SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 18
[Type text] Page 1
QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG ACB
I. Cớ sở lý luận chung
1. Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản
THANH KHOẢN LÀ GÌ?
Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem như khả năng tức thời
(the short-run ability) để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng
đã cam kết. Như vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng
cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ
nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân
hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc
không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.
Rủi ro về thanh khoản
Rủi ro thanh toán phát sinh khi dân chúng mất lòng tin vào Ngân hàng hoặc
nhu cầu rút tiền có tính chất thời vụ mà ngân hàng không dự tính trước được đòi hỏi
Ngân hàng phải chi trả tức thời một khoản tiền lớn hơn mức bình thường. Trong bối
cảnh đó, hầu hết các ngân hàng đều phải đối phó với tình huống tương tự, thì chi phí
để huy động vốn bổ sung tăng lên một cách đáng kể do lượng vốn cung ứng trên thị
trường giảm. Hậu quả là ngân hàng phải bán một số tài sản có độ thanh khoản thấp
càng ngày càng nghiêm trọng, nếu tất cả người gửi tiền đồng loạt yêu cầu chi trả toàn
bộ tiền gửi của họ thì dẫn đến Ngân hàng chỉ đang từ chỗ phải đối phó với rủi ro thanh
khoản đến chỗ phải đối mặt với rủi ro phá sản.
QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ
thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát,
những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.
Quản trị rủi ro bao gồm năm bước: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo lường
rủi ro, kiểm soát, phòng ngừa và tài trợ rủi ro.
 Bản chất của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng có
thể đúc kết ở hai nộidung sau:
Một là, hiếm khi nào tại một thời điểm mà tổng cung thanh khoản bằng với
tổng cầu thanh khoản. Do vậy, ngân hàng phải thường xuyên đối mặt với tình trạng
thâm hụt hay thặng dư thanh khoản.
Hai là, thanh khoản và khả năng sinh lời là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau,
nghĩa là một tài sản có tính thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lờicủa tài sản đó
[Type text] Page 2
càng thấp và ngược lại; một nguồn vốn có tính thanh khoản càng cao thì thường có chi
phí huy động càng lớnvà do đó, làm giảmkhả năng sinh lờikhi sử dụng để cho vay.
Ngân hàng cần dự trữthanh khoản để chi trả những chi phí thường xuyên, như lãi tiền
gửi..., và cả những cú sốc thanh khoản không mong đợi, như một cuộc rút tiền gửi
hàng loạt hay yêu cầu vay vốn lớn.
2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh ngân hàng:
Có 3 nhóm nguyên nhân dẫn đến rủi ro:
 Nhóm nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị ngân hàng:
✓ Do không quản lý chặt chẽ thanh khoản dẫn đến thiếu khả năng chi trả
✓ Cho vay và đầu tư quá mức, ví dụ tập trung cho vay quá nhiều vào một
doanh nghiệp hoặc một ngành nào đó; trong đầu tư chỉ chú trọng vào một
loại chứng khoán có rủi ro cao.
✓ Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin
không đầy đủ dẫnđếncho vay hoặc đầutư không hợp lý.
✓ Do hoạt động kinh doanh trái pháp luật, tham ô...
✓Do cán bộ ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp, yếu kém về trìnhđộ
nghiệp vụ.
 Nhóm nguyên nhân thuộc về phía khách hàng:
✓ Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý.
✓ Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả.
✓ Khách hàng kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hoá không tiêu thụ được.
✓ Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu khả năng thanh khoản.
✓ Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo.
 Nhóm nguyên nhân khách quan từ môi trường hoạt động kinh doanh:
✓ Do thiên tai, hoả hoạn.
✓ Tình hình an ninh, chính trị trong nước, khu vực không ổn định.
✓ Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất cân bằng cán cân
II. Thực tiễn tại ngân hàng ACB:
1. Giới thiệu ngân hàng:
1.1 Giới thiệu sơ lược ngân hàng ACB
[Type text] Page 3
Hội sở chính của Ngân hàng đặt tại số 442, đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3,
thành phố Hồ Chí Minh.
Tel: (848) 3929 0999 Fax: (848) 3839 9885
Email: acb@acb.com.vn
Trang web:www.acb.com.vn
+ Tên giao dịch: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.
+ Tên nước ngoài: Asia Commercial Bank (gọi tắt là ACB).
+ Hiện nay Ngân hàng có 115 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước.
 Sản phẩm dịch vụ chính
Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và
vàng
Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt
Nam, ngoại tệ và vàng
Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện
dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân
thọ qua ngân hàng.
Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
 Mạng lưới kênh phân phối
Gồm 345 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên
toàn quốc:
Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 29 chi nhánh và 107 phòng giao dịch
Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh,
Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam ): 20 chi
nhánh và 79 phòng giao dịch
Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Đà
Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Bình Định, Phú Yên, Đak
Lak, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận): 13 chi nhánh và 35
phòng giao dịch
Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An GIang,
Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu
và Cà Mau): 13 chi nhánh, 15 phòng giao dịch
[Type text] Page 4
Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Vũng
Tàu): 5 chi nhánh và 29 phòng giao dịch
Trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt
động
969 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union.
Chiến lược
Chuyển đổi từ chiến lược các quy tắc đơn giản (simple rule strategy) sang chiến lược
cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa (a competitive strategy of differentiation). Định
hướng ngân hàng bán lẻ (định hướng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và
nhỏ).
Các giải thưởng, bằng khen
Huân chương lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng
Cờ thi đua của Chính Phủ
Cờ thi đua của Ngân hàng nhà nước
giải thưởng “Doanh nghiệp công bố thông tin tốt nhất do bạn đọc bình chọn
và “Báo cáo thường niên xuất sắc nhất” do Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
(HNX), Báo Đầu tư chứng khoán và Dragon Capital phối hợp tổ chức
Giải thưởng “Thương hiệu Việt yêu thích nhất 2010” do người tiêu dùng bình
chọn - Báo Sài Gòn Giải Phóng là đơn vị tổ chức khảo sát
“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 4 năm liên tiếp 2009, 2010, 2011, 2012” do các
tạp chí quốc tế uy tín: Euromoney, Global Finance, AsiaMoney, FinanceAsia,
The Asset, World Finance bình chọn
“Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam năm 2010”
Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008 (Tạp chí Euromoney)
Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007.
1.2 Tóm tắt tình hình hoạt động của ngân hàng ACB:
Sau sự cố ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) bị bắt, ngân hàng Á Châu (ACB) bị
chao đảo mạnh, tài sản sụt giảm hàng trăm nghìn tỷ đồng. Hơn nữa, lợi nhuận trước
thuế nửa đầu năm nay chỉ bằng 50% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến 30/6/2013, tổng tài sản của ACB tiếp tục giảm so với thời điểm
31/12/2012, còn 169,4 nghìn tỷ đồng so với 176,3 nghìn tỷ đồng.
Thu nhập lãi thuần trong quý 2/2013 giảm mạnh so với quý 2/2012, cũng như lũy
kế 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ. Trong quý 2/2013, khoản mục này của ACB chỉ
đạt hơn 1.105 tỷ đồng, trong khi quý 2/2012 đạt gần 2.087 tỷ đồng; lũy kế 6 tháng đầu
năm nay với năm ngoái tương ứng là hơn 2.337 tỷ đồng so với hơn 3.698 tỷ đồng.
[Type text] Page 5
Ở nguồn thu khác, đáng chú ý là ACB đã có lãi 30,3 tỷ đồng từ hoạt động kinh
doanh vàng và ngoại hối, trong khi cùng kỳ 2012 lỗ gần 174 tỷ đồng; nhưng lũy kế 6
tháng đầu năm 2013 vẫn lỗ 53,6 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 106,7 tỷ đồng.
Thêm vào đó, cũng như điểm chung ở một số ngân hàng khác, quý vừa qua ACB
ghi nhận lợi nhuận đáng kể ở đầu tư chứng khoán, trong khi chi phí hoạt động tiếp tục
được cắt giảm. Riêng chi phí hoạt động, ước tính ngân hàng này đã giảm lương bình quân
khoảng 25% trong 6 tháng đầu năm nay.
Tính chung, trong quý 2/2013 lợi nhuận sau thuế theo báo cáo hợp nhất của ngân
hàng này chỉ đạt hơn phân nửa so với cùng kỳ 2012, 409 tỷ đồng so với 773 tỷ đồng; lũy
kế 6 tháng đầu năm đạt 716 tỷ đồng trong khi 6 tháng đầu 2012 đạt hơn 1.607 tỷ đồng.
Kết quả trên có thể xem xét ở ảnh hưởng từ sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên và một
số lãnh đạo cao cấp bị cơ quan chức năng xử lý hồi tháng 8 năm ngoái đến nay vẫn còn.
Cùng với đó, hoạt động tất toán trạng thái vàng và sự vắng mặt của vốn vàng trong cơ cấu
chung có thể gây xáo trộn nhất định, ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận. Và đáng chú ý là
một nguồn thu lớn của ACB đã bị co lại.
Cụ thể, lợi nhuận sau thuế quý 2/2013 so với quý 2/2012 giảm hơn 364 tỷ đồng là
do số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác giảm từ gần 56 nghìn tỷ đồng tại ngày
30/6/2012 xuống chỉ còn hơn 11 nghìn tỷ đồng tại ngày 30/6/2013, góp phần làm cho thu
nhập lãi thuần quỹ 2/2013 so với quý 2/2012 giảm tới hơn 981 tỷ đồng.
o Dự báo hoạt động năm 2013
Kế hoạch năm 2013, tăng trưởng tín dụng sẽ theo nguyên tắc cẩn trọng và phấn
đấu tăng trưởng tối đa theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, dự kiến khoảng 15-
16%. Căn cứ vào tình hình hiện nay, ACB sẽ mở rộng mạng lưới, nhưng sẽ không tăng
nhanh mà tập trung vào cải tạo, di dời các chi nhánh yếu kém, phát triển các chi nhánh
tạo lợi nhuận tốt. Riêng huy động vốn sẽ tập trung khôi phục lại quy mô, dự kiến tăng
trưởng 20- 30%.
2. Thực tiễn về rủi ro thanh khoản tại ngân hàng:
Rủi ro thanh khoản do tin đồn thất thiệt:
Đầu năm 2003, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) vẫn đang
kinh doanh hiệu quả.Lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2003 của ngân hàng này tăng 20% so
với cùng kì năm 2002 (đạt xấp xỉ 170 tỷ đồng).ACB rất được khách hàng trong và
ngoài nước tín nhiệm khi gửi tiền vào. Chính vì vậy tin đồn “Tổng giám đốc của ACB
[Type text] Page 6
Phạm Văn Thiệt bỏ trốn” đã gây nên một cú “sốc” trong dư luận người dân TP.HCM,
đặc biệt là những người có tiền gửiở ACB.
Sau đây là một số diễn biến chính của sự việc:
✓ Đầu tháng 10/2003, bắt đầu có những lời xì xào, bàn tán đầu tiên rằng tổng
giám đốc (TGĐ) ACB đã bỏ trốn.
✓ Khoảng một tuần sau, vào ngày chủ nhật(12/10) và thứ 2 (13/10), tin đồn lan
rộng trong dư luận TP.HCM.
✓ Ngày 14/10/2003, tình trạng căng thẳng lên đến “đỉnh điểm” khi hàng ngàn
người dân đổ xô đi rút tiển ở hội sở chính của ACB trên đường Nguyễn Thị Minh Khai
và chi nhánh tại số 30 Mạc Đĩnh Chi (Quận 1- TP.HCM). Tại hai địa điểm này dân
chúng tập trung đông đến nỗi tràn xuống cả lòng đường gây ùn tắc giao thông nhiều
giờ.Chính điều này đã đẩy tâm lí người dân đễn chỗ hoang mang, lo sợ thực sự. Rất
may, xuất hiện kịp thời trước đông đảo người dân của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam Lê Đức Thuý bên cạnh ông TGĐ Phạm Văn Thiệt cùng đại diện chính
quyền Thành phố đã là lời bác bỏ tin đồn hùng hồn nhất.
✓ Ngày hôm sau, 15/10, mặc dù người dân vẫn kéo đến rút tiền rất nhiều, nhưng
cùng với các cá nhân và các cơ quan có trách nhiệm, các cơ quan báo chí đồng loạt
cónhững tin, bài quan trong bác bỏ thông tin sai sự thật trên. Vì thế, đến cuối ngày,
tình hìnhđã dịu xuống. Khách hàng đã bắt đầu đem tiền gửi trở lại ACB.
✓ Ngày16/10, sự cố gần như đã được dẹp bỏ.
✓ Sau một tuần, mọi chuyện đã trở lại bình thường. ACB khôi phục lại mọi hoạt
động của mình. Thậm chí lúc này, lượng khách hàng đến gửi tiền còn đông hơn trước
lúc xảy ra sự cố.
Có thể thấy nguyên nhân đặt ACB trước rủi ro thanh khoản trong trường hợp này
xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài là “tin đồn thất thiệt” (TGĐ ACB bỏ trốn) dẫn đến
việc rút tiền hàng loạt.Đây là nguyên nhân được đánh giá khiến “các ngân hàng khó có
thể dùng công cụ thịtrường để điều tiết và có hiệu quả thanh khoản của ngân hàng”.
Sự cố này chỉthực sự diễn ra trong một thời gian rất ngắn (khoảng 3 ngày) nhưng
có tính chất vô cùng nghiêm trọng.Cũng là lần đầu tiên ngành Ngân hàng và nền kinh
tế Việt Nam phải đối phó với một tình huống đặc biệt như vậy.Nếu không nhờ những
biện pháp tích cực, đồng bộ và hợp lý thì nguy cơ xảy ra một hiệu ứng domino trong
[Type text] Page 7
toàn Ngành Ngân hàng (người dân sẽ rút tiền ở tất cả các Ngân hàng) là điều hoàn toàn
có thể xảy ra.Lúc đó thì hậu quả thật khó mà tưởng tượng nổi.
Ngày 21/08/2012, thị trường tài chính Việt Nam nói chung và Ngân hàng
TMCP Á Châu (ACB) nói riêng đã rúng động mạnh chưa từng có trước thông tin
"Bầu" Kiên – Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Sáng lập ACB bị bắt
giam để điều tra về các sai phạm trong hoạt động kinh tế.
Mức độ ảnh hưởng nghiệm trọng của sự việc này, ngay lập tức đã được thể
hiện. Chỉ trong vòng 3 ngày sau đó, vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đã bốc
hơi 5,6 tỷ USD, chưa kể đến chuỗi phiên giảm điểm kéo dài sau đó. Hàng nghìn tỷ
đồng đã bị rút ra khỏi ACB chỉ trong vài ngày.
Sóng gió liên tiếp ập đến với ACB. Ba ngày sau khi Bầu Kiên bị bắt giam, như
một hệ quả, ông Lý Xuân Hải – nguyên Tổng giám đốc ACB cũng bị bắt giam. Mức
độ nghiêm trọng của sự việc chưa dừng lại ở đó khi hơn một tháng sau, ngày
27/09/2012, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị - Trần Xuân Giá và 3 nguyên Phó Chủ
tịch Hội đồng quản trị ACB lần lượt từ nhiệm và bị khởi tố
Phân tích các chỉ số tài chính:
 Chỉ tiêu H3
Số liệu:
Chỉ số Quý 3 năm 2013 Quý 3 năm 2012
H3 6% 22%
Quý 3 năm 2013, tiền mặt chiếm với 1 tỉ lệ rất nhỏ, chứng tỏ ngân hàng không có
đủ lượng tiền mặt để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản tức thời, chỉ số này thấp hơn
10% nên khi có nhu cầu thanh khoản lớn, đột xuất, thì chắc chắn ngân hàng buộc sẽ đi
vay trên thị trường tiền tệ với lãi suất cao. thưc tế chứng minh cho nhận định này đó
chính là vào năm 2012, bầu Kiên bị bắt, và năm 2013 thì ngân hàng phải giải quyết các
vấn đề liên quan tới vụ bầu Kiên
[Type text] Page 8
 Chỉ tiêu H4
Số liệu:
Chỉ số Quý 3 năm 2013 Quý 3 năm 2012
H4 92% 96%%
Như chúng ta được biết thì tín dụng được xem là tài sản có tình thanh khoản thấp,
nhưng dư nợ tín dụng lại chiếm trên 90% tổng tài sản, thể hiện ngân hàng kém về mặt
thanh khoản,tuy nhiên tỉ số H4 lại có xu hướng giảm nhưng giảm không nhiều, cho ta
thấy được nguy cơ về rủi ro thanh khoản khong được giảm nhiều.
 Chỉ tiêu H5
Số liệu : CT =
Chỉ số Quý 3 năm 2013 Quý 3 năm 2012
H5 110% 164%%
Như ta thấy chỉ sô h5 rất cao,trên 100%, cho ta thấy được ngân hàng đã sử dụng
tiền gửi của khách hàng để cung ứng tín dụng với tỉ lệ là 80%, chỉ số này càng
cao cho ta thấy đước khả năng thanh khoản của ngân hàng ACB càng thấp, Đến
năm 2013 thì ta thấy được khả năng thanh khoản của ngân hàng đã tốt hơn so
với năm 2012
 Chỉ tiêu H6
Số liệu:
Chỉ số Quý 3 năm 2013 Quý 3 năm 2012
[Type text] Page 9
H6 18% 11%%
Từ số liệu trên ta thấy ngân hàng ACB đã chủ động nắm giữ 1 lượng chứng khoán
để đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng, qua đó cho ta thấy được ngân hàng
đang tạo ra khả năng thanh khoản cho mình nhưng không nhiều lắm.
 Chỉ tiêu H7
Số liệu:
Qua bảng số liệu trên, ta thấy được chỉ số này khá cao, chứng tỏ ngân hàng đã đi
gửi nhiều hơn đi vay các TCTD khác, điều này chứng tỏ ngân hàng ACB có nhiều lợi
thế trong việc huy động để đảm bảo khả năng thanh khoản của mình.
 Chỉ tiêu H8
Số liệu:
Chỉ số Quý 3 năm 2013 Quý 3 năm 2012
H8 7% 38%
Qua phân tích, ta thấy được năm 2013 ,ngân hàng ACB không còn nằm tròn mức
an toàn nữa( < 10%),có 1 sự sụt giảm đáng kể so với năm 2012, Như vậy, khả năng
thanh khoản của ngân hàng ACB đang bị mất đi, một trong những nguyên nhân đó là
vụ bầu Kiên bị bắt, dẫn đến tình trạng nợ xấu ngày càng tồi tệ hơn
Trong các nhóm nợ xấu, duy có nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) là giảm
23%, còn lại nợ nhóm 4 và nhóm 5 đều tăng mạnh. Tại thời điểm 30/6, ACB có 946 tỷ
Chỉ số Quý 3 năm 2013 Quý 3 năm 2012
H7 145% 174%%
[Type text] Page 10
đồng nợ nghi ngờ và 1.782 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn, tăng lần lượt 40,6% và
55% so với cuối năm 2012.
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro
3.1 Phương án trên lý thuyết để quản trị rủi ro:
Duy trì dự trữ đáp ứng nhu cầu thanh khoản:
+ Đáp ứng nhu cầu dự trữ bắt buộc
+ Đáp ứng nhu câu dự trữ theo cân đối của TCTD
Phân tích luồng tiền dự kiến:
+ Khối lượng rót vốn dự kiến của các khoản cho vay
+ Mức độ chấp nhận của các đơn xin vay đang xem xét
+ Mức độ quay vòng bình thường của các khoản tiền gửi có kỳ hạn
+ Thời gian đáo hạn thực của tiền gửi không kỳ hạn
Quản lý khe hỡ:
+ Xác định cung thanh khoản
+ Xác định cầu thanh khoản
+ Các kỹ năng xử lý khe hở thanh khoản
- Thiết lập các hạn mức an toàn thanh khoản
+ Thang đáo hạn
+ Qui định hạn mức tỷ lệ tối đa tiền gửi không kỳ hạn, tiền huy động ngắn
hạn, cho vay tiêu dùng….
Đa dạng các hình thức cho vay, đầu tư và duy trì các tài sản có tính lỏng
khácnhau
Xây dựng kế hoạch dự phòng để đối phó với trường hợp khủng hoảng thanh
khoản
+ Có phương án xử lý khủng hoảng
+ Tìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức khác.
3.2 Phương án tối ưu: Trong hiện tại và tương lai trên thực tế :
Rủi ro thanh khoản là một trong các rủi ro rất quan trọng trong hoạt động ngân
hàng, do vậy rủi ro thanh khoản được ngân hàng quan tâm đặc biệt.Quản lý rủi ro
thanh khoản tại ACB được thực hiện trong một kế hoạch tổng thể về quản lý rủi ro
thanh khoản và ứng phó với các sự cố rủi ro thanh khoản.Kể từ khi thành lập và đi vào
hoạt động, Ngân hàng luôn đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản rất tốt và luôn tuân
[Type text] Page 11
thủ các quy định về thanh khoản của NHNN. Hội đồng ALCO, Ban điều hành ngân
quỹ, Phòng Quản lý rủi ro tùy theo phân cấp có trách nhiệm đưa ra những đánh giá
định tính, định lượng thanh khoản, xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám
sát rủi ro thanh khoản. Quản lý rủi ro thanh khoản tại ACB đảm bảo tuân thủ các
nguyên tắc cụ thể sau:
- Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản
trong hoạt động ngân hàng.
- Duy trì tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản có có thể thanh toán ngay và
các tài sản nợ sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo.
- Duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng một (1) giữa tổng tài sản có có thể thanh toán ngay
trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản nợ phải thanh
toán trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo.
- Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản lý rủi ro
thanh khoản do Hội đồng ALCO quy định.
- Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch sử
dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn. ACB cũng thiết lập
các định mức thanh khoản như là một công cụ dự phòng tài chính để ứng phó với các
đột biến về thanh khoản. Căn cứ khả năng thanh toán ngay và khả năng chuyển đổi
thành thanh toán ngay, định mức thanh khoản chia làm bốn (4) cấp độ từ thấp đến cao.
Trong mỗi cấp độ sẽ quy định rõ các loại thanh khoản.Kế hoạch thanh khoản dự
phòng được thể hiện bằng văn bản và được Hội đồng ALCO xem xét cập nhật hàng
tháng.
Ngoài ra, Ngân hàng cũng xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh
khoản nhằm cung cấp cho lãnh đạo, trưởng các đơn vị, bộ phận và các nhân viên
phương cách quản lý và ứng phó khi xảy ra sự cố thanh khoản. Các bước có quan hệ
mật thiết với nhau trong quá trìnhứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản, bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch: định nghĩa phân loại sự cố, mô phỏng các tình huống của sự
cố và các hành động cụ thể để ứng phó. Kế hoạch phải thể hiện bằng văn bản được
thiết lập trên công việc hàng ngày kể cả ngoài giờ làm việc.Kế hoạch phải được xem
xét cập nhật ít nhất sáu (6) tháng một lần.
- Thực hiện hành động ứng phó có hệ thống.
[Type text] Page 12
- Kiểm soát phương thức quản lý tình trạng khẩn cấp: quản lý mọi hành động trong
thời gian xảy ra sự cố, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình. Kế hoạch ứng
phó cũng bao gồm việc định nghĩa các mức độ khẩn cấp của thanh khoản và các biện
pháp ngăn chặn, các định mức thanh khoản có thể sử dụng, các nguồn lực có thể huy
động bao gồm cả nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài để ngăn chặn và đối phó
với sự cố thanh khoản. Kế hoạch cũng quy định sơ đồ thông tin liên lạc đa chiều từ
nhân viên đến lãnh đạo và ra bên ngoài cũng như phương tiện thông tin liên lạc và
mức độ duy trì liên lạc.
Ngân hàng đã và đang triển khai tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cổ đông nước ngoài
về quản trị rủi ro, trong đó bao gồm cả nâng cao trìnhđộ quản trị rủi ro về thanh khoản.
Thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực
nhạy cảm và rủi ro nhiều như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng.ACB phải duy
trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại Ngân hàng Trung
ương và các tài sản có tính lỏng cao khác).Làm như vậy để đảm bảo duy trì dự trữ bắt
buộc của Ngân hàng Trung ương và để đối phó với các dòng tiền đi ra. Việc kết hợp
giữa dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp sẽ giúp ngân hàng chủ động vừa đối phó với rủi ro
thanh khoản vừa có thu nhập hợp lý; xem xét lại cơ cấu về danh mục tài sản nợ, tài sản
của mình cho phù hợp nhằm hạn chế rủi ro ở mứt thấp nhất đó là cơ cấu lại nguồn vốn
huy động và cho vay trên thị trường I (huy động tiền gửi từ các tổ chức và dân cư); cơ
cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung, dài hạn, giữa nguồn huy động ngắn
hạn dùng để cho vay trung, dài hạn.
Thực hiện việc phát hành các giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu huy động vốn giữa
thị trường I và thị trường II (thị trường liên ngân hàng); điều chỉnh cơ cấu cho vay vào
các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng.Thực
hiện tốt quản lý rủi ro lãi suất khe hở lãi suất: Cần hoàn thiện các quy định liên quan
đến huy động và cho vay (nhất là huy động, cho vay trung, dài hạn) theo lãi suất thị
trường; cần có cách giải quyết khoa học để không xảy ra tình trạng các khách hàng gửi
tiền rút tiền trước hạn khi lãi suất thị trường tăng cao hoặc khi có các đối thủ khác đưa
ra lãi suất cao, hấp dẫn khách hàng hơn. Hiện nay, xuất hiện một thực tế là các doanh
nghiệp vay vốn ngân hàng đến hạn không chịu trả nợ vay vì họ e ngại sau khi trả sẽ rất
khó vay lại được tiền từ ngân hàng. Vì thế, họ sẵn sàng chịu phạt lãi suất quá hạn ghi
trong hợp đồng vì như vậy, so ra vẫn còn thấp hơn lãi suất cho vay mới. Chính điều
[Type text] Page 13
này đã gâyảnh hưởng lớn đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Thực hiện tốt
quản lý rủi ro kỳ hạn: Sự không cân đối về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có của
ngân hàng là lý do quan trọng làm cho ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản trong thời
gian qua. Vấn đề sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn với tỷ trọng lớn hoặc
cùng là ngắn hạn và trung, dài hạn nhưng thời hạn cụ thể khác nhau (ví dụ như huy
động trung, dài hạn hai năm nhưng cho vay trung hạn ba năm) cũng làm cho ngân
hàng khó khăn trong việc kiểm soát dòng tiền ra và dòng tiền vào của mình.
Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro: Thị trường tiền tệ phái sinh ở Việt Nam
còn rất hạn chế, tuy nhiên, sau đợt biến động của thị trường tiền tệ trong thời gian qua,
chắc chắn các ngân hàng sẽ quan tâm nhiều hơn và nó sẽ giúp cho ngân hàng quản lý
tốt hơn tài sản nợ, tài sản có của mình. Thị trường REPO là công cụ khá hiệu quả trong
việc tạo ra tính lỏng cao cho các chứng khoán nợ và cơ cấu tài sản có nhằm hỗ trợ
thanh khoản cho các ngân hàng một cách nhanh chóng.Forward và Future cũng là
những công cụ để cầm giữ lãi suất giao dịch nhằm hạn chế rủi ro khi lãi suất thị trường
biến động.
Đặc biệt SWAP là công cụ quan trọng để các ngân hàng có thể cơ cấu lại tài sản
nợ, tài sản có trên bảng cân đối tài sản của mình, nhằm hạn chế các tác động của rủi ro
lãi suất. rủi ro kỳ hạn.
 Nói thêm:
 Về việc xủ lý tin đồn Tổng Giám Đốc ACB bỏ trốn, ACB đã xử lý bằng cách:
- Tiếp cận với công chúng để nắm bắt được nội dung tin đồn
- Dựng trung tâm thông tin hoặc một phòng thông tin
- Thành lập nhóm xử lý sự cố
- Chỉ định một phát ngôn viên chính thức
- Cung cấp thông tin nhanh chóng và đều đặn cho các phương tiện truyền thông và
công chúng về hoạt động của tổ chức... Và thực tế là:
Ngày 14-10:
Lượng người đổ xô đến rút tiền tăng vọt, tập trung chú yếu tại Hội sở trên đường
Nguyễn Thị Minh Khai và chi nhánh tại 30 Mạc Đĩnh Chi (Quận 1). Do lượng người
tập trung ở30 ngân hàng quá đông đã khiến cho tin đồn lan rộng. Các nhân viên của
ACB đã phải làm việc tới quá nửa đêm để phục vụ nhu cầu rút tiền của khách hàng.
[Type text] Page 14
Ông Phạm Văn Thiệt đã đứng ở quầy gửi tiền, đeo trước ngực một tấm bảng có đề
tên và gắn ảnh của mìnhđể thuyết phục khách hàng rằng: “Tôi là Tổng giám đốc
ACB. Tôi không bỏ trốn!”Thống đốc ngân hàng nhà nước Lê Đức Thúy lên khẳng
định rằng ông Phạm Văn Thiệt chính là Tổng giám đốc ACB, và ông này không hề bỏ
trốn, tin đồn là hoàn toàn không có thật.
Đến 21h, khoảng 600-700 tỷ (trong đó có 16 triệu USD) đã được chi trả khách
hàng là người dân.Tại hội sở ACB trên đường Nguyễn Thị Minh Khai đã phục vụ tới
2.085 khách.
Ngày 15-10:
ACB và thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy đã trả lời trực tuyến với
độc giả trên mạng VnExpress. Ngân hàng Nhà nước đã phát hàng ngàn tờ thông báo
phủ nhận tin đồn có kèm theo ảnh lãnhđạo ACB tới tay của khách hàng chờ rút tiền
Công an và chính quyền địa phương đã có một số biện pháp bình ổn tình hình.
Thống đốc Lê Đức Thúy cam kết hỗ trợ đầy đủ mọi yêu cầu về Việt Nam đồng,
ngoại tệ và vàng cho ACB để chi trả cho khách hàng. ACB đã rất nỗ lực phủ nhận tin
đồn. Cùng với sự can thiệp của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy, lượng
người đến rút tiền đã giảm.
Cũng trong ngày hôm đó, khách hàng đã gửi tiết kiệm vào ACB với lượng tiền gần 30
tỷ đồng.Giao dịch của các chi nhánh ACB tại TP. Hồ Chí Minh đã trở lại bình thường.
Ngày 16-10:
ACB khẳng định đã trở lại hoạt động bình thường và nối lại các hoạt động cho
vay.Vào lúc này, sóng gió đã qua tại ngân hàng ACB.
 Về việc xử lý sau khi bầu Kiên bị bắt:
Ngân hàng Nhà nước kêu gọi người gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Á Châu
hoàn toàn yên tâm. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang theo dõi sát diễn
biến thị trường tiền tệ, trường hợp cần thiết, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản để
ổn định và bảo đảm an toàn hệ thống.
3. Bài học kinh nghiệm:
“Có thể nói giống như xây dựng một ngôi nhà, người ta tính toán sao cho không
để xảy ra lún sụt, nứt tường, thấm dột, còn những tai họa bất ngờ như động đất, bão lũ
thì chịu! Vấn đề là căn nhà có chịu đựng nổi khi tai hoạ ập đến hay không”
[Type text] Page 15
Những rủi ro không suy tính được chính là những “tai họa bất ngờ” mà bất cứ một
doanh nghiệp nào cũng không mong muốn gặp phải.Đối với ngân hàng-một ngành
nghề kinh doanh đầy rủi ro thì những rủi ro không suy tính được mà trong nội dung bài
tiểu luận này là rủi ro do tin đồn thất thiệt có thể gây ảnh hưởng đến không chỉ chính
ngân hàng đó mà là cả một hệ thống ngân hàng.
Như chúng ta cũng đã biết hoạt động của một ngân hàng trong một quốc gia như
một mắc xích trong cả hệ thống ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân
trong nền kinh tế. Do vậy nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí
dẫnđến mất khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh
hưởng xấu các ngân hàng và các bộ phận kinh tế khác. Nếu không có sự can thiệp kịp
thời của ngân hàng nhà nước và Chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn
bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các ngân hàng thương mại làm cho
các ngân hàng khác vô hình chung cũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh
toán.Sự cố ngân hàng Á Châu (ACB) vừa qua được nhiều chuyên gia trong ngành
nhận định là một bài học kinh nghiệm đáng quan tâm về việc quản trị rủi ro đối với hệ
thống ngân hàng mà cụ thể ở đây là quản trị rủi ro những tin đồn thất thiệt. Ta có thể
rút ra một vài bài học kinh nghiệm sau:
 Thứ nhất, mỗi ngân hàng cần phải đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiết, rõ
ràng khi thành lập ngân hàng thương mại cần đảm bảo mức vốn điều lệ cao hơn mức
vốn pháp
định. Ngân hàng nên duy trì mức vốn tự có một cách hợp lý, cân đối so với quy mô và
phạm vi hoạt động của ngân hàng mình.Nhưng điều quan trọng chính là ngân hàng cần
công bố rõ những thông tin tài chính một cách thành thực, minh bạch để khách hàng
hay các nhà đầu tư có thế xây dựng được lòng tin với ngân hàng sẽ giúp tránh được
tình trạng khách hàng đổ xô đi rút tiền (có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân
hàng) chỉ vì những tin đồn thất thiệt thiếu căn cứ.
=> Ta có thể dễ dàng nhận thấy ở trường hợp của ACB không chỉ khoanh hẹp lại
phạm vi khủng hoảng vì một tin đồn mà chính là do lòng tin của người dân về hệ
thống ngân hàng đã chưa đủ nhiều và do đó dễ hoang mang khi có những tình huống
xấu.
=> Tương tác giữa khách hàng và ngân hàng trong thời đại ngày nay không chỉ
đơn giản qua những con số, những hợp đồng được ký kết, bởi vì với sự phát triển
[Type text] Page 16
mạnh của hệ thống ngân hàng thì việc lựa chọn ngân hàng nào phụ thuộc vào mức độ
tin tưởng của khách hàng với ngân hàng đó đến đâu. Do đó, với sự cố của ACB, với
ACB nói riêng và cả hệ thống ngân hàng thương mại nói chung cần chú trọng hơn nữa
công tác dịch vụ khách hàng để tăng cường sự gần gũi giữa khách hàng và ngân
hàng.Ngoài những thông tin cơ bản trước đây thì ngân hàng còn nên thường xuyên gửi
thư ngỏ đến khách hàng, báo cáo về tình hình kinh doanh của ngân hàng mình (những
thông tin này đã được kiểm toán), tận dụng nhiều kênh truyền thông để đưa thông tin
về sản phẩm, dịch vụ của mình đến với khách hàng vì sức mạnh của truyền thông là vô
cùng quan trọng và hữu hiệu để các ngân hàng có thể truyền tải thông điệp của
mìnhđến với khách hàng.Thứ hai, với sự cố của ACB ta có thể nhận thấy tốc độ xử lý
thông tin của ngân hàng chưa thật sự hiệu quả. Trong thực tế, ACB vì những lý do chủ
quan, trong đó một phần do không có một bộ phận PR (public relations) chuyên
nghiệp nên đã để cho giai đoạn “ủ bệnh” này kéo dài quá lâu. Cả tuần trước sự cố rút
tiền, khi tin đồn mới được tung ra, đã không hề có một thông tin đính chính chính thức
nào từ phía ACB. Mãi sang đến tuần sau, ACB mới bắt đầu phản ứng. Khi đó, công
chúng đã chuyển qua giai đoạn phản ứng rút tiền ra, một phản ứng rất hợp “lẽ thông
thường”.
Hiện nay tất cả các ngân hàng đều có bộ phận đánh giá và xử lý rủi ro. Nhưng lâu
nay, các loại rủi ro được dự báo và xử lý trên những định lượng phân tích được, còn
những rủi ro về thị trường, như tin đồn thất thiệt chẳng hạn, ngân hàng khó có thể đánh
giá được.Tuy nhiên dù là những rủi ro được liệt kê là những rủi ro không suy tính
trước được khiến cho việc quản trị rủi ro của ngân hàng gặp nhiều khó khăn song một
khi đã xảy ra sự cố nhất là trong hoạt động của ngân hàng có thể gây ra hiệu ứng
Domino ảnh hưởng đến cả một dây chuyền hệ thống các ngân hàng thì việc xử lý rủi
ro do tin đồn thất thiệt thế này cần phải có phảnứng thật “nhạy”, và cần phải được xử
lý ngay nhất là trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay với tốc độ lan truyền thông
tin “chóng mặt”.Mặt khác, trong cơ chế vận hành của tin đồn về sự cố ACB, đã không
có chỗ cho sự kiểm chứng khả tín.
=> Cần phải có một bộ phận xử lý thông tin chuyên biệt để có thể phản ứng ngay
ngay khi có sự số xảy ra, đầu tư chú trọng hơn nữa đến bộ phận PR (quan hệ công
chúng) của ngân hàng để có thể xử lý được những sự cố đó bên cạnh việc minh bạch
trong hệ thống tài chính của ngân hàng để làm cơ sở cho lòng tin của khách hàng.
[Type text] Page 17
 Thứ hai, với sự cố tin đồn thất thiệt năm 2003, ACB đã khôi phục đầy đủ
quyền lợi của nhiều khách hàng vì lo sợ khi nghe tin đồn mà vội vã rút tiền khỏi ngân
hàngchấp nhận thiệt thòi về lãi suất là một trong những biện pháp ACB tiến hành để
khắc phục sự cố có lẽ cũng đồng thời là bài học cho các ngân hàng khác khi gặp tình
huống tương tự.
 Thứ ba, với các ngân hàng nhà nước và chính phủ cần cần có những biện
pháp giám sát chặt chẽ hơn nữa những tin đồn thất thiệt đặc biệt là trong lĩnh vực ngân
hàng khi hậu quả xấu đối với một ngân hàng có thể kéo theo hàng loạt các ngân hàng
khác
cũng bị ảnh hưởng tương tự
 Thứ tư, bên cạnh sự nỗ lực tạo sự tương tác gần gũi hơn nữa đối với
khách hàng của mình từ các ngân hàng thì phía khách hàng và các nhà đầu tư thì cần
có sự cập nhật và trang bị cho mình những thông tin cần thiết, không nên chỉ nghe
những tin đồn vô căn cứ mà hoang mang rồi tạo hiệu ứng dây chuyền đến người khác.
 Tóm lại, việc quản trị rủi ro nhất là những rủi ro không suy tính được như
những rủi ro do thị trường, thiên tai, hay tin đồn thất thiệt được đề cập đến trong bài
tiểu luận này là không dễ dàng do đó ngoài những giải pháp cụ thể được nêu ra trong
phần giải pháp bài học kinh nghiệm rút ra tổng quát nhất từ sự cố của ACB đó là hãy
tạo lòng tin cho khách hàng từ những việc căn bản nhất và hãy xử lý thông tin kịp thời,
nhanh nhất có thể.
[Type text] Page 18
KẾT LUẬN
Trong thời đại mà các phương tiện thông tin phát triển mạnh mẽ và khó kiểm soát,
tính cạnh tranh trên thịtrường ngày càng khốc liệt hơn cộng với môi trường luật pháp
của ta còn chưa thực sự chặt chẽ, nhiều kẻ hở và thiếu những biện pháp mang tính răn
đe, việc những tin đồn thất thiệt xuất hiện từ những đối thủ giấu mặt là điều các DN
nói chung, NH ACB nói riêng có thể đối mặt bất cứ lúc nào. Trải qua một giai đoạn
“đen tối” do những tác hại mà tin đồn thất thiệt gây ra đã làm cho các nhà quản trị của
ACB có cái nhìn toàn cục và thực tế hơn về việc phòng chống những tin đồn và cách
giải quyết khi nó ập đến.
Ví nó luôn là nguy cơ đe dọa thường trực đối với hoạt động của NH, do đó ban
quản trị ACB cần nhận thức, cần làm quen với việc “sống chung” với nó. Giải pháp cơ
bản và hiệu quả nhất để phòng ngừa rủi ro này vẫn là công khai minh bạch thông tin,
chẳng những đem lại lợi ích phòng chống rủi ro cho NH mà còn đem đến lợi ích cho
khách hàng, làm cho họ có cái nhìn khách quan nhất về tình hình hoạt động của tổ
chức, khi những tin đồn lan ra thì khách hàng cũng bình tĩnh hơn để tự mình đánh giá
suy xét sự việc.
Khi tin đồn lan ra, NH cần phối hợp với các cơ quan chức năng và cơ quan truyền
thông có uy tín- là 2 kênh mà NH có thể nhờ vào đó đểbác bỏ những thông tin sai trái,
ổn định tâm lý dư luận. Mặt khác trong tương lai, NH ACB cần phải tạo được sự liên
kết với các NHTM CP khác để khi có vấn đề xảy ra sẽ không phải lúng túng trong vấn
đề thanh khoản và tránh được hiệu ứng domino cho toàn ngành, điều mà không một
ngân hàng nào muốn xảy ra.

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hangMot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hangHạnh Ngọc
 
Đặc điểm thị trường tài chính VN
Đặc điểm thị trường tài chính VNĐặc điểm thị trường tài chính VN
Đặc điểm thị trường tài chính VNTruong Phuong Tuyen
 
đề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệđề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệNguyễn Linh
 
Tài chính tiền tệ 2
Tài chính tiền tệ 2Tài chính tiền tệ 2
Tài chính tiền tệ 2phongchau1981
 
Cẩm Nang Thi Tuyển Vietcombank 2016
Cẩm Nang Thi Tuyển Vietcombank 2016 Cẩm Nang Thi Tuyển Vietcombank 2016
Cẩm Nang Thi Tuyển Vietcombank 2016 nataliej4
 
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015Nguyen Thai Binh
 
đề Tài thực tập. trần văn dũng
đề Tài thực tập. trần văn dũngđề Tài thực tập. trần văn dũng
đề Tài thực tập. trần văn dũngtranvandung90.na
 
Phương thức thanh toán chuyển tiền
Phương thức thanh toán chuyển tiềnPhương thức thanh toán chuyển tiền
Phương thức thanh toán chuyển tiềnKira Nguyễn
 
Trắc nghiệm tài chính tiền tệ 1 2013
Trắc nghiệm tài chính tiền tệ 1 2013Trắc nghiệm tài chính tiền tệ 1 2013
Trắc nghiệm tài chính tiền tệ 1 2013Ce Nguyễn
 
Lãi suất tiền gửi: Tăng giảm đan xen
Lãi suất tiền gửi: Tăng giảm đan xenLãi suất tiền gửi: Tăng giảm đan xen
Lãi suất tiền gửi: Tăng giảm đan xenkinhtethitruong
 
Bai 5 hoat dong NHTM
Bai 5 hoat dong NHTMBai 5 hoat dong NHTM
Bai 5 hoat dong NHTMHuy Tran Ngoc
 
Phuong thuc thanh toan quoc te
Phuong thuc thanh toan quoc tePhuong thuc thanh toan quoc te
Phuong thuc thanh toan quoc teHowl's Calcifer
 
Thitruonghoidoai
ThitruonghoidoaiThitruonghoidoai
ThitruonghoidoaiPông Pông
 
Thitruonghoidoai
ThitruonghoidoaiThitruonghoidoai
ThitruonghoidoaiPông Pông
 
Chương 6: Hệ thống tài chính
Chương 6: Hệ thống tài chínhChương 6: Hệ thống tài chính
Chương 6: Hệ thống tài chínhDzung Phan Tran Trung
 

Was ist angesagt? (20)

Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hangMot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
 
Đặc điểm thị trường tài chính VN
Đặc điểm thị trường tài chính VNĐặc điểm thị trường tài chính VN
Đặc điểm thị trường tài chính VN
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại Công ty ALPHA, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại Công ty ALPHA, HAYĐề tài: Hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại Công ty ALPHA, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại Công ty ALPHA, HAY
 
đề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệđề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệ
 
Tài chính tiền tệ 2
Tài chính tiền tệ 2Tài chính tiền tệ 2
Tài chính tiền tệ 2
 
Cẩm Nang Thi Tuyển Vietcombank 2016
Cẩm Nang Thi Tuyển Vietcombank 2016 Cẩm Nang Thi Tuyển Vietcombank 2016
Cẩm Nang Thi Tuyển Vietcombank 2016
 
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
 
Sự cạnh tranh
Sự cạnh tranhSự cạnh tranh
Sự cạnh tranh
 
đề Tài thực tập. trần văn dũng
đề Tài thực tập. trần văn dũngđề Tài thực tập. trần văn dũng
đề Tài thực tập. trần văn dũng
 
Phương thức thanh toán chuyển tiền
Phương thức thanh toán chuyển tiềnPhương thức thanh toán chuyển tiền
Phương thức thanh toán chuyển tiền
 
Msbs starfish stock_pick_vcb_2
Msbs starfish stock_pick_vcb_2Msbs starfish stock_pick_vcb_2
Msbs starfish stock_pick_vcb_2
 
Trắc nghiệm tài chính tiền tệ 1 2013
Trắc nghiệm tài chính tiền tệ 1 2013Trắc nghiệm tài chính tiền tệ 1 2013
Trắc nghiệm tài chính tiền tệ 1 2013
 
Lãi suất tiền gửi: Tăng giảm đan xen
Lãi suất tiền gửi: Tăng giảm đan xenLãi suất tiền gửi: Tăng giảm đan xen
Lãi suất tiền gửi: Tăng giảm đan xen
 
Bai 5 hoat dong NHTM
Bai 5 hoat dong NHTMBai 5 hoat dong NHTM
Bai 5 hoat dong NHTM
 
Phuong thuc thanh toan quoc te
Phuong thuc thanh toan quoc tePhuong thuc thanh toan quoc te
Phuong thuc thanh toan quoc te
 
Thitruonghoidoai
ThitruonghoidoaiThitruonghoidoai
Thitruonghoidoai
 
Thitruonghoidoai
ThitruonghoidoaiThitruonghoidoai
Thitruonghoidoai
 
Chương 6: Hệ thống tài chính
Chương 6: Hệ thống tài chínhChương 6: Hệ thống tài chính
Chương 6: Hệ thống tài chính
 
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch Vietcombank, HAY
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch Vietcombank, HAYĐề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch Vietcombank, HAY
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch Vietcombank, HAY
 
Msbs starfish stock_pick_bsi
Msbs starfish stock_pick_bsiMsbs starfish stock_pick_bsi
Msbs starfish stock_pick_bsi
 

Andere mochten auch

LAFS SVI Level 10 - Managing Your Career
LAFS SVI Level 10 - Managing Your CareerLAFS SVI Level 10 - Managing Your Career
LAFS SVI Level 10 - Managing Your CareerDavid Mullich
 
LAFS SVGI Session 9 - Controversial Video Games
LAFS SVGI Session 9 - Controversial Video GamesLAFS SVGI Session 9 - Controversial Video Games
LAFS SVGI Session 9 - Controversial Video GamesDavid Mullich
 
LAFS SVI Level 8 - Diversity
LAFS SVI Level 8 - DiversityLAFS SVI Level 8 - Diversity
LAFS SVI Level 8 - DiversityDavid Mullich
 
Qu _n_tr____rui_ro_ngan_hang
Qu  _n_tr____rui_ro_ngan_hangQu  _n_tr____rui_ro_ngan_hang
Qu _n_tr____rui_ro_ngan_hangXuan Le
 
LAFS PREPRO Session 1 - Introduction
LAFS PREPRO Session 1 - IntroductionLAFS PREPRO Session 1 - Introduction
LAFS PREPRO Session 1 - IntroductionDavid Mullich
 
LAFS PREPRO Session 5 - Project Schedule
LAFS PREPRO Session 5 - Project ScheduleLAFS PREPRO Session 5 - Project Schedule
LAFS PREPRO Session 5 - Project ScheduleDavid Mullich
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpKim Trương
 

Andere mochten auch (7)

LAFS SVI Level 10 - Managing Your Career
LAFS SVI Level 10 - Managing Your CareerLAFS SVI Level 10 - Managing Your Career
LAFS SVI Level 10 - Managing Your Career
 
LAFS SVGI Session 9 - Controversial Video Games
LAFS SVGI Session 9 - Controversial Video GamesLAFS SVGI Session 9 - Controversial Video Games
LAFS SVGI Session 9 - Controversial Video Games
 
LAFS SVI Level 8 - Diversity
LAFS SVI Level 8 - DiversityLAFS SVI Level 8 - Diversity
LAFS SVI Level 8 - Diversity
 
Qu _n_tr____rui_ro_ngan_hang
Qu  _n_tr____rui_ro_ngan_hangQu  _n_tr____rui_ro_ngan_hang
Qu _n_tr____rui_ro_ngan_hang
 
LAFS PREPRO Session 1 - Introduction
LAFS PREPRO Session 1 - IntroductionLAFS PREPRO Session 1 - Introduction
LAFS PREPRO Session 1 - Introduction
 
LAFS PREPRO Session 5 - Project Schedule
LAFS PREPRO Session 5 - Project ScheduleLAFS PREPRO Session 5 - Project Schedule
LAFS PREPRO Session 5 - Project Schedule
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
 

Ähnlich wie Tu

Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.gamaham3
 
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...Ngovan93
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Nam Hương
 
Đề tài Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
Đề tài Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản Nguyễn Ngọc Chánh
 
Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketingTrường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketingmaytrang20075
 
Chuyên Đề Thực Tập Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Bằng Phương Thức Tín ...
Chuyên Đề Thực Tập Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Bằng Phương Thức Tín ...Chuyên Đề Thực Tập Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Bằng Phương Thức Tín ...
Chuyên Đề Thực Tập Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Bằng Phương Thức Tín ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Bao cao sua
Bao cao suaBao cao sua
Bao cao suaPhi FA
 
Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính D...
Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính D...Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính D...
Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính D...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Pp ngân hàng acb
Pp ngân hàng acbPp ngân hàng acb
Pp ngân hàng acbBunny Ngọc
 
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02NhiL106
 
Chuyên Đề Thực Tập Huy Động Vốn Tiền Gửi Tiết Kiệm Của Ngân Hàng Thương Mạ...
Chuyên Đề Thực Tập Huy Động Vốn Tiền Gửi Tiết Kiệm Của Ngân Hàng Thương Mạ...Chuyên Đề Thực Tập Huy Động Vốn Tiền Gửi Tiết Kiệm Của Ngân Hàng Thương Mạ...
Chuyên Đề Thực Tập Huy Động Vốn Tiền Gửi Tiết Kiệm Của Ngân Hàng Thương Mạ...Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tichTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tichTrần Đức Anh
 

Ähnlich wie Tu (20)

Nâng Cao Chất Lượng Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Nhtmcp Ngoại Thương Việt Nam
Nâng Cao Chất Lượng Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Nhtmcp Ngoại Thương Việt NamNâng Cao Chất Lượng Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Nhtmcp Ngoại Thương Việt Nam
Nâng Cao Chất Lượng Bảo Lãnh Tại Sở Giao Dịch Nhtmcp Ngoại Thương Việt Nam
 
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
 
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
 
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
 
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
 
Đề tài Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
Đề tài Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
 
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
 
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản
 
Đề thi đầu vào ngân hàng. Tổng hợp các ngân hàng
Đề thi đầu vào ngân hàng. Tổng hợp các ngân hàngĐề thi đầu vào ngân hàng. Tổng hợp các ngân hàng
Đề thi đầu vào ngân hàng. Tổng hợp các ngân hàng
 
Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketingTrường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketing
 
Phan 2
Phan 2Phan 2
Phan 2
 
Chuyên Đề Thực Tập Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Bằng Phương Thức Tín ...
Chuyên Đề Thực Tập Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Bằng Phương Thức Tín ...Chuyên Đề Thực Tập Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Bằng Phương Thức Tín ...
Chuyên Đề Thực Tập Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Bằng Phương Thức Tín ...
 
Bao cao sua
Bao cao suaBao cao sua
Bao cao sua
 
Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính D...
Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính D...Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính D...
Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính D...
 
Pp ngân hàng acb
Pp ngân hàng acbPp ngân hàng acb
Pp ngân hàng acb
 
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
 
Chuyên Đề Thực Tập Huy Động Vốn Tiền Gửi Tiết Kiệm Của Ngân Hàng Thương Mạ...
Chuyên Đề Thực Tập Huy Động Vốn Tiền Gửi Tiết Kiệm Của Ngân Hàng Thương Mạ...Chuyên Đề Thực Tập Huy Động Vốn Tiền Gửi Tiết Kiệm Của Ngân Hàng Thương Mạ...
Chuyên Đề Thực Tập Huy Động Vốn Tiền Gửi Tiết Kiệm Của Ngân Hàng Thương Mạ...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank, HAY
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tichTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-phan-tich
 

Tu

  • 1. [Type text] Page 1 QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG ACB I. Cớ sở lý luận chung 1. Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản THANH KHOẢN LÀ GÌ? Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem như khả năng tức thời (the short-run ability) để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Như vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. Rủi ro về thanh khoản Rủi ro thanh toán phát sinh khi dân chúng mất lòng tin vào Ngân hàng hoặc nhu cầu rút tiền có tính chất thời vụ mà ngân hàng không dự tính trước được đòi hỏi Ngân hàng phải chi trả tức thời một khoản tiền lớn hơn mức bình thường. Trong bối cảnh đó, hầu hết các ngân hàng đều phải đối phó với tình huống tương tự, thì chi phí để huy động vốn bổ sung tăng lên một cách đáng kể do lượng vốn cung ứng trên thị trường giảm. Hậu quả là ngân hàng phải bán một số tài sản có độ thanh khoản thấp càng ngày càng nghiêm trọng, nếu tất cả người gửi tiền đồng loạt yêu cầu chi trả toàn bộ tiền gửi của họ thì dẫn đến Ngân hàng chỉ đang từ chỗ phải đối phó với rủi ro thanh khoản đến chỗ phải đối mặt với rủi ro phá sản. QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Quản trị rủi ro bao gồm năm bước: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát, phòng ngừa và tài trợ rủi ro.  Bản chất của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng có thể đúc kết ở hai nộidung sau: Một là, hiếm khi nào tại một thời điểm mà tổng cung thanh khoản bằng với tổng cầu thanh khoản. Do vậy, ngân hàng phải thường xuyên đối mặt với tình trạng thâm hụt hay thặng dư thanh khoản. Hai là, thanh khoản và khả năng sinh lời là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau, nghĩa là một tài sản có tính thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lờicủa tài sản đó
  • 2. [Type text] Page 2 càng thấp và ngược lại; một nguồn vốn có tính thanh khoản càng cao thì thường có chi phí huy động càng lớnvà do đó, làm giảmkhả năng sinh lờikhi sử dụng để cho vay. Ngân hàng cần dự trữthanh khoản để chi trả những chi phí thường xuyên, như lãi tiền gửi..., và cả những cú sốc thanh khoản không mong đợi, như một cuộc rút tiền gửi hàng loạt hay yêu cầu vay vốn lớn. 2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh ngân hàng: Có 3 nhóm nguyên nhân dẫn đến rủi ro:  Nhóm nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị ngân hàng: ✓ Do không quản lý chặt chẽ thanh khoản dẫn đến thiếu khả năng chi trả ✓ Cho vay và đầu tư quá mức, ví dụ tập trung cho vay quá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc một ngành nào đó; trong đầu tư chỉ chú trọng vào một loại chứng khoán có rủi ro cao. ✓ Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫnđếncho vay hoặc đầutư không hợp lý. ✓ Do hoạt động kinh doanh trái pháp luật, tham ô... ✓Do cán bộ ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp, yếu kém về trìnhđộ nghiệp vụ.  Nhóm nguyên nhân thuộc về phía khách hàng: ✓ Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý. ✓ Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả. ✓ Khách hàng kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hoá không tiêu thụ được. ✓ Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu khả năng thanh khoản. ✓ Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo.  Nhóm nguyên nhân khách quan từ môi trường hoạt động kinh doanh: ✓ Do thiên tai, hoả hoạn. ✓ Tình hình an ninh, chính trị trong nước, khu vực không ổn định. ✓ Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất cân bằng cán cân II. Thực tiễn tại ngân hàng ACB: 1. Giới thiệu ngân hàng: 1.1 Giới thiệu sơ lược ngân hàng ACB
  • 3. [Type text] Page 3 Hội sở chính của Ngân hàng đặt tại số 442, đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Tel: (848) 3929 0999 Fax: (848) 3839 9885 Email: acb@acb.com.vn Trang web:www.acb.com.vn + Tên giao dịch: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu. + Tên nước ngoài: Asia Commercial Bank (gọi tắt là ACB). + Hiện nay Ngân hàng có 115 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước.  Sản phẩm dịch vụ chính Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng. Kinh doanh ngoại tệ và vàng. Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.  Mạng lưới kênh phân phối Gồm 345 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc: Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 29 chi nhánh và 107 phòng giao dịch Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam ): 20 chi nhánh và 79 phòng giao dịch Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Bình Định, Phú Yên, Đak Lak, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận): 13 chi nhánh và 35 phòng giao dịch Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An GIang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau): 13 chi nhánh, 15 phòng giao dịch
  • 4. [Type text] Page 4 Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Vũng Tàu): 5 chi nhánh và 29 phòng giao dịch Trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động 969 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union. Chiến lược Chuyển đổi từ chiến lược các quy tắc đơn giản (simple rule strategy) sang chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa (a competitive strategy of differentiation). Định hướng ngân hàng bán lẻ (định hướng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ). Các giải thưởng, bằng khen Huân chương lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng Cờ thi đua của Chính Phủ Cờ thi đua của Ngân hàng nhà nước giải thưởng “Doanh nghiệp công bố thông tin tốt nhất do bạn đọc bình chọn và “Báo cáo thường niên xuất sắc nhất” do Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Báo Đầu tư chứng khoán và Dragon Capital phối hợp tổ chức Giải thưởng “Thương hiệu Việt yêu thích nhất 2010” do người tiêu dùng bình chọn - Báo Sài Gòn Giải Phóng là đơn vị tổ chức khảo sát “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 4 năm liên tiếp 2009, 2010, 2011, 2012” do các tạp chí quốc tế uy tín: Euromoney, Global Finance, AsiaMoney, FinanceAsia, The Asset, World Finance bình chọn “Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam năm 2010” Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008 (Tạp chí Euromoney) Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007. 1.2 Tóm tắt tình hình hoạt động của ngân hàng ACB: Sau sự cố ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) bị bắt, ngân hàng Á Châu (ACB) bị chao đảo mạnh, tài sản sụt giảm hàng trăm nghìn tỷ đồng. Hơn nữa, lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm nay chỉ bằng 50% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến 30/6/2013, tổng tài sản của ACB tiếp tục giảm so với thời điểm 31/12/2012, còn 169,4 nghìn tỷ đồng so với 176,3 nghìn tỷ đồng. Thu nhập lãi thuần trong quý 2/2013 giảm mạnh so với quý 2/2012, cũng như lũy kế 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ. Trong quý 2/2013, khoản mục này của ACB chỉ đạt hơn 1.105 tỷ đồng, trong khi quý 2/2012 đạt gần 2.087 tỷ đồng; lũy kế 6 tháng đầu năm nay với năm ngoái tương ứng là hơn 2.337 tỷ đồng so với hơn 3.698 tỷ đồng.
  • 5. [Type text] Page 5 Ở nguồn thu khác, đáng chú ý là ACB đã có lãi 30,3 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối, trong khi cùng kỳ 2012 lỗ gần 174 tỷ đồng; nhưng lũy kế 6 tháng đầu năm 2013 vẫn lỗ 53,6 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 106,7 tỷ đồng. Thêm vào đó, cũng như điểm chung ở một số ngân hàng khác, quý vừa qua ACB ghi nhận lợi nhuận đáng kể ở đầu tư chứng khoán, trong khi chi phí hoạt động tiếp tục được cắt giảm. Riêng chi phí hoạt động, ước tính ngân hàng này đã giảm lương bình quân khoảng 25% trong 6 tháng đầu năm nay. Tính chung, trong quý 2/2013 lợi nhuận sau thuế theo báo cáo hợp nhất của ngân hàng này chỉ đạt hơn phân nửa so với cùng kỳ 2012, 409 tỷ đồng so với 773 tỷ đồng; lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 716 tỷ đồng trong khi 6 tháng đầu 2012 đạt hơn 1.607 tỷ đồng. Kết quả trên có thể xem xét ở ảnh hưởng từ sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên và một số lãnh đạo cao cấp bị cơ quan chức năng xử lý hồi tháng 8 năm ngoái đến nay vẫn còn. Cùng với đó, hoạt động tất toán trạng thái vàng và sự vắng mặt của vốn vàng trong cơ cấu chung có thể gây xáo trộn nhất định, ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận. Và đáng chú ý là một nguồn thu lớn của ACB đã bị co lại. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế quý 2/2013 so với quý 2/2012 giảm hơn 364 tỷ đồng là do số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác giảm từ gần 56 nghìn tỷ đồng tại ngày 30/6/2012 xuống chỉ còn hơn 11 nghìn tỷ đồng tại ngày 30/6/2013, góp phần làm cho thu nhập lãi thuần quỹ 2/2013 so với quý 2/2012 giảm tới hơn 981 tỷ đồng. o Dự báo hoạt động năm 2013 Kế hoạch năm 2013, tăng trưởng tín dụng sẽ theo nguyên tắc cẩn trọng và phấn đấu tăng trưởng tối đa theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, dự kiến khoảng 15- 16%. Căn cứ vào tình hình hiện nay, ACB sẽ mở rộng mạng lưới, nhưng sẽ không tăng nhanh mà tập trung vào cải tạo, di dời các chi nhánh yếu kém, phát triển các chi nhánh tạo lợi nhuận tốt. Riêng huy động vốn sẽ tập trung khôi phục lại quy mô, dự kiến tăng trưởng 20- 30%. 2. Thực tiễn về rủi ro thanh khoản tại ngân hàng: Rủi ro thanh khoản do tin đồn thất thiệt: Đầu năm 2003, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) vẫn đang kinh doanh hiệu quả.Lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2003 của ngân hàng này tăng 20% so với cùng kì năm 2002 (đạt xấp xỉ 170 tỷ đồng).ACB rất được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm khi gửi tiền vào. Chính vì vậy tin đồn “Tổng giám đốc của ACB
  • 6. [Type text] Page 6 Phạm Văn Thiệt bỏ trốn” đã gây nên một cú “sốc” trong dư luận người dân TP.HCM, đặc biệt là những người có tiền gửiở ACB. Sau đây là một số diễn biến chính của sự việc: ✓ Đầu tháng 10/2003, bắt đầu có những lời xì xào, bàn tán đầu tiên rằng tổng giám đốc (TGĐ) ACB đã bỏ trốn. ✓ Khoảng một tuần sau, vào ngày chủ nhật(12/10) và thứ 2 (13/10), tin đồn lan rộng trong dư luận TP.HCM. ✓ Ngày 14/10/2003, tình trạng căng thẳng lên đến “đỉnh điểm” khi hàng ngàn người dân đổ xô đi rút tiển ở hội sở chính của ACB trên đường Nguyễn Thị Minh Khai và chi nhánh tại số 30 Mạc Đĩnh Chi (Quận 1- TP.HCM). Tại hai địa điểm này dân chúng tập trung đông đến nỗi tràn xuống cả lòng đường gây ùn tắc giao thông nhiều giờ.Chính điều này đã đẩy tâm lí người dân đễn chỗ hoang mang, lo sợ thực sự. Rất may, xuất hiện kịp thời trước đông đảo người dân của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thuý bên cạnh ông TGĐ Phạm Văn Thiệt cùng đại diện chính quyền Thành phố đã là lời bác bỏ tin đồn hùng hồn nhất. ✓ Ngày hôm sau, 15/10, mặc dù người dân vẫn kéo đến rút tiền rất nhiều, nhưng cùng với các cá nhân và các cơ quan có trách nhiệm, các cơ quan báo chí đồng loạt cónhững tin, bài quan trong bác bỏ thông tin sai sự thật trên. Vì thế, đến cuối ngày, tình hìnhđã dịu xuống. Khách hàng đã bắt đầu đem tiền gửi trở lại ACB. ✓ Ngày16/10, sự cố gần như đã được dẹp bỏ. ✓ Sau một tuần, mọi chuyện đã trở lại bình thường. ACB khôi phục lại mọi hoạt động của mình. Thậm chí lúc này, lượng khách hàng đến gửi tiền còn đông hơn trước lúc xảy ra sự cố. Có thể thấy nguyên nhân đặt ACB trước rủi ro thanh khoản trong trường hợp này xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài là “tin đồn thất thiệt” (TGĐ ACB bỏ trốn) dẫn đến việc rút tiền hàng loạt.Đây là nguyên nhân được đánh giá khiến “các ngân hàng khó có thể dùng công cụ thịtrường để điều tiết và có hiệu quả thanh khoản của ngân hàng”. Sự cố này chỉthực sự diễn ra trong một thời gian rất ngắn (khoảng 3 ngày) nhưng có tính chất vô cùng nghiêm trọng.Cũng là lần đầu tiên ngành Ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam phải đối phó với một tình huống đặc biệt như vậy.Nếu không nhờ những biện pháp tích cực, đồng bộ và hợp lý thì nguy cơ xảy ra một hiệu ứng domino trong
  • 7. [Type text] Page 7 toàn Ngành Ngân hàng (người dân sẽ rút tiền ở tất cả các Ngân hàng) là điều hoàn toàn có thể xảy ra.Lúc đó thì hậu quả thật khó mà tưởng tượng nổi. Ngày 21/08/2012, thị trường tài chính Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) nói riêng đã rúng động mạnh chưa từng có trước thông tin "Bầu" Kiên – Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Sáng lập ACB bị bắt giam để điều tra về các sai phạm trong hoạt động kinh tế. Mức độ ảnh hưởng nghiệm trọng của sự việc này, ngay lập tức đã được thể hiện. Chỉ trong vòng 3 ngày sau đó, vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đã bốc hơi 5,6 tỷ USD, chưa kể đến chuỗi phiên giảm điểm kéo dài sau đó. Hàng nghìn tỷ đồng đã bị rút ra khỏi ACB chỉ trong vài ngày. Sóng gió liên tiếp ập đến với ACB. Ba ngày sau khi Bầu Kiên bị bắt giam, như một hệ quả, ông Lý Xuân Hải – nguyên Tổng giám đốc ACB cũng bị bắt giam. Mức độ nghiêm trọng của sự việc chưa dừng lại ở đó khi hơn một tháng sau, ngày 27/09/2012, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị - Trần Xuân Giá và 3 nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị ACB lần lượt từ nhiệm và bị khởi tố Phân tích các chỉ số tài chính:  Chỉ tiêu H3 Số liệu: Chỉ số Quý 3 năm 2013 Quý 3 năm 2012 H3 6% 22% Quý 3 năm 2013, tiền mặt chiếm với 1 tỉ lệ rất nhỏ, chứng tỏ ngân hàng không có đủ lượng tiền mặt để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản tức thời, chỉ số này thấp hơn 10% nên khi có nhu cầu thanh khoản lớn, đột xuất, thì chắc chắn ngân hàng buộc sẽ đi vay trên thị trường tiền tệ với lãi suất cao. thưc tế chứng minh cho nhận định này đó chính là vào năm 2012, bầu Kiên bị bắt, và năm 2013 thì ngân hàng phải giải quyết các vấn đề liên quan tới vụ bầu Kiên
  • 8. [Type text] Page 8  Chỉ tiêu H4 Số liệu: Chỉ số Quý 3 năm 2013 Quý 3 năm 2012 H4 92% 96%% Như chúng ta được biết thì tín dụng được xem là tài sản có tình thanh khoản thấp, nhưng dư nợ tín dụng lại chiếm trên 90% tổng tài sản, thể hiện ngân hàng kém về mặt thanh khoản,tuy nhiên tỉ số H4 lại có xu hướng giảm nhưng giảm không nhiều, cho ta thấy được nguy cơ về rủi ro thanh khoản khong được giảm nhiều.  Chỉ tiêu H5 Số liệu : CT = Chỉ số Quý 3 năm 2013 Quý 3 năm 2012 H5 110% 164%% Như ta thấy chỉ sô h5 rất cao,trên 100%, cho ta thấy được ngân hàng đã sử dụng tiền gửi của khách hàng để cung ứng tín dụng với tỉ lệ là 80%, chỉ số này càng cao cho ta thấy đước khả năng thanh khoản của ngân hàng ACB càng thấp, Đến năm 2013 thì ta thấy được khả năng thanh khoản của ngân hàng đã tốt hơn so với năm 2012  Chỉ tiêu H6 Số liệu: Chỉ số Quý 3 năm 2013 Quý 3 năm 2012
  • 9. [Type text] Page 9 H6 18% 11%% Từ số liệu trên ta thấy ngân hàng ACB đã chủ động nắm giữ 1 lượng chứng khoán để đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng, qua đó cho ta thấy được ngân hàng đang tạo ra khả năng thanh khoản cho mình nhưng không nhiều lắm.  Chỉ tiêu H7 Số liệu: Qua bảng số liệu trên, ta thấy được chỉ số này khá cao, chứng tỏ ngân hàng đã đi gửi nhiều hơn đi vay các TCTD khác, điều này chứng tỏ ngân hàng ACB có nhiều lợi thế trong việc huy động để đảm bảo khả năng thanh khoản của mình.  Chỉ tiêu H8 Số liệu: Chỉ số Quý 3 năm 2013 Quý 3 năm 2012 H8 7% 38% Qua phân tích, ta thấy được năm 2013 ,ngân hàng ACB không còn nằm tròn mức an toàn nữa( < 10%),có 1 sự sụt giảm đáng kể so với năm 2012, Như vậy, khả năng thanh khoản của ngân hàng ACB đang bị mất đi, một trong những nguyên nhân đó là vụ bầu Kiên bị bắt, dẫn đến tình trạng nợ xấu ngày càng tồi tệ hơn Trong các nhóm nợ xấu, duy có nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) là giảm 23%, còn lại nợ nhóm 4 và nhóm 5 đều tăng mạnh. Tại thời điểm 30/6, ACB có 946 tỷ Chỉ số Quý 3 năm 2013 Quý 3 năm 2012 H7 145% 174%%
  • 10. [Type text] Page 10 đồng nợ nghi ngờ và 1.782 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn, tăng lần lượt 40,6% và 55% so với cuối năm 2012. 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro 3.1 Phương án trên lý thuyết để quản trị rủi ro: Duy trì dự trữ đáp ứng nhu cầu thanh khoản: + Đáp ứng nhu cầu dự trữ bắt buộc + Đáp ứng nhu câu dự trữ theo cân đối của TCTD Phân tích luồng tiền dự kiến: + Khối lượng rót vốn dự kiến của các khoản cho vay + Mức độ chấp nhận của các đơn xin vay đang xem xét + Mức độ quay vòng bình thường của các khoản tiền gửi có kỳ hạn + Thời gian đáo hạn thực của tiền gửi không kỳ hạn Quản lý khe hỡ: + Xác định cung thanh khoản + Xác định cầu thanh khoản + Các kỹ năng xử lý khe hở thanh khoản - Thiết lập các hạn mức an toàn thanh khoản + Thang đáo hạn + Qui định hạn mức tỷ lệ tối đa tiền gửi không kỳ hạn, tiền huy động ngắn hạn, cho vay tiêu dùng…. Đa dạng các hình thức cho vay, đầu tư và duy trì các tài sản có tính lỏng khácnhau Xây dựng kế hoạch dự phòng để đối phó với trường hợp khủng hoảng thanh khoản + Có phương án xử lý khủng hoảng + Tìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức khác. 3.2 Phương án tối ưu: Trong hiện tại và tương lai trên thực tế : Rủi ro thanh khoản là một trong các rủi ro rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng, do vậy rủi ro thanh khoản được ngân hàng quan tâm đặc biệt.Quản lý rủi ro thanh khoản tại ACB được thực hiện trong một kế hoạch tổng thể về quản lý rủi ro thanh khoản và ứng phó với các sự cố rủi ro thanh khoản.Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động, Ngân hàng luôn đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản rất tốt và luôn tuân
  • 11. [Type text] Page 11 thủ các quy định về thanh khoản của NHNN. Hội đồng ALCO, Ban điều hành ngân quỹ, Phòng Quản lý rủi ro tùy theo phân cấp có trách nhiệm đưa ra những đánh giá định tính, định lượng thanh khoản, xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản. Quản lý rủi ro thanh khoản tại ACB đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cụ thể sau: - Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng. - Duy trì tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản có có thể thanh toán ngay và các tài sản nợ sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo. - Duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng một (1) giữa tổng tài sản có có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản nợ phải thanh toán trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo. - Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản lý rủi ro thanh khoản do Hội đồng ALCO quy định. - Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn. ACB cũng thiết lập các định mức thanh khoản như là một công cụ dự phòng tài chính để ứng phó với các đột biến về thanh khoản. Căn cứ khả năng thanh toán ngay và khả năng chuyển đổi thành thanh toán ngay, định mức thanh khoản chia làm bốn (4) cấp độ từ thấp đến cao. Trong mỗi cấp độ sẽ quy định rõ các loại thanh khoản.Kế hoạch thanh khoản dự phòng được thể hiện bằng văn bản và được Hội đồng ALCO xem xét cập nhật hàng tháng. Ngoài ra, Ngân hàng cũng xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản nhằm cung cấp cho lãnh đạo, trưởng các đơn vị, bộ phận và các nhân viên phương cách quản lý và ứng phó khi xảy ra sự cố thanh khoản. Các bước có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trìnhứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản, bao gồm: - Xây dựng kế hoạch: định nghĩa phân loại sự cố, mô phỏng các tình huống của sự cố và các hành động cụ thể để ứng phó. Kế hoạch phải thể hiện bằng văn bản được thiết lập trên công việc hàng ngày kể cả ngoài giờ làm việc.Kế hoạch phải được xem xét cập nhật ít nhất sáu (6) tháng một lần. - Thực hiện hành động ứng phó có hệ thống.
  • 12. [Type text] Page 12 - Kiểm soát phương thức quản lý tình trạng khẩn cấp: quản lý mọi hành động trong thời gian xảy ra sự cố, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình. Kế hoạch ứng phó cũng bao gồm việc định nghĩa các mức độ khẩn cấp của thanh khoản và các biện pháp ngăn chặn, các định mức thanh khoản có thể sử dụng, các nguồn lực có thể huy động bao gồm cả nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài để ngăn chặn và đối phó với sự cố thanh khoản. Kế hoạch cũng quy định sơ đồ thông tin liên lạc đa chiều từ nhân viên đến lãnh đạo và ra bên ngoài cũng như phương tiện thông tin liên lạc và mức độ duy trì liên lạc. Ngân hàng đã và đang triển khai tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cổ đông nước ngoài về quản trị rủi ro, trong đó bao gồm cả nâng cao trìnhđộ quản trị rủi ro về thanh khoản. Thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng.ACB phải duy trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương và các tài sản có tính lỏng cao khác).Làm như vậy để đảm bảo duy trì dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Trung ương và để đối phó với các dòng tiền đi ra. Việc kết hợp giữa dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp sẽ giúp ngân hàng chủ động vừa đối phó với rủi ro thanh khoản vừa có thu nhập hợp lý; xem xét lại cơ cấu về danh mục tài sản nợ, tài sản của mình cho phù hợp nhằm hạn chế rủi ro ở mứt thấp nhất đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường I (huy động tiền gửi từ các tổ chức và dân cư); cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung, dài hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn. Thực hiện việc phát hành các giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu huy động vốn giữa thị trường I và thị trường II (thị trường liên ngân hàng); điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng.Thực hiện tốt quản lý rủi ro lãi suất khe hở lãi suất: Cần hoàn thiện các quy định liên quan đến huy động và cho vay (nhất là huy động, cho vay trung, dài hạn) theo lãi suất thị trường; cần có cách giải quyết khoa học để không xảy ra tình trạng các khách hàng gửi tiền rút tiền trước hạn khi lãi suất thị trường tăng cao hoặc khi có các đối thủ khác đưa ra lãi suất cao, hấp dẫn khách hàng hơn. Hiện nay, xuất hiện một thực tế là các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng đến hạn không chịu trả nợ vay vì họ e ngại sau khi trả sẽ rất khó vay lại được tiền từ ngân hàng. Vì thế, họ sẵn sàng chịu phạt lãi suất quá hạn ghi trong hợp đồng vì như vậy, so ra vẫn còn thấp hơn lãi suất cho vay mới. Chính điều
  • 13. [Type text] Page 13 này đã gâyảnh hưởng lớn đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Thực hiện tốt quản lý rủi ro kỳ hạn: Sự không cân đối về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng là lý do quan trọng làm cho ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản trong thời gian qua. Vấn đề sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn với tỷ trọng lớn hoặc cùng là ngắn hạn và trung, dài hạn nhưng thời hạn cụ thể khác nhau (ví dụ như huy động trung, dài hạn hai năm nhưng cho vay trung hạn ba năm) cũng làm cho ngân hàng khó khăn trong việc kiểm soát dòng tiền ra và dòng tiền vào của mình. Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro: Thị trường tiền tệ phái sinh ở Việt Nam còn rất hạn chế, tuy nhiên, sau đợt biến động của thị trường tiền tệ trong thời gian qua, chắc chắn các ngân hàng sẽ quan tâm nhiều hơn và nó sẽ giúp cho ngân hàng quản lý tốt hơn tài sản nợ, tài sản có của mình. Thị trường REPO là công cụ khá hiệu quả trong việc tạo ra tính lỏng cao cho các chứng khoán nợ và cơ cấu tài sản có nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng một cách nhanh chóng.Forward và Future cũng là những công cụ để cầm giữ lãi suất giao dịch nhằm hạn chế rủi ro khi lãi suất thị trường biến động. Đặc biệt SWAP là công cụ quan trọng để các ngân hàng có thể cơ cấu lại tài sản nợ, tài sản có trên bảng cân đối tài sản của mình, nhằm hạn chế các tác động của rủi ro lãi suất. rủi ro kỳ hạn.  Nói thêm:  Về việc xủ lý tin đồn Tổng Giám Đốc ACB bỏ trốn, ACB đã xử lý bằng cách: - Tiếp cận với công chúng để nắm bắt được nội dung tin đồn - Dựng trung tâm thông tin hoặc một phòng thông tin - Thành lập nhóm xử lý sự cố - Chỉ định một phát ngôn viên chính thức - Cung cấp thông tin nhanh chóng và đều đặn cho các phương tiện truyền thông và công chúng về hoạt động của tổ chức... Và thực tế là: Ngày 14-10: Lượng người đổ xô đến rút tiền tăng vọt, tập trung chú yếu tại Hội sở trên đường Nguyễn Thị Minh Khai và chi nhánh tại 30 Mạc Đĩnh Chi (Quận 1). Do lượng người tập trung ở30 ngân hàng quá đông đã khiến cho tin đồn lan rộng. Các nhân viên của ACB đã phải làm việc tới quá nửa đêm để phục vụ nhu cầu rút tiền của khách hàng.
  • 14. [Type text] Page 14 Ông Phạm Văn Thiệt đã đứng ở quầy gửi tiền, đeo trước ngực một tấm bảng có đề tên và gắn ảnh của mìnhđể thuyết phục khách hàng rằng: “Tôi là Tổng giám đốc ACB. Tôi không bỏ trốn!”Thống đốc ngân hàng nhà nước Lê Đức Thúy lên khẳng định rằng ông Phạm Văn Thiệt chính là Tổng giám đốc ACB, và ông này không hề bỏ trốn, tin đồn là hoàn toàn không có thật. Đến 21h, khoảng 600-700 tỷ (trong đó có 16 triệu USD) đã được chi trả khách hàng là người dân.Tại hội sở ACB trên đường Nguyễn Thị Minh Khai đã phục vụ tới 2.085 khách. Ngày 15-10: ACB và thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy đã trả lời trực tuyến với độc giả trên mạng VnExpress. Ngân hàng Nhà nước đã phát hàng ngàn tờ thông báo phủ nhận tin đồn có kèm theo ảnh lãnhđạo ACB tới tay của khách hàng chờ rút tiền Công an và chính quyền địa phương đã có một số biện pháp bình ổn tình hình. Thống đốc Lê Đức Thúy cam kết hỗ trợ đầy đủ mọi yêu cầu về Việt Nam đồng, ngoại tệ và vàng cho ACB để chi trả cho khách hàng. ACB đã rất nỗ lực phủ nhận tin đồn. Cùng với sự can thiệp của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy, lượng người đến rút tiền đã giảm. Cũng trong ngày hôm đó, khách hàng đã gửi tiết kiệm vào ACB với lượng tiền gần 30 tỷ đồng.Giao dịch của các chi nhánh ACB tại TP. Hồ Chí Minh đã trở lại bình thường. Ngày 16-10: ACB khẳng định đã trở lại hoạt động bình thường và nối lại các hoạt động cho vay.Vào lúc này, sóng gió đã qua tại ngân hàng ACB.  Về việc xử lý sau khi bầu Kiên bị bắt: Ngân hàng Nhà nước kêu gọi người gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Á Châu hoàn toàn yên tâm. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang theo dõi sát diễn biến thị trường tiền tệ, trường hợp cần thiết, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản để ổn định và bảo đảm an toàn hệ thống. 3. Bài học kinh nghiệm: “Có thể nói giống như xây dựng một ngôi nhà, người ta tính toán sao cho không để xảy ra lún sụt, nứt tường, thấm dột, còn những tai họa bất ngờ như động đất, bão lũ thì chịu! Vấn đề là căn nhà có chịu đựng nổi khi tai hoạ ập đến hay không”
  • 15. [Type text] Page 15 Những rủi ro không suy tính được chính là những “tai họa bất ngờ” mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng không mong muốn gặp phải.Đối với ngân hàng-một ngành nghề kinh doanh đầy rủi ro thì những rủi ro không suy tính được mà trong nội dung bài tiểu luận này là rủi ro do tin đồn thất thiệt có thể gây ảnh hưởng đến không chỉ chính ngân hàng đó mà là cả một hệ thống ngân hàng. Như chúng ta cũng đã biết hoạt động của một ngân hàng trong một quốc gia như một mắc xích trong cả hệ thống ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế. Do vậy nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫnđến mất khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu các ngân hàng và các bộ phận kinh tế khác. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của ngân hàng nhà nước và Chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các ngân hàng thương mại làm cho các ngân hàng khác vô hình chung cũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.Sự cố ngân hàng Á Châu (ACB) vừa qua được nhiều chuyên gia trong ngành nhận định là một bài học kinh nghiệm đáng quan tâm về việc quản trị rủi ro đối với hệ thống ngân hàng mà cụ thể ở đây là quản trị rủi ro những tin đồn thất thiệt. Ta có thể rút ra một vài bài học kinh nghiệm sau:  Thứ nhất, mỗi ngân hàng cần phải đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiết, rõ ràng khi thành lập ngân hàng thương mại cần đảm bảo mức vốn điều lệ cao hơn mức vốn pháp định. Ngân hàng nên duy trì mức vốn tự có một cách hợp lý, cân đối so với quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng mình.Nhưng điều quan trọng chính là ngân hàng cần công bố rõ những thông tin tài chính một cách thành thực, minh bạch để khách hàng hay các nhà đầu tư có thế xây dựng được lòng tin với ngân hàng sẽ giúp tránh được tình trạng khách hàng đổ xô đi rút tiền (có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng) chỉ vì những tin đồn thất thiệt thiếu căn cứ. => Ta có thể dễ dàng nhận thấy ở trường hợp của ACB không chỉ khoanh hẹp lại phạm vi khủng hoảng vì một tin đồn mà chính là do lòng tin của người dân về hệ thống ngân hàng đã chưa đủ nhiều và do đó dễ hoang mang khi có những tình huống xấu. => Tương tác giữa khách hàng và ngân hàng trong thời đại ngày nay không chỉ đơn giản qua những con số, những hợp đồng được ký kết, bởi vì với sự phát triển
  • 16. [Type text] Page 16 mạnh của hệ thống ngân hàng thì việc lựa chọn ngân hàng nào phụ thuộc vào mức độ tin tưởng của khách hàng với ngân hàng đó đến đâu. Do đó, với sự cố của ACB, với ACB nói riêng và cả hệ thống ngân hàng thương mại nói chung cần chú trọng hơn nữa công tác dịch vụ khách hàng để tăng cường sự gần gũi giữa khách hàng và ngân hàng.Ngoài những thông tin cơ bản trước đây thì ngân hàng còn nên thường xuyên gửi thư ngỏ đến khách hàng, báo cáo về tình hình kinh doanh của ngân hàng mình (những thông tin này đã được kiểm toán), tận dụng nhiều kênh truyền thông để đưa thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình đến với khách hàng vì sức mạnh của truyền thông là vô cùng quan trọng và hữu hiệu để các ngân hàng có thể truyền tải thông điệp của mìnhđến với khách hàng.Thứ hai, với sự cố của ACB ta có thể nhận thấy tốc độ xử lý thông tin của ngân hàng chưa thật sự hiệu quả. Trong thực tế, ACB vì những lý do chủ quan, trong đó một phần do không có một bộ phận PR (public relations) chuyên nghiệp nên đã để cho giai đoạn “ủ bệnh” này kéo dài quá lâu. Cả tuần trước sự cố rút tiền, khi tin đồn mới được tung ra, đã không hề có một thông tin đính chính chính thức nào từ phía ACB. Mãi sang đến tuần sau, ACB mới bắt đầu phản ứng. Khi đó, công chúng đã chuyển qua giai đoạn phản ứng rút tiền ra, một phản ứng rất hợp “lẽ thông thường”. Hiện nay tất cả các ngân hàng đều có bộ phận đánh giá và xử lý rủi ro. Nhưng lâu nay, các loại rủi ro được dự báo và xử lý trên những định lượng phân tích được, còn những rủi ro về thị trường, như tin đồn thất thiệt chẳng hạn, ngân hàng khó có thể đánh giá được.Tuy nhiên dù là những rủi ro được liệt kê là những rủi ro không suy tính trước được khiến cho việc quản trị rủi ro của ngân hàng gặp nhiều khó khăn song một khi đã xảy ra sự cố nhất là trong hoạt động của ngân hàng có thể gây ra hiệu ứng Domino ảnh hưởng đến cả một dây chuyền hệ thống các ngân hàng thì việc xử lý rủi ro do tin đồn thất thiệt thế này cần phải có phảnứng thật “nhạy”, và cần phải được xử lý ngay nhất là trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay với tốc độ lan truyền thông tin “chóng mặt”.Mặt khác, trong cơ chế vận hành của tin đồn về sự cố ACB, đã không có chỗ cho sự kiểm chứng khả tín. => Cần phải có một bộ phận xử lý thông tin chuyên biệt để có thể phản ứng ngay ngay khi có sự số xảy ra, đầu tư chú trọng hơn nữa đến bộ phận PR (quan hệ công chúng) của ngân hàng để có thể xử lý được những sự cố đó bên cạnh việc minh bạch trong hệ thống tài chính của ngân hàng để làm cơ sở cho lòng tin của khách hàng.
  • 17. [Type text] Page 17  Thứ hai, với sự cố tin đồn thất thiệt năm 2003, ACB đã khôi phục đầy đủ quyền lợi của nhiều khách hàng vì lo sợ khi nghe tin đồn mà vội vã rút tiền khỏi ngân hàngchấp nhận thiệt thòi về lãi suất là một trong những biện pháp ACB tiến hành để khắc phục sự cố có lẽ cũng đồng thời là bài học cho các ngân hàng khác khi gặp tình huống tương tự.  Thứ ba, với các ngân hàng nhà nước và chính phủ cần cần có những biện pháp giám sát chặt chẽ hơn nữa những tin đồn thất thiệt đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng khi hậu quả xấu đối với một ngân hàng có thể kéo theo hàng loạt các ngân hàng khác cũng bị ảnh hưởng tương tự  Thứ tư, bên cạnh sự nỗ lực tạo sự tương tác gần gũi hơn nữa đối với khách hàng của mình từ các ngân hàng thì phía khách hàng và các nhà đầu tư thì cần có sự cập nhật và trang bị cho mình những thông tin cần thiết, không nên chỉ nghe những tin đồn vô căn cứ mà hoang mang rồi tạo hiệu ứng dây chuyền đến người khác.  Tóm lại, việc quản trị rủi ro nhất là những rủi ro không suy tính được như những rủi ro do thị trường, thiên tai, hay tin đồn thất thiệt được đề cập đến trong bài tiểu luận này là không dễ dàng do đó ngoài những giải pháp cụ thể được nêu ra trong phần giải pháp bài học kinh nghiệm rút ra tổng quát nhất từ sự cố của ACB đó là hãy tạo lòng tin cho khách hàng từ những việc căn bản nhất và hãy xử lý thông tin kịp thời, nhanh nhất có thể.
  • 18. [Type text] Page 18 KẾT LUẬN Trong thời đại mà các phương tiện thông tin phát triển mạnh mẽ và khó kiểm soát, tính cạnh tranh trên thịtrường ngày càng khốc liệt hơn cộng với môi trường luật pháp của ta còn chưa thực sự chặt chẽ, nhiều kẻ hở và thiếu những biện pháp mang tính răn đe, việc những tin đồn thất thiệt xuất hiện từ những đối thủ giấu mặt là điều các DN nói chung, NH ACB nói riêng có thể đối mặt bất cứ lúc nào. Trải qua một giai đoạn “đen tối” do những tác hại mà tin đồn thất thiệt gây ra đã làm cho các nhà quản trị của ACB có cái nhìn toàn cục và thực tế hơn về việc phòng chống những tin đồn và cách giải quyết khi nó ập đến. Ví nó luôn là nguy cơ đe dọa thường trực đối với hoạt động của NH, do đó ban quản trị ACB cần nhận thức, cần làm quen với việc “sống chung” với nó. Giải pháp cơ bản và hiệu quả nhất để phòng ngừa rủi ro này vẫn là công khai minh bạch thông tin, chẳng những đem lại lợi ích phòng chống rủi ro cho NH mà còn đem đến lợi ích cho khách hàng, làm cho họ có cái nhìn khách quan nhất về tình hình hoạt động của tổ chức, khi những tin đồn lan ra thì khách hàng cũng bình tĩnh hơn để tự mình đánh giá suy xét sự việc. Khi tin đồn lan ra, NH cần phối hợp với các cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông có uy tín- là 2 kênh mà NH có thể nhờ vào đó đểbác bỏ những thông tin sai trái, ổn định tâm lý dư luận. Mặt khác trong tương lai, NH ACB cần phải tạo được sự liên kết với các NHTM CP khác để khi có vấn đề xảy ra sẽ không phải lúng túng trong vấn đề thanh khoản và tránh được hiệu ứng domino cho toàn ngành, điều mà không một ngân hàng nào muốn xảy ra.