SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 37
CHƯƠNG V: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
VÀ LỢI NHUẬN
A. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG
HÓA CỦA DOANH NGHIỆP
I. PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
- Phân tích chung tình hình tiêu thụ là xem xét đánh giá sự biến động về khối lượng sản
phẩm tiêu thụ của xí nghiệp và từng loại sản phẩm, đồng thời xem xét mối quan hệ cân
đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ nhằm thấy khái quát tình hình tiêu thụ và những
nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình đó.
- Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh:
+ So sánh doanh thu thực tế tính theo giá bán kế hoạch với doanh thu kế hoạch
tính theo giá bán kế hoạch, trên cơ sở đó tính ra tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp.
+ So sánh khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế với kế hoạch và năm trước của
từng loại sản phẩm, và tính tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ từng sản phẩm.
+ So sánh khối lượng sản phẩm tiêu thụ với khối lượng sản phẩm sản xuất và khối
lượng sản phẩm dự trữ đầu kỳ, cuối kỳ nhằm đánh giá tính cân đối giữa sản xuất, tiêu thụ
và dự trữ.
- Chỉ tiêu phân tích:
Khối
lượng sp
tiêu thụ
=
Khối lượng sp
tồn kho đầu
kỳ
+
Khối lượng sp
sx trong kỳ -
Khối lượng sp
tồn kho cuối kỳ
Tỷ lệ hoàn thành
KH tiêu thụ của
DN
=
ΣQ1Po
x 100%
ΣQoPo
Trong đó:
Qo , Q1 : là số lượng sản phẩm tiêu thụ theo KH và TT của từng loại sp.
Po : là giá bán KH của mỗi loại sản phẩm.
1
Ví dụ: Căn cứ vào tài liệu sau phân tích chung tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ
- Xét toàn bộ doanh nghiệp:
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ của doanh nghiệp là:
(430 x 20) + (250 x 14) + (720 x 8) + (350 x 4) 19260
= x 100% = 90%
(420 x 20) + (500 x 14) + (600 x 8) + (300 x 4) 21400
=> Như vậy doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ cụ thể là tỷ lệ hoàn
thành kế hoạch chỉ đạt 90%. Nguyên nhân là do tình hình tiêu thụ sản phẩm B trong kỳ
giảm, sản phẩm B giảm có thể là do chất lượng sản phẩm hoặc là do giá bán, do nhu cầu
của khách hàng về sản phẩm B giảm,…làm ảnh hưởng đến tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của
doanh nghiệp.
- Xét từng loại sản phẩm:
Ta có bảng phân tích sau:
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ Chênh lệch
Kế hoạch Thực tế Mức %
Sản phẩm A
Sản phẩm B
Sản phẩm C
Sản phẩm D
420
500
600
300
430
250
720
350
10
-250
120
50
2,38
-50
20
16,7
- Như vậy sản phẩm A đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ cụ thể tăng 10 sản
phẩm, tăng 2,38%. Mặc dù mức dự trữ đầu kỳ giảm 16 sản phẩm nhưng do doanh nghiệp
đẩy mạnh sản xuất trong kỳ tăng 30 sản phẩm, nên đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong kỳ
và dự trữ cho tiêu thụ kỳ sau. Đây là biểu hiện tích cực đảm bảo được tính cân đối giữa
dự trữ, sản xuất và tiêu thụ.
Sản
phẩm
Tồn kho
đầu kỳ
Sản xuất
trong kỳ
Tiêu thụ
trong kỳ
Tồn kho
cuối kỳ
Giá bán KH
đơn vị (1000đ)
KH TT KH TT KH TT KH TT
A
B
C
D
60
100
50
44
40
200
400
440
720
320
430
460
520
350
420
500
600
300
430
250
720
350
40
40
50
20
44
250
-
-
20
14
8
4
2
- Sản phẩm B không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ, cụ thể là giảm 250 sản phẩm, giảm
50% so với kế hoạch. Mặc dù xí nghiệp đã thực hiện tốt kế hoạch sản xuất tăng 20 sản
phẩm, nhưng do tình hình tiêu thụ không thực hiện tốt nên số dự trữ cuối kỳ tăng 210 sản
phẩm. Đây là biểu hiện không tốt, không đảm bảo được tính cân đối giữa dự trữ, sản xuất
và tiêu thụ.
- Sản phẩm C đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ cụ thể tăng 120 sản phẩm, tăng
20% so với kế hoạch. Doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ trong
trường hợp tỉ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất chỉ đạt 72,2%, giảm 27,8%, giảm 200 sản
phẩm. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do mức dự trữ đầu kỳ quá cao, tăng 150 sản
phẩm và không thực hiện đươc dự trữ cuối kỳ. Tình hình trên là biểu hiện không tốt, mất
cân đối giữa sản xuất, dự trữ và tiêu thụ. ???
- Sản phẩm D đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ cụ thể tăng 50 sản phẩm, tăng
16,7% trong khi đó kế hoạch sản xuất cũng hoàn thành vượt mức 30 sản phẩm, nhưng
lượng tồn kho cuối kỳ không có. Điều này cho thấy sản xuất vẫn chưa đủ đáp ứng nhu
cầu tiêu thụ, tính cân đối giữa sản xuất, dự trữ, tiêu thụ không được thực hiện.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VỀ DOANH THU
- Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà quản lý luôn
quan tâm đến việc tăng doanh thu, do vậy phân tích tình hình biến động của doanh thu sẽ
giúp họ có cái nhìn toàn diện về tình hình doanh thu của doanh nghiệp.
- Khi phân tích doanh thu, có thể xem xét ở nhiều góc độ khác nhau: doanh thu theo từng
nhóm hàng, mặt hàng chủ yếu, doanh thu theo các đơn vị, bộ phân trực thuộc, …
- Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh.
Ví dụ: Căn cứ vào tài liệu về doanh thu qua 2 năm của một công ty thương mại, phân
tích tình hình doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp.
Cửa hàng
Doanh thu năm trước Doanh thu năm nay Chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng
%
Số tiền Tỷ trọng
%
Số tiền Tỷ trọng %
3
A
B
C
Cộng
13.500
9.000
7.500
30.000
45
30
25
100
15.510
6.930
10.560
33.000
47
21
32
100
2.010
-2.070
3.060
3.000
14,9
-23
40,8
10
- Ta nhận thấy tổng doanh thu của công ty tăng 3.000 triệu đồng, tỉ lệ tăng 10% là do
doanh thu cửa hàng A và C tăng, trong đó doanh thu cửa hang C tăng nhiều nhất: tăng
3.060 triệu đồng, tỉ lệ tăng 40,8%. Đây là biểu hiện tốt. Còn cửa hàng B thì đã giảm
doanh thu đáng kể: giảm 2.070 triệu đồng,tỉ lệ giảm 23%. Nguyên nhân là do tình hình
tiêu thụ sản phẩm của cửa hàng B giảm, do đơn đặt hàng và nhu cầu của khách hàng
giảm hoặc là do phương thức bán hàng của cửa hàng chưa tốt,…Để khắc phục thì cửa
hàng cần tăng cường các chính sách chiêu thị như: quảng cáo, khuyến mãi,…để tăng tình
hình tiêu thụ sản phẩm hoặc cải thiện lại phương thức bán hàng,…
- Cùng với sự biến động của tổng doanh thu thì cơ cấu doanh thu của công ty cũng thay
đổi. Tỉ trọng doanh thu của cửa hàng A năm nay so với năm trước tăng và đóng vai trò
chủ đạo đối với công ty. Ngược lại, tỉ trọng về doanh thu của cửa hàng B giảm từ 30%
xuống còn 21% và doanh thu cửa hàng C tăng từ 25% lên 32%. Sự thay đổi này đã đưa
cửa hàng C lên vị trí quan trọng thứ 2.
III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ MẶT HÀNG CHỦ YẾU
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ không chỉ dừng lại ở việc đánh giá tình
hình tiêu thụ về mặt khối lượng sản phẩm mà phải tiếp tục phân tích tình hình thực hiện
kế hoạch tiêu thụ những mặt hàng chủ yếu. Bởi vì xí nghiệp không thực hiện tốt kế hoạch
mặt hàng tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của xí nghiệp, tình hình sản xuất
kinh doanh của khách hàng, giảm uy tín xí nghiệp.
- Nguyên tắc phân tích là: Không lấy giá trị mặt hàng tiêu thụ vượt mức bù cho giá trị
mặt hàng không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ.
- Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh.
- Chỉ tiêu phân tích: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch mặt hàng tiêu thụ.
4
Ví dụ:
Căn cứ vào tài liệu sau đây phân tích tình hình thực hiện kế hoạch mặt hàng tiêu thụ.
Sản phẩm
Số lượng sản phẩm tiêu thụ (sp)
Giá bán kế hoạchKế hoạch Thực tế
A
B
C
100
300
200
110
280
150
1.000
2.000
1.500
Ta có:
Tỷ lệ hoàn thành KH tiêu thụ mặt hàng:
(100 x 1.000) + (280 x 2.000) + (150 x 1.500)
x 100% = 88,5%
(100 x 1.000) + (300 x 2.000) + (200 x 1.500)
=> Như vậy doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ mặt hàng, nguyên nhân
dẫn đến tình hình này do sản phẩm B, C không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ, do nhu cầu
của khách hàng giảm, do chất lượng sản phẩm hay do ảnh hưởng của giá bán,…Để khắc
phục cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá bán, tích cực tìm nhiều đơn đặt
hàng hơn,…
IV. PHÂN TÍCH NHỮNG NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH
TIÊU THỤ
1. Nguyên nhân chủ quan (thuộc về bản thân xí nghiệp)
 Tình hình cung cấp thu mua
Chịu sự tác động của các nhân tố:
- Vốn, tiền mặt.
- Thị trường cung ứng.
- Nâng lực vận chuyển, bảo quản, kho bãi.
- Tổ chức, kỹ thuật tác nghiệp.
5
 Tình hình dự trữ hàng hóa
- Phân tích tình hình tồn kho: hàng tồn kho phải đảm bảo không để tình trạng thiếu
hụt nhưng cũng phải đảm bảo không gây nên tình trạng ứ đọng vốn. Tồn kho phải luôn
kịp thời và vừa đủ.
- Phân tích luân chuyển hàng hóa: số vòng luân chuyển hàng hóa (số vòng quay
kho) và kỳ luân chuyển (số ngày cho 1 vòng).
Số vòng luân Trị giá hàng bán ra theo giá vốn
chuyển hàng hóa Trị giá hàng tồn kho bình quân
Số ngày của một 360
vòng quay Số vòng luân chuyển
Ví dụ: Đơn vị: nghìn đồng
Mức độ tồn kho bình quân năm 2011 tăng 23.311.396 nghìn đồng tương ứng 13,5% so
với năm 2010, số vòng luân chuyển hàng hóa năm 2011 giảm 0.28 lần (bán ra giảm/tồn
kho tăng), chứng tỏ hàng tồn kho năm 2011 ứ động nhiều hơn so với năm 2010, tốc độ
chu chuyển năm 2011 chậm hơn 2010 là 6 ngày. Chứng tỏ hiệu quả quản lý hàng tồn kho
của công ty năm 2011 kém hơn năm trước.
Nguyên nhân:
- Có thể do đội ngũ quản trị kho của công ty còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong quản trị
hàng tồn kho dẫn tới công tác dự báo hàng tồn kho còn chậm.
- Ảnh hưởng của cơ chế thị trường, những biến động của nền kinh tế đã tác động đến tình
hình tiêu thụ của công ty.
Chỉ tiêu 2010 2011 So sánh 2011/2010
CL %
Giá vốn hàng bán 737.483.239 783.207.200 45.723.961 6,2
Tồn kho hàng hóa bình quân 172.308.871 195.620.267 23.311.396 13,5
Số vòng luân chuyển hàng
hóa(lần/năm)
4,28 4 - 0,28 -6,55
Số ngày của một vòng quay 84 90 6 7,14
6
 Giá bán:
Giá bán sản phẩm là một nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng sản lượng hàng hóa tiêu thụ
(xét cả mặt giá trị và hiện vật) ảnh hưởng đến lợi nhuân doanh nghiệp. Giá bán tăng lên
làm doanh thu tăng lên trong điều kiện giả định khối lượng sản phẩm bán ra không thay
dổi. Tuy nhiên cần chú ý rằng, khi thu nhập người tiêu dùng không tăng, giá bán tăng lên
thông thường khối lượng sản phẩm bán ra sẽ giảm do nhu cầu giảm. Doanh nghiệp cần
quyết định khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá cả hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế
cao nhất.
 Chất lượng hàng hóa
- Việc tiêu thụ sản phẩm chịu ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm qua việc chất
lượng sản phẩm, nhu cầu xã hội ngày càng tăng, đòi hỏi chất lượng hàng hóa ngày càng
cao nếu với một mức giá hợp lý, nếu hàng hóa không đáp ứng được nhu cầu này thì sẽ rất
khó tiêu thụ.
- Doanh nghiệp chỉ có thể nâng cao uy tín cho sản phẩm bằng cách đảm bảo chất lượng
sản phẩm, giá cả tương đối ổn định, luôn có đủ hàng cung ứng cho thị trường và các dịch
vụ mua bán tốt.
 Phương thức bán hàng
- Phương thức tiêu thụ: Phương thức tiêu thụ cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản
phẩm hàng hoá như : bán trực tiếp hoặc bán qua các tổ chức trung gian, bán sỉ và lẻ…
Doanh nghiệp phải áp dụng linh động các phương thức và phải quan tâm nhiều đến công
tác chăm sóc khách hàng. (kênh phân phối sản phẩm)
- Phương thức thanh toán: Phương thức thanh toán cũng ảnh hưởng đến việc tiêu thụ
như : bán thu tiền mặt, bán trả góp,…
 Tổ chức, kỹ thuật thương mại
Trong khâu tiêu thụ thì khả năng tổ chức tiêu thụ hàng là rất quan trọng, phải căn cứ vào
đặc điểm sản phẩm, đặc điểm của hoạt động kinh doanh và đối tượng khách hàng để cho
doanh nghiệp phục vụ được khách hàng một cách tốt nhất. Đối với sản phẩm mang tính
kỹ thuật thì yêu cầu trình độ của người tiêu thụ không chỉ ở nghệ thuật giao tiếp ứng xử
với khách hàng, mà còn cả trình độ chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu về các thông số kỹ
thuật của hàng hoá. Nhân viên tiêu thụ luôn tạo được lòng tin với khách hàng thì sẽ thu
hút được khách hàng mua hàng cho doanh nghiệp và ngược lại.
7
2. Nguyên nhân khách quan.
 Nguyên nhân thuộc về chính sách nhà nước.
- Mức độ ảnh hưởng đến doanh thu từ chính sách thuế, các chính sách kinh tế của chính
phủ và tình hình giao thương quốc tế.
- Mức độ tác động của tỷ giá hối đoái và thị trường tài chính tiền tệ.
- Tác động của khủng hoảng kinh tế và cạnh tranh
- Chính sách bảo hộ với các chiến lược thương mại và công nghiệp hóa
 Nguyên nhân thuộc về xã hội
- Phân tích nhu cầu, thu nhập thay đổi tập quán tiêu dùng.
- Trong đó, nhu cầu tiêu dùng là 1 hàm số của thu nhập và có mối quan hệ thuận
với thu nhập: thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu tăng và ngược lại. Có ba loại nhu
cẩu:
 Nhu cầu thiết yếu:
Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu về các loại thực phầm quan trộng và sản phẩm thiết yếu
khác như lương thực thực phầm v.v…Khi thu nhập tăng lên, nhu cầu này sẽ tăng lên sau
đó tốc độ giảm dần và cuối cùng đạt mức bảo hòa.Quan hệ này có thể biểu diễn bằng đồ
thị sau:
Hàm số mà đồ thị này biểu diễn có thể là: Y=
8
Thu nhập
Nhu cầu thiết yếu
0
Đồ thị: Xu hướng nhu cầu thiết yếu
Đây là hàm nhất biến nhận đường thẳng y = a làm tiệm cận ngang.Với a là nhu cầu ở
điểm bảo hòa.
 Nhu cầu trung lưu:
Nhu cầu trung lưu là nhu cầu về các mặt hàng sử dụng lâu dài như quần áo, nhà ở, giày
dép v.v… Khi thu nhập tăng thì những nhu cầu này tăng chậm, sau đó tăng nhanh rồi
tốc độ giảm dần và cuối cùng đạt mức bảo hòa.
 Nhu cầu cao cấp:
Đối với loại nhu cầu này khi thu nhập tăng lên nhu cầu tang chậm, nếu thu nhập càng
tăng thì nhu cầu này càng tăng, trên thực tế nhu cầu này không có mức bão hòa. .Quan hệ
này có thể biểu diễn bằng đồ thị sau:
Hàm số mà đồ thị này biểu diễn có thể là: Y= ax
9
Thu nhập
Nhu cầu trung lưu
0
Đồ thị: Xu hướng nhu cầu trung lưu
Thu nhập
Nhu cầu cao cấp
0
Đồ thị: Xu hướng nhu cầu cao cấp
V. DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG TIÊU THỤ VỚI PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY ĐA
BIẾN
1. Lý thuyết về khối lượng tiêu thụ
- Khối lượng tiêu thụ chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố: giá cả và dịch vụ của hàng
hóa, chi phí quảng cáo, giá bán của các đối thủ cạnh tranh, giá hàng có tính thay thế và
hàng bổ sung, tổ chức kỹ thuật thương mại và phương thức tiêu thụ, thu nhập bình quân
đầu người, chính sách bảo hộ mậu dịch của chính phủ hay các hiệp định song phương và
đa phương, sự thay đổi thời trang thị hiếu tập quán tiêu dùng tôn giáo giới tính lễ hội mùa
vụ, nắng mưa, thời tiết …
- Trong phạm vi mục này, để đơn giản, khối lượng tiêu thụ được xét trong giới hạn mối
quan hệ chỉ với hai nhân tố: giá bán (X1) và chi phí quảng cáo (X2).
- Về mặt lý thuyết, khối lượng tiêu thụ có quan hệ nghịch biến với giá bán sản phẩm và
có quan hệ thuận biến với chi phí quảng cáo.
2. Mô hình hồi quy dưới dạng tuyến tính
Y = bo + b1X1 + b2X2 + e
Trong đó:
- Y: khối lượng tiêu thụ.
- X1: giá bán sản phẩm.
- X2: chi phí quảng cáo.
- bo: tung độ gốc.
- b1 : mức tác động đến khối lượng tiêu thụ khi giá bán thay đổi 1 đơn vị.
- b2: mức tác động đến khối lượng tiêu thụ khi chi phí quảng cáo thay đổi 1 đơn vị.
- e: sai số, thể hiện mức độ tác động của các yếu tố khác không thể biết hoặc không
được đưa vào mô hình.
10
Ví dụ: Có số liệu thu thập được về tình hình thực hiện khối lượng tiêu thụ, đơn giá bán và
chi phí quảng cáo tại một doanh nghiệp như sau:
Hồi qui đa biến bằng phần mềm SPSS cho kết quả sau:
Kỳ (tháng)
Khối lương hàng bán (sp)
Giá bán
(1000đồng)
Chi phí
quảng cáo (1000đ)
1/05
2/05
3/05
4/05
5/05
6/05
7/05
8/05
9/05
10/05
11/05
12/05
1/06
2/06
3/06
4/06
5/06
3011
4875
4220
2542
2967
3194
4340
3082
3449
3120
3616
3494
4129
3326
3742
4627
3700
51
47
54
59
59
62
42
52
58
48
50
45
44
48
49
42
50
3361
4533
4401
3323
3515
3837
4179
3535
3910
3202
3795
3722
4108
3594
3885
4428
3905
11
12
Nhận xét:
- Tham số R2
( R Square) bằng 0,973: Biến phụ thuộc (GB gia ban, CPQC chi phi quang
cao) giả thích được 97,3% sự thay đổi của khối lượng tiêu thụ, còn lại 2,7% do các yếu tố
khác quy định.
- Giá trị p-value của bảng ANOVA để đánh giá sự phù hợp (tồn tại) của mô hình, giá trị
p-value < 0.05 mô hình tồn tại.
- Giá trị p-value trong bảng Cofficlents cho biết tham số hồi quy có ý nghĩa hay không,
giá trị p-value < 0.05 các tham số hồi quy có ý nghĩa.
- Thông số độ dốc của biến giá cả: x1 = -34,491< 0 cho thấy sự phù hợp với lý thuyết về
quan hệ ngịch biến với biến số y.
- Thông số độ dốc của biến chi phí quảng cáo x2 = 1,309 chứng tỏ sự phù hợp với lý
thuyết về quan hệ thuận biến với biến y.
Mô hình hồi qui:
Y = 333.281 – 34.491X1 + 1.309X2
3. Các chính sách đề nghị có thể ứng dụng từ phương trình hồi qui
- Khối lượng tiêu thụ có mối quan hệ nghịch biến với giá bán và có mối quan hệ thuận
biến với chi phí quảng cáo.
 Nếu chi phí quảng cáo không đổi khi giá bán tăng 1 (nghìn đồng) thì khối lượng
tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm trung bình 34.491 sản phẩm.
 Nếu giá bán không đổi khi chi phí quảng cáo tăng 1(nghìn đồng) thì khối lượng
tiêu thụ sản phẩm sẽ tăng trung bình 1.309 sản phẩm.
=> Vì vậy, doanh nghiệp có thể điều chỉnh giá bán hay chi phí quảng cáo để đạt được
mức sản lượng tiêu thụ mong muốn.
VI. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN TRONG TIÊU THỤ
1. Khái niệm
Điểm hòa vốn là khối lượng hoạt động mà tai đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Tại
điểm doanh thu này, doanh nghiệp không có lãi và cũng không lỗ.
13
2. Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn
a. Sản lượng hòa vốn
QHV =
TFC
P – AVC
b. Doanh thu hòa vốn
Doanh thu
hòa vốn
=
Tổng chi phí cố định
1 - Chi phí biến đổi trong 1 đồng doanh thu
Trong đó:
- QHV : sản lượng hòa vốn,
- TFC: tổng chi phí cố định,
- AVC: chi phí biến đổi bình quân (chi phí biến đổi tính cho 1 đơn vị sp),
- P: đơn giá bán sp.
c. Thời gian hòa vốn
- Thời gian hòa vốn: là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong một kỳ
kinh doanh thường là một năm.
- Việc xác định thời gian hòa vốn có ý nghĩa trong công tác hoạch định hàng năm, liên
quan thời điểm thích hợp trong năm để lập các chương trình khuyến mãi, hay điều chỉnh
chính sách kinh doanh phù hợp với từng thời kỳ nhằm tăng thêm doanh số và lợi nhuận.
Thời gian hòa vốn =
Doanh thu hòa vốn
Doanh thu bình quân 1 ngày
Doanh thu bq 1 ngày =
Doanh thu trong kỳ
360 ngày
14
d. Công suất hòa vốn
Ý nghĩa:
- Thông qua công suất hòa vốn người quản lý có thể đánh giá doanh nghiệp có đạt được
điểm hoà vốn trong kỳ:
 Nếu công suất hòa vốn càng nhỏ hơn 1 khả năng đem lại lợi nhuận càng cao.
 Ngược lại nếu công suất hòa vốn lớn hơn 1 thể hiện doanh nghiệp không đạt
điểm hoà vốn trong kỳ kinh doanh sẽ bị lỗ.
- Khi công suất hòa vốn càng gần đến 1 thì sự an toàn trong hoạt động của doanh nghiệp
sẽ không cao vì khả năng kinh doanh có lãi chỉ giới hạn trong chênh lệch giữa sản lượng
hòa vốn và sản lượng công suất.
e. Doanh thu an toàn
- Là phần doanh thu vượt qua điểm hòa vốn, phần doanh thu đó bắt đầu tạo lợi nhuận cho
doanh nghiệp và đặc biệt, khi ấy doanh thu chỉ còn trang trải cho chi phí khả biến mà
thôi, vì chi phí bất biến đã được bù đắp đủ tại doanh thu hòa vốn. Hoạt động trong doanh
thu an toàn, khi số lượng hàng hóa tiêu thụ sút giảm nhưng chưa bé hơn sản lượng hòa
vốn thì doanh nghiệp vẫn chưa bị lỗ. Nếu doanh thu an toàn lớn thì doanh nghiệp có thể
chấp nhận số lượng hàng tiêu thụ giảm mà không bị lỗ.
- Doanh thu an toàn càng lớn, điểm hòa vốn càng gần và vì thế rủi ro sẽ giảm đi, mức an
toàn cao hơn.
Doanh thu an toàn = Doanh thu thực hiện – Doanh thu hòa vốn
Công suất hòa vốn =
Khối lượng hòa vốn
x 100%
Khối lượng tiêu thụ trong kỳ
15
Ví dụ: Công ty Xuân Mai có doanh thu hoà vốn là $200.000 (400 sản phẩm). Và doanh
thu thực tế là $250.000 (500 sản phẩm).
- Thời gian hòa vốn:
+ TRbình quân 1 ngày = 250.000/360 = 694.4 ($/ngày)
+ Thời gianHv = 200.000/694,4 = 288 (ngày)
=> Công ty Xuân Mai cần có 288 ngày để đạt được mức doanh thu hòa vốn.
- Công suất hòa vốn:
Công suất Hv = (400/500)*100% = 80%
=> Công suất hòa vốn bằng 0,8 < 1chứng tỏ công ty Xuân Mai kinh doanh có lợi
nhuận, tuy nhiên mức lợi nhuận này không lớn công ty cần phải có những chính sách để
tăng cường tiêu thụ sản phẩm để nâng cao lợi nhuận.
- Doanh thu an toàn:
Doanh Thu an toàn = 250.000 – 200.000 = $50.000
=> Công ty Xuân Mai có doanh thu vượt qua doanh thu hòa vốn $50.000. Ở mức
$250.000 đã tạo ra lợi nhuận cho công ty Xuân Mai.
VII. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM HÒA VỐN
1. Phương pháp đại số.
 Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí = TR - TC
 Tại điểm hòa vốn: Lợi nhuận = 0
-> TR = TC = TFC + TVC = TFC + Q*AVC
-> Q*P = TFC + Q*AVC
QHV =
TFC
P – AVC
TRHV = P*QHV
2. Phương pháp hiệu số gộp.
- Hiệu số gộp: là phần còn lại từ doanh thu sau khi trừ chi phí khả biến, hiệu số gộp dùng
để trang trải cho chi phí bất biến và có lãi.
HSG = TR – TVC = LN + TFC
16
- Hiệu số gộp đơn vị:
HSG đơn vị = HSG / Khối lượng sp = P - AVC
- Tỷ lệ hiệu số gộp trên doanh thu:
Ý nghĩa: Trong điều kiện định phí không thay đổi, nếu doanh thu tăng (giảm) một lượng
thì lợi nhuận sẽ tăng (giảm) một lượng bằng doanh thu tăng (giảm) nhân với tỷ lệ HSG.
Tại ĐHV: HSG = TFC
-> Q*HSG đơn vị = TFC
3. Phương pháp đồ thị
- ĐHV là giao điểm của hai đường doanh thu và chi phí.
- Phương trình tổng doanh thu: TR = P*Q
- Phương trình tổng chi phí: TC = TFC + TVC = TFC + Q*AVC
Tại ĐHV: TR = TC
-> P*Q = TFC + Q*AVC
Tỷ lệ HSG =
HSG
x 100% = 1 -
TVC
TR TR
QHV =
TFC
Hiệu số gộp đơn vị
QHV =
TFC
P – AVC
TRHV = P x
TFC
=
TFC
=
TFC
P - AVC P - AVC Tỷ lệ HSG
P
17
Công suất hòa vốn =
TRHV
x 100% =
TFC
x 100%
TR HSG
18
ĐỒ THỊ ĐIỂM HÒA VỐN
TR
TC
0
TRHV
TFC
TR
TC
TFC
Q
Vùng lãi
Vùng lỗ
Ví dụ: Thông tin về công ty Xuân Mai như sau:
Tổng 1 sản phẩm %
Doanh thu (500 sp) $ 250,000 $ 500 100%
Trừ: CP biến đổi 150,000 300 60%
HSG $ 100,000 $ 200 40%
Trừ: CP cố định 80,000
- Theo phương pháp đại số:
LN = TR - TFC - Q*AVC
=> 500*Q – 80.000 – Q*300 = 0
=> 200*Q = 80.000
=> Qhv = 400 (sản phẩm)
- Theo phương pháp hiệu số gộp:
HSGđv = P – AVC = 500 – 300 = 200
=> Qhv = TFC/HSGđv = 80.000/200 = 400 (sản phẩm)
- Theo phương pháp đồ thị:
TR = P*Q = 500*Q
TC = TFC + TVC = 80.000 + 300*Q
Tại điểm hòa vốn: TR = TC
=> 500*Q = 80.000 + 300*Q
=> Qhv = 400 (sản phẩm)
19
Đồ thị điểm hòa vốn:
TR
TC
0
TFC
200000
TR =500Q
TC = 80.000 + 300Q
TFC
Q
Vùng lãi
Vùng lỗ
400
Dựa vào đồ thị, ta thấy đường doanh thu và chi phí cắt nhau tại điểm có sản lượng tiêu
thụ là 400 sản phẩm, tương ứng với doanh thu $ 200.000. Đó là điểm hòa vốn. Đồ thị hòa
vốn còn giúp các nhà quản lý xác định vùng họat động lỗ và lãi của công ty. Nếu công ty
đạt mức doanh thu trên $ 200.000, công ty sẽ có lãi, ngược lại nếu mức doanh thu dưới $
200.000 thì công ty sẽ chịu lỗ.
VIII. QUAN HỆ GIỮA ĐIỂM HÒA VỐN VÀ LỢI NHUẬN
- Dự tính lợi nhuận và xác định khối lượng tiêu thụ: Xác định khối lượng tiêu thụ cần
thiết để đạt mức lợi nhuận mong muốn, chủ động điều hành sách lược bán hàng, quản lý
khối lượng sx và tiêu thụ, hoạch định kế hoạch kinh doanh ngắn hạn.
Khối lượng tiêu thụ cần thiết =
TFC + LN mong muốn
HSG đơn vị
Ví dụ: Công ty Xuân Mai mong muốn đạt được mức lợi nhuận $ 100.000.
Khối lượng tiêu thụ cần thiết = (80.000+100.000)/200 = 900 (sản phẩm)
Doanh thu tiêu thụ cần thiết = 900*500 = $ 450.000
Doanh thu tiêu thụ cần thiết =
TFC + LN mong muốn
Tỷ lệ HSG
20
=> Vậy để đạt được mức lợi nhuận $ 100.000 thì công ty Xân Mai phải tiêu thụ được 900
(sản phẩm), tương đương với mức doanh thu tiêu thụ cần thiết là $ 450.000.
21
- Ứng xử của lợi nhuận sau điểm hòa vốn:
Tại ĐHV: TR = TC nghĩa là chi phí cố định đã được bù đắp hết tại đây. Vì vậy sau ĐHV
chi phí cho sản phẩm tiêu thụ chỉ còn lại chi phí biến đổi. Như vậy phần HSG tức phần
còn lại từ doanh thu sau khi trừ chi phí biến đổi của số sản phẩm vượt qua khỏi ĐHV
chính là lợi nhuận của doanh nghiệp.
IX. ĐIỂM HÒA VỐN THAY ĐỔI
1. Nhân tố giá bán
Giả sử Q không đổi chỉ thay đổi giá (P) và biến phí (TVC) ta có
TH1: P tăng và TVC không đổi sẽ làm HSG tăng, do đó sản lượng hòa vốn sẽ giảm
TH2: Biến phí tăng, P không đổi sẽ làm cho HSG giảm và do đó sản lượng hòa vốn
tăng
2. Nhân tố cơ cấu hàng bán
Trong doanh nghiệp khi kinh doanh nhiều mặt hàng, thay đổi cơ cấu hàng bán sẽ làm cho
ĐHV thay đổi vì mỗi loại hàng hóa có tỷ lệ HSG khác nhau.
22
3. ĐHV thay đổi theo sự gia tăng đầu tư.
- Trong quá trình sxkd, nâng cao năng lực sx, chất lượng sản phẩm là công việc cần thiết
và luôn được sự quan tâm của các doanh nghiệp.. Gia tăng đầu tư có thể hạ thấp được
AVC, tuy nhiên TFC trong kỳ sẽ tăng lên vì chi phí khấu hao tăng
- Năng lực hoạt động của doanh nghiệp tăng lên hay khối lượng sản xuất tăng và TFC
mới tăng do đó ĐHV mới xa hơn (giả định P không đổi),
- Vùng lãi trước đây (với TFC cũ) trở thành vùng lỗ (với TFC mới). Vì vậy, sự đầu tư
luôn phải dựa trên cơ sở thị trường và phải luôn cân nhắc cẩn trọng.
23
B. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN
- Lợi nhuận của xí nghiệp là kết quả cuối cùng về mặt tài chính sau một kỳ kinh doanh
của xí nghiệp.
- Lợi nhuận gồm 2 phần chính:
+ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
+ Lợi nhuận về hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.
LN từ HĐBH và CCDV = DTT BH và CCDV – Giá thành toàn bộ HHDV đã tiêu thụ.
(Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán sản phẩm hàng hoá,
dịch vụ sau khi trừ các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng hoá bị trả lại, thuế xuất khẩu,
thuế tiêu thụ đặc biệt)
+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: là lợi nhuận thu được do hoạt động tài
chính mang lại như: hoạt động góp vốn liên doanh, hoạt động đầu tư mua bán
chứng khoán, hoạt động cho thuê tài sản, …
LN từ HĐTC = Thu nhập từ các HĐTC – CP cho các HĐTC.
+ Lợi nhuận hoạt động khác
LN từ HĐ Khác = Thu từ hoạt động khác – Chi cho hoạt động khác
 Thu khác như: (711)
 Chi khác (811)
I. PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN
- Phân tích chung tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động lợi nhuận của toàn xí
nghiệp, của từng bộ phận lợi nhuận giữa thực tế với kế hoạch và năm trước nhằm thấy
khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình
trên.
- Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh.
24
Ví dụ: phân tích chung tình hình lợi nhuận căn cứ vào tài liệu sau:
ĐVT: 1000đ
Các bộ phận lợi nhuận Kế hoạch Thực tế
Chênh lệch tuyệt
đối
Chênh lệch
tương
đối(%)
I. Lợi nhuận về hoạt động kinh doanh.
1. Lợi nhuận của hoạt động bán hàng.
2. Lợi nhuận về hoạt động tài chính.
- Lợi nhuận về hoạt động đầu tư CK.
- Lợi nhuận của hoạt động góp VLD.
II. Lợi nhuận khác
- Thu nhập khác.
- Chi phí khác
87,000
30,856
20,856
10,000
142,520
43,630
35,630
8,000
500
1,000
500
55,520
12,774
14,774
-2,000
+500
+1,000
+500
63,8
14,4
70,8
-20
Tổng cộng 117,856 186,650 68,794 58,4
=> Như vậy doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận, cụ thể là lợi
nhuận tăng 68.794 (ngàn đồng), tỷ lệ tăng 58,4%. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình
này là:
- Do lợi nhuận của hoạt động bán hàng tăng 55.520 (ngàn đồng), tăng 63,8% đây là bểu
hiện tích cực.
- Do lợi nhuận hoạt động tài chính tăng 12.774 (ngàn đồng), tăng 41,4% cụ thể:
 Do lợi nhuận về hoạt động đầu tư chứng khoán dài hạn, ngắn hạn tăng 14.774
(ngàn đồng) tăng 70,8%, đây là biểu hiện tốt.
 Do lợi nhuận của hoạt động liên doanh giảm 2.000 (ngàn đồng), giảm 20% điều
này làm hạn chế mức tăng của lợi nhuận toàn doanh nghiệp. Nếu lợi nhuận hoạt đọng liên
doanh hoàn thành kế hoạch thì lợi nhuận của doanh nghiệp không chỉ tăng 67.794 mà
tăng 69.794 (ngàn đồng).
- Do lợi nhuận hoạt động khác phát sinh trong kỳ là 500 (ngàn đồng), nên làm tăng lợi
nhuận của doanh nghiệp. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này do các khoản thu
nhập khác phát sinh lớn chi phí khác phát sinh là 500 (1000 – 500) (ngàn đồng).
25
II. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG
1. Phân tích chung:
- Là xem xét đánh giá sự biến động lợi nhuận của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch
vụ giữa thực tế với kế hoạch hoặc năm trước, nhằm thấy khái quát tình hình thực hiện kế
hoạch lợi nhuận của bộ phận này.
- Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh.
2. Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận.
- Là xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động về lợi
nhuận như khối lượng sản phẩm tiêu thụ, kết cấu hàng bán, giá thành sản xuất, giá bán,
chi phí ngoài sản xuất.
- Phương pháp phân tích: phương pháp thay thế liên hoàn.
Công thức dùng để tính lợi nhuận của hoạt động bán hàng là:
ΣL = ΣQP - ΣQZ – CPNSX – ΣQPT .
Trong đó:
 ΣL: Lãi (+) hay lỗ (-) về tiêu thụ sản lượng sản phẩm hàng hóa trong kỳ
phân tích.
 Q: khối lượng tiêu thụ của mỗi loại sản phẩm cá biệt.
 P: giá bán đơn vị loại sản phẩm cá biệt đó.
 Z: giá thành sản xuất đơn vị loại sản phẩm cá biệt đó.
 CPNSX: chi phí ngoài sản xuất.
 T: thuế suất .
26
Ví dụ: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận bán hàng của một doanh nghiệp
căn cứ vào tài liệu sau:
SP
Sản lượng sx
Q (sp)
Gía thành
Z( 1000đ)
Gía bán
P (1000đ)
KH
Q0
TT
Q1
KH
Z0
TT
Z1
KH
P0
TT
P1
A
B
C
D
920
4000
180
840
4000
200
350
441
89
531
122
453
86
492
112
550
111
667
178
535
112
650
178
Với thuế suất KH và TT như nhau 10%
Với chi phí ngoài sản xuất theo
KH: 44.120.000 đồng
TT: 44.412.000 đồng
Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận hoạt động bán hàng
- Công thức dùng để tính lợi nhuận của hoạt động bán hàng là:
∑L = ∑QP - ∑QZ - CPNSX - ∑QPT
Từ đó ta có:
- Lợi nhuận của hoạt động bán hàng (KH):
∑L0 = ∑Q0P0 - ∑Q0Z0 - CPNSX0 - ∑Q0P0T0
= 1070,06 – 875,3 – 44.120.000 – 107,006
= 61,634 triệu đồng
- Lợi nhuận của hoạt động bán hàng (TT):
∑L1= ∑Q1P1 - ∑Q1Z1 – CPNSX1 - ∑Q1P1T1
SP
Tổng Doanh thu
QP (trđ)
Tổng giá thành
QZ (trđ)
Thuế phải nộp
QPT (trđ)
Q0P0
Q1P0 Q1P1 Q0Z0 Q1Z0 Q1Z1 Q0P0 T0 Q1P0T0 Q1P1T0 Q1P1T1
A
B
C
D
506
444
120,06
462
444
133,4
62.3
449,4
448
130
62,3
405,72
356
95,58
370,44
356
106,2
42,7
380,52
344
98,4
39,2
50,6
44,4
12,006
46,2
44,4
13,34
6,23
44,94
44,8
13
6,23
44,94
44,8
13
6,23
Tổng
cộng
1070,06 1101,7 1089,7 857,3 875,34 862,12 107,006 110,17 108,97 108,97
27
=1089,7 – 862,12 – 44.120.000 – 108,97
= 74,198 triệu đồng
∆L =∑L1 - ∑L0 = 74,198 – 61,643 = 12,564 triệu đồng
%∆L = ∆L/ L0 = 12,564/ 61,643 = 20,38%
• Nhận xét: Lợi nhuận của hoạt động bán hàng của kì thực tế cao hơn lợi nhuận của
hoạt động bán hàng ở kì kế hoạch là 12,564 triệu đồng tương đương tăng với 20,38%.
• Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
∑L0 = ∑Q0P0 - ∑Q0Z0 - CPNSX0 - ∑Q0P0T0
∑L1= ∑Q1P1 - ∑Q1Z1 – CPNSX1 - ∑Q1P1T1
Gọi:
a: là tỷ lệ hoàn thành kế hoạch
b: là kết cấu sản lương sản phẩm tiêu thụ
c: là giá bán
d: là giá thành sản xuất
e: là chi phí ngoài sản xuất
1. Xem xét đến tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản lượng hàng hóa
của DN (K)
∑Q1P0/∑Q0P0 = 1101,7/1070,06 x 100 = 102,96% = K
∑L/a = ∑Q/aP0 - ∑QaZ0 - CPNSX0 - ∑QaP0T0
= ∑KQ0P0 - ∑KQ0Z0 - CPNSX0 - ∑KQ0P0T0
= K (∑Q0P0 - ∑Q0Z0 - ∑Q0P0T0) - CPNSX0
= 102,96% (1070,06 – 857,3 – 107,006) – 44,12
= 64,764 triệu đồng
∆L/a = La – L0 = 64,764 – 61,634 = 3,13 triệu đồng
• Nhận xét: Khi tỷ lệ hoàn thành kế hoạch ở thực tế so với kế hoạch tăng 2,96% làm
cho lợi nhuận ở thực tế tăng so với kế hoạch là 3,13 triệu đồng.
2. Kết cấu sản lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi
∑L/b = ∑Q1P0 - ∑Q1Z0 - CPNSX0 - ∑Q1P0T0
= 1101,7 – 875,34 – 44,12 – 110,17 = 72,07 triệu đồng
∆Lb = L/b – L/a = 72,07 – 64,764 = 7,306 triệu đồng
28
• Nhận xét: Khi kết cấu sản lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi làm cho lợi nhuận bán
hàng tăng 7,306 triệu đồng.
3. Giá bán thay đổi
∑L/c = ∑Q1P1 - ∑Q1Z0 - CPNSX0 - ∑Q1P1T0
= 1089,7 – 875,34 – 44,12 – 108,97 = 61,27 triệu đồng
∆L/c = L/c – L/b = 61,27 – 72,07 = -10,8 triệu đồng
• Nhận xét: Khi giá bán thay đổi làm cho lợi nhuận giảm 10,8 triệu đồng
4. Giá thành sản xuất
∑L/d = ∑Q1P1 - ∑Q1Z1 - CPNSX0 - ∑Q1P1T0
= 1089,7 – 862,12 – 44,12 – 108,97 = 74,49 triệu đồng
∆L/d = L/d – L/c = 74,49 – 61,27 = 13,22 triệu đồng
• Nhận xét: Khi tổng giá thành giảm 13,22 làm lợi nhuận tăng 13,22 triệu đồng
5. Chi phí ngoài sản xuất thay đổi
∑L/e = ∑Q1P1 - ∑Q1Z1 – CPNSX1 - ∑Q1P1T0
= 1089,7 – 862,12 – 44,412 – 108,97 = 74,198 triệu đồng
∆L/e = L/e – L/d = 71,198 – 74,49 = -0,292 triệu đồng
• Nhận xét: Khi chi phí ngoài sản xuất tăng 0,292 làm cho lợi nhuận giảm 0,292 triệu
đồng.
• Tổng hợp:
 Do khối lượng sản phẩm tiêu thụ 3,13
 Kết cấu sản lương sản phẩm tiêu thụ thay đổi 7,306
 Giá bán thay đổi -10,8
 Giá thành sản xuất 13,22
 Chi phí ngoài sản xuất thay đổi - 0,292
 Cộng 12,564
 Nhận xét: Qua phân tích các nhân tố trên ta nhận thấy tổng lợi
nhuận của doanh nghiệp tăng 12,564 triệu đồng chủ yếu do giảm giá thành sản xuất và
thay đổi kết cấu mặt hàng nguyên nhân là do sự quản lý tốt chi phí và doanh nghiệp có
cách nhìn đúng về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, do sự thay đổi của giá bán
làm cho tổng lợi nhuận của doanh nghiệp giảm 10,8 triệu đồng nguyên nhân là do chủ
29
quan và doanh nghiệp vẫn không tăng được khối lượng tiêu thụ đây là kết quả xấu doanh
nghiệp cần đề ra biện pháp khắc phục.
III. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI DOANH THU VÀ
CHI PHÍ:
- Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
- Trong đó:
+ Doanh thu = Khối lượng * Đơn giá bán
+ Chi phí gồm:
 Chi phí bất biến.
 Chi phí khả biến.
- Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí khả biến – Chi phí bất biến
- Lợi nhuận = Hiệu số gộp – Chi phí bất biến
Ví dụ: Có tài liệu tại một doanh nghiệp như sau: (đơn vị tính: đồng).
 Tiền thuê nhà : 2,500,000.
 Thuê máy móc thiết bị : 3,000,000.
 Khấu hao TSCĐ : 4,000,000.
 Chi phí quảng cáo : 5,000,000.
 Lương quản lý (thời gian) : 3,000,000.
 Lương bán hàng (sp) : 4,000,000.
 Giá vốn hàng bán : 20,000,000.
 Chi phí vận chuyển bán hàng : 2,000,000.
 Chi phí bao bì đóng gói : 4,000,000.
 Trong kỳ doanh nghiệp tiêu thụ được 10,000 sản phẩm, giá bán 5,000
đồng cho một sản phẩm.
- Yêu cầu:
+ Xác định lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Giả sử khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 10%, chi phí khả biến tăng theo tỷ lệ, chi
phí bất biến và giá bán không đổi. Hãy xác định lợi nhuận trong trường hợp này?
+ Doanh nghiệp muốn tăng doanh thu 30% bằng cách tăng cường quảng cáo thêm
3,000,000 đồng. Hãy xem xét quyết định này?
30
+ Doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận bằng cách giảm chi phí bao bì đóng gói xuống
còn 2,000,000 đồng và vì vậy khối lựợng sản phẩm tiêu thụ dự kiến giảm xuống còn
9,500 sản phẩm. Với giá bán và các chi phí khác không đổi, hãy xem xét quyết định này?
+ Doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận bằng cách dự tính tăng giá bán lên 5,200 đồng
cho một sản phẩm và vì vậy khối lượng tiêu thụ dự kiến chỉ đạt 9,000 sản phẩm. Có nên
hay không?
+ Để tăng doang số, doanh nghiệp dự tính giảm giá 400 đồng cho một sản phẩm và
tăng cường quảng cáo thêm 8,000,000. Với biện pháp đó doanh nghiệp dự kiến khối
lượng tiêu thụ sẽ tăng thêm 50%. Hãy xem xét quyết định này ?
1. Tính lợi nhuận:
Khoản mục Tổng số Đơn vị
Doanh thu (10.000sp)
Chi phí khả biến
- Giá vốn hàng bán
- Vận chuyển
- Bao bì đóng gói
- Lương bán hàng
Hiệu số gộp
Chi phí bất biến
Lợi nhuận
50.000.000
30.000.000
20.000.000
2.000.000
4.000.000
4.000.000
20.000.000
17.500.000
2.500.000
5.000
3.000
2.000
2. Xác định lợi nhuận:
Khoản mục Tổng số Đơn vị
Doanh thu (11.000sp)
Chi phí khả biến
- Giá vốn hàng bán
- Vận chuyển
- Bao bì đóng gói
- Lương bán hàng
Hiệu số gộp
Chi phí bất biến
Lợi nhuận
55.000.000
33.000.000
22.000.000
2.200.000
4.400.000
4.400.000
22.000.000
17.500.000
4.500.000
5.000
3.000
2.000
31
3. Xem xét quyết định:
Khoản mục Tổng số Đơn vị
Doanh thu (13.000sp)
Chi phí khả biến
- Giá vốn hàng bán
- Vận chuyển
- Bao bì đóng gói
- Lương bán hàng
Hiệu số gộp
Chi phí bất biến
Lợi nhuận
65.000.000
39.000.000
26.000.000
2.600.000
5.200.000
5.200.000
26.000.000
20.500.000
5.500.000
5.000
3.000
2.000
Nhận xét: Lợi nhuận tăng thêm so với trước: 5.500.000 - 2.500.000 = 3.000.000đ. Doanh
nghiệp nên tăng cường quảng cáo.
4. Xem xét quyết đinh:
Khoản mục Tổng số Đơn vị
Doanh thu (9.500sp)
Chi phí khả biến
- Giá vốn hàng bán
- Vận chuyển
- Bao bì đóng gói
- Lương bán hàng
Hiệu số gộp
Chi phí bất biến
Lợi nhuận
47.500.000
27.000.000
19.000.000
2.000.000
2.000.000
4.000.000
20.500.000
17.500.000
3.000.000
5.000
2.842
2.158
Nhận xét: Lợi nhuận tăng thêm so với trước: 3.000.000 - 2.500.000 = 500.000đ. Do đó
nên thực hiện quyết định này.
5. Xem xét quyết đinh:
Khoản mục Tổng số Đơn vị
Doanh thu (9.000sp)
Chi phí khả biến
- Giá vốn hàng bán
- Vận chuyển
- Bao bì đóng gói
- Lương bán hàng
Hiệu số gộp
Chi phí bất biến
Lợi nhuận
46.800.000
27.000.000
18.000.000
1.800.000
3.600.000
3.600.000
19.800.000
17.500.000
2.300.000
5.200
3.000
2.200
Nhận xét: Lợi nhuận giảm so với trước 200.000đ. Không nên thực hiện quyết định này.
6. Xem xét quyết định:
32
Khoản mục Tổng số Đơn vị
Doanh thu (15.000sp)
Chi phí khả biến
- Giá vốn hàng bán
- Vận chuyển
- Bao bì đóng gói
- Lương bán hàng
Hiệu số gộp
Chi phí bất biến
Lợi nhuận
69.000.000
45.000.000
30.000.000
3.000.000
6.000.000
6.000.000
24.000.000
25.500.000
-1.500.000
4.600
3.000
1.600
Nhận xét: phương án trên lỗ 1.500.000đ tức là lợi nhuận giảm so với trước 4.000.000đ.
IV. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CƠ CẤU CHI PHÍ
Cơ cấu chi phí được xem xét trong mục này là tỷ trọng của chi phí bất biến và chi phí khả
biến trong tổng chi phí kinh doanh của một doanh nghiệp hoặc một dự án. Cơ cấu chi phí
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận khi mức độ hoạt động (khối lượng kinh doanh) thay
đổi.
Yêu cầu:
1. Giả sử doanh thu của cả 2 doanh nghiệp đều tăng 30%. Hãy xác định lợi nhuận trong
trường hợp này?
2. Giả sử doanh thu của cả 2 doanh nghiệp đều giảm 30%. Hãy xác định lợi nhuận trong
trường hợp này?
VD: Khảo sát 2 doanh nghiệp thể hiện qua số liệu sau: (đơn vị tính 1000 đồng).
- Tính lợi nhuận:
STT Khoản mục DN A Tỷ trọng DN B Tỷ trọng
1
2
3
4
5
Doanh thu
Chi phí khả biến
Hiệu số gộp
Chi phí bất biến
Lợi nhuận
1,000,000
800,000
200,000
100,000
100,000
100
80
20
1,000,000
400,000
600,000
500,000
100,000
100
40
60
33
- Xác định lợi nhuận:
Khoản mục DNA Tỷ
trọng
DN B Tỷ trọng
Doanh thu (1.000.000*0,7)
Chi phí khả biến
(700.000*80%(40%))
Hiệu số gộp
Lợi nhuận
700.000
560.000(TVC)
140.000
100.000(TFC)
40.000
100
80
20
700.000
280.000(TVC)
420.000
500.000(TFC)
-80.000
100
40
60
Nhận xét:
- Khi doanh thu của 2 doanh nghiệp đều tăng 30% thì lợi nhuận của cả 2 doanh nghiệp
cũng tăng, cụ thể:
+ Doanh nghiệp A lợi nhuận tăng so với trước: 160.000 – 100.000 = 60.000đ
Tốc độ tăng lợi nhuận 60% gấp 2 lần tốc độ tăng doanh thu.
+ Doanh nghiệp B lợi nhuận tăng so với trước: 280.000 – 100.000 = 180.000đ
Tốc độ tăng lợi nhuận 180% gấp 6 lần tốc độ tăng doanh thu.
- Khi doanh thu của 2 doanh nghiệp đều giảm 30% thì lợi nhuận của cả 2 doanh nghiệp
đều giảm, cụ thể:
+ Doanh nghiệp A lợi nhuận giảm so với trước: 40.000 – 100.000 = -60.000đ
Khoản mục DNA Tỷ
trọng
DN B Tỷ trọng
Doanh thu (1.000.000*1,3)
Chi phí khả biến
(1.300.000*80%(40%))
Hiệu số gộp
Lợi nhuận
1.300.000
1.040.000
260.000 (TVC)
100.000 (TFC)
160.000
100
80
20
1.300.000
520.000
780.000 (TVC)
500.000 (TFC)
280.000
100
40
60
34
Tốc độ giảm lợi nhuận 60% gấp 2 lần tốc độ giảm doanh thu.
+ Doanh nghiệp B lợi nhuận giảm so với trước: -80.000 – 100.000 = -180.000đ
Tốc độ giảm lợi nhuận 180% gấp 6 lần tốc độ giảm doanh thu.
- Điều này được giải thích như sau:
Ta có: Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = Hiệu số gộp/Lợi nhuận
 DNA:
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = 200.000/100.000 = 2
 DNB:
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = 600.000/100.000 = 6
=> Doanh nghiệp B có độ lớn đòn bẩy kinh doanh lớn hơn doanh nghiệp A nên sự nhảy
cảm của lãi (lỗ) đối với mức độ hoạt động cao hơn. Khi doanh thu tăng 30% làm cho lợi
nhuận của doanh nghiệp B tăng 180% trong khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp A chỉ
tăng 60%, ngược lại khi doanh thu giảm 30% làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp B
giảm 180% trong khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp A chỉ giảm 60%.
- Tỷ trọng chi phí bất biến của doanh nghiệp B cao hơn doanh nghiệp A, giúp cho doanh
nghiệp B dễ dàng thích ứng khi tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Tuy nhiên, khi thị
trường biến động (do cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giá cả hoặc nguyên nhân
khác..) thì DN B sẽ đi đến phá sản nhanh hơn.
- DN A có tỷ trọng chi phí bất biến thấp nên không thể đảm bảo khi tăng mức độ hoạt
động vượt quá giới hạn, tốc độ tăng lợi nhuận thấp (vì phần lớn chiếm trong doanh thu là
chi phí khả biến). Tuy nhiên, sự biến động xấu đi của thị trường tiêu thụ dường như ảnh
hưởng rất ít đến DN A. Mặt khác, do cơ cấu chi phí bất biến thấp nên DN A dễ dàng
xoay chuyển khi cần thiết.
V. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
- Lợi nhuận hoạt động tài chính là lợi nhuận thu được từ các hoạt động liên doanh, liên
kết, góp vốn cổ phần, cho thuê tài sản, lãi tiền gởi, hoạt động mua bán chứng khoán ...
Các hoạt động này nhằm sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
LN về HĐTC = DT từ HĐTC – CP cho HĐTC
35
- Áp dụng phương pháp so sánh để :
 So sánh giữa lãi thực tế với lãi kế hoạch, giữa lãi thực tế năm nay với các
năm trước.
 Tìm ra những nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến tình hình biến động lợi nhuận.
- Trong quá trình phân tích cần đối chiếu với các chế độ chính sách của từng khoản lãi và
tình hình thực tế của XN để có kết luận chính xác.
Ví dụ: Có bảng phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính ở doanh nghiệp như sau:
ĐVT: 1.000.000đ
Kế hoạch Thực tế
Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ %
- Đầu tư chứng khoán
 Thu nhập
 Chi phí
 Lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán
- Góp vốn liên doanh
 Thu nhập
 Chi phí
 Lợi nhuận từ góp vốn liên doanh
- Cộng lợi nhuận từ hoạt động tài chính
25.000
4.144
20.856
13.000
3.000
10.000
30.856
40.000
4.370
35.630
10.000
2.000
8.000
43.630
15.000
226
14.774
-3.000
-1.000
-2.000
12.774
60
5,45
70,8
-23
-33,3
-20
14,4
- Tổng lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng 12.774 triệu đồng, tỉ lệ tăng 14,4%, nhỏ hơn
tỉ lệ tăng lợi nhuận từ hoạt động bán hàng là biểu hiện tốt. Trong lợi nhuận từ hoạt động
tài chính của doanh nghiệp thì lợi nhuận từ hoạt động đầu tư chứng khoán tăng 14.774
triệu đồng, tỉ lệ tăng 70,8%, còn lợi nhuận từ góp vốn liên doanh giảm.
- Nếu sự thay đổi lợi nhuận này phù hợp với phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp
thì rất tốt.
36
VI. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN KHÁC
- Lợi nhuận khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi về thanh lý, nhượng bán tài sản cố
định, về phạt vi phạm hợp đồng ... Để phân tích lợi nhuận của bộ phận này thường
thường không chỉ so sánh số thực tế với số kế hoạch mà phải căn cứ vào nội dung của
từng khoản thu nhập, chi phí và tình hình cụ thể của từng trường hợp mà đánh giá. Nói
chung phần lớn những khoản chi phí khác phát sinh là biểu hiện không tốt nhưng những
khoản thu nhập khác phát sinh chưa hẳn là đã tốt.
- Khi phân tích lợi nhuận khác có thể lập bảng phân tích chi tiết theo nội dung của từng
khoản.
- Ví dụ:
+ Thu nhập về tiền phạt bồi thường tăng lên làm cho lợi nhuận xí nghiệp tăng nhưng tình
hình đó ảnh hưởng không tốt đến sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
+ Thu nhập về vật tư hàng hóa dôi ra trong quá trình kiểm kê làm lợi nhuận tăng nhưng
đây là biểu hiện của quản lý vật tư hàng hóa chưa tốt.
37

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất
Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất
Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất Tung Ha
 
Bài Tập Thống Kê Doanh Nghiệp
Bài Tập Thống Kê Doanh Nghiệp Bài Tập Thống Kê Doanh Nghiệp
Bài Tập Thống Kê Doanh Nghiệp nataliej4
 
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhBài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhTin Chealsea
 
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp ánBài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp ánÁc Quỷ Lộng Hành
 
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Rain Snow
 
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)Quynh Anh Nguyen
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊNPHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewthewindcold
 
Bảng báo cáo thu nhập
Bảng báo cáo thu nhậpBảng báo cáo thu nhập
Bảng báo cáo thu nhậpktnhaque
 
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chu tr nh chi phí
Chu tr nh chi phíChu tr nh chi phí
Chu tr nh chi phíxuan2803
 
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Was ist angesagt? (20)

Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất
Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất
Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất
 
G7.tieu luan.viet tien
G7.tieu luan.viet tienG7.tieu luan.viet tien
G7.tieu luan.viet tien
 
Đề tài công tác quản trị hàng tồn kho, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài công tác quản trị hàng tồn kho, ĐIỂM 8, HAYĐề tài công tác quản trị hàng tồn kho, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài công tác quản trị hàng tồn kho, ĐIỂM 8, HAY
 
Bài Tập Thống Kê Doanh Nghiệp
Bài Tập Thống Kê Doanh Nghiệp Bài Tập Thống Kê Doanh Nghiệp
Bài Tập Thống Kê Doanh Nghiệp
 
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhBài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
 
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp ánBài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
 
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
 
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊNPHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
 
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAYBáo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
 
ktqt Chuong 4
ktqt Chuong 4ktqt Chuong 4
ktqt Chuong 4
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eview
 
Bảng báo cáo thu nhập
Bảng báo cáo thu nhậpBảng báo cáo thu nhập
Bảng báo cáo thu nhập
 
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhBài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
 
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ tại công ty Huy Vũ,...
 
Chu tr nh chi phí
Chu tr nh chi phíChu tr nh chi phí
Chu tr nh chi phí
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
 
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
 

Ähnlich wie Ptkqhdkd

Tổ chức thực hiện kế hoạch Marketing
Tổ chức thực hiện kế hoạch MarketingTổ chức thực hiện kế hoạch Marketing
Tổ chức thực hiện kế hoạch MarketingTới Nguyễn
 
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty may Đức...
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công  ty may Đức...Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công  ty may Đức...
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty may Đức...luanvantrust
 
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp May Xuất khẩu, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp May Xuất khẩu, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp May Xuất khẩu, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp May Xuất khẩu, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chuong 4 du toan sxkd print for student
Chuong 4 du toan sxkd print for studentChuong 4 du toan sxkd print for student
Chuong 4 du toan sxkd print for studentatulavt01
 
bctntlvn (123).pdf
bctntlvn (123).pdfbctntlvn (123).pdf
bctntlvn (123).pdfLuanvan84
 
Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham
Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san phamXuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham
Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san phamtuanpro102
 
GIỚI THIỆU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Bai Giang 5
GIỚI THIỆU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Bai Giang 5GIỚI THIỆU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Bai Giang 5
GIỚI THIỆU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Bai Giang 5huytv
 
Bài tập kế toán quản trị phần CVP
Bài tập kế toán quản trị phần CVPBài tập kế toán quản trị phần CVP
Bài tập kế toán quản trị phần CVPcaoxuanthang
 
Bài giảng Kế toán quản trị - Chương 5_ Dự toán sản xuất kinh doanh (slide)_10...
Bài giảng Kế toán quản trị - Chương 5_ Dự toán sản xuất kinh doanh (slide)_10...Bài giảng Kế toán quản trị - Chương 5_ Dự toán sản xuất kinh doanh (slide)_10...
Bài giảng Kế toán quản trị - Chương 5_ Dự toán sản xuất kinh doanh (slide)_10...Trịnh Minh Tâm
 
Báo cáo - Gốm Đất Việt.doc
Báo cáo - Gốm Đất Việt.docBáo cáo - Gốm Đất Việt.doc
Báo cáo - Gốm Đất Việt.docHuongNguyenThi52
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ...luanvantrust
 
Báo cáo thực tập kế toán tiêu thụ Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan
Báo cáo thực tập kế toán tiêu thụ Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan Báo cáo thực tập kế toán tiêu thụ Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan
Báo cáo thực tập kế toán tiêu thụ Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan Dương Hà
 
A.chuyende tnsua lan
A.chuyende tnsua lanA.chuyende tnsua lan
A.chuyende tnsua lanphihoanhbmt
 
A.chuyende tnsua lan
A.chuyende tnsua lanA.chuyende tnsua lan
A.chuyende tnsua lanphihoanhbmt
 
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trù...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trù...Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trù...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trù...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Ähnlich wie Ptkqhdkd (20)

Tổ chức thực hiện kế hoạch Marketing
Tổ chức thực hiện kế hoạch MarketingTổ chức thực hiện kế hoạch Marketing
Tổ chức thực hiện kế hoạch Marketing
 
Đề tài: Tình hình doanh thu bán hàng ở Công ty TNHH Bông Mai
Đề tài: Tình hình doanh thu bán hàng ở Công ty TNHH Bông MaiĐề tài: Tình hình doanh thu bán hàng ở Công ty TNHH Bông Mai
Đề tài: Tình hình doanh thu bán hàng ở Công ty TNHH Bông Mai
 
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty may Đức...
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công  ty may Đức...Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công  ty may Đức...
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty may Đức...
 
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp May Xuất khẩu, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp May Xuất khẩu, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp May Xuất khẩu, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp May Xuất khẩu, 9đ - Gửi miễn p...
 
Chuong 4 du toan sxkd print for student
Chuong 4 du toan sxkd print for studentChuong 4 du toan sxkd print for student
Chuong 4 du toan sxkd print for student
 
bctntlvn (123).pdf
bctntlvn (123).pdfbctntlvn (123).pdf
bctntlvn (123).pdf
 
Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham
Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san phamXuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham
Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham
 
GIỚI THIỆU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Bai Giang 5
GIỚI THIỆU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Bai Giang 5GIỚI THIỆU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Bai Giang 5
GIỚI THIỆU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - Bai Giang 5
 
K11 lan1-ca1
K11 lan1-ca1K11 lan1-ca1
K11 lan1-ca1
 
Bài tập kế toán quản trị phần CVP
Bài tập kế toán quản trị phần CVPBài tập kế toán quản trị phần CVP
Bài tập kế toán quản trị phần CVP
 
Luận Văn Phân Tích Thống Kê Kết Quả Tiêu Thụ Hàng Hoá Ở Trung Tâm Kinh Doanh ...
Luận Văn Phân Tích Thống Kê Kết Quả Tiêu Thụ Hàng Hoá Ở Trung Tâm Kinh Doanh ...Luận Văn Phân Tích Thống Kê Kết Quả Tiêu Thụ Hàng Hoá Ở Trung Tâm Kinh Doanh ...
Luận Văn Phân Tích Thống Kê Kết Quả Tiêu Thụ Hàng Hoá Ở Trung Tâm Kinh Doanh ...
 
Đề tài: Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chè
Đề tài: Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chèĐề tài: Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chè
Đề tài: Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chè
 
Bài giảng Kế toán quản trị - Chương 5_ Dự toán sản xuất kinh doanh (slide)_10...
Bài giảng Kế toán quản trị - Chương 5_ Dự toán sản xuất kinh doanh (slide)_10...Bài giảng Kế toán quản trị - Chương 5_ Dự toán sản xuất kinh doanh (slide)_10...
Bài giảng Kế toán quản trị - Chương 5_ Dự toán sản xuất kinh doanh (slide)_10...
 
Báo cáo - Gốm Đất Việt.doc
Báo cáo - Gốm Đất Việt.docBáo cáo - Gốm Đất Việt.doc
Báo cáo - Gốm Đất Việt.doc
 
K3 lt lan-2
K3 lt lan-2K3 lt lan-2
K3 lt lan-2
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ...
 
Báo cáo thực tập kế toán tiêu thụ Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan
Báo cáo thực tập kế toán tiêu thụ Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan Báo cáo thực tập kế toán tiêu thụ Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan
Báo cáo thực tập kế toán tiêu thụ Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan
 
A.chuyende tnsua lan
A.chuyende tnsua lanA.chuyende tnsua lan
A.chuyende tnsua lan
 
A.chuyende tnsua lan
A.chuyende tnsua lanA.chuyende tnsua lan
A.chuyende tnsua lan
 
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trù...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trù...Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trù...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty thuốc sát trù...
 

Kürzlich hochgeladen

catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfThanhH487859
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 

Kürzlich hochgeladen (10)

catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 

Ptkqhdkd

  • 1. CHƯƠNG V: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN A. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP I. PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ - Phân tích chung tình hình tiêu thụ là xem xét đánh giá sự biến động về khối lượng sản phẩm tiêu thụ của xí nghiệp và từng loại sản phẩm, đồng thời xem xét mối quan hệ cân đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ nhằm thấy khái quát tình hình tiêu thụ và những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình đó. - Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh: + So sánh doanh thu thực tế tính theo giá bán kế hoạch với doanh thu kế hoạch tính theo giá bán kế hoạch, trên cơ sở đó tính ra tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. + So sánh khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế với kế hoạch và năm trước của từng loại sản phẩm, và tính tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ từng sản phẩm. + So sánh khối lượng sản phẩm tiêu thụ với khối lượng sản phẩm sản xuất và khối lượng sản phẩm dự trữ đầu kỳ, cuối kỳ nhằm đánh giá tính cân đối giữa sản xuất, tiêu thụ và dự trữ. - Chỉ tiêu phân tích: Khối lượng sp tiêu thụ = Khối lượng sp tồn kho đầu kỳ + Khối lượng sp sx trong kỳ - Khối lượng sp tồn kho cuối kỳ Tỷ lệ hoàn thành KH tiêu thụ của DN = ΣQ1Po x 100% ΣQoPo Trong đó: Qo , Q1 : là số lượng sản phẩm tiêu thụ theo KH và TT của từng loại sp. Po : là giá bán KH của mỗi loại sản phẩm. 1
  • 2. Ví dụ: Căn cứ vào tài liệu sau phân tích chung tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ - Xét toàn bộ doanh nghiệp: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ của doanh nghiệp là: (430 x 20) + (250 x 14) + (720 x 8) + (350 x 4) 19260 = x 100% = 90% (420 x 20) + (500 x 14) + (600 x 8) + (300 x 4) 21400 => Như vậy doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ cụ thể là tỷ lệ hoàn thành kế hoạch chỉ đạt 90%. Nguyên nhân là do tình hình tiêu thụ sản phẩm B trong kỳ giảm, sản phẩm B giảm có thể là do chất lượng sản phẩm hoặc là do giá bán, do nhu cầu của khách hàng về sản phẩm B giảm,…làm ảnh hưởng đến tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp. - Xét từng loại sản phẩm: Ta có bảng phân tích sau: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ Chênh lệch Kế hoạch Thực tế Mức % Sản phẩm A Sản phẩm B Sản phẩm C Sản phẩm D 420 500 600 300 430 250 720 350 10 -250 120 50 2,38 -50 20 16,7 - Như vậy sản phẩm A đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ cụ thể tăng 10 sản phẩm, tăng 2,38%. Mặc dù mức dự trữ đầu kỳ giảm 16 sản phẩm nhưng do doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất trong kỳ tăng 30 sản phẩm, nên đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong kỳ và dự trữ cho tiêu thụ kỳ sau. Đây là biểu hiện tích cực đảm bảo được tính cân đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ. Sản phẩm Tồn kho đầu kỳ Sản xuất trong kỳ Tiêu thụ trong kỳ Tồn kho cuối kỳ Giá bán KH đơn vị (1000đ) KH TT KH TT KH TT KH TT A B C D 60 100 50 44 40 200 400 440 720 320 430 460 520 350 420 500 600 300 430 250 720 350 40 40 50 20 44 250 - - 20 14 8 4 2
  • 3. - Sản phẩm B không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ, cụ thể là giảm 250 sản phẩm, giảm 50% so với kế hoạch. Mặc dù xí nghiệp đã thực hiện tốt kế hoạch sản xuất tăng 20 sản phẩm, nhưng do tình hình tiêu thụ không thực hiện tốt nên số dự trữ cuối kỳ tăng 210 sản phẩm. Đây là biểu hiện không tốt, không đảm bảo được tính cân đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ. - Sản phẩm C đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ cụ thể tăng 120 sản phẩm, tăng 20% so với kế hoạch. Doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ trong trường hợp tỉ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất chỉ đạt 72,2%, giảm 27,8%, giảm 200 sản phẩm. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do mức dự trữ đầu kỳ quá cao, tăng 150 sản phẩm và không thực hiện đươc dự trữ cuối kỳ. Tình hình trên là biểu hiện không tốt, mất cân đối giữa sản xuất, dự trữ và tiêu thụ. ??? - Sản phẩm D đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ cụ thể tăng 50 sản phẩm, tăng 16,7% trong khi đó kế hoạch sản xuất cũng hoàn thành vượt mức 30 sản phẩm, nhưng lượng tồn kho cuối kỳ không có. Điều này cho thấy sản xuất vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, tính cân đối giữa sản xuất, dự trữ, tiêu thụ không được thực hiện. II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VỀ DOANH THU - Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, do vậy phân tích tình hình biến động của doanh thu sẽ giúp họ có cái nhìn toàn diện về tình hình doanh thu của doanh nghiệp. - Khi phân tích doanh thu, có thể xem xét ở nhiều góc độ khác nhau: doanh thu theo từng nhóm hàng, mặt hàng chủ yếu, doanh thu theo các đơn vị, bộ phân trực thuộc, … - Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh. Ví dụ: Căn cứ vào tài liệu về doanh thu qua 2 năm của một công ty thương mại, phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp. Cửa hàng Doanh thu năm trước Doanh thu năm nay Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 3
  • 4. A B C Cộng 13.500 9.000 7.500 30.000 45 30 25 100 15.510 6.930 10.560 33.000 47 21 32 100 2.010 -2.070 3.060 3.000 14,9 -23 40,8 10 - Ta nhận thấy tổng doanh thu của công ty tăng 3.000 triệu đồng, tỉ lệ tăng 10% là do doanh thu cửa hàng A và C tăng, trong đó doanh thu cửa hang C tăng nhiều nhất: tăng 3.060 triệu đồng, tỉ lệ tăng 40,8%. Đây là biểu hiện tốt. Còn cửa hàng B thì đã giảm doanh thu đáng kể: giảm 2.070 triệu đồng,tỉ lệ giảm 23%. Nguyên nhân là do tình hình tiêu thụ sản phẩm của cửa hàng B giảm, do đơn đặt hàng và nhu cầu của khách hàng giảm hoặc là do phương thức bán hàng của cửa hàng chưa tốt,…Để khắc phục thì cửa hàng cần tăng cường các chính sách chiêu thị như: quảng cáo, khuyến mãi,…để tăng tình hình tiêu thụ sản phẩm hoặc cải thiện lại phương thức bán hàng,… - Cùng với sự biến động của tổng doanh thu thì cơ cấu doanh thu của công ty cũng thay đổi. Tỉ trọng doanh thu của cửa hàng A năm nay so với năm trước tăng và đóng vai trò chủ đạo đối với công ty. Ngược lại, tỉ trọng về doanh thu của cửa hàng B giảm từ 30% xuống còn 21% và doanh thu cửa hàng C tăng từ 25% lên 32%. Sự thay đổi này đã đưa cửa hàng C lên vị trí quan trọng thứ 2. III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ MẶT HÀNG CHỦ YẾU - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ không chỉ dừng lại ở việc đánh giá tình hình tiêu thụ về mặt khối lượng sản phẩm mà phải tiếp tục phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ những mặt hàng chủ yếu. Bởi vì xí nghiệp không thực hiện tốt kế hoạch mặt hàng tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của xí nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, giảm uy tín xí nghiệp. - Nguyên tắc phân tích là: Không lấy giá trị mặt hàng tiêu thụ vượt mức bù cho giá trị mặt hàng không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. - Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh. - Chỉ tiêu phân tích: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch mặt hàng tiêu thụ. 4
  • 5. Ví dụ: Căn cứ vào tài liệu sau đây phân tích tình hình thực hiện kế hoạch mặt hàng tiêu thụ. Sản phẩm Số lượng sản phẩm tiêu thụ (sp) Giá bán kế hoạchKế hoạch Thực tế A B C 100 300 200 110 280 150 1.000 2.000 1.500 Ta có: Tỷ lệ hoàn thành KH tiêu thụ mặt hàng: (100 x 1.000) + (280 x 2.000) + (150 x 1.500) x 100% = 88,5% (100 x 1.000) + (300 x 2.000) + (200 x 1.500) => Như vậy doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ mặt hàng, nguyên nhân dẫn đến tình hình này do sản phẩm B, C không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ, do nhu cầu của khách hàng giảm, do chất lượng sản phẩm hay do ảnh hưởng của giá bán,…Để khắc phục cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá bán, tích cực tìm nhiều đơn đặt hàng hơn,… IV. PHÂN TÍCH NHỮNG NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ 1. Nguyên nhân chủ quan (thuộc về bản thân xí nghiệp)  Tình hình cung cấp thu mua Chịu sự tác động của các nhân tố: - Vốn, tiền mặt. - Thị trường cung ứng. - Nâng lực vận chuyển, bảo quản, kho bãi. - Tổ chức, kỹ thuật tác nghiệp. 5
  • 6.  Tình hình dự trữ hàng hóa - Phân tích tình hình tồn kho: hàng tồn kho phải đảm bảo không để tình trạng thiếu hụt nhưng cũng phải đảm bảo không gây nên tình trạng ứ đọng vốn. Tồn kho phải luôn kịp thời và vừa đủ. - Phân tích luân chuyển hàng hóa: số vòng luân chuyển hàng hóa (số vòng quay kho) và kỳ luân chuyển (số ngày cho 1 vòng). Số vòng luân Trị giá hàng bán ra theo giá vốn chuyển hàng hóa Trị giá hàng tồn kho bình quân Số ngày của một 360 vòng quay Số vòng luân chuyển Ví dụ: Đơn vị: nghìn đồng Mức độ tồn kho bình quân năm 2011 tăng 23.311.396 nghìn đồng tương ứng 13,5% so với năm 2010, số vòng luân chuyển hàng hóa năm 2011 giảm 0.28 lần (bán ra giảm/tồn kho tăng), chứng tỏ hàng tồn kho năm 2011 ứ động nhiều hơn so với năm 2010, tốc độ chu chuyển năm 2011 chậm hơn 2010 là 6 ngày. Chứng tỏ hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty năm 2011 kém hơn năm trước. Nguyên nhân: - Có thể do đội ngũ quản trị kho của công ty còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong quản trị hàng tồn kho dẫn tới công tác dự báo hàng tồn kho còn chậm. - Ảnh hưởng của cơ chế thị trường, những biến động của nền kinh tế đã tác động đến tình hình tiêu thụ của công ty. Chỉ tiêu 2010 2011 So sánh 2011/2010 CL % Giá vốn hàng bán 737.483.239 783.207.200 45.723.961 6,2 Tồn kho hàng hóa bình quân 172.308.871 195.620.267 23.311.396 13,5 Số vòng luân chuyển hàng hóa(lần/năm) 4,28 4 - 0,28 -6,55 Số ngày của một vòng quay 84 90 6 7,14 6
  • 7.  Giá bán: Giá bán sản phẩm là một nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng sản lượng hàng hóa tiêu thụ (xét cả mặt giá trị và hiện vật) ảnh hưởng đến lợi nhuân doanh nghiệp. Giá bán tăng lên làm doanh thu tăng lên trong điều kiện giả định khối lượng sản phẩm bán ra không thay dổi. Tuy nhiên cần chú ý rằng, khi thu nhập người tiêu dùng không tăng, giá bán tăng lên thông thường khối lượng sản phẩm bán ra sẽ giảm do nhu cầu giảm. Doanh nghiệp cần quyết định khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá cả hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.  Chất lượng hàng hóa - Việc tiêu thụ sản phẩm chịu ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm qua việc chất lượng sản phẩm, nhu cầu xã hội ngày càng tăng, đòi hỏi chất lượng hàng hóa ngày càng cao nếu với một mức giá hợp lý, nếu hàng hóa không đáp ứng được nhu cầu này thì sẽ rất khó tiêu thụ. - Doanh nghiệp chỉ có thể nâng cao uy tín cho sản phẩm bằng cách đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá cả tương đối ổn định, luôn có đủ hàng cung ứng cho thị trường và các dịch vụ mua bán tốt.  Phương thức bán hàng - Phương thức tiêu thụ: Phương thức tiêu thụ cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá như : bán trực tiếp hoặc bán qua các tổ chức trung gian, bán sỉ và lẻ… Doanh nghiệp phải áp dụng linh động các phương thức và phải quan tâm nhiều đến công tác chăm sóc khách hàng. (kênh phân phối sản phẩm) - Phương thức thanh toán: Phương thức thanh toán cũng ảnh hưởng đến việc tiêu thụ như : bán thu tiền mặt, bán trả góp,…  Tổ chức, kỹ thuật thương mại Trong khâu tiêu thụ thì khả năng tổ chức tiêu thụ hàng là rất quan trọng, phải căn cứ vào đặc điểm sản phẩm, đặc điểm của hoạt động kinh doanh và đối tượng khách hàng để cho doanh nghiệp phục vụ được khách hàng một cách tốt nhất. Đối với sản phẩm mang tính kỹ thuật thì yêu cầu trình độ của người tiêu thụ không chỉ ở nghệ thuật giao tiếp ứng xử với khách hàng, mà còn cả trình độ chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu về các thông số kỹ thuật của hàng hoá. Nhân viên tiêu thụ luôn tạo được lòng tin với khách hàng thì sẽ thu hút được khách hàng mua hàng cho doanh nghiệp và ngược lại. 7
  • 8. 2. Nguyên nhân khách quan.  Nguyên nhân thuộc về chính sách nhà nước. - Mức độ ảnh hưởng đến doanh thu từ chính sách thuế, các chính sách kinh tế của chính phủ và tình hình giao thương quốc tế. - Mức độ tác động của tỷ giá hối đoái và thị trường tài chính tiền tệ. - Tác động của khủng hoảng kinh tế và cạnh tranh - Chính sách bảo hộ với các chiến lược thương mại và công nghiệp hóa  Nguyên nhân thuộc về xã hội - Phân tích nhu cầu, thu nhập thay đổi tập quán tiêu dùng. - Trong đó, nhu cầu tiêu dùng là 1 hàm số của thu nhập và có mối quan hệ thuận với thu nhập: thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu tăng và ngược lại. Có ba loại nhu cẩu:  Nhu cầu thiết yếu: Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu về các loại thực phầm quan trộng và sản phẩm thiết yếu khác như lương thực thực phầm v.v…Khi thu nhập tăng lên, nhu cầu này sẽ tăng lên sau đó tốc độ giảm dần và cuối cùng đạt mức bảo hòa.Quan hệ này có thể biểu diễn bằng đồ thị sau: Hàm số mà đồ thị này biểu diễn có thể là: Y= 8 Thu nhập Nhu cầu thiết yếu 0 Đồ thị: Xu hướng nhu cầu thiết yếu
  • 9. Đây là hàm nhất biến nhận đường thẳng y = a làm tiệm cận ngang.Với a là nhu cầu ở điểm bảo hòa.  Nhu cầu trung lưu: Nhu cầu trung lưu là nhu cầu về các mặt hàng sử dụng lâu dài như quần áo, nhà ở, giày dép v.v… Khi thu nhập tăng thì những nhu cầu này tăng chậm, sau đó tăng nhanh rồi tốc độ giảm dần và cuối cùng đạt mức bảo hòa.  Nhu cầu cao cấp: Đối với loại nhu cầu này khi thu nhập tăng lên nhu cầu tang chậm, nếu thu nhập càng tăng thì nhu cầu này càng tăng, trên thực tế nhu cầu này không có mức bão hòa. .Quan hệ này có thể biểu diễn bằng đồ thị sau: Hàm số mà đồ thị này biểu diễn có thể là: Y= ax 9 Thu nhập Nhu cầu trung lưu 0 Đồ thị: Xu hướng nhu cầu trung lưu Thu nhập Nhu cầu cao cấp 0 Đồ thị: Xu hướng nhu cầu cao cấp
  • 10. V. DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG TIÊU THỤ VỚI PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY ĐA BIẾN 1. Lý thuyết về khối lượng tiêu thụ - Khối lượng tiêu thụ chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố: giá cả và dịch vụ của hàng hóa, chi phí quảng cáo, giá bán của các đối thủ cạnh tranh, giá hàng có tính thay thế và hàng bổ sung, tổ chức kỹ thuật thương mại và phương thức tiêu thụ, thu nhập bình quân đầu người, chính sách bảo hộ mậu dịch của chính phủ hay các hiệp định song phương và đa phương, sự thay đổi thời trang thị hiếu tập quán tiêu dùng tôn giáo giới tính lễ hội mùa vụ, nắng mưa, thời tiết … - Trong phạm vi mục này, để đơn giản, khối lượng tiêu thụ được xét trong giới hạn mối quan hệ chỉ với hai nhân tố: giá bán (X1) và chi phí quảng cáo (X2). - Về mặt lý thuyết, khối lượng tiêu thụ có quan hệ nghịch biến với giá bán sản phẩm và có quan hệ thuận biến với chi phí quảng cáo. 2. Mô hình hồi quy dưới dạng tuyến tính Y = bo + b1X1 + b2X2 + e Trong đó: - Y: khối lượng tiêu thụ. - X1: giá bán sản phẩm. - X2: chi phí quảng cáo. - bo: tung độ gốc. - b1 : mức tác động đến khối lượng tiêu thụ khi giá bán thay đổi 1 đơn vị. - b2: mức tác động đến khối lượng tiêu thụ khi chi phí quảng cáo thay đổi 1 đơn vị. - e: sai số, thể hiện mức độ tác động của các yếu tố khác không thể biết hoặc không được đưa vào mô hình. 10
  • 11. Ví dụ: Có số liệu thu thập được về tình hình thực hiện khối lượng tiêu thụ, đơn giá bán và chi phí quảng cáo tại một doanh nghiệp như sau: Hồi qui đa biến bằng phần mềm SPSS cho kết quả sau: Kỳ (tháng) Khối lương hàng bán (sp) Giá bán (1000đồng) Chi phí quảng cáo (1000đ) 1/05 2/05 3/05 4/05 5/05 6/05 7/05 8/05 9/05 10/05 11/05 12/05 1/06 2/06 3/06 4/06 5/06 3011 4875 4220 2542 2967 3194 4340 3082 3449 3120 3616 3494 4129 3326 3742 4627 3700 51 47 54 59 59 62 42 52 58 48 50 45 44 48 49 42 50 3361 4533 4401 3323 3515 3837 4179 3535 3910 3202 3795 3722 4108 3594 3885 4428 3905 11
  • 12. 12
  • 13. Nhận xét: - Tham số R2 ( R Square) bằng 0,973: Biến phụ thuộc (GB gia ban, CPQC chi phi quang cao) giả thích được 97,3% sự thay đổi của khối lượng tiêu thụ, còn lại 2,7% do các yếu tố khác quy định. - Giá trị p-value của bảng ANOVA để đánh giá sự phù hợp (tồn tại) của mô hình, giá trị p-value < 0.05 mô hình tồn tại. - Giá trị p-value trong bảng Cofficlents cho biết tham số hồi quy có ý nghĩa hay không, giá trị p-value < 0.05 các tham số hồi quy có ý nghĩa. - Thông số độ dốc của biến giá cả: x1 = -34,491< 0 cho thấy sự phù hợp với lý thuyết về quan hệ ngịch biến với biến số y. - Thông số độ dốc của biến chi phí quảng cáo x2 = 1,309 chứng tỏ sự phù hợp với lý thuyết về quan hệ thuận biến với biến y. Mô hình hồi qui: Y = 333.281 – 34.491X1 + 1.309X2 3. Các chính sách đề nghị có thể ứng dụng từ phương trình hồi qui - Khối lượng tiêu thụ có mối quan hệ nghịch biến với giá bán và có mối quan hệ thuận biến với chi phí quảng cáo.  Nếu chi phí quảng cáo không đổi khi giá bán tăng 1 (nghìn đồng) thì khối lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm trung bình 34.491 sản phẩm.  Nếu giá bán không đổi khi chi phí quảng cáo tăng 1(nghìn đồng) thì khối lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ tăng trung bình 1.309 sản phẩm. => Vì vậy, doanh nghiệp có thể điều chỉnh giá bán hay chi phí quảng cáo để đạt được mức sản lượng tiêu thụ mong muốn. VI. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN TRONG TIÊU THỤ 1. Khái niệm Điểm hòa vốn là khối lượng hoạt động mà tai đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Tại điểm doanh thu này, doanh nghiệp không có lãi và cũng không lỗ. 13
  • 14. 2. Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn a. Sản lượng hòa vốn QHV = TFC P – AVC b. Doanh thu hòa vốn Doanh thu hòa vốn = Tổng chi phí cố định 1 - Chi phí biến đổi trong 1 đồng doanh thu Trong đó: - QHV : sản lượng hòa vốn, - TFC: tổng chi phí cố định, - AVC: chi phí biến đổi bình quân (chi phí biến đổi tính cho 1 đơn vị sp), - P: đơn giá bán sp. c. Thời gian hòa vốn - Thời gian hòa vốn: là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong một kỳ kinh doanh thường là một năm. - Việc xác định thời gian hòa vốn có ý nghĩa trong công tác hoạch định hàng năm, liên quan thời điểm thích hợp trong năm để lập các chương trình khuyến mãi, hay điều chỉnh chính sách kinh doanh phù hợp với từng thời kỳ nhằm tăng thêm doanh số và lợi nhuận. Thời gian hòa vốn = Doanh thu hòa vốn Doanh thu bình quân 1 ngày Doanh thu bq 1 ngày = Doanh thu trong kỳ 360 ngày 14
  • 15. d. Công suất hòa vốn Ý nghĩa: - Thông qua công suất hòa vốn người quản lý có thể đánh giá doanh nghiệp có đạt được điểm hoà vốn trong kỳ:  Nếu công suất hòa vốn càng nhỏ hơn 1 khả năng đem lại lợi nhuận càng cao.  Ngược lại nếu công suất hòa vốn lớn hơn 1 thể hiện doanh nghiệp không đạt điểm hoà vốn trong kỳ kinh doanh sẽ bị lỗ. - Khi công suất hòa vốn càng gần đến 1 thì sự an toàn trong hoạt động của doanh nghiệp sẽ không cao vì khả năng kinh doanh có lãi chỉ giới hạn trong chênh lệch giữa sản lượng hòa vốn và sản lượng công suất. e. Doanh thu an toàn - Là phần doanh thu vượt qua điểm hòa vốn, phần doanh thu đó bắt đầu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp và đặc biệt, khi ấy doanh thu chỉ còn trang trải cho chi phí khả biến mà thôi, vì chi phí bất biến đã được bù đắp đủ tại doanh thu hòa vốn. Hoạt động trong doanh thu an toàn, khi số lượng hàng hóa tiêu thụ sút giảm nhưng chưa bé hơn sản lượng hòa vốn thì doanh nghiệp vẫn chưa bị lỗ. Nếu doanh thu an toàn lớn thì doanh nghiệp có thể chấp nhận số lượng hàng tiêu thụ giảm mà không bị lỗ. - Doanh thu an toàn càng lớn, điểm hòa vốn càng gần và vì thế rủi ro sẽ giảm đi, mức an toàn cao hơn. Doanh thu an toàn = Doanh thu thực hiện – Doanh thu hòa vốn Công suất hòa vốn = Khối lượng hòa vốn x 100% Khối lượng tiêu thụ trong kỳ 15
  • 16. Ví dụ: Công ty Xuân Mai có doanh thu hoà vốn là $200.000 (400 sản phẩm). Và doanh thu thực tế là $250.000 (500 sản phẩm). - Thời gian hòa vốn: + TRbình quân 1 ngày = 250.000/360 = 694.4 ($/ngày) + Thời gianHv = 200.000/694,4 = 288 (ngày) => Công ty Xuân Mai cần có 288 ngày để đạt được mức doanh thu hòa vốn. - Công suất hòa vốn: Công suất Hv = (400/500)*100% = 80% => Công suất hòa vốn bằng 0,8 < 1chứng tỏ công ty Xuân Mai kinh doanh có lợi nhuận, tuy nhiên mức lợi nhuận này không lớn công ty cần phải có những chính sách để tăng cường tiêu thụ sản phẩm để nâng cao lợi nhuận. - Doanh thu an toàn: Doanh Thu an toàn = 250.000 – 200.000 = $50.000 => Công ty Xuân Mai có doanh thu vượt qua doanh thu hòa vốn $50.000. Ở mức $250.000 đã tạo ra lợi nhuận cho công ty Xuân Mai. VII. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM HÒA VỐN 1. Phương pháp đại số.  Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí = TR - TC  Tại điểm hòa vốn: Lợi nhuận = 0 -> TR = TC = TFC + TVC = TFC + Q*AVC -> Q*P = TFC + Q*AVC QHV = TFC P – AVC TRHV = P*QHV 2. Phương pháp hiệu số gộp. - Hiệu số gộp: là phần còn lại từ doanh thu sau khi trừ chi phí khả biến, hiệu số gộp dùng để trang trải cho chi phí bất biến và có lãi. HSG = TR – TVC = LN + TFC 16
  • 17. - Hiệu số gộp đơn vị: HSG đơn vị = HSG / Khối lượng sp = P - AVC - Tỷ lệ hiệu số gộp trên doanh thu: Ý nghĩa: Trong điều kiện định phí không thay đổi, nếu doanh thu tăng (giảm) một lượng thì lợi nhuận sẽ tăng (giảm) một lượng bằng doanh thu tăng (giảm) nhân với tỷ lệ HSG. Tại ĐHV: HSG = TFC -> Q*HSG đơn vị = TFC 3. Phương pháp đồ thị - ĐHV là giao điểm của hai đường doanh thu và chi phí. - Phương trình tổng doanh thu: TR = P*Q - Phương trình tổng chi phí: TC = TFC + TVC = TFC + Q*AVC Tại ĐHV: TR = TC -> P*Q = TFC + Q*AVC Tỷ lệ HSG = HSG x 100% = 1 - TVC TR TR QHV = TFC Hiệu số gộp đơn vị QHV = TFC P – AVC TRHV = P x TFC = TFC = TFC P - AVC P - AVC Tỷ lệ HSG P 17
  • 18. Công suất hòa vốn = TRHV x 100% = TFC x 100% TR HSG 18
  • 19. ĐỒ THỊ ĐIỂM HÒA VỐN TR TC 0 TRHV TFC TR TC TFC Q Vùng lãi Vùng lỗ Ví dụ: Thông tin về công ty Xuân Mai như sau: Tổng 1 sản phẩm % Doanh thu (500 sp) $ 250,000 $ 500 100% Trừ: CP biến đổi 150,000 300 60% HSG $ 100,000 $ 200 40% Trừ: CP cố định 80,000 - Theo phương pháp đại số: LN = TR - TFC - Q*AVC => 500*Q – 80.000 – Q*300 = 0 => 200*Q = 80.000 => Qhv = 400 (sản phẩm) - Theo phương pháp hiệu số gộp: HSGđv = P – AVC = 500 – 300 = 200 => Qhv = TFC/HSGđv = 80.000/200 = 400 (sản phẩm) - Theo phương pháp đồ thị: TR = P*Q = 500*Q TC = TFC + TVC = 80.000 + 300*Q Tại điểm hòa vốn: TR = TC => 500*Q = 80.000 + 300*Q => Qhv = 400 (sản phẩm) 19
  • 20. Đồ thị điểm hòa vốn: TR TC 0 TFC 200000 TR =500Q TC = 80.000 + 300Q TFC Q Vùng lãi Vùng lỗ 400 Dựa vào đồ thị, ta thấy đường doanh thu và chi phí cắt nhau tại điểm có sản lượng tiêu thụ là 400 sản phẩm, tương ứng với doanh thu $ 200.000. Đó là điểm hòa vốn. Đồ thị hòa vốn còn giúp các nhà quản lý xác định vùng họat động lỗ và lãi của công ty. Nếu công ty đạt mức doanh thu trên $ 200.000, công ty sẽ có lãi, ngược lại nếu mức doanh thu dưới $ 200.000 thì công ty sẽ chịu lỗ. VIII. QUAN HỆ GIỮA ĐIỂM HÒA VỐN VÀ LỢI NHUẬN - Dự tính lợi nhuận và xác định khối lượng tiêu thụ: Xác định khối lượng tiêu thụ cần thiết để đạt mức lợi nhuận mong muốn, chủ động điều hành sách lược bán hàng, quản lý khối lượng sx và tiêu thụ, hoạch định kế hoạch kinh doanh ngắn hạn. Khối lượng tiêu thụ cần thiết = TFC + LN mong muốn HSG đơn vị Ví dụ: Công ty Xuân Mai mong muốn đạt được mức lợi nhuận $ 100.000. Khối lượng tiêu thụ cần thiết = (80.000+100.000)/200 = 900 (sản phẩm) Doanh thu tiêu thụ cần thiết = 900*500 = $ 450.000 Doanh thu tiêu thụ cần thiết = TFC + LN mong muốn Tỷ lệ HSG 20
  • 21. => Vậy để đạt được mức lợi nhuận $ 100.000 thì công ty Xân Mai phải tiêu thụ được 900 (sản phẩm), tương đương với mức doanh thu tiêu thụ cần thiết là $ 450.000. 21
  • 22. - Ứng xử của lợi nhuận sau điểm hòa vốn: Tại ĐHV: TR = TC nghĩa là chi phí cố định đã được bù đắp hết tại đây. Vì vậy sau ĐHV chi phí cho sản phẩm tiêu thụ chỉ còn lại chi phí biến đổi. Như vậy phần HSG tức phần còn lại từ doanh thu sau khi trừ chi phí biến đổi của số sản phẩm vượt qua khỏi ĐHV chính là lợi nhuận của doanh nghiệp. IX. ĐIỂM HÒA VỐN THAY ĐỔI 1. Nhân tố giá bán Giả sử Q không đổi chỉ thay đổi giá (P) và biến phí (TVC) ta có TH1: P tăng và TVC không đổi sẽ làm HSG tăng, do đó sản lượng hòa vốn sẽ giảm TH2: Biến phí tăng, P không đổi sẽ làm cho HSG giảm và do đó sản lượng hòa vốn tăng 2. Nhân tố cơ cấu hàng bán Trong doanh nghiệp khi kinh doanh nhiều mặt hàng, thay đổi cơ cấu hàng bán sẽ làm cho ĐHV thay đổi vì mỗi loại hàng hóa có tỷ lệ HSG khác nhau. 22
  • 23. 3. ĐHV thay đổi theo sự gia tăng đầu tư. - Trong quá trình sxkd, nâng cao năng lực sx, chất lượng sản phẩm là công việc cần thiết và luôn được sự quan tâm của các doanh nghiệp.. Gia tăng đầu tư có thể hạ thấp được AVC, tuy nhiên TFC trong kỳ sẽ tăng lên vì chi phí khấu hao tăng - Năng lực hoạt động của doanh nghiệp tăng lên hay khối lượng sản xuất tăng và TFC mới tăng do đó ĐHV mới xa hơn (giả định P không đổi), - Vùng lãi trước đây (với TFC cũ) trở thành vùng lỗ (với TFC mới). Vì vậy, sự đầu tư luôn phải dựa trên cơ sở thị trường và phải luôn cân nhắc cẩn trọng. 23
  • 24. B. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN - Lợi nhuận của xí nghiệp là kết quả cuối cùng về mặt tài chính sau một kỳ kinh doanh của xí nghiệp. - Lợi nhuận gồm 2 phần chính: + Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. + Lợi nhuận về hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. LN từ HĐBH và CCDV = DTT BH và CCDV – Giá thành toàn bộ HHDV đã tiêu thụ. (Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ sau khi trừ các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng hoá bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt) + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: là lợi nhuận thu được do hoạt động tài chính mang lại như: hoạt động góp vốn liên doanh, hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán, hoạt động cho thuê tài sản, … LN từ HĐTC = Thu nhập từ các HĐTC – CP cho các HĐTC. + Lợi nhuận hoạt động khác LN từ HĐ Khác = Thu từ hoạt động khác – Chi cho hoạt động khác  Thu khác như: (711)  Chi khác (811) I. PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN - Phân tích chung tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động lợi nhuận của toàn xí nghiệp, của từng bộ phận lợi nhuận giữa thực tế với kế hoạch và năm trước nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên. - Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh. 24
  • 25. Ví dụ: phân tích chung tình hình lợi nhuận căn cứ vào tài liệu sau: ĐVT: 1000đ Các bộ phận lợi nhuận Kế hoạch Thực tế Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối(%) I. Lợi nhuận về hoạt động kinh doanh. 1. Lợi nhuận của hoạt động bán hàng. 2. Lợi nhuận về hoạt động tài chính. - Lợi nhuận về hoạt động đầu tư CK. - Lợi nhuận của hoạt động góp VLD. II. Lợi nhuận khác - Thu nhập khác. - Chi phí khác 87,000 30,856 20,856 10,000 142,520 43,630 35,630 8,000 500 1,000 500 55,520 12,774 14,774 -2,000 +500 +1,000 +500 63,8 14,4 70,8 -20 Tổng cộng 117,856 186,650 68,794 58,4 => Như vậy doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận, cụ thể là lợi nhuận tăng 68.794 (ngàn đồng), tỷ lệ tăng 58,4%. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này là: - Do lợi nhuận của hoạt động bán hàng tăng 55.520 (ngàn đồng), tăng 63,8% đây là bểu hiện tích cực. - Do lợi nhuận hoạt động tài chính tăng 12.774 (ngàn đồng), tăng 41,4% cụ thể:  Do lợi nhuận về hoạt động đầu tư chứng khoán dài hạn, ngắn hạn tăng 14.774 (ngàn đồng) tăng 70,8%, đây là biểu hiện tốt.  Do lợi nhuận của hoạt động liên doanh giảm 2.000 (ngàn đồng), giảm 20% điều này làm hạn chế mức tăng của lợi nhuận toàn doanh nghiệp. Nếu lợi nhuận hoạt đọng liên doanh hoàn thành kế hoạch thì lợi nhuận của doanh nghiệp không chỉ tăng 67.794 mà tăng 69.794 (ngàn đồng). - Do lợi nhuận hoạt động khác phát sinh trong kỳ là 500 (ngàn đồng), nên làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này do các khoản thu nhập khác phát sinh lớn chi phí khác phát sinh là 500 (1000 – 500) (ngàn đồng). 25
  • 26. II. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG 1. Phân tích chung: - Là xem xét đánh giá sự biến động lợi nhuận của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ giữa thực tế với kế hoạch hoặc năm trước, nhằm thấy khái quát tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận của bộ phận này. - Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh. 2. Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận. - Là xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động về lợi nhuận như khối lượng sản phẩm tiêu thụ, kết cấu hàng bán, giá thành sản xuất, giá bán, chi phí ngoài sản xuất. - Phương pháp phân tích: phương pháp thay thế liên hoàn. Công thức dùng để tính lợi nhuận của hoạt động bán hàng là: ΣL = ΣQP - ΣQZ – CPNSX – ΣQPT . Trong đó:  ΣL: Lãi (+) hay lỗ (-) về tiêu thụ sản lượng sản phẩm hàng hóa trong kỳ phân tích.  Q: khối lượng tiêu thụ của mỗi loại sản phẩm cá biệt.  P: giá bán đơn vị loại sản phẩm cá biệt đó.  Z: giá thành sản xuất đơn vị loại sản phẩm cá biệt đó.  CPNSX: chi phí ngoài sản xuất.  T: thuế suất . 26
  • 27. Ví dụ: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận bán hàng của một doanh nghiệp căn cứ vào tài liệu sau: SP Sản lượng sx Q (sp) Gía thành Z( 1000đ) Gía bán P (1000đ) KH Q0 TT Q1 KH Z0 TT Z1 KH P0 TT P1 A B C D 920 4000 180 840 4000 200 350 441 89 531 122 453 86 492 112 550 111 667 178 535 112 650 178 Với thuế suất KH và TT như nhau 10% Với chi phí ngoài sản xuất theo KH: 44.120.000 đồng TT: 44.412.000 đồng Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận hoạt động bán hàng - Công thức dùng để tính lợi nhuận của hoạt động bán hàng là: ∑L = ∑QP - ∑QZ - CPNSX - ∑QPT Từ đó ta có: - Lợi nhuận của hoạt động bán hàng (KH): ∑L0 = ∑Q0P0 - ∑Q0Z0 - CPNSX0 - ∑Q0P0T0 = 1070,06 – 875,3 – 44.120.000 – 107,006 = 61,634 triệu đồng - Lợi nhuận của hoạt động bán hàng (TT): ∑L1= ∑Q1P1 - ∑Q1Z1 – CPNSX1 - ∑Q1P1T1 SP Tổng Doanh thu QP (trđ) Tổng giá thành QZ (trđ) Thuế phải nộp QPT (trđ) Q0P0 Q1P0 Q1P1 Q0Z0 Q1Z0 Q1Z1 Q0P0 T0 Q1P0T0 Q1P1T0 Q1P1T1 A B C D 506 444 120,06 462 444 133,4 62.3 449,4 448 130 62,3 405,72 356 95,58 370,44 356 106,2 42,7 380,52 344 98,4 39,2 50,6 44,4 12,006 46,2 44,4 13,34 6,23 44,94 44,8 13 6,23 44,94 44,8 13 6,23 Tổng cộng 1070,06 1101,7 1089,7 857,3 875,34 862,12 107,006 110,17 108,97 108,97 27
  • 28. =1089,7 – 862,12 – 44.120.000 – 108,97 = 74,198 triệu đồng ∆L =∑L1 - ∑L0 = 74,198 – 61,643 = 12,564 triệu đồng %∆L = ∆L/ L0 = 12,564/ 61,643 = 20,38% • Nhận xét: Lợi nhuận của hoạt động bán hàng của kì thực tế cao hơn lợi nhuận của hoạt động bán hàng ở kì kế hoạch là 12,564 triệu đồng tương đương tăng với 20,38%. • Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: ∑L0 = ∑Q0P0 - ∑Q0Z0 - CPNSX0 - ∑Q0P0T0 ∑L1= ∑Q1P1 - ∑Q1Z1 – CPNSX1 - ∑Q1P1T1 Gọi: a: là tỷ lệ hoàn thành kế hoạch b: là kết cấu sản lương sản phẩm tiêu thụ c: là giá bán d: là giá thành sản xuất e: là chi phí ngoài sản xuất 1. Xem xét đến tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản lượng hàng hóa của DN (K) ∑Q1P0/∑Q0P0 = 1101,7/1070,06 x 100 = 102,96% = K ∑L/a = ∑Q/aP0 - ∑QaZ0 - CPNSX0 - ∑QaP0T0 = ∑KQ0P0 - ∑KQ0Z0 - CPNSX0 - ∑KQ0P0T0 = K (∑Q0P0 - ∑Q0Z0 - ∑Q0P0T0) - CPNSX0 = 102,96% (1070,06 – 857,3 – 107,006) – 44,12 = 64,764 triệu đồng ∆L/a = La – L0 = 64,764 – 61,634 = 3,13 triệu đồng • Nhận xét: Khi tỷ lệ hoàn thành kế hoạch ở thực tế so với kế hoạch tăng 2,96% làm cho lợi nhuận ở thực tế tăng so với kế hoạch là 3,13 triệu đồng. 2. Kết cấu sản lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi ∑L/b = ∑Q1P0 - ∑Q1Z0 - CPNSX0 - ∑Q1P0T0 = 1101,7 – 875,34 – 44,12 – 110,17 = 72,07 triệu đồng ∆Lb = L/b – L/a = 72,07 – 64,764 = 7,306 triệu đồng 28
  • 29. • Nhận xét: Khi kết cấu sản lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi làm cho lợi nhuận bán hàng tăng 7,306 triệu đồng. 3. Giá bán thay đổi ∑L/c = ∑Q1P1 - ∑Q1Z0 - CPNSX0 - ∑Q1P1T0 = 1089,7 – 875,34 – 44,12 – 108,97 = 61,27 triệu đồng ∆L/c = L/c – L/b = 61,27 – 72,07 = -10,8 triệu đồng • Nhận xét: Khi giá bán thay đổi làm cho lợi nhuận giảm 10,8 triệu đồng 4. Giá thành sản xuất ∑L/d = ∑Q1P1 - ∑Q1Z1 - CPNSX0 - ∑Q1P1T0 = 1089,7 – 862,12 – 44,12 – 108,97 = 74,49 triệu đồng ∆L/d = L/d – L/c = 74,49 – 61,27 = 13,22 triệu đồng • Nhận xét: Khi tổng giá thành giảm 13,22 làm lợi nhuận tăng 13,22 triệu đồng 5. Chi phí ngoài sản xuất thay đổi ∑L/e = ∑Q1P1 - ∑Q1Z1 – CPNSX1 - ∑Q1P1T0 = 1089,7 – 862,12 – 44,412 – 108,97 = 74,198 triệu đồng ∆L/e = L/e – L/d = 71,198 – 74,49 = -0,292 triệu đồng • Nhận xét: Khi chi phí ngoài sản xuất tăng 0,292 làm cho lợi nhuận giảm 0,292 triệu đồng. • Tổng hợp:  Do khối lượng sản phẩm tiêu thụ 3,13  Kết cấu sản lương sản phẩm tiêu thụ thay đổi 7,306  Giá bán thay đổi -10,8  Giá thành sản xuất 13,22  Chi phí ngoài sản xuất thay đổi - 0,292  Cộng 12,564  Nhận xét: Qua phân tích các nhân tố trên ta nhận thấy tổng lợi nhuận của doanh nghiệp tăng 12,564 triệu đồng chủ yếu do giảm giá thành sản xuất và thay đổi kết cấu mặt hàng nguyên nhân là do sự quản lý tốt chi phí và doanh nghiệp có cách nhìn đúng về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, do sự thay đổi của giá bán làm cho tổng lợi nhuận của doanh nghiệp giảm 10,8 triệu đồng nguyên nhân là do chủ 29
  • 30. quan và doanh nghiệp vẫn không tăng được khối lượng tiêu thụ đây là kết quả xấu doanh nghiệp cần đề ra biện pháp khắc phục. III. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI DOANH THU VÀ CHI PHÍ: - Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí - Trong đó: + Doanh thu = Khối lượng * Đơn giá bán + Chi phí gồm:  Chi phí bất biến.  Chi phí khả biến. - Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí khả biến – Chi phí bất biến - Lợi nhuận = Hiệu số gộp – Chi phí bất biến Ví dụ: Có tài liệu tại một doanh nghiệp như sau: (đơn vị tính: đồng).  Tiền thuê nhà : 2,500,000.  Thuê máy móc thiết bị : 3,000,000.  Khấu hao TSCĐ : 4,000,000.  Chi phí quảng cáo : 5,000,000.  Lương quản lý (thời gian) : 3,000,000.  Lương bán hàng (sp) : 4,000,000.  Giá vốn hàng bán : 20,000,000.  Chi phí vận chuyển bán hàng : 2,000,000.  Chi phí bao bì đóng gói : 4,000,000.  Trong kỳ doanh nghiệp tiêu thụ được 10,000 sản phẩm, giá bán 5,000 đồng cho một sản phẩm. - Yêu cầu: + Xác định lợi nhuận của doanh nghiệp. + Giả sử khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 10%, chi phí khả biến tăng theo tỷ lệ, chi phí bất biến và giá bán không đổi. Hãy xác định lợi nhuận trong trường hợp này? + Doanh nghiệp muốn tăng doanh thu 30% bằng cách tăng cường quảng cáo thêm 3,000,000 đồng. Hãy xem xét quyết định này? 30
  • 31. + Doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận bằng cách giảm chi phí bao bì đóng gói xuống còn 2,000,000 đồng và vì vậy khối lựợng sản phẩm tiêu thụ dự kiến giảm xuống còn 9,500 sản phẩm. Với giá bán và các chi phí khác không đổi, hãy xem xét quyết định này? + Doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận bằng cách dự tính tăng giá bán lên 5,200 đồng cho một sản phẩm và vì vậy khối lượng tiêu thụ dự kiến chỉ đạt 9,000 sản phẩm. Có nên hay không? + Để tăng doang số, doanh nghiệp dự tính giảm giá 400 đồng cho một sản phẩm và tăng cường quảng cáo thêm 8,000,000. Với biện pháp đó doanh nghiệp dự kiến khối lượng tiêu thụ sẽ tăng thêm 50%. Hãy xem xét quyết định này ? 1. Tính lợi nhuận: Khoản mục Tổng số Đơn vị Doanh thu (10.000sp) Chi phí khả biến - Giá vốn hàng bán - Vận chuyển - Bao bì đóng gói - Lương bán hàng Hiệu số gộp Chi phí bất biến Lợi nhuận 50.000.000 30.000.000 20.000.000 2.000.000 4.000.000 4.000.000 20.000.000 17.500.000 2.500.000 5.000 3.000 2.000 2. Xác định lợi nhuận: Khoản mục Tổng số Đơn vị Doanh thu (11.000sp) Chi phí khả biến - Giá vốn hàng bán - Vận chuyển - Bao bì đóng gói - Lương bán hàng Hiệu số gộp Chi phí bất biến Lợi nhuận 55.000.000 33.000.000 22.000.000 2.200.000 4.400.000 4.400.000 22.000.000 17.500.000 4.500.000 5.000 3.000 2.000 31
  • 32. 3. Xem xét quyết định: Khoản mục Tổng số Đơn vị Doanh thu (13.000sp) Chi phí khả biến - Giá vốn hàng bán - Vận chuyển - Bao bì đóng gói - Lương bán hàng Hiệu số gộp Chi phí bất biến Lợi nhuận 65.000.000 39.000.000 26.000.000 2.600.000 5.200.000 5.200.000 26.000.000 20.500.000 5.500.000 5.000 3.000 2.000 Nhận xét: Lợi nhuận tăng thêm so với trước: 5.500.000 - 2.500.000 = 3.000.000đ. Doanh nghiệp nên tăng cường quảng cáo. 4. Xem xét quyết đinh: Khoản mục Tổng số Đơn vị Doanh thu (9.500sp) Chi phí khả biến - Giá vốn hàng bán - Vận chuyển - Bao bì đóng gói - Lương bán hàng Hiệu số gộp Chi phí bất biến Lợi nhuận 47.500.000 27.000.000 19.000.000 2.000.000 2.000.000 4.000.000 20.500.000 17.500.000 3.000.000 5.000 2.842 2.158 Nhận xét: Lợi nhuận tăng thêm so với trước: 3.000.000 - 2.500.000 = 500.000đ. Do đó nên thực hiện quyết định này. 5. Xem xét quyết đinh: Khoản mục Tổng số Đơn vị Doanh thu (9.000sp) Chi phí khả biến - Giá vốn hàng bán - Vận chuyển - Bao bì đóng gói - Lương bán hàng Hiệu số gộp Chi phí bất biến Lợi nhuận 46.800.000 27.000.000 18.000.000 1.800.000 3.600.000 3.600.000 19.800.000 17.500.000 2.300.000 5.200 3.000 2.200 Nhận xét: Lợi nhuận giảm so với trước 200.000đ. Không nên thực hiện quyết định này. 6. Xem xét quyết định: 32
  • 33. Khoản mục Tổng số Đơn vị Doanh thu (15.000sp) Chi phí khả biến - Giá vốn hàng bán - Vận chuyển - Bao bì đóng gói - Lương bán hàng Hiệu số gộp Chi phí bất biến Lợi nhuận 69.000.000 45.000.000 30.000.000 3.000.000 6.000.000 6.000.000 24.000.000 25.500.000 -1.500.000 4.600 3.000 1.600 Nhận xét: phương án trên lỗ 1.500.000đ tức là lợi nhuận giảm so với trước 4.000.000đ. IV. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CƠ CẤU CHI PHÍ Cơ cấu chi phí được xem xét trong mục này là tỷ trọng của chi phí bất biến và chi phí khả biến trong tổng chi phí kinh doanh của một doanh nghiệp hoặc một dự án. Cơ cấu chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận khi mức độ hoạt động (khối lượng kinh doanh) thay đổi. Yêu cầu: 1. Giả sử doanh thu của cả 2 doanh nghiệp đều tăng 30%. Hãy xác định lợi nhuận trong trường hợp này? 2. Giả sử doanh thu của cả 2 doanh nghiệp đều giảm 30%. Hãy xác định lợi nhuận trong trường hợp này? VD: Khảo sát 2 doanh nghiệp thể hiện qua số liệu sau: (đơn vị tính 1000 đồng). - Tính lợi nhuận: STT Khoản mục DN A Tỷ trọng DN B Tỷ trọng 1 2 3 4 5 Doanh thu Chi phí khả biến Hiệu số gộp Chi phí bất biến Lợi nhuận 1,000,000 800,000 200,000 100,000 100,000 100 80 20 1,000,000 400,000 600,000 500,000 100,000 100 40 60 33
  • 34. - Xác định lợi nhuận: Khoản mục DNA Tỷ trọng DN B Tỷ trọng Doanh thu (1.000.000*0,7) Chi phí khả biến (700.000*80%(40%)) Hiệu số gộp Lợi nhuận 700.000 560.000(TVC) 140.000 100.000(TFC) 40.000 100 80 20 700.000 280.000(TVC) 420.000 500.000(TFC) -80.000 100 40 60 Nhận xét: - Khi doanh thu của 2 doanh nghiệp đều tăng 30% thì lợi nhuận của cả 2 doanh nghiệp cũng tăng, cụ thể: + Doanh nghiệp A lợi nhuận tăng so với trước: 160.000 – 100.000 = 60.000đ Tốc độ tăng lợi nhuận 60% gấp 2 lần tốc độ tăng doanh thu. + Doanh nghiệp B lợi nhuận tăng so với trước: 280.000 – 100.000 = 180.000đ Tốc độ tăng lợi nhuận 180% gấp 6 lần tốc độ tăng doanh thu. - Khi doanh thu của 2 doanh nghiệp đều giảm 30% thì lợi nhuận của cả 2 doanh nghiệp đều giảm, cụ thể: + Doanh nghiệp A lợi nhuận giảm so với trước: 40.000 – 100.000 = -60.000đ Khoản mục DNA Tỷ trọng DN B Tỷ trọng Doanh thu (1.000.000*1,3) Chi phí khả biến (1.300.000*80%(40%)) Hiệu số gộp Lợi nhuận 1.300.000 1.040.000 260.000 (TVC) 100.000 (TFC) 160.000 100 80 20 1.300.000 520.000 780.000 (TVC) 500.000 (TFC) 280.000 100 40 60 34
  • 35. Tốc độ giảm lợi nhuận 60% gấp 2 lần tốc độ giảm doanh thu. + Doanh nghiệp B lợi nhuận giảm so với trước: -80.000 – 100.000 = -180.000đ Tốc độ giảm lợi nhuận 180% gấp 6 lần tốc độ giảm doanh thu. - Điều này được giải thích như sau: Ta có: Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = Hiệu số gộp/Lợi nhuận  DNA: Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = 200.000/100.000 = 2  DNB: Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = 600.000/100.000 = 6 => Doanh nghiệp B có độ lớn đòn bẩy kinh doanh lớn hơn doanh nghiệp A nên sự nhảy cảm của lãi (lỗ) đối với mức độ hoạt động cao hơn. Khi doanh thu tăng 30% làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp B tăng 180% trong khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp A chỉ tăng 60%, ngược lại khi doanh thu giảm 30% làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp B giảm 180% trong khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp A chỉ giảm 60%. - Tỷ trọng chi phí bất biến của doanh nghiệp B cao hơn doanh nghiệp A, giúp cho doanh nghiệp B dễ dàng thích ứng khi tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Tuy nhiên, khi thị trường biến động (do cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giá cả hoặc nguyên nhân khác..) thì DN B sẽ đi đến phá sản nhanh hơn. - DN A có tỷ trọng chi phí bất biến thấp nên không thể đảm bảo khi tăng mức độ hoạt động vượt quá giới hạn, tốc độ tăng lợi nhuận thấp (vì phần lớn chiếm trong doanh thu là chi phí khả biến). Tuy nhiên, sự biến động xấu đi của thị trường tiêu thụ dường như ảnh hưởng rất ít đến DN A. Mặt khác, do cơ cấu chi phí bất biến thấp nên DN A dễ dàng xoay chuyển khi cần thiết. V. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH - Lợi nhuận hoạt động tài chính là lợi nhuận thu được từ các hoạt động liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, cho thuê tài sản, lãi tiền gởi, hoạt động mua bán chứng khoán ... Các hoạt động này nhằm sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. LN về HĐTC = DT từ HĐTC – CP cho HĐTC 35
  • 36. - Áp dụng phương pháp so sánh để :  So sánh giữa lãi thực tế với lãi kế hoạch, giữa lãi thực tế năm nay với các năm trước.  Tìm ra những nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình biến động lợi nhuận. - Trong quá trình phân tích cần đối chiếu với các chế độ chính sách của từng khoản lãi và tình hình thực tế của XN để có kết luận chính xác. Ví dụ: Có bảng phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính ở doanh nghiệp như sau: ĐVT: 1.000.000đ Kế hoạch Thực tế Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ % - Đầu tư chứng khoán  Thu nhập  Chi phí  Lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán - Góp vốn liên doanh  Thu nhập  Chi phí  Lợi nhuận từ góp vốn liên doanh - Cộng lợi nhuận từ hoạt động tài chính 25.000 4.144 20.856 13.000 3.000 10.000 30.856 40.000 4.370 35.630 10.000 2.000 8.000 43.630 15.000 226 14.774 -3.000 -1.000 -2.000 12.774 60 5,45 70,8 -23 -33,3 -20 14,4 - Tổng lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng 12.774 triệu đồng, tỉ lệ tăng 14,4%, nhỏ hơn tỉ lệ tăng lợi nhuận từ hoạt động bán hàng là biểu hiện tốt. Trong lợi nhuận từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp thì lợi nhuận từ hoạt động đầu tư chứng khoán tăng 14.774 triệu đồng, tỉ lệ tăng 70,8%, còn lợi nhuận từ góp vốn liên doanh giảm. - Nếu sự thay đổi lợi nhuận này phù hợp với phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp thì rất tốt. 36
  • 37. VI. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN KHÁC - Lợi nhuận khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, về phạt vi phạm hợp đồng ... Để phân tích lợi nhuận của bộ phận này thường thường không chỉ so sánh số thực tế với số kế hoạch mà phải căn cứ vào nội dung của từng khoản thu nhập, chi phí và tình hình cụ thể của từng trường hợp mà đánh giá. Nói chung phần lớn những khoản chi phí khác phát sinh là biểu hiện không tốt nhưng những khoản thu nhập khác phát sinh chưa hẳn là đã tốt. - Khi phân tích lợi nhuận khác có thể lập bảng phân tích chi tiết theo nội dung của từng khoản. - Ví dụ: + Thu nhập về tiền phạt bồi thường tăng lên làm cho lợi nhuận xí nghiệp tăng nhưng tình hình đó ảnh hưởng không tốt đến sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. + Thu nhập về vật tư hàng hóa dôi ra trong quá trình kiểm kê làm lợi nhuận tăng nhưng đây là biểu hiện của quản lý vật tư hàng hóa chưa tốt. 37