SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 6
Ngày xuân nói chuyện “Mưa xuân” trong thơ Nguyễn Bính
(VOV) - Nói đến mùa xuân, đến tết cổ truyền của dân tộc, thì không thể không nhắc đến mưa xuân. Có ai trong
chúng ta, dù xa quê hương đã lâu, không quên được cái tiết của ngày ấy.
Cả đất trời ong óng, biêng biếc, được bao trùm trong một làn sương khói lững lờ, e ấp quấn quít nơi vòm cây,
mái phố. Và ta nghe ở đâu đó, trong xa thẳm, trong mỗi thân cây, gốc rạ, trong cảnh vật quen thuộc, từng
tiếng động rất khẽ. Rất khẽ. Phải mùa xuân đang về hay tiếng cựa mình của đất đai sau một mùa đông giá rét,
tiếng động của chồi non đầu tiên nhú trên cây?. Trùm lên tất cả bức tranh yên ấm ấy là một làn mưa bụi
mỏng li ti. Giăng giăng khắp ao chuôm, đồng, bãi. Mưa không đủ làm ướt áo, ướt đầu.
Năm mươi năm trước, trong một ngày sương khói như vậy, thi sĩ “chân quê” Nguyễn Bính đã ghi lại một
cách tuyệt với cảnh sắc ấy trong bài “Mưa xuân” của mình. Trong toàn bài hình ảnh mưa xuân được nhắc đến
5 lần, và trong cái thanh bình yên ả của một làng quê cổ miền Bắc, mưa xuân hiện ra như một nhân vật có
tâm hồn, từng lúc buồn vui, đồng cảm với người thôn nữ lần đầu yêu.
Khổ đầu của bài thơ mở ra như cánh màn nhung từ từ kéo lên, kể về câu chuyện mộc mạc nơi làng quê:
Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già.
Lòng trẻ còn như vuông lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.
Phải nói rằng, những câu thơ Nguyễn Bính thật “tầm vóc” (chữ của nhà văn Tô Hoài). Ta có cảm giác như
đang ngồi trước sân khấu. Cảnh êm đềm của hai mẹ con đang ngồi bên nhau, âu yếm đùm bọc trong thế giới
riêng. Đêm đêm, những ngón tay xinh xắn của cô thôn nữ lướt trên khung cửi và cô ngồi trong ánh mắt dịu
dàng, che chở, đùm bọc của bà mẹ. Mặc ngoài kia ong bướm đi về. Lòng trẻ còn trong trắng, thơm ngát.
Thế nhưng cái thế giới riêng nhỏ bé ấy, thâm nghiêm và kín cổng cao tường đó, một hôm bị xao động. Cái
ngày có biến động được đánh dấu bằng sự hiện diện của mưa xuân.
Bữa ấy, mưa xuân phơi phới bay,
Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy.
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ,
Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”.
Mưa xuân xuất hiện lần đầu trong bài thơ và cũng là mưa đầu xuân nên… “phơi phới bay”. Như tâm hồn của
ai vậy. Tô điểm cho không khí rạo rực của những ngày đầu Xuân không phải là hoa đào tươi thắm, không
phải là lay ơn sang trọng mà chỉ là hoa xoan. Hoa xoan khiêm tốn giản dị, không cầu kỳ phô trương sắc đẹp,
biểu tượng của nông thôn Việt Nam. Hoa xoan và đom đóm tháng 3, có ai quên được?
Giữa cái khung cảnh nên thơ ấy, ngoài mưa xuân phơi phới, đất trời tươi tắn, trên làng dưới xóm rộn rã tết,
những sắc hoa xoan tím rải rác, thì người mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”. Lòng nào mà ngồi cho yên được.
Nên cô bé của chúng ta bỗng:
Lòng thấy giăng tơ một mối tình
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
Mẹ có cấm thì… mặc. Em đâu có lỗi. Những ngón tay búp măng, xinh xắn, mảnh dẻ của cô bé hơi run rẩy
trên khung cửi cùng với trái tim nhỏ thầm đập hồi hộp sau làn áo mỏng.
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ tới anh…
Không, chưa có gì!… mới chỉ là “hình như” thôi.
Sau cái cảnh mưa bụi bay, hoa xoan rụng đầy đất, hội chèo đi qua ngõ, và khi nhân tố “anh” xuất hiện thì cô
bé không còn tĩnh tâm được nữa. Chuyện tình tiếp tục:
Bốn bên hàng xóm đã lên đèn
Em ngửa bàn tay trước mái hiên,
Mưa chấm tay em từng chấm lạnh,
Thế nào anh ấy chẳng sang xem
Nguyễn Bính đã tạc qua từng ấy thời gian hình ảnh cô thôn nữ ngửa tay, hứng từng hạt mưa bụi, dưới làn áo
mỏng, trái tim run rẩy. Em đâu cầu xin số phận:
Em xin phép mẹ, vội vàng đi
Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe,
Mưa bụi nên em không ướt áo,
Thôn Đoài cách có một thôi đê.
Em ra đi vào đám hội. Hơi vội. Lòng tràn đầy hy vọng, vì… “thế nào anh ấy chẳng sang xem”. Mẹ già không
nghi ngờ “vuông lụa trắng” của mình, nên chỉ dặn: “xem về kể mẹ nghe”.
Mưa xuất hiện lần này là “mưa bụi”. Mưa xuân dường như cũng đồng loã với cô bé. Nhưng tại sao cô không
lo ướt đầu, mà chỉ lo ướt áo? ấy là vì còn để khoe bộ cánh mới, để làm đỏm với người tình. ướt đầu cũng
được, chứ ướt áo thì gay. Mà có xa xôi gì đâu: “Thôn Đoài cách có một thôi đê”. Nếu viết là: Cách một con
đê, một quãng đê, một khúc đê… thì câu này coi như hỏng. Cái cô bé của năm xưa, áo tứ thân, răng đen thì
phải nói là “một thôi đê”, nghe mới thú. Từ “thôi đê” đã lâu không được dùng, lần này vang lên trong thơ
Nguyễn Bính nghe rất “đã”. “Thôi đê”, có nghĩa là cũng gần thôi. Đi đến với người yêu thì xa mấy cũng gần.
Đêm hội diễn ra thật náo nhiệt:
Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm
Em mải tìm anh chả thiết xem
Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em
Lễ hội hay như vậy mà cô chả thiết xem. Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em, còn em thì mải tìm… ai.
Lời thơ mộc mạc, chân thành, tha thiết như mối tình của cô gái quê:
Chờ mãi anh sang, anh chả sang,
Thế mà hôm nọ hát bên làng,
Năm tao bẩy tiết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng bẽ bàng
Chờ mãi mà người ấy không đến. Thế rồi cô ra về, con đường cũ giờ đây dài dằng dặc:
Mình em lầm lũi trên đường về,
Có ngắn gì đâu một dải đê
áo mỏng che đầu, mưa nặng hạt
Lạnh lùng em tủi với canh khuya.
Không khấp khởi, hớn hở như lúc đi. Âm thầm giữa canh khuya. Mưa xuất hiện lúc này không còn là mưa
bụi dịu dàng nữa, mà có phần gay gắt: “Mưa nặng hạt”. Mưa cũng có hồn tựa một nhân vật xuất hiện theo
từng lớp truyện. Và cô bé không che đầu bằng ô, che đầu bằng một vật gì đó, tàu lá chẳng hạn, mà “áo mỏng
che đầu”. Hình tượng cô gái lấy tà áo che đầu cho khỏi ướt có cái gì rất dân dã, mộc mạc. Không gặp được
người ấy, thì bây giờ ướt áo có làm sao.
Cuối cùng, mưa xuân và hoa xoan lại xuất hiện khi câu chuyện khép lại, hội chèo làng Đặng ra về qua ngõ:
Bữa ấy, mưa xuân đã ngại bay
Hoa xoan đã nát dưới chân giầy
Hội chèo làng Đặng ngang ngõ
Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày”
Những hạt mưa không còn bay nữa. Hoa xoan nát dưới chân giầy. Mùa xuân dường như vô tình với em. Đời
con gái là bao, mà sao mùa xuân đã sớm cạn ngày? Cô gái thầm hỏi và hy vọng:
Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày
Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ
Để mẹ bảo rằng: “Hát tối nay!”
Bao giờ mưa bụi bay lần nữa để cho em vội vàng xin phép mẹ ra đi?
Ngày hôm nay, nhà thơ đã trở thành người thiên cổ, thiếu nữ năm xưa chắc tóc đã trắng phau vì nhuộm
“nước thời gian”. Mùa xuân này, mưa bụi bay, bà cụ vẫn ngồi sưởi bên bếp sưởi, hơ bàn tay nhăn nheo, cặp
mắt như nước, người già có nhớ không cái đêm hội năm xưa ở bên Đoài? Xuân này đứa cháu gái cụ tuổi cập
kê cũng đang đến chỗ hẹn. Cô có gặp may hơn không?
Mà thôi, mưa xuân đang phơi phới bay, tôi cũng muốn ngửa lòng bàn tay trước mái hiên để còn vội vàng…
Mưa bụi bay…
Mưa xuân
Nguyễn Bính
Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già.
Lòng trẻ còn như vuông lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.
Bữa ấy, mưa xuân phơi phới bay,
Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy.
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ,
Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”.
Lòng thấy giăng tơ một mối tình
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ tới anh…
Bốn bên hàng xóm đã lên đèn
Em ngửa bàn tay trước mái hiên,
Mưa chấm tay em từng chấm lạnh,
Thế nào anh ấy chẳng sang xem
Em xin phép mẹ, vội vàng đi
Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe,
Mưa bụi nên em không ướt áo,
Thôn Đoài cách có một thôi đê.
Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm
Em mải tìm anh chả thiết xem
Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em
Mình em lầm lũi trên đường về,
Có ngắn gì đâu một dải đê
áo mỏng che đầu, mưa nặng hạt
Lạnh lùng em tủi với canh khuya.
Bữa ấy, mưa xuân đã ngại bay
Hoa xoan đã nát dưới chân giầy
Hội chèo làng Đặng ngang ngõ
Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày”
Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày.
Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ
Để mẹ bảo rằng: “Hát tối nay!”
NGÀY MƯA XUÂN VỀ QUÊ NGUYỄN BÍNH - Đỗ Quang Huỳnh
09.03.2009 10:30
Cuối Tháng Giêng sau chuỗi ngày hửng nắng, trời bỗng chuyển gió mùa đông bắc. Thế là mưa xuân phơi
phới lại bay. Đắm vào màn mưa mỏng mảnh, lây phây sương khói, la đà giữa bốn bề lúa xuân xanh non như
ánh nhìn con trẻ tôi tìm về xã Cộng Hoà, huyện Vụ Bản, (Nam Định) quê hương của nhà thơ Nguyễn Bính
(1918-1966).
Cách đây đã bảy, tám mươi năm Nguyễn Bính bắt gặp trên con đường cát mịn những cô thôn nữ yếm đỏ,
khăn thâm dắt cụ già tóc bạc trảy hội chùa. Xuân này tỉnh lộ 468B về quê ông được trải nhựa phẳng lỳ
thoáng rộng. Lối ngõ về những thôn Đoài, thôn Đông cũng được đổ bê tông sạch sẽ. Tôi cứ mê mải ngắm
nhìn cháu chắt của các cô thôn nữ ngày xưa trưng diện quần bò áo chẽn vi vu xe máy chơi xuân. ở trung
tâm xã cột Vi ba tiếp sóng điện thoại di động vươn cao hơn tán đa cổ thụ. Trai làng, gái xóm giờ hẹn hò,
tình tự chẳng phải bồn chồn đếm từng giọt mái gianh mà chỉ cần vài giây thao tác trên bàn phím là đã ríu rít
bên nhau đi cafe phố huyện. Tiết xuân quê, cuối ngõ, đầu thôn rộn ràng tiếng nhạc xập xình. Đã xa vắng
thật rồi tiếng trống chèo từng làm thổn thức những trái tim yêu. Đi dọc đường thôn hai bên là những ngôi
nhà mái bằng bề thế, kín cổng, cao tường, anh Đào Văn Tuyến, Phó Chủ tịch UBND xã Cộng Hoà cho tôi
vài số liệu: Xã có 12 thôn với trên 5600 khẩu hầu hết có mức sống khá. Hộ nghèo chỉ còn rất ít. Thảo nào
những mái rạ, hoa xoan, dậu mồng tơi gần gũi giản dị, đẹp đẽ đến nao lòng giờ chỉ gặp trong thơ Nguyễn
Bính. May mắn thay đầu thôn Thiện Vịnh vẫn còn mảnh ruộng nhỏ trồng rau cần dưới mưa xuân xanh mỡ
màng, óng ả. Tôi cứ tự hỏi vạt rau cần hay một thoáng ảnh hình phiêu diêu của thi nhân làng quê thôn dã
về với chúng tôi trong sớm xuân này.
Cụ Nguyễn Ngọc, nguyên Hiệu trưởng trường Tiểu học xã Cộng Hoà năm nay đã vào tuổi 80 dẫn tôi thăm
nhà tưởng niệm và phần mộ thi nhân Nguyễn Bính được xây dựng khang trang ngay tại mảnh vườn cũ của
gia đình nhà thơ ở xóm Trạm (thôn Thiện Vịnh). Ba gian mái bằng nơi lưu giữ hình ảnh, kỷ vật của thi nhân
trong sáng mưa xuân hình như có chút ảo mờ, hiu quạnh. Nghìn khói nhang trên phần mộ nhà thơ ở giữa
vườn lan toả vào khoảng không gian trống vắng, cụ Ngọc và chúng tôi cứ ước ao khu tưởng niệm sẽ được
mở rộng để quanh nơi nhà thơ an nghỉ sẽ có vườn dâu, mái rạ, vạt muống, hàng cau. Mỗi độ xuân về hoa
bưởi, hoa chanh ngào ngạt. Mang điều mong ước tỏ bầy cùng Phó Chủ tịch xã Đào Văn Tuyến tôi được
anh cho biết: Qua nhiều lần đổi chủ, đầu những năm 80 của thế kỷ trước khu tưởng niệm nhà thơ Nguyễn
Bính được xây dựng trên diện tích bằng một nửa diện tích mảnh vườn cũ của gia đình nhà thơ. Nửa còn lại
vẫn thuộc về hộ khác. Hộ này sẵn sàng di dời nếu được đền bù tài sản và phần đất ở mới phù hợp. Địa
phương và gia đình nhà thơ rất mong muốn được xây dựng khu tưởng niệm xứng tầm với tài năng của nhà
thơ hàng đầu về nông thôn Việt Nam, song hiện nay phải chờ ý kiến chỉ đạo và sự hỗ trợ kinh phí của tỉnh,
huyện.
Ngày mưa xuân về quê Nguyễn Bính thật thú vị khi được gặp gỡ chuyện trò với cụ Nguyễn Thị Thục là con
chú ruột nhà thơ. Cụ bảo rằng: Anh Bính tài lắm. Chín, mười tuổi anh đã nghĩ ra thơ đọc cho chúng tôi
nghe. Anh có nhiều câu thơ đố tục, giảng thanh vui đáo để. Còn Trần Thị Lan cán bộ văn hoá của xã xinh
xắn dịu dàng như “em Nhi” trong bài thơ “Hoa với rượu” khoe với tôi: “Các bà các chị ở quê em vẫn ru
cháu, ru con bằng thơ Nguyễn Bính. Lan tiết lộ thêm: Chương trình giới thiệu thơ Nguyễn Bính do Lan thể
hiện vừa giành giải Nhất khu vực phía Bắc tại liên hoan ngành Thư viện toàn quốc.
Trở về Hà Nội ngồi viết những dòng này, tôi nhận được điện thoại của thầy giáo Nguyễn Thái Hoà, Hiệu
trưởng trường trung học phổ thông Nguyễn Bính đóng tại xã Hiển Khánh gần với quê hương của nhà thơ.
Thầy Hoà thông báo tin vui: Không chỉ duy trì hiệu quả 2 câu lạc bộ thơ, tổ chức cho các em học sinh ngâm
thơ và hát những bài hát phổ thơ Nguyễn Bính. Sưu tầm những tài liệu, hiện vật có liên quan đến thi sĩ
chân quê. Nhà trường sẽ phối hợp với địa phương và gia đình trồng và chăm sóc các loại cây tại khu tưởng
niệm để nơi an nghỉ của nhà thơ bốn mùa biếc xanh sắc lá.
Thế mới biết thơ Nguyễn Bính mãi còn cùng mưa xuân phơi phới.
Nam Định cuối Giêng Kỉ Sửu
Đ.Q.H (Hà Nội)
Ngày mưa xuân về quê Nguyễn Bính thật thú vị khi được gặp gỡ chuyện trò với cụ Nguyễn Thị Thục là con
chú ruột nhà thơ. Cụ bảo rằng: Anh Bính tài lắm. Chín, mười tuổi anh đã nghĩ ra thơ đọc cho chúng tôi
nghe. Anh có nhiều câu thơ đố tục, giảng thanh vui đáo để. Còn Trần Thị Lan cán bộ văn hoá của xã xinh
xắn dịu dàng như “em Nhi” trong bài thơ “Hoa với rượu” khoe với tôi: “Các bà các chị ở quê em vẫn ru
cháu, ru con bằng thơ Nguyễn Bính. Lan tiết lộ thêm: Chương trình giới thiệu thơ Nguyễn Bính do Lan thể
hiện vừa giành giải Nhất khu vực phía Bắc tại liên hoan ngành Thư viện toàn quốc.
Trở về Hà Nội ngồi viết những dòng này, tôi nhận được điện thoại của thầy giáo Nguyễn Thái Hoà, Hiệu
trưởng trường trung học phổ thông Nguyễn Bính đóng tại xã Hiển Khánh gần với quê hương của nhà thơ.
Thầy Hoà thông báo tin vui: Không chỉ duy trì hiệu quả 2 câu lạc bộ thơ, tổ chức cho các em học sinh ngâm
thơ và hát những bài hát phổ thơ Nguyễn Bính. Sưu tầm những tài liệu, hiện vật có liên quan đến thi sĩ
chân quê. Nhà trường sẽ phối hợp với địa phương và gia đình trồng và chăm sóc các loại cây tại khu tưởng
niệm để nơi an nghỉ của nhà thơ bốn mùa biếc xanh sắc lá.
Thế mới biết thơ Nguyễn Bính mãi còn cùng mưa xuân phơi phới.
Nam Định cuối Giêng Kỉ Sửu
Đ.Q.H (Hà Nội)

Weitere ähnliche Inhalte

Mehr von lechi55

Chế biến món luộc
Chế biến món luộcChế biến món luộc
Chế biến món luộclechi55
 
Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quảMâm ngũ quả
Mâm ngũ quảlechi55
 
Thịt heo ngâm mắm
Thịt heo ngâm mắmThịt heo ngâm mắm
Thịt heo ngâm mắmlechi55
 
Mâm cơm ngày tết
Mâm cơm ngày tếtMâm cơm ngày tết
Mâm cơm ngày tếtlechi55
 
Hai sắc hoa ti gôn - TTKH
Hai sắc hoa ti gôn - TTKHHai sắc hoa ti gôn - TTKH
Hai sắc hoa ti gôn - TTKHlechi55
 
Núi đôi - Vũ Cao
Núi đôi  -  Vũ CaoNúi đôi  -  Vũ Cao
Núi đôi - Vũ Caolechi55
 
Thầm gọi của Nguyễn Thị Thu Hà
Thầm gọi của Nguyễn Thị Thu HàThầm gọi của Nguyễn Thị Thu Hà
Thầm gọi của Nguyễn Thị Thu Hàlechi55
 
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu LoanMàu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu Loanlechi55
 
Màu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ caMàu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ calechi55
 
Thế rồi
Thế rồiThế rồi
Thế rồilechi55
 
Điểm báo Ngày NGVN - 2010
Điểm báo Ngày NGVN - 2010Điểm báo Ngày NGVN - 2010
Điểm báo Ngày NGVN - 2010lechi55
 
Báo cáo tổng kết công tác đoàn 09 10
Báo cáo tổng kết công tác đoàn 09 10Báo cáo tổng kết công tác đoàn 09 10
Báo cáo tổng kết công tác đoàn 09 10lechi55
 
Dong chi
Dong chiDong chi
Dong chilechi55
 
Bai tho ve tieu doi xe khong kinh thúy
Bai tho ve tieu doi xe khong kinh thúyBai tho ve tieu doi xe khong kinh thúy
Bai tho ve tieu doi xe khong kinh thúylechi55
 

Mehr von lechi55 (15)

Chế biến món luộc
Chế biến món luộcChế biến món luộc
Chế biến món luộc
 
Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quảMâm ngũ quả
Mâm ngũ quả
 
Thịt heo ngâm mắm
Thịt heo ngâm mắmThịt heo ngâm mắm
Thịt heo ngâm mắm
 
Mâm cơm ngày tết
Mâm cơm ngày tếtMâm cơm ngày tết
Mâm cơm ngày tết
 
Hai sắc hoa ti gôn - TTKH
Hai sắc hoa ti gôn - TTKHHai sắc hoa ti gôn - TTKH
Hai sắc hoa ti gôn - TTKH
 
Núi đôi - Vũ Cao
Núi đôi  -  Vũ CaoNúi đôi  -  Vũ Cao
Núi đôi - Vũ Cao
 
Thầm gọi của Nguyễn Thị Thu Hà
Thầm gọi của Nguyễn Thị Thu HàThầm gọi của Nguyễn Thị Thu Hà
Thầm gọi của Nguyễn Thị Thu Hà
 
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu LoanMàu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
 
Màu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ caMàu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ ca
 
Thế rồi
Thế rồiThế rồi
Thế rồi
 
Điểm báo Ngày NGVN - 2010
Điểm báo Ngày NGVN - 2010Điểm báo Ngày NGVN - 2010
Điểm báo Ngày NGVN - 2010
 
Lần39
Lần39Lần39
Lần39
 
Báo cáo tổng kết công tác đoàn 09 10
Báo cáo tổng kết công tác đoàn 09 10Báo cáo tổng kết công tác đoàn 09 10
Báo cáo tổng kết công tác đoàn 09 10
 
Dong chi
Dong chiDong chi
Dong chi
 
Bai tho ve tieu doi xe khong kinh thúy
Bai tho ve tieu doi xe khong kinh thúyBai tho ve tieu doi xe khong kinh thúy
Bai tho ve tieu doi xe khong kinh thúy
 

Kürzlich hochgeladen

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 

Kürzlich hochgeladen (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

Mưa xuân - Nguyễn Bính

  • 1. Ngày xuân nói chuyện “Mưa xuân” trong thơ Nguyễn Bính (VOV) - Nói đến mùa xuân, đến tết cổ truyền của dân tộc, thì không thể không nhắc đến mưa xuân. Có ai trong chúng ta, dù xa quê hương đã lâu, không quên được cái tiết của ngày ấy. Cả đất trời ong óng, biêng biếc, được bao trùm trong một làn sương khói lững lờ, e ấp quấn quít nơi vòm cây, mái phố. Và ta nghe ở đâu đó, trong xa thẳm, trong mỗi thân cây, gốc rạ, trong cảnh vật quen thuộc, từng tiếng động rất khẽ. Rất khẽ. Phải mùa xuân đang về hay tiếng cựa mình của đất đai sau một mùa đông giá rét, tiếng động của chồi non đầu tiên nhú trên cây?. Trùm lên tất cả bức tranh yên ấm ấy là một làn mưa bụi mỏng li ti. Giăng giăng khắp ao chuôm, đồng, bãi. Mưa không đủ làm ướt áo, ướt đầu. Năm mươi năm trước, trong một ngày sương khói như vậy, thi sĩ “chân quê” Nguyễn Bính đã ghi lại một cách tuyệt với cảnh sắc ấy trong bài “Mưa xuân” của mình. Trong toàn bài hình ảnh mưa xuân được nhắc đến 5 lần, và trong cái thanh bình yên ả của một làng quê cổ miền Bắc, mưa xuân hiện ra như một nhân vật có tâm hồn, từng lúc buồn vui, đồng cảm với người thôn nữ lần đầu yêu. Khổ đầu của bài thơ mở ra như cánh màn nhung từ từ kéo lên, kể về câu chuyện mộc mạc nơi làng quê: Em là con gái trong khung cửi Dệt lụa quanh năm với mẹ già. Lòng trẻ còn như vuông lụa trắng Mẹ già chưa bán chợ làng xa. Phải nói rằng, những câu thơ Nguyễn Bính thật “tầm vóc” (chữ của nhà văn Tô Hoài). Ta có cảm giác như đang ngồi trước sân khấu. Cảnh êm đềm của hai mẹ con đang ngồi bên nhau, âu yếm đùm bọc trong thế giới riêng. Đêm đêm, những ngón tay xinh xắn của cô thôn nữ lướt trên khung cửi và cô ngồi trong ánh mắt dịu dàng, che chở, đùm bọc của bà mẹ. Mặc ngoài kia ong bướm đi về. Lòng trẻ còn trong trắng, thơm ngát. Thế nhưng cái thế giới riêng nhỏ bé ấy, thâm nghiêm và kín cổng cao tường đó, một hôm bị xao động. Cái ngày có biến động được đánh dấu bằng sự hiện diện của mưa xuân. Bữa ấy, mưa xuân phơi phới bay, Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy. Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ, Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”. Mưa xuân xuất hiện lần đầu trong bài thơ và cũng là mưa đầu xuân nên… “phơi phới bay”. Như tâm hồn của ai vậy. Tô điểm cho không khí rạo rực của những ngày đầu Xuân không phải là hoa đào tươi thắm, không phải là lay ơn sang trọng mà chỉ là hoa xoan. Hoa xoan khiêm tốn giản dị, không cầu kỳ phô trương sắc đẹp, biểu tượng của nông thôn Việt Nam. Hoa xoan và đom đóm tháng 3, có ai quên được? Giữa cái khung cảnh nên thơ ấy, ngoài mưa xuân phơi phới, đất trời tươi tắn, trên làng dưới xóm rộn rã tết, những sắc hoa xoan tím rải rác, thì người mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”. Lòng nào mà ngồi cho yên được. Nên cô bé của chúng ta bỗng: Lòng thấy giăng tơ một mối tình Em ngừng thoi lại giữa tay xinh Mẹ có cấm thì… mặc. Em đâu có lỗi. Những ngón tay búp măng, xinh xắn, mảnh dẻ của cô bé hơi run rẩy trên khung cửi cùng với trái tim nhỏ thầm đập hồi hộp sau làn áo mỏng.
  • 2. Hình như hai má em bừng đỏ Có lẽ là em nghĩ tới anh… Không, chưa có gì!… mới chỉ là “hình như” thôi. Sau cái cảnh mưa bụi bay, hoa xoan rụng đầy đất, hội chèo đi qua ngõ, và khi nhân tố “anh” xuất hiện thì cô bé không còn tĩnh tâm được nữa. Chuyện tình tiếp tục: Bốn bên hàng xóm đã lên đèn Em ngửa bàn tay trước mái hiên, Mưa chấm tay em từng chấm lạnh, Thế nào anh ấy chẳng sang xem Nguyễn Bính đã tạc qua từng ấy thời gian hình ảnh cô thôn nữ ngửa tay, hứng từng hạt mưa bụi, dưới làn áo mỏng, trái tim run rẩy. Em đâu cầu xin số phận: Em xin phép mẹ, vội vàng đi Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe, Mưa bụi nên em không ướt áo, Thôn Đoài cách có một thôi đê. Em ra đi vào đám hội. Hơi vội. Lòng tràn đầy hy vọng, vì… “thế nào anh ấy chẳng sang xem”. Mẹ già không nghi ngờ “vuông lụa trắng” của mình, nên chỉ dặn: “xem về kể mẹ nghe”. Mưa xuất hiện lần này là “mưa bụi”. Mưa xuân dường như cũng đồng loã với cô bé. Nhưng tại sao cô không lo ướt đầu, mà chỉ lo ướt áo? ấy là vì còn để khoe bộ cánh mới, để làm đỏm với người tình. ướt đầu cũng được, chứ ướt áo thì gay. Mà có xa xôi gì đâu: “Thôn Đoài cách có một thôi đê”. Nếu viết là: Cách một con đê, một quãng đê, một khúc đê… thì câu này coi như hỏng. Cái cô bé của năm xưa, áo tứ thân, răng đen thì phải nói là “một thôi đê”, nghe mới thú. Từ “thôi đê” đã lâu không được dùng, lần này vang lên trong thơ Nguyễn Bính nghe rất “đã”. “Thôi đê”, có nghĩa là cũng gần thôi. Đi đến với người yêu thì xa mấy cũng gần. Đêm hội diễn ra thật náo nhiệt: Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm Em mải tìm anh chả thiết xem Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em Lễ hội hay như vậy mà cô chả thiết xem. Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em, còn em thì mải tìm… ai. Lời thơ mộc mạc, chân thành, tha thiết như mối tình của cô gái quê: Chờ mãi anh sang, anh chả sang, Thế mà hôm nọ hát bên làng, Năm tao bẩy tiết anh hò hẹn Để cả mùa xuân cũng bẽ bàng Chờ mãi mà người ấy không đến. Thế rồi cô ra về, con đường cũ giờ đây dài dằng dặc: Mình em lầm lũi trên đường về, Có ngắn gì đâu một dải đê áo mỏng che đầu, mưa nặng hạt Lạnh lùng em tủi với canh khuya. Không khấp khởi, hớn hở như lúc đi. Âm thầm giữa canh khuya. Mưa xuất hiện lúc này không còn là mưa bụi dịu dàng nữa, mà có phần gay gắt: “Mưa nặng hạt”. Mưa cũng có hồn tựa một nhân vật xuất hiện theo từng lớp truyện. Và cô bé không che đầu bằng ô, che đầu bằng một vật gì đó, tàu lá chẳng hạn, mà “áo mỏng che đầu”. Hình tượng cô gái lấy tà áo che đầu cho khỏi ướt có cái gì rất dân dã, mộc mạc. Không gặp được người ấy, thì bây giờ ướt áo có làm sao. Cuối cùng, mưa xuân và hoa xoan lại xuất hiện khi câu chuyện khép lại, hội chèo làng Đặng ra về qua ngõ: Bữa ấy, mưa xuân đã ngại bay Hoa xoan đã nát dưới chân giầy Hội chèo làng Đặng ngang ngõ Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày”
  • 3. Những hạt mưa không còn bay nữa. Hoa xoan nát dưới chân giầy. Mùa xuân dường như vô tình với em. Đời con gái là bao, mà sao mùa xuân đã sớm cạn ngày? Cô gái thầm hỏi và hy vọng: Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày Bao giờ em mới gặp anh đây? Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ Để mẹ bảo rằng: “Hát tối nay!” Bao giờ mưa bụi bay lần nữa để cho em vội vàng xin phép mẹ ra đi? Ngày hôm nay, nhà thơ đã trở thành người thiên cổ, thiếu nữ năm xưa chắc tóc đã trắng phau vì nhuộm “nước thời gian”. Mùa xuân này, mưa bụi bay, bà cụ vẫn ngồi sưởi bên bếp sưởi, hơ bàn tay nhăn nheo, cặp mắt như nước, người già có nhớ không cái đêm hội năm xưa ở bên Đoài? Xuân này đứa cháu gái cụ tuổi cập kê cũng đang đến chỗ hẹn. Cô có gặp may hơn không? Mà thôi, mưa xuân đang phơi phới bay, tôi cũng muốn ngửa lòng bàn tay trước mái hiên để còn vội vàng… Mưa bụi bay… Mưa xuân Nguyễn Bính Em là con gái trong khung cửi Dệt lụa quanh năm với mẹ già. Lòng trẻ còn như vuông lụa trắng Mẹ già chưa bán chợ làng xa. Bữa ấy, mưa xuân phơi phới bay, Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy. Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ, Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”. Lòng thấy giăng tơ một mối tình Em ngừng thoi lại giữa tay xinh Hình như hai má em bừng đỏ Có lẽ là em nghĩ tới anh… Bốn bên hàng xóm đã lên đèn Em ngửa bàn tay trước mái hiên, Mưa chấm tay em từng chấm lạnh, Thế nào anh ấy chẳng sang xem Em xin phép mẹ, vội vàng đi Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe, Mưa bụi nên em không ướt áo, Thôn Đoài cách có một thôi đê. Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm Em mải tìm anh chả thiết xem Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em
  • 4. Mình em lầm lũi trên đường về, Có ngắn gì đâu một dải đê áo mỏng che đầu, mưa nặng hạt Lạnh lùng em tủi với canh khuya. Bữa ấy, mưa xuân đã ngại bay Hoa xoan đã nát dưới chân giầy Hội chèo làng Đặng ngang ngõ Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày” Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày. Bao giờ em mới gặp anh đây? Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ Để mẹ bảo rằng: “Hát tối nay!” NGÀY MƯA XUÂN VỀ QUÊ NGUYỄN BÍNH - Đỗ Quang Huỳnh 09.03.2009 10:30 Cuối Tháng Giêng sau chuỗi ngày hửng nắng, trời bỗng chuyển gió mùa đông bắc. Thế là mưa xuân phơi phới lại bay. Đắm vào màn mưa mỏng mảnh, lây phây sương khói, la đà giữa bốn bề lúa xuân xanh non như ánh nhìn con trẻ tôi tìm về xã Cộng Hoà, huyện Vụ Bản, (Nam Định) quê hương của nhà thơ Nguyễn Bính (1918-1966). Cách đây đã bảy, tám mươi năm Nguyễn Bính bắt gặp trên con đường cát mịn những cô thôn nữ yếm đỏ, khăn thâm dắt cụ già tóc bạc trảy hội chùa. Xuân này tỉnh lộ 468B về quê ông được trải nhựa phẳng lỳ thoáng rộng. Lối ngõ về những thôn Đoài, thôn Đông cũng được đổ bê tông sạch sẽ. Tôi cứ mê mải ngắm nhìn cháu chắt của các cô thôn nữ ngày xưa trưng diện quần bò áo chẽn vi vu xe máy chơi xuân. ở trung tâm xã cột Vi ba tiếp sóng điện thoại di động vươn cao hơn tán đa cổ thụ. Trai làng, gái xóm giờ hẹn hò, tình tự chẳng phải bồn chồn đếm từng giọt mái gianh mà chỉ cần vài giây thao tác trên bàn phím là đã ríu rít bên nhau đi cafe phố huyện. Tiết xuân quê, cuối ngõ, đầu thôn rộn ràng tiếng nhạc xập xình. Đã xa vắng thật rồi tiếng trống chèo từng làm thổn thức những trái tim yêu. Đi dọc đường thôn hai bên là những ngôi nhà mái bằng bề thế, kín cổng, cao tường, anh Đào Văn Tuyến, Phó Chủ tịch UBND xã Cộng Hoà cho tôi vài số liệu: Xã có 12 thôn với trên 5600 khẩu hầu hết có mức sống khá. Hộ nghèo chỉ còn rất ít. Thảo nào những mái rạ, hoa xoan, dậu mồng tơi gần gũi giản dị, đẹp đẽ đến nao lòng giờ chỉ gặp trong thơ Nguyễn Bính. May mắn thay đầu thôn Thiện Vịnh vẫn còn mảnh ruộng nhỏ trồng rau cần dưới mưa xuân xanh mỡ màng, óng ả. Tôi cứ tự hỏi vạt rau cần hay một thoáng ảnh hình phiêu diêu của thi nhân làng quê thôn dã về với chúng tôi trong sớm xuân này. Cụ Nguyễn Ngọc, nguyên Hiệu trưởng trường Tiểu học xã Cộng Hoà năm nay đã vào tuổi 80 dẫn tôi thăm nhà tưởng niệm và phần mộ thi nhân Nguyễn Bính được xây dựng khang trang ngay tại mảnh vườn cũ của gia đình nhà thơ ở xóm Trạm (thôn Thiện Vịnh). Ba gian mái bằng nơi lưu giữ hình ảnh, kỷ vật của thi nhân trong sáng mưa xuân hình như có chút ảo mờ, hiu quạnh. Nghìn khói nhang trên phần mộ nhà thơ ở giữa vườn lan toả vào khoảng không gian trống vắng, cụ Ngọc và chúng tôi cứ ước ao khu tưởng niệm sẽ được mở rộng để quanh nơi nhà thơ an nghỉ sẽ có vườn dâu, mái rạ, vạt muống, hàng cau. Mỗi độ xuân về hoa bưởi, hoa chanh ngào ngạt. Mang điều mong ước tỏ bầy cùng Phó Chủ tịch xã Đào Văn Tuyến tôi được anh cho biết: Qua nhiều lần đổi chủ, đầu những năm 80 của thế kỷ trước khu tưởng niệm nhà thơ Nguyễn Bính được xây dựng trên diện tích bằng một nửa diện tích mảnh vườn cũ của gia đình nhà thơ. Nửa còn lại vẫn thuộc về hộ khác. Hộ này sẵn sàng di dời nếu được đền bù tài sản và phần đất ở mới phù hợp. Địa phương và gia đình nhà thơ rất mong muốn được xây dựng khu tưởng niệm xứng tầm với tài năng của nhà thơ hàng đầu về nông thôn Việt Nam, song hiện nay phải chờ ý kiến chỉ đạo và sự hỗ trợ kinh phí của tỉnh, huyện.
  • 5. Ngày mưa xuân về quê Nguyễn Bính thật thú vị khi được gặp gỡ chuyện trò với cụ Nguyễn Thị Thục là con chú ruột nhà thơ. Cụ bảo rằng: Anh Bính tài lắm. Chín, mười tuổi anh đã nghĩ ra thơ đọc cho chúng tôi nghe. Anh có nhiều câu thơ đố tục, giảng thanh vui đáo để. Còn Trần Thị Lan cán bộ văn hoá của xã xinh xắn dịu dàng như “em Nhi” trong bài thơ “Hoa với rượu” khoe với tôi: “Các bà các chị ở quê em vẫn ru cháu, ru con bằng thơ Nguyễn Bính. Lan tiết lộ thêm: Chương trình giới thiệu thơ Nguyễn Bính do Lan thể hiện vừa giành giải Nhất khu vực phía Bắc tại liên hoan ngành Thư viện toàn quốc. Trở về Hà Nội ngồi viết những dòng này, tôi nhận được điện thoại của thầy giáo Nguyễn Thái Hoà, Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Nguyễn Bính đóng tại xã Hiển Khánh gần với quê hương của nhà thơ. Thầy Hoà thông báo tin vui: Không chỉ duy trì hiệu quả 2 câu lạc bộ thơ, tổ chức cho các em học sinh ngâm thơ và hát những bài hát phổ thơ Nguyễn Bính. Sưu tầm những tài liệu, hiện vật có liên quan đến thi sĩ chân quê. Nhà trường sẽ phối hợp với địa phương và gia đình trồng và chăm sóc các loại cây tại khu tưởng niệm để nơi an nghỉ của nhà thơ bốn mùa biếc xanh sắc lá. Thế mới biết thơ Nguyễn Bính mãi còn cùng mưa xuân phơi phới. Nam Định cuối Giêng Kỉ Sửu Đ.Q.H (Hà Nội)
  • 6. Ngày mưa xuân về quê Nguyễn Bính thật thú vị khi được gặp gỡ chuyện trò với cụ Nguyễn Thị Thục là con chú ruột nhà thơ. Cụ bảo rằng: Anh Bính tài lắm. Chín, mười tuổi anh đã nghĩ ra thơ đọc cho chúng tôi nghe. Anh có nhiều câu thơ đố tục, giảng thanh vui đáo để. Còn Trần Thị Lan cán bộ văn hoá của xã xinh xắn dịu dàng như “em Nhi” trong bài thơ “Hoa với rượu” khoe với tôi: “Các bà các chị ở quê em vẫn ru cháu, ru con bằng thơ Nguyễn Bính. Lan tiết lộ thêm: Chương trình giới thiệu thơ Nguyễn Bính do Lan thể hiện vừa giành giải Nhất khu vực phía Bắc tại liên hoan ngành Thư viện toàn quốc. Trở về Hà Nội ngồi viết những dòng này, tôi nhận được điện thoại của thầy giáo Nguyễn Thái Hoà, Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Nguyễn Bính đóng tại xã Hiển Khánh gần với quê hương của nhà thơ. Thầy Hoà thông báo tin vui: Không chỉ duy trì hiệu quả 2 câu lạc bộ thơ, tổ chức cho các em học sinh ngâm thơ và hát những bài hát phổ thơ Nguyễn Bính. Sưu tầm những tài liệu, hiện vật có liên quan đến thi sĩ chân quê. Nhà trường sẽ phối hợp với địa phương và gia đình trồng và chăm sóc các loại cây tại khu tưởng niệm để nơi an nghỉ của nhà thơ bốn mùa biếc xanh sắc lá. Thế mới biết thơ Nguyễn Bính mãi còn cùng mưa xuân phơi phới. Nam Định cuối Giêng Kỉ Sửu Đ.Q.H (Hà Nội)