SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 45
Quy thức kiến trúc cổ Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phương đình Đền Đô ởBắc Ninh
Quy thức kiến trúc cổ Việt Nam là một trật tự (order) hoặc là những quy định thống nhất về kích thước,
các tương quan tỷ lệ giữa các chi tiết, thành phần kiến trúc trong một công trình kiến trúc theo phong
cách cổ điển của Việt Nam với những quy tắc riêng biệt và điển hình đã được người Việt sử dụng
trong lịch sử Việt Nam. Nó được đánh giá là thể hiện tài hoa, tri thức và truyền thống trong kiến trúc cổ
Việt Nam.
Mục lục
[ẩn]
 1 Hình ảnh ban đầu
 2 Nét đặc trưng
o 2.1 Mái nhà
o 2.2 Cột
o 2.3 Chạm khắc
o 2.4 Thước tầm
 3 Một số hình ảnh tham khảo và so sánh
 4 Tên gọi các cấu kiện trong thức kiến trúc cổ Việt Nam
o 4.1 Bộ phận trần thiết
 5 Chú thích
 6 Xem thêm
 7 Liên kết ngoài
Hình ảnh ban đầu[sửa | sửa mã nguồn]
Đình Chợ Vân, một công trình tiêu biểu theo quy thức Việt Nam cổ truyền
Kiến trúc cổ Việt Nam còn lại không nhiều và không phải là những công trình tiêu biểu nhất. Tinh hoa của
kiến trúc cổ Việt Nam đã bị chôn vùi sau các cuộc tàn phá triệt hạ văn hóa phương Nam của Trung
Hoa và quy luật thời gian (đa số những công trình cổ còn hiện hữu, có niên đại từ thời nhà Hậu Lê đến
thời nhà Nguyễn). Người ta hiện còn biết rất ít (và cũng nhiều điều người ta chưa biết gì) về kiến trúc các
cung điện thời Lý-Trần, được xem là thời kỳ văn minh nhất của Đại Việt và được sử sách khen ngợi là
trước đó chưa hề có, sánh ngang cùng Trung Hoa phương Bắc. Những nền đất còn lại của các ngôi
chùa thời kỳ này như chùa Phật Tích, chùa Dâu... có thể chứng minh được những lời này. Tuy vậy,
những gì còn lại trên tại Việt Nam ngày nay cũng để người ta biết cách thức xây dựng trong dân gian và
những quy định trong cấu tạo kiến trúc thời xưa, được gọi là "thức kiến trúc cổ Việt Nam".
Khi nói về kiến trúc cổ Việt Nam, nhiều người lầm tưởng nó là sao bản của kiến trúc Trung Hoa. Nhưng
thật ra kiến trúc cổ truyền Việt Nam khác nhiều so với hệ kiến trúc Trung Hoa và Nhật Bản, nhất là về
phần cấu tạo mái cong. Hai nước Hoa và Nhật này khá tương đồng nhau vì dùng phương pháp "chồng
đấu tiếp rui" trong khi Việt Nam dùng "tàu đao lá mái" để cấu tạo mái cong.[1]
Kiến trúc cổ Việt Nam cũng lấy gỗ làm vật liệu xây dựng cơ bản và tạo đặc trưng riêng cho nền kiến trúc
của mình, tương phản với kiến trúc chuộng dùng gạch hay đá của nhiều vùng khác trên thế giới.
Nét đặc trưng[sửa | sửa mã nguồn]
Thức kiến trúc cổ Việt Nam: dốc mái thẳng, khi xuống gần diềm mái hiên thì dùng bảy
Vì kèo truyền thống với câu đầu nối hai cột cái (hình trên), chồng rường xếp trên xà nách (giữa), và chi tiết chạm khắc
(dưới)
Góc tầu đao mái chùa Hoa Yên trên núiYên Tử
Có 3 nét đặc trưng của kiến trúc cổ Việt Nam làm ta phân biệt trong nền kiến trúc gỗ cổ phương Đông:
 Dốc mái thẳng
 Dùng bảy, kẻ đỡ mái hiên
 Cột mập to, phình ở phần giữa thân dưới
Nếu so sánh với thức kiến trúc cổ Trung Quốc sẽ thấy được sự khác nhau:
 Dốc mái võng xuống
 Đỡ mái hiên bằng hệ đấu-củng (còn gọi là "con sơn chồng đấu" hoặc "chồng đấu tiếp rui")
 Cột thanh mảnh, tròn đều
Mái nhà[sửa | sửa mã nguồn]
Tàu đao quật ở góc mái, gắn thêm con náp và hàng gạch hoa chanh dọc bờ guột,chùa Dận, Bắc Ninh
Chùa Hộ, tòa nhà hai mái lộ hồi với trang trí bờ nóc với con kìm, chùa Keo, Thái Bình
Triền mái của kiến trúc cổ Việt Nam thẳng, không cong, nhưng hếch lên ở góc mái tạo sự thanh thoát, lấy
cảm hứng từ mũi thuyền của nền văn hóa sông nước. Phần mái lớn và thường chiếm tới 2/3 chiều cao
mặt đứng công trình, nhất là đối với mái đình. Góc mái tức "tàu đao" làm cong uốn ngược, còn được gọi
là đao quật. Trong khi đó kiến trúc Trung Hoa hay Nhật Bản tuy cũng mái cong chỉ hơi hếch ở góc mái
còn thân mái võng xuống, dốc nhiều ở đỉnh rồi xoải dần khi xuống diềm mái. Ngói lợp mái truyền thống
Việt Nam là ngói mũi hài còn gọi là ngói vẩy rồng trong khi ngói lợp Trung Hoa là ngói âm
dương hay ngói ống.
Trang trí trên mái cổ thường có các phần đặc trưng như những con giống gắn trên đầu đao, trong đó con
giống luôn là hình tượng thể hiện tinh thần ngôi nhà, được làm từ đất nung hanh vữa truyền thống. Tiếp
theo là các bờ nóc có đặt gạch hoa chanh, đỉnh mái gắn con kìm ở hai đầu bờ nóc, con sô ở chỗ bờ
quyết (bờ guột), con náp, hay lạc long thủy quái. Khu đĩ thường để trống thông thoáng và có chạm yếm
trang trí gọi là vỉ ruồi.
Đỡ mái hiên bằng kẻ, hay bảy, một thanh chéo đỡ mái hiên vươn ra bằng nguyên tắc đòn bảy rất hay.
Không dùng hệ đấu-củng rất nhiều chi tiết như Trung Hoa.
Cột[sửa | sửa mã nguồn]
Cột là phần đỡ chính của công trình, toàn bộ khối lượng công trình đều đặt lên các cột. Cột tròn và to
mập, phình ở giữa. Tiết diện của cột thường là cột thân trònnhưng cũng có khi dùng cột vuông.
Sức nặng công trình được đặt lên cột, cột đặt lên các đế chân cột chứ không chôn xuống nền và chính
sức nặng của công trình làm công trình ổn định và vững vàng.
Căn nhà được xây dựng theo các vì nhà, sau đó các vì được dựng lên và nối với nhau bằng các xà
ngang và xà ngưỡng tạo thành một hình hộp, sau đố là lợp mái và làm tường nhà. Vì nhà chính là đơn vị
cơ bản khi nói đến kích thước ngôi nhà, giữa hai vì gọi là "gian". Vì nhà cũng là đặc trưng cho lối kiển
trúc theo từng địa phương và từng thời kỳ, tuy rất trung thành với thức kiến trúc cổ Việt Nam.
Chạm khắc[sửa | sửa mã nguồn]
Trong thức kiến trúc cổ Việt Nam chạm trổ là phần rất quan trọng, nó thể hiện tinh thần công trình. So với
kiến trúc Trung Hoa thích vẽ hình và sơn màu sặc sỡ, kiến trúc cổ Việt Nam thường để mộc màu gỗ hay
quét sơn ta bảo vệ có màu nâu, thích chạm trổ.
Thước tầm[sửa | sửa mã nguồn]
Thước Tầm
Trong thức kiến trúc cổ Việt Nam, tất cả các kích thước tính của công trình đều dựa theo "thước tầm",
một cây thước được tính theo kích thước cơ thể gia chủ. Đây là một điều độc đáo, theo cách phân tích
cái đẹp tỷ lệ thì thước tầm là modulor của kiến trúc cổ Việt Nam như modulor của kiến trúc Hy Lạp, tạo ra
vẻ đẹp hình học tinh tế như độ dốc mái, tỉ lệ chiều cao mái với phần chân cột, sự thích hợp với người gia
chủ.
Một số hình ảnh tham khảo và so sánh[sửa | sửa mã nguồn]

Chi tiết dáng cột chuẩn

Phối cảnh góc bộ khung Đình Bảng

Kiến trúc cổ điển Trung Hoa. Lưu ý mái Trung Hoa mái võng xuống không dùng bảy
Tên gọi các cấu kiện trong thức kiến trúc cổ Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Tên gọi các cấu kiện bộ vì nhà và hệ mái
Chạm khắc trên kẻ bảy, đình Thổ Tang,Vĩnh Phúc
Khung nhà phân không gian nhà thành các gian nhà, thường có các bộ phận sau:
 Cột là kết cấu đứng chịu nén, thường có các loại cột:
 Cột cái: cột chính của nhà đặt ở hai đầu nhịp chính tạo chiều sâu cho gian giữa. Nối hai cột
cái là câu đầu.
 Cột quân hay cột con: cột phụ ngắn hơn cột cái, nằm ở đầu nhịp phụ hai bên nhịp chính.
Khác biệt chiều cao của cột cái và cột con tạo ra độ dốc của mái nhà. Xà nách nối cột con
với cột cái.
 Cột hiên: nằm ở hiên nhà, phía trước, ngắn hơn cột con. Kẻ bảy nối cột con và cột hiên.
 Xà là các giằng ngang chịu kéo, liên kết các cột với nhau, gồm có các loại xà nằm trong khung và
các loại xà nằm ngoài khung vuông góc với khung. Xà nằm trong khung, thường đặt ở cao độ
đỉnh các cột quân để liên kết được cả cột cái và cột quân, gồm:
 Xà lòng, tức câu đầu hay chếnh: liên kết các cột cái của khung;
 Xà nách hay thuận: liên kết cột quân vào cột cái, trong khung.
 Kẻ là các dầm đơn đặt theo phương chéo của mái nhà, gác lên các cột bằng liên kết mộng,
thường có các loại kẻ sau:
 Kẻ ngồi loại kẻ gác từ cột cái sang cột quân, trong khung;
 Kẻ hiên gác từ cột quân sang cột hiên, trong khung. Một phần kẻ hiên được kéo dài đâm
xuyên qua cột hiên để đỡ phần chân mái.
 bảy hay bảy hậu hoặc bảy hiên: là dầm nằm trong khung liên kết vào cột quân phía sau
nhà, đỡ phần mái vẩy phía sau. Đối với nhà ở thì tiền kẻ, hậu bảy. Đối với các công
trình công cộng như đình làng, thường bốn mặt xung quanh đều có hiên thoáng không
có cột hiên, nên thường dùng bảy hiên.
 Câu đầu là dầm ngang chính đặt trên cùng, khoá các đầu trên của các cột cái trong
khung (gác lên các cột cái).
 Con rường hay chồng rường là các đoạn gối đỡ mái dạng dầm gỗ hộp để đỡ hoành
mái, được đặt chồng lên nhau. Chiều dài của chúng thu ngắn dần cân theo chiều vát
của mái, càng lên cao các con rường bên trên càng ngắn. Ở vì nóc các con rường nằm
chồng lên câu đầu.
 Con lợn còn gọi là rường bụng lợn: là con rường trên cùng, gối lên con rường bên dưới
qua hai đoạn cột ngắn gọi là trụ trốn, và làm nhiệm vụ đỡ xà nóc (thượng lương). Bên dưới
rường bụng lợn (giữa hai trụ trốn) là ván lá đề thường để điêu khắc trang trí. Con lợn có thể
được thay bằng giá chiêng.
 Rường cụt là loại rường nằm ở vì nách (giữa cột cái và cột quân), chúng nằm chồng trên xà
nách, chúng cũng đỡ hoành và vẫn thu dần chiều dài khi lên cao theo độ dốc mái.
Các loại xà nằm ngoài khung gồm có:
 Xà thượng liên kết đỉnh các cột cái; xà này song song với chiều dài của nhà.
 Xà hạ hay xà đại, liên kết các cột cái tại cao độ đỉnh cột quân, gần sát vị trí liên kết
xà lòng, xà nách vào cột cái. Xà này cũng chạy song song với chiều dài của nhà.
 Xà tử thượng (xà trên của cột con): liên kết các cột quân của các khung ở bên
trên.
 Xà tử hạ (xà dưới của cột con): liên kết các cột quân của các khung ở bên dưới, tại
mức độ cao ngay trên hệ cửa bức bàn.
 Xà ngưỡng nối các cột quân ở vị trí ngưỡng cửa. Xà này đỡ hệ thống cửa bức
bàn.
 Xà hiên liên kết các cột hiên của các khung.
 Thượng lương, còn gọi là đòn dông hay Xà nóc đặt trên đỉnh mái.
Các kết cấu mái:
 Hoành là các dầm chính đỡ mái đặt nằm ngang theo chiều dài nhà, vuông góc với
khung nhà.
 Dui hay rui là các dầm phụ trung gian, đặt dọc theo chiều dốc mái (trực giao với
hoành), gối lên hệ thống hoành.
 Mè là các dầm phụ nhỏ, đặt trực giao với dui, song song với hoành, gối lên hệ dui.
khoảng cách giữa các mè là nhỏ nhất, vừa đủ để lợp ngói. Việc sử dụng hệ kết cấu
hoành - dui - mè, nhằm phân nhỏ nhịp của kết cấu đỡ mái thành hệ lưới vừa đủ để
lát lớp gạch màm và lợp ngói bên trên.
 Gạch màn là một loại gạch lá nem đơn bằng đất nung, có tác dụng đỡ ngói đồng
thời tạo độ phẳng cho mái, chống thấm dột và chống nóng. Gạch màn ngồi trực tiếp
trên lớp mè.
 Ngói mũi hài hay còn gọi là ngói ta hay ngói vẩy rồng, bằng đất nung, trực tiếp
chống thấm dột và chống nóng, lợp trên lớp gạch màn và cũng có thể có lớp đất
sét kẹp giữa.
Các chi tiết kiến trúc khác:
 Cửa bức bàn
 Con tiện
 Dạ tàu
 Đầu đao
Công trình hai mái, hai đầu hồi bít đốc,đình Kim Liên, Hà Nội
Công trình bốn mái: hai mái chính và hai mái chái ở hai đầu nhà
Căn nhà Việt cổ truyền có thể làm theo:
 hình thức hai mái, hai đầu hồi bít đốc,
 hay theo hình thức bốn mái, với hai mái phụ hai đầu hồi gọi là hai chái nhà. Mỗi
chái nhà gồm có một hàng cột quân (có thể thêm một hàng cột hiên), các hàng cột
này xoay vuông góc với các hàng cột trong các gian chính.
 hoặc hình thức 8 mái chồng diêm.
Truyền thống người Việt thường làm theo nhà theo cơ số lẻ:
 phương đình 1 gian chính giữa, bốn xung quanh hệ cột quân đẳng hướng;
 nhà 3 gian;
 nhà 5 gian hay nhà 3 gian 2 trái;
 nhà 7 gian hay nhà 5 gian 2 trái;
 nhà 9 gian hay nhà 7 gian 2 trái.
Bộ phận trần thiết[sửa | sửa mã nguồn]
Cửa và cửa sổ trong căn nhà cổ truyền là nơi không gian trong và ngoài tiếp giáp nhau.
Nói chung thì cửa ra vào khá lớn, có khi không có cánh cửa mà để ngỏ, chỉ
buông rèm hoặc có tấp liếp che. Nếu gắn cánh cửa thì có thể dùng "cửa bức bàn"
bằng ván kín. Cầu kỳ hơn thì dùng cửa "thượng song hạ bản" tức là phía trên chấn
song, phía dưới làm gỗ kín. Ngưỡng cửa khá cao, người ra vào phải giơ chân bước
qua.
Cửa sổ thì tương đối nhỏ so với cửa ra vào.
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
hùa Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Việt Nam hiện có 14.775 ngôi chùa, chiếm 36% tổng số di tích Việt Nam. Chùa là cơ sở hoạt động và truyền
bá Phật giáo. Tuy nhiên, một số chùa Việt Nam ngoài thờ Phật còn thờ thần (điển hình là thờ các vị thiền
sư: Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Trần Nhân Tông và Lý Thần Tông), thờ tam giáo (Phật – Lão –
Khổng), thờ Trúc Lâm Tam tổ...[1]
Để chỉ chùa thờ Phật, trong tiếng Việt còn có từ "chiền" (chữ Nôm: 廛 hoặc 纏)... Một số người cho rằng từ
"chiền" có thể có gốc từ cetiya của tiếng Pali hay caitya của tiếng Phạn, cả hai dùng để chỉ điện thờ Phật.
Chùa Trấn Quốc, Hà Nội
Chùa Giác Lâm, Tp. HCM
Mục lục
[ẩn]
 1 Khái quát
 2 Phân loại theo cấu trúc
o 2.1 Chùa chữ Đinh
o 2.2 Chùa chữ Công
o 2.3 Chùa chữ Tam
o 2.4 Chùa kiểu Nội công ngoại quốc
 3 Kiến trúc
o 3.1 Tam quan
o 3.2 Sân chùa
o 3.3 Bái đường
o 3.4 Chính điện
o 3.5 Hành lang
o 3.6 Hậu đường
 4 Bài trí tượng thờ trong chùa
o 4.1 Tượng bày trong chính điện
o 4.2 Tượng bày trong bái đường
o 4.3 Tượng bày ở nhà hành lang
o 4.4 Tượng bày ở nhà tăng đường
 5 Các pháp bảo trong chùa
o 5.1 Bát
o 5.2 Liên hoa
o 5.3 Chuông
o 5.4 Gương
 6 Một số chùa tiêu biểu ở Việt Nam
 7 Chú thích
 8 Tham khảo
 9 Liên kết ngoài
Khái quát[sửa | sửa mã nguồn]
Theo câu tục ngữ Việt Nam "đất vua, chùa làng", các ngôi chùa đa số là thuộc về cộng đồng làng xã.[2]
Xây
chùa bao giờ cũng là một việc trọng đại đối với làng quê Việt Nam. Việc chọn đất xây chùa thường bị chi phối
bởi quan niệm phong thủy. "Xây dựng chùa, phải chọn đất tốt, ngày tốt, giờ tốt. Đất tốt là nơi bên trái trống
không, hoặc có sông ngòi, ao hồ ôm bọc. Núi hổ (hay tay hổ) ở bên phải phải cao dày, lớp lớp quay đầu lại,
hoặc có hình hoa sen, tràng phướn, long báu hoặc có hình rồng, phượng, quy, xà chầu bái. Đó là đất dương
cơ ái hổ (nền dương có tay hổ) vậy. Nước thì nên chảy quanh sang trái. Nếu đảo ky, thì mạch nước lại vào ở
phía trước. Trước mặt có minh đường hay không có đều được cả.
Các Chùa Việt Nam thường được xây dựng bằng các thứ vật liệu quen thuộc như tre, tranh cho
đến gỗ, gạch, ngói... Nhưng người ta thường dành cho chùa những vật liệu tốt nhất có thể được. Vật liệu cũng
như tiền bạc dùng cho việc xây dựng chùa thường được quyên góp trong mọi tầng lớp dân cư, gọi là của
"công đức". Người ta tin là sẽ được hưởng phúc khi đem cúng vật liệu hay tiền bạc cho việc xây dựng chùa.
Trên những cột gỗ lim không bị mối mọt, một số chùa khắc rõ tên người đóng góp. Ngoài ra các tên này cũng
được ghi ở các bàn thờ bằng đá hoặc trên các đồ sành, sứ như bát hương, bình hoa, chân đèn... trong một
danh sách dài.
Ngày bắt đầu xây dựng chùa cũng như ngày khánh thành đều là những thời điểm có ý nghĩa trong đời sống
nhân dân làng quê Việt Nam. Thường có những nghi lễ đặc biệt trong những ngày này.
Chùa Việt Nam thường không phải là một công trình mà là một quần thể kiến trúc, gồm những ngôi nhà sắp
xếp cạnh nhau hoặc nối vào nhau. Tùy theo cách bố trí những ngôi nhà này mà người ta chia thành những
kiểu chùa khác nhau. Tên các kiểu chùa truyền thống thường được đặt theo các chữ Hán có dạng gần với mặt
bằng kiến trúc chùa.
Phân loại theo cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]
Mặt bằng chùa chữ Đinh
Mặt bằng chùa chữ Công
Mặt bằng chùa chữ Tam
Mặt bằng chùa chữ Quốc
Chùa chữ Đinh[sửa | sửa mã nguồn]
Chùa chữ Đinh (亭), có nhà chính điện hay còn gọi là thượng điện, là nhà đặt các bàn thờ Phật, được nối
thẳng góc với nhà bái đường hay nhà tiền đường ở phía trước. Một số chùa tiêu biểu kiểu kiến trúc này là chùa
Hà, chùa Bộc (Hà Nội); chùa Nhất Trụ, chùa Bích Động (Ninh Bình); chùa Trăm Gian (Hà Nội); chùa Dư
Hàng (Hải Phòng),...
Chùa chữ Công[sửa | sửa mã nguồn]
Chùa chữ Công (宮) là chùa có 'nhà chính điện và nhà bái đường song song với nhau và được nối với nhau
bằng một ngôi nhà gọi là nhà thiêu hương, nơi sư làm lễ. Có nơi gọi gian nhà nối nhà bái đường với Phật điện
này là ống muống. Tiêu biểu kiểu kiến trúc này là chùa Cầu (Hội An); chùa Keo (Thái Bình),...[cần dẫn nguồn]
Chùa chữ Tam[sửa | sửa mã nguồn]
Chùa chữ Tam (三) là kiểu chùa có ba nếp nhà song song với nhau, thường được gọi là chùa Hạ, chùa Trung
và chùa Thượng. Chùa Kim Liên, chùa Tây Phươngở Hà Nội có dạng bố cục như thế này.
Chùa kiểu Nội công ngoại quốc[sửa | sửa mã nguồn]
Chùa kiểu Nội công ngoại quốc là kiểu chùa có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà
hậu đường (có thể là nhà tổ hay nhà tăng) ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà
thiêu hương, nhà thượng điện hay các công trình kiến trúc khác ở giữa. Bố cục mặt bằng chùa có dạng phía
trong hình chữ Công (工), còn phía ngoài có khung bao quanh như chữ khẩu (口) hay như ở chữ Quốc (國).
Đây là các dạng bố cục của các công trình kiến trúc chính. Ngoài ra, trong chùa còn có những ngôi nhà khác
như nhà tổ, là nơi thờ các vị sư từng trụ trì ở chùa nay đã tịch, hoặc nhà tăng, nơi ở của các nhà sư và một số
kiến trúc khác như gác chuông, tháp và tam quan.
Chùa kiểu chữ Công (宮) là phổ biến hơn cả. Tuy nhiên có một số ngoại lệ, tiêu biểu là chùa Một Cột ở Hà
Nội có hình dáng một bông sen nở trên mặt nước, hay ngôi chùa mới được xây cất như chùa Vĩnh Nghiêm có
hai tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh mang trong mình cả những nét truyền thống Phật giáo và cả những thành
tựu của kiến trúc. Nhưng những ngoại lệ như vậy không nhiều.
Kiến trúc[sửa | sửa mã nguồn]
chùa Bái Đính, Ninh Bình
Kiến trúc chùa Việt Nam được xây dựng và phát triển khá đa dạng qua các thời kỳ lịch sử khác nhau và không
gian khác nhau, ở các phong cách kiến trúc địa phương. Chùa kiểu chữ Tam phổ biến hơn miền Nam hơn ở
miền Bắc. Chùa của người Mường làm bằng tranh tre đơn giản. Chùa của người Khmer xây theo kiến trúc
của Campuchia và Thái Lan - vốn ảnh hưởng văn hóa của đế chế Khmer. Chùa của người Hoa cũng có sắc
thái kiến trúc riêng.[3]
Tam quan[sửa | sửa mã nguồn]
Tam quan là bộ phận không thể thiếu trong thành phần chùa Việt Nam, là cổng vào chùa, thường là một ngôi
nhà với ba cửa vào. Có nhiều chùa có hai tam quan, một tam quan nội và một tam quan ngoại. Tầng trên của
Tam quan có thể dùng làm gác chuông.
Sân chùa[sửa | sửa mã nguồn]
Qua Tam quan là đến sân chùa. Sân của nhiều chùa thường được bày đặt các chậu cảnh, hòn non bộ với
mục đích làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên cho ngôi chùa. Diện tích của sân chùa phụ thuộc vào những điều
kiện và đặc điểm riêng của từng chùa. Trong sân chùa, đôi khi có các ngọn tháp được xây dựng ở đây như
ở chùa Dâu,chùa Thiên Mụ.
Bái đường[sửa | sửa mã nguồn]
Từ dưới sân chùa, lớp kiến trúc đầu tiên của ngôi chùa là nhà bái đường (hay còn gọi là tiền đường, nhà thiêu
hương). Để đi được đến đây thường phải đi lên một số bậc thềm. Ở nhà bái đường có thể đặt một số tượng,
bia đá ghi sự tích của ngôi chùa, có thể đặt cả chuông, khánh nếu như ngoài cửa Tam quan không xây gác
chuông. Giữa bái đường là hương án, nơi thắp hương chính. Thông thường người đến lễ chùa thắp hương ở
đây. Số gian của bái đường tùy thuộc vào qui mô của chùa, nhỏ nhất là 3 gian, thông thường là 5 gian.
Chính điện[sửa | sửa mã nguồn]
Qua nhà bái đường là chính điện. Giữa bái đường và chính điện có một khoảng trống không rộng lắm, để cho
ánh sáng tự nhiên chiếu sáng. Nhà chính điện là phần quan trọng nhất của ngôi chùa vì nơi đây bày những
pho tượng Phật chủ yếu của điện thờ Phật ở Việt Nam.
Hành lang[sửa | sửa mã nguồn]
Chạy song song với chính điện, nối chính điện với hậu đường là hai gian hành lang, tạo thành một nhà ba
gian.
Hậu đường[sửa | sửa mã nguồn]
Qua nhà chính điện, theo đường hành lang ta đến nhà tăng đường (còn gọi là nhà hậu đường), cũng còn gọi
là nhà tổ. Nhà hậu đường ở một số chùa trong miền nam Việt Nam liền sát sau nhà chính điện, ngay sau phía
bàn thờ Phật.
Trong thực tế, chùa có nhiều biến thể khác nhau. Ở một số chùa, phía sau điện thờ Phật còn có điện
thờ Thần, đó là loại chùa tiền Phật hậu Thần phổ biến ở miền Bắc Việt Nam. Có chùa có gác chuông ở phía
trước, có chùa có gác chuông ở phía sau, có chùa gác chuông ở ngay trên cửa Tam quan, có chùa gác
chuông lại ở trên nhà tổ. Một số chùa có ngôi tháp lớn ở trước mặt, như chùa Dâu ở tỉnh Bắc Ninh, chùa Phổ
Minh ở tỉnh Nam Định, nhưng một số chùa khác lại đặt các tháp ở hai bên chùa hay có vườn tháp riêng
như chùa Trấn Quốc ở Hà Nội, chùa Bút Thápở Bắc Ninh, Chùa Bổ Đà ở tỉnh Bắc Giang...
Ngoài công trình chính, chùa Việt Nam thường có vườn cây, vườn hoa được trồng và chăm chút cẩn thận.
Nhiều chùa có cả giếng, ao, hồ sen...
Bài trí tượng thờ trong chùa[sửa | sửa mã nguồn]
Do lịch sử truyền nhập Phật giáo ở Việt Nam, phần lớn chùa Việt Nam là chùa Đại thừa. Do đó, ở nhà chính
điện cũng như các tòa nhà khác trong chùa, chúng ta thấy có nhiều tượng Phật, Bồ Tát cùng với các tượng
thuộc những hệ phái Phật giáo khác.
Tượng bày trong chính điện[sửa | sửa mã nguồn]
Tượng Phật sơn son thếp vàng trong chùa (ảnh chụp tại chùa Trăm Gian, Hà Tây)
Chính điện bao giờ cũng là nơi trung tâm của sự thờ cúng trong chùa. Ở đây có nhiều lớp bàn thờ làm thành
bậc từ cao xuống thấp. Vị trí các tượng được thay đổi linh hoạt theo từng chùa. Có những chùa có rất nhiều
tượng như chùa Mía ở Hà Tây, có tới 278 pho tượng, chùa Trăm Gian ở Hà Tâycó 153 pho tượng... Các lớp
bàn thờ được sắp xếp theo nguyên tắc sau: lớp bàn thờ cao nhất ở sâu trên cùng giáp mái chùa, sau đó các
lớp bàn thờ đặt tượng cứ thấp dần, tiếp sau lớp bệ thờ cuối cùng bao giờ cũng là hương án. Nguyên tắc bài trí
khá uyển chuyển và linh hoạt đối với mỗi chùa. Tuy vậy, một số nét chung thường thấy như sau[cần dẫn nguồn]
:

 Tầng cao nhất của bàn thờ ở chính điện, sát vách, thường có 3 pho tượng gọi là "Tam thế Phật", tức
là các vị Phật của ba thời gian: quá khứ, hiện tại và vị lai. Một trong các Phật quá khứ là Phật A Di
Đà, Phật hiện tại là Phật Thích Ca Mầu Ni, Phật tương lai sẽ là Bồ Tát Di Lặc (hiện tại đang thuyết
giảng ở nội cung trời Đâu Suất, sẽ hạ sinh trong vài triệu năm nữa, sau khi Phật pháp bị trôi vào lãng
quên). Ba tượng Tam thế có kích thước và hình dáng giống nhau, đỉnh đầu có gồ thịt nổi cao như búi
tóc, tóc xoắn ốc, tai dài, ngực có chữ vạn (+), mình có sắc hoàn kim sáng rực, mặt nguyệt. Ba pho
tượng Tam thế được đặt ngồi trên tòa sen.
 Phía dưới ba pho tượng trên thường xếp ba pho tượng gọi là "Di Đà tam tôn" (còn gọi là "Tây phương
tam thánh") gồm tượng Phật A Di Đà ở giữa, tượng Bồ Tát Quán Thế Âm (tiếng Phạn: Avalokiteśvara) ở
bên trái và tượng Bồ Tát Đại Thế Chí ở bên phải. Tượng Phật A Di Đà thường có kích thước lớn hơn các
tượng khác. Tượng A Di Đà ở chùa Phật Tích cao 1,82 m, trong tư thế ngồi toạ thiền, không kể bệ và đài
sen; tượng này ở chùa Bần Yên Nhân (Hưng Yên) cao tới 2 m, không kể bệ và đài sen. Hai tượng còn lại
là hai vị thị giả giúp việc cứu thế cho Phật A Di Đà nên thường được tạc kiểu đứng chầu bên cạnh. Bộ "Di
Đà tam tôn" được đặt ở tầng thứ hai để tỏ ý là mặc dù các ngài ở cõi Cực lạc nhưng vẫn có duyên và gần
gũi với cõi Sa bà này, gần gũi với chúng sinh.
 Dưới ba pho tượng "Di Đà tam tôn", đã nói bên trên, thường là tượng Phật Thích Ca Mầu Ni (còn gọi là
Thích ca giáo chủ) ngồi giữa với tượng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi ở bên trái và tượng Bồ Tát Phổ Hiền ở
bên phải. Thích Ca ngồi trên tòa sen, còn Văn Thù và Phổ Hiền đứng trên tòa sen. Bộ ba tượng này thể
hiện cảnh Phật Thích Ca Mầu Ni đang thuyết pháp. Có nhiều nơi, thay vào vị trí của Văn Thù và Phổ Hiền
là hai đệ tử của Thích Ca là Ca Diếp và A Nan Đà khi Phật Thích ca còn đang ở thế gian.
 Ở lớp ban thờ thứ tư, chiếm vị trí ở giữa là tượng Cửu Long. Hai bên là tượng Đế Thích và Phạm Thiên.
Tượng Cửu Long diễn tả Phật Thích Ca Mầu Ni lúc mới sinh. Theo truyền thuyết, khi ngài mới giáng sinh,
có chín con rồng xuống phun nước cho ngài tắm. Tắm xong, ngài tự đi được bảy bước về phía trước, tay
trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất mà nói "Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn" (trên trời, dưới trời
chỉ có một ta), xong ngài lại nằm xuống theo kiểu con trẻ. Đế Thích là vua chủ tể cõi trời dục giới, còn
Phạm Thiên là vua chủ tể cõi trời sắc giới. Vì là vua nên tượng các vị được tạc theo chân dung hoàng đế:
đội mũ miện, ngồi trên ngai.
Trên bàn thờ chính ở nhà thượng điện, ngoài tượng Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, ở một số chùa còn có
tượng Phật Di Lặc. Tượng được tạo với bộ mặt tươi cười, áo phanh, để hở cái bụng to. Thường hai bên
tượng này, người ta còn đặt ở bên trái tượng Pháp hoa lâm Bồ Tát, bên phải là Đại diệu tướng Bồ Tát, gọi
chung là Di Lặc Tam Tôn. Ngoài ra, ở một số chùa, sau lớp tượng Cửu long, người ta còn bày bốn pho
tượng Tứ Thiên Vương. Đó là bốn vị Thiên Vương phân nhau cai quản bốn cõi ở bốn phía núi Tu-di, nơi ngự
trị của Đế Thích. Có chùa lại bày tượng Tứ Bồ Tát vào vị trí của Tứ Thiên Vương. Những chùa rộng rãi còn
bày thêm tượng tám vị Kim cương (Bát bộ Kim cương) ở hai bên sát chính điện, mỗi bên bốn vị, mặc giáp trụ
và cầm vũ khí.
Tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay cũng thấy được bày bổ sung vào điện chính. Cần lưu ý là các tượng Đức
Quan thế âm có nhiều biến thể nhất trong các chùa ở Việt Nam[cần dẫn nguồn]
và các biến thể này hầu hết lại được
diễn tả bằng hình tướng nữ: Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, Quan Âm Thị Kính. Cũng ở nhà chính
điện, ở hai bên dãy bàn thờ chư Phật có thể gặp lại tượng thờ Thái thượng Lão quân ở bên phải và Khổng
Tử ở bên trái. Đây là hai vị tổ của Đạo giáo và Nho giáo được thờ trong điện thờ Phật của các chùa để diễn tả
tư tưởng "Tam giáo đồng nguyên" của xã hội Việt Nam xưa.
Tượng bày trong bái đường[sửa | sửa mã nguồn]
Trong nhà tiền đường (gian bên cạnh của nhà bái đường) thường có hai tượng Hộ Pháp là những vị thần bảo
vệ Phật Pháp, mặc giáp trụ, cầm vũ khí, đứng hoặc ngồi trên lưng sấu, một loại sư tử huyền thoại. Kích thước
của tượng rất lớn, đắp bằng đất thó. Dân gian vẫn nói "to như ông Hộ Pháp" là cách nói so sánh với hai tượng
này. Còn một số thuyết khác, đã thành phổ biến, cho rằng tượng vị bên trái là Khuyến thiện (gọi tắt là ông
Thiện), tượng vị bên phải là Trừng ác (gọi tắt là ông Ác). Theo thuyết này thì việc bày đối xứng hai tượng ông
Thiện-Ác nói lên sự tồn tại biện chứng của hai bản nguyên Thiện-Ác.
Ở phía Đông nhà bái đường có ban thờ tượng Thổ địa thần, có một số chùa đưa tượng này ra thờ riêng ở một
miếu bên cạnh chùa. Ở một số chùa, bên cạnh thờ Thổ địa thần ta gặp bàn thờLong thần. Theo truyền thuyết,
Long vương vốn lúc đầu định hãm hại Phật tổ, phá hoại sự nghiệp của Phật, không cho thành chính quả
nhưng đã không phá nổi nên đã quy Phật và hộ trì Phật pháp.
Phía Tây nhà bái đường thường có pho tượng Thánh tăng. Tượng này được bày nhiều nhất ở nhà tăng
đường (nhà tổ). Ở nhà tổ, ngoài tượng các vị sư từng trụ trì ở chùa, còn có bàn thờ đặt tượng Bồ Đề Đạt Ma,
nhà sư Ấn Độ đến Trung Hoa vào khoảng đầu thế kỷ 6, được coi là người sáng lập Thiền Tông ở đó.
Ở nhà bái đường, đôi khi còn có các bàn thờ mười vị Diêm Vương, được gọi là thập điện Diêm Vương, tức
mười vị vua cai quản mười tầng địa ngục.
Tượng bày ở nhà hành lang[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà hành lang có thể là hai dãy nhà chạy song song ở hai bên nhà chính điện. Cũng có thể là hai dãy như vậy
mà chung mái với nhà điện chính và mang đúng nghĩa là hành lang, theo hai lối hành lang này có thể đi tiếp
vào hậu đường. Người ta thường bày tượng 18 vị La Hán, mỗi bên 9 tượng. Có chùa như chùa Keo ở Thái
Bình, các tượng La Hán được bày ngay ở tiền đường. Còn ở chùa Tây Phương, Hà Tây lại là các tượng Tổ
(trong 28 vị) người Ấn Độ mà Thiền tông Trung Quốc thừa nhận. Kích thước tượng La Hán tương tự như
người thực, các vị ngồi trên tảng đá hay gốc cây, mỗi vị có một tư thế riêng, có dáng đang duy nghĩ trầm mặc.
Sự đông đảo và đa dạng của các pho tượng này đã cho ra đời một thành ngữ "bày la liệt như La Hán". Cũng
có khi tượng La Hán được bày ở nhà hậu đường.
Tượng bày ở nhà tăng đường[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà tăng đường còn gọi là nhà hậu đường vì nằm sau chính điện, có thể được xây tách rời hoặc liền sát với
chính điện. Cách bố trí tượng thờ ở nhà hậu đường cũng khá đa dạng, nhưng có thể hình dung một công thức
sau: Gian giữa của nhà tăng đường thường có bày tượng Thánh tăng (còn gọi là A-nan-đà) và tượng Đức tổ
Tây. Đức tổ Tây có pháp danh là Bồ-đề-đạt-ma. Ngài được coi là sư tổ thứ nhất của Thiền tông ở Trung Quốc.
Ở nhà hậu đường của một số chùa còn bày tượng Quan Âm tống tử và Quan Âm tọa sơn. Hai bên
tượng Quan Âm tống tử thường có hai tượng Kim đồng và Ngọc Nữ, hay hai tượng Thiện tàivà Long nữ.
Chùa Việt Nam còn có một điều đặc biệt đó là có các bàn thờ chư vị tức là các vị thánh của Đạo giáo và tín
ngưỡng dân gian. Đó là bàn thờ Mẫu, tức nữ thần mẹ. Có nhiều Mẫu như: Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu
Thoải, Mẫu Địa Phủ, Mẫu Liễu, Tứ pháp...
Trong một số chùa, đằng sau điện thờ Phật là hậu cung thờ một vị thần. Các vị thần được thờ đều là những
"nhân thần", có nghĩa là những con người được coi là có thực, nhưng về sau nhờ học tập, tu luyện, đã có tài
thần thông biến hóa, nghĩa là có những khả năng của một vị thần. Nhờ những khả năng đó, họ cứu dân giúp
nước và vì vậy, họ được nhân dân một vùng hay nhiều vùng thờ phụng.
Ngoài ra, các nhân vật lịch sử thực sự cũng được thờ tại chùa. Họ là những ông quan, những danh sĩ hay
những vị tướng đã có công với nước hay với nhân dân một vùng như Mạc Đĩnh Chi,trạng nguyên thời nhà
Trần được thờ ở chùa Dâu, Bắc Ninh hay Đặng Tiến Đông, vị tướng thời nhà Tây Sơn, được thờ ở chùa Trăm
Gian, Hà Tây. Trong các chùa này, thường có tượng chân dung các nhân vật lịch sử được thờ.
Một hình thức thờ tự khác gắn với các chùa Việt Nam là thờ "hậu". Hình thức này có mối liên hệ với tập
tục thờ cúng tổ tiên đã hình thành lâu đời ở Việt Nam. Nhiều người không có con muốn được thờ cúng sau khi
chết, đã tìm đến nhà chùa. Họ đóng góp cho chùa một số tiền hay ruộng đất và xin nhà chùa cúng lễ họ sau
khi chết. Sự thờ cúng này gọi là thờ "hậu". Trong nhiều chùa, bàn thờ "hậu" thường là một hành lang với
những bát hương, đặt trước những tấm bia đá, gọi là bia "hậu", trên đó có khắc rõ tên tuổi, quê quán của
những người không có con cháu nối dõi, thường là cả vợ và chồng, cùng với số tiền họ đóng vào chùa và yêu
cầu được thờ ở chùa. Ở chùa Cổ Lễ Nam Định, các bia hậu được gắn dày đặc trên tường hành lang bao
quanh chính diện.
Các pháp bảo trong chùa[sửa | sửa mã nguồn]
Bát[sửa | sửa mã nguồn]
Bát là một trong 6 vật dụng của nhà sư. Cái bát bắt nguồn từ truyền thuyết kể về chiếc bát khất thực. Ở các
tượng của Phật A-di-đà hay Thích Ca Mâu Ni có thể đôi khi bắt gặp cái bát trên hai tay.
Liên hoa[sửa | sửa mã nguồn]
Liên hoa (hay hoa sen) tượng trưng cho diệu pháp của đạo Phật, cùng một lúc có cả hoa và quả, sinh nở ra
nhiều điều tốt lành. Trong điêu khắc và hội họa Phật giáo, hoa sen thường xuyên được xuất hiện. Chư Phật,
Chư Bồ Tát đều ngồi trên tòa sen và những người được Phật độ về cõi Tây phương Cực lạc đều ngồi trên tòa
sen.
Chuông[sửa | sửa mã nguồn]
Ở mọi thời đại, chuông được dùng để thức tỉnh và gọi. Tiếng chuông ngân lên rồi tắt lụi, có thể nghe được mà
không bắt được. Sự vô thường của thế giới hiện hữu là một tư tưởng của Phật giáo. Mọi thứ đều sẽ tàn lụi,
chúng hiện hữu trong cảm giác người quan sát nhưng lại không có thực. Giống như tiếng chuông, mọi thứ đều
nhất thời. Theo nghi lễ Phật giáo, chuông được dùng để kêu gọi tín đồ cầu nguyện và lễ Phật. Có hai loại
chuông: chuông to dùng để treo trên gác Tam quan hay ở nhà Bái đường, có thể nặng tới vài trăm kg; loại
chuông thứ hai là chuông nhỏ hơn, tượng trưng, thường đặt ở tay một số vị thánh như Tứ đại Thiên Vương
hay Quan Âm nghìn mắt nghìn tay.
Gương[sửa | sửa mã nguồn]
Chiếc gương tượng trưng cho sự hư không và nó phản ánh tất cả mọi yếu tố của thế giới hiện hữu nhưng lại
thu lấy bản chất của chúng[cần dẫn nguồn]
. Thế giới hiện tượng được phản chiếu đầy đủ nhưng toàn thể bản chất
chỉ là hư ảo, mọi sự chỉ là ý tưởng chủ quan mà người ta có vật ấy, Vì thế, gương diễn tả sự phù du của ảo
ảnh vật chất. Gương có thể được đặt trên tay của Quan Âm nghìn mắt nghìn tay hay một vài pho tượng Tôn
giả.
Kiến trúc ngôi chùa Việt Nam ngày nay
I. TỔNG QUÁT VỀ KIẾN TRÚC NGÔI CHÙA VIỆT NAM
Việt Nam hiện nay có khoảng 14.500 ngôi tự viện Phật giáo trên khắp đất nước của ba
Hệ phái chính là Bắc tông, Nam tông và Khất sĩ. Ở miền Bắc chỉ có ngôi chùa Phật giáo
Bắc tông. Ở miền Trung (từ Quảng Trị trở vào) và miền Nam, ngoài ngôi chùa Phật
giáo Bắc tông, còn có ngôi chùa Phật giáo Nam tông Việt, Nam tông Khmer và ngôi tịnh
xá Phật giáo Khất sĩ.
Kiến trúc ngôi chùa Việt Nam rất đa dạng. Nhiều tác giả đã phân loại chùa và giới thiệu
các kiểu kiến trúc của chùa Việt Nam như sau:
Các tác giả Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long trong sách Chùa Việt
Nam (NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993) cho biết tên các kiểu chùa truyền thống
thường được đặt theo các chữ Trung Quốc có dạng gần với bình diện kiến trúc chùa.
Đó là kiểu chữ Đinh, kiểu chữ Công, kiểu chữ Tam và kiểu chữ nội Công ngoại Quốc.
Tên những kiểu chùa này chỉ dựa vào cụm kiến trúc chính. Trong chùa, còn có những
ngôi nhà khác như nhà tổ, nhà tăng, gác chuông, tháp, tam quan … Ngoài người Kinh,
còn có chùa ở một số dân tộc thiểu số. Chùa của người Mường làm bằng tranh tre đơn
giản. Chùa người Khmer được xây dựng đẹp, có bộ mái ảnh hưởng Campuchia và
Thái Lan. Chùa người Hoa cũng có sắc thái kiến trúc riêng. Tính đa dạng của kiến trúc
chùa Việt Nam càng tăng khi xuất hiện những ngôi chùa hiện đại được xây dựng gần
đây.
Tác giả Trần Lâm Biền trong sách Hỏi và đáp về văn hóa Việt Nam, tái bản lần 3 (NXB.
Văn hóa dân tộc và tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội, 2000) cho biết chùa Việt
thường dàn trải theo mặt bằng với nhiều đơn nguyên kiến trúc. Chùa bao giờ cũng
được dựng ở mảnh đất thu giữ được khí thiêng của trời đất: đất cao, tươi nhuận, có
dòng chảy hoặc hồ ao trước mặt. Mặt chùa quay hướng Nam, đó là hướng bát nhã (trí
tuệ), phát triển thiện tâm. Mở đầu cho ngôi chùa là tam quan. Qua tam quan, con
đường Nhất chánh đạo dẫn vào thế giới Phật. Mở đầu hệ thống chùa chính là tòa tiền
đường, nơi đây các Phật tử ngồi tụng kinh để rèn tâm kiến tính nhằm xây dựng lòng
thiện theo con đường từ bi của đức Phật. Bàn thờ Phật nằm ở gian giữa chùa, gian này
mở lùi về phía sau, tạo cho chùa chính có kết cấu hình chữ Công hay chữ Đinh. Do
cửa chùa luôn rộng mở với mọi chúng sinh, nơi thờ không bao giờ bị che chắn, vì vậy
nơi đây gọi là thượng điện. Bao quanh hai bên chùa nhiều khi còn có hai dãy hành lang
và phía sau là nhà hậu. Tòa nhà hậu thường để thờ tổ chùa, thờ mẫu, thờ những người
có công với chùa; đồng thời làm nơi ở cho chư tăng, nhà khách, nhà bếp … Ngoài ra,
hầu như chùa nào cũng có tháp. Số lượng tầng gắn với cương vị thuộc kết quả tu hành
trong Phật đạo.
Các tác giả Nguyễn Thế Long, Phạm Mai Hùng trong sách Chùa Hà Nội (NXB. Văn hóa
Thông tin, Hà Nội, 1997) cho biết những ngôi chùa Việt Nam trong bốn mùa đều mang
một vẻ đẹp kín đáo thầm lặng, lắng đọng sâu trong tâm hồn người hướng về điều thiện.
Vẻ đẹp của ngôi chùa Việt Nam trước hết ở chỗ hài hoà với cảnh quan môi trường
chung quanh. Chùa Việt Nam thường gắn bó với sông nước, hồ ao. Trước khi vào
chùa lễ Phật, khách thường phải qua cổng tam quan. Qua tam quan, cõi tục và cõi trần
như đã được phân chia. Bố cục mặt bằng của các ngôi chùa thường lấy sự cân xứng
đăng đối làm phương tức chủ đạo. Các chùa thời Lý thường lấy sự đăng đối quy tụ về
một điểm ở giữa. Chùa Một Cột là một điển hình. Các chùa được xây dựng từ thời Trần
về sau thường được bố cục đăng đối theo một trục dài từ cổng tam quan vào đến nhà
tổ phía sau cùng. Các nhà thường được xây dàn hàng ngang một dãy (dân quen gọi là
chữ Nhất), hai hàng ngang (chữ Nhị), ba hàng ngang (chữ Tam). Có chùa được bố cục
theo kiểu chữ Đinh (như chữ T), theo kiểu chữ Công (như chữ H nằm ngang), hoặc
kiểu nội Công ngoại Quốc (bên trong là chữ H nằm ngang và bên ngoài gồm các nhà
bao bọc tạo nên một hình vuông hay chữ nhật). Các chùa ở Nam Bộ thường được xây
theo kiểu chữ Nhất. Quần thể kiến trúc chùa ngoài việc bao gồm những dãy nhà, còn
có những kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao như các tháp, chuông và gác chuông, lầu
khánh và các bia cùng nhà bia.
Tác giả Chu Quang Trứ trong sách Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo
ở Việt Nam (NXB. Mỹ thuật, Hà Nội, 2001) cho biết ở những thế kỷ đầu Công nguyên
thì giáo đường của Phật giáo mới chỉ là những am miếu mà nhà sư Khương Tăng Hội
gọi là miếu đường hoặc tông miếu. Bước vào thời tự chủ, chùa tháp được xây dựng
khắp nơi “chỗ nào có người ở tất có chùa tờ Phật”(bia chùa Thiên Phúc). Trong nước,
chỗ nào “hễ có cảnh đẹp núi non thì đều xây dựng chùa chiền” (bia chùa Linh Xứng).
Trong chùa thời Lý, tháp đóng vai trò chính, là cái đền Phật giáo. Những cây tháp phần
lớn ở trên những quả núi đột khởi giữa đồng bằng, hoà nhập với các dãy nhà và cây
cối chung quanh, tạo cả một tổng thể kiến trúc vừa vươn cao vừa trải rộng, thiêng liêng
mà vững chãi. Một loạt chùa khác được xây dựng ở sườn đồi, trườn lên và trải ngang,
hoà vào cảnh đẹp tự nhiên; cũng như chùa xây ở nơi bình địa, chiếm một diện tích khá
rộng, bố cục đăng đối, gần với xóm làng, khang trang mà ấm cúng. Đến thế kỷ XVII,
nhiều nhà quý tộc đã xuất tiền để mở chùa to lớn, gồm nhiều nếp nhà vòng trong vòng
ngoài theo kiểu nội Công ngoại Quốc phát triển cả về chiều ngang và chiều dọc, gắn bó
mật thiết với hồ ao và vườn cây, vườn cảnh tạo khối hình hoành tráng giữa thiên nhiên.
Đến cuối thế kỷ XVIII, ngôi chùa với mặt bằng chữ Tam ra đời song được quây lại theo
chữ Công, các nếp nhà đều chồng diêm với hai tầng mái và tám hoa đao. Kiến trúc
Phật giáo là chùa tháp, nó gắn với làng xóm để giữ mối liên hệ mật thiết với dân làng,
cả khi có sự bảo trợ của nhà nước hay của quý tộc, thì ngôi chùa vẫn là trung tâm văn
hóa tôn giáo của địa phương. Ngôi chùa “đóng kín” ở nơi thờ nhưng lại “mở” với sự
hòa quyện nội và ngoại thất, con người ở đây lúc nào cũng gần gũi thiên nhiên với một
cuộc sống hướng thiện.
Tác giả Nguyễn Đăng Duy trong sách Phật giáo với văn hóa Việt Nam (NXB. Hà Nội,
1999) cho biết khá rõ về đặc điểm kiến trúc ngôi chùa ở từng miền qua các thời đại. Đó
là sự hoàn thiện ngôi chùa nội Công ngoại Quốc vào thế kỷ XVII, kết quả đỉnh cao của
truyền thống dựng chùa thờ Phật bằng kiến trúc gỗ của người Việt trên đất Bắc. Đó là
sự xuất hiện ngôi chùa chữ Khẩu ở miền Trung. Mặt trước, tòa chánh điện thờ tiền
Phật hậu tổ, hai dãy nhà hai bên là nhà khách, nhà tăng, dãy nhà hậu phía sau thờ các
vong Phật tử. Tất cả bao quanh một sân có bể cạn, hòn non bộ, cây cảnh. Ở miền
Nam, tác giả lại chia nhóm chùa kiến trúc gỗ, nhóm chùa kiến trúc gạch đá xi măng và
nhóm chùa mang tính chất công viên Phật giáo. Tác giả cũng giới thiệu về kiến trúc
ngôi chùa Khmer. Chánh điện thường hình chữ nhật, bố trí điện thờ theo chiều dọc của
kiến trúc. Các ngôi chánh điện không những mở nhiều cửa sổ, mà bốn mặt bao giờ
cũng tạo hành lang bao quanh cao, rộng, thoáng.
Qua ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu và với thực tế ngôi chùa ở nuớc ta hiện nay,
chúng ta thấy rằng không có một kiểu mẫu nào cho ngôi chùa Việt Nam cả. Mỗi thời
đại, ngôi chùa có một số đặc điểm kiến trúc riêng. Mỗi địa phương cũng tùy theo những
điều kiện địa lý mà có kiểu kiến trúc chùa phù hợp. Ngày nay, các hệ phái Phật giáo
cũng có những kiểu kiến trúc khác nhau.
Ở bài này, chúng tôi chọn một số ngôi chùa tiêu biểu của ba Hệ phái Phật giáo Bắc
tông, Nam tông, Khất sĩ để giới thiệu những nét chung nhất trong kiến trúc ngôi chùa ở
nước ta.
II. NHỮNG NGÔI CHÙA PHẬT GIÁO BẮC TÔNG TIÊU BIỂU
Miền Bắc có chùa Hoa Yên, Yên Tử ở Quảng Ninh; chùa Phật Tích, chùa Pháp Vân
(chùa Dâu), chùa Ninh Phúc (chùa Bút Tháp) ở Bắc Ninh; chùa Phổ Minh, chùa Thần
Quang (chùa Cổ Lễ) ở Nam Định; chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang; chùa Diên Hựu,
chùa Trấn Quốc, chùa Chiêu Thiền (chùa Láng), chùa Quán Sứ, chùa Kim Liên ở Hà
Nội; chùa Thiên Trù (Hương Sơn), chùa Thiên Phúc (chùa Thầy), chùa Quảng Nghiêm
(chùa Trăm Gian), chùa Sùng Nghiêm (chùa Mía), chùa Sùng Phúc (chùa Tây
Phương), chùa Thành Đạo (chùa Đậu) ở Hà Tây; chùa Thần Quang (chùa Keo) ở Thái
Bình; chùa Phúc Lâm (chùa Dư Hàng) ở Hải Phòng v.v…
Miền Trung có chùa Tịnh Quang ở Quảng Trị; chùa Thiên Mụ, chùa Báo Quốc, chùa Từ
Đàm, chùa Thiền Tôn, chùa Từ Hiếu ở Thừa Thiên - Huế; chùa Pháp Lâm, chùa Linh
Ứng ở Đà Nẵng; chùa Chúc Thánh ở Hội An, Quảng Nam; chùa Thiên Ấn ở Quảng
Ngãi; chùa Thập Tháp Di Đà, chùa Long Khánh ở Bình Định; chùa Bảo Tịnh ở Phú
Yên; chùa Long Sơn ở Nha Trang, Khánh Hòa; chùa Phật Quang, chùa Cổ Thạch
(chùa Hang) ở Bình Thuận; chùa Khải Đoan ở Đắc Lắc; chùa Bửu Nghiêm ở Gia Lai;
chùa Hồng Từ ở Kon Tum; chùa Linh Sơn, chùa Linh Phước, chùa Linh Phong, thiền
viện Trúc Lâm ở Đà Lạt, Lâm Đồng v.v…
Miền Nam có chùa Huê Nghiêm, chùa Giác Lâm, chùa Giác Viên, chùa Phụng Sơn,
chùa Ấn Quang, chùa Xá Lợi, chùa Quán Thế Âm, chùa Vĩnh Nghiêm, Bát Bửu Phật
đài, chùa Viên Giác, thiền viện Vạn Hạnh ở thành phố Hồ Chí Minh; chùa Bửu Phong,
chùa Đại Giác, chùa Chúc Thọ, thiền viện Thường Chiếu ở Đồng Nai; chùa Hội Khánh,
chùa Châu Thới ở Bình Dương; chùa Vĩnh Tràng ở Tiền Giang; chùa Khánh Quang ở
Cần Thơ; chùa Tây An ở Châu Đốc, An Giang; chùa Hải Sơn (chùa Hang), chùa Tam
Bảo ở Hà Tiên, Kiên Giang; chùa Đại Tòng Lâm, Ni viện Thiện Hòa, chùa Linh Sơn
Bửu Thiền, chùa Hải Vân, Niết Bàn tịnh xá, Thích Ca Phật đài ở Bà Rịa - Vũng Tàu;
chùa Linh Sơn Tiên Thạch, núi Bà Đen, Tây Ninh v.v…
Có những ngôi chùa có lịch sử xây dựng hơn một ngàn năm (chùa Pháp Vân, chùa
Trấn Quốc); có những ngôi chùa mới được xây dựng những năm gần đây (chùa Viên
Giác, chùa Bửu Nghiêm).
Có những ngôi chùa xây trên núi, trên đồi (chùa Hoa Yên, chùa Thiên Mụ, chùa Thiên
Ấn, chùa Linh Sơn Bửu Thiền); có những ngôi chùa dựa vào hang đá làm nơi thờ Phật
(chùa Cổ Thạch, chùa Hải Sơn). Có những ngôi chùa xây dựng ở miền cao (chùa Khải
Đoan, thiền viện Trúc Lâm); có những ngôi chùa xây dựng ở hải đảo (chùa Sùng Hưng,
đảo Phú Quốc) v.v…
Có những ngôi chùa dựng nhà trệt, kiến trúc gỗ kéo dài thành nhiều gian, nhiều lớp
(chùa Keo, chùa Giác Lâm, chùa Giác Viên); có những ngôi chùa xây dựng bằng vật
liệu bền vững như gạch, đá, xi măng (chùa Quán Sứ, chùa Vĩnh Tràng, chùa Tây An).
Có những ngôi chùa xây nhiều tầng lầu bằng bê tông cốt sắt (Chùa Vĩnh Nghiêm, chùa
Ấn Quang, chùa Vạn Phật, TP. Hồ Chí Minh); có những ngôi chùa mở rộng vườn cảnh,
tạo nhiều tượng và cụm tượng Phật, Bồ tát lộ thiên (chùa Dư Hàng, chùa Long Sơn,
chùa Bửu Phong, Thích Ca Phật đài).
Nét chung nhất trong kiến trúc ngôi chùa Phật giáo đi từ ngoài vào là: cổng chùa, sân
chùa, tháp, gác chuông, nhà bia, vườn hoa, ngôi chánh điện, nhà thờ tổ, sân thiên tỉnh,
nhà tăng, nhà khách, nhà trai, nhà giảng, Tuệ Tĩnh đường, nhà bếp, khu tháp mộ v.v…
Cổng chùa là ranh giới giữa cõi đời và cõi đạo. Có cổng có ba cửa gọi là tam quan
(Tam quan hay tam quán được giải thích trong Phật học từ điển (Đoàn Trung Còn, Phật
học từ điển, quyển III, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh, 1992) như sau: Tam quán là ba
mối, ba chỗ quán tưởng). Có chùa xây tam quan hai tầng, tầng trên dùng làm gác
chuông (chùa Mía, chùa Đậu), hoặc tầng trên thờ tượng Hộ Pháp (chùa Linh Sơn Đông
Thuyền, chùa Linh Phong), thờ tượng Phật (chùa Phụng Sơn), thờ tuợng vị tăng (chùa
Vĩnh Tràng) v.v…
Sau cổng chùa là trục chánh đạo dẫn vào sân chùa. Sân chùa trồng nhiều cây có bóng
mát. Có chùa ở sân trước có hòn non bộ (chùa Diên Hựu, chùa Ấn Quang), có chùa ở
sân trước có hồ sen (chùa Phổ Minh, chùa Từ Hiếu), hoặc hồ nước lớn (chùa Keo, Thái
Bình).
1. Không quán (quan): xét ra sự vật đều không có thật tánh, thật tướng, mọi pháp vốn
không.
2. Giả quán (quan): xét rằng vạn vật, chư pháp đều biến hóa vô thường, đều là giả, tạm
cả.
3. Trung quán (quan): phải quán cho đắc lẽ Trung đạo, không phải không, không phải
giả. Đó là chỗ trọng yếu của đạo Phật.
Ở sân trước nhiều chùa có xây tháp thờ Phật (chùa Thiên Mụ), tháp chuông (chùa Xá
Lợi), tháp vong (chùa Cổ Lễ); nhà bia (chùa Phổ Minh, chùa Thiên Mụ, chùa Từ Hiếu);
tháp chuông và tháp trống (thiền viện Trúc Lâm, thiền viện Thường Chiếu); gác chuông
(chùa Trăm Gian, chùa Bút Tháp) v.v…
Cuối sân chùa là nhà bái đường hay tòa thượng điện. Muốn vào chùa thường phải
bước lên một số bậc thềm. Nhiều chùa ở trên núi hoặc đồi cao, phải leo lên nhiều bậc
cấp hoặc đi cáp treo (chùa Thiên Mụ, chùa Hoa Yên, chùa Linh Sơn Trường Thọ, chùa
Linh Sơn Tiên Thạch). Hành lang tiền đường là nơi có nhiều mảng chạm khắc ở đầu
kèo, vì kèo, như bức chạm gỗ Đường Tăng đi thỉnh kinhở chùa Bối Khê, đầu rồng ở
chùa Giác Lâm, chùa Giác Viên v.v…
Kiến trúc chính của chùa thường có nhiều căn nhà xây liền nhau hoặc cách nhau bằng
những sân nhỏ hoặc sân vuông trồng hoa, cây cảnh, non bộ; ngôi chánh điện có một
mái hoặc mái chồng diêm tạo thành những hình dạng kiến trúc thường được gọi là
chữ Nhất, chữ Nhị, chữ Tam, chữ Đinh, chữ Công, chữ Môn, chữ Khẩu, chữ nội Công
ngoại Quốc v.v…
Ở miền Bắc, kiểu chữ Đinh, chữ Công thường gặp ở chùa làng, quy mô kiến trúc nhỏ.
Chùa Diên Hựu xây dạng chữ Đinh. Các chùa xây dạng chữ Tam có quy mô lớn hơn
(chùa Thầy, chùa Kim Liên, chùa Tây Phương). Kiểu chùa có quy mô lớn hơn cả là kiểu
chữ nội Công ngoại Quốc (chùa Bút Tháp, chùa Trăm Gian, chùa Keo, chùa Phổ Minh
… ).
Ở miền Trung, đặc biệt ở Huế, chùa thường được xây kiểu chữ Môn, chữ Khẩu. Tiền
đường có mái ngói giả; hai bên là hai lầu chuông trống kiểu tứ giác, có hai tầng mái,
đỉnh nóc nhọn thường trang trí hình bình tịnh thủy. Sau tiền đường là chánh điện hay
đại hùng bửu điện là một toà nhà lớn, thường ba gian hay năm gian hai chái với kết cấu
nhà rường, kèo cột gỗ hoặc cốt sắt giả gỗ. Các gian giữa, truớc thờ chư Phật, Bồ tát;
sau thờ chư Tổ. Hai chái tả hữu thường được làm phương trượng của thầy trụ trì hay
giám tự ngôi chùa. Sau chánh điện là mảnh sân trồng hoa. Hai bên là hai dãy nhà làm
nhà khách, nhà tăng, thiền đường... tạo kiểu chữ Môn. Nếu có thêm một dãy nhà cuối
sân làm nhà trai, nhà giảng, nhà linh … tạo kiểu chữ Khẩu. (chùa Báo Quốc, chùa Từ
Hiếu, chùa Thiền Tôn…).
Ở miền Nam, các nhà nghiên cứu ít gọi các kiểu kiến trúc trên, mà thường chia dạng
chùa kiến trúc cổ làm bằng gỗ, ngói (chùa Giác Lâm, chùa Giác Viên, chùa Phụng Sơn)
và dạng chùa kiến trúc mới xây bằng bê tông cốt sắt (chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Ấn
Quang, chùa Quán Thế Âm, Ni viện Thiện Hòa …). Chùa cổ với kiểu vì kèo nhà đâm
trính một gian hai chái, thường có 36 cột, 4 cột cái ở giữa tạo bờ nóc ngắn, dạng gần
hình vuông, có tài liệu gọi là chùa tứ trụ. Chùa thường có các căn nhà nối tiếp nhau
theo kiểu nhà xếp đọi, tạo thành dạng chữ Nhị (chùa Phụng Sơn), dạng chữ Tam (chùa
Giác Lâm). Chùa ở nông thôn Nam Bộ còn giữ nhiều nét của chùa cổ. Có nhiều chùa
xây tiền đường theo nhiều kiểu, ảnh hưởng kiến trúc các nước Trung Hoa, Campuchia,
Ấn Độ… (chùa Phước Hưng, chùa Tiên Châu, chùa Vĩnh Tràng, chùa Tây An …). Chùa
mới được xây dựng với khá nhiều kiểu kiến trúc, khó quy vào vài kiểu kiến trúc như
chùa cổ. Chùa ở thành thị, thành phố thường xây lầu, tầng trên làm chánh điện thờ
Phật, các tầng dưới làm giảng đường, trai đường …(chùa Xá Lợi, chùa Khánh Quang
…).
Khoảng sân, vườn hai bên và phía sau chùa thường có tháp mộ các vị trụ trì và chư
Tăng, Ni quá cố.
III. NHỮNG NGÔI CHÙA PHẬT GIÁO NAM TÔNG TIÊU BIỂU
Ngôi chùa Phật giáo Nam tông có hai dạng: chùa Nam tông Việt và chùa Nam tông
Khmer.
Chùa Phật giáo Nam tông phát triển ở miền Trung và miền Nam. Ở miền Bắc chỉ có
một vị sư đang hành đạo ở chùa Thiên Phúc, Bắc Ninh.
Có 73 ngôi chùa Nam tông Việt và khoảng 500 ngôi chùa Nam tông Khmer.
Ngôi chùa Nam tông Việt đầu tiên là chùa Bửu Quang ở Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
được cụ Nguyễn Văn Hiểu cho xây dựng vào năm 1938. Hòa thượng Hộ Tông trụ trì
đầu tiên sau thời gian học đạo tại chùa Unalom ở Campuchia. Một số ngôi chùa nổi
tiếng khác ở TP. Hồ Chí Minh là: chùa Kỳ Viên, chùa Phật Bảo, chùa Bửu Long, chùa
Giác Quang, chùa Phổ Minh …
Ở Đồng Nai có chùa Bửu Đức, thiền viện Phước Sơn, chùa Tam Phước; ở Bà Rịa -
Vũng Tàu có chùa Hộ Pháp.
Ở miền Trung, những ngôi chùa Nam tông nổi tiếng là: chùa Thiền Lâm, chùa Huyền
Không, chùa Tăng Quang (Thừa Thiên - Huế); chùa Tam Bảo (TP. Đà Nẵng) v.v…
Kiến trúc ngôi chùa Phật giáo Nam tông Việt thường đơn giản. Chùa Kỳ Viên, tên của
ngôi tinh xá thời đức Phật tại thế do ông Cấp Cô Độc dâng cúng, là ngôi chùa trụ sở
của hệ phái, tọa lạc ở quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Chùa có tam quan, trên đầu bốn trụ có
bốn hoa sen nở. Nóc chánh điện có hai mái. Tiền đường có hai mảng tam giác khắc tên
chùa. Mảng trên ghi tên chùa: Kỳ Viên Tự; mảng dưới ghi tên chùa bằng tiếng Pàli mẫu
tự La tinh: JETAVANA VIHÀRA. Ở cửa vào chánh điện còn có biển tên chùa bằng chữ
Hán. Ba cửa vào chánh điện đều xây hình bầu dục, có song sắt hình những chiếc lá bồ
đề. Chánh điện thờ Phật theo dạng tam cấp. Tầng cao nhất thờ Xá lợi Phật, các tầng
dưới thờ đức Phật Thích Ca.
Ở TP. Biên Hòa, chùa Bửu Đức được xây dựng vào năm 1970 theo kiểu tháp Xá lợi
San-chi ở Ấn Độ. Chùa Huyền Không 1 và chùa Huyền Không 2 ở Huế là những ngôi
chùa vườn tuyệt đẹp.
Chùa Phật giáo Nam tông Khmer (chùa Khmer) chỉ có ở miền Nam. Những ngôi chùa
Khmer nổi tiếng là: chùa Chantarangsay (TP. Hồ Chí Minh); chùa Xvayton (An Giang);
chùa Sanghamangala (Vĩnh Long); chùa Angkoreaja Purêy, chùa Kompong Chrêy,
chùa Phnôdol, chùa Pôthisalareaj, chùa Samrông Ek (Trà Vinh); chùa Kh’Leang, chùa
Mahatup, chùa Sàlôn (Sóc Trăng); chùa Ratanaransĩ (Kiên Giang); chùa Komphisakor
Prech Chru (Bạc Liêu) v.v…
Chùa Khmer là cơ sở tín ngưỡng, văn hóa, giáo dục của từng cộng đồng dân tộc
Khmer ở Nam Bộ. Đó là công trình tập trung các giá trị nghệ thuật cao nhất của cộng
đồng.
Nhìn chung, chùa Khmer là một cụm kiến trúc ẩn mình trong một khu đất rộng với nhiều
cây cao bóng cả. Kiến trúc chùa bao gồm: cổng chùa, ngôi chánh điện, các sa la (nhà
tăng, nhà hội), tháp cốt, lò thiêu, nhà để ghe ngo …
Cổng chùa Khmer được xây bên lề đường, với nhiều kiểu. Có cổng làm bộ khung bằng
gỗ, giữa có lối đi, hai bên là sạp để khách đường xa có thể ngồi nghỉ chân. Có cổng
được xây bằng gạch, mái bằng, có bốn hoặc sáu cột. Trên mái là ngôi tháp tứ giác có
nhiều tầng hoặc ba tháp tròn ba tầng …
Ngôi chánh điện là công trình kiến trúc quy mô nhất, thường xây dọc, mặt hướng Đông.
Chánh điện thường được xây trên hai cấp nền, cao hơn hẳn các công trình khác ở
chùa. Quanh cấp nền thấp có xây tường rào, có cổng ra vào. Ngôi chánh điện luôn có
các cấp mái, mỗi cấp mái được chia làm ba lớp. Hai mái trên cùng hợp thành một góc
600 ở hai đầu hồi. Trang trí dọc bờ viền mái nóc chùa thường có tượng Niêt Kơ-rêch
(rồng). Trong chánh điện thờ nhiều tượng đức Phật Thích Ca. Pho tượng lớn nhất là
tượng đức Phật Thích Ca thành đạo.
IV. NHỮNG NGÔI TỊNH XÁ PHẬT GIÁO KHẤT SĨ TIÊU BIỂU
Hệ phái Khất sĩ do Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập từ năm 1944. Hiện nay, hệ phái
có hơn 2.000 Tăng Ni xuất gia tu học tại 400 ngôi tịnh xá, tịnh thất ở các tỉnh miền
Trung và miền Nam. Ngôi chùa của hệ phái được Tổ sư Minh Đăng Quang gọi là tịnh
xá, tức là nơi trú xứ an tịnh, trong sạch.
Danh hiệu của ngôi tịnh xá đều có chữ Ngọc đứng trước. Ý của vị Tổ sư muốn khuyên
dạy đệ tử luôn tinh tấn tu học để có được phẩm chất quý như ngọc, hiển lộ
được ngọc trong tâm mình. Sau chữ ngọc là một chữ có liên hệ đến địa phương nơi
tịnh xá tọa lạc. Ví dụ: Tịnh xá Ngọc Châu (huyện Tân Châu, tỉnh An Giang), tịnh xá
Ngọc Vinh (thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh), tịnh xá Ngọc Trang (TP. Nha Trang), tịnh xá
Ngọc Nhơn (TP. Quy Nhơn), tịnh xá Ngọc Ban (TP. Buôn Ma Thuột)… Cũng có nhiều
tịnh xá không đặt tên như vậy, như: Pháp viện Minh Đăng Quang, tịnh xá Trung Tâm,
tịnh xá Lộc Uyển, tịnh xá Kỳ Hoàn (TP. Hồ Chí Minh); tịnh xá Kỳ Viên (An Giang); tịnh
xá Kỳ Viên (Bến Tre); chùa Giác Hạnh (TP. Mỹ Tho); chùa Bửu Linh, chùa Giác Quảng
(TP. Cần Thơ); chùa Long Hòa (TP. Biên Hòa); tịnh xá Trúc Lâm (Bình Thuận), tịnh xá
Linh Giang (Khánh Hòa); chùa Phổ Hiền (Quảng Ngãi) v.v…
Các ngôi tịnh xá được chia ra các giáo đoàn Tăng và Ni như sau:
Về Tăng, có 6 giáo đoàn.
Giáo đoàn 1 có 21 ngôi tịnh xá, tịnh thất. Tổ đình: Tịnh xá Ngọc Viên (Vĩnh Long). Giáo
đoàn 2 có 15 ngôi tịnh xá. Tổ đình: Tịnh xá Ngọc Đăng (TP. Hồ Chí Minh). Giáo đoàn 3
có 41 ngôi tịnh xá, tịnh thất. Tổ đình: Tịnh xá Ngọc Tòng (Khánh Hòa). Giáo đoàn 4 có
32 ngôi tịnh xá, tịnh thất. Tổ đình: Tịnh xá Trung Tâm (Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí
Minh). Giáo đoàn 5 có 23 ngôi tịnh xá, tu viện. Tổ đình: Tịnh xá Trung Tâm (Quận 6,
TP. Hồ Chí Minh). Giáo đoàn 6 có 14 ngôi tịnh xá, tịnh thất. Tổ đình: Tịnh xá Lộc Uyển
(Quận 6, TP. Hồ Chí Minh).
Về Ni, có giáo đoàn Ni giới và 3 phân đoàn Ni giới.
Giáo đoàn Ni giới có 164 tịnh xá, tịnh thất. Tổ đình: Tịnh xá Ngọc Phương (Quận Gò
Vấp, TP. Hồ Chí Minh). Phân đoàn 1 Ni giới (Ni trưởng Ngân Liên) có 15 ngôi tịnh xá.
Phân đoàn 2 Ni giới (Ni trưởng Trí Liên) có 23 ngôi tịnh xá, tịnh thất. Tổ đình: Tịnh xá
Ngọc Phú (Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh). Phân đoàn 3 Ni giới có 27 ngôi tịnh xá,
tịnh thất.
Các ngôi tịnh xá tổ đình là những tịnh xá tiêu biểu, nổi tiếng trong hệ thống tự viện ở
nước ta.
Tam quan các ngôi tịnh xá thường được xây dựng đơn giản. Thường trên đỉnh tam
quan có ngọn đèn Chơn lý thắp sáng (ý pháp tám vạn bốn ngàn pháp môn của chư
Phật).
Qua tam quan, sân trước tịnh xá thường tôn trí bảo tượng Bồ tát Quán Thế Âm. Ngôi
chánh điện được xây kiểu bát giác (nét đặc thù kiến trúc của Phật giáo Khất sĩ), chính
giữa có tháp tam cấp tôn thờ bảo tượng đức Phật Thích Ca. Sau tượng đức Phật, tôn
trí chân dung Tổ sư Minh Đăng Quang. Gian nhà sau chánh điện thờ Cửu huyền thất
tổ, chính giữa thờ đức Bồ tát Địa Tạng hoặc bộ tượng Di Đà Tam Tôn (đức Phật A Di
Đà, Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí). Phía sau ngôi chánh điện còn có nhiều
căn nhà dùng làm thiền đường, tăng xá, trai đường, lớp học, phòng phát hành kinh
sách…
Hiện nay, chánh điện nhiều ngôi tịnh xá đã xây lầu, tầng trên thờ Phật, tầng dưới làm
giảng đường, như tịnh xá Trung Tâm, tịnh xá Ngọc Lâm (TP. Hồ Chí Minh), tịnh xá
Ngọc Phúc (Gia Lai), tịnh xá Ngọc Thuận (Tây Ninh), tịnh xá Ngọc Tâm (Long An) v.v…
Đặc biệt, ở sân trước tịnh xá Trung Tâm (Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) có bảo
tượng Bồ tát Quán Thế Âm cao 13,50m (kể cả đài sen) đứng trước ngọn giả sơn cao
khoảng 15m như ngọn Phổ Đà Sơn thu nhỏ. Đối diện với bảo tượng là bảo tháp Ngọc
Phật hình bát giác (bát chánh đạo), có 9 tầng (cửu phẩm liên hoa), cao 37m (ba mươi
bảy phẩm trợ đạo), trên đỉnh tháp là đóa sen nâng ngọn đèn Chơn lý. Tầng 9 tôn trí Xá
lợi Phật.
Những nét khái quát về những ngôi chùa, tịnh xá của ba hệ phái Phật giáo Bắc tông,
Nam tông và Khất sĩ hiện nay đã cho thấy ngôi chùa Phật giáo Việt Nam hiện nay rất đa
dạng về kiểu thức kiến trúc, nhất là ngôi chùa Phật giáo Bắc tông.
Ngôi chùa là nơi thờ chư Phật; là nơi tu học, ăn ở của chư Tăng, Ni; là nơi lễ bái, vui
hội của tín đồ và du khách gần xa. Xây dựng ngôi chùa là công đức của thập phương
bá tánh. Ngôi chùa mang dấu ấn văn hóa của từng thời, từng miền. Ngôi chùa Việt còn
tiếp thu những nét kiến trúc đặc sắc ở nhiều nước trên thế giới.
Dù được xây dựng theo kiểu nào, được thờ một tượng Phật hay nhiều tượng chư Phật,
Bồ tát, Hộ Pháp, La hán … ngôi chùa Việt Nam từ xa xưa đến ngày nay là nơi chứa
đựng nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của đất nước, là nơi phản ánh nhiều mặt
của tâm thức Việt Nam, văn hóa Việt Nam. Ngôi chùa Việt Nam là ngôi nhà văn hóa từ
bi hỷ xả của nguời Việt Nam.
Võ văn Tường
Kiến Trúc Chùa
Nguồn: http://ktsbinhdinh.vn
Tổng hợp: Phạm Kim Đào.
Chùa Việt Nam được xây dựng, phát triển khá đa dạng qua các thời kỳ lịch sử, không
gian và phong cách khác nhau. Theo đó, phong cách kiến trúc ở các địa phương cũng
không đồng nhất.
Phần 1: Chùa phía Bắc
Công trình chùa cơ bản thường có các hạng mục và các cấu trúc của chùa cổ Việt Nam
như sau:
1. Các hạng mục:
1.1.Tam quan: là cổng vào chùa, thường là một ngôi nhà với ba cửa vào. Có nhiều chùa
có hai tam quan, một tam quan nội và một tam quan ngoại. Tầng trên của Tam quan có
thể dùng làm gác chuông.
1.2. Sân chùa: Qua Tam quan là đến sân chùa. Thường xây bồn hoa, đặt các chậu cảnh,
hòn non bộ với mục đích làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên cho ngôi chùa. Trong sân
chùa, đôi khi có các ngọn tháp, tượng phật lớn…
1.3. Bái đường: Từ dưới sân chùa, lớp kiến trúc đầu tiên của ngôi chùa là nhà bái đường
(hay còn gọi là tiền đường, nhà thiêu hương). Để đi được đến đây thường phải đi lên
một số bậc thềm. Ở nhà bái đường có thể đặt một số tượng, bia đá ghi sự tích của ngôi
chùa, có thể đặt cả chuông, khánh nếu như ngoài cửa Tam quan không xây gác chuông.
Giữa bái đường là hương án, nơi thắp hương chính. Thông thường người đến lễ chùa
thắp hương ở đây. Số gian của bái đường tùy thuộc vào qui mô của chùa, nhỏ nhất là 3
gian, thông thường là 5 gian.
Thường đặt 2 tượng hộ pháp: Bên trái là Khuyến thiện ( ông Thiện, mặt đen); bên phải
là Trừng ác ( ông Ác, mặt đỏ)
1.4. Chính điện: Qua nhà bái đường là chính điện. Giữa bái đường và chính điện có một
sân trống không rộng lắm, để cho ánh sáng tự nhiên chiếu sáng. Nhà chính điện là phần
quan trọng nhất của ngôi chùa, là trung tâm của sự thờ cúng. Ở giữa và sát vách sau có
nhiều lớp bàn thờ và nhiều tượng Phật được sắp xếp theo các nguyên tắc:
- Tầng cao nhất: thường có 3 pho tượng gọi là Tam thế Phật của 3 thời gian: Phật quá
khứ ( vô lượng, vô biên, 10 phương chư Phật) thường là Phật Nhiên Đăng, Phật hiện tại
là Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật tương lai thường là Phật Di lặc;
- Tầng thứ 2: xếp 3 pho tượng Tây phương Tam thánh: Tượng Phật A Di Đà lớn nhất ở
giữa, tượng Bồ tát Quán Thế Âm ở bên trái và tượng Bồ Tát Đại Thế Chí ở bên phải;
- Tầng thứ 3: xếp 3 pho tượng: Tượng lớn nhất là Thích Ca Mầu Ni ngồi trên tòa sen.
Hai bên đứng trên tòa sen là Tượng Bồ tát Văn Thù Sư Lợi ở bên trái, tượng Bồ Tát Phổ
Hiền ở bên phải;
- Tầng thứ 4: ở giữa là tượng Cử Thiên, hai bên là tượng Đế Thích và Phạm Thiên.
1.5. Hành lang: Chạy song song và ở 2 bên chính điện, nối chính điện với hậu đường.
1.6. Hậu đường: Qua nhà chính điện, theo đường hành lang ta đến nhà hậu đường
(cũng còn gọi là Nhà tăng hay Nhà thờ tổ).
Nơi đây bố trí như thờ cúng tổ tiên: Ở chính giữa: bàn thờ cao nhất thờ, đặt tượng
Thánh tăng (Ana đà), sư tổ ( Bồ đề đạt ma); 2 bên là thấp hơn là bàn thờ chư vị là các vị
thánh nhân gian (bàn thờ mẫu), nhân thần (có khả năng của thần, cứu dân giúp nước),
các nhân vật lịch sử. Ở 2 bên là các bàn thờ của những người chết muốn thờ cúng tại
chùa có bia ghi thân thế.
2. Các cấu trúc chùa:
2.1. Chùa chữ Đinh ( người…): 丁, ( số không 亠)
2.2. Chùa chữ Công ( việc…): 工
2.3. Chùa chữ Tam ( ba): 三
2.4. Chùa chữ Quốc (nước): 国
Phần 2: Chùa phía Nam
Đối với khu vực phía Nam nói chung và Bình Định nói riêng, về cơ bản công trình chùa
thường có những hạng mục và cấu trúc như sau:
1. Các hạng mục:
Được kết hợp, thay đổi đơn giản hơn các chùa cổ, để phù hợp với khu đất, thuận tiện
trong việc tổ chức hành lễ, sinh hoạt, tạo nên các không gian mở đa năng…Hướng chùa
( cổng và chánh điện) thường hướng Đông Nam, Tây nam, Nam
1.1. Cổng Tam quan
Thường chỉ là cổng có mái che gồm: 01 cổng chính cao hơn và 02 cổng phụ 2 bên thấp
hơn. Chỉ có các chùa có quy mô công trình lớn mới có nhà cổng và cổng ngoại, cổng nội.
Kèm theo tường rào cao thường che khuất tầm nhìn bên ngoài vào, tạo không gian kín,
yên tĩnh cho nhà chùa.
1.2. Sân vườn
Là khoảng không gian ngoài trời, sau tam quan thường tổ chức ở giữa là hồ nước, hòn
non bộ trong đó có tượng Phật lớn đứng trên tòa sen, 2 bên là hàng cây cao, giàn hoa và
các vườn hoa xung quanh.
1.3. Chánh điện
Kết hợp các chức năng của cổng, bái đường, chánh điện.
- Không gian tiền sảnh: Ở giữa là đại sảnh để tiếp đón khách, 02 bên phòng sảnh đặt 02
tượng hộ pháp. Hai bên của sảnh đặt chuông và trống hoặc tạo thành lầu chuông, lầu
trống hoặc tháp chuông, tháp trống rời 2 bên.
- Không gian hành lễ, giảng đường của phật tử: là không gian lớn nhất, tập trung đông
người ( phật tử thường ngồi dưới nền nhà để tụng kinh và nghe thuyết pháp). Cần ánh
sáng và thông thoáng tốt. (Có nơi tổ chức giảng đường, các phòng khách, tiếp khách ở
tầng 1, chánh điện và phòng thờ tổ tầng 2)
- Không gian bàn thờ Phật: thường tổ chức làm 03 cấp thờ:
+ Cao nhất là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni , tượng lớn nhất ngồi dưới cây bồ đề;
+ Thấp hơn là các tượng: Phật A Di Đà ở giữa, bên phải là Phật Quán Thế Âm, bên trái
là Phật Đại Thế Chí; ở giữa bên dưới và nhỏ hơn là Phật Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế
Âm Bồ Tát;
Trước án thờ này là nơi hành lễ của chủ lễ, trụ trì và chúng tăng. Có thể đứng thành 3
hàng.
+ Thấp nhất là án thờ Hội đồng gồm nhiều tượng Phật khác, đặt ở phía trước cửa gian
thờ.
Nền nhà, chiều cao gian thờ thường cao hơn không gian hành lễ của phật tử, như sân
khấu của giảng đường. Phía sau là tường kín tạo quang cảnh phía sau tượng Phật; có
cửa võng, hoành phi, câu đối ( trên cột) bao quanh; phía trước án Hội đồng có lư hương
lớn. Khu vực này cần có cửa trên cao để hút khói, cần có ánh sáng chiếu rọi các tượng
Phật lung linh huyền ảo, tạo nên không gian linh thiêng.
1.4. Nhà thờ tổ
Đặt phía sau chánh điện, đặt liền kề, cách bằng sân trong hoặc cách bằng 02 hành lang 2
bên. Nơi đây tổ chức như gian thờ: án thờ chính ở giữa đặt tượng Bồ đề Đạt Ma, bên
dưới là tượng Sư tổ khai sơn chùa, 2 bên là các long vị của các hòa thượng, thượng tọa
nhiều đời của chùa này; hai bên án thờ là bàn thờ dài thờ những hương linh Phật tử quá
cố ký gửi tại chùa, có các hình đặt trên kệ nhiều tầng. Khu vực án thờ cũng có cửa võng,
cuốn thư, câu đối…
Nền nhà và chiều cao phòng thường cao hơn nhà chánh điện. Phòng có 03 tường kín
bao quanh, lấy ánh sáng và thông gió trên cao.
1.5. Đông đường; Tây đường
Thường bố trí 2 bên của chánh điện ( cách bằng sân trong). Là nơi dùng để tiếp khách,
nghỉ ngơi, sinh hoạt …Đông đường ( bên trái) cho trụ trì, Tây đường ( bên phải) cho các
sư trong chùa.
Một số chùa lấy Đông đường làm nơi Thờ tổ, Tây đường tiếp cư tăng. Sau chánh điện là
Phương trượng là nơi ở của trụ trì cũng là nơi thờ cúng các vị trụ trì đã qua đời của
chùa. Trong chánh điện, ở 2 bên đặt Thập Bát La Hán tượng ( 18 vị La Hán).
2. Các cấu trúc chùa:
Thường cấu trúc thường theo hình chữ Công 工, chữ Nhật ( ban ngày, mặt trời) 日 .
Riêng đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, chùa thường theo lối kiến trúc của
người Khmer.
Kiến trúc những ngôi chùa cổ trong
lòng Hà Nội
V.X
09:15 31/01/2014
BizLIVE - Hơn 100 ngôi chùa lớn nhỏ nằm lặng yên trong cái tấp nập của phố
phường Hà Nội. Mặc dù vậy, những ngôi chùa cổ vẫn giữ nguyên được dáng vẻ
nguyên sơ của chúng.
Chùa Kim Liên.
 Bộ ảnh 3D không thể kìm lòng về Hà Nội xưa
Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc có lịch sử 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội.
Cũng giống như hầu hết những ngôi chùa cổ trên đất nước Việt Nam, kiến trúc chùa Trấn Quốc
gồm nhiều lớp, có nhà bái đường, nhiều tượng Phật được sơn son thếp vàng. Chùa được thiết kế
theo kiểu “nội công ngoại quốc”, tiền đường nhìn về phía tây. Gác chuông chùa là một nhà ba
gian, mái chồng diêm, nằm trên trục chính. Phía sau tiền đường là nhà Tam bảo.
Chùa Trấn Quốc (Ảnh: Nguyen Minh Son)
Đặc biệt, trong khuôn viên chùa Trấn Quốc còn có bảo tháp Lục độ đài sen được xây dựng trong 5
năm. Bảo tháp gồm 11 tầng, cao 15 mét, diện tích mặt sàn 10,5 mét vuông. Mỗi tầng tháp gồm 6 ô
cửa vòm, có tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Tổng số tượng của tháp có 66 pho và trên đỉnh có 9
tầng đài sen cũng bằng đá quý (còn được gọi là Cửu phẩm liên hoa). Tháp được dựng đối xứng với
cây bồ đề.
Chùa Một Cột
Cùng với Khuê Văn Các, Chùa Một Cột là một trong những di tích lịch sử văn hóa lâu đời, là biểu
tượng của Thủ đô Hà Nội.
Chùa có kết cấu hình vuông làm bằng gỗ, lợp ngói ta, mỗi cạnh 3m, có bốn mái, bốn đầu đao cong
được đắp hình đầu rồng. Trụ đá gồm hai khối gắn liền với nhau, đường kính 1,2m, cao 4m (chưa kể
phần chìm dưới đất). Lối đi lên chùa là một cầu thang nhỏ làm bằng gạch. Phần trên thân trụ gồm
một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi chùa dựng bên trên,
giống như một đóa hoa sen vươn thẳng lên từ mặt hồ. Đây chính là nét kiến trúc vô cùng độc đáo của
Chùa Một Cột.
Chùa Một Cột (Ảnh: Tuan Phan)
Nóc chùa có mặt nguyệt bốc lửa, đầu rồng chầu mặt nguyệt. Trong chùa, tượng đức Phật Quan Âm
ngồi trên một bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng, ở vị trí cao nhất.
Chùa Một Cột xây ở giữa hồ nước thả sen, mỗi cạnh hồ 20m, có tường thấp bao xung quanh. Chùa
Một Cột không giống với bất cứ một tháp Phật nào, chùa mang đậm tính triết lí nhân văn với vòng
ngoài hình vuông tượng trưng cho âm, và cột hình tròn tượng trưng cho dương, trong âm có dương,
trong dương có âm. Đây là quy luật tuần hoàn tương sinh, tương khắc của vũ trụ.
Ngày 10/11/2012, tại Faridabad (Ấn Độ), Tổ chức Kỉ lục châu Á đã xác nhận Chùa Một Cột là "Ngôi
chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”.
Chùa Quán Sứ
Chùa Quán Sứ nằm ở số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm. Chùa thờ Phật
và thờ vị quốc sư triều Lý là Nguyễn Minh Không.
Chùa có quy mô kiến trúc lớn, tam quan kiểu 3 tầng mái, chính giữa là lầu chuông.
Chùa Quán Sứ (Ảnh: KeithDM)
Qua tam quan đến một sân rộng lát gạch. Giữa sân xây tòa chính điện cao, hình vuông, có hành lang
bao quanh. Hai bên và đằng sau là là dãy nhà dung làm thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng
phòng. Chùa Quán Sứ hiện nay là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Chùa Láng - Chiêu Thiền Tự
Chùa Láng được xây dựng từ thời vua Lý Thần Tông (1128-1138) để thờ Từ Đạo Hạnh là một nhà tu
hành đắc đạo, nổi tiếng thời Lý.
Chùa Láng xây dựng trên một khu đất rộng, có nhiều cây cổ thụ, từ xưa vẫn được coi là nơi đệ nhất
tùng lâm của kinh đô Thăng Long.
Chùa Láng (Ảnh: Nguyen Manh Thuy)
Đây là một quần thể kiến trúc rộng lớn, tính ra vừa đủ 100 gian. Cổng chùa bao gồm bốn cột vuông
với ba mái cong không chùm lên cột mà gắn vào sườn cột, mái giữa cao hơn hai mái bên. Cổng chùa
bao gồm bốn cột vuông với ba mái cong không chùm lên cột mà gắn vào sườn cột, mái giữa cao hơn
hai mái bên, hơi giống kiến trúc cổng ở cung vua phủ chúa ngày xưa. Qua cổng là một sân gạch Bát
Tràng, giữa sân là chiếc sập đá, nơi đặt kiệu trong các ngày lễ hội. Cuối sân có cửa tam quan. Từ đây
có con đường lát gạch dẫn đến cổng thứ ba. Qua cổng này ở giữa có ngôi nhà bát giác nơi đặt tượng
Từ Đạo Hạnh...
Chùa Cầu Đông – Đông Hoa Môn tự
Chùa có tên là “Đông Hoa Môn tự”. Hiện nay chùa nằm tại số 38 B phố Hàng Đường phường Hàng
Đào, trong khu vực phố cổ Hà Nội.
Chùa Cầu Đông được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ XVII). Trải qua nhiều lần tu sửa, chùa hiện giữ
được kiểu dáng kiến trúc cổ. Tam quan xây lầu cao làm gác chuông. Chùa chính hình chữ đinh, các
mảng chạm hổ phù, rồng vờn mây, hoa lá mang phong cách nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XVII.
Chùa có 60 pho tượng cổ, tiêu biểu nhất là các tượng Tuyết Sơn, Di Lạc và bộ Tam Thế là cổ vật rất
quí. Chùa còn bốn tấm bia có các niên đại 1624, 1639, 1711, 1816. Bia 1624 có tên là Đông Môn tự
ký (bài ký về chùa Đông Môn) do nhà sư Nguyễn Văn Hiệp dựng.
Chùa Cầu Đông (Ảnh: Jorg Dickmann)
Ngoài ra, trong chùa còn cổ vật là quả chuông đồng đúc thời Tây Sơn năm 1800, niên hiệu Cảnh
Thịnh thứ 8.
Trong chùa bên trái hậu cung có thờ hai pho tượng Trần Thủ Độ và bà vợ. Như vậy, đây là nơi độc
nhất ở Hà Nội có thờ vị khai quốc nhà Trần.
Chùa Ngũ Xã – Thần Quang Tự
Chùa Ngũ Xã có tên là Thần Quang Tự, được xây dựng từ thế kỷ XVIII thời hậu Lê (1428-1788).
Ngoài việc thờ Phật, chùa còn thờ quốc sư Nguyễn Minh Không, tục truyền là tổ nghề đúc đồng.
Chùa Ngũ Xã (Ảnh: Internet)
Kiến trúc của chùa có Tam quan, chùa chính gồm 5 gian và điện thờ. Giữa điện có pho tượng Phật A
Di Đà cao 3,95m. Tượng có tư thế ngồi bằng với những hình khối đơn giản mà hài hòa , tượng được
đúc liền một khối. Riêng phần tượng ngồi cao cao 3,95m, hai đầu gối cách nhau 3,60m, chu vi tượng
11,60m. Pho tượng nặng 10 tấn. Bệ của pho tượng ngồi là một tòa sen có 96 cánh, đúc hết 1600kg
đồng. Đây là một pho tượng có giá trị mỹ thuật cao của nghề thủ công đúc đồng Ngũ xã .
Chùa Ngũ Xã là một trong số ba ngôi chùa ở Hà Nội được xây dựng lại trong thập kỷ 40 và 50 bằng
vật liệu mới nhưng vẫn giữ phong cách chùa cổ điển Việt Nam (hai ngôi chùa kia là chùa Quán Sứ
xây dựng lại vào năm 1942 và chùa Hưng Ký xây năm 1933).
Chùa Hòe Nhai – Hồng Phúc Tự
Chùa Hoè Nhai tên chữ là Hồng Phúc tự, nay ở số 19 phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực,
quận Ba Đình, Hà Nội. Đây là ngôi chùa cổ, tương truyền có từ đời nhà Lý, trải qua nhiều lần sửa
chữa lớn vào các năm 1687, 1899 và 1952.
Phía trước là nhà chính điện, phía sau là nhà tổ và tăng phòng, xung quanh là hành lang.
Chùa Hòe Nhai (Ảnh: Internet)
Trong chùa có 36 pho tượng, cổ nhất là tượng Cửu Long (Thích Ca mới ra đời) và đặc sắc nhất là
tượng một vị Phật ngồi trên lưng một ông vua nằm phục xuống.
Chùa Hòe Nhai là “chốn tổ” của phái Tào Động, một trong hai phái lớn của Thiền Tông ở miền Bắc
Việt Nam.
Năm 1962, Thành Hội Phật giáo Hà Nội đã dựng tại đây tháp ấn Quang để kỷ niệm Hòa thượng
Thích Quảng Đức tu tại chùa ấn Quang Sài Gòn đã tự thiêu ngày 11-6-1963, để phản đối chế độ Ngô
Đình Diệm ở miền Nam.
Chùa Kim Liên
Chùa Kim Liên nay thuộc phường Nghi Tàm, quận Tây Hồ.
Chùa có từ thế kỷ XVII nhưng diện mạo chùa như hiện nay là do lần trùng tu vào năm 1792 với bố
cục theo kiểu chữ "tam", gồm ba nếp, mỗi nếp có hai tầng mái. Các đầu đao cong vút, mềm mại.
Chùa Kim Liên (Ảnh: Dzung Viet Le)
Trong chùa có một pho tượng quý khiến giới sử học hết sức quan tâm đó là pho tượng có hình dạng
như một người trung niên, râu ba chòm, mình mặc áo cà sa, tay cầm hốt, đầu lại đội mũ dành cho vua
quan.
Ngoài pho tượng này, ở gian giữa chùa có bức hoành phi "Hoàng uẩn” (có nghĩa là: Đạo lý sâu sắc
và rộng rãi) làm vào năm 1870. Còn hoành phi "Liên hoa hải hội" (có nghĩa là: Cảnh sum vầy vui
đẹp nước Phật) thì mới được làm năm 1930.
Trong cuốn “Văn hóa Việt Nam tổng hợp 1989-1995” do Ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương xuất
bản đã đánh giá chùa Kim Liên là một trong 10 di tích kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam.
Chùa Liên Phái
Ở giữa phố Bạch Mai nội thành Hà Nội, có một cái ngõ tên là ngõ Chùa Liên Phái. Đó chính là lối
dẫn vào ngôi chùa Liên Phái cổ kính. Hai bên cổng là hai hồ rộng, ngay ở cổng chùa có tháp Diệu
Quang cao 10 tầng hình lục lăng. Tiếp đến là nhà bia có tấm bia kể lại sự tích chùa.
Qua sân rộng là nhà bái đường, sau đó là hậu cung. Một khoảnh sân trồng hoa ngăn cách hậu cung
với nhà tổ. Trong chùa có 15 pho tượng. Điều khiến cho chùa Liên Phái được coi như một di tích lịch
sử giá trị chính là khu vườn tháp phía sau chùa.
Chùa Liên Phái (Ảnh: Internet)
Tại đó, trên một gò đất cao có 9 ngôi tháp xây thành 3 hàng: hàng thứ nhất có hai ngôi, hàng
giữa có năm ngôi và hàng sau hai ngôi. Hàng giữa chóan phần cao nhất có ngôi tháp Cứu Sinh
bằng đá là nơi táng hài cốt vị sư tổ thứ nhất, đồng thời là người sáng lập ra chùa Liên Phái - Phò
mã Trịnh Thập.
Ngôi chùa đã trên 250 năm tuổi. Đây là ngôi tháp cổ có lai lịch rõ ràng nhất, hiện ở khu vực nội
thành Hà Nội.
Tìm hiểu kiến trúc Chùa Việt
(PGVN)
Kiến trúc chùa Việt Nam được xây dựng, phát triển khá đa dạng qua các
thời kỳ lịch sử và không gian khác nhau. Theo đó, phong cách kiến trúc ở
các địa phương cũng không đồng nhất.
Tuy nhiên về cơ bản các chùa vẫn có những kiến trúc như sau:
Cổng Tam quan
Tam quan là bộ phận không thể thiếu trong thành phần chùa Việt Nam, là cổng vào chùa, thường
là một ngôi nhà với ba cửa vào. Có nhiều chùa có hai tam quan, một tam quan nội và một tam
quan ngoại. Tầng trên của Tam quan có thể dùng làm gác chuông.
Sân chùa
Qua Tam quan là đến sân chùa. Sân của nhiều chùa thường được bày đặt các chậu cảnh, hòn non
bộ với mục đích làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên cho ngôi chùa. Diện tích của sân chùa phụ
thuộc vào những điều kiện và đặc điểm riêng của từng chùa.
Cổng chùa Đình Quán (Hà Nội)
Bái đường
Từ dưới sân chùa, lớp kiến trúc đầu tiên của ngôi chùa là nhà bái đường (hay còn gọi là tiền
đường, nhà thiêu hương). Để đi được đến đây thường phải đi lên một số bậc thềm. Ở nhà bái
đường có thể đặt một số tượng, bia đá ghi sự tích của ngôi chùa, có thể đặt cả chuông, khánh nếu
như ngoài cửa Tam quan không xây gác chuông.
Giữa bái đường là hương án, nơi thắp hương chính. Thông thường người đến lễ chùa thắp hương
ở đây. Số gian của bái đường tùy thuộc vào qui mô của chùa, nhỏ nhất là 3 gian, thông thường là
5 gian.
Chính điện
Qua nhà bái đường là chính điện. Giữa bái đường và chính điện có một khoảng trống
không rộng lắm, để cho ánh sáng tự nhiên chiếu sáng. Nhà chính điện là phần quan trọng
nhất của ngôi chùa vì nơi đây bày những pho tượng Phật chủ yếu của điện thờ Phật ở Việt
Nam.
Trong Chính điện sẽ có những ban thờ khác nhau. Ví dụ:
Ban thờ Tam Bảo
Ban thờ Ngọc Hoàng
Ban thờ Thánh Hiền
Ban thờ vong
Ban thờ Hộ pháp
Hành lang:
Chạy song song với chính điện, nối chính điện với hậu đường là hai gian hành lang, tạo thành
một nhà ba gian.
Hoặc nhiều chùa hành lang treo những bảng như này, đó là những nội quy của Thiền gia, lời dạy
của đức Phât, câu kệ...
Nhà hậu đường
Qua nhà chính điện, theo đường hành lang ta đến nhà tăng đường (còn gọi là nhà hậu đường),
cũng còn gọi là nhà tổ. Nhà hậu đường ở một số chùa trong miền nam Việt Nam liền sát sau nhà
chính điện, ngay sau phía bàn thờ Phật.Trong nhà tổ sẽ thờ ban Tổ - là các vị sư từng trụ trì ở
chùa nay đã tịch.
Trong thực tế, chùa có nhiều biến thể khác nhau. Ở một số chùa, phía sau điện thờ Phật
còn có điện thờ Thần. Hay còn gọi là nhà Mẫu
Ban thờ Mẫu
Bùi Hiền

Weitere ähnliche Inhalte

Mehr von Nguyen Khuong

Lighting simulation i
Lighting simulation iLighting simulation i
Lighting simulation iNguyen Khuong
 
Một số vấn đề nhà ở các dân tộc
Một số vấn đề nhà ở các dân tộcMột số vấn đề nhà ở các dân tộc
Một số vấn đề nhà ở các dân tộcNguyen Khuong
 
Kinh dịch trọn bộ
Kinh dịch trọn bộKinh dịch trọn bộ
Kinh dịch trọn bộNguyen Khuong
 
Cộng đồng asean, trong nhận thức và quan điểm của việt nam
Cộng đồng asean, trong nhận thức và quan điểm của việt namCộng đồng asean, trong nhận thức và quan điểm của việt nam
Cộng đồng asean, trong nhận thức và quan điểm của việt namNguyen Khuong
 
Nhung cau tieng_phap_thong_dung_1891
Nhung cau tieng_phap_thong_dung_1891Nhung cau tieng_phap_thong_dung_1891
Nhung cau tieng_phap_thong_dung_1891Nguyen Khuong
 
Graduate architecture-2013
Graduate architecture-2013Graduate architecture-2013
Graduate architecture-2013Nguyen Khuong
 

Mehr von Nguyen Khuong (17)

Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005Tcvn 4054 2005
Tcvn 4054 2005
 
Lighting simulation i
Lighting simulation iLighting simulation i
Lighting simulation i
 
ecotect 16 05
ecotect 16 05ecotect 16 05
ecotect 16 05
 
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
 
Ct nha cn
Ct nha cnCt nha cn
Ct nha cn
 
Yes is-more
Yes is-more Yes is-more
Yes is-more
 
Am hoc kien truc
Am hoc kien trucAm hoc kien truc
Am hoc kien truc
 
Dinh lang
Dinh langDinh lang
Dinh lang
 
Một số vấn đề nhà ở các dân tộc
Một số vấn đề nhà ở các dân tộcMột số vấn đề nhà ở các dân tộc
Một số vấn đề nhà ở các dân tộc
 
Ketcautre2
Ketcautre2Ketcautre2
Ketcautre2
 
Ket cautre1
Ket cautre1Ket cautre1
Ket cautre1
 
Kinh dịch trọn bộ
Kinh dịch trọn bộKinh dịch trọn bộ
Kinh dịch trọn bộ
 
Cộng đồng asean, trong nhận thức và quan điểm của việt nam
Cộng đồng asean, trong nhận thức và quan điểm của việt namCộng đồng asean, trong nhận thức và quan điểm của việt nam
Cộng đồng asean, trong nhận thức và quan điểm của việt nam
 
Nhung cau tieng_phap_thong_dung_1891
Nhung cau tieng_phap_thong_dung_1891Nhung cau tieng_phap_thong_dung_1891
Nhung cau tieng_phap_thong_dung_1891
 
Graduate architecture-2013
Graduate architecture-2013Graduate architecture-2013
Graduate architecture-2013
 
Hosonhao
HosonhaoHosonhao
Hosonhao
 
Portfolio
PortfolioPortfolio
Portfolio
 

Kürzlich hochgeladen

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 

Kürzlich hochgeladen (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 

Chua viet

  • 1. Quy thức kiến trúc cổ Việt Nam Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Phương đình Đền Đô ởBắc Ninh Quy thức kiến trúc cổ Việt Nam là một trật tự (order) hoặc là những quy định thống nhất về kích thước, các tương quan tỷ lệ giữa các chi tiết, thành phần kiến trúc trong một công trình kiến trúc theo phong cách cổ điển của Việt Nam với những quy tắc riêng biệt và điển hình đã được người Việt sử dụng trong lịch sử Việt Nam. Nó được đánh giá là thể hiện tài hoa, tri thức và truyền thống trong kiến trúc cổ Việt Nam. Mục lục [ẩn]  1 Hình ảnh ban đầu  2 Nét đặc trưng o 2.1 Mái nhà o 2.2 Cột o 2.3 Chạm khắc o 2.4 Thước tầm  3 Một số hình ảnh tham khảo và so sánh  4 Tên gọi các cấu kiện trong thức kiến trúc cổ Việt Nam o 4.1 Bộ phận trần thiết  5 Chú thích  6 Xem thêm  7 Liên kết ngoài Hình ảnh ban đầu[sửa | sửa mã nguồn]
  • 2. Đình Chợ Vân, một công trình tiêu biểu theo quy thức Việt Nam cổ truyền Kiến trúc cổ Việt Nam còn lại không nhiều và không phải là những công trình tiêu biểu nhất. Tinh hoa của kiến trúc cổ Việt Nam đã bị chôn vùi sau các cuộc tàn phá triệt hạ văn hóa phương Nam của Trung Hoa và quy luật thời gian (đa số những công trình cổ còn hiện hữu, có niên đại từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn). Người ta hiện còn biết rất ít (và cũng nhiều điều người ta chưa biết gì) về kiến trúc các cung điện thời Lý-Trần, được xem là thời kỳ văn minh nhất của Đại Việt và được sử sách khen ngợi là trước đó chưa hề có, sánh ngang cùng Trung Hoa phương Bắc. Những nền đất còn lại của các ngôi chùa thời kỳ này như chùa Phật Tích, chùa Dâu... có thể chứng minh được những lời này. Tuy vậy, những gì còn lại trên tại Việt Nam ngày nay cũng để người ta biết cách thức xây dựng trong dân gian và những quy định trong cấu tạo kiến trúc thời xưa, được gọi là "thức kiến trúc cổ Việt Nam". Khi nói về kiến trúc cổ Việt Nam, nhiều người lầm tưởng nó là sao bản của kiến trúc Trung Hoa. Nhưng thật ra kiến trúc cổ truyền Việt Nam khác nhiều so với hệ kiến trúc Trung Hoa và Nhật Bản, nhất là về phần cấu tạo mái cong. Hai nước Hoa và Nhật này khá tương đồng nhau vì dùng phương pháp "chồng đấu tiếp rui" trong khi Việt Nam dùng "tàu đao lá mái" để cấu tạo mái cong.[1] Kiến trúc cổ Việt Nam cũng lấy gỗ làm vật liệu xây dựng cơ bản và tạo đặc trưng riêng cho nền kiến trúc của mình, tương phản với kiến trúc chuộng dùng gạch hay đá của nhiều vùng khác trên thế giới. Nét đặc trưng[sửa | sửa mã nguồn] Thức kiến trúc cổ Việt Nam: dốc mái thẳng, khi xuống gần diềm mái hiên thì dùng bảy
  • 3. Vì kèo truyền thống với câu đầu nối hai cột cái (hình trên), chồng rường xếp trên xà nách (giữa), và chi tiết chạm khắc (dưới) Góc tầu đao mái chùa Hoa Yên trên núiYên Tử Có 3 nét đặc trưng của kiến trúc cổ Việt Nam làm ta phân biệt trong nền kiến trúc gỗ cổ phương Đông:  Dốc mái thẳng  Dùng bảy, kẻ đỡ mái hiên  Cột mập to, phình ở phần giữa thân dưới Nếu so sánh với thức kiến trúc cổ Trung Quốc sẽ thấy được sự khác nhau:  Dốc mái võng xuống  Đỡ mái hiên bằng hệ đấu-củng (còn gọi là "con sơn chồng đấu" hoặc "chồng đấu tiếp rui")  Cột thanh mảnh, tròn đều
  • 4. Mái nhà[sửa | sửa mã nguồn] Tàu đao quật ở góc mái, gắn thêm con náp và hàng gạch hoa chanh dọc bờ guột,chùa Dận, Bắc Ninh Chùa Hộ, tòa nhà hai mái lộ hồi với trang trí bờ nóc với con kìm, chùa Keo, Thái Bình Triền mái của kiến trúc cổ Việt Nam thẳng, không cong, nhưng hếch lên ở góc mái tạo sự thanh thoát, lấy cảm hứng từ mũi thuyền của nền văn hóa sông nước. Phần mái lớn và thường chiếm tới 2/3 chiều cao mặt đứng công trình, nhất là đối với mái đình. Góc mái tức "tàu đao" làm cong uốn ngược, còn được gọi là đao quật. Trong khi đó kiến trúc Trung Hoa hay Nhật Bản tuy cũng mái cong chỉ hơi hếch ở góc mái còn thân mái võng xuống, dốc nhiều ở đỉnh rồi xoải dần khi xuống diềm mái. Ngói lợp mái truyền thống Việt Nam là ngói mũi hài còn gọi là ngói vẩy rồng trong khi ngói lợp Trung Hoa là ngói âm dương hay ngói ống. Trang trí trên mái cổ thường có các phần đặc trưng như những con giống gắn trên đầu đao, trong đó con giống luôn là hình tượng thể hiện tinh thần ngôi nhà, được làm từ đất nung hanh vữa truyền thống. Tiếp theo là các bờ nóc có đặt gạch hoa chanh, đỉnh mái gắn con kìm ở hai đầu bờ nóc, con sô ở chỗ bờ quyết (bờ guột), con náp, hay lạc long thủy quái. Khu đĩ thường để trống thông thoáng và có chạm yếm trang trí gọi là vỉ ruồi. Đỡ mái hiên bằng kẻ, hay bảy, một thanh chéo đỡ mái hiên vươn ra bằng nguyên tắc đòn bảy rất hay. Không dùng hệ đấu-củng rất nhiều chi tiết như Trung Hoa. Cột[sửa | sửa mã nguồn] Cột là phần đỡ chính của công trình, toàn bộ khối lượng công trình đều đặt lên các cột. Cột tròn và to mập, phình ở giữa. Tiết diện của cột thường là cột thân trònnhưng cũng có khi dùng cột vuông.
  • 5. Sức nặng công trình được đặt lên cột, cột đặt lên các đế chân cột chứ không chôn xuống nền và chính sức nặng của công trình làm công trình ổn định và vững vàng. Căn nhà được xây dựng theo các vì nhà, sau đó các vì được dựng lên và nối với nhau bằng các xà ngang và xà ngưỡng tạo thành một hình hộp, sau đố là lợp mái và làm tường nhà. Vì nhà chính là đơn vị cơ bản khi nói đến kích thước ngôi nhà, giữa hai vì gọi là "gian". Vì nhà cũng là đặc trưng cho lối kiển trúc theo từng địa phương và từng thời kỳ, tuy rất trung thành với thức kiến trúc cổ Việt Nam. Chạm khắc[sửa | sửa mã nguồn] Trong thức kiến trúc cổ Việt Nam chạm trổ là phần rất quan trọng, nó thể hiện tinh thần công trình. So với kiến trúc Trung Hoa thích vẽ hình và sơn màu sặc sỡ, kiến trúc cổ Việt Nam thường để mộc màu gỗ hay quét sơn ta bảo vệ có màu nâu, thích chạm trổ. Thước tầm[sửa | sửa mã nguồn] Thước Tầm Trong thức kiến trúc cổ Việt Nam, tất cả các kích thước tính của công trình đều dựa theo "thước tầm", một cây thước được tính theo kích thước cơ thể gia chủ. Đây là một điều độc đáo, theo cách phân tích cái đẹp tỷ lệ thì thước tầm là modulor của kiến trúc cổ Việt Nam như modulor của kiến trúc Hy Lạp, tạo ra vẻ đẹp hình học tinh tế như độ dốc mái, tỉ lệ chiều cao mái với phần chân cột, sự thích hợp với người gia chủ. Một số hình ảnh tham khảo và so sánh[sửa | sửa mã nguồn]  Chi tiết dáng cột chuẩn 
  • 6. Phối cảnh góc bộ khung Đình Bảng  Kiến trúc cổ điển Trung Hoa. Lưu ý mái Trung Hoa mái võng xuống không dùng bảy Tên gọi các cấu kiện trong thức kiến trúc cổ Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn] Tên gọi các cấu kiện bộ vì nhà và hệ mái
  • 7. Chạm khắc trên kẻ bảy, đình Thổ Tang,Vĩnh Phúc Khung nhà phân không gian nhà thành các gian nhà, thường có các bộ phận sau:  Cột là kết cấu đứng chịu nén, thường có các loại cột:  Cột cái: cột chính của nhà đặt ở hai đầu nhịp chính tạo chiều sâu cho gian giữa. Nối hai cột cái là câu đầu.  Cột quân hay cột con: cột phụ ngắn hơn cột cái, nằm ở đầu nhịp phụ hai bên nhịp chính. Khác biệt chiều cao của cột cái và cột con tạo ra độ dốc của mái nhà. Xà nách nối cột con với cột cái.  Cột hiên: nằm ở hiên nhà, phía trước, ngắn hơn cột con. Kẻ bảy nối cột con và cột hiên.  Xà là các giằng ngang chịu kéo, liên kết các cột với nhau, gồm có các loại xà nằm trong khung và các loại xà nằm ngoài khung vuông góc với khung. Xà nằm trong khung, thường đặt ở cao độ đỉnh các cột quân để liên kết được cả cột cái và cột quân, gồm:  Xà lòng, tức câu đầu hay chếnh: liên kết các cột cái của khung;  Xà nách hay thuận: liên kết cột quân vào cột cái, trong khung.  Kẻ là các dầm đơn đặt theo phương chéo của mái nhà, gác lên các cột bằng liên kết mộng, thường có các loại kẻ sau:  Kẻ ngồi loại kẻ gác từ cột cái sang cột quân, trong khung;  Kẻ hiên gác từ cột quân sang cột hiên, trong khung. Một phần kẻ hiên được kéo dài đâm xuyên qua cột hiên để đỡ phần chân mái.  bảy hay bảy hậu hoặc bảy hiên: là dầm nằm trong khung liên kết vào cột quân phía sau nhà, đỡ phần mái vẩy phía sau. Đối với nhà ở thì tiền kẻ, hậu bảy. Đối với các công trình công cộng như đình làng, thường bốn mặt xung quanh đều có hiên thoáng không có cột hiên, nên thường dùng bảy hiên.
  • 8.  Câu đầu là dầm ngang chính đặt trên cùng, khoá các đầu trên của các cột cái trong khung (gác lên các cột cái).  Con rường hay chồng rường là các đoạn gối đỡ mái dạng dầm gỗ hộp để đỡ hoành mái, được đặt chồng lên nhau. Chiều dài của chúng thu ngắn dần cân theo chiều vát của mái, càng lên cao các con rường bên trên càng ngắn. Ở vì nóc các con rường nằm chồng lên câu đầu.  Con lợn còn gọi là rường bụng lợn: là con rường trên cùng, gối lên con rường bên dưới qua hai đoạn cột ngắn gọi là trụ trốn, và làm nhiệm vụ đỡ xà nóc (thượng lương). Bên dưới rường bụng lợn (giữa hai trụ trốn) là ván lá đề thường để điêu khắc trang trí. Con lợn có thể được thay bằng giá chiêng.  Rường cụt là loại rường nằm ở vì nách (giữa cột cái và cột quân), chúng nằm chồng trên xà nách, chúng cũng đỡ hoành và vẫn thu dần chiều dài khi lên cao theo độ dốc mái. Các loại xà nằm ngoài khung gồm có:  Xà thượng liên kết đỉnh các cột cái; xà này song song với chiều dài của nhà.  Xà hạ hay xà đại, liên kết các cột cái tại cao độ đỉnh cột quân, gần sát vị trí liên kết xà lòng, xà nách vào cột cái. Xà này cũng chạy song song với chiều dài của nhà.  Xà tử thượng (xà trên của cột con): liên kết các cột quân của các khung ở bên trên.  Xà tử hạ (xà dưới của cột con): liên kết các cột quân của các khung ở bên dưới, tại mức độ cao ngay trên hệ cửa bức bàn.  Xà ngưỡng nối các cột quân ở vị trí ngưỡng cửa. Xà này đỡ hệ thống cửa bức bàn.  Xà hiên liên kết các cột hiên của các khung.  Thượng lương, còn gọi là đòn dông hay Xà nóc đặt trên đỉnh mái. Các kết cấu mái:  Hoành là các dầm chính đỡ mái đặt nằm ngang theo chiều dài nhà, vuông góc với khung nhà.  Dui hay rui là các dầm phụ trung gian, đặt dọc theo chiều dốc mái (trực giao với hoành), gối lên hệ thống hoành.  Mè là các dầm phụ nhỏ, đặt trực giao với dui, song song với hoành, gối lên hệ dui. khoảng cách giữa các mè là nhỏ nhất, vừa đủ để lợp ngói. Việc sử dụng hệ kết cấu hoành - dui - mè, nhằm phân nhỏ nhịp của kết cấu đỡ mái thành hệ lưới vừa đủ để lát lớp gạch màm và lợp ngói bên trên.  Gạch màn là một loại gạch lá nem đơn bằng đất nung, có tác dụng đỡ ngói đồng thời tạo độ phẳng cho mái, chống thấm dột và chống nóng. Gạch màn ngồi trực tiếp trên lớp mè.
  • 9.  Ngói mũi hài hay còn gọi là ngói ta hay ngói vẩy rồng, bằng đất nung, trực tiếp chống thấm dột và chống nóng, lợp trên lớp gạch màn và cũng có thể có lớp đất sét kẹp giữa. Các chi tiết kiến trúc khác:  Cửa bức bàn  Con tiện  Dạ tàu  Đầu đao Công trình hai mái, hai đầu hồi bít đốc,đình Kim Liên, Hà Nội Công trình bốn mái: hai mái chính và hai mái chái ở hai đầu nhà Căn nhà Việt cổ truyền có thể làm theo:  hình thức hai mái, hai đầu hồi bít đốc,  hay theo hình thức bốn mái, với hai mái phụ hai đầu hồi gọi là hai chái nhà. Mỗi chái nhà gồm có một hàng cột quân (có thể thêm một hàng cột hiên), các hàng cột này xoay vuông góc với các hàng cột trong các gian chính.  hoặc hình thức 8 mái chồng diêm. Truyền thống người Việt thường làm theo nhà theo cơ số lẻ:  phương đình 1 gian chính giữa, bốn xung quanh hệ cột quân đẳng hướng;  nhà 3 gian;  nhà 5 gian hay nhà 3 gian 2 trái;  nhà 7 gian hay nhà 5 gian 2 trái;
  • 10.  nhà 9 gian hay nhà 7 gian 2 trái. Bộ phận trần thiết[sửa | sửa mã nguồn] Cửa và cửa sổ trong căn nhà cổ truyền là nơi không gian trong và ngoài tiếp giáp nhau. Nói chung thì cửa ra vào khá lớn, có khi không có cánh cửa mà để ngỏ, chỉ buông rèm hoặc có tấp liếp che. Nếu gắn cánh cửa thì có thể dùng "cửa bức bàn" bằng ván kín. Cầu kỳ hơn thì dùng cửa "thượng song hạ bản" tức là phía trên chấn song, phía dưới làm gỗ kín. Ngưỡng cửa khá cao, người ra vào phải giơ chân bước qua. Cửa sổ thì tương đối nhỏ so với cửa ra vào. Chú thích[sửa | sửa mã nguồn] hùa Việt Nam Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Việt Nam hiện có 14.775 ngôi chùa, chiếm 36% tổng số di tích Việt Nam. Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo. Tuy nhiên, một số chùa Việt Nam ngoài thờ Phật còn thờ thần (điển hình là thờ các vị thiền sư: Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Trần Nhân Tông và Lý Thần Tông), thờ tam giáo (Phật – Lão – Khổng), thờ Trúc Lâm Tam tổ...[1] Để chỉ chùa thờ Phật, trong tiếng Việt còn có từ "chiền" (chữ Nôm: 廛 hoặc 纏)... Một số người cho rằng từ "chiền" có thể có gốc từ cetiya của tiếng Pali hay caitya của tiếng Phạn, cả hai dùng để chỉ điện thờ Phật. Chùa Trấn Quốc, Hà Nội Chùa Giác Lâm, Tp. HCM
  • 11. Mục lục [ẩn]  1 Khái quát  2 Phân loại theo cấu trúc o 2.1 Chùa chữ Đinh o 2.2 Chùa chữ Công o 2.3 Chùa chữ Tam o 2.4 Chùa kiểu Nội công ngoại quốc  3 Kiến trúc o 3.1 Tam quan o 3.2 Sân chùa o 3.3 Bái đường o 3.4 Chính điện o 3.5 Hành lang o 3.6 Hậu đường  4 Bài trí tượng thờ trong chùa o 4.1 Tượng bày trong chính điện o 4.2 Tượng bày trong bái đường o 4.3 Tượng bày ở nhà hành lang o 4.4 Tượng bày ở nhà tăng đường  5 Các pháp bảo trong chùa o 5.1 Bát o 5.2 Liên hoa o 5.3 Chuông o 5.4 Gương  6 Một số chùa tiêu biểu ở Việt Nam  7 Chú thích  8 Tham khảo  9 Liên kết ngoài Khái quát[sửa | sửa mã nguồn] Theo câu tục ngữ Việt Nam "đất vua, chùa làng", các ngôi chùa đa số là thuộc về cộng đồng làng xã.[2] Xây chùa bao giờ cũng là một việc trọng đại đối với làng quê Việt Nam. Việc chọn đất xây chùa thường bị chi phối
  • 12. bởi quan niệm phong thủy. "Xây dựng chùa, phải chọn đất tốt, ngày tốt, giờ tốt. Đất tốt là nơi bên trái trống không, hoặc có sông ngòi, ao hồ ôm bọc. Núi hổ (hay tay hổ) ở bên phải phải cao dày, lớp lớp quay đầu lại, hoặc có hình hoa sen, tràng phướn, long báu hoặc có hình rồng, phượng, quy, xà chầu bái. Đó là đất dương cơ ái hổ (nền dương có tay hổ) vậy. Nước thì nên chảy quanh sang trái. Nếu đảo ky, thì mạch nước lại vào ở phía trước. Trước mặt có minh đường hay không có đều được cả. Các Chùa Việt Nam thường được xây dựng bằng các thứ vật liệu quen thuộc như tre, tranh cho đến gỗ, gạch, ngói... Nhưng người ta thường dành cho chùa những vật liệu tốt nhất có thể được. Vật liệu cũng như tiền bạc dùng cho việc xây dựng chùa thường được quyên góp trong mọi tầng lớp dân cư, gọi là của "công đức". Người ta tin là sẽ được hưởng phúc khi đem cúng vật liệu hay tiền bạc cho việc xây dựng chùa. Trên những cột gỗ lim không bị mối mọt, một số chùa khắc rõ tên người đóng góp. Ngoài ra các tên này cũng được ghi ở các bàn thờ bằng đá hoặc trên các đồ sành, sứ như bát hương, bình hoa, chân đèn... trong một danh sách dài. Ngày bắt đầu xây dựng chùa cũng như ngày khánh thành đều là những thời điểm có ý nghĩa trong đời sống nhân dân làng quê Việt Nam. Thường có những nghi lễ đặc biệt trong những ngày này. Chùa Việt Nam thường không phải là một công trình mà là một quần thể kiến trúc, gồm những ngôi nhà sắp xếp cạnh nhau hoặc nối vào nhau. Tùy theo cách bố trí những ngôi nhà này mà người ta chia thành những kiểu chùa khác nhau. Tên các kiểu chùa truyền thống thường được đặt theo các chữ Hán có dạng gần với mặt bằng kiến trúc chùa. Phân loại theo cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn] Mặt bằng chùa chữ Đinh Mặt bằng chùa chữ Công
  • 13. Mặt bằng chùa chữ Tam Mặt bằng chùa chữ Quốc Chùa chữ Đinh[sửa | sửa mã nguồn] Chùa chữ Đinh (亭), có nhà chính điện hay còn gọi là thượng điện, là nhà đặt các bàn thờ Phật, được nối thẳng góc với nhà bái đường hay nhà tiền đường ở phía trước. Một số chùa tiêu biểu kiểu kiến trúc này là chùa Hà, chùa Bộc (Hà Nội); chùa Nhất Trụ, chùa Bích Động (Ninh Bình); chùa Trăm Gian (Hà Nội); chùa Dư Hàng (Hải Phòng),... Chùa chữ Công[sửa | sửa mã nguồn] Chùa chữ Công (宮) là chùa có 'nhà chính điện và nhà bái đường song song với nhau và được nối với nhau bằng một ngôi nhà gọi là nhà thiêu hương, nơi sư làm lễ. Có nơi gọi gian nhà nối nhà bái đường với Phật điện này là ống muống. Tiêu biểu kiểu kiến trúc này là chùa Cầu (Hội An); chùa Keo (Thái Bình),...[cần dẫn nguồn] Chùa chữ Tam[sửa | sửa mã nguồn] Chùa chữ Tam (三) là kiểu chùa có ba nếp nhà song song với nhau, thường được gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Chùa Kim Liên, chùa Tây Phươngở Hà Nội có dạng bố cục như thế này. Chùa kiểu Nội công ngoại quốc[sửa | sửa mã nguồn] Chùa kiểu Nội công ngoại quốc là kiểu chùa có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường (có thể là nhà tổ hay nhà tăng) ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà
  • 14. thiêu hương, nhà thượng điện hay các công trình kiến trúc khác ở giữa. Bố cục mặt bằng chùa có dạng phía trong hình chữ Công (工), còn phía ngoài có khung bao quanh như chữ khẩu (口) hay như ở chữ Quốc (國). Đây là các dạng bố cục của các công trình kiến trúc chính. Ngoài ra, trong chùa còn có những ngôi nhà khác như nhà tổ, là nơi thờ các vị sư từng trụ trì ở chùa nay đã tịch, hoặc nhà tăng, nơi ở của các nhà sư và một số kiến trúc khác như gác chuông, tháp và tam quan. Chùa kiểu chữ Công (宮) là phổ biến hơn cả. Tuy nhiên có một số ngoại lệ, tiêu biểu là chùa Một Cột ở Hà Nội có hình dáng một bông sen nở trên mặt nước, hay ngôi chùa mới được xây cất như chùa Vĩnh Nghiêm có hai tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh mang trong mình cả những nét truyền thống Phật giáo và cả những thành tựu của kiến trúc. Nhưng những ngoại lệ như vậy không nhiều. Kiến trúc[sửa | sửa mã nguồn] chùa Bái Đính, Ninh Bình Kiến trúc chùa Việt Nam được xây dựng và phát triển khá đa dạng qua các thời kỳ lịch sử khác nhau và không gian khác nhau, ở các phong cách kiến trúc địa phương. Chùa kiểu chữ Tam phổ biến hơn miền Nam hơn ở miền Bắc. Chùa của người Mường làm bằng tranh tre đơn giản. Chùa của người Khmer xây theo kiến trúc của Campuchia và Thái Lan - vốn ảnh hưởng văn hóa của đế chế Khmer. Chùa của người Hoa cũng có sắc thái kiến trúc riêng.[3] Tam quan[sửa | sửa mã nguồn] Tam quan là bộ phận không thể thiếu trong thành phần chùa Việt Nam, là cổng vào chùa, thường là một ngôi nhà với ba cửa vào. Có nhiều chùa có hai tam quan, một tam quan nội và một tam quan ngoại. Tầng trên của Tam quan có thể dùng làm gác chuông. Sân chùa[sửa | sửa mã nguồn] Qua Tam quan là đến sân chùa. Sân của nhiều chùa thường được bày đặt các chậu cảnh, hòn non bộ với mục đích làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên cho ngôi chùa. Diện tích của sân chùa phụ thuộc vào những điều
  • 15. kiện và đặc điểm riêng của từng chùa. Trong sân chùa, đôi khi có các ngọn tháp được xây dựng ở đây như ở chùa Dâu,chùa Thiên Mụ. Bái đường[sửa | sửa mã nguồn] Từ dưới sân chùa, lớp kiến trúc đầu tiên của ngôi chùa là nhà bái đường (hay còn gọi là tiền đường, nhà thiêu hương). Để đi được đến đây thường phải đi lên một số bậc thềm. Ở nhà bái đường có thể đặt một số tượng, bia đá ghi sự tích của ngôi chùa, có thể đặt cả chuông, khánh nếu như ngoài cửa Tam quan không xây gác chuông. Giữa bái đường là hương án, nơi thắp hương chính. Thông thường người đến lễ chùa thắp hương ở đây. Số gian của bái đường tùy thuộc vào qui mô của chùa, nhỏ nhất là 3 gian, thông thường là 5 gian. Chính điện[sửa | sửa mã nguồn] Qua nhà bái đường là chính điện. Giữa bái đường và chính điện có một khoảng trống không rộng lắm, để cho ánh sáng tự nhiên chiếu sáng. Nhà chính điện là phần quan trọng nhất của ngôi chùa vì nơi đây bày những pho tượng Phật chủ yếu của điện thờ Phật ở Việt Nam. Hành lang[sửa | sửa mã nguồn] Chạy song song với chính điện, nối chính điện với hậu đường là hai gian hành lang, tạo thành một nhà ba gian. Hậu đường[sửa | sửa mã nguồn] Qua nhà chính điện, theo đường hành lang ta đến nhà tăng đường (còn gọi là nhà hậu đường), cũng còn gọi là nhà tổ. Nhà hậu đường ở một số chùa trong miền nam Việt Nam liền sát sau nhà chính điện, ngay sau phía bàn thờ Phật. Trong thực tế, chùa có nhiều biến thể khác nhau. Ở một số chùa, phía sau điện thờ Phật còn có điện thờ Thần, đó là loại chùa tiền Phật hậu Thần phổ biến ở miền Bắc Việt Nam. Có chùa có gác chuông ở phía trước, có chùa có gác chuông ở phía sau, có chùa gác chuông ở ngay trên cửa Tam quan, có chùa gác chuông lại ở trên nhà tổ. Một số chùa có ngôi tháp lớn ở trước mặt, như chùa Dâu ở tỉnh Bắc Ninh, chùa Phổ Minh ở tỉnh Nam Định, nhưng một số chùa khác lại đặt các tháp ở hai bên chùa hay có vườn tháp riêng như chùa Trấn Quốc ở Hà Nội, chùa Bút Thápở Bắc Ninh, Chùa Bổ Đà ở tỉnh Bắc Giang... Ngoài công trình chính, chùa Việt Nam thường có vườn cây, vườn hoa được trồng và chăm chút cẩn thận. Nhiều chùa có cả giếng, ao, hồ sen... Bài trí tượng thờ trong chùa[sửa | sửa mã nguồn] Do lịch sử truyền nhập Phật giáo ở Việt Nam, phần lớn chùa Việt Nam là chùa Đại thừa. Do đó, ở nhà chính điện cũng như các tòa nhà khác trong chùa, chúng ta thấy có nhiều tượng Phật, Bồ Tát cùng với các tượng thuộc những hệ phái Phật giáo khác.
  • 16. Tượng bày trong chính điện[sửa | sửa mã nguồn] Tượng Phật sơn son thếp vàng trong chùa (ảnh chụp tại chùa Trăm Gian, Hà Tây) Chính điện bao giờ cũng là nơi trung tâm của sự thờ cúng trong chùa. Ở đây có nhiều lớp bàn thờ làm thành bậc từ cao xuống thấp. Vị trí các tượng được thay đổi linh hoạt theo từng chùa. Có những chùa có rất nhiều tượng như chùa Mía ở Hà Tây, có tới 278 pho tượng, chùa Trăm Gian ở Hà Tâycó 153 pho tượng... Các lớp bàn thờ được sắp xếp theo nguyên tắc sau: lớp bàn thờ cao nhất ở sâu trên cùng giáp mái chùa, sau đó các lớp bàn thờ đặt tượng cứ thấp dần, tiếp sau lớp bệ thờ cuối cùng bao giờ cũng là hương án. Nguyên tắc bài trí khá uyển chuyển và linh hoạt đối với mỗi chùa. Tuy vậy, một số nét chung thường thấy như sau[cần dẫn nguồn] :   Tầng cao nhất của bàn thờ ở chính điện, sát vách, thường có 3 pho tượng gọi là "Tam thế Phật", tức là các vị Phật của ba thời gian: quá khứ, hiện tại và vị lai. Một trong các Phật quá khứ là Phật A Di Đà, Phật hiện tại là Phật Thích Ca Mầu Ni, Phật tương lai sẽ là Bồ Tát Di Lặc (hiện tại đang thuyết giảng ở nội cung trời Đâu Suất, sẽ hạ sinh trong vài triệu năm nữa, sau khi Phật pháp bị trôi vào lãng quên). Ba tượng Tam thế có kích thước và hình dáng giống nhau, đỉnh đầu có gồ thịt nổi cao như búi tóc, tóc xoắn ốc, tai dài, ngực có chữ vạn (+), mình có sắc hoàn kim sáng rực, mặt nguyệt. Ba pho tượng Tam thế được đặt ngồi trên tòa sen.  Phía dưới ba pho tượng trên thường xếp ba pho tượng gọi là "Di Đà tam tôn" (còn gọi là "Tây phương tam thánh") gồm tượng Phật A Di Đà ở giữa, tượng Bồ Tát Quán Thế Âm (tiếng Phạn: Avalokiteśvara) ở bên trái và tượng Bồ Tát Đại Thế Chí ở bên phải. Tượng Phật A Di Đà thường có kích thước lớn hơn các tượng khác. Tượng A Di Đà ở chùa Phật Tích cao 1,82 m, trong tư thế ngồi toạ thiền, không kể bệ và đài sen; tượng này ở chùa Bần Yên Nhân (Hưng Yên) cao tới 2 m, không kể bệ và đài sen. Hai tượng còn lại là hai vị thị giả giúp việc cứu thế cho Phật A Di Đà nên thường được tạc kiểu đứng chầu bên cạnh. Bộ "Di Đà tam tôn" được đặt ở tầng thứ hai để tỏ ý là mặc dù các ngài ở cõi Cực lạc nhưng vẫn có duyên và gần gũi với cõi Sa bà này, gần gũi với chúng sinh.  Dưới ba pho tượng "Di Đà tam tôn", đã nói bên trên, thường là tượng Phật Thích Ca Mầu Ni (còn gọi là Thích ca giáo chủ) ngồi giữa với tượng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi ở bên trái và tượng Bồ Tát Phổ Hiền ở bên phải. Thích Ca ngồi trên tòa sen, còn Văn Thù và Phổ Hiền đứng trên tòa sen. Bộ ba tượng này thể
  • 17. hiện cảnh Phật Thích Ca Mầu Ni đang thuyết pháp. Có nhiều nơi, thay vào vị trí của Văn Thù và Phổ Hiền là hai đệ tử của Thích Ca là Ca Diếp và A Nan Đà khi Phật Thích ca còn đang ở thế gian.  Ở lớp ban thờ thứ tư, chiếm vị trí ở giữa là tượng Cửu Long. Hai bên là tượng Đế Thích và Phạm Thiên. Tượng Cửu Long diễn tả Phật Thích Ca Mầu Ni lúc mới sinh. Theo truyền thuyết, khi ngài mới giáng sinh, có chín con rồng xuống phun nước cho ngài tắm. Tắm xong, ngài tự đi được bảy bước về phía trước, tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất mà nói "Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn" (trên trời, dưới trời chỉ có một ta), xong ngài lại nằm xuống theo kiểu con trẻ. Đế Thích là vua chủ tể cõi trời dục giới, còn Phạm Thiên là vua chủ tể cõi trời sắc giới. Vì là vua nên tượng các vị được tạc theo chân dung hoàng đế: đội mũ miện, ngồi trên ngai. Trên bàn thờ chính ở nhà thượng điện, ngoài tượng Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, ở một số chùa còn có tượng Phật Di Lặc. Tượng được tạo với bộ mặt tươi cười, áo phanh, để hở cái bụng to. Thường hai bên tượng này, người ta còn đặt ở bên trái tượng Pháp hoa lâm Bồ Tát, bên phải là Đại diệu tướng Bồ Tát, gọi chung là Di Lặc Tam Tôn. Ngoài ra, ở một số chùa, sau lớp tượng Cửu long, người ta còn bày bốn pho tượng Tứ Thiên Vương. Đó là bốn vị Thiên Vương phân nhau cai quản bốn cõi ở bốn phía núi Tu-di, nơi ngự trị của Đế Thích. Có chùa lại bày tượng Tứ Bồ Tát vào vị trí của Tứ Thiên Vương. Những chùa rộng rãi còn bày thêm tượng tám vị Kim cương (Bát bộ Kim cương) ở hai bên sát chính điện, mỗi bên bốn vị, mặc giáp trụ và cầm vũ khí. Tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay cũng thấy được bày bổ sung vào điện chính. Cần lưu ý là các tượng Đức Quan thế âm có nhiều biến thể nhất trong các chùa ở Việt Nam[cần dẫn nguồn] và các biến thể này hầu hết lại được diễn tả bằng hình tướng nữ: Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, Quan Âm Thị Kính. Cũng ở nhà chính điện, ở hai bên dãy bàn thờ chư Phật có thể gặp lại tượng thờ Thái thượng Lão quân ở bên phải và Khổng Tử ở bên trái. Đây là hai vị tổ của Đạo giáo và Nho giáo được thờ trong điện thờ Phật của các chùa để diễn tả tư tưởng "Tam giáo đồng nguyên" của xã hội Việt Nam xưa. Tượng bày trong bái đường[sửa | sửa mã nguồn] Trong nhà tiền đường (gian bên cạnh của nhà bái đường) thường có hai tượng Hộ Pháp là những vị thần bảo vệ Phật Pháp, mặc giáp trụ, cầm vũ khí, đứng hoặc ngồi trên lưng sấu, một loại sư tử huyền thoại. Kích thước của tượng rất lớn, đắp bằng đất thó. Dân gian vẫn nói "to như ông Hộ Pháp" là cách nói so sánh với hai tượng này. Còn một số thuyết khác, đã thành phổ biến, cho rằng tượng vị bên trái là Khuyến thiện (gọi tắt là ông Thiện), tượng vị bên phải là Trừng ác (gọi tắt là ông Ác). Theo thuyết này thì việc bày đối xứng hai tượng ông Thiện-Ác nói lên sự tồn tại biện chứng của hai bản nguyên Thiện-Ác. Ở phía Đông nhà bái đường có ban thờ tượng Thổ địa thần, có một số chùa đưa tượng này ra thờ riêng ở một miếu bên cạnh chùa. Ở một số chùa, bên cạnh thờ Thổ địa thần ta gặp bàn thờLong thần. Theo truyền thuyết, Long vương vốn lúc đầu định hãm hại Phật tổ, phá hoại sự nghiệp của Phật, không cho thành chính quả nhưng đã không phá nổi nên đã quy Phật và hộ trì Phật pháp.
  • 18. Phía Tây nhà bái đường thường có pho tượng Thánh tăng. Tượng này được bày nhiều nhất ở nhà tăng đường (nhà tổ). Ở nhà tổ, ngoài tượng các vị sư từng trụ trì ở chùa, còn có bàn thờ đặt tượng Bồ Đề Đạt Ma, nhà sư Ấn Độ đến Trung Hoa vào khoảng đầu thế kỷ 6, được coi là người sáng lập Thiền Tông ở đó. Ở nhà bái đường, đôi khi còn có các bàn thờ mười vị Diêm Vương, được gọi là thập điện Diêm Vương, tức mười vị vua cai quản mười tầng địa ngục. Tượng bày ở nhà hành lang[sửa | sửa mã nguồn] Nhà hành lang có thể là hai dãy nhà chạy song song ở hai bên nhà chính điện. Cũng có thể là hai dãy như vậy mà chung mái với nhà điện chính và mang đúng nghĩa là hành lang, theo hai lối hành lang này có thể đi tiếp vào hậu đường. Người ta thường bày tượng 18 vị La Hán, mỗi bên 9 tượng. Có chùa như chùa Keo ở Thái Bình, các tượng La Hán được bày ngay ở tiền đường. Còn ở chùa Tây Phương, Hà Tây lại là các tượng Tổ (trong 28 vị) người Ấn Độ mà Thiền tông Trung Quốc thừa nhận. Kích thước tượng La Hán tương tự như người thực, các vị ngồi trên tảng đá hay gốc cây, mỗi vị có một tư thế riêng, có dáng đang duy nghĩ trầm mặc. Sự đông đảo và đa dạng của các pho tượng này đã cho ra đời một thành ngữ "bày la liệt như La Hán". Cũng có khi tượng La Hán được bày ở nhà hậu đường. Tượng bày ở nhà tăng đường[sửa | sửa mã nguồn] Nhà tăng đường còn gọi là nhà hậu đường vì nằm sau chính điện, có thể được xây tách rời hoặc liền sát với chính điện. Cách bố trí tượng thờ ở nhà hậu đường cũng khá đa dạng, nhưng có thể hình dung một công thức sau: Gian giữa của nhà tăng đường thường có bày tượng Thánh tăng (còn gọi là A-nan-đà) và tượng Đức tổ Tây. Đức tổ Tây có pháp danh là Bồ-đề-đạt-ma. Ngài được coi là sư tổ thứ nhất của Thiền tông ở Trung Quốc. Ở nhà hậu đường của một số chùa còn bày tượng Quan Âm tống tử và Quan Âm tọa sơn. Hai bên tượng Quan Âm tống tử thường có hai tượng Kim đồng và Ngọc Nữ, hay hai tượng Thiện tàivà Long nữ. Chùa Việt Nam còn có một điều đặc biệt đó là có các bàn thờ chư vị tức là các vị thánh của Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian. Đó là bàn thờ Mẫu, tức nữ thần mẹ. Có nhiều Mẫu như: Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa Phủ, Mẫu Liễu, Tứ pháp... Trong một số chùa, đằng sau điện thờ Phật là hậu cung thờ một vị thần. Các vị thần được thờ đều là những "nhân thần", có nghĩa là những con người được coi là có thực, nhưng về sau nhờ học tập, tu luyện, đã có tài thần thông biến hóa, nghĩa là có những khả năng của một vị thần. Nhờ những khả năng đó, họ cứu dân giúp nước và vì vậy, họ được nhân dân một vùng hay nhiều vùng thờ phụng. Ngoài ra, các nhân vật lịch sử thực sự cũng được thờ tại chùa. Họ là những ông quan, những danh sĩ hay những vị tướng đã có công với nước hay với nhân dân một vùng như Mạc Đĩnh Chi,trạng nguyên thời nhà Trần được thờ ở chùa Dâu, Bắc Ninh hay Đặng Tiến Đông, vị tướng thời nhà Tây Sơn, được thờ ở chùa Trăm Gian, Hà Tây. Trong các chùa này, thường có tượng chân dung các nhân vật lịch sử được thờ.
  • 19. Một hình thức thờ tự khác gắn với các chùa Việt Nam là thờ "hậu". Hình thức này có mối liên hệ với tập tục thờ cúng tổ tiên đã hình thành lâu đời ở Việt Nam. Nhiều người không có con muốn được thờ cúng sau khi chết, đã tìm đến nhà chùa. Họ đóng góp cho chùa một số tiền hay ruộng đất và xin nhà chùa cúng lễ họ sau khi chết. Sự thờ cúng này gọi là thờ "hậu". Trong nhiều chùa, bàn thờ "hậu" thường là một hành lang với những bát hương, đặt trước những tấm bia đá, gọi là bia "hậu", trên đó có khắc rõ tên tuổi, quê quán của những người không có con cháu nối dõi, thường là cả vợ và chồng, cùng với số tiền họ đóng vào chùa và yêu cầu được thờ ở chùa. Ở chùa Cổ Lễ Nam Định, các bia hậu được gắn dày đặc trên tường hành lang bao quanh chính diện. Các pháp bảo trong chùa[sửa | sửa mã nguồn] Bát[sửa | sửa mã nguồn] Bát là một trong 6 vật dụng của nhà sư. Cái bát bắt nguồn từ truyền thuyết kể về chiếc bát khất thực. Ở các tượng của Phật A-di-đà hay Thích Ca Mâu Ni có thể đôi khi bắt gặp cái bát trên hai tay. Liên hoa[sửa | sửa mã nguồn] Liên hoa (hay hoa sen) tượng trưng cho diệu pháp của đạo Phật, cùng một lúc có cả hoa và quả, sinh nở ra nhiều điều tốt lành. Trong điêu khắc và hội họa Phật giáo, hoa sen thường xuyên được xuất hiện. Chư Phật, Chư Bồ Tát đều ngồi trên tòa sen và những người được Phật độ về cõi Tây phương Cực lạc đều ngồi trên tòa sen. Chuông[sửa | sửa mã nguồn] Ở mọi thời đại, chuông được dùng để thức tỉnh và gọi. Tiếng chuông ngân lên rồi tắt lụi, có thể nghe được mà không bắt được. Sự vô thường của thế giới hiện hữu là một tư tưởng của Phật giáo. Mọi thứ đều sẽ tàn lụi, chúng hiện hữu trong cảm giác người quan sát nhưng lại không có thực. Giống như tiếng chuông, mọi thứ đều nhất thời. Theo nghi lễ Phật giáo, chuông được dùng để kêu gọi tín đồ cầu nguyện và lễ Phật. Có hai loại chuông: chuông to dùng để treo trên gác Tam quan hay ở nhà Bái đường, có thể nặng tới vài trăm kg; loại chuông thứ hai là chuông nhỏ hơn, tượng trưng, thường đặt ở tay một số vị thánh như Tứ đại Thiên Vương hay Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Gương[sửa | sửa mã nguồn] Chiếc gương tượng trưng cho sự hư không và nó phản ánh tất cả mọi yếu tố của thế giới hiện hữu nhưng lại thu lấy bản chất của chúng[cần dẫn nguồn] . Thế giới hiện tượng được phản chiếu đầy đủ nhưng toàn thể bản chất chỉ là hư ảo, mọi sự chỉ là ý tưởng chủ quan mà người ta có vật ấy, Vì thế, gương diễn tả sự phù du của ảo ảnh vật chất. Gương có thể được đặt trên tay của Quan Âm nghìn mắt nghìn tay hay một vài pho tượng Tôn giả. Kiến trúc ngôi chùa Việt Nam ngày nay
  • 20. I. TỔNG QUÁT VỀ KIẾN TRÚC NGÔI CHÙA VIỆT NAM Việt Nam hiện nay có khoảng 14.500 ngôi tự viện Phật giáo trên khắp đất nước của ba Hệ phái chính là Bắc tông, Nam tông và Khất sĩ. Ở miền Bắc chỉ có ngôi chùa Phật giáo Bắc tông. Ở miền Trung (từ Quảng Trị trở vào) và miền Nam, ngoài ngôi chùa Phật giáo Bắc tông, còn có ngôi chùa Phật giáo Nam tông Việt, Nam tông Khmer và ngôi tịnh xá Phật giáo Khất sĩ. Kiến trúc ngôi chùa Việt Nam rất đa dạng. Nhiều tác giả đã phân loại chùa và giới thiệu các kiểu kiến trúc của chùa Việt Nam như sau: Các tác giả Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long trong sách Chùa Việt Nam (NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993) cho biết tên các kiểu chùa truyền thống thường được đặt theo các chữ Trung Quốc có dạng gần với bình diện kiến trúc chùa. Đó là kiểu chữ Đinh, kiểu chữ Công, kiểu chữ Tam và kiểu chữ nội Công ngoại Quốc. Tên những kiểu chùa này chỉ dựa vào cụm kiến trúc chính. Trong chùa, còn có những ngôi nhà khác như nhà tổ, nhà tăng, gác chuông, tháp, tam quan … Ngoài người Kinh, còn có chùa ở một số dân tộc thiểu số. Chùa của người Mường làm bằng tranh tre đơn giản. Chùa người Khmer được xây dựng đẹp, có bộ mái ảnh hưởng Campuchia và Thái Lan. Chùa người Hoa cũng có sắc thái kiến trúc riêng. Tính đa dạng của kiến trúc chùa Việt Nam càng tăng khi xuất hiện những ngôi chùa hiện đại được xây dựng gần đây. Tác giả Trần Lâm Biền trong sách Hỏi và đáp về văn hóa Việt Nam, tái bản lần 3 (NXB. Văn hóa dân tộc và tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội, 2000) cho biết chùa Việt thường dàn trải theo mặt bằng với nhiều đơn nguyên kiến trúc. Chùa bao giờ cũng được dựng ở mảnh đất thu giữ được khí thiêng của trời đất: đất cao, tươi nhuận, có dòng chảy hoặc hồ ao trước mặt. Mặt chùa quay hướng Nam, đó là hướng bát nhã (trí tuệ), phát triển thiện tâm. Mở đầu cho ngôi chùa là tam quan. Qua tam quan, con đường Nhất chánh đạo dẫn vào thế giới Phật. Mở đầu hệ thống chùa chính là tòa tiền đường, nơi đây các Phật tử ngồi tụng kinh để rèn tâm kiến tính nhằm xây dựng lòng thiện theo con đường từ bi của đức Phật. Bàn thờ Phật nằm ở gian giữa chùa, gian này mở lùi về phía sau, tạo cho chùa chính có kết cấu hình chữ Công hay chữ Đinh. Do cửa chùa luôn rộng mở với mọi chúng sinh, nơi thờ không bao giờ bị che chắn, vì vậy nơi đây gọi là thượng điện. Bao quanh hai bên chùa nhiều khi còn có hai dãy hành lang và phía sau là nhà hậu. Tòa nhà hậu thường để thờ tổ chùa, thờ mẫu, thờ những người có công với chùa; đồng thời làm nơi ở cho chư tăng, nhà khách, nhà bếp … Ngoài ra, hầu như chùa nào cũng có tháp. Số lượng tầng gắn với cương vị thuộc kết quả tu hành trong Phật đạo. Các tác giả Nguyễn Thế Long, Phạm Mai Hùng trong sách Chùa Hà Nội (NXB. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1997) cho biết những ngôi chùa Việt Nam trong bốn mùa đều mang một vẻ đẹp kín đáo thầm lặng, lắng đọng sâu trong tâm hồn người hướng về điều thiện. Vẻ đẹp của ngôi chùa Việt Nam trước hết ở chỗ hài hoà với cảnh quan môi trường chung quanh. Chùa Việt Nam thường gắn bó với sông nước, hồ ao. Trước khi vào chùa lễ Phật, khách thường phải qua cổng tam quan. Qua tam quan, cõi tục và cõi trần
  • 21. như đã được phân chia. Bố cục mặt bằng của các ngôi chùa thường lấy sự cân xứng đăng đối làm phương tức chủ đạo. Các chùa thời Lý thường lấy sự đăng đối quy tụ về một điểm ở giữa. Chùa Một Cột là một điển hình. Các chùa được xây dựng từ thời Trần về sau thường được bố cục đăng đối theo một trục dài từ cổng tam quan vào đến nhà tổ phía sau cùng. Các nhà thường được xây dàn hàng ngang một dãy (dân quen gọi là chữ Nhất), hai hàng ngang (chữ Nhị), ba hàng ngang (chữ Tam). Có chùa được bố cục theo kiểu chữ Đinh (như chữ T), theo kiểu chữ Công (như chữ H nằm ngang), hoặc kiểu nội Công ngoại Quốc (bên trong là chữ H nằm ngang và bên ngoài gồm các nhà bao bọc tạo nên một hình vuông hay chữ nhật). Các chùa ở Nam Bộ thường được xây theo kiểu chữ Nhất. Quần thể kiến trúc chùa ngoài việc bao gồm những dãy nhà, còn có những kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao như các tháp, chuông và gác chuông, lầu khánh và các bia cùng nhà bia. Tác giả Chu Quang Trứ trong sách Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (NXB. Mỹ thuật, Hà Nội, 2001) cho biết ở những thế kỷ đầu Công nguyên thì giáo đường của Phật giáo mới chỉ là những am miếu mà nhà sư Khương Tăng Hội gọi là miếu đường hoặc tông miếu. Bước vào thời tự chủ, chùa tháp được xây dựng khắp nơi “chỗ nào có người ở tất có chùa tờ Phật”(bia chùa Thiên Phúc). Trong nước, chỗ nào “hễ có cảnh đẹp núi non thì đều xây dựng chùa chiền” (bia chùa Linh Xứng). Trong chùa thời Lý, tháp đóng vai trò chính, là cái đền Phật giáo. Những cây tháp phần lớn ở trên những quả núi đột khởi giữa đồng bằng, hoà nhập với các dãy nhà và cây cối chung quanh, tạo cả một tổng thể kiến trúc vừa vươn cao vừa trải rộng, thiêng liêng mà vững chãi. Một loạt chùa khác được xây dựng ở sườn đồi, trườn lên và trải ngang, hoà vào cảnh đẹp tự nhiên; cũng như chùa xây ở nơi bình địa, chiếm một diện tích khá rộng, bố cục đăng đối, gần với xóm làng, khang trang mà ấm cúng. Đến thế kỷ XVII, nhiều nhà quý tộc đã xuất tiền để mở chùa to lớn, gồm nhiều nếp nhà vòng trong vòng ngoài theo kiểu nội Công ngoại Quốc phát triển cả về chiều ngang và chiều dọc, gắn bó mật thiết với hồ ao và vườn cây, vườn cảnh tạo khối hình hoành tráng giữa thiên nhiên. Đến cuối thế kỷ XVIII, ngôi chùa với mặt bằng chữ Tam ra đời song được quây lại theo chữ Công, các nếp nhà đều chồng diêm với hai tầng mái và tám hoa đao. Kiến trúc Phật giáo là chùa tháp, nó gắn với làng xóm để giữ mối liên hệ mật thiết với dân làng, cả khi có sự bảo trợ của nhà nước hay của quý tộc, thì ngôi chùa vẫn là trung tâm văn hóa tôn giáo của địa phương. Ngôi chùa “đóng kín” ở nơi thờ nhưng lại “mở” với sự hòa quyện nội và ngoại thất, con người ở đây lúc nào cũng gần gũi thiên nhiên với một cuộc sống hướng thiện. Tác giả Nguyễn Đăng Duy trong sách Phật giáo với văn hóa Việt Nam (NXB. Hà Nội, 1999) cho biết khá rõ về đặc điểm kiến trúc ngôi chùa ở từng miền qua các thời đại. Đó là sự hoàn thiện ngôi chùa nội Công ngoại Quốc vào thế kỷ XVII, kết quả đỉnh cao của truyền thống dựng chùa thờ Phật bằng kiến trúc gỗ của người Việt trên đất Bắc. Đó là sự xuất hiện ngôi chùa chữ Khẩu ở miền Trung. Mặt trước, tòa chánh điện thờ tiền Phật hậu tổ, hai dãy nhà hai bên là nhà khách, nhà tăng, dãy nhà hậu phía sau thờ các vong Phật tử. Tất cả bao quanh một sân có bể cạn, hòn non bộ, cây cảnh. Ở miền Nam, tác giả lại chia nhóm chùa kiến trúc gỗ, nhóm chùa kiến trúc gạch đá xi măng và nhóm chùa mang tính chất công viên Phật giáo. Tác giả cũng giới thiệu về kiến trúc ngôi chùa Khmer. Chánh điện thường hình chữ nhật, bố trí điện thờ theo chiều dọc của
  • 22. kiến trúc. Các ngôi chánh điện không những mở nhiều cửa sổ, mà bốn mặt bao giờ cũng tạo hành lang bao quanh cao, rộng, thoáng. Qua ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu và với thực tế ngôi chùa ở nuớc ta hiện nay, chúng ta thấy rằng không có một kiểu mẫu nào cho ngôi chùa Việt Nam cả. Mỗi thời đại, ngôi chùa có một số đặc điểm kiến trúc riêng. Mỗi địa phương cũng tùy theo những điều kiện địa lý mà có kiểu kiến trúc chùa phù hợp. Ngày nay, các hệ phái Phật giáo cũng có những kiểu kiến trúc khác nhau. Ở bài này, chúng tôi chọn một số ngôi chùa tiêu biểu của ba Hệ phái Phật giáo Bắc tông, Nam tông, Khất sĩ để giới thiệu những nét chung nhất trong kiến trúc ngôi chùa ở nước ta. II. NHỮNG NGÔI CHÙA PHẬT GIÁO BẮC TÔNG TIÊU BIỂU Miền Bắc có chùa Hoa Yên, Yên Tử ở Quảng Ninh; chùa Phật Tích, chùa Pháp Vân (chùa Dâu), chùa Ninh Phúc (chùa Bút Tháp) ở Bắc Ninh; chùa Phổ Minh, chùa Thần Quang (chùa Cổ Lễ) ở Nam Định; chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang; chùa Diên Hựu, chùa Trấn Quốc, chùa Chiêu Thiền (chùa Láng), chùa Quán Sứ, chùa Kim Liên ở Hà Nội; chùa Thiên Trù (Hương Sơn), chùa Thiên Phúc (chùa Thầy), chùa Quảng Nghiêm (chùa Trăm Gian), chùa Sùng Nghiêm (chùa Mía), chùa Sùng Phúc (chùa Tây Phương), chùa Thành Đạo (chùa Đậu) ở Hà Tây; chùa Thần Quang (chùa Keo) ở Thái Bình; chùa Phúc Lâm (chùa Dư Hàng) ở Hải Phòng v.v… Miền Trung có chùa Tịnh Quang ở Quảng Trị; chùa Thiên Mụ, chùa Báo Quốc, chùa Từ Đàm, chùa Thiền Tôn, chùa Từ Hiếu ở Thừa Thiên - Huế; chùa Pháp Lâm, chùa Linh Ứng ở Đà Nẵng; chùa Chúc Thánh ở Hội An, Quảng Nam; chùa Thiên Ấn ở Quảng Ngãi; chùa Thập Tháp Di Đà, chùa Long Khánh ở Bình Định; chùa Bảo Tịnh ở Phú Yên; chùa Long Sơn ở Nha Trang, Khánh Hòa; chùa Phật Quang, chùa Cổ Thạch (chùa Hang) ở Bình Thuận; chùa Khải Đoan ở Đắc Lắc; chùa Bửu Nghiêm ở Gia Lai; chùa Hồng Từ ở Kon Tum; chùa Linh Sơn, chùa Linh Phước, chùa Linh Phong, thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt, Lâm Đồng v.v… Miền Nam có chùa Huê Nghiêm, chùa Giác Lâm, chùa Giác Viên, chùa Phụng Sơn, chùa Ấn Quang, chùa Xá Lợi, chùa Quán Thế Âm, chùa Vĩnh Nghiêm, Bát Bửu Phật đài, chùa Viên Giác, thiền viện Vạn Hạnh ở thành phố Hồ Chí Minh; chùa Bửu Phong, chùa Đại Giác, chùa Chúc Thọ, thiền viện Thường Chiếu ở Đồng Nai; chùa Hội Khánh, chùa Châu Thới ở Bình Dương; chùa Vĩnh Tràng ở Tiền Giang; chùa Khánh Quang ở Cần Thơ; chùa Tây An ở Châu Đốc, An Giang; chùa Hải Sơn (chùa Hang), chùa Tam Bảo ở Hà Tiên, Kiên Giang; chùa Đại Tòng Lâm, Ni viện Thiện Hòa, chùa Linh Sơn Bửu Thiền, chùa Hải Vân, Niết Bàn tịnh xá, Thích Ca Phật đài ở Bà Rịa - Vũng Tàu; chùa Linh Sơn Tiên Thạch, núi Bà Đen, Tây Ninh v.v… Có những ngôi chùa có lịch sử xây dựng hơn một ngàn năm (chùa Pháp Vân, chùa Trấn Quốc); có những ngôi chùa mới được xây dựng những năm gần đây (chùa Viên Giác, chùa Bửu Nghiêm).
  • 23. Có những ngôi chùa xây trên núi, trên đồi (chùa Hoa Yên, chùa Thiên Mụ, chùa Thiên Ấn, chùa Linh Sơn Bửu Thiền); có những ngôi chùa dựa vào hang đá làm nơi thờ Phật (chùa Cổ Thạch, chùa Hải Sơn). Có những ngôi chùa xây dựng ở miền cao (chùa Khải Đoan, thiền viện Trúc Lâm); có những ngôi chùa xây dựng ở hải đảo (chùa Sùng Hưng, đảo Phú Quốc) v.v… Có những ngôi chùa dựng nhà trệt, kiến trúc gỗ kéo dài thành nhiều gian, nhiều lớp (chùa Keo, chùa Giác Lâm, chùa Giác Viên); có những ngôi chùa xây dựng bằng vật liệu bền vững như gạch, đá, xi măng (chùa Quán Sứ, chùa Vĩnh Tràng, chùa Tây An). Có những ngôi chùa xây nhiều tầng lầu bằng bê tông cốt sắt (Chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Ấn Quang, chùa Vạn Phật, TP. Hồ Chí Minh); có những ngôi chùa mở rộng vườn cảnh, tạo nhiều tượng và cụm tượng Phật, Bồ tát lộ thiên (chùa Dư Hàng, chùa Long Sơn, chùa Bửu Phong, Thích Ca Phật đài). Nét chung nhất trong kiến trúc ngôi chùa Phật giáo đi từ ngoài vào là: cổng chùa, sân chùa, tháp, gác chuông, nhà bia, vườn hoa, ngôi chánh điện, nhà thờ tổ, sân thiên tỉnh, nhà tăng, nhà khách, nhà trai, nhà giảng, Tuệ Tĩnh đường, nhà bếp, khu tháp mộ v.v… Cổng chùa là ranh giới giữa cõi đời và cõi đạo. Có cổng có ba cửa gọi là tam quan (Tam quan hay tam quán được giải thích trong Phật học từ điển (Đoàn Trung Còn, Phật học từ điển, quyển III, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh, 1992) như sau: Tam quán là ba mối, ba chỗ quán tưởng). Có chùa xây tam quan hai tầng, tầng trên dùng làm gác chuông (chùa Mía, chùa Đậu), hoặc tầng trên thờ tượng Hộ Pháp (chùa Linh Sơn Đông Thuyền, chùa Linh Phong), thờ tượng Phật (chùa Phụng Sơn), thờ tuợng vị tăng (chùa Vĩnh Tràng) v.v… Sau cổng chùa là trục chánh đạo dẫn vào sân chùa. Sân chùa trồng nhiều cây có bóng mát. Có chùa ở sân trước có hòn non bộ (chùa Diên Hựu, chùa Ấn Quang), có chùa ở sân trước có hồ sen (chùa Phổ Minh, chùa Từ Hiếu), hoặc hồ nước lớn (chùa Keo, Thái Bình). 1. Không quán (quan): xét ra sự vật đều không có thật tánh, thật tướng, mọi pháp vốn không. 2. Giả quán (quan): xét rằng vạn vật, chư pháp đều biến hóa vô thường, đều là giả, tạm cả. 3. Trung quán (quan): phải quán cho đắc lẽ Trung đạo, không phải không, không phải giả. Đó là chỗ trọng yếu của đạo Phật. Ở sân trước nhiều chùa có xây tháp thờ Phật (chùa Thiên Mụ), tháp chuông (chùa Xá Lợi), tháp vong (chùa Cổ Lễ); nhà bia (chùa Phổ Minh, chùa Thiên Mụ, chùa Từ Hiếu); tháp chuông và tháp trống (thiền viện Trúc Lâm, thiền viện Thường Chiếu); gác chuông (chùa Trăm Gian, chùa Bút Tháp) v.v…
  • 24. Cuối sân chùa là nhà bái đường hay tòa thượng điện. Muốn vào chùa thường phải bước lên một số bậc thềm. Nhiều chùa ở trên núi hoặc đồi cao, phải leo lên nhiều bậc cấp hoặc đi cáp treo (chùa Thiên Mụ, chùa Hoa Yên, chùa Linh Sơn Trường Thọ, chùa Linh Sơn Tiên Thạch). Hành lang tiền đường là nơi có nhiều mảng chạm khắc ở đầu kèo, vì kèo, như bức chạm gỗ Đường Tăng đi thỉnh kinhở chùa Bối Khê, đầu rồng ở chùa Giác Lâm, chùa Giác Viên v.v… Kiến trúc chính của chùa thường có nhiều căn nhà xây liền nhau hoặc cách nhau bằng những sân nhỏ hoặc sân vuông trồng hoa, cây cảnh, non bộ; ngôi chánh điện có một mái hoặc mái chồng diêm tạo thành những hình dạng kiến trúc thường được gọi là chữ Nhất, chữ Nhị, chữ Tam, chữ Đinh, chữ Công, chữ Môn, chữ Khẩu, chữ nội Công ngoại Quốc v.v… Ở miền Bắc, kiểu chữ Đinh, chữ Công thường gặp ở chùa làng, quy mô kiến trúc nhỏ. Chùa Diên Hựu xây dạng chữ Đinh. Các chùa xây dạng chữ Tam có quy mô lớn hơn (chùa Thầy, chùa Kim Liên, chùa Tây Phương). Kiểu chùa có quy mô lớn hơn cả là kiểu chữ nội Công ngoại Quốc (chùa Bút Tháp, chùa Trăm Gian, chùa Keo, chùa Phổ Minh … ). Ở miền Trung, đặc biệt ở Huế, chùa thường được xây kiểu chữ Môn, chữ Khẩu. Tiền đường có mái ngói giả; hai bên là hai lầu chuông trống kiểu tứ giác, có hai tầng mái, đỉnh nóc nhọn thường trang trí hình bình tịnh thủy. Sau tiền đường là chánh điện hay đại hùng bửu điện là một toà nhà lớn, thường ba gian hay năm gian hai chái với kết cấu nhà rường, kèo cột gỗ hoặc cốt sắt giả gỗ. Các gian giữa, truớc thờ chư Phật, Bồ tát; sau thờ chư Tổ. Hai chái tả hữu thường được làm phương trượng của thầy trụ trì hay giám tự ngôi chùa. Sau chánh điện là mảnh sân trồng hoa. Hai bên là hai dãy nhà làm nhà khách, nhà tăng, thiền đường... tạo kiểu chữ Môn. Nếu có thêm một dãy nhà cuối sân làm nhà trai, nhà giảng, nhà linh … tạo kiểu chữ Khẩu. (chùa Báo Quốc, chùa Từ Hiếu, chùa Thiền Tôn…). Ở miền Nam, các nhà nghiên cứu ít gọi các kiểu kiến trúc trên, mà thường chia dạng chùa kiến trúc cổ làm bằng gỗ, ngói (chùa Giác Lâm, chùa Giác Viên, chùa Phụng Sơn) và dạng chùa kiến trúc mới xây bằng bê tông cốt sắt (chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Ấn Quang, chùa Quán Thế Âm, Ni viện Thiện Hòa …). Chùa cổ với kiểu vì kèo nhà đâm trính một gian hai chái, thường có 36 cột, 4 cột cái ở giữa tạo bờ nóc ngắn, dạng gần hình vuông, có tài liệu gọi là chùa tứ trụ. Chùa thường có các căn nhà nối tiếp nhau theo kiểu nhà xếp đọi, tạo thành dạng chữ Nhị (chùa Phụng Sơn), dạng chữ Tam (chùa Giác Lâm). Chùa ở nông thôn Nam Bộ còn giữ nhiều nét của chùa cổ. Có nhiều chùa xây tiền đường theo nhiều kiểu, ảnh hưởng kiến trúc các nước Trung Hoa, Campuchia, Ấn Độ… (chùa Phước Hưng, chùa Tiên Châu, chùa Vĩnh Tràng, chùa Tây An …). Chùa mới được xây dựng với khá nhiều kiểu kiến trúc, khó quy vào vài kiểu kiến trúc như chùa cổ. Chùa ở thành thị, thành phố thường xây lầu, tầng trên làm chánh điện thờ Phật, các tầng dưới làm giảng đường, trai đường …(chùa Xá Lợi, chùa Khánh Quang …).
  • 25. Khoảng sân, vườn hai bên và phía sau chùa thường có tháp mộ các vị trụ trì và chư Tăng, Ni quá cố. III. NHỮNG NGÔI CHÙA PHẬT GIÁO NAM TÔNG TIÊU BIỂU Ngôi chùa Phật giáo Nam tông có hai dạng: chùa Nam tông Việt và chùa Nam tông Khmer. Chùa Phật giáo Nam tông phát triển ở miền Trung và miền Nam. Ở miền Bắc chỉ có một vị sư đang hành đạo ở chùa Thiên Phúc, Bắc Ninh. Có 73 ngôi chùa Nam tông Việt và khoảng 500 ngôi chùa Nam tông Khmer. Ngôi chùa Nam tông Việt đầu tiên là chùa Bửu Quang ở Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh được cụ Nguyễn Văn Hiểu cho xây dựng vào năm 1938. Hòa thượng Hộ Tông trụ trì đầu tiên sau thời gian học đạo tại chùa Unalom ở Campuchia. Một số ngôi chùa nổi tiếng khác ở TP. Hồ Chí Minh là: chùa Kỳ Viên, chùa Phật Bảo, chùa Bửu Long, chùa Giác Quang, chùa Phổ Minh … Ở Đồng Nai có chùa Bửu Đức, thiền viện Phước Sơn, chùa Tam Phước; ở Bà Rịa - Vũng Tàu có chùa Hộ Pháp. Ở miền Trung, những ngôi chùa Nam tông nổi tiếng là: chùa Thiền Lâm, chùa Huyền Không, chùa Tăng Quang (Thừa Thiên - Huế); chùa Tam Bảo (TP. Đà Nẵng) v.v… Kiến trúc ngôi chùa Phật giáo Nam tông Việt thường đơn giản. Chùa Kỳ Viên, tên của ngôi tinh xá thời đức Phật tại thế do ông Cấp Cô Độc dâng cúng, là ngôi chùa trụ sở của hệ phái, tọa lạc ở quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Chùa có tam quan, trên đầu bốn trụ có bốn hoa sen nở. Nóc chánh điện có hai mái. Tiền đường có hai mảng tam giác khắc tên chùa. Mảng trên ghi tên chùa: Kỳ Viên Tự; mảng dưới ghi tên chùa bằng tiếng Pàli mẫu tự La tinh: JETAVANA VIHÀRA. Ở cửa vào chánh điện còn có biển tên chùa bằng chữ Hán. Ba cửa vào chánh điện đều xây hình bầu dục, có song sắt hình những chiếc lá bồ đề. Chánh điện thờ Phật theo dạng tam cấp. Tầng cao nhất thờ Xá lợi Phật, các tầng dưới thờ đức Phật Thích Ca. Ở TP. Biên Hòa, chùa Bửu Đức được xây dựng vào năm 1970 theo kiểu tháp Xá lợi San-chi ở Ấn Độ. Chùa Huyền Không 1 và chùa Huyền Không 2 ở Huế là những ngôi chùa vườn tuyệt đẹp. Chùa Phật giáo Nam tông Khmer (chùa Khmer) chỉ có ở miền Nam. Những ngôi chùa Khmer nổi tiếng là: chùa Chantarangsay (TP. Hồ Chí Minh); chùa Xvayton (An Giang); chùa Sanghamangala (Vĩnh Long); chùa Angkoreaja Purêy, chùa Kompong Chrêy, chùa Phnôdol, chùa Pôthisalareaj, chùa Samrông Ek (Trà Vinh); chùa Kh’Leang, chùa Mahatup, chùa Sàlôn (Sóc Trăng); chùa Ratanaransĩ (Kiên Giang); chùa Komphisakor Prech Chru (Bạc Liêu) v.v…
  • 26. Chùa Khmer là cơ sở tín ngưỡng, văn hóa, giáo dục của từng cộng đồng dân tộc Khmer ở Nam Bộ. Đó là công trình tập trung các giá trị nghệ thuật cao nhất của cộng đồng. Nhìn chung, chùa Khmer là một cụm kiến trúc ẩn mình trong một khu đất rộng với nhiều cây cao bóng cả. Kiến trúc chùa bao gồm: cổng chùa, ngôi chánh điện, các sa la (nhà tăng, nhà hội), tháp cốt, lò thiêu, nhà để ghe ngo … Cổng chùa Khmer được xây bên lề đường, với nhiều kiểu. Có cổng làm bộ khung bằng gỗ, giữa có lối đi, hai bên là sạp để khách đường xa có thể ngồi nghỉ chân. Có cổng được xây bằng gạch, mái bằng, có bốn hoặc sáu cột. Trên mái là ngôi tháp tứ giác có nhiều tầng hoặc ba tháp tròn ba tầng … Ngôi chánh điện là công trình kiến trúc quy mô nhất, thường xây dọc, mặt hướng Đông. Chánh điện thường được xây trên hai cấp nền, cao hơn hẳn các công trình khác ở chùa. Quanh cấp nền thấp có xây tường rào, có cổng ra vào. Ngôi chánh điện luôn có các cấp mái, mỗi cấp mái được chia làm ba lớp. Hai mái trên cùng hợp thành một góc 600 ở hai đầu hồi. Trang trí dọc bờ viền mái nóc chùa thường có tượng Niêt Kơ-rêch (rồng). Trong chánh điện thờ nhiều tượng đức Phật Thích Ca. Pho tượng lớn nhất là tượng đức Phật Thích Ca thành đạo. IV. NHỮNG NGÔI TỊNH XÁ PHẬT GIÁO KHẤT SĨ TIÊU BIỂU Hệ phái Khất sĩ do Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập từ năm 1944. Hiện nay, hệ phái có hơn 2.000 Tăng Ni xuất gia tu học tại 400 ngôi tịnh xá, tịnh thất ở các tỉnh miền Trung và miền Nam. Ngôi chùa của hệ phái được Tổ sư Minh Đăng Quang gọi là tịnh xá, tức là nơi trú xứ an tịnh, trong sạch. Danh hiệu của ngôi tịnh xá đều có chữ Ngọc đứng trước. Ý của vị Tổ sư muốn khuyên dạy đệ tử luôn tinh tấn tu học để có được phẩm chất quý như ngọc, hiển lộ được ngọc trong tâm mình. Sau chữ ngọc là một chữ có liên hệ đến địa phương nơi tịnh xá tọa lạc. Ví dụ: Tịnh xá Ngọc Châu (huyện Tân Châu, tỉnh An Giang), tịnh xá Ngọc Vinh (thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh), tịnh xá Ngọc Trang (TP. Nha Trang), tịnh xá Ngọc Nhơn (TP. Quy Nhơn), tịnh xá Ngọc Ban (TP. Buôn Ma Thuột)… Cũng có nhiều tịnh xá không đặt tên như vậy, như: Pháp viện Minh Đăng Quang, tịnh xá Trung Tâm, tịnh xá Lộc Uyển, tịnh xá Kỳ Hoàn (TP. Hồ Chí Minh); tịnh xá Kỳ Viên (An Giang); tịnh xá Kỳ Viên (Bến Tre); chùa Giác Hạnh (TP. Mỹ Tho); chùa Bửu Linh, chùa Giác Quảng (TP. Cần Thơ); chùa Long Hòa (TP. Biên Hòa); tịnh xá Trúc Lâm (Bình Thuận), tịnh xá Linh Giang (Khánh Hòa); chùa Phổ Hiền (Quảng Ngãi) v.v… Các ngôi tịnh xá được chia ra các giáo đoàn Tăng và Ni như sau: Về Tăng, có 6 giáo đoàn. Giáo đoàn 1 có 21 ngôi tịnh xá, tịnh thất. Tổ đình: Tịnh xá Ngọc Viên (Vĩnh Long). Giáo đoàn 2 có 15 ngôi tịnh xá. Tổ đình: Tịnh xá Ngọc Đăng (TP. Hồ Chí Minh). Giáo đoàn 3
  • 27. có 41 ngôi tịnh xá, tịnh thất. Tổ đình: Tịnh xá Ngọc Tòng (Khánh Hòa). Giáo đoàn 4 có 32 ngôi tịnh xá, tịnh thất. Tổ đình: Tịnh xá Trung Tâm (Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh). Giáo đoàn 5 có 23 ngôi tịnh xá, tu viện. Tổ đình: Tịnh xá Trung Tâm (Quận 6, TP. Hồ Chí Minh). Giáo đoàn 6 có 14 ngôi tịnh xá, tịnh thất. Tổ đình: Tịnh xá Lộc Uyển (Quận 6, TP. Hồ Chí Minh). Về Ni, có giáo đoàn Ni giới và 3 phân đoàn Ni giới. Giáo đoàn Ni giới có 164 tịnh xá, tịnh thất. Tổ đình: Tịnh xá Ngọc Phương (Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh). Phân đoàn 1 Ni giới (Ni trưởng Ngân Liên) có 15 ngôi tịnh xá. Phân đoàn 2 Ni giới (Ni trưởng Trí Liên) có 23 ngôi tịnh xá, tịnh thất. Tổ đình: Tịnh xá Ngọc Phú (Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh). Phân đoàn 3 Ni giới có 27 ngôi tịnh xá, tịnh thất. Các ngôi tịnh xá tổ đình là những tịnh xá tiêu biểu, nổi tiếng trong hệ thống tự viện ở nước ta. Tam quan các ngôi tịnh xá thường được xây dựng đơn giản. Thường trên đỉnh tam quan có ngọn đèn Chơn lý thắp sáng (ý pháp tám vạn bốn ngàn pháp môn của chư Phật). Qua tam quan, sân trước tịnh xá thường tôn trí bảo tượng Bồ tát Quán Thế Âm. Ngôi chánh điện được xây kiểu bát giác (nét đặc thù kiến trúc của Phật giáo Khất sĩ), chính giữa có tháp tam cấp tôn thờ bảo tượng đức Phật Thích Ca. Sau tượng đức Phật, tôn trí chân dung Tổ sư Minh Đăng Quang. Gian nhà sau chánh điện thờ Cửu huyền thất tổ, chính giữa thờ đức Bồ tát Địa Tạng hoặc bộ tượng Di Đà Tam Tôn (đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí). Phía sau ngôi chánh điện còn có nhiều căn nhà dùng làm thiền đường, tăng xá, trai đường, lớp học, phòng phát hành kinh sách… Hiện nay, chánh điện nhiều ngôi tịnh xá đã xây lầu, tầng trên thờ Phật, tầng dưới làm giảng đường, như tịnh xá Trung Tâm, tịnh xá Ngọc Lâm (TP. Hồ Chí Minh), tịnh xá Ngọc Phúc (Gia Lai), tịnh xá Ngọc Thuận (Tây Ninh), tịnh xá Ngọc Tâm (Long An) v.v… Đặc biệt, ở sân trước tịnh xá Trung Tâm (Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) có bảo tượng Bồ tát Quán Thế Âm cao 13,50m (kể cả đài sen) đứng trước ngọn giả sơn cao khoảng 15m như ngọn Phổ Đà Sơn thu nhỏ. Đối diện với bảo tượng là bảo tháp Ngọc Phật hình bát giác (bát chánh đạo), có 9 tầng (cửu phẩm liên hoa), cao 37m (ba mươi bảy phẩm trợ đạo), trên đỉnh tháp là đóa sen nâng ngọn đèn Chơn lý. Tầng 9 tôn trí Xá lợi Phật. Những nét khái quát về những ngôi chùa, tịnh xá của ba hệ phái Phật giáo Bắc tông, Nam tông và Khất sĩ hiện nay đã cho thấy ngôi chùa Phật giáo Việt Nam hiện nay rất đa dạng về kiểu thức kiến trúc, nhất là ngôi chùa Phật giáo Bắc tông.
  • 28. Ngôi chùa là nơi thờ chư Phật; là nơi tu học, ăn ở của chư Tăng, Ni; là nơi lễ bái, vui hội của tín đồ và du khách gần xa. Xây dựng ngôi chùa là công đức của thập phương bá tánh. Ngôi chùa mang dấu ấn văn hóa của từng thời, từng miền. Ngôi chùa Việt còn tiếp thu những nét kiến trúc đặc sắc ở nhiều nước trên thế giới. Dù được xây dựng theo kiểu nào, được thờ một tượng Phật hay nhiều tượng chư Phật, Bồ tát, Hộ Pháp, La hán … ngôi chùa Việt Nam từ xa xưa đến ngày nay là nơi chứa đựng nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của đất nước, là nơi phản ánh nhiều mặt của tâm thức Việt Nam, văn hóa Việt Nam. Ngôi chùa Việt Nam là ngôi nhà văn hóa từ bi hỷ xả của nguời Việt Nam. Võ văn Tường Kiến Trúc Chùa Nguồn: http://ktsbinhdinh.vn Tổng hợp: Phạm Kim Đào. Chùa Việt Nam được xây dựng, phát triển khá đa dạng qua các thời kỳ lịch sử, không gian và phong cách khác nhau. Theo đó, phong cách kiến trúc ở các địa phương cũng không đồng nhất.
  • 29. Phần 1: Chùa phía Bắc Công trình chùa cơ bản thường có các hạng mục và các cấu trúc của chùa cổ Việt Nam như sau: 1. Các hạng mục: 1.1.Tam quan: là cổng vào chùa, thường là một ngôi nhà với ba cửa vào. Có nhiều chùa có hai tam quan, một tam quan nội và một tam quan ngoại. Tầng trên của Tam quan có thể dùng làm gác chuông. 1.2. Sân chùa: Qua Tam quan là đến sân chùa. Thường xây bồn hoa, đặt các chậu cảnh, hòn non bộ với mục đích làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên cho ngôi chùa. Trong sân chùa, đôi khi có các ngọn tháp, tượng phật lớn… 1.3. Bái đường: Từ dưới sân chùa, lớp kiến trúc đầu tiên của ngôi chùa là nhà bái đường (hay còn gọi là tiền đường, nhà thiêu hương). Để đi được đến đây thường phải đi lên một số bậc thềm. Ở nhà bái đường có thể đặt một số tượng, bia đá ghi sự tích của ngôi chùa, có thể đặt cả chuông, khánh nếu như ngoài cửa Tam quan không xây gác chuông. Giữa bái đường là hương án, nơi thắp hương chính. Thông thường người đến lễ chùa thắp hương ở đây. Số gian của bái đường tùy thuộc vào qui mô của chùa, nhỏ nhất là 3 gian, thông thường là 5 gian. Thường đặt 2 tượng hộ pháp: Bên trái là Khuyến thiện ( ông Thiện, mặt đen); bên phải là Trừng ác ( ông Ác, mặt đỏ) 1.4. Chính điện: Qua nhà bái đường là chính điện. Giữa bái đường và chính điện có một sân trống không rộng lắm, để cho ánh sáng tự nhiên chiếu sáng. Nhà chính điện là phần quan trọng nhất của ngôi chùa, là trung tâm của sự thờ cúng. Ở giữa và sát vách sau có nhiều lớp bàn thờ và nhiều tượng Phật được sắp xếp theo các nguyên tắc: - Tầng cao nhất: thường có 3 pho tượng gọi là Tam thế Phật của 3 thời gian: Phật quá khứ ( vô lượng, vô biên, 10 phương chư Phật) thường là Phật Nhiên Đăng, Phật hiện tại là Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật tương lai thường là Phật Di lặc;
  • 30. - Tầng thứ 2: xếp 3 pho tượng Tây phương Tam thánh: Tượng Phật A Di Đà lớn nhất ở giữa, tượng Bồ tát Quán Thế Âm ở bên trái và tượng Bồ Tát Đại Thế Chí ở bên phải; - Tầng thứ 3: xếp 3 pho tượng: Tượng lớn nhất là Thích Ca Mầu Ni ngồi trên tòa sen. Hai bên đứng trên tòa sen là Tượng Bồ tát Văn Thù Sư Lợi ở bên trái, tượng Bồ Tát Phổ Hiền ở bên phải; - Tầng thứ 4: ở giữa là tượng Cử Thiên, hai bên là tượng Đế Thích và Phạm Thiên. 1.5. Hành lang: Chạy song song và ở 2 bên chính điện, nối chính điện với hậu đường. 1.6. Hậu đường: Qua nhà chính điện, theo đường hành lang ta đến nhà hậu đường (cũng còn gọi là Nhà tăng hay Nhà thờ tổ). Nơi đây bố trí như thờ cúng tổ tiên: Ở chính giữa: bàn thờ cao nhất thờ, đặt tượng Thánh tăng (Ana đà), sư tổ ( Bồ đề đạt ma); 2 bên là thấp hơn là bàn thờ chư vị là các vị thánh nhân gian (bàn thờ mẫu), nhân thần (có khả năng của thần, cứu dân giúp nước), các nhân vật lịch sử. Ở 2 bên là các bàn thờ của những người chết muốn thờ cúng tại chùa có bia ghi thân thế. 2. Các cấu trúc chùa: 2.1. Chùa chữ Đinh ( người…): 丁, ( số không 亠) 2.2. Chùa chữ Công ( việc…): 工 2.3. Chùa chữ Tam ( ba): 三 2.4. Chùa chữ Quốc (nước): 国 Phần 2: Chùa phía Nam
  • 31. Đối với khu vực phía Nam nói chung và Bình Định nói riêng, về cơ bản công trình chùa thường có những hạng mục và cấu trúc như sau: 1. Các hạng mục: Được kết hợp, thay đổi đơn giản hơn các chùa cổ, để phù hợp với khu đất, thuận tiện trong việc tổ chức hành lễ, sinh hoạt, tạo nên các không gian mở đa năng…Hướng chùa ( cổng và chánh điện) thường hướng Đông Nam, Tây nam, Nam 1.1. Cổng Tam quan Thường chỉ là cổng có mái che gồm: 01 cổng chính cao hơn và 02 cổng phụ 2 bên thấp hơn. Chỉ có các chùa có quy mô công trình lớn mới có nhà cổng và cổng ngoại, cổng nội. Kèm theo tường rào cao thường che khuất tầm nhìn bên ngoài vào, tạo không gian kín, yên tĩnh cho nhà chùa. 1.2. Sân vườn Là khoảng không gian ngoài trời, sau tam quan thường tổ chức ở giữa là hồ nước, hòn non bộ trong đó có tượng Phật lớn đứng trên tòa sen, 2 bên là hàng cây cao, giàn hoa và các vườn hoa xung quanh. 1.3. Chánh điện Kết hợp các chức năng của cổng, bái đường, chánh điện. - Không gian tiền sảnh: Ở giữa là đại sảnh để tiếp đón khách, 02 bên phòng sảnh đặt 02 tượng hộ pháp. Hai bên của sảnh đặt chuông và trống hoặc tạo thành lầu chuông, lầu trống hoặc tháp chuông, tháp trống rời 2 bên. - Không gian hành lễ, giảng đường của phật tử: là không gian lớn nhất, tập trung đông người ( phật tử thường ngồi dưới nền nhà để tụng kinh và nghe thuyết pháp). Cần ánh sáng và thông thoáng tốt. (Có nơi tổ chức giảng đường, các phòng khách, tiếp khách ở tầng 1, chánh điện và phòng thờ tổ tầng 2)
  • 32. - Không gian bàn thờ Phật: thường tổ chức làm 03 cấp thờ: + Cao nhất là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni , tượng lớn nhất ngồi dưới cây bồ đề; + Thấp hơn là các tượng: Phật A Di Đà ở giữa, bên phải là Phật Quán Thế Âm, bên trái là Phật Đại Thế Chí; ở giữa bên dưới và nhỏ hơn là Phật Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát; Trước án thờ này là nơi hành lễ của chủ lễ, trụ trì và chúng tăng. Có thể đứng thành 3 hàng. + Thấp nhất là án thờ Hội đồng gồm nhiều tượng Phật khác, đặt ở phía trước cửa gian thờ. Nền nhà, chiều cao gian thờ thường cao hơn không gian hành lễ của phật tử, như sân khấu của giảng đường. Phía sau là tường kín tạo quang cảnh phía sau tượng Phật; có cửa võng, hoành phi, câu đối ( trên cột) bao quanh; phía trước án Hội đồng có lư hương lớn. Khu vực này cần có cửa trên cao để hút khói, cần có ánh sáng chiếu rọi các tượng Phật lung linh huyền ảo, tạo nên không gian linh thiêng. 1.4. Nhà thờ tổ Đặt phía sau chánh điện, đặt liền kề, cách bằng sân trong hoặc cách bằng 02 hành lang 2 bên. Nơi đây tổ chức như gian thờ: án thờ chính ở giữa đặt tượng Bồ đề Đạt Ma, bên dưới là tượng Sư tổ khai sơn chùa, 2 bên là các long vị của các hòa thượng, thượng tọa nhiều đời của chùa này; hai bên án thờ là bàn thờ dài thờ những hương linh Phật tử quá cố ký gửi tại chùa, có các hình đặt trên kệ nhiều tầng. Khu vực án thờ cũng có cửa võng, cuốn thư, câu đối… Nền nhà và chiều cao phòng thường cao hơn nhà chánh điện. Phòng có 03 tường kín bao quanh, lấy ánh sáng và thông gió trên cao. 1.5. Đông đường; Tây đường Thường bố trí 2 bên của chánh điện ( cách bằng sân trong). Là nơi dùng để tiếp khách, nghỉ ngơi, sinh hoạt …Đông đường ( bên trái) cho trụ trì, Tây đường ( bên phải) cho các sư trong chùa. Một số chùa lấy Đông đường làm nơi Thờ tổ, Tây đường tiếp cư tăng. Sau chánh điện là Phương trượng là nơi ở của trụ trì cũng là nơi thờ cúng các vị trụ trì đã qua đời của chùa. Trong chánh điện, ở 2 bên đặt Thập Bát La Hán tượng ( 18 vị La Hán). 2. Các cấu trúc chùa:
  • 33. Thường cấu trúc thường theo hình chữ Công 工, chữ Nhật ( ban ngày, mặt trời) 日 . Riêng đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, chùa thường theo lối kiến trúc của người Khmer. Kiến trúc những ngôi chùa cổ trong lòng Hà Nội V.X 09:15 31/01/2014 BizLIVE - Hơn 100 ngôi chùa lớn nhỏ nằm lặng yên trong cái tấp nập của phố phường Hà Nội. Mặc dù vậy, những ngôi chùa cổ vẫn giữ nguyên được dáng vẻ nguyên sơ của chúng. Chùa Kim Liên.  Bộ ảnh 3D không thể kìm lòng về Hà Nội xưa Chùa Trấn Quốc Chùa Trấn Quốc có lịch sử 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội. Cũng giống như hầu hết những ngôi chùa cổ trên đất nước Việt Nam, kiến trúc chùa Trấn Quốc gồm nhiều lớp, có nhà bái đường, nhiều tượng Phật được sơn son thếp vàng. Chùa được thiết kế
  • 34. theo kiểu “nội công ngoại quốc”, tiền đường nhìn về phía tây. Gác chuông chùa là một nhà ba gian, mái chồng diêm, nằm trên trục chính. Phía sau tiền đường là nhà Tam bảo. Chùa Trấn Quốc (Ảnh: Nguyen Minh Son) Đặc biệt, trong khuôn viên chùa Trấn Quốc còn có bảo tháp Lục độ đài sen được xây dựng trong 5 năm. Bảo tháp gồm 11 tầng, cao 15 mét, diện tích mặt sàn 10,5 mét vuông. Mỗi tầng tháp gồm 6 ô cửa vòm, có tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Tổng số tượng của tháp có 66 pho và trên đỉnh có 9 tầng đài sen cũng bằng đá quý (còn được gọi là Cửu phẩm liên hoa). Tháp được dựng đối xứng với cây bồ đề. Chùa Một Cột Cùng với Khuê Văn Các, Chùa Một Cột là một trong những di tích lịch sử văn hóa lâu đời, là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Chùa có kết cấu hình vuông làm bằng gỗ, lợp ngói ta, mỗi cạnh 3m, có bốn mái, bốn đầu đao cong được đắp hình đầu rồng. Trụ đá gồm hai khối gắn liền với nhau, đường kính 1,2m, cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất). Lối đi lên chùa là một cầu thang nhỏ làm bằng gạch. Phần trên thân trụ gồm một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi chùa dựng bên trên, giống như một đóa hoa sen vươn thẳng lên từ mặt hồ. Đây chính là nét kiến trúc vô cùng độc đáo của Chùa Một Cột.
  • 35. Chùa Một Cột (Ảnh: Tuan Phan) Nóc chùa có mặt nguyệt bốc lửa, đầu rồng chầu mặt nguyệt. Trong chùa, tượng đức Phật Quan Âm ngồi trên một bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng, ở vị trí cao nhất. Chùa Một Cột xây ở giữa hồ nước thả sen, mỗi cạnh hồ 20m, có tường thấp bao xung quanh. Chùa Một Cột không giống với bất cứ một tháp Phật nào, chùa mang đậm tính triết lí nhân văn với vòng ngoài hình vuông tượng trưng cho âm, và cột hình tròn tượng trưng cho dương, trong âm có dương, trong dương có âm. Đây là quy luật tuần hoàn tương sinh, tương khắc của vũ trụ. Ngày 10/11/2012, tại Faridabad (Ấn Độ), Tổ chức Kỉ lục châu Á đã xác nhận Chùa Một Cột là "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”. Chùa Quán Sứ Chùa Quán Sứ nằm ở số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm. Chùa thờ Phật và thờ vị quốc sư triều Lý là Nguyễn Minh Không. Chùa có quy mô kiến trúc lớn, tam quan kiểu 3 tầng mái, chính giữa là lầu chuông.
  • 36. Chùa Quán Sứ (Ảnh: KeithDM) Qua tam quan đến một sân rộng lát gạch. Giữa sân xây tòa chính điện cao, hình vuông, có hành lang bao quanh. Hai bên và đằng sau là là dãy nhà dung làm thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng. Chùa Quán Sứ hiện nay là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Chùa Láng - Chiêu Thiền Tự Chùa Láng được xây dựng từ thời vua Lý Thần Tông (1128-1138) để thờ Từ Đạo Hạnh là một nhà tu hành đắc đạo, nổi tiếng thời Lý. Chùa Láng xây dựng trên một khu đất rộng, có nhiều cây cổ thụ, từ xưa vẫn được coi là nơi đệ nhất tùng lâm của kinh đô Thăng Long.
  • 37. Chùa Láng (Ảnh: Nguyen Manh Thuy) Đây là một quần thể kiến trúc rộng lớn, tính ra vừa đủ 100 gian. Cổng chùa bao gồm bốn cột vuông với ba mái cong không chùm lên cột mà gắn vào sườn cột, mái giữa cao hơn hai mái bên. Cổng chùa bao gồm bốn cột vuông với ba mái cong không chùm lên cột mà gắn vào sườn cột, mái giữa cao hơn hai mái bên, hơi giống kiến trúc cổng ở cung vua phủ chúa ngày xưa. Qua cổng là một sân gạch Bát Tràng, giữa sân là chiếc sập đá, nơi đặt kiệu trong các ngày lễ hội. Cuối sân có cửa tam quan. Từ đây có con đường lát gạch dẫn đến cổng thứ ba. Qua cổng này ở giữa có ngôi nhà bát giác nơi đặt tượng Từ Đạo Hạnh... Chùa Cầu Đông – Đông Hoa Môn tự Chùa có tên là “Đông Hoa Môn tự”. Hiện nay chùa nằm tại số 38 B phố Hàng Đường phường Hàng Đào, trong khu vực phố cổ Hà Nội.
  • 38. Chùa Cầu Đông được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ XVII). Trải qua nhiều lần tu sửa, chùa hiện giữ được kiểu dáng kiến trúc cổ. Tam quan xây lầu cao làm gác chuông. Chùa chính hình chữ đinh, các mảng chạm hổ phù, rồng vờn mây, hoa lá mang phong cách nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XVII. Chùa có 60 pho tượng cổ, tiêu biểu nhất là các tượng Tuyết Sơn, Di Lạc và bộ Tam Thế là cổ vật rất quí. Chùa còn bốn tấm bia có các niên đại 1624, 1639, 1711, 1816. Bia 1624 có tên là Đông Môn tự ký (bài ký về chùa Đông Môn) do nhà sư Nguyễn Văn Hiệp dựng. Chùa Cầu Đông (Ảnh: Jorg Dickmann) Ngoài ra, trong chùa còn cổ vật là quả chuông đồng đúc thời Tây Sơn năm 1800, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 8. Trong chùa bên trái hậu cung có thờ hai pho tượng Trần Thủ Độ và bà vợ. Như vậy, đây là nơi độc nhất ở Hà Nội có thờ vị khai quốc nhà Trần. Chùa Ngũ Xã – Thần Quang Tự Chùa Ngũ Xã có tên là Thần Quang Tự, được xây dựng từ thế kỷ XVIII thời hậu Lê (1428-1788). Ngoài việc thờ Phật, chùa còn thờ quốc sư Nguyễn Minh Không, tục truyền là tổ nghề đúc đồng.
  • 39. Chùa Ngũ Xã (Ảnh: Internet) Kiến trúc của chùa có Tam quan, chùa chính gồm 5 gian và điện thờ. Giữa điện có pho tượng Phật A Di Đà cao 3,95m. Tượng có tư thế ngồi bằng với những hình khối đơn giản mà hài hòa , tượng được đúc liền một khối. Riêng phần tượng ngồi cao cao 3,95m, hai đầu gối cách nhau 3,60m, chu vi tượng 11,60m. Pho tượng nặng 10 tấn. Bệ của pho tượng ngồi là một tòa sen có 96 cánh, đúc hết 1600kg đồng. Đây là một pho tượng có giá trị mỹ thuật cao của nghề thủ công đúc đồng Ngũ xã . Chùa Ngũ Xã là một trong số ba ngôi chùa ở Hà Nội được xây dựng lại trong thập kỷ 40 và 50 bằng vật liệu mới nhưng vẫn giữ phong cách chùa cổ điển Việt Nam (hai ngôi chùa kia là chùa Quán Sứ xây dựng lại vào năm 1942 và chùa Hưng Ký xây năm 1933). Chùa Hòe Nhai – Hồng Phúc Tự Chùa Hoè Nhai tên chữ là Hồng Phúc tự, nay ở số 19 phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội. Đây là ngôi chùa cổ, tương truyền có từ đời nhà Lý, trải qua nhiều lần sửa chữa lớn vào các năm 1687, 1899 và 1952.
  • 40. Phía trước là nhà chính điện, phía sau là nhà tổ và tăng phòng, xung quanh là hành lang. Chùa Hòe Nhai (Ảnh: Internet) Trong chùa có 36 pho tượng, cổ nhất là tượng Cửu Long (Thích Ca mới ra đời) và đặc sắc nhất là tượng một vị Phật ngồi trên lưng một ông vua nằm phục xuống. Chùa Hòe Nhai là “chốn tổ” của phái Tào Động, một trong hai phái lớn của Thiền Tông ở miền Bắc Việt Nam. Năm 1962, Thành Hội Phật giáo Hà Nội đã dựng tại đây tháp ấn Quang để kỷ niệm Hòa thượng Thích Quảng Đức tu tại chùa ấn Quang Sài Gòn đã tự thiêu ngày 11-6-1963, để phản đối chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam. Chùa Kim Liên Chùa Kim Liên nay thuộc phường Nghi Tàm, quận Tây Hồ. Chùa có từ thế kỷ XVII nhưng diện mạo chùa như hiện nay là do lần trùng tu vào năm 1792 với bố cục theo kiểu chữ "tam", gồm ba nếp, mỗi nếp có hai tầng mái. Các đầu đao cong vút, mềm mại.
  • 41. Chùa Kim Liên (Ảnh: Dzung Viet Le) Trong chùa có một pho tượng quý khiến giới sử học hết sức quan tâm đó là pho tượng có hình dạng như một người trung niên, râu ba chòm, mình mặc áo cà sa, tay cầm hốt, đầu lại đội mũ dành cho vua quan. Ngoài pho tượng này, ở gian giữa chùa có bức hoành phi "Hoàng uẩn” (có nghĩa là: Đạo lý sâu sắc và rộng rãi) làm vào năm 1870. Còn hoành phi "Liên hoa hải hội" (có nghĩa là: Cảnh sum vầy vui đẹp nước Phật) thì mới được làm năm 1930. Trong cuốn “Văn hóa Việt Nam tổng hợp 1989-1995” do Ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương xuất bản đã đánh giá chùa Kim Liên là một trong 10 di tích kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam. Chùa Liên Phái Ở giữa phố Bạch Mai nội thành Hà Nội, có một cái ngõ tên là ngõ Chùa Liên Phái. Đó chính là lối dẫn vào ngôi chùa Liên Phái cổ kính. Hai bên cổng là hai hồ rộng, ngay ở cổng chùa có tháp Diệu Quang cao 10 tầng hình lục lăng. Tiếp đến là nhà bia có tấm bia kể lại sự tích chùa. Qua sân rộng là nhà bái đường, sau đó là hậu cung. Một khoảnh sân trồng hoa ngăn cách hậu cung với nhà tổ. Trong chùa có 15 pho tượng. Điều khiến cho chùa Liên Phái được coi như một di tích lịch sử giá trị chính là khu vườn tháp phía sau chùa.
  • 42. Chùa Liên Phái (Ảnh: Internet) Tại đó, trên một gò đất cao có 9 ngôi tháp xây thành 3 hàng: hàng thứ nhất có hai ngôi, hàng giữa có năm ngôi và hàng sau hai ngôi. Hàng giữa chóan phần cao nhất có ngôi tháp Cứu Sinh bằng đá là nơi táng hài cốt vị sư tổ thứ nhất, đồng thời là người sáng lập ra chùa Liên Phái - Phò mã Trịnh Thập. Ngôi chùa đã trên 250 năm tuổi. Đây là ngôi tháp cổ có lai lịch rõ ràng nhất, hiện ở khu vực nội thành Hà Nội. Tìm hiểu kiến trúc Chùa Việt (PGVN) Kiến trúc chùa Việt Nam được xây dựng, phát triển khá đa dạng qua các thời kỳ lịch sử và không gian khác nhau. Theo đó, phong cách kiến trúc ở các địa phương cũng không đồng nhất. Tuy nhiên về cơ bản các chùa vẫn có những kiến trúc như sau: Cổng Tam quan Tam quan là bộ phận không thể thiếu trong thành phần chùa Việt Nam, là cổng vào chùa, thường là một ngôi nhà với ba cửa vào. Có nhiều chùa có hai tam quan, một tam quan nội và một tam
  • 43. quan ngoại. Tầng trên của Tam quan có thể dùng làm gác chuông. Sân chùa Qua Tam quan là đến sân chùa. Sân của nhiều chùa thường được bày đặt các chậu cảnh, hòn non bộ với mục đích làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên cho ngôi chùa. Diện tích của sân chùa phụ thuộc vào những điều kiện và đặc điểm riêng của từng chùa. Cổng chùa Đình Quán (Hà Nội) Bái đường Từ dưới sân chùa, lớp kiến trúc đầu tiên của ngôi chùa là nhà bái đường (hay còn gọi là tiền đường, nhà thiêu hương). Để đi được đến đây thường phải đi lên một số bậc thềm. Ở nhà bái đường có thể đặt một số tượng, bia đá ghi sự tích của ngôi chùa, có thể đặt cả chuông, khánh nếu như ngoài cửa Tam quan không xây gác chuông. Giữa bái đường là hương án, nơi thắp hương chính. Thông thường người đến lễ chùa thắp hương ở đây. Số gian của bái đường tùy thuộc vào qui mô của chùa, nhỏ nhất là 3 gian, thông thường là 5 gian. Chính điện Qua nhà bái đường là chính điện. Giữa bái đường và chính điện có một khoảng trống không rộng lắm, để cho ánh sáng tự nhiên chiếu sáng. Nhà chính điện là phần quan trọng nhất của ngôi chùa vì nơi đây bày những pho tượng Phật chủ yếu của điện thờ Phật ở Việt Nam. Trong Chính điện sẽ có những ban thờ khác nhau. Ví dụ: Ban thờ Tam Bảo
  • 44. Ban thờ Ngọc Hoàng Ban thờ Thánh Hiền Ban thờ vong Ban thờ Hộ pháp Hành lang: Chạy song song với chính điện, nối chính điện với hậu đường là hai gian hành lang, tạo thành một nhà ba gian. Hoặc nhiều chùa hành lang treo những bảng như này, đó là những nội quy của Thiền gia, lời dạy của đức Phât, câu kệ... Nhà hậu đường Qua nhà chính điện, theo đường hành lang ta đến nhà tăng đường (còn gọi là nhà hậu đường), cũng còn gọi là nhà tổ. Nhà hậu đường ở một số chùa trong miền nam Việt Nam liền sát sau nhà chính điện, ngay sau phía bàn thờ Phật.Trong nhà tổ sẽ thờ ban Tổ - là các vị sư từng trụ trì ở chùa nay đã tịch. Trong thực tế, chùa có nhiều biến thể khác nhau. Ở một số chùa, phía sau điện thờ Phật còn có điện thờ Thần. Hay còn gọi là nhà Mẫu