát IBC - Phía Tây : giáp đường Lê Văn Khương - Phía Đông: giáp đường Lê Thị Riêng Sơ đồ vị trí dự án được trình bày tại Hình 1.1 6
  • 7. Hình 1.1: Vị trí nhà máy bia Việt Nam trong khu vực 1.4. NỘI DUNG XÂY DỰNG DỰ ÁN 1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án Nhà Máy Bia Việt Nam dự kiến xây dựng với diện tích 12 ha đặt tại Phường Thới An, Quận 12, Tp.HCM. Công suất của nhà máy là 420 triệu lít bia/ năm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ. 1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án  Các hạng mục công trình chính • Khu vực bồn ủ bia - Lắp mới 16 bồn ủ bia đứng, dung tích mỗi bồn là 5.040 hl/bồn. - Lắp mới 03 bồn ủ bia nằm ngang, dung tích mỗi bồn là 5.040 hl/bồn. • Khu vực đóng gói Sử dụng một phần diện tích để xây dựng khu vực đóng gói. Đồng thời lắp thêm 01 dây chuyền đóng lon mới công suất 90.000 lon/giờ. • Khu vực bốc dỡ hàng hóa Khu vục bốc dỡ hàng hóa sẽ được dời sâu vào bên trong 45m. 7
  • 8. • Khu vực thu hồi khí CO2 Nhà máy đầu tư một số thiết bi mới như: - 01 bồn khí CO2 lỏng dung tích 100 tấn; - 01 hệ thống thu hồi và hóa lỏng khí CO2 , công suất 1.000 kg/h. • Khu vực máy phát điện Lắp đặt 01 máy phát điện trung thế 15 kV, công suất máy là 2.000 kVA. • Khu vực sửa chữa Xây dựng khu vực sửa chữa thiết bị của nhà mày với diện tích 135 m2 • Khu vực lò hơi Lắp 03 nồi hơi mới, công suất mỗi nồi là 15 tấn/h. • Khu vực phòng máy - Lắp 01 máy nén khí mới, công suất 1.000 KW; - Lắp 01 máy nén NH3 mới, công suất 1.000 KW; - Lắp 02 dàn ngưng NH3 mới, công suất mỗi máy là 1.646 KW. • Kho tổng hợp Kho tổng hợp có vị trí phía sau nhà máy khoảng 36m. • Khu vực lắp các bồn sút Bên cạnh đó, nhà máy cũng sẽ xây dựng một số khu vực như: khu vực chứa lon không, khu vực nhập liệu, khu vực chứa nguyên liệu mới (Silo), kho thành phẩm nhằm phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà máy có công suất 420 triệu lít/năm. Diện tích đất sử dụng của từng hạng mục công trình chính trong dự kiến thay đổi khi dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy bia Việt Nam – công suất 420 triệu lít/năm” của công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam đi vào hoạt động được trình bày cụ thể trong Bảng 1.1. Bảng 1.1 Quy mô diện tích của công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam 8
  • 9. ST T HẠNG MỤC DIỆN TÍCH (m2 ) Diện tích phục vụ dự án xây dựng (CS: 420 triệu lít/năm) 01 Nhà nấu 2.643,0 02 Nhà lên men 4.575,0 03 Nhà lọc bia 397,0 04 Khu vực CIP 430,0 05 Khu vực tồn trữ men 63,0 06 Khu vực chiết bia 9.956,0 07 Khu động lực 2.363,0 08 Kho thành phẩm 14.694,0 09 Kho tổng hợp 442,0 10 Kho chứa lon không 3.506,0 11 Khu vực bốc dỡ hàng hóa 2010,0 12 Nhà xưởng sửa chữa 367,5 13 Khu vực chứa nguyên liệu 588,0 14 Khu vực nhập liệu 462,0 15 Sân bãi 11.115,0 16 Khu xử lý nước cấp 952,0 17 Văn phòng, nhà ăn, các khu vực phụ trợ khác 3.700,0 18 Trạm tập trung chất thải rắn 756,0 19 Hệ thống xử lý nước thải 6.561,0 9
  • 10. 20 Cây xanh 51.600,0 21 Giao thông 12.831,0 22 Đất dự trữ 1.631,5 Tổng cộng 129.000  Các công trình phụ trợ • Công trình cấp điện Công trình cấp điện của dự án là các trạm biến áp 3 pha 15 KV – 400V, được lắp đặt tại nhà máy từ nguồn điện lưới quốc gia đã hạ thế tại khu vực để cung cấp điện phục vụ cho sản xuất của dự án. Mạng điện hạ thế được thiết kế là mạng 3 pha 5 dây, bao gồm: 3 dây pha, một dây trung tính và một dây tiếp địa an toàn. Ngoài ra, để phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà máy, công ty TNHH nhà máy bia Việt Nam sẽ đầu tư thêm 1 máy phát điện trung thế đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện cho hoạt động sản xuất trong tương lai của nhà máy. • Công trình cấp và nhu cầu sử dụng nước Nguồn nước phục vụ cho hoạt động sản xuất cũng như hoạt động sinh hoạt của công ty là nguồn nước ngầm, dự kiến sử dụng 5 giếng với tên gọi lần lượt là giếng 4, giếng 5, giếng 6, giếng 8, giếng 9. Quy trình xử lý nước ngầm tại công ty được trình bày tóm tắt như sau: Nước giếng thô -> khử trùng bằng clo -> tháp khử khí -> TB thoáng hoá và khử sắt -> khử clo dư trong nước -> hồ chứa. Nước sau khi thực hiện quá trình xử lý, chất lượng nước cấp sẽ đạt QCVN 01:2009/BYT. Trong tương lai, nhà máy cũng sử dụng thêm nguồn nước của thủy cục bên cạnh nguồn nước ngầm, để giảm bớt áp lực về nước ngầm của nhà máy. • Công trình thoát nước Công trình thoát nước của dự án chủ yếu là hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải. Nước mưa chảy tràn trên bề mặt khuôn viên công ty được thu gom theo mương hở và 10
  • 11. được tách riêng với nước thải. Nước mưa sau khi được thu gom sẽ chảy trực tiếp về nguồn tiếp nhận của khu vực mà không cần xử lý. Nước thải sinh hoạt từ hoạt động vệ sinh của công nhân sẽ được thu gom và xử lý sơ bộ tại bể tự hoại rồi theo hệ thống thu gom chung trong nhà máy đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại đây, nước thải sẽ được xử lý triệt để đạt quy chuẩn môi trường trước khi thải ra nguồn tiếp nhận bên ngoài. Nước thải sản xuất tại nhà máy bia thường có hàm lượng chất hữu cơ cao ở trạng thái hoà tan và trạng thái lơ lửng phát sinh chủ yếu từ các công đoạn như nấu, công đoạn lên men, lọc bia, quá trình vệ sinh chai và chiết chai,… cũng sẽ được thu gom và đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung. • Đường giao thông nội bộ Lối vào chính của công ty được bố trí cổng vào nằm trên đường Lê Văn Khương, ngoài ra còn có thêm một cổng phụ, bên trong có đường giao thông nội bộ và bãi đậu xe. Toàn bộ hệ thống đường giao thông đều được trải nhựa để hạn chế bụi và tăng vẻ mỹ quan cho nhà máy. Diện tích đất sử dụng của từng hạng mục công trình phụ trợ trong dự kiến thay đổi khi dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy bia Việt Nam – công suất 420 triệu lít/năm” của công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam đi vào hoạt động được trình bày cụ thể trong Bảng 1.2 Bảng 1.2: Quy mô diện tích các hạng mục công trình phụ trợ của công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam ST T HẠNG MỤC DIỆN TÍCH (m2 ) Diện tích phục vụ dự án xây dựng (CS: 420 triệu lít/năm) 01 Sân bãi 11.115,0 02 Khu xử lý nước cấp 952,0 11
  • 12. 03 Văn phòng, nhà ăn, các khu vực phụ trợ khác 3.700,0 04 Trạm tập trung chất thải rắn 756,0 05 Hệ thống xử lý nước thải 6.561,0 06 Cây xanh 26.415 07 Giao thông 12.831,0 08 Vỉa hè, mương thoát nước 25.185 09 Đất dự trữ 1.631,5 Tổng cộng 89.146,5 • Cây xanh phòng hộ môi trường Hiện tại diện tích cây xanh tại khu vực dự án chiếm 43,3% tổng diện tích của nhà máy. Tuy nhiên, khi dự án xây dựng được triển khai, diện tích cây xanh tại khu vực dự án sẽ giảm còn khoảng 26,415 m2 do cải tạo lại 2 mương thoát nước dọc theo nhà máy, các vỉa hè, các khoảng đất trống nhưng vẫn đảm bảo theo quy chuẩn Việt Nam về diện tích cây xanh phòng hộ trong khu vực nhà máy là 22% (quy chuẩn 20%, QCXDVN: 01/2008/BXD), vẫn đảm bảo độ che phủ và tác dụng của thảm xanh phòng hộ môi trường trong khuôn viên dự án. • Khu vực tập kết chất thải rắn Khu vực tập kết chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất của nhà máy bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại sẽ được dời về khuôn viên đất trống phía cuối nhà máy, bên trái gần khu vực xử lý nước thải tập trung của nhà máy. • Trạm xử lý nước thải 12
  • 13. Glycol nước đá Nước thải Nước cấp sản xuất Sục khí Rửa chai Hoạt hoá và dừng lại Hoa hublon Hơi nước Hơi nước Kiểm tra, dán nhãn, nhập kho Thanh trùng Đóng nắp Chiết chai, lon Bão hoà CO2 Lọc bia Lên men chính, phụ Làm nguội Tách bã Nấu hoa bia Lọc dịch đường Nấu – đường hoá Chuẩn bị nguyên liệu Gạo Malt Nước thải Bã hèm Bã malt CO2 Bã lọc Bia hơi Sản phẩm Hơi nước Lon Chai Xút Hơi Chất trợ lọc Men giống Để đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải phát sinh, công ty sẽ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đặt tại khuôn viên đất phía cuối nhà máy, nước thải sau khi xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn nước thải QCVN 24:2009/BTNMT, cột A. • Mục đích và ý nghĩa của dự án Dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy bia Việt Nam – công suất 420 triệu lít/năm” của công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam với mục đích sản xuất bia với công suất 420 triệu lít/năm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ. 1.4.3. Quy mô, công suất và sản phẩm - Sản phẩm của dự án: bia các loại, chủ yếu là Tiger và Heineken; - Công suất: 420 triệu lít/năm. 1.4.4. Công nghệ sản xuất  Sơ đồ công nghệ Quy trình công nghệ sản xuất của công ty được trình bày tóm tắt như sau 13
  • 14. Hình 1.2 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy VBL.  Mô tả công nghệ Quy trình công nghệ sản xuất tại Nhà máy bia Việt Nam được mô tả qua các công đoạn như sau: Chuẩn bị nguyên liệu Nguyên liệu sản xuất bao gồm: Malt, gạo và một số phụ liệu khác. Gạo và Malt được đưa vào Silo chứa, từ đó chúng được đưa tới hệ thống xử lý nguyên liệu rồi đưa đến bộ phận xay nghiền thành những mảnh nhỏ tạo điều kiện cho các quá trính chuyển hoá nguyên liệu và trích ly tối đa dung dịch nấu bia. Nấu – Đường hoá Trong quá trình này, bột Malt và gạo được hoà chung với nước, chất bột với tác dụng của enzyme trong nhiệt độ nhất định sẽ biến thành đường. Quá trình biến đổi này rất quan 14
  • 15. trọng cho loại cũng như chất lượng bia sau này. Mục đích chính của quá trình là hoà tan hết chất đường, khoáng chất, cũng như một số protein quan trọng. Nhiệt độ và thời gian trong quá trình tạo đường: - Khởi đầu từ 420 C giữ trong vòng 20 phút - Tăng từ từ nhiệt độ từ 420 C đến 500 C trong vòng 10 phút - Giữ ở nhiệt độ này khoảng 30 phút - Tăng từ từ nhiệt độ từ 500 C đến 640 C trong vòng 15 phút - Giữ ở nhiệt độ này khoảng 60 phút - Tăng từ từ nhiệt độ từ 640 C đến 750 C trong vòng 10 phút - Kiểm tra lượng bột còn sót lại trong quá trình tạo đường, nếu còn thì giữ tiếp tục ở nhiệt độ này, còn không thì quá trình tạo đường đã chấm dứt. Lọc dịch đường Sau khi quá trình tạo đường chấm dứt, tất cả được bơm qua thùng lọc. Chất lỏng được lọc hết khỏi trấu cũng như các chất xơ và mầm của cây lúa. Sau khi lần lọc nước nguyên chất chấm dứt, nước nóng được đổ thêm vào để lấy hết lượng đường còn bám vào trong trấu. Quá trình nấu với hoa lúa Nước đường được nấu trong thời gian khoảng từ 1 đến 2 tiếng (trung bình khoảng 90 phút). Hoa bia sẽ được cho vào trong giai đoạn này để tạo vị cho loại bia. Trong lúc nấu, có rất nhiều phản ứng liên quan trực tiếp đến chất lượng xảy ra. Dưới đây là một số phản ứng quan trọng: - Hoà tan và biến đổi các thành phần của chất hoa bia (Hopfen); - Phản ứng kết hợp giữa Protein và các chất Polyphenols; - Bốc hơi nước; - Sát trùng; 15
  • 16. - Phá huỷ enzyme; - Bốc hơi các chất có mùi tạo ảnh hưởng xấu đến chất lượng bia. Tách bã hoa và thành phần không tan Trong lúc nấu, protein phản ứng với polyphenols và tạo thành một hợp chất không có khả năng hoà tan. Trước khi lên men, những chất cặn này sẽ được loại bỏ. Làm nguội Vi sinh có trong men bia chỉ có thể sống và hoạt động ở nhiệt độ thấp. Trên 500 C con men sẽ chết rất nhanh, vì vậy nhiệt độ của nước đường cần phải được giảm xuống khoảng 100 C một cách thật nhanh (tránh được tình trạng bị nhiễm các loại vi sinh khác) sau khi nấu. Lên men Quá trình lên men chủ yếu diễn ra trong giai đoạn chính tại tank lên men trong khoảng thời gian từ 5-7 ngày, ở nhiệt độ 9-100 C. Quá trình lên men được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn lên men chính và giai đoạn lên men phụ. Tại giai đoạn lên men chính, một loại đường khá lớn chuyển hoá thành cồn, CO2 và các hợp chất thơm, đồng thời giải phóng nhiệt. Sản phẩm chính của quá trình này là bia non đục, có mùi và vị đặc trưng. Trong quá trình lên men, lượng men bia tăng gấp 3 lần. Chúng lắng xuống đáy tank lên men trong suốt giai đoạn cuối của quá trình lên men. Cặn men được tách ra và tái sử dụng hoặc bỏ đi. Bia non được tạo ra vào cuối thời kỳ lên men chính được chứa trong tank dưới áp suất thấp (khoảng 0,5 - 0,7 bar) trong 14-16 ngày. Lúc này xảy ra quá trình lên men phụ, quá trình này diễn ra chậm, chuyển hoá một lượng đường không đáng kể, lắng trong và bảo hoà CO2. Nhiệt độ bảo quản được giảm tới 00 C. Lọc và chiết chai Khâu xử lý cuối cùng trở thành bia thành phẩm là lọc, làm trong bia, bão hào lại lượng CO2 đã bị tổn thất, chiết vào lon, chai và keg rồi đóng thành sản phẩm 16
  • 17. 1.4.5. Biện pháp thi công  Thi công trạm xử lý nước thải Biện pháp thi công cọc nhồi Lập bản vẽ mặt bằng thi công tổng bao gồm: vị trí cọc, bố trí các công trình phụ tạm. Các thiết bị sử dụng như máy cẩu, máy khoan, búa rung,… có đầy đủ tài liệu về tính năng kỹ thuật, cũng như chứng chỉ về chất lượng, đảm bảo an toàn kỹ thuật của nhà chế tạo. Có phương án vận chuyển đất thải, dọn dẹp chướng ngại xung quanh tránh gây ô nhiễm môi trường. Trước khi khoan cọc tiến hành kiểm tra lại đường cơ tuyến, lập các mốc cao độ, các cọc định tim cọc khoan. Các mốc cao độ và cọc định tim được đặt ở vị trí không ảnh hưởng khi khoan và được bảo vệ cẩn thận. Bê tông cọc bên cạnh trong cùng một móng đạt tối thiểu 70% cường độ thiết kế mới tiến hành khoan cọc kế tiếp. Các bước cơ bản để lắp đặt và hạ các đoạn lồng cốt thép như sau: - Nạo vét đáy lỗ; - Hạ từ từ đoạn thứ nhất vào trong hố khoan cho đến cao độ đảm bảo thuận tiện cho việc kết nối đốt tiếp theo; - Giữ lồng cốt thép bằng giá đỡ chuyên dụng; - Tháo giá đỡ và hạ tầng lồng cốt thép xuống; - Lắp lại các thao tác trên đối với việc nối các đoạn tiếp theo cho đến đoạn cuối cùng; - Kiểm tra cao độ phía trên của lồng cốt thép; - Kiểm tra đáy lỗ khoan; - Neo lồng cốt thép để khi đổ bê tông lồng cốt thép không bị trồi lên. Biện pháp thi công bể chứa Công tác bê tông tuân thủ TCVN 5574:2012 “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế”, TCXDVN 9115:2012 “Kết cấu bê tông và BTCT lắp ghép- quy phạm thi công và nghiệm thu” trong suốt công tác bê tông. 17
  • 18. Công tác mạch ngừng thi công: trường hợp bê tông đổ với khối lượng lớn không thể thi công liên tục thì nhà thầu thực hiện mạch ngừng thi công. Nhà thầu chọn loại mạch ngừng bằng thép cuộn, bản rộng 30cm, dày 2mm. Công tác cốt thép: tuân thủ theo tiêu chuẩn 5574:2012. Công tác cốt pha: tuân thủ theo TCVN 5574:2012, đảm bảo độ cứng không biến dạng, đủ khả năng chịu lực. Công tác chống thấm: - Đối với hố ga và bể chứa: sau khi thi công xong sẽ bơm nước vào ngâm để thời gian 3 ngày, cho tiến hành kiểm tra, nếu phát hiện vết thấm cho đánh dấu bằng sơn. Sau đó bơm nước ra, xử lý vết thấm từ phía bên trong ra ngoài bằng cách đục mở rộng vết thấm, xử lý bằng phụ gia chống thấm chuyên dụng; - Đối với sàn mái sê nô: trong lúc vách vữa tạo dốc kết hợp với phụ gia chống thấm chuyên dụng để xử lý. Sau đó bịt lại tất cả các lỗ thoát nước sàn mái, bơm nước ngầm thử thấm. 1.4.6. Trang thiết bị máy móc Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất dự kiến khi công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam được xây dựng có công suất 420 triệu lít/năm được trình bày cụ thể trong Bảng 1.3. Bảng 1.3: Danh mục máy móc thiết bị của công ty với công suất 420 triệu lít/năm ST T TÊN THIẾT BỊ CÔNG SUẤT XUẤT XỨ A NHÀ NẤU I Khu xử lý nguyên liệu 01 Hệ thống nhập malt, gạo Đức - Seeger Máy nhập malt 20 tấn/h 18
  • 19. Máy nhập gạo 15 tấn/h Máy nhập chocolate malt 5 tấn/h 02 Hệ thống dự trữ malt, gạo Đức - Seeger Malt silo x 9 pcs 9 x 550 tấn Rice silo x 3 pcs 3 x 220 tấn Chocolate silo x 2 pcs 2 x 6 tấn Malt silo x 9 pcs 12 x550 tấn Đức - Krones 03 Hệ thống sản xuất nguyên liệu Malt, gạo đi làm sạch Đức - Seeger Hệ thống chuyền malt 6,2 tấn/h Hệ thống chuyền gạo 2 tấn/h Hệ thống chuyền chocolate malt 0,9 tấn/h 04 Hệ thống làm sạch Đức - Seeger Máy tách sàn 6,2 tấn/h – malt Máy sàn kiểu trống tách rác cho malt và gạo 2 tấn/h – gạo Thùng chứa malt và gạo 15 – 20 tấn/h Máy cân malt và gạo 10 tấn – malt 05 Hệ thống nghiền gạo Đức – Krones Máy nghiền gạo – BH2 1,5 tấn/h Máy nghiền gạo – BH3 3 tấn/h 06 Hệ thống nghiền Malt Đức - Krones Máy nghiền malt – BH2 5 tấn/h Máy nghiền malt – BH3 18 tấn/h 19
  • 20. II Khu vực sản xuất dịch đường 01 Hệ thống nồi nấu Đức - Krones Nồi nấu cháo malt – BH2 490 hl Nồi nấu cháo – BH2 210 hl Bồn chứa dịch đường 70 hl Nồi nấu dịch đường 645 hl Bồn đệm – BH2 565 hl Bồn xoáy – BH2 564 hl Nồi nấu cháo malt – BH3 369 hl Nồi nấu cháo – BH3 310 hl Bồn chưa dung dịch đường – BH3 104 hl Bồn đệm – BH3 573 hl Nồi nấu dịch đường – BH2 649 hl Bồn xoáy – BH3 564 hl 02 Hệ thống lọc hèm Đức - Krones Bồn lọc hèm – BH2 773 hl Bồn lọc hèm – BH3 718 hl 03 Hệ thống chứa bã hèm Đức - Krones Silo chứa bã hèm – BH2 200 m3 Silo chứa bã hèm – BH3 190 m3 04 Hệ thống làm lạnh nhanh dịch đường Đức - Krones Máy làm lạnh – BH2 500 hl/l 20
  • 21. Máy làm lạnh – BH3 500 hl/h 05 Hệ thống CIP Đức - Krones CIP – BH3 15 m2 CIP đường ống – BH3 15 m2 – 280hl/h CIP – BH2 13 m2 CIP đường ống – BH2 18 – 280 hl/h B NHÀ LÊN MEN 01 Hệ thống trữ men Yeast Plant 8 x 90 hl APV – Đức 02 Tank lên men Khu vực bồn lên men 1 6 x 1440 hl VN - Caric Khu vực bồn lên men 2 20 x 1440 hl Đức - Ziemanm Khu vực bồn lên men 3 14 x 1440 h Khu vực bồn lên men 4 16 x 2950 hl Khu vực bồn lên men 5 28 x 2950 hl Khu vực bồn lên men 6 6 x 5640 hl Khu vực bồn lên men đứng 16 x 5040 hl Đức - Ziemanm Bồn lên men ngang 3D 2 x 5040 hl Đức - Ziemanm Bổn lên men ngang 3 x 5040 hl Đức - Ziemanm 03 Tank chứa bia thành phẩm 12 x 1440 hl VN - Caric 04 Hệ thống khử oxy và pha bia 400 hl/h Hà Lan – Haffmans 05 Hệ thống lọc Đức - Steinecker HT lọc bia 2 440 hl/h HT lọc bia 3 500 hl/h 21
  • 22. 06 Hệ thống CIP khu vực lên men Đức - Steinecker HT CIP 2 170 x 180 hl/h HT CIP 3 170 x 180 hl/h C KHU VỰC CHIẾT BIA Dây chuyền đóng lon 4 90.000 lon/h Sidel, Ý Dây chuyền đóng chai 3 50.000 chai/h Đức-Krones Dây chuyền đóng chai 2 50.000 chai/h Đức-Krones Dây chuyền đóng keg 30 keg/h (20 lít) Đức – APV D KHU ĐỘNG LỰC Máy nén khí Atlas Copco: ZT4A, ZT132VSDFF 3.400 Mm3 /h Bỉ - Attlas Copco Hệ thống thu hồi CO2 1000 kg/h Hà Lan – Haffmans Máy nén khí CO2 và các phụ kiện: dàn bay hơi và dàn hoá lỏng CO2 Hà Lan – Haffmans E HỆ THỐNG CUNG CẤP HƠI NƯỚC BÃO HOÀ Mechmar 10 tấn/h Đức Standard Fasel Condor CM4 10 tấn/h Loos UL-S 16.000 x 13 16 tấn/h Lò hơi 20 tấn/h 02 Bồn dự trữ dầu FO 4 x 100 m3 VN-Caric & Kim Thành 22
  • 23. 03 Hệ thống lạnh Máy nén khí NH3 ABB- Stal S83 2 x 1300 kWR Thuỵ Điển – Stal Máy nén khí NH3 York- SAB 163 HRE 1000 kWR Đan Mạch – York Máy nén khí NH3 York- SAB233S 1300kWR Đan Mạch – York Máy nén khí NH3 Grasso TB-2B 3 x 1000 kWR Đức – Grasso Máy nén khí NH3 1000 kWR Tháp giải nhiệt VXNC N270 2 x 625 kWR Bỉ - BAC Tháp giải nhiệt VXC 680R 5 x 1575 kWR Bỉ - BAC Tháp giải nhiệt VXC 2x1575kW Bỉ - BAC Water Chiller NV 1450/6500-8 1500 kWR Hà Lan - Transtherm Alcohol Water Chiller 2000 kWR York Water Chiller York 3 x 1400 kWR VN – York Bình bốc hơi trung gian NV 457/3000-4 668 kWR Hà Lan - Transtherm 04 Hệ thống xử lý nước ngầm 390 m3 /h 05 Các trạm biến áp 3 pha 15 KV-400V 2 x 1600 kVA VN - Thibidi 06 Máy phát điện dự phòng Cumin KTA-38-G5 2 x 1000 kVA Singapore– 23
  • 24. (400V) Cummins Perkins 401 TAG2 (15 kV) 2 x 2000 kVA Anh – Perkins Caterpillar 3516 1 x 2000 kVA Mỹ - Caterpilar Máy phát điện mới 1x2000kVA 07 Hệ thống xử lý nước thải 5700 m3 /ngày Class B Hongkong - Enviroasia F THIẾT BỊ VẬN CHUYỂN 01 Xe nâng chạy dầu Diesel 1.35 T x 1 Toyota 2T x 1 2.5T x 2 02 Xe nâng chạy LPG 1.5T x 3 Toyota/Still 2T x 1 3T x 6 1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án Công ty dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào tháng 04/2016. 1.4.8. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu và hoá chất sử dụng  Nhu cầu sử dụng điện Nguồn điện cung cấp cho dự án là điện lưới quốc gia hạ thế do Chi nhánh điện lực Tp.HCM cung cấp. Khi dự án xây dựng nhà máy với công suất 420 triệu lít/năm đi vào hoạt động thì dự kiến nhu cầu sử dụng điện khoảng 37,380,000 kwh/năm. Hoạt động sản 24
  • 25. xuất tại công ty sẽ sử dụng điện với chỉ tiêu 8.9 Kwh/hl. Khi dự án xây dựng được triển khai, công ty sẽ đầu tư 1 máy phát điện trung thế đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện cho hoạt động sản xuất trong tương lai của nhà máy  Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu và hóa chất Nguyên vật liệu sử dụng dự kiến khi dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy bia Việt Nam – công suất 420 triệu lít/năm” của công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam đi vào hoạt động được trình bày cụ thể trong Bảng 1.4. Bảng 1.4: Danh mục nguyên, nhiên liệu của công ty ST T Nguyên, nhiên vật liệu hoá chất Chỉ tiêu Số lượng Công đoạn sử dụng 01 Điện 8.9 Kwh/hl 37,380,000 kw/h Sản xuất chung 02 Dâu Diesel 72 Mj/hl 302.400.000 Mj Lò hơi 03 Lon 805.636.364 cái Dây chuyền lon 04 Nắp khoén 463.272.727 cái Dây chuyền chai 05 Nhãn 1.389.818.182 nhãn Dây chuyền chai 06 Malt 12.0871 kg/hl 50.765.820 kg Nấu bia 07 Gạo 0.8575 kg/hl 3.601.500 kg Nấu bia 08 Hop extract 0.0143 kg/hl 60.060 kg Nấu bia 09 Calcium 0.0224 kg/hl 94.080 kg Nấu bia 25
  • 26. chloride 10 Zinc sunfate 0.0002 kg/hl 840 kg Nấu bia 11 Sulfuric acid 0.0003 kg/hl 1.260 kg Nấu bia 12 Bột lọc 0.0070 kg/hl 29.400 kg Lọc bia 13 Poly clar 10 0.0036 kg/hl 15.120 kg Lọc bia 14 Túi lọc 0.0001 kg/hl 420 kg Lọc bia 15 ATR Acid 0.0093 kg/hl 39.060 kg Vệ sinh 16 Septacid S 0.0124 kg/hl 52.080 kg Vệ sinh 17 Purexol 0.0016 kg/hl 6.720 kg Vệ sinh 18 Nitric acid 0.0026 kg/hl 10.920 kg Vệ sinh 19 Stabilon ACP 2.250 lít Dây chuyền chai 20 Caustic soda 32% 0.5901 kg/hl 2.478.420 kg Vệ sinh 21 Caustic soda 32% 4.500 lít Dây chuyền chai 22 Jura perle 0.0187 kg/hl 78.540 kg Xử lý nước 23 Hypochlorite 0.0004 kg/hl 1.680 kg Xử lý nước 24 Industrial Alcohol 96% 0.0048 lit/hl 20.160 kg Hệ thống lạnh 25 NaCl 0.0234 kg/hl 98.280 kg Xử lý nước 26 HCL 0.105 kg/hl 441.000 kg Xử lý nước thải 27 NaOH 0.029 kg/hl 121.800 kg 1.4.9. Nhu cầu lao động 26
  • 27. Khi dự án đi vào hoạt động, nhu cầu lao động dự kiến tại nhà máy là 400 người, phân bố đều tất cả các bộ phận làm việc tại nhà máy. 1.4.10. Tổng mức đầu tư Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng: 68.100.000 USD. 1.4.11. Tổ chức thực hiện và quản lý Toàn bộ quá trình xây dựng và hoạt động của dự án đều do công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm quản lý. CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Điều kiện tự nhiên tại khu vực dự án được mô tả tóm tắt như sau: (theo số liệu niêm giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh năm 2010) 2.1.1. Địa hình Công ty liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam nằm ở phía Bắc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc phường Thới An, quận 12, được giới hạn bởi toạ độ địa lý sau: X: 100 51’36’’– 100 53’24’’ vĩ độ bắc Y: 1060 45’36’’ – 1060 46’12’’ kinh độ Đông Địa hình thuộc dạng địa hình đồng bằng tích tụ ven sông Sài Gòn và dạng địa hình thềm bậc III. 27
  • 28. Dạng địa hình cao thềm bậc III chiếm 2/3 diện tích vùng, có độ cao tuyệt đối thay đổi từ 5m đến 30m, phân bố ở vùng trung tâm tới phía Bắc. Các trầm tích Pleistocen nguồn gốc sông, sông biển tạo nên dạng địa hình này. Các quá trình địa chất xảy ra trên bề mặt là rửa trôi và xói mòn, thực vật phát triển mạnh. Dạng địa hình thấp trũng phân bố tiếp giáp với địa hình bậc thềm, chiếm diện tích khoảng 1/3 vùng, tạo thành một thung lũng dọc theo kênh rạch nhỏ. Độ cao tuyệt đối từ 2m đến 5m và bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch khá dày. Dạng địa hình này được tạo thành bởi các trầm tích Holocen nhiều nguồn gốc. 2.1.2. Điều kiện khí tượng – thủy văn 2.1.2.1. Đặc tính khí hậu Khu vực Tp.HCM chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, có nhiệt độ cao và ổn định quanh năm. Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.  Nhiệt độ không khí Nhiệt độ Tp.HCM dao động trong ngày, biên độ nhiệt đạt đến 100 C/ngày đêm. Vì vậy, mặc dù ban ngày trời nắng nóng, ban đêm và sáng sớm vẫn có sương. Đây là điều kiện thuận lợi cho cây cối phát triển và xanh tốt quanh năm. Nhiệt độ không khí trung bình ngày trong năm ở nội thành Tp.HCM cao hơn các nơi khác trong địa bàn khu vực phía Nam 1,0 – 1,50 C. Nhiệt độ trung bình của năm là 28,20 C (2007).  Số giờ nắng Tp.HCM có mùa nắng chói chang, số giờ nắng trong ngày và trong tháng khá cao. Các tháng mùa khô có giờ nắng khá gay gắt, trên 60% giờ nắng trong năm. 28
  • 29. + Tổng số giờ nắng trong năm là 2.067 – 2.072 giờ. + Số giờ nắng trung bình mỗi tháng: 180 giờ. + Số giờ nắng cao nhất (tháng 3): 259 giờ. + Số giờ nắng thấp nhất (tháng 12): 90,5 giờ. Riêng mùa khô chiếm khoảng 1.300 giờ. Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 4 (192,1 giờ), tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 7 (171,2 giờ).  Chế độ mưa Mùa mưa thường bắt đầu vào khoảng trung tuần tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 hàng năm. Lượng mưa trong mùa chiếm 84% tổng lượng mưa cả năm. Nhìn chung, mưa tại Tp.HCM mang tính chất mưa rào nhiệt đới (mưa đến nhanh và kết thúc cũng nhanh), thường một cơn mưa kéo dài không quá 3 giờ nhưng cường độ mưa khá lớn và dồn dập, có những cơn mưa gây ngập đường phố. Những nơi thấp trũng có thể bị ngập sâu khoảng 20 – 80 cm.  Độ ẩm Các tháng mùa mưa có độ ẩm khá cao. Độ ẩm trung bình các tháng mùa mưa dao động trong khoảng 65 – 82%, cao nhất là các tháng 7, 8, 9, 10 (trung bình 81%). Các tháng mùa khô có độ ẩm thấp hơn, thường chỉ vào khoảng 68 – 76%. Trong đó, tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất là tháng 2 (65%).  Gió, bão, lũ lụt Khu vực Tp.HCM trong năm có 2 hướng gió chính: mùa khô có gió Đông – Đông Nam (còn gọi là gió chướng) và mùa mưa có gió Tây – Tây Nam. Vận tốc gió trung bình 2 – 3 m/s. Gió thường thay đổi mạnh. Gió chướng vào mùa khô thổi mạnh làm gia tăng sự xâm nhập mặn vào sâu trong lục địa và gia tăng mực nước đỉnh triều lên vài cm. Tp.HCM là khu vực ít có bão, thiên nhiên an hoà, thường thời tiết chỉ bị ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới hoặc chịu ảnh hưởng của bão từ khu vực miền Trung. Các số liệu theo dõi, quan trắc hơn 100 năm qua cho thấy vị trí này không xảy ra lũ lụt. 29
  • 30. 2.1.2.2. Đặc điểm thuỷ văn và chế độ dòng chảy của khu vực Về thuỷ văn, hầu hết các sông rạch Tp.HCM đều chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Đông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thuỷ triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành. Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,1m. Tháng có mực nước cao nhất là tháng 10 -11, thấp nhất là các tháng 6-7. Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến qua Lái Thiêu, có năm lên đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Đồng Nai đến Long Đại. Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều. Từ khi có các công trình thuỷ điện Trị An và thuỷ lợi Dầu Tiếng ở thượng nguồn, chế độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốc bin, đập tràn và cống đóng xả, nên môi trường vùng hạ du từ Bắc Nhà Bè trở nên chịu ảnh hưởng của nguồn, nói chung đã được cải thiện theo chiều hướng ngọt hoá. Dòng chảy vào mùa kiệt tăng lên, đặc biệt trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 5 tăng 3-6 lần so với tự nhiên. Vào mùa mưa, lượng nước điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu khả năng úng lụt đối với những vùng trũng thấp; nhưng ngược lại, nước mặn lại xâm nhập vào sâu hơn. Tuy nhiên, nhìn chung đã mở rộng được diện tích cây trồng bằng việc tăng vụ mùa canh tác. Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống kênh mương, đã có tác dụng nâng cao mực nước ngầm trên tầng mặt lên 2-3 m, tăng thêm nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của thành phố. 2.1.2.3. Đặc điểm các tầng chứa nước trong khu vực Hiện nay, trong khu vực phường Thới An, quận 12 có khoảng 2.700 giếng khoan, ngoài các giếng khoan của nhà máy Bia Việt Nam còn có các giếng khoan của các công ty sản xuất nước giải khát, chế biến thực phẩm và giếng sinh hoạt của hộ dân. Do mạng lưới cấp nước của tổng công ty cấp nước Sài Gòn SAWACO hoạt động hạn chế nên nước sử dụng chủ yếu là nước dưới đất. 30
  • 31. Theo báo cáo ĐCTV – ĐCCT Tp.HCM tỷ lệ 1: 50.000 của Đoàn 801 Liên đoàn 8, tầng chứa nước trong khu vực gồm các lớp chính:  Tầng chứa nước trong trầm tích bở rời nguồn gốc Holocen (QIV) Trầm tích Halocen có nhiều nguồn gốc khác nhau: đầm lầy biển, đàm lầy sông; đầm lầy sông – sông biển,... phân bố rông rãi trên Tp.HCM. Thành phần thạch học chủ yếu là bùn sét, bùn pha sét, bùn cát pha với một ít vật chất hữu cơ. Bề dày của trầm tích từ 5 – 15m, có nơi dày đến 20m, khả năng chứa nước thấp. Nước tồn tại trong các lỗ hồng cát, cát pha. Nguồn gốc là do nước mưa rơi tại chỗ xâm nhập từ các kênh rạch, nước có thành phần clorua bicacrbonat – sunfat, tổng độ khoáng hoá cao, không có giá trị cho uống và tưới.  Tầng chứa nước lỗ rỗng trong trầm tích bở rời nguồn gốc Pleistocen (QI-m) Tầng chứa nước này nằm ngay phía dưới tầng chứa nước trong trầm tích bở rời nguồn gốc Halocen (QIV). Nóc của tầng chứa nước này trong nhiều trường hợp là bề mặt phong hoá Laterit. Lớp vỏ phong hoá Laterit nhiều nơi bị sét hoá chứng hoặc dẻo quánh, lớp phong hoá này không phải là lớp cách nước hoàn chỉnh, bởi bề mặt lồi lõm không liên tục tạo thành các cửa sổ lưu thông từ trên xuống. Thành phần phổ biến là các cỡ hạt khác nhau, phần còn lại là sét, sạn, sỏi. Nước của tầng này được trữ trong kẽ hở của các hạt có nguồn gốc sông – sông biển hổn hợp. Do chiều dày không lớn, độ cách nước kém ổn định nên nước trong tầng này có tính chất thay đổi, mực nước dao động theo mùa trong năm.  Tầng chứa nước lỗ rỗng – vỉa trầm tích bở nguồn gốc song Pliocen (N2 2) Tầng chứa nước này phân bố rộng ở Tp.HCM, tầng có áp lực yếu, phủ lên trên lớp cách nước hoặc thấm nước yếu. Thành phần đất đá bao gồm cát với các cỡ hạt khác nhau, chủ yếu là hạt trung (0,25 – 0,5 mm) chiếm ưu thế. Tuy nhiên, có trường hợp các hạt lớn thô, sỏi. Bề dày tầng chứa nước trung bình khoảng 30 – 60m, có nơi là 100m. Đây là tầng chứa nước khá phong phú.  Tầng chứa nước lỗ rỗng – khe nứt – vỉa trầm tích bở rời gắn kết nguồn gốc song Pleiocen hạ (N1 2) 31
  • 32. Thành tạo chứa nước này nằm bên dưới N2 2, được ngăn cách bởi 1 lớp sét mỏng từ vài mét đến 5-10m, thành phần chủ yếu là cát với nhiều cỡ hạt. Nóc của tầng chứa nước này có thể gặp ở độ sâu từ 100m – 160m, có nơi là 180 – 250m có độ khoáng hoá cao. 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI PHƯỜNG THỚI AN Là một quận nằm ở phía Tây Bắc Tp.HCM, tình hình phát triển kinh tế xã hội của phường Thới An, quận 12 được trình bày tóm tắt như sau (tham khảo Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2009 của UBND phường Thới An, quận 12). 2.2.1. Điều kiện kinh tế  Nông nghiệp Trồng trọt: 40 ha hoa màu Chăn nuôi: 17 ha chăn nuôi bò, chăn nuôi heo 2.150 con. Trồng trọt và chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do thức ăn gia súc và giá vật tư nông nghiệp cũng tăng. Bên cạnh đó, dịch cúm H1N1 bùng phát gây tâm lý bất an cho người chăn nuôi. UBND phường đã phối hợp với trạm khuyến nông và bảo vệ thực vật tổ chức 03 cuộc tập huấn về phòng và trị bệnh cho bò, hội thảo sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn,…  Công nghiệp 162 doanh nghiệp, 54 tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ tăng 4 hộ nâng tổng số hộ lên 1.224 hộ.  Công tác kiểm tra môi trường Kiểm tra 03 cơ sở kinh doanh phế liệu liên quan đến môi trường theo phản ánh của người dân, trong đó có 01 trường hợp xử phạt vi phạm hành chánh về thương mại nhưng doanh 32
  • 33. nghiệp không chấp hành, UBND phường quyết định cưỡng chế 01 trường hợp chuyển phòng kinh tế xử lý theo thẩm quyền và 01 trường hợp làm cam kết di dời theo quy định.  Địa chính Tiếp nhận và giải quyết 1.260 hồ sơ có liên quan về nhà đất và chuyển 100 hồ sơ xin cấp giấy CNQSDĐ, 125 hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSDĐNƠ. 2.2.2. Điều kiện xã hội Giải quyết việc làm cho 274/200 lao động đạt 137% và tạo điều kiện cho 01 trường hợp vay vốn từ nguồn hỗ trợ ngân hàng. Chính sách xã hội để buôn bán với số tiền 10.000.000 đ, tạo điều kiện cho hộ có thu nhập, ổn định cuộc sống. Phối hợp với phòng Lao động Thương binh Xã hội quận 12 tổ chức đưa 03 đối tượng diện chính sách đi điều dưỡng tại Cần Giờ, 05 đối tượng đi điều dưỡng tại Đà Lạt, chỉ điều dưỡng tại nhà 17 đối tượng, với số tiền là 11.900.000 đ và bàn giao 02 đối tượng lang thang vào Trung tâm bảo trợ xã hội Tp.HCM. Hiện nay UBND phường quản lý 16 học viên sau cai nghiện, trong đó 10 người có sức khoẻ tốt, 02 trung bình và 04 đã nhiễm HIV, AIDS.  Dân số - Gia đình và trẻ em - Thực hiện tốt chiến dịch truyền thông dân số đợt I/2009, kết quả trong 06 tháng đầu năm đã vận động được 04/07 ca triệt sản đạt 57,14%; đặt vòng 11/170 ca đạt 65,2%; thuốc tiêm 20/25 ca đạt 80%; thuốc cấy tránh thai 01/02 ca đạt 50%; thuốc và bao cao su tránh thai đạt trên 60%. Thu quỹ bảo trợ trẻ em nghèo được 7.000.000đ/10.000.000đ đạt 70%; 33
  • 34. - Trong 06 tháng đầu năm đã cấp phát 268 thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ dưới 06 tuổi; - Tổ chức 01 buổi tuyên truyền kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục và trẻ lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại nguy hiểm cho học sinh phổ cập có 169 em tham dự; - Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 Thành phố, quận đã tặng 54 phần quà trị giá mỗi phần quà 100.000đ cho các em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt trên địa bàn phường và 05 em được nhận tiền theo QĐ 19 (300.000đ/em). UBND phường hỗ trợ 1.040.000đ để mua tập, quà bánh nhân ngày tổng kết học sinh phổ cập và mạnh thường quân KP3 tặng 200 cuốn tập; - Thường xuyên tyuên truyền vận động người dân không sinh con thứ 3, tuy nhiên trong 06 tháng đầu năm trên địa bàn phường đã có 08 trường hợp sinh con thứ 3.  Công tác xoá đói giảm nghèo - Lập danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT cho hộ có thu nhập từ 6-8 triệu/người/năm là 2.341 người. - Rà soát các hộ nghèo có vay các nguồn vốn do Hội CCB, HND, HLHPN và đoàn thanh niên quản lý. - Khảo sát thu thập hộ nghèo giai đoạn 3, kết quả có 1.071/1.079 hộ (có 08 hộ đã bán nhà), dự kiến sẽ đưa ra khỏi chương trình 61 hộ có thu nhập trên 12 triệu đồng/người/năm. Trong đó: + 475 hộ thu nhập từ 6-8 triệu đồng/người/năm; + 289 hộ có thu nhập trên 8-10 triệu đồng/người/năm; + 246 hộ có thu nhập trên 10 -12 triệu đồng/người/năm; 34
  • 35. + 61 hộ có thu nhập trên 12 triệu đồng/người/năm. Thu quỹ XĐGN 7.100.000đ/13.000.000đ đạt 54,62%. Vận động hiện vật 3.800.000đ/5.000.000đ đạt 76%.  Công tác phổ cập giáo dục - Duy trì 5 lớp phổ cập tiểu học với 89 em; 4 lớp THCS với 70 em; 3 lớp THPT với 122 em. - Kết quả, trong năm học 2008-2009: + Đối với phổ cập giáo dục: tỷ lệ học sinh hoàn thành bậc tiểu học 7/7 em đạt 100%; tỷ lệ tốt nghiệp THCS 7/7 em đạt 100%; tỷ lệ tốt nghiệp THPT 1/16 em đạt 6,25%. + Đối với giáo dục phổ thông: tỷ lệ học sinh tốt nghiệp vào lớp 6 là 211/211 học sinh đạt 100%.  Công tác y tế - Trạm y tế phường đã tổ chức khám chũa bệnh cho 7.417 lượt người, số trẻ đã được tiêm chủng 1.972 trẻ. - Trạm y tế phường phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng Quận 12 tổ chức tiêm phòng ngừa dịch bệnh quai bị tại Trường Mẫu giáo Hoạ Mi 1, có 479 ca được tiêm ngừa. - Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hộ kinh doanh ăn uống, trong 6 tháng đầu năm đã kiểm tra được 2332 hàng quán và cấp 99 giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các hộ kinh doanh trên địa bàn theo phân cấp quận. - Tình hình dịch bệnh: trong 06 tháng đầu năm trên địa bàn phường xảy ra 48 ca sốt xuất huyết; 10 ca tay chân miệng; 18 ca sởi, quai bị, Rubella và theo dõi cách ly tại nhà 08 ca nghi nhiễm cúm A H1N1 do đi chung với chuyến bay có người bị nhiễm, đến nay 8 người này đã khoẻ mạnh bình thường. 35
  • 36.  Công tác chữ thập đỏ - Tổ chức Đại hội Đại biểu Hội chữ thập đỏ phường nhiệm kỳ III (2009-2014) có 95 đại biểu chính thức và 30 khách mời tham dự. - Hội chữ thập đỏ phường tổ chức hiến máu nhân đạo 02 đợt năm 2009 được 159/180 ca đạt 88,33%. - Duy trì 02 chốt sơ cấp cứu tại khu phố 2A và khu phố 3.  Công tác tư pháp – hộ tịch - Tổ chức 48 cuộc tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ, Luật khiếu nại tố cáo, Nghị định 146 của Chính phủ, Luật thực hành tiết kiệm – chống lãng phí và Luật phòng, chống tham nhũng, Luật đất đai, luật Lao động, Chỉ thị 406/TTg của Chính phủ, Luật phòng chống ma tuý, dân số kế hoạch hoá gia đình, các quy định về phòng, chống cháy nổ, tiết kiệm điện, đền bù giải toả có 9.678 người tham dự và phát 2.964 tờ rơi về an toàn giao thông và tuyên truyền luật thuế thu nhập cá nhân cho nhân dân. Tổ chức 01 cuộc thi tìm hiểu luật khiếu nại tố cáo, có 92 hoà giải viên tham dự. - Phối hợp BCH đoàn phường, nhóm sinh viên trường ĐH luật TP.HCM biểu diễn 02 tiểu phẩm về đền bù giải toả và vệ sinh môi trường cho 172 lượt người xem. 36
  • 37. CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 3.1.1. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án Các hoạt động trong giai đoạn xây dựng dự án bao gồm: • San lấp mặt bằng, thi công nền móng • Vận chuyển, tập kết, lưu giữ nguyên vật liệu • Xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng, kỹ thuật • Sinh hoạt của nhân viên xây dựng tại công trường. 3.1.1.1. Các nguồn tác động có liên quan đến chất thải Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng được trình bày trong bảng dưới đây Bảng 3.1 Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường có liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng Các hoạt động Nguồn gây tác động San lắp mặt bằng, thi công nền móng - Vận chuyển vật liệu xây dựng (gỗ, sắt thép, tôn,…) - Bụi, khói thải, tiếng ồn của các máy móc (máy trộn xi măng, xe cẩu,…) - Nước chảy tràn trên bề mặt công trường - Chất thải rắn từ hoạt động phát quan cây cối và chất thải từ quá trình xây dựng. Vận chuyển, tập kết, lưu giữ nguyên vật liệu - Khí thải, bụi từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu 37
  • 38. như xi măng, cát đá,… - Chất thải nguy hại bao gồm các thùng sơn, giẻ lau dính dầu mỡ Xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật - Khói bụi từ việc vận chuyển máy móc thiết bị, VLXD đến nhà xưởng - Quá trình thi công có gia nhiệt (cắt, hàn, tiện) - Khói thải từ các hoạt động thi công như xe ủi, xe nâng, … Sinh hoạt của công nhân - Chất thải sinh hoạt của công nhân trên công trường, bao gồm nước thải và chất thải rắn 3.1.1.1.1. Tác động đến môi trường không khí a) Ô nhiễm bụi do hoạt động san lắp mặt bằng và xây dựng các hạng mục Trong hoạt động san lắp mặt bằng thì xảy ra các quá trình đào đất và vận chuyển đất đá ở công trường gây ra bụi. Theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức y tế thế giới (WHO) 1993, lượng bụi này có thể dự báo với các giả thiết như sau : Hệ số ô nhiễm bụi từ quá trình vận chuyển đất đá có thể ước tính như sau:       −                         = 365 365 4 7 , 2 48 12 ) 7 , 1 ( 5 , 0 7 , 0 p w W S s k E - E: hệ số ô nhiễm (kg/tấn) - k: cấu trúc hạt có giá trị trung bình 0,2 m µ - s: độ dày của lớp bụi phủ bề mặt đường (8,9 %). - S: vận tốc trung bình của các phương tiện vận chuyển đất đá ra vào khu vực dự án (5 km/h) - W: tải trọng của phương tiện (15 tấn) - w: số bánh xe trung bình (6 bánh) - p: số ngày mưa trong năm (140 ngày) 38
  • 39. Như vậy, hệ số ô nhiễm bụi sẽ là E = 0,08 kg/tấn. Theo dự tính chuẩn đất đá để xây dựng, thì cần khoảng 10420 m3 đất đá đễ san lắp toàn bộ diên tích dự án. Mặt khác, do địa hình dự án có độ cao không đồng đều, lại có nhiều vị trí bị trũng nên cần một khối lượng đât đá san lắp lớn. Tỉ trọng đất đá trung bình là 1,45 tấn/m3 nên tổng khối lượng đất đá đào lắp là 15109 tấn đất đá. Từ hệ số nhiễm bụi và tổng khối lượng đất đá đào lắp, tính được tổng tải lượng bụi phát sinh trong toàn bộ thời gian san lắp là 1209 kg Kết quả ước tính hệ số phát thải và nồng độ bụi phát sinh từ quá trình đào đắp được trình bày trong bảng sau: Bảng 3.2 Hệ số phát thải và nồng độ bụi ước tính phát sinh trong quá trình đào đắp Tải lượng(*) (kg/ngày) Hệ số phát thải bụi bề mặt(**) (g/m2 /ngày) Nồng độ bụi trung bình(***) (mg/m3 ) 40,3 0,33 1,40 Ghi chú: - (*) : Tải lượng (kg/ngày) = Tổng tải lượng bụi (kg)/ Số ngày thi công (ngày) Số ngày thi công san lấp mặt bằng là 30 ngày; - (**) : Hệ số tải lượng bụi bề mặt (g/m2 /ngày )= Tải lượng (kg/ngày) x 103 /Diện tích (m2 ) Diện tích mặt bằng dự án là 120000 m2 ; - (***): Nồng độ trung bình (mg/m3 ) = Tải lượng (kg/ngày) x 106 / 24 / V (m3 ) Thể tích tác động trên mặt bằng dự án V = S x H với S = 120000 m2 và H = 10 m (vì chiều cao đo các thông số khí tượng là 10 m) ; So với QCVN 19:2009/BTNMT về chất lượng không khí xung quanh, ta thấy nồng độ bụi trung bình của hoạt động san lắp mặt bằng và thi công nền móng vượt qui chuẩn cho phép đối với nồng độ bụi trung bình trong 1 giờ . 39
  • 40. Trong xây dựng các hạng mục của dự án cũng sẽ phát sinh ra nhiều bụi từ xi măng, gạch, ....Nhìn chung, hạng mục càng cao thì khả năng phát bụi càng lớn. Vì vậy, nhà thầu xây dựng cần có các biện pháp thích hợp để đảm bảo chất lượng môi trường không khí để bảo vệ sức khỏe của người công nhân và các hộ dân nằm ở khu vực hứng gió. b) Ô nhiễm không khí phát sinh từ các phương tiện vận chuyển vật tư và từ các thiết bị, máy móc thi công xây dựng • Khí ô nhiễm Các loại xe có tải trọng từ 3,5 đến trên 16 tấn, hoạt động liên tục 12h chuyên chở vật liệu xây dựng, thiết bị bằng đường bộ có thể gây ô nhiễm không khí do động cơ đốt trong có sử dụng nhiên liệu là dầu DO. Với khối lượng vật liệu xây dựng, trang thiết bị được ước tính vào khoảng 650000 tấn thì cần số lượt chuyên chở của xe tải 15 tấn là 44000 lượt (có tải), số lượt xe không tải cũng là 44000 lượt. Như vậy, có tổng cộng 88000 lượt xe chuyên chở ra vào khu vực dự án. Hiện nay, chưa có số liệu chuẩn hoá về nguồn thải do các loại xe gây ra, do đó có thể sử dụng phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Bảng 3.3 Hệ số ô nhiễm không khí đối với xe tải TT Các loại xe Đơn vị (U) SO2 kg/U NOx kg/U CO kg/U VOC kg/U 1 Xe tải lớn động cơ Diesel 3,5 đến 16 tấn 1000 km 4,29*S 11,8 6 2,6 tn of Fuel 20*S 55 28 12 (*) Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution -WHO, 1993. Ghi chú: S là hàm lượng Sulfure trong dầu (S = 0,25%) 40
  • 41. Với quãng đường trung bình cho 1 chuyến (đi và về) là 4km, thời gian thi công xây dựng là 18 tháng. Ta có bảng tóm tắt tải lượng các chất khí ô nhiễm của hoạt động chuyên chở vật liệu, thiết bị như sau: Bảng 3.4 Tải lượng các chất khí ô nhiễm của hoạt động vận tải ST T Chất ô nhiễm Tải lượng (kg/1000 km) Tổng chiều dài (1000 km) Tổng tải lượng (kg/thời gian thi công) Tải lượng trung bình (kg/ngày) 1 SO2 4,29S 176 188,8 0,35 2 NOx 11,8 176 2076,8 3,85 3 CO 6 176 1056 1,96 3 VOC 2,6 176 457,6 0,85 Tải lượng các chất ô nhiễm trung bình hàng ngày phát sinh bởi hoạt động vận chuyển vật tư và các thiết bị máy móc thi công là rất lớn, ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường không khí và tác động tiêu cực đến công nhân làm việc và các hộ dân xung quanh dự án, đặc biệt là các hộ dân ở vị trí hứng gió. Đây là nguồn ô nhiễm khó kiễm soát và quản lý, vì vậy rất cần sự quan tâm của chủ doanh nghiệp cũng như nhà thầu xây dựng về việc giảm thiểu phát thải của các loại khí ô nhiểm để đảm bảo sức khỏe cho công nhân và các hộ dân xung quanh dự án. • Bụi Ngoài hoạt động san lắp mặt bằng và thi công nền móng thì các hoạt động như vận chuyển, tập kết, lưu trữ nguyên vật liệu, xây dựng các hạng mục cũng làm phát sinh nhiều bụi do có quá trình vận chuyển các loại nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ xây 41
  • 42. dựng. Quá trình vận chuyền chủ yếu bằng đường bộ nên có ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh dự án, ngoài ra, các quần thể sinh vật xung quanh dự án cũng bị ảnh hưởng bởi bụi. Vì vậy, rất cần sự khắc phục hợp lý của chủ đầu tư để giảm nhẹ những tác động tiêu cực của hoạt động này. c) Khí thải từ các phương tiện máy móc thi công xây dựng Các phương tiện này chủ yếu phục vụ cho hoạt động đào - đắp đất, thi công nền móng, san ủi mặt bằng,… Số lượng phương tiện thi công tham khảo từ những dự án tương đương trong giai đoạn thi công lớn nhất khoảng 10 phương tiện trong một ngày. Lượng nhiên liệu (dầu DO) tiêu thụ của các phương tiện hoàn toàn khác nhau, nhưng theo thực tế vận hành của các thiết bị thi công (máy san, máy ủi, máy xúc,…) thì bình quân lượng dầu tiêu thụ trung bình một ngày làm việc 12 tiếng của một phương tiện thi công khoảng 70 lít/ngày. Hệ số và tải lượng ô nhiễm do đốt dầu DO của các phương tiện thi công xây dựng được trình bày trong Bảng 3.5. Bảng 3.5 Hệ số và tải lượng ô nhiễm do đốt dầu DO của các phương tiện thi công Khí thải Bụi SO2 NO2 CO VOC Hệ số ô nhiễm (kg/tấn) (*) 4,3 20S 55 28 12,0 Tải lượng ô nhiễm (kg/h) 0,211 0,25 2,71 1,38 0,59 (*) Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution -WHO, 1993. Các chất ô nhiễm trên có thể gây tác động đến công nhân làm việc trực tiếp tại công trường. Các phương tiện này chủ yếu phục vụ cho hoạt động đào - đắp đất, thi công nền móng, san ủi mặt bằng,… Số lượng phương tiện thi công tham khảo từ những dự án tương đương trong giai đoạn thi công lớn nhất khoảng 10 phương tiện trong một ngày. Các chất ô nhiễm trên có thể gây tác động đến công nhân làm việc tại công trường. Tuy nhiên, khu vực dự án được bố trí sau khuôn viên nhà máy, cuối hướng gió, thoáng và cách xa khu vực sản xuất và làm việc của nhà máy nên mức độ ảnh hưởng của các tác nhân trên đến môi trường xung quanh là hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách ly, che chắn khu vực thi công xây dựng. 42
  • 43. d) Tác hại của các chất ô nhiễm không khí Tác hại của các chất ô nhiễm không khí được thể hiện như sau: Bảng 3.6 Những tác hại của các chất ô nhiễm không khí STT Chất ô nhiễm Tác động 1 CO (Cacbonmonoxit) - Gây suy giảm về thể chất, tình thần - Gây đau đầu - Nếu hít lượng lớn sẽ tử vong 2 NOx (Oxit nito) - Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu - Tạo mưa axít ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng - Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá huỷ vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa - Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ôzon - Có khả năng liên kết với VOC (hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) để tạo thành khí ô nhiểm là O3, có khả năng gây ngạt 3 SOx (oxit lưu huỳnh) • SO2 gây ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp, đặc biệt là bệnh suyễn • Làm suy yếu phổi, làm trầm trọng thêm bệnh tim mạch và bệnh phổi đang có • Dẫn đến cái chết sớm • SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu 4 CO2 (Cacbonic) - Gây rối loạn hô hấp phổi; - Gây hiệu ứng nhà kính; - Tác hại đến hệ sinh thái. 5 Tổng hydrocarbons (THC) - Gây suy giảm chức năng phổi - Làm trầm trọng hơn bệnh tim mạch, bệnh khí thũng, bệnh viên phế quản 6 Bụi - Kích thích hô hấp, xơ hoá phổi, ung thư phổi 43
  • 44. - Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hoá 3.1.1.1.2. Tác động đến môi trường nước Tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước trong giai đoạn xây dựng, bao gồm: - Nước thải của 150 công nhân làm việc trên công trường - Nước thải phát sinh do hoạt động thi công - Nước mưa chảy tràn a) Nước thải của 150 công nhân làm việc trên công trường Nước thải của công nhân xây dựng có thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu gồm: Các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh gây bệnh (Coliform, E.Coli). Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì thành phần và hệ số ô nhiểm của mỗi người hày ngày đưa vào môi trường (chưa qua xử lý) được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.7 Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày sinh hoạt đưa vào môi trường (nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý) Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày) BOD5 45-54 COD 72-102 SS 70-145 Dầu mỡ 10-30 Tổng nitơ 6-12 Amoni 2,4-4,8 Tổng photpho 0,8-4,0 (*) Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution -WHO, 1993. 44
  • 45. • Tồng lưu lượng nước thải của 150 công nhân: Tiêu chuẩn cấp nước cho mỗi công nhân làm việc là 120 lít/người.ngày. Như vậy, tổng lượng nước cấp cho 150 công nhân là 18 m3 /ngày. Lượng thước thải thường chiếm 80% tổng lượng nước cấp sau khi đã qua sử dụng, như vậy tổng lưu lượng nước thải của 150 công nhân là 14,4 m3 /ngày. • Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải của 150 công nhân: Bảng 3.8 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của 150 công nhân Thông số ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày) BOD5 6,8 - 8,1 COD 10,8 – 15,3 SS 10,5 – 21,8 Dầu mỡ 1,5 – 4,5 Tổng N 0,9 – 1,8 Amoni 0,36 – 0,72 Tồng P 0,12 - 0,6 • Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt của công nhân: Bảng 3.9 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân Thông số ô nhiễm Nồng độ (mg/l) QCVN 14 : 2008 /BTNMT Cột B BOD5 472,2 – 562,5 50 COD 750 – 1062,5 150* SS 729,2 - 1513,9 100 Dầu mỡ 104,2 - 312,5 50 45
  • 46. Tổng N 62,5 - 125 20 Amoni 25 – 50 10 Tổng P 8,3 - 41,2 10 (*) QCVN 40:2011/BTNMT, cột B (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp) So sánh với QCVN 14/2008 BTNMT về nước thải sinh hoạt. Ta thấy, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của 150 công nhân vượt quá giới hạn cho phép của cột B. Cụ thể, nồng độ BOD5 vượt hơn 11 lần, SS cũng vượt hơn giá trị cho phép hơn 15 lần, dầu mỡ vượt hơn 6 lần, Amoni vượt hơn 5 lần. Riêng COD được so sánh với QCVN 40:2011/BTNMT thì nồng độ COD có trong nước thải sinh hoạt của công nhân vượt hơn 7 lần ...Như vậy, đây là một nguồn gây ô nhiễm môi trường nước rất lớn nếu không có biện pháp quản lý và xử lý thích hợp. b) Nước chảy tràn trên bề mặt dự án cuốn theo đất đá xuống nguồn nước tiếp nhận Nước chảy tràn trên công trường xây dựng phần lớn là do mưa nước đóng góp vào, ngoài ra còn do nước tưới đường giảm bụi, nước tưới tường sau khi xây,…. Nước chảy tràn thường cuốn theo đất cát, xi măng, rác thải sinh hoạt của công nhân, rác thải trong quá trình xây dựng và trở thành nguồn nước gây ô nhiễm đến nguồn nước mặt, môi trường đất và ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực. Lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt Dự án nếu không được thoát hợp lý có thể gây ứ đọng, cản trở quá trình thi công. • Tính toán lưu lượng nước mưa tại khu vực xây dựng: Lưu lượng nước mưa chảy tràn lớn nhất: A I K Q × × × = 278 , 0 max Trong đó: - A: Tổng diện tích của khu đất = 120000 m2 . - I: Cường độ mưa cao nhất của tháng = 603 mm/tháng = 0,603m/tháng. 46
  • 47. - K: Hệ số chảy tràn = 0,6. ) / ( 12070 120000 6 , 0 603 , 0 278 , 0 3 max ngày m Q = × × × = ⇒ Như vậy, lưu lượng nước mưa chảy tràn trung bình cao nhất của ngày (lấy 1 tháng có 30 ngày): Qmax= 402,3 m3 /ngày Nhìn chung, tác động ô nhiễm do nước mưa chảy tràn trong giai đoạn xây dựng là không lớn, chủ yếu có độ đục cao do cuốn theo đất đá, vật liệu xây dựng và có thể bị nhiễm dầu mỡ của các phương tiện vận chuyển, xây dựng (là các chất thải nguy hại). Vì vậy, thầu đầu tư cũng cần có các biện pháp thích hợp để phòng tránh những tác động xấu đến môi trường do nước mưa chảy tràn c) Nước thải do các hoạt động thi công Hoạt động thi công rất đa dạng và nhu cầu dùng nước cũng rất lớn. Bảng dưới đây sẽ liệt kê một số hoạt động thi công ứng với nhu cầu dùng nước của chúng. Bảng 3.10 Lượng nước sơ bộ dùng cho một số hoạt động thi công Hoạt động Đơn vị Máy đào đất chạy bằng hơi làm việc Trong đất cát 1 m3 đất nguyên thổ Trong đất sét Trong đất đá Máy đào đất chạy bằng động cơ đốt trong làm việc 1 máy/ 1 giờ Rửa cuội và đá dăm Khi độ lớn trung bình, rửa bằng tay 1 m3 / vật liệu rửa Khi bẩn nhiều Khi rửa bằng cơ giới Rửa cát trong chậu Rửa cát lẫn đá dăm trung bình 47
  • 48. Trộn bê tông Trộn bê tông cứng 1 m3 bê tông Trộn bê tông dẻo Trộn bê tông đúc Trộn bê tông nóng Tưới bê tông và ván khuôn trong điều kiện khí hậu trung bình 1 m3 bê tông/ngày đêm Xây gạch bằng vữa xi măng kể cả trộn vữa và không tưới gạch 1000 viên gạch Xây vữa bằng xi măng nóng 1 m3 đá xây Tưới gạch xây Xây đá hộc Bằng vữa xi măng Bằng vữa tam hợp (Nguồn: Giáo trình Mạng lưới cấp và thoát nước, Ths Nguyễn Thị Thanh Hương) Theo lí thiết, 80% lượng nước cấp sẽ chuyển thành nước thải sau khi qua sử dụng và dựa vào bảng có thể ước lượng được lượng nước thải phát sinh do hoạt động thi công là rất lớn. Tuy nhiên, nếu sử dụng nước mà không để tiếp xúc với dầu mỡ thì nước thải hầu như chỉ có chứa nhiều đất đá, chất rắn không tan và chất vô cơ nên không tác động lớn đến môi trường. Nhưng cũng cần chú ý đến khả năng tác động xấu đến hệ sinh thái dưới nước do khả năng lắng đọng làm nông dòng nước. 3.1.1.1.3. Tác động do chất thải rắn Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn xây dựng bao gồm các nguồn sau: - Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn san lắp mặt bằng - Chất thải rắn phát sinh trong hoạt động xây dựng các hạn mục 48
  • 49. - Chất thải rắn do sinh hoạt của công nhân - Chất thải rắn nguy hại. a Chất thải rắn của hoạt động san lắp mặt bằng Việc san lấp mặt bằng của dự án sẽ tập trung lượng đất đào trong khu vực không chỉ làm mất mỹ quan khu vực mà còn góp phần làm gia tăng ô nhiễm môi trường không khí trong những ngày nắng và môi trường nước vào những ngày mưa. Do đó, toàn bộ lượng đất này sẽ được tận dụng để san lấp lại cho công trình, một phần sẽ được thu gom và bán cho các đơn vị đang có nhu vầu san lấp trong khu vực. b) Chất thải rắn do họat động xây dựng các hạng mục Chất thải rắn từ hoạt động xây dựng chủ yếu là đất cát dư, xà bần, gỗ, kim loại (sắt, đinh sắt,…) carton, gỗ dán, dây điện, ống nhựa, kiếng,… Các chất thải này nếu không được thu gom và vận chuyển đến nơi tập kết chất thải xây dựng sẽ gây khó khăn cho việc thi công xây dựng, gây lẫn lộn giữa các nguyên vật liệu xây dựng và chất thải. Chất thải rắn chủ yếu trong giai đoạn xây dựng nhà máy là các loại phế thải vật liệu xây dựng rơi vãi trong quá trình thi công. Phần chất thải rắn này mặc dù không ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người nhưng lại gây mất thẩm mĩ đối với cảnh quan khu vực, nên cũng cần được thu gom và tập trung vào một khu vực quy định. c) Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân Với sinh hoạt của khoảng 150 công nhân (khi tập trung đông nhất) với lượng chất thải rắn trung bình một ngày một người thải ra khỏang 0,3 kg/ngày, như vậy ước tính lượng chất thải rắn khoảng 45 kg/ngày. Thành phần của loại chất thải này chủ yếu là chất hữu cơ và một số thành phần khác như giấy vụn, vải, vỏ đồ hộp, thực phẩm thừa... nếu không được thu gom và xử lý đúng chỗ sẽ gây ô nhiễm môi trường do mùi hôi của rác phân huỷ, sinh ra các loại ruồi, bọ và các vi khuẩn truyền nhiễm từ đó gây ảnh hưởng đến môi trường nước mặt, môi trường đất và gây mất cảnh quan môi trường. 49
  • 50. Chủ dự án sẽ đảm bảo công tác thu gom và xử lý rác thải xây dựng, rác thải sinh hoạt và vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo khống chế chặt chẽ sự phát sinh dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe người lao động. d) Chất thải rắn nguy hại Chất thải rắn nguy hại trong giai đoạn thi công, xây dựng bao gồm các thùng sơn sau khi đã qua sử dụng, giẻ lau dầu nhớt, bóng đèn, chất chống thấm, phụ gia bêtông,… Đây là nguồn ô nhiễm cần được thu gom và xử lý hợp lý để tránh gây tác động xấu đến môi trường khi dự án đi vào hoạt động. Mặc dù khối lượng phát sinh không nhiều, nhưng đây là nguồn gây ô nhiễm cần được thu gom và xử lý, ước tính khoảng 20 kg trong suốt quá trình xây dựng. 3.1.1.2. Các nguồn không liên quan đến chất thải Quá trình thi công, xây dựng các hạng mục công trình của nhà máy sẽ có một số tác động không liên quan đến chất thải có ảnh hưởng tiêu cực, tích cực đến môi trường xung quanh, được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.11 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng nhà máy STT Nguồn gây tác động Tác động 1 Tập trung khoảng 150 công nhân xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng của dự án. - Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội khu vực. - Nguy cơ làm xuất hiện và gia tăng tệ nạn xã hội - Khả năng tăng mật độ giao thông trên tuyến đường. - Tiếng ồn của các công nhân trên công trường 3 Giao thông vận tải - Tăng mật độ giao thông. - Xuống cấp các công trình giao thông - Tiếng ồn, rung động từ các phương tiện vận chuyển 50
  • 51. 4 Thi công các hạng mục công trình. - Sụt lún do quá trình đào đất làm móng các hạng mục công trình - Tiếng ồn, rung động của các phương tiện vận chuyển, lắp đặt máy móc thiết bị - Nhiệt thừa từ quá trình hàn, xì 5 Sinh hoạt của công nhân - Tiếng ồn khu vực sinh hoạt của công nhân - Các tệ nạn xã hội phát sinh a) Tiếng ồn • Tiếng ồn phái sinh cho các loại máy móc, thiết bị trên công trường Trong quá trình thi công xây dựng, tiếng ồn phát sinh từ các nguồn sau: -Xe vận chuyển thiết bị và nguyên liệu. - Các hoạt động của máy xúc, máy đóng cọc, máy khoan,… Đây là nguồn gây ồn đáng kể, vì vậy chủ đầu tư cần có biện pháp giảm thiểu mức gây ồn của các thiết bị thi công đến môi trường xung quanh, tránh làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong khu vực lân cận. Mức ồn phát sinh từ một số thiết bị thi công tham khảo được trình bày trong bảng sau: Bảng 3.12 Mức ồn từ các thiết bị thi công Thiết bị Mức ồn (dBA), cách nguồn 15m Tài liệu (1) Tài liệu (2) Tài liệu (3) Máy ủi 93,0 - - Máy đầm nén (xe lu) - 72,0 – 74,0 - Máy san phẳng - 80,0 – 93,0 - Xe tải - 82,0 – 94,0 - Máy trộn bêtông 75,0 75,0 – 88,0 - Bơm bêtông - 80,0 – 83,0 - 51
  • 52. Thiết bị Mức ồn (dBA), cách nguồn 15m Máy đầm bêtông 85,0 - - Cần trục di động - 76,0 – 87,0 - Máy phát điện - - 72,0 - 82,5 Máy lát đường - - 87,0 - 88,5 Máy cạp đất - - 80,0 - 93,0 Máy kéo - - 77,0 - 96,0 Gầu ngược - - 72,0 – 93,0 Máy xúc gầu trước - - 72,0 – 84,0 Máy khoan đá - - 87,0 Máy nén - - 75,0 - 87,0 Búa nén và máy khoan đá - - 81,0 - 98,0 Máy đóng cọc - - 95,0 - 106,0 (Nguồn: Tài liệu (1): Nguyễn Đinh Tuấn và cộng sự, 2000, Tài liệu (2): Mackernize, 1985, Tài liệu (3): Công ty TNHH MTV XL Môi Trường Trí Việt tổng hợp, tháng (3/2011) • Tiếng ồn do sinh hoạt của công nhân Tiếng ồn của từng công nhân thì không gây ồn nhưng với số lượng 150 công nhân mà phần lớn trong số đó ở ở lại trong các nhà tạm cho công nhân trên công trường thì tiếng ồn sẽ rất lớn. Một điều phải nhắc đến đến đó là khu nhà tạm của công nhân thường được xây dựng ở góc hoặc sát hàng rào tiếp giáp với đất của các hộ dân, vì vậy, khả năng gây ồn và ảnh hưởng đến người dân là rất lớn. Vì vậy, tiếng ồn sinh hoạt của công nhân cũng cần được các chủ đầu tư tính đến và có biện pháp khắc phục, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của các hộ dân lân cận. b) Ảnh hưởng đến môi trường đất và nước ngầm • Sụt lún 52
  • 53. Trong quá trình xây dựng các hạng mục công trình cho nhà máy, một số hạng mục khi thi công móng đòi hỏi phải thực hiện ở độ sâu dưới mặt đất từ 2-3m. Do đó công tác đào đất, làm tường cừ hố đào khi thi công móng sẽ gây sụt lún đất do: - Đào đất trúng mạch nước ngầm. - Khi rung hoặc ép tường cừ chế tạo sẵn sẽ làm cho bề mặt đất có xu hướng nâng lên và đất bị đẩy ra xa. Ngược lại khi thi công cọc khoan nhồi hoặc barrette thì bề mặt đất xung quanh bị lún xuống và đất dịch chuyển ngang hướng về vị trí khoan tạo lỗ, làm cho đất nền ở khu vực xung quanh bị lún xuống. • Thay đổi tính chất của đất Quá trình bê tông hóa mặt bằng làm cho đất tự nhiên từ việc nhận được nước mưa hàng năm để duy trì những tính chất vật lý, hóa học của nó thì giờ đây có nguy cơ bị khô hóa, sinh vật đất nghèo nàn. • Nước ngầm Quá trình bê tông hóa cũng ngăn chặn sự bổ cập của nước mưa cho mạch được ngầm, làm thấp mạch nước ngầm. Nhìn chung cũng ảnh hưởng đến mạch nước ngầm một cách cục bộ. c) Ảnh hưởng đến hệ sinh thái Hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm các loài thực vật và động vật ứng với các loài thực vật đó sẽ bị tiêu diệt hoặc di cư đi nơi khác do quá trình bê tông hóa. Ngoài ra, vi khí hậu cũng bị thay đổi do các loài thực vật (bao gồm các loài cây gỗ lớn) bị chặt đốn để thực hiện việc xây dựng. d) Tác động đến kinh tế Hoạt động xây dựng sẽ thu hút nhiều lao động phổ thông, đặc biệt là lao động ở địa phương tạo ra công ăn việc làm, tăng nhập cho người lao động Thúc đẩy hàng hóa lưu thông (vật liệu xây dựng, dịch vụ vận tải), góp phần phát triển kinh tế. 53
  • 54. e) Tác động đến xã hội Khi tiến hành xây dựng dự án, cần có một số lượng lớn công nhân tập trung ăn ở, sinh sống và làm việc tại khu vực dự án. Việc tập trung một số lượng công nhân phần nào cũng gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường tự nhiên – kinh tế xã hội của khu vực. Việc xuất hiện các khu nhà ở tạm của công nhân sẽ kéo theo các lều quán dịch vụ mọc lên, các tệ nạn xã hội như bài bạc, ma túy, băng phái cũng có nhiều khả năng phát sinh gây mất trật trự an toàn xã hội Ngoài ra, mối quan hệ giữa công nhân với nhau và với người dân lân cận có thể bị mâu thuẫn trong quá trình sinh hoạt chung. Các chủ đầu tư cần có biện pháp ngăn ngừa tệ nạn xã hội của công nhân để đảm bảo môi trường xung quanh dự án luôn tốt, các hộ dân quanh dự án không bị phiền hà và đảm bảo được chất lượng cũng như tiến độ của dự án. 3.1.2. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn đưa dự án vào hoạt động Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án Nhà máy được trình bày trong bảng 3.13. Bảng 3.13: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án. Stt Các hoạt động Nguồn gây tác động 1. Phương tiện vận chuyển nguyên liệu cho nhà máy - Tiếng ồn và khói thải chứa thành phần ô nhiễm như SOx, NOx, CO, CO2, THC, Bụi,…phát sinh từ khói thải của phương tiện cơ giới. - Bụi và khí thải từ quá trình đốt dầu DO tại lò hơi 2. Sinh hoạt và vệ sinh hàng ngày của công nhân viên nhà máy. - Các thành phần ô nhiễm chủ yếu như vi sinh, dầu mỡ, Nitrat, chất hữu cơ,... trong nước thải sinh hoạt. - Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải từ nhà vệ sinh của công nhân,… - Mùi hôi thối sinh ra từ quá trình phân hủy nước thải tại các hố ga, hầm tự hoại, khu chứa chất thải rắn sinh hoạt,… 3. Hoạt động của nhà máy - Bụi, tiếng ồn phát sinh từ quá trình xay, nghiền. 54
  • 55. - Khí thải từ quá trình lên men - Khí thải từ hệ thống làm lạnh - Tiếng ồn và khí thải từ máy phát điện dự phòng - Tiếng ồn, rác thải trong dây chuyền chiết chai, lon. - Chất thải rắn từ quá trình sản xuất (giấy, bã hèm, lon sắt, giấy nhãn,…); - Các loại rác thải nguy hại (Bóng đèn, lõi lọc nước, chai lọ hóa chất…) - Nước mưa chảy tràn mang theo bụi bẩn, chất rắn lơ lửng và các tạp chất khác… 4 Trạm xử lý nước thải Tiếng ồn, mùi, khí thải từ hoạt động của Trạm xử lý nước thải 3.1.2.1. Các nguồn tác động có liên quan đến chất thải Bao gồm các nguồn gây tác động như sau: - Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí - Nguồn gây ô nhiễm là nước thải - Nguồn gây ô nhiễm là chất thải rắn. 3.1.2.1.1. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí có thể liệt kê như sau: - Bụi, khí thải từ công đoạn vận chuyển; - Bụi, tiếng ồn từ quá trình tiếp nhận và xử lý nguyên liệu (xay, nghiền); - Tiếng ồn và khí thải từ máy phát điện dự phòng; - Khí NH3 từ hệ thống làm lạnh; - Khí CO2 từ quá trình lên men; - Mùi và tiếng ồn từ hệ thống xử lý nước thải và trạm tập trung chất thải rắn; - Tiếng ồn trong dây chuyền chiết chai, lon. a) Bụi, khí thải từ công đoạn vận chuyển 55
  • 56. Các phương tiện giao thông vận tải ra vào khu vực nhà máy chủ yếu phục vụ công đoạn nhập liệu, xuất hàng và thu gom chất thải (bã hèm, xác men) từ quá trình nấu, lọc. Các phương tiện vận chuyển sử dụng nhiên liệu chủ yếu là xăng và dầu diesel sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí. Thành phần khí thải chủ yếu là bụi, CO, SO2, NOx, CxHy,… Các thành phần này tùy theo đặc tính, nồng độ của mỗi loại mà tác động lên môi trường của con người theo mỗi cách khác nhau. b) Bụi và tiếng ồn từ quá trình tiếp nhận và xử lý nguyên liệu (xay, nghiền) Bụi và tiếng ồn là hai yếu tố không thể tránh khỏi trong quá trình tiếp nhận và xử lý nguyên liệu. c ) Bụi và khí thải từ quá trình đốt dầu DO tại lò hơi Theo quy mô sản xuất của công ty sẽ có 3 lò hơi với công suất 20 tấn hơi/h. Quá trình đốt dầu Diesel hoạt động của lò hơi sẽ làm phát sinh bụi và các khí ô nhiễm như NOx, SO2 và CO. Khi dự án đi vào hoạt động, để đảm bảo khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của nhà máy đảm bảo đạt tiêu chuẩn quy định thì nhà máy phải có chế độ bảo hành, bảo dưỡng định kỳ kèm theo. Trong quy trình hoạt động, Công ty sử dụng lò hơi (nhiên liệu là dầu DO) do vậy việc phát sinh ra khí thải là điều không thể tránh khỏi. Thành phần ô nhiễm của khí thải lò hơi là: bụi, SO2, NO2, CO, CxHy.. Với công suất lò hơi là 20 tấn/giờ, nhu cầu sử dụng dầu DO của lò hơi một giờ là: 20 lít/giờ (1600lít/ngày/8giờ). Nhu cầu sử dụng dầu DO của lò hơi một giờ là : 200 lít/giờ. - Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO: S = 0,025% - Tỷ trọng của dầu : 0,87 kg/l Khối lượng dầu DO sử dụng trong một giờ: m = 200 lít/giờ x 0,87kg/lít = 174kg/giờ. Hệ số ô nhiễm do đốt dầu DO trong khí thải lò hơi được trình bày trong Bảng 3.14. 56
  • 57. Bảng 3.14: Hệ số các chất ô nhiễm do sử dụng dầu DO (lò hơi) Chất ô nhiễm CO NOx SO2 Bụi Hệ số (kg/tấn dầu) 0,71 0,284 20S 0,28 Nguồn: *WHO (1993). Lưu lượng khí thải của lò hơi là QK = 28,3 (m3 /kg) x 169 (kg/h) = 4782,7 m3 /h. Bảng 3.15 Tải lượng các chất ô nhiễm trong lò hơi. Chất ô nhiễm Tải lượng 1 lò hơi (kg/h) Tải lượng 3 lò hơi (kg/h) CO 0,123 0,37 NOX 0.049 0,148 SO2 0,087 0,261 Bụi 0,049 0,146 Bảng 3.16: Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải lò hơi trong một giờ Chất ô nhiễm CO NOx SO2 Bụi Tải lượng (kg/h) 0,37 0,148 0,261 0,146 Nồng độ (mg/m3 ) 77,36 30,94 54,57 30,23 QCVN 19:2009/BTNMT 1000 850 500 200 Dựa vào bảng 3.16, dễ dàng thấy được nồng độ các chất ô nhiễm phát ra bởi lò hơi đều thấp hơn so với QCVN 19:2009/BTNMT. Như vậy, nguồn phát thải của lò hơi có thể bỏ qua, tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến việc xuống cấp của lò hơi, có thể sinh ra lượng bụi có nồng độ cao hơn. d) Tiếng ồn và khí thải từ máy phát điện dự phòng 57
  • 58. Để ổn định điện cho hoạt động sản xuất của nhà máy trong trường hợp mạng lưới điện có sự cố, nhà máy có sử dụng máy phát điện dự phòng với công suất 2000 KVA sử dụng nhiên liệu dầu DO. Theo số liệu kỹ thuật của các nhà sản xuất và tham khảo các số liệu các nhà sử dụng, thì định mức tiêu thụ nhiên liệu cho cho máy phát điện khi chạy 100% công suất là 180 kg dầu DO/giờ. Mặt khác, hàm lượng S (lưu huỳnh) trong dầu DO thương phẩm Việt Nam là 0,25%. Bảng 3.17: Tải lượng các chất ô nhiễm từ khí thải máy phát điện dự phòng. ST T Chất ô nhiễm Hệ số (kg/tấn) Tải lượng kg/h 01 Bụi 0,4 0,063 02 SO2 18S 0.704 03 NO2 11,8 1,847 04 CO 0,05 0,008 Bảng 3.18: Nồng độ của khí thải của máy phát điện dự phòng. ST T Thông số ô nhiễm Nồng độ (mg/Nm3 ) QCVN 19:2009/BTNMT 1 Bụi 14,22 200 2 SO2 158,85 500 3 NO2 416,76 850 4 CO 1,8 1000 Nhận xét: Dựa vào bảng 3.18, dễ dàng thấy được nồng độ các chất ô nhiễm phát ra bởi máy phát điện đều thấp hơn QCVN 19:2009/BTNMT. Như vậy, nguồn phát thải máy phát điện có thể bỏ qua, tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến việc xuống cấp của máy phát điện, có thể sinh ra lượng bụi có nồng độ cao hơn. 58 Tải bản FULL (file word 114 trang): bit.ly/2Ywib4t Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 59. e) Khí CO2 từ quá trình lên men CO2 là một trong những khí sinh ra chủ yếu trong quá trình lên men, ủ bia. Khí CO2 sau khi được thu hồi trong quá trình ủ sẽ được dẫn về bồn nén làm sạch và khử trùng, sau đó hoá lỏng và được nạp vào bình để phục vụ cho các mục đích khác. Thông thường, trong không khí sạch, khí CO2 tồn tại ở mức 0,003 – 0,006% và hàm lượng tối đa cho phép của CO2 trong không khí là 0,1%. Khí CO2 khi rò rỉ ra môi trường không khí cũng gây những tác động đáng kể đến sức khoẻ của con người và môi trường sống. Biểu hiện thường gặp đối với môi trường có nồng độ CO2 là gây ngạt thở, đau đầu và bất tỉnh.Vì vậy, chủ dự án cần có các biện pháp thích hợp để đảm bảo chất lượng môi trường không khí để bảo vệ sức khỏe của người công nhân dân cư lân cận. f) Mùi, khí thải từ Trạm xử lý nước thải Thành phần chất ô nhiễm không khí từ trạm xử lý nước thải cũng chủ yếu là: NH3, H2S,… gây mùi khó chịu, ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ của công nhân nhà máy và người dân khu vực lân cận.Vì vậy, chủ dự án cần có các biện pháp thích hợp để đảm bảo chất lượng môi trường không khí để bảo vệ sức khỏe của người công nhân và dân cư lân cận. g) Tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động sản xuất tại nhà máy - Tiếng ồn từ dây chuyền chiết chai, lon; - Tiếng ồn từ hoạt động sản xuất; - Tiếng ồn từ hoạt động của Trạm xử lý nước thải (máy bơm, máy nén khí,…). Nhà máy phải thực hiện các giải pháp chống ồn cho các máy móc, thiết bị để hạn chế mức độ phát sinh tiếng ồn nên tiếng ồn có thể được giản thiểu và không gây ảnh hưởng đáng kể đến khu vực xung quanh. 3.1.2.1.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước Tương tự với các ngành sản xuất khác, hoạt động của nhà máy sản xuất bia cũng làm phát sinh nước thải, bao gồm các nguồn sau: - Nước thải sản xuất (chế biến như nấu, lên men, lọc bia, rửa, vệ sinh nhà xưởng, 59 Tải bản FULL (file word 114 trang): bit.ly/2Ywib4t Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 60. …); - Nước thải từ nhà ăn và nước thải sinh hoạt công nhân; - Nước mưa chảy tràn. a) Nước thải sản xuất Nước thải sản xuất của nhà máy bia thường có hàm lượng TSS, COD và BOD khá cao. Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì thành phần và hệ số ô nhiểm của mỗi người hày ngày đưa vào môi trường (chưa qua xử lý) được thể hiện trong bảng sau: Bảng: 3.19: Lưu lượng và các thông số ô nhiễm trong nước thải sản xuất của nhà máy bia. Lưu lượng (m3 bia/m3 nước thải*) BOD5 (kg/m3 nư ớc thải) TSS (kg/m3 nước thải) COD (kg/m3 nước thải) Tổng N (kg/m3 nước thải) Tổng P (kg/m3 nước thải) 5,4 10,5 3,9 16,2** 0,43** 0,28** (*) Lấy 1 năm = 338 ngày (**) Số liệu tham khảo từ nhà máy sản xuất bia Việt Nam. Nguồn: WHO (1993). • Tổng lưu lượng nước thải Tại nhà máy, nước thải sản xuất phát sinh từ các công đoạn sau: công đoạn nấu, công đoạn lên men, lọc bia, vệ sinh chai lọ, chiết chai, vệ sinh nhà xưởng, nước xả từ hệ thống xử lý nước cấp và nước từ phòng thí nghiệm. - Theo tiêu chuẩn phát sinh nước thải trong quá trình sản xuất của 1m3 bia: 5,4 m3 nước thải/m3 bia ( đối với nhà máy mới theo WHO 1993). - Nhà máy hoạt động 6.5 ngày/tuần với công suất là 420.106 lít/năm(tương đương là 420.103 m3 /năm), nên ta có thế tính lượng nước thải sản xuất tương ứng phát sinh: 1 , 6710 4 , 5 . 338 10 . 420 3 = = Q ( m3 /ngày). 60 2652701