SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 65
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Khoa Thương Mại và Kinh Tế Quốc Tế
----o0o----
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN
MÃ TÀI LIỆU: 81006
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
Giảng viên hướng dẫn: TS. TRẦN VĂN BÃO
Sinh viên thực tập :NGUYỄN LAN HƯƠNG
Lớp : QTKDTM – K38
Hà Nội – 5/2010
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................2
LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY MAY
VIỆT TIẾN...................................................................................6
1.1. Khái quát về Công ty May Việt Tiến..................................6
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty................................. 6
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban ........................... 8
1.1.3. Đặc điểm nguồn lực của Công ty ...................................................... 13
1.1.4. Đặc điểm sản phẩm của Công ty ....................................................... 17
1.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty ........................................ 19
1.2- Ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế thị trường ....... 21
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp .......... 21
1.2.2. Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ........................................... 23
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm ................................. 27
1.3 – Nội dung tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp............................ 29
1.3.1. Nghiên cứu thị trường........................................................................ 29
1.3.2.Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ........................................................ 30
1.3.3. Chuẩn bị hàng hóa xuất bán............................................................... 31
1.3.4. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm ....................................... 32
1.3.5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng...... 33
1.3.6. Tổ chức hoạt động bán hàng.............................................................. 34
1.3.7. Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm ............... 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN.....................................................36
2.1. Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến... 36
2.2. Hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến.... 37
2.3. Khả năng cạnh tranh hiện tại của Công ty........................................... 45
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
3
2.4. Đánh giá khả năng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty
May Việt Tiến.............................................................................................. 46
2.4.1. Những ưu điểm .................................................................................. 46
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân......................................................... 47
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN..
........................................................................................................49
3.1- Phương hướng phát triển thị trường của Công ty May Việt Tiến 49
3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty........................................ 49
3.1.2.Phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ..................... 50
3.2 – Giải pháp thực hiện để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm 52
3.2.1.Tăng cường công tác đầu tư xây dựng, góp vốn để mở rộng và phát
triển thị trường ............................................................................................. 52
3.2.2. Thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh .......................................... 53
3.2.3.Tăng cường hoạt động quảng cáo....................................................... 54
3.2.4. Xây dựng chiến lược chào hàng ........................................................ 55
3.2.5. Các giải pháp thị trường .................................................................... 56
3.2.6. Hoàn thiện, nâng cao chất lượng và đổi mới sản phẩm..................... 58
3.2.7. Tổ chức hội nghị khách hàng............................................................. 60
3.2.8. Phát triển Công nghệ và nguồn nhân lực........................................... 60
3.2.9. Tăng cường áp dụng Thương mại điện tử trong phát triển thị trường
tiêu thụ sản phẩm ........................................................................................ 62
KẾT LUẬN...................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................64
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
4
LỜI NÓI ĐẦU
Triết lý kinh doanh của sản xuất hàng hóa là sản phẩm đuợc sản xuất
để bán nhằm thu lợi nhuận.. Do đó, tiêu thụ sản phẩm là một trong những
nội dung quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp
để thực hiện triết lý đó.
Hiểu một cách cơ bản, quá trình tiêu thụ sản phẩm gắn liền với sự
thanh toán giữa nguời mua và nguời bán và sự chuyển quyền sở hũư hàng
hoá. Thực tế cho thấy thích ứng với mỗi cơ chế quản lý kinh tế khác nhau,
công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng những hình thức khác nhau.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của
Doanh nghiệp được thực hiện theo kế hoạch giao nộp sản phẩm với giá cả và
địa chỉ do Nhà nước quy định. Còn trong nền kinh tế thị truờng, các
Doanhnghiệp phải tự mình giải quyết ba vấn đề cơ bản của sản xuất kinh
doanh: sản xuất cái gì, bằng cách nào và cho ai. Do vậy, tiêu thụ sản phẩm
trở thành vấn đề sống còn của mọi Doanh nghiệp.
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài tốt nghiệp: “ Phát triển thị trường tiêu
thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến” và tiến hành tìm hiểu thực tế tại
Công ty.
Nội dung chuyên đề của tôi gồm 3 chương:
- Chương 1: “ Tổng quan chung về Công ty May Việt Tiến”
- Chương 2 “ Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty May
Việt Tiến”
- Chương 3: “Phương hướng và giải pháp phát triển thị
trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến”
Sau đây là những kết quả đạt được trong quá trình thực tập tại Công
ty. Tôi xin chân thành cám ơn giáo viên hướng dẫn thực tập TS. Trần Văn
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
5
Bão, các thầy cô trong Khoa Thương Mại và Kinh Tế Quốc Tế cùng các cán
bộ thuộc Công ty May Việt Tiến đã giúp tôi hoàn thành bản báo cáo này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY MAY
VIỆT TIẾN
1.1 – KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
1.1.1.1. Thông tin chung về Doanh nghiệp:
- Tên giao dịch bằng Tiếng Việt: Công ty May Việt Tiến
- Tên giao dịch quốc tế: Viet Tien Garment Export and Import
Company
- Tên viết tắt: VTEC
- Trụ sở giao dịch: Số 7 Lê Minh Xuân, phường 7, quận Tân Bình, tp.
Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 08.38.640800
- Fax: 08.38.645085
- Website: www. Viettien.com.vn
- Các chi nhánh:
Chi nhánh Hà Nội: 79 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Chi nhánh Hải Phòng: 27 Hoàng Văn Thụ, tp. Hải Phòng
Chi nhánh Đà Nẵng: 102 Nguyễn Văn Linh, tp. Đà Nẵng
Chi nhánh Nha Trang: 204 Thống Nhất, tp. Nha Trang
1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
Trước 30/4/1975, tiền thân của Công ty là một xí nghiệp may
tư nhân mang tên Thái Bình Dương Kỹ Nghệ Công ty – tên giao dịch
là Pacific Enterprise, xí nghiệp này do 8 cổ đông góp vốn với tổng số
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
7
vốn là 80.000.000 đồng do ông Sầm Hào Tài, một thương nhân người
Hoa là Giám Đốc. Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1513 m2
với 65
máy may gia đình và khoảng 100 công nhân.
Ngày 29/11/1975, Xí nghiệp được Nhà Nước tiếp quản từ Ban
quân quản xí nghiệp may Thái Bình Dương.
Ngày 08/8/1977, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh có
quyết định số 1066/QĐ/UB vê việc quốc hữu hóa rồi giao cho Bộ
Công Nghiệp Nhẹ ( nay là Bộ Công nghiệp) quản lý.
Đến ngày 05/9/1977 được Bộ Công nghiệp nhẹ công nhận xí
nghiệp quốc doanh và đổi tên là Xí nghiệp May Việt Tiến trực thuộc
Liên Hiệp các Xí nghiệp May.
Ngày 13/11/1979, do bất cẩn trong sản xuất, xí nghieepk bị hỏa
hoạn và bị hủy hoại hoàn toàn. Tuy thế, được sự giúp đỡ của các dơn
vị bạn cộng với lòng hăng say, gắn bó với xí nghiệp, toàn thể công
nhân và lãnh đạo xí nghiệp đã đưa đơn vị hoạt động trở lại và ngày
càng khẳng định vị trí trên thương trường.
Nhờ vào nỗ lực và cố gắng không ngừng, ngày 22/4/1990 theo
quyết định số 103/CNn/TCLĐ, xí nghiệp được chấp nhận nâng lên
thành Công ty May Việt Tiến gồm 1 xí nghiệp trung tâm và 8 xí
nghiệp phụ thuộc với 3388 công nhân.
Ngày 22/4/1993, Bộ Công nghiệp nhẹ ra quyết định số
214/Cnn/TCLĐ thành Doanh nghiệp Nhà nước Việt Tiến.
Theo quyết định số 102.01/GP ký ngày 08/02/1991, công ty
được Bộ Kinh Tế Dối Ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp
với tên giao dịch quốc tế là VIET TIEN GARMENT EXPORT AND
IMPORT COMPANY, viết tắt là VTEC.CO
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
8
Ngày 20/6/2000, Công ty đã được tổ chức BVQI, Vương Quốc
Anh công nhận đạt ISO 9002.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban:
1.1.2.1.Lãnh đạo:
- HĐQT Công ty: là cơ quan quản lý có toàn quyền nhân danh
Công ty quyết định các vấn đề có liên quan đến quản lý, quyền lợi
của Công ty. Nghị quyết, quyết định của HĐQT được Giám Đốc
Công ty triển khai và thực hiện.
- Tổng Giám Đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty,
chịu trách nhiệm và toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà Nước. Tổng Giám Đốc thực
hiện việc ký kết hợp đồng, sắp xếp, phân bổ nhân sự, giám sát và sử
dụng vốn có hiệu quả, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, thực
hiện các chỉ tiêu kế hoạch do Nhà nước giao, phối hợp và giám sát
chặt chẽ các Công ty liên doanh.
- Phó Tổng Giám Đốc Tài Chính – Kinh doanh: chịu trách
nhiệm tìm kiếm thị trường, khai thác mặt hàng, ký kết và thực hiện
các hợp đồng kinh doanh thông qua sự đồng ý của Tổng Giám Đốc.
Ngoài ra, ông còn giám sát, theo dõi các của hàng, đại lý bán lẻ sản
phẩm, các Công ty liên doanh trong nước và chi nhánh tại Hà Nội, xây
dựng các kế hoạch phù hợp với tình hình kinh doanh và các hợp đồng
đã ký kết. Ông còn một nhiệm vụ nữa là kiểm soát tài chính kế toán
của Công ty, đanh giá hoạt động kinh doanh của Công ty theo từng
quý, từng năm.
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
9
- Phó Tổng Giám Đốc sản xuất: chịu trách nhiệm thực hiện kế
hoạch sản xuất, phân công và đốc thúc các xí nghiệp thực hiện tiến độ
kế hoạch sản xuất, điều phối vật tư, phân bổ nhân sự và giám sát về
mặt lao động tiền lương.
- Phó Tổng Giám Đốc Nội Chính: chịu trách nhiệm giám sát
các hoạt động của văn phòng Công ty, điều hành các hoạt động hành
chính, văn thư, an toàn lao động, y tế, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy
và đời sống của công nhân viên. Bên cạnh đó, ông còn phải theo dõi
các hợp đồng xuất nhập khẩu và các hoạt động pháp lý của công ty.
1.1.2.2. Khối phòng ban:
- Phòng tổ chức - lao động: có nhiệm vụ tuyển dụng lao động,
sắp xếp, bố trí lao động, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên,
xây dựng các quy chế về tuyển dụng, phân bổ tiền lương, tiền thưởng,
thực hiện các chính sách đối với lao động, lập chiến lược dài hạn về
quản lý cán bộ cũng như về hành chính.
- Phòng kế toán: có chức năng quản lý toàn bộ nguồn tài chính
của công ty, cân đối các nguồn vốn, theo dõi các hạch toán kinh tế
toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích hoạt động kinh tế,
tính toán hiệu quả và thực hiện các chỉ tiêu giao nộp Ngân sách, chịu
trách nhiệm trước Phó Tổng Giám Đốc Tài Chính về toàn bộ Công tác
kế toán, thống kê và quản lý tài chính.
Để thực hiện các chức năng trên, đồng thời có thể chỉ đạo tập
trung toàn bộ công tác kế toán, phòng kế toán đã chuyên môn hóa
hình thức kế toán vừa tập trung vừa phân tích và sử dụng hình thức sổ
nhật ký chung. Theo hình thức này, tất cả công việc kế toán như phân
loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
10
tổng hợp và chi tiết, tính giá thành, lập các báo cáo, thông tin kinh tế
… đều được thực hiện ở các xí nghiệp trực thuộc rồi được tập trung
tại phòng kê toán của công ty. Công ty sẽ tiến hành giao vốn ( cố định,
lưu động) theo hình thức khoán chi phí và báo cáo về công ty vào cuối
kỳ ( mỗi tháng). Nghiệp vụ này phản ánh trên hai tài khoản 1368 (
phải thu nội bộ) và 3368 ( phải trả nội bộ).
- Phòng kinh doanh: Có chức năng đàm phán hợp đồng kinh
doanh, theo dõi việc thực hiện các hợp đồng dã ký kết, thực hiện việc
xuất khẩu ủy thác, đảm bảo việc đối ngoại và tìm thị trường ở nước
ngoài, hoạch định các chiến lược Marketing và tổ chức thực hiện các
hoạt động Marketing, quản lý việc tiêu thụ nội địa, theo dõi hoạt động
tiêu thụ của các cửa hàng và các đại lý.
- Phòng kỹ thuật công nghệ và cơ điện: có trách nhiệm kiểm
soát hệ thống kỹ thuật, thiết kế dây chuyền sản xuất, giải quyết các
vấn đề về kỹ thuật sản phẩm, tính toán và quyết định các thông số kỹ
thuật sản phẩm, giải quyết các thắc mắc kỹ thuật của công ty, kết hợp
với phòng kinh doanh đàm phán với khách hàng để nắm rõ yêu cầu về
kỹ thuật và đề ra hướng giải quyết, may mẫu cho khách hàng duyệt và
thống kê chương trình sản xuất, cân đối, kiểm tra nguyên phụ liệu,
hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân khi có sự thay đổi mẫu mã sản
phẩm.
- Phòng kế hoạch điều độ: có nhiệm vụ ký kết và theo dõi thực
hiện các hợp đồng gia công, xin giấy phép xuất nhập khẩu, lập định
mức cho từng sản phẩm, duyệt hàng mẫu, thanh lý hợp đồng. Dựa trên
các hợp đồng của phòng kinh doanh, phong này phân bổ cho các xí
nghiệp sản xuất sao cho đúng tiến độ giao hàng.
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
11
- Phòng cung tiêu: có nhiệm vụ cung cấp các nguyên phụ liệu,
nhiên liệu cho từng xí nghiệp theo kế hoạch của phòng kế hoạch điều
độ. Giám sát việc sử dụng nguyên phụ liệu, điều hành hệ thống kho,
kết hợp với phòng kinh doanh đưa sản phẩm đến cửa hàng, đại lý tiêu
thụ, trực tiếp vận hành trạm vận tải hơn 20 xe.
- Phòng đảm bảo chất lượng: báo cáo trực tiếp với Tổng Giám
Đốc. Phòng này có nhiệm vụ tổ chức xây dựng và duy trì hệ thống
ISO 9002.
- Phòng đoàn thể: xây dựng và tổ chức các hoạt động đoàn thể
cho từng công ty
- Phòng đời sống: chăm lo việc ăn ở, cùng những sinh hoạt khác
cho công nhân viên.
- Phòng chăm lo sức khỏe cho công nhân viên
- Phòng KCS: có chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm, kịp
thời phát hiện và giải quyết các vướng mắc của sản phẩm để điều
chỉnh sản xuất, đảm bảo uy tín chất lượng của sản phẩm công ty.
- Bộ phận kế hoạch đầu tư – xây dựng: có nhiệm vụ theo dõi
tình hình hoạt động của các công ty liên doanh, xây dựng kế hoạch
đầu tư trang thiết bị, máy móc và xây dựng mới cho công ty.
- Văn phòng Công ty: tổ chức việc quản lý hành chính, văn thư,
tổ chức đội bảo vệ của công ty, giám định sức khỏe cho công tác
tuyển dụng, tổ chức bếp ăn tập thể cho cán bộ công nhân viên.
- Hệ thống kho gồm có: Kho nguyên liệu, Kho phụ liệu, Kho
bao bì, Kho phế liệu, Kho thành phẩm, Kho văn phòng
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
12
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty May Việt Tiến:
HÌNH 1
KHỐI
PHÒNG
BAN
TỔNG
CÔNG TY
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
BAN KIỂM SOÁT
CÁC
CÔNG TY
CON
XÍ
NGHIỆP
TRỰC
THUỘC
VÀ HỢP
TÁC
KINH
DOANH
CÁC
CÔNG TY
LIÊN KẾT
CÁC CÔNG
TY LIÊN
DOANH
VỚI NƯỚC
NGOÀI
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
13
Bộ máy quản lý của Công ty làm việc có hiệu quả, các phòng ban, bộ
phận có nhiệm vụ khác nhau, phục vụ tối đa Ban Giám Đốc đê điều hành
công việc chung của toàn Công ty.
Các xí nghiệp trực thuộc có nhiệm vụ thực hiện các chit tiêu sản xuất
kinh doanh do Công ty giao hàng năm và đều làm rất tốt.
Quan hơn 20 năm xây dựng và phát triển hiện nay Công ty có đội ngũ
cán bộ quản lý giỏi và lực lượng lao động đông đúc với hơn 8000 công nhân
có trình độ tay nghề cao, sản xuất giỏi, góp phần to lớn cho việc sản xuất
kinh doanh chung của Công ty.
Áp dụng ISO 9002 đã tạo nên sự thông suốt trong bộ máy, các thủ tục,
quy trình rõ ràng, chặt chẽ càng thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng giữa các
phòng ban.
1.1.3. Đặc điểm nguồn lực của Công ty:
Khả năng hoạt động của Công ty
Với số vốn điều lệ là 230 tỷ đồng, Việt Tiến có tổng quy mô nhà xưởng là
55.709.32 m2
, tổng các lạo thiết bị lên đến 5.668 bộ, số lao động thường
xuyên của Công ty lên đến 20.000 người. Chi tiết một số đơn vị sản xuất
chính như sau:
Nhận xét chung: Với khả năng hoạt động như bảng sau, Việt Tiến đảm bảo
những mặt hàng chính của Công ty luôn được sản xuất thường xuyên, đáp
ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Các đơn vị May 1, May 2, Việt Long,
Vimiky có năng lực sản xuất luôn cao nhất, luôn đảm bảo 3 triệu sản phẩm 1
năm.
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
14
Bảng 1: Nguồn lực tính đến năm 2009:
STT Đơn vị
Lao
Động
MMTBị
các loại
D. Tích nhà
xưởng
Mặt hàng
Năng lực
( sp/năm)
1 May 1 960 665 6.672 m2
Shirt 3.000.000
2 May 2 990 655 6.672 m2
Shirt 3.000.000
3 SIG – VTEC 1010 861 5.700 m2
Jactket, sportwear 2.000.000
4 Duong Long 510 512 2.133 m2
Dress pants 1.800.000
5 Viet Long 900 1.083 2.532 m2
Khaki, dress
pants
3.000.000
6 Vimiky 500 395 2.780 m2
Suit 3.000.000
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh)
1.1.3.1. Khả năng về vốn:
Với tiềm lực về vốn khá cao, Việt Tiến luôn tự tin trong sản xuất kinh doanh
và đảm bảo đủ năng lực để đối phó với những biến động của thị trường may
mặc . Điều đó được thể hiện cụ thể tại bảng sau:
Bảng 2: Nguồn vốn kinh doanh của Công ty:
Đơn vị tính: nghìn đồng
STT
Tài sản 2006 2007 2008 2009
1
Tài sản lưu
động
383.530.870 573.594.879 589.873.444 595.768.910
2 Tài sản cố định 168.537.501 194.999.913 205.453.913 211.452.789
3 Vốn kinh doanh 130.672.621 155.574.874 175.688.910 190.575.230
4
Tổng nguồn vốn
(cuối năm)
552.068.371 768.594.793 795.327.358 826.327.215
5
Nguồn vốn chủ
sở hữu
222.759.777 237.930.416 252.761.745 260.000.000
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
15
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy:
Tài sản cố định, tài sản lưu động và vốn kinh doanh của Công ty đều
tăng theo các năm. Nguồn vốn chủ sở hữu không ngừng tăng lên từ năm
2006 đến năm 2009, cụ thể là: năm 2006 có 222 tỷ đồng, năm 2007 hơn 237
tỷ đồng, năm 2008 là 252 tỷ đồng và đến năm 2009 con số đã tăng lên 260 tỷ
đồng. Như vậy, ngoài nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, Công ty luôn cố
gắng tích lũy nhằm nâng cao hơn nữa nguồn vốn chủ sở hữu để có thể đứng
vững, phát triển mở rộng thị trường trong thời đại cạnh tranh đầy biến động
này.
Có thể nói, các Công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực may mặc Việt
Nam đang đứng trước những khó khăn lớn thì Việt Tiến lại có tiềm lực về
kinh tế khá mạnh. Điều đó cho thấy Công ty có những năng lực tài chính
vượt trội so với các doanh nghiệp khác trên thương trường, tạo được lòng tin
cho khách hàng và các tổ chức tín dụng.
1.1.3.2. Nguồn nhân lực:
Tổng số lao động của toàn Công ty là 8.300 người, nếu tính cả đơn vị
kinh doanh trong nước – Liên doanh nước ngoài – Hợp tác kinh doanh thì
tổng số cán bộ công nhân viên là 16.000 người.
T ính đến tháng 9 năm 2009, cơ cấu nguồn nhân lực của Việt Tiến có số
liệu thống kê như trong bảng sau:
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
16
Bảng 3: Nguồn nhân lực gián tiếp của Công ty Việt Tiến như sau:
STT Trình độ
Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
1 Trên đại học 3 0,5
2 Đại học 221 37,39
3 Cao đẳng 145 24,53
4 Trung cấp 80 13,54
5 Công nhân bậc cao 46 24,04
6 Tổng số nhân viên gián tiếp 591
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Lao động – Tiền Lương)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta có những nhận xét như sau:
Cán bộ có trình độ Đại học và trên đại học là 224 người chiếm
37,43% lục lượng lao động. Đây là đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, có
khả năng tiếp thu các tiến bộ của khoa học Công nghệ vào trong sản xuất
tiêu thụ sản phẩm cách hiệu quả nhất. Họ là những nhân tố góp phần vào sự
phát triển mang tính đột phá của Công ty.
Cán bộ có trình độ Cao đẳng và Trung cấp là 225 người chiếm
38,07% nguồn nhân lực. Họ có vai trò to lớn trong việc ứng dụng các thành
tựu của nghiên cứu kỹ thuật mới vào trong sản xuất. Đây là đội ngũ được
đào tạo cơ bản, có thể trực tiếp chỉ đạo và vận hành các loại máy móc hiện
đại, thực hiện các mẫu mã thiết kế đòi hỏi chất lượng cao tại các thị trường
khó tính.
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
17
1.1.4. Đặc điểm sản phẩm của Công ty:
Các sản phẩm chủ lực của Công ty May Việt Tiến là: sơ mi, jacket, quần âu,
veston, thể thao... Thống kê số lượng và tỷ trọng từng loại sản phẩm được
thống kê trong bảng sau:
Bảng 3: Cơ cấu sản phẩm của Công ty t ính đến năm 2009:
Chủng loại
Số lượng
( sản phẩm)
Giá trị gia
công thuần
túy tính theo
năng lực sản
xuất (USD)
Tỷ trọng
Số lượng Giá trị
Sơ mi 5.128.000 3.948.000 41,21 22,88
Thể thao 899.999 3.362.000 7,22 19,49
Jacket 985.000 3.689.000 7,92 21,38
Quần 3.387.000 4.064.000 22,22 23,56
Thun 1.528.000 825.000 12,28 4,78
Veston 517.000 961.000 4,15 5,57
Khác 518.000 404.000 4 2,34
( Nguồn : Phòng Kế Hoạch)
Sơ mi: là một trong những sản phẩm chính của Công ty với các chất
liệu vải là 100% cotton, silk được xuất khẩu sang các nước như: Mỹ,
Cannada, Nhật và Nga… Sản phẩm sơ mi bao gồm: nam, nữ, trẻ em, áo chơi
gôn… Đây là mặt hàng chủ lực chiếm tỷ trọng lớn cả về mặt chất lượng và
số lượng, được khách hàng quốc tế cũng như trong nước tín nhiệm, đánh giá
rất cao về chất lượng vải, chất lượng đường may, kiểu dáng cũng như độ an
toàn và yên tâm tuyệt đối khi mặc sơ mi Việt Tiến. Chính sơ mi của Việt
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
18
Tiến đã mang lại ấn tượng tốt trong lòng người tiêu dùng. Ban lãnh đạo đã
đầu tư rất nhiều công sức cũng như chi phí để khai thác tối đa lợi thế này,
tăng cường hoàn thiện và phát triển cả về số lượng và chất lượng, không
ngừng đổi mới Công nghệ sau đó áp dụng vào sản xuất thực tế. Điều đó tạo
nên khả năng cạnh tranh của Việt Tiến, khiến tạo điều kiện thuận lợi cho
việc tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng như ngoài nước.
Thể thao, jacket: Với những thiết kế có màu sắc và kiểu dáng đa dạng.
hai dòng hàng này đã đáp ứng được thị hiếu của các tầng lớp khách hàng.
Không những tiêu thụ trên thị trường Việt Nam, Công ty còn cho xuất khẩu
sang nhiều nước khác như: EU, Mỹ, Nhật, . . .
Quần âu: Đây là mặt hàng có chỗ đứng mạnh trên thị trường quốc tế
do Việt Tiến đã chú trọng vào việc phát triển trong thời gian trước đó. Sau
sơ mi, quần âu được Việt Tiến sản xuất ra những sản phẩm cao cấp, nhằm
phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng. Sản phẩm này dự tính sẽ đem lại
cho Công ty một nguồn doanh thu khá lớn trên các thị trường và có khả năng
cạnh tranh cao.
Thu, veston và các sản phẩm khác như váy, caravat, áo len…: những
sản phẩm này chưa được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường nội địa, tiêu thụ
chủ yếu xuất khẩu chủ yếu theo các đơn đặt hàng.
Cơ cấu sản phẩm đa dạng, hình thức mẫu mã luôn có sự thay đổi phù
hợp hơn với nhiều đối tượng khách hàng đã khiến cho Việt Tiến tạo được
chỗ đứng trên thương trường, tạo tiền đề cho công tác tiêu thụ sản phẩm
được thuận lợi hơn.
Ngoài ra phải nói thêm rằng, hàng hoá của Việt Tiến là hàng gia công
may mặc, gia công 100% hay từng phần. Công ty có quyền xuất khẩu trực
tiếp sản phẩm sang thị trường nước ngoài và tiến hành nhập khẩu máy móc
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
19
thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu ngành may phục vụ cho quá trình sản xuất của
Công ty.
1.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty May Việt Tiến:
Trong những năm gần đây tình hình kinh tế đất nước gặp nhiều khó
khăn, nhất là trong giai đoạn 1996 – 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân của
toàn nền kinh tế chỉ đạt 6,7%/năm. Nhưng nhìn chung, từ cuộc khủng hoảng
kinh tế tiền tệ ở Châu Á (1997) nền kinh tế Việt Nam đã gặp rất nhiều khó
khăn.
Một là, sau năm 1997, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam liên tục giảm
qua các năm, điều này có tác động không nhỏ đến nền kinh tế nhỏ bé có
nguồn vốn chủ yếu dựa vào bên ngoài như Việt Nam.
Hai là, nền kinh tế có những dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng
kinh tế không vững chắc hay chất lượng tăng trưởng không cao – sự suy
giảm của hiệu quả vốn đầu tư.
Ba là, trong giai đoạn 2001 – 2005, tình hình giá cả hàng hóa ở Việt
Nam trở nên phức tạp, hàng hóa đầu vào cơ bản phục vụ sản xuất kinh
doanh liên tục tăng giá như xi măng, sắt thép, điện nước v.v..đã làm suy
giảm khả năng cạnh tranh của toàn nền kinh tế nói chung và khả năng canh
tranh của các Doanh nghiệp ở Việt Nam nói riêng. Trong lĩnh vực dệt nmay,
tuy lượng vốn được đầu tư tương đối lớn nhưng do toàn nền kinh tế gặp khó
khăn nên lượng vốn được đầu tư vào khu vực này cũng suy giảm nhiều.
Trước bối cảnh đó, Công ty May Việt Tiến vẫn sản xuất và nhận được
những hợp đồng có giá trị lớn, giải quyết được hàng nghìn lao động, nộp
ngân sách hàng năm hàng chục tỷ đồng.
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
20
Bảng 4: Bảng số liệu tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của toàn
Công ty giai đoạn 2006-2009 :
S
T
T
Chỉ
tiêu
Đ/vị
tính
Năm Tỷ lệ tăng trưởng
2006 2007 2008 2009
2007/
2006
2008/
2007
2009/
2008
1
Doanh
thu
Tỷ
đồng
1.115
,09
1.316
,96
1.585
,16
956,0
59
18,10
%
20,37
%
-
39,68
%
2
Thuế
thu
nhập
doanh
nghiệp
Tỷ
đồng
8,44 5,30 9,43 6,49
37,20
%
77,92
%
-
31,17
%
3
Lợi
nhuận
sau
thuế
Tỷ
đồng
29,64 29,30 20,13 41,35
-
1,14
%
-
31,29
%
105,4
%
4
Thu
nhập
bình
quân
người
lao
động
Triệu
đồng
1,650 1.70 1,80 1,85
3,03
%
5,88
%
2,78
%
(Nguồn: Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp Công ty)
Qua bảng trên ta có thể có những nhận xét như sau:
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
21
Về Doanh thu: Doanh thu của Công ty luôn tăng, năm sau cao hơn
năm trước. Tuy nhiên, nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy rằng năm 2009
do có khó khăn chung của toàn ngành dệt may nên doanh thu của Công ty có
giảm sút so với những năm trước. Việc doanh thu tăng liên tục qua nhiều
năm đã tạo điều kiện cho Công ty mở rộng thị phần của mình trên thị trường
may mặc.
Nộp Ngân Sách: Từ giai đoạn 2006-2009, thuế thu nhập của Doanh
nghiệp luôn vượt chỉ tiêu của Công ty giao cho. Từ 8,44 tỷ đồng năn 2006
đế 5,30 tỷ đồng năm 2007 và 9,43 tỷ đồng năm 2008 cho thấy Công ty đã có
sự trưởng thành về hiệu quả sản xuất kinh doanh và luôn hoàn thành nghĩa
vụ nộp Ngân sách đối với Nhà Nước.
Thu nhập bình quân: Thu nhập bình quân của người lao động không
ngừng tăng lên chứng tỏ Công ty luôn quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh và đời sống của cán bộ công nhân viên của toàn Công ty. Năm 2004,
Công ty có 6.754 lao động, năm 2006 có 8,080 lao động, Từ năm 2006 đến
nay, mặc dù thị trương lao động có nhiều biến động song đội ngũ lao động
của Công ty vẫn giữ được sự ổn định.
1.2 – Ý nghĩa của việc tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế thị
trường:
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp:
1.2.1.1. Khái niệm:
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá, quá
trình chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá từ hàng sang tiền, sản phẩm
được oi là tiêu thụ khi được khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng.
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh,
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
22
là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Tiêu thụ sản
phẩm nhằm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá là sản phẩm sản xuất
để bán và thu lợi nhuận.
Theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm hay còn gọi là bán hàng là việc
đưa sản phẩm từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng, sau khi có sự thảo
thuận giữa hai bên sẽ tiến hành việ chuyển quyền sở hữu tài sản cho nhau.
Theo nghĩa rộng: Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình mang tính hệ
thống bao gồm: tìm hiêu nhu cầu khách hàng, thiết lập mạng lưới bán hàng,
xúc tiến bán hàng, các hoạt động hỗ trợ bán hàng và các dchj vụ hậu mãi sau
bán hàng.
Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì tiêu thu sản phẩm chỉ là một khâu, là giai
đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh và là cầu nối trung gian
giữ sản xuất và tiêu dùng. Nhưng trên thực tế thì lại không đơn giản như
vậy, muốn tiêu thụ được sản phẩm phải thực hiện khâu rất quan trọng đó là
nghiên cứu thị trương. Dây là công việc đầu tiên và cần thiết đối với mỗi
Doanh nghiệp trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu thị
trường sẽ trả lời ba câu hỏi lớn: Sản xuất những sản phẩm gì? Sản xuất như
thế nào? Sản phẩm bán cho ai?
Như vậy tiêu thụ sản phẩm là hoạt động hết sức đa dạng, đòi hỏi cần
có nhiều yếu tố kết hợp lại và phải có sự nghiên cứu kỹ thị trường trên diện
rộng.
1.2.1.2. Đặc điểm:
Coi tiêu thụ như quá trình gồm nhiều nghiệp vụ liên quan đến hai
mảng lớn của Doanh nghiệp:
Một là: Nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất trong tiêu thụ sản phẩm, gồm:
Tiếp nhận thành phẩm sản xuất, kiểm tra chất lượng, phân loại sản phẩm,
bao gói sản phẩm, lên nhãn hiệu sản phẩm, ghép đồng bộ sản phẩm để cung
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
23
ứng cho khách hàng. Tiếp tục sản xuất trong khâu lưu thông ở các Doanh
nghiệp
Hai là: Nghiệp vụ tổ chức quản lý tieu thụ sản phẩm, gồm: Xây dựng
kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho Doanh nghiệp, thống kê kế toán thành phẩm
sản xuất, phan tích đánh giá kết quả tiêu thụ, những hoạt động liên quan xúc
tiến tiêu thụ ở Doanh nghiệp. Coi tiêu thụ như hành vi chuyển hoá sản phẩm
thành tiền cho Doanh nghiệp, như vậy tiêu thụ sản phẩm đồng nghĩa với bán
hàng.
Trong nền kinh tế thị trường thì việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc
phần lớn vào cầu của người tiêu dùng, thoả mãn nhu cầu không ngừng tăng
lên của xã hội trong hoàn cảnh hiện nay . Việc tiêu thụ sản phẩm giúp Doanh
nghiệp tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, nắm bắt rõ hơn cầu về hàng
hoá của họ.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của bất kỳ một Doanh nghiệp nào cũng
phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu cơ bản sau:
- Tăng thị phần của Doanh nghiệp trên thị trường, quy mô phát triển
hàng hoá không ngừng được mở rộng.
- Tăng doanh thu và lợi nhuận của Doanh nghiệp
- Tăng cường tài sản vô hình của Doanh nghiệp, tức là tăng uy tín của
Doanh nghiệp nhờ tăng niềm tin đối với người tiêu dùng vào sản
phẩm do Doanh nghiệp sản xuất ra.
- Phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, đẩy nhanh quá trình xuất bán
đến tay người tiêu thụ cuối cùng.
1.2.2. Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm :
Qua tiêu thụ, hàng hoá được chuyển từ hình thái hiện vật sang
hình thái giá trị và đồng thời vòng chung chuyển vốn kinh doanh của
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
24
Doanh nghiệp được hoàn thành. Tiêu thụ giúp cho quá trình tái sản
xuất được giữ vững và có điều kiện phát triển. Sản phẩm làm ra được
tiêu thụ thì tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định, khi đó,
giá trị và giá trị sử dụng mới được thực hiện, lao động của người sản
xuất hàng hoá nói riêng, và của toàn bộ xã hội nói chung mới được
thừa nhận. Sản phẩm được tiêu thụ, thể hiện sự thừa nhận của thị
trường, của xã hội và khi đó lao động của Doanh nghiệp mới thực sự
là lao động có ích. Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trong quyết định
đến hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của Doanh nghiệp,
quyết định sự mở rộng và thu hẹp sản xuất của Doanh nghiệp và là cơ
sở để xác định vị thế của Doanh nghiệp trên thị trường. Là cầu nối
giữa sản xuất va tiêu dùng, tiêu thụ giúp người tiêu dùng có được giá
trị sử dụng mà mình mong muốn và người sản xuất đạt được mục đích
của mình trong kinh doanh. Nhà sản xuất, thông qua tiêu thụ có thể
nắm bắt thị hiếu, xu hướng tiêu dùng, yêu cầu về sản phẩm, để từ đó
mở rộng hướng kinh doanh, tạo ra những sản phẩm mới, tìm kiếm khả
năng và biện pháp thu hút khách hàng. Doanh nghịêp có điều kiện sử
dụng tốt hơn nguồn lực của mình, tạo dựng một bộ máy kinh doanh
hợp lý và có hiệu quả.
Tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi Doanh nghiệp phải sử dụng tổng thể
các biện pháp về tổ chức, kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện các
nghiệp vụ liên quan đến tiêu thụ sản phẩm như nắm nhu cầu thị
trường, tổ chức sản xuất, tiếp nhận sản phẩm, chuẩn bị hàng hoá và
xuất bán theo yêu cầu của khách hàng với chi phí kinh doanh nhỏ
nhất. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm ở Doanh nghiệp là một hoạt động
mang tính nghiệp vụ cao, bao gồm nhiều loại công việc khác nhau liên
quan đến nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất và các nhgiệp vụ tổ chức quản
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
25
lý quá trình tiêu thụ. Mục tiêu của quá trình này bao gồm mục tiêu số
lượng: thị phần, doanh số, đa dạng hoá doanh số, lợi nhuận và mục
tiêu chất lượng, cải thiện hình ảnh của Doanh nghiệp và cải thiện dịch
vụ khách hàng.
Trong quá trình sản xuất Doanh nghiệp luôn gặp phải mâu
thuẫn, đó là chất lượng, mẫu mã và giá thành sản phẩm. Chất lượng
phải tốt, mẫu mã phải đẹp nhưng giá thành phải hợp lý. Khi hàng hoá
được tiêu thụ tức là thị trường đã chấp nhận cả ba yếu tố trên, từ đó
chứng tỏ mâu thuẫn đã được giải quyết.
Trong môi trường cạnh tranh việc phát triển thị trường và mở
rộng quy mô sản xuất là hết sức quan trọng. Thông qua tiêu thụ sản
phẩm Doanh nghiệp xác định được vị trí của sản phẩm trên thị trường,
từ đó biết được đâu là thế mạnh để tìm cách duy trì, đâu là điểm yếu
để có những chính sách khắc phục kịp thời. Trên cơ sở đó có thể
chiếm lĩnh thị trường, tạo chỗ đứng vững chắc cho Doanh nghiệp
trong nền kinh tế hiện nay.
Hoạt động của Doanh nghiệp có 6 chức năng cơ bản: sản xuất,
tiêu thụ, hậu cần kinh doanh, tài chính, kế toán và quản trị. Sản xuất là
khâu trực tiếp làm ra sản phẩm nhưng tiêu thụ mới là tiền đề cho sản
xuất có cơ hội phát triển. Chất lượng và hiệu quả của tiêu thụ sản
phẩm quyết định đến khả năng hoạt động của quá trình sản xuất.
Trong kinh doanh truyền thống, tiêu thụ sản phẩm là hoạt động
đi sau sản xuất, nó chỉ được thực hiện khi khâu sản xuất đã hoàn
thành. Nhưng trong môi trường cạnh tranh hiện nay thì mọi hoạt động
của Doanh nghiệp đều tuỳ thuộc vào khả năng tiêu thụ sản phẩm, nhịp
độ tiêu thụ quyết định nhịp độ sản xuất, thị hiếu của người tiêu dùng
sản phẩm quy định chất lượng sản xuất. Trong cơ chế hiện nay Doanh
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
26
nghiệp chỉ có thể bán những thứ mà thị trường cần chứ không phải
những thứ mình có. Điều đó khẳng định một lần nữa vai trò rất quan
trọng của việc điều tra, nghiên cứu thị trường trước khi thực hiện quá
trình sản xuất. Trên thực tế một số nội dung của hoạt động tiêu thụ
còn đứng trước nội dung của sản xuất, có tác động mạnh mẽ và mang
tính quyết định đến quá trình sản xuất. Kinh doanh nếu sự định hướng
có tính chiến lược hoặc định hướng chiến lược không đúng đắn sẽ dẫn
đến chiến lược đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh không có đích
hoặc đi chệch hướng so với nhu cầu thị trường. Điều đó khiến việc
sản xuất không đem lại hiệu quả, thậm chí đi đến chỗ thất bại. Nếu
Doanh nghiệp xác định kế hoạch kinh doanh trong thời gian trung
hoặc ngắn hạn thì lập một kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đúng đắn sẽ là
cơ sở để xây dựng một kế hoạch sản xuất thích hợp. Và ngược lại, nếu
việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm không phù hợp với tiến trình phát
triển của thị trường sẽ tác động tiêu cực đến quá trình sản xuất của
Doanh nghiệp. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, cần hết sức
cẩn thận trong khâu nghiên cứu thị trường, điều tra nhu cầu khách
hàng, có như thế Doanh nghiệp mới có thể đứng vững trước những
đối thủ khác.
Tuỳ theo quy mô, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản xuất kinh
doanh và tầm quan trọng của hoạt động tiêu thụ mà một Doanh nghiệp
có thể tổ chức bộ phận tieu thụ riêng biệt hay gắn cả hai chức năng
mua sắm, lưu kho và tiêu thụ vào cùng một bộ phận.
Nói tóm lại, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của tiêu thụ
sản phẩm. Doanh thu, uy tín, khả năng cạnh tranh và năng lực phát
triển thị trường của Doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào công tác
tiêu thụ sản phẩm. Đây là một khâu quan trọng trong quá trình tái sản
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
27
xuất xã hội và hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chính vì lý
do đó các hoạt động nghiệp vụ khác nên tập trung hỗ trợ cho tiêu thụ
sản phẩm vì nó có khả năng quyết định mở rộng hay thu hẹp quy mô
sản xuất của chính bản thân Doanh nghiệp.
1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm:
1.2.3.1.Nhân tố khách quan:
- Nhân tố thuộc tầm vĩ mô:
Đó là chủ trương chính sách của Nhà nước can thiệp vào thị
trường, tùy vào từng điều kiện quốc gia và từng thời kỳ mà Nhà nước
có sự can thiệp khác nhau. Song các biện pháp chủ yếu và phổ biến là:
Thuế, quỹ bình ổn giá, trợ giá, lãi xuất tín dụng… những nhân tố tại
môi trường kinh doanh như cung cấp cơ sở hạn tầng về mặt xã hội.
Tất cả đều tác động đến quan hệ cung cầu trong hoạt động kinh doanh
của Doanh nghiệp.
- Nhân tố thuộc về thị trường, khách hàng:
+ Thị trường là nơi Doanh nghiệp tìm kiếm các yếu tố đầu vào
và đầu ra cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Bất kể sự thay
đổi nào của thị trường cũng tác động đến Doanh nghiệp mà trực tiếp
nhất là tiêu thụ sản phẩm. Quy mô của thị trường cũng tỷ lệ thuận với
công tác tiêu thụ, tức là thị trường càng lớn thì khả năng tiêu thụ sản
phẩm và khả năng thu lợi nhuận càng cao. Nhưng bên cạnh đó thì sức
ép từ thị trường lớn và đối thủ cạnh tranh cũng lớn theo, yêu cầu
chiếm lĩnh thị phần của khách hàng cũng càng cao hơn.
+ Khách hàng: tác động trực tiếp đến công tác tiêu thụ sản
phẩm thông qua mua hàng, khả năng thanh toán, thói quen chi tiêu
của Khách hàng.
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
28
- Nhân tố về chính trị - xã hội: thể hiện qua chính sách tiêu
dùng, quan hệ ngoại giao, tình hình đất nước, phát triển dân số, trình
độ văn hóa, tập quán sinh hoạt, lối sống… các nhân tố này biểu hiện
nhu cầu của người tiêu dùng.
- Nhân tố về địa lý, thời tiết, khí hậu: các nhân tố này sẽ tác
động trực tiếp đến hành vi tiêu thu của các tầng lớp dân cư, do đó nó
sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu, chủng loại hàng hóa kinh doanh mà Doanh
nghiệp sản xuất.
- Môi trường công nghệ: đó chính là sự đòi hỏi về chất lượng,
mẫu mã, hình thức, giá cả của sản phẩm. Tính chất của môi trường
công nghệ cũng liên quan đến vật liệu để tạo nên sản phẩm, đầu tư kỹ
thuật… từ đó thiết lập giá cả của sản phẩm. Mỗi chủng loại hàng hóa
muốn tiêu thụ được phải phù hợp với môi trường công nghệ nơi mà
chúng được đưa đến để tiêu thụ.
1.2.3.2. Nhân tố chủ quan: là các nhân tố thuộc bản chất Doanh
nghiệp như:
- Chất lượng sản phẩm: khi lực lượng sản xuất phát triển và
mức sống của con người ngày càng được nâng cao, người tiêu dùng sẽ
có yêu cầu ngày càng cao hơn về hàng hóa, họ đòi hỏi các sản phẩm
phải có chất lượng tốt, giá thành phải chăng và nhất là an toàn cho sức
khỏe. Các nhà sản xuất ngày nay muốn tồn tại phải đáp ứng những
yêu cầu ngày càng khắt khe của xã hội.
- Giá cả: đây là nhân tố cơ bản, nó quyết định phần lớn trong sự
lựa chọn của khách hàng có mua sản phẩm của Doanh nghiệp hay
không. Để xây dựng được giá sản phẩm thì phải căn cứ vào nhiều yếu
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
29
tố: giá thành sản phẩm, giá sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh
tranh…
- Thời gian: trong cơ chế thị trường thời gian mang tính chất
quyết định, Doanh nghiệp nào biết nắm bắt thời cơ, nhạy bén với nhu
cầu của thị trường tại thời điểm nhất định thì Doanh nghiệp đó mới có
cơ hội thành công.
1.3 – Nội dung tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp:
Theo quan điểm của kinh doanh hiện đại thì quản lý hoạt động
tiêu thụ sản phẩm gồm những nội dung chủ yếu sau:
1.3.1. Nghiên cứu thị trường:
Mục đích của nghiên cứu thị trường là nghiên cứu xác định khả
năng tiêu thụ những loại hàng hóa ( hoặc nhóm hàng) trên một địa bàn
nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Trên cơ sở đó nâng
cao khả năng cung cấp để thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Nghiên
cứu thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, và đây là nhân tố ảnh
hưởng trực tiếp đến khối lượng, giá bán, mạng lưới và hiệu quả của
công tác tiêu thụ. Nghiên cứu thị trường còn giúp doanh nghiệp biết
được xu hướng, sự biến đổi nhu cầu của khách hàng, sự phản ứng của
họ đối với sản phẩm của Doanh nghiệp, thấy được sự biến đổi của thu
nhập và giá cả, từ đó có các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Đây là
công tác đòi hỏi nhiều công sức và chi phí. Đối với doanh nghiệp vừa
và nhỏ chưa có cán bộ chuyên nghiệp nghiên cứu thị trường, thì cán
bộ kinh doanh phải đảm nhận công việc này. Khi nghiên cứu thị
trường sản phẩm, doanh nghiệp phải giải đáp được các vấn đề sau:
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
30
- Đâu là thị trường có triển vọng đối với sản phẩm của doanh
nghiệp?
- Khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường
đó ra sao?
- Doanh nghiệp cần phải xử lý các biện pháp gì có liên quan và
có thể sử dụng những biện pháp nào để tăng khối lượng sản phẩm tiêu
thụ?
- Những mặt hàng nào, thị trường nào có khả năng tiêu thụ với
khối lượng lớn phù hợp với năng lực và đặc điểm sản xuất của doanh
nghiệp ?
- Với mức giá nào thì khả năng chấp nhận của thị trường là lớn
nhất trong từng thời kỳ.
- Yêu cầu chủ yếu của thị trường về mẫu mã, bao gói, phương
thức thanh toán, phương thức phục vụ…
- Tổ chức mạng lưới tiêu thụ và phương thức phân phối sản
phẩm.
Trên cơ sở điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường , doanh
nghiệp tiến hành lựa chọn sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường .
Đây là nội dung quan trong quyết định hiệu quả của hoạt động tiêu
thụ, vì trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển thì phải sản xuất kinh doanh dựa trên cái mà thị trường cần
chứ không phải dựa trên mà doanh nghiệp sẵn có. Sản phẩm thích ứng
với nhu cầu thị trường phải được hiểu theo nghĩa thích ứng cả về số
lượng, chất lượng, giá cả, thời gian mà thị trường đòi hỏi.
1.3.2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm:
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
31
Xây dựng kế hoạch tiêu thụ là cơ sở quan trọng đảm bảo cho
quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành nhịp
nhàng, liên tục theo kế hoạch đã định. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là
căn cứ để xây dựng kế hoạch hậu cần vật tư và các bộ phận khác của
kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chính doanh nghiệp …
Bằng hệ thống các chỉ tiêu, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải
phản ánh được các nội dung cơ bản như: khối lượng tiêu thụ sản phẩm
về hiện vật và giá trị có phân theo hình thức tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm,
có cấu thị trường tiêu thụ, giá cả tiêu thụ… Các chỉ tiêu kế hoach tiêu
thụ có thể tính theo hiện vật và giá trị, chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối.
Trong xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm , doanh nghiệp có
sử dụng các phương pháp như phương pháp cân đối, phương pháp
quan hệ động và phương pháp tỷ lệ cố định… Trong số các phương
pháp trên, phương pháp cân đối được coi là chủ yếu.
1.3.3. Chuẩn bị hàng hóa xuất bán:
Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán cho khách hàng là hoạt dộng
tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh trong khâu lưu thông. Muốn
cho quá trình lưu thông hàng hóa được liên tục, không bị gián đoạn thì
các doanh nghiệp phải chú trọng đến nghiệp vụ sản xuất ở kho như:
tiếp nhận, phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, sắp xếp hàng
hóa ở kho – bảo quản và ghép đồng bộ để xuất bán cho khách hàng.
Tiếp nhận đầy đủ về số lượng và chất lượng hàng hóa từ các nguồn
nhập kho ( từ các phân xưởng, tổ đội sản xuất của các doanh nghiệp )
theo đúng mặt hàng quy cách, chủng loại hàng hóa. Thông thường,
kho hàng hóa của doanh nghiệp đặt gần nơi sản xuất sản phẩm. Nếu
khao hàng đặt xa nơi sản xuất ( có thể gần nơi tiêu thụ) thì doanh
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
32
nghiệp phải tổ chức tốt việc tiếp nhận hàng hóa bảo đảm kịp thời,
nhanh chóng, góp phần giải phóng nhanh phương tiện vận tải, bốc
xếp, an toàn sản phẩm, tiết kiệm chi phí lưu thông.
1.3.4. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm:
Tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều hình thức ( kênh)
khác nhau, theo đó sản phẩm vận động từ các doanh nghiệp sản xuất
đến tay các hộ tiêu dùng cuối cùng. Để hoạt dộng tiêu thụ có hiệu quả
cần phải lựa chọn kênh tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý trên cơ sở
tính đến các yếu tố như đặc điểm sản phẩm, các điều kiện vận chuyển,
bảo quản, sử dụng…
Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng
cuối cùng tiêu thụ sản phẩm có thể thực hiện qua kênh trực tiếp hoặc
kênh gián tiếp.
Kênh tiêu thụ trực tiếp là hình thức doanh nghiệp xuất bán
thẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng không qua
khâu trung gian nào. Hình thức tiêu thụ này có ưu điểm là giảm được
chi phí lưu thông, thời gian sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh
hơn, các doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người tiêu
dùng… Song nó cũng có nhược điểm là doanh nghiệp phải tiếp xúc
với nhiều bạn hàng, phải dành nhiều công sức, thời gian vào quá trình
tiêu thụ, nhiều khi làm tốc độ chu chuyển của vốn lưu động chậm
hơn…
Kênh tiêu thụ gián tiếp là hình thức mà doanh nghiệp xuất bán
sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng có qua khâu trung
gian. Sự tham gia nhiều hay ít của người trung gian trong quá trình
tiêu thụ sẽ làm cho kênh tiêu thụ gián tiếp dài ngắn khác nhau. Với
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
33
hình thức tiêu thụ này các doanh nghiệp có thể tiêu thụ một khối
lượng lớn hàng hóa trong thời gian ngắn nhất, từ đó thu hồi vốn
nhanh, tiết kiệm chi phí bảo quản hao hụt… Tuy nhiên, hình thức tiêu
thụ này làm cho thời gian lưu thông hàng hóa dài hơn, tăng chi phí
tiêu thụ và doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được các khâu trung
gian…
Như vậy mỗi hình thức tiêu thụ sản phẩm đều có ưu nhược
điểm nhất định, nhiệm vụ của phòng kinh doanh là phải lựa chọn hợp
lý các hình thức tiêu thụ sản phẩm sao cho phù hợp với tình hình thực
tế của doanh nghiệp.
1.3.5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán
hàng:
Xúc tiến là hoạt động thông tin Marketing tới khách hàng tiềm
năng của doanh nghiệp. Các thông tin bao gồm thông tin về doanh
nghiệp , về sản phẩm, về phương thức phục vụ và những lợi ích mà
khách hàng sẽ thu được khi mua sản phẩm của doanh nghiệp , cũng
như những tin tức cần thiết từ phía khách hàng, qua đó để doanh
nghiệp tìm cách thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Trong
hoạt động kinh doanh có các hoạt động xúc tiến mua hàng và xúc tiến
bán hàng.
Hoạt động xúc tiến bán hàng là toàn bộ các hoạt động nhằm tìm
kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm .
Xúc tiến bán hàng chứa đựng trong đó các hình thức, cách thức và
những biện pháp nhằm đẩy mạnh khả năng bán ra của doanh nghiệp.
Xúc tiến bán hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh thị
trường và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thương trường,
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
34
nhờ đó quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được đẩy mạnh
cả về số lượng và thời gian. Yểm trợ là các hoạt động nhằm hỗ trợ,
thức đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt hoạt động tiêu thụ ở
doanh nghiệp. Xúc tiến và yểm trợ là các hoạt động rất quan trọng có
tác dụng hỗ trợ và thức đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp , giúp cho doanh nghiệp có điều kiện mở rộng các mối quan hệ
với khách hàng, củng cố và phát triển thị trường. Những nội dung chủ
yếu của hoạt động xúc tiến, yểm trợ bán hàng phải kể đến là: quảng
cáo, chào hàng, khuyến mại, tham gia hội chợ triển lãm…
1.3.6. Tổ chức hoạt động bán hàng:
Bán hàng là một trong những khâu cuối cũng của hoạt động
kinh doanh. Hoạt động bán hàng là hoạt động mang tính nghệ thuật,
tác động đến tâm lý người mua nhằm đạt mục tiêu bán được hàng.
Người bán phải đặc biệt quan tâm đến quá trình tác động vào
tâm lý của khách hàng vì những bước tiến triển về tinh thần, tâm lý,
tính chủ quan và khách quan diễn ra rất nhanh chóng trong khách
hàng. Sự diễn biến của khách hàng thường trải qua 4 giai đoạn: sự chú
ý  quan tâm hứng thú  nguyện vọng mua quyết định mua. Vì
vậy, sự tác động của người bán đến người mua cũng phải theo trình tự
đó. Nghệ thuật của người bán hàng là làm chủ quá trình bán hàng về
tâm lý, để diều khiển có ý thức quá trình bán hàng.
Để bán được nhiều hàng, các doanh nghiệp phải đáp ứng các
yêu cầu của khách hàng như: chất lượng, mẫu mã, giá cả… và phải
biết lựa chọn các hình thức bán hàng phù hợp. Thực tế hoạt động bán
hang có rất nhiều hình thức như: bán hàng trực tiếp, bán thông qua
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
35
mạng lưới đại lý, bán theo hợp đồng, bán thanh toán ngay, bán trả góp
và bán chịu, bán buôn, bán lẻ, bán qua hệ thống thương mại điện tử…
1.3.7. Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm:
Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích,
đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm xem xét khả năng mở
rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả tiêu
thụ… nhằm kịp thời có các biện pháp thích hợp để thúc đẩy quá trình
tiêu thụ sản phẩm. Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ có thể xem
xét trên các khía cạnh như: tình hình tiêu thụ theo khối lượng, mặt
hàng, trị giá, thị trường và giá cả các mặt hàng tiêu thụ.
Kết quả của việc phân tích, đánh giá quá trình tiêu thụ sản
phẩm sẽ là căn cứ để doanh nghiệp có các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ
và hoàn thành quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trên mọi
phương diện. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt công tác,
đồng thời phải làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện kế hoạch tiêu thụ.
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
36
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN
2.1. Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến:
Số liệu thu thập đuợc từ Công ty May Việt Tiến như sau:
Bảng 5: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ:
Đơn vị tính: sản phẩm/năm
STT Tên sản phẩm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1.
Áo jacket, áo khoác,
bộ thể thao
10.160.000 12.000.000 13.100.000
2. Áo sơ mi, áo nữ 14.170.000 15.560.000 15.130.000
3. Quần áo các loại 12.200.000 12.350.000 12.370.000
4. Veston 250.000 280.000 300.000
5. Các mặt hàng khác 960.000 1.020.000 1.000.000
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh)
Nhận xét:
Do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới trong những năm
qua nên tình hình tiêu thụ sản phẩm có nhiều biến động. Nhưng nhìn chung
hàng năm vẫn có sự tăng trưởng, số lượng tiêu thụ từng loại sản phẩm năm
sau vẫn tăng hơn so với năm trước tuy không có sự vượt trội rõ rệt. Ban lãnh
đạo Công ty đang có những giải pháp cụ thể nhằm cải thiện tình hình.
Những sản phẩm chủ lực của Công ty như sơ mi, áo jacket…vẫn được Công
ty chú trọng đầu tư sản xuất hơn các mặt hàng khác.
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
37
Bảng 6: Doanh thu tiêu thụ của Công ty:
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT Chỉ Tiêu 2007 2008 2009
1 Doanh thu 987 1250 1425
2 Lợi nhuận trước thuế 46 53 65
3 Lợi nhuận sau thuế 34 42 51
(Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh cuối năm của Phòng Kinh Doanh)
Nhận xét:
Thách thức lớn nhất là tình hình biến động về giá cả lớn, việc tăng giá
đông loạt các nguyên phụ liệu, nhiên liệu và những chi phí khác đã ảnh
hưởng tiêu cực, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty.
Tình hình lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người
lao động. Tuy nhiên, trước tình trạng đó Công ty vẫn phát huy được tính
năng động sáng tạo, chủ động đối phó được những biến động khách quan,
tăng cường hơn công tác quản lý, khai thác tốt các thị trường, áp dụng triệt
để các biện pháp thực hành tiết kiệm toàn diện, chống lãng phí, giảm giờ
làm thêm, đẩy nhanh việc tăng năng suất lao động nên việc sản xuất kinh
doanh cơ bản thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Doanh thu cũng như lợi nhuận các năm luôn tăng so với cùng kỳ. Đây
là nỗ lực đáng ghi nhận của tập thể Công ty, giúp doanh nghiệp có thể đứng
vững trên thị trường hiện nay.
2.2. Hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến:
2.2.1. Nghiên cứu thị trường và khách hàng:
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
38
- Đến nay cơ cấu thị trường của Việt Tiến đã được xác định như
sau: EU – 19%, Mỹ 20%, Nhật Bản – 15%, ASEAN – 18%, nội địa – 10%,
thị trường khác – 18%. Đối với thị trường trong nước Công ty đã dành 10%
năng lực để nắm thị phần trong nước và chuẩn bị hội nhập với nền kinh tế
ASEAN.
- Công ty đặc biệt quan tâm đến phát triển hàng FOB để thay thế
phương thức gia công nhằm chủ động trong sản xuất và chiếm lĩnh thị
trường với tỷ lệ so với năng lực sản xuất là 30%. Doanh thu FOB chiếm
70% trong tổng doanh thu sản xuất Công nghiệp.
- Công ty đặc biệt quan tâm đến chiến lược phát triển khách hàng tại
thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay sự tín nhiệm của khách hàng đối
với sản phẩm Công ty Việt Tiến rất cao, uy tín của Công ty cũng đã được
khẳng định. Hiện nay Việt Tiến có 77 khách hàng là Doanh nghiệp trong
nước và 82 khách hàng là tổ chức trên quy mô 52 quốc gia trên thế giới.
Phương trâm của Việt Tiến hiện nay là tập trung vào thị trường nội địa, ưu
tiên khách hàng truyền thống và phát triển khách hàng ở thị trường mới.
Thông qua việc phân tích môi trường kinh doanh giúp Ban lãnh đạo
thấy được thế mạnh điểm yếu của Công ty, thấy được vị thế của sản phẩm
trên thị trường sơ với đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó có những phương
pháp hoàn thiện sản phẩm cũng như đưa ra những sản phẩm mới làm tăng
sức cạnh tranh của Công ty, từ đó xác định các chiến lược cạnh tranh phù
hợp với từng đối thủ, dành ưu thế chủ động trên thị trường.
2.2.2. Liên doanh hợp tác tiêu thụ sản phẩm:
Trong 10 năm qua Công ty Việt Tiến đã mở rộng hợp tác với các tỉnh
thành trong cả nước bao gồm: Hà Nội, Ninh Thuận, Thành phố Hồ Chí
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
39
Minh, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ. Bên cạnh đó,
Công ty còn thành lập 6 Công ty liên doanh trong nước bao gồm:
- Công ty May Tây Đô là liên doanh giữa VTEC và Công ty thực
phẩm bách hóa Cần Thơ, công suất 3,5 triệu sản phẩm/năm, lao động 1347
người, doanh thu 102 tỷ đồng/năm
- Công ty May Đồng Tiến là liên doanh giữa VTEC và Sở Thương
Mại Đồng Nai, công suất 3,2 triệu sản phẩm/năm, lao động 2270 người,
doanh thu 129 tỷ đồng/năm.
- Công ty May Tiền Tiến là liên doanh giữa VTEC và Công ty
Thương Mại Tổng hợp Tiền Giang, công suất 3,4 triệu sản phẩm/ năm, lao
động 1315 người, doanh thu 68.6 tỷ đồng/năm.
- Công ty may Việt Tân là liên doanh giữa VTEC với Công ty Thương
nghiệp huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, công suất đạt 0,68 triệu sản
phẩm/năm, lao động 466 người, doanh thu đạt 6,7 tỷ đồng/năm.
- Công ty may Tiến Thuận là liên doanh giữa VTEC và Công ty sản
xuất kinh doanh tổng hợp tỉnh Ninh Thuận, công suất là 0,9 triệu sản
phẩm/năm. Lao động là 700 người, doanh thu 6,7 tỷ/ năm.
- Công ty may Việt Hồng là liên doanh giữa VTEC và Ngân hàng
Công thương tỉnh Bến Tre, công suất là 0,7 triệu sản phẩm/năm, lao động
463 người, doanh thu đạt 10,5 tỷ đồng/năm.
Với hoạt động liên doanh này Công ty Việt Tiến đã tăng thêm thị
trường để phát triển tiêu thụ sản phẩm. Các Công ty liên doanh này đều hoạt
động theo hình thức: Việt Tiến chuyển giao Công nghệ, đào tạo bộ máy điều
hành tổ chức sản xuất – cung ứng thiết bị - khai thác thị trường và bao tiêu
sản phẩm. Địa phương chủ yếu góp mặt bằng nhà xưởng, đất đai, cung cấp
lao động tại chỗ. Nhìn chung hoạt động liên doanh mở rộng thị trường cho
đến nay đều thành công và có lãi.
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
40
2.2.3. Huy động các nguồn lực cho sản xuất sản phẩm:
Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, tính đến ngày 01/01/2004 cả
nước có khoảng 72.012 doanh nghiệp thực tế hoạt động với tổng số vốn là
1.724.558 tỷ đồng. Nếu quy đổi ra Đôla Mỹ thì quy mô vốn của các Doanh
nghiệp Việt Nam chỉ tương đương với một tập đoàn đa quốc gia cỡ trung
bình trên thế giới.
Những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn của doanh nghiệp
Việt Nam là rất lớn, trong khi vốn tồn đọng trong các nguồn là rất nhiều, và
việc huy động vốn trong dân vào đầu tư sản xuất chưa được phát huy tối đa.
Với khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế, các doanh nghiệp thường có xu
thế chiếm dụng vốn lẫn nhau, gây ra tình trạng lây nhiếm rủi ro giữa các
doanh nghiệp .
Ý thức được vấn đề trên, Ban lãnh đạo Công ty may Việt Tiến đã cố
gắng khắc phục bằng cách sau khi trừ đi các chi phí phục vụ sản xuất kinh
doanh thì phần lợi nhuận còn lại Công ty đưa vào đầu tư lại, huy động nguồn
vốn tự có của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và phát hành cổ
phần ra bên ngoài để thu hút vốn đầu tư.
Trong những năm gần đây, Công ty đã tiến hành thay thế lại toàn bộ
các thiết bị mới, hiện đại phục vụ cho sản xuất những sản phẩm đòi hỏi chất
lượng cao. Các máy móc được trang bị đồng bộ, các danh mục sản phẩm
không ngừng được mở rộng, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành
sản phẩm. Đây là một trong những khoản đầu tư lớn của doanh nghiệp,
chiếm số vốn không nhỏ của Công ty, nhưng Việt Tiến vẫn thực hiện và khá
thành công.
2.2.4. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm phục vụ xuất khẩu:
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
41
Như đã nói ở trên, Việt Tiến việc kinh doanh tiêu thụ sản phẩm chủ
yếu là xuất khẩu ra nước ngoài, Các thị trường như Nhật Bản, Hoa Kỳ, các
nước Tây Âu là những đất nước mà Việt Tiến xuất khẩu được nhiều nhất.
Đây là những thị trường rất khó tính, chỉ có những sản phẩm có chất
lượng cao mới có thể canh tranh với các sản phẩm cùng loại và tồn tại được
lâu dài.
Số liệu cụ thể được thể hiện trong biều đồ sau:
Bảng7( chú giải):
STT Khu vực Tính theo giá trị (%)
1 Nhật Bản 24,711
2 Mỹ 36,778
3 Tây Âu (EU) 17,199
4 Các nước ASEAN 9,299
5 Các nước khác 12,013
(Nguồn: thống kê tháng 10/2006)
Cho đến nay Công ty đã có những định hướng mới và thu được những
kết quả hết sức tốt đẹp trong thời gian qua. Với phương trâm đẩy mạnh
doanh thu bán hàng FOB xuất khẩu và chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
42
Công ty duy trì những thị trường hiện có bằng những đơn đặt hàng
khó, chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu lớn. Tập trung nâng cao các đơn
hàng đi vào thị trường Nhật Bản và EU nhằm bù đắp sự sụt giảm của thị
trường Mỹ. Năm 2009 Công ty đã dạt được mục tiêu đề ra, với kết quả là cơ
cấu thị trường hiện nay như sau: thị trường Nhật Bản-31%, thị trường Mỹ -
27%, thị trường EU- 27%, thị trường khác 15%.
Việt Tiến đã tập trung hàng sản xuất trong nước và cố gắng chiếm lĩnh
thị trường nội địa. Tiếp tục nâng cấp các cửa hàng và mở rộng kênh phân
phối, chọn lọc và thanh lý các đại lý và cửa hàng không đảm bảo các yêu
cầu đề ra. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, chống hàng gian, hàng giả, quảng bá,
tạo sự kiện nhằm tiếp tục xây dựng và khuếch trương thương hiệu của Việt
Tiến. Năm 2009 doanh thu hàng nội địa tăng trưởng 32% so với cùng kỳ.
Năm 2009, Việt Tiến đã ra mắt và đưa vào thị trường nội địa 01
thương hiệu mới đó là “ VIETTIEN SMART CASUAL” đây là dòng sản
phẩm thông dụng dành cho tầng lớp có thu nhập trung bình. Đó là những
bước phát triển mới của Việt Tiến, bên cạnh những sản phẩm chất lượng cao
sẽ có những sản phẩm phù hợp với quảng đại quần chúng.
Tháng 10/2009 đã tiến hành khai trương Tổng Đại lý của Việt Tiến tại
thủ đô Phnom Penh, Vương Quốc Campuchia.
2.2.5. Quản lý và đánh giá khả năng phân phối, tiêu thụ sản phẩm trong
nước:
Hiện nay Công ty có 20 của hàng và 300 đại lý trên thị trường cả
nước, kinh doanh những sản phâm mang thương hiệu sau: Việt Tiến, Vee
Sendy, TT- up, San Siaro, Mahattan, Smart Causual.
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
43
Sản phẩm may mặc của
Công ty May Việt Tiến đã
và đang tạo dựng chỗ đứng
trên thị trường trong cũng
như ngoài nước, đây là
niềm khích lệ cho trào lưu “
Người Việt Nam dùng hàng
Việt Nam”.
Doanh nghiệp may
Việt Tiến đang chú trọng
vào việc xây dựng một
chuỗi cửa hàng, đại lý độc
quyền bán sản phẩm may
mặc của mình. Ngoài ra,
Công ty còn phối hợp với
các của hàng dệt may khác
cùng nhau phân phối các
sản phẩm hàng may mặc
Việt Nam đến tay người
tiêu dùng bình dân rộng rãi
hơn.
Tại Việt Nam hiện
nay, hàng hóa trong nước
đang phải đối mặt với hai
đối thủ lớn. Một là các hãng nổi tiếng có thương hiệu hàng đầu trên thế giới
như: Milan, Gucci, Miss… đang ngự trị các Trung tâm thương mại. Hai là
hàng Trung Quốc giá rẻ tràn lan qua các tiểu ngạch. Điều đó đã gây trở ngại
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
44
cho hàng may mặc trong nước nói chung và Việt Tiến nói riêng do tâm lý
sính ngoại và ham hàng rẻ của người dân. Tuy nhiên, thế mạnh của Việt
Tiến là sự am hiểu thị trường, nắm rõ nhu cầu, và tâm lý sẵn sàng chi trả của
người tiêu dùng. Chính vì thế, để tạo con đường cho riêng mình, Việt Tiến
đã “ châm ngòi” tung ra những sản phẩm bình dân, đáp ứng cao nhu cầu
mua sắm của mọi lứa tuổi, mọi người dân.
Khai thác thị trường truyền thống với các sản phẩm phổ thông là điểm
chiến lược của Công ty. Đi khác với dòng chảy “ cửa hàng một giá xuất hiện
như nấm mọc sau mưa” Công ty thực hiện chính sách “ đa giá”, tạo nhiều sự
lựa chọn cho khách hàng. Công ty bán các loại áo sơ mi, quần kaki, quần tây
với các mức giá: 195.000 đồng, 210.000 đồng, 350.000 đồng… Mới đây để
tăng số lượng bán ra, Việt Tiến không áp dụng chính sách giảm giá sản
phẩm, mà tung ra dòng sản phẩm có giá trị trung bình. Các sản phẩm có giá
dưới 200.000 đồng hứa hẹn sẽ thâm nhập sâu vào thói quen mua sắm của
người dân.
Việt Tiến và các đại lý luôn làm việc với phương trâm “ Khách hàng
là quan trọng nhất, chỉ cần có khách mua, dù mua nhiều hay mua ít, xa hay
gần, Công ty sẽ sẵn sàng đáp ứng”. Việt Tiến đang phát huy tối đa sức mạnh
để đáp ứng nhu cầu khách hàng bình dân, chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Chiến lược cạnh tranh trên thị trường của sản phẩm may mặc Việt
Tiến được Ban lãnh đạo xác định luôn lấy chất lượng sản phẩm làm tiêu chí
hàng đầu. Việt Tiến chỉ cung cấp những mẫu quần áo có chất lượng vải được
kiểm nghiệm, cam đoan không có chất gây kích ứng da. Luôn luôn cải tiến
mẫu mã sản phẩm, đa dạng hóa màu sắc. Nhờ đó, quần áo thời trang Việt
Tiến đã vượt qua được định kiến chê hàng Việt Nam. Các chiến lược trên đã
giúp Việt Tiến từng bước “đánh bật” thương hiệu ngoại, giành được khách
hàng nội địa. Liên tiếp 2 năm Thương hiệu Việt Tiến nằm trong top 10
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
45
doanh nghiệp dành giải Sao Vàng Đất Việt, là doanh nghiệp hàng đầu của
tập đoàn dệt may Việt Nam. Việt Tiến được trao tặng danh hiệu “ Hàng Việt
Nam chất lượng cao năm 2009” , do người tiêu dùng cả nước bình chọn.
Đây là năm thứ 13 liên tiếp, Việt Tiến vinh dự được người tiêu dùng hài
lòng, tin cậy.
Việt Tiến cùng các thương hiệu may mặc trong nước khác kỳ vọng
trong tương lai sẽ chiếm ít nhất 70% thị trường nội địa và sau đó sẽ vươn ra
thị trường nước ngoài.
2.3. Khả năng cạnh tranh hiện tại của Công ty:
May mặc là một trong những lĩnh vực kinh doanh rất năng động, ngày
càng thu hút được nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham
gia. Bên cạnh những Công ty may nước ngoài đối thủ cạnh tranh của Công
ty may Việt Tiến là các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong ngành may
mặc. Điều dó đã tạo nên môi trường cạnh tranh quyết liệt và phức tạp khiến
tất cả các bên đều phải cố gắng hoàn thiện bản thân mới có thể tồn tại được.
Các sản phẩm của Việt Tiến đều có đối thủ cạnh tranh, cụ thể là:
- Sơ mi: các doanh nghiệp cạnh tranh sản phẩm cùng loại sơ mi là:
May 10, An Phước, Nhà Bè, Thăng Long, Việt Thắng.
- Veston, quần Âu: Công ty May Đức Giang, Nhà Bè
- Thun: đối thủ cạnh tranh xác định là Thành Công, Công ty Dệt may
Hà Nội, Dệt kim Đông Xuân.
- Hàng thời trang nữ: Công ty May Sài Gòn, Legamex.
- Áo jacket: Thăng Long, Đức Giang, Nhà Bè.
Sơ mi là sản phẩm chủ lực của Công ty, các đối thủ nặng ký là May
10, An Phước, Nhà Bè… nhưng Việt Tiến vẫn có lợi thế hơn về chất lượng,
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
46
công nghệ, thương hiệu. Do vậy thị phần của khách hàng đối với May Việt
Tiến luôn chiếm ưu thế, đặc biệt là các khu vực ở phía Nam.
2.4. Đánh giá khả năng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
của Công ty May Việt Tiến:
2.4.1. Những ưu điểm:
- Lực lượng lao động tại Công ty làm việc lâu năm nên có tay nghề
cao, năng suất lao động thuộc loại cao so với ngành.
- Khả năng của Công ty có thể thực hiện được các hợp đồng có đơn
hàng lớn.
- Sản phẩm của Công ty với uy tín lâu đời được tín nhiệm cao trên
thương trường.
- Hệ thống đại lý rộng khắp trên các thành phố trên cả nước.
- Có định hướng chiến lược về thị trường, kinh doanh tổng hợp, mặt
hàng đa dạng, tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác trong và ngoài nước.
- Việt Tiến luôn được đánh giá cao về năng lực thiết bị so với các
Công ty khác hoạt động cùng ngành. Trong những năm gần đây Việt Tiến
luôn ưu tiên đầu tư vốn vào đổi mới trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh
doanh. Là đơn vị tiên phong trong việc cập nhật, sử dụng thiết bị hiện đại, là
nơi thăm quan học hỏi cho các đơn vị khác.
- Vận dụng thành công phương pháp quản lý sản xuất của Nhật Bản
phù hợp với điều kiện sản xuất và năng lực nội tại của Công ty. Do đó Việt
Tiến luôn có năng suất và chất lượng sản phẩm vượt trội, đây là một thành
quả rất đáng ghi nhận của Công ty.
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
47
Ngoài ra Việt Tiến còn được đánh giá là đơn vị có tài chính mạnh, có
khả năng tự phát triển thị trường, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân:
2.4.2.1. Hạn chế:
Trong thời gian qua tuy có những kết quả vượt trội rất đáng ghi nhận,
hoàn thành tốt mục tiêu đề ra. Song bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, gây
nên những hạn chế cho Việt Tiến:
- Chưa tập trung hết các nguồn lực để phát huy sức mạnh tập thể trong
quá trình sản xuất kinh doanh.
- Một số đơn vị còn chưa chủ động trong tìm kiếm việc làm, mở rộng
thị phần trong và ngoài nước.
- Năng lực thiết bị hiện đại nhưng chưa đồng đều giữa các Xí nghiệp,
đặc biệt chưa liên kết chặt chẽ để tận dụng năng lực thiết bị giữa các đơn vị
trong toàn Công ty.
2.4.2.2. Nguyên nhân:
- Phần lớn các đơn vị thành viên có nền tài chính yếu, quy mô vốn
nhỏ, hiệu quả sản xuất chưa cao nên khả năng tích lũy nội bộ thấp. Việc huy
động vốn khó khăn dẫn đên việc đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ để sản
xuất các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao bị hạn chế.
- Công tác quảng bá, tiếp thị, tiếp cận thị trường chưa chuyên nghiệp,
quan điểm kinh doanh nói chung chưa xuất phát từ người tiêu dùng, chưa
tìm hiểu các yếu tố khách quan của thị trường do tác động của các Luật mới
ban hành nên còn gặp nhiều bị động trong sản xuất kinh doanh.
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
48
- Một số đơn vị thành viên chưa phát huy hết khả năng, chưa tập trung
đầu tư nâng cấp thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc, bổ sung phần mềm,
tính toán.
- Mặc dù việc áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO đã
được thực hiện ở hầu hết các xí nghiệp nhưng một số nơi vẫn mang tính hình
thức, chưa trở thành nhu cầu sản xuất kinh doanh của chính mình.
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
49
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY MAY
VIỆT TIẾN
3.1 – Phương hướng phát triển thị trường của Công ty May
Việt Tiến:
3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty:
3.1.1.1. Thuận lợi:
Việt Tiến vẫn tiếp tục duy trì ổn định được thị trường, khách hàng và
là đơn vị có tỷ trọng hàng FOB chiếm tỷ trọng cao của Tập Đoàn Dệt May
Việt Nam.
Thương hiệu Việt Tiến đã khẳng định được vị thế của mình trên thị
trường quốc tế và trong nước. Top 50 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do
người tiêu dùng bình chọn, Top 10 Sao Vàng Đất Việt năm 2009, doanh
nghiệp tiêu biểu nhất ngành Dệt May Việt Nam 6 năm liên tục…
Tình hình tổ chức sản xuất ổn định, điều kiện môi trường làm việc
nhìn chung là tốt, các chế độ chính sách chăm sóc cho người lao động cả về
vật chất và tinh thần thường xuyên được duy trì và nâng cao…
Năng suất lao động của toàn Công ty tiếp tục được nâng cao.
Phong trào thi đua nâng cao năng suất lao động trong sản xuất đã phát
huy tác dụng, thúc đẩy thi đua trong sản xuất.
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
50
3.1.1.2. Khó khăn:
Thách thức lớn nhất là tình hình kinh tế vẫn tiếp tục biến động, khủng
hoảng tài chính toàn cầu diễn biến phức tạp, kim ngạch xuất khẩu của ngành
Dệt May Việt Nam không tăng trưởng so với cùng kỳ.
Tình hình biến động lao động ngày càng tăng, lao động nghỉ việc
nhiều cho dù Công ty đã đề ra nhiều chính sách, giải pháp cụ thể để giữ
người lao động.
Đơn hàng và đơn giá hàng xuất khẩu tiếp tục giảm và chưa có xu
hướng gia tăng theo dự đoán, đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tổ chức
sản xuất và hiệu quả của toàn Công ty.
Công tác tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, đặc biệt là thị
trường mới để không phụ thuộc nhiều vào thị trường truyền thống, còn gặp
nhiều khó khăn, thách thức do đơn hàng nhỏ lẻ, thời trang buộc Công ty phải
tổ chức sắp xếp lại sản xuất cho phù hợp.
Nhiều khách hàng lớn và truyền thống trước đây cũng chịu ảnh hưởng
suy thoái kinh tế đã tác động không nhỏ đến công tác xây dựng kế hoạch và
hoạt động của Công ty.
Công ty đang trong giai đoạn tái cơ cấu toàn diện, đã bộc lộ những
hạn chế về nguồn nhân lực, thiếu cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ thị
trường cung cấp cho các đơn vị thành viên.
3.1.2. Phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Thực hiện chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm
2010 đã được Thủ tướng phê duyệt tại quyết định số 161/1998/QĐ-TTg
ngày 01 tháng 9 năm 1998 và chiến lược tăng tốc của toàn ngành Dệt May
đến năm 2010. Phương hướng phát triển chủ yếu của Công ty là:
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
51
- Tổng doanh thu : 2000 tỷ đồng/năm
- Tổng lợi nhuận trước thuế : 60 tỷ đồng
- Đầu tư sản xuất: : 400 tỷ đồng
Trước mắt sẽ còn nhiều khó khăn và thách thức, vì vậy việc thực hiện
sản xuất kinh doanh năm 2010 đòi hỏi toàn thể cán bộ công nhân viên phải
đoàn kết, nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2010, tập
trung thực hiện những chỉ tiêu và giải pháp chính như sau:
Bảng 8: Kế hoạch các chỉ tiêu thực hiện năm 2010:
Các chỉ tiêu chính ĐVT TH 2009 KH 2010 Tỷ lệ
Tổng doanh thu Tỷ Đồng 1,923.90 2,100.00 109%
Lợi nhuận trước thuế Tỷ Đồng 96,45 105.00 109%
(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán)
Phương hướng phát triển từ 2010 đến 2015 như sau:
Trong nền kinh tế phát triển không ngừng như hiện nay, Công ty đã và
đang tiếp tục đổi mới Công nghệ thiết bị sản xuất , tạo ra những sản phẩm
mới chất lượng cao hơn để có thể xâm nhập thêm những thị trường mới nữa,
tạo nguồn thu ngoại tệ góp phần đổi mới hình ảnh của Công ty.
Nâng cao và hoàn thiện cơ chế tổ chức, củng cố lại năng lực quản lý
kinh doanh, tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực mới theo tiêu chuẩn quốc
tế, nâng cao kiến thức về marketing và PR cho đội ngũ cán bộ công nhân
viên trong Công ty.
Tiến hành chuyển dổi hình thức tổ chức sang mô hình Công ty mẹ -
Công ty con nằm trong Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Thực hiện cơ chế
tài chính theo mô hình đó, các Công ty có quyền tự chủ về tài chính, chịu
trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tất cả nhằm mục đích nâng
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
52
cao hơn chất luợng sản phẩm để đạt được tiêu chuẩn quốc tế và hệ thống
quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9002. Xây dựng các phương án đầu tư ra nước
ngoài, mở rộng quy mô ra thị trường thế giới để có thể bắt kịp lộ trình kinh
tế khi nước ta gia nhập WTO.
Công ty đang từng bước nâng cao thêm thu nhập cho người lao động,
xây dựng chính sách đại ngộ, thu hút nhân tài để phát huy nội lực, tập trung
đầu tư, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh trên
thương trường.
Đối với các Công ty nước ngoài có vốn góp của Công ty cần khai thác
hết thị phần, công suất cung ứng phụ liệu ngành may mặc cho các Công ty
con, Công ty liên kết.
Để thực hiện những chỉ tiêu chính nêu trên Ban lãnh đạo Công ty cần
có những giải pháp cụ thể mang tính khả thi.
3.2 – Giải pháp thực hiện để phát triển thị trường tiêu thụ sản
phẩm:
3.2.1. Tăng cường công tác đầu tư xây dựng, góp vốn để mở rộng thị
trường:
Đối với một số đơn vị thành viên hoạt động còn yếu kém, Công ty sẽ
tiếp tục hỗ trợ bằng các nguồn lực để tăng cường công tác quản lý, giám sát
nhằm đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị này có hiệu
quả.
Đối với một số đơn vị trực thuộc, Công ty tiếp tục đầu tư nâng cấp,
khai thác có hiệu quả năng lực sản xuất. Áp dụng một số cơ chế và các giải
pháp để tăng năng suất lao động, kiểm soát chất lượng và môi trường làm
việc.
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD
53
Đối với các đơn vị liên doanh với nước ngoài, Công ty sẽ tiến hành tái
cơ cấu vốn và bộ máy quản lý điều hành. Tiếp tục đàm phán với đối tác
nước ngoài để tái cấu trúc hoạt dộng sản xuất kinh doanh.
Đối với các đơn vị hợp tác kinh doanh sẽ tiến hành tái cấu trúc lại
bằng các biện pháp gia hạn thời hạn liên doanh, chuyển nhượng quyền sở
hữu hoặc kết thúc hợp tác.
Phối hợp cùng Tập đoàn Dệt May hoàn tất các thủ tục để tiếp nhận
khu đất Công ty Ros Viet tại Hóc Môn. Đầu tư nâng cấp nhà xưởng và khai
thác nguồn lực hiện có, đồng thời lập dự án di dời Xí nghiệp Việt Long về
khu đất này.
Xây dựng phương án đầu tư mới, mở rộng năng lực sản xuất tại tỉnh
Bạc Liêu.
Lập phương án tiền khả thi trình Hội Đồng Quản Trị để mua lại phần
đất và nhà xưởng của Xí nghiệp Ô Môn của Công ty Cổ phần May Tây Đô,
đồng thời lập dự án nhà xưởng này để tham gia góp vốn với Công ty Kwang
Lung – Đài Loan thành lập Công ty TNHH Việt Tiến – Meko chuyên sản
xuất các sản phẩm lông vũ, trong đó Việt Tiến góp 51%, dự kiến giá trị đầu
tư khoảng 2 triệu USD.
3.2.2. Thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh:
Tiếp tục phát động phong trào thi đua trong lao động sản xuất ngay từ
quý tiêu thụ sản phẩm năm 2010 trên phạm vi toàn Công ty, thúc đẩy năng
suất lao động.
Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện lại các định mức kinh tế,
kỹ thuật các chủng loại sản phẩm và thời gian chế tạo, cải tiến quy trình tổ
chức sản xuất, quy trình chi trả lương theo sản phẩm gắn với thời gian chế
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).docNguyễn Công Huy
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...nataliej4
 
Báo cáo thực tập: Hoàn thiện giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại...
Báo cáo thực tập: Hoàn thiện giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại...Báo cáo thực tập: Hoàn thiện giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại...
Báo cáo thực tập: Hoàn thiện giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại...OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại thành phố
Báo cáo thực tập: Giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại thành phốBáo cáo thực tập: Giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại thành phố
Báo cáo thực tập: Giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại thành phốOnTimeVitThu
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ Của Nhật Bản Và Bài Học Ki...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ Của Nhật Bản Và Bài Học Ki...Khoá Luận Tốt Nghiệp Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ Của Nhật Bản Và Bài Học Ki...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ Của Nhật Bản Và Bài Học Ki...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Kiến Nghị Nhằm Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Sản Phẩm Xi Măng.doc
Kiến Nghị Nhằm Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Sản Phẩm Xi Măng.docKiến Nghị Nhằm Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Sản Phẩm Xi Măng.doc
Kiến Nghị Nhằm Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Sản Phẩm Xi Măng.docsividocz
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích nawmn 2014
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích nawmn 2014Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích nawmn 2014
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích nawmn 2014Dương Hà
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần jean
Báo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất quần jeanBáo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất quần jean
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần jeanTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...Thu Vien Luan Van
 
Phân tích chiến lược doanh nghiệp qua thực tiễn tại tổng công ty cổ phần May ...
Phân tích chiến lược doanh nghiệp qua thực tiễn tại tổng công ty cổ phần May ...Phân tích chiến lược doanh nghiệp qua thực tiễn tại tổng công ty cổ phần May ...
Phân tích chiến lược doanh nghiệp qua thực tiễn tại tổng công ty cổ phần May ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Ähnlich wie Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến (20)

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
 
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
 
Báo cáo thực tập: Hoàn thiện giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại...
Báo cáo thực tập: Hoàn thiện giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại...Báo cáo thực tập: Hoàn thiện giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại...
Báo cáo thực tập: Hoàn thiện giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại...
 
Báo cáo thực tập: Giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại thành phố
Báo cáo thực tập: Giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại thành phốBáo cáo thực tập: Giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại thành phố
Báo cáo thực tập: Giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại thành phố
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ Của Nhật Bản Và Bài Học Ki...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ Của Nhật Bản Và Bài Học Ki...Khoá Luận Tốt Nghiệp Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ Của Nhật Bản Và Bài Học Ki...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ Của Nhật Bản Và Bài Học Ki...
 
Đề tài kế toán nguyên vật liệu tại các công ty may mặc hay 2017
Đề tài  kế toán nguyên vật liệu tại các công ty may mặc hay 2017Đề tài  kế toán nguyên vật liệu tại các công ty may mặc hay 2017
Đề tài kế toán nguyên vật liệu tại các công ty may mặc hay 2017
 
Kiến Nghị Nhằm Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Sản Phẩm Xi Măng.doc
Kiến Nghị Nhằm Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Sản Phẩm Xi Măng.docKiến Nghị Nhằm Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Sản Phẩm Xi Măng.doc
Kiến Nghị Nhằm Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Sản Phẩm Xi Măng.doc
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích nawmn 2014
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích nawmn 2014Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích nawmn 2014
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích nawmn 2014
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
 
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần jean
Báo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất quần jeanBáo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất quần jean
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần jean
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
 
Đề tài: Phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc
Đề tài: Phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặcĐề tài: Phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc
Đề tài: Phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc
 
Khóa luận: Phát triển thương mại sản phẩm trang thiết bị y tế, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển thương mại sản phẩm trang thiết bị y tế, 9 ĐIỂMKhóa luận: Phát triển thương mại sản phẩm trang thiết bị y tế, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển thương mại sản phẩm trang thiết bị y tế, 9 ĐIỂM
 
Phân tích chiến lược doanh nghiệp qua thực tiễn tại tổng công ty cổ phần May ...
Phân tích chiến lược doanh nghiệp qua thực tiễn tại tổng công ty cổ phần May ...Phân tích chiến lược doanh nghiệp qua thực tiễn tại tổng công ty cổ phần May ...
Phân tích chiến lược doanh nghiệp qua thực tiễn tại tổng công ty cổ phần May ...
 
Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty May.
Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty May.Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty May.
Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty May.
 
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu Thắm
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu ThắmĐề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu Thắm
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu Thắm
 
Quản lý marketing online cho các thương hiệu đặc sản Việt nam
Quản lý marketing online cho các thương hiệu đặc sản Việt namQuản lý marketing online cho các thương hiệu đặc sản Việt nam
Quản lý marketing online cho các thương hiệu đặc sản Việt nam
 
Quản lý marketing online cho các thương hiệu đặc sản của Việt nam
Quản lý marketing online cho các thương hiệu đặc sản của Việt namQuản lý marketing online cho các thương hiệu đặc sản của Việt nam
Quản lý marketing online cho các thương hiệu đặc sản của Việt nam
 

Mehr von luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMluanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửluanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdomluanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viênluanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conandoluanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 

Mehr von luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Kürzlich hochgeladen

20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 

Kürzlich hochgeladen (20)

20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 

Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Khoa Thương Mại và Kinh Tế Quốc Tế ----o0o---- CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN MÃ TÀI LIỆU: 81006 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com Giảng viên hướng dẫn: TS. TRẦN VĂN BÃO Sinh viên thực tập :NGUYỄN LAN HƯƠNG Lớp : QTKDTM – K38 Hà Nội – 5/2010
  • 2. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 2 MỤC LỤC MỤC LỤC.....................................................................................2 LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN...................................................................................6 1.1. Khái quát về Công ty May Việt Tiến..................................6 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty................................. 6 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban ........................... 8 1.1.3. Đặc điểm nguồn lực của Công ty ...................................................... 13 1.1.4. Đặc điểm sản phẩm của Công ty ....................................................... 17 1.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty ........................................ 19 1.2- Ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế thị trường ....... 21 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp .......... 21 1.2.2. Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ........................................... 23 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm ................................. 27 1.3 – Nội dung tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp............................ 29 1.3.1. Nghiên cứu thị trường........................................................................ 29 1.3.2.Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ........................................................ 30 1.3.3. Chuẩn bị hàng hóa xuất bán............................................................... 31 1.3.4. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm ....................................... 32 1.3.5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng...... 33 1.3.6. Tổ chức hoạt động bán hàng.............................................................. 34 1.3.7. Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm ............... 35 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN.....................................................36 2.1. Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến... 36 2.2. Hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến.... 37 2.3. Khả năng cạnh tranh hiện tại của Công ty........................................... 45
  • 3. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 3 2.4. Đánh giá khả năng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến.............................................................................................. 46 2.4.1. Những ưu điểm .................................................................................. 46 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân......................................................... 47 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN.. ........................................................................................................49 3.1- Phương hướng phát triển thị trường của Công ty May Việt Tiến 49 3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty........................................ 49 3.1.2.Phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ..................... 50 3.2 – Giải pháp thực hiện để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm 52 3.2.1.Tăng cường công tác đầu tư xây dựng, góp vốn để mở rộng và phát triển thị trường ............................................................................................. 52 3.2.2. Thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh .......................................... 53 3.2.3.Tăng cường hoạt động quảng cáo....................................................... 54 3.2.4. Xây dựng chiến lược chào hàng ........................................................ 55 3.2.5. Các giải pháp thị trường .................................................................... 56 3.2.6. Hoàn thiện, nâng cao chất lượng và đổi mới sản phẩm..................... 58 3.2.7. Tổ chức hội nghị khách hàng............................................................. 60 3.2.8. Phát triển Công nghệ và nguồn nhân lực........................................... 60 3.2.9. Tăng cường áp dụng Thương mại điện tử trong phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ........................................................................................ 62 KẾT LUẬN...................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................64
  • 4. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 4 LỜI NÓI ĐẦU Triết lý kinh doanh của sản xuất hàng hóa là sản phẩm đuợc sản xuất để bán nhằm thu lợi nhuận.. Do đó, tiêu thụ sản phẩm là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp để thực hiện triết lý đó. Hiểu một cách cơ bản, quá trình tiêu thụ sản phẩm gắn liền với sự thanh toán giữa nguời mua và nguời bán và sự chuyển quyền sở hũư hàng hoá. Thực tế cho thấy thích ứng với mỗi cơ chế quản lý kinh tế khác nhau, công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng những hình thức khác nhau. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp được thực hiện theo kế hoạch giao nộp sản phẩm với giá cả và địa chỉ do Nhà nước quy định. Còn trong nền kinh tế thị truờng, các Doanhnghiệp phải tự mình giải quyết ba vấn đề cơ bản của sản xuất kinh doanh: sản xuất cái gì, bằng cách nào và cho ai. Do vậy, tiêu thụ sản phẩm trở thành vấn đề sống còn của mọi Doanh nghiệp. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài tốt nghiệp: “ Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến” và tiến hành tìm hiểu thực tế tại Công ty. Nội dung chuyên đề của tôi gồm 3 chương: - Chương 1: “ Tổng quan chung về Công ty May Việt Tiến” - Chương 2 “ Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến” - Chương 3: “Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến” Sau đây là những kết quả đạt được trong quá trình thực tập tại Công ty. Tôi xin chân thành cám ơn giáo viên hướng dẫn thực tập TS. Trần Văn
  • 5. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 5 Bão, các thầy cô trong Khoa Thương Mại và Kinh Tế Quốc Tế cùng các cán bộ thuộc Công ty May Việt Tiến đã giúp tôi hoàn thành bản báo cáo này. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  • 6. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN 1.1 – KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: 1.1.1.1. Thông tin chung về Doanh nghiệp: - Tên giao dịch bằng Tiếng Việt: Công ty May Việt Tiến - Tên giao dịch quốc tế: Viet Tien Garment Export and Import Company - Tên viết tắt: VTEC - Trụ sở giao dịch: Số 7 Lê Minh Xuân, phường 7, quận Tân Bình, tp. Hồ Chí Minh. - Điện thoại: 08.38.640800 - Fax: 08.38.645085 - Website: www. Viettien.com.vn - Các chi nhánh: Chi nhánh Hà Nội: 79 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội Chi nhánh Hải Phòng: 27 Hoàng Văn Thụ, tp. Hải Phòng Chi nhánh Đà Nẵng: 102 Nguyễn Văn Linh, tp. Đà Nẵng Chi nhánh Nha Trang: 204 Thống Nhất, tp. Nha Trang 1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: Trước 30/4/1975, tiền thân của Công ty là một xí nghiệp may tư nhân mang tên Thái Bình Dương Kỹ Nghệ Công ty – tên giao dịch là Pacific Enterprise, xí nghiệp này do 8 cổ đông góp vốn với tổng số
  • 7. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 7 vốn là 80.000.000 đồng do ông Sầm Hào Tài, một thương nhân người Hoa là Giám Đốc. Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1513 m2 với 65 máy may gia đình và khoảng 100 công nhân. Ngày 29/11/1975, Xí nghiệp được Nhà Nước tiếp quản từ Ban quân quản xí nghiệp may Thái Bình Dương. Ngày 08/8/1977, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh có quyết định số 1066/QĐ/UB vê việc quốc hữu hóa rồi giao cho Bộ Công Nghiệp Nhẹ ( nay là Bộ Công nghiệp) quản lý. Đến ngày 05/9/1977 được Bộ Công nghiệp nhẹ công nhận xí nghiệp quốc doanh và đổi tên là Xí nghiệp May Việt Tiến trực thuộc Liên Hiệp các Xí nghiệp May. Ngày 13/11/1979, do bất cẩn trong sản xuất, xí nghieepk bị hỏa hoạn và bị hủy hoại hoàn toàn. Tuy thế, được sự giúp đỡ của các dơn vị bạn cộng với lòng hăng say, gắn bó với xí nghiệp, toàn thể công nhân và lãnh đạo xí nghiệp đã đưa đơn vị hoạt động trở lại và ngày càng khẳng định vị trí trên thương trường. Nhờ vào nỗ lực và cố gắng không ngừng, ngày 22/4/1990 theo quyết định số 103/CNn/TCLĐ, xí nghiệp được chấp nhận nâng lên thành Công ty May Việt Tiến gồm 1 xí nghiệp trung tâm và 8 xí nghiệp phụ thuộc với 3388 công nhân. Ngày 22/4/1993, Bộ Công nghiệp nhẹ ra quyết định số 214/Cnn/TCLĐ thành Doanh nghiệp Nhà nước Việt Tiến. Theo quyết định số 102.01/GP ký ngày 08/02/1991, công ty được Bộ Kinh Tế Dối Ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch quốc tế là VIET TIEN GARMENT EXPORT AND IMPORT COMPANY, viết tắt là VTEC.CO
  • 8. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 8 Ngày 20/6/2000, Công ty đã được tổ chức BVQI, Vương Quốc Anh công nhận đạt ISO 9002. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban: 1.1.2.1.Lãnh đạo: - HĐQT Công ty: là cơ quan quản lý có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định các vấn đề có liên quan đến quản lý, quyền lợi của Công ty. Nghị quyết, quyết định của HĐQT được Giám Đốc Công ty triển khai và thực hiện. - Tổng Giám Đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm và toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà Nước. Tổng Giám Đốc thực hiện việc ký kết hợp đồng, sắp xếp, phân bổ nhân sự, giám sát và sử dụng vốn có hiệu quả, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do Nhà nước giao, phối hợp và giám sát chặt chẽ các Công ty liên doanh. - Phó Tổng Giám Đốc Tài Chính – Kinh doanh: chịu trách nhiệm tìm kiếm thị trường, khai thác mặt hàng, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh doanh thông qua sự đồng ý của Tổng Giám Đốc. Ngoài ra, ông còn giám sát, theo dõi các của hàng, đại lý bán lẻ sản phẩm, các Công ty liên doanh trong nước và chi nhánh tại Hà Nội, xây dựng các kế hoạch phù hợp với tình hình kinh doanh và các hợp đồng đã ký kết. Ông còn một nhiệm vụ nữa là kiểm soát tài chính kế toán của Công ty, đanh giá hoạt động kinh doanh của Công ty theo từng quý, từng năm.
  • 9. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 9 - Phó Tổng Giám Đốc sản xuất: chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch sản xuất, phân công và đốc thúc các xí nghiệp thực hiện tiến độ kế hoạch sản xuất, điều phối vật tư, phân bổ nhân sự và giám sát về mặt lao động tiền lương. - Phó Tổng Giám Đốc Nội Chính: chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động của văn phòng Công ty, điều hành các hoạt động hành chính, văn thư, an toàn lao động, y tế, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy và đời sống của công nhân viên. Bên cạnh đó, ông còn phải theo dõi các hợp đồng xuất nhập khẩu và các hoạt động pháp lý của công ty. 1.1.2.2. Khối phòng ban: - Phòng tổ chức - lao động: có nhiệm vụ tuyển dụng lao động, sắp xếp, bố trí lao động, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, xây dựng các quy chế về tuyển dụng, phân bổ tiền lương, tiền thưởng, thực hiện các chính sách đối với lao động, lập chiến lược dài hạn về quản lý cán bộ cũng như về hành chính. - Phòng kế toán: có chức năng quản lý toàn bộ nguồn tài chính của công ty, cân đối các nguồn vốn, theo dõi các hạch toán kinh tế toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích hoạt động kinh tế, tính toán hiệu quả và thực hiện các chỉ tiêu giao nộp Ngân sách, chịu trách nhiệm trước Phó Tổng Giám Đốc Tài Chính về toàn bộ Công tác kế toán, thống kê và quản lý tài chính. Để thực hiện các chức năng trên, đồng thời có thể chỉ đạo tập trung toàn bộ công tác kế toán, phòng kế toán đã chuyên môn hóa hình thức kế toán vừa tập trung vừa phân tích và sử dụng hình thức sổ nhật ký chung. Theo hình thức này, tất cả công việc kế toán như phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ
  • 10. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 10 tổng hợp và chi tiết, tính giá thành, lập các báo cáo, thông tin kinh tế … đều được thực hiện ở các xí nghiệp trực thuộc rồi được tập trung tại phòng kê toán của công ty. Công ty sẽ tiến hành giao vốn ( cố định, lưu động) theo hình thức khoán chi phí và báo cáo về công ty vào cuối kỳ ( mỗi tháng). Nghiệp vụ này phản ánh trên hai tài khoản 1368 ( phải thu nội bộ) và 3368 ( phải trả nội bộ). - Phòng kinh doanh: Có chức năng đàm phán hợp đồng kinh doanh, theo dõi việc thực hiện các hợp đồng dã ký kết, thực hiện việc xuất khẩu ủy thác, đảm bảo việc đối ngoại và tìm thị trường ở nước ngoài, hoạch định các chiến lược Marketing và tổ chức thực hiện các hoạt động Marketing, quản lý việc tiêu thụ nội địa, theo dõi hoạt động tiêu thụ của các cửa hàng và các đại lý. - Phòng kỹ thuật công nghệ và cơ điện: có trách nhiệm kiểm soát hệ thống kỹ thuật, thiết kế dây chuyền sản xuất, giải quyết các vấn đề về kỹ thuật sản phẩm, tính toán và quyết định các thông số kỹ thuật sản phẩm, giải quyết các thắc mắc kỹ thuật của công ty, kết hợp với phòng kinh doanh đàm phán với khách hàng để nắm rõ yêu cầu về kỹ thuật và đề ra hướng giải quyết, may mẫu cho khách hàng duyệt và thống kê chương trình sản xuất, cân đối, kiểm tra nguyên phụ liệu, hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân khi có sự thay đổi mẫu mã sản phẩm. - Phòng kế hoạch điều độ: có nhiệm vụ ký kết và theo dõi thực hiện các hợp đồng gia công, xin giấy phép xuất nhập khẩu, lập định mức cho từng sản phẩm, duyệt hàng mẫu, thanh lý hợp đồng. Dựa trên các hợp đồng của phòng kinh doanh, phong này phân bổ cho các xí nghiệp sản xuất sao cho đúng tiến độ giao hàng.
  • 11. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 11 - Phòng cung tiêu: có nhiệm vụ cung cấp các nguyên phụ liệu, nhiên liệu cho từng xí nghiệp theo kế hoạch của phòng kế hoạch điều độ. Giám sát việc sử dụng nguyên phụ liệu, điều hành hệ thống kho, kết hợp với phòng kinh doanh đưa sản phẩm đến cửa hàng, đại lý tiêu thụ, trực tiếp vận hành trạm vận tải hơn 20 xe. - Phòng đảm bảo chất lượng: báo cáo trực tiếp với Tổng Giám Đốc. Phòng này có nhiệm vụ tổ chức xây dựng và duy trì hệ thống ISO 9002. - Phòng đoàn thể: xây dựng và tổ chức các hoạt động đoàn thể cho từng công ty - Phòng đời sống: chăm lo việc ăn ở, cùng những sinh hoạt khác cho công nhân viên. - Phòng chăm lo sức khỏe cho công nhân viên - Phòng KCS: có chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm, kịp thời phát hiện và giải quyết các vướng mắc của sản phẩm để điều chỉnh sản xuất, đảm bảo uy tín chất lượng của sản phẩm công ty. - Bộ phận kế hoạch đầu tư – xây dựng: có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động của các công ty liên doanh, xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bị, máy móc và xây dựng mới cho công ty. - Văn phòng Công ty: tổ chức việc quản lý hành chính, văn thư, tổ chức đội bảo vệ của công ty, giám định sức khỏe cho công tác tuyển dụng, tổ chức bếp ăn tập thể cho cán bộ công nhân viên. - Hệ thống kho gồm có: Kho nguyên liệu, Kho phụ liệu, Kho bao bì, Kho phế liệu, Kho thành phẩm, Kho văn phòng
  • 12. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 12 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty May Việt Tiến: HÌNH 1 KHỐI PHÒNG BAN TỔNG CÔNG TY HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH BAN KIỂM SOÁT CÁC CÔNG TY CON XÍ NGHIỆP TRỰC THUỘC VÀ HỢP TÁC KINH DOANH CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT CÁC CÔNG TY LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI
  • 13. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 13 Bộ máy quản lý của Công ty làm việc có hiệu quả, các phòng ban, bộ phận có nhiệm vụ khác nhau, phục vụ tối đa Ban Giám Đốc đê điều hành công việc chung của toàn Công ty. Các xí nghiệp trực thuộc có nhiệm vụ thực hiện các chit tiêu sản xuất kinh doanh do Công ty giao hàng năm và đều làm rất tốt. Quan hơn 20 năm xây dựng và phát triển hiện nay Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi và lực lượng lao động đông đúc với hơn 8000 công nhân có trình độ tay nghề cao, sản xuất giỏi, góp phần to lớn cho việc sản xuất kinh doanh chung của Công ty. Áp dụng ISO 9002 đã tạo nên sự thông suốt trong bộ máy, các thủ tục, quy trình rõ ràng, chặt chẽ càng thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban. 1.1.3. Đặc điểm nguồn lực của Công ty: Khả năng hoạt động của Công ty Với số vốn điều lệ là 230 tỷ đồng, Việt Tiến có tổng quy mô nhà xưởng là 55.709.32 m2 , tổng các lạo thiết bị lên đến 5.668 bộ, số lao động thường xuyên của Công ty lên đến 20.000 người. Chi tiết một số đơn vị sản xuất chính như sau: Nhận xét chung: Với khả năng hoạt động như bảng sau, Việt Tiến đảm bảo những mặt hàng chính của Công ty luôn được sản xuất thường xuyên, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Các đơn vị May 1, May 2, Việt Long, Vimiky có năng lực sản xuất luôn cao nhất, luôn đảm bảo 3 triệu sản phẩm 1 năm.
  • 14. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 14 Bảng 1: Nguồn lực tính đến năm 2009: STT Đơn vị Lao Động MMTBị các loại D. Tích nhà xưởng Mặt hàng Năng lực ( sp/năm) 1 May 1 960 665 6.672 m2 Shirt 3.000.000 2 May 2 990 655 6.672 m2 Shirt 3.000.000 3 SIG – VTEC 1010 861 5.700 m2 Jactket, sportwear 2.000.000 4 Duong Long 510 512 2.133 m2 Dress pants 1.800.000 5 Viet Long 900 1.083 2.532 m2 Khaki, dress pants 3.000.000 6 Vimiky 500 395 2.780 m2 Suit 3.000.000 (Nguồn: Phòng Kinh Doanh) 1.1.3.1. Khả năng về vốn: Với tiềm lực về vốn khá cao, Việt Tiến luôn tự tin trong sản xuất kinh doanh và đảm bảo đủ năng lực để đối phó với những biến động của thị trường may mặc . Điều đó được thể hiện cụ thể tại bảng sau: Bảng 2: Nguồn vốn kinh doanh của Công ty: Đơn vị tính: nghìn đồng STT Tài sản 2006 2007 2008 2009 1 Tài sản lưu động 383.530.870 573.594.879 589.873.444 595.768.910 2 Tài sản cố định 168.537.501 194.999.913 205.453.913 211.452.789 3 Vốn kinh doanh 130.672.621 155.574.874 175.688.910 190.575.230 4 Tổng nguồn vốn (cuối năm) 552.068.371 768.594.793 795.327.358 826.327.215 5 Nguồn vốn chủ sở hữu 222.759.777 237.930.416 252.761.745 260.000.000 ( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
  • 15. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 15 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy: Tài sản cố định, tài sản lưu động và vốn kinh doanh của Công ty đều tăng theo các năm. Nguồn vốn chủ sở hữu không ngừng tăng lên từ năm 2006 đến năm 2009, cụ thể là: năm 2006 có 222 tỷ đồng, năm 2007 hơn 237 tỷ đồng, năm 2008 là 252 tỷ đồng và đến năm 2009 con số đã tăng lên 260 tỷ đồng. Như vậy, ngoài nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, Công ty luôn cố gắng tích lũy nhằm nâng cao hơn nữa nguồn vốn chủ sở hữu để có thể đứng vững, phát triển mở rộng thị trường trong thời đại cạnh tranh đầy biến động này. Có thể nói, các Công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực may mặc Việt Nam đang đứng trước những khó khăn lớn thì Việt Tiến lại có tiềm lực về kinh tế khá mạnh. Điều đó cho thấy Công ty có những năng lực tài chính vượt trội so với các doanh nghiệp khác trên thương trường, tạo được lòng tin cho khách hàng và các tổ chức tín dụng. 1.1.3.2. Nguồn nhân lực: Tổng số lao động của toàn Công ty là 8.300 người, nếu tính cả đơn vị kinh doanh trong nước – Liên doanh nước ngoài – Hợp tác kinh doanh thì tổng số cán bộ công nhân viên là 16.000 người. T ính đến tháng 9 năm 2009, cơ cấu nguồn nhân lực của Việt Tiến có số liệu thống kê như trong bảng sau:
  • 16. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 16 Bảng 3: Nguồn nhân lực gián tiếp của Công ty Việt Tiến như sau: STT Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Trên đại học 3 0,5 2 Đại học 221 37,39 3 Cao đẳng 145 24,53 4 Trung cấp 80 13,54 5 Công nhân bậc cao 46 24,04 6 Tổng số nhân viên gián tiếp 591 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Lao động – Tiền Lương) Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta có những nhận xét như sau: Cán bộ có trình độ Đại học và trên đại học là 224 người chiếm 37,43% lục lượng lao động. Đây là đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, có khả năng tiếp thu các tiến bộ của khoa học Công nghệ vào trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm cách hiệu quả nhất. Họ là những nhân tố góp phần vào sự phát triển mang tính đột phá của Công ty. Cán bộ có trình độ Cao đẳng và Trung cấp là 225 người chiếm 38,07% nguồn nhân lực. Họ có vai trò to lớn trong việc ứng dụng các thành tựu của nghiên cứu kỹ thuật mới vào trong sản xuất. Đây là đội ngũ được đào tạo cơ bản, có thể trực tiếp chỉ đạo và vận hành các loại máy móc hiện đại, thực hiện các mẫu mã thiết kế đòi hỏi chất lượng cao tại các thị trường khó tính.
  • 17. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 17 1.1.4. Đặc điểm sản phẩm của Công ty: Các sản phẩm chủ lực của Công ty May Việt Tiến là: sơ mi, jacket, quần âu, veston, thể thao... Thống kê số lượng và tỷ trọng từng loại sản phẩm được thống kê trong bảng sau: Bảng 3: Cơ cấu sản phẩm của Công ty t ính đến năm 2009: Chủng loại Số lượng ( sản phẩm) Giá trị gia công thuần túy tính theo năng lực sản xuất (USD) Tỷ trọng Số lượng Giá trị Sơ mi 5.128.000 3.948.000 41,21 22,88 Thể thao 899.999 3.362.000 7,22 19,49 Jacket 985.000 3.689.000 7,92 21,38 Quần 3.387.000 4.064.000 22,22 23,56 Thun 1.528.000 825.000 12,28 4,78 Veston 517.000 961.000 4,15 5,57 Khác 518.000 404.000 4 2,34 ( Nguồn : Phòng Kế Hoạch) Sơ mi: là một trong những sản phẩm chính của Công ty với các chất liệu vải là 100% cotton, silk được xuất khẩu sang các nước như: Mỹ, Cannada, Nhật và Nga… Sản phẩm sơ mi bao gồm: nam, nữ, trẻ em, áo chơi gôn… Đây là mặt hàng chủ lực chiếm tỷ trọng lớn cả về mặt chất lượng và số lượng, được khách hàng quốc tế cũng như trong nước tín nhiệm, đánh giá rất cao về chất lượng vải, chất lượng đường may, kiểu dáng cũng như độ an toàn và yên tâm tuyệt đối khi mặc sơ mi Việt Tiến. Chính sơ mi của Việt
  • 18. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 18 Tiến đã mang lại ấn tượng tốt trong lòng người tiêu dùng. Ban lãnh đạo đã đầu tư rất nhiều công sức cũng như chi phí để khai thác tối đa lợi thế này, tăng cường hoàn thiện và phát triển cả về số lượng và chất lượng, không ngừng đổi mới Công nghệ sau đó áp dụng vào sản xuất thực tế. Điều đó tạo nên khả năng cạnh tranh của Việt Tiến, khiến tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng như ngoài nước. Thể thao, jacket: Với những thiết kế có màu sắc và kiểu dáng đa dạng. hai dòng hàng này đã đáp ứng được thị hiếu của các tầng lớp khách hàng. Không những tiêu thụ trên thị trường Việt Nam, Công ty còn cho xuất khẩu sang nhiều nước khác như: EU, Mỹ, Nhật, . . . Quần âu: Đây là mặt hàng có chỗ đứng mạnh trên thị trường quốc tế do Việt Tiến đã chú trọng vào việc phát triển trong thời gian trước đó. Sau sơ mi, quần âu được Việt Tiến sản xuất ra những sản phẩm cao cấp, nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng. Sản phẩm này dự tính sẽ đem lại cho Công ty một nguồn doanh thu khá lớn trên các thị trường và có khả năng cạnh tranh cao. Thu, veston và các sản phẩm khác như váy, caravat, áo len…: những sản phẩm này chưa được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường nội địa, tiêu thụ chủ yếu xuất khẩu chủ yếu theo các đơn đặt hàng. Cơ cấu sản phẩm đa dạng, hình thức mẫu mã luôn có sự thay đổi phù hợp hơn với nhiều đối tượng khách hàng đã khiến cho Việt Tiến tạo được chỗ đứng trên thương trường, tạo tiền đề cho công tác tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi hơn. Ngoài ra phải nói thêm rằng, hàng hoá của Việt Tiến là hàng gia công may mặc, gia công 100% hay từng phần. Công ty có quyền xuất khẩu trực tiếp sản phẩm sang thị trường nước ngoài và tiến hành nhập khẩu máy móc
  • 19. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 19 thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu ngành may phục vụ cho quá trình sản xuất của Công ty. 1.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty May Việt Tiến: Trong những năm gần đây tình hình kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, nhất là trong giai đoạn 1996 – 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn nền kinh tế chỉ đạt 6,7%/năm. Nhưng nhìn chung, từ cuộc khủng hoảng kinh tế tiền tệ ở Châu Á (1997) nền kinh tế Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn. Một là, sau năm 1997, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam liên tục giảm qua các năm, điều này có tác động không nhỏ đến nền kinh tế nhỏ bé có nguồn vốn chủ yếu dựa vào bên ngoài như Việt Nam. Hai là, nền kinh tế có những dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế không vững chắc hay chất lượng tăng trưởng không cao – sự suy giảm của hiệu quả vốn đầu tư. Ba là, trong giai đoạn 2001 – 2005, tình hình giá cả hàng hóa ở Việt Nam trở nên phức tạp, hàng hóa đầu vào cơ bản phục vụ sản xuất kinh doanh liên tục tăng giá như xi măng, sắt thép, điện nước v.v..đã làm suy giảm khả năng cạnh tranh của toàn nền kinh tế nói chung và khả năng canh tranh của các Doanh nghiệp ở Việt Nam nói riêng. Trong lĩnh vực dệt nmay, tuy lượng vốn được đầu tư tương đối lớn nhưng do toàn nền kinh tế gặp khó khăn nên lượng vốn được đầu tư vào khu vực này cũng suy giảm nhiều. Trước bối cảnh đó, Công ty May Việt Tiến vẫn sản xuất và nhận được những hợp đồng có giá trị lớn, giải quyết được hàng nghìn lao động, nộp ngân sách hàng năm hàng chục tỷ đồng.
  • 20. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 20 Bảng 4: Bảng số liệu tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của toàn Công ty giai đoạn 2006-2009 : S T T Chỉ tiêu Đ/vị tính Năm Tỷ lệ tăng trưởng 2006 2007 2008 2009 2007/ 2006 2008/ 2007 2009/ 2008 1 Doanh thu Tỷ đồng 1.115 ,09 1.316 ,96 1.585 ,16 956,0 59 18,10 % 20,37 % - 39,68 % 2 Thuế thu nhập doanh nghiệp Tỷ đồng 8,44 5,30 9,43 6,49 37,20 % 77,92 % - 31,17 % 3 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 29,64 29,30 20,13 41,35 - 1,14 % - 31,29 % 105,4 % 4 Thu nhập bình quân người lao động Triệu đồng 1,650 1.70 1,80 1,85 3,03 % 5,88 % 2,78 % (Nguồn: Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp Công ty) Qua bảng trên ta có thể có những nhận xét như sau:
  • 21. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 21 Về Doanh thu: Doanh thu của Công ty luôn tăng, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy rằng năm 2009 do có khó khăn chung của toàn ngành dệt may nên doanh thu của Công ty có giảm sút so với những năm trước. Việc doanh thu tăng liên tục qua nhiều năm đã tạo điều kiện cho Công ty mở rộng thị phần của mình trên thị trường may mặc. Nộp Ngân Sách: Từ giai đoạn 2006-2009, thuế thu nhập của Doanh nghiệp luôn vượt chỉ tiêu của Công ty giao cho. Từ 8,44 tỷ đồng năn 2006 đế 5,30 tỷ đồng năm 2007 và 9,43 tỷ đồng năm 2008 cho thấy Công ty đã có sự trưởng thành về hiệu quả sản xuất kinh doanh và luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp Ngân sách đối với Nhà Nước. Thu nhập bình quân: Thu nhập bình quân của người lao động không ngừng tăng lên chứng tỏ Công ty luôn quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và đời sống của cán bộ công nhân viên của toàn Công ty. Năm 2004, Công ty có 6.754 lao động, năm 2006 có 8,080 lao động, Từ năm 2006 đến nay, mặc dù thị trương lao động có nhiều biến động song đội ngũ lao động của Công ty vẫn giữ được sự ổn định. 1.2 – Ý nghĩa của việc tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế thị trường: 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp: 1.2.1.1. Khái niệm: Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá, quá trình chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá từ hàng sang tiền, sản phẩm được oi là tiêu thụ khi được khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh,
  • 22. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 22 là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá là sản phẩm sản xuất để bán và thu lợi nhuận. Theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm hay còn gọi là bán hàng là việc đưa sản phẩm từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng, sau khi có sự thảo thuận giữa hai bên sẽ tiến hành việ chuyển quyền sở hữu tài sản cho nhau. Theo nghĩa rộng: Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình mang tính hệ thống bao gồm: tìm hiêu nhu cầu khách hàng, thiết lập mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng, các hoạt động hỗ trợ bán hàng và các dchj vụ hậu mãi sau bán hàng. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì tiêu thu sản phẩm chỉ là một khâu, là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh và là cầu nối trung gian giữ sản xuất và tiêu dùng. Nhưng trên thực tế thì lại không đơn giản như vậy, muốn tiêu thụ được sản phẩm phải thực hiện khâu rất quan trọng đó là nghiên cứu thị trương. Dây là công việc đầu tiên và cần thiết đối với mỗi Doanh nghiệp trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu thị trường sẽ trả lời ba câu hỏi lớn: Sản xuất những sản phẩm gì? Sản xuất như thế nào? Sản phẩm bán cho ai? Như vậy tiêu thụ sản phẩm là hoạt động hết sức đa dạng, đòi hỏi cần có nhiều yếu tố kết hợp lại và phải có sự nghiên cứu kỹ thị trường trên diện rộng. 1.2.1.2. Đặc điểm: Coi tiêu thụ như quá trình gồm nhiều nghiệp vụ liên quan đến hai mảng lớn của Doanh nghiệp: Một là: Nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất trong tiêu thụ sản phẩm, gồm: Tiếp nhận thành phẩm sản xuất, kiểm tra chất lượng, phân loại sản phẩm, bao gói sản phẩm, lên nhãn hiệu sản phẩm, ghép đồng bộ sản phẩm để cung
  • 23. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 23 ứng cho khách hàng. Tiếp tục sản xuất trong khâu lưu thông ở các Doanh nghiệp Hai là: Nghiệp vụ tổ chức quản lý tieu thụ sản phẩm, gồm: Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho Doanh nghiệp, thống kê kế toán thành phẩm sản xuất, phan tích đánh giá kết quả tiêu thụ, những hoạt động liên quan xúc tiến tiêu thụ ở Doanh nghiệp. Coi tiêu thụ như hành vi chuyển hoá sản phẩm thành tiền cho Doanh nghiệp, như vậy tiêu thụ sản phẩm đồng nghĩa với bán hàng. Trong nền kinh tế thị trường thì việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc phần lớn vào cầu của người tiêu dùng, thoả mãn nhu cầu không ngừng tăng lên của xã hội trong hoàn cảnh hiện nay . Việc tiêu thụ sản phẩm giúp Doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, nắm bắt rõ hơn cầu về hàng hoá của họ. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của bất kỳ một Doanh nghiệp nào cũng phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu cơ bản sau: - Tăng thị phần của Doanh nghiệp trên thị trường, quy mô phát triển hàng hoá không ngừng được mở rộng. - Tăng doanh thu và lợi nhuận của Doanh nghiệp - Tăng cường tài sản vô hình của Doanh nghiệp, tức là tăng uy tín của Doanh nghiệp nhờ tăng niềm tin đối với người tiêu dùng vào sản phẩm do Doanh nghiệp sản xuất ra. - Phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, đẩy nhanh quá trình xuất bán đến tay người tiêu thụ cuối cùng. 1.2.2. Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm : Qua tiêu thụ, hàng hoá được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị và đồng thời vòng chung chuyển vốn kinh doanh của
  • 24. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 24 Doanh nghiệp được hoàn thành. Tiêu thụ giúp cho quá trình tái sản xuất được giữ vững và có điều kiện phát triển. Sản phẩm làm ra được tiêu thụ thì tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định, khi đó, giá trị và giá trị sử dụng mới được thực hiện, lao động của người sản xuất hàng hoá nói riêng, và của toàn bộ xã hội nói chung mới được thừa nhận. Sản phẩm được tiêu thụ, thể hiện sự thừa nhận của thị trường, của xã hội và khi đó lao động của Doanh nghiệp mới thực sự là lao động có ích. Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trong quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của Doanh nghiệp, quyết định sự mở rộng và thu hẹp sản xuất của Doanh nghiệp và là cơ sở để xác định vị thế của Doanh nghiệp trên thị trường. Là cầu nối giữa sản xuất va tiêu dùng, tiêu thụ giúp người tiêu dùng có được giá trị sử dụng mà mình mong muốn và người sản xuất đạt được mục đích của mình trong kinh doanh. Nhà sản xuất, thông qua tiêu thụ có thể nắm bắt thị hiếu, xu hướng tiêu dùng, yêu cầu về sản phẩm, để từ đó mở rộng hướng kinh doanh, tạo ra những sản phẩm mới, tìm kiếm khả năng và biện pháp thu hút khách hàng. Doanh nghịêp có điều kiện sử dụng tốt hơn nguồn lực của mình, tạo dựng một bộ máy kinh doanh hợp lý và có hiệu quả. Tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi Doanh nghiệp phải sử dụng tổng thể các biện pháp về tổ chức, kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiêu thụ sản phẩm như nắm nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất, tiếp nhận sản phẩm, chuẩn bị hàng hoá và xuất bán theo yêu cầu của khách hàng với chi phí kinh doanh nhỏ nhất. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm ở Doanh nghiệp là một hoạt động mang tính nghiệp vụ cao, bao gồm nhiều loại công việc khác nhau liên quan đến nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất và các nhgiệp vụ tổ chức quản
  • 25. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 25 lý quá trình tiêu thụ. Mục tiêu của quá trình này bao gồm mục tiêu số lượng: thị phần, doanh số, đa dạng hoá doanh số, lợi nhuận và mục tiêu chất lượng, cải thiện hình ảnh của Doanh nghiệp và cải thiện dịch vụ khách hàng. Trong quá trình sản xuất Doanh nghiệp luôn gặp phải mâu thuẫn, đó là chất lượng, mẫu mã và giá thành sản phẩm. Chất lượng phải tốt, mẫu mã phải đẹp nhưng giá thành phải hợp lý. Khi hàng hoá được tiêu thụ tức là thị trường đã chấp nhận cả ba yếu tố trên, từ đó chứng tỏ mâu thuẫn đã được giải quyết. Trong môi trường cạnh tranh việc phát triển thị trường và mở rộng quy mô sản xuất là hết sức quan trọng. Thông qua tiêu thụ sản phẩm Doanh nghiệp xác định được vị trí của sản phẩm trên thị trường, từ đó biết được đâu là thế mạnh để tìm cách duy trì, đâu là điểm yếu để có những chính sách khắc phục kịp thời. Trên cơ sở đó có thể chiếm lĩnh thị trường, tạo chỗ đứng vững chắc cho Doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay. Hoạt động của Doanh nghiệp có 6 chức năng cơ bản: sản xuất, tiêu thụ, hậu cần kinh doanh, tài chính, kế toán và quản trị. Sản xuất là khâu trực tiếp làm ra sản phẩm nhưng tiêu thụ mới là tiền đề cho sản xuất có cơ hội phát triển. Chất lượng và hiệu quả của tiêu thụ sản phẩm quyết định đến khả năng hoạt động của quá trình sản xuất. Trong kinh doanh truyền thống, tiêu thụ sản phẩm là hoạt động đi sau sản xuất, nó chỉ được thực hiện khi khâu sản xuất đã hoàn thành. Nhưng trong môi trường cạnh tranh hiện nay thì mọi hoạt động của Doanh nghiệp đều tuỳ thuộc vào khả năng tiêu thụ sản phẩm, nhịp độ tiêu thụ quyết định nhịp độ sản xuất, thị hiếu của người tiêu dùng sản phẩm quy định chất lượng sản xuất. Trong cơ chế hiện nay Doanh
  • 26. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 26 nghiệp chỉ có thể bán những thứ mà thị trường cần chứ không phải những thứ mình có. Điều đó khẳng định một lần nữa vai trò rất quan trọng của việc điều tra, nghiên cứu thị trường trước khi thực hiện quá trình sản xuất. Trên thực tế một số nội dung của hoạt động tiêu thụ còn đứng trước nội dung của sản xuất, có tác động mạnh mẽ và mang tính quyết định đến quá trình sản xuất. Kinh doanh nếu sự định hướng có tính chiến lược hoặc định hướng chiến lược không đúng đắn sẽ dẫn đến chiến lược đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh không có đích hoặc đi chệch hướng so với nhu cầu thị trường. Điều đó khiến việc sản xuất không đem lại hiệu quả, thậm chí đi đến chỗ thất bại. Nếu Doanh nghiệp xác định kế hoạch kinh doanh trong thời gian trung hoặc ngắn hạn thì lập một kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đúng đắn sẽ là cơ sở để xây dựng một kế hoạch sản xuất thích hợp. Và ngược lại, nếu việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm không phù hợp với tiến trình phát triển của thị trường sẽ tác động tiêu cực đến quá trình sản xuất của Doanh nghiệp. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, cần hết sức cẩn thận trong khâu nghiên cứu thị trường, điều tra nhu cầu khách hàng, có như thế Doanh nghiệp mới có thể đứng vững trước những đối thủ khác. Tuỳ theo quy mô, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản xuất kinh doanh và tầm quan trọng của hoạt động tiêu thụ mà một Doanh nghiệp có thể tổ chức bộ phận tieu thụ riêng biệt hay gắn cả hai chức năng mua sắm, lưu kho và tiêu thụ vào cùng một bộ phận. Nói tóm lại, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu, uy tín, khả năng cạnh tranh và năng lực phát triển thị trường của Doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào công tác tiêu thụ sản phẩm. Đây là một khâu quan trọng trong quá trình tái sản
  • 27. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 27 xuất xã hội và hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chính vì lý do đó các hoạt động nghiệp vụ khác nên tập trung hỗ trợ cho tiêu thụ sản phẩm vì nó có khả năng quyết định mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất của chính bản thân Doanh nghiệp. 1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm: 1.2.3.1.Nhân tố khách quan: - Nhân tố thuộc tầm vĩ mô: Đó là chủ trương chính sách của Nhà nước can thiệp vào thị trường, tùy vào từng điều kiện quốc gia và từng thời kỳ mà Nhà nước có sự can thiệp khác nhau. Song các biện pháp chủ yếu và phổ biến là: Thuế, quỹ bình ổn giá, trợ giá, lãi xuất tín dụng… những nhân tố tại môi trường kinh doanh như cung cấp cơ sở hạn tầng về mặt xã hội. Tất cả đều tác động đến quan hệ cung cầu trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. - Nhân tố thuộc về thị trường, khách hàng: + Thị trường là nơi Doanh nghiệp tìm kiếm các yếu tố đầu vào và đầu ra cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Bất kể sự thay đổi nào của thị trường cũng tác động đến Doanh nghiệp mà trực tiếp nhất là tiêu thụ sản phẩm. Quy mô của thị trường cũng tỷ lệ thuận với công tác tiêu thụ, tức là thị trường càng lớn thì khả năng tiêu thụ sản phẩm và khả năng thu lợi nhuận càng cao. Nhưng bên cạnh đó thì sức ép từ thị trường lớn và đối thủ cạnh tranh cũng lớn theo, yêu cầu chiếm lĩnh thị phần của khách hàng cũng càng cao hơn. + Khách hàng: tác động trực tiếp đến công tác tiêu thụ sản phẩm thông qua mua hàng, khả năng thanh toán, thói quen chi tiêu của Khách hàng.
  • 28. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 28 - Nhân tố về chính trị - xã hội: thể hiện qua chính sách tiêu dùng, quan hệ ngoại giao, tình hình đất nước, phát triển dân số, trình độ văn hóa, tập quán sinh hoạt, lối sống… các nhân tố này biểu hiện nhu cầu của người tiêu dùng. - Nhân tố về địa lý, thời tiết, khí hậu: các nhân tố này sẽ tác động trực tiếp đến hành vi tiêu thu của các tầng lớp dân cư, do đó nó sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu, chủng loại hàng hóa kinh doanh mà Doanh nghiệp sản xuất. - Môi trường công nghệ: đó chính là sự đòi hỏi về chất lượng, mẫu mã, hình thức, giá cả của sản phẩm. Tính chất của môi trường công nghệ cũng liên quan đến vật liệu để tạo nên sản phẩm, đầu tư kỹ thuật… từ đó thiết lập giá cả của sản phẩm. Mỗi chủng loại hàng hóa muốn tiêu thụ được phải phù hợp với môi trường công nghệ nơi mà chúng được đưa đến để tiêu thụ. 1.2.3.2. Nhân tố chủ quan: là các nhân tố thuộc bản chất Doanh nghiệp như: - Chất lượng sản phẩm: khi lực lượng sản xuất phát triển và mức sống của con người ngày càng được nâng cao, người tiêu dùng sẽ có yêu cầu ngày càng cao hơn về hàng hóa, họ đòi hỏi các sản phẩm phải có chất lượng tốt, giá thành phải chăng và nhất là an toàn cho sức khỏe. Các nhà sản xuất ngày nay muốn tồn tại phải đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe của xã hội. - Giá cả: đây là nhân tố cơ bản, nó quyết định phần lớn trong sự lựa chọn của khách hàng có mua sản phẩm của Doanh nghiệp hay không. Để xây dựng được giá sản phẩm thì phải căn cứ vào nhiều yếu
  • 29. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 29 tố: giá thành sản phẩm, giá sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh… - Thời gian: trong cơ chế thị trường thời gian mang tính chất quyết định, Doanh nghiệp nào biết nắm bắt thời cơ, nhạy bén với nhu cầu của thị trường tại thời điểm nhất định thì Doanh nghiệp đó mới có cơ hội thành công. 1.3 – Nội dung tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp: Theo quan điểm của kinh doanh hiện đại thì quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm gồm những nội dung chủ yếu sau: 1.3.1. Nghiên cứu thị trường: Mục đích của nghiên cứu thị trường là nghiên cứu xác định khả năng tiêu thụ những loại hàng hóa ( hoặc nhóm hàng) trên một địa bàn nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng cung cấp để thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, và đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng, giá bán, mạng lưới và hiệu quả của công tác tiêu thụ. Nghiên cứu thị trường còn giúp doanh nghiệp biết được xu hướng, sự biến đổi nhu cầu của khách hàng, sự phản ứng của họ đối với sản phẩm của Doanh nghiệp, thấy được sự biến đổi của thu nhập và giá cả, từ đó có các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Đây là công tác đòi hỏi nhiều công sức và chi phí. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có cán bộ chuyên nghiệp nghiên cứu thị trường, thì cán bộ kinh doanh phải đảm nhận công việc này. Khi nghiên cứu thị trường sản phẩm, doanh nghiệp phải giải đáp được các vấn đề sau:
  • 30. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 30 - Đâu là thị trường có triển vọng đối với sản phẩm của doanh nghiệp? - Khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường đó ra sao? - Doanh nghiệp cần phải xử lý các biện pháp gì có liên quan và có thể sử dụng những biện pháp nào để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ? - Những mặt hàng nào, thị trường nào có khả năng tiêu thụ với khối lượng lớn phù hợp với năng lực và đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp ? - Với mức giá nào thì khả năng chấp nhận của thị trường là lớn nhất trong từng thời kỳ. - Yêu cầu chủ yếu của thị trường về mẫu mã, bao gói, phương thức thanh toán, phương thức phục vụ… - Tổ chức mạng lưới tiêu thụ và phương thức phân phối sản phẩm. Trên cơ sở điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường , doanh nghiệp tiến hành lựa chọn sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường . Đây là nội dung quan trong quyết định hiệu quả của hoạt động tiêu thụ, vì trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải sản xuất kinh doanh dựa trên cái mà thị trường cần chứ không phải dựa trên mà doanh nghiệp sẵn có. Sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường phải được hiểu theo nghĩa thích ứng cả về số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian mà thị trường đòi hỏi. 1.3.2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm:
  • 31. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 31 Xây dựng kế hoạch tiêu thụ là cơ sở quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành nhịp nhàng, liên tục theo kế hoạch đã định. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để xây dựng kế hoạch hậu cần vật tư và các bộ phận khác của kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chính doanh nghiệp … Bằng hệ thống các chỉ tiêu, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải phản ánh được các nội dung cơ bản như: khối lượng tiêu thụ sản phẩm về hiện vật và giá trị có phân theo hình thức tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm, có cấu thị trường tiêu thụ, giá cả tiêu thụ… Các chỉ tiêu kế hoach tiêu thụ có thể tính theo hiện vật và giá trị, chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối. Trong xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm , doanh nghiệp có sử dụng các phương pháp như phương pháp cân đối, phương pháp quan hệ động và phương pháp tỷ lệ cố định… Trong số các phương pháp trên, phương pháp cân đối được coi là chủ yếu. 1.3.3. Chuẩn bị hàng hóa xuất bán: Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán cho khách hàng là hoạt dộng tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh trong khâu lưu thông. Muốn cho quá trình lưu thông hàng hóa được liên tục, không bị gián đoạn thì các doanh nghiệp phải chú trọng đến nghiệp vụ sản xuất ở kho như: tiếp nhận, phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, sắp xếp hàng hóa ở kho – bảo quản và ghép đồng bộ để xuất bán cho khách hàng. Tiếp nhận đầy đủ về số lượng và chất lượng hàng hóa từ các nguồn nhập kho ( từ các phân xưởng, tổ đội sản xuất của các doanh nghiệp ) theo đúng mặt hàng quy cách, chủng loại hàng hóa. Thông thường, kho hàng hóa của doanh nghiệp đặt gần nơi sản xuất sản phẩm. Nếu khao hàng đặt xa nơi sản xuất ( có thể gần nơi tiêu thụ) thì doanh
  • 32. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 32 nghiệp phải tổ chức tốt việc tiếp nhận hàng hóa bảo đảm kịp thời, nhanh chóng, góp phần giải phóng nhanh phương tiện vận tải, bốc xếp, an toàn sản phẩm, tiết kiệm chi phí lưu thông. 1.3.4. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm: Tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều hình thức ( kênh) khác nhau, theo đó sản phẩm vận động từ các doanh nghiệp sản xuất đến tay các hộ tiêu dùng cuối cùng. Để hoạt dộng tiêu thụ có hiệu quả cần phải lựa chọn kênh tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý trên cơ sở tính đến các yếu tố như đặc điểm sản phẩm, các điều kiện vận chuyển, bảo quản, sử dụng… Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng tiêu thụ sản phẩm có thể thực hiện qua kênh trực tiếp hoặc kênh gián tiếp. Kênh tiêu thụ trực tiếp là hình thức doanh nghiệp xuất bán thẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng không qua khâu trung gian nào. Hình thức tiêu thụ này có ưu điểm là giảm được chi phí lưu thông, thời gian sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh hơn, các doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng… Song nó cũng có nhược điểm là doanh nghiệp phải tiếp xúc với nhiều bạn hàng, phải dành nhiều công sức, thời gian vào quá trình tiêu thụ, nhiều khi làm tốc độ chu chuyển của vốn lưu động chậm hơn… Kênh tiêu thụ gián tiếp là hình thức mà doanh nghiệp xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng có qua khâu trung gian. Sự tham gia nhiều hay ít của người trung gian trong quá trình tiêu thụ sẽ làm cho kênh tiêu thụ gián tiếp dài ngắn khác nhau. Với
  • 33. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 33 hình thức tiêu thụ này các doanh nghiệp có thể tiêu thụ một khối lượng lớn hàng hóa trong thời gian ngắn nhất, từ đó thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm chi phí bảo quản hao hụt… Tuy nhiên, hình thức tiêu thụ này làm cho thời gian lưu thông hàng hóa dài hơn, tăng chi phí tiêu thụ và doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được các khâu trung gian… Như vậy mỗi hình thức tiêu thụ sản phẩm đều có ưu nhược điểm nhất định, nhiệm vụ của phòng kinh doanh là phải lựa chọn hợp lý các hình thức tiêu thụ sản phẩm sao cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. 1.3.5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng: Xúc tiến là hoạt động thông tin Marketing tới khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Các thông tin bao gồm thông tin về doanh nghiệp , về sản phẩm, về phương thức phục vụ và những lợi ích mà khách hàng sẽ thu được khi mua sản phẩm của doanh nghiệp , cũng như những tin tức cần thiết từ phía khách hàng, qua đó để doanh nghiệp tìm cách thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Trong hoạt động kinh doanh có các hoạt động xúc tiến mua hàng và xúc tiến bán hàng. Hoạt động xúc tiến bán hàng là toàn bộ các hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm . Xúc tiến bán hàng chứa đựng trong đó các hình thức, cách thức và những biện pháp nhằm đẩy mạnh khả năng bán ra của doanh nghiệp. Xúc tiến bán hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thương trường,
  • 34. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 34 nhờ đó quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được đẩy mạnh cả về số lượng và thời gian. Yểm trợ là các hoạt động nhằm hỗ trợ, thức đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt hoạt động tiêu thụ ở doanh nghiệp. Xúc tiến và yểm trợ là các hoạt động rất quan trọng có tác dụng hỗ trợ và thức đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp , giúp cho doanh nghiệp có điều kiện mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, củng cố và phát triển thị trường. Những nội dung chủ yếu của hoạt động xúc tiến, yểm trợ bán hàng phải kể đến là: quảng cáo, chào hàng, khuyến mại, tham gia hội chợ triển lãm… 1.3.6. Tổ chức hoạt động bán hàng: Bán hàng là một trong những khâu cuối cũng của hoạt động kinh doanh. Hoạt động bán hàng là hoạt động mang tính nghệ thuật, tác động đến tâm lý người mua nhằm đạt mục tiêu bán được hàng. Người bán phải đặc biệt quan tâm đến quá trình tác động vào tâm lý của khách hàng vì những bước tiến triển về tinh thần, tâm lý, tính chủ quan và khách quan diễn ra rất nhanh chóng trong khách hàng. Sự diễn biến của khách hàng thường trải qua 4 giai đoạn: sự chú ý  quan tâm hứng thú  nguyện vọng mua quyết định mua. Vì vậy, sự tác động của người bán đến người mua cũng phải theo trình tự đó. Nghệ thuật của người bán hàng là làm chủ quá trình bán hàng về tâm lý, để diều khiển có ý thức quá trình bán hàng. Để bán được nhiều hàng, các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu của khách hàng như: chất lượng, mẫu mã, giá cả… và phải biết lựa chọn các hình thức bán hàng phù hợp. Thực tế hoạt động bán hang có rất nhiều hình thức như: bán hàng trực tiếp, bán thông qua
  • 35. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 35 mạng lưới đại lý, bán theo hợp đồng, bán thanh toán ngay, bán trả góp và bán chịu, bán buôn, bán lẻ, bán qua hệ thống thương mại điện tử… 1.3.7. Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm: Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ… nhằm kịp thời có các biện pháp thích hợp để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm. Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ có thể xem xét trên các khía cạnh như: tình hình tiêu thụ theo khối lượng, mặt hàng, trị giá, thị trường và giá cả các mặt hàng tiêu thụ. Kết quả của việc phân tích, đánh giá quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ là căn cứ để doanh nghiệp có các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ và hoàn thành quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trên mọi phương diện. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt công tác, đồng thời phải làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện kế hoạch tiêu thụ.
  • 36. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 36 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN 2.1. Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến: Số liệu thu thập đuợc từ Công ty May Việt Tiến như sau: Bảng 5: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: Đơn vị tính: sản phẩm/năm STT Tên sản phẩm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Áo jacket, áo khoác, bộ thể thao 10.160.000 12.000.000 13.100.000 2. Áo sơ mi, áo nữ 14.170.000 15.560.000 15.130.000 3. Quần áo các loại 12.200.000 12.350.000 12.370.000 4. Veston 250.000 280.000 300.000 5. Các mặt hàng khác 960.000 1.020.000 1.000.000 (Nguồn: Phòng Kinh Doanh) Nhận xét: Do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới trong những năm qua nên tình hình tiêu thụ sản phẩm có nhiều biến động. Nhưng nhìn chung hàng năm vẫn có sự tăng trưởng, số lượng tiêu thụ từng loại sản phẩm năm sau vẫn tăng hơn so với năm trước tuy không có sự vượt trội rõ rệt. Ban lãnh đạo Công ty đang có những giải pháp cụ thể nhằm cải thiện tình hình. Những sản phẩm chủ lực của Công ty như sơ mi, áo jacket…vẫn được Công ty chú trọng đầu tư sản xuất hơn các mặt hàng khác.
  • 37. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 37 Bảng 6: Doanh thu tiêu thụ của Công ty: Đơn vị tính: Tỷ đồng STT Chỉ Tiêu 2007 2008 2009 1 Doanh thu 987 1250 1425 2 Lợi nhuận trước thuế 46 53 65 3 Lợi nhuận sau thuế 34 42 51 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh cuối năm của Phòng Kinh Doanh) Nhận xét: Thách thức lớn nhất là tình hình biến động về giá cả lớn, việc tăng giá đông loạt các nguyên phụ liệu, nhiên liệu và những chi phí khác đã ảnh hưởng tiêu cực, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tình hình lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động. Tuy nhiên, trước tình trạng đó Công ty vẫn phát huy được tính năng động sáng tạo, chủ động đối phó được những biến động khách quan, tăng cường hơn công tác quản lý, khai thác tốt các thị trường, áp dụng triệt để các biện pháp thực hành tiết kiệm toàn diện, chống lãng phí, giảm giờ làm thêm, đẩy nhanh việc tăng năng suất lao động nên việc sản xuất kinh doanh cơ bản thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra. Doanh thu cũng như lợi nhuận các năm luôn tăng so với cùng kỳ. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận của tập thể Công ty, giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường hiện nay. 2.2. Hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến: 2.2.1. Nghiên cứu thị trường và khách hàng:
  • 38. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 38 - Đến nay cơ cấu thị trường của Việt Tiến đã được xác định như sau: EU – 19%, Mỹ 20%, Nhật Bản – 15%, ASEAN – 18%, nội địa – 10%, thị trường khác – 18%. Đối với thị trường trong nước Công ty đã dành 10% năng lực để nắm thị phần trong nước và chuẩn bị hội nhập với nền kinh tế ASEAN. - Công ty đặc biệt quan tâm đến phát triển hàng FOB để thay thế phương thức gia công nhằm chủ động trong sản xuất và chiếm lĩnh thị trường với tỷ lệ so với năng lực sản xuất là 30%. Doanh thu FOB chiếm 70% trong tổng doanh thu sản xuất Công nghiệp. - Công ty đặc biệt quan tâm đến chiến lược phát triển khách hàng tại thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm Công ty Việt Tiến rất cao, uy tín của Công ty cũng đã được khẳng định. Hiện nay Việt Tiến có 77 khách hàng là Doanh nghiệp trong nước và 82 khách hàng là tổ chức trên quy mô 52 quốc gia trên thế giới. Phương trâm của Việt Tiến hiện nay là tập trung vào thị trường nội địa, ưu tiên khách hàng truyền thống và phát triển khách hàng ở thị trường mới. Thông qua việc phân tích môi trường kinh doanh giúp Ban lãnh đạo thấy được thế mạnh điểm yếu của Công ty, thấy được vị thế của sản phẩm trên thị trường sơ với đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó có những phương pháp hoàn thiện sản phẩm cũng như đưa ra những sản phẩm mới làm tăng sức cạnh tranh của Công ty, từ đó xác định các chiến lược cạnh tranh phù hợp với từng đối thủ, dành ưu thế chủ động trên thị trường. 2.2.2. Liên doanh hợp tác tiêu thụ sản phẩm: Trong 10 năm qua Công ty Việt Tiến đã mở rộng hợp tác với các tỉnh thành trong cả nước bao gồm: Hà Nội, Ninh Thuận, Thành phố Hồ Chí
  • 39. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 39 Minh, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ. Bên cạnh đó, Công ty còn thành lập 6 Công ty liên doanh trong nước bao gồm: - Công ty May Tây Đô là liên doanh giữa VTEC và Công ty thực phẩm bách hóa Cần Thơ, công suất 3,5 triệu sản phẩm/năm, lao động 1347 người, doanh thu 102 tỷ đồng/năm - Công ty May Đồng Tiến là liên doanh giữa VTEC và Sở Thương Mại Đồng Nai, công suất 3,2 triệu sản phẩm/năm, lao động 2270 người, doanh thu 129 tỷ đồng/năm. - Công ty May Tiền Tiến là liên doanh giữa VTEC và Công ty Thương Mại Tổng hợp Tiền Giang, công suất 3,4 triệu sản phẩm/ năm, lao động 1315 người, doanh thu 68.6 tỷ đồng/năm. - Công ty may Việt Tân là liên doanh giữa VTEC với Công ty Thương nghiệp huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, công suất đạt 0,68 triệu sản phẩm/năm, lao động 466 người, doanh thu đạt 6,7 tỷ đồng/năm. - Công ty may Tiến Thuận là liên doanh giữa VTEC và Công ty sản xuất kinh doanh tổng hợp tỉnh Ninh Thuận, công suất là 0,9 triệu sản phẩm/năm. Lao động là 700 người, doanh thu 6,7 tỷ/ năm. - Công ty may Việt Hồng là liên doanh giữa VTEC và Ngân hàng Công thương tỉnh Bến Tre, công suất là 0,7 triệu sản phẩm/năm, lao động 463 người, doanh thu đạt 10,5 tỷ đồng/năm. Với hoạt động liên doanh này Công ty Việt Tiến đã tăng thêm thị trường để phát triển tiêu thụ sản phẩm. Các Công ty liên doanh này đều hoạt động theo hình thức: Việt Tiến chuyển giao Công nghệ, đào tạo bộ máy điều hành tổ chức sản xuất – cung ứng thiết bị - khai thác thị trường và bao tiêu sản phẩm. Địa phương chủ yếu góp mặt bằng nhà xưởng, đất đai, cung cấp lao động tại chỗ. Nhìn chung hoạt động liên doanh mở rộng thị trường cho đến nay đều thành công và có lãi.
  • 40. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 40 2.2.3. Huy động các nguồn lực cho sản xuất sản phẩm: Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, tính đến ngày 01/01/2004 cả nước có khoảng 72.012 doanh nghiệp thực tế hoạt động với tổng số vốn là 1.724.558 tỷ đồng. Nếu quy đổi ra Đôla Mỹ thì quy mô vốn của các Doanh nghiệp Việt Nam chỉ tương đương với một tập đoàn đa quốc gia cỡ trung bình trên thế giới. Những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn của doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, trong khi vốn tồn đọng trong các nguồn là rất nhiều, và việc huy động vốn trong dân vào đầu tư sản xuất chưa được phát huy tối đa. Với khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế, các doanh nghiệp thường có xu thế chiếm dụng vốn lẫn nhau, gây ra tình trạng lây nhiếm rủi ro giữa các doanh nghiệp . Ý thức được vấn đề trên, Ban lãnh đạo Công ty may Việt Tiến đã cố gắng khắc phục bằng cách sau khi trừ đi các chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh thì phần lợi nhuận còn lại Công ty đưa vào đầu tư lại, huy động nguồn vốn tự có của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và phát hành cổ phần ra bên ngoài để thu hút vốn đầu tư. Trong những năm gần đây, Công ty đã tiến hành thay thế lại toàn bộ các thiết bị mới, hiện đại phục vụ cho sản xuất những sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao. Các máy móc được trang bị đồng bộ, các danh mục sản phẩm không ngừng được mở rộng, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Đây là một trong những khoản đầu tư lớn của doanh nghiệp, chiếm số vốn không nhỏ của Công ty, nhưng Việt Tiến vẫn thực hiện và khá thành công. 2.2.4. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm phục vụ xuất khẩu:
  • 41. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 41 Như đã nói ở trên, Việt Tiến việc kinh doanh tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là xuất khẩu ra nước ngoài, Các thị trường như Nhật Bản, Hoa Kỳ, các nước Tây Âu là những đất nước mà Việt Tiến xuất khẩu được nhiều nhất. Đây là những thị trường rất khó tính, chỉ có những sản phẩm có chất lượng cao mới có thể canh tranh với các sản phẩm cùng loại và tồn tại được lâu dài. Số liệu cụ thể được thể hiện trong biều đồ sau: Bảng7( chú giải): STT Khu vực Tính theo giá trị (%) 1 Nhật Bản 24,711 2 Mỹ 36,778 3 Tây Âu (EU) 17,199 4 Các nước ASEAN 9,299 5 Các nước khác 12,013 (Nguồn: thống kê tháng 10/2006) Cho đến nay Công ty đã có những định hướng mới và thu được những kết quả hết sức tốt đẹp trong thời gian qua. Với phương trâm đẩy mạnh doanh thu bán hàng FOB xuất khẩu và chiếm lĩnh thị trường nội địa.
  • 42. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 42 Công ty duy trì những thị trường hiện có bằng những đơn đặt hàng khó, chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu lớn. Tập trung nâng cao các đơn hàng đi vào thị trường Nhật Bản và EU nhằm bù đắp sự sụt giảm của thị trường Mỹ. Năm 2009 Công ty đã dạt được mục tiêu đề ra, với kết quả là cơ cấu thị trường hiện nay như sau: thị trường Nhật Bản-31%, thị trường Mỹ - 27%, thị trường EU- 27%, thị trường khác 15%. Việt Tiến đã tập trung hàng sản xuất trong nước và cố gắng chiếm lĩnh thị trường nội địa. Tiếp tục nâng cấp các cửa hàng và mở rộng kênh phân phối, chọn lọc và thanh lý các đại lý và cửa hàng không đảm bảo các yêu cầu đề ra. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, chống hàng gian, hàng giả, quảng bá, tạo sự kiện nhằm tiếp tục xây dựng và khuếch trương thương hiệu của Việt Tiến. Năm 2009 doanh thu hàng nội địa tăng trưởng 32% so với cùng kỳ. Năm 2009, Việt Tiến đã ra mắt và đưa vào thị trường nội địa 01 thương hiệu mới đó là “ VIETTIEN SMART CASUAL” đây là dòng sản phẩm thông dụng dành cho tầng lớp có thu nhập trung bình. Đó là những bước phát triển mới của Việt Tiến, bên cạnh những sản phẩm chất lượng cao sẽ có những sản phẩm phù hợp với quảng đại quần chúng. Tháng 10/2009 đã tiến hành khai trương Tổng Đại lý của Việt Tiến tại thủ đô Phnom Penh, Vương Quốc Campuchia. 2.2.5. Quản lý và đánh giá khả năng phân phối, tiêu thụ sản phẩm trong nước: Hiện nay Công ty có 20 của hàng và 300 đại lý trên thị trường cả nước, kinh doanh những sản phâm mang thương hiệu sau: Việt Tiến, Vee Sendy, TT- up, San Siaro, Mahattan, Smart Causual.
  • 43. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 43 Sản phẩm may mặc của Công ty May Việt Tiến đã và đang tạo dựng chỗ đứng trên thị trường trong cũng như ngoài nước, đây là niềm khích lệ cho trào lưu “ Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Doanh nghiệp may Việt Tiến đang chú trọng vào việc xây dựng một chuỗi cửa hàng, đại lý độc quyền bán sản phẩm may mặc của mình. Ngoài ra, Công ty còn phối hợp với các của hàng dệt may khác cùng nhau phân phối các sản phẩm hàng may mặc Việt Nam đến tay người tiêu dùng bình dân rộng rãi hơn. Tại Việt Nam hiện nay, hàng hóa trong nước đang phải đối mặt với hai đối thủ lớn. Một là các hãng nổi tiếng có thương hiệu hàng đầu trên thế giới như: Milan, Gucci, Miss… đang ngự trị các Trung tâm thương mại. Hai là hàng Trung Quốc giá rẻ tràn lan qua các tiểu ngạch. Điều đó đã gây trở ngại
  • 44. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 44 cho hàng may mặc trong nước nói chung và Việt Tiến nói riêng do tâm lý sính ngoại và ham hàng rẻ của người dân. Tuy nhiên, thế mạnh của Việt Tiến là sự am hiểu thị trường, nắm rõ nhu cầu, và tâm lý sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng. Chính vì thế, để tạo con đường cho riêng mình, Việt Tiến đã “ châm ngòi” tung ra những sản phẩm bình dân, đáp ứng cao nhu cầu mua sắm của mọi lứa tuổi, mọi người dân. Khai thác thị trường truyền thống với các sản phẩm phổ thông là điểm chiến lược của Công ty. Đi khác với dòng chảy “ cửa hàng một giá xuất hiện như nấm mọc sau mưa” Công ty thực hiện chính sách “ đa giá”, tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Công ty bán các loại áo sơ mi, quần kaki, quần tây với các mức giá: 195.000 đồng, 210.000 đồng, 350.000 đồng… Mới đây để tăng số lượng bán ra, Việt Tiến không áp dụng chính sách giảm giá sản phẩm, mà tung ra dòng sản phẩm có giá trị trung bình. Các sản phẩm có giá dưới 200.000 đồng hứa hẹn sẽ thâm nhập sâu vào thói quen mua sắm của người dân. Việt Tiến và các đại lý luôn làm việc với phương trâm “ Khách hàng là quan trọng nhất, chỉ cần có khách mua, dù mua nhiều hay mua ít, xa hay gần, Công ty sẽ sẵn sàng đáp ứng”. Việt Tiến đang phát huy tối đa sức mạnh để đáp ứng nhu cầu khách hàng bình dân, chiếm lĩnh thị trường nội địa. Chiến lược cạnh tranh trên thị trường của sản phẩm may mặc Việt Tiến được Ban lãnh đạo xác định luôn lấy chất lượng sản phẩm làm tiêu chí hàng đầu. Việt Tiến chỉ cung cấp những mẫu quần áo có chất lượng vải được kiểm nghiệm, cam đoan không có chất gây kích ứng da. Luôn luôn cải tiến mẫu mã sản phẩm, đa dạng hóa màu sắc. Nhờ đó, quần áo thời trang Việt Tiến đã vượt qua được định kiến chê hàng Việt Nam. Các chiến lược trên đã giúp Việt Tiến từng bước “đánh bật” thương hiệu ngoại, giành được khách hàng nội địa. Liên tiếp 2 năm Thương hiệu Việt Tiến nằm trong top 10
  • 45. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 45 doanh nghiệp dành giải Sao Vàng Đất Việt, là doanh nghiệp hàng đầu của tập đoàn dệt may Việt Nam. Việt Tiến được trao tặng danh hiệu “ Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2009” , do người tiêu dùng cả nước bình chọn. Đây là năm thứ 13 liên tiếp, Việt Tiến vinh dự được người tiêu dùng hài lòng, tin cậy. Việt Tiến cùng các thương hiệu may mặc trong nước khác kỳ vọng trong tương lai sẽ chiếm ít nhất 70% thị trường nội địa và sau đó sẽ vươn ra thị trường nước ngoài. 2.3. Khả năng cạnh tranh hiện tại của Công ty: May mặc là một trong những lĩnh vực kinh doanh rất năng động, ngày càng thu hút được nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia. Bên cạnh những Công ty may nước ngoài đối thủ cạnh tranh của Công ty may Việt Tiến là các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong ngành may mặc. Điều dó đã tạo nên môi trường cạnh tranh quyết liệt và phức tạp khiến tất cả các bên đều phải cố gắng hoàn thiện bản thân mới có thể tồn tại được. Các sản phẩm của Việt Tiến đều có đối thủ cạnh tranh, cụ thể là: - Sơ mi: các doanh nghiệp cạnh tranh sản phẩm cùng loại sơ mi là: May 10, An Phước, Nhà Bè, Thăng Long, Việt Thắng. - Veston, quần Âu: Công ty May Đức Giang, Nhà Bè - Thun: đối thủ cạnh tranh xác định là Thành Công, Công ty Dệt may Hà Nội, Dệt kim Đông Xuân. - Hàng thời trang nữ: Công ty May Sài Gòn, Legamex. - Áo jacket: Thăng Long, Đức Giang, Nhà Bè. Sơ mi là sản phẩm chủ lực của Công ty, các đối thủ nặng ký là May 10, An Phước, Nhà Bè… nhưng Việt Tiến vẫn có lợi thế hơn về chất lượng,
  • 46. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 46 công nghệ, thương hiệu. Do vậy thị phần của khách hàng đối với May Việt Tiến luôn chiếm ưu thế, đặc biệt là các khu vực ở phía Nam. 2.4. Đánh giá khả năng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến: 2.4.1. Những ưu điểm: - Lực lượng lao động tại Công ty làm việc lâu năm nên có tay nghề cao, năng suất lao động thuộc loại cao so với ngành. - Khả năng của Công ty có thể thực hiện được các hợp đồng có đơn hàng lớn. - Sản phẩm của Công ty với uy tín lâu đời được tín nhiệm cao trên thương trường. - Hệ thống đại lý rộng khắp trên các thành phố trên cả nước. - Có định hướng chiến lược về thị trường, kinh doanh tổng hợp, mặt hàng đa dạng, tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác trong và ngoài nước. - Việt Tiến luôn được đánh giá cao về năng lực thiết bị so với các Công ty khác hoạt động cùng ngành. Trong những năm gần đây Việt Tiến luôn ưu tiên đầu tư vốn vào đổi mới trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Là đơn vị tiên phong trong việc cập nhật, sử dụng thiết bị hiện đại, là nơi thăm quan học hỏi cho các đơn vị khác. - Vận dụng thành công phương pháp quản lý sản xuất của Nhật Bản phù hợp với điều kiện sản xuất và năng lực nội tại của Công ty. Do đó Việt Tiến luôn có năng suất và chất lượng sản phẩm vượt trội, đây là một thành quả rất đáng ghi nhận của Công ty.
  • 47. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 47 Ngoài ra Việt Tiến còn được đánh giá là đơn vị có tài chính mạnh, có khả năng tự phát triển thị trường, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân: 2.4.2.1. Hạn chế: Trong thời gian qua tuy có những kết quả vượt trội rất đáng ghi nhận, hoàn thành tốt mục tiêu đề ra. Song bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, gây nên những hạn chế cho Việt Tiến: - Chưa tập trung hết các nguồn lực để phát huy sức mạnh tập thể trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Một số đơn vị còn chưa chủ động trong tìm kiếm việc làm, mở rộng thị phần trong và ngoài nước. - Năng lực thiết bị hiện đại nhưng chưa đồng đều giữa các Xí nghiệp, đặc biệt chưa liên kết chặt chẽ để tận dụng năng lực thiết bị giữa các đơn vị trong toàn Công ty. 2.4.2.2. Nguyên nhân: - Phần lớn các đơn vị thành viên có nền tài chính yếu, quy mô vốn nhỏ, hiệu quả sản xuất chưa cao nên khả năng tích lũy nội bộ thấp. Việc huy động vốn khó khăn dẫn đên việc đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ để sản xuất các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao bị hạn chế. - Công tác quảng bá, tiếp thị, tiếp cận thị trường chưa chuyên nghiệp, quan điểm kinh doanh nói chung chưa xuất phát từ người tiêu dùng, chưa tìm hiểu các yếu tố khách quan của thị trường do tác động của các Luật mới ban hành nên còn gặp nhiều bị động trong sản xuất kinh doanh.
  • 48. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 48 - Một số đơn vị thành viên chưa phát huy hết khả năng, chưa tập trung đầu tư nâng cấp thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc, bổ sung phần mềm, tính toán. - Mặc dù việc áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO đã được thực hiện ở hầu hết các xí nghiệp nhưng một số nơi vẫn mang tính hình thức, chưa trở thành nhu cầu sản xuất kinh doanh của chính mình.
  • 49. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 49 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN 3.1 – Phương hướng phát triển thị trường của Công ty May Việt Tiến: 3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty: 3.1.1.1. Thuận lợi: Việt Tiến vẫn tiếp tục duy trì ổn định được thị trường, khách hàng và là đơn vị có tỷ trọng hàng FOB chiếm tỷ trọng cao của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam. Thương hiệu Việt Tiến đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường quốc tế và trong nước. Top 50 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn, Top 10 Sao Vàng Đất Việt năm 2009, doanh nghiệp tiêu biểu nhất ngành Dệt May Việt Nam 6 năm liên tục… Tình hình tổ chức sản xuất ổn định, điều kiện môi trường làm việc nhìn chung là tốt, các chế độ chính sách chăm sóc cho người lao động cả về vật chất và tinh thần thường xuyên được duy trì và nâng cao… Năng suất lao động của toàn Công ty tiếp tục được nâng cao. Phong trào thi đua nâng cao năng suất lao động trong sản xuất đã phát huy tác dụng, thúc đẩy thi đua trong sản xuất.
  • 50. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 50 3.1.1.2. Khó khăn: Thách thức lớn nhất là tình hình kinh tế vẫn tiếp tục biến động, khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn biến phức tạp, kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt May Việt Nam không tăng trưởng so với cùng kỳ. Tình hình biến động lao động ngày càng tăng, lao động nghỉ việc nhiều cho dù Công ty đã đề ra nhiều chính sách, giải pháp cụ thể để giữ người lao động. Đơn hàng và đơn giá hàng xuất khẩu tiếp tục giảm và chưa có xu hướng gia tăng theo dự đoán, đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tổ chức sản xuất và hiệu quả của toàn Công ty. Công tác tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường mới để không phụ thuộc nhiều vào thị trường truyền thống, còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do đơn hàng nhỏ lẻ, thời trang buộc Công ty phải tổ chức sắp xếp lại sản xuất cho phù hợp. Nhiều khách hàng lớn và truyền thống trước đây cũng chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế đã tác động không nhỏ đến công tác xây dựng kế hoạch và hoạt động của Công ty. Công ty đang trong giai đoạn tái cơ cấu toàn diện, đã bộc lộ những hạn chế về nguồn nhân lực, thiếu cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ thị trường cung cấp cho các đơn vị thành viên. 3.1.2. Phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thực hiện chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010 đã được Thủ tướng phê duyệt tại quyết định số 161/1998/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 1998 và chiến lược tăng tốc của toàn ngành Dệt May đến năm 2010. Phương hướng phát triển chủ yếu của Công ty là:
  • 51. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 51 - Tổng doanh thu : 2000 tỷ đồng/năm - Tổng lợi nhuận trước thuế : 60 tỷ đồng - Đầu tư sản xuất: : 400 tỷ đồng Trước mắt sẽ còn nhiều khó khăn và thách thức, vì vậy việc thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2010 đòi hỏi toàn thể cán bộ công nhân viên phải đoàn kết, nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2010, tập trung thực hiện những chỉ tiêu và giải pháp chính như sau: Bảng 8: Kế hoạch các chỉ tiêu thực hiện năm 2010: Các chỉ tiêu chính ĐVT TH 2009 KH 2010 Tỷ lệ Tổng doanh thu Tỷ Đồng 1,923.90 2,100.00 109% Lợi nhuận trước thuế Tỷ Đồng 96,45 105.00 109% (Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán) Phương hướng phát triển từ 2010 đến 2015 như sau: Trong nền kinh tế phát triển không ngừng như hiện nay, Công ty đã và đang tiếp tục đổi mới Công nghệ thiết bị sản xuất , tạo ra những sản phẩm mới chất lượng cao hơn để có thể xâm nhập thêm những thị trường mới nữa, tạo nguồn thu ngoại tệ góp phần đổi mới hình ảnh của Công ty. Nâng cao và hoàn thiện cơ chế tổ chức, củng cố lại năng lực quản lý kinh doanh, tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực mới theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao kiến thức về marketing và PR cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty. Tiến hành chuyển dổi hình thức tổ chức sang mô hình Công ty mẹ - Công ty con nằm trong Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Thực hiện cơ chế tài chính theo mô hình đó, các Công ty có quyền tự chủ về tài chính, chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tất cả nhằm mục đích nâng
  • 52. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 52 cao hơn chất luợng sản phẩm để đạt được tiêu chuẩn quốc tế và hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9002. Xây dựng các phương án đầu tư ra nước ngoài, mở rộng quy mô ra thị trường thế giới để có thể bắt kịp lộ trình kinh tế khi nước ta gia nhập WTO. Công ty đang từng bước nâng cao thêm thu nhập cho người lao động, xây dựng chính sách đại ngộ, thu hút nhân tài để phát huy nội lực, tập trung đầu tư, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh trên thương trường. Đối với các Công ty nước ngoài có vốn góp của Công ty cần khai thác hết thị phần, công suất cung ứng phụ liệu ngành may mặc cho các Công ty con, Công ty liên kết. Để thực hiện những chỉ tiêu chính nêu trên Ban lãnh đạo Công ty cần có những giải pháp cụ thể mang tính khả thi. 3.2 – Giải pháp thực hiện để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm: 3.2.1. Tăng cường công tác đầu tư xây dựng, góp vốn để mở rộng thị trường: Đối với một số đơn vị thành viên hoạt động còn yếu kém, Công ty sẽ tiếp tục hỗ trợ bằng các nguồn lực để tăng cường công tác quản lý, giám sát nhằm đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị này có hiệu quả. Đối với một số đơn vị trực thuộc, Công ty tiếp tục đầu tư nâng cấp, khai thác có hiệu quả năng lực sản xuất. Áp dụng một số cơ chế và các giải pháp để tăng năng suất lao động, kiểm soát chất lượng và môi trường làm việc.
  • 53. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến SV. Nguyễn Lan Hương – QTKDTM K38 – Trường KTQD 53 Đối với các đơn vị liên doanh với nước ngoài, Công ty sẽ tiến hành tái cơ cấu vốn và bộ máy quản lý điều hành. Tiếp tục đàm phán với đối tác nước ngoài để tái cấu trúc hoạt dộng sản xuất kinh doanh. Đối với các đơn vị hợp tác kinh doanh sẽ tiến hành tái cấu trúc lại bằng các biện pháp gia hạn thời hạn liên doanh, chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc kết thúc hợp tác. Phối hợp cùng Tập đoàn Dệt May hoàn tất các thủ tục để tiếp nhận khu đất Công ty Ros Viet tại Hóc Môn. Đầu tư nâng cấp nhà xưởng và khai thác nguồn lực hiện có, đồng thời lập dự án di dời Xí nghiệp Việt Long về khu đất này. Xây dựng phương án đầu tư mới, mở rộng năng lực sản xuất tại tỉnh Bạc Liêu. Lập phương án tiền khả thi trình Hội Đồng Quản Trị để mua lại phần đất và nhà xưởng của Xí nghiệp Ô Môn của Công ty Cổ phần May Tây Đô, đồng thời lập dự án nhà xưởng này để tham gia góp vốn với Công ty Kwang Lung – Đài Loan thành lập Công ty TNHH Việt Tiến – Meko chuyên sản xuất các sản phẩm lông vũ, trong đó Việt Tiến góp 51%, dự kiến giá trị đầu tư khoảng 2 triệu USD. 3.2.2. Thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh: Tiếp tục phát động phong trào thi đua trong lao động sản xuất ngay từ quý tiêu thụ sản phẩm năm 2010 trên phạm vi toàn Công ty, thúc đẩy năng suất lao động. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện lại các định mức kinh tế, kỹ thuật các chủng loại sản phẩm và thời gian chế tạo, cải tiến quy trình tổ chức sản xuất, quy trình chi trả lương theo sản phẩm gắn với thời gian chế