SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 107
CÂU HỎI ÔN TẬP TRIẾT HỌC 
(THI GIỮA KỲ) 
1. Trình bày khái quát và đánh giá các hình thức lịch sử cơ bản của chủ nghĩa duy vật:...................................2 
1b. Anh chị hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của tri thức triết học. Mối quan hệ của triết học với các 
môn khoa học khác..............................................................................................................................................6 
2. Trình bày khái quát và đánh giá các hình thức lịch sử của phép biện chứng..................................................8 
4. Triết học Mác - Lênin trong thời đại ngày nay.............................................................................................33 
3. Anh chị hãy trình bày những chức năng cơ bản của triết học và vai trò của triết học đối với đời sống xã 
hội......................................................................................................................................................................36 
4. Anh chị hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của triết học Phương Đông cổ - trung đại và nêu lên một số 
ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam giai đoạn hiện nay........................................................................39 
5. Anh chị hãy trình bày quan điểm về “nhân-quả” của triết học Phật giáo trong thuyết Tứ diệu đế...............51 
6. Bằng sự ra đời của triết học Phật giáo, anh chị hãy chứng minh rằng nội dung của các học thuyết triết học 
nói riêng, đời sống tinh thần của con người nói chung bị điều kiện sống quy định..........................................53 
7. Bằng sự ra đời của triết học Nho gia, anh chị hãy chứng minh rằng nội dung của các học thuyết triết học 
nói riêng, đời sống tinh thần của con người nói chung bị điều kiện sống quy định..........................................54 
8. Anh chị hãy trình bày quan điểm “chính danh” của triết học Nho gia và nêu lên một số ảnh hưởng của nó 
đối với đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.......................................................................................................56 
9. Anh chị hãy trình bày quan điểm của mình về thuyết “Chính danh” của Nho gia.......................................59 
10. Anh chị hãy trình bày nội dung về “lễ” trong “ngũ thường” của Nho gia và ảnh hưởng của nó đối với đời 
sống xã hội Việt Nam giai đoạn hiện tại............................................................................................................63 
11. Anh chị hãy trình bày nội dung cơ bản về “lễ” trong “ngũ thường” của Nho gia và quan điểm của anh chị 
về vai trò của “lễ” đối với đời sống xã hội........................................................................................................66 
12. Anh chị hãy trình bày đặc trưng cơ bản của triết học phương Tây cổ đại và nêu lên một số ảnh hưởng của 
nó đối với sự phát triển của khoa học Phương Tây hiện nay............................................................................71 
13. Anh chị hãy trình bày đặc trưng cơ bản của triết học thời phục hưng và ảnh hưởng của nó đối với sự phát 
triển của xã hội Tây Âu từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX......................................................................................72 
Câu 13b: Trình bày những tiền đề ra đời của triết học Mác-Lênin...................................................................74 
14. Anh chị hãy trình bày ảnh hưởng của triết học Hêghen đối với sự ra đời của triết học Mác......................77 
15. Anh chị hãy trình bày ảnh hưởng của triết học Phoiơbác đối với sự ra đời của triết học Mác...................80 
16. Anh chị hãy trình bày ảnh hưởng của triết học Hêghen và Phoiơbác đối với sự ra đời của triết học Mác.83 
17. Anh chị hãy trình bày ảnh hưởng của những thành tựu của khoa học tự nhiên thế kỷ thứ XIX đối với sự 
ra đời của triết học Mác.....................................................................................................................................87 
18. Anh chị hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của tri thức triết học. Mối quan hệ của triết học với các 
môn khoa học khác............................................................................................................................................89 
19. Anh chị hãy trình bày những đặc điểm chủ yếu của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam..........................91 
20. Triết học có ý nghĩa gì đối với cuộc sống và học tập, công tác của bạn ? 
21. Tại sao đến nay thế kỷ XXI vẫn còn đấu tranh giữa CNDV & CNDT ? 
Lớp M12CQDT01-N Page 1
1. Trình bày khái quát và đánh giá các hình th c l ch s c b ứ ị ử ơ ản của chủ nghĩa duy vật: 
Cũng như tất cả các ngành khoa học khác, chủ nghĩa duy vật triết học đã có quá trình ra đời và 
phát triển qua các giai đoạn khác nhau mà biểu hiện tập trung nhất của nó là việc giải quyết vấn đề 
cơ bản của triết học theo lập trường duy vật - mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Với việc giải 
quyết theo lập trường duy vật biện chứng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, chủ nghĩa duy vật đã 
được nâng lên một tầm cao mới về chất, đặt nền tảng thế giới quan khoa học để giải quyết tất cả 
những vấn đề của nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn. 
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học. Phạm trù vật chất và mối 
liên hệ giữa vật chất và ý thức đã được các nhà triết học trước Mác quan tâm với nhiều quan điểm 
khác nhau và luôn diển ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trong suốt 
lịch sử của triết học. 
Quan điểm Mácxit cho rằng chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế 
giới vật chất tồn tại khách quan có trước và độc lập với ý thức con người. 
-Theo Lênin "Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con 
người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ 
thuộc vào cảm giác". 
Ý thức: là một thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao của bộ não người, là sự phản ánh 
thế giới khách quan vào bộ óc con người. 
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức: 
Vật chất quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức. Vật chất là cái có trước nó sinh ra và 
quyết định ý thức: 
Nguồn gốc của ý thức chính là vật chất: Bộ não người, cơ quan phản ánh thế giới xung quanh, sự 
tác động của thế giới vật chất vào bộ não người, tạo thành nguồn gốc tự nhiên. 
Lao động và ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết) trong hoạt động thực tiễn cùng với nguồn gốc tự nhiên 
quyết định sự hình thành tồn tại và phát triển của ý thức. 
Mặt khác, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Vật chất là đối tượng khách thể 
của ý thức, nó quy định nội dung, hình thức, khả năng và quá trình vận động của ý thức. 
Sự tác động trở lại của ý thức: 
Y thức do vật chất sinh ra và quy định nhưng ý thức lại có tính độc lập tương đối của nó. Hơn nữa 
sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh tinh thần, phản ánh sáng tạo và chủ động chứ 
không thụ động, máy móc, nguyên xi thế giới vật chất vì vậy nó có tác động trở lại đối với vật chất 
thông qua hoạt động thực tiễn của con người. 
Dựa trên các tri thức về quy luật khách quan, con người đề ra mục tiêu, phương hướng, xác định 
phương pháp, dùng ý chí để thực hiện mục tiêu ấy. Vì vậy ý thức tác động trực tiếp đến vật chất theo 
hai hướng chủ yếu: Nếu ý thức phản ánh đúng đắn điều kiện vật chất, hoàn cảnh khách quan thì sẽ 
thúc đẩy hoặc tạo sự thuận lợi cho sự phát triển của đặc trưng vật chất. Ngược lại nếu ý thức phản 
ánh sai lệch hiện thực sẽ làm cho hoạt động của con người không phù hợp với qluật khách quan do 
đó sẽ kìm hãm sự ptriển của vật chất. 
Tuy vậy sự tác động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ với một mức độ nhất định chứ nó không 
thể sinh ra hay tiêu diệt các quy luật vận động của vật chất được. Và suy cho cùng dù ở mức độ nào 
nó vẫn phải dựa trên cơ sở sự phản ánh thế giới vật chất. 
Biểu hiện của mối quan hệ giữa ý thức và vật chất trong đời sống xã hội là quan hệ tồn tại xã hội 
và ý thức xã hội trong đó tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội đồng thời ý thức xã hội có tính độc 
lập tương đối và tác động trở lại tồn tại xã hội. Ngoài ra, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức còn là 
Lớp M12CQDT01-N Page 2
cơ sở để nghiên cứu, xem xét các mối quan hệ khác như: lý luận và thực tiễn, khách thể và chủ thể, 
vấn đề chân lý... 
* Từ mối quan hệ này ta đánh giá và rút ra được Quan điểm khách quan như sau: 
Nguyên tắc khách quan trong xem xét là hệ quả tất yếu của quan điểm DVBC về mối quan hệ 
giữa vật chất và ý thức. Vật chất quyết định ý thức là sự phản ánh vật chất cho nên trong nhận thức 
và hành động phải đảm bảo tính khách quan, trong hoạt động thực tiễn phải luôn luôn xuất phát từ 
thực tế, tôn trọng và hành động theo các quy luật khách quan. 
Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta trong nhận thức và hành động phải xuất phát từ bản thân SVHT, 
từ thực tế khách quan, không được xuất phát từ ý thức chủ quan, không lấy ý muốn chủ quan của 
mình làm chính sách, không lấy ý chí áp đặt thực tế. Nắm vững nguyên tắc khách quan đòi hỏi phải 
tôn trọng sự thật, tránh thái độ chủ quan, nóng vội, định kiến, không trung thực. 
Nói như vậy không có nghĩa là quan điểm khách quan coi nhẹ tính năng động của ý thức. Quan 
điểm khách quan không những không loại trừ mà còn đòi hỏi phát huy tính năng động và sáng tạo 
của ý thức trong quá trình phản ánh sự vật. Bởi vì quá trình đạt tới tính khách quan đòi hỏi chủ thể 
phải phát huy tính năng động chủ quan trong việc tìm ra những con đường, những biện pháp để từng 
bước thâm nhập sâu vào bản chất của sự vật. Điều đó phân biệt quan điểm khách quan với chủ nghĩa 
khách quan. Nguyên tắc khách quan có ý nghĩa ngăn ngừa tư duy khỏi những sai lầm do việc chủ thể 
nhận thức đưa vào sự vật (khách thể nhận thức) một số yếu tố chủ quan vốn không có trong bản thân 
sự vật. Tuân theo quan điểm khách quan góp phần ngăn ngừa bệnh chủ quan, duy ý chí. 
Yêu cầu của nguyên tắc khách quan đòi hỏi phải tôn trọng quy luật khách quan và hành động theo 
quy luật khách quan. 
Từ những cơ sở lý luận trên chúng ta nhận thấy Bệnh chủ quan duy ý chí trong quá trình 
xây dựng CNXH thời kỳ trước đổi mới: 
Bệnh chủ quan duy ý chí là một sai lầm khá phổ biến ở nước ta và ở nhiều nước XHCN trước đây, 
gây tác hại nghiêm trọng đối với sự nghiệp xây dựng CNXH. 
Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vo bộ ĩc nguời một cách sáng tạo, l ci thực tại chủ 
quan tồn tại ở trong óc người dưới dạng hình ảnh tinh thần của sự vật khch quan. Vì vậy nếu cường 
điệu tính sáng tạo của ý thức sẽ rơi vào bệnh chủ quan, duy ý chí. Bệnh chủ quan duy ý chí là 
khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố chủ quan, cường điệu tính sáng tạo của ý thức, của ý 
chí, xa thời hiện thực khách quan, bất chấp quy luật khách quan lấy nhiệt tình Cách mạng thay cho 
sự yếu kém về tri thức khoa học. 
Sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí là lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội chạy theo 
nguyện vọng chủ quan, sai lầm đó thể hiện rõ trong khi định ra chủ trương chính sách và lựa chọn 
phương pháp tổ chức hoạt động thực tiễn theo hướng áp đặt, rơi vào ảo tưởng, chủ quan. 
Bệnh chủ quan duy ý chí có nguồn gốc từ nhận thức, sự yếu kém về tri thức khoa học, tri thức lý 
luận không đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Bệnh chủ quan duy ý chí còn do nguồn gốc lịch sử, 
xã hội, giai cấp, tâm lý của người sản xuất nhỏ chi phối. Cơ chế quan liêu bao cấp cũng tạo điều kiện 
cho sự ra đời của bệnh chủ quan, duy ý chí... 
Trước thời kỳ đổi mới (ĐH6), Đảng ta đã mắc bệnh chủ quan, duy ý chí trong việc xây dựng mục 
tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật, cải tạo XHCN và quản lý kinh tế, Đảng ta đã 
nóng vội muốn xóa bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần, muốn sau khi cải tạo XHCN chỉ còn lại 
hai thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể hay có lúc đẩy mạnh quá mức việc xây dựng công 
nghiệp nặng mà không chú ý phát triển công nghiệp nhẹ, chúng ta đã duy trì quá lâu cơ chế quản lý 
kinh tế tập trung bao cấp mang tính quan liêu, cơ chế xin cho, có nhiều chủ trương sai trong việc cải 
cách giá cả, tiền lương, tiền tệ. 
Lớp M12CQDT01-N Page 3
Để khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp. Trước hết phải 
đổi mới tư duy lý luận, nâng cao năng lực trí tuệ, trình độ lý luận của Đảng, trong hoạt động thực 
tiễn phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đổi 
mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chí trị, chống bảo thủ, trì trệ, quan liêu. 
Bài học kinh nghiệm của Đảng: 
Trong quá trình xác định đường lối Cách mạng và chỉ đạo thực tiễn. Đảng Cộng Sản Việt Nam 
luôn luôn quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Đảng cộng sản Việt Nam "luôn 
luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và 
hành động theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự dẫn đầu đúng đắn của Đảng" là một bài học kinh 
nghiệm lớn rút ra từ thực tiễn Cách mạng nước ta. Đó chính là biểu hiện coi quan điểm vật chất, các 
quy luật khách quan có vai trò quyết định được ý thức đối với nhận thức. 
Đảng ta thừa nhận đã phạm sai lầm chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan, muốn 
nhanh chống thực hiện nhiều mục tiêu của CNXH trong điều kiện mới ở chặng đường đầu tiên. 
Chúng ta đã có những thành kiến không đúng trên thực tế chưa thật sự thừa nhận những quy luật của 
sản xuất hàng hóa đang tồn tại khách quan (quy luật cung cầu, cạnh tranh, giá trị) do đó không chú ý 
vận dụng chúng vào việc chế định các chủ trương chính sách kinh tế làm cho nền kinh tế trì trệ, 
khủng hoảng trầm trọng. 
Để khắc phục được khuyết điểm, chuyển biến tình hình, Đảng ta trước hết phải thay đổi nhận 
thức, đổi mới tư duy. Phải nhận thức đúng đắn và hành động phù hợp với hệ thống quy luật khách 
quan, trong đó các quy luật đặc thù của CNXH ngày càng chi phối mạnh mẽ phương hướng phát 
triển chung của xã hội. 
Tiêu chuẩn đánh giá sự vận dụng đúng đắn các quy luật thông qua chủ trương chính sách của 
Đảng và Nhà nước là sản xuất phát triển, lưu thông thông suốt, đời sống vật chất và tinh thần của 
nhân dân từng bước được ổn định và nâng cao, con người mới XHCN ngày càng hình thành rõ nét, 
xã hội ngày càng lành mạnh, chế độ XHCN ngày càng được cũng cố. Điều đó là điều kiện đảm bảo 
sự dẫn dắt đúng đắn của Đảng. Mọi chủ trương chính sách gây tác động ngược lại là biểu hiện sự 
vận dụng không đúng quy luật khách quan, phải được sữa đổi hay bãi bỏ. 
Trên cơ sở quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, rút kinh nghiệm từ những 
sai lầm do chủ quan duy ý chí, từ Đại hội VI của Đảng (1986) Đảng đã chỉ rõ bài học kinh nghiệm 
và đề ra phương hướng, biện pháp khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí và bệnh bảo thủ, trì trệ nhằm 
từng bước sửa chữa những sai lầm. Những phương hướng biện pháp đó là: 
- Một là phải tiến hành đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để với những hình thức, bước đi, cách 
làm phù hợp, trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm mà trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, nâng 
cao trình độ tri thức, năng lực nhận thức và vận dụng quy luật cho đội ngũ cán bộ Đảng viên. Đây là 
cuộc cách mạng triệt để, sâu sắc và đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, 
chính trị, văn hóa, xã hội…), từ đổi mới quan niệm, tư duy lý luận đến đổi mới cơ chế chính sách, tổ 
chức cán bộ, phong cách và lề lối làm việc. 
Để đảm bảo sự lãnh đạo thành công trong công cuộc đổi mới này thì Văn kiện Đại hội Đảng lần 
VI đã xác định: “Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật là điều 
kiện đảm bảo sự dẫn đầu của Đảng. Năng lực nhận thức theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự lãnh 
đạo đúng đắn của Đảng”. Trên cơ sở hiểu rõ mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và tình hình chính 
trị, ổn định xã hội, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tập trung trước hết vào việc 
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế, khắc phục khủng hoảng KT-XH, tạo tiền đề cần thiết 
về vật chất và tinh thần để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và củng cố niềm tin của nhân dân, 
tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống XH. Bên cạnh đó, với quan điểm tôn trọng và 
hành động theo quy luật khách quan, trong các chủ trương, chính sách kinh tế từ sau Đại hội Đảng 
lần VI đến nay đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể như: Đại hội VI xác định xây dựng quan hệ 
Lớp M12CQDT01-N Page 4
sản xuất mới xã hội chủ nghĩa là một công việc to lớn, không thể làm xong trong một thời gian ngắn, 
không thể nóng vội làm trái quy luật. Văn kiện Đại hội xác định: "Nay phải sửa lại cho đúng như 
sau: Đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong suốt thời kỳ quá độ 
lên chủ nghĩa xã hội, với những hình thức và bước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp 
với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, luôn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lực 
lượng sản xuất". Đại hội cũng phát hiện một vấn đề lớn có tính lý luận, hoàn toàn mới mẻ: "Kinh 
nghiệm thực tiễn chỉ rõ: lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất 
lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình 
độ phát triển của lực lượng sản xuất". Trên cơ sở đó, Đại hội xác định: "Nền kinh tế nhiều thành 
phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ".Trong cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư, tôn trọng nguyên 
tắc quan hệ SX phải phù hợp với lực lượng SX, Đại hội VI đã xác định phải điều chỉnh lại các cơ 
cấu này theo hướng "không bố trí xây dựng công nghiệp nặng vượt quá điều kiện và khả năng thực 
tế", tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện ba chương trình mục tiêu: sản xuất lương thực-thực 
phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu. Đây là những chương trình chẳng 
những đáp ứng được nhu cầu bức xúc nhất lúc bấy giờ mà còn là điều kiện thúc đẩy sản xuất và lưu 
thông hàng hóa, là cái gốc tạo ra sphẩm hàng hóa 
- Hai là trong điều kiện ngày nay khi thế giới đang đi vào nền kinh tế tri thức thì chúng ta phải 
“nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển KTXH, từng bước phát triển kinh tế tri 
thức ở nước ta”(VKĐH IX) và VKĐH X tiếp tục phát triển tư tưởng đó trong điều kiện đất nuớc ta 
đã hội nhập với cộng đồng quốc tế và nhấn mạnh phải: “phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức 
là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đây là biện pháp 
nhằm khắc phục nguyên nhân sâu xa của bệnh chủ quan duy ý chí và bệnh bảo thủ là sự yếu kém về 
lý luận, lạc hậu về trình độ, tri thức KH công nghệ. Văn kiện ĐH Đảng lần VIII đã nhấn mạnh: “phải 
lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Để 
thực hiện được điều đó, Đảng ta cũng đã đề ra phương hướng trong VK ĐH X là “phát huy tối đa 
khả năng về vật chất, trí tuệ và tinh thần của mọi người dân”, đặc biệt phải chú ý: “trọng dụng nhân 
tài, các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề và công 
nhân có tay nghề cao. Có chính sách thu hút các nhà khoa học, công nghệ giỏi ở trong nước và ngòai 
nước, trong cộng đồng người VN ở nước ngòai” 
Để đảm bảo công cuộc đổi mới đi đúng hướng và ngày càng đạt kết quả cao, Đảng ta đẽ đề ra 
biện pháp: “nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng…”(VKĐH X), đồng thời phải: 
“tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của Đảng, của dân tộc, nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí tự 
cường, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nghị quyết của ĐH, sớm đưa nuớc ta ra khỏi tình trạng kém 
phát triển và tiến mạnh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nuớc 
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. 
Từ những kinh nghiệm thời gian qua, tại Đại hội XI của Đảng (tháng 1-2011), Đảng ta đã 
rút ra những bài học kinh nghiệm sau: 
- Một là, trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào, phải kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu 
đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, 
kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đổi mới toàn diện, đồng bộ với những bước 
đi thích hợp. Tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn với chú trọng xây dựng nền kinh 
tế độc lập, tự chủ, giữ vững truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc. Mở rộng, phát huy dân chủ 
phải gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương và ý thức trách nhiệm của mỗi công dân, cơ quan, đơn vị, 
doanh nghiệp và cả cộng đồng. 
- Hai là, phải thực sự coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và phát triển bền vững, nâng cao 
chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, giữ vững ổn định 
kinh tế vĩ mô. Tăng cường huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, sử dụng tiết kiệm và hiệu 
quả các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Phát triển lực lượng sản xuất phải đồng 
Lớp M12CQDT01-N Page 5
thời xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp; củng cố và tăng cường các yếu tố bảo đảm định 
hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế. 
- Ba là, phải coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công 
bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đối 
với người nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn, suy 
giảm; gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, củng cố quốc phòng, an ninh, tăng cường quan hệ 
đối ngoại, thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
- Bốn là, đặc biệt chăm lo củng cố, xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Thật sự 
phát huy dân chủ, giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương, đoàn kết thống nhất, gắn bó mật thiết với 
nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. 
Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vững vàng về chính trị, tư tưởng, trong sáng về đạo đức, lối 
sống, có sức chiến đấu cao, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ; phát huy hiệu lực, hiệu quả quản 
lý của Nhà nước, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. 
- Năm là, trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo phải rất nhạy bén, kiên quyết, sáng tạo, bám sát thực 
tiễn đất nước; chú trọng công tác dự báo, kịp thời đề ra các giải pháp phù hợp với tình hình mới; 
tăng cường công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính 
trị, của toàn xã hội. 
Trên đây là phần trình bày khái quát và đánh giá các hình thức lịch sử cơ bản của Chủ nghĩa duy 
vật gắn liền với tình hình KT-XH thực tiễn của Việt Nam thời gian qua. 
1b. Anh chi hãy trình bày nh̃ng đăc tr ng c ban cua tri th́c ̣ựư ở̉ư triết hoc̣. Mối quan hê ̣cuả 
triết hoc̣ vơí các môn khoa hoc̣ khác 
Hiện nay, vấn đề tri thức đang được quan tâm nghiên cứu sâu sắc cả về phương diện triết học lẫn 
nhận thức khoa học nói chung. Điều đó không chỉ do yêu cầu của kinh tế tri thức, mà còn do sự phát 
triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Trong nghiên cứu tri 
thức, một khía cạnh nổi lên, đó là xác định bản chất tri thức hay định nghĩa khái niệm tri thức. 
Tri thức là một thành phần của nhận thức, của toàn bộ đời sống tinh thần, ý thức con người nói 
chung. Tri thức liên quan đến mọi tồn tại, hoạt động của con người, xã hội và có những cơ sở tự 
nhiên nhất định của nó. Mỗi đặc trưng của tri thức sẽ được vạch ra dựa trên một hoặc những quan 
điểm xem xét nhất định, trong đó có quan điểm cơ bản, làm nền tảng của toàn bộ sự xem xét. Việc 
chỉ ra những đặc trưng của tri thức dưới đây sẽ mang nội dung và ý nghĩa như vậy. Phải thấy ngay 
rằng việc nhận thức bản chất của tri thức sẽ trở nên hỗn độn, khó xác định, nếu trước hết không thừa 
nhận tri thức là một dạng thái nhất định của tinh thần, là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách 
quan”. Một trong những luận điểm tiêu biểu của triết học Mác về ý thức: “ý niệm chẳng qua chỉ là 
vật chất được di chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó”. Luận điểm đó 
thể hiện rõ quan điểm duy vật khoa học về ý thức, cho thấy rõ ý thức là sự phản ánh hiện thực vật 
chất khách quan vào bộ óc người. Do đó, tri thức với tư cách thành phần của nhận thức và của ý 
thức, tất nhiên cũng được xem là cái phản ánh, cái tồn tại trong bộ óc người - chủ thể tri thức, phân 
biệt, đối lập với cái được phản ánh là hiện thực vật chất khách quan. Như vậy, tri thức là cái tinh 
thần, là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Với tư cách là cái tinh thần, tri thức phản ánh 
các đối tượng vật chất không phải bằng cách tái hiện đối tượng đó bằng những đặc tính vật chất như 
những phản ánh vô cơ, vật lý, mà bằng những đặc tính tự nhiên - xã hội tổng hợp, đặc trưng cho hoạt 
động và chức năng phản ánh của bộ não người. 
Tri thức là hình thức cao nhất của sự tiến hoá các hình thức phản ánh. Cùng với việc hiểu tri thức 
theo quan điểm phản ánh luận duy vật mácxít, thì việc hiểu nó với tư cách một hình thức của sự tiến 
hoá của các hình thức phản ánh, lại là một góc nhìn khác, góc nhìn tiến hoá luận về tri thức. 
Lớp M12CQDT01-N Page 6
Tri thức là kết quả của nhận thức. Việc xem xét tri thức theo quan điểm phản ánh luận không tách 
rời tiếp cận tri thức theo quan điểm hoạt động. Nhận thức của con người dù dưới bất kỳ hình thức 
nào với mức độ nào, cũng đều là quá trình hoạt động. Theo cơ cấu chung, thì hoạt động nào cũng có 
yếu tố cuối cùng mang ý nghĩa “khép lại” một chu trình, đó là sản phẩm hay kết quả của nó. Không 
thể đồng nhất kết quả với quá trình tạo ra nó trong bất kỳ hoạt động nào của con người. Thí dụ, việc 
người ta đặt ra câu hỏi: “Trái đất có hình gì?”, việc người ta đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó và việc 
người ta đưa ra được câu trả lời rằng “Trái đất hình cầu”, rõ ràng là hai thành tố khác nhau của hoạt 
động nhận thức. Cái sau là kết quả và cái trước là quá trình đạt đến cái sau. Tất nhiên, trong quá 
trình đi đến kết luận “Trái đất hình cầu”, người ta phải vận dụng nhiều tri thức khác như những hiểu 
biết (tri thức) về “trái”, “đất”, “trái đất”, về “hình”, “cầu” và “hình cầu” v.v.. Những tri thức này cấu 
thành quá trình nhận thức, sáng tạo ra những tri thức mới, giúp người ta hiểu ra điều là “Trái đất 
hình cầu”. Nhưng những tri thức ấy khi tách riêng ra, chúng vẫn là kết quả của những quá trình nhận 
thức đã diễn ra trước đó, còn trong quá trình nhận thức để đạt đến tri thức mới (nhận ra “Trái đất 
hình cầu”), chúng là những yếu tố cấu thành quá trình ấy, là phương tiện, chứ không phải mục đích. 
Tri thức với tư cách là thông tin. Quan niệm tri thức, sự phản ánh ở giới tự nhiên hữu sinh nói 
chung, là thông tin. Như mọi vật mang thông tin, bộ não con người mang, lưu giữ tri thức không 
phải để cố định chúng trong trạng thái đã xong xuôi, kết thúc, hoặc thậm chí trong trạng thái chết, 
mà là để chuẩn bị, đem lại, cung cấp cho những yêu cầu, hoạt động mới của con người. Chỉ với ý 
nghĩa ấy, tri thức mới tồn tại với nghĩa là thông tin và cũng chỉ nhờ vậy, bộ óc con người mới trở 
thành vật mang thông tin là tri thức. Tuy nhiên, với tư cách là thông tin, tri thức khác với những hình 
thức thông tin tinh thần, vật chất khác. Tri thức không đem lại những thông tin về các cảm xúc, ý 
chí, niềm tin và khát vọng của con người. Mặt khác, những xúc cảm của con người cũng là những 
thông tin, nhưng chúng không trực tiếp đem lại tri thức. Tuy vậy, thông tin tri thức và thông tin tình 
cảm không tách rời nhau. Thí dụ, nhìn thấy một người gặp cảnh ngộ bi đát, đau thương, chúng ta 
cũng cảm thấy đau đớn. Nhưng tri thức không đem lại chính sự đau đớn ấy, mà chỉ cho chúng ta biết 
những “dấu hiệu” của sự đau thương, như sự buồn bã trên nét mặt, sự quằn quại, kêu rên… của 
người có cảnh ngộ ấy. Còn sự đau đớn của chúng ta không bắt nguồn chủ yếu từ sự nhận ra những 
dấu hiệu ấy, mà là từ chính cái tình cảnh của đối tượng mà những dấu hiệu nói trên đã đụng chạm 
đến và làm rung động cái lương năng bên trong của chúng ta. Thông tin - tri thức là thông tin sống, 
có khả năng sinh sôi không ngừng. Một mặt, nó không ngừng được nạp thêm, làm đầy thêm về khối 
lượng, loại hình, dung lượng từ môi trường; mặt khác, không ngừng truyền vào môi trường. Trong 
cả hai quá trình ấy, thông tin tri thức vẫn có thể vừa là sự nạp thêm, vừa là sự mất đi, vừa cung cấp 
và vừa sửa chữa, điều chỉnh. Đây là quá trình đặc biệt của thông tin tri thức. 
Tri thức là sự biểu hiện, khẳng định bản chất con người. Đây là sự tiếp cận con người, tiếp cận 
văn hóa về tri thức. Vì thế, câu hỏi trước tiên phải được đặt ra và giải đáp là: “Con người là gì?”. Sự 
giải đáp là toàn bộ những luận giải về tri thức phù hợp với nhận thức khoa học. 
Mối quan hệ của triết học với các môn khoa học khác: 
Triết học là một hình thái ý thức xã hội; là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về 
thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. 
Với quan niệm đó, triết học cổ đại không có đối tượng nghiên cứu riêng của mình, mà được xem 
là"khoa học của mọi khoa học". 
Quan niệm macxit cho rằng:"Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, là học thuyết 
về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức, của thái độ con người đối với thế giới; là 
khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy". 
Sự hình thành, phát triển của triết học không thể tách rời sự phát triển của khoa học cụ thể, qua 
khái quát các thành tựu của khoa học cụ thể. Tuy nhiên, triết học cụ thể, nó là thế giới quan và 
phương pháp luận cho khoa học cụ thể, nó là thế giới quan và phương pháp luận cho khoa học cu 
Lớp M12CQDT01-N Page 7
thể, là cơ sở lý luận cho các khoa học cụ thể trong việc đánh giá các thành tựu đã đạt được, cũng như 
vạch ra phương hướng, phương pháp cho quá trình nghiên cứu khoa học cụ thể. Khác với các khoa 
học cụ thể chỉ đi vào nghiên cứu từng lĩnh vực riêng biệt của thế giới, triết học xem xét thế giới như 
một chỉnh thể và đem lại một hệ thống các quan niệm về chỉnh thể đó. Triết học là sự diễn tả thế giới 
quan bằng lý luận. Mặc dù có sự khác nhau giữa các hệ thống triết học, nhưng điểm chung của 
chúng là đều nghiên cứu những vấn đề chung nhất của tự nhiên, xã hội và con người, mối quan hệ 
của con người nói chung, của tư duy nói riêng với thế giới. 
Trong lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển của khoa học, 
ngược lại chủ nghĩa duy tâm thường được sử dụng làm công cụ biện hộ cho tôn giáo và cản trở khoa 
học phát triển. Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng luôn gắn liền với các thành tựu của khoa 
học hiện đại, là sự khái quát các thành tựu khoa học đồng thời nó đóng vai trò to lớn đối với sự định 
hình phát triển của khoa học hiện đại. Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật biện chứng không thể thay thế 
các khoa học khác. Theo yêu cầu của sự phát triển đòi hỏi phải có sự liên minh chặt chẽ giữa triết 
học với các khoa học khác. 
Như vậy, có thể kết luận: 
- Kết luận của các khoa học là những tư liệu để từ đó triết học rút ra những kết luận chung nhất. 
- Những kết luận chung nhất của triết học quay lại phục vụ cho các khoa học cụ thể với tư cách 
định hướng để các khoa học cụ thể có thể đạt được kết quả tối ưu 
2. Trình bày khái quát và đánh giá các hình th ức lịch sử của phép biện chứng 
Ngay từ rất sớm trong triết học xuất hiện hai phương pháp đối lập nhau trong việc xem xét thế 
giới: Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình. 
Trong thời kỳ cổ đại, phép biện chứng chất phác, ngây thơ, mà đỉnh cao của nó là phép biện 
chứng cổ đại Hy Lạp, chiếm vị trí ưu trội. Theo quan điểm biện chứng đó, thế giới là một chỉnh thể 
thống nhất; giữa các bộ phận của nó có mối liên hệ qua lại, thâm nhập vào nhau, tác động và ảnh 
hưởng lẫn nhau; thế giới và các bộ phận cấu thành thế giới ấy không ngừng vận động và phát triển. 
Điển hình như: 
Trường phái Milê: Trường phái duy vật đơn nguyên do 3 nhà triết học duy vật là Talét, 
Anaximăngđrơ, Anaximen xây dựng, nhằm làm sáng rõ bản nguyên vật chất của thế giới. Nếu bản 
nguyên vật chất của thế giới được Talét cho là nước, thì Anaximăngđrơ cho là apeiron, còn 
Anaximen cho là không khí. Những quan niệm triết học duy vật của trường phái Milê tuy còn mộc 
mạc, thô sơ nhưng có ý nghĩa vô thần chống lại thế giới quan thần thoại đương thời và đã chứa đựng 
những yếu tố biện chứng chất phác. 
Trường phái Hêraclít: Trường phái duy vật đơn nguyên do Hêraclít xây dựng, thể hiện rõ các tư 
tưởng biện chứng chất phác thời cổ Hi Lạp thông qua các phỏng đoán thiên tài về quy luật thống 
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Dù chưa trình bày các quan niệm biện chứng như một hệ 
thống, nhưng hầu hết các luận điểm cốt lõi của phép biện chứng đều đã được ông đề cập đến dưới 
dạng danh ngôn, tỷ dụ, hay những phát biểu mang tính chất triết lý sâu sắc. Phép biện chứng duy vật 
chất phác là đóng góp của triết học Hêraclít vào kho tàng tư tưởng của nhân loại. 
Trường phái đa nguyên Empêđốc - Anaxago: Để lý giải tính đa dạng của vạn vật trong thế giới 
theo tinh thần duy vật, Empêđốc và Anaxago cố vượt qua quan niệm đơn nguyên sơ khai của trường 
phái Milê và trường phái Hêraclít, xây dựng quan niệm đa nguyên về bản chất của thế giới vật chất 
đa dạng 
Trường phái nguyên tử luận Lơxíp - Đêmôcrít: Trường phái này là đỉnh cao của triết học duy 
vật Hi Lạp cổ đại trong giai đoạn cực thịnh với các đại biểu Lơxíp, Đêmôcrít; trong đó, Lơxíp là 
người đầu tiên nêu lên các quan niệm về nguyên tử, Đêmôcrít là người phát triển các quan niệm này 
Lớp M12CQDT01-N Page 8
thành một hệ thống chặt chẽ và có sức thuyết phục. Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế nhưng với những 
thành tựu đạt được, Đêmôcrít đã nâng chủ nghĩa duy vật Hi Lạp lên đỉnh cao, làm cho nó đủ sức 
đương đầu chống lại các trào lưu duy tâm đang thịnh hành bấy giờ, mà trước hết là trào lưu duy tâm 
nổi tiếng của Platon. Sang thời kỳ suy tàn của triết học Hi Lạp cổ đại (Hi Lạp hóa) Êpicua (Epicure) 
đã củng cố và bảo vệ và phát triển thêm học thuyết nguyên tử… 
Ta nhận thấy rằng triết học thời này có những đặc điểm sau: 
- Một là, triết học Hy Lạp cổ đại thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai 
cấp chủ nô thống trị. Nó là công cụ lý luận để giai cấp này duy trì trật tự xã hội, củng cố vai trò 
thống trị của mình. 
- Hai là, trong nền triết học Hy Lạp cổ đại có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, 
trường phái duy vật - duy tâm, vô thần - hữu thần và gắn liền với cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng; 
trong đó, điển hình là cuộc đấu tranh giữa trào lưu duy vật của Đêmôcrít và trào lưu duy tâm của 
Platông… 
- Ba là, trong nền triết học Hy Lạp cổ đại đã xuất hiện phép biện chứng chất phác. Các nhà triết 
học Hy Lạp cổ đại là “những nhà biện chứng bẩm sinh”. Họ nghiên cứu và sử dụng phép biện chứng 
để nâng cao nghệ thuật hùng biện, để bảo vệ quan điểm triết học của mình, để tìm ra chân lý. Họ đã 
phát hiện ra nhiều yếu tố của phép biện chứng, nhưng chưa trình bày chúng như một hệ thống lý 
luận chặt chẽ. 
- Bốn là, triết học Hy Lạp cổ đại gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết 
về các lĩnh vực khác nhau nhằm xây dựng bức tranh về thế giới như một hình ảnh chỉnh thể thống 
nhất mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong nó. Do trình độ tư duy lý luận còn thấp, nên khoa học tự 
nhiên chưa đạt tới trình độ mổ xẻ, phân tích tự nhiên để đi sâu vào bản chất sự vật, mà nó mới 
nghiên cứu tự nhiên trong tổng thể để dựng nên bức tranh tổng quát về thế giới. Vì vậy, các nhà triết 
học đồng thời là các nhà khoa học tự nhiên, họ quan sát trực tiếp các hiện tượng tự nhiên để rút ra 
những kết luận triết học. 
- Năm là, triết học Hy Lạp coi trọng vấn đề con người. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã đưa ra 
nhiều quan niệm khác nhau về con người, cố lí giải vấn đề quan hệ giữa linh hồn và thể xác, về đời 
sống đạo đức - chính trị - xã hội của họ. Dù còn có nhiều bất đồng, song nhìn chung các triết gia đều 
khẳng định con người là tinh hoa cao quí nhất của tạo hóa. 
Đánh giá mặt tích cực và sự hạn chế của quan điểm biện chứng chất phác thời cổ đại, Ph.Ăngghen 
cho rằng trong quan điểm đó, chúng ta thấy một bức tranh về sự chằng chịt vô tận của những mối 
liên hệ và những sự tác động qua lại, sự vận động và phát triển, nhưng chưa làm rõ được cái gì đang 
liên hệ cũng như những quy luật nội tại của sự vận động và phát triển. 
Nhằm khắc phục những hạn chế trên đây, để đáp ứng nhu cầu hoạt động thực tiễn của con người 
và cũng nhờ sự tiến bộ của nhận thức, con người đã tiến hành nghiên cứu các bộ phận khác nhau của 
thế giới. Trong quá trình nghiên cứu, người ta tạm thời không chú ý tới mối liên hệ giữa khách thể 
đang nghiên cứu với các khách thể khác cũng như với thế giới nói chung, tạm thời cố định sự vật ở 
trạng thái hiện có mà không xem xét nó trong quá trình vận động và phát triển. Nhờ vậy tri thức con 
người về các bộ phận riêng rẽ của thế giới trong trạng thái tĩnh tại của chúng ngày càng trở nên sâu 
sắc hơn. Trước những thành quả to lớn trong việc nhận thức các bộ phận cấu thành thế giới do việc 
áp dụng phương pháp phân tích mang lại, một số nhà triết học đã tuyệt đối hóa phương pháp phân 
tích, và xem đó là phương pháp duy nhất để nhận thức thế giới. Từ đó ra đời phương pháp tư duy 
siêu hình - một phương pháp mang “tính hạn chế đặc thù của những thế kỷ gần đây”. 
Từ giữa thế kỷ XVIII trở đi, khoa học tự nhiên chuyển dần trọng tâm sang việc nghiên cứu các 
quá trình trong sự liên hệ, vận động và phát triển của chúng. Những thành quả do khoa học tự nhiên 
mang lại đã chứng minh rằng, tự bản thân thế giới tồn tại một cách biện chứng. Quan điểm siêu hình 
Lớp M12CQDT01-N Page 9
bị chính khoa học tự nhiên làm mất đi cơ sở tồn tại của nó. Nhưng việc phủ định quan điểm siêu 
hình lúc này dẫn đến tới việc xác lập vị trí ưu trội của phép biện chứng duy tâm khách quan mà định 
cao là ở triết học Hêghen. 
Nhà triết học Ph.Hêghen, bộ óc bách khoa toàn thư vĩ đại nhất trong lịch sử triết học của nhân loại 
đã xây dựng hệ thống triết học duy tâm khách quan biện chứng nổi tiếng. Trong Hiện tượng luận 
tinh thần, ông nêu lên những nền tảng của một triết học mới, qua tác phẩm này Hêghen đã thoát ra 
khỏi sự ràng buộc mình với tư tưởng của Senlinh; Còn trong Bách khoa toàn thư các khoa học triết 
học, ông trình bày một cách chi tiết toàn bộ nội dung Hệ thống triết học mới của mình. 
Theo Hêghen, giới tự nhiên và xã hội loài người chỉ là sự tồn tại khác của “ý niệm”, do sự tha hóa 
của ý niệm mà thành. Ý niệm nằm trong quá trình vận động và phát triển không ngừng. Việc nghiên 
cứu tính biện chứng của ý niệm đã dẫn Hêghen đến chỗ đưa ra một hệ thống các khái niệm, các 
phạm trù và các quy luật cơ bản của phép biện chứng. Đây thực sự là công lao lớn của Hêghen. Song 
do bị chi phối bởi chủ nghĩa duy tâm khách quan, Hêghen đã rút ra kết luận hoàn toàn sai lầm: Biện 
chứng của ý niệm quy định tính biện chứng của các sự vật và hiện tượng. 
Theo Hêghen: Hiện tượng luận tinh thần với 4 nền tảng của triết học mới 
Một là, thừa nhận tồn tại ý niệm tuyệt đối: Theo Hêghen, ý niệm tuyệt đối chứ không phải cái 
Tuyệt đối (Senlinh) là nền tảng của hiện thực. Ý niệm tuyệt đối là sự hợp nhất giữa thực thể - giới tự 
nhiên (Xpinôda) và cái Tôi tuyệt đối (Phíchtơ), là sự đồng nhất giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần 
và vật chất, là Đấng tối cao sáng tạo ra giới tự nhiên, con người và lịch sử nhân loại. Con người chỉ 
là một sản phẩm của quá trình vận động phát triển tự thân của ý niệm tuyệt đối. Hoạt động nhận thức 
và cải tạo thế giới của con người, tức lịch sử nhân loại chỉ là giai đoạn phát triển cao của ý niệm 
tuyệt đối, là công cụ để nó nhận thức chính bản thân mình và quay trở về với chính mình. Theo 
Hêghen, tư duy lôgích chứ không phải trực giác nghệ thuật (Senlinh) là hình thức thể hiện cao nhất 
của ý niệm tuyệt đối. 
Hai là, thừa nhận sự phát triển của ý niệm tuyệt đối: Phát triển được Hêghen hiểu như một chuỗi 
các hành động phủ định biện chứng, trong đó, cái mới liên tục thay thế cái cũ, nhưng đồng thời kế 
thừa những yếu tố hợp lý của cái cũ. Quá trình phát triển của ý niệm tuyệt đối diễn ra theo tam đoạn 
thức “chính đề - phản đề - hợp đề”. Đó cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn giữa cái 
vật chất và cái tinh thần, giữa khách thể và chủ thể... trong bản thân ý niệm tuyệt đối. 
Ba là, thừa nhận ý thức con người là sản phẩm của lịch sử: Hêghen coi lịch sử là hiện thân của ý 
niệm tuyệt đối, là đỉnh cao của sự phát triển ý niệm tuyệt đối trên trần gian. Lịch sử nhân loại có 
được nhờ vào hoạt động có ý thức của những cá nhân cụ thể, nhưng nó lại là nền tảng quy định ý 
thức của mỗi cá nhân. Ý thức cá nhân chỉ là sự khái quát, sự “đi tắt” toàn bộ lịch sử mà ý thức nhân 
loại đã trải qua. Ý thức nhân loại là sự tái hiện lại toàn bộ tiến trình của lịch sử nhân loại, là sản 
phẩm của lịch sử, là hiện thân của ý niệm tuyệt đối. 
Bốn là, triết học là học thuyết về ý niệm tuyệt đối: Hêghen thừa nhận có 3 hình thức thể hiện ý 
niệm tuyệt đối trên trần gian là nghệ thuật, tôn giáo và triết học, trong đó, triết học là hình thức thể 
hiện cao nhất, trọn vẹn và đầy đủ nhất ý niệm tuyệt đối. Theo Hêghen, triết học là khoa học của mọi 
khoa học, là khoa học vạn năng đóng vai trò nền tảng cho toàn bộ thế giới quan và tư tưởng con 
người. Nhưng mỗi thời đại lại có một học thuyết triết học của riêng mình. Học thuyết này là tinh hoa 
tinh thần của thời đại đó, là thời đại được thể hiện dưới dạng tư tưởng. Mỗi hệ thống triết học của 
một thời đại nào đó đều là sự chắt lọc, kết tinh, khái quát lại toàn bộ lịch sử tư tưởng trước đó, đặc 
biệt là tư tưởng triết học. Triết học và lịch sử triết học thống nhất với nhau như là sự thống nhất giữa 
cái lôgích và cái lịch sử; vì vậy, triết học phải bao trùm toàn bộ lịch sử phát triển của ý niệm tuyệt 
đối. Theo quan điểm này thì triết học Hêghen, - khoa học về ý niệm tuyệt đối -, được chia thành 3 bộ 
phận là khoa học lôgích, triết học tự nhiên, triết học tinh thần; ứng với 3 giai đoạn phát triển của ý 
Lớp M12CQDT01-N Page 10
niệm tuyệt đối là ý niệm tuyệt đối trong chính nó, ý niệm tuyệt đối trong sự tồn tại khác của nó (tự 
tha hóa), ý niệm tuyệt đối khắc phục sự tự tha hóa quay về với no. 
Khoa học lôgích: Là tác phẩm quan trọng nhất của Hệ thống triết học Hêghen, Khoa học lôgích 
nghiên cứu ý niệm tuyệt đối ở giai đoạn sơ khai, nhưng lại là xuất phát điểm của hệ thống. Khi vạch 
ra những hạn chế của lôgích học cũ là chỉ nghiên cứu tư duy chủ quan trong phạm vi ý thức cá nhân 
mà không chỉ ra được ranh giới giữa lôgích học với các ngành khoa học khác cùng nghiên cứu tư 
duy, là chỉ dựa trên những phạm trù bất động, tách rời hình thức ra khỏi nội dung của nó..., Hêghen 
khởi thảo một lôgích học mới giúp vạch ra bản chất đích thực của tư duy, và đóng vai trò như một 
phương pháp luận triết học làm cơ sở cho mọi khoa học. 
Triết học tự nhiên: Đây là học thuyết về giới tự nhiên với tính cách là một dạng tồn tại khác của ý 
niệm tuyệt đối dưới dạng các sự vật vật chất. Hêghen không giải thích ý niệm tuyệt đối chuyển từ 
chính nó sang giới tự nhiên như thế nào và khi nào, mà chỉ nói rằng ý niệm tuyệt đối tồn tại bên 
ngoài thời gian, và giới tự nhiên cũng không có khởi đầu trong thời gian. Hêghen cho rằng, quá trình 
hình thành giới tự nhiên từ ý niệm tuyệt đối đồng thời cũng là quá trình ý niệm tuyệt đối ngày càng 
biểu hiện ra thành giới tự nhiên. Thế giới đã được tạo ra, hiện đang được tạo ra và sẽ vĩnh viễn được 
tạo ra. 
Triết học tinh thần: Trong tác phẩm này, Hêghen xem xét ý niệm tuyệt đối ở giai đoạn cuối cùng 
trên con đường diễu hành nơi trần gian, từ bỏ giới tự nhiên, khắc phục sự tha hóa, quay về lại chính 
mình như thế nào. 
Nhận xét chung về Hệ thống triết học Hêghen 
Một là, thế giới quan duy tâm là thế giới quan xuyên suốt toàn bộ nội dung triết học Hêghen: Mọi 
sự vật, quá trình dù là vật chất hay tinh thần đều là hiện thân của ý niệm tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối 
chi phối mọi sự sinh thành, tồn tại và tiêu vong của hết thảy mọi cái trong thế giới. Vật chất, giới tự 
nhiên chỉ là sự tự tha hóa, một sự tồn tại khác, một sản phẩm sơ cứng bất động của ý niệm tuyệt đối 
mà thôi. Đề cao cái tinh thần, khẳng định tính quyết định của nó trong việc đưa ra các phương thức 
giải quyết cho các vấn đề thuộc về lý luận cũng như thực tiễn là tư tưởng chủ đạo được trình bày 
trong toàn bộ nội dung triết học Hêghen. 
Hai là, phép biện chứng là linh hồn sống động của hệ thống triết học Hêghen: Tư tưởng về mối 
liên hệ phổ biến (mọi cái đều là hiện thân, là các giai đoạn khác nhau nhưng liên hệ lẫn nhau của ý 
niệm tuyệt đối) và tư tưởng về sự phát triển (quá trình phủ định biện chứng của ý niệm tuyệt đối) là 
những tư tưởng cơ bản xuyên suốt, là mạch suối ngầm thấm chảy qua toàn bộ hệ thống của Hêghen. 
Phát triển là một quá trình thay đổi từ thấp lên cao, bằng cách chuyển hóa qua lại giữa lượng và 
chất, do sự giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong các hình thức cụ thể của ý niệm tuyệt đối tạo 
nên. Trên cơ sở mổ xẻ quá trình tự vận động của ý niệm tuyệt đối, Hêghen đã phát hiện ra các quy 
luật cơ bản của phép biện chứng và các quy luật không cơ bản - các cặp phạm trù. 
Hêghen còn xây dựng các nguyên tắc của lôgích biện chứng, các quan điểm biện chứng về nhận 
thức, ông đã đặt nền móng cho sự thống nhất giữa phép biện chứng, lôgích học và nhận thức luận. 
Theo Hêghen, nhận thức phải đi từ trừu tượng đến cụ thể, nhận thức lý thuyết phải thống nhất với 
hoạt động thực tiễn. Chân lý phải mang tính cụ thể, tính quá trình và là sự phù hợp của khái niệm với 
thực tiễn. Tuy nhiên, đối với Hêghen, nhận thức là khám phá ra ý niệm tuyệt đối chứ không phải 
khám phá ra giới tự nhiên vật chất; và thực tiễn không phải là hoạt động vật chất mà chỉ là những 
hoạt động tinh thần của chủ thể sáng tạo ra tư tưởng mà thôi. 
Phép biện chứng của Hêghen không chỉ là lý luận biện chứng về sự phát triển của thế giới ý niệm, 
mà còn là phương pháp biện chứng nghiên cứu thế giới ý niệm. Thông qua phép biện chứng của ý 
niệm, Hêghen đã đoán được phép biện chứng của sự vật, vì vậy, nó là phép biện chứng duy tâm. 
Lớp M12CQDT01-N Page 11
Phép biện chứng của Hêghen, về thực chất, là tích cực và cách mạng, nhưng nó lại bị giam hãm 
trong hệ thống triết học duy tâm thần bí của ông; vì vậy, trong triết học của Hêghen, bên cạnh những 
nội dung biện chứng, tiến bộ, vạch thời đại, khoa học và cách mạng lại có không ít quan điểm siêu 
hình, phản động, phản khoa học và bảo thủ, tư biện; nghĩa là trong nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn. 
+ Hêghen đã phủ nhận sự phát triển trong giới tự nhiên, ông bất chấp hay phủ nhận nhiều thành 
tựu của khoa học tự nhiên bấy giờ nếu chúng không dung hợp với ý niệm tuyệt đối. 
+ Hêghen coi nhà nước Đức, văn minh Đức là đỉnh cao của hiện thân tinh thần tuyệt đối trên trần 
gian, là chuẩn mực cuối cùng mà mọi dân tộc trên thế giới phải vươn đến. 
+ Hêghen coi, trong triết học Đức - triết học Hêghen, ý niệm tuyệt đối đã khám phá ra chính mình 
từ cái không phải là mình để quay về với mình; do đó, tại đây, mọi sự phát triển tiếp tục đều chấm 
dứt… 
Dù có nhiều hạn chế không nhỏ nhưng thành tựu mà triết học Hêghen mang lại - phép biện chứng 
tư duy là một cống hiến vĩ đại cho kho tàng tư tưởng của nhân loại. Triết học Hêghen là một cội 
nguồn của triết học Mác. Cứu lấy phép biện chứng, giải phóng hạt nhân biện chứng ra khỏi lớp vỏ 
duy tâm thần bí của Hệ thống Hêghen là một yêu cầu cấp bách của triết học mà sau này Mác đã thực 
hiện. Khi cải tạo phép biện chứng duy tâm Hêghen theo tinh thần duy vật của triết học Phoiơbắc, 
Mác đã xây dựng phép biện chứng duy vật - phép biện chứng của sự vật - thế giới khách quan, mà 
phép biện chứng của ý niệm chỉ là hình ảnh biện chứng trong bộ óc con người phản ánh phép biện 
chứng của sự vật - thế giới khách quan. 
Tóm lại, với một hệ thống triết học tương đối hoàn chỉnh, với tri thức bách khoa, kiến thức uyên 
bác và thiên tài của mình, Hêghen trở thành nhà triết học lớn nhất thời bấy giờ. Học thuyết của ông 
khép lại một giai đoạn phát triển triết học đầy sôi động, đồng thời mở ra một giai đoạn cách mạng 
mới trong lịch sử triết học - giai đoạn gắn tư tưởng triết học với thực tiễn cách mạng. 
Xuất phát từ quan điểm coi triết học mới phải là triết học về chính con người, có sứ mạng mang 
lại cho con người một cuộc sống hạnh phúc thật sự trên trần gian mà Phoiơbắc lấy con người làm đối 
tượng nghiên cứu của triết học. Ông cho rằng, xưa nay triết học nghiên cứu vấn đề về quan hệ giữa 
tư duy và tồn tại, nhưng quan hệ này thuộc về bản chất của con người; bởi vì, chỉ có con người đang 
sống, đang tồn tại mới có tư duy. Theo ông, chỉ khi nào xuất phát từ con người thì vấn đề về quan hệ 
giữa tư duy và tồn tại mới được giải quyết một cách đúng đắn và có ý nghĩa thật sự. Do con người là 
đối tượng của triết học mới, và khoa học nghiên cứu bản chất của con người là nhân bản học, nên 
triết học mới đó phải là triết học nhân bản hay nhân bản học phải là khoa học cơ sở và chung nhất 
cho mọi ngành khoa học. Triết học mới mà Phoiơbắc đã xây dựng là triết học duy vật nhân bản. 
Triết học Phoiơbắc đã khôi phục được truyền thống duy vật thế kỷ XVIII trong hoàn cảnh chủ 
nghĩa duy tâm thống trị đời sống tinh thần ở Phương Tây, và phát triển chủ nghĩa duy vật thêm một 
bước. Ông đã trình bày sáng rõ nhiều quan điểm duy vật; ông phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm 
và Cơ đốc giáo; ông biết đặt con người vào đúng tâm điểm phân tích triết học. Triết học của ông chất 
chứa đầy tính duy vật khả tri và nhân bản, nó là một cội nguồn tư tưởng của triết học Mác. 
Triết học của Phoiơbắc không sâu, còn nhiều quan niệm siêu hình, phiếm diện trong lý giải đối 
tượng triết học, trong việc phân tích bản chất con người, trong việc tìm hiểu thực tiễn và xác định vai 
trò của nó trong nhận thức và cuộc sống…; Đặc biệt, trong việc xác định nguồn gốc, động lực phát 
triển và phương tiện cải tạo xã hội, quan điểm của Phoiơbắc còn đầy tính duy tâm; Thái độ đối với 
tôn giáo của ông không nhất quán… Điều này thể hiện như sau: 
- Một là, do phủ nhận hệ thống duy tâm của triết học Hêghen nên ông phủ nhận luôn phép biện 
chứng; hơn nữa, ông hiểu biện chứng rất hời hợt, - phép biện chứng không phải là sự độc thoại của 
một nhà tư tưởng với bản thân mình mà là sự đối thoại giữa Tôi và Anh… 
Lớp M12CQDT01-N Page 12
- Hai là, do đứng trên quan điểm nhân đạo chung chung mà quan niệm về con người rất trừu 
tượng, phi lịch sử; ông chỉ quan tâm đến mặt tự nhiên - sinh học mà không chú ý mặt xã hội và điều 
kiện chính trị - xã hội của con người; tuyệt đối hóa và coi tình yêu là bản chất con người. 
- Ba là, do bỏ qua hoạt động thực tiễn nên Phoiơbắc coi nhận thức là một quá trình tĩnh tại, thụ 
động của chủ thể tiếp nhận hình ảnh của khách thể mà không phải là quá trình mang tính thực tiễn 
năng động, sáng tạo thế giới của con người - chủ thể nhận thức; Phoiơbắc không chỉ không thấy 
được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức mà ông cũng không thấy được vai trò to lớn của thực 
tiễn đối với sự hoàn thiện con người, thúc đẩy phát triển sản xuất nói riêng, xã hội nói chung. Vì 
không thấy trong thực tiễn động lực phát triển xã hội nên ông cố đi tìm nó trong tình yêu. Do không 
xuất phát từ quan điểm thực tiễn mà trong lĩnh vực xã hội, Phoiơbắc cũng như mọi nhà tư tưởng 
trước Mác đều sa vào chủ nghĩa duy tâm, quá đề cao sức mạnh tinh thần, trước hết là giáo dục, đạo 
đức, pháp luật… mà không thấy được vai trò của nền sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát 
triển của xã hội. 
Phép biện chứng duy vật được C.Mác và Ph. Ăngghen xâydựng vào giữa thế kỷ XIX, sau đó được 
Lênin phát triển. Sự ra đời của phép biện chứng duy vật được chuẩn bị bằng toàn bộ sự phát triển xã 
hội, triết học và khoa học tự nhiên trứơc đó mà trực tiếp nhất là phép biện chứng của Hêghen và 
quan điểm duy vật của Phoiơbắc. Trong phép biện chứng duy vật luôn luôn có sự thống nhất hữu cơ 
giữa thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp biện chứng duy vật. 
Phép biện chứng duy vật đã khái quát một cách đúng đắn những quy luật vận động và phát triển 
chung nhất của thế giới. Nhờ vậy, C.Mác và Ph. Ănghen khắc phục được những hạn chế vốn có của 
phép biện chứng tự phát thời cổ đại và những sai lầm của phép biện chứng duy tâm khách quan thời 
cận đại, làm cho phép biện chứng duy vật trở thành một khoa học. 
Với tư cách là một khoa học, phép biện chứng duy vật được tạo thành từ một loạt những phạm 
trù, những nguyên lý, những quy luật được khái quát từ hiện thực. Cho nên nó có khả năng phản ánh 
đúng sự liên hệ, sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Đúng như Ph. Ăngghen 
đã định nghĩa “phép biện chứng... là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động sự 
phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và tư duy”. Lênin đã gọi phép biện chứng duy vật là 
linh hồn của chủ nghĩa Mác. 
Quá trình chuyển biến tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa dân 
chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản (trước năm 1844) 
Trong bước đầu hoạt động khoa học và chính trị, C.Mác và Ph.Ăngghen đứng trên lập trường của 
chủ nghĩa duy tâm và quan điểm dân chủ cách mạng. 
Các Mác (5/5/1818 - 14/3/1883) được sinh ra và lớn lên tại thành phố Tơrivơ, vùng Ranh của 
nước Đức. Ngay từ khi còn học trung học, C.Mác đã thể hiện là một thanh niên tài năng, yêu quê 
hương, đất nước và gắn hạnh phúc cá nhân với hạnh phúc chung của mọi người… Trong thời gian 
học tập và nghiên cứu tại Đại học Bon và Đại học Béclin, ông là người rất say mê nghiên cứu triết 
học, vì theo C.Mác, chỉ có triết học mới đem đến cho con người sự hiểu biết và khả năng cải tạo thế 
giới nhằm giải phóng con người… Từ năm 1837, C.Mác bắt đầu nghiên cứu triết học Hêghen, tham 
gia phái Hêghen trẻ. Nét nổi bật mà C.Mác nhận thấy ở Hêghen là phương pháp nhận thức, phương 
pháp tư duy biện chứng… Từ năm 1839, C.Mác bắt đầu nghiên cứu triết học Hy Lạp cổ đại và triết 
học cận đại. Trong Luận án tiến sĩ Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcrít và triết học tự 
nhiên của Êpiquya, bảo vệ năm 1841, C.Mác vẫn đứng trên lập trường triết học duy tâm của Hêghen, 
coi sự vận động và phát triển của tự ý thức là động lực của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, ông vẫn 
đánh giá cao vai trò của Êpiquia trong lịch sử triết học, đã làm phong phú và đóng góp vào sự phát 
triển của học thuyết nguyên tử của Đêmôcrít, chống tư tưởng tôn giáo, ủng hộ chủ nghĩa vô thần. 
Trong luận án này, C.Mác đã phê phán phái Hêghen trẻ, đề cao vai trò của phép biện chứng trong 
Lớp M12CQDT01-N Page 13
quá trình nhận thức và cải tạo xã hội, phục vụ cho cuộc đấu tranh chính trị, hướng đến hạnh phúc 
của con người. 
Phriđrích Ăngghen (28/11/1820 - 5/8/1895) sinh ra trong một gia đình chủ xưởng dệt. Mong 
muốn của gia đình là ông sớm trở thành một nhà kinh doanh… Từ năm 1839, vừa làm việc và tự 
học, ông bắt đầu nghiên cứu triết học Đức, nhất là nghiên cứu triết học Hêghen. Đứng trên lập 
trường dân chủ cách mạng, đối lập với chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, tháng 3 năm 1839, Ph.Ăngghen 
viết bài báo đầu tiên Những bức thư từ Vesphali đả kích bộ mặt thật của bọn chủ xưởng, ủng hộ 
những người lao động… Năm 1841, Ph.Ăngghen tới Béclin làm nghĩa vụ quân sự và dự nghe các 
bài giảng triết học tại Đại học Béclin, đồng thời tham gia vào nhóm Hêghen trẻ. Trong thời gian này, 
ông đã viết một số tác phẩm nhằm mục đích phê phán các quan điểm phản động của nhà triết học 
Sêlinh. Các tác phẩm Sêlinh và Hêghen, Sêlinh - nhà triết học nơi Chúa Kitô, và đặc biệt là tác phẩm 
Sêlinh và sự linh báo (1842) đã thể hiện tư tưởng dân chủ cách mạng, thấy được mâu thuẫn giữa mặt 
tiến bộ và mặt bảo thủ trong triết học Hêghen. Dù vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của chủ nghĩa duy 
tâm, Ph.Ăngghen vẫn đánh giá cao triết học Phoiơbắc, vì ông nhận thấy thế giới quan duy vật của 
Phoiơbắc triệt để hơn các nguyên lý triết học duy tâm Hêghen… Cuối năm 1842, Ph.Ăngghen sang 
Mantrextơ, làm việc trong một xưởng sợi, bắt đầu tìm hiểu phong trào công nhân và nghiên cứu kinh 
tế chính trị học cổ điển Anh. Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng giúp ông thấy rõ mối liên hệ giữa 
lý luận và thực tiễn trong cuộc đấu tranh xã hội, tạo bước chuyển biến về quan điểm chính trị của 
ông. 
Sự chuyển biến tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa dân chủ 
cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản 
Sự chuyển biến tư tưởng của C.Mác bắt đầu từ quá trình hoạt động báo chí và qua sự phê phán 
triết học Hêghen về nhà nước, pháp quyền, tôn giáo và vai trò của triết học: Thông qua báo Sông 
Ranh (1842 - 1843), C.Mác viết bài bảo vệ lợi ích của những con người lao động nghèo khổ, cổ vũ 
cuộc đấu tranh vì tự do và dân chủ; phê phán sâu sắc các tệ nạn bóc lột, áp bức người lao động, về sự 
bần cùng của nông dân. Hoạt động này giúp C.Mác nhận thức đầy đủ hơn về những mặt hạn chế của 
triết học Hêghen, tính chất phản động, bảo thủ của Nhà nước Phổ, và qua đó, quan điểm của C.Mác 
chuyển dần từ khuynh hướng duy tâm và lập trường dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật biện 
chứng và chủ nghĩa cộng sản… Trong tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của 
Hêghen (1943), C.Mác phủ nhận mệnh đề “tồn tại là hợp lý” của Hêghen, kiên quyết bác bỏ các hình 
thức đang tồn tại của nền chính trị nước Đức lúc bấy giờ là ý thức pháp quyền và nhà nước, đồng 
thời trình bày các vấn đề nhà nước, pháp quyền, triết học, tôn giáo trên nền tảng thế giới quan duy 
vật biện chứng; C.Mác coi triết học là vũ khí để cải tạo thế giới, là động lực cải tạo xã hội: Xuất phát 
từ tư tưởng “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực 
lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực 
lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”, C.Mác coi triết học là vũ khí tinh thần của 
giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh cải tạo xã hội: “Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ 
khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình”. Khi chỉ ra 
tôn giáo cũng là sản phẩm của các điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ lịch sử, C.Mác vạch 
ra nguồn gốc và bản chất của tôn giáo trong mối quan hệ với đời sống hiện thực và nhu cầu tinh 
thần, tình cảm của con người. C.Mác viết: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo 
nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của 
chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của 
những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. 
Lúc bấy giờ, thông qua Niên giám Pháp - Đức, Ph.Ăngghen cũng đã đăng tải một số tác phẩm phê 
phán chế độ tư hữu và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, phê phán các tư tưởng kinh tế chính 
trị học của A.Xmít và Đ.Ricácđô trên tinh thần biện chứng; đồng thời qua đó khẳng định vai trò sứ 
mệnh lịch sử của giai cấp vô sản… 
Lớp M12CQDT01-N Page 14
Tháng 8/1844, trên đường từ Anh về Đức, Ph.Ăngghen đã gặp C.Mác tại Pari. Và từ đây, giữa hai 
ông đã bắt đầu một tình bạn, tình đồng chí vĩ đại và cảm động trong suốt cả cuộc đời để sáng tạo nên 
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Như vậy, cho đến thời điểm này, C.Mác 
và Ph.Ăngghen đã có bước chuyển hoàn toàn từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật 
biện chứng, từ lập trường chính trị dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa xã hội khoa học. Đó là một 
quá trình phức tạp, vừa cải biến phép biện chứng duy tâm của Hêghen thành phép biện chứng duy 
vật, vừa vận dụng phép biện chứng duy vật vào việc nhận thức xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen đã đặt 
nền móng vững chắc cho một cuộc cách mạng trong triết học, để từng bước hoàn chỉnh hệ thống triết 
học của mình cả về thế giới quan và phương pháp luận. 
Thời kỳ C.Mác và Ph.Ăngghen đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật 
lịch sử (1844 - 1848): Hai ông đã trình bày một cách toàn diện những vấn đề về triết học, kinh tế 
chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học trên nền tảng thế giới quan duy vật triệt để và cách mạng, 
làm rõ những quy luật cơ bản của xã hội. Triết học Mác trở thành thế giới quan và phương pháp luận 
để nhận thức và cải tạo thực tiễn. 
Với tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học (1844), C.Mác trình bày những nghiên cứu về kinh tế 
học để rút ra những kết luận về triết học. 
Từ việc nghiên cứu kinh tế chính trị học Anh, nghiên cứu quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, từ 
việc phân tích các phạm trù kinh tế cụ thể (tiền công, lợi nhuận, tư bản, địa tô, sức lao động...), 
C.Mác đã phát hiện ra bản chất của xã hội tư bản - xã hội đối kháng giữa người công nhân và nhà tư 
bản. C.Mác viết: “Tư bản là quyền chỉ huy lao động và sản phẩm của lao động. Nhà tư bản có được 
quyền đó không phải nhờ những phẩm chất cá nhân hay phẩm chất con người của hắn, mà chỉ có 
được với tư cách là người sở hữu tư bản. Sức mạnh của hắn là sức mua của tư bản của hắn, sức mua 
mà không có gì có thể chống lại nỗi” … 
Từ chỗ coi sức lao động của người công nhân là hàng hóa, được đem ra mua bán, trao đổi, nhằm 
mục đích duy trì sự tồn tại mang tính động vật của con người, C.Mác xem xét vấn đề lao động bị tha 
hóa, và ông kết luận: lao động bị tha hóa là sản phẩm tất yếu của nền sản xuất xã hội trong chủ nghĩa 
tư bản. Nếu Hêghen coi sự tha hóa chỉ diễn ra trong ý thức, tinh thần; còn Phoiơbắc chỉ nhấn mạnh 
sự tha hóa của bản chất con người trong tôn giáo; thì C.Mác đã đi tới tận nguồn của sự tha hóa, đó là 
sự tha hóa của lao động, của bản chất con người, sự đánh mất bản chất người trong chính quá trình 
sản xuất vật chất. C.Mác viết: “Sự tha hóa thể hiện ở chỗ tư liệu sinh hoạt của tôi thuộc về người 
khác, ở chỗ đối tượng mong muốn của tôi là vật sở hữu của người khác mà tôi không với tới được, 
cũng như ở chỗ bản thân mỗi vật hóa ra là một cái khác với bản thân nó, ở chỗ hoạt động của tôi hóa 
ra là một cái khác nào đó và cuối cùng, điều này cũng đúng cả đối với nhà tư bản, lực lượng không 
phải người nói chung thống trị tất cả”. Vì vậy, quan hệ tha hóa đối lập ấy được biểu hiện như một sự 
kết tội bản chất xã hội tư bản chủ nghĩa: “Cái vốn có của súc vật trở thành chức phận của con người, 
còn cái có tính người thì trở thành cái vốn có của súc vật”. Kết luận tất yếu được rút ra là, muốn giải 
phóng con người ra khỏi sự tha hóa thì phải xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, có 
như vậy mới trả con người trở về với chính bản chất của nó… 
Với tinh thần phê phán, C.Mác đã đánh giá phép biện chứng trong triết học Hêghen, cũng như chủ 
nghĩa duy vật của Phoiơbắc, làm rõ những đóng góp và hạn chế của họ, từ đó khẳng định vai trò và 
tính chất cách mạng của phép biện chứng duy vật. 
Năm 1845, C.Mác đã phác thảo Luận cương về Phoiơbắc chỉ ra những khuyết điểm cơ bản của 
chủ nghĩa duy vật trước đây trong việc nhận thức về con người, lịch sử và phương pháp nhận thức. 
C.Mác cũng nêu lên sự khác nhau căn bản giữa triết học của ông với các học thuyết triết học khác 
trong lịch sử. C.Mác viết: “Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến nay, - 
kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, - là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức 
Lớp M12CQDT01-N Page 15
dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không được nhận thức la hoạt động cảm giác 
của con người, là thực tiễn, không được nhận thức về mặt chủ quan” … 
Thông qua vai trò thực tiễn, C.Mác đã chứng minh tính lịch sử - xã hội quy định bản chất con 
người: “Phoiơbắc hòa tan bản chất tôn giáo vào bản chất con người. Nhưng bản chất con người 
không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản 
chất con người là tổng hòa của những quan hệ xã hội”. Luận đề này thể hiện tính chất duy vật triệt 
để trong quan niệm của C.Mác về con người và lịch sử, chống lại những tư tưởng duy tâm siêu hình 
về xã hội và con người trong các hệ thống triết học khác trong lịch sử, nhất là triết học của Phoiơbắc. 
Từ năm 1945 - 1846, C.Mác và Ph.Ăngghen đã cộng tác với nhau để hoàn thành một tác phẩm 
quan trọng Hệ tư tưởng Đức. Trong tác phẩm này, hai ông đã kết hợp một cách khoa học giữa chủ 
nghĩa duy vật và phép biện chứng; vận dụng phép biện chứng duy vật vào nhận thức lịch sử xã hội 
và phát hiện ra các quy luật của lịch sử, từ đó sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, làm sáng tỏ sứ 
mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, đặt cơ sở khoa học cho lý luận cách mạng của triết học Mác. 
Xuất phát từ hiện thực lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của 
con người, và do đó là tiền đề của mọi lịch sử, đó là: người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có 
thể làm ra lịch sử”. Tuy nhiên, “muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống… 
Hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất trong những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu ấy, việc sản 
xuất ra bản thân đời sống vật chất”. Như vậy, việc sản xuất ra đời sống vật chất là cơ sở quyết định 
sự tồn tại, mà yếu tố quan trọng nhất là lực lượng sản xuất, sẽ quyết định mọi trạng thái của lịch sử - 
xã hội. Quan niệm trên biểu hiện tư tưởng duy vật của C.Mác và Ph.Ăngghen về lịch sử. Từ đó, hai 
ông đã phê phán những sai lầm của chủ nghĩa duy tâm Hêghen và chủ nghĩa duy vật siêu hình 
Phoiơbắc trong việc nhận thức lịch sử - xã hội. 
C.Mác và Ph.Ăngghen nêu lên các hình thức sở hữu và sự thay thế của các phương thức sản xuất 
khác nhau trong lịch sử xã hội loài người. Khi trình bày các hình thức sở hữu trong lịch sử, C.Mác 
và Ph.Ăngghen đã trình bày quá trình phát triển của lịch sử dưới dạng vắn tắt mà hạt nhân của nó là 
sở hữu về tư liệu sản xuất; xét về thực chất, đó chỉ là biểu hiện của quy luật về sự phù hợp của quan 
hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, - một quy luật chung chi phối sự phát triển 
của các hình thái kinh tế - xã hội. 
C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội: “Ý 
thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức, và tồn tại của con người là 
quá trình đời sống hiện thực của con người”, vì thế, “không phải ý thức quyết định đời sống mà 
chính đời sống quyết định ý thức”. Sự phát triển của toàn bộ lịch sử - xã hội là sự chứng minh vai trò 
quyết định của tồn tại xã hội, trong đó, phương thức sản xuất có ý nghĩa cơ bản nhất. “Ngay từ đầu, 
ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại”. 
C.Mác và Ph.Ăngghen vạch ra bản chất nhà nước bị quy định bởi quan hệ lợi ích vật chất; nhà 
nước của giai cấp thống trị “chẳng phải là cái gì khác mà chỉ là hình thức tổ chức mà những người tư 
sản buộc phải dùng đến để đảm bảo lẫn cho nhau sở hữu và lợi ích của họ, ở ngoài nước cũng như ở 
trong nước”. Từ đây, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, “trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai 
cấp thống trị là những tư tưởng thống trị. Điều đó có nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất 
thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị trong xã hội”. Vì vậy, nhiệm vụ của 
giai cấp vô sản là phải xóa bỏ trạng thái hiện tồn, xóa sự thống trị của giai cấp tư sản cả trong cơ sở 
hạ tầng lẫn trong kiến trúc thượng tầng, để xác lập sự thống trị của giai cấp vô sản, - giai cấp tiên 
tiến và cách mạng nhất của thời đại. “Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng 
thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi 
chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay”. Mặc dù, phong trào 
công nhân trong giai đoạn này chưa biểu hiện tính tự giác của nó, tức là chưa ý thức được vai trò, sứ 
mệnh lịch sử của giai cấp mình một cách hoàn toàn đầy đủ. Song, sự phát triển tất yếu của lịch sử, 
địa vị khách quan của giai cấp vô sản cho phép họ giành lấy chính quyền về tay mình, “bằng một 
Lớp M12CQDT01-N Page 16
cuộc cách mạng, cuộc cách mạng này một mặt lật đổ thế lực của phương thức sản xuất và của sự 
giao tiếp trước đó và cả của cơ cấu xã hội cũ và mặt khác, phát triển tính phổ biến của giai cấp vô 
sản và nghị lực mà giai cấp vô sản cần có”. Điều đó, có nghĩa là giai cấp vô sản, - người đại diện cho 
lực lượng sản xuất mới trong xã hội, - phải thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình bằng việc phải giành 
lấy quyền lực chính trị. 
Tháng 2 năm 1848, C.Mác và Ph.Ăngghen viết tác phẩm nổi tiếng Tuyên ngôn của Đảng Cộng 
sản. Đây là tác phẩm tuyên truyền cho tổ chức “Đồng minh những người cộng sản”, là cương lĩnh 
đầu tiên của Đảng Cộng sản về chủ nghĩa xã hội khoa học, vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng, 
phép biện chứng duy vật vào lý luận đấu tranh giai cấp và vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô 
sản. Tác phẩm này đánh dấu sự hoàn thành giai đoạn khởi thảo những nguyên lý cơ bản của triết học 
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, thể hiện rõ thế giới quan mới của triết học Mác. Ngày nay, 
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản vẫn còn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Dù lịch sử đang vận 
động, biến đổi với nhiều bước ngoặt quanh co, gập ghềnh; dù chủ nghĩa xã hội đang tạm thời thoái 
trào, song mục tiêu mà tác phẩm đặt ra đang cổ vũ nhân loại đấu tranh vì hạnh phúc của con người - 
xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa cộng sản. 
Trong Chương 1 Tư sản và vô sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã làm sáng tỏ những quy luật chi phối 
sự phát triển của xã hội, tức thay thế các phương thức sản xuất trong lao động. Vạch ra sứ mệnh lịch 
sử của giai cấp vô sản: “Cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, chính cái nền tảng trên đó giai 
cấp tư sản đã sản xuất và chiếm hữu sản phẩm của nó, đã bị phá sập dưới chân giai cấp tư sản. Trước 
hết, giai cấp tư sản sản sinh ra những người đào huyệt chôn chính nó. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản 
và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”. 
Trong Chương 2 Những người vô sản và những người cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã làm 
sáng tỏ vai trò của Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lãnh đạo cuộc đấu tranh 
chính trị của giai cấp vô sản: “Về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất 
trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên; về 
mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến 
trình và kết quả chung của phong trào vô sản”. Mục tiêu trước mắt là tổ chức cuộc đấu tranh chính 
trị để lật đổ giai cấp tư sản, giành chính quyền về tay mình, và mục tiêu cuối cùng là xây dựng thành 
công chủ nghĩa cộng sản. “Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của 
nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát 
triển tự do của tất cả mọi người”. 
Trong chương 3 Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phê 
phán sâu sắc các trào lưu tư tưởng tiểu tư sản và tư sản đang ảnh hưởng đến sự phát triển của phong 
trào đấu tranh của giai cấp công nhân như “Chủ nghĩa xã hội phản động”, “Chủ nghĩa xã hội bảo thủ 
hay chủ nghĩa xã hội tư sản”, “Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không tưởng phê phán”. 
Trong chương 4 Thái độ của những người cộng sản đối với các đảng đối lập, C.Mác và 
Ph.Ăngghen trình bày chiến lược, sách lược, phương pháp và mục tiêu cách mạng: “Những người 
cộng sản… công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật 
đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành. Mặc cho các giai cấp thống trị run sợ trước một cuộc cách mạng 
cộng sản chủ nghĩa! Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những 
xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới”. 
Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen bổ sung và phát triển những quan điểm triết học: Từ năm 1848, 
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở Châu Âu chống áp bức, bóc lột, 
đòi dân chủ tự do đã phát triển và trở thành một làn sóng mạnh mẽ, nhưng gặp phải thất bại thảm 
hại. Sau thất bại này, các phong trào đấu tranh cách mạng ở Châu Âu bị giai cấp phong kiến, có sự 
tiếp tay của giai cấp tư sản và tiểu tư sản phản bội, đàn áp và bóp nghẹt. Từ sự thất bại của phong 
trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động, C.Mác và Ph.Ăngghen đã rút ra bài học là: Đảng 
Cộng sản phải hành động một cách tự giác và có tổ chức, phải hết sức thống nhất và độc lập để lãnh 
Lớp M12CQDT01-N Page 17
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninĐề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninHuynh ICT
 
Chuong IV. KTCT.ppt
Chuong IV. KTCT.pptChuong IV. KTCT.ppt
Chuong IV. KTCT.pptBinThuPhng
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninCandy Nhok
 
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luanMoi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luanAlice Jane
 
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptxChuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptxtNguyn877278
 
đáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịđáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịĐinh Công Lượng
 
Bài Giảng Triết Học Mác - Lênin
Bài Giảng Triết Học Mác - Lênin Bài Giảng Triết Học Mác - Lênin
Bài Giảng Triết Học Mác - Lênin nataliej4
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóaLyLy Tran
 
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cáchCác thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cáchjackjohn45
 
Chuong III. KTCT.ppt
Chuong III. KTCT.pptChuong III. KTCT.ppt
Chuong III. KTCT.pptBinThuPhng
 
Chương-1.-Triết-học.pdf
Chương-1.-Triết-học.pdfChương-1.-Triết-học.pdf
Chương-1.-Triết-học.pdfNamDngTun
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môTrung Billy
 
Chương 2
Chương 2Chương 2
Chương 2HaPhngL
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...canhpham123
 
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngChương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietNgan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietrobodientu
 
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Jenny Hương
 
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...jackjohn45
 

Was ist angesagt? (20)

Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninĐề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
 
Chuong IV. KTCT.ppt
Chuong IV. KTCT.pptChuong IV. KTCT.ppt
Chuong IV. KTCT.ppt
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lênin
 
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luanMoi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
 
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptxChuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
 
đáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịđáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trị
 
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬTPHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
 
Bài Giảng Triết Học Mác - Lênin
Bài Giảng Triết Học Mác - Lênin Bài Giảng Triết Học Mác - Lênin
Bài Giảng Triết Học Mác - Lênin
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóa
 
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cáchCác thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
 
Chuong III. KTCT.ppt
Chuong III. KTCT.pptChuong III. KTCT.ppt
Chuong III. KTCT.ppt
 
Chương-1.-Triết-học.pdf
Chương-1.-Triết-học.pdfChương-1.-Triết-học.pdf
Chương-1.-Triết-học.pdf
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi mô
 
Chương 2
Chương 2Chương 2
Chương 2
 
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
 
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngChương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
 
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietNgan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
 
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
 
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
 

Andere mochten auch

Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lời
Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lờiTổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lời
Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lờiVan-Duyet Le
 
Hỏi và đáp Nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin
Hỏi và đáp Nguyên lý chủ nghĩa Mác - LêninHỏi và đáp Nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin
Hỏi và đáp Nguyên lý chủ nghĩa Mác - LêninPhước Nguyễn
 
De cuong on tap nhung nguyen ly co ban cua chu nghia mac – lenin ii
De cuong on tap nhung nguyen ly co ban cua chu nghia mac – lenin iiDe cuong on tap nhung nguyen ly co ban cua chu nghia mac – lenin ii
De cuong on tap nhung nguyen ly co ban cua chu nghia mac – lenin iiLe Khac Thien Luan
 
Bài tập môn nguyên lý kế toán
Bài tập môn nguyên lý kế toánBài tập môn nguyên lý kế toán
Bài tập môn nguyên lý kế toánHọc Huỳnh Bá
 
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiBài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiHọc Huỳnh Bá
 

Andere mochten auch (7)

Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lời
Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lờiTổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lời
Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lời
 
Hỏi và đáp Nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin
Hỏi và đáp Nguyên lý chủ nghĩa Mác - LêninHỏi và đáp Nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin
Hỏi và đáp Nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin
 
De cuong on tap nhung nguyen ly co ban cua chu nghia mac – lenin ii
De cuong on tap nhung nguyen ly co ban cua chu nghia mac – lenin iiDe cuong on tap nhung nguyen ly co ban cua chu nghia mac – lenin ii
De cuong on tap nhung nguyen ly co ban cua chu nghia mac – lenin ii
 
Bài tập môn nguyên lý kế toán
Bài tập môn nguyên lý kế toánBài tập môn nguyên lý kế toán
Bài tập môn nguyên lý kế toán
 
Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết
Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết
Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết
 
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiBài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
 
The AI Rush
The AI RushThe AI Rush
The AI Rush
 

Ähnlich wie On tap thi triet hoc mac le nin

NGUYENTRUC-CHUDE2.docx
NGUYENTRUC-CHUDE2.docxNGUYENTRUC-CHUDE2.docx
NGUYENTRUC-CHUDE2.docxTrcGiang19
 
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quantiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quanhieu anh
 
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan  Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan luanvantrust
 
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.pptNhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.pptVuSong1
 
bài tập lớn triết.docx
bài tập lớn triết.docxbài tập lớn triết.docx
bài tập lớn triết.docxVThuHng12
 
Tiểu luận triết
Tiểu luận triếtTiểu luận triết
Tiểu luận triếtXaNganGiang
 
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...
Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...
Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo
Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báoTâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo
Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báoHồng Nhung (Ỉn con)
 
TIỂU LUẬN: Khoa học - công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệ...
TIỂU LUẬN: Khoa học - công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệ...TIỂU LUẬN: Khoa học - công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệ...
TIỂU LUẬN: Khoa học - công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệ...hieu anh
 
vai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdf
vai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdfvai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdf
vai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdfssuserb5d593
 
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trị
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trịđề Cương ôn tập môn giáo dục chính trị
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trịducnam1906
 
Chuong 1roi chu nghia duy vat bien chung
Chuong 1roi   chu nghia duy vat bien chungChuong 1roi   chu nghia duy vat bien chung
Chuong 1roi chu nghia duy vat bien chungLê Hồng Quang
 

Ähnlich wie On tap thi triet hoc mac le nin (20)

NGUYENTRUC-CHUDE2.docx
NGUYENTRUC-CHUDE2.docxNGUYENTRUC-CHUDE2.docx
NGUYENTRUC-CHUDE2.docx
 
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.docTiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
 
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quantiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
 
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan  Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.pptNhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
 
bài tập lớn triết.docx
bài tập lớn triết.docxbài tập lớn triết.docx
bài tập lớn triết.docx
 
Tiểu luận triết
Tiểu luận triếtTiểu luận triết
Tiểu luận triết
 
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
 
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
 
Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...
Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...
Khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 5...
 
triet nhom 2.pptx
triet nhom 2.pptxtriet nhom 2.pptx
triet nhom 2.pptx
 
Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo
Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báoTâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo
Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo
 
Triet hoc
Triet hocTriet hoc
Triet hoc
 
Tâm lý Báo chí
Tâm lý Báo chíTâm lý Báo chí
Tâm lý Báo chí
 
TIỂU LUẬN: Khoa học - công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệ...
TIỂU LUẬN: Khoa học - công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệ...TIỂU LUẬN: Khoa học - công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệ...
TIỂU LUẬN: Khoa học - công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệ...
 
Chinh tri
Chinh triChinh tri
Chinh tri
 
Mac
MacMac
Mac
 
vai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdf
vai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdfvai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdf
vai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdf
 
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trị
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trịđề Cương ôn tập môn giáo dục chính trị
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trị
 
Chuong 1roi chu nghia duy vat bien chung
Chuong 1roi   chu nghia duy vat bien chungChuong 1roi   chu nghia duy vat bien chung
Chuong 1roi chu nghia duy vat bien chung
 

On tap thi triet hoc mac le nin

  • 1. CÂU HỎI ÔN TẬP TRIẾT HỌC (THI GIỮA KỲ) 1. Trình bày khái quát và đánh giá các hình thức lịch sử cơ bản của chủ nghĩa duy vật:...................................2 1b. Anh chị hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của tri thức triết học. Mối quan hệ của triết học với các môn khoa học khác..............................................................................................................................................6 2. Trình bày khái quát và đánh giá các hình thức lịch sử của phép biện chứng..................................................8 4. Triết học Mác - Lênin trong thời đại ngày nay.............................................................................................33 3. Anh chị hãy trình bày những chức năng cơ bản của triết học và vai trò của triết học đối với đời sống xã hội......................................................................................................................................................................36 4. Anh chị hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của triết học Phương Đông cổ - trung đại và nêu lên một số ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam giai đoạn hiện nay........................................................................39 5. Anh chị hãy trình bày quan điểm về “nhân-quả” của triết học Phật giáo trong thuyết Tứ diệu đế...............51 6. Bằng sự ra đời của triết học Phật giáo, anh chị hãy chứng minh rằng nội dung của các học thuyết triết học nói riêng, đời sống tinh thần của con người nói chung bị điều kiện sống quy định..........................................53 7. Bằng sự ra đời của triết học Nho gia, anh chị hãy chứng minh rằng nội dung của các học thuyết triết học nói riêng, đời sống tinh thần của con người nói chung bị điều kiện sống quy định..........................................54 8. Anh chị hãy trình bày quan điểm “chính danh” của triết học Nho gia và nêu lên một số ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.......................................................................................................56 9. Anh chị hãy trình bày quan điểm của mình về thuyết “Chính danh” của Nho gia.......................................59 10. Anh chị hãy trình bày nội dung về “lễ” trong “ngũ thường” của Nho gia và ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội Việt Nam giai đoạn hiện tại............................................................................................................63 11. Anh chị hãy trình bày nội dung cơ bản về “lễ” trong “ngũ thường” của Nho gia và quan điểm của anh chị về vai trò của “lễ” đối với đời sống xã hội........................................................................................................66 12. Anh chị hãy trình bày đặc trưng cơ bản của triết học phương Tây cổ đại và nêu lên một số ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của khoa học Phương Tây hiện nay............................................................................71 13. Anh chị hãy trình bày đặc trưng cơ bản của triết học thời phục hưng và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của xã hội Tây Âu từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX......................................................................................72 Câu 13b: Trình bày những tiền đề ra đời của triết học Mác-Lênin...................................................................74 14. Anh chị hãy trình bày ảnh hưởng của triết học Hêghen đối với sự ra đời của triết học Mác......................77 15. Anh chị hãy trình bày ảnh hưởng của triết học Phoiơbác đối với sự ra đời của triết học Mác...................80 16. Anh chị hãy trình bày ảnh hưởng của triết học Hêghen và Phoiơbác đối với sự ra đời của triết học Mác.83 17. Anh chị hãy trình bày ảnh hưởng của những thành tựu của khoa học tự nhiên thế kỷ thứ XIX đối với sự ra đời của triết học Mác.....................................................................................................................................87 18. Anh chị hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của tri thức triết học. Mối quan hệ của triết học với các môn khoa học khác............................................................................................................................................89 19. Anh chị hãy trình bày những đặc điểm chủ yếu của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam..........................91 20. Triết học có ý nghĩa gì đối với cuộc sống và học tập, công tác của bạn ? 21. Tại sao đến nay thế kỷ XXI vẫn còn đấu tranh giữa CNDV & CNDT ? Lớp M12CQDT01-N Page 1
  • 2. 1. Trình bày khái quát và đánh giá các hình th c l ch s c b ứ ị ử ơ ản của chủ nghĩa duy vật: Cũng như tất cả các ngành khoa học khác, chủ nghĩa duy vật triết học đã có quá trình ra đời và phát triển qua các giai đoạn khác nhau mà biểu hiện tập trung nhất của nó là việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học theo lập trường duy vật - mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Với việc giải quyết theo lập trường duy vật biện chứng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, chủ nghĩa duy vật đã được nâng lên một tầm cao mới về chất, đặt nền tảng thế giới quan khoa học để giải quyết tất cả những vấn đề của nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn. Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học. Phạm trù vật chất và mối liên hệ giữa vật chất và ý thức đã được các nhà triết học trước Mác quan tâm với nhiều quan điểm khác nhau và luôn diển ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trong suốt lịch sử của triết học. Quan điểm Mácxit cho rằng chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới vật chất tồn tại khách quan có trước và độc lập với ý thức con người. -Theo Lênin "Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác". Ý thức: là một thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao của bộ não người, là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức: Vật chất quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức. Vật chất là cái có trước nó sinh ra và quyết định ý thức: Nguồn gốc của ý thức chính là vật chất: Bộ não người, cơ quan phản ánh thế giới xung quanh, sự tác động của thế giới vật chất vào bộ não người, tạo thành nguồn gốc tự nhiên. Lao động và ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết) trong hoạt động thực tiễn cùng với nguồn gốc tự nhiên quyết định sự hình thành tồn tại và phát triển của ý thức. Mặt khác, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Vật chất là đối tượng khách thể của ý thức, nó quy định nội dung, hình thức, khả năng và quá trình vận động của ý thức. Sự tác động trở lại của ý thức: Y thức do vật chất sinh ra và quy định nhưng ý thức lại có tính độc lập tương đối của nó. Hơn nữa sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh tinh thần, phản ánh sáng tạo và chủ động chứ không thụ động, máy móc, nguyên xi thế giới vật chất vì vậy nó có tác động trở lại đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Dựa trên các tri thức về quy luật khách quan, con người đề ra mục tiêu, phương hướng, xác định phương pháp, dùng ý chí để thực hiện mục tiêu ấy. Vì vậy ý thức tác động trực tiếp đến vật chất theo hai hướng chủ yếu: Nếu ý thức phản ánh đúng đắn điều kiện vật chất, hoàn cảnh khách quan thì sẽ thúc đẩy hoặc tạo sự thuận lợi cho sự phát triển của đặc trưng vật chất. Ngược lại nếu ý thức phản ánh sai lệch hiện thực sẽ làm cho hoạt động của con người không phù hợp với qluật khách quan do đó sẽ kìm hãm sự ptriển của vật chất. Tuy vậy sự tác động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ với một mức độ nhất định chứ nó không thể sinh ra hay tiêu diệt các quy luật vận động của vật chất được. Và suy cho cùng dù ở mức độ nào nó vẫn phải dựa trên cơ sở sự phản ánh thế giới vật chất. Biểu hiện của mối quan hệ giữa ý thức và vật chất trong đời sống xã hội là quan hệ tồn tại xã hội và ý thức xã hội trong đó tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội đồng thời ý thức xã hội có tính độc lập tương đối và tác động trở lại tồn tại xã hội. Ngoài ra, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức còn là Lớp M12CQDT01-N Page 2
  • 3. cơ sở để nghiên cứu, xem xét các mối quan hệ khác như: lý luận và thực tiễn, khách thể và chủ thể, vấn đề chân lý... * Từ mối quan hệ này ta đánh giá và rút ra được Quan điểm khách quan như sau: Nguyên tắc khách quan trong xem xét là hệ quả tất yếu của quan điểm DVBC về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Vật chất quyết định ý thức là sự phản ánh vật chất cho nên trong nhận thức và hành động phải đảm bảo tính khách quan, trong hoạt động thực tiễn phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo các quy luật khách quan. Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta trong nhận thức và hành động phải xuất phát từ bản thân SVHT, từ thực tế khách quan, không được xuất phát từ ý thức chủ quan, không lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, không lấy ý chí áp đặt thực tế. Nắm vững nguyên tắc khách quan đòi hỏi phải tôn trọng sự thật, tránh thái độ chủ quan, nóng vội, định kiến, không trung thực. Nói như vậy không có nghĩa là quan điểm khách quan coi nhẹ tính năng động của ý thức. Quan điểm khách quan không những không loại trừ mà còn đòi hỏi phát huy tính năng động và sáng tạo của ý thức trong quá trình phản ánh sự vật. Bởi vì quá trình đạt tới tính khách quan đòi hỏi chủ thể phải phát huy tính năng động chủ quan trong việc tìm ra những con đường, những biện pháp để từng bước thâm nhập sâu vào bản chất của sự vật. Điều đó phân biệt quan điểm khách quan với chủ nghĩa khách quan. Nguyên tắc khách quan có ý nghĩa ngăn ngừa tư duy khỏi những sai lầm do việc chủ thể nhận thức đưa vào sự vật (khách thể nhận thức) một số yếu tố chủ quan vốn không có trong bản thân sự vật. Tuân theo quan điểm khách quan góp phần ngăn ngừa bệnh chủ quan, duy ý chí. Yêu cầu của nguyên tắc khách quan đòi hỏi phải tôn trọng quy luật khách quan và hành động theo quy luật khách quan. Từ những cơ sở lý luận trên chúng ta nhận thấy Bệnh chủ quan duy ý chí trong quá trình xây dựng CNXH thời kỳ trước đổi mới: Bệnh chủ quan duy ý chí là một sai lầm khá phổ biến ở nước ta và ở nhiều nước XHCN trước đây, gây tác hại nghiêm trọng đối với sự nghiệp xây dựng CNXH. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vo bộ ĩc nguời một cách sáng tạo, l ci thực tại chủ quan tồn tại ở trong óc người dưới dạng hình ảnh tinh thần của sự vật khch quan. Vì vậy nếu cường điệu tính sáng tạo của ý thức sẽ rơi vào bệnh chủ quan, duy ý chí. Bệnh chủ quan duy ý chí là khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố chủ quan, cường điệu tính sáng tạo của ý thức, của ý chí, xa thời hiện thực khách quan, bất chấp quy luật khách quan lấy nhiệt tình Cách mạng thay cho sự yếu kém về tri thức khoa học. Sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí là lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan, sai lầm đó thể hiện rõ trong khi định ra chủ trương chính sách và lựa chọn phương pháp tổ chức hoạt động thực tiễn theo hướng áp đặt, rơi vào ảo tưởng, chủ quan. Bệnh chủ quan duy ý chí có nguồn gốc từ nhận thức, sự yếu kém về tri thức khoa học, tri thức lý luận không đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Bệnh chủ quan duy ý chí còn do nguồn gốc lịch sử, xã hội, giai cấp, tâm lý của người sản xuất nhỏ chi phối. Cơ chế quan liêu bao cấp cũng tạo điều kiện cho sự ra đời của bệnh chủ quan, duy ý chí... Trước thời kỳ đổi mới (ĐH6), Đảng ta đã mắc bệnh chủ quan, duy ý chí trong việc xây dựng mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật, cải tạo XHCN và quản lý kinh tế, Đảng ta đã nóng vội muốn xóa bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần, muốn sau khi cải tạo XHCN chỉ còn lại hai thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể hay có lúc đẩy mạnh quá mức việc xây dựng công nghiệp nặng mà không chú ý phát triển công nghiệp nhẹ, chúng ta đã duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp mang tính quan liêu, cơ chế xin cho, có nhiều chủ trương sai trong việc cải cách giá cả, tiền lương, tiền tệ. Lớp M12CQDT01-N Page 3
  • 4. Để khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp. Trước hết phải đổi mới tư duy lý luận, nâng cao năng lực trí tuệ, trình độ lý luận của Đảng, trong hoạt động thực tiễn phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chí trị, chống bảo thủ, trì trệ, quan liêu. Bài học kinh nghiệm của Đảng: Trong quá trình xác định đường lối Cách mạng và chỉ đạo thực tiễn. Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn luôn quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Đảng cộng sản Việt Nam "luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự dẫn đầu đúng đắn của Đảng" là một bài học kinh nghiệm lớn rút ra từ thực tiễn Cách mạng nước ta. Đó chính là biểu hiện coi quan điểm vật chất, các quy luật khách quan có vai trò quyết định được ý thức đối với nhận thức. Đảng ta thừa nhận đã phạm sai lầm chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan, muốn nhanh chống thực hiện nhiều mục tiêu của CNXH trong điều kiện mới ở chặng đường đầu tiên. Chúng ta đã có những thành kiến không đúng trên thực tế chưa thật sự thừa nhận những quy luật của sản xuất hàng hóa đang tồn tại khách quan (quy luật cung cầu, cạnh tranh, giá trị) do đó không chú ý vận dụng chúng vào việc chế định các chủ trương chính sách kinh tế làm cho nền kinh tế trì trệ, khủng hoảng trầm trọng. Để khắc phục được khuyết điểm, chuyển biến tình hình, Đảng ta trước hết phải thay đổi nhận thức, đổi mới tư duy. Phải nhận thức đúng đắn và hành động phù hợp với hệ thống quy luật khách quan, trong đó các quy luật đặc thù của CNXH ngày càng chi phối mạnh mẽ phương hướng phát triển chung của xã hội. Tiêu chuẩn đánh giá sự vận dụng đúng đắn các quy luật thông qua chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước là sản xuất phát triển, lưu thông thông suốt, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được ổn định và nâng cao, con người mới XHCN ngày càng hình thành rõ nét, xã hội ngày càng lành mạnh, chế độ XHCN ngày càng được cũng cố. Điều đó là điều kiện đảm bảo sự dẫn dắt đúng đắn của Đảng. Mọi chủ trương chính sách gây tác động ngược lại là biểu hiện sự vận dụng không đúng quy luật khách quan, phải được sữa đổi hay bãi bỏ. Trên cơ sở quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, rút kinh nghiệm từ những sai lầm do chủ quan duy ý chí, từ Đại hội VI của Đảng (1986) Đảng đã chỉ rõ bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng, biện pháp khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí và bệnh bảo thủ, trì trệ nhằm từng bước sửa chữa những sai lầm. Những phương hướng biện pháp đó là: - Một là phải tiến hành đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để với những hình thức, bước đi, cách làm phù hợp, trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm mà trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, nâng cao trình độ tri thức, năng lực nhận thức và vận dụng quy luật cho đội ngũ cán bộ Đảng viên. Đây là cuộc cách mạng triệt để, sâu sắc và đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…), từ đổi mới quan niệm, tư duy lý luận đến đổi mới cơ chế chính sách, tổ chức cán bộ, phong cách và lề lối làm việc. Để đảm bảo sự lãnh đạo thành công trong công cuộc đổi mới này thì Văn kiện Đại hội Đảng lần VI đã xác định: “Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự dẫn đầu của Đảng. Năng lực nhận thức theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng”. Trên cơ sở hiểu rõ mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và tình hình chính trị, ổn định xã hội, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế, khắc phục khủng hoảng KT-XH, tạo tiền đề cần thiết về vật chất và tinh thần để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và củng cố niềm tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống XH. Bên cạnh đó, với quan điểm tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, trong các chủ trương, chính sách kinh tế từ sau Đại hội Đảng lần VI đến nay đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể như: Đại hội VI xác định xây dựng quan hệ Lớp M12CQDT01-N Page 4
  • 5. sản xuất mới xã hội chủ nghĩa là một công việc to lớn, không thể làm xong trong một thời gian ngắn, không thể nóng vội làm trái quy luật. Văn kiện Đại hội xác định: "Nay phải sửa lại cho đúng như sau: Đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với những hình thức và bước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, luôn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất". Đại hội cũng phát hiện một vấn đề lớn có tính lý luận, hoàn toàn mới mẻ: "Kinh nghiệm thực tiễn chỉ rõ: lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất". Trên cơ sở đó, Đại hội xác định: "Nền kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ".Trong cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư, tôn trọng nguyên tắc quan hệ SX phải phù hợp với lực lượng SX, Đại hội VI đã xác định phải điều chỉnh lại các cơ cấu này theo hướng "không bố trí xây dựng công nghiệp nặng vượt quá điều kiện và khả năng thực tế", tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện ba chương trình mục tiêu: sản xuất lương thực-thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu. Đây là những chương trình chẳng những đáp ứng được nhu cầu bức xúc nhất lúc bấy giờ mà còn là điều kiện thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa, là cái gốc tạo ra sphẩm hàng hóa - Hai là trong điều kiện ngày nay khi thế giới đang đi vào nền kinh tế tri thức thì chúng ta phải “nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển KTXH, từng bước phát triển kinh tế tri thức ở nước ta”(VKĐH IX) và VKĐH X tiếp tục phát triển tư tưởng đó trong điều kiện đất nuớc ta đã hội nhập với cộng đồng quốc tế và nhấn mạnh phải: “phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đây là biện pháp nhằm khắc phục nguyên nhân sâu xa của bệnh chủ quan duy ý chí và bệnh bảo thủ là sự yếu kém về lý luận, lạc hậu về trình độ, tri thức KH công nghệ. Văn kiện ĐH Đảng lần VIII đã nhấn mạnh: “phải lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Để thực hiện được điều đó, Đảng ta cũng đã đề ra phương hướng trong VK ĐH X là “phát huy tối đa khả năng về vật chất, trí tuệ và tinh thần của mọi người dân”, đặc biệt phải chú ý: “trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề và công nhân có tay nghề cao. Có chính sách thu hút các nhà khoa học, công nghệ giỏi ở trong nước và ngòai nước, trong cộng đồng người VN ở nước ngòai” Để đảm bảo công cuộc đổi mới đi đúng hướng và ngày càng đạt kết quả cao, Đảng ta đẽ đề ra biện pháp: “nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng…”(VKĐH X), đồng thời phải: “tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của Đảng, của dân tộc, nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nghị quyết của ĐH, sớm đưa nuớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và tiến mạnh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nuớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Từ những kinh nghiệm thời gian qua, tại Đại hội XI của Đảng (tháng 1-2011), Đảng ta đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau: - Một là, trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào, phải kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đổi mới toàn diện, đồng bộ với những bước đi thích hợp. Tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn với chú trọng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, giữ vững truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc. Mở rộng, phát huy dân chủ phải gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương và ý thức trách nhiệm của mỗi công dân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cả cộng đồng. - Hai là, phải thực sự coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và phát triển bền vững, nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Tăng cường huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Phát triển lực lượng sản xuất phải đồng Lớp M12CQDT01-N Page 5
  • 6. thời xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp; củng cố và tăng cường các yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế. - Ba là, phải coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn, suy giảm; gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, củng cố quốc phòng, an ninh, tăng cường quan hệ đối ngoại, thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Bốn là, đặc biệt chăm lo củng cố, xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Thật sự phát huy dân chủ, giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương, đoàn kết thống nhất, gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vững vàng về chính trị, tư tưởng, trong sáng về đạo đức, lối sống, có sức chiến đấu cao, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ; phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. - Năm là, trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo phải rất nhạy bén, kiên quyết, sáng tạo, bám sát thực tiễn đất nước; chú trọng công tác dự báo, kịp thời đề ra các giải pháp phù hợp với tình hình mới; tăng cường công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội. Trên đây là phần trình bày khái quát và đánh giá các hình thức lịch sử cơ bản của Chủ nghĩa duy vật gắn liền với tình hình KT-XH thực tiễn của Việt Nam thời gian qua. 1b. Anh chi hãy trình bày nh̃ng đăc tr ng c ban cua tri th́c ̣ựư ở̉ư triết hoc̣. Mối quan hê ̣cuả triết hoc̣ vơí các môn khoa hoc̣ khác Hiện nay, vấn đề tri thức đang được quan tâm nghiên cứu sâu sắc cả về phương diện triết học lẫn nhận thức khoa học nói chung. Điều đó không chỉ do yêu cầu của kinh tế tri thức, mà còn do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Trong nghiên cứu tri thức, một khía cạnh nổi lên, đó là xác định bản chất tri thức hay định nghĩa khái niệm tri thức. Tri thức là một thành phần của nhận thức, của toàn bộ đời sống tinh thần, ý thức con người nói chung. Tri thức liên quan đến mọi tồn tại, hoạt động của con người, xã hội và có những cơ sở tự nhiên nhất định của nó. Mỗi đặc trưng của tri thức sẽ được vạch ra dựa trên một hoặc những quan điểm xem xét nhất định, trong đó có quan điểm cơ bản, làm nền tảng của toàn bộ sự xem xét. Việc chỉ ra những đặc trưng của tri thức dưới đây sẽ mang nội dung và ý nghĩa như vậy. Phải thấy ngay rằng việc nhận thức bản chất của tri thức sẽ trở nên hỗn độn, khó xác định, nếu trước hết không thừa nhận tri thức là một dạng thái nhất định của tinh thần, là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Một trong những luận điểm tiêu biểu của triết học Mác về ý thức: “ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất được di chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó”. Luận điểm đó thể hiện rõ quan điểm duy vật khoa học về ý thức, cho thấy rõ ý thức là sự phản ánh hiện thực vật chất khách quan vào bộ óc người. Do đó, tri thức với tư cách thành phần của nhận thức và của ý thức, tất nhiên cũng được xem là cái phản ánh, cái tồn tại trong bộ óc người - chủ thể tri thức, phân biệt, đối lập với cái được phản ánh là hiện thực vật chất khách quan. Như vậy, tri thức là cái tinh thần, là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Với tư cách là cái tinh thần, tri thức phản ánh các đối tượng vật chất không phải bằng cách tái hiện đối tượng đó bằng những đặc tính vật chất như những phản ánh vô cơ, vật lý, mà bằng những đặc tính tự nhiên - xã hội tổng hợp, đặc trưng cho hoạt động và chức năng phản ánh của bộ não người. Tri thức là hình thức cao nhất của sự tiến hoá các hình thức phản ánh. Cùng với việc hiểu tri thức theo quan điểm phản ánh luận duy vật mácxít, thì việc hiểu nó với tư cách một hình thức của sự tiến hoá của các hình thức phản ánh, lại là một góc nhìn khác, góc nhìn tiến hoá luận về tri thức. Lớp M12CQDT01-N Page 6
  • 7. Tri thức là kết quả của nhận thức. Việc xem xét tri thức theo quan điểm phản ánh luận không tách rời tiếp cận tri thức theo quan điểm hoạt động. Nhận thức của con người dù dưới bất kỳ hình thức nào với mức độ nào, cũng đều là quá trình hoạt động. Theo cơ cấu chung, thì hoạt động nào cũng có yếu tố cuối cùng mang ý nghĩa “khép lại” một chu trình, đó là sản phẩm hay kết quả của nó. Không thể đồng nhất kết quả với quá trình tạo ra nó trong bất kỳ hoạt động nào của con người. Thí dụ, việc người ta đặt ra câu hỏi: “Trái đất có hình gì?”, việc người ta đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó và việc người ta đưa ra được câu trả lời rằng “Trái đất hình cầu”, rõ ràng là hai thành tố khác nhau của hoạt động nhận thức. Cái sau là kết quả và cái trước là quá trình đạt đến cái sau. Tất nhiên, trong quá trình đi đến kết luận “Trái đất hình cầu”, người ta phải vận dụng nhiều tri thức khác như những hiểu biết (tri thức) về “trái”, “đất”, “trái đất”, về “hình”, “cầu” và “hình cầu” v.v.. Những tri thức này cấu thành quá trình nhận thức, sáng tạo ra những tri thức mới, giúp người ta hiểu ra điều là “Trái đất hình cầu”. Nhưng những tri thức ấy khi tách riêng ra, chúng vẫn là kết quả của những quá trình nhận thức đã diễn ra trước đó, còn trong quá trình nhận thức để đạt đến tri thức mới (nhận ra “Trái đất hình cầu”), chúng là những yếu tố cấu thành quá trình ấy, là phương tiện, chứ không phải mục đích. Tri thức với tư cách là thông tin. Quan niệm tri thức, sự phản ánh ở giới tự nhiên hữu sinh nói chung, là thông tin. Như mọi vật mang thông tin, bộ não con người mang, lưu giữ tri thức không phải để cố định chúng trong trạng thái đã xong xuôi, kết thúc, hoặc thậm chí trong trạng thái chết, mà là để chuẩn bị, đem lại, cung cấp cho những yêu cầu, hoạt động mới của con người. Chỉ với ý nghĩa ấy, tri thức mới tồn tại với nghĩa là thông tin và cũng chỉ nhờ vậy, bộ óc con người mới trở thành vật mang thông tin là tri thức. Tuy nhiên, với tư cách là thông tin, tri thức khác với những hình thức thông tin tinh thần, vật chất khác. Tri thức không đem lại những thông tin về các cảm xúc, ý chí, niềm tin và khát vọng của con người. Mặt khác, những xúc cảm của con người cũng là những thông tin, nhưng chúng không trực tiếp đem lại tri thức. Tuy vậy, thông tin tri thức và thông tin tình cảm không tách rời nhau. Thí dụ, nhìn thấy một người gặp cảnh ngộ bi đát, đau thương, chúng ta cũng cảm thấy đau đớn. Nhưng tri thức không đem lại chính sự đau đớn ấy, mà chỉ cho chúng ta biết những “dấu hiệu” của sự đau thương, như sự buồn bã trên nét mặt, sự quằn quại, kêu rên… của người có cảnh ngộ ấy. Còn sự đau đớn của chúng ta không bắt nguồn chủ yếu từ sự nhận ra những dấu hiệu ấy, mà là từ chính cái tình cảnh của đối tượng mà những dấu hiệu nói trên đã đụng chạm đến và làm rung động cái lương năng bên trong của chúng ta. Thông tin - tri thức là thông tin sống, có khả năng sinh sôi không ngừng. Một mặt, nó không ngừng được nạp thêm, làm đầy thêm về khối lượng, loại hình, dung lượng từ môi trường; mặt khác, không ngừng truyền vào môi trường. Trong cả hai quá trình ấy, thông tin tri thức vẫn có thể vừa là sự nạp thêm, vừa là sự mất đi, vừa cung cấp và vừa sửa chữa, điều chỉnh. Đây là quá trình đặc biệt của thông tin tri thức. Tri thức là sự biểu hiện, khẳng định bản chất con người. Đây là sự tiếp cận con người, tiếp cận văn hóa về tri thức. Vì thế, câu hỏi trước tiên phải được đặt ra và giải đáp là: “Con người là gì?”. Sự giải đáp là toàn bộ những luận giải về tri thức phù hợp với nhận thức khoa học. Mối quan hệ của triết học với các môn khoa học khác: Triết học là một hình thái ý thức xã hội; là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Với quan niệm đó, triết học cổ đại không có đối tượng nghiên cứu riêng của mình, mà được xem là"khoa học của mọi khoa học". Quan niệm macxit cho rằng:"Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức, của thái độ con người đối với thế giới; là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy". Sự hình thành, phát triển của triết học không thể tách rời sự phát triển của khoa học cụ thể, qua khái quát các thành tựu của khoa học cụ thể. Tuy nhiên, triết học cụ thể, nó là thế giới quan và phương pháp luận cho khoa học cụ thể, nó là thế giới quan và phương pháp luận cho khoa học cu Lớp M12CQDT01-N Page 7
  • 8. thể, là cơ sở lý luận cho các khoa học cụ thể trong việc đánh giá các thành tựu đã đạt được, cũng như vạch ra phương hướng, phương pháp cho quá trình nghiên cứu khoa học cụ thể. Khác với các khoa học cụ thể chỉ đi vào nghiên cứu từng lĩnh vực riêng biệt của thế giới, triết học xem xét thế giới như một chỉnh thể và đem lại một hệ thống các quan niệm về chỉnh thể đó. Triết học là sự diễn tả thế giới quan bằng lý luận. Mặc dù có sự khác nhau giữa các hệ thống triết học, nhưng điểm chung của chúng là đều nghiên cứu những vấn đề chung nhất của tự nhiên, xã hội và con người, mối quan hệ của con người nói chung, của tư duy nói riêng với thế giới. Trong lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển của khoa học, ngược lại chủ nghĩa duy tâm thường được sử dụng làm công cụ biện hộ cho tôn giáo và cản trở khoa học phát triển. Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng luôn gắn liền với các thành tựu của khoa học hiện đại, là sự khái quát các thành tựu khoa học đồng thời nó đóng vai trò to lớn đối với sự định hình phát triển của khoa học hiện đại. Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật biện chứng không thể thay thế các khoa học khác. Theo yêu cầu của sự phát triển đòi hỏi phải có sự liên minh chặt chẽ giữa triết học với các khoa học khác. Như vậy, có thể kết luận: - Kết luận của các khoa học là những tư liệu để từ đó triết học rút ra những kết luận chung nhất. - Những kết luận chung nhất của triết học quay lại phục vụ cho các khoa học cụ thể với tư cách định hướng để các khoa học cụ thể có thể đạt được kết quả tối ưu 2. Trình bày khái quát và đánh giá các hình th ức lịch sử của phép biện chứng Ngay từ rất sớm trong triết học xuất hiện hai phương pháp đối lập nhau trong việc xem xét thế giới: Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình. Trong thời kỳ cổ đại, phép biện chứng chất phác, ngây thơ, mà đỉnh cao của nó là phép biện chứng cổ đại Hy Lạp, chiếm vị trí ưu trội. Theo quan điểm biện chứng đó, thế giới là một chỉnh thể thống nhất; giữa các bộ phận của nó có mối liên hệ qua lại, thâm nhập vào nhau, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau; thế giới và các bộ phận cấu thành thế giới ấy không ngừng vận động và phát triển. Điển hình như: Trường phái Milê: Trường phái duy vật đơn nguyên do 3 nhà triết học duy vật là Talét, Anaximăngđrơ, Anaximen xây dựng, nhằm làm sáng rõ bản nguyên vật chất của thế giới. Nếu bản nguyên vật chất của thế giới được Talét cho là nước, thì Anaximăngđrơ cho là apeiron, còn Anaximen cho là không khí. Những quan niệm triết học duy vật của trường phái Milê tuy còn mộc mạc, thô sơ nhưng có ý nghĩa vô thần chống lại thế giới quan thần thoại đương thời và đã chứa đựng những yếu tố biện chứng chất phác. Trường phái Hêraclít: Trường phái duy vật đơn nguyên do Hêraclít xây dựng, thể hiện rõ các tư tưởng biện chứng chất phác thời cổ Hi Lạp thông qua các phỏng đoán thiên tài về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Dù chưa trình bày các quan niệm biện chứng như một hệ thống, nhưng hầu hết các luận điểm cốt lõi của phép biện chứng đều đã được ông đề cập đến dưới dạng danh ngôn, tỷ dụ, hay những phát biểu mang tính chất triết lý sâu sắc. Phép biện chứng duy vật chất phác là đóng góp của triết học Hêraclít vào kho tàng tư tưởng của nhân loại. Trường phái đa nguyên Empêđốc - Anaxago: Để lý giải tính đa dạng của vạn vật trong thế giới theo tinh thần duy vật, Empêđốc và Anaxago cố vượt qua quan niệm đơn nguyên sơ khai của trường phái Milê và trường phái Hêraclít, xây dựng quan niệm đa nguyên về bản chất của thế giới vật chất đa dạng Trường phái nguyên tử luận Lơxíp - Đêmôcrít: Trường phái này là đỉnh cao của triết học duy vật Hi Lạp cổ đại trong giai đoạn cực thịnh với các đại biểu Lơxíp, Đêmôcrít; trong đó, Lơxíp là người đầu tiên nêu lên các quan niệm về nguyên tử, Đêmôcrít là người phát triển các quan niệm này Lớp M12CQDT01-N Page 8
  • 9. thành một hệ thống chặt chẽ và có sức thuyết phục. Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế nhưng với những thành tựu đạt được, Đêmôcrít đã nâng chủ nghĩa duy vật Hi Lạp lên đỉnh cao, làm cho nó đủ sức đương đầu chống lại các trào lưu duy tâm đang thịnh hành bấy giờ, mà trước hết là trào lưu duy tâm nổi tiếng của Platon. Sang thời kỳ suy tàn của triết học Hi Lạp cổ đại (Hi Lạp hóa) Êpicua (Epicure) đã củng cố và bảo vệ và phát triển thêm học thuyết nguyên tử… Ta nhận thấy rằng triết học thời này có những đặc điểm sau: - Một là, triết học Hy Lạp cổ đại thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô thống trị. Nó là công cụ lý luận để giai cấp này duy trì trật tự xã hội, củng cố vai trò thống trị của mình. - Hai là, trong nền triết học Hy Lạp cổ đại có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái duy vật - duy tâm, vô thần - hữu thần và gắn liền với cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng; trong đó, điển hình là cuộc đấu tranh giữa trào lưu duy vật của Đêmôcrít và trào lưu duy tâm của Platông… - Ba là, trong nền triết học Hy Lạp cổ đại đã xuất hiện phép biện chứng chất phác. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại là “những nhà biện chứng bẩm sinh”. Họ nghiên cứu và sử dụng phép biện chứng để nâng cao nghệ thuật hùng biện, để bảo vệ quan điểm triết học của mình, để tìm ra chân lý. Họ đã phát hiện ra nhiều yếu tố của phép biện chứng, nhưng chưa trình bày chúng như một hệ thống lý luận chặt chẽ. - Bốn là, triết học Hy Lạp cổ đại gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau nhằm xây dựng bức tranh về thế giới như một hình ảnh chỉnh thể thống nhất mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong nó. Do trình độ tư duy lý luận còn thấp, nên khoa học tự nhiên chưa đạt tới trình độ mổ xẻ, phân tích tự nhiên để đi sâu vào bản chất sự vật, mà nó mới nghiên cứu tự nhiên trong tổng thể để dựng nên bức tranh tổng quát về thế giới. Vì vậy, các nhà triết học đồng thời là các nhà khoa học tự nhiên, họ quan sát trực tiếp các hiện tượng tự nhiên để rút ra những kết luận triết học. - Năm là, triết học Hy Lạp coi trọng vấn đề con người. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về con người, cố lí giải vấn đề quan hệ giữa linh hồn và thể xác, về đời sống đạo đức - chính trị - xã hội của họ. Dù còn có nhiều bất đồng, song nhìn chung các triết gia đều khẳng định con người là tinh hoa cao quí nhất của tạo hóa. Đánh giá mặt tích cực và sự hạn chế của quan điểm biện chứng chất phác thời cổ đại, Ph.Ăngghen cho rằng trong quan điểm đó, chúng ta thấy một bức tranh về sự chằng chịt vô tận của những mối liên hệ và những sự tác động qua lại, sự vận động và phát triển, nhưng chưa làm rõ được cái gì đang liên hệ cũng như những quy luật nội tại của sự vận động và phát triển. Nhằm khắc phục những hạn chế trên đây, để đáp ứng nhu cầu hoạt động thực tiễn của con người và cũng nhờ sự tiến bộ của nhận thức, con người đã tiến hành nghiên cứu các bộ phận khác nhau của thế giới. Trong quá trình nghiên cứu, người ta tạm thời không chú ý tới mối liên hệ giữa khách thể đang nghiên cứu với các khách thể khác cũng như với thế giới nói chung, tạm thời cố định sự vật ở trạng thái hiện có mà không xem xét nó trong quá trình vận động và phát triển. Nhờ vậy tri thức con người về các bộ phận riêng rẽ của thế giới trong trạng thái tĩnh tại của chúng ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Trước những thành quả to lớn trong việc nhận thức các bộ phận cấu thành thế giới do việc áp dụng phương pháp phân tích mang lại, một số nhà triết học đã tuyệt đối hóa phương pháp phân tích, và xem đó là phương pháp duy nhất để nhận thức thế giới. Từ đó ra đời phương pháp tư duy siêu hình - một phương pháp mang “tính hạn chế đặc thù của những thế kỷ gần đây”. Từ giữa thế kỷ XVIII trở đi, khoa học tự nhiên chuyển dần trọng tâm sang việc nghiên cứu các quá trình trong sự liên hệ, vận động và phát triển của chúng. Những thành quả do khoa học tự nhiên mang lại đã chứng minh rằng, tự bản thân thế giới tồn tại một cách biện chứng. Quan điểm siêu hình Lớp M12CQDT01-N Page 9
  • 10. bị chính khoa học tự nhiên làm mất đi cơ sở tồn tại của nó. Nhưng việc phủ định quan điểm siêu hình lúc này dẫn đến tới việc xác lập vị trí ưu trội của phép biện chứng duy tâm khách quan mà định cao là ở triết học Hêghen. Nhà triết học Ph.Hêghen, bộ óc bách khoa toàn thư vĩ đại nhất trong lịch sử triết học của nhân loại đã xây dựng hệ thống triết học duy tâm khách quan biện chứng nổi tiếng. Trong Hiện tượng luận tinh thần, ông nêu lên những nền tảng của một triết học mới, qua tác phẩm này Hêghen đã thoát ra khỏi sự ràng buộc mình với tư tưởng của Senlinh; Còn trong Bách khoa toàn thư các khoa học triết học, ông trình bày một cách chi tiết toàn bộ nội dung Hệ thống triết học mới của mình. Theo Hêghen, giới tự nhiên và xã hội loài người chỉ là sự tồn tại khác của “ý niệm”, do sự tha hóa của ý niệm mà thành. Ý niệm nằm trong quá trình vận động và phát triển không ngừng. Việc nghiên cứu tính biện chứng của ý niệm đã dẫn Hêghen đến chỗ đưa ra một hệ thống các khái niệm, các phạm trù và các quy luật cơ bản của phép biện chứng. Đây thực sự là công lao lớn của Hêghen. Song do bị chi phối bởi chủ nghĩa duy tâm khách quan, Hêghen đã rút ra kết luận hoàn toàn sai lầm: Biện chứng của ý niệm quy định tính biện chứng của các sự vật và hiện tượng. Theo Hêghen: Hiện tượng luận tinh thần với 4 nền tảng của triết học mới Một là, thừa nhận tồn tại ý niệm tuyệt đối: Theo Hêghen, ý niệm tuyệt đối chứ không phải cái Tuyệt đối (Senlinh) là nền tảng của hiện thực. Ý niệm tuyệt đối là sự hợp nhất giữa thực thể - giới tự nhiên (Xpinôda) và cái Tôi tuyệt đối (Phíchtơ), là sự đồng nhất giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần và vật chất, là Đấng tối cao sáng tạo ra giới tự nhiên, con người và lịch sử nhân loại. Con người chỉ là một sản phẩm của quá trình vận động phát triển tự thân của ý niệm tuyệt đối. Hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới của con người, tức lịch sử nhân loại chỉ là giai đoạn phát triển cao của ý niệm tuyệt đối, là công cụ để nó nhận thức chính bản thân mình và quay trở về với chính mình. Theo Hêghen, tư duy lôgích chứ không phải trực giác nghệ thuật (Senlinh) là hình thức thể hiện cao nhất của ý niệm tuyệt đối. Hai là, thừa nhận sự phát triển của ý niệm tuyệt đối: Phát triển được Hêghen hiểu như một chuỗi các hành động phủ định biện chứng, trong đó, cái mới liên tục thay thế cái cũ, nhưng đồng thời kế thừa những yếu tố hợp lý của cái cũ. Quá trình phát triển của ý niệm tuyệt đối diễn ra theo tam đoạn thức “chính đề - phản đề - hợp đề”. Đó cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn giữa cái vật chất và cái tinh thần, giữa khách thể và chủ thể... trong bản thân ý niệm tuyệt đối. Ba là, thừa nhận ý thức con người là sản phẩm của lịch sử: Hêghen coi lịch sử là hiện thân của ý niệm tuyệt đối, là đỉnh cao của sự phát triển ý niệm tuyệt đối trên trần gian. Lịch sử nhân loại có được nhờ vào hoạt động có ý thức của những cá nhân cụ thể, nhưng nó lại là nền tảng quy định ý thức của mỗi cá nhân. Ý thức cá nhân chỉ là sự khái quát, sự “đi tắt” toàn bộ lịch sử mà ý thức nhân loại đã trải qua. Ý thức nhân loại là sự tái hiện lại toàn bộ tiến trình của lịch sử nhân loại, là sản phẩm của lịch sử, là hiện thân của ý niệm tuyệt đối. Bốn là, triết học là học thuyết về ý niệm tuyệt đối: Hêghen thừa nhận có 3 hình thức thể hiện ý niệm tuyệt đối trên trần gian là nghệ thuật, tôn giáo và triết học, trong đó, triết học là hình thức thể hiện cao nhất, trọn vẹn và đầy đủ nhất ý niệm tuyệt đối. Theo Hêghen, triết học là khoa học của mọi khoa học, là khoa học vạn năng đóng vai trò nền tảng cho toàn bộ thế giới quan và tư tưởng con người. Nhưng mỗi thời đại lại có một học thuyết triết học của riêng mình. Học thuyết này là tinh hoa tinh thần của thời đại đó, là thời đại được thể hiện dưới dạng tư tưởng. Mỗi hệ thống triết học của một thời đại nào đó đều là sự chắt lọc, kết tinh, khái quát lại toàn bộ lịch sử tư tưởng trước đó, đặc biệt là tư tưởng triết học. Triết học và lịch sử triết học thống nhất với nhau như là sự thống nhất giữa cái lôgích và cái lịch sử; vì vậy, triết học phải bao trùm toàn bộ lịch sử phát triển của ý niệm tuyệt đối. Theo quan điểm này thì triết học Hêghen, - khoa học về ý niệm tuyệt đối -, được chia thành 3 bộ phận là khoa học lôgích, triết học tự nhiên, triết học tinh thần; ứng với 3 giai đoạn phát triển của ý Lớp M12CQDT01-N Page 10
  • 11. niệm tuyệt đối là ý niệm tuyệt đối trong chính nó, ý niệm tuyệt đối trong sự tồn tại khác của nó (tự tha hóa), ý niệm tuyệt đối khắc phục sự tự tha hóa quay về với no. Khoa học lôgích: Là tác phẩm quan trọng nhất của Hệ thống triết học Hêghen, Khoa học lôgích nghiên cứu ý niệm tuyệt đối ở giai đoạn sơ khai, nhưng lại là xuất phát điểm của hệ thống. Khi vạch ra những hạn chế của lôgích học cũ là chỉ nghiên cứu tư duy chủ quan trong phạm vi ý thức cá nhân mà không chỉ ra được ranh giới giữa lôgích học với các ngành khoa học khác cùng nghiên cứu tư duy, là chỉ dựa trên những phạm trù bất động, tách rời hình thức ra khỏi nội dung của nó..., Hêghen khởi thảo một lôgích học mới giúp vạch ra bản chất đích thực của tư duy, và đóng vai trò như một phương pháp luận triết học làm cơ sở cho mọi khoa học. Triết học tự nhiên: Đây là học thuyết về giới tự nhiên với tính cách là một dạng tồn tại khác của ý niệm tuyệt đối dưới dạng các sự vật vật chất. Hêghen không giải thích ý niệm tuyệt đối chuyển từ chính nó sang giới tự nhiên như thế nào và khi nào, mà chỉ nói rằng ý niệm tuyệt đối tồn tại bên ngoài thời gian, và giới tự nhiên cũng không có khởi đầu trong thời gian. Hêghen cho rằng, quá trình hình thành giới tự nhiên từ ý niệm tuyệt đối đồng thời cũng là quá trình ý niệm tuyệt đối ngày càng biểu hiện ra thành giới tự nhiên. Thế giới đã được tạo ra, hiện đang được tạo ra và sẽ vĩnh viễn được tạo ra. Triết học tinh thần: Trong tác phẩm này, Hêghen xem xét ý niệm tuyệt đối ở giai đoạn cuối cùng trên con đường diễu hành nơi trần gian, từ bỏ giới tự nhiên, khắc phục sự tha hóa, quay về lại chính mình như thế nào. Nhận xét chung về Hệ thống triết học Hêghen Một là, thế giới quan duy tâm là thế giới quan xuyên suốt toàn bộ nội dung triết học Hêghen: Mọi sự vật, quá trình dù là vật chất hay tinh thần đều là hiện thân của ý niệm tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối chi phối mọi sự sinh thành, tồn tại và tiêu vong của hết thảy mọi cái trong thế giới. Vật chất, giới tự nhiên chỉ là sự tự tha hóa, một sự tồn tại khác, một sản phẩm sơ cứng bất động của ý niệm tuyệt đối mà thôi. Đề cao cái tinh thần, khẳng định tính quyết định của nó trong việc đưa ra các phương thức giải quyết cho các vấn đề thuộc về lý luận cũng như thực tiễn là tư tưởng chủ đạo được trình bày trong toàn bộ nội dung triết học Hêghen. Hai là, phép biện chứng là linh hồn sống động của hệ thống triết học Hêghen: Tư tưởng về mối liên hệ phổ biến (mọi cái đều là hiện thân, là các giai đoạn khác nhau nhưng liên hệ lẫn nhau của ý niệm tuyệt đối) và tư tưởng về sự phát triển (quá trình phủ định biện chứng của ý niệm tuyệt đối) là những tư tưởng cơ bản xuyên suốt, là mạch suối ngầm thấm chảy qua toàn bộ hệ thống của Hêghen. Phát triển là một quá trình thay đổi từ thấp lên cao, bằng cách chuyển hóa qua lại giữa lượng và chất, do sự giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong các hình thức cụ thể của ý niệm tuyệt đối tạo nên. Trên cơ sở mổ xẻ quá trình tự vận động của ý niệm tuyệt đối, Hêghen đã phát hiện ra các quy luật cơ bản của phép biện chứng và các quy luật không cơ bản - các cặp phạm trù. Hêghen còn xây dựng các nguyên tắc của lôgích biện chứng, các quan điểm biện chứng về nhận thức, ông đã đặt nền móng cho sự thống nhất giữa phép biện chứng, lôgích học và nhận thức luận. Theo Hêghen, nhận thức phải đi từ trừu tượng đến cụ thể, nhận thức lý thuyết phải thống nhất với hoạt động thực tiễn. Chân lý phải mang tính cụ thể, tính quá trình và là sự phù hợp của khái niệm với thực tiễn. Tuy nhiên, đối với Hêghen, nhận thức là khám phá ra ý niệm tuyệt đối chứ không phải khám phá ra giới tự nhiên vật chất; và thực tiễn không phải là hoạt động vật chất mà chỉ là những hoạt động tinh thần của chủ thể sáng tạo ra tư tưởng mà thôi. Phép biện chứng của Hêghen không chỉ là lý luận biện chứng về sự phát triển của thế giới ý niệm, mà còn là phương pháp biện chứng nghiên cứu thế giới ý niệm. Thông qua phép biện chứng của ý niệm, Hêghen đã đoán được phép biện chứng của sự vật, vì vậy, nó là phép biện chứng duy tâm. Lớp M12CQDT01-N Page 11
  • 12. Phép biện chứng của Hêghen, về thực chất, là tích cực và cách mạng, nhưng nó lại bị giam hãm trong hệ thống triết học duy tâm thần bí của ông; vì vậy, trong triết học của Hêghen, bên cạnh những nội dung biện chứng, tiến bộ, vạch thời đại, khoa học và cách mạng lại có không ít quan điểm siêu hình, phản động, phản khoa học và bảo thủ, tư biện; nghĩa là trong nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn. + Hêghen đã phủ nhận sự phát triển trong giới tự nhiên, ông bất chấp hay phủ nhận nhiều thành tựu của khoa học tự nhiên bấy giờ nếu chúng không dung hợp với ý niệm tuyệt đối. + Hêghen coi nhà nước Đức, văn minh Đức là đỉnh cao của hiện thân tinh thần tuyệt đối trên trần gian, là chuẩn mực cuối cùng mà mọi dân tộc trên thế giới phải vươn đến. + Hêghen coi, trong triết học Đức - triết học Hêghen, ý niệm tuyệt đối đã khám phá ra chính mình từ cái không phải là mình để quay về với mình; do đó, tại đây, mọi sự phát triển tiếp tục đều chấm dứt… Dù có nhiều hạn chế không nhỏ nhưng thành tựu mà triết học Hêghen mang lại - phép biện chứng tư duy là một cống hiến vĩ đại cho kho tàng tư tưởng của nhân loại. Triết học Hêghen là một cội nguồn của triết học Mác. Cứu lấy phép biện chứng, giải phóng hạt nhân biện chứng ra khỏi lớp vỏ duy tâm thần bí của Hệ thống Hêghen là một yêu cầu cấp bách của triết học mà sau này Mác đã thực hiện. Khi cải tạo phép biện chứng duy tâm Hêghen theo tinh thần duy vật của triết học Phoiơbắc, Mác đã xây dựng phép biện chứng duy vật - phép biện chứng của sự vật - thế giới khách quan, mà phép biện chứng của ý niệm chỉ là hình ảnh biện chứng trong bộ óc con người phản ánh phép biện chứng của sự vật - thế giới khách quan. Tóm lại, với một hệ thống triết học tương đối hoàn chỉnh, với tri thức bách khoa, kiến thức uyên bác và thiên tài của mình, Hêghen trở thành nhà triết học lớn nhất thời bấy giờ. Học thuyết của ông khép lại một giai đoạn phát triển triết học đầy sôi động, đồng thời mở ra một giai đoạn cách mạng mới trong lịch sử triết học - giai đoạn gắn tư tưởng triết học với thực tiễn cách mạng. Xuất phát từ quan điểm coi triết học mới phải là triết học về chính con người, có sứ mạng mang lại cho con người một cuộc sống hạnh phúc thật sự trên trần gian mà Phoiơbắc lấy con người làm đối tượng nghiên cứu của triết học. Ông cho rằng, xưa nay triết học nghiên cứu vấn đề về quan hệ giữa tư duy và tồn tại, nhưng quan hệ này thuộc về bản chất của con người; bởi vì, chỉ có con người đang sống, đang tồn tại mới có tư duy. Theo ông, chỉ khi nào xuất phát từ con người thì vấn đề về quan hệ giữa tư duy và tồn tại mới được giải quyết một cách đúng đắn và có ý nghĩa thật sự. Do con người là đối tượng của triết học mới, và khoa học nghiên cứu bản chất của con người là nhân bản học, nên triết học mới đó phải là triết học nhân bản hay nhân bản học phải là khoa học cơ sở và chung nhất cho mọi ngành khoa học. Triết học mới mà Phoiơbắc đã xây dựng là triết học duy vật nhân bản. Triết học Phoiơbắc đã khôi phục được truyền thống duy vật thế kỷ XVIII trong hoàn cảnh chủ nghĩa duy tâm thống trị đời sống tinh thần ở Phương Tây, và phát triển chủ nghĩa duy vật thêm một bước. Ông đã trình bày sáng rõ nhiều quan điểm duy vật; ông phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm và Cơ đốc giáo; ông biết đặt con người vào đúng tâm điểm phân tích triết học. Triết học của ông chất chứa đầy tính duy vật khả tri và nhân bản, nó là một cội nguồn tư tưởng của triết học Mác. Triết học của Phoiơbắc không sâu, còn nhiều quan niệm siêu hình, phiếm diện trong lý giải đối tượng triết học, trong việc phân tích bản chất con người, trong việc tìm hiểu thực tiễn và xác định vai trò của nó trong nhận thức và cuộc sống…; Đặc biệt, trong việc xác định nguồn gốc, động lực phát triển và phương tiện cải tạo xã hội, quan điểm của Phoiơbắc còn đầy tính duy tâm; Thái độ đối với tôn giáo của ông không nhất quán… Điều này thể hiện như sau: - Một là, do phủ nhận hệ thống duy tâm của triết học Hêghen nên ông phủ nhận luôn phép biện chứng; hơn nữa, ông hiểu biện chứng rất hời hợt, - phép biện chứng không phải là sự độc thoại của một nhà tư tưởng với bản thân mình mà là sự đối thoại giữa Tôi và Anh… Lớp M12CQDT01-N Page 12
  • 13. - Hai là, do đứng trên quan điểm nhân đạo chung chung mà quan niệm về con người rất trừu tượng, phi lịch sử; ông chỉ quan tâm đến mặt tự nhiên - sinh học mà không chú ý mặt xã hội và điều kiện chính trị - xã hội của con người; tuyệt đối hóa và coi tình yêu là bản chất con người. - Ba là, do bỏ qua hoạt động thực tiễn nên Phoiơbắc coi nhận thức là một quá trình tĩnh tại, thụ động của chủ thể tiếp nhận hình ảnh của khách thể mà không phải là quá trình mang tính thực tiễn năng động, sáng tạo thế giới của con người - chủ thể nhận thức; Phoiơbắc không chỉ không thấy được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức mà ông cũng không thấy được vai trò to lớn của thực tiễn đối với sự hoàn thiện con người, thúc đẩy phát triển sản xuất nói riêng, xã hội nói chung. Vì không thấy trong thực tiễn động lực phát triển xã hội nên ông cố đi tìm nó trong tình yêu. Do không xuất phát từ quan điểm thực tiễn mà trong lĩnh vực xã hội, Phoiơbắc cũng như mọi nhà tư tưởng trước Mác đều sa vào chủ nghĩa duy tâm, quá đề cao sức mạnh tinh thần, trước hết là giáo dục, đạo đức, pháp luật… mà không thấy được vai trò của nền sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Phép biện chứng duy vật được C.Mác và Ph. Ăngghen xâydựng vào giữa thế kỷ XIX, sau đó được Lênin phát triển. Sự ra đời của phép biện chứng duy vật được chuẩn bị bằng toàn bộ sự phát triển xã hội, triết học và khoa học tự nhiên trứơc đó mà trực tiếp nhất là phép biện chứng của Hêghen và quan điểm duy vật của Phoiơbắc. Trong phép biện chứng duy vật luôn luôn có sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật đã khái quát một cách đúng đắn những quy luật vận động và phát triển chung nhất của thế giới. Nhờ vậy, C.Mác và Ph. Ănghen khắc phục được những hạn chế vốn có của phép biện chứng tự phát thời cổ đại và những sai lầm của phép biện chứng duy tâm khách quan thời cận đại, làm cho phép biện chứng duy vật trở thành một khoa học. Với tư cách là một khoa học, phép biện chứng duy vật được tạo thành từ một loạt những phạm trù, những nguyên lý, những quy luật được khái quát từ hiện thực. Cho nên nó có khả năng phản ánh đúng sự liên hệ, sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Đúng như Ph. Ăngghen đã định nghĩa “phép biện chứng... là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và tư duy”. Lênin đã gọi phép biện chứng duy vật là linh hồn của chủ nghĩa Mác. Quá trình chuyển biến tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản (trước năm 1844) Trong bước đầu hoạt động khoa học và chính trị, C.Mác và Ph.Ăngghen đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm và quan điểm dân chủ cách mạng. Các Mác (5/5/1818 - 14/3/1883) được sinh ra và lớn lên tại thành phố Tơrivơ, vùng Ranh của nước Đức. Ngay từ khi còn học trung học, C.Mác đã thể hiện là một thanh niên tài năng, yêu quê hương, đất nước và gắn hạnh phúc cá nhân với hạnh phúc chung của mọi người… Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Đại học Bon và Đại học Béclin, ông là người rất say mê nghiên cứu triết học, vì theo C.Mác, chỉ có triết học mới đem đến cho con người sự hiểu biết và khả năng cải tạo thế giới nhằm giải phóng con người… Từ năm 1837, C.Mác bắt đầu nghiên cứu triết học Hêghen, tham gia phái Hêghen trẻ. Nét nổi bật mà C.Mác nhận thấy ở Hêghen là phương pháp nhận thức, phương pháp tư duy biện chứng… Từ năm 1839, C.Mác bắt đầu nghiên cứu triết học Hy Lạp cổ đại và triết học cận đại. Trong Luận án tiến sĩ Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcrít và triết học tự nhiên của Êpiquya, bảo vệ năm 1841, C.Mác vẫn đứng trên lập trường triết học duy tâm của Hêghen, coi sự vận động và phát triển của tự ý thức là động lực của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, ông vẫn đánh giá cao vai trò của Êpiquia trong lịch sử triết học, đã làm phong phú và đóng góp vào sự phát triển của học thuyết nguyên tử của Đêmôcrít, chống tư tưởng tôn giáo, ủng hộ chủ nghĩa vô thần. Trong luận án này, C.Mác đã phê phán phái Hêghen trẻ, đề cao vai trò của phép biện chứng trong Lớp M12CQDT01-N Page 13
  • 14. quá trình nhận thức và cải tạo xã hội, phục vụ cho cuộc đấu tranh chính trị, hướng đến hạnh phúc của con người. Phriđrích Ăngghen (28/11/1820 - 5/8/1895) sinh ra trong một gia đình chủ xưởng dệt. Mong muốn của gia đình là ông sớm trở thành một nhà kinh doanh… Từ năm 1839, vừa làm việc và tự học, ông bắt đầu nghiên cứu triết học Đức, nhất là nghiên cứu triết học Hêghen. Đứng trên lập trường dân chủ cách mạng, đối lập với chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, tháng 3 năm 1839, Ph.Ăngghen viết bài báo đầu tiên Những bức thư từ Vesphali đả kích bộ mặt thật của bọn chủ xưởng, ủng hộ những người lao động… Năm 1841, Ph.Ăngghen tới Béclin làm nghĩa vụ quân sự và dự nghe các bài giảng triết học tại Đại học Béclin, đồng thời tham gia vào nhóm Hêghen trẻ. Trong thời gian này, ông đã viết một số tác phẩm nhằm mục đích phê phán các quan điểm phản động của nhà triết học Sêlinh. Các tác phẩm Sêlinh và Hêghen, Sêlinh - nhà triết học nơi Chúa Kitô, và đặc biệt là tác phẩm Sêlinh và sự linh báo (1842) đã thể hiện tư tưởng dân chủ cách mạng, thấy được mâu thuẫn giữa mặt tiến bộ và mặt bảo thủ trong triết học Hêghen. Dù vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của chủ nghĩa duy tâm, Ph.Ăngghen vẫn đánh giá cao triết học Phoiơbắc, vì ông nhận thấy thế giới quan duy vật của Phoiơbắc triệt để hơn các nguyên lý triết học duy tâm Hêghen… Cuối năm 1842, Ph.Ăngghen sang Mantrextơ, làm việc trong một xưởng sợi, bắt đầu tìm hiểu phong trào công nhân và nghiên cứu kinh tế chính trị học cổ điển Anh. Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng giúp ông thấy rõ mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn trong cuộc đấu tranh xã hội, tạo bước chuyển biến về quan điểm chính trị của ông. Sự chuyển biến tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản Sự chuyển biến tư tưởng của C.Mác bắt đầu từ quá trình hoạt động báo chí và qua sự phê phán triết học Hêghen về nhà nước, pháp quyền, tôn giáo và vai trò của triết học: Thông qua báo Sông Ranh (1842 - 1843), C.Mác viết bài bảo vệ lợi ích của những con người lao động nghèo khổ, cổ vũ cuộc đấu tranh vì tự do và dân chủ; phê phán sâu sắc các tệ nạn bóc lột, áp bức người lao động, về sự bần cùng của nông dân. Hoạt động này giúp C.Mác nhận thức đầy đủ hơn về những mặt hạn chế của triết học Hêghen, tính chất phản động, bảo thủ của Nhà nước Phổ, và qua đó, quan điểm của C.Mác chuyển dần từ khuynh hướng duy tâm và lập trường dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa cộng sản… Trong tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen (1943), C.Mác phủ nhận mệnh đề “tồn tại là hợp lý” của Hêghen, kiên quyết bác bỏ các hình thức đang tồn tại của nền chính trị nước Đức lúc bấy giờ là ý thức pháp quyền và nhà nước, đồng thời trình bày các vấn đề nhà nước, pháp quyền, triết học, tôn giáo trên nền tảng thế giới quan duy vật biện chứng; C.Mác coi triết học là vũ khí để cải tạo thế giới, là động lực cải tạo xã hội: Xuất phát từ tư tưởng “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”, C.Mác coi triết học là vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh cải tạo xã hội: “Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình”. Khi chỉ ra tôn giáo cũng là sản phẩm của các điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ lịch sử, C.Mác vạch ra nguồn gốc và bản chất của tôn giáo trong mối quan hệ với đời sống hiện thực và nhu cầu tinh thần, tình cảm của con người. C.Mác viết: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Lúc bấy giờ, thông qua Niên giám Pháp - Đức, Ph.Ăngghen cũng đã đăng tải một số tác phẩm phê phán chế độ tư hữu và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, phê phán các tư tưởng kinh tế chính trị học của A.Xmít và Đ.Ricácđô trên tinh thần biện chứng; đồng thời qua đó khẳng định vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản… Lớp M12CQDT01-N Page 14
  • 15. Tháng 8/1844, trên đường từ Anh về Đức, Ph.Ăngghen đã gặp C.Mác tại Pari. Và từ đây, giữa hai ông đã bắt đầu một tình bạn, tình đồng chí vĩ đại và cảm động trong suốt cả cuộc đời để sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Như vậy, cho đến thời điểm này, C.Mác và Ph.Ăngghen đã có bước chuyển hoàn toàn từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật biện chứng, từ lập trường chính trị dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa xã hội khoa học. Đó là một quá trình phức tạp, vừa cải biến phép biện chứng duy tâm của Hêghen thành phép biện chứng duy vật, vừa vận dụng phép biện chứng duy vật vào việc nhận thức xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen đã đặt nền móng vững chắc cho một cuộc cách mạng trong triết học, để từng bước hoàn chỉnh hệ thống triết học của mình cả về thế giới quan và phương pháp luận. Thời kỳ C.Mác và Ph.Ăngghen đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử (1844 - 1848): Hai ông đã trình bày một cách toàn diện những vấn đề về triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học trên nền tảng thế giới quan duy vật triệt để và cách mạng, làm rõ những quy luật cơ bản của xã hội. Triết học Mác trở thành thế giới quan và phương pháp luận để nhận thức và cải tạo thực tiễn. Với tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học (1844), C.Mác trình bày những nghiên cứu về kinh tế học để rút ra những kết luận về triết học. Từ việc nghiên cứu kinh tế chính trị học Anh, nghiên cứu quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, từ việc phân tích các phạm trù kinh tế cụ thể (tiền công, lợi nhuận, tư bản, địa tô, sức lao động...), C.Mác đã phát hiện ra bản chất của xã hội tư bản - xã hội đối kháng giữa người công nhân và nhà tư bản. C.Mác viết: “Tư bản là quyền chỉ huy lao động và sản phẩm của lao động. Nhà tư bản có được quyền đó không phải nhờ những phẩm chất cá nhân hay phẩm chất con người của hắn, mà chỉ có được với tư cách là người sở hữu tư bản. Sức mạnh của hắn là sức mua của tư bản của hắn, sức mua mà không có gì có thể chống lại nỗi” … Từ chỗ coi sức lao động của người công nhân là hàng hóa, được đem ra mua bán, trao đổi, nhằm mục đích duy trì sự tồn tại mang tính động vật của con người, C.Mác xem xét vấn đề lao động bị tha hóa, và ông kết luận: lao động bị tha hóa là sản phẩm tất yếu của nền sản xuất xã hội trong chủ nghĩa tư bản. Nếu Hêghen coi sự tha hóa chỉ diễn ra trong ý thức, tinh thần; còn Phoiơbắc chỉ nhấn mạnh sự tha hóa của bản chất con người trong tôn giáo; thì C.Mác đã đi tới tận nguồn của sự tha hóa, đó là sự tha hóa của lao động, của bản chất con người, sự đánh mất bản chất người trong chính quá trình sản xuất vật chất. C.Mác viết: “Sự tha hóa thể hiện ở chỗ tư liệu sinh hoạt của tôi thuộc về người khác, ở chỗ đối tượng mong muốn của tôi là vật sở hữu của người khác mà tôi không với tới được, cũng như ở chỗ bản thân mỗi vật hóa ra là một cái khác với bản thân nó, ở chỗ hoạt động của tôi hóa ra là một cái khác nào đó và cuối cùng, điều này cũng đúng cả đối với nhà tư bản, lực lượng không phải người nói chung thống trị tất cả”. Vì vậy, quan hệ tha hóa đối lập ấy được biểu hiện như một sự kết tội bản chất xã hội tư bản chủ nghĩa: “Cái vốn có của súc vật trở thành chức phận của con người, còn cái có tính người thì trở thành cái vốn có của súc vật”. Kết luận tất yếu được rút ra là, muốn giải phóng con người ra khỏi sự tha hóa thì phải xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, có như vậy mới trả con người trở về với chính bản chất của nó… Với tinh thần phê phán, C.Mác đã đánh giá phép biện chứng trong triết học Hêghen, cũng như chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, làm rõ những đóng góp và hạn chế của họ, từ đó khẳng định vai trò và tính chất cách mạng của phép biện chứng duy vật. Năm 1845, C.Mác đã phác thảo Luận cương về Phoiơbắc chỉ ra những khuyết điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật trước đây trong việc nhận thức về con người, lịch sử và phương pháp nhận thức. C.Mác cũng nêu lên sự khác nhau căn bản giữa triết học của ông với các học thuyết triết học khác trong lịch sử. C.Mác viết: “Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến nay, - kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, - là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức Lớp M12CQDT01-N Page 15
  • 16. dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không được nhận thức la hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn, không được nhận thức về mặt chủ quan” … Thông qua vai trò thực tiễn, C.Mác đã chứng minh tính lịch sử - xã hội quy định bản chất con người: “Phoiơbắc hòa tan bản chất tôn giáo vào bản chất con người. Nhưng bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa của những quan hệ xã hội”. Luận đề này thể hiện tính chất duy vật triệt để trong quan niệm của C.Mác về con người và lịch sử, chống lại những tư tưởng duy tâm siêu hình về xã hội và con người trong các hệ thống triết học khác trong lịch sử, nhất là triết học của Phoiơbắc. Từ năm 1945 - 1846, C.Mác và Ph.Ăngghen đã cộng tác với nhau để hoàn thành một tác phẩm quan trọng Hệ tư tưởng Đức. Trong tác phẩm này, hai ông đã kết hợp một cách khoa học giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng; vận dụng phép biện chứng duy vật vào nhận thức lịch sử xã hội và phát hiện ra các quy luật của lịch sử, từ đó sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, đặt cơ sở khoa học cho lý luận cách mạng của triết học Mác. Xuất phát từ hiện thực lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người, và do đó là tiền đề của mọi lịch sử, đó là: người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể làm ra lịch sử”. Tuy nhiên, “muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống… Hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất trong những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất”. Như vậy, việc sản xuất ra đời sống vật chất là cơ sở quyết định sự tồn tại, mà yếu tố quan trọng nhất là lực lượng sản xuất, sẽ quyết định mọi trạng thái của lịch sử - xã hội. Quan niệm trên biểu hiện tư tưởng duy vật của C.Mác và Ph.Ăngghen về lịch sử. Từ đó, hai ông đã phê phán những sai lầm của chủ nghĩa duy tâm Hêghen và chủ nghĩa duy vật siêu hình Phoiơbắc trong việc nhận thức lịch sử - xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen nêu lên các hình thức sở hữu và sự thay thế của các phương thức sản xuất khác nhau trong lịch sử xã hội loài người. Khi trình bày các hình thức sở hữu trong lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã trình bày quá trình phát triển của lịch sử dưới dạng vắn tắt mà hạt nhân của nó là sở hữu về tư liệu sản xuất; xét về thực chất, đó chỉ là biểu hiện của quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, - một quy luật chung chi phối sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội: “Ý thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức, và tồn tại của con người là quá trình đời sống hiện thực của con người”, vì thế, “không phải ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức”. Sự phát triển của toàn bộ lịch sử - xã hội là sự chứng minh vai trò quyết định của tồn tại xã hội, trong đó, phương thức sản xuất có ý nghĩa cơ bản nhất. “Ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại”. C.Mác và Ph.Ăngghen vạch ra bản chất nhà nước bị quy định bởi quan hệ lợi ích vật chất; nhà nước của giai cấp thống trị “chẳng phải là cái gì khác mà chỉ là hình thức tổ chức mà những người tư sản buộc phải dùng đến để đảm bảo lẫn cho nhau sở hữu và lợi ích của họ, ở ngoài nước cũng như ở trong nước”. Từ đây, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, “trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị. Điều đó có nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị trong xã hội”. Vì vậy, nhiệm vụ của giai cấp vô sản là phải xóa bỏ trạng thái hiện tồn, xóa sự thống trị của giai cấp tư sản cả trong cơ sở hạ tầng lẫn trong kiến trúc thượng tầng, để xác lập sự thống trị của giai cấp vô sản, - giai cấp tiên tiến và cách mạng nhất của thời đại. “Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay”. Mặc dù, phong trào công nhân trong giai đoạn này chưa biểu hiện tính tự giác của nó, tức là chưa ý thức được vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình một cách hoàn toàn đầy đủ. Song, sự phát triển tất yếu của lịch sử, địa vị khách quan của giai cấp vô sản cho phép họ giành lấy chính quyền về tay mình, “bằng một Lớp M12CQDT01-N Page 16
  • 17. cuộc cách mạng, cuộc cách mạng này một mặt lật đổ thế lực của phương thức sản xuất và của sự giao tiếp trước đó và cả của cơ cấu xã hội cũ và mặt khác, phát triển tính phổ biến của giai cấp vô sản và nghị lực mà giai cấp vô sản cần có”. Điều đó, có nghĩa là giai cấp vô sản, - người đại diện cho lực lượng sản xuất mới trong xã hội, - phải thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình bằng việc phải giành lấy quyền lực chính trị. Tháng 2 năm 1848, C.Mác và Ph.Ăngghen viết tác phẩm nổi tiếng Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Đây là tác phẩm tuyên truyền cho tổ chức “Đồng minh những người cộng sản”, là cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản về chủ nghĩa xã hội khoa học, vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng duy vật vào lý luận đấu tranh giai cấp và vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản. Tác phẩm này đánh dấu sự hoàn thành giai đoạn khởi thảo những nguyên lý cơ bản của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, thể hiện rõ thế giới quan mới của triết học Mác. Ngày nay, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản vẫn còn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Dù lịch sử đang vận động, biến đổi với nhiều bước ngoặt quanh co, gập ghềnh; dù chủ nghĩa xã hội đang tạm thời thoái trào, song mục tiêu mà tác phẩm đặt ra đang cổ vũ nhân loại đấu tranh vì hạnh phúc của con người - xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Trong Chương 1 Tư sản và vô sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã làm sáng tỏ những quy luật chi phối sự phát triển của xã hội, tức thay thế các phương thức sản xuất trong lao động. Vạch ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản: “Cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, chính cái nền tảng trên đó giai cấp tư sản đã sản xuất và chiếm hữu sản phẩm của nó, đã bị phá sập dưới chân giai cấp tư sản. Trước hết, giai cấp tư sản sản sinh ra những người đào huyệt chôn chính nó. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”. Trong Chương 2 Những người vô sản và những người cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã làm sáng tỏ vai trò của Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lãnh đạo cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản: “Về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên; về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản”. Mục tiêu trước mắt là tổ chức cuộc đấu tranh chính trị để lật đổ giai cấp tư sản, giành chính quyền về tay mình, và mục tiêu cuối cùng là xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản. “Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Trong chương 3 Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phê phán sâu sắc các trào lưu tư tưởng tiểu tư sản và tư sản đang ảnh hưởng đến sự phát triển của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân như “Chủ nghĩa xã hội phản động”, “Chủ nghĩa xã hội bảo thủ hay chủ nghĩa xã hội tư sản”, “Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không tưởng phê phán”. Trong chương 4 Thái độ của những người cộng sản đối với các đảng đối lập, C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày chiến lược, sách lược, phương pháp và mục tiêu cách mạng: “Những người cộng sản… công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành. Mặc cho các giai cấp thống trị run sợ trước một cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa! Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới”. Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen bổ sung và phát triển những quan điểm triết học: Từ năm 1848, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở Châu Âu chống áp bức, bóc lột, đòi dân chủ tự do đã phát triển và trở thành một làn sóng mạnh mẽ, nhưng gặp phải thất bại thảm hại. Sau thất bại này, các phong trào đấu tranh cách mạng ở Châu Âu bị giai cấp phong kiến, có sự tiếp tay của giai cấp tư sản và tiểu tư sản phản bội, đàn áp và bóp nghẹt. Từ sự thất bại của phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động, C.Mác và Ph.Ăngghen đã rút ra bài học là: Đảng Cộng sản phải hành động một cách tự giác và có tổ chức, phải hết sức thống nhất và độc lập để lãnh Lớp M12CQDT01-N Page 17