SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 11
Downloaden Sie, um offline zu lesen
CHÍNH SÁCH THUẾ QUAN VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
NGUYỄN NGỌC HÙNG
Bộ môn Thuế - Khoa Tài chính công
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Tóm tắt
Trong bài viết này, tác giả nghiên cứu về xu hướng cải cách chính sách thuế quan trong tiến trình
tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu cho thấy tự do hóa thương mại có
lợi cho tăng trưởng kinh tế, và cải cách chính sách thuế quan là một yêu cầu cấp bách. Chính sách
thuế quan của các quốc gia đang có xu hướng ngày càng hội nhập với các quốc gia khác trên phạm
vi toàn thế giới. Xu hướng cải cách thuế quan đang theo xu hướng loại bỏ dần và thay thế thuế
quan, tạo sự minh bạch trong chính sách. Bài viết cũng đã nghiên cứu về thực trạng chính sách
thuế quan và tự do hóa thượng mại ở Việt Nam, đã rút ra được những thành tựu và hạn chế. Qua
đó, bài viết cũng đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế quan trong bối cảnh tự do hóa
thương mại ở Việt Nam thời gian tới.
Từ khóa: Chính sách thuế quan, tự do hóa thương mại, hội nhập, kinh tế quốc tế.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong thế giới hiện đại, hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại đã trở thành một xu thế nổi
bật, một quá trình phát triển tất yếu của xã hội loài người. Quá trình này đang diễn ra với quy mô
ngày càng lớn, tốc độ ngày càng cao trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế thế giới. Sự ra
đời của các liên kết kinh tế thương mại khu vực, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song
phương và đặc biệt là sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã làm sâu sắc thêm xu
thế tự do hóa thương mại. Tuy nhiên, một quốc gia phát triển về trình độ khoa học công nghệ,
mạnh về sản xuất và xuất khẩu, có lợi thế cạnh tranh, họ sẽ có ưu thế. Trong khi một số quốc gia
khác kém phát triển, năng lực cạnh tranh kém họ sẽ mất ưu thế khi thực hiện thương mại tự do.
Chính sự không công bằng này bắt buộc họ phải lựa chọn các biện pháp nhằm hạn chế thương mại.
Về mặt lịch sử thuế nhập khẩu là một hình thức hạn chế ngoại thương quan trọng nhất. Ngày nay,
có nhiều loại rào cản thương mại khác (phi thuế quan) như: hạn ngạch nhập khẩu, các rào cản kỹ
thuật, các biện pháp quản lý hành chính, các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời… Một quốc gia
- 1 -
luôn đứng trước 2 sự lựa chọn: Gỡ bỏ các hàng rào mậu dịch để tự do hóa thương mại hay duy trì
các rào cản để tiếp tục chính sách bảo hộ, hay họ phải cải cách chính sách thuế theo khuynh hướng
nào?
Tại Việt Nam, năm 1986, lần đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước, Chính phủ Việt Nam thông
qua một chiến lược cải cách kinh tế tổng thể gọi là "Đổi Mới” nhằm chuyển đổi sang nền kinh tế
theo định hướng thị trường. Việt Nam đã tiến hành thực hiện nhiều chính sách để tái hội nhập kinh
tế khu vực và quốc tế. Đến năm 2015, sau hơn 29 năm hội nhập, về quan hệ hợp tác song phương,
Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ
thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên
90 Hiệp định thương mại song phương với các nước và các tổ chức quốc tế (đáng kể nhất, vào
ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO). Điều này cho thấy
Việt Nam cũng đang mạnh mẽ tiến hành tự do hoá thương mại và mở cửa thị trường. Để đáp ứng
các nghĩa vụ thành viên của các tổ chức trên, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các
cam kết (bao gồm: sửa đổi gần như toàn bộ các quy định pháp luật về thương mại đầu tư) và tích
cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức này. Một vấn đề bức xúc đang đặt ra hiện
nay là thực trạng chính sách thuế quan và quá trình tự do hóa thương mại của Việt Nam hiện nay
đang như thế nào? Hướng hoàn thiện ra sao? Đây cũng là nội dung chính mà bài viết muốn làm rõ.
2. XU HƯỚNG CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH THUẾ QUAN VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG
MẠI Ở CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI.
Quá trình quốc tế hóa đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng cao trong tất cả
các lĩnh vực, theo đó sự phát triển của các liên kết kinh tế thương mại khu vực như: Liên minh
châu Âu (EU), ASEAN, NAFTA, APEC, và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương
đang làm sâu sắc thêm xu thế tự do hóa thương mại. Biểu hiện lớn nhất của tự hóa thương mại toàn
cầu là sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (World Trade Organization) vào ngày
01/01/1995. Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung
về Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết quả
trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở
hữu trí tuệ và đầu tư). Tính đến tháng 03/2013 tổ chức này đã có 159 thành viên so với 193 quốc
gia trên toàn thế giới. WTO đang điều chỉnh 95% - 98% các hoạt động thương mại của thế giới.
- 2 -
Điều này cho thấy xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đang ngày càng trở
thành xu thế nổi bật, một quá trình phát triển tất yếu của xã hội loài người. Tổ chức Thương mại
Thế giới WTO ra đời với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi
và minh bạch bằng cách loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương
mại, trong đó quan trọng nhất là cắt giảm thuế xuất nhập khẩu hay thuế quan.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy có một mối liên hệ rất rõ ràng giữa thương mại và tăng trường
kinh tế, theo đó, cơ chế thương mại mở là có lợi nhất cho tăng trưởng:
+ Các thành tựu phát triển gần đây nhờ vào tăng trưởng xuất khẩu và cản trở đối với tăng trưởng
chủ yếu là từ các yếu tố trong nước. Do đó cần cải cách đơn phương mặc dù việc này sẽ không dỡ
bỏ tất cả các rào cản trong nước đối với tăng trưởng.
+ Tự do hóa thương mại, tự do hóa đa phương tạo động lực và hỗ trợ cải cách (trong đó thuế là
một thành phần không thể thiếu trong cải cách kinh tế để tiến tới tự do hóa thương mại).
Như vậy, tự do hóa thương mại hay chính sách thương mại mở có lợi cho tăng trưởng kinh tế, và
cải cách chính sách thuế là một yêu cầu cấp bách.
Gỡ bỏ các hàng rào mậu dịch: cải cách chính sách thuế (thuế quan và phi thuế quan), hoặc giảm
bớt các hàng rào mậu dịch tiến đến tự do hóa thương mại:
+ Giảm bớt các hàng rào mậu dịch, kết quả là chi phí sản xuất giảm, giá hàng hoá thành phẩm và
dịch vụ giảm và cuối cùng là chi phí cuộc sống thấp hơn.
+ Giảm bớt hàng rào thương mại cho phép thương mại tăng trưởng, kích thích tăng trưởng kinh tế
tạo ra việc làm.
+ Giảm bớt các hàng rào mậu dịch, đem đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn hơn, và phạm vi
chất lượng rộng hơn để lựa chọn, chất lượng của hàng sản xuất nội địa có thể nâng lên do chính sự
cạnh tranh từ hàng nhập khẩu.
Duy trì các rào cản, “đóng cửa, thu mình” với chính sách bảo hộ nhằm:
+ Về mặt kinh tế: bảo hộ để bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ, đem lại lợi ích cho các nhà sản xuất
trong nước, tạo nguồn thu ngân sách của chính phủ.
+ Về mặt chính trị: bảo vệ việc làm và ngành công nghiệp, bảo vệ an ninh quốc gia và cuối cùng là
trả đũa.
- 3 -
Một quốc gia phát triển về trình độ khoa học công nghệ, mạnh về sản xuất và xuất khẩu, có lợi thế
cạnh tranh, họ sẽ có ưu thế. Trong khi một số quốc giá khác kém phát triển, năng lực cạnh tranh
kém họ sẽ mất ưu thế khi thực hiện thương mại tự do. Chính sự không công bằng này bắt buộc họ
phải lựa chọn các biện pháp nhằm hạn chế thương mại. Theo đó, những hạn chế thương mại
thường được thiết kế hướng đến phúc lợi quốc gia, nhưng trên thực tế chúng thường được cổ vũ
bởi những nhóm đặc biệt thụ hưởng lợi ích từ những hạn chế này (bảo hộ một ngành sản xuất nào
đó).
Chính sách thuế quan của các quốc gia đang có xu hướng ngày càng hội nhập với các quốc gia
khác trên phạm vi toàn thế giới. Xu hướng cải cách thuế quan đang theo xu hướng loại bỏ dần và
thay thế thuế quan, tạo sự minh bạch trong chính sách:
+ Thiết lập các hàng rào phi thuế quan: hạn ngạch nhập khẩu (quotas), các rào cản kỹ thuật, các
biện pháp liên quan đến đầu tư… (cũng đang dần được hạn chế).
+ Đánh thuế nội địa đối với các mặt hàng nhập khẩu bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ
đặt biệt …
3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ QUAN VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Ở
VIỆT NAM
3.1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Năm 1986, tại Đại hội Đảng VI, Chính phủ Việt Nam thông qua một chiến lược cải cách kinh tế
tổng thể gọi là "Đổi Mới” nhằm chuyển đổi sang nền kinh tế theo định hướng thị trường. Trong lộ
trình này, Việt Nam đã tiến hành tự do hóa thương mại, phá giá đồng nội tệ để hỗ trợ xuất khẩu,
bắt tay thực hiện một chính sách tái hội nhập.
Năm 1987: Công bố Luật đầu tư; bên cạnh đó, các chính sách và biện pháp tạo điều kiện thuận lợi
cho người nước ngoài và Việt Kiều về nước kinh doanh.
Năm 1991: Đại hội Đảng VII thông qua cương lĩnh của Đảng về chiến lược phát triển kinh tế xã
hội 10 năm (1991-2000), đưa ra tư tưởng: Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng
đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.
- 4 -
Năm 1993: Việt Nam thiết lập quan hệ bình thường với các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng phát
triển Châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và mở rộng quan hệ với
các tổ chức hợp tác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Tháng 12/1994, Việt Nam gởi đơn xin gia nhập WTO, đến tháng 1/1995 WTO chính thức nhận
đơn gia nhập của Việt Nam để tiến hành đàm phán cụ thể.
Tháng 7/1995, Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức
tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 01/01/1996. Đây được coi là một bước
đột phá trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Tháng 6/1996, Đại Hội Đảng VIII tiếp tục khẳng định chủ trương: xây dựng một nền kinh tế mở
và đẩy nhanh quá trình hội nhập.
Tháng 6/1996, Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), đồng thời gởi đơn
xin gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
Tháng 11/1998, Việt Nam được kết nạp vào APEC.
Năm 2000, Việt Nam ký hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ.
Năm 2001, Đại hội Đảng IX tái khẳng định: Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các
nước trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam chủ động hội nhập theo tinh thần phát huy tối đa nội lực,
nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.
Ngày 11 tháng 01 năm 2007, sau 11 năm đàm phán, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của
Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
3.2. Thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà
bình, hợp tác và phát triển; với chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các
quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế
trên nhiều lĩnh vực. Đến năm 2014, sau 28 năm, tổng kết lại quá trình hội nhập, Việt Nam đã đạt
được một số thành tựu:
Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia
trên thế giới, đặc biệt là có quan hệ tốt với tất cả các nước lớn. Trong đó có 5 nước thường trực
- 5 -
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; các nước trong nhóm G8; thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với
Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha. Số lượng các cơ quan đại diện
của Việt Nam ở nước ngoài cũng tăng lên (91 cơ quan) với 65 đại sứ quán, 20 tổng lãnh sự quán…
Về hợp tác đa phương và khu vực, Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính
tiền tệ quốc tế: ADB, IMF, WB. Việt Nam cũng tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực
và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương như: ASEAN, ASEM, APEC.
Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi Việt
Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng
01 năm 2006 sau 11 năm đàm phán gia nhập tổ chức này.
Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN, APEC, Việt Nam
đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết và tích cực tham gia các hoạt động trong
khuôn khổ các tổ chức này. Cụ thể như sau:
* Trong khuôn khổ WTO:
- Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách thương mại theo
hướng minh bạch và tự do hóa hơn, việc cải cách này thể hiện ở các cam kết đa phương về pháp
luật và thể chế cũng như các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ.
- Việt Nam đã thực hiện đúng các cam kết đa phương và các cam kết mở cửa thị trường
hàng hoá, dịch vụ cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt
qua thách thức trong giai đoạn ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu.
- Là thành viên của WTO, ta đã cố gắng tham gia tích cực các cuộc đàm phán trong khuôn
khổ WTO ở các nội dung có liên quan đến Việt Nam có liên quan đến Việt Nam như nông nghiệp,
công nghiệp, sở hữu trí tuệ, trợ cấp thủy sản và chương trình hỗ trợ thương mại của WTO…..
- Việt Nam đã tích cực thực hiện các phiên rà soát chính sách thương mại của Việt Nam.
* Trong khuôn khổ ASEAN
- Mối quan hệ hợp tác khu vực giữa Việt Nam với ASEAN ngày càng phát triển toàn diện
và có tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của Việt Nam, góp phần nâng cao vị
thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác khu vực và thế giới. Đối với Việt Nam, ASEAN luôn
- 6 -
là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất (riêng năm 2009, ASEAN là nhà đầu tư lớn thứ 2 của Việt
Nam, sau Hoa Kỳ).
- Việc thực hiện các cam kết hội nhập sâu rộng nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN vào
năm 2015 đã đóng góp thiết thực cho việc cải thiện môi trường luật pháp trong nước, tạo thuận lợi
cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như làm cơ sở, làm tiền đề
giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương khác.
- Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm 2010,
trong năm 2011, Việt Nam đã tích cực tham gia các chương trình hợp tác nhằm thực hiện Cộng
đồng ASEAN vào năm 2015. Cho tới nay, Việt Nam là một trong số các nước có tỷ lệ thực hiện
cao các biện pháp và sáng kiến đề ra trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế
ASEAN.
* Trong khuôn khổ APEC
- Đối với Việt Nam, Diễn đàn APEC có ý nghĩa hết sức quan trọng. APEC là khu vực dành
viện trợ phát triển lớn nhất, chiếm tới 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu,
80% giá trị nhập khẩu, và 75% tổng số khách du lịch quốc tế tới Việt Nam. Hầu hết các đối tác
chiến lược quan trọng và các đối tác kinh tế - thương mại hàng đầu của ta là các nền kinh tế thành
viên của APEC.
- Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn APEC năm 1998, Việt Nam đã
thực hiện nghiêm túc các cam kết hợp tác của APEC như Báo cáo về Chương trình Hành động
Quốc gia hàng năm, thực hiện Chương trình Hành động tập thể, các kế hoạch hợp tác về thuận lợi
hoá thương mại, đầu tư... Ta cũng đảm nhận vị trí Chủ tịch và điều hành nhiều Nhóm công tác
quan trọng như Nhóm Công tác Y tế nhiệm kỳ 2009 - 2010, Nhóm công tác về Đối phó với tình
trạng khẩn cấp, Nhóm công tác về thương mại điện tử… Việt Nam đã triển khai thành công hơn 60
sáng kiến, đồng bảo trợ hàng trăm sáng kiến trên hầu hết các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác
kinh tế kỹ thuật, y tế, đối phó với thiên tai, chống khủng bố... Việt Nam đã được đánh giá là một
trong những thành viên năng động, đã có nhiều sự đóng góp tích cực cho Diễn đàn APEC.
* Trong khuôn khổ ASEM
- 7 -
- Là diễn đàn đại diện hơn 60% dân số thế giới và đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) toàn cầu, ASEM không chỉ là cầu nối cho quan hệ đối tác mới giữa hai châu lục Á-Âu
mà còn hướng tới mục tiêu đem lại những đóng góp thiết thực cho hòa bình, hợp tác và phát triển
trên thế giới.
- Việt Nam đã tích cực đề xuất và triển khai nhiều sáng kiến, hoạt động của ASEM, nổi bật
là việc tổ chức thành công nhiều hội thảo quan trọng như "Hội thảo về tăng cường hình ảnh ASEM
thông qua các hoạt động văn hóa", "Hội thảo ASEM về vượt qua khủng hoảng- định hình sự phát
triển bền vững", "Diễn đàn ASEM về an ninh lương thực", "Diễn đàn ASEM về biến đổi khí hậu",
"Diễn đàn ASEM về lưới an toàn xã hội", Diễn đàn Á – Âu (ASEM) về tăng trưởng xanh với chủ
đề: “Cùng hành động hướng tới các nền kinh tế xanh tăng”…
Về các Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong những năm gần đây thế giới đang được chứng
kiến sự gia tăng nhanh chóng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để thiết lập các Khu vực
thương mại tự do. Việt Nam đã được khởi động và triển khai đàm phán và ký kết các FTA. Đến
nay, Việt Nam đã tham gia thiết lập FTA với 15 nước trong khung khổ của 6 FTA khu vực, bao
gồm:
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) được thiết lập bởi Hiệp định ưu đãi thuế
quan có hiệu lực chung từ năm 1996; mở rộng sang lĩnh vực đầu tư bởi Hiệp định khu vực đầu tư
ASEAN (AIA) từ năm 1998 sau đó được thay thế bằng Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN
(ACIA).
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc được thiết lập bởi Hiệp định khung về
hợp tác kinh tế quốc tế ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) năm 2002 và Hiệp định thương mại hàng
hoá ASEAN – Trung Quốc (ACTIG) năm 2004, thực hiện từ 1/7/2005; riêng Việt Nam còn được
điều chỉnh bởi Biên bản ghi nhớ Việt Nam – Trung Quốc (tháng 7/2005).
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc được thiết lập bởi Hiệp định hàng hoá
ASEAN-Hàn Quốc (AKTIG) ký tháng 8 năm 2006, thực hiện từ 1/6/2007. Khu vực thương mại tự
do ASEAN – Nhật Bản được thiết lập bởi Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản
(AJCEP) ký kết năm 2003, thực hiện từ năm 1998, riêng Việt Nam còn được điều chỉnh bởi Hiệp
định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) năm 2008; thực hiện từ 1/1/2009.
- 8 -
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc và Niu Dilân được thiết lập bởi Hiệp định
thương mại tự do và quan hệ kinh tế thân thiện toàn diện ASEAN – Úc và Niu Dilân
(AANZCERFTA), ký kết từ tháng 2/2009, thực hiện từ 1/1/2010.
+ Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn độ bước đầu hình thành và thiết lập bởi Hiệp
định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Ấn độ (AICECA) ký năm 2003 và Hiệp định
thương mại hàng hoá ASEAN - Ấn độ (AITIG) ký kết năm 2009, thực hiện từ 01/06 năm 2010.
Ngoài việc ký kết và tham gia các Hiệp định Thương mại tự do với tư cách là thành viên khối
ASEAN thì Hiệp định Thương mại tự do đầu tiên mà Việt Nam ký kết với tư cách là một bên độc
lập là Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (2008), tiếp đó là Hiệp định Thương mại tự
do Việt Nam – Chile (2011). Hiện Việt Nam đang nghiên cứu và triển khai đàm phán FTA với một
số đối tác như EFTA (bao gồm 4 nước là Thụy Sỹ, Na Uy, Liechtenstein và Iceland), Liên minh
Hải quan (bao gồm 3 nước là Nga, Belarus và Kazakhstan), EU, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ... Đáng
chú ý:
+ Việt Nam và EU chính thức tuyên bố khởi động đàm phán vào tháng 6/2012, cho đến nay
FTA Việt Nam – EU đã trải qua hai vòng đàm phán và đã đạt được một số kết quả ban đầu nhất
định.
+ Việt Nam cũng đã chính thức tham gia vào đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược
xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ tháng 11/2010. TPP – một Hiệp định thương mại tự do giữa 12
nước hai bờ Thái Bình Dương, bao gồm Việt Nam, Brunei, Singapore, Malaysia, Chile, Úc, New
Zealand, Peru, Mexico, Canada và Hoa Kỳ, Nhật Bản. TPP sẽ giúp tạo ra một thị trường với
khoảng 790 triệu dân, GDP khoảng 27 tỷ đô la Mỹ và chiếm khoảng một phần ba kim ngạch
thương mại thế toàn cầu. Đến tháng 7/2013, TPP đã trải qua 18 vòng đàm phán. Đây sẽ là một
FTA toàn diện tiêu chuẩn cao của thế kỷ 21.
Trong lĩnh vực thương mại, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, Việt Nam xuất khẩu
hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ. Cơ cấu thị trường xuất, nhập khẩu
đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần lệ thuộc vào thị trường Châu Á. Ký kết trên 90 Hiệp
định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định
chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các
tổ chức quốc tế. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên, một số mặt hàng xuất khẩu có vị trí cao trên
- 9 -
thị trường thế giới. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc
tế được cải thiện đáng kể.
3.3. Quá trình cải cách chính sách thuế quan tại Việt Nam
Trong bối cảnh kinh tế thế giới phát triển theo xu hướng tự do hóa và hội nhập thì pháp luật của
Việt Nam về thuế quan đang có nhiều cải cách và đang thay đổi theo từng thời kỳ. Điều này làm
cho thuế quan của Việt Nam ngày càng hội nhập với các quốc gia khác trong khu vực và trên phạm
vi toàn thế giới.
Năm 1987, Quốc hội khóa VIII đã thông qua Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch.
Đối tượng điều chỉnh là tất cả hàng hoá mua bán, trao đổi với nước ngoài, khi xuất khẩu hoặc nhập
khẩu qua biên giới Việt Nam.
Năm 1991, 1993, 1998 Quốc hội tiếp tục ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu của các năm trước đó cho phù hợp với tình hình kinh tế chính trị của
từng giai đoạn lịch sử. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày càng có phạm vi điều chỉnh rộng
hơn so với Luật ban hành các năm trước đó.
Năm 2005, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật số 45/2005/QH11. Đây là bộ luật
được xem là có nhiều thay đổi nhất để phù hợp với thông lệ quốc tế khi Việt Nam đã và đang hội
nhập sâu với nền kinh tế thế giới và tham gia và ký kết nhiều cam kết, hiệp định quốc tế, đặt biệt là
tiền đề để Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO (ngày 7/11/2006).
Các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu:
• Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005.
• Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 06/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu.
• Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu.
• Một số Thông tư hướng dẫn Bộ Tài Chính, Bộ Thương Mại, hướng dẫn thi hành thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu.
3.4. Thực trạng nguồn thu thuế quan ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nguồn thu từ thuế luôn chiếm từ 85% đến hơn 90% trên tổng thu ngân sách nhà nước
trong giai đoạn gần đây (trung bình là 85.9% trong giai đoạn 2000-2012).
- 10 -
Tải bản FULL (19 trang): https://bit.ly/3jXgAQc
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Thực trạng thu thuế Xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn từ 2000 – 2012 như sau:
+ Nguồn thu từ hải quan luôn chiếm từ 15% đến 25% trong tổng nguồn thu ngân sách (trung bình
là 21% trong giai đoạn 13 năm từ 2000-2012), ngoài ra nguồn thu từ hải quan cũng chiếm từ 20%
đến 30% trong tổng các nguồn thu từ thuế trong giai đoạn này (trung bình là 24.4% từ 2000-2012).
(xem phụ lục 1 và hình 1)
+ Trong nguồn thu từ hải quan thì thuế xuất nhập khẩu, thuế TTĐB hàng nhập khẩu và thu
chênh lệch giá hàng nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn và gần như gấp đôi so với nguồn thu từ
thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu. Trung bình trong giai đoạn 2000 đến 2013, tỷ trọng của
nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu, thuế TTĐB hàng nhập khẩu và thu chênh lệch giá hàng nhập
khẩu luôn ở mức 64.3% trong tổng nguồn thu từ hải quan, trong khi nguồn thu từ thuế giá trị gia
tăng hàng nhập khẩu chỉ chiếm 35.7%. Tuy nhiên, trong 4 năm trở lại đây, tỷ trọng này đang giảm
dần và có sự dịch chuyển qua nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu. (xem phụ lục 2 và
hình 2)
Từ năm 2007 đến nay, kể từ khi Việt Nam gia nhậpWTO, do phải thực hiện cam kết cắt giảm thuế
xuất nhập khẩu theo lộ trình hội nhập:
+ Tỷ lệ thu từ thuế nhập khẩu trong tổng thu thuế giảm từ 8.2% xuống 5.5%, Tỷ lệ thu từ thuế
xuất khẩu tăng từ 1.8% lên 2.5%.
+ Do các mặt hàng được giảm thuế sẽ có lượng nhập khẩu nhiều hơn nên việc thu thuế nhập khẩu
sẽ gia tăng, bên cạnh đó, chính phủ cũng tăng nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặt
biệt hàng nhập khẩu sẽ bù đắp lại phần giảm trong thu thuế nhập khẩu. Bên cạnh đó, việc hội nhập
cũng đem lại nhiều thuận lợi hơn trong xuất khẩu do thị trường được mở rộng.
Như vậy, thuế Xuất nhập khẩu vẫn là nguồn thu ngân sách quan trọng của chính phủ Việt Nam.
Hình 1: Thực trạng thuế xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn từ năm 2000- 2012
- 11 -
4118166

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMTS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMBùi Quang Xuân
 
đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam
đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt namđặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam
đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt namHoàng Minh
 
Chiến lược cấp công ty của Viettel
Chiến lược cấp công ty của ViettelChiến lược cấp công ty của Viettel
Chiến lược cấp công ty của ViettelNam Jojohn
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên T...
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên T...Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên T...
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên T...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Quản trị chiến lược
Quản trị chiến lượcQuản trị chiến lược
Quản trị chiến lượcSương Tuyết
 
bài giảng quản trị chiến lược
bài giảng quản trị chiến lượcbài giảng quản trị chiến lược
bài giảng quản trị chiến lượcQuách Đại Dương
 
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...PinkHandmade
 
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc teSu khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc teN9uy3n2un9
 
Khai luạn ve quan tri chien luoc fred david
Khai luạn ve quan tri chien luoc   fred davidKhai luạn ve quan tri chien luoc   fred david
Khai luạn ve quan tri chien luoc fred davidhuongcomay612
 
Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk
Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk
Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk Thiên Chi Ngân
 
Dự án kinh doanh đồ ăn nhanh và nước uống (2)
Dự án kinh doanh  đồ ăn nhanh và nước uống (2)Dự án kinh doanh  đồ ăn nhanh và nước uống (2)
Dự án kinh doanh đồ ăn nhanh và nước uống (2)Bamboo Nguyen
 
Chiến lược # biệt hóa sản phẩm của apple
Chiến lược # biệt hóa sản phẩm của appleChiến lược # biệt hóa sản phẩm của apple
Chiến lược # biệt hóa sản phẩm của appleHang Nguyen
 
Nghien cuu chien luoc marketing mix honda viet nam -ikidoc.com
Nghien cuu chien luoc marketing mix honda viet nam -ikidoc.comNghien cuu chien luoc marketing mix honda viet nam -ikidoc.com
Nghien cuu chien luoc marketing mix honda viet nam -ikidoc.comRoyal Scent
 
Đầu tư quốc tế-GV:Nguyễn Thị Việt Hoa-bookbooming
Đầu tư quốc tế-GV:Nguyễn Thị Việt Hoa-bookboomingĐầu tư quốc tế-GV:Nguyễn Thị Việt Hoa-bookbooming
Đầu tư quốc tế-GV:Nguyễn Thị Việt Hoa-bookboomingbookbooming
 

Was ist angesagt? (20)

Giáo trình quản trị chiến lược
Giáo trình quản trị chiến lượcGiáo trình quản trị chiến lược
Giáo trình quản trị chiến lược
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMTS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
 
đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam
đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt namđặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam
đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam
 
Chiến lược cấp công ty của Viettel
Chiến lược cấp công ty của ViettelChiến lược cấp công ty của Viettel
Chiến lược cấp công ty của Viettel
 
Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế Chiến lược toàn cầu của Nestlé, HAY
Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế Chiến lược toàn cầu của Nestlé, HAYTiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế Chiến lược toàn cầu của Nestlé, HAY
Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế Chiến lược toàn cầu của Nestlé, HAY
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên T...
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên T...Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên T...
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên T...
 
Quản trị chiến lược
Quản trị chiến lượcQuản trị chiến lược
Quản trị chiến lược
 
bài giảng quản trị chiến lược
bài giảng quản trị chiến lượcbài giảng quản trị chiến lược
bài giảng quản trị chiến lược
 
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAYĐề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
 
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
 
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc teSu khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
 
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBCGiáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
 
Khai luạn ve quan tri chien luoc fred david
Khai luạn ve quan tri chien luoc   fred davidKhai luạn ve quan tri chien luoc   fred david
Khai luạn ve quan tri chien luoc fred david
 
Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk
Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk
Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk
 
Dự án kinh doanh đồ ăn nhanh và nước uống (2)
Dự án kinh doanh  đồ ăn nhanh và nước uống (2)Dự án kinh doanh  đồ ăn nhanh và nước uống (2)
Dự án kinh doanh đồ ăn nhanh và nước uống (2)
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tải
Luận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tảiLuận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tải
Luận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tải
 
Chiến lược # biệt hóa sản phẩm của apple
Chiến lược # biệt hóa sản phẩm của appleChiến lược # biệt hóa sản phẩm của apple
Chiến lược # biệt hóa sản phẩm của apple
 
Nghien cuu chien luoc marketing mix honda viet nam -ikidoc.com
Nghien cuu chien luoc marketing mix honda viet nam -ikidoc.comNghien cuu chien luoc marketing mix honda viet nam -ikidoc.com
Nghien cuu chien luoc marketing mix honda viet nam -ikidoc.com
 
Đầu tư quốc tế-GV:Nguyễn Thị Việt Hoa-bookbooming
Đầu tư quốc tế-GV:Nguyễn Thị Việt Hoa-bookboomingĐầu tư quốc tế-GV:Nguyễn Thị Việt Hoa-bookbooming
Đầu tư quốc tế-GV:Nguyễn Thị Việt Hoa-bookbooming
 
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt NamYếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
 

Ähnlich wie Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam

Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Phần mở đầu
Phần mở đầuPhần mở đầu
Phần mở đầuNgo Thuy
 
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wtođIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wtoThanh Hoa
 
Tiểu luận tự do thương mại hàng hóa trong cộng đồng kinh tế asean (AEC) nhóm 21
Tiểu luận tự do thương mại hàng hóa trong cộng đồng kinh tế asean (AEC) nhóm 21Tiểu luận tự do thương mại hàng hóa trong cộng đồng kinh tế asean (AEC) nhóm 21
Tiểu luận tự do thương mại hàng hóa trong cộng đồng kinh tế asean (AEC) nhóm 21nataliej4
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).docNguyễn Công Huy
 
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quanToan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quanThủy Nguyễn
 
Tác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTATác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTAPhong Olympia
 
Chuong i tongquan hoatdong ngoaithuong
Chuong i   tongquan hoatdong ngoaithuongChuong i   tongquan hoatdong ngoaithuong
Chuong i tongquan hoatdong ngoaithuongCường Trần
 
Chính sách thuế xuất nhập khẩu tại Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Vigla...
Chính sách thuế xuất nhập khẩu tại Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Vigla...Chính sách thuế xuất nhập khẩu tại Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Vigla...
Chính sách thuế xuất nhập khẩu tại Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Vigla...luanvantrust
 
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wtoCơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wtoTrang Dai Phan Thi
 
Thuyết trình Kinh tế quốc tế
Thuyết trình Kinh tế quốc tếThuyết trình Kinh tế quốc tế
Thuyết trình Kinh tế quốc tếthaojip
 
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-maiDoko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-maiHoàng Phúc
 
li thuyet tai chinh
li thuyet tai chinhli thuyet tai chinh
li thuyet tai chinhthuy tran
 

Ähnlich wie Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam (20)

Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
 
Cơ Sở Lý Luận Khu Vực Thương Mại Tự Do Asean (Afta) Và Thực Tiễn Hội Nhập ...
Cơ Sở Lý Luận Khu Vực Thương Mại Tự Do Asean (Afta) Và Thực Tiễn Hội Nhập ...Cơ Sở Lý Luận Khu Vực Thương Mại Tự Do Asean (Afta) Và Thực Tiễn Hội Nhập ...
Cơ Sở Lý Luận Khu Vực Thương Mại Tự Do Asean (Afta) Và Thực Tiễn Hội Nhập ...
 
Cơ Sở Lý Luận Khu Vực Thương Mại Tự Do Asean (Afta) Và Thực Tiễn Hội Nhập ...
Cơ Sở Lý Luận Khu Vực Thương Mại Tự Do Asean (Afta) Và Thực Tiễn Hội Nhập ...Cơ Sở Lý Luận Khu Vực Thương Mại Tự Do Asean (Afta) Và Thực Tiễn Hội Nhập ...
Cơ Sở Lý Luận Khu Vực Thương Mại Tự Do Asean (Afta) Và Thực Tiễn Hội Nhập ...
 
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wtoCo hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
 
Phần mở đầu
Phần mở đầuPhần mở đầu
Phần mở đầu
 
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wtođIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
 
Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna
Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altnaTaichinhquocte nhom1-đhkt7 altna
Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna
 
Tiểu luận tự do thương mại hàng hóa trong cộng đồng kinh tế asean (AEC) nhóm 21
Tiểu luận tự do thương mại hàng hóa trong cộng đồng kinh tế asean (AEC) nhóm 21Tiểu luận tự do thương mại hàng hóa trong cộng đồng kinh tế asean (AEC) nhóm 21
Tiểu luận tự do thương mại hàng hóa trong cộng đồng kinh tế asean (AEC) nhóm 21
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
 
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quanToan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
 
Tác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTATác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTA
 
Thực Tiễn Áp Dụng Chính Sách Ngoại Thương Của Việt Nam.docx
Thực Tiễn Áp Dụng Chính Sách Ngoại Thương Của Việt Nam.docxThực Tiễn Áp Dụng Chính Sách Ngoại Thương Của Việt Nam.docx
Thực Tiễn Áp Dụng Chính Sách Ngoại Thương Của Việt Nam.docx
 
Chuong i tongquan hoatdong ngoaithuong
Chuong i   tongquan hoatdong ngoaithuongChuong i   tongquan hoatdong ngoaithuong
Chuong i tongquan hoatdong ngoaithuong
 
Chính sách thuế xuất nhập khẩu tại Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Vigla...
Chính sách thuế xuất nhập khẩu tại Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Vigla...Chính sách thuế xuất nhập khẩu tại Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Vigla...
Chính sách thuế xuất nhập khẩu tại Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Vigla...
 
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wtoCơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
 
Thuyết trình Kinh tế quốc tế
Thuyết trình Kinh tế quốc tếThuyết trình Kinh tế quốc tế
Thuyết trình Kinh tế quốc tế
 
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-maiDoko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
 
De an CNTT final
De an CNTT finalDe an CNTT final
De an CNTT final
 
li thuyet tai chinh
li thuyet tai chinhli thuyet tai chinh
li thuyet tai chinh
 

Mehr von nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

Mehr von nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Kürzlich hochgeladen

xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Kürzlich hochgeladen (20)

xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam

  • 1. CHÍNH SÁCH THUẾ QUAN VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM NGUYỄN NGỌC HÙNG Bộ môn Thuế - Khoa Tài chính công Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Tóm tắt Trong bài viết này, tác giả nghiên cứu về xu hướng cải cách chính sách thuế quan trong tiến trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu cho thấy tự do hóa thương mại có lợi cho tăng trưởng kinh tế, và cải cách chính sách thuế quan là một yêu cầu cấp bách. Chính sách thuế quan của các quốc gia đang có xu hướng ngày càng hội nhập với các quốc gia khác trên phạm vi toàn thế giới. Xu hướng cải cách thuế quan đang theo xu hướng loại bỏ dần và thay thế thuế quan, tạo sự minh bạch trong chính sách. Bài viết cũng đã nghiên cứu về thực trạng chính sách thuế quan và tự do hóa thượng mại ở Việt Nam, đã rút ra được những thành tựu và hạn chế. Qua đó, bài viết cũng đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế quan trong bối cảnh tự do hóa thương mại ở Việt Nam thời gian tới. Từ khóa: Chính sách thuế quan, tự do hóa thương mại, hội nhập, kinh tế quốc tế. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ. Trong thế giới hiện đại, hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại đã trở thành một xu thế nổi bật, một quá trình phát triển tất yếu của xã hội loài người. Quá trình này đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng cao trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế thế giới. Sự ra đời của các liên kết kinh tế thương mại khu vực, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đặc biệt là sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã làm sâu sắc thêm xu thế tự do hóa thương mại. Tuy nhiên, một quốc gia phát triển về trình độ khoa học công nghệ, mạnh về sản xuất và xuất khẩu, có lợi thế cạnh tranh, họ sẽ có ưu thế. Trong khi một số quốc gia khác kém phát triển, năng lực cạnh tranh kém họ sẽ mất ưu thế khi thực hiện thương mại tự do. Chính sự không công bằng này bắt buộc họ phải lựa chọn các biện pháp nhằm hạn chế thương mại. Về mặt lịch sử thuế nhập khẩu là một hình thức hạn chế ngoại thương quan trọng nhất. Ngày nay, có nhiều loại rào cản thương mại khác (phi thuế quan) như: hạn ngạch nhập khẩu, các rào cản kỹ thuật, các biện pháp quản lý hành chính, các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời… Một quốc gia - 1 -
  • 2. luôn đứng trước 2 sự lựa chọn: Gỡ bỏ các hàng rào mậu dịch để tự do hóa thương mại hay duy trì các rào cản để tiếp tục chính sách bảo hộ, hay họ phải cải cách chính sách thuế theo khuynh hướng nào? Tại Việt Nam, năm 1986, lần đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước, Chính phủ Việt Nam thông qua một chiến lược cải cách kinh tế tổng thể gọi là "Đổi Mới” nhằm chuyển đổi sang nền kinh tế theo định hướng thị trường. Việt Nam đã tiến hành thực hiện nhiều chính sách để tái hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đến năm 2015, sau hơn 29 năm hội nhập, về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương với các nước và các tổ chức quốc tế (đáng kể nhất, vào ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO). Điều này cho thấy Việt Nam cũng đang mạnh mẽ tiến hành tự do hoá thương mại và mở cửa thị trường. Để đáp ứng các nghĩa vụ thành viên của các tổ chức trên, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết (bao gồm: sửa đổi gần như toàn bộ các quy định pháp luật về thương mại đầu tư) và tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức này. Một vấn đề bức xúc đang đặt ra hiện nay là thực trạng chính sách thuế quan và quá trình tự do hóa thương mại của Việt Nam hiện nay đang như thế nào? Hướng hoàn thiện ra sao? Đây cũng là nội dung chính mà bài viết muốn làm rõ. 2. XU HƯỚNG CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH THUẾ QUAN VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Ở CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI. Quá trình quốc tế hóa đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng cao trong tất cả các lĩnh vực, theo đó sự phát triển của các liên kết kinh tế thương mại khu vực như: Liên minh châu Âu (EU), ASEAN, NAFTA, APEC, và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương đang làm sâu sắc thêm xu thế tự do hóa thương mại. Biểu hiện lớn nhất của tự hóa thương mại toàn cầu là sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (World Trade Organization) vào ngày 01/01/1995. Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư). Tính đến tháng 03/2013 tổ chức này đã có 159 thành viên so với 193 quốc gia trên toàn thế giới. WTO đang điều chỉnh 95% - 98% các hoạt động thương mại của thế giới. - 2 -
  • 3. Điều này cho thấy xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đang ngày càng trở thành xu thế nổi bật, một quá trình phát triển tất yếu của xã hội loài người. Tổ chức Thương mại Thế giới WTO ra đời với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch bằng cách loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại, trong đó quan trọng nhất là cắt giảm thuế xuất nhập khẩu hay thuế quan. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy có một mối liên hệ rất rõ ràng giữa thương mại và tăng trường kinh tế, theo đó, cơ chế thương mại mở là có lợi nhất cho tăng trưởng: + Các thành tựu phát triển gần đây nhờ vào tăng trưởng xuất khẩu và cản trở đối với tăng trưởng chủ yếu là từ các yếu tố trong nước. Do đó cần cải cách đơn phương mặc dù việc này sẽ không dỡ bỏ tất cả các rào cản trong nước đối với tăng trưởng. + Tự do hóa thương mại, tự do hóa đa phương tạo động lực và hỗ trợ cải cách (trong đó thuế là một thành phần không thể thiếu trong cải cách kinh tế để tiến tới tự do hóa thương mại). Như vậy, tự do hóa thương mại hay chính sách thương mại mở có lợi cho tăng trưởng kinh tế, và cải cách chính sách thuế là một yêu cầu cấp bách. Gỡ bỏ các hàng rào mậu dịch: cải cách chính sách thuế (thuế quan và phi thuế quan), hoặc giảm bớt các hàng rào mậu dịch tiến đến tự do hóa thương mại: + Giảm bớt các hàng rào mậu dịch, kết quả là chi phí sản xuất giảm, giá hàng hoá thành phẩm và dịch vụ giảm và cuối cùng là chi phí cuộc sống thấp hơn. + Giảm bớt hàng rào thương mại cho phép thương mại tăng trưởng, kích thích tăng trưởng kinh tế tạo ra việc làm. + Giảm bớt các hàng rào mậu dịch, đem đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn hơn, và phạm vi chất lượng rộng hơn để lựa chọn, chất lượng của hàng sản xuất nội địa có thể nâng lên do chính sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu. Duy trì các rào cản, “đóng cửa, thu mình” với chính sách bảo hộ nhằm: + Về mặt kinh tế: bảo hộ để bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ, đem lại lợi ích cho các nhà sản xuất trong nước, tạo nguồn thu ngân sách của chính phủ. + Về mặt chính trị: bảo vệ việc làm và ngành công nghiệp, bảo vệ an ninh quốc gia và cuối cùng là trả đũa. - 3 -
  • 4. Một quốc gia phát triển về trình độ khoa học công nghệ, mạnh về sản xuất và xuất khẩu, có lợi thế cạnh tranh, họ sẽ có ưu thế. Trong khi một số quốc giá khác kém phát triển, năng lực cạnh tranh kém họ sẽ mất ưu thế khi thực hiện thương mại tự do. Chính sự không công bằng này bắt buộc họ phải lựa chọn các biện pháp nhằm hạn chế thương mại. Theo đó, những hạn chế thương mại thường được thiết kế hướng đến phúc lợi quốc gia, nhưng trên thực tế chúng thường được cổ vũ bởi những nhóm đặc biệt thụ hưởng lợi ích từ những hạn chế này (bảo hộ một ngành sản xuất nào đó). Chính sách thuế quan của các quốc gia đang có xu hướng ngày càng hội nhập với các quốc gia khác trên phạm vi toàn thế giới. Xu hướng cải cách thuế quan đang theo xu hướng loại bỏ dần và thay thế thuế quan, tạo sự minh bạch trong chính sách: + Thiết lập các hàng rào phi thuế quan: hạn ngạch nhập khẩu (quotas), các rào cản kỹ thuật, các biện pháp liên quan đến đầu tư… (cũng đang dần được hạn chế). + Đánh thuế nội địa đối với các mặt hàng nhập khẩu bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặt biệt … 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ QUAN VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 3.1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Năm 1986, tại Đại hội Đảng VI, Chính phủ Việt Nam thông qua một chiến lược cải cách kinh tế tổng thể gọi là "Đổi Mới” nhằm chuyển đổi sang nền kinh tế theo định hướng thị trường. Trong lộ trình này, Việt Nam đã tiến hành tự do hóa thương mại, phá giá đồng nội tệ để hỗ trợ xuất khẩu, bắt tay thực hiện một chính sách tái hội nhập. Năm 1987: Công bố Luật đầu tư; bên cạnh đó, các chính sách và biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và Việt Kiều về nước kinh doanh. Năm 1991: Đại hội Đảng VII thông qua cương lĩnh của Đảng về chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (1991-2000), đưa ra tư tưởng: Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. - 4 -
  • 5. Năm 1993: Việt Nam thiết lập quan hệ bình thường với các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và mở rộng quan hệ với các tổ chức hợp tác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tháng 12/1994, Việt Nam gởi đơn xin gia nhập WTO, đến tháng 1/1995 WTO chính thức nhận đơn gia nhập của Việt Nam để tiến hành đàm phán cụ thể. Tháng 7/1995, Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 01/01/1996. Đây được coi là một bước đột phá trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Tháng 6/1996, Đại Hội Đảng VIII tiếp tục khẳng định chủ trương: xây dựng một nền kinh tế mở và đẩy nhanh quá trình hội nhập. Tháng 6/1996, Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), đồng thời gởi đơn xin gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) Tháng 11/1998, Việt Nam được kết nạp vào APEC. Năm 2000, Việt Nam ký hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ. Năm 2001, Đại hội Đảng IX tái khẳng định: Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam chủ động hội nhập theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. Ngày 11 tháng 01 năm 2007, sau 11 năm đàm phán, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). 3.2. Thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; với chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Đến năm 2014, sau 28 năm, tổng kết lại quá trình hội nhập, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu: Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, đặc biệt là có quan hệ tốt với tất cả các nước lớn. Trong đó có 5 nước thường trực - 5 -
  • 6. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; các nước trong nhóm G8; thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha. Số lượng các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cũng tăng lên (91 cơ quan) với 65 đại sứ quán, 20 tổng lãnh sự quán… Về hợp tác đa phương và khu vực, Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế: ADB, IMF, WB. Việt Nam cũng tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương như: ASEAN, ASEM, APEC. Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2006 sau 11 năm đàm phán gia nhập tổ chức này. Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN, APEC, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết và tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức này. Cụ thể như sau: * Trong khuôn khổ WTO: - Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách thương mại theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, việc cải cách này thể hiện ở các cam kết đa phương về pháp luật và thể chế cũng như các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ. - Việt Nam đã thực hiện đúng các cam kết đa phương và các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong giai đoạn ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. - Là thành viên của WTO, ta đã cố gắng tham gia tích cực các cuộc đàm phán trong khuôn khổ WTO ở các nội dung có liên quan đến Việt Nam có liên quan đến Việt Nam như nông nghiệp, công nghiệp, sở hữu trí tuệ, trợ cấp thủy sản và chương trình hỗ trợ thương mại của WTO….. - Việt Nam đã tích cực thực hiện các phiên rà soát chính sách thương mại của Việt Nam. * Trong khuôn khổ ASEAN - Mối quan hệ hợp tác khu vực giữa Việt Nam với ASEAN ngày càng phát triển toàn diện và có tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác khu vực và thế giới. Đối với Việt Nam, ASEAN luôn - 6 -
  • 7. là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất (riêng năm 2009, ASEAN là nhà đầu tư lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ). - Việc thực hiện các cam kết hội nhập sâu rộng nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 đã đóng góp thiết thực cho việc cải thiện môi trường luật pháp trong nước, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như làm cơ sở, làm tiền đề giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương khác. - Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm 2010, trong năm 2011, Việt Nam đã tích cực tham gia các chương trình hợp tác nhằm thực hiện Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Cho tới nay, Việt Nam là một trong số các nước có tỷ lệ thực hiện cao các biện pháp và sáng kiến đề ra trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN. * Trong khuôn khổ APEC - Đối với Việt Nam, Diễn đàn APEC có ý nghĩa hết sức quan trọng. APEC là khu vực dành viện trợ phát triển lớn nhất, chiếm tới 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu, và 75% tổng số khách du lịch quốc tế tới Việt Nam. Hầu hết các đối tác chiến lược quan trọng và các đối tác kinh tế - thương mại hàng đầu của ta là các nền kinh tế thành viên của APEC. - Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn APEC năm 1998, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các cam kết hợp tác của APEC như Báo cáo về Chương trình Hành động Quốc gia hàng năm, thực hiện Chương trình Hành động tập thể, các kế hoạch hợp tác về thuận lợi hoá thương mại, đầu tư... Ta cũng đảm nhận vị trí Chủ tịch và điều hành nhiều Nhóm công tác quan trọng như Nhóm Công tác Y tế nhiệm kỳ 2009 - 2010, Nhóm công tác về Đối phó với tình trạng khẩn cấp, Nhóm công tác về thương mại điện tử… Việt Nam đã triển khai thành công hơn 60 sáng kiến, đồng bảo trợ hàng trăm sáng kiến trên hầu hết các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ thuật, y tế, đối phó với thiên tai, chống khủng bố... Việt Nam đã được đánh giá là một trong những thành viên năng động, đã có nhiều sự đóng góp tích cực cho Diễn đàn APEC. * Trong khuôn khổ ASEM - 7 -
  • 8. - Là diễn đàn đại diện hơn 60% dân số thế giới và đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, ASEM không chỉ là cầu nối cho quan hệ đối tác mới giữa hai châu lục Á-Âu mà còn hướng tới mục tiêu đem lại những đóng góp thiết thực cho hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới. - Việt Nam đã tích cực đề xuất và triển khai nhiều sáng kiến, hoạt động của ASEM, nổi bật là việc tổ chức thành công nhiều hội thảo quan trọng như "Hội thảo về tăng cường hình ảnh ASEM thông qua các hoạt động văn hóa", "Hội thảo ASEM về vượt qua khủng hoảng- định hình sự phát triển bền vững", "Diễn đàn ASEM về an ninh lương thực", "Diễn đàn ASEM về biến đổi khí hậu", "Diễn đàn ASEM về lưới an toàn xã hội", Diễn đàn Á – Âu (ASEM) về tăng trưởng xanh với chủ đề: “Cùng hành động hướng tới các nền kinh tế xanh tăng”… Về các Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong những năm gần đây thế giới đang được chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để thiết lập các Khu vực thương mại tự do. Việt Nam đã được khởi động và triển khai đàm phán và ký kết các FTA. Đến nay, Việt Nam đã tham gia thiết lập FTA với 15 nước trong khung khổ của 6 FTA khu vực, bao gồm: + Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) được thiết lập bởi Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung từ năm 1996; mở rộng sang lĩnh vực đầu tư bởi Hiệp định khu vực đầu tư ASEAN (AIA) từ năm 1998 sau đó được thay thế bằng Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA). + Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc được thiết lập bởi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế quốc tế ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) năm 2002 và Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN – Trung Quốc (ACTIG) năm 2004, thực hiện từ 1/7/2005; riêng Việt Nam còn được điều chỉnh bởi Biên bản ghi nhớ Việt Nam – Trung Quốc (tháng 7/2005). + Khu vực thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc được thiết lập bởi Hiệp định hàng hoá ASEAN-Hàn Quốc (AKTIG) ký tháng 8 năm 2006, thực hiện từ 1/6/2007. Khu vực thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản được thiết lập bởi Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) ký kết năm 2003, thực hiện từ năm 1998, riêng Việt Nam còn được điều chỉnh bởi Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) năm 2008; thực hiện từ 1/1/2009. - 8 -
  • 9. + Khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc và Niu Dilân được thiết lập bởi Hiệp định thương mại tự do và quan hệ kinh tế thân thiện toàn diện ASEAN – Úc và Niu Dilân (AANZCERFTA), ký kết từ tháng 2/2009, thực hiện từ 1/1/2010. + Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn độ bước đầu hình thành và thiết lập bởi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Ấn độ (AICECA) ký năm 2003 và Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN - Ấn độ (AITIG) ký kết năm 2009, thực hiện từ 01/06 năm 2010. Ngoài việc ký kết và tham gia các Hiệp định Thương mại tự do với tư cách là thành viên khối ASEAN thì Hiệp định Thương mại tự do đầu tiên mà Việt Nam ký kết với tư cách là một bên độc lập là Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (2008), tiếp đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chile (2011). Hiện Việt Nam đang nghiên cứu và triển khai đàm phán FTA với một số đối tác như EFTA (bao gồm 4 nước là Thụy Sỹ, Na Uy, Liechtenstein và Iceland), Liên minh Hải quan (bao gồm 3 nước là Nga, Belarus và Kazakhstan), EU, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ... Đáng chú ý: + Việt Nam và EU chính thức tuyên bố khởi động đàm phán vào tháng 6/2012, cho đến nay FTA Việt Nam – EU đã trải qua hai vòng đàm phán và đã đạt được một số kết quả ban đầu nhất định. + Việt Nam cũng đã chính thức tham gia vào đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ tháng 11/2010. TPP – một Hiệp định thương mại tự do giữa 12 nước hai bờ Thái Bình Dương, bao gồm Việt Nam, Brunei, Singapore, Malaysia, Chile, Úc, New Zealand, Peru, Mexico, Canada và Hoa Kỳ, Nhật Bản. TPP sẽ giúp tạo ra một thị trường với khoảng 790 triệu dân, GDP khoảng 27 tỷ đô la Mỹ và chiếm khoảng một phần ba kim ngạch thương mại thế toàn cầu. Đến tháng 7/2013, TPP đã trải qua 18 vòng đàm phán. Đây sẽ là một FTA toàn diện tiêu chuẩn cao của thế kỷ 21. Trong lĩnh vực thương mại, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, Việt Nam xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ. Cơ cấu thị trường xuất, nhập khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần lệ thuộc vào thị trường Châu Á. Ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên, một số mặt hàng xuất khẩu có vị trí cao trên - 9 -
  • 10. thị trường thế giới. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế được cải thiện đáng kể. 3.3. Quá trình cải cách chính sách thuế quan tại Việt Nam Trong bối cảnh kinh tế thế giới phát triển theo xu hướng tự do hóa và hội nhập thì pháp luật của Việt Nam về thuế quan đang có nhiều cải cách và đang thay đổi theo từng thời kỳ. Điều này làm cho thuế quan của Việt Nam ngày càng hội nhập với các quốc gia khác trong khu vực và trên phạm vi toàn thế giới. Năm 1987, Quốc hội khóa VIII đã thông qua Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch. Đối tượng điều chỉnh là tất cả hàng hoá mua bán, trao đổi với nước ngoài, khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Năm 1991, 1993, 1998 Quốc hội tiếp tục ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu của các năm trước đó cho phù hợp với tình hình kinh tế chính trị của từng giai đoạn lịch sử. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày càng có phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với Luật ban hành các năm trước đó. Năm 2005, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật số 45/2005/QH11. Đây là bộ luật được xem là có nhiều thay đổi nhất để phù hợp với thông lệ quốc tế khi Việt Nam đã và đang hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới và tham gia và ký kết nhiều cam kết, hiệp định quốc tế, đặt biệt là tiền đề để Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO (ngày 7/11/2006). Các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu: • Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005. • Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 06/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu. • Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu. • Một số Thông tư hướng dẫn Bộ Tài Chính, Bộ Thương Mại, hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 3.4. Thực trạng nguồn thu thuế quan ở Việt Nam Ở Việt Nam, nguồn thu từ thuế luôn chiếm từ 85% đến hơn 90% trên tổng thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn gần đây (trung bình là 85.9% trong giai đoạn 2000-2012). - 10 - Tải bản FULL (19 trang): https://bit.ly/3jXgAQc Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 11. Thực trạng thu thuế Xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn từ 2000 – 2012 như sau: + Nguồn thu từ hải quan luôn chiếm từ 15% đến 25% trong tổng nguồn thu ngân sách (trung bình là 21% trong giai đoạn 13 năm từ 2000-2012), ngoài ra nguồn thu từ hải quan cũng chiếm từ 20% đến 30% trong tổng các nguồn thu từ thuế trong giai đoạn này (trung bình là 24.4% từ 2000-2012). (xem phụ lục 1 và hình 1) + Trong nguồn thu từ hải quan thì thuế xuất nhập khẩu, thuế TTĐB hàng nhập khẩu và thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn và gần như gấp đôi so với nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu. Trung bình trong giai đoạn 2000 đến 2013, tỷ trọng của nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu, thuế TTĐB hàng nhập khẩu và thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu luôn ở mức 64.3% trong tổng nguồn thu từ hải quan, trong khi nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu chỉ chiếm 35.7%. Tuy nhiên, trong 4 năm trở lại đây, tỷ trọng này đang giảm dần và có sự dịch chuyển qua nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu. (xem phụ lục 2 và hình 2) Từ năm 2007 đến nay, kể từ khi Việt Nam gia nhậpWTO, do phải thực hiện cam kết cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo lộ trình hội nhập: + Tỷ lệ thu từ thuế nhập khẩu trong tổng thu thuế giảm từ 8.2% xuống 5.5%, Tỷ lệ thu từ thuế xuất khẩu tăng từ 1.8% lên 2.5%. + Do các mặt hàng được giảm thuế sẽ có lượng nhập khẩu nhiều hơn nên việc thu thuế nhập khẩu sẽ gia tăng, bên cạnh đó, chính phủ cũng tăng nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặt biệt hàng nhập khẩu sẽ bù đắp lại phần giảm trong thu thuế nhập khẩu. Bên cạnh đó, việc hội nhập cũng đem lại nhiều thuận lợi hơn trong xuất khẩu do thị trường được mở rộng. Như vậy, thuế Xuất nhập khẩu vẫn là nguồn thu ngân sách quan trọng của chính phủ Việt Nam. Hình 1: Thực trạng thuế xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn từ năm 2000- 2012 - 11 - 4118166