SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 104
Downloaden Sie, um offline zu lesen
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG
Chủ đầu tư: Viện Kinh Tế Nông Nghiệp Hữu Cơ
___ Tháng 08/2018 ___
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG
CHỦ ĐẦU TƯ
VIỆN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
HỮU CƠ
LÊ THÀNH
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
DỰ ÁN VIỆT
NGUYỄN BÌNH MINH
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 3
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU......................................................................................... 6
I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 6
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 6
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.................................................................... 6
IV. Các căn cứ pháp lý.................................................................................. 8
V. Mục tiêu dự án.......................................................................................... 9
V.1. Mục tiêu chung...................................................................................... 9
V.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 9
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN....................... 11
I. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án..................... 11
I.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 11
II.2. Tình hình kinh tế xã hội....................................................................... 14
II. Quy mô của dự án................................................................................... 15
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường................................................................ 15
II.2. Quy mô đầu tư của dự án..................................................................... 20
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án...................................... 20
III.1. Địa điểm thực hiện............................................................................. 21
III.2. Hình thức đầu tư................................................................................. 21
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ........ 21
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.......................................................... 21
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án... 22
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ.................... 23
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình..................................... 23
II. Phân tích lựa chọn phương pháp giảng dạy áp dụng trong dự án.......... 23
II.1. Ký thuật trồng xoài.............................................................................. 23
II.2. Kỹ thuật trồng khóm............................................................................ 38
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 4
II.3. Kỹ thuật trồng thanh long.................................................................... 64
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN............................... 88
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng...................................................................................................................... 88
II. Các phương án xây dựng công trình. ..................................................... 88
III. Phương án tổ chức thực hiện................................................................. 89
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 89
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG
CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG..................... 90
I. Đánh giá tác động môi trường................................................................. 90
I.1. Giới thiệu chung. .................................................................................. 90
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.................................... 90
II. Tác động của dự án tới môi trường ........................................................ 91
II.1. Giai đoạn xây dựng dự án. .................................................................. 91
II.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng. ....................................... 92
III. Các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm.............................................. 92
III.1. Giai đoạn xây dựng dự án. ................................................................. 92
III.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng....................................... 93
IV. Kết luận................................................................................................. 93
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .................................................................................. 95
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. .............................................. 95
II. Nguồn vốn thực hiện dự án. ................................................................... 96
III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án........................................ 97
III.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án............................................... 100
III.2. Các thông số tài chính của dự án. .................................................... 101
2.1. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. ........................ 101
2.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.................. 101
2.3. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV). .......................... 102
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 5
2.4. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).................................... 102
KẾT LUẬN....................................................................................................... 103
I. Kết luận.................................................................................................. 103
II. Đề xuất và kiến nghị............................................................................. 103
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ....... 104
Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án................. 104
Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án.......................................... 104
Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án.................... 104
Phụ lục 4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án. ..................................... 104
Phụ lục 5 Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án. ............................................ 104
Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án................... 104
Phụ lục 7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án............ 104
Phụ lục 8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án.............. 104
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 6
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
 Chủ đầu tư: Viện Kinh Tế Nông Nghiệp Hữu Cơ
 Giấy phép ĐKKD số: 0314163453
 Đại diện pháp luật: Ông Lê Thành Chức vụ: Giám đốc
 Địa chỉ trụ sở: 216 Phạm Thái Bường, khu phố Mỹ Hoàng, khu đô thị Phú
Mỹ Hưng, Phường Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
Tên dự án: Dự án chuyển đổi cây trồng
Địa điểm thực hiện: Xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và khai thác dự án.
Tổng mức đầu tư: 39.007.495.000 (Ba mươi chín tỷ, không trăm linh
bảy triệu, bốn trăm chín mươi lăm nghìn đồng). Trong đó :
Vốn tự có (huy động): 39.007.495.000 đồng
Vốn vay : 0 đồng
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Mặc dù sản xuất, kinh doanh nông nghiệp ở Tây Ninh đang phải đối mặt
với nhiều khó khăn, thách thức nhưng vẫn duy trì được tăng trưởng, kim ngạch
xuất khẩu của tỉnh trong 5 năm tiếp tục tăng trưởng, đạt 13.301 triệu USD, trong
đó nhóm hàng nông sản đạt 2.583 triệu USD; riêng năm 2017 các mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của nhóm hàng nông sản đạt mức tăng trưởng khá.
Trong giai đoạn 2013 – 2017, cơ cấu cây trồng chuyển biến rõ nét theo
hướng tập trung, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh gắn với thị trường
và công nghiệp chế biến. Giá trị sản xuất trồng trọt thực hiện đạt 19.755 tỷ đồng,
tăng 5% so với năm 2013.
Ngành nông nghiệp cũng đã chuyển đổi mạnh một số nông sản hiệu quả
thấp sang trồng các loại cây ăn trái quy mô tập trung, có giá trị kinh tế cao, đem
lại giá trị tăng thêm 3-4 lần so với cây truyền thống, phát triển nông nghiệp sạch
cũng được tỉnh chú trọng, đến nay có trên 5% nông sản sản xuất theo tiêu chuẩn
GAP và nhiều diện tích cây trồng được chứng nhận VietGAP như rau an toàn 17
ha, cây ăn trái 500 ha, lúa 1.986 ha. Các sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP,
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 7
GlobalGAP bước đầu mang lại hiệu quả, bảo đảm lợi ích của nông dân và doanh
nghiệp. Dự kiến diện tích mía của tỉnh sẽ giảm từ 25.000ha xuống còn 15.000ha;
diện tích cao su từ 98.000ha giảm xuống còn 85.000ha; giảm diện tích mì từ
60.000ha còn khoảng 45.000ha. Diện tích đất trồng cao su, mía, mì… giảm
xuống có thể chuyển đổi sang các cây trồng khác phù hợp với thổ nhưỡng, như
cây ăn quả, rau sạch, điều…
Bên cạnh đó, Khu đất thực hiện dự án trước đây được Công ty TNHH
MTV Cao Su 30/4 triển khai trồng và khai thác cao su, nhưng vì thị trường cũng
như giá cả cao su biến động nên mang lại doanh thu và lợi nhuận rất thấp cho
công ty. Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017 của Công ty 30/4
thì có thể thấy rõ là lợi nhuận sau thuế thu nhập của doanh nghiệp chỉ đạt được
hơn 21 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với năm 2016. Vì thế việc chuyển đổi cây
trồng từ cao su sang trồng các loại cây như khóm, xoài, thanh long ở thời điểm
này là thực sự cần thiết.
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 8
Để tạo thuận lợi cho bước chuyển đổi này, tỉnh Tây Ninh được Viện Chính
sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NNPTNT) đề xuất
tham gia dự án hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành nông
nghiệp Việt Nam. Dự án sẽ có các hỗ trợ nhằm tăng cường điều kiện thuận lợi
về chính sách, thể chế và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, thúc
đẩy hợp tác công tư trong thương mại hóa một số nông sản ở các địa phương
tham gia dự án.
Do đó, để góp phần thực hiện mục tiêu định hướng phát triển ngành, Chúng
tôi phối hợp cùng Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt tiến hành
nghiên cứu và lập “dự án chuyển đổi cây trồng” trình các cơ quan ban ngành có
liên quan, chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án. Với các nội dung được thể
hiện chi tiết trong dự án đầu tư.
IV. Các căn cứ pháp lý.
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
Quyết định số 500/2006/TTg, ngày 08/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ về
xây dựng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của Việt Nam đến năm 2020;
Quyết định số 2044/QĐ-TTG ngày 09/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ:
Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm
2020;
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc
công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 9
V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung.
- Xây dựng thành công mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại nhằm nâng
cao giá trị nông sản, cung cấp các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng và hướng đến xuất khẩu;
- Đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực; Tạo việc làm và nâng cao mức
sống cho lao động địa phương;
- Góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống tại địa
phương;
- Đạt mục tiêu lợi nhuận trên nguyên tắc 3 bên cùng có lợi: Nhà nước,
người dân và doanh nghiệp; đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận
sản xuất thông qua các khoản thuế;
- Hình thành mô hình điểm trong sản xuất nông nghiệp, sản phẩm xuất
khẩu và cung ứng vào các hệ thống phân phối khó tính như siêu thị, nhà
hàng,khách sạn…
V.2. Mục tiêu cụ thể.
- Chuyển đổi phần đất trồng cao su trước kia của công ty TNHH MTV Cao
su 30/4 sang trồng các loại cây: Xoài trên diện tích 41,68ha (40%), thanh long
trên diện tích 23,21ha (20%), khóm trên diện tích 40,33ha (40%) trên quy mô
120 ha.
- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương nói riêng cũng như đất
nước nói chung.
- Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng
cao cuộc sống cho người dân.
- Khi dự án đi vào sản xuất với công suất ổn định, thì hàng năm dự án cung
cấp cho thị trường trong và ngoài nước khoảng:
33 tấn/ha quả xoài/ năm.
44tấn/ha quả thanh long/năm.
41,25 tấn/ha quả khóm/năm.
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 10
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 11
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí
Huyện Châu Thành nằm trên tuyến biên giới phía tây nam của tỉnh Tây
Ninh và của cả nước, có chung đường biên giới với tỉnh Svây Riêng
(Campuchia) dài 48 km, có cửa khẩu Phước Tân và nhiều đường tiểu ngạch
thông thương giữa hai nước.
Đặc điểm biên giới đất liền đất, rừng liền rừng, sông có đoạn từ Vàm Trảng
Trâu đến Bến Ra được coi là đoạn biên giới phân cách.
2. Khí hậu
Khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hoà, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và
mùa khô. Mùa nắng từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và tương phản
rất rõ với mùa mưa ( từ tháng 5 – tháng 11). Chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 12
và ổn định. Nhiệt độ trung bình năm của Tây Ninh là 27,40°C, lượng ánh sáng
quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có đến 6 giờ nắng.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 – 2.200 mm, độ ẩm trung bình
trong năm vào khoảng 70 - 80%, tốc độ gió 1,7 m/s và thổi điều hoà trong năm.
Tây Ninh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu là gió Tây – Tây Nam vào mùa
mưa và gió Bắc – Đông Bắc vào mùa khô.
3. Đặc điểm địa hình
Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long,
vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng
đồng bằng. Trên địa bàn vùng cao phía Bắc nổi lên núi Bà Đen cao nhất Nam
Bộ (986 m). Nhìn chung, địa hình Tây Ninh tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi
cho phát triển toàn diện nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng.
4. Tài nguyên đất
Tây Ninh có 05 loại đất chính với tổng diện tích 402.817 ha; trong đó:
- Nhóm đất xám có khoảng 344.928 ha, chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng
85,63% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở địa hình cao; đặc điểm chung là thành
phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, phù hợp với nhiều loại cây trồng.
- Nhóm đất phèn: Tổng diện tích đất phèn có khoảng: 25.359 ha, chiếm
6,3% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ven sông Vàm Cỏ Đông.
- Nhóm đất đỏ vàng: Nhóm đất này chiếm tỷ trọng không lớn, khoảng
6.850 ha, chiếm 1,7% tổng diện tích tự nhiên được phân bố vùng đồi núi ở
huyện Tân Biên, Tân Châu, Loại đất này thích hợp cho việc trồng rừng, cây
công nghiệp.
- Nhóm đất phù sa: Đất phù sa ở Tây Ninh có khoảng 1.775 ha, chiếm
0.44% diện tích đất tự nhiên.
- Nhóm đất than bùn chôn vùi: Đất này có diện tích 1.072 ha, chiếm 0,27%
diện tích tự nhiên nằm xen các vùng đất phèn men theo hạ lưu trũng của sông
Vàm Cỏ.
Cùng với điều kiện khí hậu ôn hòa, đất đai ở Tây Ninh có nhiều thuận lợi
phát triển nông, lâm nghiệp kết hợp, có thể phù hợp cho việc canh tác nhiều loại
cây trồng khác nhau, cây công nghiệp ngắn và dài ngày như mía, mì, đậu phọng,
cao su …. các loại cây ăn quả và rau màu khác.
5. Tài nguyên rừng
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 13
Rừng Tây Ninh phần lớn là rừng thứ sinh do bị tàn phá trong chiến tranh
trước đây, đại bộ phận rừng thuộc dạng rừng thưa khô, rừng hỗn giao tre nứa và
cây gỗ. Diện tích rừng còn khoảng 40.025 ha (kiểm kê rừng năm 1990).Theo qui
hoạch tổng quan lâm nghiệp, rừng và đất để trồng rừng khoảng 70.000 ha/diện
tích tự nhiên của toàn tỉnh.
6. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản của Tây Ninh chủ yếu thuộc khoáng sản phi kim loại như: đá
vôi, than bùn, cuội sỏi, cát, sét .
- Đá vôi có trữ lượng khoảng 76 triệu tấn, phân bố ở đồi Tống Lê Chân,
Sóc Con Trăn và Chà Và (huyện Tân Châu.
- Than bùn ước tính trữ lượng khoảng 6 triệu tấn với các mỏ lớn như Thôn
Bền, Trí Bình, Thanh Hàm, Ninh Điền (huyện Châu Thành), Long Chữ, Tiên
Thuận (huyện Bến Cầu) và Bà Nhã (huyện Trảng Bàng).
- Cuội, sỏi, và cát có trữ lượng khoảng 10 triệu m3 tập trung ở Tân Châu,
Châu Thành, Hòa Thành và Trảng Bàng.
- Sét làm gạch ngói có trữ lượng khoảng 18 triệu m3, phân bố ở nhiều nơi
trong tỉnh như huyện Tân Châu, Tân Biên, Thị xã Tây Ninh, Châu Thành, Gò
Dầu và Bến Cầu.
Tây Ninh có một số mỏ nước khoáng thiên nhiên, trong đó, mỏ nước
khoáng ở xã Ninh Điền, huyện Châu Thành đã được thăm dò chi tiết, được Hội
đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản Nhà nước cấp giấy phép khai thác. Hiện
nay nhà máy nước khoáng Ninh Điền có công suất 11.000 lít/ngày đang được
triển khai xây dựng .
7. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt ở Tây Ninh chủ yếu dựa vào hệ thống kênh rạch trên địa
bàn toàn tỉnh, với chiều dài của toàn bộ hệ thống 617 km, trung bình 0,11
km/km2 và chủ yếu dựa vào 2 sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông.
Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng với dung tích 1,45 tỷ m3 và 1.053 tuyến kênh
có tổng chiều dài 1.000 km đã phát huy hiệu quả trong cân bằng sinh thái, phục
vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt
tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp. Ngoài ra Tây Ninh còn có nhiều suối,
kênh rạch; tạo ra một mạng lưới thuỷ văn phân bố tương đối đồng đều trên địa
bàn, đạt 0,314 km/km2.
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 14
Tây Ninh có nguồn nước ngầm khá phong phú, phân bố rộng khắp trên địa
bàn tỉnh - Tổng lưu lượng nước ngầm có thể khai thác được 50 – 100 ngàn
m3/giờ. Vào mùa khô, vẫn có thể khai thác nước ngầm, đảm bảo chất lượng cho
sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
II.2. Tình hình kinh tế xã hội
Năm 2017 hầu hết các tiêu chí của ngành Nông nghiệp đều tăng trưởng so
với năm trước. Giá trị sản xuất nông- lâm-thủy sản đạt 25.720 tỷ đồng, tăng
3,1%. Tổng diện tích gieo trồng năm 2017 đạt 389.963 ha, tăng 0,4%.
Chăn nuôi tiếp tục chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hiệu quả thấp sang quy
mô trang trại tập trung, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đảm bảo an toàn sinh học,
giá trị sản xuất đạt 3.541 tỷ đồng, tăng 5,7%; diện tích nuôi trồng thủy sản đạt
770 ha, giá trị sản xuất 428 tỷ đồng, vượt 7,8% kế hoạch.
Công tác bảo vệ khoanh nuôi rừng tự nhiên thực hiện tốt, đã trồng mới
được 127 ha, giá trị sản xuất đạt 315 tỷ đồng, tăng 0,3%.
Trong năm 2017, thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Tây Ninh tập
trung chuyển đổi cây trồng từ diện tích trồng cây kém hiệu quả như cao su, mì,
lúa sang các loại cây ăn trái; triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh, xây
dựng đề án, phát triển mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học
(VietGahp), ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các mô hình chăn nuôi giúp nâng
cao thu nhập cho nông dân; duy trì 22/22 xã đạt chuẩn nông thôn mới, dự kiến
cuối năm 2017 sẽ có thêm 5 xã đạt chuẩn, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn
mới lên 27/80 xã; đảm bảo 97,7% dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh.
Huyện Châu Thành cũng đã triển khai thực hiện mô hình liên kết thâm
canh lúa theo hướng VietGap và cánh đồng lớn vụ Hè Thu tại 9 xã với diện tích
1.713 ha, tăng 14,7% so cùng kỳ.
Đáng chú ý là thiên tai trong năm làm thiệt hại 435,5 ha cây trồng, 19 căn
nhà với tổng giá trị thiệt hại khoảng 8 tỷ đồng. Riêng đợt mưa lớn và triều
cường dâng tháng 10.2017 gây ngập 181 căn nhà, thiệt hại 73,1 ha cây trồng,
3,435 ha ao nuôi cá, ngập cục bộ 16 tuyến đường. Đến nay, các xã vẫn đang rà
soát đánh giá chính xác thiệt hại.
Trong khi đó, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng của huyện ước đạt
3.933 tỷ đồng, chỉ số phát triển so năm 2016 đạt 103,38%.
Trong năm, trên địa bàn huyện có 12 dự án xin đầu tư. Trong đó UBND
tỉnh cho chủ trương đầu tư 4 dự án, gồm dự án đầu tư nhà máy sản xuất sơn
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 15
nước và bột bả tường của Công ty TNHH Skey Việt Nam thuộc Cụm công
nghiệp Ninh Điền, tổng vốn đầu tư 28 tỷ đồng; dự án xây dựng mới chợ Hòa
Bình của Công ty TNHH thiết kế Kiến trúc và nội thất xây dựng sản xuất Phúc
Gia Hy, tổng vốn đầu tư 24 tỷ đồng; dự án sản xuất gạch không nung của Công
ty TNHH MTV Gạch Block Xanh, tổng vốn đầu tư 1 tỷ đồng; dự án Trung tâm
văn hóa - Giải trí và ẩm thực vùng biên của Công ty CP Xây dựng Thương mại
Thanh Điền, tổng vốn đầu tư 7 tỷ đồng.
Theo UBND huyện Châu Thành, trong năm 2017, việc thực hiện các dự án
lớn trên địa bàn được đẩy nhanh tiến độ, chuyển biến tích cực như dự án Bến xe
Đồng Phước, dự án chợ huyện, dự án chợ Hòa Bình, dự án xây dựng siêu thị.
Trên địa bàn huyện cũng được thành lập mới 3 HTX (Ninh Điền, Hoà
Thạnh, Thị trấn), giải thể 1 HTX (An Bình). Đến nay toàn huyện có 16 HTX
đang hoạt động (2 Quỹ TDND, 8 HTX dịch vụ thủy lợi, 5 HTX dịch vụ nông
nghiệp, 1 HTX vận tải); còn 2 HTX thủy lợi (Trí Bình, Hảo Đước) chưa chuyển
đổi đăng ký lại.
II. Quy mô của dự án.
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường
1. Đánh giá thị trường xoài
Xoài được trồng từ Nam chí Bắc, vùng trồng xoài tập trung từ Bình Định trở
vào, và được trồng nhiều nhất ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long như Tiền
Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre… Ngoài ra, xoài
còn được trồng ở Khánh Hoà, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Sơn La, Lạng Sơn
và khu vực đồng bằng Sông Hồng. Diện tích trồng xoài của cả nước khoảng
87.000 ha, sản lượng hơn 969.000 tấn/năm. Việt Nam đứng thứ 13 về sản xuất
xoài trên thế giới nhưng số lượng xuất khẩu thì còn khiêm tốn và nằm ngoài tốp
10 nước xuất khẩu xoài.
Có 46 giống xoài được trồng ở Việt Nam, trong đó các giống trồng thương
mại bao gồm xoài cát Hoà Lộc, xoài Cát Chu, xoài Hòn, xoài Xiêm núm, xoài
Bưởi, xoài Cát bồ, xoài Thanh ca, xoài Canh nông, xoài Yên Châu.
Hai giống xoài dự kiến xuất khẩu sang Úc gồm xoài Cát Hoà Lộc và xoài Cát
Chu.
Xoài Cát Hoà Lộc là một trong những giống xoài nổi tiếng nhất của các tỉnh
Đồng bằng Sông Cửu Long, giống xoài này được trồng đầu tiên tại xã Hoà
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 16
Hưng – huyện Cái Bè – tỉnh Tiền Giang. Thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch
3,5-4 tháng. Giống xoài cát Hoà Lộc có trái to (trọng lượng trung bình 600-700
gr/trái), cơm dày, thịt dẻ, không có xơ, hột nhỏ, hương vị ngọt và rất thơm, cho
năng suất trung bình 100kg/cây/năm (khoảng 10 năm tuổi) và khá ổn định. Tuy
nhiên giống xoài này cũng có một số nhược điểm là ra hoa không đồng loạt, tỉ lệ
đậu trái thấp, vỏ trái mỏng nên khó bảo quản và vận chuyển đi xa.
Xoài Cát Chu được trồng phổ biến ở Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long,
Cần Thơ và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, do đặc tính dễ đậu trái và cho năng
suất cao trên 400kg/cây/năm (cây khoảng 10 năm tuổi) và khá ổn định. Trọng
lượng trung bình khoảng 350g/trái, cơm dày, hột nhỏ, không xơ và hương vị rất
thơm ngon.
Phần lớn xoài tiêu thụ trong nước được phân phối qua các chợ truyền thống
do khoảng 90% người tiêu dùng Việt Nam vẫn mua rau quả ở các chợ này.
Khoảng 6% lượng xoài ở Hà Nội và 3% ở ở TP HCM được cung cấp bởi những
người bán dạo. Các kênh phân phối hiện đại như hệ thống siêu thị và các cửa
hàng trái cây cao cấp mới chỉ phục vụ cho một phần rất nhỏ người tiêu dùng, chỉ
khoảng 2% ở Hà Nội và 3,5% ở TP HCM. Nhìn chung mặc dù đã có sự cải thiện
về thu nhập và mức sống, trong vòng 10 năm qua, người tiêu dùng tại Hà Nội và
TP HCM vẫn chưa thay đổi nhiều về thói quen mua bán rau quả và các địa điểm
mua bán.
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 17
Ngoài ra, những năm gần đây Việt Nam đã xuất khẩu xoài nhưng với khối
lượng rất hạn chế. Năm 2001, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 4.000 tấn xoài
và đạt 3,4 triệu USD vào thị trường Trung Quốc theo đường chính ngạch. Tuy
nhiên, kể từ khi Thái Lan nhận được ưu đãi thuế quan (0%) so với Việt Nam
(10%), khối lượng xuất khẩu xoài vào thị trường Trung Quốc giảm mạnh và hầu
như không xuất khẩu được theo đường chính ngạch từ sau 2003 – 2010 mà chủ
yếu là xuất khẩu tiểu ngạch.
Xét về xuất khẩu chính ngạch, các thị trường xuất khẩu chính hiện nay của
Việt Nam là Hàn Quốc (1.181 tấn, chiếm 43% tổng xuất khẩu xoài của Việt
Nam), Nhật Bản (934 tấn, chiếm 34%) và Sigapore (186 tấn, chiếm 7%).
2. Đánh giá thị trường khóm
Khóm là một loại quả nhiệt đới có giá trị dinh dưỡng, giá trị năng lượng cao
và mùi vị rất hấp dẫn. Trên thế giới, khóm được xếp vào một trong những loại
cây ăn trái quan trọng đứng hàng thứ 3 sau chuối và cây có múi, với sản lượng
hiện đạt trên 21 triệu tấn/năm. Ở nước ta khóm được trồng từ Bắc đến Nam,
trong đó tập trung nhiều ở các địa phương vùng ĐBSCL như: Long An, Kiên
Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Cà Mau… với sản lượng chiếm 90% cả nước.
Vùng ĐBSCL có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển cây khóm nhưng do
việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn gặp các khó khăn nên diện tích trồng
khóm tại ĐBSCL có những thời điểm liên tục sụt giảm. Những năm gần đây,
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 18
nhiều địa phương trong vùng quan tâm khuyến khích phát triển cây khóm, diện
tích khóm đã tăng trở lại và ổn định khoảng 40.000ha. Tuy nhiên, sản xuất khóm
tại ĐBSCL chưa bền vững, do chi phí sản xuất cao, đầu ra sản phẩm bấp bênh,
chủ yếu tiêu thụ ở nội địa, xuất khẩu còn hạn chế. Bên cạnh đó, tập quán canh
tác của nhiều nông dân còn lạc hậu, cơ giới hóa hạn chế, năng suất khóm thấp.
Giống khóm bị thoái hóa, tình hình dịch bệnh trên khóm có xu hướng phát triển,
việc hỗ trợ nông dân tăng cường ứng dụng khoa học và sản xuất theo quy trình
VietGAP chưa được ngành chức năng quan tâm đúng mức, mối liên kết “4 nhà”
trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm còn lỏng lẻo…
Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, nước ta là một trong 10 quốc gia có
sản lượng khóm cao trên thế giới nhưng không được xếp hạng trong nhóm các
nước xuất khẩu do phẩm chất trái và công nghệ chế biến kém. Do nông dân sử
dụng giống khóm không đồng nhất nên hiện còn phổ biến tình trạng trên cùng
một ruộng khóm có nhiều dạng trái với kích cỡ khác nhau. Bên cạnh đó, việc
tuyển chọn, quản lý nguồn cây giống chưa tốt, kỹ thuật canh tác và công nghệ
sau thu hoạch còn hạn chế cũng ảnh hưởng lớn đến việc quản lý dịch bệnh, năng
suất, chất lượng và giá thành sản xuất khóm.
Kết quả khảo sát của các ngành chức năng cùng với thực tế sản xuất gần đây
của nhiều nông dân, doanh nghiệp trồng khóm tại ĐBSCL cho thấy, do các hạn
chế về năng suất, chất lượng, giá bán sản phẩm và chi phí sản xuất đầu vào quá
cao nên hiệu quả sản xuất mang lại từ cây khóm còn thấp. Hiện năng suất khóm
tại nhiều địa phương ĐBSCL chỉ ở mức bình quân 15,8 tấn/ha, trong khi nhiều
nước trên thế giới đã trồng khóm đạt năng suất từ 30-60 tấn/ha, thậm chí cao
hơn.
3. Đánh giá thị trường thanh long
Cây thanh long là cây ăn trái thuộc họ xương rồng, có nguồn gốc ở vùng sa
mạc thuộc Mexico và Columbia, thuộc nhóm cây nhiệt đới khô. Thanh long
được người Pháp mang đến Việt Nam từ thế kỷ 19, trồng rải rác trong sân vườn,
đến thập niên 1980 mới được trồng thương mại. Phần lớn thanh long được trồng
ở Việt Nam là loài Hylocereus undatus, có vỏ đỏ hay hồng/ruột trắng còn lại là
loại ruột đỏ. Loại vỏ đỏ ruột trắng chiếm 95%, 5% còn lại là loại vỏ đỏ, ruột đỏ.
Mùa thanh long từ tháng 4 đến tháng 10, rộ nhất từ tháng 5 đến tháng 8.
Nhiều giống thanh long được lai tạo để tăng năng suất, chất lượng và phù hợp
đất đai và khí hậu từng vùng. Tại Viện Cây ăn quả miền Nam hiện đang bảo tồn
20 giống thanh long từ nguồn thu thập trong nước và du nhập từ nước ngoài
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 19
cùng 40 giống thanh long lai, phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn gen, chọn
tạo giống.
Hiện tại, thanh long đã được trồng rộng rãi ở các tỉnh thành trên toàn quốc.
Tuy nhiên, diện tích tập trung lớn nhất là: Bình Thuận, Long An, Tiền Giang (3
tỉnh này đã có hơn 37 ngàn ha) tiếp theo là Tây Ninh, Đồng Nai, một số tỉnh Tây
Nguyên và các tỉnh phía Bắc.
Ở phía Bắc, thanh long mới được đưa vào trồng ở một số nơi như Lạng Sơn,
Vĩnh Phúc, Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa và Hà Nội
Việt Nam là nước có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất châu Á và
cũng là nước xuất khẩu thanh long hàng đầu thế giới. Diện tích trồng thanh long
ở Việt Nam tăng khá nhanh từ 5.512 ha năm 2000 lên đến 35.665 ha diện tích
trồng thanh long với tổng sản lượng đạt khoảng 614.346 tấn vào năm 2014.
Theo số liệu ước tính sơ bộ năm 2015, diện tích trồng mới gần 5.000 ha, sản
lượng đạt khoảng 686.195 tấn.
Thanh long hiện đang được trồng ở hầu hết ở các tỉnh/thành phố, nhưng phát
triển mạnh thành các vùng chuyên canh quy mô lớn tập trung ở các tỉnh như
Bình Thuận, Tiền Giang, và Long An. Diện tích thanh long của ba tỉnh này
chiếm 92% tổng diện tích và 96% sản lượng của cả nước, phần diện tích thanh
long còn lại phân bố ở một số tỉnh Miền Nam như Vĩnh Long, Trà Vinh, Tây
Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu và một số tỉnh Miền Bắc.
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 20
Bình Thuận là nơi có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất chiếm 63,2%
diện tích và 68,4% sản lượng cả nước, kế đến là Long An (chiếm 17,3% diện
tích và 14,2% sản lượng) và đứng thứ ba là Tiền Giang (chiếm 10,9% diện tích
và 13,7% sản lượng).
Thanh long được xuất khẩu sang khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ khác
nhau. Ngoài các thị trường truyền thống xuất khẩu thanh long như Trung Quốc,
Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hà Lan và Đài Loan, Thanh long còn được xuất
sang các thị trường khó tính như Mỹ, Ý, Nhật, Singapore và đang thâm nhập
một số thị trường mới như Ấn Độ, New Zealand, Úc và Chi Lê.
Theo số liệu thống kê, năm 2015, Việt Nam xuất khẩu khoảng 900.000 tấn
thanh long. Trong 8 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu thanh long chiếm 49,8%
tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm trái cây, đạt 567,88 triệu USD, tăng 123% so
với cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng tháng 8/2016 đạt 86,15 triệu USD, tăng
18,3% so với tháng trước và tăng 200,5% so với tháng 8/2015.
II.2. Quy mô đầu tư của dự án.
STT Nội dung ĐVT Số lượng
I Xây dựng 1.055.278
1 Khu văn phòng m² 440
- Nhà điều hành m² 440
2 Khu sơ chế 1 m² 2.212
- Nhà xử lý sơ chế sau thu hoạch m² 600
- Nhà kho m² 1.200
- Khu xử lý nước thải m² 412
3 Khu sơ chế 2 m² 1.800
- Nhà xử lý sơ chế sau thu hoạch m² 600
- Nhà kho m² 1.200
4 Khu kỹ thuật m² 426
- Nhà vật tư nông nghiệp m² 426
5
Nhà bảo vệ, Hàng rào, Trạm xử lý cấp thoát
nước, Trạm điện, Máy phát điện dự phòng
HT 1
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 21
III.1. Địa điểm thực hiện.
Địa điểm thực hiện dự án: Xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây
Ninh.
III.2. Hình thức đầu tư.
Dự án chuyển đổi cây trồng được đầu tư theo hình thức xây dựng mới.
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
Bảng phân tích, tính toán nhu cầu sử dụng đất của dự án
TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ (%)
1 Khu văn phòng 440 0,04
- Nhà điều hành 440 0,04
2 Khu sơ chế 1 2.212 0,18
- Nhà xử lý sơ chế sau thu hoạch 600 0,05
- Nhà kho 1.200 0,10
- Khu xử lý nước thải 412 0,03
3 Khu sơ chế 2 1.800 0,15
- Nhà xử lý sơ chế sau thu hoạch 600 0,05
- Nhà kho 1.200 0,10
4 Khu kỹ thuật 426 0,04
- Nhà vật tư nông nghiệp 426 0,04
5 Chi phí trồng xoài 416.800 34,73
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 22
TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ (%)
6 Chi phí trồng khóm (dứa) 403.300 33,61
7 Chi phí trồng thanh long 230.300 19,19
8 Kênh 144.722 12,06
Tổng cộng 1.200.000 100
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
Các vật tư đầu vào để xây dựng như: nguyên vật liệu thiết bị và xây dựng
đều có bán tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu và thiết bị các yếu
tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp
ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này như
nhân viên, dự kiến dự án sẽ có phương án tuyển dụng phù hợp để sau khi công
trình thi công xong là dự án chủ động đi vào hoạt động. Nên về cơ bản thuận lợi
cho quá trình thực hiện dự án.
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 23
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình
STT Nội dung ĐVT Số lượng
I Xây dựng 1.055.278
1 Khu văn phòng m² 440
- Nhà điều hành m² 440
2 Khu sơ chế 1 m² 2.212
- Nhà xử lý sơ chế sau thu hoạch m² 600
- Nhà kho m² 1.200
- Khu xử lý nước thải m² 412
3 Khu sơ chế 2 m² 1.800
- Nhà xử lý sơ chế sau thu hoạch m² 600
- Nhà kho m² 1.200
4 Khu kỹ thuật m² 426
- Nhà vật tư nông nghiệp m² 426
5
Nhà bảo vệ, Hàng rào, Trạm xử lý cấp thoát
nước, Trạm điện, Máy phát điện dự phòng
HT 1
II. Phân tích lựa chọn phương pháp giảng dạy áp dụng trong dự án.
II.1. Ký thuật trồng xoài
1. Thời vụ: Cây xoài thường được trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 5-7
dương lịch. Tuy nhiên, nếu cung cấp đủ nước và giữ mát cho cây thì có thể trồng
vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
2. Chọn giống: Chọn mua ở những cơ sở có uy tín, chọn cây khỏe mạnh,
không nhiễm sâu, bệnh, chọn giống theo phương pháp vô tính để rút ngắn thời
gian kiến thiết cơ bản, cây ra trái ổn định.
3. Các bước trồng
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 24
Bước 1: Chuẩn bị đất, vệ sinh vườn trước khi trồng
- Về đất trồng: xoài là loại cây không quá kén đất nên có thể trồng được ở
nhiều vùng đất khác nhau miễn là được chăm sóc đầy đủ. Tuy nhiên muốn có
năng suất cao, phẩm chất tốt, tuổi thọ cây kéo dài thì tốt nhất là chọn chân đất
cát hay thịt pha cát có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, pH dao động từ 5.5-7 và
có đủ nguồn nước tưới tiêu.
- Vệ sinh vườn trước khi trồng: đối với những vườn trồng mới ta tiến hành
thu gom và xử lý các tàn dư cây trồng và cỏ dại trước khi trồng. Nên dùng máy
cắt cỏ để cắt và tận dụng thân cỏ khô làm vật liệu tủ gốc xoài giống sau khi
trồng. Nên hạn chế dùng thuốc trừ cỏ trong vườn xoài. Đối với vườn đã từng
trồng những loại cây khác ta nên tiến hành bứng gốc cây trồng trước đem ra
khỏi vườn và sang phẳng mặt vườn trước khi trồng.
- Khi thiết kế vườn cần chú ý hướng của liếp trồng và vị trí trồng cây sao
cho cây nhận được nhiều ánh sáng nhất. Liếp phải có hình mai rùa để nước
không động lại mặt liếp sau khi mưa.
- Giữa hai liếp cần đào một rãnh nhỏ để thoát nước khi mưa lớn không làm ứ
nước gây úng rễ ảnh hưởng sự phát triển của cây.
Bước 2: Chuẩn bị hố
- Đào hố: hố được đào với kích thước 60x60x60cm, khi đào hố nên chú ý để
phần đất mặt riêng.
- Bón lót phân vô cơ và hữu cơ cho 1 hố: Phấn hữu cơ hoai mục từ 20-30kg,
phân lân 0,35kg, vôi 0,5kg (lượng vôi xử lý để chuyển về pH đất từ 5,5-7 tùy
thuộc vào kết quả đo pH đất trước đó). Trộn đều lượng phân với lớp đất mặt
đã chuẩn bị sẵn. Có thể tăng lượng phân hữu cơ hoai mục nếu có điều kiện.
- Bón lót phân LALITHA 21: Sau khi bón lót phân vô cơ và hữu cơ từ 7 – 10
ngày. Pha 1 lít nước với 2000 lít nước tạo thành dung dịch phân bón pha loãng,
sau đó chia đều dung dịch này để bón vào mỗi hố.
Chú ý: Công việc bón phân vô cơ và hữu cơ cần được chuẩn bị trước khi
trồng 30 ngày.
Bước 3: Trồng cây
 Chuẩn bị giống:
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 25
- Yêu cầu kỹ thuật giống trồng: Nên chọn những cây khỏe mạnh, không bị
sâu bệnh, cây phát triển tốt, lá trưởng thành có màu xanh đậm, chưa phân nhánh
và có từ 2-3 tầng lá.
 Mật độ và khoảng cách trồng:
- Vì là loại cây ăn trái lâu năm nên ta cần đảm bảo mật độ trồng phù hợp để
cây phát triển tốt, nhận đầy đủ ánh sáng cho cây quang hợp và đạt năng suất cao.
Mật độ trồng phổ biến là 6x8m hoặc có thể trồng 6x6m đối với các vườn thâm
canh tuy nhiên nên chú ý cắt tỉa tạo tán ngay từ giai đoạn đầu để đảm bảo cây
nhận ánh sáng và quang hợp tốt, vườn thông thoáng hạn chế sâu bệnh. Mật độ
khoảng 278 cây/ha.
 Cách trồng:
- Có thể trồng theo kiểu hình vuông hoặc nanh sấu. Khi trồng, khoét một lỗ
giữa hố đã chuẩn bị sẵn sao cho vừa bầu đất của cây giống sau đó nhẹ nhàng xé
bỏ bao nilon, tránh làm vỡ bầu đất, đặt cây vào, lắp đất lại ngang cổ rễ (không
nên sâu quá cũng không nên cạn quá), nén xung quanh rồi cấm cọc chữ X để cố
định cây nhằm hạn chế động gốc ảnh hưởng phát triển rễ. Dùng rơm, cỏ khô tủ
quanh gốc với bán kính 50-80cm. Khi tủ nhớ chú ý chừa cách gốc cây khoảng
20cm để không làm nơi trú ẩn của sâu bệnh có thể tấn công và gây hại cây. Nếu
trồng vào mùa nắng to nên chú ý tìm cách che bớt nắng cho cây. Sau khi trồng
cần tưới nước và giữ ẩm cho cây.
KỸ THUẬT CHĂM SÓC SAU KHI TRỒNG
1. Bón phân
a. Thời kỳ kiến thiết cơ bản
* Năm thứ nhất
Thời
điểm bón
Loại
phân bón
Liều
lượng/cây/lầ
n/năm (kg
hoặc lít)
Tổng liều
lượng/278
cây/lần/ha/
năm (kg hoặc
lít)
Cách bón
1
tháng/lần
NPK 20-
20-15
0,018 – 0,03 5 – 8,3
Những lần bón đầu nên
pha phân vào nước để
tưới cho cây thì hiệu quả
sử dụng phân bón sẽ tốt
hơn rải vào gốc. Sau khi
Ure 0,018 5
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 26
bón phân cần lắp đất lại
và cung cấp đủ nước giữ
ẩm cho cây.
3 tháng
sau trồng
LALITH
A 21
0,0036 1
Pha 1 lít với 2000 lít
nước. Chia đều tưới vào
gốc
6 tháng
sau trồng
LALITH
A 21
0,0036 1
Pha 1 lít với 2000 lít
nước. Chia đều tưới vào
gốc
9 tháng
sau trồng
LALITH
A 21
0,0036 1
Tưới theo vòng tròn hình
chiếu của tán cây
Năm 2:
Thời
điểm bón
Loại
phân
bón
Liều
lượng/cây/lần
/năm (kg
hoặc lít)
Tổng liều
lượng/278
cây/lần/ha/năm
(kg hoặc lít)
Cách bón
Chia đều
để bón 2
lần là
tháng 4-5
và tháng
11
Phân
chuồng
hoai
10 - 20 2780 - 5560
Đào 4-5 lỗ xung quanh gốc
theo hình chiếu của tán cây
sau đó bón phân vào là lắp
đất lại.
1
tháng/lần
NPK 20-
20-15
0,036 – 0,06 10 – 16,7
Đào 4-5 lỗ xung quanh gốc
theo hình chiếu của tán cây
sau đó bón phân vào là lắp
đất lại.Ure 0,036 10
Cứ 3
tháng/lần.
Tổng bón
4 lần
LALITH
A 21
0,0036 1
Tưới theo vòng tròn hình
chiếu của tán cây
Năm 3:
Thời điểm
bón
Loại phân
bón
Liều
lượng/cây/lần/năm
Tổng liều
lượng/278
Cách bón
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 27
(kg hoặc lít) cây/lần/ha/năm
(kg hoặc lít)
Chia đều để
bón 2 lần là
tháng 4-5 và
tháng 11
Phân chuồng
hoai
10 - 20 2780 - 5560
1 tháng/lần
NPK 20-20-
15
0,054 – 0,09 15 - 25
Ure 0,054 15
Cứ 3
tháng/lần.
Tổng bón 4
lần
LALITHA 21 0,0036 1
Tưới theo
vòng tròn
hình chiếu
của tán cây
b. Thời kỳ kinh doanh
Thời
điểm bón
Loại phân
bón/thuốc
xử lý
Liều
lượng/cây/lần
/năm (kg
hoặc lít)
Tổng liều
lượng/278
cây/ha/năm
(kg hoặc lít)
Cách bón
Sau thu
hoạch
Vôi 1000
Liều lượng có thể điều
chỉnh dựa trên độ pH
đất
Phân
chuồng
hoai
10 - 20 2780 - 5560
Đào 4-5 lỗ xung quanh
gốc theo hình chiếu của
tán cây sau đó bón phân
vào là lắp đất lại.
NPK có tỷ
lệ 2:1:1
0,5 – 0,6 (cây
4 – 5 năm
tuổi).
1 – 1,2 (cây 6
– 7 năm tuổi).
2 – 2,5 (cây 10
– 12 năm
139 – 166,8
(cây từ 4 – 5
năm tuổi).
278 - 333,6
(cây từ 6 – 9
năm tuổi).
556 – 695 (cây
10 – 12 năm
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 28
tuổi). tuổi).
Thiourea
(để kích
thích ra đọt
non đồng
loạt)
Nồng độ 5% Phun lên lá
LALITHA
21
0,0036 1
Tưới theo vòng tròn
hình chiếu của tán cây.
Chú ý bón phân
LALITHA 21 cách bón
vôi từ 7 – 10 ngày
Cây ra
đọt từ 15
– 20 ngày
(lá có
màu đỏ
đồng)
Paclobutra
zol (PBZ)
0,001 –
0,0015 nguyên
chất
Xử lý tưới gốc cho 1m
đường kính tán. Pha hóa
chất với 20-50 lít nước
tưới đều xung quanh tán
cây, sau đó tưới nước
liên tục trong vòng 7
ngày (ngày tưới 1 lần)
để cây hấp thu hóa chất.
Lưu ý: Không nên lạm
dụng PBZ (tăng liều và
xử lý liên tục) vì PBZ
có thể lưu tồn trong đất
1 năm nên qua năm thứ
hai nên giảm nồng độ đi
một nữa và ngưng sử
dụng ở năm thứ ba
Sau khi
sử lý PBZ
1 tháng
DAP+KCl
theo tỷ lệ
1:1
0,21 – 0,35 58,4 – 97,3
15 ngày
sau khi
bón phân
DAP+KC
MKP (0-
52-34)
nồng độ 0,5-
1%
Tiến hành phun phân từ
1 đến hai lần, cách nhau
7 ngày
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 29
l
Sau khi
xử lý
PBZ 1,5-
2 tháng
Thiourea
hoặc
Nitrate kali
nồng độ 0,3-
0,5%
(Thiourea)
hoặc nồng độ
2-2,5%
(Nitrate kali)
Tiến hành phun phân từ
1 đến hai lần, cách nhau
7 ngày, và liều lượng
lần sau giảm đi một nửa
LALITHA
21
0,0036 1
Tưới theo vòng tròn
hình chiếu của tán cây.
1 tuần sau
khi đậu
trái
NPK 15-
30-15
nồng độ 0,5% Phun phân
LALITHA
21
0,0036 1
Tưới theo vòng tròn
hình chiếu của tán cây.
2 tuần sau
khi đậu
trái
Auxin
nồng độ 10-
20ppm
4 – 5 tuần
sau khi
đậu trái
(30 – 40
ngày sau
khi đậu
trái, là
giai đoạn
trái phát
triển
mạnh )
Gibberelin
nồng độ 10-
20ppm
NPK có tỷ
lệ 1:1:1
0,35 – 0,42
(cây 4 – 5 năm
tuổi).
0,7 – 0,84 (cây
6 – 7 năm
tuổi).
1,4 – 1,75 (cây
10 – 12 năm
tuổi).
97,3 – 116,8
(cây từ 4 – 5
năm tuổi).
194,6 - 233,5
(cây từ 6 – 9
năm tuổi).
389,2 – 486,5
(cây 10 – 12
năm tuổi)
LALITHA
21
0,0036 1
Tưới theo vòng tròn
hình chiếu của tán cây.
2. Kỹ thuật tỉa cành tạo tán
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 30
Đây là một trong những kỹ thuật không thể thiếu trong canh tác xoài thâm
canh, cần thực hiện sớm và ngay từ đầu. Khi cây có chiều cao từ 1-1,2m ta tiến
hành cắt ngọn, vị trí cắt cách mặt đất từ 0,6-0,8m để cây ra nhiều chồi bên. Sau
khi cắt cây sẽ ra nhiều chồi bên, ta chỉ chừa lại 3 chồi khỏe mọc theo 3 hướng
điều nhau, (đây là cành cấp 1). Sau khi cành cấp 1 ra 2-3 lần đọt tiến hành bấm
ngọn, từ vị trí bấm ngọn sẽ cho ra nhiều chồi mới, ta chỉ giữ lại 3 chồi theo
hướng đều nhau (cành cấp 2). Khi cành cấp 2 ra 2-3 lần đọt ta tiếp tục bấm ngọn
để cây ra cành mới, chỉ giữ lại 3 cành phát triển theo hướng đều nhau (cành cấp
3) sau đó để cây phát triển tự nhiên.
3. Tưới nước
Mặc dù là cây chịu hạn tuy nhiên nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh
trưởng và cho ra lá non. Trong thời kỳ cây còn nhỏ việc tưới nước có thể tiến
hành quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát
triển. Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải
duy trì từ 3-4 ngày/lần. Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì
được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc.
4. Kỹ thuật chăm sóc sau thu hoạch và xử lý ra hoa
-Sau khi thu hoạch cần cắt tỉa những cành đã cho trái, những cành bị sâu
bệnh, cành bị che khuất, cành ốm yếu không có khả năng ra hoa để tạo sự thông
thoáng cho vườn cây và loại bỏ tàn dư sâu bệnh của vụ trước.
-Cần cung cấp nước liên tục để cây ra đọt non, có thể tưới 2 ngày 1 lần đến
khi cây ra đọt thì 1 tuần tưới 2 lần.
-Sau khi ra đọt nên chú ý phun thuốc bvtv ngừa các loại bọ cắt lá, bọ trĩ và
nấm bệnh tấn công gây hại đọt.
-Từ khi nhú mầm hoa đến khi trổ hoa khoảng 1 tháng. Giai đoạn này không
cần bón phân nhưng cần chú ý phun thuốc bvtv để phòng ngừa sâu ăn bông, bọ
trĩ, rầy bông xoài và bệnh thán thư gây hại.
-Khi hoa nở (bung chà) cần bổ sung Canxi và Bo để tăng khả năng thụ phấn
và thụ tinh cho hoa.
5. Kỹ thuật bao trái
Sau giai đoạn rụng trái sinh lý ta tiến hành tỉa trái, chừa lại 3-4 trái/cuống và
tiến hành bao trái. Mục đích của bao trái là để hạn chế sâu bệnh và hạn chế sử
dụng thuốc bvtv (có thể tiết kiệm 5-7 lần phun thuốc bvtv), trái có mẫu mã đẹp.
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 31
Chú ý trước khi bao trái cần phun thuốc bvtv để trừ sâu bệnh hại, khi bao cần
xếp miệng bao kỹ để nước không vào tiếp xúc với trái. Có hai loại bao dùng để
bao trái là bao màu trắng và bao màu vàng. Bao màu trắng mỏng, có thể cho ánh
sáng xuyên qua nên vỏ trái vẫn giữ được màu xanh, bao màu vàng là loại bao
dày hơn, ánh sáng không xuyên qua được nên vỏ trái có màu vàng. Hai loại bao
này đều có tác dụng bảo vệ trái xoài rất tốt, hạn chế sâu bệnh hiệu quả và có thể
giảm 5-7 lần phun thuốc bvtv làm cho trái xoài sạch hơn.
6. Phòng trừ sâu bệnh
Trên cây xoài có nhiều loại sâu hại khác nhau tuy nhiên những đối tượng
như: sâu đục trái, bọ trĩ, rầy bông xoài, rệp sáp, ruồi đục quả, bọ cắt lá, sâu đục
cành non, xén tóc cần được lưu ý đặc biệt vì chúng thường xuất hiện và gây hại
nặng cho vườn xoài ở mọi giai đoạn, đặc biệt là Bọ trĩ và bệnh Thán thư cần
phải thường xuyên theo dõi và áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp.
6.1 Sâu hại
a. Bọ trĩ (Bù lạch)
Thành trùng có kích thước rất nhỏ 0,1-0,2 mm, khó nhìn thấy bằng mắt
thường. Cả con trưởng thành và ấu trùng đều tập trung ở bộ phận non của cây
như đọt non, lá non, hoa và trái để chích hút nhựa. Trên lá non làm lá thâm đen
và cong queo, mép lá cụp xuống, trên trái tạo thành vùng da cám xung quanh
cuống trái và tạo vết thương giúp vi khuẩn xâm nhập gây bệnh xì mủ trái, gây
hại nặng có thể làm cho cả hoa xoài cháy khô. Bù lạch phát triển mạnh khi thời
tiết nắng nóng và sinh sản rất nhanh nên rất mau kháng thuốc.
*Phòng trị:
- Dùng vòi nước áp lực cao phun phía dưới mặt lá.
- Dùng dầu khoáng DS 98.8 EC + Actara 25 WG hoặc Mace 75 SP phun lúc
cây ra đọt và lá non giúp ngừa được cả rầy bông xoài và sâu đục đọt xoài, không
phun dầu khoáng giai đọan hoa đang nở. Phun đồng loạt trên khu vực rộng sẽ có
hiệu quả cao hơn.
- Phun thuốc hóa học: Nên dùng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học và
tuân thủ nguyên tắc 4 đúng.
b. Rầy bông xoài
-Gây hại trên các bộ phận non như bông, đọt, lá và trái non, rầy chích hút
làm lá không phát triển, lá bị cong, rìa lá khô, phát bông bị khô, trái không phát
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 32
triển và rụng đi. Rầy còn thải ra mật đường làm cho nấm bồ hóng phát triển
mạnh gây đen bông và trái. Khi vào vườn xoài có rầy hiện diện sẽ nghe những
tiếng động nhỏ do rầy di chuyển nên rất dễ phát hiện.
*Phòng trị:
- Tỉa cành tạo điều kiện thông thoáng để hạn chế sự phát triển của rầy.
- Một số loài thiên địch rầy bông xoài như: bọ xít ăn thịt (Revudiidae), ong
ký sinh và nấm Verticellium lecanii, Hirsutella sp.
c. Bọ cắt lá
-Thường gây hại nặng trong vườn ươm cây con hoặc ở vườn xoài mới ra đọt
non vào mùa khô. Thành trùng là bọ cánh cứng màu nâu vàng, đầu và ngực màu
đỏ cam, miệng là cái vòi dài. Thành trùng thường đẻ trứng trên bìa lá non vào
ban đêm, sau đó bọ cắn lá như cắt ngang chừa 1/3 lá trên cây, trứng sẽ theo 2/3
lá cắt rơi xuống đất, sau 2 ngày ấu trùng sẽ nở ra, ăn phần lá rơi và hóa nhộng
dưới mặt đất. Bọ cắt lá gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và ra hoa rất lớn, do
làm giảm diện tích lá trên chồi.
*Phòng trị:
- Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt.
- Thu dọn các lá bị hại trong vườn đem tiêu hủy.
d. Sâu đục trái non
-Bướm đẻ trứng trên trái xoài non (30-45 NSĐT) ở phần đít trái, sâu có
khoang trắng đỏ trên lưng, sâu non đục một lổ nhỏ và chui vào trong ăn phần
thịt trái, sâu lớn tấn công vào ăn hạt xoài, vết đục tạo điều kiện cho nấm, vi
khuẩn xâm nhập làm thối trái, trái non rụng nhiều, cắt trái xoài có sâu nằm bên
trong.
*Phòng trị:
- Phải sử dụng bao trái.
- Thu gom những trái bị hại đem tiêu hủy.
e. Rệp Sáp
-Có nhiều loài rệp sáp gây hại trên xoài nhưng quan trọng là loài gây hại trên
trái vì chúng gây ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất và giá trị của trái.
-Rệp sáp ở mặt dưới lá, chích hút nhựa lá non, cuống trái, chất thải của rệp
tạo điều kiện nấm bồ hống phát triển làm cho trái chậm lớn.
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 33
*Phòng trị:
- Bảo tồn thiên địch như: ong ký sinh và bọ rùa ... để hạn chế rệp sáp.
- Phun thuốc hóa học như : dầu khoáng DS 98.8 EC, Admire 050 EC,
Supracide 40 EC.
f. Ruồi đục trái
-Ruồi trưởng thành màu vàng, cánh trong, hoạt động vào ban ngày, đẻ trứng
lên quả phần tiếp giáp giữa vỏ và thịt quả, trứng hình quả chuối màu trắng ngà
sau chuyển sang màu vàng nhạt. Dòi nở ra đục vào trong ăn thịt trái, vỏ trái nơi
ruồi đục vào có màu đen, mềm, ứ nhựa, tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công
làm thối trái và có thể bị rụng hoặc vẫn đeo trên cây. Ruồi làm nhộng trong đất
quanh gốc cây, sau đó vũ hóa, chui lên mặt đất. Ruồi đục quả là đối tượng kiểm
dịch khi xuất nhập khẩu trái cây. Ruồi tấn công lên nhiều loại cây trồng, trái
xoài bị ruồi đục làm giảm giá trị thương phẩm, chất lượng và không xuất khẩu
được.
*Phòng trị:
- Phải sử dụng bao trái.
- Không trồng xen các loại cây ăn trái khác trong vườn xoài.
- Thu, hái và đem tiêu hủy toàn bộ trái rụng trên mặt đất và trái còn đeo trên
cây vì là nơi ruồi lưu tồn.
- Dùng feremone dẩn dụ để giết ruồi đực.
- Phun mồi protein thủy phân: Do ruồi cái thích ăn protein để phát triển
trứng, ruồi đực phát triển tinh trùng, nên có thể dùng bả mồi protein để diệt ruồi.
Pha 4cc Malate 73 EC với 55cc mồi protein trong 1 lít nước. Phun 200cc hổn
hợp này cho 1 cây, phun theo từng điểm, để dẫn dụ và diệt ruồi. Đây là phương
pháp hiệu quả và phù hợp với sản xuất trái cây theo hướng an toàn và khuyến
cáo áp dụng đồng loạt cả khu vực.
g. Xén tóc
-Xén tóc đục thân xoài (còn gọi là bù xòe) có hai loại chính: xén tóc lớn và
xén tóc nhỏ. Loài xén tóc lớn thường đục trên thân chính hoặc nhánh lớn thường
làm chết nhánh hoặc suy yếu cả cây. Trưởng thành có thân mình cứng, màu nâu
sậm, dài khoảng 30-35mm. Chân và râu màu nâu đỏ, râu cứng và dài hơn cơ thể.
Con cái đẻ trứng vào các vết nứt của cây hoặc ngay cháng cây. Ấu trùng màu
trắng, dài khoảng 50-60mm, đầu rất nhỏ so với mình. Khi nở ra, ấu trùng chui
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 34
qua vỏ vào trong đục thành đường hầm trong thân cây và cành cây, ăn phá ở đó.
Giai đoạn ấu trùng kéo dài sức phá hại của chúng rất lớn. Ấu trùng đủ lớn chui
ra làm nhộng ngay ở dưới vỏ cây. Nhộng được bao bọc bởi một kén trắng to, có
cấu tạo bằng calcium rất cứng. Trong một cây có thể có nhiều con gây hại cùng
một lúc. Loài này thường tấn công cây lớn khoảng 10 năm tuổi
-Rất khó để phát hiện triệu chứng gây hại vì loài này trong quá trình ăn
không thải phân ra ngoài, thường chỉ phát hiện khi ấu trùng đã vũ hóa và qua sự
hiện diện của các lổ đục.Trên cành bị đục có nhiều lổ nhỏ từ đó mủ chảy ra.
-Loài phổ biến thứ hai là xén tóc nhỏ, con trưởng thành có thân mình dài
khoảng 20mm, màu nâu đen. Loài này thường đẻ trứng vào đầu mùa nắng, trên
các đọt vừa già, chuẩn bị ra bông hoặc lá non. Con trưởng thành dùng hàm cắn
vòng chung quanh đầu cành, cách chồi khoảng 40-50 mm rồi đẻ trứng vào đó.
Ấu trùng có màu trắng, đầu tròn. Sâu non đục vào đầu cành làm đoạn cành này
rụng lá và khô chết. Triệu chứng để nhận biết loài này là đọt xoài bị khô héo và
có đường đục ở bên trong. Loài sâu này thường gây hại trên xoài tơ.
*Phòng trị:
Rất khó để phòng trị các loài xén tóc vì ấu trùng ở sâu bên trong. Có thể
ngừa bằng cách sau:
+ Không nên chặt hoặc lột vỏ gốc cây để kích thích cây ra trái, đó là điều
kiện cho xén tóc đẻ trứng.
+ Xén tóc rất thích ánh đèn vì thế có thể dùng bẩy đèn để bắt trưởng thành
vào đầu mùa mưa.
+ Chăm sóc thường xuyên, phát hiện kịp thời, cắt bỏ cành tăm bị hại hoặc tỉa
bớt cành nhất là sau khi thu hoạch trái.
+ Dùng dao nhỏ khoét ngay lổ đục sẽ thấy sâu nằm bên trong, bắt sâu hoặc
phát hiện nhộng phải tiêu diệt.
+ Khi phát hiện lổ đục trong cành, thân có thể dùng dây kẽm soi lổ đục,
dùng bông gòn thấm thuốc nhét vào lổ đục và lấy đất sét trám bít lại. Nên dùng
các loại thuốc có tính lưu dẫn hoặc xông hơi như: Mappy 48EC, Basudin 50ND,
Marshal 200SC, Pegasus 500SC,… Sau khi nhét bông thuốc vào lổ đục trên
cành hoặc thân nên quét thuốc gốc đồng để phòng các loại bệnh tấn công qua lổ
đục.
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 35
-Nếu cây tơ, thấp có thể đào chung quanh gốc rải thuốc hạt như Basudin
10H với liều lượng 50-100gram/gốc sau đó lấp đất và tưới nước cho thuốc hòa
tan.
6.2 Bệnh hại
a. Bệnh Thán Thư
-Bệnh gây hại nặng vào mùa mưa, những ngày có sương mù hoặc có mưa
nhỏ kéo dài nhất là mưa đêm. Bệnh gây hại trên lá, cành non, phát hoa và tất cả
các giai đoạn phát triển của trái. Trên lá non, vết bệnh ban đầu như mũi kim màu
xanh đậm, sau chuyển nâu, to dần, ở giữa bị khô và rách, có thể làm lá bị biến
dạng. Hoa, trái non bị đen sau đó khô và rụng. Trái lớn có những vết đen lõm
tạo thành những vòng đồng tâm.
*Phòng trị:
- Tạo thông thoáng cho vườn (mật độ cây trồng hợp lý, tỉa cành tạo tán).
- Cắt tỉa và tiêu hủy các lá, cành, trái bị bệnh.
- Không nên tưới nước lên tán cây khi cây bị bệnh.
- Dùng các loại thuốc như Mancozeb, Anvil,… để phòng ngừa
b. Bệnh xì mủ trái
-Bệnh này có thể gây hại cả trái và lá xoài. Trên trái, có nhiều vết nứt ngả
màu đen, có mủ rịn ra mang theo vi khuẩn. Trên lá, tạo ra các đốm đen có hình
dạng bất định, tâm hơi xám, viền đen hơi gồ lên.
Vi khuẩn lây lan qua đường nước nên trong mùa mưa là điều kiện thuận lợi
cho bệnh phát triển. Vi khuẩn xâm nhập vào trái qua các vết thương, vết chích
của côn trùng (bù lạch, nhện đỏ, ruồi đục trái…)
*Phòng trị:
- Phải sử dụng bao trái.
- Không nên phun nước lên lá xoài khi cây bị bệnh để tránh lây lan bệnh ra
cả vườn.
- Bảo tồn thiên địch để hạn chế nhện đỏ và bù lạch.
c. Bệnh phấn trắng
-Nấm bệnh phát triển tạo thành lớp phấn trắng trên lá non, phát hoa và trái
non. Bệnh thường phát triển từ ngọn của phát hoa, lan dần đến cuống hoa, trái
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 36
non, lá non và cành. Thường hoa bị nhiễm bệnh trước khi thụ phấn và trái bị
nhiễm bệnh sẽ bị biến dạng, méo mó, nhạt màu, bị khô và rụng sớm.
Bệnh gây thiệt hại nặng nhất trong giai đoạn trổ hoa đến đậu trái, trong điều
kiện nóng ẩm và có sương đêm, bệnh sẽ bộc phát và lây lan nhanh.
*Phòng trị:
- Cắt tỉa cành, tạo tán cho cây phát triển mạnh, cung cấp phân bón đầy đủ.
- Thăm vườn thường xuyên để sớm phát hiện bệnh trong giai đoạn cây ra
bông và đậu trái non.
- Có thể bao trái khi xoài hết giai đoạn rụng sinh lý (từ 35 – 40 ngày tuổi) để
phòng ngừa nấm bệnh và tránh ruồi đục quả.
d. Bệnh đóm da ếch
-Bệnh thường gây hại trên xoài Bưởi, xoài cát Hoà lộc, xoài thơm... bệnh
gây hại nặng trong điều kiện ẩm độ cao.
Bệnh nhiễm rất sớm khi trái còn non, thường bắt đầu từ cuống trái và lan
dần xuống bên dưới. Vết bệnh đầu tiên là những chấm nhỏ màu đen, tròn, sau đó
lan dần ra và tạo thành các đốm màu đen rải rác trên vỏ trái xoài. Bệnh thường
không làm hư trái mà làm giảm giá trị thương phẩm, bệnh nặng sẽ làm hư vỏ
trái.
*Phòng trị:
- Phải sử dụng bao trái.
- Tạo thông thoáng cho vườn (mật độ cây trồng hợp lý, tỉa cành tạo tán).
e. Bệnh Thối trái khô đọt
-Bệnh gây hại trong điều kiện nóng ẩm, nhất là trong mùa mưa, ở phần đọt
có những đốm nhỏ sậm màu, lan dần ra các cành non, cuống lá biến thành màu
nâu, phiến lá cong lên. Cành khô và đôi khi có hiện tượng chảy nhựa.
Trên trái, bệnh tấn công vào giai đoạn thu hoạch và tồn trữ, làm thịt trái bị
chai sượng, bên trong thịt trái ta thấy những sọc đen chạy dọc theo trái.
*Phòng trị:
- Khi thu hoạch nên chừa cuống trái khoảng 5cm, không làm xay xát trái
trong khi thu hoạch cũng như lúc vận chuyển.
- Không thu hoạch trái lúc sáng sớm hoặc sau mưa.
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 37
*Lưu ý: cần phải thường xuyên luân phiên các nhóm thuốc với nhau để ngăn
chặn hiện tượng kháng thuốc
Thu hoạch
1. Xác định thời điểm
-Xoài cát chu từ khi trổ hoa đến khi thu hoạch có thời gian khá dài, khoảng
3,5-4 tháng. Năng suất trái/cây sẽ tăng dần từ năm cho trái đầu tiên đến năm thứ
5 sẽ ổn định. Ở giai đoạn ổn định năng suất trái thường đạt khoảng 100-
200kg/cây/năm.
- Không nên thu hoạch trái quá sớm vì trái xoài sẽ cho phẩm chất kém sau
khi ủ. Cũng không nên để trái chí vàng mới thu hoạch vì dễ bị bệnh cũng như
khó bảo quản, vận chuyển.
2. Yêu cầu kỹ thuật thu hoạch
Nên thu hoạch vào những ngày không mưa, râm mát vào lúc sáng sớm khi
nhiệt độ còn thấp, tránh để trái tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Khi hái chú ý không nên hái sát cuống trái vì dể bị nhựa chảy ra dính vào vỏ
trái làm đen trái. Nên hái cách cuống từ 2-5cm là tốt nhất, khi hái cần nhẹ tay,
tránh để xây sát vỏ trái nhầm hạn chế xâm nhập của nấm khuẩn gây thối trái.
Trong quá trình vận chuyển và bảo quản xoài thường bị nấm bệnh tấn công
như thán thư và thối góc cuống trái. Để hạn chế nấm bệnh gây hại có thể ngâm
trái trong nước nóng 520C trong 15 phút. Sau khi nhúng vớt trái ra hong khô
trong mát.
Khi xếp trái vào thùng vận chuyển cần chú ý lót một lớp rơm sạch hay giấy
xốp dưới đáy thùng, không xếp quá 5 lớp trái/thùng, mỗi trái xoài phải được bao
bằng một tờ giấy mỏng, giữa các lớp cũng phải lót một lớp giấy để ngăn cách.
Lưu ý khi sử dụng phân bón LALITHA 21:
- Không bón LALITHA 21 cùng vôi, các loại thuốc BVTV, thuốc trừ cỏ. Thời
gian cách ly ít nhất từ 7-10 ngày.
- Bón vào sáng sớm, chiều tối, hay ngày âm u hoặc sau cơn mưa.
- Tránh ánh nắng trực tiếp khi sử dụng và bảo quản.
- Nhiệt độ bảo quản tốt nhất từ 40
C và 270
C.
- Giữ thùng chứa sản phẩm đóng kín và tránh nhiệt độ cao. Để từ 15%
khoảng trống không khí trong các thùng chứa kín.
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 38
- Trong trường hợp đất xấu, liều lượng cần tăng gấp đôi hay gấp ba cho tới
khi đất được cải tạo.
- Tránh xa tầm tay trẻ em.
- Không được uống.
II.2. Kỹ thuật trồng khóm
1. Thời vụ và địa điểm trồng
Ở miền Nam, khóm có thể trồng được quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm
trồng cây con tốt nhất là đầu mùa mưa (tháng 5-6) để tận dụng nguồn nước tưới
cho cây con. Khi trồng vào mùa mưa, ta cần lưu ý nước mưa làm đất văng vào
họng khóm gây thối noãn. Mùa vụ thu hoạch chính của khóm là tháng 5-6 DL.
Kiểu hình của cây thay đổi theo nhiệt độ. Cụ thể là vùng nóng và ẩm, cây
sẽ phát triển mạnh, ít chồi cuống và màu sắc đẹp hơn vùng có nhiệt độ thấp.
Chính vì vậy, Tây Ninh là một vùng nguyên liệu có tiềm năng sản xuất khóm có
chất lượng cao.
2. Chuẩn bị đồng ruộng
a. Vệ sinh đồng ruộng
- Vệ sinh đồng ruộng: Thu gom và xử lý các tàn dư cây trồng và cỏ dại,
phơi ải nhằm diệt trừ các mầm mống sâu, bệnh trong đất, làm mất nơi cư trú và
nguồn thức ăn của sâu bệnh.
- Đất trồng phải được chuẩn bị vào mùa nắng và làm sạch cỏ từ giai đoạn
trước khi trồng.
+ Nếu đất đã bỏ hoang lâu thì 32 ngày trước khi gieo, tiến hành phun thuốc
diệt cỏ tiền nảy mầm để tiêu diệt các loại cỏ xuất hiện trong lô đất.
+ Nếu đất vừa thu hoạch xong, 7 ngày trước khi gieo, tiến hành phun thuốc
diệt cỏ Atramet combi 80WP với liều lượng 2,5 kg/400 lít/ha để tiêu diệt các
loại cỏ xuất hiện trong ruộng.
Lưu ý: Phun rà đất vào ngày không có gió nhiều, đảm bảo thuốc không
bay sang và ảnh hưởng đến các ruộng cây trồng khác kế bên.
b. Thiết kế vườn
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 39
Cây khóm được trồng theo kiểu hình vuông, hàng kép đôi để thuận tiện và
tận dụng diện tích đất. Mô hình được thiết kế theo kiểu bàn cờ, có đường lớn
cho xe cơ giới ra vào và đường nhỏ cho người đi lại và thiết bị máy móc nhỏ.
Mỗi liếp 70 cm gồm 2 hàng và khoảng cách liếp cách nhau là 30 cm. Độ cao của
liếp so với mặt rãnh là 30 cm đảm bảo cho cây thoát nước tốt vào mùa mưa. Cứ
10 liếp trồng có một đường lớn cho xe cơ giới ra vào, với chiều rộng là 3m.
Theo ước tính ban đầu dự kiến có tổng cộng 80 liếp/ha.
Cây khóm chịu ngập kém nên ta cần làm đê bao, cống bọng thoát nước tốt
vào mùa mưa Đê bao cao khoảng 1-1.5m, ta có thể tận dụng đê bao làm thành 1
liếp trồng khóm.
3. Chuẩn bị đất
a. Các công đoạn chuẩn bị đất
Thời gian tiến hành làm đất phụ thuộc vào thời vụ trồng mới, thường tiến hành
trước lúc trồng một thời gian (khoảng 30 ngày) để đất không bị khô, tránh xói
mòn khi mưa lớn và thuận tiện cho thao tác trồng, giúp cây con sớm hồi phục.
- Công đoạn 1: Độ pH thích hợp cho khóm Queen sinh trưởng và phát triển
là 4,5-5,5. Thời điểm 31 ngày trước ngày trồng, sử dụng cày ngầm không lật
hoặc cày 3 -4 chảo để tạo độ sâu tầng canh tác. Tuỳ theo tình trạng đất có thể
tăng giảm độ sâu cho thích hợp nhưng phải đạt tối thiểu 40-50 cm. Kết hợp tung
800-1000 kg vôi trên ha ngay khi cải tạo mặt bằng để cải tạo đất, ổn định pH đất
và khử độc cho đất. Khi bón vôi ta cần bón vùi vào đất, tưới nước sau khi bón sẽ
tăng hiệu qủa sử dụng vôi.
Hình 1. Bón vôi cải tạo đất
Công đoạn 2: nếu đất thịt, đất sét pha thì 30 ngày trước ngày trồng, dùng cày > 7
chảo để làm tơi đất và phơi đất 30 ngày
Công đoạn 3: Bón phân lót, xới đất, lên liếp
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 40
Giai
đoạn
bón
Thời
điểm
bón
Loại phân
bón
Lượng
bón/ha
ĐVT Cách bón
Bón lót
11 ngày
trước
khi
trồng
Phân
chuồng
15 Tấn
Sau khi cày san phẳng
mặt bằng, tiến hành bón
rải đều (chú ý trừ các
đường dùng vận chuyển
3m để tiết kiệm chi phí).
Sau đó tiến hành xới đất
để vùi lớp phân xuống
dưới, đảm bảo đường
kính cục đất < 5cm. Sau
khi đã xới đất, sửa mặt
bằng bằng cuốc làm mặt
đất bằng phẳng, hạn chế
các chỗ trũng gây ngập
cho khóm và lên liếp.
Phân Lân
Văn Điển
Canxi
Magie
1 Tấn
9 ngày
trước
khi
trồng
LALITHA
21
500 ml
Sau khi lên liếp, tiến
hành làm ẩm đất trước
bằng hệ thồng tưới. Sau
đó pha 25 ml LALITHA
21 với 1 bình (25 lít
nước/bình). Tổng 20
bình/ha để phun/tưới.
Lưu ý: Đối với đất vừa
thu hoạch vụ trước xong,
bón LALITHA 21 vào
thời điểm 5 ngày sau
trồng.
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 41
Hình 2. Xới đất và sửa liếp
Rạch hàng và màng phủ nông nghiệp
Vì vậy, vào 2 ngày trước khi gieo cần lên liếp cao 30 cm so với mặt rồi tiến
hành rải 10 kg Basudin 10H để diệt kiến, tuyến trùng, mầm bệnh, côn trùng
trong đất. Sau đó, tiến hành phủ bạt cho liếp trồng bằng máy phủ bạt.
Sử dụng màng phủ nông nghiệp tự hủy giúp hạn chế cỏ dại, duy trì độ ẩm đất
trong ruộng khóm và bảo vệ môi trường.
4. Trồng khóm
Chuẩn bị giống
Tiêu chuẩn giống khóm tốt: Sức sống cao, ngắn ngày, kháng bệnh (nhất là
bệnh héo khô đầu lá Wilt), lá không gai, ngắn, rộng, trái hình trụ, mắt dẹp, màu
trái đẹp, cuống trái ngắn và chắc, ít lá, thành lập chồi cuống, chồi thân sớm
nhưng ít (1-2 chồi). Ngoài ra, thịt trái phải chắc, không xơ, hàm lượng chất khô
cao, lượng acid trung bình, hàm lượng vitamin C cao. Giống Queen Nam bộ khá
phổ biến, thích hợp ăn tươi và xuất khẩu trái tươi và được thương lái ưa chuộng
vì chất lượng tốt, năng suất ổn định.
Đặc điểm hình thái của giống Queen: Lá đầy gai và ngắn hơn Cayenne.
Nhiều chồi cuống và chồi nhỏ. Dạng trái là hình nón, mắt sâu, lõi nhỏ. Trọng
lượng trái trung bình khoảng 0,8-1 kg. Khi chín có vỏ và ruột là màu vàng.
Ngọt, ít xơ, xơ ngắn, thơm hơn Cayenne. Tuy nhiên, giống này khá mẫn cảm với
bệnh Wilt.
Tiêu chuẩn chọn khóm giống tốt: Lấy chồi từ cây mẹ cho trái dạng trụ.
Chồi to, khoẻ, lá xanh đậm, phiến lá rộng và dầy. Chồi không được giập nát, lấy
từ vườn sạch bệnh và phải có độ đồng đều cao (>95%). Đối với nhóm giống
khóm Queen, chồi phải cao khoảng 20-25 cm.
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 42
Các loại chồi và tỷ lệ nhiễm bệnh
Chồi thân (chồi nách):
Cây có từ 1-3 chồi, gốc chồi dẹp, hơi cong. Đây là con giống tốt nhất vì to nặng,
dự trữ nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt cho trái nhanh hơn tuy nhiên số lượng ít
và giá cao. Cây được trồng bằng chồi nách khoảng 8 tháng có thể XLRH, 12
tháng thu hoạch, tuổi thọ khoảng 6-7 năm
Khi phá khóm, người ta thường tỉa lại các chồi nách (non và già). Chồi nách già
thường được chặt để lấy củ hủ đem bán. Bởi vì chồi nách già sẽ cho trái khóm
mùa, rất nhỏ. Chồi nách non được làm giống và đem đi trồng.
Hình 3. Chồi nách chuẩn bị trồng, trái khóm mùa trồng từ chồi nách già và củ
hủ khóm
Chồi cuống (chồi cuống, con gạt):
Chồi cuống nhỏ hơn chồi thân, gốc chồi cong, phình to. Cây được trồng
bằng chồi cuống khoảng 10-12 tháng có thể XLRH, 14-16 tháng thu hoạch, tuổi
thọ 6-7 năm. Có 2 loại chồi cuống to và nhỏ. Chồi to (cao từ 20-25 cm) sẽ được
đem trồng ngay. Chồi nhỏ sẽ đem giâm. Chồi cuống nhỏ (độ cao bé hơn 20 cm)
sau khi được gạt bỏ từ trái (con gạt) sẽ được đem giâm xuống đất khoảng 3-4
tháng thì đem trồng (con giâm). Đất chuẩn bị giâm con khóm cần phải rải vôi và
regent để ngừa kiến, rệp sáp và chết bụi do phèn. Thông thường người dân sẽ tận
dụng diện tích đất để giâm chồi với mật độ rất dày để cây đủ sức khi đem trồng
phát triển tốt. Đôi khi, người dân sẽ trồng ở nơi gần chuẩn bị phá để trồng khóm
lại nhằm giảm công vận chuyển chồi.
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 43
Số lượng chồi cuống phụ thuộc vào sức sinh sưởng của cây. Nếu cây phát
triển mạnh 1 trái có thể có 9-10 chồi cuống và ngược lại là khoảng 1-3 chồi
cuống.
Hình 4. Chồi giâm chuẩn bị đem trồng và 2 loại chồi cuống
Chồi ngọn (con đầu):
Chồi ngọn là loại chồi có củ hủ to nhất trong các loại chồi nên khi trồng cây phát
triển khá nhanh khi đã ra rễ. Tuy nhiên, khoảng 11-12 tháng sau khi trồng là cây
mới có thể xử lý ra hoa, tuổi thọ cây rất ngắn khoảng 2,5-3 năm và khả năng ra
con nách yếu (khoảng 2 con). Cây trồng bằng chồi ngọn vẫn cho trái có kích cỡ
bình thường như các loại chồi khác. Đây cũng là loại chồi có giá rẻ nhất trong
các chồi.
Ngoài ra còn 1 loại chồi là chồi ngầm (chồi rễ, chồi đất): Có lá dài, hẹp, mọc
yếu. Trồng đến thu hoạch khoảng 18-20 tháng. Loại này thường không được
trồng trong sản xuất.
Bảng 1. Tiêu chuẩn các loại chồi trồng
Loại chồi Trọng lượng (g) Chiều dài (cm)
Chồi thân 200-600 30-40
Chồi cuống 150-200 25-30
Chồi ngọn 200-250 20-25
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 44
Hình 5. Nhân giống bằng chồi
Chuẩn bị hom giống
Đối với vườn chưa có giâm chồi sẵn, ta tiến hành mua giống theo các tiêu
chuẩn trên vào 1 ngày trước khi trồng để hạn chế cây bị mất sức. Trước khi
trồng phải phân loại các chồi cùng loại trồng vào 1 khu, đảm bảo độ đồng đều
của vườn khóm, thuận lợi cho việc chăm sóc, xử lý ra hoa trái vụ. Nếu chồi quá
nhỏ, ta nên giâm lại để dùng cho việc dặm cây sau này.
Đối với vườn có giâm chồi cuống làm giống sẵn, ta sẽ tiến hành đem trồng
cây đủ độ cao và sức sinh trưởng, khoảng 3-4 tháng sau khi giâm,. Nhổ chồi
giâm và loại bỏ những chồi sinh trưởng yếu, nhỏ và bị rệp sáp tấn công. Bó
thành từng bó bằng dây bẹ và mỗi bó gồm 15 chồi (5 cây x 3 lần). Cách làm chi
tiết như sau: đặt dây bẹ xuống đất, nhổ 5 cây tương đối cùng độ cao đặt vào dây
và lặp lại 3 lần (15 cây), buộc dây, ấn mạnh bó xuống đất để các chồi đồng đều
nhau.
Lưu ý: Cần bó chặt chồi vì phải di chuyển xa để ra vùng trồng, tránh
làm rớt chồi.
Sau đó, ta sẽ vận chuyển các có bó chồi đến vùng trồng, ra từng liếp bằng
xe theo số lượng quy định sẵn. Các bó được rải dọc theo liếp để thuận tiện cho
việc trồng cây. Trước khi trồng cần bóc bỏ vài lá già ở gốc để rễ dễ mọc ra, nếu
chồi có lá dài có thể cắt bớt lá.
Hình 6: Loại bỏ chồi nhỏ, chồi bệnh và bị rệp sáp hại
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 45
Mật độ và khoảng cách
Mật độ và khoảng cách trồng là nhân tố đầu tiên và quan trọng quyết định
năng suất cây trồng sau này. Nếu trồng quá thưa thì chồi nách từ cây mẹ phát
triển và có trái sẽ dễ bị gãy ngang. Với khoảng cách trồng là 40x40 cm, mỗi liếp
2 hàng cách nhau 30 cm và 10 liếp có một đường vận chuyển 3m, ta có thể bố trí
cây với mật độ là 40.000 cây/ha.
Hình 7. Chồi nách mang trái bị gãy ngang do trồng quá thưa và khoảng cách
trồng
c. Cách trồng
Chồi giống phải được lựa chọn đồng nhất về kích cở theo từng khu, trồng
theo hàng đã định sẳn. Trồng cây thẳng hàng đều nhau có thể cơ giới hóa khi
chăm sóc.
Dụng cụ: Dao và một dây được buộc với 2 cọc ở hai đầu. Hai cọc có độ cao
bằng khỏang cách trồng để dễ đo đạc khỏang cách trồng. Dây được buộc thắt nút
sao cho khoảng cách giữa 2 nút bằng khoảng cách trồng (40x40 cm)
Cách làm: 2 người đứng ở hai đầu liếp căng dây và bắt đầu cắm cọc xuống.
Lấy bó chồi giống cắt dây, dùng dao tạo lổ ngay vị trí nút thắt, đưa chồi giống
vào lỗ và lấp đất lại. Lỗ trồng rộng 5-7 cm và chiều sâu tương ứng với từng loại
chồi giống khác nhau. Lỗ trồng chồi ngọn sâu 3-5 cm, chồi cuống 5-7 cm và
chồi nách sâu 7-10 cm, ém chặt đất giúp gốc đứng vững. Nếu trời mưa phải sửa
lại cây bị ngã. 2 người ở hai đầu liếp làm từ ngoài vào giữa liếp. Sau đó, tiến
hành tưới đẫm nước cho cả ruộng và tiến hành phủ rơm giữ ẩm cho đất trong
mùa nắng. Lưu ý không trồng quá sâu hoặc quá cạn và không để đất rơi vào
noãn chồi dễ gây thối noãn.
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 46
Hình 8. Gieo trồng chồi khóm Queen giâm và rơm phủ trong mùa nắng
5. Bón phân
Công thức phân
Liều lượng thay đổi tùy theo thời gian sinh trưởng của cây, độ phì và đặc
tính của từng vùng đất nhưng phải tuân thủ yêu cầu lượng phân kali luôn cao
hơn xấp xỉ gấp 1,5 lần phân đạm. Khóm rất cần nguyên tố Kali để giúp tăng độ
Brix của trái.
Dấu hiệu thiếu Kali:
Lá ngắn, hẹp, ngả dài
Phiến lá có những đốm màu vàng
Trái nhỏ, không có độ chua, không thơm
Giảm trọng lượng lá D
Bón kali quá nhiều sẽ làm trái nhỏ và không bóng láng.
Dấu hiệu thiếu Đạm:
Sinh trưởng chậm, lùn, lá màu vàng lợt, dạng máng xối rõ.
Ít mọc chồi thân, chồi cuống.
Trái nhỏ, phẩm chất giảm.
Lạm dụng N nhiều ở vùng có khí hậu nóng làm trái dễ bị hư, ruột bị trắng.
Bón nhiều N ở giai đoạn 3 tháng sau khi XLRH thì cuống dễ gãy, dễ bị nám trái.
Bón N lúc trái gần chín thì trái nứt nẻ. Chỉ nên bón N ở giai đoạn 3 tháng đầu
sau khi XLRH trong trường hợp cây mọc yếu.
Chủng loại và các đợt bón phân
Giai
đoạn
bón
Thời
điểm bón
Loại phân
bón
Lượng
bón/ha
ĐVT Cách bón
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 47
Bón thúc
15 ngày
sau trồng
Ure 60 - 100 kg
Pha phân bón vào nước
tưới cho họng khóm.
Pha loảng 3-5kg ure
vào thùng 200 lít nước
(4000 lít nước/ha =>
20 thùng) hoặc 1
muỗng café vào ấm 5l
nước, khoấy đều và
tưới 40-50 họng khóm
để cung cấp dưỡng
chất nhanh chóng, cây
mau ra rễ và loại bỏ
đất trong noãn ra tránh
thối noãn. Lặp lại vào
ngày 30, 45, 60 sau khi
trồng với liều lượng
tăng lên 4-6kg, 5-7 kg,
6-8 kg/ 200 lít nước
hoặc 2,3,4 muỗng/
bình 5 lít.
21 ngày
sau khi
trồng
LALITHA
21
250 ml
Làm ẩm đất trước bằng
hệ thống tưới. Pha 12,5
ml LALITHA 21 với 1
bình (25 lít nước/bình).
Tổng 20 bình/ha để
phun/tưới
30 ngày
sau trồng
Ure 56 - 84 kg
Pha phân bón vào nước
tưới cho họng khóm.
Pha loảng 4-6kg ure
vào thùng 200 lít nước
(2800 lít nước/ha) hoặc
2 muỗng café vào ấm
5l nước, khoấy đều và
tưới 60-70 họng khóm
để cung cấp dưỡng
chất nhanh chóng, cây
mau ra rễ và loại bỏ
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 48
đất trong noãn ra tránh
thối noãn
45 ngày
sau trồng
Ure 70 - 98 kg
Pha phân bón vào nước
tưới cho họng khóm.
Pha loảng 5-7kg ure
vào thùng 200 lít nước
(2800 lít nước/ha) hoặc
3 muỗng café vào ấm
5l nước, khoấy đều và
tưới 60-70 họng khóm
để cung cấp dưỡng
chất nhanh chóng, cây
mau ra rễ và loại bỏ
đất trong noãn ra tránh
thối noãn
60 ngày
sau trồng
Ure 84 - 112 kg
Pha phân bón vào nước
tưới cho họng khóm.
Pha loảng 6-8kg ure
vào thùng 200 lít nước
(2800 lít nước/ha) hoặc
4 muỗng café vào ấm
5l nước, khoấy đều và
tưới 60-70 họng khóm
để cung cấp dưỡng
chất nhanh chóng, cây
mau ra rễ và loại bỏ
đất trong noãn ra tránh
thối noãn
LALITHA
21
250 ml
Làm ẩm đất trước bằng
hệ thống tưới. Pha 12,5
ml LALITHA 21 với 1
bình (25 lít nước/bình).
Tổng 20 bình/ha để
phun/tưới
3 tháng Ure 70 kg Rải phân quanh gốc và
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 49
sau trồng
KCl 70 kg
cách gốc 15-20 cm,
bón theo từng cây. Sau
khi rải phân ta tưới
nước ẩm. Tránh không
rải phân vào đọt khóm
sẽ gây thối đọt
4 tháng
sau trồng
LALITHA
21
250 ml
Làm ẩm đất trước bằng
hệ thống tưới. Pha 12,5
ml LALITHA 21 với 1
bình (25 lít nước/bình).
Tổng 20 bình/ha để
phun/tưới
5 tháng
sau trồng
Ure 70 kg Rải phân quanh gốc và
cách gốc 15-20 cm,
bón theo từng cây. Sau
khi rải phân ta tưới
nước ẩm. Tránh không
rải phân vào đọt khóm
sẽ gây thối đọt
KCl 105 kg
LALITHA
21
250 ml
Làm ẩm đất trước bằng
hệ thống tưới. Pha 12,5
ml LALITHA 21 với 1
bình (25 lít nước/bình).
Tổng 20 bình/ha để
phun/tưới
6 tháng
sau trồng
LALITHA
21
250 ml
Làm ẩm đất trước bằng
hệ thống tưới. Pha 12,5
ml LALITHA 21 với 1
bình (25 lít nước/bình).
Tổng 20 bình/ha để
phun/tưới
Trước xử
lý ra hoa
Ure 70 kg Bón vãi phân cho
khóm, cần lưu ý phân
dính vào noãn, lá
DAP 70 kg
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 50
1,5 tháng
KCl 105 kg
khóm sẽ gây thối. Vì
vậy, để hạn chế tình
trạng trên ta có thể
dùng biện pháp rải gốc
cho khóm tơ và tưới
nước ngay sau khi bón
phân
LALITHA
21
250 ml
Làm ẩm đất trước bằng
hệ thống tưới. Pha 12,5
ml LALITHA 21 với 1
bình (25 lít nước/bình).
Tổng 20 bình/ha để
phun/tưới
Sau xử lý
ra hoa
khoảng
1,5 tháng
DAP 70 kg Bón vãi phân cho
khóm, cần lưu ý phân
dính vào noãn, lá
khóm sẽ gây thối. Vì
vậy, để hạn chế tình
trạng trên ta có thể
dùng biện pháp rải gốc
cho khóm tơ và tưới
nước ngay sau khi bón
phân
Kali-
Canxi-Bo
105 kg
KCl 105 kg
LALITHA
21
250 ml
Làm ẩm đất trước bằng
hệ thống tưới. Pha 12,5
ml LALITHA 21 với 1
bình (25 lít nước/bình).
Tổng 20 bình/ha để
phun/tưới
Trước thu
hoạch 2
tháng
LALITHA
21
250 ml
Làm ẩm đất trước bằng
hệ thống tưới. Pha 12,5
ml LALITHA 21 với 1
bình (25 lít nước/bình).
Tổng 20 bình/ha để
phun/tưới
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 51
Trước thu
hoạch 1,5
tháng
KCl 105 kg
Bón vãi phân cho
khóm, cần lưu ý phân
dính vào noãn, lá
khóm sẽ gây thối. Vì
vậy, để hạn chế tình
trạng trên ta có thể
dùng biện pháp rải gốc
cho khóm tơ và tưới
nước ngay sau khi bón
phân
Giai đoạn cây con là giai đoạn quyết định năng suất cây trồng vì vậy ta cần
bón phân và chăm sóc kĩ cây khóm lúc này. Tưới ure vào họng khóm lúc cây
còn non, giúp cây nhanh chóng hấp thu dưỡng chất, cung cấp nước và làm đất
văng ra khỏi họng khóm, phòng ngừa thối nõn. Trước khi xử lý ra hoa ngưng
bón phân từ 1 – 2 tháng.
6. Chăm sóc khóm trồng mới
Tưới nước
Dạng lá hình máng xối và có tầng tế bào chứa nước là 2 đặc điểm quan trọng
giúp khóm nhận được nước hữu hiệu và chịu hạn giỏi. Tuy nhiên, nước tưới rất
quan trọng ở cây khóm sau khi trồng và giai đoạn ra hoa, đậu trái. Ở các tỉnh
phía Nam, vào mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 5 cần tưới nước cho cây trưởng
thành định kỳ 1 tháng/1-2 lần. Cây con tưới 3-4 lần/ tháng trong 2 tháng đầu sau
khi trồng. Trong 2 tuần đầu sau khi trồng, ta tưới nước 2-3 lần/tuần.
Ở giai đoạn cây con và phân hóa hoa, cây khóm rất cần nước. Nếu thiếu
nước ở 2 giai đoạn này cây sinh trưởng kém và năng suất sẽ giảm. Ở giai đoạn
cây con, nông dân thường kết hợp tưới nước và tưới phân hóa học để tiết kiệm
công sức và giúp cây hấp thu hiệu quả dinh dưỡng. Ở giai đoạn trưởng thành,
nông dân tiến hành tưới nhiều nước sau khi trái rụng hoa lục bình tức là 2-2.5
tháng từ sau khi XLRH để cung cấp lượng nước cần thiết ở giai đoạn cây đậu
trái.
Dụng cụ tưới chủ yếu là hệ thống béc phun nước.
Dự án chuyển đổi cây trồng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 52
Hình 9. Dụng cụ tưới và tưới nước cho khóm
Trồng dặm
Sau khi trồng khoảng 15 - 20 ngày, nên kiểm tra ruộng khóm xem bộ rễ
khóm đã bám đất chưa, có cây nào bị mất hoặc mọc không đều cần tiến hành
trồng dặm ngay để ruộng cây đồng đều, chăm sóc và thu hoạch thuận lợi hơn.
Cần lựa chọn cây trồng dặm là các cây tốt và to để có thể phát triển kịp. Giai
đoạn này cần lưu ý chuột cắn ngang thân cây non.
Xử lý cỏ
Cỏ dại là một trở ngại lớn vì việc làm cỏ gặp khó khăn trong rẫy khóm vì
vậy cần diệt sạch cỏ trước khi trồng. Các loại cỏ dại xuất hiện phổ biến và gây
hại mạnh trong ruộng khóm là bòng bòng, u du, rau chạy,cỏ chân gà…Bòng
bong (thuộc họ dương xỉ, dây leo thân rễ bò) là loại cỏ gây hại mạnh nhất vì leo
phủ phía bên trên khóm làm cây không quang hợp được. Cây cỏ xuất hiện phổ
biến thứ 2 là rau chạy_dây leo thuộc họ dương xỉ.
Biện pháp phòng trừ:
Khi dùng màng phủ tự hủy, ta có thể hạn chế cỏ trong 4 tháng đầu. Khi đó,
khóm đã giáp tán sẽ giúp cạnh tranh ánh sáng với cỏ dại. Ta chỉ diệt cỏ ở mé
liếp bằng tay hoặc dùng thuốc trừ cỏ chọn lọc cho khóm là Atramet combi
80WP (hoạt chất Ametryn và Atrazine) với liều lượng 1kg/200 lít/ha định kì 3
tháng/lần trị bòng bong và các loại cỏ non trên ruộng khóm. Khoảng 1.5-2 tháng
làm cỏ một lần. Sau khi làm cỏ xong bằng tay sẽ lấy cỏ đó đem lên che trái ngay
nhằm tận dụng vật liệu.
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆPDỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆPLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docxDỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án Đầu tư Nhà máy Sản xuất gạch không nung tỉnh Đồng Nai 0903034381
Dự án Đầu tư Nhà máy Sản xuất gạch không nung tỉnh Đồng Nai 0903034381Dự án Đầu tư Nhà máy Sản xuất gạch không nung tỉnh Đồng Nai 0903034381
Dự án Đầu tư Nhà máy Sản xuất gạch không nung tỉnh Đồng Nai 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxDỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mạiThuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mạiLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Was ist angesagt? (20)

Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất gỗ tỉnh Gia Lai www.duanviet.com.vn 091875...
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất gỗ tỉnh Gia Lai www.duanviet.com.vn 091875...Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất gỗ tỉnh Gia Lai www.duanviet.com.vn 091875...
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất gỗ tỉnh Gia Lai www.duanviet.com.vn 091875...
 
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung - duanviet.com.vn 0918755356
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung - duanviet.com.vn 0918755356Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung - duanviet.com.vn 0918755356
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung - duanviet.com.vn 0918755356
 
Dự án đầu tư cây ăn quả có múi Phú Thọ 0918755356
Dự án đầu tư cây ăn quả có múi Phú Thọ 0918755356Dự án đầu tư cây ăn quả có múi Phú Thọ 0918755356
Dự án đầu tư cây ăn quả có múi Phú Thọ 0918755356
 
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước w...
 Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước w... Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước w...
Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước w...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
 
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
 
Dự án trồng nấm 0918755356
Dự án trồng nấm 0918755356Dự án trồng nấm 0918755356
Dự án trồng nấm 0918755356
 
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và điện rác tỉnh Nam Định ...
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và điện rác tỉnh Nam Định ...Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và điện rác tỉnh Nam Định ...
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và điện rác tỉnh Nam Định ...
 
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆPDỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
 
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docxDỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
Thuyết minh Dự án Khu chung cư Thành Thủy quận 8 TPHCM 0918755356
Thuyết minh Dự án Khu chung cư Thành Thủy quận 8 TPHCM 0918755356Thuyết minh Dự án Khu chung cư Thành Thủy quận 8 TPHCM 0918755356
Thuyết minh Dự án Khu chung cư Thành Thủy quận 8 TPHCM 0918755356
 
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
 
Dự án Đầu tư Nhà máy Sản xuất gạch không nung tỉnh Đồng Nai 0903034381
Dự án Đầu tư Nhà máy Sản xuất gạch không nung tỉnh Đồng Nai 0903034381Dự án Đầu tư Nhà máy Sản xuất gạch không nung tỉnh Đồng Nai 0903034381
Dự án Đầu tư Nhà máy Sản xuất gạch không nung tỉnh Đồng Nai 0903034381
 
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxDỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mạiThuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mại
 
Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...
Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...
Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Xuân...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Xuân...Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Xuân...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Xuân...
 
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngàyDự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
 
Dự án Nhà máy xay xát lúa gạo Huyện Cờ Đỏ - TP Cần Thơ - duanviet.com.vn 0918...
Dự án Nhà máy xay xát lúa gạo Huyện Cờ Đỏ - TP Cần Thơ - duanviet.com.vn 0918...Dự án Nhà máy xay xát lúa gạo Huyện Cờ Đỏ - TP Cần Thơ - duanviet.com.vn 0918...
Dự án Nhà máy xay xát lúa gạo Huyện Cờ Đỏ - TP Cần Thơ - duanviet.com.vn 0918...
 

Ähnlich wie Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng- www.duanviet.com.vn 0918755356

Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Nông | PICC www.lapduan...
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Nông | PICC www.lapduan...Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Nông | PICC www.lapduan...
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Nông | PICC www.lapduan...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự án Việt
 
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Phúc Lộc Thọ tỉnh Bình Dương | lapduandau...
Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Phúc Lộc Thọ tỉnh Bình Dương | lapduandau...Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Phúc Lộc Thọ tỉnh Bình Dương | lapduandau...
Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Phúc Lộc Thọ tỉnh Bình Dương | lapduandau...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự án trang trại gà 0918755356
Dự án trang trại gà 0918755356Dự án trang trại gà 0918755356
Dự án trang trại gà 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Ähnlich wie Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng- www.duanviet.com.vn 0918755356 (20)

Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
 
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
 
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Nông | PICC www.lapduan...
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Nông | PICC www.lapduan...Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Nông | PICC www.lapduan...
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Nông | PICC www.lapduan...
 
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà may sản xuất cà phê tỉnh Lâm Đồng | duanviet.com...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà may sản xuất cà phê tỉnh Lâm Đồng | duanviet.com...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà may sản xuất cà phê tỉnh Lâm Đồng | duanviet.com...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà may sản xuất cà phê tỉnh Lâm Đồng | duanviet.com...
 
Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Âu Việt 0918755356
Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Âu Việt 0918755356Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Âu Việt 0918755356
Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Âu Việt 0918755356
 
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...
 
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...
 
Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Phúc Lộc Thọ tỉnh Bình Dương | lapduandau...
Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Phúc Lộc Thọ tỉnh Bình Dương | lapduandau...Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Phúc Lộc Thọ tỉnh Bình Dương | lapduandau...
Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Phúc Lộc Thọ tỉnh Bình Dương | lapduandau...
 
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
 
Xay dung nha so che rau cu qua tan quy tay binh chanh
Xay dung nha so che rau cu qua tan quy tay binh chanhXay dung nha so che rau cu qua tan quy tay binh chanh
Xay dung nha so che rau cu qua tan quy tay binh chanh
 
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh - CTY Thông Đỏ - www.duanviet.co...
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh - CTY Thông Đỏ - www.duanviet.co...Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh - CTY Thông Đỏ - www.duanviet.co...
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh - CTY Thông Đỏ - www.duanviet.co...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
 
Dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Năng lượng mặt trời Phương A...
Dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Năng lượng mặt trời Phương A...Dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Năng lượng mặt trời Phương A...
Dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Năng lượng mặt trời Phương A...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Chăn nuôi lợn khép kín, kết hợp trồng trọt hữu cơ CN...
Thuyết minh dự án đầu tư Chăn nuôi lợn khép kín, kết hợp trồng trọt hữu cơ CN...Thuyết minh dự án đầu tư Chăn nuôi lợn khép kín, kết hợp trồng trọt hữu cơ CN...
Thuyết minh dự án đầu tư Chăn nuôi lợn khép kín, kết hợp trồng trọt hữu cơ CN...
 
Dự án trang trại gà 0918755356
Dự án trang trại gà 0918755356Dự án trang trại gà 0918755356
Dự án trang trại gà 0918755356
 
Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi 0918755356
Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi  0918755356Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi  0918755356
Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet...
 
Bệnh viện đa khoa Hồng Liên - www.lapduandautu.vn - 0903034381
Bệnh viện đa khoa Hồng Liên - www.lapduandautu.vn - 0903034381Bệnh viện đa khoa Hồng Liên - www.lapduandautu.vn - 0903034381
Bệnh viện đa khoa Hồng Liên - www.lapduandautu.vn - 0903034381
 

Mehr von Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt

Mehr von Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt (20)

Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồngThuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
 
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thảiThuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆUTHUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
 
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VATDU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂYDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
 
DU AN GACH KHONG NUNG
DU AN GACH KHONG NUNGDU AN GACH KHONG NUNG
DU AN GACH KHONG NUNG
 
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệpdự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
 
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
 
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
 
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
 
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
 
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh tháiDự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
 
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
 
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
 
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
 
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
 
Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông ngh...
Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông ngh...Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông ngh...
Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông ngh...
 

Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng- www.duanviet.com.vn 0918755356

  • 1. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG Chủ đầu tư: Viện Kinh Tế Nông Nghiệp Hữu Cơ ___ Tháng 08/2018 ___
  • 2. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG CHỦ ĐẦU TƯ VIỆN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ LÊ THÀNH ĐƠN VỊ TƯ VẤN CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT NGUYỄN BÌNH MINH
  • 3. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 3 MỤC LỤC CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU......................................................................................... 6 I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 6 II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 6 III. Sự cần thiết xây dựng dự án.................................................................... 6 IV. Các căn cứ pháp lý.................................................................................. 8 V. Mục tiêu dự án.......................................................................................... 9 V.1. Mục tiêu chung...................................................................................... 9 V.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 9 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN....................... 11 I. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án..................... 11 I.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 11 II.2. Tình hình kinh tế xã hội....................................................................... 14 II. Quy mô của dự án................................................................................... 15 II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường................................................................ 15 II.2. Quy mô đầu tư của dự án..................................................................... 20 III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án...................................... 20 III.1. Địa điểm thực hiện............................................................................. 21 III.2. Hình thức đầu tư................................................................................. 21 IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ........ 21 IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.......................................................... 21 IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án... 22 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ.................... 23 I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình..................................... 23 II. Phân tích lựa chọn phương pháp giảng dạy áp dụng trong dự án.......... 23 II.1. Ký thuật trồng xoài.............................................................................. 23 II.2. Kỹ thuật trồng khóm............................................................................ 38
  • 4. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 4 II.3. Kỹ thuật trồng thanh long.................................................................... 64 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN............................... 88 I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng...................................................................................................................... 88 II. Các phương án xây dựng công trình. ..................................................... 88 III. Phương án tổ chức thực hiện................................................................. 89 IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 89 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG..................... 90 I. Đánh giá tác động môi trường................................................................. 90 I.1. Giới thiệu chung. .................................................................................. 90 I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.................................... 90 II. Tác động của dự án tới môi trường ........................................................ 91 II.1. Giai đoạn xây dựng dự án. .................................................................. 91 II.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng. ....................................... 92 III. Các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm.............................................. 92 III.1. Giai đoạn xây dựng dự án. ................................................................. 92 III.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng....................................... 93 IV. Kết luận................................................................................................. 93 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .................................................................................. 95 I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. .............................................. 95 II. Nguồn vốn thực hiện dự án. ................................................................... 96 III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án........................................ 97 III.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án............................................... 100 III.2. Các thông số tài chính của dự án. .................................................... 101 2.1. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. ........................ 101 2.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.................. 101 2.3. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV). .......................... 102
  • 5. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 5 2.4. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).................................... 102 KẾT LUẬN....................................................................................................... 103 I. Kết luận.................................................................................................. 103 II. Đề xuất và kiến nghị............................................................................. 103 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ....... 104 Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án................. 104 Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án.......................................... 104 Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án.................... 104 Phụ lục 4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án. ..................................... 104 Phụ lục 5 Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án. ............................................ 104 Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án................... 104 Phụ lục 7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án............ 104 Phụ lục 8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án.............. 104
  • 6. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 6 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. Giới thiệu về chủ đầu tư.  Chủ đầu tư: Viện Kinh Tế Nông Nghiệp Hữu Cơ  Giấy phép ĐKKD số: 0314163453  Đại diện pháp luật: Ông Lê Thành Chức vụ: Giám đốc  Địa chỉ trụ sở: 216 Phạm Thái Bường, khu phố Mỹ Hoàng, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Phường Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. Tên dự án: Dự án chuyển đổi cây trồng Địa điểm thực hiện: Xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và khai thác dự án. Tổng mức đầu tư: 39.007.495.000 (Ba mươi chín tỷ, không trăm linh bảy triệu, bốn trăm chín mươi lăm nghìn đồng). Trong đó : Vốn tự có (huy động): 39.007.495.000 đồng Vốn vay : 0 đồng III. Sự cần thiết xây dựng dự án. Mặc dù sản xuất, kinh doanh nông nghiệp ở Tây Ninh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng vẫn duy trì được tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong 5 năm tiếp tục tăng trưởng, đạt 13.301 triệu USD, trong đó nhóm hàng nông sản đạt 2.583 triệu USD; riêng năm 2017 các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nhóm hàng nông sản đạt mức tăng trưởng khá. Trong giai đoạn 2013 – 2017, cơ cấu cây trồng chuyển biến rõ nét theo hướng tập trung, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh gắn với thị trường và công nghiệp chế biến. Giá trị sản xuất trồng trọt thực hiện đạt 19.755 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2013. Ngành nông nghiệp cũng đã chuyển đổi mạnh một số nông sản hiệu quả thấp sang trồng các loại cây ăn trái quy mô tập trung, có giá trị kinh tế cao, đem lại giá trị tăng thêm 3-4 lần so với cây truyền thống, phát triển nông nghiệp sạch cũng được tỉnh chú trọng, đến nay có trên 5% nông sản sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và nhiều diện tích cây trồng được chứng nhận VietGAP như rau an toàn 17 ha, cây ăn trái 500 ha, lúa 1.986 ha. Các sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP,
  • 7. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 7 GlobalGAP bước đầu mang lại hiệu quả, bảo đảm lợi ích của nông dân và doanh nghiệp. Dự kiến diện tích mía của tỉnh sẽ giảm từ 25.000ha xuống còn 15.000ha; diện tích cao su từ 98.000ha giảm xuống còn 85.000ha; giảm diện tích mì từ 60.000ha còn khoảng 45.000ha. Diện tích đất trồng cao su, mía, mì… giảm xuống có thể chuyển đổi sang các cây trồng khác phù hợp với thổ nhưỡng, như cây ăn quả, rau sạch, điều… Bên cạnh đó, Khu đất thực hiện dự án trước đây được Công ty TNHH MTV Cao Su 30/4 triển khai trồng và khai thác cao su, nhưng vì thị trường cũng như giá cả cao su biến động nên mang lại doanh thu và lợi nhuận rất thấp cho công ty. Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017 của Công ty 30/4 thì có thể thấy rõ là lợi nhuận sau thuế thu nhập của doanh nghiệp chỉ đạt được hơn 21 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với năm 2016. Vì thế việc chuyển đổi cây trồng từ cao su sang trồng các loại cây như khóm, xoài, thanh long ở thời điểm này là thực sự cần thiết.
  • 8. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 8 Để tạo thuận lợi cho bước chuyển đổi này, tỉnh Tây Ninh được Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NNPTNT) đề xuất tham gia dự án hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Dự án sẽ có các hỗ trợ nhằm tăng cường điều kiện thuận lợi về chính sách, thể chế và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, thúc đẩy hợp tác công tư trong thương mại hóa một số nông sản ở các địa phương tham gia dự án. Do đó, để góp phần thực hiện mục tiêu định hướng phát triển ngành, Chúng tôi phối hợp cùng Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và lập “dự án chuyển đổi cây trồng” trình các cơ quan ban ngành có liên quan, chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án. Với các nội dung được thể hiện chi tiết trong dự án đầu tư. IV. Các căn cứ pháp lý. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội; Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội; Quyết định số 500/2006/TTg, ngày 08/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 2044/QĐ-TTG ngày 09/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
  • 9. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 9 V. Mục tiêu dự án. V.1. Mục tiêu chung. - Xây dựng thành công mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại nhằm nâng cao giá trị nông sản, cung cấp các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và hướng đến xuất khẩu; - Đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực; Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương; - Góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống tại địa phương; - Đạt mục tiêu lợi nhuận trên nguyên tắc 3 bên cùng có lợi: Nhà nước, người dân và doanh nghiệp; đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận sản xuất thông qua các khoản thuế; - Hình thành mô hình điểm trong sản xuất nông nghiệp, sản phẩm xuất khẩu và cung ứng vào các hệ thống phân phối khó tính như siêu thị, nhà hàng,khách sạn… V.2. Mục tiêu cụ thể. - Chuyển đổi phần đất trồng cao su trước kia của công ty TNHH MTV Cao su 30/4 sang trồng các loại cây: Xoài trên diện tích 41,68ha (40%), thanh long trên diện tích 23,21ha (20%), khóm trên diện tích 40,33ha (40%) trên quy mô 120 ha. - Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương nói riêng cũng như đất nước nói chung. - Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân. - Khi dự án đi vào sản xuất với công suất ổn định, thì hàng năm dự án cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước khoảng: 33 tấn/ha quả xoài/ năm. 44tấn/ha quả thanh long/năm. 41,25 tấn/ha quả khóm/năm.
  • 10. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 10
  • 11. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 11 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. I.1. Điều kiện tự nhiên 1. Vị trí Huyện Châu Thành nằm trên tuyến biên giới phía tây nam của tỉnh Tây Ninh và của cả nước, có chung đường biên giới với tỉnh Svây Riêng (Campuchia) dài 48 km, có cửa khẩu Phước Tân và nhiều đường tiểu ngạch thông thương giữa hai nước. Đặc điểm biên giới đất liền đất, rừng liền rừng, sông có đoạn từ Vàm Trảng Trâu đến Bến Ra được coi là đoạn biên giới phân cách. 2. Khí hậu Khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hoà, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa nắng từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và tương phản rất rõ với mùa mưa ( từ tháng 5 – tháng 11). Chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao
  • 12. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 12 và ổn định. Nhiệt độ trung bình năm của Tây Ninh là 27,40°C, lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có đến 6 giờ nắng. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 – 2.200 mm, độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70 - 80%, tốc độ gió 1,7 m/s và thổi điều hoà trong năm. Tây Ninh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu là gió Tây – Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc – Đông Bắc vào mùa khô. 3. Đặc điểm địa hình Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng. Trên địa bàn vùng cao phía Bắc nổi lên núi Bà Đen cao nhất Nam Bộ (986 m). Nhìn chung, địa hình Tây Ninh tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho phát triển toàn diện nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng. 4. Tài nguyên đất Tây Ninh có 05 loại đất chính với tổng diện tích 402.817 ha; trong đó: - Nhóm đất xám có khoảng 344.928 ha, chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 85,63% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở địa hình cao; đặc điểm chung là thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, phù hợp với nhiều loại cây trồng. - Nhóm đất phèn: Tổng diện tích đất phèn có khoảng: 25.359 ha, chiếm 6,3% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ven sông Vàm Cỏ Đông. - Nhóm đất đỏ vàng: Nhóm đất này chiếm tỷ trọng không lớn, khoảng 6.850 ha, chiếm 1,7% tổng diện tích tự nhiên được phân bố vùng đồi núi ở huyện Tân Biên, Tân Châu, Loại đất này thích hợp cho việc trồng rừng, cây công nghiệp. - Nhóm đất phù sa: Đất phù sa ở Tây Ninh có khoảng 1.775 ha, chiếm 0.44% diện tích đất tự nhiên. - Nhóm đất than bùn chôn vùi: Đất này có diện tích 1.072 ha, chiếm 0,27% diện tích tự nhiên nằm xen các vùng đất phèn men theo hạ lưu trũng của sông Vàm Cỏ. Cùng với điều kiện khí hậu ôn hòa, đất đai ở Tây Ninh có nhiều thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp kết hợp, có thể phù hợp cho việc canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau, cây công nghiệp ngắn và dài ngày như mía, mì, đậu phọng, cao su …. các loại cây ăn quả và rau màu khác. 5. Tài nguyên rừng
  • 13. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 13 Rừng Tây Ninh phần lớn là rừng thứ sinh do bị tàn phá trong chiến tranh trước đây, đại bộ phận rừng thuộc dạng rừng thưa khô, rừng hỗn giao tre nứa và cây gỗ. Diện tích rừng còn khoảng 40.025 ha (kiểm kê rừng năm 1990).Theo qui hoạch tổng quan lâm nghiệp, rừng và đất để trồng rừng khoảng 70.000 ha/diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. 6. Tài nguyên khoáng sản Khoáng sản của Tây Ninh chủ yếu thuộc khoáng sản phi kim loại như: đá vôi, than bùn, cuội sỏi, cát, sét . - Đá vôi có trữ lượng khoảng 76 triệu tấn, phân bố ở đồi Tống Lê Chân, Sóc Con Trăn và Chà Và (huyện Tân Châu. - Than bùn ước tính trữ lượng khoảng 6 triệu tấn với các mỏ lớn như Thôn Bền, Trí Bình, Thanh Hàm, Ninh Điền (huyện Châu Thành), Long Chữ, Tiên Thuận (huyện Bến Cầu) và Bà Nhã (huyện Trảng Bàng). - Cuội, sỏi, và cát có trữ lượng khoảng 10 triệu m3 tập trung ở Tân Châu, Châu Thành, Hòa Thành và Trảng Bàng. - Sét làm gạch ngói có trữ lượng khoảng 18 triệu m3, phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh như huyện Tân Châu, Tân Biên, Thị xã Tây Ninh, Châu Thành, Gò Dầu và Bến Cầu. Tây Ninh có một số mỏ nước khoáng thiên nhiên, trong đó, mỏ nước khoáng ở xã Ninh Điền, huyện Châu Thành đã được thăm dò chi tiết, được Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản Nhà nước cấp giấy phép khai thác. Hiện nay nhà máy nước khoáng Ninh Điền có công suất 11.000 lít/ngày đang được triển khai xây dựng . 7. Tài nguyên nước Nguồn nước mặt ở Tây Ninh chủ yếu dựa vào hệ thống kênh rạch trên địa bàn toàn tỉnh, với chiều dài của toàn bộ hệ thống 617 km, trung bình 0,11 km/km2 và chủ yếu dựa vào 2 sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng với dung tích 1,45 tỷ m3 và 1.053 tuyến kênh có tổng chiều dài 1.000 km đã phát huy hiệu quả trong cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp. Ngoài ra Tây Ninh còn có nhiều suối, kênh rạch; tạo ra một mạng lưới thuỷ văn phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn, đạt 0,314 km/km2.
  • 14. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 14 Tây Ninh có nguồn nước ngầm khá phong phú, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh - Tổng lưu lượng nước ngầm có thể khai thác được 50 – 100 ngàn m3/giờ. Vào mùa khô, vẫn có thể khai thác nước ngầm, đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. II.2. Tình hình kinh tế xã hội Năm 2017 hầu hết các tiêu chí của ngành Nông nghiệp đều tăng trưởng so với năm trước. Giá trị sản xuất nông- lâm-thủy sản đạt 25.720 tỷ đồng, tăng 3,1%. Tổng diện tích gieo trồng năm 2017 đạt 389.963 ha, tăng 0,4%. Chăn nuôi tiếp tục chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hiệu quả thấp sang quy mô trang trại tập trung, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đảm bảo an toàn sinh học, giá trị sản xuất đạt 3.541 tỷ đồng, tăng 5,7%; diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 770 ha, giá trị sản xuất 428 tỷ đồng, vượt 7,8% kế hoạch. Công tác bảo vệ khoanh nuôi rừng tự nhiên thực hiện tốt, đã trồng mới được 127 ha, giá trị sản xuất đạt 315 tỷ đồng, tăng 0,3%. Trong năm 2017, thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Tây Ninh tập trung chuyển đổi cây trồng từ diện tích trồng cây kém hiệu quả như cao su, mì, lúa sang các loại cây ăn trái; triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh, xây dựng đề án, phát triển mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (VietGahp), ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các mô hình chăn nuôi giúp nâng cao thu nhập cho nông dân; duy trì 22/22 xã đạt chuẩn nông thôn mới, dự kiến cuối năm 2017 sẽ có thêm 5 xã đạt chuẩn, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 27/80 xã; đảm bảo 97,7% dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh. Huyện Châu Thành cũng đã triển khai thực hiện mô hình liên kết thâm canh lúa theo hướng VietGap và cánh đồng lớn vụ Hè Thu tại 9 xã với diện tích 1.713 ha, tăng 14,7% so cùng kỳ. Đáng chú ý là thiên tai trong năm làm thiệt hại 435,5 ha cây trồng, 19 căn nhà với tổng giá trị thiệt hại khoảng 8 tỷ đồng. Riêng đợt mưa lớn và triều cường dâng tháng 10.2017 gây ngập 181 căn nhà, thiệt hại 73,1 ha cây trồng, 3,435 ha ao nuôi cá, ngập cục bộ 16 tuyến đường. Đến nay, các xã vẫn đang rà soát đánh giá chính xác thiệt hại. Trong khi đó, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng của huyện ước đạt 3.933 tỷ đồng, chỉ số phát triển so năm 2016 đạt 103,38%. Trong năm, trên địa bàn huyện có 12 dự án xin đầu tư. Trong đó UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư 4 dự án, gồm dự án đầu tư nhà máy sản xuất sơn
  • 15. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 15 nước và bột bả tường của Công ty TNHH Skey Việt Nam thuộc Cụm công nghiệp Ninh Điền, tổng vốn đầu tư 28 tỷ đồng; dự án xây dựng mới chợ Hòa Bình của Công ty TNHH thiết kế Kiến trúc và nội thất xây dựng sản xuất Phúc Gia Hy, tổng vốn đầu tư 24 tỷ đồng; dự án sản xuất gạch không nung của Công ty TNHH MTV Gạch Block Xanh, tổng vốn đầu tư 1 tỷ đồng; dự án Trung tâm văn hóa - Giải trí và ẩm thực vùng biên của Công ty CP Xây dựng Thương mại Thanh Điền, tổng vốn đầu tư 7 tỷ đồng. Theo UBND huyện Châu Thành, trong năm 2017, việc thực hiện các dự án lớn trên địa bàn được đẩy nhanh tiến độ, chuyển biến tích cực như dự án Bến xe Đồng Phước, dự án chợ huyện, dự án chợ Hòa Bình, dự án xây dựng siêu thị. Trên địa bàn huyện cũng được thành lập mới 3 HTX (Ninh Điền, Hoà Thạnh, Thị trấn), giải thể 1 HTX (An Bình). Đến nay toàn huyện có 16 HTX đang hoạt động (2 Quỹ TDND, 8 HTX dịch vụ thủy lợi, 5 HTX dịch vụ nông nghiệp, 1 HTX vận tải); còn 2 HTX thủy lợi (Trí Bình, Hảo Đước) chưa chuyển đổi đăng ký lại. II. Quy mô của dự án. II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường 1. Đánh giá thị trường xoài Xoài được trồng từ Nam chí Bắc, vùng trồng xoài tập trung từ Bình Định trở vào, và được trồng nhiều nhất ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long như Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre… Ngoài ra, xoài còn được trồng ở Khánh Hoà, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Sơn La, Lạng Sơn và khu vực đồng bằng Sông Hồng. Diện tích trồng xoài của cả nước khoảng 87.000 ha, sản lượng hơn 969.000 tấn/năm. Việt Nam đứng thứ 13 về sản xuất xoài trên thế giới nhưng số lượng xuất khẩu thì còn khiêm tốn và nằm ngoài tốp 10 nước xuất khẩu xoài. Có 46 giống xoài được trồng ở Việt Nam, trong đó các giống trồng thương mại bao gồm xoài cát Hoà Lộc, xoài Cát Chu, xoài Hòn, xoài Xiêm núm, xoài Bưởi, xoài Cát bồ, xoài Thanh ca, xoài Canh nông, xoài Yên Châu. Hai giống xoài dự kiến xuất khẩu sang Úc gồm xoài Cát Hoà Lộc và xoài Cát Chu. Xoài Cát Hoà Lộc là một trong những giống xoài nổi tiếng nhất của các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, giống xoài này được trồng đầu tiên tại xã Hoà
  • 16. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 16 Hưng – huyện Cái Bè – tỉnh Tiền Giang. Thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch 3,5-4 tháng. Giống xoài cát Hoà Lộc có trái to (trọng lượng trung bình 600-700 gr/trái), cơm dày, thịt dẻ, không có xơ, hột nhỏ, hương vị ngọt và rất thơm, cho năng suất trung bình 100kg/cây/năm (khoảng 10 năm tuổi) và khá ổn định. Tuy nhiên giống xoài này cũng có một số nhược điểm là ra hoa không đồng loạt, tỉ lệ đậu trái thấp, vỏ trái mỏng nên khó bảo quản và vận chuyển đi xa. Xoài Cát Chu được trồng phổ biến ở Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, do đặc tính dễ đậu trái và cho năng suất cao trên 400kg/cây/năm (cây khoảng 10 năm tuổi) và khá ổn định. Trọng lượng trung bình khoảng 350g/trái, cơm dày, hột nhỏ, không xơ và hương vị rất thơm ngon. Phần lớn xoài tiêu thụ trong nước được phân phối qua các chợ truyền thống do khoảng 90% người tiêu dùng Việt Nam vẫn mua rau quả ở các chợ này. Khoảng 6% lượng xoài ở Hà Nội và 3% ở ở TP HCM được cung cấp bởi những người bán dạo. Các kênh phân phối hiện đại như hệ thống siêu thị và các cửa hàng trái cây cao cấp mới chỉ phục vụ cho một phần rất nhỏ người tiêu dùng, chỉ khoảng 2% ở Hà Nội và 3,5% ở TP HCM. Nhìn chung mặc dù đã có sự cải thiện về thu nhập và mức sống, trong vòng 10 năm qua, người tiêu dùng tại Hà Nội và TP HCM vẫn chưa thay đổi nhiều về thói quen mua bán rau quả và các địa điểm mua bán.
  • 17. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 17 Ngoài ra, những năm gần đây Việt Nam đã xuất khẩu xoài nhưng với khối lượng rất hạn chế. Năm 2001, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 4.000 tấn xoài và đạt 3,4 triệu USD vào thị trường Trung Quốc theo đường chính ngạch. Tuy nhiên, kể từ khi Thái Lan nhận được ưu đãi thuế quan (0%) so với Việt Nam (10%), khối lượng xuất khẩu xoài vào thị trường Trung Quốc giảm mạnh và hầu như không xuất khẩu được theo đường chính ngạch từ sau 2003 – 2010 mà chủ yếu là xuất khẩu tiểu ngạch. Xét về xuất khẩu chính ngạch, các thị trường xuất khẩu chính hiện nay của Việt Nam là Hàn Quốc (1.181 tấn, chiếm 43% tổng xuất khẩu xoài của Việt Nam), Nhật Bản (934 tấn, chiếm 34%) và Sigapore (186 tấn, chiếm 7%). 2. Đánh giá thị trường khóm Khóm là một loại quả nhiệt đới có giá trị dinh dưỡng, giá trị năng lượng cao và mùi vị rất hấp dẫn. Trên thế giới, khóm được xếp vào một trong những loại cây ăn trái quan trọng đứng hàng thứ 3 sau chuối và cây có múi, với sản lượng hiện đạt trên 21 triệu tấn/năm. Ở nước ta khóm được trồng từ Bắc đến Nam, trong đó tập trung nhiều ở các địa phương vùng ĐBSCL như: Long An, Kiên Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Cà Mau… với sản lượng chiếm 90% cả nước. Vùng ĐBSCL có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển cây khóm nhưng do việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn gặp các khó khăn nên diện tích trồng khóm tại ĐBSCL có những thời điểm liên tục sụt giảm. Những năm gần đây,
  • 18. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 18 nhiều địa phương trong vùng quan tâm khuyến khích phát triển cây khóm, diện tích khóm đã tăng trở lại và ổn định khoảng 40.000ha. Tuy nhiên, sản xuất khóm tại ĐBSCL chưa bền vững, do chi phí sản xuất cao, đầu ra sản phẩm bấp bênh, chủ yếu tiêu thụ ở nội địa, xuất khẩu còn hạn chế. Bên cạnh đó, tập quán canh tác của nhiều nông dân còn lạc hậu, cơ giới hóa hạn chế, năng suất khóm thấp. Giống khóm bị thoái hóa, tình hình dịch bệnh trên khóm có xu hướng phát triển, việc hỗ trợ nông dân tăng cường ứng dụng khoa học và sản xuất theo quy trình VietGAP chưa được ngành chức năng quan tâm đúng mức, mối liên kết “4 nhà” trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm còn lỏng lẻo… Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, nước ta là một trong 10 quốc gia có sản lượng khóm cao trên thế giới nhưng không được xếp hạng trong nhóm các nước xuất khẩu do phẩm chất trái và công nghệ chế biến kém. Do nông dân sử dụng giống khóm không đồng nhất nên hiện còn phổ biến tình trạng trên cùng một ruộng khóm có nhiều dạng trái với kích cỡ khác nhau. Bên cạnh đó, việc tuyển chọn, quản lý nguồn cây giống chưa tốt, kỹ thuật canh tác và công nghệ sau thu hoạch còn hạn chế cũng ảnh hưởng lớn đến việc quản lý dịch bệnh, năng suất, chất lượng và giá thành sản xuất khóm. Kết quả khảo sát của các ngành chức năng cùng với thực tế sản xuất gần đây của nhiều nông dân, doanh nghiệp trồng khóm tại ĐBSCL cho thấy, do các hạn chế về năng suất, chất lượng, giá bán sản phẩm và chi phí sản xuất đầu vào quá cao nên hiệu quả sản xuất mang lại từ cây khóm còn thấp. Hiện năng suất khóm tại nhiều địa phương ĐBSCL chỉ ở mức bình quân 15,8 tấn/ha, trong khi nhiều nước trên thế giới đã trồng khóm đạt năng suất từ 30-60 tấn/ha, thậm chí cao hơn. 3. Đánh giá thị trường thanh long Cây thanh long là cây ăn trái thuộc họ xương rồng, có nguồn gốc ở vùng sa mạc thuộc Mexico và Columbia, thuộc nhóm cây nhiệt đới khô. Thanh long được người Pháp mang đến Việt Nam từ thế kỷ 19, trồng rải rác trong sân vườn, đến thập niên 1980 mới được trồng thương mại. Phần lớn thanh long được trồng ở Việt Nam là loài Hylocereus undatus, có vỏ đỏ hay hồng/ruột trắng còn lại là loại ruột đỏ. Loại vỏ đỏ ruột trắng chiếm 95%, 5% còn lại là loại vỏ đỏ, ruột đỏ. Mùa thanh long từ tháng 4 đến tháng 10, rộ nhất từ tháng 5 đến tháng 8. Nhiều giống thanh long được lai tạo để tăng năng suất, chất lượng và phù hợp đất đai và khí hậu từng vùng. Tại Viện Cây ăn quả miền Nam hiện đang bảo tồn 20 giống thanh long từ nguồn thu thập trong nước và du nhập từ nước ngoài
  • 19. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 19 cùng 40 giống thanh long lai, phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn gen, chọn tạo giống. Hiện tại, thanh long đã được trồng rộng rãi ở các tỉnh thành trên toàn quốc. Tuy nhiên, diện tích tập trung lớn nhất là: Bình Thuận, Long An, Tiền Giang (3 tỉnh này đã có hơn 37 ngàn ha) tiếp theo là Tây Ninh, Đồng Nai, một số tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc. Ở phía Bắc, thanh long mới được đưa vào trồng ở một số nơi như Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa và Hà Nội Việt Nam là nước có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất châu Á và cũng là nước xuất khẩu thanh long hàng đầu thế giới. Diện tích trồng thanh long ở Việt Nam tăng khá nhanh từ 5.512 ha năm 2000 lên đến 35.665 ha diện tích trồng thanh long với tổng sản lượng đạt khoảng 614.346 tấn vào năm 2014. Theo số liệu ước tính sơ bộ năm 2015, diện tích trồng mới gần 5.000 ha, sản lượng đạt khoảng 686.195 tấn. Thanh long hiện đang được trồng ở hầu hết ở các tỉnh/thành phố, nhưng phát triển mạnh thành các vùng chuyên canh quy mô lớn tập trung ở các tỉnh như Bình Thuận, Tiền Giang, và Long An. Diện tích thanh long của ba tỉnh này chiếm 92% tổng diện tích và 96% sản lượng của cả nước, phần diện tích thanh long còn lại phân bố ở một số tỉnh Miền Nam như Vĩnh Long, Trà Vinh, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu và một số tỉnh Miền Bắc.
  • 20. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 20 Bình Thuận là nơi có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất chiếm 63,2% diện tích và 68,4% sản lượng cả nước, kế đến là Long An (chiếm 17,3% diện tích và 14,2% sản lượng) và đứng thứ ba là Tiền Giang (chiếm 10,9% diện tích và 13,7% sản lượng). Thanh long được xuất khẩu sang khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Ngoài các thị trường truyền thống xuất khẩu thanh long như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hà Lan và Đài Loan, Thanh long còn được xuất sang các thị trường khó tính như Mỹ, Ý, Nhật, Singapore và đang thâm nhập một số thị trường mới như Ấn Độ, New Zealand, Úc và Chi Lê. Theo số liệu thống kê, năm 2015, Việt Nam xuất khẩu khoảng 900.000 tấn thanh long. Trong 8 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu thanh long chiếm 49,8% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm trái cây, đạt 567,88 triệu USD, tăng 123% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng tháng 8/2016 đạt 86,15 triệu USD, tăng 18,3% so với tháng trước và tăng 200,5% so với tháng 8/2015. II.2. Quy mô đầu tư của dự án. STT Nội dung ĐVT Số lượng I Xây dựng 1.055.278 1 Khu văn phòng m² 440 - Nhà điều hành m² 440 2 Khu sơ chế 1 m² 2.212 - Nhà xử lý sơ chế sau thu hoạch m² 600 - Nhà kho m² 1.200 - Khu xử lý nước thải m² 412 3 Khu sơ chế 2 m² 1.800 - Nhà xử lý sơ chế sau thu hoạch m² 600 - Nhà kho m² 1.200 4 Khu kỹ thuật m² 426 - Nhà vật tư nông nghiệp m² 426 5 Nhà bảo vệ, Hàng rào, Trạm xử lý cấp thoát nước, Trạm điện, Máy phát điện dự phòng HT 1 III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
  • 21. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 21 III.1. Địa điểm thực hiện. Địa điểm thực hiện dự án: Xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. III.2. Hình thức đầu tư. Dự án chuyển đổi cây trồng được đầu tư theo hình thức xây dựng mới. IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. Bảng phân tích, tính toán nhu cầu sử dụng đất của dự án TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ (%) 1 Khu văn phòng 440 0,04 - Nhà điều hành 440 0,04 2 Khu sơ chế 1 2.212 0,18 - Nhà xử lý sơ chế sau thu hoạch 600 0,05 - Nhà kho 1.200 0,10 - Khu xử lý nước thải 412 0,03 3 Khu sơ chế 2 1.800 0,15 - Nhà xử lý sơ chế sau thu hoạch 600 0,05 - Nhà kho 1.200 0,10 4 Khu kỹ thuật 426 0,04 - Nhà vật tư nông nghiệp 426 0,04 5 Chi phí trồng xoài 416.800 34,73
  • 22. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 22 TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ (%) 6 Chi phí trồng khóm (dứa) 403.300 33,61 7 Chi phí trồng thanh long 230.300 19,19 8 Kênh 144.722 12,06 Tổng cộng 1.200.000 100 IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. Các vật tư đầu vào để xây dựng như: nguyên vật liệu thiết bị và xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu và thiết bị các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này như nhân viên, dự kiến dự án sẽ có phương án tuyển dụng phù hợp để sau khi công trình thi công xong là dự án chủ động đi vào hoạt động. Nên về cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án.
  • 23. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 23 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình STT Nội dung ĐVT Số lượng I Xây dựng 1.055.278 1 Khu văn phòng m² 440 - Nhà điều hành m² 440 2 Khu sơ chế 1 m² 2.212 - Nhà xử lý sơ chế sau thu hoạch m² 600 - Nhà kho m² 1.200 - Khu xử lý nước thải m² 412 3 Khu sơ chế 2 m² 1.800 - Nhà xử lý sơ chế sau thu hoạch m² 600 - Nhà kho m² 1.200 4 Khu kỹ thuật m² 426 - Nhà vật tư nông nghiệp m² 426 5 Nhà bảo vệ, Hàng rào, Trạm xử lý cấp thoát nước, Trạm điện, Máy phát điện dự phòng HT 1 II. Phân tích lựa chọn phương pháp giảng dạy áp dụng trong dự án. II.1. Ký thuật trồng xoài 1. Thời vụ: Cây xoài thường được trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 5-7 dương lịch. Tuy nhiên, nếu cung cấp đủ nước và giữ mát cho cây thì có thể trồng vào bất cứ thời điểm nào trong năm. 2. Chọn giống: Chọn mua ở những cơ sở có uy tín, chọn cây khỏe mạnh, không nhiễm sâu, bệnh, chọn giống theo phương pháp vô tính để rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản, cây ra trái ổn định. 3. Các bước trồng
  • 24. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 24 Bước 1: Chuẩn bị đất, vệ sinh vườn trước khi trồng - Về đất trồng: xoài là loại cây không quá kén đất nên có thể trồng được ở nhiều vùng đất khác nhau miễn là được chăm sóc đầy đủ. Tuy nhiên muốn có năng suất cao, phẩm chất tốt, tuổi thọ cây kéo dài thì tốt nhất là chọn chân đất cát hay thịt pha cát có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, pH dao động từ 5.5-7 và có đủ nguồn nước tưới tiêu. - Vệ sinh vườn trước khi trồng: đối với những vườn trồng mới ta tiến hành thu gom và xử lý các tàn dư cây trồng và cỏ dại trước khi trồng. Nên dùng máy cắt cỏ để cắt và tận dụng thân cỏ khô làm vật liệu tủ gốc xoài giống sau khi trồng. Nên hạn chế dùng thuốc trừ cỏ trong vườn xoài. Đối với vườn đã từng trồng những loại cây khác ta nên tiến hành bứng gốc cây trồng trước đem ra khỏi vườn và sang phẳng mặt vườn trước khi trồng. - Khi thiết kế vườn cần chú ý hướng của liếp trồng và vị trí trồng cây sao cho cây nhận được nhiều ánh sáng nhất. Liếp phải có hình mai rùa để nước không động lại mặt liếp sau khi mưa. - Giữa hai liếp cần đào một rãnh nhỏ để thoát nước khi mưa lớn không làm ứ nước gây úng rễ ảnh hưởng sự phát triển của cây. Bước 2: Chuẩn bị hố - Đào hố: hố được đào với kích thước 60x60x60cm, khi đào hố nên chú ý để phần đất mặt riêng. - Bón lót phân vô cơ và hữu cơ cho 1 hố: Phấn hữu cơ hoai mục từ 20-30kg, phân lân 0,35kg, vôi 0,5kg (lượng vôi xử lý để chuyển về pH đất từ 5,5-7 tùy thuộc vào kết quả đo pH đất trước đó). Trộn đều lượng phân với lớp đất mặt đã chuẩn bị sẵn. Có thể tăng lượng phân hữu cơ hoai mục nếu có điều kiện. - Bón lót phân LALITHA 21: Sau khi bón lót phân vô cơ và hữu cơ từ 7 – 10 ngày. Pha 1 lít nước với 2000 lít nước tạo thành dung dịch phân bón pha loãng, sau đó chia đều dung dịch này để bón vào mỗi hố. Chú ý: Công việc bón phân vô cơ và hữu cơ cần được chuẩn bị trước khi trồng 30 ngày. Bước 3: Trồng cây  Chuẩn bị giống:
  • 25. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 25 - Yêu cầu kỹ thuật giống trồng: Nên chọn những cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, cây phát triển tốt, lá trưởng thành có màu xanh đậm, chưa phân nhánh và có từ 2-3 tầng lá.  Mật độ và khoảng cách trồng: - Vì là loại cây ăn trái lâu năm nên ta cần đảm bảo mật độ trồng phù hợp để cây phát triển tốt, nhận đầy đủ ánh sáng cho cây quang hợp và đạt năng suất cao. Mật độ trồng phổ biến là 6x8m hoặc có thể trồng 6x6m đối với các vườn thâm canh tuy nhiên nên chú ý cắt tỉa tạo tán ngay từ giai đoạn đầu để đảm bảo cây nhận ánh sáng và quang hợp tốt, vườn thông thoáng hạn chế sâu bệnh. Mật độ khoảng 278 cây/ha.  Cách trồng: - Có thể trồng theo kiểu hình vuông hoặc nanh sấu. Khi trồng, khoét một lỗ giữa hố đã chuẩn bị sẵn sao cho vừa bầu đất của cây giống sau đó nhẹ nhàng xé bỏ bao nilon, tránh làm vỡ bầu đất, đặt cây vào, lắp đất lại ngang cổ rễ (không nên sâu quá cũng không nên cạn quá), nén xung quanh rồi cấm cọc chữ X để cố định cây nhằm hạn chế động gốc ảnh hưởng phát triển rễ. Dùng rơm, cỏ khô tủ quanh gốc với bán kính 50-80cm. Khi tủ nhớ chú ý chừa cách gốc cây khoảng 20cm để không làm nơi trú ẩn của sâu bệnh có thể tấn công và gây hại cây. Nếu trồng vào mùa nắng to nên chú ý tìm cách che bớt nắng cho cây. Sau khi trồng cần tưới nước và giữ ẩm cho cây. KỸ THUẬT CHĂM SÓC SAU KHI TRỒNG 1. Bón phân a. Thời kỳ kiến thiết cơ bản * Năm thứ nhất Thời điểm bón Loại phân bón Liều lượng/cây/lầ n/năm (kg hoặc lít) Tổng liều lượng/278 cây/lần/ha/ năm (kg hoặc lít) Cách bón 1 tháng/lần NPK 20- 20-15 0,018 – 0,03 5 – 8,3 Những lần bón đầu nên pha phân vào nước để tưới cho cây thì hiệu quả sử dụng phân bón sẽ tốt hơn rải vào gốc. Sau khi Ure 0,018 5
  • 26. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 26 bón phân cần lắp đất lại và cung cấp đủ nước giữ ẩm cho cây. 3 tháng sau trồng LALITH A 21 0,0036 1 Pha 1 lít với 2000 lít nước. Chia đều tưới vào gốc 6 tháng sau trồng LALITH A 21 0,0036 1 Pha 1 lít với 2000 lít nước. Chia đều tưới vào gốc 9 tháng sau trồng LALITH A 21 0,0036 1 Tưới theo vòng tròn hình chiếu của tán cây Năm 2: Thời điểm bón Loại phân bón Liều lượng/cây/lần /năm (kg hoặc lít) Tổng liều lượng/278 cây/lần/ha/năm (kg hoặc lít) Cách bón Chia đều để bón 2 lần là tháng 4-5 và tháng 11 Phân chuồng hoai 10 - 20 2780 - 5560 Đào 4-5 lỗ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây sau đó bón phân vào là lắp đất lại. 1 tháng/lần NPK 20- 20-15 0,036 – 0,06 10 – 16,7 Đào 4-5 lỗ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây sau đó bón phân vào là lắp đất lại.Ure 0,036 10 Cứ 3 tháng/lần. Tổng bón 4 lần LALITH A 21 0,0036 1 Tưới theo vòng tròn hình chiếu của tán cây Năm 3: Thời điểm bón Loại phân bón Liều lượng/cây/lần/năm Tổng liều lượng/278 Cách bón
  • 27. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 27 (kg hoặc lít) cây/lần/ha/năm (kg hoặc lít) Chia đều để bón 2 lần là tháng 4-5 và tháng 11 Phân chuồng hoai 10 - 20 2780 - 5560 1 tháng/lần NPK 20-20- 15 0,054 – 0,09 15 - 25 Ure 0,054 15 Cứ 3 tháng/lần. Tổng bón 4 lần LALITHA 21 0,0036 1 Tưới theo vòng tròn hình chiếu của tán cây b. Thời kỳ kinh doanh Thời điểm bón Loại phân bón/thuốc xử lý Liều lượng/cây/lần /năm (kg hoặc lít) Tổng liều lượng/278 cây/ha/năm (kg hoặc lít) Cách bón Sau thu hoạch Vôi 1000 Liều lượng có thể điều chỉnh dựa trên độ pH đất Phân chuồng hoai 10 - 20 2780 - 5560 Đào 4-5 lỗ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây sau đó bón phân vào là lắp đất lại. NPK có tỷ lệ 2:1:1 0,5 – 0,6 (cây 4 – 5 năm tuổi). 1 – 1,2 (cây 6 – 7 năm tuổi). 2 – 2,5 (cây 10 – 12 năm 139 – 166,8 (cây từ 4 – 5 năm tuổi). 278 - 333,6 (cây từ 6 – 9 năm tuổi). 556 – 695 (cây 10 – 12 năm
  • 28. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 28 tuổi). tuổi). Thiourea (để kích thích ra đọt non đồng loạt) Nồng độ 5% Phun lên lá LALITHA 21 0,0036 1 Tưới theo vòng tròn hình chiếu của tán cây. Chú ý bón phân LALITHA 21 cách bón vôi từ 7 – 10 ngày Cây ra đọt từ 15 – 20 ngày (lá có màu đỏ đồng) Paclobutra zol (PBZ) 0,001 – 0,0015 nguyên chất Xử lý tưới gốc cho 1m đường kính tán. Pha hóa chất với 20-50 lít nước tưới đều xung quanh tán cây, sau đó tưới nước liên tục trong vòng 7 ngày (ngày tưới 1 lần) để cây hấp thu hóa chất. Lưu ý: Không nên lạm dụng PBZ (tăng liều và xử lý liên tục) vì PBZ có thể lưu tồn trong đất 1 năm nên qua năm thứ hai nên giảm nồng độ đi một nữa và ngưng sử dụng ở năm thứ ba Sau khi sử lý PBZ 1 tháng DAP+KCl theo tỷ lệ 1:1 0,21 – 0,35 58,4 – 97,3 15 ngày sau khi bón phân DAP+KC MKP (0- 52-34) nồng độ 0,5- 1% Tiến hành phun phân từ 1 đến hai lần, cách nhau 7 ngày
  • 29. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 29 l Sau khi xử lý PBZ 1,5- 2 tháng Thiourea hoặc Nitrate kali nồng độ 0,3- 0,5% (Thiourea) hoặc nồng độ 2-2,5% (Nitrate kali) Tiến hành phun phân từ 1 đến hai lần, cách nhau 7 ngày, và liều lượng lần sau giảm đi một nửa LALITHA 21 0,0036 1 Tưới theo vòng tròn hình chiếu của tán cây. 1 tuần sau khi đậu trái NPK 15- 30-15 nồng độ 0,5% Phun phân LALITHA 21 0,0036 1 Tưới theo vòng tròn hình chiếu của tán cây. 2 tuần sau khi đậu trái Auxin nồng độ 10- 20ppm 4 – 5 tuần sau khi đậu trái (30 – 40 ngày sau khi đậu trái, là giai đoạn trái phát triển mạnh ) Gibberelin nồng độ 10- 20ppm NPK có tỷ lệ 1:1:1 0,35 – 0,42 (cây 4 – 5 năm tuổi). 0,7 – 0,84 (cây 6 – 7 năm tuổi). 1,4 – 1,75 (cây 10 – 12 năm tuổi). 97,3 – 116,8 (cây từ 4 – 5 năm tuổi). 194,6 - 233,5 (cây từ 6 – 9 năm tuổi). 389,2 – 486,5 (cây 10 – 12 năm tuổi) LALITHA 21 0,0036 1 Tưới theo vòng tròn hình chiếu của tán cây. 2. Kỹ thuật tỉa cành tạo tán
  • 30. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 30 Đây là một trong những kỹ thuật không thể thiếu trong canh tác xoài thâm canh, cần thực hiện sớm và ngay từ đầu. Khi cây có chiều cao từ 1-1,2m ta tiến hành cắt ngọn, vị trí cắt cách mặt đất từ 0,6-0,8m để cây ra nhiều chồi bên. Sau khi cắt cây sẽ ra nhiều chồi bên, ta chỉ chừa lại 3 chồi khỏe mọc theo 3 hướng điều nhau, (đây là cành cấp 1). Sau khi cành cấp 1 ra 2-3 lần đọt tiến hành bấm ngọn, từ vị trí bấm ngọn sẽ cho ra nhiều chồi mới, ta chỉ giữ lại 3 chồi theo hướng đều nhau (cành cấp 2). Khi cành cấp 2 ra 2-3 lần đọt ta tiếp tục bấm ngọn để cây ra cành mới, chỉ giữ lại 3 cành phát triển theo hướng đều nhau (cành cấp 3) sau đó để cây phát triển tự nhiên. 3. Tưới nước Mặc dù là cây chịu hạn tuy nhiên nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và cho ra lá non. Trong thời kỳ cây còn nhỏ việc tưới nước có thể tiến hành quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3-4 ngày/lần. Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc. 4. Kỹ thuật chăm sóc sau thu hoạch và xử lý ra hoa -Sau khi thu hoạch cần cắt tỉa những cành đã cho trái, những cành bị sâu bệnh, cành bị che khuất, cành ốm yếu không có khả năng ra hoa để tạo sự thông thoáng cho vườn cây và loại bỏ tàn dư sâu bệnh của vụ trước. -Cần cung cấp nước liên tục để cây ra đọt non, có thể tưới 2 ngày 1 lần đến khi cây ra đọt thì 1 tuần tưới 2 lần. -Sau khi ra đọt nên chú ý phun thuốc bvtv ngừa các loại bọ cắt lá, bọ trĩ và nấm bệnh tấn công gây hại đọt. -Từ khi nhú mầm hoa đến khi trổ hoa khoảng 1 tháng. Giai đoạn này không cần bón phân nhưng cần chú ý phun thuốc bvtv để phòng ngừa sâu ăn bông, bọ trĩ, rầy bông xoài và bệnh thán thư gây hại. -Khi hoa nở (bung chà) cần bổ sung Canxi và Bo để tăng khả năng thụ phấn và thụ tinh cho hoa. 5. Kỹ thuật bao trái Sau giai đoạn rụng trái sinh lý ta tiến hành tỉa trái, chừa lại 3-4 trái/cuống và tiến hành bao trái. Mục đích của bao trái là để hạn chế sâu bệnh và hạn chế sử dụng thuốc bvtv (có thể tiết kiệm 5-7 lần phun thuốc bvtv), trái có mẫu mã đẹp.
  • 31. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 31 Chú ý trước khi bao trái cần phun thuốc bvtv để trừ sâu bệnh hại, khi bao cần xếp miệng bao kỹ để nước không vào tiếp xúc với trái. Có hai loại bao dùng để bao trái là bao màu trắng và bao màu vàng. Bao màu trắng mỏng, có thể cho ánh sáng xuyên qua nên vỏ trái vẫn giữ được màu xanh, bao màu vàng là loại bao dày hơn, ánh sáng không xuyên qua được nên vỏ trái có màu vàng. Hai loại bao này đều có tác dụng bảo vệ trái xoài rất tốt, hạn chế sâu bệnh hiệu quả và có thể giảm 5-7 lần phun thuốc bvtv làm cho trái xoài sạch hơn. 6. Phòng trừ sâu bệnh Trên cây xoài có nhiều loại sâu hại khác nhau tuy nhiên những đối tượng như: sâu đục trái, bọ trĩ, rầy bông xoài, rệp sáp, ruồi đục quả, bọ cắt lá, sâu đục cành non, xén tóc cần được lưu ý đặc biệt vì chúng thường xuất hiện và gây hại nặng cho vườn xoài ở mọi giai đoạn, đặc biệt là Bọ trĩ và bệnh Thán thư cần phải thường xuyên theo dõi và áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp. 6.1 Sâu hại a. Bọ trĩ (Bù lạch) Thành trùng có kích thước rất nhỏ 0,1-0,2 mm, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Cả con trưởng thành và ấu trùng đều tập trung ở bộ phận non của cây như đọt non, lá non, hoa và trái để chích hút nhựa. Trên lá non làm lá thâm đen và cong queo, mép lá cụp xuống, trên trái tạo thành vùng da cám xung quanh cuống trái và tạo vết thương giúp vi khuẩn xâm nhập gây bệnh xì mủ trái, gây hại nặng có thể làm cho cả hoa xoài cháy khô. Bù lạch phát triển mạnh khi thời tiết nắng nóng và sinh sản rất nhanh nên rất mau kháng thuốc. *Phòng trị: - Dùng vòi nước áp lực cao phun phía dưới mặt lá. - Dùng dầu khoáng DS 98.8 EC + Actara 25 WG hoặc Mace 75 SP phun lúc cây ra đọt và lá non giúp ngừa được cả rầy bông xoài và sâu đục đọt xoài, không phun dầu khoáng giai đọan hoa đang nở. Phun đồng loạt trên khu vực rộng sẽ có hiệu quả cao hơn. - Phun thuốc hóa học: Nên dùng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học và tuân thủ nguyên tắc 4 đúng. b. Rầy bông xoài -Gây hại trên các bộ phận non như bông, đọt, lá và trái non, rầy chích hút làm lá không phát triển, lá bị cong, rìa lá khô, phát bông bị khô, trái không phát
  • 32. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 32 triển và rụng đi. Rầy còn thải ra mật đường làm cho nấm bồ hóng phát triển mạnh gây đen bông và trái. Khi vào vườn xoài có rầy hiện diện sẽ nghe những tiếng động nhỏ do rầy di chuyển nên rất dễ phát hiện. *Phòng trị: - Tỉa cành tạo điều kiện thông thoáng để hạn chế sự phát triển của rầy. - Một số loài thiên địch rầy bông xoài như: bọ xít ăn thịt (Revudiidae), ong ký sinh và nấm Verticellium lecanii, Hirsutella sp. c. Bọ cắt lá -Thường gây hại nặng trong vườn ươm cây con hoặc ở vườn xoài mới ra đọt non vào mùa khô. Thành trùng là bọ cánh cứng màu nâu vàng, đầu và ngực màu đỏ cam, miệng là cái vòi dài. Thành trùng thường đẻ trứng trên bìa lá non vào ban đêm, sau đó bọ cắn lá như cắt ngang chừa 1/3 lá trên cây, trứng sẽ theo 2/3 lá cắt rơi xuống đất, sau 2 ngày ấu trùng sẽ nở ra, ăn phần lá rơi và hóa nhộng dưới mặt đất. Bọ cắt lá gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và ra hoa rất lớn, do làm giảm diện tích lá trên chồi. *Phòng trị: - Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt. - Thu dọn các lá bị hại trong vườn đem tiêu hủy. d. Sâu đục trái non -Bướm đẻ trứng trên trái xoài non (30-45 NSĐT) ở phần đít trái, sâu có khoang trắng đỏ trên lưng, sâu non đục một lổ nhỏ và chui vào trong ăn phần thịt trái, sâu lớn tấn công vào ăn hạt xoài, vết đục tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập làm thối trái, trái non rụng nhiều, cắt trái xoài có sâu nằm bên trong. *Phòng trị: - Phải sử dụng bao trái. - Thu gom những trái bị hại đem tiêu hủy. e. Rệp Sáp -Có nhiều loài rệp sáp gây hại trên xoài nhưng quan trọng là loài gây hại trên trái vì chúng gây ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất và giá trị của trái. -Rệp sáp ở mặt dưới lá, chích hút nhựa lá non, cuống trái, chất thải của rệp tạo điều kiện nấm bồ hống phát triển làm cho trái chậm lớn.
  • 33. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 33 *Phòng trị: - Bảo tồn thiên địch như: ong ký sinh và bọ rùa ... để hạn chế rệp sáp. - Phun thuốc hóa học như : dầu khoáng DS 98.8 EC, Admire 050 EC, Supracide 40 EC. f. Ruồi đục trái -Ruồi trưởng thành màu vàng, cánh trong, hoạt động vào ban ngày, đẻ trứng lên quả phần tiếp giáp giữa vỏ và thịt quả, trứng hình quả chuối màu trắng ngà sau chuyển sang màu vàng nhạt. Dòi nở ra đục vào trong ăn thịt trái, vỏ trái nơi ruồi đục vào có màu đen, mềm, ứ nhựa, tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công làm thối trái và có thể bị rụng hoặc vẫn đeo trên cây. Ruồi làm nhộng trong đất quanh gốc cây, sau đó vũ hóa, chui lên mặt đất. Ruồi đục quả là đối tượng kiểm dịch khi xuất nhập khẩu trái cây. Ruồi tấn công lên nhiều loại cây trồng, trái xoài bị ruồi đục làm giảm giá trị thương phẩm, chất lượng và không xuất khẩu được. *Phòng trị: - Phải sử dụng bao trái. - Không trồng xen các loại cây ăn trái khác trong vườn xoài. - Thu, hái và đem tiêu hủy toàn bộ trái rụng trên mặt đất và trái còn đeo trên cây vì là nơi ruồi lưu tồn. - Dùng feremone dẩn dụ để giết ruồi đực. - Phun mồi protein thủy phân: Do ruồi cái thích ăn protein để phát triển trứng, ruồi đực phát triển tinh trùng, nên có thể dùng bả mồi protein để diệt ruồi. Pha 4cc Malate 73 EC với 55cc mồi protein trong 1 lít nước. Phun 200cc hổn hợp này cho 1 cây, phun theo từng điểm, để dẫn dụ và diệt ruồi. Đây là phương pháp hiệu quả và phù hợp với sản xuất trái cây theo hướng an toàn và khuyến cáo áp dụng đồng loạt cả khu vực. g. Xén tóc -Xén tóc đục thân xoài (còn gọi là bù xòe) có hai loại chính: xén tóc lớn và xén tóc nhỏ. Loài xén tóc lớn thường đục trên thân chính hoặc nhánh lớn thường làm chết nhánh hoặc suy yếu cả cây. Trưởng thành có thân mình cứng, màu nâu sậm, dài khoảng 30-35mm. Chân và râu màu nâu đỏ, râu cứng và dài hơn cơ thể. Con cái đẻ trứng vào các vết nứt của cây hoặc ngay cháng cây. Ấu trùng màu trắng, dài khoảng 50-60mm, đầu rất nhỏ so với mình. Khi nở ra, ấu trùng chui
  • 34. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 34 qua vỏ vào trong đục thành đường hầm trong thân cây và cành cây, ăn phá ở đó. Giai đoạn ấu trùng kéo dài sức phá hại của chúng rất lớn. Ấu trùng đủ lớn chui ra làm nhộng ngay ở dưới vỏ cây. Nhộng được bao bọc bởi một kén trắng to, có cấu tạo bằng calcium rất cứng. Trong một cây có thể có nhiều con gây hại cùng một lúc. Loài này thường tấn công cây lớn khoảng 10 năm tuổi -Rất khó để phát hiện triệu chứng gây hại vì loài này trong quá trình ăn không thải phân ra ngoài, thường chỉ phát hiện khi ấu trùng đã vũ hóa và qua sự hiện diện của các lổ đục.Trên cành bị đục có nhiều lổ nhỏ từ đó mủ chảy ra. -Loài phổ biến thứ hai là xén tóc nhỏ, con trưởng thành có thân mình dài khoảng 20mm, màu nâu đen. Loài này thường đẻ trứng vào đầu mùa nắng, trên các đọt vừa già, chuẩn bị ra bông hoặc lá non. Con trưởng thành dùng hàm cắn vòng chung quanh đầu cành, cách chồi khoảng 40-50 mm rồi đẻ trứng vào đó. Ấu trùng có màu trắng, đầu tròn. Sâu non đục vào đầu cành làm đoạn cành này rụng lá và khô chết. Triệu chứng để nhận biết loài này là đọt xoài bị khô héo và có đường đục ở bên trong. Loài sâu này thường gây hại trên xoài tơ. *Phòng trị: Rất khó để phòng trị các loài xén tóc vì ấu trùng ở sâu bên trong. Có thể ngừa bằng cách sau: + Không nên chặt hoặc lột vỏ gốc cây để kích thích cây ra trái, đó là điều kiện cho xén tóc đẻ trứng. + Xén tóc rất thích ánh đèn vì thế có thể dùng bẩy đèn để bắt trưởng thành vào đầu mùa mưa. + Chăm sóc thường xuyên, phát hiện kịp thời, cắt bỏ cành tăm bị hại hoặc tỉa bớt cành nhất là sau khi thu hoạch trái. + Dùng dao nhỏ khoét ngay lổ đục sẽ thấy sâu nằm bên trong, bắt sâu hoặc phát hiện nhộng phải tiêu diệt. + Khi phát hiện lổ đục trong cành, thân có thể dùng dây kẽm soi lổ đục, dùng bông gòn thấm thuốc nhét vào lổ đục và lấy đất sét trám bít lại. Nên dùng các loại thuốc có tính lưu dẫn hoặc xông hơi như: Mappy 48EC, Basudin 50ND, Marshal 200SC, Pegasus 500SC,… Sau khi nhét bông thuốc vào lổ đục trên cành hoặc thân nên quét thuốc gốc đồng để phòng các loại bệnh tấn công qua lổ đục.
  • 35. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 35 -Nếu cây tơ, thấp có thể đào chung quanh gốc rải thuốc hạt như Basudin 10H với liều lượng 50-100gram/gốc sau đó lấp đất và tưới nước cho thuốc hòa tan. 6.2 Bệnh hại a. Bệnh Thán Thư -Bệnh gây hại nặng vào mùa mưa, những ngày có sương mù hoặc có mưa nhỏ kéo dài nhất là mưa đêm. Bệnh gây hại trên lá, cành non, phát hoa và tất cả các giai đoạn phát triển của trái. Trên lá non, vết bệnh ban đầu như mũi kim màu xanh đậm, sau chuyển nâu, to dần, ở giữa bị khô và rách, có thể làm lá bị biến dạng. Hoa, trái non bị đen sau đó khô và rụng. Trái lớn có những vết đen lõm tạo thành những vòng đồng tâm. *Phòng trị: - Tạo thông thoáng cho vườn (mật độ cây trồng hợp lý, tỉa cành tạo tán). - Cắt tỉa và tiêu hủy các lá, cành, trái bị bệnh. - Không nên tưới nước lên tán cây khi cây bị bệnh. - Dùng các loại thuốc như Mancozeb, Anvil,… để phòng ngừa b. Bệnh xì mủ trái -Bệnh này có thể gây hại cả trái và lá xoài. Trên trái, có nhiều vết nứt ngả màu đen, có mủ rịn ra mang theo vi khuẩn. Trên lá, tạo ra các đốm đen có hình dạng bất định, tâm hơi xám, viền đen hơi gồ lên. Vi khuẩn lây lan qua đường nước nên trong mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Vi khuẩn xâm nhập vào trái qua các vết thương, vết chích của côn trùng (bù lạch, nhện đỏ, ruồi đục trái…) *Phòng trị: - Phải sử dụng bao trái. - Không nên phun nước lên lá xoài khi cây bị bệnh để tránh lây lan bệnh ra cả vườn. - Bảo tồn thiên địch để hạn chế nhện đỏ và bù lạch. c. Bệnh phấn trắng -Nấm bệnh phát triển tạo thành lớp phấn trắng trên lá non, phát hoa và trái non. Bệnh thường phát triển từ ngọn của phát hoa, lan dần đến cuống hoa, trái
  • 36. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 36 non, lá non và cành. Thường hoa bị nhiễm bệnh trước khi thụ phấn và trái bị nhiễm bệnh sẽ bị biến dạng, méo mó, nhạt màu, bị khô và rụng sớm. Bệnh gây thiệt hại nặng nhất trong giai đoạn trổ hoa đến đậu trái, trong điều kiện nóng ẩm và có sương đêm, bệnh sẽ bộc phát và lây lan nhanh. *Phòng trị: - Cắt tỉa cành, tạo tán cho cây phát triển mạnh, cung cấp phân bón đầy đủ. - Thăm vườn thường xuyên để sớm phát hiện bệnh trong giai đoạn cây ra bông và đậu trái non. - Có thể bao trái khi xoài hết giai đoạn rụng sinh lý (từ 35 – 40 ngày tuổi) để phòng ngừa nấm bệnh và tránh ruồi đục quả. d. Bệnh đóm da ếch -Bệnh thường gây hại trên xoài Bưởi, xoài cát Hoà lộc, xoài thơm... bệnh gây hại nặng trong điều kiện ẩm độ cao. Bệnh nhiễm rất sớm khi trái còn non, thường bắt đầu từ cuống trái và lan dần xuống bên dưới. Vết bệnh đầu tiên là những chấm nhỏ màu đen, tròn, sau đó lan dần ra và tạo thành các đốm màu đen rải rác trên vỏ trái xoài. Bệnh thường không làm hư trái mà làm giảm giá trị thương phẩm, bệnh nặng sẽ làm hư vỏ trái. *Phòng trị: - Phải sử dụng bao trái. - Tạo thông thoáng cho vườn (mật độ cây trồng hợp lý, tỉa cành tạo tán). e. Bệnh Thối trái khô đọt -Bệnh gây hại trong điều kiện nóng ẩm, nhất là trong mùa mưa, ở phần đọt có những đốm nhỏ sậm màu, lan dần ra các cành non, cuống lá biến thành màu nâu, phiến lá cong lên. Cành khô và đôi khi có hiện tượng chảy nhựa. Trên trái, bệnh tấn công vào giai đoạn thu hoạch và tồn trữ, làm thịt trái bị chai sượng, bên trong thịt trái ta thấy những sọc đen chạy dọc theo trái. *Phòng trị: - Khi thu hoạch nên chừa cuống trái khoảng 5cm, không làm xay xát trái trong khi thu hoạch cũng như lúc vận chuyển. - Không thu hoạch trái lúc sáng sớm hoặc sau mưa.
  • 37. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 37 *Lưu ý: cần phải thường xuyên luân phiên các nhóm thuốc với nhau để ngăn chặn hiện tượng kháng thuốc Thu hoạch 1. Xác định thời điểm -Xoài cát chu từ khi trổ hoa đến khi thu hoạch có thời gian khá dài, khoảng 3,5-4 tháng. Năng suất trái/cây sẽ tăng dần từ năm cho trái đầu tiên đến năm thứ 5 sẽ ổn định. Ở giai đoạn ổn định năng suất trái thường đạt khoảng 100- 200kg/cây/năm. - Không nên thu hoạch trái quá sớm vì trái xoài sẽ cho phẩm chất kém sau khi ủ. Cũng không nên để trái chí vàng mới thu hoạch vì dễ bị bệnh cũng như khó bảo quản, vận chuyển. 2. Yêu cầu kỹ thuật thu hoạch Nên thu hoạch vào những ngày không mưa, râm mát vào lúc sáng sớm khi nhiệt độ còn thấp, tránh để trái tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Khi hái chú ý không nên hái sát cuống trái vì dể bị nhựa chảy ra dính vào vỏ trái làm đen trái. Nên hái cách cuống từ 2-5cm là tốt nhất, khi hái cần nhẹ tay, tránh để xây sát vỏ trái nhầm hạn chế xâm nhập của nấm khuẩn gây thối trái. Trong quá trình vận chuyển và bảo quản xoài thường bị nấm bệnh tấn công như thán thư và thối góc cuống trái. Để hạn chế nấm bệnh gây hại có thể ngâm trái trong nước nóng 520C trong 15 phút. Sau khi nhúng vớt trái ra hong khô trong mát. Khi xếp trái vào thùng vận chuyển cần chú ý lót một lớp rơm sạch hay giấy xốp dưới đáy thùng, không xếp quá 5 lớp trái/thùng, mỗi trái xoài phải được bao bằng một tờ giấy mỏng, giữa các lớp cũng phải lót một lớp giấy để ngăn cách. Lưu ý khi sử dụng phân bón LALITHA 21: - Không bón LALITHA 21 cùng vôi, các loại thuốc BVTV, thuốc trừ cỏ. Thời gian cách ly ít nhất từ 7-10 ngày. - Bón vào sáng sớm, chiều tối, hay ngày âm u hoặc sau cơn mưa. - Tránh ánh nắng trực tiếp khi sử dụng và bảo quản. - Nhiệt độ bảo quản tốt nhất từ 40 C và 270 C. - Giữ thùng chứa sản phẩm đóng kín và tránh nhiệt độ cao. Để từ 15% khoảng trống không khí trong các thùng chứa kín.
  • 38. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 38 - Trong trường hợp đất xấu, liều lượng cần tăng gấp đôi hay gấp ba cho tới khi đất được cải tạo. - Tránh xa tầm tay trẻ em. - Không được uống. II.2. Kỹ thuật trồng khóm 1. Thời vụ và địa điểm trồng Ở miền Nam, khóm có thể trồng được quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm trồng cây con tốt nhất là đầu mùa mưa (tháng 5-6) để tận dụng nguồn nước tưới cho cây con. Khi trồng vào mùa mưa, ta cần lưu ý nước mưa làm đất văng vào họng khóm gây thối noãn. Mùa vụ thu hoạch chính của khóm là tháng 5-6 DL. Kiểu hình của cây thay đổi theo nhiệt độ. Cụ thể là vùng nóng và ẩm, cây sẽ phát triển mạnh, ít chồi cuống và màu sắc đẹp hơn vùng có nhiệt độ thấp. Chính vì vậy, Tây Ninh là một vùng nguyên liệu có tiềm năng sản xuất khóm có chất lượng cao. 2. Chuẩn bị đồng ruộng a. Vệ sinh đồng ruộng - Vệ sinh đồng ruộng: Thu gom và xử lý các tàn dư cây trồng và cỏ dại, phơi ải nhằm diệt trừ các mầm mống sâu, bệnh trong đất, làm mất nơi cư trú và nguồn thức ăn của sâu bệnh. - Đất trồng phải được chuẩn bị vào mùa nắng và làm sạch cỏ từ giai đoạn trước khi trồng. + Nếu đất đã bỏ hoang lâu thì 32 ngày trước khi gieo, tiến hành phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm để tiêu diệt các loại cỏ xuất hiện trong lô đất. + Nếu đất vừa thu hoạch xong, 7 ngày trước khi gieo, tiến hành phun thuốc diệt cỏ Atramet combi 80WP với liều lượng 2,5 kg/400 lít/ha để tiêu diệt các loại cỏ xuất hiện trong ruộng. Lưu ý: Phun rà đất vào ngày không có gió nhiều, đảm bảo thuốc không bay sang và ảnh hưởng đến các ruộng cây trồng khác kế bên. b. Thiết kế vườn
  • 39. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 39 Cây khóm được trồng theo kiểu hình vuông, hàng kép đôi để thuận tiện và tận dụng diện tích đất. Mô hình được thiết kế theo kiểu bàn cờ, có đường lớn cho xe cơ giới ra vào và đường nhỏ cho người đi lại và thiết bị máy móc nhỏ. Mỗi liếp 70 cm gồm 2 hàng và khoảng cách liếp cách nhau là 30 cm. Độ cao của liếp so với mặt rãnh là 30 cm đảm bảo cho cây thoát nước tốt vào mùa mưa. Cứ 10 liếp trồng có một đường lớn cho xe cơ giới ra vào, với chiều rộng là 3m. Theo ước tính ban đầu dự kiến có tổng cộng 80 liếp/ha. Cây khóm chịu ngập kém nên ta cần làm đê bao, cống bọng thoát nước tốt vào mùa mưa Đê bao cao khoảng 1-1.5m, ta có thể tận dụng đê bao làm thành 1 liếp trồng khóm. 3. Chuẩn bị đất a. Các công đoạn chuẩn bị đất Thời gian tiến hành làm đất phụ thuộc vào thời vụ trồng mới, thường tiến hành trước lúc trồng một thời gian (khoảng 30 ngày) để đất không bị khô, tránh xói mòn khi mưa lớn và thuận tiện cho thao tác trồng, giúp cây con sớm hồi phục. - Công đoạn 1: Độ pH thích hợp cho khóm Queen sinh trưởng và phát triển là 4,5-5,5. Thời điểm 31 ngày trước ngày trồng, sử dụng cày ngầm không lật hoặc cày 3 -4 chảo để tạo độ sâu tầng canh tác. Tuỳ theo tình trạng đất có thể tăng giảm độ sâu cho thích hợp nhưng phải đạt tối thiểu 40-50 cm. Kết hợp tung 800-1000 kg vôi trên ha ngay khi cải tạo mặt bằng để cải tạo đất, ổn định pH đất và khử độc cho đất. Khi bón vôi ta cần bón vùi vào đất, tưới nước sau khi bón sẽ tăng hiệu qủa sử dụng vôi. Hình 1. Bón vôi cải tạo đất Công đoạn 2: nếu đất thịt, đất sét pha thì 30 ngày trước ngày trồng, dùng cày > 7 chảo để làm tơi đất và phơi đất 30 ngày Công đoạn 3: Bón phân lót, xới đất, lên liếp
  • 40. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 40 Giai đoạn bón Thời điểm bón Loại phân bón Lượng bón/ha ĐVT Cách bón Bón lót 11 ngày trước khi trồng Phân chuồng 15 Tấn Sau khi cày san phẳng mặt bằng, tiến hành bón rải đều (chú ý trừ các đường dùng vận chuyển 3m để tiết kiệm chi phí). Sau đó tiến hành xới đất để vùi lớp phân xuống dưới, đảm bảo đường kính cục đất < 5cm. Sau khi đã xới đất, sửa mặt bằng bằng cuốc làm mặt đất bằng phẳng, hạn chế các chỗ trũng gây ngập cho khóm và lên liếp. Phân Lân Văn Điển Canxi Magie 1 Tấn 9 ngày trước khi trồng LALITHA 21 500 ml Sau khi lên liếp, tiến hành làm ẩm đất trước bằng hệ thồng tưới. Sau đó pha 25 ml LALITHA 21 với 1 bình (25 lít nước/bình). Tổng 20 bình/ha để phun/tưới. Lưu ý: Đối với đất vừa thu hoạch vụ trước xong, bón LALITHA 21 vào thời điểm 5 ngày sau trồng.
  • 41. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 41 Hình 2. Xới đất và sửa liếp Rạch hàng và màng phủ nông nghiệp Vì vậy, vào 2 ngày trước khi gieo cần lên liếp cao 30 cm so với mặt rồi tiến hành rải 10 kg Basudin 10H để diệt kiến, tuyến trùng, mầm bệnh, côn trùng trong đất. Sau đó, tiến hành phủ bạt cho liếp trồng bằng máy phủ bạt. Sử dụng màng phủ nông nghiệp tự hủy giúp hạn chế cỏ dại, duy trì độ ẩm đất trong ruộng khóm và bảo vệ môi trường. 4. Trồng khóm Chuẩn bị giống Tiêu chuẩn giống khóm tốt: Sức sống cao, ngắn ngày, kháng bệnh (nhất là bệnh héo khô đầu lá Wilt), lá không gai, ngắn, rộng, trái hình trụ, mắt dẹp, màu trái đẹp, cuống trái ngắn và chắc, ít lá, thành lập chồi cuống, chồi thân sớm nhưng ít (1-2 chồi). Ngoài ra, thịt trái phải chắc, không xơ, hàm lượng chất khô cao, lượng acid trung bình, hàm lượng vitamin C cao. Giống Queen Nam bộ khá phổ biến, thích hợp ăn tươi và xuất khẩu trái tươi và được thương lái ưa chuộng vì chất lượng tốt, năng suất ổn định. Đặc điểm hình thái của giống Queen: Lá đầy gai và ngắn hơn Cayenne. Nhiều chồi cuống và chồi nhỏ. Dạng trái là hình nón, mắt sâu, lõi nhỏ. Trọng lượng trái trung bình khoảng 0,8-1 kg. Khi chín có vỏ và ruột là màu vàng. Ngọt, ít xơ, xơ ngắn, thơm hơn Cayenne. Tuy nhiên, giống này khá mẫn cảm với bệnh Wilt. Tiêu chuẩn chọn khóm giống tốt: Lấy chồi từ cây mẹ cho trái dạng trụ. Chồi to, khoẻ, lá xanh đậm, phiến lá rộng và dầy. Chồi không được giập nát, lấy từ vườn sạch bệnh và phải có độ đồng đều cao (>95%). Đối với nhóm giống khóm Queen, chồi phải cao khoảng 20-25 cm.
  • 42. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 42 Các loại chồi và tỷ lệ nhiễm bệnh Chồi thân (chồi nách): Cây có từ 1-3 chồi, gốc chồi dẹp, hơi cong. Đây là con giống tốt nhất vì to nặng, dự trữ nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt cho trái nhanh hơn tuy nhiên số lượng ít và giá cao. Cây được trồng bằng chồi nách khoảng 8 tháng có thể XLRH, 12 tháng thu hoạch, tuổi thọ khoảng 6-7 năm Khi phá khóm, người ta thường tỉa lại các chồi nách (non và già). Chồi nách già thường được chặt để lấy củ hủ đem bán. Bởi vì chồi nách già sẽ cho trái khóm mùa, rất nhỏ. Chồi nách non được làm giống và đem đi trồng. Hình 3. Chồi nách chuẩn bị trồng, trái khóm mùa trồng từ chồi nách già và củ hủ khóm Chồi cuống (chồi cuống, con gạt): Chồi cuống nhỏ hơn chồi thân, gốc chồi cong, phình to. Cây được trồng bằng chồi cuống khoảng 10-12 tháng có thể XLRH, 14-16 tháng thu hoạch, tuổi thọ 6-7 năm. Có 2 loại chồi cuống to và nhỏ. Chồi to (cao từ 20-25 cm) sẽ được đem trồng ngay. Chồi nhỏ sẽ đem giâm. Chồi cuống nhỏ (độ cao bé hơn 20 cm) sau khi được gạt bỏ từ trái (con gạt) sẽ được đem giâm xuống đất khoảng 3-4 tháng thì đem trồng (con giâm). Đất chuẩn bị giâm con khóm cần phải rải vôi và regent để ngừa kiến, rệp sáp và chết bụi do phèn. Thông thường người dân sẽ tận dụng diện tích đất để giâm chồi với mật độ rất dày để cây đủ sức khi đem trồng phát triển tốt. Đôi khi, người dân sẽ trồng ở nơi gần chuẩn bị phá để trồng khóm lại nhằm giảm công vận chuyển chồi.
  • 43. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 43 Số lượng chồi cuống phụ thuộc vào sức sinh sưởng của cây. Nếu cây phát triển mạnh 1 trái có thể có 9-10 chồi cuống và ngược lại là khoảng 1-3 chồi cuống. Hình 4. Chồi giâm chuẩn bị đem trồng và 2 loại chồi cuống Chồi ngọn (con đầu): Chồi ngọn là loại chồi có củ hủ to nhất trong các loại chồi nên khi trồng cây phát triển khá nhanh khi đã ra rễ. Tuy nhiên, khoảng 11-12 tháng sau khi trồng là cây mới có thể xử lý ra hoa, tuổi thọ cây rất ngắn khoảng 2,5-3 năm và khả năng ra con nách yếu (khoảng 2 con). Cây trồng bằng chồi ngọn vẫn cho trái có kích cỡ bình thường như các loại chồi khác. Đây cũng là loại chồi có giá rẻ nhất trong các chồi. Ngoài ra còn 1 loại chồi là chồi ngầm (chồi rễ, chồi đất): Có lá dài, hẹp, mọc yếu. Trồng đến thu hoạch khoảng 18-20 tháng. Loại này thường không được trồng trong sản xuất. Bảng 1. Tiêu chuẩn các loại chồi trồng Loại chồi Trọng lượng (g) Chiều dài (cm) Chồi thân 200-600 30-40 Chồi cuống 150-200 25-30 Chồi ngọn 200-250 20-25
  • 44. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 44 Hình 5. Nhân giống bằng chồi Chuẩn bị hom giống Đối với vườn chưa có giâm chồi sẵn, ta tiến hành mua giống theo các tiêu chuẩn trên vào 1 ngày trước khi trồng để hạn chế cây bị mất sức. Trước khi trồng phải phân loại các chồi cùng loại trồng vào 1 khu, đảm bảo độ đồng đều của vườn khóm, thuận lợi cho việc chăm sóc, xử lý ra hoa trái vụ. Nếu chồi quá nhỏ, ta nên giâm lại để dùng cho việc dặm cây sau này. Đối với vườn có giâm chồi cuống làm giống sẵn, ta sẽ tiến hành đem trồng cây đủ độ cao và sức sinh trưởng, khoảng 3-4 tháng sau khi giâm,. Nhổ chồi giâm và loại bỏ những chồi sinh trưởng yếu, nhỏ và bị rệp sáp tấn công. Bó thành từng bó bằng dây bẹ và mỗi bó gồm 15 chồi (5 cây x 3 lần). Cách làm chi tiết như sau: đặt dây bẹ xuống đất, nhổ 5 cây tương đối cùng độ cao đặt vào dây và lặp lại 3 lần (15 cây), buộc dây, ấn mạnh bó xuống đất để các chồi đồng đều nhau. Lưu ý: Cần bó chặt chồi vì phải di chuyển xa để ra vùng trồng, tránh làm rớt chồi. Sau đó, ta sẽ vận chuyển các có bó chồi đến vùng trồng, ra từng liếp bằng xe theo số lượng quy định sẵn. Các bó được rải dọc theo liếp để thuận tiện cho việc trồng cây. Trước khi trồng cần bóc bỏ vài lá già ở gốc để rễ dễ mọc ra, nếu chồi có lá dài có thể cắt bớt lá. Hình 6: Loại bỏ chồi nhỏ, chồi bệnh và bị rệp sáp hại
  • 45. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 45 Mật độ và khoảng cách Mật độ và khoảng cách trồng là nhân tố đầu tiên và quan trọng quyết định năng suất cây trồng sau này. Nếu trồng quá thưa thì chồi nách từ cây mẹ phát triển và có trái sẽ dễ bị gãy ngang. Với khoảng cách trồng là 40x40 cm, mỗi liếp 2 hàng cách nhau 30 cm và 10 liếp có một đường vận chuyển 3m, ta có thể bố trí cây với mật độ là 40.000 cây/ha. Hình 7. Chồi nách mang trái bị gãy ngang do trồng quá thưa và khoảng cách trồng c. Cách trồng Chồi giống phải được lựa chọn đồng nhất về kích cở theo từng khu, trồng theo hàng đã định sẳn. Trồng cây thẳng hàng đều nhau có thể cơ giới hóa khi chăm sóc. Dụng cụ: Dao và một dây được buộc với 2 cọc ở hai đầu. Hai cọc có độ cao bằng khỏang cách trồng để dễ đo đạc khỏang cách trồng. Dây được buộc thắt nút sao cho khoảng cách giữa 2 nút bằng khoảng cách trồng (40x40 cm) Cách làm: 2 người đứng ở hai đầu liếp căng dây và bắt đầu cắm cọc xuống. Lấy bó chồi giống cắt dây, dùng dao tạo lổ ngay vị trí nút thắt, đưa chồi giống vào lỗ và lấp đất lại. Lỗ trồng rộng 5-7 cm và chiều sâu tương ứng với từng loại chồi giống khác nhau. Lỗ trồng chồi ngọn sâu 3-5 cm, chồi cuống 5-7 cm và chồi nách sâu 7-10 cm, ém chặt đất giúp gốc đứng vững. Nếu trời mưa phải sửa lại cây bị ngã. 2 người ở hai đầu liếp làm từ ngoài vào giữa liếp. Sau đó, tiến hành tưới đẫm nước cho cả ruộng và tiến hành phủ rơm giữ ẩm cho đất trong mùa nắng. Lưu ý không trồng quá sâu hoặc quá cạn và không để đất rơi vào noãn chồi dễ gây thối noãn.
  • 46. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 46 Hình 8. Gieo trồng chồi khóm Queen giâm và rơm phủ trong mùa nắng 5. Bón phân Công thức phân Liều lượng thay đổi tùy theo thời gian sinh trưởng của cây, độ phì và đặc tính của từng vùng đất nhưng phải tuân thủ yêu cầu lượng phân kali luôn cao hơn xấp xỉ gấp 1,5 lần phân đạm. Khóm rất cần nguyên tố Kali để giúp tăng độ Brix của trái. Dấu hiệu thiếu Kali: Lá ngắn, hẹp, ngả dài Phiến lá có những đốm màu vàng Trái nhỏ, không có độ chua, không thơm Giảm trọng lượng lá D Bón kali quá nhiều sẽ làm trái nhỏ và không bóng láng. Dấu hiệu thiếu Đạm: Sinh trưởng chậm, lùn, lá màu vàng lợt, dạng máng xối rõ. Ít mọc chồi thân, chồi cuống. Trái nhỏ, phẩm chất giảm. Lạm dụng N nhiều ở vùng có khí hậu nóng làm trái dễ bị hư, ruột bị trắng. Bón nhiều N ở giai đoạn 3 tháng sau khi XLRH thì cuống dễ gãy, dễ bị nám trái. Bón N lúc trái gần chín thì trái nứt nẻ. Chỉ nên bón N ở giai đoạn 3 tháng đầu sau khi XLRH trong trường hợp cây mọc yếu. Chủng loại và các đợt bón phân Giai đoạn bón Thời điểm bón Loại phân bón Lượng bón/ha ĐVT Cách bón
  • 47. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 47 Bón thúc 15 ngày sau trồng Ure 60 - 100 kg Pha phân bón vào nước tưới cho họng khóm. Pha loảng 3-5kg ure vào thùng 200 lít nước (4000 lít nước/ha => 20 thùng) hoặc 1 muỗng café vào ấm 5l nước, khoấy đều và tưới 40-50 họng khóm để cung cấp dưỡng chất nhanh chóng, cây mau ra rễ và loại bỏ đất trong noãn ra tránh thối noãn. Lặp lại vào ngày 30, 45, 60 sau khi trồng với liều lượng tăng lên 4-6kg, 5-7 kg, 6-8 kg/ 200 lít nước hoặc 2,3,4 muỗng/ bình 5 lít. 21 ngày sau khi trồng LALITHA 21 250 ml Làm ẩm đất trước bằng hệ thống tưới. Pha 12,5 ml LALITHA 21 với 1 bình (25 lít nước/bình). Tổng 20 bình/ha để phun/tưới 30 ngày sau trồng Ure 56 - 84 kg Pha phân bón vào nước tưới cho họng khóm. Pha loảng 4-6kg ure vào thùng 200 lít nước (2800 lít nước/ha) hoặc 2 muỗng café vào ấm 5l nước, khoấy đều và tưới 60-70 họng khóm để cung cấp dưỡng chất nhanh chóng, cây mau ra rễ và loại bỏ
  • 48. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 48 đất trong noãn ra tránh thối noãn 45 ngày sau trồng Ure 70 - 98 kg Pha phân bón vào nước tưới cho họng khóm. Pha loảng 5-7kg ure vào thùng 200 lít nước (2800 lít nước/ha) hoặc 3 muỗng café vào ấm 5l nước, khoấy đều và tưới 60-70 họng khóm để cung cấp dưỡng chất nhanh chóng, cây mau ra rễ và loại bỏ đất trong noãn ra tránh thối noãn 60 ngày sau trồng Ure 84 - 112 kg Pha phân bón vào nước tưới cho họng khóm. Pha loảng 6-8kg ure vào thùng 200 lít nước (2800 lít nước/ha) hoặc 4 muỗng café vào ấm 5l nước, khoấy đều và tưới 60-70 họng khóm để cung cấp dưỡng chất nhanh chóng, cây mau ra rễ và loại bỏ đất trong noãn ra tránh thối noãn LALITHA 21 250 ml Làm ẩm đất trước bằng hệ thống tưới. Pha 12,5 ml LALITHA 21 với 1 bình (25 lít nước/bình). Tổng 20 bình/ha để phun/tưới 3 tháng Ure 70 kg Rải phân quanh gốc và
  • 49. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 49 sau trồng KCl 70 kg cách gốc 15-20 cm, bón theo từng cây. Sau khi rải phân ta tưới nước ẩm. Tránh không rải phân vào đọt khóm sẽ gây thối đọt 4 tháng sau trồng LALITHA 21 250 ml Làm ẩm đất trước bằng hệ thống tưới. Pha 12,5 ml LALITHA 21 với 1 bình (25 lít nước/bình). Tổng 20 bình/ha để phun/tưới 5 tháng sau trồng Ure 70 kg Rải phân quanh gốc và cách gốc 15-20 cm, bón theo từng cây. Sau khi rải phân ta tưới nước ẩm. Tránh không rải phân vào đọt khóm sẽ gây thối đọt KCl 105 kg LALITHA 21 250 ml Làm ẩm đất trước bằng hệ thống tưới. Pha 12,5 ml LALITHA 21 với 1 bình (25 lít nước/bình). Tổng 20 bình/ha để phun/tưới 6 tháng sau trồng LALITHA 21 250 ml Làm ẩm đất trước bằng hệ thống tưới. Pha 12,5 ml LALITHA 21 với 1 bình (25 lít nước/bình). Tổng 20 bình/ha để phun/tưới Trước xử lý ra hoa Ure 70 kg Bón vãi phân cho khóm, cần lưu ý phân dính vào noãn, lá DAP 70 kg
  • 50. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 50 1,5 tháng KCl 105 kg khóm sẽ gây thối. Vì vậy, để hạn chế tình trạng trên ta có thể dùng biện pháp rải gốc cho khóm tơ và tưới nước ngay sau khi bón phân LALITHA 21 250 ml Làm ẩm đất trước bằng hệ thống tưới. Pha 12,5 ml LALITHA 21 với 1 bình (25 lít nước/bình). Tổng 20 bình/ha để phun/tưới Sau xử lý ra hoa khoảng 1,5 tháng DAP 70 kg Bón vãi phân cho khóm, cần lưu ý phân dính vào noãn, lá khóm sẽ gây thối. Vì vậy, để hạn chế tình trạng trên ta có thể dùng biện pháp rải gốc cho khóm tơ và tưới nước ngay sau khi bón phân Kali- Canxi-Bo 105 kg KCl 105 kg LALITHA 21 250 ml Làm ẩm đất trước bằng hệ thống tưới. Pha 12,5 ml LALITHA 21 với 1 bình (25 lít nước/bình). Tổng 20 bình/ha để phun/tưới Trước thu hoạch 2 tháng LALITHA 21 250 ml Làm ẩm đất trước bằng hệ thống tưới. Pha 12,5 ml LALITHA 21 với 1 bình (25 lít nước/bình). Tổng 20 bình/ha để phun/tưới
  • 51. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 51 Trước thu hoạch 1,5 tháng KCl 105 kg Bón vãi phân cho khóm, cần lưu ý phân dính vào noãn, lá khóm sẽ gây thối. Vì vậy, để hạn chế tình trạng trên ta có thể dùng biện pháp rải gốc cho khóm tơ và tưới nước ngay sau khi bón phân Giai đoạn cây con là giai đoạn quyết định năng suất cây trồng vì vậy ta cần bón phân và chăm sóc kĩ cây khóm lúc này. Tưới ure vào họng khóm lúc cây còn non, giúp cây nhanh chóng hấp thu dưỡng chất, cung cấp nước và làm đất văng ra khỏi họng khóm, phòng ngừa thối nõn. Trước khi xử lý ra hoa ngưng bón phân từ 1 – 2 tháng. 6. Chăm sóc khóm trồng mới Tưới nước Dạng lá hình máng xối và có tầng tế bào chứa nước là 2 đặc điểm quan trọng giúp khóm nhận được nước hữu hiệu và chịu hạn giỏi. Tuy nhiên, nước tưới rất quan trọng ở cây khóm sau khi trồng và giai đoạn ra hoa, đậu trái. Ở các tỉnh phía Nam, vào mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 5 cần tưới nước cho cây trưởng thành định kỳ 1 tháng/1-2 lần. Cây con tưới 3-4 lần/ tháng trong 2 tháng đầu sau khi trồng. Trong 2 tuần đầu sau khi trồng, ta tưới nước 2-3 lần/tuần. Ở giai đoạn cây con và phân hóa hoa, cây khóm rất cần nước. Nếu thiếu nước ở 2 giai đoạn này cây sinh trưởng kém và năng suất sẽ giảm. Ở giai đoạn cây con, nông dân thường kết hợp tưới nước và tưới phân hóa học để tiết kiệm công sức và giúp cây hấp thu hiệu quả dinh dưỡng. Ở giai đoạn trưởng thành, nông dân tiến hành tưới nhiều nước sau khi trái rụng hoa lục bình tức là 2-2.5 tháng từ sau khi XLRH để cung cấp lượng nước cần thiết ở giai đoạn cây đậu trái. Dụng cụ tưới chủ yếu là hệ thống béc phun nước.
  • 52. Dự án chuyển đổi cây trồng Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 52 Hình 9. Dụng cụ tưới và tưới nước cho khóm Trồng dặm Sau khi trồng khoảng 15 - 20 ngày, nên kiểm tra ruộng khóm xem bộ rễ khóm đã bám đất chưa, có cây nào bị mất hoặc mọc không đều cần tiến hành trồng dặm ngay để ruộng cây đồng đều, chăm sóc và thu hoạch thuận lợi hơn. Cần lựa chọn cây trồng dặm là các cây tốt và to để có thể phát triển kịp. Giai đoạn này cần lưu ý chuột cắn ngang thân cây non. Xử lý cỏ Cỏ dại là một trở ngại lớn vì việc làm cỏ gặp khó khăn trong rẫy khóm vì vậy cần diệt sạch cỏ trước khi trồng. Các loại cỏ dại xuất hiện phổ biến và gây hại mạnh trong ruộng khóm là bòng bòng, u du, rau chạy,cỏ chân gà…Bòng bong (thuộc họ dương xỉ, dây leo thân rễ bò) là loại cỏ gây hại mạnh nhất vì leo phủ phía bên trên khóm làm cây không quang hợp được. Cây cỏ xuất hiện phổ biến thứ 2 là rau chạy_dây leo thuộc họ dương xỉ. Biện pháp phòng trừ: Khi dùng màng phủ tự hủy, ta có thể hạn chế cỏ trong 4 tháng đầu. Khi đó, khóm đã giáp tán sẽ giúp cạnh tranh ánh sáng với cỏ dại. Ta chỉ diệt cỏ ở mé liếp bằng tay hoặc dùng thuốc trừ cỏ chọn lọc cho khóm là Atramet combi 80WP (hoạt chất Ametryn và Atrazine) với liều lượng 1kg/200 lít/ha định kì 3 tháng/lần trị bòng bong và các loại cỏ non trên ruộng khóm. Khoảng 1.5-2 tháng làm cỏ một lần. Sau khi làm cỏ xong bằng tay sẽ lấy cỏ đó đem lên che trái ngay nhằm tận dụng vật liệu.