SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 403
Downloaden Sie, um offline zu lesen
L

          B         ình Thi công c                           ày thay th
    trình Thi công và s                   ãc                  òn phù h
    trình gi
          B        ình g                                     ình Thi công c
    và T                   ình Thi công c                     ùng cho các l          ên
    ngành C                                                                    à trong
                            ên so    êng cho nh                               ên thì có
    th                                    à h

            Giáo trình           ên so     ùh                                          à
    c         ùh                                ào t
                                       ình do các tác gi                       ên so
                                  n Nh                àn b
            T                           ình         àn ch             ài gi
            ã cung c                                                  ã c
    ch
    ch           òn thi   ót r
    sau s
                                                                  ã
    nh                                            ên này.
            M                                     Chuvietbinhch@Yahoo.com , xin



                                                             CÁC TÁC GI
CHƯƠNG I
                                             NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG


1.1-   ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC.
1.1.1- Môn học Thi công cầu và đối tượng nghiên cứu của môn học.
       Xây dựng cầu là một chuyên ngành khoa học kỹ thuật tổng hợp liên quan đến rất
nhiều lĩnh vực, trong đó thi công cầu là một bộ phận của ngành cầu chịu ảnh hưởng
nhiều nhất của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay. Cùng với sự phát triển
chung của khoa học kỹ thuật, công nghệ thi công cầu không ngừng đổi mới và luôn cần
đuợc nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ của khoa kỹ thuật để ngày càng hoàn thiện
hơn.
       Thi công là giai đoạn quan trọng nhất của một dự án xây dựng, thông qua các hoạt
động sản xuất của con người làm cho công trình kiến trúc từ ý tưởng sáng tạo thể hiện
trong bản vẽ thiết kế trở thành hiện thực vật chất trên thực địa.
       Sự ra đời của một cây cầu chứa đựng ước vọng của một cộng đồng dân cư đông
đúc, làm thay đổi diện mạo của cả một vùng trong bức tranh phát triển kinh tế, xã hội và
văn hóa. Ngay sau khi cắt băng khánh thành, trở thành tài sản chung của xã hội, chiếc
cầu như một cuốn sách mở chứa đựng các kiến thức, kinh nghiệm và những sự kiện, hòa
vào với đời sống xã hội. Với tuổi thọ hàng trăm năm của mình chiếc cầu là chứng nhân
của biết bao biến cố lịch sử. Bản thân công trình nói lên rất nhiều điều trong đó thể hiện
trình độ khoa học công nghệ không những của đội ngũ những người làm cầu mà của cả
một nền khoa học kỹ thuật tại thời điểm đó. Cầu là một công trình kiến trúc có tầm vóc
lớn, có đầu tư ban đầu cao, chiếm một tỉ trọng đáng kể trong nguồn lực của một ngành
hay của một địa phương. Công việc thi công xây lắp khó khăn và phức tạp cần tập trung
trí tuệ và công sức của nhiều người trong một thời gian dài có khi cả xương máu và sinh
mạng của những người tham gia xây dựng. Các hoạt động thi công tác động không ít
đến môi trường và sinh hoạt của nhân dân. Quá trình thi công một công trình cầu thu hút
sự qua tâm của rất nhiều người, thậm chí của cả toàn xã hội. Có thể nhận định rằng, thi
công cầu không chỉ là một hoạt động sản xuất hay công nghệ thuần túy mà nó còn mang
nhiều yếu tố xã hội và nhân văn.
       Để có thể trở thành một kỹ sư cầu, người học phải hội đủ kiến thức của ba lĩnh
vực trong ngành cầu bao gồm : thiết kế, thi công và khai thác sửa chữa. Ba lĩnh vực này
như ba điểm tựa ổn định tạo nên nền tảng kiến thức vững chắc cho hoạt động nghề
nghiệp của một chuyên gia xây dựng cầu tương lai. Việc phân chia ra các môn học trong
ngành cầu chỉ có ý nghĩa giúp cho việc truyền đạt và tiếp thu kiến thức được thuận lợi
do đó môn học Thi công cầu không phải là một môn khoa học độc lập mà chỉ là một
lĩnh vực trong chuyên ngành Khoa học xây dựng cầu. Đối tượng nghiên cứu của môn
học là : những biện pháp công nghệ áp dụng để thi công cho từng bộ phận của các loại
cầu và tổ chức để thực hiện những biện pháp đó cho một công trình hoàn chỉnh.
       Mỗi biện pháp công nghệ bao hàm ba nội dung cần phải nghiên cứu :
       - Trình tự công nghệ mà chúng ta quen gọi là các bước thi công.
       - Kỹ thuật thi công .
       - Tổ chức thi công.



                                                                                        1
Nghiên cứu trình tự công nghệ bao gồm : nội dung của các bước thi công, điều
kiện tiến hành và thứ tự thực hiện. Trình tự công nghệ rất ít thay đổi theo thời gian và
theo trình độ công nghệ của mỗi quốc gia, mỗi công ty. Sau này khi đi vào nội dung
chính của chương trình, người học dễ hiểu lầm trình tự công nghệ là biện pháp công
nghệ thi công. Trình tự công nghệ chỉ đề ra giải pháp và mang tính khái quát, định
hướng thực hiện, chỉ trả lời được câu hỏi : Làm gì? mà chưa trả lời được câu hỏi : Làm
như thế nào? Trình tự công nghệ của nhiều biện pháp gần như một điều tất yếu, hiển
nhiên ví dụ chúng ta muốn tát cạn một khu vực để thi công, giải pháp là be bờ vây kín
xung quanh sau đó bơm nước nhưng làm như thế nào thì công việc này lại chiếm cả một
chương sách .
       Kỹ thuật thi công là nội dung quan trọng và phong phú. Kỹ thuật thi công bao
gồm cách thức, kinh nghiệm, thiết bị, vật liệu, tiêu chuẩn và tính toán. Kỹ thuật làm đổi
mới và thay đổi công nghệ .
       Tổ chức thi công bao gồm qui hoạch mặt bằng thi công hay còn gọi là công địa,
bố trí sử dụng thiết bị và nhân lực trong phạm vi công địa theo không gian và thời gian
một cách hợp lý và khoa học.
1.1.2- Quá trình thực hiện một dự án và các các bước tiến hành trong giai đoạn thi
        công cầu.
       Theo Luật Xây dựng ban hành năm 2003 và Nghị định 16/2005/NĐ-CP của Chính
phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì các dự án xây dựng giao thông
trong đó có công trình cầu ngoài dự án quan trọng mang tính quốc gia do Quốc hội
thông qua chủ trương đầu tư, các dự án còn lại phân thành ba nhóm A,B và C theo giá
trị tổng mức đầu tư.
       - Nhóm A : > 600 tỉ (VNĐ).
       - Nhóm B : 7÷ 600 tỉ .
       - Nhóm C : < 7 tỉ .
       Những công trình thuộc dự án nhóm C chỉ thực hiện theo hai giai đoạn là : thiết kế
và thi công, trong đó giai đoạn thiết kế chỉ có một bước gọi là Báo cáo Kinh tế – Kỹ
thuật ( BCKT-KT).
       Những công trình thuộc nhóm A và B phải qua ba giai đoạn thực hiện gồm : giai
đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng cơ bản ( XDCB), giai đoạn thiết kế kỹ thuật (TKKT)
và giai đoạn thi công.
       Công trình trọng điểm quốc gia phải qua bốn bước bao gồm : Báo cáo đầu tư
XDCB, lập Dự án đầu tư XDCB, giai đoạn TKKT và thi công.
       TKKT được phân làm ba dạng : thiết kế một bước là TKKT và thiết kế bản vẽ thi
công (BVTC). Thiết kế hai bước bao gồm : thiết kế cơ sở (TKCS) mà chúng ta thường
gọi là thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật-bản vẽ thi công. Thiết kế ba bước gồm: TKCS,
TKKT và thiết kế BVTC.
       Như vậy, theo Luật Xây dựng 2003 và Nghị định 16-CP năm 2005 dù công trình
nhóm nào thi công cũng là một giai đoạn và là giai đoạn quan trọng quyết định cuối
cùng kết quả của một dự án đầu tư.
       Môn thi công cầu xem xét tất cả các công việc liên quan đến quá trình một công
trình cầu bắt đầu từ giai đoạn tiếp nhận mặt bằng cho đến khi hoàn thành xây lắp đưa
công trình vào khai thác. Trong giai đoạn thi công bất luận quy mô công trình như thế
nào cũng trải qua ba bước cơ bản sau :




2
1- Công tác chuẩn bị thi công : công tác này mang tính chất nội nghiệp là chính,
gồm các công việc nghiên cứu TKKT và lập các BVTC đối với công trình thiết kế ba
bước , thiết kế tổ chức thi công (TKTCTC), lập các Qui trình công nghệ thi công.
      2- Triển khai kế hoạch thi công là bước thi công chính bao gồm ba công tác:
             - Xây dựng mặt bằng công trường, chuyển quân, mua sắm và tập kết vật
                tư thiết bị máy móc.
             - Chế tạo các cấu kiện lắp ghép bao gồm cả kết cấu BTCT và kết cấu thép
                như cọc BTCT, dầm cầu, gối và các bộ phận phục vụ khai thác trên cầu.
             - Thi công từng hạng mục .
      3- Hoàn thiện, kết thúc quá trình thi công, đưa công trình vào khai thác bao gồm
các nội dung : thi công các công trình phục vụ khai thác trên mặt cầu, xây phần tư nón
và các công trình chỉnh trị dòng chảy, thử tải cầu, lập hồ sơ hoàn công, bồi hoàn lại mặt
bằng và thanh thải dòng chảy cũng như không gian dưới cầu, nghiệm thu bàn giao công
trình và theo dõi bảo hành trong thời hạn theo luật định.
1.1.3- Nội dung của môn học thi công cầu.
        Nội dung chương trình nhằm cung cấp cho sinh viên ngành xây dựng cầu đường
những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực thi công cầu. Nội dung được hệ thống theo ba
nhóm kiến thức: cơ sở, chuyên môn và tổ chức quản lý. Chương trình nghiên cứu và
giảng dạy được chia thành hai học phần : học phần một bao gồm những kiến thức cơ sở
và thi công kết cấu phần dưới , học phần hai gồm thi công các dạng kết cấu nhịp và tổ
chức thi công cầu.
      Để nghiên cứu những biện pháp công nghệ thi công cầu cần phải nắm được những
kiến thức cơ sở áp dụng chung trong xây dựng và những vấn đề chung đặc trưng cho
môn thi công cầu đó là :
      - Các công tác xây dựng và công nghệ thi công nghiên cứu những công tác xây
dựng phổ biến như công tác bê tông, công tác cốt thép, công tác đóng cọc ... cũng như
những kỹ thuật rất cần thiết trong ngành cầu là các công việc liên quan đến công tác
kích kéo.
      - Thiết kế và thi công các công trình phụ trợ để phục vụ thi công các bộ phận
trong công trình cầu. Các công trình phụ trợ có vai trò quan trọng và mang tính quyết
định trong thi công cầu, được sử dụng trong tất cả các giai đoạn thi công. Kỹ sư cầu
không những phải thiết kế thành thạo các công trình chính mà còn phải biết thiết kế các
công trình phụ trợ.
      Những nội dung thuộc về kiến thức chuyên môn hệ thống theo trình tự công việc
liên quan đến quá trình thi công một công trình hoàn chỉnh bao gồm :
      - Công tác chuẩn bị mặt bằng công trường : là những công việc khởi đầu sau khi
nhà thầu nhận bàn giao toàn bộ diện tích khu vực xây dựng đã được giải phóng và tiến
hành tạo lập mặt bằng công trường bao gồm : xây dựng hệ thống đường công vụ, các
công trình phụ tạm , kho bãi, xưởng sản xuất, trạm cấp năng lượng và mặt bằng công
nghệ thi công kết cấu nhịp. Những hạng mục này được bố trí và xây dựng theo một thiết
kế riêng phù hợp với biện pháp thi công tổng thể đã được chọn .
      - Công tác đo đạc nhằm xác định và khống chế vị trí cầu, vị trí của các bộ phận
ở trên thực địa, định dạng và định kích thước cho mỗi bộ phận của công trình cầu một
cách chính xác đúng như trong đồ án thiết kế .
      - Công tác chế tạo các cấu kiện lắp ghép của cầu bê tông và cầu thép trong điều
kiện công xưởng và ở trên công trường. Đây là một mảng công việc của ngành xây



                                                                                       3
dựng cầu nhằm cung cấp những sản phẩm chế sẵn cho thi công theo phương pháp lắp
ghép. Đối với cầu bê tông cốt thép, các cấu kiện đúc sẵn có thể được chế tạo trong
xưởng dầm chở đến chân công trình hoặc đúc ở ngay trên bãi đúc của công trường sau.
Đối với cầu thép, các bộ phận của kết cấu nhịp bắt buộc phải được gia công chế tạo tại
xưởng sau đó mới lắp ráp tại công trường bằng các hình thức liên kết như hàn, bulông
cường độ cao v.v..
      - Thi công mố trụ bao gồm các công đoạn thi công móng , thi công thân mố, trụ
với các biện pháp công nghệ áp dụng thích hợp cho từng loại móng và các dạng trụ, mố
thi công trong những điều kiện tự nhiên phong phú ,đa dạng và ở những trình độ kỹ
thuật khác nhau. Đây là công đoạn khó khăn và phức tạp nhất trong thi công cầu, chiếm
một nửa và hơn nửa thời gian của tiến độ thi công toàn công trình .
      - Thi công kết cấu nhịp được chia thành 3 nhóm : thi công kết cấu nhịp cầu
BTCT, thi công kết cấu nhịp cầu thép ,và thi công cầu treo, cầu dây văng . Đối với mỗi
loại cầu nghiên cứu những biện pháp công nghệ thi công phù hợp, những công nghệ này
đã và đang được áp dụng ở trong nước và trên thế giới .
      - Tổ chức thi công cầu là công tác lập kế hoạch và biện pháp bố trí nguồn lực,
sử dụng trang thiết bị một cách thích hợp để tiến hành thi công một công trình cầu .

1.2-    KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ THI CÔNG .
      Trong một công trình cầu có nhiều bộ phận kết cấu hợp thành, những bộ phận kết
cấu này phân ra theo hai nhóm .
            - Kết cấu phần dưới gồm móng , mố và trụ cầu .
            - Kết cấu phần trên bao gồm kết cấu nhịp, hệ mặt cầu và các chi tiết phục
                vụ khai thác trên cầu.
      Mỗi bộ phận kết cấu trên có một chức năng làm việc riêng biệt được gọi là một
hạng mục công trình.
      Trong mỗi hạng mục công trình có những bộ phận thành phần nhỏ hơn có kết cấu
độc lập cấu tạo nên, những bộ phận thành phần đó được gọi là một hạng mục kết cấu.
Kết cấu độc lập là kết cấu có đủ các thành phần cấu tạo và nếu đặt riêng thì có khả năng
chịu lực . Ví dụ móng trụ Pi là một hạng mục công trình, hạng mục này bao gồm các cọc
BTCT và bệ móng đúc tại chỗ, thì các cọc BTCT là một hạng mục kết cấu và bệ móng
là một hạng mục kết cấu. Kết cấu nhịp cầu dầm thép là một hạng mục công trình, trong
đó bao gồm các hạng mục kết cấu là các dầm chủ, hệ liên kết ngang, hệ liên kết dọc.
      Để thi công mỗi một hạng mục kết cấu chúng ta cần phải chia ra làm nhiều bước
thực hiện, mỗi bước gọi là một công đoạn, trong mỗi công đoạn thực hiện một loạt các
công việc xây dựng, các công việc này được tiến hành liên tục theo một trình tự nhất
định.
      Công việc là bộ phận chia nhỏ nhất của cả quá trình thi công công trình. Công việc
đòi hỏi một số thao tác cơ bản và sử dụng cùng một loại công cụ lao động. Công việc
được thực hiện giống nhau đối với tất cả các hạng mục kết cấu có sử dụng cùng một loại
vật liệu và cho một sản phẩm xây dựng tương tự. Để có một sản phẩm xây dựng ở dạng
hoàn chỉnh hoặc dạng bán thành phẩm thì cần phải thực hiện nhiều loại công việc.
      Ví dụ để có được toàn bộ khung cốt thép của một phiến dầm bê tông ta cần tiến
hành các công việc : nắn thẳng các thanh cốt thép ; đo ,cắt và uốn từng thanh cốt thép
theo hình dạng và kích thước ghi trong bản vẽ ; bó từng loại thanh đã uốn vào theo từng
nhóm và ghi tên đánh dấu sau đó cất vào kho hoặc đưa ra lắp dựng và buộc thành



4
khung cốt thép của dầm. Để chế tạo khung cốt thép của một đoạn cọc BTCT đúc sắn
cũng yêu cầu những công việc hoàn toàn như trên , chúng ta có thể liên hệ tới các ví dụ
khác tương tự để hiểu rõ khái niệm. Sản phẩm của các công việc này là khung cốt thép,
dưới dạng bán thành phẩm chưa phải là một sản phẩm xây dựng.

      Tất cả các công việc để chế tạo nên một khung cốt thép yêu cầu một loại công
nhân chuyên nghiệp là thợ cốt thép, khi thực hiện mỗi công việc, người công nhân này
phải thực hiện một kỹ thuật thao tác và sử dụng một loại công cụ như : để nắn thẳng cốt
thép cần tay vam hoặc máy nắn, khi uốn cần bàn vam hoặc máy uốn cốt thép và khi lắp
dựng khung cốt thép cần kìm buộc thép hoặc máy hàn. Để thi công một khung cốt thép
ta phải thực hiện một loạt các công việc và được gọi chung là công tác cốt thép.
      Như vậy, một nhóm các công việc cùng được thực hiện để hoàn thành một sản
phẩm của một công đoạn thi công gọi là một công tác xây dựng .
      Công tác xây dựng đòi hỏi cùng một loại công nhân chuyên nghiệp để thực hiện
và sử dụng cùng một nhóm thiết bị . Kết quả hoàn thành của công tác xây dựng cho một
khối lượng có thể đo đếm được, sản phẩm của công tác xây dựng không phải là một sản
phẩm xây dựng hoàn chỉnh mà dưới dạng bán thành phẩm, được tiếp nhận để thi công
các công đoạn tiếp theo.
      Trong một hạng mục kết cấu chúng ta phải tiến hành nhiều công tác xây dựng
nhưng trong đó có một công tác chính, công tác này cần có một loại thiết bị chủ đạo và
phải áp dụng một kỹ thuật đặc trưng. Một công tác xây dựng được nghiên cứu và đúc
rút kinh nghiệm từ thực tế sản xuất trong nhiều năm và xây dựng thành một phương
pháp xây dựng để phổ biến rộng rãi.
      Công tác xây dựng là một khái niệm chung, mỗi công tác bao gồm nhiều công
việc, mỗi loại công việc có thể được thực hiện theo nhiều cách thức và công cụ khác
nhau, tổ hợp các cách thức tiến hành các công việc trong một công tác chúng ta có một
phương pháp, phương pháp được đặc trưng bởi biện pháp thực hiện và công cụ áp dụng
của công việc chính . Những công việc thể hiện trong hình 1.1 là một phương pháp
trong công tác bê tông thân trụ cầu. Phương pháp này tóm tắt như sau: vữa bê tông được
sản xuất tại trạm trộn của công trường, vận chuyển ra chân công trình bằng xe chở bê
tông chuyên dụng và đổ rót vào khuôn bằng xe bơm , dùng đầm dùi để đầm, bê tông
thân trụ được bảo dưỡng bằng biện pháp tưới nước với chế độ tưới theo qui định của qui
phạm .




         1                 2                 3                    4      5



                Hình 1.1- Các công việc trong công tác bê tông .
       1- Trộn vữa bê tông. 2- Vận chuyển vữa bê tông . 3- Đổ bê tông . 4- Đầm
       bê tông 5- Bảo dưỡng bê tông.




                                                                                     5
Một phương pháp xây dựng được hoàn thiện nhờ nghiên cứu và áp dụng những
tiến bộ của kỹ thuật mới, tiến hành theo một qui trình chặt chẽ và đồng bộ có thể kiểm
soát được chất lượng của sản phẩm , định trước được thời gian hoàn thành, phương
pháp đó được gọi là một công nghệ thi công.
      Trong thi công cầu chúng ta sẽ phải tiến hành rất nhiều công tác xây dựng, áp
dụng nhiều phương pháp và công nghệ thi công. Có những phương pháp và công nghệ
mang tính phổ biến áp dụng chung và giống nhau trong ngành xây dựng, nhưng có
những phương pháp và công nghệ mang tính chất đặc thù mà chỉ riêng ngành cầu mới
có. Ví dụ công tác đóng cọc BTCT đúc sẵn là phổ biến trong ngành xây dựng nói chung
như xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng thủy lợi và xây dựng cầu
nhưng phương pháp đóng cọc trong mỗi ngành có những đặc điểm khác nhau và có
những công nghệ đóng cọc khác nhau. Công tác kích kéo nói chung thì các ngành xây
dựng đều phải áp dụng, nhưng công tác lao dọc kết cấu nhịp cầu trên đường trượt con
lăn thì lại là một công tác đặc thù, hay công tác hạ giếng chìm chở nổi thì chỉ trong
ngành cầu mới áp dụng.

1.3 - BIỆN PHÁP THI CÔNG VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG
      Biện pháp thi công và biện pháp tổ chức thi công là hai khái niệm khác nhau.
      Biện pháp thi công là cách thức áp dụng những phương pháp xây dựng, những
công nghệ thích hợp, sử dụng hợp lý các công trình phụ trợ để thi công một hạng mục
công trình theo một trình tự nhất định.
      Theo định nghĩa trên để có biện pháp thi công tốt cần phải có sự tìm kiếm và sáng
tạo. Đứng trước bài toán thi công bao gồm : đối tượng, điều kiện và tiến độ yêu cầu
người kỹ sư phải tìm ra lời giải đúng tức là đề xuất được biện pháp thi công hợp lý.
      Trong chương trình học chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu những biện pháp thi công
của các bộ phận trong công trình cầu áp dụng cho các dạng kết cấu và trong những điều
kiện thi công điển hình. Chẳng hạn nghiên cứu biện pháp thi công móng cọc bệ cao
trong điều kiện nước ngập nông và biện pháp thi công móng cọc bệ cao trong điều kiện
nước ngập sâu; biện pháp thi công kết cấu nhịp cầu BTCT theo công nghệ đúc hẫng ...
Những biện pháp này được nghiên cứu kỹ, cụ thể có cả những tính toán thiết kế cần
thiết nhưng không thể áp dụng ngay được trong thực tế, bởi vì cũng giống như toán
học, các bài toán thi công không có lời giải sẵn mà chỉ có phương pháp giải và những
lời giải mẫu. Đứng trước một công trình cụ thể với các điều kiện thực tế người kỹ sư
phải xây dựng được biện pháp thi công cụ thể phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ dựa
trên cơ sở những kiến thức đã học, những kinh nghiệm đã tích luỹ được và cả sựu sáng
tạo của bản thân.
      Để phân biệt biện pháp thi công mang tính sách vở có ý nghĩa như một lời giải
mẫu với biện pháp thi công được thiết kế cho một công trình cụ thể, trong thực tế người
ta gọi các thiết kế biện pháp thi công của một công trình là biện pháp thi công chỉ đạo.
Tại sao gọi nó là biện pháp chỉ đạo, bởi nó được các chuyên gia thống nhất đánh giá là
phù hợp với điều kiện thực tế, được cơ quan có thẩm quyền duyệt chấp thuận và buộc
nhà thầu thi công phải thực hiện theo. Biện pháp thi công chỉ đạo mang tính định
hướng, trong hồ sơ thiết kế nó được thể hiện một cách khái quát bằng lời thuyết minh
vắn tắt và một bản vẽ mô tả trình tự các bước công nghệ. Trong trao đổi hàng ngày
người ta có thể nói tắt là biện pháp thi công nhưng cần phải hiểu đó là biện pháp thi
công chỉ đạo.



6
Biện pháp thi công chỉ đạo được lập cùng với TKCS và TKKT do tư vấn thiết kế
thực hiện .
      Biện pháp công nghệ thi công là biện pháp thi công mà trong các phương pháp
có áp dụng và/hoặc gắn liền với một công nghệ thi công nào đó. Ví dụ biện pháp công
nghệ thi công cọc khoan nhồi, khi thi công cọc áp dụng hàng loạt những công nghệ như
công nghệ khoan tuần hoàn nghịch và công nghệ đổ bê tông dưới nước theo phương
pháp rút ống thẳng đứng. Trong thi công cầu có nhiều biện pháp thi công được gọi là
biện pháp công nghệ.




                      Hình 1.2- Biện pháp chỉ đạo thi công trụ cầu.
  Bước 1: đóng cọc BTCT bằng giá búa lắp dựng trên hệ phao và hạ vòng vây cọc ván
          thép bằng búa rung.
  Bước 2: Đổ đất tôn cao nền và đổ bê tông bịt đáy bằng công nghệ vữa dâng.
  Bước 3: thi công bệ cọc bằng biện pháp đổ bê tông tại chỗ.
  Bước 4: Thi công thân trụ bằng biện pháp đổ bê tông tại chỗ .

      Trong một công trình cầu( hoặc hạng mục công trình) có nhiều hạng mục ( công
trình hoặc kết cấu) tương tự nhau như cùng một dạng móng và thân trụ, cùng một dạng
nhịp với điều kiện thi công không khác xa nhau được thi công theo cùng một biện pháp.
Cần phải bố trí thi công hạng mục nào trước, hạng mục nào sau, qui hoạch mặt bằng thi
công của mỗi hạng mục như thế nào cho gọn , phối hợp các công đoạn thi công với
nhau để có thể điều hành được công việc, kiểm soát được chất lượng và tiết kiệm được
chi phí, đẩy nhanh tiến độ thi công. Một cách thức xắp xếp, bố trí thi công các hạng
mục của một công trình theo một trình tự thời gian và không gian thích hợp để thực hiện
các biện pháp công nghệ đã được lựa chọn gọi là biện pháp tổ chức thi công .
      Biện pháp tổ chức thi công được lập để thi công mỗi hạng mục công trình và lập
cho toàn công trình. Tổ chức thi công được hiểu nôm na là cách bày binh, bố trận để
thực hiện công việc xây dựng theo biện pháp thi công chỉ đạo. Thời gian là trình tự
công nghệ, không gian là mặt bằng. Để thực hiện theo biện pháp thi công chỉ đạo sẽ có
nhiều biện pháp tổ chức thi công bởi cách sử dụng thiết bị khác nhau, con người khác
nhau, tổ chức mặt bằng khác nhau và trình độ công nghệ, trình độ tổ chức khác nhau.
Thực tế đã cho thấy rằng trên cùng một công trình, mỗi nhà thầu thi công một nửa hoàn
toàn đối xứng theo cùng một biện pháp thi công chỉ đạo nhưng theo những biện pháp tổ
chức thi công khác nhau và tất nhiên hiệu quả xây dựng của mỗi bên là không giống
nhau. Loại trừ trình độ tổ chức quản lý, việc lựa chọn biện pháp tổ chức thi công thích



                                                                                     7
hợp có vai trò quan trọng trong thành công của nhà thầu. Như vậy có biện pháp tổ chức
thi công của từng hạng mục công trình và biện pháp tổ chức thi công của toàn bộ công
trình. Khi lập biện pháp tổ chức thi công của toàn công trình phải phù hợp với biện pháp
tổ chức thi công của mỗi hạng mục. Biện pháp tổ chức thi công do nhà thầu lập khi tiến
hành lập hồ sơ thiết kế tổ chức thi công .
       Thiết kế tổ chức là hồ sơ trong đó thể hiện biện pháp tổ chức thi công và các kế
hoạch để triển khai thi công. Hồ sơ thiết kế tổ chức thi công bao gồm các bản vẽ và các
bảng biểu, biểu đồ thể hiện biện pháp tổ chức thi công, quy hoạch mặt bằng công
trường, kế hoạch cung cấp vật tư, thiết bị máy móc, kế hoạch thực hiện khối lượng và
các biểu đồ tiến độ thi công.
       Thiết kế tổ chức thi công và thiết kế thi công là hai khái niệm khác nhau vì, thiết
kế thi công là thiết kế các công trình phụ trợ phục vụ thi công như đà giáo, ván khuôn,
vòng vây, hệ nổi... và cũng do nhà thầu thi công lập.

1.4- ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN HỌC THI CÔNG CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP
      NGHIÊN CỨU.
      Môn thi công cầu có ba đặc điểm chính sau :
      1- Nội dung bao quát rộng, có rất nhiều vấn đề yêu cầu phải nghiên cứu, tìm hiểu.
Biện pháp thi công của từng hạng mục phải được xem xét dưới những góc độ bao gồm
tính thực tế, tính hiện đại và tính khả thi. Mỗi bộ phận của công trình cầu lại có nhiều
dạng thức kết cấu khác nhau, vật liệu khác nhau đòi hỏi phải áp dụng những biện pháp
thi công khác nhau. Công nghệ thi công phải xem xét cả mới và cũ, thiết bị cần đề cập
đến cả thô sơ và hiện đại để phù hợp với những điều kiện thi công và trình độ thi công ở
những địa phương khác nhau.
      2- Môn thi công cầu có liên quan đến nhiều kiến thức cơ bản và cơ sở và những
lĩnh vực khác. Ngoài kiến thức của các môn học thiết kế cầu đương nhiên phải nắm
vững vì nằm trong hệ thống kiến thức chuyên ngành, ngoài ra để tiếp thu và đi sâu
nghiên cứu môn học cần phải được trang bị nền kiến thức cơ bản tốt đặc biệt là về Vật
lý. Cần phải vận dụng các qui luật, nguyên lý của vật lý trong tính toán và giải quyết các
bài toán thi công. Hầu hết các kiến thức cơ sở của ngành Công trình đều được sử dụng
một cách thành thạo trong thi công cầu. Chúng tôi muốn nhấn mạnh yêu cầu sử dụng
thành thạo có nghĩa là làm chủ được kiến thức đó để áp dụng đúng và linh hoạt, ví dụ
đối với kết cấu thép trong thi công cầu chúng ta sẽ gặp những trường hợp như phải chế
sửa, vá đắp kết cấu cũ để sử dụng lại, chế tạo những kết cấu phi tiêu chuẩn phù hợp với
yêu cầu sử dụng, và thiết kế sao cho tận dụng những loại vật tư sẵn có... Những bài toán
cơ học trong thi công ngoài yêu cầu những tính toán chi tiết và chính xác còn cần cả kỹ
năng tính nhanh và ước lượng gần đúng để trong thức tế thi công có thể có được những
quyết định kịp thời. Những lĩnh vực khác như máy móc cơ khí, điện kỹ thuật, vật tư
tổng hợp là những kiến thức cũng đã được trang bị trong trường, còn những lĩnh vực
khác như pháp lý, xã hội cũng cần được tự hoàn thiện bởi như phần đầu đã nêu thi công
cầu còn chứa đựng những yếu tố xã hội và nhân văn trong quá trình triển khai trên thực
địa.
      3- Kiến thức của môn thi công về cơ bản được hình thành và xây dựng trên cơ sở
lý luận, nhưng gắn liền với thực tiễn sản xuất, những vấn đề nảy sinh trong thực tế được
nghiên cứu hoàn thiện, những kinh nghiệm được chắt lọc và kiểm chứng bằng cơ sở
khoa học mới được đưa thành lý thuyết. Vì vậy có những nội dung, những thiết bị và



8
phương tiện thi công đối với nhiều người chưa được tiếp xúc với thực tế rất khó hình
dung. Ngoài ra kiến thức thi công thường xuyên được cập nhật do sự phát triển của khoa
học và công nghệ, cần phải theo dõi và tìm hiểu ở thực tế sản xuất, phải hiểu và nắm bắt
ngay khi được tiếp xúc với thực tế.
      Yêu cầu khi nghiên cứu môn học này trước hết là phải nhận thức đầy đủ ba
nguyên tắc sau :
      1- Không được coi thi công cầu như một môn dạy nghề và học nghề mà phải xác
          định là một bộ môn khoa học kỹ thuật thuộc chuyên ngành khoa học xây dựng
          cầu với đối tượng nghiên cứu là các công nghệ thi công cầu và tổ chức xây
          dựng cầu.
      Từng vấn đề đặt ra của môn học đều phải được phân tích trên cơ sở khoa học,
được tổng hợp thành phương pháp và công nghệ, có triển khai áp dụng hoặc kiểm
chứng qua thực tiễn sản xuất. Những kinh nghiệm thực tế, những hiện tượng hiện
trường được tập hợp và phân tích qua đó có thể bổ sung cho biện pháp và công nghệ để
hoàn thiện thêm cho kiến thức về mặt lý thuyết.
      Từ nhận thức này yêu cầu về cách dạy và cách học môn học thi công cầu trong
trường Đại học giao thông không thể như cách dạy và cách học ở trong các trường Cao
đẳng hoặc dạy nghề. Sự khác biệt là ở tính chất nghiên cứu, người dạy và người học đều
là những người đang nghiên cứu không phải là ở các đề tài được đăng ký mà ở ngay
trong quá trình dạy và học. Nghiên cứu không phải là chỉ để tìm ra cái mới, bản thân
việc học tập của sinh viên đại học là nghiên cứu khoa học, trong đó người thày hướng
dẫn cho sinh viên phương pháp và cung cấp những thông tin cần thiết cho sinh viên,
trên cơ sở đó sinh viên tự tìm hiểu và hoàn thiện kiến thức của bản thân mình.
      2- Không được tách rời giữa thiết kế và thi công mà phải đặt sự hiểu biết của
          mình về hai lĩnh vực này trong mối liên hệ hữu cơ của một hệ thống kiến thức
          thống nhất .
      Sự thực trong các công trình cầu, khi kết cấu dự định thi công theo công nghệ nào
thì phải được thiết kế để có cấu tạo và năng lực chịu tải phù hợp theo điều kiện thi công
của công nghệ đó và ngược lại, khi kết cấu đã được thiết kế để thi công theo một công
nghệ ấn định thì khi triển khai thi công phải thực hiện theo công nghệ mà người thiết kế
đã đề ra.
      Như vậy khi thiết kế phải dự kiến trước biện pháp thi công và hiểu rõ công nghệ
của biện pháp đó để lựa chọn hình thức cấu tạo và phân tích nội lực đúng đắn. Ví dụ nội
lực phát sinh và tồn tại trong kết cấu nhịp dầm BTCT thi công theo công nghệ đúc hẫng
cân bằng khác kết cấu nhịp dầm BTCT thi công theo công nghệ đúc trên đà giáo di
động. Mặc dù cũng là dạng cầu dầm liên tục, số bậc siêu tĩnh có thể như nhau, cùng thi
công đúc tại chỗ nhưng cấu tạo khác nhau, phân tích nội lực khác nhau và bố trí cốt thép
DƯL trong dầm chủ khác nhau.
        Đương nhiên là không có bản vẽ kết cấu thì không thể thi công được, nhưng đọc
và hiểu bản vẽ chưa đủ mà phải phân tích được bản vẽ như chính tác giả của bản thiết
kế đó mới có thể thực hiện đúng thiết kế.
      3- Gắn kiến thức học với thực tế, không những biết vận dụng kiến thức đã học
          mà vận dụng một cách sáng tạo.
      Thi công cầu là một môn khoa học ứng dụng, học để làm , để áp dụng đúng đắn
những kiến thức đã học được vào trong thực tế. Trong khi nghiên cứu môn học luôn
phải đặt ra các tình huống liên hệ với thực tế để tìm cách giải quyết.



                                                                                       9
Việc làm các bài tập thi công là một cách rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức.
Người kỹ sư cũng là người thợ cầu, cần phải có bản lĩnh của một người thợ dù không
trực tiếp thao tác nhưng phải có những khái niệm về các công việc của người thợ . Việc
tham gia vào các nội dung chương trình thực tập, tham quan dã ngoại một cách chủ
động tích cực là một hình thức giáo dục nghề nghiệp tốt và cần thiết đối với sinh viên
ngành cầu.
       Sinh viên thường hỏi những câu hỏi như : kiến thức thi công học nhiều như thế
sau này đi làm thực tế có sử dụng hết không? Tại sao thấy ở công trình A, công trình B
công việc này người ta lại không tiến hành giống như những điều đã học, có phải kiến
thức chỉ là để học còn thực tế là kinh nghiệm không? Sau này ra trường sẽ có người
chuyên làm công việc tư vấn thiết kế, có người làm công tác nghiên cứu, có người làm
tư vấn giám sát, có người sẽ đi chỉ đạo thi công, vậy có nên ưu tiên cho lĩnh vực nào
theo định hướng việc làm sau này hay không?
       Lượng kiến thức mà môn học này cung cấp là cần thiết đủ cho sinh viên có thể
vận dụng vào các hoạt động nghề nghiệp sau này của mình bất kể ở cương vị công tác
nào trên công trường xây dựng cầu.

1.5- NHỮNG CÔNG NGHỆ THI CÔNG CẦU HIỆN ĐẠI ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG
       THÀNH CÔNG Ở VIỆT NAM .
1.5.1- Những công nghệ thi công hiện đại:
       Nhiều công nghệ thi công cầu hiện đại trong các lĩnh vực gồm thi công móng, thi
công kết cấu nhịp cầu thép và kết cấu nhịp cầu BTCT khẩu độ lớn được áp dụng trên
thế giới và khu vực trong những năm gần đây, đặc biệt là vào thời kỳ đổi mới, mở cửa
đã theo các dự án xây dựng lớn đưa vào nước ta. Những công nghệ này một phần được
chuyển giao, một phần chúng ta đã tìm hiểu nghiên cứu và cải tiến vận dụng cho phù
hợp với điều kiện thực tế của Việt nam , có công nghệ trở thành thế mạnh riêng của một
vài công ty xây dựng cầu.
       + Công nghệ thi công bulông cường độ cao áp dụng phổ biến ở nước ta bắt đầu từ
công trình cầu Thăng long do Liên xô(cũ) giúp ta xây dựng. Đến nay một số nhà máy
của ta có thể chế tạo được bulông CĐC và trong một số công trình đã sử dụng loại
bulông CĐC xiết đứt đầu, bulông có mũ tròn.
       + Công nghệ thi công lắp hẫng cầu giàn thép, được áp dụng cũng bắt đầu từ công
trình cầu Thăng long để lắp tại chỗ các nhịp giàn thép liên tục ba nhịp khẩu độ L=112m
nằm trong khu vực dòng chính của sông Hồng.
       + Công nghệ chế tạo kết cấu nhịp giàn thép tổ hợp hàn,liên kết bulông CĐC.
Trước đây các KCN giàn thép chúng ta đều phải nhập khẩu của nước ngoài, hiện nay từ
sản phẩm thép tấm và bằng công nghệ hàn tự động tiên tiến, các xưởng dầm của Tổng
Công thi XD cầu Thăng long và nhiều đơn vị khác đã có thể chế tạo các nhịp giàn thép
khẩu độ 50m và trên 50m phục vụ xây dựng thay thế các cầu trên đường sắt.
       + Các công nghệ chế tạo dầm BTCT ƯST theo công nghệ căng trước và căng
sau, tại công xưởng và trên bãi đúc công trường.
       + Công nghệ thi công đúc hẫng cân bằng cầu dầm BTCT, bắt đầu áp dụng vào thi
công cầu Phú lương( Hải Dương) vào năm 1993, cầu Sông Gianh ( Quảng Bình). Ban
đầu chúng ta phải nhập xe đúc của nước ngoài và thuê chuyên gia căng kéo cốt thép
DƯL, hiện nay các công ty có thể thiết kế và tự chế tạo các bộ xe đúc cải tiến gọn nhẹ




10
hơn và tự tính toán công nghệ căng kéo cốt thép. Đúc hẫng hiện là biện pháp phổ biến
được áp dụng để thi công các cầu BTCT có khẩu độ vượt từ 70m trở lên.
      + Công nghệ thi công đúc đẩy cầu dầm liên tục BTCT, đã được áp dụng ở ba công
trình cầu mà đầu tiên là cầu Mẹt ( Bắc Giang). Công nghệ đúc đẩy có phạm vi áp dụng
hạn chế nhưng khi có điều kiện áp dụng một số công ty cầu có thể thực hiện được.
      + Công nghệ đúc dầm BTCT trên đà giáo di động áp dụng trong thi công cỏc nhịp
dẫn cầu Thanh trì, khẩu độ nhịp là 50m.
      + Công nghệ thi công cầu dây văng theo phương pháp lắp hẫng, dây cáp căng kéo
từng tao áp dụng trong thi công cầu Kiền ( Hải phòng), khẩu độ nhịp là ...m
      + Công nghệ thi công cầu dây văng thi công theo phương pháp đúc hẫng, đầu tiên
áp dụng trong thi công cầu Mỹ thuận (Tiền Giang) sau đó là cầu Bãi Cháy( Quảng
Ninh) là chiếc cầu dây văng một mặt phẳng dây có khẩu độ lớn nhất thế giới là 435m.
Trong thi công kết cấu nhịp cầu Bãi Cháy ngoài đúc hẫng dầm cứng còn phải giải quyết
nhiều vấn đề kỹ thuật phức tạp khác. Mặc dù công trình do nhà thầu Nhật Bản thi công
nhưng hầu hết các công đoạn là do kỹ sư và công nhân Việt Nam thực hiện , qua các
công trình này chúng ta dần nắm bắt được các kỹ thuật và công nghệ thi công cầu dây
văng nhịp lớn.
      + Công nghệ thi công cầu vòm ống thép nhồi bê tông tuy đã được áp dụng từ
những năm 60 của thế kỷ trước đặc biệt là ở Liên xô (cũ), song gần đây kết cấu này
được áp dụng trở lại với những thay đổi về kết cấu và công nghệ. Dạng cầu này được
xây dựng nhiều ở Trung Quốc, gần đây bắt đầu được ứng dụng ở nước ta đầu tiên là ở
các cầu nằm trong khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng( T.P. Hồ Chí Minh) do nhà thầu Trung
Quốc thi công, hiện nay đã có một số dự án khác được triển khai do chúng ta thiết kế và
thi công.
      + Các công nghệ thi công cọc khoan nhồi, đầu tiên được nhập thiết bị và áp dụng
để thi công móng trụ chính cầu Việt trì( Phú Thọ) là cầu giàn thép có đường sắt và
đường bộ chạy chung vào năm 1990. Hiện nay công nghệ thi công cọc khoan đã trở
thành phổ biến với những công nghệ khoan tạo lỗ khác nhau và chúng ta có thể thi công
những cọc có đường kính lớn trên 2m và ở độ sâu đến 100m.
      + Thi công giếng chìm và giếng chìm hơi ép là biện pháp thi công truyền thống
nhưng hiện nay với các thiết bị tiên tiến, các công nghệ này có nhiều thay đổi. Trong
biện pháp thi công giếng chìm, chúng ta đã áp dụng biện pháp giếng chìm chở nổi trong
thi công móng các trụ chính cầu Thăng long với đường kính trụ tròn 18m và xuống độ
sâu 30m. Công nghệ thi công giếng chìm hơi ép với những kỹ thuật tiên tiến đã được
chuyển giao từ nhà thầu thi công Nhật bản trong dự án công trình cầu Bãi Cháy .
1.5.2 – Một số công trình tiêu biểu:
      Chúng ta có nhiều công trình cầu lớn mang tầm cỡ quốc gia và khu vực tiêu biểu
cho trình độ kỹ thuật và công nghệ của đội ngũ những người làm cầu của Việt Nam,
đánh dấu cho từng giai đoạn trưởng thành về mặt khoa học và công nghệ.




                                                                                    11
Hình 1.3- Cầu Hàm Rồng hiện nay được xây dựng lại sau chiến tranh phá hoại miền
Bắc

       Trước năm 1975, ở miền Bắc chịu sự đánh phá ác liệt do chiến tranh phá hoại của
Mỹ không một cây cầu nào được nguyên vẹn, nhiều cầu bị phá hủy. Có một chiếc cầu
được xây dựng xong ngay trước khi chiến tranh nổ ra và bị đánh phá dữ dội nhất nhưng
đã đứng vững cho đến ngày chiến thắng là biểu tượng anh hùng của ngành GTVT và
của tỉnh Thanh Hóa, đó là cầu Hàm Rồng. Cầu giàn thép hai nhịp liên tục, khẩu độ 55m
, móng cọc ống chôn trên nền đá và kết cấu nhịp được thi công theo phương pháp lao
kéo dọc trên đường trượt con lăn. Sau khi chấm dứt chiến tranh phá hoại cầu Hàm Rồng
được làm mới gồm 2 nhịp giàn thép giản đơn khẩu độ 2×80m cầu đường sắt chạy
chung với Quốc lộ 1A trong nhiều năm , hiện nay đoạn Quốc lộ 1A tách riêng chạy trên
cầu Hoàng Long xây dựng phía hạ lưu.
       Ở miền Nam , các cầu lớn xây dựng trong thời kỳ này phải kể đến là cầu Sài gòn
và cầu Đồng Nai lớn. Các cầu này đều là cầu dầm thép đặc khẩu độ lớn chiều cao thay
đổi. Trong đó cầu Sài Gòn là cầu dầm mút thừa dầm đeo khẩu độ 82,3+102,9+82,3 (m)
với nhịp đeo dài 61,7m. Cầu Đồng Nai là cầu dầm liên tục hai nhịp có mút thừa dầm
đeo bố trí nhịp gồm hai liên đối xứng : 43+15 +2×73+15+43 +15+2×73+15+43 (m),
tiết diện dầm thay đổi có đáy dầm là đường cong Parabol lồi.
       Cầu Thăng long mãi là niềm tự hào của những người làm cầu Việt nam bởi vì vào
những năm khó khăn trong thời kỳ đất nước bị thiếu thốn về mọi mặt chúng ta đã xây
dựng một chiếc cầu thép hiện đại có phần cầu chính gồm 15 nhịp thép chia làm 5 liên
mỗi liên 3 nhịp giàn thép khẩu độ 112m, tổng cộng 1680m liên kết bulông CĐC theo
phương pháp lắp hẫng cân bằng. Cầu có hai tầng, tầng một dành cho hai chiều đường
sắt với tổng chiều dài cả cầu chính và cầu dẫn là 5500m, hai bên có hai làn dành cho xe
thô sơ với chiều dài 2700m, tầng trên có 4 làn đường ôtô phần cầu chính có kết cấu bản
trực hướngđặt trên các thanh mạ thượng của các nhịp thép chiều dài cầu ôtô là 3200m.




12
Hình 1.4- Nhịp giàn thép cầu Thang long.

     Chiếc cầu bê tông cốt thép đầu tiên được áp dụng công nghệ đúc hẫng cân bằng là
cầu Phú Lương hoàn thành vào năm 1996, mở đầu cho hàng loạt các cầu được xây
dựng trong khoảng thời gian 10 năm theo công nghệ này do chúng ta tự thiết kế và thi
công như cầu Hoàng Long (Thanh Hóa) với khẩu độ nhịp 120m, cầu Tân Đệ (Thái
Bình) khẩu độ nhịp 120m, cầu Tạ Khoa ( Sơn La) 130m...




           Hình 1.5- Cầu Bãi Cháy giai đoạn thi công đúc hẫng dầm cứng.

     Để vượt khẩu độ lớn cần phải áp dụng các hệ cầu dây treo trong đó cầu treo
(Suspension Bridge) dầm mềm sử dụng dây cáp bện làm cáp chủ với khẩu độ vài chục



                                                                                 13
mét được áp dụng rộng rãi trong các cầu ở nông thôn miền núi, cầu treo nhịp lớn lần
đầu tiên áp dụng là cầu Thuận Phước nối ra bán đảo Sơn Trà của thành phố Đà Nẵng.
Chiếc cầu dây văng khẩu độ lớn đầu tiên được xây dựng là cầu Mỹ Thuận bắc qua sông
Tiền nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long có khẩu độ nhịp chính là 350m, thiết kế
và thi công chính do các nhà thầu của Ốtxrâylia thực hiện. Chiếc cầu dây văng lớn thứ
hai có kết cấu một mặt phẳng dây là cầu Bãi Cháy vượt qua Cửa Lục của thành phố Hạ
Long( Quảng Ninh) được khánh thành 11-2006 có khẩu độ nhịp chính 435m , chiều cao
tĩnh không thông thuyền 50m.


     CÂU HỎI TỰ KIỂM TRA .
       1- Trình tự các bước tiến hành để thực hiện một dự án xây dựng cầu.
       2- Hãy giải thích các khái niệm : hạng mục kết cấu, hạng mục công trình.
       3- Phân biệt một công việc xây dựng với một công tác xây dựng. Phương pháp
          xây dựng khác công nghệ xây dựng ở chỗ nào.
       4- Hãy giải thích các khái niệm: biện pháp thi công, biện pháp thi công chỉ đạo,
          biện pháp công nghệ thi công và biện pháp tổ chức thi công.
       5- Nội dung Thiết kế thi công khác Thiết kế tổ chức thi công như thế nào.




14
CHƯƠNG 2
                                      NHỮNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG

2.1- CÔNG TÁC LÀM ĐẤT :
      Công tác làm đất là những công việc đào, đắp đất, đá trong xây dựng. Trong thi
công cầu công tác làm đất bao gồm : san ủi tạo mặt bằng thi công, đào đất trong hố
móng, đắp đất nền đắp đầu cầu và đắp đảo nhân tạo phục vụ thi công.
      Công tác làm đất phải đảm bảo yêu cầu thi công công trình đúng kích thước thiết
kế, mái đất ổn định, nền đắp đảm bảo độ chặt, không bị lún, nền đào giữ được trạng
thái đất nguyên thổ.
      Công tác làm đất được tiến hành bằng máy hoặc máy kết hợp với thủ công, khi
khối lượng đào đắp nhỏ có thể làm hoàn toàn bằng thủ công. Đối với mỗi loại đất việc
đào, vận chuyển và đắp nền có những mức độ khó khăn khác nhau. Để đánh giá mức độ
khó khăn trong thi công người ta phân loại đất theo cấp (Xem phụ lục ) và căn cứ vào
bảng phân cấp đó ta có thể chọn loại máy thi công cho phù hợp đồng thời tính toán chi
phí ca máy phục vụ cho công tác lập kế hoạch và dự toán.
2.1.1- Xác định khối lượng thi công :
      Việc xác định khối lượng đào đắp rất cần thiết trong khi thiết kế, lập dự toán và
cần cho cả người thi công để lập kế hoạch, tổ chức thi công.
      Việc xác định chính xác khối lượng của nền đắp hoặc của hố móng có xét đến địa
hình của mặt đất thiên nhiên là rất phức tạp. Trong phạm vi sai số có thể chấp nhận
được người ta sử dụng những công thức sau để xác định khối lượng đào đắp.
      Thể tích đoạn nền đất đắp như trên hình 2. 1 có thể tính như sau :
                             ⎛ F + F2       ⎞L
                         V =⎜ 1        + 2F ⎟         (m3)      (2-1)
                             ⎝    2         ⎠ 3
                                                            Trong đó :
                                                            F1- diện tích mặt cắt đầu.
                                                            F2-diện tích mặt cắt cuối
                                                            F- diện tích mặt cắt tại điểm
                                                     giữa của đoạn nền đắp có chiều dài
                                                     là L .
                                                            Khi hố móng có dạng hình
                                                     máng kích thước đáy a×b, kích
                                                     thước trên mặt hố móng là c×d và
     Hình 2. 1- Sơ đồ xác định thể tích nền đắp      chiều sâu H thì thể tích được tính
                                                     theo công thức :

                       H
                  V =     [ab + cd + (a + c )(b + d )]      ( m3 )    (2-2)
                        6
      Thông thường hố móng được đào sau khi đã san ủi tạo mặt bằng, nếu trong những
trường hợp không thể tạo được mặt bằng thì chiều sâu H lấy theo giá trị thấp nhất và
tính thể tích hố móng theo công thức (2-2) sau đó cộng thêm một lượng hiệu chỉnh do
độ dốc của mặt đất tự nhiên :




14
1
                             ΔV = c × m s (c + m s c × m ) d        (m3)   (2-3)
                                                          2
               trong đó :
                          -1: ms độ dốc của mặt đất mép hố móng
                          -1: m độ dốc ta luy hố móng.
     Thể tích đất trong hố móng là thể tích khối chìm nằm trong trạng thái tự nhiên, khi
đào lên trạng thái này bị phá vỡ và tăng thể tích, cần phải xác định thể tích đất sau khi
đào lên để bố trí phương tiện vận chuyển đất thải cho phù hợp. Lượng đất thải tính
bằng thể tích khối chìm nhân với hệ số tơi xốp của mỗi loại đất.


                            Loại đất                  Hệ số tơi xốp

              Đất thịt, đào thủ công                     1,2÷1,3
              Đất cát, cát sỏi sạn                      1,08÷1,15
              Đất thịt rắn,đào bằng nổ mìn              1,3÷1,45

      Xác định khối lượng san ủi mặt bằng gồm có khối lượng đào ở chỗ cao và khối
lượng đắp bù cho những vị trí thấp hơn so với cốt thiết kế.
      Có hai phương pháp xác định khối lượng san ủi mặt bằng : phương pháp lưới tam
giác và phương pháp lưới ô vuông. Trong tài liệu này giới thiệu phương pháp lưới tam
giác.




    Hình 2. 2- Xác định khối lượng san mặt bằng theo phương pháp lưới tam giác

      Tùy theo mức độ phức tạp của địa hình mà cạnh lưới ô vuông cắm từ 50÷10m, để
tăng độ chính xác địa hình càng phức tạp chia càng nhỏ. Sau đó mỗi ô vuông lại kẻ một
đường chéo. Tại mỗi đỉnh của tam giác xác định cao độ tự nhiên và cao độ thiết kế của
mặt bằng, hiệu số CĐTN-CĐTK = Hij – chiều cao của mỗi đỉnh. Hiệu số mang dấu (+)
là phần đào, mang dấu (-) là thuộc phần đắp. Chỉ số của cao độ H gồm i- là số thứ tự
hàng ngang, j- là số thứ tự các đỉnh trong một hàng. Mỗi tam giác cũng được đánh số
thứ tự 1,2,3,4.. .
    Thể tích của mỗi lăng trụ tam giác có cao độ cùng dấu được tính bằng công thức :



                                                                                      15
a 2 (H 1 + H 2 + H 3 )
                       VLangtru =          .                                (2-4)
                                         2          3
     Tính thể tích của những khối lăng trụ trong những ô tam giác mà đỉnh của chúng có
cao độ khác dấu ta phải tính theo ba bước. Bước 1 : tính theo công thức (2- 4) ta được
khối lượng dư ra sau khi điều phối giữa phần đào và phần đắp, nếu kết quả mang dấu
(+) tức là phần đào nhiều hơn phần đắp. Bước 2: tính thể tích của phần khối hình chóp
tam giác có chiều cao là H3, thể tích này mang dấu (+) nếu nó nằm trong vùng đào và
mang dấu (-) nếu nằm trong vùng phải đắp.
                                                        a2H3   3
                                        VΔ = ±                                     (2- 5)
                                                6(H 1 + H 3 )(H 2 + H 3 )
      Bước 3: tính thể tích phần hình nêm còn lại:
                                         VNêm=VLang tru-VΔ
    Trong các công thức trên các cao độ H1,H2 và H3 lấy theo vị trí của chúng như hình
2.2.
     Ví dụ : Xác định khối lượng đào đắp khi phải san tạo mặt bằng trong phạm vi bốn
ô 13,13’,14 và 14’ trên hình vẽ. Chiều dài cạnh lưới a=10m, cao độ tương đối của mặt
tự nhiên ở các đỉnh so với cao độ thiết kế là :
      H13=+1,8; H14=1,1; H15=-0,6; H23=+0,55 ; H24=-0,7 và H25=-1,3.
     Lần lượt xác định thể tích từng khối trong các tam giác.
     Thể tích của lăng trụ tam giác 13, cao độ đều mang dấu (+), nằm hoàn toàn trong
phần đào đi :
                          a 2 (H 13 + H 23 + H 14 ) 100(1,8 + 0,55 + 1,1)
                   V13 =                           =                       = 57,5m 3
                                      6                          6
     Thể tích khối 13’ gồm hai phần, phần đào và phần đắp, khối lượng dư ra sau điều
phối là :
                        a 2 (H 23 + H 14 + H 24 ) 100(+ 0,55 + 1,1 − 0,7 )
                 V13' =                           =                          = +15,8m 3
                                    6                            6
     giá trị (+) nghĩa là phần đào nhiều hơn phần đắp.
     Thể tích phần hình chóp, khối này nằm trong phần đắp nên mang dấu (-)
                                                        100 × 0,7 3
                                  3
                         a 2 H 24
     VΔ13' = −                               =−                            = −2,5m 3
               6(H 24 + H 23 )(H 24 + H 14 )      6(0,7 + 0,55)(0,7 + 1,1)
     Thể tích của phần phải đào hình nêm :
                      VNêm 13’ = V13’ - VΔ13’ =15,5-(-2,5)= +18,3 m3
     Tương tự chúng ta tính cho các ô 14 và 14’. Kết quả tổng hợp trong bảng sau :

                                                                                Khối
      N0 tam       Cao độ tương đối của các đỉnh        Khối lượng (m3)        lượng
       giác                  tam giác                  Đào (+)    Đắp (-)      đất dư
                                                                                (m3)
        13          +1,8        +1,1        +0,55        57,5          -
        13’         +1,1        +0,55        -0,7        18,3         2,5
        14          +1,1         -0,7        -0,6         7,2        10,5
        14’         -0,7         -0,6        -1,3          -         43,3




16
Cộng       83,0       56,3       +26,7
2.1. 2 - Các công việc chuẩn bị :
    Trong công tác làm đất, những công việc chuẩn bị bao gồm : san dọn mặt bằng và
lên khuôn công trình trên thực địa.
    Công việc san dọn mặt bằng rất đa dạng, phụ thuộc vào đặc điểm địa hình và qui mô
của công trình đào đắp.
    Với điều kiện công trình nằm trong khu vực đô thị công tác chuẩn bị còn phải tổ
chức đường tránh đảm bảo giao thông, rào ngăn khu vực thi công và di dời những công
trình ngầm đi qua khu vực đào hố móng.
    Với địa hình trũng, thấp cần đào hệ thống rãnh thoát dẫn nước ra ngoài khu vực thi
công hoặc dẫn về hố tụ để bơm ra ngoài đảm bảo khu vực thi công không bị ngập nước.
    Trong mặt bằng khu vực thi công cần san bóc hết lớp đất hữu cơ phía trên, đào hết
các gốc cây và tạo một địa hình tương đối bằng phẳng để tiện cho việc đo đạc lên khuôn
công trình.




                               Hình 2.3- Khuôn nền đường
                             a) Khuôn nền đắp.
                             b) Khuôn nền đào.

   Vị trí mép nền đắp xác định từ tim cốt theo các công thức :
   + Về phía dưới sườn dốc :
           n ⎛b         ⎞
    d1 =       ⎜ + mH ⎟      (2- 6)
          n−m⎝ 2        ⎠
   + Về phía trên sườn dốc :
                                      n ⎛b         ⎞
                              d2 =       ⎜ + mH ⎟                       (2-7)
                                    n+m⎝ 2         ⎠
   Vị trí mép nền đào hoặc hố đào tính từ tim cốt xác định theo các công thức :
   + Về phía dưới sườn dốc :
                                      n ⎛b            ⎞
                              d1 =       ⎜ + k + mH ⎟                  (2- 8)
                                    n+m⎝ 2            ⎠
   + Về phía trên sườn dốc :
                                       n ⎛b            ⎞
                               d2 =       ⎜ + k + mH ⎟                  (2- 9)
                                     n−m⎝ 2            ⎠




                                                                                      17
Những giá trị trên là hình chiếu của khoảng cách từ tim cốt đến chân ta luy còn khi
đo khoảng cách trực tiếp trên mặt đất phải nhân thêm với một hệ số hiệu chỉnh độ dốc
sườn ks :
                                 ks = n2 +1                              (2-10)
                                                         Biện pháp lên khuôn các vị trí
                                                    nằm dưới đáy hố móng tiến hành
                                                    như sau :
                                                         Dùng cọc là những thanh gỗ
                                                    dựng hàng rào chắc chắn vây quanh
                                                    hố móng gọi là giá đo. Trên các
                                                    thanh ngang của giá đo dùng thước
                                                    xác định vị trí các góc của kết cấu
                                                    và dùng cưa hoặc đinh đánh dấu
                                                    điểm này. Khi muốn xác định vị trí
                                                    điểm góc này dưới đáy hố móng
Hỡnh 2. 5- Biện phỏp dúng kớch thước xuống dưới     dùng dây thép nhỏ căng qua những
           đỏy hố múng.                             điểm đã lấy dấu trên giá đo và dùng
                                                    rọi dóng từ điểm giao cắt giữa hai
dây căng xuống cao độ cần xác định.


2.1.3- Biện pháp đào đất trong hố móng :
a) Đào đất trong hố móng trên cạn, không có kết cấu chống vách :
      Hố móng có chiều sâu tối đa là 3m, vách hố móng có mái dốc 1: 0,75÷1:1.
      Biện pháp thi công : Dùng máy đào gầu nghịch, đứng ở vị trí sao cho mép bánh
lốp hoặc cạnh dải xích cách mép hố móng 1,0m và di chuyển dọc theo chiều dài cạnh
hố để đào lấy đất lần lượt từng lớp. Đất đổ lên ôtô tự đổ và chuyển ra ngoài bãi thải của
công trường. Kết hợp nhân lực sửa sang ta luy hố móng. Khi đào đến vị trí cách cao độ
thiết kế của đáy móng 0,5m thì phải đào hoàn toàn bằng thủ công. Dùng nhân lực đào
lấy đi từng lớp đất mỏng, vừa đào vừa kiểm tra mặt bằng đáy hố móng. Nền đất dưới
đáy hố móng chỉ được đào đi mà không được đắp đất bù vào. Đất thải được vận chuyển
lên miệng hố móng bằng thủ công, đi theo bậc lên xuống tạo trên ta luy hố móng hoặc
xúc đổ vào thùng chứa rồi dùng cần cẩu đưa lên khỏi hố móng và đổ lên ôtô. Trong hình
2. 6 các con số chỉ tầm với của máy đào. Tùy theo kích thước hố móng và tầm với làm
việc của cần mà bố trí ôtô đứng trước hoặc đứng sau. Vị trí đứng của ôtô thay đổi theo
hành trình di chuyển của máy đào.




18
Hình 2. 6- Đào đất trong hố móng đào trần bằng máy đào gầu nghịch.

b) Đào đất trong hố móng trên cạn, có kết cấu chống vách :
      Khi hố móng có chiều sâu lớn hơn 3m hoặc nền đất yếu có hiện tượng cát chảy dễ
sập lở, ngoài ra để giảm bớt diện tích miệng hố móng vách hố móng đào thẳng đứng,
khi đó thành hố móng phải được kè chống bằng kết cấu tạm thời gọi là tường ván
chống vách.
      Giữa hai mặt tường ván đối diện nhau có hệ thống văng chống ngang tạo thành
các ô hoặc các khe ngang gây khó khăn cho việc lựa gầu của máy đào lấy đất trong hố
móng. Tùy thuộc vào dạng của kết cấu văng chống mà sử dụng máy đào gầu nghịch hay
máy đào gầu ngoạm.




                     Hình 2. 7- Đào đất hố móng có kết cấu chống vách

      Nếu văng chống chỉ gồm một hàng các thanh chống ngang, tạo thành các khe
ngang, dùng máy đào chạy dọc theo mép hố móng và lựa gầu lấy đất theo các khe này,
đất đổ lên xe ô tô có ben tự đổ và chuyển ra bãi thải.
      Nếu kết cấu văng chống là một khung gồm các thanh chống theo chiều ngang và
thanh chống theo chiều dọc của hố móng tạo thành các ô thì không thể dùng máy đào,
khi đó dùng máy xúc gầu ngoạm, thả gầu qua các ô để đào lấy đất trong hố móng. Đất
đưa lên có thể đổ lên ôtô hoặc đưa ra cách xa mép hố móng và đổ đống, sau đó dùng
máy ủi san phẳng.
      Cấu tạo của tường ván sẽ nghiên cứu trong chương 3.
      + Xác định năng suất của máy đào :
                                  P = 60vnk1k 2 k3 (m3/h)                  (2-11)
      trong đó : ν - dung tích của gầu, tra theo lý lịch máy m   3

                  n- số chu kỳ hành trình đào và đổ một gầu của máy trong 1 phút.
                                             60
                  tính theo công thức n =        .
                                              t
                   t - thời gian của một chu kỳ ( phút) đối với máy đào có dung tích gầu ν
                  =0,1÷0,3 m3 chế độ quay gầu 900,thời gian này là 0,5 phút
                  k1- hệ số triết giảm do không lấy đầy gầu 0,95
                  k2 - hệ số triết giảm do thời gian di chuyển 0,85.
                  k3 - hệ số sử dụng máy không liên tục 0,75.


                                                                                       19
+ Xác định số lượng xe ô tô phối hợp với máy xúc :
                                                                          G
         Xe có trọng tải là G, lượng đất mỗi lần xe chở được là Vxe =         (m3), trong
                                                                          γ
đó γ là khối lượng riêng của đất, với đất đổ đống lấy bằng 1,7 Tấn/m . Thời gian của
                                                                      3

một chuyến xe gồm thời gian đi về, thời gian lùi vào vị trí đổ và trút đổ một ben đất
hết khoảng 5 phút. Với tốc độ chạy xe trên công trường là 5km/h, khoảng cách vận
chuyển là L ( km), thì thời gian vận chuyển của một chuyến xe tính bằng :
                                        L
                                  T = 2 + 0,12 (h)                        (2-12)
                                        5
          Số xe ôtô phối hợp là :
                                       T .P
                                  N=         +1                           (2- 13)
                                      0,9Vxe
      0,9 - là hệ số đổ đầy ben
       P- năng suất của máy đào (m3/h) tính theo (2-11)
    Giá trị trên làm tròn, nếu phần thập phân dưới 0,9 có thể chọn loại xe nhỏ hơn.
c) Đào đất trong hố móng bị ngập nước :
      Ở khu vực ngập nước, với dạng móng có bệ ngập sâu vào trong nền người ta tiến
hành đóng vòng vây cọc ván xung quanh phạm vi móng và đào đất trong vòng vây để
tạo hố thi công bệ móng. Sau khi đào lấy đất đến cao độ thiết kế đáy móng được đổ
một lớp bê tông và bơm cạn nước.
      Đào đất hố móng trong điều kiện ngập nước bằng một trong hai biện pháp: dùng
máy đào gầu ngoạm và bằng biện pháp xói hút.




Hình 2.8- Đào đất hố móng trong điều kiện ngập nước bằng máy đào gầu ngoạm.
            a) Trường hợp nước ngập nông. b) Trường hợp nước ngập sâu.
             1- Vòng vây cọc ván.     2- đường công vụ. 3- sà lan.

      So với MNTC, nếu chiều sâu ngập nước Hn < 2m, thiết bị đào và vận chuyển đất
thải phải đứng và di chuyển trên đường công vụ hoặc trên sàn đạo. Với chiều sâu ngập
nước Hn ≥ 2m , sử dụng các phương tiện nổi là sà lan hoặc hệ phao làm mặt bằng thi
công trên mặt nước.
      Với nền sét, sét pha hoặc cát thô, cát lẫn sỏi sạn, trong hố móng không bị vướng
các đầu cọc thì nên sử dụng máy đào gầu ngoạm có dung tích gầu từ 1,2÷2,5m3. Khi Hn
<2m, bố trí xe cẩu di chuyển trên đường công vụ để đào lấy đất ở các vị trí của hố móng



20
và đất thải được đổ sang bên cạnh. Khi Hn ≥ 2m đặt xe cẩu đứng cố định trên phao thả
gầu lấy đất ở trong hố móng rồi đổ đất ra sông hoặc đổ vào xà lan vận chuyển.
      Với nền cát, cát lẫn sỏi cuội rời rạc và đặc biệt nền đào bị vướng các đầu cọc đào
đất hố móng bằng biện pháp xói hút hoặc hút thủy lực.
      Khi gặp nền đất chặt, sử dụng thiết bị xói hút có các đầu vòi xói nước để phá đất
nền thành bùn với các hạt rời và dùng đầu hút để hút hỗn hợp bùn thải ra ngoài. Máy
hút bùn có hai loại : máy hút khí động thổi bằng hơi ép và máy hút thủy lực dùng bơm
ép nước.
      Cấu tạo máy hút khí động bao gồm ống hút có đường kính 100÷250mm, đi kèm
song song với ống hút là đường ống dẫn hơi ép xuống buồng hút bó trí gần sát cửa hút ở
phía dưới. Tại đây đường ống hơi ép đổi chiều và thổi vào trong buồng hút một góc
chéo 20÷250 so với phương thẳng đứng rồi theo đường ống đi ngược lên tạo nên một
buồng chân không tại khu vực cửa hút, do đó nước và bùn bị cuốn vào rồi theo luồng
khí ép chảy dọc theo ống hút để xả ra ngoài. Máy có thể cuốn theo lên cả những viên đá
kích cỡ lớn lớn có thể làm tắc đường ống, do đó ở miệng ống người ta hàn lưới để chặn
lại chỉ cho những viên đá có kích thước nhỏ hơn 1/4 đường kính ống lọt qua. Biện pháp
xói hút không áp dụng được đối với nền sét dẻo bởi dễ bị làm tắc đường ống trong quá
trình bơm hút.

         a)
                              c)

                                                    Nót A
                                           H¬i Ðp




                        b)




                                   A
                                                     Bïn




Hình 2. 9- Cấu tạo máy xói hút khí động và biện pháp tổ chức đào đất bằng máy xói hút.
               a- Cấu tạo chung của máy xói hút ; b- đầu xói ; c- đầu hút

     Để đào xói đất phải có máy bơm áp lực nước 90m và lưu lượng 90m3/h, năng suất
của máy hút từ 2÷4m3/h. Chỉ tiêu hơi ép cho 1m3 bùn hút lên phụ thuộc vào độ sâu đào
và xác định theo đồ thị trong hình vẽ dưới đây, trong đó h là độ cao đưa bùn lên khỏi
mặt nước còn H tính từ cao độ đặt máy đến cao độ đầu hút.




                                                                                     21
3
                              V( m )
                                                                                                                     B¶ng 2-1-          C«ng suÊt mét sè lo¹i m¸y hót khÝ ®éng
                              4
ChØ tiªu h¬i Ðp cho 1m3 bïn


                                                      h=3 m
                                                                                                                                        C«ng suÊt ¸ p lùc C«ng suÊt Träng
                              3                                                                                     m· hiÖu                                ®éng c¬  l−îng
                                                                                                                                         (m3/h)     ( m)    (kW)
                                                      h=2m                                                                                                          (daN)
                              2
                                                                                                                     hpg-2    28. 8                    20                   7    300
                                                      h=1m                                                           3gp- 8    50                      15                   10   355
                              1
                                                                                                                     5gp- 8  100-250                  34-38                 40   950
                              0                                                                   (m)                6pc -9    250                     43                   75   1500
                                  2     3    4   5    6   7                 8            9   10                     8gpu -12   380                    19. 5                 55   2000
                                      §é s©u h¹ ®Çu hót H


                                  Hình 2.10- Chỉ tiêu hơi ép và thông số kỹ thuật của một số máy hút khí động.

      Thiết bị xói hút được gắn trên giá chữ A và được di chuyển trên mặt sàn đạo dựng
trên mặt vòng vây của hố móng.
      Cấu tạo của máy hút thủy lực tương tự như máy hút khí động nhưng dùng dòng
nước bơm với áp lực nước 1,0÷1,5 Mpa và lưu lượng 150m3/h để tạo thành dòng hút
      Với nền cát rời mềm thì không cần vòi xói để đào phá mà có thể dùng đầu hút trực
tiếp hút đất cát lên. Trước tiên tạo lỗ lòng chảo sâu hơn mặt nền xung quanh 20÷30cm
và thả đầu hút xuống sát mặt nền , khi hút nước bị cuốn vào rồi tạo thành dòng chảy tốc
độ lớn làm xói đất nền và cuốn theo. Dùng cần cẩu hoặc giá chữ A di chuyển dần đầu
hút để có thể đào rộng ra xung quanh và sâu dần xuống đến cao độ cần thiết.
      Khi những viên đá có kích cỡ lớn không lọt qua cửa hút của máy hút bùn đọng lại
ở dưới đáy hố móng với khối lượng lớn người ta dùng một loại thiết bị gọi là lồng hút
đá hoạt động theo nguyên lý của máy hút thủy lực nhưng chỉ hút những viên đá kích
thước 10÷25cm. Các viên đá này hút vào lồng chứa bằng thép, khi đầy cả đầu hút được
lấy lên để xả đá ra.
                                                                                                                                 2
                                              a)                                                                    b)                                                  5
                                                              nuíc cao ¸p
                                                Bïn




                                                                                                                         1
                                                                                                                                                                   75



                                                                                                                                                                        4
                                                                                                                                                                                 6
                                                                                                                                 2000
                                                                                (2-3)d




                                                                                             d
                                                                                                               20
                                                                                                    (1,5-2)d




                                                                                                                                                             300

                                                                                                                             3
                                                                                                                                                      1250


                                              Hình 2. 11 – Cấu tạo máy hút thủy lực (a) và lồng hút đá (b).



22
1- lồng chứa. 2-ống bơm nước. 3- buồng hút. 4- ống hút. 5- lưới chắn. 6- đá cuội được
hút lên.

2. 2- CÔNG TÁC NỔ MÌN.
       Nổ mìn là sử dụng sức công phá của thuốc nổ để phá vỡ một khối lớn, rắn chắc.
Trong xây dựng nổ mìn được dùng để đào phá đá mở đường, đào hầm và khai thác đá
trong các mỏ vật liệu, phá dỡ công trình cũ, tạo mặt bằng.. . Trong thi công cầu một số
trường hợp sau đây cũng cần phải áp dụng biện pháp nổ mìn để phối hợp với những
công tác thi công khác :
           - Phá những tảng đá mồ côi.
           - Đào phá đá dưới đáy hố móng.
           - Phá móng và mố trụ cầu cũ.
           - Phá dỡ kết cấu nhịp cầu cũ.
   Khi gặp phải những trường hợp trên, đơn vị thi công thường phải thuê những đơn vị
  khác có chuyên môn và tư cách pháp nhân về nổ mìn thực hiện. Nếu đơn vị thi công
  có chứng chỉ về nổ mìn và xin cấp phép thì có thể tự tổ chức nổ phá. Dù sao người kỹ
  sư xây dựng cũng cần phải có kiến thức cơ bản về nổ phá mìn.
2. 2. 1- Khái niệm về nổ mìn :
                                             Nổ là một phản ứng hóa học cực nhanh
                                       kèm theo giải phóng một năng lượng lớn, tại
                                       tâm nổ nhiệt độ lên tới 30000C, áp suất cao và
                                       tăng đột ngột làm cho môi trường xung quanh
                                       tâm nổ sinh ra làn sóng lan truyền va đập với
                                       vận tốc lớn, những tác dụng này có sức công
                                       phá và hủy hoại ghê gớm, càng gần tâm nổ ảnh
                                       hưởng này càng lớn. Quan sát môi trường sau
                                       khi nổ người ta phân biệt ba vùng tác dụng gồm
    Hỡnh 2. 12- Các vùng tác dụng :
    của nổ. 1-Vùng nén (nát vun).            - Vùng nén, môi trường bị nén chặt đột
    2- Vùng phá rời. 3- Vùng chấn      ngột và bị nát vụn.
    động                                     - Vùng phá rời : môi trường bị chia cắt,
                                       phá vỡ
      - Và vùng chấn động: làn sóng va đập không đủ phá vỡ kết cấu mà chỉ làm chấn
động các phần tử tạo nên môi trường, vùng này được coi là còn nguyên vẹn sau khi nổ.
Trong nổ phá chúng ta chỉ quan tâm đến hai vùng trong và gọi chung là vùng phá hoại.




                          Hình 2. 13 – Ba hình thức nổ mìn :
             a) nổ hạn chế n<1 ; b) nổ tung n=1 ;c) nổ văng xa n>1


                                                                                    23
Một lượng thuốc nổ tập trung được chuẩn bị để nổ gọi là một phát mìn. Phát mìn
đặt nằm áp sát vào đối tượng cần phá gọi là mìn đắp hay mìn ốp, phát mìn nằm sâu ở
trong đối tượng nổ phá gọi là mìn nạp. Loại mìn phổ biến được sử dụng là mìn nạp. Với
mìn nạp, khối thuốc được đặt vào trong môi trường cần phá và nén chặt lại, khi nổ năng
lượng được giải phóng và sẽ phá nhiều về phía nào có lớp bảo vệ mỏng hơn. Một môi
trường nổ phá có thể có một hoặc nhiều mặt thoáng. Khoảng cách ngắn nhất từ tâm nổ
đến mặt thoáng gọi là đường kháng và kí hiệu là w, còn bán kính đường tròn vĩ tuyến
giao cắt giữa vùng phá hoại với mặt thoáng gọi là bán kính phễu nổ r. Nếu cùng một
lượng thuốc nổ, đối với những đường kháng khác nhau thì hình dạng và kích thước
phễu nổ sẽ khác nhau. Căn cứ vào hình dạng của phễu nổ người ta chia ra làm ba hình
thức nổ mìn nạp : nổ hạn chế, nổ tung và nổ văng xa ( bắn mìn). Giữa giá trị đường
kháng và kích thước phễu nổ có mối quan hệ với nhau, đồng thời liên quan đến ba hình
thức nổ trên. Để tạo ra các vụ nổ theo hình thức đã định người ta sử dụng một đại lượng
phản ánh mối quan hệ này gọi là chỉ số tác dụng của phát mìn, tính bằng tỉ số giữa bán
kính phễu nổ và đường kháng.
                                           r
                                      n=                                (2- 14)
                                          W
            n<1 – nổ mìn hạn chế, không bắn đi xa và ít chấn động xung quanh, trong
                    đó:
                    n ≤0,35 - nổ tạo bầu trong đất.
                    n = 0,7 nổ om, đất đá vỡ nát nằm nguyên tại chỗ
             n=1 - nổ tung, tạo thành phễu nổ.
             n>1 : nổ văng xa, đất đá bị phá vụn và đẩy ra xa.
2. 2. 2- Vật liệu nổ :
      Thuốc nổ : là một chất hoặc hợp chất hoá học trộn lẫn với một số chất phụ gia.
   Những chỉ tiêu cơ bản của thuốc nổ :
      + Độ nhạy :khả năng phát nổ do tác dụng của một xung lượng nào đó.
      + Sức nổ : khả năng sinh công phá hoại môi trường nổ ( cm3).
      + Sức công phá : khả năng phá hoại của thuốc nổ tác dụng vào môi trường nằm
gần phát mìn. (mm)
      + Tốc độ kích nổ m/s
      + Độ chuyền nổ : khả năng kích nổ khi khởi nổ một thỏi thuốc trong một phát
thuốc nổ có nhiều thỏi.
      Thử độ nhạy bằng cách cho rơi một quả nặng 8daN xuống 0,05g thuốc và xác định
hai thông số : chiều cao rơi tối thiểu để quả nặng rơi xuống thuốc nổ gây ra nổ (cm) và
tính % số lần nổ khi cho rơi từ chiều cao 25cm.
      Thử sức nổ bằng cách cho 10g thuốc nổ vào lỗ tạo sắn kích thước ∅25mm, dài
125mm trong khối chì hình trụ ∅200mm, cao 200mm và kích nổ bằng kíp. Sau khi nổ
lỗ trong khối chì bị biến dạng thành hình quả lê. Đo thể tích dãn ra trừ đi thể tích lỗ
trước khi nổ ta được sức nổ tính bằng cm3.
      Thử sức công phá bằng cách cho 50g thuốc nổ gói chặt trên một miếng thép dày
10mm, miếng thép này đặt trên thỏi chì nguyên chất ∅40mm,cao 60mm. Đáy thỏi chì
đặt trên đế thép dày 20mm. Sau khi kích gói thuốc nổ bằng kíp,thỏi chì bị ép xuống, độ
chênh lệch chiều cao cho biết sức công phá của thuốc nổ.



24
Một số chất nổ công nghiệp thông dụng :
         TNT ( Trinitrôtôlin) : Là loại thuốc nổ đơn chất, kết tinh mầu vàng, mùi thơm,
                   vị đắng và rất độc. TNT sản xuất dưới dạng bột khô,vảy trấu, hoặc ép
                   bánh. Đây là loại có sức nổ trung bình, an toàn, có thể nổ trong nước,
                   tạo nhiều khói.
         Amônít : Là loại thuốc nổ hỗn hợp, thành phần gồm TNT, NaCl, bột nhôm,
                   mùn cưa.. . Hạt nhỏ cứng và rời được đóng thành thỏi mầu vàng
                   nhạt. Amônít được chia thành nhiều nhóm theo số hiệu. Amônít có
                   sức nổ kém TNT nhưng sức công phá lại lớn hơn, an toàn, tan trong
                   nước, khi nổ ít tạo khói.
         Dynamít : Là thuốc nổ hỗn hợp, thành phần chủ yếu là Nitro glyxêrin. Dẻo
                   mầu nâu sẫm, sức nổ mạnh,kích nổ khi va chạm chà xát và nhiệt độ
                   >80C, vì vậy kém an toàn. Dynamít nổ được trong nước, và khi nổ
                   không tạo ra khí độc.
  Phương tiện gây nổ : để làm nổ một phát mìn cần cung cấp cho nó một năng lượng
nhất định gọi là xung lượng kích nổ. Chất kích nổ là một lượng thuốc nổ nhỏ nhưng
mạnh và nhạy, được chế tạo sẵn dưới dạng kíp nổ hoặc dây nổ. Đối với phát mìn lớn thì
chất kích nổ chia làm 2 tầng: kích nổ - mồi nổ - khối thuốc nổ. Mồi nổ là lượng thuốc
nổ gắn sau kíp có sức công phá mạnh.




                       Hình 2. 14- Cấu tạo kíp đốt và kíp điện
1-vỏ nhôm hoặc đồng. 2-thuốc kích nổ lần 2. 3-vỏ dựng thuốc kích nổ lần 1.4-thuốc
kích nổ lần 1. 5-điểm hoả ( mắt ngỗng). 6-chất cháy chậm.7-dây tóc bốc cháy. 8-dây
điện; 9-chất cách ly.

   Kíp nổ có hai loại : kíp nổ đốt và kíp điện.



                                                                                      25
Kíp đốt được gắn vào dây cháy chậm, khi đốt một đầu dây thuốc cháy dần đến kíp
và làm cho chất nổ trong kíp phát nổ.
    Kíp điện khác với kíp đốt là ở phía đuôi kíp có bộ phận gây cháy bằng dây tóc và
đốt nóng bằng dòng điện dẫn vào bằng dây dẫn.
    Cả hai loại kíp có vỏ bằng đồng hoặc nhôm, đường kính ∅=5,5÷7mm và có chiều
dài theo số hiệu của kíp. Các bộ phận của hai loại kíp thể hiện trong hình 2.14.
    Để làm cho kíp phát nổ dùng biện pháp đốt nóng lượng thuốc kích nổ cực nhạy 4,
khối này tiếp tục làm cho lượng thuốc 2 có sức công phá lớn ở đầu kíp phát nổ tạo
thành xung lượng kích nổ làm cho khối thuốc chính của quả mìn phát nổ.
      Nguồn nhiệt đốt nóng lượng thuốc số 4 là do đốt dây cháy chậm hoặc nung nóng
dây tóc bằng dòng điện dẫn từ nguồn ở xa vào.
      Dây cháy chậm là một sợi dây có đường kính 5÷6mm, trong lõi đặt chất dẫn cháy
gồm thuốc nổ đen+bột than+diêm tiêu bọc bằng 3 lớp sợi bông phía ngoài phủ hắc ín
để chống ẩm. Dây chấy chậm được sản xuất thành cuộn dài, khi sử dụng phải cắt ra
từng đoạn có chiều dài tính toán và lắp vào kíp đốt.
      Dây dẫn nổ : Dùng để truyền nổ từ nơi phát nổ đến quả mìn. Dây nổ có lõi là
thuốc nổ mạnh ( Hexoghen,Têtrin) nhưng với lượng nhỏ bên ngoài có vỏ bọc bằng nhựa
bảo vệ, dây dẫn từ vị trí điểm hoả đến quả mìn, trên vỏ dây có chỉ hướng truyền nổ.
Tốc độ truyền nổ 7000m/s. Nếu dùng dây dẫn nổ quấn quanh vật cần phá và cho nổ có
thể cắt đứt hoặc phá vỡ vật đó. Như vậy dây dẫn nổ là một loại mìn sợi dài. Để làm cho
dây dẫn phát nổ phải dùng kíp buộc ốp vào đầu dây và điểm hỏa, kíp nổ làm cho lõi
thuốc trong dây kích nổ và khối thuốc nổ ở cuối dây nổ theo.
2. 2.3- Biện pháp nổ mìn :
      Có ba biện pháp nổ mìn : nổ mìn ốp, nổ mìn lỗ và nổ mìn buồng. Trong thi công
cầu chỉ sử dụng biện pháp nổ mìn lỗ nhỏ và nổ ốp.
      Nổ mìn ốp dùng để phá đá mồ côi, cắt đứt kết cấu. Thuốc nổ được gói chặt thành
quả bộc phá và buộc vào khối đá hoặc gài xuống phía dưới khối đá, trong gói thuốc nổ
đã gài kíp nổ. Lượng thuốc tính tóan đủ để làm vỡ khối đá thành những hòn nhỏ để có
thể vận chuyển đi được.




26
Hình 2. 15- Biện pháp nổ ốp mìn.
               a) phá đá tảng trên cạn. b) phá đá và cắt cọc ở dưới nước.
1- Gói bộc phá. 2- Dây cháy chậm có gài kíp. 3- Đất dẻo hoặc bột dẻo đắp ngoài

      Khi nổ mìn để cắt kết cấu thép có tiết diện tổ hợp, ứng với mỗi bộ phận của tổ
hợp tiết diện bố trí một lượng nổ riêng. Các lượng nổ đặt dối diện nhau để tăng hiệu ứng
cắt.




Hình 2. 16- Bố trí lượng nổ cắt kết cấu thép, các số chỉ vị trí các gói thuốc nổ, đơn vị
            tính bằng mm .

      Nổ mìn lỗ nhỏ để phá đá hố móng hoặc phá dỡ kết cấu bê tông. Lỗ khoan có
đường kính ∅42÷60mm. Chiều dài lỗ khoan căn cứ vào chiều dày lớp đá cần đào hoặc
của kết cấu bê tông cần phá.
      Cấu tạo một quả mìn nạp bao gồm : phía đáy lỗ mìn là thuốc nổ được lèn chặt,
phần thuốc trên cùng có gài kíp và nối ra ngoài lỗ mìn bằng dây cháy chậm hoặc dây
điện. Phần lỗ mìn còn lại phải được lèn chặt bằng mùn khoan của lỗ mìn, bằng đất sét
dẻo. Phần chèn lấp này gọi là bua mìn, bua càng chặt, hiệu quả nổ phá càng cao. Chiều
dài của đoạn bua phải không được nhỏ hơn 1/3 chiều dài toàn bộ lỗ mìn (Hình 2.17,b).

                  a)                                          b)




Hình 2.17- Bố trí các lỗ mìn đào phá đá trong hố móng (a) và cấu tạo quả mìn nạp sử
          dụng kíp điện .
                      1- các thỏi thuốc nổ. 2- kíp điện 3- bua mìn




                                                                                     27
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau
Thi cong cau

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNHTỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNHTPHCM
 
Cơ học kết cấu t.1 - hệ tĩnh định - lều thọ trình
Cơ học kết cấu   t.1 - hệ tĩnh định - lều thọ trìnhCơ học kết cấu   t.1 - hệ tĩnh định - lều thọ trình
Cơ học kết cấu t.1 - hệ tĩnh định - lều thọ trìnhTtx Love
 
Tính toán tiết diện cột BTCT-Nguyễn Đình Cống
Tính toán tiết diện cột BTCT-Nguyễn Đình CốngTính toán tiết diện cột BTCT-Nguyễn Đình Cống
Tính toán tiết diện cột BTCT-Nguyễn Đình CốngDung Tien
 
Hướng dẫn thực hành Etabs (cơ bản)
Hướng dẫn thực hành Etabs (cơ bản)Hướng dẫn thực hành Etabs (cơ bản)
Hướng dẫn thực hành Etabs (cơ bản)Hồ Việt Hùng
 
2.cau tao-cot-thep
2.cau tao-cot-thep2.cau tao-cot-thep
2.cau tao-cot-thepthinhkts339
 
Chương 3 cầu thang
Chương 3 cầu thangChương 3 cầu thang
Chương 3 cầu thangVương Hữu
 
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình Đức
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình ĐứcGiáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình Đức
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình Đứcshare-connect Blog
 
Quy trình tổ hợp nội lực trong kết cấu khung bê tông cốt thép
Quy trình tổ hợp nội lực trong kết cấu khung bê tông cốt thépQuy trình tổ hợp nội lực trong kết cấu khung bê tông cốt thép
Quy trình tổ hợp nội lực trong kết cấu khung bê tông cốt thépKiến Trúc KISATO
 
Thuyết minh hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công 1
Thuyết minh hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công 1Thuyết minh hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công 1
Thuyết minh hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công 1Tung Nguyen Xuan
 
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn HiệuHướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn HiệuTung Nguyen Xuan
 
Công trình trên_nền_đất_yếu
Công trình trên_nền_đất_yếuCông trình trên_nền_đất_yếu
Công trình trên_nền_đất_yếucuong cuong
 
Chuong 2 lien ket trong ket cau thep
Chuong 2 lien ket trong ket cau thepChuong 2 lien ket trong ket cau thep
Chuong 2 lien ket trong ket cau thepKhương Vũ Hoàng
 
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNHBÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNHnguyenxuan8989898798
 
đề Bài và lời giải kết cấu thép 1
đề Bài và lời giải kết cấu thép 1đề Bài và lời giải kết cấu thép 1
đề Bài và lời giải kết cấu thép 1Thanh Hoa
 
Hệ thống công thức cơ học đất
Hệ thống công thức cơ học đấtHệ thống công thức cơ học đất
Hệ thống công thức cơ học đấtTtx Love
 
Giáo trình Kết cấu thép 1 - Phạm Văn Hội
Giáo trình Kết cấu thép 1 - Phạm Văn HộiGiáo trình Kết cấu thép 1 - Phạm Văn Hội
Giáo trình Kết cấu thép 1 - Phạm Văn Hộishare-connect Blog
 
Tính toán độ võng của Dầm theo TCVN
Tính toán độ võng của Dầm theo TCVNTính toán độ võng của Dầm theo TCVN
Tính toán độ võng của Dầm theo TCVNHồ Việt Hùng
 
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bản
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bảnHướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bản
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bảnHồ Việt Hùng
 
Hướng dẫn thiết kế cống trong đồ án tốt nghiệp
Hướng dẫn thiết kế cống trong đồ án tốt nghiệpHướng dẫn thiết kế cống trong đồ án tốt nghiệp
Hướng dẫn thiết kế cống trong đồ án tốt nghiệpTung Ken
 
GT Nền móng - Châu Ngọc Ẩn
GT Nền móng - Châu Ngọc ẨnGT Nền móng - Châu Ngọc Ẩn
GT Nền móng - Châu Ngọc Ẩnshare-connect Blog
 

Was ist angesagt? (20)

TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNHTỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
 
Cơ học kết cấu t.1 - hệ tĩnh định - lều thọ trình
Cơ học kết cấu   t.1 - hệ tĩnh định - lều thọ trìnhCơ học kết cấu   t.1 - hệ tĩnh định - lều thọ trình
Cơ học kết cấu t.1 - hệ tĩnh định - lều thọ trình
 
Tính toán tiết diện cột BTCT-Nguyễn Đình Cống
Tính toán tiết diện cột BTCT-Nguyễn Đình CốngTính toán tiết diện cột BTCT-Nguyễn Đình Cống
Tính toán tiết diện cột BTCT-Nguyễn Đình Cống
 
Hướng dẫn thực hành Etabs (cơ bản)
Hướng dẫn thực hành Etabs (cơ bản)Hướng dẫn thực hành Etabs (cơ bản)
Hướng dẫn thực hành Etabs (cơ bản)
 
2.cau tao-cot-thep
2.cau tao-cot-thep2.cau tao-cot-thep
2.cau tao-cot-thep
 
Chương 3 cầu thang
Chương 3 cầu thangChương 3 cầu thang
Chương 3 cầu thang
 
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình Đức
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình ĐứcGiáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình Đức
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình Đức
 
Quy trình tổ hợp nội lực trong kết cấu khung bê tông cốt thép
Quy trình tổ hợp nội lực trong kết cấu khung bê tông cốt thépQuy trình tổ hợp nội lực trong kết cấu khung bê tông cốt thép
Quy trình tổ hợp nội lực trong kết cấu khung bê tông cốt thép
 
Thuyết minh hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công 1
Thuyết minh hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công 1Thuyết minh hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công 1
Thuyết minh hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công 1
 
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn HiệuHướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
 
Công trình trên_nền_đất_yếu
Công trình trên_nền_đất_yếuCông trình trên_nền_đất_yếu
Công trình trên_nền_đất_yếu
 
Chuong 2 lien ket trong ket cau thep
Chuong 2 lien ket trong ket cau thepChuong 2 lien ket trong ket cau thep
Chuong 2 lien ket trong ket cau thep
 
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNHBÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
 
đề Bài và lời giải kết cấu thép 1
đề Bài và lời giải kết cấu thép 1đề Bài và lời giải kết cấu thép 1
đề Bài và lời giải kết cấu thép 1
 
Hệ thống công thức cơ học đất
Hệ thống công thức cơ học đấtHệ thống công thức cơ học đất
Hệ thống công thức cơ học đất
 
Giáo trình Kết cấu thép 1 - Phạm Văn Hội
Giáo trình Kết cấu thép 1 - Phạm Văn HộiGiáo trình Kết cấu thép 1 - Phạm Văn Hội
Giáo trình Kết cấu thép 1 - Phạm Văn Hội
 
Tính toán độ võng của Dầm theo TCVN
Tính toán độ võng của Dầm theo TCVNTính toán độ võng của Dầm theo TCVN
Tính toán độ võng của Dầm theo TCVN
 
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bản
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bảnHướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bản
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bản
 
Hướng dẫn thiết kế cống trong đồ án tốt nghiệp
Hướng dẫn thiết kế cống trong đồ án tốt nghiệpHướng dẫn thiết kế cống trong đồ án tốt nghiệp
Hướng dẫn thiết kế cống trong đồ án tốt nghiệp
 
GT Nền móng - Châu Ngọc Ẩn
GT Nền móng - Châu Ngọc ẨnGT Nền móng - Châu Ngọc Ẩn
GT Nền móng - Châu Ngọc Ẩn
 

Ähnlich wie Thi cong cau

Thiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầng
Thiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầngThiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầng
Thiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầng
Thiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầngThiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầng
Thiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Đề Cương Xây Dựng Dân Dụng Và Công Nghiệp Kiến Trúc Công Trình Kinh...
Luận Văn  Đề Cương Xây Dựng Dân Dụng Và Công Nghiệp Kiến Trúc Công Trình Kinh...Luận Văn  Đề Cương Xây Dựng Dân Dụng Và Công Nghiệp Kiến Trúc Công Trình Kinh...
Luận Văn Đề Cương Xây Dựng Dân Dụng Và Công Nghiệp Kiến Trúc Công Trình Kinh...sividocz
 
Khai giảng lớp học tư vấn giám sát tại Cần Thơ 21/06, cấp chứng chỉ giám sát
Khai giảng lớp học tư vấn giám sát tại Cần Thơ 21/06, cấp chứng chỉ giám sátKhai giảng lớp học tư vấn giám sát tại Cần Thơ 21/06, cấp chứng chỉ giám sát
Khai giảng lớp học tư vấn giám sát tại Cần Thơ 21/06, cấp chứng chỉ giám sát0982025634
 
đò án tốt nghiệp ngành xây dựng
đò án tốt nghiệp ngành xây dựngđò án tốt nghiệp ngành xây dựng
đò án tốt nghiệp ngành xây dựngDinh Do
 
Luận văn tốt nghiệp thiết kế và chế tạo mô hình băng tải ống
Luận văn tốt nghiệp thiết kế và chế tạo mô hình băng tải ốngLuận văn tốt nghiệp thiết kế và chế tạo mô hình băng tải ống
Luận văn tốt nghiệp thiết kế và chế tạo mô hình băng tải ốngnataliej4
 
Luận văn: GiảNhận viết luận văn đại học, thạc sĩ trọn gói, chất lượng, LH ZAL...
Luận văn: GiảNhận viết luận văn đại học, thạc sĩ trọn gói, chất lượng, LH ZAL...Luận văn: GiảNhận viết luận văn đại học, thạc sĩ trọn gói, chất lượng, LH ZAL...
Luận văn: GiảNhận viết luận văn đại học, thạc sĩ trọn gói, chất lượng, LH ZAL...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Bài 1. Kỹ sư doanh trại_2.pptx
Bài 1. Kỹ sư doanh trại_2.pptxBài 1. Kỹ sư doanh trại_2.pptx
Bài 1. Kỹ sư doanh trại_2.pptxCngLPhc
 
Thuyet minh thi cong
Thuyet minh thi congThuyet minh thi cong
Thuyet minh thi congDuong Tran
 
Bài giảng kế hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản th s...
Bài giảng kế  hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản   th s...Bài giảng kế  hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản   th s...
Bài giảng kế hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản th s...HiNg166
 
thi cong cac cong trinh thuy loi
thi cong cac cong trinh thuy loithi cong cac cong trinh thuy loi
thi cong cac cong trinh thuy loitimarokr
 
Nghien-cuu-ung-dung-phan-mem-fb-pier-trong-tinh-toan-mong-coc
Nghien-cuu-ung-dung-phan-mem-fb-pier-trong-tinh-toan-mong-cocNghien-cuu-ung-dung-phan-mem-fb-pier-trong-tinh-toan-mong-coc
Nghien-cuu-ung-dung-phan-mem-fb-pier-trong-tinh-toan-mong-cocĐức Nhiên Trần
 

Ähnlich wie Thi cong cau (20)

Thiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầng
Thiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầngThiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầng
Thiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầng
 
Thiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầng
Thiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầngThiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầng
Thiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầng
 
Luận văn: Quy trình giám sát thi công tầng hầm nhà cao tầng, HAY
Luận văn: Quy trình giám sát thi công tầng hầm nhà cao tầng, HAYLuận văn: Quy trình giám sát thi công tầng hầm nhà cao tầng, HAY
Luận văn: Quy trình giám sát thi công tầng hầm nhà cao tầng, HAY
 
Đề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M11 –N11 tỉnh Lạng Sơn
Đề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M11 –N11 tỉnh Lạng SơnĐề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M11 –N11 tỉnh Lạng Sơn
Đề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M11 –N11 tỉnh Lạng Sơn
 
Đề tài: Quản lý dự án trong quá trình thiết kế dự án xây dựng, HOT
Đề tài: Quản lý dự án trong quá trình thiết kế dự án xây dựng, HOTĐề tài: Quản lý dự án trong quá trình thiết kế dự án xây dựng, HOT
Đề tài: Quản lý dự án trong quá trình thiết kế dự án xây dựng, HOT
 
Luận Văn Đề Cương Xây Dựng Dân Dụng Và Công Nghiệp Kiến Trúc Công Trình Kinh...
Luận Văn  Đề Cương Xây Dựng Dân Dụng Và Công Nghiệp Kiến Trúc Công Trình Kinh...Luận Văn  Đề Cương Xây Dựng Dân Dụng Và Công Nghiệp Kiến Trúc Công Trình Kinh...
Luận Văn Đề Cương Xây Dựng Dân Dụng Và Công Nghiệp Kiến Trúc Công Trình Kinh...
 
Khai giảng lớp học tư vấn giám sát tại Cần Thơ 21/06, cấp chứng chỉ giám sát
Khai giảng lớp học tư vấn giám sát tại Cần Thơ 21/06, cấp chứng chỉ giám sátKhai giảng lớp học tư vấn giám sát tại Cần Thơ 21/06, cấp chứng chỉ giám sát
Khai giảng lớp học tư vấn giám sát tại Cần Thơ 21/06, cấp chứng chỉ giám sát
 
đò án tốt nghiệp ngành xây dựng
đò án tốt nghiệp ngành xây dựngđò án tốt nghiệp ngành xây dựng
đò án tốt nghiệp ngành xây dựng
 
Luận văn tốt nghiệp thiết kế và chế tạo mô hình băng tải ống
Luận văn tốt nghiệp thiết kế và chế tạo mô hình băng tải ốngLuận văn tốt nghiệp thiết kế và chế tạo mô hình băng tải ống
Luận văn tốt nghiệp thiết kế và chế tạo mô hình băng tải ống
 
Đề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M10 – N10 tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M10 – N10 tỉnh Hưng YênĐề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M10 – N10 tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M10 – N10 tỉnh Hưng Yên
 
Luận văn: Dự án xây dựng Khu đô thị mới Bắc sông Cấm, HAY
Luận văn: Dự án xây dựng Khu đô thị mới Bắc sông Cấm, HAYLuận văn: Dự án xây dựng Khu đô thị mới Bắc sông Cấm, HAY
Luận văn: Dự án xây dựng Khu đô thị mới Bắc sông Cấm, HAY
 
Luận văn: GiảNhận viết luận văn đại học, thạc sĩ trọn gói, chất lượng, LH ZAL...
Luận văn: GiảNhận viết luận văn đại học, thạc sĩ trọn gói, chất lượng, LH ZAL...Luận văn: GiảNhận viết luận văn đại học, thạc sĩ trọn gói, chất lượng, LH ZAL...
Luận văn: GiảNhận viết luận văn đại học, thạc sĩ trọn gói, chất lượng, LH ZAL...
 
Luận văn: Thi công đường hầm đi bộ bằng phương pháp kích đẩy
Luận văn: Thi công đường hầm đi bộ bằng phương pháp kích đẩyLuận văn: Thi công đường hầm đi bộ bằng phương pháp kích đẩy
Luận văn: Thi công đường hầm đi bộ bằng phương pháp kích đẩy
 
Bài 1. Kỹ sư doanh trại_2.pptx
Bài 1. Kỹ sư doanh trại_2.pptxBài 1. Kỹ sư doanh trại_2.pptx
Bài 1. Kỹ sư doanh trại_2.pptx
 
Thuyet minh thi cong
Thuyet minh thi congThuyet minh thi cong
Thuyet minh thi cong
 
Quản lý chất lượng tại văn phòng tư vấn và chuyển giao công nghệ
Quản lý chất lượng tại văn phòng tư vấn và chuyển giao công nghệQuản lý chất lượng tại văn phòng tư vấn và chuyển giao công nghệ
Quản lý chất lượng tại văn phòng tư vấn và chuyển giao công nghệ
 
Luận văn: Công trình Bệnh viện điều dưỡng Hà Nội, HAY
Luận văn: Công trình Bệnh viện điều dưỡng Hà Nội, HAYLuận văn: Công trình Bệnh viện điều dưỡng Hà Nội, HAY
Luận văn: Công trình Bệnh viện điều dưỡng Hà Nội, HAY
 
Bài giảng kế hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản th s...
Bài giảng kế  hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản   th s...Bài giảng kế  hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản   th s...
Bài giảng kế hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản th s...
 
thi cong cac cong trinh thuy loi
thi cong cac cong trinh thuy loithi cong cac cong trinh thuy loi
thi cong cac cong trinh thuy loi
 
Nghien-cuu-ung-dung-phan-mem-fb-pier-trong-tinh-toan-mong-coc
Nghien-cuu-ung-dung-phan-mem-fb-pier-trong-tinh-toan-mong-cocNghien-cuu-ung-dung-phan-mem-fb-pier-trong-tinh-toan-mong-coc
Nghien-cuu-ung-dung-phan-mem-fb-pier-trong-tinh-toan-mong-coc
 

Thi cong cau

  • 1. L B ình Thi công c ày thay th trình Thi công và s ãc òn phù h trình gi B ình g ình Thi công c và T ình Thi công c ùng cho các l ên ngành C à trong ên so êng cho nh ên thì có th à h Giáo trình ên so ùh à c ùh ào t ình do các tác gi ên so n Nh àn b T ình àn ch ài gi ã cung c ã c ch ch òn thi ót r sau s ã nh ên này. M Chuvietbinhch@Yahoo.com , xin CÁC TÁC GI
  • 2. CHƯƠNG I NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG 1.1- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC. 1.1.1- Môn học Thi công cầu và đối tượng nghiên cứu của môn học. Xây dựng cầu là một chuyên ngành khoa học kỹ thuật tổng hợp liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, trong đó thi công cầu là một bộ phận của ngành cầu chịu ảnh hưởng nhiều nhất của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay. Cùng với sự phát triển chung của khoa học kỹ thuật, công nghệ thi công cầu không ngừng đổi mới và luôn cần đuợc nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ của khoa kỹ thuật để ngày càng hoàn thiện hơn. Thi công là giai đoạn quan trọng nhất của một dự án xây dựng, thông qua các hoạt động sản xuất của con người làm cho công trình kiến trúc từ ý tưởng sáng tạo thể hiện trong bản vẽ thiết kế trở thành hiện thực vật chất trên thực địa. Sự ra đời của một cây cầu chứa đựng ước vọng của một cộng đồng dân cư đông đúc, làm thay đổi diện mạo của cả một vùng trong bức tranh phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa. Ngay sau khi cắt băng khánh thành, trở thành tài sản chung của xã hội, chiếc cầu như một cuốn sách mở chứa đựng các kiến thức, kinh nghiệm và những sự kiện, hòa vào với đời sống xã hội. Với tuổi thọ hàng trăm năm của mình chiếc cầu là chứng nhân của biết bao biến cố lịch sử. Bản thân công trình nói lên rất nhiều điều trong đó thể hiện trình độ khoa học công nghệ không những của đội ngũ những người làm cầu mà của cả một nền khoa học kỹ thuật tại thời điểm đó. Cầu là một công trình kiến trúc có tầm vóc lớn, có đầu tư ban đầu cao, chiếm một tỉ trọng đáng kể trong nguồn lực của một ngành hay của một địa phương. Công việc thi công xây lắp khó khăn và phức tạp cần tập trung trí tuệ và công sức của nhiều người trong một thời gian dài có khi cả xương máu và sinh mạng của những người tham gia xây dựng. Các hoạt động thi công tác động không ít đến môi trường và sinh hoạt của nhân dân. Quá trình thi công một công trình cầu thu hút sự qua tâm của rất nhiều người, thậm chí của cả toàn xã hội. Có thể nhận định rằng, thi công cầu không chỉ là một hoạt động sản xuất hay công nghệ thuần túy mà nó còn mang nhiều yếu tố xã hội và nhân văn. Để có thể trở thành một kỹ sư cầu, người học phải hội đủ kiến thức của ba lĩnh vực trong ngành cầu bao gồm : thiết kế, thi công và khai thác sửa chữa. Ba lĩnh vực này như ba điểm tựa ổn định tạo nên nền tảng kiến thức vững chắc cho hoạt động nghề nghiệp của một chuyên gia xây dựng cầu tương lai. Việc phân chia ra các môn học trong ngành cầu chỉ có ý nghĩa giúp cho việc truyền đạt và tiếp thu kiến thức được thuận lợi do đó môn học Thi công cầu không phải là một môn khoa học độc lập mà chỉ là một lĩnh vực trong chuyên ngành Khoa học xây dựng cầu. Đối tượng nghiên cứu của môn học là : những biện pháp công nghệ áp dụng để thi công cho từng bộ phận của các loại cầu và tổ chức để thực hiện những biện pháp đó cho một công trình hoàn chỉnh. Mỗi biện pháp công nghệ bao hàm ba nội dung cần phải nghiên cứu : - Trình tự công nghệ mà chúng ta quen gọi là các bước thi công. - Kỹ thuật thi công . - Tổ chức thi công. 1
  • 3. Nghiên cứu trình tự công nghệ bao gồm : nội dung của các bước thi công, điều kiện tiến hành và thứ tự thực hiện. Trình tự công nghệ rất ít thay đổi theo thời gian và theo trình độ công nghệ của mỗi quốc gia, mỗi công ty. Sau này khi đi vào nội dung chính của chương trình, người học dễ hiểu lầm trình tự công nghệ là biện pháp công nghệ thi công. Trình tự công nghệ chỉ đề ra giải pháp và mang tính khái quát, định hướng thực hiện, chỉ trả lời được câu hỏi : Làm gì? mà chưa trả lời được câu hỏi : Làm như thế nào? Trình tự công nghệ của nhiều biện pháp gần như một điều tất yếu, hiển nhiên ví dụ chúng ta muốn tát cạn một khu vực để thi công, giải pháp là be bờ vây kín xung quanh sau đó bơm nước nhưng làm như thế nào thì công việc này lại chiếm cả một chương sách . Kỹ thuật thi công là nội dung quan trọng và phong phú. Kỹ thuật thi công bao gồm cách thức, kinh nghiệm, thiết bị, vật liệu, tiêu chuẩn và tính toán. Kỹ thuật làm đổi mới và thay đổi công nghệ . Tổ chức thi công bao gồm qui hoạch mặt bằng thi công hay còn gọi là công địa, bố trí sử dụng thiết bị và nhân lực trong phạm vi công địa theo không gian và thời gian một cách hợp lý và khoa học. 1.1.2- Quá trình thực hiện một dự án và các các bước tiến hành trong giai đoạn thi công cầu. Theo Luật Xây dựng ban hành năm 2003 và Nghị định 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì các dự án xây dựng giao thông trong đó có công trình cầu ngoài dự án quan trọng mang tính quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, các dự án còn lại phân thành ba nhóm A,B và C theo giá trị tổng mức đầu tư. - Nhóm A : > 600 tỉ (VNĐ). - Nhóm B : 7÷ 600 tỉ . - Nhóm C : < 7 tỉ . Những công trình thuộc dự án nhóm C chỉ thực hiện theo hai giai đoạn là : thiết kế và thi công, trong đó giai đoạn thiết kế chỉ có một bước gọi là Báo cáo Kinh tế – Kỹ thuật ( BCKT-KT). Những công trình thuộc nhóm A và B phải qua ba giai đoạn thực hiện gồm : giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng cơ bản ( XDCB), giai đoạn thiết kế kỹ thuật (TKKT) và giai đoạn thi công. Công trình trọng điểm quốc gia phải qua bốn bước bao gồm : Báo cáo đầu tư XDCB, lập Dự án đầu tư XDCB, giai đoạn TKKT và thi công. TKKT được phân làm ba dạng : thiết kế một bước là TKKT và thiết kế bản vẽ thi công (BVTC). Thiết kế hai bước bao gồm : thiết kế cơ sở (TKCS) mà chúng ta thường gọi là thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật-bản vẽ thi công. Thiết kế ba bước gồm: TKCS, TKKT và thiết kế BVTC. Như vậy, theo Luật Xây dựng 2003 và Nghị định 16-CP năm 2005 dù công trình nhóm nào thi công cũng là một giai đoạn và là giai đoạn quan trọng quyết định cuối cùng kết quả của một dự án đầu tư. Môn thi công cầu xem xét tất cả các công việc liên quan đến quá trình một công trình cầu bắt đầu từ giai đoạn tiếp nhận mặt bằng cho đến khi hoàn thành xây lắp đưa công trình vào khai thác. Trong giai đoạn thi công bất luận quy mô công trình như thế nào cũng trải qua ba bước cơ bản sau : 2
  • 4. 1- Công tác chuẩn bị thi công : công tác này mang tính chất nội nghiệp là chính, gồm các công việc nghiên cứu TKKT và lập các BVTC đối với công trình thiết kế ba bước , thiết kế tổ chức thi công (TKTCTC), lập các Qui trình công nghệ thi công. 2- Triển khai kế hoạch thi công là bước thi công chính bao gồm ba công tác: - Xây dựng mặt bằng công trường, chuyển quân, mua sắm và tập kết vật tư thiết bị máy móc. - Chế tạo các cấu kiện lắp ghép bao gồm cả kết cấu BTCT và kết cấu thép như cọc BTCT, dầm cầu, gối và các bộ phận phục vụ khai thác trên cầu. - Thi công từng hạng mục . 3- Hoàn thiện, kết thúc quá trình thi công, đưa công trình vào khai thác bao gồm các nội dung : thi công các công trình phục vụ khai thác trên mặt cầu, xây phần tư nón và các công trình chỉnh trị dòng chảy, thử tải cầu, lập hồ sơ hoàn công, bồi hoàn lại mặt bằng và thanh thải dòng chảy cũng như không gian dưới cầu, nghiệm thu bàn giao công trình và theo dõi bảo hành trong thời hạn theo luật định. 1.1.3- Nội dung của môn học thi công cầu. Nội dung chương trình nhằm cung cấp cho sinh viên ngành xây dựng cầu đường những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực thi công cầu. Nội dung được hệ thống theo ba nhóm kiến thức: cơ sở, chuyên môn và tổ chức quản lý. Chương trình nghiên cứu và giảng dạy được chia thành hai học phần : học phần một bao gồm những kiến thức cơ sở và thi công kết cấu phần dưới , học phần hai gồm thi công các dạng kết cấu nhịp và tổ chức thi công cầu. Để nghiên cứu những biện pháp công nghệ thi công cầu cần phải nắm được những kiến thức cơ sở áp dụng chung trong xây dựng và những vấn đề chung đặc trưng cho môn thi công cầu đó là : - Các công tác xây dựng và công nghệ thi công nghiên cứu những công tác xây dựng phổ biến như công tác bê tông, công tác cốt thép, công tác đóng cọc ... cũng như những kỹ thuật rất cần thiết trong ngành cầu là các công việc liên quan đến công tác kích kéo. - Thiết kế và thi công các công trình phụ trợ để phục vụ thi công các bộ phận trong công trình cầu. Các công trình phụ trợ có vai trò quan trọng và mang tính quyết định trong thi công cầu, được sử dụng trong tất cả các giai đoạn thi công. Kỹ sư cầu không những phải thiết kế thành thạo các công trình chính mà còn phải biết thiết kế các công trình phụ trợ. Những nội dung thuộc về kiến thức chuyên môn hệ thống theo trình tự công việc liên quan đến quá trình thi công một công trình hoàn chỉnh bao gồm : - Công tác chuẩn bị mặt bằng công trường : là những công việc khởi đầu sau khi nhà thầu nhận bàn giao toàn bộ diện tích khu vực xây dựng đã được giải phóng và tiến hành tạo lập mặt bằng công trường bao gồm : xây dựng hệ thống đường công vụ, các công trình phụ tạm , kho bãi, xưởng sản xuất, trạm cấp năng lượng và mặt bằng công nghệ thi công kết cấu nhịp. Những hạng mục này được bố trí và xây dựng theo một thiết kế riêng phù hợp với biện pháp thi công tổng thể đã được chọn . - Công tác đo đạc nhằm xác định và khống chế vị trí cầu, vị trí của các bộ phận ở trên thực địa, định dạng và định kích thước cho mỗi bộ phận của công trình cầu một cách chính xác đúng như trong đồ án thiết kế . - Công tác chế tạo các cấu kiện lắp ghép của cầu bê tông và cầu thép trong điều kiện công xưởng và ở trên công trường. Đây là một mảng công việc của ngành xây 3
  • 5. dựng cầu nhằm cung cấp những sản phẩm chế sẵn cho thi công theo phương pháp lắp ghép. Đối với cầu bê tông cốt thép, các cấu kiện đúc sẵn có thể được chế tạo trong xưởng dầm chở đến chân công trình hoặc đúc ở ngay trên bãi đúc của công trường sau. Đối với cầu thép, các bộ phận của kết cấu nhịp bắt buộc phải được gia công chế tạo tại xưởng sau đó mới lắp ráp tại công trường bằng các hình thức liên kết như hàn, bulông cường độ cao v.v.. - Thi công mố trụ bao gồm các công đoạn thi công móng , thi công thân mố, trụ với các biện pháp công nghệ áp dụng thích hợp cho từng loại móng và các dạng trụ, mố thi công trong những điều kiện tự nhiên phong phú ,đa dạng và ở những trình độ kỹ thuật khác nhau. Đây là công đoạn khó khăn và phức tạp nhất trong thi công cầu, chiếm một nửa và hơn nửa thời gian của tiến độ thi công toàn công trình . - Thi công kết cấu nhịp được chia thành 3 nhóm : thi công kết cấu nhịp cầu BTCT, thi công kết cấu nhịp cầu thép ,và thi công cầu treo, cầu dây văng . Đối với mỗi loại cầu nghiên cứu những biện pháp công nghệ thi công phù hợp, những công nghệ này đã và đang được áp dụng ở trong nước và trên thế giới . - Tổ chức thi công cầu là công tác lập kế hoạch và biện pháp bố trí nguồn lực, sử dụng trang thiết bị một cách thích hợp để tiến hành thi công một công trình cầu . 1.2- KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ THI CÔNG . Trong một công trình cầu có nhiều bộ phận kết cấu hợp thành, những bộ phận kết cấu này phân ra theo hai nhóm . - Kết cấu phần dưới gồm móng , mố và trụ cầu . - Kết cấu phần trên bao gồm kết cấu nhịp, hệ mặt cầu và các chi tiết phục vụ khai thác trên cầu. Mỗi bộ phận kết cấu trên có một chức năng làm việc riêng biệt được gọi là một hạng mục công trình. Trong mỗi hạng mục công trình có những bộ phận thành phần nhỏ hơn có kết cấu độc lập cấu tạo nên, những bộ phận thành phần đó được gọi là một hạng mục kết cấu. Kết cấu độc lập là kết cấu có đủ các thành phần cấu tạo và nếu đặt riêng thì có khả năng chịu lực . Ví dụ móng trụ Pi là một hạng mục công trình, hạng mục này bao gồm các cọc BTCT và bệ móng đúc tại chỗ, thì các cọc BTCT là một hạng mục kết cấu và bệ móng là một hạng mục kết cấu. Kết cấu nhịp cầu dầm thép là một hạng mục công trình, trong đó bao gồm các hạng mục kết cấu là các dầm chủ, hệ liên kết ngang, hệ liên kết dọc. Để thi công mỗi một hạng mục kết cấu chúng ta cần phải chia ra làm nhiều bước thực hiện, mỗi bước gọi là một công đoạn, trong mỗi công đoạn thực hiện một loạt các công việc xây dựng, các công việc này được tiến hành liên tục theo một trình tự nhất định. Công việc là bộ phận chia nhỏ nhất của cả quá trình thi công công trình. Công việc đòi hỏi một số thao tác cơ bản và sử dụng cùng một loại công cụ lao động. Công việc được thực hiện giống nhau đối với tất cả các hạng mục kết cấu có sử dụng cùng một loại vật liệu và cho một sản phẩm xây dựng tương tự. Để có một sản phẩm xây dựng ở dạng hoàn chỉnh hoặc dạng bán thành phẩm thì cần phải thực hiện nhiều loại công việc. Ví dụ để có được toàn bộ khung cốt thép của một phiến dầm bê tông ta cần tiến hành các công việc : nắn thẳng các thanh cốt thép ; đo ,cắt và uốn từng thanh cốt thép theo hình dạng và kích thước ghi trong bản vẽ ; bó từng loại thanh đã uốn vào theo từng nhóm và ghi tên đánh dấu sau đó cất vào kho hoặc đưa ra lắp dựng và buộc thành 4
  • 6. khung cốt thép của dầm. Để chế tạo khung cốt thép của một đoạn cọc BTCT đúc sắn cũng yêu cầu những công việc hoàn toàn như trên , chúng ta có thể liên hệ tới các ví dụ khác tương tự để hiểu rõ khái niệm. Sản phẩm của các công việc này là khung cốt thép, dưới dạng bán thành phẩm chưa phải là một sản phẩm xây dựng. Tất cả các công việc để chế tạo nên một khung cốt thép yêu cầu một loại công nhân chuyên nghiệp là thợ cốt thép, khi thực hiện mỗi công việc, người công nhân này phải thực hiện một kỹ thuật thao tác và sử dụng một loại công cụ như : để nắn thẳng cốt thép cần tay vam hoặc máy nắn, khi uốn cần bàn vam hoặc máy uốn cốt thép và khi lắp dựng khung cốt thép cần kìm buộc thép hoặc máy hàn. Để thi công một khung cốt thép ta phải thực hiện một loạt các công việc và được gọi chung là công tác cốt thép. Như vậy, một nhóm các công việc cùng được thực hiện để hoàn thành một sản phẩm của một công đoạn thi công gọi là một công tác xây dựng . Công tác xây dựng đòi hỏi cùng một loại công nhân chuyên nghiệp để thực hiện và sử dụng cùng một nhóm thiết bị . Kết quả hoàn thành của công tác xây dựng cho một khối lượng có thể đo đếm được, sản phẩm của công tác xây dựng không phải là một sản phẩm xây dựng hoàn chỉnh mà dưới dạng bán thành phẩm, được tiếp nhận để thi công các công đoạn tiếp theo. Trong một hạng mục kết cấu chúng ta phải tiến hành nhiều công tác xây dựng nhưng trong đó có một công tác chính, công tác này cần có một loại thiết bị chủ đạo và phải áp dụng một kỹ thuật đặc trưng. Một công tác xây dựng được nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm từ thực tế sản xuất trong nhiều năm và xây dựng thành một phương pháp xây dựng để phổ biến rộng rãi. Công tác xây dựng là một khái niệm chung, mỗi công tác bao gồm nhiều công việc, mỗi loại công việc có thể được thực hiện theo nhiều cách thức và công cụ khác nhau, tổ hợp các cách thức tiến hành các công việc trong một công tác chúng ta có một phương pháp, phương pháp được đặc trưng bởi biện pháp thực hiện và công cụ áp dụng của công việc chính . Những công việc thể hiện trong hình 1.1 là một phương pháp trong công tác bê tông thân trụ cầu. Phương pháp này tóm tắt như sau: vữa bê tông được sản xuất tại trạm trộn của công trường, vận chuyển ra chân công trình bằng xe chở bê tông chuyên dụng và đổ rót vào khuôn bằng xe bơm , dùng đầm dùi để đầm, bê tông thân trụ được bảo dưỡng bằng biện pháp tưới nước với chế độ tưới theo qui định của qui phạm . 1 2 3 4 5 Hình 1.1- Các công việc trong công tác bê tông . 1- Trộn vữa bê tông. 2- Vận chuyển vữa bê tông . 3- Đổ bê tông . 4- Đầm bê tông 5- Bảo dưỡng bê tông. 5
  • 7. Một phương pháp xây dựng được hoàn thiện nhờ nghiên cứu và áp dụng những tiến bộ của kỹ thuật mới, tiến hành theo một qui trình chặt chẽ và đồng bộ có thể kiểm soát được chất lượng của sản phẩm , định trước được thời gian hoàn thành, phương pháp đó được gọi là một công nghệ thi công. Trong thi công cầu chúng ta sẽ phải tiến hành rất nhiều công tác xây dựng, áp dụng nhiều phương pháp và công nghệ thi công. Có những phương pháp và công nghệ mang tính phổ biến áp dụng chung và giống nhau trong ngành xây dựng, nhưng có những phương pháp và công nghệ mang tính chất đặc thù mà chỉ riêng ngành cầu mới có. Ví dụ công tác đóng cọc BTCT đúc sẵn là phổ biến trong ngành xây dựng nói chung như xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng thủy lợi và xây dựng cầu nhưng phương pháp đóng cọc trong mỗi ngành có những đặc điểm khác nhau và có những công nghệ đóng cọc khác nhau. Công tác kích kéo nói chung thì các ngành xây dựng đều phải áp dụng, nhưng công tác lao dọc kết cấu nhịp cầu trên đường trượt con lăn thì lại là một công tác đặc thù, hay công tác hạ giếng chìm chở nổi thì chỉ trong ngành cầu mới áp dụng. 1.3 - BIỆN PHÁP THI CÔNG VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG Biện pháp thi công và biện pháp tổ chức thi công là hai khái niệm khác nhau. Biện pháp thi công là cách thức áp dụng những phương pháp xây dựng, những công nghệ thích hợp, sử dụng hợp lý các công trình phụ trợ để thi công một hạng mục công trình theo một trình tự nhất định. Theo định nghĩa trên để có biện pháp thi công tốt cần phải có sự tìm kiếm và sáng tạo. Đứng trước bài toán thi công bao gồm : đối tượng, điều kiện và tiến độ yêu cầu người kỹ sư phải tìm ra lời giải đúng tức là đề xuất được biện pháp thi công hợp lý. Trong chương trình học chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu những biện pháp thi công của các bộ phận trong công trình cầu áp dụng cho các dạng kết cấu và trong những điều kiện thi công điển hình. Chẳng hạn nghiên cứu biện pháp thi công móng cọc bệ cao trong điều kiện nước ngập nông và biện pháp thi công móng cọc bệ cao trong điều kiện nước ngập sâu; biện pháp thi công kết cấu nhịp cầu BTCT theo công nghệ đúc hẫng ... Những biện pháp này được nghiên cứu kỹ, cụ thể có cả những tính toán thiết kế cần thiết nhưng không thể áp dụng ngay được trong thực tế, bởi vì cũng giống như toán học, các bài toán thi công không có lời giải sẵn mà chỉ có phương pháp giải và những lời giải mẫu. Đứng trước một công trình cụ thể với các điều kiện thực tế người kỹ sư phải xây dựng được biện pháp thi công cụ thể phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ dựa trên cơ sở những kiến thức đã học, những kinh nghiệm đã tích luỹ được và cả sựu sáng tạo của bản thân. Để phân biệt biện pháp thi công mang tính sách vở có ý nghĩa như một lời giải mẫu với biện pháp thi công được thiết kế cho một công trình cụ thể, trong thực tế người ta gọi các thiết kế biện pháp thi công của một công trình là biện pháp thi công chỉ đạo. Tại sao gọi nó là biện pháp chỉ đạo, bởi nó được các chuyên gia thống nhất đánh giá là phù hợp với điều kiện thực tế, được cơ quan có thẩm quyền duyệt chấp thuận và buộc nhà thầu thi công phải thực hiện theo. Biện pháp thi công chỉ đạo mang tính định hướng, trong hồ sơ thiết kế nó được thể hiện một cách khái quát bằng lời thuyết minh vắn tắt và một bản vẽ mô tả trình tự các bước công nghệ. Trong trao đổi hàng ngày người ta có thể nói tắt là biện pháp thi công nhưng cần phải hiểu đó là biện pháp thi công chỉ đạo. 6
  • 8. Biện pháp thi công chỉ đạo được lập cùng với TKCS và TKKT do tư vấn thiết kế thực hiện . Biện pháp công nghệ thi công là biện pháp thi công mà trong các phương pháp có áp dụng và/hoặc gắn liền với một công nghệ thi công nào đó. Ví dụ biện pháp công nghệ thi công cọc khoan nhồi, khi thi công cọc áp dụng hàng loạt những công nghệ như công nghệ khoan tuần hoàn nghịch và công nghệ đổ bê tông dưới nước theo phương pháp rút ống thẳng đứng. Trong thi công cầu có nhiều biện pháp thi công được gọi là biện pháp công nghệ. Hình 1.2- Biện pháp chỉ đạo thi công trụ cầu. Bước 1: đóng cọc BTCT bằng giá búa lắp dựng trên hệ phao và hạ vòng vây cọc ván thép bằng búa rung. Bước 2: Đổ đất tôn cao nền và đổ bê tông bịt đáy bằng công nghệ vữa dâng. Bước 3: thi công bệ cọc bằng biện pháp đổ bê tông tại chỗ. Bước 4: Thi công thân trụ bằng biện pháp đổ bê tông tại chỗ . Trong một công trình cầu( hoặc hạng mục công trình) có nhiều hạng mục ( công trình hoặc kết cấu) tương tự nhau như cùng một dạng móng và thân trụ, cùng một dạng nhịp với điều kiện thi công không khác xa nhau được thi công theo cùng một biện pháp. Cần phải bố trí thi công hạng mục nào trước, hạng mục nào sau, qui hoạch mặt bằng thi công của mỗi hạng mục như thế nào cho gọn , phối hợp các công đoạn thi công với nhau để có thể điều hành được công việc, kiểm soát được chất lượng và tiết kiệm được chi phí, đẩy nhanh tiến độ thi công. Một cách thức xắp xếp, bố trí thi công các hạng mục của một công trình theo một trình tự thời gian và không gian thích hợp để thực hiện các biện pháp công nghệ đã được lựa chọn gọi là biện pháp tổ chức thi công . Biện pháp tổ chức thi công được lập để thi công mỗi hạng mục công trình và lập cho toàn công trình. Tổ chức thi công được hiểu nôm na là cách bày binh, bố trận để thực hiện công việc xây dựng theo biện pháp thi công chỉ đạo. Thời gian là trình tự công nghệ, không gian là mặt bằng. Để thực hiện theo biện pháp thi công chỉ đạo sẽ có nhiều biện pháp tổ chức thi công bởi cách sử dụng thiết bị khác nhau, con người khác nhau, tổ chức mặt bằng khác nhau và trình độ công nghệ, trình độ tổ chức khác nhau. Thực tế đã cho thấy rằng trên cùng một công trình, mỗi nhà thầu thi công một nửa hoàn toàn đối xứng theo cùng một biện pháp thi công chỉ đạo nhưng theo những biện pháp tổ chức thi công khác nhau và tất nhiên hiệu quả xây dựng của mỗi bên là không giống nhau. Loại trừ trình độ tổ chức quản lý, việc lựa chọn biện pháp tổ chức thi công thích 7
  • 9. hợp có vai trò quan trọng trong thành công của nhà thầu. Như vậy có biện pháp tổ chức thi công của từng hạng mục công trình và biện pháp tổ chức thi công của toàn bộ công trình. Khi lập biện pháp tổ chức thi công của toàn công trình phải phù hợp với biện pháp tổ chức thi công của mỗi hạng mục. Biện pháp tổ chức thi công do nhà thầu lập khi tiến hành lập hồ sơ thiết kế tổ chức thi công . Thiết kế tổ chức là hồ sơ trong đó thể hiện biện pháp tổ chức thi công và các kế hoạch để triển khai thi công. Hồ sơ thiết kế tổ chức thi công bao gồm các bản vẽ và các bảng biểu, biểu đồ thể hiện biện pháp tổ chức thi công, quy hoạch mặt bằng công trường, kế hoạch cung cấp vật tư, thiết bị máy móc, kế hoạch thực hiện khối lượng và các biểu đồ tiến độ thi công. Thiết kế tổ chức thi công và thiết kế thi công là hai khái niệm khác nhau vì, thiết kế thi công là thiết kế các công trình phụ trợ phục vụ thi công như đà giáo, ván khuôn, vòng vây, hệ nổi... và cũng do nhà thầu thi công lập. 1.4- ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN HỌC THI CÔNG CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Môn thi công cầu có ba đặc điểm chính sau : 1- Nội dung bao quát rộng, có rất nhiều vấn đề yêu cầu phải nghiên cứu, tìm hiểu. Biện pháp thi công của từng hạng mục phải được xem xét dưới những góc độ bao gồm tính thực tế, tính hiện đại và tính khả thi. Mỗi bộ phận của công trình cầu lại có nhiều dạng thức kết cấu khác nhau, vật liệu khác nhau đòi hỏi phải áp dụng những biện pháp thi công khác nhau. Công nghệ thi công phải xem xét cả mới và cũ, thiết bị cần đề cập đến cả thô sơ và hiện đại để phù hợp với những điều kiện thi công và trình độ thi công ở những địa phương khác nhau. 2- Môn thi công cầu có liên quan đến nhiều kiến thức cơ bản và cơ sở và những lĩnh vực khác. Ngoài kiến thức của các môn học thiết kế cầu đương nhiên phải nắm vững vì nằm trong hệ thống kiến thức chuyên ngành, ngoài ra để tiếp thu và đi sâu nghiên cứu môn học cần phải được trang bị nền kiến thức cơ bản tốt đặc biệt là về Vật lý. Cần phải vận dụng các qui luật, nguyên lý của vật lý trong tính toán và giải quyết các bài toán thi công. Hầu hết các kiến thức cơ sở của ngành Công trình đều được sử dụng một cách thành thạo trong thi công cầu. Chúng tôi muốn nhấn mạnh yêu cầu sử dụng thành thạo có nghĩa là làm chủ được kiến thức đó để áp dụng đúng và linh hoạt, ví dụ đối với kết cấu thép trong thi công cầu chúng ta sẽ gặp những trường hợp như phải chế sửa, vá đắp kết cấu cũ để sử dụng lại, chế tạo những kết cấu phi tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu sử dụng, và thiết kế sao cho tận dụng những loại vật tư sẵn có... Những bài toán cơ học trong thi công ngoài yêu cầu những tính toán chi tiết và chính xác còn cần cả kỹ năng tính nhanh và ước lượng gần đúng để trong thức tế thi công có thể có được những quyết định kịp thời. Những lĩnh vực khác như máy móc cơ khí, điện kỹ thuật, vật tư tổng hợp là những kiến thức cũng đã được trang bị trong trường, còn những lĩnh vực khác như pháp lý, xã hội cũng cần được tự hoàn thiện bởi như phần đầu đã nêu thi công cầu còn chứa đựng những yếu tố xã hội và nhân văn trong quá trình triển khai trên thực địa. 3- Kiến thức của môn thi công về cơ bản được hình thành và xây dựng trên cơ sở lý luận, nhưng gắn liền với thực tiễn sản xuất, những vấn đề nảy sinh trong thực tế được nghiên cứu hoàn thiện, những kinh nghiệm được chắt lọc và kiểm chứng bằng cơ sở khoa học mới được đưa thành lý thuyết. Vì vậy có những nội dung, những thiết bị và 8
  • 10. phương tiện thi công đối với nhiều người chưa được tiếp xúc với thực tế rất khó hình dung. Ngoài ra kiến thức thi công thường xuyên được cập nhật do sự phát triển của khoa học và công nghệ, cần phải theo dõi và tìm hiểu ở thực tế sản xuất, phải hiểu và nắm bắt ngay khi được tiếp xúc với thực tế. Yêu cầu khi nghiên cứu môn học này trước hết là phải nhận thức đầy đủ ba nguyên tắc sau : 1- Không được coi thi công cầu như một môn dạy nghề và học nghề mà phải xác định là một bộ môn khoa học kỹ thuật thuộc chuyên ngành khoa học xây dựng cầu với đối tượng nghiên cứu là các công nghệ thi công cầu và tổ chức xây dựng cầu. Từng vấn đề đặt ra của môn học đều phải được phân tích trên cơ sở khoa học, được tổng hợp thành phương pháp và công nghệ, có triển khai áp dụng hoặc kiểm chứng qua thực tiễn sản xuất. Những kinh nghiệm thực tế, những hiện tượng hiện trường được tập hợp và phân tích qua đó có thể bổ sung cho biện pháp và công nghệ để hoàn thiện thêm cho kiến thức về mặt lý thuyết. Từ nhận thức này yêu cầu về cách dạy và cách học môn học thi công cầu trong trường Đại học giao thông không thể như cách dạy và cách học ở trong các trường Cao đẳng hoặc dạy nghề. Sự khác biệt là ở tính chất nghiên cứu, người dạy và người học đều là những người đang nghiên cứu không phải là ở các đề tài được đăng ký mà ở ngay trong quá trình dạy và học. Nghiên cứu không phải là chỉ để tìm ra cái mới, bản thân việc học tập của sinh viên đại học là nghiên cứu khoa học, trong đó người thày hướng dẫn cho sinh viên phương pháp và cung cấp những thông tin cần thiết cho sinh viên, trên cơ sở đó sinh viên tự tìm hiểu và hoàn thiện kiến thức của bản thân mình. 2- Không được tách rời giữa thiết kế và thi công mà phải đặt sự hiểu biết của mình về hai lĩnh vực này trong mối liên hệ hữu cơ của một hệ thống kiến thức thống nhất . Sự thực trong các công trình cầu, khi kết cấu dự định thi công theo công nghệ nào thì phải được thiết kế để có cấu tạo và năng lực chịu tải phù hợp theo điều kiện thi công của công nghệ đó và ngược lại, khi kết cấu đã được thiết kế để thi công theo một công nghệ ấn định thì khi triển khai thi công phải thực hiện theo công nghệ mà người thiết kế đã đề ra. Như vậy khi thiết kế phải dự kiến trước biện pháp thi công và hiểu rõ công nghệ của biện pháp đó để lựa chọn hình thức cấu tạo và phân tích nội lực đúng đắn. Ví dụ nội lực phát sinh và tồn tại trong kết cấu nhịp dầm BTCT thi công theo công nghệ đúc hẫng cân bằng khác kết cấu nhịp dầm BTCT thi công theo công nghệ đúc trên đà giáo di động. Mặc dù cũng là dạng cầu dầm liên tục, số bậc siêu tĩnh có thể như nhau, cùng thi công đúc tại chỗ nhưng cấu tạo khác nhau, phân tích nội lực khác nhau và bố trí cốt thép DƯL trong dầm chủ khác nhau. Đương nhiên là không có bản vẽ kết cấu thì không thể thi công được, nhưng đọc và hiểu bản vẽ chưa đủ mà phải phân tích được bản vẽ như chính tác giả của bản thiết kế đó mới có thể thực hiện đúng thiết kế. 3- Gắn kiến thức học với thực tế, không những biết vận dụng kiến thức đã học mà vận dụng một cách sáng tạo. Thi công cầu là một môn khoa học ứng dụng, học để làm , để áp dụng đúng đắn những kiến thức đã học được vào trong thực tế. Trong khi nghiên cứu môn học luôn phải đặt ra các tình huống liên hệ với thực tế để tìm cách giải quyết. 9
  • 11. Việc làm các bài tập thi công là một cách rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức. Người kỹ sư cũng là người thợ cầu, cần phải có bản lĩnh của một người thợ dù không trực tiếp thao tác nhưng phải có những khái niệm về các công việc của người thợ . Việc tham gia vào các nội dung chương trình thực tập, tham quan dã ngoại một cách chủ động tích cực là một hình thức giáo dục nghề nghiệp tốt và cần thiết đối với sinh viên ngành cầu. Sinh viên thường hỏi những câu hỏi như : kiến thức thi công học nhiều như thế sau này đi làm thực tế có sử dụng hết không? Tại sao thấy ở công trình A, công trình B công việc này người ta lại không tiến hành giống như những điều đã học, có phải kiến thức chỉ là để học còn thực tế là kinh nghiệm không? Sau này ra trường sẽ có người chuyên làm công việc tư vấn thiết kế, có người làm công tác nghiên cứu, có người làm tư vấn giám sát, có người sẽ đi chỉ đạo thi công, vậy có nên ưu tiên cho lĩnh vực nào theo định hướng việc làm sau này hay không? Lượng kiến thức mà môn học này cung cấp là cần thiết đủ cho sinh viên có thể vận dụng vào các hoạt động nghề nghiệp sau này của mình bất kể ở cương vị công tác nào trên công trường xây dựng cầu. 1.5- NHỮNG CÔNG NGHỆ THI CÔNG CẦU HIỆN ĐẠI ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG Ở VIỆT NAM . 1.5.1- Những công nghệ thi công hiện đại: Nhiều công nghệ thi công cầu hiện đại trong các lĩnh vực gồm thi công móng, thi công kết cấu nhịp cầu thép và kết cấu nhịp cầu BTCT khẩu độ lớn được áp dụng trên thế giới và khu vực trong những năm gần đây, đặc biệt là vào thời kỳ đổi mới, mở cửa đã theo các dự án xây dựng lớn đưa vào nước ta. Những công nghệ này một phần được chuyển giao, một phần chúng ta đã tìm hiểu nghiên cứu và cải tiến vận dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt nam , có công nghệ trở thành thế mạnh riêng của một vài công ty xây dựng cầu. + Công nghệ thi công bulông cường độ cao áp dụng phổ biến ở nước ta bắt đầu từ công trình cầu Thăng long do Liên xô(cũ) giúp ta xây dựng. Đến nay một số nhà máy của ta có thể chế tạo được bulông CĐC và trong một số công trình đã sử dụng loại bulông CĐC xiết đứt đầu, bulông có mũ tròn. + Công nghệ thi công lắp hẫng cầu giàn thép, được áp dụng cũng bắt đầu từ công trình cầu Thăng long để lắp tại chỗ các nhịp giàn thép liên tục ba nhịp khẩu độ L=112m nằm trong khu vực dòng chính của sông Hồng. + Công nghệ chế tạo kết cấu nhịp giàn thép tổ hợp hàn,liên kết bulông CĐC. Trước đây các KCN giàn thép chúng ta đều phải nhập khẩu của nước ngoài, hiện nay từ sản phẩm thép tấm và bằng công nghệ hàn tự động tiên tiến, các xưởng dầm của Tổng Công thi XD cầu Thăng long và nhiều đơn vị khác đã có thể chế tạo các nhịp giàn thép khẩu độ 50m và trên 50m phục vụ xây dựng thay thế các cầu trên đường sắt. + Các công nghệ chế tạo dầm BTCT ƯST theo công nghệ căng trước và căng sau, tại công xưởng và trên bãi đúc công trường. + Công nghệ thi công đúc hẫng cân bằng cầu dầm BTCT, bắt đầu áp dụng vào thi công cầu Phú lương( Hải Dương) vào năm 1993, cầu Sông Gianh ( Quảng Bình). Ban đầu chúng ta phải nhập xe đúc của nước ngoài và thuê chuyên gia căng kéo cốt thép DƯL, hiện nay các công ty có thể thiết kế và tự chế tạo các bộ xe đúc cải tiến gọn nhẹ 10
  • 12. hơn và tự tính toán công nghệ căng kéo cốt thép. Đúc hẫng hiện là biện pháp phổ biến được áp dụng để thi công các cầu BTCT có khẩu độ vượt từ 70m trở lên. + Công nghệ thi công đúc đẩy cầu dầm liên tục BTCT, đã được áp dụng ở ba công trình cầu mà đầu tiên là cầu Mẹt ( Bắc Giang). Công nghệ đúc đẩy có phạm vi áp dụng hạn chế nhưng khi có điều kiện áp dụng một số công ty cầu có thể thực hiện được. + Công nghệ đúc dầm BTCT trên đà giáo di động áp dụng trong thi công cỏc nhịp dẫn cầu Thanh trì, khẩu độ nhịp là 50m. + Công nghệ thi công cầu dây văng theo phương pháp lắp hẫng, dây cáp căng kéo từng tao áp dụng trong thi công cầu Kiền ( Hải phòng), khẩu độ nhịp là ...m + Công nghệ thi công cầu dây văng thi công theo phương pháp đúc hẫng, đầu tiên áp dụng trong thi công cầu Mỹ thuận (Tiền Giang) sau đó là cầu Bãi Cháy( Quảng Ninh) là chiếc cầu dây văng một mặt phẳng dây có khẩu độ lớn nhất thế giới là 435m. Trong thi công kết cấu nhịp cầu Bãi Cháy ngoài đúc hẫng dầm cứng còn phải giải quyết nhiều vấn đề kỹ thuật phức tạp khác. Mặc dù công trình do nhà thầu Nhật Bản thi công nhưng hầu hết các công đoạn là do kỹ sư và công nhân Việt Nam thực hiện , qua các công trình này chúng ta dần nắm bắt được các kỹ thuật và công nghệ thi công cầu dây văng nhịp lớn. + Công nghệ thi công cầu vòm ống thép nhồi bê tông tuy đã được áp dụng từ những năm 60 của thế kỷ trước đặc biệt là ở Liên xô (cũ), song gần đây kết cấu này được áp dụng trở lại với những thay đổi về kết cấu và công nghệ. Dạng cầu này được xây dựng nhiều ở Trung Quốc, gần đây bắt đầu được ứng dụng ở nước ta đầu tiên là ở các cầu nằm trong khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng( T.P. Hồ Chí Minh) do nhà thầu Trung Quốc thi công, hiện nay đã có một số dự án khác được triển khai do chúng ta thiết kế và thi công. + Các công nghệ thi công cọc khoan nhồi, đầu tiên được nhập thiết bị và áp dụng để thi công móng trụ chính cầu Việt trì( Phú Thọ) là cầu giàn thép có đường sắt và đường bộ chạy chung vào năm 1990. Hiện nay công nghệ thi công cọc khoan đã trở thành phổ biến với những công nghệ khoan tạo lỗ khác nhau và chúng ta có thể thi công những cọc có đường kính lớn trên 2m và ở độ sâu đến 100m. + Thi công giếng chìm và giếng chìm hơi ép là biện pháp thi công truyền thống nhưng hiện nay với các thiết bị tiên tiến, các công nghệ này có nhiều thay đổi. Trong biện pháp thi công giếng chìm, chúng ta đã áp dụng biện pháp giếng chìm chở nổi trong thi công móng các trụ chính cầu Thăng long với đường kính trụ tròn 18m và xuống độ sâu 30m. Công nghệ thi công giếng chìm hơi ép với những kỹ thuật tiên tiến đã được chuyển giao từ nhà thầu thi công Nhật bản trong dự án công trình cầu Bãi Cháy . 1.5.2 – Một số công trình tiêu biểu: Chúng ta có nhiều công trình cầu lớn mang tầm cỡ quốc gia và khu vực tiêu biểu cho trình độ kỹ thuật và công nghệ của đội ngũ những người làm cầu của Việt Nam, đánh dấu cho từng giai đoạn trưởng thành về mặt khoa học và công nghệ. 11
  • 13. Hình 1.3- Cầu Hàm Rồng hiện nay được xây dựng lại sau chiến tranh phá hoại miền Bắc Trước năm 1975, ở miền Bắc chịu sự đánh phá ác liệt do chiến tranh phá hoại của Mỹ không một cây cầu nào được nguyên vẹn, nhiều cầu bị phá hủy. Có một chiếc cầu được xây dựng xong ngay trước khi chiến tranh nổ ra và bị đánh phá dữ dội nhất nhưng đã đứng vững cho đến ngày chiến thắng là biểu tượng anh hùng của ngành GTVT và của tỉnh Thanh Hóa, đó là cầu Hàm Rồng. Cầu giàn thép hai nhịp liên tục, khẩu độ 55m , móng cọc ống chôn trên nền đá và kết cấu nhịp được thi công theo phương pháp lao kéo dọc trên đường trượt con lăn. Sau khi chấm dứt chiến tranh phá hoại cầu Hàm Rồng được làm mới gồm 2 nhịp giàn thép giản đơn khẩu độ 2×80m cầu đường sắt chạy chung với Quốc lộ 1A trong nhiều năm , hiện nay đoạn Quốc lộ 1A tách riêng chạy trên cầu Hoàng Long xây dựng phía hạ lưu. Ở miền Nam , các cầu lớn xây dựng trong thời kỳ này phải kể đến là cầu Sài gòn và cầu Đồng Nai lớn. Các cầu này đều là cầu dầm thép đặc khẩu độ lớn chiều cao thay đổi. Trong đó cầu Sài Gòn là cầu dầm mút thừa dầm đeo khẩu độ 82,3+102,9+82,3 (m) với nhịp đeo dài 61,7m. Cầu Đồng Nai là cầu dầm liên tục hai nhịp có mút thừa dầm đeo bố trí nhịp gồm hai liên đối xứng : 43+15 +2×73+15+43 +15+2×73+15+43 (m), tiết diện dầm thay đổi có đáy dầm là đường cong Parabol lồi. Cầu Thăng long mãi là niềm tự hào của những người làm cầu Việt nam bởi vì vào những năm khó khăn trong thời kỳ đất nước bị thiếu thốn về mọi mặt chúng ta đã xây dựng một chiếc cầu thép hiện đại có phần cầu chính gồm 15 nhịp thép chia làm 5 liên mỗi liên 3 nhịp giàn thép khẩu độ 112m, tổng cộng 1680m liên kết bulông CĐC theo phương pháp lắp hẫng cân bằng. Cầu có hai tầng, tầng một dành cho hai chiều đường sắt với tổng chiều dài cả cầu chính và cầu dẫn là 5500m, hai bên có hai làn dành cho xe thô sơ với chiều dài 2700m, tầng trên có 4 làn đường ôtô phần cầu chính có kết cấu bản trực hướngđặt trên các thanh mạ thượng của các nhịp thép chiều dài cầu ôtô là 3200m. 12
  • 14. Hình 1.4- Nhịp giàn thép cầu Thang long. Chiếc cầu bê tông cốt thép đầu tiên được áp dụng công nghệ đúc hẫng cân bằng là cầu Phú Lương hoàn thành vào năm 1996, mở đầu cho hàng loạt các cầu được xây dựng trong khoảng thời gian 10 năm theo công nghệ này do chúng ta tự thiết kế và thi công như cầu Hoàng Long (Thanh Hóa) với khẩu độ nhịp 120m, cầu Tân Đệ (Thái Bình) khẩu độ nhịp 120m, cầu Tạ Khoa ( Sơn La) 130m... Hình 1.5- Cầu Bãi Cháy giai đoạn thi công đúc hẫng dầm cứng. Để vượt khẩu độ lớn cần phải áp dụng các hệ cầu dây treo trong đó cầu treo (Suspension Bridge) dầm mềm sử dụng dây cáp bện làm cáp chủ với khẩu độ vài chục 13
  • 15. mét được áp dụng rộng rãi trong các cầu ở nông thôn miền núi, cầu treo nhịp lớn lần đầu tiên áp dụng là cầu Thuận Phước nối ra bán đảo Sơn Trà của thành phố Đà Nẵng. Chiếc cầu dây văng khẩu độ lớn đầu tiên được xây dựng là cầu Mỹ Thuận bắc qua sông Tiền nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long có khẩu độ nhịp chính là 350m, thiết kế và thi công chính do các nhà thầu của Ốtxrâylia thực hiện. Chiếc cầu dây văng lớn thứ hai có kết cấu một mặt phẳng dây là cầu Bãi Cháy vượt qua Cửa Lục của thành phố Hạ Long( Quảng Ninh) được khánh thành 11-2006 có khẩu độ nhịp chính 435m , chiều cao tĩnh không thông thuyền 50m. CÂU HỎI TỰ KIỂM TRA . 1- Trình tự các bước tiến hành để thực hiện một dự án xây dựng cầu. 2- Hãy giải thích các khái niệm : hạng mục kết cấu, hạng mục công trình. 3- Phân biệt một công việc xây dựng với một công tác xây dựng. Phương pháp xây dựng khác công nghệ xây dựng ở chỗ nào. 4- Hãy giải thích các khái niệm: biện pháp thi công, biện pháp thi công chỉ đạo, biện pháp công nghệ thi công và biện pháp tổ chức thi công. 5- Nội dung Thiết kế thi công khác Thiết kế tổ chức thi công như thế nào. 14
  • 16. CHƯƠNG 2 NHỮNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG 2.1- CÔNG TÁC LÀM ĐẤT : Công tác làm đất là những công việc đào, đắp đất, đá trong xây dựng. Trong thi công cầu công tác làm đất bao gồm : san ủi tạo mặt bằng thi công, đào đất trong hố móng, đắp đất nền đắp đầu cầu và đắp đảo nhân tạo phục vụ thi công. Công tác làm đất phải đảm bảo yêu cầu thi công công trình đúng kích thước thiết kế, mái đất ổn định, nền đắp đảm bảo độ chặt, không bị lún, nền đào giữ được trạng thái đất nguyên thổ. Công tác làm đất được tiến hành bằng máy hoặc máy kết hợp với thủ công, khi khối lượng đào đắp nhỏ có thể làm hoàn toàn bằng thủ công. Đối với mỗi loại đất việc đào, vận chuyển và đắp nền có những mức độ khó khăn khác nhau. Để đánh giá mức độ khó khăn trong thi công người ta phân loại đất theo cấp (Xem phụ lục ) và căn cứ vào bảng phân cấp đó ta có thể chọn loại máy thi công cho phù hợp đồng thời tính toán chi phí ca máy phục vụ cho công tác lập kế hoạch và dự toán. 2.1.1- Xác định khối lượng thi công : Việc xác định khối lượng đào đắp rất cần thiết trong khi thiết kế, lập dự toán và cần cho cả người thi công để lập kế hoạch, tổ chức thi công. Việc xác định chính xác khối lượng của nền đắp hoặc của hố móng có xét đến địa hình của mặt đất thiên nhiên là rất phức tạp. Trong phạm vi sai số có thể chấp nhận được người ta sử dụng những công thức sau để xác định khối lượng đào đắp. Thể tích đoạn nền đất đắp như trên hình 2. 1 có thể tính như sau : ⎛ F + F2 ⎞L V =⎜ 1 + 2F ⎟ (m3) (2-1) ⎝ 2 ⎠ 3 Trong đó : F1- diện tích mặt cắt đầu. F2-diện tích mặt cắt cuối F- diện tích mặt cắt tại điểm giữa của đoạn nền đắp có chiều dài là L . Khi hố móng có dạng hình máng kích thước đáy a×b, kích thước trên mặt hố móng là c×d và Hình 2. 1- Sơ đồ xác định thể tích nền đắp chiều sâu H thì thể tích được tính theo công thức : H V = [ab + cd + (a + c )(b + d )] ( m3 ) (2-2) 6 Thông thường hố móng được đào sau khi đã san ủi tạo mặt bằng, nếu trong những trường hợp không thể tạo được mặt bằng thì chiều sâu H lấy theo giá trị thấp nhất và tính thể tích hố móng theo công thức (2-2) sau đó cộng thêm một lượng hiệu chỉnh do độ dốc của mặt đất tự nhiên : 14
  • 17. 1 ΔV = c × m s (c + m s c × m ) d (m3) (2-3) 2 trong đó : -1: ms độ dốc của mặt đất mép hố móng -1: m độ dốc ta luy hố móng. Thể tích đất trong hố móng là thể tích khối chìm nằm trong trạng thái tự nhiên, khi đào lên trạng thái này bị phá vỡ và tăng thể tích, cần phải xác định thể tích đất sau khi đào lên để bố trí phương tiện vận chuyển đất thải cho phù hợp. Lượng đất thải tính bằng thể tích khối chìm nhân với hệ số tơi xốp của mỗi loại đất. Loại đất Hệ số tơi xốp Đất thịt, đào thủ công 1,2÷1,3 Đất cát, cát sỏi sạn 1,08÷1,15 Đất thịt rắn,đào bằng nổ mìn 1,3÷1,45 Xác định khối lượng san ủi mặt bằng gồm có khối lượng đào ở chỗ cao và khối lượng đắp bù cho những vị trí thấp hơn so với cốt thiết kế. Có hai phương pháp xác định khối lượng san ủi mặt bằng : phương pháp lưới tam giác và phương pháp lưới ô vuông. Trong tài liệu này giới thiệu phương pháp lưới tam giác. Hình 2. 2- Xác định khối lượng san mặt bằng theo phương pháp lưới tam giác Tùy theo mức độ phức tạp của địa hình mà cạnh lưới ô vuông cắm từ 50÷10m, để tăng độ chính xác địa hình càng phức tạp chia càng nhỏ. Sau đó mỗi ô vuông lại kẻ một đường chéo. Tại mỗi đỉnh của tam giác xác định cao độ tự nhiên và cao độ thiết kế của mặt bằng, hiệu số CĐTN-CĐTK = Hij – chiều cao của mỗi đỉnh. Hiệu số mang dấu (+) là phần đào, mang dấu (-) là thuộc phần đắp. Chỉ số của cao độ H gồm i- là số thứ tự hàng ngang, j- là số thứ tự các đỉnh trong một hàng. Mỗi tam giác cũng được đánh số thứ tự 1,2,3,4.. . Thể tích của mỗi lăng trụ tam giác có cao độ cùng dấu được tính bằng công thức : 15
  • 18. a 2 (H 1 + H 2 + H 3 ) VLangtru = . (2-4) 2 3 Tính thể tích của những khối lăng trụ trong những ô tam giác mà đỉnh của chúng có cao độ khác dấu ta phải tính theo ba bước. Bước 1 : tính theo công thức (2- 4) ta được khối lượng dư ra sau khi điều phối giữa phần đào và phần đắp, nếu kết quả mang dấu (+) tức là phần đào nhiều hơn phần đắp. Bước 2: tính thể tích của phần khối hình chóp tam giác có chiều cao là H3, thể tích này mang dấu (+) nếu nó nằm trong vùng đào và mang dấu (-) nếu nằm trong vùng phải đắp. a2H3 3 VΔ = ± (2- 5) 6(H 1 + H 3 )(H 2 + H 3 ) Bước 3: tính thể tích phần hình nêm còn lại: VNêm=VLang tru-VΔ Trong các công thức trên các cao độ H1,H2 và H3 lấy theo vị trí của chúng như hình 2.2. Ví dụ : Xác định khối lượng đào đắp khi phải san tạo mặt bằng trong phạm vi bốn ô 13,13’,14 và 14’ trên hình vẽ. Chiều dài cạnh lưới a=10m, cao độ tương đối của mặt tự nhiên ở các đỉnh so với cao độ thiết kế là : H13=+1,8; H14=1,1; H15=-0,6; H23=+0,55 ; H24=-0,7 và H25=-1,3. Lần lượt xác định thể tích từng khối trong các tam giác. Thể tích của lăng trụ tam giác 13, cao độ đều mang dấu (+), nằm hoàn toàn trong phần đào đi : a 2 (H 13 + H 23 + H 14 ) 100(1,8 + 0,55 + 1,1) V13 = = = 57,5m 3 6 6 Thể tích khối 13’ gồm hai phần, phần đào và phần đắp, khối lượng dư ra sau điều phối là : a 2 (H 23 + H 14 + H 24 ) 100(+ 0,55 + 1,1 − 0,7 ) V13' = = = +15,8m 3 6 6 giá trị (+) nghĩa là phần đào nhiều hơn phần đắp. Thể tích phần hình chóp, khối này nằm trong phần đắp nên mang dấu (-) 100 × 0,7 3 3 a 2 H 24 VΔ13' = − =− = −2,5m 3 6(H 24 + H 23 )(H 24 + H 14 ) 6(0,7 + 0,55)(0,7 + 1,1) Thể tích của phần phải đào hình nêm : VNêm 13’ = V13’ - VΔ13’ =15,5-(-2,5)= +18,3 m3 Tương tự chúng ta tính cho các ô 14 và 14’. Kết quả tổng hợp trong bảng sau : Khối N0 tam Cao độ tương đối của các đỉnh Khối lượng (m3) lượng giác tam giác Đào (+) Đắp (-) đất dư (m3) 13 +1,8 +1,1 +0,55 57,5 - 13’ +1,1 +0,55 -0,7 18,3 2,5 14 +1,1 -0,7 -0,6 7,2 10,5 14’ -0,7 -0,6 -1,3 - 43,3 16
  • 19. Cộng 83,0 56,3 +26,7 2.1. 2 - Các công việc chuẩn bị : Trong công tác làm đất, những công việc chuẩn bị bao gồm : san dọn mặt bằng và lên khuôn công trình trên thực địa. Công việc san dọn mặt bằng rất đa dạng, phụ thuộc vào đặc điểm địa hình và qui mô của công trình đào đắp. Với điều kiện công trình nằm trong khu vực đô thị công tác chuẩn bị còn phải tổ chức đường tránh đảm bảo giao thông, rào ngăn khu vực thi công và di dời những công trình ngầm đi qua khu vực đào hố móng. Với địa hình trũng, thấp cần đào hệ thống rãnh thoát dẫn nước ra ngoài khu vực thi công hoặc dẫn về hố tụ để bơm ra ngoài đảm bảo khu vực thi công không bị ngập nước. Trong mặt bằng khu vực thi công cần san bóc hết lớp đất hữu cơ phía trên, đào hết các gốc cây và tạo một địa hình tương đối bằng phẳng để tiện cho việc đo đạc lên khuôn công trình. Hình 2.3- Khuôn nền đường a) Khuôn nền đắp. b) Khuôn nền đào. Vị trí mép nền đắp xác định từ tim cốt theo các công thức : + Về phía dưới sườn dốc : n ⎛b ⎞ d1 = ⎜ + mH ⎟ (2- 6) n−m⎝ 2 ⎠ + Về phía trên sườn dốc : n ⎛b ⎞ d2 = ⎜ + mH ⎟ (2-7) n+m⎝ 2 ⎠ Vị trí mép nền đào hoặc hố đào tính từ tim cốt xác định theo các công thức : + Về phía dưới sườn dốc : n ⎛b ⎞ d1 = ⎜ + k + mH ⎟ (2- 8) n+m⎝ 2 ⎠ + Về phía trên sườn dốc : n ⎛b ⎞ d2 = ⎜ + k + mH ⎟ (2- 9) n−m⎝ 2 ⎠ 17
  • 20. Những giá trị trên là hình chiếu của khoảng cách từ tim cốt đến chân ta luy còn khi đo khoảng cách trực tiếp trên mặt đất phải nhân thêm với một hệ số hiệu chỉnh độ dốc sườn ks : ks = n2 +1 (2-10) Biện pháp lên khuôn các vị trí nằm dưới đáy hố móng tiến hành như sau : Dùng cọc là những thanh gỗ dựng hàng rào chắc chắn vây quanh hố móng gọi là giá đo. Trên các thanh ngang của giá đo dùng thước xác định vị trí các góc của kết cấu và dùng cưa hoặc đinh đánh dấu điểm này. Khi muốn xác định vị trí điểm góc này dưới đáy hố móng Hỡnh 2. 5- Biện phỏp dúng kớch thước xuống dưới dùng dây thép nhỏ căng qua những đỏy hố múng. điểm đã lấy dấu trên giá đo và dùng rọi dóng từ điểm giao cắt giữa hai dây căng xuống cao độ cần xác định. 2.1.3- Biện pháp đào đất trong hố móng : a) Đào đất trong hố móng trên cạn, không có kết cấu chống vách : Hố móng có chiều sâu tối đa là 3m, vách hố móng có mái dốc 1: 0,75÷1:1. Biện pháp thi công : Dùng máy đào gầu nghịch, đứng ở vị trí sao cho mép bánh lốp hoặc cạnh dải xích cách mép hố móng 1,0m và di chuyển dọc theo chiều dài cạnh hố để đào lấy đất lần lượt từng lớp. Đất đổ lên ôtô tự đổ và chuyển ra ngoài bãi thải của công trường. Kết hợp nhân lực sửa sang ta luy hố móng. Khi đào đến vị trí cách cao độ thiết kế của đáy móng 0,5m thì phải đào hoàn toàn bằng thủ công. Dùng nhân lực đào lấy đi từng lớp đất mỏng, vừa đào vừa kiểm tra mặt bằng đáy hố móng. Nền đất dưới đáy hố móng chỉ được đào đi mà không được đắp đất bù vào. Đất thải được vận chuyển lên miệng hố móng bằng thủ công, đi theo bậc lên xuống tạo trên ta luy hố móng hoặc xúc đổ vào thùng chứa rồi dùng cần cẩu đưa lên khỏi hố móng và đổ lên ôtô. Trong hình 2. 6 các con số chỉ tầm với của máy đào. Tùy theo kích thước hố móng và tầm với làm việc của cần mà bố trí ôtô đứng trước hoặc đứng sau. Vị trí đứng của ôtô thay đổi theo hành trình di chuyển của máy đào. 18
  • 21. Hình 2. 6- Đào đất trong hố móng đào trần bằng máy đào gầu nghịch. b) Đào đất trong hố móng trên cạn, có kết cấu chống vách : Khi hố móng có chiều sâu lớn hơn 3m hoặc nền đất yếu có hiện tượng cát chảy dễ sập lở, ngoài ra để giảm bớt diện tích miệng hố móng vách hố móng đào thẳng đứng, khi đó thành hố móng phải được kè chống bằng kết cấu tạm thời gọi là tường ván chống vách. Giữa hai mặt tường ván đối diện nhau có hệ thống văng chống ngang tạo thành các ô hoặc các khe ngang gây khó khăn cho việc lựa gầu của máy đào lấy đất trong hố móng. Tùy thuộc vào dạng của kết cấu văng chống mà sử dụng máy đào gầu nghịch hay máy đào gầu ngoạm. Hình 2. 7- Đào đất hố móng có kết cấu chống vách Nếu văng chống chỉ gồm một hàng các thanh chống ngang, tạo thành các khe ngang, dùng máy đào chạy dọc theo mép hố móng và lựa gầu lấy đất theo các khe này, đất đổ lên xe ô tô có ben tự đổ và chuyển ra bãi thải. Nếu kết cấu văng chống là một khung gồm các thanh chống theo chiều ngang và thanh chống theo chiều dọc của hố móng tạo thành các ô thì không thể dùng máy đào, khi đó dùng máy xúc gầu ngoạm, thả gầu qua các ô để đào lấy đất trong hố móng. Đất đưa lên có thể đổ lên ôtô hoặc đưa ra cách xa mép hố móng và đổ đống, sau đó dùng máy ủi san phẳng. Cấu tạo của tường ván sẽ nghiên cứu trong chương 3. + Xác định năng suất của máy đào : P = 60vnk1k 2 k3 (m3/h) (2-11) trong đó : ν - dung tích của gầu, tra theo lý lịch máy m 3 n- số chu kỳ hành trình đào và đổ một gầu của máy trong 1 phút. 60 tính theo công thức n = . t t - thời gian của một chu kỳ ( phút) đối với máy đào có dung tích gầu ν =0,1÷0,3 m3 chế độ quay gầu 900,thời gian này là 0,5 phút k1- hệ số triết giảm do không lấy đầy gầu 0,95 k2 - hệ số triết giảm do thời gian di chuyển 0,85. k3 - hệ số sử dụng máy không liên tục 0,75. 19
  • 22. + Xác định số lượng xe ô tô phối hợp với máy xúc : G Xe có trọng tải là G, lượng đất mỗi lần xe chở được là Vxe = (m3), trong γ đó γ là khối lượng riêng của đất, với đất đổ đống lấy bằng 1,7 Tấn/m . Thời gian của 3 một chuyến xe gồm thời gian đi về, thời gian lùi vào vị trí đổ và trút đổ một ben đất hết khoảng 5 phút. Với tốc độ chạy xe trên công trường là 5km/h, khoảng cách vận chuyển là L ( km), thì thời gian vận chuyển của một chuyến xe tính bằng : L T = 2 + 0,12 (h) (2-12) 5 Số xe ôtô phối hợp là : T .P N= +1 (2- 13) 0,9Vxe 0,9 - là hệ số đổ đầy ben P- năng suất của máy đào (m3/h) tính theo (2-11) Giá trị trên làm tròn, nếu phần thập phân dưới 0,9 có thể chọn loại xe nhỏ hơn. c) Đào đất trong hố móng bị ngập nước : Ở khu vực ngập nước, với dạng móng có bệ ngập sâu vào trong nền người ta tiến hành đóng vòng vây cọc ván xung quanh phạm vi móng và đào đất trong vòng vây để tạo hố thi công bệ móng. Sau khi đào lấy đất đến cao độ thiết kế đáy móng được đổ một lớp bê tông và bơm cạn nước. Đào đất hố móng trong điều kiện ngập nước bằng một trong hai biện pháp: dùng máy đào gầu ngoạm và bằng biện pháp xói hút. Hình 2.8- Đào đất hố móng trong điều kiện ngập nước bằng máy đào gầu ngoạm. a) Trường hợp nước ngập nông. b) Trường hợp nước ngập sâu. 1- Vòng vây cọc ván. 2- đường công vụ. 3- sà lan. So với MNTC, nếu chiều sâu ngập nước Hn < 2m, thiết bị đào và vận chuyển đất thải phải đứng và di chuyển trên đường công vụ hoặc trên sàn đạo. Với chiều sâu ngập nước Hn ≥ 2m , sử dụng các phương tiện nổi là sà lan hoặc hệ phao làm mặt bằng thi công trên mặt nước. Với nền sét, sét pha hoặc cát thô, cát lẫn sỏi sạn, trong hố móng không bị vướng các đầu cọc thì nên sử dụng máy đào gầu ngoạm có dung tích gầu từ 1,2÷2,5m3. Khi Hn <2m, bố trí xe cẩu di chuyển trên đường công vụ để đào lấy đất ở các vị trí của hố móng 20
  • 23. và đất thải được đổ sang bên cạnh. Khi Hn ≥ 2m đặt xe cẩu đứng cố định trên phao thả gầu lấy đất ở trong hố móng rồi đổ đất ra sông hoặc đổ vào xà lan vận chuyển. Với nền cát, cát lẫn sỏi cuội rời rạc và đặc biệt nền đào bị vướng các đầu cọc đào đất hố móng bằng biện pháp xói hút hoặc hút thủy lực. Khi gặp nền đất chặt, sử dụng thiết bị xói hút có các đầu vòi xói nước để phá đất nền thành bùn với các hạt rời và dùng đầu hút để hút hỗn hợp bùn thải ra ngoài. Máy hút bùn có hai loại : máy hút khí động thổi bằng hơi ép và máy hút thủy lực dùng bơm ép nước. Cấu tạo máy hút khí động bao gồm ống hút có đường kính 100÷250mm, đi kèm song song với ống hút là đường ống dẫn hơi ép xuống buồng hút bó trí gần sát cửa hút ở phía dưới. Tại đây đường ống hơi ép đổi chiều và thổi vào trong buồng hút một góc chéo 20÷250 so với phương thẳng đứng rồi theo đường ống đi ngược lên tạo nên một buồng chân không tại khu vực cửa hút, do đó nước và bùn bị cuốn vào rồi theo luồng khí ép chảy dọc theo ống hút để xả ra ngoài. Máy có thể cuốn theo lên cả những viên đá kích cỡ lớn lớn có thể làm tắc đường ống, do đó ở miệng ống người ta hàn lưới để chặn lại chỉ cho những viên đá có kích thước nhỏ hơn 1/4 đường kính ống lọt qua. Biện pháp xói hút không áp dụng được đối với nền sét dẻo bởi dễ bị làm tắc đường ống trong quá trình bơm hút. a) c) Nót A H¬i Ðp b) A Bïn Hình 2. 9- Cấu tạo máy xói hút khí động và biện pháp tổ chức đào đất bằng máy xói hút. a- Cấu tạo chung của máy xói hút ; b- đầu xói ; c- đầu hút Để đào xói đất phải có máy bơm áp lực nước 90m và lưu lượng 90m3/h, năng suất của máy hút từ 2÷4m3/h. Chỉ tiêu hơi ép cho 1m3 bùn hút lên phụ thuộc vào độ sâu đào và xác định theo đồ thị trong hình vẽ dưới đây, trong đó h là độ cao đưa bùn lên khỏi mặt nước còn H tính từ cao độ đặt máy đến cao độ đầu hút. 21
  • 24. 3 V( m ) B¶ng 2-1- C«ng suÊt mét sè lo¹i m¸y hót khÝ ®éng 4 ChØ tiªu h¬i Ðp cho 1m3 bïn h=3 m C«ng suÊt ¸ p lùc C«ng suÊt Träng 3 m· hiÖu ®éng c¬ l−îng (m3/h) ( m) (kW) h=2m (daN) 2 hpg-2 28. 8 20 7 300 h=1m 3gp- 8 50 15 10 355 1 5gp- 8 100-250 34-38 40 950 0 (m) 6pc -9 250 43 75 1500 2 3 4 5 6 7 8 9 10 8gpu -12 380 19. 5 55 2000 §é s©u h¹ ®Çu hót H Hình 2.10- Chỉ tiêu hơi ép và thông số kỹ thuật của một số máy hút khí động. Thiết bị xói hút được gắn trên giá chữ A và được di chuyển trên mặt sàn đạo dựng trên mặt vòng vây của hố móng. Cấu tạo của máy hút thủy lực tương tự như máy hút khí động nhưng dùng dòng nước bơm với áp lực nước 1,0÷1,5 Mpa và lưu lượng 150m3/h để tạo thành dòng hút Với nền cát rời mềm thì không cần vòi xói để đào phá mà có thể dùng đầu hút trực tiếp hút đất cát lên. Trước tiên tạo lỗ lòng chảo sâu hơn mặt nền xung quanh 20÷30cm và thả đầu hút xuống sát mặt nền , khi hút nước bị cuốn vào rồi tạo thành dòng chảy tốc độ lớn làm xói đất nền và cuốn theo. Dùng cần cẩu hoặc giá chữ A di chuyển dần đầu hút để có thể đào rộng ra xung quanh và sâu dần xuống đến cao độ cần thiết. Khi những viên đá có kích cỡ lớn không lọt qua cửa hút của máy hút bùn đọng lại ở dưới đáy hố móng với khối lượng lớn người ta dùng một loại thiết bị gọi là lồng hút đá hoạt động theo nguyên lý của máy hút thủy lực nhưng chỉ hút những viên đá kích thước 10÷25cm. Các viên đá này hút vào lồng chứa bằng thép, khi đầy cả đầu hút được lấy lên để xả đá ra. 2 a) b) 5 nuíc cao ¸p Bïn 1 75 4 6 2000 (2-3)d d 20 (1,5-2)d 300 3 1250 Hình 2. 11 – Cấu tạo máy hút thủy lực (a) và lồng hút đá (b). 22
  • 25. 1- lồng chứa. 2-ống bơm nước. 3- buồng hút. 4- ống hút. 5- lưới chắn. 6- đá cuội được hút lên. 2. 2- CÔNG TÁC NỔ MÌN. Nổ mìn là sử dụng sức công phá của thuốc nổ để phá vỡ một khối lớn, rắn chắc. Trong xây dựng nổ mìn được dùng để đào phá đá mở đường, đào hầm và khai thác đá trong các mỏ vật liệu, phá dỡ công trình cũ, tạo mặt bằng.. . Trong thi công cầu một số trường hợp sau đây cũng cần phải áp dụng biện pháp nổ mìn để phối hợp với những công tác thi công khác : - Phá những tảng đá mồ côi. - Đào phá đá dưới đáy hố móng. - Phá móng và mố trụ cầu cũ. - Phá dỡ kết cấu nhịp cầu cũ. Khi gặp phải những trường hợp trên, đơn vị thi công thường phải thuê những đơn vị khác có chuyên môn và tư cách pháp nhân về nổ mìn thực hiện. Nếu đơn vị thi công có chứng chỉ về nổ mìn và xin cấp phép thì có thể tự tổ chức nổ phá. Dù sao người kỹ sư xây dựng cũng cần phải có kiến thức cơ bản về nổ phá mìn. 2. 2. 1- Khái niệm về nổ mìn : Nổ là một phản ứng hóa học cực nhanh kèm theo giải phóng một năng lượng lớn, tại tâm nổ nhiệt độ lên tới 30000C, áp suất cao và tăng đột ngột làm cho môi trường xung quanh tâm nổ sinh ra làn sóng lan truyền va đập với vận tốc lớn, những tác dụng này có sức công phá và hủy hoại ghê gớm, càng gần tâm nổ ảnh hưởng này càng lớn. Quan sát môi trường sau khi nổ người ta phân biệt ba vùng tác dụng gồm Hỡnh 2. 12- Các vùng tác dụng : của nổ. 1-Vùng nén (nát vun). - Vùng nén, môi trường bị nén chặt đột 2- Vùng phá rời. 3- Vùng chấn ngột và bị nát vụn. động - Vùng phá rời : môi trường bị chia cắt, phá vỡ - Và vùng chấn động: làn sóng va đập không đủ phá vỡ kết cấu mà chỉ làm chấn động các phần tử tạo nên môi trường, vùng này được coi là còn nguyên vẹn sau khi nổ. Trong nổ phá chúng ta chỉ quan tâm đến hai vùng trong và gọi chung là vùng phá hoại. Hình 2. 13 – Ba hình thức nổ mìn : a) nổ hạn chế n<1 ; b) nổ tung n=1 ;c) nổ văng xa n>1 23
  • 26. Một lượng thuốc nổ tập trung được chuẩn bị để nổ gọi là một phát mìn. Phát mìn đặt nằm áp sát vào đối tượng cần phá gọi là mìn đắp hay mìn ốp, phát mìn nằm sâu ở trong đối tượng nổ phá gọi là mìn nạp. Loại mìn phổ biến được sử dụng là mìn nạp. Với mìn nạp, khối thuốc được đặt vào trong môi trường cần phá và nén chặt lại, khi nổ năng lượng được giải phóng và sẽ phá nhiều về phía nào có lớp bảo vệ mỏng hơn. Một môi trường nổ phá có thể có một hoặc nhiều mặt thoáng. Khoảng cách ngắn nhất từ tâm nổ đến mặt thoáng gọi là đường kháng và kí hiệu là w, còn bán kính đường tròn vĩ tuyến giao cắt giữa vùng phá hoại với mặt thoáng gọi là bán kính phễu nổ r. Nếu cùng một lượng thuốc nổ, đối với những đường kháng khác nhau thì hình dạng và kích thước phễu nổ sẽ khác nhau. Căn cứ vào hình dạng của phễu nổ người ta chia ra làm ba hình thức nổ mìn nạp : nổ hạn chế, nổ tung và nổ văng xa ( bắn mìn). Giữa giá trị đường kháng và kích thước phễu nổ có mối quan hệ với nhau, đồng thời liên quan đến ba hình thức nổ trên. Để tạo ra các vụ nổ theo hình thức đã định người ta sử dụng một đại lượng phản ánh mối quan hệ này gọi là chỉ số tác dụng của phát mìn, tính bằng tỉ số giữa bán kính phễu nổ và đường kháng. r n= (2- 14) W n<1 – nổ mìn hạn chế, không bắn đi xa và ít chấn động xung quanh, trong đó: n ≤0,35 - nổ tạo bầu trong đất. n = 0,7 nổ om, đất đá vỡ nát nằm nguyên tại chỗ n=1 - nổ tung, tạo thành phễu nổ. n>1 : nổ văng xa, đất đá bị phá vụn và đẩy ra xa. 2. 2. 2- Vật liệu nổ : Thuốc nổ : là một chất hoặc hợp chất hoá học trộn lẫn với một số chất phụ gia. Những chỉ tiêu cơ bản của thuốc nổ : + Độ nhạy :khả năng phát nổ do tác dụng của một xung lượng nào đó. + Sức nổ : khả năng sinh công phá hoại môi trường nổ ( cm3). + Sức công phá : khả năng phá hoại của thuốc nổ tác dụng vào môi trường nằm gần phát mìn. (mm) + Tốc độ kích nổ m/s + Độ chuyền nổ : khả năng kích nổ khi khởi nổ một thỏi thuốc trong một phát thuốc nổ có nhiều thỏi. Thử độ nhạy bằng cách cho rơi một quả nặng 8daN xuống 0,05g thuốc và xác định hai thông số : chiều cao rơi tối thiểu để quả nặng rơi xuống thuốc nổ gây ra nổ (cm) và tính % số lần nổ khi cho rơi từ chiều cao 25cm. Thử sức nổ bằng cách cho 10g thuốc nổ vào lỗ tạo sắn kích thước ∅25mm, dài 125mm trong khối chì hình trụ ∅200mm, cao 200mm và kích nổ bằng kíp. Sau khi nổ lỗ trong khối chì bị biến dạng thành hình quả lê. Đo thể tích dãn ra trừ đi thể tích lỗ trước khi nổ ta được sức nổ tính bằng cm3. Thử sức công phá bằng cách cho 50g thuốc nổ gói chặt trên một miếng thép dày 10mm, miếng thép này đặt trên thỏi chì nguyên chất ∅40mm,cao 60mm. Đáy thỏi chì đặt trên đế thép dày 20mm. Sau khi kích gói thuốc nổ bằng kíp,thỏi chì bị ép xuống, độ chênh lệch chiều cao cho biết sức công phá của thuốc nổ. 24
  • 27. Một số chất nổ công nghiệp thông dụng : TNT ( Trinitrôtôlin) : Là loại thuốc nổ đơn chất, kết tinh mầu vàng, mùi thơm, vị đắng và rất độc. TNT sản xuất dưới dạng bột khô,vảy trấu, hoặc ép bánh. Đây là loại có sức nổ trung bình, an toàn, có thể nổ trong nước, tạo nhiều khói. Amônít : Là loại thuốc nổ hỗn hợp, thành phần gồm TNT, NaCl, bột nhôm, mùn cưa.. . Hạt nhỏ cứng và rời được đóng thành thỏi mầu vàng nhạt. Amônít được chia thành nhiều nhóm theo số hiệu. Amônít có sức nổ kém TNT nhưng sức công phá lại lớn hơn, an toàn, tan trong nước, khi nổ ít tạo khói. Dynamít : Là thuốc nổ hỗn hợp, thành phần chủ yếu là Nitro glyxêrin. Dẻo mầu nâu sẫm, sức nổ mạnh,kích nổ khi va chạm chà xát và nhiệt độ >80C, vì vậy kém an toàn. Dynamít nổ được trong nước, và khi nổ không tạo ra khí độc. Phương tiện gây nổ : để làm nổ một phát mìn cần cung cấp cho nó một năng lượng nhất định gọi là xung lượng kích nổ. Chất kích nổ là một lượng thuốc nổ nhỏ nhưng mạnh và nhạy, được chế tạo sẵn dưới dạng kíp nổ hoặc dây nổ. Đối với phát mìn lớn thì chất kích nổ chia làm 2 tầng: kích nổ - mồi nổ - khối thuốc nổ. Mồi nổ là lượng thuốc nổ gắn sau kíp có sức công phá mạnh. Hình 2. 14- Cấu tạo kíp đốt và kíp điện 1-vỏ nhôm hoặc đồng. 2-thuốc kích nổ lần 2. 3-vỏ dựng thuốc kích nổ lần 1.4-thuốc kích nổ lần 1. 5-điểm hoả ( mắt ngỗng). 6-chất cháy chậm.7-dây tóc bốc cháy. 8-dây điện; 9-chất cách ly. Kíp nổ có hai loại : kíp nổ đốt và kíp điện. 25
  • 28. Kíp đốt được gắn vào dây cháy chậm, khi đốt một đầu dây thuốc cháy dần đến kíp và làm cho chất nổ trong kíp phát nổ. Kíp điện khác với kíp đốt là ở phía đuôi kíp có bộ phận gây cháy bằng dây tóc và đốt nóng bằng dòng điện dẫn vào bằng dây dẫn. Cả hai loại kíp có vỏ bằng đồng hoặc nhôm, đường kính ∅=5,5÷7mm và có chiều dài theo số hiệu của kíp. Các bộ phận của hai loại kíp thể hiện trong hình 2.14. Để làm cho kíp phát nổ dùng biện pháp đốt nóng lượng thuốc kích nổ cực nhạy 4, khối này tiếp tục làm cho lượng thuốc 2 có sức công phá lớn ở đầu kíp phát nổ tạo thành xung lượng kích nổ làm cho khối thuốc chính của quả mìn phát nổ. Nguồn nhiệt đốt nóng lượng thuốc số 4 là do đốt dây cháy chậm hoặc nung nóng dây tóc bằng dòng điện dẫn từ nguồn ở xa vào. Dây cháy chậm là một sợi dây có đường kính 5÷6mm, trong lõi đặt chất dẫn cháy gồm thuốc nổ đen+bột than+diêm tiêu bọc bằng 3 lớp sợi bông phía ngoài phủ hắc ín để chống ẩm. Dây chấy chậm được sản xuất thành cuộn dài, khi sử dụng phải cắt ra từng đoạn có chiều dài tính toán và lắp vào kíp đốt. Dây dẫn nổ : Dùng để truyền nổ từ nơi phát nổ đến quả mìn. Dây nổ có lõi là thuốc nổ mạnh ( Hexoghen,Têtrin) nhưng với lượng nhỏ bên ngoài có vỏ bọc bằng nhựa bảo vệ, dây dẫn từ vị trí điểm hoả đến quả mìn, trên vỏ dây có chỉ hướng truyền nổ. Tốc độ truyền nổ 7000m/s. Nếu dùng dây dẫn nổ quấn quanh vật cần phá và cho nổ có thể cắt đứt hoặc phá vỡ vật đó. Như vậy dây dẫn nổ là một loại mìn sợi dài. Để làm cho dây dẫn phát nổ phải dùng kíp buộc ốp vào đầu dây và điểm hỏa, kíp nổ làm cho lõi thuốc trong dây kích nổ và khối thuốc nổ ở cuối dây nổ theo. 2. 2.3- Biện pháp nổ mìn : Có ba biện pháp nổ mìn : nổ mìn ốp, nổ mìn lỗ và nổ mìn buồng. Trong thi công cầu chỉ sử dụng biện pháp nổ mìn lỗ nhỏ và nổ ốp. Nổ mìn ốp dùng để phá đá mồ côi, cắt đứt kết cấu. Thuốc nổ được gói chặt thành quả bộc phá và buộc vào khối đá hoặc gài xuống phía dưới khối đá, trong gói thuốc nổ đã gài kíp nổ. Lượng thuốc tính tóan đủ để làm vỡ khối đá thành những hòn nhỏ để có thể vận chuyển đi được. 26
  • 29. Hình 2. 15- Biện pháp nổ ốp mìn. a) phá đá tảng trên cạn. b) phá đá và cắt cọc ở dưới nước. 1- Gói bộc phá. 2- Dây cháy chậm có gài kíp. 3- Đất dẻo hoặc bột dẻo đắp ngoài Khi nổ mìn để cắt kết cấu thép có tiết diện tổ hợp, ứng với mỗi bộ phận của tổ hợp tiết diện bố trí một lượng nổ riêng. Các lượng nổ đặt dối diện nhau để tăng hiệu ứng cắt. Hình 2. 16- Bố trí lượng nổ cắt kết cấu thép, các số chỉ vị trí các gói thuốc nổ, đơn vị tính bằng mm . Nổ mìn lỗ nhỏ để phá đá hố móng hoặc phá dỡ kết cấu bê tông. Lỗ khoan có đường kính ∅42÷60mm. Chiều dài lỗ khoan căn cứ vào chiều dày lớp đá cần đào hoặc của kết cấu bê tông cần phá. Cấu tạo một quả mìn nạp bao gồm : phía đáy lỗ mìn là thuốc nổ được lèn chặt, phần thuốc trên cùng có gài kíp và nối ra ngoài lỗ mìn bằng dây cháy chậm hoặc dây điện. Phần lỗ mìn còn lại phải được lèn chặt bằng mùn khoan của lỗ mìn, bằng đất sét dẻo. Phần chèn lấp này gọi là bua mìn, bua càng chặt, hiệu quả nổ phá càng cao. Chiều dài của đoạn bua phải không được nhỏ hơn 1/3 chiều dài toàn bộ lỗ mìn (Hình 2.17,b). a) b) Hình 2.17- Bố trí các lỗ mìn đào phá đá trong hố móng (a) và cấu tạo quả mìn nạp sử dụng kíp điện . 1- các thỏi thuốc nổ. 2- kíp điện 3- bua mìn 27