SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 51
BÀI TẬP NHÓM 5: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT TỪ 
NĂM 2000 ĐẾN NAY. 
54CKT-3
DANH SÁCH NHÓM 5 
Nguyễn Nam Phương - 54160547 
(Trưởng Nhóm) 
Phạm Thị Thu Thanh - 54160727 Nguyễn Võ Thảo Quyên – 54160602 
Lê Thanh Hoàng Yến - 54160980 Lâm Kim Ái Phương – 54160551 
Phùng Đức Thắng - 54160716 Lê Thị Phương Phụng – 54160584 
Trương Thị Kim Phượng - 54160566 Lê Thị Thu Quy - 54160597 
Tạ Thị Hồng Sương - 54160616 Nguyễn Thị Thanh Thảo - 54160702
Cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo sự thay đổi của nền kinh tế Việt Nam trong những thập niên gần 
đây. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động đầy sôi nổi và cạnh tranh gay gắt để thu được lợi nhuận cao và đứng 
vững trên thương trường. Các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt những 
vấn đề của nền kinh tế mới. Bên cạnh bao vấn đề cần có để kinh doanh còn là những vần đề nổi cộm khác ấy là lạm 
phát : Lạm phát như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư 
lớn về thời gian và trí tuệ mới có thể mong muốn đạt được kết quả khả quan. Chống lạm phát không chỉ là việc của 
các nhà doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ của chính phủ : Lạm phát ảnh hưởng đến toàn bộ đến nền kinh tế quốc 
dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là tầng lớp lao động. Ở nước ta hiện nay, chống lạm phát, giữ vững nền kinh tế 
phát triển ổn định, cân đối là một mục tiêu rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân 
dân. 
Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát được nhiều người quan tâm, nghiêm cứu và đề xuất các phương án khắc 
phục. Đã từ lâu tiền giấy xuất hiện và chẳng bao lâu sau đó diễn ra tình trạng giảm giá tiền dẫn đến lạm phát. Nét 
đặc trưng nổi bật của thực trạng nền kinh tế khi có lạm phát là giá cả của hầu hết các hàng hóa đều tăng cao và sức 
mua của đồng tiền ngày càng giảm nhanh. 
Nhìn lại lịch sử lạm phát, từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Ở nước ta, lạm phát diễn ra nghiêm trọng và kéo dài mà 
nguồn gốc của nó là do hậu quả nặng nề của chiến tranh, cơ cấu kinh tế bất hợp lí kéo dài. Lạm phát đã phá vỡ toàn 
bộ kế hoạch của nền kinh tế, phương hại đến các mối quan hệ trong nền kinh tế - xã hội. 
Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề lạm phát là cấp thiết, cấp bách. Để góp phần đẩy lùi tình trạng này thì nhóm 5 xin 
được phép bắt đầu.
THỰC TRẠNG CỦA LẠM PHÁT 
Được tìm hiểu qua từng giai đoạn: 
Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2002 
Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2004 
Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2006 
Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2008 
Giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2010 
Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2012 
Giai đoạn năm 2013
TÌNH HÌNH LẠM PHÁT NĂM 2000-2002 
Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á bắt đầu từ 
tháng 7 năm 1997 làm cho nước ta chịu sức ép ngày càng 
tăng. Kinh tế trải qua hiện tượng giảm giá liên tục, sức mua 
giảm sút, đầu tư nước ngoài có dấu hiệu suy giảm, sản xuất 
trong nước rơi vào tình trạng trì tuệ, hàng hóa ứ đọng, tỉ lệ 
thất nghiệp tăng. Một trong những biều hiện của sự suy 
giảm nền kinh tế là hiện tượng lạm phát.
Thực trạng 
- Giá cả thị trưòng có xu hướng giảm: 
+ Năm 1999 giá cả liên tục giảm trong 8 tháng liền, từ tháng 3 đến 
tháng 12. Chỉ số giá lương thực tháng 10 năm 1999 sút giảm 10,5% so 
với tháng 12 năm 1998 , sự sụt giảm giá lương thực làm cho CPI chung 
hầu như không tăng 
+ Năm 2000, CPI cả năm giảm 0,6% so với năm 1999. 
+ Sáu tháng đầu năm 2001 CPI vẫn giảm , CPI tháng 6/2001 giảm 
0,3% so với tháng 6/2000 và giảm 0,7% so với tháng 12/2000. CPI giảm 
liên tục trong 3 tháng liên tiếp,tháng 3 giảm 0,7%, tháng 4 giảm 0,5%, 
tháng 5 giảm 0,2%. Kết quả là đến cuối năm 2001 nhờ nhiều nỗ lực, 
chúng ta đã đẩy được tỉ lệ lạm phát lên 0,8%.
- Tình trạng ứ đọng sản phẩm, sản xuất cầm chừng xảy ra ở một 
số sản phẩm và một số khu vực, đặc biệt là khu vực nhà nước : 
+ Số hàng tồn kho trong 6 tháng đầu năm 1999 đã lên tới 
60.000 tỷ đồng. 
+ Theo báo cáo của IMF có đến 60% doanh nghiệp nhà 
nước bị thua lỗ, trong đó 16% là thua lỗ triền miên hàng ngàn xí 
nghiệp thua lỗ phải đóng cửa, các xí nghiệp lớn thì hoạt động 
cầm chừng. 
+ Tỉ lệ thất nghiệp năm 1999 ở Hà Nội là 10,3% và ở thành 
phố Hồ Chí Minh là 7,04%... 
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm
Nguyên nhân 
Một là : giá hàng nông sản giảm mạnh, làm giảm thu nhập của nông 
dân, ảnh hưởng tới sức mua hàng công nghiệp. Chỉ số giá lương thực 
liên tục giảm : năm 1999 gỉam 7,8%, năm 2000 giảm 7,9%, 6 tháng đầu 
năm 2001 giảm 5,7%. 
Hai là: nhìn chung hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam chất lượng thấp, 
giá thành cao nên không có điều kiện cạnh tranh với hàng nhập khẩu, đặc 
biệt là hàng nhập khẩu trốn lậu thuế, do đó giá cả hàng hóa công nghiệp 
và dịch vụ đang có xu hướng giảm giá để có thể cạnh tranh được với 
hàng hóa nhập khẩu. 
Ba là : cơ cấu tăng trưởng kinh tế giữa khu vực công nghiệp và nông 
nghiệp là không hợp lý, làm cho thu nhập và theo đó là sức mua của nông 
dân, là bộ phận dân cư lớn nhất nước không tăng lên được .
Bốn là: tình trạng vốn ứ đọng ở các ngân hàng phản ánh người có tiền 
không muốn bỏ vốn vào đầu tư. Nợ khó đòi và nợ quá hạn ở các ngân hàng 
lớn. 
Năm là: đầu tư nước ngoài suy giảm mạnh. Tốc độ giảm trung bình khoảng 
24%/ năm trong giai đoạn 1997-2000 
Sáu là: tỉ lệ tăng trưởng giá trị xuất khẩu giảm sút do ảnh hưởng của cuộc 
khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á . 
Bảy là: trong khi nước ta đang duy trì ổn định tỉ giá thì các đồi tác thương 
mại trong khu vực phá giá đồng tiền làm cho nhiều mặt hàng trong nước đắt 
hơn hàng ngoại, chúng ta lâm vào thế cạnh tranh không thuận lợi so với bên 
ngoài. 
Tám là: hậu quả của hiệu ứng lây lan do suy thoái và giảm phát khu vực. 
Chín là: sự chậm trễ trong việc cải tiến những chính sách vĩ mô của Chính 
phủ , làm cho nước ta đạt được ít kết quả trong cạnh tranh. Vai trò điều tiết của 
nhà nước còn rất nhiều hạn chế.
TÌNH HÌNH LẠM PHÁT NĂM 2003-2004 
Tình hình lạm phát năm 2003: 
Với chỉ số giá tiêu dùng ( CPI ) tháng 12 tăng thêm 0,8%, ước tính cả 
năm, chỉ số lạm phát ( mức tăng CPI ) Việt Nam khoảng 3%, đúng như chỉ 
tiêu Quốc Hội đề ra. 
Trong năm, có 4 tháng liên tục từ tháng 5 đến tháng 8, CPI giảm. Còn 
lại, mức tăng cũng không đều, chẳng hạn tháng 2 giảm 2,2% thì tháng 9 
chỉ tăng 0,1%. 
Tháng 12, mặc dù có sự kiện SEA GAMES, chỉ số giá nhóm hàng thể 
thao, giải trí chỉ tăng nhẹ dưới 1%, còn nhóm hàng lương thực, thực phẩm 
lại tăng tới 2%, giá vàng tăng 5%. Tính chung cả năm, nhóm hàng tăng giá 
cao nhất là vàng với gần 30%; dược phẩm, y tế trên 20%.
Tình hình lạm phát năm 2004: 
Lạm phát bắt đầu tăng trở lại với tỷ lệ 9,5% cao hơn rất nhiều so với 
mục tiêu 6% mà Chính phủ đặt ra. Nguyên liệu ngày một tăng, xăng 
tăng thêm 500đ/ lít. Những cú sốc cung này chủ yếu ảnh hưởng đến 
giá lương thực, thực phẩm với giá lương thực, thực phẩm tăng 15,5% 
so với tỷ lệ lạm phát chung là 9,5%, và lạm phát phi lương thực thực 
phẩm là 5,2%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15,5%, khai thác than 
sạch tăng hơn 30%, khai thác dầu thô tăng 8,6%, sản lượng hàng may 
sẵn tăng 27%, xe đạp tăng 37,2%
Sau 9 tháng giá cả tăng liên tục và đột biến với chỉ số tính 
chung là 8,6%, tháng 10 chỉ số giá cả không tăng so với tháng 9 
nhưng không phải là dấu hiệu chững lại của sự tăng giá. Trong 
những tháng còn lại của năm 2004 chỉ số giá tiêu dùng còn 
chịu tác động của một số yếu tố. Nguyên nhân lạm phát đã 
được xác định rõ là chi phí đẩy.
Giải pháp: 
Với loại lạm phát chi phí đẩy, việc kiềm chế phụ thuộc vào sự hạn chế 
tác động của những nhân tố bên ngoài – giá cả trên thị trường thế giới 
– yếu tố đầu vào của nhiều ngành sản xuất mà Việt Nam đang phải 
nhập khẩu. Chính phủ đã áp dụng nhiều giải pháp để kiềm chế lạm 
phát như : giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng, bù lỗ cho kinh 
doanh xăng dầu, điều chỉnh có mức độ giá đầu vào đối với một số mặt 
hàng nhập khẩu đều thuộc hệ thông các biện pháp giảm chi phí đầu 
vào, đồng nghĩa với việc tăng cung, giảm áp lực tăng giá.
TÌNH HÌNH LẠM PHÁT NĂM 2005-2006 
Tình hình lạm phát năm 2005: 
Lạm phát năm 2005 tiếp tục tăng cao, ở mức 8,4% so với 9,5% năm 2004 
Thứ nhất vì các nước trong khu vực và Mỹ không có lạm phát cao như Việt Nam 
Thứ hai giá dầu thế giới vẫn tăng trong năm 2005 (21%) nhưng ở mức thấp hơn 2004 (55%). 
Thế nhưng giá cả ở Việt Nam vẫn tăng cao, đó là vì tiếp tục chính sách kích cầu 
Lạm phát cao khi đồng đô-la Mỹ không tăng giá, đưa giá trị đồng Việt Nam tăng, làm tăng giá 
hàng nội địa (tăng giá do lạm phát) khi tính bằng đo la Mỹ, làm giảm sức cạnh tranh của hàng 
Việt Nam. Chính điều này đã góp phần làm cán cân thương mại vơi nước ngoài tiếp tục thiếu 
hụt lớn. Năm 2005 thiếu hụt là 4,6 tỷ USD (9%GDP), so với năm 2004 là 5,5 tỷ USD (12%GDP). 
Xuất khẩu năm 2005 tăng 29% (không kể dầu thô, xuất khẩu chỉ tăng 19,3%) và nhập khẩu tăng 
ở mức thấp hơn là 15%. Đây là lần đầu tiên sau 6 năm mức thiếu hụt cán cân thương mại giảm.
Lạm phát cao tạo thành một cuộc chạy đua nâng lãi suất ngân hàng để thu hút tiền 
gửi. 
Lạm phát cao gắn liền với chính sách kích cầu quốc doanh. Nhưng hiệu quả của việc 
đầu tư vào quốc doanh rất thấp. 
Do mức đầu tư nước ngoài sẽ đổ vào Việt Nam cao hơn hiện nay, giá đồng đô la Mỹ 
sẽ giữ mức thấp như lúc bấy giờ. Giá trị đồng Việt Nam tiếp tục tăng, giá hàng nội 
địa tăng cao. Kết quả là hàng hóa Việt Nam sẽ ngày càng mất tính cạnh tranh trên thị 
trường thế giới, mức thiếu hụt cán cân thương mại sẽ lớn lên do chi phí đắt, khả 
năng cạnh tranh kém, luồng đầu tư nước ngoài vào cũng bị ảnh hưởng. 
Trong năm 2006, mức lạm phát trung bình vào khoảng 7,6%. Ảnh hưởng nhiều nhất 
đến mức lạm phát là giá thực phẩm (9%); nhà ở, vật liệu xây dựng (9,8%); chuyên 
chở-dịch vụ viễn thông (7,9%) và hàng dệt may (6,1%) - theo số liệu tháng 8/2006 
của Tổng cục thống kê Việt Nam.
Tình hình lạm phát năm 2006: 
Từ đầu năm 2006, nhà nước Việt Nam dự trù giảm hay bãi bỏ bao cấp 
giá đối với một số sản phẩm như xăng dầu và than. Tuy nhiên nhà 
nước không chủ trương thả nổi hoàn toàn giá cả mà vẫn kiểm soát giá 
đối với những sảm phẩm quan trọng cho nền kinh tế như gạo, đường 
và thép. Chính sách này ngày càng khó áp dụng vì sau khi hội nhập với 
thị trường quốc tế, Việt Nam giảm thuế nhập cảng và phải đối phó với 
ngân sách thiếu hụt có thể xảy ra. 
Lạm phát cao là một trong những rủi ro cho sự phát triển kinh tế. Lạm 
phát gia tăng sẽ kéo theo lãi suất và chi phí sản xuất tăng cao.
Tháng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 
1 1,1 1,2 1,0 14,1 
2 3,1 2,1 2,1 6,0 
3 3.7 2,8 3,2 9,2 
4 4,3 3,0 3,4 21,4 
5 4,8 3,6 4,3 25,2 
6 5,2 4,0 5,7 26,8 
7 5,6 4,4 6,2 27,04 
8 6,0 4,8 6,8 26,32 
9 6,8 5,1 7,3 27,9 
10 7,0 5,4 8,2 25,7 
11 7,6 6,0 9,4 … 
12 8,9 6,6 12,6 … 
Diễn biến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2008
Nguyên nhân là do cùng với đà suy thoái kinh tế thế giới, 
đồng USD mất giá, giá dầu thô tăng cao, giá cả lương thực và 
nguyên nhiên vật liệu tăng đột biến cộng với tác động của 
thiên tai, dịch bệnh đã làm cho nền kinh tế Việt Nam bộc lộ 
những nhược điểm cố hữu của một nền kinh tế đang trong 
quá trình chuyển đổi.
TÌNH HÌNH LẠM PHÁT NĂM 2007 
Hiện tượng lạm phát phi mã ở Việt Nam có tất cả những dấu hiệu 
của lạm phát ở các nước đang phát triển, đã được nhiều chuyên gia 
cùng với các tổ chức quốc tế đề cập đến và cảnh báo khá nhiều. 
Theo đó CPI tháng 2/2007 so với tháng 1/2007 chỉ là 2,17% và lạm 
phát 2 tháng đầu năm 2007 chỉ ở con số là 6,5%.
Hiện tượng giá cả tăng nhanh trong 6 tháng đầu năm 2007 đã gây 
nên lo ngại. Sau hai năm liên tục ở mức cao (9,5% năm 2004 và 8,4% 
năm 2005) lạm phát dường như đã có dấu hiệu suy giảm và chỉ còn 
6,6% năm 2006. Tuy nhiên áp lực lạm phát lại bùng phát ngay từ đầu 
năm 2007. Trong 6 tháng đầu năm 2007 chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 
5,2%, nếu so với 6 tháng năm 2006 thì chỉ số giá tiêu dùng tăng 7,8%. 
Hầu hết các nhóm hàng đều có mức giá cao so với cùng kỳ năm ngoái, 
nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 8,34%, nhóm hàng ăn – dịch vụ 
ăn uống tăng 6,8%.
Trong 6 tháng cuối năm 2007, lạm phát tiếp tục gia tăng ở mức báo 
động, lạm phát phi mã tưởng chừng không thể dừng lại được. Hầu hết 
11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đều tăng. Trong 11 nhóm hàng 
hóa, dịch vụ, nhóm thực phẩm có giá tăng cao nhất. Giá nhà ở và vật liệu 
xây dựng tháng 12 tăng 3,28% và cả năm tăng tới 17,12%. Nhóm lương 
thực có giá tăng cao thứ ba. Giá phương tiện đi lại, bưu điện tháng 12 
tăng 4,3%, nhưng nếu không kể giá bưu điện giảm thì giá phương tiện đi 
lại còn tăng cao hơn nữa do giá xăng dầu tăng. 
Đáng lưu ý là tốc độ tăng giá tiêu dùng đã cao hơn nhiều so với lãi 
suất huy động tiết kiệm, nhất là lãi suất huy động tiết kiệm của các ngân 
hàng thương mại nhà nước, ngay cả các ngân hàng thương mại cổ phần 
có lãi suất trên dưới 9%/năm thì cũng thấp hơn tốc độ tăng giá tiêu 
dùng.
TÌNH HÌNH LẠM PHÁT NĂM 2008 
Lạm phát ở Việt Nam đến thời điểm năm 2008 hiện đang cao 
nhất khu vực, bất chấp các nước khác có cùng điều kiện quốc tế 
khách quan chung, nhưng dù cao như Trung Quốc thì cũng chỉ 
nhỉnh hơn 1/3 của Việt Nam (8,5% của Trung Quốc so với 25% 
của Việt Nam cùng kỳ), phần lớn các nước khác như Hàn Quốc, 
Thái Lan, Singapore… tính đến nay CPI của họ chỉ cao bằng 1/4 
Việt Nam. Đến hết tháng 5/2008 lạm phát ở Việt Nam đã là 
15,96% so với 31/12/2007 và 25% so cùng kỳ năm trước – Mức 
cao nhất trong 15 năm qua kể từ 1993.
Tuy nhiên sau nhiều gói biện pháp hạn chế lạm phát của chính phủ và ngân 
hàng nhà nước, thì tình hình lạm phát ở Việt Nam đã có phần “ giảm nhiệt “. 
Lạm phát tháng 06/2008 đã giảm mạnh: Tháng 6 chỉ số giá tiêu dùng tăng 
2,14% là mức thấp nhất trong 6 tháng qua và không có cơn sốt giá nào xảy ra, 6 
tháng đầu năm chỉ số giá tăng 18,44%. Yếu tố làm chỉ số giá tăng thấp có 
nguyên nhân quan trọng là giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 6 chỉ tăng 
3,29% đây là nhóm hàng quyết định tới khoảng 80% mức tăng chỉ số giá. Trong 
6 tháng cuối năm chỉ số giá tăng nhẹ so với đầu năm vào khoảng 21,28%, để 
đạt được con số này Chính phủ đã ra sức ngăn không cho lạm phát tăng cao và 
bước đầu đạt được kết quả nhất định. 
So sánh chỉ số giá tiêu dùng giữa các tháng trong năm 2008: tháng 1 tăng 
2,38%; tháng 2 tăng 3,56%; tháng 3 tăng nhẹ 2,99%; tháng 4 tăng nhẹ 2,2%; tháng 
5 tăng 3,91%; tháng 6 tăng chậm 2,14%; tháng 7 tăng 1,13%; tháng 8 tăng 1,56%; 
tháng 9 tăng 0,18%; tháng 10 giảm 0,19%; tháng 11 giảm 0,76% và tháng 12 giảm 
0,68%.
Giải Pháp: 
-Một là, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. 
-Hai là, cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân 
sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ 
thâm hụt ngân sách. 
-Ba là, tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phục nhanh 
hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm. 
-Bốn là, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập 
siêu. 
-Năm là, triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. 
-Sáu là, tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật 
nhà nước về giá. 
-Bảy là, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội.
TÌNH HÌNH LẠM PHÁT NĂM 2009 
Năm 2009 nền kinh tế thăng trầm phức tạp.CPI có sự đảo 
chiều tương ứng .Trên biểu đồ tốc độ tăng CPI theo tháng đạt 
đỉnh 4 lần trong năm qua ở các tháng2; 6; 8 và 12 với các mức 
tăng tương ứng 1,17%; 0,55%; 0,62% và 1,38% .Trong 8 tháng 
đầu tiên, diễn biến chỉ số giá là biểu hiện sự kiềm nén.Tuy 
nhiên trong 4 tháng còn lại có sự thay đổi báo hiệu những đột 
tăng dần, tăng nhanh vào tháng cuối năm và ta có thể cảm 
nhận được nguy cơ lạm phát có thể xảy ra.
Trong tháng 1 năm 2009 CPI lên nhẹ 0,32% nhưng đến tháng 2 lương thực, thực phẩm và 
nhiều loại hàng hóa, dịch vụ đồng loạt lên mức cao. CPI tăng 1,17% trước khi đảo chiều 
giảm 0,17% trong tháng 3, ngay sau đó từ tháng 4 đến tháng 8 chỉ số giá hạ chỉ còn tăng 
0,24%. Trong tháng 8 mức chênh lệch chỉ 0,31% và gần như không có đột biến lớn. Tổng 
mức hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính cho đến tháng 8/2009 đã có sự cải 
thiện so với cùng kỳ năm trước,mức tăng đạt 18,4% loại trừ yếu tố giá cả còn tăng 9,3%. 
Trong khi đó giá một số nguyên liệu trên thế giới bắt đầu phục hồi, đặc biệt là mặt hàng 
xăng dầu. 
Bước sang tháng 9 đã xuất hiện những diễn biến ngược dòng. CPI đạt đỉnh ở mức tăng 
0,62% rồi tạm nghĩ ở mức 0,37% của tháng 10 sau đó. So với chu kì trước các con số đỉnh 
và đáy đều cao báo hiệu những lo ngại của lạm phát tiếp tục tăng. Sự điều chỉnh nhỏ 
trong tháng 10 được hỗ trợ một phần từ việc giá xăng dầu giảm lần đầu tiên trong năm 
vào ngày 1/10. Gía lương thực,thực phẩm chỉ tăng rất nhẹ so với các tháng trước đó.
Về tác động của tăng giá trên thị trường thế giới,đến tháng 11/2009, giá gạo 
5%/tấn xuất khẩu của Việt Nam tăng lên mức 451,31 USD. Do có số cao tới hơn 
40% trong rổ hàng hóa tính CPI, tăng giá lương thực tác động mạnh đến giá cả 
trong nước, CPI nhóm hàng tháng 12/2009 đã tăng 7,54% so với một năm trước 
đó. 
Năm 2009 khép lại với chỉ số giá chấp nhận được trong tất cả các mức so 
sánh. Nhưng sự gia tăng mạnh mẽ chỉ số CPI tháng cuối cùng của năm khiến 
niềm vui chưa trọn vẹn.
TÌNH HÌNH LẠM PHÁT NĂM 2010 
Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2010 như hình chiếc cốc tạo 
bởi những chênh lệch giữa tháng tăng đỉnh và đáy lên đến hơn 1,5% 
khá tương đồng với năm 2007. Hai điểm cao nhất đều được tạo 
thành từ mức tăng xấp xỉ 2% của tháng 2 và tháng 12, trong khi đáy 
kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8 chỉ biến động quanh mức 0% xác 
định kỉ lục ngược với xu thế kể trên. 
Các mức tăng CPI hai tháng đầu năm đều trên 1% và tiến gần 2% 
cũng không quá bất thường, nhưng khác biệt năm nay rơi vào tháng 
3, khi chỉ số giá tiêu dùng tăng không mạnh như các năm trước.
Từ tháng 4 đến tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng rất thấp về gần sát 
mức 0% (tháng 7 chỉ tăng 0,06% so với tháng 6). Xét về cao độ các mức tăng 
này lập kỉ lục về độ thấp kể từ năm 2004 đến nay. Tăng thấp giai đoạn giữa 
năm, thậm chí có năm giảm một số tháng, không phải là bất thường do sản 
xuất ở giai đoạn này đã vào guồng cung cầu không có đột biến lớn. Tuy nhiên 
mức tăng thấp kỉ lục của các tháng giữa năm 2010 có sự khác biệt một phần 
nhờ hiệu quả các chính sách vĩ mô. 4 tháng cuối năm chỉ số CPI liên tục duy 
trì ở mức cao. Có tới 3 tháng đạt kỉ lục về cao độ, cho thấy sức nóng của lạm 
phát đã gần. Nhìn trong cả năm 2010 diễn biến CPI gần như song hành cùng 
những thay đổi chính sách vĩ mô và can thiệp thị trường từ cơ quan chức 
năng. Những ngày năm mới đang đến cũng đóng lại một năm lạm phát không 
đạt chỉ tiêu.
NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT XẢY RA 
1. Lạm phát do cầu kéo: Do lượng tiền cung ứng và lưu thông quá 
nhiều, quan hệ tiền hàng mất cân đối nghiên trọng. Điều đáng chú ý 
là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ được nới lỏng từ nhiều 
năm trước và tiếp tục được nới lỏng trong giai đoạn 2008-2010. 
Tổng đầu tư xà hội tăng mạnh cao hơn nhiều so với các năm trước. 
Tổng chi ngân sách nhà nước đạt 399.3 nghìn tỉ đồng, vượt khoảng 
11.7% so với dự đoán. Bội chi ngân sách nhà nước 56.5 nghì tỉ đồng, 
bằng 4,95% GDP. Thâm hụt cán cân thương mại là 14.2 tỷ USD bằng 
29% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều đó dẫn đến cả chi tiêu công và 
tư đều tăng làm tăng nhu cầu trong khi nền cung không tiến kịp dẫn 
đến cầu lớn hơn cung kéo giá cả tăng, gây lạm phát cầu kéo.
2. Lạm phát do chi phí đẩy: Việc tăng lương, tăng giá xăng dầu, điện nước, vận 
tải...đều xuất phát từ phía người bán và nhiều khi còn được cộng hưởng với 
việc điều hành, quản lý giá chưa hiệu quả của nhà nước. Sự hợp lức của hai 
yếu tố này đã tạo lực đẩy chi phí sản xuất kinh doanh cao làm tăng giá bán 
và dịch vụ. Nền kinh tế của nước ta phải đối diện với tình trạng nhập siêu 
hơn 20 năm nay do hiệu quả, cũng như năng suất lao động thấp khả năng 
tiêu thụ các nguồn vốn lớn từ bên ngoài còn kém. Tình trạng nhập siêu từ 
năm 2009 còn nghiêm trọng hơn, từ đó tạo điều kiên cho lạm phát chi phí 
đẩy bùng phát. Ngoài ra nền kinh tế của nước ta còn phu thuộc nhiều vào 
bên ngoài nên giá cả thị trường thế giới tăng mạnh 2009-2010. Giá cả trong 
nước biến động một cách bất thường dẫn đến lạm phát chi phí đẩy.
3. Lạm phát do cung cầu tiền tệ cao và liên tục: Tăng trưởng trong nước được mở rộng 
quá mức từ 2007-2009 và kéo dài sang nhiều tháng đầu năm 2010 làm cho việc cấp 
tín dụng cho các dự án đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ trong 3 năm cung 
tiền tăng 135% nhưng GDP chỉ tăng 27% tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và 
dư nợ tín dụng tăng gấp đôi so với năm trước. nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng 
trưởng tín dụng là do tổng lượng ngoại tệ ròng chảy vào nền kinh tế tăng mạnh. Các 
nguồn vốn ngoại (Đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài, ODA, kiều hối…) tràn vào 
và tăng đột biến năm 2008. Để duy trì tỉ giá USD ngân hàng nhà nước đã tăng dự trữ 
ngoại hối và đẩy một lượng tiền lớn ra thị trường. Trong khi đó một mặt khả năng tiêu 
hóa nội địa còn thấp, năng lực sản xuất trong nước không theo kịp làm xảy ra tình 
trạng dư thừa tiền trong lưu thông. Mặt khác do công tác điều hành nhà nước không 
theo kịp nhiệt độ, không thu hồi kịp thời lượng tiền tung ra mua ngoại tệ dự trữ các 
dòng ngoại tệ tràn vào đã làm cho các nghiệp vụ thị trường mở không đủ khả năng 
trung hòa các phản ứng phụ của dòng ngoại tệ. Trong lưu thông cung tiền quá mức 
cần thiết trong khi cung đứng yên thì tất yếu dẫn đến lạm phát. Nếu phản ứng không 
kịp để kéo dài sẽ sinh ra lạm phát cao điều đó không thể tránh khỏi.
LẠM PHÁT CẢ NĂM 2011 LÀ 18,12% 
Diễn biến lạm phát năm 2011 khá phức tạp, thể hiện ở việc 
tăng cao những tháng đầu năm và giảm dần từ quý II. Trong 4 
tháng cuối năm, lạm phát có dấu hiệu giảm tốc, chỉ tăng dưới 
1% mỗi tháng. 
Nhưng lạm phát tháng 12 lại có dấu hiệu nhích lên so với 2 
tháng trước đó. Cụ thể, lạm phát tháng 10 và tháng 11 chỉ tăng 
0,36% và 0,39% nhưng lạm phát tháng 12 tăng 0,53%.
Đáng lưu ý là lạm phát tháng 12 chưa phản ánh hiện tượng tăng giá điện, 
trần vé máy bay vì thời điểm tăng giá 2 mặt hàng này diễn ra sau ngày chốt 
số liệu lấy CPI. 
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh nhận định năm 2011, tất cả các quốc gia trên 
thế giới đều có lạm phát, riêng Việt Nam có điểm khác biệt là lạm phát rất 
cao, có lúc xấp xỉ ở vị trí quán quân. 
Với CPI cả năm 2011 tăng 18,12%, Chính phủ đã không hoàn thành một 
trong các chỉ tiêu quan trọng mà Quốc hội giao. Trong kỳ họp cuối năm 
2010, Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu CPI năm 2011 không quá 7%. 
Tuy nhiên, trong phiên họp Quốc hội tháng 6-2011, Chính phủ đề nghị nới 
lỏng chỉ tiêu CPI cả năm lên không quá 17%. Nhưng chỉ tiêu này cuối cùng 
cũng không đạt được khi CPI cả năm 2011 tăng 18,12%.
LẠM PHÁT NĂM 2012 TĂNG 6,81% 
Như dự báo trước của nhiều tổ chức, lạm phát của Việt Nam năm nay chỉ tăng 6,81%, 
thấp hơn nhiều so với ngưỡng dưới 10% mà Chính phủ đặt mục tiêu. 
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm nay tăng 
0,27% so với tháng 11 và tăng 6,81% so với tháng 12/2011. CPI bình quân năm 2012 tăng 
9,21% so với bình quân năm 2011. 
Nhìn lại năm 2012, Tổng cục Thống kê đánh giá, lạm phát năm nay chỉ “nhỉnh” hơn mức 
tăng 6,52% của năm 2009 – năm suy giảm kinh tế mạnh và thấp hơn nhiều so với mức 
tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011. 
Dù cách xa so với mục tiêu CPI đề ra ban đầu thì năm 2012 vẫn là năm giá có nhiều biến 
động bất thường.
GDP thấp hơn dự báo 
Nhìn lại từ đầu năm đến nay, tăng trưởng GDP quý sau luôn cao hơn quý trước. 
Trong đó, quý I tăng 4,64%, quý II tăng 4,80%, quý III tăng 5,05% và quý IV tăng 
5,44%. 
So với năm 2011, GDP năm nay đã giảm tới 0,86 điểm phần trăm. Tuy nhiên, 
Tổng cục Thống kê cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả 
nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế 
vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý. 
Theo trung tâm, nếu so với tình hình phát triển của nền kinh tế các nước trong 
khu vực thì dấu hiệu giảm sút tăng trưởng của Việt Nam 2012 là khác biệt.
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT NĂM 2013 
Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô: lạm phát thấp hơn, tăng 
trưởng cao hơn năm 2012. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc 
lợi xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập 
quốc tế. Tăng cường quốc phòng an ninh và bảo đảm chính 
trị xã hội. Tạo nền tảng vững chắc hơn cho những năm tiếp 
theo.
CÁC HƯỚNG KÌM HÃM LẠM PHÁT NĂM 2013 
- Thứ nhất: Du trì ổn định vĩ mô, giữ lạm phát như năm 2012, 
nâng cao hiệu quả vốn trong nền kinh tế, đặc biệt là khu kinh tế 
nhà nước. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu đầu tư công. Kết hợp 
hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoán để đảm 
bảo kìm chế lạm phát. 
- Thứ hai: Thực hiện chính sách miễn giảm thúc, phí,…và thúc đẩ 
tiêu dùng nội địa, chú ý tập trung vào đối tượng thu nhập trung 
bình và thấp trong xã hội. Thực hiện chính sách thu hút các 
nguồn vốn trong nước đưa vào sản xuất thúc đẩy tăng trưởng.
- Thứ ba: Giải quyết các vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Tái cơ cấu hệ 
thống tổ chức các cơ cấu hệ thống tín dụng sẽ đượng ngân hàng nhà nước Việt 
Nam đề cập tại báo cáo của mình. Năm 2013, Chính phủ sẽ tập trung xử lý nợ động, 
xây dựng cơ bản về vốn ngân sách. 
- Thứ tư: Thực hiện các giải pháp về những chính sách đất đai và đầu tư, tận dụng 
cơ hội dịch chuyển vốn FDI từ các nước Trung Quốc, Ấn Độ vào ASIAN, loại bỏ dự 
án đầu tư với công nghệ cũ, lạc hậu. Ngân hàng nhà nước Việt Nam có trách nhiệm 
nghiên cứu chính sách tín dụng đối với dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tập trung 
xây dựng tiêu chí, cơ chế kiểm tra giám sát tổng mức vay trong nước và vay nước 
ngoài.
- Thứ năm: Thực hiện tái câu trúc doanh nghiệp, giảm sự thất thoát lãng phí trong việc 
sử dụng vốn, tạo môi trường lành mạnh, bình đẳng. Đẩy mạnh cổ phần hóa và tái cơ 
cấu, tạo năng lực cạnh tranh vào hiệu quả trong hoạt động kinh tế. Tạo điều kiện cho 
doanh nghiệp tiếp cận vốn vay trả lãi suất tín dụng phù hợp với mức giảm lạm phát. 
Tiếp tục chính sách tháo giỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, có tới 76% các 
doanh nghiệp dự kiến vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh trong năm 2013, so 
với con số 60% doanh nghiệp cho nên các ngân hàng chưa giúp đỡ các doanh nghiệp 
trong cuộc điều tra CEO thực hiện vào tháng 8/2012, đây là sự kiện đáng chú ý về niềm 
tin của doanh nghiệp vào hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên cũng có tới 50% số doanh 
nghiệp dự kiến nguồn huy động vốn chủ yếu trong năm 2013 của doanh nghiệp sẽ là 
vốn tự có.
- Thứ sáu: Thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu dùng giảm hàng tồn kho, hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ 
doanh nghiệp mở rộng thị trường quản lý buôn bán qua biên giới, giảm chi phí sản xuất kinh 
doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá thành và tiêu thụn sản phẩm, các biện pháp nuôi 
dưỡng nguồn thu và đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính để tiết kiệm thời gian, giảm 
chi phí cho doanh nghiệp và người dân. 
- Thứ bảy: Tháo gỡ khó khăn về thị trường bất động sản về tình hình nợ xấu trong hệ thống tín 
dụng, sự đóng băng của thị trường tác động đến các ngành sản xuất. Trong năm 2013 Chính 
phủ thực hiện biện pháp nhằm khôi phục lại thị trường, mở rộng tín dụng cho vay mua nhà, rà 
soát các dự án đã giao để xác định cụ thể các biện pháp xử lý, đẩy mạnh thu hút nguồn vốn 
nước ngoài tham gia thị trường, hoàn thiện hệ thống luật pháp về quản lý đô thị và kinh doanh 
bất động sản. 
- Thứ tám: Đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế chuyển đổi 
mô hình tăng trưởng trong đó tập trung: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hoàn thiện 
thể chế nền kinh tế thị trường, cải thiện năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh.
HẬU QUẢ CỦA LẠM PHÁT 
Tác động tích cực của lạm phát: 
Với việc “chỉ xóa hóa” lạm phát cùng các chỉ số kĩ thuật tương ứng khác 
thì lạm phát sẽ đem lại 1 số lợi ích: 
+ Lạm phát tựa như dầu mỡ giúp ‘bôi trơn’ nền kinh tế.Trong điều kiện 
nào đó ,thông qua lạm phát từ 2-4%/năm để bỏ ngỏ khả năng có những 
lãi suất thực âm,vay nợ đầu tư…do đó giảm bớt thất nghiệp xã hội,kích 
thích tăng trưởng kinh tế…Lạm phát,phá sản và thất nghiệp dường như 
là những căn bệnh đặc trưng vốn có của mọi nền kinh tế thị trường và 
chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. 
+ Cho phép Chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích 
thích đầu tư vào các lĩnh vực kém ưu tiên.
Tác động tiêu cực của lạm phát: 
+Tác động phân phối lại thu nhập:làm cho tiền tệ không còn giữ 
được chức năng thước đo giá trị đúng hơn là chức năng này co giãn 
thất thường do đó không thể tính toán hiệu quả,điều chỉnh hoạt động 
kinh doanh của mình 
+Tác động đến đời sống người dân:đối với công nhân viên chức 
nhà nước, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang… hưởng trợ cấp xã 
hội với số tiền lương cố định hang tháng. Nếu hàng tháng những 
người này không được trợ cấp tiền trượt giá mức thu nhập của các 
viên chức sẽ giảm dần theo tốc đọ tăng trưởng của lạm phát hang 
năm.
+ Tác động đến sản xuất kinh doanh: lạm phát làm biến dạng hành vi kinh 
doanh, đặc biệt là hành vi đầu tư, làm mất khả năng tính toán về lợi nhuận, sản 
xuất phát triển không đều, vốn chạy vào những ngành có lợi nhuận cao… Vì 
lạm phát làm rối loạn chức năng thước đo giá trị của tiền tệ, nên lạm phát làm 
bóp méo, biến dạng các yếu tố và tín hiệu thị trường, làm cho toàn bộ các hoạt 
động kinh tế xã hội, đặc biệt là các hoạt động sản xuất kinh doanh không thể 
tiến hành bình thường được… Lạm phát cao luôn gắn với thâm hụt tài chính lớn 
và làm thâm hụt đó trở nên nặng nề hơn, nhất là thâm hụt ngân sách. 
+ Tác động đến toàn kinh tế: lạm phát làm suy yếu thậm chí phá vỡ thị 
trường vốn và tín dụng. Sự bất ổn định giá cả trong tương lai làm suy giảm lòng 
tin, động cơ và gây khó khan cho sự lựa chọn các quyết định của cả người giử 
tiền lẫn của các thể chế tài chính tín dụng… Lạm phát thường tạo ra tình huống 
thực tế âm, khiến tiển tiết kiệm giảm sút và chuyển hướng ra đầu tư sản xuất. 
Bởi vậy ;ạm phát thường kéo theo suy thoái kinh tế, làm tăng nguy cơ phá sản 
do vỡ nợ và làm tăng chi phí dịch vụ nước ngoài bằng ngoại tệ.
NHẬN XÉT: 
Hậu quả của lạm phát rất nặng nề và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến 
toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của mỗi nước, làm cho việc phân phối lại 
sản phẩm xã hội và thu nhập trong nền kinh tế qua giá cả đều khiến quá 
trình phân hóa giàu nghèo nghiêm trọng hơn. Suy cho cùng gánh nặng 
của lạm phát lại đè lên vai của người lao động, chính người lao động là 
người gánh chịu mọi hậu quả của lạm phát.Tuy nhiên, mục tiêu kìm chế 
lạm phát không động nghĩa voái việc đưa tỉ lệ lạm phát bằng không. Bởi 
lẽ, lạm phát không hoàn toàn tiêu cực, nếu duy trì lạm phát ở một mức độ 
vừa phải,kiềm chế điều tiết được mức lạm phát đó thì có lợi cho sự phát 
triển của kinh tế,lạm phát đó không còn là một căn bệnh nguy hiểm nữa 
mà nó lại trở thành một công cụ điều tiết kinh tế.
CÁM ƠN THẦY CÔ 
VÀ CÁC BẠN ĐÃ 
CÙNG LẮNG NGHE. 
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 
NHÓM 5 
54CKT-3
Theo bảng trên diễn biến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 
2008 cho ta thấy mức độ lạm phát ở Việt Nam trong năm 2005 tăng 
dần qua các tháng và không có dấu hiệu suy giảm. Cụ thể là đầu năm 
2005 mức lạm phát chỉ là 1,1%, nhưng sang tháng 2/2005 rồi tháng 3, 
tháng 4 … mức độ lạm phát vẫn tăng đều lên. Và đến cuối năm, vào 
tháng 12/2005 mức độ lạm phát đã tăng lên đến 8,9%. 
Trong năm 2006, mức độ lạm phát có phần thuyên giảm hơn so với 
năm 2005. Nhưng mức độ lạm phát vẫn tăng nhẹ qua các tháng trong 
năm. Trong tháng 1/2006 mức độ lạm phát là 1,2% đến tháng 12/2006 
là 6,6%.

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

[KTVM2] Thuyết trình - Lạm phát, Thất nghiệp, GDP
[KTVM2] Thuyết trình - Lạm phát, Thất nghiệp, GDP[KTVM2] Thuyết trình - Lạm phát, Thất nghiệp, GDP
[KTVM2] Thuyết trình - Lạm phát, Thất nghiệp, GDP
thienvan94
 
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.
Linh Khánh
 
Chính sách tài khóa từ năm 2000- đến nay
Chính sách tài khóa từ năm 2000- đến nayChính sách tài khóa từ năm 2000- đến nay
Chính sách tài khóa từ năm 2000- đến nay
Thuy Pham
 
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Nguyễn Tuấn Anh
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Linh Lư
 

Was ist angesagt? (20)

[KTVM2] Thuyết trình - Lạm phát, Thất nghiệp, GDP
[KTVM2] Thuyết trình - Lạm phát, Thất nghiệp, GDP[KTVM2] Thuyết trình - Lạm phát, Thất nghiệp, GDP
[KTVM2] Thuyết trình - Lạm phát, Thất nghiệp, GDP
 
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.
 
Bài giảng khái quát về lạm phát
Bài giảng khái quát về lạm phátBài giảng khái quát về lạm phát
Bài giảng khái quát về lạm phát
 
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian quaMối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
 
lạm phát và tăng trưởng kinh tế
lạm phát và tăng trưởng kinh tếlạm phát và tăng trưởng kinh tế
lạm phát và tăng trưởng kinh tế
 
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
 
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAYĐề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
 
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
 
Chính sách tài khóa từ năm 2000- đến nay
Chính sách tài khóa từ năm 2000- đến nayChính sách tài khóa từ năm 2000- đến nay
Chính sách tài khóa từ năm 2000- đến nay
 
Lạm phát
Lạm phátLạm phát
Lạm phát
 
Bai 7 lam phat
Bai 7   lam phatBai 7   lam phat
Bai 7 lam phat
 
ChươNg 10 Va Ba Po
ChươNg 10 Va Ba PoChươNg 10 Va Ba Po
ChươNg 10 Va Ba Po
 
Vietnamese Inflation
Vietnamese InflationVietnamese Inflation
Vietnamese Inflation
 
lạm phát việt nam trong những năm gần đây
lạm phát việt nam trong những năm gần đâylạm phát việt nam trong những năm gần đây
lạm phát việt nam trong những năm gần đây
 
1079 cáp minh công
1079 cáp minh công1079 cáp minh công
1079 cáp minh công
 
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
 
Tài chính quốc tế
Tài chính quốc tếTài chính quốc tế
Tài chính quốc tế
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủ
 
Tai chinh quốc tế - sự phá giá đồng tiền của Trung quốc
Tai chinh quốc tế - sự phá giá đồng tiền của Trung quốcTai chinh quốc tế - sự phá giá đồng tiền của Trung quốc
Tai chinh quốc tế - sự phá giá đồng tiền của Trung quốc
 
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamCác công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
 

Andere mochten auch

Perbedaan & persamaan linux & windows
Perbedaan & persamaan  linux & windowsPerbedaan & persamaan  linux & windows
Perbedaan & persamaan linux & windows
Safrin_Sarifudin
 
Perbedaan & persamaan linux & windows
Perbedaan & persamaan  linux & windowsPerbedaan & persamaan  linux & windows
Perbedaan & persamaan linux & windows
Safrin_Sarifudin
 
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệCác công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Nguyễn Minh
 
лекц оунэз
лекц оунэзлекц оунэз
лекц оунэз
anhmabn
 
лекц сэз
лекц сэзлекц сэз
лекц сэз
anhmabn
 
лекц. гэз
лекц. гэзлекц. гэз
лекц. гэз
anhmabn
 

Andere mochten auch (20)

Nhóm 5 chủ đề 5
Nhóm 5   chủ đề 5Nhóm 5   chủ đề 5
Nhóm 5 chủ đề 5
 
Hassuhn perth’s electronic career portfolio
Hassuhn perth’s electronic career portfolioHassuhn perth’s electronic career portfolio
Hassuhn perth’s electronic career portfolio
 
Социальные права человека.
Социальные права человека.  Социальные права человека.
Социальные права человека.
 
Nhóm 5 chủ đề 5
Nhóm 5   chủ đề 5Nhóm 5   chủ đề 5
Nhóm 5 chủ đề 5
 
Perbedaan & persamaan linux & windows
Perbedaan & persamaan  linux & windowsPerbedaan & persamaan  linux & windows
Perbedaan & persamaan linux & windows
 
Безопасность в интернете
Безопасность в интернетеБезопасность в интернете
Безопасность в интернете
 
Tax and fee rates
Tax and fee ratesTax and fee rates
Tax and fee rates
 
Slides on CSR and GRI
Slides on CSR and GRISlides on CSR and GRI
Slides on CSR and GRI
 
Perbedaan & persamaan linux & windows
Perbedaan & persamaan  linux & windowsPerbedaan & persamaan  linux & windows
Perbedaan & persamaan linux & windows
 
Quản trị học
Quản trị họcQuản trị học
Quản trị học
 
Урок 3 "Загадка человека". Обществознание 5 класс
  Урок 3 "Загадка человека". Обществознание 5 класс  Урок 3 "Загадка человека". Обществознание 5 класс
Урок 3 "Загадка человека". Обществознание 5 класс
 
Презентация к уроку обществознание 6 класс "Человек познает мир"
Презентация к уроку обществознание 6 класс "Человек познает мир"Презентация к уроку обществознание 6 класс "Человек познает мир"
Презентация к уроку обществознание 6 класс "Человек познает мир"
 
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
 
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệCác công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệ
 
Lttctt ngân hàng trung ương
Lttctt   ngân hàng trung ươngLttctt   ngân hàng trung ương
Lttctt ngân hàng trung ương
 
Open Source Big Graph Analytics on Neo4j with Apache Spark
Open Source Big Graph Analytics on Neo4j with Apache SparkOpen Source Big Graph Analytics on Neo4j with Apache Spark
Open Source Big Graph Analytics on Neo4j with Apache Spark
 
лекц оунэз
лекц оунэзлекц оунэз
лекц оунэз
 
лекц сэз
лекц сэзлекц сэз
лекц сэз
 
Natural Language Processing with Neo4j
Natural Language Processing with Neo4jNatural Language Processing with Neo4j
Natural Language Processing with Neo4j
 
лекц. гэз
лекц. гэзлекц. гэз
лекц. гэз
 

Ähnlich wie Tài chính tiền tệ nhóm 5 lớp 54ckt 3

Lạm phát group
Lạm phát groupLạm phát group
Lạm phát group
Hero Iloveu
 
Chuong 4 thach thuc tham hut thuong mai
Chuong 4   thach thuc tham hut thuong maiChuong 4   thach thuc tham hut thuong mai
Chuong 4 thach thuc tham hut thuong mai
Le Thuy Hanh
 

Ähnlich wie Tài chính tiền tệ nhóm 5 lớp 54ckt 3 (20)

TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAMTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
 
Can can thanh toan quoc te Bop
Can can thanh toan quoc te BopCan can thanh toan quoc te Bop
Can can thanh toan quoc te Bop
 
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt nam
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt namTác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt nam
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt nam
 
Phân tích tài chính và định giá công ty cổ phần nhựa bình minh.docx
Phân tích tài chính và định giá công ty cổ phần nhựa bình minh.docxPhân tích tài chính và định giá công ty cổ phần nhựa bình minh.docx
Phân tích tài chính và định giá công ty cổ phần nhựa bình minh.docx
 
Ktvm pp
Ktvm ppKtvm pp
Ktvm pp
 
Lạm phát group
Lạm phát groupLạm phát group
Lạm phát group
 
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
 
Nhựa
NhựaNhựa
Nhựa
 
Slide tăng trưởng kinh tế
Slide tăng trưởng kinh tế Slide tăng trưởng kinh tế
Slide tăng trưởng kinh tế
 
Tuần 2
Tuần 2Tuần 2
Tuần 2
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Lạm Phát Việt Nam, Nguyên Nhân Căn Bản Và Giải Pháp Kiềm C...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Lạm Phát Việt Nam, Nguyên Nhân Căn Bản Và Giải Pháp Kiềm C...Báo Cáo Tốt Nghiệp Lạm Phát Việt Nam, Nguyên Nhân Căn Bản Và Giải Pháp Kiềm C...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Lạm Phát Việt Nam, Nguyên Nhân Căn Bản Và Giải Pháp Kiềm C...
 
MSI _ Bao cao chien luoc _ 2016 0129.pdf
MSI _ Bao cao chien luoc _ 2016 0129.pdfMSI _ Bao cao chien luoc _ 2016 0129.pdf
MSI _ Bao cao chien luoc _ 2016 0129.pdf
 
Chuong 4 thach thuc tham hut thuong mai
Chuong 4   thach thuc tham hut thuong maiChuong 4   thach thuc tham hut thuong mai
Chuong 4 thach thuc tham hut thuong mai
 
Chuong 4 thach thuc tham hut thuong mai
Chuong 4   thach thuc tham hut thuong maiChuong 4   thach thuc tham hut thuong mai
Chuong 4 thach thuc tham hut thuong mai
 
Gỗ & Nội thất - VOL 86
Gỗ & Nội thất - VOL 86Gỗ & Nội thất - VOL 86
Gỗ & Nội thất - VOL 86
 
Kinh tế vĩ mô quý 1/2017
Kinh tế vĩ mô quý 1/2017Kinh tế vĩ mô quý 1/2017
Kinh tế vĩ mô quý 1/2017
 
Bài thảo luận nhóm 02
Bài thảo luận nhóm 02Bài thảo luận nhóm 02
Bài thảo luận nhóm 02
 
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
 
Bao cao xuat nhap khau viet nam 2018
Bao cao xuat nhap khau viet nam 2018Bao cao xuat nhap khau viet nam 2018
Bao cao xuat nhap khau viet nam 2018
 
Tai chinh quốc tế- sự Phá giá đồng NHân dân tệ
Tai chinh quốc tế- sự Phá giá đồng NHân  dân tệTai chinh quốc tế- sự Phá giá đồng NHân  dân tệ
Tai chinh quốc tế- sự Phá giá đồng NHân dân tệ
 

Tài chính tiền tệ nhóm 5 lớp 54ckt 3

  • 1. BÀI TẬP NHÓM 5: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY. 54CKT-3
  • 2. DANH SÁCH NHÓM 5 Nguyễn Nam Phương - 54160547 (Trưởng Nhóm) Phạm Thị Thu Thanh - 54160727 Nguyễn Võ Thảo Quyên – 54160602 Lê Thanh Hoàng Yến - 54160980 Lâm Kim Ái Phương – 54160551 Phùng Đức Thắng - 54160716 Lê Thị Phương Phụng – 54160584 Trương Thị Kim Phượng - 54160566 Lê Thị Thu Quy - 54160597 Tạ Thị Hồng Sương - 54160616 Nguyễn Thị Thanh Thảo - 54160702
  • 3. Cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo sự thay đổi của nền kinh tế Việt Nam trong những thập niên gần đây. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động đầy sôi nổi và cạnh tranh gay gắt để thu được lợi nhuận cao và đứng vững trên thương trường. Các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế mới. Bên cạnh bao vấn đề cần có để kinh doanh còn là những vần đề nổi cộm khác ấy là lạm phát : Lạm phát như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và trí tuệ mới có thể mong muốn đạt được kết quả khả quan. Chống lạm phát không chỉ là việc của các nhà doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ của chính phủ : Lạm phát ảnh hưởng đến toàn bộ đến nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là tầng lớp lao động. Ở nước ta hiện nay, chống lạm phát, giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối là một mục tiêu rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát được nhiều người quan tâm, nghiêm cứu và đề xuất các phương án khắc phục. Đã từ lâu tiền giấy xuất hiện và chẳng bao lâu sau đó diễn ra tình trạng giảm giá tiền dẫn đến lạm phát. Nét đặc trưng nổi bật của thực trạng nền kinh tế khi có lạm phát là giá cả của hầu hết các hàng hóa đều tăng cao và sức mua của đồng tiền ngày càng giảm nhanh. Nhìn lại lịch sử lạm phát, từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Ở nước ta, lạm phát diễn ra nghiêm trọng và kéo dài mà nguồn gốc của nó là do hậu quả nặng nề của chiến tranh, cơ cấu kinh tế bất hợp lí kéo dài. Lạm phát đã phá vỡ toàn bộ kế hoạch của nền kinh tế, phương hại đến các mối quan hệ trong nền kinh tế - xã hội. Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề lạm phát là cấp thiết, cấp bách. Để góp phần đẩy lùi tình trạng này thì nhóm 5 xin được phép bắt đầu.
  • 4. THỰC TRẠNG CỦA LẠM PHÁT Được tìm hiểu qua từng giai đoạn: Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2002 Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2004 Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2006 Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2008 Giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2010 Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2012 Giai đoạn năm 2013
  • 5. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT NĂM 2000-2002 Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 làm cho nước ta chịu sức ép ngày càng tăng. Kinh tế trải qua hiện tượng giảm giá liên tục, sức mua giảm sút, đầu tư nước ngoài có dấu hiệu suy giảm, sản xuất trong nước rơi vào tình trạng trì tuệ, hàng hóa ứ đọng, tỉ lệ thất nghiệp tăng. Một trong những biều hiện của sự suy giảm nền kinh tế là hiện tượng lạm phát.
  • 6. Thực trạng - Giá cả thị trưòng có xu hướng giảm: + Năm 1999 giá cả liên tục giảm trong 8 tháng liền, từ tháng 3 đến tháng 12. Chỉ số giá lương thực tháng 10 năm 1999 sút giảm 10,5% so với tháng 12 năm 1998 , sự sụt giảm giá lương thực làm cho CPI chung hầu như không tăng + Năm 2000, CPI cả năm giảm 0,6% so với năm 1999. + Sáu tháng đầu năm 2001 CPI vẫn giảm , CPI tháng 6/2001 giảm 0,3% so với tháng 6/2000 và giảm 0,7% so với tháng 12/2000. CPI giảm liên tục trong 3 tháng liên tiếp,tháng 3 giảm 0,7%, tháng 4 giảm 0,5%, tháng 5 giảm 0,2%. Kết quả là đến cuối năm 2001 nhờ nhiều nỗ lực, chúng ta đã đẩy được tỉ lệ lạm phát lên 0,8%.
  • 7. - Tình trạng ứ đọng sản phẩm, sản xuất cầm chừng xảy ra ở một số sản phẩm và một số khu vực, đặc biệt là khu vực nhà nước : + Số hàng tồn kho trong 6 tháng đầu năm 1999 đã lên tới 60.000 tỷ đồng. + Theo báo cáo của IMF có đến 60% doanh nghiệp nhà nước bị thua lỗ, trong đó 16% là thua lỗ triền miên hàng ngàn xí nghiệp thua lỗ phải đóng cửa, các xí nghiệp lớn thì hoạt động cầm chừng. + Tỉ lệ thất nghiệp năm 1999 ở Hà Nội là 10,3% và ở thành phố Hồ Chí Minh là 7,04%... - Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm
  • 8. Nguyên nhân Một là : giá hàng nông sản giảm mạnh, làm giảm thu nhập của nông dân, ảnh hưởng tới sức mua hàng công nghiệp. Chỉ số giá lương thực liên tục giảm : năm 1999 gỉam 7,8%, năm 2000 giảm 7,9%, 6 tháng đầu năm 2001 giảm 5,7%. Hai là: nhìn chung hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam chất lượng thấp, giá thành cao nên không có điều kiện cạnh tranh với hàng nhập khẩu, đặc biệt là hàng nhập khẩu trốn lậu thuế, do đó giá cả hàng hóa công nghiệp và dịch vụ đang có xu hướng giảm giá để có thể cạnh tranh được với hàng hóa nhập khẩu. Ba là : cơ cấu tăng trưởng kinh tế giữa khu vực công nghiệp và nông nghiệp là không hợp lý, làm cho thu nhập và theo đó là sức mua của nông dân, là bộ phận dân cư lớn nhất nước không tăng lên được .
  • 9. Bốn là: tình trạng vốn ứ đọng ở các ngân hàng phản ánh người có tiền không muốn bỏ vốn vào đầu tư. Nợ khó đòi và nợ quá hạn ở các ngân hàng lớn. Năm là: đầu tư nước ngoài suy giảm mạnh. Tốc độ giảm trung bình khoảng 24%/ năm trong giai đoạn 1997-2000 Sáu là: tỉ lệ tăng trưởng giá trị xuất khẩu giảm sút do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á . Bảy là: trong khi nước ta đang duy trì ổn định tỉ giá thì các đồi tác thương mại trong khu vực phá giá đồng tiền làm cho nhiều mặt hàng trong nước đắt hơn hàng ngoại, chúng ta lâm vào thế cạnh tranh không thuận lợi so với bên ngoài. Tám là: hậu quả của hiệu ứng lây lan do suy thoái và giảm phát khu vực. Chín là: sự chậm trễ trong việc cải tiến những chính sách vĩ mô của Chính phủ , làm cho nước ta đạt được ít kết quả trong cạnh tranh. Vai trò điều tiết của nhà nước còn rất nhiều hạn chế.
  • 10. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT NĂM 2003-2004 Tình hình lạm phát năm 2003: Với chỉ số giá tiêu dùng ( CPI ) tháng 12 tăng thêm 0,8%, ước tính cả năm, chỉ số lạm phát ( mức tăng CPI ) Việt Nam khoảng 3%, đúng như chỉ tiêu Quốc Hội đề ra. Trong năm, có 4 tháng liên tục từ tháng 5 đến tháng 8, CPI giảm. Còn lại, mức tăng cũng không đều, chẳng hạn tháng 2 giảm 2,2% thì tháng 9 chỉ tăng 0,1%. Tháng 12, mặc dù có sự kiện SEA GAMES, chỉ số giá nhóm hàng thể thao, giải trí chỉ tăng nhẹ dưới 1%, còn nhóm hàng lương thực, thực phẩm lại tăng tới 2%, giá vàng tăng 5%. Tính chung cả năm, nhóm hàng tăng giá cao nhất là vàng với gần 30%; dược phẩm, y tế trên 20%.
  • 11. Tình hình lạm phát năm 2004: Lạm phát bắt đầu tăng trở lại với tỷ lệ 9,5% cao hơn rất nhiều so với mục tiêu 6% mà Chính phủ đặt ra. Nguyên liệu ngày một tăng, xăng tăng thêm 500đ/ lít. Những cú sốc cung này chủ yếu ảnh hưởng đến giá lương thực, thực phẩm với giá lương thực, thực phẩm tăng 15,5% so với tỷ lệ lạm phát chung là 9,5%, và lạm phát phi lương thực thực phẩm là 5,2%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15,5%, khai thác than sạch tăng hơn 30%, khai thác dầu thô tăng 8,6%, sản lượng hàng may sẵn tăng 27%, xe đạp tăng 37,2%
  • 12. Sau 9 tháng giá cả tăng liên tục và đột biến với chỉ số tính chung là 8,6%, tháng 10 chỉ số giá cả không tăng so với tháng 9 nhưng không phải là dấu hiệu chững lại của sự tăng giá. Trong những tháng còn lại của năm 2004 chỉ số giá tiêu dùng còn chịu tác động của một số yếu tố. Nguyên nhân lạm phát đã được xác định rõ là chi phí đẩy.
  • 13. Giải pháp: Với loại lạm phát chi phí đẩy, việc kiềm chế phụ thuộc vào sự hạn chế tác động của những nhân tố bên ngoài – giá cả trên thị trường thế giới – yếu tố đầu vào của nhiều ngành sản xuất mà Việt Nam đang phải nhập khẩu. Chính phủ đã áp dụng nhiều giải pháp để kiềm chế lạm phát như : giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng, bù lỗ cho kinh doanh xăng dầu, điều chỉnh có mức độ giá đầu vào đối với một số mặt hàng nhập khẩu đều thuộc hệ thông các biện pháp giảm chi phí đầu vào, đồng nghĩa với việc tăng cung, giảm áp lực tăng giá.
  • 14. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT NĂM 2005-2006 Tình hình lạm phát năm 2005: Lạm phát năm 2005 tiếp tục tăng cao, ở mức 8,4% so với 9,5% năm 2004 Thứ nhất vì các nước trong khu vực và Mỹ không có lạm phát cao như Việt Nam Thứ hai giá dầu thế giới vẫn tăng trong năm 2005 (21%) nhưng ở mức thấp hơn 2004 (55%). Thế nhưng giá cả ở Việt Nam vẫn tăng cao, đó là vì tiếp tục chính sách kích cầu Lạm phát cao khi đồng đô-la Mỹ không tăng giá, đưa giá trị đồng Việt Nam tăng, làm tăng giá hàng nội địa (tăng giá do lạm phát) khi tính bằng đo la Mỹ, làm giảm sức cạnh tranh của hàng Việt Nam. Chính điều này đã góp phần làm cán cân thương mại vơi nước ngoài tiếp tục thiếu hụt lớn. Năm 2005 thiếu hụt là 4,6 tỷ USD (9%GDP), so với năm 2004 là 5,5 tỷ USD (12%GDP). Xuất khẩu năm 2005 tăng 29% (không kể dầu thô, xuất khẩu chỉ tăng 19,3%) và nhập khẩu tăng ở mức thấp hơn là 15%. Đây là lần đầu tiên sau 6 năm mức thiếu hụt cán cân thương mại giảm.
  • 15. Lạm phát cao tạo thành một cuộc chạy đua nâng lãi suất ngân hàng để thu hút tiền gửi. Lạm phát cao gắn liền với chính sách kích cầu quốc doanh. Nhưng hiệu quả của việc đầu tư vào quốc doanh rất thấp. Do mức đầu tư nước ngoài sẽ đổ vào Việt Nam cao hơn hiện nay, giá đồng đô la Mỹ sẽ giữ mức thấp như lúc bấy giờ. Giá trị đồng Việt Nam tiếp tục tăng, giá hàng nội địa tăng cao. Kết quả là hàng hóa Việt Nam sẽ ngày càng mất tính cạnh tranh trên thị trường thế giới, mức thiếu hụt cán cân thương mại sẽ lớn lên do chi phí đắt, khả năng cạnh tranh kém, luồng đầu tư nước ngoài vào cũng bị ảnh hưởng. Trong năm 2006, mức lạm phát trung bình vào khoảng 7,6%. Ảnh hưởng nhiều nhất đến mức lạm phát là giá thực phẩm (9%); nhà ở, vật liệu xây dựng (9,8%); chuyên chở-dịch vụ viễn thông (7,9%) và hàng dệt may (6,1%) - theo số liệu tháng 8/2006 của Tổng cục thống kê Việt Nam.
  • 16. Tình hình lạm phát năm 2006: Từ đầu năm 2006, nhà nước Việt Nam dự trù giảm hay bãi bỏ bao cấp giá đối với một số sản phẩm như xăng dầu và than. Tuy nhiên nhà nước không chủ trương thả nổi hoàn toàn giá cả mà vẫn kiểm soát giá đối với những sảm phẩm quan trọng cho nền kinh tế như gạo, đường và thép. Chính sách này ngày càng khó áp dụng vì sau khi hội nhập với thị trường quốc tế, Việt Nam giảm thuế nhập cảng và phải đối phó với ngân sách thiếu hụt có thể xảy ra. Lạm phát cao là một trong những rủi ro cho sự phát triển kinh tế. Lạm phát gia tăng sẽ kéo theo lãi suất và chi phí sản xuất tăng cao.
  • 17. Tháng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 1,1 1,2 1,0 14,1 2 3,1 2,1 2,1 6,0 3 3.7 2,8 3,2 9,2 4 4,3 3,0 3,4 21,4 5 4,8 3,6 4,3 25,2 6 5,2 4,0 5,7 26,8 7 5,6 4,4 6,2 27,04 8 6,0 4,8 6,8 26,32 9 6,8 5,1 7,3 27,9 10 7,0 5,4 8,2 25,7 11 7,6 6,0 9,4 … 12 8,9 6,6 12,6 … Diễn biến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2008
  • 18. Nguyên nhân là do cùng với đà suy thoái kinh tế thế giới, đồng USD mất giá, giá dầu thô tăng cao, giá cả lương thực và nguyên nhiên vật liệu tăng đột biến cộng với tác động của thiên tai, dịch bệnh đã làm cho nền kinh tế Việt Nam bộc lộ những nhược điểm cố hữu của một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi.
  • 19. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT NĂM 2007 Hiện tượng lạm phát phi mã ở Việt Nam có tất cả những dấu hiệu của lạm phát ở các nước đang phát triển, đã được nhiều chuyên gia cùng với các tổ chức quốc tế đề cập đến và cảnh báo khá nhiều. Theo đó CPI tháng 2/2007 so với tháng 1/2007 chỉ là 2,17% và lạm phát 2 tháng đầu năm 2007 chỉ ở con số là 6,5%.
  • 20. Hiện tượng giá cả tăng nhanh trong 6 tháng đầu năm 2007 đã gây nên lo ngại. Sau hai năm liên tục ở mức cao (9,5% năm 2004 và 8,4% năm 2005) lạm phát dường như đã có dấu hiệu suy giảm và chỉ còn 6,6% năm 2006. Tuy nhiên áp lực lạm phát lại bùng phát ngay từ đầu năm 2007. Trong 6 tháng đầu năm 2007 chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 5,2%, nếu so với 6 tháng năm 2006 thì chỉ số giá tiêu dùng tăng 7,8%. Hầu hết các nhóm hàng đều có mức giá cao so với cùng kỳ năm ngoái, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 8,34%, nhóm hàng ăn – dịch vụ ăn uống tăng 6,8%.
  • 21. Trong 6 tháng cuối năm 2007, lạm phát tiếp tục gia tăng ở mức báo động, lạm phát phi mã tưởng chừng không thể dừng lại được. Hầu hết 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đều tăng. Trong 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ, nhóm thực phẩm có giá tăng cao nhất. Giá nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 12 tăng 3,28% và cả năm tăng tới 17,12%. Nhóm lương thực có giá tăng cao thứ ba. Giá phương tiện đi lại, bưu điện tháng 12 tăng 4,3%, nhưng nếu không kể giá bưu điện giảm thì giá phương tiện đi lại còn tăng cao hơn nữa do giá xăng dầu tăng. Đáng lưu ý là tốc độ tăng giá tiêu dùng đã cao hơn nhiều so với lãi suất huy động tiết kiệm, nhất là lãi suất huy động tiết kiệm của các ngân hàng thương mại nhà nước, ngay cả các ngân hàng thương mại cổ phần có lãi suất trên dưới 9%/năm thì cũng thấp hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng.
  • 22. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT NĂM 2008 Lạm phát ở Việt Nam đến thời điểm năm 2008 hiện đang cao nhất khu vực, bất chấp các nước khác có cùng điều kiện quốc tế khách quan chung, nhưng dù cao như Trung Quốc thì cũng chỉ nhỉnh hơn 1/3 của Việt Nam (8,5% của Trung Quốc so với 25% của Việt Nam cùng kỳ), phần lớn các nước khác như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore… tính đến nay CPI của họ chỉ cao bằng 1/4 Việt Nam. Đến hết tháng 5/2008 lạm phát ở Việt Nam đã là 15,96% so với 31/12/2007 và 25% so cùng kỳ năm trước – Mức cao nhất trong 15 năm qua kể từ 1993.
  • 23. Tuy nhiên sau nhiều gói biện pháp hạn chế lạm phát của chính phủ và ngân hàng nhà nước, thì tình hình lạm phát ở Việt Nam đã có phần “ giảm nhiệt “. Lạm phát tháng 06/2008 đã giảm mạnh: Tháng 6 chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,14% là mức thấp nhất trong 6 tháng qua và không có cơn sốt giá nào xảy ra, 6 tháng đầu năm chỉ số giá tăng 18,44%. Yếu tố làm chỉ số giá tăng thấp có nguyên nhân quan trọng là giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 6 chỉ tăng 3,29% đây là nhóm hàng quyết định tới khoảng 80% mức tăng chỉ số giá. Trong 6 tháng cuối năm chỉ số giá tăng nhẹ so với đầu năm vào khoảng 21,28%, để đạt được con số này Chính phủ đã ra sức ngăn không cho lạm phát tăng cao và bước đầu đạt được kết quả nhất định. So sánh chỉ số giá tiêu dùng giữa các tháng trong năm 2008: tháng 1 tăng 2,38%; tháng 2 tăng 3,56%; tháng 3 tăng nhẹ 2,99%; tháng 4 tăng nhẹ 2,2%; tháng 5 tăng 3,91%; tháng 6 tăng chậm 2,14%; tháng 7 tăng 1,13%; tháng 8 tăng 1,56%; tháng 9 tăng 0,18%; tháng 10 giảm 0,19%; tháng 11 giảm 0,76% và tháng 12 giảm 0,68%.
  • 24. Giải Pháp: -Một là, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. -Hai là, cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. -Ba là, tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phục nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm. -Bốn là, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu. -Năm là, triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. -Sáu là, tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá. -Bảy là, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội.
  • 25.
  • 26. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT NĂM 2009 Năm 2009 nền kinh tế thăng trầm phức tạp.CPI có sự đảo chiều tương ứng .Trên biểu đồ tốc độ tăng CPI theo tháng đạt đỉnh 4 lần trong năm qua ở các tháng2; 6; 8 và 12 với các mức tăng tương ứng 1,17%; 0,55%; 0,62% và 1,38% .Trong 8 tháng đầu tiên, diễn biến chỉ số giá là biểu hiện sự kiềm nén.Tuy nhiên trong 4 tháng còn lại có sự thay đổi báo hiệu những đột tăng dần, tăng nhanh vào tháng cuối năm và ta có thể cảm nhận được nguy cơ lạm phát có thể xảy ra.
  • 27. Trong tháng 1 năm 2009 CPI lên nhẹ 0,32% nhưng đến tháng 2 lương thực, thực phẩm và nhiều loại hàng hóa, dịch vụ đồng loạt lên mức cao. CPI tăng 1,17% trước khi đảo chiều giảm 0,17% trong tháng 3, ngay sau đó từ tháng 4 đến tháng 8 chỉ số giá hạ chỉ còn tăng 0,24%. Trong tháng 8 mức chênh lệch chỉ 0,31% và gần như không có đột biến lớn. Tổng mức hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính cho đến tháng 8/2009 đã có sự cải thiện so với cùng kỳ năm trước,mức tăng đạt 18,4% loại trừ yếu tố giá cả còn tăng 9,3%. Trong khi đó giá một số nguyên liệu trên thế giới bắt đầu phục hồi, đặc biệt là mặt hàng xăng dầu. Bước sang tháng 9 đã xuất hiện những diễn biến ngược dòng. CPI đạt đỉnh ở mức tăng 0,62% rồi tạm nghĩ ở mức 0,37% của tháng 10 sau đó. So với chu kì trước các con số đỉnh và đáy đều cao báo hiệu những lo ngại của lạm phát tiếp tục tăng. Sự điều chỉnh nhỏ trong tháng 10 được hỗ trợ một phần từ việc giá xăng dầu giảm lần đầu tiên trong năm vào ngày 1/10. Gía lương thực,thực phẩm chỉ tăng rất nhẹ so với các tháng trước đó.
  • 28. Về tác động của tăng giá trên thị trường thế giới,đến tháng 11/2009, giá gạo 5%/tấn xuất khẩu của Việt Nam tăng lên mức 451,31 USD. Do có số cao tới hơn 40% trong rổ hàng hóa tính CPI, tăng giá lương thực tác động mạnh đến giá cả trong nước, CPI nhóm hàng tháng 12/2009 đã tăng 7,54% so với một năm trước đó. Năm 2009 khép lại với chỉ số giá chấp nhận được trong tất cả các mức so sánh. Nhưng sự gia tăng mạnh mẽ chỉ số CPI tháng cuối cùng của năm khiến niềm vui chưa trọn vẹn.
  • 29. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT NĂM 2010 Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2010 như hình chiếc cốc tạo bởi những chênh lệch giữa tháng tăng đỉnh và đáy lên đến hơn 1,5% khá tương đồng với năm 2007. Hai điểm cao nhất đều được tạo thành từ mức tăng xấp xỉ 2% của tháng 2 và tháng 12, trong khi đáy kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8 chỉ biến động quanh mức 0% xác định kỉ lục ngược với xu thế kể trên. Các mức tăng CPI hai tháng đầu năm đều trên 1% và tiến gần 2% cũng không quá bất thường, nhưng khác biệt năm nay rơi vào tháng 3, khi chỉ số giá tiêu dùng tăng không mạnh như các năm trước.
  • 30. Từ tháng 4 đến tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng rất thấp về gần sát mức 0% (tháng 7 chỉ tăng 0,06% so với tháng 6). Xét về cao độ các mức tăng này lập kỉ lục về độ thấp kể từ năm 2004 đến nay. Tăng thấp giai đoạn giữa năm, thậm chí có năm giảm một số tháng, không phải là bất thường do sản xuất ở giai đoạn này đã vào guồng cung cầu không có đột biến lớn. Tuy nhiên mức tăng thấp kỉ lục của các tháng giữa năm 2010 có sự khác biệt một phần nhờ hiệu quả các chính sách vĩ mô. 4 tháng cuối năm chỉ số CPI liên tục duy trì ở mức cao. Có tới 3 tháng đạt kỉ lục về cao độ, cho thấy sức nóng của lạm phát đã gần. Nhìn trong cả năm 2010 diễn biến CPI gần như song hành cùng những thay đổi chính sách vĩ mô và can thiệp thị trường từ cơ quan chức năng. Những ngày năm mới đang đến cũng đóng lại một năm lạm phát không đạt chỉ tiêu.
  • 31. NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT XẢY RA 1. Lạm phát do cầu kéo: Do lượng tiền cung ứng và lưu thông quá nhiều, quan hệ tiền hàng mất cân đối nghiên trọng. Điều đáng chú ý là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ được nới lỏng từ nhiều năm trước và tiếp tục được nới lỏng trong giai đoạn 2008-2010. Tổng đầu tư xà hội tăng mạnh cao hơn nhiều so với các năm trước. Tổng chi ngân sách nhà nước đạt 399.3 nghìn tỉ đồng, vượt khoảng 11.7% so với dự đoán. Bội chi ngân sách nhà nước 56.5 nghì tỉ đồng, bằng 4,95% GDP. Thâm hụt cán cân thương mại là 14.2 tỷ USD bằng 29% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều đó dẫn đến cả chi tiêu công và tư đều tăng làm tăng nhu cầu trong khi nền cung không tiến kịp dẫn đến cầu lớn hơn cung kéo giá cả tăng, gây lạm phát cầu kéo.
  • 32. 2. Lạm phát do chi phí đẩy: Việc tăng lương, tăng giá xăng dầu, điện nước, vận tải...đều xuất phát từ phía người bán và nhiều khi còn được cộng hưởng với việc điều hành, quản lý giá chưa hiệu quả của nhà nước. Sự hợp lức của hai yếu tố này đã tạo lực đẩy chi phí sản xuất kinh doanh cao làm tăng giá bán và dịch vụ. Nền kinh tế của nước ta phải đối diện với tình trạng nhập siêu hơn 20 năm nay do hiệu quả, cũng như năng suất lao động thấp khả năng tiêu thụ các nguồn vốn lớn từ bên ngoài còn kém. Tình trạng nhập siêu từ năm 2009 còn nghiêm trọng hơn, từ đó tạo điều kiên cho lạm phát chi phí đẩy bùng phát. Ngoài ra nền kinh tế của nước ta còn phu thuộc nhiều vào bên ngoài nên giá cả thị trường thế giới tăng mạnh 2009-2010. Giá cả trong nước biến động một cách bất thường dẫn đến lạm phát chi phí đẩy.
  • 33. 3. Lạm phát do cung cầu tiền tệ cao và liên tục: Tăng trưởng trong nước được mở rộng quá mức từ 2007-2009 và kéo dài sang nhiều tháng đầu năm 2010 làm cho việc cấp tín dụng cho các dự án đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ trong 3 năm cung tiền tăng 135% nhưng GDP chỉ tăng 27% tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng tăng gấp đôi so với năm trước. nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng là do tổng lượng ngoại tệ ròng chảy vào nền kinh tế tăng mạnh. Các nguồn vốn ngoại (Đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài, ODA, kiều hối…) tràn vào và tăng đột biến năm 2008. Để duy trì tỉ giá USD ngân hàng nhà nước đã tăng dự trữ ngoại hối và đẩy một lượng tiền lớn ra thị trường. Trong khi đó một mặt khả năng tiêu hóa nội địa còn thấp, năng lực sản xuất trong nước không theo kịp làm xảy ra tình trạng dư thừa tiền trong lưu thông. Mặt khác do công tác điều hành nhà nước không theo kịp nhiệt độ, không thu hồi kịp thời lượng tiền tung ra mua ngoại tệ dự trữ các dòng ngoại tệ tràn vào đã làm cho các nghiệp vụ thị trường mở không đủ khả năng trung hòa các phản ứng phụ của dòng ngoại tệ. Trong lưu thông cung tiền quá mức cần thiết trong khi cung đứng yên thì tất yếu dẫn đến lạm phát. Nếu phản ứng không kịp để kéo dài sẽ sinh ra lạm phát cao điều đó không thể tránh khỏi.
  • 34.
  • 35. LẠM PHÁT CẢ NĂM 2011 LÀ 18,12% Diễn biến lạm phát năm 2011 khá phức tạp, thể hiện ở việc tăng cao những tháng đầu năm và giảm dần từ quý II. Trong 4 tháng cuối năm, lạm phát có dấu hiệu giảm tốc, chỉ tăng dưới 1% mỗi tháng. Nhưng lạm phát tháng 12 lại có dấu hiệu nhích lên so với 2 tháng trước đó. Cụ thể, lạm phát tháng 10 và tháng 11 chỉ tăng 0,36% và 0,39% nhưng lạm phát tháng 12 tăng 0,53%.
  • 36. Đáng lưu ý là lạm phát tháng 12 chưa phản ánh hiện tượng tăng giá điện, trần vé máy bay vì thời điểm tăng giá 2 mặt hàng này diễn ra sau ngày chốt số liệu lấy CPI. Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh nhận định năm 2011, tất cả các quốc gia trên thế giới đều có lạm phát, riêng Việt Nam có điểm khác biệt là lạm phát rất cao, có lúc xấp xỉ ở vị trí quán quân. Với CPI cả năm 2011 tăng 18,12%, Chính phủ đã không hoàn thành một trong các chỉ tiêu quan trọng mà Quốc hội giao. Trong kỳ họp cuối năm 2010, Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu CPI năm 2011 không quá 7%. Tuy nhiên, trong phiên họp Quốc hội tháng 6-2011, Chính phủ đề nghị nới lỏng chỉ tiêu CPI cả năm lên không quá 17%. Nhưng chỉ tiêu này cuối cùng cũng không đạt được khi CPI cả năm 2011 tăng 18,12%.
  • 37.
  • 38. LẠM PHÁT NĂM 2012 TĂNG 6,81% Như dự báo trước của nhiều tổ chức, lạm phát của Việt Nam năm nay chỉ tăng 6,81%, thấp hơn nhiều so với ngưỡng dưới 10% mà Chính phủ đặt mục tiêu. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm nay tăng 0,27% so với tháng 11 và tăng 6,81% so với tháng 12/2011. CPI bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011. Nhìn lại năm 2012, Tổng cục Thống kê đánh giá, lạm phát năm nay chỉ “nhỉnh” hơn mức tăng 6,52% của năm 2009 – năm suy giảm kinh tế mạnh và thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011. Dù cách xa so với mục tiêu CPI đề ra ban đầu thì năm 2012 vẫn là năm giá có nhiều biến động bất thường.
  • 39. GDP thấp hơn dự báo Nhìn lại từ đầu năm đến nay, tăng trưởng GDP quý sau luôn cao hơn quý trước. Trong đó, quý I tăng 4,64%, quý II tăng 4,80%, quý III tăng 5,05% và quý IV tăng 5,44%. So với năm 2011, GDP năm nay đã giảm tới 0,86 điểm phần trăm. Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý. Theo trung tâm, nếu so với tình hình phát triển của nền kinh tế các nước trong khu vực thì dấu hiệu giảm sút tăng trưởng của Việt Nam 2012 là khác biệt.
  • 40.
  • 41. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT NĂM 2013 Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô: lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường quốc phòng an ninh và bảo đảm chính trị xã hội. Tạo nền tảng vững chắc hơn cho những năm tiếp theo.
  • 42. CÁC HƯỚNG KÌM HÃM LẠM PHÁT NĂM 2013 - Thứ nhất: Du trì ổn định vĩ mô, giữ lạm phát như năm 2012, nâng cao hiệu quả vốn trong nền kinh tế, đặc biệt là khu kinh tế nhà nước. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu đầu tư công. Kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoán để đảm bảo kìm chế lạm phát. - Thứ hai: Thực hiện chính sách miễn giảm thúc, phí,…và thúc đẩ tiêu dùng nội địa, chú ý tập trung vào đối tượng thu nhập trung bình và thấp trong xã hội. Thực hiện chính sách thu hút các nguồn vốn trong nước đưa vào sản xuất thúc đẩy tăng trưởng.
  • 43. - Thứ ba: Giải quyết các vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Tái cơ cấu hệ thống tổ chức các cơ cấu hệ thống tín dụng sẽ đượng ngân hàng nhà nước Việt Nam đề cập tại báo cáo của mình. Năm 2013, Chính phủ sẽ tập trung xử lý nợ động, xây dựng cơ bản về vốn ngân sách. - Thứ tư: Thực hiện các giải pháp về những chính sách đất đai và đầu tư, tận dụng cơ hội dịch chuyển vốn FDI từ các nước Trung Quốc, Ấn Độ vào ASIAN, loại bỏ dự án đầu tư với công nghệ cũ, lạc hậu. Ngân hàng nhà nước Việt Nam có trách nhiệm nghiên cứu chính sách tín dụng đối với dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tập trung xây dựng tiêu chí, cơ chế kiểm tra giám sát tổng mức vay trong nước và vay nước ngoài.
  • 44. - Thứ năm: Thực hiện tái câu trúc doanh nghiệp, giảm sự thất thoát lãng phí trong việc sử dụng vốn, tạo môi trường lành mạnh, bình đẳng. Đẩy mạnh cổ phần hóa và tái cơ cấu, tạo năng lực cạnh tranh vào hiệu quả trong hoạt động kinh tế. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay trả lãi suất tín dụng phù hợp với mức giảm lạm phát. Tiếp tục chính sách tháo giỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, có tới 76% các doanh nghiệp dự kiến vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh trong năm 2013, so với con số 60% doanh nghiệp cho nên các ngân hàng chưa giúp đỡ các doanh nghiệp trong cuộc điều tra CEO thực hiện vào tháng 8/2012, đây là sự kiện đáng chú ý về niềm tin của doanh nghiệp vào hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên cũng có tới 50% số doanh nghiệp dự kiến nguồn huy động vốn chủ yếu trong năm 2013 của doanh nghiệp sẽ là vốn tự có.
  • 45. - Thứ sáu: Thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu dùng giảm hàng tồn kho, hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường quản lý buôn bán qua biên giới, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá thành và tiêu thụn sản phẩm, các biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu và đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính để tiết kiệm thời gian, giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân. - Thứ bảy: Tháo gỡ khó khăn về thị trường bất động sản về tình hình nợ xấu trong hệ thống tín dụng, sự đóng băng của thị trường tác động đến các ngành sản xuất. Trong năm 2013 Chính phủ thực hiện biện pháp nhằm khôi phục lại thị trường, mở rộng tín dụng cho vay mua nhà, rà soát các dự án đã giao để xác định cụ thể các biện pháp xử lý, đẩy mạnh thu hút nguồn vốn nước ngoài tham gia thị trường, hoàn thiện hệ thống luật pháp về quản lý đô thị và kinh doanh bất động sản. - Thứ tám: Đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong đó tập trung: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hoàn thiện thể chế nền kinh tế thị trường, cải thiện năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh.
  • 46. HẬU QUẢ CỦA LẠM PHÁT Tác động tích cực của lạm phát: Với việc “chỉ xóa hóa” lạm phát cùng các chỉ số kĩ thuật tương ứng khác thì lạm phát sẽ đem lại 1 số lợi ích: + Lạm phát tựa như dầu mỡ giúp ‘bôi trơn’ nền kinh tế.Trong điều kiện nào đó ,thông qua lạm phát từ 2-4%/năm để bỏ ngỏ khả năng có những lãi suất thực âm,vay nợ đầu tư…do đó giảm bớt thất nghiệp xã hội,kích thích tăng trưởng kinh tế…Lạm phát,phá sản và thất nghiệp dường như là những căn bệnh đặc trưng vốn có của mọi nền kinh tế thị trường và chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. + Cho phép Chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào các lĩnh vực kém ưu tiên.
  • 47. Tác động tiêu cực của lạm phát: +Tác động phân phối lại thu nhập:làm cho tiền tệ không còn giữ được chức năng thước đo giá trị đúng hơn là chức năng này co giãn thất thường do đó không thể tính toán hiệu quả,điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình +Tác động đến đời sống người dân:đối với công nhân viên chức nhà nước, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang… hưởng trợ cấp xã hội với số tiền lương cố định hang tháng. Nếu hàng tháng những người này không được trợ cấp tiền trượt giá mức thu nhập của các viên chức sẽ giảm dần theo tốc đọ tăng trưởng của lạm phát hang năm.
  • 48. + Tác động đến sản xuất kinh doanh: lạm phát làm biến dạng hành vi kinh doanh, đặc biệt là hành vi đầu tư, làm mất khả năng tính toán về lợi nhuận, sản xuất phát triển không đều, vốn chạy vào những ngành có lợi nhuận cao… Vì lạm phát làm rối loạn chức năng thước đo giá trị của tiền tệ, nên lạm phát làm bóp méo, biến dạng các yếu tố và tín hiệu thị trường, làm cho toàn bộ các hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt là các hoạt động sản xuất kinh doanh không thể tiến hành bình thường được… Lạm phát cao luôn gắn với thâm hụt tài chính lớn và làm thâm hụt đó trở nên nặng nề hơn, nhất là thâm hụt ngân sách. + Tác động đến toàn kinh tế: lạm phát làm suy yếu thậm chí phá vỡ thị trường vốn và tín dụng. Sự bất ổn định giá cả trong tương lai làm suy giảm lòng tin, động cơ và gây khó khan cho sự lựa chọn các quyết định của cả người giử tiền lẫn của các thể chế tài chính tín dụng… Lạm phát thường tạo ra tình huống thực tế âm, khiến tiển tiết kiệm giảm sút và chuyển hướng ra đầu tư sản xuất. Bởi vậy ;ạm phát thường kéo theo suy thoái kinh tế, làm tăng nguy cơ phá sản do vỡ nợ và làm tăng chi phí dịch vụ nước ngoài bằng ngoại tệ.
  • 49. NHẬN XÉT: Hậu quả của lạm phát rất nặng nề và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của mỗi nước, làm cho việc phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập trong nền kinh tế qua giá cả đều khiến quá trình phân hóa giàu nghèo nghiêm trọng hơn. Suy cho cùng gánh nặng của lạm phát lại đè lên vai của người lao động, chính người lao động là người gánh chịu mọi hậu quả của lạm phát.Tuy nhiên, mục tiêu kìm chế lạm phát không động nghĩa voái việc đưa tỉ lệ lạm phát bằng không. Bởi lẽ, lạm phát không hoàn toàn tiêu cực, nếu duy trì lạm phát ở một mức độ vừa phải,kiềm chế điều tiết được mức lạm phát đó thì có lợi cho sự phát triển của kinh tế,lạm phát đó không còn là một căn bệnh nguy hiểm nữa mà nó lại trở thành một công cụ điều tiết kinh tế.
  • 50. CÁM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CÙNG LẮNG NGHE. TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NHÓM 5 54CKT-3
  • 51. Theo bảng trên diễn biến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2008 cho ta thấy mức độ lạm phát ở Việt Nam trong năm 2005 tăng dần qua các tháng và không có dấu hiệu suy giảm. Cụ thể là đầu năm 2005 mức lạm phát chỉ là 1,1%, nhưng sang tháng 2/2005 rồi tháng 3, tháng 4 … mức độ lạm phát vẫn tăng đều lên. Và đến cuối năm, vào tháng 12/2005 mức độ lạm phát đã tăng lên đến 8,9%. Trong năm 2006, mức độ lạm phát có phần thuyên giảm hơn so với năm 2005. Nhưng mức độ lạm phát vẫn tăng nhẹ qua các tháng trong năm. Trong tháng 1/2006 mức độ lạm phát là 1,2% đến tháng 12/2006 là 6,6%.