SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 18
MỖI CÕI LÒNG, MỘT CẢNH ĐỜI
BS NGUYỄN MINH TIẾN
Tp.HCM, 30-03-2008
Đây là bài viết mà tôi đã thực hiện như bài thu hoạch cuối khóa học Tâm Lý Trị
Liệu Gia Đình và Can Thiệp Hệ Thống. -
2007,
.
1.
Tôi không thể xác định rõ vào lúc nào mà tâm lý trị liệu đã trở thành một chuyên
ngành rất lý thú đối với tôi, dù trước đó tôi đã tốt nghiệp đại học y khoa và đã có
ba năm làm việc tại một bệnh viện chuyên khoa lao và bệnh phổi. Tôi nhớ đã có
một bước ngoặc trong đời mình vào năm 1992, năm năm sau khi ra trường, khi tôi
bắt đầu vào làm việc cho một trường dạy trẻ khiếm thính và làm việc ở đó trong
hai năm. Từ lúc ấy trở đi, tôi đã tiếp nhận rất nhiều những thông tin và kiến thức
từ những ngành khoa học khác không phải y khoa và những kiến thức ấy dần dần
choáng lấy suy nghĩ của tôi những khi tôi làm việc với những đối tượng của mình,
nhất là với những trẻ em. Tôi nhận ra đã có những thay đổi trong nghề nghiệp của
mình. Mặc dù tôi vẫn làm việc như một thầy thuốc, nhưng không phải với những
người bệnh, không phải trong một bệnh viện và cũng không phải khoác chiếc áo
choàng trắng mang tính biểu tượng của ngành nghề mình. Tôi đã học hỏi được
nhiều điều từ những trẻ em bị điếc, từ cha mẹ chúng và từ những nhân viên trong
ngôi trường ấy. Lúc khởi đầu công việc, những đứa trẻ khiếm thính ấy đã làm cho
các kiến thức mà tôi học được từ trường y trở nên vô dụng và tất cả những gì đầu
tiên tôi có thể làm được là sửa chữa những chiếc dây bị hư của những chiếc máy
trợ thính của các em! Tuy nhiên, với thời gian, tôi nhận ra một cách rõ ràng rằng
những đứa trẻ kia không cần tôi “chữa lành” bệnh cho chúng, điều mà các em cần
là những cơ hội giáo dục và học tập tốt (chứ không phải là để “phục hồi” những
chức năng mà vốn dĩ các em đã không có). Mặc dù có những trở ngại trong việc
học tập, những trẻ điếc ấy đã thể hiện như những người “hạnh-phúc-trong-sự-
kém-may-mắn” và tôi thực sự không biết được điều gì đã khiến các em có nhiều
nghị lực như thế!
Trong thời gian này, tôi bắt đầu được nghe nói về một tổ chức có tên là Trung tâm
NT (tức Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Trẻ em), một tổ chức ngoài công lập do
BS Nguyễn Khắc Viện thành lập với mục đích nghiên cứu về tâm lý trẻ em, một tổ
chức mà về sau đã có ảnh hưởng lớn lao trên định hướng nghề nghiệp của bản
thân tôi. NT đã xây dựng nên nhiều phòng khám tình nguyện trên cả nước, huấn
luyện nhân viên, tổ chức hội thảo, xuất bản sách vở về tâm lý trẻ em và bắt đầu áp
dụng tâm lý trị liệu cho những trẻ em có các vấn đề về tâm lý. Nhưng phải mất
khoảng 5, 6 năm để NT phát triển những công việc này. Về phần mình vào lúc ấy,
những mối quan tâm của tôi về ngành tâm lý bắt nguồn từ thực tế làm việc với trẻ
em khiếm thính, từ những bài báo cáo trong các hội thảo và từ các bài giảng trong
những lớp huấn luyện về trẻ khuyết tật do các chuyên gia giáo dục Úc và Hà Lan
cung cấp. Mãi cho đến năm 1997, khi tôi trở thành thành viên của NT2 (chi nhánh
của Trung tâm NT tại Tp.HCM), tôi mới thực sự có cơ hội học tập và thực hành
tâm lý lâm sàng, một chuyên ngành mà tôi đã không được học từ trường đại học y
khoa.
Chính tại NT2 mà tôi đã có những bước đi đầu tiên trong thực hành tâm lý trị liệu,
một việc mà ban đầu không có vẻ gì là “y khoa” cả! Những nhà tâm lý trị liệu
Pháp (phần lớn trong số những ngưòi tôi đã gặp là những nhà phân tâm) đã có ảnh
hưởng lớn trên quan điểm và học thuyết của NT. May thay, BS Nguyễn Khắc
Viện, người sáng lập NT, lúc sinh thời vốn là người có quan điểm chiết trung.
Trong các tác phẩm của mình như Tâm Lý Lâm Sàng Trẻ Em Việt Nam và Tâm Lý
Gia Đình, ông khuyến khích các nhà tâm lý Việt Nam nên có thái độ linh hoạt và
tổng hợp khi vận dụng các học thuyết và phương thức khác nhau vào thực tiễn lâm
sàng của mình. Ông có biệt tài tổng hợp các học thuyết của phương Tây với minh
triết phương Đông và diễn dịch các thuật ngữ phương Tây kết hợp với các ngôn từ
Hán Việt sẵn có. Ngoài ra, ông có lẽ là người Việt Nam đầu tiên nêu lên sự hữu
ích của các học thuyết trị liệu hệ thống, giới thiệu chúng trong các tác phẩm của
mình và phát hiện ra những tương đồng giữa lý thuyết hệ thống với các quan niệm
truyền thống về gia đình của người Việt Nam. Ông là một trong số những người
tiên phong trong việc phát triển lĩnh vực tâm lý lâm sàng tại Việt Nam sau chiến
tranh. Cùng thời gian ấy, tôi cũng rất phấn khởi khi vốn tiếng Anh của mình ngày
càng cải thiện và điều này đã giúp tôi lĩnh hội được những lý thuyết rất khó nuốt
trôi từ các sách vở, tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh mà tôi có được.
Ca lâm sàng đầu tiên mà tôi thực hiện là trường hợp một bé trai tám tuổi được ông
ngoại dẫn đến phòng khám NT2 vào năm 1998. Trong vài tháng trước đó, bé trai
này vướng phải một số vấn đề kỷ luật ở trường và có biểu hiện hiếu động hơn lúc
trước. Trẻ có quá trình phát triển bình thường và có kết quả học tập tốt trong hai
năm đầu ở trường tiểu học. Khi hỏi chuyện về quá khứ, tôi được biết rằng người
mẹ là con duy nhất trong gia đình bên ngoại, còn người bố từ lâu đã rời bỏ quê
nhà vào lập nghiệp và sống một mình ở Tp.HCM trước khi cưới mẹ của đứa trẻ.
Ông ngoại, vì ước mong có được một đứa con trai, đã yêu cầu người mẹ cho ông
nhận đứa cháu trai đầu tiên này làm con nuôi. Trẻ ở với ông bà ngoại và sau đó
được yêu cầu gọi người ông bằng “ba” trong khi người bố ruột thường đi xa nhà
để làm việc. Vào lúc tôi gặp trẻ, mẹ đã sanh thêm đứa con trai thứ hai, lúc ấy
khoảng 6 tháng tuổi. Một lần nữa, người mẹ lại đưa hai đứa con trai về sống ở nhà
ông bà ngoại để có người phụ giúp công việc chăm sóc cháu bé, để lại người bố
sống một mình trong ngôi nhà riêng của hai vợ chồng. Trong buổi tiếp xúc, tôi
nhận thấy đứa bé rất dễ gần, thông minh và có vẻ được giáo dục tốt. Tôi đã trò
chuyện cùng trẻ, lúc thì bằng lời nói trao đổi với nhau, lúc thì dùng trò chơi hoặc
bằng vẽ tranh, và cậu bé đã “kể” cho tôi – thông qua một trong số những bức tranh
mà trẻ vẽ - về một người đàn ông mà cậu gọi là “bố” đang đứng dưới một tàn cây
bên ngoài một ngôi nhà mà cửa đang đóng kín. Điểm quan trọng trong bức tranh
đó là cậu đã không vẽ bất cứ chi tiết nào trên gương mặt của người đàn ông kia –
không mắt, không mũi, không miệng, không có gì cả... – điều này khác hẳn những
bức vẽ hình người của những đứa trẻ bình thường cùng tuổi với cậu. Giờ đây khi
xem xét lại, tôi nhận thấy rằng người “đàn ông không có gương mặt” trong bức
tranh của cậu bé có thể mang một ý nghĩa ẩn dụ cho sự nhầm lẫn của cậu bé về vai
trò của hai “người cha” trong đời của mình. Nhưng vào thời gian ấy, những gì tôi
muốn thực hiện chỉ đơn giản là nhằm chia sẻ những ý kiến của tôi với hai người
đàn ông quan trọng này về những khó khăn mà cậu bé đang gặp phải và về những
gì họ có thể làm để giúp đỡ cậu. Phiên trị liệu kế tiếp được diễn ra với sự hiện diện
của ông ngoại và người bố của cậu bé (người mẹ vắng mặt vì phải ở nhà chăm
con). Chủ đề tế nhị liên quan đến vai trò của người cha đã được đề cập đến và
được thảo luận với mục đích nhắm đến việc củng cố trách nhiệm của người bố
trong việc chăm sóc đứa con trai của ông. Rất may, trong buổi gặp ấy tôi đã nhận
được sự hợp tác tốt từ cả hai người đàn ông này, mặc dù có thoáng một chút vẻ áy
náy xuất hiện trên gương mặt của ông ngoại như thể ông đang suy nghĩ về “lỗi
lầm” của mình (đây cũng là điều duy nhất xảy ra mà tôi không ngờ tới trước). Dẫu
sao, tôi cũng đã trải nghiệm được ca lâm sàng đầu tiên này với những cảm xúc
tích cực. Tôi thấy mình có can đảm hơn và tự tin hơn để có thể đi sâu hơn vào lĩnh
vực đặc biệt này. Về sau, khi quá trình thực hành của tôi được tiến triển, tôi cũng
nhận ra được rằng thật là không cần thiết, thậm chí có khi không có lợi, nếu một
nhà trị liệu tâm lý cố gắng chứng minh nguyên nhân của một vấn đề giống như
cách mà các bác sĩ tìm kiếm nguyên nhân của một căn bệnh.
Vào năm 1999, tôi có cơ hội được trình bày một ca lâm sàng khác trong một cuộc
hội thảo nhỏ và dưới sự giám sát của Giáo sư người Pháp, Claude Pigott, một bác
sĩ tâm thần đồng thời là một nhà phân tâm chuyên về trị liệu gia đình. Đó là
trường hợp một bé trai năm tuổi bị tự kỷ có bố mẹ đang gặp phải những vấn đề
khó khăn trong hôn nhân. Đó là một kỷ niệm khó quên khi lần đầu tiên tôi sử
dụng genogram (biểu đồ gia tộc) làm công cụ để trình bày về gia đình của đứa trẻ
(Cũng phải nhắc đến BS. Nguyễn Văn Khuê, người phụ trách đầu tiên của NT2,
nhờ ông mà tôi có được bản photo của quyển sách Changing Family Life Cycle –
A Framework for Family Therapycủa hai tác giả Monica McGoldrick và Betty
Carter, mà từ đó tôi đã rút ra được những hiểu biết cần thiết về cách sử dụng
genogram). Với sự giám sát của GS. Pigott, lần đầu tiên tôi nhận được những lời
góp ý như sau: “sự thấu cảm với nỗi khổ của một người vợ có thể vẫn chưa đủ, bởi
vì người chồng (vắng mặt trong các phiên trị liệu) có thể cũng gặp nhiều khó khăn
và đau buồn tương tự”. Về sau tôi được biết đó chính là thái độ của một nhà trị
liệu gọi là “sự thiên vị đa hướng”, một khái niệm quan trọng mà tác giả Nagy đã
nói đến trong lý thuyết của ông.
Đầu năm 2001, cơ sở NT2 ngưng hoạt động và tôi phải thành lập riêng cơ sở khác
để tiếp tục làm việc. Tôi trở lại trường đại học và tham dự khóa đào tạo sau đại
học về chuyên khoa tâm thần. Khi hoàn tất khóa học vào năm 2003, có hai sự việc
xảy đến làm cho tôi có khả năng tiếp tục đi sâu hơn vào lĩnh vực sức khỏe tâm
thần. Việc thứ nhất là tôi được tuyển vào làm việc bán thời gian trong một trung
tâm cai nghiện ma túy tư nhân với vai trò như một tham vấn viên cho người
nghiện, ngoài công việc chuyên về trị liệu tâm lý trẻ em mà tôi vẫn tiếp tục thực
hiện sau khi NT2 ngưng hoạt động mãi cho tới nay. Việc thứ hai, đó là tôi đã tham
gia khóa đào tạo về tâm lý trị liệu hệ thống với sự khuyến khích của BS. Lâm
Xuân Điền, lúc đó là giám đốc Bệnh viện Tâm Thần Tp.HCM.
Thực tế là những khóa huấn luyện như thế luôn rất cần thiết cho sự phát triển của
ngành tâm lý trị liệu cũng như sự phát triển của các dịch vụ sức khỏe tâm thần nói
chung tại Việt Nam. Những gì mà tôi tiếp thu được từ khóa học này, nhờ vào
những giảng viên rất nhiệt tình phụ trách giảng dạy, vẫn sẽ tiếp tục theo tôi trong
công việc thực hành của mình. Từ góc độ một người học và một người thực hành,
tôi nghĩ rằng chỉ bằng cách học tốt mới có thể thực hành giỏi, và ngược lại, có
thực hành khổ luyện thì sự học mới có thể được nâng cao tốt hơn. Trong gần năm
năm qua, khóa học này đã tạo nhiều cơ hội để tôi có thể kiểm nghiệm lại các giả
thuyết và xem xét những trải nghiệm mà tôi có được từ công việc của mình, và
những điều tiếp thu từ khóa học đã trở thành một thứ cẩm nang hướng dẫn cho tôi
khi tác nghiệp.
2.
Phần tiếp theo sau đây tôi sẽ dành cho việc trình bày trường hợp lâm sàng của một
người nghiện mà tôi đã làm việc với tư cách một chuyên viên tham vấn tâm lý
trong trung tâm cai nghiện nơi tôi đã công tác.
Tôi gặp cô ấy lần đầu tiên vào một ngày trong tháng 11-2004. Thanh (tên thật của
cô đã được thay đổi) 25 tuổi khi cô nhập viện vào trung tâm lần này. Tôi không
biết được từ trước nay cô đã có bao nhiêu lần vào viện để điều trị cắt cơn, nhưng
cô bảo với tôi rằng đây là lần thứ ba cô vào điều trị trong một trung tâm ở Việt
Nam và là lần đầu tiên trong trung tâm của chúng tôi. Những lần cắt cơn trước đây
đều được thực hiện ở nước ngoài, bởi vì Thanh đã rời khỏi Việt Nam khi cô mới
chỉ một tuổi và đã bắt đầu nghiện heroin ở tuổi 15. Cho đến lúc gặp tôi, cô đã ở
trong trung tâm được khoảng 3 tháng. Trước buổi gặp ấy, tôi được nghe kể về
Thanh như là một học viên có tính tự cao, hay đòi hỏi và rất khó bảo. Vì thế, nhiều
nhân viên trong trung tâm như các bảo vệ, bác sĩ, điều dưỡng, giáo dục viên, giáo
viên dạy nghề... thường khó có thể có được “sự hợp tác” của cô, ngay cả các học
viên khác trong trung tâm cũng khó làm thân được với cô. Dường như cô chỉ có
một người bạn – một học viên nam cùng tuổi và đó có lẽ là người duy nhất có thể
hiểu những gì mà cô tâm sự. Thông qua người học viên nam ấy, cô báo cho tôi
biết rằng cô muốn gặp tôi.
Thanh có một tuổi thơ không hạnh phúc. Ra đời năm 1979, cô đã phải theo gia
đình vượt biên ra nước ngoài lúc chỉ mới có một tuổi. Gia đình cô được chấp
thuận định cư tại Úc, nhưng chỉ hai năm sau, bố mẹ cô ly hôn. Kể từ thời điểm ấy,
nhiều sự kiện đã xảy đến và hầu như đã làm xáo trộn cả cuộc đời của cô. Dĩ nhiên
khi bố mẹ ly hôn, cô phải chia tay bố và về sống với mẹ.
Cả bố và mẹ cô đều là bác sĩ. Trong ký ức lờ mờ, cô nhớ rằng cha cô là một người
đàn ông vũ phu. Ông cưới mẹ Thanh sau khi người chồng trước của bà rời bỏ Việt
Nam vào năm 1975. Ông thường đánh đập mẹ Thanh và đôi khi đánh cả đứa con
gái bé nhỏ của ông. Theo lời Thanh, có lẽ đó là do “lỗi” của mẹ cô, nghe như thể
mẹ cô đã làm điều gì đó sai trái với bố cô vậy (?). Sau khi ly dị năm 1982, ông tiếp
tục ở lại Úc; vài năm sau, ông tái hôn và có thêm hai con với người vợ kế. Thỉnh
thoảng ông có liên lạc với Thanh và khi Thanh trở nên nghiện ngập, ông đã chu
cấp một phần các chi phí cho việc điều trị của Thanh.
Mẹ Thanh đã từng có một con trai với người chồng trước. Khi người chồng rời
Việt Nam năm 1975, đứa con trai của họ mới chỉ vài tháng tuổi. Đứa bé này sau
đó được gửi nuôi ở nhà người dì (chị của mẹ) khi người mẹ kết hôn lần thứ hai với
người mà sau này là cha ruột của Thanh và cậu bé vẫn tiếp tục sống với dì sau khi
gia đình của Thanh đi ra nước ngoài. Vào năm 1986, đứa bé trai ấy được 11 tuổi
và cậu được chấp thuận sang định cư ở Úc theo diện đoàn tụ với mẹ. Mẹ Thanh
lúc ấy đã kết hôn lần thứ ba, lần này là với một người Úc. Vào thời điểm ấy,
Thanh vừa tròn 7 tuổi và bốn người – mẹ Thanh, Thanh, người anh cùng mẹ khác
cha của Thanh và “bố Úc” (theo cách gọi của Thanh, để phân biệt với “bố Việt”
tức là người cha ruột) cùng sống chung với nhau. Hai năm sau, cậu bé trai 13 tuổi
này bị bắt vì có liên can đến những vụ buôn lậu ma túy. Cảnh sát đã đến nhà cậu
(thực ra là nhà của “bố Úc”) và bắt cậu đưa vào trại giam. Sự kiện này được nhìn
nhận như là một mất mát lớn cho cả người mẹ lẫn Thanh, bởi vì cả hai người đếu
rất thương yêu cậu bé. Tuy nhiên, người “bố Úc” đã nổi giận, ông quy trách nhiệm
cho mẹ Thanh đã để cho con trai mình sa vào con đường tội lỗi, nhất là khi sự việc
bắt giữ của cảnh sát đã xảy ra ngay bên trong nhà của ông. Một vài năm sau, hai
mẹ con Thanh rời Úc sang định cư ở Hoa Kỳ để đoàn tụ với gia đình bên ngoại lúc
này đang cùng chung sống tại đó.
Về phần người “bố Úc”, có thể nói ông là một con người rất tốt bụng. Ông cưới
mẹ Thanh, rồi chấp nhận nuôi Thanh và xem Thanh như con ruột của mình. Ông
làm việc cho một tổ chức của Liên Hiệp Quốc (có lẽ phụ trách về người tỵ nạn?).
Thanh đã từng có một quãng thời gian sống rất tươi đẹp bên cạnh “bố Úc”. Khi
Thanh còn nhỏ, ông đã nhiều lần đưa cô theo ông ra nước ngoài trong những
chuyến công tác của ông. Nhờ thế, Thanh đã từng đến nhiều quốc gia như
Kampuchia, Bosnia, Malaysia, Indonesia... bất cứ nơi nào có xảy ra chiến tranh,
bất ổn hoặc có người tỵ nạn. Ngoại trừ sự kiện người anh bị bắt giữ nói trên, mọi
chuyện xảy ra trong thời gian ấy đều là những kỷ niệm đẹp đối với Thanh. Chính
sự kiện này có lẽ đã phần nào khiến mối quan hệ giữa mẹ Thanh và “bố Úc” trở
nên xấu đi. Và vì thế, lúc Thanh khoảng 10 tuổi, cô phải theo mẹ đến Mỹ để sống
với gia đình ngoại và các dì. Thanh đã không kể cho tôi nghe về mối quan hệ sau
đó giữa mẹ và “bố Úc”, nhưng rõ ràng là cô vẫn còn giữ liên lạc với ông bố người
Úc mãi cho đến ngày cô vào điều trị tại trung tâm của chúng tôi.
Tại Mỹ, Thanh và mẹ sống chung với gia đình của một người dì. Người mẹ đã
phải gánh chịu bao lời chỉ trích từ những người thân trong gia đình về tất cả những
gì đã xảy ra trong cuộc đời của bà. Khi Thanh 14 tuổi, mẹ cô mắc phải bệnh ung
thư. Những tháng ngày cuối cùng trước khi mẹ mất là khoảng thời gian u tối nhất
đối với Thanh. Cô đã ở bên cạnh giường để chăm sóc cho mẹ và đã chứng kiến
những nỗi đau đớn, khổ sở của bà. Người mẹ đã phải dùng đến các thuốc gây
nghiện để giúp làm giảm cơn đau và một lần nọ, bà đã cay đắng nói với Thanh
rằng bà muốn dùng những loại thuốc kia để giết chết Thanh rồi tự sát đi cho xong.
Sau khi mẹ mất, cuộc sống của Thanh gần như bị mất phương hướng. Gần một
năm sau, cô bị lạm dụng tình dục bởi chính con trai của người dì ruột. Và cũng
vào năm đó, lúc tuổi đời chỉ mới 15, Thanh bắt đầu sử dụng và nghiện heroin.
Tất cả những sự kiện nêu ra trên đây đã được Thanh kể cho tôi nghe trong khoảng
thời gian một tiếng rưỡi vào buổi đầu tiên tôi tiếp xúc với cô trong trung tâm cai
nghiện. Phì phèo điếu thuốc lá trên môi, cô nói bằng một chất giọng vô cảm khiến
cho rất khó có thể biết được cô đang thực sự cảm thấy như thế nào. Cô liệt kê ra
tất cả những mất mát mà cô đã gặp phải trong đời theo thứ tự thời gian: “Em mất
quê hương lúc một tuổi; mất cha lúc ba tuổi; mất anh trai (cùng mẹ khác cha) lúc
chín tuổi; mất mẹ lúc 14 tuổi và mất bản thân mình lúc 15 tuổi”. Cô nói cô không
biết mình là ai, sinh ra để làm gì, từ đâu tới và rồi sẽ đi về đâu... Cô dùng từ tiếng
Anh identity crisis(khủng hoảng bản sắc) để nói về giai đoạn tuổi vị thành niên
của mình. Và sau cùng, cô cám ơn tôi đã gặp và lắng nghe cô nói.
Sau lần gặp đầu tiên ấy, Thanh không tìm cách gặp riêng tôi thêm lần nào nữa. Tất
cả những chuyện khác mà tôi biết được về cô là do nghe được từ lời kể của những
nhân viên trong trung tâm. Tôi biết Thanh có một người cô (em gái của bố ruột)
vẫn còn sống tại Tp.HCM. Tiền chu cấp của “bố Việt” lẫn “bố Úc” đều được
chuyển về cho người cô này và người con trai của bà (anh họ của Thanh), những
người đóng vai trò trung gian liên lạc giữa Thanh và những người thân khác bên
ngoài trung tâm. Đó cũng là lý do Thanh phải về Việt Nam để lo cho việc điều trị
lâu dài của cô. Mỗi khi cô rời khỏi các trung tâm cai nghiện, cô sẽ làm công việc
của một giáo viên dạy Anh văn, nhưng không ai biết được nơi cô làm việc.
Những hoạt động trong trung tâm dường như có tác dụng làm nên những thay đổi
nơi cô. Sau nhiều tháng, cô tham gia vào các hoạt động âm nhạc, nghệ thuật (vẽ,
múa, hát...) và tham gia lao động. Cô tham dự những buổi trị liệu nhóm do các
giáo dục viên đảm nhận và sau một năm cô đã trở thành một người tập Thái cực
quyền tốt đến mức ban giám đốc trung tâm quyết định cho cô làm người trợ giảng
cho huấn luyện viên trong các buổi tập. Cô rời trung tâm vào cuối năm 2005.
3.
Chỉ một hoặc hai tháng sau khi Thanh rời trung tâm thì cô nhập viện trở lại. Lần
này, cô được đưa vào phòng cấp cứu trong tình trạng gần như hôn mê. Cô được
phát hiện sau khi đã tiêm quá liều heroin. Mất khoảng 10 ngày để các nhân viên y
tế có thể giúp cô hồi phục. Một buổi sáng nọ, cô tìm gặp tôi, khóc và nhờ giúp đỡ.
Cô không đồng ý với quyết định của gia đình về thời gian mà cô phải ở lại điều trị
tại trung tâm lần này. Cô bảo rằng lần sử dụng heroin vừa rồi không phải vì cô tái
nghiện, mà thực sự là một cố gắng để tự sát.
Sau khi rời trung tâm về nhà, Thanh đã đăng ký vào một khóa tập huấn về kỹ năng
dạy tiếng Anh. Khi khóa học gần đến ngày kết thúc, cô đã suy nghĩ về ngày bế
giảng và mơ ước có sự hiện diện của người cha ruột – “bố Việt” – vào cái ngày
đặc biệt ấy, mặc dù “bố Úc” đã chắc chắn với cô rằng ông sẽ đến. Hy vọng thế, cô
đã gọi một cuộc điện thoại sang Úc để nói chuyện với bố. Thật bất ngờ, người bố
từ chối. Ông bảo rằng ông quá bận không thể về Việt Nam vào những ngày này.
Và thình lình, ở đầu dây bên kia, vang lên giọng nói của người mẹ kế với đủ mọi
lời lẽ sỉ vả. Người mẹ kế yêu cầu Thanh đừng nên tiếp xúc với chồng bà và không
cho phép Thanh “quấy rầy” gia đình của bà nữa.
Những gì xảy ra sau cuộc nói chuyện thì mọi người đã biết. Thế nhưng ý kiến của
những nhân viên trong trung tâm về việc đó thì khá là khác nhau. Hầu hết mọi
người đều tin rằng Thanh đã tái nghiện vì thế cô phải trở lại từ đầu chương trình
điều trị một lần nữa. Một số người khác (ít hơn), bao gồm cả tôi, cho rằng cần phải
giúp Thanh vượt qua cơn khủng hoảng hiện tại và cô không nhất thiết phải ở lại
lâu dài trong trung tâm trừ khi chính cô quyết định như thế. Tôi thực hiện một số
buổi tham vấn với Thanh, mỗi một hoặc hai ngày một lần. Tuy nhiên, sự từ chối
của những người thân không đến trung tâm thăm viếng cô (kể cả “bố Úc” lúc ấy
đã có mặt trong thành phố) đã làm cho tâm trạng của cô ngày càng xấu đi. Còn
ban giám đốc trung tâm thì đến lúc đó vẫn chưa có một quyết định nào về trường
hợp của Thanh.
Tôi quyết định mang vấn đề của cô ra cuộc họp của các giáo dục viên vào ngày
thứ sáu của tuần lễ ấy. Như thường lệ vào những cuộc họp chuyên môn của các
nhân viên giáo dục mỗi thứ sáu hằng tuần, tôi có trách nhiệm phải tập huấn
chuyên môn hoặc giám sát công việc của các giáo dục viên trong trung tâm. Nhiều
người trong số họ không có ấn tượng tốt về Thanh, một học viên mà họ cho là
“khó tiếp cận”. Tôi thiết kế một “kịch bản” về một trường hợp giả định nhằm mục
đích huấn luyện. Các chất liệu từ trường hợp của Thanh được sử dụng để thiết kế
kịch bản ấy. Tôi nói với các nhân viên rằng tôi cần sự giúp đỡ của họ để có thể
giải quyết những khó khăn mà tôi gặp phải trong ca này. Tôi nói cách tốt nhất mà
họ có thể giúp tôi là họ hãy tham gia vào hoạt động sắm vai cùng với tôi. Tôi đóng
vai người cha của một học viên nữ đang ở trong trung tâm (với tình huống giả
định có những chi tiết tương tự như trường hợp của Thanh). Các giáo dục viên có
thể thay phiên nhau từng người sắm vai một nhân viên chịu trách nhiệm tiếp người
cha ghé đến trung tâm để nói chuyện về tình hình của con gái ông. Trong dự định
của tôi, cuộc sắm vai này có thể được thực hiện để đồng thời nhắm đến hai mục
đích. Trước tiên, tôi muốn tạo một cơ hội cho các giáo dục viên có được “cái nhìn
từ một góc độ khác” từ đó họ có thể hiểu hơn về suy nghĩ của những người khác,
cụ thể trong tình huống này là suy nghĩ của người nữ học viên, của người cha, và
có thể là cả những suy nghĩ của tôi nữa. Mục đích thứ hai là tôi cũng thực sự
muốn biết được một người cha trong tình huống ấy sẽ suy nghĩ gì và cảm thấy thế
nào, cũng như liệu những người khác sẽ trông đợi gì ở một người cha trong tình
huống tương tự như trường hợp của Thanh. Trong cuộc sắm vai, tôi hợp nhất “hai
người cha thật” của Thanh ở ngoài đời thành một người cha giả định, mà vai của
người cha tưởng tượng ấy do tôi đảm nhận.
Cuộc sắm vai đã mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho tất cả những người dự
họp. Các giáo dục viên tham gia sắm vai đều nhận ra được những mối bận tâm
cũng như những vấn đề khó khăn của người cha, họ đồng ý cần phải giúp người
nữ học viên kia hồi phục về sức khỏe thể chất và vượt qua cơn khủng hoảng tinh
thần. Một trong số những giáo dục viên tham gia sắm vai đã yêu cầu người cha
ghé vào trung tâm thăm viếng và hỗ trợ tâm lý cho con gái mình. Một giáo dục
viên khác khẳng định rằng người nữ học viên cũng phải tự có trách nhiệm với quá
trình hồi phục của mình và phải tuân thủ những luật lệ của trung tâm nếu cô muốn
người khác giúp đỡ cô. Tất cả những ý kiến được nêu ra trong cuộc sắm vai ấy đã
giúp làm mọi việc trở nên rõ ràng hơn. Vào cuối cuộc họp, một số giáo dục viên
nhận ra rằng trường hợp giả định mà tôi đưa ra đích thực là trường hợp của Thanh
và họ đề nghị người trưởng bộ phận giáo dục hãy bàn bạc cách thức giải quyết vấn
đề của Thanh. Vị trưởng bộ phận nói bà sẽ nói chuyện với ban giám đốc và sẽ có
câu trả lời sớm.
Vài ngày sau, tôi tiếp tục làm việc với Thanh với nhịp độ và số buổi gặp thưa hơn
tuần lễ trước. Thanh được kê đơn các thuốc chống trầm cảm và giải lo âu để góp
phần cải thiện tâm trạng của cô. Ban giám đốc phân công một nhân viên tiếp xúc
với gia đình của người cô và với “bố Úc”, yêu cầu họ đến thăm Thanh tại trung
tâm để hỗ trợ tinh thần cho cô. Vài tuần sau, Thanh được yêu cầu tham gia vào các
hoạt động của trung tâm, bắt đầu là các hoạt động âm nhạc, thể dục và lao động
nhẹ. Chúng tôi thay đổi cách thức hỗ trợ tâm lý cho Thanh từ hình thức tham vấn
cá nhân sang hình thức những sinh hoạt theo nhóm và giúp Thanh thiết lập lại
quan hệ với những học viên khác. Ba tháng sau, Thanh được phép rời khỏi trung
tâm.
Tôi đã gặp lại Thanh một lần sau đó vào năm 2007, ở một trung tâm cai nghiện tư
nhân khác. Lúc gặp tôi, cô đã ở đó được vài tháng. Lần này thực sự là do cô tái
nghiện. Không nghi ngờ gì nữa, việc phục hồi từ tình trạng nghiện ma túy là điều
không phải dễ dàng, nhất là trong trường hợp của Thanh. Cô đã cười và chào khi
gặp tôi. Tôi thấy cô đang tham gia vào một nhóm “tự giúp” được tổ chức trong
khuôn khổ một dự án có tài trợ của nước ngoài. Những hoạt động trong nhóm này
dựa trên các nguyên lý “Mười Hai Bước” tương tự như những nguyên lý của tổ
chức N.A. (Tổ chức Những Người Nghiện Ma Túy Ẩn Danh) ở Mỹ. Và đó là lần
sau cùng tôi gặp được Thanh tính cho đến nay.
4.
Liệu chúng ta có thể trông đợi điều gì ở Thanh – một cô gái có quá nhiều mất mát
và đau buồn trong cuộc sống? Và bằng cách nào mà chúng ta có thể làm cho mọi
việc trở nên tốt hơn trong trường hợp của cô? Tôi không biết. Tôi thực sự không
biết. Tôi chỉ biết rằng cuộc sống thực sự không dễ dàng, nhưng chúng ta vẫn có
khả năng. Đó chính là điều mà chúng ta gọi là “sức chịu đựng” ở những con người
như Thanh.
Khi tôi viết bài viết này, khóa huấn luyện đầu tiên tại Việt Nam về trị liệu hệ
thống đã gần như kết thúc. Thông qua làm việc với những thân chủ ngày này qua
ngày khác, tôi thấy mình trở lại là một “thầy thuốc”, như thể tôi đã đi trên một
đường vòng trở về lại nơi xuất phát, chỗ mà giờ đây có thể xem là nơi đến. Thực
hành tâm lý trị liệu khiến nghề nghiệp của tôi trở nên có giá trị hơn, và giờ đây tôi
đã có thể thực hành điều mình đã học.
Tôi nghĩ rằng việc tự hiểu bản thân cũng như hiểu được những gì mà người khác
trải nghiệm là những điều rất quan trọng cho bất cứ ai muốn trở thành một nhà
tâm lý trị liệu.
Và tôi cũng vậy.
English
Systemic Therapy Training Course (2003-2008)
Final Paper
Special thanks to
Dr. Olivett Mikolaszac,
Mrs. Marie-Cecile Henriquet and Mrs. Marie Christine de Saint Georges
and other devoted lecturers in the training course
for all they have done
NGUYỄN MINH TIẾN
HoChiMinh City, March 30, 2008
Why Me - A Therapist?
I cannot determine exactly the time when psychotherapy becomes the most
interesting specialty for me, although I graduated from HCMC Medical University
and spent three years working in a hospital for tuberculosis and pulmonary
diseases. In my remembrance, there was a turning point of my life in 1992 – five
years after graduation, when I joined a special school for the hearing impaired and
worked there for over two years. Since then, a lot of information and knowledge
from sciences other than medicine had come to me and they had gradually
occupied my mind every time I worked with people, especially with children. I
found that there were some changes in my career, although I still worked as a
medical doctor, but not with patients, not in hospitals and not in my „symbolic‟
whitecoat. I learned a lot from deaf children, from their parents and from the
school staff. In the beginning, deaf children made my medical knowledge useless
and all first I could do for them was to repair broken wires of their hearing aids!
As time went by, however, I clearly recognized that these children did not need
my „cure‟; what they needed are good opportunities of education and habilitation
(not „rehabilitation‟). In spite of their learning difficulties, they presented
themselves as „happy-in-unfortunateness‟ people and I really wondered what made
them so resilient!
During this time, I heard a lot about NT Foundation, an NGO founded by Dr.
Nguyen Khac Vien for the purpose of child psychological research, which would
have a great impact on my orientation of career later. They set up volunteer clinics
throughout the country, trained personnels, organised seminars, published books
on clinical psychology and began to apply psychotherapy for children with
psychological problems. But it took five or six years for NT to develop these
things. In part of me till then, my interest in psychology originated from reality
working with deaf children and from speeches in seminars and lectures in training
courses on handicapped children offered by Dutch and Australian educators. As
far as I became a member of NT-2 (branch office of NT Foundation in HCM City)
in 1997, I really took the chance to study and practice clinical psychology – a
specialty that I did not learn from medical university.
It was in NT that I could take my first steps into the field of doing psychotherapy,
the one that did not initially seem to be „medical‟. French psychotherapists, many
of whom we met were psychoanalysts, had a great influence on NT‟s point of
view and theory. Fortunately, Dr. Nguyen Khac Vien, the founder of NT, used to
have an eclectic perspective when he was alive. In some of his books, Clinical
Psychology for Vietnamese Children andPsychology on Families, he encouraged
Vietnamese psychologists to be flexible and integrative when applying different
theories and approaches in their clinical practice. He was very good at integrating
western theories with oriental wisdom, western terminologies with Sino-
Vietnamese words. In addition, he was perhaps the first Vietnamese clinician who
acknowledged the usefulness of systemic theories, introduced them in his books
and found out their similarities to Vietnamese traditional views on family. He was
one of the pioneers in development and popularization of the new field – clinical
psychology in Vietnam after war. On the other hand, I was also encouraged by the
improvement in my English reading skills that helped me a lot to comprehend
these „hard-to-swallow‟ theories of psychotherapy from English written books and
journals of this specialty.
The first clinical case of mine was an eight-year-old boy who was referred to NT-
2 clinic by his maternal grandfather in 1998. He had some problems in school
discipline and became hyperactive several months before I met him. He had
normal developmental milestones and good academic achievements for the first
two years in elementary school. Tracing back to the past, I knew that the mother
was the only child in her family and the father had left his hometown to live alone
in this city before he got married. The maternal grandpa, because of his longing
for a son, asked the mother to let her first son live with him as an adopted child
and then, the boy was required to call his grandpa „father‟ while the natural father
was going far away for work. At the time I met the boy, his mother has had a six-
month-old baby and once again, she took her two sons to the grandparent‟s and
lived with them to seek help for her baby care, letting the father stay alone at their
own house. In the session, the boy looked smart, easygoing and well-educated. I
had a conversation with him, sometimes in words, sometimes through play and
drawing, and he „told‟ me, via one of his pictures, about a man whom he called
„father‟ standing alone under a tree outside a house with its door closed. The
important point in his picture is that the man‟s face had no features on it – no eyes,
no nose, no mouth... nothing – different to those drawn by normal children of his
age. In my review now, the man-without-a-face in the boy‟s picture could have a
metaphoric meaning which represented the boy‟s confusion of the roles of his two
„fathers‟. But at that time, I just wanted to share my opinions about the boy‟s
difficulties to his significant others and what they could do to help him. The next
session was performed with the presence of the father and the grandpa (the mother
was absent due to care for her baby at home). The delicate issue that related to the
father‟s role was mentioned and discussed for the purpose of reinforcing the
father‟s responsibilities to care for his son. Fortunately, I received the
collaboration from both of these men, in spite of a little fugitive uneasiness in the
grandpa‟s facial expression as if he was thinking about his „fault‟ (the only thing
that was unexpected to me). Anyway, I experienced my first clinical case with
many positive feelings. I found myself more courage and confident to go further in
this realm. Afterwards, when my practice got along, I have also realized that it is
not necessary, even not beneficial, to try to evidence the cause(s) of a problem in
such a way as medical doctors usually do to find the cause of a disease.
In 1999, I had an opportunity to present another case under the supervision of Dr.
Claude Pigott, a French psychoanalyst and psychiatrist who specialized in family
therapy. This case is about a five-year-old boy with autism in addition to his
parents‟ marital problems. It was a good memory of mine in which I used
genogram to describe the patient‟s family for the first time (also thanks to Dr.
Nguyen Van Khue, the first chief of NT-2, who provided me with a copy
of Changing Family Life Cycle – A Framework for Family Therapy, written and
edited by Monica McGoldrick and Betty Carter, from which I could get necessary
knowledge about genogram). Under Dr. Pigott‟s excellent supervision, it was the
first time I had been told such comments like this: „empathetic understanding of a
wife‟s sufferings might not be enough, because the husband (absent from the
sessions) can have great miseries and difficulties too‟. It was a therapist‟s attitude,
as I knew later, called „multidirectional partiality‟, an important concept which
Nagy pointed out in his theory.
In 2001, NT-2 clinic stopped its work and I had to continue my job as a private
practitioner. I returned to university and took a post-graduate training course on
psychiatry in HCMC Mental Hospital. When I finished the course in 2003, two
important events happened so that I could have probability to keep on going
further in the field of mental health: first, I was employed to work as a (part-time)
counselor for drug addicts in a private addiction treatment center, besides the job
as a child psychotherapist that I have continued to do up to now; and second, with
the encouragement from Dr. Lam Xuan Dien, director of HCMC Mental Hospital
at that time, I decided to attend this training course on systemic therapy.
As a matter of fact, such training courses are always essential for the development
of psychotherapy and also, in general, of mental health services in Vietnam. What
I have gathered from this course, through our devoted lecturers, will go with me
whenever I am still in my practice. From the angle of a learner and a practitioner, I
think that only a good learner can practice well, and vice versa, only a hard-
working practitioner can make his learning better. For nearly five years, this
training course has brought opportunities of verifying hypotheses and experience
drawn from my work and keeping them in review; and the acquirements from the
course have acted as guidelines for my work.
Why her – my patient?
In the next part of my paper, I would like to present a clinical case of a drug addict
with whom I worked as a psychological counselor for over one year in the
addiction treatment center where I worked.
It was one day in November, 2004, when I had the first contact with her. Thanh
(her true name has been changed in this paper) was 25 years old on the day she
admitted to the center. I did not know how many times she had gone seeking
detoxification but she told me this was the third time she had in an addiction
center in Vietnam, and the first time in my center. Previously she had herself
detoxified overseas, because she left Vietnam when she was one year old and got
addicted to heroin at the age of fifteen. She had stayed in the center for over three
months till then. Before I met her, I had heard that Thanh was self-important,
demanding and headstrong. Therefore, many members of the staff – including the
guards, doctors, nurses, educators, vocational trainers, usually found it hard to
have her „collaboration‟, and other patients felt difficut to get along well with her.
She had only one friend – a male addict of the same age; maybe he was the only
person who could understand what she had confided to. Through this friend, she
informed that she wanted to talk with me.
Thanh had an unhappy childhood. Born in 1979, she had to cross the sea with her
family to go abroad illegally when she was only one year old. The family were
approved to settle in Australia and just after two years, her parents divorced. Since
then, many events had occurred that made her life almost chaotic. As a matter of
course, she left her father and lived with her mother after their divorce.
Her father and mother were both medical doctors. In her vague memoir, her father
was an abusive man. He got married with Thanh‟s mother after her first husband
left Vietnam to go to the USA in 1975. He usually battered his wife, and
sometimes his little daughter. Thanh said that this might be due to her mother‟s
„faults‟ as if her mother must have done something wrong with the father (?).
After divorce in 1982, he stayed in Australia and several years later, he got
remarried and had two sons with the next wife. He sometimes made contacts with
Thanh and since Thanh became addicted, he had offerred part of the finance for
her treatment.
The mother had one son with her first husband who left her to go to the USA in
1975 when their son was several months old. This son had gone to live with his
aunt (the mother‟s sister) after his mother remarried with Thanh‟s father and
continued to live there after Thanh‟s family went abroad. In 1986, at the age of
eleven, he was guaranteed to go to Australia as a legal immigrant and reunite with
his mother who had married the third time with an Australian man. Thanh was
seven years old then, and four people – Thanh, her half-brother, her mother and
the „Aus dad‟ (as called by Thanh to discriminate with „Viet dad‟, her natural
father) – had lived together since then. Two years later, this thirteen-year-old boy
was arrested due to his involvement in drug smuggling. The police came to his
house (Aus dad‟s house indeed) and took him to jail. This event was considered as
a great loss for the mother and for Thanh too, because they both loved him so
much. However, the „Aus dad‟ got so angry with the mother who was accused of
letting her own son commit the sin, especially when the arrest happened inside his
house. A couple of years later, Thanh and her mother left Australia to go for
immigration and reunite with Thanh‟s maternal extended family in the USA.
As for the „Aus dad‟, he was a kind-hearted man. He married Thanh‟s mother and
agreed to rear Thanh as well as a natural daughter that he did not have. He worked
for an organization of the United Nations (maybe responsible for refugees?).
Thanh used to have a good time with her „Aus dad‟. He had taken her to go abroad
with him when she was a child. So Thanh had been to many countries such as
Cambodia, Bosnia, Malaysia, Indonesia... wherever there were wars, unrests or
refugees. Except the event that led to the arrest of Thanh‟s half-brother, all
happenings were her good memories during that time. It was this event that partly
made the relationship between her mother and her „Aus dad‟ become worse.
Therefore, at the age of ten or so, Thanh and her mother moved to America where
her maternal grandparents and aunts had lived. Thanh did not tell me about the
consequent relationship between her mother and her step-father but it had been
clear that she had still continued to maintain her relations with her „Aus dad‟ until
she entered my center.
In America, Thanh and her mother lived with her aunt‟s family. The mother had to
bear criticizing words from her family for all things that had happened in her life.
When Thanh was fourteen, her mother caught cancer. The last months before the
mother‟s death were the gloomiest time for Thanh. She stayed beside her mother
to care for her and evidenced her pain and sufferings. The mother had to use
narcotics for pain relief and once she bitterly said to her daughter that she wanted
to use drugs to kill Thanh and to kill herself. After the mother died, Thanh seemed
to get lost in her life. Nearly one year later, she was sexually abused by one of her
aunt‟s son. And in the same year, just fifteen, she got addicted to heroin.
All the events mentioned above were told by Thanh just for one and a half hours
on the day I first met her in the center. Puffing at a cigarette, she talked in an
emotionless voice so that it‟s hard to know how she really felt. She listed all losses
she had suffered in chronologic order: „I lost my country at one; lost my father at
three; lost my half-brother at nine; lost my mother at fourteen; and lost myself at
fifteen‟. She said that she did not know who she was, why she was born, where
she came from and would go to. She used the English words „indentity crisis‟ to
describe her adolescence. Finally, she said thanks to me due to my listening to her.
After we first met, she did not try to make any personal contact with me again.
Anything else I knew about her was from other staff members. I knew she had an
aunt (her father‟s sister) who had still lived in HCMC. The finance offered by both
„Viet dad‟ and „Aus dad‟ was transferred to this aunt and her son who was the
intermediary between Thanh and her relatives outside the center. That was the
reason why Thanh had to come back to Vietnam for her long-term treatment.
Every time she discharged from addiction centers, she would work as an English
teacher, but nobody knew where she worked.
The activities in the center seemed to make some changes in her. Months later, she
got involved in music, art (painting, dancing, singing) and labor activities. She
attended group therapy with educators and after one year, she became a so good
learner in Tai Chi that the directors of my center decided to let her work as an
assistant trainer during training sessions. She left the center in the end of 2005.
How to let things go
Just one or two months after Thanh left the center, she readmitted. That time, she
was brought to the emergency room in a nearly comatose condition. She was
detected after using an over dose of heroin intravenously. It took about ten days
for the medical staff to help her recover. One morning, she met me, cried, and
asked me for help. She did not agree with the decision of her family on how long
she would have to stay in the center that time. She said that the recent use of
heroin was not a relapse, but really an attempt to suicide.
Returning home from the center, Thanh had registered for a short-term training
course on English teaching skills. When the course was nearly approaching its
term, she thought of the course-ending ceremony and dreamt about the presence of
her father – her „Viet dad‟ on that special day, although her „Aus dad‟ was sure to
come. Hoping so, she made a phone call overseas to her father. Unexpectedly, the
father refused. He said that he was too busy to come back to Vietnam on those
days. And suddenly, on the other end of the line, bursted the voice of the step-
mother in all types of insults. The step-mother required Thanh not to make any
contact with her husband and did not allow Thanh to „disturb‟ her family any
longer.
What happened next to the talk was known by everyone. But the staff members‟
opinions about it were so different. Most of them believed Thanh had relapsed into
drug use, so she would have to undergo the drug treatment program once again;
others (fewer) including me suggested that we needed to help Thanh pass through
her crisis and she did not need to stay long in the center unless she wanted to do it
herself. I had some sessions with Thanh every one or two days. However, the
refusion from her relatives (even her „Aus dad‟ who was staying in HCMC on
those days) to pay her a visit had made her mood get worse and worse. During that
time, the directors of the center had not made any decision on her case yet.
I decided to bring her problem forward at the educators‟ meeting on Friday of the
week. As routine at every Friday staff meetings, I was responsible for training or
supervising educators of the center. Many of them did not have good impressions
on Thanh to whom they did not think to be „accessible‟. I designed a „script‟ about
a supposed case for the purpose of training. The meterials from Thanh‟s case were
used to design the script. I said to the staff that I needed their help to resolve my
difficulties in this case. The best way, I said, that they could help me was to
participate in role playing with me. I played the role of the father of a female
addict who had stayed in the center (with the supposal situation similar to
Thanh‟s), and one of the educators would act as a personnel who would be
responsible for receiving the father‟s visit to the center to talk about his daughter.
In my intention, this role-play could be performed to serve two purposes
simultaneously. First, I wanted to create an opportunity for the educators to have a
„view from a different angle‟ that can help them to learn more about other
people‟s thinking, for instance in that situation, the patient‟s and the father‟s (or
maybe mine too) in paticular. Second, I really wanted myself to learn about how a
father could think and feel and what other people could expect him to do in such a
situation as Thanh‟s. In the role-play, I integrated the two „real fathers‟ of my
patient (both „Viet‟ and „Aus dads‟) into one imaginary father whose role I played.
The role-play brought new experience to all participants at the meeting. The
educators who role-played recognized the father‟s concerns and problems, agreed
to help the patient recover in physical health and pass through her crisis, and one
of the educators asked the father to pay a visit to the center to give his daughter
emotional support. Another educator insisted that the patient had to be responsible
for her recovery and also comply with the rules of the center if she wanted other
people to help her. All these opinions acted in the role-play made things clearer.
At the end of the meeting, some of the educators realized that the supposal case
was exactly Thanh‟s and they asked the chief of the Education Division to discuss
how to solve Thanh‟s problems. The chief said she would talk to the directors and
have an answer soon.
Some days later, I continued to work with Thanh less frequently than the week
before. Thanh was prescribed to use antidepressants and anxiolytic drugs in order
to improve her mood. The directors assigned one personnel to contact her aunt‟s
family and her „Aus dad‟, asked them to pay their visits to the center and give her
emotional support. Two or three weeks later, Thanh was required to take part
gradually in activities in the center, starting from music, exercises and light labor.
We changed the way to support her from individual counseling to group work and
helped her reestablish relations with other patients. Three months later, Thanh was
allowed to leave the center.
I met Thanh once in 2007 at another private center for drug treatment. She had
stayed there for several months. It was really due to her relapse at that time. It was
no doubt that recovery from drug addiction was not an easy business, especially in
the case of Thanh. She smiled and said hello to me when I met her. I realized that
she had attended to a self-help group organized under a foreign-financed project.
The group activities were based on the „Twelve Steps‟ principles (similar to those
of N.A. – Narcotics Anonymous in America). I saw her talk with other group
members, discuss with them and read something on a book. And that was the last
time I have met her so far.
What can we expect her to do – a young woman with so many losses and
sufferings in life? And how can we do to get things better in her case? I don‟t
know. I really don‟t. I only know that life is not truly easy, but still we are able. It
was perhaps what we called „resilience‟ in such kind of people like Thanh.
*****
When I write this final paper, the first course on systemic therapy in Vietnam has
nearly finished. Through working with my patients day by day, I have found
myself to be a „medical doctor‟ again, as if I have gone on a detour to come back
to my departure which can now be considered as my destination. Doing
psychotherapy makes my career more worthy and now I can do what I have
learned.
I think that self-understanding as well as understanding what other people
experienced is very important for anyone who wants to be a psychotherapist.
And me too.

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩaTâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩaCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ nataliej4
 
Cbt 1 dan nhap - sinh vien
Cbt 1 dan nhap - sinh vienCbt 1 dan nhap - sinh vien
Cbt 1 dan nhap - sinh vienNhat Nguyen
 
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU nataliej4
 
TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM nataliej4
 
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên Tâm Bệnh Học Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên nataliej4
 
Liệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâm
Liệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâmLiệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâm
Liệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâmCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC nataliej4
 
Bantin_TLHĐT_04_Tamlyhochocduong
Bantin_TLHĐT_04_TamlyhochocduongBantin_TLHĐT_04_Tamlyhochocduong
Bantin_TLHĐT_04_TamlyhochocduongWE Link
 
Nhận Biết Tâm Lý Trẻ Em Qua Tranh Vẽ
Nhận Biết Tâm Lý Trẻ Em Qua Tranh Vẽ Nhận Biết Tâm Lý Trẻ Em Qua Tranh Vẽ
Nhận Biết Tâm Lý Trẻ Em Qua Tranh Vẽ nataliej4
 
T L G D H D H 2011 Learner Thoa
T L G D H D H 2011  Learner  ThoaT L G D H D H 2011  Learner  Thoa
T L G D H D H 2011 Learner ThoaNguyen Chien
 
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lýThuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lýLenam711.tk@gmail.com
 
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận nataliej4
 
Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên
Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên
Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên nataliej4
 
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đạiVì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đạiCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Tâm Bệnh Học Trẻ Em
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Tâm Bệnh Học Trẻ Em
Tâm Bệnh Học Trẻ Em nataliej4
 
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)jeway007
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bảnĐại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bảnCâu Lạc Bộ Trăng Non
 

Was ist angesagt? (20)

Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩaTâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
 
Gặp gỡ cuối năm 2015
Gặp gỡ cuối năm 2015Gặp gỡ cuối năm 2015
Gặp gỡ cuối năm 2015
 
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
 
Cbt 1 dan nhap - sinh vien
Cbt 1 dan nhap - sinh vienCbt 1 dan nhap - sinh vien
Cbt 1 dan nhap - sinh vien
 
Giáo trình-tltl
Giáo trình-tltlGiáo trình-tltl
Giáo trình-tltl
 
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
 
TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
 
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên Tâm Bệnh Học Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên
 
Liệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâm
Liệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâmLiệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâm
Liệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâm
 
TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC
 
Bantin_TLHĐT_04_Tamlyhochocduong
Bantin_TLHĐT_04_TamlyhochocduongBantin_TLHĐT_04_Tamlyhochocduong
Bantin_TLHĐT_04_Tamlyhochocduong
 
Nhận Biết Tâm Lý Trẻ Em Qua Tranh Vẽ
Nhận Biết Tâm Lý Trẻ Em Qua Tranh Vẽ Nhận Biết Tâm Lý Trẻ Em Qua Tranh Vẽ
Nhận Biết Tâm Lý Trẻ Em Qua Tranh Vẽ
 
T L G D H D H 2011 Learner Thoa
T L G D H D H 2011  Learner  ThoaT L G D H D H 2011  Learner  Thoa
T L G D H D H 2011 Learner Thoa
 
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lýThuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
 
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
 
Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên
Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên
Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên
 
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đạiVì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
 
Tâm Bệnh Học Trẻ Em
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Tâm Bệnh Học Trẻ Em
Tâm Bệnh Học Trẻ Em
 
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bảnĐại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
 

Ähnlich wie Mỗi cõi lòng một cảnh đời

33 câu chuyện với các bà mẹ
33 câu chuyện với các bà mẹ33 câu chuyện với các bà mẹ
33 câu chuyện với các bà mẹLuyến Kiều
 
Giao tiep-voi-con-tre-nhu-the-nao
Giao tiep-voi-con-tre-nhu-the-naoGiao tiep-voi-con-tre-nhu-the-nao
Giao tiep-voi-con-tre-nhu-the-naoHà Thu
 
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non nataliej4
 
Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 1
Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 1 Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 1
Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 1 WE Link
 
Day con kieu nhat giai doan 2 tuoi
Day con kieu nhat giai doan 2 tuoiDay con kieu nhat giai doan 2 tuoi
Day con kieu nhat giai doan 2 tuoiAnna Nguyen
 
Sổ tay tự kỷ của bác sỹ
Sổ tay tự kỷ của bác sỹSổ tay tự kỷ của bác sỹ
Sổ tay tự kỷ của bác sỹYhoccongdong.com
 
Dạy trẻ biết đọc sớm - Phương pháp Glenn Doman
Dạy trẻ biết đọc sớm - Phương pháp Glenn DomanDạy trẻ biết đọc sớm - Phương pháp Glenn Doman
Dạy trẻ biết đọc sớm - Phương pháp Glenn DomanLê Sơn
 
Noi sao-de-khich-le-va-giup-con-truong-thanh
Noi sao-de-khich-le-va-giup-con-truong-thanhNoi sao-de-khich-le-va-giup-con-truong-thanh
Noi sao-de-khich-le-va-giup-con-truong-thanhHà Thu
 
Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa
Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóaBản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa
Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóaWE Link
 
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU nataliej4
 
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI nataliej4
 
Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời
Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời
Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời Lê Cường
 
Nói Sao Để Khích Lệ Và Giúp Con Trưởng Thành pdf, sách hay nuôi dạy con
Nói Sao Để Khích Lệ Và Giúp Con Trưởng Thành pdf, sách hay nuôi dạy conNói Sao Để Khích Lệ Và Giúp Con Trưởng Thành pdf, sách hay nuôi dạy con
Nói Sao Để Khích Lệ Và Giúp Con Trưởng Thành pdf, sách hay nuôi dạy conDownload Sách Free
 
Thế giới bí mật của trẻ em
Thế giới bí mật của trẻ emThế giới bí mật của trẻ em
Thế giới bí mật của trẻ emLuyến Kiều
 
Biết người tâm lý học VHN
Biết người tâm lý học VHNBiết người tâm lý học VHN
Biết người tâm lý học VHNVo Hieu Nghia
 
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ nataliej4
 

Ähnlich wie Mỗi cõi lòng một cảnh đời (20)

33 câu chuyện với các bà mẹ
33 câu chuyện với các bà mẹ33 câu chuyện với các bà mẹ
33 câu chuyện với các bà mẹ
 
Giao tiep-voi-con-tre-nhu-the-nao
Giao tiep-voi-con-tre-nhu-the-naoGiao tiep-voi-con-tre-nhu-the-nao
Giao tiep-voi-con-tre-nhu-the-nao
 
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
 
Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 1
Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 1 Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 1
Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 1
 
Day con kieu nhat giai doan 2 tuoi
Day con kieu nhat giai doan 2 tuoiDay con kieu nhat giai doan 2 tuoi
Day con kieu nhat giai doan 2 tuoi
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Cảm Xúc Của Người Mẹ Lần Đầu Sinh Con.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Cảm Xúc Của Người Mẹ Lần Đầu Sinh Con.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Cảm Xúc Của Người Mẹ Lần Đầu Sinh Con.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Cảm Xúc Của Người Mẹ Lần Đầu Sinh Con.
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Cảm Xúc Của Người Mẹ Lần Đầu Sinh Con.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Cảm Xúc Của Người Mẹ Lần Đầu Sinh Con.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Cảm Xúc Của Người Mẹ Lần Đầu Sinh Con.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Cảm Xúc Của Người Mẹ Lần Đầu Sinh Con.
 
Sổ tay tự kỷ của bác sỹ
Sổ tay tự kỷ của bác sỹSổ tay tự kỷ của bác sỹ
Sổ tay tự kỷ của bác sỹ
 
Dạy trẻ biết đọc sớm
Dạy trẻ biết đọc sớm Dạy trẻ biết đọc sớm
Dạy trẻ biết đọc sớm
 
Dạy trẻ biết đọc sớm - Phương pháp Glenn Doman
Dạy trẻ biết đọc sớm - Phương pháp Glenn DomanDạy trẻ biết đọc sớm - Phương pháp Glenn Doman
Dạy trẻ biết đọc sớm - Phương pháp Glenn Doman
 
Noi sao-de-khich-le-va-giup-con-truong-thanh
Noi sao-de-khich-le-va-giup-con-truong-thanhNoi sao-de-khich-le-va-giup-con-truong-thanh
Noi sao-de-khich-le-va-giup-con-truong-thanh
 
Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa
Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóaBản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa
Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa
 
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU TÂM LÝ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TRỊ LIỆU
 
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
 
Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời
Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời
Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời
 
Luận văn: Tham vấn cho cha mẹ trong giáo dục trẻ em từ 11 đến 14 tuổi
Luận văn: Tham vấn cho cha mẹ trong giáo dục trẻ em từ 11 đến 14 tuổiLuận văn: Tham vấn cho cha mẹ trong giáo dục trẻ em từ 11 đến 14 tuổi
Luận văn: Tham vấn cho cha mẹ trong giáo dục trẻ em từ 11 đến 14 tuổi
 
Nói Sao Để Khích Lệ Và Giúp Con Trưởng Thành pdf, sách hay nuôi dạy con
Nói Sao Để Khích Lệ Và Giúp Con Trưởng Thành pdf, sách hay nuôi dạy conNói Sao Để Khích Lệ Và Giúp Con Trưởng Thành pdf, sách hay nuôi dạy con
Nói Sao Để Khích Lệ Và Giúp Con Trưởng Thành pdf, sách hay nuôi dạy con
 
Thế giới bí mật của trẻ em
Thế giới bí mật của trẻ emThế giới bí mật của trẻ em
Thế giới bí mật của trẻ em
 
Biết người tâm lý học VHN
Biết người tâm lý học VHNBiết người tâm lý học VHN
Biết người tâm lý học VHN
 
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
 

Mehr von Câu Lạc Bộ Trăng Non

Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trong
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trongCái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trong
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trongCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giao
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giaoEric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giao
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giaoCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống - Trăng non 2016
Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống  - Trăng non 2016Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống  - Trăng non 2016
Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống - Trăng non 2016Câu Lạc Bộ Trăng Non
 
Lý thuyết của bản thân về hành vi con người
Lý thuyết của bản thân về hành vi con ngườiLý thuyết của bản thân về hành vi con người
Lý thuyết của bản thân về hành vi con ngườiCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Những nghi thức của chứng chán ăn tâm căn
Những nghi thức của chứng chán ăn tâm cănNhững nghi thức của chứng chán ăn tâm căn
Những nghi thức của chứng chán ăn tâm cănCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Quan điểm đa chiều về nghiện game online
Quan điểm đa chiều về nghiện game onlineQuan điểm đa chiều về nghiện game online
Quan điểm đa chiều về nghiện game onlineCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜITRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜICâu Lạc Bộ Trăng Non
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊNMỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊNCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thống
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thốngĐại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thống
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thốngCâu Lạc Bộ Trăng Non
 

Mehr von Câu Lạc Bộ Trăng Non (16)

Ẩn dụ & Biểu tượng
Ẩn dụ & Biểu tượngẨn dụ & Biểu tượng
Ẩn dụ & Biểu tượng
 
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trong
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trongCái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trong
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trong
 
Tiếp cận dựa trên bối cảnh
Tiếp cận dựa trên bối cảnhTiếp cận dựa trên bối cảnh
Tiếp cận dựa trên bối cảnh
 
Thiết lập mối liên minh trị liệu
Thiết lập mối liên minh trị liệuThiết lập mối liên minh trị liệu
Thiết lập mối liên minh trị liệu
 
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giao
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giaoEric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giao
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giao
 
Meta-Communication
Meta-CommunicationMeta-Communication
Meta-Communication
 
Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống - Trăng non 2016
Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống  - Trăng non 2016Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống  - Trăng non 2016
Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống - Trăng non 2016
 
Lý thuyết của bản thân về hành vi con người
Lý thuyết của bản thân về hành vi con ngườiLý thuyết của bản thân về hành vi con người
Lý thuyết của bản thân về hành vi con người
 
Bí mật gia đình
Bí mật gia đìnhBí mật gia đình
Bí mật gia đình
 
Những nghi thức của chứng chán ăn tâm căn
Những nghi thức của chứng chán ăn tâm cănNhững nghi thức của chứng chán ăn tâm căn
Những nghi thức của chứng chán ăn tâm căn
 
Quan điểm đa chiều về nghiện game online
Quan điểm đa chiều về nghiện game onlineQuan điểm đa chiều về nghiện game online
Quan điểm đa chiều về nghiện game online
 
Thay doi hanh vi
Thay doi hanh viThay doi hanh vi
Thay doi hanh vi
 
Stress
StressStress
Stress
 
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜITRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊNMỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thống
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thốngĐại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thống
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thống
 

Mỗi cõi lòng một cảnh đời

  • 1. MỖI CÕI LÒNG, MỘT CẢNH ĐỜI BS NGUYỄN MINH TIẾN Tp.HCM, 30-03-2008 Đây là bài viết mà tôi đã thực hiện như bài thu hoạch cuối khóa học Tâm Lý Trị Liệu Gia Đình và Can Thiệp Hệ Thống. - 2007, . 1. Tôi không thể xác định rõ vào lúc nào mà tâm lý trị liệu đã trở thành một chuyên ngành rất lý thú đối với tôi, dù trước đó tôi đã tốt nghiệp đại học y khoa và đã có ba năm làm việc tại một bệnh viện chuyên khoa lao và bệnh phổi. Tôi nhớ đã có một bước ngoặc trong đời mình vào năm 1992, năm năm sau khi ra trường, khi tôi bắt đầu vào làm việc cho một trường dạy trẻ khiếm thính và làm việc ở đó trong hai năm. Từ lúc ấy trở đi, tôi đã tiếp nhận rất nhiều những thông tin và kiến thức từ những ngành khoa học khác không phải y khoa và những kiến thức ấy dần dần choáng lấy suy nghĩ của tôi những khi tôi làm việc với những đối tượng của mình, nhất là với những trẻ em. Tôi nhận ra đã có những thay đổi trong nghề nghiệp của mình. Mặc dù tôi vẫn làm việc như một thầy thuốc, nhưng không phải với những người bệnh, không phải trong một bệnh viện và cũng không phải khoác chiếc áo choàng trắng mang tính biểu tượng của ngành nghề mình. Tôi đã học hỏi được nhiều điều từ những trẻ em bị điếc, từ cha mẹ chúng và từ những nhân viên trong ngôi trường ấy. Lúc khởi đầu công việc, những đứa trẻ khiếm thính ấy đã làm cho các kiến thức mà tôi học được từ trường y trở nên vô dụng và tất cả những gì đầu tiên tôi có thể làm được là sửa chữa những chiếc dây bị hư của những chiếc máy trợ thính của các em! Tuy nhiên, với thời gian, tôi nhận ra một cách rõ ràng rằng những đứa trẻ kia không cần tôi “chữa lành” bệnh cho chúng, điều mà các em cần là những cơ hội giáo dục và học tập tốt (chứ không phải là để “phục hồi” những chức năng mà vốn dĩ các em đã không có). Mặc dù có những trở ngại trong việc học tập, những trẻ điếc ấy đã thể hiện như những người “hạnh-phúc-trong-sự-
  • 2. kém-may-mắn” và tôi thực sự không biết được điều gì đã khiến các em có nhiều nghị lực như thế! Trong thời gian này, tôi bắt đầu được nghe nói về một tổ chức có tên là Trung tâm NT (tức Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Trẻ em), một tổ chức ngoài công lập do BS Nguyễn Khắc Viện thành lập với mục đích nghiên cứu về tâm lý trẻ em, một tổ chức mà về sau đã có ảnh hưởng lớn lao trên định hướng nghề nghiệp của bản thân tôi. NT đã xây dựng nên nhiều phòng khám tình nguyện trên cả nước, huấn luyện nhân viên, tổ chức hội thảo, xuất bản sách vở về tâm lý trẻ em và bắt đầu áp dụng tâm lý trị liệu cho những trẻ em có các vấn đề về tâm lý. Nhưng phải mất khoảng 5, 6 năm để NT phát triển những công việc này. Về phần mình vào lúc ấy, những mối quan tâm của tôi về ngành tâm lý bắt nguồn từ thực tế làm việc với trẻ em khiếm thính, từ những bài báo cáo trong các hội thảo và từ các bài giảng trong những lớp huấn luyện về trẻ khuyết tật do các chuyên gia giáo dục Úc và Hà Lan cung cấp. Mãi cho đến năm 1997, khi tôi trở thành thành viên của NT2 (chi nhánh của Trung tâm NT tại Tp.HCM), tôi mới thực sự có cơ hội học tập và thực hành tâm lý lâm sàng, một chuyên ngành mà tôi đã không được học từ trường đại học y khoa. Chính tại NT2 mà tôi đã có những bước đi đầu tiên trong thực hành tâm lý trị liệu, một việc mà ban đầu không có vẻ gì là “y khoa” cả! Những nhà tâm lý trị liệu Pháp (phần lớn trong số những ngưòi tôi đã gặp là những nhà phân tâm) đã có ảnh hưởng lớn trên quan điểm và học thuyết của NT. May thay, BS Nguyễn Khắc Viện, người sáng lập NT, lúc sinh thời vốn là người có quan điểm chiết trung. Trong các tác phẩm của mình như Tâm Lý Lâm Sàng Trẻ Em Việt Nam và Tâm Lý Gia Đình, ông khuyến khích các nhà tâm lý Việt Nam nên có thái độ linh hoạt và tổng hợp khi vận dụng các học thuyết và phương thức khác nhau vào thực tiễn lâm sàng của mình. Ông có biệt tài tổng hợp các học thuyết của phương Tây với minh triết phương Đông và diễn dịch các thuật ngữ phương Tây kết hợp với các ngôn từ Hán Việt sẵn có. Ngoài ra, ông có lẽ là người Việt Nam đầu tiên nêu lên sự hữu ích của các học thuyết trị liệu hệ thống, giới thiệu chúng trong các tác phẩm của mình và phát hiện ra những tương đồng giữa lý thuyết hệ thống với các quan niệm truyền thống về gia đình của người Việt Nam. Ông là một trong số những người tiên phong trong việc phát triển lĩnh vực tâm lý lâm sàng tại Việt Nam sau chiến tranh. Cùng thời gian ấy, tôi cũng rất phấn khởi khi vốn tiếng Anh của mình ngày càng cải thiện và điều này đã giúp tôi lĩnh hội được những lý thuyết rất khó nuốt trôi từ các sách vở, tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh mà tôi có được. Ca lâm sàng đầu tiên mà tôi thực hiện là trường hợp một bé trai tám tuổi được ông ngoại dẫn đến phòng khám NT2 vào năm 1998. Trong vài tháng trước đó, bé trai này vướng phải một số vấn đề kỷ luật ở trường và có biểu hiện hiếu động hơn lúc trước. Trẻ có quá trình phát triển bình thường và có kết quả học tập tốt trong hai
  • 3. năm đầu ở trường tiểu học. Khi hỏi chuyện về quá khứ, tôi được biết rằng người mẹ là con duy nhất trong gia đình bên ngoại, còn người bố từ lâu đã rời bỏ quê nhà vào lập nghiệp và sống một mình ở Tp.HCM trước khi cưới mẹ của đứa trẻ. Ông ngoại, vì ước mong có được một đứa con trai, đã yêu cầu người mẹ cho ông nhận đứa cháu trai đầu tiên này làm con nuôi. Trẻ ở với ông bà ngoại và sau đó được yêu cầu gọi người ông bằng “ba” trong khi người bố ruột thường đi xa nhà để làm việc. Vào lúc tôi gặp trẻ, mẹ đã sanh thêm đứa con trai thứ hai, lúc ấy khoảng 6 tháng tuổi. Một lần nữa, người mẹ lại đưa hai đứa con trai về sống ở nhà ông bà ngoại để có người phụ giúp công việc chăm sóc cháu bé, để lại người bố sống một mình trong ngôi nhà riêng của hai vợ chồng. Trong buổi tiếp xúc, tôi nhận thấy đứa bé rất dễ gần, thông minh và có vẻ được giáo dục tốt. Tôi đã trò chuyện cùng trẻ, lúc thì bằng lời nói trao đổi với nhau, lúc thì dùng trò chơi hoặc bằng vẽ tranh, và cậu bé đã “kể” cho tôi – thông qua một trong số những bức tranh mà trẻ vẽ - về một người đàn ông mà cậu gọi là “bố” đang đứng dưới một tàn cây bên ngoài một ngôi nhà mà cửa đang đóng kín. Điểm quan trọng trong bức tranh đó là cậu đã không vẽ bất cứ chi tiết nào trên gương mặt của người đàn ông kia – không mắt, không mũi, không miệng, không có gì cả... – điều này khác hẳn những bức vẽ hình người của những đứa trẻ bình thường cùng tuổi với cậu. Giờ đây khi xem xét lại, tôi nhận thấy rằng người “đàn ông không có gương mặt” trong bức tranh của cậu bé có thể mang một ý nghĩa ẩn dụ cho sự nhầm lẫn của cậu bé về vai trò của hai “người cha” trong đời của mình. Nhưng vào thời gian ấy, những gì tôi muốn thực hiện chỉ đơn giản là nhằm chia sẻ những ý kiến của tôi với hai người đàn ông quan trọng này về những khó khăn mà cậu bé đang gặp phải và về những gì họ có thể làm để giúp đỡ cậu. Phiên trị liệu kế tiếp được diễn ra với sự hiện diện của ông ngoại và người bố của cậu bé (người mẹ vắng mặt vì phải ở nhà chăm con). Chủ đề tế nhị liên quan đến vai trò của người cha đã được đề cập đến và được thảo luận với mục đích nhắm đến việc củng cố trách nhiệm của người bố trong việc chăm sóc đứa con trai của ông. Rất may, trong buổi gặp ấy tôi đã nhận được sự hợp tác tốt từ cả hai người đàn ông này, mặc dù có thoáng một chút vẻ áy náy xuất hiện trên gương mặt của ông ngoại như thể ông đang suy nghĩ về “lỗi lầm” của mình (đây cũng là điều duy nhất xảy ra mà tôi không ngờ tới trước). Dẫu sao, tôi cũng đã trải nghiệm được ca lâm sàng đầu tiên này với những cảm xúc tích cực. Tôi thấy mình có can đảm hơn và tự tin hơn để có thể đi sâu hơn vào lĩnh vực đặc biệt này. Về sau, khi quá trình thực hành của tôi được tiến triển, tôi cũng nhận ra được rằng thật là không cần thiết, thậm chí có khi không có lợi, nếu một nhà trị liệu tâm lý cố gắng chứng minh nguyên nhân của một vấn đề giống như cách mà các bác sĩ tìm kiếm nguyên nhân của một căn bệnh. Vào năm 1999, tôi có cơ hội được trình bày một ca lâm sàng khác trong một cuộc hội thảo nhỏ và dưới sự giám sát của Giáo sư người Pháp, Claude Pigott, một bác sĩ tâm thần đồng thời là một nhà phân tâm chuyên về trị liệu gia đình. Đó là
  • 4. trường hợp một bé trai năm tuổi bị tự kỷ có bố mẹ đang gặp phải những vấn đề khó khăn trong hôn nhân. Đó là một kỷ niệm khó quên khi lần đầu tiên tôi sử dụng genogram (biểu đồ gia tộc) làm công cụ để trình bày về gia đình của đứa trẻ (Cũng phải nhắc đến BS. Nguyễn Văn Khuê, người phụ trách đầu tiên của NT2, nhờ ông mà tôi có được bản photo của quyển sách Changing Family Life Cycle – A Framework for Family Therapycủa hai tác giả Monica McGoldrick và Betty Carter, mà từ đó tôi đã rút ra được những hiểu biết cần thiết về cách sử dụng genogram). Với sự giám sát của GS. Pigott, lần đầu tiên tôi nhận được những lời góp ý như sau: “sự thấu cảm với nỗi khổ của một người vợ có thể vẫn chưa đủ, bởi vì người chồng (vắng mặt trong các phiên trị liệu) có thể cũng gặp nhiều khó khăn và đau buồn tương tự”. Về sau tôi được biết đó chính là thái độ của một nhà trị liệu gọi là “sự thiên vị đa hướng”, một khái niệm quan trọng mà tác giả Nagy đã nói đến trong lý thuyết của ông. Đầu năm 2001, cơ sở NT2 ngưng hoạt động và tôi phải thành lập riêng cơ sở khác để tiếp tục làm việc. Tôi trở lại trường đại học và tham dự khóa đào tạo sau đại học về chuyên khoa tâm thần. Khi hoàn tất khóa học vào năm 2003, có hai sự việc xảy đến làm cho tôi có khả năng tiếp tục đi sâu hơn vào lĩnh vực sức khỏe tâm thần. Việc thứ nhất là tôi được tuyển vào làm việc bán thời gian trong một trung tâm cai nghiện ma túy tư nhân với vai trò như một tham vấn viên cho người nghiện, ngoài công việc chuyên về trị liệu tâm lý trẻ em mà tôi vẫn tiếp tục thực hiện sau khi NT2 ngưng hoạt động mãi cho tới nay. Việc thứ hai, đó là tôi đã tham gia khóa đào tạo về tâm lý trị liệu hệ thống với sự khuyến khích của BS. Lâm Xuân Điền, lúc đó là giám đốc Bệnh viện Tâm Thần Tp.HCM. Thực tế là những khóa huấn luyện như thế luôn rất cần thiết cho sự phát triển của ngành tâm lý trị liệu cũng như sự phát triển của các dịch vụ sức khỏe tâm thần nói chung tại Việt Nam. Những gì mà tôi tiếp thu được từ khóa học này, nhờ vào những giảng viên rất nhiệt tình phụ trách giảng dạy, vẫn sẽ tiếp tục theo tôi trong công việc thực hành của mình. Từ góc độ một người học và một người thực hành, tôi nghĩ rằng chỉ bằng cách học tốt mới có thể thực hành giỏi, và ngược lại, có thực hành khổ luyện thì sự học mới có thể được nâng cao tốt hơn. Trong gần năm năm qua, khóa học này đã tạo nhiều cơ hội để tôi có thể kiểm nghiệm lại các giả thuyết và xem xét những trải nghiệm mà tôi có được từ công việc của mình, và những điều tiếp thu từ khóa học đã trở thành một thứ cẩm nang hướng dẫn cho tôi khi tác nghiệp. 2. Phần tiếp theo sau đây tôi sẽ dành cho việc trình bày trường hợp lâm sàng của một người nghiện mà tôi đã làm việc với tư cách một chuyên viên tham vấn tâm lý trong trung tâm cai nghiện nơi tôi đã công tác.
  • 5. Tôi gặp cô ấy lần đầu tiên vào một ngày trong tháng 11-2004. Thanh (tên thật của cô đã được thay đổi) 25 tuổi khi cô nhập viện vào trung tâm lần này. Tôi không biết được từ trước nay cô đã có bao nhiêu lần vào viện để điều trị cắt cơn, nhưng cô bảo với tôi rằng đây là lần thứ ba cô vào điều trị trong một trung tâm ở Việt Nam và là lần đầu tiên trong trung tâm của chúng tôi. Những lần cắt cơn trước đây đều được thực hiện ở nước ngoài, bởi vì Thanh đã rời khỏi Việt Nam khi cô mới chỉ một tuổi và đã bắt đầu nghiện heroin ở tuổi 15. Cho đến lúc gặp tôi, cô đã ở trong trung tâm được khoảng 3 tháng. Trước buổi gặp ấy, tôi được nghe kể về Thanh như là một học viên có tính tự cao, hay đòi hỏi và rất khó bảo. Vì thế, nhiều nhân viên trong trung tâm như các bảo vệ, bác sĩ, điều dưỡng, giáo dục viên, giáo viên dạy nghề... thường khó có thể có được “sự hợp tác” của cô, ngay cả các học viên khác trong trung tâm cũng khó làm thân được với cô. Dường như cô chỉ có một người bạn – một học viên nam cùng tuổi và đó có lẽ là người duy nhất có thể hiểu những gì mà cô tâm sự. Thông qua người học viên nam ấy, cô báo cho tôi biết rằng cô muốn gặp tôi. Thanh có một tuổi thơ không hạnh phúc. Ra đời năm 1979, cô đã phải theo gia đình vượt biên ra nước ngoài lúc chỉ mới có một tuổi. Gia đình cô được chấp thuận định cư tại Úc, nhưng chỉ hai năm sau, bố mẹ cô ly hôn. Kể từ thời điểm ấy, nhiều sự kiện đã xảy đến và hầu như đã làm xáo trộn cả cuộc đời của cô. Dĩ nhiên khi bố mẹ ly hôn, cô phải chia tay bố và về sống với mẹ. Cả bố và mẹ cô đều là bác sĩ. Trong ký ức lờ mờ, cô nhớ rằng cha cô là một người đàn ông vũ phu. Ông cưới mẹ Thanh sau khi người chồng trước của bà rời bỏ Việt Nam vào năm 1975. Ông thường đánh đập mẹ Thanh và đôi khi đánh cả đứa con gái bé nhỏ của ông. Theo lời Thanh, có lẽ đó là do “lỗi” của mẹ cô, nghe như thể mẹ cô đã làm điều gì đó sai trái với bố cô vậy (?). Sau khi ly dị năm 1982, ông tiếp tục ở lại Úc; vài năm sau, ông tái hôn và có thêm hai con với người vợ kế. Thỉnh thoảng ông có liên lạc với Thanh và khi Thanh trở nên nghiện ngập, ông đã chu cấp một phần các chi phí cho việc điều trị của Thanh. Mẹ Thanh đã từng có một con trai với người chồng trước. Khi người chồng rời Việt Nam năm 1975, đứa con trai của họ mới chỉ vài tháng tuổi. Đứa bé này sau đó được gửi nuôi ở nhà người dì (chị của mẹ) khi người mẹ kết hôn lần thứ hai với người mà sau này là cha ruột của Thanh và cậu bé vẫn tiếp tục sống với dì sau khi gia đình của Thanh đi ra nước ngoài. Vào năm 1986, đứa bé trai ấy được 11 tuổi và cậu được chấp thuận sang định cư ở Úc theo diện đoàn tụ với mẹ. Mẹ Thanh lúc ấy đã kết hôn lần thứ ba, lần này là với một người Úc. Vào thời điểm ấy, Thanh vừa tròn 7 tuổi và bốn người – mẹ Thanh, Thanh, người anh cùng mẹ khác cha của Thanh và “bố Úc” (theo cách gọi của Thanh, để phân biệt với “bố Việt” tức là người cha ruột) cùng sống chung với nhau. Hai năm sau, cậu bé trai 13 tuổi này bị bắt vì có liên can đến những vụ buôn lậu ma túy. Cảnh sát đã đến nhà cậu
  • 6. (thực ra là nhà của “bố Úc”) và bắt cậu đưa vào trại giam. Sự kiện này được nhìn nhận như là một mất mát lớn cho cả người mẹ lẫn Thanh, bởi vì cả hai người đếu rất thương yêu cậu bé. Tuy nhiên, người “bố Úc” đã nổi giận, ông quy trách nhiệm cho mẹ Thanh đã để cho con trai mình sa vào con đường tội lỗi, nhất là khi sự việc bắt giữ của cảnh sát đã xảy ra ngay bên trong nhà của ông. Một vài năm sau, hai mẹ con Thanh rời Úc sang định cư ở Hoa Kỳ để đoàn tụ với gia đình bên ngoại lúc này đang cùng chung sống tại đó. Về phần người “bố Úc”, có thể nói ông là một con người rất tốt bụng. Ông cưới mẹ Thanh, rồi chấp nhận nuôi Thanh và xem Thanh như con ruột của mình. Ông làm việc cho một tổ chức của Liên Hiệp Quốc (có lẽ phụ trách về người tỵ nạn?). Thanh đã từng có một quãng thời gian sống rất tươi đẹp bên cạnh “bố Úc”. Khi Thanh còn nhỏ, ông đã nhiều lần đưa cô theo ông ra nước ngoài trong những chuyến công tác của ông. Nhờ thế, Thanh đã từng đến nhiều quốc gia như Kampuchia, Bosnia, Malaysia, Indonesia... bất cứ nơi nào có xảy ra chiến tranh, bất ổn hoặc có người tỵ nạn. Ngoại trừ sự kiện người anh bị bắt giữ nói trên, mọi chuyện xảy ra trong thời gian ấy đều là những kỷ niệm đẹp đối với Thanh. Chính sự kiện này có lẽ đã phần nào khiến mối quan hệ giữa mẹ Thanh và “bố Úc” trở nên xấu đi. Và vì thế, lúc Thanh khoảng 10 tuổi, cô phải theo mẹ đến Mỹ để sống với gia đình ngoại và các dì. Thanh đã không kể cho tôi nghe về mối quan hệ sau đó giữa mẹ và “bố Úc”, nhưng rõ ràng là cô vẫn còn giữ liên lạc với ông bố người Úc mãi cho đến ngày cô vào điều trị tại trung tâm của chúng tôi. Tại Mỹ, Thanh và mẹ sống chung với gia đình của một người dì. Người mẹ đã phải gánh chịu bao lời chỉ trích từ những người thân trong gia đình về tất cả những gì đã xảy ra trong cuộc đời của bà. Khi Thanh 14 tuổi, mẹ cô mắc phải bệnh ung thư. Những tháng ngày cuối cùng trước khi mẹ mất là khoảng thời gian u tối nhất đối với Thanh. Cô đã ở bên cạnh giường để chăm sóc cho mẹ và đã chứng kiến những nỗi đau đớn, khổ sở của bà. Người mẹ đã phải dùng đến các thuốc gây nghiện để giúp làm giảm cơn đau và một lần nọ, bà đã cay đắng nói với Thanh rằng bà muốn dùng những loại thuốc kia để giết chết Thanh rồi tự sát đi cho xong. Sau khi mẹ mất, cuộc sống của Thanh gần như bị mất phương hướng. Gần một năm sau, cô bị lạm dụng tình dục bởi chính con trai của người dì ruột. Và cũng vào năm đó, lúc tuổi đời chỉ mới 15, Thanh bắt đầu sử dụng và nghiện heroin. Tất cả những sự kiện nêu ra trên đây đã được Thanh kể cho tôi nghe trong khoảng thời gian một tiếng rưỡi vào buổi đầu tiên tôi tiếp xúc với cô trong trung tâm cai nghiện. Phì phèo điếu thuốc lá trên môi, cô nói bằng một chất giọng vô cảm khiến cho rất khó có thể biết được cô đang thực sự cảm thấy như thế nào. Cô liệt kê ra tất cả những mất mát mà cô đã gặp phải trong đời theo thứ tự thời gian: “Em mất quê hương lúc một tuổi; mất cha lúc ba tuổi; mất anh trai (cùng mẹ khác cha) lúc chín tuổi; mất mẹ lúc 14 tuổi và mất bản thân mình lúc 15 tuổi”. Cô nói cô không
  • 7. biết mình là ai, sinh ra để làm gì, từ đâu tới và rồi sẽ đi về đâu... Cô dùng từ tiếng Anh identity crisis(khủng hoảng bản sắc) để nói về giai đoạn tuổi vị thành niên của mình. Và sau cùng, cô cám ơn tôi đã gặp và lắng nghe cô nói. Sau lần gặp đầu tiên ấy, Thanh không tìm cách gặp riêng tôi thêm lần nào nữa. Tất cả những chuyện khác mà tôi biết được về cô là do nghe được từ lời kể của những nhân viên trong trung tâm. Tôi biết Thanh có một người cô (em gái của bố ruột) vẫn còn sống tại Tp.HCM. Tiền chu cấp của “bố Việt” lẫn “bố Úc” đều được chuyển về cho người cô này và người con trai của bà (anh họ của Thanh), những người đóng vai trò trung gian liên lạc giữa Thanh và những người thân khác bên ngoài trung tâm. Đó cũng là lý do Thanh phải về Việt Nam để lo cho việc điều trị lâu dài của cô. Mỗi khi cô rời khỏi các trung tâm cai nghiện, cô sẽ làm công việc của một giáo viên dạy Anh văn, nhưng không ai biết được nơi cô làm việc. Những hoạt động trong trung tâm dường như có tác dụng làm nên những thay đổi nơi cô. Sau nhiều tháng, cô tham gia vào các hoạt động âm nhạc, nghệ thuật (vẽ, múa, hát...) và tham gia lao động. Cô tham dự những buổi trị liệu nhóm do các giáo dục viên đảm nhận và sau một năm cô đã trở thành một người tập Thái cực quyền tốt đến mức ban giám đốc trung tâm quyết định cho cô làm người trợ giảng cho huấn luyện viên trong các buổi tập. Cô rời trung tâm vào cuối năm 2005. 3. Chỉ một hoặc hai tháng sau khi Thanh rời trung tâm thì cô nhập viện trở lại. Lần này, cô được đưa vào phòng cấp cứu trong tình trạng gần như hôn mê. Cô được phát hiện sau khi đã tiêm quá liều heroin. Mất khoảng 10 ngày để các nhân viên y tế có thể giúp cô hồi phục. Một buổi sáng nọ, cô tìm gặp tôi, khóc và nhờ giúp đỡ. Cô không đồng ý với quyết định của gia đình về thời gian mà cô phải ở lại điều trị tại trung tâm lần này. Cô bảo rằng lần sử dụng heroin vừa rồi không phải vì cô tái nghiện, mà thực sự là một cố gắng để tự sát. Sau khi rời trung tâm về nhà, Thanh đã đăng ký vào một khóa tập huấn về kỹ năng dạy tiếng Anh. Khi khóa học gần đến ngày kết thúc, cô đã suy nghĩ về ngày bế giảng và mơ ước có sự hiện diện của người cha ruột – “bố Việt” – vào cái ngày đặc biệt ấy, mặc dù “bố Úc” đã chắc chắn với cô rằng ông sẽ đến. Hy vọng thế, cô đã gọi một cuộc điện thoại sang Úc để nói chuyện với bố. Thật bất ngờ, người bố từ chối. Ông bảo rằng ông quá bận không thể về Việt Nam vào những ngày này. Và thình lình, ở đầu dây bên kia, vang lên giọng nói của người mẹ kế với đủ mọi lời lẽ sỉ vả. Người mẹ kế yêu cầu Thanh đừng nên tiếp xúc với chồng bà và không cho phép Thanh “quấy rầy” gia đình của bà nữa.
  • 8. Những gì xảy ra sau cuộc nói chuyện thì mọi người đã biết. Thế nhưng ý kiến của những nhân viên trong trung tâm về việc đó thì khá là khác nhau. Hầu hết mọi người đều tin rằng Thanh đã tái nghiện vì thế cô phải trở lại từ đầu chương trình điều trị một lần nữa. Một số người khác (ít hơn), bao gồm cả tôi, cho rằng cần phải giúp Thanh vượt qua cơn khủng hoảng hiện tại và cô không nhất thiết phải ở lại lâu dài trong trung tâm trừ khi chính cô quyết định như thế. Tôi thực hiện một số buổi tham vấn với Thanh, mỗi một hoặc hai ngày một lần. Tuy nhiên, sự từ chối của những người thân không đến trung tâm thăm viếng cô (kể cả “bố Úc” lúc ấy đã có mặt trong thành phố) đã làm cho tâm trạng của cô ngày càng xấu đi. Còn ban giám đốc trung tâm thì đến lúc đó vẫn chưa có một quyết định nào về trường hợp của Thanh. Tôi quyết định mang vấn đề của cô ra cuộc họp của các giáo dục viên vào ngày thứ sáu của tuần lễ ấy. Như thường lệ vào những cuộc họp chuyên môn của các nhân viên giáo dục mỗi thứ sáu hằng tuần, tôi có trách nhiệm phải tập huấn chuyên môn hoặc giám sát công việc của các giáo dục viên trong trung tâm. Nhiều người trong số họ không có ấn tượng tốt về Thanh, một học viên mà họ cho là “khó tiếp cận”. Tôi thiết kế một “kịch bản” về một trường hợp giả định nhằm mục đích huấn luyện. Các chất liệu từ trường hợp của Thanh được sử dụng để thiết kế kịch bản ấy. Tôi nói với các nhân viên rằng tôi cần sự giúp đỡ của họ để có thể giải quyết những khó khăn mà tôi gặp phải trong ca này. Tôi nói cách tốt nhất mà họ có thể giúp tôi là họ hãy tham gia vào hoạt động sắm vai cùng với tôi. Tôi đóng vai người cha của một học viên nữ đang ở trong trung tâm (với tình huống giả định có những chi tiết tương tự như trường hợp của Thanh). Các giáo dục viên có thể thay phiên nhau từng người sắm vai một nhân viên chịu trách nhiệm tiếp người cha ghé đến trung tâm để nói chuyện về tình hình của con gái ông. Trong dự định của tôi, cuộc sắm vai này có thể được thực hiện để đồng thời nhắm đến hai mục đích. Trước tiên, tôi muốn tạo một cơ hội cho các giáo dục viên có được “cái nhìn từ một góc độ khác” từ đó họ có thể hiểu hơn về suy nghĩ của những người khác, cụ thể trong tình huống này là suy nghĩ của người nữ học viên, của người cha, và có thể là cả những suy nghĩ của tôi nữa. Mục đích thứ hai là tôi cũng thực sự muốn biết được một người cha trong tình huống ấy sẽ suy nghĩ gì và cảm thấy thế nào, cũng như liệu những người khác sẽ trông đợi gì ở một người cha trong tình huống tương tự như trường hợp của Thanh. Trong cuộc sắm vai, tôi hợp nhất “hai người cha thật” của Thanh ở ngoài đời thành một người cha giả định, mà vai của người cha tưởng tượng ấy do tôi đảm nhận. Cuộc sắm vai đã mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho tất cả những người dự họp. Các giáo dục viên tham gia sắm vai đều nhận ra được những mối bận tâm cũng như những vấn đề khó khăn của người cha, họ đồng ý cần phải giúp người nữ học viên kia hồi phục về sức khỏe thể chất và vượt qua cơn khủng hoảng tinh
  • 9. thần. Một trong số những giáo dục viên tham gia sắm vai đã yêu cầu người cha ghé vào trung tâm thăm viếng và hỗ trợ tâm lý cho con gái mình. Một giáo dục viên khác khẳng định rằng người nữ học viên cũng phải tự có trách nhiệm với quá trình hồi phục của mình và phải tuân thủ những luật lệ của trung tâm nếu cô muốn người khác giúp đỡ cô. Tất cả những ý kiến được nêu ra trong cuộc sắm vai ấy đã giúp làm mọi việc trở nên rõ ràng hơn. Vào cuối cuộc họp, một số giáo dục viên nhận ra rằng trường hợp giả định mà tôi đưa ra đích thực là trường hợp của Thanh và họ đề nghị người trưởng bộ phận giáo dục hãy bàn bạc cách thức giải quyết vấn đề của Thanh. Vị trưởng bộ phận nói bà sẽ nói chuyện với ban giám đốc và sẽ có câu trả lời sớm. Vài ngày sau, tôi tiếp tục làm việc với Thanh với nhịp độ và số buổi gặp thưa hơn tuần lễ trước. Thanh được kê đơn các thuốc chống trầm cảm và giải lo âu để góp phần cải thiện tâm trạng của cô. Ban giám đốc phân công một nhân viên tiếp xúc với gia đình của người cô và với “bố Úc”, yêu cầu họ đến thăm Thanh tại trung tâm để hỗ trợ tinh thần cho cô. Vài tuần sau, Thanh được yêu cầu tham gia vào các hoạt động của trung tâm, bắt đầu là các hoạt động âm nhạc, thể dục và lao động nhẹ. Chúng tôi thay đổi cách thức hỗ trợ tâm lý cho Thanh từ hình thức tham vấn cá nhân sang hình thức những sinh hoạt theo nhóm và giúp Thanh thiết lập lại quan hệ với những học viên khác. Ba tháng sau, Thanh được phép rời khỏi trung tâm. Tôi đã gặp lại Thanh một lần sau đó vào năm 2007, ở một trung tâm cai nghiện tư nhân khác. Lúc gặp tôi, cô đã ở đó được vài tháng. Lần này thực sự là do cô tái nghiện. Không nghi ngờ gì nữa, việc phục hồi từ tình trạng nghiện ma túy là điều không phải dễ dàng, nhất là trong trường hợp của Thanh. Cô đã cười và chào khi gặp tôi. Tôi thấy cô đang tham gia vào một nhóm “tự giúp” được tổ chức trong khuôn khổ một dự án có tài trợ của nước ngoài. Những hoạt động trong nhóm này dựa trên các nguyên lý “Mười Hai Bước” tương tự như những nguyên lý của tổ chức N.A. (Tổ chức Những Người Nghiện Ma Túy Ẩn Danh) ở Mỹ. Và đó là lần sau cùng tôi gặp được Thanh tính cho đến nay. 4. Liệu chúng ta có thể trông đợi điều gì ở Thanh – một cô gái có quá nhiều mất mát và đau buồn trong cuộc sống? Và bằng cách nào mà chúng ta có thể làm cho mọi việc trở nên tốt hơn trong trường hợp của cô? Tôi không biết. Tôi thực sự không biết. Tôi chỉ biết rằng cuộc sống thực sự không dễ dàng, nhưng chúng ta vẫn có khả năng. Đó chính là điều mà chúng ta gọi là “sức chịu đựng” ở những con người như Thanh.
  • 10. Khi tôi viết bài viết này, khóa huấn luyện đầu tiên tại Việt Nam về trị liệu hệ thống đã gần như kết thúc. Thông qua làm việc với những thân chủ ngày này qua ngày khác, tôi thấy mình trở lại là một “thầy thuốc”, như thể tôi đã đi trên một đường vòng trở về lại nơi xuất phát, chỗ mà giờ đây có thể xem là nơi đến. Thực hành tâm lý trị liệu khiến nghề nghiệp của tôi trở nên có giá trị hơn, và giờ đây tôi đã có thể thực hành điều mình đã học. Tôi nghĩ rằng việc tự hiểu bản thân cũng như hiểu được những gì mà người khác trải nghiệm là những điều rất quan trọng cho bất cứ ai muốn trở thành một nhà tâm lý trị liệu. Và tôi cũng vậy. English Systemic Therapy Training Course (2003-2008) Final Paper Special thanks to Dr. Olivett Mikolaszac, Mrs. Marie-Cecile Henriquet and Mrs. Marie Christine de Saint Georges and other devoted lecturers in the training course for all they have done NGUYỄN MINH TIẾN HoChiMinh City, March 30, 2008 Why Me - A Therapist? I cannot determine exactly the time when psychotherapy becomes the most interesting specialty for me, although I graduated from HCMC Medical University and spent three years working in a hospital for tuberculosis and pulmonary diseases. In my remembrance, there was a turning point of my life in 1992 – five years after graduation, when I joined a special school for the hearing impaired and worked there for over two years. Since then, a lot of information and knowledge from sciences other than medicine had come to me and they had gradually occupied my mind every time I worked with people, especially with children. I found that there were some changes in my career, although I still worked as a
  • 11. medical doctor, but not with patients, not in hospitals and not in my „symbolic‟ whitecoat. I learned a lot from deaf children, from their parents and from the school staff. In the beginning, deaf children made my medical knowledge useless and all first I could do for them was to repair broken wires of their hearing aids! As time went by, however, I clearly recognized that these children did not need my „cure‟; what they needed are good opportunities of education and habilitation (not „rehabilitation‟). In spite of their learning difficulties, they presented themselves as „happy-in-unfortunateness‟ people and I really wondered what made them so resilient! During this time, I heard a lot about NT Foundation, an NGO founded by Dr. Nguyen Khac Vien for the purpose of child psychological research, which would have a great impact on my orientation of career later. They set up volunteer clinics throughout the country, trained personnels, organised seminars, published books on clinical psychology and began to apply psychotherapy for children with psychological problems. But it took five or six years for NT to develop these things. In part of me till then, my interest in psychology originated from reality working with deaf children and from speeches in seminars and lectures in training courses on handicapped children offered by Dutch and Australian educators. As far as I became a member of NT-2 (branch office of NT Foundation in HCM City) in 1997, I really took the chance to study and practice clinical psychology – a specialty that I did not learn from medical university. It was in NT that I could take my first steps into the field of doing psychotherapy, the one that did not initially seem to be „medical‟. French psychotherapists, many of whom we met were psychoanalysts, had a great influence on NT‟s point of view and theory. Fortunately, Dr. Nguyen Khac Vien, the founder of NT, used to have an eclectic perspective when he was alive. In some of his books, Clinical Psychology for Vietnamese Children andPsychology on Families, he encouraged Vietnamese psychologists to be flexible and integrative when applying different theories and approaches in their clinical practice. He was very good at integrating western theories with oriental wisdom, western terminologies with Sino- Vietnamese words. In addition, he was perhaps the first Vietnamese clinician who acknowledged the usefulness of systemic theories, introduced them in his books and found out their similarities to Vietnamese traditional views on family. He was one of the pioneers in development and popularization of the new field – clinical psychology in Vietnam after war. On the other hand, I was also encouraged by the improvement in my English reading skills that helped me a lot to comprehend these „hard-to-swallow‟ theories of psychotherapy from English written books and journals of this specialty.
  • 12. The first clinical case of mine was an eight-year-old boy who was referred to NT- 2 clinic by his maternal grandfather in 1998. He had some problems in school discipline and became hyperactive several months before I met him. He had normal developmental milestones and good academic achievements for the first two years in elementary school. Tracing back to the past, I knew that the mother was the only child in her family and the father had left his hometown to live alone in this city before he got married. The maternal grandpa, because of his longing for a son, asked the mother to let her first son live with him as an adopted child and then, the boy was required to call his grandpa „father‟ while the natural father was going far away for work. At the time I met the boy, his mother has had a six- month-old baby and once again, she took her two sons to the grandparent‟s and lived with them to seek help for her baby care, letting the father stay alone at their own house. In the session, the boy looked smart, easygoing and well-educated. I had a conversation with him, sometimes in words, sometimes through play and drawing, and he „told‟ me, via one of his pictures, about a man whom he called „father‟ standing alone under a tree outside a house with its door closed. The important point in his picture is that the man‟s face had no features on it – no eyes, no nose, no mouth... nothing – different to those drawn by normal children of his age. In my review now, the man-without-a-face in the boy‟s picture could have a metaphoric meaning which represented the boy‟s confusion of the roles of his two „fathers‟. But at that time, I just wanted to share my opinions about the boy‟s difficulties to his significant others and what they could do to help him. The next session was performed with the presence of the father and the grandpa (the mother was absent due to care for her baby at home). The delicate issue that related to the father‟s role was mentioned and discussed for the purpose of reinforcing the father‟s responsibilities to care for his son. Fortunately, I received the collaboration from both of these men, in spite of a little fugitive uneasiness in the grandpa‟s facial expression as if he was thinking about his „fault‟ (the only thing that was unexpected to me). Anyway, I experienced my first clinical case with many positive feelings. I found myself more courage and confident to go further in this realm. Afterwards, when my practice got along, I have also realized that it is not necessary, even not beneficial, to try to evidence the cause(s) of a problem in such a way as medical doctors usually do to find the cause of a disease. In 1999, I had an opportunity to present another case under the supervision of Dr. Claude Pigott, a French psychoanalyst and psychiatrist who specialized in family therapy. This case is about a five-year-old boy with autism in addition to his parents‟ marital problems. It was a good memory of mine in which I used genogram to describe the patient‟s family for the first time (also thanks to Dr. Nguyen Van Khue, the first chief of NT-2, who provided me with a copy of Changing Family Life Cycle – A Framework for Family Therapy, written and
  • 13. edited by Monica McGoldrick and Betty Carter, from which I could get necessary knowledge about genogram). Under Dr. Pigott‟s excellent supervision, it was the first time I had been told such comments like this: „empathetic understanding of a wife‟s sufferings might not be enough, because the husband (absent from the sessions) can have great miseries and difficulties too‟. It was a therapist‟s attitude, as I knew later, called „multidirectional partiality‟, an important concept which Nagy pointed out in his theory. In 2001, NT-2 clinic stopped its work and I had to continue my job as a private practitioner. I returned to university and took a post-graduate training course on psychiatry in HCMC Mental Hospital. When I finished the course in 2003, two important events happened so that I could have probability to keep on going further in the field of mental health: first, I was employed to work as a (part-time) counselor for drug addicts in a private addiction treatment center, besides the job as a child psychotherapist that I have continued to do up to now; and second, with the encouragement from Dr. Lam Xuan Dien, director of HCMC Mental Hospital at that time, I decided to attend this training course on systemic therapy. As a matter of fact, such training courses are always essential for the development of psychotherapy and also, in general, of mental health services in Vietnam. What I have gathered from this course, through our devoted lecturers, will go with me whenever I am still in my practice. From the angle of a learner and a practitioner, I think that only a good learner can practice well, and vice versa, only a hard- working practitioner can make his learning better. For nearly five years, this training course has brought opportunities of verifying hypotheses and experience drawn from my work and keeping them in review; and the acquirements from the course have acted as guidelines for my work. Why her – my patient? In the next part of my paper, I would like to present a clinical case of a drug addict with whom I worked as a psychological counselor for over one year in the addiction treatment center where I worked. It was one day in November, 2004, when I had the first contact with her. Thanh (her true name has been changed in this paper) was 25 years old on the day she admitted to the center. I did not know how many times she had gone seeking detoxification but she told me this was the third time she had in an addiction center in Vietnam, and the first time in my center. Previously she had herself detoxified overseas, because she left Vietnam when she was one year old and got addicted to heroin at the age of fifteen. She had stayed in the center for over three months till then. Before I met her, I had heard that Thanh was self-important,
  • 14. demanding and headstrong. Therefore, many members of the staff – including the guards, doctors, nurses, educators, vocational trainers, usually found it hard to have her „collaboration‟, and other patients felt difficut to get along well with her. She had only one friend – a male addict of the same age; maybe he was the only person who could understand what she had confided to. Through this friend, she informed that she wanted to talk with me. Thanh had an unhappy childhood. Born in 1979, she had to cross the sea with her family to go abroad illegally when she was only one year old. The family were approved to settle in Australia and just after two years, her parents divorced. Since then, many events had occurred that made her life almost chaotic. As a matter of course, she left her father and lived with her mother after their divorce. Her father and mother were both medical doctors. In her vague memoir, her father was an abusive man. He got married with Thanh‟s mother after her first husband left Vietnam to go to the USA in 1975. He usually battered his wife, and sometimes his little daughter. Thanh said that this might be due to her mother‟s „faults‟ as if her mother must have done something wrong with the father (?). After divorce in 1982, he stayed in Australia and several years later, he got remarried and had two sons with the next wife. He sometimes made contacts with Thanh and since Thanh became addicted, he had offerred part of the finance for her treatment. The mother had one son with her first husband who left her to go to the USA in 1975 when their son was several months old. This son had gone to live with his aunt (the mother‟s sister) after his mother remarried with Thanh‟s father and continued to live there after Thanh‟s family went abroad. In 1986, at the age of eleven, he was guaranteed to go to Australia as a legal immigrant and reunite with his mother who had married the third time with an Australian man. Thanh was seven years old then, and four people – Thanh, her half-brother, her mother and the „Aus dad‟ (as called by Thanh to discriminate with „Viet dad‟, her natural father) – had lived together since then. Two years later, this thirteen-year-old boy was arrested due to his involvement in drug smuggling. The police came to his house (Aus dad‟s house indeed) and took him to jail. This event was considered as a great loss for the mother and for Thanh too, because they both loved him so much. However, the „Aus dad‟ got so angry with the mother who was accused of letting her own son commit the sin, especially when the arrest happened inside his house. A couple of years later, Thanh and her mother left Australia to go for immigration and reunite with Thanh‟s maternal extended family in the USA. As for the „Aus dad‟, he was a kind-hearted man. He married Thanh‟s mother and agreed to rear Thanh as well as a natural daughter that he did not have. He worked
  • 15. for an organization of the United Nations (maybe responsible for refugees?). Thanh used to have a good time with her „Aus dad‟. He had taken her to go abroad with him when she was a child. So Thanh had been to many countries such as Cambodia, Bosnia, Malaysia, Indonesia... wherever there were wars, unrests or refugees. Except the event that led to the arrest of Thanh‟s half-brother, all happenings were her good memories during that time. It was this event that partly made the relationship between her mother and her „Aus dad‟ become worse. Therefore, at the age of ten or so, Thanh and her mother moved to America where her maternal grandparents and aunts had lived. Thanh did not tell me about the consequent relationship between her mother and her step-father but it had been clear that she had still continued to maintain her relations with her „Aus dad‟ until she entered my center. In America, Thanh and her mother lived with her aunt‟s family. The mother had to bear criticizing words from her family for all things that had happened in her life. When Thanh was fourteen, her mother caught cancer. The last months before the mother‟s death were the gloomiest time for Thanh. She stayed beside her mother to care for her and evidenced her pain and sufferings. The mother had to use narcotics for pain relief and once she bitterly said to her daughter that she wanted to use drugs to kill Thanh and to kill herself. After the mother died, Thanh seemed to get lost in her life. Nearly one year later, she was sexually abused by one of her aunt‟s son. And in the same year, just fifteen, she got addicted to heroin. All the events mentioned above were told by Thanh just for one and a half hours on the day I first met her in the center. Puffing at a cigarette, she talked in an emotionless voice so that it‟s hard to know how she really felt. She listed all losses she had suffered in chronologic order: „I lost my country at one; lost my father at three; lost my half-brother at nine; lost my mother at fourteen; and lost myself at fifteen‟. She said that she did not know who she was, why she was born, where she came from and would go to. She used the English words „indentity crisis‟ to describe her adolescence. Finally, she said thanks to me due to my listening to her. After we first met, she did not try to make any personal contact with me again. Anything else I knew about her was from other staff members. I knew she had an aunt (her father‟s sister) who had still lived in HCMC. The finance offered by both „Viet dad‟ and „Aus dad‟ was transferred to this aunt and her son who was the intermediary between Thanh and her relatives outside the center. That was the reason why Thanh had to come back to Vietnam for her long-term treatment. Every time she discharged from addiction centers, she would work as an English teacher, but nobody knew where she worked.
  • 16. The activities in the center seemed to make some changes in her. Months later, she got involved in music, art (painting, dancing, singing) and labor activities. She attended group therapy with educators and after one year, she became a so good learner in Tai Chi that the directors of my center decided to let her work as an assistant trainer during training sessions. She left the center in the end of 2005. How to let things go Just one or two months after Thanh left the center, she readmitted. That time, she was brought to the emergency room in a nearly comatose condition. She was detected after using an over dose of heroin intravenously. It took about ten days for the medical staff to help her recover. One morning, she met me, cried, and asked me for help. She did not agree with the decision of her family on how long she would have to stay in the center that time. She said that the recent use of heroin was not a relapse, but really an attempt to suicide. Returning home from the center, Thanh had registered for a short-term training course on English teaching skills. When the course was nearly approaching its term, she thought of the course-ending ceremony and dreamt about the presence of her father – her „Viet dad‟ on that special day, although her „Aus dad‟ was sure to come. Hoping so, she made a phone call overseas to her father. Unexpectedly, the father refused. He said that he was too busy to come back to Vietnam on those days. And suddenly, on the other end of the line, bursted the voice of the step- mother in all types of insults. The step-mother required Thanh not to make any contact with her husband and did not allow Thanh to „disturb‟ her family any longer. What happened next to the talk was known by everyone. But the staff members‟ opinions about it were so different. Most of them believed Thanh had relapsed into drug use, so she would have to undergo the drug treatment program once again; others (fewer) including me suggested that we needed to help Thanh pass through her crisis and she did not need to stay long in the center unless she wanted to do it herself. I had some sessions with Thanh every one or two days. However, the refusion from her relatives (even her „Aus dad‟ who was staying in HCMC on those days) to pay her a visit had made her mood get worse and worse. During that time, the directors of the center had not made any decision on her case yet. I decided to bring her problem forward at the educators‟ meeting on Friday of the week. As routine at every Friday staff meetings, I was responsible for training or supervising educators of the center. Many of them did not have good impressions on Thanh to whom they did not think to be „accessible‟. I designed a „script‟ about a supposed case for the purpose of training. The meterials from Thanh‟s case were
  • 17. used to design the script. I said to the staff that I needed their help to resolve my difficulties in this case. The best way, I said, that they could help me was to participate in role playing with me. I played the role of the father of a female addict who had stayed in the center (with the supposal situation similar to Thanh‟s), and one of the educators would act as a personnel who would be responsible for receiving the father‟s visit to the center to talk about his daughter. In my intention, this role-play could be performed to serve two purposes simultaneously. First, I wanted to create an opportunity for the educators to have a „view from a different angle‟ that can help them to learn more about other people‟s thinking, for instance in that situation, the patient‟s and the father‟s (or maybe mine too) in paticular. Second, I really wanted myself to learn about how a father could think and feel and what other people could expect him to do in such a situation as Thanh‟s. In the role-play, I integrated the two „real fathers‟ of my patient (both „Viet‟ and „Aus dads‟) into one imaginary father whose role I played. The role-play brought new experience to all participants at the meeting. The educators who role-played recognized the father‟s concerns and problems, agreed to help the patient recover in physical health and pass through her crisis, and one of the educators asked the father to pay a visit to the center to give his daughter emotional support. Another educator insisted that the patient had to be responsible for her recovery and also comply with the rules of the center if she wanted other people to help her. All these opinions acted in the role-play made things clearer. At the end of the meeting, some of the educators realized that the supposal case was exactly Thanh‟s and they asked the chief of the Education Division to discuss how to solve Thanh‟s problems. The chief said she would talk to the directors and have an answer soon. Some days later, I continued to work with Thanh less frequently than the week before. Thanh was prescribed to use antidepressants and anxiolytic drugs in order to improve her mood. The directors assigned one personnel to contact her aunt‟s family and her „Aus dad‟, asked them to pay their visits to the center and give her emotional support. Two or three weeks later, Thanh was required to take part gradually in activities in the center, starting from music, exercises and light labor. We changed the way to support her from individual counseling to group work and helped her reestablish relations with other patients. Three months later, Thanh was allowed to leave the center. I met Thanh once in 2007 at another private center for drug treatment. She had stayed there for several months. It was really due to her relapse at that time. It was no doubt that recovery from drug addiction was not an easy business, especially in the case of Thanh. She smiled and said hello to me when I met her. I realized that she had attended to a self-help group organized under a foreign-financed project.
  • 18. The group activities were based on the „Twelve Steps‟ principles (similar to those of N.A. – Narcotics Anonymous in America). I saw her talk with other group members, discuss with them and read something on a book. And that was the last time I have met her so far. What can we expect her to do – a young woman with so many losses and sufferings in life? And how can we do to get things better in her case? I don‟t know. I really don‟t. I only know that life is not truly easy, but still we are able. It was perhaps what we called „resilience‟ in such kind of people like Thanh. ***** When I write this final paper, the first course on systemic therapy in Vietnam has nearly finished. Through working with my patients day by day, I have found myself to be a „medical doctor‟ again, as if I have gone on a detour to come back to my departure which can now be considered as my destination. Doing psychotherapy makes my career more worthy and now I can do what I have learned. I think that self-understanding as well as understanding what other people experienced is very important for anyone who wants to be a psychotherapist. And me too.