SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 58
Downloaden Sie, um offline zu lesen
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------    ----------
BÁO CÁO CÔNG NGHỆ
NHÀ MÁY ĐỐT RÁC SINH HOẠT VÀ TÁI
CHẾ CAO SU PHẾ THẢI
Chủ đầu tư:
Địa điểm: Khu xử lý rác thải tập trung Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu
--- Tháng 10 năm 2019 ----
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------    ----------
BÁO CÁO CÔNG NGHỆ
NHÀ MÁY ĐỐT RÁC SINH HOẠT VÀ TÁI
CHẾ CAO SU PHẾ THẢI
CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT
Giám đốc
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 3
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 5
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.......................................................................... 5
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. ................................................................. 5
III. Sự cần thiết xây dựng dự án................................................................ 5
IV. Đánh giá thuận lợi và khó khăn .......................................................... 6
IV.1.Thuận lợi................................................................................................ 6
IV.2. Khó khăn............................................................................................... 6
IV.3.Lợi ích của dự án mang lại.................................................................... 6
V. Các căn cứ pháp lý. ................................................................................ 7
VI. Mục tiêu dự án. ..................................................................................... 8
VI.1. Mục tiêu chung. .................................................................................... 8
VI.2. Mục tiêu cụ thể. .................................................................................... 8
CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN.................. 10
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ............................. 10
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.............................................. 10
1. Vị trí giới hạn khu vực :................................................................... 10
2. Điều kiện tự nhiên và khí hậu:......................................................... 10
3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:............................................................ 11
4. Hiện trạng hạ tầng xã hội:................................................................ 12
I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án................................................... 12
II. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.................................. 15
II.1. Địa điểm xây dựng............................................................................... 15
II.2. Hình thức đầu tư.................................................................................. 16
III. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.. 16
III.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. ........................................................ 16
III.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. 16
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 4
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ............... 18
I. Phân tích qui mô đầu tư........................................................................ 18
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. ........................ 18
II.1. Các tiêu chí lựa chọn phương án công nghệ cho nhà máy đốt rác thải
sinh hoạt ...................................................................................................... 18
II.2. Lựa chọn công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt...................................... 20
II.3.Thiết bị kỹ thuật cho quy trình đốt chất thải ........................................ 37
II.4.Quy trình công nghệ tái chế cao su phế liệu........................................ 44
CHƯƠNG IV: CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .......................... 48
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng...................................................................................................................... 48
II. Các phương án xây dựng công trình.................................................. 48
III. Phương án tổ chức nhân sự thực hiện.............................................. 49
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án.49
CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP
PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG. 51
I. Đánh giá tác động môi trường.............................................................. 51
I.1. Giới thiệu chung.................................................................................... 51
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.................................... 51
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án................................ 51
II. Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm và các chất gây ô nhiễm........ 52
II.1 Nguồn gây ra ô nhiễm .......................................................................... 52
II.2.Mức độ ảnh hưởng tới môi trường ....................................................... 54
II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường ... 54
III. Kết luận ............................................................................................... 57
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 5
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
Chủ đầu tư :
Mã số thuế
Đại diện pháp luật: Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ trụ sở:
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
Tên dự án: Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Địa điểm xây dựng: Khu xử lý rác thải tập trung Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ,
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự án.
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Hiện nay, thế giới phải đối mặt với nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường cần
giải quyết. Tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề và khu kinh tế cũng đang có chiều
hướng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu do nhiều địa phương, cơ sở sản xuất chưa
quan tâm tới vấn đề môi trường, chưa thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường cũng như chưa xây dựng các khu xử lý chất thải, nước thải
tập trung…
Đáng chú ý nhất là vấn đề ô nhiễm do rác thải rắn, rác thải sinh hoạt và chất
thải ở các làng nghề, bệnh viện, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ… Công
nghệ xử lý và lưu trữ chất thải hiện tại vẫn còn tụt hậu so với nhu cầu của đất nước, các
bãi rác bắt đầu đe dọa đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Phương pháp xử lý chất
thải rắn phổ biến nhất vẫn là chôn lấp, do chi phí tương đối thấp, đầu tư ban đầu thấp
và có khả năng xử lý hầu hết các loại chất thải rắn. Tuy nhiên, số lượng chất thải ngày
càng tăng, tình trạng quản lý lỏng lẻo và bỏ qua các quy trình kỹ thuật đang nhanh
chóng khiến cho phương pháp này trở nên không bên vững.
Ước tính mỗi năm thải ra môi trường 400.000 tấn cao su phế liệu, trong khi đó
các cơ quan tái chế cao su không nhiều, hoạt động thủ công gây ô nhiễm môi trường
Từ thực tế trên, để góp phần thực hiện chương trình bảo vệ môi trường, công
ty chúng tôi đã phối hợp cùng công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự Án Việt tiến
hành nghiên cứu và xây dựng dự án tiền khả thi “Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái
chế cao su phế thải” tại Khu xử lý rác thải tập trung Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 6
Bà Rịa-Vũng Tàu nhằm phát bảo vệ môi trường của địa phương đồng thời đẩy
nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.
IV. Đánh giá thuận lợi và khó khăn
IV.1.Thuận lợi
Hiện nay, khối lượng chất thải công nghiệp phát sinh từ hoạt động sản xuất
của các doanh nghiệp ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là rất lớn, đồng thời là một vấn đề
quản lý chất thải rắn có tính rất cấp bách, trong khi đó số lượng các doanh nghiệp
hoạt động xử lý chất thải công nghiệp tuy đã có nhưng vẫn còn ít và còn mỏng theo
địa bàn.
Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên được quy hoạch là khu xử lý chất thải
tập trung của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tạo thuận lợi về mặt chủ trương ban đầu khi
Công ty tiến hành xây dựng nhà máy. Quỹ đất của Khu xử lý vẫn còn và hiện đang
trong quá trình bàn giao 5,7ha đất cho Công ty để tiến hành xây dựng.
Nhà nước đã ban hành các chính sách ưu đãi hỗ trợ cho các hoạt động quản lý
chất thải rắn, qua đó Công ty Môi trường ANZ-VINA sẽ có những thuận lợi hơn
trong kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy, cũng như có thể chủ động hơn trong kế
hoạch kinh doanh phát triển sản xuất. Dự án đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân,
các cấp chính quyền huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cũng như Ban
quản lý Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên. Công ty Môi trường ANZ-VINA
có sự hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia làm việc tại các Trung tâm, Viện,
Trường về lĩnh vực xử lý chất thải công nghiệp (CTCN).
IV.2. Khó khăn
Thị trường cạnh tranh các loại CTCN cao dẫn đến khối lượng CTCN đầu vào
xử lý không ổn định, nên việc đầu tư tích lũy vào công nghệ xử lý cần phải có lộ
trình thời gian phù hợp và chưa thể cùng một lúc đầu tư hết toàn bộ công nghệ để
xử lý tất cả các loại chất thải công nghiệp được.
IV.3.Lợi ích của dự án mang lại
Khi dự ánđi vào hoạt động sẽ mang lại những lợi ích sau:
Tăng khả năng xử lý chất thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu góp phần gìn giữ và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh và các vùng phụ cận.
Khi dự án xây dựng nhà máy xử lý CTCN đi vào hoạt động sẽ góp phần giải
quyết số lượng lớn CTCN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Bên cạnh đó, sẽ
thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Bà Rịa - Vũng Tàu đầu tư.
Đem lại lợi ích kinh tế cho địa phương.
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 7
Đồng thời, dự án mang ý nghĩa bảo vệ môi trường, xã hội rất lớn. Giúp giảm
bớt diện tích đất chôn lấp chất thải từ quá trình chôn lấp chất thải và tro thải sau
quá trình đốt.
Thay vì tro thải sau đốt sẽ đem đi chôn lấp toàn bộ thì một phần tro sẽ được
hóa rắn thành sản phẩm theo yêu cầu khách hàng và phục vụ cho các ngành công
nông nghiệp khác như (lót sàn, nền nhà máy, cột betong giá đỡ …).
Đối với nước thải, các cơ sở công nghiệp quy mô nhỏ có phát sinh nước thải
công nghiệp trong quá trình sản xuất. Thay vì xây dựng hệ thống xử lý nước thải
tại cơ sở sẽ rất tốn kém nên phải chọn phương án kết hợp với đơn vị xử lý tập
trung để giảm chi phí xử lý môi trường. Quá trình xử lý nước thải công nghiệp sẽ
vận hành đảm bảo đúng tiêu chuẩn xả thải cho phép của khu vực, góp phần giải
quyết một phần khó khăn của doanh nghiệp về môi trường và hạn chế việc xả
thẳng nước thải chưa xử lý ra ngoài sông ngòi, kênh rạch, dự án vừa góp phần bảo
vệ môi trường vừa mang lại lợi ích kinh tế cho công ty.
Nhìn chung, lợi ích kinh tế mạng lại cho địa phương và cho công ty là rất lớn
khi dự án đi vào hoạt động. Dự án sẽ đem lại lợi nhuận từ hai phía: từ nguồn xử lý
chất thải công nghiệp và lợi nhuận từ việc kinh doanh các sản phẩm tái chế, tái
sinh sau công đoạn xử lý. Mặt khác, dự án còn góp phần giải quyết một lượng lớn
CTCN đang còn tồn đọng hiện nay và góp phần vào công tác chung tay bảo vệ môi
trường cho tương lai.
V. Các căn cứ pháp lý.
Nam thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015;
Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 được Quốc hội Nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2013 và có hiệu lực từ ngày
01/01/2014;
Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Thông tư số 03/2016/TT-BKHCN ngày 30/03/2016 của Bộ Khoa học và
Công nghệ về "Quy định hồ sơ, nội dung và quy trình, thủ tục thẩm định cơ sở
khoa học của chương trình phát triển kinh tế - xã hội, thẩm định công nghệ của dự
án đầu tư".
Thông tư số 18/2012/TT-BKHCN ngày 02/10/2012 của Bộ Khoa học và
Công nghệ về "Hướng dẫn tiêu chí và quy trình xác định công nghệ thuộc Danh
mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển
giao, Danh mục công nghệ cấm chuyển giao".
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 8
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về
quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường, và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý
chất thải rắn và phế liệu;
Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về quản lý chất thải nguy hại;
VI. Mục tiêu dự án.
VI.1. Mục tiêu chung.
- Xây dựng, hoàn chỉnh mạng lưới các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn
tỉnh, đảm bảo đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải rắn cho các khu công nghiệp và các
điểm dân cư nông thôn theo hướng tăng cường tái chế các loại chất thải rắn, hạn
chế chôn lấp, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường.
- Góp phần vào sự thành công trong việc xây dựng phát triển hệ thống xử lý
rác thải của tỉnh và tái chế cao su phế thải của tỉnh.
- Góp phần xóa đói giảm nghèo; giải quyết công ăn việc làm cho người dân
địa phương.
VI.2. Mục tiêu cụ thể.
Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp với quy
mô, công suất như sau:
+ Đốt xử lý 7-12 tấn rác thải sinh hoạt/ngày.
+ Tái chế cao su phế liệu, nhựa phế liệu 60-80 tấn/ngày.
Theo đó, rác công nghiệp sẽ được phân loại thu hồi, tái chế cao su phế liệu, đốt
tiêu huỷ.
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 9
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 10
CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
1. Vị trí giới hạn khu vực :
Vị trí khu vực quy hoạch Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên thuộc xã Tóc
Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu . Vị trí và ranh giới như sau:
- Phía Bắc giáp: Đất của dân;
- Phía Đông giáp : Xã Châu Pha;
- Phía Tây giáp: Đường Hội Bài – Tóc Tiên – Châu Pha;
- Phía Nam giáp: Đất của dân;
Tổng diện tích khu đất lập quy hoạch có diện tích khoảng 137,6 ha, trong đó diện
tích khu đất hiện trạng khoảng 115 ha, diện tích phần mở rộng khoảng 22,6 ha.
2. Điều kiện tự nhiên và khí hậu:
2.1. Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình: địa hình dốc từ Tây sang Đông, với độ cao so với mực nước biển
thấp nhất khoảng 28m, cao nhất khoảng 50m.
- Địa chất: đất tại khu quy hoạch là đất cát, cát xám.
- Thực vật: chủ yếu là các loại cây tự nhiên hoang dã, các loại cây nông nghiệp
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 11
gồm cây lâu năm (cây bạch đàn), cây hàng năm (cây đậu, cây mì).
- Địa vật: hiện tại trên khu đất dự kiến quy hoạch có các công trình xây dựng của
các dự án đã hoàn thành và đang hoạt động như nhà máy xử lý rác thải nguy hại
Sao Việt, Hà Lộc, Đại Nam.
- Thủy văn : hiện tại trong khu đất quy hoạch có dòng suối tự nhiên nhỏ chảy
qua, dòng suối này có lượng nước phụ thuộc vào mùa mưa và mùa khô trong năm,
tuy nhiên đây là dòng suối cung cấp nước chủ yếu cho hệ thực vật trong khu vực
quy hoạch.
2.2. Khí hậu:
- Xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu
ảnh hưởng của Đại Dương,
- Nhiệt độ không khí trung bình 27 0
C. Số giờ nắng cao từ 2.370 giờ đến 2.850
giờ được phân phối đồng đều cho các tháng.
- Độ ẩm trung bình của không khí 85%.
- Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối trung bình 28,4%.
- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 mm, phân bố không đều theo
thời gian, tạo thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
- Gió Chướng xuất hiện vào mùa khô, gió Tây và gió Tây Nam xuất hiện từ
khoảng tháng 5 đến tháng 10.
- Nhận xét chung : khí hậu Tân Thành như vậy sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến các
công trình xây dựng nằm trong khu vực, vì vậy cần nghiên cứu các phương án
thoát nước mưa, các phương án bảo vệ công trình xây dựng tránh mưa hắt, nắng
gắt.
3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:
3.1.Giao thông:
- Có 2 tuyến đường nhựa chính bề rộng mặt đường từ 8-10m
- 3 tuyến đường phụ trải nhựa, bề rộng mặt đường từ 5-8m, nền đường cao hơn
nên đất hiện trạng trung bình 3m.
3.2.Điện:
- Trên trục đường Hội Bài - Tóc Tiên đã có tuyến đường dây trung thế 22kV đi
nổi chạy qua.
- Hiện tại trong khu quy hoạch đã có 2 tuyến đường dây trung thế 22kV đi nổi và
1 tuyến đường dây trung thế 22kV đi ngầm chạy qua.
- Đã có 1 vài tuyến đường dây hạ thế cấp tới 1 số công trình hiện hữu.
- Hệ thống đường dây chiếu sáng đã được đầu tư trên một vài trục đường chính.
3.3.Cấp nước:
- Hiện trạng đã có hệ thống cấp nước cung cấp cho các nhà máy xử lý rác hiện
hữu dẫn từ tuyến ống cấp nước D168 trên đường hội bài tóc tiên.
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 12
3.4.Thoát nước thải:
- Hiện trạng chưa có hệ thống thoát nước thải chung. Các nhà máy tự xử lý nước
thải và đem đi tưới cây.
3.5.Thoát nước mưa:
- Hệ thống thoát nước mưa ở các tuyến hiện hữu được đầu tư tương đối hoàn
chỉnh. Nước mưa được thoát ra suối ngoài khu quy hoạch bằng cống btct
D300mm-D1500mm.
3.6.Thông tin liên lạc:
- Hiện tại trên trục đường Hội Bài - Tóc Tiên đã có tuyến đường dây thông tin
liên lạc chạy qua. Về cơ bản trong khu quy hoạch chưa được đầu tư hoàn thiện.
4. Hiện trạng hạ tầng xã hội:
- Hiện trạng về dân số: trên khu đất không có dân cư sinh sống
- Hiện trạng về sử dụng đất: đất nông nghiệp trồng cây lâu năm (cây bạch đàn),
đất trồng cây hàng năm (đất trồng mì, đất trồng đậu), đất giao thông.
- Hiện trạng về công trình xây dựng: một số nhà máy xử lý chất thải đã hoạt
động.
I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án.
Nông nghiệp
Với 80,7% diện tích đất nông, lâm nghiệp trong đó diện đất tốt và trung bình
chiếm 61,5% nên Phú Mỹ có thế mạnh trong việc phát triển các loại cây công
nghiệp, cây ăn quả, đặc biệt là cây dài ngày như: cao su, nhăn, cà phê, tiêu.
Diện tích đất lâm nghiệp của Phú Mỹ khoảng 14.757 ha, chiếm khoảng 42%
tổng diện tích đất có rừng toàn tỉnh. Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước
Bửu với diện tích 11.290 ha là khu rừng nguyên sinh có giá trị lớn mà thiên nhiên
ban tặng cho Bà Rịa – Vũng Tàu. Hội tụ tại đây là những động vật, thực vật quư và
hiếm của cả khu vực Đông Nam bộ.
Diện tích trồng cây dài ngày và ngắn ngày của Phú Mỹ xếp thứ hai toàn tỉnh,
chỉ sau Châu Đức, trong đó tiêu khoảng 1.310 ha; cà phê 2583 ha; điều 1.815 ha;
cao su 9.180 ha; nhăn 2.786 ha... Diện tích cây ngắn ngày chiếm số lượng lớn với
3.658 ha bắp; 1.010 ha rau; 2.339 ha đậu; 3.034 ha ḿ; 1.022 ha đậu phộng...
Chăn nuôi tại Phú Mỹ khá phát triển dựa trên diện tích đất rừng, đất vườn
rộng và trù phú. Hiện đàn trâu, bò toàn huyện là hơn 7.000 con; đàn heo khoảng
32.000 con; gia cầm 240 ngàn con... Huyện và tỉnh đang có kế hoạch phát triển
mạnh đàn bò, heo, gà, kể cả bò sữa, trong mỗi hộ gia đình theo hướng chăn nuôi và
trồng trọt nhỏ. Một số nông dân của huyện đă được đầu tư đi học các lớp khuyến
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 13
nông ở nước ngoài để tích lũy thêm tay nghề, kinh nghiệm và vốn khoa học kỹ
thuật.
Ngư nghiệp
Ngư nghiệp phát triển khá mạnh với tổng số 647 ghe thuyền đánh bắt có tổng
công suất 15 ngàn CV, sản lượng khai thác hàng năm 7.000 tấn hải sản các loại.
Diện tích nuôi trồng thủy sản là 550 ha. Riêng diện tích nuôi tôm ở Phước Thuận
đă là 200 ha. Vùng phát triển thủy sản của Phú Mỹ tập trung ở Bến Cát, cửa sông
Ray, Phước Thuận. Cảng cá Phước Thuận sẽ được đầu tư xây dựng lại và hoàn
thiện khu dân cư làng cá Bến Cát để phát triển nghề đánh bật hải sản.
Du lịch sinh thái
Với bờ biển dài khoảng 31 km, phần lớn là băi cát có độ dốc thoải từ 3 – 80
Phú Mỹ đang là vùng đất đầy tiềm năng về du lịch sinh thái. Băi biển Hồ Tràm dài
3 km, băi biển Hồ Cốc 5 km, tiếp giáp ngay rừng nguyên sinh quốc gia, nước trong
xanh, ấm áp quanh năm, đang thu hút du khách các nơi về nghỉ dưỡng, tắm biển.
Bên cạnh đó, suối nước nóng Bình Châu đă nổi tiếng cả nước từ lâu với nhiệt độ
cao nhất lên đến 820C và nhiều chất khoáng chữa bệnh đang được xây dựng lại
thành một khu nghỉ dưỡng với quy mô lớn, tiện nghi nhưng gắn liền với thiên
nhiên hoang dă. Đầu tư cho Phú Mỹ nhằm khai thác các tiềm năng là một hướng
mới của lănh đạo tỉnh từ năm 2018.
Dân số:
Dân số huyện Phú Mỹ năm 2016: 143.576 người, có 13 đơn vị hành chính
gồm 12 xã (Phước Thuận, Phước Tân, Phú Mỹ, Bông Trang, Bàu Lâm, Hòa Bình,
Hòa Hưng, Hòa Hiệp, Hoà Hội, Bưng Riềng, Tân Lâm, Bình Châu) và 1 thị trấn
(Phước Bửu).
I.3. Phân tích đặc điểm các loại chất thải hiện nay đang phát sinh trên địa bàn
tỉnh
Căn cứ tính chất vật lý, hóa học của các loại chất thải chúng ta có thể phận
loại chất thải theo các tiêu chí sau:
Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn phát
thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải
rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề,
kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công
nghiệp;
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 14
Chất thải rắn nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn,
dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với chất khác gây
nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người;
Chất thải y tế: là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế
bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường;
Chất thải y tế nguy hại: là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe
con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn
mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy
an toàn;
Các hướng lựa chọn phương pháp xử lý chất thải theo đặc tính và thành phần
chất thải tương ứng bao gồm:
I.3.1.Những chất thải không nên đốt
Các chất thải có thể thu hồi để tái sử dụng, tái chế như: phế liệu thải ra từ quá
trình sản xuất, các thiết bị điện, điện tử dân dụng và công nghiệp, các phương tiện
giao thông, các sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng đã hết hạn sử dụng, gỗ,
bao bì bằng giấy, kim loại, thuỷ tinh, hoặc chất dẻo khác;
Các thành phần chất thải hữu cơ có thể phân huỷ sinh học sau phân loại của
chất thải rắn đô thị như: các loại thực vật, lá cây, rau, thực phẩm dư thì nên được
xử lý bằng phương pháp sinh học với nhiều mục đích khác nhau ví dụ chế biến
phân hữu cơ
sinh, thu hồi khí biogas hoặc chôn lấp hợp vệ sinh;
Các sản phẩm tiêu dùng chứa các thành phần hoá chất độc hại như pin, ắc quy
thì nên áp dụng công nghệ chôn lấp chất thải rắn nguy hại.
I.3.2.Những chất thải rắn không được đốt
Chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng hoặc từ công tác đào đất, nạo vét
lớp đất mặt như gạch, ngói, vữa, bê tông, vật liệu kết dính quá hạn sử dụng, bùn
đất hữu cơ. Mặt khác chúng còn có thể được tái chế hoặc tái sử dụng làm vật liệu
san lấp cho các công trình xây dựng;
Các chất thải có tính ôxy hoá mạnh, ăn mòn, dễ gây nổ như: bình đựng ôxy,
CO2, bình ga, bình khí dung, dung dịch HCl, HNO3, pin, ắc qui, amiăng;
Chất thải có chứa thành phần các kim loại nặng như: thủy ngân (từ nhiệt kế,
huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin,
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 15
ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ
các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị);
Các chất thải có thành phần phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán,
điều trị tại các bệnh viện, từ các cơ sở nghiên cứu khoa học và từ các nhà máy, khu
công nghiệp.
I.3.3.Những chất thải nên đốt
Chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp không nguy hại có chứa các thành
phần hữu cơ như giấy, gỗ, vải, da, cao su thải, lốp xe thải, nhựa thải, sinh khối,
thức ăn gia súc không phân loại được triệt để cho mục đích tận dụng, tái sinh tái
chế;
Chất thải y tế nguy hại như: Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn
khả năng sử dụng, các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người, bào thai và xác động vật
thí nghiệm, bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, dụng cụ đựng, dính bệnh
phẩm;
Chất thải nguy hại hữu cơ bao gồm các thành phần hydrocarbon, dầu thải, dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ, dung môi đã qua sử dụng, sơn
thải và dung môi;
Bùn cặn từ công nghiệp lọc dầu, hóa chất, sản xuất giấy, từ xưởng in, từ quá
trình xử lý nước thải, đất nhiễm bẩn;
Nhựa đường chua, đất sét, than hoạt tính đã qua sử dụng;
Chất thải nhiễm khuẩn hoặc các loại hóa chất độc hại;
Chất thải có chứa halogen như: dầu máy biến thế nhiễm PCB, CFC,
clorophenol;
Ngày nay, có rất nhiều biện pháp xử lý khác nhau được áp dụng để trong các
hoạt động xử lý chất thải như: thu hồi để tái sử dụng, tái chế, chôn lấp hợp vệ sinh,
chế biến phân hữu cơ, chế biến biogas, ổn định đóng rắn, đốt. Tuỳ theo đặc tính và
thành phần của từng loại chất thải mà ta áp dụng phương pháp xử lý phù hợp nhất
để tăng giá trị kinh tế cho chất thải, giảm thiểu tối đa lượng chất thải đem đốt cũng
như giảm thiểu sự hình thành và phát thải .
II. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
II.1. Địa điểm xây dựng.
Dự án đầu tư “Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải” được
thực hiện tại Khu xử lý rác thải tập trung Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-
Vũng Tàu.
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 16
II.2. Hình thức đầu tư.
Dự án đầu tư theo hình thức xây dựng mới.
III. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
III.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất của dự án
TT Nội dung
Diện tích
(m²)
Tỷ lệ (%)
1 Móng trạm cân & nhà bảo vệ 400 1,48
2 Nhà văn phòng & nhà ở công nhân, nhà ăn… 1.500 5,56
3 Xưởng nhiệt tái chế cao su & kho chứa NVL 9.000 33,33
4 Xưởng tập kết rác và lò đốt rác sinh hoạt 2.500 9,26
5 Kho, Xưởng tái chế khác 5.000 18,52
6 Hồ nước điều hòa 1.000 3,7
7 Khu vực rửa xe 300 1,11
8 Cây xanh cách ly, cây xanh cảnh quan 4.000 14,81
9 Đất giao thông 3.300 12,23
Tổng cộng 27.000 100
III.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
 Nguyên liệu.
Nguyên liệu của Nhà máy là các loại chất thải từ các khu công nghiệp, trên
địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
 Nhiên liệu xử lý rác thải
Các loại nhiên liệu được sử dụng bao gồm:
+ Xăng, dầu, gas.
+ Điện năng cung cấp cho hoạt động của toàn khu xử lý rác.
Các vật tư đầu vào như: vậy xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước
nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự án là
tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
 Tái chế cao su phế liệu
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 17
Nguyên vật liệu đầu vào của dự án là Vỏ, ruột lốp ô tô, xe máy đã qua sử
dụng, ba via đế giày, nhựa nylon tận thu trong rác sinh hoạt. Nguyên liệu trên đã
được phân loại tận thu trong rác sinh hoạt, và thu mua trên địa bàn tỉnh Bà rịa
Vũng tàu và các tỉnh lân cận.
Dự án sử dụng củi đốt nhằm gia nhiệt lúc ban đầu, khi có khi gas thì thôi dung
củi. Khối lượng củi tiêu hoa tùy thuộc vào loại nguyen vật liệu đưa vào lò nhiệt
phân, trung bình mỗi lò nhiệt phân dùng khoảng 1,5-2 tấn củi.
Các móc thiết bị được mua, chuyển giao 100% công nghệ nước ngoài.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự
kiến sử dụng nguồn lao động dồi dào tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá
trình thực hiện dự án.
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 18
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I. Phân tích qui mô đầu tư.
Bảng tổng hợp danh mục đầu tư của dự án
TT Nội dung
Diện tích
(m²)
1 Móng trạm cân & nhà bảo vệ 400
2 Nhà văn phòng & nhà ở công nhân, nhà ăn… 1.500
3 Xưởng nhiệt tái chế cao su & kho chứa NVL 9.000
4 Xưởng tập kết rác và lò đốt rác sinh hoạt 2.500
5 Kho, Xưởng tái chế khác 5.000
6 Hồ nước điều hòa 1.000
7 Khu vực rửa xe 300
8 Cây xanh cách ly, cây xanh cảnh quan 4.000
9 Đất giao thông 3.300
Tổng cộng 27.000
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
II.1. Các tiêu chí lựa chọn phương án công nghệ cho nhà máy đốt rác thải sinh
hoạt
Phương án lựa chọn công nghệ cho nà máy xử lý chất thải công nghiệp ANZ-
VINA cần phải đáp ứng các yêu cầu như sau:
Tiêu chí 1: Công nghệ xử lý phải đảm bảo tính khả thi về mặt môi
trường:
Không phát sinh ra các chất thải thứ cấp gây ô nhiễm tác động tiêu cực đến môi
trường.
Không gây ra các tác hại lâu dài về mặt gen và di truyền học.
Tiêu chí 2: Công nghệ xử lý phải đảm bảo tính khả thi về chất lượng sản
phẩm:
Sản phẩm tạo ra sạch hoặc có chứa chất ô nhiễm dưới ngưỡng cho phép.
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 19
Sản phẩm tạo ra được thị trường chấp nhận. Đa số các sản phẩm của Dự án
chưa phải là sản phẩm tiêu dùng, chủ yếu là nguyên liệu đầu vào cho các quá chính
sảnxuất chế biến mới cho ra sản phẩm tiêu dùng. Ví dụ: các sản phẩm của Dự án
như nhựa, dung môi,... có thành phần chất ô nhiễm dưới ngưỡng theo các quy định,
nhưng chưa thể sử dụng như một sản phẩm tiêu dùng, mà được sử dụng như một
nguyên liệu cho các nhà máy chế biến khác. Do những nguyên liệu này không có
những tiêu chuẩn cụ thể, nên tiêu chí “được thị trường chấp nhận” là tiêu chí tiên
quyết.
Tiêu chí 3: Công nghệ xử lý phải đảm bảo tính khả thi về mặt kỹ thuật:
Công nghệ xử lý được chọn phải đảm bảo tính thích hợp và chắc chắn với diễn
biến thành phần và tính chất của chất thải, trong bất kỳ điều kiện khí hậu, thời tiết
nào của khu vực.
Điều kiện cơ sở hạ tầng tại chỗ (mặt bằng, cấp điện, cấp nước, tiêu thoát nước,
giao thông, thông tin liên lạc, phòng cháy chữa cháy…) phải đáp ứng các yêu cầu
liên quan đến việc thi công, xây dựng và vận hành của thiết bị.
Công nghệ xử lý phải đảm bảo khả năng cung cấp, bảo dưỡng và sửa chữa các
trang thiết bị kèm theo. Cán bộ công nhân viên quản lý và vận chuyển khu xử lý
rác phải làm chủ được công nghệ.
Các sản phẩm đầu ra của công nghệ xử lý phải đảm bảo một số chỉ tiêu kỹ
thuật cơ bản và không gây tác hại với môi trường và sức khỏe cộng đồng khi dùng
chúng.
Phải có đầy đủ các giải pháp kỹ thuật và công nghệ thay thế khi cần thiết (để
đối phó với những tình huống bất trắc có thể xảy ra, đặc biệt là đối với các khía
cạnh môi trường liên quan).
Tiêu chí 4: Công nghệ xử lý được chọn phải đảm bảo tính khả thi về
mặt kinh tế:
Chi phí đầu tư và vận hành hệ thống xử lý chất thải ở mức có thể chấp nhận
được.
Tiêu chí 5: Công nghệ xử lý được chọn phải đảm bảo tính khả thi về
mặt xã hội:
Không tạo ra các sức ép nặng nề về mặt tâm lý của dân chúng địa phương và
của các cơ quan ban ngành hữu quan.
Công nghệ xử lý phải đảm bảo an toàn và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi
ro, tác hại đối với sức khỏe của những người trực tiếp vận hành hệ thống xử lý.
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 20
Những yêu cầu kèm theo của công nghệ xử lý phải đơn giản và không vượt quá
khả năng làm chủ công nghệ của địa phương.
Theo đó, các công nghệ được lựa chọn của dự án được thể hiện trong chương
này đều phải đảm bảo 5 tiêu chí đã nêu.
II.2. Lựa chọn công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt
II.2.1.Công nghệ lò đốt thiêu hủy rác công nghiệp, y tế, sinh hoạt.
II.2.1.1.Các kiểu lò đốt CTCN hiện có trên thi trường.
Lò đốt nhiều buồng đốt (Multiple-Chamber Incinerators).
Lò đốt nhiều buồng đốt (2 ÷ 3 buồng đốt) là kiểu lò được cải tiến từ lò đốt một
buồng đốt. Trong đó, buồng lò thứ nhất dùng để đốt chất thải, các buồng lò còn lại
dùng để đốt lần hai (hoặc lần ba) các sản phẩm cháy hình thành từ buồng đốt thứ
nhất có nhiên liệu bổ trợ. Nhờ đốt từ 2 đến 3 cấp nên hiệu quả phân hủy nhiệt cao
hơn lò đốt đơn. Khí thải nhờ vậy cũng được cải thiện chất lượng đáng kể.
Tuy nhiên, quá trình đốt không có sự kiểm soát không khí từ buồng đốt thứ
nhất (thường là quá trình đốt dư khí) nên không kiểm soát được quá trình cháy. Vì
vậy, nồng độ các chất ô nhiễm biến thiên rất lớn trong một mẻ đốt và thường rất
cao khi mới nạp rác vào lò. Kiểu lò này ngày nay thường chỉ áp dụng để đốt các
chất thải không nguy hại có nguồn gốc từ nông nghiệp như cành cây, lá cây.
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 21
Hình 2.1: Lò đốt nhiều buồng đốt
1. Cấp khí dưới ghi; 2. Cửa nạp rác; 3. Cấp khí trên ghi;
4. Ghi lò; 5. Buồng đốt sơ cấp; 6. Cấp khí thứ cấp;
7. Béc đốt bổ trợ 8. Buồng đốt thứ cấp 9. Van khói
10. Ống khói 11.Cửa tháo tro 12. Cửa vệ sinh

Lò đốt kiểu hố đốt hở (Open-Pit Incinerators)

Đây là kiểu lò được thiết kế để đốt các chất thải có tính dễ cháy nổ. Đó là các
chất dễ tạo ra một vụ nổ hoặc giải phóng một nhiệt lượng lớn. Khi tính toán để xử
lý một loại chất thải bằng phương pháp đốt phải tính đến khả năng nổ nếu quá trình
đốt nó giải phóng một nhiệt lượng tới 6.197.000 kcal/giờ trên 01 mét chiều dài lò.
10
4 5 6 7 8 9
3
2
1
11 11 12 12 12
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 22
Ống phun
Cổng Vòi khí
thoát khí làm
Bệ nạp liệu
GHI CHÚ:
o - Công suất danh
nghĩa:
Khoảng trống - 6.197*103
kcal/h
trên 1 m
chiều dài lò
không khí
Tường bảo 2,4 - Quạt Động cơ
quạt
vệ
Cung cấp khí
làm nguội
2
Hình 2.2: Lò đốt kiểu hố đốt hở
Khác với các kiểu lò đốt khác, lò đốt kiểu hố đốt hở kiểm soát quá trình cháy
bằng cách kiểm soát không khí trên ngọn lửa. Phía trên miệng lò có gắn các ống
thổi khí đường kính từ 50 đến 70mm để thổi khí với hệ số không khí dư tới 200-
300%, cột áp tới 280 mmH2O và lưu lượng tới 80 m3/ph trên 1 mét chiều dài lò.
Lò đốt có thể được xây dựng nổi hoặc đơn giản chỉ là một hố chìm trên mặt
đất. Cửa nạp liệu ở phía đối diện với họng thổi khí. Hiệu quả đốt của kiểu lò này
phù hợp với một số loại chất thải, tuy nhiên, quá trình cháy không kiểm soát được
và thường phát sinh nhiều bụi mà chưa có một kỹ thuật nào có thể thu gom xử lý
được. Vì vậy, việc áp dụng loại lò đốt này để đốt một loại chất thải nào đó phải có
ý kiến và sự chấp thuận của cơ quan quản lý môi trường địa phương.
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 23
Lò đốt nhiều tầng (Multiple-Hearth Incinerators)
Ống thoát khí Van điều chỉnh khí
Cửa nạp chất thải
Ống thoát khí
Vùng Cánh khuấy
ở mỗi tầng
Hồi lưu
Vùng khí nóng
Vùng làm
Bộ phận
truyền động
Thả
Quạt làm mát
Hình 2.3: Lò đốt nhiều tầng
Kiểu lò này được nghiên cứu và phát triển để đốt các chất thải dạng bùn. Loại
chất thải này không thể đem đốt trong các loại lò đốt thông thường do độ ẩm cao,
nhiệt trở lớn.
Kết cấu một lò đốt nhiều tầng như hình 2.3. Lò có dạng hình trụ đứng, bên
trong có nhiều tầng, mỗi tầng có cánh khuấy để khuấy trộn bùn và gạt bùn. Bùn
thải cho vào từ phía trên vào tầng thứ nhất được cánh khuấy gạt xuống tầng thứ hai
và cứ như thế cho đến tầng cuối cùng. Trong quá trình đi xuống, bùn được đi qua
các vùng sấy, vùng đốt, vùng làm nguội và tháo tro. Vùng đốt có béc đốt bổ trợ.
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 24
Không khí làm mát được thổi vào ống trung tâm của lò đốt, một phần khí nóng
được hồi lưu để cung cấp cho quá trình cháy nhằm tận dụng nhiệt.
Lò đốt nhiệt phân có kiểm soát không khí (Pirolysis and Controlled Air
Incinerators)
Nhiệt phân là quá trình chuyển hóa chất rắn thành chất khí nhờ nhiệt mà quá
trình không cần sử dụng đến ô xy hoặc sử dụng rất ít ô xy (đốt thiếu khí). Tận dụng
nguyên lý này vào lò đốt chất thải nguy hại nhằm nâng cao hiệu quả phân hủy. Sơ
đồ công nghệ một lò đốt nhiệt phân như sau :
Hình 2.5: Lò đốt nhiệt phân tĩnh 2 cấp
Các lò đốt nhiệt phân thường có 02 buồng đốt: buồng thứ nhất gọi là buồng đốt
sơ cấp (Primary Chamber) là buồng nhiệt phân dùng để chuyển hóa chất rắn thành
chất khí (còn gọi là quá trình khí hóa) ở đều kiện đốt thiếu ôxy; buồng thứ hai gọi
là buồng đốt thứ cấp (Secondary Chamber) dùng để đốt cháy hoàn toàn sản phẩm
khí hóa hình thành từ buồng sơ cấp ở điều kiện nhiệt độ cao (có thể trên 1000oC)
trong điều kiện dư ôxy (không khí dư tối thiểu 6%).
Nhờ quá trình đốt được kiểm soát chặt chẽ lượng ôxy cấp vào 02 buồng đốt
nên khống chế được quá trình cháy đảm bảo độ phân hủy nhiệt cao. Người ta có
1050-1200 o
C
400-900o
C
Béc đốt thứ cấp
Cấp khí thứ cấp
Béc đốt sơ cấp
Buồng đốt thứ
cấp
Buồng đốt sơ cấp
Cấp khí sơ cấp
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 25
thể điều chỉnh một cách dễ dàng tốc độ phân hủy trong buồng sơ cấp để phù hợp
với điều kiện làm việc của buồng thứ cấp thông qua 02 yếu tố nhiệt độ buồng đốt
và lượng ôxy dư. Buồng đốt thứ cấp phải đảm bảo 03 yếu tố: nhiệt độ làm việc,
thời gian lưu cháy và độ xáo trộn. Thời gian lưu cháy phụ thuộc vào thể tích buồng
đốt thứ cấp và tốc độ phân hủy từ buồng sơ cấp. Thời gian lưu cháy trong buồng
thứ cấp khi đốt chất thải, tùy thuộc vào mức độ nguy hại của chất thải mà có yêu
cầu về nhiệt độ và thời gian lưu khác nhau. Đối với chất thải thông thường, yêu
cầu thời gian lưu phải đạt được từ 1- 2 giây ở điều kiện nhiệt độ buồng đốt thứ cấp
từ 850 - 1000oC.
Ưu điểm:
Quá trình nhiệt phân xảy ra ở nhiệt độ thấp (so với các công nghệ đốt khác).
Do vậy, làm tăng tuổi thọ của vật liệu chịu lửa, giảm chi phí bảo trì.
Kiểm soát được chế độ nhiệt phân sẽ tiết kiệm được nhiên liệu vì buồng nhiệt
phân chính là nguồn cung cấp khí gas (nhiên liệu bổ sung cho buồng thứ cấp).
Quá trình nhiệt phân không đòi hỏi sự xáo trộn cao nên sẽ giảm được lượng bụi
phát sinh. Thông thường, bụi trong khí thải < 200mg/m3, trong nhiều trường hợp
không cần trang bị thiết bị xử lý bụi.
Quá trình nhiệt phân có thể kiểm soát được nhờ bản chất thu nhiệt của nó.
CTR hoặc lỏng bị đồng thể hóa chuyển vào dòng khí có nhiệt lượng cao nhờ
quá trình nhiệt phân có kiểm soát.
Các cấu tử có thể thu hồi được tập trung trong bã rắn hoặc nhựa để thu hồi.
Thể tích chất thải giảm đáng kể.
Các chất hữu cơ bay hơi có giá trị kinh tế có thể được ngưng tụ để thu hồi (thu
hồi nhiên liệu lỏng).
Phần hơi không ngưng tụ, cháy được coi như nguồn cung cấp năng lượng.
Vận hành và bảo trì phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Các chất hữu cơ và các chất độc hại như dioxyn, furans, PCB cháy hoàn toàn.
Nhược điểm:
Một số thành phần trong chất thải lúc nạp liệu để đốt có thể bị giữ lại bởi bã
thải (nhựa đường, than cốc...), tro cũng cần được chôn lấp an toàn.
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 26
Chất thải có phản ứng thu nhiệt không nên đốt trong lò nhiệt phân. Bản chất
của quá trình đốt thiếu khí là rất ít xáo trộn chất thải (kể cả khi nạp liệu). Vì vậy,
những loại vật liệu yêu cầu có sự xáo trộn khi đốt để có hiệu quả như cacbon dạng
bột, hoặc bùn nhão không thể áp dụng công nghệ đốt thiếu khí.
Thời gian đốt lâu hơn so với công nghệ đốt lò quay.
Tháo tro gián đoạn nên thường chỉ phù hợp với các quy mô vừa và nhỏ.
Vận hành và điều chỉnh quá trình đốt trong lò đốt nhiệt phân tương đối phức
tạp và đòi hỏi công nhân phải có tay nghề cao.
Lò đốt thùng quay (Rotary Kiln Incinerators)
Khác với các kỹ thuật đốt trên, lò đốt thùng quay có buồng đốt sơ cấp là một
tang quay có độ dốc từ 2% đến 4% để vận chuyển liên tục vật liệu từ phía nạp liệu
về phía tháo tro. Nhờ quá trình nạp liệu liên tục và nhờ sự xáo trộn vật liệu khi di
chuyển trong lò quay nên năng suất khí hóa của kiểu lò này cao hơn các loại lò
khác. Khi di chuyển trong lò quay, vật liệu lần lượt qua các vùng sấy, gia nhiệt, khí
hóa và đốt cháy hoàn toàn thành tro. Tro rơi xuống khay chứa tro rồi được đưa ra
ngoài định kỳ hoặc liên tục nhờ xích tải tháo tro.
Sơ đồ công nghệ một lò đốt thùng quay như sau
Khí thải
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 27
Hình 2.6: Lò đốt thùng quay
1. Cầu trục nâng rác; 2. Phễu nhận rác; 3. Buồng đốt thùng quay
4. Buồng đốt thứ cấp; 5. Béc đốt thứ cấp; 6. Nồi hơi;
7. Băng tải tro 8. Thùng chứa tro
Trong hệ thống lò đốt thùng quay, buồng đốt thứ cấp cũng là một lò đốt tĩnh và
yêu cầu thỏa mãn 03 điều kiện: nhiệt độ đốt (trên 1000oC), thời gian lưu (1-2 giây)
và dư ôxy.
Lò đốt thùng quay phù hợp với nhiều quy mô: nhỏ, vừa và lớn. Ở các lò quy
mô lớn người ta thường tận dụng nhiệt sau lò thứ cấp để sản xuất hơi nước phục vụ
các nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp hoặc sản xuất điện năng.
Ưu điểm
Đốt được nhiều loại chất thải: chất thải rắn thông thường, bùn thải và cả chất
thải dạng bột mịn rất khó đốt trong lò đốt tĩnh
Có thể đốt riêng chất lỏng và chất rắn hoặc đốt kết hợp
Không bị nghẹt gi lò (vỉ lò) do quá trình nấu chảy
Có thể nạp chất thải ở dạng thùng hoặc khối
Linh động trong cơ cấu nạp liệu
Cung cấp khả năng xáo trộn chất thải và không khí cao
Lấy tro liên tục mà không ảnh hưởng đến quá trình cháy
Kiểm soát được thời gian lưu của chất thải lỏng trong thiết bị
Có thể nạp chất thải trực tiếp mà không cần phải xử lý sơ bộ gia nhiệt chất thải
Có thể vận hành ở nhiệt độ trên 1400oC.
Nhược điểm
Lôi cuốn các hạt, phân tử vào trong dòng khí gas, thành phần tro trong khí thải
cao
Gia công lò khó
Chi phí đầu tư cao
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 28
Vận hành phức tạp
Yêu cầu lượng khí dư lớn do thất thoát qua các khớp nối
Tổn thất nhiệt đáng kể trong tro thải
Chất thải vô cơ có thể kết xỉ gây khó khăn cho công tác bảo trì, bảo dưỡng
thùng quay.
Hệ thống đốt tập trung công suất lớn (Cetral-station Disposal)
Hệ thống đốt chất thải tập trung thường là các lò đốt 02 cấp với kiểu ghi xích,
ghi vỉ ống lăn hoặc ghi lật để vận chuyển liên tục chất thải từ cửa nạp liệu đến cửa
tháo tro. Đây là loại lò phù hợp với các quy mô lớn với năng suất đốt từ 1tấn/giờ
đến 10 tấn/giờ. Người ta có thể lắp đặt nhiều mô-đun song song với nhau để đảm
bảo năng suất đốt lên tới 35 tấn/giờ. Ở các nước phát triển thường lắp đặt các hệ
thống đốt này để đốt rác sinh hoạt đô thị và thường được tận dụng nhiệt để sản
xuất điện năng.
Hình 2.7: Hệ thống đốt chất thải tập trung
1. Xe chở rác; 2. Hố rác; 3.Buồng điều khiển cầu .
4. Cầu trục nâng rác; 5. Buồng đốt; 6.Nồi hơi;
7. Tiết kiệm nhiệt; 8.Lọc bụi tĩnh điện; 9.Quạt hút khói thải;
10. Tháp xử lý khí (ướt); 11. Ống khói; 12. Hố chứa tro;
13. Cần trục cẩu tro 14. Máy éptro 15. Quạt cấp khí lò
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 29
16. Bình ngưng hơi cao 17.Tuoc-binmáy phát 18. Bình ngưng hơi thấp áp
áp điện
II.2.1.2.Lựa chọn lò đốt rác thải công nghiệp,y tế, sinh hoạt.
Qua xem xét đánh giá các ưu điểm và nhược điểm của 7 kiểu lò đốt rác vừa
nêu trên, xét theo các tiêu chí đưa ra Công ty CP môi trường ANZ-VINA lựa chọn
công nghệ lò đốt đa cấp theo phương pháp nạp chất thải đã phân loại, phối trộn liên
tục và tự động , đảm bảo giảm chi phí nhận công vận hành trong ca làm việc. Chất
thải được nạp liên tục không gián đoạn. Rác thải đầu vào đã được sấy, phối trộn
nhằm đảm bảo nhiệt của lò, tiết kiệm chi phí nhiên liệu và đẩm bảo đầu ra được
đốt triệt để các thành phần chất thải nguy hại.
Dự án đầu tư 01 lò đốt chất thải công suất 500kg/giờ.
Các hệ thống lò đốt chất thải được sử dụng để xử lý tiêu hủy các loại chất thải
công nghiệp thông thường và nguy hại, chất thải y tế ở cả 3 dạng rắn, lỏng, bùn
không có giá trị tái chế hoặc tái sử dụng được, có khả năng cháy bằng phương
pháp đốt hai cấp ở nhiệt độ cao.
HỆ THỐNG LÒ ĐỐT LCN 500 KG/H
Công suất: 500 kg/giờ, hoạt động liên tục 24 giờ/ngày.
Nguyên liệu và sản phẩm:
Nguyên liệu đưa vào Hệ thống lò đốt rác là rác sinh hoạt,công nghiệp sau khi
được phân loại, tách lọc các thành phần có thể tái chế làm nguyên liệu đầu vào
cho các nghành sản xuất như kim loại, nhựa …...
Hệ thống lò đốt rác sinh ra tro lò đốt và khí thải. Tro lò đốt đạt
QCVN 07:2009/BTNMT được đóng rắn và chôn lấp an toàn, còn khí thải được xử
lý đạt QCVN 30:2010/BTNMT.
Điều kiện cho bên nhận chuyển giao:
Lò đốt cần một khoảng không gian có diện tích: 300m2
Về nhân lực: Nhân lực về chuyên môn: 1 kỹ sư/cử nhân môi trường. Nhân lực
quản lý: 01 quản lý chung, công nhân: 3 người/1 ca, lò đốt làm việc 2 ca/ngày
Thuyết minh công nghệ hệ thống lò đốt:
Hệ thống Lò đốt rác công nghiệp LCN 500 kg/h bao gồm các bộ phận chức
năng chính được thể hiện trên sơ đồ nguyên lý
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 30
1. Xe xúc lật cấp rác 8. Tháp hấp thụ
2. Băng tải rác tự động 9. Tháp Nano biến bụi lọc khói/POT carbon/tháp tách ẩm
3. Buồng đốt sơ cấp 10. Bể dung dịch tuần hoàn
4. Buồng đốt thứ cấp 11. Quạt hút tổng
5. Buồng đốt thứ cấp nối dài 12.Ống khói chính
6. Tháp giải nhiệt đứng 13.Bộ điều khiển tự động
7. Tháp lọc bụi thô 14.Hố tro
Khí
500
14 13 WT 8 A 12
B
1 2 3 4 5 6 7 8 9 11
C
Cặn
14 Cấp khi Khí giải nhiệt 13
LÒ ĐỐT RÁC CÔNG NGHIỆP LCN HỆ XỬ LÝ KHÍ CƠ HỌC
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 31
Nguyên lý hoạt động:
Lò đốt công nghiệp hoạt động dựa vào chính nguồn nhiệt toả ra trong quá trình
đốt cháy nhiên liệu. Hoặc là nhiệt tạo ra từ các vật liệu được gia công nhiệt hoặc
điện năng biến đổi thành nhiệt năng.
Lò đốt công nghiệp được thiết kế để đốt cả chất thải rắn và chất thải lỏng. Nhất
là các loại chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại bao gồm: bao bì thuốc bảo vệ thực
vật, hóa chất, dung môi, chất thải nhiễm dầu… thải ra trong quá trình sản xuất, lưu
thông hàng hóa hàng ngày thải ra phải được thu gom và xử lý an toàn. Các chất
thải nguy hại này được tập kết, qua các công đoạn phân loại và xử lý sơ bộ (phơi,
đóng bánh, tách cặn), sau đó được vô bao (giấy hay nilông) với kích thước phù hợp
với miệng nạp liệu để thuận tiện cho việc cấp liệu qua cửa lò, tránh rơi vãi gây ô
nhiễm.
Chất thải lỏng (dung dịch thải, hóa chất, dung môi) được chứa trong bồn kín,
sau khi lọc cặn và tách ẩm: phần chất lỏng được phun vào đốt trong lò qua thiết bị
phun, phần cặn bã được đốt dưới dạng chất thải rắn cùng với rác đốt.
Xe xúc lật 1 và phểu thu rác R
Rác công nghiệp đã được phân loại và tách ẩm để cấp nạp Lò đốt LCN 500
kg/h bằng phương tiện cơ giới là xe xúc lật chuyên dụng 1 hoạt động liên tục. Xe
xúc lật đưa rác vào phểu thu rác R ở dưới đất, sau đó phểu thu làm nhiệm vụ hành
trình thu rác đổ vào băng tải rác tự động, hành trình này được lặp đi lặp lại theo
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 32
từng chu kì và phụ thuộc vào công suất của lò đốt trong quá trình nhiệt phân. Để
đạt được chu kỳ nhiệt phân rác tối ưu trong lò, cần đảm bảo phân phối đều lượng
rác cấp vào Lò đốt theo công suất định mức là 500 kg rác/h.
Phễu cấp rác tự động 2
Rác thải được băng tải rác tự động tải lên phểu cấp rác sẽ cấp rác vào buồng
đốt sơ cấp. Phểu cấp rác làm nhiệm vụ chuyển hoá rác từ ngoài vào trong lò bằng
các ben thuỷ lực ra vào theo chu kì làm việc được lập trình tự động
hoá(Automation.).
Lò đốt rác công nghiệp LCN 500kg/h gồm có 2 buồng đốt: Sơ cấp và Thứ cấp
Buồng đốt sơ cấp 3:
Nhiệm vụ: là nơi tiếp nhận rác công nghiệp nguy hại liên tục từ các cửa cấp rác
theo mẻ - tiến hành nhiệt phân rác thành thể khí - đốt cháy kiệt cốc (carbon rắn)
còn lại sau quá trình nhiệt phân và các chất hữu cơ còn sót lại trong tro.
Buồng đốt sơ cấp 3 được gia nhiệt bằng mỏ đốt dầu diesel (DO) nhằm bổ sung
Dưới tác dụng của nhiệt, diễn ra các quá trình phân hủy nhiệt các chất thải rắn và
lỏng thành thể khí, trải qua các giai đoạn: bốc hơi nước - nhiệt phân - oxy hóa một
phần các chất cháy.
Không khí cấp cho quá trình cháy sơ cấp chủ yếu là đốt cháy nhiên liệu trong
buồng đốt sơ cấp và hòa trộn một phần với khí nhiệt phân trước khi chuyển sang
buồng đốt thứ cấp. Lượng không khí cấp rất nhỏ so với yêu cầu để quá trình cháy ở
buồng đốt sơ cấp 3 chủ yếu là tạo thành bán khí, lượng khí cấp điều chỉnh phù hợp
với chế độ nhiệt phân của rác đốt.
Mỏ đốt nhiên liệu được bố trí thuận lợi cho sự chuyển động của ngọn lửa và
trao đổi nhiệt với rác thải, đồng thời đảm bảo đốt cháy kiệt phần tro còn lại sau chu
kỳ đốt.
Kiểm soát quá trình đốt cháy và nhiệt độ trong buồng đốt sơ cấp 3 bằng cặp
nhiệt điện XA (Cromen-Alumen) có nối với hệ thống điều chỉnh tự động nhiệt độ.
Khí H2 tạo thành do hơi nước cấp vào vùng cháy để khống chế nhiệt độ buồng
đốt sơ cấp cùng với khí nhiệt phân dưới tác dụng của cơ học khí trong buồng lò
được đưa sang buồng đốt thứ cấp 4 qua kênh dẫn khí nằm phía trên buồng đốt sơ
cấp.
Chỉ còn một lượng nhỏ tro (chiếm khoảng ≤10%), chủ yếu là các oxyt kim loại
hay thủy tinh, gốm sành sứ trong rác nằm trên mặt ghi, chúng sẽ được tháo ra
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 33
ngoài cho vào hố tro theo chu kỳ và có thể đem đi đóng rắn làm vật liệu xây dựng
(gạch Block) hay chôn lấp an toàn do đã đốt kiệt các chất hữu cơ.
Buồng đốt thứ cấp 4:
Khí nhiệt phân từ buồng đốt sơ cấp 3 chuyển lên buồng đốt thứ cấp 4 chứa các
chất cháy có nhiệt năng cao (CO, H2, CnHm…), tại đây chúng được đốt cháy hoàn
toàn tạo thành khí CO2 và H2O nhờ lượng oxy trong không khí cấp và nhiệt độ
cao. Nhiệt độ của buồng đốt thứ cấp đư
nhiên liệu dầu diesel. Nhờ nhiệt độ cao và thời gian lưu khí trong buồng đốt đủ lâu
(trên 2 giây) đảm bảo thiêu hủy hoàn toàn các chất thải độc hại, đặc biệt là Dioxin,
Furans và mùi.
Hiệu suất xử lý của lò đốt rác phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả thiêu đốt và
phản ứng diễn ra trong buồng đốt thứ cấp 4 có tính quyết định đối với toàn bộ quá
trình xử lý bằng phương pháp thiêu hủy. Vì vậy sự bố trí hợp lý của mỏ đốt tạo nên
sự đồng đều nhiệt độ trong lò, tăng hiệu quả thiêu đốt và tạo dòng khí chuyển động
xoáy rất có lợi cho việc hòa trộn, tiếp xúc của các quá trình phản ứng.
Kiểm soát quá trình đốt cháy và nhiệt độ trong buồng đốt thứ cấp 4 bằng cặp
nhiệt điện XA (Cromen-Alumen)vỏ bọc bằng ceramic có nối với hệ thống điều
chỉnh tự động nhiệt độ.
Buồng đốt thứ cấp nối dài 5:
Đây là một trong những bí quyết công nghệ quan trọng để lò đốt rác vừa đảm
bảo bẻ gãy mạch vòng và đốt kiệt các khí carburhydro độc hại ở nhiệt độ cao trong
thời gian dài vừa đáp ứng yêu cầu tiết kiệm tối đa nhiên liệu sử dụng.
Luồng khí đi ra khỏi buồng đốt thứ cấp 4 còn được đốt cháy tiếp một thời gian
dài ở nhiệt độ cao trong buồng đốt bổ sung 5 nhằm đốt cháy triệt để thành phần khí
và chất hữu cơ còn sót lại, tăng thời gian lưu cháy ở nhiệt độ cao được đảm bảo
nhờ vỏ thiết bị cách nhiệt hầu như tuyệt đối với kết cấu và vật liệu đặc biệt.
Tháp giải nhiệt đứng 6:
Khí nóng từ lò đốt tiếp tục được chuyển động sang thiết bị giải nhiệt 6 để tiến
hành làm nguội bằng môi chất không khí với cường độ mạnh, nhờ đó mà khí thải
được làm mát và hạ thấp nhiệt độ tới giá trị cho phép trước khi vào thiết bị xử lý
bằng phương pháp hấp thụ.
Để tăng cường hiệu quả trao đổi nhiệt, thiết bị giải nhiệt 6 có cấu tạo đặc biệt
với bề mặt trao đổi nhiệt lớn và cường độ đối lưu cao nhờ hệ thống quạt gió với
lưu lượng lớn, vận tốc cao qua các bề mặt trao đổi nhiệt.
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 34
Tháp lọc bụi thô 7:
Khí thải sau khi được làm mát ở thiết bị giải nhiệt 6 còn chứa bụi có kích thước
vậy cần đưa qua thiết bị lọc bụi thô 7.
Trong quá trình nhiệt phân của lò đốt lượng khí thải ra môi trường kéo theo 1
lượng bụi khá lớn trong sơ đồ nguyên lý như hình vẽ trên, phải nghiên cứu và đưa
ra phương án lọc bụi thô sau phần giải nhiệt. Quá trình của lọc bụi được chuyển
hoá bằng dạng Momen xoắn của các vách ngăn trong hệ thống lọc bụi, chuyển
động xoáy của dòng khí tạo ra lực ly tâm tách bụi ra khỏi dòng khí, thu hồi bụi vào
xe để dưới đáy tháp lọc bụi, sau đó khí thải đi qua các bộ phận phía sau sẽ hiệu quả
tuyệt đối để thải ra môi trường…....
Tháp hấp thụ 8:
Khí thải sau khi được lắng bụi trong thiết bị lọc bụi thô 7, nhờ áp suất hệ thống
tạo bởi quạt hút tổng 11 sẽ được đưa tiếp sang tháp hấp thụ 8 là loại tháp rửa có ô
đệm.
Tại đây, dung dịch hấp thụ tính kiềm (NaOH, Na2CO3 hay Ca(OH)2) từ bể
tuần hoàn 10 được máy bơm cấp và phun vào buồng tháp hấp thụ với hệ số phun
lớn. Các khí thải (SO2, HCl, HF…) sẽ bị dung dịch hấp thụ và trung hòa.
Quá trình này đồng thời làm lắng hết phần bụi có kích thước nhỏ còn lại trong
khí ước trong tháp hấp thụ 8 sẽ được
thu hồi lại các giọt nước nhỏ bị dòng khí chuyển động kéo theo.
Tháp nano biến bụi lọc khói/POT carbon/tháp tách ẩm:
- A - 2 ngăn đầu là: bộ phận Nano biến bụi lọc khói
- B - Ngăn thứ 3 là: Pot carbon
- C - Ngăn thứ 4 là: bộ phận tách ẩm
Dòng khí thải sau khi đi qua tháp hấp thụ sẽ chuyển qua bộ phận nano biến bụi
lọc khói. Tại đây dòng khí thải sẽ được xử lý 1 cách triệt để thông qua bộ phận
nano biến bụi lọc khói A và POT carbon B . Lượng khí độc còn sót lại trong khói
thải trước khi thoát ra môi trường sẽ bị các nano biến và than hoạt tính ở POT
carbon hấp thụ hoặc hấp phụ.
Than hoạt tính ở POT carbon được sử dụng có diện tích bề mặt ngoài rất lớn để
tăng khả năng hấp phụ tạp chất, nhờ cấu trúc đặc biệt, diện tích bề mặt của tất cả
thể hấp phụ rất mạnh đối với các khí độc hại còn lại trong khí thải kể cả Dioxin,
Furans và các kim loại nặng…
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 35
Còn các thành phần hơi nước và dung dịch được phun sương bị cuốn theo khói
thải, chúng sẽ được tách triệt để ra khỏi dòng khí thải bằng hai tầng tách ẩm C:
Tấm chắn lá sách phía trên tháp hấp thụ: theo nguyên lý va đập, lắng đọng và
trọng lực
Tháp tách ẩm : theo nguyên lý trọng lực và quán tính kết hợp.
Phía dưới thân tháp còn có phần thể tích cần thiết để tích, lưu khí nhằm điều áp
dòng khí thải trước khi qua quạt hút 11 để vào hệ ống thoát khói chính 12 .
Hệ bể tuần hoàn 10:
Hệ bể tuần hoàn bao gồm các bể nước làm mát và phục vụ quá trình điều khiển
sự cháy của rác trong lò và các bể chứa dung dịch hấp thụ tuần hoàn.
Nước thải từ tháp hấp thụ 8 được thu hồi về bể chứa dung dịch tuần hoàn 10 để
làm nguội, lắng tách cặn và bổ sung hóa chất để đảm bảo độ pH trước khi được tái
tuần hoàn sử dụng trong tháp hấp thụ.
Theo định kỳ, cặn xả ra từ bể dung dịch tuần hoàn 10 được đem đi xử lý tiếp
hay phối trộn với các thành phần rác khác để đưa vào đốt tiếp trong lò.
Quạt hút tổng 11:
Quạt hút tổng 11 có tác dụng khắc phục trở lực của khí thải trên đường dẫn
khói từ lò đến ống khói và tạo áp suất âm (áp suất trong lò đốt nhỏ hơn áp suất bên
ngoài) ở buồng đốt sơ cấp để hạn chế khói thoát ra ngoài môi trường qua cửa nạp
chất thải. Có van điều tiết để điều khiển chế độ áp suất của hệ thống lò.
Ống khói thải 12:
Khí sạch sau khi ra khỏi Tháp tách ẩm đã được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường
cho phép có nhiệt độ dưới 200○C được quạt hút 11đưa vào ống khói thải 12cao
trên 20 m để phát tán ra ngoài môi trường. Trong trường hợp trong phạm vi 40 m
tính từ chân ống khói có vật cản lớn như: nhà, rặng cây, đồi….thì ống khói sẽ được
lắp đặt cao hơn 3m so với điểm cao nhất của vật cản. Trên thân ống khói có thiết
kế cửa để lấy mẫu khí thải với đường kính hoặc độ rộng mỗi chiều tối thiểu 10cm,
có nắp đậy để điều chỉnh độ mở rộng, kèm theo sàn thao tác đảm bảo an toàn,
thuận lợi khi tiếp cận và lấy mẫu.
Bộ điều khiển tự động 13:
Bộ điều khiển được thể hiện trên tủ điện: thông qua thiết bị cài đặt của đồng hồ
đo nhiệt độ, người vận hành dễ dàng điều khiển nhiệt độ buồng đốt sơ cấp và thứ
cấp theo yêu cầu công nghệ của quá trình thiêu đốt, điều khiển tự động hay bằng
tay toàn bộ các thiết bị động lực của cả hệ thống lò đốt. Công dụng của bộ điều
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 36
khiển tự động đối với lò đốt rác: điều khiển tự động quá trình đốt cháy nhiên liệu
của các đầu đốt theo quy trình công nghệ đề ra; điều khiển tự động các thông số kỹ
thuật cơ bản của lò đốt: nhiệt độ buồng đốt sơ cấp và thứ cấp; tiến hành các thao
tác điều khiển quá trình chạy lò, đảm bảo an toàn cho hệ thống khi làm việc.
Điều khiển tự động theo vị trí với các bước cơ bản sau: nhận tín hiệu đo tức
thời của thông số cần điều khiển nhờ các cảm biến. Bộ phận điều khiển so sánh với
giá trị đặt trước của đại lượng cần điều khiển với giá trị tức thời. Sau đó tác động
lên cơ quan điều chỉnh để đưa đại lượng cần điều khiển về giá trị đặt trước.
Để thuận tiện cho việc quan sát các hoạt động cấp rác và khói thải trên đỉnh
ống khói cần lắp thêm hệ thống camera, tạo điều kiện cho người vận hành nhận
biết nhanh và trực tiếp kết quả hoạt động của lò, từ đó có những điều chỉnh nhanh
chóng, thích hợp, đồng thời để người điều hành có thể theo dõi, ghi lại tình trạng
hoạt động lò thường xuyên, liên tục…
14. Hố tro
Tro thải của Lò đốt xả ra từ buồng đốt sơ cấp chiếm khoảng ≤10 % tổng khối
lượng rác đốt, sau khi đốt cháy kiệt ở nhiệt độ cao đã hoàn toàn triệt tiêu các chất
hữu cơ, các ion kim loại nặng…Phần còn lại sẽ thải ra ngoài thông qua hố tro nằm
dưới buồng đốt sơ cấp, số lượng tro thải nhiều hay ít phụ thuộc vào công suất rác
thải đã được xử lý ở buồng đốt sơ cấp. Chu kì được lặp đi lặp lại đảm bảo xả hết
lượng tro dư thừa ở buồng đốt sơ cấp.
15. Xử lý tro bùn và nước thải sau khi xử lý:
- Tro thải sau khi được xử lý ở nhiệt độ cao đã hoàn toàn triệt tiêu các chất hữu
cơ cùng vi trùng, vi khuẩn sẽ tiếp tục được đưa đi xử lý đóng rắn hay bê tông
hóa…
- Tro xỉ, tro bụi và bùn thải phát sinh từ lò đốt rác thải rắn nguy hại được phân
loại, đánh giá theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT.
- Trên Hình 2.4 trình bày sơ đồ công nghệ xử lý tro bụi từ xe tháo tro và cặn
lắng từ bể dung dịch tuần hoàn 10:
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 37
XI MĂNG PHỤ GIA CÁT
TRO PHỐI TRỘN GẠCH BLOCK
(5% KL RÁC ĐỐT)
LÒ ĐỐT RÁC KHÍ THẢI PHƠI KHÔ
Cặn, bùn
KHÍ SẠCH XỬ LÝ BỂ LẮNG NƯỚC SANG HỆ THỐNG
KHÍ THẢI TRUNG GIAN XỬ LÝ NƯỚC CHUNG
Hình 2.12: Sơ đồ quy trình xử lý tro và cặn bùn của Lò đốt rác LCN 500 kg/h
Dung dịch đã qua sử dụng nhiều lần được tháo qua bể xử lý nước chung của hệ
thống xử lý nước thải của nhà máy; cặn xả ra từ bể dung dịch được đốt lại trong lò
ở dạng lỏng, dạng rắn hoặc đem đi xử lý như ổn định - hóa rắn hay chôn lấp an
toàn.
Váng hay bọt bẩn trong bể dung dịch tuần hoàn 10 được hớt lên cùng với nước
chứa cặn có thể được pha trộn với rác khô để đem đi đốt lại trong lò vừa nhằm xử
lý triệt để vừa làm tăng độ ẩm để khống chế tốc độ nhiệt phân ban đầu của rác.
Phần nước thải phát sinh từ quá trình vận hành lò đốt, định kỳ được đưa qua hệ
thống xử lý nước chung của nhà máy để xử lý đạt chuẩn theo quy định tại QCVN
40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
II.3.Thiết bị kỹ thuật cho quy trình đốt chất thải
II.3.1. Thông số kỹ thuật
TT Thông số kỹ thuật Đơn vị Giá trị
1
Công suất thiêu hủy rác
kg/h 500
tấn/ngày 7
2 Nhiệt độ buồng đốt sơ cấp ○C ≥ 650
3 Nhiệt độ buồng đốt thứ cấp ○C ≥1.000
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 38
TT Thông số kỹ thuật Đơn vị Giá trị
Trường hợp thiêu đốt chất thải không nguy
hại
(chất thải thông thường)
Trường hợp thiêu đốt chất thải nguy hại
nhưng
không chứa các thành phần halogen hữu cơ
vượt
ngưỡng chất thải nguy hại ≥ 1.050
Trường hợp thiêu đốt chất thải nguy hại
chứa các
thành phần halogen hữu cơ vượt ngưỡng
chất thải
nguy hại ≥1.200
4 Thời gian lưu cháy giây ≥ 2
5 Cường độ rối Re - ≥7.000
6 Lượng oxy dư (đo tại điểm lấy mẫu) % 6÷15
7
Chiều cao ống khói m ≥ 20
8
Tiêu hao nhiên liệu - Khi đốt dầu DO
kg/kg rác 0,10  0,15(Nhiệt trị > 3.500 kcal/kg)
9
Công suất điện tiêu thụ (3 pha, 380V)
kW.h 4060
10 Lưu lượng khói thải N.m3
/h 9.00011.000
11 Nhiệt độ khói thải thoát ra môi trường ○C ≤ 180
12 Tốc độ khói thải m/s 2025
13 Nhiệt độ ngoài vỏ lò ○C ≤ 60
14
An toàn điện, điện trở nối đất đối với các bộ
phận Ω ≤ 4
kim loại có thể tiếp xúc trực tiếp với người
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 39
TT Thông số kỹ thuật Đơn vị Giá trị
≥7215
Khả năng hoạt động liên tục (mà vẫn đảm
bảo độ Giờ
bền cơ khí và các thông số kỹ thuật)
II.3.2. Quy trình vận hành lò đốt chất thải sinh hoạt
QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ ĐỐT RÁC LCN

Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 40
BƯỚC 1. CHUẨN BỊ
Cần chuẩn bị rác công nghiệp đúng yêu cầu thiết kế về Thành phần, Kích cỡ,
Độ ẩm; loại bỏ triệt để các vật liệu có thể gây cháy nổ, chất thải phóng xạ, chất thải
có tính chất ăn mòn hoặc có chứa thủy ngân, chì cadimi vượt ngưỡng chất thải
nguy hại theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT vào trong lò đốt; đặc biệt phải
qua tuyển từ tách thành phần rác nhiễm từ ra khỏi thành phần rác không nhiễm từ.
Tiến hành xả tro trong buồng đốt sơ cấp đem đi đóng rắn thành gạch Block
hoặc bê tông hay chôn lấp an toàn.
Kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị trong toàn hệ thống lò đốt rác:
Hệ thống điện; chất lượng và mực nước, dung dịch trong bể tuần hoàn, tình trạng
các thiết bị động lực và trang thiết bị phụ trợ.
Châm xút (hay soda) vào bể dung dịch tuần hoàn tới khi đạt độ pH = 8,0 † 9,0.
Chất thải có nhiệt trị nhỏ cần phải đươc phối trộn với chất thải hoặc phụ gia có
nhiệt trị lớn hơn để đảm bảo nhiệt trị trong khoảng 3.500†4.000kcal/kg, để đảm
bảo hoạt động và công suất của lò đốt.
Chất thải lỏng được phun trực tiếp vào các vùng đốt bằng vòi phun hoặc phối
trộn với chất thải rắn( tưới trực tiếp lên chất thải rắn) để nạp trực tiếp vào vùng đốt
sơ cấp.
BƯỚC 2. TRẠNG THÁI BAN ĐẦU
Mở: các van đường dung dịch, đường nước; van cấp khí tổng; công tắc tổng
trên tủ điện điều khiển.
Đóng: các cửa lò, cửa tháo tro; các van cấp khí vào buồng sơ cấp và thứ cấp.
BƯỚC 3. SẤY LÒ
Cần mở (đóng điện):

Vận hành bộ giải nhiệt: các quạt giải nhiệt, bơm nước giải nhiệt.
Hệ xử lý khí thải: Tháp lọc bụi thô, tháp hấp thụ, bơm sục khí bể tuần hoàn
Quạt hút tổng….và các thiết bị phụ trợ khác
Hệ đầu đốt: các đầu đốt sơ cấp và thứ cấp.
Tiến hành sấy lò:

Sấy nóng tất cả các vùng đốt. Chỉ được nạp một số loại chất thải không nguy
hại có nhiệt trị lớn (như chất thải sinh khối) để sấy nóng vùng đốt sơ cấp lên trên
300 oC, và vùng đốt thứ cấp trên 800 oC.
BƯỚC 4: ĐỐT RÁC
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 41
Mở: quạt cấp khí ghi trên, cấp khí thứ cấp
Mở cửa chính: nạp chất thải có nhiệt trị nhỏ vào lò
Duy trì nhiệt độ cháy rác trong buồng đốt trong khoảng 500○C bằng cách điều
chỉnh lượng rác cấp và van cấp khí sơ cấp.
Khi vùng đốt thứ cấp lên trên 1.000○C thì nạp chất thải đã phối trộn vào lò 1
cách liên tục và đều đặn bằng xe xúc lật kết hợp bằng tay.
Khoảng 15~30 phút khi mẻ rác trước gần kiệt thì tiếp tục cấp mẻ rác mới vào
lò để duy trì công suất đốt.
Lưu ý khi mở cửa cấp rác:

Tắt quạt cấp khí sơ cấp (trên ghi)
Tăng áp suất âm bằng cách chỉnh biến tần (38†50Hz)
Mở cửa nạp rác vừa đủ để cấp rác – tránh mở cửa quá lớn; không mở các cửa
còn lại khi đang mở cửa cấp rác.
Cấp rác xong người vận hành còn lại phải đóng cửa ngay, mở lại quạt cấp khí
trên ghi, giảm biến tần lại mức hoạt động ổn định (khoảng 40Hz)
Duy trì nhiệt độ cháy ở buồng đốt sơ cấp trong khoảng 600†800○C bằng cách
điều chỉnh lượng rác cấp và cấp khí sơ cấp .
Trong trường hợp nhiệt độ buồng đốt sơ cấp lên cao đột ngột (> 950○C) thì
chạy hệ thống hạ nhiệt độ lò trong khoảng 15†20 giây, sau đó tắt hệ thống.
Chú ý:

Rác công nghiệp chứa thành phần nguy hại nên phải chạy mỏ đốt thứ cấp và
duy trì ở nhiệt độ trên 1.000○C.
Điều chỉnh quạt hút tổng và chế độ mở các cửa để buồng lò luôn ở trạng thái
áp suất âm: không phà khói ra ngoài lò.
Điều chỉnh chế độ cấp khí sơ cấp theo chế độ nhiệt phân của rác trong lò để
không phát sinh khói đen trên miệng ống khói.
Chế độ ổn định, Lò đốt rác LCN 500 đạt công suất đốt rác khoảng 500 kg/h.
BƯỚC 5. GIAI ĐOẠN DỪNG LÒ
Khoảng sau 60 phút sau đợt cấp rác đốt cuối vào lò, tiến hành dừng lò:
Mở quạt cấp khí dưới ghi, đảo trộn chất thải còn lại trong vùng đốt sơ cấp đến
khi chất thải cháy hoàn toàn. Ngừng cấp nhiên liệu vào vùng đốt sơ cấp sau khi
chất thải đã cháy hoàn toàn (không còn dấu hiệu cháy).
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 42
Tắt (ngắt điện):
Các đầu đốt sơ cấp: sau khi rác đã cháy hoàn toàn
Các đầu đốt thứ cấp: sau khi không còn khói trong vùng đốt sơ cấp và không
còn khí thải qua ống khói.
Các quạt cấp khí sơ cấp và thứ cấp
Tắt bộ giải nhiệt: các quạt giải nhiệt, bơm nước giải nhiệt…
+ Hệ thống xử lý khí thải: tháp hấp thụ, bơm sục bể tuần hoàn
Tắt quạt hút tổng và công tắc tổng tủ điều khiển, cầu dao tổng tủ điện lưới và
các thiết bị phụ trợ khác….
Làm vệ sinh khu vực quanh lò và ghi nhật ký vận hành lò.
Chờ cho rác trong lò cháy kiệt, ngừng toàn bộ hoạt động của hệ thống lò đốt
khi nhiệt độ vùng sơ cấp dưới 300○C để đảm bảo an toàn khi tắt lò, đóng cửa
xưởng trước khi các nhân viên vận hành lò ra khỏi xưởng
CHÚ Ý KHI VẬN HÀNH LÒ:
Trước khi vận hành lò đốt phải đọc kỹ QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÕ ĐỐTvà
bảngHƯỚNG DẪN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG/SỰ CỐ.
Chất thải trước khi nạp vào lò phải được kiểm soát không ảnh hưởng đến việc
vận hành bình thường của lò đốt, tránh nạp các chất thải không có khả năng xử lý
bằng lò đốt. Phải chuẩn bị đủ lượng chất thải để đảm bảo mỗi lần vận hành lò đốt
chất thải công nghiệp không dưới 24 giờ liên tục.
Trong quá trình vận hành lò không được phép thiêu đốt: chất thải phóng xạ,
chất thải dễ nổ, chất thải có tính chất ăn mòn hoặc có chứa thủy ngân, chì, cadimi
vượt ngưỡng chất thải nguy hại. Chỉ được thiêu đốt chất thải có chứa thành phần
halogen hữu cơ vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định tại QCVN
07:2009/BTNMT.
Chất thải rắn được cấp nạp vào lò phải có kích thước phù hợp để được thiêu
đốt nhanh chóng, đặc biệt các chất thải ở dạng khối đặc, liền ở thể rắn phải đảm
bảo có độ dày tối thiểu tại 1 chiều bất kỳ không quá 10 cm. Các chất thải nguy hại
được phối trộn với nhau hoặc phối trộn với các chất thải không nguy hại hoặc phụ
gia phù hợp để tạo dòng chất thải ổn định, trừ trường hợp các chất thải phối trộn có
phản ứng hóa học với nhau gây nguy hiểm hoặc tạo ra thành phần mới khó xử lý.
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 43
Chất thải bết dính, có độ xốp thấp hoặc khó bắt cháy phải được phối trộn thêm
chất thải, phụ gia phù hợp như: mùn cưa, vỏ trấu… để giảm tính bết dính, tăng độ
xốp và khả năng bắt cháy. Các chất thải có độ ẩm cao như bùn thải phải được làm
giảm độ ẩm hoặc phối trộn với chất thải, phụ gia dạng khô. Chất thải ở thể lỏng
được phun trực tiếp vào các vùng đốt bằng vòi phun riêng hoặc phối trộn với chất
thải, phụ gia ở thể rắn khô để nạp vào vùng đốt sơ cấp.
Chất thải có nhiệt trị nhỏ cần được phối trộn hoặc được đốt cùng với chất chất
thải, phụ gia có nhiệt trị lớn hơn để đảm bảo nhiệt trị (thấp) trong khoảng 2.800-
4.000 kcal/kg nhằm đảm bảo tiết kiệm nhiên liệu cũng như hoạt động và công suất
bình thường của lò đốt rác công nghiệp.
Trong quá trình đốt rác, khi nhiệt độ buồng đốt sơ cấp đột ngột tăng quá cao
trên 800○C (do chứa nhiều chất dễ cháy bùng, có nhiệt trị cao…) thì phải giảm tốc
độ cấp rác hay pha trộn thêm rác công nghiệp có độ ẩm cao, kể cả phun nước vào
rác để hạ nhanh nhiệt độ lò để tránh gây ra sự cố quá nhiệt…
Trong quá trình vận hành lò, độ pH của dung dịch hấp thụ được đo và điều
khiển tự động. Dung dịch xút từ bồn chứa được châm thêm vào bể tuần hoàn để
đảm bảo độ pH của dung dịch luôn ổn định ở giá trị khoảng 7,5 † 8,5.
Trong quá trình đốt rác, khi lượng tro trong xe tro đã chứa đầy, cần mở cửa và
kéo xe tro ra để đưa tro sang khu vục làm nguội và chờ đóng rắn.
Khi một trong những thiết bị trong hệ thống xử lý khí thải (như: bộ giải nhiệt;
tháp hấp thụ hay các bơm dung dịch, quạt giải nhiệt, quạt hút tổng…) bị trục trặc
kỹ thuật thì phải ngưng ngay toàn bộ hệ thống lò, mở van By-pass trên ống thoát
khói thẳng để khí thải thoát trực tiếp ra môi trường.
Sau đó cần báo cáo ngay cho cán bộ kỹ thuật có trách nhiệm để ra phương án
xử lý. Đến khi khắc phục xong sự cố kỹ thuật trên thì phải chạy tiếp hệ thống xử lý
khí thải và đóng van By-pass để buộc khói thải qua hệ thống xử lý.
An toàn lao động:
Tuyệt đối tuân thủ những điều đã nêu trong Hướng dẫn vận hành.
Bảo đảm an toàn cháy, nổ khu vực lò làm việc.
Công nhân làm việc phải trang bị bảo hộ lao động: găng tay, khẩu trang, kính,
quần áo và nón bảo hộ…
Không được đóng điện hay bật công tắc, nút nhấn trên tủ điện khi có người
xuống khu vực hầm lò và khi đang kiểm tra hệ thống ghi lò.
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 44
Không được chui vô buồng lò: tránh hiện tượng gây lún sụt thể xây tường và
vòm lò.
Định kỳ sau khoảng 168 giờ hoạt động đốt rác liên tục, các thiết bị của hệ
thống lò đốt rác cần phải được kiểm tra, bảo dưỡng hay thay thế (nếu cần) để đảm
bảo cho thiết bị hoạt động hiệu quả, an toàn và lâu bền.
II.4.Quy trình công nghệ tái chế cao su phế liệu
Sơ đồ Công nghệ nhiệt phân cao su công suất 10 tấn nguyên liệu/lò
Một số bộ phận chính của dây truyền nhiệt phân cao su:
1/ Lò nhiệt phân, kích thước 2.6mx6.6m ( khối lượng: 10 tấn nguyen liệu đầu vào)
cấu tạo thép chịu nhiệt mác Q345R
2/ Bình xúc tác hay bình bẫy khí
3/ Bình ngưng tụ dầu nặng cấp 1
4/ Bình phân tách dầu nặng (cấp chống cháy ngược lần 1)
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 45
5&6/ Bình ngưng tụ dầu nhẹ
7&8/ Téc chứa dầu
9/ Bình hút chân không (hút ô xy trong lò) tạo chân không.
11 & 12/ Bình ngưng tụ và phân tách khí gas
13/ Bình tạo khí gas ( cấp chống cháy ngược lần 2)
15, 16 & 17/ bình dập bụi và phun nước dập bụi ống khói.
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 46
Sơ đồ công nghệ tái chế
Nguyên liệu chính đã được phân loại bao gồm lốp cao su, ba via đế giày, túi
bóng, nhựa… được đưa vào hệ lò quay bằng hệ thống máy ép thủy lực: sau khi nạp
đầy nguyên liệu lò được nhiệt phân được đóng nắp kín (nắp lò được làm kín bằng
t-rết chì và xiết chặt bằng bu lông:
Nhiệt độ phân đoạn 1: Nhiệt độ từ 40-150 0C trong khoảng thời gian 3-4 giờ
bằng củi, khi đạt được nhiệt độ này một số cao su mỏng được tan chảy, dòng khí
được đi qua các cấp ngưng tụ và khí gas sinh ra sẽ được đưa vào lò cấp nhiệt tiếp
cho lò.
Nhiệt độ phân đoạn 2: Nhiệt độ từ 150-350 0C trong khoảng thời gian này
kéo dài 5-6 giờ để tận thu dầu đốt công FO-R.
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 47
Nhiệt độ phân đoạn 3: Đưa nhiệt độ lò đến nhiệt độ 380-400 0C ở giai đoạn
này là giai đoạn vắt kiệt khí dầu từ cao su sau đó hạ xuống nhiệt độ 50 0C, thời
gian giai trong giai đoạn này 3-5 giờ.
Nguyên liệu được nhiệt phân (Cracking nhiệt) ở nhiệt độ của từng phân đoạn
1, 2, 3 của hệ thống lò quay liên tục trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 12 giờ.
Sau quá trình nhiệt phân sẽ tận thu được các sản phẩm là dầu đốt công nghiệp
FO-R, sắt tanh ta long và than cacbon đen.
Sau khi để nguội, để đưa than các bon đen ra khỏi lò nhiệt phân sẽ tiến hành
bơm nước vào trong lò qua đường van ở nắp lò, cho lò quay 15’ để tro được trộn
đều. Sau đó tiến hành mở nắp để đưa tro ra ngoài lò, toàn bộ lượng tro được dẫn
vào 01 bể chứa với cách này thì nhằm tránh bụi bay ra ngoài môi trường.
Khí gas, dầu bay hơi:
Khí cao su bay hơi được đưa vào hệ thống ngưng tụ 3 cấp và thu được dầu đốt
công nghiệp FO-R. Tại đây dầu sẽ được ổn định chất lượng bằng phương pháp
lắng tự nhiên trên téc chứa.
Khí gas sinh ra qua quá trình ngương tụ khí dầu sẽ được dung quay trở lại đốt
lò, lượng khí gas dung không hết sẽ được dẫn tới 02 vị trí đốt:
+/ đốt tại buồng đốt dầu DO/khí và đốt tiêu tại buồng đốt khí gas thừa, tại
buồng đốt khí gas thừa có lắp hệ thống đốt cháy 2 cấp bằng sứ có tấm hóa chất
nhằm đốt triệt tiêu hết lượng khí gas. Với quy trình đốt này khí gas sẽ đốt cháy
hoàn toàn không gây ô nhiễm ra ngoài môi trường.
+/ Dẫn tới buồng đốt thứ cấp của lò đốt rác sinh hoạt với phương pháp đốt
liên hiệp như vậy rác sinh hoạt sẽ được đốt kiệt mà không cần phải sấy khô. Hơn
nữa toàn bộ lượng khí gas thừa trong quá trình nhiệt phân cao su sẽ được đốt triệt
để.
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 48
CHƯƠNG IV: CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng.
Dự án đầu tư với hình thức thuê đất theo đúng quy định hiện hành. Sau khi
được chấp thuận chủ trương đầu tư, chúng tôi sẽ tiến hành thực hiện các bước về
đất theo quy định.
II. Các phương án xây dựng công trình.
STT Nội dung ĐVT Số lượng
I Xây dựng 27.000
1 Móng trạm cân m² 2.592
2 Nhà bảo vệ m² 16
3 Xưởng lò đốt rác sinh hoạt m² 300
4 Kho chứa nhiên liệu m² 2.000
5 Xưởng tái chế lốp, đế cao su, nhựa phế thải m² 3.000
6 Bể chứa nước m² 798
7 Khu vực rửa xe m² 360
8 Cây xanh cách ly, cây xanh cảnh quan m² 11.670
9 Đất giao thông m² 5.264
10 Kho bãi tập kết rác m² 1.000
11 Hệ thống cấp thoát nước tổng thể HT 1
12 Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1
II Thiết bị
1 Lò đốt máy 1
2 Lò nhiệt phân cao su máy 8
3 Máy cán nghiền máy 1
4 Máy xúc chiếc 1
5 Máy ủi chiếc 1
6 Xe tải 10t vận chuyển nội khu chiếc 1
7 Thiết bị văn phòng bộ 1
8 Thiết bị khác bộ 1
Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt
III. Phương án tổ chức nhân sự thực hiện.
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai thực hiện và thành lập bộ phận điều
hành hoạt động của dự án theo mô hình sau:
Phương án nhân sự dự kiến:
TT Chức danh
Số
lượng
Lương
cơ bản
Tổng
lương
tháng
Chi phí
BHXH,
BHYT
(tháng)
Tổng
lương
năm
Chi phí
BHXH,
BHYT
(năm)
1 Giám đốc 1 20.000 20.000 4.300 240.000 51.600
2 Quản lý 2 12.000 24.000 5.160 288.000 61.920
3 Trợ lý 2 9.000 18.000 3.870 216.000 46.440
4 Công nhân 30 7.000 210.000 45.150 2.520.000 541.800
TỔNG 35 272.000 58.480 3.264.000 701.760
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án.
- Tháng 1 năm 2020 đến tháng 4 năm 2020 : Hoàn thành việc lập dự án và xin
chủ trương đầu tư.
- Từ tháng 5 năm 2020: Tiến hành triển khai dự án.
Trong đó:
Giám đốc điều hành
P Giám đốc PTSX P Giám đốc PTTC
Phòng kỹ
thuật
Phòng vật
tư
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Phòng
TCHC
Phòng tài
vụ
Phòng bảo
vệ
Phân xưởng sản
xuất
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Vũng Tàu | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Vũng Tàu | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Vũng Tàu | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Vũng Tàu | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Vũng Tàu | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Vũng Tàu | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Vũng Tàu | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Vũng Tàu | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Vũng Tàu | duanviet.com.vn | 0918755356

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Was ist angesagt? (20)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
 
Luận văn: Tổng hợp cảm ứng cellulase ở một số chủng Bacillus
Luận văn: Tổng hợp cảm ứng cellulase ở một số chủng BacillusLuận văn: Tổng hợp cảm ứng cellulase ở một số chủng Bacillus
Luận văn: Tổng hợp cảm ứng cellulase ở một số chủng Bacillus
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂYDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
 
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAYĐề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
 
tài liệu cơ sở thiết kế nhà máy
tài liệu cơ sở thiết kế nhà máytài liệu cơ sở thiết kế nhà máy
tài liệu cơ sở thiết kế nhà máy
 
Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
 Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356 Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
 
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát khí thải công nghiệp [PDF]
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát khí thải công nghiệp [PDF]Sổ tay hướng dẫn kiểm soát khí thải công nghiệp [PDF]
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát khí thải công nghiệp [PDF]
 
Dự án trồng rau hữu cơ 0918755356
Dự án trồng rau hữu cơ 0918755356Dự án trồng rau hữu cơ 0918755356
Dự án trồng rau hữu cơ 0918755356
 
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynel
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynelDự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynel
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynel
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆTDỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT
 
Khu xử lý rác thải sinh hoạt - công nghiệp - nguy hại tỉnh Thái Bình 0903034381
Khu xử lý rác thải sinh hoạt - công nghiệp - nguy hại tỉnh Thái Bình 0903034381Khu xử lý rác thải sinh hoạt - công nghiệp - nguy hại tỉnh Thái Bình 0903034381
Khu xử lý rác thải sinh hoạt - công nghiệp - nguy hại tỉnh Thái Bình 0903034381
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdf
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdfNghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdf
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdf
 
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất nước tinh khiết
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất nước tinh khiếtDự án đầu tư nhà máy sản xuất nước tinh khiết
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất nước tinh khiết
 
Tư vấn dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hùng hậu long an
Tư vấn dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hùng hậu long anTư vấn dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hùng hậu long an
Tư vấn dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hùng hậu long an
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨMDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
 

Ähnlich wie Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Vũng Tàu | duanviet.com.vn | 0918755356

Ähnlich wie Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Vũng Tàu | duanviet.com.vn | 0918755356 (20)

Thuyết minh dự án Kho bãi than và nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung Hậ...
Thuyết minh dự án Kho bãi than và nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung Hậ...Thuyết minh dự án Kho bãi than và nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung Hậ...
Thuyết minh dự án Kho bãi than và nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung Hậ...
 
Dự án trang trại gà 0918755356
Dự án trang trại gà 0918755356Dự án trang trại gà 0918755356
Dự án trang trại gà 0918755356
 
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
 
Thuyết minh dự án đầu tư Xưởng chế biến mùn thực vật tỉnh Thanh Hóa | duanvie...
Thuyết minh dự án đầu tư Xưởng chế biến mùn thực vật tỉnh Thanh Hóa | duanvie...Thuyết minh dự án đầu tư Xưởng chế biến mùn thực vật tỉnh Thanh Hóa | duanvie...
Thuyết minh dự án đầu tư Xưởng chế biến mùn thực vật tỉnh Thanh Hóa | duanvie...
 
0918755356 Du an gach khong nung
0918755356 Du an gach khong nung 0918755356 Du an gach khong nung
0918755356 Du an gach khong nung
 
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất gạch không nung tỉnh Đồng Nai | lapduan...
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất gạch không nung tỉnh Đồng Nai | lapduan...Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất gạch không nung tỉnh Đồng Nai | lapduan...
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất gạch không nung tỉnh Đồng Nai | lapduan...
 
Dự án Trồng rau má hữu cơ tại Thanh Hóa | lapduandautu.vn - 0903034381 - 0936...
Dự án Trồng rau má hữu cơ tại Thanh Hóa | lapduandautu.vn - 0903034381 - 0936...Dự án Trồng rau má hữu cơ tại Thanh Hóa | lapduandautu.vn - 0903034381 - 0936...
Dự án Trồng rau má hữu cơ tại Thanh Hóa | lapduandautu.vn - 0903034381 - 0936...
 
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...
 
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...
 
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh - CTY Thông Đỏ - www.duanviet.co...
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh - CTY Thông Đỏ - www.duanviet.co...Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh - CTY Thông Đỏ - www.duanviet.co...
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh - CTY Thông Đỏ - www.duanviet.co...
 
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CNC KẾT HỢP ĐIỆN MẶT TRỜI
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CNC KẾT HỢP ĐIỆN MẶT TRỜIDỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CNC KẾT HỢP ĐIỆN MẶT TRỜI
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CNC KẾT HỢP ĐIỆN MẶT TRỜI
 
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất gạch không nung Khánh Tâm | duanviet.co...
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất gạch không nung Khánh Tâm | duanviet.co...Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất gạch không nung Khánh Tâm | duanviet.co...
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất gạch không nung Khánh Tâm | duanviet.co...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất Phân bón tỉnh Vĩnh Phúc | duanviet.com.vn ...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất Phân bón tỉnh Vĩnh Phúc | duanviet.com.vn ...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất Phân bón tỉnh Vĩnh Phúc | duanviet.com.vn ...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất Phân bón tỉnh Vĩnh Phúc | duanviet.com.vn ...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nông nghiệp CNC Nhàu và Đinh Lăng tại An Giang | dua...
Thuyết minh dự án đầu tư Nông nghiệp CNC Nhàu và Đinh Lăng tại An Giang | dua...Thuyết minh dự án đầu tư Nông nghiệp CNC Nhàu và Đinh Lăng tại An Giang | dua...
Thuyết minh dự án đầu tư Nông nghiệp CNC Nhàu và Đinh Lăng tại An Giang | dua...
 
Dự án kinh tế trang trại tổng hợp tỉnh Phú Yên | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án kinh tế trang trại tổng hợp tỉnh Phú Yên | duanviet.com.vn | 0918755356Dự án kinh tế trang trại tổng hợp tỉnh Phú Yên | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án kinh tế trang trại tổng hợp tỉnh Phú Yên | duanviet.com.vn | 0918755356
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Sản xuất than hoa bằng công nghệ nhiệt phân tỉnh Sơn...
Thuyết minh dự án đầu tư Sản xuất than hoa bằng công nghệ nhiệt phân tỉnh Sơn...Thuyết minh dự án đầu tư Sản xuất than hoa bằng công nghệ nhiệt phân tỉnh Sơn...
Thuyết minh dự án đầu tư Sản xuất than hoa bằng công nghệ nhiệt phân tỉnh Sơn...
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng- www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng- www.duanviet.com.vn 0918755356
 

Mehr von Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt

Mehr von Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt (20)

Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồngThuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆUTHUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
 
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VATDU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂYDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
 
DU AN GACH KHONG NUNG
DU AN GACH KHONG NUNGDU AN GACH KHONG NUNG
DU AN GACH KHONG NUNG
 
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệpdự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
 
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
 
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
 
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
 
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
 
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh tháiDự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
 
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
 
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
 
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
 
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
 
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
 

Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Vũng Tàu | duanviet.com.vn | 0918755356

  • 1. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---------    ---------- BÁO CÁO CÔNG NGHỆ NHÀ MÁY ĐỐT RÁC SINH HOẠT VÀ TÁI CHẾ CAO SU PHẾ THẢI Chủ đầu tư: Địa điểm: Khu xử lý rác thải tập trung Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu --- Tháng 10 năm 2019 ----
  • 2. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---------    ---------- BÁO CÁO CÔNG NGHỆ NHÀ MÁY ĐỐT RÁC SINH HOẠT VÀ TÁI CHẾ CAO SU PHẾ THẢI CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT Giám đốc
  • 3. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 3 MỤC LỤC CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 5 I. Giới thiệu về chủ đầu tư.......................................................................... 5 II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. ................................................................. 5 III. Sự cần thiết xây dựng dự án................................................................ 5 IV. Đánh giá thuận lợi và khó khăn .......................................................... 6 IV.1.Thuận lợi................................................................................................ 6 IV.2. Khó khăn............................................................................................... 6 IV.3.Lợi ích của dự án mang lại.................................................................... 6 V. Các căn cứ pháp lý. ................................................................................ 7 VI. Mục tiêu dự án. ..................................................................................... 8 VI.1. Mục tiêu chung. .................................................................................... 8 VI.2. Mục tiêu cụ thể. .................................................................................... 8 CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN.................. 10 I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ............................. 10 I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.............................................. 10 1. Vị trí giới hạn khu vực :................................................................... 10 2. Điều kiện tự nhiên và khí hậu:......................................................... 10 3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:............................................................ 11 4. Hiện trạng hạ tầng xã hội:................................................................ 12 I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án................................................... 12 II. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.................................. 15 II.1. Địa điểm xây dựng............................................................................... 15 II.2. Hình thức đầu tư.................................................................................. 16 III. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.. 16 III.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. ........................................................ 16 III.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. 16
  • 4. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 4 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ............... 18 I. Phân tích qui mô đầu tư........................................................................ 18 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. ........................ 18 II.1. Các tiêu chí lựa chọn phương án công nghệ cho nhà máy đốt rác thải sinh hoạt ...................................................................................................... 18 II.2. Lựa chọn công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt...................................... 20 II.3.Thiết bị kỹ thuật cho quy trình đốt chất thải ........................................ 37 II.4.Quy trình công nghệ tái chế cao su phế liệu........................................ 44 CHƯƠNG IV: CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .......................... 48 I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng...................................................................................................................... 48 II. Các phương án xây dựng công trình.................................................. 48 III. Phương án tổ chức nhân sự thực hiện.............................................. 49 IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án.49 CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG. 51 I. Đánh giá tác động môi trường.............................................................. 51 I.1. Giới thiệu chung.................................................................................... 51 I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.................................... 51 I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án................................ 51 II. Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm và các chất gây ô nhiễm........ 52 II.1 Nguồn gây ra ô nhiễm .......................................................................... 52 II.2.Mức độ ảnh hưởng tới môi trường ....................................................... 54 II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường ... 54 III. Kết luận ............................................................................................... 57
  • 5. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 5 CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU I. Giới thiệu về chủ đầu tư. Chủ đầu tư : Mã số thuế Đại diện pháp luật: Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ trụ sở: II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. Tên dự án: Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Địa điểm xây dựng: Khu xử lý rác thải tập trung Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự án. III. Sự cần thiết xây dựng dự án. Hiện nay, thế giới phải đối mặt với nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường cần giải quyết. Tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề và khu kinh tế cũng đang có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu do nhiều địa phương, cơ sở sản xuất chưa quan tâm tới vấn đề môi trường, chưa thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như chưa xây dựng các khu xử lý chất thải, nước thải tập trung… Đáng chú ý nhất là vấn đề ô nhiễm do rác thải rắn, rác thải sinh hoạt và chất thải ở các làng nghề, bệnh viện, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ… Công nghệ xử lý và lưu trữ chất thải hiện tại vẫn còn tụt hậu so với nhu cầu của đất nước, các bãi rác bắt đầu đe dọa đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Phương pháp xử lý chất thải rắn phổ biến nhất vẫn là chôn lấp, do chi phí tương đối thấp, đầu tư ban đầu thấp và có khả năng xử lý hầu hết các loại chất thải rắn. Tuy nhiên, số lượng chất thải ngày càng tăng, tình trạng quản lý lỏng lẻo và bỏ qua các quy trình kỹ thuật đang nhanh chóng khiến cho phương pháp này trở nên không bên vững. Ước tính mỗi năm thải ra môi trường 400.000 tấn cao su phế liệu, trong khi đó các cơ quan tái chế cao su không nhiều, hoạt động thủ công gây ô nhiễm môi trường Từ thực tế trên, để góp phần thực hiện chương trình bảo vệ môi trường, công ty chúng tôi đã phối hợp cùng công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và xây dựng dự án tiền khả thi “Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải” tại Khu xử lý rác thải tập trung Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh
  • 6. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 6 Bà Rịa-Vũng Tàu nhằm phát bảo vệ môi trường của địa phương đồng thời đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. IV. Đánh giá thuận lợi và khó khăn IV.1.Thuận lợi Hiện nay, khối lượng chất thải công nghiệp phát sinh từ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là rất lớn, đồng thời là một vấn đề quản lý chất thải rắn có tính rất cấp bách, trong khi đó số lượng các doanh nghiệp hoạt động xử lý chất thải công nghiệp tuy đã có nhưng vẫn còn ít và còn mỏng theo địa bàn. Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên được quy hoạch là khu xử lý chất thải tập trung của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tạo thuận lợi về mặt chủ trương ban đầu khi Công ty tiến hành xây dựng nhà máy. Quỹ đất của Khu xử lý vẫn còn và hiện đang trong quá trình bàn giao 5,7ha đất cho Công ty để tiến hành xây dựng. Nhà nước đã ban hành các chính sách ưu đãi hỗ trợ cho các hoạt động quản lý chất thải rắn, qua đó Công ty Môi trường ANZ-VINA sẽ có những thuận lợi hơn trong kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy, cũng như có thể chủ động hơn trong kế hoạch kinh doanh phát triển sản xuất. Dự án đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân, các cấp chính quyền huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cũng như Ban quản lý Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên. Công ty Môi trường ANZ-VINA có sự hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia làm việc tại các Trung tâm, Viện, Trường về lĩnh vực xử lý chất thải công nghiệp (CTCN). IV.2. Khó khăn Thị trường cạnh tranh các loại CTCN cao dẫn đến khối lượng CTCN đầu vào xử lý không ổn định, nên việc đầu tư tích lũy vào công nghệ xử lý cần phải có lộ trình thời gian phù hợp và chưa thể cùng một lúc đầu tư hết toàn bộ công nghệ để xử lý tất cả các loại chất thải công nghiệp được. IV.3.Lợi ích của dự án mang lại Khi dự ánđi vào hoạt động sẽ mang lại những lợi ích sau: Tăng khả năng xử lý chất thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu góp phần gìn giữ và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh và các vùng phụ cận. Khi dự án xây dựng nhà máy xử lý CTCN đi vào hoạt động sẽ góp phần giải quyết số lượng lớn CTCN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Bên cạnh đó, sẽ thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Bà Rịa - Vũng Tàu đầu tư. Đem lại lợi ích kinh tế cho địa phương.
  • 7. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 7 Đồng thời, dự án mang ý nghĩa bảo vệ môi trường, xã hội rất lớn. Giúp giảm bớt diện tích đất chôn lấp chất thải từ quá trình chôn lấp chất thải và tro thải sau quá trình đốt. Thay vì tro thải sau đốt sẽ đem đi chôn lấp toàn bộ thì một phần tro sẽ được hóa rắn thành sản phẩm theo yêu cầu khách hàng và phục vụ cho các ngành công nông nghiệp khác như (lót sàn, nền nhà máy, cột betong giá đỡ …). Đối với nước thải, các cơ sở công nghiệp quy mô nhỏ có phát sinh nước thải công nghiệp trong quá trình sản xuất. Thay vì xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại cơ sở sẽ rất tốn kém nên phải chọn phương án kết hợp với đơn vị xử lý tập trung để giảm chi phí xử lý môi trường. Quá trình xử lý nước thải công nghiệp sẽ vận hành đảm bảo đúng tiêu chuẩn xả thải cho phép của khu vực, góp phần giải quyết một phần khó khăn của doanh nghiệp về môi trường và hạn chế việc xả thẳng nước thải chưa xử lý ra ngoài sông ngòi, kênh rạch, dự án vừa góp phần bảo vệ môi trường vừa mang lại lợi ích kinh tế cho công ty. Nhìn chung, lợi ích kinh tế mạng lại cho địa phương và cho công ty là rất lớn khi dự án đi vào hoạt động. Dự án sẽ đem lại lợi nhuận từ hai phía: từ nguồn xử lý chất thải công nghiệp và lợi nhuận từ việc kinh doanh các sản phẩm tái chế, tái sinh sau công đoạn xử lý. Mặt khác, dự án còn góp phần giải quyết một lượng lớn CTCN đang còn tồn đọng hiện nay và góp phần vào công tác chung tay bảo vệ môi trường cho tương lai. V. Các căn cứ pháp lý. Nam thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015; Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2013 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014; Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ; Thông tư số 03/2016/TT-BKHCN ngày 30/03/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ về "Quy định hồ sơ, nội dung và quy trình, thủ tục thẩm định cơ sở khoa học của chương trình phát triển kinh tế - xã hội, thẩm định công nghệ của dự án đầu tư". Thông tư số 18/2012/TT-BKHCN ngày 02/10/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về "Hướng dẫn tiêu chí và quy trình xác định công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, Danh mục công nghệ cấm chuyển giao".
  • 8. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 8 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, và kế hoạch bảo vệ môi trường; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn và phế liệu; Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại; VI. Mục tiêu dự án. VI.1. Mục tiêu chung. - Xây dựng, hoàn chỉnh mạng lưới các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải rắn cho các khu công nghiệp và các điểm dân cư nông thôn theo hướng tăng cường tái chế các loại chất thải rắn, hạn chế chôn lấp, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường. - Góp phần vào sự thành công trong việc xây dựng phát triển hệ thống xử lý rác thải của tỉnh và tái chế cao su phế thải của tỉnh. - Góp phần xóa đói giảm nghèo; giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương. VI.2. Mục tiêu cụ thể. Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp với quy mô, công suất như sau: + Đốt xử lý 7-12 tấn rác thải sinh hoạt/ngày. + Tái chế cao su phế liệu, nhựa phế liệu 60-80 tấn/ngày. Theo đó, rác công nghiệp sẽ được phân loại thu hồi, tái chế cao su phế liệu, đốt tiêu huỷ.
  • 9. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 9
  • 10. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 10 CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. 1. Vị trí giới hạn khu vực : Vị trí khu vực quy hoạch Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên thuộc xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu . Vị trí và ranh giới như sau: - Phía Bắc giáp: Đất của dân; - Phía Đông giáp : Xã Châu Pha; - Phía Tây giáp: Đường Hội Bài – Tóc Tiên – Châu Pha; - Phía Nam giáp: Đất của dân; Tổng diện tích khu đất lập quy hoạch có diện tích khoảng 137,6 ha, trong đó diện tích khu đất hiện trạng khoảng 115 ha, diện tích phần mở rộng khoảng 22,6 ha. 2. Điều kiện tự nhiên và khí hậu: 2.1. Điều kiện tự nhiên: - Địa hình: địa hình dốc từ Tây sang Đông, với độ cao so với mực nước biển thấp nhất khoảng 28m, cao nhất khoảng 50m. - Địa chất: đất tại khu quy hoạch là đất cát, cát xám. - Thực vật: chủ yếu là các loại cây tự nhiên hoang dã, các loại cây nông nghiệp
  • 11. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 11 gồm cây lâu năm (cây bạch đàn), cây hàng năm (cây đậu, cây mì). - Địa vật: hiện tại trên khu đất dự kiến quy hoạch có các công trình xây dựng của các dự án đã hoàn thành và đang hoạt động như nhà máy xử lý rác thải nguy hại Sao Việt, Hà Lộc, Đại Nam. - Thủy văn : hiện tại trong khu đất quy hoạch có dòng suối tự nhiên nhỏ chảy qua, dòng suối này có lượng nước phụ thuộc vào mùa mưa và mùa khô trong năm, tuy nhiên đây là dòng suối cung cấp nước chủ yếu cho hệ thực vật trong khu vực quy hoạch. 2.2. Khí hậu: - Xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của Đại Dương, - Nhiệt độ không khí trung bình 27 0 C. Số giờ nắng cao từ 2.370 giờ đến 2.850 giờ được phân phối đồng đều cho các tháng. - Độ ẩm trung bình của không khí 85%. - Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối trung bình 28,4%. - Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 mm, phân bố không đều theo thời gian, tạo thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. - Gió Chướng xuất hiện vào mùa khô, gió Tây và gió Tây Nam xuất hiện từ khoảng tháng 5 đến tháng 10. - Nhận xét chung : khí hậu Tân Thành như vậy sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến các công trình xây dựng nằm trong khu vực, vì vậy cần nghiên cứu các phương án thoát nước mưa, các phương án bảo vệ công trình xây dựng tránh mưa hắt, nắng gắt. 3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật: 3.1.Giao thông: - Có 2 tuyến đường nhựa chính bề rộng mặt đường từ 8-10m - 3 tuyến đường phụ trải nhựa, bề rộng mặt đường từ 5-8m, nền đường cao hơn nên đất hiện trạng trung bình 3m. 3.2.Điện: - Trên trục đường Hội Bài - Tóc Tiên đã có tuyến đường dây trung thế 22kV đi nổi chạy qua. - Hiện tại trong khu quy hoạch đã có 2 tuyến đường dây trung thế 22kV đi nổi và 1 tuyến đường dây trung thế 22kV đi ngầm chạy qua. - Đã có 1 vài tuyến đường dây hạ thế cấp tới 1 số công trình hiện hữu. - Hệ thống đường dây chiếu sáng đã được đầu tư trên một vài trục đường chính. 3.3.Cấp nước: - Hiện trạng đã có hệ thống cấp nước cung cấp cho các nhà máy xử lý rác hiện hữu dẫn từ tuyến ống cấp nước D168 trên đường hội bài tóc tiên.
  • 12. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 12 3.4.Thoát nước thải: - Hiện trạng chưa có hệ thống thoát nước thải chung. Các nhà máy tự xử lý nước thải và đem đi tưới cây. 3.5.Thoát nước mưa: - Hệ thống thoát nước mưa ở các tuyến hiện hữu được đầu tư tương đối hoàn chỉnh. Nước mưa được thoát ra suối ngoài khu quy hoạch bằng cống btct D300mm-D1500mm. 3.6.Thông tin liên lạc: - Hiện tại trên trục đường Hội Bài - Tóc Tiên đã có tuyến đường dây thông tin liên lạc chạy qua. Về cơ bản trong khu quy hoạch chưa được đầu tư hoàn thiện. 4. Hiện trạng hạ tầng xã hội: - Hiện trạng về dân số: trên khu đất không có dân cư sinh sống - Hiện trạng về sử dụng đất: đất nông nghiệp trồng cây lâu năm (cây bạch đàn), đất trồng cây hàng năm (đất trồng mì, đất trồng đậu), đất giao thông. - Hiện trạng về công trình xây dựng: một số nhà máy xử lý chất thải đã hoạt động. I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án. Nông nghiệp Với 80,7% diện tích đất nông, lâm nghiệp trong đó diện đất tốt và trung bình chiếm 61,5% nên Phú Mỹ có thế mạnh trong việc phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, đặc biệt là cây dài ngày như: cao su, nhăn, cà phê, tiêu. Diện tích đất lâm nghiệp của Phú Mỹ khoảng 14.757 ha, chiếm khoảng 42% tổng diện tích đất có rừng toàn tỉnh. Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu với diện tích 11.290 ha là khu rừng nguyên sinh có giá trị lớn mà thiên nhiên ban tặng cho Bà Rịa – Vũng Tàu. Hội tụ tại đây là những động vật, thực vật quư và hiếm của cả khu vực Đông Nam bộ. Diện tích trồng cây dài ngày và ngắn ngày của Phú Mỹ xếp thứ hai toàn tỉnh, chỉ sau Châu Đức, trong đó tiêu khoảng 1.310 ha; cà phê 2583 ha; điều 1.815 ha; cao su 9.180 ha; nhăn 2.786 ha... Diện tích cây ngắn ngày chiếm số lượng lớn với 3.658 ha bắp; 1.010 ha rau; 2.339 ha đậu; 3.034 ha ḿ; 1.022 ha đậu phộng... Chăn nuôi tại Phú Mỹ khá phát triển dựa trên diện tích đất rừng, đất vườn rộng và trù phú. Hiện đàn trâu, bò toàn huyện là hơn 7.000 con; đàn heo khoảng 32.000 con; gia cầm 240 ngàn con... Huyện và tỉnh đang có kế hoạch phát triển mạnh đàn bò, heo, gà, kể cả bò sữa, trong mỗi hộ gia đình theo hướng chăn nuôi và trồng trọt nhỏ. Một số nông dân của huyện đă được đầu tư đi học các lớp khuyến
  • 13. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 13 nông ở nước ngoài để tích lũy thêm tay nghề, kinh nghiệm và vốn khoa học kỹ thuật. Ngư nghiệp Ngư nghiệp phát triển khá mạnh với tổng số 647 ghe thuyền đánh bắt có tổng công suất 15 ngàn CV, sản lượng khai thác hàng năm 7.000 tấn hải sản các loại. Diện tích nuôi trồng thủy sản là 550 ha. Riêng diện tích nuôi tôm ở Phước Thuận đă là 200 ha. Vùng phát triển thủy sản của Phú Mỹ tập trung ở Bến Cát, cửa sông Ray, Phước Thuận. Cảng cá Phước Thuận sẽ được đầu tư xây dựng lại và hoàn thiện khu dân cư làng cá Bến Cát để phát triển nghề đánh bật hải sản. Du lịch sinh thái Với bờ biển dài khoảng 31 km, phần lớn là băi cát có độ dốc thoải từ 3 – 80 Phú Mỹ đang là vùng đất đầy tiềm năng về du lịch sinh thái. Băi biển Hồ Tràm dài 3 km, băi biển Hồ Cốc 5 km, tiếp giáp ngay rừng nguyên sinh quốc gia, nước trong xanh, ấm áp quanh năm, đang thu hút du khách các nơi về nghỉ dưỡng, tắm biển. Bên cạnh đó, suối nước nóng Bình Châu đă nổi tiếng cả nước từ lâu với nhiệt độ cao nhất lên đến 820C và nhiều chất khoáng chữa bệnh đang được xây dựng lại thành một khu nghỉ dưỡng với quy mô lớn, tiện nghi nhưng gắn liền với thiên nhiên hoang dă. Đầu tư cho Phú Mỹ nhằm khai thác các tiềm năng là một hướng mới của lănh đạo tỉnh từ năm 2018. Dân số: Dân số huyện Phú Mỹ năm 2016: 143.576 người, có 13 đơn vị hành chính gồm 12 xã (Phước Thuận, Phước Tân, Phú Mỹ, Bông Trang, Bàu Lâm, Hòa Bình, Hòa Hưng, Hòa Hiệp, Hoà Hội, Bưng Riềng, Tân Lâm, Bình Châu) và 1 thị trấn (Phước Bửu). I.3. Phân tích đặc điểm các loại chất thải hiện nay đang phát sinh trên địa bàn tỉnh Căn cứ tính chất vật lý, hóa học của các loại chất thải chúng ta có thể phận loại chất thải theo các tiêu chí sau: Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp;
  • 14. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 14 Chất thải rắn nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người; Chất thải y tế: là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường; Chất thải y tế nguy hại: là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn; Các hướng lựa chọn phương pháp xử lý chất thải theo đặc tính và thành phần chất thải tương ứng bao gồm: I.3.1.Những chất thải không nên đốt Các chất thải có thể thu hồi để tái sử dụng, tái chế như: phế liệu thải ra từ quá trình sản xuất, các thiết bị điện, điện tử dân dụng và công nghiệp, các phương tiện giao thông, các sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng đã hết hạn sử dụng, gỗ, bao bì bằng giấy, kim loại, thuỷ tinh, hoặc chất dẻo khác; Các thành phần chất thải hữu cơ có thể phân huỷ sinh học sau phân loại của chất thải rắn đô thị như: các loại thực vật, lá cây, rau, thực phẩm dư thì nên được xử lý bằng phương pháp sinh học với nhiều mục đích khác nhau ví dụ chế biến phân hữu cơ sinh, thu hồi khí biogas hoặc chôn lấp hợp vệ sinh; Các sản phẩm tiêu dùng chứa các thành phần hoá chất độc hại như pin, ắc quy thì nên áp dụng công nghệ chôn lấp chất thải rắn nguy hại. I.3.2.Những chất thải rắn không được đốt Chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng hoặc từ công tác đào đất, nạo vét lớp đất mặt như gạch, ngói, vữa, bê tông, vật liệu kết dính quá hạn sử dụng, bùn đất hữu cơ. Mặt khác chúng còn có thể được tái chế hoặc tái sử dụng làm vật liệu san lấp cho các công trình xây dựng; Các chất thải có tính ôxy hoá mạnh, ăn mòn, dễ gây nổ như: bình đựng ôxy, CO2, bình ga, bình khí dung, dung dịch HCl, HNO3, pin, ắc qui, amiăng; Chất thải có chứa thành phần các kim loại nặng như: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin,
  • 15. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 15 ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị); Các chất thải có thành phần phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị tại các bệnh viện, từ các cơ sở nghiên cứu khoa học và từ các nhà máy, khu công nghiệp. I.3.3.Những chất thải nên đốt Chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp không nguy hại có chứa các thành phần hữu cơ như giấy, gỗ, vải, da, cao su thải, lốp xe thải, nhựa thải, sinh khối, thức ăn gia súc không phân loại được triệt để cho mục đích tận dụng, tái sinh tái chế; Chất thải y tế nguy hại như: Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng, các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người, bào thai và xác động vật thí nghiệm, bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm; Chất thải nguy hại hữu cơ bao gồm các thành phần hydrocarbon, dầu thải, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ, dung môi đã qua sử dụng, sơn thải và dung môi; Bùn cặn từ công nghiệp lọc dầu, hóa chất, sản xuất giấy, từ xưởng in, từ quá trình xử lý nước thải, đất nhiễm bẩn; Nhựa đường chua, đất sét, than hoạt tính đã qua sử dụng; Chất thải nhiễm khuẩn hoặc các loại hóa chất độc hại; Chất thải có chứa halogen như: dầu máy biến thế nhiễm PCB, CFC, clorophenol; Ngày nay, có rất nhiều biện pháp xử lý khác nhau được áp dụng để trong các hoạt động xử lý chất thải như: thu hồi để tái sử dụng, tái chế, chôn lấp hợp vệ sinh, chế biến phân hữu cơ, chế biến biogas, ổn định đóng rắn, đốt. Tuỳ theo đặc tính và thành phần của từng loại chất thải mà ta áp dụng phương pháp xử lý phù hợp nhất để tăng giá trị kinh tế cho chất thải, giảm thiểu tối đa lượng chất thải đem đốt cũng như giảm thiểu sự hình thành và phát thải . II. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. II.1. Địa điểm xây dựng. Dự án đầu tư “Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải” được thực hiện tại Khu xử lý rác thải tập trung Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
  • 16. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 16 II.2. Hình thức đầu tư. Dự án đầu tư theo hình thức xây dựng mới. III. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. III.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất của dự án TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ (%) 1 Móng trạm cân & nhà bảo vệ 400 1,48 2 Nhà văn phòng & nhà ở công nhân, nhà ăn… 1.500 5,56 3 Xưởng nhiệt tái chế cao su & kho chứa NVL 9.000 33,33 4 Xưởng tập kết rác và lò đốt rác sinh hoạt 2.500 9,26 5 Kho, Xưởng tái chế khác 5.000 18,52 6 Hồ nước điều hòa 1.000 3,7 7 Khu vực rửa xe 300 1,11 8 Cây xanh cách ly, cây xanh cảnh quan 4.000 14,81 9 Đất giao thông 3.300 12,23 Tổng cộng 27.000 100 III.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.  Nguyên liệu. Nguyên liệu của Nhà máy là các loại chất thải từ các khu công nghiệp, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.  Nhiên liệu xử lý rác thải Các loại nhiên liệu được sử dụng bao gồm: + Xăng, dầu, gas. + Điện năng cung cấp cho hoạt động của toàn khu xử lý rác. Các vật tư đầu vào như: vậy xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.  Tái chế cao su phế liệu
  • 17. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 17 Nguyên vật liệu đầu vào của dự án là Vỏ, ruột lốp ô tô, xe máy đã qua sử dụng, ba via đế giày, nhựa nylon tận thu trong rác sinh hoạt. Nguyên liệu trên đã được phân loại tận thu trong rác sinh hoạt, và thu mua trên địa bàn tỉnh Bà rịa Vũng tàu và các tỉnh lân cận. Dự án sử dụng củi đốt nhằm gia nhiệt lúc ban đầu, khi có khi gas thì thôi dung củi. Khối lượng củi tiêu hoa tùy thuộc vào loại nguyen vật liệu đưa vào lò nhiệt phân, trung bình mỗi lò nhiệt phân dùng khoảng 1,5-2 tấn củi. Các móc thiết bị được mua, chuyển giao 100% công nghệ nước ngoài. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động dồi dào tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án.
  • 18. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 18 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. Phân tích qui mô đầu tư. Bảng tổng hợp danh mục đầu tư của dự án TT Nội dung Diện tích (m²) 1 Móng trạm cân & nhà bảo vệ 400 2 Nhà văn phòng & nhà ở công nhân, nhà ăn… 1.500 3 Xưởng nhiệt tái chế cao su & kho chứa NVL 9.000 4 Xưởng tập kết rác và lò đốt rác sinh hoạt 2.500 5 Kho, Xưởng tái chế khác 5.000 6 Hồ nước điều hòa 1.000 7 Khu vực rửa xe 300 8 Cây xanh cách ly, cây xanh cảnh quan 4.000 9 Đất giao thông 3.300 Tổng cộng 27.000 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. II.1. Các tiêu chí lựa chọn phương án công nghệ cho nhà máy đốt rác thải sinh hoạt Phương án lựa chọn công nghệ cho nà máy xử lý chất thải công nghiệp ANZ- VINA cần phải đáp ứng các yêu cầu như sau: Tiêu chí 1: Công nghệ xử lý phải đảm bảo tính khả thi về mặt môi trường: Không phát sinh ra các chất thải thứ cấp gây ô nhiễm tác động tiêu cực đến môi trường. Không gây ra các tác hại lâu dài về mặt gen và di truyền học. Tiêu chí 2: Công nghệ xử lý phải đảm bảo tính khả thi về chất lượng sản phẩm: Sản phẩm tạo ra sạch hoặc có chứa chất ô nhiễm dưới ngưỡng cho phép.
  • 19. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 19 Sản phẩm tạo ra được thị trường chấp nhận. Đa số các sản phẩm của Dự án chưa phải là sản phẩm tiêu dùng, chủ yếu là nguyên liệu đầu vào cho các quá chính sảnxuất chế biến mới cho ra sản phẩm tiêu dùng. Ví dụ: các sản phẩm của Dự án như nhựa, dung môi,... có thành phần chất ô nhiễm dưới ngưỡng theo các quy định, nhưng chưa thể sử dụng như một sản phẩm tiêu dùng, mà được sử dụng như một nguyên liệu cho các nhà máy chế biến khác. Do những nguyên liệu này không có những tiêu chuẩn cụ thể, nên tiêu chí “được thị trường chấp nhận” là tiêu chí tiên quyết. Tiêu chí 3: Công nghệ xử lý phải đảm bảo tính khả thi về mặt kỹ thuật: Công nghệ xử lý được chọn phải đảm bảo tính thích hợp và chắc chắn với diễn biến thành phần và tính chất của chất thải, trong bất kỳ điều kiện khí hậu, thời tiết nào của khu vực. Điều kiện cơ sở hạ tầng tại chỗ (mặt bằng, cấp điện, cấp nước, tiêu thoát nước, giao thông, thông tin liên lạc, phòng cháy chữa cháy…) phải đáp ứng các yêu cầu liên quan đến việc thi công, xây dựng và vận hành của thiết bị. Công nghệ xử lý phải đảm bảo khả năng cung cấp, bảo dưỡng và sửa chữa các trang thiết bị kèm theo. Cán bộ công nhân viên quản lý và vận chuyển khu xử lý rác phải làm chủ được công nghệ. Các sản phẩm đầu ra của công nghệ xử lý phải đảm bảo một số chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản và không gây tác hại với môi trường và sức khỏe cộng đồng khi dùng chúng. Phải có đầy đủ các giải pháp kỹ thuật và công nghệ thay thế khi cần thiết (để đối phó với những tình huống bất trắc có thể xảy ra, đặc biệt là đối với các khía cạnh môi trường liên quan). Tiêu chí 4: Công nghệ xử lý được chọn phải đảm bảo tính khả thi về mặt kinh tế: Chi phí đầu tư và vận hành hệ thống xử lý chất thải ở mức có thể chấp nhận được. Tiêu chí 5: Công nghệ xử lý được chọn phải đảm bảo tính khả thi về mặt xã hội: Không tạo ra các sức ép nặng nề về mặt tâm lý của dân chúng địa phương và của các cơ quan ban ngành hữu quan. Công nghệ xử lý phải đảm bảo an toàn và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, tác hại đối với sức khỏe của những người trực tiếp vận hành hệ thống xử lý.
  • 20. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 20 Những yêu cầu kèm theo của công nghệ xử lý phải đơn giản và không vượt quá khả năng làm chủ công nghệ của địa phương. Theo đó, các công nghệ được lựa chọn của dự án được thể hiện trong chương này đều phải đảm bảo 5 tiêu chí đã nêu. II.2. Lựa chọn công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt II.2.1.Công nghệ lò đốt thiêu hủy rác công nghiệp, y tế, sinh hoạt. II.2.1.1.Các kiểu lò đốt CTCN hiện có trên thi trường. Lò đốt nhiều buồng đốt (Multiple-Chamber Incinerators). Lò đốt nhiều buồng đốt (2 ÷ 3 buồng đốt) là kiểu lò được cải tiến từ lò đốt một buồng đốt. Trong đó, buồng lò thứ nhất dùng để đốt chất thải, các buồng lò còn lại dùng để đốt lần hai (hoặc lần ba) các sản phẩm cháy hình thành từ buồng đốt thứ nhất có nhiên liệu bổ trợ. Nhờ đốt từ 2 đến 3 cấp nên hiệu quả phân hủy nhiệt cao hơn lò đốt đơn. Khí thải nhờ vậy cũng được cải thiện chất lượng đáng kể. Tuy nhiên, quá trình đốt không có sự kiểm soát không khí từ buồng đốt thứ nhất (thường là quá trình đốt dư khí) nên không kiểm soát được quá trình cháy. Vì vậy, nồng độ các chất ô nhiễm biến thiên rất lớn trong một mẻ đốt và thường rất cao khi mới nạp rác vào lò. Kiểu lò này ngày nay thường chỉ áp dụng để đốt các chất thải không nguy hại có nguồn gốc từ nông nghiệp như cành cây, lá cây.
  • 21. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 21 Hình 2.1: Lò đốt nhiều buồng đốt 1. Cấp khí dưới ghi; 2. Cửa nạp rác; 3. Cấp khí trên ghi; 4. Ghi lò; 5. Buồng đốt sơ cấp; 6. Cấp khí thứ cấp; 7. Béc đốt bổ trợ 8. Buồng đốt thứ cấp 9. Van khói 10. Ống khói 11.Cửa tháo tro 12. Cửa vệ sinh  Lò đốt kiểu hố đốt hở (Open-Pit Incinerators)  Đây là kiểu lò được thiết kế để đốt các chất thải có tính dễ cháy nổ. Đó là các chất dễ tạo ra một vụ nổ hoặc giải phóng một nhiệt lượng lớn. Khi tính toán để xử lý một loại chất thải bằng phương pháp đốt phải tính đến khả năng nổ nếu quá trình đốt nó giải phóng một nhiệt lượng tới 6.197.000 kcal/giờ trên 01 mét chiều dài lò. 10 4 5 6 7 8 9 3 2 1 11 11 12 12 12
  • 22. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 22 Ống phun Cổng Vòi khí thoát khí làm Bệ nạp liệu GHI CHÚ: o - Công suất danh nghĩa: Khoảng trống - 6.197*103 kcal/h trên 1 m chiều dài lò không khí Tường bảo 2,4 - Quạt Động cơ quạt vệ Cung cấp khí làm nguội 2 Hình 2.2: Lò đốt kiểu hố đốt hở Khác với các kiểu lò đốt khác, lò đốt kiểu hố đốt hở kiểm soát quá trình cháy bằng cách kiểm soát không khí trên ngọn lửa. Phía trên miệng lò có gắn các ống thổi khí đường kính từ 50 đến 70mm để thổi khí với hệ số không khí dư tới 200- 300%, cột áp tới 280 mmH2O và lưu lượng tới 80 m3/ph trên 1 mét chiều dài lò. Lò đốt có thể được xây dựng nổi hoặc đơn giản chỉ là một hố chìm trên mặt đất. Cửa nạp liệu ở phía đối diện với họng thổi khí. Hiệu quả đốt của kiểu lò này phù hợp với một số loại chất thải, tuy nhiên, quá trình cháy không kiểm soát được và thường phát sinh nhiều bụi mà chưa có một kỹ thuật nào có thể thu gom xử lý được. Vì vậy, việc áp dụng loại lò đốt này để đốt một loại chất thải nào đó phải có ý kiến và sự chấp thuận của cơ quan quản lý môi trường địa phương.
  • 23. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 23 Lò đốt nhiều tầng (Multiple-Hearth Incinerators) Ống thoát khí Van điều chỉnh khí Cửa nạp chất thải Ống thoát khí Vùng Cánh khuấy ở mỗi tầng Hồi lưu Vùng khí nóng Vùng làm Bộ phận truyền động Thả Quạt làm mát Hình 2.3: Lò đốt nhiều tầng Kiểu lò này được nghiên cứu và phát triển để đốt các chất thải dạng bùn. Loại chất thải này không thể đem đốt trong các loại lò đốt thông thường do độ ẩm cao, nhiệt trở lớn. Kết cấu một lò đốt nhiều tầng như hình 2.3. Lò có dạng hình trụ đứng, bên trong có nhiều tầng, mỗi tầng có cánh khuấy để khuấy trộn bùn và gạt bùn. Bùn thải cho vào từ phía trên vào tầng thứ nhất được cánh khuấy gạt xuống tầng thứ hai và cứ như thế cho đến tầng cuối cùng. Trong quá trình đi xuống, bùn được đi qua các vùng sấy, vùng đốt, vùng làm nguội và tháo tro. Vùng đốt có béc đốt bổ trợ.
  • 24. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 24 Không khí làm mát được thổi vào ống trung tâm của lò đốt, một phần khí nóng được hồi lưu để cung cấp cho quá trình cháy nhằm tận dụng nhiệt. Lò đốt nhiệt phân có kiểm soát không khí (Pirolysis and Controlled Air Incinerators) Nhiệt phân là quá trình chuyển hóa chất rắn thành chất khí nhờ nhiệt mà quá trình không cần sử dụng đến ô xy hoặc sử dụng rất ít ô xy (đốt thiếu khí). Tận dụng nguyên lý này vào lò đốt chất thải nguy hại nhằm nâng cao hiệu quả phân hủy. Sơ đồ công nghệ một lò đốt nhiệt phân như sau : Hình 2.5: Lò đốt nhiệt phân tĩnh 2 cấp Các lò đốt nhiệt phân thường có 02 buồng đốt: buồng thứ nhất gọi là buồng đốt sơ cấp (Primary Chamber) là buồng nhiệt phân dùng để chuyển hóa chất rắn thành chất khí (còn gọi là quá trình khí hóa) ở đều kiện đốt thiếu ôxy; buồng thứ hai gọi là buồng đốt thứ cấp (Secondary Chamber) dùng để đốt cháy hoàn toàn sản phẩm khí hóa hình thành từ buồng sơ cấp ở điều kiện nhiệt độ cao (có thể trên 1000oC) trong điều kiện dư ôxy (không khí dư tối thiểu 6%). Nhờ quá trình đốt được kiểm soát chặt chẽ lượng ôxy cấp vào 02 buồng đốt nên khống chế được quá trình cháy đảm bảo độ phân hủy nhiệt cao. Người ta có 1050-1200 o C 400-900o C Béc đốt thứ cấp Cấp khí thứ cấp Béc đốt sơ cấp Buồng đốt thứ cấp Buồng đốt sơ cấp Cấp khí sơ cấp
  • 25. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 25 thể điều chỉnh một cách dễ dàng tốc độ phân hủy trong buồng sơ cấp để phù hợp với điều kiện làm việc của buồng thứ cấp thông qua 02 yếu tố nhiệt độ buồng đốt và lượng ôxy dư. Buồng đốt thứ cấp phải đảm bảo 03 yếu tố: nhiệt độ làm việc, thời gian lưu cháy và độ xáo trộn. Thời gian lưu cháy phụ thuộc vào thể tích buồng đốt thứ cấp và tốc độ phân hủy từ buồng sơ cấp. Thời gian lưu cháy trong buồng thứ cấp khi đốt chất thải, tùy thuộc vào mức độ nguy hại của chất thải mà có yêu cầu về nhiệt độ và thời gian lưu khác nhau. Đối với chất thải thông thường, yêu cầu thời gian lưu phải đạt được từ 1- 2 giây ở điều kiện nhiệt độ buồng đốt thứ cấp từ 850 - 1000oC. Ưu điểm: Quá trình nhiệt phân xảy ra ở nhiệt độ thấp (so với các công nghệ đốt khác). Do vậy, làm tăng tuổi thọ của vật liệu chịu lửa, giảm chi phí bảo trì. Kiểm soát được chế độ nhiệt phân sẽ tiết kiệm được nhiên liệu vì buồng nhiệt phân chính là nguồn cung cấp khí gas (nhiên liệu bổ sung cho buồng thứ cấp). Quá trình nhiệt phân không đòi hỏi sự xáo trộn cao nên sẽ giảm được lượng bụi phát sinh. Thông thường, bụi trong khí thải < 200mg/m3, trong nhiều trường hợp không cần trang bị thiết bị xử lý bụi. Quá trình nhiệt phân có thể kiểm soát được nhờ bản chất thu nhiệt của nó. CTR hoặc lỏng bị đồng thể hóa chuyển vào dòng khí có nhiệt lượng cao nhờ quá trình nhiệt phân có kiểm soát. Các cấu tử có thể thu hồi được tập trung trong bã rắn hoặc nhựa để thu hồi. Thể tích chất thải giảm đáng kể. Các chất hữu cơ bay hơi có giá trị kinh tế có thể được ngưng tụ để thu hồi (thu hồi nhiên liệu lỏng). Phần hơi không ngưng tụ, cháy được coi như nguồn cung cấp năng lượng. Vận hành và bảo trì phù hợp với điều kiện Việt Nam. Các chất hữu cơ và các chất độc hại như dioxyn, furans, PCB cháy hoàn toàn. Nhược điểm: Một số thành phần trong chất thải lúc nạp liệu để đốt có thể bị giữ lại bởi bã thải (nhựa đường, than cốc...), tro cũng cần được chôn lấp an toàn.
  • 26. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 26 Chất thải có phản ứng thu nhiệt không nên đốt trong lò nhiệt phân. Bản chất của quá trình đốt thiếu khí là rất ít xáo trộn chất thải (kể cả khi nạp liệu). Vì vậy, những loại vật liệu yêu cầu có sự xáo trộn khi đốt để có hiệu quả như cacbon dạng bột, hoặc bùn nhão không thể áp dụng công nghệ đốt thiếu khí. Thời gian đốt lâu hơn so với công nghệ đốt lò quay. Tháo tro gián đoạn nên thường chỉ phù hợp với các quy mô vừa và nhỏ. Vận hành và điều chỉnh quá trình đốt trong lò đốt nhiệt phân tương đối phức tạp và đòi hỏi công nhân phải có tay nghề cao. Lò đốt thùng quay (Rotary Kiln Incinerators) Khác với các kỹ thuật đốt trên, lò đốt thùng quay có buồng đốt sơ cấp là một tang quay có độ dốc từ 2% đến 4% để vận chuyển liên tục vật liệu từ phía nạp liệu về phía tháo tro. Nhờ quá trình nạp liệu liên tục và nhờ sự xáo trộn vật liệu khi di chuyển trong lò quay nên năng suất khí hóa của kiểu lò này cao hơn các loại lò khác. Khi di chuyển trong lò quay, vật liệu lần lượt qua các vùng sấy, gia nhiệt, khí hóa và đốt cháy hoàn toàn thành tro. Tro rơi xuống khay chứa tro rồi được đưa ra ngoài định kỳ hoặc liên tục nhờ xích tải tháo tro. Sơ đồ công nghệ một lò đốt thùng quay như sau Khí thải
  • 27. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 27 Hình 2.6: Lò đốt thùng quay 1. Cầu trục nâng rác; 2. Phễu nhận rác; 3. Buồng đốt thùng quay 4. Buồng đốt thứ cấp; 5. Béc đốt thứ cấp; 6. Nồi hơi; 7. Băng tải tro 8. Thùng chứa tro Trong hệ thống lò đốt thùng quay, buồng đốt thứ cấp cũng là một lò đốt tĩnh và yêu cầu thỏa mãn 03 điều kiện: nhiệt độ đốt (trên 1000oC), thời gian lưu (1-2 giây) và dư ôxy. Lò đốt thùng quay phù hợp với nhiều quy mô: nhỏ, vừa và lớn. Ở các lò quy mô lớn người ta thường tận dụng nhiệt sau lò thứ cấp để sản xuất hơi nước phục vụ các nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp hoặc sản xuất điện năng. Ưu điểm Đốt được nhiều loại chất thải: chất thải rắn thông thường, bùn thải và cả chất thải dạng bột mịn rất khó đốt trong lò đốt tĩnh Có thể đốt riêng chất lỏng và chất rắn hoặc đốt kết hợp Không bị nghẹt gi lò (vỉ lò) do quá trình nấu chảy Có thể nạp chất thải ở dạng thùng hoặc khối Linh động trong cơ cấu nạp liệu Cung cấp khả năng xáo trộn chất thải và không khí cao Lấy tro liên tục mà không ảnh hưởng đến quá trình cháy Kiểm soát được thời gian lưu của chất thải lỏng trong thiết bị Có thể nạp chất thải trực tiếp mà không cần phải xử lý sơ bộ gia nhiệt chất thải Có thể vận hành ở nhiệt độ trên 1400oC. Nhược điểm Lôi cuốn các hạt, phân tử vào trong dòng khí gas, thành phần tro trong khí thải cao Gia công lò khó Chi phí đầu tư cao
  • 28. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 28 Vận hành phức tạp Yêu cầu lượng khí dư lớn do thất thoát qua các khớp nối Tổn thất nhiệt đáng kể trong tro thải Chất thải vô cơ có thể kết xỉ gây khó khăn cho công tác bảo trì, bảo dưỡng thùng quay. Hệ thống đốt tập trung công suất lớn (Cetral-station Disposal) Hệ thống đốt chất thải tập trung thường là các lò đốt 02 cấp với kiểu ghi xích, ghi vỉ ống lăn hoặc ghi lật để vận chuyển liên tục chất thải từ cửa nạp liệu đến cửa tháo tro. Đây là loại lò phù hợp với các quy mô lớn với năng suất đốt từ 1tấn/giờ đến 10 tấn/giờ. Người ta có thể lắp đặt nhiều mô-đun song song với nhau để đảm bảo năng suất đốt lên tới 35 tấn/giờ. Ở các nước phát triển thường lắp đặt các hệ thống đốt này để đốt rác sinh hoạt đô thị và thường được tận dụng nhiệt để sản xuất điện năng. Hình 2.7: Hệ thống đốt chất thải tập trung 1. Xe chở rác; 2. Hố rác; 3.Buồng điều khiển cầu . 4. Cầu trục nâng rác; 5. Buồng đốt; 6.Nồi hơi; 7. Tiết kiệm nhiệt; 8.Lọc bụi tĩnh điện; 9.Quạt hút khói thải; 10. Tháp xử lý khí (ướt); 11. Ống khói; 12. Hố chứa tro; 13. Cần trục cẩu tro 14. Máy éptro 15. Quạt cấp khí lò
  • 29. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 29 16. Bình ngưng hơi cao 17.Tuoc-binmáy phát 18. Bình ngưng hơi thấp áp áp điện II.2.1.2.Lựa chọn lò đốt rác thải công nghiệp,y tế, sinh hoạt. Qua xem xét đánh giá các ưu điểm và nhược điểm của 7 kiểu lò đốt rác vừa nêu trên, xét theo các tiêu chí đưa ra Công ty CP môi trường ANZ-VINA lựa chọn công nghệ lò đốt đa cấp theo phương pháp nạp chất thải đã phân loại, phối trộn liên tục và tự động , đảm bảo giảm chi phí nhận công vận hành trong ca làm việc. Chất thải được nạp liên tục không gián đoạn. Rác thải đầu vào đã được sấy, phối trộn nhằm đảm bảo nhiệt của lò, tiết kiệm chi phí nhiên liệu và đẩm bảo đầu ra được đốt triệt để các thành phần chất thải nguy hại. Dự án đầu tư 01 lò đốt chất thải công suất 500kg/giờ. Các hệ thống lò đốt chất thải được sử dụng để xử lý tiêu hủy các loại chất thải công nghiệp thông thường và nguy hại, chất thải y tế ở cả 3 dạng rắn, lỏng, bùn không có giá trị tái chế hoặc tái sử dụng được, có khả năng cháy bằng phương pháp đốt hai cấp ở nhiệt độ cao. HỆ THỐNG LÒ ĐỐT LCN 500 KG/H Công suất: 500 kg/giờ, hoạt động liên tục 24 giờ/ngày. Nguyên liệu và sản phẩm: Nguyên liệu đưa vào Hệ thống lò đốt rác là rác sinh hoạt,công nghiệp sau khi được phân loại, tách lọc các thành phần có thể tái chế làm nguyên liệu đầu vào cho các nghành sản xuất như kim loại, nhựa …... Hệ thống lò đốt rác sinh ra tro lò đốt và khí thải. Tro lò đốt đạt QCVN 07:2009/BTNMT được đóng rắn và chôn lấp an toàn, còn khí thải được xử lý đạt QCVN 30:2010/BTNMT. Điều kiện cho bên nhận chuyển giao: Lò đốt cần một khoảng không gian có diện tích: 300m2 Về nhân lực: Nhân lực về chuyên môn: 1 kỹ sư/cử nhân môi trường. Nhân lực quản lý: 01 quản lý chung, công nhân: 3 người/1 ca, lò đốt làm việc 2 ca/ngày Thuyết minh công nghệ hệ thống lò đốt: Hệ thống Lò đốt rác công nghiệp LCN 500 kg/h bao gồm các bộ phận chức năng chính được thể hiện trên sơ đồ nguyên lý
  • 30. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 30 1. Xe xúc lật cấp rác 8. Tháp hấp thụ 2. Băng tải rác tự động 9. Tháp Nano biến bụi lọc khói/POT carbon/tháp tách ẩm 3. Buồng đốt sơ cấp 10. Bể dung dịch tuần hoàn 4. Buồng đốt thứ cấp 11. Quạt hút tổng 5. Buồng đốt thứ cấp nối dài 12.Ống khói chính 6. Tháp giải nhiệt đứng 13.Bộ điều khiển tự động 7. Tháp lọc bụi thô 14.Hố tro Khí 500 14 13 WT 8 A 12 B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 11 C Cặn 14 Cấp khi Khí giải nhiệt 13 LÒ ĐỐT RÁC CÔNG NGHIỆP LCN HỆ XỬ LÝ KHÍ CƠ HỌC
  • 31. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 31 Nguyên lý hoạt động: Lò đốt công nghiệp hoạt động dựa vào chính nguồn nhiệt toả ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu. Hoặc là nhiệt tạo ra từ các vật liệu được gia công nhiệt hoặc điện năng biến đổi thành nhiệt năng. Lò đốt công nghiệp được thiết kế để đốt cả chất thải rắn và chất thải lỏng. Nhất là các loại chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại bao gồm: bao bì thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, dung môi, chất thải nhiễm dầu… thải ra trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa hàng ngày thải ra phải được thu gom và xử lý an toàn. Các chất thải nguy hại này được tập kết, qua các công đoạn phân loại và xử lý sơ bộ (phơi, đóng bánh, tách cặn), sau đó được vô bao (giấy hay nilông) với kích thước phù hợp với miệng nạp liệu để thuận tiện cho việc cấp liệu qua cửa lò, tránh rơi vãi gây ô nhiễm. Chất thải lỏng (dung dịch thải, hóa chất, dung môi) được chứa trong bồn kín, sau khi lọc cặn và tách ẩm: phần chất lỏng được phun vào đốt trong lò qua thiết bị phun, phần cặn bã được đốt dưới dạng chất thải rắn cùng với rác đốt. Xe xúc lật 1 và phểu thu rác R Rác công nghiệp đã được phân loại và tách ẩm để cấp nạp Lò đốt LCN 500 kg/h bằng phương tiện cơ giới là xe xúc lật chuyên dụng 1 hoạt động liên tục. Xe xúc lật đưa rác vào phểu thu rác R ở dưới đất, sau đó phểu thu làm nhiệm vụ hành trình thu rác đổ vào băng tải rác tự động, hành trình này được lặp đi lặp lại theo
  • 32. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 32 từng chu kì và phụ thuộc vào công suất của lò đốt trong quá trình nhiệt phân. Để đạt được chu kỳ nhiệt phân rác tối ưu trong lò, cần đảm bảo phân phối đều lượng rác cấp vào Lò đốt theo công suất định mức là 500 kg rác/h. Phễu cấp rác tự động 2 Rác thải được băng tải rác tự động tải lên phểu cấp rác sẽ cấp rác vào buồng đốt sơ cấp. Phểu cấp rác làm nhiệm vụ chuyển hoá rác từ ngoài vào trong lò bằng các ben thuỷ lực ra vào theo chu kì làm việc được lập trình tự động hoá(Automation.). Lò đốt rác công nghiệp LCN 500kg/h gồm có 2 buồng đốt: Sơ cấp và Thứ cấp Buồng đốt sơ cấp 3: Nhiệm vụ: là nơi tiếp nhận rác công nghiệp nguy hại liên tục từ các cửa cấp rác theo mẻ - tiến hành nhiệt phân rác thành thể khí - đốt cháy kiệt cốc (carbon rắn) còn lại sau quá trình nhiệt phân và các chất hữu cơ còn sót lại trong tro. Buồng đốt sơ cấp 3 được gia nhiệt bằng mỏ đốt dầu diesel (DO) nhằm bổ sung Dưới tác dụng của nhiệt, diễn ra các quá trình phân hủy nhiệt các chất thải rắn và lỏng thành thể khí, trải qua các giai đoạn: bốc hơi nước - nhiệt phân - oxy hóa một phần các chất cháy. Không khí cấp cho quá trình cháy sơ cấp chủ yếu là đốt cháy nhiên liệu trong buồng đốt sơ cấp và hòa trộn một phần với khí nhiệt phân trước khi chuyển sang buồng đốt thứ cấp. Lượng không khí cấp rất nhỏ so với yêu cầu để quá trình cháy ở buồng đốt sơ cấp 3 chủ yếu là tạo thành bán khí, lượng khí cấp điều chỉnh phù hợp với chế độ nhiệt phân của rác đốt. Mỏ đốt nhiên liệu được bố trí thuận lợi cho sự chuyển động của ngọn lửa và trao đổi nhiệt với rác thải, đồng thời đảm bảo đốt cháy kiệt phần tro còn lại sau chu kỳ đốt. Kiểm soát quá trình đốt cháy và nhiệt độ trong buồng đốt sơ cấp 3 bằng cặp nhiệt điện XA (Cromen-Alumen) có nối với hệ thống điều chỉnh tự động nhiệt độ. Khí H2 tạo thành do hơi nước cấp vào vùng cháy để khống chế nhiệt độ buồng đốt sơ cấp cùng với khí nhiệt phân dưới tác dụng của cơ học khí trong buồng lò được đưa sang buồng đốt thứ cấp 4 qua kênh dẫn khí nằm phía trên buồng đốt sơ cấp. Chỉ còn một lượng nhỏ tro (chiếm khoảng ≤10%), chủ yếu là các oxyt kim loại hay thủy tinh, gốm sành sứ trong rác nằm trên mặt ghi, chúng sẽ được tháo ra
  • 33. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 33 ngoài cho vào hố tro theo chu kỳ và có thể đem đi đóng rắn làm vật liệu xây dựng (gạch Block) hay chôn lấp an toàn do đã đốt kiệt các chất hữu cơ. Buồng đốt thứ cấp 4: Khí nhiệt phân từ buồng đốt sơ cấp 3 chuyển lên buồng đốt thứ cấp 4 chứa các chất cháy có nhiệt năng cao (CO, H2, CnHm…), tại đây chúng được đốt cháy hoàn toàn tạo thành khí CO2 và H2O nhờ lượng oxy trong không khí cấp và nhiệt độ cao. Nhiệt độ của buồng đốt thứ cấp đư nhiên liệu dầu diesel. Nhờ nhiệt độ cao và thời gian lưu khí trong buồng đốt đủ lâu (trên 2 giây) đảm bảo thiêu hủy hoàn toàn các chất thải độc hại, đặc biệt là Dioxin, Furans và mùi. Hiệu suất xử lý của lò đốt rác phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả thiêu đốt và phản ứng diễn ra trong buồng đốt thứ cấp 4 có tính quyết định đối với toàn bộ quá trình xử lý bằng phương pháp thiêu hủy. Vì vậy sự bố trí hợp lý của mỏ đốt tạo nên sự đồng đều nhiệt độ trong lò, tăng hiệu quả thiêu đốt và tạo dòng khí chuyển động xoáy rất có lợi cho việc hòa trộn, tiếp xúc của các quá trình phản ứng. Kiểm soát quá trình đốt cháy và nhiệt độ trong buồng đốt thứ cấp 4 bằng cặp nhiệt điện XA (Cromen-Alumen)vỏ bọc bằng ceramic có nối với hệ thống điều chỉnh tự động nhiệt độ. Buồng đốt thứ cấp nối dài 5: Đây là một trong những bí quyết công nghệ quan trọng để lò đốt rác vừa đảm bảo bẻ gãy mạch vòng và đốt kiệt các khí carburhydro độc hại ở nhiệt độ cao trong thời gian dài vừa đáp ứng yêu cầu tiết kiệm tối đa nhiên liệu sử dụng. Luồng khí đi ra khỏi buồng đốt thứ cấp 4 còn được đốt cháy tiếp một thời gian dài ở nhiệt độ cao trong buồng đốt bổ sung 5 nhằm đốt cháy triệt để thành phần khí và chất hữu cơ còn sót lại, tăng thời gian lưu cháy ở nhiệt độ cao được đảm bảo nhờ vỏ thiết bị cách nhiệt hầu như tuyệt đối với kết cấu và vật liệu đặc biệt. Tháp giải nhiệt đứng 6: Khí nóng từ lò đốt tiếp tục được chuyển động sang thiết bị giải nhiệt 6 để tiến hành làm nguội bằng môi chất không khí với cường độ mạnh, nhờ đó mà khí thải được làm mát và hạ thấp nhiệt độ tới giá trị cho phép trước khi vào thiết bị xử lý bằng phương pháp hấp thụ. Để tăng cường hiệu quả trao đổi nhiệt, thiết bị giải nhiệt 6 có cấu tạo đặc biệt với bề mặt trao đổi nhiệt lớn và cường độ đối lưu cao nhờ hệ thống quạt gió với lưu lượng lớn, vận tốc cao qua các bề mặt trao đổi nhiệt.
  • 34. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 34 Tháp lọc bụi thô 7: Khí thải sau khi được làm mát ở thiết bị giải nhiệt 6 còn chứa bụi có kích thước vậy cần đưa qua thiết bị lọc bụi thô 7. Trong quá trình nhiệt phân của lò đốt lượng khí thải ra môi trường kéo theo 1 lượng bụi khá lớn trong sơ đồ nguyên lý như hình vẽ trên, phải nghiên cứu và đưa ra phương án lọc bụi thô sau phần giải nhiệt. Quá trình của lọc bụi được chuyển hoá bằng dạng Momen xoắn của các vách ngăn trong hệ thống lọc bụi, chuyển động xoáy của dòng khí tạo ra lực ly tâm tách bụi ra khỏi dòng khí, thu hồi bụi vào xe để dưới đáy tháp lọc bụi, sau đó khí thải đi qua các bộ phận phía sau sẽ hiệu quả tuyệt đối để thải ra môi trường….... Tháp hấp thụ 8: Khí thải sau khi được lắng bụi trong thiết bị lọc bụi thô 7, nhờ áp suất hệ thống tạo bởi quạt hút tổng 11 sẽ được đưa tiếp sang tháp hấp thụ 8 là loại tháp rửa có ô đệm. Tại đây, dung dịch hấp thụ tính kiềm (NaOH, Na2CO3 hay Ca(OH)2) từ bể tuần hoàn 10 được máy bơm cấp và phun vào buồng tháp hấp thụ với hệ số phun lớn. Các khí thải (SO2, HCl, HF…) sẽ bị dung dịch hấp thụ và trung hòa. Quá trình này đồng thời làm lắng hết phần bụi có kích thước nhỏ còn lại trong khí ước trong tháp hấp thụ 8 sẽ được thu hồi lại các giọt nước nhỏ bị dòng khí chuyển động kéo theo. Tháp nano biến bụi lọc khói/POT carbon/tháp tách ẩm: - A - 2 ngăn đầu là: bộ phận Nano biến bụi lọc khói - B - Ngăn thứ 3 là: Pot carbon - C - Ngăn thứ 4 là: bộ phận tách ẩm Dòng khí thải sau khi đi qua tháp hấp thụ sẽ chuyển qua bộ phận nano biến bụi lọc khói. Tại đây dòng khí thải sẽ được xử lý 1 cách triệt để thông qua bộ phận nano biến bụi lọc khói A và POT carbon B . Lượng khí độc còn sót lại trong khói thải trước khi thoát ra môi trường sẽ bị các nano biến và than hoạt tính ở POT carbon hấp thụ hoặc hấp phụ. Than hoạt tính ở POT carbon được sử dụng có diện tích bề mặt ngoài rất lớn để tăng khả năng hấp phụ tạp chất, nhờ cấu trúc đặc biệt, diện tích bề mặt của tất cả thể hấp phụ rất mạnh đối với các khí độc hại còn lại trong khí thải kể cả Dioxin, Furans và các kim loại nặng…
  • 35. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 35 Còn các thành phần hơi nước và dung dịch được phun sương bị cuốn theo khói thải, chúng sẽ được tách triệt để ra khỏi dòng khí thải bằng hai tầng tách ẩm C: Tấm chắn lá sách phía trên tháp hấp thụ: theo nguyên lý va đập, lắng đọng và trọng lực Tháp tách ẩm : theo nguyên lý trọng lực và quán tính kết hợp. Phía dưới thân tháp còn có phần thể tích cần thiết để tích, lưu khí nhằm điều áp dòng khí thải trước khi qua quạt hút 11 để vào hệ ống thoát khói chính 12 . Hệ bể tuần hoàn 10: Hệ bể tuần hoàn bao gồm các bể nước làm mát và phục vụ quá trình điều khiển sự cháy của rác trong lò và các bể chứa dung dịch hấp thụ tuần hoàn. Nước thải từ tháp hấp thụ 8 được thu hồi về bể chứa dung dịch tuần hoàn 10 để làm nguội, lắng tách cặn và bổ sung hóa chất để đảm bảo độ pH trước khi được tái tuần hoàn sử dụng trong tháp hấp thụ. Theo định kỳ, cặn xả ra từ bể dung dịch tuần hoàn 10 được đem đi xử lý tiếp hay phối trộn với các thành phần rác khác để đưa vào đốt tiếp trong lò. Quạt hút tổng 11: Quạt hút tổng 11 có tác dụng khắc phục trở lực của khí thải trên đường dẫn khói từ lò đến ống khói và tạo áp suất âm (áp suất trong lò đốt nhỏ hơn áp suất bên ngoài) ở buồng đốt sơ cấp để hạn chế khói thoát ra ngoài môi trường qua cửa nạp chất thải. Có van điều tiết để điều khiển chế độ áp suất của hệ thống lò. Ống khói thải 12: Khí sạch sau khi ra khỏi Tháp tách ẩm đã được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép có nhiệt độ dưới 200○C được quạt hút 11đưa vào ống khói thải 12cao trên 20 m để phát tán ra ngoài môi trường. Trong trường hợp trong phạm vi 40 m tính từ chân ống khói có vật cản lớn như: nhà, rặng cây, đồi….thì ống khói sẽ được lắp đặt cao hơn 3m so với điểm cao nhất của vật cản. Trên thân ống khói có thiết kế cửa để lấy mẫu khí thải với đường kính hoặc độ rộng mỗi chiều tối thiểu 10cm, có nắp đậy để điều chỉnh độ mở rộng, kèm theo sàn thao tác đảm bảo an toàn, thuận lợi khi tiếp cận và lấy mẫu. Bộ điều khiển tự động 13: Bộ điều khiển được thể hiện trên tủ điện: thông qua thiết bị cài đặt của đồng hồ đo nhiệt độ, người vận hành dễ dàng điều khiển nhiệt độ buồng đốt sơ cấp và thứ cấp theo yêu cầu công nghệ của quá trình thiêu đốt, điều khiển tự động hay bằng tay toàn bộ các thiết bị động lực của cả hệ thống lò đốt. Công dụng của bộ điều
  • 36. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 36 khiển tự động đối với lò đốt rác: điều khiển tự động quá trình đốt cháy nhiên liệu của các đầu đốt theo quy trình công nghệ đề ra; điều khiển tự động các thông số kỹ thuật cơ bản của lò đốt: nhiệt độ buồng đốt sơ cấp và thứ cấp; tiến hành các thao tác điều khiển quá trình chạy lò, đảm bảo an toàn cho hệ thống khi làm việc. Điều khiển tự động theo vị trí với các bước cơ bản sau: nhận tín hiệu đo tức thời của thông số cần điều khiển nhờ các cảm biến. Bộ phận điều khiển so sánh với giá trị đặt trước của đại lượng cần điều khiển với giá trị tức thời. Sau đó tác động lên cơ quan điều chỉnh để đưa đại lượng cần điều khiển về giá trị đặt trước. Để thuận tiện cho việc quan sát các hoạt động cấp rác và khói thải trên đỉnh ống khói cần lắp thêm hệ thống camera, tạo điều kiện cho người vận hành nhận biết nhanh và trực tiếp kết quả hoạt động của lò, từ đó có những điều chỉnh nhanh chóng, thích hợp, đồng thời để người điều hành có thể theo dõi, ghi lại tình trạng hoạt động lò thường xuyên, liên tục… 14. Hố tro Tro thải của Lò đốt xả ra từ buồng đốt sơ cấp chiếm khoảng ≤10 % tổng khối lượng rác đốt, sau khi đốt cháy kiệt ở nhiệt độ cao đã hoàn toàn triệt tiêu các chất hữu cơ, các ion kim loại nặng…Phần còn lại sẽ thải ra ngoài thông qua hố tro nằm dưới buồng đốt sơ cấp, số lượng tro thải nhiều hay ít phụ thuộc vào công suất rác thải đã được xử lý ở buồng đốt sơ cấp. Chu kì được lặp đi lặp lại đảm bảo xả hết lượng tro dư thừa ở buồng đốt sơ cấp. 15. Xử lý tro bùn và nước thải sau khi xử lý: - Tro thải sau khi được xử lý ở nhiệt độ cao đã hoàn toàn triệt tiêu các chất hữu cơ cùng vi trùng, vi khuẩn sẽ tiếp tục được đưa đi xử lý đóng rắn hay bê tông hóa… - Tro xỉ, tro bụi và bùn thải phát sinh từ lò đốt rác thải rắn nguy hại được phân loại, đánh giá theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT. - Trên Hình 2.4 trình bày sơ đồ công nghệ xử lý tro bụi từ xe tháo tro và cặn lắng từ bể dung dịch tuần hoàn 10:
  • 37. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 37 XI MĂNG PHỤ GIA CÁT TRO PHỐI TRỘN GẠCH BLOCK (5% KL RÁC ĐỐT) LÒ ĐỐT RÁC KHÍ THẢI PHƠI KHÔ Cặn, bùn KHÍ SẠCH XỬ LÝ BỂ LẮNG NƯỚC SANG HỆ THỐNG KHÍ THẢI TRUNG GIAN XỬ LÝ NƯỚC CHUNG Hình 2.12: Sơ đồ quy trình xử lý tro và cặn bùn của Lò đốt rác LCN 500 kg/h Dung dịch đã qua sử dụng nhiều lần được tháo qua bể xử lý nước chung của hệ thống xử lý nước thải của nhà máy; cặn xả ra từ bể dung dịch được đốt lại trong lò ở dạng lỏng, dạng rắn hoặc đem đi xử lý như ổn định - hóa rắn hay chôn lấp an toàn. Váng hay bọt bẩn trong bể dung dịch tuần hoàn 10 được hớt lên cùng với nước chứa cặn có thể được pha trộn với rác khô để đem đi đốt lại trong lò vừa nhằm xử lý triệt để vừa làm tăng độ ẩm để khống chế tốc độ nhiệt phân ban đầu của rác. Phần nước thải phát sinh từ quá trình vận hành lò đốt, định kỳ được đưa qua hệ thống xử lý nước chung của nhà máy để xử lý đạt chuẩn theo quy định tại QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. II.3.Thiết bị kỹ thuật cho quy trình đốt chất thải II.3.1. Thông số kỹ thuật TT Thông số kỹ thuật Đơn vị Giá trị 1 Công suất thiêu hủy rác kg/h 500 tấn/ngày 7 2 Nhiệt độ buồng đốt sơ cấp ○C ≥ 650 3 Nhiệt độ buồng đốt thứ cấp ○C ≥1.000
  • 38. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 38 TT Thông số kỹ thuật Đơn vị Giá trị Trường hợp thiêu đốt chất thải không nguy hại (chất thải thông thường) Trường hợp thiêu đốt chất thải nguy hại nhưng không chứa các thành phần halogen hữu cơ vượt ngưỡng chất thải nguy hại ≥ 1.050 Trường hợp thiêu đốt chất thải nguy hại chứa các thành phần halogen hữu cơ vượt ngưỡng chất thải nguy hại ≥1.200 4 Thời gian lưu cháy giây ≥ 2 5 Cường độ rối Re - ≥7.000 6 Lượng oxy dư (đo tại điểm lấy mẫu) % 6÷15 7 Chiều cao ống khói m ≥ 20 8 Tiêu hao nhiên liệu - Khi đốt dầu DO kg/kg rác 0,10  0,15(Nhiệt trị > 3.500 kcal/kg) 9 Công suất điện tiêu thụ (3 pha, 380V) kW.h 4060 10 Lưu lượng khói thải N.m3 /h 9.00011.000 11 Nhiệt độ khói thải thoát ra môi trường ○C ≤ 180 12 Tốc độ khói thải m/s 2025 13 Nhiệt độ ngoài vỏ lò ○C ≤ 60 14 An toàn điện, điện trở nối đất đối với các bộ phận Ω ≤ 4 kim loại có thể tiếp xúc trực tiếp với người
  • 39. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 39 TT Thông số kỹ thuật Đơn vị Giá trị ≥7215 Khả năng hoạt động liên tục (mà vẫn đảm bảo độ Giờ bền cơ khí và các thông số kỹ thuật) II.3.2. Quy trình vận hành lò đốt chất thải sinh hoạt QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ ĐỐT RÁC LCN 
  • 40. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 40 BƯỚC 1. CHUẨN BỊ Cần chuẩn bị rác công nghiệp đúng yêu cầu thiết kế về Thành phần, Kích cỡ, Độ ẩm; loại bỏ triệt để các vật liệu có thể gây cháy nổ, chất thải phóng xạ, chất thải có tính chất ăn mòn hoặc có chứa thủy ngân, chì cadimi vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT vào trong lò đốt; đặc biệt phải qua tuyển từ tách thành phần rác nhiễm từ ra khỏi thành phần rác không nhiễm từ. Tiến hành xả tro trong buồng đốt sơ cấp đem đi đóng rắn thành gạch Block hoặc bê tông hay chôn lấp an toàn. Kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị trong toàn hệ thống lò đốt rác: Hệ thống điện; chất lượng và mực nước, dung dịch trong bể tuần hoàn, tình trạng các thiết bị động lực và trang thiết bị phụ trợ. Châm xút (hay soda) vào bể dung dịch tuần hoàn tới khi đạt độ pH = 8,0 † 9,0. Chất thải có nhiệt trị nhỏ cần phải đươc phối trộn với chất thải hoặc phụ gia có nhiệt trị lớn hơn để đảm bảo nhiệt trị trong khoảng 3.500†4.000kcal/kg, để đảm bảo hoạt động và công suất của lò đốt. Chất thải lỏng được phun trực tiếp vào các vùng đốt bằng vòi phun hoặc phối trộn với chất thải rắn( tưới trực tiếp lên chất thải rắn) để nạp trực tiếp vào vùng đốt sơ cấp. BƯỚC 2. TRẠNG THÁI BAN ĐẦU Mở: các van đường dung dịch, đường nước; van cấp khí tổng; công tắc tổng trên tủ điện điều khiển. Đóng: các cửa lò, cửa tháo tro; các van cấp khí vào buồng sơ cấp và thứ cấp. BƯỚC 3. SẤY LÒ Cần mở (đóng điện):  Vận hành bộ giải nhiệt: các quạt giải nhiệt, bơm nước giải nhiệt. Hệ xử lý khí thải: Tháp lọc bụi thô, tháp hấp thụ, bơm sục khí bể tuần hoàn Quạt hút tổng….và các thiết bị phụ trợ khác Hệ đầu đốt: các đầu đốt sơ cấp và thứ cấp. Tiến hành sấy lò:  Sấy nóng tất cả các vùng đốt. Chỉ được nạp một số loại chất thải không nguy hại có nhiệt trị lớn (như chất thải sinh khối) để sấy nóng vùng đốt sơ cấp lên trên 300 oC, và vùng đốt thứ cấp trên 800 oC. BƯỚC 4: ĐỐT RÁC
  • 41. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 41 Mở: quạt cấp khí ghi trên, cấp khí thứ cấp Mở cửa chính: nạp chất thải có nhiệt trị nhỏ vào lò Duy trì nhiệt độ cháy rác trong buồng đốt trong khoảng 500○C bằng cách điều chỉnh lượng rác cấp và van cấp khí sơ cấp. Khi vùng đốt thứ cấp lên trên 1.000○C thì nạp chất thải đã phối trộn vào lò 1 cách liên tục và đều đặn bằng xe xúc lật kết hợp bằng tay. Khoảng 15~30 phút khi mẻ rác trước gần kiệt thì tiếp tục cấp mẻ rác mới vào lò để duy trì công suất đốt. Lưu ý khi mở cửa cấp rác:  Tắt quạt cấp khí sơ cấp (trên ghi) Tăng áp suất âm bằng cách chỉnh biến tần (38†50Hz) Mở cửa nạp rác vừa đủ để cấp rác – tránh mở cửa quá lớn; không mở các cửa còn lại khi đang mở cửa cấp rác. Cấp rác xong người vận hành còn lại phải đóng cửa ngay, mở lại quạt cấp khí trên ghi, giảm biến tần lại mức hoạt động ổn định (khoảng 40Hz) Duy trì nhiệt độ cháy ở buồng đốt sơ cấp trong khoảng 600†800○C bằng cách điều chỉnh lượng rác cấp và cấp khí sơ cấp . Trong trường hợp nhiệt độ buồng đốt sơ cấp lên cao đột ngột (> 950○C) thì chạy hệ thống hạ nhiệt độ lò trong khoảng 15†20 giây, sau đó tắt hệ thống. Chú ý:  Rác công nghiệp chứa thành phần nguy hại nên phải chạy mỏ đốt thứ cấp và duy trì ở nhiệt độ trên 1.000○C. Điều chỉnh quạt hút tổng và chế độ mở các cửa để buồng lò luôn ở trạng thái áp suất âm: không phà khói ra ngoài lò. Điều chỉnh chế độ cấp khí sơ cấp theo chế độ nhiệt phân của rác trong lò để không phát sinh khói đen trên miệng ống khói. Chế độ ổn định, Lò đốt rác LCN 500 đạt công suất đốt rác khoảng 500 kg/h. BƯỚC 5. GIAI ĐOẠN DỪNG LÒ Khoảng sau 60 phút sau đợt cấp rác đốt cuối vào lò, tiến hành dừng lò: Mở quạt cấp khí dưới ghi, đảo trộn chất thải còn lại trong vùng đốt sơ cấp đến khi chất thải cháy hoàn toàn. Ngừng cấp nhiên liệu vào vùng đốt sơ cấp sau khi chất thải đã cháy hoàn toàn (không còn dấu hiệu cháy).
  • 42. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 42 Tắt (ngắt điện): Các đầu đốt sơ cấp: sau khi rác đã cháy hoàn toàn Các đầu đốt thứ cấp: sau khi không còn khói trong vùng đốt sơ cấp và không còn khí thải qua ống khói. Các quạt cấp khí sơ cấp và thứ cấp Tắt bộ giải nhiệt: các quạt giải nhiệt, bơm nước giải nhiệt… + Hệ thống xử lý khí thải: tháp hấp thụ, bơm sục bể tuần hoàn Tắt quạt hút tổng và công tắc tổng tủ điều khiển, cầu dao tổng tủ điện lưới và các thiết bị phụ trợ khác…. Làm vệ sinh khu vực quanh lò và ghi nhật ký vận hành lò. Chờ cho rác trong lò cháy kiệt, ngừng toàn bộ hoạt động của hệ thống lò đốt khi nhiệt độ vùng sơ cấp dưới 300○C để đảm bảo an toàn khi tắt lò, đóng cửa xưởng trước khi các nhân viên vận hành lò ra khỏi xưởng CHÚ Ý KHI VẬN HÀNH LÒ: Trước khi vận hành lò đốt phải đọc kỹ QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÕ ĐỐTvà bảngHƯỚNG DẪN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG/SỰ CỐ. Chất thải trước khi nạp vào lò phải được kiểm soát không ảnh hưởng đến việc vận hành bình thường của lò đốt, tránh nạp các chất thải không có khả năng xử lý bằng lò đốt. Phải chuẩn bị đủ lượng chất thải để đảm bảo mỗi lần vận hành lò đốt chất thải công nghiệp không dưới 24 giờ liên tục. Trong quá trình vận hành lò không được phép thiêu đốt: chất thải phóng xạ, chất thải dễ nổ, chất thải có tính chất ăn mòn hoặc có chứa thủy ngân, chì, cadimi vượt ngưỡng chất thải nguy hại. Chỉ được thiêu đốt chất thải có chứa thành phần halogen hữu cơ vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT. Chất thải rắn được cấp nạp vào lò phải có kích thước phù hợp để được thiêu đốt nhanh chóng, đặc biệt các chất thải ở dạng khối đặc, liền ở thể rắn phải đảm bảo có độ dày tối thiểu tại 1 chiều bất kỳ không quá 10 cm. Các chất thải nguy hại được phối trộn với nhau hoặc phối trộn với các chất thải không nguy hại hoặc phụ gia phù hợp để tạo dòng chất thải ổn định, trừ trường hợp các chất thải phối trộn có phản ứng hóa học với nhau gây nguy hiểm hoặc tạo ra thành phần mới khó xử lý.
  • 43. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 43 Chất thải bết dính, có độ xốp thấp hoặc khó bắt cháy phải được phối trộn thêm chất thải, phụ gia phù hợp như: mùn cưa, vỏ trấu… để giảm tính bết dính, tăng độ xốp và khả năng bắt cháy. Các chất thải có độ ẩm cao như bùn thải phải được làm giảm độ ẩm hoặc phối trộn với chất thải, phụ gia dạng khô. Chất thải ở thể lỏng được phun trực tiếp vào các vùng đốt bằng vòi phun riêng hoặc phối trộn với chất thải, phụ gia ở thể rắn khô để nạp vào vùng đốt sơ cấp. Chất thải có nhiệt trị nhỏ cần được phối trộn hoặc được đốt cùng với chất chất thải, phụ gia có nhiệt trị lớn hơn để đảm bảo nhiệt trị (thấp) trong khoảng 2.800- 4.000 kcal/kg nhằm đảm bảo tiết kiệm nhiên liệu cũng như hoạt động và công suất bình thường của lò đốt rác công nghiệp. Trong quá trình đốt rác, khi nhiệt độ buồng đốt sơ cấp đột ngột tăng quá cao trên 800○C (do chứa nhiều chất dễ cháy bùng, có nhiệt trị cao…) thì phải giảm tốc độ cấp rác hay pha trộn thêm rác công nghiệp có độ ẩm cao, kể cả phun nước vào rác để hạ nhanh nhiệt độ lò để tránh gây ra sự cố quá nhiệt… Trong quá trình vận hành lò, độ pH của dung dịch hấp thụ được đo và điều khiển tự động. Dung dịch xút từ bồn chứa được châm thêm vào bể tuần hoàn để đảm bảo độ pH của dung dịch luôn ổn định ở giá trị khoảng 7,5 † 8,5. Trong quá trình đốt rác, khi lượng tro trong xe tro đã chứa đầy, cần mở cửa và kéo xe tro ra để đưa tro sang khu vục làm nguội và chờ đóng rắn. Khi một trong những thiết bị trong hệ thống xử lý khí thải (như: bộ giải nhiệt; tháp hấp thụ hay các bơm dung dịch, quạt giải nhiệt, quạt hút tổng…) bị trục trặc kỹ thuật thì phải ngưng ngay toàn bộ hệ thống lò, mở van By-pass trên ống thoát khói thẳng để khí thải thoát trực tiếp ra môi trường. Sau đó cần báo cáo ngay cho cán bộ kỹ thuật có trách nhiệm để ra phương án xử lý. Đến khi khắc phục xong sự cố kỹ thuật trên thì phải chạy tiếp hệ thống xử lý khí thải và đóng van By-pass để buộc khói thải qua hệ thống xử lý. An toàn lao động: Tuyệt đối tuân thủ những điều đã nêu trong Hướng dẫn vận hành. Bảo đảm an toàn cháy, nổ khu vực lò làm việc. Công nhân làm việc phải trang bị bảo hộ lao động: găng tay, khẩu trang, kính, quần áo và nón bảo hộ… Không được đóng điện hay bật công tắc, nút nhấn trên tủ điện khi có người xuống khu vực hầm lò và khi đang kiểm tra hệ thống ghi lò.
  • 44. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 44 Không được chui vô buồng lò: tránh hiện tượng gây lún sụt thể xây tường và vòm lò. Định kỳ sau khoảng 168 giờ hoạt động đốt rác liên tục, các thiết bị của hệ thống lò đốt rác cần phải được kiểm tra, bảo dưỡng hay thay thế (nếu cần) để đảm bảo cho thiết bị hoạt động hiệu quả, an toàn và lâu bền. II.4.Quy trình công nghệ tái chế cao su phế liệu Sơ đồ Công nghệ nhiệt phân cao su công suất 10 tấn nguyên liệu/lò Một số bộ phận chính của dây truyền nhiệt phân cao su: 1/ Lò nhiệt phân, kích thước 2.6mx6.6m ( khối lượng: 10 tấn nguyen liệu đầu vào) cấu tạo thép chịu nhiệt mác Q345R 2/ Bình xúc tác hay bình bẫy khí 3/ Bình ngưng tụ dầu nặng cấp 1 4/ Bình phân tách dầu nặng (cấp chống cháy ngược lần 1)
  • 45. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 45 5&6/ Bình ngưng tụ dầu nhẹ 7&8/ Téc chứa dầu 9/ Bình hút chân không (hút ô xy trong lò) tạo chân không. 11 & 12/ Bình ngưng tụ và phân tách khí gas 13/ Bình tạo khí gas ( cấp chống cháy ngược lần 2) 15, 16 & 17/ bình dập bụi và phun nước dập bụi ống khói.
  • 46. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 46 Sơ đồ công nghệ tái chế Nguyên liệu chính đã được phân loại bao gồm lốp cao su, ba via đế giày, túi bóng, nhựa… được đưa vào hệ lò quay bằng hệ thống máy ép thủy lực: sau khi nạp đầy nguyên liệu lò được nhiệt phân được đóng nắp kín (nắp lò được làm kín bằng t-rết chì và xiết chặt bằng bu lông: Nhiệt độ phân đoạn 1: Nhiệt độ từ 40-150 0C trong khoảng thời gian 3-4 giờ bằng củi, khi đạt được nhiệt độ này một số cao su mỏng được tan chảy, dòng khí được đi qua các cấp ngưng tụ và khí gas sinh ra sẽ được đưa vào lò cấp nhiệt tiếp cho lò. Nhiệt độ phân đoạn 2: Nhiệt độ từ 150-350 0C trong khoảng thời gian này kéo dài 5-6 giờ để tận thu dầu đốt công FO-R.
  • 47. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 47 Nhiệt độ phân đoạn 3: Đưa nhiệt độ lò đến nhiệt độ 380-400 0C ở giai đoạn này là giai đoạn vắt kiệt khí dầu từ cao su sau đó hạ xuống nhiệt độ 50 0C, thời gian giai trong giai đoạn này 3-5 giờ. Nguyên liệu được nhiệt phân (Cracking nhiệt) ở nhiệt độ của từng phân đoạn 1, 2, 3 của hệ thống lò quay liên tục trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 12 giờ. Sau quá trình nhiệt phân sẽ tận thu được các sản phẩm là dầu đốt công nghiệp FO-R, sắt tanh ta long và than cacbon đen. Sau khi để nguội, để đưa than các bon đen ra khỏi lò nhiệt phân sẽ tiến hành bơm nước vào trong lò qua đường van ở nắp lò, cho lò quay 15’ để tro được trộn đều. Sau đó tiến hành mở nắp để đưa tro ra ngoài lò, toàn bộ lượng tro được dẫn vào 01 bể chứa với cách này thì nhằm tránh bụi bay ra ngoài môi trường. Khí gas, dầu bay hơi: Khí cao su bay hơi được đưa vào hệ thống ngưng tụ 3 cấp và thu được dầu đốt công nghiệp FO-R. Tại đây dầu sẽ được ổn định chất lượng bằng phương pháp lắng tự nhiên trên téc chứa. Khí gas sinh ra qua quá trình ngương tụ khí dầu sẽ được dung quay trở lại đốt lò, lượng khí gas dung không hết sẽ được dẫn tới 02 vị trí đốt: +/ đốt tại buồng đốt dầu DO/khí và đốt tiêu tại buồng đốt khí gas thừa, tại buồng đốt khí gas thừa có lắp hệ thống đốt cháy 2 cấp bằng sứ có tấm hóa chất nhằm đốt triệt tiêu hết lượng khí gas. Với quy trình đốt này khí gas sẽ đốt cháy hoàn toàn không gây ô nhiễm ra ngoài môi trường. +/ Dẫn tới buồng đốt thứ cấp của lò đốt rác sinh hoạt với phương pháp đốt liên hiệp như vậy rác sinh hoạt sẽ được đốt kiệt mà không cần phải sấy khô. Hơn nữa toàn bộ lượng khí gas thừa trong quá trình nhiệt phân cao su sẽ được đốt triệt để.
  • 48. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt 48 CHƯƠNG IV: CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. Dự án đầu tư với hình thức thuê đất theo đúng quy định hiện hành. Sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, chúng tôi sẽ tiến hành thực hiện các bước về đất theo quy định. II. Các phương án xây dựng công trình. STT Nội dung ĐVT Số lượng I Xây dựng 27.000 1 Móng trạm cân m² 2.592 2 Nhà bảo vệ m² 16 3 Xưởng lò đốt rác sinh hoạt m² 300 4 Kho chứa nhiên liệu m² 2.000 5 Xưởng tái chế lốp, đế cao su, nhựa phế thải m² 3.000 6 Bể chứa nước m² 798 7 Khu vực rửa xe m² 360 8 Cây xanh cách ly, cây xanh cảnh quan m² 11.670 9 Đất giao thông m² 5.264 10 Kho bãi tập kết rác m² 1.000 11 Hệ thống cấp thoát nước tổng thể HT 1 12 Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1 II Thiết bị 1 Lò đốt máy 1 2 Lò nhiệt phân cao su máy 8 3 Máy cán nghiền máy 1 4 Máy xúc chiếc 1 5 Máy ủi chiếc 1 6 Xe tải 10t vận chuyển nội khu chiếc 1 7 Thiết bị văn phòng bộ 1 8 Thiết bị khác bộ 1
  • 49. Dự án Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu tư Dự án Việt III. Phương án tổ chức nhân sự thực hiện. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai thực hiện và thành lập bộ phận điều hành hoạt động của dự án theo mô hình sau: Phương án nhân sự dự kiến: TT Chức danh Số lượng Lương cơ bản Tổng lương tháng Chi phí BHXH, BHYT (tháng) Tổng lương năm Chi phí BHXH, BHYT (năm) 1 Giám đốc 1 20.000 20.000 4.300 240.000 51.600 2 Quản lý 2 12.000 24.000 5.160 288.000 61.920 3 Trợ lý 2 9.000 18.000 3.870 216.000 46.440 4 Công nhân 30 7.000 210.000 45.150 2.520.000 541.800 TỔNG 35 272.000 58.480 3.264.000 701.760 IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án. - Tháng 1 năm 2020 đến tháng 4 năm 2020 : Hoàn thành việc lập dự án và xin chủ trương đầu tư. - Từ tháng 5 năm 2020: Tiến hành triển khai dự án. Trong đó: Giám đốc điều hành P Giám đốc PTSX P Giám đốc PTTC Phòng kỹ thuật Phòng vật tư Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Phòng TCHC Phòng tài vụ Phòng bảo vệ Phân xưởng sản xuất