SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 68
Downloaden Sie, um offline zu lesen
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------  ----------
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
NHÀ MÁY SẢN XUẤT GỖ
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Binh Đoàn 16 & Nguồn vốn xã hội hóa
Địa điểm: Tây Nguyên
----Tháng 11/2018----
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------  ----------
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
NHÀ MÁY SẢN XUẤT GỖ
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY TNHH BINH ĐOÀN 16 &
NGUỒN VỐN XÃ HỘI HÓA
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
3
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU......................................................................................... 6
I. Giới thiệu về chủ đầu tư..................................................................................... 6
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.............................................................................. 6
III. Sự cần thiết xây dựng dự án............................................................................ 6
IV. Các căn cứ pháp lý.......................................................................................... 7
V. Mục tiêu dự án.................................................................................................. 8
V.1. Mục tiêu chung.............................................................................................. 8
V.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................. 8
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN....................... 10
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ........................................... 10
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án...................................................... 10
II. Quy mô sản xuất của dự án. ........................................................................... 12
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường........................................................................ 12
II.2. Quy mô đầu tư của dự án............................................................................. 16
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.............................................. 16
III.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................... 17
III.2. Hình thức đầu tư......................................................................................... 17
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ................ 17
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.................................................................. 17
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án........... 18
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ................................. 19
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình............................................. 19
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. ...................................... 20
II.1. Quy trình kỹ thuật xẻ gỗ.............................................................................. 20
II.2. Quy trình sản xuất gỗ bóc............................................................................ 24
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
4
II.3. Quy trình kỹ thuật sản xuất viên nén gỗ...................................................... 25
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN............................... 30
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng.30
II. Các phương án xây dựng công trình............................................................... 30
III. Phương án tổ chức thực hiện......................................................................... 30
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án............. 31
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG
CHỐNG CHÁY NỔ............................................................................................ 32
I. Đánh giá tác động môi trường. ........................................................................ 32
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường............................................ 32
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án ........................................ 33
I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng.................................................... 33
II. Tác động của dự án tới môi trường. ............................................................... 33
II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm ................................................................................. 34
II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường .............................................................. 35
II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường. .......... 36
II.4.Kết luận:........................................................................................................ 38
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC HIỆNVÀ HIỆU
QUẢ CỦA DỰ ÁN............................................................................................. 39
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án........................................................ 39
II. Nguồn vốn thực hiện dự án. ........................................................................... 41
III. Hiệu quả về mặt kinh tế của dự án................................................................ 46
III.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ........................................................ 46
III.2. Phương án vay............................................................................................ 47
III.3. Các thông số tài chính của dự án. .............................................................. 47
KẾT LUẬN......................................................................................................... 49
I. Kết luận............................................................................................................ 49
II. Đề xuất và kiến nghị....................................................................................... 49
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ......... 50
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
5
Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án................... 50
Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án............................................ 54
Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án...................... 60
Phụ lục 4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án. ....................................... 63
Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án..................... 64
Phụ lục 7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án.............. 65
Phụ lục 8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án................ 66
Phụ lục 9 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án........... 67
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
6
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
 Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH BINH ĐOÀN 16 & Nguồn vốn xã hội hóa
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
 Tên dự án: Nhà máy sản xuất gỗ
 Địa điểm thực hiện dự án: Tây Nguyên
 Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai thực hiện và khai
thác dự án.
 Tổng mức đầu tư: 150.170.592.000 đồng. (Một trăm năm mươi tỷ một trăm
bảy mươi triệu năm trăm chín mươi hai nghìn đồng) Trong đó:
 +Vốn tự có (tự huy động): 45.051.178.000 đồng
 +Vốn vay tín dụng : 105.119.414.000 đồng.
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Hiện nay, ngành chế biến gỗ của Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để
phát triển, liên tục trong những năm qua, nhóm hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam
luôn đứng trong nhóm hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao nhất, với mức tăng
trưởng trung bình trên 30%.Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã đóng góp đáng kể
vào giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Cụ thể: Năm 2015 giá trị xuất khẩu
gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,9 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2014, trong đó sản phẩm
gỗ đạt 4,79 tỷ USD (+7,8%); riêng 10 tháng đầu năm 2016 giá trị xuất khẩu gỗ và
sản phẩm gỗ đạt 5,59 tỷ USD, trong đó sản phẩm gỗ đạt 4,1 tỷ USD, chỉ tăng 5,7%
so với cùng kỳ năm 2015.
Việt Nam là quốc gia có ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển thứ 3 thế
giới và có nguồn gỗ tự nhiên, rừng trồng rất lớn vì vậy mà các phế phẩm trong sản
xuất, chế biến gỗ là vô cùng lớn. Ví dụ mùn cưa, dăm bào, dăm gỗ, đầu mẩu gỗ
vụn, cành cây nhỏ… Sản phẩm này cho lượng nhiệt tương đương than cám 5
(khoảng 5,200 Kcal/kg), song khi đốt thì hàm lượng phế thải gần như bằng 0, giá
thành lại rẻ hơn tới 30% so với than và nhiều loại nhiên liệu đốt khác. Tuy tại Việt
Nam, viên than gỗ này còn khá mới mẻ, song có thể dễ dàng tìm thông tin sản phẩm
trên các trang mạng uy tín của nước ngoài để thấy đây là dạng năng lượng có nhiều
ưu điểm vượt trội và đã được sử dụng rộng rãi.Qua phân tích kỹ thuật, viên nén gỗ
cho kết quả rất khả quan. Nếu so với than đá, nhiệt viên gỗ nén đạt 70% so với than
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
7
đá, nhưng giá thành chỉ bằng 45% so với than đá, còn so với sử dụng dầu DO nhiệt
viên gỗ đạt 48%, nhưng giá thì chưa bằng 30% giá thành dầu DO, cứ 2 kg viên gỗ
nén thì bằng 1kg dầu DO, so với điện hiện nay thì chi phí còn tiết kiệm hơn rất
nhiều. Như vậy, cùng một mức giả phóng năng lượng như nhau nhưng sử dụng viên
gỗ nén sẽ tiết kiệm được khoảng 50% giá thành. Hơn nữa đốt viên gỗ ít gây ô nhiễm
môi trường hơn nhiều so với than đá nên sản phẩm này rất được ưa chuộng tại Châu
Âu và các nước tiên tiến như: Đan Mạch, Ý, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Ngoài ra, do viên gỗ không có tạp chất lưu huỳnh như than đá, nên lượng khí
cacbonic là cực thấp – viên gỗ nén đảm bảo tiêu chuẩn về khí sạch theo tiêu chuẩn
Châu Âu nên rất thân thiện với môi trường. Cứ 1000 kg viên gỗ sau khi đốt cháy
hết nhiệt lượng còn lại thì còn 10-15 kg tro sạch. Lượng chất thải (lượng tro sau khi
đốt) là loại tro Biomass sử dụng để bón cây, bón ruộng, làm phân vi sinh không ảnh
hưởng đến môi trường. Người Châu Âu thường dùng viên gỗ nén để đốt lò sưởi,
nấu ăn thay cho ga, than tổ ong, củi… Việc sử dụng viên gỗ nén không chỉ mang
lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn góp phần giải quyết nguồn phế thải trong sản
xuất, không gây ô nhiễm môi trường và hạn chế cháy nổ.
Các doanh nghiệp quân đội nhân dân Việt Nam ở khu vực Tây Nguyên được
giao quản lý một lượng lớn rừng trồng để đảm bảo vấn đề an ninh chính trị an toàn
xã hội. Những khu rừng trồng khai thác gỗ hoặc những rừng trồng khai thác sản
phẩm khác khi hết niên hạn khai thác lại chủ yếu bán lượng gỗ cho các doanh nghiệp
bên ngoài. Khi các doanh nghiệp vào khai thác gỗ sẽ gây ra sự mất ổn định an ninh
chính trị, an toàn xã hội. Có thể thấy rõ điều đó như khi tổ chức đấu giá gỗ cao su
hết niên hạn khai thác ở Đắk Lắk, các đơn vị vào đấu giá có sự cạnh tranh không
lành mạnh đưa những thành phần bất hảo vào để tranh chấp lẫn nhau dẫn đến mất
trật tự an ninh chính trị… hoặc các trường hợp doanh nghiệp bên ngoài vào khai
thác để đảm bảo việc khai thác, các doanh nghiệp thường sử dụng đội quân xã hội
bên ngoài để đảm bảo, tránh thất thoát của doanh nghiệp mình dẫn đến việc mất ổn
định và không đảm bảo an toàn.
Trước tình hình đó, Công ty chúng tôi đã nghiên cứu thành lập dự án “Nhà
máy sản xuất gỗ” tại Tây Nguyên để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội cũng
như góp phần phát triển kinh tế địa phương.
IV. Các căn cứ pháp lý.
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 Thủ tướng Chính phủ phê
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
8
duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020;
Quyết định số 2728/QĐ-BNN-CB, ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT V/v phê duyệt Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030;
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 18/02/2009 của Bộ Xây dựng về việc công
bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.
V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung.
- Đảm bảo vấn đề an ninh quốc phòng, đồng thời phát triển Công nghiệp chế
biến và thương mại sản phẩm gỗ phải được coi là động lực phát triển kinh tế,
góp phần đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển và tăng giá trị gia tăng trong chuỗi
sản xuất gỗ, tận dụng các lợi thế về đất đai và nhân lực trong vùng, tăng cường
sự hợp tác giữa doanh nghiệp chế biến gỗ với người dân trồng gỗ.
- Phát triển công nghiệp chế biến gỗ một cách bền vững thông qua việc chế biến
gỗ gắn với phát triển vùng nguyên liệu; góp phần cân đối về khả năng cung
cấp nguyên liệu nội địa; phát triển công nghiệp hỗ trợ và tăng cường các biện
pháp để giảm các tác động tiêu cực đến môi trường, minh bạch về nguồn gốc
gỗ nguyên liệu.
- Cung cấp lượng lớn viên nén gỗ chất lượng cho thị trường tiêu thụ trong và
ngoài nước.
- Đầu tư phát triển năng lực chế biến gỗ theo hướng ưu tiên sử dụng công nghệ
tiên tiến theo hướng sản xuất sạch, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh phù hợp nhu
cầu thị trường, có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao
V.2. Mục tiêu cụ thể.
- Sử dụng vùng nguyên liệu trực thuộc sự quản lý của bộ quốc phòng, và của
người dân trong khu vực tránh những doanh nghiệp bên ngoài bộ vào mua
bán, khai thác để đảm bảo an ninh xã hội, góp phần bảo vệ và phát triển vùng
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
9
đất khai thác tại dự án nhờ vào việc sử dụng Nhân lực trực tiếp từ các đơn vị
quân đội và các lực lượng nhân công tại địa phương.
- Đầu tư nhà máy chế biến bóc, xẻ gỗ với công suất khai thác 1.500 ha/năm
trong vùng nguyên liệu rộng. Chủ động cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ ghép
cho các nhà máy chế biến ván ghép thanh từ gỗ, phục vụ nhu cầu sử dụng các
sản phẩm từ gỗ và cung cấp một lượng lớn viên nén tạo nhiệt dần thay thế các
sản phẩm khoắng sản tự nhiên như than đá và dầu hỏa....
- Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ sẽ góp phần đẩy mạnh nền kinh
tế khu vực này, giải quyết việc làm cho nguồn nhân lực lớn.
- Giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
10
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
Vị trí địa lý:
Vùng Tây Nguyên có diện tích chiếm 16,5% diện tích cả nước (54,7 nghìn km2)
với số dân chiếm 6,1% dân số cả nước (theo số liệu năm 2014) là hơn 5,5 triệu
người.
Tây Nguyên được cấu thành bởi 5 tỉnh: Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông, Kom
Tum và Gia Lai
Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Đông: giáp Duyên hải Nam Trung Bộ
+ Phía Nam: giáp Đông Nam Bộ
+ Phía Tây: giáp Lào và Campuchia
Vùng Tây Nguyên không giáp biển và nằm trên cao nguyên Trường Sơn Nam
Nằm ở ngã 3 biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia thuận lợi giao lưu văn hóa,
kinh tế giữa các vùng và giữa các nước trong tiểu vùng sông Mê Công. Tây Nguyên
có ý nghĩa chiến lược trong an ninh – quốc phòng của Tổ quốc.
Địa hình
“Mái nhà của bán đảo Đông Dương” chính là cụm từ dùng để ví vùng kinh tế
Tây Nguyên. Bởi đây là vùng có địa hình cao, gồm các cao nguyên xếp tầng (600-
800m so với mực nước biển).
Địa hình dốc, từ Đông sang Tây thoải dần.
Có nhiều sông chảy về các vùng lân cận, là nơi bắt nguồn của các con sông lớn
như Đồng Nai, sông Ba, sông Xêxan…
Khí hậu
Khí hậu cận xích đạo, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa hè, thu
thời tiết dễ chịu, mưa nhiều. Mùa đông, xuân mưa ít. Đặc biệt, dưới sự ảnh hưởng
của gió mùa Đông Bắc ở Đông Trường Sơn mà mùa khô ở vùng Tây Nguyên vô
cùng khó chịu và gay gắt.
Nhiệt độ trung bình: 20*C, ngày và đêm chênh lệch nhiệt độ khá lớn.
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
11
Tài nguyên thiên nhiên
Đất badan: nhắc tới vùng đất Tây Nguyên là người ta nghĩ đến đất badan bởi diện
tích lớn của nó (chiếm ⅔ đất badan cả nước). Đất này thích hợp trồng cây ăn quả
và cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, hồ tiêu… Cao nguyên Mơ Nông,
Play ku, Di Linh… là nơi trồng nhiều cây này.
Rừng: Có diện tích gần 3 triệu ha (29,3% diện tích rừng cả nước).
Khoáng sản: nhiều nhất là boxit với trữ lượng đứng đầu cả nước (hơn 3 tỉ tấn),
phân bố tập trung tại 4 tỉnh: Đal Lak, Đak Nông, Gia Lai và Kon Tum.
Thủy năng: chiếm 21% trữ năng thủy điện cả nước , chỉ sau vùng Tây Bắc.
Du lịch: nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp, du lịch sinh thái phát triển.
I.2. Điều kiện tự nhiên xã hội
Tổng giá trị sản phẩm GRDP của các tỉnh Tây Nguyên đạt trên 165.472 tỷ đồng,
tăng 8,09%; trong đó, lĩnh vực nông, lâm, thủy sản tăng 5%, công nghiệp xây dựng
tăng gần 11%, dịch vụ tăng gần 10%, cơ cấu GRDP chuyển dịch theo hướng tích
cực (giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản, tăng khu vực công nghiệp, xây
dựng, dịch vụ). Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 của các tỉnh Tây Nguyên
đạt trên 41,6 triệu đồng, tăng 5,02% so với năm 2016.
Hiện nay, Tây Nguyên là vùng trọng điểm sản xuất cà phê, hồ tiêu của cả nước;
trong đó, diện tích cà phê 582.149 ha (diện tích cho thu hoạch là 548.533 ha), sản
lượng đạt trên 1,370 triệu tấn cà phê nhân, cây hồ tiêu có tổng diện tích trên 71.000
ha, sản lượng đạt trên 120.877 tấn tiêu hạt…
Tây Nguyên có những đặc điểm dân cư, xã hội như sau:
Dân số ít và phân bố không đều. Mật độ dân số thấp.
Đa dạng về dân tộc: 30% là dân tộc thiểu số.
Vùng Tây Nguyên vẫn là nơi khó khăn của đất nước, những vấn đề tồn đọng về
dân cư, việc làm, văn hóa cần được cải thiện hơn nữa.
An ninh quốc phòng
Tây Nguyên nằm ở trung tâm miền núi Nam Đông Dương, địa thế hiểm trở, có
hành lang tự nhiên thông với Nam Lào, Đông Bắc Căm-pu-chia và Duyên Hải miền
Trung của Việt Nam. Trong 5 tỉnh thuộc Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk,
Đắk Nông và Lâm Đồng), thì 4 tỉnh có đường biên giới dài 590 km giáp với hai
nước Lào và Căm-pu-chia. Đó là những yếu tố địa lý mà quá trình xây dựng thế
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
12
trận QP-AN phải tính đến. Nghĩa là, việc xây dựng khu vực phòng thủ (KVPT) ở
mỗi tỉnh, huyện, trong khi căn cứ vào địa hình, khả năng kinh tế và tình hình chính
trị-xã hội của địa phương, phải đặt nó trong tổng thể của thế trận Tây Nguyên, của
Quân khu 5 và của cả nước. Việc xây dựng, phát triển hạ tầng, đặc biệt là những
công trình lớn, như: hệ thống bưu chính-viễn thông, đường giao thông, nhà máy
thủy điện, nhiệt điện, khu công nghiệp, trồng và quản lý rừng..., phải có sự thống
nhất của các tỉnh Tây Nguyên, ít nhất là có sự thống nhất giữa các huyện, tỉnh liền
kề nhau. Tương tự như vậy, việc xây dựng lực lượng của thế trận, bao gồm lực
lượng tại chỗ và lực lượng cơ động phải được tiến hành một cách cơ bản ngay từ
thời bình. Xây dựng và bố trí lực lượng cơ động dù ở quy mô nào cũng phải theo
phương án dự kiến để khi tình huống xảy ra, lực lượng này có khả năng cơ động và
triển khai tác chiến nhanh nhất. Lực lượng tại chỗ, chủ yếu là dân quân, tự vệ là lực
lượng rộng khắp, không thoát ly sản xuất, khi hoạt động phải bám chắc địa bàn.
Bởi vậy, chính quyền ở mỗi địa phương khi thực hiện chương trình KT-XH, quy
hoạch phân bố, điều chỉnh dân cư cần coi trọng yêu cầu của thế trận trong KVPT,
không để xảy ra các “vùng lõm”, “vùng trắng” về dân quân, tự vệ, nhất là ở khu
vực biên giới, đặc biệt là vấn đề an ninh quốc phòng trong bối cảnh trung quốc đang
đầu tư mạnh vào camphuchia.
Thực hiện tốt các vấn đề trên sẽ giảm được khoảng cách phát triển giữa các
vùng, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, đồng thời, làm cho Tây Nguyên khó bị chia
cắt cả về chiến lược và bộ phận, bảo đảm cho các địa phương có điều kiện hỗ trợ
lẫn nhau, đáp ứng với yêu cầu của thế trận chiến tranh nhân dân trong điều kiện
mới. Tuy nhiên, để thế trận QP-AN của Tây Nguyên thật sự trở thành một khối liên
hoàn, vững chắc thì cần có sự thống nhất về nhận thức của chính quyền các cấp,
các địa phương, các ban, ngành liên quan và của toàn dân.
II. Quy mô sản xuất của dự án.
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường.
Theo Control Union Việt Nam, Hàn Quốc đang có nhu cầu nhập số lượng lớn
viên nén gỗ từ Việt Nam. Năm 2017 Hàn Quốc nhập khẩu 2,5 triệu tấn viên nén
gỗ, trong đó 65% đến từ Việt Nam tương đương trên 1,7 triệu tấn. Dự kiến đến
năm 2022, nhu cầu của Hàn Quốc khoảng 5 triệu tấn/năm. Tương tự, nhu cầu
nhập mặt hàng này của Nhật Bản từ Việt Nam cũng tăng mạnh, dự kiến đến 5
triệu tấn vào năm 2030 dù cả năm 2017 chỉ nhập khẩu hơn 500.000 tấn. Những
con số này mở ra cơ hội cho ngành chế biến viên nén gỗ trong nước phát triển.
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
13
Số liệu từ Forest Trend cho thấy, trong tổng kim ngạch 8 tỉ USD xuất khẩu
của ngành chế biến gỗ năm 2017, viên nén gỗ đóng góp hơn 172 triệu USD và có
xu hướng ngày càng tăng. Các thị trường lớn nhất là Hàn Quốc, Nhật Bản,
Malaysia, Trung Quốc và châu Âu. Việt Nam là một trong các nước xuất khẩu
viên nén gỗ nhiều nhất thế giới.
Trong hơn một thập kỷ qua, công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã có một sự
phát triển và thành công rất mạnh mẽ cả về số lượng cơ sở chế biến, quy mô doanh
nghiệp chế biến, khối lượng sản phẩm chế biến, thị trường tiêu thụ sản phẩm và
kim ngạch xuất khẩu. Số lượng các doanh nghiệp chế biến gỗ đã tăng từ 1.200 (năm
2000) lên gần 4.000 (năm 2009) đơn vị sản xuất, trong đó có một số tập đoàn sản
xuất ở quy mô lớn. Quy mô chế biến đã tăng từ 3 triệu m3
gỗ nguyên liệu/năm (năm
2005) lên khoảng trên 15 triệu m3
gỗ tròn/năm (năm 2012). Kim ngạch xuất khẩu
sản phẩm gỗ của Việt Nam đã tăng từ 219 triệu USD (năm 2000) lêntrên 3,9
tỷUSD(năm 2011) và 4,68 tỷ USD (năm 2012), góp phần quan trọng đưa tổng kim
ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản năm 2012 lên mức 27,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, trên thực tế có thể nói rằng ngành công nghiệp chế biến gỗ của
chúng ta đang phát triển dựa trên một nền tảng chưa vững chắc với nhiều rủi ro
tiềm ẩn, chưa trở thành yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tận dụng những tiềm năng và
lợi thế về phát triển lâm nghiệp của đất nước. Đã có sự phát triển chưa cân đối, giữa
các phân ngành, chẳng hạn như việc phát triển quá nhanh của chế biến và xuất khẩu
dăm gỗ, đồ gỗ ngoại thất,… khiến cho giá trị gia tăng của các sản phẩm chế biến
chưa cao. Các doanh nghiệp thiếu sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất khiến
cho sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, tạo ra những khó khăn nhất định trong
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
14
việc xây dựng thương hiệu gỗ Việt. Chưa chú ý phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đồng
thời chưa có sự quan tâm đúng mức đến thị trường nội địa,… Chính vì vậy, việc
xây dựng và ban hành quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam là một trong
những công việc quan trọng và bức thiết hiện nay.
Thực hiện Quyết định số 2511/BNN-KH ngày 20/8/2008 của Bộ NN và
PTNT, Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (đơn vị chủ
đầu tư) và Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (đơn vị tư vấn) đã nghiêm túc
nghiên cứu, xây dựng quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030. Trải qua hơn 3 năm điều tra, khảo sát, tiếp thu ý kiến
đóng góp từ các bộ, ngành và địa phương liên quan, Quy hoạch công nghiệp chế
biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 2728/QĐ-NN-CB ngày
31/10/2012, mở ra một định hướng mới trong việc khuyến khích đầu tư phát triển
ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam trong tương lai.
Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030 hướng tới mục tiêu tổng quát là “Xây dựng công nghiệp chế biến gỗ
thành ngành sản xuất có công nghệ tiên tiến, hiện đại, đồng bộ từ sản xuất, cung
ứng nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm; có khả năng cạnh tranh cao để
chủ động xâm nhập thị trường quốc tế; tăng kim ngạch xuất khẩu và đáp ứng nhu
cầu tiêu thụ nội địa; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế
nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi
trường”. Trong đó, các mục tiêu cụ thể cần đạt trong từng giai đoạn là “Giá trị kim
ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ đến năm 2015 đạt 5,0 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng
bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 8 %/năm; đến năm 2020 đạt 8,0 tỷ USD, tốc độ
tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 9%/năm; đến năm 2030 đạt 12,22
tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 6%/năm. Giá trị sản
phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đến năm 2015 đạt 72,60 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình
quân giai đoạn 2011-2015 đạt 9,4 %/năm; đến năm 2020 đạt 108,70 tỷ đồng, tốc độ
tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 6,0%/năm; đến năm 2030 đạt
142,30tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 5,5%/năm.
Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm nội thất xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, đồng
thời tăng cường sản xuất ván nhân tạo để sản xuất đồ gỗ, nâng cao tỷ lệ sử dụng
nguyên liệu gỗ khai thác trong nước. Tạo công ăn, việc làm cho 800.000 người vào
năm 2020 và 1.200.000 người vào năm 2030”. Theo đó đến năm 2020 và 2030,
ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam sẽ đẩy mạnh sản xuất ván nhân tạo các
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
15
loại, đồ gỗ, nhất là đồ gỗ nội thất, đồng thời hạn chế dần, tiến tới ngừng sản xuất
và xuất khẩu mặt hàng dăm mảnhvào sau năm 2020.
Quy hoạch các sản phẩm cơ bản của ngành chế biến gỗ
TT
Tổng công suất sản
phẩm
Đơn vị tính
Giai đoạn
2016-2020
Giai đoạn
2021-2030
1 Ván dăm m3
SP/năm 100.000 100.000
2 Ván sợi m3
SP/năm 1.600.000 1.800.000
3 Gỗ ghép thanh m3
SP/năm 1.000.000 1.500.000
4 Các loại ván nhân tạo
khác
m3
SP/năm 300.000 500.000
5 Đồ gỗ
- Đồ gỗ nội địa
- Đồ gỗ xuất khẩu
Triệu
m3
SP/năm
2,8
5,0
4,0
7,0
Để đạt được mục tiêu trên, cùng với việc xây dựng quy hoạch cụ thể cho các
vùng sản xuất lâm nghiệp, Quy hoạch cũng đề ra 4 định hướng lớn và 4 giải pháp
cơ bản. Đó là các định hướng và giải pháp về nguyên liệu, về thể chế chính sách,
về thị trường và về môi trường, phát triển bền vững.
Quyết định 2728/QĐ-BNN-CB phê duyệt Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ
Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn còn yêu cầu sở Nông nghiệp và PTNT các địa phương căn cứ quy
hoạch này, tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố xây dựng quy hoạch cụ thể
cho ngành chế biến gỗ ở địa phương mình, làm căn cứ để xây dựng các cơ chế,
chính sách liên quan nhằm thu hút, khuyến khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư
phát triển lĩnh vực chế biến gỗ một cách phù hợp, ổn định và nâng cao giá trị gia
tăng của sản phẩm. Đồng thời, Bộ cũng giao cho Cục Chế biến, Thương mại nông
lâm thủy sản và nghề muối với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về chế biến gỗ
là cơ quan thường trực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong triển khai
thực hiện Quy hoạch, là đầu mối thu thập, xử lý, tổng hợp tình hình, tổ chức chỉ
đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và lập báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Quy
hoạch này.
Hy vọng rằng với việc phê duyệt và triển khai thực hiện Quy hoạch công nghiệp
chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành chế biến gỗ Việt Nam sẽ có những bước phát
triển mới, vững chắc hơn, ổn định hơn, đem lại giá trị gia tăng cao hơn cho doanh
nghiệp chế biến gỗ vàcho xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của toàn
ngành.
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
16
II.2. Quy mô đầu tư của dự án.
STT Nội dung
Số
lượng
ĐVT
Diện
tích
I Xây dựng 27.100 164.800
1 Phân xưởng gỗ bóc ván 1 m2 5.200 5.200
- Khu bóc vỏ loại bỏ rác 1 m2 1.800 1.800
- Khu bóc ván 1 m2 1.200 1.200
- Khu lò sấy 1 m2 2.200 2.200
2 Phân xưởng xẻ gỗ 1 m2 2.900 2.900
- Khu máy xẻ 1 m2 800 800
-
Bể ngân tẩm hóa chất trước
khi sấy
1 m2 300 300
- Khu lò sấy 1 m2 1.800 1.800
3
Phân xưởng sản xuất viên
nén tạo nhiệt
1 m2 3.200 3.200
- Khu băm nguyên liệu 1 m2 1.200 1.200
- Khu sấy 1 m2 800 800
- Khu băn lại và ép viên 1 m2 1.200 1.200
4 Kho trữ hàng thành phẩm 1 m2 2.500 2.500
5 Khu nhà điều hành 1 m2 1.000 1.000
- Khu hành chính văn phòng 1 m2 250 250
- Khu nhà ở tập thể, bếp ăn 1 m2 350 350
- Nhà bảo vệ, nhà để xe, 1 m2 300 300
- Kho vật dụng 1 m2 100 100
6 Hệ thống tổng thể 1 -
- Hệ thống cấp nước tổng thể 1 HT
-
Hệ thống thoát nước tổng
thể
1 HT
- Hệ thống xử lý nước thải HT
7
Khu trữ nguyên liệu đầu
vào và phân loại
1 m² 50.000
8 Khu phơi gỗ bóc loại B,C 1 m² 100.000
9 Tường rào xung quanh 800 m
10
Trạm biến áp 380v công
suất 1020 KVA
1020 KVA
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
17
III.1. Địa điểm xây dựng.
Dự án nhà máy sản xuất gỗ được xây dựng tại Tây Nguyên.
III.2. Hình thức đầu tư.
Dự án nhà máy sản xuất gỗ được thực hiện theo phương thức đầu tư mới.
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
Bảng tổng hợp cơ cấu sử dụng đất
TT Nội dung Đơn vị Diện tích Tỷ lệ (%)
1 Phân xưởng gỗ bóc ván m2 5.200 3,16
- Khu bóc vỏ loại bỏ rác m2 1.800 1,09
- Khu bóc ván m2 1.200 0,73
- Khu lò sấy m2 2.200 1,33
2 Phân xưởng xẻ gỗ m2 2.900 1,76
- Khu máy xẻ m2 800 0,49
-
Bể ngân tẩm hóa chất trước
khi sấy
m2 300 0,18
- Khu lò sấy m2 1.800 1,09
3
Phân xưởng sản xuất viên
nén tạo nhiệt
m2 3.200 1,94
- Khu băm nguyên liệu m2 1.200 0,73
- Khu sấy m2 800 0,49
- Khu băn lại và ép viên m2 1.200 0,73
4 Kho trữ hàng thành phẩm m2 2.500 1,52
5 Khu nhà điều hành m2 1.000 0,61
- Khu hành chính văn phòng m2 250 0,15
- Khu nhà ở tập thể, bếp ăn m2 350 0,21
- Nhà bảo vệ, nhà để xe, m2 300 0,18
- Kho vật dụng m2 100 0,06
6
Khu trữ nguyên liệu đầu vào
và phân loại
m² 50.000 30,34
7 Khu phơi gỗ bóc loại B,C m² 100.000 60,68
Tổng cộng 164.800 100
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
18
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
Về phần xây dựng dự án: nguồn lao động dồi dào và vật liệu xây dựng đều có
tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào phục vụ
cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Về phần quản lý và các sản phẩm của dự án: nhân công quản lý và duy trì hoạt
động của dự án tương đối dồi dào, các sản vật đều có sẵn tại địa phương.
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
19
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng của dự án
STT Nội dung
Số
lượng
ĐVT
Diện
tích
I Xây dựng 27.100 164.800
1 Phân xưởng gỗ bóc ván 1 m2 5.200 5.200
- Khu bóc vỏ loại bỏ rác 1 m2 1.800 1.800
- Khu bóc ván 1 m2 1.200 1.200
- Khu lò sấy 1 m2 2.200 2.200
2 Phân xưởng xẻ gỗ 1 m2 2.900 2.900
- Khu máy xẻ 1 m2 800 800
-
Bể ngân tẩm hóa chất trước
khi sấy
1 m2 300 300
- Khu lò sấy 1 m2 1.800 1.800
3
Phân xưởng sản xuất viên
nén tạo nhiệt
1 m2 3.200 3.200
- Khu băm nguyên liệu 1 m2 1.200 1.200
- Khu sấy 1 m2 800 800
- Khu băn lại và ép viên 1 m2 1.200 1.200
4 Kho trữ hàng thành phẩm 1 m2 2.500 2.500
5 Khu nhà điều hành 1 m2 1.000 1.000
- Khu hành chính văn phòng 1 m2 250 250
- Khu nhà ở tập thể, bếp ăn 1 m2 350 350
- Nhà bảo vệ, nhà để xe, 1 m2 300 300
- Kho vật dụng 1 m2 100 100
6 Hệ thống tổng thể 1 -
- Hệ thống cấp nước tổng thể 1 HT
-
Hệ thống thoát nước tổng
thể
1 HT
- Hệ thống xử lý nước thải HT
7
Khu trữ nguyên liệu đầu
vào và phân loại
1 m² 50.000
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
20
STT Nội dung
Số
lượng
ĐVT
Diện
tích
8 Khu phơi gỗ bóc loại B,C 1 m² 100.000
9 Tường rào xung quanh 800 m
10
Trạm biến áp 380v công
suất 1020 KVA
1020 KVA
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
II.1. Quy trình kỹ thuật xẻ gỗ
Trong sản xuất gỗ xẻ sấy nói riêng và sản xuất chế biến gỗ nói chung thì quy
trình luôn là điều quan trọng quyết định tới giá thành và chất lượng sản phẩm. Để
cho ra những sản phẩm tốt dự án đã nghiên cứu và đưa ra quy trình chuẩn để đầu
tư, nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm từ gỗ và ván ghép như sau:
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
21
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA DỰ ÁN
1. Gỗ sau khi được khai thác về sẽ được phân tách thành thân và gốc, sau đó cưa xẻ
theo quy cách thông dụng dựa vào nhu cầu thị trường hoặc theo yêu cầu của khách
hàng.
Khai thác về sẽ được phân
tách thành thân và gốc
xử lý khuyết tật, xử lý mắt xoắn,
mắt đen, loại bỏ cây xấu, cây
kém chất lượng
cưa xẻ theo quy cách thông dụng dựa
vào nhu cầu thị trường hoặc theo yêu
cầu của khách hàng
phân loại theo quy cách
riêng biệt dày/mỏng
Vào
ron
tẩm
Bồn
tẩm
Gỗ trước khi được đưa ra khỏi lò tẩm thì sẽ
được tẩm áp lực ở môi trường chân không từ
2-3 tiếng
Phân
loại gỗ
Sấy bằng cách sử dụng
nhiệt của hơi nước từ 10 –
20 ngày
Phân loại
quy cách
Lưu kho. Đội kiểm kê
sẽ kiểm tra, ghi rõ quy
cách
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
22
2. Để có sản phẩm đảm bảo chúng tôi tiến hành xử lý khuyết tật, xử lý mắt xoắn,
mắt đen, loại bỏ cây xấu, cây kém chất lượng.
3. Sau khi cưa xẻ gỗ thì cho công nhân phân loại theo quy cách riêng biệt dày/mỏng
và đưa vào ron tẩm trước lúc đưa vào bồn tẩm. Hóa chất dùng cho bồn tẩm đạt tiêu
chuẩn quốc tế, đảm bảo không chứa chất độc hại đến môi trường (Có giấy chứng
nhận).
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
23
4. Gỗ trước khi được đưa ra khỏi lò tẩm thì sẽ được tẩm áp lực ở môi trường chân
không từ 2-3 tiếng tùy theo quy cách của từng loại gỗ mà thị trường hay khách hàng
yêu cầu.
5. Sau khi được xử lý qua lò tẩm, công nhân sẽ tiếp tục phân loại gỗ lần nữa và sau
đó chuyển qua công đoạn sấy bằng cách sử dụng nhiệt của hơi nước từ 10 – 20
ngày, tùy theo quy cách gỗ. Nhiệt độ trong từng lò sấy sẽ được công nhân kỹ thuật
kiểm tra thường xuyên & điều chỉnh cho phù hợp tùy theo quy cách gỗ nhằm duy
trì chất lượng gỗ sấy ổn định, tránh trường hợp nứt trong ruột. Độ ẩm sau khi đã xử
lý tẩm sấy chân không đạt từ 8 – 12%.
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
24
6. Công nhân kiểm tra chất lượng gỗ trước lúc cho ra khỏi lò sấy.
7. Sau khi xử lý sấy xong, công nhân sẽ tiến hành phân loại quy cách ván gỗ lại 1
lần nữa, để loại bỏ những thanh gỗ cong, vênh trong quá trình sấy (nếu có).
8. Sau khi phân loại xong hàng sẽ được lưu kho. Đội kiểm kê sẽ kiểm tra, ghi rõ
quy cách trên từng kiện hàng, chờ chuyển sang công đoạn tiếp theo.
II.2. Quy trình sản xuất gỗ bóc
Bước 1: Tuyển chọn gỗ và cắt khúc gỗ
Công đoạn đầu tiên là sàng lọc và phân loại gỗ để làm ván gỗ bóc. Ván bóc xếp
ở phần lõi hay bề mặt ván ép phụ thuộc vào kích thước, chủng loại và chất lượng
gỗ tươi. Mục đích của khâu này là đảm bảo chất lượng về kích thước của tấm ván
bóc.
Sau khi phân loại được cây gỗ dài đúng tiêu chuẩn, thì tiếp tục chia thành các
khúc gỗ.
Bước 2: Sử dụng máy tu lồng để loại bỏ lớp vỏ gỗ
Những khúc gỗ nhỏ được đưa vào máy tu lồng để tróc vỏ gỗ. Ngày nay việc
tróc vỏ gỗ không cần phải làm thủ công. Công việc đó được sử dụng bằng nhiều
máy móc hiện đại khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu. Sau khi tróc vỏ, các khúc gỗ
có hình trụ tròn đều.
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
25
Bước 3: Sản xuất ván bóc với máy bóc gỗ
Khúc gỗ sau khi tróc vỏ được đưa vào máy bóc gỗ để tạo ra ván lạng. Máy bóc
gỗ có độ mở phù hợp để gọt gỗ.
Bước 4: Xếp các tấm ván bóc thành từng tập ngay ngắn
Khi cho ra sản phẩm, để sản phẩm không bị lộn xộn và đảm bảo đúng trật tự
quy trình, các xưởng thường sử dụng máy dây chuyền chạy tự động xếp.
II.3. Quy trình kỹ thuật sản xuất viên nén gỗ
Viên gỗ nén là một loại nhiên liệu sinh học, nó có nguồn gốc hoàn toàn từ
thiên nhiên hay còn gọi là vật liệu sinh khối như dăm bào, mùn cưa, hoặc từ các
loại gỗ thải loại.
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
26
Những đặc tính kỹ thuật của viên gỗ nén.
Một sản phẩm gỗ nén xuất khẩu, thường có những tiêu chuẩn kỹ thuật cơ
bản như sau :
· Đường kính: 6mm;8mm;10mm
· Chiều dài: 10mm – 32mm
· Độ ẩm: 10% max
· Độ tro: 3% max
· Nhiệt lượng tổng: 4.300kcal/kg – 4.600kcal/kg
· Độ nén: 620kg/m3 – 700kg/m3
Mô tả công nghệ, sơ đồ hoặc quy trình công nghệ để triển khai dự án:
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
27
* Sơ đồ quy trình:
Mô tả công nghệ
- Bìa, đầu mẩu, gỗ các loại dưới quy cách được băm thành dăm mảnh, sau đó
được đưa sang máy nghiền thành dăm công nghệ, rồi được đưa vào lò sấy đến độ
ẩm 3-5 %. Dăm đó sấy được phân loại thành dăm đạt quy cách về kích thước, dăm
lớn được đưa trở lại máy nghiền để nghiền lại. Dăm đạt yêu cầu về kích thước, độ
ẩm được đưa vào máy nến để ép thành viên nén. Các viên nén được sắp xếp thành
các kiện và nhập kho.
- Mùn cưa của quá trình cưa xẻ, sau khi tập hợp về kho, được phân loại để loại
bỏ tạp chất, kim loại và được đưa vào lò sấy đến độ ẩm 3-5 %. Dăm đó sấy được
phân loại thành dăm đạt quy cách về kích thước, dăm lớn được đưa trở lại máy
nghiền để nghiền lại. Dăm đạt yêu cầu về kích thước, độ ẩm được đưa vào máy nến
để ép thành viên nén. Các viên nén được sắp xếp thành các kiện và nhập kho.
- Dăm dưới quy cách (loại ra từ dăm giấy), sau khi tập hợp về kho, được nghiền
nhỏ, sau đó được đưa vào lò sấy đến độ ẩm 3-5 %. Dăm đó sấy được phân loại
thành dăm đạt quy cách về kích thước, dăm lớn được đưa trở lại máy nghiền để
nghiền lại. Dăm đạt yêu cầu về kích thước, độ ẩm được đưa vào máy nến để ép
thành viên nén. Các viên nén được sắp xếp thành các kiện và nhập kho.
* Trang thiết bị cơ bản và kỹ thuật sản xuất:
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
28
Hiện có 2 loại máy đang được các nước trên thế giới sử dụng là : Máy ép thuỷ
lực, máy ép chục vít, máy ép trục vít bánh đà.
Mức độ đầu tư: phô thuéc vµo năng suất sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Những yêu cầu cơ bản của công nghệ được lựa chọn
- Đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, chất lượng phải thỏa mãn
yêu cầu của khách hàng.
- Vật tư thiết bị do các đơn vị cung cấp phải đảm bảo các tiêu chuẩn về mặt
chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật và được cơ quan Đăng kiểm chấp nhận.
Nguyên tắc công nghệ
Máy nén áp lực cao
Băng tải
Máy đóng gói
Kho & thị trường
Vật liệu đầu vào
(Cành cây, vỏ cây, bìa gỗ, mùn cưa, …,)
Máy nghiền nhỏ
Sấy khô
Băng tải
Băng tải
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
29
- Giai đoạn băm nhỏ : Tất cảc các cành cây, vỏ cây, vỏ dừa, bìa gỗ, vỏ trấu,vỏ Cà
Phê ...vv. đều được đưa vào máy nghiền, nghiền nhỏ.
- Giai đoạn sấy khô trước khi ép : Giai đoạn này, chủ yếu là tự động hoá
trong dây chuyền tự động, nhưng để giảm giá thành sản xuất, tận dụng thêm nguồn
lao động nhàn dỗi để phơi nắng trong các lúc điều kiện thời tiết thuận lợi.
- Giai đoạn ép viên : Dùng băng tải chuyển vào máy ép máy ép, ép với lực
lớn, tốc độ cao. Các phân tử trong vật liệu sẽ tự cọ sát sinh ra nhiệt tới trên 300o
C.
giai đoạn này các vật liệu gỗ sẽ tự tiết ra chất kết dính, kết khối tạo thành các viên
nén cứng khi đi qua các miệng khuôn. Viên nén trở nên vững chắc khi trở về nhiệt
độ bình thường. (Xem chi tiết tại phần phụ lục)
- Giai đoạn đóng bao : Dùng băng tải chuyển vào buồng làm mát, sau đó
qua hệ thống sàng lọc lấy các sản phẩm chuẩn rồi chuyển vào máy cân đo, đóng
bao tự động. Các bao đóng xong sẽ được xép vào kiện gỗ và dùng xe nâng đưa về
kho sản phẩm.
Theo thiết kế nhà máy sản xuất sử dụng đây chuyền sản xuất tự động từ Châu
Âu. Ưu điểm của dây chuyền này là có độ bền cao, tiết kiệm năng lượng, cho ra các
sản phẩm chặt, đẹp, chất lượng khi đốt cho nhiệt cao.
Một số yếu tố tác động chính đến sản xuất chủ yếu:
Nguồn nguyên liệu chính cung cấp cho sản xuất:
Nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất viên nén sinh học ( wood pellet), là
các cây kém chất lượng, cành cây, mùn cưa và các bìa gỗ ....nói chung là các chất
thải công nghiệp từ sản phẩm gỗ trong quá trình chế biến gỗ.
Điện phục vụ sản xuất :
Đây là những nguồn năng lượng phục vụ sản xuất sẵn có trong nước, tuy tính
ổn định chưa cao, nhưng hiện nay Việt Nam đã chủ động sản xuất được gần đủ
dùng trong nước và từng bước nâng cao sản lượng đáp ứng nhu cầu trong nước và
xuất khẩu.
Nhân công sản xuất :
Nhân công là những lao động có sẵn trong tỉnh, được tuyển dụng và đào tạo
tại chổ trong nhà máy. Theo số liệu tính toán của dự án,khi nhà máy đi vào hoạt
động tạo việc làm cho hàng chục người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp và các tệ
nạn xã hội do không có việc làm gây ra. Thêm vào đó, nhà máy đi vào hoạt động
sẽ tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh.
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
30
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng.
Dự án thực hiện đầy đủ các thủ tục về giao cấp đất theo quy định để tiến hành
xây dựng dự án.
II. Các phương án xây dựng công trình.
Danh mục Thiết bị của dự án
STT Nội dung Số lượng ĐVT
Thiết bị
1 Hệ thống bóc vỏ cây 3 Hệ
2 Hệ thống bóc vỏ tự động 4 Hệ
3 Cụm máy nghiền 2 Hệ
4 Hệ sấy trống quay 1 Hệ
5 Hệ sàng mùn thành phẩm 2 Hệ
6 Cụm ép viên 8 Hệ
7 Hệ thống làm nguội và phun keo 2 Hệ
8 Hệ thống cân bàn xe ô tô 1 Hệ
9 Hệ thống điện động lực và điều khiển 1 Hệ
10 Các thiết bị phụ trợ 1 Hệ
11 Thiết bị trạm biến áp 1020 KVA
12 Thiết bị xẻ gỗ 3 TB
13 Máy sấy gỗ bóc 1 máy
14 Buồng sấy gỗ ván xẻ 1 máy
15 Hệ thống nồi hơi 4 tấn 1 Hệ
16 Xe ô tô phục vụ dự án 1 Xe
17 Xe gắp cây 2 Xe
18 Xe nâng 2 Xe
Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn
và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn thiết kế cơ
sở xin phép xây dựng.
III. Phương án tổ chức thực hiện.
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai thực hiện và thành lập bộ phận điều hành
hoạt động của dự án theo mô hình sau:
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
31
Phương án nhân sự cho dự án: (ĐVT: 1.000 đồng)
TT Chức danh
Số
lượng
Mức thu
nhập bình
quân/tháng
Phụ
cấp+
tăng
ca
Tổng
lương
năm
Bảo
hiểm,
quỹ trợ
cấp
…20%
Tổng/năm
1 Giám đốc 2 15.000 5.000 480.000 98.400 578.400
2 Quản lý 5 8.000 3.000 660.000 135.300 795.300
3 Bảo vệ 6 5.000 3.000 576.000 118.080 694.080
4 Công nhân sản xuất 300 4.500 2.000 23.400.000 4.797.000 28.197.000
Cộng 313 32.500 25.116.000 5.148.780 30.264.780
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án.
 Lập và phê duyệt dự án trong năm 2018.
 Tiến hành xây dựng và lắp đặt thiết bị trong năm 2019-2020.
 Chủ đầu tư trực tiếp khai thác và quản lý dự án.
Giám đốc điều hành
P Giám đốc PTSX P Giám đốc PTTC
Phòng kỹ
thuật
Phòng vật
tư
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Phòng
TCHC
Phòng tài
vụ
Phòng bảo
vệ
BP sản xuất –
kinh doanh
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
32
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI
PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
I. Đánh giá tác động môi trường.
Giới thiệu chung:
Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố
tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng và khu vực lân cận,
để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng
môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho xây dựng dự án
được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.
Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam tháng 06 năm 2005.
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường.
Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của chính phủ về quản lý chất thải
rắn.
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008 về
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8
năm 2006 cuả Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của luật Bảo vệ Môi trường.
Nghị định 117/2009/NĐ-CP của chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Thông tư số 05/2008/ TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
18/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc hướng dẫn điều kiện
hành nghề, thủ tục lập hồ sơ, đăng ký cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải
nguy hại.
Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành Danh
mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại.
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
33
Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài
Nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi
trường và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số
35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN và
Môi trường.
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án
Để tiến hành thiết kế và thi công Dự án đòi hỏi phải đảm bảo được đúng theo
các tiêu chuẩn môi trường sẽ được liệt kê sau đây.
- Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí : QCVN
05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh, tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT 10/10/2002 của
Bộ trưởng bộ Y Tế, QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí
thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
- Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước: QCVN 14:2008/BTNMT Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn : QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng
Điều kiện tự nhiên
Diện tích xây dựng khoảng 16,48 ha, Tại Tây Nguyên có địa hình tương đối
bằng phẳng, nền đất có kết cấu địa chất phù hợp với việc xây dựng xây dựng nhà
máy sản xuất gỗ.. Khu đất có các đặc điểm sau:
_ Nhiệt độ : Khu vực Trung bộ có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong
năm có 2 mùa mưa nắng rõ rệt.
_ Địa hình : Địa hình bằng phẳng, có vị trí thuận lợi về giao thông.
II. Tác động của dự án tới môi trường.
Việc thực thi dự án sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi truờng xung quanh khu
vực lân cận, tác động trực tiếp đến quá trình sinh hoạt của các hộ dân sinh sống
xung quanh. Chúng ta có thể dự báo được những nguồn tác động đến môi trường
có khả năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau:
- Giai đoạn thi công xây dựng.
- Giai đoạn vận hành.
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
34
- Giai đoạn ngưng hoạt động
II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm
Chất thải rắn
- Rác thải trong quá trình thi công xây dựng: các loại bao bì đựng nguyên
vật liệu như giấy và một lượng nhỏ các loại bao nilon,đất đá do các hoạt
động đào đất xây dựng và các công trình phụ trợ khác.
- Sự rơi vãi vật liệu như đá, cát, ... trong quá trình vận chuyển của các thiết
bị chuyên dụng đến nơi xây dựng.
- Vật liệu dư thừa và các phế liệu thải ra.
- Chất thải sinh hoạt của lực lượng nhân công lao động tham gia thi công.
Chất thải khí: Chất thải khí là nguồn gây ô nhiễm chính cho bầu khí quyển,
khí thải có thể phát ra từ các hoạt động trong các quá trình thi công từ giai đoạn
chuẩn bị nguyên vật liệu cho đến khi tháo dỡ các hạng mục công trình trong giai
đoạn ngừng hoạt động. Chủ yếu là khí thải phát sinh do hoạt động của động cơ máy
móc thi công cơ giới, phương tiện vận chuyển vật tư dụng cụ, thiết bị phục vụ cho
thi công.
Chất thải lỏng: Chất thải lỏng có ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh môi trường
trong khu vực xây dựng khu biệt thự gây ảnh hưởng đến môi trường lân cận. Chất
thải lỏng của dự án gồm có nước thải từ quá trình xây dựng, nước thải sinh hoạt của
công nhân và nước mưa.
- Dự án chỉ sử dụng nước trong các quá trình phối trộn nguyên vật liệu và một
lượng nhỏ dùng cho việc tưới tường, tưới đất để giữ ẩm và hạn chế bụi phát tán vào
môi trường xung quanh. Lượng nước thải từ quá trình xây dựng chỉ gồm các loại
chất trơ như đất cát, không mang các hàm lượng hữu cơ, các chất ô nhiễm thấm vào
lòng đất.
- Nước thải sinh hoạt của của công nhân trong giai đoạn thi công rất ít, chủ
yếu là nước tắm rửa đơn thuần và một phần rất nhỏ các hoạt động vệ sinh khác vì
trong quá trình xây dựng hầu hết tất cả công nhân xây dựng không ở lại, chỉ có một
hoặc hai người ở lại bảo quản vật tư.
- Nước mưa chảy tràn cuốn trôi các chất ô nhiễm bề mặt từ khu vực xây dựng
xuống các kênh rạch cận kề. Tuy nhiên, dự án đã có hệ thống thoát nước ngầm thu
nước do vậy kiểm soát được nguồn thải và xử lý nước bị ô nhiễm trước khi thải ra
ngoài.
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
35
Tiếng ồn.
- Gây ra những ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh làm giảm khả năng tập
trung và giảm năng suất lao động. Tiếng ồn có thể sinh ra theo những con đường
sau nhưng phải được kiểm soát và duy trì ở trong khoảng 80 – 85dBA theo tiêu
chuẩn quy định, tiếng ồn có thể phát sinh từ những nguồn.
+ Động cơ, máy móc thi công, và những thiết bị phục vụ xây dựng, lắp đặt.
+ Trong quá trình lao động như gò, hàn các chi tiết kim loại, và khung kèo sắt
… và quá trình đóng, tháo côppha, giàn giáo, vận chuyển vật liệu…
+ Từ động cơ máy nén khí, bơm, máy phát điện …
Bụi và khói
- Khi hàm lượng bụi và khói vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ra những bệnh
về đường hô hấp làm giảm khả năng lao động của công nhân. Bụi và khói được
sinh ra từ những lý do sau:
- Từ các hoạt động chuyên chở vật liệu, tập kết đổ vật liệu đến nơi xây dựng.
- Từ các đống tập kết vật liệu.
- Từ các hoạt động đào bới san lấp.
- Từ quá trình thi công: quá trình phối trộn nguyên vật liệu, quá trình đóng
tháo côppha…
II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường
Ảnh hưởng đến chất lượng không khí:
Chất lượng không khí của khu vực xây dựng sẽ chịu ít nhiều biến đổi do các
hoạt động thực thi Dự án. Tuy nhiên, trong hai giai đoạn thi công xây dựng và tháo
dỡ công trình ngưng hoạt động, khói bụi và khí thải là tác nhân ô nhiễm đáng chú
ý nhất. Khí thải sinh ra từ các động cơ máy móc chủ yếu là khí NOx, CO, CO2,
SO2....Lượng khí thải phát sinh bởi hoạt động riêng rẽ các loại máy móc đạt tiêu
chuẩn kỹ thuật là không đáng kể, trong điều kiện môi trường làm việc thông thoáng
ngoài trời thì mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến con người là không đáng kể tuy nhiên
khi hàm lượng cao nó sẽ là tác nhân gây ra những ô nhiễm cho môi trường và con
người như: khí SO2 hoà tan được trong nước nên dễ phản ứng với cơ quan hô hấp
người và động vật.
Ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt:
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
36
Hoạt động xây dựng công trình có nhiều khả năng gây ảnh hưởng đến chất
lượng nước mặt. Do phải tiếp nhận lượng nước thải ra từ các quá trình thi công có
chứa chất nhiễm bẩn cao gồm các hoá chất như vết dầu mỡ rơi vãi từ các động cơ
máy móc trong quá trình thi công vận hành, nước thải sinh hoặt của công nhân trong
các lán trại ... cũng gây ra hiện tượng ô nhiễm, bồi lắng cho nguồn nước mặt.
Ảnh hưởng đến giao thông
Hoạt động của các loại phương tiện vận tải phục vụ công tác thi công xây dựng
lắp đặt sẽ làm gia tăng mật độ lưu thông trên các tuyến đường vào khu vực, mang
theo những bụi bẩn đất, cát từ công trường vào gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng
đường xá, làm xuống cấp nhanh chóng các tuyến đường này.
Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
- Không khí bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ lực lượng nhân
công làm việc tại công trường và cho cả cộng đồng dân cư. Gây ra các bệnh về cơ
quan hô hấp, dị ứng, viêm mắt ...
- Tiếng ồn phát sinh chủ yếu trong qúa trình thi công xây dựng và tháo dỡ khi
công trình ngừng hoạt động. Ô nhiễm tiếng ồn tác động trực tiếp lên lực lượng lao
động tại công trình và cư dân sinh sống gần khu vực thực thi dự án. Tiếng ồn sẽ
gây căng thẳng, ức chế, làm giảm năng suất lao động, gây xáo trộn cuộc sống
thường ngày của người dân. Mặt khác khi độ ồn vượt quá giới hạn cho phép và kéo
dài sẽ ảnh hưởng đến cơ quan thính giác.
II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường.
Giảm thiểu lượng chất thải
- Trong quá trình thực thi dự án chất thải phát sinh ra là điều không tránh khỏi.
Tuy nhiên bằng các biện pháp kỹ thuật công nghệ phù hợp kết hợp với biện pháp
quản lý chặt chẽ ở từng bộ phận có thể giảm thiểu được số lượng lớn chất thải phát
sinh. Các biện pháp để giảm thiểu chất thải phát sinh:
- Dự toán chính xác khối lượng nguyên vật liệu phục vụ cho thi công, giảm
thiểu lượng dư thừa tồn đọng sau khi xây dựng công trình.
- Lựa chọn địa điểm tập kết nguyên vật liệu phù hợp nằm cuối hướng gió và
trên nền đất cao để tránh tình trạng hư hỏng và thất thoát khi chưa sử dụng đến.
- Đề xuất những biện pháp giảm thiểu khói bụi và nước thải phát sinh trong
quá trình thi công.
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
37
Thu gom và xử lý chất thải:Việc thu gom và xử lý chất thải trước khi thải ra
ngoài môi trường là điều bắt buộc đối với khu vực xây dựng công trình. Trong dự
án này việc thu gom và xử lý chất thải phải được thực hiện từ khi xây dựng đến khi
đi bàn giao nhà và quá trình tháo dỡ ngưng hoạt động để tránh gây ảnh hưởng đến
hoạt động của trạm và môi trường khu vực xung quanh. Việc thu gom và xử lý phải
được phân loại theo các loại chất thải sau:
Chất thải rắn: Đây là loại chất thải phát sinh nhiều nhất trong qúa trình thi
công bao gồm đất, đá, giấy, khăn vải, ... là loại chất thải rất khó phân huỷ đòi hỏi
phải được thu gom, phân loại để có phương pháp xử lý thích hợp. Những nguyên
vật liệu dư thừa có thể tái sử dụng được thì phải được phân loại và để đúng nơi quy
định thuận tiện cho việc tái sử dụng hoặc bán phế liệu. Những loại rác thải khó phân
huỷ hoặc độc hại phải được thu gom và đặt cách xa công trường thi công, sao cho
tác động đến con người và môi trường là nhỏ nhất để vận chuyển đến nơi xử lý theo
quy định. Các phương tiện vận chuyển đất đá san lấp bắt buộc dùng tấm phủ che
chắn, giảm đến mức tối đa rơi vãi trên đường gây ảnh hưởng cho người lưu thông
và đảm bảo cảnh quan môi trường được sạch đẹp.
Chất thải khí:
- Sinh ra trực tiếp trong quá trình thi công từ các máy móc thi công cơ giới,
phương tiện vận chuyển cần phải có những biện pháp để làm giảm lượng chất thải
khí ra ngoài môi trường, các biện pháp có thể dùng là:
- Đối với các phương tiện vận chuyển, máy móc thi công và các động cơ khác
cần thiết nên sử dụng loại nhiên liệu có khả năng cháy hoàn toàn, khí thải có hàm
lượng chất gây ô nhiễm thấp. Sử dụng máy móc động cơ mới đạt tiêu chuẩn kiểm
định và được chứng nhận không gây hại đối với môi trường.
- Thường xuyên kiểm tra các hạng mục công trình nhằm ngăn ngừa, khắc phục
kịp thời các sự cố có thể xảy ra.
Chất thải lỏng Chất thải lỏng sinh ra trong quá trình xây dựng sẽ được thu
gom vào hệ thống thoát nước hiện hữu được bố trí quanh khu vực khu biệt thự.
Nước thải có chứa chất ô nhiễm sẽ được thu gom và chuyển giao cho đơn vị có
chức năng xử lý còn nước không bị ô nhiễm sẽ theo hệ thống thoát nước bề mặt và
thải trực tiếp ra ngoài.
Tiếng ồn: Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ cho công nhân trong quá trình
thi công, sắp xếp công việc một cách hợp lý khoa học để mức độ ảnh hưởng đến
công nhân làm việc trong khu vực xây dựng và ở khu vực lân cận là nhỏ nhất. Kiểm
tra và bảo dưỡng định kỳ các máy móc thiết bị. Thông thường chu kỳ bảo dưỡng
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
38
đối với thiết bị mới là 4-6 tháng/lần, thiết bị cũ là 3 tháng/lần. Bố trí cách ly các
nguồn gây ồn với xung quanh nhằm làm giảm tác động lan truyền của sóng âm. Để
biện pháp phân lập đạt hiệu quả cao hơn cần cách lý và bố trí thêm các tường ngăn
giữa các bộ phận.Trồng cây xanh để tạo bóng mát, hạn chế lan truyền ồn ra môi
trường. Hạn chế hoạt động vào ban đêm.
Bụi và khói: Trong quá trình thi công xây dựng bụi và khói là những nhân tố
gây ảnh hưởng nhiều nhất đến công nhân lao động nó trực tiếp ảnh hưởng đến sức
khoẻ của người công nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, về mắt ...làm giảm
khả năng lao động. Để khắc phục những ô nhiễm đó cần thực hiện những biện pháp
sau:
- Sử dụng nguyên vật liệu ít gây hại, thiết bị chuyên chở nguyên vật liệu phải
được che chắn cẩn thẩn tránh rơi vãi.
- Thưởng xuyên rửa xe để tránh phát sinh bụi, đất cát trong khu đô thị khi di
chuyển.
- Sử dụng những thiết bị bảo hộ cho công nhân khi làm việc trong tình trạng
khói bụi ô nhiễm như mặt nạ phòng độc, kính bảo vệ mắt....
II.4.Kết luận:
Dựa trên những đánh giá tác động môi trường ở phần trên chúng ta có thể thấy
quá trình thực thi dự án có thể gây tác động đến môi trường quanh khu vực dự án
và khu vực lân cận ở mức độ thấp không tác động nhiều đến môi trường, có chăng
chỉ là những tác động nhỏ trong khoảng thời gian ngắn không có tác động về lâu
dài.
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
39
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC
HIỆNVÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án.
Bảng tổng mức đầu tư của dự án
ST
T
Nội dung
Số
lượng
ĐVT
Diện
tích
Đơn giá Thành tiền
I Xây dựng 27.100 164.800 54.198.200
1
Phân xưởng gỗ bóc
ván
1 m2 5.200 5.200 -
-
Khu bóc vỏ loại bỏ
rác
1 m2 1.800 1.800 1.832 3.297.600
- Khu bóc ván 1 m2 1.200 1.200 1.832 2.198.400
- Khu lò sấy 1 m2 2.200 2.200 1.832 4.030.400
2 Phân xưởng xẻ gỗ 1 m2 2.900 2.900 -
- Khu máy xẻ 1 m2 800 800 1.832 1.465.600
-
Bể ngân tẩm hóa
chất trước khi sấy
1 m2 300 300 1.832 549.600
- Khu lò sấy 1 m2 1.800 1.800 1.832 3.297.600
3
Phân xưởng sản
xuất viên nén tạo
nhiệt
1 m2 3.200 3.200 -
-
Khu băm nguyên
liệu
1 m2 1.200 1.200 1.832 2.198.400
- Khu sấy 1 m2 800 800 1.832 1.465.600
-
Khu băn lại và ép
viên
1 m2 1.200 1.200 1.832 2.198.400
4
Kho trữ hàng thành
phẩm
1 m2 2.500 2.500 1.832 4.580.000
5 Khu nhà điều hành 1 m2 1.000 1.000 -
-
Khu hành chính văn
phòng
1 m2 250 250 3.192 798.000
-
Khu nhà ở tập thể,
bếp ăn
1 m2 350 350 3.192 1.117.200
-
Nhà bảo vệ, nhà để
xe,
1 m2 300 300 3.192 957.600
- Kho vật dụng 1 m2 100 100 1.216 121.600
6 Hệ thống tổng thể 1 - -
-
Hệ thống cấp nước
tổng thể
1 HT 300.000 300.000
-
Hệ thống thoát
nước tổng thể
1 HT 700.000 700.000
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
40
ST
T
Nội dung
Số
lượng
ĐVT
Diện
tích
Đơn giá Thành tiền
-
Hệ thống xử lý
nước thải
HT 2.000.000 2.000.000
7
Khu trữ nguyên liệu
đầu vào và phân
loại
1 m² 50.000 150 7.500.000
8
Khu phơi gỗ bóc
loại B,C
1 m² 100.000 140 14.000.000
9
Tường rào xung
quanh
800 m 1.000 800.000
10
Trạm biến áp 380v
công suất 1020 KVA
1020 KVA 610 622.200
II Thiết bị 73.242.600
1
Hệ thống bóc vỏ
cây
3 Hệ 230.000 690.000
2
Hệ thống bóc vỏ tự
động
4 Hệ 300.000 1.200.000
3 Cụm máy nghiền 2 Hệ 2.800.000 5.600.000
4 Hệ sấy trống quay 1 Hệ 3.700.000 3.700.000
5
Hệ sàng mùn thành
phẩm
2 Hệ 250.000 500.000
6 Cụm ép viên 8 Hệ 2.850.000 22.800.000
7
Hệ thống làm nguội
và phun keo
2 Hệ 350.000 700.000
8
Hệ thống cân bàn
xe ô tô
1 Hệ 250.000 250.000
9
Hệ thống điện động
lực và điều khiển
1 Hệ 785.000 785.000
10 Các thiết bị phụ trợ 1 Hệ 3.000.000 3.000.000
11
Thiết bị trạm biến
áp
1020 KVA 1.880 1.917.600
12 Thiết bị xẻ gỗ 3 TB 200.000 600.000
13 Máy sấy gỗ bóc 1 máy 11.000.000 11.000.000
14
Buồng sấy gỗ ván
xẻ
1 máy 10.000.000 10.000.000
15
Hệ thống nồi hơi 4
tấn
1 Hệ 3.000.000 3.000.000
16
Xe ô tô phục vụ dự
án
1 Xe 1.500.000 1.500.000
17 Xe gắp cây 2 Xe 2.000.000 4.000.000
18 Xe nâng 2 Xe 1.000.000 2.000.000
IV
Chi phí quản lý dự
án 2,000
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%*1,1
2.549.109
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
41
ST
T
Nội dung
Số
lượng
ĐVT
Diện
tích
Đơn giá Thành tiền
V
Chi phí tư vấn đầu
tư xây dựng
4.880.811
1
Chi phí lập báo cáo
nghiên cứu tiền khả
thi
0,280
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%*1,1
356.895
2
Chi phí lập báo cáo
nghiên cứu khả thi 0,632
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%*1,1
805.376
3
Chi phí lập báo cáo
kinh tế - kỹ thuật
4
Chi phí thiết kế kỹ
thuật 1,406
GXDtt * ĐMTL%*1,1 762.067
5
Chi phí thiết kế bản
vẽ thi công 0,844
GXDtt * ĐMTL%*1,1 457.240
6
Chi phí thẩm tra báo
cáo nghiên cứu tiền
khả thi
0,047
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%*1,1
60.021
7
Chi phí thẩm tra báo
cáo nghiên cứu khả
thi
0,136
Giá gói thầu XDtt *
ĐMTL%*1,1
172.821
8
Chi phí thẩm tra
thiết kế xây dựng 0,193
GXDtt * ĐMTL%*1,1 104.851
9
Chi phí thẩm tra dự
toán công trình 0,186
GXDtt * ĐMTL%*1,1 101.044
10
Chi phí lập HSMT,
HSDT tư vấn
11
Chi phí giám sát thi
công xây dựng 2,573
GXDtt * ĐMTL%*1,1 1.394.543
12
Chi phí giám sát lắp
đặt thiết bị 0,909
GTBtt * ĐMTL%*1,1 665.953
VI Chi phí thuê đất m2 164.800 10 1.648.000
VII Dự phòng phí 10% 13.651.872
Tổng 150.170.592
II. Nguồn vốn thực hiện dự án.
Bảng cơ cấu nguồn vốn của dự án
ST
T
Nội dung Thành tiền
NGUỒN VỐN
Tự có - tự huy
động
Vay tín
dụng
I Xây dựng 54.198.200 16.259.460 37.938.740
1 Phân xưởng gỗ bóc ván - - -
- Khu bóc vỏ loại bỏ rác 3.297.600 989.280 2.308.320
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
42
ST
T
Nội dung Thành tiền
NGUỒN VỐN
Tự có - tự huy
động
Vay tín
dụng
- Khu bóc ván 2.198.400 659.520 1.538.880
- Khu lò sấy 4.030.400 1.209.120 2.821.280
2 Phân xưởng xẻ gỗ - - -
- Khu máy xẻ 1.465.600 439.680 1.025.920
-
Bể ngân tẩm hóa chất trước khi
sấy
549.600 164.880 384.720
- Khu lò sấy 3.297.600 989.280 2.308.320
3
Phân xưởng sản xuất viên nén tạo
nhiệt
- - -
- Khu băm nguyên liệu 2.198.400 659.520 1.538.880
- Khu sấy 1.465.600 439.680 1.025.920
- Khu băn lại và ép viên 2.198.400 659.520 1.538.880
4 Kho trữ hàng thành phẩm 4.580.000 1.374.000 3.206.000
5 Khu nhà điều hành - - -
- Khu hành chính văn phòng 798.000 239.400 558.600
- Khu nhà ở tập thể, bếp ăn 1.117.200 335.160 782.040
- Nhà bảo vệ, nhà để xe, 957.600 287.280 670.320
- Kho vật dụng 121.600 36.480 85.120
6 Hệ thống tổng thể - - -
- Hệ thống cấp nước tổng thể 300.000 90.000 210.000
- Hệ thống thoát nước tổng thể 700.000 210.000 490.000
- Hệ thống xử lý nước thải 2.000.000 600.000 1.400.000
7
Khu trữ nguyên liệu đầu vào và
phân loại
7.500.000 2.250.000 5.250.000
8 Khu phơi gỗ bóc loại B,C 14.000.000 4.200.000 9.800.000
9 Tường rào xung quanh 800.000 240.000 560.000
10
Trạm biến áp 380v công suất
1020 KVA
622.200 186.660 435.540
II Thiết bị 73.242.600 21.972.780 51.269.820
1 Hệ thống bóc vỏ cây 690.000 207.000 483.000
2 Hệ thống bóc vỏ tự động 1.200.000 360.000 840.000
3 Cụm máy nghiền 5.600.000 1.680.000 3.920.000
4 Hệ sấy trống quay 3.700.000 1.110.000 2.590.000
5 Hệ sàng mùn thành phẩm 500.000 150.000 350.000
6 Cụm ép viên 22.800.000 6.840.000 15.960.000
7 Hệ thống làm nguội và phun keo 700.000 210.000 490.000
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
43
ST
T
Nội dung Thành tiền
NGUỒN VỐN
Tự có - tự huy
động
Vay tín
dụng
8 Hệ thống cân bàn xe ô tô 250.000 75.000 175.000
9
Hệ thống điện động lực và điều
khiển
785.000 235.500 549.500
10 Các thiết bị phụ trợ 3.000.000 900.000 2.100.000
11 Thiết bị trạm biến áp 1.917.600 575.280 1.342.320
12 Thiết bị xẻ gỗ 600.000 180.000 420.000
13 Máy sấy gỗ bóc 11.000.000 3.300.000 7.700.000
14 Buồng sấy gỗ ván xẻ 10.000.000 3.000.000 7.000.000
15 Hệ thống nồi hơi 4 tấn 3.000.000 900.000 2.100.000
16 Xe ô tô phục vụ dự án 1.500.000 450.000 1.050.000
17 Xe gắp cây 4.000.000 1.200.000 2.800.000
18 Xe nâng 2.000.000 600.000 1.400.000
IV Chi phí quản lý dự án 2.549.109 764.733 1.784.376
V Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 4.880.811 1.464.243 3.416.568
1
Chi phí lập báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi
356.895 107.068 249.826
2
Chi phí lập báo cáo nghiên cứu
khả thi
805.376 241.613 563.763
3
Chi phí lập báo cáo kinh tế - kỹ
thuật
- -
4 Chi phí thiết kế kỹ thuật 762.067 228.620 533.447
5 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 457.240 137.172 320.068
6
Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi
60.021 18.006 42.015
7
Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên
cứu khả thi
172.821 51.846 120.975
8 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 104.851 31.455 73.395
9
Chi phí thẩm tra dự toán công
trình
101.044 30.313 70.731
10 Chi phí lập HSMT, HSDT tư vấn - -
11 Chi phí giám sát thi công xây dựng 1.394.543 418.363 976.180
12 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 665.953 199.786 466.167
VI Chi phí thuê đất 1.648.000 494.400 1.153.600
VII Dự phòng phí 13.651.872 4.095.562 9.556.310
Tổng 150.170.592 45.051.178 105.119.414
Tỷ lệ (%) 30,00% 70,00%
Bảng tiến độ thực hiện dự án
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
44
STT Nội dung Thành tiền
Tiến độ thực hiện
2019 2020
I Xây dựng 54.198.200 32.518.920 21.679.280
1 Phân xưởng gỗ bóc ván - -
- Khu bóc vỏ loại bỏ rác 3.297.600 1.978.560 1.319.040
- Khu bóc ván 2.198.400 1.319.040 879.360
- Khu lò sấy 4.030.400 2.418.240 1.612.160
2 Phân xưởng xẻ gỗ - 0 -
- Khu máy xẻ 1.465.600 879.360 586.240
- Bể ngân tẩm hóa chất trước khi sấy 549.600 329.760 219.840
- Khu lò sấy 3.297.600 1.978.560 1.319.040
3 Phân xưởng sản xuất viên nén tạo nhiệt - 0 -
- Khu băm nguyên liệu 2.198.400 1.319.040 879.360
- Khu sấy 1.465.600 879.360 586.240
- Khu băn lại và ép viên 2.198.400 1.319.040 879.360
4 Kho trữ hàng thành phẩm 4.580.000 2.748.000 1.832.000
5 Khu nhà điều hành - 0 -
- Khu hành chính văn phòng 798.000 478.800 319.200
- Khu nhà ở tập thể, bếp ăn 1.117.200 670.320 446.880
- Nhà bảo vệ, nhà để xe, 957.600 574.560 383.040
- Kho vật dụng 121.600 72.960 48.640
6 Hệ thống tổng thể - 0 -
- Hệ thống cấp nước tổng thể 300.000 180.000 120.000
- Hệ thống thoát nước tổng thể 700.000 420.000 280.000
- Hệ thống xử lý nước thải 2.000.000 1.200.000 800.000
7 Khu trữ nguyên liệu đầu vào và phân loại 7.500.000 4.500.000 3.000.000
8 Khu phơi gỗ bóc loại B,C 14.000.000 8.400.000 5.600.000
9 Tường rào xung quanh 800.000 480.000 320.000
10 Trạm biến áp 380v công suất 1020 KVA 622.200 373.320 248.880
II Thiết bị 73.242.600 - 73.242.600
1 Hệ thống bóc vỏ cây 690.000 690.000
2 Hệ thống bóc vỏ tự động 1.200.000 1.200.000
3 Cụm máy nghiền 5.600.000 5.600.000
4 Hệ sấy trống quay 3.700.000 3.700.000
5 Hệ sàng mùn thành phẩm 500.000 500.000
6 Cụm ép viên 22.800.000 22.800.000
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
45
STT Nội dung Thành tiền
Tiến độ thực hiện
2019 2020
7 Hệ thống làm nguội và phun keo 700.000 700.000
8 Hệ thống cân bàn xe ô tô 250.000 250.000
9 Hệ thống điện động lực và điều khiển 785.000 785.000
10 Các thiết bị phụ trợ 3.000.000 3.000.000
11 Thiết bị trạm biến áp 1.917.600 1.917.600
12 Thiết bị xẻ gỗ 600.000 600.000
13 Máy sấy gỗ bóc 11.000.000 11.000.000
14 Buồng sấy gỗ ván xẻ 10.000.000 10.000.000
15 Hệ thống nồi hơi 4 tấn 3.000.000 3.000.000
16 Xe ô tô phục vụ dự án 1.500.000 1.500.000
17 Xe gắp cây 4.000.000 4.000.000
18 Xe nâng 2.000.000 2.000.000
IV Chi phí quản lý dự án 2.549.109 2.549.109
V Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 4.880.811 3.615.101 1.265.710
1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 356.895 356.895
2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 805.376 805.376
3 Chi phí lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật 0
4 Chi phí thiết kế kỹ thuật 762.067 762.067
5 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 457.240 457.240
6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 60.021 60.021
7 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 172.821 172.821
8 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 104.851 62.910 41.940
9 Chi phí thẩm tra dự toán công trình 101.044 101.044
10 Chi phí lập HSMT, HSDT tư vấn 0
11 Chi phí giám sát thi công xây dựng 1.394.543 836.726 557.817
12 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 665.953 0 665.953
VI Chi phí thuê đất 1.648.000 1.648.000
VII Dự phòng phí 13.651.872 13.651.872
Tổng 150.170.592 40.331.129 109.839.462
Tỷ lệ (%) 26,86% 73,14%
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
46
III. Hiệu quả về mặt kinh tế của dự án.
III.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án.
Tổng mức đầu tư: 150.170.592.000 đồng. (Một trăm năm mươi tỷ một trăm
bảy mươi triệu năm trăm chín mươi hai nghìn đồng) Trong đó:
+Vốn tự có (tự huy động): 45.051.178.000 đồng
+Vốn vay tín dụng : 105.119.414.000 đồng.
Doanh thu:
Từ 1.500 ha rừng cao su, sản lượng gỗ thu được dự kiến 240 tấn/ha, trong đó:
- 2,5 te nguyên liệu sẽ cho ra 1 khối gỗ bóc
- 2,9 te nguyên liệu sẽ cho ra 1 khối gỗ xẻ
- 1 te nguyên liệu sẽ cho ra 480kg viên nén
Dự kiến doanh thu từ các nguồn sau:
TT
Dự kiến các loại
sản phẩm
Nguyên
liệu (tấn)
Sản lượng
thời kỳ ổn
định (m3)
%
sản
lượng
Doanh thu thời
kỳ ổn định
(1000đ/m3)
1 Doanh thu từ gỗ bóc 72.000 28.800 21% 120.960.000
2 Doanh thu từ gỗ xẻ 108.000 37.241 28% 201.103.448
3
Doanh thu từ viên
nén gỗ
144.000 69.120 51% 158.976.000
TỔNG 324.000 135.161 481.039.448
(Chi tiết trong phần phụ lục)
Dự kiến đầu vào của dự án.
Chi phí đầu vào của dự án % Khoản mục
1 Chi phí quảng cáo sản phẩm 1% Doanh thu
2 Chi phí khấu hao TSCD "" Bảng tính
3 Chi phí lãi vay "" Bảng tính
4 Chi phí bảo trì thiết bị 2% Tổng mức đầu tư thiết bị
5 Chi phí điện nước 3% Doanh thu
6 Chi phí lương "" Bảng tính
7 Chi phí nguyên vật liệu sản xuất "" Bảng tính
8 Chi phí vận hành dự án 5% Doanh thu
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
47
Chế độ thuế %
1 Thuế TNDN 22
III.2. Phương án vay.
Số tiền : 105.119.414.000 đồng.
Thời hạn : 10 năm ( 120 tháng).
Ân hạn : 2 năm.
Lãi suất, phí : Tạm tính lãi suất 9% năm (tùy từng thời điểm theo lãi suất ngân
hàng).
Tài sản bảo đảm tín dụng: thế chấp toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay.
Lãi vay, hình thức trả nợ gốc
1 Thời hạn trả nợ vay 10 năm
2 Lãi suất vay cố định 9% /năm
3 Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (tạm tính) 6% /năm
4 Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC 8,1% /năm
5 Hình thức trả nợ: 1
(1: trả gốc đều; 2: trả gốc và lãi đều; 3: theo năng lực của dự
án)
Chi phí sử dụng vốn bình quân được tính trên cơ sở tỷ trọng vốn vay là 30% ;
tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 70%; lãi suất vay dài hạn 9%/năm; lãi suất tiền gửi trung
bình tạm tính 6%/năm
III.3. Các thông số tài chính của dự án.
3.1. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.
Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và
khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.
KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.
Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số
hoàn vốn của dự án là 7,62 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm
bảo bằng 7,62 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc
hoàn vốn.
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
48
Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy
đến năm thứ 6 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm
thứ 5 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.
Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.
Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 4 năm 8 tháng kể từ ngày hoạt động.
3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục
tính toán của dự án. Như vậy PIp = 3,61 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ
được đảm bảo bằng 3,61 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ
khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 8,1%).
Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 7 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó
ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 6.
Kết quả tính toán: Tp = 5 năm 4 tháng tính từ ngày hoạt động.
3.3. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).
Trong đó:
+ P: Giá trị đầu tư của dự án tại thời điểm đầu năm sản xuất.
+ CFt : Thu nhập của dự án = lợi nhuận sau thuế + khấu hao.
Hệ số chiết khấu mong muốn 8,1%/năm.
Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 370.601.632.000 đồng. Như vậy chỉ trong
vòng 10 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu
tư qui về hiện giá thuần là: 370.601.632.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả
cao.
3.4. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).
Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho
thấy IRR = 30,070% > 8,10% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có
khả năng sinh lời.
P
tiFPCFt
PIp
nt
t



 1
)%,,/(




Tpt
t
TpiFPCFtPO
1
)%,,/(




nt
t
tiFPCFtPNPV
1
)%,,/(
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
49
KẾT LUẬN
I. Kết luận.
Với kết quả phân tích như trên, cho thấy hiệu quả tương đối cao của dự án
mang lại, đồng thời giải quyết việc làm cho người dân trong vùng. Cụ thể như sau:
+ Các chỉ tiêu tài chính của dự án như: NPV >0; IRR > tỷ suất chiết
khấu,… cho thấy dự án có hiệu quả về mặt kinh tế.
+ Hàng năm đóng góp vào ngân sách địa phương trung bình khoảng 14,6
tỷ đồng, thông qua nguồn thuế thu nhập từ hoạt động của dự án.
+ Hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng từ 200 lao động của địa
phương.
Góp phần “Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương; đẩy nhanh tốc độ phát
triển kinh tế”.
II. Đề xuất và kiến nghị.
Với tính khả thi của dự án, rất mong các cơ quan, ban ngành xem xét và hỗ trợ
chúng tôi để chúng tôi có thể triển khai các bước theo đúng tiến độ và quy định. Để
dự án sớm đi vào hoạt động.
CHỦ ĐẦU TƯ
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
50
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án
STT Nội dung Thành tiền
NGUỒN VỐN Tiến độ thực hiện
Tự có - tự
huy động
Vay tín dụng 2019 2020
I Xây dựng 54.198.200 16.259.460 37.938.740 32.518.920 21.679.280
1 Phân xưởng gỗ bóc ván - - - -
- Khu bóc vỏ loại bỏ rác 3.297.600 989.280 2.308.320 1.978.560 1.319.040
- Khu bóc ván 2.198.400 659.520 1.538.880 1.319.040 879.360
- Khu lò sấy 4.030.400 1.209.120 2.821.280 2.418.240 1.612.160
2 Phân xưởng xẻ gỗ - - - 0 -
- Khu máy xẻ 1.465.600 439.680 1.025.920 879.360 586.240
-
Bể ngân tẩm hóa chất trước khi
sấy
549.600 164.880 384.720 329.760 219.840
- Khu lò sấy 3.297.600 989.280 2.308.320 1.978.560 1.319.040
3
Phân xưởng sản xuất viên nén
tạo nhiệt
- - - 0 -
- Khu băm nguyên liệu 2.198.400 659.520 1.538.880 1.319.040 879.360
- Khu sấy 1.465.600 439.680 1.025.920 879.360 586.240
- Khu băn lại và ép viên 2.198.400 659.520 1.538.880 1.319.040 879.360
4 Kho trữ hàng thành phẩm 4.580.000 1.374.000 3.206.000 2.748.000 1.832.000
5 Khu nhà điều hành - - - 0 -
- Khu hành chính văn phòng 798.000 239.400 558.600 478.800 319.200
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
51
STT Nội dung Thành tiền
NGUỒN VỐN Tiến độ thực hiện
Tự có - tự
huy động
Vay tín dụng 2019 2020
- Khu nhà ở tập thể, bếp ăn 1.117.200 335.160 782.040 670.320 446.880
- Nhà bảo vệ, nhà để xe, 957.600 287.280 670.320 574.560 383.040
- Kho vật dụng 121.600 36.480 85.120 72.960 48.640
6 Hệ thống tổng thể - - - 0 -
- Hệ thống cấp nước tổng thể 300.000 90.000 210.000 180.000 120.000
- Hệ thống thoát nước tổng thể 700.000 210.000 490.000 420.000 280.000
- Hệ thống xử lý nước thải 2.000.000 600.000 1.400.000 1.200.000 800.000
7
Khu trữ nguyên liệu đầu vào và
phân loại
7.500.000 2.250.000 5.250.000 4.500.000 3.000.000
8 Khu phơi gỗ bóc loại B,C 14.000.000 4.200.000 9.800.000 8.400.000 5.600.000
9 Tường rào xung quanh 800.000 240.000 560.000 480.000 320.000
10
Trạm biến áp 380v công suất
1020 KVA
622.200 186.660 435.540 373.320 248.880
II Thiết bị 73.242.600 21.972.780 51.269.820 - 73.242.600
1 Hệ thống bóc vỏ cây 690.000 207.000 483.000 690.000
2 Hệ thống bóc vỏ tự động 1.200.000 360.000 840.000 1.200.000
3 Cụm máy nghiền 5.600.000 1.680.000 3.920.000 5.600.000
4 Hệ sấy trống quay 3.700.000 1.110.000 2.590.000 3.700.000
5 Hệ sàng mùn thành phẩm 500.000 150.000 350.000 500.000
6 Cụm ép viên 22.800.000 6.840.000 15.960.000 22.800.000
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
52
STT Nội dung Thành tiền
NGUỒN VỐN Tiến độ thực hiện
Tự có - tự
huy động
Vay tín dụng 2019 2020
7 Hệ thống làm nguội và phun keo 700.000 210.000 490.000 700.000
8 Hệ thống cân bàn xe ô tô 250.000 75.000 175.000 250.000
9
Hệ thống điện động lực và điều
khiển
785.000 235.500 549.500 785.000
10 Các thiết bị phụ trợ 3.000.000 900.000 2.100.000 3.000.000
11 Thiết bị trạm biến áp 1.917.600 575.280 1.342.320 1.917.600
12 Thiết bị xẻ gỗ 600.000 180.000 420.000 600.000
13 Máy sấy gỗ bóc 11.000.000 3.300.000 7.700.000 11.000.000
14 Buồng sấy gỗ ván xẻ 10.000.000 3.000.000 7.000.000 10.000.000
15 Hệ thống nồi hơi 4 tấn 3.000.000 900.000 2.100.000 3.000.000
16 Xe ô tô phục vụ dự án 1.500.000 450.000 1.050.000 1.500.000
17 Xe gắp cây 4.000.000 1.200.000 2.800.000 4.000.000
18 Xe nâng 2.000.000 600.000 1.400.000 2.000.000
IV Chi phí quản lý dự án 2.549.109 764.733 1.784.376 2.549.109
V
Chi phí tư vấn đầu tư xây
dựng
4.880.811 1.464.243 3.416.568 3.615.101 1.265.710
1
Chi phí lập báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi
356.895 107.068 249.826 356.895
2
Chi phí lập báo cáo nghiên cứu
khả thi
805.376 241.613 563.763 805.376
3
Chi phí lập báo cáo kinh tế - kỹ
thuật
- - 0
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
53
STT Nội dung Thành tiền
NGUỒN VỐN Tiến độ thực hiện
Tự có - tự
huy động
Vay tín dụng 2019 2020
4 Chi phí thiết kế kỹ thuật 762.067 228.620 533.447 762.067
5 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 457.240 137.172 320.068 457.240
6
Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi
60.021 18.006 42.015 60.021
7
Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên
cứu khả thi
172.821 51.846 120.975 172.821
8
Chi phí thẩm tra thiết kế xây
dựng
104.851 31.455 73.395 62.910 41.940
9
Chi phí thẩm tra dự toán công
trình
101.044 30.313 70.731 101.044
10 Chi phí lập HSMT, HSDT tư vấn - - 0
11
Chi phí giám sát thi công xây
dựng
1.394.543 418.363 976.180 836.726 557.817
12 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 665.953 199.786 466.167 0 665.953
VI Chi phí thuê đất 1.648.000 494.400 1.153.600 1.648.000
VII Dự phòng phí 13.651.872 4.095.562 9.556.310 13.651.872
150.170.592 45.051.178 105.119.414 40.331.129 109.839.462
Tỷ lệ (%) 30,00% 70,00% 26,86% 73,14%
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
54
Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án.
TT Chỉ tiêu
Gía trị tài
sản tính
khấu hao
Năm
khấu
hao
Năm hoạt động
1 2 3 4 5
I Xây dựng 54.198.200 10 5.419.820 5.419.820 5.419.820 5.419.820 5.419.820
1 Phân xưởng gỗ bóc ván 0 10 0 0 0 0 0
- Khu bóc vỏ loại bỏ rác 3.297.600 10 329.760 329.760 329.760 329.760 329.760
- Khu bóc ván 2.198.400 10 219.840 219.840 219.840 219.840 219.840
- Khu lò sấy 4.030.400 10 403.040 403.040 403.040 403.040 403.040
2 Phân xưởng xẻ gỗ 0 10 0 0 0 0 0
- Khu máy xẻ 1.465.600 10 146.560 146.560 146.560 146.560 146.560
-
Bể ngân tẩm hóa chất
trước khi sấy
549.600 10 54.960 54.960 54.960 54.960 54.960
- Khu lò sấy 3.297.600 10 329.760 329.760 329.760 329.760 329.760
3
Phân xưởng sản xuất viên
nén tạo nhiệt
0 10 0 0 0 0 0
- Khu băm nguyên liệu 2.198.400 10 219.840 219.840 219.840 219.840 219.840
- Khu sấy 1.465.600 10 146.560 146.560 146.560 146.560 146.560
- Khu băn lại và ép viên 2.198.400 10 219.840 219.840 219.840 219.840 219.840
4 Kho trữ hàng thành phẩm 4.580.000 10 458.000 458.000 458.000 458.000 458.000
5 Khu nhà điều hành 0 10 0 0 0 0 0
- Khu hành chính văn phòng 798.000 10 79.800 79.800 79.800 79.800 79.800
- Khu nhà ở tập thể, bếp ăn 1.117.200 10 111.720 111.720 111.720 111.720 111.720
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ
55
TT Chỉ tiêu
Gía trị tài
sản tính
khấu hao
Năm
khấu
hao
Năm hoạt động
1 2 3 4 5
- Nhà bảo vệ, nhà để xe, 957.600 10 95.760 95.760 95.760 95.760 95.760
- Kho vật dụng 121.600 10 12.160 12.160 12.160 12.160 12.160
6 Hệ thống tổng thể 0 10 0 0 0 0 0
-
Hệ thống cấp nước tổng
thể
300.000 10 30.000 30.000 30.000 30.000 30.000
-
Hệ thống thoát nước tổng
thể
700.000 10 70.000 70.000 70.000 70.000 70.000
- Hệ thống xử lý nước thải 2.000.000 10 200.000 200.000 200.000 200.000 200.000
7
Khu trữ nguyên liệu đầu
vào và phân loại
7.500.000 10 750.000 750.000 750.000 750.000 750.000
8 Khu phơi gỗ bóc loại B,C 14.000.000 10 1.400.000 1.400.000 1.400.000 1.400.000 1.400.000
9 Tường rào xung quanh 800.000 10 80.000 80.000 80.000 80.000 80.000
10
Trạm biến áp 380v công
suất 1020 KVA
622.200 10 62.220 62.220 62.220 62.220 62.220
II Thiết bị 73.242.600 6 12.207.100 12.207.100 12.207.100 12.207.100 12.207.100
1 Hệ thống bóc vỏ cây 690.000 6 115.000 115.000 115.000 115.000 115.000
2 Hệ thống bóc vỏ tự động 1.200.000 6 200.000 200.000 200.000 200.000 200.000
3 Cụm máy nghiền 5.600.000 6 933.333 933.333 933.333 933.333 933.333
4 Hệ sấy trống quay 3.700.000 6 616.667 616.667 616.667 616.667 616.667
5 Hệ sàng mùn thành phẩm 500.000 6 83.333 83.333 83.333 83.333 83.333
6 Cụm ép viên 22.800.000 6 3.800.000 3.800.000 3.800.000 3.800.000 3.800.000
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ tại Tây Nguyên - www.duanviet.com.vn 0918755356
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ tại Tây Nguyên - www.duanviet.com.vn 0918755356
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ tại Tây Nguyên - www.duanviet.com.vn 0918755356
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ tại Tây Nguyên - www.duanviet.com.vn 0918755356
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ tại Tây Nguyên - www.duanviet.com.vn 0918755356
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ tại Tây Nguyên - www.duanviet.com.vn 0918755356
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ tại Tây Nguyên - www.duanviet.com.vn 0918755356
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ tại Tây Nguyên - www.duanviet.com.vn 0918755356
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ tại Tây Nguyên - www.duanviet.com.vn 0918755356
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ tại Tây Nguyên - www.duanviet.com.vn 0918755356
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ tại Tây Nguyên - www.duanviet.com.vn 0918755356
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ tại Tây Nguyên - www.duanviet.com.vn 0918755356
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ tại Tây Nguyên - www.duanviet.com.vn 0918755356

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Was ist angesagt? (20)

Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư Khu du lịch Sandbay Hoàng Hà tỉnh Bình Thuận | duan...
Thuyết minh dự án đầu tư Khu du lịch Sandbay Hoàng Hà tỉnh Bình Thuận  | duan...Thuyết minh dự án đầu tư Khu du lịch Sandbay Hoàng Hà tỉnh Bình Thuận  | duan...
Thuyết minh dự án đầu tư Khu du lịch Sandbay Hoàng Hà tỉnh Bình Thuận | duan...
 
Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ | Dịch vụ ...
Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ | Dịch vụ ...Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ | Dịch vụ ...
Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ | Dịch vụ ...
 
DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI
DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘIDỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI
DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI
 
Thuyết minh đầu tư xây dựng siêu thị Mini Bình Thạnh
Thuyết minh đầu tư xây dựng siêu thị Mini Bình ThạnhThuyết minh đầu tư xây dựng siêu thị Mini Bình Thạnh
Thuyết minh đầu tư xây dựng siêu thị Mini Bình Thạnh
 
Nhà máy xử lý chất thải Bá Phát
Nhà máy xử lý chất thải Bá PhátNhà máy xử lý chất thải Bá Phát
Nhà máy xử lý chất thải Bá Phát
 
MẪU LẬP DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI
MẪU LẬP DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢIMẪU LẬP DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI
MẪU LẬP DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng- www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng- www.duanviet.com.vn 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
 
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và điện rác tỉnh Nam Định ...
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và điện rác tỉnh Nam Định ...Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và điện rác tỉnh Nam Định ...
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và điện rác tỉnh Nam Định ...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
 
Thuyết minh dự án Bệnh viện chuẩn đoán y khoa kỹ thuật cao tỉnh Tiền Giang | ...
Thuyết minh dự án Bệnh viện chuẩn đoán y khoa kỹ thuật cao tỉnh Tiền Giang | ...Thuyết minh dự án Bệnh viện chuẩn đoán y khoa kỹ thuật cao tỉnh Tiền Giang | ...
Thuyết minh dự án Bệnh viện chuẩn đoán y khoa kỹ thuật cao tỉnh Tiền Giang | ...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy nước đóng chai Cawaco tỉnh Cà Mau | duanviet...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy nước đóng chai Cawaco tỉnh Cà Mau | duanviet...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy nước đóng chai Cawaco tỉnh Cà Mau | duanviet...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy nước đóng chai Cawaco tỉnh Cà Mau | duanviet...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựaDự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất gỗ nén Nghệ An 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất gỗ nén Nghệ An 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất gỗ nén Nghệ An 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất gỗ nén Nghệ An 0918755356
 
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Kho cảng Logistic Long Hưng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | d...
Thuyết minh dự án đầu tư Kho cảng Logistic Long Hưng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | d...Thuyết minh dự án đầu tư Kho cảng Logistic Long Hưng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | d...
Thuyết minh dự án đầu tư Kho cảng Logistic Long Hưng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | d...
 
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
 

Ähnlich wie Dự án Nhà máy sản xuất gỗ tại Tây Nguyên - www.duanviet.com.vn 0918755356

Ähnlich wie Dự án Nhà máy sản xuất gỗ tại Tây Nguyên - www.duanviet.com.vn 0918755356 (20)

Cưa xe sấy gỗ, sản xuất ván ghép & sản xuất viên nén gỗ.docx
Cưa xe sấy gỗ, sản xuất ván ghép & sản xuất viên nén gỗ.docxCưa xe sấy gỗ, sản xuất ván ghép & sản xuất viên nén gỗ.docx
Cưa xe sấy gỗ, sản xuất ván ghép & sản xuất viên nén gỗ.docx
 
Dự án Sản xuất kinh doanh chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - www.duanviet.com.vn - 09...
Dự án Sản xuất kinh doanh chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - www.duanviet.com.vn - 09...Dự án Sản xuất kinh doanh chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - www.duanviet.com.vn - 09...
Dự án Sản xuất kinh doanh chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - www.duanviet.com.vn - 09...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất lắp ráp thiết bị giáo dục đồ gia dụ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất lắp ráp thiết bị giáo dục đồ gia dụ...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất lắp ráp thiết bị giáo dục đồ gia dụ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất lắp ráp thiết bị giáo dục đồ gia dụ...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất lắp ráp thiết bị giáo dục đồ gia dụ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất lắp ráp thiết bị giáo dục đồ gia dụ...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất lắp ráp thiết bị giáo dục đồ gia dụ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất lắp ráp thiết bị giáo dục đồ gia dụ...
 
Thuyết minh dự án Kho bãi than và nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung Hậ...
Thuyết minh dự án Kho bãi than và nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung Hậ...Thuyết minh dự án Kho bãi than và nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung Hậ...
Thuyết minh dự án Kho bãi than và nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung Hậ...
 
Dự án đầu tư Nhà máy cưa xẻ sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ - www.lapdu...
Dự án đầu tư Nhà máy cưa xẻ sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ - www.lapdu...Dự án đầu tư Nhà máy cưa xẻ sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ - www.lapdu...
Dự án đầu tư Nhà máy cưa xẻ sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ - www.lapdu...
 
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất hạt nhựa tái sinh và các sản phẩm từ nh...
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất hạt nhựa tái sinh và các sản phẩm từ nh...Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất hạt nhựa tái sinh và các sản phẩm từ nh...
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất hạt nhựa tái sinh và các sản phẩm từ nh...
 
Nhà máy sản xuất kính an toàn Hà Nội - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381
Nhà máy sản xuất kính an toàn Hà Nội - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381Nhà máy sản xuất kính an toàn Hà Nội - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381
Nhà máy sản xuất kính an toàn Hà Nội - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381
 
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất gạch không nung tỉnh Đồng Nai | lapduan...
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất gạch không nung tỉnh Đồng Nai | lapduan...Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất gạch không nung tỉnh Đồng Nai | lapduan...
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất gạch không nung tỉnh Đồng Nai | lapduan...
 
Du an dau tu nha may cua xe say go san xuat van ep va vien nen go dich vu l...
Du an dau tu nha may cua xe say go san xuat van ep va vien nen go   dich vu l...Du an dau tu nha may cua xe say go san xuat van ep va vien nen go   dich vu l...
Du an dau tu nha may cua xe say go san xuat van ep va vien nen go dich vu l...
 
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất Hạt nhựa tái sinh và các sản phẩm từ nh...
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất Hạt nhựa tái sinh và các sản phẩm từ nh...Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất Hạt nhựa tái sinh và các sản phẩm từ nh...
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất Hạt nhựa tái sinh và các sản phẩm từ nh...
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ
 
DA-CCNPhuLam-20221124-v2.pdf
DA-CCNPhuLam-20221124-v2.pdfDA-CCNPhuLam-20221124-v2.pdf
DA-CCNPhuLam-20221124-v2.pdf
 
Nhà máy tái chế giấy phế liệu nhập khẩu tỉnh Đồng Nai - PICC | www.lapduandau...
Nhà máy tái chế giấy phế liệu nhập khẩu tỉnh Đồng Nai - PICC | www.lapduandau...Nhà máy tái chế giấy phế liệu nhập khẩu tỉnh Đồng Nai - PICC | www.lapduandau...
Nhà máy tái chế giấy phế liệu nhập khẩu tỉnh Đồng Nai - PICC | www.lapduandau...
 
Dự án Rừng keo trồng kết hợp cây đinh lăng dưới tán rừng tại Hà Giang | lapdu...
Dự án Rừng keo trồng kết hợp cây đinh lăng dưới tán rừng tại Hà Giang | lapdu...Dự án Rừng keo trồng kết hợp cây đinh lăng dưới tán rừng tại Hà Giang | lapdu...
Dự án Rừng keo trồng kết hợp cây đinh lăng dưới tán rừng tại Hà Giang | lapdu...
 
SỬ DỤNG VẬT LIỆU TỪ THỰC VẬT TRONG CẢI TẠO MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THÀNH...
SỬ DỤNG VẬT LIỆU TỪ THỰC VẬT TRONG CẢI TẠO MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THÀNH...SỬ DỤNG VẬT LIỆU TỪ THỰC VẬT TRONG CẢI TẠO MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THÀNH...
SỬ DỤNG VẬT LIỆU TỪ THỰC VẬT TRONG CẢI TẠO MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THÀNH...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Xưởng chế biến mùn thực vật tỉnh Thanh Hóa | duanvie...
Thuyết minh dự án đầu tư Xưởng chế biến mùn thực vật tỉnh Thanh Hóa | duanvie...Thuyết minh dự án đầu tư Xưởng chế biến mùn thực vật tỉnh Thanh Hóa | duanvie...
Thuyết minh dự án đầu tư Xưởng chế biến mùn thực vật tỉnh Thanh Hóa | duanvie...
 
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
 
0918755356 Du an gach khong nung
0918755356 Du an gach khong nung 0918755356 Du an gach khong nung
0918755356 Du an gach khong nung
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất gỗ nội thất Tâm Quang Minh tỉnh Quả...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất gỗ nội thất Tâm Quang Minh tỉnh Quả...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất gỗ nội thất Tâm Quang Minh tỉnh Quả...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất gỗ nội thất Tâm Quang Minh tỉnh Quả...
 

Mehr von Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt

Mehr von Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt (20)

Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồngThuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thảiThuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆUTHUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
 
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VATDU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂYDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
 
DU AN GACH KHONG NUNG
DU AN GACH KHONG NUNGDU AN GACH KHONG NUNG
DU AN GACH KHONG NUNG
 
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệpdự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
 
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
 
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
 
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
 
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh tháiDự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
 
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
 
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
 
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
 
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
 
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
 

Dự án Nhà máy sản xuất gỗ tại Tây Nguyên - www.duanviet.com.vn 0918755356

  • 1. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------  ---------- DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY SẢN XUẤT GỖ Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Binh Đoàn 16 & Nguồn vốn xã hội hóa Địa điểm: Tây Nguyên ----Tháng 11/2018----
  • 2. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------  ---------- DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY SẢN XUẤT GỖ CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH BINH ĐOÀN 16 & NGUỒN VỐN XÃ HỘI HÓA
  • 3. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 3 MỤC LỤC CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU......................................................................................... 6 I. Giới thiệu về chủ đầu tư..................................................................................... 6 II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.............................................................................. 6 III. Sự cần thiết xây dựng dự án............................................................................ 6 IV. Các căn cứ pháp lý.......................................................................................... 7 V. Mục tiêu dự án.................................................................................................. 8 V.1. Mục tiêu chung.............................................................................................. 8 V.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................. 8 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN....................... 10 I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ........................................... 10 I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án...................................................... 10 II. Quy mô sản xuất của dự án. ........................................................................... 12 II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường........................................................................ 12 II.2. Quy mô đầu tư của dự án............................................................................. 16 III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.............................................. 16 III.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................... 17 III.2. Hình thức đầu tư......................................................................................... 17 IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ................ 17 IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.................................................................. 17 IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án........... 18 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ................................. 19 I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình............................................. 19 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. ...................................... 20 II.1. Quy trình kỹ thuật xẻ gỗ.............................................................................. 20 II.2. Quy trình sản xuất gỗ bóc............................................................................ 24
  • 4. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 4 II.3. Quy trình kỹ thuật sản xuất viên nén gỗ...................................................... 25 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN............................... 30 I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng.30 II. Các phương án xây dựng công trình............................................................... 30 III. Phương án tổ chức thực hiện......................................................................... 30 IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án............. 31 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ............................................................................................ 32 I. Đánh giá tác động môi trường. ........................................................................ 32 I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường............................................ 32 I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án ........................................ 33 I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng.................................................... 33 II. Tác động của dự án tới môi trường. ............................................................... 33 II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm ................................................................................. 34 II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường .............................................................. 35 II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường. .......... 36 II.4.Kết luận:........................................................................................................ 38 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC HIỆNVÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN............................................................................................. 39 I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án........................................................ 39 II. Nguồn vốn thực hiện dự án. ........................................................................... 41 III. Hiệu quả về mặt kinh tế của dự án................................................................ 46 III.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ........................................................ 46 III.2. Phương án vay............................................................................................ 47 III.3. Các thông số tài chính của dự án. .............................................................. 47 KẾT LUẬN......................................................................................................... 49 I. Kết luận............................................................................................................ 49 II. Đề xuất và kiến nghị....................................................................................... 49 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ......... 50
  • 5. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 5 Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án................... 50 Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án............................................ 54 Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án...................... 60 Phụ lục 4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án. ....................................... 63 Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án..................... 64 Phụ lục 7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án.............. 65 Phụ lục 8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án................ 66 Phụ lục 9 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án........... 67
  • 6. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 6 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. Giới thiệu về chủ đầu tư.  Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH BINH ĐOÀN 16 & Nguồn vốn xã hội hóa II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.  Tên dự án: Nhà máy sản xuất gỗ  Địa điểm thực hiện dự án: Tây Nguyên  Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai thực hiện và khai thác dự án.  Tổng mức đầu tư: 150.170.592.000 đồng. (Một trăm năm mươi tỷ một trăm bảy mươi triệu năm trăm chín mươi hai nghìn đồng) Trong đó:  +Vốn tự có (tự huy động): 45.051.178.000 đồng  +Vốn vay tín dụng : 105.119.414.000 đồng. III. Sự cần thiết xây dựng dự án. Hiện nay, ngành chế biến gỗ của Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để phát triển, liên tục trong những năm qua, nhóm hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam luôn đứng trong nhóm hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao nhất, với mức tăng trưởng trung bình trên 30%.Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã đóng góp đáng kể vào giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Cụ thể: Năm 2015 giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,9 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2014, trong đó sản phẩm gỗ đạt 4,79 tỷ USD (+7,8%); riêng 10 tháng đầu năm 2016 giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,59 tỷ USD, trong đó sản phẩm gỗ đạt 4,1 tỷ USD, chỉ tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2015. Việt Nam là quốc gia có ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển thứ 3 thế giới và có nguồn gỗ tự nhiên, rừng trồng rất lớn vì vậy mà các phế phẩm trong sản xuất, chế biến gỗ là vô cùng lớn. Ví dụ mùn cưa, dăm bào, dăm gỗ, đầu mẩu gỗ vụn, cành cây nhỏ… Sản phẩm này cho lượng nhiệt tương đương than cám 5 (khoảng 5,200 Kcal/kg), song khi đốt thì hàm lượng phế thải gần như bằng 0, giá thành lại rẻ hơn tới 30% so với than và nhiều loại nhiên liệu đốt khác. Tuy tại Việt Nam, viên than gỗ này còn khá mới mẻ, song có thể dễ dàng tìm thông tin sản phẩm trên các trang mạng uy tín của nước ngoài để thấy đây là dạng năng lượng có nhiều ưu điểm vượt trội và đã được sử dụng rộng rãi.Qua phân tích kỹ thuật, viên nén gỗ cho kết quả rất khả quan. Nếu so với than đá, nhiệt viên gỗ nén đạt 70% so với than
  • 7. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 7 đá, nhưng giá thành chỉ bằng 45% so với than đá, còn so với sử dụng dầu DO nhiệt viên gỗ đạt 48%, nhưng giá thì chưa bằng 30% giá thành dầu DO, cứ 2 kg viên gỗ nén thì bằng 1kg dầu DO, so với điện hiện nay thì chi phí còn tiết kiệm hơn rất nhiều. Như vậy, cùng một mức giả phóng năng lượng như nhau nhưng sử dụng viên gỗ nén sẽ tiết kiệm được khoảng 50% giá thành. Hơn nữa đốt viên gỗ ít gây ô nhiễm môi trường hơn nhiều so với than đá nên sản phẩm này rất được ưa chuộng tại Châu Âu và các nước tiên tiến như: Đan Mạch, Ý, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản… Ngoài ra, do viên gỗ không có tạp chất lưu huỳnh như than đá, nên lượng khí cacbonic là cực thấp – viên gỗ nén đảm bảo tiêu chuẩn về khí sạch theo tiêu chuẩn Châu Âu nên rất thân thiện với môi trường. Cứ 1000 kg viên gỗ sau khi đốt cháy hết nhiệt lượng còn lại thì còn 10-15 kg tro sạch. Lượng chất thải (lượng tro sau khi đốt) là loại tro Biomass sử dụng để bón cây, bón ruộng, làm phân vi sinh không ảnh hưởng đến môi trường. Người Châu Âu thường dùng viên gỗ nén để đốt lò sưởi, nấu ăn thay cho ga, than tổ ong, củi… Việc sử dụng viên gỗ nén không chỉ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn góp phần giải quyết nguồn phế thải trong sản xuất, không gây ô nhiễm môi trường và hạn chế cháy nổ. Các doanh nghiệp quân đội nhân dân Việt Nam ở khu vực Tây Nguyên được giao quản lý một lượng lớn rừng trồng để đảm bảo vấn đề an ninh chính trị an toàn xã hội. Những khu rừng trồng khai thác gỗ hoặc những rừng trồng khai thác sản phẩm khác khi hết niên hạn khai thác lại chủ yếu bán lượng gỗ cho các doanh nghiệp bên ngoài. Khi các doanh nghiệp vào khai thác gỗ sẽ gây ra sự mất ổn định an ninh chính trị, an toàn xã hội. Có thể thấy rõ điều đó như khi tổ chức đấu giá gỗ cao su hết niên hạn khai thác ở Đắk Lắk, các đơn vị vào đấu giá có sự cạnh tranh không lành mạnh đưa những thành phần bất hảo vào để tranh chấp lẫn nhau dẫn đến mất trật tự an ninh chính trị… hoặc các trường hợp doanh nghiệp bên ngoài vào khai thác để đảm bảo việc khai thác, các doanh nghiệp thường sử dụng đội quân xã hội bên ngoài để đảm bảo, tránh thất thoát của doanh nghiệp mình dẫn đến việc mất ổn định và không đảm bảo an toàn. Trước tình hình đó, Công ty chúng tôi đã nghiên cứu thành lập dự án “Nhà máy sản xuất gỗ” tại Tây Nguyên để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội cũng như góp phần phát triển kinh tế địa phương. IV. Các căn cứ pháp lý. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 Thủ tướng Chính phủ phê
  • 8. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 8 duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020; Quyết định số 2728/QĐ-BNN-CB, ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT V/v phê duyệt Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 18/02/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng. V. Mục tiêu dự án. V.1. Mục tiêu chung. - Đảm bảo vấn đề an ninh quốc phòng, đồng thời phát triển Công nghiệp chế biến và thương mại sản phẩm gỗ phải được coi là động lực phát triển kinh tế, góp phần đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển và tăng giá trị gia tăng trong chuỗi sản xuất gỗ, tận dụng các lợi thế về đất đai và nhân lực trong vùng, tăng cường sự hợp tác giữa doanh nghiệp chế biến gỗ với người dân trồng gỗ. - Phát triển công nghiệp chế biến gỗ một cách bền vững thông qua việc chế biến gỗ gắn với phát triển vùng nguyên liệu; góp phần cân đối về khả năng cung cấp nguyên liệu nội địa; phát triển công nghiệp hỗ trợ và tăng cường các biện pháp để giảm các tác động tiêu cực đến môi trường, minh bạch về nguồn gốc gỗ nguyên liệu. - Cung cấp lượng lớn viên nén gỗ chất lượng cho thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. - Đầu tư phát triển năng lực chế biến gỗ theo hướng ưu tiên sử dụng công nghệ tiên tiến theo hướng sản xuất sạch, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh phù hợp nhu cầu thị trường, có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao V.2. Mục tiêu cụ thể. - Sử dụng vùng nguyên liệu trực thuộc sự quản lý của bộ quốc phòng, và của người dân trong khu vực tránh những doanh nghiệp bên ngoài bộ vào mua bán, khai thác để đảm bảo an ninh xã hội, góp phần bảo vệ và phát triển vùng
  • 9. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 9 đất khai thác tại dự án nhờ vào việc sử dụng Nhân lực trực tiếp từ các đơn vị quân đội và các lực lượng nhân công tại địa phương. - Đầu tư nhà máy chế biến bóc, xẻ gỗ với công suất khai thác 1.500 ha/năm trong vùng nguyên liệu rộng. Chủ động cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ ghép cho các nhà máy chế biến ván ghép thanh từ gỗ, phục vụ nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ gỗ và cung cấp một lượng lớn viên nén tạo nhiệt dần thay thế các sản phẩm khoắng sản tự nhiên như than đá và dầu hỏa.... - Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ sẽ góp phần đẩy mạnh nền kinh tế khu vực này, giải quyết việc làm cho nguồn nhân lực lớn. - Giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương.
  • 10. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 10 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. Vị trí địa lý: Vùng Tây Nguyên có diện tích chiếm 16,5% diện tích cả nước (54,7 nghìn km2) với số dân chiếm 6,1% dân số cả nước (theo số liệu năm 2014) là hơn 5,5 triệu người. Tây Nguyên được cấu thành bởi 5 tỉnh: Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông, Kom Tum và Gia Lai Vị trí tiếp giáp: + Phía Đông: giáp Duyên hải Nam Trung Bộ + Phía Nam: giáp Đông Nam Bộ + Phía Tây: giáp Lào và Campuchia Vùng Tây Nguyên không giáp biển và nằm trên cao nguyên Trường Sơn Nam Nằm ở ngã 3 biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia thuận lợi giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các vùng và giữa các nước trong tiểu vùng sông Mê Công. Tây Nguyên có ý nghĩa chiến lược trong an ninh – quốc phòng của Tổ quốc. Địa hình “Mái nhà của bán đảo Đông Dương” chính là cụm từ dùng để ví vùng kinh tế Tây Nguyên. Bởi đây là vùng có địa hình cao, gồm các cao nguyên xếp tầng (600- 800m so với mực nước biển). Địa hình dốc, từ Đông sang Tây thoải dần. Có nhiều sông chảy về các vùng lân cận, là nơi bắt nguồn của các con sông lớn như Đồng Nai, sông Ba, sông Xêxan… Khí hậu Khí hậu cận xích đạo, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa hè, thu thời tiết dễ chịu, mưa nhiều. Mùa đông, xuân mưa ít. Đặc biệt, dưới sự ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc ở Đông Trường Sơn mà mùa khô ở vùng Tây Nguyên vô cùng khó chịu và gay gắt. Nhiệt độ trung bình: 20*C, ngày và đêm chênh lệch nhiệt độ khá lớn.
  • 11. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 11 Tài nguyên thiên nhiên Đất badan: nhắc tới vùng đất Tây Nguyên là người ta nghĩ đến đất badan bởi diện tích lớn của nó (chiếm ⅔ đất badan cả nước). Đất này thích hợp trồng cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, hồ tiêu… Cao nguyên Mơ Nông, Play ku, Di Linh… là nơi trồng nhiều cây này. Rừng: Có diện tích gần 3 triệu ha (29,3% diện tích rừng cả nước). Khoáng sản: nhiều nhất là boxit với trữ lượng đứng đầu cả nước (hơn 3 tỉ tấn), phân bố tập trung tại 4 tỉnh: Đal Lak, Đak Nông, Gia Lai và Kon Tum. Thủy năng: chiếm 21% trữ năng thủy điện cả nước , chỉ sau vùng Tây Bắc. Du lịch: nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp, du lịch sinh thái phát triển. I.2. Điều kiện tự nhiên xã hội Tổng giá trị sản phẩm GRDP của các tỉnh Tây Nguyên đạt trên 165.472 tỷ đồng, tăng 8,09%; trong đó, lĩnh vực nông, lâm, thủy sản tăng 5%, công nghiệp xây dựng tăng gần 11%, dịch vụ tăng gần 10%, cơ cấu GRDP chuyển dịch theo hướng tích cực (giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản, tăng khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ). Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 của các tỉnh Tây Nguyên đạt trên 41,6 triệu đồng, tăng 5,02% so với năm 2016. Hiện nay, Tây Nguyên là vùng trọng điểm sản xuất cà phê, hồ tiêu của cả nước; trong đó, diện tích cà phê 582.149 ha (diện tích cho thu hoạch là 548.533 ha), sản lượng đạt trên 1,370 triệu tấn cà phê nhân, cây hồ tiêu có tổng diện tích trên 71.000 ha, sản lượng đạt trên 120.877 tấn tiêu hạt… Tây Nguyên có những đặc điểm dân cư, xã hội như sau: Dân số ít và phân bố không đều. Mật độ dân số thấp. Đa dạng về dân tộc: 30% là dân tộc thiểu số. Vùng Tây Nguyên vẫn là nơi khó khăn của đất nước, những vấn đề tồn đọng về dân cư, việc làm, văn hóa cần được cải thiện hơn nữa. An ninh quốc phòng Tây Nguyên nằm ở trung tâm miền núi Nam Đông Dương, địa thế hiểm trở, có hành lang tự nhiên thông với Nam Lào, Đông Bắc Căm-pu-chia và Duyên Hải miền Trung của Việt Nam. Trong 5 tỉnh thuộc Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng), thì 4 tỉnh có đường biên giới dài 590 km giáp với hai nước Lào và Căm-pu-chia. Đó là những yếu tố địa lý mà quá trình xây dựng thế
  • 12. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 12 trận QP-AN phải tính đến. Nghĩa là, việc xây dựng khu vực phòng thủ (KVPT) ở mỗi tỉnh, huyện, trong khi căn cứ vào địa hình, khả năng kinh tế và tình hình chính trị-xã hội của địa phương, phải đặt nó trong tổng thể của thế trận Tây Nguyên, của Quân khu 5 và của cả nước. Việc xây dựng, phát triển hạ tầng, đặc biệt là những công trình lớn, như: hệ thống bưu chính-viễn thông, đường giao thông, nhà máy thủy điện, nhiệt điện, khu công nghiệp, trồng và quản lý rừng..., phải có sự thống nhất của các tỉnh Tây Nguyên, ít nhất là có sự thống nhất giữa các huyện, tỉnh liền kề nhau. Tương tự như vậy, việc xây dựng lực lượng của thế trận, bao gồm lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động phải được tiến hành một cách cơ bản ngay từ thời bình. Xây dựng và bố trí lực lượng cơ động dù ở quy mô nào cũng phải theo phương án dự kiến để khi tình huống xảy ra, lực lượng này có khả năng cơ động và triển khai tác chiến nhanh nhất. Lực lượng tại chỗ, chủ yếu là dân quân, tự vệ là lực lượng rộng khắp, không thoát ly sản xuất, khi hoạt động phải bám chắc địa bàn. Bởi vậy, chính quyền ở mỗi địa phương khi thực hiện chương trình KT-XH, quy hoạch phân bố, điều chỉnh dân cư cần coi trọng yêu cầu của thế trận trong KVPT, không để xảy ra các “vùng lõm”, “vùng trắng” về dân quân, tự vệ, nhất là ở khu vực biên giới, đặc biệt là vấn đề an ninh quốc phòng trong bối cảnh trung quốc đang đầu tư mạnh vào camphuchia. Thực hiện tốt các vấn đề trên sẽ giảm được khoảng cách phát triển giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, đồng thời, làm cho Tây Nguyên khó bị chia cắt cả về chiến lược và bộ phận, bảo đảm cho các địa phương có điều kiện hỗ trợ lẫn nhau, đáp ứng với yêu cầu của thế trận chiến tranh nhân dân trong điều kiện mới. Tuy nhiên, để thế trận QP-AN của Tây Nguyên thật sự trở thành một khối liên hoàn, vững chắc thì cần có sự thống nhất về nhận thức của chính quyền các cấp, các địa phương, các ban, ngành liên quan và của toàn dân. II. Quy mô sản xuất của dự án. II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường. Theo Control Union Việt Nam, Hàn Quốc đang có nhu cầu nhập số lượng lớn viên nén gỗ từ Việt Nam. Năm 2017 Hàn Quốc nhập khẩu 2,5 triệu tấn viên nén gỗ, trong đó 65% đến từ Việt Nam tương đương trên 1,7 triệu tấn. Dự kiến đến năm 2022, nhu cầu của Hàn Quốc khoảng 5 triệu tấn/năm. Tương tự, nhu cầu nhập mặt hàng này của Nhật Bản từ Việt Nam cũng tăng mạnh, dự kiến đến 5 triệu tấn vào năm 2030 dù cả năm 2017 chỉ nhập khẩu hơn 500.000 tấn. Những con số này mở ra cơ hội cho ngành chế biến viên nén gỗ trong nước phát triển.
  • 13. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 13 Số liệu từ Forest Trend cho thấy, trong tổng kim ngạch 8 tỉ USD xuất khẩu của ngành chế biến gỗ năm 2017, viên nén gỗ đóng góp hơn 172 triệu USD và có xu hướng ngày càng tăng. Các thị trường lớn nhất là Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc và châu Âu. Việt Nam là một trong các nước xuất khẩu viên nén gỗ nhiều nhất thế giới. Trong hơn một thập kỷ qua, công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã có một sự phát triển và thành công rất mạnh mẽ cả về số lượng cơ sở chế biến, quy mô doanh nghiệp chế biến, khối lượng sản phẩm chế biến, thị trường tiêu thụ sản phẩm và kim ngạch xuất khẩu. Số lượng các doanh nghiệp chế biến gỗ đã tăng từ 1.200 (năm 2000) lên gần 4.000 (năm 2009) đơn vị sản xuất, trong đó có một số tập đoàn sản xuất ở quy mô lớn. Quy mô chế biến đã tăng từ 3 triệu m3 gỗ nguyên liệu/năm (năm 2005) lên khoảng trên 15 triệu m3 gỗ tròn/năm (năm 2012). Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đã tăng từ 219 triệu USD (năm 2000) lêntrên 3,9 tỷUSD(năm 2011) và 4,68 tỷ USD (năm 2012), góp phần quan trọng đưa tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản năm 2012 lên mức 27,5 tỷ USD. Tuy nhiên, trên thực tế có thể nói rằng ngành công nghiệp chế biến gỗ của chúng ta đang phát triển dựa trên một nền tảng chưa vững chắc với nhiều rủi ro tiềm ẩn, chưa trở thành yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tận dụng những tiềm năng và lợi thế về phát triển lâm nghiệp của đất nước. Đã có sự phát triển chưa cân đối, giữa các phân ngành, chẳng hạn như việc phát triển quá nhanh của chế biến và xuất khẩu dăm gỗ, đồ gỗ ngoại thất,… khiến cho giá trị gia tăng của các sản phẩm chế biến chưa cao. Các doanh nghiệp thiếu sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất khiến cho sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, tạo ra những khó khăn nhất định trong
  • 14. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 14 việc xây dựng thương hiệu gỗ Việt. Chưa chú ý phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời chưa có sự quan tâm đúng mức đến thị trường nội địa,… Chính vì vậy, việc xây dựng và ban hành quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam là một trong những công việc quan trọng và bức thiết hiện nay. Thực hiện Quyết định số 2511/BNN-KH ngày 20/8/2008 của Bộ NN và PTNT, Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (đơn vị chủ đầu tư) và Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (đơn vị tư vấn) đã nghiêm túc nghiên cứu, xây dựng quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Trải qua hơn 3 năm điều tra, khảo sát, tiếp thu ý kiến đóng góp từ các bộ, ngành và địa phương liên quan, Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 2728/QĐ-NN-CB ngày 31/10/2012, mở ra một định hướng mới trong việc khuyến khích đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam trong tương lai. Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 hướng tới mục tiêu tổng quát là “Xây dựng công nghiệp chế biến gỗ thành ngành sản xuất có công nghệ tiên tiến, hiện đại, đồng bộ từ sản xuất, cung ứng nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm; có khả năng cạnh tranh cao để chủ động xâm nhập thị trường quốc tế; tăng kim ngạch xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường”. Trong đó, các mục tiêu cụ thể cần đạt trong từng giai đoạn là “Giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ đến năm 2015 đạt 5,0 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 8 %/năm; đến năm 2020 đạt 8,0 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 9%/năm; đến năm 2030 đạt 12,22 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 6%/năm. Giá trị sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đến năm 2015 đạt 72,60 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 9,4 %/năm; đến năm 2020 đạt 108,70 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 6,0%/năm; đến năm 2030 đạt 142,30tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 5,5%/năm. Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm nội thất xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, đồng thời tăng cường sản xuất ván nhân tạo để sản xuất đồ gỗ, nâng cao tỷ lệ sử dụng nguyên liệu gỗ khai thác trong nước. Tạo công ăn, việc làm cho 800.000 người vào năm 2020 và 1.200.000 người vào năm 2030”. Theo đó đến năm 2020 và 2030, ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam sẽ đẩy mạnh sản xuất ván nhân tạo các
  • 15. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 15 loại, đồ gỗ, nhất là đồ gỗ nội thất, đồng thời hạn chế dần, tiến tới ngừng sản xuất và xuất khẩu mặt hàng dăm mảnhvào sau năm 2020. Quy hoạch các sản phẩm cơ bản của ngành chế biến gỗ TT Tổng công suất sản phẩm Đơn vị tính Giai đoạn 2016-2020 Giai đoạn 2021-2030 1 Ván dăm m3 SP/năm 100.000 100.000 2 Ván sợi m3 SP/năm 1.600.000 1.800.000 3 Gỗ ghép thanh m3 SP/năm 1.000.000 1.500.000 4 Các loại ván nhân tạo khác m3 SP/năm 300.000 500.000 5 Đồ gỗ - Đồ gỗ nội địa - Đồ gỗ xuất khẩu Triệu m3 SP/năm 2,8 5,0 4,0 7,0 Để đạt được mục tiêu trên, cùng với việc xây dựng quy hoạch cụ thể cho các vùng sản xuất lâm nghiệp, Quy hoạch cũng đề ra 4 định hướng lớn và 4 giải pháp cơ bản. Đó là các định hướng và giải pháp về nguyên liệu, về thể chế chính sách, về thị trường và về môi trường, phát triển bền vững. Quyết định 2728/QĐ-BNN-CB phê duyệt Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn yêu cầu sở Nông nghiệp và PTNT các địa phương căn cứ quy hoạch này, tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố xây dựng quy hoạch cụ thể cho ngành chế biến gỗ ở địa phương mình, làm căn cứ để xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan nhằm thu hút, khuyến khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển lĩnh vực chế biến gỗ một cách phù hợp, ổn định và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Đồng thời, Bộ cũng giao cho Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về chế biến gỗ là cơ quan thường trực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong triển khai thực hiện Quy hoạch, là đầu mối thu thập, xử lý, tổng hợp tình hình, tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và lập báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch này. Hy vọng rằng với việc phê duyệt và triển khai thực hiện Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành chế biến gỗ Việt Nam sẽ có những bước phát triển mới, vững chắc hơn, ổn định hơn, đem lại giá trị gia tăng cao hơn cho doanh nghiệp chế biến gỗ vàcho xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của toàn ngành.
  • 16. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 16 II.2. Quy mô đầu tư của dự án. STT Nội dung Số lượng ĐVT Diện tích I Xây dựng 27.100 164.800 1 Phân xưởng gỗ bóc ván 1 m2 5.200 5.200 - Khu bóc vỏ loại bỏ rác 1 m2 1.800 1.800 - Khu bóc ván 1 m2 1.200 1.200 - Khu lò sấy 1 m2 2.200 2.200 2 Phân xưởng xẻ gỗ 1 m2 2.900 2.900 - Khu máy xẻ 1 m2 800 800 - Bể ngân tẩm hóa chất trước khi sấy 1 m2 300 300 - Khu lò sấy 1 m2 1.800 1.800 3 Phân xưởng sản xuất viên nén tạo nhiệt 1 m2 3.200 3.200 - Khu băm nguyên liệu 1 m2 1.200 1.200 - Khu sấy 1 m2 800 800 - Khu băn lại và ép viên 1 m2 1.200 1.200 4 Kho trữ hàng thành phẩm 1 m2 2.500 2.500 5 Khu nhà điều hành 1 m2 1.000 1.000 - Khu hành chính văn phòng 1 m2 250 250 - Khu nhà ở tập thể, bếp ăn 1 m2 350 350 - Nhà bảo vệ, nhà để xe, 1 m2 300 300 - Kho vật dụng 1 m2 100 100 6 Hệ thống tổng thể 1 - - Hệ thống cấp nước tổng thể 1 HT - Hệ thống thoát nước tổng thể 1 HT - Hệ thống xử lý nước thải HT 7 Khu trữ nguyên liệu đầu vào và phân loại 1 m² 50.000 8 Khu phơi gỗ bóc loại B,C 1 m² 100.000 9 Tường rào xung quanh 800 m 10 Trạm biến áp 380v công suất 1020 KVA 1020 KVA III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
  • 17. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 17 III.1. Địa điểm xây dựng. Dự án nhà máy sản xuất gỗ được xây dựng tại Tây Nguyên. III.2. Hình thức đầu tư. Dự án nhà máy sản xuất gỗ được thực hiện theo phương thức đầu tư mới. IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. Bảng tổng hợp cơ cấu sử dụng đất TT Nội dung Đơn vị Diện tích Tỷ lệ (%) 1 Phân xưởng gỗ bóc ván m2 5.200 3,16 - Khu bóc vỏ loại bỏ rác m2 1.800 1,09 - Khu bóc ván m2 1.200 0,73 - Khu lò sấy m2 2.200 1,33 2 Phân xưởng xẻ gỗ m2 2.900 1,76 - Khu máy xẻ m2 800 0,49 - Bể ngân tẩm hóa chất trước khi sấy m2 300 0,18 - Khu lò sấy m2 1.800 1,09 3 Phân xưởng sản xuất viên nén tạo nhiệt m2 3.200 1,94 - Khu băm nguyên liệu m2 1.200 0,73 - Khu sấy m2 800 0,49 - Khu băn lại và ép viên m2 1.200 0,73 4 Kho trữ hàng thành phẩm m2 2.500 1,52 5 Khu nhà điều hành m2 1.000 0,61 - Khu hành chính văn phòng m2 250 0,15 - Khu nhà ở tập thể, bếp ăn m2 350 0,21 - Nhà bảo vệ, nhà để xe, m2 300 0,18 - Kho vật dụng m2 100 0,06 6 Khu trữ nguyên liệu đầu vào và phân loại m² 50.000 30,34 7 Khu phơi gỗ bóc loại B,C m² 100.000 60,68 Tổng cộng 164.800 100
  • 18. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 18 IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. Về phần xây dựng dự án: nguồn lao động dồi dào và vật liệu xây dựng đều có tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Về phần quản lý và các sản phẩm của dự án: nhân công quản lý và duy trì hoạt động của dự án tương đối dồi dào, các sản vật đều có sẵn tại địa phương.
  • 19. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 19 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng của dự án STT Nội dung Số lượng ĐVT Diện tích I Xây dựng 27.100 164.800 1 Phân xưởng gỗ bóc ván 1 m2 5.200 5.200 - Khu bóc vỏ loại bỏ rác 1 m2 1.800 1.800 - Khu bóc ván 1 m2 1.200 1.200 - Khu lò sấy 1 m2 2.200 2.200 2 Phân xưởng xẻ gỗ 1 m2 2.900 2.900 - Khu máy xẻ 1 m2 800 800 - Bể ngân tẩm hóa chất trước khi sấy 1 m2 300 300 - Khu lò sấy 1 m2 1.800 1.800 3 Phân xưởng sản xuất viên nén tạo nhiệt 1 m2 3.200 3.200 - Khu băm nguyên liệu 1 m2 1.200 1.200 - Khu sấy 1 m2 800 800 - Khu băn lại và ép viên 1 m2 1.200 1.200 4 Kho trữ hàng thành phẩm 1 m2 2.500 2.500 5 Khu nhà điều hành 1 m2 1.000 1.000 - Khu hành chính văn phòng 1 m2 250 250 - Khu nhà ở tập thể, bếp ăn 1 m2 350 350 - Nhà bảo vệ, nhà để xe, 1 m2 300 300 - Kho vật dụng 1 m2 100 100 6 Hệ thống tổng thể 1 - - Hệ thống cấp nước tổng thể 1 HT - Hệ thống thoát nước tổng thể 1 HT - Hệ thống xử lý nước thải HT 7 Khu trữ nguyên liệu đầu vào và phân loại 1 m² 50.000
  • 20. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 20 STT Nội dung Số lượng ĐVT Diện tích 8 Khu phơi gỗ bóc loại B,C 1 m² 100.000 9 Tường rào xung quanh 800 m 10 Trạm biến áp 380v công suất 1020 KVA 1020 KVA II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. II.1. Quy trình kỹ thuật xẻ gỗ Trong sản xuất gỗ xẻ sấy nói riêng và sản xuất chế biến gỗ nói chung thì quy trình luôn là điều quan trọng quyết định tới giá thành và chất lượng sản phẩm. Để cho ra những sản phẩm tốt dự án đã nghiên cứu và đưa ra quy trình chuẩn để đầu tư, nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm từ gỗ và ván ghép như sau:
  • 21. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 21 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA DỰ ÁN 1. Gỗ sau khi được khai thác về sẽ được phân tách thành thân và gốc, sau đó cưa xẻ theo quy cách thông dụng dựa vào nhu cầu thị trường hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Khai thác về sẽ được phân tách thành thân và gốc xử lý khuyết tật, xử lý mắt xoắn, mắt đen, loại bỏ cây xấu, cây kém chất lượng cưa xẻ theo quy cách thông dụng dựa vào nhu cầu thị trường hoặc theo yêu cầu của khách hàng phân loại theo quy cách riêng biệt dày/mỏng Vào ron tẩm Bồn tẩm Gỗ trước khi được đưa ra khỏi lò tẩm thì sẽ được tẩm áp lực ở môi trường chân không từ 2-3 tiếng Phân loại gỗ Sấy bằng cách sử dụng nhiệt của hơi nước từ 10 – 20 ngày Phân loại quy cách Lưu kho. Đội kiểm kê sẽ kiểm tra, ghi rõ quy cách
  • 22. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 22 2. Để có sản phẩm đảm bảo chúng tôi tiến hành xử lý khuyết tật, xử lý mắt xoắn, mắt đen, loại bỏ cây xấu, cây kém chất lượng. 3. Sau khi cưa xẻ gỗ thì cho công nhân phân loại theo quy cách riêng biệt dày/mỏng và đưa vào ron tẩm trước lúc đưa vào bồn tẩm. Hóa chất dùng cho bồn tẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo không chứa chất độc hại đến môi trường (Có giấy chứng nhận).
  • 23. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 23 4. Gỗ trước khi được đưa ra khỏi lò tẩm thì sẽ được tẩm áp lực ở môi trường chân không từ 2-3 tiếng tùy theo quy cách của từng loại gỗ mà thị trường hay khách hàng yêu cầu. 5. Sau khi được xử lý qua lò tẩm, công nhân sẽ tiếp tục phân loại gỗ lần nữa và sau đó chuyển qua công đoạn sấy bằng cách sử dụng nhiệt của hơi nước từ 10 – 20 ngày, tùy theo quy cách gỗ. Nhiệt độ trong từng lò sấy sẽ được công nhân kỹ thuật kiểm tra thường xuyên & điều chỉnh cho phù hợp tùy theo quy cách gỗ nhằm duy trì chất lượng gỗ sấy ổn định, tránh trường hợp nứt trong ruột. Độ ẩm sau khi đã xử lý tẩm sấy chân không đạt từ 8 – 12%.
  • 24. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 24 6. Công nhân kiểm tra chất lượng gỗ trước lúc cho ra khỏi lò sấy. 7. Sau khi xử lý sấy xong, công nhân sẽ tiến hành phân loại quy cách ván gỗ lại 1 lần nữa, để loại bỏ những thanh gỗ cong, vênh trong quá trình sấy (nếu có). 8. Sau khi phân loại xong hàng sẽ được lưu kho. Đội kiểm kê sẽ kiểm tra, ghi rõ quy cách trên từng kiện hàng, chờ chuyển sang công đoạn tiếp theo. II.2. Quy trình sản xuất gỗ bóc Bước 1: Tuyển chọn gỗ và cắt khúc gỗ Công đoạn đầu tiên là sàng lọc và phân loại gỗ để làm ván gỗ bóc. Ván bóc xếp ở phần lõi hay bề mặt ván ép phụ thuộc vào kích thước, chủng loại và chất lượng gỗ tươi. Mục đích của khâu này là đảm bảo chất lượng về kích thước của tấm ván bóc. Sau khi phân loại được cây gỗ dài đúng tiêu chuẩn, thì tiếp tục chia thành các khúc gỗ. Bước 2: Sử dụng máy tu lồng để loại bỏ lớp vỏ gỗ Những khúc gỗ nhỏ được đưa vào máy tu lồng để tróc vỏ gỗ. Ngày nay việc tróc vỏ gỗ không cần phải làm thủ công. Công việc đó được sử dụng bằng nhiều máy móc hiện đại khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu. Sau khi tróc vỏ, các khúc gỗ có hình trụ tròn đều.
  • 25. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 25 Bước 3: Sản xuất ván bóc với máy bóc gỗ Khúc gỗ sau khi tróc vỏ được đưa vào máy bóc gỗ để tạo ra ván lạng. Máy bóc gỗ có độ mở phù hợp để gọt gỗ. Bước 4: Xếp các tấm ván bóc thành từng tập ngay ngắn Khi cho ra sản phẩm, để sản phẩm không bị lộn xộn và đảm bảo đúng trật tự quy trình, các xưởng thường sử dụng máy dây chuyền chạy tự động xếp. II.3. Quy trình kỹ thuật sản xuất viên nén gỗ Viên gỗ nén là một loại nhiên liệu sinh học, nó có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên hay còn gọi là vật liệu sinh khối như dăm bào, mùn cưa, hoặc từ các loại gỗ thải loại.
  • 26. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 26 Những đặc tính kỹ thuật của viên gỗ nén. Một sản phẩm gỗ nén xuất khẩu, thường có những tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản như sau : · Đường kính: 6mm;8mm;10mm · Chiều dài: 10mm – 32mm · Độ ẩm: 10% max · Độ tro: 3% max · Nhiệt lượng tổng: 4.300kcal/kg – 4.600kcal/kg · Độ nén: 620kg/m3 – 700kg/m3 Mô tả công nghệ, sơ đồ hoặc quy trình công nghệ để triển khai dự án:
  • 27. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 27 * Sơ đồ quy trình: Mô tả công nghệ - Bìa, đầu mẩu, gỗ các loại dưới quy cách được băm thành dăm mảnh, sau đó được đưa sang máy nghiền thành dăm công nghệ, rồi được đưa vào lò sấy đến độ ẩm 3-5 %. Dăm đó sấy được phân loại thành dăm đạt quy cách về kích thước, dăm lớn được đưa trở lại máy nghiền để nghiền lại. Dăm đạt yêu cầu về kích thước, độ ẩm được đưa vào máy nến để ép thành viên nén. Các viên nén được sắp xếp thành các kiện và nhập kho. - Mùn cưa của quá trình cưa xẻ, sau khi tập hợp về kho, được phân loại để loại bỏ tạp chất, kim loại và được đưa vào lò sấy đến độ ẩm 3-5 %. Dăm đó sấy được phân loại thành dăm đạt quy cách về kích thước, dăm lớn được đưa trở lại máy nghiền để nghiền lại. Dăm đạt yêu cầu về kích thước, độ ẩm được đưa vào máy nến để ép thành viên nén. Các viên nén được sắp xếp thành các kiện và nhập kho. - Dăm dưới quy cách (loại ra từ dăm giấy), sau khi tập hợp về kho, được nghiền nhỏ, sau đó được đưa vào lò sấy đến độ ẩm 3-5 %. Dăm đó sấy được phân loại thành dăm đạt quy cách về kích thước, dăm lớn được đưa trở lại máy nghiền để nghiền lại. Dăm đạt yêu cầu về kích thước, độ ẩm được đưa vào máy nến để ép thành viên nén. Các viên nén được sắp xếp thành các kiện và nhập kho. * Trang thiết bị cơ bản và kỹ thuật sản xuất:
  • 28. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 28 Hiện có 2 loại máy đang được các nước trên thế giới sử dụng là : Máy ép thuỷ lực, máy ép chục vít, máy ép trục vít bánh đà. Mức độ đầu tư: phô thuéc vµo năng suất sản xuất và chất lượng sản phẩm. Những yêu cầu cơ bản của công nghệ được lựa chọn - Đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, chất lượng phải thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. - Vật tư thiết bị do các đơn vị cung cấp phải đảm bảo các tiêu chuẩn về mặt chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật và được cơ quan Đăng kiểm chấp nhận. Nguyên tắc công nghệ Máy nén áp lực cao Băng tải Máy đóng gói Kho & thị trường Vật liệu đầu vào (Cành cây, vỏ cây, bìa gỗ, mùn cưa, …,) Máy nghiền nhỏ Sấy khô Băng tải Băng tải
  • 29. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 29 - Giai đoạn băm nhỏ : Tất cảc các cành cây, vỏ cây, vỏ dừa, bìa gỗ, vỏ trấu,vỏ Cà Phê ...vv. đều được đưa vào máy nghiền, nghiền nhỏ. - Giai đoạn sấy khô trước khi ép : Giai đoạn này, chủ yếu là tự động hoá trong dây chuyền tự động, nhưng để giảm giá thành sản xuất, tận dụng thêm nguồn lao động nhàn dỗi để phơi nắng trong các lúc điều kiện thời tiết thuận lợi. - Giai đoạn ép viên : Dùng băng tải chuyển vào máy ép máy ép, ép với lực lớn, tốc độ cao. Các phân tử trong vật liệu sẽ tự cọ sát sinh ra nhiệt tới trên 300o C. giai đoạn này các vật liệu gỗ sẽ tự tiết ra chất kết dính, kết khối tạo thành các viên nén cứng khi đi qua các miệng khuôn. Viên nén trở nên vững chắc khi trở về nhiệt độ bình thường. (Xem chi tiết tại phần phụ lục) - Giai đoạn đóng bao : Dùng băng tải chuyển vào buồng làm mát, sau đó qua hệ thống sàng lọc lấy các sản phẩm chuẩn rồi chuyển vào máy cân đo, đóng bao tự động. Các bao đóng xong sẽ được xép vào kiện gỗ và dùng xe nâng đưa về kho sản phẩm. Theo thiết kế nhà máy sản xuất sử dụng đây chuyền sản xuất tự động từ Châu Âu. Ưu điểm của dây chuyền này là có độ bền cao, tiết kiệm năng lượng, cho ra các sản phẩm chặt, đẹp, chất lượng khi đốt cho nhiệt cao. Một số yếu tố tác động chính đến sản xuất chủ yếu: Nguồn nguyên liệu chính cung cấp cho sản xuất: Nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất viên nén sinh học ( wood pellet), là các cây kém chất lượng, cành cây, mùn cưa và các bìa gỗ ....nói chung là các chất thải công nghiệp từ sản phẩm gỗ trong quá trình chế biến gỗ. Điện phục vụ sản xuất : Đây là những nguồn năng lượng phục vụ sản xuất sẵn có trong nước, tuy tính ổn định chưa cao, nhưng hiện nay Việt Nam đã chủ động sản xuất được gần đủ dùng trong nước và từng bước nâng cao sản lượng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhân công sản xuất : Nhân công là những lao động có sẵn trong tỉnh, được tuyển dụng và đào tạo tại chổ trong nhà máy. Theo số liệu tính toán của dự án,khi nhà máy đi vào hoạt động tạo việc làm cho hàng chục người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp và các tệ nạn xã hội do không có việc làm gây ra. Thêm vào đó, nhà máy đi vào hoạt động sẽ tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh.
  • 30. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 30 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. Dự án thực hiện đầy đủ các thủ tục về giao cấp đất theo quy định để tiến hành xây dựng dự án. II. Các phương án xây dựng công trình. Danh mục Thiết bị của dự án STT Nội dung Số lượng ĐVT Thiết bị 1 Hệ thống bóc vỏ cây 3 Hệ 2 Hệ thống bóc vỏ tự động 4 Hệ 3 Cụm máy nghiền 2 Hệ 4 Hệ sấy trống quay 1 Hệ 5 Hệ sàng mùn thành phẩm 2 Hệ 6 Cụm ép viên 8 Hệ 7 Hệ thống làm nguội và phun keo 2 Hệ 8 Hệ thống cân bàn xe ô tô 1 Hệ 9 Hệ thống điện động lực và điều khiển 1 Hệ 10 Các thiết bị phụ trợ 1 Hệ 11 Thiết bị trạm biến áp 1020 KVA 12 Thiết bị xẻ gỗ 3 TB 13 Máy sấy gỗ bóc 1 máy 14 Buồng sấy gỗ ván xẻ 1 máy 15 Hệ thống nồi hơi 4 tấn 1 Hệ 16 Xe ô tô phục vụ dự án 1 Xe 17 Xe gắp cây 2 Xe 18 Xe nâng 2 Xe Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn thiết kế cơ sở xin phép xây dựng. III. Phương án tổ chức thực hiện. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai thực hiện và thành lập bộ phận điều hành hoạt động của dự án theo mô hình sau:
  • 31. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 31 Phương án nhân sự cho dự án: (ĐVT: 1.000 đồng) TT Chức danh Số lượng Mức thu nhập bình quân/tháng Phụ cấp+ tăng ca Tổng lương năm Bảo hiểm, quỹ trợ cấp …20% Tổng/năm 1 Giám đốc 2 15.000 5.000 480.000 98.400 578.400 2 Quản lý 5 8.000 3.000 660.000 135.300 795.300 3 Bảo vệ 6 5.000 3.000 576.000 118.080 694.080 4 Công nhân sản xuất 300 4.500 2.000 23.400.000 4.797.000 28.197.000 Cộng 313 32.500 25.116.000 5.148.780 30.264.780 IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án.  Lập và phê duyệt dự án trong năm 2018.  Tiến hành xây dựng và lắp đặt thiết bị trong năm 2019-2020.  Chủ đầu tư trực tiếp khai thác và quản lý dự án. Giám đốc điều hành P Giám đốc PTSX P Giám đốc PTTC Phòng kỹ thuật Phòng vật tư Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Phòng TCHC Phòng tài vụ Phòng bảo vệ BP sản xuất – kinh doanh
  • 32. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 32 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ I. Đánh giá tác động môi trường. Giới thiệu chung: Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho xây dựng dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường. I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam tháng 06 năm 2005. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường. Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của chính phủ về quản lý chất thải rắn. Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 cuả Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường. Nghị định 117/2009/NĐ-CP của chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thông tư số 05/2008/ TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề, thủ tục lập hồ sơ, đăng ký cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại.
  • 33. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 33 Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN và Môi trường. I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án Để tiến hành thiết kế và thi công Dự án đòi hỏi phải đảm bảo được đúng theo các tiêu chuẩn môi trường sẽ được liệt kê sau đây. - Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí : QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT 10/10/2002 của Bộ trưởng bộ Y Tế, QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. - Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước: QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. - Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn : QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng Điều kiện tự nhiên Diện tích xây dựng khoảng 16,48 ha, Tại Tây Nguyên có địa hình tương đối bằng phẳng, nền đất có kết cấu địa chất phù hợp với việc xây dựng xây dựng nhà máy sản xuất gỗ.. Khu đất có các đặc điểm sau: _ Nhiệt độ : Khu vực Trung bộ có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa mưa nắng rõ rệt. _ Địa hình : Địa hình bằng phẳng, có vị trí thuận lợi về giao thông. II. Tác động của dự án tới môi trường. Việc thực thi dự án sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi truờng xung quanh khu vực lân cận, tác động trực tiếp đến quá trình sinh hoạt của các hộ dân sinh sống xung quanh. Chúng ta có thể dự báo được những nguồn tác động đến môi trường có khả năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau: - Giai đoạn thi công xây dựng. - Giai đoạn vận hành.
  • 34. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 34 - Giai đoạn ngưng hoạt động II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm Chất thải rắn - Rác thải trong quá trình thi công xây dựng: các loại bao bì đựng nguyên vật liệu như giấy và một lượng nhỏ các loại bao nilon,đất đá do các hoạt động đào đất xây dựng và các công trình phụ trợ khác. - Sự rơi vãi vật liệu như đá, cát, ... trong quá trình vận chuyển của các thiết bị chuyên dụng đến nơi xây dựng. - Vật liệu dư thừa và các phế liệu thải ra. - Chất thải sinh hoạt của lực lượng nhân công lao động tham gia thi công. Chất thải khí: Chất thải khí là nguồn gây ô nhiễm chính cho bầu khí quyển, khí thải có thể phát ra từ các hoạt động trong các quá trình thi công từ giai đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu cho đến khi tháo dỡ các hạng mục công trình trong giai đoạn ngừng hoạt động. Chủ yếu là khí thải phát sinh do hoạt động của động cơ máy móc thi công cơ giới, phương tiện vận chuyển vật tư dụng cụ, thiết bị phục vụ cho thi công. Chất thải lỏng: Chất thải lỏng có ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh môi trường trong khu vực xây dựng khu biệt thự gây ảnh hưởng đến môi trường lân cận. Chất thải lỏng của dự án gồm có nước thải từ quá trình xây dựng, nước thải sinh hoạt của công nhân và nước mưa. - Dự án chỉ sử dụng nước trong các quá trình phối trộn nguyên vật liệu và một lượng nhỏ dùng cho việc tưới tường, tưới đất để giữ ẩm và hạn chế bụi phát tán vào môi trường xung quanh. Lượng nước thải từ quá trình xây dựng chỉ gồm các loại chất trơ như đất cát, không mang các hàm lượng hữu cơ, các chất ô nhiễm thấm vào lòng đất. - Nước thải sinh hoạt của của công nhân trong giai đoạn thi công rất ít, chủ yếu là nước tắm rửa đơn thuần và một phần rất nhỏ các hoạt động vệ sinh khác vì trong quá trình xây dựng hầu hết tất cả công nhân xây dựng không ở lại, chỉ có một hoặc hai người ở lại bảo quản vật tư. - Nước mưa chảy tràn cuốn trôi các chất ô nhiễm bề mặt từ khu vực xây dựng xuống các kênh rạch cận kề. Tuy nhiên, dự án đã có hệ thống thoát nước ngầm thu nước do vậy kiểm soát được nguồn thải và xử lý nước bị ô nhiễm trước khi thải ra ngoài.
  • 35. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 35 Tiếng ồn. - Gây ra những ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh làm giảm khả năng tập trung và giảm năng suất lao động. Tiếng ồn có thể sinh ra theo những con đường sau nhưng phải được kiểm soát và duy trì ở trong khoảng 80 – 85dBA theo tiêu chuẩn quy định, tiếng ồn có thể phát sinh từ những nguồn. + Động cơ, máy móc thi công, và những thiết bị phục vụ xây dựng, lắp đặt. + Trong quá trình lao động như gò, hàn các chi tiết kim loại, và khung kèo sắt … và quá trình đóng, tháo côppha, giàn giáo, vận chuyển vật liệu… + Từ động cơ máy nén khí, bơm, máy phát điện … Bụi và khói - Khi hàm lượng bụi và khói vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ra những bệnh về đường hô hấp làm giảm khả năng lao động của công nhân. Bụi và khói được sinh ra từ những lý do sau: - Từ các hoạt động chuyên chở vật liệu, tập kết đổ vật liệu đến nơi xây dựng. - Từ các đống tập kết vật liệu. - Từ các hoạt động đào bới san lấp. - Từ quá trình thi công: quá trình phối trộn nguyên vật liệu, quá trình đóng tháo côppha… II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường Ảnh hưởng đến chất lượng không khí: Chất lượng không khí của khu vực xây dựng sẽ chịu ít nhiều biến đổi do các hoạt động thực thi Dự án. Tuy nhiên, trong hai giai đoạn thi công xây dựng và tháo dỡ công trình ngưng hoạt động, khói bụi và khí thải là tác nhân ô nhiễm đáng chú ý nhất. Khí thải sinh ra từ các động cơ máy móc chủ yếu là khí NOx, CO, CO2, SO2....Lượng khí thải phát sinh bởi hoạt động riêng rẽ các loại máy móc đạt tiêu chuẩn kỹ thuật là không đáng kể, trong điều kiện môi trường làm việc thông thoáng ngoài trời thì mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến con người là không đáng kể tuy nhiên khi hàm lượng cao nó sẽ là tác nhân gây ra những ô nhiễm cho môi trường và con người như: khí SO2 hoà tan được trong nước nên dễ phản ứng với cơ quan hô hấp người và động vật. Ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt:
  • 36. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 36 Hoạt động xây dựng công trình có nhiều khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt. Do phải tiếp nhận lượng nước thải ra từ các quá trình thi công có chứa chất nhiễm bẩn cao gồm các hoá chất như vết dầu mỡ rơi vãi từ các động cơ máy móc trong quá trình thi công vận hành, nước thải sinh hoặt của công nhân trong các lán trại ... cũng gây ra hiện tượng ô nhiễm, bồi lắng cho nguồn nước mặt. Ảnh hưởng đến giao thông Hoạt động của các loại phương tiện vận tải phục vụ công tác thi công xây dựng lắp đặt sẽ làm gia tăng mật độ lưu thông trên các tuyến đường vào khu vực, mang theo những bụi bẩn đất, cát từ công trường vào gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng đường xá, làm xuống cấp nhanh chóng các tuyến đường này. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng - Không khí bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ lực lượng nhân công làm việc tại công trường và cho cả cộng đồng dân cư. Gây ra các bệnh về cơ quan hô hấp, dị ứng, viêm mắt ... - Tiếng ồn phát sinh chủ yếu trong qúa trình thi công xây dựng và tháo dỡ khi công trình ngừng hoạt động. Ô nhiễm tiếng ồn tác động trực tiếp lên lực lượng lao động tại công trình và cư dân sinh sống gần khu vực thực thi dự án. Tiếng ồn sẽ gây căng thẳng, ức chế, làm giảm năng suất lao động, gây xáo trộn cuộc sống thường ngày của người dân. Mặt khác khi độ ồn vượt quá giới hạn cho phép và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cơ quan thính giác. II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường. Giảm thiểu lượng chất thải - Trong quá trình thực thi dự án chất thải phát sinh ra là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên bằng các biện pháp kỹ thuật công nghệ phù hợp kết hợp với biện pháp quản lý chặt chẽ ở từng bộ phận có thể giảm thiểu được số lượng lớn chất thải phát sinh. Các biện pháp để giảm thiểu chất thải phát sinh: - Dự toán chính xác khối lượng nguyên vật liệu phục vụ cho thi công, giảm thiểu lượng dư thừa tồn đọng sau khi xây dựng công trình. - Lựa chọn địa điểm tập kết nguyên vật liệu phù hợp nằm cuối hướng gió và trên nền đất cao để tránh tình trạng hư hỏng và thất thoát khi chưa sử dụng đến. - Đề xuất những biện pháp giảm thiểu khói bụi và nước thải phát sinh trong quá trình thi công.
  • 37. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 37 Thu gom và xử lý chất thải:Việc thu gom và xử lý chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường là điều bắt buộc đối với khu vực xây dựng công trình. Trong dự án này việc thu gom và xử lý chất thải phải được thực hiện từ khi xây dựng đến khi đi bàn giao nhà và quá trình tháo dỡ ngưng hoạt động để tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động của trạm và môi trường khu vực xung quanh. Việc thu gom và xử lý phải được phân loại theo các loại chất thải sau: Chất thải rắn: Đây là loại chất thải phát sinh nhiều nhất trong qúa trình thi công bao gồm đất, đá, giấy, khăn vải, ... là loại chất thải rất khó phân huỷ đòi hỏi phải được thu gom, phân loại để có phương pháp xử lý thích hợp. Những nguyên vật liệu dư thừa có thể tái sử dụng được thì phải được phân loại và để đúng nơi quy định thuận tiện cho việc tái sử dụng hoặc bán phế liệu. Những loại rác thải khó phân huỷ hoặc độc hại phải được thu gom và đặt cách xa công trường thi công, sao cho tác động đến con người và môi trường là nhỏ nhất để vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định. Các phương tiện vận chuyển đất đá san lấp bắt buộc dùng tấm phủ che chắn, giảm đến mức tối đa rơi vãi trên đường gây ảnh hưởng cho người lưu thông và đảm bảo cảnh quan môi trường được sạch đẹp. Chất thải khí: - Sinh ra trực tiếp trong quá trình thi công từ các máy móc thi công cơ giới, phương tiện vận chuyển cần phải có những biện pháp để làm giảm lượng chất thải khí ra ngoài môi trường, các biện pháp có thể dùng là: - Đối với các phương tiện vận chuyển, máy móc thi công và các động cơ khác cần thiết nên sử dụng loại nhiên liệu có khả năng cháy hoàn toàn, khí thải có hàm lượng chất gây ô nhiễm thấp. Sử dụng máy móc động cơ mới đạt tiêu chuẩn kiểm định và được chứng nhận không gây hại đối với môi trường. - Thường xuyên kiểm tra các hạng mục công trình nhằm ngăn ngừa, khắc phục kịp thời các sự cố có thể xảy ra. Chất thải lỏng Chất thải lỏng sinh ra trong quá trình xây dựng sẽ được thu gom vào hệ thống thoát nước hiện hữu được bố trí quanh khu vực khu biệt thự. Nước thải có chứa chất ô nhiễm sẽ được thu gom và chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý còn nước không bị ô nhiễm sẽ theo hệ thống thoát nước bề mặt và thải trực tiếp ra ngoài. Tiếng ồn: Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ cho công nhân trong quá trình thi công, sắp xếp công việc một cách hợp lý khoa học để mức độ ảnh hưởng đến công nhân làm việc trong khu vực xây dựng và ở khu vực lân cận là nhỏ nhất. Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ các máy móc thiết bị. Thông thường chu kỳ bảo dưỡng
  • 38. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 38 đối với thiết bị mới là 4-6 tháng/lần, thiết bị cũ là 3 tháng/lần. Bố trí cách ly các nguồn gây ồn với xung quanh nhằm làm giảm tác động lan truyền của sóng âm. Để biện pháp phân lập đạt hiệu quả cao hơn cần cách lý và bố trí thêm các tường ngăn giữa các bộ phận.Trồng cây xanh để tạo bóng mát, hạn chế lan truyền ồn ra môi trường. Hạn chế hoạt động vào ban đêm. Bụi và khói: Trong quá trình thi công xây dựng bụi và khói là những nhân tố gây ảnh hưởng nhiều nhất đến công nhân lao động nó trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của người công nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, về mắt ...làm giảm khả năng lao động. Để khắc phục những ô nhiễm đó cần thực hiện những biện pháp sau: - Sử dụng nguyên vật liệu ít gây hại, thiết bị chuyên chở nguyên vật liệu phải được che chắn cẩn thẩn tránh rơi vãi. - Thưởng xuyên rửa xe để tránh phát sinh bụi, đất cát trong khu đô thị khi di chuyển. - Sử dụng những thiết bị bảo hộ cho công nhân khi làm việc trong tình trạng khói bụi ô nhiễm như mặt nạ phòng độc, kính bảo vệ mắt.... II.4.Kết luận: Dựa trên những đánh giá tác động môi trường ở phần trên chúng ta có thể thấy quá trình thực thi dự án có thể gây tác động đến môi trường quanh khu vực dự án và khu vực lân cận ở mức độ thấp không tác động nhiều đến môi trường, có chăng chỉ là những tác động nhỏ trong khoảng thời gian ngắn không có tác động về lâu dài.
  • 39. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 39 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC HIỆNVÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. Bảng tổng mức đầu tư của dự án ST T Nội dung Số lượng ĐVT Diện tích Đơn giá Thành tiền I Xây dựng 27.100 164.800 54.198.200 1 Phân xưởng gỗ bóc ván 1 m2 5.200 5.200 - - Khu bóc vỏ loại bỏ rác 1 m2 1.800 1.800 1.832 3.297.600 - Khu bóc ván 1 m2 1.200 1.200 1.832 2.198.400 - Khu lò sấy 1 m2 2.200 2.200 1.832 4.030.400 2 Phân xưởng xẻ gỗ 1 m2 2.900 2.900 - - Khu máy xẻ 1 m2 800 800 1.832 1.465.600 - Bể ngân tẩm hóa chất trước khi sấy 1 m2 300 300 1.832 549.600 - Khu lò sấy 1 m2 1.800 1.800 1.832 3.297.600 3 Phân xưởng sản xuất viên nén tạo nhiệt 1 m2 3.200 3.200 - - Khu băm nguyên liệu 1 m2 1.200 1.200 1.832 2.198.400 - Khu sấy 1 m2 800 800 1.832 1.465.600 - Khu băn lại và ép viên 1 m2 1.200 1.200 1.832 2.198.400 4 Kho trữ hàng thành phẩm 1 m2 2.500 2.500 1.832 4.580.000 5 Khu nhà điều hành 1 m2 1.000 1.000 - - Khu hành chính văn phòng 1 m2 250 250 3.192 798.000 - Khu nhà ở tập thể, bếp ăn 1 m2 350 350 3.192 1.117.200 - Nhà bảo vệ, nhà để xe, 1 m2 300 300 3.192 957.600 - Kho vật dụng 1 m2 100 100 1.216 121.600 6 Hệ thống tổng thể 1 - - - Hệ thống cấp nước tổng thể 1 HT 300.000 300.000 - Hệ thống thoát nước tổng thể 1 HT 700.000 700.000
  • 40. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 40 ST T Nội dung Số lượng ĐVT Diện tích Đơn giá Thành tiền - Hệ thống xử lý nước thải HT 2.000.000 2.000.000 7 Khu trữ nguyên liệu đầu vào và phân loại 1 m² 50.000 150 7.500.000 8 Khu phơi gỗ bóc loại B,C 1 m² 100.000 140 14.000.000 9 Tường rào xung quanh 800 m 1.000 800.000 10 Trạm biến áp 380v công suất 1020 KVA 1020 KVA 610 622.200 II Thiết bị 73.242.600 1 Hệ thống bóc vỏ cây 3 Hệ 230.000 690.000 2 Hệ thống bóc vỏ tự động 4 Hệ 300.000 1.200.000 3 Cụm máy nghiền 2 Hệ 2.800.000 5.600.000 4 Hệ sấy trống quay 1 Hệ 3.700.000 3.700.000 5 Hệ sàng mùn thành phẩm 2 Hệ 250.000 500.000 6 Cụm ép viên 8 Hệ 2.850.000 22.800.000 7 Hệ thống làm nguội và phun keo 2 Hệ 350.000 700.000 8 Hệ thống cân bàn xe ô tô 1 Hệ 250.000 250.000 9 Hệ thống điện động lực và điều khiển 1 Hệ 785.000 785.000 10 Các thiết bị phụ trợ 1 Hệ 3.000.000 3.000.000 11 Thiết bị trạm biến áp 1020 KVA 1.880 1.917.600 12 Thiết bị xẻ gỗ 3 TB 200.000 600.000 13 Máy sấy gỗ bóc 1 máy 11.000.000 11.000.000 14 Buồng sấy gỗ ván xẻ 1 máy 10.000.000 10.000.000 15 Hệ thống nồi hơi 4 tấn 1 Hệ 3.000.000 3.000.000 16 Xe ô tô phục vụ dự án 1 Xe 1.500.000 1.500.000 17 Xe gắp cây 2 Xe 2.000.000 4.000.000 18 Xe nâng 2 Xe 1.000.000 2.000.000 IV Chi phí quản lý dự án 2,000 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL%*1,1 2.549.109
  • 41. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 41 ST T Nội dung Số lượng ĐVT Diện tích Đơn giá Thành tiền V Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 4.880.811 1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,280 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL%*1,1 356.895 2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0,632 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL%*1,1 805.376 3 Chi phí lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật 4 Chi phí thiết kế kỹ thuật 1,406 GXDtt * ĐMTL%*1,1 762.067 5 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 0,844 GXDtt * ĐMTL%*1,1 457.240 6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,047 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL%*1,1 60.021 7 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,136 Giá gói thầu XDtt * ĐMTL%*1,1 172.821 8 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,193 GXDtt * ĐMTL%*1,1 104.851 9 Chi phí thẩm tra dự toán công trình 0,186 GXDtt * ĐMTL%*1,1 101.044 10 Chi phí lập HSMT, HSDT tư vấn 11 Chi phí giám sát thi công xây dựng 2,573 GXDtt * ĐMTL%*1,1 1.394.543 12 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,909 GTBtt * ĐMTL%*1,1 665.953 VI Chi phí thuê đất m2 164.800 10 1.648.000 VII Dự phòng phí 10% 13.651.872 Tổng 150.170.592 II. Nguồn vốn thực hiện dự án. Bảng cơ cấu nguồn vốn của dự án ST T Nội dung Thành tiền NGUỒN VỐN Tự có - tự huy động Vay tín dụng I Xây dựng 54.198.200 16.259.460 37.938.740 1 Phân xưởng gỗ bóc ván - - - - Khu bóc vỏ loại bỏ rác 3.297.600 989.280 2.308.320
  • 42. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 42 ST T Nội dung Thành tiền NGUỒN VỐN Tự có - tự huy động Vay tín dụng - Khu bóc ván 2.198.400 659.520 1.538.880 - Khu lò sấy 4.030.400 1.209.120 2.821.280 2 Phân xưởng xẻ gỗ - - - - Khu máy xẻ 1.465.600 439.680 1.025.920 - Bể ngân tẩm hóa chất trước khi sấy 549.600 164.880 384.720 - Khu lò sấy 3.297.600 989.280 2.308.320 3 Phân xưởng sản xuất viên nén tạo nhiệt - - - - Khu băm nguyên liệu 2.198.400 659.520 1.538.880 - Khu sấy 1.465.600 439.680 1.025.920 - Khu băn lại và ép viên 2.198.400 659.520 1.538.880 4 Kho trữ hàng thành phẩm 4.580.000 1.374.000 3.206.000 5 Khu nhà điều hành - - - - Khu hành chính văn phòng 798.000 239.400 558.600 - Khu nhà ở tập thể, bếp ăn 1.117.200 335.160 782.040 - Nhà bảo vệ, nhà để xe, 957.600 287.280 670.320 - Kho vật dụng 121.600 36.480 85.120 6 Hệ thống tổng thể - - - - Hệ thống cấp nước tổng thể 300.000 90.000 210.000 - Hệ thống thoát nước tổng thể 700.000 210.000 490.000 - Hệ thống xử lý nước thải 2.000.000 600.000 1.400.000 7 Khu trữ nguyên liệu đầu vào và phân loại 7.500.000 2.250.000 5.250.000 8 Khu phơi gỗ bóc loại B,C 14.000.000 4.200.000 9.800.000 9 Tường rào xung quanh 800.000 240.000 560.000 10 Trạm biến áp 380v công suất 1020 KVA 622.200 186.660 435.540 II Thiết bị 73.242.600 21.972.780 51.269.820 1 Hệ thống bóc vỏ cây 690.000 207.000 483.000 2 Hệ thống bóc vỏ tự động 1.200.000 360.000 840.000 3 Cụm máy nghiền 5.600.000 1.680.000 3.920.000 4 Hệ sấy trống quay 3.700.000 1.110.000 2.590.000 5 Hệ sàng mùn thành phẩm 500.000 150.000 350.000 6 Cụm ép viên 22.800.000 6.840.000 15.960.000 7 Hệ thống làm nguội và phun keo 700.000 210.000 490.000
  • 43. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 43 ST T Nội dung Thành tiền NGUỒN VỐN Tự có - tự huy động Vay tín dụng 8 Hệ thống cân bàn xe ô tô 250.000 75.000 175.000 9 Hệ thống điện động lực và điều khiển 785.000 235.500 549.500 10 Các thiết bị phụ trợ 3.000.000 900.000 2.100.000 11 Thiết bị trạm biến áp 1.917.600 575.280 1.342.320 12 Thiết bị xẻ gỗ 600.000 180.000 420.000 13 Máy sấy gỗ bóc 11.000.000 3.300.000 7.700.000 14 Buồng sấy gỗ ván xẻ 10.000.000 3.000.000 7.000.000 15 Hệ thống nồi hơi 4 tấn 3.000.000 900.000 2.100.000 16 Xe ô tô phục vụ dự án 1.500.000 450.000 1.050.000 17 Xe gắp cây 4.000.000 1.200.000 2.800.000 18 Xe nâng 2.000.000 600.000 1.400.000 IV Chi phí quản lý dự án 2.549.109 764.733 1.784.376 V Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 4.880.811 1.464.243 3.416.568 1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 356.895 107.068 249.826 2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 805.376 241.613 563.763 3 Chi phí lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật - - 4 Chi phí thiết kế kỹ thuật 762.067 228.620 533.447 5 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 457.240 137.172 320.068 6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 60.021 18.006 42.015 7 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 172.821 51.846 120.975 8 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 104.851 31.455 73.395 9 Chi phí thẩm tra dự toán công trình 101.044 30.313 70.731 10 Chi phí lập HSMT, HSDT tư vấn - - 11 Chi phí giám sát thi công xây dựng 1.394.543 418.363 976.180 12 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 665.953 199.786 466.167 VI Chi phí thuê đất 1.648.000 494.400 1.153.600 VII Dự phòng phí 13.651.872 4.095.562 9.556.310 Tổng 150.170.592 45.051.178 105.119.414 Tỷ lệ (%) 30,00% 70,00% Bảng tiến độ thực hiện dự án
  • 44. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 44 STT Nội dung Thành tiền Tiến độ thực hiện 2019 2020 I Xây dựng 54.198.200 32.518.920 21.679.280 1 Phân xưởng gỗ bóc ván - - - Khu bóc vỏ loại bỏ rác 3.297.600 1.978.560 1.319.040 - Khu bóc ván 2.198.400 1.319.040 879.360 - Khu lò sấy 4.030.400 2.418.240 1.612.160 2 Phân xưởng xẻ gỗ - 0 - - Khu máy xẻ 1.465.600 879.360 586.240 - Bể ngân tẩm hóa chất trước khi sấy 549.600 329.760 219.840 - Khu lò sấy 3.297.600 1.978.560 1.319.040 3 Phân xưởng sản xuất viên nén tạo nhiệt - 0 - - Khu băm nguyên liệu 2.198.400 1.319.040 879.360 - Khu sấy 1.465.600 879.360 586.240 - Khu băn lại và ép viên 2.198.400 1.319.040 879.360 4 Kho trữ hàng thành phẩm 4.580.000 2.748.000 1.832.000 5 Khu nhà điều hành - 0 - - Khu hành chính văn phòng 798.000 478.800 319.200 - Khu nhà ở tập thể, bếp ăn 1.117.200 670.320 446.880 - Nhà bảo vệ, nhà để xe, 957.600 574.560 383.040 - Kho vật dụng 121.600 72.960 48.640 6 Hệ thống tổng thể - 0 - - Hệ thống cấp nước tổng thể 300.000 180.000 120.000 - Hệ thống thoát nước tổng thể 700.000 420.000 280.000 - Hệ thống xử lý nước thải 2.000.000 1.200.000 800.000 7 Khu trữ nguyên liệu đầu vào và phân loại 7.500.000 4.500.000 3.000.000 8 Khu phơi gỗ bóc loại B,C 14.000.000 8.400.000 5.600.000 9 Tường rào xung quanh 800.000 480.000 320.000 10 Trạm biến áp 380v công suất 1020 KVA 622.200 373.320 248.880 II Thiết bị 73.242.600 - 73.242.600 1 Hệ thống bóc vỏ cây 690.000 690.000 2 Hệ thống bóc vỏ tự động 1.200.000 1.200.000 3 Cụm máy nghiền 5.600.000 5.600.000 4 Hệ sấy trống quay 3.700.000 3.700.000 5 Hệ sàng mùn thành phẩm 500.000 500.000 6 Cụm ép viên 22.800.000 22.800.000
  • 45. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 45 STT Nội dung Thành tiền Tiến độ thực hiện 2019 2020 7 Hệ thống làm nguội và phun keo 700.000 700.000 8 Hệ thống cân bàn xe ô tô 250.000 250.000 9 Hệ thống điện động lực và điều khiển 785.000 785.000 10 Các thiết bị phụ trợ 3.000.000 3.000.000 11 Thiết bị trạm biến áp 1.917.600 1.917.600 12 Thiết bị xẻ gỗ 600.000 600.000 13 Máy sấy gỗ bóc 11.000.000 11.000.000 14 Buồng sấy gỗ ván xẻ 10.000.000 10.000.000 15 Hệ thống nồi hơi 4 tấn 3.000.000 3.000.000 16 Xe ô tô phục vụ dự án 1.500.000 1.500.000 17 Xe gắp cây 4.000.000 4.000.000 18 Xe nâng 2.000.000 2.000.000 IV Chi phí quản lý dự án 2.549.109 2.549.109 V Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 4.880.811 3.615.101 1.265.710 1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 356.895 356.895 2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 805.376 805.376 3 Chi phí lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật 0 4 Chi phí thiết kế kỹ thuật 762.067 762.067 5 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 457.240 457.240 6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 60.021 60.021 7 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 172.821 172.821 8 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 104.851 62.910 41.940 9 Chi phí thẩm tra dự toán công trình 101.044 101.044 10 Chi phí lập HSMT, HSDT tư vấn 0 11 Chi phí giám sát thi công xây dựng 1.394.543 836.726 557.817 12 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 665.953 0 665.953 VI Chi phí thuê đất 1.648.000 1.648.000 VII Dự phòng phí 13.651.872 13.651.872 Tổng 150.170.592 40.331.129 109.839.462 Tỷ lệ (%) 26,86% 73,14%
  • 46. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 46 III. Hiệu quả về mặt kinh tế của dự án. III.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. Tổng mức đầu tư: 150.170.592.000 đồng. (Một trăm năm mươi tỷ một trăm bảy mươi triệu năm trăm chín mươi hai nghìn đồng) Trong đó: +Vốn tự có (tự huy động): 45.051.178.000 đồng +Vốn vay tín dụng : 105.119.414.000 đồng. Doanh thu: Từ 1.500 ha rừng cao su, sản lượng gỗ thu được dự kiến 240 tấn/ha, trong đó: - 2,5 te nguyên liệu sẽ cho ra 1 khối gỗ bóc - 2,9 te nguyên liệu sẽ cho ra 1 khối gỗ xẻ - 1 te nguyên liệu sẽ cho ra 480kg viên nén Dự kiến doanh thu từ các nguồn sau: TT Dự kiến các loại sản phẩm Nguyên liệu (tấn) Sản lượng thời kỳ ổn định (m3) % sản lượng Doanh thu thời kỳ ổn định (1000đ/m3) 1 Doanh thu từ gỗ bóc 72.000 28.800 21% 120.960.000 2 Doanh thu từ gỗ xẻ 108.000 37.241 28% 201.103.448 3 Doanh thu từ viên nén gỗ 144.000 69.120 51% 158.976.000 TỔNG 324.000 135.161 481.039.448 (Chi tiết trong phần phụ lục) Dự kiến đầu vào của dự án. Chi phí đầu vào của dự án % Khoản mục 1 Chi phí quảng cáo sản phẩm 1% Doanh thu 2 Chi phí khấu hao TSCD "" Bảng tính 3 Chi phí lãi vay "" Bảng tính 4 Chi phí bảo trì thiết bị 2% Tổng mức đầu tư thiết bị 5 Chi phí điện nước 3% Doanh thu 6 Chi phí lương "" Bảng tính 7 Chi phí nguyên vật liệu sản xuất "" Bảng tính 8 Chi phí vận hành dự án 5% Doanh thu
  • 47. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 47 Chế độ thuế % 1 Thuế TNDN 22 III.2. Phương án vay. Số tiền : 105.119.414.000 đồng. Thời hạn : 10 năm ( 120 tháng). Ân hạn : 2 năm. Lãi suất, phí : Tạm tính lãi suất 9% năm (tùy từng thời điểm theo lãi suất ngân hàng). Tài sản bảo đảm tín dụng: thế chấp toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay. Lãi vay, hình thức trả nợ gốc 1 Thời hạn trả nợ vay 10 năm 2 Lãi suất vay cố định 9% /năm 3 Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (tạm tính) 6% /năm 4 Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC 8,1% /năm 5 Hình thức trả nợ: 1 (1: trả gốc đều; 2: trả gốc và lãi đều; 3: theo năng lực của dự án) Chi phí sử dụng vốn bình quân được tính trên cơ sở tỷ trọng vốn vay là 30% ; tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 70%; lãi suất vay dài hạn 9%/năm; lãi suất tiền gửi trung bình tạm tính 6%/năm III.3. Các thông số tài chính của dự án. 3.1. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay. KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư. Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 7,62 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 7,62 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.
  • 48. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 48 Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 6 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 5 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác. Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư. Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 4 năm 8 tháng kể từ ngày hoạt động. 3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu. Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 3,61 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 3,61 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 8,1%). Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 7 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 6. Kết quả tính toán: Tp = 5 năm 4 tháng tính từ ngày hoạt động. 3.3. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV). Trong đó: + P: Giá trị đầu tư của dự án tại thời điểm đầu năm sản xuất. + CFt : Thu nhập của dự án = lợi nhuận sau thuế + khấu hao. Hệ số chiết khấu mong muốn 8,1%/năm. Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 370.601.632.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 10 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 370.601.632.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao. 3.4. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 30,070% > 8,10% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời. P tiFPCFt PIp nt t     1 )%,,/(     Tpt t TpiFPCFtPO 1 )%,,/(     nt t tiFPCFtPNPV 1 )%,,/(
  • 49. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 49 KẾT LUẬN I. Kết luận. Với kết quả phân tích như trên, cho thấy hiệu quả tương đối cao của dự án mang lại, đồng thời giải quyết việc làm cho người dân trong vùng. Cụ thể như sau: + Các chỉ tiêu tài chính của dự án như: NPV >0; IRR > tỷ suất chiết khấu,… cho thấy dự án có hiệu quả về mặt kinh tế. + Hàng năm đóng góp vào ngân sách địa phương trung bình khoảng 14,6 tỷ đồng, thông qua nguồn thuế thu nhập từ hoạt động của dự án. + Hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng từ 200 lao động của địa phương. Góp phần “Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương; đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế”. II. Đề xuất và kiến nghị. Với tính khả thi của dự án, rất mong các cơ quan, ban ngành xem xét và hỗ trợ chúng tôi để chúng tôi có thể triển khai các bước theo đúng tiến độ và quy định. Để dự án sớm đi vào hoạt động. CHỦ ĐẦU TƯ
  • 50. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 50 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án STT Nội dung Thành tiền NGUỒN VỐN Tiến độ thực hiện Tự có - tự huy động Vay tín dụng 2019 2020 I Xây dựng 54.198.200 16.259.460 37.938.740 32.518.920 21.679.280 1 Phân xưởng gỗ bóc ván - - - - - Khu bóc vỏ loại bỏ rác 3.297.600 989.280 2.308.320 1.978.560 1.319.040 - Khu bóc ván 2.198.400 659.520 1.538.880 1.319.040 879.360 - Khu lò sấy 4.030.400 1.209.120 2.821.280 2.418.240 1.612.160 2 Phân xưởng xẻ gỗ - - - 0 - - Khu máy xẻ 1.465.600 439.680 1.025.920 879.360 586.240 - Bể ngân tẩm hóa chất trước khi sấy 549.600 164.880 384.720 329.760 219.840 - Khu lò sấy 3.297.600 989.280 2.308.320 1.978.560 1.319.040 3 Phân xưởng sản xuất viên nén tạo nhiệt - - - 0 - - Khu băm nguyên liệu 2.198.400 659.520 1.538.880 1.319.040 879.360 - Khu sấy 1.465.600 439.680 1.025.920 879.360 586.240 - Khu băn lại và ép viên 2.198.400 659.520 1.538.880 1.319.040 879.360 4 Kho trữ hàng thành phẩm 4.580.000 1.374.000 3.206.000 2.748.000 1.832.000 5 Khu nhà điều hành - - - 0 - - Khu hành chính văn phòng 798.000 239.400 558.600 478.800 319.200
  • 51. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 51 STT Nội dung Thành tiền NGUỒN VỐN Tiến độ thực hiện Tự có - tự huy động Vay tín dụng 2019 2020 - Khu nhà ở tập thể, bếp ăn 1.117.200 335.160 782.040 670.320 446.880 - Nhà bảo vệ, nhà để xe, 957.600 287.280 670.320 574.560 383.040 - Kho vật dụng 121.600 36.480 85.120 72.960 48.640 6 Hệ thống tổng thể - - - 0 - - Hệ thống cấp nước tổng thể 300.000 90.000 210.000 180.000 120.000 - Hệ thống thoát nước tổng thể 700.000 210.000 490.000 420.000 280.000 - Hệ thống xử lý nước thải 2.000.000 600.000 1.400.000 1.200.000 800.000 7 Khu trữ nguyên liệu đầu vào và phân loại 7.500.000 2.250.000 5.250.000 4.500.000 3.000.000 8 Khu phơi gỗ bóc loại B,C 14.000.000 4.200.000 9.800.000 8.400.000 5.600.000 9 Tường rào xung quanh 800.000 240.000 560.000 480.000 320.000 10 Trạm biến áp 380v công suất 1020 KVA 622.200 186.660 435.540 373.320 248.880 II Thiết bị 73.242.600 21.972.780 51.269.820 - 73.242.600 1 Hệ thống bóc vỏ cây 690.000 207.000 483.000 690.000 2 Hệ thống bóc vỏ tự động 1.200.000 360.000 840.000 1.200.000 3 Cụm máy nghiền 5.600.000 1.680.000 3.920.000 5.600.000 4 Hệ sấy trống quay 3.700.000 1.110.000 2.590.000 3.700.000 5 Hệ sàng mùn thành phẩm 500.000 150.000 350.000 500.000 6 Cụm ép viên 22.800.000 6.840.000 15.960.000 22.800.000
  • 52. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 52 STT Nội dung Thành tiền NGUỒN VỐN Tiến độ thực hiện Tự có - tự huy động Vay tín dụng 2019 2020 7 Hệ thống làm nguội và phun keo 700.000 210.000 490.000 700.000 8 Hệ thống cân bàn xe ô tô 250.000 75.000 175.000 250.000 9 Hệ thống điện động lực và điều khiển 785.000 235.500 549.500 785.000 10 Các thiết bị phụ trợ 3.000.000 900.000 2.100.000 3.000.000 11 Thiết bị trạm biến áp 1.917.600 575.280 1.342.320 1.917.600 12 Thiết bị xẻ gỗ 600.000 180.000 420.000 600.000 13 Máy sấy gỗ bóc 11.000.000 3.300.000 7.700.000 11.000.000 14 Buồng sấy gỗ ván xẻ 10.000.000 3.000.000 7.000.000 10.000.000 15 Hệ thống nồi hơi 4 tấn 3.000.000 900.000 2.100.000 3.000.000 16 Xe ô tô phục vụ dự án 1.500.000 450.000 1.050.000 1.500.000 17 Xe gắp cây 4.000.000 1.200.000 2.800.000 4.000.000 18 Xe nâng 2.000.000 600.000 1.400.000 2.000.000 IV Chi phí quản lý dự án 2.549.109 764.733 1.784.376 2.549.109 V Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 4.880.811 1.464.243 3.416.568 3.615.101 1.265.710 1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 356.895 107.068 249.826 356.895 2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 805.376 241.613 563.763 805.376 3 Chi phí lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật - - 0
  • 53. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 53 STT Nội dung Thành tiền NGUỒN VỐN Tiến độ thực hiện Tự có - tự huy động Vay tín dụng 2019 2020 4 Chi phí thiết kế kỹ thuật 762.067 228.620 533.447 762.067 5 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 457.240 137.172 320.068 457.240 6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 60.021 18.006 42.015 60.021 7 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 172.821 51.846 120.975 172.821 8 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 104.851 31.455 73.395 62.910 41.940 9 Chi phí thẩm tra dự toán công trình 101.044 30.313 70.731 101.044 10 Chi phí lập HSMT, HSDT tư vấn - - 0 11 Chi phí giám sát thi công xây dựng 1.394.543 418.363 976.180 836.726 557.817 12 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 665.953 199.786 466.167 0 665.953 VI Chi phí thuê đất 1.648.000 494.400 1.153.600 1.648.000 VII Dự phòng phí 13.651.872 4.095.562 9.556.310 13.651.872 150.170.592 45.051.178 105.119.414 40.331.129 109.839.462 Tỷ lệ (%) 30,00% 70,00% 26,86% 73,14%
  • 54. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 54 Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án. TT Chỉ tiêu Gía trị tài sản tính khấu hao Năm khấu hao Năm hoạt động 1 2 3 4 5 I Xây dựng 54.198.200 10 5.419.820 5.419.820 5.419.820 5.419.820 5.419.820 1 Phân xưởng gỗ bóc ván 0 10 0 0 0 0 0 - Khu bóc vỏ loại bỏ rác 3.297.600 10 329.760 329.760 329.760 329.760 329.760 - Khu bóc ván 2.198.400 10 219.840 219.840 219.840 219.840 219.840 - Khu lò sấy 4.030.400 10 403.040 403.040 403.040 403.040 403.040 2 Phân xưởng xẻ gỗ 0 10 0 0 0 0 0 - Khu máy xẻ 1.465.600 10 146.560 146.560 146.560 146.560 146.560 - Bể ngân tẩm hóa chất trước khi sấy 549.600 10 54.960 54.960 54.960 54.960 54.960 - Khu lò sấy 3.297.600 10 329.760 329.760 329.760 329.760 329.760 3 Phân xưởng sản xuất viên nén tạo nhiệt 0 10 0 0 0 0 0 - Khu băm nguyên liệu 2.198.400 10 219.840 219.840 219.840 219.840 219.840 - Khu sấy 1.465.600 10 146.560 146.560 146.560 146.560 146.560 - Khu băn lại và ép viên 2.198.400 10 219.840 219.840 219.840 219.840 219.840 4 Kho trữ hàng thành phẩm 4.580.000 10 458.000 458.000 458.000 458.000 458.000 5 Khu nhà điều hành 0 10 0 0 0 0 0 - Khu hành chính văn phòng 798.000 10 79.800 79.800 79.800 79.800 79.800 - Khu nhà ở tập thể, bếp ăn 1.117.200 10 111.720 111.720 111.720 111.720 111.720
  • 55. Dự án Nhà máy sản xuất gỗ 55 TT Chỉ tiêu Gía trị tài sản tính khấu hao Năm khấu hao Năm hoạt động 1 2 3 4 5 - Nhà bảo vệ, nhà để xe, 957.600 10 95.760 95.760 95.760 95.760 95.760 - Kho vật dụng 121.600 10 12.160 12.160 12.160 12.160 12.160 6 Hệ thống tổng thể 0 10 0 0 0 0 0 - Hệ thống cấp nước tổng thể 300.000 10 30.000 30.000 30.000 30.000 30.000 - Hệ thống thoát nước tổng thể 700.000 10 70.000 70.000 70.000 70.000 70.000 - Hệ thống xử lý nước thải 2.000.000 10 200.000 200.000 200.000 200.000 200.000 7 Khu trữ nguyên liệu đầu vào và phân loại 7.500.000 10 750.000 750.000 750.000 750.000 750.000 8 Khu phơi gỗ bóc loại B,C 14.000.000 10 1.400.000 1.400.000 1.400.000 1.400.000 1.400.000 9 Tường rào xung quanh 800.000 10 80.000 80.000 80.000 80.000 80.000 10 Trạm biến áp 380v công suất 1020 KVA 622.200 10 62.220 62.220 62.220 62.220 62.220 II Thiết bị 73.242.600 6 12.207.100 12.207.100 12.207.100 12.207.100 12.207.100 1 Hệ thống bóc vỏ cây 690.000 6 115.000 115.000 115.000 115.000 115.000 2 Hệ thống bóc vỏ tự động 1.200.000 6 200.000 200.000 200.000 200.000 200.000 3 Cụm máy nghiền 5.600.000 6 933.333 933.333 933.333 933.333 933.333 4 Hệ sấy trống quay 3.700.000 6 616.667 616.667 616.667 616.667 616.667 5 Hệ sàng mùn thành phẩm 500.000 6 83.333 83.333 83.333 83.333 83.333 6 Cụm ép viên 22.800.000 6 3.800.000 3.800.000 3.800.000 3.800.000 3.800.000