SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 19
+++++

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÀI TẬP LỚN
ĐỀ TÀI: Nghiên cứu tìm hiểu về Bộ nhớ Ngoài
trong HĐH Linux.
Nhóm thực hiện:

Nhóm 6

Lớp:

ĐH Khoa Học Máy Tính 2 – K7

Trường:

ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Hà Nội 2013
1
Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TÌM HIỂU VỀ QUẢN LÝ BỘ NHỚ NGOÀI TRONG
HĐH LINUX
............................................................................

NHÓM 6
GV hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thanh Hải
Nhóm thực hiện gồm các thành viên:
1. Lâm Văn Thư
2. Nguyễn Văn Quân
3. Nguyễn Tiến Trung
4. Hà Trọng Tấn
5. Trần Văn Thịnh
Hà Nội, Ngày … Tháng … Năm ……
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 2
I. Các khái niệm cơ bản ...................................................................................................... 3
II. Các phương pháp quản lý không gian nhớ tự do ....................................................... 5
1) Phương pháp dùng Bit vector ................................................................................ 5
2) Phương pháp liệt kê (List) ...................................................................................... 6
3) Phương pháp lập nhóm (Grouping) ...................................................................... 7
4) Phương pháp đếm (Counting) ................................................................................ 7
III. Các phương pháp cấp phát không gian nhớ tự do .................................................... 8
1) Cấp phát liên tục (Contiguous) .............................................................................. 8
2) Cấp phát liên kết (Linked) ...................................................................................... 9
3) Cấp phát theo chỉ số (Index) ................................................................................. 10
IV. Lập lịch cho đĩa (Disk-scheduling) ............................................................................ 12
1) Khái niệm Disk-scheduling ................................................................................... 12
2) Một số phương pháp lập lịch ................................................................................ 12
a) First come first served (FCFS) ......................................................................... 12
b) Shortest Seek Time First (SSTF) ..................................................................... 12
c) Thuật toán Scan ................................................................................................. 12
d) Thuật toán C-Scan ............................................................................................. 13
e) Thuật toán Look ................................................................................................. 13
f) Thuật toán C-Look ............................................................................................. 13
V. Một số hệ thống file trong Linux ................................................................................ 14
1) Giới thiệu ................................................................................................................ 14
2) Hệ thống Ext2 ........................................................................................................ 14
3) Hệ thống Ext3 ........................................................................................................ 15
4) Hệ thống Ext4 ........................................................................................................ 16
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 17
1
Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux

LỜI MỞ ĐẦU
Linux là tên gọi của một hệ điều hành máy tính mã nguồn mở và cũng là tên hạt
nhân của hệ điều hành.
Phiên bản Linux đầu tiên do Linus Torvalds viết vào năm 1991, lúc ông còn là một
sinh viên của Đại học Helsinki tại Phần Lan. Ông làm việc một cách hăng say trong vòng
3 năm liên tục và cho ra đời phiên bản Linux 1. 0 vào năm 1994. Bộ phận chủ yếu này
được phát triển và tung ra trên thị trường dưới bản quyền GNU General Public License.
Do đó mà bất cứ ai cũng có thể tải và xem mã nguồn của Linux.
Một cách chính xác, thuật ngữ “Linux” được sử dụng để chỉ Nhân Linux, nhưng
tên này được sử dụng một cách rộng rãi để miêu tả tổng thể một hệ điều hành giống Unix
được tạo ra bởi việc đóng gói nhân Linux cùng với các thư viện và công cụ GNU, cũng
như là các bản phân phối Linux. Thực tế thì đó là tập hợp một số lượng lớn các phần mềm
như máy chủ web, các ngôn ngữ lập trình, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các môi trường
làm việc desktop như GNOME và KDE, và các ứng dụng thích hợp cho công việc văn
phòng như OpenOffice hay LibreOffice.
Khởi đầu, Linux được phát triển cho dòng vi xử lý 386, hiện tại hệ điều hành này
hỗ trợ một số lượng lớn các kiến trúc vi xử lý, và được sử dụng trong nhiều ứng dụng
khác nhau từ máy tính cá nhân cho tới các siêu máy tính và các thiết bị nhúng như là các
máy điện thoại di động.
Ban đầu, Linux được phát triển và sử dụng bởi những người say mê. Tuy nhiên,
hiện nay Linux đã có được sự hỗ trợ bởi các công ty lớn như IBM và HewlettPackard,
đồng thời nó cũng bắt kịp được các phiên bản Unix độc quyền và thậm chí là một thách
thức đối với sự thống trị của Microsoft Windows trong một số lĩnh vực. Sở dĩ Linux đạt
được những thành công một cách nhanh chóng là nhờ vào các đặc tính nổi bật so với các
hệ thống khác: chi phí phần cứng thấp, tốc độ cao (khi so sánh với các phiên bản Unix độc
quyền) và khả năng bảo mật tốt, độ tin cậy cao (khi so sánh với Windows) cũng như là các
đặc điểm về giá thành rẻ, không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp. Một đặc tính nổi trội của
nó là được phát triển bởi một mô hình phát triển phần mềm nguồn mở hiệu quả.
Tuy nhiên, hiện tại số lượng phần cứng được hỗ trợ bởi Linux vẫn còn rất khiêm
tốn so với Windows Vì các trình điều khiển thiết bị tương thích với Windows nhiều hơn là
Linux. Mong rằng trong tương lai linux sẽ phát triển mạnh hơn.
2
Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux

I. Các khái niệm cơ bản
- Bộ nhớ:
+ Bộ nhớ là trung tâm để điều khiển hệ thống máy tính hiện đại.
+ Cpu lấy các chỉ thị từ bộ nhớ dựa theo giá trị của thanh đếm chương trình.
- Bộ nhớ ngoài:
+ Gồm các thiết bị như: Thẻ nhớ, ổ cứng, usb, hard disk, floppy disk, compact disk,
digital video disk…
- Lý do phải quản lý bộ nhớ ngoài:
Khi cần lưu trữ các chương trình hoặc dữ liệu, các hệ thống máy tính cần sử dụng
bộ nhớ ngoài (đĩa từ, băng từ…)
Nhiệm vụ chính của hệ điều hành phải đảm bảo được các chức năng sau:
+ Quản lý không gian nhớ tự do trên bộ nhớ ngoài (Free space mange)
+ Cấp phát không gian nhớ tự do (Allocation methods)
+ Cung cấp các khả năng định vị bộ nhớ ngoài.
+ Lập lịch cho bộ nhớ ngoài (Disk scheduling)
- Sơ lược cấu trúc nguyên tắc hoạt động của đĩa từ:
+ Cấu tạo của đĩa từ: Xét cấu trúc vật lý của đĩa từ thì đĩa từ bao gồm 1 hay nhiều
lá đĩa đặt đồng trục. Mỗi mặt đĩa chia thành các rãnh đồng tâm gọi là track , một track
được chia thành các cung gọi là sector. Tập hợp các track cung thứ tự trên các mặt đĩa gọi
là Cylinder. Trên mỗi mặt đĩa có một đầu từ đọc hay ghi dữ liệu (read hay write heads).
Để điều khiển đầu từ đọc hay ghi dữ liệu cần có một trình để điều khiển đĩa (disk
controler).
+ Thư mục thiết bị: Thông tin trên đĩa đĩa được tham chiếu bởi các thành phần: Ổ
đĩa, mặt đĩa, track, sector… Thư mục thiết bị cho biết đĩa gồm những thông tin gì, độ dài
kiểu, người sở hữu, th ời điểm khởi tạo, vị trí, được phân bố không gian thế nào? Thư mục
thiết được tạo ngay ở trên đĩa tại một vùng nhớ trên đĩa.

3
Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux

Hình dưới đây mô tả cấu trúc 1 đĩa từ

4
Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux

II. Các phương pháp quản lý không gian nhớ tự do
1) Phương pháp dùng Bit vector
Không gian đĩa được chia thành các khối (block) và được đánh số từ 0. . . max. Vd:
Đĩa mềm 1. 44Mb, 2 mặt, 80 track/1mặt, 18 sector/1track được đánh số như sau:

Mỗi khối đĩa sử dụng 1bit để đánh dấu trạng thái. Khối đĩa nào đã sử dụng thì bit
trạng thái có giá trị bằng 1, chưa sử dụng thì có giá trị bằng 0.
Tập hợp các ký hiệu 0, 1 tạo thành 1 bit vector (bitmap). Đọc thông tin trong
bitmap hệ điều hành có thể xác định được không gian tự do trên đĩa.
Vd: Cho không gian đĩa từ như hình 5. 1, các khối 2, 3, 4, 5, 8, 9, 10, 11, 12, 143,
17, 18, 25, 26, 27 là các khối đĩa tự do. Khi đó bitmap quản lý không gian nhớ tự do:
11000011000000111001111110001111…

5
Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux

- Ưu điểm: Phương pháp bitmap cài đặt đơn giản, dễ quản lý, dễ tìm kiếm những
khối liên tục trên đĩa
- Nhược điểm: Tốn không gian lưu trữ dành cho bitmap (vì mỗi khối sẽ tốn 1 bit để
lưu trạng thái của khối)

2) Phương pháp liệt kê (List)
Trong phương pháp này, hệ thống sử dụng 1 danh sách móc nối để liệt kê các khối
đĩa tự do. Con trỏ đầu danh sách chỉ tới khối đĩa tự do đầu tiên, mỗi khối có 1 con trỏ để
trỏ tới khối kế tiếp.
Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm không gian nhớ nhưng nó lại làm tăng
thời gian truy nhập dữ liệu.

6
Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux

3) Phương pháp lập nhóm (Grouping)
Trong phương pháp này, hệ thống cho phép nhóm các khối đĩa tự do liên tiếp thành
1 nhóm. Khối đĩa tự do đầu tiên trong nhóm lưu trữ địa chỉ của các khối đĩa tư do trong
nhóm. Khối đĩa cuối cùng trong nhóm lưu trũư địa chỉ của khối đĩa tự do đầu tiên của
nhóm tiếp theo.
- Theo hình dưới đây, ta có bảng quản lý không gian nhớ tự do như sau:

4) Phương pháp đếm (Counting)
Phương pháp đếm là sự biến đổi của phương pháp lập nhóm.
Trong phương pháp này, hệ thống lập danh sách quản lý địa chỉ của các khối đĩa tự
do đầu tiên và số lượng các khối đĩa tự do liên tục kế tiếp các khối đĩa đó.
Vd: Theo hình dưới, ta có danh sách quản lý không gian nhớ tự do như sau:

7
Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux

III. Các phương pháp cấp phát không gian nhớ tự do
1) Cấp phát liên tục (Contiguous)
Để phân bổ không gian nhớ cho một file, hệ thống chọn một đoạn liên tục các khối
đĩa tự do để cấp phát cho file đó. Với phương pháp này, để định vị file hệ thống chỉ cần
biết địa chỉ của khối đĩa tự do đầu tiên và số lượng khối (block) đã dùng.

- Ưu điểm:
+ Hỗ trợ cho phương pháp truy nhập tuần tự và truy nhập trực tiếp.
- Nhược điểm:

8
Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux

+ Phải chọn được thuật toán tối ưu để tìm được các vùng không gian tự do cấp phát
cho file (First Fit, Best Fit hoặc Worst Fit).
+ Có thể xảy ra trường hợp không đủ số khối đĩa tự do liên tiếp cần thiết để cấp
phát cho file (kích thước file lớn hơn vùng các khối đĩa liên tục lớn nhất).
+ Trong trường hợp các khối đĩa tự do nằm tản mạn sẽ không sử dụng được, gây
lãng phí không gian nhớ.
Các thuật toán tối ưu:
+ First fit. Cấp phát hole đầu tiên cái mà đủ lớn. Việc tìm kiếm có thể bắt đầu hoặc
từ đầu tập hole hoặc nơi mà tim kiếm firstfit trước đã kết thúc. Chúng ta có thể dừng việc
tìm kiếm ngay khi chúng ta tìm thấy một hole tự do đủ lớn.
+ Best fit. Cấp phát hole nhỏ nhất cái mà đủ lớn. Chúng ta phải tìm kiếm toàn bộ
danh sách đó, trừ khi danh sách đó được sắp sếp theo kích cỡ. Chiến lược này tạo ra một
hole dưa thừa nhỏ nhất.
+ Worst fit. Cấp phát hole lớn nhất. Ngược lại, chúng ta phải tìm kiếm toàn bộ
danh sách trừ khi nó được sắp xếp theo kích thước. Chiến lược này tạo ra một hole dưa
thừa lớn nhất, cái mà có thể hữu ích hơn nhiều so với hole dưa thừa nhỏ hơn từ tiếp cận
bestfit.
Những mô phỏng vừa trình bày thì cả first fit và best fit là tốt hơn worst fit trong
việc giảm thời gian và tận dụng lưu trữ.

2) Cấp phát liên kết (Linked)
Trong phương pháp này, mỗi file được định vị trong thư mục thiết bị bằng hai con
trỏ, một cái trỏ tới khối đĩa đầu tiên, một cái trỏ tới khối đĩa cuối cùng để cấp phát cho file.
Trong mỗi khối đĩa đã cấp phát cũng có một con trỏ để trỏ tới khối đĩa kế tiếp.
Ví dụ:
File F1 được cấp phát 5 khối đĩa có số hiệu 9, 16, 1, 11, 25; khối đầu là 9, khối cuối
là 25.

9
Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux

- Ưu điểm:
+ Sử dụng được các khối đĩa tự do nằm tản mạn.
- Nhược điểm:
+ Chỉ hỗ trợ truy nhập tuần tự không hỗ trợ truy nhập trực tiếp, độ tin cậy không
đảm bảo nếu bị mất các con trỏ liên

3) Cấp phát theo chỉ số (Index)
Trong phương pháp này, để cấp phát không gian nhớ cho một file, hệ thống sử
dụng một khối đĩa đặc biệt gọi là khối địa chỉ số (index block) cho mỗi file. Trong khối
đĩa chỉ số chứa địa chỉ của các khối đĩa đã cấp phát cho file, trong thư mục thiết bị địa chỉ
của các khối đĩa chỉ số. Khi một khối đĩa được cấp phát cho file thì hệ thống loại bỏ địa
chỉ của khối này khỏi danh sách các khối đĩa tự do và cập nhật vào khối chỉ số của file.
10
Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux

- Ưu điểm:
+ Hỗ trợ truy nhập trực tiếp.
- Nhược điểm:
+ Lãng phí không gian nhớ dành cho khối địa chỉ số.

11
Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux

IV. Lập lịch cho đĩa (Disk-scheduling)
1) Khái niệm Disk-scheduling
- Thời gian truy nhập đĩa phụ thuộc ba yếu tố:
+ Thời gian di chuyển đầu từ đọc ghi đến track or cylinder cần thiết (Seek time)
+ Thời gian định vị đầu từ đọc/ghi tại khối đĩa cần truy nhập (Latency-time)
+ Thời gian truy nhập dữ liệu (Transfer-time)
Mà Seek-time và Transfer-time thường cố định và phụ thuộc vào cấu trúc kỹ thuật
của ổ đĩa nên hệ điều hành quan tâm đến Latency-time khi muốn tăng tốc độ truy nhập đĩa.
- Như vậy chúng ta có thể định nghĩa rằng:
+ Lập lịch cho đĩa là xây dựng các thuật toán dịch chuyển đầu từ đọc/ghi sao cho
thời gian truy nhập đĩa là tối ưu nhất.

2) Một số phương pháp lập lịch
a) First come first served (FCFS)
Để truy nhập tới 1 file, hệ thống sẽ tổ chức một hàng đợi các yêu cầu phục vụ các
track (lưu trữ dữ liệu của file cần truy nhập). Track nào có yều cầu phục vụ trước thì đầu
từ đọc ghi sẽ dịch chuyển tới đó trước.
VD: File F1 được phân bổ lần lượt tại các track có số thứ tự sau đây: 98, 183, 37,
122, 14, 124, 65, 67. Đầu từ đọc/ghi đang dịnh vị tại track có số thứ tự 53 thì sơ đồ dịch
chuyển đầu từ đọc ghi theo thuật toán FCFS được thể hiện như sau:
53 - 98 - 183 - 37 - 122 - 14 - 124 - 65 - 67
b) Shortest Seek Time First (SSTF)
- Thuật toán SSTF sẽ chọn track nào có thời gian di chuyển đầu từ đọc ghi ngắn
nhất thì ưu tiên phục vụ track đó trước. VD:
53 - 65 - 67 - 37 - 14 - 98 - 122 - 124 - 183
c) Thuật toán Scan
- Trong thuật toán này đầu từ đọc/ghi quét từ track nhỏ nhất đến track lớn nhất sau
đó quét ngược lại, track nào có nhu cầu thì phục vụ.
12
Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux

d) Thuật toán C-Scan
- Thuật toán này tương tự như scan nhưng không quét chiều ngược lại.

e) Thuật toán Look
- Tương tự như thuật toán Scan nhưng trong thuật toán này đầu từ đọc/ghi chỉ quét

trong phạm vi các track có yêu cầu phục vụ, không quét tới track đầu tiên hoặc cuối cùng
(nếu các track này không có nhu cầu phục vụ).
f) Thuật toán C-Look

- Tương tự như Look nhưng đầu từ đọc/ghi không phục vụ đường về.
Lưu ý: Thuật toán FCFS và SSFT là 2 thuật toán đang được sử dụng rất phổ
biến.

13
Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux

V. Một số hệ thống file trong Linux
1) Giới thiệu
Hệ thống tập tin Linux được tổ chức theo dạng cây. Có một vị trí khởi điểm, gọi là
root (gốc). Bất kỳ một hệ thống Unix/Linux nào cũng có một thư mục đặc biệt gọi là thư
mục gốc (root directory) kí hiệu là dấu slash (“/”). Đây là điểm bắt đầu để gắn (mount
point) tất cả các phần tử còn lại như hệ thống disks, partitions, CD ROM… vào hệ thống
Linux/Unix.
Hiện nay, các
ộ

(journaling).

Tên truy cập ô đĩa theo định dạng sau: /dev/xxyN
Trong đó: "dev” – là tên của thư mục chứa tất cả các tập tin thiết bị.
“xx” – chỉ ra kiểu của thiết bị mà phần chia nằm trên đó.
“Y” – Chỉ chữ cái này xác định thiết bị mà phần chia nằm trên đó.

“N” – Số cuối cùng biểu thị cho phần chia.
2) Hệ thống Ext2
Tính năng

Minix

EXT

EXT 2

Kích thước hệ thống file lớn 64 MB
nhất

2 GB

4 TB

Kích thước file lớn nhất

64 MB

2 GB

2 GB

Chiều dài tối đa tên file

30 ký tự

255 ký tự

255 ký tự

Kích thước block tuỳ biến

Không

Không

Có

- Đặc trưng:
+ Hệ thống tập tin Ext2 hỗ trợ các kiểu tập tin Unix chuẩn.
+ Hệ thống tập tin Ext2 cung cấp tên tập tin dài.
14
Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux

+ Hệ thống tập tin Ext2 dự trữ một vài block cho super user (root).
+ Hệ thống tập tin Ext2 cho phép truy xuất đến các hệ thống khác như FAT,
FAT32, MSDOS trên Windows 9.x và DOS một cách dễ dàng và ngược lại.

3) Hệ thống Ext3
, journaling file system (JFS)
.
Ngoài ra, hệ thống ext còn có thêm cơ chế

.
- Những ưu điểm của hệ thống tập tin Ext3:
+ Tính khả dụng: Khi bộ nguồn bị hỏng hay hệ thống đổ vỡ bất chợt, mỗi phân
vùng định dạng theo ext2 trên máy tính phải được kiểm tra việc đồng nhất của chúng bằng
chương trình e2fsck. Việc này cần khoảng thời gian để tiến hành làm thời gian khởi động
hệ thống bị trễ đáng kể, đặc biệt là với phân vùng lớn.Trong suốt thời gian này dữ liệu trên
phân vùng không được dùng đến. Ext3 được đưa ra để không cần phải thực hiện việc kiểm
tra đó khi hệ thống máy tính bị tắt đột ngột, việc kiểm tra chỉ xảy ra khi phần cứng bị hư
hỏng, chẳng hạn như ổ đĩa cứng bị hư. Thời gian kiểm tra không phụ thuộc vào dung
lượng hay số lượng file của phân vùng.

15
Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux

- Tính toàn vẹn của dữ liệu: Hệ thống tập tin ext3 cung cấp việc bảo toàn dữ liệu
trong việc hệ thống tắt đột ngột, và cho phép ta chọn loại và mức độ bảo vệ dữ liệu. Mặc
định là mức bảo vệ cao nhất (high level)
- Tốc độ: Bất chấp việc ghi dữ liệu nhiều lần hay một lần, ext3 có số lượng dữ liệu
đưa vào quá trình ghi nhiều hơn hẳn so với ext2 bởi ext3 đã tối ưu hóa đầu đọc chuyển
động của ở đĩa cứng. Ta có thể chọn một trong ba mức để tối ưu tốc độ nhưng điều này có
thể làm giảm tính toàn vẹn của dữ liệu.
- Dễ dàng chuyển đổi: Thật dễ dàng để ta chuyển đổi từ ext2 lên ext3 và đạt được
những lợi ích của một hệ thống tập tin mạnh mà không cần phải định dạng lại.
Để chuyển đổi từ ext2 sang ext3, đăng nhập bằng root và gõ lệnh:
/sbin/tune2fs –j /dev/hdbx
/dev/hdb : thay bằng tên thiết bị và x là số thứ tự của phân vùng cần chuyển đổi.
4) Hệ thống Ext4
Dung lượng 32 bit trong phiên bản 3 từng là nguyên nhân làm giới hạn kích thước
hệ thống tập tin 16 TB hiện hành. Để mở rộng giới hạn của hệ thống tệp tin, phương pháp
đơn giản là tăng dung lượng bit được sử dụng để đại diện cho số lượng khối và sau đó sửa
chữa tất cả các tham chiếu cho các dữ liệu và các khối siêu dữ liệu. Ở phiên bản 4, thay vì
mở rộng số lượng khối lên đến 64 bit, người phát triển phiên bản 4 quyết định mở rộng
bản đồ với số khối 48 bit. Nguyên do là vì nếu sử dụng 64 bit thì sẽ rất khó để kiểm soát
được trọn vẹn bộ nhớ khổng lồ.
Kể từ khi địa chỉ các khối thay đổi trong hệ thống tập tin được đăng trên tạp chí,
khối lớp nhật kí (JBD) cũng được yêu cầu để hỗ trợ các địa chỉ khối ít nhất là 48 bit. Vì
thế, JBD phân nhánh thành JBD2 để hỗ trợ số khối hơn 32 bit, cùng lúc đó thì phiên bản 4
cũng được chia hai. Mặc dù hiện tại chỉ có phiên bản 4 là sử dụng JBD2, nó có thể cung
cấp hỗ trợ ghi lại nhật kí chung của cả hai hệ thống tập tin 32 bit và 64 bit.

16
Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux

KẾT LUẬN
Như vậy ta có thể thấy từ khi ra đời đến này, tính đến thời điểm hiện tại, Linux đă
có rất nhiều biến thể và phiên bản khác nhau, được xây dựng và phát triển riêng biệt bởi
các công ty phần mềm và các cá nhân. Hiện nay, sau hơn 20 năm tồn tại và phát triển,
Linux được sử dụng rộng răi trên toàn thế giới, trên các máy tính cá nhân, các máy chủ,
đến các thiết bị di động, máy nghe nhạc, máy tính bảng, các máy ATM và thậm chí trên cả
các siêu máy tính… Ngày nay, Linux được xem là biểu tượng của sự chia sẻ cộng đồng,
được phát triển bởi cộng đồng và được ủng hộ vì hoàn toàn miễn phí. Với những tính năng
ngày càng tiên tiến, hệ thống File được nâng cấp, hoàn thiện đáp ứng nhu cầu của người
sử dụng. Hệ điều hành Linux sẽ ngày càng phát triển trong tương lai.

17

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Mô hình hóa dữ liệu mức quan niệm
Mô hình hóa dữ liệu mức quan niệm Mô hình hóa dữ liệu mức quan niệm
Mô hình hóa dữ liệu mức quan niệm nataliej4
 
Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý bán hàng
Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý bán hàngPhân tích và thiết kế hệ thống quản lý bán hàng
Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý bán hàngleemindinh
 
Bai giang cau truc may tinh
Bai giang cau truc may tinhBai giang cau truc may tinh
Bai giang cau truc may tinhDong Van
 
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )Bui Loi
 
Bo de toan roi rac (on thi cao hoc khmt)
Bo de toan roi rac (on thi cao hoc khmt)Bo de toan roi rac (on thi cao hoc khmt)
Bo de toan roi rac (on thi cao hoc khmt)lieu_lamlam
 
Hệ điều hành (chương 4)
Hệ điều hành (chương 4)Hệ điều hành (chương 4)
Hệ điều hành (chương 4)realpotter
 
Tìm hiểu về kỹ thuật Kiểm thử phần mềm
Tìm hiểu về kỹ thuật Kiểm thử phần mềmTìm hiểu về kỹ thuật Kiểm thử phần mềm
Tìm hiểu về kỹ thuật Kiểm thử phần mềmNguyễn Anh
 
Bai02 he thong quan ly tap tin
Bai02   he thong quan ly tap tinBai02   he thong quan ly tap tin
Bai02 he thong quan ly tap tinVũ Sang
 
Hệ điều hành (chương 3)
Hệ điều hành (chương 3)Hệ điều hành (chương 3)
Hệ điều hành (chương 3)realpotter
 
Đề Tài Thiết Kế Phần Mềm Quản Lý Sinh Viên
Đề Tài Thiết Kế Phần Mềm Quản Lý Sinh Viên Đề Tài Thiết Kế Phần Mềm Quản Lý Sinh Viên
Đề Tài Thiết Kế Phần Mềm Quản Lý Sinh Viên nataliej4
 
Hệ thống quản lý bán hàng online
Hệ thống quản lý bán hàng onlineHệ thống quản lý bán hàng online
Hệ thống quản lý bán hàng onlineHan Nguyen
 
Bài 1 - Làm quen với C# - Lập trình winform
Bài 1 - Làm quen với C# - Lập trình winformBài 1 - Làm quen với C# - Lập trình winform
Bài 1 - Làm quen với C# - Lập trình winformMasterCode.vn
 
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng Hồ
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng HồBáo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng Hồ
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng HồzDollz Lovez
 
Bài 6: Kiến thức cơ sở về điều khiển truy cập - Giáo trình FPT
Bài 6: Kiến thức cơ sở về điều khiển truy cập - Giáo trình FPTBài 6: Kiến thức cơ sở về điều khiển truy cập - Giáo trình FPT
Bài 6: Kiến thức cơ sở về điều khiển truy cập - Giáo trình FPTMasterCode.vn
 
Bai03 he thong tap tin fat
Bai03   he thong tap tin fatBai03   he thong tap tin fat
Bai03 he thong tap tin fatVũ Sang
 
báo cáo bài tập lớn phân tích thiết kế hệ thống quản lý khách sạn
báo cáo bài tập lớn phân tích thiết kế hệ thống quản lý khách sạnbáo cáo bài tập lớn phân tích thiết kế hệ thống quản lý khách sạn
báo cáo bài tập lớn phân tích thiết kế hệ thống quản lý khách sạnnataliej4
 
Báo cáo môn đảm bảo chất lượng phần mềm
Báo cáo môn đảm bảo chất lượng phần mềmBáo cáo môn đảm bảo chất lượng phần mềm
Báo cáo môn đảm bảo chất lượng phần mềmThuyet Nguyen
 
Cơ Sở Dữ Liệu - Chương 1
Cơ Sở Dữ Liệu - Chương 1Cơ Sở Dữ Liệu - Chương 1
Cơ Sở Dữ Liệu - Chương 1Nguyễn Trọng
 

Was ist angesagt? (20)

Mô hình hóa dữ liệu mức quan niệm
Mô hình hóa dữ liệu mức quan niệm Mô hình hóa dữ liệu mức quan niệm
Mô hình hóa dữ liệu mức quan niệm
 
Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý bán hàng
Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý bán hàngPhân tích và thiết kế hệ thống quản lý bán hàng
Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý bán hàng
 
Bai giang cau truc may tinh
Bai giang cau truc may tinhBai giang cau truc may tinh
Bai giang cau truc may tinh
 
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )
 
Bo de toan roi rac (on thi cao hoc khmt)
Bo de toan roi rac (on thi cao hoc khmt)Bo de toan roi rac (on thi cao hoc khmt)
Bo de toan roi rac (on thi cao hoc khmt)
 
Hệ điều hành (chương 4)
Hệ điều hành (chương 4)Hệ điều hành (chương 4)
Hệ điều hành (chương 4)
 
Tìm hiểu về kỹ thuật Kiểm thử phần mềm
Tìm hiểu về kỹ thuật Kiểm thử phần mềmTìm hiểu về kỹ thuật Kiểm thử phần mềm
Tìm hiểu về kỹ thuật Kiểm thử phần mềm
 
Bai02 he thong quan ly tap tin
Bai02   he thong quan ly tap tinBai02   he thong quan ly tap tin
Bai02 he thong quan ly tap tin
 
Hệ điều hành (chương 3)
Hệ điều hành (chương 3)Hệ điều hành (chương 3)
Hệ điều hành (chương 3)
 
Đề tài: Quản lý học sinh trường mầm non Quốc tế Hữu Nghị, HAY
Đề tài: Quản lý học sinh trường mầm non Quốc tế Hữu Nghị, HAYĐề tài: Quản lý học sinh trường mầm non Quốc tế Hữu Nghị, HAY
Đề tài: Quản lý học sinh trường mầm non Quốc tế Hữu Nghị, HAY
 
Đề Tài Thiết Kế Phần Mềm Quản Lý Sinh Viên
Đề Tài Thiết Kế Phần Mềm Quản Lý Sinh Viên Đề Tài Thiết Kế Phần Mềm Quản Lý Sinh Viên
Đề Tài Thiết Kế Phần Mềm Quản Lý Sinh Viên
 
Hệ thống quản lý bán hàng online
Hệ thống quản lý bán hàng onlineHệ thống quản lý bán hàng online
Hệ thống quản lý bán hàng online
 
Bài 1 - Làm quen với C# - Lập trình winform
Bài 1 - Làm quen với C# - Lập trình winformBài 1 - Làm quen với C# - Lập trình winform
Bài 1 - Làm quen với C# - Lập trình winform
 
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng Hồ
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng HồBáo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng Hồ
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng Hồ
 
Chuong 3. cnpm
Chuong 3. cnpmChuong 3. cnpm
Chuong 3. cnpm
 
Bài 6: Kiến thức cơ sở về điều khiển truy cập - Giáo trình FPT
Bài 6: Kiến thức cơ sở về điều khiển truy cập - Giáo trình FPTBài 6: Kiến thức cơ sở về điều khiển truy cập - Giáo trình FPT
Bài 6: Kiến thức cơ sở về điều khiển truy cập - Giáo trình FPT
 
Bai03 he thong tap tin fat
Bai03   he thong tap tin fatBai03   he thong tap tin fat
Bai03 he thong tap tin fat
 
báo cáo bài tập lớn phân tích thiết kế hệ thống quản lý khách sạn
báo cáo bài tập lớn phân tích thiết kế hệ thống quản lý khách sạnbáo cáo bài tập lớn phân tích thiết kế hệ thống quản lý khách sạn
báo cáo bài tập lớn phân tích thiết kế hệ thống quản lý khách sạn
 
Báo cáo môn đảm bảo chất lượng phần mềm
Báo cáo môn đảm bảo chất lượng phần mềmBáo cáo môn đảm bảo chất lượng phần mềm
Báo cáo môn đảm bảo chất lượng phần mềm
 
Cơ Sở Dữ Liệu - Chương 1
Cơ Sở Dữ Liệu - Chương 1Cơ Sở Dữ Liệu - Chương 1
Cơ Sở Dữ Liệu - Chương 1
 

Andere mochten auch

Hệ điều hành (chương 5)
Hệ điều hành (chương 5)Hệ điều hành (chương 5)
Hệ điều hành (chương 5)realpotter
 
수행향상
수행향상수행향상
수행향상예슬 이
 
Group 17 - IMMACULATE - Disruptive Innovation in the Beauty Industry
Group 17 - IMMACULATE - Disruptive Innovation in the Beauty IndustryGroup 17 - IMMACULATE - Disruptive Innovation in the Beauty Industry
Group 17 - IMMACULATE - Disruptive Innovation in the Beauty Industry7teen2
 
자원
자원자원
자원예슬 이
 
кп бизнес центры кемерово
кп бизнес центры кемеровокп бизнес центры кемерово
кп бизнес центры кемеровоАндрей Зыков
 
Four things you must do to make 100 k this year
Four things you must do to make 100 k this yearFour things you must do to make 100 k this year
Four things you must do to make 100 k this yearDave Shirley
 
Geusseltsport dames Sponsors
Geusseltsport dames SponsorsGeusseltsport dames Sponsors
Geusseltsport dames SponsorsMiriam Monfrance
 
Ppt multimedia pembelajaran bi
Ppt multimedia pembelajaran biPpt multimedia pembelajaran bi
Ppt multimedia pembelajaran biomegha
 

Andere mochten auch (17)

Hệ điều hành (chương 5)
Hệ điều hành (chương 5)Hệ điều hành (chương 5)
Hệ điều hành (chương 5)
 
수행향상
수행향상수행향상
수행향상
 
Group 17 - IMMACULATE - Disruptive Innovation in the Beauty Industry
Group 17 - IMMACULATE - Disruptive Innovation in the Beauty IndustryGroup 17 - IMMACULATE - Disruptive Innovation in the Beauty Industry
Group 17 - IMMACULATE - Disruptive Innovation in the Beauty Industry
 
Ignition ppt1
Ignition ppt1Ignition ppt1
Ignition ppt1
 
SEO Roadmap
SEO RoadmapSEO Roadmap
SEO Roadmap
 
International Success Package
International Success PackageInternational Success Package
International Success Package
 
자원
자원자원
자원
 
Intro
IntroIntro
Intro
 
кп бизнес центры кемерово
кп бизнес центры кемеровокп бизнес центры кемерово
кп бизнес центры кемерово
 
Wsnf 2016 company
Wsnf 2016 companyWsnf 2016 company
Wsnf 2016 company
 
Resume
Resume Resume
Resume
 
Intro
IntroIntro
Intro
 
Four things you must do to make 100 k this year
Four things you must do to make 100 k this yearFour things you must do to make 100 k this year
Four things you must do to make 100 k this year
 
Geusseltsport dames Sponsors
Geusseltsport dames SponsorsGeusseltsport dames Sponsors
Geusseltsport dames Sponsors
 
Resume
Resume Resume
Resume
 
Bf restaurant
Bf restaurantBf restaurant
Bf restaurant
 
Ppt multimedia pembelajaran bi
Ppt multimedia pembelajaran biPpt multimedia pembelajaran bi
Ppt multimedia pembelajaran bi
 

Ähnlich wie Quan ly bo nho ngoai trong linux (20)

--De cuong on tap hdh
 --De cuong on tap hdh --De cuong on tap hdh
--De cuong on tap hdh
 
Báo cáo hdh
Báo cáo hdhBáo cáo hdh
Báo cáo hdh
 
Lệnh CMD_NewStar-LPI1.pdf
Lệnh CMD_NewStar-LPI1.pdfLệnh CMD_NewStar-LPI1.pdf
Lệnh CMD_NewStar-LPI1.pdf
 
TỰ HỌC LPI 1
TỰ HỌC LPI 1 TỰ HỌC LPI 1
TỰ HỌC LPI 1
 
Quan tri he dieu hanh linux
Quan tri he dieu hanh linuxQuan tri he dieu hanh linux
Quan tri he dieu hanh linux
 
tài liệu Mã nguồn mở 02 sudung
tài liệu Mã nguồn mở  02 sudungtài liệu Mã nguồn mở  02 sudung
tài liệu Mã nguồn mở 02 sudung
 
Google chrome os (perfect version)
Google chrome os (perfect version)Google chrome os (perfect version)
Google chrome os (perfect version)
 
Tailieu.vncty.com he dieu hanh
Tailieu.vncty.com   he dieu hanhTailieu.vncty.com   he dieu hanh
Tailieu.vncty.com he dieu hanh
 
Tongquanktmt
TongquanktmtTongquanktmt
Tongquanktmt
 
C 3. Quản lý bộ nhớ full.pdf
C 3. Quản lý bộ nhớ full.pdfC 3. Quản lý bộ nhớ full.pdf
C 3. Quản lý bộ nhớ full.pdf
 
Hiuhnhchng1 130807060800-phpapp02
Hiuhnhchng1 130807060800-phpapp02Hiuhnhchng1 130807060800-phpapp02
Hiuhnhchng1 130807060800-phpapp02
 
HDH
HDHHDH
HDH
 
Tin 10 - Bai 3: Gioi thieu ve may tinh
Tin 10 - Bai 3: Gioi thieu ve may tinhTin 10 - Bai 3: Gioi thieu ve may tinh
Tin 10 - Bai 3: Gioi thieu ve may tinh
 
Android OS
Android OSAndroid OS
Android OS
 
Su dung linux shell
Su dung linux shellSu dung linux shell
Su dung linux shell
 
Su dung linux shell
Su dung linux shellSu dung linux shell
Su dung linux shell
 
Chuong2 cautruchedieuhanh
Chuong2 cautruchedieuhanhChuong2 cautruchedieuhanh
Chuong2 cautruchedieuhanh
 
Tieu luan hdh_quan_ly_bo_nho_trong_windows__1724
Tieu luan hdh_quan_ly_bo_nho_trong_windows__1724Tieu luan hdh_quan_ly_bo_nho_trong_windows__1724
Tieu luan hdh_quan_ly_bo_nho_trong_windows__1724
 
Xoa mu linux
Xoa mu linuxXoa mu linux
Xoa mu linux
 
00-Phieu Yeu Cau Thuc Hanh QTM-Linux-CD.pdf
00-Phieu Yeu Cau Thuc Hanh QTM-Linux-CD.pdf00-Phieu Yeu Cau Thuc Hanh QTM-Linux-CD.pdf
00-Phieu Yeu Cau Thuc Hanh QTM-Linux-CD.pdf
 

Kürzlich hochgeladen

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 

Kürzlich hochgeladen (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 

Quan ly bo nho ngoai trong linux

  • 1. +++++ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÀI TẬP LỚN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu tìm hiểu về Bộ nhớ Ngoài trong HĐH Linux. Nhóm thực hiện: Nhóm 6 Lớp: ĐH Khoa Học Máy Tính 2 – K7 Trường: ĐH Công Nghiệp Hà Nội Hà Nội 2013 1
  • 2. Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN  ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TÌM HIỂU VỀ QUẢN LÝ BỘ NHỚ NGOÀI TRONG HĐH LINUX ............................................................................ NHÓM 6 GV hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thanh Hải Nhóm thực hiện gồm các thành viên: 1. Lâm Văn Thư 2. Nguyễn Văn Quân 3. Nguyễn Tiến Trung 4. Hà Trọng Tấn 5. Trần Văn Thịnh Hà Nội, Ngày … Tháng … Năm …… 2
  • 3. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 2 I. Các khái niệm cơ bản ...................................................................................................... 3 II. Các phương pháp quản lý không gian nhớ tự do ....................................................... 5 1) Phương pháp dùng Bit vector ................................................................................ 5 2) Phương pháp liệt kê (List) ...................................................................................... 6 3) Phương pháp lập nhóm (Grouping) ...................................................................... 7 4) Phương pháp đếm (Counting) ................................................................................ 7 III. Các phương pháp cấp phát không gian nhớ tự do .................................................... 8 1) Cấp phát liên tục (Contiguous) .............................................................................. 8 2) Cấp phát liên kết (Linked) ...................................................................................... 9 3) Cấp phát theo chỉ số (Index) ................................................................................. 10 IV. Lập lịch cho đĩa (Disk-scheduling) ............................................................................ 12 1) Khái niệm Disk-scheduling ................................................................................... 12 2) Một số phương pháp lập lịch ................................................................................ 12 a) First come first served (FCFS) ......................................................................... 12 b) Shortest Seek Time First (SSTF) ..................................................................... 12 c) Thuật toán Scan ................................................................................................. 12 d) Thuật toán C-Scan ............................................................................................. 13 e) Thuật toán Look ................................................................................................. 13 f) Thuật toán C-Look ............................................................................................. 13 V. Một số hệ thống file trong Linux ................................................................................ 14 1) Giới thiệu ................................................................................................................ 14 2) Hệ thống Ext2 ........................................................................................................ 14 3) Hệ thống Ext3 ........................................................................................................ 15 4) Hệ thống Ext4 ........................................................................................................ 16 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 17 1
  • 4. Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux LỜI MỞ ĐẦU Linux là tên gọi của một hệ điều hành máy tính mã nguồn mở và cũng là tên hạt nhân của hệ điều hành. Phiên bản Linux đầu tiên do Linus Torvalds viết vào năm 1991, lúc ông còn là một sinh viên của Đại học Helsinki tại Phần Lan. Ông làm việc một cách hăng say trong vòng 3 năm liên tục và cho ra đời phiên bản Linux 1. 0 vào năm 1994. Bộ phận chủ yếu này được phát triển và tung ra trên thị trường dưới bản quyền GNU General Public License. Do đó mà bất cứ ai cũng có thể tải và xem mã nguồn của Linux. Một cách chính xác, thuật ngữ “Linux” được sử dụng để chỉ Nhân Linux, nhưng tên này được sử dụng một cách rộng rãi để miêu tả tổng thể một hệ điều hành giống Unix được tạo ra bởi việc đóng gói nhân Linux cùng với các thư viện và công cụ GNU, cũng như là các bản phân phối Linux. Thực tế thì đó là tập hợp một số lượng lớn các phần mềm như máy chủ web, các ngôn ngữ lập trình, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các môi trường làm việc desktop như GNOME và KDE, và các ứng dụng thích hợp cho công việc văn phòng như OpenOffice hay LibreOffice. Khởi đầu, Linux được phát triển cho dòng vi xử lý 386, hiện tại hệ điều hành này hỗ trợ một số lượng lớn các kiến trúc vi xử lý, và được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau từ máy tính cá nhân cho tới các siêu máy tính và các thiết bị nhúng như là các máy điện thoại di động. Ban đầu, Linux được phát triển và sử dụng bởi những người say mê. Tuy nhiên, hiện nay Linux đã có được sự hỗ trợ bởi các công ty lớn như IBM và HewlettPackard, đồng thời nó cũng bắt kịp được các phiên bản Unix độc quyền và thậm chí là một thách thức đối với sự thống trị của Microsoft Windows trong một số lĩnh vực. Sở dĩ Linux đạt được những thành công một cách nhanh chóng là nhờ vào các đặc tính nổi bật so với các hệ thống khác: chi phí phần cứng thấp, tốc độ cao (khi so sánh với các phiên bản Unix độc quyền) và khả năng bảo mật tốt, độ tin cậy cao (khi so sánh với Windows) cũng như là các đặc điểm về giá thành rẻ, không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp. Một đặc tính nổi trội của nó là được phát triển bởi một mô hình phát triển phần mềm nguồn mở hiệu quả. Tuy nhiên, hiện tại số lượng phần cứng được hỗ trợ bởi Linux vẫn còn rất khiêm tốn so với Windows Vì các trình điều khiển thiết bị tương thích với Windows nhiều hơn là Linux. Mong rằng trong tương lai linux sẽ phát triển mạnh hơn. 2
  • 5. Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux I. Các khái niệm cơ bản - Bộ nhớ: + Bộ nhớ là trung tâm để điều khiển hệ thống máy tính hiện đại. + Cpu lấy các chỉ thị từ bộ nhớ dựa theo giá trị của thanh đếm chương trình. - Bộ nhớ ngoài: + Gồm các thiết bị như: Thẻ nhớ, ổ cứng, usb, hard disk, floppy disk, compact disk, digital video disk… - Lý do phải quản lý bộ nhớ ngoài: Khi cần lưu trữ các chương trình hoặc dữ liệu, các hệ thống máy tính cần sử dụng bộ nhớ ngoài (đĩa từ, băng từ…) Nhiệm vụ chính của hệ điều hành phải đảm bảo được các chức năng sau: + Quản lý không gian nhớ tự do trên bộ nhớ ngoài (Free space mange) + Cấp phát không gian nhớ tự do (Allocation methods) + Cung cấp các khả năng định vị bộ nhớ ngoài. + Lập lịch cho bộ nhớ ngoài (Disk scheduling) - Sơ lược cấu trúc nguyên tắc hoạt động của đĩa từ: + Cấu tạo của đĩa từ: Xét cấu trúc vật lý của đĩa từ thì đĩa từ bao gồm 1 hay nhiều lá đĩa đặt đồng trục. Mỗi mặt đĩa chia thành các rãnh đồng tâm gọi là track , một track được chia thành các cung gọi là sector. Tập hợp các track cung thứ tự trên các mặt đĩa gọi là Cylinder. Trên mỗi mặt đĩa có một đầu từ đọc hay ghi dữ liệu (read hay write heads). Để điều khiển đầu từ đọc hay ghi dữ liệu cần có một trình để điều khiển đĩa (disk controler). + Thư mục thiết bị: Thông tin trên đĩa đĩa được tham chiếu bởi các thành phần: Ổ đĩa, mặt đĩa, track, sector… Thư mục thiết bị cho biết đĩa gồm những thông tin gì, độ dài kiểu, người sở hữu, th ời điểm khởi tạo, vị trí, được phân bố không gian thế nào? Thư mục thiết được tạo ngay ở trên đĩa tại một vùng nhớ trên đĩa. 3
  • 6. Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux Hình dưới đây mô tả cấu trúc 1 đĩa từ 4
  • 7. Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux II. Các phương pháp quản lý không gian nhớ tự do 1) Phương pháp dùng Bit vector Không gian đĩa được chia thành các khối (block) và được đánh số từ 0. . . max. Vd: Đĩa mềm 1. 44Mb, 2 mặt, 80 track/1mặt, 18 sector/1track được đánh số như sau: Mỗi khối đĩa sử dụng 1bit để đánh dấu trạng thái. Khối đĩa nào đã sử dụng thì bit trạng thái có giá trị bằng 1, chưa sử dụng thì có giá trị bằng 0. Tập hợp các ký hiệu 0, 1 tạo thành 1 bit vector (bitmap). Đọc thông tin trong bitmap hệ điều hành có thể xác định được không gian tự do trên đĩa. Vd: Cho không gian đĩa từ như hình 5. 1, các khối 2, 3, 4, 5, 8, 9, 10, 11, 12, 143, 17, 18, 25, 26, 27 là các khối đĩa tự do. Khi đó bitmap quản lý không gian nhớ tự do: 11000011000000111001111110001111… 5
  • 8. Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux - Ưu điểm: Phương pháp bitmap cài đặt đơn giản, dễ quản lý, dễ tìm kiếm những khối liên tục trên đĩa - Nhược điểm: Tốn không gian lưu trữ dành cho bitmap (vì mỗi khối sẽ tốn 1 bit để lưu trạng thái của khối) 2) Phương pháp liệt kê (List) Trong phương pháp này, hệ thống sử dụng 1 danh sách móc nối để liệt kê các khối đĩa tự do. Con trỏ đầu danh sách chỉ tới khối đĩa tự do đầu tiên, mỗi khối có 1 con trỏ để trỏ tới khối kế tiếp. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm không gian nhớ nhưng nó lại làm tăng thời gian truy nhập dữ liệu. 6
  • 9. Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux 3) Phương pháp lập nhóm (Grouping) Trong phương pháp này, hệ thống cho phép nhóm các khối đĩa tự do liên tiếp thành 1 nhóm. Khối đĩa tự do đầu tiên trong nhóm lưu trữ địa chỉ của các khối đĩa tư do trong nhóm. Khối đĩa cuối cùng trong nhóm lưu trũư địa chỉ của khối đĩa tự do đầu tiên của nhóm tiếp theo. - Theo hình dưới đây, ta có bảng quản lý không gian nhớ tự do như sau: 4) Phương pháp đếm (Counting) Phương pháp đếm là sự biến đổi của phương pháp lập nhóm. Trong phương pháp này, hệ thống lập danh sách quản lý địa chỉ của các khối đĩa tự do đầu tiên và số lượng các khối đĩa tự do liên tục kế tiếp các khối đĩa đó. Vd: Theo hình dưới, ta có danh sách quản lý không gian nhớ tự do như sau: 7
  • 10. Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux III. Các phương pháp cấp phát không gian nhớ tự do 1) Cấp phát liên tục (Contiguous) Để phân bổ không gian nhớ cho một file, hệ thống chọn một đoạn liên tục các khối đĩa tự do để cấp phát cho file đó. Với phương pháp này, để định vị file hệ thống chỉ cần biết địa chỉ của khối đĩa tự do đầu tiên và số lượng khối (block) đã dùng. - Ưu điểm: + Hỗ trợ cho phương pháp truy nhập tuần tự và truy nhập trực tiếp. - Nhược điểm: 8
  • 11. Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux + Phải chọn được thuật toán tối ưu để tìm được các vùng không gian tự do cấp phát cho file (First Fit, Best Fit hoặc Worst Fit). + Có thể xảy ra trường hợp không đủ số khối đĩa tự do liên tiếp cần thiết để cấp phát cho file (kích thước file lớn hơn vùng các khối đĩa liên tục lớn nhất). + Trong trường hợp các khối đĩa tự do nằm tản mạn sẽ không sử dụng được, gây lãng phí không gian nhớ. Các thuật toán tối ưu: + First fit. Cấp phát hole đầu tiên cái mà đủ lớn. Việc tìm kiếm có thể bắt đầu hoặc từ đầu tập hole hoặc nơi mà tim kiếm firstfit trước đã kết thúc. Chúng ta có thể dừng việc tìm kiếm ngay khi chúng ta tìm thấy một hole tự do đủ lớn. + Best fit. Cấp phát hole nhỏ nhất cái mà đủ lớn. Chúng ta phải tìm kiếm toàn bộ danh sách đó, trừ khi danh sách đó được sắp sếp theo kích cỡ. Chiến lược này tạo ra một hole dưa thừa nhỏ nhất. + Worst fit. Cấp phát hole lớn nhất. Ngược lại, chúng ta phải tìm kiếm toàn bộ danh sách trừ khi nó được sắp xếp theo kích thước. Chiến lược này tạo ra một hole dưa thừa lớn nhất, cái mà có thể hữu ích hơn nhiều so với hole dưa thừa nhỏ hơn từ tiếp cận bestfit. Những mô phỏng vừa trình bày thì cả first fit và best fit là tốt hơn worst fit trong việc giảm thời gian và tận dụng lưu trữ. 2) Cấp phát liên kết (Linked) Trong phương pháp này, mỗi file được định vị trong thư mục thiết bị bằng hai con trỏ, một cái trỏ tới khối đĩa đầu tiên, một cái trỏ tới khối đĩa cuối cùng để cấp phát cho file. Trong mỗi khối đĩa đã cấp phát cũng có một con trỏ để trỏ tới khối đĩa kế tiếp. Ví dụ: File F1 được cấp phát 5 khối đĩa có số hiệu 9, 16, 1, 11, 25; khối đầu là 9, khối cuối là 25. 9
  • 12. Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux - Ưu điểm: + Sử dụng được các khối đĩa tự do nằm tản mạn. - Nhược điểm: + Chỉ hỗ trợ truy nhập tuần tự không hỗ trợ truy nhập trực tiếp, độ tin cậy không đảm bảo nếu bị mất các con trỏ liên 3) Cấp phát theo chỉ số (Index) Trong phương pháp này, để cấp phát không gian nhớ cho một file, hệ thống sử dụng một khối đĩa đặc biệt gọi là khối địa chỉ số (index block) cho mỗi file. Trong khối đĩa chỉ số chứa địa chỉ của các khối đĩa đã cấp phát cho file, trong thư mục thiết bị địa chỉ của các khối đĩa chỉ số. Khi một khối đĩa được cấp phát cho file thì hệ thống loại bỏ địa chỉ của khối này khỏi danh sách các khối đĩa tự do và cập nhật vào khối chỉ số của file. 10
  • 13. Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux - Ưu điểm: + Hỗ trợ truy nhập trực tiếp. - Nhược điểm: + Lãng phí không gian nhớ dành cho khối địa chỉ số. 11
  • 14. Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux IV. Lập lịch cho đĩa (Disk-scheduling) 1) Khái niệm Disk-scheduling - Thời gian truy nhập đĩa phụ thuộc ba yếu tố: + Thời gian di chuyển đầu từ đọc ghi đến track or cylinder cần thiết (Seek time) + Thời gian định vị đầu từ đọc/ghi tại khối đĩa cần truy nhập (Latency-time) + Thời gian truy nhập dữ liệu (Transfer-time) Mà Seek-time và Transfer-time thường cố định và phụ thuộc vào cấu trúc kỹ thuật của ổ đĩa nên hệ điều hành quan tâm đến Latency-time khi muốn tăng tốc độ truy nhập đĩa. - Như vậy chúng ta có thể định nghĩa rằng: + Lập lịch cho đĩa là xây dựng các thuật toán dịch chuyển đầu từ đọc/ghi sao cho thời gian truy nhập đĩa là tối ưu nhất. 2) Một số phương pháp lập lịch a) First come first served (FCFS) Để truy nhập tới 1 file, hệ thống sẽ tổ chức một hàng đợi các yêu cầu phục vụ các track (lưu trữ dữ liệu của file cần truy nhập). Track nào có yều cầu phục vụ trước thì đầu từ đọc ghi sẽ dịch chuyển tới đó trước. VD: File F1 được phân bổ lần lượt tại các track có số thứ tự sau đây: 98, 183, 37, 122, 14, 124, 65, 67. Đầu từ đọc/ghi đang dịnh vị tại track có số thứ tự 53 thì sơ đồ dịch chuyển đầu từ đọc ghi theo thuật toán FCFS được thể hiện như sau: 53 - 98 - 183 - 37 - 122 - 14 - 124 - 65 - 67 b) Shortest Seek Time First (SSTF) - Thuật toán SSTF sẽ chọn track nào có thời gian di chuyển đầu từ đọc ghi ngắn nhất thì ưu tiên phục vụ track đó trước. VD: 53 - 65 - 67 - 37 - 14 - 98 - 122 - 124 - 183 c) Thuật toán Scan - Trong thuật toán này đầu từ đọc/ghi quét từ track nhỏ nhất đến track lớn nhất sau đó quét ngược lại, track nào có nhu cầu thì phục vụ. 12
  • 15. Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux d) Thuật toán C-Scan - Thuật toán này tương tự như scan nhưng không quét chiều ngược lại. e) Thuật toán Look - Tương tự như thuật toán Scan nhưng trong thuật toán này đầu từ đọc/ghi chỉ quét trong phạm vi các track có yêu cầu phục vụ, không quét tới track đầu tiên hoặc cuối cùng (nếu các track này không có nhu cầu phục vụ). f) Thuật toán C-Look - Tương tự như Look nhưng đầu từ đọc/ghi không phục vụ đường về. Lưu ý: Thuật toán FCFS và SSFT là 2 thuật toán đang được sử dụng rất phổ biến. 13
  • 16. Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux V. Một số hệ thống file trong Linux 1) Giới thiệu Hệ thống tập tin Linux được tổ chức theo dạng cây. Có một vị trí khởi điểm, gọi là root (gốc). Bất kỳ một hệ thống Unix/Linux nào cũng có một thư mục đặc biệt gọi là thư mục gốc (root directory) kí hiệu là dấu slash (“/”). Đây là điểm bắt đầu để gắn (mount point) tất cả các phần tử còn lại như hệ thống disks, partitions, CD ROM… vào hệ thống Linux/Unix. Hiện nay, các ộ (journaling). Tên truy cập ô đĩa theo định dạng sau: /dev/xxyN Trong đó: "dev” – là tên của thư mục chứa tất cả các tập tin thiết bị. “xx” – chỉ ra kiểu của thiết bị mà phần chia nằm trên đó. “Y” – Chỉ chữ cái này xác định thiết bị mà phần chia nằm trên đó. “N” – Số cuối cùng biểu thị cho phần chia. 2) Hệ thống Ext2 Tính năng Minix EXT EXT 2 Kích thước hệ thống file lớn 64 MB nhất 2 GB 4 TB Kích thước file lớn nhất 64 MB 2 GB 2 GB Chiều dài tối đa tên file 30 ký tự 255 ký tự 255 ký tự Kích thước block tuỳ biến Không Không Có - Đặc trưng: + Hệ thống tập tin Ext2 hỗ trợ các kiểu tập tin Unix chuẩn. + Hệ thống tập tin Ext2 cung cấp tên tập tin dài. 14
  • 17. Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux + Hệ thống tập tin Ext2 dự trữ một vài block cho super user (root). + Hệ thống tập tin Ext2 cho phép truy xuất đến các hệ thống khác như FAT, FAT32, MSDOS trên Windows 9.x và DOS một cách dễ dàng và ngược lại. 3) Hệ thống Ext3 , journaling file system (JFS) . Ngoài ra, hệ thống ext còn có thêm cơ chế . - Những ưu điểm của hệ thống tập tin Ext3: + Tính khả dụng: Khi bộ nguồn bị hỏng hay hệ thống đổ vỡ bất chợt, mỗi phân vùng định dạng theo ext2 trên máy tính phải được kiểm tra việc đồng nhất của chúng bằng chương trình e2fsck. Việc này cần khoảng thời gian để tiến hành làm thời gian khởi động hệ thống bị trễ đáng kể, đặc biệt là với phân vùng lớn.Trong suốt thời gian này dữ liệu trên phân vùng không được dùng đến. Ext3 được đưa ra để không cần phải thực hiện việc kiểm tra đó khi hệ thống máy tính bị tắt đột ngột, việc kiểm tra chỉ xảy ra khi phần cứng bị hư hỏng, chẳng hạn như ổ đĩa cứng bị hư. Thời gian kiểm tra không phụ thuộc vào dung lượng hay số lượng file của phân vùng. 15
  • 18. Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux - Tính toàn vẹn của dữ liệu: Hệ thống tập tin ext3 cung cấp việc bảo toàn dữ liệu trong việc hệ thống tắt đột ngột, và cho phép ta chọn loại và mức độ bảo vệ dữ liệu. Mặc định là mức bảo vệ cao nhất (high level) - Tốc độ: Bất chấp việc ghi dữ liệu nhiều lần hay một lần, ext3 có số lượng dữ liệu đưa vào quá trình ghi nhiều hơn hẳn so với ext2 bởi ext3 đã tối ưu hóa đầu đọc chuyển động của ở đĩa cứng. Ta có thể chọn một trong ba mức để tối ưu tốc độ nhưng điều này có thể làm giảm tính toàn vẹn của dữ liệu. - Dễ dàng chuyển đổi: Thật dễ dàng để ta chuyển đổi từ ext2 lên ext3 và đạt được những lợi ích của một hệ thống tập tin mạnh mà không cần phải định dạng lại. Để chuyển đổi từ ext2 sang ext3, đăng nhập bằng root và gõ lệnh: /sbin/tune2fs –j /dev/hdbx /dev/hdb : thay bằng tên thiết bị và x là số thứ tự của phân vùng cần chuyển đổi. 4) Hệ thống Ext4 Dung lượng 32 bit trong phiên bản 3 từng là nguyên nhân làm giới hạn kích thước hệ thống tập tin 16 TB hiện hành. Để mở rộng giới hạn của hệ thống tệp tin, phương pháp đơn giản là tăng dung lượng bit được sử dụng để đại diện cho số lượng khối và sau đó sửa chữa tất cả các tham chiếu cho các dữ liệu và các khối siêu dữ liệu. Ở phiên bản 4, thay vì mở rộng số lượng khối lên đến 64 bit, người phát triển phiên bản 4 quyết định mở rộng bản đồ với số khối 48 bit. Nguyên do là vì nếu sử dụng 64 bit thì sẽ rất khó để kiểm soát được trọn vẹn bộ nhớ khổng lồ. Kể từ khi địa chỉ các khối thay đổi trong hệ thống tập tin được đăng trên tạp chí, khối lớp nhật kí (JBD) cũng được yêu cầu để hỗ trợ các địa chỉ khối ít nhất là 48 bit. Vì thế, JBD phân nhánh thành JBD2 để hỗ trợ số khối hơn 32 bit, cùng lúc đó thì phiên bản 4 cũng được chia hai. Mặc dù hiện tại chỉ có phiên bản 4 là sử dụng JBD2, nó có thể cung cấp hỗ trợ ghi lại nhật kí chung của cả hai hệ thống tập tin 32 bit và 64 bit. 16
  • 19. Quản lý bộ nhớ ngoài trong HĐH Linux KẾT LUẬN Như vậy ta có thể thấy từ khi ra đời đến này, tính đến thời điểm hiện tại, Linux đă có rất nhiều biến thể và phiên bản khác nhau, được xây dựng và phát triển riêng biệt bởi các công ty phần mềm và các cá nhân. Hiện nay, sau hơn 20 năm tồn tại và phát triển, Linux được sử dụng rộng răi trên toàn thế giới, trên các máy tính cá nhân, các máy chủ, đến các thiết bị di động, máy nghe nhạc, máy tính bảng, các máy ATM và thậm chí trên cả các siêu máy tính… Ngày nay, Linux được xem là biểu tượng của sự chia sẻ cộng đồng, được phát triển bởi cộng đồng và được ủng hộ vì hoàn toàn miễn phí. Với những tính năng ngày càng tiên tiến, hệ thống File được nâng cấp, hoàn thiện đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Hệ điều hành Linux sẽ ngày càng phát triển trong tương lai. 17