SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 44
Downloaden Sie, um offline zu lesen
TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
KHOA KINH TẾ
BÀI GIẢNG
MÔN: KHỞI SỰ KINH DOANH
(Dùng cho đào tạo tín chỉ - Bậc Cao đẳng)
Người biên soạn: Th.S Cao Anh Thảo
Lưu hành nội bộ - Năm 2018
- 1-
Chƣơng 1: MÔ HÌNH KINH DOANH VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN KHỞI
SỰ KINH DOANH
1.1. Những hình thức của việc khởi sự kinh doanh
1.1.1. Tổng quan về khởi sự kinh doanh
1.1.1.1.Khái niệm
Khởi sự theo từ điển tiếng Việt là bắt đầu một cái gì mới.
Khởi sự kinh doanh theo nghĩa tiếng Việt là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh
doanh mới.
Từ trước đến nay, khởi sự kinh doanh được tiếp cận dưới hai góc độ sau:
 Từ góc độ lựa chọn nghề nghiệp: "Khởi sự kinh doanh là một sự lựa chọn nghề
nghiệp của cá nhân giữa việc đi làm thuê hoặc tự tạo việc làm cho mình" hoặc “Khởi sự
kinh doanh là lựa chọn nghề nghiệp của những người không sợ rủi ro tự làm chủ công
việc kinh doanh của chính mình và thuê người khác làm công cho họ”.
Làm thuê được hiểu là cá nhân sẽ làm việc cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức do
người khác làm chủ. Như vậy, khởi sự kinh doanh được hiểu là tự tạo việc làm theo nghĩa
trái với đi làm thuê, là tự làm chủ – tự mở doanh nghiệp.
 Từ góc độ tạo dựng doanh nghiệp mới: Wortman định nghĩa "Khởi sự kinh doanh
là việc một cá nhân chấp nhận rủi ro để tạo lập một doanh nghiệp mới và tự làm chủ
nhằm mục đích làm giàu", hoặc "Khởi sự kinh doanh là việc bắt đầu tạo lập một công
việc kinh doanh mới bằng đầu tư vốn kinh doanh, hay mở cửa hàng kinh doanh".
Giữa khởi sự kinh doanh góc độ tự tạo việc làm và theo góc độ tạo lập doanh
nghiệp mới có sự khác biệt một vài điểm: Tự tạo việc làm nhấn mạnh tới khía cạnh tự
làm chủ chính mình, không đi làm thuê cho ai cả trong khi khởi sự kinh doanh theo góc
độ thứ hai còn bao gồm cả những người thành lập doanh nghiệp mới để tận dụng cơ hội
thị trường nhưng lại không quản lý mà thuê người khác quản lý nên anh ta vẫn có thể đi
làm thuê cho doanh nghiệp khác.
Tuy có sự khác biệt nhưng khởi sự kinh doạnh đều đề cập tới việc một cá nhân (một
mình hoặc cùng người khác) tạo dựng một công việc kinh doanh mới.
1.1.1.2. Lý do khởi sự kinh doanh
 Thứ nhất, theo đuổi đam mê và sở thích
- Khi khởi sự kinh doanh chúng ta sẽ được làm việc đúng sở thích, đam mê: Thay vì
làm những việc người khác sai khiến, chúng ta được làm những việc mà chúng ta tự vạch
ra cho mình.
- Khi khởi sự kinh doanh chúng ta sẽ được làm việc bất cứ đâu: Thay vì ngày ngày
lên văn phòng, nhận những cuộc điện thoại, trả lời những email mỗi ngày; Thay vì gặp
- 2-
gỡ đối tác ở những phòng VIP của tòa nhà lớn mà những doanh nghiệp vừa, nhỏ đang lựa
chọn thì chúng ta được phép lựa chọn việc gặp gỡ đối tác ở những nơi bình thường (quán
cà phê)
- Khi khởi sự kinh doanh chúng ta sẽ làm việc bất cứ khi nào: Khởi sự sẽ cho phép
chúng ta chủ động được công việc của mình mà không quá phụ thuộc vào người khác,
chúng ta có thể làm việc bất cứ khi nào mà chúng ta muốn
- Khi khởi sự kinh doanh chúng ta sẽ được làm việc với người mình mong muốn:
Không cần phải đau đầu nghĩ xem sếp của uốn gì, chỉ cần nghĩ xem mình muốn gì.
Chẳng phải nghĩ xem năng lực những đồng nghiệp thế nào, mà chúng ta sẽ tự chọn cho
mình những người đồng hành với những ưu, khuyết mà mình muốn.
- Khi khởi sự kinh doanh chúng ta sẽ được toàn quyền lên kế hoạch công việc và
mục tiêu cho công ty mà đôi khi việc làm thuê không cho bạn cái quyền đó
 Thứ hai, thử thách và chứng tỏ bản thân
Đây là điểm khiến nhiều người thích khởi nghiệp nhất. Nếu coi việc làm thuê với
việc nhận lương đều đặn hàng tháng là quá nhàm chán.Việc thử thách bản thân trước
những dự án kinh doanh mang lại phấn khích lơn khi thỏa mãn được cái tôi của bản thân
muốn chứng tỏ cho mọi người thấy mình có năng lực có thể làm được việc này việc nọ.
Đôi khi chứng tỏ bản thân là kiên định vào một tầm nhìn nào đó, muốn thực hiện
hóa cái tầm nhìn của mình. Chứng minh cho mọi người thấy tầm nhìn, khát vọng của
mình là có giá trị.
 Thứ ba, theo đuổi lợi ích tài chính.
Khi khởi nghiệp chẳng ai lại có ý định khởi nghiệp cho vui. Chính vì vậy gặt hái
thành quả từ những thứ mình phải hy sinh để làm là điều tất yếu. Kiếm tiền, trở nên giàu
có, tạo được công ăn việc làm và giúp những người khác cũng trở nên giàu có. Đó là
những điều khiến chúng ta muốn bắt tay vào khởi nghiệp.
1.1.2. Quy trình khởi sự kinh doanh
Quy trình khởi sự kinh doanh gồm nhiều hoạt động. Có thể chia quá trình này thành
bốn giai đoạn được thể hiện ở hình sau:
- 3-
Hình 1.1: Quy trình khởi sự kinh doanh
Bƣớc 1: Chuẩn bị khởi sự
- Quyết định tham gia hoạt động kinh doanh.
Một cá nhân quyết định tham gia hoạt động kinh doanh là do họ muốn trở thành
ông chủ, theo đuổi ý tưởng của bản thân, và tìm kiếm lợi ích tài chính.
Quyết định khởi sự kinh doanh sẽ xuất hiện khi xuất hiện những thay đổi trong
cuộc đời con người. Sự thay đổi có thể ở dưới dạng tiêu cực như: mất việc, bất mãn công
việc hiện tại… là các nhân tố đẩy hoặc dưới dạng tích cực như: tìm được đối tác tốt hoặc,
có hỗ trợ tài chính…. là nhân tố kéo.
Ví dụ như một người bị đuổi việc, nhân tố đó sẽ thúc đẩy anh ta mở doanh nghiệp
để tự làm chủ; hoặc nếu tìm thấy một cơ hội kinh doanh tốt thì mặc dù công việc hiện tại
không có gì đáng phàn nàn nhưng cá nhân đó vẫn có thể thành lập doanh nghiệp kinh
doanh; hoặc một người có thể được thừa kế từ một khoản tiền và đó là lần đầu tiên anh ta
có đầy đủ năng lực tài chính để bắt đầu kinh doanh. Nếu những thay đổi này xuất hiện ở
các cá nhân có tự tin về khả năng thành công khi khởi sự và họ cũng mong muốn trở
thành doanh nhân thì các cá nhân này sẽ tiến hành các hoạt động thành lập doanh nghiệp
mới.
Chuẩn bị khởi sự
Hình thành ý tưởng kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh
Triển khai hoạt động kinh doanh
Điều hành và phát triển doanh nghiệp
- 4-
Hình 1.2: Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định khởi sự
- Chuẩn bị các điều kiện về kiến thức, kinh nghiệm thái độ có thể giúp cho các cá
nhân sẵn sàng chấp nhận rủi ro bước vào khởi sự kinh doanh.
Bƣớc 2: Phát triển ý tƣởng kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh
- Phát triển một ý tưởng kinh doanh.
Bao gồm phát hiện cơ hội kinh doanh, đánh giá và lựa chọn ý tưởng, lên kế hoạch
kinh doanh và phát triển một mô hình doanh nghiệp hiệu quả. Phần lớn các cơ hội kinh
doanh không tự nhiên xuất hiện mà phải do người khởi sự tìm kiếm và phát hiện. Doanh
nhân phải nhanh nhạy trong nhận biết cơ hội, tìm kiếm các nguồn phát hiện cơ hội, và
sau đó sáng suốt lựa chọn và đánh giá để hình thành ý tưởng kinh doanh.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh.
Ý tưởng kinh doanh phải được diễn giải và trình bày cụ thể bằng kế hoạch kinh
doanh. Kế hoạch kinh doanh là một văn bản diễn giải súc tích những khía cạnh của ý
tưởng. Viết kế hoạch kinh doanh bắt buộc chủ doanh nghiệp phải suy nghĩ kỹ lưỡng về
cách thức hiện thực hóa cơ hội kinh doanh: cách thức triển khai và các nguồn lực cần
thiết để thực hiện ý tưởng.
Bƣớc 3: Triển khai hoạt động kinh doanh
Tiến hành các hoạt động để thành lập doanh nghiệp mới, tìm kiếm các nguồn lực
để triển khai kinh doanh và đưa doanh nghiệp vào hoạt động, bao gồm thiết kế văn
phòng, lựa chọn địa điểm kinh doanh, tuyển chọn nhân lực, mua sắm tài sản, tiến hành
các thủ tục pháp lý cần thiết… Đây cũng là giai đoạn cuối cùng của việc đặt nền móng
tạo lập doanh nghiệp mới.
Bƣớc 4: Phát triển hoạt động kinh doanh
Để tạo dựng nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển lâu dài, ổn định, bền vững
ngay từ giai đoạn đầu khi thành lập chủ doanh nghiệp đã phải thực hiện các công việc
- 5-
thiết lập quan hệ với các đối tác chiến lược, bạn hàng, khách hàng, với các cơ quan quản
lý vĩ mô và thực thi chiến lược phát triển thích hợp lâu dài.
1.1.3. Hình thức của khởi sự kinh doanh
Có 3 hình thức phổ biến để khởi sự kinh doanh. Đó là: (1) Thành lập mới, (2) Mua
lại công ty đang hoạt động và (3) Nhượng quyền kinh doanh. Mặc dù hiện nay 90% số
người khởi sự kinh doanh bằng con đường thành lập công ty mới, nhưng mua lại doanh
nghiệp đang hoạt động và nhượng quyền kinh doanh cũng là những phương thức khởi sự
đem lại nhiều lợi ích, là sự lựa chọn đáng quan tâm đối với những người có ý định khởi
sự kinh doanh.
1.1.3.1. Thành lập mới
Tự thành lập mới một doanh nghiệp cũng giống như tự xây dựng cho mình một
căn nhà. Những người chủ định khởi sự kinh doanh phải thiết kế, lựa chọn và quyết định
rất nhiều vấn đề: từ chọn tên, địa điểm, hình thức pháp lý, tuyển chọn nhân lực… sao cho
doanh nghiệp của bạn có thể tạo ra được giá trị riêng biệt cho khách hàng một cách hiệu
quả và có được lợi thế cạnh tranh lâu bền trên thị trường. Những nội dung cụ thể của
thành lập mới doanh nghiệp được trình bày ở kế hoạch kinh doanh.
1.1.3.2. Mua lại doanh nghiệp đang hoạt động
Phương thức khởi sự thứ hai mà các chủ doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn là
mua lại công ty đang hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề, thị trường mình quan tâm. Ở
nền kinh tế thị trường và khi thị trường tài chính phát triển thì việc mua lại công ty ngày
càng phổ biến, có thể thực hiện dễ dàng và là một cách thức kiếm lợi cho ai có đầu óc
kinh doanh, chớp được cơ hội.
 Lợi ích của khởi sự bằng hình thức mua lại công ty đang hoạt động
Mua lại công ty đang hoạt động có thể đem lại nhiều lợi ích so với phương thức
thành lập doanh nghiệp mới thông thường.
Thứ nhất, giảm rủi ro và những sự việc không lường trước được có thể xảy ra
trong quá trình tạo lập và điều hành công ty mới. Ở các doanh nghiệp mới thành lập, dù
kế hoạch kinh doanh và ý tưởng có được chuẩn bị, phân tích cẩn thận tới đâu thì kế hoạch
vẫn chỉ dựa chủ yếu trên các giả thiết và dự báo trong đó có không ít giả thiết là không
chính xác, khác xa so với thực tế kinh doanh. Đặc biệt với những chủ doanh nghiệp ít
kinh nghiệm thương trường, nhiều khi các dự báo của họ rất xa rời thực tế. Thành lập
doanh nghiệp là công việc đầy rủi ro và mạo hiểm do kinh doanh là một công việc có
thay đổi khôn lường. Mua lại công ty đang hoạt động là cách làm ít rủi ro hơn vì ở đây
các giả thiết đã được khẳng định đúng, sai trong thực tế, ý tưởng kinh doanh và các
phương thức kinh doanh đã được kiểm nghiệm. Thay vào việc phải dự báo hoặc ước tính
mơ hồ, chủ doanh nghiệp có thể dựa vào số liệu kinh doanh của doanh nghiệp thời gian
- 6-
trước như số lượng khách hàng, doanh thu và chi phí hoạt động, từ đó có thể đánh giá
được tương đối về khả năng sinh lợi của công ty, khẳng định tính hợp lý của ý tưởng kinh
doanh, giảm thiểu sự không chắc chắn về khả năng kinh doanh và khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp.
Thứ hai, có khả năng rút ra các kinh nghiệm kinh doanh từ cách thức kinh doanh
quá khứ. Nhìn cách thức kinh doanh trước đây của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp mới
có thể rút kinh nghiệm từ cách thức tiến hành và vận hành kinh doanh của chủ doanh
nghiệp cũ, điều chỉnh các thất bại để tìm ra cách thức vận hành doanh nghiệp tối ưu trong
tương lai.
Thứ ba, thừa hưởng các nguồn lực công ty đang hoạt động đã tạo dựng như: mối
quan hệ sẵn có của công ty với khách hàng, nhà cung cấp và các đối tượng hữu quan. Tuy
nhiên, chủ doanh nghiệp cần lưu ý, việc thừa hưởng các nguồn lực vật chất hữu hình như
tài sản, đất đai, nhà xưởng thì có thể đảm bảo lâu dài và ổn định. Các nguồn lực phi vật
chất mang tính vô hình như mối quan hệ của công ty với khách hàng, nhà cung cấp, ngân
hàng thường không bền vững. Các nguồn lực phi vật chất này rất dễ mất đi nếu chủ
doanh nghiệp mới không có các chính sách tốt để duy trì mối quan hệ sẵn có. Ví dụ, công
nhân có kinh nghiệm, năng lực, thái độ làm việc tốt là một tài sản có giá trị tạo lợi thế
cạnh tranh cho công ty cũ nhưng khi công ty đổi chủ, chế độ đãi ngộ mới hoặc thái độ đối
xử của chủ mới làm họ không muốn gắn bó với công ty nữa.
Thứ tư, có thể tiếp cận dễ dàng hơn tới các nguồn vốn vay ngân hàng do thông
thường, các ngân hàng thường ưu tiên cho vay những doanh nghiệp đang hoạt động, có
luồng tiền ra vào ổn định, ý tưởng kinh doanh đã được kiểm chứng. Kể cả khi doanh
nghiệp mới thành lập có tài sản thế chấp, thì ngân hàng không sẵn sàng cho vay khi chưa
thấy được khả năng sinh lời của doanh nghiệp mới thành lập loại hình kinh doanh chưa
chứng tỏ được khả năng của nó. Các doanh nghiệp mới thường gặp nhiều khó khăn trong
thu hút đầu tư và vay vốn ngân hàng, đặc biệt khi ý tưởng kinh doanh mới, độc đáo và rủi
ro cao.
Thứ năm, chi phí mua lại trong đa số trường hợp thấp hơn so với chi phí đầu tư
mới.
Thứ sáu, giảm bớt được một đối thủ cạnh tranh. Khi khởi sự bằng hình thức mua
lại nghĩa là số lượng doanh nghiệp là đối thủ của nhau trên thị trường sẽ giảm, chính điều
này sẽ làm cho các doanh nghiệp bớt được đối thủ cạnh tranh
 Nhược điểm của khởi sự bằng hình thức mua lại công ty đang hoạt động
Thứ nhất, hạn chế về thông tin và tính xác thực của thông tin có thể dẫn tới quyết
- 7-
định sai lầm. Các hoạt động điều tra pháp lý, điều tra tài chính, điều tra thương mại nếu
thực hiện không đầy đủ và thích đáng sẽ dẫn đến đánh giá sai tình trạng pháp lý và tài
chính của công ty mục tiêu cũng như giá trị của công ty mục tiêu.
Thứ hai, mua lại công ty đang hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro không lường trước
được. Rủi ro do mất quan hệ đối tác, do không tiếp tục được lợi thế của doanh nghiệp,
sản phẩm suy thoái... Nếu không đàm phán được mức giá hời thì không nên mua lại công
ty. Không phải mọi công ty rao bán đều là con gà đẻ trứng vàng. Theo kinh nghiệm thực
tế thì trong 50 công ty giao bán chỉ có 1 công ty đáng để mua.
Thứ ba, quy định pháp luật không rõ ràng về hoạt động đầu tư của bên bán.
1.1.3.3. Nhượng quyền kinh doanh
Phương thức thứ ba để khởi sự kinh doanh là nhượng quyền. Những người khởi sự
kinh doanh chọn cách thức kinh doanh những sản phẩm dịch vụ đã có và đã nổi tiếng trên
thị trường ở những thị trường tiềm năng – hình thức nhượng quyền kinh doanh
(franchising).
Khái niệm
Nhượng quyền kinh doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh liên quan tới một
thỏa thuận chính thức giữa 2 đối tác, một công ty đã có sản phẩm và dịch vụ thành công
(bên nhượng quyền) cho phép những doanh nghiệp khác (bên được nhượng quyền) sử
dụng nhãn hiệu và cách thức kinh doanh của nó với một khoản phí trả ban đầu và phí
thường niên đóng hàng năm, bên được nhượng quyền sẽ tiến hành kinh doanh theo các
cách thức và điều kiện do bên nhượng quyền quy định. Năm 1840, hãng bia Đức đã
nhượng quyền cho một hãng phân phối độc quyền bán sản phẩm bia của họ trong vùng
được coi là thỏa thuận nhượng quyền đầu tiên được biết đến trên thế giới. Sau này, nhiều
công ty đã phát triển kinh doanh nhanh chóng và đạt thành công bằng hình thức nhượng
quyền nổi tiếng như KFC (1952), McDonald (1955), Midas Muffer (1956) và H&R
Block (1958)…
Phân loại nhượng quyền
- Phân loại theo nội dung nhượng quyền: Có hai loại (1) nhượng quyền sản phẩm và
thương hiệu và (2) nhượng quyền cách thức kinh doanh.
Nhượng quyền sản phẩm và thương hiệu là một thỏa thuận mà bên nhượng quyền
cho phép bên được nhượng quyền được mua sản phẩm, và sử dụng tên thương mại của
bên nhượng quyền. Cách thức này thường sử dụng trong mối quan hệ giữa một nhà sản
xuất với mạng lưới đại lý hoặc phân phối. Ví dụ, Toyota đã thiết lập được một mạng lưới
đại lý bán ô tô của Toyota và sử dụng thương hiệu Toyota trong hoạt động các quảng cáo
xúc tiến. Tương tự, Kinh Đô cũng thiết lập được một mạng lưới đại lý nhượng quyền bán
bánh kẹo của hãng.
- 8-
Nhượng quyền sản phẩm và nhãn hiệu thương mại thường cho phép bên được
nhượng quyền tự do vận hành kinh doanh. Công ty mẹ như không quan tâm tới cách điều
hành hoạt động hàng ngày của đại lý, chỉ quan tâm tới bảo vệ sản phẩm và đảm bảo các
tiêu chí kỹ thuật của sản phẩm.
Ở hình thức này, bên nhượng quyền không thu phí nhượng quyền hoặc phí đóng
góp hàng năm, lợi ích họ thu được là bán được sản phẩm cho các nhà phân phối và đại lý.
Nhượng quyền cách thức kinh doanh: Bên nhượng quyền cung cấp công thức tiến
hành kinh doanh kèm theo đào tạo, quảng cáo và nhiều hình thức hỗ trợ khác. Hình thức
này đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tiến hành kinh doanh của bên nhượng
quyền. Đây là hình thức nhượng quyền tương đối phổ biến đối với những người mới khởi
sự doanh nghiệp.
Ví dụ các công ty nhượng quyền như KFC, McDonal hướng dẫn các đại lý nhượng
quyền của họ rất chi tiết về cách trang trí nhà hàng, công thức nấu ăn, quy trình phục vụ
khách hàng, thậm chí quy định cả cách sử dụng những từ ngữ để chào khách
- Phân loại theo mối quan hệ đối tác: Có thể chia thành 2 loại: (1) nhượng quyền cá
nhân, (2) nhượng quyền khu vực và (3) nhượng quyền cấp 1.
Nhượng quyền cá nhân: Bên được nhượng quyền được mua quyền kinh doanh ở
một địa điểm xác định.
Ví dụ, một cá nhân có thể mua một cửa hàng nhượng quyền Phở 24 ở địa chỉ 24
Huỳnh Phúc Kháng, Hà Nội.
Nhượng quyền khu vực: cho phép bên được nhượng quyền sở hữu và vận hành một
số cửa hàng trong một vùng địa lý nào đó.
Ví dụ một cá nhân có thể mua quyền mở các cửa hàng KFC trong thành phố Hà
Nội. Đây cũng là thỏa thuận nhượng quyền tương đối phổ biến, cho phép bên được
nhượng quyền độc quyền kinh doanh trong một khu vực nhất định.
Nhượng quyền cấp 1: Bên được nhượng quyền bên cạnh việc có quyền mở và điều
hành nhiều cửa hàng trong một khu vực nhất định, thì còn có quyền bán lại quyền kinh
doanh này cho người khác trong vùng độc quyền khai thác của nó.
Ví dụ, Protowash là công ty rửa xe di động sử dụng vật liệu thân thiện môi trường,
công ty này bán hợp đồng nhượng quyền cho cho phép mở một số lượng nhất định cửa
hàng Prontowash ở một vùng nhất định. Sau khi các đại lý của bên được nhượng quyền
đi vào hoạt động, bên được nhượng quyền bán tiếp quyền mở cửa hàng Protonwash cho
các cá nhân khác ở trên cùng vùng thị trường. Những người mua nhượng quyền từ đại lý
cấp 1 được gọi là đại lý nhượng quyền cấp 2.
- Phân loại theo số lượng đại lý: Có thể chia 2 loại: (1) nhượng quyền đa đại lý và
(2) nhượng quyền đơn đại lý
- 9-
Nhượng quyền đa đại lý: Đại lý nhượng quyền có sở hữu hơn 1 cửa hàng của cùng 1
nhà cung cấp có thể theo hình thức hợp đồng khu vực hay hợp đồng đại lý cấp 1.
Đứng trên góc độ của bên được nhượng quyền, nhượng quyền đa đại lý có ưu và
nhược điểm.
Ưu điểm: Do có sở hữu nhiều cửa hàng, bên được nhượng quyền có thể khai thác
tính kinh tế nhờ quy mô: giảm chi phí do mua nguyên liệu với số lượng lớn, kinh nghiệm
hơn do chuyên sâu một ngành hàng, chi phí quản lý giảm.
Nhược điểm: Bên được nhượng quyền chịu rủi ro lớn hơn và chấp nhận gắn kết chặt
với 1 công ty và sự thành công cũng như thất bại của công ty. Nhìn chung, bên nhượng
quyền khuyến khích hình thức nhượng quyền đa đại lý vì với việc bán thêm đại lý
nhượng quyền cho đối tác đã có quan hệ nhượng quyền, công ty có thể phát triển kinh
doanh mà không cần gia tăng số lượng đối tác được nhượng quyền, giảm được chi phí
quản lý.
Nhượng quyền đơn đại lý: Đại lý nhượng quyền có sở hữu duy nhất 1 cửa hàng của
1 nhà cung cấp. Khoảng 53% đại lý nhượng quyền ở Mỹ thuộc nhượng quyền đa đại lý
theo như số liệu của hãng nghiên cứu ở Mỹ.
 Ưu điểm của khởi sự bằng mua quyền kinh doanh
Nhượng quyền kinh doanh cung cấp cơ hội kinh doanh độc đáo cho những người
muốn khởi sự kinh doanh, giảm bớt rủi ro khi khởi sự, cách thức kinh doanh này đã phát
triển rất mạnh gần đây trong một số ngành kinh doanh ô tô, dịch vụ thương mại và cư trú,
nhà hàng ăn nhanh, bán lẻ... Khởi sự bằng nhượng quyền có ưu điểm so với các hình thức
khởi sự khác.
Thứ nhất, nhượng quyền làm tăng khả năng thành công cho người khởi sự vì:
o Cung cấp cơ hội cho họ được sở hữu một công việc kinh doanh đã được kiểm
chứng và một mô hình kinh doanh đã hoàn thiện.
o Thương hiệu của bên nhượng quyền giúp công việc kinh doanh thành công
nhanh hơn.
Tỷ lệ thất bại của những người mua quyền kinh doanh là rất thấp. Ở Mỹ, 90%
công ty kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại tiếp tục hoạt động sau 10
năm trong khi 82% công ty độc lập phải đóng cửa và cũng chỉ có 5% công ty kinh doanh
theo hình thức nhượng quyền thất bại trong năm đầu tiên so với 38% công ty độc lập.
Ví dụ, mở một cửa hàng Phở 24 theo hình thức nhượng quyền sẽ thu hút khách
hàng nhiều hơn mở cửa hàng phở mới chưa có tên tuổi, không được biết tới bởi vì nhiều
khách hàng trong vùng thị trường mục tiêu đã từng nghe tới, biết chất lượng của Phở 24.
o Sản phẩm và dịch vụ đã được kiểm chứng và được người tiêu dùng chấp
nhận.
- 10-
o Nhãn hiệu và hệ thống kinh doanh đã được thiết lập. Mua quyền kinh doanh
một nhãn hiệu đã có tiếng trên thị trường cho phép bên được nhượng quyền có sức mạnh
thị trường nhất định. Thông qua hình thức mua franchise các doanh nghiệp nhỏ có thể mở
những cửa hàng với thương hiệu quốc tế.
Ngoài ra, đây cũng là một cơ hội cho doanh nhân mới được tiếp cận, làm quen,
học hỏi, những mô hình kinh doanh và phương pháp quản lý tiên tiến của thế giới. Nhiều
người sau khi có kinh nghiệm khởi sự qua nhượng quyền đã xây dựng hệ thống nhượng
quyền của riêng mình. Doanh nhân Dave Thomas – người sáng lập ra tập đoàn thức ăn
nhanh nổi tiếng thế giới với thương hiệu Wendy – từng là người mua franchise của chuỗi
nhà hàng KFC và sau đó học hỏi kinh nghiệm, tự đứng ra xây dựng một mô hình nhà
hàng mới cho riêng mình. Mô hình cửa hàng Wendy của Dave Thomas dĩ nhiên chỉ giống
KFC ở những khái niệm cơ bản về cách thức tổ chức kinh doanh chứ không phải là một
bản sao giống như đúc. Chuỗi cửa hàng Wendy có những cá tính và sản phẩm rất đặc thù
so với KFC, do đó mới thành công như ngày hôm nay.
o Hệ thống marketing đã được thiết lập: Doanh nghiệp sau khi mua quyền kinh
doanh trở thành một phần của hệ thống nhượng quyền đầy sức mạnh: sức mạnh của
người mua đầu vào, sức mạnh quảng cáo và sức mạnh marketing
Thứ hai, bên mua quyền sẽ được cung cấp các hỗ trợ điều này đặc biệt rất quan
trọng cho các chủ doanh nghiệp mới, chưa có kinh nghiệm kinh doanh. Các hỗ trợ bao
gồm:
o Đào tạo: Bên nhượng quyền thường tổ chức đào tạo, tư vấn kỹ thuật về nghiệp
vụ hoặc quản lý kinh doanh cho bên được nhượng quyền. Nhiều công ty nhượng quyền tổ
chức đào tạo định kỳ cho các đại lý của họ ở trụ sở chính công ty lẫn tại chính các đại lý.
o Trợ giúp marketing: các công ty thường trợ giúp các đại lý của mình các chỉ
dẫn về cách thức tiến hành các hoạt động marketing, bán hàng giúp các đại lý chưa có
kinh nghiệm giảm thiểu việc thực hiện các công cụ giải pháp quản lý kém hiệu quả.
o Hỗ trợ tài chính: một số công ty trong thời gian đầu nhượng quyền sẵn sàng
cung cấp các hỗ trợ tài chính để thu hút đại lý.
Thứ ba, hình thức kinh doanh này rất tiềm năng cho phát triển mở rộng kinh doanh.
Nếu đại lý thành công ở một địa điểm kinh doanh thì bên nhượng quuyền thường cho họ
cơ hội mua quyền kinh doanh thêm một đại lý ở vị trí khác nữa. Điều này khuyến khích
các đại lý làm việc tích cực để kinh doanh thành công.
 Nhược điểm của khởi sự bằng nhượng quyền kinh doanh
Thứ nhất, chi phí là nhược điểm chính của khởi sự bằng phương thức nhượng
quyền. Bên được nhượng quyền phải trả một khoản phí ban đầu, phí thường niên cũng
như các khoản nộp cho nhiều quỹ khác nhau theo quy định của bên nhượng quyền, các
- 11-
chi phí này không nhỏ so với nếu tự thành lập công ty (vì khi thành lập công ty không
phải mất khoản phí này). Các chi phí thường có trong nhượng quyền bao gồm:
o Phí nhượng quyền ban đầu: mức phí này tùy bên nhượng quyền, thấp thì 4–
5% doanh thu, cao thì 8–10% doanh thu. Để làm đại lý của McDonald, bạn phải trả
45.000USD.
o Vốn đầu tư: cũng phụ thuộc vào bên nhượng quyền, gồm chi phí mua nhà, sửa
chữa xây dựng, mua hàng dự trữ ban đầu, đăng ký kinh doanh. Một vài công ty đòi hỏi
bên được nhượng quyền trả thêm khoản gọi là phí khai trương để trả cho những hỗ trợ
của bên nhượng quyền trong quá trình bên được nhượng quyền mở cửa hàng.
o Phí hàng năm: bên được nhượng quyền phải trả phí theo doanh thu tuần hoặc
tháng thường vào khoảng 5% doanh thu. (Lưu ý đây là phí tính trên doanh thu chứ không
phải tính trên lợi nhuận, nên nhiều cửa hàng kinh doanh lỗ nhưng lại vẫn phải trả phí
này).
o Phí quảng cáo: bên được nhượng quyền phải góp khoản phí vào quỹ quảng
cáo để phục vụ cho công tác khuyếch trương, xây dựng thương hiệu của toàn mạng lưới
kinh doanh của công ty, chứ không nhất thiết phải phục vụ trực tiếp cho hoạt động của
cửa hàng.
Ví dụ bên nhượng quyền có thể dùng phí này để trả cho các quảng cáo thu hút
đại lý nhượng quyền mới.
o Các phí khác: các khoản phí khác có thể được yêu cầu chi trả cho các hoạt
động như đào tạo nhân viên mới, cung cấp chuyên gia theo yêu cầu, trợ giúp sử dụng
máy tính, các dịch vụ hỗ trợ khác.
Thông thường, chi phí ban đầu để tạo dựng một cửa hàng nhượng quyền phụ thuộc
vào mức phí nhượng quyền công ty quy định, chi phí vốn đầu tư ban đầu, và sức mạnh
của bên nhượng quyền. Nhãn hiệu càng tên tuổi, khả năng thành công càng nhanh chóng
thì phí càng cao. Mức phí cũng thay đổi tùy thuộc chính sách từng công ty. Nhiều công ty
nhượng quyền yêu cầu cung cấp đầu vào độc quyền cho bên được nhượng quyền với giá
cao hơn giá thị trường. Một số công ty lại có các tính phí nhượng quyền ban đầu thay đổi
tùy thuộc vào quy mô vùng thị trường của đại lý, vùng thị trường có quy mô càng lớn thì
phí càng cao.
Câu hỏi quan trọng nhất là cần cân nhắc là mức phí có tương xứng với giá trị thu
nhận được từ nhượng quyền. Nếu không tương xứng thì cần thương lượng lại hoặc tìm
công ty nhượng quyền khác, nếu tương xứng thì sẽ là công bằng và có thể mua.
Thứ hai, doanh nghiệp sẽ bị hạn chế trong mở rộng, phát triển kinh doanh sáng tạo.
Nhiều hệ thống nhượng quyền rất cứng nhắc và cho các đại lý rất ít cơ hội để sáng tạo.
Nhiều ý tưởng kinh doanh hay nhưng không được áp dụng vì có thể không phù hợp với
- 12-
hệ thống. Đây là điểm thường làm cho bên được nhượng quyền khó chịu nhất. Các đại lý
thường bị mất độc lập, tự chủ trong kinh doanh do phải tuân theo các điều khoản mà bên
nhượng quyền đưa ra và chịu sự kiểm soát của bên nhượng quyền.
Ví dụ như bên được nhượng quyền phải tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, trang trí
cửa hàng, bị giới hạn về các hàng hóa, dịch vụ được bán hoặc thời gian bán.
Thứ ba, kinh doanh nhượng quyền có nhiều ràng buộc.
o Ràng buộc về cạnh tranh: Tất cả các hợp đồng nhượng quyền đều có một điều
khoản về cam kết không cạnh tranh để ngăn chặn bên được nhượng quyền cạnh tranh với
bên nhượng quyền trong vòng 2 năm hoặc hơn.
o Ràng buộc về thời hạn nhượng quyền: Do nhiều lý do, nhiều thỏa thuận
nhượng quyền có ràng buộc làm cho đại lý rất khó ra khỏi hệ thống. Một vài hợp đồng
nhượng quyền rất khó và tốn kém khi muốn chấm dứt hoặc chuyển giao. Thông thường
bên được nhượng quyền phải trả một khoản tiền phạt tương đối để chấm dứt hợp đồng.
Thứ tư, kinh doanh nhượng quyền có thể gặp rủi ro liên quan tới việc tranh chấp,
hiểu nhầm hoặc thiếu sự cam kết lâu dài của bên nhượng quyền. Nhiều công ty sau khi
bán quyền kinh doanh không giữ đúng cam kết về hỗ trợ và phát triển đại lý.
Thứ năm, có thể bị ảnh hưởng từ kinh doanh kém của các đại lý khác trong hệ
thống. Nếu trong hệ thống nhượng quyền có đại lý kinh doanh không tốt và gây tai tiếng
với công chúng, điều này sẽ tác động tới danh tiếng và doanh số của các đại lý kinh
doanh tốt trong hệ thống. Nếu cả hệ thống nhượng quyền không đạt được mục tiêu đề ra,
các đại lý dù có kinh doanh tốt cũng sẽ chịu tác động xấu bởi vì khi hệ thống nhượng
quyền sụp đổ, các đại lý cũng sẽ sụp đổ theo.
1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.1. Khái niệm
Theo quy định của pháp luật Việt Nam: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh
nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa
có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro),
doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.
Theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số
lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới
200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao
động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ. Ngoài ra, ở mỗi nước người ta có tiêu chí riêng để xác
định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình.
1.2.2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Theo Điều 6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ, quy
định:
- 13-
1.2.2.1. Doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh
vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm
không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn
vốn không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia
bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không
quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
1.2.2.2. Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực
công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không
quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn
không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo
hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá
100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh
nghiệp siêu nhỏ
1.2.2.3. Doanh nghiệp vừa
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực
công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không
quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn
không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo
hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá
300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh
nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ
1.2.3. Ƣu và nhƣợc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.3.1. Ưu điểm
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa năng động, linh hoạt trước những thay đổi của thị
trường, đặc biệt là nhu cầu nhỏ, lẻ, có tính địa phương
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng chuyển hướng kinh doanh và chuyển
hướng mặt hàng nhanh, tăng giảm lao động dễ dàng, nơi làm việc của người lao động có
tính ổn định và ít bị đe doạ mất nơi làm việc.
- Tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý linh hoạt, gọn nhẹ, các quyết định quản lý thực
hiện nhanh, công tác kiểm tra, điều hành trực tiếp. Qua đó góp phần tiết kiệm chi phí
quản lý doanh nghiệp.
- 14-
- Vốn đầu tư ban đầu ít, hiệu quả cao, thu hồi nhanh, điều đó tạo sức hấp dẫn trong
đầu tư sản xuất kinh doanh, mọi thành phần kinh tế vào khu vực này.
1.2.3.2. Nhược điểm
- Nguồn vốn tài chính hạn chế, đặc biệt nguồn vốn tự có cũng như bổ sung để thực
hiện quá trình tích tụ, tập trung nhằm duy trì hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ kỹ thuật thường yếu kém, lạc hậu, nhà
xưởng, nơi làm việc trực tiếp và trụ sở giao dịch, quản lý của đa phần các doanh nghiệp
nhỏ rất chật hẹp.
- Trình độ quản lý nói chung và quản trị các mặt theo các chức năng còn hạn chế.
Đa số các chủ doanh nghiệp nhỏ chưa được đào tạo cơ bản, đặc biệt những kiến thức về
kinh tế thị trường, về quản trị kinh doanh, họ quản lý bằng kinh nghiệm và thực tiễn là
chủ yếu.
1.3. Điều kiện khi bạn là chủ doanh nghiệp
1.3.1. Tiêu chuẩn để trở thành chủ doanh nghiệp
Theo quy định của pháp luật Việt Nam để trở thành chủ doanh nghiệp (Giám đốc,
Tổng giám đốc) bạn phải đáp ứng được những tiêu chuẩn cụ thể sau:
- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong
lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty.
- Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi,
anh ruột, chị ruột, em ruột của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại
diện chủ sở hữu.
- Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi,
anh ruột, chị ruột, em ruột của thành viên Hội đồng thành viên.
- Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi,
anh ruột, chị ruột, em ruột của Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng của
công ty.
- Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi,
anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Kiểm soát viên công ty.
- Không đồng thời là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội.
- Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành
viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó
Giám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác.
- Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
- 15-
1.3.2. Những điều cần chuẩn bị để trở thành chủ doanh nghiệp
1.3.2.1. Đam mê và khao khát thành công
Con đường dẫn đến thành công bao giờ cũng là con đường dài và đầy gian nan.
Chính vì vậy, lòng đam mê sẽ là điều kiện quan trọng đầu tiên bạn nên trang bị cho mình.
Theo hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ thì “…hơn một nửa các doanh nghiệp nhỏ gặp
phải thất bại trong vòng 5 năm đầu với nhiều lý do khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần
phải có lòng tin, sự đam mê và luôn khao khát thành công, đó sẽ là đòn bẩy giúp bạn tiến
xa hơn và đó cũng là cam kết cho tuổi thọ doanh nghiệp mà bạn đang đứng đầu”
1.3.2.2. Luôn mạnh mẽ, quyết đoán
Thương trường là chiến trường chính vì vậy không có chỗ cho sự hiền lành và nhu
nhược. Khi bạn đứng đầu một doanh nghiệp đồng nghĩa với việc bạn trở thành “tướng
quân” của trận chiến thương trường. Bất kì một quyết định mềm yếu nào cũng có thể
khiến doanh nghiệp của bạn gặp thiệt hại nặng nề. Thêm vào đó, hãy tạo lập cho mình
những khách hàng tiềm năng, họ sẽ là đối tác tin cậy giúp bạn phát triền.
1.3.2.3. Là người luôn có kỷ luật
Xây dựng một kỷ luật doanh nghiệp chặt chẽ và xây dựng kỷ luật cho cả bản thân
mình nữa. Bên cạnh đó bạn cũng nên có tính độc lập, độc lập trong công viêc và trong ý
tưởng. Có thể bạn có đội ngũ giám sát, đội ngũ tư vấn nhưng hãy chắc chắn là bạn vẫn có
thể hoạt động một cách độc lập. Đôi khi không nên ỷ hết vào những người giám sát và cố
vấn, nếu bạn không độc lập rất có thể bạn sẽ bị thụ động trong việc điều hành.
1.3.2.4. Chuẩn bị nguồn tài chính
Nhiều doanh nghiệp (không phải là tất cả) không thu được lợi nhuận ngay lập tức.
Nếu bạn thiếu kinh phí, sự hỗ trợ từ một đối tác sẽ là cách hay để bạn phát triển tiếp
doanh nghiệp của mình. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm kiếm nhà đầu tư hoặc vay vốn của
các doanh nghiệp khác.
Bên cạnh đó khi công ty đang trong giai đoạn đầu, bạn cũng nên tiết kiệm chi tiêu,
điều này giúp cải thiện không nhỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy,
vấn đề tài chính là một trong những vấn đề quan trọng quyết định sự tồn vong của một
doanh nghiệp. Nếu bạn không muốn doanh nghiệp của mình thất bại, hãy trang bị cho nó
một nguồn vốn dồi dào hoặc chí ít cũng là có sự hậu thuẫn của một nhà đầu tư “hùng
hậu” nào đó.
1.3.2.5. Kinh nghiệm trong kinh doanh
Thiếu kinh nghiệm và thiếu kiến thức về kinh doanh là nguyên nhân lớn nhất khiến
doanh nghiệp của bạn rơi vào “quên lãng” ngay khi mới thành lập. Hãy chắc chắn là bạn
có đủ bí quyết và kinh nghiệm thực tế để vận hành doanh nghiệp của mình.
- 16-
Nếu bạn định mở một cửa hàng nhỏ, tỷ lệ thành công của bạn sẽ tăng cao nếu bạn
quản lý tốt cửa hàng đó. Nhưng nếu là một công ty thì bạn cần xem xét mọi khía cạnh
hoạt động từ tiền lương, thuế, tiếp thị, phân phối, bảo hiểm, quan hệ khách hàng,… trước
khi quyết định mở công ty.
Học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tế sẽ tạo tiền đề vững chắc hơn cho doanh
nghiệp của bạn ra đời và phát triển. Chính vì vậy nếu bạn mong muốn trở thành một “ông
chủ” trong tương lai, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức thực tế và xem xét kĩ lưỡng những
điều kiện trên là điều bạn cần làm ngay bây giờ.
- 17-
Chƣơng 2: PHÁT HIỆN CƠ HỘI KINH DOANH VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH
KHẢ THI
2.1. Cơ hội và phƣơng pháp phát hiện cơ hội kinh doanh
2.1.1. Cơ hội kinh doanh
Có thể nói, các nhân tố cũng như điều kiện tự nhiên, công nghệ - kỹ thuật, xã hội,
kinh tế,… luôn vận động một cách khách quan ngoài ý muốn chủ quan của con người.
Bản thân các nhân tố đó tác động qua lại với nhau và tác động với nhau theo các tính qui
luật nhất định. Chính sự vận động có tính qui luật đó có thể tạo ra các điều kiện thuận lợi
hoặc gây khó khăn cho các hoạt động kinh doanh nhất định. Cần chú ý rằng, mọi sự vật
và hiện tượng luôn ở trạng thái vận động không ngừng nên ở một thời điểm hay thời kỳ
cụ thể nhất định có thể môi trường kinh doanh tạo ra cơ hội cho một hoạt động kinh
doanh cụ thể thì khi qua thời điểm hoặc thời kỳ đó, cơ hội kinh doanh sẽ không còn; thậm
chí còn có thể tạo ra nguy cơ cho hoạt động kinh doanh đó. Bất cứ thị trường nào lúc đầu
khi nhu cầu cụ thể của con người chưa được đáp ứng thì tạo ra cơ hội cho các doanh
nghiệp đáp ứng cầu thị trường. Khi nhu cầu cụ thể đã đáp ứng đến độ bão hòa thì không
còn là cơ hội mà là nguy cơ cho nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm/dịch vụ
đáp ứng nhu cầu đó. Chẳng hạn, một trường học, cơ quan chính quyền thường tạo cơ hội
cho dịch vụ photocopy ở xung quanh; nhưng khi nhiều cửa hàng cùng mở ở một khu vực
nhỏ sẽ không còn là cơ hội nữa.
Theo Dương Văn Sơn (2017) thì cơ hộ
doanh) là sự xuất hiện nhu cầu của khách hàng và theo đó là việc xuất hiện khả năng bán
hàng để thỏa mãn nhu cầu của nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu thụ.
Những người khởi sự nhận ra một cơ hội kinh doanh nào đó và biến cơ hội thành
công việc kinh doanh thành công. Một cơ hội có triển vọng sẽ tạo ra sản phẩm/dịch vụ
đáp ứng một nhu cầu mới nào đó của con người hoặc tạo ra công việc kinh doanh mới.
Hầu hết sự mạo hiểm kinh doanh đều bắt đầu từ một trong hai cách. Thứ nhất, một vài sự
mạo hiểm bắt nguồn từ những kích thích bên ngoài. Thứ hai, ở nhiều trường hợp khác ý
tưởng lại xuất hiện từ sự kích thích bên trong. Người khởi sự nhận ra vấn đề hay khoảng
trống cơ hội và tạo ra công việc kinh doanh để lấp đầy nó.
- 18-
Hình 2.1: Bốn yếu tố của một cơ hội kinh doanh
Người khởi sự có thể bắt đầu công việc kinh doanh rất hứa hẹn với một trong hai
cách này, nghĩa là cơ hội kinh doanh đã được chắc chắn nhận diện. Việc xác định sản
phẩm/dịch vụ, cơ hội kinh doanh nếu không đơn thuần là sự khác biệt phiên bản của một
cái gì đó đã có là rất khó. Một lỗi chung mà những người khởi sự thường mắc trong quá
trình nhận diện cơ hội là đem những giá trị của sản phẩm/dịch vụ hiện tại mà họ thích hay
đam mê và sau đó cố gắng xây dựng công việc kinh doanh xoay quanh sản phẩm/dịch vụ
đó. Mặc dù cách tiếp cận này là hợp lý, nhưng không thường xuyên như thế. Điểm mấu
chốt của việc nhận ra cơ hội là xác định được sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng cần và
sẵn sàng mua; chứ không phải sản phẩm/dịch vụ mà người khởi sự muốn tạo ra và bán
chúng.
Một cơ hội kinh doanh có 4 đặc trưng căn bản: đó là (1) tính hấp dẫn, (2) tính bền
vững, (3) tính thời điểm, (4) duy trì sản phẩm/dịch vụ hoặc công việc kinh doanh mà nó
tạo ra giá trị gia tăng cho người mua và người sử dụng cuối cùng.
Điều quan trọng là phải hiểu rằng có sự khác biệt giữa cơ hội và ý tưởng. Một ý
tưởng là một suy nghĩ, một ấn tượng, hay một quan điểm. Một ý tưởng có thể hoặc không
thể gắn với tiêu chí của một cơ hội. Đây là điểm có tính quyết định bởi sự kinh doanh
mạo hiểm thất bại không phải vì các doanh nhân không tích cực tìm kiếm cơ hội mà bởi
vì không có cơ hội thực để bắt đầu. Trước khi tìm kiếm những ý tưởng kinh doanh, chúng
ta cần phải hiểu được thế nào là ý tưởng lấp đầy một nhu cầu cũng như thế nào là đáp
ứng các chỉ tiêu cho một cơ hội kinh doanh.
Cơ hội
kinh
doanh
Sự hấp
dẫn
Thời
điểm
Bền
vững
Duy trì
sản
phẩm
- 19-
Cuối cùng, cần nhận thức rằng cơ hội thì có thể có, có thể vẫn đang tồn tại nhưng
nếu người khởi sự không nhận thức được, không hình thành được ý tưởng tận dụng cơ
hội, biến cơ hội thành hiện thực thì cơ hội mãi mãi sẽ vẫn chỉ là cơ hội.
2.1.2. Phƣơng pháp nhận diện cơ hội kinh doanh
Có ba cách tiếp cận mà các doanh nhân sử dụng để nhận diện cơ hội kinh doanh.
Khi biết được tầm quan trọng của mỗi cách tiếp cận, chúng ta sẽ chắc chắn tìm kiếm
được các cơ hội và các ý tưởng phù hợp.
2.1.2.1. Nhận diện cơ hội từ các khuynh hướng thay đổi trong cuộc sống
Khi nhìn vào những khuynh hướng của môi trường kinh doanh để nhận thấy
những ý tưởng kinh doanh mới, thì có hai điều cần ghi nhớ:
Một là, vấn đề quan trọng là phải phân biệt giữa khuynh hướng và tính nhất thời.
Vấn đề kinh doanh mới không có nguồn lực điển hình đủ làm nổi lên lợi thế của cái nhất
thời.
Hai là, mặc dù chúng ta thảo luận từng khuynh hướng riêng lẻ, nhưng chúng có sự
kết nối và được coi là tương tác với nhau khi thảo luận ra ý tưởng mới.
Ví dụ, một nguyên nhân mà điện thoại thông minh trở nên thông dụng là bởi vì nó
tạo ra lợi nhuận từ một số khuynh hướng tại một thời điểm, bao gồm sự tăng dân số
(khuynh hướng xã hội), sự thu nhỏ liên tục các thiết bị điện tử (khuynh hướng công nghệ)
và khả năng của chúng giúp con người quản trị tốt hơn tiền bạc qua ngân hàng điện tử đối
với việc mua sắm (khuynh hướng kinh tế). Nếu một trong những khuynh hướng này
không hiện ra thì điện thoại thông minh sẽ không thành công như nó đã thành công và sẽ
không chứa đựng nhiều hứa hẹn cho sự thành công.
 Thứ nhất, các khuynh hướng kinh tế
Hiểu biết được khuynh hướng kinh tế sẽ có lợi khi quyết định khu vực nào các cơ
hội kinh doanh chín muồi cũng như các khu vực cần tránh. Khi nền kinh tế tăng trưởng,
con người chi tiêu nhiều và sẵn sàng chi trả để mua những sản phẩn/dịch vụ có ích để
nâng cao cuộc sống của mình. Ngược lại, khi nền kinh tế yếu kém, con người không chỉ
chi tiêu ít đi mà còn không sẵn sàng chi tiêu khoản tiền mình có; họ sợ rằng khi nền kinh
tế trở nên xấu hơn thì họ có thể bị mất việc bởi vì nền kinh tế suy thoái. Một nghịch lý là,
nền kinh tế suy thoái có thể tạo ra cơ hội kinh doanh để khởi sự và giúp người tiêu dùng
tiết kiệm. Nền kinh tế tăng trưởng hay yếu kém cũng đều tạo ra cơ hội cho các hãng để
bán sự nâng cấp và các hạng mục hàng ngày ở mục “giảm giá”. Hiểu được các khuynh
hướng kinh tế cũng giúp người khởi sự tìm ra những trường hợp cần tránh. Chẳng hạn,
hiện nay không phải thời điểm tốt để bắt đầu kinh doanh dựa vào các nhiên liệu hóa thạch
(fossil fuel) như hãng hàng không, xe tải hay thậm chí kinh doanh các hoạt động liên
- 20-
quan đến vận chuyển ở địa phương như kinh doanh taxi vì giá xăng quá cao. Đó là vài
danh mục sản phẩm chịu ảnh hưởng khá lớn của xu hướng thay đổi kinh tế.
 Thứ hai, các khuynh hướng xã hội
Hiểu được các khuynh hướng thay đổi xã hội và sự tác động của các khuynh
hướng này đến việc kinh doanh sản phẩm/dịch vụ cụ thể. Thông thường, một lý do mà
sản phẩm/dịch vụ tồn tại là thỏa mãn một/các nhu cầu xã hội hơn là việc lấp đầy nhu cầu
về sản phẩm/dịch vụ đang có. Các cửa hàng đồ ăn nhanh là một ví dụ, bởi vì thực tế,
không phải con người thích đồ ăn nhanh mà bởi vì cuộc sống quá bận rộn khiến họ không
có thời gian để nấu nướng các bữa ăn. Tương tự như vậy, các trang mạng xã hội như
Facebook hay Twitter phổ biến không phải bởi vì chúng có thể đưa các thông tin hay
hình ảnh lên mạng; chúng trở nên phổ biến bởi chúng cho phép người ta nhanh chóng,
thậm chỉ tức thời kết nối và giao tiếp với nhau - đó là một xu hướng tất yếu.
Sự thay đổi các khuynh hướng xã hội đã thay đổi hành vi của doanh nghiệp và con
người và họ sẽ phải thiết lập những ưu tiên. Những sự thay đổi này ảnh hưởng tới việc
sản phẩm/dịch vụ được tạo ra và bán như thế nào.
Mỗi khuynh hướng này đều thúc đẩy các ý tưởng kinh doanh mới. Sự xuất hiện
của các loại năng lượng làm xuất hiện các ý tưởng kinh doanh từ năng lượng mặt trời đến
nhiên liệu sinh học
 Thứ ba, các khuynh hướng tiến bộ công nghệ
Những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thường có mối liên quan tới sự thay đổi
kinh tế và xã hội nhằm tạo ra các cơ hội mới. Những tiến bộ trong công nghệ không dây
đã thiết lập nên hệ thống này một cách có thể. Trong hầu hết mọi tình huống, công nghệ
không phải là chìa khóa để nhận ra cơ hội kinh doanh. Thay vào đó, chìa khóa để nhận ra
công nghệ được sử dụng như thế nào giúp thỏa mãn nhu cầu cơ bản hay nhu cầu thường
xuyên thay đổi của con người. Tiến bộ công nghệ cũng cung cấp những cơ hội để giúp
con người hoàn thành công việc hàng ngày của mình tốt hơn và thuận tiện hơn.
Một khía cạnh khác của tiến bộ công nghệ là khi công nghệ được tạo ra, thì sản
phẩm mới cũng được ra đời. Chẳng hạn như khi ipod, iphone, ipad của Apple được tạo ra
thì những ngành sản xuất thiết bị đi kèm cũng được hình thành.
 Thứ tư, những khuynh hướng thay đổi về luật pháp và chính trị
Sự thay đổi về luật pháp và chính trị có thể tạo cơ hội mới. Chẳng hạn, khi bộ luật
mới tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp bắt đầu công việc kinh doanh của mình để giúp
cho các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức chính phủ thực thi theo luật
Một vài doanh nghiệp và ngành quá phụ thuộc vào qui định chính phủ đến nỗi sự
tồn tại của nó bị đe dọa bởi sự thay đổi các qui định. Chẳng hạn một doanh nghiệp cung
cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thu nhập chính từ các dịch vụ chăm sóc người già
- 21-
dựa trên mức độ dịch vụ chăm sóc đối với khách hàng. Lợi nhuận của doanh nghiệp nhạy
cảm cao với bất kì sự thay đổi nào trong chính sách hoàn trả của dịch vụ chăm sóc sức
khỏe người già.
Sự thay đổi của chính trị cũng tạo ra sự cơ hội kinh doanh mới và sản phẩm mới.
Sự bất ổn về chính trị toàn cầu và sự đe dọa khủng bố đã gây ra cho nhiều hãng trở nên ý
thức hơn về vấn đề an ninh. Những doanh nghiệp này cần có những sản phẩm/dịch vụ
mới để bảo vệ tài sản và sự phát triển cũng giống như bảo vệ khách hàng và người lao
động. Ngành lưu trữ dữ liệu ngày càng mở rộng vì khuynh hướng mới này có cảm giác
như nhu cầu về dữ liệu ngày càng được bảo vệ nhiều hơn so với trước đây.
2.1.2.2. Cách thức giải quyết một vấn đề
Cách tiếp cận thứ hai phát hiện ra cơ hội là nhận diện vấn đề và tìm ra cách để giải
quyết. Những vấn đề này có thể được nhận ra bởi sự quan sát những thách thức mà con
người gặp phải trong cuộc sống hàng ngày và thông qua những phương tiện đơn giản như
trực giác, khả năng may mắn và cơ hội. Có rất nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết.
Bàn luận về vấn đề này và chú ý đến những vấn đề có thể dẫn chúng ta đến nhận diện ý
tưởng kinh doanh. Có thể nói, mỗi vấn đề đều có thể dẫn đến cơ hội, chẳng qua là chúng
được ngụy trang một cách tài tình thôi.
Tiến bộ công nghệ thường tạo ra cho con người không thể sử dụng được công
nghệ theo cách được bán cho số đông. Một vài vấn đề được giải quyết bởi các doanh
nhân xử lý vấn đề một cách khác biệt so với cách mọi người thường nghĩ tới như trước
đây và sau đó tìm ra giải pháp cho phù hợp. Một vài ý tưởng kinh doanh được lượm lặt
bởi việc nhận ra vấn đề có liên quan đến các khuynh hướng mới nổi.
Chẳng hạn, ý tưởng được tạo ra bởi dịch vụ Web mà có thể giúp cho cha mẹ bảo
vệ được con mình trên mạng an toàn. Khuynh hướng xã hội hướng các hoạt động online
bởi smartphone khiến cho con người có thể kết nối với nhau, nhưng dẫn tới vấn đề là
chúng ta không thể có điện để sạc được điện thoại liên tục. Một số công ty, đã tạo ra năng
lượng mặt trời cho smartphone.
2.1.2.3. Tìm kiếm khoảng trống thị trường
Có nhiều ví dụ về sản phẩm/dịch vụ mà người tiêu dùng muốn hoặc cần nhưng
không có tại thị trường địa phương, hoặc chưa hề có. Khoảng trống sản phẩm/dịch vụ
trong thị trường đại diện cho những cơ hội kinh doanh tiềm năng khả thi. Ví dụ, lúc đầu
quần áo Jeans chỉ được thiết kế dùng cho nam giới, mà không được thiết kế riêng cho nữ
giới. Để lấp đầy khoảng trống này, người ta đã thiết kế ra những sản phẩm dành cho phụ
nữ, thể hiện sự khỏe khoắn của nữ giới.
Cách thông thường để nhận ra những khoảng trống đó là khi người ta chán nản bởi
không thể tìm được một sản phẩm hay dịch vụ mà họ cần và nhận ra rằng những người
- 22-
khác cũng cảm thấy như vậy. Ví dụ trên thị trường thời trang, có những người cảm thấy
chán nản khi họ không thể tìm được những chiếc quần áo cỡ lớn đẹp phù hợp với họ.
Phản ứng lại với sự chán nản đó, họ lập ra một cửa hàng bán những chiếc quần áo ngoại
cỡ đáng yêu và sành điệu. Và ý tưởng này thể hiện sự hấp dẫn là khi nó được triển khai
đúng lúc bằng việc đáp ứng lại với sự đồng cảm với những khách hàng đặc biệt. Điều đó
rất tuyệt vời, khi bạn chấp nhận rủi ro và nhận lại những gì xứng đáng và mọi người nói
với bạn điều đó hàng ngày.
2.2. Ý tƣởng và lựa chọn ý tƣởng kinh doanh
2.2.1. Khái niệm, phân loại ý tƣởng kinh doanh
2.2.1.1.Khái niệm
Để khởi sự một công việc kinh doanh, phải bắt đầu từ những ý tưởng kinh doanh.
Ý tưởng kinh doanh là suy nghĩ, tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng về các sản phẩm/dịch vụ cụ
thể mà bản thân có thể cung cấp cho thị trường. Một doanh nghiệp mới nếu chỉ sản xuất
những sản phẩm, dịch vụ hiện tại và bán chúng ở những thị trường hiện tại thì đó chưa
phải là một ý tưởng kinh doanh tốt. Một ý tưởng kinh doanh tốt có hai phần sau: có cơ
hội kinh doanh và người chủ có kỹ năng và các nguồn lực tận dụng cơ hội đó.
Nếu doanh nghiệp biết tạo ra những cái mới, cái khác biệt về sản phẩm của mình
thì sẽ tạo ra những cơ hội thành công cho mình khi gia nhập thị trường.
2.2.1.2. Phân loại ý tưởng kinh doanh
Ý tưởng kinh doanh được phân loại dựa trên hai quan điểm cơ bản sau: quan điểm
định hướng hàng hóa và quan điểm định hướng khách hàng
Quan điểm định hƣớng hàng hóa Quan điểm định hƣớng khách hàng
- Tôi học làm bác sĩ, tôi có điều kiện để
mua trang thiết bị máy móc. Tôi sẽ mở
phòng khám tư cho trẻ em.
-Trong phường có nhiều trẻ em khi bị
ốm phải đi khám xa, trên địa bàn phường
lại chưa có phòng khám tư nào, vì thế tôi sẽ
mở phòng khám tư cho trẻ em
- Tôi biết trồng cây đậu tương mới vì thế
tôi sẽ phổ biến kỹ thuật trồng cây này tới
bà con trong xã tôi và cung cấp giống đậu
tương này tới bà con
- Chị em phụ nữ trong xã tôi mong
muốn được trồng giống đậu tương mới,
năng suất cao vì trước đây họ chỉ trống
giống cũ năng suất thấp vì thế tôi sẽ chuyển
giao kỹ thuật trồng giống cây này và cung
cấp giống mới cho chị em trong xã.
2.2.2. Nguồn gốc phát sinh ý tƣởng kinh doanh
Ý tưởng kinh doanh phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh bởi không những nó lấp
đầy được nhu cầu mới mà còn mang lại giá trị hoặc dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Lợi
- 23-
thế cạnh tranh được tạo ra từ việc hình thành sản phẩm/dịch vụ mới hoặc sử dụng công
nghệ mới tạo ra sản phẩm/dịch vụ; hoặc từ một thị trường mới, từ một tổ chức mới.
Thứ nhất, sản phẩm/dịch vụ mới có thể được hình thành từ những phát minh mới
hoặc bắt đầu từ sự cải tiến.
Ý tưởng kinh doanh xuất phát từ những phát minh mới thường không dễ dàng khi
bắt đầu một công việc kinh doanh. Vì việc phát minh ra những sản phẩm/dịch vụ mới
thường gắn liền với sự yêu thích khi sáng tạo nên nhiều khi họ ít quan tâm đến nhu cầu
thị trường. Điều này gây ra những khó khăn khi khởi sự kinh doanh. Còn ý tưởng kinh
doanh xuất phát từ sự cải tiến thay đổi mới sản phẩm/dịch vụ có phần dễ dàng hơn cho sự
khởi đầu kinh doanh. Cải tiến thay đổi mới sản phẩm là việc cải thiện những sản phẩm
hiện tại, có thể là thay đổi trọng lượng, hình dáng, màu sắc trong việc sử dụng chất liệu
mới hoặc thêm các chức năng mới...
Thứ hai, có thể phát minh ra công nghệ mới hay vật liệu mới để tạo ra sản phẩm
trong quá trình sản xuất. Điều này cũng giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh
đối với sản phẩm hiện tại.
Thứ ba, việc tìm ra một thị trường mới hoặc một khu vực thị trường mà ở đó nhu
cầu vượt cung. Đây cũng là một cơ hội tốt khi khởi sự.
Thứ tư, có thể tạo ra một tổ chức mới trong quá trình sản xuất cũng như trong
phân phối.
2.2.3. Phƣơng pháp làm nảy sinh ý tƣởng kinh doanh
Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét các kỹ thuật hình thành ý tưởng kinh doanh
mới. Trên thực tế, doanh nghiệp có thể áp dụng đồng thời nhiều kỹ thuật để có ý tưởng
kinh doanh tốt.
2.2.3.1. Phương pháp công não (Brainstorming)
Phương pháp này dùng để tạo ra các ý tưởng một cách nhanh chóng, không sử
dụng để ra quyết định. Khi thực hiện phương pháp này, cần lưu ý những nguyên tắc nhất
định: tập trung vào chủ đề cụ thể, không chỉ trích, tập trung vào sáng tạo hơn là đánh giá.
2.2.3.2. Phương pháp nhóm trọng tâm (Focus group)
Nhóm bao gồm 5 đến 10 người được lựa chọn bởi lẽ sự liên quan của họ với chủ
đề được thảo luận. Thế mạnh của nhóm trọng tâm là giúp doanh nghiệp phát hiện điều gì
nằm trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên điểm yếu là các thành viên không mang tính đại
diện, kết quả không thể khái quát hóa cho tổng thể.
2.2.3.3. Phương pháp SCAMPER
Cách thức khác để tìm kiếm ý tưởng kinh doanh một cách sáng tạo là dựa vào mô
hình SCAMPER. SCAMPER là phương pháp tư duy sáng tạo do Robert Eberle - nhà
quản lý giáo dục người Mỹ - tìm ra vào đầu những năm 1970. Phương pháp SCAMPER
- 24-
dựa trên nguyên lý đơn giản: những thứ sáng tạo thực chất là sự thay đổi của những thứ
đang tồn tại xung quanh chúng ta. Phương pháp SCAMPER gồm 7 nguyên tắc nhỏ:
Substitue (Thay thế), Combine (Kết hợp), Adapt (Thích nghi), Modify (Điều chỉnh), Put
to Other Uses (Sử dụng vào mục đích khác), Eliminate (Loại bỏ), Reverse (Đảo ngược).
Nếu hiểu và áp dụng thành công những phương pháp này, startup trẻ có thể tìm thấy
những ý tưởng khởi nghiệp đáng giá.
Bảng 2.1: Mô hình SCAMPER
Substitue
(Thay thế)
Khi sử dụng nguyên tắc thay thế để tìm kiếm ý tưởng khởi
nghiệp, chúng ta đang đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi
như: Có thể sử dụng những nguyên vật liệu khác để cải tiến
sản phẩm này không? Có thể thay thế bước nào trong quy trình
sản xuất? Dựa trên những sản phẩm/dịch vụ đã có sẵn trên thị
trường, bạn có thể tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ khác
tối ưu hơn, thuận lợi cho người dùng mà vẫn đảm bảo giá bán
hợp lý. Vận dụng nguyên tắc thay thế, chúng ta không những
có thể nảy ra các ý tưởng khởi nghiệp mới mà còn tìm ra cách
liên tục cải tiến, tối ưu hóa sản phẩm của doanh nghiệp.
Với 1 sản phẩm, hãy quan sát thành phần tạo nên chúng và
thử suy nghĩ xem liệu các thành phẩm này có thể được thay thế
bằng nguyên vật liệu nào khác? Trong một quá trình làm việc,
liệu vấn đề nhân lực thay thế sẽ là ai? Có nên thay địa điểm?
Đối tượng?....
Combine
(Kết hợp)
Nguyên tắc này dựa trên việc kết hợp các sản phẩm/dịch
vụ khác nhau thành sản phẩm/dịch vụ mới có nhiều giá trị hơn
cho khách hàng. Trong nhiều trường hợp, việc kết hợp những
ý tưởng sáng tạo với nhau có thể dẫn đến những sản phẩm
mang tính đột phá.
Hãy quan sát xem có thể biến tấu thêm gì, kết hợp thêm
được gì để tạo ra 1 sản phẩm mới, đề cao khả năng hợp lực của
từng tính năng.
Một ví dụ về việc ứng dụng nguyên tắc này là startup
GeoOrbital Wheel tại Mỹ. Với ý tưởng biến những chiếc xe
đạp thông thường trở thành những chiếc xe đạp điện khi cần,
công ty này đã tạo ra bánh xe vận hành bằng động cơ một
chiều không chổi than (BLDC Motor), giúp người sử dụng
những lúc mệt mỏi với việc đạp xe hay cần di chuyển gấp có
- 25-
chiếc xe đạp điện mạnh mẽ với tốc độ lên đến 32 km/h từ
chính chiếc xe đạp của họ trong chưa đầy một phút. Startup
này có được thành công ban đầu ấn tượng khi hoàn thành việc
gọi vốn sau chưa đầy 2 ngày trên Kickstarter và dự kiến sẽ ra
mắt sản phẩm chính thức vào tháng 11/2016.
Adapt
(Thích nghi)
Nguyên tắc thích nghi dựa trên cơ sở xem xét sản
phẩm/dịch vụ hiện tại được sử dụng trong một trường hợp
khác. Thử nghĩ về việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ đang có mặt
trên thị trường để giải quyết những vấn đề khác của khác hàng
và chúng ta có thể tìm ra ý tưởng khởi nghiệp mới.
Nghĩ xem khi thay đổi, các tính năng này có phù hợp
không?
Chẳng hạn: Hiện nay, dầu dừa được không ít bạn trẻ ưa
chuộng như loại mỹ phẩm để dưỡng da, dưỡng tóc… Dầu dừa
được lấy từ cùi (cơm) của trái dừa. Phần cùi này trước đây
thường dùng để ăn. Như vậy, cũng là cùi dừa nhưng khi được
sử dụng cho mục đích khác, nó đã trở thành ý tưởng kinh
doanh có khả năng sinh lời cao.
Modify
(Điều chỉnh)
Đúng như tên gọi, nguyên tắc này gợi mở cho chúng ta
những câu hỏi như: Có thể thay đổi hình dáng và kích thước
của sản phẩm không? Có thể bổ sung những tính năng nào cho
sản phẩm để tăng thêm giá trị cho khách hàng? Bằng cách đặt
những câu hỏi theo nguyên tắc điều chỉnh này, chúng ta có thể
tạo ra những sản phẩm/dịch vụ khác biệt và phù hợp hơn với
những phân khúc khách hàng khác nhau.
Bằng việc ứng dụng nguyên tắc này, nhiều chuỗi cửa hàng
ăn uống đã phục vụ các khẩu phần nhỏ, vừa, lớn để đáp ứng
nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng. Thêm một ví dụ nữa,
việc Uber cung cấp cho khách hàng tại Việt Nam dịch vụ
UberX - xe 4 chỗ loại nhỏ tiết kiệm chi phí cho người dùng
ngoài dịch vụ truyền thống UberBLACK và gần đây là dịch vụ
xe ôm UberMOTO.
Ví dụ: tăng và giảm kích cỡ, thay đổi hình dáng, thuộc
tính (ví dụ như màu sắc, âm thanh, hương vị, hình thức mẫu
mã,…)
- 26-
Put to Other Uses
(Sử dụng vào mục
đích khác)
Áp dụng nguyên tắc này có nghĩa là chúng ta phải tìm
cách sử dụng các sản phẩm/dịch vụ thông thường vào những
việc khác với thường lệ. Chuỗi cửa hàng café “nhai luôn ly”
Monkey in Black là ví dụ tiêu biểu cho lối tư duy này.
Khởi đầu bằng việc làm ra những ly café bằng bánh
cookie và chocolate trắng để khách hàng sau khi thưởng thức
xong café có thể ăn phần ly và tiếp tục với những sản phẩm
sáng tạo khác như Đá đổi vị - đá thay đổi vị của ly nước trong
quá trình uống một cách tự nhiên hay Uống luôn xô - mở đầu
trào lưu ăn xô uống tô của giới trẻ, đến nay, Monkey in Black
Coffee đã trở thành một trong những thương hiệu café được
nhiều bạn trẻ ưa chuộng tại TPHCM. Có thể thấy, nguyên tắc
này có thể giúp ý tưởng khởi nghiệp trở nên táo bạo và độc
đáo hơn.
Sử dụng nguyên tắc này thì chúng ta sẽ phải trả lời được
các câu hỏi: Có thể áp dụng cho cách dùng khác? Mục đích
khác? Lĩnh vực khác?
Eliminate
(Loại bỏ)
Nguyên tắc này được sử dụng khi chúng ta nhận thấy sản
phẩm/dịch vụ hiện tại có thể loại bỏ hay chia nhỏ một số yếu
tố, chức năng để giảm bớt chi phí, công sức và thời gian sản
xuất mà sản phẩm/dịch vụ mới được tạo ra vẫn có chất lượng
tốt, đáp ứng yêu cầu của phân khúc khách hàng khác. Apple
với chính triết lí “Tối giản và cực hảo - chỉ giữ lại những gì
cần thiết” của Steve Jobs đã tạo ra những sản phẩm mang tính
cách mạng và thay đổi cách con người sử dụng công nghệ.
Reverse
(Đảo ngƣợc)
Với nguyên tắc này, chúng ta sẽ có được ý tưởng khởi
nghiệp mà trong đó sản phẩm/dịch vụ có cấu trúc, một trật tự
sắp xếp khác so với thông thường. Đơn giản nhất là chúng sẽ
đảo ngược với hiện tại. Các cửa hàng thức ăn nhanh chính là
minh chứng tiêu biểu cho nguyên tắc này. Thay vì ngồi vào
bàn và đợi nhân viên phục vụ đến tận bàn để gọi món và trả
tiền sau bữa ăn, khách hàng thực hiện tất cả những việc này
ngay tại quầy thanh toán khi vừa bước vào cửa hàng.
- 27-
2.2.4. Đánh giá và lựa chọn ý tƣởng kinh doanh
2.2.4.1. Đánh giá bước đầu
Khi đã tìm kiếm được các ý tưởng kinh doanh, ta có thể đánh dấu bước đầu các ý
tưởng kinh doanh đó ở ba góc độ sau đây:
 Thứ nhất, đánh giá mức độ tốt/xấu của ý tưởng (The idea assessment Matrix):
Sử dụng ma trận đánh giá mức độ tốt/xấu của ý tưởng để đánh giá.
Bảng 2.2: Ma trận đánh giá ý tƣởng kinh doanh
TT Ý tƣởng Điểm qui ƣớc Cho điểm ý tƣởng
1 Sản phẩm mới, tổ chức mới 10
2 Sản phẩm mới 8
3
Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm,
tổ chức mới
6
4 Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm 4
5 Sản phẩm hiện tại, tổ chức mới 2
6 Sản phẩm hiện tại 0
Ma trận gồm có các cột:
- Cột thứ nhất: số thứ tự, đánh số thứ tự từ 1 đến hết.
- Cột thứ hai: mô tả tính chất của ý tưởng kinh doanh cụ thể.
- Cột thứ ba: đánh giá ý tưởng theo điểm qui ước.
- Cột thứ tư: xác định điểm ý tưởng của theo thang điểm qui ước.
Trong ma trận có thể qui định toàn bộ tiêu chí đưa ra được cho điểm từ 0 đến 10:
- Nếu như ý tưởng xuất hiện ở vị trí “Sản phẩm hiện tại, tổ chức mới”, thì điểm
phân loại là 2 điểm.
- Nếu như nhờ vào tổ chức mới này có thêm phân đoạn mới, thì được cộng 4 điểm
vào và toàn bộ điểm xếp hạng là 6.
- Nếu mục tiêu là vị trí thị trường mới thì cộng thêm 5 điểm vào “Sản phẩm hiện
tại”.
- Nếu mục tiêu là phân đoạn mới thì cộng 4 điểm vào “Sản phẩm hiện tại, tổ chức
mới”, cộng 3 điểm vào ”Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm”; cộng 2 điểm vào “Sản
phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm, tổ chức mới”; cộng 1 điểm vào “Sản phẩm mới”.
Với kết quả cụ thể, có thể đánh giá theo toàn bộ số điểm đạt được như sau:
- Từ 9 -10 điểm: ý tưởng tuyệt vời
- Từ 7- 8 điểm: ý tưởng hay.
- Từ 5 - 6 điểm: ý tưởng trung bình.
- Dưới 5 điểm: ý tưởng tồi.
- 28-
Tuy nhiên, với bất cứ công cụ nào cũng phải có sự đánh giá và bàn luận. Có thể có
ý tưởng rất hay về ngành vật liệu thép hoặc thăm dò vũ trụ, nhưng nó đòi hỏi vốn rất lớn
và không thể có tiền để đầu tư
 Thứ hai, ma trận đánh giá rủi ro (Risk assessment Matrix)
Rất nhiều khi vì một lý do nào đấy mà ý tưởng từ tuyệt với trở thành ý tưởng tồi.
Đó là rủi ro. Ma trận đánh giá rủi ro như sau:
- Xác định xác suất xảy ra rủi ro từ thấp đến cao.
- Dự đoán tác động của mỗi rủi ro.
- Xác định vị trí trên ma trận.
Với mỗi góc vuông, liệt kê các rủi ro có thể gặp phải theo xác suất xảy ra và mức
độ tác động. Nếu các rủi ro nằm ở góc vuông có mức độ tác động cao và xác suất xảy ra
cao thì cần tiến hành lựa chọn ý tưởng kinh doanh khác.
 Thứ ba, ma trận đánh giá tính hợp pháp của ý tưởng kinh doanh Bước thứ ba
là đánh giá xem ý tưởng kinh doanh có phù hợp với các quy định pháp luật hay không?
Có nhiều ý tưởng kinh doanh rất hay nhưng có thể những ý tưởng đó rơi vào khu vực
những quy định không cho phép hoặc hạn chế của luật pháp. Do vậy điều quan trọng
trước khi thực hiện ý tưởng, cần xem xét ý tưởng đó có nằm trong quy định cấm hay hạn
chế này hay không?
Cách làm như sau:
Cao
Cao
Thấp
Xác
suất
xảy ra
rủi ro
Mức độ tác động của rủi ro
Hình 2.2: Ma trận đánh giả rủi ro
- 29-
- Tìm kiếm các thông tin liên quan đến các quy định hiện hành hoặc dự đoán các
quy định sẽ ban hành ở nơi người khởi sự dự định kinh doanh. Đây là bước cực kỳ khó
khăn vì các quy định là rất phức tạp và đôi khi không rõ ràng. Do vậy, tốt nhất nếu có tư
vấn chuyên môn.
- Xác định các quy định từ không hoặc rất ít ngăn cản đến ngăn cản hoạt động
kinh doanh. Các quy định không hoặc ít ngăn cản là các quy định mà người khởi sự có
thể đối mặt với chúng khi tiến hành kinh doanh. Chẳng hạn như qui định phải có bằng lái
xe khi lái xe mà bản thân chưa có, cũng có thể dễ dàng học và thi lấy bằng. Ngược lại,
quy định ngăn cản là qui định tạo ra một rào cản mà bản thân khó hoặc không thể vượt
qua. Chẳng hạn, để kinh doanh ở một ngành kinh doanh xác định đòi hỏi phải có bằng
cấp, nếu không có coi như người khởi sự phải từ bỏ ý định kinh doanh ngành này. Đó ví
dụ như muốn mở một cửa hàng thuốc cần có bằng dược sỹ, muốn mở phòng khám hay
bệnh viện cần có bằng bác sỹ,…
- Vẽ ma trận và định vị. Từ nghiên cứu các qui định sẽ vẽ và xác định vị trí trên
ma trận định vị. Nếu ý tưởng nằm trong ô các qui định không thể đáp ứng thì tốt hơn hết
là nên tìm kiếm ý tưởng kinh doanh khác. Nếu ý tưởng nằm trong ô hoàn toàn phù hợp
thì người khởi sự có thể yên tâm triển khai. Nếu ý tưởng rơi vào ô bị hạn chế, cần có các
điều kiện thì người khởi sự còn phải đánh giá tiếp xem liệu có đáp ứng được các điều
kiện mà các qui định pháp luật yêu cầu không: nếu không đáp ứng được thì tốt nhất
người khởi sự cũng nên tìm kiếm ý tưởng kinh doanh khác.
2.2.4.2. Đánh giá chi tiết và lựa chọn ý tưởng
Sau khi đã đáp ứng được các điều kiện ở bước đánh giá sơ bộ; các ý tưởng kinh
doanh sẽ được chuyển sang đánh giá chi tiết.
Để đánh giá chi tiết ý tưởng kinh doanh cần tiến hành qua các bước sau:
 Bước 1: Liệt kê các ý tưởng kinh doanh
Ở cột ngoài cùng bên trái, liệt kê các ý tưởng kinh doanh đã được chấp nhận ở
bước đánh giá sơ bộ theo mức độ người khởi sự quan tâm. Điền vào dòng trên cùng bên
trái ý tưởng mà người khởi sự quan tâm nhất, tiếp theo là các ý tưởng ít quan tâm hơn.
 Bước 2: Đánh giá ý tưởng kinh doanh
Các quy định không thể đáp ứng
Các quy định có thể đáp ứng
Hoàn toàn phù hợp Bị hạn chế, cần có
điều kiện
Hình 2.3: Ma trận đánh giá tính hợp lý của ý tƣởng kinh doanh
- 30-
Về nguyên tắc, để đánh giá các ý tưởng đã đưa ra, người khởi sự hãy cho điểm từ
0 đến 6 theo từng tiêu chí được nêu trong bảng: điểm đánh giá là 0 nếu ở mức không có
gì, cho điểm 2 nếu ở dưới mức trung bình, cho điểm 4 nếu ở trung bình và cho điểm 6
nếu ở mức trên trung bình. Các tiêu thức cụ thể như sau:
- Hiểu biết về ngành kinh doanh: Bạn biết những gì về ngành này? Bạn có cần
phải bỏ thêm thời gian và tiền bạc để học hỏi về ngành này không? Bạn có phải thu nhận
thêm một đối tác vì bạn không đủ hiểu biết về ngành này không? Thang điểm đánh giá:
Cho điểm 0 nếu không hiểu gì về ngành kinh doanh này; cho điểm 2 nếu hiểu biết lơ mơ,
cho điểm 4 nếu hiểu biết một cách hạn chế và cho điểm 6 nếu ở mức độ có thể tự tiến
hành công việc.
- Kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh: Trong một số trường hợp bạn có thể
hiểu biết rất sâu về lĩnh vực này nhưng lại không có nhiều kinh nghiệm. Bạn đã bao giờ
đứng ra làm chủ doanh nghiệp hoặc làm việc trong lĩnh vực này chưa? Kinh nghiệm làm
việc thực tế quan trọng như thế nào trong ngành này? Thang điểm đánh giá cụ thể: Cho
điểm 0 nếu bạn không có chút kinh nghiệm gì; cho điểm 2 nếu bạn có chỉ có chút ít kinh
nghiệm hoặc kinh nghiệm gián tiếp. Cho điểm 4 nếu bạn có kinh nghiệm nhưng chưa đủ.
Cho điểm 6 nếu bạn thông thạo lĩnh vực này
- Kỹ năng của bạn: Hiện tại hãy bỏ qua những kỹ năng thông thường đối với mỗi
ý tưởng kinh doanh và tập trung vào kỹ năng đặc thù trong ngành kinh doanh đó. Những
kỹ năng và mà bạn cần đạt trình độ nào? Nếu bạn chưa có những kỹ năng đó, để có được
chúng bạn phải cố gắng ở mức độ nào? Thang điểm cụ thể: Cho điểm 0 nếu không có kỹ
năng này, cho điểm 2 nếu chỉ có ít kỹ năng, cho điểm 4 nếu có một số kỹ năng; cho điểm
6 nếu bạn đủ kỹ năng cần thiết.
- Khả năng thâm nhập thị trường: Hãy tính đến cả những chi phí để tham gia kinh
doanh và những rào cản cạnh tranh bạn có thể gặp phải. Ví dụ bạn muốn kinh doanh dịch
vụ tại nhà thì chi phí thành lập có thể không đáng kể nhưng nếu đã có một vài doanh
nghiệp khác đang kinh doanh ngành dịch vụ này thì việc tiếp cận thị trường có thể gặp
khó khăn. Thang điểm cụ thể: Cho điểm 0 nếu lĩnh vực kinh doanh bị cạnh tranh mạnh,
cho điểm 2 nếu bạn đã có sự thâm nhập hạn chế; cho điểm 4 nếu có cả đối thủ cạnh tranh
lớn và nhỏ, cho điểm 6 nếu hầu như không có hạn chế nào đối với sự thâm nhập.
- Tính độc đáo của ý tưởng: Tính độc đáo không nhất thiết phải mang ý nghĩa
không có ai cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cùng loại; mà nó có ý nghĩa rằng không có ai
cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo cách mà bạn định cung cấp, hoặc nó có hàm ý rằng
không có ai sẽ cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong khu vực kinh doanh của bạn. Bạn
đang tìm cách phân biệt sản phẩm và dịch vụ của bạn với những đối thủ kinh doanh mặt
hàng và dịch vụ đó.
- 31-
Thang điểm đánh giá cụ thể: Cho 0 điểm nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn do
rất nhiều người cung cấp; cho điểm 2 nếu có một số người khác cùng cung cấp hoặc sản
phẩm và dịch vụ giống bạn; cho 4 điểm nếu chỉ có 1 hoặc 2 người cung cấp sản phẩm
hoặc dịch vụ cùng loại; cho 6 điểm nếu không có ai cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ mà
bạn có ý định cung cấp.
 Bước 3: Lựa chọn ý tưởng kinh doanh
Ở bước này cần tính tổng số điểm và lựa chọn các ý tưởng kinh doanh có thể đưa
vào triển khai trong thực tế. Sau khi đã xác định được tống số điểm cho từng ý tưởng,
bước này sẽ khoanh vùng, loại bỏ các ý tưởng kinh doanh không phù hợp.
Tiêu chuẩn loại bỏ các ý tưởng không phù hợp đơn giản như sau:
- Loại bỏ các ý tưởng có tổng số điểm nhỏ hơn 20.
- Loại bỏ các ý tưởng mà không đạt được điểm 4 ở từng tiêu chí.
- Loại bỏ các ý tưởng không đạt được ít nhất là điểm 6 ở tiêu chí độc đáo.
Sau quá trình loại bỏ này sẽ chỉ còn danh mục các ý tưởng có thể triển khai trong
thực tế. Người khởi sự có thể cân nhắc thêm để chọn một (vài) trong các ý tưởng đó hoặc
chọn ý tưởng từ mức điểm cao nhất trở đi. Nếu sau quá trình này không có ý tưởng nào
được chọn thì người khởi sự lại phải nghiên cứu và đánh giá lại từ đầu.
 Bước 4: Mô tả ý tưởng kinh doanh
Khi đã đánh giá và chấp nhận một ý tưởng kinh doanh, cần mô tả ý tưởng kinh
doanh đó. Một ý tưởng kinh doanh tốt phải là ý tưởng mô tả ở dạng rất đơn giản. Ý tưởng
kinh doanh nên chứa đựng từ 10 đến 15 từ không quá dài. Ý tưởng kinh doanh mà không
thể mô tả bằng một câu đơn giản thường là một ý tưởng chưa hoàn thiện hoặc ý tưởng
kinh doanh tồi.
Bảng 2.3: Ma trận đánh giá chi tiết ý tƣởng kinh doanh
TT
Ý tƣởng kinh
doanh
Kiến
thức
Kinh
nghiệm
Kỹ
năng
Khả năng
thâm nhập
thị trƣờng
Tính
độc đáo
Tổng
cộng
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
1
2
3
4
5
….
- 32-
2.3. Đánh giá mức độ chắc chắn của cơ hội kinh doanh
Để đánh giá mức độ chắc chắn của cơ hội kinh doanh, chúng ta dựa vào bố chỉ
tiêu cụ thể sau:
2.3.1. Đánh giá tính khả thi của sản phẩm/dịch vụ
Tính khả thi của sản phẩm/dịch vụ được thể hiện ở hai khía cạnh cơ bản sau:
- Những nhu cầu, mong muốn của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ
- Cầu về sản phẩm/dịch vụ
2.3.2. Tính khả thi về thị trƣờng mục tiêu/ngành
Tính khả thi về thị trường mục tiêu/ngành được đánh giá ở ba khía cạnh sau:
- Sự hấp dẫn của ngành
- Sự hấp dẫn của thị trường mục tiêu
- Sự hợp thời của thị trường
2.3.3. Tính khả thi về tổ chức
Tính khả thi về tổ chức được đánh giá ở hai khía cạnh: Kỹ năng quản lý và những
nguồn lực cần thiết
2.3.4. Tính khả thi về tài chính
Tính khả thi về tài chính được đánh giá ở hai khía cạnh: Tổng số vốn đầu tư ban
đầu và kết quả tài chính của các doanh nghiệp tương tự.
2.4. Một số cơ hội kinh doanh có triển vọng tại các vùng phi thành thị
Làm giàu ở nông thôn là khái niệm không còn xa lạ đối với mọi người trong
những năm gần đây. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết kinh doanh gì ở nông thôn thì
phù hợp? Ngành nghề, sản phẩm nào đang phát triển, để áp dụng cho các vùng quê
nghèo? Xử lý kế hoạch kinh doanh làm sao với số vốn ít…và còn nhiều câu hỏi khác nữa.
Theo đánh giá của Cổng thông tin điện tử khởi nghiệp trong thời gian qua có những ý
tưởng kinh doanh có triển vọng phát triển ở vùng nông thôn cụ thể như sau:
2.4.1. Ý tƣởng trồng cây văn phòng
Tại các đô thị, thành phố lớn nhu cầu về cây cảnh tại văn phòng rất cao. Tuy
nhiên, không phải ở đâu cũng có thể đáp ứng nhu này này. Điều này xuất phát từ lý do và
nhân lực và diện tích tại các khu văn phòng tương đối hạn chế.
Nhưng đối với các vùng nông thôn thì đây lại là thế mạnh. Do vậy, tập trung phát
triển mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại những nơi phát triển là chiến lược bền
vững cho người khởi nghiệp.
Các loại cây và hoa được trồng trong chậu nhỏ hoặc trong nước hiện nay được
nhiều người ưa chuộng và thưởng thức. Thời tiết cùng không khí ô nhiễm từng ngày là lý
- 33-
do nhiều người muốn có không gian xanh tự nhiên. Do đó, họ sẽ sẵn sàng chi tiền sản
phẩm này.
2.4.2. Ý tƣởng kinh doanh hàng điện gia dụng ở nông thôn
Nông thôn ngày càng phát triển, mức thu nhập và đời sống cũng được nâng theo.
Do vậy tất yếu dẫn là nhu cầu sử dụng của người dân đối với các mặt hàng điện gia dụng
như tivi, tủ lạnh, máy giặt…Nắm bắt thời cơ và phát triển ngành nghề kinh doanh này sẽ
giúp bạn dễ dàng khởi nghiệp và làm giàu.
Tuy nhiên, bạn cũng cần đảm bảo cửa hàng của bạn có chất lượng sản phẩm tốt,
giá thành phải chăng. Cùng với đó là dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Hoạt động lắp đặt
và vận chuyển miễn phí, dịch vụ bảo hành chuẩn chỉnh…chắc chắn cửa hàng của bạn sẽ
nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng giúp cho công việc kinh doanh của bạn
ngày càng thuận lợi hơn.
2.4.3. Ý tƣởng kinh doanh gạch không nung
Gạch nung là một trong những vật liệu xây dựng có sản lượng tiêu thụ lớn. Do vậy
, việc đầu tư và kinh doanh sản phẩm này mang lại tiềm năng kinh tế rất cao.
Gạch không nung thông thường được bán theo mét khối. Theo mức tiêu thụ bình
quân của thị trường và khả năng sản xuất của một xưởng cỡ trung, doanh thu mỗi tháng
ước đạt 200 đến 300 triệu.
Để chuẩn bị cho mô hình này, bạn cần đảm bảo yêu cầu về vốn và có sự tìm hiểu
thị trường của mình. Trong đó, cần chú tâm nhất là yếu tố người dùng, năng lực sản xuất
và thời điểm sản xuất. Vì đối với loại hình sản phẩm này, bạn sẽ chỉ phát triển mạnh tại
một số mùa cao điểm về xây dựng. Do đó nguyên cứu để có kế hoạch sản xuất phù hợp
sẽ giúp bạn tiêu thụ dễ dàng và tránh được tình trạng tồn kho.
2.4.4. Ý tƣởng kinh doanh dịch vụ làm đẹp cho phụ nữ ở nông thôn
Sai lầm của nhiều người khi đánh giá thấp mảng dịch vụ làm đẹp tại các vùng
nông thôn. Đặc biệt là khi nhu cầu làm đẹp của các chị em phụ nữ ngày một tăng cao.
Xã hội ngày càng phát triển hơn và phụ nữ ngày càng chỗ đứng có tiêng nói trong
xã hội hơn họ có thể tự chủ về tài chính chứ không chỉ ở nhà nội trợ thì họ ngày càng
quan tâm đến cái đẹp và vẻ bề ngoài hơn thế nên ý tưởng mở cửa hàng chăm sóc tóc và
làm đẹp là một.
2.4.5. Ý tƣởng kinh doanh từ việc xây dựng thƣơng hiệu rau sạch
Thực phẩm an toàn là vấn đề luôn nóng và được toàn xã hội quan tâm. Việc phát
triển và kinh doanh thực phẩm sạch đã mang lại giá trị kinh tế to lớn cho không ích gia
đình.
Tại nông thôn có diện tích đất rộng lớn, đất đai màu mỡ, sẽ rất thích hợp để bạn
mở mô hình trồng rau sạch cung cấp và kinh doanh mặt hàng này. Mà chắc chắn là có lợi
- 34-
nhuận cao và bạn có thể làm lên thương hiệu của mình phát triển trên toàn khu vực và
còn ở những địa phương khác.
2.4.6. Ý tƣởng kinh doanh cửa hàng tạp hóa tại nông thôn
Nhu cầu hàng hóa tiêu dùng của người dân ngày càng cao không chỉ ở thành thị
mà nông thôn cũng vậy. Vậy nên, mở cửa hàng tạp hóa là ý tưởng kinh doanh không tồi.
Để kinh doanh của hàng tạp hóa bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đầu tiên bạn chọn địa điểm kinh doanh phù hợp. Thường là nơi có đông dân cư
và nhiều người đi lại, gần chợ, trường học, bệnh viện.
- Tiếp theo bạn nên lên tìm các nhà cung cấp nguồn hàng uy tín. Các nguồn này
bạn có thể tìm qua trang thương mại hoặc trực tiếp đến cơ sở sản xuất để nhập hàng.
- Cuối cùng, bạn cần có sổ sách, công cụ quản lý để tránh thất thoát trong kinh
doanh. Đồng thời sẽ giúp bạn nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ và có chính sách bổ sung
sản phẩm hợp lý.
2.4.7. Ý tƣởng mở lớp dạy tiếng Anh ở nông thôn
Ngoại ngữ và đặc biệt là tiếng Anh đã trở thành điều kiện bắt buộc cho sự phát
triển. Và hẳn nhiều bậc cha mẹ cũng hiểu được điều đó.
Thế nên tại khu nông thôn chưa có lớp học dạy ngoại ngữ bài bản. Chúng ta có thể
quản lý & thuê giáo viên để mở lớp thu hút các học sinh trong trường ở gần khu vực của
mình.
Mở lớp học dạy ngoại ngữ không phải là ý tưởng mới mẻ, nhưng hiệu quả kinh tế
mà nó mang lại luôn hấp dẫn với người kinh doanh. Nếu chúng ta có thể đáp ứng yêu cầu
về chất lượng bài giảng và cơ sở vật chất cho lớp học, chăc chắn mô hình kinh doanh này
sẽ giúp chúng ta thành công nhanh chóng.
2.4.8. Ý tƣởng kinh doanh với mô hình khu vui chơi cho trẻ em
Các bậc cha mẹ ngày càng quan tâm đến con cái nhiều hơn, muốn con phát triển
toàn diện cả về thể chất và toàn diện.
Thế nên, các gia đình cũng rất quan tâm đến việc lựa chọn đồ chơi cho con em
mình. Đặc biệt là có nhu cầu để các con của mình được vui chơi giải trí bằng các trò chơi
lành mạnh có khả năng phát triển được tư duy.
Do vậy, chúng ta cần thiết kế cho các em nhỏ sự mới lạ về các trò chơi, trò chơi sẽ
mang lợi lợi ích về sức khỏe, có những trò chơi giúp trẻ học tập tinh thần đồng đội,
những trò chơi phát triển năng lực của cá nhân, và tư duy sáng tạo, tính tỉ mỉ cẩn thận.
Địa điểm cần thiết là nơi tập trung đông dân cư và các hộ gia đình. Giá vé vào cửa vui
chơi thì không nên quá đắt, và có đi kèm cung cấp thêm các đồ ăn nhẹ mà trẻ em.
- 35-
2.4.9. Ý tƣởng kinh doanh dịch vụ kho đông lạnh ở nông thôn
Dịch vụ kho đông lạnh là mô hình khá mới ở Việt Nam. Nhưng sẽ là cơ hội phát
triển tiềm năng cho những ai muốn khởi khiệp ở nông thôn.
Nông thôn phát triển mạnh về hoạt động nuôi trồng. Nhưng khi giá thương phẩm
của thịt lợn trên thị trường đầu ra giảm đột ngột. Nông dân sẽ bế tắc với việc bán ra một
lượng lớn thịt lợn đã mổ, vậy cần có giải pháp tích trữ và bảo quản. Khi đó kho đông
lạnh phát huy tác dụng cho đến khi thương phẩm có thể bán lại mà không bị lỗ.
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuậtQuản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
Học Huỳnh Bá
 
Dự án kinh doanh đồ ăn nhanh và nước uống (2)
Dự án kinh doanh  đồ ăn nhanh và nước uống (2)Dự án kinh doanh  đồ ăn nhanh và nước uống (2)
Dự án kinh doanh đồ ăn nhanh và nước uống (2)
Bamboo Nguyen
 
Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực
Dự báo nhu cầu nguồn nhân lựcDự báo nhu cầu nguồn nhân lực
Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực
zuthanha
 
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkPhân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
bjkaboy
 

Was ist angesagt? (20)

Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...
Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...
Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...
 
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữaĐồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
 
Đề tài: Xây dựng dự án đầu tư “Cửa hàng bánh ngọt – “HOMEMADE NA’S CAKE”
Đề tài: Xây dựng dự án đầu tư “Cửa hàng bánh ngọt – “HOMEMADE NA’S CAKE”Đề tài: Xây dựng dự án đầu tư “Cửa hàng bánh ngọt – “HOMEMADE NA’S CAKE”
Đề tài: Xây dựng dự án đầu tư “Cửa hàng bánh ngọt – “HOMEMADE NA’S CAKE”
 
Câu hỏi quản trị chiến lược moi
Câu hỏi quản trị chiến lược moiCâu hỏi quản trị chiến lược moi
Câu hỏi quản trị chiến lược moi
 
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuậtQuản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
 
Slide mẫu Thuyết trình Ý tưởng khởi nghiệp gọi vốn
Slide mẫu Thuyết trình Ý tưởng khởi nghiệp gọi vốnSlide mẫu Thuyết trình Ý tưởng khởi nghiệp gọi vốn
Slide mẫu Thuyết trình Ý tưởng khởi nghiệp gọi vốn
 
Dự án khởi nghiệp cafe sách
Dự án khởi nghiệp cafe sáchDự án khởi nghiệp cafe sách
Dự án khởi nghiệp cafe sách
 
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàng
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàngĐồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàng
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàng
 
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất LượngBài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
 
Hướng dẫn lập kế hoạch marketing và ví dụ cụ thể
Hướng dẫn lập kế hoạch marketing và ví dụ cụ thểHướng dẫn lập kế hoạch marketing và ví dụ cụ thể
Hướng dẫn lập kế hoạch marketing và ví dụ cụ thể
 
Dự án kinh doanh đồ ăn nhanh và nước uống (2)
Dự án kinh doanh  đồ ăn nhanh và nước uống (2)Dự án kinh doanh  đồ ăn nhanh và nước uống (2)
Dự án kinh doanh đồ ăn nhanh và nước uống (2)
 
Tiểu luận Quản trị chiến lược công ty Sữa Vinamilk
Tiểu luận Quản trị chiến lược công ty Sữa VinamilkTiểu luận Quản trị chiến lược công ty Sữa Vinamilk
Tiểu luận Quản trị chiến lược công ty Sữa Vinamilk
 
Tiểu luận Khởi tạo doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh quà tặng!
Tiểu luận Khởi tạo doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh quà tặng!Tiểu luận Khởi tạo doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh quà tặng!
Tiểu luận Khởi tạo doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh quà tặng!
 
Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực
Dự báo nhu cầu nguồn nhân lựcDự báo nhu cầu nguồn nhân lực
Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực
 
Đồ án lập kế hoạch kinh doanh shop thời trang, cửa hàng quần áo
Đồ án lập kế hoạch kinh doanh shop thời trang, cửa hàng quần áoĐồ án lập kế hoạch kinh doanh shop thời trang, cửa hàng quần áo
Đồ án lập kế hoạch kinh doanh shop thời trang, cửa hàng quần áo
 
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
 
Chiến lược marketing của công ty sữa Nutifood
Chiến lược marketing của công ty sữa NutifoodChiến lược marketing của công ty sữa Nutifood
Chiến lược marketing của công ty sữa Nutifood
 
Môi trường nội bộ
Môi trường nội bộMôi trường nội bộ
Môi trường nội bộ
 
Hướng dẫn trình bày báo cáo đề tài, báo cáo nhóm
Hướng dẫn trình bày báo cáo đề tài, báo cáo nhómHướng dẫn trình bày báo cáo đề tài, báo cáo nhóm
Hướng dẫn trình bày báo cáo đề tài, báo cáo nhóm
 
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkPhân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
 

Ähnlich wie Bài giảng môn khởi sự kinh doanh

100 things-must-know
100 things-must-know100 things-must-know
100 things-must-know
Windy Nguyen
 
100 things-must-know 10
100 things-must-know 10100 things-must-know 10
100 things-must-know 10
nguyenvan06
 
100 things-must-know
100 things-must-know100 things-must-know
100 things-must-know
ngochan92hy
 
100 dieu doanh nhan can biet
100 dieu doanh nhan can biet100 dieu doanh nhan can biet
100 dieu doanh nhan can biet
Quoc Nguyen
 
Tài liệu tập huấn về lập kế hoạch kinh doanh
Tài liệu tập huấn về lập kế hoạch kinh doanhTài liệu tập huấn về lập kế hoạch kinh doanh
Tài liệu tập huấn về lập kế hoạch kinh doanh
Cường Đinh
 
100 điều doanh nhân trẻ cần biết
100 điều doanh nhân trẻ cần biết100 điều doanh nhân trẻ cần biết
100 điều doanh nhân trẻ cần biết
KMF Branding
 
100 Dieu Doanh Nhan Can Biet
100 Dieu Doanh Nhan Can Biet100 Dieu Doanh Nhan Can Biet
100 Dieu Doanh Nhan Can Biet
segovn
 
Nhung nguyen tac co ban cua viec kinh doanh
Nhung nguyen tac co ban cua viec kinh doanhNhung nguyen tac co ban cua viec kinh doanh
Nhung nguyen tac co ban cua viec kinh doanh
Arsenal Lonton
 

Ähnlich wie Bài giảng môn khởi sự kinh doanh (20)

100 things-must-know
100 things-must-know100 things-must-know
100 things-must-know
 
100 things-must-know
100 things-must-know100 things-must-know
100 things-must-know
 
100 things-must-know 10
100 things-must-know 10100 things-must-know 10
100 things-must-know 10
 
100 things-must-know
100 things-must-know100 things-must-know
100 things-must-know
 
100 dieu doanh nhan can biet
100 dieu doanh nhan can biet100 dieu doanh nhan can biet
100 dieu doanh nhan can biet
 
100 dieu doanh nhan can biet
100 dieu doanh nhan can biet100 dieu doanh nhan can biet
100 dieu doanh nhan can biet
 
100 dieu doanh nhan can biet
100 dieu doanh nhan can biet100 dieu doanh nhan can biet
100 dieu doanh nhan can biet
 
100 dieu doanh nhan can biet
100 dieu doanh nhan can biet100 dieu doanh nhan can biet
100 dieu doanh nhan can biet
 
Khi s kinh_doanh
Khi s kinh_doanhKhi s kinh_doanh
Khi s kinh_doanh
 
Tài liệu tập huấn về lập kế hoạch kinh doanh
Tài liệu tập huấn về lập kế hoạch kinh doanhTài liệu tập huấn về lập kế hoạch kinh doanh
Tài liệu tập huấn về lập kế hoạch kinh doanh
 
100 điều doanh nhân trẻ cần biết
100 điều doanh nhân trẻ cần biết100 điều doanh nhân trẻ cần biết
100 điều doanh nhân trẻ cần biết
 
100 Dieu Doanh Nhan Can Biet
100 Dieu Doanh Nhan Can Biet100 Dieu Doanh Nhan Can Biet
100 Dieu Doanh Nhan Can Biet
 
Khởi tạo Doanh nghiệp
Khởi tạo Doanh nghiệpKhởi tạo Doanh nghiệp
Khởi tạo Doanh nghiệp
 
100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết
100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết
100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết
 
100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết
100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết
100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết
 
100 điều doanh nhân trẻ cần biết
100 điều doanh nhân trẻ cần biết100 điều doanh nhân trẻ cần biết
100 điều doanh nhân trẻ cần biết
 
100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết
100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết
100+điều+doanh+nhân+trẻ+cần+biết
 
Nhung nguyen tac co ban cua viec kinh doanh - www.khotrithuc.com
Nhung nguyen tac co ban cua viec kinh doanh - www.khotrithuc.comNhung nguyen tac co ban cua viec kinh doanh - www.khotrithuc.com
Nhung nguyen tac co ban cua viec kinh doanh - www.khotrithuc.com
 
Camnang Khoinghiep
Camnang KhoinghiepCamnang Khoinghiep
Camnang Khoinghiep
 
Nhung nguyen tac co ban cua viec kinh doanh
Nhung nguyen tac co ban cua viec kinh doanhNhung nguyen tac co ban cua viec kinh doanh
Nhung nguyen tac co ban cua viec kinh doanh
 

Mehr von nataliej4

Mehr von nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đớiBài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
Bài giảng bình đơn thuốc bệnh viện nhiệt đới
 

Kürzlich hochgeladen

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Kürzlich hochgeladen (20)

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 

Bài giảng môn khởi sự kinh doanh

  • 1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG MÔN: KHỞI SỰ KINH DOANH (Dùng cho đào tạo tín chỉ - Bậc Cao đẳng) Người biên soạn: Th.S Cao Anh Thảo Lưu hành nội bộ - Năm 2018
  • 2. - 1- Chƣơng 1: MÔ HÌNH KINH DOANH VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN KHỞI SỰ KINH DOANH 1.1. Những hình thức của việc khởi sự kinh doanh 1.1.1. Tổng quan về khởi sự kinh doanh 1.1.1.1.Khái niệm Khởi sự theo từ điển tiếng Việt là bắt đầu một cái gì mới. Khởi sự kinh doanh theo nghĩa tiếng Việt là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới. Từ trước đến nay, khởi sự kinh doanh được tiếp cận dưới hai góc độ sau:  Từ góc độ lựa chọn nghề nghiệp: "Khởi sự kinh doanh là một sự lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân giữa việc đi làm thuê hoặc tự tạo việc làm cho mình" hoặc “Khởi sự kinh doanh là lựa chọn nghề nghiệp của những người không sợ rủi ro tự làm chủ công việc kinh doanh của chính mình và thuê người khác làm công cho họ”. Làm thuê được hiểu là cá nhân sẽ làm việc cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức do người khác làm chủ. Như vậy, khởi sự kinh doanh được hiểu là tự tạo việc làm theo nghĩa trái với đi làm thuê, là tự làm chủ – tự mở doanh nghiệp.  Từ góc độ tạo dựng doanh nghiệp mới: Wortman định nghĩa "Khởi sự kinh doanh là việc một cá nhân chấp nhận rủi ro để tạo lập một doanh nghiệp mới và tự làm chủ nhằm mục đích làm giàu", hoặc "Khởi sự kinh doanh là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới bằng đầu tư vốn kinh doanh, hay mở cửa hàng kinh doanh". Giữa khởi sự kinh doanh góc độ tự tạo việc làm và theo góc độ tạo lập doanh nghiệp mới có sự khác biệt một vài điểm: Tự tạo việc làm nhấn mạnh tới khía cạnh tự làm chủ chính mình, không đi làm thuê cho ai cả trong khi khởi sự kinh doanh theo góc độ thứ hai còn bao gồm cả những người thành lập doanh nghiệp mới để tận dụng cơ hội thị trường nhưng lại không quản lý mà thuê người khác quản lý nên anh ta vẫn có thể đi làm thuê cho doanh nghiệp khác. Tuy có sự khác biệt nhưng khởi sự kinh doạnh đều đề cập tới việc một cá nhân (một mình hoặc cùng người khác) tạo dựng một công việc kinh doanh mới. 1.1.1.2. Lý do khởi sự kinh doanh  Thứ nhất, theo đuổi đam mê và sở thích - Khi khởi sự kinh doanh chúng ta sẽ được làm việc đúng sở thích, đam mê: Thay vì làm những việc người khác sai khiến, chúng ta được làm những việc mà chúng ta tự vạch ra cho mình. - Khi khởi sự kinh doanh chúng ta sẽ được làm việc bất cứ đâu: Thay vì ngày ngày lên văn phòng, nhận những cuộc điện thoại, trả lời những email mỗi ngày; Thay vì gặp
  • 3. - 2- gỡ đối tác ở những phòng VIP của tòa nhà lớn mà những doanh nghiệp vừa, nhỏ đang lựa chọn thì chúng ta được phép lựa chọn việc gặp gỡ đối tác ở những nơi bình thường (quán cà phê) - Khi khởi sự kinh doanh chúng ta sẽ làm việc bất cứ khi nào: Khởi sự sẽ cho phép chúng ta chủ động được công việc của mình mà không quá phụ thuộc vào người khác, chúng ta có thể làm việc bất cứ khi nào mà chúng ta muốn - Khi khởi sự kinh doanh chúng ta sẽ được làm việc với người mình mong muốn: Không cần phải đau đầu nghĩ xem sếp của uốn gì, chỉ cần nghĩ xem mình muốn gì. Chẳng phải nghĩ xem năng lực những đồng nghiệp thế nào, mà chúng ta sẽ tự chọn cho mình những người đồng hành với những ưu, khuyết mà mình muốn. - Khi khởi sự kinh doanh chúng ta sẽ được toàn quyền lên kế hoạch công việc và mục tiêu cho công ty mà đôi khi việc làm thuê không cho bạn cái quyền đó  Thứ hai, thử thách và chứng tỏ bản thân Đây là điểm khiến nhiều người thích khởi nghiệp nhất. Nếu coi việc làm thuê với việc nhận lương đều đặn hàng tháng là quá nhàm chán.Việc thử thách bản thân trước những dự án kinh doanh mang lại phấn khích lơn khi thỏa mãn được cái tôi của bản thân muốn chứng tỏ cho mọi người thấy mình có năng lực có thể làm được việc này việc nọ. Đôi khi chứng tỏ bản thân là kiên định vào một tầm nhìn nào đó, muốn thực hiện hóa cái tầm nhìn của mình. Chứng minh cho mọi người thấy tầm nhìn, khát vọng của mình là có giá trị.  Thứ ba, theo đuổi lợi ích tài chính. Khi khởi nghiệp chẳng ai lại có ý định khởi nghiệp cho vui. Chính vì vậy gặt hái thành quả từ những thứ mình phải hy sinh để làm là điều tất yếu. Kiếm tiền, trở nên giàu có, tạo được công ăn việc làm và giúp những người khác cũng trở nên giàu có. Đó là những điều khiến chúng ta muốn bắt tay vào khởi nghiệp. 1.1.2. Quy trình khởi sự kinh doanh Quy trình khởi sự kinh doanh gồm nhiều hoạt động. Có thể chia quá trình này thành bốn giai đoạn được thể hiện ở hình sau:
  • 4. - 3- Hình 1.1: Quy trình khởi sự kinh doanh Bƣớc 1: Chuẩn bị khởi sự - Quyết định tham gia hoạt động kinh doanh. Một cá nhân quyết định tham gia hoạt động kinh doanh là do họ muốn trở thành ông chủ, theo đuổi ý tưởng của bản thân, và tìm kiếm lợi ích tài chính. Quyết định khởi sự kinh doanh sẽ xuất hiện khi xuất hiện những thay đổi trong cuộc đời con người. Sự thay đổi có thể ở dưới dạng tiêu cực như: mất việc, bất mãn công việc hiện tại… là các nhân tố đẩy hoặc dưới dạng tích cực như: tìm được đối tác tốt hoặc, có hỗ trợ tài chính…. là nhân tố kéo. Ví dụ như một người bị đuổi việc, nhân tố đó sẽ thúc đẩy anh ta mở doanh nghiệp để tự làm chủ; hoặc nếu tìm thấy một cơ hội kinh doanh tốt thì mặc dù công việc hiện tại không có gì đáng phàn nàn nhưng cá nhân đó vẫn có thể thành lập doanh nghiệp kinh doanh; hoặc một người có thể được thừa kế từ một khoản tiền và đó là lần đầu tiên anh ta có đầy đủ năng lực tài chính để bắt đầu kinh doanh. Nếu những thay đổi này xuất hiện ở các cá nhân có tự tin về khả năng thành công khi khởi sự và họ cũng mong muốn trở thành doanh nhân thì các cá nhân này sẽ tiến hành các hoạt động thành lập doanh nghiệp mới. Chuẩn bị khởi sự Hình thành ý tưởng kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh Triển khai hoạt động kinh doanh Điều hành và phát triển doanh nghiệp
  • 5. - 4- Hình 1.2: Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định khởi sự - Chuẩn bị các điều kiện về kiến thức, kinh nghiệm thái độ có thể giúp cho các cá nhân sẵn sàng chấp nhận rủi ro bước vào khởi sự kinh doanh. Bƣớc 2: Phát triển ý tƣởng kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh - Phát triển một ý tưởng kinh doanh. Bao gồm phát hiện cơ hội kinh doanh, đánh giá và lựa chọn ý tưởng, lên kế hoạch kinh doanh và phát triển một mô hình doanh nghiệp hiệu quả. Phần lớn các cơ hội kinh doanh không tự nhiên xuất hiện mà phải do người khởi sự tìm kiếm và phát hiện. Doanh nhân phải nhanh nhạy trong nhận biết cơ hội, tìm kiếm các nguồn phát hiện cơ hội, và sau đó sáng suốt lựa chọn và đánh giá để hình thành ý tưởng kinh doanh. - Xây dựng kế hoạch kinh doanh. Ý tưởng kinh doanh phải được diễn giải và trình bày cụ thể bằng kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh là một văn bản diễn giải súc tích những khía cạnh của ý tưởng. Viết kế hoạch kinh doanh bắt buộc chủ doanh nghiệp phải suy nghĩ kỹ lưỡng về cách thức hiện thực hóa cơ hội kinh doanh: cách thức triển khai và các nguồn lực cần thiết để thực hiện ý tưởng. Bƣớc 3: Triển khai hoạt động kinh doanh Tiến hành các hoạt động để thành lập doanh nghiệp mới, tìm kiếm các nguồn lực để triển khai kinh doanh và đưa doanh nghiệp vào hoạt động, bao gồm thiết kế văn phòng, lựa chọn địa điểm kinh doanh, tuyển chọn nhân lực, mua sắm tài sản, tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết… Đây cũng là giai đoạn cuối cùng của việc đặt nền móng tạo lập doanh nghiệp mới. Bƣớc 4: Phát triển hoạt động kinh doanh Để tạo dựng nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển lâu dài, ổn định, bền vững ngay từ giai đoạn đầu khi thành lập chủ doanh nghiệp đã phải thực hiện các công việc
  • 6. - 5- thiết lập quan hệ với các đối tác chiến lược, bạn hàng, khách hàng, với các cơ quan quản lý vĩ mô và thực thi chiến lược phát triển thích hợp lâu dài. 1.1.3. Hình thức của khởi sự kinh doanh Có 3 hình thức phổ biến để khởi sự kinh doanh. Đó là: (1) Thành lập mới, (2) Mua lại công ty đang hoạt động và (3) Nhượng quyền kinh doanh. Mặc dù hiện nay 90% số người khởi sự kinh doanh bằng con đường thành lập công ty mới, nhưng mua lại doanh nghiệp đang hoạt động và nhượng quyền kinh doanh cũng là những phương thức khởi sự đem lại nhiều lợi ích, là sự lựa chọn đáng quan tâm đối với những người có ý định khởi sự kinh doanh. 1.1.3.1. Thành lập mới Tự thành lập mới một doanh nghiệp cũng giống như tự xây dựng cho mình một căn nhà. Những người chủ định khởi sự kinh doanh phải thiết kế, lựa chọn và quyết định rất nhiều vấn đề: từ chọn tên, địa điểm, hình thức pháp lý, tuyển chọn nhân lực… sao cho doanh nghiệp của bạn có thể tạo ra được giá trị riêng biệt cho khách hàng một cách hiệu quả và có được lợi thế cạnh tranh lâu bền trên thị trường. Những nội dung cụ thể của thành lập mới doanh nghiệp được trình bày ở kế hoạch kinh doanh. 1.1.3.2. Mua lại doanh nghiệp đang hoạt động Phương thức khởi sự thứ hai mà các chủ doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn là mua lại công ty đang hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề, thị trường mình quan tâm. Ở nền kinh tế thị trường và khi thị trường tài chính phát triển thì việc mua lại công ty ngày càng phổ biến, có thể thực hiện dễ dàng và là một cách thức kiếm lợi cho ai có đầu óc kinh doanh, chớp được cơ hội.  Lợi ích của khởi sự bằng hình thức mua lại công ty đang hoạt động Mua lại công ty đang hoạt động có thể đem lại nhiều lợi ích so với phương thức thành lập doanh nghiệp mới thông thường. Thứ nhất, giảm rủi ro và những sự việc không lường trước được có thể xảy ra trong quá trình tạo lập và điều hành công ty mới. Ở các doanh nghiệp mới thành lập, dù kế hoạch kinh doanh và ý tưởng có được chuẩn bị, phân tích cẩn thận tới đâu thì kế hoạch vẫn chỉ dựa chủ yếu trên các giả thiết và dự báo trong đó có không ít giả thiết là không chính xác, khác xa so với thực tế kinh doanh. Đặc biệt với những chủ doanh nghiệp ít kinh nghiệm thương trường, nhiều khi các dự báo của họ rất xa rời thực tế. Thành lập doanh nghiệp là công việc đầy rủi ro và mạo hiểm do kinh doanh là một công việc có thay đổi khôn lường. Mua lại công ty đang hoạt động là cách làm ít rủi ro hơn vì ở đây các giả thiết đã được khẳng định đúng, sai trong thực tế, ý tưởng kinh doanh và các phương thức kinh doanh đã được kiểm nghiệm. Thay vào việc phải dự báo hoặc ước tính mơ hồ, chủ doanh nghiệp có thể dựa vào số liệu kinh doanh của doanh nghiệp thời gian
  • 7. - 6- trước như số lượng khách hàng, doanh thu và chi phí hoạt động, từ đó có thể đánh giá được tương đối về khả năng sinh lợi của công ty, khẳng định tính hợp lý của ý tưởng kinh doanh, giảm thiểu sự không chắc chắn về khả năng kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thứ hai, có khả năng rút ra các kinh nghiệm kinh doanh từ cách thức kinh doanh quá khứ. Nhìn cách thức kinh doanh trước đây của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp mới có thể rút kinh nghiệm từ cách thức tiến hành và vận hành kinh doanh của chủ doanh nghiệp cũ, điều chỉnh các thất bại để tìm ra cách thức vận hành doanh nghiệp tối ưu trong tương lai. Thứ ba, thừa hưởng các nguồn lực công ty đang hoạt động đã tạo dựng như: mối quan hệ sẵn có của công ty với khách hàng, nhà cung cấp và các đối tượng hữu quan. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp cần lưu ý, việc thừa hưởng các nguồn lực vật chất hữu hình như tài sản, đất đai, nhà xưởng thì có thể đảm bảo lâu dài và ổn định. Các nguồn lực phi vật chất mang tính vô hình như mối quan hệ của công ty với khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng thường không bền vững. Các nguồn lực phi vật chất này rất dễ mất đi nếu chủ doanh nghiệp mới không có các chính sách tốt để duy trì mối quan hệ sẵn có. Ví dụ, công nhân có kinh nghiệm, năng lực, thái độ làm việc tốt là một tài sản có giá trị tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty cũ nhưng khi công ty đổi chủ, chế độ đãi ngộ mới hoặc thái độ đối xử của chủ mới làm họ không muốn gắn bó với công ty nữa. Thứ tư, có thể tiếp cận dễ dàng hơn tới các nguồn vốn vay ngân hàng do thông thường, các ngân hàng thường ưu tiên cho vay những doanh nghiệp đang hoạt động, có luồng tiền ra vào ổn định, ý tưởng kinh doanh đã được kiểm chứng. Kể cả khi doanh nghiệp mới thành lập có tài sản thế chấp, thì ngân hàng không sẵn sàng cho vay khi chưa thấy được khả năng sinh lời của doanh nghiệp mới thành lập loại hình kinh doanh chưa chứng tỏ được khả năng của nó. Các doanh nghiệp mới thường gặp nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư và vay vốn ngân hàng, đặc biệt khi ý tưởng kinh doanh mới, độc đáo và rủi ro cao. Thứ năm, chi phí mua lại trong đa số trường hợp thấp hơn so với chi phí đầu tư mới. Thứ sáu, giảm bớt được một đối thủ cạnh tranh. Khi khởi sự bằng hình thức mua lại nghĩa là số lượng doanh nghiệp là đối thủ của nhau trên thị trường sẽ giảm, chính điều này sẽ làm cho các doanh nghiệp bớt được đối thủ cạnh tranh  Nhược điểm của khởi sự bằng hình thức mua lại công ty đang hoạt động Thứ nhất, hạn chế về thông tin và tính xác thực của thông tin có thể dẫn tới quyết
  • 8. - 7- định sai lầm. Các hoạt động điều tra pháp lý, điều tra tài chính, điều tra thương mại nếu thực hiện không đầy đủ và thích đáng sẽ dẫn đến đánh giá sai tình trạng pháp lý và tài chính của công ty mục tiêu cũng như giá trị của công ty mục tiêu. Thứ hai, mua lại công ty đang hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro không lường trước được. Rủi ro do mất quan hệ đối tác, do không tiếp tục được lợi thế của doanh nghiệp, sản phẩm suy thoái... Nếu không đàm phán được mức giá hời thì không nên mua lại công ty. Không phải mọi công ty rao bán đều là con gà đẻ trứng vàng. Theo kinh nghiệm thực tế thì trong 50 công ty giao bán chỉ có 1 công ty đáng để mua. Thứ ba, quy định pháp luật không rõ ràng về hoạt động đầu tư của bên bán. 1.1.3.3. Nhượng quyền kinh doanh Phương thức thứ ba để khởi sự kinh doanh là nhượng quyền. Những người khởi sự kinh doanh chọn cách thức kinh doanh những sản phẩm dịch vụ đã có và đã nổi tiếng trên thị trường ở những thị trường tiềm năng – hình thức nhượng quyền kinh doanh (franchising). Khái niệm Nhượng quyền kinh doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh liên quan tới một thỏa thuận chính thức giữa 2 đối tác, một công ty đã có sản phẩm và dịch vụ thành công (bên nhượng quyền) cho phép những doanh nghiệp khác (bên được nhượng quyền) sử dụng nhãn hiệu và cách thức kinh doanh của nó với một khoản phí trả ban đầu và phí thường niên đóng hàng năm, bên được nhượng quyền sẽ tiến hành kinh doanh theo các cách thức và điều kiện do bên nhượng quyền quy định. Năm 1840, hãng bia Đức đã nhượng quyền cho một hãng phân phối độc quyền bán sản phẩm bia của họ trong vùng được coi là thỏa thuận nhượng quyền đầu tiên được biết đến trên thế giới. Sau này, nhiều công ty đã phát triển kinh doanh nhanh chóng và đạt thành công bằng hình thức nhượng quyền nổi tiếng như KFC (1952), McDonald (1955), Midas Muffer (1956) và H&R Block (1958)… Phân loại nhượng quyền - Phân loại theo nội dung nhượng quyền: Có hai loại (1) nhượng quyền sản phẩm và thương hiệu và (2) nhượng quyền cách thức kinh doanh. Nhượng quyền sản phẩm và thương hiệu là một thỏa thuận mà bên nhượng quyền cho phép bên được nhượng quyền được mua sản phẩm, và sử dụng tên thương mại của bên nhượng quyền. Cách thức này thường sử dụng trong mối quan hệ giữa một nhà sản xuất với mạng lưới đại lý hoặc phân phối. Ví dụ, Toyota đã thiết lập được một mạng lưới đại lý bán ô tô của Toyota và sử dụng thương hiệu Toyota trong hoạt động các quảng cáo xúc tiến. Tương tự, Kinh Đô cũng thiết lập được một mạng lưới đại lý nhượng quyền bán bánh kẹo của hãng.
  • 9. - 8- Nhượng quyền sản phẩm và nhãn hiệu thương mại thường cho phép bên được nhượng quyền tự do vận hành kinh doanh. Công ty mẹ như không quan tâm tới cách điều hành hoạt động hàng ngày của đại lý, chỉ quan tâm tới bảo vệ sản phẩm và đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật của sản phẩm. Ở hình thức này, bên nhượng quyền không thu phí nhượng quyền hoặc phí đóng góp hàng năm, lợi ích họ thu được là bán được sản phẩm cho các nhà phân phối và đại lý. Nhượng quyền cách thức kinh doanh: Bên nhượng quyền cung cấp công thức tiến hành kinh doanh kèm theo đào tạo, quảng cáo và nhiều hình thức hỗ trợ khác. Hình thức này đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tiến hành kinh doanh của bên nhượng quyền. Đây là hình thức nhượng quyền tương đối phổ biến đối với những người mới khởi sự doanh nghiệp. Ví dụ các công ty nhượng quyền như KFC, McDonal hướng dẫn các đại lý nhượng quyền của họ rất chi tiết về cách trang trí nhà hàng, công thức nấu ăn, quy trình phục vụ khách hàng, thậm chí quy định cả cách sử dụng những từ ngữ để chào khách - Phân loại theo mối quan hệ đối tác: Có thể chia thành 2 loại: (1) nhượng quyền cá nhân, (2) nhượng quyền khu vực và (3) nhượng quyền cấp 1. Nhượng quyền cá nhân: Bên được nhượng quyền được mua quyền kinh doanh ở một địa điểm xác định. Ví dụ, một cá nhân có thể mua một cửa hàng nhượng quyền Phở 24 ở địa chỉ 24 Huỳnh Phúc Kháng, Hà Nội. Nhượng quyền khu vực: cho phép bên được nhượng quyền sở hữu và vận hành một số cửa hàng trong một vùng địa lý nào đó. Ví dụ một cá nhân có thể mua quyền mở các cửa hàng KFC trong thành phố Hà Nội. Đây cũng là thỏa thuận nhượng quyền tương đối phổ biến, cho phép bên được nhượng quyền độc quyền kinh doanh trong một khu vực nhất định. Nhượng quyền cấp 1: Bên được nhượng quyền bên cạnh việc có quyền mở và điều hành nhiều cửa hàng trong một khu vực nhất định, thì còn có quyền bán lại quyền kinh doanh này cho người khác trong vùng độc quyền khai thác của nó. Ví dụ, Protowash là công ty rửa xe di động sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, công ty này bán hợp đồng nhượng quyền cho cho phép mở một số lượng nhất định cửa hàng Prontowash ở một vùng nhất định. Sau khi các đại lý của bên được nhượng quyền đi vào hoạt động, bên được nhượng quyền bán tiếp quyền mở cửa hàng Protonwash cho các cá nhân khác ở trên cùng vùng thị trường. Những người mua nhượng quyền từ đại lý cấp 1 được gọi là đại lý nhượng quyền cấp 2. - Phân loại theo số lượng đại lý: Có thể chia 2 loại: (1) nhượng quyền đa đại lý và (2) nhượng quyền đơn đại lý
  • 10. - 9- Nhượng quyền đa đại lý: Đại lý nhượng quyền có sở hữu hơn 1 cửa hàng của cùng 1 nhà cung cấp có thể theo hình thức hợp đồng khu vực hay hợp đồng đại lý cấp 1. Đứng trên góc độ của bên được nhượng quyền, nhượng quyền đa đại lý có ưu và nhược điểm. Ưu điểm: Do có sở hữu nhiều cửa hàng, bên được nhượng quyền có thể khai thác tính kinh tế nhờ quy mô: giảm chi phí do mua nguyên liệu với số lượng lớn, kinh nghiệm hơn do chuyên sâu một ngành hàng, chi phí quản lý giảm. Nhược điểm: Bên được nhượng quyền chịu rủi ro lớn hơn và chấp nhận gắn kết chặt với 1 công ty và sự thành công cũng như thất bại của công ty. Nhìn chung, bên nhượng quyền khuyến khích hình thức nhượng quyền đa đại lý vì với việc bán thêm đại lý nhượng quyền cho đối tác đã có quan hệ nhượng quyền, công ty có thể phát triển kinh doanh mà không cần gia tăng số lượng đối tác được nhượng quyền, giảm được chi phí quản lý. Nhượng quyền đơn đại lý: Đại lý nhượng quyền có sở hữu duy nhất 1 cửa hàng của 1 nhà cung cấp. Khoảng 53% đại lý nhượng quyền ở Mỹ thuộc nhượng quyền đa đại lý theo như số liệu của hãng nghiên cứu ở Mỹ.  Ưu điểm của khởi sự bằng mua quyền kinh doanh Nhượng quyền kinh doanh cung cấp cơ hội kinh doanh độc đáo cho những người muốn khởi sự kinh doanh, giảm bớt rủi ro khi khởi sự, cách thức kinh doanh này đã phát triển rất mạnh gần đây trong một số ngành kinh doanh ô tô, dịch vụ thương mại và cư trú, nhà hàng ăn nhanh, bán lẻ... Khởi sự bằng nhượng quyền có ưu điểm so với các hình thức khởi sự khác. Thứ nhất, nhượng quyền làm tăng khả năng thành công cho người khởi sự vì: o Cung cấp cơ hội cho họ được sở hữu một công việc kinh doanh đã được kiểm chứng và một mô hình kinh doanh đã hoàn thiện. o Thương hiệu của bên nhượng quyền giúp công việc kinh doanh thành công nhanh hơn. Tỷ lệ thất bại của những người mua quyền kinh doanh là rất thấp. Ở Mỹ, 90% công ty kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại tiếp tục hoạt động sau 10 năm trong khi 82% công ty độc lập phải đóng cửa và cũng chỉ có 5% công ty kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thất bại trong năm đầu tiên so với 38% công ty độc lập. Ví dụ, mở một cửa hàng Phở 24 theo hình thức nhượng quyền sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn mở cửa hàng phở mới chưa có tên tuổi, không được biết tới bởi vì nhiều khách hàng trong vùng thị trường mục tiêu đã từng nghe tới, biết chất lượng của Phở 24. o Sản phẩm và dịch vụ đã được kiểm chứng và được người tiêu dùng chấp nhận.
  • 11. - 10- o Nhãn hiệu và hệ thống kinh doanh đã được thiết lập. Mua quyền kinh doanh một nhãn hiệu đã có tiếng trên thị trường cho phép bên được nhượng quyền có sức mạnh thị trường nhất định. Thông qua hình thức mua franchise các doanh nghiệp nhỏ có thể mở những cửa hàng với thương hiệu quốc tế. Ngoài ra, đây cũng là một cơ hội cho doanh nhân mới được tiếp cận, làm quen, học hỏi, những mô hình kinh doanh và phương pháp quản lý tiên tiến của thế giới. Nhiều người sau khi có kinh nghiệm khởi sự qua nhượng quyền đã xây dựng hệ thống nhượng quyền của riêng mình. Doanh nhân Dave Thomas – người sáng lập ra tập đoàn thức ăn nhanh nổi tiếng thế giới với thương hiệu Wendy – từng là người mua franchise của chuỗi nhà hàng KFC và sau đó học hỏi kinh nghiệm, tự đứng ra xây dựng một mô hình nhà hàng mới cho riêng mình. Mô hình cửa hàng Wendy của Dave Thomas dĩ nhiên chỉ giống KFC ở những khái niệm cơ bản về cách thức tổ chức kinh doanh chứ không phải là một bản sao giống như đúc. Chuỗi cửa hàng Wendy có những cá tính và sản phẩm rất đặc thù so với KFC, do đó mới thành công như ngày hôm nay. o Hệ thống marketing đã được thiết lập: Doanh nghiệp sau khi mua quyền kinh doanh trở thành một phần của hệ thống nhượng quyền đầy sức mạnh: sức mạnh của người mua đầu vào, sức mạnh quảng cáo và sức mạnh marketing Thứ hai, bên mua quyền sẽ được cung cấp các hỗ trợ điều này đặc biệt rất quan trọng cho các chủ doanh nghiệp mới, chưa có kinh nghiệm kinh doanh. Các hỗ trợ bao gồm: o Đào tạo: Bên nhượng quyền thường tổ chức đào tạo, tư vấn kỹ thuật về nghiệp vụ hoặc quản lý kinh doanh cho bên được nhượng quyền. Nhiều công ty nhượng quyền tổ chức đào tạo định kỳ cho các đại lý của họ ở trụ sở chính công ty lẫn tại chính các đại lý. o Trợ giúp marketing: các công ty thường trợ giúp các đại lý của mình các chỉ dẫn về cách thức tiến hành các hoạt động marketing, bán hàng giúp các đại lý chưa có kinh nghiệm giảm thiểu việc thực hiện các công cụ giải pháp quản lý kém hiệu quả. o Hỗ trợ tài chính: một số công ty trong thời gian đầu nhượng quyền sẵn sàng cung cấp các hỗ trợ tài chính để thu hút đại lý. Thứ ba, hình thức kinh doanh này rất tiềm năng cho phát triển mở rộng kinh doanh. Nếu đại lý thành công ở một địa điểm kinh doanh thì bên nhượng quuyền thường cho họ cơ hội mua quyền kinh doanh thêm một đại lý ở vị trí khác nữa. Điều này khuyến khích các đại lý làm việc tích cực để kinh doanh thành công.  Nhược điểm của khởi sự bằng nhượng quyền kinh doanh Thứ nhất, chi phí là nhược điểm chính của khởi sự bằng phương thức nhượng quyền. Bên được nhượng quyền phải trả một khoản phí ban đầu, phí thường niên cũng như các khoản nộp cho nhiều quỹ khác nhau theo quy định của bên nhượng quyền, các
  • 12. - 11- chi phí này không nhỏ so với nếu tự thành lập công ty (vì khi thành lập công ty không phải mất khoản phí này). Các chi phí thường có trong nhượng quyền bao gồm: o Phí nhượng quyền ban đầu: mức phí này tùy bên nhượng quyền, thấp thì 4– 5% doanh thu, cao thì 8–10% doanh thu. Để làm đại lý của McDonald, bạn phải trả 45.000USD. o Vốn đầu tư: cũng phụ thuộc vào bên nhượng quyền, gồm chi phí mua nhà, sửa chữa xây dựng, mua hàng dự trữ ban đầu, đăng ký kinh doanh. Một vài công ty đòi hỏi bên được nhượng quyền trả thêm khoản gọi là phí khai trương để trả cho những hỗ trợ của bên nhượng quyền trong quá trình bên được nhượng quyền mở cửa hàng. o Phí hàng năm: bên được nhượng quyền phải trả phí theo doanh thu tuần hoặc tháng thường vào khoảng 5% doanh thu. (Lưu ý đây là phí tính trên doanh thu chứ không phải tính trên lợi nhuận, nên nhiều cửa hàng kinh doanh lỗ nhưng lại vẫn phải trả phí này). o Phí quảng cáo: bên được nhượng quyền phải góp khoản phí vào quỹ quảng cáo để phục vụ cho công tác khuyếch trương, xây dựng thương hiệu của toàn mạng lưới kinh doanh của công ty, chứ không nhất thiết phải phục vụ trực tiếp cho hoạt động của cửa hàng. Ví dụ bên nhượng quyền có thể dùng phí này để trả cho các quảng cáo thu hút đại lý nhượng quyền mới. o Các phí khác: các khoản phí khác có thể được yêu cầu chi trả cho các hoạt động như đào tạo nhân viên mới, cung cấp chuyên gia theo yêu cầu, trợ giúp sử dụng máy tính, các dịch vụ hỗ trợ khác. Thông thường, chi phí ban đầu để tạo dựng một cửa hàng nhượng quyền phụ thuộc vào mức phí nhượng quyền công ty quy định, chi phí vốn đầu tư ban đầu, và sức mạnh của bên nhượng quyền. Nhãn hiệu càng tên tuổi, khả năng thành công càng nhanh chóng thì phí càng cao. Mức phí cũng thay đổi tùy thuộc chính sách từng công ty. Nhiều công ty nhượng quyền yêu cầu cung cấp đầu vào độc quyền cho bên được nhượng quyền với giá cao hơn giá thị trường. Một số công ty lại có các tính phí nhượng quyền ban đầu thay đổi tùy thuộc vào quy mô vùng thị trường của đại lý, vùng thị trường có quy mô càng lớn thì phí càng cao. Câu hỏi quan trọng nhất là cần cân nhắc là mức phí có tương xứng với giá trị thu nhận được từ nhượng quyền. Nếu không tương xứng thì cần thương lượng lại hoặc tìm công ty nhượng quyền khác, nếu tương xứng thì sẽ là công bằng và có thể mua. Thứ hai, doanh nghiệp sẽ bị hạn chế trong mở rộng, phát triển kinh doanh sáng tạo. Nhiều hệ thống nhượng quyền rất cứng nhắc và cho các đại lý rất ít cơ hội để sáng tạo. Nhiều ý tưởng kinh doanh hay nhưng không được áp dụng vì có thể không phù hợp với
  • 13. - 12- hệ thống. Đây là điểm thường làm cho bên được nhượng quyền khó chịu nhất. Các đại lý thường bị mất độc lập, tự chủ trong kinh doanh do phải tuân theo các điều khoản mà bên nhượng quyền đưa ra và chịu sự kiểm soát của bên nhượng quyền. Ví dụ như bên được nhượng quyền phải tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, trang trí cửa hàng, bị giới hạn về các hàng hóa, dịch vụ được bán hoặc thời gian bán. Thứ ba, kinh doanh nhượng quyền có nhiều ràng buộc. o Ràng buộc về cạnh tranh: Tất cả các hợp đồng nhượng quyền đều có một điều khoản về cam kết không cạnh tranh để ngăn chặn bên được nhượng quyền cạnh tranh với bên nhượng quyền trong vòng 2 năm hoặc hơn. o Ràng buộc về thời hạn nhượng quyền: Do nhiều lý do, nhiều thỏa thuận nhượng quyền có ràng buộc làm cho đại lý rất khó ra khỏi hệ thống. Một vài hợp đồng nhượng quyền rất khó và tốn kém khi muốn chấm dứt hoặc chuyển giao. Thông thường bên được nhượng quyền phải trả một khoản tiền phạt tương đối để chấm dứt hợp đồng. Thứ tư, kinh doanh nhượng quyền có thể gặp rủi ro liên quan tới việc tranh chấp, hiểu nhầm hoặc thiếu sự cam kết lâu dài của bên nhượng quyền. Nhiều công ty sau khi bán quyền kinh doanh không giữ đúng cam kết về hỗ trợ và phát triển đại lý. Thứ năm, có thể bị ảnh hưởng từ kinh doanh kém của các đại lý khác trong hệ thống. Nếu trong hệ thống nhượng quyền có đại lý kinh doanh không tốt và gây tai tiếng với công chúng, điều này sẽ tác động tới danh tiếng và doanh số của các đại lý kinh doanh tốt trong hệ thống. Nếu cả hệ thống nhượng quyền không đạt được mục tiêu đề ra, các đại lý dù có kinh doanh tốt cũng sẽ chịu tác động xấu bởi vì khi hệ thống nhượng quyền sụp đổ, các đại lý cũng sẽ sụp đổ theo. 1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.2.1. Khái niệm Theo quy định của pháp luật Việt Nam: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ. Ngoài ra, ở mỗi nước người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình. 1.2.2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Theo Điều 6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ, quy định:
  • 14. - 13- 1.2.2.1. Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. 1.2.2.2. Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ 1.2.2.3. Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ 1.2.3. Ƣu và nhƣợc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.2.3.1. Ưu điểm - Các doanh nghiệp nhỏ và vừa năng động, linh hoạt trước những thay đổi của thị trường, đặc biệt là nhu cầu nhỏ, lẻ, có tính địa phương - Doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng chuyển hướng kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng nhanh, tăng giảm lao động dễ dàng, nơi làm việc của người lao động có tính ổn định và ít bị đe doạ mất nơi làm việc. - Tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý linh hoạt, gọn nhẹ, các quyết định quản lý thực hiện nhanh, công tác kiểm tra, điều hành trực tiếp. Qua đó góp phần tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp.
  • 15. - 14- - Vốn đầu tư ban đầu ít, hiệu quả cao, thu hồi nhanh, điều đó tạo sức hấp dẫn trong đầu tư sản xuất kinh doanh, mọi thành phần kinh tế vào khu vực này. 1.2.3.2. Nhược điểm - Nguồn vốn tài chính hạn chế, đặc biệt nguồn vốn tự có cũng như bổ sung để thực hiện quá trình tích tụ, tập trung nhằm duy trì hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh. - Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ kỹ thuật thường yếu kém, lạc hậu, nhà xưởng, nơi làm việc trực tiếp và trụ sở giao dịch, quản lý của đa phần các doanh nghiệp nhỏ rất chật hẹp. - Trình độ quản lý nói chung và quản trị các mặt theo các chức năng còn hạn chế. Đa số các chủ doanh nghiệp nhỏ chưa được đào tạo cơ bản, đặc biệt những kiến thức về kinh tế thị trường, về quản trị kinh doanh, họ quản lý bằng kinh nghiệm và thực tiễn là chủ yếu. 1.3. Điều kiện khi bạn là chủ doanh nghiệp 1.3.1. Tiêu chuẩn để trở thành chủ doanh nghiệp Theo quy định của pháp luật Việt Nam để trở thành chủ doanh nghiệp (Giám đốc, Tổng giám đốc) bạn phải đáp ứng được những tiêu chuẩn cụ thể sau: - Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty. - Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu. - Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của thành viên Hội đồng thành viên. - Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty. - Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Kiểm soát viên công ty. - Không đồng thời là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. - Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác. - Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
  • 16. - 15- 1.3.2. Những điều cần chuẩn bị để trở thành chủ doanh nghiệp 1.3.2.1. Đam mê và khao khát thành công Con đường dẫn đến thành công bao giờ cũng là con đường dài và đầy gian nan. Chính vì vậy, lòng đam mê sẽ là điều kiện quan trọng đầu tiên bạn nên trang bị cho mình. Theo hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ thì “…hơn một nửa các doanh nghiệp nhỏ gặp phải thất bại trong vòng 5 năm đầu với nhiều lý do khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần phải có lòng tin, sự đam mê và luôn khao khát thành công, đó sẽ là đòn bẩy giúp bạn tiến xa hơn và đó cũng là cam kết cho tuổi thọ doanh nghiệp mà bạn đang đứng đầu” 1.3.2.2. Luôn mạnh mẽ, quyết đoán Thương trường là chiến trường chính vì vậy không có chỗ cho sự hiền lành và nhu nhược. Khi bạn đứng đầu một doanh nghiệp đồng nghĩa với việc bạn trở thành “tướng quân” của trận chiến thương trường. Bất kì một quyết định mềm yếu nào cũng có thể khiến doanh nghiệp của bạn gặp thiệt hại nặng nề. Thêm vào đó, hãy tạo lập cho mình những khách hàng tiềm năng, họ sẽ là đối tác tin cậy giúp bạn phát triền. 1.3.2.3. Là người luôn có kỷ luật Xây dựng một kỷ luật doanh nghiệp chặt chẽ và xây dựng kỷ luật cho cả bản thân mình nữa. Bên cạnh đó bạn cũng nên có tính độc lập, độc lập trong công viêc và trong ý tưởng. Có thể bạn có đội ngũ giám sát, đội ngũ tư vấn nhưng hãy chắc chắn là bạn vẫn có thể hoạt động một cách độc lập. Đôi khi không nên ỷ hết vào những người giám sát và cố vấn, nếu bạn không độc lập rất có thể bạn sẽ bị thụ động trong việc điều hành. 1.3.2.4. Chuẩn bị nguồn tài chính Nhiều doanh nghiệp (không phải là tất cả) không thu được lợi nhuận ngay lập tức. Nếu bạn thiếu kinh phí, sự hỗ trợ từ một đối tác sẽ là cách hay để bạn phát triển tiếp doanh nghiệp của mình. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm kiếm nhà đầu tư hoặc vay vốn của các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó khi công ty đang trong giai đoạn đầu, bạn cũng nên tiết kiệm chi tiêu, điều này giúp cải thiện không nhỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy, vấn đề tài chính là một trong những vấn đề quan trọng quyết định sự tồn vong của một doanh nghiệp. Nếu bạn không muốn doanh nghiệp của mình thất bại, hãy trang bị cho nó một nguồn vốn dồi dào hoặc chí ít cũng là có sự hậu thuẫn của một nhà đầu tư “hùng hậu” nào đó. 1.3.2.5. Kinh nghiệm trong kinh doanh Thiếu kinh nghiệm và thiếu kiến thức về kinh doanh là nguyên nhân lớn nhất khiến doanh nghiệp của bạn rơi vào “quên lãng” ngay khi mới thành lập. Hãy chắc chắn là bạn có đủ bí quyết và kinh nghiệm thực tế để vận hành doanh nghiệp của mình.
  • 17. - 16- Nếu bạn định mở một cửa hàng nhỏ, tỷ lệ thành công của bạn sẽ tăng cao nếu bạn quản lý tốt cửa hàng đó. Nhưng nếu là một công ty thì bạn cần xem xét mọi khía cạnh hoạt động từ tiền lương, thuế, tiếp thị, phân phối, bảo hiểm, quan hệ khách hàng,… trước khi quyết định mở công ty. Học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tế sẽ tạo tiền đề vững chắc hơn cho doanh nghiệp của bạn ra đời và phát triển. Chính vì vậy nếu bạn mong muốn trở thành một “ông chủ” trong tương lai, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức thực tế và xem xét kĩ lưỡng những điều kiện trên là điều bạn cần làm ngay bây giờ.
  • 18. - 17- Chƣơng 2: PHÁT HIỆN CƠ HỘI KINH DOANH VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI 2.1. Cơ hội và phƣơng pháp phát hiện cơ hội kinh doanh 2.1.1. Cơ hội kinh doanh Có thể nói, các nhân tố cũng như điều kiện tự nhiên, công nghệ - kỹ thuật, xã hội, kinh tế,… luôn vận động một cách khách quan ngoài ý muốn chủ quan của con người. Bản thân các nhân tố đó tác động qua lại với nhau và tác động với nhau theo các tính qui luật nhất định. Chính sự vận động có tính qui luật đó có thể tạo ra các điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho các hoạt động kinh doanh nhất định. Cần chú ý rằng, mọi sự vật và hiện tượng luôn ở trạng thái vận động không ngừng nên ở một thời điểm hay thời kỳ cụ thể nhất định có thể môi trường kinh doanh tạo ra cơ hội cho một hoạt động kinh doanh cụ thể thì khi qua thời điểm hoặc thời kỳ đó, cơ hội kinh doanh sẽ không còn; thậm chí còn có thể tạo ra nguy cơ cho hoạt động kinh doanh đó. Bất cứ thị trường nào lúc đầu khi nhu cầu cụ thể của con người chưa được đáp ứng thì tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp đáp ứng cầu thị trường. Khi nhu cầu cụ thể đã đáp ứng đến độ bão hòa thì không còn là cơ hội mà là nguy cơ cho nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu đó. Chẳng hạn, một trường học, cơ quan chính quyền thường tạo cơ hội cho dịch vụ photocopy ở xung quanh; nhưng khi nhiều cửa hàng cùng mở ở một khu vực nhỏ sẽ không còn là cơ hội nữa. Theo Dương Văn Sơn (2017) thì cơ hộ doanh) là sự xuất hiện nhu cầu của khách hàng và theo đó là việc xuất hiện khả năng bán hàng để thỏa mãn nhu cầu của nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu thụ. Những người khởi sự nhận ra một cơ hội kinh doanh nào đó và biến cơ hội thành công việc kinh doanh thành công. Một cơ hội có triển vọng sẽ tạo ra sản phẩm/dịch vụ đáp ứng một nhu cầu mới nào đó của con người hoặc tạo ra công việc kinh doanh mới. Hầu hết sự mạo hiểm kinh doanh đều bắt đầu từ một trong hai cách. Thứ nhất, một vài sự mạo hiểm bắt nguồn từ những kích thích bên ngoài. Thứ hai, ở nhiều trường hợp khác ý tưởng lại xuất hiện từ sự kích thích bên trong. Người khởi sự nhận ra vấn đề hay khoảng trống cơ hội và tạo ra công việc kinh doanh để lấp đầy nó.
  • 19. - 18- Hình 2.1: Bốn yếu tố của một cơ hội kinh doanh Người khởi sự có thể bắt đầu công việc kinh doanh rất hứa hẹn với một trong hai cách này, nghĩa là cơ hội kinh doanh đã được chắc chắn nhận diện. Việc xác định sản phẩm/dịch vụ, cơ hội kinh doanh nếu không đơn thuần là sự khác biệt phiên bản của một cái gì đó đã có là rất khó. Một lỗi chung mà những người khởi sự thường mắc trong quá trình nhận diện cơ hội là đem những giá trị của sản phẩm/dịch vụ hiện tại mà họ thích hay đam mê và sau đó cố gắng xây dựng công việc kinh doanh xoay quanh sản phẩm/dịch vụ đó. Mặc dù cách tiếp cận này là hợp lý, nhưng không thường xuyên như thế. Điểm mấu chốt của việc nhận ra cơ hội là xác định được sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng cần và sẵn sàng mua; chứ không phải sản phẩm/dịch vụ mà người khởi sự muốn tạo ra và bán chúng. Một cơ hội kinh doanh có 4 đặc trưng căn bản: đó là (1) tính hấp dẫn, (2) tính bền vững, (3) tính thời điểm, (4) duy trì sản phẩm/dịch vụ hoặc công việc kinh doanh mà nó tạo ra giá trị gia tăng cho người mua và người sử dụng cuối cùng. Điều quan trọng là phải hiểu rằng có sự khác biệt giữa cơ hội và ý tưởng. Một ý tưởng là một suy nghĩ, một ấn tượng, hay một quan điểm. Một ý tưởng có thể hoặc không thể gắn với tiêu chí của một cơ hội. Đây là điểm có tính quyết định bởi sự kinh doanh mạo hiểm thất bại không phải vì các doanh nhân không tích cực tìm kiếm cơ hội mà bởi vì không có cơ hội thực để bắt đầu. Trước khi tìm kiếm những ý tưởng kinh doanh, chúng ta cần phải hiểu được thế nào là ý tưởng lấp đầy một nhu cầu cũng như thế nào là đáp ứng các chỉ tiêu cho một cơ hội kinh doanh. Cơ hội kinh doanh Sự hấp dẫn Thời điểm Bền vững Duy trì sản phẩm
  • 20. - 19- Cuối cùng, cần nhận thức rằng cơ hội thì có thể có, có thể vẫn đang tồn tại nhưng nếu người khởi sự không nhận thức được, không hình thành được ý tưởng tận dụng cơ hội, biến cơ hội thành hiện thực thì cơ hội mãi mãi sẽ vẫn chỉ là cơ hội. 2.1.2. Phƣơng pháp nhận diện cơ hội kinh doanh Có ba cách tiếp cận mà các doanh nhân sử dụng để nhận diện cơ hội kinh doanh. Khi biết được tầm quan trọng của mỗi cách tiếp cận, chúng ta sẽ chắc chắn tìm kiếm được các cơ hội và các ý tưởng phù hợp. 2.1.2.1. Nhận diện cơ hội từ các khuynh hướng thay đổi trong cuộc sống Khi nhìn vào những khuynh hướng của môi trường kinh doanh để nhận thấy những ý tưởng kinh doanh mới, thì có hai điều cần ghi nhớ: Một là, vấn đề quan trọng là phải phân biệt giữa khuynh hướng và tính nhất thời. Vấn đề kinh doanh mới không có nguồn lực điển hình đủ làm nổi lên lợi thế của cái nhất thời. Hai là, mặc dù chúng ta thảo luận từng khuynh hướng riêng lẻ, nhưng chúng có sự kết nối và được coi là tương tác với nhau khi thảo luận ra ý tưởng mới. Ví dụ, một nguyên nhân mà điện thoại thông minh trở nên thông dụng là bởi vì nó tạo ra lợi nhuận từ một số khuynh hướng tại một thời điểm, bao gồm sự tăng dân số (khuynh hướng xã hội), sự thu nhỏ liên tục các thiết bị điện tử (khuynh hướng công nghệ) và khả năng của chúng giúp con người quản trị tốt hơn tiền bạc qua ngân hàng điện tử đối với việc mua sắm (khuynh hướng kinh tế). Nếu một trong những khuynh hướng này không hiện ra thì điện thoại thông minh sẽ không thành công như nó đã thành công và sẽ không chứa đựng nhiều hứa hẹn cho sự thành công.  Thứ nhất, các khuynh hướng kinh tế Hiểu biết được khuynh hướng kinh tế sẽ có lợi khi quyết định khu vực nào các cơ hội kinh doanh chín muồi cũng như các khu vực cần tránh. Khi nền kinh tế tăng trưởng, con người chi tiêu nhiều và sẵn sàng chi trả để mua những sản phẩn/dịch vụ có ích để nâng cao cuộc sống của mình. Ngược lại, khi nền kinh tế yếu kém, con người không chỉ chi tiêu ít đi mà còn không sẵn sàng chi tiêu khoản tiền mình có; họ sợ rằng khi nền kinh tế trở nên xấu hơn thì họ có thể bị mất việc bởi vì nền kinh tế suy thoái. Một nghịch lý là, nền kinh tế suy thoái có thể tạo ra cơ hội kinh doanh để khởi sự và giúp người tiêu dùng tiết kiệm. Nền kinh tế tăng trưởng hay yếu kém cũng đều tạo ra cơ hội cho các hãng để bán sự nâng cấp và các hạng mục hàng ngày ở mục “giảm giá”. Hiểu được các khuynh hướng kinh tế cũng giúp người khởi sự tìm ra những trường hợp cần tránh. Chẳng hạn, hiện nay không phải thời điểm tốt để bắt đầu kinh doanh dựa vào các nhiên liệu hóa thạch (fossil fuel) như hãng hàng không, xe tải hay thậm chí kinh doanh các hoạt động liên
  • 21. - 20- quan đến vận chuyển ở địa phương như kinh doanh taxi vì giá xăng quá cao. Đó là vài danh mục sản phẩm chịu ảnh hưởng khá lớn của xu hướng thay đổi kinh tế.  Thứ hai, các khuynh hướng xã hội Hiểu được các khuynh hướng thay đổi xã hội và sự tác động của các khuynh hướng này đến việc kinh doanh sản phẩm/dịch vụ cụ thể. Thông thường, một lý do mà sản phẩm/dịch vụ tồn tại là thỏa mãn một/các nhu cầu xã hội hơn là việc lấp đầy nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ đang có. Các cửa hàng đồ ăn nhanh là một ví dụ, bởi vì thực tế, không phải con người thích đồ ăn nhanh mà bởi vì cuộc sống quá bận rộn khiến họ không có thời gian để nấu nướng các bữa ăn. Tương tự như vậy, các trang mạng xã hội như Facebook hay Twitter phổ biến không phải bởi vì chúng có thể đưa các thông tin hay hình ảnh lên mạng; chúng trở nên phổ biến bởi chúng cho phép người ta nhanh chóng, thậm chỉ tức thời kết nối và giao tiếp với nhau - đó là một xu hướng tất yếu. Sự thay đổi các khuynh hướng xã hội đã thay đổi hành vi của doanh nghiệp và con người và họ sẽ phải thiết lập những ưu tiên. Những sự thay đổi này ảnh hưởng tới việc sản phẩm/dịch vụ được tạo ra và bán như thế nào. Mỗi khuynh hướng này đều thúc đẩy các ý tưởng kinh doanh mới. Sự xuất hiện của các loại năng lượng làm xuất hiện các ý tưởng kinh doanh từ năng lượng mặt trời đến nhiên liệu sinh học  Thứ ba, các khuynh hướng tiến bộ công nghệ Những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thường có mối liên quan tới sự thay đổi kinh tế và xã hội nhằm tạo ra các cơ hội mới. Những tiến bộ trong công nghệ không dây đã thiết lập nên hệ thống này một cách có thể. Trong hầu hết mọi tình huống, công nghệ không phải là chìa khóa để nhận ra cơ hội kinh doanh. Thay vào đó, chìa khóa để nhận ra công nghệ được sử dụng như thế nào giúp thỏa mãn nhu cầu cơ bản hay nhu cầu thường xuyên thay đổi của con người. Tiến bộ công nghệ cũng cung cấp những cơ hội để giúp con người hoàn thành công việc hàng ngày của mình tốt hơn và thuận tiện hơn. Một khía cạnh khác của tiến bộ công nghệ là khi công nghệ được tạo ra, thì sản phẩm mới cũng được ra đời. Chẳng hạn như khi ipod, iphone, ipad của Apple được tạo ra thì những ngành sản xuất thiết bị đi kèm cũng được hình thành.  Thứ tư, những khuynh hướng thay đổi về luật pháp và chính trị Sự thay đổi về luật pháp và chính trị có thể tạo cơ hội mới. Chẳng hạn, khi bộ luật mới tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp bắt đầu công việc kinh doanh của mình để giúp cho các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức chính phủ thực thi theo luật Một vài doanh nghiệp và ngành quá phụ thuộc vào qui định chính phủ đến nỗi sự tồn tại của nó bị đe dọa bởi sự thay đổi các qui định. Chẳng hạn một doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thu nhập chính từ các dịch vụ chăm sóc người già
  • 22. - 21- dựa trên mức độ dịch vụ chăm sóc đối với khách hàng. Lợi nhuận của doanh nghiệp nhạy cảm cao với bất kì sự thay đổi nào trong chính sách hoàn trả của dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già. Sự thay đổi của chính trị cũng tạo ra sự cơ hội kinh doanh mới và sản phẩm mới. Sự bất ổn về chính trị toàn cầu và sự đe dọa khủng bố đã gây ra cho nhiều hãng trở nên ý thức hơn về vấn đề an ninh. Những doanh nghiệp này cần có những sản phẩm/dịch vụ mới để bảo vệ tài sản và sự phát triển cũng giống như bảo vệ khách hàng và người lao động. Ngành lưu trữ dữ liệu ngày càng mở rộng vì khuynh hướng mới này có cảm giác như nhu cầu về dữ liệu ngày càng được bảo vệ nhiều hơn so với trước đây. 2.1.2.2. Cách thức giải quyết một vấn đề Cách tiếp cận thứ hai phát hiện ra cơ hội là nhận diện vấn đề và tìm ra cách để giải quyết. Những vấn đề này có thể được nhận ra bởi sự quan sát những thách thức mà con người gặp phải trong cuộc sống hàng ngày và thông qua những phương tiện đơn giản như trực giác, khả năng may mắn và cơ hội. Có rất nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Bàn luận về vấn đề này và chú ý đến những vấn đề có thể dẫn chúng ta đến nhận diện ý tưởng kinh doanh. Có thể nói, mỗi vấn đề đều có thể dẫn đến cơ hội, chẳng qua là chúng được ngụy trang một cách tài tình thôi. Tiến bộ công nghệ thường tạo ra cho con người không thể sử dụng được công nghệ theo cách được bán cho số đông. Một vài vấn đề được giải quyết bởi các doanh nhân xử lý vấn đề một cách khác biệt so với cách mọi người thường nghĩ tới như trước đây và sau đó tìm ra giải pháp cho phù hợp. Một vài ý tưởng kinh doanh được lượm lặt bởi việc nhận ra vấn đề có liên quan đến các khuynh hướng mới nổi. Chẳng hạn, ý tưởng được tạo ra bởi dịch vụ Web mà có thể giúp cho cha mẹ bảo vệ được con mình trên mạng an toàn. Khuynh hướng xã hội hướng các hoạt động online bởi smartphone khiến cho con người có thể kết nối với nhau, nhưng dẫn tới vấn đề là chúng ta không thể có điện để sạc được điện thoại liên tục. Một số công ty, đã tạo ra năng lượng mặt trời cho smartphone. 2.1.2.3. Tìm kiếm khoảng trống thị trường Có nhiều ví dụ về sản phẩm/dịch vụ mà người tiêu dùng muốn hoặc cần nhưng không có tại thị trường địa phương, hoặc chưa hề có. Khoảng trống sản phẩm/dịch vụ trong thị trường đại diện cho những cơ hội kinh doanh tiềm năng khả thi. Ví dụ, lúc đầu quần áo Jeans chỉ được thiết kế dùng cho nam giới, mà không được thiết kế riêng cho nữ giới. Để lấp đầy khoảng trống này, người ta đã thiết kế ra những sản phẩm dành cho phụ nữ, thể hiện sự khỏe khoắn của nữ giới. Cách thông thường để nhận ra những khoảng trống đó là khi người ta chán nản bởi không thể tìm được một sản phẩm hay dịch vụ mà họ cần và nhận ra rằng những người
  • 23. - 22- khác cũng cảm thấy như vậy. Ví dụ trên thị trường thời trang, có những người cảm thấy chán nản khi họ không thể tìm được những chiếc quần áo cỡ lớn đẹp phù hợp với họ. Phản ứng lại với sự chán nản đó, họ lập ra một cửa hàng bán những chiếc quần áo ngoại cỡ đáng yêu và sành điệu. Và ý tưởng này thể hiện sự hấp dẫn là khi nó được triển khai đúng lúc bằng việc đáp ứng lại với sự đồng cảm với những khách hàng đặc biệt. Điều đó rất tuyệt vời, khi bạn chấp nhận rủi ro và nhận lại những gì xứng đáng và mọi người nói với bạn điều đó hàng ngày. 2.2. Ý tƣởng và lựa chọn ý tƣởng kinh doanh 2.2.1. Khái niệm, phân loại ý tƣởng kinh doanh 2.2.1.1.Khái niệm Để khởi sự một công việc kinh doanh, phải bắt đầu từ những ý tưởng kinh doanh. Ý tưởng kinh doanh là suy nghĩ, tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng về các sản phẩm/dịch vụ cụ thể mà bản thân có thể cung cấp cho thị trường. Một doanh nghiệp mới nếu chỉ sản xuất những sản phẩm, dịch vụ hiện tại và bán chúng ở những thị trường hiện tại thì đó chưa phải là một ý tưởng kinh doanh tốt. Một ý tưởng kinh doanh tốt có hai phần sau: có cơ hội kinh doanh và người chủ có kỹ năng và các nguồn lực tận dụng cơ hội đó. Nếu doanh nghiệp biết tạo ra những cái mới, cái khác biệt về sản phẩm của mình thì sẽ tạo ra những cơ hội thành công cho mình khi gia nhập thị trường. 2.2.1.2. Phân loại ý tưởng kinh doanh Ý tưởng kinh doanh được phân loại dựa trên hai quan điểm cơ bản sau: quan điểm định hướng hàng hóa và quan điểm định hướng khách hàng Quan điểm định hƣớng hàng hóa Quan điểm định hƣớng khách hàng - Tôi học làm bác sĩ, tôi có điều kiện để mua trang thiết bị máy móc. Tôi sẽ mở phòng khám tư cho trẻ em. -Trong phường có nhiều trẻ em khi bị ốm phải đi khám xa, trên địa bàn phường lại chưa có phòng khám tư nào, vì thế tôi sẽ mở phòng khám tư cho trẻ em - Tôi biết trồng cây đậu tương mới vì thế tôi sẽ phổ biến kỹ thuật trồng cây này tới bà con trong xã tôi và cung cấp giống đậu tương này tới bà con - Chị em phụ nữ trong xã tôi mong muốn được trồng giống đậu tương mới, năng suất cao vì trước đây họ chỉ trống giống cũ năng suất thấp vì thế tôi sẽ chuyển giao kỹ thuật trồng giống cây này và cung cấp giống mới cho chị em trong xã. 2.2.2. Nguồn gốc phát sinh ý tƣởng kinh doanh Ý tưởng kinh doanh phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh bởi không những nó lấp đầy được nhu cầu mới mà còn mang lại giá trị hoặc dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Lợi
  • 24. - 23- thế cạnh tranh được tạo ra từ việc hình thành sản phẩm/dịch vụ mới hoặc sử dụng công nghệ mới tạo ra sản phẩm/dịch vụ; hoặc từ một thị trường mới, từ một tổ chức mới. Thứ nhất, sản phẩm/dịch vụ mới có thể được hình thành từ những phát minh mới hoặc bắt đầu từ sự cải tiến. Ý tưởng kinh doanh xuất phát từ những phát minh mới thường không dễ dàng khi bắt đầu một công việc kinh doanh. Vì việc phát minh ra những sản phẩm/dịch vụ mới thường gắn liền với sự yêu thích khi sáng tạo nên nhiều khi họ ít quan tâm đến nhu cầu thị trường. Điều này gây ra những khó khăn khi khởi sự kinh doanh. Còn ý tưởng kinh doanh xuất phát từ sự cải tiến thay đổi mới sản phẩm/dịch vụ có phần dễ dàng hơn cho sự khởi đầu kinh doanh. Cải tiến thay đổi mới sản phẩm là việc cải thiện những sản phẩm hiện tại, có thể là thay đổi trọng lượng, hình dáng, màu sắc trong việc sử dụng chất liệu mới hoặc thêm các chức năng mới... Thứ hai, có thể phát minh ra công nghệ mới hay vật liệu mới để tạo ra sản phẩm trong quá trình sản xuất. Điều này cũng giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm hiện tại. Thứ ba, việc tìm ra một thị trường mới hoặc một khu vực thị trường mà ở đó nhu cầu vượt cung. Đây cũng là một cơ hội tốt khi khởi sự. Thứ tư, có thể tạo ra một tổ chức mới trong quá trình sản xuất cũng như trong phân phối. 2.2.3. Phƣơng pháp làm nảy sinh ý tƣởng kinh doanh Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét các kỹ thuật hình thành ý tưởng kinh doanh mới. Trên thực tế, doanh nghiệp có thể áp dụng đồng thời nhiều kỹ thuật để có ý tưởng kinh doanh tốt. 2.2.3.1. Phương pháp công não (Brainstorming) Phương pháp này dùng để tạo ra các ý tưởng một cách nhanh chóng, không sử dụng để ra quyết định. Khi thực hiện phương pháp này, cần lưu ý những nguyên tắc nhất định: tập trung vào chủ đề cụ thể, không chỉ trích, tập trung vào sáng tạo hơn là đánh giá. 2.2.3.2. Phương pháp nhóm trọng tâm (Focus group) Nhóm bao gồm 5 đến 10 người được lựa chọn bởi lẽ sự liên quan của họ với chủ đề được thảo luận. Thế mạnh của nhóm trọng tâm là giúp doanh nghiệp phát hiện điều gì nằm trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên điểm yếu là các thành viên không mang tính đại diện, kết quả không thể khái quát hóa cho tổng thể. 2.2.3.3. Phương pháp SCAMPER Cách thức khác để tìm kiếm ý tưởng kinh doanh một cách sáng tạo là dựa vào mô hình SCAMPER. SCAMPER là phương pháp tư duy sáng tạo do Robert Eberle - nhà quản lý giáo dục người Mỹ - tìm ra vào đầu những năm 1970. Phương pháp SCAMPER
  • 25. - 24- dựa trên nguyên lý đơn giản: những thứ sáng tạo thực chất là sự thay đổi của những thứ đang tồn tại xung quanh chúng ta. Phương pháp SCAMPER gồm 7 nguyên tắc nhỏ: Substitue (Thay thế), Combine (Kết hợp), Adapt (Thích nghi), Modify (Điều chỉnh), Put to Other Uses (Sử dụng vào mục đích khác), Eliminate (Loại bỏ), Reverse (Đảo ngược). Nếu hiểu và áp dụng thành công những phương pháp này, startup trẻ có thể tìm thấy những ý tưởng khởi nghiệp đáng giá. Bảng 2.1: Mô hình SCAMPER Substitue (Thay thế) Khi sử dụng nguyên tắc thay thế để tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp, chúng ta đang đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi như: Có thể sử dụng những nguyên vật liệu khác để cải tiến sản phẩm này không? Có thể thay thế bước nào trong quy trình sản xuất? Dựa trên những sản phẩm/dịch vụ đã có sẵn trên thị trường, bạn có thể tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ khác tối ưu hơn, thuận lợi cho người dùng mà vẫn đảm bảo giá bán hợp lý. Vận dụng nguyên tắc thay thế, chúng ta không những có thể nảy ra các ý tưởng khởi nghiệp mới mà còn tìm ra cách liên tục cải tiến, tối ưu hóa sản phẩm của doanh nghiệp. Với 1 sản phẩm, hãy quan sát thành phần tạo nên chúng và thử suy nghĩ xem liệu các thành phẩm này có thể được thay thế bằng nguyên vật liệu nào khác? Trong một quá trình làm việc, liệu vấn đề nhân lực thay thế sẽ là ai? Có nên thay địa điểm? Đối tượng?.... Combine (Kết hợp) Nguyên tắc này dựa trên việc kết hợp các sản phẩm/dịch vụ khác nhau thành sản phẩm/dịch vụ mới có nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Trong nhiều trường hợp, việc kết hợp những ý tưởng sáng tạo với nhau có thể dẫn đến những sản phẩm mang tính đột phá. Hãy quan sát xem có thể biến tấu thêm gì, kết hợp thêm được gì để tạo ra 1 sản phẩm mới, đề cao khả năng hợp lực của từng tính năng. Một ví dụ về việc ứng dụng nguyên tắc này là startup GeoOrbital Wheel tại Mỹ. Với ý tưởng biến những chiếc xe đạp thông thường trở thành những chiếc xe đạp điện khi cần, công ty này đã tạo ra bánh xe vận hành bằng động cơ một chiều không chổi than (BLDC Motor), giúp người sử dụng những lúc mệt mỏi với việc đạp xe hay cần di chuyển gấp có
  • 26. - 25- chiếc xe đạp điện mạnh mẽ với tốc độ lên đến 32 km/h từ chính chiếc xe đạp của họ trong chưa đầy một phút. Startup này có được thành công ban đầu ấn tượng khi hoàn thành việc gọi vốn sau chưa đầy 2 ngày trên Kickstarter và dự kiến sẽ ra mắt sản phẩm chính thức vào tháng 11/2016. Adapt (Thích nghi) Nguyên tắc thích nghi dựa trên cơ sở xem xét sản phẩm/dịch vụ hiện tại được sử dụng trong một trường hợp khác. Thử nghĩ về việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ đang có mặt trên thị trường để giải quyết những vấn đề khác của khác hàng và chúng ta có thể tìm ra ý tưởng khởi nghiệp mới. Nghĩ xem khi thay đổi, các tính năng này có phù hợp không? Chẳng hạn: Hiện nay, dầu dừa được không ít bạn trẻ ưa chuộng như loại mỹ phẩm để dưỡng da, dưỡng tóc… Dầu dừa được lấy từ cùi (cơm) của trái dừa. Phần cùi này trước đây thường dùng để ăn. Như vậy, cũng là cùi dừa nhưng khi được sử dụng cho mục đích khác, nó đã trở thành ý tưởng kinh doanh có khả năng sinh lời cao. Modify (Điều chỉnh) Đúng như tên gọi, nguyên tắc này gợi mở cho chúng ta những câu hỏi như: Có thể thay đổi hình dáng và kích thước của sản phẩm không? Có thể bổ sung những tính năng nào cho sản phẩm để tăng thêm giá trị cho khách hàng? Bằng cách đặt những câu hỏi theo nguyên tắc điều chỉnh này, chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm/dịch vụ khác biệt và phù hợp hơn với những phân khúc khách hàng khác nhau. Bằng việc ứng dụng nguyên tắc này, nhiều chuỗi cửa hàng ăn uống đã phục vụ các khẩu phần nhỏ, vừa, lớn để đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng. Thêm một ví dụ nữa, việc Uber cung cấp cho khách hàng tại Việt Nam dịch vụ UberX - xe 4 chỗ loại nhỏ tiết kiệm chi phí cho người dùng ngoài dịch vụ truyền thống UberBLACK và gần đây là dịch vụ xe ôm UberMOTO. Ví dụ: tăng và giảm kích cỡ, thay đổi hình dáng, thuộc tính (ví dụ như màu sắc, âm thanh, hương vị, hình thức mẫu mã,…)
  • 27. - 26- Put to Other Uses (Sử dụng vào mục đích khác) Áp dụng nguyên tắc này có nghĩa là chúng ta phải tìm cách sử dụng các sản phẩm/dịch vụ thông thường vào những việc khác với thường lệ. Chuỗi cửa hàng café “nhai luôn ly” Monkey in Black là ví dụ tiêu biểu cho lối tư duy này. Khởi đầu bằng việc làm ra những ly café bằng bánh cookie và chocolate trắng để khách hàng sau khi thưởng thức xong café có thể ăn phần ly và tiếp tục với những sản phẩm sáng tạo khác như Đá đổi vị - đá thay đổi vị của ly nước trong quá trình uống một cách tự nhiên hay Uống luôn xô - mở đầu trào lưu ăn xô uống tô của giới trẻ, đến nay, Monkey in Black Coffee đã trở thành một trong những thương hiệu café được nhiều bạn trẻ ưa chuộng tại TPHCM. Có thể thấy, nguyên tắc này có thể giúp ý tưởng khởi nghiệp trở nên táo bạo và độc đáo hơn. Sử dụng nguyên tắc này thì chúng ta sẽ phải trả lời được các câu hỏi: Có thể áp dụng cho cách dùng khác? Mục đích khác? Lĩnh vực khác? Eliminate (Loại bỏ) Nguyên tắc này được sử dụng khi chúng ta nhận thấy sản phẩm/dịch vụ hiện tại có thể loại bỏ hay chia nhỏ một số yếu tố, chức năng để giảm bớt chi phí, công sức và thời gian sản xuất mà sản phẩm/dịch vụ mới được tạo ra vẫn có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của phân khúc khách hàng khác. Apple với chính triết lí “Tối giản và cực hảo - chỉ giữ lại những gì cần thiết” của Steve Jobs đã tạo ra những sản phẩm mang tính cách mạng và thay đổi cách con người sử dụng công nghệ. Reverse (Đảo ngƣợc) Với nguyên tắc này, chúng ta sẽ có được ý tưởng khởi nghiệp mà trong đó sản phẩm/dịch vụ có cấu trúc, một trật tự sắp xếp khác so với thông thường. Đơn giản nhất là chúng sẽ đảo ngược với hiện tại. Các cửa hàng thức ăn nhanh chính là minh chứng tiêu biểu cho nguyên tắc này. Thay vì ngồi vào bàn và đợi nhân viên phục vụ đến tận bàn để gọi món và trả tiền sau bữa ăn, khách hàng thực hiện tất cả những việc này ngay tại quầy thanh toán khi vừa bước vào cửa hàng.
  • 28. - 27- 2.2.4. Đánh giá và lựa chọn ý tƣởng kinh doanh 2.2.4.1. Đánh giá bước đầu Khi đã tìm kiếm được các ý tưởng kinh doanh, ta có thể đánh dấu bước đầu các ý tưởng kinh doanh đó ở ba góc độ sau đây:  Thứ nhất, đánh giá mức độ tốt/xấu của ý tưởng (The idea assessment Matrix): Sử dụng ma trận đánh giá mức độ tốt/xấu của ý tưởng để đánh giá. Bảng 2.2: Ma trận đánh giá ý tƣởng kinh doanh TT Ý tƣởng Điểm qui ƣớc Cho điểm ý tƣởng 1 Sản phẩm mới, tổ chức mới 10 2 Sản phẩm mới 8 3 Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm, tổ chức mới 6 4 Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm 4 5 Sản phẩm hiện tại, tổ chức mới 2 6 Sản phẩm hiện tại 0 Ma trận gồm có các cột: - Cột thứ nhất: số thứ tự, đánh số thứ tự từ 1 đến hết. - Cột thứ hai: mô tả tính chất của ý tưởng kinh doanh cụ thể. - Cột thứ ba: đánh giá ý tưởng theo điểm qui ước. - Cột thứ tư: xác định điểm ý tưởng của theo thang điểm qui ước. Trong ma trận có thể qui định toàn bộ tiêu chí đưa ra được cho điểm từ 0 đến 10: - Nếu như ý tưởng xuất hiện ở vị trí “Sản phẩm hiện tại, tổ chức mới”, thì điểm phân loại là 2 điểm. - Nếu như nhờ vào tổ chức mới này có thêm phân đoạn mới, thì được cộng 4 điểm vào và toàn bộ điểm xếp hạng là 6. - Nếu mục tiêu là vị trí thị trường mới thì cộng thêm 5 điểm vào “Sản phẩm hiện tại”. - Nếu mục tiêu là phân đoạn mới thì cộng 4 điểm vào “Sản phẩm hiện tại, tổ chức mới”, cộng 3 điểm vào ”Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm”; cộng 2 điểm vào “Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm, tổ chức mới”; cộng 1 điểm vào “Sản phẩm mới”. Với kết quả cụ thể, có thể đánh giá theo toàn bộ số điểm đạt được như sau: - Từ 9 -10 điểm: ý tưởng tuyệt vời - Từ 7- 8 điểm: ý tưởng hay. - Từ 5 - 6 điểm: ý tưởng trung bình. - Dưới 5 điểm: ý tưởng tồi.
  • 29. - 28- Tuy nhiên, với bất cứ công cụ nào cũng phải có sự đánh giá và bàn luận. Có thể có ý tưởng rất hay về ngành vật liệu thép hoặc thăm dò vũ trụ, nhưng nó đòi hỏi vốn rất lớn và không thể có tiền để đầu tư  Thứ hai, ma trận đánh giá rủi ro (Risk assessment Matrix) Rất nhiều khi vì một lý do nào đấy mà ý tưởng từ tuyệt với trở thành ý tưởng tồi. Đó là rủi ro. Ma trận đánh giá rủi ro như sau: - Xác định xác suất xảy ra rủi ro từ thấp đến cao. - Dự đoán tác động của mỗi rủi ro. - Xác định vị trí trên ma trận. Với mỗi góc vuông, liệt kê các rủi ro có thể gặp phải theo xác suất xảy ra và mức độ tác động. Nếu các rủi ro nằm ở góc vuông có mức độ tác động cao và xác suất xảy ra cao thì cần tiến hành lựa chọn ý tưởng kinh doanh khác.  Thứ ba, ma trận đánh giá tính hợp pháp của ý tưởng kinh doanh Bước thứ ba là đánh giá xem ý tưởng kinh doanh có phù hợp với các quy định pháp luật hay không? Có nhiều ý tưởng kinh doanh rất hay nhưng có thể những ý tưởng đó rơi vào khu vực những quy định không cho phép hoặc hạn chế của luật pháp. Do vậy điều quan trọng trước khi thực hiện ý tưởng, cần xem xét ý tưởng đó có nằm trong quy định cấm hay hạn chế này hay không? Cách làm như sau: Cao Cao Thấp Xác suất xảy ra rủi ro Mức độ tác động của rủi ro Hình 2.2: Ma trận đánh giả rủi ro
  • 30. - 29- - Tìm kiếm các thông tin liên quan đến các quy định hiện hành hoặc dự đoán các quy định sẽ ban hành ở nơi người khởi sự dự định kinh doanh. Đây là bước cực kỳ khó khăn vì các quy định là rất phức tạp và đôi khi không rõ ràng. Do vậy, tốt nhất nếu có tư vấn chuyên môn. - Xác định các quy định từ không hoặc rất ít ngăn cản đến ngăn cản hoạt động kinh doanh. Các quy định không hoặc ít ngăn cản là các quy định mà người khởi sự có thể đối mặt với chúng khi tiến hành kinh doanh. Chẳng hạn như qui định phải có bằng lái xe khi lái xe mà bản thân chưa có, cũng có thể dễ dàng học và thi lấy bằng. Ngược lại, quy định ngăn cản là qui định tạo ra một rào cản mà bản thân khó hoặc không thể vượt qua. Chẳng hạn, để kinh doanh ở một ngành kinh doanh xác định đòi hỏi phải có bằng cấp, nếu không có coi như người khởi sự phải từ bỏ ý định kinh doanh ngành này. Đó ví dụ như muốn mở một cửa hàng thuốc cần có bằng dược sỹ, muốn mở phòng khám hay bệnh viện cần có bằng bác sỹ,… - Vẽ ma trận và định vị. Từ nghiên cứu các qui định sẽ vẽ và xác định vị trí trên ma trận định vị. Nếu ý tưởng nằm trong ô các qui định không thể đáp ứng thì tốt hơn hết là nên tìm kiếm ý tưởng kinh doanh khác. Nếu ý tưởng nằm trong ô hoàn toàn phù hợp thì người khởi sự có thể yên tâm triển khai. Nếu ý tưởng rơi vào ô bị hạn chế, cần có các điều kiện thì người khởi sự còn phải đánh giá tiếp xem liệu có đáp ứng được các điều kiện mà các qui định pháp luật yêu cầu không: nếu không đáp ứng được thì tốt nhất người khởi sự cũng nên tìm kiếm ý tưởng kinh doanh khác. 2.2.4.2. Đánh giá chi tiết và lựa chọn ý tưởng Sau khi đã đáp ứng được các điều kiện ở bước đánh giá sơ bộ; các ý tưởng kinh doanh sẽ được chuyển sang đánh giá chi tiết. Để đánh giá chi tiết ý tưởng kinh doanh cần tiến hành qua các bước sau:  Bước 1: Liệt kê các ý tưởng kinh doanh Ở cột ngoài cùng bên trái, liệt kê các ý tưởng kinh doanh đã được chấp nhận ở bước đánh giá sơ bộ theo mức độ người khởi sự quan tâm. Điền vào dòng trên cùng bên trái ý tưởng mà người khởi sự quan tâm nhất, tiếp theo là các ý tưởng ít quan tâm hơn.  Bước 2: Đánh giá ý tưởng kinh doanh Các quy định không thể đáp ứng Các quy định có thể đáp ứng Hoàn toàn phù hợp Bị hạn chế, cần có điều kiện Hình 2.3: Ma trận đánh giá tính hợp lý của ý tƣởng kinh doanh
  • 31. - 30- Về nguyên tắc, để đánh giá các ý tưởng đã đưa ra, người khởi sự hãy cho điểm từ 0 đến 6 theo từng tiêu chí được nêu trong bảng: điểm đánh giá là 0 nếu ở mức không có gì, cho điểm 2 nếu ở dưới mức trung bình, cho điểm 4 nếu ở trung bình và cho điểm 6 nếu ở mức trên trung bình. Các tiêu thức cụ thể như sau: - Hiểu biết về ngành kinh doanh: Bạn biết những gì về ngành này? Bạn có cần phải bỏ thêm thời gian và tiền bạc để học hỏi về ngành này không? Bạn có phải thu nhận thêm một đối tác vì bạn không đủ hiểu biết về ngành này không? Thang điểm đánh giá: Cho điểm 0 nếu không hiểu gì về ngành kinh doanh này; cho điểm 2 nếu hiểu biết lơ mơ, cho điểm 4 nếu hiểu biết một cách hạn chế và cho điểm 6 nếu ở mức độ có thể tự tiến hành công việc. - Kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh: Trong một số trường hợp bạn có thể hiểu biết rất sâu về lĩnh vực này nhưng lại không có nhiều kinh nghiệm. Bạn đã bao giờ đứng ra làm chủ doanh nghiệp hoặc làm việc trong lĩnh vực này chưa? Kinh nghiệm làm việc thực tế quan trọng như thế nào trong ngành này? Thang điểm đánh giá cụ thể: Cho điểm 0 nếu bạn không có chút kinh nghiệm gì; cho điểm 2 nếu bạn có chỉ có chút ít kinh nghiệm hoặc kinh nghiệm gián tiếp. Cho điểm 4 nếu bạn có kinh nghiệm nhưng chưa đủ. Cho điểm 6 nếu bạn thông thạo lĩnh vực này - Kỹ năng của bạn: Hiện tại hãy bỏ qua những kỹ năng thông thường đối với mỗi ý tưởng kinh doanh và tập trung vào kỹ năng đặc thù trong ngành kinh doanh đó. Những kỹ năng và mà bạn cần đạt trình độ nào? Nếu bạn chưa có những kỹ năng đó, để có được chúng bạn phải cố gắng ở mức độ nào? Thang điểm cụ thể: Cho điểm 0 nếu không có kỹ năng này, cho điểm 2 nếu chỉ có ít kỹ năng, cho điểm 4 nếu có một số kỹ năng; cho điểm 6 nếu bạn đủ kỹ năng cần thiết. - Khả năng thâm nhập thị trường: Hãy tính đến cả những chi phí để tham gia kinh doanh và những rào cản cạnh tranh bạn có thể gặp phải. Ví dụ bạn muốn kinh doanh dịch vụ tại nhà thì chi phí thành lập có thể không đáng kể nhưng nếu đã có một vài doanh nghiệp khác đang kinh doanh ngành dịch vụ này thì việc tiếp cận thị trường có thể gặp khó khăn. Thang điểm cụ thể: Cho điểm 0 nếu lĩnh vực kinh doanh bị cạnh tranh mạnh, cho điểm 2 nếu bạn đã có sự thâm nhập hạn chế; cho điểm 4 nếu có cả đối thủ cạnh tranh lớn và nhỏ, cho điểm 6 nếu hầu như không có hạn chế nào đối với sự thâm nhập. - Tính độc đáo của ý tưởng: Tính độc đáo không nhất thiết phải mang ý nghĩa không có ai cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cùng loại; mà nó có ý nghĩa rằng không có ai cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo cách mà bạn định cung cấp, hoặc nó có hàm ý rằng không có ai sẽ cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong khu vực kinh doanh của bạn. Bạn đang tìm cách phân biệt sản phẩm và dịch vụ của bạn với những đối thủ kinh doanh mặt hàng và dịch vụ đó.
  • 32. - 31- Thang điểm đánh giá cụ thể: Cho 0 điểm nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn do rất nhiều người cung cấp; cho điểm 2 nếu có một số người khác cùng cung cấp hoặc sản phẩm và dịch vụ giống bạn; cho 4 điểm nếu chỉ có 1 hoặc 2 người cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cùng loại; cho 6 điểm nếu không có ai cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn có ý định cung cấp.  Bước 3: Lựa chọn ý tưởng kinh doanh Ở bước này cần tính tổng số điểm và lựa chọn các ý tưởng kinh doanh có thể đưa vào triển khai trong thực tế. Sau khi đã xác định được tống số điểm cho từng ý tưởng, bước này sẽ khoanh vùng, loại bỏ các ý tưởng kinh doanh không phù hợp. Tiêu chuẩn loại bỏ các ý tưởng không phù hợp đơn giản như sau: - Loại bỏ các ý tưởng có tổng số điểm nhỏ hơn 20. - Loại bỏ các ý tưởng mà không đạt được điểm 4 ở từng tiêu chí. - Loại bỏ các ý tưởng không đạt được ít nhất là điểm 6 ở tiêu chí độc đáo. Sau quá trình loại bỏ này sẽ chỉ còn danh mục các ý tưởng có thể triển khai trong thực tế. Người khởi sự có thể cân nhắc thêm để chọn một (vài) trong các ý tưởng đó hoặc chọn ý tưởng từ mức điểm cao nhất trở đi. Nếu sau quá trình này không có ý tưởng nào được chọn thì người khởi sự lại phải nghiên cứu và đánh giá lại từ đầu.  Bước 4: Mô tả ý tưởng kinh doanh Khi đã đánh giá và chấp nhận một ý tưởng kinh doanh, cần mô tả ý tưởng kinh doanh đó. Một ý tưởng kinh doanh tốt phải là ý tưởng mô tả ở dạng rất đơn giản. Ý tưởng kinh doanh nên chứa đựng từ 10 đến 15 từ không quá dài. Ý tưởng kinh doanh mà không thể mô tả bằng một câu đơn giản thường là một ý tưởng chưa hoàn thiện hoặc ý tưởng kinh doanh tồi. Bảng 2.3: Ma trận đánh giá chi tiết ý tƣởng kinh doanh TT Ý tƣởng kinh doanh Kiến thức Kinh nghiệm Kỹ năng Khả năng thâm nhập thị trƣờng Tính độc đáo Tổng cộng (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 1 2 3 4 5 ….
  • 33. - 32- 2.3. Đánh giá mức độ chắc chắn của cơ hội kinh doanh Để đánh giá mức độ chắc chắn của cơ hội kinh doanh, chúng ta dựa vào bố chỉ tiêu cụ thể sau: 2.3.1. Đánh giá tính khả thi của sản phẩm/dịch vụ Tính khả thi của sản phẩm/dịch vụ được thể hiện ở hai khía cạnh cơ bản sau: - Những nhu cầu, mong muốn của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ - Cầu về sản phẩm/dịch vụ 2.3.2. Tính khả thi về thị trƣờng mục tiêu/ngành Tính khả thi về thị trường mục tiêu/ngành được đánh giá ở ba khía cạnh sau: - Sự hấp dẫn của ngành - Sự hấp dẫn của thị trường mục tiêu - Sự hợp thời của thị trường 2.3.3. Tính khả thi về tổ chức Tính khả thi về tổ chức được đánh giá ở hai khía cạnh: Kỹ năng quản lý và những nguồn lực cần thiết 2.3.4. Tính khả thi về tài chính Tính khả thi về tài chính được đánh giá ở hai khía cạnh: Tổng số vốn đầu tư ban đầu và kết quả tài chính của các doanh nghiệp tương tự. 2.4. Một số cơ hội kinh doanh có triển vọng tại các vùng phi thành thị Làm giàu ở nông thôn là khái niệm không còn xa lạ đối với mọi người trong những năm gần đây. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết kinh doanh gì ở nông thôn thì phù hợp? Ngành nghề, sản phẩm nào đang phát triển, để áp dụng cho các vùng quê nghèo? Xử lý kế hoạch kinh doanh làm sao với số vốn ít…và còn nhiều câu hỏi khác nữa. Theo đánh giá của Cổng thông tin điện tử khởi nghiệp trong thời gian qua có những ý tưởng kinh doanh có triển vọng phát triển ở vùng nông thôn cụ thể như sau: 2.4.1. Ý tƣởng trồng cây văn phòng Tại các đô thị, thành phố lớn nhu cầu về cây cảnh tại văn phòng rất cao. Tuy nhiên, không phải ở đâu cũng có thể đáp ứng nhu này này. Điều này xuất phát từ lý do và nhân lực và diện tích tại các khu văn phòng tương đối hạn chế. Nhưng đối với các vùng nông thôn thì đây lại là thế mạnh. Do vậy, tập trung phát triển mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại những nơi phát triển là chiến lược bền vững cho người khởi nghiệp. Các loại cây và hoa được trồng trong chậu nhỏ hoặc trong nước hiện nay được nhiều người ưa chuộng và thưởng thức. Thời tiết cùng không khí ô nhiễm từng ngày là lý
  • 34. - 33- do nhiều người muốn có không gian xanh tự nhiên. Do đó, họ sẽ sẵn sàng chi tiền sản phẩm này. 2.4.2. Ý tƣởng kinh doanh hàng điện gia dụng ở nông thôn Nông thôn ngày càng phát triển, mức thu nhập và đời sống cũng được nâng theo. Do vậy tất yếu dẫn là nhu cầu sử dụng của người dân đối với các mặt hàng điện gia dụng như tivi, tủ lạnh, máy giặt…Nắm bắt thời cơ và phát triển ngành nghề kinh doanh này sẽ giúp bạn dễ dàng khởi nghiệp và làm giàu. Tuy nhiên, bạn cũng cần đảm bảo cửa hàng của bạn có chất lượng sản phẩm tốt, giá thành phải chăng. Cùng với đó là dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Hoạt động lắp đặt và vận chuyển miễn phí, dịch vụ bảo hành chuẩn chỉnh…chắc chắn cửa hàng của bạn sẽ nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng giúp cho công việc kinh doanh của bạn ngày càng thuận lợi hơn. 2.4.3. Ý tƣởng kinh doanh gạch không nung Gạch nung là một trong những vật liệu xây dựng có sản lượng tiêu thụ lớn. Do vậy , việc đầu tư và kinh doanh sản phẩm này mang lại tiềm năng kinh tế rất cao. Gạch không nung thông thường được bán theo mét khối. Theo mức tiêu thụ bình quân của thị trường và khả năng sản xuất của một xưởng cỡ trung, doanh thu mỗi tháng ước đạt 200 đến 300 triệu. Để chuẩn bị cho mô hình này, bạn cần đảm bảo yêu cầu về vốn và có sự tìm hiểu thị trường của mình. Trong đó, cần chú tâm nhất là yếu tố người dùng, năng lực sản xuất và thời điểm sản xuất. Vì đối với loại hình sản phẩm này, bạn sẽ chỉ phát triển mạnh tại một số mùa cao điểm về xây dựng. Do đó nguyên cứu để có kế hoạch sản xuất phù hợp sẽ giúp bạn tiêu thụ dễ dàng và tránh được tình trạng tồn kho. 2.4.4. Ý tƣởng kinh doanh dịch vụ làm đẹp cho phụ nữ ở nông thôn Sai lầm của nhiều người khi đánh giá thấp mảng dịch vụ làm đẹp tại các vùng nông thôn. Đặc biệt là khi nhu cầu làm đẹp của các chị em phụ nữ ngày một tăng cao. Xã hội ngày càng phát triển hơn và phụ nữ ngày càng chỗ đứng có tiêng nói trong xã hội hơn họ có thể tự chủ về tài chính chứ không chỉ ở nhà nội trợ thì họ ngày càng quan tâm đến cái đẹp và vẻ bề ngoài hơn thế nên ý tưởng mở cửa hàng chăm sóc tóc và làm đẹp là một. 2.4.5. Ý tƣởng kinh doanh từ việc xây dựng thƣơng hiệu rau sạch Thực phẩm an toàn là vấn đề luôn nóng và được toàn xã hội quan tâm. Việc phát triển và kinh doanh thực phẩm sạch đã mang lại giá trị kinh tế to lớn cho không ích gia đình. Tại nông thôn có diện tích đất rộng lớn, đất đai màu mỡ, sẽ rất thích hợp để bạn mở mô hình trồng rau sạch cung cấp và kinh doanh mặt hàng này. Mà chắc chắn là có lợi
  • 35. - 34- nhuận cao và bạn có thể làm lên thương hiệu của mình phát triển trên toàn khu vực và còn ở những địa phương khác. 2.4.6. Ý tƣởng kinh doanh cửa hàng tạp hóa tại nông thôn Nhu cầu hàng hóa tiêu dùng của người dân ngày càng cao không chỉ ở thành thị mà nông thôn cũng vậy. Vậy nên, mở cửa hàng tạp hóa là ý tưởng kinh doanh không tồi. Để kinh doanh của hàng tạp hóa bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: - Đầu tiên bạn chọn địa điểm kinh doanh phù hợp. Thường là nơi có đông dân cư và nhiều người đi lại, gần chợ, trường học, bệnh viện. - Tiếp theo bạn nên lên tìm các nhà cung cấp nguồn hàng uy tín. Các nguồn này bạn có thể tìm qua trang thương mại hoặc trực tiếp đến cơ sở sản xuất để nhập hàng. - Cuối cùng, bạn cần có sổ sách, công cụ quản lý để tránh thất thoát trong kinh doanh. Đồng thời sẽ giúp bạn nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ và có chính sách bổ sung sản phẩm hợp lý. 2.4.7. Ý tƣởng mở lớp dạy tiếng Anh ở nông thôn Ngoại ngữ và đặc biệt là tiếng Anh đã trở thành điều kiện bắt buộc cho sự phát triển. Và hẳn nhiều bậc cha mẹ cũng hiểu được điều đó. Thế nên tại khu nông thôn chưa có lớp học dạy ngoại ngữ bài bản. Chúng ta có thể quản lý & thuê giáo viên để mở lớp thu hút các học sinh trong trường ở gần khu vực của mình. Mở lớp học dạy ngoại ngữ không phải là ý tưởng mới mẻ, nhưng hiệu quả kinh tế mà nó mang lại luôn hấp dẫn với người kinh doanh. Nếu chúng ta có thể đáp ứng yêu cầu về chất lượng bài giảng và cơ sở vật chất cho lớp học, chăc chắn mô hình kinh doanh này sẽ giúp chúng ta thành công nhanh chóng. 2.4.8. Ý tƣởng kinh doanh với mô hình khu vui chơi cho trẻ em Các bậc cha mẹ ngày càng quan tâm đến con cái nhiều hơn, muốn con phát triển toàn diện cả về thể chất và toàn diện. Thế nên, các gia đình cũng rất quan tâm đến việc lựa chọn đồ chơi cho con em mình. Đặc biệt là có nhu cầu để các con của mình được vui chơi giải trí bằng các trò chơi lành mạnh có khả năng phát triển được tư duy. Do vậy, chúng ta cần thiết kế cho các em nhỏ sự mới lạ về các trò chơi, trò chơi sẽ mang lợi lợi ích về sức khỏe, có những trò chơi giúp trẻ học tập tinh thần đồng đội, những trò chơi phát triển năng lực của cá nhân, và tư duy sáng tạo, tính tỉ mỉ cẩn thận. Địa điểm cần thiết là nơi tập trung đông dân cư và các hộ gia đình. Giá vé vào cửa vui chơi thì không nên quá đắt, và có đi kèm cung cấp thêm các đồ ăn nhẹ mà trẻ em.
  • 36. - 35- 2.4.9. Ý tƣởng kinh doanh dịch vụ kho đông lạnh ở nông thôn Dịch vụ kho đông lạnh là mô hình khá mới ở Việt Nam. Nhưng sẽ là cơ hội phát triển tiềm năng cho những ai muốn khởi khiệp ở nông thôn. Nông thôn phát triển mạnh về hoạt động nuôi trồng. Nhưng khi giá thương phẩm của thịt lợn trên thị trường đầu ra giảm đột ngột. Nông dân sẽ bế tắc với việc bán ra một lượng lớn thịt lợn đã mổ, vậy cần có giải pháp tích trữ và bảo quản. Khi đó kho đông lạnh phát huy tác dụng cho đến khi thương phẩm có thể bán lại mà không bị lỗ.