SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 35
Downloaden Sie, um offline zu lesen
1
                                       Biên sọan : Th.s.Nguyễn Ngọc Lâm




                                  SÁCH BỎ TÚI
                            DÀNH CHO NHÂN VIÊN XÃ HỘI
                                          ( 50 câu hỏi và giải đáp )




                                   BAN XUẤT BẢN ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP.HCM




                                                   MỤC LỤC




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
2

                         An sinh xã hội…………………………………………..trang                            4
                         Nhu cầu cơ bản của con người………………………………                         7
                         Công tác xã hội………………………………………………                                10
                         Giá trị của Công tác xã hội………………………………… 17
                         Kỹ năng của Nhân viên xã hội……………………………. 22
                         Giải quyết vấn đề……………………………………………                               27
                         Phương pháp cá nhân……………………………………… 29
                         Kỹ năng thúc đẩy sự thay đổi……………………………… 37
                         Phương pháp Nhóm…………………………………………                                 42
                         Phương pháp cộng đồng…………………………………… 47
                         Dự án………………………………………………………...                                    55




                                                 AN SINH XÃ HỘi


                  1. An sinh xã hội là gì ?

                         Hệ thống các biện pháp thực thi bởi các tổ chức xã hội hay Nhà nước, bao gồm
                     chính sách và luật pháp, chương trình, quyền lợi và dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của
                     con người.
                         Quá trình liên quan đến việc giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, sự
                     phát triển tài nguyên nhân lực và cải tiến chất lượng cuộc sống ( cá nhân không
                     những phải được đáp ứng các nhu cầu cơ bản mà còn được phát huy tối đa và hòa
                     nhập một cách tốt đẹp vào xã hội ).

                  2. Hệ thống an sinh xã hội phát triển như thế nào ?

                         Hệ thống an sinh xã hội là sản phẩm của hệ thống xã hội, lịch sử, văn hóa của
                         một xã hội. Nó liên quan đến các yếu tố :
                         - phát triển kinh tế
                         - lịch sử xã hội
                         - địa lý
                         - Hệ thống chính trị và cấu trúc
                         - Các phương pháp cổ truyền để đáp ứng các nhu cầu xã hội.
                         - Các giá trị và niềm tin.

                  3. Các nhu cầu an sinh xã hội được đáp ứng như the nào tại các nước đang
                  phát triển ?

                         -   Nhu cầu cá nhân được xem như là một phần của các nhu cầu của xã hội theo
                             nghĩa rộng.
                         -   Hộ gia đình là trung tâm của nền sản xuất kinh tế, phân phối và tiêu thụ.
                         -   Các nhu cầu được đáp ứng qua sự cố gắng hợp tác liên kết trong gia đình mở
                             rộng , làng xã, cộng đồng. Các thành viên cùng hưởng mức an sinh như
                             nhau.




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
3
                         -   Giòng họ có trách nhiệm và bổn phận phải chu tòan.

                  4. Các quan niệm về an sinh xã hội ở các nước trên thế giới có gì khác nhau không
                  ?

                         Các quan niệm đều không giống nhau, có thể nêu :

                         1. Quan niệm hạn hẹp :

                        Cá nhân và gia đình chịu trách nhiện chính về an sinh.
                        Nghĩ rằng lo an sinh nhiều thì người dân lệ thuộc vào nhà nước, nên quyền lợi
                     của họ chỉ ở mức tối thiểu.
                        Chỉ hỗ trợ khi gia đình và cộng đồng không còn khả năng giúp đỡ.
                        An sinh được xem như là đặc ân hơn là quyền được hưởng.

                         2. Quan niệm theo định chế :

                         -   Xã hội chịu trách về nền an sinh của người dân.
                         -   An sinh được xem là quyền của mọi người.
                         -   An sinh được quan tâm từ lúc được sinh ra cho đến lúc mất.
                         -   Từ từ chuyển trách nhiệm của nhà nước sang lãnh vực tư nhân.

                         3. Quan niệm theo phát triển :

                         -   An sinh là quyền cơ bản.
                         -   An sinh là một phần của các định chế xã hội ( sức khỏe, giáo dục, nông
                             nghiệp, việc làm…) có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và trình độ vận
                             hành của xã hội.
                         -   An sinh quốc gia là phương tiện cơ bản để thực hiện công bằng xã hội.
                         -   Khuyến khích các họat động của các nhóm tự giúp và các hợp tác xã kinh tế.
                         -   Nhận thức nhiều hơn về phát triển xã hội và sự liên kết của cộng đồng quốc
                             tế trong việc xóa đói giảm nghèo.

                  5. Thế nào là công bằng xã hội ?

                         -   Tiếp cận các tài nguyên
                         -   Không bị phân biệt đối xử
                         -   Có cơ hội đồng đều
                         -   Tham gia và dân chủ
                         -   Hoạt động cộng đồng
                         -   Trách nhiệm tập thể
                         -   Biến chuyển xã hội



                                    NHU CẦU CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI

                  6. Con người có những nhu cầu cơ bản gì ?




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
4
                        1. Nhu cầu sinh tồn : ăn, mặc, ở…
                        2. Nhu cầu được an tòan : nhu cầu tự duy trì và chuẩn bị cho tương lai vững
                           chắc hơn, ổn định về thu nhập,việc làm, sức khỏe.
                        3. Nhu cầu xã hội: được chấp nhận, được yêu thương, cố gắng có mối quan hệ
                           giao tiếp tốt đẹp với những người xung quanh.
                        4. Nhu cầu được tôn trọng : Muốn được đánh gía cao, muốn có năng lực để đối
                           phó với những khó khăn phức tạp hơn. Nhu cầu này giúp con người có tự
                           tin, uy tín, quyền lực và tăng sự kềm chế.
                        5. Nhu cầu tự khẳng định : tăng tiềm năng, khát vọng muốn làm cái điều mà
                           người ta có thể đạt được.

                        Con người thể hiện một lọai nhu cầu nào đó mạnh hơn các nhu cầu khác vào
                        một thời điểm nhất định tùy vào hòan cảnh và cơ hội trong cuộc sống.




                  7. Mối quan hệ tương quan của các nhu cầu cơ bản được thể hiện như thế nào ?


                                    NHU CẦU SINH TỒN CƠ BẢN




                        Thực phẩm    Nước uống           Ở                     Mặc



                                                   TÙY THUỘC



                                                  THU NHẬP



                                           VIỆC LÀM




                        GIÁO DỤC                                         KỸ NĂNG




                                                       CƠ HỘI




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
5

                                        QUYỀ N CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI



                  8. Một xã hội tốt đẹp mà ngành công tác xã hội quan tâm là gì ?



                                                           “XÃ HỘI TỐT ĐẸP”


                                                               CUNG ỨNG




                                                                                   CÁ C DỊ CH VỤ CƠ BẢN VÀ TÀI
                                                             NGUYÊN

                                                                     ( ví dụ : thực phẩm, nhà ở, giáo dục, chăm
                  sóc sức khỏe, việc làm )




                                                                                         CHỌN LỰA




                                                     TIẾP CẬN VỚI TẤT CẢ                         THAM GIA VÀO
                  LÃNH VỰC NHÀ NƯỚC

                  Kế họach
                                                                                                        Thiết
                  lập chính sách
                                                                                                          Lấy
                                                                      quyết định
                                                                                                          Và
                  thực hiện


                  Xã hội phản ứng như thế nào trước các vấn đề xã hội ?

                          -    cảm xúc
                          -    tình thương
                          -    lòng nhân đạo




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
6
                            -   tương trợ
                            -   tình nguyện
                            -   trừng phạt
                            -   góp ý
                            -   can thiệp bằng chuyên môn ( như y học, công tác xã hội…)



                                                   CÔNG TÁC XÃ HỘI


                  9. Công tác xã hội là gì ?

                            -   Là một chuyên ngành nhằm xóa hoặc giảm đi những khó khăn ( tâm lý, hành
                                vi, thể hiện vai trò, quan hệ, kinh tế, xã hội…) ảnh hưởng đến cá nhân, gia
                                đình và cộng đồng.
                            -   Khoa học ứng dụng, cung cấp một lượng kiến thức có cơ sở thực tiển và xây
                                dựng những kỹ năng chuyên môn.

                  10. Công tác xã hội phát triển như là một chuyên ngành.

                            Các yếu tố tác động đến việc phát triển của công tác xã hội như là một chuyên
                  ngành :
                            -   Phương pháp giúp đỡ người dân.
                            -   Sự cố gắng để được thừa nhận như là chuyên nghiệp.
                            -   Cố gắng thống nhất lý thuyết chung và cả việc đào tạo nhân viên xã hội.

                            1. Phương pháp thực hành riêng biệt – Mâu thuẩn giữa sứ mệnh và phương
                  pháp.

                  Mâu thuẩn ở chổ là có hai mối quan tâm cùng lúc với cá nhân và xã hội, từ ba phương
                  pháp chính :
                         - phương pháp cá nhân,
                         - phương pháp nhóm
                         - phương pháp cộng đồng.

                            2. Như là một nghề nghiệp vì :

                            -   Xuất phát từ khoa học và nghiên cứu tìm hiểu.
                            -   Dựa trên nền tảng đó để hòan thành các mục tiêu thực hành và riêng biệt của
                                mình.
                            -   Có kỹ thuật đào tạo.
                            -   Có khả năng tổ chức và quản lý các họat động của mình.
                            -   Có động cơ nhân bản.

                            3. Thống nhất lý thuyết chung:

                            -   Đã hình thành các nguyên tắc và các phương pháp.




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
7
                         -   Có các lãnh vực thực hành : an sinh nhi đồng, người cao tuổi, người khuyết
                             tật, công tác xã hội sức khỏe và tâm thần vv…
                         -   Kiến thức về hành vi con người trong môi trường xã hội.
                         -   Kiến thức về chính sách xã hội và tiến trình thiết lập và triển khai chính
                             sách.
                         -   Kiến thức về các phương pháp công tác xã hội thực hành và sự phát triển các
                             kỹ năng phù hợp.
                         -   Kiến thức về sự tham gia trong nghiên cứu.
                         -   Kiến thức về phát triển xã hội.

                  11.Thế nào là hành vi con người ?

                         Cử chỉ, động tác đáp lại của con người khi có một kích thích từ bên ngòai hoặc
                  một động lực thúc đẩy bên trong để giải tỏa một sự mất thăng bằng ( nhu cầu cơ bản )
                  để đạt mục đích là thỏa mãn nhu cầu, tức là tái lập sự cân bằng. Con người hành động
                  để thích nghi với hòan cảnh, để tồn tại và phát triển. Khó mà xác định được các nguồn
                  gốc của hành vi, tuy nhiên các nhu cầu cơ bản, thể hiện vai trò, khái niệm bản thân và
                  môi trường xã hội là những nguồn gốc quan trọng dẫn đến hành vi tích cực hay tiêu
                  cực.


                  12. Khái niệm bản thân là gì ?

                         Là cách mỗi cá nhân hình dung chính mình là người như thế nào và soi theo đó
                  mà hành động. Nó được hình thành dần do cách đối xử, phản ứng của những người
                  xung quanh và những kinh nghiệm thành công hay thất bại của mình.

                          Khái niệm bản thân chuyển biến theo hướng tích cực hoặc tiêu cực tùy theo các
                  yếu tố :

                         -   Sự suy nghĩ của mình về người khác mong đợi như thế nào về mình trong
                             hành vi.
                         -   Việc đãm nhận các vai trò được giao ( hòan thành hay không hòan thành ).
                         -   Kinh nghiệm khắc phục những khó khăn, cản trở, các mâu thuẩn gặp phải
                             trong cuộc sống ( mối quan hệ, nguyên tắc, vai trò, giá trị…)
                         -   Việc nhận biết được các phản ứng khác nhau của những người khác trong
                             những hòan cảnh khác nhau.
                         -   Mức độ mong đợi nơi chính mình trong hành vi ( biết quyết định, tránh cái
                             sai, biết làm cái đúng ).

                  13. Nhân viên xã hội làm gì ?

                          Nhằm làm cho môi trường đáp ứng được các nhu cầu cho con người, nhân viên
                  xã hội :
                          - làm việc với cá nhân hoặc nhóm
                          - làm việc với nhóm có cùng vấn đề
                          - Giúp cộng đồng nhận diện nhu cầu của mình, phát triển kỹ năng và tìm
                             kiếm tài nguyên để thỏa mãn các nhu cầu ấy.




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
8
                  Phương cách chính của nhân viên xã hội là tăng năng lực cho cá nhân và nhóm để họ
                  có khả năng tốt hơn và đạt các mục tiêu của mình.

                  14. Các mục tiêu của công tác xã hội bao gồm những gì ?

                         1.   Tăng cường chất lượng cuộc sống.
                         2.   Giúp người dân thỏa mãn nhu cầu hoặc giải quyết vấn đề của họ.
                         3.   Giúp người dân tìm kiếm tài nguyên để thỏa mãn nhu cầu của họ.
                         4.   Giúp xây dựng một cộng đồng biết đáp ứng nhu cầu của người dân.


                  15. Nhân viên xã hội phải làm như thế nào để đạt được các mục tiêu này ?

                         Tiến trình giải quyết vấn đề :

                         -    Tiến trình giúp thân chủ chọn lựa và trở nên tự quyết hơn vì mọi người đều
                              mong muốn phát triển khả năng, hành động một cách độc lập, tự do và biết
                              lấy quyết định.
                         -    Công việc của NVXH : thảo luận, phân tích vấn đề, hướng dẫn, giúp TC
                              nhận diện vấn đề, cung cấp thông tin, can thiệp ở nhiều cấp độ tùy vào tính
                              chất của vấn đề, quan tâm đến hệ thống thân chủ ( sơ đồ gia tộc )
                         -    NVXH cần quan tâm đến thân chủ như “ con người trong bối cảnh” ( sơ đồ
                              sinh thái ) hay “ con người trong môi trường” vì vấn đề của họ có liên quan
                              đến nhiều yếu tố tác động: gia đình, công việc, cộng đồng hoặc yếu tố sinh
                              lý, sức khỏe, kinh tế, văn hóa xã hội. Tóm lại, đó là sự thiếu thích nghi giữa
                              con người và môi trường xã hội.

                  16. Nhân viên xã hội trong tiến trình giải quyết vấn đề nhắm vào các mục tiêu gì ?

                         1. Tăng cường khả năng giải quyết vấn đề của thân chủ ( giúp TC có cái nhìn
                            khác nhau về vấn đề, thấy được mặt mạnh của mình và các tài nguyên để
                            giải quyết vấn đề.).
                         2. Huy động được tài nguyên ( pháp lý, y tế, nước sạch…)
                         3. Tác động đến các tổ chức để hỗ trợ thân chủ.
                         4. Thông họat các mối tương tác giữa cá nhân và người khác trong môi trường
                            của họ.
                         5. Tác động đến các mối quan hệ tương tác giữa các tổ chức và các định chế.
                         6. Tác động đến các chính sách xã hội ảnh hưởng đến môi trường sống của họ.

                  17. Công tác xã hội trong môi trường xã hội là gì ?

                               Các cấp độ của môi trường :
                               1. Cấp vi mô : cấp cá nhân, nhóm nhỏ và gia đình.
                               2. Cấp trung mô : trường học, đòan thể, tổ chức, cộng đồng.
                               3. Cấp vĩ mô : gía trị văn hóa, định chế xã hội ( giáo dục, tôn giáo,
                                   chính trị, an sinh xã hội, kinh tế ).
                         Vấn đề là tìm nguyên nhân, tài nguyên và những cản trở ở nhiều cấp độ khác
                         nhau.




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
9

                  18.Thế nào là một môi trường hỗ trợ ?

                     Đó là môi trường thỏa mãn được các nhu cầu cơ bản của con người.
                     1. Nhu cầu tối thiểu cho gia đình được sinh tồn ( ăn, mặc, ở…)
                     2. Được cung cấp các dịch vụ chủ yếu : nước sạch, vệ sinh, điện, đi lại,sức khỏe,
                        giáo dục.
                     3. Tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng đến chính họ.
                     4. Công ăn việc làm vừa là phương tiện vừa là cứu cánh của chiến lược nhu cầu cơ
                        bản.
                     5. Thỏa mãn các nhu cầu cơ bản trong mạng lưới thông thóang về quyền con
                        người.

                  19. Tại sao nhân viên xã hội phải thiết lập mối quan hệ hỗ trợ tốt với thân chủ ?

                         -   Vì đó là mối quan hệ chính thức, dựa trên vai trò chuyên môn của nhân viên
                             xã hội. Nhân viên xã hội phải gác sang một bên nhu cầu của bản thân mình
                             để tập trung vào nhu cầu của thân chủ.
                         -   Đặc điểm của mối quan hệ hỗ trợ là : mức độ quan tâm, sự thấu cảm, tôn
                             trọng, chấp nhận và lắng nghe.
                         -    Sự hiểu biết về bản thân mình giúp nhân viên xã hội nhận thức rõ về cách
                             nhìn các vấn đề bên ngoài theo kinh nghiệm bản thân, theo ta cảm thụ thế
                             giới riêng bên ngoài.Cách nhìn vấn đề thường ở 3 mức độ :
                                 - Mức độ cá nhân : cách nhìn tùy theo kinh nghiệm đã trải qua trong qúa
                                 khứ và đó cũng là cách ta nhìn thế giới bên ngoài.
                                 - Mức độ văn hoá :mỗi người cảm thụ thế giới bên ngoài theo cách riêng
                                 của mình và do ảnh hưởng văn hoáa khác nhau,
                                 - Mức độ nghề nghiệp : do được đào tạo chuyên nghiệp, nên nhân viên
                                 xã hội đã thay đổi cách nhìn :
                                * Nhìn nhận một cách khách quan, dẹp bỏ cái tôi sang một bên.Nhân viên xã hội cần
                                biết nhiều điều và phải sẳn sàng với những điều mà mình chưa biết .
                                * Nhìn cái cũ với con mắt mới.
                                * Nhìn vấn đề từ nhiều gốc cạnh khác nhau.Chúng ta nên thay đổi chổ
                                đứng để nhìn vấn đề và thay đổi nhận thức trong đầu để nhìn vấn
                                đề.Đồng thời, nhân viên xã hội cũng giúp thân chủ có một cái nhìn từ
                                góc độ mới đối với mình cũng như với những người có liên hệ đến thân
                                chủ.


                                       GIÁ TRỊ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI


                  20. Công tác xã hội thực hành được xây dựng trên các gía trị gì ?

                         Giá trị nghề nghiệp là gì ?

                          Công bằng xã hội là giá trị chính của ngành công tác xã hội. Như là niềm tin và
                  lý tưởng, các gía trị phản ảnh ý tưởng của nhân viên xã hội về cuộc sống, người dân và
                  xã hội.




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
10
                         Ngành công tác xã hội nhắm đến việc tăng cường các họat động xã hội lành
                  mạnh của mọi người trong xã hội và theo đuổi các chính sách và chương trình biện hộ
                  cho chất lượng cuộc sống với các mục tiêu công bằng xã hội, không phân biệt đối xử, tự
                  do và dân chủ.


                     1.   Tôn trọng con người :

                          -   Con người là duy nhất, không ai giống ai.
                          -   Công nhận mọi người đều có khả năng tri thức ( có quyền chọn lựa cách
                              sống)

                     2.   Quyền tự quyết :

                          -   Giá trị chính của sự tôn trọng con người.
                          -   Liên quan đến quyền thể hiện mối quan tâm của chính thân chủ.
                          -   Được giúp đỡ nếu họ cần và từ chối sự giúp đỡ nếu họ không cần.
                          -   Tất nhiên phải trong bối cảnh họ nhận thức rõ về quyền công dân, bổn phận
                              và trách nhiệm của họ.

                     3.   Thái độ chấp nhận và không phê phán :

                          -   Thân chủ không chỉ được chấp nhận mà vấn đề của họ phải được hiểu thấu
                              đáo và cần được giúp đỡ.
                          -   Nhân viên xã hội phải cố gắng nhiều để thiết lập mối quan hệ chấp nhận với
                              thân chủ, tạo bối cảnh qua đó họ tự bộc lộ và tự quyết định ( NVXH phát
                              triển kỹ năng lắng nghe ).
                          -   Càng khai phá hòan cảnh của thân chủ, nhân viên xã hội càng hiểu họ như là
                              cá nhân trong bối cảnh riêng biệt. Có khi thân chủ có lời nói hoặc có hành
                              động mà nhân viên xã hội khó chấp nhận, nhân viên xã hội cần bày tỏ sự bất
                              đồng của mình, nhưng phải chấp nhận họ và không lên án họ vì mục tiêu
                              của nhân viên xã hội là tìm hiểu và giúp đỡ họ.

                     4.   Khoan dung và chấp nhận sự khác biệt :

                              Đó là tôn trọng sự độc nhất ( cá nhân hóa ) của thân chủ và chấp nhận các
                              gía trị, niềm tin và văn hóa của họ. Điều khó chịu nhất là nhân viên xã hội
                              là phải học cách đánh gía và hiểu vấn đề khó khăn của thân chủ theo hệ
                              thống tiêu chuẩn gía trị của thân chủ.

                     5.   Tránh “ dán nhãn “:

                              Tôn trọng thân chủ có nghĩa là không “dán nhãn” bằng cách “xếp lọai” họ (
                              ví như xếp lọai nghiện, tàn tật…). Khi bị dán nhãn, họ có nguy cơ mất nhân
                              cách và họ không được thừa nhận và đối xử như những cá nhân.

                     6.   Kín đáo :




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
11
                              Phải giử bí mật các thông tin mà thân chủ cung cấp, trừ trường hợp thân
                              chủ cho phép nhân viên xã hội tiết lộ và việc đó vì lợi ích của thân chủ.

                     7.   Khách quan :

                              Nhân viên xã hội không nên để cảm xúc lấn áp. Khách quan có nghĩa là hiểu
                              đúng vấn đề của thân chủ, không méo mó theo nấc thang gía trị riêng của
                              mình hay kinh nghiện riêng của mình.

                          Có những trường hợp khó xử :

                          -   Trường hợp thân chủ khó chọn lựa giải pháp : ví dụ : một hoc sinh nữ mang
                              thai và do dự trong sự chọn lựa : sinh con và nuôi con, phá thai hay sinh con
                              và cho người khác nuôi. Sự chọn lựa sẽ tùy thuộc nhiều vào các giá trị của
                              thân chủ.
                          -   Có khi sự chọn lựa của thân chủ mâu thuẩn với các khuôn mẫu của xã hội
                              hay luật pháp.
                          -   Có khi sự chọn lựa của thân chủ sẽ gây tác hại cho người khác : ví dụ người
                              vợ, do có vấn đề di truyền có thể sinh con quái thai và không muốn cho
                              chồng biết ( NVXH có thể trình bày quan điểm của mình là người chồng có
                              quyền biết về vấn đề này ).
                          -   Có vấn đề liên quan đến đạo đức : Nếu bạn là NVXH, có một cô gái đến với
                              bạn và cho biết vừa bị người cha ruột của mình hãm hiếp thì bạn có nên cho
                              người mẹ cô gái biết không ?

                          Tất nhiên, nói tự quyết là nói đến sự lưa chọn và quyết định từ sự lựa chọn đó.
                  Nhân viên xã hội là người đưa ra những lựa chọn nhằm cung cấp cho thân chủ những
                  cơ hội cho quyền tự quyết. Nhưng ở những trường hợp mà quyết định của thân chủ gây
                  tác hại đến người khác thì quyền này phải bị giới hạn và nhân viên xã hội phải đứng về
                  phía luật pháp để quyết định nhân danh người khác.

                  21. Các cấp độ giá trị nào trong công tác xã hội thực hành ảnh hưởng đến nhân
                  viên xã hội ?

                   Giá trị xã hội       Hệ thống gía trị của xã hội có liên quan đến các chính sách xã
                                        hội ( đạo đức, định chế an sinh xã hội )
                   Giá trị nghề nghiệp Hệ thống giá trị của ngành công tác xã hội ( đã nêu ở phần trên )
                   Giá trị của tổ chức  Hệ thống giá trị của cơ quan mà nhân viên xã hội đang làm
                                        việc.(Chính sách, chiến lược, các nguyên tắc họat động của cơ
                                        quan ).
                   Giá trị của thân chủ Hệ thống gía trị có nơi thân chủ (hình thành do quá trình được
                                        giáo dục, xã hội hóa, kinh nghiệm…)
                   Giá trị cá nhân của Hệ thống giá trị có được nơi cá nhân nhân viên xã hội ( niềm
                   nhân viên xã hội     tin, cách nhìn cái gì đúng , cái gí sai…)

                         Các mức độ hệ thống giá trị khác nhau này có thể tác động đến cách giải quyết
                  vấn đề. Các cấp độ giá trị này càng tương hợp thì ngành công tác xã hội sẽ bớt được
                  những cản trở.




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
12
                  22. Các chúc năng của công tác xã hội là gì ?

                     1) Giúp mọi người nâng cao năng lực và tăng cường khả năng
                     2) giải quyết vấn đề.
                     3) Giúp mọi người tiếp cận được các dịch vụ cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi
                        cho những tác động hỗ tương giữa các cá nhân và người khác trong môi trường.
                     4) Giúp cho các tổ chức đáp ứng nhu cầu của con người và tác động đến các mối
                        quan hệ hỗ tương giữa các tổ chức và thể chế.
                     5) Anh hưởng đến chính sách xã hội.

                   Vai trò của nhân viên xã hội là gì ?

                         -   Vai trò trực tiếp :
                                                  Tư vấn cá nhân và xử lý từng vấn đề
                                                  Tư vấn hôn nhân và gia đình.
                                                  Làm việc theo nhóm.
                                                  Làm việc tại cộng đồng.
                                                  Nhà giáo dục.
                         -   Vai trò gián tiếp hay kết nối hệ thống :
                                                  Môi giới : trung gian kiên kết con người với nguồn
                                                    lực.
                                                  Người quản lý, điều phối theo các trường hợp.
                                                  Người hòa giải.
                                                  Người biện hộ nhân danh thân chủ.
                                                  Nhà nghiên cứu.


                                     KỸ NĂNG CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI


                  23. Nhân viên xã hội phải có những kỹ năng cơ bản nào ?

                   1) Khả năng nghe và giao tiếp với người khác theo gốc độ hiểu biết và có mục đích.
                   2) Khả năng thu thập thông tin và tổng hợp các dữ liệu có liên quan trong qúa trình
                       đánh gía.
                   3) Khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ giúp đỡ trong công việc chuyên môn.
                   4) Khả năng quan sát và đánh gía các hành vi, ngôn ngữ có lời và không lời bằng
                       phương pháp chẩn đóan chính xác.
                   5) khả năng tạo long tin nơi thân chủ và khuyến khích họ với mọi nổ lực tự giải
                       quyết vấn đề của mình.
                   6) khả năng trao đổi tình cảm, tế nhị, không làm tổn thương hoặc không làm cho
                       thân chủxấu hổ, không yên tâm.
                   7) khả năng khai thác và sử dụng các nguồn lực một cách linh họat, sáng tạo trong
                       việc đề ra giải pháp mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thân chủ.
                   8) khả năng đánh gía nhu cầu của thân chủ và đề ra thứ tự ưu tiên trong giải quyết
                       vấn đề.
                   9) khả năng dàn xếp và hòa giải hai bên.
                   10) khả năng đóng vai trò làm cầu nối giữa cá nhân, nhóm ,cộng đồng và các tổ chức
                       xã hội.




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
13
                    11) khả năng làm rõ nhu cầu của thân chủ một cách chính xác nhằm bảo vệ quyền
                        lợi của thân chủ một cách hiệu quả..
                    12) khả năng vận dụng lý thuyết của ngành công tác xã hội vào thực tế công tác.
                  ( Theo tài liệu: Pamella Klein Odhner, Giới thiệu thực hành công tác xã hội, sách hướng
                  dẫn tập huấn, tập 1, tr 75, 1998.)

                  24.Thể hiện kỹ năng lắng nghe như thế nào ?

                         Nghe là một tiến trình sinh lý. Lắng nghe là một tiến trình tâm lý xã hội. Người
                  lắng nghe là người đang thỏai mái về tâm lý, sẳn sàng đón nhận vô điều kiện và với tư
                  thế dấn thân.

                    Kỹ thuật                  Mục đích                           Ví dụ
                  Câu hỏi mở   Nhận được câu trả lời dài, chi tiết Bắt đầu với : cái gì, như thế
                               hơn                                  nào ? tại sao? Ơ đâu? Có lẽ, có
                                                                    thể…
                  Câu hỏi đóng Nhận được thông tin rõ ràng, nhanh, Bất đầu với có phải
                               cụ thể, tập trung
                  Nhắc lại và Kiểm tra lại ý tuởng và để tỏ ra mình “theo tôi hiểu thì..
                  diễn giải    lắng nghe và hiểu                    kế họach của Anh là..
                                                                    Lý do của Anh là…
                  Khuyến khích Tỏ ra sự quan tâm và chú ý lắng Tôi thấy rồi, vâng, tôi hiểu,
                               nghe, khuyến khích nói tiếp          buồn quá, chị nói tiếp đi…
                  Làm rõ nghĩa Lấy thông tin,giúp thân chủ khám Có phải Anh muốn nói…
                               phá vấn đề                           Chị có thể nói rõ hơn về…
                  Phản ảnh cảm Tỏ ra mình hiểu ý tuởng của thân Anh cảm thấy…
                  nghĩ         chủ như thế nào, giúp thân chủ đánh Như Anh nói đó là cú sốc đối
                               giá cảm tưởng của mình khi được với Anh..
                               thể hiện bởi người khác
                  Tóm tắt      Tập trung lại các điểm thảo luận, để Đó là ý chính mà Anh vừa
                               chuân bị vào khía cạnh mới của vấn trình bày..
                               đề                                   Nếu như tôi hiểu anh có cảm
                                                                    tưởng thế nào về hòan cảnh đó



                  25. Công tác xã hội thực hành là gì ?

                         Công tác xã hội thực hành chú trọng đến :
                         - cá nhân và xã hội
                         - Cung cấp dịch vụ và làm việc theo chiều hướng thay đổi.
                         - Hỗ trợ cá nhân và thực hành cộng đồng.

                         Thực hành ở Cấp vi mô :

                         -   Làm việc với cá nhân, gia đình và nhóm nhỏ ( hệ thống thân chủ )
                         -   Tiến trình giúp đỡ là mối quan hệ đối tác thông qua đó nhân viên xã hội
                             hợp tác hoặc cùng làm việc với thân chủ, đặc biệt quan tâm đến các mặt
                             mạnh, khả năng và tiềm năng của thân chủ.




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
14
                         -   Công tác xã hội với nhóm được sử dụng với những cá nhân cùng vấn đề
                             để họ thỏa mãn nhu cầu và qua nhóm, họ được tăng trưởng vàthay đổi.

                         Thực hành ở cấp trung mô :

                         -   Cấp thực hành này quan tâm đến các nhóm chính quy và các tổ chức phức
                             tạp hơn ( như câu-lạc bộ, đoàn thể, nhóm tự giúp, tổ chức xã hội, trường
                             học,
                             bệnh viện, trại giam, xí nghiệp…). Mục tiêu là phối hợp và huy động tài
                             nguyên để cung cấp sản phẩm hay dịch vụ. Khi làm việc ở cấp này, nhân
                             viên xã hội chú trọng đến sự thay đổi của tổ chức hơn là những cá nhân.
                         -   Nhân viên xã hội có thể cung cấp tài nguyên như dịch vụ tư vấn, thông tin,
                             đào tạo, phát triển nhân sự, giúp lên kế hoạch và lượng gía.

                         Thực hành ở cấp vĩ mô :

                         -   Thực hành ở cấp cộng đồng, xã hội.
                         -   Nhắm đến sự phát triển xã hội và thay đổi nhằm cải thiện cuộc sống của
                             người dân.
                         -   Nhân viên xã hội quan tâm các thành phần kém may mắn trong cộng đồng
                             và có thể tham gia vào việc thiết lập các chính sách xã hội, bảo vệ môi
                             trường hay hợp tác quốc tế.


                                              GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


                  26. Giải quyết vấn đề ở các cấp độ khác nhau ra sao ?


                                               GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


                  Ví dụ : Một phụ nữ bị bạo lực và nhờ nhân viên xã hội giúp đỡ.




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
15
                                                 Thực hành ở cấp vi mô

                  Cá nhân :          Cá nhân người phụ nữ này nhận được sự hỗ trợ
                               ----------------------------------------------------------
                  Gia đình :          Tham vấn gia đình, có thể bao gồm người phụ nữ này, người chồng,
                  các con, và các thành viên khác trong hộ hay gia đình mở rộng.
                              -----------------------------------------------------------
                  Nhóm nhỏ :         Dùng nhóm để giúp cá nhân như phụ nữ bị bạo lực, người chồng bạo
                  lực, các con sống trong hoàn cảnh bạo lực.

                                                Thực hành cấp trung mô

                  Nhóm chính quy : Tham vấn nhóm tự giúp do người phụ nữ bị bạo lực thành lập để
                  được đáp ứng nhu cầu.

                                                   Thực hành ở cấp vĩ mô

                  Cộng đồng : Tác động đến những người cùng vấn đề trong cộng đồng, tìm tài nguyên
                  hỗ trợ ( như nhà tạm lánh ) nhằm thay đổi hoàn cảnh.
                          ----------------------------------------------------------------------------
                  Xã hội : Thay đổi chính sách, luật pháp như luật liên quan đến phụ nữ


                  Khi nhân viên xã hội can thiệp ở mọi cấp độ thực hành như thế, đó là cách tiếp cận hội
                  nhập ( integrated approach ).
                  Ngoài ra, nhân viên xã hội có thể :
                         - làm thay đổi cách nhìn của các giới chức chính quyền về người dân nghèo.
                         - Thông hoạt mối quan hệ tương tác giữa người dân và chính quyền trong việc
                             giải quyết các nhu cầu(ví dụ nhu cầu nhà ở )
                         - Huy động và thiết lập tài nguyên ( bán nguyên vật liệu rẽ ), liên kết cộng
                             đồng với các tổ chức và dịch vụ sẳn có.
                         - Phát triển tiềm năng cộng đồng bằng cách thúc đẩy hoạt động của khu vực
                             phi chính quy.
                         - Thành lập các nhóm tín dụng tăng thu nhập.
                         - Thành lập các chương trình phát triển kỹ năng.
                         - Cải thiện nước sạch, vệ sinh môi trường.
                         - Phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu.
                         - ….
                  Đó là những hoạt động được gọi là phát triển cộng đồng ở cấp thực hành vĩ mô



                                           PHƯƠNG PHÁP CÁ NHÂN

                  27. Phương pháp với cá nhân là gì ?

                                Một khi chúng ta thừa nhận tác động đến cá nhân được xem như là một
                  phương pháp làm việc thì Công Tác Xã Hội với cá nhân là một phương pháp can thiệp
                  để giúp một cá nhân (thân chủ) giải quyết các vấn đề khó khăn của họ mà tự họ không




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
16
                  có khả năng tìm ra lối thoát.Cần lưu ý là những nguyên nhân khó khăn này không chỉ
                  xuất phát từ một khiếm khuyết của cá nhân mà từ các điều kiện xã hội của môi trường
                  trong đó thân chủ sinh sống.

                                 Mục đích của phương pháp này là thiết lập mối quan hệ tốt với thân
                  chủ,giúp cho họ hiểu rõ về chính họ, xác định lại mối tương quan giữa họ với những
                  người xung quanh, giúp họ tăng khả năng vận dụng các nguồn lực xã hội (tài nguyên)
                  và của bản thân để thay đổi. Nói một cách khác, Công Tác Xã Hội với cá nhân nhằm
                  phục hồi, củng cố và phát triển sự thực thi bình thường của chức năng xã hội của cá
                  nhân và gia đình trong bối cảnh xã hội mà vấn đề của họ đang diễn ra và bị tác động.

                                  Tóm lại, trong phương pháp này, đối tượng tác động là bản thân người
                  được giúp đỡ còn công cụ tác động là mối quan hệ giữa người thực hành công tác xã
                  hội( gọi là nhân viên xã hội) và đối tượng (thân chủ).
                          Công tác xã hội ngày nay có xu hướng mang tính tổng quát nhiều hơn, tức là
                  nhấn mạnh đến sức mạnh của thân chủ nhiều hơn là chỉ chú ý đến những khó
                  khăn của họ.Vì khi họ gặp khó khăn thường họ bị rối, chỉ thấy sự yếu kém của mình và
                  có cái nhìn tiêu cực về bối cảnh xung quanh mình.Chỉ khi nào họ nhận thấy được, nhờ
                  sự phân tích của nhân viên xã hội, các mặt tích cực của mình và của những người xung
                  quanh thì họ mới có thêm động lực vượt khó và đó cũng là cơ sở để xây dựng phương
                  hướng cho cách giải quyết vấn đề.

                  28. Nhân viên xã hội giúp đỡ thân chủ như thế nào theo phương pháp với cá nhân
                  ?

                         Phương pháp giải quyết vấn đề :

                        Tiến trình giải quyết vấn đề trong phương pháp công tác xã hội với cá nhân bao
                  gồm 7 bứơc :

                                         1. Tiếp cận thân chủ



                        7. Đánh giá                                2. Xác định vấn đề



                         6. Trị liệu                                   3. thu thập dữ kiện




                                 5. kế hoạch trị liệu             4.Chẩn đoán


                         1. Nhận diện, xác định và tìm hiểu vấn đề :




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
17
                        -   Nhân viên xã hội giúp thân chủ kể lại câu chuyện, mô tả vấn đề theo kinh
                            nghiệm đang có, cảm nhận và suy nghĩ của họ.
                         - Giúp làm sáng tỏ các khía cạnh của vấn đề( ai có liên quan, các khía cạnh
                            của môi trường xã hội ).
                         - Nhân viên xã hội phải quan tâm cả con người và bối cảnh xã hội của vấn đề,
                            tức là mối tương tác giữa con người và môi trường xã hội.
                         - Nhân viên xã hội sử dụng kỹ năng tập trung lắng nghe, kỹ năng làm sáng tỏ,
                            phản hồi ( giúp thân chủ xác định rõ vấn đề và hiểu hoàn cảnh của mình)
                         - Nhân viên thể hiện sự thấu cảm của mình ( chấp nhận, hài lòng, dấn thân,
                            quan tâm vô điều kiện, cởi mở, tự nhiên, chân thành ).
                         - Nhân viên xã hội đánh gía hòan cảnh, đánh gía khả năng của thân chủ trong
                            cách đối phó với vấn đề và xác định vấn đề.
                        2.Đánh giá cá nhân :

                               Nhân viên xã hội xem xét các mạnh và mặt yếu của thân chủ ( như mặt
                        manh : có sức khỏe, có hiếu, hiểu vấn đề…; mặt yếu : đánh giá thấp bản thân,
                        không được đi học, thiếu kỹ năng…).
                               Nhân viên xã hội cùng với thân chủ vẽ biểu đồ gia đình và biểu đồ sinh
                        thái của thân chủ để phân tích những yếu tố kinh tế, gia đình, tâm lý và những
                        yếu tố môi trường ảnh hưởng tới hòan cảnh sống của thân chủ.


                               Biểu đồ thế hệ :




                        Chú thích :       : Nữ            : Nam            : mất

                                       Quan hệ tốt                : quan hệ không tốt
                                  : không quan hệ, ly dị, ly thân

                                            : không kết hôn hợp pháp

                        3. Đánh giá môi trường xã hội :




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
18
                                Nhân viên xã hội xem xét môi trường xã hội có quan tâm hỗ trợ cho
                         thân chủ không, thân chủ có bị phân biệt đối xử không, công đồng có quan tâm
                         không, mạng lưới các dịch vụ hỗ trợ như thế nào.

                         Biểu đồ sinh thái :


                                                  Nội         Ngọai

                                  Hàng xóm                                  việc làm

                         Bạn bè                                       giải trí

                                                   Thân chủ
                    Dịch vụ xã hội                                               Tôn giáo

                           Y tế                                    chính quyền địa phương

                                       Đòan thể               Trường học



                         Chú thích :        trước có quan hệ, sau không còn.
                                              Ít quan hệ
                                                Quan hệ 2 chiều
                        Nếu không có đường kẻ đến thân chủ, tức là không có quan hệ.


                        4. Xem xét các giải pháp có thể :

                         Khi nhân viên xã hội cùng với thân chủ tiếp tục tìm hiểu sâu vấn đề thì các giải
                  pháp khả dĩ có thể xuất hiện. Có giải pháp có thể mâu thuẩn với gía trị của thân chủ,
                  của nhân viên xã hội, với tổ chức mà nhân viên xã hội là người đại diện.

                         5. Chọn lựa giải pháp :

                         Nhân viên xã hội và thân chủ thảo luận từng giải pháp có được ở bước 2, các
                  mặt thuận lợi và bất lợi và chọn giải pháp mà thân chủ ưng ý, đó là giải pháp phù hợp
                  với nhu cầu, gía trị, khả năng của thân chủ .

                         6. Nhận diện giải pháp và lên kế hoạch hành động :

                         Nhân viên xã hội và thân chủ thiết lập các mục tiêu hướng đến giải quyết vấn
                  đề, những công việc phải thực hiện ( khi nào thực hiện, thực hiện như thế nào ). Giải
                  pháp có thể nhắm đền sự thay đổi cá nhân ( can thiệp ở cấp vi mô ), sự thay đổi ở nhóm
                  hay tổ chức ( can thiệp ở cấp trung mô ) hoặc sự thay đổi của cộng đồng hay xã hội (
                  can thiệp ở cấp vĩ mô ). Kế hoạch hành động có thể dựa trên các tài nguyên của hệ
                  thống an sinh xã hội chính quy và của mạng lưới riêng của thân chủ ( thân nhân, lối




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
19
                  xóm, giáo viên, tu sĩ, bạn bè…). Nhân viên xã hội cần chú ý đến những sinh hoạt tập
                  tục văn hóa cổ truyền.

                           7. Thực hiện kế hoạch hành động :

                         Khi thực hiện kế họach hành động, nhân viên xã hội và thân chủ cần cùng nhau
                  đánh gía thường xuyên các kết quả và điều chỉnh phương cách khi cần thiết. Nhân viên
                  xã hội cần theo dõi những cố gắng giải quyết vấn đề của thân chủ, có thể nhân danh
                  thân chủ trong việc phối hợp các dịch vụ, kế họach và phát triển chương trình, thương
                  lượng để đưa đến những thay đổi trong môi trường sống.

                     8.     Đánh giá tiến trình và kết quả .

                  29. Tiêu chuẩn nào để tạo ra mục tiêu tốt:?

                             1. Mục tiêu phải mang tính tích cực. Nên nêu lên một cái gì đó tích cực mà
                           thân chủ phải làm (việc gì giúp ngưng uống rượu thay vì cấm thân chủ uống
                           rượu). Đây là cách dựa vào mặt mạnh khi xác định mục tiêu.
                          2. Mục tiêu phải mang tính điển hình: hành động cái gì ?
                            3. Mục tiêu phải liên quan đến cuộc sống hiện tại: thân chủ có thể làm ngay
                           trong ngày hoặc ngày hôm sau, ví dụ: tối nay tôi ngủ sớm.
                          4. Mục tiêu càng cụ thể càng tốt.
                            5. Xác định kế hoạch để can thiệp: ta tiếp cận ai? Vai trò cuả ta là gì? Cụ thể ta
                           sẽ làm gì và sử dụng bao nhiêu thời gian để cho thân chủ hiểu được họ phải làm
                           gì?
                           6. Đánh giá: điều này có lợi cho thân chủ. Hai bên cùng hợp tác trong việc đánh
                           giá. Ví dụ: Trường hợp trẻ có khó khăn trong quan hệ với các bạn trong lớp học:
                           ta làm việc với trẻ trên quan điểm có những điều trẻ cần phải phấn đấu, như:
                           “Nếu cháu muốn chơi thân thiện với bạn, bây giờ cháu cho biết nếu bạn cháu
                           chơi không tốt với cháu thì điều gì sẽ xảy ra? Cháu hay đánh với cháu..…nếu
                           hôm đó, cháu có cách đối xử tốt với bạn bè thì hôm đó có thể khác đi phải
                           không ? Vậy mỗi tuần một lần, cháu xem cháu hành động tốt thế nào đối với trẻ
                           khác bằng cách cháu đánh dấu đã làm điều tốt hay không tốt. Có thể ta cùng
                           thân chủ vẽ những nấc thang tiến triển.
                                    Khi đánh giá, ta thấy thân chủ không tiến bộ, ta phải tìm con đường
                           khác. Mục đích đánh giá không phải nhìn vào mình mà nhìn vào mục đích, và
                           xem ta đã tiến tới mục tiêu chưa. Mục đích đánh giá là phải tìm ra cách tiếp cận
                           hưũ ích nhất.


                        Đánh giá đồng thời tiến trình và kết quả giải quyết vấn đề, tìm hiểu tại sao có
                  những kết quả không đạt được.


                                       KỸ NĂNG THÚC ĐẨY SỰ THAY ĐỔI

                  30. Thế nào là kỹ năng thúc đẩy sự thay đổi (tạo động cơ thay đổi).




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
20
                               Khi ta làm việc với thân chủ, ta thường nghĩ ta đang trong tiến trình
                        hành động thì việc làm của ta không có hiệu quả .Ta nên lùi lại, xem xét các
                        hoạt động thay đổi, xem thân chủ đang ở giai đoạn nào, chứ không phải do cơ
                        quan quyết định mình phải làm gì.

                        Các giai đoạn thay đổi diễn ra theo từng bước như sau :

                        - Giai đoạn tiền dự định: Ở giai đoạn này thân chủ chưa nghĩ đến sự thay đổi,
                        có cảm giác không ổn. Đặc điểm chính la không có sự nhận thức. Có lúc khi gặp
                        khó khăn, thân chủ không ý thức được vấn đề là gì? (như trường hợp người
                        nghiện). Chúng ta phải đối diện với thân chủ, buộc họ phải nhìn vấn đề và đặt
                        vấn đề như thế nào. Có thể họ có thái độ phản đối, cố tránh đi. Trong giai đoạn
                        này, nhân viên xã hội cũng có một số việc làm có ích cho thân chủ như :cung
                        cấp thông tin cho họ chứ không đặt vấn đề là họ phải thay đổi vì có thể gây
                        cho họ một mối nghi ngờ. Ta tránh tranh luận, nếu không sẽ dẫn đến đối đầu với
                        thân chủ. Cách làm là lắng nghe một cách có phản hồi, như vậy chúng ta làm
                        cho thân chủ cảm nhận là chúng ta cởi mở nhìn vấn đề. Công việc của chúng ta
                        trong giai đoạn này là tìm hiểu quan điểm của thân chủ và cung cấp thông tin để
                        thân chủ có những nghi ngờ thắc mắc dể họ tự suy nghĩ.

                        Giai đoạn dự định : Đặc tính chính của giai đoạn này là thân chủ có ý nghĩ
                        thay đổi trong tư tưởng , họ cân nhắc cái được , cái mất trong sự thay đổi .Có
                        khi ta cảm thấy khó chịu trước sự lưỡng lự đó, nhưng đó là bước tốt trong quá
                        trình thay đổi. Công vệc của ta là giúp họ ý thức được sự lưỡng lự đó, giúp họ
                        suy nghĩ và tìm ra những điều nào có lợi và bất lợi khi họ thay đổi hoặc khi họ
                        không thay đổi.Ví dụ: người nghiện rượu, điều tốt cho họ là không gây gỗ trong
                        nhà và có thể họ còn thấy mạnh khoẻ hơn, nhưng họ cũng sợ mất bạn bè.Ta cần
                        khuyến khích họ nói về những cái lợi khi thay đổi, cố gắng nhấn mạnh các điểm
                        này.

                        Giai đoạn quyết định : đó là khi có chiều hướng nghiên về sự thay đổi khi thân
                        chủ bắt đầu nói về các ý định về những gì họ sẽ làm và nhiệm vụ của ta là thúc
                        đẩy. Vídụ: khi thân chủ nói:”Tôi thực sự không muốn uống nữa, tôi đã ngán
                        cuộc sống nghiện ngập rồi .”Ta phải nói ngay:”Tốt, đây là việc anh phải làm “
                        và cùng thân chủ bàn về kế hoạch hành động.Ta nên cung cấp cho họ những
                        phương pháp lựa chọn .Họ sẽ cảm thấy họ kiểm soát được quá trình thay đổi
                        này và đây là bước khó nhất.

                        Giai đoạn hành động : Ta và thân chủ mỗi bên có việc phải làm là thực hiện
                        hành động ở giai đoạn này. Chúng ta cần phải khuyến khích và tăng các điểm
                        mạnh của họ, hướng và theo dõi công việc của họ để giúp họ vượt qua những
                        khó khăn.

                        Giai đoạn duy trì: Ở giai đoạn này , thân chủ ý thức rõ vấn đề , họ có khả năng
                        nhìn lại vấn đề trong quá khứ .Công việc của ta là tạo phương hướng để giúp
                        họ những phương hướng giải quyết vấn đề.Ta giúp họ những kỹ năng từ chối
                        không trở lại hành vi cũ ( ví dụ họ gặp bạn mời đi nhậu ).




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
21
                          Giai đoạn trở lại: Đặc điểm của giai đoạn này là tái hiện những hành vi cũ.
                          Có nhiều cách ta phản ứng khi điều này xảy ra , thường là ta thất vọng như thân
                          chủ, ta cho là ta thất bại, nhưng không nên để lộ thất vọng trước thân chủ.Ta nên
                          cảm thông họ, xem có điều gì liên quan đến hành động đó và cho họ thấy họ
                          phải làm gì và nói cho họ biết thay đổi là một công việc rất khó khăn .Nếu việc
                          tái hiện hành vi cũ mà gây thiệt hại cho người thứ ba (như đánh vợ khi nhậu trở
                          lại) và phải bảo đảm rằng thân chủ phải chịu những hậu quả do mình gây ra ( có
                          thể có những biện phap chế tài ). Dù sao, cần nên biết rằng thân chủ là những
                          người gặp khó khăn trong thay đổi nên họ mới cần chúng ta, nếu không họ
                          cũng chẳng cần gặp chúng ta để làm gì.
                          Cũng có nhiều yếu ngoài dự định của thân chủ khiến họ không thể vượt qua, ví
                          dụ họ gặp chuyện buồn, họ uống rượu trở lại.

                          Thay đổi là khó khăn và thay đổi không theo con đường thẳng.

                          Để giúp thân chủ thêm sức mạnh khi chuẩn bị thay đổi, cần có kỹ năng giúp thân chủ thao dượt
                          trước hành động của họ, có thể thân chủ sẽ sắm vai của họ về việc thân chủ sẽ làm (ví dụ cách từ
                          chối khi gặp bạn mời đi nhậu ).
                          Ở các giai đoạn này, chúng ta có thể gặp phải những hành vi đề kháng của thân
                          chủ như thô bạo, tức giận, nhút nhát mắc cở, né tránh,

                          Ta phải tìm hiểu nguyên nhân đề kháng của họ, có thể thân chủ đã có một kinh
                          nghiệm về ai đó đã giúp đỡ họ không thành công, họ tới mình với thái độ đề
                          kháng. Ta phải hiểu đề kháng là một thông điệp báo cho nhân viên xã hội biết
                          là mình đi quá nhanh hay quá chậm.
                          Điều khó khăn là nhân viên xã hội thường hay đỗ lỗi, trách móc thân chủ, nói là
                          chính họ không muốn thay đổi hoặc họ không đủ khả năng thay đổi.

                                           CÁC GIAI ĐOẠN THAY ĐỔI

                  Giai               Đặc điểm nơi thân chủ Phương hướng công việc của nhân viên
                  đoạn                                     xã hội
                  Tiền dự               Chưa nghĩ đến việc        Cần tìm thông tin về vấn đề.
                  định              thay đổi.                     Tăng sự thắc mắc.
                                        Không có ý thức về        Xóa bỏ những rào cản để thay đổi.
                                    vấn đề.                       Tránh sự tranh cải.
                                        Không thấy rõ vấn         Lắng nghe có phản hồi.
                                    đề.                           Hỏi những câu hỏi mở để rộng
                                                              đường trả lời.

                  Dự định               Mâu thuẩn trong tư                   Giúp ý thức về mâu thuẩn trong tư
                                    tưởng.                                tưởng.
                                        Nghĩ đến sự thay đổi,                Trình bày sự tương phản, cân đo.
                                    nhưng bỏ qua.                            Khơi lên những câu có tính tự
                                        Cân nhắc giữa cái                 động viên.
                                    được và cái mất của sự
                                    thay đổi.
                  Quyết                 Cần nghiêng về phía                    Cần phải trình bày các phương án.
                  định              của sự thay đổi.                           Nhấn mạnh trách nhiệm của thân




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
22
                                        Có lời bày tỏ ý định        chủ đối với sự thay đổi.
                                     hành động.                         Củng cố tính hiệu quả cá nhân.
                                        Quyết định thay đổi.            Hợp đồng tiến trình và nêu rõ các
                                                                    mục tiêu.
                  Hành           - Tham gia tích cực trong kế           Thiết lập các công việc và kiểm tra
                  động           hoạch trị liệu.                    việc thực hiện.
                                                                        Hỗ trợ cho sự hiệu quả cá nhân.
                  Duy trì        - Nhận thức vấn đề cũ với              Lập phương hướng để áp dụng khi
                                 thay đổi.                          các hành vi cũ tái hiện.
                                                                        Xác nhận khả năng của thân chủ để
                                                                    duy trì sự thay đổi.
                  Trở lại        - Hành vi cũ tái hiện trở lại.         Xem xét điều gì đã xãy ra.
                                                                        Xem cách nào để làm khác đi.
                                                                        Tránh làm chán nản hay làm mất
                                                                    tinh thần thân chủ.
                                                                        Đưa vào bối cảnh của quá trình
                                                                    thay đổi.




                                PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM


                  31. Lúc nào sử dụng phương pháp nhóm ?

                            -   Khi vấn đề của thân chủ có mối tương quan giữa 2 người hoặc nhiều người (
                                nhóm gia đình ).
                            -   Khi một số người có cùng vấn đề hoặc nhu cầu giống nhau ( như nhóm trẻ
                                đường phố, nhóm phụ nữ tín dụng, nhóm đồng đẳng…)
                            -   Khi giải quyết vấn đề chung của cộng đồng ( nhóm hành động, nhóm thanh
                                niên tình nguyện…)

                  32. Làm thế nào để tác động vào nhóm hiệu quả ?
                         Vì nhóm nhằm đáp ứng những nhu cầu tâm lý, tăng trưởng, giáo dục, nâng cao
                  năng lực... các mối quan hệ tương tác và bầu khí tâm lý xã hội của nó phải thuận lợi.
                  Muốn vậy cần tạo điều kiện để :
                            - Mọi người tham gia đồng đều và bình đẳng.
                            - Lấy quyết định một cách dân chủ.
                            - Các mối tương giao thật sự cởi mở và chân tình.
                            - Xây dựng thói quen hợp tác.
                            Do đó cần quan tâm đến một số vấn đề, hiện tượng thường xảy ra trong nhóm.




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
23
                               Vấn đề                                   Cách xử lý
                  1. Truyền thông tắt nghẽn            Bảo đảm cho người ta trao đổi chân tình với
                                                       nhau, cho mọi người hiểu một vấn đề, một từ
                       Có thể xảy ra hiện tượng “ông
                                                       giống nhau. Giúp thư giãn để giảm bớt tính
                  nói gà bà nói vịt” chẳng ai hiểu     khách sáo, trịnh trọng.
                  nhau. Hoặc người ta xã giao khách
                  sáo mà không đi vào chiều sâu để
                  hiểu nhau. Hay có người bị ức chế
                  không diễn đạt được...
                  2. Mâu thuẫn trong nhóm              Phát hiện nó khi nó còn ngấm ngầm. Không để
                                                       nó phát triển thành ung nhọt khó chữa. Khéo
                      Luôn luôn xảy ra giữa 2 người
                                                       léo đưa nó ra ánh sáng. Mổ sẻ bằng con dao vô
                  hay 2 nhóm người, do cá tính hay     trùng nghĩa là bằng thái độ hoàn toàn khách
                  quyền lợi.
                                                       quan, công bằng, không thiên vị. Dựa vào
                                                       nhóm viên là “quan tòa” khách quan nhất.
                  3. Xu hướng thống trị của một               Xem đây là vô tình hay cố ý.
                  thiểu số.
                                                             Rèn luyện sự nhạy bén đối với các
                       Có những cá tính mạnh quen         tương tác trong nhóm.
                  thói áp đặt ý kiến làm các nhóm
                  viên khác bất mãn hay thụ động.            Ngay từ đầu tập huấn kỷ về thái độ, kỹ
                                                          năng lắng nghe.
                                                             Khéo léo giải thích, ngăn chặn xu
                                                          hướng nói nhiều, áp đặt.
                                                             Hỗ trợ, liên kết để tăng sức mạnh cho
                                                          người nhút nhát lên tiếng.
                  4. Hiện tượng ngôi sao.
                  Đây không phải những người xấu       - Tránh xu hướng chung của người phụ trách là
                  nhưng quá vượt trội so với nhóm      dựa vào khả năng của một thiểu số để đạt thành
                  viên khác. Sự sáng chói quá đáng     tích vì mục đích của CTXH nhóm là tạo điều
                  của họ vô tình làm cho kẻ khác lu    kiện phát huy cho mọi người.
                  mờ.
                                                       - Có thể đưa những người vượt trội vào các
                                                       nhóm vừa sức của họ hơn.
                                                       - Tốt hơn nữa là tập cho họ tự “nén” mình, chờ
                                                       đồng đội để mọi người tiến lên cùng một nhịp.
                  5. Hiện tượng chiên ghẻ.
                       Đặc biệt trong các nhóm trẻ            Nhạy bén phát hiện khi nó chốm nổ.
                  em có những trẻ chậm chạp, yếu
                  kém hay khuyết tật bị các nhóm             Đây là dịp giáo dục rất tốt để trẻ biết
                  viên khác xúm lại ăn hiếp, hay đổ       thương yêu, nhường nhịn và giúp đỡ bạn
                  lỗi cho những thất bại của nhóm.        mình.

                      Hiện tượng này dĩ nhiên
                  cu4ng có thể xảy ra trong nhóm




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
24
                  người lớn.
                  6. Cơ cấu phi chính thức, lấn át cơ    - Luôn luôn quan sát mối quan hệ thân tộc, bạn
                  cấu chính thức.                        bè của các thành viên để xác định cơ cấu hay
                                                         tổ chức phi chính thức.
                  - Cơ cấu chính thức là các mối
                  quan hệ xuất phát từ vai trò, vị trí   - Nếu cơ cấu này không trở thành một sức
                  chính thức được chỉ định của các       mạnh chi phối quyền lực thì không có vấn đề.
                  cá nhân. Ví dụ quan hệ thủ trưởng,
                  nhân viên, nhóm trưởng - nhóm          - Nếu cơ cấu phi chính thức có xu hướng áp
                  viên.                                  đảo, nên ngăn chặn ngay.

                  - Cơ cấu phi chính thức là các mối     - Biết vận dụng mặt tích cực của nó : ví dụ như
                                                         giao nhiệm vụ cho một nhóm bạn thân trong đó
                  quan hệ tự nhiên xuất phát từ tình
                  cảm bạn bè, thân thuộc. Điều này       có một thủ lãnh tự nhiên thì sẽ được việc.
                  vô cùng tự nhiên, có thể có lợi
                  nhưng cũng có thể bất lợi.
                  (Nguồn : Nguyễn thị Oanh, Công tác xã hội Nhóm )

                  33. Người phụ trách nhóm là ai ?
                          Người phụ trách cuối cùng là Nhân viên xã hội chuyên nghiệp. Có khi người đó
                  trực tiếp điều hành nhóm có khi nhóm có người phụ trách từ các thành viên của mình,
                  nhân viên xã hội hỗ trợ gián tiếp.
                         Điều đáng ghi nhớ cốt lõi của phương pháp nhóm là nếu trong phương pháp cá
                  nhân, phương tiện chính yếu để tạo ra sự thay đổi là mối quan hệ giữa nhân viên xã hội
                  và thân chủ thì trong phương pháp nhóm, phương tiện chính yếu là mối tương tác giữa
                  nhóm viên với nhau. Nhân viên xã hội chủ yếu tác động vào các mối tương tác này.

                  34. Các họat động trong phương pháp nhóm có các mục đích khác nhau như thế
                  nào ?

                     1.  Tạo điều kiện để truyền đạt bằng lời, cảm xúc, ý kiến và kinh nghiệm.
                     2.  Phát triển tốt các mối quan hệ giữa nhóm viên.
                     3.  Tăng cường sự gắn bó trong nhóm.
                     4.  Tạo cơ hội để cống hiến cho người khác trong nhóm.
                     5.  Phát triển và củng cố năng lực trong các kỹ năng xã hội khả dĩ giúp cho sự phát
                         triển về mặt tâm sinh lý, văn hóa, lịch sử và ý thức tích cực về bản thân.
                     6. Kích thích các cuộc thảo luận có suy nghĩ để giải quyết vấn đề, dẫn đến sự hiểu
                         biết bản thân, người khác và các tình huống.
                     7. Tăng cường khả năng ra quyết định và thực thi quyết định.
                     8. Giảm căng thẳng và thỏa mãn nhu cầu về sự thch thú, vui vẻ và sáng tạo.
                     9. Giúp nhân viên xã hội thẩm định tốt hơn nữa nhu cầu và tài nguyên nơi thân
                         chủ.
                     10. 10.Giúp nhân viên xã hội thẩm định tốt hơn nữa các mối tương tác trong nhóm
                         như là một tổng thể.


                  35. Phương pháp nhóm cần các kỹ năng gì ?




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
25

                       1. kỹ năng lãnh đạo.
                       2. Kỹ năng điều hòa sự tham gia các nhóm viên.
                       3. Biết nhìn với cái nhìn mới.
                       4. Chọn mô hình truyền thông có mục đích.
                       5. Khuếch đại các thông điệp tinh tế.
                       6. Giảm nhẹ các thông điệp quá mạnh mẻ.
                       7. Tạo sự liên kết trong cảm xúc.
                       8. Chuyển hướng các thông điệp.
                       9. Hướng các vấn đề để trở lại cho nhóm.

                  36. Khi sử dụng một họat động trong phương pháp nhóm, chúng ta cần lưu ý cái gì
                  ?

                         -   Mục đích của họat động sẽ góp phần đạt tới mục tiêu của nhóm.
                         -   Trọng tâm của họat động là yêu cầu và tính chất quan hệ : gần gũi hay
                             khỏang cách, chia sẻ và hợp tác, ganh đua và mâu thuẩn, liên quan đến cá
                             nhân hay nhóm, hoặc cả hai.
                         -   Những kỹ năng cần thiết.
                         -   Tác động trên cách biểu lộ hành vi.
                         -   Cơ hội lấy quyết định cho cá nhân và nhóm.
                         -   Sự phù hợp với tình huống có thật.
                         -   Họat động này có điểm nào tế nhị về mặt văn hóa và lịch sử.
                         -   Có phù hợp về thời điểm không ( trong một buổi sinh họat nhóm và phụ
                             thuộc vào giai đọan phát triển của nhóm ).




                                         PHƯƠNG PHÁP CỘNG ĐỒNG


                  37. Phương pháp cộng đồng là gì ?

                         Tiến trình làm chuyển biến cộng đồng nghèo thiếu tự tin thành cộng đồng tự lực
                  thông qua việc giáo dục gây nhận thức về tình hình, vấn đề hiện tại của họ, phát huy các
                  khả năng và tài nguyên sẵn có, tổ chức các họat động tự giúp, bồi dưỡng và củng cố tổ
                  chức, và tiến tới tự lực, phát triển.

                         Các nguyên tắc hành động là :

                         -   Bắt đầu từ nhu cầu, tài nguyên và khả năng của người dân.
                         -   Tin tưởng vào dân,vào khả năng thay đổi và phát triển của họ.
                         -   Đáp ứng nhu cầu và mối quan tâm bức xúc hiện tại của họ.
                         -   Khuyến khích người dân cùng thảo luận,lấy quyết định chung, hành động
                             chung để họ đồng hòa mình với những chương trình hành động đó.
                         -   Bắt đầu từ những họat động nhỏ để dẫn đến các thành công nhỏ.




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
26
                         -   Vận động thành lập nhóm nhỏ để thực hiện dự án, không chỉ để giải quyết
                             được một vấn đề cụ thể mà còn để củng cố, làm vững mạnh tổ chức tự
                             nguyện của người dân.
                         -   Khi cung cấp được nhiều cơ hội để người dân tương trợ lẫn nhau và thiết lập
                             các họat động chung, qua đó các thành viên vừa có cảm xúc hòan thành
                             nhiệm vụ vừa đóng góp vào việc cải thiện an sinh cho nhóm, cả hai điều này
                             đều quan trọng như nhau.
                         -   Quy trình “hành động – suy nghĩ rút kinh nghiệm – Hành động mới “ cần
                             được áp dụng để tiến tới những chương trình hành động chung lớn hơn, trình
                             độ quản lý cao hơn.
                         -   Nếu điều hành có hiệu quả, việc giải quyết các mâu thuẩn phát sinh là dịp để
                             nhóm trưởng thành.
                         -   Thiết lập mối liên kết với bên ngòai cộng đồng để có thêm sự hỗ trợ và hợp
                             tác với nhau.
                         -   Làm việc với người dân chứ không làm cho


                  38. Phương pháp SARAR là gì ?

                          Mục tiêu của công tác cộng đồng là giúp đỡ người dân mở rộng tần nhìn, tăng
                  thêm năng lực, lòng tự tin và sự tận tụy để đảm bảo cho những nổ lực ở cộng đồng được
                  duy trì và có hiệu quả cả ở hiện tại và trong tương lai.
                          Phương pháp SARAR tập trung vào việc phát triển khả năng của con người để
                  đánh gía, lựa chọn, lên kế họach, tổ chức và triển khai công việc :
                                  S Self- esteem ( lòng tự trọng )
                                  A Associative strength ( sức mạnh tổng hợp )
                                  R Resource fulness ( sự năng động tháo vát )
                                  A Action planning ( lên kế họach hành động )
                                  R Responsibility ( trách nhiệm )

                   Người làm công tác cộng đồng phải là người như thế nào ?

                  a). người tạo thuận lợi : biết kích thích hành động, truyền thông
                                                  tốt, có hiểu biết và đầu óc phân tích, có
                                                  đạo đức và nhân cách.
                         - người trung gian : biết thương lượng, hòa giải khi có mâu thuẩn
                                               giữa các bên.
                         - người hỗ trợ : có kiến thức, hỗ trợ chính thức và phi chính thức.
                         - người tạo sự thỏa hiệp chung : biết tôn trọng sự khác biệt về
                                         quan điển của nhau.
                         - người biết xây dựng nhóm hành động : giúp điều hòa các họat
                                 động của nhóm và giải quyết mâu thuẩn trong nhóm.
                         - người biết sử dụng kỹ năng và tài nguyên.

                  b) nhà giáo dục : người giúp dân nhận diện vấn đề của chính họ, giúp họ thấy viễn
                  cảnh tương lai phải thay đổi cái gì.
                         - người thông tin : về các họat động, mục tiêu, kỹ thuật.
                         - Người đối đầu : biết can thiệp khi có diễn biến xấu, có hại.
                         - Nhà đào tạo : qua thảo lu6ạn, trò chơi, kịch, phim ảnh…




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
27

                  c) Người đại diện: tiếp nhận tài nguyên bên ngòai, biện hộ nhân danh cộng đồng, trong
                  quan hệ xã hội và xây dựng mạng lưới.

                  d) Nhà kỹ thuật : thu thập dữ liệu và phân tích, nhà quản lý, kiểm sóat tài chính, viết
                  báo cáo, sử dụng máy vi tính.



                  39. Kỹ năng xây dựng ê-kíp làm việc ở cộng đồng là như thế nào ?


                                Ê-kíp làm việc bao gồm những cá nhân cùng chia sẻ các mục tiêu chung
                  và phối hợp nhau trong công việc.

                         tạo sự nhập cuộc để họ thể hiện năng lực và tận tụy.

                         giúp họ quan tâm lẩn nhau.

                         nhạy cảm với nhu cầu của người khác.

                         tạo môi trường phát huy sáng tạo.

                  40. Kỹ năng giải quyết mâu thuẩn là gì ?

                               Các nguyên nhân gây mâu thuẩn : giá trị, quan điểm, tài nguyên,vai trò,
                       truyền thông, sự thay đổi, tinh thần vị chủng…

                               Các phong cách giải quyết mâu thuẩn dựa trên mô hình “có cho có nhận” :
                         cạnh tranh : không cho gì hết.
                         hợp tác : cho và nhận.
                         thỏa hiệp: cho phân nữa
                         thích nghi : cho hết
                         tránh né : bỏ cuộc
                                phong cách hợp tác và thỏa hiệp được chọn
                                 nhiều nhất trong công tác cộng đồng.
                                 mỗi phong cách đều có ích cho mỗi hoàn cảnh khác nhau và tùy thuộc
                         vào các kỹ năng :
                         thấu cảm
                         lắng nghe
                         tự khẳng định
                         quản lý cảm xúc
                         nhận diện, phân tích mâu thuẩn
                         thương lượng
                         sử dụng quyền lực một cách thích hợp.

                  41. kỹ năng thương lượng như thế nào ?

                              Người quản lý dự án phải biết kích thích các cộng hưởng tích cực hơn là
                       làm cho người cộng tác e ngại hoặc chống đối.




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
28



                                            chuẩn bị vấn đề         nhận định tình huống


                             thương lượng                     rà soát lại các giả định

                                                                               nhận định
                                                                              phản ứng đôi

                              xác định chiến lược                 nghiên cứu các dữ kiện

                                                                        điểm tương đồng và
                                                                            khác nhau

                             đánh gía lại nhu cầu                           xác định vấn đề

                                                                        mong đợi của hai bên

                                                chuẩn bị vấn đề


                  Một số nguyên tắc trong thương lượng :
                         hãy tự tin
                         nên hỏi nếu có thắc mắc
                         nên cung cấp thông tin
                         đưa ra những dự kiến của mình
                         gợi ra những khoản nhân nhượng có đi có lại.
                         biết lắng nghe và hiểu vấn đề.
                         khả năng đứng ở vị trí bên kia để nhận định.
                         Am hiểu vấn đề.


                  42.Tiến trình tổ chức cộng đồng gồm các bước như thế nào ?

                         Bước 1: Chọn cộng đồng.

                         -    công đồng nghèo và có nhu cầu phù hợp với lãnh vực họat động của cơ quan
                              của người làm công tác cộng đồng.
                         -    Có 150 – 250 hộ ( một ấp, một khu phố ).
                         -    Lãnh đạo địa phương tương đối cởi mở, hiểu và chấp nhận thay đổi.

                         Bước 2 : Hội nhập cộng đồng và nhận diện những nhân tố tích cực trong
                         cộng đồng.

                         -    Thăm viếng hoặc địa phương giới thiệu
                         -    Thu thập thông tin và phát hiện những tiềm năng về con người để chuẩn bị
                              cho việc thành lập các nhóm nồng cốt.




PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
Cam nang danh cho NVXH
Cam nang danh cho NVXH
Cam nang danh cho NVXH
Cam nang danh cho NVXH
Cam nang danh cho NVXH
Cam nang danh cho NVXH
Cam nang danh cho NVXH

Weitere ähnliche Inhalte

Kürzlich hochgeladen

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 

Kürzlich hochgeladen (20)

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 

Empfohlen

2024 State of Marketing Report – by Hubspot
2024 State of Marketing Report – by Hubspot2024 State of Marketing Report – by Hubspot
2024 State of Marketing Report – by HubspotMarius Sescu
 
Everything You Need To Know About ChatGPT
Everything You Need To Know About ChatGPTEverything You Need To Know About ChatGPT
Everything You Need To Know About ChatGPTExpeed Software
 
Product Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage EngineeringsProduct Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage EngineeringsPixeldarts
 
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental HealthHow Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental HealthThinkNow
 
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfAI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfmarketingartwork
 
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024Neil Kimberley
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)contently
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024Albert Qian
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsKurio // The Social Media Age(ncy)
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Search Engine Journal
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summarySpeakerHub
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Tessa Mero
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentLily Ray
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best PracticesVit Horky
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementMindGenius
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...RachelPearson36
 

Empfohlen (20)

2024 State of Marketing Report – by Hubspot
2024 State of Marketing Report – by Hubspot2024 State of Marketing Report – by Hubspot
2024 State of Marketing Report – by Hubspot
 
Everything You Need To Know About ChatGPT
Everything You Need To Know About ChatGPTEverything You Need To Know About ChatGPT
Everything You Need To Know About ChatGPT
 
Product Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage EngineeringsProduct Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
 
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental HealthHow Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
 
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfAI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
 
Skeleton Culture Code
Skeleton Culture CodeSkeleton Culture Code
Skeleton Culture Code
 
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
 
How to have difficult conversations
How to have difficult conversations How to have difficult conversations
How to have difficult conversations
 
Introduction to Data Science
Introduction to Data ScienceIntroduction to Data Science
Introduction to Data Science
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best Practices
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project management
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
 

Cam nang danh cho NVXH

  • 1. 1 Biên sọan : Th.s.Nguyễn Ngọc Lâm SÁCH BỎ TÚI DÀNH CHO NHÂN VIÊN XÃ HỘI ( 50 câu hỏi và giải đáp ) BAN XUẤT BẢN ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP.HCM MỤC LỤC PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 2. 2 An sinh xã hội…………………………………………..trang 4 Nhu cầu cơ bản của con người……………………………… 7 Công tác xã hội……………………………………………… 10 Giá trị của Công tác xã hội………………………………… 17 Kỹ năng của Nhân viên xã hội……………………………. 22 Giải quyết vấn đề…………………………………………… 27 Phương pháp cá nhân……………………………………… 29 Kỹ năng thúc đẩy sự thay đổi……………………………… 37 Phương pháp Nhóm………………………………………… 42 Phương pháp cộng đồng…………………………………… 47 Dự án………………………………………………………... 55 AN SINH XÃ HỘi 1. An sinh xã hội là gì ? Hệ thống các biện pháp thực thi bởi các tổ chức xã hội hay Nhà nước, bao gồm chính sách và luật pháp, chương trình, quyền lợi và dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của con người. Quá trình liên quan đến việc giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, sự phát triển tài nguyên nhân lực và cải tiến chất lượng cuộc sống ( cá nhân không những phải được đáp ứng các nhu cầu cơ bản mà còn được phát huy tối đa và hòa nhập một cách tốt đẹp vào xã hội ). 2. Hệ thống an sinh xã hội phát triển như thế nào ? Hệ thống an sinh xã hội là sản phẩm của hệ thống xã hội, lịch sử, văn hóa của một xã hội. Nó liên quan đến các yếu tố : - phát triển kinh tế - lịch sử xã hội - địa lý - Hệ thống chính trị và cấu trúc - Các phương pháp cổ truyền để đáp ứng các nhu cầu xã hội. - Các giá trị và niềm tin. 3. Các nhu cầu an sinh xã hội được đáp ứng như the nào tại các nước đang phát triển ? - Nhu cầu cá nhân được xem như là một phần của các nhu cầu của xã hội theo nghĩa rộng. - Hộ gia đình là trung tâm của nền sản xuất kinh tế, phân phối và tiêu thụ. - Các nhu cầu được đáp ứng qua sự cố gắng hợp tác liên kết trong gia đình mở rộng , làng xã, cộng đồng. Các thành viên cùng hưởng mức an sinh như nhau. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 3. 3 - Giòng họ có trách nhiệm và bổn phận phải chu tòan. 4. Các quan niệm về an sinh xã hội ở các nước trên thế giới có gì khác nhau không ? Các quan niệm đều không giống nhau, có thể nêu : 1. Quan niệm hạn hẹp : Cá nhân và gia đình chịu trách nhiện chính về an sinh. Nghĩ rằng lo an sinh nhiều thì người dân lệ thuộc vào nhà nước, nên quyền lợi của họ chỉ ở mức tối thiểu. Chỉ hỗ trợ khi gia đình và cộng đồng không còn khả năng giúp đỡ. An sinh được xem như là đặc ân hơn là quyền được hưởng. 2. Quan niệm theo định chế : - Xã hội chịu trách về nền an sinh của người dân. - An sinh được xem là quyền của mọi người. - An sinh được quan tâm từ lúc được sinh ra cho đến lúc mất. - Từ từ chuyển trách nhiệm của nhà nước sang lãnh vực tư nhân. 3. Quan niệm theo phát triển : - An sinh là quyền cơ bản. - An sinh là một phần của các định chế xã hội ( sức khỏe, giáo dục, nông nghiệp, việc làm…) có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và trình độ vận hành của xã hội. - An sinh quốc gia là phương tiện cơ bản để thực hiện công bằng xã hội. - Khuyến khích các họat động của các nhóm tự giúp và các hợp tác xã kinh tế. - Nhận thức nhiều hơn về phát triển xã hội và sự liên kết của cộng đồng quốc tế trong việc xóa đói giảm nghèo. 5. Thế nào là công bằng xã hội ? - Tiếp cận các tài nguyên - Không bị phân biệt đối xử - Có cơ hội đồng đều - Tham gia và dân chủ - Hoạt động cộng đồng - Trách nhiệm tập thể - Biến chuyển xã hội NHU CẦU CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI 6. Con người có những nhu cầu cơ bản gì ? PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 4. 4 1. Nhu cầu sinh tồn : ăn, mặc, ở… 2. Nhu cầu được an tòan : nhu cầu tự duy trì và chuẩn bị cho tương lai vững chắc hơn, ổn định về thu nhập,việc làm, sức khỏe. 3. Nhu cầu xã hội: được chấp nhận, được yêu thương, cố gắng có mối quan hệ giao tiếp tốt đẹp với những người xung quanh. 4. Nhu cầu được tôn trọng : Muốn được đánh gía cao, muốn có năng lực để đối phó với những khó khăn phức tạp hơn. Nhu cầu này giúp con người có tự tin, uy tín, quyền lực và tăng sự kềm chế. 5. Nhu cầu tự khẳng định : tăng tiềm năng, khát vọng muốn làm cái điều mà người ta có thể đạt được. Con người thể hiện một lọai nhu cầu nào đó mạnh hơn các nhu cầu khác vào một thời điểm nhất định tùy vào hòan cảnh và cơ hội trong cuộc sống. 7. Mối quan hệ tương quan của các nhu cầu cơ bản được thể hiện như thế nào ? NHU CẦU SINH TỒN CƠ BẢN Thực phẩm Nước uống Ở Mặc TÙY THUỘC THU NHẬP VIỆC LÀM GIÁO DỤC KỸ NĂNG CƠ HỘI PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 5. 5 QUYỀ N CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI 8. Một xã hội tốt đẹp mà ngành công tác xã hội quan tâm là gì ? “XÃ HỘI TỐT ĐẸP” CUNG ỨNG CÁ C DỊ CH VỤ CƠ BẢN VÀ TÀI NGUYÊN ( ví dụ : thực phẩm, nhà ở, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, việc làm ) CHỌN LỰA TIẾP CẬN VỚI TẤT CẢ THAM GIA VÀO LÃNH VỰC NHÀ NƯỚC Kế họach Thiết lập chính sách Lấy quyết định Và thực hiện Xã hội phản ứng như thế nào trước các vấn đề xã hội ? - cảm xúc - tình thương - lòng nhân đạo PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 6. 6 - tương trợ - tình nguyện - trừng phạt - góp ý - can thiệp bằng chuyên môn ( như y học, công tác xã hội…) CÔNG TÁC XÃ HỘI 9. Công tác xã hội là gì ? - Là một chuyên ngành nhằm xóa hoặc giảm đi những khó khăn ( tâm lý, hành vi, thể hiện vai trò, quan hệ, kinh tế, xã hội…) ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình và cộng đồng. - Khoa học ứng dụng, cung cấp một lượng kiến thức có cơ sở thực tiển và xây dựng những kỹ năng chuyên môn. 10. Công tác xã hội phát triển như là một chuyên ngành. Các yếu tố tác động đến việc phát triển của công tác xã hội như là một chuyên ngành : - Phương pháp giúp đỡ người dân. - Sự cố gắng để được thừa nhận như là chuyên nghiệp. - Cố gắng thống nhất lý thuyết chung và cả việc đào tạo nhân viên xã hội. 1. Phương pháp thực hành riêng biệt – Mâu thuẩn giữa sứ mệnh và phương pháp. Mâu thuẩn ở chổ là có hai mối quan tâm cùng lúc với cá nhân và xã hội, từ ba phương pháp chính : - phương pháp cá nhân, - phương pháp nhóm - phương pháp cộng đồng. 2. Như là một nghề nghiệp vì : - Xuất phát từ khoa học và nghiên cứu tìm hiểu. - Dựa trên nền tảng đó để hòan thành các mục tiêu thực hành và riêng biệt của mình. - Có kỹ thuật đào tạo. - Có khả năng tổ chức và quản lý các họat động của mình. - Có động cơ nhân bản. 3. Thống nhất lý thuyết chung: - Đã hình thành các nguyên tắc và các phương pháp. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 7. 7 - Có các lãnh vực thực hành : an sinh nhi đồng, người cao tuổi, người khuyết tật, công tác xã hội sức khỏe và tâm thần vv… - Kiến thức về hành vi con người trong môi trường xã hội. - Kiến thức về chính sách xã hội và tiến trình thiết lập và triển khai chính sách. - Kiến thức về các phương pháp công tác xã hội thực hành và sự phát triển các kỹ năng phù hợp. - Kiến thức về sự tham gia trong nghiên cứu. - Kiến thức về phát triển xã hội. 11.Thế nào là hành vi con người ? Cử chỉ, động tác đáp lại của con người khi có một kích thích từ bên ngòai hoặc một động lực thúc đẩy bên trong để giải tỏa một sự mất thăng bằng ( nhu cầu cơ bản ) để đạt mục đích là thỏa mãn nhu cầu, tức là tái lập sự cân bằng. Con người hành động để thích nghi với hòan cảnh, để tồn tại và phát triển. Khó mà xác định được các nguồn gốc của hành vi, tuy nhiên các nhu cầu cơ bản, thể hiện vai trò, khái niệm bản thân và môi trường xã hội là những nguồn gốc quan trọng dẫn đến hành vi tích cực hay tiêu cực. 12. Khái niệm bản thân là gì ? Là cách mỗi cá nhân hình dung chính mình là người như thế nào và soi theo đó mà hành động. Nó được hình thành dần do cách đối xử, phản ứng của những người xung quanh và những kinh nghiệm thành công hay thất bại của mình. Khái niệm bản thân chuyển biến theo hướng tích cực hoặc tiêu cực tùy theo các yếu tố : - Sự suy nghĩ của mình về người khác mong đợi như thế nào về mình trong hành vi. - Việc đãm nhận các vai trò được giao ( hòan thành hay không hòan thành ). - Kinh nghiệm khắc phục những khó khăn, cản trở, các mâu thuẩn gặp phải trong cuộc sống ( mối quan hệ, nguyên tắc, vai trò, giá trị…) - Việc nhận biết được các phản ứng khác nhau của những người khác trong những hòan cảnh khác nhau. - Mức độ mong đợi nơi chính mình trong hành vi ( biết quyết định, tránh cái sai, biết làm cái đúng ). 13. Nhân viên xã hội làm gì ? Nhằm làm cho môi trường đáp ứng được các nhu cầu cho con người, nhân viên xã hội : - làm việc với cá nhân hoặc nhóm - làm việc với nhóm có cùng vấn đề - Giúp cộng đồng nhận diện nhu cầu của mình, phát triển kỹ năng và tìm kiếm tài nguyên để thỏa mãn các nhu cầu ấy. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 8. 8 Phương cách chính của nhân viên xã hội là tăng năng lực cho cá nhân và nhóm để họ có khả năng tốt hơn và đạt các mục tiêu của mình. 14. Các mục tiêu của công tác xã hội bao gồm những gì ? 1. Tăng cường chất lượng cuộc sống. 2. Giúp người dân thỏa mãn nhu cầu hoặc giải quyết vấn đề của họ. 3. Giúp người dân tìm kiếm tài nguyên để thỏa mãn nhu cầu của họ. 4. Giúp xây dựng một cộng đồng biết đáp ứng nhu cầu của người dân. 15. Nhân viên xã hội phải làm như thế nào để đạt được các mục tiêu này ? Tiến trình giải quyết vấn đề : - Tiến trình giúp thân chủ chọn lựa và trở nên tự quyết hơn vì mọi người đều mong muốn phát triển khả năng, hành động một cách độc lập, tự do và biết lấy quyết định. - Công việc của NVXH : thảo luận, phân tích vấn đề, hướng dẫn, giúp TC nhận diện vấn đề, cung cấp thông tin, can thiệp ở nhiều cấp độ tùy vào tính chất của vấn đề, quan tâm đến hệ thống thân chủ ( sơ đồ gia tộc ) - NVXH cần quan tâm đến thân chủ như “ con người trong bối cảnh” ( sơ đồ sinh thái ) hay “ con người trong môi trường” vì vấn đề của họ có liên quan đến nhiều yếu tố tác động: gia đình, công việc, cộng đồng hoặc yếu tố sinh lý, sức khỏe, kinh tế, văn hóa xã hội. Tóm lại, đó là sự thiếu thích nghi giữa con người và môi trường xã hội. 16. Nhân viên xã hội trong tiến trình giải quyết vấn đề nhắm vào các mục tiêu gì ? 1. Tăng cường khả năng giải quyết vấn đề của thân chủ ( giúp TC có cái nhìn khác nhau về vấn đề, thấy được mặt mạnh của mình và các tài nguyên để giải quyết vấn đề.). 2. Huy động được tài nguyên ( pháp lý, y tế, nước sạch…) 3. Tác động đến các tổ chức để hỗ trợ thân chủ. 4. Thông họat các mối tương tác giữa cá nhân và người khác trong môi trường của họ. 5. Tác động đến các mối quan hệ tương tác giữa các tổ chức và các định chế. 6. Tác động đến các chính sách xã hội ảnh hưởng đến môi trường sống của họ. 17. Công tác xã hội trong môi trường xã hội là gì ? Các cấp độ của môi trường : 1. Cấp vi mô : cấp cá nhân, nhóm nhỏ và gia đình. 2. Cấp trung mô : trường học, đòan thể, tổ chức, cộng đồng. 3. Cấp vĩ mô : gía trị văn hóa, định chế xã hội ( giáo dục, tôn giáo, chính trị, an sinh xã hội, kinh tế ). Vấn đề là tìm nguyên nhân, tài nguyên và những cản trở ở nhiều cấp độ khác nhau. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 9. 9 18.Thế nào là một môi trường hỗ trợ ? Đó là môi trường thỏa mãn được các nhu cầu cơ bản của con người. 1. Nhu cầu tối thiểu cho gia đình được sinh tồn ( ăn, mặc, ở…) 2. Được cung cấp các dịch vụ chủ yếu : nước sạch, vệ sinh, điện, đi lại,sức khỏe, giáo dục. 3. Tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng đến chính họ. 4. Công ăn việc làm vừa là phương tiện vừa là cứu cánh của chiến lược nhu cầu cơ bản. 5. Thỏa mãn các nhu cầu cơ bản trong mạng lưới thông thóang về quyền con người. 19. Tại sao nhân viên xã hội phải thiết lập mối quan hệ hỗ trợ tốt với thân chủ ? - Vì đó là mối quan hệ chính thức, dựa trên vai trò chuyên môn của nhân viên xã hội. Nhân viên xã hội phải gác sang một bên nhu cầu của bản thân mình để tập trung vào nhu cầu của thân chủ. - Đặc điểm của mối quan hệ hỗ trợ là : mức độ quan tâm, sự thấu cảm, tôn trọng, chấp nhận và lắng nghe. - Sự hiểu biết về bản thân mình giúp nhân viên xã hội nhận thức rõ về cách nhìn các vấn đề bên ngoài theo kinh nghiệm bản thân, theo ta cảm thụ thế giới riêng bên ngoài.Cách nhìn vấn đề thường ở 3 mức độ : - Mức độ cá nhân : cách nhìn tùy theo kinh nghiệm đã trải qua trong qúa khứ và đó cũng là cách ta nhìn thế giới bên ngoài. - Mức độ văn hoá :mỗi người cảm thụ thế giới bên ngoài theo cách riêng của mình và do ảnh hưởng văn hoáa khác nhau, - Mức độ nghề nghiệp : do được đào tạo chuyên nghiệp, nên nhân viên xã hội đã thay đổi cách nhìn : * Nhìn nhận một cách khách quan, dẹp bỏ cái tôi sang một bên.Nhân viên xã hội cần biết nhiều điều và phải sẳn sàng với những điều mà mình chưa biết . * Nhìn cái cũ với con mắt mới. * Nhìn vấn đề từ nhiều gốc cạnh khác nhau.Chúng ta nên thay đổi chổ đứng để nhìn vấn đề và thay đổi nhận thức trong đầu để nhìn vấn đề.Đồng thời, nhân viên xã hội cũng giúp thân chủ có một cái nhìn từ góc độ mới đối với mình cũng như với những người có liên hệ đến thân chủ. GIÁ TRỊ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI 20. Công tác xã hội thực hành được xây dựng trên các gía trị gì ? Giá trị nghề nghiệp là gì ? Công bằng xã hội là giá trị chính của ngành công tác xã hội. Như là niềm tin và lý tưởng, các gía trị phản ảnh ý tưởng của nhân viên xã hội về cuộc sống, người dân và xã hội. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 10. 10 Ngành công tác xã hội nhắm đến việc tăng cường các họat động xã hội lành mạnh của mọi người trong xã hội và theo đuổi các chính sách và chương trình biện hộ cho chất lượng cuộc sống với các mục tiêu công bằng xã hội, không phân biệt đối xử, tự do và dân chủ. 1. Tôn trọng con người : - Con người là duy nhất, không ai giống ai. - Công nhận mọi người đều có khả năng tri thức ( có quyền chọn lựa cách sống) 2. Quyền tự quyết : - Giá trị chính của sự tôn trọng con người. - Liên quan đến quyền thể hiện mối quan tâm của chính thân chủ. - Được giúp đỡ nếu họ cần và từ chối sự giúp đỡ nếu họ không cần. - Tất nhiên phải trong bối cảnh họ nhận thức rõ về quyền công dân, bổn phận và trách nhiệm của họ. 3. Thái độ chấp nhận và không phê phán : - Thân chủ không chỉ được chấp nhận mà vấn đề của họ phải được hiểu thấu đáo và cần được giúp đỡ. - Nhân viên xã hội phải cố gắng nhiều để thiết lập mối quan hệ chấp nhận với thân chủ, tạo bối cảnh qua đó họ tự bộc lộ và tự quyết định ( NVXH phát triển kỹ năng lắng nghe ). - Càng khai phá hòan cảnh của thân chủ, nhân viên xã hội càng hiểu họ như là cá nhân trong bối cảnh riêng biệt. Có khi thân chủ có lời nói hoặc có hành động mà nhân viên xã hội khó chấp nhận, nhân viên xã hội cần bày tỏ sự bất đồng của mình, nhưng phải chấp nhận họ và không lên án họ vì mục tiêu của nhân viên xã hội là tìm hiểu và giúp đỡ họ. 4. Khoan dung và chấp nhận sự khác biệt : Đó là tôn trọng sự độc nhất ( cá nhân hóa ) của thân chủ và chấp nhận các gía trị, niềm tin và văn hóa của họ. Điều khó chịu nhất là nhân viên xã hội là phải học cách đánh gía và hiểu vấn đề khó khăn của thân chủ theo hệ thống tiêu chuẩn gía trị của thân chủ. 5. Tránh “ dán nhãn “: Tôn trọng thân chủ có nghĩa là không “dán nhãn” bằng cách “xếp lọai” họ ( ví như xếp lọai nghiện, tàn tật…). Khi bị dán nhãn, họ có nguy cơ mất nhân cách và họ không được thừa nhận và đối xử như những cá nhân. 6. Kín đáo : PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 11. 11 Phải giử bí mật các thông tin mà thân chủ cung cấp, trừ trường hợp thân chủ cho phép nhân viên xã hội tiết lộ và việc đó vì lợi ích của thân chủ. 7. Khách quan : Nhân viên xã hội không nên để cảm xúc lấn áp. Khách quan có nghĩa là hiểu đúng vấn đề của thân chủ, không méo mó theo nấc thang gía trị riêng của mình hay kinh nghiện riêng của mình. Có những trường hợp khó xử : - Trường hợp thân chủ khó chọn lựa giải pháp : ví dụ : một hoc sinh nữ mang thai và do dự trong sự chọn lựa : sinh con và nuôi con, phá thai hay sinh con và cho người khác nuôi. Sự chọn lựa sẽ tùy thuộc nhiều vào các giá trị của thân chủ. - Có khi sự chọn lựa của thân chủ mâu thuẩn với các khuôn mẫu của xã hội hay luật pháp. - Có khi sự chọn lựa của thân chủ sẽ gây tác hại cho người khác : ví dụ người vợ, do có vấn đề di truyền có thể sinh con quái thai và không muốn cho chồng biết ( NVXH có thể trình bày quan điểm của mình là người chồng có quyền biết về vấn đề này ). - Có vấn đề liên quan đến đạo đức : Nếu bạn là NVXH, có một cô gái đến với bạn và cho biết vừa bị người cha ruột của mình hãm hiếp thì bạn có nên cho người mẹ cô gái biết không ? Tất nhiên, nói tự quyết là nói đến sự lưa chọn và quyết định từ sự lựa chọn đó. Nhân viên xã hội là người đưa ra những lựa chọn nhằm cung cấp cho thân chủ những cơ hội cho quyền tự quyết. Nhưng ở những trường hợp mà quyết định của thân chủ gây tác hại đến người khác thì quyền này phải bị giới hạn và nhân viên xã hội phải đứng về phía luật pháp để quyết định nhân danh người khác. 21. Các cấp độ giá trị nào trong công tác xã hội thực hành ảnh hưởng đến nhân viên xã hội ? Giá trị xã hội Hệ thống gía trị của xã hội có liên quan đến các chính sách xã hội ( đạo đức, định chế an sinh xã hội ) Giá trị nghề nghiệp Hệ thống giá trị của ngành công tác xã hội ( đã nêu ở phần trên ) Giá trị của tổ chức Hệ thống giá trị của cơ quan mà nhân viên xã hội đang làm việc.(Chính sách, chiến lược, các nguyên tắc họat động của cơ quan ). Giá trị của thân chủ Hệ thống gía trị có nơi thân chủ (hình thành do quá trình được giáo dục, xã hội hóa, kinh nghiệm…) Giá trị cá nhân của Hệ thống giá trị có được nơi cá nhân nhân viên xã hội ( niềm nhân viên xã hội tin, cách nhìn cái gì đúng , cái gí sai…) Các mức độ hệ thống giá trị khác nhau này có thể tác động đến cách giải quyết vấn đề. Các cấp độ giá trị này càng tương hợp thì ngành công tác xã hội sẽ bớt được những cản trở. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 12. 12 22. Các chúc năng của công tác xã hội là gì ? 1) Giúp mọi người nâng cao năng lực và tăng cường khả năng 2) giải quyết vấn đề. 3) Giúp mọi người tiếp cận được các dịch vụ cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi cho những tác động hỗ tương giữa các cá nhân và người khác trong môi trường. 4) Giúp cho các tổ chức đáp ứng nhu cầu của con người và tác động đến các mối quan hệ hỗ tương giữa các tổ chức và thể chế. 5) Anh hưởng đến chính sách xã hội. Vai trò của nhân viên xã hội là gì ? - Vai trò trực tiếp :  Tư vấn cá nhân và xử lý từng vấn đề  Tư vấn hôn nhân và gia đình.  Làm việc theo nhóm.  Làm việc tại cộng đồng.  Nhà giáo dục. - Vai trò gián tiếp hay kết nối hệ thống :  Môi giới : trung gian kiên kết con người với nguồn lực.  Người quản lý, điều phối theo các trường hợp.  Người hòa giải.  Người biện hộ nhân danh thân chủ.  Nhà nghiên cứu. KỸ NĂNG CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI 23. Nhân viên xã hội phải có những kỹ năng cơ bản nào ? 1) Khả năng nghe và giao tiếp với người khác theo gốc độ hiểu biết và có mục đích. 2) Khả năng thu thập thông tin và tổng hợp các dữ liệu có liên quan trong qúa trình đánh gía. 3) Khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ giúp đỡ trong công việc chuyên môn. 4) Khả năng quan sát và đánh gía các hành vi, ngôn ngữ có lời và không lời bằng phương pháp chẩn đóan chính xác. 5) khả năng tạo long tin nơi thân chủ và khuyến khích họ với mọi nổ lực tự giải quyết vấn đề của mình. 6) khả năng trao đổi tình cảm, tế nhị, không làm tổn thương hoặc không làm cho thân chủxấu hổ, không yên tâm. 7) khả năng khai thác và sử dụng các nguồn lực một cách linh họat, sáng tạo trong việc đề ra giải pháp mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thân chủ. 8) khả năng đánh gía nhu cầu của thân chủ và đề ra thứ tự ưu tiên trong giải quyết vấn đề. 9) khả năng dàn xếp và hòa giải hai bên. 10) khả năng đóng vai trò làm cầu nối giữa cá nhân, nhóm ,cộng đồng và các tổ chức xã hội. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 13. 13 11) khả năng làm rõ nhu cầu của thân chủ một cách chính xác nhằm bảo vệ quyền lợi của thân chủ một cách hiệu quả.. 12) khả năng vận dụng lý thuyết của ngành công tác xã hội vào thực tế công tác. ( Theo tài liệu: Pamella Klein Odhner, Giới thiệu thực hành công tác xã hội, sách hướng dẫn tập huấn, tập 1, tr 75, 1998.) 24.Thể hiện kỹ năng lắng nghe như thế nào ? Nghe là một tiến trình sinh lý. Lắng nghe là một tiến trình tâm lý xã hội. Người lắng nghe là người đang thỏai mái về tâm lý, sẳn sàng đón nhận vô điều kiện và với tư thế dấn thân. Kỹ thuật Mục đích Ví dụ Câu hỏi mở Nhận được câu trả lời dài, chi tiết Bắt đầu với : cái gì, như thế hơn nào ? tại sao? Ơ đâu? Có lẽ, có thể… Câu hỏi đóng Nhận được thông tin rõ ràng, nhanh, Bất đầu với có phải cụ thể, tập trung Nhắc lại và Kiểm tra lại ý tuởng và để tỏ ra mình “theo tôi hiểu thì.. diễn giải lắng nghe và hiểu kế họach của Anh là.. Lý do của Anh là… Khuyến khích Tỏ ra sự quan tâm và chú ý lắng Tôi thấy rồi, vâng, tôi hiểu, nghe, khuyến khích nói tiếp buồn quá, chị nói tiếp đi… Làm rõ nghĩa Lấy thông tin,giúp thân chủ khám Có phải Anh muốn nói… phá vấn đề Chị có thể nói rõ hơn về… Phản ảnh cảm Tỏ ra mình hiểu ý tuởng của thân Anh cảm thấy… nghĩ chủ như thế nào, giúp thân chủ đánh Như Anh nói đó là cú sốc đối giá cảm tưởng của mình khi được với Anh.. thể hiện bởi người khác Tóm tắt Tập trung lại các điểm thảo luận, để Đó là ý chính mà Anh vừa chuân bị vào khía cạnh mới của vấn trình bày.. đề Nếu như tôi hiểu anh có cảm tưởng thế nào về hòan cảnh đó 25. Công tác xã hội thực hành là gì ? Công tác xã hội thực hành chú trọng đến : - cá nhân và xã hội - Cung cấp dịch vụ và làm việc theo chiều hướng thay đổi. - Hỗ trợ cá nhân và thực hành cộng đồng. Thực hành ở Cấp vi mô : - Làm việc với cá nhân, gia đình và nhóm nhỏ ( hệ thống thân chủ ) - Tiến trình giúp đỡ là mối quan hệ đối tác thông qua đó nhân viên xã hội hợp tác hoặc cùng làm việc với thân chủ, đặc biệt quan tâm đến các mặt mạnh, khả năng và tiềm năng của thân chủ. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 14. 14 - Công tác xã hội với nhóm được sử dụng với những cá nhân cùng vấn đề để họ thỏa mãn nhu cầu và qua nhóm, họ được tăng trưởng vàthay đổi. Thực hành ở cấp trung mô : - Cấp thực hành này quan tâm đến các nhóm chính quy và các tổ chức phức tạp hơn ( như câu-lạc bộ, đoàn thể, nhóm tự giúp, tổ chức xã hội, trường học, bệnh viện, trại giam, xí nghiệp…). Mục tiêu là phối hợp và huy động tài nguyên để cung cấp sản phẩm hay dịch vụ. Khi làm việc ở cấp này, nhân viên xã hội chú trọng đến sự thay đổi của tổ chức hơn là những cá nhân. - Nhân viên xã hội có thể cung cấp tài nguyên như dịch vụ tư vấn, thông tin, đào tạo, phát triển nhân sự, giúp lên kế hoạch và lượng gía. Thực hành ở cấp vĩ mô : - Thực hành ở cấp cộng đồng, xã hội. - Nhắm đến sự phát triển xã hội và thay đổi nhằm cải thiện cuộc sống của người dân. - Nhân viên xã hội quan tâm các thành phần kém may mắn trong cộng đồng và có thể tham gia vào việc thiết lập các chính sách xã hội, bảo vệ môi trường hay hợp tác quốc tế. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 26. Giải quyết vấn đề ở các cấp độ khác nhau ra sao ? GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ví dụ : Một phụ nữ bị bạo lực và nhờ nhân viên xã hội giúp đỡ. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 15. 15 Thực hành ở cấp vi mô Cá nhân : Cá nhân người phụ nữ này nhận được sự hỗ trợ ---------------------------------------------------------- Gia đình : Tham vấn gia đình, có thể bao gồm người phụ nữ này, người chồng, các con, và các thành viên khác trong hộ hay gia đình mở rộng. ----------------------------------------------------------- Nhóm nhỏ : Dùng nhóm để giúp cá nhân như phụ nữ bị bạo lực, người chồng bạo lực, các con sống trong hoàn cảnh bạo lực. Thực hành cấp trung mô Nhóm chính quy : Tham vấn nhóm tự giúp do người phụ nữ bị bạo lực thành lập để được đáp ứng nhu cầu. Thực hành ở cấp vĩ mô Cộng đồng : Tác động đến những người cùng vấn đề trong cộng đồng, tìm tài nguyên hỗ trợ ( như nhà tạm lánh ) nhằm thay đổi hoàn cảnh. ---------------------------------------------------------------------------- Xã hội : Thay đổi chính sách, luật pháp như luật liên quan đến phụ nữ Khi nhân viên xã hội can thiệp ở mọi cấp độ thực hành như thế, đó là cách tiếp cận hội nhập ( integrated approach ). Ngoài ra, nhân viên xã hội có thể : - làm thay đổi cách nhìn của các giới chức chính quyền về người dân nghèo. - Thông hoạt mối quan hệ tương tác giữa người dân và chính quyền trong việc giải quyết các nhu cầu(ví dụ nhu cầu nhà ở ) - Huy động và thiết lập tài nguyên ( bán nguyên vật liệu rẽ ), liên kết cộng đồng với các tổ chức và dịch vụ sẳn có. - Phát triển tiềm năng cộng đồng bằng cách thúc đẩy hoạt động của khu vực phi chính quy. - Thành lập các nhóm tín dụng tăng thu nhập. - Thành lập các chương trình phát triển kỹ năng. - Cải thiện nước sạch, vệ sinh môi trường. - Phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. - …. Đó là những hoạt động được gọi là phát triển cộng đồng ở cấp thực hành vĩ mô PHƯƠNG PHÁP CÁ NHÂN 27. Phương pháp với cá nhân là gì ? Một khi chúng ta thừa nhận tác động đến cá nhân được xem như là một phương pháp làm việc thì Công Tác Xã Hội với cá nhân là một phương pháp can thiệp để giúp một cá nhân (thân chủ) giải quyết các vấn đề khó khăn của họ mà tự họ không PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 16. 16 có khả năng tìm ra lối thoát.Cần lưu ý là những nguyên nhân khó khăn này không chỉ xuất phát từ một khiếm khuyết của cá nhân mà từ các điều kiện xã hội của môi trường trong đó thân chủ sinh sống. Mục đích của phương pháp này là thiết lập mối quan hệ tốt với thân chủ,giúp cho họ hiểu rõ về chính họ, xác định lại mối tương quan giữa họ với những người xung quanh, giúp họ tăng khả năng vận dụng các nguồn lực xã hội (tài nguyên) và của bản thân để thay đổi. Nói một cách khác, Công Tác Xã Hội với cá nhân nhằm phục hồi, củng cố và phát triển sự thực thi bình thường của chức năng xã hội của cá nhân và gia đình trong bối cảnh xã hội mà vấn đề của họ đang diễn ra và bị tác động. Tóm lại, trong phương pháp này, đối tượng tác động là bản thân người được giúp đỡ còn công cụ tác động là mối quan hệ giữa người thực hành công tác xã hội( gọi là nhân viên xã hội) và đối tượng (thân chủ). Công tác xã hội ngày nay có xu hướng mang tính tổng quát nhiều hơn, tức là nhấn mạnh đến sức mạnh của thân chủ nhiều hơn là chỉ chú ý đến những khó khăn của họ.Vì khi họ gặp khó khăn thường họ bị rối, chỉ thấy sự yếu kém của mình và có cái nhìn tiêu cực về bối cảnh xung quanh mình.Chỉ khi nào họ nhận thấy được, nhờ sự phân tích của nhân viên xã hội, các mặt tích cực của mình và của những người xung quanh thì họ mới có thêm động lực vượt khó và đó cũng là cơ sở để xây dựng phương hướng cho cách giải quyết vấn đề. 28. Nhân viên xã hội giúp đỡ thân chủ như thế nào theo phương pháp với cá nhân ? Phương pháp giải quyết vấn đề : Tiến trình giải quyết vấn đề trong phương pháp công tác xã hội với cá nhân bao gồm 7 bứơc : 1. Tiếp cận thân chủ 7. Đánh giá 2. Xác định vấn đề 6. Trị liệu 3. thu thập dữ kiện 5. kế hoạch trị liệu 4.Chẩn đoán 1. Nhận diện, xác định và tìm hiểu vấn đề : PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 17. 17 - Nhân viên xã hội giúp thân chủ kể lại câu chuyện, mô tả vấn đề theo kinh nghiệm đang có, cảm nhận và suy nghĩ của họ. - Giúp làm sáng tỏ các khía cạnh của vấn đề( ai có liên quan, các khía cạnh của môi trường xã hội ). - Nhân viên xã hội phải quan tâm cả con người và bối cảnh xã hội của vấn đề, tức là mối tương tác giữa con người và môi trường xã hội. - Nhân viên xã hội sử dụng kỹ năng tập trung lắng nghe, kỹ năng làm sáng tỏ, phản hồi ( giúp thân chủ xác định rõ vấn đề và hiểu hoàn cảnh của mình) - Nhân viên thể hiện sự thấu cảm của mình ( chấp nhận, hài lòng, dấn thân, quan tâm vô điều kiện, cởi mở, tự nhiên, chân thành ). - Nhân viên xã hội đánh gía hòan cảnh, đánh gía khả năng của thân chủ trong cách đối phó với vấn đề và xác định vấn đề. 2.Đánh giá cá nhân : Nhân viên xã hội xem xét các mạnh và mặt yếu của thân chủ ( như mặt manh : có sức khỏe, có hiếu, hiểu vấn đề…; mặt yếu : đánh giá thấp bản thân, không được đi học, thiếu kỹ năng…). Nhân viên xã hội cùng với thân chủ vẽ biểu đồ gia đình và biểu đồ sinh thái của thân chủ để phân tích những yếu tố kinh tế, gia đình, tâm lý và những yếu tố môi trường ảnh hưởng tới hòan cảnh sống của thân chủ. Biểu đồ thế hệ : Chú thích : : Nữ : Nam : mất Quan hệ tốt : quan hệ không tốt : không quan hệ, ly dị, ly thân : không kết hôn hợp pháp 3. Đánh giá môi trường xã hội : PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 18. 18 Nhân viên xã hội xem xét môi trường xã hội có quan tâm hỗ trợ cho thân chủ không, thân chủ có bị phân biệt đối xử không, công đồng có quan tâm không, mạng lưới các dịch vụ hỗ trợ như thế nào. Biểu đồ sinh thái : Nội Ngọai Hàng xóm việc làm Bạn bè giải trí Thân chủ Dịch vụ xã hội Tôn giáo Y tế chính quyền địa phương Đòan thể Trường học Chú thích : trước có quan hệ, sau không còn. Ít quan hệ Quan hệ 2 chiều Nếu không có đường kẻ đến thân chủ, tức là không có quan hệ. 4. Xem xét các giải pháp có thể : Khi nhân viên xã hội cùng với thân chủ tiếp tục tìm hiểu sâu vấn đề thì các giải pháp khả dĩ có thể xuất hiện. Có giải pháp có thể mâu thuẩn với gía trị của thân chủ, của nhân viên xã hội, với tổ chức mà nhân viên xã hội là người đại diện. 5. Chọn lựa giải pháp : Nhân viên xã hội và thân chủ thảo luận từng giải pháp có được ở bước 2, các mặt thuận lợi và bất lợi và chọn giải pháp mà thân chủ ưng ý, đó là giải pháp phù hợp với nhu cầu, gía trị, khả năng của thân chủ . 6. Nhận diện giải pháp và lên kế hoạch hành động : Nhân viên xã hội và thân chủ thiết lập các mục tiêu hướng đến giải quyết vấn đề, những công việc phải thực hiện ( khi nào thực hiện, thực hiện như thế nào ). Giải pháp có thể nhắm đền sự thay đổi cá nhân ( can thiệp ở cấp vi mô ), sự thay đổi ở nhóm hay tổ chức ( can thiệp ở cấp trung mô ) hoặc sự thay đổi của cộng đồng hay xã hội ( can thiệp ở cấp vĩ mô ). Kế hoạch hành động có thể dựa trên các tài nguyên của hệ thống an sinh xã hội chính quy và của mạng lưới riêng của thân chủ ( thân nhân, lối PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 19. 19 xóm, giáo viên, tu sĩ, bạn bè…). Nhân viên xã hội cần chú ý đến những sinh hoạt tập tục văn hóa cổ truyền. 7. Thực hiện kế hoạch hành động : Khi thực hiện kế họach hành động, nhân viên xã hội và thân chủ cần cùng nhau đánh gía thường xuyên các kết quả và điều chỉnh phương cách khi cần thiết. Nhân viên xã hội cần theo dõi những cố gắng giải quyết vấn đề của thân chủ, có thể nhân danh thân chủ trong việc phối hợp các dịch vụ, kế họach và phát triển chương trình, thương lượng để đưa đến những thay đổi trong môi trường sống. 8. Đánh giá tiến trình và kết quả . 29. Tiêu chuẩn nào để tạo ra mục tiêu tốt:? 1. Mục tiêu phải mang tính tích cực. Nên nêu lên một cái gì đó tích cực mà thân chủ phải làm (việc gì giúp ngưng uống rượu thay vì cấm thân chủ uống rượu). Đây là cách dựa vào mặt mạnh khi xác định mục tiêu. 2. Mục tiêu phải mang tính điển hình: hành động cái gì ? 3. Mục tiêu phải liên quan đến cuộc sống hiện tại: thân chủ có thể làm ngay trong ngày hoặc ngày hôm sau, ví dụ: tối nay tôi ngủ sớm. 4. Mục tiêu càng cụ thể càng tốt. 5. Xác định kế hoạch để can thiệp: ta tiếp cận ai? Vai trò cuả ta là gì? Cụ thể ta sẽ làm gì và sử dụng bao nhiêu thời gian để cho thân chủ hiểu được họ phải làm gì? 6. Đánh giá: điều này có lợi cho thân chủ. Hai bên cùng hợp tác trong việc đánh giá. Ví dụ: Trường hợp trẻ có khó khăn trong quan hệ với các bạn trong lớp học: ta làm việc với trẻ trên quan điểm có những điều trẻ cần phải phấn đấu, như: “Nếu cháu muốn chơi thân thiện với bạn, bây giờ cháu cho biết nếu bạn cháu chơi không tốt với cháu thì điều gì sẽ xảy ra? Cháu hay đánh với cháu..…nếu hôm đó, cháu có cách đối xử tốt với bạn bè thì hôm đó có thể khác đi phải không ? Vậy mỗi tuần một lần, cháu xem cháu hành động tốt thế nào đối với trẻ khác bằng cách cháu đánh dấu đã làm điều tốt hay không tốt. Có thể ta cùng thân chủ vẽ những nấc thang tiến triển. Khi đánh giá, ta thấy thân chủ không tiến bộ, ta phải tìm con đường khác. Mục đích đánh giá không phải nhìn vào mình mà nhìn vào mục đích, và xem ta đã tiến tới mục tiêu chưa. Mục đích đánh giá là phải tìm ra cách tiếp cận hưũ ích nhất. Đánh giá đồng thời tiến trình và kết quả giải quyết vấn đề, tìm hiểu tại sao có những kết quả không đạt được. KỸ NĂNG THÚC ĐẨY SỰ THAY ĐỔI 30. Thế nào là kỹ năng thúc đẩy sự thay đổi (tạo động cơ thay đổi). PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 20. 20 Khi ta làm việc với thân chủ, ta thường nghĩ ta đang trong tiến trình hành động thì việc làm của ta không có hiệu quả .Ta nên lùi lại, xem xét các hoạt động thay đổi, xem thân chủ đang ở giai đoạn nào, chứ không phải do cơ quan quyết định mình phải làm gì. Các giai đoạn thay đổi diễn ra theo từng bước như sau : - Giai đoạn tiền dự định: Ở giai đoạn này thân chủ chưa nghĩ đến sự thay đổi, có cảm giác không ổn. Đặc điểm chính la không có sự nhận thức. Có lúc khi gặp khó khăn, thân chủ không ý thức được vấn đề là gì? (như trường hợp người nghiện). Chúng ta phải đối diện với thân chủ, buộc họ phải nhìn vấn đề và đặt vấn đề như thế nào. Có thể họ có thái độ phản đối, cố tránh đi. Trong giai đoạn này, nhân viên xã hội cũng có một số việc làm có ích cho thân chủ như :cung cấp thông tin cho họ chứ không đặt vấn đề là họ phải thay đổi vì có thể gây cho họ một mối nghi ngờ. Ta tránh tranh luận, nếu không sẽ dẫn đến đối đầu với thân chủ. Cách làm là lắng nghe một cách có phản hồi, như vậy chúng ta làm cho thân chủ cảm nhận là chúng ta cởi mở nhìn vấn đề. Công việc của chúng ta trong giai đoạn này là tìm hiểu quan điểm của thân chủ và cung cấp thông tin để thân chủ có những nghi ngờ thắc mắc dể họ tự suy nghĩ. Giai đoạn dự định : Đặc tính chính của giai đoạn này là thân chủ có ý nghĩ thay đổi trong tư tưởng , họ cân nhắc cái được , cái mất trong sự thay đổi .Có khi ta cảm thấy khó chịu trước sự lưỡng lự đó, nhưng đó là bước tốt trong quá trình thay đổi. Công vệc của ta là giúp họ ý thức được sự lưỡng lự đó, giúp họ suy nghĩ và tìm ra những điều nào có lợi và bất lợi khi họ thay đổi hoặc khi họ không thay đổi.Ví dụ: người nghiện rượu, điều tốt cho họ là không gây gỗ trong nhà và có thể họ còn thấy mạnh khoẻ hơn, nhưng họ cũng sợ mất bạn bè.Ta cần khuyến khích họ nói về những cái lợi khi thay đổi, cố gắng nhấn mạnh các điểm này. Giai đoạn quyết định : đó là khi có chiều hướng nghiên về sự thay đổi khi thân chủ bắt đầu nói về các ý định về những gì họ sẽ làm và nhiệm vụ của ta là thúc đẩy. Vídụ: khi thân chủ nói:”Tôi thực sự không muốn uống nữa, tôi đã ngán cuộc sống nghiện ngập rồi .”Ta phải nói ngay:”Tốt, đây là việc anh phải làm “ và cùng thân chủ bàn về kế hoạch hành động.Ta nên cung cấp cho họ những phương pháp lựa chọn .Họ sẽ cảm thấy họ kiểm soát được quá trình thay đổi này và đây là bước khó nhất. Giai đoạn hành động : Ta và thân chủ mỗi bên có việc phải làm là thực hiện hành động ở giai đoạn này. Chúng ta cần phải khuyến khích và tăng các điểm mạnh của họ, hướng và theo dõi công việc của họ để giúp họ vượt qua những khó khăn. Giai đoạn duy trì: Ở giai đoạn này , thân chủ ý thức rõ vấn đề , họ có khả năng nhìn lại vấn đề trong quá khứ .Công việc của ta là tạo phương hướng để giúp họ những phương hướng giải quyết vấn đề.Ta giúp họ những kỹ năng từ chối không trở lại hành vi cũ ( ví dụ họ gặp bạn mời đi nhậu ). PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 21. 21 Giai đoạn trở lại: Đặc điểm của giai đoạn này là tái hiện những hành vi cũ. Có nhiều cách ta phản ứng khi điều này xảy ra , thường là ta thất vọng như thân chủ, ta cho là ta thất bại, nhưng không nên để lộ thất vọng trước thân chủ.Ta nên cảm thông họ, xem có điều gì liên quan đến hành động đó và cho họ thấy họ phải làm gì và nói cho họ biết thay đổi là một công việc rất khó khăn .Nếu việc tái hiện hành vi cũ mà gây thiệt hại cho người thứ ba (như đánh vợ khi nhậu trở lại) và phải bảo đảm rằng thân chủ phải chịu những hậu quả do mình gây ra ( có thể có những biện phap chế tài ). Dù sao, cần nên biết rằng thân chủ là những người gặp khó khăn trong thay đổi nên họ mới cần chúng ta, nếu không họ cũng chẳng cần gặp chúng ta để làm gì. Cũng có nhiều yếu ngoài dự định của thân chủ khiến họ không thể vượt qua, ví dụ họ gặp chuyện buồn, họ uống rượu trở lại. Thay đổi là khó khăn và thay đổi không theo con đường thẳng. Để giúp thân chủ thêm sức mạnh khi chuẩn bị thay đổi, cần có kỹ năng giúp thân chủ thao dượt trước hành động của họ, có thể thân chủ sẽ sắm vai của họ về việc thân chủ sẽ làm (ví dụ cách từ chối khi gặp bạn mời đi nhậu ). Ở các giai đoạn này, chúng ta có thể gặp phải những hành vi đề kháng của thân chủ như thô bạo, tức giận, nhút nhát mắc cở, né tránh, Ta phải tìm hiểu nguyên nhân đề kháng của họ, có thể thân chủ đã có một kinh nghiệm về ai đó đã giúp đỡ họ không thành công, họ tới mình với thái độ đề kháng. Ta phải hiểu đề kháng là một thông điệp báo cho nhân viên xã hội biết là mình đi quá nhanh hay quá chậm. Điều khó khăn là nhân viên xã hội thường hay đỗ lỗi, trách móc thân chủ, nói là chính họ không muốn thay đổi hoặc họ không đủ khả năng thay đổi. CÁC GIAI ĐOẠN THAY ĐỔI Giai Đặc điểm nơi thân chủ Phương hướng công việc của nhân viên đoạn xã hội Tiền dự Chưa nghĩ đến việc Cần tìm thông tin về vấn đề. định thay đổi. Tăng sự thắc mắc. Không có ý thức về Xóa bỏ những rào cản để thay đổi. vấn đề. Tránh sự tranh cải. Không thấy rõ vấn Lắng nghe có phản hồi. đề. Hỏi những câu hỏi mở để rộng đường trả lời. Dự định Mâu thuẩn trong tư Giúp ý thức về mâu thuẩn trong tư tưởng. tưởng. Nghĩ đến sự thay đổi, Trình bày sự tương phản, cân đo. nhưng bỏ qua. Khơi lên những câu có tính tự Cân nhắc giữa cái động viên. được và cái mất của sự thay đổi. Quyết Cần nghiêng về phía Cần phải trình bày các phương án. định của sự thay đổi. Nhấn mạnh trách nhiệm của thân PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 22. 22 Có lời bày tỏ ý định chủ đối với sự thay đổi. hành động. Củng cố tính hiệu quả cá nhân. Quyết định thay đổi. Hợp đồng tiến trình và nêu rõ các mục tiêu. Hành - Tham gia tích cực trong kế Thiết lập các công việc và kiểm tra động hoạch trị liệu. việc thực hiện. Hỗ trợ cho sự hiệu quả cá nhân. Duy trì - Nhận thức vấn đề cũ với Lập phương hướng để áp dụng khi thay đổi. các hành vi cũ tái hiện. Xác nhận khả năng của thân chủ để duy trì sự thay đổi. Trở lại - Hành vi cũ tái hiện trở lại. Xem xét điều gì đã xãy ra. Xem cách nào để làm khác đi. Tránh làm chán nản hay làm mất tinh thần thân chủ. Đưa vào bối cảnh của quá trình thay đổi. PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM 31. Lúc nào sử dụng phương pháp nhóm ? - Khi vấn đề của thân chủ có mối tương quan giữa 2 người hoặc nhiều người ( nhóm gia đình ). - Khi một số người có cùng vấn đề hoặc nhu cầu giống nhau ( như nhóm trẻ đường phố, nhóm phụ nữ tín dụng, nhóm đồng đẳng…) - Khi giải quyết vấn đề chung của cộng đồng ( nhóm hành động, nhóm thanh niên tình nguyện…) 32. Làm thế nào để tác động vào nhóm hiệu quả ? Vì nhóm nhằm đáp ứng những nhu cầu tâm lý, tăng trưởng, giáo dục, nâng cao năng lực... các mối quan hệ tương tác và bầu khí tâm lý xã hội của nó phải thuận lợi. Muốn vậy cần tạo điều kiện để : - Mọi người tham gia đồng đều và bình đẳng. - Lấy quyết định một cách dân chủ. - Các mối tương giao thật sự cởi mở và chân tình. - Xây dựng thói quen hợp tác. Do đó cần quan tâm đến một số vấn đề, hiện tượng thường xảy ra trong nhóm. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 23. 23 Vấn đề Cách xử lý 1. Truyền thông tắt nghẽn Bảo đảm cho người ta trao đổi chân tình với nhau, cho mọi người hiểu một vấn đề, một từ Có thể xảy ra hiện tượng “ông giống nhau. Giúp thư giãn để giảm bớt tính nói gà bà nói vịt” chẳng ai hiểu khách sáo, trịnh trọng. nhau. Hoặc người ta xã giao khách sáo mà không đi vào chiều sâu để hiểu nhau. Hay có người bị ức chế không diễn đạt được... 2. Mâu thuẫn trong nhóm Phát hiện nó khi nó còn ngấm ngầm. Không để nó phát triển thành ung nhọt khó chữa. Khéo Luôn luôn xảy ra giữa 2 người léo đưa nó ra ánh sáng. Mổ sẻ bằng con dao vô hay 2 nhóm người, do cá tính hay trùng nghĩa là bằng thái độ hoàn toàn khách quyền lợi. quan, công bằng, không thiên vị. Dựa vào nhóm viên là “quan tòa” khách quan nhất. 3. Xu hướng thống trị của một Xem đây là vô tình hay cố ý. thiểu số. Rèn luyện sự nhạy bén đối với các Có những cá tính mạnh quen tương tác trong nhóm. thói áp đặt ý kiến làm các nhóm viên khác bất mãn hay thụ động. Ngay từ đầu tập huấn kỷ về thái độ, kỹ năng lắng nghe. Khéo léo giải thích, ngăn chặn xu hướng nói nhiều, áp đặt. Hỗ trợ, liên kết để tăng sức mạnh cho người nhút nhát lên tiếng. 4. Hiện tượng ngôi sao. Đây không phải những người xấu - Tránh xu hướng chung của người phụ trách là nhưng quá vượt trội so với nhóm dựa vào khả năng của một thiểu số để đạt thành viên khác. Sự sáng chói quá đáng tích vì mục đích của CTXH nhóm là tạo điều của họ vô tình làm cho kẻ khác lu kiện phát huy cho mọi người. mờ. - Có thể đưa những người vượt trội vào các nhóm vừa sức của họ hơn. - Tốt hơn nữa là tập cho họ tự “nén” mình, chờ đồng đội để mọi người tiến lên cùng một nhịp. 5. Hiện tượng chiên ghẻ. Đặc biệt trong các nhóm trẻ Nhạy bén phát hiện khi nó chốm nổ. em có những trẻ chậm chạp, yếu kém hay khuyết tật bị các nhóm Đây là dịp giáo dục rất tốt để trẻ biết viên khác xúm lại ăn hiếp, hay đổ thương yêu, nhường nhịn và giúp đỡ bạn lỗi cho những thất bại của nhóm. mình. Hiện tượng này dĩ nhiên cu4ng có thể xảy ra trong nhóm PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 24. 24 người lớn. 6. Cơ cấu phi chính thức, lấn át cơ - Luôn luôn quan sát mối quan hệ thân tộc, bạn cấu chính thức. bè của các thành viên để xác định cơ cấu hay tổ chức phi chính thức. - Cơ cấu chính thức là các mối quan hệ xuất phát từ vai trò, vị trí - Nếu cơ cấu này không trở thành một sức chính thức được chỉ định của các mạnh chi phối quyền lực thì không có vấn đề. cá nhân. Ví dụ quan hệ thủ trưởng, nhân viên, nhóm trưởng - nhóm - Nếu cơ cấu phi chính thức có xu hướng áp viên. đảo, nên ngăn chặn ngay. - Cơ cấu phi chính thức là các mối - Biết vận dụng mặt tích cực của nó : ví dụ như giao nhiệm vụ cho một nhóm bạn thân trong đó quan hệ tự nhiên xuất phát từ tình cảm bạn bè, thân thuộc. Điều này có một thủ lãnh tự nhiên thì sẽ được việc. vô cùng tự nhiên, có thể có lợi nhưng cũng có thể bất lợi. (Nguồn : Nguyễn thị Oanh, Công tác xã hội Nhóm ) 33. Người phụ trách nhóm là ai ? Người phụ trách cuối cùng là Nhân viên xã hội chuyên nghiệp. Có khi người đó trực tiếp điều hành nhóm có khi nhóm có người phụ trách từ các thành viên của mình, nhân viên xã hội hỗ trợ gián tiếp. Điều đáng ghi nhớ cốt lõi của phương pháp nhóm là nếu trong phương pháp cá nhân, phương tiện chính yếu để tạo ra sự thay đổi là mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thân chủ thì trong phương pháp nhóm, phương tiện chính yếu là mối tương tác giữa nhóm viên với nhau. Nhân viên xã hội chủ yếu tác động vào các mối tương tác này. 34. Các họat động trong phương pháp nhóm có các mục đích khác nhau như thế nào ? 1. Tạo điều kiện để truyền đạt bằng lời, cảm xúc, ý kiến và kinh nghiệm. 2. Phát triển tốt các mối quan hệ giữa nhóm viên. 3. Tăng cường sự gắn bó trong nhóm. 4. Tạo cơ hội để cống hiến cho người khác trong nhóm. 5. Phát triển và củng cố năng lực trong các kỹ năng xã hội khả dĩ giúp cho sự phát triển về mặt tâm sinh lý, văn hóa, lịch sử và ý thức tích cực về bản thân. 6. Kích thích các cuộc thảo luận có suy nghĩ để giải quyết vấn đề, dẫn đến sự hiểu biết bản thân, người khác và các tình huống. 7. Tăng cường khả năng ra quyết định và thực thi quyết định. 8. Giảm căng thẳng và thỏa mãn nhu cầu về sự thch thú, vui vẻ và sáng tạo. 9. Giúp nhân viên xã hội thẩm định tốt hơn nữa nhu cầu và tài nguyên nơi thân chủ. 10. 10.Giúp nhân viên xã hội thẩm định tốt hơn nữa các mối tương tác trong nhóm như là một tổng thể. 35. Phương pháp nhóm cần các kỹ năng gì ? PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 25. 25 1. kỹ năng lãnh đạo. 2. Kỹ năng điều hòa sự tham gia các nhóm viên. 3. Biết nhìn với cái nhìn mới. 4. Chọn mô hình truyền thông có mục đích. 5. Khuếch đại các thông điệp tinh tế. 6. Giảm nhẹ các thông điệp quá mạnh mẻ. 7. Tạo sự liên kết trong cảm xúc. 8. Chuyển hướng các thông điệp. 9. Hướng các vấn đề để trở lại cho nhóm. 36. Khi sử dụng một họat động trong phương pháp nhóm, chúng ta cần lưu ý cái gì ? - Mục đích của họat động sẽ góp phần đạt tới mục tiêu của nhóm. - Trọng tâm của họat động là yêu cầu và tính chất quan hệ : gần gũi hay khỏang cách, chia sẻ và hợp tác, ganh đua và mâu thuẩn, liên quan đến cá nhân hay nhóm, hoặc cả hai. - Những kỹ năng cần thiết. - Tác động trên cách biểu lộ hành vi. - Cơ hội lấy quyết định cho cá nhân và nhóm. - Sự phù hợp với tình huống có thật. - Họat động này có điểm nào tế nhị về mặt văn hóa và lịch sử. - Có phù hợp về thời điểm không ( trong một buổi sinh họat nhóm và phụ thuộc vào giai đọan phát triển của nhóm ). PHƯƠNG PHÁP CỘNG ĐỒNG 37. Phương pháp cộng đồng là gì ? Tiến trình làm chuyển biến cộng đồng nghèo thiếu tự tin thành cộng đồng tự lực thông qua việc giáo dục gây nhận thức về tình hình, vấn đề hiện tại của họ, phát huy các khả năng và tài nguyên sẵn có, tổ chức các họat động tự giúp, bồi dưỡng và củng cố tổ chức, và tiến tới tự lực, phát triển. Các nguyên tắc hành động là : - Bắt đầu từ nhu cầu, tài nguyên và khả năng của người dân. - Tin tưởng vào dân,vào khả năng thay đổi và phát triển của họ. - Đáp ứng nhu cầu và mối quan tâm bức xúc hiện tại của họ. - Khuyến khích người dân cùng thảo luận,lấy quyết định chung, hành động chung để họ đồng hòa mình với những chương trình hành động đó. - Bắt đầu từ những họat động nhỏ để dẫn đến các thành công nhỏ. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 26. 26 - Vận động thành lập nhóm nhỏ để thực hiện dự án, không chỉ để giải quyết được một vấn đề cụ thể mà còn để củng cố, làm vững mạnh tổ chức tự nguyện của người dân. - Khi cung cấp được nhiều cơ hội để người dân tương trợ lẫn nhau và thiết lập các họat động chung, qua đó các thành viên vừa có cảm xúc hòan thành nhiệm vụ vừa đóng góp vào việc cải thiện an sinh cho nhóm, cả hai điều này đều quan trọng như nhau. - Quy trình “hành động – suy nghĩ rút kinh nghiệm – Hành động mới “ cần được áp dụng để tiến tới những chương trình hành động chung lớn hơn, trình độ quản lý cao hơn. - Nếu điều hành có hiệu quả, việc giải quyết các mâu thuẩn phát sinh là dịp để nhóm trưởng thành. - Thiết lập mối liên kết với bên ngòai cộng đồng để có thêm sự hỗ trợ và hợp tác với nhau. - Làm việc với người dân chứ không làm cho 38. Phương pháp SARAR là gì ? Mục tiêu của công tác cộng đồng là giúp đỡ người dân mở rộng tần nhìn, tăng thêm năng lực, lòng tự tin và sự tận tụy để đảm bảo cho những nổ lực ở cộng đồng được duy trì và có hiệu quả cả ở hiện tại và trong tương lai. Phương pháp SARAR tập trung vào việc phát triển khả năng của con người để đánh gía, lựa chọn, lên kế họach, tổ chức và triển khai công việc : S Self- esteem ( lòng tự trọng ) A Associative strength ( sức mạnh tổng hợp ) R Resource fulness ( sự năng động tháo vát ) A Action planning ( lên kế họach hành động ) R Responsibility ( trách nhiệm ) Người làm công tác cộng đồng phải là người như thế nào ? a). người tạo thuận lợi : biết kích thích hành động, truyền thông tốt, có hiểu biết và đầu óc phân tích, có đạo đức và nhân cách. - người trung gian : biết thương lượng, hòa giải khi có mâu thuẩn giữa các bên. - người hỗ trợ : có kiến thức, hỗ trợ chính thức và phi chính thức. - người tạo sự thỏa hiệp chung : biết tôn trọng sự khác biệt về quan điển của nhau. - người biết xây dựng nhóm hành động : giúp điều hòa các họat động của nhóm và giải quyết mâu thuẩn trong nhóm. - người biết sử dụng kỹ năng và tài nguyên. b) nhà giáo dục : người giúp dân nhận diện vấn đề của chính họ, giúp họ thấy viễn cảnh tương lai phải thay đổi cái gì. - người thông tin : về các họat động, mục tiêu, kỹ thuật. - Người đối đầu : biết can thiệp khi có diễn biến xấu, có hại. - Nhà đào tạo : qua thảo lu6ạn, trò chơi, kịch, phim ảnh… PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 27. 27 c) Người đại diện: tiếp nhận tài nguyên bên ngòai, biện hộ nhân danh cộng đồng, trong quan hệ xã hội và xây dựng mạng lưới. d) Nhà kỹ thuật : thu thập dữ liệu và phân tích, nhà quản lý, kiểm sóat tài chính, viết báo cáo, sử dụng máy vi tính. 39. Kỹ năng xây dựng ê-kíp làm việc ở cộng đồng là như thế nào ? Ê-kíp làm việc bao gồm những cá nhân cùng chia sẻ các mục tiêu chung và phối hợp nhau trong công việc. tạo sự nhập cuộc để họ thể hiện năng lực và tận tụy. giúp họ quan tâm lẩn nhau. nhạy cảm với nhu cầu của người khác. tạo môi trường phát huy sáng tạo. 40. Kỹ năng giải quyết mâu thuẩn là gì ? Các nguyên nhân gây mâu thuẩn : giá trị, quan điểm, tài nguyên,vai trò, truyền thông, sự thay đổi, tinh thần vị chủng… Các phong cách giải quyết mâu thuẩn dựa trên mô hình “có cho có nhận” : cạnh tranh : không cho gì hết. hợp tác : cho và nhận. thỏa hiệp: cho phân nữa thích nghi : cho hết tránh né : bỏ cuộc phong cách hợp tác và thỏa hiệp được chọn nhiều nhất trong công tác cộng đồng. mỗi phong cách đều có ích cho mỗi hoàn cảnh khác nhau và tùy thuộc vào các kỹ năng : thấu cảm lắng nghe tự khẳng định quản lý cảm xúc nhận diện, phân tích mâu thuẩn thương lượng sử dụng quyền lực một cách thích hợp. 41. kỹ năng thương lượng như thế nào ? Người quản lý dự án phải biết kích thích các cộng hưởng tích cực hơn là làm cho người cộng tác e ngại hoặc chống đối. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
  • 28. 28 chuẩn bị vấn đề nhận định tình huống thương lượng rà soát lại các giả định nhận định phản ứng đôi xác định chiến lược nghiên cứu các dữ kiện điểm tương đồng và khác nhau đánh gía lại nhu cầu xác định vấn đề mong đợi của hai bên chuẩn bị vấn đề Một số nguyên tắc trong thương lượng : hãy tự tin nên hỏi nếu có thắc mắc nên cung cấp thông tin đưa ra những dự kiến của mình gợi ra những khoản nhân nhượng có đi có lại. biết lắng nghe và hiểu vấn đề. khả năng đứng ở vị trí bên kia để nhận định. Am hiểu vấn đề. 42.Tiến trình tổ chức cộng đồng gồm các bước như thế nào ? Bước 1: Chọn cộng đồng. - công đồng nghèo và có nhu cầu phù hợp với lãnh vực họat động của cơ quan của người làm công tác cộng đồng. - Có 150 – 250 hộ ( một ấp, một khu phố ). - Lãnh đạo địa phương tương đối cởi mở, hiểu và chấp nhận thay đổi. Bước 2 : Hội nhập cộng đồng và nhận diện những nhân tố tích cực trong cộng đồng. - Thăm viếng hoặc địa phương giới thiệu - Thu thập thông tin và phát hiện những tiềm năng về con người để chuẩn bị cho việc thành lập các nhóm nồng cốt. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com