Anzeige

dự án cụm công nghiệp

Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
31. May 2022
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
Anzeige
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
Anzeige
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
Anzeige
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
Anzeige
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
Anzeige
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
Anzeige
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
Anzeige
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
Anzeige
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
Anzeige
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
Nächste SlideShare
Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...
Wird geladen in ... 3
1 von 93
Anzeige

Más contenido relacionado

Presentaciones para ti(20)

Similar a dự án cụm công nghiệp(20)

Anzeige

Más de Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt(20)

Último(20)

Anzeige

dự án cụm công nghiệp

  1. THUYẾT MINH DỰ ÁN CỤM CÔNG NGHIỆP CÔNG TY Địa điểm:
  2. DỰ ÁN CỤM CÔNG NGHIỆP Địa điểm: ĐƠN VỊ TƯ VẤN
  3. Dự án “Cụm công nghiệp” 1 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................... 1 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 5 I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 5 II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 5 III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 5 IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ......................................................................... 7 V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................. 8 5.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 8 5.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 8 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN.......................10 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN................................................................................................................10 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. .................................................10 1.2. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội vùng dự án..........................................15 II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................20 2.1. Nhu cầu thuê nhà xưởng..........................................................................20 2.2. Đánh giá nhu cầu thị trường điện .............................................................21 III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................22 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................22 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................23 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................25 4.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................25 4.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................25 V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.25
  4. Dự án “Cụm công nghiệp” 2 5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................25 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............25 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ...................26 I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............26 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ......26 2.1. Hành lang cây xanh khu công nghiệp.......................................................26 2.2. Giao thông khu công nghiệp....................................................................26 2.3. Kỹ thuật lắp đặt điện mặt trời ..................................................................27 2.4. Công nghệ điện gió .................................................................................46 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................59 I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG....................................................................59 1.1. Chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................59 1.2. Phương án tổng thểbồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư:................59 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................59 1.4. Các phương án xây dựng công trình.........................................................59 1.5. Các phương án kiến trúc..........................................................................60 1.6. Phương án tổ chức thực hiện ...................................................................61 1.7. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý .....................61 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................................63 I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................63 II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. ...............63 III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG ......................................64 3.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................64
  5. Dự án “Cụm công nghiệp” 3 3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................66 IV. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ...............................68 4.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................68 4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................69 V. KẾT LUẬN..............................................................................................71 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .............................................................................72 I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN..................................................72 II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN.......................74 2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án........................................................74 2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:........................74 2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ................................................................75 2.4. Phương ánvay. ........................................................................................75 2.5. Các thông số tài chính của dự án..............................................................76 KẾT LUẬN ..................................................................................................79 I. KẾT LUẬN. ..............................................................................................79 II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. .....................................................................79 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ...............................80 Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án.................................80 Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .......................................................80 Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm....................................81 Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm.....................................................82 Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án............................................83 Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn...................................84 Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. ...........................84
  6. Dự án “Cụm công nghiệp” 4 Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). .............................88 Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).........................91
  7. Dự án “Cụm công nghiệp” 5 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “Cụm công nghiệp La Gi” Địa điểm thực hiện dự án:thôn Bình An 2, xã Tân Bình, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận. Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 0,0 ha. Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án: Trong đó: + Vốn tự có (30%) : 374.000 đồng. + Vốn vay - huy động (70%) : 622.540.000 đồng. Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp: Cho thuê đất khu công nghiệp 341.500 m2 Cung cấp điện 166.165.500 kWh/năm III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ Ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong nước được thành lập có nhu cầu thuê nhà xưởng lớn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Không những thế, trong những năm gần đây với các chính sách ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam của nhà nước đã thu hút được rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài. Chính những yếu tố đó, mà nhu cầu thuê nhà xưởng trong nước hiện ngày một tăng cao dẫn đến giá cả biến cho thuê nhà xưởng cũng không ngừng biến động. Về lĩnh vực điện, với sự phát triển ngày càng cao của xã hội thì nhu cầu về điện tiêu dùng và sản xuất ngày càng tăng. Theo Quy hoạch phát triển điện
  8. Dự án “Cụm công nghiệp” 6 lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 (xét triển vọng đến năm 2030), đến năm 2020 tổng công suất nguồn điện quốc gia cần đạt 60.000 MW, tới năm 2025 là 96.000 MW và năm 2030 là 130.000 MW. Tuy nhiên, hiện nay tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống của nước ta mới đạt 45.000 MW. Trong bối cảnh Việt Nam đang đối diện với thực trạng thiếu điện ngay năm 2020 và chắc chắn cho nhiều năm tiếp, các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt có nhiều hạn chế và không bền vững, nhất là ảnh hưởng lớn đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người. Các nguồn sản xuất điện truyền thống này như nhiệt điện, khí điện, thủy điện, hạt nhân, … cũng đã bộc lộ nhiều rủi ro và ảnh hưởng cao đến môi trường sống cũng như xã hội thì việc nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng mới, trong đó có năng lượng điện gió, là nhu cầu tất yếu cho tương lai. Gần đây, ngành công nghiệp điện gió đang ngày càng phát triển nhanh chóng tại các nước tiên tiến trên thế giới và đã bắt đầu hình thành các dự án điện gió tiềm năng tại Việt Nam. Theo nghiên cứu, Việt Nam là nước có tiềm năng phát triển điện mặt trời với tổng số giờ nắng trong năm là 1.400 đến 3.000 giờ, tổng lượng bức xạ trung bình khoảng 230 đến 250 kcal/cm2 theo hướng tăng dần về phía nam là những cơ hội thuận lợi để chúng ta phát triển nguồn năng lượng này. Hơn thế nữa, dự án điện mặt trời lại thi công lắp đặt đơn giản, tốn ít chi phí bảo dưỡng hơn, có thể chủ động lắp đặt ở những vùng núi, hải đảo xa xôi. Điều quan trọng hơn, nếuphát triển điện mặt trời trên quy mô lớn thì chúng ta sẽ có thêm một ngành công nghiệp sản xuất pin năng lượng mặt trời mà hiện các nước tiên tiến sẵn sàng hợp tác và chuyển giao công nghệ. Tiềm năng gió của Việt Nam rất lớn, vì thế việc nghiên cứu phát triển năng lượng gió là một công việc cần thiết. Sự nghiên cứu triển khai năng lượng gió ở Việt Nam đã đi những bước đầu tiên. Nhưng cơ bản sự phát triển năng
  9. Dự án “Cụm công nghiệp” 7 lượng gió trong nước còn nhỏ lẻ, còn khá khiêm tốn so với tiềm năng to lớn của Việt Nam. Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Cụm công nghiệp i”tại nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngành của tỉnh Bình Thuận. IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ  Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;  Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;  Nghị định số148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;  Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;  Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;  Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn
  10. Dự án “Cụm công nghiệp” 8 đầu tư xây dựng công trình và giá xât dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020; V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 5.1. Mục tiêu chung  Phát triển dự án “Cụm công nghiệp” theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.  Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Bình Thuận.  Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Bình Thuận.  Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án. 5.2. Mục tiêu cụ thể  Phát triển theo mô hình“Cụm công nghiệp”cho thuê nhà xưởng kết hợp sản xuất năng lượng điện cung cấp cho khu công nghiệp và hòa lưới điện quốc gia.  Dự án sản xuất với quy mô, công suất như sau: Cho thuê đất khu công nghiệp 341.500 m2 Cung cấp điện 166.165.500 kWh/năm  Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.  Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.  Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Bình Thuậnnói chung.
  11. Dự án “Cụm công nghiệp” 9
  12. Dự án “Cụm công nghiệp” 10 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. Vị trí địa lý Bình Thuận là tỉnh có dãy đất bắt đầu chuyển hướng từ Nam sang Tây của phần còn lại của Việt Nam trên bản đồ hình chữ S, có tọa độ địa lý từ 10o33'42" đến 11o 33'18" vĩ độ Bắc, từ 107o23'41" đến 108o 52'18" kinh độ Ðông + Phía Bắc của tỉnh Bình Thuận giáp với tỉnh Lâm Đồng, + Phía Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, + Phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, + Phía Tây Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu,
  13. Dự án “Cụm công nghiệp” 11 + Phía Đông và Nam giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 192 km. Địa hình Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình: đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích đất tự nhiên, đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích đất tự nhiên, vùng đồi gò chiếm 31,65% diện tích đất tự nhiên, vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên. Với địa hình này đã tạo điều kiện cho tỉnh phát triển kinh tế đa dạng. Khí hậu Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông và khô hạn nhất cả nước. Khí hậu nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. nhưng trên thực tế mùa mưa chỉ tập trung vào 3 tháng 8, 9 và tháng 10, vì vậy mùa khô thực tế thường kéo dài. Thủy văn Sông ngòi tại Bình Thuận đều ngắn, lượng nước không điều hòa, mùa mưa thì nước sông chảy mạnh, mùa nắng làm sông bị khô hạn. Tỉnh có sáu sông lớn là sông Lũy, sông Lòng Sông, sông Cái và Sông Cà Ty, sông La Ngà, sông Phan,... Tài nguyên thiên nhiên  Tài nguyên đất: Với diện tích 785.462 ha, Bình Thuận có 10 loại đất với 20 tổ đất khác nhau: đất cát, cồncát ven biển và đất mặn phân bố dọc theo bờ biển từ Nam Tuy Phong đến Hàm Tân, diện tích là 146,5 nghìn ha (18,3% diện tích đất toàn tỉnh),
  14. Dự án “Cụm công nghiệp” 12 với loại đất này có thể phát triển mô hình trồng cây ăn quả và các loại hoa mùa như dưa, hạt đậu các loại…; trên đất lợ có thể làm muối hoặc nuôi tôm nước lợ; đất phù sa với diện tích 75.400 ha (9,43% đất toàn tỉnh) phân bố ở vùng đồng bằng ven biển và vùng thung lũng sông La Ngà, diện tích đất này trồng được lúa nước, hoa màu và cây ăn quả…; đất xám có diện tích là 151.000 ha (19,22% diện tích đất toàn tỉnh), phân bố hầu hết trên địa bàn các huyện, thuận lợi cho việc phát triển cây điều, cao su, cây ăn quả và các loại cây có giá trị kinh tế cao. Diện tích còn lại chủ yếu là đồi núi, đất đỏ vàng, đất nâu vùng bán khô hạn… Những loại đất này sử dụng vào mục đích nông - lâm nghiệp. Đất không có khả năng nông nghiệp 381.611 ha (chiếm 48,75% diện tích)  Tài nguyên rừng Kết quả kiểm kê hiện trạng rừng, diện tích đất có rừng của tỉnh là 368.319 ha trữ lượng gỗ 19,508 triệu m3 gỗ và 95,6 triệu cây tre nứa. Diện tích rừng tự nhiên hiện có 344.385 ha. Kiểu rừng gỗ lá rộng, kiểu rừng rụng lá, kiểu rừng hỗn giao lá kim chiếm ưu thế; kiểu rừng hỗn giao và tre nứa thuần loại. Điều đáng lưu ý là hiện nay đang diễn ra tình trạng giảm diện tích rừng giàu, rừng trung bình và tăng diện tích rừng hỗn giao tre, nứa và rừng trồng nguyên liệu.  Tài nguyên nước Bình Thuận có 7 lưu vực sông chính là: sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cái Phan Thiết, sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh và sông La Ngà. Tổng diện tích lưu vực 9.880 km2 với chiều dài sông suối 663 km. Nguồn nước mặt hàng năm của tỉnh khoảng 5,4 tỉ m3 nước trong đó lượng dòng chảy bên ngoài đưa đến 1,25 tỉ m3, riêng sông La Ngà chiếm 2,1 tỉ m3. Nguồn nước phân bố mất cân đối theo không gian và thời gian. Lưu vực sông La Ngà thừa nước thường bị
  15. Dự án “Cụm công nghiệp” 13 ngập úng nhưng vùng Tuy Phong, Bắc Bình, ven biển (lưu vực sông Phan, Sông Dinh), thiếu nước trầm trọng, có những nơi như vùng Tuy Phong, Bắc Bình, dấu hiệu báo động tình trạng hoang mạc hoá đã xuất hiện. Nguồn nước ngầm ít, bị nhiễm mặn, phèn; rất ít có khả năng phục vụ nhu cầu sản xuất, chỉ đáp ứng được phần nhỏ cho sinh hoạt và sản xuất trên một số vùng nhỏ thuộc Phan Thiết và đồng bằng sông La Ngà . Nguồn thủy năng khá lớn, tổng trữ năng lý thuyết khoảng 450.000 KW, tập trung chủ yếu trên sông La Ngà. Riêng 4 bậc thủy điện La Ngà với công suất lắp máy 417.000 KW, sản lượng điện dự kiến khai thác 1,8 tỷ KWh. Khả năng khai thác nguồn thủy năng trên các lưu vực từ sông Dinh đến sông Lòng Sông rất nhỏ, chủ yếu là các công trình thủy điện nhỏ (15 công trình) với công suất lắp máy 1.900KW.  Tài nguyên biển Với vùng biển đang quản lý khai thác rộng 52.000 km2, biển Bình Thuận là một trong 3 ngư trường lớn nhất của Việt Nam, trữ lượng hải sản từ 220 đến 240 ngàn tấn, phong phú về chủng loại với nhiều loại hải đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Toàn tỉnh có trên 6.000 tàu thuyền có động cơ với tổng công suất 230.000 HP, sản lượng hải sản khai thác hàng năm đạt trên 130.000 tấn. Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, ở phía Bắc tỉnh đã quy hoạch 3.000 ha đất nuôi tôm; vùng ven biển phía Nam tỉnh có gần 1.000 ha bãi triều phù hợp để nuôi trồng thủy sản. Huyện đảo Phú Quý trên biển Đông rất gần đường hàng hải quốc tế, là tụ điểm giao lưu Bắc - Nam và ngư trường Trường Sa, Đảo Phú Quý là tụ điểm thuận lợi cho phát triển ngành khai thác, chế biến hải sản, phát triển dịch vụ hàng hải và du lịch  Tài nguyên khoáng sản
  16. Dự án “Cụm công nghiệp” 14 Bình Thuận có nhiều tích tụ khoáng sản đa dạng về chủng loại: vàng, wolfram, chì, kẽm, nước khoáng và các phi khoáng khác. Trong đó, nước khoáng, sét, đá xây dựng có giá trị thương mại và công nghiệp. Trữ lượng sa khoáng ilmenít là 1,08 triệu tấn, zicon 193.000 tấn, đi cùng với zicon còn có nhiều monazít và đất hiếm. Nguồn khoáng sản rất lớn của Bình Thuận là thuỷ tinh với tổng trữ lượng 496 triệu m3 cấp P2, hàm lượng SiO2. Nó có thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất thuỷ tinh cao cấp và kính dân dụng hoặc sản xuất nguyên liệu. Khoáng vật liệu xây dựng có các kết vôi 3,9 triệu m3 cấp P2 phân bố ở Vĩnh Hảo và Phước Thế, đá vôi san hô (Tuy Phong), sét gạch ngói phân bố ở nhiều nơi; đá xây dựng và trang trí ở Tà Kóu trữ lượng 45 triệu m3, núi nhọn (Hàm Tân) trữ lượng cấp P là 30 triệu m3. Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều mỏ nước khoáng có trữ lượng lớn và chất lượng tốt, có khả năng khai thác thương mại sản xuất nước giải khát, sản xuất tảo; phục vụ dịch vụ tắm chữa bệnh và nghỉ dưỡng. Riêng 3 điểm nước suối Vĩnh Hảo, Văn Lâm, Hàm Cường và Đa Kai là các mỏ nước khoáng loại cacbonat - natri được dùng sản xuất nước giải khát với khả năng khai thác hàng năm khoảng 300 triệu lít.  Tài nguyên du lịch Ngày 24 tháng 10 năm 1995, hàng vạn người bao gồm các nhà khoa học, khách du lịch trong nước và quốc tế đổ về núi Tà Dôn (huyện Hàm Thuận Bắc) và Mũi Né - Phan Thiết để chiêm ngưỡng và nghiên cứu hiện tượng nhật thực toàn phần cũng đồng thời nhận ra nơi này có nhiều cảnh quan kỳ thú và tiềm năng du lịch phong phú. Đây được coi là mốc thời gian mà Bình Thuận bắt đầu có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam.
  17. Dự án “Cụm công nghiệp” 15 Là một tỉnh ven biển, khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch đẹp, cảnh quan tự nhiên và thơ mộng, giao thông thuận lợi, Bình Thuận đang là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Bình Thuận đã đầu tư xây dựng các quần thể du lịch - nghỉ mát - thể thao - leo núi - du thuyền - câu cá - đánh gôn - nghỉ dưỡng - chữa bệnh tại khu vực phường Mũi Né (thành phố Phan Thiết), Hàm Tân, Tuy Phong phục vụ du khách. Hiện nay, thành phố Phan Thiết đang có sân golf 18 lỗ: và Sealinks mang tầm vóc quốc tế; các khách sạn lớn, nhiều khu resort cao cấp, hệ thống nhà nghỉ ven biển... sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu ăn nghỉ, vui chơi giải trí của du khách và các nhà đầu tư. Bình Thuận còn có nhiều di tích văn hóa - lịch sử, danh làm thắng cảnh hấp dẫn. Mũi Né, Phan Thiết được công nhận là khu du lịch Quốc Gia. 1.2. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội vùng dự án. 1. Phát triển kinh tế Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Năm 2018, so với cả nướcBình Thuận xếp thứ 34 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 26 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 35 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.231.000 người dân, GRDP đạt 81.325 tỷ Đồng (tương ứng với 3,3 tỷ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 66 triệu đồng (tương ứng với 2.881 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 11,09%. a. Nông, lâm, thủy sản Sản xuất nông nghiệp trong 9 tháng năm 2020 chịu tác động bởi thời tiết nắng hạn kéo dài, mùa mưa đến muộn, lượng nước tích trữ tại các hồ chứa không đủ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân, gây thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh (theo đó, Ủy ban
  18. Dự án “Cụm công nghiệp” 16 nhân dân tỉnh đã công bố tình huống khẩn cấp do hạn hán cấp độ 2 trên địa bàn tỉnh), dẫn đến sản xuất vụ đông xuân kết thúc muộn, kéo theo thời vụ sản xuất vụ hè thu và vụ mùa trễ hơn so với cùng kỳ năm trước. Chăn nuôi gia súc, gia cầm ổn định; bệnh dịch tả lợn Châu Phi cơ bản đã được khống chế, đến nay 47/47 xã đã có quyết định công bố hết dịch; tạo điều kiện cho người chăn nuôi tái đàn, chuyển từ nuôi nhỏ lẻ sang hình thức nuôi trang trại, gia trại; chăn nuôi gia cầm phát triển khá, môi trường nuôi của các cơ sở được tăng cường công tác vệ sinh phòng dịch, giá bán các loại gia cầm nhìn chung ổn định. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến sản xuất và xuất khẩu, tiêu thụ hàng nông, lâm, thuỷ sản. Triển khai trồng rừng mới tập trung được thuận lợi. Nuôi trồng thuỷ sản, do thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều một số khu vực nuôi tôm xảy ra bệnh; trong khai thác thuỷ sản, thời tiết ngư trường 2 tháng đầu năm không thuận, hoạt động đánh bắt ít hiệu quả; từ đầu tháng 3 trở đi thời tiết thuận lợi hơn, hoạt động đánh bắt có hiệu quả cùng với giá xăng dầu giảm, góp phần giảm chi phí, khuyến khích ngư dân bám biển; tuy nhiên, do tác động của dịch Covid-19 ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm thủy sản và các doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu thủy sản cũng hạn chế thu mua do hàng tồn kho nhiều nên tiêu thụ chậm, giá bán và hiệu quả kinh tế thấp. Trong 9 tháng năm 2020 không có tàu cá nào của tỉnh vi phạm vùng biển nước ngoài (IUU). Tình hình dịch bệnh nghiêm trọng trên các loại cây trồng, vật nuôi không xảy ra. Cây hàng năm:Luỹ kế 9 tháng (tính đến ngày 15/9/2020), tổng diện tích gieo trồng đạt 101.400,4 ha, giảm 25,22% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, diện tích gieo trồng cây lương thực ước đạt 79.999,3 ha, giảm 27,86% (lúa đạt 69.514,5 ha, giảm 29,02%; bắp đạt 10.484,8 ha, giảm 19,09%).
  19. Dự án “Cụm công nghiệp” 17 Cây lâu năm:Tổng diện tích trồng cây lâu năm 9 tháng năm 2020 đạt 108.370,1 ha, tăng 0,72% so với cùng kỳ năm trước (tăng 775,6 ha). Trong đó, diện tích cây công nghiệp lâu năm đạt 64.307,4 ha, giảm 1,5%; cây ăn quả đạt 43.154,5 ha, tăng 4,0%; cây lâu năm khác đạt 908,2 ha, tăng 8,1 Chăn nuôi:Ước thời điểm 15/9/2020, đàn trâu bò có 180.210 con, tăng 1,33% so với cùng kỳ năm trước; đàn lợn 280.400, tăng 28,33% so với cùng kỳ năm trước; đàn gia cầm 3.740 ngàn con, tăng 11,98%, trong đó, đàn gà 2.620 ngàn con tăng 12,45% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 70,1% trong tổng đàn gia cầm. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại 9 tháng ước đạt 47.415,6 tấn, tăng 10,63% so với cùng kỳ năm trước. Lâm nghiệp:Lũy kế 9 tháng 132.792 ha, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, giao khoán cho đồng bào dân tộc thiểu số 86.179,4 ha. Tiếp tục chủ động triển khai thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng (điều chỉnh) giai đoạn 2011 - 2020, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 - 2020 và các nội dung tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. b. Công nghiệp Sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2020 gặp nhiều khó khăn, nhất là dịch Covid-19 đã xảy ra trên địa bàn tỉnh trong tháng 3/2020 và trên cả nước ở cả hai đợt bùng phát dịch. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 9 ước tăng 18,25% so với cùng kỳ năm trước (tháng 9 năm 2019 tăng 32,59%). Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 9 tháng ước tăng 14,49% so với cùng năm trước (9 tháng năm 2019 tăng 22,6%); trong đó, ngành khai khoáng tăng 12,75%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,12%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 18,62%; ngành cung cấp nước hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,97%.
  20. Dự án “Cụm công nghiệp” 18 Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) 9 tháng năm 2020 ước đạt 26.745,4 tỷ đồng, đạt 73,44% kế hoạch, tăng 9,22% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, công nghiệp khai khoáng 560,2 tỷ đồng, tăng 11,64%; công nghiệp chế biến chế tạo 12.478,3 tỷ đồng, tăng 0,81%; sản xuất và phân phối điện 13.494,1 tỷ đồng, tăng 18,35%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải 212,8 tỷ đồng, tăng 3,64%. Các sản phẩm sản xuất trong 9 tháng tăng so với cùng kỳ gồm: Cát sỏi các loại tăng 3,56%, đá khai thác tăng 8,76%, muối hạt tăng 75,95%, thủy sản đông lạnh tăng 9,04%, nước mắm tăng 0,18%, hạt điều nhân tăng 26,01%, nước khoáng tăng 5,59%, gạch các loại tăng 9,99%, nước máy sản xuất tăng 2,21%, điện sản xuất tăng 18,19%, đồ gỗ và các sản phẩm gỗ tăng 10,11%, thức ăn gia súc tăng 11,63%. Sản phẩm giảm gồm: Thủy sản khô giảm 10,90%, quần áo may sẵn giảm 6,70%, sơ chế mủ cao su giảm 25,74%, giày dép các loại giảm 40,96%. c. Thương mại- dịch vụ Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tháng 9 ước đạt 5.475,3 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 2,25% và tăng 7,64% so với tháng cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 9 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 42.767,1 tỷ đồng, chỉ tăng 0,24% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hoá ước đạt 30.170,6 tỷ đồng, tăng 6,69% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ ước đạt 4.479,6 tỷ đồng, ngành dịch vụ bị ảnh hưởng giảm 3,33% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu lưu trú, ăn uống ước đạt 8.116,9 tỷ đồng, giảm 16,76% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 so với tháng trước tăng 0,12%; so với tháng cùng kỳ năm trước tăng 2,9%; so với tháng 12/2019 giảm 0,33%. Bình quân 9 tháng năm 2020 tăng 4,27% so bình quân 9 tháng năm 2019.
  21. Dự án “Cụm công nghiệp” 19 So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 5 nhóm hàng tăng giá: Giáo dục 3,18%; Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,37%; Hàng hoá và dịch vụ khác tăng 0,22%; May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,1%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08%. Có 4 nhóm hàng giảm giá: Giao thông giảm 0,27%; Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,22%; Đồ uống và thuốc lá giảm 0,2%; Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,07%. Riêng 2 nhóm hàng Thuốc và dịch vụ y tế, Bưu chính viễn thông không tăng, không giảm so với tháng trước. 2. Xã hội Dân cư:Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số của tỉnh đạt 1.230.808 người. 38,1% dân số sống ở đô thị và 61,9% dân số sống ở nông thôn. Dân cư tỉnh phân bố không đồng đều giữa các huyện, thị xã, thành phố. Tập trung đông nhất tại Thành phố Phan Thiết dân số (2015): 272.457 chiếm gần 1/4 dân số toàn tỉnh, tiếp đến là Phan Rí Cửa, Thị xã La Gi. Thưa thớt tại các huyện Bắc Bình, Tánh Linh, Hàm Tân. Lao động, việc làm:Trong 9 tháng năm 2020, chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, lao động đang làm việc trong nền kinh tế giảm mạnh. Trong tháng tạo việc làm cho 2.000 lao động. Lũy kế 9 tháng (đến ngày 08/9/2020) số lao động được giải quyết việc làm đạt 15.029 lao động, đạt 62,62% so với kế hoạch năm và giảm 21,76% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, cho vay vốn giải quyết việc làm 775 lao động, đạt 64,6% so với kế hoạch. Tuyển mới và đào tạo nghề nghiệp cho 1.189 người, luỹ kế 9 tháng (đến ngày 08/9/2020) số người tuyển mới đào tạo nghề nghiệp 9.088 người, đạt 82,62% so với kế hoạch năm; trong đó, đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2.200 người, đạt 55% so với kế hoạch năm và giảm 26,12% so với cùng kỳ năm trước..
  22. Dự án “Cụm công nghiệp” 20 II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 2.1. Nhu cầu thuê nhà xưởng Trong giai đoạn bùng phát đại dịch Covid-19, nhu cầu thuê nhà xưởng xây sẵn vẫn tăng đột biến, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam cũng đang chuyển mình mạnh mẽ nhằm đón đầu xu hướng mới. Báo cáo về thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp mới nhất vừa được CBRE Việt Nam công bố cho thấy sự tồn đọng hàng hóa xuất nhập khẩu do hoạt động vận tải bị gián đoạn vì đại dịch Covid-19 và sự tăng trưởng mạnh mẽ của mảng thương mại điện tử khiến phân khúc nhà xưởng, nhà kho xây sẵn ghi nhận kết quả hoạt động tốt. Nhu cầu thuê nhà xưởng xây sẵn tăng đột biến trong khi yêu cầu thuê của các loại hình bất động sản công nghiệp khác chững lại hoặc sụt giảm do cách ly xã hội. Tuy nhiên, giá thuê nhà xưởng xây sẵn vẫn giữ ổn định. Nguồn cung nhà xưởng xây sẵn tiếp tục tăng trưởng ổn định ở cả 2 khu vực công nghiệp chính ở miền Nam và miền Bắc. Dự kiến đến hết năm 2020, tổng nguồn cung nhà xưởng và kho xây sẵn tại các khu vực miền Bắc sẽ đạt gần 2 triệu m2 sàn cho thuê, tăng 25,3% so với năm trước. Tại miền Nam, tổng diện tích nhà xưởng xây sẵn sẽ đạt gần 2,7 triệu m2, tăng 28,2% so với năm trước.Sau khi đại dịch được kiểm soát, giá chào thuê trung bình của nhà kho xây sẵn dự kiến sẽ tăng từ 4%-11% so với cùng kỳ. Thị trường nhà xưởng và nhà kho xây sẵn được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nhờ vào những chuyển biến mới về xu hướng với cả nguồn cung và nguồn cầu. Nhu cầu mở rộng không gian lưu trữ và mạng lưới phân phối của các công ty thương mại điện tử đang và sẽ chiếm lĩnh nhu cầu thuê kho. Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam nói chung cũng đang cho thấy sự chuyển mình mạnh mẽ nhằm đón làn sóng đầu tư mới từ xu hướng dịch chuyển nguồn vốn trên thế giới. Hiện nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu cấp bách trong việc tái thiết chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy kế hoạch di dời cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc và chuyển đến các quốc gia có mức chi phí thấp và môi trường ổn định hơn. Việt Nam được cho là sẽ hưởng lợi từ xu hướng này
  23. Dự án “Cụm công nghiệp” 21 với lợi thế đến từ việc kiềm chế tốt đại dịch, chính sách hỗ trợ nền kinh tế và thị trường… 2.2. Đánh giá nhu cầu thị trường điện Theo dự báo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), năm 2020, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống là 261,456 tỷ kWh, tăng 8,97%, trong đó, sản lượng điện sản xuất và mua của EVN là 251,6 tỷ kWh; công suất cực đại (Pmax) đạt 41.237MW, tăng 7,81% so với năm 2019. EVN cho biết trên cơ sở tính toán cung - cầu điện năm 2020 cho thấy nhiệm vụ bảo đảm cung ứng điện, bảo đảm cấp điện mùa khô năm 2020 sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thách thức, nhất là trong hoàn cảnh thời tiết diễn biến bất lợi. So với kế hoạch vận hành hệ thống điện đã được phê duyệt, có một số điểm đáng quan ngại, cụ thể như: sản lượng thủy điện dự kiến huy động thấp hơn 2,67 tỷ kWh do lưu lượng nước về các hồ thủy điện thấp hơn tần suất 65%; sản lượng khí cung cấp cho phát điện tiếp tục giảm; sản lượng điện huy động từ các nguồn khí dự kiến thấp hơn 408 triệu kWh so với kế hoạch. Trong khi đó, tổng công suất nguồn điện mới dự kiến đi vào vận hành trong năm 2020 chỉ đạt 4.329 MW bao gồm: nhiệt điện BOT Hải Dương 1.200 MW; thủy điện 1.138 MW; điện gió 118 MW, điện mặt trời 1.873 MW, các nguồn điện nhiêt than, khí sẽ phải huy động tối đa liên tục trong mùa khô cũng như cả năm 2020, không còn dự phòng. Do vậy hệ thống điện sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ không bảo đảm cung ứng điện trong trường hợp xảy ra các rủi ro vê nguồn nguyên liệu. Để đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện cho phát triển kinh tế - xã hội, ngoài các nguồn huy động từ thủy điện, nhiệt điện than… ngành điện dự kiến huy động tới 3,397 tỷ kWh từ nguồn điện chạy dầu có giá thành cao
  24. Dự án “Cụm công nghiệp” 22 Để khắc phục tình trạng khó khăn này thì cần thiết phát triển nguồn điện mặt trời để không thiếu điện trong mọi tình huống Ngày 6/4/2020 Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam (thay thế Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg đã hết hiệu lực từ 30/6/2019) đã đươc Thủ tướng Chính phủ ban hành nhằm tiếp tục khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam để đưa Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về thị trường điện mặt trời Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến cuối tháng 2 năm 2020, tổng sản lượng dự án điện mặt trời áp mái là 24,459 MW tương ứng với giá trị công suất lắp đặt xấp xỉ 470 MWp. Riêng toàn tỉnh Bình Thuận đã đưa vào vận hành 1.600 MW điện mặt trời và đưa vào khai thác thương mại 150 MW điện gió; mục tiêu đến cuối năm nay đạt 2.000 MW. III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục xây dựng như sau: TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 50 ha 1 Diện tích mái lắp đặt điện mặt trời (50 nhà xưởng) 350.000 m2 2 Xây dựng trụ điện gió 3 trụ
  25. Dự án “Cụm công nghiệp” 23 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư ĐVT: 1000 đồng TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT I Xây dựng 50 ha 6.388.830 1 Diện tích mái lắp đặt điện mặt trời (50 nhà xưởng) 350.000 m2 - 2 Xây dựng trụ điện gió 3 trụ 2.129.610 6.388.830 II Thiết bị 426.311.040 1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 500.000 500.000 2 Thiết bị điện gió, trạm biến áp 300 kW 18.234 5.470.200 3 Thiết bị pin mặt trời (445WP) 105.000 Tấm 3.258 342.064.800 4 Inverter hòa lưới 110kW 300 Trọn Bộ 100.087 30.026.040 5 Các thiết bị điện mặt trời phụ trợ khác Trọn Bộ 450 47.250.000 6 Thiết bị khác Trọn Bộ 1.000.000 1.000.000 III Chi phí quản lý dự án 1,650 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 7.140.540 IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 5.886.175 1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,178 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 771.437
  26. Dự án “Cụm công nghiệp” 24 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0,483 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 2.091.746 3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 1,780 GXDtt * ĐMTL% 113.721 4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 1,068 GXDtt * ĐMTL% 68.233 5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,031 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 134.998 6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,090 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 387.687 7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,290 GXDtt * ĐMTL% 18.528 8 Chi phí thẩm tra dự toán côngtrình 0,282 GXDtt * ĐMTL% 18.017 9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 3,508 GXDtt * ĐMTL% 224.120 10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,447 GTBtt * ĐMTL% 1.907.688 11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 150.000 V Chi phí chuyển nhượng dự án 50 TT 8.030.000 401.500.000 VI Chi phí dự phòng 5% 42.361.329 Tổng cộng 889.587.914
  27. Dự án “Cụm công nghiệp” 25 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 4.1. Địa điểm xây dựng Dự án“Cụm công nghiệp” được thực hiệntại thôn Hình thức đầu tư Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới. V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 5.1. Nhu cầu sử dụng đất Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất TT Nội dung Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất xây dựng xí nghiệp công nghiệp 34,2 34,15% 2 Đất xây dựng Khu Điều hành – Dịch vụ 1,2 1,15% 3 Đất xây dựng Công trình đầu mối kỹ thuật 0,9 0,91% 4 Đất Cây xanh - Công viên 6,1 6,13% 5 Đất Giao thông - Bãi đỗ xe 7,7 7,66% Tổng cộng 100,0 100% 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện.
  28. Dự án “Cụm công nghiệp” 26 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 50 ha 1 Diện tích mái lắp đặt điện mặt trời (50 nhà xưởng) 350.000 m2 2 Xây dựng trụ điện gió 3 trụ II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 2.1. Hành lang cây xanh khu công nghiệp Các hành lang xanh của khu công nghiệp: các tuyến đường vòng xung quanh khu dân cư, đường dạo - có chức năng như các tuyến sinh thái - là nơi cách ly khu dân cư với các khu vực xung quanh. Những tuyến này là những tuyến cây xanh bao quanh khu vực dự án, các tuyến đường phía bắc, nam bao quanh dự án, đó là những ‘ngón tay’ xanh - thâm nhập vào các khu chức năng cho đến khu trung tâm của khu dân cư. 2.2. Giao thông khu công nghiệp Bố trí xuyên qua các lô đất khu công nghiệp. Vỉa hè rộng đủ bố trí đủ để bố trí thoát nước, đường ống kỹ thuật và cây xanh. Tất cả các khu chức năng đều nghiên cứu bố trí đảm bảo qui chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng qui định. Không gian kiến trúc cảnh quan nhấn mạnh ở các trục đường chính.Chuẩn bị đất xây dựng với phương án san nền tiêu thuỷ đạt cao trình thoát nước khu vực.
  29. Dự án “Cụm công nghiệp” 27 Hệ thống kỹ thuật hạ tầng đảm bảo yêu cầu về qui mô và chất lượng. Phần đất giải toả sẽ được thoả thuận bồi thường cho dân với giá đền bù hợp lý đúng theo qui định nhà nước hiện hành. 2.3. Kỹ thuật lắp đặt điện mặt trời a) Tấm pin năng lượng mặt trời Pin năng lượng mặt trời có chức năng chuyển đổi quang năng thành điện năng đã được phát triển từ những năm 1960, qua nhiều cải tiến về công nghệ hiện hiệu suất của các tấm pin năng lượng mặt trời đạt mức 16% - 18% cho dòng Polycrystalline (Poly) và từ 18% - 20% cho dòng Monocrystalline (Mono). Đối với dòng thin – film hiệu suất hiện chỉ ở mức 11% - 12%, tương đối thấp nên không được xem xét trong dự án này. Pin năng lượng dạng Monocrystalline (bên trái) và Polycrystalline (bên phải) Các tấm pin năng lượng mặt trời được hình thành bằng cách mắc nối tiếp nhiều thành phần nhỏ gọi là solar cell thành một tấm lớn gọi là solar module. Chuẩn công nghiệp ngày nay có hai dòng sản phẩm chính được cấu tạo từ 60 solar cells hoặc 72 solar cells.
  30. Dự án “Cụm công nghiệp” 28 Dòng 60 solar cells dải công suất từ 245 Wp đến 275 Wp trong khi đó dòng 72 solar cells có dải công suất từ 295Wp đến 330 Wp đối với loại Poly trong khi đó với dòng Mono thì cùng kích thước cho công suất hơn khoảng 20Wp. Việc chọn lựa loại pin năng lượng mặt trời Poly/Mono với công suất đỉnh nào chủ yếu phụ thuộc vào bài toán tài chính. Về mặt kỹ thuật đối với các hệ pin năng lượng mặt trời có công suất trung bình cỡ vài trăm kWp thì chủ yếu chọn lựa loại pin năng lượng mặt trời 72 cells, cho ưu thế chủ yếu về mặt diện tích lắp đặt đòi hỏi ít hơn loại 60 cells. Bảng Thông số kỹ thuật STT Thông số kỹ thuật Ký hiệu và đơn vị Thông số 1 Loại pin mặt trời Monocrystalline 72cell 2 Công suất bình thường (+3%) PMPP (W) 390 3 Điện áp tại PMAX VMPP (V) 41.62 4 Dòng điện tại PMAX IMPP (A) 7.49 5 Điện áp hở mạch VOC (V) 48.82 6 Dòng điện ngắn mạch ISC (A) 9.91 7 Hệ số tổn thất nhiệt độ TK -0.40%/oC 8 Hiệu suất pin 80 - 97% 9 Đặc tính cơ - Dài mm 1980 - Rộng mm 1002 - Trọng lượng kg 23
  31. Dự án “Cụm công nghiệp” 29 STT Thông số kỹ thuật Ký hiệu và đơn vị Thông số - Dày mm 40 - Thông số ở điều kiện tiêu chuẩn: Air Mass AM 1,5, bức xạ 1000W/m2, nhiệt độ tế bào quang điện 25 độ C. - Thông số kỹ thuật của pin năng lượng mặt trời chuẩn công nghiệp được đo ở điều kiện chuẩn bức xạ mặt trời 1.000 W/m2, nhiệt độ tấm pin mặt trời 25oC và hệ số suy hao quang học AM 1,5. Bảng Mô tả thông số kỹ thuật điện của tấm pin năng lượng mặt trời Maxium Power (Pmax) Công suất đỉnh của tấm pin năng lượng mặt trời tại điều kiện chuẩn. Power Tolerance Độ sai lệch so với mức công suất chuẩn Module Efficiency Hiệu suất chuyển đổi quang năng của tấm pin mặt trời, giả sử tấm pin mặt trời có diện tích 1m2 với hiệu suất 16% thì có thể tạo ra công suất phát 160W ở điều kiện kiểm định tiêu chuẩn. Maximum Power Current (Imp) Dòng điện của tấm pin mặt trời ở mức công suất tối đa Maximum Power Voltage (Vmp) Điện áp của tấm pin mặt trời ở mức công suất tối đa Short Circuit Current Dòng điện ngắn mạch Open Circuit Voltage Điện áp hở mạch
  32. Dự án “Cụm công nghiệp” 30 Đường mô tả quan hệ điện áp – dòng điện ở các mức cường độ bức xạ mặt trời khác nhau Pin năng lượng mặt trời cũng giống như hầu hết các thiết bị điện tử khác chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nhiệt độ. Thông thường, hiệu suất của tấm pin năng lượng mặt trời sẽ suy giảm theo chiều tăng của nhiệt độ solar cells. Khi nhiệt độ tăng thì cường độ dòng điện ngắn mạch có xu hướng tăng, hai thành phần còn lại là điện áp hở mạch và công suất cực đại của tấm pin có xu hướng giảm.
  33. Dự án “Cụm công nghiệp” 31 Hệ số suy hao công suất, dòng điện ngắn mạch và điện áp hở mạch theo nhiệt độ Hầu hết trong các trường hợp các tấm pin năng lượng mặt trời không hoạt động trong thực tế ứng với điều kiện kiểm định công suất chuẩn, do đó nhà sản xuất sẽ phải cung cấp thông số kỹ thuật điện của các tấm pin ở điều kiện làm việc thông thường (Normal Operating Conditions). Bảng Thông số kỹ thuật điện của tấm pin mặt trời ở điều kiện làm việc thông thường STT Hạng mục Ký hiệu và đơn vị Thông số 1 Công suất cực đại Pmax (W) 275,8 2 Điện áp tại PMAX VMPP (V) 36.5 3 Dòng điện tại PMAX IMPP (A) 7.56 4 Điện áp hở mạch VOC (V) 44.7 5 Dòng điện ngắn mạch ISC (A) 7.97 NOCT: Bức xạ 800W/m2, nhiệt độ môi trường 20 độ C, tốc độ gió: 1m/s
  34. Dự án “Cụm công nghiệp” 32 Nhà sản xuất cũng cung cấp các cùng một loại thông tin giống như ở điều kiện kiểm định tiêu chuẩn nhưng điều kiện hoạt động khác: tốc độ gió 1 m/s, cường độ bức xạ mặt trời 800W/m2, nhiệt độ solar cell 45oC. Để tạo điều kiện cạnh tranh thuận lợi cho các nhà sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời trên toàn thế giới, các tấm pin năng lượng mặt trời thông thường được chứng thực thông qua các tiêu chuẩn của IEC và UL. Một thông số cực kì quan trọng đối với các tấm pin năng lượng mặt trời chính là chính sách bảo hành và đảm bảo hiệu suất ngõ ra theo thời gian vì hiệu suất suy giảm nhiều ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng điện tạo ra và do đó là doanh thu của các nhà máy phát điện năng lượng mặt trời. Chế độ bảo hành và đảm bảo hiệu suất ngõ ra đến năm 25 Tỉ lệ giảm hiệu suất của tấm pin không quá 10% trong 10 năm đầu và không quá 20% sau 25 năm. Bảng so sánh tấm pin mono và tấm pin poly Tấm Pin Mono Tấm Pin Poly Cấu tạo Tấm pin mặt trời Mono được làm từ silicon và tinh thể silicon được tạo hình thành các dạng thanh nhỏ và được cắt thành tấm Các tấm pin mặt trời đa tinh thể cũng được gọi là silicon đa tinh thể, hoặc nhiều tinh thể. Bởi vì
  35. Dự án “Cụm công nghiệp” 33 Tấm Pin Mono Tấm Pin Poly mỏng. Những loại tấm này được gọi là “đơn tinh thể”. Bởi vì tế bào bao gồm một tinh thể duy nhất, các điện tử tạo ra dòng điện có nhiều khoảng trống để di chuyển. Kết quả là các tấm pin mặt trời mono hiệu quả hơn so với pin đa tinh thể poly. có nhiều tinh thể trong mỗi tế bào nên sẽ có ít sự tự do hơn cho các điện tử di chuyển. Kết quả là, các tấm pin mặt trời poly có tỷ lệ hiệu suất thấp hơn các tấm pin mặt trời mono. Giá thành Đắt hơn (vì sử dụng chủ yếu silic dạng ống, tinh khiết) Ít tốn kém (với nhiều đột phá trong công nghệ sản xuất nên hiệu suất ngày càng cải thiện giá thành thấp hơn mono không đáng kể) Hiệu suất Hiệu quả hơn Kém hơn Tính thẩm mỹ Các tấm năng lượng có màu đen, giữa các tế bào có khoảng trống màu trắng Tấm năng lượng có màu xanh hoặc xanh đậm Tuổi thọ Trên 25 năm Trên 25 năm Hiệu suất pin mặt trời của đơn tinh thể (MonoCrystallie) là cao hơn so với polycrystalline. Cell tế bào năng lượng mặt trời hiệu quả của đang phổ biến ở khoảng 17% và 18%. Tuy nhiên, khi so sánh các đặc điểm và sản xuất điện ở các Cell mô-đun năng lượng mặt trời đơn tinh thể và đa tinh thể về cơ bản thì gần giống nhau. Nghĩa là cùng công suất tấm như nhau thì lượng điện sản sinh
  36. Dự án “Cụm công nghiệp” 34 ra gần như nhau. Việc chọn lựa loại pin năng lượng mặt trời Poly/Mono với công suất đỉnh nào chủ yếu phụ thuộc vào bài toán tài chính. Với các phân tích như trên, thiết kế chọn tấm pin MonoCrystallie, công suất 440Wp – tấm pin phổ biến có hiệu suất mỗi tấm pin và hiệu suất Wp/m2 tốt nhất trên thị trường. Với lựa chọn trên, hiệu suất đạt được của hệ thống là cao nhất. b) Giải pháp pin mặt trời nối lưới Với chi phí đầu tư và bảo trì thấp, hệ thống điện mặt trời nối lưới là giải pháp hữu ích cho khu vực có điện lưới, giúp giảm chi phí tiêu thụ điện từ lưới và góp phần bảo vệ môi trường. Sử dụng năng lượng sạch là xu thế chung và tất yếu trên thế giới và ở Việt Nam. Cấu hình hệ thống: - Pin năng lượng mặt trời. - Inverter nối lưới. - Hệ thống giám sát - Hệ thống khung đỡ tấm pin. - Cáp điện và phụ kiện.
  37. Dự án “Cụm công nghiệp” 35 Hình 7: Sơ đồ khối hệ thống pin năng lượng mặt trời nối lưới Nguyên lý hoạt động: Các tấm pin năng lượng mặt trời chuyển đổi bức xạ mặt trời thành dòng điện một chiều (DC). Dòng điện DC đó sẽ được chuyển hóa thành dòng điện xoay chiều (AC) bởi inverter được trang bị thuật toán MPPT (Maximum Power Point Tracking) nhằm tối ưu hóa năng lượng tạo ra từ hệ thống pin mặt trời. Nguồn điện AC từ hệ thống pin năng lượng mặt trời sẽ được kết nối với tủ điện chính của khu vực, hòa đồng bộ vào lưới điện hiện hữu, cung cấp điện năng song song với nguồn điện lưới, giúp giảm điện năng tiêu thụ từ lưới của khu vực sử dụng. Khi điện lưới bị mất, inverter sẽ nhanh chóng ngắt kết nối với lưới điện. Điều này đảm bảo chắc chắn trong trường hợp lưới mất điện, hệ thống pin năng lượng mặt trời không phát vào lưới điện gây nguy hiểm cho nhân viên sửa chữa. Chức năng này gọi là anti-islanding. Hình bên dưới diễn giải dòng công suất của hệ thống trong các trường hợp:
  38. Dự án “Cụm công nghiệp” 36 AC DC Điện lưới Inverter nối lưới Pin mặt trời Tải AC AC DC Điện lưới Inverter nối lưới Pin mặt trời Tải AC AC DC Điện lưới Inverter nối lưới Pin mặt trời Tải AC Chức nănng Anti-Islanding AC DC Điện lưới Inverter nối lưới Pin mặt trời Tải AC Trời nắng và điện lưới bình thường Nhiều mây và điện lưới bình thường Trời nắng và lưới mất điện Ban đêm và điện lưới bình thương Hình 8: Dòng công suất của hệ pin năng lượng mặt trời nối lưới  Trường hợp 1: Năng lượng mặt trời đáp ứng nhu cầu tải Nếu năng lượng tải bằng với năng lượng của hệ pin mặt trời tạo ra thì tất cả năng lượng từ hệ pin mặt trời sẽ ưu tiên cung cấp trực tiếp cho tải sử dụng  Trường hợp 2: Năng lượng mặt trời chỉ đáp ứng 1 phần nhu cầu tải Residential Main panel Load 100% Solar 100% Grid 0% Residential Main panel Load 100% Solar 80% Grid 20%
  39. Dự án “Cụm công nghiệp” 37 Trường hợp năng lượng tải lớn hơn so với năng lượng tạo ra của hệ pin mặt trời thì inverter sẽ có chế độ thông minh tự động chuyển nguồn điện từ điện lưới bù vào năng lượng còn thiếu của tải, đảm bảo luôn cung cấp đủ năng lượng cho tải.  Trường hợp 3: Năng lượng mặt trời tạo ra nhiều năng lượng hơn so với tải Trường hợp năng lượng tải nhỏ hơn so với năng lượng tạo ra của hệ PV thì inverter sẽ chuyển hóa nguồn năng lượng thừa này và trả ngược lại điện lưới, giúp chúng ta giảm thiểu chi phí phải trả cho điện lưới Ưu điểm: - Hệ thống đơn giản, dễ vận hành và sử dụng. - Chi phí đầu tư tiết kiệm. - Hiệu suất sử dụng hệ thống PV sẽ là tối đa. Residential Main panel Load 100% Solar 120% Grid - 20%
  40. Dự án “Cụm công nghiệp” 38 c) Giải pháp đođếm điện năng UTILITY GRID PV SYSTEM SMART METER Hình 9: Sơ đồ nguyên lý đo đếm điện năng tiêu thụ Nguyên lý hoạt động: Tương tự như nguyên lý hoạt động của các loại đồng hồ đo đếm hiện nay, tuy nhiên đối với phương pháp đo đạc các nguồn điện từ điện lưới, năng lượng mặt trời và tải sẽ được thực hiện trên 1 đồng hồ đo điện thông minh (Smart meter), qua đó, giúp chúng ta dễ dàng quản lý và phân tích hệ thống một cách đơn giản. Đồng hồ điện thông minh này gồm các tính năng thông minh như: - Đo chỉ số điện năng từ lưới, điện năng từ hệ pin mặt trời. - Tổng số điện năng tiêu thụ - Khả năng giám sát thông số điện từ xa qua 3G/GPRS/GSM - Nhiều chế độ lưu trữ các thời gian sử dụng điện, các biểu giá điện theo
  41. Dự án “Cụm công nghiệp” 39 từng thời điểm. Ưu điểm: - Hệ thống đơn giản, gọn nhẹ - Khả năng lưu trữ thông tin tốt. - Khả năng giám sát, thu thập thông tin từ xa. d) Hệ thống giám sát thông tin ( SCADA) Cho phép người vận hành giám sát từ xa thông qua điện thoại thông minh, máy tính… kết nối với internet, kết nối với hệ thống BMS của tòa nhà (nếu có). Sơ đồ khối hệ điều khiển và giám sát từ xa hệ thống pin năng lượng mặt trời Tất cả thông số hoạt động của hệ thống như: công suất, bức xạ mặt trời, nhiệt độ, điện năng tạo ra, trạng thái hoạt động…sẽ liên tục cập nhật trên thông qua Ethernet hoặc GSM. Hệ thống hệ thống giám sát trung tâmsẽ giám sát, phân tích hoạt động và đưa ra khuyến nghị cần thiết cho hệ thống hoạt động tốt nhất. Người vận hành có thể giám sát hoạt động của hệ thống mọi lúc, mọi nơi. Cho phép nhiều kiểu kết nối về server khác nhau: Ethernet, Wifi hoặc 3G/4G. Cho phép truy cập trên nền tảng Web và ứng dụng di động trên điện thoại thông minh, máy tính bảng. Có chức năng tự cập nhật dữ liệu sau khi xảy ra hiện tượng cúp điện/mất kết nối. Bảng Các chức năng chính của hệ thống hệ thống giám sát trung tâm STT Tính năng Đặc tính
  42. Dự án “Cụm công nghiệp” 40 STT Tính năng Đặc tính 1 Chuẩn truyền dữ liệu Ethernet, Wifi, GPRS, 3G, 4G nên có thể đáp ứng linh động cho các công trình 2 Kết nối ổn định khi có sự cố cáp quang biển, bao gồm kết nối từ dự án về trung tâm dữ liệu và truy cập của user qua web/mobile app Data center tại Việt Nam nên luôn ổn định 3 Quản lý tập trung nhiều dự án Có hỗ trợ 4 Tích hợp vào hệ thống khác Hỗ trợ giao tiếp đa nền tảng thông qua internet bằng REST API: Bất kỳ thiết bị phần cứng, phần mềm ở bất kỳ đâu cũng có thể kết nối với hệ thống giám sát trung tâm để lấy dữ liệu giám sát, điều khiển. Trong trường hợp khách hàng đã có website, mobile app đều có thể kết nối và hiển thị thông tin từ hệ thống giám sát trung tâm. Các hãng thứ 3 cũng kết nối vào khi có nhu cầu. 5 Các số liệu được phân tích, đánh giá bởi chuyên gia Được các chuyên gia của Nhà thầu thi công giám sát và phân tíchtừ đó có các khuyến cáo, xử lý nhanh chóng cho khách hàng 6 Ngôn ngữ hiển thị Tiếng Anh, Tiếng Việt 7 Giao diện Tùy biến theo yêu cầu khách hàng
  43. Dự án “Cụm công nghiệp” 41 STT Tính năng Đặc tính 8 Báo cáo, thống kê Tùy biến theo yêu cầu khách hàng 9 Mở rộng kết nối với các hệ thống khác Giám sát, điều khiển các hệ thống khác tại dự án khi có nhu cầu, không phải đầu tư thêm hệ thống mới 10 Khả năng mở rộng điều khiển Hỗ trợ khả năng mở rộng điều khiển máy phát, inverter…từ xa 11 Bảo trì/bảo dưỡng đơn giản vì sản xuất trong nước
  44. Dự án “Cụm công nghiệp” 42 Mô hình giám sát từ xa
  45. Dự án “Cụm công nghiệp” 43 e) Nguyên lý hoạt động hệ thống Sơ đồ khối hoạt động của hệ thống kết nối bảng điện tử hiển thị theo dõi thông số hoạt động của hệ pin mặt trời Belink: thiết bị thu thập dữ liệu. Toàn bộ các số liệu của Inverter SMA/khác được thu thập thông qua bộ thu thập data BelinK bằng chuẩn Modbus TCP, các thông tin về điện áp từng string, công suất DC ngõ vào từ hệ pin mặt trời, công suất AC ngõ ra, tổng điện năng tạo ra trong ngày (kWh), công suất tức thời (kW) … Các số liệu thu thập được truyền về Server của Nhà thầu thi công theo một hoặc nhiều phương tiện khác nhau: Ethernet, Wifi, GPRS hoặc 3G. Trong trường hợp, có nhiều module hỗ trợ truyền dữ liệu khác nhau cùng có trên Thiết bị thu thập dữ liệu (Belink) thì các module truyền thông sẽ được cài đặt mức độ ưu tiên, các module còn lại đóng vai trò dự phòng. Belink được trang bị bộ nhớ nội cho phép cập nhật lại dữ liệu đã mất trong tình huống các đường truyền dẫn bị lỗi, đảm bảo dữ liệu thu thập từ hệ thống inverter không bị mất. Dữ liệu truyền về Server của Nhà thầu thi công để lưu trữ và thể hiện trên hệ thống phần mềm có khả năng mở rộng và tùy biến cao
  46. Dự án “Cụm công nghiệp” 44 Hệ thống theo dõi và giám sát từ xa qua hệ thống giám sát trung tâm f). Giải pháp điện tử hiển thị Để có thể hiển thị các thông số từ hệ thống pin năng lượng mặt trời và các nội dung khác lên bảng điện tử hiển thị. Hệ thống điện mặt trời sẽ hiển thị đầy đủ các tín hiệu và cảnh báo:  Điện áp, dòng điện DC ngõ vào Inverter  Điện áp, dòng điện AC ngõ ra Inverter  Điện áp, dòng điện AC tại điểm đấu nối  Dòng trung tính  Hệ số công suất (cosᴓ)  Công suất phát tại ngõ ra Inverter và điểm đấu nối: - Công suất hệ thống điện mặt trời (kW) - Sản lượng điện mặt trời đã phát trong ngày (kWh) - Tổng sản lượng đã phát tích luỹ từ khi đưa vào khai thác (kWh) - Tổng sản lượng CO2 giảm phát thải ra môi trường (tấn CO2) g) Giải pháp kết nối Trang bị thêm một màn hình Tivi có thể kết nối với Wifi để truy cập vào website của hệ thống giám sát trung tâm. Giải pháp này giúp tiết kiệm chi phí đầu tư và bảo trì, lắp đặt nhanh và nhiều vị trí khác nhau vì dùng kết nối Wifi
  47. Dự án “Cụm công nghiệp” 45
  48. Dự án “Cụm công nghiệp” 46 2.4. Công nghệ điện gió 2.4.1. Năng lượng điện gió Turbine gió là máy dùng để biến đổi động năng của gió thành cơ năng. Máy năng lượng này có thể được dùng trực tiếp như trong trường hợp của cối xay bằng sức gió, hay biến đổi tiếp thành điện năng như trong trường hợp máy phát điện bằng sức gió. Máy phát điện bằng sức gió bao gồm vài thành phần khác nhau. Nhưng thành phần quan trọng nhất vẫn là motor điện một chiều; loại dùng nam châm bền và cánh đón lấy gió. Còn lại là các bộ phận khác như: đuôi lái gió, trục và cột để dựng máy phát, bộ phận đổi dòng điện để hợp với bình ắc qui và cuối cùng là 1 chiếc máy đổi điện (inverter) để chuyển điện từ ắc quy thành điện xoay chiều thông dụng. Máy phát điện turbine gió thường sử dụng máy phát là loại xoay chiều có nhiều cặp cực do kết cấu đơn giản và phù hợp đặc điểm tốc độ thấp của turbine gió. Các máy phát điện sử dụng năng lượng gió thường được xây dựng gần nhau và điện năng sản xuất ra được hòa vào mạng điện chung sau đó biến đổi để có được nguồn điện phù hợp. Việc sử dụng ăc quy để lưu giữ nguồn điện phát ra chỉ sử dụng cho máy phát điện đơn lẻ và cung cấp cho hộ tiêu thụ nhỏ (gia đình). Việc lưu điện vào ắc quy và sau đó chuyển đổi lại thường cho hiệu suất thấp hơn và chi phí cao cho bộ lưu điện tuy nhiên có ưu điểm là ổn định đầu ra. Ngoài ra còn có một cách lưu trữ năng lượng gió khác. Người ta dùng cánh quạt gió truyền động trực tiếp vào máy nén khí. Năng lượng gió sẽ được tích trữ trong hệ thống rất nhiều bình khí nén. Khí nén trong bình sau đó sẽ được lần lượt bung ra để xoay động cơ vận hành máy phát điện. Quá trình nạp khí và xả khí được luân phiên giữa các bình, bình này đang xả thì các bình khác đang được nạp bởi cánh quạt gió. Điện sẽ được ổn định liên tục. Hiện nay có 2 kiểu turbine phổ biến,đó là loại trục ngang và loại trục đứng. Trục ngang là loại truyền thống như hình trên, còn trục đứng là loại công nghệ mới, luôn quay ổn định với mọi chiều gió.
  49. Dự án “Cụm công nghiệp” 47 Nguyên tắc cơ bản của công nghệ điện gió tiên tiến. Khái niệm về một máy phát điên sức gió tua bin kín (CWT) được hình thành bởi một nhóm các nhà khoa học hàng đầu và các chuyên gia trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Những chuyên gia công nghệ này làm việc ở Arter Group. Cơ sở căn bản của máy phát điện sức gió tua bin kín được xây dựng trên các nguyên tắc nhiện động học, do đo, máy phát điện tua bin kín là thế hệ tiếp theo của các máy phát điện sức gió tua bin hiện đại. Máy phát điện trên nguyên tắc khác hoàn toàn so với các máy phát điện tua bin truyền thông từ hình dáng thiết kế bên ngoài cũng như các tính năng kỹ thuật của máy phát điện.
  50. Dự án “Cụm công nghiệp” 48 Ưu điểm/ nhược điểm Ưu điểm:
  51. Dự án “Cụm công nghiệp” 49  Không có phát thải làm ô nhiễm môi trường cục bộ từ vận hành.  Không có phát thải khí nhà kính từ vận hành.  Chi phí ổn định và có thể dự báo được do chi phí vận hành thấp và không mất chi phí nhiên liệu.  Công nghệ có tính mô đun cho phép mở rộng công suất theo nhu cầu, tránh phát triển quá nhiều và bị kẹt vì các chi phí.  Thời gian thực hiện ngắn so với hầu hết các công nghệ khác. Nhược điểm:  Sử dụng đất: o Xây dựng trang trại điện gió có thể phải phát quang những khu rừng. o Mật độ dân số cao sẽ còn ít chỗ cho trang trại điện gió.  Sản lượng năng lượng thay đổi.  Do tính chất bất định của tốc độ gió trong tương lai nên dự báo sản lượng điện phát có thể là một thách thức  Đóng góp công suất khiêm tốn so với các nhà máy nhiệt điện.  Ảnh hưởng tầm nhìn và tiếng ồn. Môi trường Năng lượng gió là nguồn năng lượng sạch. Ảnh hưởng môi trường từ chế tạo tua bin gió là nhỏ và tương đương với ảnh hưởng môi trường của các ngành sản xuất công nghiệp bình thường khác. Khai mỏ và tinh chế kim loại hiếm của đất để sử dụng trong các nam châm vĩnh cửu là một mối quan tâm.
  52. Dự án “Cụm công nghiệp” 50 2.4.2. Mô tả tóm tắt công nghệ Tua bin gió lớn trên bờ điển hình được lắp đặt hiện nay là loại trục ngang, ba cánh, ngược gió, nối lưới, sử dụng bước điều chỉnh xung lực, tốc độ thay đổi và điều khiển hướng lệch để tối ưu hóa trong tốc độ gió biến đổi. Các tua bin gió hoạt động bằng cách nhận động năng từ gió bằng các cánh quạt gắn trên một rotor và truyền năng lượng lên một trục truyền động. Trục này được nối với một hộp số tăng tốc độ và hộp số này lại nối với máy phát điện có tốc độ trung bình, cao hoặc thấp. Máy phát điện biến đổi năng lượng quay của trục thành năng lượng điện. Trong các tua bin gió hiện đại, bước của các cánh rotor được điều chỉnh để làm tối đa sản lượng điện ở tốc độ gió thấp và duy trì công suất điện ổn định và giới hạn ứng suất cơ học và tải lên tua bin ở tốc độ gió cao. Ví dụ mô tả chung công nghệ tua bin và hệ thống điện sử dụng tua bin có hộp số được trình bày trong hình sau. Tổng quan công nghệ tua bin gió và hệ thống điện Các tua bin gió được thiết kế để hoạt động trong một dải tốc độ gió được giới hạn bởi tốc độ gió thấp “bắt đầu phát điện (cut in)” và cao “ngừng phát điện (cut-out)”. Khi tốc độ gió thấp hơn mức cut-in thì năng lượng trong gió là quá thấp để sử dụng. Khi gió đạt tốc độ cut-in thì tua bin bắt đầu họat động và phát điện. Khi tốc độ gió tăng lên, điện phát ra của tua bin cũng tăng lên, và đến một tốc độ gió nhất định tua bin sẽ đạt công suất định mức. Ở tốc độ gió cao hơn, bước cánh sẽ được điều khiển để duy trì công suất phát điện. Khi tốc độ gió đạt tốc độ cut-out, tua bin ngừng hoặc vận hành ở chế độ giảm công suất để tránh hư hỏng cơ học.
  53. Dự án “Cụm công nghiệp” 51 Những tua bin gió trên bờ có thể được lắp như là các tua bin đơn, các nhóm tua bin hoặc những trang trại lớn có nhiều tua bin. Các trang trại điện gió ngoài khơi phải chịu được môi trường đại dương khắc nghiệt và chi phí bảo dưỡng cao hơn (lắp đặt ở ngoài biển, móng và cáp điện đắt hơn, quá trình thực hiện chậm hơn do có nhiều rủi ro và phụ thuộc vào thời tiết). Các hợp phần điện và cơ khí trong tua bin gió cần bảo vệ chống ăn mòn và móng ngoài khơi cũng rất tốn kém. Chi phí lắp đặt cao, làm cho chi phí đầu tư cao hơn nhiều so với tua bin trên bờ có cùng công suất. Tuy nhiên, nguồn gió ngoài khơi tốt hơn và các địa điểm trên bờ bị giới hạn. Trang trại điện gió gần bờ là trường hợp đặc biệt của điện gió xa bờ ở đây được xác định bởi độ nước sâu lớn nhất và khoảng cách đến bờ dẫn đến chi phí đầu tư của điện gió gần bờ là thấp hơn so với điện gió xa bờ nhưng cao hơn điện gió trên bờ. Điện gió gần bờ có thể được coi là trung gian giữa điện gió trên bờ và điện gió xa bờ. Định nghĩa về trang trại điện gió gần bờ là dựa vào vị trí của dự án ở nơi có độ sâu của nước nhỏ hơn 10m (móng của tua bin gió nằm trong khoảng độ sâu từ 0m đến -10m) và khoảng cách đến bờ không 54 quá 12km.Trong bối cảnh của Việt Nam, chỉ có loại điện gió gần bờ được đưa vào và công nghệ này gọi là điện gió xa bờ trong các bảng số liệu ở chương này. Những đổi mới công nghệ như móng nổi có thể làm giảm chi phí trong tương lai và cho phép các trang trại gió ngoài khơi cũng sẽ được làm ở những vùng nước sâu, dù hiện nay công nghệ này chưa được triển khai ở mức thương mại. Trang trại điện gió xa bờ được xây dựng với các tua bin công suất lớn và số lượng nhiều. Các tua bin gió thương mại được giám sát và điều khiển bằng hệ thống điều khiển giảm sát và thu thập dữ liệu (SCADA). Các tiêu chuẩn kỹ thuật về đấu nối các trang trại gió có thể có những khác nhau giữa các hệ thống điện. Tuy nhiên, để đơn giản, những yêu cầu đặc trưng đối với máy phát điện gió có thể gộp nhóm như sau:  Dung sai – là một dải các điều kiện về hệ thống điện mà các trang trại điện gió phải tiếp tục vận hành;  Điều khiển công suất phản kháng – thường bao gồm những yêu cầu đóng góp vào điều khiển điện áp trên mạng lưới điện;  Điều khiển công suất hữu công;
  54. Dự án “Cụm công nghiệp” 52  Những thiết bị bảo vệ; và  Chất lượng điện. Cấu hình cơ bản tua-bin điện gió trục ngang dùng hộp số
  55. Dự án “Cụm công nghiệp” 53 Sơ đồ tua-bin điện gió sử dụng hộp số Sơ đồ hệ thống kết nối điện gió tham khảo
  56. Dự án “Cụm công nghiệp” 54
  57. Dự án “Cụm công nghiệp” 55 2.4.3. Năng lượng đầu vào Năng lượng đầu vào là gió. Tốc độ gió cut-in (dừng máy do tốc độ gió yếu): 3-4 m/s. Tốc độ gió phát công suất điện định mức là 10-12 m/s. Tốc độ gió cut-out (dừng cưỡng bức) hoặc quá độ sang chế độ vận hành giảm công suất là khoảng 22-25 m/s đối với tua bin trên bờ và 25-30 m/s đối với tua bin ngoài khơi. Một số nhà sản xuất áp dụng cut-out mềm đối với tốc độ gió cao (là đường nét đứt màu cam trong hình) tạo ra tốc độ gió cut-out đến 26 m/s đối với tua bin gió trên bờ (TL. 16). Đường công suất Đường công suất của một tua bin gió đặc trưng. Một số tua bin có đường cut- out từ từ (đường nét đứt) thay vì đường cut-out truyền thống. Đường công suất của một tua bin gió đặc trưng. Một số tua bin có đường cut-out từ từ (đường nét đứt) thay vì đường cut-out truyền thống.
  58. Dự án “Cụm công nghiệp” 56 Những khu vực phù hợp của tiềm năng kỹ thuật cấp quốc gia (NTP) có vận tốc gió trung bình (bên trái) và tiềm năng kỹ thuật cấp tỉnh (bên phải) Năng lượng phát ra hàng năm của tua bin gió phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ gió trung bình ở vị trí tua bin. Tốc độ gió trung bình phụ thuộc vào vị trí địa lý, chiều cao của trục tua bin, và độ gồ ghề của bề mặt địa hình. Địa hình đồi núi cũng ảnh hưởng đến lưu lượng gió, và do đó địa hình dốc yêu cầu các mẫu phức tạp hơn, trong khi các điều kiện gió địa phương ở vùng địa hình bằng phẳng thường phụ thuộc vào độ gồ ghề của bề mặt. Cũng vậy, những vật cản tại địa điểm như rừng và đối với các tua bin nhỏ là các tòa nhà và hàng rào cũng làm giảm tốc độ gió hoặc sự ảnh hưởng của các tua bin ở gần. Do sự gồ ghề ở mặt biển là thấp, nên sự thay đổi tốc độ gió theo chiều cao là nhỏ đối với các vị trí ngoài khơi; Sự tăng tốc độ gió do thay đổi chiều cao từ 50m lên 100m là khoảng 8%, so với 20% đối với các địa điểm đặc trưng ở trong đất liền.
  59. Dự án “Cụm công nghiệp” 57 Phải thực hiện đo gió trong thời gian ít nhất 1 năm để dự báo sản lượng điện. Phải thực hiện các cuộc đo ở trên cùng độ cao với độ cao của tua bin gió. Công suất đặc trưng Có thể phân loại các tua bin gió theo công suất ghi trên nhãn máy. Hiện nay, các tua bin lắp trên bờ có công suất trong dải từ 2 đến 6 MW và các tua bin lắp đặt ngoài khơi trong dải 3-8 MW. Hai thông số thiết kế chính xác định công suất phát điện của tua bin gió. Ở tốc độ gió thấp, sản lượng điện năng là hàm số của diện tích quét của rotor tua bin. Ở tốc độ gió cao, công suất định mức của máy phát điện sẽ xác định công suất đầu ra. Mối tương quan giữa các đặc tính cơ, điện và chi phí của chúng sẽ quyết định thiết kế tua bin tối ưu cho từng địa điểm cụ thể. Công suất của các tua bin gió đã tăng ổn định theo các năm. Máy phát điện càng lớn, độ cao trục tua bin càng cao và rotor càng lớn thì điện năng phát ra từ tua bin gió càng tăng. Công suất riêng càng thấp (mức tăng diện tích của rotor lớn hơn mức tỷ lệ thuận để tăng công suất định mức của máy phát điện) sẽ cải thiện hệ số công suất (sản lượng điện năng / công suất máy phát), vì công suất ra ở tốc độ gió dưới công suất định mức sẽ tỷ lệ thuận với diện tích quét của rotor. Ngoài ra, nhìn chung, độ cao của trục tua bin càng cao thì sẽ có nguồn gió càng tốt. Việc lắp đặt các tua bin lớn trên bờ đòi hỏi có cơ sở hạ tầng phát triển tốt để vận chuyển các kết cấu lớn của tua bin vào địa điểm. Nếu cơ sở hạ tầng chưa có sẵn, thì chi phí lắp đặt sẽ cao hơn nhiều, và có thể sự đầu tư 58 vào các tua bin nhỏ sẽ tốt hơn là phải cố gắng đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cơ sở hạ tầng được xây dựng cùng với dự án, như dự án Lake Tukana của Vestas ở Kenya. Cấu hình điều chỉnh Điện năng từ tua bin gió thay đổi lớn vì phụ thuộc vào nguồn gió. Do đó, cấu hình điều chỉnh phụ thuộc vào tình hình thời tiết. Trong thời gian gió lặng (tốc độ gió nhỏ hơn 4-6 m/s) tua bin gió không thể điều chỉnh công suất được mà chỉ điều chỉnh điện áp.
  60. Dự án “Cụm công nghiệp” 58 Với nguồn gió có đủ tốc độ (tốc độ gió cao hơn 4-6 m/s và thấp hơn 25-30 m/s) tua bin gió luôn luôn có thể điều chỉnh xuống, và trong nhiều trường hợp cũng có thể điều chỉnh lên, với điều kiện là khi đó tua bin đang chạy ở chế độ hạn chế công suất (v.d. với công suất đầu ra được đặt ở mức thấp hơn công suất có thể phát dựa vào nguồn gió khả dụng). Nhìn chung, tua bin gió có thể vận hành ở công suất lớn nhất theo đường đặc tính công suất và chỉ có thể điều chỉnh tăng lên nếu tua bin đang vận hành ở mức công suất dưới mức công suất khả dụng thực tế. Chế độ vận hành này là có thể về mặt kỹ thuật và nhiều nước yêu cầu tua bin có tính năng này. Tuy nhiên, chế độ này ít khi sử dụng vì người vận hành hệ thống sẽ được yêu cầu bù cho chủ nhà máy điện gió phần doanh thu bị giảm. Phát điện của tua bin gió có thể điều chỉnh xuống nhanh và đặc điểm này thường xuyên được sử dụng để cân bằng lưới điện. Thời gian khởi động từ lúc chưa phát điện đến đầy tải phụ thuộc vào nguồn gió khả dụng. Các loại tua bin mới (DFIG và loại dựa vào bộ biến điện) cũng có khả năng cung cấp dịch vụ phụ trợ cho lưới điện như điều khiển công suất vô công, dự phòng quay, ổn định hệ thống điện, vv..
  61. Dự án “Cụm công nghiệp” 59 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 1.1. Chuẩn bị mặt bằng Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định. 1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: Dự án thực hiện tái định cư theo quy định hiện hành. 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực. 1.4. Các phương án xây dựng công trình Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 50 ha 1 Diện tích mái lắp đặt điện mặt trời (50 nhà xưởng) 350.000 m2 2 Xây dựng trụ điện gió 3 trụ II Thiết bị 1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 2 Thiết bị điện gió, trạm biến áp 300 kW 3 Thiết bị pin mặt trời (445WP) 105.000 Tấm 4 Inverter hòa lưới 110kW 300 Trọn Bộ 5 Các thiết bị điện mặt trời phụ trợ khác Trọn Bộ 6 Thiết bị khác Trọn Bộ
  62. Dự án “Cụm công nghiệp” 60 Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn thiết kế cơ sở xin phép xây dựng. 1.5. Các phương án kiến trúc Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiết kế kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. Chi tiết sẽ được thể hiện trong giai đoạn lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án. Cụ thể các nội dung như: 1. Phương án tổ chức tổng mặt bằng. 2. Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. 3. Thiết kế các hạng mục hạ tầng. Trên cơ sở hiện trạng khu vực dự án, thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án với các thông số như sau:  Hệ thống giao thông Xác định cấp đường, cấp tải trọng, điểm đấu nối để vạch tuyến và phương án kết cấu nền và mặt đường.  Hệ thống cấp nước Xác định nhu cầu dùng nước của dự án, xác định nguồn cấp nước sạch (hoặc trạm xử lý nước), chọn loại vật liệu, xác định các vị trí cấp nước để vạch tuyến cấp nước bên ngoài nhà, xác định phương án đi ống và kết cấu kèm theo.  Hệ thống thoát nước Tính toán lưu lượng thoát nước mặt của từng khu vực dự án, chọn tuyến thoát nước mặt của khu vực, xác định điểm đấu nối. Thiết kế tuyến thu và thoát nước mặt, chọn vật liệu và các thông số hình học của tuyến.  Hệ thống xử lý nước thải Khi dự án đi vào hoạt động, chỉ có nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu sản xuất không đáng kể nên không cần tính đến phương án xử lý nước thải.
  63. Dự án “Cụm công nghiệp” 61 Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải trong sản xuất (nước từ việc xử lý giá thể, nước có chứa các hóa chất xử lý mẫu trong quá trình sản xuất).  Hệ thống cấp điện Tính toán nhu cầu sử dụng điện của dự án. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng điện của từng tiểu khu để lựa chọn giải pháp thiết kế tuyến điện trung thế, điểm đặt trạm hạ thế. Chọn vật liệu sử dụng và phương án tuyến cấp điện hạ thế ngoài nhà. Ngoài ra dự án còn đầu tư thêm máy phát điện dự phòng. 1.6. Phương án tổ chức thực hiện Dự ánđược chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng và khai thác khi đi vào hoạt động. Dự án chủ yếu sử dụng lao động địa phương. Đối với lao động chuyên môn nghiệp vụ, chủ đầu tư sẽ tuyển dụng thêm và lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ trong quá trình hoạt động sau này. Bảng tổng hợp Phương án nhân sự dự kiến TT Chức danh Số lượng Mức thu nhập bình quân/tháng Tổng lương năm Bảo hiểm 21,5% Tổng/năm 1 Giám đốc 1 25.000 300.000 64.500 364.500 2 Ban quản lý, điều hành 2 15.000 360.000 77.400 437.400 3 Công nhân viên 15 8.000 1.440.000 309.600 1.749.600 Cộng 18 175.000 2.100.000 451.500 2.551.500 1.7. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý Thời gian hoạt động dự án: 50 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầutư.
  64. Dự án “Cụm công nghiệp” 62 Tiến độ thực hiện: 24 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư, trong đó:
  65. Dự án “Cụm công nghiệp” 63 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG I. GIỚI THIỆU CHUNG Mục đích của công tác đánh giá tác động môi trường của dự án“Cụm công nghiệp La Gi”là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến khu vực thực hiện dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho chính dự án khi đi vào hoạt động, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường. II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. - Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020; - Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/20013; - Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006; - Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019; - Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; - Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; - Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải; - Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường;
  66. Dự án “Cụm công nghiệp” 64 - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ quy định về Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của một số nghị định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ Môi trường; Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng: - TCVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; - QCVN 01:2008/BXD - Quy hoạch xây dựng; - TCVN 7957:2008 - Tiêu chuẩn Thiết kế thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình; - QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; - QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; - Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG Việc thực thi dự án sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi truờng xung quanh khu vực thực hiện dự án“Cụm công nghiệp”tại và khu vực lân cận, tác động trực tiếp đến môi trường làm việc tại dự án. Chúng ta có thể dự báo được những nguồn tác động đến môi trường có khả năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau. Đối với dự án này, chúng ta sẽ đánh giá giai đoạn xây dựng và giai đoạn đi vào hoạt động. 3.1. Giai đoạn xây dựng dự án. Tác động của bụi, khí thải, tiếng ồn:
  67. Dự án “Cụm công nghiệp” 65 Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (ximăng, đất, cát…) từ công việc đào đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng, pha trộn và sử dụng vôi vữa, đất cát... hoạt động của các máy móc thiết bị cũng như các phương tiện vận tại và thi công cơ giới tại công trường sẽ gây ra tiếng ồn. Tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công là không thể tránh khỏi, tuy nhiên ảnh hưởng của tiếng ồn đến chất lượng cuộc sống của người dân là không có. Tác động của nước thải: Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ để không làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm. Nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án trong thời gian xây dựng cũng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nếu dòng chảy cuốn theo bụi, xăng dầu và các loại rác thải sinh hoạt. Trong quá trình xây dựng dự án áp dụng các biện pháp thoát nước mưa thích hợp. + Tác động của chất thải rắn: Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm 2 loại: Chất thải rắn từ quá trình xây dựng và rác sinh hoạt của công nhân xây dựng. Các chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này nếu không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ có thể bị cuốn trôi theo nước mưa gây tắc nghẽn đuờng thoát nước và gây ra các vấn đề vệ sinh khác. Ở đây, phần lớn phế thải xây dựng (xà bần, cát, sỏi…) sẽ được tái sử dụng làm vật liệu san lấp. Riêng rác sinh hoạt rất ít vì lượng công nhân không nhiều cũng sẽ được thu gom và giao cho các đơn vị dịch vụ vệ sinh đô thị xử lý ngay. Tác động đến sức khỏe cộng đồng: Các chất có trong khí thải giao thông, bụi do quá trình xây dựng sẽ gây tác động đến sức khỏe công nhân, người dân xung quanh (có phương tiện vận chuyển chạy qua) và các nhà máy lân cận. Một số tác động có thể xảy ra như sau:
Anzeige