SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 86
Downloaden Sie, um offline zu lesen
NHAØ XUAÁT BAÛN
ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH
TÂM LÝ HỌC KỸ SƯ
60
BÙI THỊ BÍCH
ThS. BÙI THỊ BÍCH
TÂMLÝHỌCKỸSƯ
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2022
2
3
LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta đang ở vào thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Sự kết hợp
giữa nhiều ngành khoa học đã làm cho khoa học kỹ thuật công nghệ phát
triển ở mức độ tối ưu và những tri thức của nhân loại về khoa học kỹ thuật
công nghệ cũng tăng lên không ngừng. Trong sự phát triển của lĩnh vực
khoa học kỹ thuật ấy không thể thiếu vắng vai trò của khoa học tâm lý.
Tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh, môn Tâm lý
học kỹ sư là môn học chung dành cho sinh viên toàn trường. Tài liệu này sẽ
giúp cho sinh viên các ngành kỹ thuật công nghệ có được những kiến thức
cơ bản về tâm lý con người và giúp các em biết ứng dụng các kiến thức của
khoa học tâm lý vào việc thiết kế, chế tạo hệ thống kỹ thuật công nghệ
sao cho phù hợp với con người để tạo nên sự tương tác tối ưu nhất giữa hệ
thống kỹ thuật công nghệ và con người.
Có thể nói, môn tâm lý học kỹ sư là một môn học khá mới trong
chương trình đào tạo tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.Hồ Chí
Minh, nên nguồn tài liệu học tập và sách tham khảo dành cho môn học
cũng chưa được đầy đủ và phong phú. Do vậy mà tài liệu này được ra đời
với mong muốn giúp các em sinh viên và cả giáo viên có thêm nguồn học
liệu, và cho cả những ai quan tâm có thêm tài liệu tham khảo cho việc
giảng dạy và học tập môn học.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn nhưng tài liệu khó
tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả xin trân trọng tiếp thu những ý kiến
đóng góp của quý độc giả, nhất là ý kiến của quý thầy cô và các em sinh
viên, để có thể hoàn thiện hơn nữa nhằm phục vụ cho việc dạy và học môn
tâm lý học kỹ sư một cách hiệu quả nhất.
Tác giả
4
5
MỤC LỤC
. Trang
LỜI MỞ ĐẦU.
...........................................................................................3
MỤC LỤC .
................................................................................................5
Chương I: NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC KỸ SƯ...................................7
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ HỌC.
.......................................................7
1.1.1. Khái niệm tâm lý và tâm lý học.................................................7
1.1.2. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học ....................13
1.1.3. Bản chất của các hiện tượng tâm lý người theo quan
điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng (Theo quan điểm Mác-xít) .......14
1.1.4. Chức năng của các hiện tượng tâm lý .....................................17
1.1.5. Phân loại các hiện tượng tâm lý...............................................18
1.2. TÂM LÝ HỌC KỸ SƯ......................................................................19
1.2.1. Khái niệm chung......................................................................19
1.2.2. Nội dung nghiên cứu của tâm lý học kỹ sư.
.............................22
Chương II: QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC.
.............................................36
2.1. NHẬN THỨC CẢM TÍNH...............................................................36
2.1.1. Cảm giác .................................................................................36
2.1.2. Tri giác ....................................................................................43
2.2. TRÍ NHỚ...........................................................................................48
2.2.1. Khái niệm chung......................................................................48
2.2.2. Các giai đoạn cơ bản của trí nhớ .
............................................50
2.2.3. Sự quên....................................................................................58
2.3. NHẬN THỨC LÝ TÍNH ..................................................................53
2.3.1. Tư duy......................................................................................54
2.3.2. Tưởng tượng ...........................................................................63
Chương III: CÁC LÝ THUYẾT VÀ QUY LUẬT TÂM LÝ ĐƯỢC
ỨNG DỤNG TRONG THIẾT KẾ HỆ THỐNG KỸ THUẬT............68
3.1. Lý thuyết thứ bậc nhu cầu của A. Maslow.
........................................68
3.1.1 Khái niệm nhu cầu ...................................................................68
3.1.2. Lý thuyết thứ bậc nhu cầu của A. Maslow .
.............................68
3.2. Hiệu ứng Von Restorff ......................................................................72
3.3. Lý thuyết Dao cạo Ockham ..............................................................72
6
3.4. Luật Hick - Hyman ...........................................................................74
3.5. Định luật Gestalt ...............................................................................75
3.5.1. Luật tương tự hay luật đồng bộ (Law of Similarity).
...............76
3.5.2. Luật gần bên (Law of Proximity).
............................................77
3.5.3. Luật liên tục (Law of Continuation)........................................78
3.5.4. Luật khép kín (Law of Closure)...............................................79
3.5.5. Luật chính – phụ (Law of figure - ground)..............................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................82
7
Chương I
NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC KỸ SƯ
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên có khả năng:
- Phân biệt được khái niệm tâm lý học và tâm lý học kỹ sư.
- Trình bày được đối tượng và các nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học.
- Phân tích được bản chất của hiện tượng tâm lý người theo quan
điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Phân biệt được các loại hiện tượng tâm lý người.
- Phân tích được nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học kỹ sư.
- Phân tích được khái niệm trường cảm giác và trường vận động.
- Phân tích được khái niệm bộ phận chỉ báo và bộ phận điều khiển,
và lấy được ví dụ minh hoạ.
- Phân tích được những yêu cầu khi thiết kế bộ phận chỉ báo và bộ
phận điều khiển và áp dụng để thiết kế một bộ phận chỉ báo hay bộ phận
điều khiển cụ thể của một bộ phận máy móc hay hệ thống kỹ thuật.
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ HỌC
Tâm lý học đã và đang trở thành một trong những khoa học quan
trọng nhất về con người. Khoa học này đi vào mọi lĩnh vực hoạt động của
đời sống xã hội và đang trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp. Nó đã
đem lại những kết quả nghiên cứu cụ thể và ý nghĩa to lớn cả về mặt lý
luận lẫn thực tiễn. Trước hết chúng ta cần phân biệt hai khái niệm cơ bản
tâm lý và tâm lý học.
1.1.1. Khái niệm tâm lý và tâm lý học
a. Khái niệm tâm lý
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người vẫn sử dụng từ “tâm lý” để
nói về lòng người, về cách cư xử của con người, về sự hiểu biết ý muốn,
nhu cầu thị hiếu của người khác. Chẳng hạn, “Anh A rất tâm lý”, “Chị B là
người trò chuyện tâm tình, cởi mở”,… Đôi khi người ta còn dùng từ “tâm
lý” như là khả năng chinh phục người khác…
Hiểu như thế là đúng, nhưng có lẽ chưa đủ. Thực tế, tâm lý không
chỉ là ý muốn, nhu cầu, thị hiếu và cách cư xử của con người, mà nó bao
hàm nhiều hiện tượng khác như việc nhận thức để hiểu biết các sự vật, hiện
8
tượng tồn tại xung quanh con người. Sự biểu thị thái độ xúc cảm - tình cảm
yêu thích hay không yêu thích đối với các sự vật, hiện tượng mà con người
nhận thức được. Vậy nên, thế giới tâm lý của con người vô cùng phong
phú, luôn luôn gắn liền với hoạt động của con người. Bất cứ một hoạt động
nào từ đơn giản đến phức tạp cũng đều chứa đựng các hiện tượng tâm lý.
Có thể hiểu: “Tâm lý là tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu
óc con người, gắn liền và điều hành mọi hoạt động, hành động của con
người”. Theo cách hiểu này thì tâm lý của con người là nhận thức, tình
cảm, ý chí, nghị lực, nhu cầu, ý thức, tự ý thức, động cơ, hành vi, hứng thú
và cả khả năng sáng tạo của con người.
b. Khái niệm tâm lý học
Mặc dù tâm lý học là một khoa học non trẻ, tuy nhiên những quan
điểm và tư tưởng làm nền móng cho khoa học này đã có từ rất lâu.
Khi khoa học chưa được phân ngành cụ thể, tâm lý học gắn liền với
triết học và được coi như một bộ phận của triết học. Điều này được thể
hiện trong các tác phẩm của một số nhà triết học Hy Lạp cổ đại: Aritstote,
Platon, Democrit,… và được coi là những tư tưởng tâm lý học thời cổ đại.
Bàn về tâm hồn của Aritstote là tác phẩm có nội dung tâm lý học
đầu tiên trên thế giới, ra đời trong khoảng thế kỷ III - IV (TCN). Trong
tác phẩm này, ông đã đưa ra những quan điểm hết sức tiến bộ của thời bấy
giờ: Có sự tồn tại một mối quan hệ giữa tâm lý và cơ thể với thế giới xung
quanh, tâm lý được nảy sinh và phát triển trong cuộc sống, tâm lý là chức
năng của cuộc sống có thể quan sát và nghiên cứu được, tuy rất phức tạp.
Sau nền văn minh cổ đại, từ khoảng cuối thế kỷ VII (TCN) đến đầu
thế kỷ thứ VI, châu Âu bước vào “đêm trường trung cổ” (kéo dài từ thế kỷ
thứ VI đến thế kỷ XV). Thời kỳ này, tri thức và trí tuệ của nhân loại bị ảnh
hưởng mạnh mẽ của nhà thờ Thiên Chúa giáo, nên những quan niệm về
tâm lý còn mang nặng tính chất thần bí.
Tiếp theo sau “đêm trường trung cổ”, châu Âu bước vào thời kỳ
Phục hưng (thế kỷ XV - XVII). Trong thời kỳ này, tri thức và trí tuệ của
xã hội loài người được nâng cao. Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển sản
xuất và hàng hải nên chỉ có tri thức toán học là được phát triển mạnh
mẽ, còn các tri thức khác bao gồm cả tri thức tâm lý học chưa có những
chuyển biến nổi bật.
Đến thế kỷ XVII, có những biến đổi sâu sắc trong đời sống xã hội
ở châu Âu. Với sự tiến bộ chung của khoa học và sự đóng góp của nhiều
9
nhà tư tưởng nên những hiểu biết về tâm lý ngày càng được bổ sung và
phong phú hơn. Nhiều phương pháp thực nghiệm lần đầu tiên được đưa
vào trong hoạt động nghiên cứu tâm lý con người. Thời kỳ này được đánh
dấu bởi quan niệm về tâm lý, về con người của R. Descartes (1596-1650),
nhà triết học, toán học, sinh lý học nổi tiếng người Pháp. Ông đại diện cho
phái “Nhị nguyên luận” cho rằng vật chất và tâm hồn là hai thực thể song
song tồn tại và cơ thể con người là một “cỗ máy” phức tạp. Toàn bộ hoạt
động cơ thể với các chức năng tâm lý đơn giản như cảm giác và tri giác được
R. Descartes giải thích theo những nguyên tắc cơ học do I. Newton (1642-
1727) đề xướng. Tuy nhiên, phần bản thể tinh thần - tâm lý (suy nghĩ, ý thức,
tưởng tượng, ước muốn,…) của con người là điều không thể biết. Ông cũng
là người đặt cơ sở cho việc tìm ra cơ chế phản xạ trong hoạt động tâm lý.
Bước sang thế kỷ XVIII, lần đầu tiên xuất hiện tên gọi “tâm lý học”
khi C. Wolff (1679-1754), nhà triết học người Đức, đã chia nhân chủng học
ra thành hai ngành khoa học: khoa học về cơ thể và tâm lý học. Ông cũng
đã xuất bản hai cuốn sách Tâm lý học kinh nghiệm vào năm 1732 và Tâm
lý học lý trí vào năm 1734. Tên gọi tâm lý học ra đời chính thức từ đó. Tuy
nhiên, về thực chất, tâm lý học lúc đó vẫn chỉ được coi như là một bộ phận
của triết học.
Phải đến thế kỷ XIX, tâm lý học mới tách khỏi triết học và trở thành
một khoa học độc lập có đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên
cứu riêng. Khoa học tâm lý ra đời gắn liền với sự kiện năm 1879, khi
nhà tâm lý học người Đức, W. Wundt (1832-1920) thành lập phòng thí
nghiệm tâm lý học đầu tiên trên thế giới tại thành phố Leipzip. Phòng thí
nghiệm này một năm sau đó đã trở thành Viện Tâm lý học đầu tiên trên
thế giới, là nơi xuất bản các tạp chí tâm lý học và quy tụ các nhà tâm lý học
nổi tiếng thế giới.
Tuy vậy, về thực chất, lúc này tâm lý học vẫn dựa trên phương pháp
duy tâm siêu hình. Cho nên, đến đầu thế kỷ XX, một loạt các trường phái
tâm lý học khách quan ra đời tách khỏi trường phái duy tâm. Chẳng hạn
như tâm lý học hành vi, tâm lý học Gestalt, phân tâm học,... Đến những
năm 30 của thế kỷ XX, trường phái tâm lý học Mác-xít, do các nhà tâm lý
học Nga (Liên Xô cũ) sáng lập được ra đời. Trường phái tâm lý học này
lấy triết học Mác - Lênin làm cơ sở phương pháp luận, đã tạo ra một bước
ngoặt quan trọng trong lịch sử hình thành nền tâm lý học thực sự khoa học
và khách quan.
10
Tóm lại, ta có thể hiểu: “Tâm lý học là một khoa học nghiên cứu các
hoạt động của đời sống tâm lý, các quy luật nảy sinh, biểu hiện và phát
triển của các hiện tượng tâm lý”.
c. Một số trường phái (quan điểm) tâm lý học
Như đã đề cập ở trên, khi tâm lý học trở thành một khoa học độc
lập nhưng vẫn dựa trên phương pháp duy tâm siêu hình, nên ngày càng có
nhiều nhà tâm lý học tách ra khỏi trường phái tâm lý học duy tâm để phát
triển tâm lý học theo một hướng khác. Sau đây là một số trường phái tâm
lý học tiêu biểu.
• Tâm lý học hành vi
Tâm lý học hành vi do nhà tâm lý học người Mĩ, John Broadus
Watson (J. Watson) (1878-1958) sáng lập. Ông cho rằng tâm lý học không
mô tả, giảng giải các trạng thái ý thức mà chỉ nghiên cứu hành vi của cơ
thể ở con người cũng như ở động vật. Hành vi được hiểu là tổng số các cử
động bên ngoài do cơ thể tạo ra nhằm đáp lại một kích thích nào đó. Toàn
bộ hành vi, phản ứng của con người và động vật thể hiện bằng công thức:
S - R: Stimulus - Reaction (Kích thích - Phản ứng). Như vậy, J. Watson
coi hành vi là do ngoại cảnh quyết định, hành vi có thể quan sát được,
nghiên cứu được một cách khách quan, từ đó có thể điều khiển hành vi
theo phương pháp “thử - sai”. Tuy vậy, trường phái này đã quan niệm một
cách cơ học, máy móc về hành vi, đánh đồng hành vi của con người với
hành vi của con vật - chỉ là những phản ứng máy móc nhằm đáp lại kích
thích, giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường xung quanh. Việc đồng
nhất các phản ứng bên ngoài với nội dung tâm lý bên trong đã làm mất đi
tính chủ thể, tính xã hội của tâm lý con người.
Sau này, các nhà tâm lý học đại diện cho thuyết hành vi mới như: E.
Tolman, B. Skinner, O. Mille,… đưa vào công thức S - R những “biến số
trung gian” bao hàm một số yếu tố như: nhu cầu, tâm trạng, kinh nghiệm
sống của con người,… nhằm đáp lại những kích thích có lợi cho cơ thể.
Tuy vậy, về cơ bản chủ nghĩa hành vi mới vẫn mang tính máy móc của chủ
nghĩa hành vi cổ điển J. Watson.
• Tâm lý học Gestalt
Trường phái tâm lý học Gestalt do ba nhà tâm lý học người Đức
là Max Wertheimer (1880-1943), Wolfgang Köhler (1887-1967) và Kurt
Koffka (1886 -1941) sáng lập ra tại Đức. Gestalt theo tiếng Đức có nghĩa
11
là toàn vẹn (về cấu trúc hay hình thể). Vì thế, tâm lý học Gestalt còn được
gọi là tâm lý học cấu trúc hay tâm lý học hình thái. Theo các nhà tâm lý
học Gestalt, nhiệm vụ chính của tâm lý học là nghiên cứu cái tổng thể chứ
không phải các thành phần. Họ chống lại mọi thuyết yếu tố (thành phần)
và chủ trương phải áp dụng phương pháp toàn khối trong việc nghiên cứu
ý thức chứ không áp dụng phương pháp phân tử. Họ đã đi sâu vào nghiên
cứu các quy luật về tính ổn định và tính trọn vẹn của tri giác, quy luật
“bừng sáng” của tư duy.
Tâm lý học Gestalt đã tìm ra được cơ sở thần kinh của hiện tượng
tâm lý tương ứng, đặc biệt là nghiên cứu cơ chế phản xạ của hiện tượng
tâm lý. Đó cũng là hướng nghiên cứu khách quan về các hiện tượng tâm lý
người, một sự tiến bộ đáng kể so với kiểu suy luận về các hiện tượng tâm
lý của trường phái tâm lý trước đó. Tuy vậy, thông qua thực nghiệm, các
nhà tâm lý học Gestalt khẳng định các quy luật của tri giác, tư duy và tâm
lý của con người do các cấu trúc tiền định của não quyết định. Họ phủ nhận
vai trò của hoạt động thực tiễn, của ngôn ngữ và kinh nghiệm xã hội lịch
sử. Như vậy, họ đánh đồng hoạt động trí tuệ giữa người và động vật. Lý
giải tâm lý như là một trường đặc biệt kiểu trường từ, trường điện, trường
hấp dẫn trong vật lý học và chỉ tính đến sự phát triển tâm lý theo con đường
tiến hóa của thế giới động vật.
• Phân tâm học
Thuyết phân tâm do Sigmund Freud (S. Freud) (1859 - 1939), một
bác sĩ người Áo xây dựng nên. Luận điểm cơ bản của S. Freud cho rằng
con người được hợp bởi ba khối: cái ấy (cái vô thức), cái tôi và cái siêu tôi.
Cái ấy bao gồm các bản năng vô thức như ăn uống, tình dục, tự vệ, trong
đó bản năng tình dục giữ vai trò trung tâm quyết định toàn bộ đời sống tâm
lý và hành vi của con người. Cái ấy tồn tại theo nguyên tắc thỏa mãn và
đòi hỏi. Còn cái tôi chính là con người thường ngày, con người có ý thức
tồn tại theo nguyên tắc hiện thực. Theo S. Freud , cái tôi có ý thức là cái
tôi bề ngoài của cái nhân lõi bên trong là “cái ấy”. Cuối cùng là cái siêu
tôi - “cái tôi lý tưởng” không bao giờ vươn tới được và tồn tại theo nguyên
tắc kiểm duyệt, chèn ép.
Như vậy, phân tâm học đã đề cao quá đáng cái bản năng vô thức
dẫn đến phủ nhận ý thức, phủ nhận bản chất xã hội, lịch sử của tâm lý con
người và đồng nhất tâm lý của con người với tâm lý loài vật. Học thuyết S.
Freud còn là tiền đề xây dựng nên chủ nghĩa hiện sinh, thể hiện quan điểm
sinh vật hoá tâm lý con người.
12
• Tâm lý học nhân văn
Trường phái tâm lý học nhân văn do hai nhà tâm lý học người Mỹ là
Carl Rogers (C.Rogers), (1902-1987) và Abraham Maslow (A. Maslow),
(1908-1972) sáng lập. Các nhà tâm lý học nhân văn quan niệm rằng bản
chất con người vốn tốt đẹp, con người có lòng vị tha, có tiềm năng kỳ diệu.
Năm 1950, A. Maslow đã nghiên cứu và đưa ra 5 nấc thang về nhu cầu cơ
bản của con người xét thứ tự từ thấp đến cao: Nhu cầu sinh lý cơ bản, nhu
cầu an toàn, nhu cầu về quan hệ xã hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu
được thể hiện mình. Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất
định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng
đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần.
Còn theo C. Rogers, con người ta cần phải đối xử với nhau một cách
tế nhị, cởi mở, biết lắng nghe và chờ đợi cũng như cảm thông với nhau.
Tâm lý học cần phải giúp cho con người tìm được bản ngã đích thực của
mình, để có thể sống một cách thoải mái, cởi mở, hồn nhiên và sáng tạo.
Tuy nhiên, tâm lý học nhân văn đề cao những sự cảm nghiệm, thể nghiệm
chủ quan của bản thân mỗi cá nhân, tập trung chú ý tới mặt nhân văn trừu
tượng trong con người, tách con người khỏi các mối quan hệ xã hội. Như
vậy thiếu vắng con người trong hoạt động thực tiễn.
• Tâm lý học nhận thức
Hai đại biểu nổi tiếng của tâm lý học nhận thức là Jean Piaget (J.
Piaget), (1896-1980) ở Thụy Sĩ và J. Bruner (trước ở Mỹ, sau đó ở Anh).
Tâm lý học nhận thức coi hoạt động nhận thức là đối tượng nghiên cứu
của mình. Đặc điểm tiến bộ nổi bật của dòng phái tâm lý học này là nghiên
cứu tâm lý con người, nhận thức của con người trong mối quan hệ với môi
trường, với cơ thể và với não bộ. Vì thế, họ đã phát hiện ra nhiều sự kiện
khoa học có giá trị trong các vấn đề tri giác, trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ,...
làm cho các lĩnh vực nghiên cứu nói trên đạt tới một trình độ mới. Đồng
thời, trường phái tâm lý học này cũng đã xây dựng được nhiều phương
pháp nghiên cứu cụ thể đóng góp cho khoa học tâm lý ở những năm 50 -
60 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, quan điểm của các nhà tâm lý học nhận thức
này cũng có những hạn chế, họ coi nhận thức của con người như là sự nỗ
lực của ý chí để đưa đến sự thay đổi vốn kinh nghiệm, vốn tri thức của chủ
thể, nhằm thích nghi, cân bằng với thế giới, chưa thấy hết ý nghĩa tích cực,
ý nghĩa thực tiễn của hoạt động nhận thức.
Tất cả những trường phái tâm lý học nói trên đều có những đóng
13
góp nhất định cho sự hình thành và phát triển của khoa học tâm lý. Song
do những hạn chế lịch sử, họ thiếu một cơ sở phương pháp luận khoa học
biện chứng, vì vậy họ vẫn chưa có quan điểm đầy đủ và đúng đắn về con
người, về hoạt động tâm lý của con người... Sự ra đời của tâm lý học hoạt
động đã góp phần đáng kể vào việc khắc phục hạn chế nói trên và tiếp tục
đưa tâm lý học phát triển ở một tầm cao.
• Tâm lý học hoạt động
Đây là trường phái tâm lý học do các nhà tâm lý học Liên Xô cũ
sáng lập. Các đại diện tiêu biểu như L.X. Vugotxki (1896-1934), X.L.
Rubinstein (1902-1960), A.N. Leonchev (1903-1979), A.R. Luria (1902-
1977)... Trường phái này lấy triết học Mác - Lênin làm cơ sở lý luận và
phương pháp luận, xây dựng nền tâm lý học lịch sử người. Họ coi tâm lý là
sự phản ánh thế giới khách quan vào não người thông qua hoạt động. Tâm
lý người mang tính chủ thể, có bản chất xã hội. Đồng thời, tâm lý người
được hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động và trong các mối
quan hệ giao lưu của con người trong xã hội. Chính vì thế trường phái này
được gọi là trường phái “tâm lý học hoạt động”.
1.1.2. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học
a. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học
Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là toàn bộ các hiện tượng tâm
lý với các đặc điểm, quy luật và cơ chế của nó, những hiện tượng tâm lý
này có 2 tính chất sau:
- Có cơ sở tự nhiên là hoạt động của hệ thần kinh và hoạt động biến
đổi nội tiết (sinh lý). Chẳng hạn, khi sợ tái mét mặt, nổi hết cả da gà, khi lo
lắng mất ngủ, hoặc rối loạn tiêu hóa.
- Chỉ được nảy sinh và hình thành trong hoạt động, gắn liền với
điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể, như: phong tục, tập quán, truyền thống,
kinh nghiệm sống…
Với hai tính chất cơ bản trên của hiện tượng tâm lý mà khoa học tâm
lý học nghiên cứu đã cho ta thấy, tâm lý học không phải là một môn khoa
học tự nhiên hay một môn khoa học xã hội đơn thuần, mà tâm lý học vừa là
môn khoa học tự nhiên nhưng đồng thời cũng vừa là môn khoa học xã hội.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học
Tâm lý học tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
- Bản chất và các quy luật của hoạt động tâm lý.
14
- Các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lý.
- Những cơ sở khách quan và chủ quan tạo ra tâm lý người.
- Cơ chế hình thành và biểu hiện của hoạt động tâm lý.
- Chức năng vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người.
Trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu, tâm lý học sẽ đưa ra những giải
pháp hữu hiệu cho việc hình thành, phát triển tâm lý, sử dụng nhân tố tâm
lý trong con người một cách có hiệu quả nhất.
1.1.3. Bản chất của các hiện tượng tâm lý người theo quan điểm
chủ nghĩa duy vật biện chứng (Theo quan điểm Mác-xít)
a. Tâm lý là sản phẩm phản ánh hiện thực khách quan bằng
hoạt động của mỗi người.
Khi hiện thực khách quan trực tiếp tác động vào giác quan và não
con người, sẽ để lại hình ảnh của hiện thực khách quan trên não. Hình ảnh
đó gọi là hình ảnh tâm lý.
Như vậy, hình ảnh tâm lý là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực
khách quan vào não. Tuy nhiên, hình ảnh của phản ánh tâm lý khác xa về
chất so với hình ảnh phản ánh của các hình thức phản ánh khác (phản ánh
cơ học, vật lý, hóa học, sinh lý, xã hội,…). Sự khác biệt thể hiện của phản
ánh tâm lý thông qua những tính chất sau:
- Tính tích cực: Chính là kết quả của lần phản ánh trước ảnh hưởng
trực tiếp tới lần phản ánh sau. Nhờ đó con người tích lũy được kinh nghiệm
trong cuộc sống, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển. Vậy nên, tục ngữ
Việt Nam có câu: Mỗi lần ngã là một lần bớt dại / Ai nên khôn mà chẳng
dại đôi lần.
- Tính sinh động, sáng tạo: Cùng một hiện thực khách quan tác
động, nhưng ở những con người khác nhau và ngay trong cùng một con
người thì sự phản ánh khác nhau.
Sự phản ánh tâm lý mang tính sinh động, sáng tạo do nhiều yếu tố
chi phối: giới tính, hoàn cảnh, thời đại, nền văn hóa, giai cấp, lứa tuổi,
giáo dục, đặc điểm giải phẫu sinh lý, trạng thái tâm sinh lý, nghề nghiệp…
Nếu các yếu tố này khác nhau thì sự phản ánh sẽ khác nhau.
- Tính chủ thể: Là sự phản ánh tâm lý mang đậm màu sắc cá nhân
(hay nhóm người) mang hình ảnh tâm lý đó. Nói cách khác, hình ảnh tâm
lý là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Tính chủ thể của hình ảnh
tâm lý được thể hiện: Mỗi chủ thể, trong khi tạo ra hình ảnh tâm lý về thế
15
giới đã đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, đưa cái riêng của mình (nhu
cầu, xu hướng, tính khí, năng lực,…) vào trong hình ảnh đó, làm cho nó
mang đậm màu sắc chủ quan.
Tuy nhiên, không phải cứ hiện thực khách quan trực tiếp tác động
vào giác quan và não là có hình ảnh phản ánh tâm lý. Mà muốn có hình
ảnh phản ánh tâm lý phải thông qua con đường gián tiếp hoạt động (cầm,
nắm, đo, đếm, sờ, mó,...) của mỗi cá nhân thì thuộc tính của sự vật hiện
tượng mới được bộc lộ, con người mới cảm nhận được, mới có hiện tượng
phản ánh tâm lý.
Qua việc phân tích luận điểm trên của bản chất hiện tượng tâm lý
người, ta có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau:
- Tâm lý người mang tính tích cực, các sản phẩm hay các hệ thống
kỹ thuật công nghệ mà người kỹ sư thiết kế cần phải luôn đổi mới sáng tạo
để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của con người.
- Tâm lý người luôn mang tính chủ thể,vậy nên khi thiết kế các hệ
thống kỹ thuật công nghệ phục vụ con người, người kỹ sư cần chú ý đáp
ứng nét riêng trong tâm lý mỗi người.
b. Tâm lý là chức năng của não
Mối liên hệ giữa não và tâm lý là một trong những vấn đề cơ bản
của việc lý giải cơ sở tự nhiên, cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm
lý người.
Khi có hiện thực khách quan tác động vào não, bộ não tiếp nhận tác
động của hiện thực khách quan dưới dạng các xung động thần kinh, cùng
với những biến đổi lý hóa ở từng nơ-ron thần kinh, từng xi-náp, các trung
khu thần kinh ở bộ phận dưới vỏ và vỏ não, làm cho bộ não hoạt động theo
các quy luật thần kinh, tạo nên hiện tượng tâm lý này hay hiện tượng tâm
lý khác theo cơ chế phản xạ.
Như vậy, tâm lý là kết quả của hệ thống chức năng những hoạt động
phản xạ của não. Tuy nhiên, không phải cứ có não và vỏ não là có hiện
tượng tâm lý. Đó mới là điều kiện cần, cái quyết định tâm lý là ở chỗ: não
phải ở trạng thái hoạt động mới có tâm lý. Và tâm lý cũng không phải do
não sinh ra giống như gan tiết ra mật, mà não chỉ quy định hình thức biểu
hiện của hiện tượng tâm lý về tốc độ biểu hiện nhanh hay chậm, cường độ
mạnh hay yếu. Còn nội dung của hiện tượng tâm lý do hiện thực khách
quan, do kinh nghiệm sống, do hoạt động của cá nhân quy định.
16
c. Tâm lý là kinh nghiệm xã hội, lịch sử của loài người biến thành
cái riêng của từng người
Tâm lý người bao giờ cũng phản ánh hiện thực khách quan, mang
bản chất xã hội, mang tính lịch sử của những điều kiện mà con người là
một thành viên sống và hoạt động. Do đó, tâm lý người bao giờ cũng mang
bản chất xã hội và mang tính lịch sử.
• Bản chất xã hội của hiện tượng tâm lý
Bản chất xã hội của hiện tượng tâm lý người được thể hiện cụ thể ở
nguồn gốc xã hội và nội dung xã hội.
- Nguồn gốc xã hội: Tâm lý người có nguồn gốc là hiện thực khách
quan (thế giới tự nhiên, thế giới xã hội). Trong đó, nguồn gốc xã hội là cái
quyết định tâm lý con người, thể hiện qua các mối quan hệ xã hội: đó là
quan hệ đạo đức, pháp quyền, quan hệ giữa con người với con người, quan
hệ gia đình, làng xóm, cộng đồng,... Các quan hệ này quyết định bản chất
tâm lý người. Nếu thoát ly khỏi các quan hệ này thì tâm lý con người sẽ
mất bản tính con người, hoặc rối loạn, hoặc phát triển không bình thường.
Trong thực tế, người ta đã tìm được những đứa trẻ bị thú nuôi. Ở
những đứa trẻ này, về cấu tạo, hình hài là một con người, nhưng không có
các phẩm chất tâm lý người. Chúng không có dáng đứng thẳng và không
đi bằng hai chân, không có khả năng tư duy bằng ngôn ngữ, không có khả
năng lao động sáng tạo...
- Nội dung xã hội: Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và
giao lưu của con người trong các mối quan hệ xã hội. Vì thế, tâm lý người
mang đầy đủ dấu ấn xã hội - lịch sử của loài người mà họ là một thành viên
sống và hoạt động trong xã hội đó.
• Tính lịch sử của hiện tượng tâm lý
Tâm lý của mỗi người được hình thành, phát triển và biến đổi cùng
với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. Do vậy,
tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình tiếp thu và lĩnh hội vốn
kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp
mà ở đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Trong tất cả các yếu tố trên, hoạt
động của con người và mối quan hệ giao tiếp của con người trong xã hội
có tính quyết định. Chính vì thế, tâm lý của mỗi cá nhân vừa mang những
nét chung, đặc trưng lịch sử - xã hội, vừa mang nét riêng tạo nên bản sắc
của mỗi cá nhân.
17
Kết luận: Thông qua ba luận điểm trên giúp chúng ta hiểu một cách
khoa học về bản chất của hiện tượng tâm lý người: Tâm lý người là hiện
tượng tinh thần do hiện thực khách quan tác động vào giác quan và não
một con người cụ thể mà có. Tâm lý người có tính xã hội - lịch sử, tính
giai cấp, tính dân tộc, mang màu sắc riêng của bản thân mỗi người. Đây
cũng chính là cơ sở để người kỹ sư khi thiết kế và chế tạo bất kỳ một sản
phẩm hay hệ thống kỹ thuật đều phải tính đến. Sản phẩm không chỉ đáp
ứng nhu cầu sở thích của mỗi cá nhân mà còn phải phù hợp với nền văn
hóa xã hội và các mối quan hệ xã hội trong cùng thời đại mà con người
sống và hoạt động.
1.1.4. Chức năng của các hiện tượng tâm lý
Như đã đề cập, hiện thực khách quan là nguồn gốc và có thể quyết
định tâm lý con người. Nhưng chính tâm lý con người lại tác động trở lại
hiện thực khách quan bằng tính năng động, sáng tạo của nó thông qua hoạt
động, hành động và hành vi của con người. Mỗi hoạt động, hành động của
con người đều do “cái tâm lý” chi phối. Đó chính là những chức năng cơ
bản của các hiện tượng tâm lý, được thể hiện ở các mặt sau đây:
- Chức năng chung của các hiện tượng tâm lý là định hướng cho hoạt
động. Sự định hướng ấy thông qua vai trò của động cơ, mục đích của hoạt
động. Động cơ có thể là một nhu cầu được nhận thức, hứng thú, lý tưởng,
niềm tin, lương tâm, danh vọng...
- Các hiện tượng tâm lý có thể thúc đẩy, lôi cuốn con người hoạt
động, khắc phục mọi khó khăn vươn tới mục đích đã đề ra hoặc kìm hãm,
hạn chế hoạt động của con người.
- Các hiện tượng tâm lý điều khiển, kiểm tra quá trình hoạt động
bằng chương trình, kế hoạch, phương pháp, phương thức tiến hành hoạt
động, làm cho hoạt động của con người trở nên có ý thức, đem lại hiệu quả
nhất định.
- Cuối cùng, các hiện tượng tâm lý giúp con người điều chỉnh hoạt
động cho phù hợp với mục tiêu đã xác định, đồng thời phù hợp với điều
kiện và hoàn cảnh thực tế cho phép.
Nhờ có các chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh nói trên
mà tâm lý giúp con người không chỉ thích ứng với hoàn cảnh khách quan,
mà còn nhận thức, cải tạo và sáng tạo ra thế giới, và chính trong quá trình
đó con người nhận thức, cải tạo chính bản thân mình.
18
1.1.5. Phân loại các hiện tượng tâm lý
Có nhiều cách phân loại hiện tượng tâm lý. Tuy nhiên, cách phân
loại phổ biến là dựa theo thời gian tồn tại và vị trí tương đối của chúng
trong nhân cách. Theo cách này, các hiện tượng tâm lý được chia thành ba
loại chính sau đây.
a. Các quá trình tâm lý
Là những hiện tượng tâm lý diễn ra có mở đầu, có diễn biến và có
kết thúc. Quá trình tâm lý thường diễn ra trong một thời gian ngắn, kết thúc
tương đối rõ ràng, bao gồm:
• Quá trình nhận thức: Là quá trình phản ánh bản thân các sự vật,
hiện tượng trong hiện thực khách quan. Dựa vào lý luận nhận thức của triết
học Mark, có các quá trình nhận thức sau:
- Nhận thức cảm tính: Phản ánh những thuộc tính bên ngoài không
bản chất của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác
quan. Nhận thức cảm tính giúp con người hiểu biết về thế giới khách quan,
và được diễn ra với hai giai đoạn: Cảm giác và Tri giác.
- Nhận thức trung gian: Phản ánh thuộc tính khái quát bên ngoài
không bản chất của một nhóm sự vật, hiện tượng cùng loại; giúp con người
lưu giữ được hình ảnh của sự vật, hiện tượng khi chúng thôi không còn
trực tiếp tác động. Đó là quá trình Trí nhớ.
• Nhận thức lý tính: Phản ánh những thuộc tính bản chất, những
mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng mà trước
đó, con người chưa biết. Nhận thức lý tính giúp con người cải tạo
được thế giới khách quan, và được diễn ra với hai giai đoạn: Tư duy và
Tưởng tượng.
• Quá trình xúc cảm: Là sự biểu thị thái độ của con người đối với
đối tượng mà con người nhận thức được như: sự hài lòng, phấn khởi, buồn
phiền, thất vọng, lo âu, chán nản,…
• Quá trình ý chí và hành động ý chí: Là quá trình con người tác
động vào thế giới khách quan nhằm cải tạo thế giới khách quan.
c. Các trạng thái tâm lý
Là hiện tượng tâm lý diễn ra trong một thời gian dài, việc mở đầu và
kết thúc thường không rõ ràng, chẳng hạn: Hôm nay trời nhẹ lên cao/ Tôi
buồn không hiểu vì sao tôi buồn (Xuân Diệu). Các trạng thái tâm lý thường
gặp: bâng khuâng, do dự, hồi hộp, lo lắng, chú ý,…
19
d. Các thuộc tính tâm lý
Là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành và
khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách, chi phối các quá trình
tâm lý và trạng thái tâm lý của con người. Chúng ta có các thuộc tính tâm
lý như: Xu hướng - Mặt chỉ đạo của nhân cách; Tính cách - Mặt bản chất
của nhân cách; Khí chất - Sắc thái biểu hiện của nhân cách; Năng lực - Khả
năng hiện thực của một nhân cách.
Có thể nói, thế giới tâm lý của con người vô cùng đa dạng, phong
phú và phức tạp. Có nhiều loại hiện tượng tâm lý, có nhiều mức độ khác
nhau và chúng có mối liên hệ mật thiết, biện chứng với nhau.
CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ
NGƯỜI
Các quá
trình
tâm lý
Các
trạng
thái tâm
lý
Các
thuộc
tính
tâm lý
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý người [7].
1.2. TÂM LÝ HỌC KỸ SƯ
1.2.1. Khái niệm chung
a. Khái niệm tâm lý học kỹ sư
Tâm lý học kỹ sư là một chuyên ngành của tâm lý học, nghiên cứu
mối quan hệ giữa con người với các hệ thống kỹ thuật và công nghệ (máy
móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật,…)
b. Nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học kỹ sư
Tâm lý học kỹ sư tập trung nghiên cứu sâu về mối liên hệ tồn tại giữa
con người và máy móc, thiết bị và công nghệ. Mối liên hệ này chặt chẽ tới
20
mức tạo thành một hệ thống thống nhất “Người - Máy” (Sơ đồ 1.2). Và
trong hệ thống này, mỗi thành tố lại được coi là một hệ thống riêng biệt
chứa đựng các tiểu hệ thống trong nó. Chẳng hạn, hệ thống con người, hệ
thống máy móc,...
Trong hệ thống Người - Máy, sự hoạt động máy móc phụ thuộc vào
hành động của con người, và ngược lại hành động của con người phụ thuộc
vào sự hoạt động của máy móc. Do đó, con người cần phải học cách sử
dụng máy móc nhưng máy móc cũng cần phải được thiết kế, chế tạo sao
cho con người có thể sử dụng nó một cách chính xác, thuận lợi nhất.
Bộ phận điều khiển
Máy móc
Con người
Bộ phận chỉ báo
Sơ đồ 1.2: Sự tác động qua lại giữa con người và máy móc
trong hệ thống thống nhất [5].
Trong hệ thống “Người - Máy”, con người là khâu chủ đạo. Trong
đó, hoạt động của con người rất phức tạp bao gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn nhận những thông tin cơ bản về hoạt động của máy
- Giai đoạn đánh giá thông tin.
- Giai đoạn ra quyết định về những hành động cần thiết trên cơ sở
phân tích các thông tin.
- Giai đoạn thực hiện quyết định.
Chúng ta có thể hiểu rõ về hoạt động của con người qua sơ đồ 1.3.
Trong đó, giai đoạn nhận những thông tin về hoạt động của máy móc dựa
vào hệ thống các giác quan như: tầm nhìn, thính giác hay xúc giác (cảm
nhận về nhiệt độ). Ở giai đoạn đánh giá thông tin và giai đoạn ra quyết
định hành động sẽ do hệ thần kinh trung ương đảm nhận. Ở giai đoạn cuối
cùng, thực hiện quyết định do hệ thống các cơ quan vận động đảm nhận
như: Cánh tay, chân, toàn thân hay các ngón tay, ngón chân,... cùng nhiều
những hệ thống hỗ trợ khác.
21
Sơ đồ 1.3: Các hệ thống con (bộ phận) trong
hệ thống con người [12].
Như vậy, có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng tới tốc độ và độ
chính xác của các hành động của con người trong hệ thống “Người -
Máy”. Nếu xét riêng về hệ thống máy móc, chúng ta nhận thấy, giai đoạn
thu nhận thông tin từ hệ thống máy móc phụ thuộc vào các nhân tố quyết
định tốc độ tri giác và phụ thuộc vào các yêu cầu về mặt tâm lý được tính
đến trong việc chế tạo phương tiện truyền đạt thông tin. Đó chính là các bộ
phận chỉ báo. Còn giai đoạn thực hiện quyết định phụ thuộc vào việc bố trí
các bộ phận điều khiển phù hợp với những yêu cầu về mặt tâm lý. Nhiệm
vụ của các kỹ sư là thiết kế hệ thống máy móc kỹ thuật phức tạp này. Tuy
nhiên, khi thiết kế, người kỹ sư cần phối hợp với các nhà tâm lý học để có
được những tài liệu về số lượng và các loại tín hiệu có thể giúp người sử
dụng tiếp nhận dễ dàng cũng như cần phải trình bày và phân bố các dụng
cụ như thế nào thì tốt hơn để con người có thể làm tròn chức năng kiểm tra
và điều khiển được máy móc, thiết bị,... Do vậy, các nhiệm vụ cụ thể của
tâm lý học kỹ sư bao gồm:
- Áp dụng các nguyên tắc, các quy luật tâm lý vào việc thiết kế và
vận hành các máy móc, thiết bị và công nghệ.
- Nghiên cứu cách thức con người tương tác, sử dụng máy móc, thiết
bị và công nghệ.
- Nghiên cứu cách thức thiết kế và vận hành máy móc, thiết bị, công
nghệ phù hợp, an toàn và thân thiện với người sử dụng.
22
- Nghiên cứu nhu cầu của con người đối với máy móc, thiết bị và
công nghệ.
- Giảm thiểu các rủi ro, tai nạn khi con người sử dụng máy móc, thiết
bị và công nghệ.
Tóm lại, tâm lý học kỹ sư nghiên cứu nhằm tạo những điều kiện thuận
lợi và sự hài lòng cho con người trong quá trình làm việc với máy móc, thiết
bị, để làm giảm nhẹ công sức của con người và nâng cao năng suất lao động.
c. Trường cảm giác và trường vận động
• Trường cảm giác: Là phạm vi trong đó con người có thể tiếp nhận
thông tin trên các bề mặt của bộ phận chỉ báo (báo hiệu).
Trong trường cảm giác chú ý đến các thành phần: Thị giác, thính
giác, xúc giác (vận động giác).
Trường vận động: Là toàn bộ phạm vi không gian để con người có
thể thực hiện các động tác lao động cần thiết cho kết quả hoạt động của
hệ thống Người - Máy.
Hình 1.1: Tương tác giữa con người và máy móc/thiết bị trong trường
cảm giác và trường vận động [12]
1.2.2. Nội dung nghiên cứu của tâm lý học kỹ sư
Để tạo điều kiện thuận lợi cho cho con người trong mối quan hệ với
máy móc thiết bị, nhằm giảm nhẹ sức lao động và nâng cao năng suất lao
động, cũng như sự hài lòng và thoải mái của con người khi sử dụng, tâm lý
học kỹ sư tập trung vào ba vấn đề cơ bản sau:
- Trong số các công cụ máy móc thiết bị đem ra so sánh thì loại nào
là tốt nhất.
23
- Trong các máy móc thiết bị dụng cụ đã có, theo quan điểm tâm lý
học thì cái gì là tốt, và cái gì là không tốt đối với con người.
- Cần chú ý những yêu cầu nào về tâm lý khi thiết kế máy móc, hệ
thống kỹ thuật.
Trong đó, vấn đề thứ 3 luôn khó khăn và phức tạp hơn cả. Nếu không
được thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến những vấn đề còn lại. Vì vậy
trong quá trình thiết kế hệ thống kỹ thuật, người kỹ sư cần tuân thủ theo
những kết quả nghiên cứu và yêu cầu về mặt tâm lý đã được nghiên cứu.
a. Bộ phận chỉ báo
• Khái niệm bộ phận chỉ báo: Là các phương tiện gián tiếp truyền
đạt thông tin từ hệ thống máy móc đến con người, bao gồm: các máy đo,
các bóng đèn hiệu, bảng tín hiệu, sơ đồ,…
Các bộ phận chỉ báo tác động đến cả 5 giác quan của con người
nhưng chủ yếu là thị giác.
Nhiệm vụ của tâm lý học kỹ sư là phải làm cho bộ phận chỉ báo
thích ứng với những đặc điểm tri giác của con người. Để làm nhiệm vụ
này, các nhà tâm lý học đã nghiên cứu khả năng của các cơ quan cảm giác
của con người. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng mỗi loại giác
quan đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Chẳng hạn, thính
giác cho cảm giác liên tục hơn so với thị giác, thị giác có tính lựa chọn và
gián đoạn hơn…
Trên thực tế, khi thiết kế bộ phận chỉ báo, người kỹ sư cố gắng làm
các bộ phận chỉ báo tác động lên các cơ quan phân tích khác nhau. Tuy
nhiên, phần lớn các bộ phận chỉ báo có tác động đến thị giác và thính giác
là chủ yếu.
Trong số các dụng cụ chỉ báo thị giác, dụng cụ chỉ báo có hình thức
bảng số có thang chia độ (có kim chỉ báo) giữ vai trò đặc biệt quan trọng,
nội dung thông tin của bộ phận chỉ báo gồm:
- Thông tin về mặt số lượng: Cho biết trạng thái của hiện tượng này
hay hiện tượng khác, đọc được giá trị thực của một đại lượng, xác định một
cách chính xác một đại lượng nào đó tính thành đơn vị.
- Thông tin về chất lượng: Báo về mức độ sai lệch của quy trình so
với bình thường.
- Thông tin kiểm tra: Cho biết cơ chế tương ứng có hoạt động hay
không hoạt động và hoạt động của máy có diễn ra bình thường không.
24
- Thông tin về tình huống đột biến, báo động, nguy hiểm thông qua
chuông, đèn hiệu,…
- Chỉ báo thông tin kiểm tra các thao tác ra lệnh điều chỉnh: kiểm tra
các thao tác đóng, mở, dừng lại, khởi động hoặc điều chỉnh (phù hợp với
trạng thái hoặc giá trị mong muốn).
Việc chọn chỉ báo nào khi thiết kế các phương tiện kỹ thuật là do đặc
điểm của thông tin cần cho người thao tác quyết định.
Bộ phận chỉ báo được dùng phổ biến nhất là đồng hồ chỉ báo bảng
số có thang chia độ và kim chỉ báo. Khi thiết kế, các nhà tâm lý học kỹ
sư luôn tính toán để giúp con người đọc nhanh nhất và chính xác nhất về
thông tin của máy móc.
• Những yêu cầu về tâm lý khi thiết kế bộ phận chỉ báo
Thiết kế bộ phận chỉ báo, người kỹ sư phải chú ý đến những kết quả
đã được nghiên cứu về mặt tâm lý sau đây.
 Độ chính xác và tốc độ của việc đọc các chỉ báo phụ thuộc vào
hình dạng của thang chia độ
Trên bộ phận chỉ báo, mặt số phải thiết kế sao cho người sử dụng đọc
chính xác các con số và đọc với tốc độ nhanh nhất. Các nhà tâm lý học đưa
ra các hình dạng của bảng số có thang chia độ và kim chỉ báo để so sánh.
Theo đó, độ chính xác của việc đọc các hình dạng mặt số như Hình 1.2 và
được xếp theo thứ tự qua Bảng 1.1 sau đây.
Hình 1.2: Các dạng mặt số của đồng hồ [5].
(a): Hình cửa sổ mở; (b): Hình tròn; (c): Hình bán nguyệt
(d): Hình chữ nhật nằm ngang; (đ): Hình chữ nhật nằm dọc
25
Bảng 1.1: Sự phụ thuộc độ chính xác của việc đọc
vào hình dạng của thang chia độ [5].
Hình dạng của thang chia độ a b c d đ
Đọc sai thang chia độ tính theo % 0,5 10,9 16,6 27,5 35,5
 Tốc độ, độ chính xác của việc đọc thông tin phụ thuộc vào sự
chuyển động của các kim chỉ báo hay bảng chia độ
Cơ chế hoạt động của bộ phận chỉ báo: Kim chuyển động hay bảng
chia độ chuyển động? Điều này đã được các công trình nghiên cứu cho
thấy: thời gian là yếu tố quyết định, việc lựa chọn cơ chế hoạt động tuỳ
thuộc vào thời gian lộ sáng.
- Thời gian lộ sáng dưới 0,5 giây: Bảng chia độ chuyển động, kim
cố định sẽ giúp con người đọc chính xác. Bởi vì, khi thời gian ngắn mà
thiết kế kim quay, con người phải nhìn theo dễ mỏi mắt, đọc các thông tin
không chính xác.
- Thời gian lộ sáng trên 0,5 giây: Kim chuyển động, bảng chia độ cố
định là tốt nhất, bởi vì khi thời gian lộ sáng tăng, kim quay chậm con người
chỉ nhìn vào một điểm.
 Kết quả nghiên cứu về các thành phần của dụng cụ chỉ báo
như các vạch kẻ, các chữ số, kim chỉ báo và màu sắc cụ thể như sau:
- Đối với các vạch kẻ, có thể có vạch kẻ kích thước lớn, trung bình
hoặc nhỏ. Nếu vạch kẻ lớn được ghi bằng con số.
- Kích thước của chữ số trên bề mặt bảng chia độ: Dựa trên lý thuyết
tri giác về quan hệ giữa hình và nền, do đó mà thang chia độ trên mặt số
thiết kế theo nguyên tắc đơn giản, tính liên tục và tính thống nhất và được
tính chi tiết như sau:
+ Tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều cao của chữ bằng 1/1,25 là dễ đọc
nhất. Tùy thuộc vào màu nền mà có các tỷ lệ cụ thể sau đây:
 Nếu chữ số có màu đen trên nền trắng, tỷ lệ sẽ là 1/6 hoặc 1/8.
 Nếu chữ số có màu trắng trên nền đen, tỷ lệ sẽ là 1/10 hoặc 1/20.
 Nếu sự tương phản giữa màu của chữ số và màu nền nền thấp,
tỷ lệ sẽ là 1/5.
 Trong trường hợp các chữ số được chiếu sáng thì tỷ lệ đó nằm
trong khoảng từ 1/10 đến 1/40.
+ Hình dáng các con số phải thiết kế sao cho không có sự nhầm lẫn
giữa các số.
26
- Đối với các kim chỉ: Khi chuyển động cũng như khi đứng yên
luôn phải gần với các vạch chia độ nhất nhưng không phủ lấp các chữ số.
Khoảng cách giữa đầu kim chỉ và vạch chia độ ở vào khoảng 0.8mm là
thích hợp, mặt số và kim chỉ thường vận dụng sự tương phản màu sắc như
đen trắng, trắng hoặc vàng trên nền đen. Cụ thể:
+ Trong điều kiện chiếu sáng bình thường: Các vạch kẻ, chữ số và
kim chỉ thường có màu đen trên nền màu trắng.
+ Ở mức độ chiếu sáng thấp hơn: Các vạch kẻ, chữ số và kim chỉ sẽ
có màu trắng hoặc màu vàng trên nền màu đen.
Để đọc các thông tin về chất lượng và thông tin về kiểm tra, đôi khi
người ta không cần thiết kế các vạch kẻ trên thang chia độ mà chỉ cần sơn
màu với một ý nghĩa chính xác lên các vùng khác nhau của nó như ở Hình
1.3 sau đây.
Tóm lại, qua việc nghiên cứu, đánh giá sự bố trí về mặt chỉ báo, yêu
cầu về mặt tâm lý phải thể hiện được hai khía cạnh:
- Dễ đọc, đọc được nhanh và chính xác.
- Dễ dàng cho việc điều khiển.
Vì vậy, khi chế máy móc, hệ thống kỹ thuật cần lưu ý, nghiên cứu về
trường cảm giác con người trong điều kiện lao động cụ thể. Chú ý đến ảnh
hưởng của môi trường như, ánh sáng, màu sắc, nhiệt độ, độ rung,… nhằm
hạn chế các tác động xấu ảnh hưởng tới quá trình cảm nhận của con người.
b. Bộ phận điều khiển
• Khái niệm bộ phận điều khiển: Là những con đường, hay những
phương tiện nhờ đó mà con người điều chỉnh và tối ưu hoá sự vận hành của
một chiếc máy hay một quy trình, bao gồm: Nút bấm bằng tay, chân, khóa
ngắt, công tắc, núm xoay, tay quay, vô lăng, tay gạt, bàn phím, bàn đạp,…
27
Các bộ phận điều khiển là những thiết bị truyền thông tin của hệ
thống và có thể được đặc trưng ở loại thông tin cung cấp (Bảng 1.2).
Bảng 1.2: Các bộ phận điều khiển
Van tay gạt khí nén
Máy xay thịt tay quay Tay quay của máy tiện
Công tắc
Khóa ngắt
Núm xoay
Tay gạt
Tay quay
Công tắc xoay 3 vị trí
Tay gạt của máy dập
Khóa chốt núm xoay
Khóa ngắt mạch loại kẹp
Chìa khóa bộ ngắt điện
28
Bàn đạp xe đạp
Vô lăng tàu
Bàn đạp
Vô lăng
Bàn phím
Bàn đạp chân máy khâu
Vô lăng xe hơi
Bàn phím đàn piano Bàn phím máy tính
• Các chức năng của bộ phận điều khiển
E.J. McComick đã hệ thống hoá các chức năng của dụng cụ điều
khiển và loại thông tin tương ứng thông qua Bảng 1.3 sau đây:
Bảng 1.3: Chức năng và thông tin tương ứng
của bộ phận điều khiển [5]
Loại chức năng Thông tin tương ứng
a. Vận hành (xuất phát, dừng lại) - Thông tin về tình trạng
b. Điều khiển không liên tục
(ở từng vị trí riêng rẽ)
- Thông tin về tình trạng
- Thông tin về số lượng
- Thông tin kiểm tra
c. Kiểm tra số lượng - Thông tin về số lượng
29
d. Kiểm tra liên tục - Thông tin về số lượng
- Thông tin tính toán
- Ghi lại thông tin
e. Nhập dữ liệu (vi tính, đánh máy,…) - Thông tin mã hoá
• Phân loại các bộ phận điều khiển
Căn cứ vào chức năng đã xét ở trên, có thể phân loại các kiểu bộ
phận điều khiển như Bảng 1.4 sau đây:
Bảng 1.4: Các kiểu bộ phận điều khiển và chức năng của chúng [5].
Bộ phận điều
khiển
Chức năng
Hoạt
hoá
Điều
khiển
không
liên tục
Kiểm
tra số
lượng
Kiểm
tra liên
tục
Đầu
vào
1. Nút bấm bằng
tay
X
2. Nút bấm bằng
chân
X
3. Khóa ngắt X X
4. Công tắc xoáy
có chọn lọc
X
5. Núm xoay X X X
6. Tay quay X X
7. Vô lăng X X
8. Tay gạt/Cần gạt X X
9. Bàn đạp X X
10. Bàn phím X
Hiệu quả của các bộ phận điều khiển phụ thuộc vào việc tính đến
những đặc điểm nhân trắc học (kích thước những bộ phận chủ yếu của
cơ thể người lao động có liên quan trực tiếp đến công việc điều khiển) và
những đặc điểm tâm lý người lao động.
Các nhà tâm lý học kỹ sư đã đưa ra các yêu cầu khi thiết kế các
bộ phận điều khiển căn cứ trên việc nghiên cứu các vùng làm việc tối
30
ưu và đặc điểm vận động của con người (cường độ, độ chính xác, quỹ
đạo, tốc độ,…)
• Các quy luật khách quan trong việc lựa chọn các bộ phận
điều khiển
Tâm lý học kỹ sư nghiên cứu các mặt mạnh và mặt yếu của bộ phận
điều khiển. Vì vậy, khi lựa chọn các kiểu bộ phận điều khiển cho từng
trường hợp cụ thể cần chú ý đến các quy luật khách quan sau đây.
- Sự điều khiển bằng tay đạt độ chính xác cao hơn nhiều so với điều
khiển bằng chân.
- Bộ phận điều khiển bằng chân được sử dụng đối với những vận
động không đòi hỏi độ chính xác, đặc biệt những động tác đòi hỏi lực lớn.
- Tay gạt và vô lăng có hiệu quả gần như nhau, nên chọn tay gạt vì
nó cho phép thực hiện động tác bằng một tay. Sử dụng vô lăng trong những
động tác đòi hỏi một lực lớn, phải dùng 2 tay.
- Việc thực hiện các vận động theo đường tròn ở con người thuận lợi
hơn những vận động theo đường thẳng. Những vận động của chân không
nên theo mặt phẳng ngang vì cử động đó không đặc trưng cho cơ thể con
người, nhanh chóng dẫn đến sự mệt mỏi.
- Sự điều khiển bằng nút bấm rất có hiệu quả, và được sử dụng nhiều
trong thiết kế các bộ phận điều khiển.
• Các nguyên tắc khi thiết kế bộ phận điều khiển
Các nghiên cứu về mặt tâm lý đã đưa ra hàng loại những yếu tố sau
đây giúp cho người kỹ sư khi thiết kế bộ phận điều khiển.
- Nút bấm bằng tay: Bề mặt của nút bấm bằng tay phải lớn hơn đầu
ngón tay dùng để thao tác, bề mặt nên làm hơi thô ráp. Nếu trong điều kiện
không cần găng tay, chu vi của nút bấm khoảng 3-25 mm và 6-50 mm nếu
thao tác có găng tay. Nên đặt nút bấm hơi sâu xuống trên giá điều khiển
hoặc được bảo vệ bằng một khung nhỏ.
- Nút bấm bằng chân: Thông thường nút bấm được thao tác bằng
mũi chân, vì vậy nó có những đặc điểm giống với một bàn đạp và được sử
dụng khi cả hai tay đều bận. Đường kính của nút bấm bằng chân tốt nhất
trong khoảng 12,7-50 mm, không nên quá nhỏ. Chu vi của nút bấm tuỳ
thuộc điều kiện cụ thể: nếu người thao tác có đi giày thì sẽ trong khoảng
12,7-50 mm, còn nếu thao tác viên đi ủng thì sẽ trong khoảng 25-100 mm.
- Khoá ngắt: Là một dạng tay gạt nhỏ được sử dụng nhiều nhất ở 3
31
vị trí, và phải ở vào khoảng 30độ đến 40 độ.
so với vị trí trung tâm. Có thể
tác động nhanh và đồng thời nhiều khoá ngắt nếu chúng được đặt trên cùng
một hàng thẳng.
- Công tắc xoay có chọn lọc: Loại công tắc này rất thuận lợi khi cần
một số lượng lớn các vận động. Ngoài ra, nó chiếm ít chỗ vì có thể thay
thế được cho một loạt nút bấm hoặc khoá ngắt ở hai vị trí. Số lượng các vị
trí có thể nằm trong khoảng 3-24mm, với khoảng cách tối thiểu giữa hai vị
trí kế tiếp nhau là 6,5mm.
- Núm xoay: Dụng cụ này dùng để kiểm tra và có thể thao tác thuận
tiện bằng cách dùng các ngón tay xoay (vặn) về hai bên. Núm xoay dùng
cho những vận động nhẹ nhàng trong trường hợp một số chức năng liên tục
khi độ chịu tải riêng của thiết bị và của các hệ thống là quá nhỏ. Tùy theo
độ chịu tải khi quay mà có đường kính tối ưu khi thiết kế. Đa phần đường
kính nằm trong khoảng 50 mm.
Khi có nhiều núm xoay mà cần được thao tác đúng cần phải phân
biệt thông qua hình dạng và độ lớn. Cũng có thể phân biệt thông qua cấu
trúc bề mặt. Thường có 3 loại: Bề mặt trơn hoặc phẳng; Bề mặt có những
đường rãnh; Bề mặt có các mấu.
- Tay quay: Bộ phận điều khiển này được sử dụng khi góc quay
lớn hơn 90 độ và yêu cầu những vòng quay đầy đủ và nhanh trong những
trường hợp cần tác động những lực lớn để vận hành những cấu kiện của
máy. Giá trị tối thiểu của đường kính của thiết bị này được thay đổi tuỳ
theo lực tác động và vị trí khác nhau theo chiều cao so với mặt đất. Vị trí
thuận tiện nhất là trước mặt người thao tác theo đường thẳng ngang và gắn
với trọng tâm của cơ thể.
- Cần gạt: Loại thiết bị này được điều khiển bằng tay, có hình dạng
giống cây gậy, dùng để vận hành xung quanh một điểm tựa. Cần gạt được
sử dụng khi quãng đường đi là ngắn, đòi hỏi một vận động nhanh nhưng
phải chính xác và khi cung vận động lớn hơn 90 độ. Khi tiến hành những
vận động nhẹ nhàng, cần thiết kế thêm các giá đỡ (điểm tựa) cho một số
bộ phận cơ thể như: cho khuỷu tay cho những vận động rộng của tay, cho
cánh tay và những vận động nhỏ và cho cổ tay khi việc thao tác sử dụng
các ngón tay.
- Vô lăng: là một thiết bị tròn, thao tác thuận tiện được bằng cả hai
tay. Vô lăng được sử dụng trong các trường hợp cụ thể sau:
+ Vận động đòi hỏi vận tốc quay nhỏ (một vòng trên một phút).
32
+ Những động tác nhẹ nhàng khi cung dịch chuyển không quá 90 độ
đến 120 độ.
+ Khi vòng quay phải rất chính xác.
+ Khi đòi hỏi những lực tác động lớn hơn so với các thiết bị khác.
Nếu người vận hành ngồi trước vô lăng, đường kính tối thiểu thay
đổi tuỳ thuộc vào lực được yêu cầu và chiều cao tính từ sàn. Còn người vận
hành đứng để thao tác vô lăng, trung tâm của vô lăng đặt theo mặt phẳng
đứng thì vô lăng phải đặt cao ngang với chiều của khuỷu tay (khoảng 102-
112 cm tính từ sàn).
Nếu thao tác ở vị trí ngồi, đường kính của vô lăng đứng sẽ ở vào
khoảng 306-356 mm, chiều cao của trục sẽ là khoảng 460 mm tính từ
bề mặt ghế ngồi, còn khoảng cách đối với lưng tựa của ghế là khoảng
360 mm.
Để vận động tiến hành được chính xác, cung dịch chuyển của vô
lăng không nên vượt quá 60o
so với vị trí bình thường. Nếu cung dịch
chuyển lớn hơn cần thay đổi vị trí của tay trên vô lăng.
- Bàn đạp: Là thiết bị được sử dụng với vận động trực tuyến kế tiếp,
được sử dụng khi đòi hỏi lực tác động rất mạnh và thao tác bằng chân.
Bàn đạp dùng để kiểm tra thường xuyên độ chính xác trung bình hoặc cho
những thao tác như khởi động/dừng lại hoặc lên/xuống.
Khi thao tác được thực hiện từ vị trí đứng, bàn đạp phải được đặt lọt
sâu trong sàn sao cho hai chân phải ở cùng trên cùng một mặt phẳng. Nếu
bàn đạp do bàn chân thao tác phải được cố định ở một góc 10 độ so với
mặt phẳng ngang và đường đi của bàn đạp không vượt quá một góc 20 độ
dướimặt phẳng ngang.
- Bàn phím: thiết bị này dùng để nhập thông tin và có nhiều loại
khác nhau nhưng đa phần sử dụng chữ cái hay các chữ số cho các loại
thiết bị kỹ thuật và điện tử. Trong một số trường hợp, người thao tác phải
dùng một lực nhất định để thao tác trên bàn phím như đánh máy chữ hoặc
đánh đàn piano. Tuy nhiên, một số trường hợp thì lực đó lại do chính bản
thân thiết bị sản sinh ra như trong các máy chữ chạy bằng điện hoặc máy
vi tính.
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và
công nghệ, loại thiết bị này được cải tiến và đổi mới nên việc thao tác nhập
dữ liệu được thay đổi. Chẳng hạn, thực hiện trên bàn phím cảm ứng, giọng
33
nói hoặc những cử động của mắt do một loạt những dụng cụ tinh xảo ghi
lại, thậm chí qua sóng não…
• Mã hoá các bộ phận điều khiển
Cho dù bộ phận điều khiển thuộc kiểu nào, điều cơ bản là làm sao
phải được dễ nhận ra, nhận ra nhanh chóng và chính xác. Trong hoạt động
nghề nghiệp, có những tình huống trong đó nếu không nhận dạng nhanh
chóng và đúng các bộ phận điều khiển thì có thể dẫn đến những hậu quả
nghiêm trọng. Do đó phải quan tâm đến việc mã hoá các bộ phận điều
khiển song song với việc giải mã các tín hiệu. Có thể sử dụng nhiều loại
mã khác nhau:
- Mã hoá bằng hình dạng: Sự khác biệt giữa các bộ phận điều khiển
bằng hình dạng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi mà con người làm việc
trong điều kiện vừa phải thực hiện các thao tác nhanh vừa không có sự
tham gia của thị giác
Hình 1.4: Các dạng quả nắm [5].
- Mã hoá bằng độ lớn: Cách mã hoá này ít được sử dụng hơn so với
mã hoá bằng hình dạng, bởi vì khi số lượng các kích cỡ khác nhau tăng lên
thì bản thân nó sẽ là một yếu tố tạo điều kiện cho sự nhầm lẫn. Sự khác biệt
về độ lớn giữa hai bộ phận kế tiếp nhau vào khoảng 20%.
- Mã hoá bằng vị trí: Chỉ sử dụng trong trường hợp các bộ phận điều
khiển không nhiều.
34
- Mã hoá bằng màu sắc: Đây là cách mã hoá nhận biết bộ phận điều
khiển bằng thị giác. Hiệu quả của nó tăng lên khi có sự kết hợp màu sắc
gắn với một ý nghĩa chức năng nhất định. Số lượng màu sắc được sử dụng
không cần nhiều. Hình thức mã hoá này có nhược điểm là không thể sử
dụng trong điều kiện chiếu sáng thấp.
Trong khi sử dụng các mã để nhận dạng các bộ phận điều khiển, nên
sử dụng phối hợp hai hay nhiều hệ thống mã hoá. Điều này có thể thực
hiện bằng hai cách:
Cách thứ nhất: Phối hợp hai hay nhiều mã khác nhau. Chẳng hạn,
phân biệt các nút bấm bằng cách cùng một lúc lưu ý đến đường kính, độ
dày và chất liệu của chúng.
Cách thứ hai: Có thể nhận biết bằng cách phối hợp giữa hình dạng
và màu sắc của các bộ phận điều khiển.
c. Các nguyên tắc phân bố bộ phận chỉ báo và bộ phận điều khiển
- Nguyên tắc tính kế tục của việc sử dụng: Các phương tiện chỉ báo
và các bộ phận điều khiển được sử dụng theo một trình tự nhất định, được
sắp xếp gần nhau theo một hàng thẳng từ trái sang phải.
- Nguyên tắc tần số sử dụng: những thiết bị, bộ phận điều khiển được
sử dụng thường xuyên đặt ở vùng tối ưu ( Hình 1.5).
- Nguyên tắc tầm quan trọng tương đối: Ưu tiên các thiết bị sử dụng
không thường xuyên nhưng đòi hỏi có độ chính xác cao đặt ở vùng tối ưu.
- Nguyên tắc chức năng: Các phương tiện chỉ báo và các bộ phận
điều khiển thuộc cùng một quá trình hay chức năng được sắp xếp thành
một khối, cụ thể:
+ Phân bố theo một trật tự của quy trình công nghệ.
+ Phân loại và bố trí các dụng cụ cùng đo một đại lượng vật lý vào
một nhóm. Chẳng hạn, cùng đo nhiệt độ vào một chỗ, sau đó đến nhóm
những dụng cụ đo áp suất, sự bốc hơi,…
+ Phân loại và bố trí các dụng cụ chỉ báo theo các tổ hợp máy: tất cả
các thông số kỹ thuật của một tổ hợp được đặt vào một nhóm…)
+ Phân bố theo nhóm chức năng. Nếu trong quá trình công nghệ có
thể tách ra những nhóm lớn các biến số (đầu vào, đầu ra hoặc mang tính
chất khác) thì các dụng cụ chỉ báo có thể được phân bố theo các nhóm
tương tự như vậy. Chẳng hạn nồi hơi ở trung tâm nhiệt lượng: các thông số
về nhiên liệu, không khí, khí cháy, hơi nước,…
35
Hình 1.5: Vùng tối ưu và tối đa trên bàn làm việc [5]
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I
1. Tâm lý học là gì? Tâm lý học kỹ sư là gì? Phân biệt nhiệm vụ
nghiên cứu của tâm lý học và của tâm lý học kỹ sư?
2. Phân tích bản chất của hiện tượng tâm lý người theo quan điểm
của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Hãy tìm một sản phẩm hay hệ thống kỹ
thuật và chỉ ra trong thiết kế đó, người kỹ sư đã áp dụng các luận điểm về
bản chất của các hiện tượng tâm lý con người như thế nào?
3. Phân biệt khái niệm trường cảm giác và trường vận động.
4. Trình bày khái niệm bộ phận chỉ báo và bộ phận điều khiển.
5. Phân tích những yêu cầu khi thiết kế bộ phận chỉ báo và bộ phận
điều khiển? Áp dụng vào thiết kế một bộ phận chỉ báo và bộ phận điều
khiển của một hệ thống kỹ thuật cụ thể.
36
Chương II
QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên có khả năng:
- Phát biểu được các khái niệm cảm giác, tri giác và phân biệt được
những điểm giống và khác nhau giữa chúng.
- Phân tích được các quy luật của cảm giác và tri giác, chỉ ra được
các quy luật của cảm giác và tri giác đã được vận dụng trong các hệ thống
kỹ thuật, và vận dụng được các quy luật của cảm giác và tri giác trong
thiết kế hệ thống kỹ thuật.
- Phát biểu được khái niệm trí nhớ.
- Phân tích được các giai đoạn cơ bản của trí nhớ.
- Giải thích được sự quên và biết vận dụng được những biện pháp
để chống quên.
- Trình bày được khái niệm tư duy, tưởng tượng và phân biệt được sự
giống và khác nhau giữa chúng.
- Phân tích được các đặc điểm của tư duy và lấy được ví dụ minh hoạ.
- Phân tích được các phương pháp sáng tạo hình ảnh mới trong
tưởng tượng và áp dụng các phương pháp này để sáng tạo các sản phẩm
hay hệ thống kỹ thuật phục vụ cuộc sống của con người.
2.1. NHẬN THỨC CẢM TÍNH
2.1.1. Cảm giác
a. Định nghĩa
Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ,
bề ngoài của sự vật, hiện tượng khách quan khi chúng trực tiếp tác động
vào giác quan của chúng ta.
Ví dụ: khi nhìn cái bảng thấy nó màu xanh đen, khi sờ tay vào bảng
thấy bảng trơn và nhẵn, thấy đói bụng khi đến giờ ăn,…
Như vậy, ở mức độ cảm giác, chúng ta mới chỉ có những hiểu biết
mơ hồ, chung chung về sự vật, hiện tượng chứ chưa phản ánh đầy đủ,
trọn vẹn thuộc tính của vật tác động. Đó chính là những hạn chế của
cảm giác.
37
b. Vai trò của cảm giác
Mặc dù có những hạn chế, nhưng cảm giác lại đóng một vai trò hết
sức quan trọng trong cuộc sống, trong hoạt động, đó là:
- Cảm giác đưa lại cho chúng ta nguồn tài liệu phong phú, nó
cung cấp tài liệu cho các giai đoạn nhận thức cao hơn. Không có tài liệu
của cảm giác mang lại thì không có bất cứ tri thức nào hết. Bởi vậy, nói
như Lênin: Cảm giác là nguồn gốc duy nhất của sự hiểu biết. Hay nói
một cách hình ảnh “cảm giác là viên gạch đầu tiên để xây lên tòa lâu đài
của nhận thức”.
- Cảm giác là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt
động cân bằng của vỏ não. Nhờ đó, đảm bảo hoạt động tinh thần của con
người được bình thường. Các công trình nghiên cứu cho thấy, trong trạng
thái đói cảm giác các chức năng hoạt động tâm sinh lý của con người sẽ
bị rối loạn.
- Cảm giác giúp con người định hướng trong hành vi, trong hoạt
động và nhiều khi cảm giác tạo nên ở chúng ta một năng lực đặc biệt - đó
là tính nhạy cảm, nhờ đó làm cho cảm giác của con người trở nên tinh vi,
nhạy bén hơn và tế nhị hơn.
Trên thực tế, cảm giác chính là con đường nhận thức đặc biệt của
những người bị khuyết tật. Trong cuộc sống, những người mù, điếc nhận
ra những người thân và hàng loạt đồ vật qua xúc giác, thính giác,…
c. Các quy luật cảm giác
 Quy luật về ngưỡng cảm giác
Muốn có cảm giác, phải có kích thích trực tiếp tác động vào giác
quan. Nhưng không phải mọi kích thích trực tiếp tác động đều gây ra cảm
giác. Kích thích quá yếu sẽ không gây cảm giác. Nếu kích thích quá mạnh
thì cũng không còn cảm giác. Muốn gây ra cảm giác thì cường độ của tác
nhân kích thích phải đạt tới một ngưỡng giới hạn nhất định. Vậy, giới hạn
mà ở đó, kích thích gây ra được cảm giác, gọi là ngưỡng cảm giác. Có hai
loại ngưỡng: ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt.
 Ngưỡng tuyệt đối
- Ngưỡng tuyệt đối phía dưới: Là cường độ tác nhân kích thích tối
thiểu để gây ra được cảm giác.
- Ngưỡng tuyệt đối phía trên: Là cường độ tác nhân kích thích tối đa
để vẫn còn được cảm giác.
38
Giữa hai ngưỡng có một vùng gọi là vùng phản ánh tốt nhất, tức là
trong phạm vi vùng phản ánh này, con người sẽ cảm nhận rõ và phản ánh
chính xác tác nhân đang kích thích. Chẳng hạn:
+ Để gây ra cảm giác nghe, những sóng âm thanh phải có tần số
16Hz  20.000Hz. Vùng nghe rõ âm thanh gây ra (động cơ ôtô, xe máy,
máy bay) trong khoảng 1000Hz.
+ Để gây ra cảm giác nhìn, những sóng ánh sáng phải có bước sóng
từ 390 nm  780 nm, ngoài hai giới hạn này ra là những tia cực tím (tử
ngoại), cực đỏ (hồng ngoại) mắt thường không nhìn thấy được. Vùng phản
ánh tốt nhất mà con người nhìn và phân biệt rõ tác nhân đang kích thích
là 565 nm.
 Ngưỡng sai biệt: Là đại lượng kích thích thêm vào để người ta
có thể phân biệt được sự khác nhau giữa hai kích thích.
Ví dụ: trong giờ lao động, ta cho máy tiện chạy tốc độ ban đầu là
2000 vòng/phút, yêu cầu học sinh lắng nghe, sau đó, ta tăng tốc độ chạy
lên 2050 vòng/phút, hỏi học sinh có thấy khác biệt gì không thì tất cả đều
nói không có gì khác biệt. Sau đó, ta tăng tốc độ chạy lên 2.200 vòng/phút,
lúc này học sinh đã phân biệt được tiếng máy chạy ban đầu với tiếng máy
chạy sau khi tăng số vòng chạy lên.
Tuy nhiên, qua các công trình nghiên cứu, để có sự phản ánh phân
biệt khác nhau giữa các kích thích phải có một tỷ lệ chênh lệch tối thiểu
về cường độ hay về tính chất thì ta mới cảm thấy có sự khác nhau giữa hai
kích thích. Chẳng hạn:
- Với âm thanh: cường độ kích thích thêm vào phải là 1/10 so với
cường độ xuất phát.
- Với ánh sáng: tỷ lệ kích thích thêm vào phải là 1/100.
- Với trọng lượng 1/30 so với trọng lượng xuất phát.
Ở mỗi cá nhân con người, ngưỡng sai biệt cũng không giống nhau do
bộ máy phân tích khác nhau, do tính chất kích thích khác nhau.
Độ lớn tối thiểu để từ đó xuất hiện một cảm giác đặc trưng cho tính
nhạy cảm của cảm giác. Tính nhạy cảm là một đại lượng tỷ lệ nghịch với
ngưỡng tuyệt đối. Nghĩa là, ngưỡng tuyệt đối càng thấp thì tính nhạy cảm
càng cao.
Trong thực tế, nhiều khi kích thích rất nhỏ nhưng có người vẫn nhận
ra được kích thích đó, và như vậy, tính nhạy cảm của người đó được coi
39
là cao. Người có ngưỡng tuyệt đối thấp thì sẽ có tính nhạy cảm cao. Tuy
nhiên, ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt của người này không giống với
người kia. Ở một cá nhân con người cũng thay đổi tùy từng lúc.
Ngưỡng cảm giác phụ thuộc chủ yếu vào việc rèn luyện và kinh
nghiệm nghề nghiệp.
 Quy luật về sự thích ứng của cảm giác
Tính thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho
phù hợp với sự thay đổi cường độ kích thích.
Nghĩa là, khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm, khi
cường độ kích thích giảm thì tăng tính nhạy cảm.
Ví dụ: khi ta đang ở trong phòng tối bước ra bên ngoài ánh nắng
chói chang (cường độ ánh sáng tăng) ban đầu mắt hoa lên không nhìn
thấy gì, nhưng sau vài giây, giảm tính nhạy cảm xuống chúng ta nhìn
thấy rõ tất cả mọi vật ngoài vườn hoặc trên đường. Ngược lại, đang
ở ngoài trời nắng chói chang bước vào phòng tối (cường độ ánh sáng
giảm), ban đầu ta cũng không nhìn rõ vật kê trong phòng, nhưng một lúc
sau ta nhìn rõ từng vật.
Tính thích ứng có ở tất cả các loại cảm giác, tuy nhiên mức độ thích
ứng không giống nhau. Các loại cảm giác mang tính thích ứng nhanh
như cảm giác nhìn, cảm giác ngửi, cảm giác vị giác. Nhưng cũng có loại
cảm giác chậm thích ứng hơn như cảm giác nghe, cảm giác đau, cảm giác
thăng bằng,…
Khả năng thích ứng của cảm giác có thể thay đổi và phát triển do
hoạt động, rèn luyện và do tính chất của nghề nghiệp. Nếu được rèn luyện
lâu dài và có phương pháp, tính thích ứng có thể phát triển cao và trở nên
bền vững.
Nếu tính nhạy cảm tăng cao thì cảm giác của con người trở nên nhạy
bén và tinh tế.
Ví dụ: những người nếm định chất lượng sản phẩm, chỉ cần uống
một ngụm rượu nho, họ có thể nói chính xác loại nho đó trồng ở vùng đất
nào, uống một ngụm cà phê nói chính xác mẻ cà phê lẫn bao nhiêu hạt cà
phê xanh…
Nếu tính nhạy cảm giảm xuống nhiều thì cảm giác của con người trở
nên chai dạn, giúp cho con người chịu được những kích thích mạnh và lâu.
Ví dụ: công nhân đốt lò luyện kim có thể làm việc suốt 8 giờ bên
40
miệng cửa lò nhiệt độ lúc nào cũng hầm hập từ 50  60o
C. Thợ lặn có thể
chịu được áp suất 2at trong vài chục phút.
Trong cuộc sống, ai càng dễ thích ứng và thích ứng được nhiều thì
cuộc sống của người ấy càng phong phú bấy nhiêu. Tuy nhiên, tính thích
ứng có thể tạo nên sự đơn điệu, nhàm chán trong công việc, cũng như trong
cuộc sống, gây nên tâm trạng mệt mỏi ở con người, cho nên cũng phải lưu
ý tới các yếu tố gây ra trạng thái đơn điệu.
 Quy luật về sự tác động qua lại lẫn nhau của các cảm giác
Sự thay đổi tính nhạy cảm của một cảm giác này dưới ảnh hưởng
của một cảm giác kia.
Sự tác động qua lại lẫn nhau diễn ra theo quy luật: sự kích thích yếu
lên cơ quan phân tích này (giác quan này) sẽ làm tăng tính nhạy cảm của
một cơ quan phân tích khác. Ngược lại, khi kích thích mạnh lên cơ quan
phân tích này sẽ làm giảm tính nhạy cảm của cơ quan phân tích khác.
Ví dụ, khi nấu chè mà chúng ta nếm lúc nóng (ở nhiệt độ cao) có cảm
giác chè không ngọt, cho bao nhiêu đường cũng vẫn cảm thấy nhạt bởi
cảm giác nóng làm giảm tính nhạy cảm của vị giác (độ ngọt).
Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các cảm giác xảy ra thường do các
nguyên nhân sau:
- Các kích thích cùng loại nhưng có cường độ kích thích khác nhau
thì làm cho ta có cảm giác bị thay đổi (tính tương phản cảm giác).
Ví dụ: Ăn kẹo trước khi ăn chuối ta có cảm giác chuối nhạt và chua
hơn kẹo.
- Do con người có kinh nghiệm về cảm giác trước đó (hiện tượng
loạn cảm giác).
Ví dụ: khi nhìn thấy ai bị ong chích, hoặc dẫm phải gai, ta cảm thấy
buốt và lạnh hết cả xương sống.
- Do trạng thái cơ thể, trạng thái tâm lý, tức phụ thuộc vào cơ thể lúc
khỏe mạnh, hay lúc mệt mỏi, lúc vui hay lúc buồn.
- Do tác động của ngôn ngữ, làm cho chúng ta cảm thấy bớt đau, đỡ
buồn, hoặc ngược lại.
Quy luật này được ứng dụng rất nhiều trong đời sống, cụ thể:
- Trong lĩnh vực quảng cáo nhằm thu hút được sự chú ý của mọi người.
- Trong dạy học, nếu học sinh được ngồi học trong một phòng
41
thoáng mát, đủ ánh sáng, nhìn lên bảng màu xanh lá cây thì sự mệt mỏi sẽ
đến chậm hơn, học nhanh vào hơn, cảm thấy dễ chịu hơn. Do vậy, trong
dạy học chúng ta phải phát huy cả kênh hình, kênh tiếng, kênh chữ để tác
động đến học sinh.
- Trong lao động sản xuất, quy luật này được ứng dụng vào việc
nâng cao năng suất lao động, cải thiện thể trạng của người công nhân bằng
cách bố trí màu sắc của các vật xung quanh (môi trường lao động, dụng
cụ lao động, máy móc,…), sử dụng âm nhạc, ánh sáng… phù hợp với tính
chất công việc và đặc điểm tâm lý người lao động.
 Quy luật về tính tương phản của cảm giác
Tính nhạy cảm có thể tăng nhờ sự tương phản đồng thời hay nối tiếp
của kích thích lên cùng một bộ máy phân tích.
- Tác động đồng thời: người mập mặc áo kẻ sọc dọc, màu sẫm trông
có vẻ như ốm hơn, ngược lại người ốm mặc áo kẻ sọc ngang, màu sáng
trông có da có thịt hơn.
- Tác động nối tiếp: nhúng bàn tay phải vào thau nước đá, bàn tay
trái vào thau nước nóng, sau đó, nhúng cả hai tay vào thau nước ấm, ta có
cảm giác bàn tay phải đang ấm dần lên, còn bàn tay trái đang mát dần.
Thực chất quy luật này chính là nằm trong quy luật về sự tác động
qua lại giữa các cảm giác, xảy ra do sự tác động qua lại giữa các kích thích
cùng loại.
 Quy luật về hiện tượng loạn cảm giác
Là hiện tượng xảy ra khi có kích thích gây ra một cảm giác này thì
đồng thời lại có một cảm giác khác xuất hiện.
Ví dụ: “Nhà sạch thì mát/ Bát sạch ngon cơm”.
Thực chất, quy luật này chính là nằm trong quy luật về sự tác động
qua lại giữa các cảm giác, do sự kết hợp khá vững chắc giữa các cảm giác
trở nên bền vững (con người có kinh nghiệm từ trước về nó).
d. Phân loại cảm giác
 Những cảm giác bên ngoài
- Cảm giác thị giác (Cảm giác nhìn)
Cảm giác thị giác cho ta biết những thuộc tính, hình dạng, độ lớn,
ánh sáng, màu sắc, sự thay đổi của vật… Loại cảm giác này mang đến khả
năng thích ứng và tính thích ứng rất cao.
42
Lưu ý: Cảm giác nhìn không mất ngay sau khi một kích thích ngừng
tác động (được gọi là hậu ảnh hay lưu ảnh, kéo dài chừng 1/5s). Có hai
loại hậu ảnh: dương tính và âm tính. Điện ảnh đã dựa vào đặc điểm này để
chiếu 24 hình/giây làm cho người xem không cảm giác được sự chuyển
động của từng ảnh.
- Cảm giác thính giác (Cảm giác nghe)
Là cảm giác có được là do những sóng âm, tức những dao động của
không khí gây nên. Cho ta biết thuộc tính âm thanh của đối tượng như
cường độ âm thanh (tức biên độ dao động), cao độ (tần số dao động) và các
âm sắc (hình thức dao động). Cảm giác nghe có ý nghĩa to lớn trong đời
sống con người. Nó cho phép chúng ta phản ánh được sự vật khá xa. Nhờ
có cảm giác nghe mà ta giao tiếp được bằng ngôn ngữ nói, kiểm tra và điều
chỉnh được ngôn ngữ của mình.
- Cảm giác khứu giác (Cảm giác ngửi)
Là cảm giác do các phân tử của các chất bay hơi tác động lên màng
ngoài của khoang mũi cùng không khí gây nên. Cảm giác ngửi cho biết tính
chất của mùi. Người bình thường có đủ năm giác quan, trong đó, cảm giác
ngửi tương đối ít quan trọng. Nhưng khi cảm giác nhìn và nghe bị khiếm
khuyết thì cảm giác ngửi và các cảm giác còn lại giữ một vai trò quan trọng.
- Cảm giác vị giác (Cảm giác nếm)
Được tạo nên do tác động của các thuộc tính hóa học, của các chất
hòa tan trong nước lên các cơ quan thụ cảm vị giác ở lưỡi, họng và vòm
khẩu. Cảm giác nếm có bốn loại: ngọt (đầu lưỡi), chua (ở hai bên mép
lưỡi), đắng và mặn (ở cuống lưỡi). Sự đa dạng của các cảm giác này phụ
thuộc vào sự đa dạng của thức ăn, đồ uống và cảm giác ngửi.
- Cảm giác xúc giác (bề mặt của da)
Là cảm giác do những kích thích cơ học và nhiệt độ tác động lên da
tạo nên. Cảm giác xúc giác gồm năm loại: là cảm giác đụng chạm, cảm
giác lạnh, cảm giác đau, cảm giác nén, cảm giác nóng. Độ nhạy cảm của
các phần khác nhau của da đối với mỗi loại cảm giác này là khác nhau.
Những vùng nhạy cảm trên cơ thể là gan bàn chân, gan bàn tay,… Xúc giác
là giác quan hình thành sớm nhất, nhưng cũng là giác quan mất đi sau cùng
nhất so với các giác quan khác.
 Những cảm giác bên trong
- Cảm giác vận động: Là cảm giác phản ánh những biến đổi xảy
43
ra trong các cơ quan vận động, báo hiệu về mức độ co của các cơ và về vị
trí của các phần của cơ thể.
- Cảm giác thăng bằng: Cảm giác này phản ánh vị trí và những
chuyển động của đầu. Cơ quan của cảm giác thăng bằng nằm ở tai trong.
Khi cơ quan này bị kích thích quá mức thì gây ra chóng mặt, buồn nôn.
- Cảm giác cơ thể: Phản ánh tình trạng hoạt động của các cơ quan
nội tạng, bao gồm cảm giác no, đói, buồn nôn, đau,... ở các bộ phận bên
trong của cơ thể.
- Cảm giác rung: Do các dao động của không khí tác động lên bề
mặt thân thể tạo nên. Nó phản ánh sự rung của các sự vật. Cảm giác này
đặc biệt phát triển ở người điếc.
2.1.2. Tri giác
a. Định nghĩa
Tri giác là một quá trình tâm lý, phản ánh một cách trọn vẹn các
thuộc tính bên ngoài của từng sự vật, hiện tượng riêng lẻ dưới hình thức
hình tượng, khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan của ta.
Ví dụ: lấy một chiếc khăn bịt chặt mắt một người lại và bảo người đó
xòe lòng bàn tay ra, rồi đặt bất cứ vật gì vào lòng bàn tay người đó và yêu
cầu không được nắm lòng bàn tay lại để đoán xem vật gì. Giai đoạn này,
người đó chỉ có thể nói có một vật gì nhè nhẹ, nằng nặng, lành lạnh, nong
nóng,… mà không nói chính xác đó là vật gì, đây là cảm giác. Sau đó, ta
cho phép người đó nắm lòng bàn tay lại nhận biết, người đó sẽ gọi chính
xác vật đó là vật gì, ví dụ, đó là cái ly, cái chai, cái khăn hay cái hộp,… Đó
chính là giai đoạn tri giác.
b. So sánh sự giống và khác nhau giữa cảm giác và tri giác
• Sự giống nhau giữa cảm giác và tri giác
- Đều ở bậc thang nhận thức cảm tính. Dù phản ánh từng thuộc
tính riêng lẻ (cảm giác), hay phản ánh trọn vẹn thuộc tính (tri giác) đều là
những thuộc tính bên ngoài, không bản chất của sự vật, hiện tượng.
- Đều là quá trình tâm lý, diễn ra có mở đầu, có diễn biến và có
kết thúc.
- Đều nảy sinh khi sự vật, hiện tượng trực tiếp tác động vào giác
quan của ta. Khi sự vật, hiện tượng thôi không tác động thì cả cảm giác lẫn
tri giác đều không nảy sinh, không phản ánh.
- Đều phản ánh một cách riêng lẻ, cụ thể của từng sự vật, hiện tượng
44
chứ chưa phản ánh một cách khái quát cả một lớp, một loại hay một phạm
trù của các sự vật, hiện tượng.
- Đều giúp cho con người hiểu biết về thế giới khách quan.
• Sự khác nhau giữa cảm giác và tri giác
Tuy ở trong cùng một bậc thang nhận thức cảm tính, nhưng tri giác ở
mức độ phản ánh cao hơn so với cảm giác. Tri giác không phản ánh riêng
lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng, mà khi có một tác nhân kích thích
tác động vào các giác quan, quá trình tri giác đồng thời cùng một lúc phản
ánh đầy đủ, trọn vẹn thuộc tính của vật tác động (tuy nhiên, đó vẫn chỉ là
những thuộc tính bên ngoài không bản chất của sự vật, hiện tượng). Ví dụ,
khi ta tri giác một quả cam, đồng thời cùng một lúc tất cả thuộc tính của
quả cam đều được con người phản ánh và cảm nhận một lúc như hình thù
(hình cầu), màu sắc (vàng, xanh), lớp vỏ (trơn, nhẵn, xù xì), trọng lượng
(nhẹ), mùi thơm mát,… Nhưng tri giác không phải phép cộng đơn thuần
của từng cảm giác lại. Bởi vì, khi có một quá trình tri giác được diễn ra,
trên vỏ não không phải là sự hoạt động của từng bộ máy phân tích riêng
lẻ như ở cảm giác, mà đồng thời cùng một lúc là sự hoạt động phối hợp
của nhiều bộ máy phân tích. Vậy nên, cơ sở sinh lý của quá trình tri giác
là những phản xạ có điều kiện, đó chính là những đường dây liên hệ thần
kinh tạm thời được hình thành trên vỏ não.
Tóm lại: Tri giác là một quá trình nhận thức cao hơn, phức tạp hơn
so với cảm giác, tri giác phản ánh các sự vật một cách trọn vẹn, chân thực,
rõ ràng hơn so với cảm giác về hiện thực khách quan.
c. Vai trò của tri giác
Cùng với cảm giác, tri giác là nguồn cung cấp tài liệu cho các quá
trình nhận thức tiếp theo.
Trên cơ sở phản ánh thế giới một cách đầy đủ, tri giác giúp con người
định hướng nhanh chóng và chính xác hơn trong hiện thực khách quan. Ví
dụ, khi một người đi vào rừng mà càng đi càng thấy bịt bùng, thì người ấy
biết mình đã lạc hướng và muốn thay đổi hướng đi để ra khỏi rừng trước
khi trời sập tối.
Hình ảnh tri giác với sự tham gia của vốn kinh nghiệm sống, của
các chức năng tâm lý cao hơn, giúp con người có khả năng điều chỉnh một
cách hợp lý hành động của mình trong thế giới, giúp con người phản ánh
thế giới có chọn lọc và mang ý nghĩa.
45
d. Các quy luật của tri giác
 Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
Tính lựa chọn của tri giác là sự tách bạch rõ rệt hơn một số đối
tượng này so với đối tượng khác trong quá trình tri giác.
Ví dụ, đứng trước một đám đông, ta chỉ có thể tri giác đầy đủ một
hoặc vài người.
Tính lựa chọn của tri giác biểu hiện tính tích cực của con người trong
quá trình tri giác và phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Đặc điểm đặc biệt của đối tượng tri giác. Ví dụ, khi đang giảng
bài, có học sinh biểu hiện bất thường (làm việc riêng, ngủ gật hoặc cười
nói...) giáo viên có thể tri giác em học sinh đó.
- Kinh nghiệm của người tri giác. Khi kinh nghiệm của ta về một sự
vật, hiện tượng nào đó mà phong phú thì ta tri giác và lựa chọn đối tượng
ấy nhanh, và ngược lại.
- Phụ thuộc vào nhu cầu, hứng thú, tâm thế của cá nhân. Khi ta có
nhu cầu và hứng thú về cái gì đó thì tri giác của ta thiên về đối tượng ấy.
Ví dụ, khi đi vào hiệu sách lớn, ta chỉ tập trung vào tìm những đĩa hát hoặc
các sách chuyên ngành mà mình đang cần.
- Phụ thuộc vào tác động của ngôn ngữ. Ví dụ, lời chỉ dẫn của giáo
viên đối với sự tri giác tài liệu, đồ dùng dạy học là vô cùng quan trọng vì
nó có tác dụng hướng dẫn sự lựa chọn trong tri giác của học sinh.
- Phụ thuộc giữa đối tượng và bối cảnh (hay giữa hình và nền)
trong quá trình tri giác (Hình 2.1 và Hình 2.2).
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểm
Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểmBáo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểm
Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểmLuanvantot.com 0934.573.149
 
Điều khiển khí nén thuỷ lực.pdf
Điều khiển khí nén thuỷ lực.pdfĐiều khiển khí nén thuỷ lực.pdf
Điều khiển khí nén thuỷ lực.pdfMan_Ebook
 
Vi du chi tiet giai thich lap trinh gui trong matlab
Vi du chi tiet  giai thich lap trinh gui trong matlabVi du chi tiet  giai thich lap trinh gui trong matlab
Vi du chi tiet giai thich lap trinh gui trong matlabPhạmThế Anh
 
Tài liệu học tậpmô hình hóa và mô phỏng hệ thống điều khiển
Tài liệu học tậpmô hình hóa và mô phỏng hệ thống điều khiểnTài liệu học tậpmô hình hóa và mô phỏng hệ thống điều khiển
Tài liệu học tậpmô hình hóa và mô phỏng hệ thống điều khiểnnataliej4
 
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namTiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namHeli Sama
 
Hướng dẫn trình bày báo cáo đề tài, báo cáo nhóm
Hướng dẫn trình bày báo cáo đề tài, báo cáo nhómHướng dẫn trình bày báo cáo đề tài, báo cáo nhóm
Hướng dẫn trình bày báo cáo đề tài, báo cáo nhómChiến Phan
 
đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200
đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200
đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200Lê Gia
 
Giáo trình kỹ thuật điều khiển tự động (nxb sư phạm kỹ thuật 2015) nguyễn v...
Giáo trình kỹ thuật điều khiển tự động (nxb sư phạm kỹ thuật 2015)   nguyễn v...Giáo trình kỹ thuật điều khiển tự động (nxb sư phạm kỹ thuật 2015)   nguyễn v...
Giáo trình kỹ thuật điều khiển tự động (nxb sư phạm kỹ thuật 2015) nguyễn v...Man_Ebook
 
Chương trình điều khiển đèn giao thông cho ngã tư theo 3 chế độ dựa theo đồng...
Chương trình điều khiển đèn giao thông cho ngã tư theo 3 chế độ dựa theo đồng...Chương trình điều khiển đèn giao thông cho ngã tư theo 3 chế độ dựa theo đồng...
Chương trình điều khiển đèn giao thông cho ngã tư theo 3 chế độ dựa theo đồng...nataliej4
 
Bài giảng Rôbôt công nghiệp.pdf
Bài giảng Rôbôt công nghiệp.pdfBài giảng Rôbôt công nghiệp.pdf
Bài giảng Rôbôt công nghiệp.pdfMan_Ebook
 

Was ist angesagt? (20)

Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểm
Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểmBáo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểm
Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểm
 
Điều khiển khí nén thuỷ lực.pdf
Điều khiển khí nén thuỷ lực.pdfĐiều khiển khí nén thuỷ lực.pdf
Điều khiển khí nén thuỷ lực.pdf
 
Vi du chi tiet giai thich lap trinh gui trong matlab
Vi du chi tiet  giai thich lap trinh gui trong matlabVi du chi tiet  giai thich lap trinh gui trong matlab
Vi du chi tiet giai thich lap trinh gui trong matlab
 
Luận văn: Thiết kế mạch điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HAY
Luận văn: Thiết kế mạch điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HAYLuận văn: Thiết kế mạch điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HAY
Luận văn: Thiết kế mạch điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HAY
 
Tài liệu học tậpmô hình hóa và mô phỏng hệ thống điều khiển
Tài liệu học tậpmô hình hóa và mô phỏng hệ thống điều khiểnTài liệu học tậpmô hình hóa và mô phỏng hệ thống điều khiển
Tài liệu học tậpmô hình hóa và mô phỏng hệ thống điều khiển
 
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namTiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
 
Hướng dẫn trình bày báo cáo đề tài, báo cáo nhóm
Hướng dẫn trình bày báo cáo đề tài, báo cáo nhómHướng dẫn trình bày báo cáo đề tài, báo cáo nhóm
Hướng dẫn trình bày báo cáo đề tài, báo cáo nhóm
 
Biên bản họp nhóm
Biên bản họp nhómBiên bản họp nhóm
Biên bản họp nhóm
 
đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200
đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200
đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200
 
Bien doi lapalce
Bien doi lapalceBien doi lapalce
Bien doi lapalce
 
Đề tài: Chế tạo và điều khiển cánh tay robot 3 bậc tự do, HAY
Đề tài: Chế tạo và điều khiển cánh tay robot 3 bậc tự do, HAYĐề tài: Chế tạo và điều khiển cánh tay robot 3 bậc tự do, HAY
Đề tài: Chế tạo và điều khiển cánh tay robot 3 bậc tự do, HAY
 
Giáo trình kỹ thuật điều khiển tự động (nxb sư phạm kỹ thuật 2015) nguyễn v...
Giáo trình kỹ thuật điều khiển tự động (nxb sư phạm kỹ thuật 2015)   nguyễn v...Giáo trình kỹ thuật điều khiển tự động (nxb sư phạm kỹ thuật 2015)   nguyễn v...
Giáo trình kỹ thuật điều khiển tự động (nxb sư phạm kỹ thuật 2015) nguyễn v...
 
Đề tài: Thiết kế mạch tự động đóng mở cửa tự động, HAY
Đề tài: Thiết kế mạch tự động đóng mở cửa tự động, HAYĐề tài: Thiết kế mạch tự động đóng mở cửa tự động, HAY
Đề tài: Thiết kế mạch tự động đóng mở cửa tự động, HAY
 
Đề tài: Xây dựng bộ PID điều khiển mức nước trong bể chứa, HAY
Đề tài: Xây dựng bộ PID điều khiển mức nước trong bể chứa, HAYĐề tài: Xây dựng bộ PID điều khiển mức nước trong bể chứa, HAY
Đề tài: Xây dựng bộ PID điều khiển mức nước trong bể chứa, HAY
 
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắcĐề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
 
Bài giảng CAD/CAM/CNC
Bài giảng CAD/CAM/CNCBài giảng CAD/CAM/CNC
Bài giảng CAD/CAM/CNC
 
Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PIDĐề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
 
NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, MÔ PHỎNG ROBOT CÔNG NGHIỆP - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, MÔ PHỎNG ROBOT CÔNG NGHIỆP  - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, MÔ PHỎNG ROBOT CÔNG NGHIỆP  - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, MÔ PHỎNG ROBOT CÔNG NGHIỆP - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Chương trình điều khiển đèn giao thông cho ngã tư theo 3 chế độ dựa theo đồng...
Chương trình điều khiển đèn giao thông cho ngã tư theo 3 chế độ dựa theo đồng...Chương trình điều khiển đèn giao thông cho ngã tư theo 3 chế độ dựa theo đồng...
Chương trình điều khiển đèn giao thông cho ngã tư theo 3 chế độ dựa theo đồng...
 
Bài giảng Rôbôt công nghiệp.pdf
Bài giảng Rôbôt công nghiệp.pdfBài giảng Rôbôt công nghiệp.pdf
Bài giảng Rôbôt công nghiệp.pdf
 

Ähnlich wie Tâm lý học kỹ sư.pdf

Giáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cươngGiáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cươngjackjohn45
 
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...nataliej4
 
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp nataliej4
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgiBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgiTRNGAN84
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxducd2415
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Đại Cương.pdf
Giáo Trình Tâm Lý Học Đại Cương.pdfGiáo Trình Tâm Lý Học Đại Cương.pdf
Giáo Trình Tâm Lý Học Đại Cương.pdfNuioKila
 
TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI
TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI
TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI nataliej4
 
Tiểu-luận_final.docx
Tiểu-luận_final.docxTiểu-luận_final.docx
Tiểu-luận_final.docxdngnguyn58524
 
Vai trò của khoa học công nghệ trong sự phát triển của xã hội (TẢI FREE ZALO ...
Vai trò của khoa học công nghệ trong sự phát triển của xã hội (TẢI FREE ZALO ...Vai trò của khoa học công nghệ trong sự phát triển của xã hội (TẢI FREE ZALO ...
Vai trò của khoa học công nghệ trong sự phát triển của xã hội (TẢI FREE ZALO ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.docNguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.docVuJonny
 
Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...
Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...
Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển n...
Luận văn: Dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển n...Luận văn: Dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển n...
Luận văn: Dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển n...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
de-cuong-triet-hoc-1.pdf
de-cuong-triet-hoc-1.pdfde-cuong-triet-hoc-1.pdf
de-cuong-triet-hoc-1.pdfMyThai8
 
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Chuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptxChuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptxThoLi16
 

Ähnlich wie Tâm lý học kỹ sư.pdf (20)

Giáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cươngGiáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cương
 
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
 
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgiBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Đại Cương.pdf
Giáo Trình Tâm Lý Học Đại Cương.pdfGiáo Trình Tâm Lý Học Đại Cương.pdf
Giáo Trình Tâm Lý Học Đại Cương.pdf
 
TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI
TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI
TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI
 
Quan niệm của Immanuel Kant về tự do
Quan niệm của Immanuel Kant về tự doQuan niệm của Immanuel Kant về tự do
Quan niệm của Immanuel Kant về tự do
 
Tiểu-luận_final.docx
Tiểu-luận_final.docxTiểu-luận_final.docx
Tiểu-luận_final.docx
 
Vai trò của khoa học công nghệ trong sự phát triển của xã hội (TẢI FREE ZALO ...
Vai trò của khoa học công nghệ trong sự phát triển của xã hội (TẢI FREE ZALO ...Vai trò của khoa học công nghệ trong sự phát triển của xã hội (TẢI FREE ZALO ...
Vai trò của khoa học công nghệ trong sự phát triển của xã hội (TẢI FREE ZALO ...
 
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.docNguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
 
Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...
Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...
Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...
 
Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện
Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực HiệnTiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện
Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện
 
Luận văn: Dạy học làm văn tự sự theo hướng phát triển năng lực sáng tạo
Luận văn: Dạy học làm văn tự sự theo hướng phát triển năng lực sáng tạoLuận văn: Dạy học làm văn tự sự theo hướng phát triển năng lực sáng tạo
Luận văn: Dạy học làm văn tự sự theo hướng phát triển năng lực sáng tạo
 
Luận văn: Dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển n...
Luận văn: Dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển n...Luận văn: Dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển n...
Luận văn: Dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển n...
 
A
AA
A
 
de-cuong-triet-hoc-1.pdf
de-cuong-triet-hoc-1.pdfde-cuong-triet-hoc-1.pdf
de-cuong-triet-hoc-1.pdf
 
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
 
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
 
Chuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptxChuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptx
 

Mehr von Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

Mehr von Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Kürzlich hochgeladen

Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 

Tâm lý học kỹ sư.pdf

  • 1. NHAØ XUAÁT BAÛN ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH TÂM LÝ HỌC KỸ SƯ 60 BÙI THỊ BÍCH
  • 2. ThS. BÙI THỊ BÍCH TÂMLÝHỌCKỸSƯ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2022
  • 3. 2
  • 4. 3 LỜI MỞ ĐẦU Chúng ta đang ở vào thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Sự kết hợp giữa nhiều ngành khoa học đã làm cho khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển ở mức độ tối ưu và những tri thức của nhân loại về khoa học kỹ thuật công nghệ cũng tăng lên không ngừng. Trong sự phát triển của lĩnh vực khoa học kỹ thuật ấy không thể thiếu vắng vai trò của khoa học tâm lý. Tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh, môn Tâm lý học kỹ sư là môn học chung dành cho sinh viên toàn trường. Tài liệu này sẽ giúp cho sinh viên các ngành kỹ thuật công nghệ có được những kiến thức cơ bản về tâm lý con người và giúp các em biết ứng dụng các kiến thức của khoa học tâm lý vào việc thiết kế, chế tạo hệ thống kỹ thuật công nghệ sao cho phù hợp với con người để tạo nên sự tương tác tối ưu nhất giữa hệ thống kỹ thuật công nghệ và con người. Có thể nói, môn tâm lý học kỹ sư là một môn học khá mới trong chương trình đào tạo tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh, nên nguồn tài liệu học tập và sách tham khảo dành cho môn học cũng chưa được đầy đủ và phong phú. Do vậy mà tài liệu này được ra đời với mong muốn giúp các em sinh viên và cả giáo viên có thêm nguồn học liệu, và cho cả những ai quan tâm có thêm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và học tập môn học. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn nhưng tài liệu khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả xin trân trọng tiếp thu những ý kiến đóng góp của quý độc giả, nhất là ý kiến của quý thầy cô và các em sinh viên, để có thể hoàn thiện hơn nữa nhằm phục vụ cho việc dạy và học môn tâm lý học kỹ sư một cách hiệu quả nhất. Tác giả
  • 5. 4
  • 6. 5 MỤC LỤC . Trang LỜI MỞ ĐẦU. ...........................................................................................3 MỤC LỤC . ................................................................................................5 Chương I: NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC KỸ SƯ...................................7 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ HỌC. .......................................................7 1.1.1. Khái niệm tâm lý và tâm lý học.................................................7 1.1.2. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học ....................13 1.1.3. Bản chất của các hiện tượng tâm lý người theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng (Theo quan điểm Mác-xít) .......14 1.1.4. Chức năng của các hiện tượng tâm lý .....................................17 1.1.5. Phân loại các hiện tượng tâm lý...............................................18 1.2. TÂM LÝ HỌC KỸ SƯ......................................................................19 1.2.1. Khái niệm chung......................................................................19 1.2.2. Nội dung nghiên cứu của tâm lý học kỹ sư. .............................22 Chương II: QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC. .............................................36 2.1. NHẬN THỨC CẢM TÍNH...............................................................36 2.1.1. Cảm giác .................................................................................36 2.1.2. Tri giác ....................................................................................43 2.2. TRÍ NHỚ...........................................................................................48 2.2.1. Khái niệm chung......................................................................48 2.2.2. Các giai đoạn cơ bản của trí nhớ . ............................................50 2.2.3. Sự quên....................................................................................58 2.3. NHẬN THỨC LÝ TÍNH ..................................................................53 2.3.1. Tư duy......................................................................................54 2.3.2. Tưởng tượng ...........................................................................63 Chương III: CÁC LÝ THUYẾT VÀ QUY LUẬT TÂM LÝ ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG THIẾT KẾ HỆ THỐNG KỸ THUẬT............68 3.1. Lý thuyết thứ bậc nhu cầu của A. Maslow. ........................................68 3.1.1 Khái niệm nhu cầu ...................................................................68 3.1.2. Lý thuyết thứ bậc nhu cầu của A. Maslow . .............................68 3.2. Hiệu ứng Von Restorff ......................................................................72 3.3. Lý thuyết Dao cạo Ockham ..............................................................72
  • 7. 6 3.4. Luật Hick - Hyman ...........................................................................74 3.5. Định luật Gestalt ...............................................................................75 3.5.1. Luật tương tự hay luật đồng bộ (Law of Similarity). ...............76 3.5.2. Luật gần bên (Law of Proximity). ............................................77 3.5.3. Luật liên tục (Law of Continuation)........................................78 3.5.4. Luật khép kín (Law of Closure)...............................................79 3.5.5. Luật chính – phụ (Law of figure - ground)..............................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................82
  • 8. 7 Chương I NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC KỸ SƯ Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên có khả năng: - Phân biệt được khái niệm tâm lý học và tâm lý học kỹ sư. - Trình bày được đối tượng và các nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học. - Phân tích được bản chất của hiện tượng tâm lý người theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. - Phân biệt được các loại hiện tượng tâm lý người. - Phân tích được nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học kỹ sư. - Phân tích được khái niệm trường cảm giác và trường vận động. - Phân tích được khái niệm bộ phận chỉ báo và bộ phận điều khiển, và lấy được ví dụ minh hoạ. - Phân tích được những yêu cầu khi thiết kế bộ phận chỉ báo và bộ phận điều khiển và áp dụng để thiết kế một bộ phận chỉ báo hay bộ phận điều khiển cụ thể của một bộ phận máy móc hay hệ thống kỹ thuật. 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ HỌC Tâm lý học đã và đang trở thành một trong những khoa học quan trọng nhất về con người. Khoa học này đi vào mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội và đang trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp. Nó đã đem lại những kết quả nghiên cứu cụ thể và ý nghĩa to lớn cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Trước hết chúng ta cần phân biệt hai khái niệm cơ bản tâm lý và tâm lý học. 1.1.1. Khái niệm tâm lý và tâm lý học a. Khái niệm tâm lý Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người vẫn sử dụng từ “tâm lý” để nói về lòng người, về cách cư xử của con người, về sự hiểu biết ý muốn, nhu cầu thị hiếu của người khác. Chẳng hạn, “Anh A rất tâm lý”, “Chị B là người trò chuyện tâm tình, cởi mở”,… Đôi khi người ta còn dùng từ “tâm lý” như là khả năng chinh phục người khác… Hiểu như thế là đúng, nhưng có lẽ chưa đủ. Thực tế, tâm lý không chỉ là ý muốn, nhu cầu, thị hiếu và cách cư xử của con người, mà nó bao hàm nhiều hiện tượng khác như việc nhận thức để hiểu biết các sự vật, hiện
  • 9. 8 tượng tồn tại xung quanh con người. Sự biểu thị thái độ xúc cảm - tình cảm yêu thích hay không yêu thích đối với các sự vật, hiện tượng mà con người nhận thức được. Vậy nên, thế giới tâm lý của con người vô cùng phong phú, luôn luôn gắn liền với hoạt động của con người. Bất cứ một hoạt động nào từ đơn giản đến phức tạp cũng đều chứa đựng các hiện tượng tâm lý. Có thể hiểu: “Tâm lý là tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hoạt động, hành động của con người”. Theo cách hiểu này thì tâm lý của con người là nhận thức, tình cảm, ý chí, nghị lực, nhu cầu, ý thức, tự ý thức, động cơ, hành vi, hứng thú và cả khả năng sáng tạo của con người. b. Khái niệm tâm lý học Mặc dù tâm lý học là một khoa học non trẻ, tuy nhiên những quan điểm và tư tưởng làm nền móng cho khoa học này đã có từ rất lâu. Khi khoa học chưa được phân ngành cụ thể, tâm lý học gắn liền với triết học và được coi như một bộ phận của triết học. Điều này được thể hiện trong các tác phẩm của một số nhà triết học Hy Lạp cổ đại: Aritstote, Platon, Democrit,… và được coi là những tư tưởng tâm lý học thời cổ đại. Bàn về tâm hồn của Aritstote là tác phẩm có nội dung tâm lý học đầu tiên trên thế giới, ra đời trong khoảng thế kỷ III - IV (TCN). Trong tác phẩm này, ông đã đưa ra những quan điểm hết sức tiến bộ của thời bấy giờ: Có sự tồn tại một mối quan hệ giữa tâm lý và cơ thể với thế giới xung quanh, tâm lý được nảy sinh và phát triển trong cuộc sống, tâm lý là chức năng của cuộc sống có thể quan sát và nghiên cứu được, tuy rất phức tạp. Sau nền văn minh cổ đại, từ khoảng cuối thế kỷ VII (TCN) đến đầu thế kỷ thứ VI, châu Âu bước vào “đêm trường trung cổ” (kéo dài từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ XV). Thời kỳ này, tri thức và trí tuệ của nhân loại bị ảnh hưởng mạnh mẽ của nhà thờ Thiên Chúa giáo, nên những quan niệm về tâm lý còn mang nặng tính chất thần bí. Tiếp theo sau “đêm trường trung cổ”, châu Âu bước vào thời kỳ Phục hưng (thế kỷ XV - XVII). Trong thời kỳ này, tri thức và trí tuệ của xã hội loài người được nâng cao. Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển sản xuất và hàng hải nên chỉ có tri thức toán học là được phát triển mạnh mẽ, còn các tri thức khác bao gồm cả tri thức tâm lý học chưa có những chuyển biến nổi bật. Đến thế kỷ XVII, có những biến đổi sâu sắc trong đời sống xã hội ở châu Âu. Với sự tiến bộ chung của khoa học và sự đóng góp của nhiều
  • 10. 9 nhà tư tưởng nên những hiểu biết về tâm lý ngày càng được bổ sung và phong phú hơn. Nhiều phương pháp thực nghiệm lần đầu tiên được đưa vào trong hoạt động nghiên cứu tâm lý con người. Thời kỳ này được đánh dấu bởi quan niệm về tâm lý, về con người của R. Descartes (1596-1650), nhà triết học, toán học, sinh lý học nổi tiếng người Pháp. Ông đại diện cho phái “Nhị nguyên luận” cho rằng vật chất và tâm hồn là hai thực thể song song tồn tại và cơ thể con người là một “cỗ máy” phức tạp. Toàn bộ hoạt động cơ thể với các chức năng tâm lý đơn giản như cảm giác và tri giác được R. Descartes giải thích theo những nguyên tắc cơ học do I. Newton (1642- 1727) đề xướng. Tuy nhiên, phần bản thể tinh thần - tâm lý (suy nghĩ, ý thức, tưởng tượng, ước muốn,…) của con người là điều không thể biết. Ông cũng là người đặt cơ sở cho việc tìm ra cơ chế phản xạ trong hoạt động tâm lý. Bước sang thế kỷ XVIII, lần đầu tiên xuất hiện tên gọi “tâm lý học” khi C. Wolff (1679-1754), nhà triết học người Đức, đã chia nhân chủng học ra thành hai ngành khoa học: khoa học về cơ thể và tâm lý học. Ông cũng đã xuất bản hai cuốn sách Tâm lý học kinh nghiệm vào năm 1732 và Tâm lý học lý trí vào năm 1734. Tên gọi tâm lý học ra đời chính thức từ đó. Tuy nhiên, về thực chất, tâm lý học lúc đó vẫn chỉ được coi như là một bộ phận của triết học. Phải đến thế kỷ XIX, tâm lý học mới tách khỏi triết học và trở thành một khoa học độc lập có đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu riêng. Khoa học tâm lý ra đời gắn liền với sự kiện năm 1879, khi nhà tâm lý học người Đức, W. Wundt (1832-1920) thành lập phòng thí nghiệm tâm lý học đầu tiên trên thế giới tại thành phố Leipzip. Phòng thí nghiệm này một năm sau đó đã trở thành Viện Tâm lý học đầu tiên trên thế giới, là nơi xuất bản các tạp chí tâm lý học và quy tụ các nhà tâm lý học nổi tiếng thế giới. Tuy vậy, về thực chất, lúc này tâm lý học vẫn dựa trên phương pháp duy tâm siêu hình. Cho nên, đến đầu thế kỷ XX, một loạt các trường phái tâm lý học khách quan ra đời tách khỏi trường phái duy tâm. Chẳng hạn như tâm lý học hành vi, tâm lý học Gestalt, phân tâm học,... Đến những năm 30 của thế kỷ XX, trường phái tâm lý học Mác-xít, do các nhà tâm lý học Nga (Liên Xô cũ) sáng lập được ra đời. Trường phái tâm lý học này lấy triết học Mác - Lênin làm cơ sở phương pháp luận, đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử hình thành nền tâm lý học thực sự khoa học và khách quan.
  • 11. 10 Tóm lại, ta có thể hiểu: “Tâm lý học là một khoa học nghiên cứu các hoạt động của đời sống tâm lý, các quy luật nảy sinh, biểu hiện và phát triển của các hiện tượng tâm lý”. c. Một số trường phái (quan điểm) tâm lý học Như đã đề cập ở trên, khi tâm lý học trở thành một khoa học độc lập nhưng vẫn dựa trên phương pháp duy tâm siêu hình, nên ngày càng có nhiều nhà tâm lý học tách ra khỏi trường phái tâm lý học duy tâm để phát triển tâm lý học theo một hướng khác. Sau đây là một số trường phái tâm lý học tiêu biểu. • Tâm lý học hành vi Tâm lý học hành vi do nhà tâm lý học người Mĩ, John Broadus Watson (J. Watson) (1878-1958) sáng lập. Ông cho rằng tâm lý học không mô tả, giảng giải các trạng thái ý thức mà chỉ nghiên cứu hành vi của cơ thể ở con người cũng như ở động vật. Hành vi được hiểu là tổng số các cử động bên ngoài do cơ thể tạo ra nhằm đáp lại một kích thích nào đó. Toàn bộ hành vi, phản ứng của con người và động vật thể hiện bằng công thức: S - R: Stimulus - Reaction (Kích thích - Phản ứng). Như vậy, J. Watson coi hành vi là do ngoại cảnh quyết định, hành vi có thể quan sát được, nghiên cứu được một cách khách quan, từ đó có thể điều khiển hành vi theo phương pháp “thử - sai”. Tuy vậy, trường phái này đã quan niệm một cách cơ học, máy móc về hành vi, đánh đồng hành vi của con người với hành vi của con vật - chỉ là những phản ứng máy móc nhằm đáp lại kích thích, giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường xung quanh. Việc đồng nhất các phản ứng bên ngoài với nội dung tâm lý bên trong đã làm mất đi tính chủ thể, tính xã hội của tâm lý con người. Sau này, các nhà tâm lý học đại diện cho thuyết hành vi mới như: E. Tolman, B. Skinner, O. Mille,… đưa vào công thức S - R những “biến số trung gian” bao hàm một số yếu tố như: nhu cầu, tâm trạng, kinh nghiệm sống của con người,… nhằm đáp lại những kích thích có lợi cho cơ thể. Tuy vậy, về cơ bản chủ nghĩa hành vi mới vẫn mang tính máy móc của chủ nghĩa hành vi cổ điển J. Watson. • Tâm lý học Gestalt Trường phái tâm lý học Gestalt do ba nhà tâm lý học người Đức là Max Wertheimer (1880-1943), Wolfgang Köhler (1887-1967) và Kurt Koffka (1886 -1941) sáng lập ra tại Đức. Gestalt theo tiếng Đức có nghĩa
  • 12. 11 là toàn vẹn (về cấu trúc hay hình thể). Vì thế, tâm lý học Gestalt còn được gọi là tâm lý học cấu trúc hay tâm lý học hình thái. Theo các nhà tâm lý học Gestalt, nhiệm vụ chính của tâm lý học là nghiên cứu cái tổng thể chứ không phải các thành phần. Họ chống lại mọi thuyết yếu tố (thành phần) và chủ trương phải áp dụng phương pháp toàn khối trong việc nghiên cứu ý thức chứ không áp dụng phương pháp phân tử. Họ đã đi sâu vào nghiên cứu các quy luật về tính ổn định và tính trọn vẹn của tri giác, quy luật “bừng sáng” của tư duy. Tâm lý học Gestalt đã tìm ra được cơ sở thần kinh của hiện tượng tâm lý tương ứng, đặc biệt là nghiên cứu cơ chế phản xạ của hiện tượng tâm lý. Đó cũng là hướng nghiên cứu khách quan về các hiện tượng tâm lý người, một sự tiến bộ đáng kể so với kiểu suy luận về các hiện tượng tâm lý của trường phái tâm lý trước đó. Tuy vậy, thông qua thực nghiệm, các nhà tâm lý học Gestalt khẳng định các quy luật của tri giác, tư duy và tâm lý của con người do các cấu trúc tiền định của não quyết định. Họ phủ nhận vai trò của hoạt động thực tiễn, của ngôn ngữ và kinh nghiệm xã hội lịch sử. Như vậy, họ đánh đồng hoạt động trí tuệ giữa người và động vật. Lý giải tâm lý như là một trường đặc biệt kiểu trường từ, trường điện, trường hấp dẫn trong vật lý học và chỉ tính đến sự phát triển tâm lý theo con đường tiến hóa của thế giới động vật. • Phân tâm học Thuyết phân tâm do Sigmund Freud (S. Freud) (1859 - 1939), một bác sĩ người Áo xây dựng nên. Luận điểm cơ bản của S. Freud cho rằng con người được hợp bởi ba khối: cái ấy (cái vô thức), cái tôi và cái siêu tôi. Cái ấy bao gồm các bản năng vô thức như ăn uống, tình dục, tự vệ, trong đó bản năng tình dục giữ vai trò trung tâm quyết định toàn bộ đời sống tâm lý và hành vi của con người. Cái ấy tồn tại theo nguyên tắc thỏa mãn và đòi hỏi. Còn cái tôi chính là con người thường ngày, con người có ý thức tồn tại theo nguyên tắc hiện thực. Theo S. Freud , cái tôi có ý thức là cái tôi bề ngoài của cái nhân lõi bên trong là “cái ấy”. Cuối cùng là cái siêu tôi - “cái tôi lý tưởng” không bao giờ vươn tới được và tồn tại theo nguyên tắc kiểm duyệt, chèn ép. Như vậy, phân tâm học đã đề cao quá đáng cái bản năng vô thức dẫn đến phủ nhận ý thức, phủ nhận bản chất xã hội, lịch sử của tâm lý con người và đồng nhất tâm lý của con người với tâm lý loài vật. Học thuyết S. Freud còn là tiền đề xây dựng nên chủ nghĩa hiện sinh, thể hiện quan điểm sinh vật hoá tâm lý con người.
  • 13. 12 • Tâm lý học nhân văn Trường phái tâm lý học nhân văn do hai nhà tâm lý học người Mỹ là Carl Rogers (C.Rogers), (1902-1987) và Abraham Maslow (A. Maslow), (1908-1972) sáng lập. Các nhà tâm lý học nhân văn quan niệm rằng bản chất con người vốn tốt đẹp, con người có lòng vị tha, có tiềm năng kỳ diệu. Năm 1950, A. Maslow đã nghiên cứu và đưa ra 5 nấc thang về nhu cầu cơ bản của con người xét thứ tự từ thấp đến cao: Nhu cầu sinh lý cơ bản, nhu cầu an toàn, nhu cầu về quan hệ xã hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu được thể hiện mình. Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần. Còn theo C. Rogers, con người ta cần phải đối xử với nhau một cách tế nhị, cởi mở, biết lắng nghe và chờ đợi cũng như cảm thông với nhau. Tâm lý học cần phải giúp cho con người tìm được bản ngã đích thực của mình, để có thể sống một cách thoải mái, cởi mở, hồn nhiên và sáng tạo. Tuy nhiên, tâm lý học nhân văn đề cao những sự cảm nghiệm, thể nghiệm chủ quan của bản thân mỗi cá nhân, tập trung chú ý tới mặt nhân văn trừu tượng trong con người, tách con người khỏi các mối quan hệ xã hội. Như vậy thiếu vắng con người trong hoạt động thực tiễn. • Tâm lý học nhận thức Hai đại biểu nổi tiếng của tâm lý học nhận thức là Jean Piaget (J. Piaget), (1896-1980) ở Thụy Sĩ và J. Bruner (trước ở Mỹ, sau đó ở Anh). Tâm lý học nhận thức coi hoạt động nhận thức là đối tượng nghiên cứu của mình. Đặc điểm tiến bộ nổi bật của dòng phái tâm lý học này là nghiên cứu tâm lý con người, nhận thức của con người trong mối quan hệ với môi trường, với cơ thể và với não bộ. Vì thế, họ đã phát hiện ra nhiều sự kiện khoa học có giá trị trong các vấn đề tri giác, trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ,... làm cho các lĩnh vực nghiên cứu nói trên đạt tới một trình độ mới. Đồng thời, trường phái tâm lý học này cũng đã xây dựng được nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể đóng góp cho khoa học tâm lý ở những năm 50 - 60 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, quan điểm của các nhà tâm lý học nhận thức này cũng có những hạn chế, họ coi nhận thức của con người như là sự nỗ lực của ý chí để đưa đến sự thay đổi vốn kinh nghiệm, vốn tri thức của chủ thể, nhằm thích nghi, cân bằng với thế giới, chưa thấy hết ý nghĩa tích cực, ý nghĩa thực tiễn của hoạt động nhận thức. Tất cả những trường phái tâm lý học nói trên đều có những đóng
  • 14. 13 góp nhất định cho sự hình thành và phát triển của khoa học tâm lý. Song do những hạn chế lịch sử, họ thiếu một cơ sở phương pháp luận khoa học biện chứng, vì vậy họ vẫn chưa có quan điểm đầy đủ và đúng đắn về con người, về hoạt động tâm lý của con người... Sự ra đời của tâm lý học hoạt động đã góp phần đáng kể vào việc khắc phục hạn chế nói trên và tiếp tục đưa tâm lý học phát triển ở một tầm cao. • Tâm lý học hoạt động Đây là trường phái tâm lý học do các nhà tâm lý học Liên Xô cũ sáng lập. Các đại diện tiêu biểu như L.X. Vugotxki (1896-1934), X.L. Rubinstein (1902-1960), A.N. Leonchev (1903-1979), A.R. Luria (1902- 1977)... Trường phái này lấy triết học Mác - Lênin làm cơ sở lý luận và phương pháp luận, xây dựng nền tâm lý học lịch sử người. Họ coi tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan vào não người thông qua hoạt động. Tâm lý người mang tính chủ thể, có bản chất xã hội. Đồng thời, tâm lý người được hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động và trong các mối quan hệ giao lưu của con người trong xã hội. Chính vì thế trường phái này được gọi là trường phái “tâm lý học hoạt động”. 1.1.2. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học a. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là toàn bộ các hiện tượng tâm lý với các đặc điểm, quy luật và cơ chế của nó, những hiện tượng tâm lý này có 2 tính chất sau: - Có cơ sở tự nhiên là hoạt động của hệ thần kinh và hoạt động biến đổi nội tiết (sinh lý). Chẳng hạn, khi sợ tái mét mặt, nổi hết cả da gà, khi lo lắng mất ngủ, hoặc rối loạn tiêu hóa. - Chỉ được nảy sinh và hình thành trong hoạt động, gắn liền với điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể, như: phong tục, tập quán, truyền thống, kinh nghiệm sống… Với hai tính chất cơ bản trên của hiện tượng tâm lý mà khoa học tâm lý học nghiên cứu đã cho ta thấy, tâm lý học không phải là một môn khoa học tự nhiên hay một môn khoa học xã hội đơn thuần, mà tâm lý học vừa là môn khoa học tự nhiên nhưng đồng thời cũng vừa là môn khoa học xã hội. b. Nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học Tâm lý học tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: - Bản chất và các quy luật của hoạt động tâm lý.
  • 15. 14 - Các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lý. - Những cơ sở khách quan và chủ quan tạo ra tâm lý người. - Cơ chế hình thành và biểu hiện của hoạt động tâm lý. - Chức năng vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người. Trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu, tâm lý học sẽ đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc hình thành, phát triển tâm lý, sử dụng nhân tố tâm lý trong con người một cách có hiệu quả nhất. 1.1.3. Bản chất của các hiện tượng tâm lý người theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng (Theo quan điểm Mác-xít) a. Tâm lý là sản phẩm phản ánh hiện thực khách quan bằng hoạt động của mỗi người. Khi hiện thực khách quan trực tiếp tác động vào giác quan và não con người, sẽ để lại hình ảnh của hiện thực khách quan trên não. Hình ảnh đó gọi là hình ảnh tâm lý. Như vậy, hình ảnh tâm lý là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào não. Tuy nhiên, hình ảnh của phản ánh tâm lý khác xa về chất so với hình ảnh phản ánh của các hình thức phản ánh khác (phản ánh cơ học, vật lý, hóa học, sinh lý, xã hội,…). Sự khác biệt thể hiện của phản ánh tâm lý thông qua những tính chất sau: - Tính tích cực: Chính là kết quả của lần phản ánh trước ảnh hưởng trực tiếp tới lần phản ánh sau. Nhờ đó con người tích lũy được kinh nghiệm trong cuộc sống, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển. Vậy nên, tục ngữ Việt Nam có câu: Mỗi lần ngã là một lần bớt dại / Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần. - Tính sinh động, sáng tạo: Cùng một hiện thực khách quan tác động, nhưng ở những con người khác nhau và ngay trong cùng một con người thì sự phản ánh khác nhau. Sự phản ánh tâm lý mang tính sinh động, sáng tạo do nhiều yếu tố chi phối: giới tính, hoàn cảnh, thời đại, nền văn hóa, giai cấp, lứa tuổi, giáo dục, đặc điểm giải phẫu sinh lý, trạng thái tâm sinh lý, nghề nghiệp… Nếu các yếu tố này khác nhau thì sự phản ánh sẽ khác nhau. - Tính chủ thể: Là sự phản ánh tâm lý mang đậm màu sắc cá nhân (hay nhóm người) mang hình ảnh tâm lý đó. Nói cách khác, hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Tính chủ thể của hình ảnh tâm lý được thể hiện: Mỗi chủ thể, trong khi tạo ra hình ảnh tâm lý về thế
  • 16. 15 giới đã đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, đưa cái riêng của mình (nhu cầu, xu hướng, tính khí, năng lực,…) vào trong hình ảnh đó, làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan. Tuy nhiên, không phải cứ hiện thực khách quan trực tiếp tác động vào giác quan và não là có hình ảnh phản ánh tâm lý. Mà muốn có hình ảnh phản ánh tâm lý phải thông qua con đường gián tiếp hoạt động (cầm, nắm, đo, đếm, sờ, mó,...) của mỗi cá nhân thì thuộc tính của sự vật hiện tượng mới được bộc lộ, con người mới cảm nhận được, mới có hiện tượng phản ánh tâm lý. Qua việc phân tích luận điểm trên của bản chất hiện tượng tâm lý người, ta có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau: - Tâm lý người mang tính tích cực, các sản phẩm hay các hệ thống kỹ thuật công nghệ mà người kỹ sư thiết kế cần phải luôn đổi mới sáng tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của con người. - Tâm lý người luôn mang tính chủ thể,vậy nên khi thiết kế các hệ thống kỹ thuật công nghệ phục vụ con người, người kỹ sư cần chú ý đáp ứng nét riêng trong tâm lý mỗi người. b. Tâm lý là chức năng của não Mối liên hệ giữa não và tâm lý là một trong những vấn đề cơ bản của việc lý giải cơ sở tự nhiên, cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý người. Khi có hiện thực khách quan tác động vào não, bộ não tiếp nhận tác động của hiện thực khách quan dưới dạng các xung động thần kinh, cùng với những biến đổi lý hóa ở từng nơ-ron thần kinh, từng xi-náp, các trung khu thần kinh ở bộ phận dưới vỏ và vỏ não, làm cho bộ não hoạt động theo các quy luật thần kinh, tạo nên hiện tượng tâm lý này hay hiện tượng tâm lý khác theo cơ chế phản xạ. Như vậy, tâm lý là kết quả của hệ thống chức năng những hoạt động phản xạ của não. Tuy nhiên, không phải cứ có não và vỏ não là có hiện tượng tâm lý. Đó mới là điều kiện cần, cái quyết định tâm lý là ở chỗ: não phải ở trạng thái hoạt động mới có tâm lý. Và tâm lý cũng không phải do não sinh ra giống như gan tiết ra mật, mà não chỉ quy định hình thức biểu hiện của hiện tượng tâm lý về tốc độ biểu hiện nhanh hay chậm, cường độ mạnh hay yếu. Còn nội dung của hiện tượng tâm lý do hiện thực khách quan, do kinh nghiệm sống, do hoạt động của cá nhân quy định.
  • 17. 16 c. Tâm lý là kinh nghiệm xã hội, lịch sử của loài người biến thành cái riêng của từng người Tâm lý người bao giờ cũng phản ánh hiện thực khách quan, mang bản chất xã hội, mang tính lịch sử của những điều kiện mà con người là một thành viên sống và hoạt động. Do đó, tâm lý người bao giờ cũng mang bản chất xã hội và mang tính lịch sử. • Bản chất xã hội của hiện tượng tâm lý Bản chất xã hội của hiện tượng tâm lý người được thể hiện cụ thể ở nguồn gốc xã hội và nội dung xã hội. - Nguồn gốc xã hội: Tâm lý người có nguồn gốc là hiện thực khách quan (thế giới tự nhiên, thế giới xã hội). Trong đó, nguồn gốc xã hội là cái quyết định tâm lý con người, thể hiện qua các mối quan hệ xã hội: đó là quan hệ đạo đức, pháp quyền, quan hệ giữa con người với con người, quan hệ gia đình, làng xóm, cộng đồng,... Các quan hệ này quyết định bản chất tâm lý người. Nếu thoát ly khỏi các quan hệ này thì tâm lý con người sẽ mất bản tính con người, hoặc rối loạn, hoặc phát triển không bình thường. Trong thực tế, người ta đã tìm được những đứa trẻ bị thú nuôi. Ở những đứa trẻ này, về cấu tạo, hình hài là một con người, nhưng không có các phẩm chất tâm lý người. Chúng không có dáng đứng thẳng và không đi bằng hai chân, không có khả năng tư duy bằng ngôn ngữ, không có khả năng lao động sáng tạo... - Nội dung xã hội: Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao lưu của con người trong các mối quan hệ xã hội. Vì thế, tâm lý người mang đầy đủ dấu ấn xã hội - lịch sử của loài người mà họ là một thành viên sống và hoạt động trong xã hội đó. • Tính lịch sử của hiện tượng tâm lý Tâm lý của mỗi người được hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. Do vậy, tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình tiếp thu và lĩnh hội vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp mà ở đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Trong tất cả các yếu tố trên, hoạt động của con người và mối quan hệ giao tiếp của con người trong xã hội có tính quyết định. Chính vì thế, tâm lý của mỗi cá nhân vừa mang những nét chung, đặc trưng lịch sử - xã hội, vừa mang nét riêng tạo nên bản sắc của mỗi cá nhân.
  • 18. 17 Kết luận: Thông qua ba luận điểm trên giúp chúng ta hiểu một cách khoa học về bản chất của hiện tượng tâm lý người: Tâm lý người là hiện tượng tinh thần do hiện thực khách quan tác động vào giác quan và não một con người cụ thể mà có. Tâm lý người có tính xã hội - lịch sử, tính giai cấp, tính dân tộc, mang màu sắc riêng của bản thân mỗi người. Đây cũng chính là cơ sở để người kỹ sư khi thiết kế và chế tạo bất kỳ một sản phẩm hay hệ thống kỹ thuật đều phải tính đến. Sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu sở thích của mỗi cá nhân mà còn phải phù hợp với nền văn hóa xã hội và các mối quan hệ xã hội trong cùng thời đại mà con người sống và hoạt động. 1.1.4. Chức năng của các hiện tượng tâm lý Như đã đề cập, hiện thực khách quan là nguồn gốc và có thể quyết định tâm lý con người. Nhưng chính tâm lý con người lại tác động trở lại hiện thực khách quan bằng tính năng động, sáng tạo của nó thông qua hoạt động, hành động và hành vi của con người. Mỗi hoạt động, hành động của con người đều do “cái tâm lý” chi phối. Đó chính là những chức năng cơ bản của các hiện tượng tâm lý, được thể hiện ở các mặt sau đây: - Chức năng chung của các hiện tượng tâm lý là định hướng cho hoạt động. Sự định hướng ấy thông qua vai trò của động cơ, mục đích của hoạt động. Động cơ có thể là một nhu cầu được nhận thức, hứng thú, lý tưởng, niềm tin, lương tâm, danh vọng... - Các hiện tượng tâm lý có thể thúc đẩy, lôi cuốn con người hoạt động, khắc phục mọi khó khăn vươn tới mục đích đã đề ra hoặc kìm hãm, hạn chế hoạt động của con người. - Các hiện tượng tâm lý điều khiển, kiểm tra quá trình hoạt động bằng chương trình, kế hoạch, phương pháp, phương thức tiến hành hoạt động, làm cho hoạt động của con người trở nên có ý thức, đem lại hiệu quả nhất định. - Cuối cùng, các hiện tượng tâm lý giúp con người điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với mục tiêu đã xác định, đồng thời phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế cho phép. Nhờ có các chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh nói trên mà tâm lý giúp con người không chỉ thích ứng với hoàn cảnh khách quan, mà còn nhận thức, cải tạo và sáng tạo ra thế giới, và chính trong quá trình đó con người nhận thức, cải tạo chính bản thân mình.
  • 19. 18 1.1.5. Phân loại các hiện tượng tâm lý Có nhiều cách phân loại hiện tượng tâm lý. Tuy nhiên, cách phân loại phổ biến là dựa theo thời gian tồn tại và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách. Theo cách này, các hiện tượng tâm lý được chia thành ba loại chính sau đây. a. Các quá trình tâm lý Là những hiện tượng tâm lý diễn ra có mở đầu, có diễn biến và có kết thúc. Quá trình tâm lý thường diễn ra trong một thời gian ngắn, kết thúc tương đối rõ ràng, bao gồm: • Quá trình nhận thức: Là quá trình phản ánh bản thân các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan. Dựa vào lý luận nhận thức của triết học Mark, có các quá trình nhận thức sau: - Nhận thức cảm tính: Phản ánh những thuộc tính bên ngoài không bản chất của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan. Nhận thức cảm tính giúp con người hiểu biết về thế giới khách quan, và được diễn ra với hai giai đoạn: Cảm giác và Tri giác. - Nhận thức trung gian: Phản ánh thuộc tính khái quát bên ngoài không bản chất của một nhóm sự vật, hiện tượng cùng loại; giúp con người lưu giữ được hình ảnh của sự vật, hiện tượng khi chúng thôi không còn trực tiếp tác động. Đó là quá trình Trí nhớ. • Nhận thức lý tính: Phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng mà trước đó, con người chưa biết. Nhận thức lý tính giúp con người cải tạo được thế giới khách quan, và được diễn ra với hai giai đoạn: Tư duy và Tưởng tượng. • Quá trình xúc cảm: Là sự biểu thị thái độ của con người đối với đối tượng mà con người nhận thức được như: sự hài lòng, phấn khởi, buồn phiền, thất vọng, lo âu, chán nản,… • Quá trình ý chí và hành động ý chí: Là quá trình con người tác động vào thế giới khách quan nhằm cải tạo thế giới khách quan. c. Các trạng thái tâm lý Là hiện tượng tâm lý diễn ra trong một thời gian dài, việc mở đầu và kết thúc thường không rõ ràng, chẳng hạn: Hôm nay trời nhẹ lên cao/ Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn (Xuân Diệu). Các trạng thái tâm lý thường gặp: bâng khuâng, do dự, hồi hộp, lo lắng, chú ý,…
  • 20. 19 d. Các thuộc tính tâm lý Là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách, chi phối các quá trình tâm lý và trạng thái tâm lý của con người. Chúng ta có các thuộc tính tâm lý như: Xu hướng - Mặt chỉ đạo của nhân cách; Tính cách - Mặt bản chất của nhân cách; Khí chất - Sắc thái biểu hiện của nhân cách; Năng lực - Khả năng hiện thực của một nhân cách. Có thể nói, thế giới tâm lý của con người vô cùng đa dạng, phong phú và phức tạp. Có nhiều loại hiện tượng tâm lý, có nhiều mức độ khác nhau và chúng có mối liên hệ mật thiết, biện chứng với nhau. CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜI Các quá trình tâm lý Các trạng thái tâm lý Các thuộc tính tâm lý Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý người [7]. 1.2. TÂM LÝ HỌC KỸ SƯ 1.2.1. Khái niệm chung a. Khái niệm tâm lý học kỹ sư Tâm lý học kỹ sư là một chuyên ngành của tâm lý học, nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với các hệ thống kỹ thuật và công nghệ (máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật,…) b. Nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học kỹ sư Tâm lý học kỹ sư tập trung nghiên cứu sâu về mối liên hệ tồn tại giữa con người và máy móc, thiết bị và công nghệ. Mối liên hệ này chặt chẽ tới
  • 21. 20 mức tạo thành một hệ thống thống nhất “Người - Máy” (Sơ đồ 1.2). Và trong hệ thống này, mỗi thành tố lại được coi là một hệ thống riêng biệt chứa đựng các tiểu hệ thống trong nó. Chẳng hạn, hệ thống con người, hệ thống máy móc,... Trong hệ thống Người - Máy, sự hoạt động máy móc phụ thuộc vào hành động của con người, và ngược lại hành động của con người phụ thuộc vào sự hoạt động của máy móc. Do đó, con người cần phải học cách sử dụng máy móc nhưng máy móc cũng cần phải được thiết kế, chế tạo sao cho con người có thể sử dụng nó một cách chính xác, thuận lợi nhất. Bộ phận điều khiển Máy móc Con người Bộ phận chỉ báo Sơ đồ 1.2: Sự tác động qua lại giữa con người và máy móc trong hệ thống thống nhất [5]. Trong hệ thống “Người - Máy”, con người là khâu chủ đạo. Trong đó, hoạt động của con người rất phức tạp bao gồm 4 giai đoạn: - Giai đoạn nhận những thông tin cơ bản về hoạt động của máy - Giai đoạn đánh giá thông tin. - Giai đoạn ra quyết định về những hành động cần thiết trên cơ sở phân tích các thông tin. - Giai đoạn thực hiện quyết định. Chúng ta có thể hiểu rõ về hoạt động của con người qua sơ đồ 1.3. Trong đó, giai đoạn nhận những thông tin về hoạt động của máy móc dựa vào hệ thống các giác quan như: tầm nhìn, thính giác hay xúc giác (cảm nhận về nhiệt độ). Ở giai đoạn đánh giá thông tin và giai đoạn ra quyết định hành động sẽ do hệ thần kinh trung ương đảm nhận. Ở giai đoạn cuối cùng, thực hiện quyết định do hệ thống các cơ quan vận động đảm nhận như: Cánh tay, chân, toàn thân hay các ngón tay, ngón chân,... cùng nhiều những hệ thống hỗ trợ khác.
  • 22. 21 Sơ đồ 1.3: Các hệ thống con (bộ phận) trong hệ thống con người [12]. Như vậy, có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng tới tốc độ và độ chính xác của các hành động của con người trong hệ thống “Người - Máy”. Nếu xét riêng về hệ thống máy móc, chúng ta nhận thấy, giai đoạn thu nhận thông tin từ hệ thống máy móc phụ thuộc vào các nhân tố quyết định tốc độ tri giác và phụ thuộc vào các yêu cầu về mặt tâm lý được tính đến trong việc chế tạo phương tiện truyền đạt thông tin. Đó chính là các bộ phận chỉ báo. Còn giai đoạn thực hiện quyết định phụ thuộc vào việc bố trí các bộ phận điều khiển phù hợp với những yêu cầu về mặt tâm lý. Nhiệm vụ của các kỹ sư là thiết kế hệ thống máy móc kỹ thuật phức tạp này. Tuy nhiên, khi thiết kế, người kỹ sư cần phối hợp với các nhà tâm lý học để có được những tài liệu về số lượng và các loại tín hiệu có thể giúp người sử dụng tiếp nhận dễ dàng cũng như cần phải trình bày và phân bố các dụng cụ như thế nào thì tốt hơn để con người có thể làm tròn chức năng kiểm tra và điều khiển được máy móc, thiết bị,... Do vậy, các nhiệm vụ cụ thể của tâm lý học kỹ sư bao gồm: - Áp dụng các nguyên tắc, các quy luật tâm lý vào việc thiết kế và vận hành các máy móc, thiết bị và công nghệ. - Nghiên cứu cách thức con người tương tác, sử dụng máy móc, thiết bị và công nghệ. - Nghiên cứu cách thức thiết kế và vận hành máy móc, thiết bị, công nghệ phù hợp, an toàn và thân thiện với người sử dụng.
  • 23. 22 - Nghiên cứu nhu cầu của con người đối với máy móc, thiết bị và công nghệ. - Giảm thiểu các rủi ro, tai nạn khi con người sử dụng máy móc, thiết bị và công nghệ. Tóm lại, tâm lý học kỹ sư nghiên cứu nhằm tạo những điều kiện thuận lợi và sự hài lòng cho con người trong quá trình làm việc với máy móc, thiết bị, để làm giảm nhẹ công sức của con người và nâng cao năng suất lao động. c. Trường cảm giác và trường vận động • Trường cảm giác: Là phạm vi trong đó con người có thể tiếp nhận thông tin trên các bề mặt của bộ phận chỉ báo (báo hiệu). Trong trường cảm giác chú ý đến các thành phần: Thị giác, thính giác, xúc giác (vận động giác). Trường vận động: Là toàn bộ phạm vi không gian để con người có thể thực hiện các động tác lao động cần thiết cho kết quả hoạt động của hệ thống Người - Máy. Hình 1.1: Tương tác giữa con người và máy móc/thiết bị trong trường cảm giác và trường vận động [12] 1.2.2. Nội dung nghiên cứu của tâm lý học kỹ sư Để tạo điều kiện thuận lợi cho cho con người trong mối quan hệ với máy móc thiết bị, nhằm giảm nhẹ sức lao động và nâng cao năng suất lao động, cũng như sự hài lòng và thoải mái của con người khi sử dụng, tâm lý học kỹ sư tập trung vào ba vấn đề cơ bản sau: - Trong số các công cụ máy móc thiết bị đem ra so sánh thì loại nào là tốt nhất.
  • 24. 23 - Trong các máy móc thiết bị dụng cụ đã có, theo quan điểm tâm lý học thì cái gì là tốt, và cái gì là không tốt đối với con người. - Cần chú ý những yêu cầu nào về tâm lý khi thiết kế máy móc, hệ thống kỹ thuật. Trong đó, vấn đề thứ 3 luôn khó khăn và phức tạp hơn cả. Nếu không được thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến những vấn đề còn lại. Vì vậy trong quá trình thiết kế hệ thống kỹ thuật, người kỹ sư cần tuân thủ theo những kết quả nghiên cứu và yêu cầu về mặt tâm lý đã được nghiên cứu. a. Bộ phận chỉ báo • Khái niệm bộ phận chỉ báo: Là các phương tiện gián tiếp truyền đạt thông tin từ hệ thống máy móc đến con người, bao gồm: các máy đo, các bóng đèn hiệu, bảng tín hiệu, sơ đồ,… Các bộ phận chỉ báo tác động đến cả 5 giác quan của con người nhưng chủ yếu là thị giác. Nhiệm vụ của tâm lý học kỹ sư là phải làm cho bộ phận chỉ báo thích ứng với những đặc điểm tri giác của con người. Để làm nhiệm vụ này, các nhà tâm lý học đã nghiên cứu khả năng của các cơ quan cảm giác của con người. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng mỗi loại giác quan đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Chẳng hạn, thính giác cho cảm giác liên tục hơn so với thị giác, thị giác có tính lựa chọn và gián đoạn hơn… Trên thực tế, khi thiết kế bộ phận chỉ báo, người kỹ sư cố gắng làm các bộ phận chỉ báo tác động lên các cơ quan phân tích khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các bộ phận chỉ báo có tác động đến thị giác và thính giác là chủ yếu. Trong số các dụng cụ chỉ báo thị giác, dụng cụ chỉ báo có hình thức bảng số có thang chia độ (có kim chỉ báo) giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nội dung thông tin của bộ phận chỉ báo gồm: - Thông tin về mặt số lượng: Cho biết trạng thái của hiện tượng này hay hiện tượng khác, đọc được giá trị thực của một đại lượng, xác định một cách chính xác một đại lượng nào đó tính thành đơn vị. - Thông tin về chất lượng: Báo về mức độ sai lệch của quy trình so với bình thường. - Thông tin kiểm tra: Cho biết cơ chế tương ứng có hoạt động hay không hoạt động và hoạt động của máy có diễn ra bình thường không.
  • 25. 24 - Thông tin về tình huống đột biến, báo động, nguy hiểm thông qua chuông, đèn hiệu,… - Chỉ báo thông tin kiểm tra các thao tác ra lệnh điều chỉnh: kiểm tra các thao tác đóng, mở, dừng lại, khởi động hoặc điều chỉnh (phù hợp với trạng thái hoặc giá trị mong muốn). Việc chọn chỉ báo nào khi thiết kế các phương tiện kỹ thuật là do đặc điểm của thông tin cần cho người thao tác quyết định. Bộ phận chỉ báo được dùng phổ biến nhất là đồng hồ chỉ báo bảng số có thang chia độ và kim chỉ báo. Khi thiết kế, các nhà tâm lý học kỹ sư luôn tính toán để giúp con người đọc nhanh nhất và chính xác nhất về thông tin của máy móc. • Những yêu cầu về tâm lý khi thiết kế bộ phận chỉ báo Thiết kế bộ phận chỉ báo, người kỹ sư phải chú ý đến những kết quả đã được nghiên cứu về mặt tâm lý sau đây.  Độ chính xác và tốc độ của việc đọc các chỉ báo phụ thuộc vào hình dạng của thang chia độ Trên bộ phận chỉ báo, mặt số phải thiết kế sao cho người sử dụng đọc chính xác các con số và đọc với tốc độ nhanh nhất. Các nhà tâm lý học đưa ra các hình dạng của bảng số có thang chia độ và kim chỉ báo để so sánh. Theo đó, độ chính xác của việc đọc các hình dạng mặt số như Hình 1.2 và được xếp theo thứ tự qua Bảng 1.1 sau đây. Hình 1.2: Các dạng mặt số của đồng hồ [5]. (a): Hình cửa sổ mở; (b): Hình tròn; (c): Hình bán nguyệt (d): Hình chữ nhật nằm ngang; (đ): Hình chữ nhật nằm dọc
  • 26. 25 Bảng 1.1: Sự phụ thuộc độ chính xác của việc đọc vào hình dạng của thang chia độ [5]. Hình dạng của thang chia độ a b c d đ Đọc sai thang chia độ tính theo % 0,5 10,9 16,6 27,5 35,5  Tốc độ, độ chính xác của việc đọc thông tin phụ thuộc vào sự chuyển động của các kim chỉ báo hay bảng chia độ Cơ chế hoạt động của bộ phận chỉ báo: Kim chuyển động hay bảng chia độ chuyển động? Điều này đã được các công trình nghiên cứu cho thấy: thời gian là yếu tố quyết định, việc lựa chọn cơ chế hoạt động tuỳ thuộc vào thời gian lộ sáng. - Thời gian lộ sáng dưới 0,5 giây: Bảng chia độ chuyển động, kim cố định sẽ giúp con người đọc chính xác. Bởi vì, khi thời gian ngắn mà thiết kế kim quay, con người phải nhìn theo dễ mỏi mắt, đọc các thông tin không chính xác. - Thời gian lộ sáng trên 0,5 giây: Kim chuyển động, bảng chia độ cố định là tốt nhất, bởi vì khi thời gian lộ sáng tăng, kim quay chậm con người chỉ nhìn vào một điểm.  Kết quả nghiên cứu về các thành phần của dụng cụ chỉ báo như các vạch kẻ, các chữ số, kim chỉ báo và màu sắc cụ thể như sau: - Đối với các vạch kẻ, có thể có vạch kẻ kích thước lớn, trung bình hoặc nhỏ. Nếu vạch kẻ lớn được ghi bằng con số. - Kích thước của chữ số trên bề mặt bảng chia độ: Dựa trên lý thuyết tri giác về quan hệ giữa hình và nền, do đó mà thang chia độ trên mặt số thiết kế theo nguyên tắc đơn giản, tính liên tục và tính thống nhất và được tính chi tiết như sau: + Tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều cao của chữ bằng 1/1,25 là dễ đọc nhất. Tùy thuộc vào màu nền mà có các tỷ lệ cụ thể sau đây:  Nếu chữ số có màu đen trên nền trắng, tỷ lệ sẽ là 1/6 hoặc 1/8.  Nếu chữ số có màu trắng trên nền đen, tỷ lệ sẽ là 1/10 hoặc 1/20.  Nếu sự tương phản giữa màu của chữ số và màu nền nền thấp, tỷ lệ sẽ là 1/5.  Trong trường hợp các chữ số được chiếu sáng thì tỷ lệ đó nằm trong khoảng từ 1/10 đến 1/40. + Hình dáng các con số phải thiết kế sao cho không có sự nhầm lẫn giữa các số.
  • 27. 26 - Đối với các kim chỉ: Khi chuyển động cũng như khi đứng yên luôn phải gần với các vạch chia độ nhất nhưng không phủ lấp các chữ số. Khoảng cách giữa đầu kim chỉ và vạch chia độ ở vào khoảng 0.8mm là thích hợp, mặt số và kim chỉ thường vận dụng sự tương phản màu sắc như đen trắng, trắng hoặc vàng trên nền đen. Cụ thể: + Trong điều kiện chiếu sáng bình thường: Các vạch kẻ, chữ số và kim chỉ thường có màu đen trên nền màu trắng. + Ở mức độ chiếu sáng thấp hơn: Các vạch kẻ, chữ số và kim chỉ sẽ có màu trắng hoặc màu vàng trên nền màu đen. Để đọc các thông tin về chất lượng và thông tin về kiểm tra, đôi khi người ta không cần thiết kế các vạch kẻ trên thang chia độ mà chỉ cần sơn màu với một ý nghĩa chính xác lên các vùng khác nhau của nó như ở Hình 1.3 sau đây. Tóm lại, qua việc nghiên cứu, đánh giá sự bố trí về mặt chỉ báo, yêu cầu về mặt tâm lý phải thể hiện được hai khía cạnh: - Dễ đọc, đọc được nhanh và chính xác. - Dễ dàng cho việc điều khiển. Vì vậy, khi chế máy móc, hệ thống kỹ thuật cần lưu ý, nghiên cứu về trường cảm giác con người trong điều kiện lao động cụ thể. Chú ý đến ảnh hưởng của môi trường như, ánh sáng, màu sắc, nhiệt độ, độ rung,… nhằm hạn chế các tác động xấu ảnh hưởng tới quá trình cảm nhận của con người. b. Bộ phận điều khiển • Khái niệm bộ phận điều khiển: Là những con đường, hay những phương tiện nhờ đó mà con người điều chỉnh và tối ưu hoá sự vận hành của một chiếc máy hay một quy trình, bao gồm: Nút bấm bằng tay, chân, khóa ngắt, công tắc, núm xoay, tay quay, vô lăng, tay gạt, bàn phím, bàn đạp,…
  • 28. 27 Các bộ phận điều khiển là những thiết bị truyền thông tin của hệ thống và có thể được đặc trưng ở loại thông tin cung cấp (Bảng 1.2). Bảng 1.2: Các bộ phận điều khiển Van tay gạt khí nén Máy xay thịt tay quay Tay quay của máy tiện Công tắc Khóa ngắt Núm xoay Tay gạt Tay quay Công tắc xoay 3 vị trí Tay gạt của máy dập Khóa chốt núm xoay Khóa ngắt mạch loại kẹp Chìa khóa bộ ngắt điện
  • 29. 28 Bàn đạp xe đạp Vô lăng tàu Bàn đạp Vô lăng Bàn phím Bàn đạp chân máy khâu Vô lăng xe hơi Bàn phím đàn piano Bàn phím máy tính • Các chức năng của bộ phận điều khiển E.J. McComick đã hệ thống hoá các chức năng của dụng cụ điều khiển và loại thông tin tương ứng thông qua Bảng 1.3 sau đây: Bảng 1.3: Chức năng và thông tin tương ứng của bộ phận điều khiển [5] Loại chức năng Thông tin tương ứng a. Vận hành (xuất phát, dừng lại) - Thông tin về tình trạng b. Điều khiển không liên tục (ở từng vị trí riêng rẽ) - Thông tin về tình trạng - Thông tin về số lượng - Thông tin kiểm tra c. Kiểm tra số lượng - Thông tin về số lượng
  • 30. 29 d. Kiểm tra liên tục - Thông tin về số lượng - Thông tin tính toán - Ghi lại thông tin e. Nhập dữ liệu (vi tính, đánh máy,…) - Thông tin mã hoá • Phân loại các bộ phận điều khiển Căn cứ vào chức năng đã xét ở trên, có thể phân loại các kiểu bộ phận điều khiển như Bảng 1.4 sau đây: Bảng 1.4: Các kiểu bộ phận điều khiển và chức năng của chúng [5]. Bộ phận điều khiển Chức năng Hoạt hoá Điều khiển không liên tục Kiểm tra số lượng Kiểm tra liên tục Đầu vào 1. Nút bấm bằng tay X 2. Nút bấm bằng chân X 3. Khóa ngắt X X 4. Công tắc xoáy có chọn lọc X 5. Núm xoay X X X 6. Tay quay X X 7. Vô lăng X X 8. Tay gạt/Cần gạt X X 9. Bàn đạp X X 10. Bàn phím X Hiệu quả của các bộ phận điều khiển phụ thuộc vào việc tính đến những đặc điểm nhân trắc học (kích thước những bộ phận chủ yếu của cơ thể người lao động có liên quan trực tiếp đến công việc điều khiển) và những đặc điểm tâm lý người lao động. Các nhà tâm lý học kỹ sư đã đưa ra các yêu cầu khi thiết kế các bộ phận điều khiển căn cứ trên việc nghiên cứu các vùng làm việc tối
  • 31. 30 ưu và đặc điểm vận động của con người (cường độ, độ chính xác, quỹ đạo, tốc độ,…) • Các quy luật khách quan trong việc lựa chọn các bộ phận điều khiển Tâm lý học kỹ sư nghiên cứu các mặt mạnh và mặt yếu của bộ phận điều khiển. Vì vậy, khi lựa chọn các kiểu bộ phận điều khiển cho từng trường hợp cụ thể cần chú ý đến các quy luật khách quan sau đây. - Sự điều khiển bằng tay đạt độ chính xác cao hơn nhiều so với điều khiển bằng chân. - Bộ phận điều khiển bằng chân được sử dụng đối với những vận động không đòi hỏi độ chính xác, đặc biệt những động tác đòi hỏi lực lớn. - Tay gạt và vô lăng có hiệu quả gần như nhau, nên chọn tay gạt vì nó cho phép thực hiện động tác bằng một tay. Sử dụng vô lăng trong những động tác đòi hỏi một lực lớn, phải dùng 2 tay. - Việc thực hiện các vận động theo đường tròn ở con người thuận lợi hơn những vận động theo đường thẳng. Những vận động của chân không nên theo mặt phẳng ngang vì cử động đó không đặc trưng cho cơ thể con người, nhanh chóng dẫn đến sự mệt mỏi. - Sự điều khiển bằng nút bấm rất có hiệu quả, và được sử dụng nhiều trong thiết kế các bộ phận điều khiển. • Các nguyên tắc khi thiết kế bộ phận điều khiển Các nghiên cứu về mặt tâm lý đã đưa ra hàng loại những yếu tố sau đây giúp cho người kỹ sư khi thiết kế bộ phận điều khiển. - Nút bấm bằng tay: Bề mặt của nút bấm bằng tay phải lớn hơn đầu ngón tay dùng để thao tác, bề mặt nên làm hơi thô ráp. Nếu trong điều kiện không cần găng tay, chu vi của nút bấm khoảng 3-25 mm và 6-50 mm nếu thao tác có găng tay. Nên đặt nút bấm hơi sâu xuống trên giá điều khiển hoặc được bảo vệ bằng một khung nhỏ. - Nút bấm bằng chân: Thông thường nút bấm được thao tác bằng mũi chân, vì vậy nó có những đặc điểm giống với một bàn đạp và được sử dụng khi cả hai tay đều bận. Đường kính của nút bấm bằng chân tốt nhất trong khoảng 12,7-50 mm, không nên quá nhỏ. Chu vi của nút bấm tuỳ thuộc điều kiện cụ thể: nếu người thao tác có đi giày thì sẽ trong khoảng 12,7-50 mm, còn nếu thao tác viên đi ủng thì sẽ trong khoảng 25-100 mm. - Khoá ngắt: Là một dạng tay gạt nhỏ được sử dụng nhiều nhất ở 3
  • 32. 31 vị trí, và phải ở vào khoảng 30độ đến 40 độ. so với vị trí trung tâm. Có thể tác động nhanh và đồng thời nhiều khoá ngắt nếu chúng được đặt trên cùng một hàng thẳng. - Công tắc xoay có chọn lọc: Loại công tắc này rất thuận lợi khi cần một số lượng lớn các vận động. Ngoài ra, nó chiếm ít chỗ vì có thể thay thế được cho một loạt nút bấm hoặc khoá ngắt ở hai vị trí. Số lượng các vị trí có thể nằm trong khoảng 3-24mm, với khoảng cách tối thiểu giữa hai vị trí kế tiếp nhau là 6,5mm. - Núm xoay: Dụng cụ này dùng để kiểm tra và có thể thao tác thuận tiện bằng cách dùng các ngón tay xoay (vặn) về hai bên. Núm xoay dùng cho những vận động nhẹ nhàng trong trường hợp một số chức năng liên tục khi độ chịu tải riêng của thiết bị và của các hệ thống là quá nhỏ. Tùy theo độ chịu tải khi quay mà có đường kính tối ưu khi thiết kế. Đa phần đường kính nằm trong khoảng 50 mm. Khi có nhiều núm xoay mà cần được thao tác đúng cần phải phân biệt thông qua hình dạng và độ lớn. Cũng có thể phân biệt thông qua cấu trúc bề mặt. Thường có 3 loại: Bề mặt trơn hoặc phẳng; Bề mặt có những đường rãnh; Bề mặt có các mấu. - Tay quay: Bộ phận điều khiển này được sử dụng khi góc quay lớn hơn 90 độ và yêu cầu những vòng quay đầy đủ và nhanh trong những trường hợp cần tác động những lực lớn để vận hành những cấu kiện của máy. Giá trị tối thiểu của đường kính của thiết bị này được thay đổi tuỳ theo lực tác động và vị trí khác nhau theo chiều cao so với mặt đất. Vị trí thuận tiện nhất là trước mặt người thao tác theo đường thẳng ngang và gắn với trọng tâm của cơ thể. - Cần gạt: Loại thiết bị này được điều khiển bằng tay, có hình dạng giống cây gậy, dùng để vận hành xung quanh một điểm tựa. Cần gạt được sử dụng khi quãng đường đi là ngắn, đòi hỏi một vận động nhanh nhưng phải chính xác và khi cung vận động lớn hơn 90 độ. Khi tiến hành những vận động nhẹ nhàng, cần thiết kế thêm các giá đỡ (điểm tựa) cho một số bộ phận cơ thể như: cho khuỷu tay cho những vận động rộng của tay, cho cánh tay và những vận động nhỏ và cho cổ tay khi việc thao tác sử dụng các ngón tay. - Vô lăng: là một thiết bị tròn, thao tác thuận tiện được bằng cả hai tay. Vô lăng được sử dụng trong các trường hợp cụ thể sau: + Vận động đòi hỏi vận tốc quay nhỏ (một vòng trên một phút).
  • 33. 32 + Những động tác nhẹ nhàng khi cung dịch chuyển không quá 90 độ đến 120 độ. + Khi vòng quay phải rất chính xác. + Khi đòi hỏi những lực tác động lớn hơn so với các thiết bị khác. Nếu người vận hành ngồi trước vô lăng, đường kính tối thiểu thay đổi tuỳ thuộc vào lực được yêu cầu và chiều cao tính từ sàn. Còn người vận hành đứng để thao tác vô lăng, trung tâm của vô lăng đặt theo mặt phẳng đứng thì vô lăng phải đặt cao ngang với chiều của khuỷu tay (khoảng 102- 112 cm tính từ sàn). Nếu thao tác ở vị trí ngồi, đường kính của vô lăng đứng sẽ ở vào khoảng 306-356 mm, chiều cao của trục sẽ là khoảng 460 mm tính từ bề mặt ghế ngồi, còn khoảng cách đối với lưng tựa của ghế là khoảng 360 mm. Để vận động tiến hành được chính xác, cung dịch chuyển của vô lăng không nên vượt quá 60o so với vị trí bình thường. Nếu cung dịch chuyển lớn hơn cần thay đổi vị trí của tay trên vô lăng. - Bàn đạp: Là thiết bị được sử dụng với vận động trực tuyến kế tiếp, được sử dụng khi đòi hỏi lực tác động rất mạnh và thao tác bằng chân. Bàn đạp dùng để kiểm tra thường xuyên độ chính xác trung bình hoặc cho những thao tác như khởi động/dừng lại hoặc lên/xuống. Khi thao tác được thực hiện từ vị trí đứng, bàn đạp phải được đặt lọt sâu trong sàn sao cho hai chân phải ở cùng trên cùng một mặt phẳng. Nếu bàn đạp do bàn chân thao tác phải được cố định ở một góc 10 độ so với mặt phẳng ngang và đường đi của bàn đạp không vượt quá một góc 20 độ dướimặt phẳng ngang. - Bàn phím: thiết bị này dùng để nhập thông tin và có nhiều loại khác nhau nhưng đa phần sử dụng chữ cái hay các chữ số cho các loại thiết bị kỹ thuật và điện tử. Trong một số trường hợp, người thao tác phải dùng một lực nhất định để thao tác trên bàn phím như đánh máy chữ hoặc đánh đàn piano. Tuy nhiên, một số trường hợp thì lực đó lại do chính bản thân thiết bị sản sinh ra như trong các máy chữ chạy bằng điện hoặc máy vi tính. Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ, loại thiết bị này được cải tiến và đổi mới nên việc thao tác nhập dữ liệu được thay đổi. Chẳng hạn, thực hiện trên bàn phím cảm ứng, giọng
  • 34. 33 nói hoặc những cử động của mắt do một loạt những dụng cụ tinh xảo ghi lại, thậm chí qua sóng não… • Mã hoá các bộ phận điều khiển Cho dù bộ phận điều khiển thuộc kiểu nào, điều cơ bản là làm sao phải được dễ nhận ra, nhận ra nhanh chóng và chính xác. Trong hoạt động nghề nghiệp, có những tình huống trong đó nếu không nhận dạng nhanh chóng và đúng các bộ phận điều khiển thì có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Do đó phải quan tâm đến việc mã hoá các bộ phận điều khiển song song với việc giải mã các tín hiệu. Có thể sử dụng nhiều loại mã khác nhau: - Mã hoá bằng hình dạng: Sự khác biệt giữa các bộ phận điều khiển bằng hình dạng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi mà con người làm việc trong điều kiện vừa phải thực hiện các thao tác nhanh vừa không có sự tham gia của thị giác Hình 1.4: Các dạng quả nắm [5]. - Mã hoá bằng độ lớn: Cách mã hoá này ít được sử dụng hơn so với mã hoá bằng hình dạng, bởi vì khi số lượng các kích cỡ khác nhau tăng lên thì bản thân nó sẽ là một yếu tố tạo điều kiện cho sự nhầm lẫn. Sự khác biệt về độ lớn giữa hai bộ phận kế tiếp nhau vào khoảng 20%. - Mã hoá bằng vị trí: Chỉ sử dụng trong trường hợp các bộ phận điều khiển không nhiều.
  • 35. 34 - Mã hoá bằng màu sắc: Đây là cách mã hoá nhận biết bộ phận điều khiển bằng thị giác. Hiệu quả của nó tăng lên khi có sự kết hợp màu sắc gắn với một ý nghĩa chức năng nhất định. Số lượng màu sắc được sử dụng không cần nhiều. Hình thức mã hoá này có nhược điểm là không thể sử dụng trong điều kiện chiếu sáng thấp. Trong khi sử dụng các mã để nhận dạng các bộ phận điều khiển, nên sử dụng phối hợp hai hay nhiều hệ thống mã hoá. Điều này có thể thực hiện bằng hai cách: Cách thứ nhất: Phối hợp hai hay nhiều mã khác nhau. Chẳng hạn, phân biệt các nút bấm bằng cách cùng một lúc lưu ý đến đường kính, độ dày và chất liệu của chúng. Cách thứ hai: Có thể nhận biết bằng cách phối hợp giữa hình dạng và màu sắc của các bộ phận điều khiển. c. Các nguyên tắc phân bố bộ phận chỉ báo và bộ phận điều khiển - Nguyên tắc tính kế tục của việc sử dụng: Các phương tiện chỉ báo và các bộ phận điều khiển được sử dụng theo một trình tự nhất định, được sắp xếp gần nhau theo một hàng thẳng từ trái sang phải. - Nguyên tắc tần số sử dụng: những thiết bị, bộ phận điều khiển được sử dụng thường xuyên đặt ở vùng tối ưu ( Hình 1.5). - Nguyên tắc tầm quan trọng tương đối: Ưu tiên các thiết bị sử dụng không thường xuyên nhưng đòi hỏi có độ chính xác cao đặt ở vùng tối ưu. - Nguyên tắc chức năng: Các phương tiện chỉ báo và các bộ phận điều khiển thuộc cùng một quá trình hay chức năng được sắp xếp thành một khối, cụ thể: + Phân bố theo một trật tự của quy trình công nghệ. + Phân loại và bố trí các dụng cụ cùng đo một đại lượng vật lý vào một nhóm. Chẳng hạn, cùng đo nhiệt độ vào một chỗ, sau đó đến nhóm những dụng cụ đo áp suất, sự bốc hơi,… + Phân loại và bố trí các dụng cụ chỉ báo theo các tổ hợp máy: tất cả các thông số kỹ thuật của một tổ hợp được đặt vào một nhóm…) + Phân bố theo nhóm chức năng. Nếu trong quá trình công nghệ có thể tách ra những nhóm lớn các biến số (đầu vào, đầu ra hoặc mang tính chất khác) thì các dụng cụ chỉ báo có thể được phân bố theo các nhóm tương tự như vậy. Chẳng hạn nồi hơi ở trung tâm nhiệt lượng: các thông số về nhiên liệu, không khí, khí cháy, hơi nước,…
  • 36. 35 Hình 1.5: Vùng tối ưu và tối đa trên bàn làm việc [5] CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I 1. Tâm lý học là gì? Tâm lý học kỹ sư là gì? Phân biệt nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học và của tâm lý học kỹ sư? 2. Phân tích bản chất của hiện tượng tâm lý người theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Hãy tìm một sản phẩm hay hệ thống kỹ thuật và chỉ ra trong thiết kế đó, người kỹ sư đã áp dụng các luận điểm về bản chất của các hiện tượng tâm lý con người như thế nào? 3. Phân biệt khái niệm trường cảm giác và trường vận động. 4. Trình bày khái niệm bộ phận chỉ báo và bộ phận điều khiển. 5. Phân tích những yêu cầu khi thiết kế bộ phận chỉ báo và bộ phận điều khiển? Áp dụng vào thiết kế một bộ phận chỉ báo và bộ phận điều khiển của một hệ thống kỹ thuật cụ thể.
  • 37. 36 Chương II QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên có khả năng: - Phát biểu được các khái niệm cảm giác, tri giác và phân biệt được những điểm giống và khác nhau giữa chúng. - Phân tích được các quy luật của cảm giác và tri giác, chỉ ra được các quy luật của cảm giác và tri giác đã được vận dụng trong các hệ thống kỹ thuật, và vận dụng được các quy luật của cảm giác và tri giác trong thiết kế hệ thống kỹ thuật. - Phát biểu được khái niệm trí nhớ. - Phân tích được các giai đoạn cơ bản của trí nhớ. - Giải thích được sự quên và biết vận dụng được những biện pháp để chống quên. - Trình bày được khái niệm tư duy, tưởng tượng và phân biệt được sự giống và khác nhau giữa chúng. - Phân tích được các đặc điểm của tư duy và lấy được ví dụ minh hoạ. - Phân tích được các phương pháp sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng và áp dụng các phương pháp này để sáng tạo các sản phẩm hay hệ thống kỹ thuật phục vụ cuộc sống của con người. 2.1. NHẬN THỨC CẢM TÍNH 2.1.1. Cảm giác a. Định nghĩa Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật, hiện tượng khách quan khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan của chúng ta. Ví dụ: khi nhìn cái bảng thấy nó màu xanh đen, khi sờ tay vào bảng thấy bảng trơn và nhẵn, thấy đói bụng khi đến giờ ăn,… Như vậy, ở mức độ cảm giác, chúng ta mới chỉ có những hiểu biết mơ hồ, chung chung về sự vật, hiện tượng chứ chưa phản ánh đầy đủ, trọn vẹn thuộc tính của vật tác động. Đó chính là những hạn chế của cảm giác.
  • 38. 37 b. Vai trò của cảm giác Mặc dù có những hạn chế, nhưng cảm giác lại đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống, trong hoạt động, đó là: - Cảm giác đưa lại cho chúng ta nguồn tài liệu phong phú, nó cung cấp tài liệu cho các giai đoạn nhận thức cao hơn. Không có tài liệu của cảm giác mang lại thì không có bất cứ tri thức nào hết. Bởi vậy, nói như Lênin: Cảm giác là nguồn gốc duy nhất của sự hiểu biết. Hay nói một cách hình ảnh “cảm giác là viên gạch đầu tiên để xây lên tòa lâu đài của nhận thức”. - Cảm giác là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động cân bằng của vỏ não. Nhờ đó, đảm bảo hoạt động tinh thần của con người được bình thường. Các công trình nghiên cứu cho thấy, trong trạng thái đói cảm giác các chức năng hoạt động tâm sinh lý của con người sẽ bị rối loạn. - Cảm giác giúp con người định hướng trong hành vi, trong hoạt động và nhiều khi cảm giác tạo nên ở chúng ta một năng lực đặc biệt - đó là tính nhạy cảm, nhờ đó làm cho cảm giác của con người trở nên tinh vi, nhạy bén hơn và tế nhị hơn. Trên thực tế, cảm giác chính là con đường nhận thức đặc biệt của những người bị khuyết tật. Trong cuộc sống, những người mù, điếc nhận ra những người thân và hàng loạt đồ vật qua xúc giác, thính giác,… c. Các quy luật cảm giác  Quy luật về ngưỡng cảm giác Muốn có cảm giác, phải có kích thích trực tiếp tác động vào giác quan. Nhưng không phải mọi kích thích trực tiếp tác động đều gây ra cảm giác. Kích thích quá yếu sẽ không gây cảm giác. Nếu kích thích quá mạnh thì cũng không còn cảm giác. Muốn gây ra cảm giác thì cường độ của tác nhân kích thích phải đạt tới một ngưỡng giới hạn nhất định. Vậy, giới hạn mà ở đó, kích thích gây ra được cảm giác, gọi là ngưỡng cảm giác. Có hai loại ngưỡng: ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt.  Ngưỡng tuyệt đối - Ngưỡng tuyệt đối phía dưới: Là cường độ tác nhân kích thích tối thiểu để gây ra được cảm giác. - Ngưỡng tuyệt đối phía trên: Là cường độ tác nhân kích thích tối đa để vẫn còn được cảm giác.
  • 39. 38 Giữa hai ngưỡng có một vùng gọi là vùng phản ánh tốt nhất, tức là trong phạm vi vùng phản ánh này, con người sẽ cảm nhận rõ và phản ánh chính xác tác nhân đang kích thích. Chẳng hạn: + Để gây ra cảm giác nghe, những sóng âm thanh phải có tần số 16Hz  20.000Hz. Vùng nghe rõ âm thanh gây ra (động cơ ôtô, xe máy, máy bay) trong khoảng 1000Hz. + Để gây ra cảm giác nhìn, những sóng ánh sáng phải có bước sóng từ 390 nm  780 nm, ngoài hai giới hạn này ra là những tia cực tím (tử ngoại), cực đỏ (hồng ngoại) mắt thường không nhìn thấy được. Vùng phản ánh tốt nhất mà con người nhìn và phân biệt rõ tác nhân đang kích thích là 565 nm.  Ngưỡng sai biệt: Là đại lượng kích thích thêm vào để người ta có thể phân biệt được sự khác nhau giữa hai kích thích. Ví dụ: trong giờ lao động, ta cho máy tiện chạy tốc độ ban đầu là 2000 vòng/phút, yêu cầu học sinh lắng nghe, sau đó, ta tăng tốc độ chạy lên 2050 vòng/phút, hỏi học sinh có thấy khác biệt gì không thì tất cả đều nói không có gì khác biệt. Sau đó, ta tăng tốc độ chạy lên 2.200 vòng/phút, lúc này học sinh đã phân biệt được tiếng máy chạy ban đầu với tiếng máy chạy sau khi tăng số vòng chạy lên. Tuy nhiên, qua các công trình nghiên cứu, để có sự phản ánh phân biệt khác nhau giữa các kích thích phải có một tỷ lệ chênh lệch tối thiểu về cường độ hay về tính chất thì ta mới cảm thấy có sự khác nhau giữa hai kích thích. Chẳng hạn: - Với âm thanh: cường độ kích thích thêm vào phải là 1/10 so với cường độ xuất phát. - Với ánh sáng: tỷ lệ kích thích thêm vào phải là 1/100. - Với trọng lượng 1/30 so với trọng lượng xuất phát. Ở mỗi cá nhân con người, ngưỡng sai biệt cũng không giống nhau do bộ máy phân tích khác nhau, do tính chất kích thích khác nhau. Độ lớn tối thiểu để từ đó xuất hiện một cảm giác đặc trưng cho tính nhạy cảm của cảm giác. Tính nhạy cảm là một đại lượng tỷ lệ nghịch với ngưỡng tuyệt đối. Nghĩa là, ngưỡng tuyệt đối càng thấp thì tính nhạy cảm càng cao. Trong thực tế, nhiều khi kích thích rất nhỏ nhưng có người vẫn nhận ra được kích thích đó, và như vậy, tính nhạy cảm của người đó được coi
  • 40. 39 là cao. Người có ngưỡng tuyệt đối thấp thì sẽ có tính nhạy cảm cao. Tuy nhiên, ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt của người này không giống với người kia. Ở một cá nhân con người cũng thay đổi tùy từng lúc. Ngưỡng cảm giác phụ thuộc chủ yếu vào việc rèn luyện và kinh nghiệm nghề nghiệp.  Quy luật về sự thích ứng của cảm giác Tính thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi cường độ kích thích. Nghĩa là, khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm, khi cường độ kích thích giảm thì tăng tính nhạy cảm. Ví dụ: khi ta đang ở trong phòng tối bước ra bên ngoài ánh nắng chói chang (cường độ ánh sáng tăng) ban đầu mắt hoa lên không nhìn thấy gì, nhưng sau vài giây, giảm tính nhạy cảm xuống chúng ta nhìn thấy rõ tất cả mọi vật ngoài vườn hoặc trên đường. Ngược lại, đang ở ngoài trời nắng chói chang bước vào phòng tối (cường độ ánh sáng giảm), ban đầu ta cũng không nhìn rõ vật kê trong phòng, nhưng một lúc sau ta nhìn rõ từng vật. Tính thích ứng có ở tất cả các loại cảm giác, tuy nhiên mức độ thích ứng không giống nhau. Các loại cảm giác mang tính thích ứng nhanh như cảm giác nhìn, cảm giác ngửi, cảm giác vị giác. Nhưng cũng có loại cảm giác chậm thích ứng hơn như cảm giác nghe, cảm giác đau, cảm giác thăng bằng,… Khả năng thích ứng của cảm giác có thể thay đổi và phát triển do hoạt động, rèn luyện và do tính chất của nghề nghiệp. Nếu được rèn luyện lâu dài và có phương pháp, tính thích ứng có thể phát triển cao và trở nên bền vững. Nếu tính nhạy cảm tăng cao thì cảm giác của con người trở nên nhạy bén và tinh tế. Ví dụ: những người nếm định chất lượng sản phẩm, chỉ cần uống một ngụm rượu nho, họ có thể nói chính xác loại nho đó trồng ở vùng đất nào, uống một ngụm cà phê nói chính xác mẻ cà phê lẫn bao nhiêu hạt cà phê xanh… Nếu tính nhạy cảm giảm xuống nhiều thì cảm giác của con người trở nên chai dạn, giúp cho con người chịu được những kích thích mạnh và lâu. Ví dụ: công nhân đốt lò luyện kim có thể làm việc suốt 8 giờ bên
  • 41. 40 miệng cửa lò nhiệt độ lúc nào cũng hầm hập từ 50  60o C. Thợ lặn có thể chịu được áp suất 2at trong vài chục phút. Trong cuộc sống, ai càng dễ thích ứng và thích ứng được nhiều thì cuộc sống của người ấy càng phong phú bấy nhiêu. Tuy nhiên, tính thích ứng có thể tạo nên sự đơn điệu, nhàm chán trong công việc, cũng như trong cuộc sống, gây nên tâm trạng mệt mỏi ở con người, cho nên cũng phải lưu ý tới các yếu tố gây ra trạng thái đơn điệu.  Quy luật về sự tác động qua lại lẫn nhau của các cảm giác Sự thay đổi tính nhạy cảm của một cảm giác này dưới ảnh hưởng của một cảm giác kia. Sự tác động qua lại lẫn nhau diễn ra theo quy luật: sự kích thích yếu lên cơ quan phân tích này (giác quan này) sẽ làm tăng tính nhạy cảm của một cơ quan phân tích khác. Ngược lại, khi kích thích mạnh lên cơ quan phân tích này sẽ làm giảm tính nhạy cảm của cơ quan phân tích khác. Ví dụ, khi nấu chè mà chúng ta nếm lúc nóng (ở nhiệt độ cao) có cảm giác chè không ngọt, cho bao nhiêu đường cũng vẫn cảm thấy nhạt bởi cảm giác nóng làm giảm tính nhạy cảm của vị giác (độ ngọt). Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các cảm giác xảy ra thường do các nguyên nhân sau: - Các kích thích cùng loại nhưng có cường độ kích thích khác nhau thì làm cho ta có cảm giác bị thay đổi (tính tương phản cảm giác). Ví dụ: Ăn kẹo trước khi ăn chuối ta có cảm giác chuối nhạt và chua hơn kẹo. - Do con người có kinh nghiệm về cảm giác trước đó (hiện tượng loạn cảm giác). Ví dụ: khi nhìn thấy ai bị ong chích, hoặc dẫm phải gai, ta cảm thấy buốt và lạnh hết cả xương sống. - Do trạng thái cơ thể, trạng thái tâm lý, tức phụ thuộc vào cơ thể lúc khỏe mạnh, hay lúc mệt mỏi, lúc vui hay lúc buồn. - Do tác động của ngôn ngữ, làm cho chúng ta cảm thấy bớt đau, đỡ buồn, hoặc ngược lại. Quy luật này được ứng dụng rất nhiều trong đời sống, cụ thể: - Trong lĩnh vực quảng cáo nhằm thu hút được sự chú ý của mọi người. - Trong dạy học, nếu học sinh được ngồi học trong một phòng
  • 42. 41 thoáng mát, đủ ánh sáng, nhìn lên bảng màu xanh lá cây thì sự mệt mỏi sẽ đến chậm hơn, học nhanh vào hơn, cảm thấy dễ chịu hơn. Do vậy, trong dạy học chúng ta phải phát huy cả kênh hình, kênh tiếng, kênh chữ để tác động đến học sinh. - Trong lao động sản xuất, quy luật này được ứng dụng vào việc nâng cao năng suất lao động, cải thiện thể trạng của người công nhân bằng cách bố trí màu sắc của các vật xung quanh (môi trường lao động, dụng cụ lao động, máy móc,…), sử dụng âm nhạc, ánh sáng… phù hợp với tính chất công việc và đặc điểm tâm lý người lao động.  Quy luật về tính tương phản của cảm giác Tính nhạy cảm có thể tăng nhờ sự tương phản đồng thời hay nối tiếp của kích thích lên cùng một bộ máy phân tích. - Tác động đồng thời: người mập mặc áo kẻ sọc dọc, màu sẫm trông có vẻ như ốm hơn, ngược lại người ốm mặc áo kẻ sọc ngang, màu sáng trông có da có thịt hơn. - Tác động nối tiếp: nhúng bàn tay phải vào thau nước đá, bàn tay trái vào thau nước nóng, sau đó, nhúng cả hai tay vào thau nước ấm, ta có cảm giác bàn tay phải đang ấm dần lên, còn bàn tay trái đang mát dần. Thực chất quy luật này chính là nằm trong quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác, xảy ra do sự tác động qua lại giữa các kích thích cùng loại.  Quy luật về hiện tượng loạn cảm giác Là hiện tượng xảy ra khi có kích thích gây ra một cảm giác này thì đồng thời lại có một cảm giác khác xuất hiện. Ví dụ: “Nhà sạch thì mát/ Bát sạch ngon cơm”. Thực chất, quy luật này chính là nằm trong quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác, do sự kết hợp khá vững chắc giữa các cảm giác trở nên bền vững (con người có kinh nghiệm từ trước về nó). d. Phân loại cảm giác  Những cảm giác bên ngoài - Cảm giác thị giác (Cảm giác nhìn) Cảm giác thị giác cho ta biết những thuộc tính, hình dạng, độ lớn, ánh sáng, màu sắc, sự thay đổi của vật… Loại cảm giác này mang đến khả năng thích ứng và tính thích ứng rất cao.
  • 43. 42 Lưu ý: Cảm giác nhìn không mất ngay sau khi một kích thích ngừng tác động (được gọi là hậu ảnh hay lưu ảnh, kéo dài chừng 1/5s). Có hai loại hậu ảnh: dương tính và âm tính. Điện ảnh đã dựa vào đặc điểm này để chiếu 24 hình/giây làm cho người xem không cảm giác được sự chuyển động của từng ảnh. - Cảm giác thính giác (Cảm giác nghe) Là cảm giác có được là do những sóng âm, tức những dao động của không khí gây nên. Cho ta biết thuộc tính âm thanh của đối tượng như cường độ âm thanh (tức biên độ dao động), cao độ (tần số dao động) và các âm sắc (hình thức dao động). Cảm giác nghe có ý nghĩa to lớn trong đời sống con người. Nó cho phép chúng ta phản ánh được sự vật khá xa. Nhờ có cảm giác nghe mà ta giao tiếp được bằng ngôn ngữ nói, kiểm tra và điều chỉnh được ngôn ngữ của mình. - Cảm giác khứu giác (Cảm giác ngửi) Là cảm giác do các phân tử của các chất bay hơi tác động lên màng ngoài của khoang mũi cùng không khí gây nên. Cảm giác ngửi cho biết tính chất của mùi. Người bình thường có đủ năm giác quan, trong đó, cảm giác ngửi tương đối ít quan trọng. Nhưng khi cảm giác nhìn và nghe bị khiếm khuyết thì cảm giác ngửi và các cảm giác còn lại giữ một vai trò quan trọng. - Cảm giác vị giác (Cảm giác nếm) Được tạo nên do tác động của các thuộc tính hóa học, của các chất hòa tan trong nước lên các cơ quan thụ cảm vị giác ở lưỡi, họng và vòm khẩu. Cảm giác nếm có bốn loại: ngọt (đầu lưỡi), chua (ở hai bên mép lưỡi), đắng và mặn (ở cuống lưỡi). Sự đa dạng của các cảm giác này phụ thuộc vào sự đa dạng của thức ăn, đồ uống và cảm giác ngửi. - Cảm giác xúc giác (bề mặt của da) Là cảm giác do những kích thích cơ học và nhiệt độ tác động lên da tạo nên. Cảm giác xúc giác gồm năm loại: là cảm giác đụng chạm, cảm giác lạnh, cảm giác đau, cảm giác nén, cảm giác nóng. Độ nhạy cảm của các phần khác nhau của da đối với mỗi loại cảm giác này là khác nhau. Những vùng nhạy cảm trên cơ thể là gan bàn chân, gan bàn tay,… Xúc giác là giác quan hình thành sớm nhất, nhưng cũng là giác quan mất đi sau cùng nhất so với các giác quan khác.  Những cảm giác bên trong - Cảm giác vận động: Là cảm giác phản ánh những biến đổi xảy
  • 44. 43 ra trong các cơ quan vận động, báo hiệu về mức độ co của các cơ và về vị trí của các phần của cơ thể. - Cảm giác thăng bằng: Cảm giác này phản ánh vị trí và những chuyển động của đầu. Cơ quan của cảm giác thăng bằng nằm ở tai trong. Khi cơ quan này bị kích thích quá mức thì gây ra chóng mặt, buồn nôn. - Cảm giác cơ thể: Phản ánh tình trạng hoạt động của các cơ quan nội tạng, bao gồm cảm giác no, đói, buồn nôn, đau,... ở các bộ phận bên trong của cơ thể. - Cảm giác rung: Do các dao động của không khí tác động lên bề mặt thân thể tạo nên. Nó phản ánh sự rung của các sự vật. Cảm giác này đặc biệt phát triển ở người điếc. 2.1.2. Tri giác a. Định nghĩa Tri giác là một quá trình tâm lý, phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của từng sự vật, hiện tượng riêng lẻ dưới hình thức hình tượng, khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan của ta. Ví dụ: lấy một chiếc khăn bịt chặt mắt một người lại và bảo người đó xòe lòng bàn tay ra, rồi đặt bất cứ vật gì vào lòng bàn tay người đó và yêu cầu không được nắm lòng bàn tay lại để đoán xem vật gì. Giai đoạn này, người đó chỉ có thể nói có một vật gì nhè nhẹ, nằng nặng, lành lạnh, nong nóng,… mà không nói chính xác đó là vật gì, đây là cảm giác. Sau đó, ta cho phép người đó nắm lòng bàn tay lại nhận biết, người đó sẽ gọi chính xác vật đó là vật gì, ví dụ, đó là cái ly, cái chai, cái khăn hay cái hộp,… Đó chính là giai đoạn tri giác. b. So sánh sự giống và khác nhau giữa cảm giác và tri giác • Sự giống nhau giữa cảm giác và tri giác - Đều ở bậc thang nhận thức cảm tính. Dù phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ (cảm giác), hay phản ánh trọn vẹn thuộc tính (tri giác) đều là những thuộc tính bên ngoài, không bản chất của sự vật, hiện tượng. - Đều là quá trình tâm lý, diễn ra có mở đầu, có diễn biến và có kết thúc. - Đều nảy sinh khi sự vật, hiện tượng trực tiếp tác động vào giác quan của ta. Khi sự vật, hiện tượng thôi không tác động thì cả cảm giác lẫn tri giác đều không nảy sinh, không phản ánh. - Đều phản ánh một cách riêng lẻ, cụ thể của từng sự vật, hiện tượng
  • 45. 44 chứ chưa phản ánh một cách khái quát cả một lớp, một loại hay một phạm trù của các sự vật, hiện tượng. - Đều giúp cho con người hiểu biết về thế giới khách quan. • Sự khác nhau giữa cảm giác và tri giác Tuy ở trong cùng một bậc thang nhận thức cảm tính, nhưng tri giác ở mức độ phản ánh cao hơn so với cảm giác. Tri giác không phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng, mà khi có một tác nhân kích thích tác động vào các giác quan, quá trình tri giác đồng thời cùng một lúc phản ánh đầy đủ, trọn vẹn thuộc tính của vật tác động (tuy nhiên, đó vẫn chỉ là những thuộc tính bên ngoài không bản chất của sự vật, hiện tượng). Ví dụ, khi ta tri giác một quả cam, đồng thời cùng một lúc tất cả thuộc tính của quả cam đều được con người phản ánh và cảm nhận một lúc như hình thù (hình cầu), màu sắc (vàng, xanh), lớp vỏ (trơn, nhẵn, xù xì), trọng lượng (nhẹ), mùi thơm mát,… Nhưng tri giác không phải phép cộng đơn thuần của từng cảm giác lại. Bởi vì, khi có một quá trình tri giác được diễn ra, trên vỏ não không phải là sự hoạt động của từng bộ máy phân tích riêng lẻ như ở cảm giác, mà đồng thời cùng một lúc là sự hoạt động phối hợp của nhiều bộ máy phân tích. Vậy nên, cơ sở sinh lý của quá trình tri giác là những phản xạ có điều kiện, đó chính là những đường dây liên hệ thần kinh tạm thời được hình thành trên vỏ não. Tóm lại: Tri giác là một quá trình nhận thức cao hơn, phức tạp hơn so với cảm giác, tri giác phản ánh các sự vật một cách trọn vẹn, chân thực, rõ ràng hơn so với cảm giác về hiện thực khách quan. c. Vai trò của tri giác Cùng với cảm giác, tri giác là nguồn cung cấp tài liệu cho các quá trình nhận thức tiếp theo. Trên cơ sở phản ánh thế giới một cách đầy đủ, tri giác giúp con người định hướng nhanh chóng và chính xác hơn trong hiện thực khách quan. Ví dụ, khi một người đi vào rừng mà càng đi càng thấy bịt bùng, thì người ấy biết mình đã lạc hướng và muốn thay đổi hướng đi để ra khỏi rừng trước khi trời sập tối. Hình ảnh tri giác với sự tham gia của vốn kinh nghiệm sống, của các chức năng tâm lý cao hơn, giúp con người có khả năng điều chỉnh một cách hợp lý hành động của mình trong thế giới, giúp con người phản ánh thế giới có chọn lọc và mang ý nghĩa.
  • 46. 45 d. Các quy luật của tri giác  Quy luật về tính lựa chọn của tri giác Tính lựa chọn của tri giác là sự tách bạch rõ rệt hơn một số đối tượng này so với đối tượng khác trong quá trình tri giác. Ví dụ, đứng trước một đám đông, ta chỉ có thể tri giác đầy đủ một hoặc vài người. Tính lựa chọn của tri giác biểu hiện tính tích cực của con người trong quá trình tri giác và phụ thuộc vào một số yếu tố sau: - Đặc điểm đặc biệt của đối tượng tri giác. Ví dụ, khi đang giảng bài, có học sinh biểu hiện bất thường (làm việc riêng, ngủ gật hoặc cười nói...) giáo viên có thể tri giác em học sinh đó. - Kinh nghiệm của người tri giác. Khi kinh nghiệm của ta về một sự vật, hiện tượng nào đó mà phong phú thì ta tri giác và lựa chọn đối tượng ấy nhanh, và ngược lại. - Phụ thuộc vào nhu cầu, hứng thú, tâm thế của cá nhân. Khi ta có nhu cầu và hứng thú về cái gì đó thì tri giác của ta thiên về đối tượng ấy. Ví dụ, khi đi vào hiệu sách lớn, ta chỉ tập trung vào tìm những đĩa hát hoặc các sách chuyên ngành mà mình đang cần. - Phụ thuộc vào tác động của ngôn ngữ. Ví dụ, lời chỉ dẫn của giáo viên đối với sự tri giác tài liệu, đồ dùng dạy học là vô cùng quan trọng vì nó có tác dụng hướng dẫn sự lựa chọn trong tri giác của học sinh. - Phụ thuộc giữa đối tượng và bối cảnh (hay giữa hình và nền) trong quá trình tri giác (Hình 2.1 và Hình 2.2).