SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 9
Bài 2: Tư liệu lịch sử
      Câu 1: Tư liệu lịch sử có giá trị như thế nào trong việc nghiên cứu và
học tập lịch
      Tư liệu lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt với khoa học lịch sử nói chung và
đối với các công trình nghiên cứu lịch sử cũng như việc học tập lịch sử nói riêng.
      Khoa học lịch sử tồn tại được trên cơ sở các sự kiện lịch sử mà các sự kiện
lịch sử lại là những tế bào cấu thành lịch sử mà các tế bào đó là từ các tư liệu lịch
sử. Do đó không có tư liệu lịch sử thì không có khoa học tư liệu lịch sử. Tư liệu
lịch sử tồn tại cho khoa học lịch sử và ngược lại khoa học lịch sử không thể thiếu
nó.
      Sự kiện lịch sử xảy ra trong quá khứ và không lặp lại nếu có sự lặp lại cũng
chỉ lặp lại ở một trình độ khác, mức độ khác, thời gian khác và không gian khác.
Vì vậy các sự kiện lịch sử chỉ còn lại trong các tư liệu lịch sử ( khồng thể tìm thấy
trong tự nhiên ), các ngành khoa học tự nhiên thì khác có thể dựng lại thí nghiệm
lại nhưng khoa học lịch sử thì không nó không thể dựng lại mà chỉ có một con
đường là tư liệu lịch sử thực nghiệm chỉ nhằm giúp ta hình dung lại những sự kiện
lịch sử đã xảy ra trong quá khứ.
      Thực tế cuộc sống luôn đặt ra những vấn đề mới cho ta nghiên cứu nhưng
vấn đề mới đó có đủ tư liệu cho ta nghiên cứu hay không và khi có đủ tư liệu thì
công trình đó như thế nào là phụ thuộc vào quan điểm và thế giới quan của nhà
nghiên cứu. Nếu quan điểm và thế giới quan khác nhau thì đạt được kết quả nghiên
cứu khác nhau, khả năng và phương pháp nghiên cứu của các tác giả khác nhau thì
dẫn tới kết quả khác nhau. Điều đó nói lên rằng tư liệu lịch sử không thể thiếu đối
với khoa học lịch sử song nó hoàn toàn bị động và bị chế biến thành các sản phẩm
khác nhau
      Tư liệu lịch sử như một cầu nối nối nhà nghiên cứu với quá khứ nói cách
khác nó như một thứ nguyên vật liệu để chế tạo ra sản phẩm khác, có nguyên vật
liệu nguyên chất và nguyên vật liệu pha tạp đây chính là cơ sở để phân biệt tư liệu
lịch sử và tài liệu lịch sử ( Tài liệu là qua nhiều cách chế biến khác nhau còn tư liệu
có rất ít và chưa bị pha tạp).


         Câu 2: Vì sao không nên tuyệt đối hóa vai trò của tư liệu lịch sử? Từ
quan điểm đó anh chị hãy rút ra những điều cần lưu ý về mặt phương pháp
luận và thực tiễn công tác tư liệu?
         Tư liệu lịch sử có vị trí vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu và học tập
lịch sử tuy nhiên không nên tuyệt đối hóa tư liệu lịch sử có nghĩa là không nên coi
lịch sử là những gì có trong tư liệu nếu như vậy thì lịch sử sẽ cực kì nghèo nàn.
          Những điều cần lưu ý về mặt phương pháp luận và thực tiễn công tác tư
liệu:
  + Tư liệu lịch sử bao giờ cũng nghèo nàn và kém phong phú hơn bản thân hiện
tượng lịch sử, vì tư liệu lịch sử không phải là bản thân lịch sử, nó chỉ là lăng kính
phản ánh lịch sử. Vì vậy nhà sử học không nên coi lịch sử là những gì có trong tư
liệu lịch sử. Trong khi cố gắng dựng lại toàn cảnh bức tranh quá khứ nhà nghiên
cứu lịch sử không những phải sử dụng nhiều nguồn sử liệu khác nhau mà còn phải
biết khái quát tổng hợp hóa và đôi khi phải sử dụng cả khả năng phán đoán, tưởng
tượng, tư duy logic.
        Do hạn chế về quan điểm, tri thức của tác giả, tư liệu lịch sử có khi phản ánh
chính xác khách quan, có khi chủ quan xuyên tạc sự thật vì thế ta phải nghiên cứu
kĩ tư liệu hiểu những gì nó nói tới cái gì nó im lặng hoặc xuyên tạc và lý giải điều
đó.
      Mỗi tư liệu điều có cách phản ánh khác nhau, có tư liệu phản ánh một mặt có tư
liệu phản ánh nhiều mặt, có tư liệu phản ánh được cái quy luật cái cơ bản, cái điển
hình, có tư liệu chỉ phản ánh được cái riêng cái đặc thù. Vì vậy trong quá trình
nghiên cứu tìm hiểu tư liệu nhà nghiên cứu phải biết chọn lọc tư liệu.
Câu 3: Các quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu về khái niệm
tư liệu lịch sử?
       Việc xác định khái niệm tư liệu lịch sử là một trong những vấn đề đầu tiên
và quan trọng nhất của phương pháp luận sử học cũng như sử liệu học nó giúp ta
phân biệt tư liệu lịch sử và tài liệu lịch sử vì nếu lầm lẫn sẽ dẫn đến hậu quả
nghiêm trọng đồng thời giúp ta sử dụng được tất cả các nguồn tư liệu khác nhau và
làm cho nguồn tư liệu không bị bỏ sót, được sử dụng đúng đắn hơn, chính xác hơn.
Trong suốt các thế kỉ qua các nhà nghiên cứu vẫn chưa hề bỏ xót một tư liệu lịch
sử nào và không lầm lẫn giữa tư liệu và tài liệu.
       Quá trình xác định tư liệu là gì có rất nhiều quan điểm khác nhau:
  - Có người quá mở rộng khái niệm này nhà sử học người Nga Chi-khơ-mi-rốp
cho rằng tư liệu lịch sử là tất cả những gì còn lại của cuộc sống đã qua.
 + Quan niệm này có chỗ đúng nhưng vẫn còn có hạn chế: Đúng vì tất cả những
gì của cuộc sống đã qua đều phản ánh một phần lịch sử. Sai vì tất cả những gì của
cuộc sống đã qua nó có thể là tư liệu cũng có thể là tài liệu; không phải tất cả
những gì còn lại của cuộc sống đã qua đều phản ánh cuộc sống con người đều có
sự tác động của bàn tay con người các hiện tượng tự nhiên không thể coi là tư liệu
lịch sử.
   - Trong phương diện triết học Lapađanhiepxki định nghĩa là: Tư liệu lịch sử là
khái niệm phản ánh đặc tính của hiện vật có thể được để thu nhận tri thức của hiện
vật khác
   - Theo phương diện xã hội: Tư liệu lịch sử là một phương tiện xã hội để bảo tồn
lưu giữ, truyền bá. Rê-bans cho rằng tư liệu lịch sử là tổng hợp thành quả từ hoạt
động nhận thức và thực tiễn của con người được lưu truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác bằng phương diện xã hội
     Quan niệm này đúng nhưng vẫn còn hạn chế: Đúng là các phương diện xã hội
có tác dụng lưu giữ và truyền bá.
- Về khái niệm tư liệu lịch sử có trường phái mở rộng có trường phái thu hẹp.
Trong Bách khoa toàn thư tư liệu lịch sử là những gì phản ánh trực tiếp quá khứ
( chỉ là những tư liệu nào ra đời gần với thời gian xảy ra sự kiện ấy, gần với nơi
xảy ra sự kiện đó thì mới được gọi là tư liệu lịch sử. Trước đó và sau đó không
được gọi là tư liệu ) Có mặt sai vì có những tư liệu ra đời gần với thời gian sự kiện
mà lại là tài liệu chứ không phải là tư liệu.
        Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm tư liệu lịch sử. Song ta có thể
hiểu tư liệu lịch sử là những di tích của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của quan
hệ xã hội nhất định, mang trong mình nó những dấu vết của quan hệ ấy phản ánh
trực tiếp và trừu tượng hóa một mặt hoạt động nào đó của con người.
        Câu 4: Hãy phân biệt các khái niệm Sự kiện hiện thực (SKHT), sự kiện
tư liệu(SKTL), sự kiện tri thức (SKTT)?
        Giữa SKTL và SKHT có những điểm giống và khác nhau
-   Giống: Cả hai sự kiện đều xảy ra trong quá khứ tồn tại một cách khách quan và
độc lập với nhà nghiên cứu đôi khi các nhà nghiên cứu lại đồng nhất SKTL và
SKHT ( đồng nhất khi sự kiện tư liệu chỉ còn là chứng cứ duy nhất ghi chép về sự
kiện vì vậy buộc người nghiên cứu phải chấp nhận sự kiện viết trong tư liệu đó là
SKHT).
-   Khác nhau: Về nội dung thì SKTL nghèo nàn hơn SKHT. Về hình thức SKTL
bản thân nó không phải là SKHT mà chỉ là sự phản ánh trừu tượng SKHT nó đã
được nhìn qua lăng kính của nhà viết sử do đó nó không đáng tin cậy như SKHT.
        Giữa SKTL và SKTT
-   Giống: Đều là sự phản ánh trừu tượng của SKHT, đều là sản phẩm của con
người tạo nên.
-   Khác: Trong quá trình hình thành. Nếu SKTL được hình thành trong quá trình
quan sát trực tiếp của tác giả đối với SKHT thì SKTT được hình thành trong quá
trình hoạt động thực tiễn của nhà nghiên cứu khi không còn khả năng quan sát trực
tiếp.
Mức độ trừu tượng hóa khác nhau: SKTL được trừu tượng hóa một lần còn
SKTT được trừu tượng hóa nhiều lần.
SKTL vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan, vừa phản ánh trực tiếp
vừa phản ánh trừu tượng .


Câu 5: Nội dung cơ bản của khái niệm tư liệu lịch sử?
      - Tư liệu lịch sử là những di tích của quá khứ là sản phẩm của hoạt động
nhận thức hoạt động thực tiễn của con người vì vậy nó mang dấu ấn của thời đại và
lịch sử con người, nó phản ánh trực tiếp và trừu tượng một mặt nào đó của hiện
thực cuộc sống đã qua.
     + Tư liệu lịch sử chứa đựng các sự kiện tư liệu vì thế nó cũng có đặc điểm
riêng biệt giống như các sự kiện tư liệu. Tư liệu lịch sử cũng là sản phẩm của hoạt
động con người, nó xuất hiện như một hiện tượng xã hội nhằm phục vụ cho mục
đích nhu cầu nào đó của xã hội đương thời và tồn tại như những dấu tích của hoàn
cảnh lịch sử cụ thể đã qua.
   + Tư liệu lịch sử cũng giống như sự kiện lịch sử vừa mang tính chủ quan vừa
mang tính khách quan, vừa phản ánh trực tiếp vừa phản ánh trừu tượng .


                                      Bài 3
Câu 1: Vì sao sử liệu học coi quá trình hình thành và phản ánh của tư liệu
lịch sử là có quy luật?
      Vì: tư liệu lịch sử là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử cụ thể nào đó có thể là
một thời đại, một thời điểm nào đó( tư liệu lịch sử bí mật khác tư liệu lịch sử công
khai ở thời điểm này với thời điểm khác là khác nhau), địa điểm khác nhau ( nếu
sự kiện giống nhau nhưng ở thời điểm khác nhau là khác nhau).
      Vì tư liệu lịch sử đồng thời cũng là hoạt động thực tiễn của con người và bao
giờ cũng có tính mục đích do đó những sản phẩm do họ làm ra bao giờ cũng có
chức năng nhất định, chức năng đó quy định đến động cơ phản ánh của tư liệu ấy.
Do đó tư liệu lịch sử là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử và hoạt động thực
tiễn của con người nó ảnh hưởng tới hình thức và nội dung của tư liệu lịch sử, sự
ảnh hưởng này lại chi phối sự phản ánh hiện thực trong ấy và làm cho quá trình
phản ánh đó thiếu chính xác đó chính là quy luật hình thành và phản ánh của tư
liệu lịch sử.


Câu 2: Trình bày nội dung của các quy luật hình thành và phản ánh của tư
liệu lịch sử?
       Quy luật phản ánh quan điểm giai cấp của tác giả và ảnh hưởng của quan
niệm ấy với nội dung của tư liệu
       Quy luật ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử cụ thể, của nhu cầu và mục đích
ra đời của tư liệu đối với nội dung và hình thức của tư liệu.
       Quy luật phản ánh sự phù hợp tính đúng đắn đầy đủ của tư liệu với khả năng
chủ quan, khách quan của tác giả tư liệu khi phản ánh các sự kiện với địa điểm thời
gian có trong tư liệu
       Quy luật liên quan và phụ thuộc lẫn nhau của các tư liệu này đối với tư liệu
khác vì tất cả các tư liệu lịch sử đều phản ánh một hiện thực lịch sử nhưng mỗi tư
liệu lịch sử lại phản ánh một phần một khía cạnh nào đó của hiện thực lịch sử.


Câu 3: Từ những quy luật đó em rút ra những điểm gì cần lưu ý khi sử dụng
các tư liệu lịch sử trong học tập và nghiên cứu lịch sử?
       Những điểm cần lưu ý khi sử dụng các tư liệu lịch sử trong học tập và
nghiên cứu lịch sử:
+ Coi trọng tư liệu xong không nên tuyệt đối hóa tư liệu. Không nên coi lịch sử là
những gì có trong tư liệu như vậy thì lịch sử vô cùng nghèo nàn đơn điệu.
Ví dụ: Nếu chỉ ghi vua Nguyễn cuối đời ăn chơi sa đọa thì quá đơn điệu. Cần
nghiên cứu xem vua Nguyễn ăn chơi như thế nào?
+ Trong quá trình nghiên cứu lịch sử không nhất thiết phải có cái mới. Nếu biết áp
dụng phương pháp mới cách khai thác mới thì chúng ta sẽ có vấn đề mới. Phải biết
cách khai thác tư liệu.
+ Khi học tập và nghiên cứu lịch sử phải sử dụng nhiều tài liệu.
+ Biết xác minh và phê phán tư liệu
+ Phải chọn lọc tư liệu vì: Mỗi tư liệu điều có cách phản ánh khác nhau, có tư liệu
phản ánh một mặt có tư liệu phản ánh nhiều mặt, có tư liệu phản ánh được cái quy
luật cái cơ bản, cái điển hình, có tư liệu chỉ phản ánh được cái riêng cái đặc thù. Vì
vậy trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu tư liệu nhà nghiên cứu phải biết chọn lọc
tư liệu.


Câu 4: Khoa học lịch sử có nguồn sử liệu nào? Vì sao phải sử dụng nhiều
nguồn sử liệu trong học tập và nghiên cứu lịch sử?
        Khoa học lịch sử có nguồn sử liệu hết sức phong phú và đa dạng. Tùy theo
nội dung phản ánh và tính chất của sử liệu người ta thường chhia tư liệu lịch sử
thành 7 nhóm: Tư liệu thành văn; tư liệu vật chất; tư liệu truyền miệng dân gian; tư
liệu ngôn ngữ; tư liệu dân tộc học; tư liệu phim ảnh và tư liệu băng ghi âm.
        Trong học tập và nghiên cứu cần sử dụng nhiều nguồn sử liệu khác nhau
nhằm bổ sung cho tư liệu chính xác hơn đầy đủ hơn. Có những giai đoạn lịch sử
chưa có chữ viết thì phải sử dụng nguồn sử liệu truyền miệng dân gian, tư liệu vật
chất cho có giá trị kiểm tra các tài liệu chữ viết xem đã chính xác đầy đủ chưa,
đúng hay không đúng ở mức độ nào… Chính vì vậy việc sử dụng nhiều nguồn tư
liệu khác nhau trong nghiên cứu là rất quan trọng.
Câu 5: Hãy trình bày những ưu điểm và nhược điểm của các nguồn sử liệu
trên.
   • Nguồn sử liệu chữ viết:
Nguồn sử liệu này chiếm khối lượng lớn và đặc biệt quan trọng đôi khi chiếm chủ
yếu trong các nguồn sử liệu. Cung cấp cho ta những thông tin được ghi lại bằng
các kí tự trên những kênh thông tin khác nhau. Kênh thông tin gồm: giấy, sương,
đá, mai rùa, vỏ cây…
Ưu điểm: cho ta một bức tranh toàn diện đầy đủ, được soi sáng bởi quan điểm rất
rõ ràng
Nhược điểm: Chịu tác động của các quy luật nhiều nhất. Khi sử dụng phải thận
trọng hơn.
      • Nguồn sử liệu vật chất:
Là những sản phẩm trong quá trình hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của
con người. Tư liệu vật chất cực kì phong phú và đa dạng và luôn luôn có tư liệu
mới. Nó phản ánh thời gian rất dài của lịch sử phản ánh tương đối khách quan
trung thực hơn so với nguồn sử liệu khác. Khi đã có chữ viết nhưng sử liệu vật chất
vẫn có giá trị là giá trị bổ sung về mặt nhận thức làm cho nhận thức của chúng ta
chính xác hơn đầy đủ hơn, bổ sung nguồn sử liệu chữ viết mới, có giá trị kiểm tra
các tài liệu chữ viết, đúng hay không đúng, đúng ở mức độ nào.
Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm: Nó là nguồn sử liệu câm đặc biệt trong lĩnh vực
kinh tế chính trị, buộc người ta phải sử dụng phương pháp liên ngành thì chúng
mới phát huy tác dụng.
      • Nguồn sử liệu truyền miệng:
Gồm tất cả các thể loại ca dao dân ca, vè, truyện thần thoại. Trước đây người ta
cho đây là nguồn sử liệu không đáng tin cậy nhưng ngày nay nó vẫn còn nhiều giá
trị
Nhược điểm: Thiếu chính xác về không gian thời gian và những sự kiện phản ánh
trong đó.
Ưu điểm: các câu chuyện thường mang tính hợp lý nếu biết khai thác gạn đục khơi
trong thì có thể tìm thấy trong đó nhiều sử kiện có giá trị.
      • Nguồn sử liệu băng ghi âm:
Ngày nay trong thời đại khoa học kĩ thuật nguồn sử liệu này cũng đạng bị các nhà
nghiên cứu nghi ngờ vì dễ bị xuyên tạc làm giả vì thế độ tin cậy của nguồn sử liệu
sẽ cao hơn nếu được kết hợp với băng ghi âm ghi hình.

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie Chuyen de su lieu hoc

Khoa hoc va kinh thanh
Khoa hoc va kinh thanhKhoa hoc va kinh thanh
Khoa hoc va kinh thanhco_doc_nhan
 
TƯ DUY LỊCH SỬ (HISTORICAL THINKING): NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI Ý...
TƯ DUY LỊCH SỬ (HISTORICAL THINKING): NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI Ý...TƯ DUY LỊCH SỬ (HISTORICAL THINKING): NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI Ý...
TƯ DUY LỊCH SỬ (HISTORICAL THINKING): NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI Ý...Ninh Hanh
 
Bài 1 Nhập môn Logic học.pptx
Bài 1 Nhập môn Logic học.pptxBài 1 Nhập môn Logic học.pptx
Bài 1 Nhập môn Logic học.pptxJungkookBTS16
 
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay
Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay
Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay nataliej4
 
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtMô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtnataliej4
 
Noi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuNoi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuCR Trai
 
Nckh chude 01_nhom11
Nckh chude 01_nhom11Nckh chude 01_nhom11
Nckh chude 01_nhom11Trần Tunie
 
Logic chuong1
Logic chuong1Logic chuong1
Logic chuong1hieusy
 

Ähnlich wie Chuyen de su lieu hoc (20)

Khoa hoc va kinh thanh
Khoa hoc va kinh thanhKhoa hoc va kinh thanh
Khoa hoc va kinh thanh
 
Đề tài: Nghiên cứu khảo sát tình hình công tác văn thư - quản trị văn phòng v...
Đề tài: Nghiên cứu khảo sát tình hình công tác văn thư - quản trị văn phòng v...Đề tài: Nghiên cứu khảo sát tình hình công tác văn thư - quản trị văn phòng v...
Đề tài: Nghiên cứu khảo sát tình hình công tác văn thư - quản trị văn phòng v...
 
Đề tài: Khảo sát công tác văn thư - quản trị văn phòng và công tác lưu trữ
Đề tài: Khảo sát công tác văn thư - quản trị văn phòng và công tác lưu trữĐề tài: Khảo sát công tác văn thư - quản trị văn phòng và công tác lưu trữ
Đề tài: Khảo sát công tác văn thư - quản trị văn phòng và công tác lưu trữ
 
TƯ DUY LỊCH SỬ (HISTORICAL THINKING): NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI Ý...
TƯ DUY LỊCH SỬ (HISTORICAL THINKING): NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI Ý...TƯ DUY LỊCH SỬ (HISTORICAL THINKING): NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI Ý...
TƯ DUY LỊCH SỬ (HISTORICAL THINKING): NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI Ý...
 
Bài 1 Nhập môn Logic học.pptx
Bài 1 Nhập môn Logic học.pptxBài 1 Nhập môn Logic học.pptx
Bài 1 Nhập môn Logic học.pptx
 
Luận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
Luận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt NamLuận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
Luận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
 
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
 
Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay
Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay
Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay
 
Luận án: Các đàn miếu đại tự triều nhà Nguyễn ở Huế (1802-1945)
Luận án: Các đàn miếu đại tự triều nhà Nguyễn ở Huế (1802-1945)Luận án: Các đàn miếu đại tự triều nhà Nguyễn ở Huế (1802-1945)
Luận án: Các đàn miếu đại tự triều nhà Nguyễn ở Huế (1802-1945)
 
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtMô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
 
Noi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuNoi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuu
 
Ndtnc
NdtncNdtnc
Ndtnc
 
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Nhà văn hoá thanh thiếu nhi, HOT
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Nhà văn hoá thanh thiếu nhi, HOTĐề tài: Hoạt động văn hóa của Nhà văn hoá thanh thiếu nhi, HOT
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Nhà văn hoá thanh thiếu nhi, HOT
 
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docxCơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Nckh chude 01_nhom11
Nckh chude 01_nhom11Nckh chude 01_nhom11
Nckh chude 01_nhom11
 
Logic chuong1
Logic chuong1Logic chuong1
Logic chuong1
 
Tiểu Luận Về Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học Tự Nhiên.doc
Tiểu Luận Về Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học Tự Nhiên.docTiểu Luận Về Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học Tự Nhiên.doc
Tiểu Luận Về Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học Tự Nhiên.doc
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
 
Quan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Những Phương Thức Tồn Tại Của Vật Chất.docx
Quan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Những Phương Thức Tồn Tại Của Vật Chất.docxQuan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Những Phương Thức Tồn Tại Của Vật Chất.docx
Quan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Những Phương Thức Tồn Tại Của Vật Chất.docx
 

Mehr von kysucongtrinh

Mehr von kysucongtrinh (7)

Tu tuong hcm
Tu tuong hcmTu tuong hcm
Tu tuong hcm
 
Cuong linh-chinh-tri-dau-tien
Cuong linh-chinh-tri-dau-tienCuong linh-chinh-tri-dau-tien
Cuong linh-chinh-tri-dau-tien
 
Hh sld
Hh sldHh sld
Hh sld
 
Hh sld
Hh sldHh sld
Hh sld
 
Nh077 6947
Nh077 6947Nh077 6947
Nh077 6947
 
Nh013 998
Nh013 998Nh013 998
Nh013 998
 
Chuyen de su lieu hoc
Chuyen de su lieu hocChuyen de su lieu hoc
Chuyen de su lieu hoc
 

Chuyen de su lieu hoc

  • 1. Bài 2: Tư liệu lịch sử Câu 1: Tư liệu lịch sử có giá trị như thế nào trong việc nghiên cứu và học tập lịch Tư liệu lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt với khoa học lịch sử nói chung và đối với các công trình nghiên cứu lịch sử cũng như việc học tập lịch sử nói riêng. Khoa học lịch sử tồn tại được trên cơ sở các sự kiện lịch sử mà các sự kiện lịch sử lại là những tế bào cấu thành lịch sử mà các tế bào đó là từ các tư liệu lịch sử. Do đó không có tư liệu lịch sử thì không có khoa học tư liệu lịch sử. Tư liệu lịch sử tồn tại cho khoa học lịch sử và ngược lại khoa học lịch sử không thể thiếu nó. Sự kiện lịch sử xảy ra trong quá khứ và không lặp lại nếu có sự lặp lại cũng chỉ lặp lại ở một trình độ khác, mức độ khác, thời gian khác và không gian khác. Vì vậy các sự kiện lịch sử chỉ còn lại trong các tư liệu lịch sử ( khồng thể tìm thấy trong tự nhiên ), các ngành khoa học tự nhiên thì khác có thể dựng lại thí nghiệm lại nhưng khoa học lịch sử thì không nó không thể dựng lại mà chỉ có một con đường là tư liệu lịch sử thực nghiệm chỉ nhằm giúp ta hình dung lại những sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ. Thực tế cuộc sống luôn đặt ra những vấn đề mới cho ta nghiên cứu nhưng vấn đề mới đó có đủ tư liệu cho ta nghiên cứu hay không và khi có đủ tư liệu thì công trình đó như thế nào là phụ thuộc vào quan điểm và thế giới quan của nhà nghiên cứu. Nếu quan điểm và thế giới quan khác nhau thì đạt được kết quả nghiên cứu khác nhau, khả năng và phương pháp nghiên cứu của các tác giả khác nhau thì dẫn tới kết quả khác nhau. Điều đó nói lên rằng tư liệu lịch sử không thể thiếu đối với khoa học lịch sử song nó hoàn toàn bị động và bị chế biến thành các sản phẩm khác nhau Tư liệu lịch sử như một cầu nối nối nhà nghiên cứu với quá khứ nói cách khác nó như một thứ nguyên vật liệu để chế tạo ra sản phẩm khác, có nguyên vật
  • 2. liệu nguyên chất và nguyên vật liệu pha tạp đây chính là cơ sở để phân biệt tư liệu lịch sử và tài liệu lịch sử ( Tài liệu là qua nhiều cách chế biến khác nhau còn tư liệu có rất ít và chưa bị pha tạp). Câu 2: Vì sao không nên tuyệt đối hóa vai trò của tư liệu lịch sử? Từ quan điểm đó anh chị hãy rút ra những điều cần lưu ý về mặt phương pháp luận và thực tiễn công tác tư liệu? Tư liệu lịch sử có vị trí vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu và học tập lịch sử tuy nhiên không nên tuyệt đối hóa tư liệu lịch sử có nghĩa là không nên coi lịch sử là những gì có trong tư liệu nếu như vậy thì lịch sử sẽ cực kì nghèo nàn. Những điều cần lưu ý về mặt phương pháp luận và thực tiễn công tác tư liệu: + Tư liệu lịch sử bao giờ cũng nghèo nàn và kém phong phú hơn bản thân hiện tượng lịch sử, vì tư liệu lịch sử không phải là bản thân lịch sử, nó chỉ là lăng kính phản ánh lịch sử. Vì vậy nhà sử học không nên coi lịch sử là những gì có trong tư liệu lịch sử. Trong khi cố gắng dựng lại toàn cảnh bức tranh quá khứ nhà nghiên cứu lịch sử không những phải sử dụng nhiều nguồn sử liệu khác nhau mà còn phải biết khái quát tổng hợp hóa và đôi khi phải sử dụng cả khả năng phán đoán, tưởng tượng, tư duy logic. Do hạn chế về quan điểm, tri thức của tác giả, tư liệu lịch sử có khi phản ánh chính xác khách quan, có khi chủ quan xuyên tạc sự thật vì thế ta phải nghiên cứu kĩ tư liệu hiểu những gì nó nói tới cái gì nó im lặng hoặc xuyên tạc và lý giải điều đó. Mỗi tư liệu điều có cách phản ánh khác nhau, có tư liệu phản ánh một mặt có tư liệu phản ánh nhiều mặt, có tư liệu phản ánh được cái quy luật cái cơ bản, cái điển hình, có tư liệu chỉ phản ánh được cái riêng cái đặc thù. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu tư liệu nhà nghiên cứu phải biết chọn lọc tư liệu.
  • 3. Câu 3: Các quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu về khái niệm tư liệu lịch sử? Việc xác định khái niệm tư liệu lịch sử là một trong những vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất của phương pháp luận sử học cũng như sử liệu học nó giúp ta phân biệt tư liệu lịch sử và tài liệu lịch sử vì nếu lầm lẫn sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đồng thời giúp ta sử dụng được tất cả các nguồn tư liệu khác nhau và làm cho nguồn tư liệu không bị bỏ sót, được sử dụng đúng đắn hơn, chính xác hơn. Trong suốt các thế kỉ qua các nhà nghiên cứu vẫn chưa hề bỏ xót một tư liệu lịch sử nào và không lầm lẫn giữa tư liệu và tài liệu. Quá trình xác định tư liệu là gì có rất nhiều quan điểm khác nhau: - Có người quá mở rộng khái niệm này nhà sử học người Nga Chi-khơ-mi-rốp cho rằng tư liệu lịch sử là tất cả những gì còn lại của cuộc sống đã qua. + Quan niệm này có chỗ đúng nhưng vẫn còn có hạn chế: Đúng vì tất cả những gì của cuộc sống đã qua đều phản ánh một phần lịch sử. Sai vì tất cả những gì của cuộc sống đã qua nó có thể là tư liệu cũng có thể là tài liệu; không phải tất cả những gì còn lại của cuộc sống đã qua đều phản ánh cuộc sống con người đều có sự tác động của bàn tay con người các hiện tượng tự nhiên không thể coi là tư liệu lịch sử. - Trong phương diện triết học Lapađanhiepxki định nghĩa là: Tư liệu lịch sử là khái niệm phản ánh đặc tính của hiện vật có thể được để thu nhận tri thức của hiện vật khác - Theo phương diện xã hội: Tư liệu lịch sử là một phương tiện xã hội để bảo tồn lưu giữ, truyền bá. Rê-bans cho rằng tư liệu lịch sử là tổng hợp thành quả từ hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng phương diện xã hội Quan niệm này đúng nhưng vẫn còn hạn chế: Đúng là các phương diện xã hội có tác dụng lưu giữ và truyền bá.
  • 4. - Về khái niệm tư liệu lịch sử có trường phái mở rộng có trường phái thu hẹp. Trong Bách khoa toàn thư tư liệu lịch sử là những gì phản ánh trực tiếp quá khứ ( chỉ là những tư liệu nào ra đời gần với thời gian xảy ra sự kiện ấy, gần với nơi xảy ra sự kiện đó thì mới được gọi là tư liệu lịch sử. Trước đó và sau đó không được gọi là tư liệu ) Có mặt sai vì có những tư liệu ra đời gần với thời gian sự kiện mà lại là tài liệu chứ không phải là tư liệu. Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm tư liệu lịch sử. Song ta có thể hiểu tư liệu lịch sử là những di tích của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của quan hệ xã hội nhất định, mang trong mình nó những dấu vết của quan hệ ấy phản ánh trực tiếp và trừu tượng hóa một mặt hoạt động nào đó của con người. Câu 4: Hãy phân biệt các khái niệm Sự kiện hiện thực (SKHT), sự kiện tư liệu(SKTL), sự kiện tri thức (SKTT)? Giữa SKTL và SKHT có những điểm giống và khác nhau - Giống: Cả hai sự kiện đều xảy ra trong quá khứ tồn tại một cách khách quan và độc lập với nhà nghiên cứu đôi khi các nhà nghiên cứu lại đồng nhất SKTL và SKHT ( đồng nhất khi sự kiện tư liệu chỉ còn là chứng cứ duy nhất ghi chép về sự kiện vì vậy buộc người nghiên cứu phải chấp nhận sự kiện viết trong tư liệu đó là SKHT). - Khác nhau: Về nội dung thì SKTL nghèo nàn hơn SKHT. Về hình thức SKTL bản thân nó không phải là SKHT mà chỉ là sự phản ánh trừu tượng SKHT nó đã được nhìn qua lăng kính của nhà viết sử do đó nó không đáng tin cậy như SKHT. Giữa SKTL và SKTT - Giống: Đều là sự phản ánh trừu tượng của SKHT, đều là sản phẩm của con người tạo nên. - Khác: Trong quá trình hình thành. Nếu SKTL được hình thành trong quá trình quan sát trực tiếp của tác giả đối với SKHT thì SKTT được hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn của nhà nghiên cứu khi không còn khả năng quan sát trực tiếp.
  • 5. Mức độ trừu tượng hóa khác nhau: SKTL được trừu tượng hóa một lần còn SKTT được trừu tượng hóa nhiều lần. SKTL vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan, vừa phản ánh trực tiếp vừa phản ánh trừu tượng . Câu 5: Nội dung cơ bản của khái niệm tư liệu lịch sử? - Tư liệu lịch sử là những di tích của quá khứ là sản phẩm của hoạt động nhận thức hoạt động thực tiễn của con người vì vậy nó mang dấu ấn của thời đại và lịch sử con người, nó phản ánh trực tiếp và trừu tượng một mặt nào đó của hiện thực cuộc sống đã qua. + Tư liệu lịch sử chứa đựng các sự kiện tư liệu vì thế nó cũng có đặc điểm riêng biệt giống như các sự kiện tư liệu. Tư liệu lịch sử cũng là sản phẩm của hoạt động con người, nó xuất hiện như một hiện tượng xã hội nhằm phục vụ cho mục đích nhu cầu nào đó của xã hội đương thời và tồn tại như những dấu tích của hoàn cảnh lịch sử cụ thể đã qua. + Tư liệu lịch sử cũng giống như sự kiện lịch sử vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan, vừa phản ánh trực tiếp vừa phản ánh trừu tượng . Bài 3 Câu 1: Vì sao sử liệu học coi quá trình hình thành và phản ánh của tư liệu lịch sử là có quy luật? Vì: tư liệu lịch sử là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử cụ thể nào đó có thể là một thời đại, một thời điểm nào đó( tư liệu lịch sử bí mật khác tư liệu lịch sử công khai ở thời điểm này với thời điểm khác là khác nhau), địa điểm khác nhau ( nếu sự kiện giống nhau nhưng ở thời điểm khác nhau là khác nhau). Vì tư liệu lịch sử đồng thời cũng là hoạt động thực tiễn của con người và bao giờ cũng có tính mục đích do đó những sản phẩm do họ làm ra bao giờ cũng có chức năng nhất định, chức năng đó quy định đến động cơ phản ánh của tư liệu ấy.
  • 6. Do đó tư liệu lịch sử là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử và hoạt động thực tiễn của con người nó ảnh hưởng tới hình thức và nội dung của tư liệu lịch sử, sự ảnh hưởng này lại chi phối sự phản ánh hiện thực trong ấy và làm cho quá trình phản ánh đó thiếu chính xác đó chính là quy luật hình thành và phản ánh của tư liệu lịch sử. Câu 2: Trình bày nội dung của các quy luật hình thành và phản ánh của tư liệu lịch sử? Quy luật phản ánh quan điểm giai cấp của tác giả và ảnh hưởng của quan niệm ấy với nội dung của tư liệu Quy luật ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử cụ thể, của nhu cầu và mục đích ra đời của tư liệu đối với nội dung và hình thức của tư liệu. Quy luật phản ánh sự phù hợp tính đúng đắn đầy đủ của tư liệu với khả năng chủ quan, khách quan của tác giả tư liệu khi phản ánh các sự kiện với địa điểm thời gian có trong tư liệu Quy luật liên quan và phụ thuộc lẫn nhau của các tư liệu này đối với tư liệu khác vì tất cả các tư liệu lịch sử đều phản ánh một hiện thực lịch sử nhưng mỗi tư liệu lịch sử lại phản ánh một phần một khía cạnh nào đó của hiện thực lịch sử. Câu 3: Từ những quy luật đó em rút ra những điểm gì cần lưu ý khi sử dụng các tư liệu lịch sử trong học tập và nghiên cứu lịch sử? Những điểm cần lưu ý khi sử dụng các tư liệu lịch sử trong học tập và nghiên cứu lịch sử: + Coi trọng tư liệu xong không nên tuyệt đối hóa tư liệu. Không nên coi lịch sử là những gì có trong tư liệu như vậy thì lịch sử vô cùng nghèo nàn đơn điệu. Ví dụ: Nếu chỉ ghi vua Nguyễn cuối đời ăn chơi sa đọa thì quá đơn điệu. Cần nghiên cứu xem vua Nguyễn ăn chơi như thế nào?
  • 7. + Trong quá trình nghiên cứu lịch sử không nhất thiết phải có cái mới. Nếu biết áp dụng phương pháp mới cách khai thác mới thì chúng ta sẽ có vấn đề mới. Phải biết cách khai thác tư liệu. + Khi học tập và nghiên cứu lịch sử phải sử dụng nhiều tài liệu. + Biết xác minh và phê phán tư liệu + Phải chọn lọc tư liệu vì: Mỗi tư liệu điều có cách phản ánh khác nhau, có tư liệu phản ánh một mặt có tư liệu phản ánh nhiều mặt, có tư liệu phản ánh được cái quy luật cái cơ bản, cái điển hình, có tư liệu chỉ phản ánh được cái riêng cái đặc thù. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu tư liệu nhà nghiên cứu phải biết chọn lọc tư liệu. Câu 4: Khoa học lịch sử có nguồn sử liệu nào? Vì sao phải sử dụng nhiều nguồn sử liệu trong học tập và nghiên cứu lịch sử? Khoa học lịch sử có nguồn sử liệu hết sức phong phú và đa dạng. Tùy theo nội dung phản ánh và tính chất của sử liệu người ta thường chhia tư liệu lịch sử thành 7 nhóm: Tư liệu thành văn; tư liệu vật chất; tư liệu truyền miệng dân gian; tư liệu ngôn ngữ; tư liệu dân tộc học; tư liệu phim ảnh và tư liệu băng ghi âm. Trong học tập và nghiên cứu cần sử dụng nhiều nguồn sử liệu khác nhau nhằm bổ sung cho tư liệu chính xác hơn đầy đủ hơn. Có những giai đoạn lịch sử chưa có chữ viết thì phải sử dụng nguồn sử liệu truyền miệng dân gian, tư liệu vật chất cho có giá trị kiểm tra các tài liệu chữ viết xem đã chính xác đầy đủ chưa, đúng hay không đúng ở mức độ nào… Chính vì vậy việc sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau trong nghiên cứu là rất quan trọng. Câu 5: Hãy trình bày những ưu điểm và nhược điểm của các nguồn sử liệu trên. • Nguồn sử liệu chữ viết: Nguồn sử liệu này chiếm khối lượng lớn và đặc biệt quan trọng đôi khi chiếm chủ yếu trong các nguồn sử liệu. Cung cấp cho ta những thông tin được ghi lại bằng
  • 8. các kí tự trên những kênh thông tin khác nhau. Kênh thông tin gồm: giấy, sương, đá, mai rùa, vỏ cây… Ưu điểm: cho ta một bức tranh toàn diện đầy đủ, được soi sáng bởi quan điểm rất rõ ràng Nhược điểm: Chịu tác động của các quy luật nhiều nhất. Khi sử dụng phải thận trọng hơn. • Nguồn sử liệu vật chất: Là những sản phẩm trong quá trình hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người. Tư liệu vật chất cực kì phong phú và đa dạng và luôn luôn có tư liệu mới. Nó phản ánh thời gian rất dài của lịch sử phản ánh tương đối khách quan trung thực hơn so với nguồn sử liệu khác. Khi đã có chữ viết nhưng sử liệu vật chất vẫn có giá trị là giá trị bổ sung về mặt nhận thức làm cho nhận thức của chúng ta chính xác hơn đầy đủ hơn, bổ sung nguồn sử liệu chữ viết mới, có giá trị kiểm tra các tài liệu chữ viết, đúng hay không đúng, đúng ở mức độ nào. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm: Nó là nguồn sử liệu câm đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế chính trị, buộc người ta phải sử dụng phương pháp liên ngành thì chúng mới phát huy tác dụng. • Nguồn sử liệu truyền miệng: Gồm tất cả các thể loại ca dao dân ca, vè, truyện thần thoại. Trước đây người ta cho đây là nguồn sử liệu không đáng tin cậy nhưng ngày nay nó vẫn còn nhiều giá trị Nhược điểm: Thiếu chính xác về không gian thời gian và những sự kiện phản ánh trong đó. Ưu điểm: các câu chuyện thường mang tính hợp lý nếu biết khai thác gạn đục khơi trong thì có thể tìm thấy trong đó nhiều sử kiện có giá trị. • Nguồn sử liệu băng ghi âm:
  • 9. Ngày nay trong thời đại khoa học kĩ thuật nguồn sử liệu này cũng đạng bị các nhà nghiên cứu nghi ngờ vì dễ bị xuyên tạc làm giả vì thế độ tin cậy của nguồn sử liệu sẽ cao hơn nếu được kết hợp với băng ghi âm ghi hình.