SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 20
Downloaden Sie, um offline zu lesen
Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1067 ngày 20/3/2014
- Bảo đảm tính thực thi
các văn bản quy phạm
pháp luật ngành VHTTDL
(Tr..7)
- Chấn chỉnh công tác quản lý
hoạt động của hướng dẫn viên
(Tr.9)
- Quản lý, bảo vệ các di sản
thế giới ở Việt Nam
(Tr.10)
Bảo tồn nét tinh hoa
của nghệ thuật Ca Trù
và Hát Trống quân
(Tr.17)
- Gắn kết giữa di sản và du lịch
(Tr.18)
trong số này
Ảnh:MinhHằng
Khởi công xây dựng
Nhà tưởng niệm
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sáng 17/3, tại Khu Di tích K9 - Đá
Chông, Ba Vì, Hà Nội, Phó Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đã phát lệnh khởi
công xây dựng Nhà tưởng niệm Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Khu Di tích K9 có
ý nghĩa lịch sử, văn hóa đặc biệt. Nơi
đây Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo
Trung ương đã làm việc trong giai
đoạn kháng chiến chống Mỹ, nơi Bác
tiếp bạn bè quốc tế và cũng là nơi bảo
vệ, giữ gìn tuyệt đối an toàn thi hài Bác
trong những năm chiến tranh ác liệt.
Đây cũng là nơi đã diễn ra nhiều sự
kiện lịch sử quan trọng từ khi Bác còn
sống đến khi Bác qua đời.
(Xem tiếp trang 6) Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Thường trực dự và chủ trì cuộc họp
Chiều 13/3, tại Hà Nội, Ban Tổ chức cấp quốc gia Kỷ niệm 60 năm Chiến
thắng Điện Biên Phủ đã họp rà soát công tác chuẩn bị lễ Kỷ niệm 60 năm Chiến
thắng Điện Biên Phủ. Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh, Phó Trưởng Ban Thường trực
dự và chủ trì cuộc họp. Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh đánh
giá cao sự tích cực, chủ động của bộ phận thường trực và các đơn vị chức năng
trong công tác chuẩn bị Lễ Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng
thời đề nghị các đơn vị, trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, tiếp tục rà soát,
đẩy nhanh tiến độ triển khai với tinh thần hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo triển khai
thực hiện hiệu quả. (Xem tiếp trang 2)
Họp Ban Tổ chức cấp quốc gia
Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng
Điện Biên Phủ
Bộ VHTTDL tổ chức triển khai thi hành
Hiến pháp năm 2013
Ngày 10/3, Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thi
hành Hiến pháp năm 2013 với các nội dung: Tổ chức Hội nghị giới thiệu,
phổ biến nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp cho lãnh đạo các cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp trực thuộc Bộ; tổ chức giới thiệu, phổ biến nội dung, ý nghĩa
của Hiến pháp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ
quan, đơn vị và nhân dân;
(Xem tiếp trang 3)
quản lý nhà nước
2 số 1067 l 20.3.2014
Báo cáo công tác chuẩn bị của
Ban Tổ chức tại cuộc họp cho thấy,
thực hiện nhiệm vụ được phân công
tại Quyết định số 1581/QĐ-TTg
ngày 09/9/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch
tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 60
năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ
VHTTDL đã tham mưu Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt và ban hành Đề
án Mít tinh, diễu binh, diễu hành; xây
dựng và phê duyệt kịch bản diễu hành
văn hóa-nghệ thuật; xây dựng và phê
duyệt kịch bản âm nhạc Mít tinh, diễu
binh, diễu hành; hiện đang chỉ đạo
Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối
hợp với các Nhà hát, đoàn Nghệ thuật
của Trung ương và địa phương tổ
chức thực hiện.
Bộ VHTTDL cũng đã xây dựng
và phê duyệt kịch bản chương trình
nghệ thuật đặc biệt Kỷ niệm 60 năm
Chiến thắng Điện Biên Phủ với chủ
đề “Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất
diệt”, đồng thời chỉ đạo các đơn vị
chức năng xây dựng 05 tập phim tài
liệu “Điểm hẹn lịch sử” và sản xuất
bộ phim truyện nhựa “Sống cùng
lịch sử”; tổ chức liên hoan tuyên
truyền lưu động “Về với Điện
Biên”, ấn hành 2 mẫu tranh cổ động
với số lượng 2 vạn bản, 1.000 đĩa
DVD tranh cổ động để phục vụ công
tác tuyên truyền tại các địa phương
trong cả nước…
BtV
Sáng 12/3 tại Bộ VHTTDL, Bộ
trưởng Hoàng Tuấn Anh đã có buổi
tiếp Chủ tịch Tập đoàn KumhoAsiana,
ông Park Sam Koo.
Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Hoàng
Tuấn Anh đánh giá cao những đóng
góp của ông Park Sam Koo trong các
lĩnh vực thương mại, văn hoá, giáo
dục, góp phần thúc đẩy quan hệ tốt
đẹp Việt Nam-Hàn Quốc ngày càng
phát triển.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Hoàng
Tuấn Anh đã chia sẻ niềm vui với Chủ
tịch Park Sam Koo khi ông vinh dự
được tặng thưởng Bằng khen của Thủ
tướng Chính phủ Việt Nam và Huân
chương Hữu nghị. Đây là sự ghi nhận
xứng đáng cho những đóng góp của
Chủ tịch Park Sam Koo trong các hoạt
động xã hội như trao học bổng cho các
sinh viên Việt Nam và nhiều hoạt
động hợp tác về văn hóa, giáo dục tại
Việt Nam, góp phần thúc đẩy mối
quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc
ngày càng phát triển.
Chủ tịch Park Sam Koo bày tỏ
cảm ơn phía Bộ VHTTDL đã hỗ trợ
tích cực để ông có thể hoàn thành
tốt nhiệm vụ tại Việt Nam và được
trao tặng phần quà quý giá này. Ông
cũng khẳng định, Bằng khen và
Huân chương Hữu nghị mà ông
được nhận hôm nay là ghi nhận của
Chính phủ Việt Nam đối với các
hoạt động của Tập đoàn và là sự
khích lệ lớn đối với cá nhân ông
trong quá trình đầu tư, kinh doanh
tại Việt Nam thời gian tới.
HP
BộtrưởngHoàngTuấnAnhtiếpChủtịchTậpđoànKumhoAsiana
Tối 11/3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ
ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh
vực thể thao giữa Bộ VHTTDL Việt
Nam với các đối tác Hàn Quốc. Đến dự
buổi lễ có Bộ trưởng Bộ VHTTDL
Hoàng Tuấn Anh cùng đoàn đại biểu
Hàn Quốc do ngài Park Noh Wan, Chủ
tịch Tổ chức phát triển Thể thao Hàn
Quốc (KSPO) dẫn đầu.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh bày tỏ vui mừng
trước những thành tựu đã đạt được
trong mối quan hệ giữa 2 nước; đồng
thời nhấn mạnh Hàn Quốc là một trong
những quốc gia có nền thể thao phát
triển mạnh và nổi bật. Bộ trưởng cũng
cho rằng, sự hỗ trợ của các đối tác thể
thao Hàn Quốc đã giúp thể thao Việt
Nam đạt được những thành tựu nhất
định. Trong thời gian tới, Việt Nam
mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ
trợ nhiều hơn nữa từ phía Hàn Quốc
trong việc tập huấn, đào tạo cho các
vận động viên Việt Nam.
Thay mặt phía Hàn Quốc, ông Park
Noh Wan, Chủ tịch Tổ chức phát triển
Thể thao Hàn Quốc (KSPO) bày tỏ
cám ơn sự đón tiếp nồng hậu từ phía
Việt Nam. Ông cho rằng, cơ sở vật
chất, điều kiện tập huấn của Việt Nam
còn nghèo nàn, nhưng thể thao Việt
Nam đã vượt qua khó khăn bằng nghị
lực và lòng quyết tâm, giành thành tích
cao tại các đấu trường thể thao quốc tế.
Ngay sau buổi hội đàm, hai bên đã
thống nhất và ký kết 2 Bản ghi nhớ về
việc hỗ trợ Việt Nam tổ chức Đại hội
Thể thao Châu Á lần thứ 18 năm 2019
tại Hà Nội giữa Tổng cục Thể dục thể
thao (Bộ VHTTDL) với Tổ chức phát
triển Thể thao Hàn Quốc; Bản ghi nhớ
về việc giới thiệu nội dung đua xe đạp
lòng chảo Hàn Quốc tại Việt Nam giữa
Khu Liên hợp Thể thao quốc gia Việt
Nam với Tổ chức phát triển Thể thao
Hàn Quốc và Công ty Trách nhiệm hữu
hạn VSP Hàn Quốc.
ĐN
Hợp tác về thể thao Việt Nam - Hàn Quốc
HọpBanTổchứccấpquốcgia... (Tiếp theo trang 1)
quản lý nhà nước
3số 1067 l 20.3.2014
Ngày 08/3/2013, tại huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La, Đoàn công tác của
Bộ VHTTDL do Thứ trưởng Hồ Anh
Tuấn làm Trưởng đoàn đã có buổi làm
việc với lãnh đạo tỉnh Sơn La về Quy
hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch
quốc gia Mộc Châu, Sơn La và hỗ trợ
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về du
lịch, các chương trình quảng bá, xúc tiến
du lịch Sơn La. Sau khi nghe Giám đốc
Sở VHTTDL tỉnh Sơn La báo cáo công
tác Quy hoạch tổng thể phát triển Khu
du lịch quốc gia Mộc Châu, Sơn La và
hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về
du lịch, các chương trình quảng bá, xúc
tiến du lịch Sơn La, ý kiến của lãnh đạo
UBND tỉnh Sơn La, phát biểu của các
thành viên dự họp, Thứ trưởng Hồ Anh
Tuấn kết luận:
Về phát triển du lịch: Đề nghị Tỉnh
tiếp tục phát huy vai trò liên kết vùng
Tây Bắc trong phát triển du lịch; xây
dựng, củng cố các sản phẩm du lịch
mang tính đặc trưng của Sơn La, đặc
biệt sản phẩm du lịch tại Mộc Châu; xây
dựng chiến lược quảng bá, xúc tiến du
lịch có tính đột phá cho giai đoạn từ nay
đến năm 2020, triển khai Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày
22/01/2013 và Chiến lược phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số
2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011. Quan
tâm hơn nữa và có giải pháp phù hợp
gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát
huy các giá trị văn hoá, đặc biệt với
đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng di
dân các dự án thuỷ điện, đặc biệt lưu ý
đảm bảo vấn đề an ninh, chủ quyền biên
giới, lịch sử, sinh thái, môi trường với
sự tham gia và mang lại lợi ích trực tiếp
cho cộng đồng các dân tộc trên
địa bàn.
Về Quy hoạch tổng thể phát triển
khu du lịch quốc gia Mộc Châu: Thực
hiện Kết luận của Phó Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc
với lãnh đạo tỉnh Sơn La tại Thông báo
số 55/TB-VPCP ngày 27/01/2014 của
Văn phòng Chính phủ, đề nghị UBND
tỉnh Sơn La, Chủ đầu tư khẩn trương chỉ
đạo đơn vị tư vấn (Viện Nghiên cứu
phát triển du lịch) cập nhật, hoàn chỉnh
dự thảo quy hoạch đảm bảo chất lượng,
tiến độ. Giao Tổng cục Du lịch chỉ đạo
chuyên môn, khớp nối Quy hoạch tổng
thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc
Châu với các chiến lược, quy hoạch, đề
án của quốc gia và vùng Tây Bắc.
Về việc tiếp tục hỗ trợ, tăng mức đầu
tư Chương trình hỗ trợ hạ tầng du lịch
cho Sơn La, đầu tư vào địa bàn trọng
điểm du lịch quốc gia và của tỉnh như
Khu du lịch Mộc Châu: Bộ thống nhất
về chủ trương, đề nghị Tỉnh chỉ đạo Sở
VHTTDL, các Ban, ngành liên quan rà
soát dự án gửi Vụ Kế hoạch, Tài chính
nghiên cứu, đề xuất, báo cáo lãnh đạo
Bộ xem xét, phối hợp với Bộ Kế hoạch
và Đầu tư cân đối, đồng thời Tỉnh cần
dành nguồn vốn đối ứng cho các dự án
này.
Thứ trưởng đồng ý về chủ trương
tỉnh Sơn La đăng cai tổ chức Hội nghị
công bố, triển khai Đề án “Phát triển văn
hoá, thể thao và du lịch vùng Tây Bắc
đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, “Quy
hoạch tổng thể phát triển khu du lịch
quốc gia Mộc Châu” sau khi được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt kết hợp xúc
tiến đầu tư vào du lịch vùng Tây Bắc dự
kiến cuối tháng 9, đầu tháng 10/2014.
Tổng cục Du lịch, Vụ Kế hoạch, Tài
chính và Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc
gia Việt Nam phối hợp thực hiện.
Vụ Đào tạo hướng dẫn, hỗ trợ đào
tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực
du lịch theo quy hoạch, đáp ứng yêu cầu
thực tế của Sơn La và vùng Tây Bắc.
Đ.N
Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn làm việc tại tỉnh Sơn La
tổ chức rà soát, biên soạn lại sách giáo
khoa, giáo trình, tài liệu nghiên cứu,
giảng dạy về Hiến pháp và pháp luật; tổ
chức nghiên cứu, xây dựng bình luận
khoa học về các quy định liên quan trực
tiếp đến lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể
dục, thể thao và du lịch tại Hiến pháp...
Tổ chức rà soát, lập danh mục đề
xuất văn bản quy phạm pháp luật
cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc
ban hành mới phù hợp với quy định
của Hiến pháp thuộc trách nhiệm
của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, Bộ trưởng Bộ VHTTDL.
Việc tổ chức triển khai thi hành
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam nhằm phổ biến
sâu rộng tinh thần và nội dung Hiến
pháp đến các tầng lớp nhân dân, cán
bộ, công chức, viên chức và người
lao động; nâng cao ý thức tôn trọng
và chấp hành Hiến pháp; bảo đảm
Hiến pháp được tuân thủ và chấp
hành nghiêm chỉnh; rà soát, kịp thời
đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc
ban hành mới các văn bản quy phạm
pháp luật phù hợp với Hiến pháp.
Xác định cụ thể các nội dung công
việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và
trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
thuộc Bộ VHTTDL trong việc giúp
Bộ trưởng tổ chức triển khai thi
hành Hiến pháp, bảo đảm tính kịp
thời, đồng bộ, toàn diên, thống nhất,
hiệu quả và tiết kiệm.
H.P
BộVHTTDLtổchứctriểnkhaithihànhHiếnpháp... (Tiếp theo trang 1)
Sự kiện vấn đề
4 số 1067 l 20.3.2014
quản lý nhà nước
Tối 10/3 (10/02 Âm lịch), tại Khu
di tích lịch sử-văn hóa quốc gia Đình,
Đền, Bến Tượng A Sào (xã An Thái,
huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), Ủy
ban nhân dân huyện Quỳnh Phụ đã tổ
chức khánh thành và khai mạc lễ hội
Đền A Sào. Đến dự buổi Lễ có Phó
Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó
Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Thứ
trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích
Liên, lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành
Trung ương...
Đền A Sào còn gọi là Đệ nhị sinh
từ, nơi thờ Quốc công Tiết chế - Hưng
Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn thuộc
xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh
Thái Bình, tọa lạc trong thái ấp của
Trần Liễu, phụ thân của Ngài. Khi
chống giặc Nguyên Mông, triều đình
giao cho Trần Quốc Tuấn về vùng đất
này xây dựng căn cứ dự trữ binh lương.
A Sào nghĩa là cái tổ của nhà Trần,
cũng là nơi đặt đại bản doanh của Trần
Hưng Đạo. Sau ngày toàn thắng giặc
Nguyên, nhân dân đã lập sinh từ thờ
Ngài, trong khuôn viên có hồ Tắm
Tượng, gần đó có gò Đóng Yên và
nhiều linh khí khác. Hằng năm, dân
làng mở hội tế lễ vào 10/02 Âm lịch,
tương truyền là ngày sinh của Hương
Đạo Đại vương.
Khu di tích đền Đình, Đền, Bến
Tượng A Sào đã được Bộ VHTTDL
cấp bằng Di tích lịch sử-văn hóa cấp
quốc gia. Ðể tương xứng với tầm vóc
lịch sử của Khu di tích, UBND tỉnh
Thái Bình đã chính thức phê duyệt Quy
hoạch tu bổ tôn tạo Khu di tích lịch sử
nhà Trần gồm Ðình, Ðền, Bến Tượng
ASào tại xãAn Thái, gồm nhà Tiền Tế,
2 nhà Giải Vũ, tòa Đại bái và Hậu cung
chồng diêm 2 mái, Lầu chiêng, Lầu
trống, hồ phong thủy. Tổng thể Khu di
tích rộng hơn 31,7ha. Công trình được
khởi công năm 2012 và hoàn thành
cuối năm 2013.
Tại buổi Lễ, sau lễ cắt băng khánh
thành ĐềnASào, lễ dâng hương tưởng
nhớ, tri ân công đức của Hưng Đạo Đại
vương Trần Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch
nước Nguyễn Thị Doan đã đánh trống
khai hội Đền A Sào năm 2014; 3 cá
nhân có thành tích xuất sắc trong việc
xây dựng Đền A Sào được nhận Bằng
khen của Bộ VHTTDL.
N.H
Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên dự lễ khánh thành
và khai mạc lễ hội Đền A Sào
Tại Quyết định số 674/QĐ-
BVHTTDL ngày 13/3/2014, Bộ
VHTTDL giao Trung tâm Triển lãm
văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì,
phối hợp với Bảo tàng Văn hóa các
dân tộc Việt Nam, Sở VHTTDL tỉnh
Bạc Liêu, Sóc Trăng và các đơn vị có
liên quan tổ chức triển lãm “Nhạc cụ
truyền thống các dân tộc Việt Nam”
trong khuôn khổ “Festival Đờn ca tài
tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu
2014”.
Địa điểm tổ chức Triển lãm tại
Liên hiệp Hội Văn học nghệ thuật
tỉnh Bạc Liêu (đường 30/4, phường
3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc
Liêu). Thời gian tổ chức, từ ngày
21 đến ngày 25 tháng 4 năm 2014.
Bộ VHTTDL cũng thành lập Ban
Tổ chức Triển lãm gồm 11 thành
viên do ông Dương Văn Quynh -
Giám đốc Trung tâm Triển lãm văn
hóa nghệ thuật Việt Nam và ông
Nguyễn Chí Thanh - Giám đốc Sở
VHTTDL tỉnh Bạc Liêu đồng
Trưởng Ban.
N.H
Triển lãm“Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam”
Bộ VHTTDL vừa công bố những
hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế
Hạnh phúc năm 2014: Hoạt động
tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng về lịch sử, ý
nghĩa Ngày Quốc tế Hạnh phúc, chủ
đề và khẩu hiệu của Việt Nam nhân
Ngày Quốc tế Hạnh phúc; chính
sách, pháp luật và việc thực hiện
chính sách, pháp luật của Đảng và
Nhà nước về an sinh xã hội, xây
dựng gia đình no ấm, tiến bộ; gương
người tốt, việc tốt; các hoạt động
xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng
đồng hạnh phúc... Hoạt động tuyên
truyền trực quan, cổ động thông qua
hình thức treo băng rôn, khẩu hiệu,
pano, áp phích; tuyên truyền trên
bảng tin cộng đồng chủ đề và các
khẩu hiệu của Việt Nam nhân Ngày
Quốc tế Hạnh phúc năm 2014 tại trụ
sở cơ quan, trường học, các trục
đường chính, nơi công cộng, nơi
đông dân cư. Tổ chức mít tinh, hội
thảo, hội nghị... về hạnh phúc nói
chung, hạnh phúc của người Việt
Nam nói riêng. Lễ hưởng ứng Ngày
Quốc tế Hạnh phúc sẽ diễn ra vào
9h00 ngày 20/3/2014 tại Nhà hát
Lớn Hà Nội và được truyền hình
trực tiếp trên Đài Truyền hình
Việt Nam.
N.H
Hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 2014
Sự kiện vấn đề
5số 1067 l 20.3.2014
quản lý nhà nước
* Chiều 13/3, tại Hà Nội, Thứ
trưởng Hồ Anh Tuấn đã tiếp Thứ
trưởng Bộ Ngoại giao Uzbekistan -
M.Askarov về chương trình hợp tác
trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du
lịch.
Đánh giá cao những đề xuất hợp
tác của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
Uzbekistan - M.Askarov, Thứ trưởng
Hồ Anh Tuấn khẳng định, Việt Nam
luôn sẵn sàng phối hợp với
Uzbekistan để mở rộng và thúc đẩy
hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai
nước. Thứ trưởng đề nghị phía
Uzbekistan cần sớm cho ý kiến về tổ
chức Những ngày Văn hóa
Uzbekistan tại Việt Nam vào tháng
5/2014 để hai bên thống nhất tổ chức
sự kiện văn hóa này.
Đối với hợp tác về thể dục thể
thao, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đề
nghị phía Uzbekistan phối hợp với
ngành Thể dục thể thao của Việt Nam
tăng cường hoạt động giao lưu, trao
đổi đoàn ngoại giao các cấp để chia sẻ
kinh nghiệm trong tập huấn và tổ chức
thi đấu thể thao. Nhằm khai thác hiệu
quả thị trường du lịch của Việt Nam
và Uzbekistan, Thứ trưởng Hồ Anh
Tuấn đề nghị hai bên cần đẩy mạnh
việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm
phát triển du lịch và tiến tới khả năng
trao đổi đoàn lãnh đạo các cấp về du
lịch; cấp visa cho khách du lịch và mở
đường bay thẳng từ Uzbekistan tới
Việt Nam và ngược lại.
* Sáng 14/3 tại Hà Nội, Thứ
trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn đã
tiếp và làm việc với Đoàn công tác
Hội đồng thành phố Yongin, Hàn
Quốc do Chủ tịch Lee Woo Hyun dẫn
đầu.
Phát biểu tại buổi tiếp, Thứ trưởng
Hồ Anh Tuấn cho biết, thời gian qua,
quan hệ hợp tác giữa hai Bộ VHTTDL
Việt Nam và Bộ VHTTDL Hàn Quốc
rất tốt đẹp. Trên cơ sở mối quan hệ đó,
Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn mong
muốn, hai bên tiếp tục đẩy mạnh các
chương trình hợp tác, đặc biệt, trong
lĩnh vực Thể thao.
Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cho biết,
Bộ VHTTDL Việt Nam rất hoan
nghênh và sẵn sàng tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp Hàn Quốc đến tìm
hiểu, làm việc, đầu tư, chuẩn bị cơ sở
vật chất cho sự kiện Đại hội Thể thao
Châu Á lần thứ 18 (ASIAD 18) sẽ
diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam vào năm
2019. Trong lĩnh vực đào tạo, Bộ
VHTTDL Việt Nam cũng sẵn sàng
hợp tác với thành phố Yongin trong
kết nối, hợp tác đào tạo vận động viên
giữa một trong số các Trường Đại học
Thể dục thể thao của Việt Nam với
Trường Đại học Yongin, Hàn Quốc...
Thông qua các đơn vị chức năng, hai
bên cần xây dựng các nội dung hợp
tác qua việc trao đổi, thực tế, khảo
sát... để từ đó xây dựng các kế hoạch
hợp tác cụ thể trong thời gian tới.
tổNg HợP
Hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia
2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt, các tỉnh
khu vực Tây Nguyên đã tổ chức các
hoạt động văn hóa-du lịch độc đáo,
thu hút du khách trong và ngoài nước
đến thưởng lãm.
Tối 12/3, tại Khu du lịch sinh
thái quốc gia Măng Đen (huyện Kon
Plông, tỉnh Kon Tum), Sở VHTTDL
tỉnh phối hợp với UBND huyện Kon
Plông tổ chức Lễ khai mạc “Tuần
Văn hóa - Du lịch Măng Đen, Kon
Plông lần thứ 2 năm 2014”, với chủ
đề “Về với đại ngàn xanh Măng
Đen”.
Tại Lễ khai mạc, các đại biểu
tham dự đã được chứng kiến nghi
thức tiếp lửa truyền thống, đánh cồng
chiêng, múa xoang và thưởng thức
những làn điệu dân ca của các dân tộc
bản địa như: Tanh Blrai (dệt vải) của
hai nghệ nhân Y Hà và Y Ble, dân tộc
Giẻ - Triêng, đến từ huyện Ngọc Hồi;
hoà tấu nhạc cụ truyền thống của các
nghệ nhân đến từ huyện Kon Rẫy;
hoà tấu cồng chiêng Mừng hội đâm
trâu của các nghệ nhân huyện Kon
Plông; hát ru Lời ru em của nghệ
nhân A Thút và Y Vê đến từ huyện Sa
Thầy; tái hiện lễ hội đâm trâu của các
nghệ nhân Xơ Đăng đến từ huyện Tu
Mơ Rông...
Tuần “Văn hóa - Du lịch Măng
Đen, Kon Plông lần thứ 2 năm 2014”
diễn ra từ ngày 12-16/3, với các hoạt
động: Liên hoan tạc tượng gỗ dân
gian các dân tộc tỉnh Kon Tum; Liên
hoan và trình diễn nghệ thuật dân
gian (biểu diễn cồng chiêng, các nhạc
cụ dân tộc, các làn điệu dân ca, phục
dựng các nghi thức lễ hội tiêu biểu);
Liên hoan văn hóa ẩm thực; Hội trại
thanh niên các dân tộc tỉnh Kon Tum;
Tổ chức Tour du lịch dã ngoại về với
đại ngàn thông xanh Kon Plông,
tham quan vườn tượng gắn với khai
trương khu du lịch thác Pa Sỹ; Hội
nghị sơ kết liên kết du lịch Bình
Định-Quảng Ngãi-Kon Tum…
Từ 15 đến 17/3, tỉnh Gia Lai tổ
chức các hoạt động văn hoá ở quy mô
cấp tỉnh, với sự tham gia của cộng
đồng các dân tộc trên địa bàn 17
huyện, thị xã, thành phố. Trong đó,
đáng chú ý là Liên hoan tượng gỗ và
điêu khắc dân gian; Lễ hội mừng
chiến thắng của người Ba Na; Triển
lãm ảnh nghệ thuật “Vùng đất - con
người Gia Lai và Tây Nguyên”…
N.tHaNH
Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn tiếp khách quốc tế
Hoạt động hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2014
6 số 1067 l 20.3.2014
quản lý nhà nước
- Ngày 12/3/2014, Bộ VHTTDL
đã ban hành Quyết định số 667/QĐ-
BVHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo
Hội chợ du lịch quốc tế tại TPHồ Chí
Minh năm 2014 do Bộ trưởng Hoàng
Tuấn Anh làm Trưởng Ban, Thứ
trưởng Hồ Anh Tuấn và bà Nguyễn
Thị Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.
Hồ Chí Minh làm Phó Trưởng Ban.
- Ngày 10/3/2014 Bộ VHTTDL
ban hành các Quyết định số 618-
626/QĐ-BVHTTDL về việc xếp
hạng di tích quốc gia đối với: Di tích
lịch sử Đền Tuân Lục (Liêm Hải,
Trực Ninh, Nam Định); Di tích lịch
sử Đền An Trạch (Hải An, Hải Hậu,
Nam Định); Di tích lịch sử Mộ Phan
Huy Chú (Vạn Thắng, Ba Vì, Hà
Nội); Di tích lịch sử địa điểm căn cứ
Cục Hậu cần Quân giải phóng miền
Nam Việt Nam 1973-1975 (Lộc
Hiệp, Lộc Ninh, Bình Phước); Danh
lam thắng cảnh Động Dơi (Đồng
Loan, Hạ Lang, Cao Bằng; Danh lam
thắng cảnh Hang Đán Pioóng (Bạch
Ngọc, Vị Xuyên, Hà Giang); Danh
lam thắng cảnh Hang động Xá Nhè
(Xá Nhè, Tủa Chùa, Điện Biên); di
tích khảo cổ Hang Thẳm Khương
(Chiềng Đông, Tuần Giáo, Điện
Biên); Di tích quốc gia đối với di tích
lịch sử Đề thờ Đỗ Cận (Minh Đức,
Phổ Yên, Thái Nguyên).
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 638/QĐ-BVHTTDL ngày
11/3/2014, cho phép Trung tâm Tổ
chức Biểu diễn nghệ thuật (Cục
Nghệ thuật biểu diễn) phối hợp với
Hiệp hội Shinosuke Rakugo tại Việt
Nam mời nghệ sỹ Takeuchi Teuro
sang biểu diễn chương trình nghệ
thuật truyền thống Rakugo - Nhật
Bản. Thời gian: ngày 23/3/2014 tại
Khách sạn Intercontinental, Hà Nội.
- Ngày 11/3/2014 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 652/QĐ-
BVHTTDL, giao Cục Mỹ thuật,
Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối
hợp với Sở VHTTDL Lâm Đồng,
Trung tâm Hỗ trợ sáng tác và các đơn
vị liên quan tổ chức Trại sáng tác
nhiếp ảnh chủ đề “Đại ngàn Tây
Nguyên” tại Năm Du lịch quốc gia
2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt.
- Tại Quyết định số 669/QĐ-
BVHTTDL ngày 12/3/2014, Bộ
VHTTDL giao Cục Nghệ thuật biểu
diễn chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp
chế, Cục Công tác phía Nam và các
đơn vị có liên quan tổ chức Hội nghị
tổng kết Nghị định số 79/2012/NĐ-
CP ngày 05/10/2012 của Thủ tướng
Chính phủ, Thông tư số 03/2013/TT-
BVHTTDL ngày 28/01/2013 của Bộ
VHTTDL sau 01 năm thực hiện và
các giải pháp tăng cường công tác
quản lý trong hoạt động nghệ thuật
biểu diễn. Thời gian: ngày 21/3/2014
tại Hà Nội, ngày 28/3/2014 tại TP.
Hồ Chí Minh.
- Ngày 13/3/2014 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 672/QĐ-
BVHTTDL, đồng ý tổ chức “Ngày
hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng
đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VI,
tại tỉnh Hậu Giang. Giao Cục Công tác
phía Nam chủ trì phối hợp vớiVụVăn
hóa dân tộc, các đơn vị trực thuộc Bộ
và Sở VHTTDL các tỉnh vùng đồng
bào Khmer Nam Bộ tổ chức thực hiện.
tHtt
VăN BảN Mới
Từ năm 1995, Bộ Chính trị đã
quyết định đưa Khu di tích trở thành
nơi giáo dục truyền thống anh hùng
cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
với đồng bào và nhân dân cả nước. Gần
20 năm qua, Khu di tích K9 đã đón tiếp
hơn 30 ngàn đoàn khách với hơn một
triệu lượt người đến tham quan, trồng
cây lưu niệm, tổ chức lễ báo công, lễ
kết nạp Đảng, kết nạp Đoàn, sinh hoạt
truyền thống.
Công trình Nhà tưởng niệm Chủ
tịch Hồ Chí Minh có vị trí đặc biệt
quan trọng, là nơi để đón tiếp, phục vụ
đông đảo đồng bào, khách quốc tế đến
thắp hương tưởng niệm Bác, tham
quan và tổ chức sinh hoạt chính trị, văn
hóa, góp phần giáo dục truyền thống
cách mạng, giáo dục tư tưởng, tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh. Công
trình mang hình thức kiến trúc truyền
thống, có chiều cao gần 12m với phần
thân sử dụng kết cấu gỗ theo kết cấu
kiến trúc cổ, bao che xung quanh nhà
là hệ thống vách gỗ. Dự kiến công trình
khánh thành vào dịp 19/5/2015.
Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định
việc khởi công xây dựng công trình
Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
tại Khu di tích K9 có ý nghĩa vô cùng
sâu sắc trong truyền bá, giữ gìn, nâng
cao đạo đức Hồ Chí Minh trong thời kỳ
mới. Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ,
ngành liên quan và thành phố Hà Nội
quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ Ban Quản lý
Lăng triển khai hoàn thành toàn diện
các nội dung công việc giữ gìn lâu dài,
bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch
Hồ Chí Minh và phát huy ý nghĩa
chính trị, văn hóa của công trình Lăng
trong giai đoạn mới, cùng với toàn
Đảng, toàn dân đẩy mạnh việc học tập
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh. Phó Thủ tướng cũng biểu dương
Ban Quản lý Lăng luôn hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo
vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ
Chí Minh, cùng với địa phương giữ gìn
bảo vệ tôn tạo nguyên vẹn Khu di tích.
YếN NHi
KhởicôngxâydựngNhàtưởngniệm... (Tiếp theo trang 1)
Sự kiện vấn đề
7số 1067 l 20.3.2014
quản lý nhà nước
Ngày 11/3/2014, Bộ VHTTDL đã
có Báo cáo số 41/BC-BVHTTDL gửi
Bộ Tư pháp về việc báo cáo tình hình
triển khai thi hành luật, pháp lệnh,
nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội và văn bản ban
hành quy định chi tiết, hướng dẫn thi
hành từ tháng 10/2013 đến nay. Theo
Báo cáo, về công tác tuyên truyền,
phổ biến: Các văn bản luật, pháp lệnh,
nghị quyết sau khi được ban hành đã
được Bộ VHTTDL giao Vụ Pháp chế
xây dựng kế hoạch tuyên truyền, gửi
tài liệu tới toàn thể các đơn vị trực
thuộc Bộ, đặc biệt là các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan tới quản lý
nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, du
lịch, thể thao và gia đình. Các hình
thức tuyên truyền, phổ biến, trả lời
kiến nghị, giải đáp khó khăn vướng
mắc đa dạng và phong phú như: tổ
chức các hội nghị tập huấn, phổ biến,
trả lời kiến nghị qua thư, qua điện
thoại, xuất bản sách hỏi đáp… Bên
cạnh công tác tuyên truyền, phổ biến,
Bộ VHTTDL cũng tiến hành rà soát
nội dung các văn bản luật, pháp lệnh,
nghị quyết và lập dự kiến văn bản quy
định chi tiết các nội dung được giao
theo luật, pháp lệnh để trình Lãnh đạo
Bộ phân công cơ quan chủ trì soạn
thảo và tổ chức thực hiện.
Đối với việc tổ chức, theo dõi, đôn
đốc: Hàng tuần, hàng tháng, Bộ
VHTTDL đều có yêu cầu các đơn vị
chủ trì xây dựng các văn bản hướng
dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị
quyết báo cáo tiến độ xây dựng các
văn bản hướng dẫn, đề từ đó lãnh đạo
Bộ có những chỉ đạo kịp thời về chất
lượng cũng như tiến độ văn bản. Về
nguồn lực cho công tác thi hành luật,
pháp lệnh, nghị quyết, xây dựng, ban
hành văn bản quy định chi tiết: Các
đơn chủ trì xây dựng các văn bản
hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh,
nghị quyết được tạo điều kiện đủ về
nguồn nhân lực và kinh phí theo quy
định của pháp luật.
Nhìn chung, thực hiện sự chỉ đạo
kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ trong công tác ban hành
văn bản quy định chi tiết thi hành
luật, pháp lệnh, công tác ban hành văn
bản quy định chi tiết thi hành luật,
pháp lệnh bước đầu đã có chuyển
biến, từng bước khắc phục tình trạng
nợ đọng văn bản quy định chi tiết.
Chất lượng văn bản quy định chi tiết
được nâng cao, cơ bản không còn tình
trạng văn bản quy định chi tiết không
đúng với tinh thần của luật, pháp
lệnh. Nội dung văn bản phù hợp với
tình hình phát triển kinh tế-xã hội,
tính khả thi, tính hợp lý của các quy
định đặc biệt được coi trọng. Kết quả
trên đã góp phần tích cực vào việc
thực hiện các nhiệm vụ phát triển
kinh tế-xã hội của đất nước, phục vụ
kịp thời yêu cầu xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo
đảm thực hiện quyền lợi, lợi ích của
người dân, đáp ứng yêu cầu quản lý
Nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, Bộ VHTTDL
tiếp tục xác định nhiệm vụ tổ chức thi
hành luật, pháp lệnh và ban hành văn
bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi
hành các luật, pháp lệnh là nhiệm vụ
trọng tâm thường xuyên trong công tác
chỉ đạo, điều hành, quản lý của Bộ. Bộ
cũng chỉ đạo các đơn vị chủ trì xây
dựng các văn bản hướng thi hành luật,
pháp lệnh dành nhiều thời gian hơn cho
hoạt động xây dựng thể chế, tổ chức thi
hành pháp luật. Chỉ đạo các đơn vị trực
thuộc Bộ tăng cường hoạt động tham
vấn, huy động sự đóng góp ý kiến của
chuyên gia, tiếp thu các ý kiến xác
đáng để nâng cao chất lượng xây dựng
pháp luật. Chú ý hơn nữa việc lấy ý
kiến của các đối tượng có lợi ích gắn
liền với quy định của pháp luật. Đề cao
trách nhiệm cá nhân của người đứng
đầu đơn vị về công tác triển khai thi
hành luật, pháp lệnh, ban hành văn bản
quy định chi tiết luật, pháp lệnh; siết
chặt kỉ luật, kỉ cương trong việc xây
dựng và thi hành luật; thực hiện
nghiêm nguyên tắc khi trình luật dự án
luật, pháp lệnh phải có dự thảo văn bản
quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành
kèm theo.
H.Q
Bảo đảm tính thực thi các văn bản quy phạm pháp luật
của ngành VHTTDL
Ngày 10/3/2014, Bộ VHTTDL đã
ban hành Công văn số 659/BVHTTDL-
TV gửi Thư viện các tỉnh/thành về
việc tổ chức Chung kết toàn quốc Liên
hoan cán bộ thư viện tuyền truyền giới
thiệu sách.
Đây là một trong các hoạt động nằm
trong chuỗi các hoạt động của Ngành
VHTTDL kỷ niệm 60 năm chiến thắng
Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2014).
Theo đó, Chung kết toàn quốc Liên
hoan cán bộ thư viện tuyền truyền giới
thiệu sách với chủ đề “Âm vang Điện
Biên” do Bộ VHTTDL tổ chức sẽ diễn
ra trong 02 ngày (07-08/4/2014) tại
thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện
Biên. Bộ VHTTDL đề nghị Thư viện
các tỉnh/thành đăng ký số lượng đại biểu
tham dự Liên hoan gửi cho BanTổ chức
Vụ Thư viện trước ngày 21/3/2014.
H.Q
ChungkếtLiênhoancánbộthưviệntuyềntruyềngiớithiệusách
8 số 1067 l 20.3.2014
quản lý nhà nước
Ngày 10/3/2014, Ban Chỉ đạo
Trung ương Phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
đã có Báo cáo số 39/BC-BCĐ gửi Thủ
tướng Chính phủ về việc Tổng kết
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” năm 2013 và
triển khai kế hoạch năm 2014.
Sau một năm thành lập, Ban Chỉ
đạo Trung ương Phong trào trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” (TDĐKXDĐSVH) đã xây dựng
kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các
hoạt động phong trào ở Trung ương và
địa phương, hướng dẫn, kiểm tra, đôn
đốc địa phương thực hiện các hoạt động
Phong trào TDĐKXDĐSVH đạt được
nhiều kết quả quan trọng. Đối với việc
xây dựng, triển khai và tổ chức thực
hiên các văn bản quản lý nhà nước, Ban
Chỉ đạo Phong trào đã ban hành và chỉ
đạo các cơ quan có liên quan ban hành
nhiều văn bản góp phần chỉ đạo kịp thời
địa phương một cách hợp lý và hiệu
quả, do vậy các địa phương đã chủ
động xây dựng kế hoạch, hướng dẫn
nội dung, hình thức tổ chức hội nghị
phù hợp với tình hình thực tế ở cơ sở,
theo hướng tiếp kiệm và thiết thực,
nhằm động viên, khích lệ, cổ vũ Phong
trào TDĐKXDĐSVH một cách cụ thể
và đồng bộ. Tạo bầu không khí vui tươi,
lành mạnh trong đời sống văn hóa tinh
thần của nhân dân.
Việc ban hành các quyết định của
Ban Chỉ đạo Trung ương nhằm thống
nhất việc thành lập Ban Chỉ đạo, Văn
phòng Thường trực Ban Chỉ đạo các
cấp một cách đồng bộ từ Trung ương
đến địa phương, các kế hoạch hoạt
động của Ban Chỉ đạo Trung ương là
cơ sở pháp lý để địa phương xây dựng
kế hoạch hoạt động cụ thể theo các nội
dung, từng năm, từng giai đoạn, tạo đà
cho các phong trào ngày càng phát
triển lớn mạnh một cách toàn diện, nhất
là sau khi sáp nhập hai Ban Chỉ đạo
TrungươngPhongtràoTDĐKXDĐSVH
và Ban vận động Trung ương Cuộc vận
động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư” thành một
Ban Chỉ đạo đã có tác động mạnh làm
thay đổi hình ảnh, chất lượng hoạt
động phong trào ở 63 tỉnh/thành.
Song song với việc chỉ đạo xây
dựng và ban hành các văn bản quản lý
Nhà nước và chỉ đạo hướng dẫn địa
phương. Ban Chỉ đạo Trung ương chỉ
đạo các cơ quan thành viên xây dựng
các đề án, đề tài khoa học giúp Chính
phủ định hướng về các cơ chế chính
sách, đầu tư nguồn lực phát triển toàn
diện mang tính chiến lược, ổn định lâu
dài cho các hoạt động văn hóa, thể thao
ở cơ sở một cách cụ thể, đồng bộ, bền
vững và từng bước phát triển không
ngừng nâng cao đời sống văn hóa tinh
thần cho nhân dân.
Cóthểnói,PhongtràoTDĐKXDĐSVH
là một phong trào rộng lớn nhất trong
cả nước, đã tập hợp được mọi tầng lớp
nhân dân trong toàn xã hội, không phân
biệt trình độ văn hóa, giai cấp, chính
trị, xã hội, nghề nghiệp, dân tộc, tôn
giáo, lứa tuổi. Phong trào
TDĐKXDĐSVH đã gắn liền với
công cuộc đổi mới của đất nước, tạo
công ăn việc làm ổn định, giúp nhau
xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh
tế bền vững trong mỗi gia đình, làng,
thôn, ấp, bản, tổ dân phố... Phong trào
là một tổ chức xã hội không biên giới,
luôn đoàn kết, thống nhất, ủng hộ các
hoạt động xã hội, hợp ý Đảng, lòng
dân có tính tự nguyện cao, tập hợp
được nhiều nguồn lực xã hội hóa các
hoạt động văn hóa, thể thao cần được
sự quan tâm hơn nữa của các cấp uỷ
Đảng và chính quyền địa phương, tạo
động lực để không ngừng đẩy mạnh
và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động phong trào một cách toàn diện.
H.Q
Tổng kết Phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa”2013
Ngày 12/3, tại xã Trí Yên, huyện
Yên Dũng, Bắc Giang đã diễn ra lễ hội
chùa Vĩnh Nghiêm năm 2014 và Lễ
đón Bằng công nhận lễ hội chùa Vĩnh
Nghiêm là Di sản văn hoá phi vật thể
quốc gia.
Chùa Vĩnh Nghiêm còn đựơc gọi là
chùa Đức La, thuộc thôn Quốc Khánh,
xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc
Giang, được xây dựng thời Lý và mở
rộng vào khoảng thế kỷ 13 thời nhà
Trần. Chùa thờ Phật và 3 vị Trúc Lâm
tam Tổ là vua Trần Nhân Tông, pháp
danh Điều Ngự Giác Hoàng; Thiền sư
Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang.
Chùa Vĩnh Nghiêm được coi là chốn
Tổ của Thiền phái Trúc Lâm, trường
đại học Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam.
Năm 1964, Chùa được xếp hạng là Di
tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia. Chùa
còn lưu giữ được kho Mộc bản kinh
Phật với 3.050 bản ván khắc chữ Hán
được làm từ gỗ thị. Đó là kho sách cổ
vô cùng quý giá nghiên cứu về Phật
học, khoa học và lịch sử... Năm 2012,
Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm được
UNESCO công nhận là Di sản Ký ức
thế giới khu vực Châu Á, Thái Bình
Dương.
Kiều OaNH
Bắc Giang: Đón Bằng công nhận lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm
là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
9số 1067 l 20.3.2014
quản lý nhà nước
* Về chủ trương lập dự án đầu tư
xây dựng và bố trí vốn cho tu bổ, tôn
tạo di tích chùa Quan Đế, phường
Vĩnh Thanh Vân, TP. Rạch Giá và di
tích chùa Tổng Quản (Wattsarây -
Suađây), xã Thới Quản, huyện Gò
Quao, tỉnh Kiên Giang, ngày 11/3, Bộ
VHTTDL đã có Công văn số
686/BVHTTDL-DSVH nói rõ: Di tích
chùa Quan Đế và di tích chùa Tổng
Quản (Wattsarây - Suađây) đã được
xếp hạng quốc gia, hiện nay 02 di tích
này đã bị xuống cấp nghiêm trọng,
việc tu bổ, tôn tạo để bảo tồn và phát
huy giá trị của di tích là rất cần thiết.
Do vậy, Bộ VHTTDL thống nhất với
đề nghị của UBND tỉnh Kiên Giang
về lập dự án bảo quản, tu bổ di tích
chùa Quan Đế và di tích chùa Tổng
Quản (Wattsarây - Suađây). Bộ
VHTTDL sẽ xem xét hỗ trợ một phần
kinh phí từ Chương trình mục tiêu
quốc gia về văn hóa để bảo quản, tu
bổ các hạng mục gốc của di tích, các
hạng mục tôn tạo, đề nghị UNBD tỉnh
Kiên Giang cân đối từ ngân sách địa
phương và huy động các nguồn vốn
hợp pháp khác để thực hiện.
* Ngày 11/3/2014 Bộ VHTTDL
đã có Công văn số 685/BVHTTDL-
DSVH gửi UBND tỉnh Nam Định về
việc lập dự án bảo quản, tu bổ di tích
đền, chùa Kiên Lao, xã Xuân Kiên,
huyện Xuân Trường. Theo đó, về chủ
trương, Di tích lịch sử văn hoá đền,
chùa Kiên Lao đã được xếp hạng
kiến trúc nghệ thuật quốc gia, hiện
nay đang bị xuống cấp nghiêm trọng,
việc tu bổ, tôn tạo để bảo tồn và phát
huy giá trị của di tích là cần thiết. Do
vậy, Bộ VHTTDL thống nhất với đề
nghị của UBND tỉnh Nam Định về
lập dự án bảo quản, tu bổ di tích đền,
chùa Kiên Lao. Về kinh phí, khi xem
xét thoả thuận nội dung dự án, Bộ
VHTTDL sẽ xem xét hỗ trợ một phần
kinh phí từ Chương trình mục tiêu
quốc gia về văn hoá để tu bổ các
hạng mục gốc của di tích, các hạng
mục tôn tạo đề nghị UBND tỉnh Nam
Định cân đối từ ngân sách địa
phương và huy động các nguồn vốn
hợp pháp khác để thực hiện.
M.H
Lập dự án bảo quản, tu bổ các di tích
Ngày 07/3, Tổng cục Du lịch đã có
văn bản số 184/TCDL-LH yêu cầu
Sở VHTTDL các tỉnh/thành chấn
chỉnh công tác quản lý hoạt động của
hướng dẫn viên trên địa bàn.
Theo đó, Tổng cục Du lịch yêu
cầu Sở VHTTDL các địa phương
tăng cường công tác kiểm tra, xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm, đảm
bảo các đoàn khách phải có hướng
dẫn viên du lịch quốc tế dẫn đoàn,
nhằm đảm bảo các quyền lợi, an
ninh, an toàn cho khách du lịch và
không gây ảnh hưởng xấu đến hình
ảnh du lịch Việt Nam.
Đối với địa bàn các tỉnh thiếu
hướng dẫn viên du lịch tiếng hiếm,
Tổng cục Du lịch yêu cầu các Sở
quản lý du lịch hướng dẫn các doanh
nghiệp sử dụng hướng dẫn viên du
lịch quốc tế nói tiếng Anh (hoặc ngôn
ngữ mà trưởng đoàn khách quốc tế
hiểu được) để giới thiệu cho khách,
trưởng đoàn có trách nhiệm dịch cho
đoàn tại chỗ.
Còn đối với các doanh nghiệp lữ
hành quốc tế không sử dụng hướng
dẫn viên du lịch quốc tế để đón và
giới thiệu cho khách khi bị phát hiện
sẽ bị xử lý nghiêm tùy vào mức độ vi
phạm có thể xem xét thu hồi giấy
phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
HP
Chấn chỉnh công tác quản lý hoạt động của hướng dẫn viên
Tại Quyết định số 609/QĐ-
BVHTTDL ngày 10/3/2014, Bộ
VHTTDL phê duyệt nội dung Đợt
Thi đua cao điểm “56 ngày lao động
sáng tạo, thiết thực Kỷ niệm 60 năm
Chiến thắng Điện Biên Phủ
(07/5/1954-07/5/2014). Cụ thể: Đẩy
mạnh việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh theo
tinh thần Chỉ thị số 03-CT/TW ngày
14/5/2011 của Bộ Chính trị với
phương châm cụ thể, thiết thực, phù
hợp; Hoàn thành đúng tiến độ, bảo
đảm chất lượng, hiệu quả các văn
bản, đề án trình Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ năm 2014 theo
Quyết định số 4610/QĐ-BVHTTDL
ngày 30/12/2013 và Chương trình
xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật năm 2014 của Bộ VHTTDL theo
Quyết định số 4603/QĐ-BVHTTDL
ngày 30/12/2013.
Các tập thể và cá nhân được phân
công nhiệm vụ trong Tổ Giúp việc
Ban Tổ chức cấp quốc gia Kỷ niệm
60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
chủ động đề xuất, triển khai thực
hiện nghiêm túc, đúng tiến độ các
yêu cầu của Ban Tổ chức và sự chỉ
đạo của lãnh đạo Bộ phấn đấu hoàn
thành xuất sắc các nhiệm vụ được
giao với tinh thần “Quyết chiến,
Quyết thắng” của bộ đội Cụ Hồ; tích
cực hưởng ứng và tham gia cuộc thi
“Tìm hiểu 60 năm Chiến thắng Điện
Biên Phủ” với chủ đề “Âm vang
Điện Biên” do Công đoàn Bộ phát
động; tổ chức tốt công tác tổng kết
20 năm (1993-2013) thực hiện
chương trình hợp tác giữa Bộ
VHTTDL với Bộ Tư lệnh Bộ đội
Biên phòng. N.H
Phát động thi đua Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
10 số 1067 l 20.3.2014
quản lý nhà nước
Để bảo vệ giá trị nổi bật toàn cầu,
tính toàn vẹn và xác thực của các Di
sản thế giới tại Việt Nam, ngày 11/3,
Bộ VHTTDL đã có Công văn số
687/BVHTTDL-DSVH gửi UBND
các tỉnh/thành có Di sản văn hóa và
thiên nhiên thế giới; các Ban/Trung
tâm quản lý trực tiếp các Di sản thế
giới sớm xây dựng và trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, phê duyệt hoặc ban
hành theo thẩm quyền, đối với: Quy
hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục
hồi và phát huy giá trị của Vườn Quốc
gia Phong Nha - Kẻ Bàng; Khu trung
tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà
Nội; Thành Nhà Hồ; Quần thể Di tích
Cố đô Huế, Khu phố cổ Hội An, Khu
Di tích Mỹ Sơn. Kế hoạch quản lý cần
làm rõ vai trò, trách nhiệm của
Ban/Trung tâm quản lý di sản và các cơ
quan, cộng đồng liên quan trong việc
quản lý, bảo tồn di sản, với mục tiêu
bảo vệ vững chắc giá trị nổi bật toàn
cầu của các Di sản Thế giới; Quy chế
quản lý, bảo tồn, phát huy của Quần thể
Di tích Cố đô Huế, Khu Di tích Mỹ
Sơn, Khu Trung tâm Hoàng thành
Thăng Long - Hà Nội.
Tiếp tục kiện toàn bộ máy, phát huy
các Ban/Trung tâm quản lý Di sản Thế
giới với đầy đủ lực lượng cán bộ
chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ
được giao; Ban hành quy định quản lý
và sử dụng nguồn thu, cơ cấu chi phí
hợp nhằm tăng cường đầu tư cho công
tác quản lý và nhiệm vụ hàng năm đã
được phê duyệt. Đồng thời, UBND các
tỉnh/thành và các Ban/Trung tâm quản
lý trực tiếp các Di sản thế giới có kế
hoạch hoàn thiện những nội dung còn
thiếu theo thời gian hoàn thiện dự kiến
đã được xác định và gửi tới Bộ
VHTTDL đúng thời hạn.
Bộ VHTTDL dự kiến trong Quý
II/2014 sẽ tổ chức Hội nghị đánh giá
về công tác quản lý, bảo vệ Di sản thế
giới ở Việt Nam và kế hoạch triển
khai những năm tới nhằm nâng cao
năng lực quản lý các Di sản thế giới,
vì vậy đề nghị UBND các tỉnh/thành
căn cứ vào các quy định, quy hoạch,
kế hoạch đã có để gửi báo cáo về thực
trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát
huy Di sản Thế giới của địa phương
về Bộ VHTTDL trước ngày
31/3/2014.
Huệ OaNH
Quản lý, bảo vệ các di sản thế giới ở Việt Nam
Chiều 11/3 tại Hà Nội, Bộ
VHTTDL phối hợp với Sở VHTTDL
tỉnh Bắc Giang tổ chức cuộc họp lấy ý
kiến các Bộ, Ngành liên quan về Quy
hoạch Di tích quốc gia đặc biệt Khởi
nghĩa Yên Thế (Bắc Giang).
Theo báo cáo của Sở VHTTDL
tỉnh Bắc Giang, Quy hoạch tổng thể
được xây dựng trên cơ sở tính đặc thù
của hệ thống di tích gắn với phong trào
Khởi nghĩa Yên Thế, bao gồm 41 điểm
di tích (cụm di tích), không nằm tập
trung ở một địa bàn mà rải rác, xen kẽ
ở nhiều làng khác nhau tại 26 xã (thị
trấn) thuộc 4 huyện Yên Thế, Tân Yên,
Việt Yên, Yên Dũng. Quá trình xây
dựng Quy hoạch được tiến hành cẩn
trọng, bài bản, đúng quy trình, đảm
bảo các yếu tố gốc của di tích; đồng
thời xin ý kiến người dân địa phương,
các Bộ, ngành... và đã tiến hành chỉnh
sửa, bổ sung, hoàn thiện. Quy hoạch
tổng thể được phân kỳ đầu tư thành 3
giai đoạn và đặc biệt ưu tiên những di
tích trọng điểm đã được Thủ tướng
Chính phủ công nhận là di tích lịch sử
quốc gia đặc biệt, gắn liền với những
chiến công vang dội của nghĩa quân
Đề Thám.
Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên
đánh giá cao nội dung và cách thể hiện
của Đồ án đồng thời đề nghị tỉnh Bắc
Giang và đơn vị tư vấn cần tiếp thu các
ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, các
chuyên gia, nhà khoa học... để bổ sung
và hoàn thiện chi tiết, cụ thể hơn; bám
sát các quan điểm cũng như nguyên
tắc xây dựng, triển khai Đồ án quy
hoạch. Đồng thời, Thứ trưởng đặc biệt
lưu ý các nội dung bảo tồn, đảm bảo
tính nguyên gốc của di tích, khai thác,
phát huy giá trị di tích gắn với phát
triển kinh tế xã hội của địa phương;
cũng như phát triển Du lịch, xác định
trọng tâm của các quần thể di tích; kết
nối với các đồ án phát triển hạ tầng cơ
sở của vùng, khu vực...
N.H
Quy hoạch Di tích quốc gia đặc biệt Khởi nghĩa Yên Thế
Giải Bóng chuyền Cúp Hoa Lư -
Đạm Ninh Bình 2014 diễn ra từ ngày
15/3 đến ngày 18/3 tại nhà thi đấu tỉnh
Ninh Bình. Giải năm nay thu hút được
8 đội bóng hàng đầu quốc gia gồm:
TràngAn Ninh Bình, Thể Công, Bộ đội
Biên phòng, Công an Phú Thọ (nam);
Thông tin Liên Việt PostBank, Ngân
hàng Công Thương, PVD Thái Bình và
Tiến Nông Thanh Hóa (nữ). Các đội
bóng sẽ thi đấu theo thể thức vòng tròn
1 lượt tính điểm, chọn hai đội Nhất,
Nhì thi đấu trận chung kết.
So với mùa giải trước, cơ cấu giải
thưởng năm 2014 được tăng lên 10
triệu đồng ở các mức. Cụ thể, đội Vô
địch sẽ nhận Cúp, cờ và 60 triệu đồng;
đội Nhì nhận 30 triệu; đội xếp hạng Ba
Giải Bóng chuyền Cúp Hoa Lư - Đạm Ninh Bình 2014
Sự kiện vấn đề
11số 1067 l 20.3.2014
quản lý nhà nước
Ngày 12/3, tại Hà Nội, Bộ
VHTTDL đã tiến hành Sơ kết công
tác tổ chức và quản lý lễ hội đầu năm
2014. Thứ trưởng Vương Duy Biên
dự và chủ trì Hội nghị.
Theo Báo cáo sơ kết công tác tổ
chức và quản lý lễ hội đầu năm 2014
của Cục Văn hoá cơ sở, đầu năm
2014, lễ hội diễn ra vui tươi, lành
mạnh, an toàn; vấn đề thực hiện nếp
sống văn minh trong lễ hội, vệ sinh
môi trường đã có nhiều chuyển biến
tích cực hơn hẳn so với các kỳ lễ hội
của những năm trước đây. Các
phương án đảm bảo an toàn lễ hội
được quan tâm chú trọng vì vậy đã
không để xảy ra các sự cố, các biểu
hiện tiêu cực nghiêm trọng. Nhiệm
vụ đột phá trong công tác quản lý và
tổ chức lễ hội năm 2014 do Bộ
VHTTDL đề ra đã được các cấp Ủy,
Chính quyền các địa phương triển
khai thực hiện và bước đầu đã tạo
được sự đồng thuận trong xã hội.
Chất lượng phục vụ du khách từng
bước được chú trọng, mục tiêu gắn
lễ hội với phát triển du lịch được
nhiều địa phương thực hiện có hiệu
quả. Nhìn chung, hoạt động lễ hội
đầu Xuân Giáp Ngọ đã đáp ứng được
nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và
du khách, tạo nên khí thế vui tươi
phấn khởi trong cộng đồng, đảm bảo
an toàn cho du khách.
Tuy nhiên, Báo cáo cũng chỉ ra
một số điểm tồn tại như: Ở một số lễ
hội vẫn xảy ra tình trạng tắc nghẽn
giao thông cục bộ, vi phạm hành
lang an toàn giao thông, công tác giữ
gìn vệ sinh môi trường chưa được
đảm bảo; dịch vụ trò chơi điện tử có
thưởng (dễ biến tướng cờ bạc trá
hình) vẫn còn diễn ra; việc bày bán
thực phẩm mất vệ sinh an toàn thực
phẩm, treo thịt gia súc, gia cầm sống.
Dịch vụ đổi tiền lẻ, việc sử dụng tiền
có mệnh giá nhỏ đã có những chuyển
biến tích cực, song vẫn còn diễn ra ở
một số lễ hội…
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ
trưởng Vương Duy Biên nhấn mạnh,
công tác tổ chức và quản lý lễ hội
luôn được báo chí và dư luận quan
tâm, do đó, lãnh đạo Bộ VHTTDL đã
chủ động tổ chức các đoàn kiểm tra
trước, trong và sau lễ hội nhằm hạn
chế các vấn đề tiêu cực xung quanh
lễ hội. Những vấn đề còn tồn tại là
không nhiều và cần được tiếp tục rút
kinh nghiệm, xử lý trong các kỳ tổ
chức sau. Thứ trưởng đề nghị báo chí
cần chủ động, tích cực định hướng
cho công chúng trong việc tham gia
lễ hội đảm bảo không gian linh
thiêng của lễ hội.
Huệ NguYễN
Sơ kết công tác tổ chức và quản lý lễ hội đầu năm 2014
Triển khai Chương trình hành động
sở hữu trí tuệ ASEAN giai đoạn 2011-
2015, Nhóm công tác ASEAN về Hợp
tác Sở hữu trí tuệ (AWGIPC) tổ chức
Cuộc thi sáng tác phim hoạt hình về
quyền tác giả của ASEAN năm 2014.
Theo đó, Thái Lan là quốc gia đầu mối
về hợp tác quốc gia trong lĩnh vực bản
quyền sẽ phát động cuộc thi từ tháng 3
đến tháng 8 năm 2014. Tại Việt Nam,
Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL)
sẽ là đơn vị đầu mối của Việt Nam
trong việc phối hợp, triển khai cuộc thi.
Đối tượng tham gia cuộc thi là
những người làm phim hoạt hình
chuyên nghiệp và nghiệp dư, sinh viên
là công dân và pháp nhân của các nước
thành viên ASEAN. Về tiêu chí đánh
giá, Ban Tổ chức sẽ đánh giá ý tưởng
và nội dung (nguyên gốc, tính độc đáo
sáng tạo và thực tiễn) 40%; kỹ thuật sản
xuất 30%; nhân vật và thiết kế 30%.
Giải thưởng bao gồm 01 Giải Nhất,
01 Giải Nhì, 01 Giải Ba và 03 Giải
Khuyến khích. Các tác phẩm hoạt hình
đoạt giải sẽ được phân phối và quảng
bá cho chiến dịch nhằm nâng cao nhận
thức về bản quyền tại khu vựcASEAN.
Cuộc thi sáng tác phim hoạt hình về
quyền tác giả của ASEAN năm 2014
nhằm xây dựng nhận thức của công
chúng về tầm quan trọng của bảo hộ
bản quyền trong ASEAN, khuyến
khích việc sáng tạo các phim hoạt hình
mới trongASEAN thuộc đối tượng tác
phẩm được bảo hộ bản quyền; đồng
thời nâng cao kỹ năng và năng lực của
các tác giả về việc sáng tạo và thương
mại hóa phim hoạt hình; chia sẻ kinh
nghiệm và kiến thức giữa những người
làm phim hoạt hình cũng như mở rộng
mạng lưới phim hoạt hình và công
nghiệp hoạt hình nhằm thúc đẩy sự
phát triển của ngành công nghiệp hoạt
hình trong khu vực ASEAN. Dự kiến,
Lễ trao giải cuộc thi sẽ được tổ chức
vào tháng 8/2014, tại Thái Lan.
Đ.a
ThisángtácphimhoạthìnhvềquyềntácgiảcủaASEANnăm2014
nhận 20 triệu; đội xếp hạng Tư nhận 10
triệu. Ngoài ra, tổ trọng tài xuất sắc
được tặng 5 triệu, các cá nhân xuất sắc
được nhận 5 triệu đồng.
Giải Bóng chuyền Cúp Hoa Lư -
Đạm Ninh Bình 2014 được tổ chức
ngoài mục đích đánh giá, kiểm tra công
tác huấn luyện của các đội trước khi
bước vào giải VĐQG thì đây cũng là
hoạt động thiết thực hướng đến chào
mừng Kỷ niệm 68 năm Ngày Thể thao
Việt Nam (27/3/1946-27/3/2012), 39
năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền
Nam (30/4/1975-30/4/2014).
tổNg HợP
12 số 1067 l 20.3.2014
Sự kiện vấn đề
Lễ kỷ niệm Ngày Điện ảnh Việt
Nam và trao giải Cánh diều 2013 do Hội
Điện ảnhViệt Nam tổ chức diễn ra trọng
thể đêm 15/3, tại Cung Văn hóa Hữu
nghị Hà Nội. Phó Trưởng ban Tuyên
giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ tới dự
và trao giải cho bộ phim truyện điện ảnh
xuất sắc nhất nhận Cánh diều Vàng.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Nghệ sĩ
nhân dân Đặng Xuân Hải, Chủ tịch Hội
Điện ảnh Việt Nam cho biết: Là hoạt
động quan trọng trong dịp Kỷ niệm
Ngày Điện ảnh Việt Nam, trên 160 tác
phẩm điện ảnh tham gia Giải “Cánh
diều 2013”. Các tác phẩm tranh giải ở 7
lĩnh vực: Phim truyện điện ảnh, phim
hoạt hình, phim tài liệu điện ảnh-truyền
hình, phim ngắn, phim khoa học, phim
truyện truyền hình, công trình nghiên
cứu-lý luận phê bình điện ảnh. Trong số
đó có 13 phim truyện điện ảnh, 24 phim
truyện truyền hình, 14 phim hoạt hình,
6 phim tài liệu điện ảnh, 44 phim tài liệu
truyền hình…
Ban Tổ chức trao Giải “Cánh diều
Vàng”, “Cánh diều Bạc” và Bằng khen
cho các tác phẩm xuất sắc nhất ở mỗi
thể loại; Giải Báo chí-Phê bình cho
phim điện ảnh xuất sắc năm 2013. Giải
“Cánh diều Vàng” cũng được trao cho
cá nhân là thành phần sáng tác chính của
phim truyện điện ảnh gồm: biên kịch,
đạo diễn, quay phim, họa sỹ, người làm
âm thanh, nhạc sỹ, diễn viên nam chính
và phụ, diễn viên nữ chính và phụ; đạo
diễn của các loại phim: hoạt hình, khoa
học, tài liệu; biên kịch, đạo diễn và diễn
viên nam, nữ chính ở thể loại phim
truyện truyền hình.
Ở hạng mục phim ngắn không có
Cánh diều Vàng, Cánh diều Bạc được
trao cho bộ phim “Con đi trường học”
của đạo diễn Hà Lệ Diễm.
Hạng mục phim hoạt hình: Bộ phim
“Đàn sếu có trở về” của Hãng phim Giải
phóng và đạo diễn Đào Minh Uyển đều
được trao Cánh diều Vàng.
Hạng mục phim tài liệu: 2 đạo diễn
Nguyễn Ngọc Long và Uông Thị Hạnh
của bộ phim “Có một cơ hội bị bỏ lỡ”
cùng nhận Cánh diều Vàng. Cánh diều
Bạc được trao cho phim tài liệu truyền
hình “Những Tâm hồn Việt trên đất
Nhật” của đạo diễn Nguyễn Quốc
Khánh và phim tài liệu điện ảnh
“Chuyện về đất nước, núi rừng và
nương rẫy”của đạo diễn Đỗ Đại Tiến.
Hạng mục phim khoa học: phim
“Chuyện của đá” - đạo diễn Nguyễn Tài
Văn dành Cánh diều Vàng và đạo diễn
này cũng nhận Giải đạo diễn xuất sắc
nhất của năm.
Công trình nghiên cứu và lý luận
phê bình điện ảnh được nhận Cánh diều
Vàng là sách “Hướng dẫn viết kịch bản
phim” của tác giả Đoàn Minh Tuấn.
Cánh diều Vàng ở hạng mục phim
truyền hình thuộc về phim “Thuyền
giấy“ của đạo diễn Nhâm Minh Huyền.
Cũng ở hạng mục này, nữ diễn viên
Ngọc Lan vai Hương Thảo trong phim
“Thuyền giấy“ và nam diễn viên Quang
Tuấn vai Bình trong phim “Thuyền
giấy“ được nhận Cánh diều Vàng. Nhà
biên kịch Phạm Thùy Ngân của phim
“Bình Tây đại nguyên soái” và đạo diễn
Nhâm Minh Huyền của phim “Thuyền
giấy” cũng dành giải Cánh diều Vàng.
Hạng mục phim truyện điện ảnh:
Cánh diều Vàng ghi nhận sự thành công
của phim “Thần tượng” đạo diễn
Nguyễn Quang Huy, nữ diễn viên Cathy
Uyên vai TháiAn trong “Âm mưu giày
gót nhọn”, nam diễn viên Thái Hòa vai
Tèo em trong bộ phim cùng tên và đạo
diễn Nguyễn Quang Huy của phim
“Thần tượng”.
Hạng mục phim này không có giải
xuất sắc nhất cho nhà biên kịch, nhà
quay phim Trần Công Minh của phim
“Thần tượng” nhận giải Cánh diều
Vàng. Đạo diễn âm thanh Bành Bắc Hải
trong “Những người viết huyền thoại”
được trao Cánh diều Vàng và 2 nhạc sĩ
Hoàng Lương của “Những người viết
huyền thoại”, Nguyễn Mạnh Duy Linh
của “Đường đua” chia nhau giải thưởng
cùng màu này. Bên cạnh đó, giải thưởng
Cánh diều Vàng cho nhà thiết kế mỹ
thuật được trao cho đồng họa sỹ Ngô
Phước Tường của phim “Thần tượng”
và Nguyễn Nguyên Vũ phim “Những
người viết huyền thoại”.
Nữ và Nam diễn viên phụ xuất sắc
nhất trao cho Thùy Linh vai Giáng My
trong phim “Và anh sẽ trở lại” và Ngô
Kiến Huy trong phim “Thần Tượng”.
Bộ phim “Thần tượng” đạo diễn
Nguyễn Quang Huy giành được nhiều
phiếu bầu chọn nhất của các nhà báo,
phê bình ở Giải báo chí - phê bình điện
ảnh.
Trong dịp này, Hội Điện ảnh Việt
Nam trao Giải đặc biệt dành cho bộ
phim viết về đề tài chiến tranh cách
mạng “Những người viết huyền thoại”.
K.HOàN
Kỷ niệm trọng thể Ngày Điện ảnh Việt Nam
Ngày 14/3, tại Bảo tàng tỉnh Bắc
Ninh, Hội Sưu tầm, nghiên cứu Cổ
vật Kinh Bắc phối hợp cùng Bảo
tàng tỉnh Bắc Ninh tổ chức triển lãm
trưng bày “Di sản văn hóa thời Lý -
Trần và cổ vật tiêu biểu tỉnh Bắc
Ninh”. Đây là lần thứ 4, Hội Sưu
tầm, nghiên cứu Cổ vật Kinh Bắc
phối hợp cùng Bảo tàng tỉnh Bắc
Ninh tổ chức trưng bày di sản văn
hóa nhằm chào mừng những sự kiện
trọng đại của tỉnh.
Triển lãm năm nay trưng bày
và giới thiệu những di sản văn hóa
(Xem tiếp trang 17)
Trưng bày“Di sản Văn hóa thời Lý - Trần và cổ vật tiêu biểu”
13số 1067 l 20.3.2014
Sự kiện vấn đề
Theo thông tin, cặp song tấu
dương cầm nổi tiếng người Nga là 2
cha con Vladimir Ashkenazy và
Vovka Ashkenazy sẽ biểu diễn tại Việt
Nam vào ngày 20/3 trong chương
trình hòa nhạc Hennessy lần thứ 18.
Đây là cặp đôi nghệ sỹ dương cầm tên
tuổi, trong đó Vladimir Ashkenazy là
một trong những nghệ sĩ dương cầm
vĩ đại nhất của thế kỷ 20, còn con trai
ông Vovka Ashkenazy cũng là một
nghệ sỹ tài danh.
Trình diễn ở Việt Nam lần này, cặp
song tấu dương cầm danh tiếng người
Nga sẽ gửi tới khán giả yêu nhạc cổ
điển những tác phẩm âm nhạc đại diện
các sáng tác nguyên gốc cho piano
bốn tay cũng như các bản tổng phổ
dàn nhạc đã được chuyển soạn vô
cùng sinh động cho song tấu dương
cầm. Đó các tác phẩm của Franz
Schubert; các khúc biến tấu theo chủ
đề của nhà soạn nhạc Johannes
Brahms dựa trên chất liệu của “Bài ca
ngợi thánhAntôn” vốn được cho là tác
phẩm của nhà soạn nhạc Joseph
Haydn. Ngoài ra, cặp song tấu này
cũng trình tấu 2 tác phẩm của Nga là
bản giao hưởng thơ “Đêm trên núi
trọc” của Modest Mussorgsky, tác
phẩm biểu diễn là bản do chính nghệ
sĩ Vovka Ashkenazy chuyển soạn cho
song tấu dương cầm. Tiếp đó là tác
phẩm “Nghi lễ mùa Xuân” của Igor
Stravinsky. Đây là một trong những
kiệt tác âm nhạc có sức ảnh hưởng lớn
nhất của thế kỷ 20. Lần đầu ra mắt vào
năm 1913, tác phẩm đã gây nên cơn
sốc trong khán giả bởi những cách tân
trong âm nhạc và biên đạo. Tuy nhiên,
phần âm nhạc viết cho vở ballet sau
này mới trở thành một trong những
bản được ghi âm nhiều nhất trong
nhạc mục các tác phẩm biểu diễn.
Hải PHONg
Sáng 16/3, tại Khu Chứng tích
Sơn Mỹ, xã Tịnh Khê, huyện Sơn
Tịnh, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi
tổ chức Lễ Tưởng niệm 46 năm ngày
504 đồng bào vô tội bị sát hại trong
vụ thảm sát Sơn Mỹ (16/3/1968-
16/3/2014).
Tại buổi lễ, ông Cao Văn Chư,
Phó Giám đốc Sở VHTTDL Quảng
Ngãi phát biểu ôn lại những tội ác dã
man do lính Mỹ gây ra cuộc thảm sát
đẫm máu ngày 16/3/1968, tại xã Tịnh
Khê, huyện Sơn Tịnh. Trong cuộc
thảm sát này, 504 thường dân vô tội
đã bị giết hại; 247 ngôi nhà bị thiêu
hủy, hàng ngàn gia súc, gia cầm bị
giết chết, lương thực, mùa màng cũng
bị đốt sạch, phá sạch... Giờ đây, mảnh
đất Sơn Mỹ đang ngày một hồi sinh,
phát triển. Đồng bào Sơn Mỹ đã nén
những nỗi đau thương tột cùng để
đứng lên ra sức khôi phục sau chiến
tranh, phát triển toàn diện kinh tế, văn
hóa, xã hội, tiếp tục thực hiện tốt vào
công cuộc bảo vệ và xây dựng quê
hương ngày càng giàu đẹp.
Sau buổi lễ, Tổ chức Madison
Quakers phối hợp với Hội Chữ thập
đỏ huyện Sơn Tịnh tổ chức trao 36
suất học bổng, mỗi suất trị giá 1 triệu
đồng cho 36 em học sinh nghèo hiếu
học của Trường tiểu học xã Tịnh Khê.
MạNH HuâN
Lễ Tưởng niệm 46 năm ngày 504 đồng bào Sơn Mỹ bị thảm sát
Ngày 14/3, huyện Kon Plông (tỉnh
Kon Tum) đã chính thức đưa khu du
lịch sinh thái văn hóa cộng đồng làng
đồng bào dân tộc Kon Tu Rằng (khu du
lịch thác Pa Sỹ) vào hoạt động. Đây là
hoạt động thiết thực chào mừng Kỷ
niệm 39 năm Ngày Giải phóng tỉnh
Kon Tum (16/3/1975-16/3/2014).
Khu du lịch thác Pa Sỹ nằm trên
làng Kon Tu Rằng của người đồng bào
dân tộc Mơ Nâm, xã Măng Cành
(huyện Kon Plông), được xây dựng
trên tổng diện tích 25ha. Với tổng kinh
phí xây dựng gần 17 tỷ đồng, huyện
Kon Plông đã đầu tư xây dựng nhiều
hệ thống cơ sở hạ tầng như: đường vào
làng, nhà rông văn hóa, nhà sản xuất
hàng thủ công mỹ nghệ, nhà trưng bày
sản phẩm văn hóa của người dân Mơ
Nâm... Bên cạnh đó, huyện Kon Plông
cũng phối hợp với Công ty trách nhiệm
hữu hạn Thanh Bình 1 đầu tư thêm 3 tỷ
đồng xây dựng hệ thống dịch vụ, hệ
thống trang trại rau, hoa... phục vụ nhu
cầu sinh hoạt cũng như thưởng lãm của
du khách.
Hệ thống du lịch sinh thái văn hóa
cộng đồng thác Pa Sỹ thường được du
khách biết đến với nhiều phong cảnh
thơ mộng và rất nguyên sơ. Đó là hệ
thống thác, hồ nằm giữa rừng thông
nguyên sinh bạt ngàn, không khí quanh
năm luôn mát mẻ. Tại thác Pa Sỹ, du
khách còn được thưởng lãm hệ thống
rừng tượng gỗ do hàng chục nghệ nhân
của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Kon
Tum chế tác. Du khách có thể đến thăm
làng Kon Tu Rằng của người dân tộc
Mơ Nâm, nơi còn lưu giữ nhiều nét văn
hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Khu du lịch sinh thái văn hóa cộng
đồng thác Pa Sỹ mở cửa từ Tết Nguyên
đán Giáp Ngọ, đến nay đã thu hút trên
10.000 lượt khách đến tham quan.
S.tHăNg
Kon Tum: Khu du lịch văn hóa thác Pa Sỹ thu hút du khách
Giao lưu văn hóa Việt Nam - Liên bang Nga
14 số 1067 l 20.3.2014
Sự kiện vấn đề
Ngày 13/3, Tổng cục Du lịch (Bộ
VHTTDL) phối hợp với tỉnh Điện
Biên đã tổ chức Hội thảo “Phát huy giá
trị đặc biệt của Di tích lịch sử Điện
Biên Phủ để đẩy mạnh phát triển du
lịch tỉnh Điện Biên trong mối liên kết
với vùng Tây Bắc”. Đến dự Hội thảo
có đại diện lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây
Bắc; các cơ quan thuộc Bộ VHTTDL;
Các chuyên gia quốc tế thuộc dự án
EU, lãnh đạo tỉnh Điện Biên và Sở
VHTTDL 8 tỉnh Tây Bắc.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà
Hoàng Thị Điệp, Phó Tổng cục trưởng
Tổng cục Du lịch đánh giá: Di tích lịch
sử Điện Biên Phủ là tài nguyên du lịch
nhân văn có giá trị đặc biệt đối với việc
phát triển du lịch không những của
Điện Biên mà còn của cả nước. Việc
khai thác giá trị của các di tích không
chỉ phục vụ cho du khách tham quan
tìm hiểu mà còn có ý nghĩa giáo dục
tinh thần yêu nước, truyền thống cách
mạng và góp phần phát triển nhân cách
cho các thế hệ trẻ Việt Nam. Chính vì
vậy, Điện Biên Phủ - Pá Khoang đã
được xác định là một trong 46 địa điểm
tiềm năng phát triển thành khu du lịch
quốc gia của cả nước... Tuy nhiên, sự
phát triển du lịch trong thời gian qua ở
Điện Biên vẫn chưa tương xứng với
tiềm năng, giá trị đặc biệt của di tích
Điện Biên Phủ vẫn chưa phát huy hết,
thiếu sự phối hợp ở tầm vĩ mô giữa các
địa phương trong khu vực cũng như
với các địa bàn khác trong một chính
sách nhất quán, một chiến lược chung
để gắn du lịch khu vực Tây Bắc với du
lịch cả nước trong xu thế hội nhập với
khu vực và quốc tế.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập
trung vào một số nội dung cụ thể, góp
phần trả lời những vấn đề đặt ra như:
Nhận diện những giá trị văn hoá vật thể
và phi vật thể gắn với di tích lịch sử
Điện Biên Phủ; Những giá trị nổi bật
đặt ra trong công tác bảo tồn đối với di
tích lịch sử Điện Biên Phủ; Thực trạng
và tiềm năng phát triển du lịch tỉnh
Điện Biên; Quy hoạch phát triển du
lịch tỉnh Điện Biên trên cơ sở khai thác
những giá trị nổi bật của di tích lịch sử
Điện Biên Phủ; Phát triển có trách
nhiệm điểm du lịch lịch sử và văn hoá
Điện Biên Phủ trong mối liên kết với 8
tỉnh Tây Bắc mở rộng; Du lịch Di sản
Điện Biên gắn kết với 8 tỉnh Tây Bắc
mở rộng...
Năm 2014, tỉnh phấn đấu đón 440
ngàn lượt khách du lịch, trong đó có
70-75 nghìn lượt khách quốc tế, đạt
doanh thu 540 tỷ đồng từ du lịch.
Đức MiNH
Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
tỉnh Bình Dương vừa triển khai thực
hiện 5 nhóm giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng phong trào từ nay đến năm
2015 nhằm đạt các mục tiêu: 50%
người dân tham gia các hoạt động văn
hóa, thể thao ở cộng đồng; 95% gia
đình được công nhân danh hiệu “Gia
đình văn hoá”; 60% khu phố, ấp được
công nhận “Khu phố, ấp văn hoá”;
40% xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn
mới; 100% cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp Nhà nước đăng ký thực hiện và
có 90% trở lên đạt chuẩn...
Theo đó các cấp, các ngành phải
duy trì và đổi mới các hình thức
tuyên truyền nâng cao nhận thức của
toàn xã hội về lợi ích thiết thực của
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa”; tổ chức thực
hiện, gắn kết, lồng ghép việc triển
khai thực hiện phong trào với phát
triển văn hoá nông thôn, xây dựng
nông thôn mới, xây dựng nếp sống
văn minh đô thị, tập huấn nghiệp vụ
nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban
Chỉ đạo các cấp. Đảm bảo nguồn
ngân sách Nhà nước xây dựng nhà
văn hoá, sân thể thao xã; đồng thời
đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá việc
xây dựng các thiết chế văn hoá và
hoạt động văn hoá, thể thao ở cơ sở.
Lấy kết quả thực hiện phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” là một trong các tiêu
chí để bình xét danh hiệu thi đua cá
nhân và tập thể hàng năm...
Qua 3 năm triển khai thực hiện
phong trào (2011-2013), Ban Chỉ đạo
các cấp trong tỉnh đã quán triệt và
thống nhất cao về nhận thức, chỉ đạo
tổ chức, tập trung thực hiện mục tiêu
nâng cao chất lượng Phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa”; các hộ gia đình và các
khu phố, ấp đã tự giám sát lẫn nhau
trong quá trình bình xét, chấm điểm.
Các mô hình tự quản cộng đồng và tổ
chức hoạt động văn hóa, thể thao phù
hợp, phong phú, thiết thực tiếp tục
phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho
nhân dân, giữ vững an ninh trật tự an
toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh
tế xã hội. Từ 2011-2013, tỷ lệ hộ gia
đình văn hóa của tỉnh tăng bình quân
0,66%/năm, trong đó tỷ lệ hộ gia đình
văn hóa 3 năm liền ngày càng tăng.
HuY LONg
Bình Dương: Phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa”chú trọng đến chất lượng
Phát huy giá trị đặc biệt của Di tích Điện Biên Phủ
để phát triển du lịch vùng Tây Bắc
15số 1067 l 20.3.2014
Sự kiện vấn đề
Thành phố Đà Nẵng đang thực hiện
nhiều biện pháp nhằm tạo môi trường
du lịch lành mạnh, thu hút ngày càng
nhiều du khách. Cụ thể, trong năm
2014, Đà Nẵng sẽ áp dụng chế tài xử
phạt kiên quyết đối với các đối tượng
đeo bám, chèo kéo khách.
Năm 2013, thành phố đã có một số
điểm nóng về tình trạng đeo bám, chèo
kéo khách du lịch. Đối tượng đeo bám,
chèo kéo, cò mồi trên địa bàn thành
phố chia làm 2 khu là danh thắng Ngũ
Hành Sơn (40 người) và đỉnh đèo Hải
Vân (30 người). Nguyên nhân dẫn đến
tình trạng trên là do kinh phí hoạt động
cho công tác giữ trật tự còn hạn hẹp.
Tại các quận ngoài kinh phí dành cho
lương của cán bộ Tổ chuyên trách trật
tự du lịch thì không có nguồn kinh phí
hỗ trợ nào khác. UBND các quận,
huyện chưa thực sự quan tâm giải
quyết triệt để công tác chống đeo bám,
chèo kéo khách du lịch. Các Tổ chuyên
trách trật tự du lịch chưa chủ động
trong công việc, lực lượng mỏng và
mỗi tổ chỉ có 1 công an trật tự quận
tham gia. Một số địa phương chưa triển
khai thành lập Tổ chuyên trách trật tự
du lịch, điển hình là quận Liên Chiểu,
quận Thanh Khê. Lực lượng chống đeo
bám, chèo kéo ở các địa phương còn
mỏng, chưa có thẩm quyền và nghiệp
vụ trong công tác xử lý các đối tượng...
Năm 2014, ngành du lịch Đà Nẵng
phấn đấu đạt 3,6 triệu lượt khách du
lịch, tăng 15% so với năm 2013; Tổng
thu du lịch đạt 8.820 tỷ đồng, tăng 13%
so với thực hiện năm 2013. Đặc biệt,
mùa du lịch tàu biển năm nay Đà Nẵng
sẽ đón hơn 100 chuyến tàu cập cảng
Tiên Sa với số lượng khách tăng gấp 3
lần so với năm ngoái. Với lợi thế nằm
trên con đường di sản miền Trung, kết
nối các điểm tham quan nổi tiếng như
thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, cố
đô Huế khiến Đà Nẵng trở thành nơi
dừng chân không thể thiếu của các
chuyến tàu 5 sao. Thị trường du lịch tàu
biển năm nay hứa hẹn mang lại nhiều
khởi sắc cho du lịch Đà Nẵng.
L.KHáNH
Đà Nẵng kiên quyết xử lý các đối tượng đeo bám,
chèo kéo khách du lịch
Liên quan đến dự án tu bổ, tôn tạo
đền thờ và lăng Ngô Quyền ở xã
Đường Lâm, thị xã Sơn Tây (Hà Nội),
ngày 15/3, UBND thị xã Sơn Tây đã tổ
chức hội nghị báo cáo tiến độ thực hiện
dự án. Hội nghị có sự tham dự của đại
diện Cục Di sản văn hóa (Bộ
VHTTDL), Sở VHTTDL Hà Nội,
chính quyền xã Đường Lâm và dòng
họ Ngô.
Gần đây, các phương tiện thông tin
đại chúng phản ánh nhiều về việc tu
sửa lăng Ngô Quyền chưa đảm bảo kỹ
thuật, mỹ thuật và thiết kế. Mặc dù
công trình đang thi công dở, chưa được
nghiệm thu nhưng bà con dòng họ Ngô
và nhân dân địa phương cho rằng đơn
vị thi công làm không đảm bảo, nhất là
việc tu sửa, đắp con vật trên tấm bình
phong giống “quái vật”. Trong khi đó,
đơn vị thi công cho rằng, việc đắp tấm
bình phong còn nhiều công đoạn và
chưa hoàn thành nên việc đánh giá
công trình không đảm bảo chất lượng
là chưa có cơ sở. Trước đó, Bộ
VHTTDL cũng đã phê duyệt đồng ý
triển khai dự án.
Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở
VHTTDL Hà Nội cho biết: Việc triển
khai thi công dự án là đúng quy định.
Tuy nhiên, trong quá trình đọc phê
duyệt bản vẽ đến triển khai thi công,
mỗi cấp có cách nhìn nhận, trình độ
khác nhau nên khi triển khai ra thực tế
tấm bình phong chưa được làm như
mong muốn và chưa đáp ứng được
nguyện vọng của nhân dân. Việc này,
chưa thể quy kết trách nhiệm thuộc về
ai vì công trình đang thi công chưa
nghiệm thu và cũng chưa để xảy ra sai
sót lớn.
Nhưng với tinh thần cầu thị, sớm
khắc phục những bất cập, tránh để xảy
ra khiếu kiện, thắc mắc sau này, Bộ
VHTTDL đã chỉ đạo tạm thời dừng thi
công để điều chỉnh thiết kế phù hợp,
sau đó lấy ý kiến của đông đảo nhân
dân và dòng họ Ngô trước khi tiếp tục
xây dựng; quyền lợi của đơn vị thi
công vẫn được đảm bảo.
H.YếN
Tạm dừng thi công để điều chỉnh thiết kế
Ngày 16/3, Hội khỏe Phù Đổng
tỉnh Đồng Tháp lần thứ XIX năm 2014
kết thúc sau 3 ngày thi đấu. Hội khoẻ
do Sở GDĐT tạo phối hợp Sở
VHTTDL tổ chức. Hơn 2.500 vận
đông viên thuộc 12 đơn vị huyện, thị,
thành phố trong tỉnh tham gia tranh tài
ở 12 môn thi đấu: điền kinh, cờ vua,
bơi lội, đua xuồng, đá cầu, cầu lông,
bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ,
taekwondo, vovinam và kéo co.
Hội khỏe Phù Đổng là ngày hội thể
thao của tuổi trẻ học đường được tổ
chức định kỳ 2 năm một lần nhằm mục
(Xem tiếp trang 17)
Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Đồng Tháp lần thứ XiX năm 2014
16 số 1067 l 20.3.2014
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
C
hiều 13/3, Phân viện Văn hóa
nghệ thuật Việt Nam tại Huế
phối hợp với Thư viện tỉnh
Quảng Nam tổ chức hội thảo “Bảo tồn
và phát huy nghệ thuật kiến trúc của
dân tộc Cơ Tu”, với sự tham gia của
các chuyên gia nghiên cứu trong và
ngoài tỉnh.
Người Cơ Tu là dân tộc thiểu số có
số dân lớn nhất trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam, với hơn 41.000 người
sống tập trung ở các huyện miền núi
Đông Giang, Tây Giang và Nam
Giang. Làng truyền thống của người
Cơ Tu là một đơn vị tổ chức xã hội
cao nhất, có cấu trúc quần cư dạng
hình tròn hoặc vành khuyên. Đặc
điểm làng của người Cơ Tu là được
xây dựng trên một quả đồi có độ cao
tương đối và đảm bảo nguồn nước
sinh hoạt. Vị trí trung tâm của làng
dành xây dựng nhà Gươl và trụ lễ,
máng nước, cổng làng, nhà kho, nhà
rẫy và xung quanh là những ngôi nhà
ở khép kín. Mặt trước của nhà Gươl
được xây dựng hướng về phía mặt trời
mọc, hạ lưu sông suối. Làng có chức
năng phòng thủ trước kẻ địch, thú dữ
và là nơi tập hợp sức mạnh văn hóa
tinh thần của cả cộng đồng.
Theo các nhà nghiên cứu, hiện nay
cấu trúc và dáng vóc xây dựng làng
truyền thống của người Cơ Tu đang có
nhiều thay đổi mạnh mẽ cần có các
biện pháp bảo tồn khẩn cấp. Nhiều nơi
đang xuất hiện tình trạng bà con làm
theo dưới xuôi xây dựng nhà Gươl,
nhà mồ và nhà ở truyền thống bằng bê
tông cốt thép, lợp mái tôn. Nhiều ngôi
nhà mới xây dựng nằm dọc theo các
tuyến đường giao thông hoặc theo
kiểu phân lô. Nguyên nhân của sự
thay đổi này là do việc giãn dân,
nguồn vật liệu làm nhà truyền thống
ngày càng khan hiếm, việc quy hoạch
dân cư trong xây dựng nông thôn mới
ở miền núi chưa hợp lý. Đặc biệt, việc
hình thành những khu tái định cư của
các dự án thủy điện đưa người dân ở
diện giải tỏa vào sinh sống trong các
khu nhà xây dựng kiên cố không phù
hợp với đời sống văn hóa và tập quán
canh tác của bà con.
Hiện nay toàn tỉnh Quảng Nam có
167 ngôi nhà Gươl truyền thống của
người Cơ Tu, tuy nhiên gần 40% trong
số này đang trong tình trạng hư hỏng,
việc xây dựng mới và sửa chữa còn
gặp nhiều khó khăn. Thời điểm này,
tỉnh Quảng Nam có chính sách hỗ trợ
các thôn bản xây dựng mới nhà cộng
đồng truyền thống là 100 triệu
đồng/nhà và sửa chữa là 50 triệu
đồng/nhà. Tuy nhiên để làm một ngôi
nhà Gươl mới hiện nay phải mất tới
200-500 triệu đồng, trong khi việc huy
động sức đóng góp của người dân
vùng cao rất hạn chế.
Để bảo tồn kiến trúc nhà truyền
thống của người Cơ Tu, các chuyên
gia cho rằng cần đưa nhiệm vụ xây
dựng các ngôi nhà Gươl truyền thống
vào nghị quyết, chương trình hành
động của các cấp ủy Đảng, chính
quyền cơ sở; đẩy mạnh tuyên truyền
về giá trị kiến trúc truyền thống cho
cộng đồng dân cư, nhất là thế hệ trẻ;
việc quy hoạch, xây dựng các khu tái
định cư phải có sự tham gia của người
dân trong việc chọn đất, dựng làng,
xây nhà; đồng thời xây dựng các bản
làng truyền thống thành các điểm
tham quan du lịch…
t.t.N
Bảo tồn kiến trúc nhà truyền thống của người Cơ Tu
Theo Sở VHTTDL tỉnh Kiên
Giang, năm 2014 ngành du lịch của địa
phương này phấn đấu đón và phục vụ
hơn 4 triệu lượt khách; trong đó có
185.000 lượt khách quốc tế, đạt doanh
thu trên 1.300 tỷ đồng.
Để đạt mục tiêu trên, tỉnh Kiên
Giang thực hiện đồng bộ nhiều giải
pháp như: Đẩy mạnh hoạt động tuyên
truyền, xúc tiến đầu tư du lịch, quảng
bá và xây dựng thương hiệu du lịch;
đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án
kết cấu hạ tầng giao thông và phát triển
cơ sở kỹ thuật phục vụ du lịch; hoàn
chỉnh các đề án phát triển du lịch, tổ
chức các sự kiện du lịch nhằm thu hút
khách. Bên cạnh đó, Kiên Giang sẽ tiếp
tục thực hiện các chương trình hợp tác
liên kết phát triển du lịch với thành phố
Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Cà Mau,
vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng
sông Cửu Long và thực hiện liên kết
với các tỉnh khác; xây dựng tour, tuyến
du lịch và các sản phẩm du lịch đặc thù
gắn với thị trường khách du lịch. Cùng
với việc chú trọng thị trường nội địa,
tỉnh cũng thực hiện nhiều cơ chế, chính
sách nhằm tập trung thu hút khách tại
các thị trường quốc tế như: Nga, Thái
Lan, Campuchia.
Kiên Giang được xem là địa
phương có nhiều tiềm năng phát triển
du lịch với nhiều thắng cảnh như: Đảo
Phú Quốc, biển Hà Tiên, Vườn quốc
gia U Minh Thượng… và nhiều di tích
lịch sử văn hóa. Năm 2013, tỉnh đã
thực hiện nhiều dự án đầu tư phát triển
du lịch, tham gia xúc tiến, quảng bá du
lịch tại nhiều sự kiện lớn có quy mô
trong nước và quốc tế. Nhờ đó, lượng
khách du lịch đến Kiên Giang trong
năm qua đạt trên 3,8 triệu lượt (tăng
8,2% so với cùng kỳ), doanh thu đạt
1.120 tỷ đồng (tăng 27,6%). Ngoài ra,
tỉnh còn thu hút hơn 1,7 triệu lượt
khách tham gia các lễ hội diễn ra trên
địa bàn.
HuY LONg
Kiên Giang: Năm 2014, phấn đấu đạt
doanh thu 1.300 tỷ đồng từ du lịch
17số 1067 l 20.3.2014
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
Tỉnh Hưng Yên đang triển khai
chương trình “Bảo vệ di sản hát Ca Trù
và Hát trống quân giai đoạn 2014-
2020” nhằm tiếp tục khôi phục, giữ gìn
và phát triển những giá trị đặc sắc về
phong tục tập quán tốt đẹp, lề lối sinh
hoạt văn hóa; đồng thời nâng cao nhận
thức, lòng tự hào về việc bảo tồn và
phát huy giá trị của di sản văn hóa hát
Ca Trù và Trống quân trên địa bàn tỉnh;
góp phần xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Từ nay đến năm 2020, hát Ca Trù
và Trống quân sẽ được phổ biến rộng
rãi trong các lễ hội văn hoá của tỉnh;
trong đó, hát Trống quân trở thành sản
phẩm văn hóa đặc sắc của Hưng Yên.
Các câu lạc bộ trên địa bàn thành phố
Hưng Yên, Khoái Châu, Văn Giang
thường xuyên tổ chức biểu diễn Ca
Trù, Trống quân để quảng bá đồng thời
phục vụ du khách theo tuyến du lịch
sông Hồng, sau đó nhân rộng trong
toàn tỉnh.
Tại các địa phương chưa có câu lạc
bộ mà có người biết đàn, hát Ca Trù và
Trống quân sẽ lập các câu lạc bộ để duy
trì sinh hoạt, luyện tập thường xuyên
nhằm nâng cao chất lượng nghệ thuật,
đủ khả năng trình diễn phục vụ đông
đảo các tầng lớp nhân dân. Hàng năm,
ngành văn hóa tổ chức các lớp học, lớp
tập huấn nhằm phổ biến kiến thức và
truyền dạy, nâng cao trình độ cho các
thành viên của các câu lạc bộ và hạt
nhân văn nghệ của một số địa phương
trong tỉnh. Khôi phục sinh hoạt hát, tế
cửa đình để trình diễn phục vụ lễ hội
tại các di tích, chú trọng các địa
phương đã có truyền thống hát Ca Trù,
Trống quân; tổ chức trình diễn tại các
lễ hội, hội thi, liên hoan hàng năm do
tỉnh tổ chức.
Hưng Yên hiện có 3 câu lạc bộ hát
Ca Trù với 56 thành viên, đa số là ca
nương, đào kép ở những vùng có
truyền thống như xã Vĩnh Khúc, xã Mễ
Sở (Văn Giang); xã Bình Minh (Khoái
Châu), xã Trung Nghĩa (thành phố
Hưng Yên). Ngoài ra, còn có hơn 20
người biết hát từ 1 đến 2 làn điệu Ca
Trù ở các huyện Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân
Thi, Mỹ Hào. Hát Trống quân trước
đây tập trung nhiều nhất ở các huyện
Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động và
Văn Giang; trong đó, nổi tiếng nhất là
Câu lạc bộ hát Trống quân xã Dạ Trạch
(Khoái Châu) được thành lập năm
1989, với 26 thành viên trong đó 7
người được Hội Văn nghệ dân gian
Việt Nam công nhận là Nghệ nhân dân
gian. Năm 2013, Câu lạc bộ Trống
quân Dạ Trạch đã tham gia Liên hoan
Dân ca Việt Nam và đoạt giải xuất sắc.
Tuy nhiên, không gian (lễ hội truyền
thống, hội thi, hội diễn…) để Ca Trù và
Trống quân hoạt động ở Hưng Yên
ngày càng bị thu hẹp. Việc tham gia
biểu diễn loại hình nghệ thuật này trong
các chương trình biểu diễn văn hóa, văn
nghệ do các cơ quan, tổ chức, đơn vị
biểu diễn cũng còn quá ít. Do vậy,
chương trình “Bảo vệ di sản hát Ca Trù
và hát Trống quân giai đoạn 2014-
2020” sẽ góp phần lưu giữ những nét
tinh hoa, để loại hình nghệ thuật đậm
bản sắc dân tộc này mãi mãi là báu vật
trong kho tàng di sản văn hóa phi vật
thể, được lưu truyền sâu rộng trong sinh
hoạt văn hóa cộng đồng người Việt.
M.NgOaN
Bảo tồn nét tinh hoa của nghệ thuật Ca Trù và Hát Trống quân
đích giáo dục thế hệ trẻ truyền thống
anh hùng của dân tộc, là dịp để các em
học sinh rèn luyện sức khỏe, phát triển
thể chất.
Kết quả Nhất toàn đoàn thuộc về
huyện Tháp Mười gồm 40 Huy chương
Vàng, 22 Huy chương Bạc, 44 Huy
chương Đồng. Giải Nhì toàn đoàn thuộc
về thành phố Sa Đéc với 21 Huy chương
Vàng, 31 Huy chương Bạc, 21 Huy
chương Đồng. Giải Ba toàn đoàn thuộc
về thành phố Cao Lãnh với 16 Huy
chươngVàng, 16 Huy chương Bạc và 19
Huy chương Đồng. BanTổ chức sẽ chọn
ra những vận động viên xuất sắc nhất để
tham dự Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc
lần thứ IX năm 2015, tại Nghệ An và
Thanh Hóa. V.MiNH
thời Lý - Trần và gần 2.000 cổ vật
tiêu biểu được lựa chọn từ những bộ
sưu tập của gần 100 nhà nghiên cứu
sưu tầm trong và ngoài tỉnh. Các cổ
vật trưng bày mang ý nghĩa lịch sử
và nhân văn sâu sắc, phản ánh tiến
trình lịch sử phát triển kinh tế-xã hội
của quê hương Bắc Ninh và đất
nước. Bên cạnh đó, những cổ vật
tiêu biểu này không chỉ là những cổ
vật quý hiếm minh chứng sự tồn tại
của những nền văn hóa lâu đời mà
còn là những tác phẩm nghệ thuật
đặc sắc có giá trị trong điêu khắc
truyền thống dân tộc. Đặc biệt,
nhiều hiện vật, cổ vật đã được công
nhận là Bảo vật quốc gia. Ngoài
những cổ vật được sưu tầm trên địa
bàn Bắc Ninh-Kinh Bắc, triển lãm
còn trưng bày những cổ vật có
nguồn gốc từ Trung Hoa trong thời
kỳ lịch sử giao lưu văn hoá giữa các
dân tộc đã được giữ gìn, bảo tồn.
H.L
HộikhỏePhùĐổng... (Tiếp theo trang15)
Trưngbày“DisảnVănhóa...” (Tiếp theo trang12)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019longvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004longvanhien
 
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịchToàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịchlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnPham Long
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnPham Long
 

Was ist angesagt? (19)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004
 
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịchToàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdl
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
 

Andere mochten auch

Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnlongvanhien
 
Are You Ready For a Credit Card?
Are You Ready For a Credit Card?Are You Ready For a Credit Card?
Are You Ready For a Credit Card?CreditCardXPO
 
Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12
Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12
Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.longvanhien
 
You Are Not As Rational As You Think
You Are Not As Rational As You ThinkYou Are Not As Rational As You Think
You Are Not As Rational As You ThinkYang Ao Wei 楊翱維
 

Andere mochten auch (6)

Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Are You Ready For a Credit Card?
Are You Ready For a Credit Card?Are You Ready For a Credit Card?
Are You Ready For a Credit Card?
 
Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12
Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12
Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
You Are Not As Rational As You Think
You Are Not As Rational As You ThinkYou Are Not As Rational As You Think
You Are Not As Rational As You Think
 

Ähnlich wie Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn

Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnlongvanhien
 

Ähnlich wie Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn (18)

Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch   số 1017
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch số 1017
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 

Mehr von longvanhien

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏelongvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bàlongvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnlongvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnlongvanhien
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựclongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnlongvanhien
 

Mehr von longvanhien (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn

  • 1. Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1067 ngày 20/3/2014 - Bảo đảm tính thực thi các văn bản quy phạm pháp luật ngành VHTTDL (Tr..7) - Chấn chỉnh công tác quản lý hoạt động của hướng dẫn viên (Tr.9) - Quản lý, bảo vệ các di sản thế giới ở Việt Nam (Tr.10) Bảo tồn nét tinh hoa của nghệ thuật Ca Trù và Hát Trống quân (Tr.17) - Gắn kết giữa di sản và du lịch (Tr.18) trong số này Ảnh:MinhHằng Khởi công xây dựng Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh Sáng 17/3, tại Khu Di tích K9 - Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát lệnh khởi công xây dựng Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khu Di tích K9 có ý nghĩa lịch sử, văn hóa đặc biệt. Nơi đây Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Trung ương đã làm việc trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, nơi Bác tiếp bạn bè quốc tế và cũng là nơi bảo vệ, giữ gìn tuyệt đối an toàn thi hài Bác trong những năm chiến tranh ác liệt. Đây cũng là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng từ khi Bác còn sống đến khi Bác qua đời. (Xem tiếp trang 6) Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Thường trực dự và chủ trì cuộc họp Chiều 13/3, tại Hà Nội, Ban Tổ chức cấp quốc gia Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã họp rà soát công tác chuẩn bị lễ Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh, Phó Trưởng Ban Thường trực dự và chủ trì cuộc họp. Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh đánh giá cao sự tích cực, chủ động của bộ phận thường trực và các đơn vị chức năng trong công tác chuẩn bị Lễ Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng thời đề nghị các đơn vị, trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, tiếp tục rà soát, đẩy nhanh tiến độ triển khai với tinh thần hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo triển khai thực hiện hiệu quả. (Xem tiếp trang 2) Họp Ban Tổ chức cấp quốc gia Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Bộ VHTTDL tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 Ngày 10/3, Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 với các nội dung: Tổ chức Hội nghị giới thiệu, phổ biến nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp cho lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ; tổ chức giới thiệu, phổ biến nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị và nhân dân; (Xem tiếp trang 3)
  • 2. quản lý nhà nước 2 số 1067 l 20.3.2014 Báo cáo công tác chuẩn bị của Ban Tổ chức tại cuộc họp cho thấy, thực hiện nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 1581/QĐ-TTg ngày 09/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ VHTTDL đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành; xây dựng và phê duyệt kịch bản diễu hành văn hóa-nghệ thuật; xây dựng và phê duyệt kịch bản âm nhạc Mít tinh, diễu binh, diễu hành; hiện đang chỉ đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với các Nhà hát, đoàn Nghệ thuật của Trung ương và địa phương tổ chức thực hiện. Bộ VHTTDL cũng đã xây dựng và phê duyệt kịch bản chương trình nghệ thuật đặc biệt Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với chủ đề “Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt”, đồng thời chỉ đạo các đơn vị chức năng xây dựng 05 tập phim tài liệu “Điểm hẹn lịch sử” và sản xuất bộ phim truyện nhựa “Sống cùng lịch sử”; tổ chức liên hoan tuyên truyền lưu động “Về với Điện Biên”, ấn hành 2 mẫu tranh cổ động với số lượng 2 vạn bản, 1.000 đĩa DVD tranh cổ động để phục vụ công tác tuyên truyền tại các địa phương trong cả nước… BtV Sáng 12/3 tại Bộ VHTTDL, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã có buổi tiếp Chủ tịch Tập đoàn KumhoAsiana, ông Park Sam Koo. Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao những đóng góp của ông Park Sam Koo trong các lĩnh vực thương mại, văn hoá, giáo dục, góp phần thúc đẩy quan hệ tốt đẹp Việt Nam-Hàn Quốc ngày càng phát triển. Nhân dịp này, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã chia sẻ niềm vui với Chủ tịch Park Sam Koo khi ông vinh dự được tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Huân chương Hữu nghị. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những đóng góp của Chủ tịch Park Sam Koo trong các hoạt động xã hội như trao học bổng cho các sinh viên Việt Nam và nhiều hoạt động hợp tác về văn hóa, giáo dục tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng phát triển. Chủ tịch Park Sam Koo bày tỏ cảm ơn phía Bộ VHTTDL đã hỗ trợ tích cực để ông có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Việt Nam và được trao tặng phần quà quý giá này. Ông cũng khẳng định, Bằng khen và Huân chương Hữu nghị mà ông được nhận hôm nay là ghi nhận của Chính phủ Việt Nam đối với các hoạt động của Tập đoàn và là sự khích lệ lớn đối với cá nhân ông trong quá trình đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam thời gian tới. HP BộtrưởngHoàngTuấnAnhtiếpChủtịchTậpđoànKumhoAsiana Tối 11/3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực thể thao giữa Bộ VHTTDL Việt Nam với các đối tác Hàn Quốc. Đến dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh cùng đoàn đại biểu Hàn Quốc do ngài Park Noh Wan, Chủ tịch Tổ chức phát triển Thể thao Hàn Quốc (KSPO) dẫn đầu. Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh bày tỏ vui mừng trước những thành tựu đã đạt được trong mối quan hệ giữa 2 nước; đồng thời nhấn mạnh Hàn Quốc là một trong những quốc gia có nền thể thao phát triển mạnh và nổi bật. Bộ trưởng cũng cho rằng, sự hỗ trợ của các đối tác thể thao Hàn Quốc đã giúp thể thao Việt Nam đạt được những thành tựu nhất định. Trong thời gian tới, Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn nữa từ phía Hàn Quốc trong việc tập huấn, đào tạo cho các vận động viên Việt Nam. Thay mặt phía Hàn Quốc, ông Park Noh Wan, Chủ tịch Tổ chức phát triển Thể thao Hàn Quốc (KSPO) bày tỏ cám ơn sự đón tiếp nồng hậu từ phía Việt Nam. Ông cho rằng, cơ sở vật chất, điều kiện tập huấn của Việt Nam còn nghèo nàn, nhưng thể thao Việt Nam đã vượt qua khó khăn bằng nghị lực và lòng quyết tâm, giành thành tích cao tại các đấu trường thể thao quốc tế. Ngay sau buổi hội đàm, hai bên đã thống nhất và ký kết 2 Bản ghi nhớ về việc hỗ trợ Việt Nam tổ chức Đại hội Thể thao Châu Á lần thứ 18 năm 2019 tại Hà Nội giữa Tổng cục Thể dục thể thao (Bộ VHTTDL) với Tổ chức phát triển Thể thao Hàn Quốc; Bản ghi nhớ về việc giới thiệu nội dung đua xe đạp lòng chảo Hàn Quốc tại Việt Nam giữa Khu Liên hợp Thể thao quốc gia Việt Nam với Tổ chức phát triển Thể thao Hàn Quốc và Công ty Trách nhiệm hữu hạn VSP Hàn Quốc. ĐN Hợp tác về thể thao Việt Nam - Hàn Quốc HọpBanTổchứccấpquốcgia... (Tiếp theo trang 1)
  • 3. quản lý nhà nước 3số 1067 l 20.3.2014 Ngày 08/3/2013, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Đoàn công tác của Bộ VHTTDL do Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Sơn La về Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Sơn La và hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về du lịch, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch Sơn La. Sau khi nghe Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Sơn La báo cáo công tác Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Sơn La và hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về du lịch, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch Sơn La, ý kiến của lãnh đạo UBND tỉnh Sơn La, phát biểu của các thành viên dự họp, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn kết luận: Về phát triển du lịch: Đề nghị Tỉnh tiếp tục phát huy vai trò liên kết vùng Tây Bắc trong phát triển du lịch; xây dựng, củng cố các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng của Sơn La, đặc biệt sản phẩm du lịch tại Mộc Châu; xây dựng chiến lược quảng bá, xúc tiến du lịch có tính đột phá cho giai đoạn từ nay đến năm 2020, triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011. Quan tâm hơn nữa và có giải pháp phù hợp gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, đặc biệt với đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng di dân các dự án thuỷ điện, đặc biệt lưu ý đảm bảo vấn đề an ninh, chủ quyền biên giới, lịch sử, sinh thái, môi trường với sự tham gia và mang lại lợi ích trực tiếp cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn. Về Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Mộc Châu: Thực hiện Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Sơn La tại Thông báo số 55/TB-VPCP ngày 27/01/2014 của Văn phòng Chính phủ, đề nghị UBND tỉnh Sơn La, Chủ đầu tư khẩn trương chỉ đạo đơn vị tư vấn (Viện Nghiên cứu phát triển du lịch) cập nhật, hoàn chỉnh dự thảo quy hoạch đảm bảo chất lượng, tiến độ. Giao Tổng cục Du lịch chỉ đạo chuyên môn, khớp nối Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu với các chiến lược, quy hoạch, đề án của quốc gia và vùng Tây Bắc. Về việc tiếp tục hỗ trợ, tăng mức đầu tư Chương trình hỗ trợ hạ tầng du lịch cho Sơn La, đầu tư vào địa bàn trọng điểm du lịch quốc gia và của tỉnh như Khu du lịch Mộc Châu: Bộ thống nhất về chủ trương, đề nghị Tỉnh chỉ đạo Sở VHTTDL, các Ban, ngành liên quan rà soát dự án gửi Vụ Kế hoạch, Tài chính nghiên cứu, đề xuất, báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối, đồng thời Tỉnh cần dành nguồn vốn đối ứng cho các dự án này. Thứ trưởng đồng ý về chủ trương tỉnh Sơn La đăng cai tổ chức Hội nghị công bố, triển khai Đề án “Phát triển văn hoá, thể thao và du lịch vùng Tây Bắc đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, “Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Mộc Châu” sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết hợp xúc tiến đầu tư vào du lịch vùng Tây Bắc dự kiến cuối tháng 9, đầu tháng 10/2014. Tổng cục Du lịch, Vụ Kế hoạch, Tài chính và Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp thực hiện. Vụ Đào tạo hướng dẫn, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch theo quy hoạch, đáp ứng yêu cầu thực tế của Sơn La và vùng Tây Bắc. Đ.N Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn làm việc tại tỉnh Sơn La tổ chức rà soát, biên soạn lại sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu nghiên cứu, giảng dạy về Hiến pháp và pháp luật; tổ chức nghiên cứu, xây dựng bình luận khoa học về các quy định liên quan trực tiếp đến lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch tại Hiến pháp... Tổ chức rà soát, lập danh mục đề xuất văn bản quy phạm pháp luật cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với quy định của Hiến pháp thuộc trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ VHTTDL. Việc tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm phổ biến sâu rộng tinh thần và nội dung Hiến pháp đến các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành Hiến pháp; bảo đảm Hiến pháp được tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh; rà soát, kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Hiến pháp. Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL trong việc giúp Bộ trưởng tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, toàn diên, thống nhất, hiệu quả và tiết kiệm. H.P BộVHTTDLtổchứctriểnkhaithihànhHiếnpháp... (Tiếp theo trang 1)
  • 4. Sự kiện vấn đề 4 số 1067 l 20.3.2014 quản lý nhà nước Tối 10/3 (10/02 Âm lịch), tại Khu di tích lịch sử-văn hóa quốc gia Đình, Đền, Bến Tượng A Sào (xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Phụ đã tổ chức khánh thành và khai mạc lễ hội Đền A Sào. Đến dự buổi Lễ có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên, lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương... Đền A Sào còn gọi là Đệ nhị sinh từ, nơi thờ Quốc công Tiết chế - Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, tọa lạc trong thái ấp của Trần Liễu, phụ thân của Ngài. Khi chống giặc Nguyên Mông, triều đình giao cho Trần Quốc Tuấn về vùng đất này xây dựng căn cứ dự trữ binh lương. A Sào nghĩa là cái tổ của nhà Trần, cũng là nơi đặt đại bản doanh của Trần Hưng Đạo. Sau ngày toàn thắng giặc Nguyên, nhân dân đã lập sinh từ thờ Ngài, trong khuôn viên có hồ Tắm Tượng, gần đó có gò Đóng Yên và nhiều linh khí khác. Hằng năm, dân làng mở hội tế lễ vào 10/02 Âm lịch, tương truyền là ngày sinh của Hương Đạo Đại vương. Khu di tích đền Đình, Đền, Bến Tượng A Sào đã được Bộ VHTTDL cấp bằng Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia. Ðể tương xứng với tầm vóc lịch sử của Khu di tích, UBND tỉnh Thái Bình đã chính thức phê duyệt Quy hoạch tu bổ tôn tạo Khu di tích lịch sử nhà Trần gồm Ðình, Ðền, Bến Tượng ASào tại xãAn Thái, gồm nhà Tiền Tế, 2 nhà Giải Vũ, tòa Đại bái và Hậu cung chồng diêm 2 mái, Lầu chiêng, Lầu trống, hồ phong thủy. Tổng thể Khu di tích rộng hơn 31,7ha. Công trình được khởi công năm 2012 và hoàn thành cuối năm 2013. Tại buổi Lễ, sau lễ cắt băng khánh thành ĐềnASào, lễ dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã đánh trống khai hội Đền A Sào năm 2014; 3 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng Đền A Sào được nhận Bằng khen của Bộ VHTTDL. N.H Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên dự lễ khánh thành và khai mạc lễ hội Đền A Sào Tại Quyết định số 674/QĐ- BVHTTDL ngày 13/3/2014, Bộ VHTTDL giao Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Sở VHTTDL tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và các đơn vị có liên quan tổ chức triển lãm “Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam” trong khuôn khổ “Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014”. Địa điểm tổ chức Triển lãm tại Liên hiệp Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu (đường 30/4, phường 3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu). Thời gian tổ chức, từ ngày 21 đến ngày 25 tháng 4 năm 2014. Bộ VHTTDL cũng thành lập Ban Tổ chức Triển lãm gồm 11 thành viên do ông Dương Văn Quynh - Giám đốc Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam và ông Nguyễn Chí Thanh - Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Bạc Liêu đồng Trưởng Ban. N.H Triển lãm“Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam” Bộ VHTTDL vừa công bố những hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc năm 2014: Hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về lịch sử, ý nghĩa Ngày Quốc tế Hạnh phúc, chủ đề và khẩu hiệu của Việt Nam nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc; chính sách, pháp luật và việc thực hiện chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về an sinh xã hội, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ; gương người tốt, việc tốt; các hoạt động xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc... Hoạt động tuyên truyền trực quan, cổ động thông qua hình thức treo băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích; tuyên truyền trên bảng tin cộng đồng chủ đề và các khẩu hiệu của Việt Nam nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc năm 2014 tại trụ sở cơ quan, trường học, các trục đường chính, nơi công cộng, nơi đông dân cư. Tổ chức mít tinh, hội thảo, hội nghị... về hạnh phúc nói chung, hạnh phúc của người Việt Nam nói riêng. Lễ hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc sẽ diễn ra vào 9h00 ngày 20/3/2014 tại Nhà hát Lớn Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam. N.H Hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 2014
  • 5. Sự kiện vấn đề 5số 1067 l 20.3.2014 quản lý nhà nước * Chiều 13/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đã tiếp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Uzbekistan - M.Askarov về chương trình hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Đánh giá cao những đề xuất hợp tác của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Uzbekistan - M.Askarov, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn khẳng định, Việt Nam luôn sẵn sàng phối hợp với Uzbekistan để mở rộng và thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. Thứ trưởng đề nghị phía Uzbekistan cần sớm cho ý kiến về tổ chức Những ngày Văn hóa Uzbekistan tại Việt Nam vào tháng 5/2014 để hai bên thống nhất tổ chức sự kiện văn hóa này. Đối với hợp tác về thể dục thể thao, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đề nghị phía Uzbekistan phối hợp với ngành Thể dục thể thao của Việt Nam tăng cường hoạt động giao lưu, trao đổi đoàn ngoại giao các cấp để chia sẻ kinh nghiệm trong tập huấn và tổ chức thi đấu thể thao. Nhằm khai thác hiệu quả thị trường du lịch của Việt Nam và Uzbekistan, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đề nghị hai bên cần đẩy mạnh việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm phát triển du lịch và tiến tới khả năng trao đổi đoàn lãnh đạo các cấp về du lịch; cấp visa cho khách du lịch và mở đường bay thẳng từ Uzbekistan tới Việt Nam và ngược lại. * Sáng 14/3 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác Hội đồng thành phố Yongin, Hàn Quốc do Chủ tịch Lee Woo Hyun dẫn đầu. Phát biểu tại buổi tiếp, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cho biết, thời gian qua, quan hệ hợp tác giữa hai Bộ VHTTDL Việt Nam và Bộ VHTTDL Hàn Quốc rất tốt đẹp. Trên cơ sở mối quan hệ đó, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn mong muốn, hai bên tiếp tục đẩy mạnh các chương trình hợp tác, đặc biệt, trong lĩnh vực Thể thao. Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cho biết, Bộ VHTTDL Việt Nam rất hoan nghênh và sẵn sàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đến tìm hiểu, làm việc, đầu tư, chuẩn bị cơ sở vật chất cho sự kiện Đại hội Thể thao Châu Á lần thứ 18 (ASIAD 18) sẽ diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam vào năm 2019. Trong lĩnh vực đào tạo, Bộ VHTTDL Việt Nam cũng sẵn sàng hợp tác với thành phố Yongin trong kết nối, hợp tác đào tạo vận động viên giữa một trong số các Trường Đại học Thể dục thể thao của Việt Nam với Trường Đại học Yongin, Hàn Quốc... Thông qua các đơn vị chức năng, hai bên cần xây dựng các nội dung hợp tác qua việc trao đổi, thực tế, khảo sát... để từ đó xây dựng các kế hoạch hợp tác cụ thể trong thời gian tới. tổNg HợP Hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt, các tỉnh khu vực Tây Nguyên đã tổ chức các hoạt động văn hóa-du lịch độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước đến thưởng lãm. Tối 12/3, tại Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum), Sở VHTTDL tỉnh phối hợp với UBND huyện Kon Plông tổ chức Lễ khai mạc “Tuần Văn hóa - Du lịch Măng Đen, Kon Plông lần thứ 2 năm 2014”, với chủ đề “Về với đại ngàn xanh Măng Đen”. Tại Lễ khai mạc, các đại biểu tham dự đã được chứng kiến nghi thức tiếp lửa truyền thống, đánh cồng chiêng, múa xoang và thưởng thức những làn điệu dân ca của các dân tộc bản địa như: Tanh Blrai (dệt vải) của hai nghệ nhân Y Hà và Y Ble, dân tộc Giẻ - Triêng, đến từ huyện Ngọc Hồi; hoà tấu nhạc cụ truyền thống của các nghệ nhân đến từ huyện Kon Rẫy; hoà tấu cồng chiêng Mừng hội đâm trâu của các nghệ nhân huyện Kon Plông; hát ru Lời ru em của nghệ nhân A Thút và Y Vê đến từ huyện Sa Thầy; tái hiện lễ hội đâm trâu của các nghệ nhân Xơ Đăng đến từ huyện Tu Mơ Rông... Tuần “Văn hóa - Du lịch Măng Đen, Kon Plông lần thứ 2 năm 2014” diễn ra từ ngày 12-16/3, với các hoạt động: Liên hoan tạc tượng gỗ dân gian các dân tộc tỉnh Kon Tum; Liên hoan và trình diễn nghệ thuật dân gian (biểu diễn cồng chiêng, các nhạc cụ dân tộc, các làn điệu dân ca, phục dựng các nghi thức lễ hội tiêu biểu); Liên hoan văn hóa ẩm thực; Hội trại thanh niên các dân tộc tỉnh Kon Tum; Tổ chức Tour du lịch dã ngoại về với đại ngàn thông xanh Kon Plông, tham quan vườn tượng gắn với khai trương khu du lịch thác Pa Sỹ; Hội nghị sơ kết liên kết du lịch Bình Định-Quảng Ngãi-Kon Tum… Từ 15 đến 17/3, tỉnh Gia Lai tổ chức các hoạt động văn hoá ở quy mô cấp tỉnh, với sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn 17 huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, đáng chú ý là Liên hoan tượng gỗ và điêu khắc dân gian; Lễ hội mừng chiến thắng của người Ba Na; Triển lãm ảnh nghệ thuật “Vùng đất - con người Gia Lai và Tây Nguyên”… N.tHaNH Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn tiếp khách quốc tế Hoạt động hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2014
  • 6. 6 số 1067 l 20.3.2014 quản lý nhà nước - Ngày 12/3/2014, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 667/QĐ- BVHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo Hội chợ du lịch quốc tế tại TPHồ Chí Minh năm 2014 do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm Trưởng Ban, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn và bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh làm Phó Trưởng Ban. - Ngày 10/3/2014 Bộ VHTTDL ban hành các Quyết định số 618- 626/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích quốc gia đối với: Di tích lịch sử Đền Tuân Lục (Liêm Hải, Trực Ninh, Nam Định); Di tích lịch sử Đền An Trạch (Hải An, Hải Hậu, Nam Định); Di tích lịch sử Mộ Phan Huy Chú (Vạn Thắng, Ba Vì, Hà Nội); Di tích lịch sử địa điểm căn cứ Cục Hậu cần Quân giải phóng miền Nam Việt Nam 1973-1975 (Lộc Hiệp, Lộc Ninh, Bình Phước); Danh lam thắng cảnh Động Dơi (Đồng Loan, Hạ Lang, Cao Bằng; Danh lam thắng cảnh Hang Đán Pioóng (Bạch Ngọc, Vị Xuyên, Hà Giang); Danh lam thắng cảnh Hang động Xá Nhè (Xá Nhè, Tủa Chùa, Điện Biên); di tích khảo cổ Hang Thẳm Khương (Chiềng Đông, Tuần Giáo, Điện Biên); Di tích quốc gia đối với di tích lịch sử Đề thờ Đỗ Cận (Minh Đức, Phổ Yên, Thái Nguyên). - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 638/QĐ-BVHTTDL ngày 11/3/2014, cho phép Trung tâm Tổ chức Biểu diễn nghệ thuật (Cục Nghệ thuật biểu diễn) phối hợp với Hiệp hội Shinosuke Rakugo tại Việt Nam mời nghệ sỹ Takeuchi Teuro sang biểu diễn chương trình nghệ thuật truyền thống Rakugo - Nhật Bản. Thời gian: ngày 23/3/2014 tại Khách sạn Intercontinental, Hà Nội. - Ngày 11/3/2014 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 652/QĐ- BVHTTDL, giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với Sở VHTTDL Lâm Đồng, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác và các đơn vị liên quan tổ chức Trại sáng tác nhiếp ảnh chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên” tại Năm Du lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt. - Tại Quyết định số 669/QĐ- BVHTTDL ngày 12/3/2014, Bộ VHTTDL giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế, Cục Công tác phía Nam và các đơn vị có liên quan tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị định số 79/2012/NĐ- CP ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 03/2013/TT- BVHTTDL ngày 28/01/2013 của Bộ VHTTDL sau 01 năm thực hiện và các giải pháp tăng cường công tác quản lý trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Thời gian: ngày 21/3/2014 tại Hà Nội, ngày 28/3/2014 tại TP. Hồ Chí Minh. - Ngày 13/3/2014 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 672/QĐ- BVHTTDL, đồng ý tổ chức “Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VI, tại tỉnh Hậu Giang. Giao Cục Công tác phía Nam chủ trì phối hợp vớiVụVăn hóa dân tộc, các đơn vị trực thuộc Bộ và Sở VHTTDL các tỉnh vùng đồng bào Khmer Nam Bộ tổ chức thực hiện. tHtt VăN BảN Mới Từ năm 1995, Bộ Chính trị đã quyết định đưa Khu di tích trở thành nơi giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào và nhân dân cả nước. Gần 20 năm qua, Khu di tích K9 đã đón tiếp hơn 30 ngàn đoàn khách với hơn một triệu lượt người đến tham quan, trồng cây lưu niệm, tổ chức lễ báo công, lễ kết nạp Đảng, kết nạp Đoàn, sinh hoạt truyền thống. Công trình Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh có vị trí đặc biệt quan trọng, là nơi để đón tiếp, phục vụ đông đảo đồng bào, khách quốc tế đến thắp hương tưởng niệm Bác, tham quan và tổ chức sinh hoạt chính trị, văn hóa, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Công trình mang hình thức kiến trúc truyền thống, có chiều cao gần 12m với phần thân sử dụng kết cấu gỗ theo kết cấu kiến trúc cổ, bao che xung quanh nhà là hệ thống vách gỗ. Dự kiến công trình khánh thành vào dịp 19/5/2015. Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định việc khởi công xây dựng công trình Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích K9 có ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong truyền bá, giữ gìn, nâng cao đạo đức Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới. Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành liên quan và thành phố Hà Nội quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ Ban Quản lý Lăng triển khai hoàn thành toàn diện các nội dung công việc giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát huy ý nghĩa chính trị, văn hóa của công trình Lăng trong giai đoạn mới, cùng với toàn Đảng, toàn dân đẩy mạnh việc học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phó Thủ tướng cũng biểu dương Ban Quản lý Lăng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với địa phương giữ gìn bảo vệ tôn tạo nguyên vẹn Khu di tích. YếN NHi KhởicôngxâydựngNhàtưởngniệm... (Tiếp theo trang 1)
  • 7. Sự kiện vấn đề 7số 1067 l 20.3.2014 quản lý nhà nước Ngày 11/3/2014, Bộ VHTTDL đã có Báo cáo số 41/BC-BVHTTDL gửi Bộ Tư pháp về việc báo cáo tình hình triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và văn bản ban hành quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành từ tháng 10/2013 đến nay. Theo Báo cáo, về công tác tuyên truyền, phổ biến: Các văn bản luật, pháp lệnh, nghị quyết sau khi được ban hành đã được Bộ VHTTDL giao Vụ Pháp chế xây dựng kế hoạch tuyên truyền, gửi tài liệu tới toàn thể các đơn vị trực thuộc Bộ, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, thể thao và gia đình. Các hình thức tuyên truyền, phổ biến, trả lời kiến nghị, giải đáp khó khăn vướng mắc đa dạng và phong phú như: tổ chức các hội nghị tập huấn, phổ biến, trả lời kiến nghị qua thư, qua điện thoại, xuất bản sách hỏi đáp… Bên cạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, Bộ VHTTDL cũng tiến hành rà soát nội dung các văn bản luật, pháp lệnh, nghị quyết và lập dự kiến văn bản quy định chi tiết các nội dung được giao theo luật, pháp lệnh để trình Lãnh đạo Bộ phân công cơ quan chủ trì soạn thảo và tổ chức thực hiện. Đối với việc tổ chức, theo dõi, đôn đốc: Hàng tuần, hàng tháng, Bộ VHTTDL đều có yêu cầu các đơn vị chủ trì xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết báo cáo tiến độ xây dựng các văn bản hướng dẫn, đề từ đó lãnh đạo Bộ có những chỉ đạo kịp thời về chất lượng cũng như tiến độ văn bản. Về nguồn lực cho công tác thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết, xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết: Các đơn chủ trì xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết được tạo điều kiện đủ về nguồn nhân lực và kinh phí theo quy định của pháp luật. Nhìn chung, thực hiện sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, công tác ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh bước đầu đã có chuyển biến, từng bước khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết. Chất lượng văn bản quy định chi tiết được nâng cao, cơ bản không còn tình trạng văn bản quy định chi tiết không đúng với tinh thần của luật, pháp lệnh. Nội dung văn bản phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội, tính khả thi, tính hợp lý của các quy định đặc biệt được coi trọng. Kết quả trên đã góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, phục vụ kịp thời yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo đảm thực hiện quyền lợi, lợi ích của người dân, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời gian tới, Bộ VHTTDL tiếp tục xác định nhiệm vụ tổ chức thi hành luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý của Bộ. Bộ cũng chỉ đạo các đơn vị chủ trì xây dựng các văn bản hướng thi hành luật, pháp lệnh dành nhiều thời gian hơn cho hoạt động xây dựng thể chế, tổ chức thi hành pháp luật. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ tăng cường hoạt động tham vấn, huy động sự đóng góp ý kiến của chuyên gia, tiếp thu các ý kiến xác đáng để nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật. Chú ý hơn nữa việc lấy ý kiến của các đối tượng có lợi ích gắn liền với quy định của pháp luật. Đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu đơn vị về công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, ban hành văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh; siết chặt kỉ luật, kỉ cương trong việc xây dựng và thi hành luật; thực hiện nghiêm nguyên tắc khi trình luật dự án luật, pháp lệnh phải có dự thảo văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành kèm theo. H.Q Bảo đảm tính thực thi các văn bản quy phạm pháp luật của ngành VHTTDL Ngày 10/3/2014, Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 659/BVHTTDL- TV gửi Thư viện các tỉnh/thành về việc tổ chức Chung kết toàn quốc Liên hoan cán bộ thư viện tuyền truyền giới thiệu sách. Đây là một trong các hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động của Ngành VHTTDL kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2014). Theo đó, Chung kết toàn quốc Liên hoan cán bộ thư viện tuyền truyền giới thiệu sách với chủ đề “Âm vang Điện Biên” do Bộ VHTTDL tổ chức sẽ diễn ra trong 02 ngày (07-08/4/2014) tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Bộ VHTTDL đề nghị Thư viện các tỉnh/thành đăng ký số lượng đại biểu tham dự Liên hoan gửi cho BanTổ chức Vụ Thư viện trước ngày 21/3/2014. H.Q ChungkếtLiênhoancánbộthưviệntuyềntruyềngiớithiệusách
  • 8. 8 số 1067 l 20.3.2014 quản lý nhà nước Ngày 10/3/2014, Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã có Báo cáo số 39/BC-BCĐ gửi Thủ tướng Chính phủ về việc Tổng kết Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014. Sau một năm thành lập, Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động phong trào ở Trung ương và địa phương, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc địa phương thực hiện các hoạt động Phong trào TDĐKXDĐSVH đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đối với việc xây dựng, triển khai và tổ chức thực hiên các văn bản quản lý nhà nước, Ban Chỉ đạo Phong trào đã ban hành và chỉ đạo các cơ quan có liên quan ban hành nhiều văn bản góp phần chỉ đạo kịp thời địa phương một cách hợp lý và hiệu quả, do vậy các địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch, hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức hội nghị phù hợp với tình hình thực tế ở cơ sở, theo hướng tiếp kiệm và thiết thực, nhằm động viên, khích lệ, cổ vũ Phong trào TDĐKXDĐSVH một cách cụ thể và đồng bộ. Tạo bầu không khí vui tươi, lành mạnh trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Việc ban hành các quyết định của Ban Chỉ đạo Trung ương nhằm thống nhất việc thành lập Ban Chỉ đạo, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo các cấp một cách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, các kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương là cơ sở pháp lý để địa phương xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể theo các nội dung, từng năm, từng giai đoạn, tạo đà cho các phong trào ngày càng phát triển lớn mạnh một cách toàn diện, nhất là sau khi sáp nhập hai Ban Chỉ đạo TrungươngPhongtràoTDĐKXDĐSVH và Ban vận động Trung ương Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” thành một Ban Chỉ đạo đã có tác động mạnh làm thay đổi hình ảnh, chất lượng hoạt động phong trào ở 63 tỉnh/thành. Song song với việc chỉ đạo xây dựng và ban hành các văn bản quản lý Nhà nước và chỉ đạo hướng dẫn địa phương. Ban Chỉ đạo Trung ương chỉ đạo các cơ quan thành viên xây dựng các đề án, đề tài khoa học giúp Chính phủ định hướng về các cơ chế chính sách, đầu tư nguồn lực phát triển toàn diện mang tính chiến lược, ổn định lâu dài cho các hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở một cách cụ thể, đồng bộ, bền vững và từng bước phát triển không ngừng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Cóthểnói,PhongtràoTDĐKXDĐSVH là một phong trào rộng lớn nhất trong cả nước, đã tập hợp được mọi tầng lớp nhân dân trong toàn xã hội, không phân biệt trình độ văn hóa, giai cấp, chính trị, xã hội, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi. Phong trào TDĐKXDĐSVH đã gắn liền với công cuộc đổi mới của đất nước, tạo công ăn việc làm ổn định, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững trong mỗi gia đình, làng, thôn, ấp, bản, tổ dân phố... Phong trào là một tổ chức xã hội không biên giới, luôn đoàn kết, thống nhất, ủng hộ các hoạt động xã hội, hợp ý Đảng, lòng dân có tính tự nguyện cao, tập hợp được nhiều nguồn lực xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao cần được sự quan tâm hơn nữa của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, tạo động lực để không ngừng đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phong trào một cách toàn diện. H.Q Tổng kết Phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”2013 Ngày 12/3, tại xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, Bắc Giang đã diễn ra lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm năm 2014 và Lễ đón Bằng công nhận lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Chùa Vĩnh Nghiêm còn đựơc gọi là chùa Đức La, thuộc thôn Quốc Khánh, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, được xây dựng thời Lý và mở rộng vào khoảng thế kỷ 13 thời nhà Trần. Chùa thờ Phật và 3 vị Trúc Lâm tam Tổ là vua Trần Nhân Tông, pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng; Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang. Chùa Vĩnh Nghiêm được coi là chốn Tổ của Thiền phái Trúc Lâm, trường đại học Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1964, Chùa được xếp hạng là Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia. Chùa còn lưu giữ được kho Mộc bản kinh Phật với 3.050 bản ván khắc chữ Hán được làm từ gỗ thị. Đó là kho sách cổ vô cùng quý giá nghiên cứu về Phật học, khoa học và lịch sử... Năm 2012, Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm được UNESCO công nhận là Di sản Ký ức thế giới khu vực Châu Á, Thái Bình Dương. Kiều OaNH Bắc Giang: Đón Bằng công nhận lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
  • 9. 9số 1067 l 20.3.2014 quản lý nhà nước * Về chủ trương lập dự án đầu tư xây dựng và bố trí vốn cho tu bổ, tôn tạo di tích chùa Quan Đế, phường Vĩnh Thanh Vân, TP. Rạch Giá và di tích chùa Tổng Quản (Wattsarây - Suađây), xã Thới Quản, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, ngày 11/3, Bộ VHTTDL đã có Công văn số 686/BVHTTDL-DSVH nói rõ: Di tích chùa Quan Đế và di tích chùa Tổng Quản (Wattsarây - Suađây) đã được xếp hạng quốc gia, hiện nay 02 di tích này đã bị xuống cấp nghiêm trọng, việc tu bổ, tôn tạo để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích là rất cần thiết. Do vậy, Bộ VHTTDL thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh Kiên Giang về lập dự án bảo quản, tu bổ di tích chùa Quan Đế và di tích chùa Tổng Quản (Wattsarây - Suađây). Bộ VHTTDL sẽ xem xét hỗ trợ một phần kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa để bảo quản, tu bổ các hạng mục gốc của di tích, các hạng mục tôn tạo, đề nghị UNBD tỉnh Kiên Giang cân đối từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện. * Ngày 11/3/2014 Bộ VHTTDL đã có Công văn số 685/BVHTTDL- DSVH gửi UBND tỉnh Nam Định về việc lập dự án bảo quản, tu bổ di tích đền, chùa Kiên Lao, xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường. Theo đó, về chủ trương, Di tích lịch sử văn hoá đền, chùa Kiên Lao đã được xếp hạng kiến trúc nghệ thuật quốc gia, hiện nay đang bị xuống cấp nghiêm trọng, việc tu bổ, tôn tạo để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích là cần thiết. Do vậy, Bộ VHTTDL thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh Nam Định về lập dự án bảo quản, tu bổ di tích đền, chùa Kiên Lao. Về kinh phí, khi xem xét thoả thuận nội dung dự án, Bộ VHTTDL sẽ xem xét hỗ trợ một phần kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá để tu bổ các hạng mục gốc của di tích, các hạng mục tôn tạo đề nghị UBND tỉnh Nam Định cân đối từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện. M.H Lập dự án bảo quản, tu bổ các di tích Ngày 07/3, Tổng cục Du lịch đã có văn bản số 184/TCDL-LH yêu cầu Sở VHTTDL các tỉnh/thành chấn chỉnh công tác quản lý hoạt động của hướng dẫn viên trên địa bàn. Theo đó, Tổng cục Du lịch yêu cầu Sở VHTTDL các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đảm bảo các đoàn khách phải có hướng dẫn viên du lịch quốc tế dẫn đoàn, nhằm đảm bảo các quyền lợi, an ninh, an toàn cho khách du lịch và không gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh du lịch Việt Nam. Đối với địa bàn các tỉnh thiếu hướng dẫn viên du lịch tiếng hiếm, Tổng cục Du lịch yêu cầu các Sở quản lý du lịch hướng dẫn các doanh nghiệp sử dụng hướng dẫn viên du lịch quốc tế nói tiếng Anh (hoặc ngôn ngữ mà trưởng đoàn khách quốc tế hiểu được) để giới thiệu cho khách, trưởng đoàn có trách nhiệm dịch cho đoàn tại chỗ. Còn đối với các doanh nghiệp lữ hành quốc tế không sử dụng hướng dẫn viên du lịch quốc tế để đón và giới thiệu cho khách khi bị phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm tùy vào mức độ vi phạm có thể xem xét thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. HP Chấn chỉnh công tác quản lý hoạt động của hướng dẫn viên Tại Quyết định số 609/QĐ- BVHTTDL ngày 10/3/2014, Bộ VHTTDL phê duyệt nội dung Đợt Thi đua cao điểm “56 ngày lao động sáng tạo, thiết thực Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2014). Cụ thể: Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị với phương châm cụ thể, thiết thực, phù hợp; Hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả các văn bản, đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2014 theo Quyết định số 4610/QĐ-BVHTTDL ngày 30/12/2013 và Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2014 của Bộ VHTTDL theo Quyết định số 4603/QĐ-BVHTTDL ngày 30/12/2013. Các tập thể và cá nhân được phân công nhiệm vụ trong Tổ Giúp việc Ban Tổ chức cấp quốc gia Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chủ động đề xuất, triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng tiến độ các yêu cầu của Ban Tổ chức và sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao với tinh thần “Quyết chiến, Quyết thắng” của bộ đội Cụ Hồ; tích cực hưởng ứng và tham gia cuộc thi “Tìm hiểu 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ” với chủ đề “Âm vang Điện Biên” do Công đoàn Bộ phát động; tổ chức tốt công tác tổng kết 20 năm (1993-2013) thực hiện chương trình hợp tác giữa Bộ VHTTDL với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. N.H Phát động thi đua Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
  • 10. 10 số 1067 l 20.3.2014 quản lý nhà nước Để bảo vệ giá trị nổi bật toàn cầu, tính toàn vẹn và xác thực của các Di sản thế giới tại Việt Nam, ngày 11/3, Bộ VHTTDL đã có Công văn số 687/BVHTTDL-DSVH gửi UBND các tỉnh/thành có Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; các Ban/Trung tâm quản lý trực tiếp các Di sản thế giới sớm xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt hoặc ban hành theo thẩm quyền, đối với: Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội; Thành Nhà Hồ; Quần thể Di tích Cố đô Huế, Khu phố cổ Hội An, Khu Di tích Mỹ Sơn. Kế hoạch quản lý cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của Ban/Trung tâm quản lý di sản và các cơ quan, cộng đồng liên quan trong việc quản lý, bảo tồn di sản, với mục tiêu bảo vệ vững chắc giá trị nổi bật toàn cầu của các Di sản Thế giới; Quy chế quản lý, bảo tồn, phát huy của Quần thể Di tích Cố đô Huế, Khu Di tích Mỹ Sơn, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Tiếp tục kiện toàn bộ máy, phát huy các Ban/Trung tâm quản lý Di sản Thế giới với đầy đủ lực lượng cán bộ chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ được giao; Ban hành quy định quản lý và sử dụng nguồn thu, cơ cấu chi phí hợp nhằm tăng cường đầu tư cho công tác quản lý và nhiệm vụ hàng năm đã được phê duyệt. Đồng thời, UBND các tỉnh/thành và các Ban/Trung tâm quản lý trực tiếp các Di sản thế giới có kế hoạch hoàn thiện những nội dung còn thiếu theo thời gian hoàn thiện dự kiến đã được xác định và gửi tới Bộ VHTTDL đúng thời hạn. Bộ VHTTDL dự kiến trong Quý II/2014 sẽ tổ chức Hội nghị đánh giá về công tác quản lý, bảo vệ Di sản thế giới ở Việt Nam và kế hoạch triển khai những năm tới nhằm nâng cao năng lực quản lý các Di sản thế giới, vì vậy đề nghị UBND các tỉnh/thành căn cứ vào các quy định, quy hoạch, kế hoạch đã có để gửi báo cáo về thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát huy Di sản Thế giới của địa phương về Bộ VHTTDL trước ngày 31/3/2014. Huệ OaNH Quản lý, bảo vệ các di sản thế giới ở Việt Nam Chiều 11/3 tại Hà Nội, Bộ VHTTDL phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang tổ chức cuộc họp lấy ý kiến các Bộ, Ngành liên quan về Quy hoạch Di tích quốc gia đặc biệt Khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang). Theo báo cáo của Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang, Quy hoạch tổng thể được xây dựng trên cơ sở tính đặc thù của hệ thống di tích gắn với phong trào Khởi nghĩa Yên Thế, bao gồm 41 điểm di tích (cụm di tích), không nằm tập trung ở một địa bàn mà rải rác, xen kẽ ở nhiều làng khác nhau tại 26 xã (thị trấn) thuộc 4 huyện Yên Thế, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng. Quá trình xây dựng Quy hoạch được tiến hành cẩn trọng, bài bản, đúng quy trình, đảm bảo các yếu tố gốc của di tích; đồng thời xin ý kiến người dân địa phương, các Bộ, ngành... và đã tiến hành chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện. Quy hoạch tổng thể được phân kỳ đầu tư thành 3 giai đoạn và đặc biệt ưu tiên những di tích trọng điểm đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, gắn liền với những chiến công vang dội của nghĩa quân Đề Thám. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đánh giá cao nội dung và cách thể hiện của Đồ án đồng thời đề nghị tỉnh Bắc Giang và đơn vị tư vấn cần tiếp thu các ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học... để bổ sung và hoàn thiện chi tiết, cụ thể hơn; bám sát các quan điểm cũng như nguyên tắc xây dựng, triển khai Đồ án quy hoạch. Đồng thời, Thứ trưởng đặc biệt lưu ý các nội dung bảo tồn, đảm bảo tính nguyên gốc của di tích, khai thác, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển kinh tế xã hội của địa phương; cũng như phát triển Du lịch, xác định trọng tâm của các quần thể di tích; kết nối với các đồ án phát triển hạ tầng cơ sở của vùng, khu vực... N.H Quy hoạch Di tích quốc gia đặc biệt Khởi nghĩa Yên Thế Giải Bóng chuyền Cúp Hoa Lư - Đạm Ninh Bình 2014 diễn ra từ ngày 15/3 đến ngày 18/3 tại nhà thi đấu tỉnh Ninh Bình. Giải năm nay thu hút được 8 đội bóng hàng đầu quốc gia gồm: TràngAn Ninh Bình, Thể Công, Bộ đội Biên phòng, Công an Phú Thọ (nam); Thông tin Liên Việt PostBank, Ngân hàng Công Thương, PVD Thái Bình và Tiến Nông Thanh Hóa (nữ). Các đội bóng sẽ thi đấu theo thể thức vòng tròn 1 lượt tính điểm, chọn hai đội Nhất, Nhì thi đấu trận chung kết. So với mùa giải trước, cơ cấu giải thưởng năm 2014 được tăng lên 10 triệu đồng ở các mức. Cụ thể, đội Vô địch sẽ nhận Cúp, cờ và 60 triệu đồng; đội Nhì nhận 30 triệu; đội xếp hạng Ba Giải Bóng chuyền Cúp Hoa Lư - Đạm Ninh Bình 2014
  • 11. Sự kiện vấn đề 11số 1067 l 20.3.2014 quản lý nhà nước Ngày 12/3, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tiến hành Sơ kết công tác tổ chức và quản lý lễ hội đầu năm 2014. Thứ trưởng Vương Duy Biên dự và chủ trì Hội nghị. Theo Báo cáo sơ kết công tác tổ chức và quản lý lễ hội đầu năm 2014 của Cục Văn hoá cơ sở, đầu năm 2014, lễ hội diễn ra vui tươi, lành mạnh, an toàn; vấn đề thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, vệ sinh môi trường đã có nhiều chuyển biến tích cực hơn hẳn so với các kỳ lễ hội của những năm trước đây. Các phương án đảm bảo an toàn lễ hội được quan tâm chú trọng vì vậy đã không để xảy ra các sự cố, các biểu hiện tiêu cực nghiêm trọng. Nhiệm vụ đột phá trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2014 do Bộ VHTTDL đề ra đã được các cấp Ủy, Chính quyền các địa phương triển khai thực hiện và bước đầu đã tạo được sự đồng thuận trong xã hội. Chất lượng phục vụ du khách từng bước được chú trọng, mục tiêu gắn lễ hội với phát triển du lịch được nhiều địa phương thực hiện có hiệu quả. Nhìn chung, hoạt động lễ hội đầu Xuân Giáp Ngọ đã đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và du khách, tạo nên khí thế vui tươi phấn khởi trong cộng đồng, đảm bảo an toàn cho du khách. Tuy nhiên, Báo cáo cũng chỉ ra một số điểm tồn tại như: Ở một số lễ hội vẫn xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông cục bộ, vi phạm hành lang an toàn giao thông, công tác giữ gìn vệ sinh môi trường chưa được đảm bảo; dịch vụ trò chơi điện tử có thưởng (dễ biến tướng cờ bạc trá hình) vẫn còn diễn ra; việc bày bán thực phẩm mất vệ sinh an toàn thực phẩm, treo thịt gia súc, gia cầm sống. Dịch vụ đổi tiền lẻ, việc sử dụng tiền có mệnh giá nhỏ đã có những chuyển biến tích cực, song vẫn còn diễn ra ở một số lễ hội… Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Vương Duy Biên nhấn mạnh, công tác tổ chức và quản lý lễ hội luôn được báo chí và dư luận quan tâm, do đó, lãnh đạo Bộ VHTTDL đã chủ động tổ chức các đoàn kiểm tra trước, trong và sau lễ hội nhằm hạn chế các vấn đề tiêu cực xung quanh lễ hội. Những vấn đề còn tồn tại là không nhiều và cần được tiếp tục rút kinh nghiệm, xử lý trong các kỳ tổ chức sau. Thứ trưởng đề nghị báo chí cần chủ động, tích cực định hướng cho công chúng trong việc tham gia lễ hội đảm bảo không gian linh thiêng của lễ hội. Huệ NguYễN Sơ kết công tác tổ chức và quản lý lễ hội đầu năm 2014 Triển khai Chương trình hành động sở hữu trí tuệ ASEAN giai đoạn 2011- 2015, Nhóm công tác ASEAN về Hợp tác Sở hữu trí tuệ (AWGIPC) tổ chức Cuộc thi sáng tác phim hoạt hình về quyền tác giả của ASEAN năm 2014. Theo đó, Thái Lan là quốc gia đầu mối về hợp tác quốc gia trong lĩnh vực bản quyền sẽ phát động cuộc thi từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2014. Tại Việt Nam, Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) sẽ là đơn vị đầu mối của Việt Nam trong việc phối hợp, triển khai cuộc thi. Đối tượng tham gia cuộc thi là những người làm phim hoạt hình chuyên nghiệp và nghiệp dư, sinh viên là công dân và pháp nhân của các nước thành viên ASEAN. Về tiêu chí đánh giá, Ban Tổ chức sẽ đánh giá ý tưởng và nội dung (nguyên gốc, tính độc đáo sáng tạo và thực tiễn) 40%; kỹ thuật sản xuất 30%; nhân vật và thiết kế 30%. Giải thưởng bao gồm 01 Giải Nhất, 01 Giải Nhì, 01 Giải Ba và 03 Giải Khuyến khích. Các tác phẩm hoạt hình đoạt giải sẽ được phân phối và quảng bá cho chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức về bản quyền tại khu vựcASEAN. Cuộc thi sáng tác phim hoạt hình về quyền tác giả của ASEAN năm 2014 nhằm xây dựng nhận thức của công chúng về tầm quan trọng của bảo hộ bản quyền trong ASEAN, khuyến khích việc sáng tạo các phim hoạt hình mới trongASEAN thuộc đối tượng tác phẩm được bảo hộ bản quyền; đồng thời nâng cao kỹ năng và năng lực của các tác giả về việc sáng tạo và thương mại hóa phim hoạt hình; chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức giữa những người làm phim hoạt hình cũng như mở rộng mạng lưới phim hoạt hình và công nghiệp hoạt hình nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hoạt hình trong khu vực ASEAN. Dự kiến, Lễ trao giải cuộc thi sẽ được tổ chức vào tháng 8/2014, tại Thái Lan. Đ.a ThisángtácphimhoạthìnhvềquyềntácgiảcủaASEANnăm2014 nhận 20 triệu; đội xếp hạng Tư nhận 10 triệu. Ngoài ra, tổ trọng tài xuất sắc được tặng 5 triệu, các cá nhân xuất sắc được nhận 5 triệu đồng. Giải Bóng chuyền Cúp Hoa Lư - Đạm Ninh Bình 2014 được tổ chức ngoài mục đích đánh giá, kiểm tra công tác huấn luyện của các đội trước khi bước vào giải VĐQG thì đây cũng là hoạt động thiết thực hướng đến chào mừng Kỷ niệm 68 năm Ngày Thể thao Việt Nam (27/3/1946-27/3/2012), 39 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam (30/4/1975-30/4/2014). tổNg HợP
  • 12. 12 số 1067 l 20.3.2014 Sự kiện vấn đề Lễ kỷ niệm Ngày Điện ảnh Việt Nam và trao giải Cánh diều 2013 do Hội Điện ảnhViệt Nam tổ chức diễn ra trọng thể đêm 15/3, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội. Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ tới dự và trao giải cho bộ phim truyện điện ảnh xuất sắc nhất nhận Cánh diều Vàng. Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Nghệ sĩ nhân dân Đặng Xuân Hải, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam cho biết: Là hoạt động quan trọng trong dịp Kỷ niệm Ngày Điện ảnh Việt Nam, trên 160 tác phẩm điện ảnh tham gia Giải “Cánh diều 2013”. Các tác phẩm tranh giải ở 7 lĩnh vực: Phim truyện điện ảnh, phim hoạt hình, phim tài liệu điện ảnh-truyền hình, phim ngắn, phim khoa học, phim truyện truyền hình, công trình nghiên cứu-lý luận phê bình điện ảnh. Trong số đó có 13 phim truyện điện ảnh, 24 phim truyện truyền hình, 14 phim hoạt hình, 6 phim tài liệu điện ảnh, 44 phim tài liệu truyền hình… Ban Tổ chức trao Giải “Cánh diều Vàng”, “Cánh diều Bạc” và Bằng khen cho các tác phẩm xuất sắc nhất ở mỗi thể loại; Giải Báo chí-Phê bình cho phim điện ảnh xuất sắc năm 2013. Giải “Cánh diều Vàng” cũng được trao cho cá nhân là thành phần sáng tác chính của phim truyện điện ảnh gồm: biên kịch, đạo diễn, quay phim, họa sỹ, người làm âm thanh, nhạc sỹ, diễn viên nam chính và phụ, diễn viên nữ chính và phụ; đạo diễn của các loại phim: hoạt hình, khoa học, tài liệu; biên kịch, đạo diễn và diễn viên nam, nữ chính ở thể loại phim truyện truyền hình. Ở hạng mục phim ngắn không có Cánh diều Vàng, Cánh diều Bạc được trao cho bộ phim “Con đi trường học” của đạo diễn Hà Lệ Diễm. Hạng mục phim hoạt hình: Bộ phim “Đàn sếu có trở về” của Hãng phim Giải phóng và đạo diễn Đào Minh Uyển đều được trao Cánh diều Vàng. Hạng mục phim tài liệu: 2 đạo diễn Nguyễn Ngọc Long và Uông Thị Hạnh của bộ phim “Có một cơ hội bị bỏ lỡ” cùng nhận Cánh diều Vàng. Cánh diều Bạc được trao cho phim tài liệu truyền hình “Những Tâm hồn Việt trên đất Nhật” của đạo diễn Nguyễn Quốc Khánh và phim tài liệu điện ảnh “Chuyện về đất nước, núi rừng và nương rẫy”của đạo diễn Đỗ Đại Tiến. Hạng mục phim khoa học: phim “Chuyện của đá” - đạo diễn Nguyễn Tài Văn dành Cánh diều Vàng và đạo diễn này cũng nhận Giải đạo diễn xuất sắc nhất của năm. Công trình nghiên cứu và lý luận phê bình điện ảnh được nhận Cánh diều Vàng là sách “Hướng dẫn viết kịch bản phim” của tác giả Đoàn Minh Tuấn. Cánh diều Vàng ở hạng mục phim truyền hình thuộc về phim “Thuyền giấy“ của đạo diễn Nhâm Minh Huyền. Cũng ở hạng mục này, nữ diễn viên Ngọc Lan vai Hương Thảo trong phim “Thuyền giấy“ và nam diễn viên Quang Tuấn vai Bình trong phim “Thuyền giấy“ được nhận Cánh diều Vàng. Nhà biên kịch Phạm Thùy Ngân của phim “Bình Tây đại nguyên soái” và đạo diễn Nhâm Minh Huyền của phim “Thuyền giấy” cũng dành giải Cánh diều Vàng. Hạng mục phim truyện điện ảnh: Cánh diều Vàng ghi nhận sự thành công của phim “Thần tượng” đạo diễn Nguyễn Quang Huy, nữ diễn viên Cathy Uyên vai TháiAn trong “Âm mưu giày gót nhọn”, nam diễn viên Thái Hòa vai Tèo em trong bộ phim cùng tên và đạo diễn Nguyễn Quang Huy của phim “Thần tượng”. Hạng mục phim này không có giải xuất sắc nhất cho nhà biên kịch, nhà quay phim Trần Công Minh của phim “Thần tượng” nhận giải Cánh diều Vàng. Đạo diễn âm thanh Bành Bắc Hải trong “Những người viết huyền thoại” được trao Cánh diều Vàng và 2 nhạc sĩ Hoàng Lương của “Những người viết huyền thoại”, Nguyễn Mạnh Duy Linh của “Đường đua” chia nhau giải thưởng cùng màu này. Bên cạnh đó, giải thưởng Cánh diều Vàng cho nhà thiết kế mỹ thuật được trao cho đồng họa sỹ Ngô Phước Tường của phim “Thần tượng” và Nguyễn Nguyên Vũ phim “Những người viết huyền thoại”. Nữ và Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất trao cho Thùy Linh vai Giáng My trong phim “Và anh sẽ trở lại” và Ngô Kiến Huy trong phim “Thần Tượng”. Bộ phim “Thần tượng” đạo diễn Nguyễn Quang Huy giành được nhiều phiếu bầu chọn nhất của các nhà báo, phê bình ở Giải báo chí - phê bình điện ảnh. Trong dịp này, Hội Điện ảnh Việt Nam trao Giải đặc biệt dành cho bộ phim viết về đề tài chiến tranh cách mạng “Những người viết huyền thoại”. K.HOàN Kỷ niệm trọng thể Ngày Điện ảnh Việt Nam Ngày 14/3, tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh, Hội Sưu tầm, nghiên cứu Cổ vật Kinh Bắc phối hợp cùng Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh tổ chức triển lãm trưng bày “Di sản văn hóa thời Lý - Trần và cổ vật tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh”. Đây là lần thứ 4, Hội Sưu tầm, nghiên cứu Cổ vật Kinh Bắc phối hợp cùng Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh tổ chức trưng bày di sản văn hóa nhằm chào mừng những sự kiện trọng đại của tỉnh. Triển lãm năm nay trưng bày và giới thiệu những di sản văn hóa (Xem tiếp trang 17) Trưng bày“Di sản Văn hóa thời Lý - Trần và cổ vật tiêu biểu”
  • 13. 13số 1067 l 20.3.2014 Sự kiện vấn đề Theo thông tin, cặp song tấu dương cầm nổi tiếng người Nga là 2 cha con Vladimir Ashkenazy và Vovka Ashkenazy sẽ biểu diễn tại Việt Nam vào ngày 20/3 trong chương trình hòa nhạc Hennessy lần thứ 18. Đây là cặp đôi nghệ sỹ dương cầm tên tuổi, trong đó Vladimir Ashkenazy là một trong những nghệ sĩ dương cầm vĩ đại nhất của thế kỷ 20, còn con trai ông Vovka Ashkenazy cũng là một nghệ sỹ tài danh. Trình diễn ở Việt Nam lần này, cặp song tấu dương cầm danh tiếng người Nga sẽ gửi tới khán giả yêu nhạc cổ điển những tác phẩm âm nhạc đại diện các sáng tác nguyên gốc cho piano bốn tay cũng như các bản tổng phổ dàn nhạc đã được chuyển soạn vô cùng sinh động cho song tấu dương cầm. Đó các tác phẩm của Franz Schubert; các khúc biến tấu theo chủ đề của nhà soạn nhạc Johannes Brahms dựa trên chất liệu của “Bài ca ngợi thánhAntôn” vốn được cho là tác phẩm của nhà soạn nhạc Joseph Haydn. Ngoài ra, cặp song tấu này cũng trình tấu 2 tác phẩm của Nga là bản giao hưởng thơ “Đêm trên núi trọc” của Modest Mussorgsky, tác phẩm biểu diễn là bản do chính nghệ sĩ Vovka Ashkenazy chuyển soạn cho song tấu dương cầm. Tiếp đó là tác phẩm “Nghi lễ mùa Xuân” của Igor Stravinsky. Đây là một trong những kiệt tác âm nhạc có sức ảnh hưởng lớn nhất của thế kỷ 20. Lần đầu ra mắt vào năm 1913, tác phẩm đã gây nên cơn sốc trong khán giả bởi những cách tân trong âm nhạc và biên đạo. Tuy nhiên, phần âm nhạc viết cho vở ballet sau này mới trở thành một trong những bản được ghi âm nhiều nhất trong nhạc mục các tác phẩm biểu diễn. Hải PHONg Sáng 16/3, tại Khu Chứng tích Sơn Mỹ, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ Tưởng niệm 46 năm ngày 504 đồng bào vô tội bị sát hại trong vụ thảm sát Sơn Mỹ (16/3/1968- 16/3/2014). Tại buổi lễ, ông Cao Văn Chư, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Quảng Ngãi phát biểu ôn lại những tội ác dã man do lính Mỹ gây ra cuộc thảm sát đẫm máu ngày 16/3/1968, tại xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh. Trong cuộc thảm sát này, 504 thường dân vô tội đã bị giết hại; 247 ngôi nhà bị thiêu hủy, hàng ngàn gia súc, gia cầm bị giết chết, lương thực, mùa màng cũng bị đốt sạch, phá sạch... Giờ đây, mảnh đất Sơn Mỹ đang ngày một hồi sinh, phát triển. Đồng bào Sơn Mỹ đã nén những nỗi đau thương tột cùng để đứng lên ra sức khôi phục sau chiến tranh, phát triển toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội, tiếp tục thực hiện tốt vào công cuộc bảo vệ và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Sau buổi lễ, Tổ chức Madison Quakers phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Sơn Tịnh tổ chức trao 36 suất học bổng, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cho 36 em học sinh nghèo hiếu học của Trường tiểu học xã Tịnh Khê. MạNH HuâN Lễ Tưởng niệm 46 năm ngày 504 đồng bào Sơn Mỹ bị thảm sát Ngày 14/3, huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) đã chính thức đưa khu du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng làng đồng bào dân tộc Kon Tu Rằng (khu du lịch thác Pa Sỹ) vào hoạt động. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng Kỷ niệm 39 năm Ngày Giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975-16/3/2014). Khu du lịch thác Pa Sỹ nằm trên làng Kon Tu Rằng của người đồng bào dân tộc Mơ Nâm, xã Măng Cành (huyện Kon Plông), được xây dựng trên tổng diện tích 25ha. Với tổng kinh phí xây dựng gần 17 tỷ đồng, huyện Kon Plông đã đầu tư xây dựng nhiều hệ thống cơ sở hạ tầng như: đường vào làng, nhà rông văn hóa, nhà sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, nhà trưng bày sản phẩm văn hóa của người dân Mơ Nâm... Bên cạnh đó, huyện Kon Plông cũng phối hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Bình 1 đầu tư thêm 3 tỷ đồng xây dựng hệ thống dịch vụ, hệ thống trang trại rau, hoa... phục vụ nhu cầu sinh hoạt cũng như thưởng lãm của du khách. Hệ thống du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng thác Pa Sỹ thường được du khách biết đến với nhiều phong cảnh thơ mộng và rất nguyên sơ. Đó là hệ thống thác, hồ nằm giữa rừng thông nguyên sinh bạt ngàn, không khí quanh năm luôn mát mẻ. Tại thác Pa Sỹ, du khách còn được thưởng lãm hệ thống rừng tượng gỗ do hàng chục nghệ nhân của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum chế tác. Du khách có thể đến thăm làng Kon Tu Rằng của người dân tộc Mơ Nâm, nơi còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Khu du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng thác Pa Sỹ mở cửa từ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, đến nay đã thu hút trên 10.000 lượt khách đến tham quan. S.tHăNg Kon Tum: Khu du lịch văn hóa thác Pa Sỹ thu hút du khách Giao lưu văn hóa Việt Nam - Liên bang Nga
  • 14. 14 số 1067 l 20.3.2014 Sự kiện vấn đề Ngày 13/3, Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL) phối hợp với tỉnh Điện Biên đã tổ chức Hội thảo “Phát huy giá trị đặc biệt của Di tích lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc”. Đến dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Bắc; các cơ quan thuộc Bộ VHTTDL; Các chuyên gia quốc tế thuộc dự án EU, lãnh đạo tỉnh Điện Biên và Sở VHTTDL 8 tỉnh Tây Bắc. Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Hoàng Thị Điệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đánh giá: Di tích lịch sử Điện Biên Phủ là tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị đặc biệt đối với việc phát triển du lịch không những của Điện Biên mà còn của cả nước. Việc khai thác giá trị của các di tích không chỉ phục vụ cho du khách tham quan tìm hiểu mà còn có ý nghĩa giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng và góp phần phát triển nhân cách cho các thế hệ trẻ Việt Nam. Chính vì vậy, Điện Biên Phủ - Pá Khoang đã được xác định là một trong 46 địa điểm tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia của cả nước... Tuy nhiên, sự phát triển du lịch trong thời gian qua ở Điện Biên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, giá trị đặc biệt của di tích Điện Biên Phủ vẫn chưa phát huy hết, thiếu sự phối hợp ở tầm vĩ mô giữa các địa phương trong khu vực cũng như với các địa bàn khác trong một chính sách nhất quán, một chiến lược chung để gắn du lịch khu vực Tây Bắc với du lịch cả nước trong xu thế hội nhập với khu vực và quốc tế. Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung vào một số nội dung cụ thể, góp phần trả lời những vấn đề đặt ra như: Nhận diện những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể gắn với di tích lịch sử Điện Biên Phủ; Những giá trị nổi bật đặt ra trong công tác bảo tồn đối với di tích lịch sử Điện Biên Phủ; Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Điện Biên; Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Điện Biên trên cơ sở khai thác những giá trị nổi bật của di tích lịch sử Điện Biên Phủ; Phát triển có trách nhiệm điểm du lịch lịch sử và văn hoá Điện Biên Phủ trong mối liên kết với 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng; Du lịch Di sản Điện Biên gắn kết với 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng... Năm 2014, tỉnh phấn đấu đón 440 ngàn lượt khách du lịch, trong đó có 70-75 nghìn lượt khách quốc tế, đạt doanh thu 540 tỷ đồng từ du lịch. Đức MiNH Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Bình Dương vừa triển khai thực hiện 5 nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phong trào từ nay đến năm 2015 nhằm đạt các mục tiêu: 50% người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng; 95% gia đình được công nhân danh hiệu “Gia đình văn hoá”; 60% khu phố, ấp được công nhận “Khu phố, ấp văn hoá”; 40% xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới; 100% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước đăng ký thực hiện và có 90% trở lên đạt chuẩn... Theo đó các cấp, các ngành phải duy trì và đổi mới các hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về lợi ích thiết thực của Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; tổ chức thực hiện, gắn kết, lồng ghép việc triển khai thực hiện phong trào với phát triển văn hoá nông thôn, xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tập huấn nghiệp vụ nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp. Đảm bảo nguồn ngân sách Nhà nước xây dựng nhà văn hoá, sân thể thao xã; đồng thời đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá việc xây dựng các thiết chế văn hoá và hoạt động văn hoá, thể thao ở cơ sở. Lấy kết quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là một trong các tiêu chí để bình xét danh hiệu thi đua cá nhân và tập thể hàng năm... Qua 3 năm triển khai thực hiện phong trào (2011-2013), Ban Chỉ đạo các cấp trong tỉnh đã quán triệt và thống nhất cao về nhận thức, chỉ đạo tổ chức, tập trung thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; các hộ gia đình và các khu phố, ấp đã tự giám sát lẫn nhau trong quá trình bình xét, chấm điểm. Các mô hình tự quản cộng đồng và tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao phù hợp, phong phú, thiết thực tiếp tục phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giữ vững an ninh trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Từ 2011-2013, tỷ lệ hộ gia đình văn hóa của tỉnh tăng bình quân 0,66%/năm, trong đó tỷ lệ hộ gia đình văn hóa 3 năm liền ngày càng tăng. HuY LONg Bình Dương: Phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”chú trọng đến chất lượng Phát huy giá trị đặc biệt của Di tích Điện Biên Phủ để phát triển du lịch vùng Tây Bắc
  • 15. 15số 1067 l 20.3.2014 Sự kiện vấn đề Thành phố Đà Nẵng đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm tạo môi trường du lịch lành mạnh, thu hút ngày càng nhiều du khách. Cụ thể, trong năm 2014, Đà Nẵng sẽ áp dụng chế tài xử phạt kiên quyết đối với các đối tượng đeo bám, chèo kéo khách. Năm 2013, thành phố đã có một số điểm nóng về tình trạng đeo bám, chèo kéo khách du lịch. Đối tượng đeo bám, chèo kéo, cò mồi trên địa bàn thành phố chia làm 2 khu là danh thắng Ngũ Hành Sơn (40 người) và đỉnh đèo Hải Vân (30 người). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do kinh phí hoạt động cho công tác giữ trật tự còn hạn hẹp. Tại các quận ngoài kinh phí dành cho lương của cán bộ Tổ chuyên trách trật tự du lịch thì không có nguồn kinh phí hỗ trợ nào khác. UBND các quận, huyện chưa thực sự quan tâm giải quyết triệt để công tác chống đeo bám, chèo kéo khách du lịch. Các Tổ chuyên trách trật tự du lịch chưa chủ động trong công việc, lực lượng mỏng và mỗi tổ chỉ có 1 công an trật tự quận tham gia. Một số địa phương chưa triển khai thành lập Tổ chuyên trách trật tự du lịch, điển hình là quận Liên Chiểu, quận Thanh Khê. Lực lượng chống đeo bám, chèo kéo ở các địa phương còn mỏng, chưa có thẩm quyền và nghiệp vụ trong công tác xử lý các đối tượng... Năm 2014, ngành du lịch Đà Nẵng phấn đấu đạt 3,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 15% so với năm 2013; Tổng thu du lịch đạt 8.820 tỷ đồng, tăng 13% so với thực hiện năm 2013. Đặc biệt, mùa du lịch tàu biển năm nay Đà Nẵng sẽ đón hơn 100 chuyến tàu cập cảng Tiên Sa với số lượng khách tăng gấp 3 lần so với năm ngoái. Với lợi thế nằm trên con đường di sản miền Trung, kết nối các điểm tham quan nổi tiếng như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, cố đô Huế khiến Đà Nẵng trở thành nơi dừng chân không thể thiếu của các chuyến tàu 5 sao. Thị trường du lịch tàu biển năm nay hứa hẹn mang lại nhiều khởi sắc cho du lịch Đà Nẵng. L.KHáNH Đà Nẵng kiên quyết xử lý các đối tượng đeo bám, chèo kéo khách du lịch Liên quan đến dự án tu bổ, tôn tạo đền thờ và lăng Ngô Quyền ở xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây (Hà Nội), ngày 15/3, UBND thị xã Sơn Tây đã tổ chức hội nghị báo cáo tiến độ thực hiện dự án. Hội nghị có sự tham dự của đại diện Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL), Sở VHTTDL Hà Nội, chính quyền xã Đường Lâm và dòng họ Ngô. Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh nhiều về việc tu sửa lăng Ngô Quyền chưa đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và thiết kế. Mặc dù công trình đang thi công dở, chưa được nghiệm thu nhưng bà con dòng họ Ngô và nhân dân địa phương cho rằng đơn vị thi công làm không đảm bảo, nhất là việc tu sửa, đắp con vật trên tấm bình phong giống “quái vật”. Trong khi đó, đơn vị thi công cho rằng, việc đắp tấm bình phong còn nhiều công đoạn và chưa hoàn thành nên việc đánh giá công trình không đảm bảo chất lượng là chưa có cơ sở. Trước đó, Bộ VHTTDL cũng đã phê duyệt đồng ý triển khai dự án. Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội cho biết: Việc triển khai thi công dự án là đúng quy định. Tuy nhiên, trong quá trình đọc phê duyệt bản vẽ đến triển khai thi công, mỗi cấp có cách nhìn nhận, trình độ khác nhau nên khi triển khai ra thực tế tấm bình phong chưa được làm như mong muốn và chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. Việc này, chưa thể quy kết trách nhiệm thuộc về ai vì công trình đang thi công chưa nghiệm thu và cũng chưa để xảy ra sai sót lớn. Nhưng với tinh thần cầu thị, sớm khắc phục những bất cập, tránh để xảy ra khiếu kiện, thắc mắc sau này, Bộ VHTTDL đã chỉ đạo tạm thời dừng thi công để điều chỉnh thiết kế phù hợp, sau đó lấy ý kiến của đông đảo nhân dân và dòng họ Ngô trước khi tiếp tục xây dựng; quyền lợi của đơn vị thi công vẫn được đảm bảo. H.YếN Tạm dừng thi công để điều chỉnh thiết kế Ngày 16/3, Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Đồng Tháp lần thứ XIX năm 2014 kết thúc sau 3 ngày thi đấu. Hội khoẻ do Sở GDĐT tạo phối hợp Sở VHTTDL tổ chức. Hơn 2.500 vận đông viên thuộc 12 đơn vị huyện, thị, thành phố trong tỉnh tham gia tranh tài ở 12 môn thi đấu: điền kinh, cờ vua, bơi lội, đua xuồng, đá cầu, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, taekwondo, vovinam và kéo co. Hội khỏe Phù Đổng là ngày hội thể thao của tuổi trẻ học đường được tổ chức định kỳ 2 năm một lần nhằm mục (Xem tiếp trang 17) Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Đồng Tháp lần thứ XiX năm 2014
  • 16. 16 số 1067 l 20.3.2014 Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG C hiều 13/3, Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế phối hợp với Thư viện tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo “Bảo tồn và phát huy nghệ thuật kiến trúc của dân tộc Cơ Tu”, với sự tham gia của các chuyên gia nghiên cứu trong và ngoài tỉnh. Người Cơ Tu là dân tộc thiểu số có số dân lớn nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, với hơn 41.000 người sống tập trung ở các huyện miền núi Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang. Làng truyền thống của người Cơ Tu là một đơn vị tổ chức xã hội cao nhất, có cấu trúc quần cư dạng hình tròn hoặc vành khuyên. Đặc điểm làng của người Cơ Tu là được xây dựng trên một quả đồi có độ cao tương đối và đảm bảo nguồn nước sinh hoạt. Vị trí trung tâm của làng dành xây dựng nhà Gươl và trụ lễ, máng nước, cổng làng, nhà kho, nhà rẫy và xung quanh là những ngôi nhà ở khép kín. Mặt trước của nhà Gươl được xây dựng hướng về phía mặt trời mọc, hạ lưu sông suối. Làng có chức năng phòng thủ trước kẻ địch, thú dữ và là nơi tập hợp sức mạnh văn hóa tinh thần của cả cộng đồng. Theo các nhà nghiên cứu, hiện nay cấu trúc và dáng vóc xây dựng làng truyền thống của người Cơ Tu đang có nhiều thay đổi mạnh mẽ cần có các biện pháp bảo tồn khẩn cấp. Nhiều nơi đang xuất hiện tình trạng bà con làm theo dưới xuôi xây dựng nhà Gươl, nhà mồ và nhà ở truyền thống bằng bê tông cốt thép, lợp mái tôn. Nhiều ngôi nhà mới xây dựng nằm dọc theo các tuyến đường giao thông hoặc theo kiểu phân lô. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do việc giãn dân, nguồn vật liệu làm nhà truyền thống ngày càng khan hiếm, việc quy hoạch dân cư trong xây dựng nông thôn mới ở miền núi chưa hợp lý. Đặc biệt, việc hình thành những khu tái định cư của các dự án thủy điện đưa người dân ở diện giải tỏa vào sinh sống trong các khu nhà xây dựng kiên cố không phù hợp với đời sống văn hóa và tập quán canh tác của bà con. Hiện nay toàn tỉnh Quảng Nam có 167 ngôi nhà Gươl truyền thống của người Cơ Tu, tuy nhiên gần 40% trong số này đang trong tình trạng hư hỏng, việc xây dựng mới và sửa chữa còn gặp nhiều khó khăn. Thời điểm này, tỉnh Quảng Nam có chính sách hỗ trợ các thôn bản xây dựng mới nhà cộng đồng truyền thống là 100 triệu đồng/nhà và sửa chữa là 50 triệu đồng/nhà. Tuy nhiên để làm một ngôi nhà Gươl mới hiện nay phải mất tới 200-500 triệu đồng, trong khi việc huy động sức đóng góp của người dân vùng cao rất hạn chế. Để bảo tồn kiến trúc nhà truyền thống của người Cơ Tu, các chuyên gia cho rằng cần đưa nhiệm vụ xây dựng các ngôi nhà Gươl truyền thống vào nghị quyết, chương trình hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở; đẩy mạnh tuyên truyền về giá trị kiến trúc truyền thống cho cộng đồng dân cư, nhất là thế hệ trẻ; việc quy hoạch, xây dựng các khu tái định cư phải có sự tham gia của người dân trong việc chọn đất, dựng làng, xây nhà; đồng thời xây dựng các bản làng truyền thống thành các điểm tham quan du lịch… t.t.N Bảo tồn kiến trúc nhà truyền thống của người Cơ Tu Theo Sở VHTTDL tỉnh Kiên Giang, năm 2014 ngành du lịch của địa phương này phấn đấu đón và phục vụ hơn 4 triệu lượt khách; trong đó có 185.000 lượt khách quốc tế, đạt doanh thu trên 1.300 tỷ đồng. Để đạt mục tiêu trên, tỉnh Kiên Giang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, xúc tiến đầu tư du lịch, quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng giao thông và phát triển cơ sở kỹ thuật phục vụ du lịch; hoàn chỉnh các đề án phát triển du lịch, tổ chức các sự kiện du lịch nhằm thu hút khách. Bên cạnh đó, Kiên Giang sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình hợp tác liên kết phát triển du lịch với thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Cà Mau, vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long và thực hiện liên kết với các tỉnh khác; xây dựng tour, tuyến du lịch và các sản phẩm du lịch đặc thù gắn với thị trường khách du lịch. Cùng với việc chú trọng thị trường nội địa, tỉnh cũng thực hiện nhiều cơ chế, chính sách nhằm tập trung thu hút khách tại các thị trường quốc tế như: Nga, Thái Lan, Campuchia. Kiên Giang được xem là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với nhiều thắng cảnh như: Đảo Phú Quốc, biển Hà Tiên, Vườn quốc gia U Minh Thượng… và nhiều di tích lịch sử văn hóa. Năm 2013, tỉnh đã thực hiện nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch, tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại nhiều sự kiện lớn có quy mô trong nước và quốc tế. Nhờ đó, lượng khách du lịch đến Kiên Giang trong năm qua đạt trên 3,8 triệu lượt (tăng 8,2% so với cùng kỳ), doanh thu đạt 1.120 tỷ đồng (tăng 27,6%). Ngoài ra, tỉnh còn thu hút hơn 1,7 triệu lượt khách tham gia các lễ hội diễn ra trên địa bàn. HuY LONg Kiên Giang: Năm 2014, phấn đấu đạt doanh thu 1.300 tỷ đồng từ du lịch
  • 17. 17số 1067 l 20.3.2014 Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Tỉnh Hưng Yên đang triển khai chương trình “Bảo vệ di sản hát Ca Trù và Hát trống quân giai đoạn 2014- 2020” nhằm tiếp tục khôi phục, giữ gìn và phát triển những giá trị đặc sắc về phong tục tập quán tốt đẹp, lề lối sinh hoạt văn hóa; đồng thời nâng cao nhận thức, lòng tự hào về việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa hát Ca Trù và Trống quân trên địa bàn tỉnh; góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Từ nay đến năm 2020, hát Ca Trù và Trống quân sẽ được phổ biến rộng rãi trong các lễ hội văn hoá của tỉnh; trong đó, hát Trống quân trở thành sản phẩm văn hóa đặc sắc của Hưng Yên. Các câu lạc bộ trên địa bàn thành phố Hưng Yên, Khoái Châu, Văn Giang thường xuyên tổ chức biểu diễn Ca Trù, Trống quân để quảng bá đồng thời phục vụ du khách theo tuyến du lịch sông Hồng, sau đó nhân rộng trong toàn tỉnh. Tại các địa phương chưa có câu lạc bộ mà có người biết đàn, hát Ca Trù và Trống quân sẽ lập các câu lạc bộ để duy trì sinh hoạt, luyện tập thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng nghệ thuật, đủ khả năng trình diễn phục vụ đông đảo các tầng lớp nhân dân. Hàng năm, ngành văn hóa tổ chức các lớp học, lớp tập huấn nhằm phổ biến kiến thức và truyền dạy, nâng cao trình độ cho các thành viên của các câu lạc bộ và hạt nhân văn nghệ của một số địa phương trong tỉnh. Khôi phục sinh hoạt hát, tế cửa đình để trình diễn phục vụ lễ hội tại các di tích, chú trọng các địa phương đã có truyền thống hát Ca Trù, Trống quân; tổ chức trình diễn tại các lễ hội, hội thi, liên hoan hàng năm do tỉnh tổ chức. Hưng Yên hiện có 3 câu lạc bộ hát Ca Trù với 56 thành viên, đa số là ca nương, đào kép ở những vùng có truyền thống như xã Vĩnh Khúc, xã Mễ Sở (Văn Giang); xã Bình Minh (Khoái Châu), xã Trung Nghĩa (thành phố Hưng Yên). Ngoài ra, còn có hơn 20 người biết hát từ 1 đến 2 làn điệu Ca Trù ở các huyện Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi, Mỹ Hào. Hát Trống quân trước đây tập trung nhiều nhất ở các huyện Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động và Văn Giang; trong đó, nổi tiếng nhất là Câu lạc bộ hát Trống quân xã Dạ Trạch (Khoái Châu) được thành lập năm 1989, với 26 thành viên trong đó 7 người được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam công nhận là Nghệ nhân dân gian. Năm 2013, Câu lạc bộ Trống quân Dạ Trạch đã tham gia Liên hoan Dân ca Việt Nam và đoạt giải xuất sắc. Tuy nhiên, không gian (lễ hội truyền thống, hội thi, hội diễn…) để Ca Trù và Trống quân hoạt động ở Hưng Yên ngày càng bị thu hẹp. Việc tham gia biểu diễn loại hình nghệ thuật này trong các chương trình biểu diễn văn hóa, văn nghệ do các cơ quan, tổ chức, đơn vị biểu diễn cũng còn quá ít. Do vậy, chương trình “Bảo vệ di sản hát Ca Trù và hát Trống quân giai đoạn 2014- 2020” sẽ góp phần lưu giữ những nét tinh hoa, để loại hình nghệ thuật đậm bản sắc dân tộc này mãi mãi là báu vật trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể, được lưu truyền sâu rộng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng người Việt. M.NgOaN Bảo tồn nét tinh hoa của nghệ thuật Ca Trù và Hát Trống quân đích giáo dục thế hệ trẻ truyền thống anh hùng của dân tộc, là dịp để các em học sinh rèn luyện sức khỏe, phát triển thể chất. Kết quả Nhất toàn đoàn thuộc về huyện Tháp Mười gồm 40 Huy chương Vàng, 22 Huy chương Bạc, 44 Huy chương Đồng. Giải Nhì toàn đoàn thuộc về thành phố Sa Đéc với 21 Huy chương Vàng, 31 Huy chương Bạc, 21 Huy chương Đồng. Giải Ba toàn đoàn thuộc về thành phố Cao Lãnh với 16 Huy chươngVàng, 16 Huy chương Bạc và 19 Huy chương Đồng. BanTổ chức sẽ chọn ra những vận động viên xuất sắc nhất để tham dự Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ IX năm 2015, tại Nghệ An và Thanh Hóa. V.MiNH thời Lý - Trần và gần 2.000 cổ vật tiêu biểu được lựa chọn từ những bộ sưu tập của gần 100 nhà nghiên cứu sưu tầm trong và ngoài tỉnh. Các cổ vật trưng bày mang ý nghĩa lịch sử và nhân văn sâu sắc, phản ánh tiến trình lịch sử phát triển kinh tế-xã hội của quê hương Bắc Ninh và đất nước. Bên cạnh đó, những cổ vật tiêu biểu này không chỉ là những cổ vật quý hiếm minh chứng sự tồn tại của những nền văn hóa lâu đời mà còn là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc có giá trị trong điêu khắc truyền thống dân tộc. Đặc biệt, nhiều hiện vật, cổ vật đã được công nhận là Bảo vật quốc gia. Ngoài những cổ vật được sưu tầm trên địa bàn Bắc Ninh-Kinh Bắc, triển lãm còn trưng bày những cổ vật có nguồn gốc từ Trung Hoa trong thời kỳ lịch sử giao lưu văn hoá giữa các dân tộc đã được giữ gìn, bảo tồn. H.L HộikhỏePhùĐổng... (Tiếp theo trang15) Trưngbày“DisảnVănhóa...” (Tiếp theo trang12)