SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 106
Downloaden Sie, um offline zu lesen
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------------------
TRẦN ÁI MỸ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH (HDBANK)
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------------------
TRẦN ÁI MỸ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH (HDBANK)
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Hoàng Ngân
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu của luận văn
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG THẨM
ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
1.1 Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng...........................................................................1
1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng....................................................................1
1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng....................................................................1
1.1.3 Phân loại tín dụng ngân hàng...........................................................................2
1.1.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế ...........................................3
1.2 Cơ sở lý luận về thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp ....................9
1.2.1 Khái niệm về thẩm định tín dụng ...................................................................9
1.2.2 Tầm quan trọng của thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh
nghiệp...........................................................................................................9
1.2.3 Các nội dung chính của thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh
nghiệp.........................................................................................................10
1.2.4 Một số mô hình thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp .......11
1.2.5 Sự khác biệt giữa thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và
thẩm định tín dụng đối với khách hàng cá nhân.....................................................15
1.3 Cơ sở lý luận về chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp...... 17
1.3.1 Khái niệm về chất lượng thẩm định tín dụng ...............................................18
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách
hàng doanh nghiệp. ................................................................................................18
1.3.3 Các chỉ tiêu đo lường chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng
doanh nghiệp. .........................................................................................................19
1.3.4 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách
hàng doanh nghiệp..................................................................................................20
Kết luận chương 1...........................................................................................................20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG VÀ CHẤT
LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HDBANK)
2.1 Tổng quan về HDBank ...........................................................................................21
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................21
2.1.2 Những thành tựu đạt được ............................................................................21
2.2 Tổng quan về hoạt động tín dụng tại HDBank.......................................................22
2.2.1 Dư nợ cho vay...............................................................................................22
2.2.2 Nợ quá hạn, Nợ xấu ......................................................................................24
2.3 Tổng quan về hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại
HDBank ......................................................................................................25
2.3.1 Dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp.......................................25
2.3.2 Nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp.........................................................32
2.4 Thực trạng công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại
HDBank ......................................................................................................39
2.4.1 Nội dung thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp ................39
2.4.2 Quy trình thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp................48
2.5 Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng tại HDBank nói chung và chất lượng
thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nói riêng ............................48
2.5.1 Đánh giá chất lượng tín dụng tại HDBank ..................................................48
2.5.2 Đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp ........50
2.6 Những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong công tác thẩm định tín dụng đối với
khách hàng doanh nghiệp .......................................................................................52
2.6.1 Những mặt tồn tại trong công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng
doanh nghiệp................................................................................................52
2.6.2 Nguyên nhân tồn tại.....................................................................................61
Kết luận chương 2...........................................................................................................69
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
3.1 Giải pháp về mặt tổ chức ..........................................................................................70
3.2 Giải pháp về mặt nhân sự..........................................................................................74
3.3 Giải pháp về cơ sở vật chất trang thiết bị..................................................................77
3.4 Giải pháp về quy trình, quy định tín dụng và quản lý tuân thủ.................................79
3.5 Giải pháp về công tác định hướng và dự báo môi trường kinh doanh......................86
3.6 Giải pháp về phía khách hàng và áp lực chỉ tiêu kinh doanh, cạnh tranh.................87
Kết luận chương 3...........................................................................................................88
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. BCTC: Báo cáo tài chính
2. DN: Doanh nghiệp
3. DNVVN: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
4. ĐVKD: Đơn vị kinh doanh
5. KH: Khách hàng
6. NH: Ngân hàng
7. NHNN: Ngân hàng nhà nước
8. NHTM: Ngân hàng thương mại
9. QHKH: Quan hệ khách hàng
10.TCTD: Tổ chức tín dụng
11.TMCP: Thương mại cổ phần
12.TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
13.TSĐB: Tài sản đảm bảo
14.VCSH: Vốn chủ sở hữu
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình dư nợ cho vay tại HDBank
Bảng 2.2: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại HDBank
Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu tại HDBank
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh ng
Bảng 2.5: Tỷ trọng dư nợ phân theo khách hàng
Bảng 2.6: Dư nợ doanh nghiệp phân theo mục đích vay
Bảng 2.7: Tình hình dư nợ doanh nghiệp phân theo thời hạn vay
Bảng 2.8: Tình hình dư nợ doanh nghiệp phân theo TSĐB
Bảng 2.9: Tình hình dư nợ doanh nghiệp phân theo ngành nghề
Bảng 2.10: Tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp phân theo ngành nghề
Bảng 2.11: Tình hình Nợ xấu phân theo khách hàng
Bảng 2.12: Tỷ trọng Nợ xấu phân theo khách hàng
Bảng 2.13: Nợ xấu doanh nghiệp phân theo mục đích vay
Bảng 2.14: Nợ xấu phi sản xuất và dư nợ phi sản xuất
Bảng 2.15: Nợ xấu doanh nghiệp phân theo thời hạn vay
Bảng 2.16: Tình hình Nợ xấu doanh nghiệp phân theo TSĐB
Bảng 2.17: Tỷ trọng nợ xấu doanh nghiệp phân theo ngành nghề
Bảng 2.18: Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng tại HDBank:
Bảng 2.19: Đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp:
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Biểu đồ 2.1: Tình hình dư nợ cho vay tại HDBank
Biểu đồ 2.2: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại HDBank
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ phân theo khách hàng
Biểu đồ 2.4: Dư nợ doanh nghiệp phân theo mục đích vay
Biểu đồ 2.5: Tình hình dư nợ doanh nghiệp phân theo thời hạn vay
Biểu đồ 2.6: Dư nợ doanh nghiệp phân theo TSĐB
Biểu đồ 2.7: Tình hình Nợ xấu doanh nghiệp phân theo khách hàng
Biểu đồ 2.8: Nợ xấu doanh nghiệp phân theo mục đích vay
Biểu đồ 2.9: Nợ xấu doanh nghiệp phân theo thời hạn vay
Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng nợ xấu doanh nghiệp phân theo ngành nghề
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội trong những năm qua ở
Việt Nam, hệ thống ngân hàng thương mại cũng chuyển mình và có những bước phát
triển vượt bậc là một trong những kênh cung cấp vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Sự lớn
mạnh của hệ thống ngân hàng thương mại luôn gắn liền với công tác tín dụng bởi tín
dụng là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho hệ thống các ngân hàng thương mại
Việt Nam.
Tuy nhiên, gần đây một thực tiễn mà dư luận rất quan tâm đó là chất lượng và
hiệu quả hoạt động của hệ thống các ngân hàng thương mại, nợ xấu gia tăng, thanh
khoản yếu kém, khả năng đổ vỡ, sáp nhập cơ cấu…là các vấn đề nan giải của hệ thống
ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay mà hoạt động tín dụng yếu kém là một trong
những nguyên nhân gây ra các khó khăn này. Vì vậy, một trong những vấn đề trọng
tâm để phát triển hệ thống ngân hàng một cách bền vững là phát triển tín dụng đi đôi
với việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng.
Xuất phát từ thực tiễn trên tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sỹ
kinh tế chuyên ngành tài chính ngân hàng với đề tài: “Nâng cao chất lượng thẩm định
tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP phát triển TP.HCM”.
Hy vọng rằng với giải pháp mà tôi đưa ra sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng được
yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần giúp HDBank ngày càng nâng cao
hiệu quả hoạt động và phát triển rực rỡ.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài này hướng đến đạt mục tiêu sau:
- Phân tích đúng thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng
doanh nghiệp tại HDBank.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng
doanh nghiệp tại HDBank.
2
3. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài này giới hạn trong việc nghiên cứu hoạt động tín dụng tại HDBank, công
tác thẩm định tín dụng, chất lượng tín dụng và chất lượng thẩm định tín dụng đối với
khách hàng doanh nghiệp tại HDBank, phân tích các mặt tồn tại và nguyên nhân tồn tại
nhằm đưa ra đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp
tại HDBank. Tác giả lấy số liệu nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm
2012.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng các phương pháp sau: Thực hiện nghiên cứu dữ liệu thứ cấp thông qua
thu thập và xử lý thông tin nội bộ tại HDBank và các thông tin ngoại vi như sách báo,
phương tiện thông tin đại chúng, các thông tin khác trong và ngoài ngành ngân hàng.
Kết hợp với các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích,…đi từ cơ sở lý thuyết đến
thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận văn.
5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Bên cạnh phần mở đầu và kết luận thì luận văn được chia thành 3 (ba) chương cụ
thể như sau:
 Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng và chất lượng thẩm định tín
dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.
 Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tín dụng và chất lượng thẩm định tín
dụng tại HDBank.
 Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối
với khách hàng doanh nghiệp tại HDBank.
1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG THẨM
ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
1.1 Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng
1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Ta có thể thấy cụm từ “tín dụng ngân hàng” là sự kết hợp giữa hai từ “tín dụng”
và “ngân hàng” .
Thuật ngữ “tín dụng” xuất phát từ chữ Latinh : Credo, nghĩa là tin tưởng , tín
nhiệm, nhưng trong thực tế cuộc sống thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa
khác nhau, ngay cả trong quan hệ tài chính, tùy theo từng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ
tín dụng có một nội dung riêng:
Xét trên gốc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ
thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịch quỹ từ người
cho vay sang người đi vay.
Trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở
có hoàn trả giữa hai chủ thể.
Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp
cho khách hàng.
Còn “Ngân hàng” là một khái niệm đã có từ rất lâu, các nhà sử học và ngôn ngữ
học miêu tả Ngân hàng như một “Bàn đổi tiền” xuất hiện hơn 2000 năm trước đây.
Chính xác họ là những người thường ngồi ở bàn hoặc cửa hiệu nhỏ trong các trung tâm
thương mại để giúp các nhà du lịch đổi ngoại tệ lấy bản tệ và chiết khấu các thương
phiếu giúp các nhà buôn có vốn kinh doanh.
Các Ngân hàng đầu tiên sử dụng vốn tự có để tài trợ cho hoạt động của họ, tuy
nhiên điều đó kéo dài không bao lâu và được thay thế bằng việc thu hút tiền gửi và cho
vay ngắn hạn với những khách hàng giàu có.
2
Theo thời gian, các hoạt động của Ngân hàng ngày càng phát triển và đa dạng hơn
rất nhiều. Tuy nhiên, hoạt động cho vay hay còn gọi là cấp tín dụng về bản chất vẫn
không thay đổi và luôn là một mảng kinh doanh chính đối với Ngân hàng.
Dựa trên khái niệm sơ lược về “tín dụng” và “ngân hàng” ta có thể hiểu thuật ngữ
“tín dụng ngân hàng” như sau :
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng
cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Cũng
như những quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung chính:
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử
dụng.
- Sự chuyển nhượng này mang tính tạm thời hay có thời hạn.
- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.
(Nguyễn Minh Kiều, 2006, trang 23)
1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người vay khi chuyển giao tài sản cho
người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. Trong
quan hệ tín dụng ngân hàng cần phải có niềm tin vào khả năng trả nợ và thiện chí trả
nợ của khách hàng. Nếu thiếu lòng tin thì ngân hàng buộc phải củng cố niềm tin bằng
các tài sản bảo đảm như: cầm cố, thế chấp hay bảo lãnh.
Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc đi vay, hay nói cách khác,
người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc. Phần lãi là giá phải trả cho quyền sử
dụng vốn tạm thời nhàn rỗi. Để thực hiện điều này thì phải đảm bảo nguyên tắc xác
định lãi suất tín dụng thực luôn lớn hơn không.
Trong quan hệ tín dụng ngân hàng tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả
vô điều kiện. Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệ tín dụng như hợp
đồng tín dụng, khế ước nhận nợ,…Thực chất đây là lệnh phiếu, trong đó bên đi vay
cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
3
1.1.3 Các hình thức cấp tín dụng ngân hàng
Các hình thức cấp tín dụng ngân hàng chủ yếu bao gồm: Cho vay, chiết khấu, cho
thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, phát hành L/C, và các hình thức
cấp tín dụng khác. Chi tiết theo Luật các Tổ chức tín dụng (2010, trang 2) như sau:
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao
cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian
nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ
chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác
đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán.
Cho thuê tài chính: Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn
thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản
khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam
kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu
của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng
tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận.
Giao dịch cho thuê tài chính phải thoả mãn một trong những điều kiện sau đây:
- Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở
hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên.
- Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên
mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê
tại thời điểm mua lại.
- Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để
khấu hao tài sản thuê.
- Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít
nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
4
Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng
thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản
phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua bán
hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết
với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho
khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã
cam kết, khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.
Phát hành L/C: là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của một tổ
chức tài chính (thông thường là ngân hàng) đối với người thụ hưởng L/C (thông
thường là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng
phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong
L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn
chiếu trong thư tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng
để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP).
Ngoài ra, tổng mức đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp được tính vào tổng mức
dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan. Mua trái phiếu
doanh nghiệp ở đây tức là mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành để bán lần đầu cho
các đối tượng mua trên thị trường sơ cấp trong lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
1.1.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế
Tín dụng ngân hàng không chỉ đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ hàng
hóa, vật tư,…mà còn tham gia cung cấp vốn trung dài hạn để đầu tư xây dựng cơ bản,
đổi mới công nghệ,…Do đó tín dụng ngân hàng giữ một vai trò cực kỳ quan trọng
trong nền kinh tế. Cụ thể, tín dụng Ngân hàng có những vai trò sau:
5
1.1.4.1 Tín dụng Ngân hàng là trung gian tập trung và phân phối lại vốn bằng tiền
cho nền kinh tế
Trong quá trình lưu thông hàng hóa, tiền tệ, trên lý thuyết ta luôn có lượng hàng
hóa phải bằng lượng tiền. Tuy nhiên trong hoạt động mua bán, trao trổi sẽ xuất hiện sự
mâu thuẫn giữa thu nhập và chi phí, nghĩa là có một số chủ thể có nhu cầu chi tiêu
nhiều hơn thu nhập và một số khác thu nhập lại lớn hơn nhu cầu chi tiêu. Từ đó dẫn
đến việc một số chủ thể thừa tiền và một số chủ thể thiếu tiền . Để giải quyết áp lực
thiếu tiền có hai cách: Một là phát hành thêm tiền, hai là điều tiền từ chủ thể thừa sang
chủ thể thiếu. Và tín dụng Ngân hàng thực hiện chức năng trung gian của mình bằng
cách thứ hai. Tức là tập trung vốn của các cá nhân, tổ chức thừa tiền thông qua những
sản phẩm huy động vốn và phân phối lại cho các cá nhân, tổ chức thiếu tiền thông qua
hoạt động cho vay. Nhờ đó mà nguồn vốn trong nền kinh tế lưu thông hiệu quả hơn.
1.1.4.2 Góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển
Để thực hiện mục tiêu phát triển quy mô, mở rộng sản xuất, doanh nghiệp không
thể chỉ trông chờ vào nguồn vốn tự có mà còn phải huy động từ những nguồn vốn khác
trong xã hội, do đó việc làm thế nào để thu hút được nguồn vốn là một trong những
mối quan tâm hàng đầu được đặt ra.Với chức năng điều tiết vốn của mình, tín dụng
Ngân hàng được xem là một công cụ hữu hiệu để giải quyết vấn đề trên.
Ngoài ra, với các nghiệp vụ như chiết khấu thương phiếu, cho vay tiêu
dùng,…Tín dụng Ngân hàng con giúp đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa từ nhà sản
xuất, đến các đại lý, người tiêu dùng,…Sản phẩm làm ra được tiêu thụ dễ dàng hơn với
số lượng nhiều hơn, vốn lưu động của các doanh nghiệp sẽ quay được nhiều vòng hơn,
từ đó góp phần khuếch đại năng lực sản xuất.
1.1.4.3 Góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm cho người lao động, từ đó
duy trì trật tự an ninh xã hội
Tín dụng Ngân hàng giúp doanh nghiệp có vốn để mở rộng quy mô, tăng cường
năng lực sản xuất kinh doanh, qua đó gián tiếp góp phần tạo ra nhiều hàng hóa dịch vụ
6
hơn cho xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, đồng thời giúp tạo thêm
được nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Bên cạnh đó, thông qua việc phát triển các loại hình như ngân hàng Chính sách xã
hội, các quỹ xóa đói giảm nghèo,…Nhà nước đã có những chính sách tín dụng ưu đãi
đối với các gia đình khó khăn, các hộ vùng sâu, vùng xa nhằm cải thiện đời sống, tạo
công ăn việc làm ổn định cho nhân dân.
Đời sống và việc làm của người dân ổn định, tỷ lệ thất nghiệp thấp, sẽ giúp giảm
các tệ nạn, từ đó góp phần duy trì trật tự an ninh xã hội.
1.1.4.4 Góp phần ổn định tiền tệ và ổn định giá cả
Hiện nay cơ chế phát hành tiền, điều tiết tiền đều thông qua con đường tín dụng.
Cụ thể, bằng các công cụ như: dự trữ bắt buộc, lãi suất cơ bản, tái chiết khấu, nghiệp
vụ thị trường mở,…NHTW sẽ tác động đến khả năng cấp tín dụng của các NHTM, khả
năng cấp tín dụng của NHTM biến động sẽ làm khối lượng tín dụng trong lưu thông
biến động theo, sự biến động này sẽ tác động đến nhu cầu đầu tư, chi tiêu, tiết kiệm của
các chủ thể trong nền kinh tế theo ý muốn của chính phủ, từ đó giúp chính phủ đạt
được mục tiêu ổn định thị trường tiền tệ.
Trong nền kinh tế, luôn có một lượng tiền tồn động không được đưa vào phục vụ
nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh. Lượng tiền tồn động này nếu không được huy
động và sử dụng hợp lý có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng lưu thông tiền tệ dẫn đến
mất cân đối trong quan hệ Hàng – Tiền, khiến hệ thống giá cả bị biến động.Với chức
năng tập trung và phân phối lại những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tín dụng ngân
hàng đã làm giảm khối lượng tiền mặt tồn động trên, qua đó góp phần làm ổn định giá
cả thị trường.
1.1.4.5 Thúc đẩy thị trường tài chính phát triển
Sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đặc biệt
là các sản phẩm tín dụng, đã tạo điều kiện thuận lợi để thị trường tài chính phát triển.
Trước đây để huy động vốn, ngân hàng thường đưa ra các sản phẩm dưới dạng tiền gửi
7
tiết kiệm, ngày nay hình thức huy động vốn của Ngân hàng đã đa dạng hơn với sự ra
đời của kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác.
Điều này giúp hàng hóa trên thị trường tài chính ngày càng phong phú hơn.
Bên cạnh việc cung cấp thêm hàng hóa cho thị trường tài chính, các NHTM còn
tham gia sâu vào thị trường qua việc mở các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm,
công ty cho thuê tài chính,…Đồng thời cung ứng các sản phẩm tín dụng đặc biệt như
cho vay đầu tư chứng khoán, repo chứng khoán, kinh doanh vàng,…Chính điều này đã
làm tăng doanh số giao dịch trên thị trường tài chính, làm cho thị trường tài chính ngày
càng sôi động hơn, hấp dẫn hơn. Qua đó góp phần thúc đẩy thị trường tài chính phát
triển.
1.1.4.6 Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện mở rộng và phát triển các mối quan hệ
kinh tế đối ngoại và tăng cường mối giao lưu quốc tế
Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa, các quốc gia đều có mối quan hệ làm ăn
mua bán, trao đổi hàng hóa với nhau, do đó sự thiếu hụt cũng như thặng dư về vốn
không chỉ xuất hiện giữa các cá nhân, tổ chức trong phạm vi lãnh thổ của một nước,
mà nó còn xuất hiện giữa các cá nhân, tổ chức của nước này với cá nhân, tổ chức của
nước khác, hoặc cao hơn là giữa chính phủ nước này với chính phủ nước khác. Khi đó,
tín dụng ngân hàng sẽ đóng vai trò điều tiết vốn từ quốc gia thừa sang quốc gia thiếu.
Để có thể vay được vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế trong nước,
các quốc gia đi vay phải tăng cường thiết lập và cũng cố các mối quan hệ quốc tế.
Đồng thời, để đảm bảo cho đồng vốn của mình phát huy tối đa hiệu quả, các quốc gia
cho vay cũng không ngừng tìm kiếm, hợp tác, giao lưu với các nước giàu tiềm năng.
Thông qua việc hỗ trợ, tài trợ, viện trợ về vốn giữa các nước nhằm giúp đỡ nhau phát
triển, tín dụng Ngân hàng đã tạo điều kiện mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh
tế đối ngoại và tăng cường sự cộng tác giữa các nền kinh tế trên thế giới.
8
1.1.5 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế
Tín dụng ngân hàng giúp các doanh nghiệp giải quyết tình trạng thiếu hụt về vốn:
Việc thiếu vốn sản xuất và mở rộng quy mô là một hiện tượng phổ biến đối với tất cả
các doanh nghiệp. Ngân hàng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp đã giúp cho
doanh nghiệp có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết
bị, tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng sức cạnh
tranh với các thành phần kinh tế khác.
Tín dụng Ngân hàng giúp các doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích:
Phần lớn các doanh nghiệp khi có cơ hội kinh doanh thì sẵn sàng lao vào mà không suy
nghĩ kỹ càng, không có sự chuẩn bị cần thiết, bất chấp nguồn lực hiện tại chưa đủ khả
năng đáp ứng. Điều nay tạo ra rất nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Nhờ vay vốn ngân
hàng, doanh nghiệp sẽ được Ngân hàng theo dõi, nhắc nhở thường xuyên, đảm bảo
việc sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết từ đó giúp doanh nghiệp kinh doanh
có hiệu quả hơn.
Doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi ích tăng thêm từ việc vay vốn Ngân hàng: Khi
cho vay vốn, để đảm bảo an toàn cho đồng vốn của mình cũng như đảm bảo cho các
mục tiêu về lợi nhuận, ngân hàng thường tiến hành thẩm định rất kỹ khách hàng của
mình về tình hình tài chính, trình độ tổ chức, hiệu quả phương án sản xuất kinh
doanh,…qua đó tư vấn cho doanh nghiệp góp phần làm cho phương án sản xuất kinh
doanh có hiệu quả hơn. Như vậy khi vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp không chỉ được
hỗ trợ về vốn mà còn được ngân hàng tư vấn, giúp các phương án và định hướng chiến
lược kinh doanh trong từng thời kỳ. Điều này thực sự có giá trị đối với các doanh
nghiệp, đặc biệt là các DNVVN vốn có trình độ quản lý không cao.
9
1.2 Cơ sở lý luận về thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm về thẩm định tín dụng
Thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra,
đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà khách hàng xuất
trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng.
Khác với lập dự án đầu tư, thẩm định tín dụng cố gắng phân tích và hiểu được
tính chất khả thi thực sự của dự án về mặt kinh tế đứng trên gốc độ của tổ chức tín
dụng. Khi lập dự án, khách hàng mong muốn được vay vốn nên có thể thổi phồng và
quá lạc quan về hiệu quả kinh tế của dự án. Do đó, thẩm định tín dụng cần phải xem
xét và đánh giá lại đúng thực tế bản chất của dự án. Tuy nhiên, không phải vì thế mà
thẩm định tín dụng ước lượng dự án một cách quá bi quan khiến cho hiệu quả dự án bị
giảm sút dẫn đến quyết định không cấp tín dụng.
1.2.2 Tầm quan trọng của thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp
Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá một cách khách quan và trung thực
khả năng thực hiện nghĩa vụ, khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ quyết định
cấp tín dụng. Tầm quan trọng của thẩm định tín dụng thể hiện ở những điểm sau:
Giúp đánh giá được tình hình pháp lý, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh,
tình hình tài chính của khách hàng làm cơ sở quyết định cấp tín dụng.
Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án kinh doanh hoặc dự án đầu tư
mà khách hàng lập và nộp khi làm thủ tục cấp tín dụng. Phân tích và đánh giá mức độ
rủi ro và hiệu quả của phương án kinh doanh hoặc dự án đầu tư trước khi quyết định
cấp tín dụng.
Giúp cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn cấp tín dụng và
giảm được xác suất hai loại sai lầm trong quyết định cấp tín dụng: Tài trợ một dự án tồi
và từ chối một dự án tốt.
10
Dự báo khả năng kiểm soát của ngân hàng về các loại rủi ro phát sinh và dự kiến
các biện pháp ngăn ngừa nhằm hạn chế rủi ro cấp tín dụng, nâng cao chất lượng hiệu
quả kinh doanh của ngân hàng.
1.2.3 Các nội dung chính của thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh
nghiệp
Thẩm định tư cách khách hàng vay vốn: là xem xét sự trung thực, ý thức trách
nhiệm, ý thức chấp hành và lập trường của họ, để từ đó, phán quyết về sự sẵn lòng trả
nợ của khách hàng.
Thẩm định mức độ tin cậy của hồ sơ vay vốn: Khách hàng phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu cung cấp cho tổ chức tín
dụng. Cán bộ tín dụng cần xem xét tính đầy đủ và hợp pháp của các tài liệu khách hàng
cung cấp, đối chiếu với thực tế khảo sát tại địa điểm kinh doanh và sự phù hợp, thống
nhất trong toàn bộ hồ sơ vay.
Thẩm định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng: đánh giá cơ
cấu tổ chức, nhân sự, quy mô hoạt động kho bãi, nhà xưởng, nguồn nguyên liệu và thị
trường tiêu thụ,…để kết luận về tình trạng và quy mô hoạt động của khách hàng.
Thẩm định tình hình tài chính: là căn cứ vào các báo cáo tài chính và những
chứng từ khác để thẩm định tình hình tài chính của khác hàng là tốt hay xấu, có đủ khả
năng trả nợ hay không. Việc thẩm định cần phải xem xét đánh giá cả một giai đoạn quá
khứ, hiện tại và dự báo tương lai.
Thẩm định tính khả thi của phương án vay vốn, dự án đầu tư và đánh giá khả
năng trả nợ của khách hàng: một khách hàng có tình hình tài chính tốt, đảm bảo nợ vay
trong quá khứ và hiện tại chưa hẳn có tình hình tài chính và khả năng trả nợ tốt trong
tương lai. Khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào tính khả thi của
phương án kinh doanh/dự án đầu tư.
Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay: biện pháp đảm bảo tiền vay được xem là
một cách để giảm thiểu rủi ro khi khách hàng kinh doanh không hiệu quả dẫn đến việc
11
không trả được nợ. Thẩm định biện pháp đảm bảo là tìm kiếm và đánh giá những biện
pháp đảm bảo nào phù hợp nhất đối với khách hàng, khả năng xử lý, tính khả mại của
tài sản đảm bảo.
1.2.4 Một số mô hình thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.
1.2.4.1 Mô hình 5C
Mô hình 5C là mô hình được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến khi thẩm định tín
dụng tại các ngân hàng. Chi tiết các yếu tố thẩm định trong mô hình như sau:
Character: Tư cách của người đi vay
Trong hoạt động cho vay thương mại, Character được xem như khả năng sẵn lòng
và tự nguyện của khách hàng để đáp ứng những nghĩa vụ của khoản vay. Character có
thể xem là yếu tố quan trọng đầu tiên trong việc thẩm định khách hàng. Những doanh
nghiệp có Character tốt, sẽ nổ lực đến cùng để hoàn trả nợ vay, đồng thời sẵn lòng hợp
tác cũng như công khai với ngân hàng nếu doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính.
Không giống như những chỉ báo về hoạt động tài chính được thể hiện rõ trên bảng cân
đối kế toán, “Tư cách” của khách hàng là yếu tố bên trong, có thể được thể hiện thông
qua nhiều khía cạnh sau đây:
- Trách nhiệm.
- Sự khiêm tốn.
- Văn hóa doanh nghiệp tốt.
- Quan điểm đạo đức tốt.
- Lành mạnh (về tài chính).
- Danh tiếng.
- Kinh nghiệm.
- Những dữ liệu quá khứ của người đi vay.
- Lịch sử giao dịch tại các TCTD.
- Những khoản vay trước đây (tốt hay xấu, thanh toán đúng hạn hay trễ hạn).
- Thời gian hoạt động.
12
Capacity: Năng lực của khách hàng
Khoản vay được hoàn trả bằng nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp (nguồn thu theo từng thương vụ/chu kỳ sản xuất kinh doanh). Khả năng
quản trị, chèo lái hoạt động tạo ra đủ nguồn để hoàn trả nợ vay cũng là một yếu tố rất
quan trọng cần được xem xét khi cho vay. Để xem xét khả năng trả nợ của doanh
nghiệp, ngân hàng xem xét khả năng tạo ra thu nhập thông qua:
- Những kỹ năng kỹ thuật.
- Trình độ hiểu biết trong ngành.
- Kinh nghiệm hoạt động trong ngành.
- Khả năng thực hiện những phương án.
- Mức độ hăng hái trong hoạt động cạnh tranh để tồn tại trong ngành.
- Những cam kết hay những yêu cầu về thu nhập của người đi vay.
- Những số liệu về lợi nhuận trong quá khứ (thể hiện khả năng thành công của
người đi vay, khả năng doanh nghiệp tồn tại trong giai đoạn khó khăn khi nền
kinh tế suy thoái).
- Lợi nhuận tương lai. Không ai lên kế hoạch để thất bại nhưng cần có những kế
hoạch dự phòng khi thất bại.
- Khả năng của người đi vay đối với nghĩa vụ hoàn trả nợ vay (người đi vay có
đang thắt chặt về chi tiêu tài chính, hay thu nhập của người đi vay có đủ để
đáp ứng các nghĩa vụ).
Capital: Vốn
Chủ yếu đề cập đến việc xây dựng cấu trúc vốn mà người đi vay quyết định trong
hoạt động kinh doanh. Theo quan điểm của ngân hàng, phần vốn tự có (vốn chủ sở
hữu) của bản thân người đi vay là rất quan trọng, nó phản ánh những vấn đề sau:
- Số vốn tự có tham gia đầu tư cho thấy sự tự tin và cam kết của người đi vay
trong hoạt động kinh doanh.
13
- Càng nhiều vốn tự có được đầu tư trong hoạt động kinh doanh, càng ít khả
năng người đi vay sẽ từ bỏ hoạt động kinh doanh trong giai đoạn khó khăn.
- Vốn tự có tạo điều kiện cho người đi vay tăng khả năng tồn tại trong trường
hợp gặp phải những thua lỗ, đặc biệt khi mới bắt đầu hoạt động kinh doanh và
chưa tạo ra lợi nhuận.
Conditions: Các điều kiện trong cho vay
Việc xây dựng các điều kiện cho vay thường dựa vào việc phân tích các nhân tố
bên trong và bên ngoài. Đối với các khoản vay càng rủi ro thì các điều kiện vay và thời
hạn vay cần được xem xét phức tạp hơn:
Nhân tố bên ngoài: xem xét các điều kiện và nhân tố bên ngoài có thể ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh và sự thành công của người đi vay, từ đó ảnh hưởng như thế
nào đến khả năng hoàn trả nợ cho khoản vay. Các yếu tố cần được xem xét như sau:
- Môi trường kinh tế: Xem xét những điều kiện kinh tế hiện tại như: nền kinh tế
đang mở rộng, quá nóng, chậm dần hay hướng đến suy thoái,… để xác định
danh mục cho vay phù hợp.
- Cạnh tranh: Những đối thủ cạnh tranh lớn, thị trường có ổn định không, mức
độ cạnh tranh gia tăng trong ngành hay sự gia nhập của các đối thủ mới, mức
cầu có được duy trì không.
- Rủi ro ngành: Ngành đang tăng trưởng hay suy thoái, tác động ô nhiễm môi
trường, điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến hoạt động.
- Chính sách của chính phủ: Thay đổi chính sách tiền tệ, thay đổi chính sách
thuế, thay đổi chính sách bảo hộ,…
Nhân tố bên trong: bao gồm chính sách cho vay, nguồn ngân sách cho vay, tính
sẵn có về nhân lực và công cụ giám sát các khoản vay của ngân hàng.
Collateral: Tài sản bảo đảm
Biện pháp bảo đảm được xem là nguồn trả nợ thứ hai trong cho vay, bảo đảm
chống lại khả năng mất vốn trong trường hợp khách hàng không trả nợ.
14
Những yếu tố cần xem xét trong việc nhận tài sản bảo đảm là: Tính khả mại, mức
độ phù hợp, giá trị của tài sản và số tiền cho vay.
Tổ chức tín dụng hoàn tất thủ tục đảm bảo tiền vay trước khi ký phát vay.
1.2.4.2 Mô hình CAMPARI
- Character of customer: Đặc tính, nhân thân của khách hàng (Như mô hình 5C).
- Ability to borrow/repay: Năng lực của người đi vay (Như mô hình 5C).
- Margin of profit: Lợi nhuận biên.
- Purpose of loan: Mục đích vay vốn.
- Amount of loan: Số tiền vay.
- Repayment terms: Khả năng hoàn trả nợ vay.
- Insurance: Bảo đảm khoản vay.
Margin of profit: Lợi nhuận biên
Lợi nhuận biên là khoản lợi nhuận thu được của tổ chức tín dụng khi thực hiện
cấp phát tín dụng, bao gồm lợi nhuận thu được từ lãi vay, lợi nhuận từ các dịch vụ khác
như: chuyển tiền, thanh toán quốc tế,…hoặc lợi ích thu được từ mối quan hệ của khách
hàng vay vốn,…
Lợi nhuận biên là một trong những tiêu chí tổ chức tín dụng xem xét khi quyết
định cấp tín dụng, có những khoản cấp tín dụng có lãi suất thấp nhưng thu được phí
dịch vụ cao hoặc từ đó có thể tìm kiếm được nhiều khách hàng tiềm năng khác. Đây là
tiêu chí rất quan trọng quyết định kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng.
Purpose of loan: Mục đích vay vốn
Mục đích vay phải phù hợp quy định của pháp luật, phù hợp với chủ trương
ngành nghề cần phát triển của Đảng và nhà nước đồng thời phải phù hợp với định
hướng ngành nghề và chỉ tiêu về dư nợ vay theo mục đích của mỗi Tổ chức tín dụng.
Amount of loan: Số tiền vay
Số tiền cho vay phải phù hợp các quy định sau: Quy định về giới hạn cấp tín dụng
đối với khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan của ngân hàng nhà nước, quy
15
định về chỉ tiêu dư nợ theo ngành nghề của NHNN và của mỗi TCTD, quy định về hệ
số an toàn vốn tối thiểu,…Đây là tiêu chí quan trọng cần thiết phải xem xét, nó đánh
giá việc tuân thủ quy định NHNN của TCTD.
Repayment terms: Khả năng hoàn trả nợ vay
Khả năng hoàn trả nợ vay bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, đây là một chỉ tiêu
rất khó đánh giá tại thời điểm cấp tín dụng, đặc biệt là khoản cấp tín dụng có thời gian
dài. Khả năng hoàn trả nợ vay được đánh giá qua các chỉ tiêu sau: Hiệu quả của
phương án vay, năng lực/tư cách của người đi vay, tình hình kinh tế xã hội của đất
nước, các yếu tố khách quan khác ảnh hưởng đến phương án vay,…
Insurance: Bảo hiểm
Bảo hiểm khoản vay được xem là nguồn trả nợ thứ hai của khoản vay, cũng giống như
mục tài sản đảm bảo trong mô hình 5C.
1.2.4.3 Mô hình PARSER
- Person/purpose: Người đi vay/mục đích (Như Mô hình 5C và Mô hình CAMPARI).
- Amount: Số tiền vay (Như Mô hình CAMPARI).
- Repayment: Khả năng hoàn trả nợ vay (Như Mô hình CAMPARI).
- Security: Bảo đảm khoản vay (Như Mô hình CAMPARI).
- Expediency: Mức độ phù hợp (Là sự phù hợp về mặt chính sách, quy định của pháp
luật, của ngân hàng nhà nước và của tổ chức tín dụng).
- Remuneration: Lợi nhuận mang lại (Như Lợi nhuận biên của Mô hình CAMPARI).
1.2.5 Sự khác biệt giữa thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và
thẩm định tín dụng đối với khách hàng cá nhân
Khách hàng Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ
sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Khách
hàng doanh nghiệp thường vay vốn với mục đích chính để phục vụ hoạt động kinh
doanh với phương án kinh doanh do doanh nghiệp lập ra nhằm tăng tính hiệu quả của
hoạt động kinh doanh.
16
Khách hàng cá nhân là một thể nhân có năng lực pháp luật dân sự và năng lực
hành vi dân sự. Khách hàng cá nhân thường vay vốn với mục đích chính là tiêu dùng.
Với tính chất khác biệt trên nên thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh
nghiệp khác biệt so với thẩm định tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Thẩm định tín
dụng đối với khách hàng doanh nghiệp có tính chất phức tạp và khó hơn rất nhiều so
với thẩm định tín dụng đối với khách hàng cá nhân, vì khác nhau về mục đích vay,
pháp lý, cơ cấu tổ chức, tình hình tài chính, tình hình kinh doanh. Doanh nghiệp đi vay
luôn gắn liền với phương án kinh doanh hoặc dự án đầu tư đòi hỏi phải xem xét tính
khả thi và hiệu quả, do đó thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp mất
nhiều thời gian hơn. Sự khác biệt chính trong thẩm định tín dụng đối với khách hàng
doanh nghiệp và thẩm định tín dụng đối với khách hàng cá nhân thể hiển ở các điểm
sau:
Về mục đích vay vốn: Mục đích vay vốn của khách hàng cá nhân thường là để tiêu
dùng, mục đích vay vốn chính của khách hàng doanh nghiệp là phục vụ sản xuất kinh
doanh. Do đó khi thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp cần thiết phải
thẩm định phương án/dự án vay vốn, tình hình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
Về pháp lý: Pháp lý khách hàng cá nhân chỉ đơn giản bao gồm chứng minh nhân
dân, hộ khẩu; Pháp lý khách hàng doanh nghiệp bao gồm rất nhiều giấy tờ sau: giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ, biên bản họp hội đồng quản trị/hội đồng
thành viên, quyết định bổ nhiệm ban điều hành,…Khi thẩm định pháp lý doanh nghiệp
ngoài việc xem xét tư cách pháp nhân của doanh nghiệp cần phải xem xét pháp lý của
người đại diện doanh nghiệp, hội đồng quản trị, ban điều hành, tư cách của người đại
diện doanh nghiệp giao dịch với ngân hàng.
Về tình hình tài chính: Tài chính của khách hàng cá nhân rất đơn giản, thường chỉ
gồm các khoản mục như thu nhập, tiền, tài sản cố định, vốn chủ sở hữu, vốn vay; Tài
chính của khách hàng doanh nghiệp lại cực kỳ phức tạp với đầy đủ các khoản mục của
17
một báo cáo tài chính tiêu chuẩn. Do đó việc thẩm định cũng chi tiết và khó khăn hơn
rất nhiều.
1.3 Cơ sở lý luận về chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh
nghiệp
1.3.1 Khái niệm về chất lượng thẩm định tín dụng
Công tác thẩm định tín dụng đạt chất lượng khi nó giúp TCTD ra quyết định cấp
tín dụng đúng đắn, đảm bảo khả năng thu hồi nợ đầy đủ và đúng hạn. Chất lượng thẩm
định tín dụng được thể hiện trước hết ở báo cáo thẩm định, chất lượng dư nợ, rủi ro
phát sinh sau cho vay…Bên cạnh đó, chất lượng thẩm định tín dụng còn thể hiện ở thời
gian thẩm định và chi phí thẩm định.
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách
hàng doanh nghiệp
Chất lượng thẩm định tín dụng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sau:
- Năng lực, trình độ và đạo đức của cán bộ tín dụng: Con người là yếu tố quan trọng
có tính quyết định đến chất lượng công tác thẩm định. Trong tất cả các bước của
quy trình tín dụng và công tác thẩm định tín dụng đều liên quan đến cán bộ tín
dụng. Vì vậy, trình độ, năng lực và đạo đức của cán bộ tín dụng phải được quan
tâm hàng đầu. Nếu cán bộ tín dụng làm sai quy định, thẩm định qua loa, không
chính xác hoặc vi phạm lợi ích nghề nghiệp sẽ dẫn đến các quyết định sai lầm gây
tổn thất cho TCTD, đặc biệt là đối với các dự án lớn, thời gian thực hiện trong
nhiều năm và có tầm ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế xã hội của quốc gia.
Chính vì tầm quan trọng của nguồn nhân lực mà ngày nay TCTD không ngừng bồi
dưỡng, đào tạo cho cán bộ tín dụng cùng với chế độ đãi ngộ thích đáng.
- Chính sách, quy trình, quy định về thẩm định tín dụng của TCTD: Chính sách, quy
trình, quy định phải khoa học. Ngày nay, các TCTD không ngừng đổi mới công
nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến nhất giúp cho cán bộ tín dụng
đánh giá và phân tích hồ sơ vay vốn một cách nhanh chóng và hiệu quả. Không
18
những tiết kiệm được thời gian, chi phí mà vẫn đảm bảo việc ra quyết định đúng
đắn. Nếu quy trình và phương pháp thẩm định không khoa học, thủ tục rườm rà,
phức tạp, sẽ làm mất nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí, thậm chí làm mất
cơ hội tài trợ khách hàng hoặc dẫn đến tổ chức tín dụng đầu tư vào một dự án
không thích đáng.
- Cơ sơ vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác thẩm định tín dụng.
- Công tác tổ chức, kiểm tra, kiểm soát : Thẩm định đòi hỏi phải chính xác nên công
tác kiểm tra kiểm soát phải nghiêm ngặt để kịp thời phát hiện ra những sai sót và có
biện pháp xử lý kịp thời, xác đáng.
- Khách hàng: Khách hàng là đối tượng thẩm định, các hồ sơ khách hàng cung cấp và
phỏng vấn trực tiếp khách hàng là cơ sở chính để thẩm định và quyết định cấp tín
dụng. Vì vậy, thái độ hợp tác và sự trung thực của khách hàng là nhân tố quan trọng
ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng.
- Môi trường chính trị, pháp lý và chính sách của nhà nước: Các chính sách, cơ chế
quản lý đóng vai trò điều chỉnh, định hướng hoạt động cho các chủ thể trong nền
kinh tế. Nếu cơ sở chính sách hợp lý, đồng bộ và có tính hiệu lực cao thì sẽ là điều
kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế. Công tác thẩm định cũng không nằm
ngoài thông lệ đó, công tác thẩm định tín dụng chịu sự điều khiển và chi phối của
các văn bản pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hệ thống văn bản
luật và dưới luật trong việc quy định thẩm định tín dụng và cho vay của tổ chức tín
dụng được quy định chặt chẽ góp phần tác động tích cực đến hiệu quả của hoạt
động cho vay, đảm bảo lợi ích và mục tiêu phát triển của khách hàng và ngân hàng,
thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế là nhân tố gián tiếp tác động đến hoạt động
sản xuất kinh doanh, hiệu quả phương án kinh doanh/dự án đầu tư, từ đó ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy khi thẩm định tín dụng cần thiết phải
19
xem xét đến yếu tố môi trường kinh tế, đây là yếu tố quan trọng, biến động theo
thời gian nên khó đánh giá tại thời điểm thẩm định để ra quyết định cấp tín dụng.
- Môi trường văn hóa xã hội: Khía cạnh văn hóa xã hội từ lâu đã có ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh và đặc biệt là ảnh hưởng đến
dự án đầu tư: Chẳng hạn như, khi dự án được triển khai và đi vào hoạt động thì nó
phải được xem xét là có phù hợp với phong tục tập quán văn hóa của địa phương
hay không, các điều lệ và quy định xã hội có chấp nhận nó hay không. Do đó đây
cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cũng như là chất lượng
thẩm định tín dụng.
Nhìn chung, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định
tín dụng, bao gồm nhân tố chủ quan về phía tổ chức tín dụng lẫn các nhân tố khách
quan khác. Việc tìm hiểu và phân tích các nhân tố này sẽ giúp cho chất lượng thẩm
định tín dụng ngày càng được nâng cao.
1.3.3 Các chỉ tiêu đo lường chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng
doanh nghiệp
Chất lượng thẩm định tín dụng được đánh giá bởi các tiêu chí sau:
- Tỷ lệ nợ quá hạn (Tổng nợ quá hạn/tổng dư nợ): Hệ số này càng thấp chứng tỏ chất
lượng thẩm định tín dụng càng cao và ngược lại.
- Tỷ lệ nợ xấu (Tổng nợ xấu/tổng dư nợ): Tương tự như trên, hệ số này càng thấp
chứng tỏ chất lượng thẩm định tín dụng càng cao và ngược lại.
- Tỷ lệ tốc độ tăng trưởng nợ xấu/tốc độ tăng trưởng dư nợ: Hệ số này nhỏ hơn một
(< 1) chứng tỏ chất lượng thẩm định tín dụng tốt và ngược.
- Những sai sót phát sinh trong từng nội dung thẩm định.
- Thời gian thẩm định tín dụng thực tế so với thời gian thẩm định tín dụng quy định:
Thời gian thẩm định tín dụng thực tế bằng hoặc nhỏ hơn thời gian thẩm định tín
dụng quy định thì chất lượng thẩm định tốt và ngược lại.
20
- Chi phí thẩm định tín dụng thực tế so với chi phí thẩm định tín dụng quy định: Chi
phí thẩm định tín dụng thực tế bằng hoặc nhỏ hơn chi phí thẩm định tín dụng quy
định thì chất lượng thẩm định tốt và ngược lại.
1.3.4 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách
hàng doanh nghiệp
Chất lượng thẩm định tín dụng được nâng cao sẽ giúp cho các quyết định cấp tín
dụng đúng đắn, đảm bảo thu hồi nợ đầy đủ và đúng hạn, hạn chế các sai sót trong quá
trình phê duyệt tín dụng, hạn chế trích lập dự phòng tín dụng, hạn chế các rủi ro và
thiệt hại, từ đó mang lại lợi nhuận cho tổ chức tín dụng. Do đó việc nâng cao chất
lượng thẩm định tín dụng là hết sức cần thiết.
Kết luận chương 1: Nội dung chương 1 tập trung vào cơ sở lý luận về tín dụng ngân
hàng, tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp, thẩm định tín dụng doanh nghiệp và
chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp, nêu lên tầm quan trọng của tín dụng ngân
hàng đối với doanh nghiệp cũng như là đối với nền kinh tế và sự cần thiết phải nâng
cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.
21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG VÀ CHẤT
LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HDBANK)
2.1 Tổng quan về HDBank
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên gọi tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Thành Phố Hồ Chí
Minh.
Tên gọi tiếng Anh: Ho Chi Minh City Development Joint Stock Commercial
Bank.
Tên gọi tắt: HDBank.
Ngân hàng TMCP phát triển TP.HCM (HDBank) được chính thức thành lập vào
ngày 04/01/1990 tại TP.HCM, là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt
Nam. Với bề dày kinh nghiệm trên 22 năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân
hàng, đến nay HDBank đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống
Ngân hàng TMCP Việt Nam, sở hữu nhiều tiềm năng to lớn để bức phá và lớn mạnh
trong thời kỳ hội nhập.
Từ ngày 16/03/2012, Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP.HCM chính thức đổi
tên thành Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM và ra mắt hệ thống nhận diện thương
hiệu mới trên toàn quốc. Tên viết tắt HDBank không thay đổi.
Trên nền tảng phát triển vững chắc, hiệu quả, an toàn, HDBank là ngân hàng có
tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trong thị trường tài chính Ngân hàng Việt Nam.
2.1.2 Những thành tựu đạt được
Với đà tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, HDBank đã đạt được
những thành quả vượt bậc, hoàn thiện công tác tái cấu trúc tổ chức và tích luỹ các
nguồn lực về tài chính, sản phẩm dịch vụ, con người, công nghệ,…để bước vào một
giai đoạn phát triển sôi động hơn đưa Ngân hàng vươn lên một tầm cao mới.
22
Đến cuối năm 2012, HDBank có số dư huy động đạt 46.368 tỷ đồng, dư nợ tín
dụng đạt 21.148 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 326 tỷ đồng, và có hơn 120 điểm giao
dịch trên toàn quốc, có mặt tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như
TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Cần Thơ, Long An, Vũng Tàu,
Đồng Nai, Nghệ An, An Giang, Hải Phòng, DakLak, Bắc Ninh,…
Các giải thưởng tiêu biểu:
• Huân chương lao động của Chủ tịch nước.
• Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
• HDBank được NHNN xếp loại A năm 2012.
• Cờ thi đua của NHNN Việt Nam.
• Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam.
• Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
• Giải thưởng Ngân hàng tiết kiệm tốt nhất Việt Nam (Do Thời báo kinh tế Việt
Nam trao tặng).
• Cúp vàng “Vì sự phát triển cộng đồng”.
• Ngân hàng quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam (Do Tạp chí tài chính Asiamoney
trao tặng).
• Báo cáo thường niên xuất sắc - Vision Awards 2010 (Do Hiệp hội truyền thông
Mỹ (LACP) trao tặng).
• Giải thưởng Thanh toán quốc tế xuất sắc (Do Citi Group trao tặng).
Giải thưởng Chất lượng soạn điện thanh toán chuẩn (Do Wells Fargo trao
tặng),…
2.2 Tổng quan về hoạt động tín dụng tại HDBank
2.2.1 Dư nợ cho vay
Bảng 2.1: Tình hình dư nợ cho vay tại HDBank (ĐVT: tỷ đồng)
Mục 2010 2011 2012
So sánh
2011/2010
So sánh
2012/2011
23
+/- % +/- %
Dư nợ cho vay 11.728 13.848 21.148 2.120 18% 7.300 53%
(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank qua các năm)
Biểu đồ 2.1: Tình hình dư nợ cho vay tại HDBank (ĐVT: tỷ đồng)
Tổng dư nợ cho vay của HDBank cũng tăng trưởng qua các năm với tốc độ tăng
của năm sau cao hơn năm trước, năm 2011 tăng 18% so với năm 2010, năm 2012 tăng
53% so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của HDBank cao hơn so với tốc độ
tăng của toàn ngành (tốc độ tăng toàn ngành năm 2011 là 12%, năm 2012 ước tính là
7%), tuy nhiên hoàn toàn phù hợp với quy định tăng trưởng tín dụng do NHNN cho
phép (Theo công văn số 5037/NHNN-CSTT ngày 13/08/2012, NHNN cho phép dư nợ
tín dụng của HDBank đến cuối năm 2012 tối đa là 23.115 tỷ đồng).
Cuối năm 2012, tổng dư nợ cho vay của HDBank đạt 21.148 tỷ đồng, bằng 0,77%
dư nợ ước tính của toàn ngành. Mặc dù tốc độ tăng trưởng dư nợ của HDBank khá cao
so với trung bình ngành nhưng tổng dư nợ của HDBank vẫn rất nhỏ so với các ngân
hàng khác.
Năm 2013, căn cứ công văn số 1172/NHNN-CSTT ngày 25/02/2013, nhằm đảm
bảo an toàn của hoạt động ngân hàng, trên cơ sở tình hình hoạt động kinh doanh và khả
năng tăng trưởng của HDBank, NHNN cho phép HDBank được tăng trưởng tín dụng
12% trong năm 2013.
24
2.2.2 Nợ quá hạn, Nợ xấu
Bảng 2.2: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại HDBank (ĐVT: tỷ đồng)
Mục 2010 2011 2012
So sánh
2011/2010
So sánh
2012/2011
+/- % +/- %
Nợ quá hạn 330 1.121 1.742 791 240% 621 55%
Nợ xấu 98 292 508 194 198% 216 74%
(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank)
Biểu đồ 2.2: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại HDBank (ĐVT: tỷ đồng)
Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu tại HDBank
Mục 2010 2011 2012
Tỷ lệ Nợ quá hạn/tổng dư nợ 2,81% 8,10% 8,24%
Tỷ lệ Nợ xấu/tổng dư nợ 0,84% 2,11% 2,40%
Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại HDBank cũng tăng qua các năm ứng với sự
gia tăng của dư nợ cho vay, tốc độ tăng trưởng của nợ quá hạn và nợ xấu cao hơn tốc
độ tăng trưởng của dư nợ, đây là dấu hiệu có thể cho thấy chất lượng tín dụng tại
HDBank ngày một giảm. Việc nợ quá hạn tăng cao một phần là do ảnh hưởng bởi khó
khăn chung của kinh tế xã hội Việt Nam trong năm 2011 và 2012 với hàng loạt doanh
nghiệp giải thể, cụ thể số lượng doanh nghiệp giải thể trong năm 2011 là 79.014 doanh
nghiệp, đến cuối tháng 11/2012 số lượng doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và giải thể
trong năm 2012 là 48.473 doanh nghiệp.
25
Mặc dù nợ quá hạn và nợ xấu tại HDBank ngày một gia tăng nhưng tỷ lệ nợ xấu
tại HDBank luôn thấp hơn 3% và nằm trong mức cho phép của NHNN.
2.3 Tổng quan về hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại HDBank
2.3.1 Dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp
2.3.1.1 Dư nợ doanh nghiệp phân theo khách hàng
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp
(ĐVT: tỷ đồng)
Mục 2010 2011 2012
So sánh
2011/2010
So sánh
2012/2011
+/- % +/- %
Dư nợ doanh nghiệp 6.268 7.717 8.719 1.449 23% 1.002 13%
Dư nợ cá nhân 5.460 6.131 12.429 671 12% 6.298 103%
Tổng dư nợ cho vay 11.728 13.848 21.148 2.120 18% 7.300 53%
(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank)
Bảng 2.5: Tỷ trọng dư nợ phân theo khách hàng
Mục 2010 2011 2012
Tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp 53% 56% 41%
Tỷ trọng dư nợ cá nhân 47% 44% 59%
Tổng 100% 100% 100%
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ phân theo khách hàng (ĐVT: tỷ đồng)
Căn cứ các số liệu trên, dư nợ cho vay doanh nghiệp tại HDBank tăng trưởng qua
các năm, năm 2011 tăng 23% so với năm 2010, năm 2012 tăng 13% so với năm 2011.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ doanh nghiệp năm 2012 thấp hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ
26
doanh nghiệp năm 2011 và thấp hơn tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ năm 2012 là do
trong năm 2012 thị trường tài chính biến động rất phức tạp. Ngân hàng lúc thì khó
khăn thanh khoản, lúc thì dư thừa vốn. Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp cũng bấp bênh, không ổn định. Cầu nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp
thường xuyên bị đứt quãng, lúc doanh nghiệp cần vốn thì ngân hàng không thể giải
ngân, hoặc doanh nghiệp không chịu được mức lãi suất cao; Khi lãi suất hạ, ngân hàng
có thể giải ngân thì là lúc phần lớn doanh nghiệp thu hẹp hoạt động, nhu cầu vay giảm
hoặc không còn đáp ứng đủ tiêu chuẩn cho vay. Trước đây cơ cấu dư nợ khách hàng
doanh nghiệp luôn chiếm ưu thế thì đến năm 2012, dư nợ doanh nghiệp thấp hơn dư nợ
cá nhân và chỉ chiếm 41%/tổng dư nợ.
Mặc dù tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp/tổng dư nợ và tốc độ tăng dư nợ của doanh
nghiệp giảm nhưng số dư nợ doanh nghiệp tuyệt đối tại HDBank vẫn tăng 13% so với
năm 2011, trong khi một số ngân hàng khác giảm hoặc chỉ tăng rất thấp. Nguyên nhân
một phần do những rung chấn trong hệ thống tài chính thời gian qua như sự kiện sáp
nhập cơ cấu lại các ngân hàng nhỏ yếu kém, sự kiện các quản trị viên cao cấp của các
ngân hàng lớn bị bắt đã tác động mạnh đến uy tín của nhiều đối thủ cạnh tranh, khả
năng huy động tại các ngân hàng này giảm sút ảnh hưởng đến khả năng cho vay, buộc
các ngân hàng này phải thắt chặt hoạt động tín dụng, từ đó dẫn đến nguồn khách hàng
vay tại HDBank vẫn đảm bảo được sự tăng trưởng. HDBank có quy mô còn khá nhỏ,
mức độ bị ảnh hưởng không quá lớn, nên tận dụng cơ hội phát triển nguồn khách hàng
và gia tăng hoạt động cấp tín dụng.
2.3.1.2 Dư nợ doanh nghiệp phân theo mục đích vay
Bảng 2.6: Dư nợ doanh nghiệp phân theo mục đích vay (ĐVT: tỷ đồng)
Mục 2010 2011 2012
So sánh
2011/2010
So sánh
2012/2011
+/- % +/- %
Dư nợ doanh nghiệp vay phi 60 80 85 20 33% 5 6%
27
sản xuất kinh doanh
Dư nợ doanh nghiệp vay sản
xuất kinh doanh
6.208 7.637 8.634 1.429 23% 997 13%
Tổng dư nợ doanh nghiệp 6.268 7.717 8.719 1.449 23% 1.002 13%
(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank)
Biểu đồ 2.4: Dư nợ doanh nghiệp phân theo mục đích vay
Căn cứ bảng biểu trên, đa phần dư nợ doanh nghiệp là dư nợ vay với mục đích
sản xuất kinh doanh, dư nợ doanh nghiệp với mục đích phi sản xuất chiếm tỷ trọng
không đáng kể, lần lượt năm 2010, năm 2011 và năm 2012 là 0,96%, 1,04% và 0,97%.
Điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc thù của tín dụng doanh nghiệp chủ yếu là vay
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ phương án kinh doanh hoặc đầu tư dự
án, từ đó tạo ra nguồn thu nhập để trả nợ. Cho vay doanh nghiệp với mục đích phi sản
xuất chỉ bó hẹp ở một số mục đích sau: vay mua xe ô tô phục vụ đi lại, vay đầu tư
chứng khoán, vay kinh doanh bất động sản. Trong đó cho vay kinh doanh bất động sản
là lĩnh vực cho vay hạn chế hiện nay ở hầu hết các ngân hàng, vì hệ số rủi ro khi cho
vay lĩnh vực này theo quy định của NHNN là rất cao, do cho vay bất động sản tiềm ẩn
nhiều rủi ro, ngành bất động sản các năm gần đây đang gặp nhiều khó khăn, rất nhiều
dự án không bán được phải giảm giá hàng loạt, giá giảm nhưng mức cầu vẫn không
cao do kinh tế khó khăn, khiến giá bất động sản ngày càng giảm sâu, không còn là
kênh đầu tư hấp dẫn nữa, các doanh nghiệp bất động sản lâm vào cảnh khó khăn, hoạt
động cầm chừng hoặc phá sản hàng loạt.
28
Tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp phi sản xuất tại HDBank phù hợp với chủ trương và
chỉ thị dư nợ phi sản xuất tối đa của NHNN, cuối năm 2012, dư nợ phi sản xuất của
HDBank là 2.008 tỷ đồng, bằng 14,5%/tổng dư nợ, nhỏ hơn 16% phù hợp quy định
NHNN, trong đó dư nợ phi sản xuất đối với khách hàng doanh nghiệp là 80 tỷ đồng,
bằng 5%/tổng dư nợ.
2.3.1.3 Dư nợ doanh nghiệp phân theo thời hạn vay
Bảng 2.7: Tình hình dư nợ doanh nghiệp phân theo thời hạn vay (ĐVT: tỷ đồng)
Mục 2010 2011 2012
So sánh
2011/2010
So sánh
2012/2011
+/- % +/- %
Ngắn hạn 4.397 5.611 6.360 1.214 27,61 749 13,35
Trung hạn 879 1.042 973 163 18,54 -69 -6,62
Dài hạn 992 1.064 1.386 72 7,26 322 30,26
Tổng 6.268 7.717 8.719 1.449 23,12 1.002 12,98
(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank)
Biểu đồ 2.5: Tình hình dư nợ doanh nghiệp phân theo thời hạn vay
Số liệu cho thấy dư nợ doanh nghiệp ngắn hạn của HDBank qua các năm luôn
chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, lần lượt năm 2010, năm 2011 và năm 2012 là
70%, 73% và 73%. Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ chính sách tín dụng
của HDBank không khuyến khích cho vay trung dài hạn, vì các lý do sau: cơ cấu
nguồn vốn huy động của HDBank chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, rủi ro tín dụng và
chi phí cho vay tỷ lệ thuận với thời hạn vay, thời hạn cho vay càng dài thì khả năng xảy
29
ra rủi ro càng cao và chi phí cho vay cũng gia tăng tương ứng. Bên cạnh đó, 90%
khách hàng doanh nghiệp tại HDBank là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô, nguồn vốn
và khả năng quản trị điều hành khá hạn chế nên dự án đầu tư dài hạn của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ thường rất ít.
Căn cứ các bảng biểu trên, dư nợ doanh nghiệp tại HDBank tập trung ở dư nợ
ngắn hạn là hoàn toàn phù hợp chính sách tín dụng, phù hợp với chủ trương nâng cao
chất lượng tín dụng hiện nay của HDBank.
2.3.1.4 Dư nợ doanh nghiệp phân theo tài sản đảm bảo
Bảng 2.8: Tình hình dư nợ doanh nghiệp phân theo TSĐB (ĐVT: tỷ đồng)
Mục 2010 2011 2012
So sánh
2011/2010
So sánh
2012/2011
+/- % +/- %
Không có TSĐB 120 140 220 20 16,67 80 57,14
Có TSĐB 6.148 7.577 8.499 1.429 23,24 922 12,17
Tổng 6.268 7.717 8.719 1.449 23,12 1.002 12,98
(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank)
Biểu đồ 2.6: Dư nợ doanh nghiệp phân theo TSĐB
Số liệu trên cho thấy hầu hết dư nợ doanh nghiệp tại HDBank là dư nợ có tài sản
đảm bảo. Tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp có tài sản đảm bảo chiếm trên 97%/tổng dư nợ
30
qua các năm. Dư nợ doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo lần lượt năm 2010, năm
2011 và năm 2012 là 120 tỷ đồng, 140 tỷ đồng và 220 tỷ đồng, dư nợ này tập trung vào
các doanh nghiệp lớn, có kiểm toán báo cáo tài chính bởi các công ty kiểm toán uy tín,
có niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, hoạt động kinh doanh có hiệu quả và lợi
nhuận, có thương hiệu trên thị trường, như các công ty dầu khí thuộc tập đoàn dầu khí
Việt Nam, Agifish, các công ty gạo,…
Chính sách của HDBank là hạn chế cho vay không tài sản đảm bảo, tuy nhiên
hiện nay không có quy định về cho vay không tài sản đảm bảo, các quy định trước đây
hiện đã hết hiệu lực nhưng chưa có quy định mới thay thế. Căn cứ các quy định cho
vay không tài sản đảm bảo trước đây, tiêu chí để đánh giá khách hàng thỏa điều kiện
cho vay không tài sản đảm bảo chưa khắt khe, nhiều doanh nghiệp có thể dễ dàng đạt
được, chưa chứa nhiều tiêu chí định lượng, chưa đề cập nhiều đến yếu tố quy mô
doanh nghiệp (vốn, doanh thu), tình hình tài chính doanh nghiệp và chi tiết hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, một yêu cầu quan trọng là cần thiết phải ban
hành quy định cho vay không tài sản đảm bảo định kỳ để phù hợp với thực tế, giúp cho
cán bộ tín dụng căn cứ vào trong quá trình thẩm định khách hàng cho vay không tài sản
đảm bảo, đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ và hạn chế trường hợp tiếp thị khách hàng
không đạt yêu cầu gây lãng phí nhân lực, thời gian.
2.3.1.5 Dư nợ doanh nghiệp phân theo ngành nghề
Bảng 2.9: Tình hình dư nợ doanh nghiệp phân theo ngành nghề (ĐVT: tỷ đồng)
Mục 2010 2011 2012
So sánh
2011/2010
So sánh
2012/2011
+/- % +/- %
Xây dựng 1.505 1.915 2.656 410 27,24 741 38,69
Công nghiệp chế biến,
chế tạo
941 1.132 745 191 20,30 -387 -34,19
Nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản
827 1.128 1.610 301 36,40 482 42,73
31
Bán buôn và bán lẻ; Sữa
chữa ôtô, mô tô, xe máy
và động cơ khác
811 765 715 -46 -5,67 -50 -6,54
Sản xuất sản phẩm vật
chất và dịch vụ tự tiêu
dùng của hộ gia đình
806 701 593 -105 -13,03 -108 -15,41
Ngành khác 1.378 2.076 2.400 698 50,65 324
Tổng 6.268 7.717 8.719 1.449 116 1.002 25
(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank)
Bảng 2.10: Tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp phân theo ngành nghề
Ngành nghề Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Xây dựng 24% 25% 30%
Công nghiệp chế biến, chế tạo 15% 15% 9%
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 13% 15% 18%
Bán buôn và bán lẻ; Sữa chữa ôtô, mô tô, xe
máy và động cơ khác
13% 10% 8%
Sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu
dùng của hộ gia đình
13% 9% 7%
Ngành khác 22% 26% 28%
Tổng 100% 100% 100%
Qua bảng số liệu trên cho thấy dư nợ doanh nghiệp tại HDBank tập trung chính ở
các ngành sau: ngành xây dựng; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Dư nợ
doanh nghiệp các ngành này chiếm đa số và luôn tăng trưởng qua các năm. Cuối năm
2012, dư nợ doanh nghiệp ngành xây dựng; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy
sản lần lượt là 2.656 tỷ đồng và 1.610 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30% và 18% so với tổng
dư nợ doanh nghiệp.
Dư nợ doanh nghiệp các ngành chiếm tỷ trọng thấp là: công nghệ, vận tải kho bãi,
tài chính ngân hàng bảo hiểm, y tế, khai khoáng và kinh doanh bất động sản, tỷ trọng
các ngành này thường thấp hơn 5%/tổng dư nợ doanh nghiệp qua các năm.
32
Dư nợ doanh nghiệp các ngành chiếm tỷ trọng thấp hay cao phụ thuộc vào chính
sách tín dụng của HDBank, số lượng doanh nghiệp mỗi ngành nghề, mối quan hệ và
khả năng tiếp cận doanh nghiệp của Đơn vị kinh doanh.
Một điểm đáng lưu ý là ngành xây dựng có tỷ trọng dư nợ khá cao, mặc dù ngành
xây dựng là lĩnh vực không khuyến khích cấp tín dụng theo chính sách tín dụng
HDBank. Điều này một phần do số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng các
năm qua khá cao, cuối năm 2012, theo số liệu của Tổng cục thống kê, số lượng doanh
nghiệp ngành xây dựng đang hoạt động là 55.870 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 15%
tổng số doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động, mặt khác do năng lực cạnh tranh của
HDBank so với các ngân hàng TMCP Việt Nam khác còn khá thấp, dẫn đến hạn chế
trong việc tiếp cận các doanh nghiệp hoạt động các ngành nghề tiềm năng hơn. Hai
điểm vừa nêu là nguyên nhân chính khiến dư nợ doanh nghiệp ngành xây dựng luôn
chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ doanh nghiệp tại HDBank.
Nhìn chung, dư nợ DN phân theo ngành nghề tại HDBank phân bổ không đồng
đều giữa các ngành nghề, phụ thuộc vào chính sách tín dụng của HDBank, khả năng
HDBank tiếp cận các doanh nghiệp và tình hình kinh tế thị trường từng thời kỳ.
2.3.2 Nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp
2.3.2.1 Nợ xấu doanh nghiệp phân theo khách hàng
Bảng 2.11: Tình hình Nợ xấu doanh nghiệp phân theo khách hàng (ĐVT: tỷ đồng)
Mục 2010 2011 2012
So sánh
2011/2010
So sánh
2012/2011
+/- % +/- %
Nợ xấu doanh nghiệp 57 178 343 121 212,28 165 92,70
Nợ xấu cá nhân 41 114 165 73 178,05 51 44,74
Tổng nợ xấu 98 292 508 194 197,96 216 73,97
(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank)
33
Bảng 2.12: Tỷ trọng Nợ xấu phân theo khách hàng
Mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nợ xấu doanh nghiệp 58% 61% 68%
Nợ xấu cá nhân 42% 39% 32%
Tổng nợ xấu 100% 100% 100%
Biểu đồ 2.7: Tình hình Nợ xấu doanh nghiệp phân theo khách hàng
(ĐVT: tỷ đồng)
Căn cứ số liệu trên cho thấy nợ xấu doanh nghiệp tại HDBank chiếm đa số trong
tổng nợ xấu và ngày càng tăng cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Nợ xấu doanh nghiệp lần
lượt qua các năm 2010, năm 2011 và năm 2012 như sau: 57 tỷ đồng, 178 tỷ đồng và
343 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 58%, 61% và 68%/tổng nợ xấu, tương ứng nợ xấu cá nhân
chiếm tỷ trọng 42%, 39% và 32%/tổng nợ xấu.
Nợ xấu doanh nghiệp tại HDBank luôn cao hơn so với nợ xấu cá nhân qua các
năm bất chấp dư nợ doanh nghiệp cao hay thấp hơn dư nợ cá nhân. Điều này là do việc
thẩm định và quản lý khoản vay đối với khách hàng doanh nghiệp phức tạp hơn rất
nhiều so với khách hàng cá nhân, mặt khác tính chất kinh doanh của doanh nghiệp
cũng mang nhiều rủi ro hơn so với cá nhân. Nợ xấu doanh nghiệp năm 2012 tăng mạnh
34
do ảnh hưởng bởi những khó khăn chung của nền kinh tế, việc tăng trưởng dư nợ, mở
rộng hệ khách hàng và chất lượng thẩm định tín dụng chưa đạt yêu cầu.
2.3.2.2 Nợ xấu doanh nghiệp phân theo mục đích vay
Bảng 2.13: Nợ xấu doanh nghiệp phân theo mục đích vay (ĐVT: tỷ đồng)
Mục 2010 2011 2012
So sánh
2011/2010
So sánh
2012/2011
+/- % +/- %
Nợ xấu doanh nghiệp vay sản
xuất kinh doanh 50 153 289 103 206 136 89
Nợ xấu doanh nghiệp vay phi
sản xuất 7 25 54 18 257 29 116
Tổng nợ xấu doanh nghiệp 57 178 343 121 212 165 93
(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank)
Biểu đồ 2.8: Nợ xấu doanh nghiệp phân theo mục đích vay
35
Bảng 2.14: Nợ xấu phi sản xuất và dư nợ phi sản xuất (ĐVT: tỷ đồng)
Mục 2010 2011 2012
Dư nợ doanh nghiệp phi sản xuất 60 80 85
Nợ xấu doanh nghiệp phi sản xuất 7 25 54
Tỷ trọng nợ xấu/dư nợ doanh nghiệp phi sản xuất 12% 31% 64%
(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank)
Căn cứ số liệu về nợ xấu doanh nghiệp phân theo mục đích vay, ta thấy nợ xấu
doanh nghiệp vay sản xuất kinh doanh qua các năm 2010, năm 2011 và năm 2012 lần
lượt là 50 tỷ đồng, 153 tỷ đồng và 289 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lần lượt là 87%, 86% và
84%, tương ứng tỷ trọng nợ xấu doanh nghiệp vay phi sản xuất là 13%, 14% và 16%.
Nợ xấu doanh nghiệp vay phi sản xuất chiếm tỷ trọng thấp hơn nợ xấu doanh
nghiệp vay sản xuất kinh doanh là do dư nợ và tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp vay phi
sản xuất thấp hơn rất nhiều so với dư nợ và tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp vay sản xuất
kinh doanh. Tuy nhiên, căn cứ Bảng 2.16 ta thấy phần lớn dư nợ doanh nghiệp phi sản
xuất đều là nợ xấu, tỷ trọng nợ xấu doanh nghiệp phi sản xuất/dư nợ doanh nghiệp phi
sản xuất tăng dần qua các năm, lần lượt là 12%, 31% và 64%. Đây là điểm HDBank
cần lưu ý khi quyết định cho vay doanh nghiệp với mục đích phi sản xuất.
2.3.2.3 Nợ xấu doanh nghiệp phân theo thời hạn vay
Bảng 2.15: Nợ xấu doanh nghiệp phân theo thời hạn vay (ĐVT: tỷ đồng)
Mục 2010 2011 2012
So sánh
2011/2010
So sánh
2012/2011
+/- % +/- %
Ngắn hạn 40 160 329 120 300 169 106
Trung hạn 10 13 14 3 30 1 8
Dài hạn 7 5 0 -2 (29) -5 (100)
Tổng 57 178 343 121 212 165 93
(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank)
36
Biểu đồ 2.9: Nợ xấu doanh nghiệp phân theo thời hạn vay (ĐVT: tỷ đồng)
Xét tỷ trọng nợ xấu doanh nghiệp phân theo thời hạn vay, số liệu trên cho thấy nợ
xấu doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào dư nợ doanh nghiệp ngắn hạn, tỷ trọng nợ xấu
doanh nghiệp ngắn hạn/tổng nợ xấu doanh nghiệp qua các năm lần lượt là 70%, 90%
và 96%.
Nguyên nhân của thực trạng trên do dư nợ doanh nghiệp tại HDBank phần lớn là
dư nợ ngắn hạn, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn/tổng dư nợ doanh nghiệp qua các năm đều từ
70% trở lên. Ngoài ra, một nguyên nhân khác là do vay ngắn hạn áp lực trả nợ nhanh
hơn, nợ xấu cũng sẽ thể hiện trên báo cáo tài chính hàng năm, trong khi dư nợ trung dài
hạn số tiền trả nợ định kỳ ít và thời gian trả nợ dàn trãi hơn, đôi khi khoản nợ có vấn đề
nhưng chưa thể hiện ngay trên báo cáo tài chính, đồng thời trong tình hình kinh tế khó
khăn hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp phá sản nên nợ xấu doanh nghiệp ngắn hạn ngày
càng trầm trọng hơn.
37
2.3.2.4 Nợ xấu doanh nghiệp phân theo tài sản đảm bảo
Bảng 2.16: Nợ xấu doanh nghiệp phân theo TSĐB (ĐVT: tỷ đồng)
Mục 2010 2011 2012
So sánh
2011/2010
So sánh
2012/2011
+/- % +/- %
Nợ xấu doanh nghiệp không TSĐB 0 0 0 0 0 0 0
Nợ xấu doanh nghiệp có TSĐB 57 178 343 121 212 165 93
Tổng nợ xấu doanh nghiệp 57 178 343 121 212 165 93
(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank)
Căn cứ số liệu về nợ xấu doanh nghiệp phân theo tài sản đảm bảo, ta thấy nợ xấu
doanh nghiệp tại HDBank toàn bộ là nợ xấu có tài sản đảm bảo, đây là ưu điểm trong
công tác thẩm định và quản lý khoản vay không tài sản đảm bảo tại HDBank. Nguyên
nhân dư nợ doanh nghiệp không tài sản đảm bảo đều không phải là nợ xấu vì dư nợ
không tài sản đảm bảo tại HDBank chiếm tỷ trọng rất thấp/tổng dư nợ, đặc biệt là dư
nợ doanh nghiệp không tài sản đảm bảo, tỷ trọng chưa đến 3%/tổng dư nợ qua các
năm. Chính sách tín dụng HDBank vốn hạn chế cho vay không tài sản đảm bảo, các
doanh nghiệp vay không tài sản đảm bảo đều là các doanh nghiệp lớn, đa phần thuộc
các tập đoàn nhà nước, có uy tín và thương hiệu mạnh, do đó khả năng không thanh
toán nợ dẫn đến nợ xấu là rất thấp.
2.3.2.5 Nợ xấu doanh nghiệp phân theo ngành nghề
Bảng 2.17: Tỷ trọng nợ xấu doanh nghiệp phân theo ngành nghề
Ngành nghề 2010 2011 2012
Xây dựng và đầu tư bất động sản 30% 45% 58%
Công nghiệp chế biến, chế tạo 11% 2% 4%
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 8% 15% 18%
Bán buôn và bán lẻ; Sữa chữa ôtô, mô tô, xe máy và
động cơ khác
15% 22% 13%
Thông tin và truyền thông 16% 14% 2%
38
Vận tải kho bãi 20% 2% 5%
Cộng 100% 100% 100%
Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng nợ xấu doanh nghiệp phân theo ngành nghề
Đánh giá nợ xấu doanh nghiệp phân theo ngành nghề là một vấn đề rất cần thiết
vì nó giúp HDBank định hướng ngành nghề cho vay trong năm kế hoạch, đồng thời
tăng cường công tác quản lý và kiểm soát chặt chẽ đối với các doanh nghiệp thuộc các
ngành nghề có tỷ lệ nợ xấu cao.
Căn cứ các số liệu trên ta thấy ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản là
ngành có tỷ lệ nợ xấu cao nhất và liên tục tăng qua các năm, kế đến là ngành nông lâm
nghiệp và thủy sản mà đặc biệt là ngành thủy sản. Một số ngành có tỷ lệ nợ xấu bằng 0
là y tế, tài chính bảo hiểm, khai khoáng, công nghệ,…
Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp phân theo ngành nghề chịu ảnh hưởng chính bởi các
yếu tố sau: tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp phân theo ngành nghề, tác động của nền kinh
tế thị trường hiện nay, đặc thù của mỗi ngành nghề. Điển hình như ngành xây dựng và
39
bất động sản, đây có thể được xem là ngành gặp nhiều khó khăn nhất trong thời gian
vừa qua, bởi hiện tượng bong bóng bất động sản ảnh hưởng đến niềm tin của thị
trường, giá cả bất động sản liên tục lao dốc, các doanh nghiệp ngành xây dựng cũng vì
thế mà lâm vào tình trạng khó khăn, các chính sách của chính phủ và nhà nước gây bất
lợi cho khả năng tiếp cận vốn của ngành,…Từ các yếu tố bất lợi trên khiến cho ngành
bất động sản và xây dựng có cầu giảm, doanh thu giảm sút, các khoản đầu tư trước đây
khó thu hồi vốn, ảnh hưởng đến khả năng chi trả và gây ra nợ xấu.
Nhìn chung, nợ xấu tại HDBank tuy là tăng trưởng qua các năm nhưng được kiểm
soát ở mức cho phép. Nợ xấu chủ yếu tập trung vào khách hàng doanh nghiệp, mục
đích vay là sản xuất kinh doanh, thời hạn cho vay là ngắn hạn, có tài sản đảm bảo và
tập trung chính vào ngành xây dựng, bất động sản, thủy sản. việc nghiên cứu nợ xấu
doanh nghiệp phân theo từng tiêu chí như trên giúp ích rất nhiều cho công tác định
hướng chính sách tín dụng và công tác thẩm định tín dụng tại HDBank.
2.4 Thực trạng công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại
HDBank
2.4.1 Nội dung thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp
2.4.1.1 Thẩm định tư cách khách hàng:
Thẩm định tư cách khách hàng là thẩm định tình hình pháp lý, điều kiện vay vốn
và thiện chí trả nợ của khách hàng. Để thẩm định tư cách khách hàng, HDBank xem
xét các thông tin sau:
- Thông tin pháp lý: Xem xét khách hàng có đủ tư cách pháp nhân, có thuộc các đối
tượng hạn chế cấp tín dụng hoặc thuộc đối tượng không được phép cấp tín dụng
theo quy định của HDBank và của Ngân hàng nhà nước hay không, đồng thời xem
xét ngành nghề kinh doanh của khách hàng có phù hợp với mục đích vay vốn hay
không và thuộc nhóm ngành nghề nào trong định hướng tín dụng của HDBank.
40
- Thông tin tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng: Chi tiết về tình hình dư nợ,
tình hình tài sản bảo đảm và chất lượng tín dụng của khách hàng tại HDBank và tại
các TCTD khác. Thông tin này được thu thập từ phía khách hàng, từ nguồn dữ liệu
của HDBank và từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC. Là nguồn thông tin quan
trọng để đánh giá lịch sử quan hệ tín dụng cũng như là uy tín thanh toán nợ vay và
thiện chí trả nợ của khách hàng. Nếu khách hàng thường xuyên chậm thanh toán
gốc lãi tại HDBank trong quá khứ hoặc chậm thanh toán và đang có nợ quá hạn tại
các TCTD khác thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh của khách hàng đang có vấn đề,
khả năng trả nợ không đảm bảo, HDBank không nên cấp tín dụng đối với nhóm
khách hàng này.
- Thông tin tình hình quan hệ tín dụng của nhóm khách hàng có liên quan tại
HDBank: HDBank cần thu thập thông tin này để cấp tín dụng cho khách hàng và
nhóm khách hàng có liên quan tuân thủ đúng quy định về giới hạn cấp tín dụng của
ngân hàng nhà nước. Đồng thời xem xét lịch sử quan hệ tín dụng của nhóm khách
hàng có liên quan để đánh giá uy tín trả nợ, làm cơ sở quan trọng cho quyết định
cấp tín dụng. Bên cạnh đó HDBank còn xem xét cấu trúc của khách hàng và nhóm
khách hàng có liên quan, nếu có quan hệ phức tạp thì đây cũng là nhóm khách hàng
cần hạn chế cấp tín dụng, vì khó quản lý và kiểm soát nguồn vốn vay và khó theo
dõi tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.
2.4.1.2 Thẩm định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Thẩm định chi tiết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để
xem xét lĩnh vực kinh doanh, cơ cấu tổ chức, thị trường tiêu thụ, hiệu quả và tiềm năng
phát triển của khách hàng cũng như khả năng cạnh tranh của khách hàng trên thị
trường, chi tiết các vấn cần thẩm định như sau:
- Quá trình hình thành phát triển, tổ chức bộ máy quản lý, nguồn nhân lực: xem xét
tính hợp lý của mô hình tổ chức, bố trí lao động (so với quy mô, ngành nghề kinh
41
doanh, so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, khả năng phát triển trong tương
lai, tính linh hoạt, khả năng thay đổi...), những điểm còn chưa hợp lý và khó khăn,
rủi ro có thể phát sinh do mô hình tổ chức bố trí lao động.
- Giới thiệu về sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm: Xem xét vị thế của ngành
trong nền kinh tế Việt Nam và thế giới, tính cấp thiết của sản phẩm của khách hàng,
tiềm năng của lĩnh vực khách hàng tham gia sản xuất kinh doanh.
- Nhà cung cấp thị trường đầu vào: Đánh giá nhà cung cấp có bị tập trung, khách
hàng có bị phụ thuộc nhà cung cấp, điều kiện thanh toán có được ưu đãi, điều kiện
giao hàng có rủi ro,....
- Quy trình sản xuất: Nhận xét về quy trình sản xuất của khách hàng, hiện đại hay
không hiện đại, cơ cấu gọn nhẹ, quy trình sản xuất có được kiểm soát chặt chẽ, quy
trình sản xuất có đạt tiêu chuẩn theo ngành, so sánh với một số đối thủ trực tiếp
cùng ngành,…
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Xem xét khách hàng mua có bị tập trung, khách hàng
có bị phụ thuộc các khách hàng đầu ra, điều kiện thanh toán có được lợi thế gì, điều
kiện giao hàng có những rủi ro gì,...
- Đối thủ cạnh tranh: Nhận xét khả năng cạnh tranh của khách hàng trong thời gian
tới, sau khi HDBank tài trợ thì vị thế cạnh tranh của khách hàng có được cải thiện,
cụ thể những cải thiện đó,…
- Tác động đến môi trường sinh thái: Nhận xét về những ảnh hưởng mà ngành nghề
của khách hàng có thể gây ra cho môi trường sinh thái và cách khắc phục những
ảnh hưởng này như thế nào,...
- Thu nợ: Xem xét phương thức quản lý nợ phải thu, các rủi ro có thể xảy ra trong
quá trình thu nợ, chất lượng công nợ.
2.4.1.3 Thẩm định tình hình tài chính:
Thẩm định tình hình tài chính khách hàng để đánh giá hoạt động kinh doanh của
khách hàng trong quá khứ, thực trạng hiện nay và triển vọng trong tương lai, đánh giá
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhĐề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...NOT
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt NamQuản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...OnTimeVitThu
 
Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng n...
Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng n...Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng n...
Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng n...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Was ist angesagt? (20)

Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhĐề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
 
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAYĐề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP tại ngân hàng Tiên phong.
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP  tại ngân hàng Tiên phong.Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP  tại ngân hàng Tiên phong.
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP tại ngân hàng Tiên phong.
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAYĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh VượngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng OCB
Đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng OCBĐề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng OCB
Đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng OCB
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại VietinbankĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng VPbank chi nhánh Thăng Long
Báo cáo thực tập tại ngân hàng VPbank chi nhánh Thăng LongBáo cáo thực tập tại ngân hàng VPbank chi nhánh Thăng Long
Báo cáo thực tập tại ngân hàng VPbank chi nhánh Thăng Long
 
Đề tài tình hình cho vay ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài  tình hình cho vay ngắn hạn, ĐIỂM 8Đề tài  tình hình cho vay ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình cho vay ngắn hạn, ĐIỂM 8
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt NamQuản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
 
Đề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng VietcombankĐề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Vietcombank
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...
 
Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng n...
Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng n...Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng n...
Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng n...
 

Ähnlich wie Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​

Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thươn...
Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thươn...Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thươn...
Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thươn...HanaTiti
 
Quản trị rủi ro tín dụng Khối khách hàng bán buôn tại Ngân hàng thương mại cổ...
Quản trị rủi ro tín dụng Khối khách hàng bán buôn tại Ngân hàng thương mại cổ...Quản trị rủi ro tín dụng Khối khách hàng bán buôn tại Ngân hàng thương mại cổ...
Quản trị rủi ro tín dụng Khối khách hàng bán buôn tại Ngân hàng thương mại cổ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
MARKETING MIX CHO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN CỦA TECHCOMBANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH: ...
MARKETING MIX CHO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN CỦA TECHCOMBANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH: ...MARKETING MIX CHO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN CỦA TECHCOMBANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH: ...
MARKETING MIX CHO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN CỦA TECHCOMBANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH: ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghiên Cứu Và Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hà...
Nghiên Cứu Và Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hà...Nghiên Cứu Và Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hà...
Nghiên Cứu Và Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hà...Man_Ebook
 
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...TieuNgocLy
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh NghiệpLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...NOT
 

Ähnlich wie Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​ (20)

Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Sở Giao Dịch ...
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Sở Giao Dịch ...Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Sở Giao Dịch ...
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Sở Giao Dịch ...
 
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2010 của Viet ComBank
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2010 của Viet ComBankLuận văn: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2010 của Viet ComBank
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2010 của Viet ComBank
 
Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thươn...
Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thươn...Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thươn...
Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thươn...
 
Quản trị rủi ro tín dụng Khối khách hàng bán buôn tại Ngân hàng thương mại cổ...
Quản trị rủi ro tín dụng Khối khách hàng bán buôn tại Ngân hàng thương mại cổ...Quản trị rủi ro tín dụng Khối khách hàng bán buôn tại Ngân hàng thương mại cổ...
Quản trị rủi ro tín dụng Khối khách hàng bán buôn tại Ngân hàng thương mại cổ...
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
 
MARKETING MIX CHO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN CỦA TECHCOMBANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH: ...
MARKETING MIX CHO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN CỦA TECHCOMBANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH: ...MARKETING MIX CHO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN CỦA TECHCOMBANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH: ...
MARKETING MIX CHO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN CỦA TECHCOMBANK CHI NHÁNH HÀ THÀNH: ...
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại VietinbankLuận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
 
Nghiên Cứu Và Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hà...
Nghiên Cứu Và Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hà...Nghiên Cứu Và Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hà...
Nghiên Cứu Và Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hà...
 
Đề tài nghiên cứu và phân tích hoạt động cho vay, RẤT HAY, HOT
Đề tài  nghiên cứu và phân tích hoạt động cho vay, RẤT HAY, HOTĐề tài  nghiên cứu và phân tích hoạt động cho vay, RẤT HAY, HOT
Đề tài nghiên cứu và phân tích hoạt động cho vay, RẤT HAY, HOT
 
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh NghiệpLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Doanh Nghiệp
 
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ...
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ...Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ...
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ...
 
Nâng cao hiệu quả cho vay cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
Nâng cao hiệu quả cho vay cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, 9đNâng cao hiệu quả cho vay cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
Nâng cao hiệu quả cho vay cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công Thương
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công ThươngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công Thương
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công Thương
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
 
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại AgribankĐề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
 
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
 

Mehr von Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

Mehr von Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Kürzlich hochgeladen

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 

Kürzlich hochgeladen (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)​

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------ TRẦN ÁI MỸ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HDBANK) LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------ TRẦN ÁI MỸ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HDBANK) Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Hoàng Ngân TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013
  • 3.
  • 4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Kết cấu của luận văn CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 1.1 Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng...........................................................................1 1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng....................................................................1 1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng....................................................................1 1.1.3 Phân loại tín dụng ngân hàng...........................................................................2 1.1.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế ...........................................3 1.2 Cơ sở lý luận về thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp ....................9 1.2.1 Khái niệm về thẩm định tín dụng ...................................................................9 1.2.2 Tầm quan trọng của thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp...........................................................................................................9 1.2.3 Các nội dung chính của thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.........................................................................................................10
  • 5. 1.2.4 Một số mô hình thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp .......11 1.2.5 Sự khác biệt giữa thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và thẩm định tín dụng đối với khách hàng cá nhân.....................................................15 1.3 Cơ sở lý luận về chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp...... 17 1.3.1 Khái niệm về chất lượng thẩm định tín dụng ...............................................18 1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp. ................................................................................................18 1.3.3 Các chỉ tiêu đo lường chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp. .........................................................................................................19 1.3.4 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp..................................................................................................20 Kết luận chương 1...........................................................................................................20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HDBANK) 2.1 Tổng quan về HDBank ...........................................................................................21 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................21 2.1.2 Những thành tựu đạt được ............................................................................21 2.2 Tổng quan về hoạt động tín dụng tại HDBank.......................................................22 2.2.1 Dư nợ cho vay...............................................................................................22 2.2.2 Nợ quá hạn, Nợ xấu ......................................................................................24 2.3 Tổng quan về hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại HDBank ......................................................................................................25 2.3.1 Dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp.......................................25 2.3.2 Nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp.........................................................32
  • 6. 2.4 Thực trạng công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại HDBank ......................................................................................................39 2.4.1 Nội dung thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp ................39 2.4.2 Quy trình thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp................48 2.5 Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng tại HDBank nói chung và chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nói riêng ............................48 2.5.1 Đánh giá chất lượng tín dụng tại HDBank ..................................................48 2.5.2 Đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp ........50 2.6 Những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp .......................................................................................52 2.6.1 Những mặt tồn tại trong công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp................................................................................................52 2.6.2 Nguyên nhân tồn tại.....................................................................................61 Kết luận chương 2...........................................................................................................69 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1 Giải pháp về mặt tổ chức ..........................................................................................70 3.2 Giải pháp về mặt nhân sự..........................................................................................74 3.3 Giải pháp về cơ sở vật chất trang thiết bị..................................................................77 3.4 Giải pháp về quy trình, quy định tín dụng và quản lý tuân thủ.................................79 3.5 Giải pháp về công tác định hướng và dự báo môi trường kinh doanh......................86 3.6 Giải pháp về phía khách hàng và áp lực chỉ tiêu kinh doanh, cạnh tranh.................87 Kết luận chương 3...........................................................................................................88
  • 7. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. BCTC: Báo cáo tài chính 2. DN: Doanh nghiệp 3. DNVVN: Doanh nghiệp vừa và nhỏ 4. ĐVKD: Đơn vị kinh doanh 5. KH: Khách hàng 6. NH: Ngân hàng 7. NHNN: Ngân hàng nhà nước 8. NHTM: Ngân hàng thương mại 9. QHKH: Quan hệ khách hàng 10.TCTD: Tổ chức tín dụng 11.TMCP: Thương mại cổ phần 12.TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh 13.TSĐB: Tài sản đảm bảo 14.VCSH: Vốn chủ sở hữu
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Tình hình dư nợ cho vay tại HDBank Bảng 2.2: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại HDBank Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu tại HDBank Bảng 2.4: Tình hình dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh ng Bảng 2.5: Tỷ trọng dư nợ phân theo khách hàng Bảng 2.6: Dư nợ doanh nghiệp phân theo mục đích vay Bảng 2.7: Tình hình dư nợ doanh nghiệp phân theo thời hạn vay Bảng 2.8: Tình hình dư nợ doanh nghiệp phân theo TSĐB Bảng 2.9: Tình hình dư nợ doanh nghiệp phân theo ngành nghề Bảng 2.10: Tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp phân theo ngành nghề Bảng 2.11: Tình hình Nợ xấu phân theo khách hàng Bảng 2.12: Tỷ trọng Nợ xấu phân theo khách hàng Bảng 2.13: Nợ xấu doanh nghiệp phân theo mục đích vay Bảng 2.14: Nợ xấu phi sản xuất và dư nợ phi sản xuất Bảng 2.15: Nợ xấu doanh nghiệp phân theo thời hạn vay Bảng 2.16: Tình hình Nợ xấu doanh nghiệp phân theo TSĐB Bảng 2.17: Tỷ trọng nợ xấu doanh nghiệp phân theo ngành nghề Bảng 2.18: Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng tại HDBank: Bảng 2.19: Đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp:
  • 10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Biểu đồ 2.1: Tình hình dư nợ cho vay tại HDBank Biểu đồ 2.2: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại HDBank Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ phân theo khách hàng Biểu đồ 2.4: Dư nợ doanh nghiệp phân theo mục đích vay Biểu đồ 2.5: Tình hình dư nợ doanh nghiệp phân theo thời hạn vay Biểu đồ 2.6: Dư nợ doanh nghiệp phân theo TSĐB Biểu đồ 2.7: Tình hình Nợ xấu doanh nghiệp phân theo khách hàng Biểu đồ 2.8: Nợ xấu doanh nghiệp phân theo mục đích vay Biểu đồ 2.9: Nợ xấu doanh nghiệp phân theo thời hạn vay Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng nợ xấu doanh nghiệp phân theo ngành nghề
  • 11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội trong những năm qua ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng thương mại cũng chuyển mình và có những bước phát triển vượt bậc là một trong những kênh cung cấp vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng thương mại luôn gắn liền với công tác tín dụng bởi tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, gần đây một thực tiễn mà dư luận rất quan tâm đó là chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống các ngân hàng thương mại, nợ xấu gia tăng, thanh khoản yếu kém, khả năng đổ vỡ, sáp nhập cơ cấu…là các vấn đề nan giải của hệ thống ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay mà hoạt động tín dụng yếu kém là một trong những nguyên nhân gây ra các khó khăn này. Vì vậy, một trong những vấn đề trọng tâm để phát triển hệ thống ngân hàng một cách bền vững là phát triển tín dụng đi đôi với việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sỹ kinh tế chuyên ngành tài chính ngân hàng với đề tài: “Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP phát triển TP.HCM”. Hy vọng rằng với giải pháp mà tôi đưa ra sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần giúp HDBank ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển rực rỡ. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài này hướng đến đạt mục tiêu sau: - Phân tích đúng thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại HDBank. - Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại HDBank.
  • 12. 2 3. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đề tài này giới hạn trong việc nghiên cứu hoạt động tín dụng tại HDBank, công tác thẩm định tín dụng, chất lượng tín dụng và chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại HDBank, phân tích các mặt tồn tại và nguyên nhân tồn tại nhằm đưa ra đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại HDBank. Tác giả lấy số liệu nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng các phương pháp sau: Thực hiện nghiên cứu dữ liệu thứ cấp thông qua thu thập và xử lý thông tin nội bộ tại HDBank và các thông tin ngoại vi như sách báo, phương tiện thông tin đại chúng, các thông tin khác trong và ngoài ngành ngân hàng. Kết hợp với các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích,…đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận văn. 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN Bên cạnh phần mở đầu và kết luận thì luận văn được chia thành 3 (ba) chương cụ thể như sau:  Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng và chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.  Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tín dụng và chất lượng thẩm định tín dụng tại HDBank.  Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại HDBank.
  • 13. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 1.1 Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng 1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng Ta có thể thấy cụm từ “tín dụng ngân hàng” là sự kết hợp giữa hai từ “tín dụng” và “ngân hàng” . Thuật ngữ “tín dụng” xuất phát từ chữ Latinh : Credo, nghĩa là tin tưởng , tín nhiệm, nhưng trong thực tế cuộc sống thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, ngay cả trong quan hệ tài chính, tùy theo từng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng có một nội dung riêng: Xét trên gốc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịch quỹ từ người cho vay sang người đi vay. Trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể. Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp cho khách hàng. Còn “Ngân hàng” là một khái niệm đã có từ rất lâu, các nhà sử học và ngôn ngữ học miêu tả Ngân hàng như một “Bàn đổi tiền” xuất hiện hơn 2000 năm trước đây. Chính xác họ là những người thường ngồi ở bàn hoặc cửa hiệu nhỏ trong các trung tâm thương mại để giúp các nhà du lịch đổi ngoại tệ lấy bản tệ và chiết khấu các thương phiếu giúp các nhà buôn có vốn kinh doanh. Các Ngân hàng đầu tiên sử dụng vốn tự có để tài trợ cho hoạt động của họ, tuy nhiên điều đó kéo dài không bao lâu và được thay thế bằng việc thu hút tiền gửi và cho vay ngắn hạn với những khách hàng giàu có.
  • 14. 2 Theo thời gian, các hoạt động của Ngân hàng ngày càng phát triển và đa dạng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hoạt động cho vay hay còn gọi là cấp tín dụng về bản chất vẫn không thay đổi và luôn là một mảng kinh doanh chính đối với Ngân hàng. Dựa trên khái niệm sơ lược về “tín dụng” và “ngân hàng” ta có thể hiểu thuật ngữ “tín dụng ngân hàng” như sau : Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Cũng như những quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung chính: - Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng. - Sự chuyển nhượng này mang tính tạm thời hay có thời hạn. - Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. (Nguyễn Minh Kiều, 2006, trang 23) 1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. Trong quan hệ tín dụng ngân hàng cần phải có niềm tin vào khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của khách hàng. Nếu thiếu lòng tin thì ngân hàng buộc phải củng cố niềm tin bằng các tài sản bảo đảm như: cầm cố, thế chấp hay bảo lãnh. Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc đi vay, hay nói cách khác, người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc. Phần lãi là giá phải trả cho quyền sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi. Để thực hiện điều này thì phải đảm bảo nguyên tắc xác định lãi suất tín dụng thực luôn lớn hơn không. Trong quan hệ tín dụng ngân hàng tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệ tín dụng như hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ,…Thực chất đây là lệnh phiếu, trong đó bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
  • 15. 3 1.1.3 Các hình thức cấp tín dụng ngân hàng Các hình thức cấp tín dụng ngân hàng chủ yếu bao gồm: Cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, phát hành L/C, và các hình thức cấp tín dụng khác. Chi tiết theo Luật các Tổ chức tín dụng (2010, trang 2) như sau: Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán. Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán. Cho thuê tài chính: Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận. Giao dịch cho thuê tài chính phải thoả mãn một trong những điều kiện sau đây: - Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên. - Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại. - Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê. - Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
  • 16. 4 Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết, khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận. Phát hành L/C: là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng) đối với người thụ hưởng L/C (thông thường là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP). Ngoài ra, tổng mức đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp được tính vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan. Mua trái phiếu doanh nghiệp ở đây tức là mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành để bán lần đầu cho các đối tượng mua trên thị trường sơ cấp trong lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1.1.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế Tín dụng ngân hàng không chỉ đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ hàng hóa, vật tư,…mà còn tham gia cung cấp vốn trung dài hạn để đầu tư xây dựng cơ bản, đổi mới công nghệ,…Do đó tín dụng ngân hàng giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế. Cụ thể, tín dụng Ngân hàng có những vai trò sau:
  • 17. 5 1.1.4.1 Tín dụng Ngân hàng là trung gian tập trung và phân phối lại vốn bằng tiền cho nền kinh tế Trong quá trình lưu thông hàng hóa, tiền tệ, trên lý thuyết ta luôn có lượng hàng hóa phải bằng lượng tiền. Tuy nhiên trong hoạt động mua bán, trao trổi sẽ xuất hiện sự mâu thuẫn giữa thu nhập và chi phí, nghĩa là có một số chủ thể có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn thu nhập và một số khác thu nhập lại lớn hơn nhu cầu chi tiêu. Từ đó dẫn đến việc một số chủ thể thừa tiền và một số chủ thể thiếu tiền . Để giải quyết áp lực thiếu tiền có hai cách: Một là phát hành thêm tiền, hai là điều tiền từ chủ thể thừa sang chủ thể thiếu. Và tín dụng Ngân hàng thực hiện chức năng trung gian của mình bằng cách thứ hai. Tức là tập trung vốn của các cá nhân, tổ chức thừa tiền thông qua những sản phẩm huy động vốn và phân phối lại cho các cá nhân, tổ chức thiếu tiền thông qua hoạt động cho vay. Nhờ đó mà nguồn vốn trong nền kinh tế lưu thông hiệu quả hơn. 1.1.4.2 Góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển Để thực hiện mục tiêu phát triển quy mô, mở rộng sản xuất, doanh nghiệp không thể chỉ trông chờ vào nguồn vốn tự có mà còn phải huy động từ những nguồn vốn khác trong xã hội, do đó việc làm thế nào để thu hút được nguồn vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu được đặt ra.Với chức năng điều tiết vốn của mình, tín dụng Ngân hàng được xem là một công cụ hữu hiệu để giải quyết vấn đề trên. Ngoài ra, với các nghiệp vụ như chiết khấu thương phiếu, cho vay tiêu dùng,…Tín dụng Ngân hàng con giúp đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa từ nhà sản xuất, đến các đại lý, người tiêu dùng,…Sản phẩm làm ra được tiêu thụ dễ dàng hơn với số lượng nhiều hơn, vốn lưu động của các doanh nghiệp sẽ quay được nhiều vòng hơn, từ đó góp phần khuếch đại năng lực sản xuất. 1.1.4.3 Góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm cho người lao động, từ đó duy trì trật tự an ninh xã hội Tín dụng Ngân hàng giúp doanh nghiệp có vốn để mở rộng quy mô, tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh, qua đó gián tiếp góp phần tạo ra nhiều hàng hóa dịch vụ
  • 18. 6 hơn cho xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, đồng thời giúp tạo thêm được nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó, thông qua việc phát triển các loại hình như ngân hàng Chính sách xã hội, các quỹ xóa đói giảm nghèo,…Nhà nước đã có những chính sách tín dụng ưu đãi đối với các gia đình khó khăn, các hộ vùng sâu, vùng xa nhằm cải thiện đời sống, tạo công ăn việc làm ổn định cho nhân dân. Đời sống và việc làm của người dân ổn định, tỷ lệ thất nghiệp thấp, sẽ giúp giảm các tệ nạn, từ đó góp phần duy trì trật tự an ninh xã hội. 1.1.4.4 Góp phần ổn định tiền tệ và ổn định giá cả Hiện nay cơ chế phát hành tiền, điều tiết tiền đều thông qua con đường tín dụng. Cụ thể, bằng các công cụ như: dự trữ bắt buộc, lãi suất cơ bản, tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở,…NHTW sẽ tác động đến khả năng cấp tín dụng của các NHTM, khả năng cấp tín dụng của NHTM biến động sẽ làm khối lượng tín dụng trong lưu thông biến động theo, sự biến động này sẽ tác động đến nhu cầu đầu tư, chi tiêu, tiết kiệm của các chủ thể trong nền kinh tế theo ý muốn của chính phủ, từ đó giúp chính phủ đạt được mục tiêu ổn định thị trường tiền tệ. Trong nền kinh tế, luôn có một lượng tiền tồn động không được đưa vào phục vụ nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh. Lượng tiền tồn động này nếu không được huy động và sử dụng hợp lý có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng lưu thông tiền tệ dẫn đến mất cân đối trong quan hệ Hàng – Tiền, khiến hệ thống giá cả bị biến động.Với chức năng tập trung và phân phối lại những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tín dụng ngân hàng đã làm giảm khối lượng tiền mặt tồn động trên, qua đó góp phần làm ổn định giá cả thị trường. 1.1.4.5 Thúc đẩy thị trường tài chính phát triển Sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các sản phẩm tín dụng, đã tạo điều kiện thuận lợi để thị trường tài chính phát triển. Trước đây để huy động vốn, ngân hàng thường đưa ra các sản phẩm dưới dạng tiền gửi
  • 19. 7 tiết kiệm, ngày nay hình thức huy động vốn của Ngân hàng đã đa dạng hơn với sự ra đời của kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác. Điều này giúp hàng hóa trên thị trường tài chính ngày càng phong phú hơn. Bên cạnh việc cung cấp thêm hàng hóa cho thị trường tài chính, các NHTM còn tham gia sâu vào thị trường qua việc mở các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty cho thuê tài chính,…Đồng thời cung ứng các sản phẩm tín dụng đặc biệt như cho vay đầu tư chứng khoán, repo chứng khoán, kinh doanh vàng,…Chính điều này đã làm tăng doanh số giao dịch trên thị trường tài chính, làm cho thị trường tài chính ngày càng sôi động hơn, hấp dẫn hơn. Qua đó góp phần thúc đẩy thị trường tài chính phát triển. 1.1.4.6 Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và tăng cường mối giao lưu quốc tế Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa, các quốc gia đều có mối quan hệ làm ăn mua bán, trao đổi hàng hóa với nhau, do đó sự thiếu hụt cũng như thặng dư về vốn không chỉ xuất hiện giữa các cá nhân, tổ chức trong phạm vi lãnh thổ của một nước, mà nó còn xuất hiện giữa các cá nhân, tổ chức của nước này với cá nhân, tổ chức của nước khác, hoặc cao hơn là giữa chính phủ nước này với chính phủ nước khác. Khi đó, tín dụng ngân hàng sẽ đóng vai trò điều tiết vốn từ quốc gia thừa sang quốc gia thiếu. Để có thể vay được vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế trong nước, các quốc gia đi vay phải tăng cường thiết lập và cũng cố các mối quan hệ quốc tế. Đồng thời, để đảm bảo cho đồng vốn của mình phát huy tối đa hiệu quả, các quốc gia cho vay cũng không ngừng tìm kiếm, hợp tác, giao lưu với các nước giàu tiềm năng. Thông qua việc hỗ trợ, tài trợ, viện trợ về vốn giữa các nước nhằm giúp đỡ nhau phát triển, tín dụng Ngân hàng đã tạo điều kiện mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và tăng cường sự cộng tác giữa các nền kinh tế trên thế giới.
  • 20. 8 1.1.5 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế Tín dụng ngân hàng giúp các doanh nghiệp giải quyết tình trạng thiếu hụt về vốn: Việc thiếu vốn sản xuất và mở rộng quy mô là một hiện tượng phổ biến đối với tất cả các doanh nghiệp. Ngân hàng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp đã giúp cho doanh nghiệp có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng sức cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác. Tín dụng Ngân hàng giúp các doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích: Phần lớn các doanh nghiệp khi có cơ hội kinh doanh thì sẵn sàng lao vào mà không suy nghĩ kỹ càng, không có sự chuẩn bị cần thiết, bất chấp nguồn lực hiện tại chưa đủ khả năng đáp ứng. Điều nay tạo ra rất nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Nhờ vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp sẽ được Ngân hàng theo dõi, nhắc nhở thường xuyên, đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết từ đó giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn. Doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi ích tăng thêm từ việc vay vốn Ngân hàng: Khi cho vay vốn, để đảm bảo an toàn cho đồng vốn của mình cũng như đảm bảo cho các mục tiêu về lợi nhuận, ngân hàng thường tiến hành thẩm định rất kỹ khách hàng của mình về tình hình tài chính, trình độ tổ chức, hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh,…qua đó tư vấn cho doanh nghiệp góp phần làm cho phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Như vậy khi vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp không chỉ được hỗ trợ về vốn mà còn được ngân hàng tư vấn, giúp các phương án và định hướng chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ. Điều này thực sự có giá trị đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN vốn có trình độ quản lý không cao.
  • 21. 9 1.2 Cơ sở lý luận về thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm về thẩm định tín dụng Thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà khách hàng xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng. Khác với lập dự án đầu tư, thẩm định tín dụng cố gắng phân tích và hiểu được tính chất khả thi thực sự của dự án về mặt kinh tế đứng trên gốc độ của tổ chức tín dụng. Khi lập dự án, khách hàng mong muốn được vay vốn nên có thể thổi phồng và quá lạc quan về hiệu quả kinh tế của dự án. Do đó, thẩm định tín dụng cần phải xem xét và đánh giá lại đúng thực tế bản chất của dự án. Tuy nhiên, không phải vì thế mà thẩm định tín dụng ước lượng dự án một cách quá bi quan khiến cho hiệu quả dự án bị giảm sút dẫn đến quyết định không cấp tín dụng. 1.2.2 Tầm quan trọng của thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá một cách khách quan và trung thực khả năng thực hiện nghĩa vụ, khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ quyết định cấp tín dụng. Tầm quan trọng của thẩm định tín dụng thể hiện ở những điểm sau: Giúp đánh giá được tình hình pháp lý, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng làm cơ sở quyết định cấp tín dụng. Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án kinh doanh hoặc dự án đầu tư mà khách hàng lập và nộp khi làm thủ tục cấp tín dụng. Phân tích và đánh giá mức độ rủi ro và hiệu quả của phương án kinh doanh hoặc dự án đầu tư trước khi quyết định cấp tín dụng. Giúp cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn cấp tín dụng và giảm được xác suất hai loại sai lầm trong quyết định cấp tín dụng: Tài trợ một dự án tồi và từ chối một dự án tốt.
  • 22. 10 Dự báo khả năng kiểm soát của ngân hàng về các loại rủi ro phát sinh và dự kiến các biện pháp ngăn ngừa nhằm hạn chế rủi ro cấp tín dụng, nâng cao chất lượng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. 1.2.3 Các nội dung chính của thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp Thẩm định tư cách khách hàng vay vốn: là xem xét sự trung thực, ý thức trách nhiệm, ý thức chấp hành và lập trường của họ, để từ đó, phán quyết về sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng. Thẩm định mức độ tin cậy của hồ sơ vay vốn: Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu cung cấp cho tổ chức tín dụng. Cán bộ tín dụng cần xem xét tính đầy đủ và hợp pháp của các tài liệu khách hàng cung cấp, đối chiếu với thực tế khảo sát tại địa điểm kinh doanh và sự phù hợp, thống nhất trong toàn bộ hồ sơ vay. Thẩm định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng: đánh giá cơ cấu tổ chức, nhân sự, quy mô hoạt động kho bãi, nhà xưởng, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ,…để kết luận về tình trạng và quy mô hoạt động của khách hàng. Thẩm định tình hình tài chính: là căn cứ vào các báo cáo tài chính và những chứng từ khác để thẩm định tình hình tài chính của khác hàng là tốt hay xấu, có đủ khả năng trả nợ hay không. Việc thẩm định cần phải xem xét đánh giá cả một giai đoạn quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai. Thẩm định tính khả thi của phương án vay vốn, dự án đầu tư và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng: một khách hàng có tình hình tài chính tốt, đảm bảo nợ vay trong quá khứ và hiện tại chưa hẳn có tình hình tài chính và khả năng trả nợ tốt trong tương lai. Khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào tính khả thi của phương án kinh doanh/dự án đầu tư. Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay: biện pháp đảm bảo tiền vay được xem là một cách để giảm thiểu rủi ro khi khách hàng kinh doanh không hiệu quả dẫn đến việc
  • 23. 11 không trả được nợ. Thẩm định biện pháp đảm bảo là tìm kiếm và đánh giá những biện pháp đảm bảo nào phù hợp nhất đối với khách hàng, khả năng xử lý, tính khả mại của tài sản đảm bảo. 1.2.4 Một số mô hình thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp. 1.2.4.1 Mô hình 5C Mô hình 5C là mô hình được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến khi thẩm định tín dụng tại các ngân hàng. Chi tiết các yếu tố thẩm định trong mô hình như sau: Character: Tư cách của người đi vay Trong hoạt động cho vay thương mại, Character được xem như khả năng sẵn lòng và tự nguyện của khách hàng để đáp ứng những nghĩa vụ của khoản vay. Character có thể xem là yếu tố quan trọng đầu tiên trong việc thẩm định khách hàng. Những doanh nghiệp có Character tốt, sẽ nổ lực đến cùng để hoàn trả nợ vay, đồng thời sẵn lòng hợp tác cũng như công khai với ngân hàng nếu doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính. Không giống như những chỉ báo về hoạt động tài chính được thể hiện rõ trên bảng cân đối kế toán, “Tư cách” của khách hàng là yếu tố bên trong, có thể được thể hiện thông qua nhiều khía cạnh sau đây: - Trách nhiệm. - Sự khiêm tốn. - Văn hóa doanh nghiệp tốt. - Quan điểm đạo đức tốt. - Lành mạnh (về tài chính). - Danh tiếng. - Kinh nghiệm. - Những dữ liệu quá khứ của người đi vay. - Lịch sử giao dịch tại các TCTD. - Những khoản vay trước đây (tốt hay xấu, thanh toán đúng hạn hay trễ hạn). - Thời gian hoạt động.
  • 24. 12 Capacity: Năng lực của khách hàng Khoản vay được hoàn trả bằng nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (nguồn thu theo từng thương vụ/chu kỳ sản xuất kinh doanh). Khả năng quản trị, chèo lái hoạt động tạo ra đủ nguồn để hoàn trả nợ vay cũng là một yếu tố rất quan trọng cần được xem xét khi cho vay. Để xem xét khả năng trả nợ của doanh nghiệp, ngân hàng xem xét khả năng tạo ra thu nhập thông qua: - Những kỹ năng kỹ thuật. - Trình độ hiểu biết trong ngành. - Kinh nghiệm hoạt động trong ngành. - Khả năng thực hiện những phương án. - Mức độ hăng hái trong hoạt động cạnh tranh để tồn tại trong ngành. - Những cam kết hay những yêu cầu về thu nhập của người đi vay. - Những số liệu về lợi nhuận trong quá khứ (thể hiện khả năng thành công của người đi vay, khả năng doanh nghiệp tồn tại trong giai đoạn khó khăn khi nền kinh tế suy thoái). - Lợi nhuận tương lai. Không ai lên kế hoạch để thất bại nhưng cần có những kế hoạch dự phòng khi thất bại. - Khả năng của người đi vay đối với nghĩa vụ hoàn trả nợ vay (người đi vay có đang thắt chặt về chi tiêu tài chính, hay thu nhập của người đi vay có đủ để đáp ứng các nghĩa vụ). Capital: Vốn Chủ yếu đề cập đến việc xây dựng cấu trúc vốn mà người đi vay quyết định trong hoạt động kinh doanh. Theo quan điểm của ngân hàng, phần vốn tự có (vốn chủ sở hữu) của bản thân người đi vay là rất quan trọng, nó phản ánh những vấn đề sau: - Số vốn tự có tham gia đầu tư cho thấy sự tự tin và cam kết của người đi vay trong hoạt động kinh doanh.
  • 25. 13 - Càng nhiều vốn tự có được đầu tư trong hoạt động kinh doanh, càng ít khả năng người đi vay sẽ từ bỏ hoạt động kinh doanh trong giai đoạn khó khăn. - Vốn tự có tạo điều kiện cho người đi vay tăng khả năng tồn tại trong trường hợp gặp phải những thua lỗ, đặc biệt khi mới bắt đầu hoạt động kinh doanh và chưa tạo ra lợi nhuận. Conditions: Các điều kiện trong cho vay Việc xây dựng các điều kiện cho vay thường dựa vào việc phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài. Đối với các khoản vay càng rủi ro thì các điều kiện vay và thời hạn vay cần được xem xét phức tạp hơn: Nhân tố bên ngoài: xem xét các điều kiện và nhân tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và sự thành công của người đi vay, từ đó ảnh hưởng như thế nào đến khả năng hoàn trả nợ cho khoản vay. Các yếu tố cần được xem xét như sau: - Môi trường kinh tế: Xem xét những điều kiện kinh tế hiện tại như: nền kinh tế đang mở rộng, quá nóng, chậm dần hay hướng đến suy thoái,… để xác định danh mục cho vay phù hợp. - Cạnh tranh: Những đối thủ cạnh tranh lớn, thị trường có ổn định không, mức độ cạnh tranh gia tăng trong ngành hay sự gia nhập của các đối thủ mới, mức cầu có được duy trì không. - Rủi ro ngành: Ngành đang tăng trưởng hay suy thoái, tác động ô nhiễm môi trường, điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến hoạt động. - Chính sách của chính phủ: Thay đổi chính sách tiền tệ, thay đổi chính sách thuế, thay đổi chính sách bảo hộ,… Nhân tố bên trong: bao gồm chính sách cho vay, nguồn ngân sách cho vay, tính sẵn có về nhân lực và công cụ giám sát các khoản vay của ngân hàng. Collateral: Tài sản bảo đảm Biện pháp bảo đảm được xem là nguồn trả nợ thứ hai trong cho vay, bảo đảm chống lại khả năng mất vốn trong trường hợp khách hàng không trả nợ.
  • 26. 14 Những yếu tố cần xem xét trong việc nhận tài sản bảo đảm là: Tính khả mại, mức độ phù hợp, giá trị của tài sản và số tiền cho vay. Tổ chức tín dụng hoàn tất thủ tục đảm bảo tiền vay trước khi ký phát vay. 1.2.4.2 Mô hình CAMPARI - Character of customer: Đặc tính, nhân thân của khách hàng (Như mô hình 5C). - Ability to borrow/repay: Năng lực của người đi vay (Như mô hình 5C). - Margin of profit: Lợi nhuận biên. - Purpose of loan: Mục đích vay vốn. - Amount of loan: Số tiền vay. - Repayment terms: Khả năng hoàn trả nợ vay. - Insurance: Bảo đảm khoản vay. Margin of profit: Lợi nhuận biên Lợi nhuận biên là khoản lợi nhuận thu được của tổ chức tín dụng khi thực hiện cấp phát tín dụng, bao gồm lợi nhuận thu được từ lãi vay, lợi nhuận từ các dịch vụ khác như: chuyển tiền, thanh toán quốc tế,…hoặc lợi ích thu được từ mối quan hệ của khách hàng vay vốn,… Lợi nhuận biên là một trong những tiêu chí tổ chức tín dụng xem xét khi quyết định cấp tín dụng, có những khoản cấp tín dụng có lãi suất thấp nhưng thu được phí dịch vụ cao hoặc từ đó có thể tìm kiếm được nhiều khách hàng tiềm năng khác. Đây là tiêu chí rất quan trọng quyết định kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng. Purpose of loan: Mục đích vay vốn Mục đích vay phải phù hợp quy định của pháp luật, phù hợp với chủ trương ngành nghề cần phát triển của Đảng và nhà nước đồng thời phải phù hợp với định hướng ngành nghề và chỉ tiêu về dư nợ vay theo mục đích của mỗi Tổ chức tín dụng. Amount of loan: Số tiền vay Số tiền cho vay phải phù hợp các quy định sau: Quy định về giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan của ngân hàng nhà nước, quy
  • 27. 15 định về chỉ tiêu dư nợ theo ngành nghề của NHNN và của mỗi TCTD, quy định về hệ số an toàn vốn tối thiểu,…Đây là tiêu chí quan trọng cần thiết phải xem xét, nó đánh giá việc tuân thủ quy định NHNN của TCTD. Repayment terms: Khả năng hoàn trả nợ vay Khả năng hoàn trả nợ vay bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, đây là một chỉ tiêu rất khó đánh giá tại thời điểm cấp tín dụng, đặc biệt là khoản cấp tín dụng có thời gian dài. Khả năng hoàn trả nợ vay được đánh giá qua các chỉ tiêu sau: Hiệu quả của phương án vay, năng lực/tư cách của người đi vay, tình hình kinh tế xã hội của đất nước, các yếu tố khách quan khác ảnh hưởng đến phương án vay,… Insurance: Bảo hiểm Bảo hiểm khoản vay được xem là nguồn trả nợ thứ hai của khoản vay, cũng giống như mục tài sản đảm bảo trong mô hình 5C. 1.2.4.3 Mô hình PARSER - Person/purpose: Người đi vay/mục đích (Như Mô hình 5C và Mô hình CAMPARI). - Amount: Số tiền vay (Như Mô hình CAMPARI). - Repayment: Khả năng hoàn trả nợ vay (Như Mô hình CAMPARI). - Security: Bảo đảm khoản vay (Như Mô hình CAMPARI). - Expediency: Mức độ phù hợp (Là sự phù hợp về mặt chính sách, quy định của pháp luật, của ngân hàng nhà nước và của tổ chức tín dụng). - Remuneration: Lợi nhuận mang lại (Như Lợi nhuận biên của Mô hình CAMPARI). 1.2.5 Sự khác biệt giữa thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và thẩm định tín dụng đối với khách hàng cá nhân Khách hàng Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Khách hàng doanh nghiệp thường vay vốn với mục đích chính để phục vụ hoạt động kinh doanh với phương án kinh doanh do doanh nghiệp lập ra nhằm tăng tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
  • 28. 16 Khách hàng cá nhân là một thể nhân có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Khách hàng cá nhân thường vay vốn với mục đích chính là tiêu dùng. Với tính chất khác biệt trên nên thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp khác biệt so với thẩm định tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp có tính chất phức tạp và khó hơn rất nhiều so với thẩm định tín dụng đối với khách hàng cá nhân, vì khác nhau về mục đích vay, pháp lý, cơ cấu tổ chức, tình hình tài chính, tình hình kinh doanh. Doanh nghiệp đi vay luôn gắn liền với phương án kinh doanh hoặc dự án đầu tư đòi hỏi phải xem xét tính khả thi và hiệu quả, do đó thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp mất nhiều thời gian hơn. Sự khác biệt chính trong thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và thẩm định tín dụng đối với khách hàng cá nhân thể hiển ở các điểm sau: Về mục đích vay vốn: Mục đích vay vốn của khách hàng cá nhân thường là để tiêu dùng, mục đích vay vốn chính của khách hàng doanh nghiệp là phục vụ sản xuất kinh doanh. Do đó khi thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp cần thiết phải thẩm định phương án/dự án vay vốn, tình hình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Về pháp lý: Pháp lý khách hàng cá nhân chỉ đơn giản bao gồm chứng minh nhân dân, hộ khẩu; Pháp lý khách hàng doanh nghiệp bao gồm rất nhiều giấy tờ sau: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ, biên bản họp hội đồng quản trị/hội đồng thành viên, quyết định bổ nhiệm ban điều hành,…Khi thẩm định pháp lý doanh nghiệp ngoài việc xem xét tư cách pháp nhân của doanh nghiệp cần phải xem xét pháp lý của người đại diện doanh nghiệp, hội đồng quản trị, ban điều hành, tư cách của người đại diện doanh nghiệp giao dịch với ngân hàng. Về tình hình tài chính: Tài chính của khách hàng cá nhân rất đơn giản, thường chỉ gồm các khoản mục như thu nhập, tiền, tài sản cố định, vốn chủ sở hữu, vốn vay; Tài chính của khách hàng doanh nghiệp lại cực kỳ phức tạp với đầy đủ các khoản mục của
  • 29. 17 một báo cáo tài chính tiêu chuẩn. Do đó việc thẩm định cũng chi tiết và khó khăn hơn rất nhiều. 1.3 Cơ sở lý luận về chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp 1.3.1 Khái niệm về chất lượng thẩm định tín dụng Công tác thẩm định tín dụng đạt chất lượng khi nó giúp TCTD ra quyết định cấp tín dụng đúng đắn, đảm bảo khả năng thu hồi nợ đầy đủ và đúng hạn. Chất lượng thẩm định tín dụng được thể hiện trước hết ở báo cáo thẩm định, chất lượng dư nợ, rủi ro phát sinh sau cho vay…Bên cạnh đó, chất lượng thẩm định tín dụng còn thể hiện ở thời gian thẩm định và chi phí thẩm định. 1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp Chất lượng thẩm định tín dụng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: - Năng lực, trình độ và đạo đức của cán bộ tín dụng: Con người là yếu tố quan trọng có tính quyết định đến chất lượng công tác thẩm định. Trong tất cả các bước của quy trình tín dụng và công tác thẩm định tín dụng đều liên quan đến cán bộ tín dụng. Vì vậy, trình độ, năng lực và đạo đức của cán bộ tín dụng phải được quan tâm hàng đầu. Nếu cán bộ tín dụng làm sai quy định, thẩm định qua loa, không chính xác hoặc vi phạm lợi ích nghề nghiệp sẽ dẫn đến các quyết định sai lầm gây tổn thất cho TCTD, đặc biệt là đối với các dự án lớn, thời gian thực hiện trong nhiều năm và có tầm ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế xã hội của quốc gia. Chính vì tầm quan trọng của nguồn nhân lực mà ngày nay TCTD không ngừng bồi dưỡng, đào tạo cho cán bộ tín dụng cùng với chế độ đãi ngộ thích đáng. - Chính sách, quy trình, quy định về thẩm định tín dụng của TCTD: Chính sách, quy trình, quy định phải khoa học. Ngày nay, các TCTD không ngừng đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến nhất giúp cho cán bộ tín dụng đánh giá và phân tích hồ sơ vay vốn một cách nhanh chóng và hiệu quả. Không
  • 30. 18 những tiết kiệm được thời gian, chi phí mà vẫn đảm bảo việc ra quyết định đúng đắn. Nếu quy trình và phương pháp thẩm định không khoa học, thủ tục rườm rà, phức tạp, sẽ làm mất nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí, thậm chí làm mất cơ hội tài trợ khách hàng hoặc dẫn đến tổ chức tín dụng đầu tư vào một dự án không thích đáng. - Cơ sơ vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác thẩm định tín dụng. - Công tác tổ chức, kiểm tra, kiểm soát : Thẩm định đòi hỏi phải chính xác nên công tác kiểm tra kiểm soát phải nghiêm ngặt để kịp thời phát hiện ra những sai sót và có biện pháp xử lý kịp thời, xác đáng. - Khách hàng: Khách hàng là đối tượng thẩm định, các hồ sơ khách hàng cung cấp và phỏng vấn trực tiếp khách hàng là cơ sở chính để thẩm định và quyết định cấp tín dụng. Vì vậy, thái độ hợp tác và sự trung thực của khách hàng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng. - Môi trường chính trị, pháp lý và chính sách của nhà nước: Các chính sách, cơ chế quản lý đóng vai trò điều chỉnh, định hướng hoạt động cho các chủ thể trong nền kinh tế. Nếu cơ sở chính sách hợp lý, đồng bộ và có tính hiệu lực cao thì sẽ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế. Công tác thẩm định cũng không nằm ngoài thông lệ đó, công tác thẩm định tín dụng chịu sự điều khiển và chi phối của các văn bản pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hệ thống văn bản luật và dưới luật trong việc quy định thẩm định tín dụng và cho vay của tổ chức tín dụng được quy định chặt chẽ góp phần tác động tích cực đến hiệu quả của hoạt động cho vay, đảm bảo lợi ích và mục tiêu phát triển của khách hàng và ngân hàng, thúc đẩy kinh tế phát triển. - Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế là nhân tố gián tiếp tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả phương án kinh doanh/dự án đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy khi thẩm định tín dụng cần thiết phải
  • 31. 19 xem xét đến yếu tố môi trường kinh tế, đây là yếu tố quan trọng, biến động theo thời gian nên khó đánh giá tại thời điểm thẩm định để ra quyết định cấp tín dụng. - Môi trường văn hóa xã hội: Khía cạnh văn hóa xã hội từ lâu đã có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh và đặc biệt là ảnh hưởng đến dự án đầu tư: Chẳng hạn như, khi dự án được triển khai và đi vào hoạt động thì nó phải được xem xét là có phù hợp với phong tục tập quán văn hóa của địa phương hay không, các điều lệ và quy định xã hội có chấp nhận nó hay không. Do đó đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cũng như là chất lượng thẩm định tín dụng. Nhìn chung, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định tín dụng, bao gồm nhân tố chủ quan về phía tổ chức tín dụng lẫn các nhân tố khách quan khác. Việc tìm hiểu và phân tích các nhân tố này sẽ giúp cho chất lượng thẩm định tín dụng ngày càng được nâng cao. 1.3.3 Các chỉ tiêu đo lường chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp Chất lượng thẩm định tín dụng được đánh giá bởi các tiêu chí sau: - Tỷ lệ nợ quá hạn (Tổng nợ quá hạn/tổng dư nợ): Hệ số này càng thấp chứng tỏ chất lượng thẩm định tín dụng càng cao và ngược lại. - Tỷ lệ nợ xấu (Tổng nợ xấu/tổng dư nợ): Tương tự như trên, hệ số này càng thấp chứng tỏ chất lượng thẩm định tín dụng càng cao và ngược lại. - Tỷ lệ tốc độ tăng trưởng nợ xấu/tốc độ tăng trưởng dư nợ: Hệ số này nhỏ hơn một (< 1) chứng tỏ chất lượng thẩm định tín dụng tốt và ngược. - Những sai sót phát sinh trong từng nội dung thẩm định. - Thời gian thẩm định tín dụng thực tế so với thời gian thẩm định tín dụng quy định: Thời gian thẩm định tín dụng thực tế bằng hoặc nhỏ hơn thời gian thẩm định tín dụng quy định thì chất lượng thẩm định tốt và ngược lại.
  • 32. 20 - Chi phí thẩm định tín dụng thực tế so với chi phí thẩm định tín dụng quy định: Chi phí thẩm định tín dụng thực tế bằng hoặc nhỏ hơn chi phí thẩm định tín dụng quy định thì chất lượng thẩm định tốt và ngược lại. 1.3.4 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp Chất lượng thẩm định tín dụng được nâng cao sẽ giúp cho các quyết định cấp tín dụng đúng đắn, đảm bảo thu hồi nợ đầy đủ và đúng hạn, hạn chế các sai sót trong quá trình phê duyệt tín dụng, hạn chế trích lập dự phòng tín dụng, hạn chế các rủi ro và thiệt hại, từ đó mang lại lợi nhuận cho tổ chức tín dụng. Do đó việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng là hết sức cần thiết. Kết luận chương 1: Nội dung chương 1 tập trung vào cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng, tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp, thẩm định tín dụng doanh nghiệp và chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp, nêu lên tầm quan trọng của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp cũng như là đối với nền kinh tế và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.
  • 33. 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HDBANK) 2.1 Tổng quan về HDBank 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Tên gọi tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh. Tên gọi tiếng Anh: Ho Chi Minh City Development Joint Stock Commercial Bank. Tên gọi tắt: HDBank. Ngân hàng TMCP phát triển TP.HCM (HDBank) được chính thức thành lập vào ngày 04/01/1990 tại TP.HCM, là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam. Với bề dày kinh nghiệm trên 22 năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đến nay HDBank đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Nam, sở hữu nhiều tiềm năng to lớn để bức phá và lớn mạnh trong thời kỳ hội nhập. Từ ngày 16/03/2012, Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP.HCM chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM và ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới trên toàn quốc. Tên viết tắt HDBank không thay đổi. Trên nền tảng phát triển vững chắc, hiệu quả, an toàn, HDBank là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trong thị trường tài chính Ngân hàng Việt Nam. 2.1.2 Những thành tựu đạt được Với đà tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, HDBank đã đạt được những thành quả vượt bậc, hoàn thiện công tác tái cấu trúc tổ chức và tích luỹ các nguồn lực về tài chính, sản phẩm dịch vụ, con người, công nghệ,…để bước vào một giai đoạn phát triển sôi động hơn đưa Ngân hàng vươn lên một tầm cao mới.
  • 34. 22 Đến cuối năm 2012, HDBank có số dư huy động đạt 46.368 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 21.148 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 326 tỷ đồng, và có hơn 120 điểm giao dịch trên toàn quốc, có mặt tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Cần Thơ, Long An, Vũng Tàu, Đồng Nai, Nghệ An, An Giang, Hải Phòng, DakLak, Bắc Ninh,… Các giải thưởng tiêu biểu: • Huân chương lao động của Chủ tịch nước. • Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. • HDBank được NHNN xếp loại A năm 2012. • Cờ thi đua của NHNN Việt Nam. • Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam. • Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. • Giải thưởng Ngân hàng tiết kiệm tốt nhất Việt Nam (Do Thời báo kinh tế Việt Nam trao tặng). • Cúp vàng “Vì sự phát triển cộng đồng”. • Ngân hàng quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam (Do Tạp chí tài chính Asiamoney trao tặng). • Báo cáo thường niên xuất sắc - Vision Awards 2010 (Do Hiệp hội truyền thông Mỹ (LACP) trao tặng). • Giải thưởng Thanh toán quốc tế xuất sắc (Do Citi Group trao tặng). Giải thưởng Chất lượng soạn điện thanh toán chuẩn (Do Wells Fargo trao tặng),… 2.2 Tổng quan về hoạt động tín dụng tại HDBank 2.2.1 Dư nợ cho vay Bảng 2.1: Tình hình dư nợ cho vay tại HDBank (ĐVT: tỷ đồng) Mục 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011
  • 35. 23 +/- % +/- % Dư nợ cho vay 11.728 13.848 21.148 2.120 18% 7.300 53% (Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank qua các năm) Biểu đồ 2.1: Tình hình dư nợ cho vay tại HDBank (ĐVT: tỷ đồng) Tổng dư nợ cho vay của HDBank cũng tăng trưởng qua các năm với tốc độ tăng của năm sau cao hơn năm trước, năm 2011 tăng 18% so với năm 2010, năm 2012 tăng 53% so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của HDBank cao hơn so với tốc độ tăng của toàn ngành (tốc độ tăng toàn ngành năm 2011 là 12%, năm 2012 ước tính là 7%), tuy nhiên hoàn toàn phù hợp với quy định tăng trưởng tín dụng do NHNN cho phép (Theo công văn số 5037/NHNN-CSTT ngày 13/08/2012, NHNN cho phép dư nợ tín dụng của HDBank đến cuối năm 2012 tối đa là 23.115 tỷ đồng). Cuối năm 2012, tổng dư nợ cho vay của HDBank đạt 21.148 tỷ đồng, bằng 0,77% dư nợ ước tính của toàn ngành. Mặc dù tốc độ tăng trưởng dư nợ của HDBank khá cao so với trung bình ngành nhưng tổng dư nợ của HDBank vẫn rất nhỏ so với các ngân hàng khác. Năm 2013, căn cứ công văn số 1172/NHNN-CSTT ngày 25/02/2013, nhằm đảm bảo an toàn của hoạt động ngân hàng, trên cơ sở tình hình hoạt động kinh doanh và khả năng tăng trưởng của HDBank, NHNN cho phép HDBank được tăng trưởng tín dụng 12% trong năm 2013.
  • 36. 24 2.2.2 Nợ quá hạn, Nợ xấu Bảng 2.2: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại HDBank (ĐVT: tỷ đồng) Mục 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 +/- % +/- % Nợ quá hạn 330 1.121 1.742 791 240% 621 55% Nợ xấu 98 292 508 194 198% 216 74% (Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank) Biểu đồ 2.2: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại HDBank (ĐVT: tỷ đồng) Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu tại HDBank Mục 2010 2011 2012 Tỷ lệ Nợ quá hạn/tổng dư nợ 2,81% 8,10% 8,24% Tỷ lệ Nợ xấu/tổng dư nợ 0,84% 2,11% 2,40% Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại HDBank cũng tăng qua các năm ứng với sự gia tăng của dư nợ cho vay, tốc độ tăng trưởng của nợ quá hạn và nợ xấu cao hơn tốc độ tăng trưởng của dư nợ, đây là dấu hiệu có thể cho thấy chất lượng tín dụng tại HDBank ngày một giảm. Việc nợ quá hạn tăng cao một phần là do ảnh hưởng bởi khó khăn chung của kinh tế xã hội Việt Nam trong năm 2011 và 2012 với hàng loạt doanh nghiệp giải thể, cụ thể số lượng doanh nghiệp giải thể trong năm 2011 là 79.014 doanh nghiệp, đến cuối tháng 11/2012 số lượng doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và giải thể trong năm 2012 là 48.473 doanh nghiệp.
  • 37. 25 Mặc dù nợ quá hạn và nợ xấu tại HDBank ngày một gia tăng nhưng tỷ lệ nợ xấu tại HDBank luôn thấp hơn 3% và nằm trong mức cho phép của NHNN. 2.3 Tổng quan về hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại HDBank 2.3.1 Dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp 2.3.1.1 Dư nợ doanh nghiệp phân theo khách hàng Bảng 2.4: Tình hình dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp (ĐVT: tỷ đồng) Mục 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 +/- % +/- % Dư nợ doanh nghiệp 6.268 7.717 8.719 1.449 23% 1.002 13% Dư nợ cá nhân 5.460 6.131 12.429 671 12% 6.298 103% Tổng dư nợ cho vay 11.728 13.848 21.148 2.120 18% 7.300 53% (Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank) Bảng 2.5: Tỷ trọng dư nợ phân theo khách hàng Mục 2010 2011 2012 Tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp 53% 56% 41% Tỷ trọng dư nợ cá nhân 47% 44% 59% Tổng 100% 100% 100% Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ phân theo khách hàng (ĐVT: tỷ đồng) Căn cứ các số liệu trên, dư nợ cho vay doanh nghiệp tại HDBank tăng trưởng qua các năm, năm 2011 tăng 23% so với năm 2010, năm 2012 tăng 13% so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng dư nợ doanh nghiệp năm 2012 thấp hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ
  • 38. 26 doanh nghiệp năm 2011 và thấp hơn tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ năm 2012 là do trong năm 2012 thị trường tài chính biến động rất phức tạp. Ngân hàng lúc thì khó khăn thanh khoản, lúc thì dư thừa vốn. Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng bấp bênh, không ổn định. Cầu nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp thường xuyên bị đứt quãng, lúc doanh nghiệp cần vốn thì ngân hàng không thể giải ngân, hoặc doanh nghiệp không chịu được mức lãi suất cao; Khi lãi suất hạ, ngân hàng có thể giải ngân thì là lúc phần lớn doanh nghiệp thu hẹp hoạt động, nhu cầu vay giảm hoặc không còn đáp ứng đủ tiêu chuẩn cho vay. Trước đây cơ cấu dư nợ khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm ưu thế thì đến năm 2012, dư nợ doanh nghiệp thấp hơn dư nợ cá nhân và chỉ chiếm 41%/tổng dư nợ. Mặc dù tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp/tổng dư nợ và tốc độ tăng dư nợ của doanh nghiệp giảm nhưng số dư nợ doanh nghiệp tuyệt đối tại HDBank vẫn tăng 13% so với năm 2011, trong khi một số ngân hàng khác giảm hoặc chỉ tăng rất thấp. Nguyên nhân một phần do những rung chấn trong hệ thống tài chính thời gian qua như sự kiện sáp nhập cơ cấu lại các ngân hàng nhỏ yếu kém, sự kiện các quản trị viên cao cấp của các ngân hàng lớn bị bắt đã tác động mạnh đến uy tín của nhiều đối thủ cạnh tranh, khả năng huy động tại các ngân hàng này giảm sút ảnh hưởng đến khả năng cho vay, buộc các ngân hàng này phải thắt chặt hoạt động tín dụng, từ đó dẫn đến nguồn khách hàng vay tại HDBank vẫn đảm bảo được sự tăng trưởng. HDBank có quy mô còn khá nhỏ, mức độ bị ảnh hưởng không quá lớn, nên tận dụng cơ hội phát triển nguồn khách hàng và gia tăng hoạt động cấp tín dụng. 2.3.1.2 Dư nợ doanh nghiệp phân theo mục đích vay Bảng 2.6: Dư nợ doanh nghiệp phân theo mục đích vay (ĐVT: tỷ đồng) Mục 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 +/- % +/- % Dư nợ doanh nghiệp vay phi 60 80 85 20 33% 5 6%
  • 39. 27 sản xuất kinh doanh Dư nợ doanh nghiệp vay sản xuất kinh doanh 6.208 7.637 8.634 1.429 23% 997 13% Tổng dư nợ doanh nghiệp 6.268 7.717 8.719 1.449 23% 1.002 13% (Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank) Biểu đồ 2.4: Dư nợ doanh nghiệp phân theo mục đích vay Căn cứ bảng biểu trên, đa phần dư nợ doanh nghiệp là dư nợ vay với mục đích sản xuất kinh doanh, dư nợ doanh nghiệp với mục đích phi sản xuất chiếm tỷ trọng không đáng kể, lần lượt năm 2010, năm 2011 và năm 2012 là 0,96%, 1,04% và 0,97%. Điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc thù của tín dụng doanh nghiệp chủ yếu là vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ phương án kinh doanh hoặc đầu tư dự án, từ đó tạo ra nguồn thu nhập để trả nợ. Cho vay doanh nghiệp với mục đích phi sản xuất chỉ bó hẹp ở một số mục đích sau: vay mua xe ô tô phục vụ đi lại, vay đầu tư chứng khoán, vay kinh doanh bất động sản. Trong đó cho vay kinh doanh bất động sản là lĩnh vực cho vay hạn chế hiện nay ở hầu hết các ngân hàng, vì hệ số rủi ro khi cho vay lĩnh vực này theo quy định của NHNN là rất cao, do cho vay bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro, ngành bất động sản các năm gần đây đang gặp nhiều khó khăn, rất nhiều dự án không bán được phải giảm giá hàng loạt, giá giảm nhưng mức cầu vẫn không cao do kinh tế khó khăn, khiến giá bất động sản ngày càng giảm sâu, không còn là kênh đầu tư hấp dẫn nữa, các doanh nghiệp bất động sản lâm vào cảnh khó khăn, hoạt động cầm chừng hoặc phá sản hàng loạt.
  • 40. 28 Tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp phi sản xuất tại HDBank phù hợp với chủ trương và chỉ thị dư nợ phi sản xuất tối đa của NHNN, cuối năm 2012, dư nợ phi sản xuất của HDBank là 2.008 tỷ đồng, bằng 14,5%/tổng dư nợ, nhỏ hơn 16% phù hợp quy định NHNN, trong đó dư nợ phi sản xuất đối với khách hàng doanh nghiệp là 80 tỷ đồng, bằng 5%/tổng dư nợ. 2.3.1.3 Dư nợ doanh nghiệp phân theo thời hạn vay Bảng 2.7: Tình hình dư nợ doanh nghiệp phân theo thời hạn vay (ĐVT: tỷ đồng) Mục 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 +/- % +/- % Ngắn hạn 4.397 5.611 6.360 1.214 27,61 749 13,35 Trung hạn 879 1.042 973 163 18,54 -69 -6,62 Dài hạn 992 1.064 1.386 72 7,26 322 30,26 Tổng 6.268 7.717 8.719 1.449 23,12 1.002 12,98 (Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank) Biểu đồ 2.5: Tình hình dư nợ doanh nghiệp phân theo thời hạn vay Số liệu cho thấy dư nợ doanh nghiệp ngắn hạn của HDBank qua các năm luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, lần lượt năm 2010, năm 2011 và năm 2012 là 70%, 73% và 73%. Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ chính sách tín dụng của HDBank không khuyến khích cho vay trung dài hạn, vì các lý do sau: cơ cấu nguồn vốn huy động của HDBank chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, rủi ro tín dụng và chi phí cho vay tỷ lệ thuận với thời hạn vay, thời hạn cho vay càng dài thì khả năng xảy
  • 41. 29 ra rủi ro càng cao và chi phí cho vay cũng gia tăng tương ứng. Bên cạnh đó, 90% khách hàng doanh nghiệp tại HDBank là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô, nguồn vốn và khả năng quản trị điều hành khá hạn chế nên dự án đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường rất ít. Căn cứ các bảng biểu trên, dư nợ doanh nghiệp tại HDBank tập trung ở dư nợ ngắn hạn là hoàn toàn phù hợp chính sách tín dụng, phù hợp với chủ trương nâng cao chất lượng tín dụng hiện nay của HDBank. 2.3.1.4 Dư nợ doanh nghiệp phân theo tài sản đảm bảo Bảng 2.8: Tình hình dư nợ doanh nghiệp phân theo TSĐB (ĐVT: tỷ đồng) Mục 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 +/- % +/- % Không có TSĐB 120 140 220 20 16,67 80 57,14 Có TSĐB 6.148 7.577 8.499 1.429 23,24 922 12,17 Tổng 6.268 7.717 8.719 1.449 23,12 1.002 12,98 (Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank) Biểu đồ 2.6: Dư nợ doanh nghiệp phân theo TSĐB Số liệu trên cho thấy hầu hết dư nợ doanh nghiệp tại HDBank là dư nợ có tài sản đảm bảo. Tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp có tài sản đảm bảo chiếm trên 97%/tổng dư nợ
  • 42. 30 qua các năm. Dư nợ doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo lần lượt năm 2010, năm 2011 và năm 2012 là 120 tỷ đồng, 140 tỷ đồng và 220 tỷ đồng, dư nợ này tập trung vào các doanh nghiệp lớn, có kiểm toán báo cáo tài chính bởi các công ty kiểm toán uy tín, có niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, hoạt động kinh doanh có hiệu quả và lợi nhuận, có thương hiệu trên thị trường, như các công ty dầu khí thuộc tập đoàn dầu khí Việt Nam, Agifish, các công ty gạo,… Chính sách của HDBank là hạn chế cho vay không tài sản đảm bảo, tuy nhiên hiện nay không có quy định về cho vay không tài sản đảm bảo, các quy định trước đây hiện đã hết hiệu lực nhưng chưa có quy định mới thay thế. Căn cứ các quy định cho vay không tài sản đảm bảo trước đây, tiêu chí để đánh giá khách hàng thỏa điều kiện cho vay không tài sản đảm bảo chưa khắt khe, nhiều doanh nghiệp có thể dễ dàng đạt được, chưa chứa nhiều tiêu chí định lượng, chưa đề cập nhiều đến yếu tố quy mô doanh nghiệp (vốn, doanh thu), tình hình tài chính doanh nghiệp và chi tiết hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, một yêu cầu quan trọng là cần thiết phải ban hành quy định cho vay không tài sản đảm bảo định kỳ để phù hợp với thực tế, giúp cho cán bộ tín dụng căn cứ vào trong quá trình thẩm định khách hàng cho vay không tài sản đảm bảo, đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ và hạn chế trường hợp tiếp thị khách hàng không đạt yêu cầu gây lãng phí nhân lực, thời gian. 2.3.1.5 Dư nợ doanh nghiệp phân theo ngành nghề Bảng 2.9: Tình hình dư nợ doanh nghiệp phân theo ngành nghề (ĐVT: tỷ đồng) Mục 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 +/- % +/- % Xây dựng 1.505 1.915 2.656 410 27,24 741 38,69 Công nghiệp chế biến, chế tạo 941 1.132 745 191 20,30 -387 -34,19 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 827 1.128 1.610 301 36,40 482 42,73
  • 43. 31 Bán buôn và bán lẻ; Sữa chữa ôtô, mô tô, xe máy và động cơ khác 811 765 715 -46 -5,67 -50 -6,54 Sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình 806 701 593 -105 -13,03 -108 -15,41 Ngành khác 1.378 2.076 2.400 698 50,65 324 Tổng 6.268 7.717 8.719 1.449 116 1.002 25 (Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank) Bảng 2.10: Tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp phân theo ngành nghề Ngành nghề Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Xây dựng 24% 25% 30% Công nghiệp chế biến, chế tạo 15% 15% 9% Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 13% 15% 18% Bán buôn và bán lẻ; Sữa chữa ôtô, mô tô, xe máy và động cơ khác 13% 10% 8% Sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình 13% 9% 7% Ngành khác 22% 26% 28% Tổng 100% 100% 100% Qua bảng số liệu trên cho thấy dư nợ doanh nghiệp tại HDBank tập trung chính ở các ngành sau: ngành xây dựng; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Dư nợ doanh nghiệp các ngành này chiếm đa số và luôn tăng trưởng qua các năm. Cuối năm 2012, dư nợ doanh nghiệp ngành xây dựng; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản lần lượt là 2.656 tỷ đồng và 1.610 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30% và 18% so với tổng dư nợ doanh nghiệp. Dư nợ doanh nghiệp các ngành chiếm tỷ trọng thấp là: công nghệ, vận tải kho bãi, tài chính ngân hàng bảo hiểm, y tế, khai khoáng và kinh doanh bất động sản, tỷ trọng các ngành này thường thấp hơn 5%/tổng dư nợ doanh nghiệp qua các năm.
  • 44. 32 Dư nợ doanh nghiệp các ngành chiếm tỷ trọng thấp hay cao phụ thuộc vào chính sách tín dụng của HDBank, số lượng doanh nghiệp mỗi ngành nghề, mối quan hệ và khả năng tiếp cận doanh nghiệp của Đơn vị kinh doanh. Một điểm đáng lưu ý là ngành xây dựng có tỷ trọng dư nợ khá cao, mặc dù ngành xây dựng là lĩnh vực không khuyến khích cấp tín dụng theo chính sách tín dụng HDBank. Điều này một phần do số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng các năm qua khá cao, cuối năm 2012, theo số liệu của Tổng cục thống kê, số lượng doanh nghiệp ngành xây dựng đang hoạt động là 55.870 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 15% tổng số doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động, mặt khác do năng lực cạnh tranh của HDBank so với các ngân hàng TMCP Việt Nam khác còn khá thấp, dẫn đến hạn chế trong việc tiếp cận các doanh nghiệp hoạt động các ngành nghề tiềm năng hơn. Hai điểm vừa nêu là nguyên nhân chính khiến dư nợ doanh nghiệp ngành xây dựng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ doanh nghiệp tại HDBank. Nhìn chung, dư nợ DN phân theo ngành nghề tại HDBank phân bổ không đồng đều giữa các ngành nghề, phụ thuộc vào chính sách tín dụng của HDBank, khả năng HDBank tiếp cận các doanh nghiệp và tình hình kinh tế thị trường từng thời kỳ. 2.3.2 Nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp 2.3.2.1 Nợ xấu doanh nghiệp phân theo khách hàng Bảng 2.11: Tình hình Nợ xấu doanh nghiệp phân theo khách hàng (ĐVT: tỷ đồng) Mục 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 +/- % +/- % Nợ xấu doanh nghiệp 57 178 343 121 212,28 165 92,70 Nợ xấu cá nhân 41 114 165 73 178,05 51 44,74 Tổng nợ xấu 98 292 508 194 197,96 216 73,97 (Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank)
  • 45. 33 Bảng 2.12: Tỷ trọng Nợ xấu phân theo khách hàng Mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Nợ xấu doanh nghiệp 58% 61% 68% Nợ xấu cá nhân 42% 39% 32% Tổng nợ xấu 100% 100% 100% Biểu đồ 2.7: Tình hình Nợ xấu doanh nghiệp phân theo khách hàng (ĐVT: tỷ đồng) Căn cứ số liệu trên cho thấy nợ xấu doanh nghiệp tại HDBank chiếm đa số trong tổng nợ xấu và ngày càng tăng cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Nợ xấu doanh nghiệp lần lượt qua các năm 2010, năm 2011 và năm 2012 như sau: 57 tỷ đồng, 178 tỷ đồng và 343 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 58%, 61% và 68%/tổng nợ xấu, tương ứng nợ xấu cá nhân chiếm tỷ trọng 42%, 39% và 32%/tổng nợ xấu. Nợ xấu doanh nghiệp tại HDBank luôn cao hơn so với nợ xấu cá nhân qua các năm bất chấp dư nợ doanh nghiệp cao hay thấp hơn dư nợ cá nhân. Điều này là do việc thẩm định và quản lý khoản vay đối với khách hàng doanh nghiệp phức tạp hơn rất nhiều so với khách hàng cá nhân, mặt khác tính chất kinh doanh của doanh nghiệp cũng mang nhiều rủi ro hơn so với cá nhân. Nợ xấu doanh nghiệp năm 2012 tăng mạnh
  • 46. 34 do ảnh hưởng bởi những khó khăn chung của nền kinh tế, việc tăng trưởng dư nợ, mở rộng hệ khách hàng và chất lượng thẩm định tín dụng chưa đạt yêu cầu. 2.3.2.2 Nợ xấu doanh nghiệp phân theo mục đích vay Bảng 2.13: Nợ xấu doanh nghiệp phân theo mục đích vay (ĐVT: tỷ đồng) Mục 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 +/- % +/- % Nợ xấu doanh nghiệp vay sản xuất kinh doanh 50 153 289 103 206 136 89 Nợ xấu doanh nghiệp vay phi sản xuất 7 25 54 18 257 29 116 Tổng nợ xấu doanh nghiệp 57 178 343 121 212 165 93 (Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank) Biểu đồ 2.8: Nợ xấu doanh nghiệp phân theo mục đích vay
  • 47. 35 Bảng 2.14: Nợ xấu phi sản xuất và dư nợ phi sản xuất (ĐVT: tỷ đồng) Mục 2010 2011 2012 Dư nợ doanh nghiệp phi sản xuất 60 80 85 Nợ xấu doanh nghiệp phi sản xuất 7 25 54 Tỷ trọng nợ xấu/dư nợ doanh nghiệp phi sản xuất 12% 31% 64% (Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank) Căn cứ số liệu về nợ xấu doanh nghiệp phân theo mục đích vay, ta thấy nợ xấu doanh nghiệp vay sản xuất kinh doanh qua các năm 2010, năm 2011 và năm 2012 lần lượt là 50 tỷ đồng, 153 tỷ đồng và 289 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lần lượt là 87%, 86% và 84%, tương ứng tỷ trọng nợ xấu doanh nghiệp vay phi sản xuất là 13%, 14% và 16%. Nợ xấu doanh nghiệp vay phi sản xuất chiếm tỷ trọng thấp hơn nợ xấu doanh nghiệp vay sản xuất kinh doanh là do dư nợ và tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp vay phi sản xuất thấp hơn rất nhiều so với dư nợ và tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp vay sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, căn cứ Bảng 2.16 ta thấy phần lớn dư nợ doanh nghiệp phi sản xuất đều là nợ xấu, tỷ trọng nợ xấu doanh nghiệp phi sản xuất/dư nợ doanh nghiệp phi sản xuất tăng dần qua các năm, lần lượt là 12%, 31% và 64%. Đây là điểm HDBank cần lưu ý khi quyết định cho vay doanh nghiệp với mục đích phi sản xuất. 2.3.2.3 Nợ xấu doanh nghiệp phân theo thời hạn vay Bảng 2.15: Nợ xấu doanh nghiệp phân theo thời hạn vay (ĐVT: tỷ đồng) Mục 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 +/- % +/- % Ngắn hạn 40 160 329 120 300 169 106 Trung hạn 10 13 14 3 30 1 8 Dài hạn 7 5 0 -2 (29) -5 (100) Tổng 57 178 343 121 212 165 93 (Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank)
  • 48. 36 Biểu đồ 2.9: Nợ xấu doanh nghiệp phân theo thời hạn vay (ĐVT: tỷ đồng) Xét tỷ trọng nợ xấu doanh nghiệp phân theo thời hạn vay, số liệu trên cho thấy nợ xấu doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào dư nợ doanh nghiệp ngắn hạn, tỷ trọng nợ xấu doanh nghiệp ngắn hạn/tổng nợ xấu doanh nghiệp qua các năm lần lượt là 70%, 90% và 96%. Nguyên nhân của thực trạng trên do dư nợ doanh nghiệp tại HDBank phần lớn là dư nợ ngắn hạn, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn/tổng dư nợ doanh nghiệp qua các năm đều từ 70% trở lên. Ngoài ra, một nguyên nhân khác là do vay ngắn hạn áp lực trả nợ nhanh hơn, nợ xấu cũng sẽ thể hiện trên báo cáo tài chính hàng năm, trong khi dư nợ trung dài hạn số tiền trả nợ định kỳ ít và thời gian trả nợ dàn trãi hơn, đôi khi khoản nợ có vấn đề nhưng chưa thể hiện ngay trên báo cáo tài chính, đồng thời trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp phá sản nên nợ xấu doanh nghiệp ngắn hạn ngày càng trầm trọng hơn.
  • 49. 37 2.3.2.4 Nợ xấu doanh nghiệp phân theo tài sản đảm bảo Bảng 2.16: Nợ xấu doanh nghiệp phân theo TSĐB (ĐVT: tỷ đồng) Mục 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 +/- % +/- % Nợ xấu doanh nghiệp không TSĐB 0 0 0 0 0 0 0 Nợ xấu doanh nghiệp có TSĐB 57 178 343 121 212 165 93 Tổng nợ xấu doanh nghiệp 57 178 343 121 212 165 93 (Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank) Căn cứ số liệu về nợ xấu doanh nghiệp phân theo tài sản đảm bảo, ta thấy nợ xấu doanh nghiệp tại HDBank toàn bộ là nợ xấu có tài sản đảm bảo, đây là ưu điểm trong công tác thẩm định và quản lý khoản vay không tài sản đảm bảo tại HDBank. Nguyên nhân dư nợ doanh nghiệp không tài sản đảm bảo đều không phải là nợ xấu vì dư nợ không tài sản đảm bảo tại HDBank chiếm tỷ trọng rất thấp/tổng dư nợ, đặc biệt là dư nợ doanh nghiệp không tài sản đảm bảo, tỷ trọng chưa đến 3%/tổng dư nợ qua các năm. Chính sách tín dụng HDBank vốn hạn chế cho vay không tài sản đảm bảo, các doanh nghiệp vay không tài sản đảm bảo đều là các doanh nghiệp lớn, đa phần thuộc các tập đoàn nhà nước, có uy tín và thương hiệu mạnh, do đó khả năng không thanh toán nợ dẫn đến nợ xấu là rất thấp. 2.3.2.5 Nợ xấu doanh nghiệp phân theo ngành nghề Bảng 2.17: Tỷ trọng nợ xấu doanh nghiệp phân theo ngành nghề Ngành nghề 2010 2011 2012 Xây dựng và đầu tư bất động sản 30% 45% 58% Công nghiệp chế biến, chế tạo 11% 2% 4% Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 8% 15% 18% Bán buôn và bán lẻ; Sữa chữa ôtô, mô tô, xe máy và động cơ khác 15% 22% 13% Thông tin và truyền thông 16% 14% 2%
  • 50. 38 Vận tải kho bãi 20% 2% 5% Cộng 100% 100% 100% Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng nợ xấu doanh nghiệp phân theo ngành nghề Đánh giá nợ xấu doanh nghiệp phân theo ngành nghề là một vấn đề rất cần thiết vì nó giúp HDBank định hướng ngành nghề cho vay trong năm kế hoạch, đồng thời tăng cường công tác quản lý và kiểm soát chặt chẽ đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề có tỷ lệ nợ xấu cao. Căn cứ các số liệu trên ta thấy ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản là ngành có tỷ lệ nợ xấu cao nhất và liên tục tăng qua các năm, kế đến là ngành nông lâm nghiệp và thủy sản mà đặc biệt là ngành thủy sản. Một số ngành có tỷ lệ nợ xấu bằng 0 là y tế, tài chính bảo hiểm, khai khoáng, công nghệ,… Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp phân theo ngành nghề chịu ảnh hưởng chính bởi các yếu tố sau: tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp phân theo ngành nghề, tác động của nền kinh tế thị trường hiện nay, đặc thù của mỗi ngành nghề. Điển hình như ngành xây dựng và
  • 51. 39 bất động sản, đây có thể được xem là ngành gặp nhiều khó khăn nhất trong thời gian vừa qua, bởi hiện tượng bong bóng bất động sản ảnh hưởng đến niềm tin của thị trường, giá cả bất động sản liên tục lao dốc, các doanh nghiệp ngành xây dựng cũng vì thế mà lâm vào tình trạng khó khăn, các chính sách của chính phủ và nhà nước gây bất lợi cho khả năng tiếp cận vốn của ngành,…Từ các yếu tố bất lợi trên khiến cho ngành bất động sản và xây dựng có cầu giảm, doanh thu giảm sút, các khoản đầu tư trước đây khó thu hồi vốn, ảnh hưởng đến khả năng chi trả và gây ra nợ xấu. Nhìn chung, nợ xấu tại HDBank tuy là tăng trưởng qua các năm nhưng được kiểm soát ở mức cho phép. Nợ xấu chủ yếu tập trung vào khách hàng doanh nghiệp, mục đích vay là sản xuất kinh doanh, thời hạn cho vay là ngắn hạn, có tài sản đảm bảo và tập trung chính vào ngành xây dựng, bất động sản, thủy sản. việc nghiên cứu nợ xấu doanh nghiệp phân theo từng tiêu chí như trên giúp ích rất nhiều cho công tác định hướng chính sách tín dụng và công tác thẩm định tín dụng tại HDBank. 2.4 Thực trạng công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại HDBank 2.4.1 Nội dung thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp 2.4.1.1 Thẩm định tư cách khách hàng: Thẩm định tư cách khách hàng là thẩm định tình hình pháp lý, điều kiện vay vốn và thiện chí trả nợ của khách hàng. Để thẩm định tư cách khách hàng, HDBank xem xét các thông tin sau: - Thông tin pháp lý: Xem xét khách hàng có đủ tư cách pháp nhân, có thuộc các đối tượng hạn chế cấp tín dụng hoặc thuộc đối tượng không được phép cấp tín dụng theo quy định của HDBank và của Ngân hàng nhà nước hay không, đồng thời xem xét ngành nghề kinh doanh của khách hàng có phù hợp với mục đích vay vốn hay không và thuộc nhóm ngành nghề nào trong định hướng tín dụng của HDBank.
  • 52. 40 - Thông tin tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng: Chi tiết về tình hình dư nợ, tình hình tài sản bảo đảm và chất lượng tín dụng của khách hàng tại HDBank và tại các TCTD khác. Thông tin này được thu thập từ phía khách hàng, từ nguồn dữ liệu của HDBank và từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC. Là nguồn thông tin quan trọng để đánh giá lịch sử quan hệ tín dụng cũng như là uy tín thanh toán nợ vay và thiện chí trả nợ của khách hàng. Nếu khách hàng thường xuyên chậm thanh toán gốc lãi tại HDBank trong quá khứ hoặc chậm thanh toán và đang có nợ quá hạn tại các TCTD khác thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh của khách hàng đang có vấn đề, khả năng trả nợ không đảm bảo, HDBank không nên cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng này. - Thông tin tình hình quan hệ tín dụng của nhóm khách hàng có liên quan tại HDBank: HDBank cần thu thập thông tin này để cấp tín dụng cho khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan tuân thủ đúng quy định về giới hạn cấp tín dụng của ngân hàng nhà nước. Đồng thời xem xét lịch sử quan hệ tín dụng của nhóm khách hàng có liên quan để đánh giá uy tín trả nợ, làm cơ sở quan trọng cho quyết định cấp tín dụng. Bên cạnh đó HDBank còn xem xét cấu trúc của khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan, nếu có quan hệ phức tạp thì đây cũng là nhóm khách hàng cần hạn chế cấp tín dụng, vì khó quản lý và kiểm soát nguồn vốn vay và khó theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. 2.4.1.2 Thẩm định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh Thẩm định chi tiết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để xem xét lĩnh vực kinh doanh, cơ cấu tổ chức, thị trường tiêu thụ, hiệu quả và tiềm năng phát triển của khách hàng cũng như khả năng cạnh tranh của khách hàng trên thị trường, chi tiết các vấn cần thẩm định như sau: - Quá trình hình thành phát triển, tổ chức bộ máy quản lý, nguồn nhân lực: xem xét tính hợp lý của mô hình tổ chức, bố trí lao động (so với quy mô, ngành nghề kinh
  • 53. 41 doanh, so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, khả năng phát triển trong tương lai, tính linh hoạt, khả năng thay đổi...), những điểm còn chưa hợp lý và khó khăn, rủi ro có thể phát sinh do mô hình tổ chức bố trí lao động. - Giới thiệu về sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm: Xem xét vị thế của ngành trong nền kinh tế Việt Nam và thế giới, tính cấp thiết của sản phẩm của khách hàng, tiềm năng của lĩnh vực khách hàng tham gia sản xuất kinh doanh. - Nhà cung cấp thị trường đầu vào: Đánh giá nhà cung cấp có bị tập trung, khách hàng có bị phụ thuộc nhà cung cấp, điều kiện thanh toán có được ưu đãi, điều kiện giao hàng có rủi ro,.... - Quy trình sản xuất: Nhận xét về quy trình sản xuất của khách hàng, hiện đại hay không hiện đại, cơ cấu gọn nhẹ, quy trình sản xuất có được kiểm soát chặt chẽ, quy trình sản xuất có đạt tiêu chuẩn theo ngành, so sánh với một số đối thủ trực tiếp cùng ngành,… - Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Xem xét khách hàng mua có bị tập trung, khách hàng có bị phụ thuộc các khách hàng đầu ra, điều kiện thanh toán có được lợi thế gì, điều kiện giao hàng có những rủi ro gì,... - Đối thủ cạnh tranh: Nhận xét khả năng cạnh tranh của khách hàng trong thời gian tới, sau khi HDBank tài trợ thì vị thế cạnh tranh của khách hàng có được cải thiện, cụ thể những cải thiện đó,… - Tác động đến môi trường sinh thái: Nhận xét về những ảnh hưởng mà ngành nghề của khách hàng có thể gây ra cho môi trường sinh thái và cách khắc phục những ảnh hưởng này như thế nào,... - Thu nợ: Xem xét phương thức quản lý nợ phải thu, các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thu nợ, chất lượng công nợ. 2.4.1.3 Thẩm định tình hình tài chính: Thẩm định tình hình tài chính khách hàng để đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng trong quá khứ, thực trạng hiện nay và triển vọng trong tương lai, đánh giá