SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 25
Downloaden Sie, um offline zu lesen
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRỪƠNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN VẬT LÝ ỨNG DỤNG
HV: LÊ KHẮC TỐP
HD : TS. LÊ TRẤN
TẠO MÀNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP
SOL-GEL
I. Giới thiệu, định nghĩa và lịch sử phát triển phương pháp Solgel.
1, Giới thiệu và lịch sử phát triển.
2, Định nghĩa quá trình Sol – gel .
II. Những khái niệm cơ bản:
1, Precursor.
2, Sol.
3, Gel :
III. Diễn biến quá trình Sol – gel và sự ảnh hưởng của các thông số.
1, Phản ứng thủy phân.
a, Ảnh hưởng pH
b, Ảnh hưởng của dung môi
c, Ảnh hưởng bởi tỉ số r ( H2O/M)
d, Ảnh hưởng bởi chất xúc tác:
:
2, Phản ứng ngưng tụ.
a, Ảnh hưởng của pH
b, Ảnh hưởng của xúc tác
c, Ảnh hưởng của dung môi
IV. Quá trình động học và sự phát triển cấu trúc.
1, Chuyển đông ngẫu nhiên Brown.
2, Quá trình động học và các thông số:
3. Sự phát triển cấu trúc
4. Các lọai phát triển cấu trúc:
a, Sự phát triển monomer-cluster
b, Sự phát triển cluster-cluster.
c, Sự phát triển monomer – monomer.
V. Các phương pháp phủ màng Sol – gel.
1, Phương pháp phủ nhúng (dip – coating).
2, Phương pháp phủ quay (spin – coating).
3, Phương pháp phủ phun và phủ dòng chảy.
4, Quá trình xử lý nhiệt.
VI. Tạo màng bằng phương pháp solgel có tăng cường plasma
VII. Ứng dụng phương pháp Sol – gel.
VIII. Ưu và nhược điểm phương pháp Sol – gel.
I. Giới thiệu và lịch sử phát triển phương pháp solgel
1, Giới thiệu và lịch sử phát triển:
Phương pháp hóa học Sol-gel là một kỷ thuật để tạo ra một số sản phẩm có
hình dạng mong muốn ở cấp độ nano. Quá trình Sol-gel thường liên quan đến
những phân tử alkoxit kim loại mà chúng sẽ bị thủy phân dưới những điều kiện
được kiểm soát và ngay sau đó những chất này phản ứng với nhau tạo ngưng tụ để
hình thành liên kết cầu kim loại-oxi-kim loại.
Phản ứng sol-gel đã được quan tâm từ năm 1800 để tạo gốm sứ v à được
nghiên cứu rộng rãi vào đầu năm 1970, ngày nay Solgel đựơc ứng dụng rộng rải
trong khoa học đời sống
2. Định nghĩa quá trình Sol – gel:
Một cách tổng quát, quá trình Sol – gel là 1 quá trình liên quan đến hóa lý
của sự chuyển đổi của một hệ thống từ precursor th ành pha lỏng dạng Sol sau đó
tạo thành pha rắn dạng Gel theo mô hình precursor Sol Gel như trên hình 1
Hình 1. Kỹ thuật Sol – gel và các sản phẩm của nó.
II. Những khái niệm cơ bản:
1, Precursor.
Precursor Là những phần tử ban đầu để tạo những hạt keo. Nó đ ược tạo
thành từ các thành tố kim loại hay á kim, được bao quanh bởi những ligand khác
nhau. Các precursor có thể là chất vô cơ kim loại hay hữu cơ kim loại.
Công thức chung của precursor: M(OR)x
Với: M: kim loại, R: nhóm ankyl có công thức C nH2n+1
Tùy theo vật liệu cần nghiên cứu mà M có thể là Si, Ti, Al ... hay kim loại hũu cơ
như Tetramethoxysilan(TMOS),Tetraethoxysilan(TEOS) …
2, Sol.
Một hệ sol là sự phân tán của các hạt rắn có kích thước khoảng 0.1 đến
1μm trong chất lỏng, trong đó chỉ có chuyển động Brown l àm lơ lững các hạt.
Kích thước hạt nhỏ nên lực hút là không đáng kể.
Lực tương tác giữa các hạt là lực Van der Waals.
Các hạt chuyển động ngẫu nhiên Brown do trong dung dịch các hạt
va chạm lẫn nhau.
Sol có thời gian bảo quản giới hạn vì các hạt Sol hút nhau dẫn đến đông tụ các hạt
keo. Các hạt Sol đến một thời điểm nhất định thì hút lẫn nhau để trở thành những
phân tử lớn hơn, đến kích thước cở 1 – 100 nm và tuy theo xúc tác có mặt trong
dung dịch mà phát triển theo những hứơng khác nhau. Trên hình 2 là hai quá trình
phát triển khác nhau với xúc tác là acid và bazơ
Hình 2 : Sự phát triển của Sol đối với xúc tác khác nhau
3, Gel :
Một hệ Gel là 1 trạng thái mà chất lỏng và rắn phân tán vào nhau, trong đó
1 mạng lưới chất rắn chứa các thành phần chất lỏng kết dính lại tạo thành Gel. Sự
ngưng tụ của các hạt sẽ tạo thành mạng lưới. Tăng nồng độ dung dịch, thay đổi đô
pH hoặc tăng nhiệt độ nhằm hạ hàng rào cản tĩnh điện cho các hạt tương tác để các
hạt kết tụ với nhau, tạo thành Gel. Nếu nung ở nhiệt độ bình thừơng thì sản phẩm
là Gel khô, nếu nung ở điều kiện siêu tới hạn sản phẩm là Gel khí
III. Diễn biến quá trình Sol – gel và sự ảnh hưởng của các thông số:
Quá trình phủ màng bằng phương pháp Solgel gồm 4 bước
Bươc 1 : Các hạt keo mong muốn từ các phân tử huyền ph ù precursor phân
tán vào một chất lỏng để tạo nên một hệ Sol.
Bước 2 : Sự lắng đọng dung dịch Sol tạo ra các lớp phủ tr ên đế bằng cách
phun, nhúng, quay.
Bước 3 : Các hạt trong hệ Sol được polymer hoá thông qua sự loại bỏ các
thành phần ổn định hệ và tạo ra hệ gel ở trạng thaí là một mạng lưới liên
tục.
Bước : Cuối cùng là quá trình xử lí nhiệt nhiệt phân các thành phần hửu
cơ, vô cơ còn lại và tạo nên một màng tinh thể hay vô định hình.
Diễn biến quá trình phủ màng có thể mô tả như trên hình 3
Hình 3 : Diễn biến quá trình Sol – gel:
Về cơ chế hoá học: Quá trình Sol – gel hình thành với 2 dạng phản ứng
chính là phản ứng thủy phân và phản ứng ngưng tụ bao gồm phản ứng ngưng tụ
rượu và phản ứng ngưng tụ nước.
1, Phản ứng thủy phân:
Phản ứng thủy phân thay thế nhóm alkoxide (–OR) trong liên kết kim loại –
alkoxide bằng nhóm hydroxyl (–OH) để tạo thành liên kết kim loại – hydroxyl.
Theo phương trình phản ứng sau
thủy phân
M(OR)X + nH2O (RO )x-n- M-(OH)n + nROH
Hoá ester
M(OR)X + xH2O M(OH)x + xROH
x: hoá trị kim loại
Trên hình 4 là mô hình phản ứng thủy phân.
Hình 4: Quá trình thủy phân.
Các thông số ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình thủy phân là pH, bản chất và
nồng độ của chất xúc tác, nhiệt độ, dung môi, tỉ số H 2O/M.
a, Ảnh hưởng pH :
Trên hình 5 là đồ thị sự ảnh hưởng pH trong phản ứng thủy phân
Hình 5 : Mô tả sơ lược ảnh
hưởng của pH lên tốc độ phản
ứng thuỷ phân.
b, Ảnh hưởng của dung môi :
Dung môi ngăn chặn sự tách pha lỏng này đến pha lỏng khác trong giai đoạn đầu
của phản ứng thủy phân. Có hai loại dung môi
Dung môi phân cực gồm những chất như : H2O, rượu của các lkal(CH3OH,
C2H5OH…), formamide… dùng để hoà tan những chất phân cực, tái este hoá,
phản ứng thuỷ phân và rượu phân vì nó tác động tạo ra H+
.
Dung môi không phân cực được dùng để thay thế alkyl không thuỷ phân hoàn toàn
do nó tác động tạo ra OH -
. Loại dung môi này không tham gia vào phản ứng
nghịch.
c, Ảnh hưởng bởi tỉ số r ( H2O/M):
Phản ứng thuỷ phân được thưc hiện với giá trị r trong phạm vi nhỏ từ 1 cho
đến lớn hơn 25, phụ thuộc vào sản phẩm polysilicat mong muốn. Từ phương trình
2, giá trị r tăng lên được hi vọng xúc tiến phản ứng thuỷ phân. Mặt khác khi giá trị
r tăng lên gây ra phản ứng thuỷ phân monomer hoàn toàn hơn trước khi phản ứng
kết tụ đáng kể xuất hiện. Phạm vi của phản ứng thuỷ phân khác nhau gây ảnh
hưởng đối với tốc độ tương đối của phản ứng ngưng tụ nước hoặc phản ứng ngưng
tụ rượu. Nói chung, khi r<<2 cơ chế phản ứng ngưng tụ rượu chiếm ưu thế hơn,
trái lại, phản ứng ngưng tụ nước có ưu thế hơn khi r = 2.28.
Giá trị của r tăng lên nói chung xúc tiến phản ứng thuỷ phân, khi r tăng lên
trong khi duy trì một dung môi không thay đổi: tỉ lệ silica và nồng độ silica giảm
xuống. Điều này lần lượt làm giảm tốc độ phản ứng thuỷ phân và phản ứng ngưng
tụ, kết quả là thời gian tạo hệ Gel dài hơn. Tác động này là hiển nhiên, như đã thấy
ở hình 6 cho thấy thời gian Gel hoá theo hệ thống TEO S dưới xúc tác acid. Như là
một hàm của TEOS và alcol ban đầu.
Cuối cùng, khi nước là sản phẩm phụ của phản ứng ngưng tụ, giá trị lớn của
r xúc tiến phản ứng thuỷ phân.
Hình 6 :Ảnh hưởng của tỉ số r đến thời gian hóa Gel của silica
d, Ảnh hưởng bởi chất xúc tác:
Xúc tác là axit làm tốc độ phản ứng tăng lên hơn so với xúc tác bazơ, các
axit mạnh thừơng sẽ làm tốc độ tăng nhanh hơn. Các axit thông dụng thừơng dùng
là : HCl, CH3COOH,HF,HNO3 …
Cơ chế xúc tác của Bazơ:
Phản ứng thuỷ phân trong xúc tác Bazơ xuất phát chậm hơn nhiều so với
phản ứng thuỷ phân xúc tác acid tại cùng một nồng độ chất xúc tác tương đương.
Những oxi alkoxy cơ bản có khuynh hướng đẩy -
OH. Tuy nhiên một khi phản ứng
thuỷ phân ban đầu xuất hiện, những phản ứng tiếp theo xảy ra nh ư bậc thang, với
mổi nhóm alkoxy tiếp theo loại bỏ một cách dể d àng hơn từ Monomer và cũng là
nhóm ưu tiên. Quá trình thuỷ phân của những polymer tạo thành thì bị gây cản trở
không gian nhiều hơn đối với quá trình thuỷ phân của một monomer. Mặc dù quá
trình thuỷ phân trong các môi trường kiềm xảy ra chậm, nhưng nó vẫn có khuynh
hướng xảy ra một cách hoàn toàn theo chiều thuận.
Cơ chế xúc tác acid:
Trong điều kiện acid, có khả năng một nhóm Alkoxide bị proton hoá trong
bước đầu tiên rất nhanh. Mật độ Electron bị rút ra khỏi nguy ên tử kim loại, làm
cho nó có ái lực với điện tử nhiều hơn và dể bị ảnh hưởng hơn bởi sự tấn công
của nước. Và điều này dẩn đến sự tạo thành trạng thái trung gian. Trạng thái
chuyển đổi phá vỡ bởi sự tách ra một alcohol v à sự đảo ngược của khối tứ
diện silicon.
Trong điều kiện bình thường, phản ứng thuỷ phân được phát hiện là bậc
nhất trong môi trường Bazơ. Tuy nhiên khi nồng độ Prescusor tăng lên thì phản
ứng chuyển từ phản ứng bậc nhất đ ơn giản sang phản ứng bậc hai phức tạp hơn.
Với những Bazơ yếu hơn ammonium hydroxide và pyridine t ốc dộ có thể đo
lường của phản ứng đựoc sinh ra chỉ khi tồn tại nồng độ lớn. V ì vậy so sánh với
điều kiện acid, động lực phản ứng thuỷ phân xúc tác baz ơ chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ hơn bởi bản chất dung môi.
2, Phản ứng ngưng tụ:
Phản ứng ngưng tụ tạo nên liên kết kim loại – oxide – kim loại, là cơ sở cấu
trúc cho các màng oxide kim loại. Hiện tượng ngưng tụ diễn ra liên tục làm cho
liên kết kim loại – oxide – kim loại không ngừng tăng lên cho đến khi tạo ra một
mạng lưới kim loại – oxide – kim loại trong khắp dung dịch. Phản ứng ngưng tụ
được thực hiện theo mô hình hình 7 và phương trình phản ứng sau
Hình 7: Quá trình ngưng tụ.
MOR + MOH M-O-M + ROH
MOH + MOH M-O-M + H2O
Trong điều kiện thích hợp, sự ngưng tụ xảy ra liên tục và phá huỷ polimer,
tái tạo thành những hạt keo lớn, từ đó tạo thành các polime lớn hơn.
Các thông số ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình ngưng tụ: độ pH, bản chất
và nồng độ của chất xúc tác, nhiệt độ, dung môi, tỉ số H 2O/M
Các thông số ảnh hưởng đến phản ứng ngưng tụ
a, Ảnh hưởng của pH
Quá trình trùng hợp để tạo nên các nối Siloxan sinh ra hoặc do phản ứng
ngưng tụ hình thành nước hoặc do phản ứng ngưng tụ tạo rượu. Một chuổi các sản
phẩm điển hình của phản ứng ngưng tụ là monomer, dimer, trimer mạch thẳng, các
tetramer tuần hoàn, các vòng có bậc cao hơn. Chuổi ngưng tụ này phụ thuộc vào
cả Depolymerization và sự có mặt của các monome, cái mà trong dung dịch cân
bằng với dạng oligomeric được sinh ra bởi quá trình Depolymerization.
Tốc độ của quá trình trùng hợp mở vòng này và các phản ứng thêm vào
monomer phụ thuộc vào pH của môi trường. Trong những phản ứng trùng hợp mà
pH<2 thì tốc độ ngưng tụ tỉ lệ với nồng độ [H+
]. Bởi vì tính tan của Silica yêu cầu
ở pH<2. Sự tạo thành và sự kết khối của những hạt silicat cơ bản xuất hiện cung
nhau và đóng góp phần nào đó đối với phát triển sau khi các hạt có đuờng kính
vượt quá 2 nm. Thêm vào đó sự phát triển của mạng lưới Gel bao gồm những hạt
cơ bản nhỏ quá mức.
Với 2< pH<6 thì tốc độ phản ứng ngưng tụ tỉ lệ với nồng độ [-
OH]. Tính
tan của các silicat giảm trở lại và sự phát triển của các hạt dừng lại khi các hạt tiến
tới đường kính 2-4 nm.
Khi pH>7 thì quá trình trùng hợp xuất hiện giống như ở 2<pH <6. Tuy
nhiên, trong phạm vi pH này kiểu cô đặc bị ion hoá và kết quả là gây lực đẩy lẫn
nhau. Sự phát triển xuất hiện cơ bản thông qua sự thêm vào của monomers để có
được những hạt đông đặc cao hơn. Các hạt phát triển về kích thước và giảm về số
lượng. Trên hình 8 là tốc độ hòa tan và thời gian gel hóa theo sự thay đổi độ pH
Hình 8 : Tốc độ hòa tan và thời gian gel hóa trong điều kiện pH
b, Ảnh hưởng của xúc tác
Phản ứng ngựng tụ thông thường với chất xúc tác là HCl, HNO3, CH3COOH
Cơ chế xúc tác acid:
Cơ chế phản ứng ngưng tụ dưới xúc tác acid liên quan đến một silano có
thêm proton. Sự có thêm proton của silanol làm cho silicon có ái lực với điện tử
nhiều hơn và thêm vào đó dể bị tấn công bởi ái nhân. Kiểu silanol c ơ bản nhất
được chờ đợi nhất để được có thêm một proton. Kết quả là, các phản ứng ngưng tụ
có thể xảy ra một cách ưu tiên giữa những loại trung tính và những silanol nhận
thêm một proton nằm trên các monomer, các nhóm đầu mút của chuổi.
Cơ chế xúc tác baz:
Cơ chế được chấp nhận một cách rộng rãi nhất đối với phản ứng ngưng tụ
xúc tác baz liên quan đến sự tấn công của một silanol ái nhân l ên một acid sililic
trung tính
c, Ảnh hưởng của dung môi :
Đối với dung môi phân cực với xúc tác là bazơ sẽ làm cho phản ứng xảy ra
chậm, nếu xúc tác là axit thì làm phản ứng xảy ra nhanh hơn
Thêm một số chất phụ gia để làm gel khô nhanh mà không bị đứt gãy, phụ gia
thừơng là các loại axit hữu cơ axit oxalic, axit acetic, axit polycrylic, axit stearic…
IV. Quá trình động học và sự phát triển cấu trúc
1, Chuyển đông ngẫu nhiên Brown:
Là sự chuyển động hỗn loạn của các hạt keo có kích thước nhỏ ( nm) trong
dung dịch và cường độ chuyển động không bị suy giảm theo thời gian, l à tổng hợp
kết quả của số va chạm theo các hướng của các phân tử môi trường phân tán với
hạt keo. Chuyển động của hạt keo n ày có biểu hiện của chuyển động nhiệt và vì
thế cũng có các tính chất động học như : thẩm thấu, khuếch tán ….
1. Hạt keo hình cầu có kích thước lớn hơn phân tử nên ở dung dịch nó bị các
phân tử nước do chuyển động nhiệt va đập từ khắp các h ướng khác nhau.
2. Các hạt có kích thước > 5 m coi như đứng im: do các va đập đồng thời từ
các hướng có thể bù trừ hết cho nhau (về thành phần lực).
3. Các hạt có kích thước nhỏ hơn 5 m chuyển động ngẫu nhiên Brown: do số
va đập từ các phía là ít hơn nên có khả năng không bù trừ hết cho nhau làm
hạt bị đẩy về 1 hướng .Vì các phần tử nước chuyển động hỗn loạn nên
chúng luôn thay đổi hướng va đập, do đó các hạt keo cũng bị thay đổi
hướng chuyển đọng.
2, Quá trình động học và các thông số:
Trong phản ứng thuỷ phân và ngưng tụ, các thông số ảnh hưởng đến động
học Sol-Gel là các hằng số tốc độ phản ứng:
Kh : hằng số tốc độ thuỷ phân
Kcw : hằng số tốc độ ngưng tụ nước
Kca : hằng số tốc độ ngưng tụ rượu
M-O-R + H2O M-OH + R-OH (hydrolysis)
M-OH + HO-M M-O-M + H2O (water condensation)
M-O-R + HO-M M-O-M + R-OH (alcohol condensation)
(M = Si, Zr, Ti …)
Trong thực tế,sự thuỷ phân và ngưng tụ xảy ra song song ở những nhóm chức gần
nhất.
Nếu Kh>> Kwc và Kh>> Kac : thuỷ phân hoàn toàn, không ngưng tụ nên mật độ
nhóm OR giảm nhanh.
Khi tốc độ giảm OR nhỏ hơn tốc độ ngưng tụ thì thuỷ phân và ngưng tụ cùng xảy
ra.
Tốc độ ngưng tụ:
dt
MOMd ][
= Kwc[M(OH)]2
+ Kac[M(OH)][M(OR)]
Kwc> Kac : tốc độ ngưng tụ nước tỉ lệ với [M(OH)]2
Kwc< Kac : tốc độ ngưng tụ rượu tỉ lệ với [M(OH)][M(OR)]
Hai phản ứng ngưng tụ rượu và nước xác định chính xác động học của phản ứng.
3. Sự phát triển cấu trúc
Ảnh hưởng của axit và bazơ đến sự phát triển cấu trúc:
Sol tồn tại trong dung dịch đến một thời điểm nhất định th ì các hạt hút lẫn
nhau để trở thành những phần tử lớn hơn. Các phần tử này tiếp tục phát triển đến
kích thước cỡ 1 nm thì tuỳ theo xúc tác có mặt trong ung dịch m à phát triển theo
những hướng khác nhau. Như vậy, với các loại xúc tác khác nhau, chiều h ướng
phát triển của hạt Sol cũng có phần khác biệt. Sự phát triển của các hạt trong dung
dịch là sự ngưng tụ, làm tăng số liên kết Kim loại- Oxide- Kim loại tạo thành một
mạng lưới trong khắp dung dịch.
Hình 9 : Sự pht triển cấu trúc mng trong quá tr ình sol-gel
4. Các lọai phát triển cấu trúc:
Có 3 loại phát triển cấu trúc : monomer-monomer, monomer-cluster,
cluster-cluster, tuy nhiên cấu trúc monomer-monomer là không đáng kể.
a, Sự phát triển monomer-cluster
Các monomer liên kết với nhau tạo thành các oligomer, bên cạnh đó, các
monomer cũng liên kết với oligomer vừa tạo thành, ở những vị trí tuỳ ý ở gần đầu
mạch hay ở nhánh. Các nhánh của oligomer tạo không gian cản trở sự li ên kết của
monomer và các gốc bên trong của oligomer, làm cho phản ứng tạo liên kết ngừng
lại. Đây chính là điều kiện giới hạn phản ứng hay khả năng khuếch tán monomer
để lấp đầy lỗ trống trong mạng, khiến cho cấu trúc m àng kết chặt hơn. Tuy nhiên
vẫn còn những vị trí alkoxide không bị thuỷ phân hay thủy phân không ho àn toàn
nên không thể ngưng tụ.
b, Sự phát triển cluster-cluster
Với xúc tác acide và tỉ số r (H2O:M) thấp (r<2), phản ứng thuỷ phân chưa
hoàn toàn thì xảy ra ngưng tụ. Các monomer vừa bị thuỷ phân từng phần vừa
ngưng tụ để phát triển cấu trúc, tạo ra oligomer có khối l ượng phân tử thấp cho
đến khi hết nước và M(OH)x thì ngừng lại.
Khi châm thêm nước, những vị trí alkoxide còn lại tiếp tục thủy phân và
ngưng tụ xảy ra liên tiếp giữa những oligomer vừa tạo thành.Với xúc tác acide và
tỉ số r lớn , giai đoạn đầu phản ứng thuỷ phân xảy ra ho àn toàn, các monomer
nhanh chóng liên kết thành các dimer và oligomer (cluster) làm phát tri ển cấu trúc
cluster-cluster.
c, Sự phát triển monomer – monomer.
Quá trình này xảy ra rất ít, không đáng kể
V. Các phương pháp phủ màng Sol – gel:
Điều kiện tiên quyết đối với quá trình phủ màng Sol–gel là: phòng thí nghiệm phải
sạch, dung dịch phủ màng được lọc và đế thuỷ tinh cùng một số thiết bị phải được
rửa sạch. Một số phương pháp phủ màng Sol – gel là: phủ nhúng (dip – coating),
phủ quay (spin – coating), phủ phun (spray – coating), phủ cuốn (roll – coating),
capillary – coating
Hình 10 là 3 phương pháp phủ thông dụng ở các phòng thí nghiệm.
Hình 1. 1: Một số phương pháp phủ màng Sol–gel.
1, Phương pháp phủ nhúng (dip – coating):
Đây là phương pháp đựơc dùng rất nhiều ở bộ môn Vật lý ứng dụng trừ ơng
ĐH KHTN. Đế thuỷ tinh dùng phủ màng được đưa xuống và được nhúng hoàn
toàn trong chất lỏng với 1 vận tốc nhất định dưới sự điều khiển của nhiệt độ và áp
suất khí quyển. Sau đó màng được kéo lên với cùng 1 vận tốc đó.
Hình 11 : Quá trình dip–coating.
Nhúng đế vào bên trong dung dịch phủ.
Hình thành lớp màng ẩm khi kéo đế lên.
Quá trình gel xảy ra bởi sự bay hơi dung môi.
Độ dày màng: được tính bằng phương trình Laudau–Levich:
2/16/1
3/2
).(
).(
.94.0
g
h
LV
(1)
Với:
h : độ dày màng.
η : độ nhớt của chất lỏng.
γLV : áp lực ở bề mặt chất lỏng – khí.
ρ : tỷ trong, khối lượng riêng của chất lỏng.
g : trọng lượng.
v : vận tốc kéo màng.
Từ đó ta có thể thấy độ dày của màng phụ thuộc vào các yếu tố như: vận
tốc kéo màng lên, chất rắn chứa trong dung dịch và độ nhớt của chất lỏng. Việc
chọn tốc độ kéo màng và độ nhớt 1 cách thích hợp có khả năng tăng độ d ày từ
20nm đến 50μm trong khi tính chất quang của màng không thay đổi.
2, Phương pháp phủ quay (spin – coating):
Đế được đặt trên một bề mặt phẳng quay quanh 1 trục vuông góc với mặt
đất. Dung dịch được đưa lên đế và tiến hành quay (ly tâm), tán mỏng màng và bay
hơi dung dịch dư.
Hình 12 : Các bước của quá trình spin–coating.
Phủ quay là phương pháp tạo màng khá đơn giản và ít tốn kém, màng được
tạo khá đồng nhất và có độ dày tương đối lớn.
Độ dày màng: Meyerhofer mô tả sự phụ thuộc của độ dày màng cuối cùng
phụ thuộc vào vận tốc góc, độ nhớt và tốc độ bay hơi của dung môi bằng công
thức bán thực nghiệm sau:
1/3
2
1 3 .
.
2 .
A
Ao Ao
m
h (2)
Với:
h : độ dày cuối cùng.
ρA và ρAo : khối lượng và khối lượng hiệu dụng của
dung môi dễ bay hơi trên 1 đơn vị thể tích.
η : độ nhớt.
ω : vận tốc góc.
m : tốc độ bay hơi của dung môi.
Khi m được xác định bằng thực nghiệm, phương trình được
đơn giản thành:
. B
h A (3)
Với A và B là các hằnng số xác định bằng thực nghiệm. Lai,
Chen và Weill bằng thực nghiệm sử dụng nhiều vận tốc góc
khác nhau, và kết quả thu được là rất khớp với phương trình
(3). Hệ số B được xác định trong khoảng 0.4 – 0.7.
3, Phương pháp phủ phun và phủ dòng chảy
Phương pháp này thường được dùng trong công nghiệp sơn dầu, việc kiểm soát
tính toán dòng phun để suy ra độ dày màng tương đối khó khăn, vì thế phương
pháp này ít đựơc dùng trong công nghệ chế tạo màng mỏng nano
4, Quá trình xử lý nhiệt
Tăng nhiệt : cung cấp nhiệt lượng để loại bỏ dung môi còn sót lại trong
màng vừa tạo thành, quá trinh tăng nhiệt và xử lý nhiệt trong những môi trừơng
khác nhau ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng màng. Nung khô bằng cách bay hơi
ở điều kiện bình thừơng ta thu đựơc sản phẩm gọi là gel khô, nung ở điều kiện tới
hạn thì sản phẩm nhận được it bị co hơn và gọi là gel khí
VI. Tạo màng bằng phương pháp solgel có tăng cường plasma
Plasma là một trong những kĩ thuật hiện đại được sử dụng để làm biến đổi
tính chất bề mặt vật liệu như : kim loại,hợp kim, gốm sứ,màng mỏng, polymer….
nhằm phục vụ cho những mục dích sử dụng khác nhau của các loại vật liệu n ày.
Plasma tạo thành khi một chất khí hoặc một hỗn hợp khí được đặt trong điện
trường thích hợp.Môi trường Plasma chứa các phần tử bị kích thích bởi điện
trường như các nguyên tử, phân tử, các ion,điện tử, các gốc tự do và có thể phát ra
ánh sáng với bước sóng ngắn nằm trong vùng tử ngoại.
Các phần tử kích thích này có thể tác động vào vật liệu (substrate) đặt
trong môi trường Plasma và làm biến đổi bề mặt của nó, các tác động n ày có thể là
các tác động vật lí hay tác động hoá học hoặc đồng thời cả vật lí v à hoá học.
Thiết kế hệ thống được xử lí bằng Plasma:
Màng được đặt lên bệ đỡ trong thiết bị Plasma sao cho bề mặt hoạt động
của màng tiếp xúc với môi trường Plasma. Thiết bị được rút chân không tới áp
suất nhỏ hơn 0.3 torr.Sau đó khí Argon được dẫn vào thiết bị với tốc độ dòng thích
hợp cho tới khi đạt tới áp suất xác định. Đóng mạch điện để tạo ra một điện tr ường
giữa hai điện cực. Plasma xuất hiện và bề mặt màng bị tác động bởi các phần tử
kích thích trong môi trường Plasma.
Cơ chế tác động của Plasma được tạo ra trong môi trường khí Argon trong
các điều kiện thực nghiệm sau :
Trong vùng Plasma, dưới tác dụng của điện trường, khí Argon bị ion hoá,
các ion Ar+
đi về phía Catot và các điện tử đi về phía Anod. Va chạm giữa các
điện tử và các nguyên tử Argon sinh ra các ion Ar+
đồng thời tạo thành các điện tử
thứ cấp có năng lượng cao, các điện tử này sẽ tác động vào bề mặt màng và gây ra
những biến đổi về cấu trúc của bề mặt.
Quan sát qua kính hiển vi điện tử quét (SEM) hoặc qua phép phân tích phổ
hồng ngoại biến đổi Furie (FTIR) để phát hiện sự thay đổi về mặt hoá học của
màng. So sánh với lúc đầu chưa tăng cường Plasma.
VII. Ứng dụng phương pháp Sol – gel:
Tạo màng bảo vệ và màng có tính chất quang học.
Tạo màng chống phản xạ.
Bộ nhớ quang.
Tạo kính giao thoa.
Maøng ña lôùp taïo vi ñieän töû
VIII. Ưu và nhược điểm phương pháp Sol – gel:
Ưu điểm Nhược điểm
- Có thể tạo ra màng phủ liên kết mỏng
để mang đến sự dính chặt rất tốt giữa
vật kim loại và màng.
- Có thể tạo màng dày cung cấp cho quá
trình chống sự ăn mòn.
- Có thể phun phủ lên các hình dạng
phức tạp.
- Có thể sản xuất được những sản phảm
có độ tinh khiết cao.
- Là phương pháp hiệu quả, kinh tế, đơn
giản để sản xuất màng có chất lượng
cao.
- Có thể tạo màng ở nhiệt độ bình
thường.
- Sự liên kết trong màng yếu.
- Độ chống mài mòn yếu.
- Rất khó để điều khiển độ
xốp.
- Dễ bị rạn nứt khi xử lí ở nhiệt
độ cao.
- Chi phí cao đối với những vật
liệu thô.
- Hao hụt nhiều trong quá trình
tạo màng.

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Bài báo cáo hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích, Trương Dục Đức.pdf
Bài báo cáo hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích, Trương Dục Đức.pdfBài báo cáo hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích, Trương Dục Đức.pdf
Bài báo cáo hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích, Trương Dục Đức.pdfMan_Ebook
 
Tinh the hoc
Tinh the hocTinh the hoc
Tinh the hocKhoi Vu
 
Giáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdf
Giáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdfGiáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdf
Giáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdfMan_Ebook
 
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)Thành Lý Phạm
 
chưng cất mới nhất 2015 pro
chưng cất mới nhất 2015 prochưng cất mới nhất 2015 pro
chưng cất mới nhất 2015 protrietav
 
VẬT LIỆU ZnO và ZnO PHA TẠP
VẬT LIỆU ZnO và ZnO PHA TẠPVẬT LIỆU ZnO và ZnO PHA TẠP
VẬT LIỆU ZnO và ZnO PHA TẠPwww. mientayvn.com
 
đạI cương về các phương pháp quang phổ
đạI cương  về các phương pháp quang phổđạI cương  về các phương pháp quang phổ
đạI cương về các phương pháp quang phổNhat Tam Nhat Tam
 
Thuc hanh hoa vo co 1
Thuc hanh hoa vo co 1 Thuc hanh hoa vo co 1
Thuc hanh hoa vo co 1 Thanh Vu
 
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thểNhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thểLeeEin
 
Câu hoi về chưng cất
Câu hoi về chưng cấtCâu hoi về chưng cất
Câu hoi về chưng cấtĐat Lê
 
Luận văn: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu graphen oxit ...
Luận văn: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu graphen oxit ...Luận văn: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu graphen oxit ...
Luận văn: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu graphen oxit ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Do an dong_hoc_va_nhiet_dong_hoc_trong_cnld_8404
Do an dong_hoc_va_nhiet_dong_hoc_trong_cnld_8404Do an dong_hoc_va_nhiet_dong_hoc_trong_cnld_8404
Do an dong_hoc_va_nhiet_dong_hoc_trong_cnld_8404Linh Nguyen
 

Was ist angesagt? (20)

Bài báo cáo hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích, Trương Dục Đức.pdf
Bài báo cáo hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích, Trương Dục Đức.pdfBài báo cáo hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích, Trương Dục Đức.pdf
Bài báo cáo hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích, Trương Dục Đức.pdf
 
Bao cao thuc hanh hoa huu co vo thi my le
Bao cao thuc hanh hoa huu co vo thi my leBao cao thuc hanh hoa huu co vo thi my le
Bao cao thuc hanh hoa huu co vo thi my le
 
Chuong5
Chuong5Chuong5
Chuong5
 
Tinh the hoc
Tinh the hocTinh the hoc
Tinh the hoc
 
Giáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdf
Giáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdfGiáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdf
Giáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdf
 
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
 
chưng cất mới nhất 2015 pro
chưng cất mới nhất 2015 prochưng cất mới nhất 2015 pro
chưng cất mới nhất 2015 pro
 
VẬT LIỆU ZnO và ZnO PHA TẠP
VẬT LIỆU ZnO và ZnO PHA TẠPVẬT LIỆU ZnO và ZnO PHA TẠP
VẬT LIỆU ZnO và ZnO PHA TẠP
 
Luận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nano
Luận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nanoLuận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nano
Luận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nano
 
đạI cương về các phương pháp quang phổ
đạI cương  về các phương pháp quang phổđạI cương  về các phương pháp quang phổ
đạI cương về các phương pháp quang phổ
 
Thuc hanh hoa vo co 1
Thuc hanh hoa vo co 1 Thuc hanh hoa vo co 1
Thuc hanh hoa vo co 1
 
Gthoa phan tich_1
Gthoa phan tich_1Gthoa phan tich_1
Gthoa phan tich_1
 
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thểNhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
 
Câu hoi về chưng cất
Câu hoi về chưng cấtCâu hoi về chưng cất
Câu hoi về chưng cất
 
Chuong 2
Chuong 2Chuong 2
Chuong 2
 
Luận văn: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu graphen oxit ...
Luận văn: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu graphen oxit ...Luận văn: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu graphen oxit ...
Luận văn: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu graphen oxit ...
 
Kn bang sac ky long hieu nang cao hplc
Kn bang sac ky long hieu nang cao hplcKn bang sac ky long hieu nang cao hplc
Kn bang sac ky long hieu nang cao hplc
 
Chuong7
Chuong7Chuong7
Chuong7
 
Pho hong ngoai ir va su dung pho de cau truc
Pho hong ngoai ir va su dung pho de cau trucPho hong ngoai ir va su dung pho de cau truc
Pho hong ngoai ir va su dung pho de cau truc
 
Do an dong_hoc_va_nhiet_dong_hoc_trong_cnld_8404
Do an dong_hoc_va_nhiet_dong_hoc_trong_cnld_8404Do an dong_hoc_va_nhiet_dong_hoc_trong_cnld_8404
Do an dong_hoc_va_nhiet_dong_hoc_trong_cnld_8404
 

Andere mochten auch

KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHA TẠP Sb LÊN NHỮNG KHUYẾT TẬT CÓ TRONG MÀNG MỎ...
KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHA TẠP Sb LÊN NHỮNG KHUYẾT TẬT CÓ TRONG MÀNG MỎ...KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHA TẠP Sb LÊN NHỮNG KHUYẾT TẬT CÓ TRONG MÀNG MỎ...
KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHA TẠP Sb LÊN NHỮNG KHUYẾT TẬT CÓ TRONG MÀNG MỎ...www. mientayvn.com
 
Ph -ng pháp son gel
Ph -ng pháp son gelPh -ng pháp son gel
Ph -ng pháp son gelXuantri Ngo
 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủa
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủaNghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủa
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủahttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Synthesis of Nano Materials
Synthesis of Nano MaterialsSynthesis of Nano Materials
Synthesis of Nano MaterialsJp Reddy
 
Lương vũ nam tiếng việt
Lương vũ nam   tiếng việtLương vũ nam   tiếng việt
Lương vũ nam tiếng việthoaipvu
 

Andere mochten auch (7)

KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHA TẠP Sb LÊN NHỮNG KHUYẾT TẬT CÓ TRONG MÀNG MỎ...
KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHA TẠP Sb LÊN NHỮNG KHUYẾT TẬT CÓ TRONG MÀNG MỎ...KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHA TẠP Sb LÊN NHỮNG KHUYẾT TẬT CÓ TRONG MÀNG MỎ...
KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHA TẠP Sb LÊN NHỮNG KHUYẾT TẬT CÓ TRONG MÀNG MỎ...
 
Ph -ng pháp son gel
Ph -ng pháp son gelPh -ng pháp son gel
Ph -ng pháp son gel
 
Nanochemistry2012
Nanochemistry2012Nanochemistry2012
Nanochemistry2012
 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủa
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủaNghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủa
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủa
 
CERAMICS
CERAMICSCERAMICS
CERAMICS
 
Synthesis of Nano Materials
Synthesis of Nano MaterialsSynthesis of Nano Materials
Synthesis of Nano Materials
 
Lương vũ nam tiếng việt
Lương vũ nam   tiếng việtLương vũ nam   tiếng việt
Lương vũ nam tiếng việt
 

Ähnlich wie Lý thuyết về sol gel

Thí nghiệm hóa lý nhóm 3 bài 9.pdf
Thí nghiệm hóa lý nhóm 3 bài 9.pdfThí nghiệm hóa lý nhóm 3 bài 9.pdf
Thí nghiệm hóa lý nhóm 3 bài 9.pdfKhoaTrnDuy
 
Thí nghiệm hóa lý nhóm 3 bài 8.pdf
Thí nghiệm hóa lý nhóm 3 bài 8.pdfThí nghiệm hóa lý nhóm 3 bài 8.pdf
Thí nghiệm hóa lý nhóm 3 bài 8.pdfKhoaTrnDuy
 
cuoi-ky-hoa-ly-duoc-hien-tuong-be-mat-hap-phu-do-ben-vung-va-su-keo-tu-he-pha...
cuoi-ky-hoa-ly-duoc-hien-tuong-be-mat-hap-phu-do-ben-vung-va-su-keo-tu-he-pha...cuoi-ky-hoa-ly-duoc-hien-tuong-be-mat-hap-phu-do-ben-vung-va-su-keo-tu-he-pha...
cuoi-ky-hoa-ly-duoc-hien-tuong-be-mat-hap-phu-do-ben-vung-va-su-keo-tu-he-pha...NgaLuTQ
 
Hóa lý dược-All- DH22DUO01-05-Hy-15.01.2024.pdf
Hóa lý dược-All- DH22DUO01-05-Hy-15.01.2024.pdfHóa lý dược-All- DH22DUO01-05-Hy-15.01.2024.pdf
Hóa lý dược-All- DH22DUO01-05-Hy-15.01.2024.pdfkfcfa7843
 
Bài tập tuổi thọ thuốc
Bài tập tuổi thọ thuốcBài tập tuổi thọ thuốc
Bài tập tuổi thọ thuốcloptruongchien
 
Xu ly chat thai ran_1239345237035.doc
Xu ly chat thai ran_1239345237035.docXu ly chat thai ran_1239345237035.doc
Xu ly chat thai ran_1239345237035.docNguyenHoangHaiChau1
 
6898950 10 Ma Acid
6898950 10 Ma Acid6898950 10 Ma Acid
6898950 10 Ma Acidhanhdieu
 
Thành phần hóa học của cơ thể sống - Sinh học đại cương
Thành phần hóa học của cơ thể sống - Sinh học đại cươngThành phần hóa học của cơ thể sống - Sinh học đại cương
Thành phần hóa học của cơ thể sống - Sinh học đại cươngVuKirikou
 
Hoa ly cho duoc phan 5 hoa hoc ve trang thai keo gv trinh ngoc hoan
Hoa ly cho duoc phan 5 hoa hoc ve trang thai keo gv trinh ngoc hoanHoa ly cho duoc phan 5 hoa hoc ve trang thai keo gv trinh ngoc hoan
Hoa ly cho duoc phan 5 hoa hoc ve trang thai keo gv trinh ngoc hoanNguyen Thanh Tu Collection
 
Chuẩn độ tạo phức
Chuẩn độ tạo phứcChuẩn độ tạo phức
Chuẩn độ tạo phứcNguyen Ha
 
chương-1-sự-hình-thành-tổ-chức-cùng-tinh.pdf.pptx
chương-1-sự-hình-thành-tổ-chức-cùng-tinh.pdf.pptxchương-1-sự-hình-thành-tổ-chức-cùng-tinh.pdf.pptx
chương-1-sự-hình-thành-tổ-chức-cùng-tinh.pdf.pptxminhhongon
 
Chuong 9 he voi moi truong ran long khi hoa keo
Chuong 9 he voi moi truong ran long khi  hoa keoChuong 9 he voi moi truong ran long khi  hoa keo
Chuong 9 he voi moi truong ran long khi hoa keoNguyen Thanh Tu Collection
 
Bài thuyết trình_ Một số phương pháp sắc ký (download tai tailieutuoi.com).pdf
Bài thuyết trình_ Một số phương pháp sắc ký (download tai tailieutuoi.com).pdfBài thuyết trình_ Một số phương pháp sắc ký (download tai tailieutuoi.com).pdf
Bài thuyết trình_ Một số phương pháp sắc ký (download tai tailieutuoi.com).pdfTiMinh19
 
50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hn
50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hn50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hn
50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hnpnahuy
 

Ähnlich wie Lý thuyết về sol gel (20)

Thí nghiệm hóa lý nhóm 3 bài 9.pdf
Thí nghiệm hóa lý nhóm 3 bài 9.pdfThí nghiệm hóa lý nhóm 3 bài 9.pdf
Thí nghiệm hóa lý nhóm 3 bài 9.pdf
 
Thí nghiệm hóa lý nhóm 3 bài 8.pdf
Thí nghiệm hóa lý nhóm 3 bài 8.pdfThí nghiệm hóa lý nhóm 3 bài 8.pdf
Thí nghiệm hóa lý nhóm 3 bài 8.pdf
 
Đề tài: Xây dựng hệ thống phủ nhúng dùng trong kỹ thuật SOL-GEL
Đề tài: Xây dựng hệ thống phủ nhúng dùng trong kỹ thuật SOL-GELĐề tài: Xây dựng hệ thống phủ nhúng dùng trong kỹ thuật SOL-GEL
Đề tài: Xây dựng hệ thống phủ nhúng dùng trong kỹ thuật SOL-GEL
 
Chuong 3
Chuong 3Chuong 3
Chuong 3
 
cuoi-ky-hoa-ly-duoc-hien-tuong-be-mat-hap-phu-do-ben-vung-va-su-keo-tu-he-pha...
cuoi-ky-hoa-ly-duoc-hien-tuong-be-mat-hap-phu-do-ben-vung-va-su-keo-tu-he-pha...cuoi-ky-hoa-ly-duoc-hien-tuong-be-mat-hap-phu-do-ben-vung-va-su-keo-tu-he-pha...
cuoi-ky-hoa-ly-duoc-hien-tuong-be-mat-hap-phu-do-ben-vung-va-su-keo-tu-he-pha...
 
Hóa lý dược-All- DH22DUO01-05-Hy-15.01.2024.pdf
Hóa lý dược-All- DH22DUO01-05-Hy-15.01.2024.pdfHóa lý dược-All- DH22DUO01-05-Hy-15.01.2024.pdf
Hóa lý dược-All- DH22DUO01-05-Hy-15.01.2024.pdf
 
Bài tập tuổi thọ thuốc
Bài tập tuổi thọ thuốcBài tập tuổi thọ thuốc
Bài tập tuổi thọ thuốc
 
Xu ly chat thai ran_1239345237035.doc
Xu ly chat thai ran_1239345237035.docXu ly chat thai ran_1239345237035.doc
Xu ly chat thai ran_1239345237035.doc
 
Bai giang ky thuat xuc tac
Bai giang ky thuat xuc tacBai giang ky thuat xuc tac
Bai giang ky thuat xuc tac
 
6898950 10 Ma Acid
6898950 10 Ma Acid6898950 10 Ma Acid
6898950 10 Ma Acid
 
Sự điện li
Sự điện liSự điện li
Sự điện li
 
Thành phần hóa học của cơ thể sống - Sinh học đại cương
Thành phần hóa học của cơ thể sống - Sinh học đại cươngThành phần hóa học của cơ thể sống - Sinh học đại cương
Thành phần hóa học của cơ thể sống - Sinh học đại cương
 
Hoa ly cho duoc phan 5 hoa hoc ve trang thai keo gv trinh ngoc hoan
Hoa ly cho duoc phan 5 hoa hoc ve trang thai keo gv trinh ngoc hoanHoa ly cho duoc phan 5 hoa hoc ve trang thai keo gv trinh ngoc hoan
Hoa ly cho duoc phan 5 hoa hoc ve trang thai keo gv trinh ngoc hoan
 
Chuẩn độ tạo phức
Chuẩn độ tạo phứcChuẩn độ tạo phức
Chuẩn độ tạo phức
 
chương-1-sự-hình-thành-tổ-chức-cùng-tinh.pdf.pptx
chương-1-sự-hình-thành-tổ-chức-cùng-tinh.pdf.pptxchương-1-sự-hình-thành-tổ-chức-cùng-tinh.pdf.pptx
chương-1-sự-hình-thành-tổ-chức-cùng-tinh.pdf.pptx
 
Chuong 9 he voi moi truong ran long khi hoa keo
Chuong 9 he voi moi truong ran long khi  hoa keoChuong 9 he voi moi truong ran long khi  hoa keo
Chuong 9 he voi moi truong ran long khi hoa keo
 
Bài thuyết trình_ Một số phương pháp sắc ký (download tai tailieutuoi.com).pdf
Bài thuyết trình_ Một số phương pháp sắc ký (download tai tailieutuoi.com).pdfBài thuyết trình_ Một số phương pháp sắc ký (download tai tailieutuoi.com).pdf
Bài thuyết trình_ Một số phương pháp sắc ký (download tai tailieutuoi.com).pdf
 
50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hn
50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hn50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hn
50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hn
 
hoa keo.pptx
hoa keo.pptxhoa keo.pptx
hoa keo.pptx
 
Sinh-ly.docx
Sinh-ly.docxSinh-ly.docx
Sinh-ly.docx
 

Kürzlich hochgeladen

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 

Kürzlich hochgeladen (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

Lý thuyết về sol gel

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRỪƠNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN BỘ MÔN VẬT LÝ ỨNG DỤNG HV: LÊ KHẮC TỐP HD : TS. LÊ TRẤN TẠO MÀNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP SOL-GEL
  • 2. I. Giới thiệu, định nghĩa và lịch sử phát triển phương pháp Solgel. 1, Giới thiệu và lịch sử phát triển. 2, Định nghĩa quá trình Sol – gel . II. Những khái niệm cơ bản: 1, Precursor. 2, Sol. 3, Gel : III. Diễn biến quá trình Sol – gel và sự ảnh hưởng của các thông số. 1, Phản ứng thủy phân. a, Ảnh hưởng pH b, Ảnh hưởng của dung môi c, Ảnh hưởng bởi tỉ số r ( H2O/M) d, Ảnh hưởng bởi chất xúc tác: : 2, Phản ứng ngưng tụ. a, Ảnh hưởng của pH b, Ảnh hưởng của xúc tác c, Ảnh hưởng của dung môi IV. Quá trình động học và sự phát triển cấu trúc. 1, Chuyển đông ngẫu nhiên Brown. 2, Quá trình động học và các thông số:
  • 3. 3. Sự phát triển cấu trúc 4. Các lọai phát triển cấu trúc: a, Sự phát triển monomer-cluster b, Sự phát triển cluster-cluster. c, Sự phát triển monomer – monomer. V. Các phương pháp phủ màng Sol – gel. 1, Phương pháp phủ nhúng (dip – coating). 2, Phương pháp phủ quay (spin – coating). 3, Phương pháp phủ phun và phủ dòng chảy. 4, Quá trình xử lý nhiệt. VI. Tạo màng bằng phương pháp solgel có tăng cường plasma VII. Ứng dụng phương pháp Sol – gel. VIII. Ưu và nhược điểm phương pháp Sol – gel.
  • 4. I. Giới thiệu và lịch sử phát triển phương pháp solgel 1, Giới thiệu và lịch sử phát triển: Phương pháp hóa học Sol-gel là một kỷ thuật để tạo ra một số sản phẩm có hình dạng mong muốn ở cấp độ nano. Quá trình Sol-gel thường liên quan đến những phân tử alkoxit kim loại mà chúng sẽ bị thủy phân dưới những điều kiện được kiểm soát và ngay sau đó những chất này phản ứng với nhau tạo ngưng tụ để hình thành liên kết cầu kim loại-oxi-kim loại. Phản ứng sol-gel đã được quan tâm từ năm 1800 để tạo gốm sứ v à được nghiên cứu rộng rãi vào đầu năm 1970, ngày nay Solgel đựơc ứng dụng rộng rải trong khoa học đời sống 2. Định nghĩa quá trình Sol – gel: Một cách tổng quát, quá trình Sol – gel là 1 quá trình liên quan đến hóa lý của sự chuyển đổi của một hệ thống từ precursor th ành pha lỏng dạng Sol sau đó tạo thành pha rắn dạng Gel theo mô hình precursor Sol Gel như trên hình 1
  • 5. Hình 1. Kỹ thuật Sol – gel và các sản phẩm của nó. II. Những khái niệm cơ bản: 1, Precursor. Precursor Là những phần tử ban đầu để tạo những hạt keo. Nó đ ược tạo thành từ các thành tố kim loại hay á kim, được bao quanh bởi những ligand khác nhau. Các precursor có thể là chất vô cơ kim loại hay hữu cơ kim loại. Công thức chung của precursor: M(OR)x Với: M: kim loại, R: nhóm ankyl có công thức C nH2n+1 Tùy theo vật liệu cần nghiên cứu mà M có thể là Si, Ti, Al ... hay kim loại hũu cơ như Tetramethoxysilan(TMOS),Tetraethoxysilan(TEOS) … 2, Sol. Một hệ sol là sự phân tán của các hạt rắn có kích thước khoảng 0.1 đến 1μm trong chất lỏng, trong đó chỉ có chuyển động Brown l àm lơ lững các hạt. Kích thước hạt nhỏ nên lực hút là không đáng kể.
  • 6. Lực tương tác giữa các hạt là lực Van der Waals. Các hạt chuyển động ngẫu nhiên Brown do trong dung dịch các hạt va chạm lẫn nhau. Sol có thời gian bảo quản giới hạn vì các hạt Sol hút nhau dẫn đến đông tụ các hạt keo. Các hạt Sol đến một thời điểm nhất định thì hút lẫn nhau để trở thành những phân tử lớn hơn, đến kích thước cở 1 – 100 nm và tuy theo xúc tác có mặt trong dung dịch mà phát triển theo những hứơng khác nhau. Trên hình 2 là hai quá trình phát triển khác nhau với xúc tác là acid và bazơ Hình 2 : Sự phát triển của Sol đối với xúc tác khác nhau 3, Gel : Một hệ Gel là 1 trạng thái mà chất lỏng và rắn phân tán vào nhau, trong đó 1 mạng lưới chất rắn chứa các thành phần chất lỏng kết dính lại tạo thành Gel. Sự ngưng tụ của các hạt sẽ tạo thành mạng lưới. Tăng nồng độ dung dịch, thay đổi đô pH hoặc tăng nhiệt độ nhằm hạ hàng rào cản tĩnh điện cho các hạt tương tác để các
  • 7. hạt kết tụ với nhau, tạo thành Gel. Nếu nung ở nhiệt độ bình thừơng thì sản phẩm là Gel khô, nếu nung ở điều kiện siêu tới hạn sản phẩm là Gel khí III. Diễn biến quá trình Sol – gel và sự ảnh hưởng của các thông số: Quá trình phủ màng bằng phương pháp Solgel gồm 4 bước Bươc 1 : Các hạt keo mong muốn từ các phân tử huyền ph ù precursor phân tán vào một chất lỏng để tạo nên một hệ Sol. Bước 2 : Sự lắng đọng dung dịch Sol tạo ra các lớp phủ tr ên đế bằng cách phun, nhúng, quay. Bước 3 : Các hạt trong hệ Sol được polymer hoá thông qua sự loại bỏ các thành phần ổn định hệ và tạo ra hệ gel ở trạng thaí là một mạng lưới liên tục. Bước : Cuối cùng là quá trình xử lí nhiệt nhiệt phân các thành phần hửu cơ, vô cơ còn lại và tạo nên một màng tinh thể hay vô định hình. Diễn biến quá trình phủ màng có thể mô tả như trên hình 3 Hình 3 : Diễn biến quá trình Sol – gel: Về cơ chế hoá học: Quá trình Sol – gel hình thành với 2 dạng phản ứng chính là phản ứng thủy phân và phản ứng ngưng tụ bao gồm phản ứng ngưng tụ rượu và phản ứng ngưng tụ nước. 1, Phản ứng thủy phân:
  • 8. Phản ứng thủy phân thay thế nhóm alkoxide (–OR) trong liên kết kim loại – alkoxide bằng nhóm hydroxyl (–OH) để tạo thành liên kết kim loại – hydroxyl. Theo phương trình phản ứng sau thủy phân M(OR)X + nH2O (RO )x-n- M-(OH)n + nROH Hoá ester M(OR)X + xH2O M(OH)x + xROH x: hoá trị kim loại Trên hình 4 là mô hình phản ứng thủy phân. Hình 4: Quá trình thủy phân. Các thông số ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình thủy phân là pH, bản chất và nồng độ của chất xúc tác, nhiệt độ, dung môi, tỉ số H 2O/M. a, Ảnh hưởng pH : Trên hình 5 là đồ thị sự ảnh hưởng pH trong phản ứng thủy phân
  • 9. Hình 5 : Mô tả sơ lược ảnh hưởng của pH lên tốc độ phản ứng thuỷ phân. b, Ảnh hưởng của dung môi : Dung môi ngăn chặn sự tách pha lỏng này đến pha lỏng khác trong giai đoạn đầu của phản ứng thủy phân. Có hai loại dung môi Dung môi phân cực gồm những chất như : H2O, rượu của các lkal(CH3OH, C2H5OH…), formamide… dùng để hoà tan những chất phân cực, tái este hoá, phản ứng thuỷ phân và rượu phân vì nó tác động tạo ra H+ . Dung môi không phân cực được dùng để thay thế alkyl không thuỷ phân hoàn toàn do nó tác động tạo ra OH - . Loại dung môi này không tham gia vào phản ứng nghịch. c, Ảnh hưởng bởi tỉ số r ( H2O/M): Phản ứng thuỷ phân được thưc hiện với giá trị r trong phạm vi nhỏ từ 1 cho đến lớn hơn 25, phụ thuộc vào sản phẩm polysilicat mong muốn. Từ phương trình 2, giá trị r tăng lên được hi vọng xúc tiến phản ứng thuỷ phân. Mặt khác khi giá trị r tăng lên gây ra phản ứng thuỷ phân monomer hoàn toàn hơn trước khi phản ứng kết tụ đáng kể xuất hiện. Phạm vi của phản ứng thuỷ phân khác nhau gây ảnh hưởng đối với tốc độ tương đối của phản ứng ngưng tụ nước hoặc phản ứng ngưng
  • 10. tụ rượu. Nói chung, khi r<<2 cơ chế phản ứng ngưng tụ rượu chiếm ưu thế hơn, trái lại, phản ứng ngưng tụ nước có ưu thế hơn khi r = 2.28. Giá trị của r tăng lên nói chung xúc tiến phản ứng thuỷ phân, khi r tăng lên trong khi duy trì một dung môi không thay đổi: tỉ lệ silica và nồng độ silica giảm xuống. Điều này lần lượt làm giảm tốc độ phản ứng thuỷ phân và phản ứng ngưng tụ, kết quả là thời gian tạo hệ Gel dài hơn. Tác động này là hiển nhiên, như đã thấy ở hình 6 cho thấy thời gian Gel hoá theo hệ thống TEO S dưới xúc tác acid. Như là một hàm của TEOS và alcol ban đầu. Cuối cùng, khi nước là sản phẩm phụ của phản ứng ngưng tụ, giá trị lớn của r xúc tiến phản ứng thuỷ phân. Hình 6 :Ảnh hưởng của tỉ số r đến thời gian hóa Gel của silica d, Ảnh hưởng bởi chất xúc tác: Xúc tác là axit làm tốc độ phản ứng tăng lên hơn so với xúc tác bazơ, các axit mạnh thừơng sẽ làm tốc độ tăng nhanh hơn. Các axit thông dụng thừơng dùng là : HCl, CH3COOH,HF,HNO3 …
  • 11. Cơ chế xúc tác của Bazơ: Phản ứng thuỷ phân trong xúc tác Bazơ xuất phát chậm hơn nhiều so với phản ứng thuỷ phân xúc tác acid tại cùng một nồng độ chất xúc tác tương đương. Những oxi alkoxy cơ bản có khuynh hướng đẩy - OH. Tuy nhiên một khi phản ứng thuỷ phân ban đầu xuất hiện, những phản ứng tiếp theo xảy ra nh ư bậc thang, với mổi nhóm alkoxy tiếp theo loại bỏ một cách dể d àng hơn từ Monomer và cũng là nhóm ưu tiên. Quá trình thuỷ phân của những polymer tạo thành thì bị gây cản trở không gian nhiều hơn đối với quá trình thuỷ phân của một monomer. Mặc dù quá trình thuỷ phân trong các môi trường kiềm xảy ra chậm, nhưng nó vẫn có khuynh hướng xảy ra một cách hoàn toàn theo chiều thuận. Cơ chế xúc tác acid: Trong điều kiện acid, có khả năng một nhóm Alkoxide bị proton hoá trong bước đầu tiên rất nhanh. Mật độ Electron bị rút ra khỏi nguy ên tử kim loại, làm cho nó có ái lực với điện tử nhiều hơn và dể bị ảnh hưởng hơn bởi sự tấn công của nước. Và điều này dẩn đến sự tạo thành trạng thái trung gian. Trạng thái chuyển đổi phá vỡ bởi sự tách ra một alcohol v à sự đảo ngược của khối tứ diện silicon.
  • 12. Trong điều kiện bình thường, phản ứng thuỷ phân được phát hiện là bậc nhất trong môi trường Bazơ. Tuy nhiên khi nồng độ Prescusor tăng lên thì phản ứng chuyển từ phản ứng bậc nhất đ ơn giản sang phản ứng bậc hai phức tạp hơn. Với những Bazơ yếu hơn ammonium hydroxide và pyridine t ốc dộ có thể đo lường của phản ứng đựoc sinh ra chỉ khi tồn tại nồng độ lớn. V ì vậy so sánh với điều kiện acid, động lực phản ứng thuỷ phân xúc tác baz ơ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ hơn bởi bản chất dung môi. 2, Phản ứng ngưng tụ: Phản ứng ngưng tụ tạo nên liên kết kim loại – oxide – kim loại, là cơ sở cấu trúc cho các màng oxide kim loại. Hiện tượng ngưng tụ diễn ra liên tục làm cho liên kết kim loại – oxide – kim loại không ngừng tăng lên cho đến khi tạo ra một mạng lưới kim loại – oxide – kim loại trong khắp dung dịch. Phản ứng ngưng tụ được thực hiện theo mô hình hình 7 và phương trình phản ứng sau
  • 13. Hình 7: Quá trình ngưng tụ. MOR + MOH M-O-M + ROH MOH + MOH M-O-M + H2O Trong điều kiện thích hợp, sự ngưng tụ xảy ra liên tục và phá huỷ polimer, tái tạo thành những hạt keo lớn, từ đó tạo thành các polime lớn hơn. Các thông số ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình ngưng tụ: độ pH, bản chất và nồng độ của chất xúc tác, nhiệt độ, dung môi, tỉ số H 2O/M Các thông số ảnh hưởng đến phản ứng ngưng tụ a, Ảnh hưởng của pH Quá trình trùng hợp để tạo nên các nối Siloxan sinh ra hoặc do phản ứng ngưng tụ hình thành nước hoặc do phản ứng ngưng tụ tạo rượu. Một chuổi các sản phẩm điển hình của phản ứng ngưng tụ là monomer, dimer, trimer mạch thẳng, các tetramer tuần hoàn, các vòng có bậc cao hơn. Chuổi ngưng tụ này phụ thuộc vào cả Depolymerization và sự có mặt của các monome, cái mà trong dung dịch cân bằng với dạng oligomeric được sinh ra bởi quá trình Depolymerization.
  • 14. Tốc độ của quá trình trùng hợp mở vòng này và các phản ứng thêm vào monomer phụ thuộc vào pH của môi trường. Trong những phản ứng trùng hợp mà pH<2 thì tốc độ ngưng tụ tỉ lệ với nồng độ [H+ ]. Bởi vì tính tan của Silica yêu cầu ở pH<2. Sự tạo thành và sự kết khối của những hạt silicat cơ bản xuất hiện cung nhau và đóng góp phần nào đó đối với phát triển sau khi các hạt có đuờng kính vượt quá 2 nm. Thêm vào đó sự phát triển của mạng lưới Gel bao gồm những hạt cơ bản nhỏ quá mức. Với 2< pH<6 thì tốc độ phản ứng ngưng tụ tỉ lệ với nồng độ [- OH]. Tính tan của các silicat giảm trở lại và sự phát triển của các hạt dừng lại khi các hạt tiến tới đường kính 2-4 nm. Khi pH>7 thì quá trình trùng hợp xuất hiện giống như ở 2<pH <6. Tuy nhiên, trong phạm vi pH này kiểu cô đặc bị ion hoá và kết quả là gây lực đẩy lẫn nhau. Sự phát triển xuất hiện cơ bản thông qua sự thêm vào của monomers để có được những hạt đông đặc cao hơn. Các hạt phát triển về kích thước và giảm về số lượng. Trên hình 8 là tốc độ hòa tan và thời gian gel hóa theo sự thay đổi độ pH Hình 8 : Tốc độ hòa tan và thời gian gel hóa trong điều kiện pH
  • 15. b, Ảnh hưởng của xúc tác Phản ứng ngựng tụ thông thường với chất xúc tác là HCl, HNO3, CH3COOH Cơ chế xúc tác acid: Cơ chế phản ứng ngưng tụ dưới xúc tác acid liên quan đến một silano có thêm proton. Sự có thêm proton của silanol làm cho silicon có ái lực với điện tử nhiều hơn và thêm vào đó dể bị tấn công bởi ái nhân. Kiểu silanol c ơ bản nhất được chờ đợi nhất để được có thêm một proton. Kết quả là, các phản ứng ngưng tụ có thể xảy ra một cách ưu tiên giữa những loại trung tính và những silanol nhận thêm một proton nằm trên các monomer, các nhóm đầu mút của chuổi. Cơ chế xúc tác baz: Cơ chế được chấp nhận một cách rộng rãi nhất đối với phản ứng ngưng tụ xúc tác baz liên quan đến sự tấn công của một silanol ái nhân l ên một acid sililic trung tính c, Ảnh hưởng của dung môi : Đối với dung môi phân cực với xúc tác là bazơ sẽ làm cho phản ứng xảy ra chậm, nếu xúc tác là axit thì làm phản ứng xảy ra nhanh hơn Thêm một số chất phụ gia để làm gel khô nhanh mà không bị đứt gãy, phụ gia thừơng là các loại axit hữu cơ axit oxalic, axit acetic, axit polycrylic, axit stearic… IV. Quá trình động học và sự phát triển cấu trúc 1, Chuyển đông ngẫu nhiên Brown:
  • 16. Là sự chuyển động hỗn loạn của các hạt keo có kích thước nhỏ ( nm) trong dung dịch và cường độ chuyển động không bị suy giảm theo thời gian, l à tổng hợp kết quả của số va chạm theo các hướng của các phân tử môi trường phân tán với hạt keo. Chuyển động của hạt keo n ày có biểu hiện của chuyển động nhiệt và vì thế cũng có các tính chất động học như : thẩm thấu, khuếch tán …. 1. Hạt keo hình cầu có kích thước lớn hơn phân tử nên ở dung dịch nó bị các phân tử nước do chuyển động nhiệt va đập từ khắp các h ướng khác nhau. 2. Các hạt có kích thước > 5 m coi như đứng im: do các va đập đồng thời từ các hướng có thể bù trừ hết cho nhau (về thành phần lực). 3. Các hạt có kích thước nhỏ hơn 5 m chuyển động ngẫu nhiên Brown: do số va đập từ các phía là ít hơn nên có khả năng không bù trừ hết cho nhau làm hạt bị đẩy về 1 hướng .Vì các phần tử nước chuyển động hỗn loạn nên chúng luôn thay đổi hướng va đập, do đó các hạt keo cũng bị thay đổi hướng chuyển đọng. 2, Quá trình động học và các thông số: Trong phản ứng thuỷ phân và ngưng tụ, các thông số ảnh hưởng đến động học Sol-Gel là các hằng số tốc độ phản ứng: Kh : hằng số tốc độ thuỷ phân Kcw : hằng số tốc độ ngưng tụ nước Kca : hằng số tốc độ ngưng tụ rượu M-O-R + H2O M-OH + R-OH (hydrolysis) M-OH + HO-M M-O-M + H2O (water condensation)
  • 17. M-O-R + HO-M M-O-M + R-OH (alcohol condensation) (M = Si, Zr, Ti …) Trong thực tế,sự thuỷ phân và ngưng tụ xảy ra song song ở những nhóm chức gần nhất. Nếu Kh>> Kwc và Kh>> Kac : thuỷ phân hoàn toàn, không ngưng tụ nên mật độ nhóm OR giảm nhanh. Khi tốc độ giảm OR nhỏ hơn tốc độ ngưng tụ thì thuỷ phân và ngưng tụ cùng xảy ra. Tốc độ ngưng tụ: dt MOMd ][ = Kwc[M(OH)]2 + Kac[M(OH)][M(OR)] Kwc> Kac : tốc độ ngưng tụ nước tỉ lệ với [M(OH)]2 Kwc< Kac : tốc độ ngưng tụ rượu tỉ lệ với [M(OH)][M(OR)] Hai phản ứng ngưng tụ rượu và nước xác định chính xác động học của phản ứng. 3. Sự phát triển cấu trúc Ảnh hưởng của axit và bazơ đến sự phát triển cấu trúc: Sol tồn tại trong dung dịch đến một thời điểm nhất định th ì các hạt hút lẫn nhau để trở thành những phần tử lớn hơn. Các phần tử này tiếp tục phát triển đến kích thước cỡ 1 nm thì tuỳ theo xúc tác có mặt trong ung dịch m à phát triển theo những hướng khác nhau. Như vậy, với các loại xúc tác khác nhau, chiều h ướng phát triển của hạt Sol cũng có phần khác biệt. Sự phát triển của các hạt trong dung dịch là sự ngưng tụ, làm tăng số liên kết Kim loại- Oxide- Kim loại tạo thành một mạng lưới trong khắp dung dịch.
  • 18. Hình 9 : Sự pht triển cấu trúc mng trong quá tr ình sol-gel 4. Các lọai phát triển cấu trúc: Có 3 loại phát triển cấu trúc : monomer-monomer, monomer-cluster, cluster-cluster, tuy nhiên cấu trúc monomer-monomer là không đáng kể. a, Sự phát triển monomer-cluster Các monomer liên kết với nhau tạo thành các oligomer, bên cạnh đó, các monomer cũng liên kết với oligomer vừa tạo thành, ở những vị trí tuỳ ý ở gần đầu mạch hay ở nhánh. Các nhánh của oligomer tạo không gian cản trở sự li ên kết của monomer và các gốc bên trong của oligomer, làm cho phản ứng tạo liên kết ngừng lại. Đây chính là điều kiện giới hạn phản ứng hay khả năng khuếch tán monomer để lấp đầy lỗ trống trong mạng, khiến cho cấu trúc m àng kết chặt hơn. Tuy nhiên
  • 19. vẫn còn những vị trí alkoxide không bị thuỷ phân hay thủy phân không ho àn toàn nên không thể ngưng tụ. b, Sự phát triển cluster-cluster Với xúc tác acide và tỉ số r (H2O:M) thấp (r<2), phản ứng thuỷ phân chưa hoàn toàn thì xảy ra ngưng tụ. Các monomer vừa bị thuỷ phân từng phần vừa ngưng tụ để phát triển cấu trúc, tạo ra oligomer có khối l ượng phân tử thấp cho đến khi hết nước và M(OH)x thì ngừng lại. Khi châm thêm nước, những vị trí alkoxide còn lại tiếp tục thủy phân và ngưng tụ xảy ra liên tiếp giữa những oligomer vừa tạo thành.Với xúc tác acide và tỉ số r lớn , giai đoạn đầu phản ứng thuỷ phân xảy ra ho àn toàn, các monomer nhanh chóng liên kết thành các dimer và oligomer (cluster) làm phát tri ển cấu trúc cluster-cluster. c, Sự phát triển monomer – monomer. Quá trình này xảy ra rất ít, không đáng kể V. Các phương pháp phủ màng Sol – gel: Điều kiện tiên quyết đối với quá trình phủ màng Sol–gel là: phòng thí nghiệm phải sạch, dung dịch phủ màng được lọc và đế thuỷ tinh cùng một số thiết bị phải được rửa sạch. Một số phương pháp phủ màng Sol – gel là: phủ nhúng (dip – coating), phủ quay (spin – coating), phủ phun (spray – coating), phủ cuốn (roll – coating), capillary – coating Hình 10 là 3 phương pháp phủ thông dụng ở các phòng thí nghiệm.
  • 20. Hình 1. 1: Một số phương pháp phủ màng Sol–gel. 1, Phương pháp phủ nhúng (dip – coating): Đây là phương pháp đựơc dùng rất nhiều ở bộ môn Vật lý ứng dụng trừ ơng ĐH KHTN. Đế thuỷ tinh dùng phủ màng được đưa xuống và được nhúng hoàn toàn trong chất lỏng với 1 vận tốc nhất định dưới sự điều khiển của nhiệt độ và áp suất khí quyển. Sau đó màng được kéo lên với cùng 1 vận tốc đó. Hình 11 : Quá trình dip–coating. Nhúng đế vào bên trong dung dịch phủ. Hình thành lớp màng ẩm khi kéo đế lên.
  • 21. Quá trình gel xảy ra bởi sự bay hơi dung môi. Độ dày màng: được tính bằng phương trình Laudau–Levich: 2/16/1 3/2 ).( ).( .94.0 g h LV (1) Với: h : độ dày màng. η : độ nhớt của chất lỏng. γLV : áp lực ở bề mặt chất lỏng – khí. ρ : tỷ trong, khối lượng riêng của chất lỏng. g : trọng lượng. v : vận tốc kéo màng. Từ đó ta có thể thấy độ dày của màng phụ thuộc vào các yếu tố như: vận tốc kéo màng lên, chất rắn chứa trong dung dịch và độ nhớt của chất lỏng. Việc chọn tốc độ kéo màng và độ nhớt 1 cách thích hợp có khả năng tăng độ d ày từ 20nm đến 50μm trong khi tính chất quang của màng không thay đổi. 2, Phương pháp phủ quay (spin – coating): Đế được đặt trên một bề mặt phẳng quay quanh 1 trục vuông góc với mặt đất. Dung dịch được đưa lên đế và tiến hành quay (ly tâm), tán mỏng màng và bay hơi dung dịch dư.
  • 22. Hình 12 : Các bước của quá trình spin–coating. Phủ quay là phương pháp tạo màng khá đơn giản và ít tốn kém, màng được tạo khá đồng nhất và có độ dày tương đối lớn. Độ dày màng: Meyerhofer mô tả sự phụ thuộc của độ dày màng cuối cùng phụ thuộc vào vận tốc góc, độ nhớt và tốc độ bay hơi của dung môi bằng công thức bán thực nghiệm sau: 1/3 2 1 3 . . 2 . A Ao Ao m h (2) Với: h : độ dày cuối cùng. ρA và ρAo : khối lượng và khối lượng hiệu dụng của dung môi dễ bay hơi trên 1 đơn vị thể tích. η : độ nhớt. ω : vận tốc góc. m : tốc độ bay hơi của dung môi. Khi m được xác định bằng thực nghiệm, phương trình được đơn giản thành: . B h A (3)
  • 23. Với A và B là các hằnng số xác định bằng thực nghiệm. Lai, Chen và Weill bằng thực nghiệm sử dụng nhiều vận tốc góc khác nhau, và kết quả thu được là rất khớp với phương trình (3). Hệ số B được xác định trong khoảng 0.4 – 0.7. 3, Phương pháp phủ phun và phủ dòng chảy Phương pháp này thường được dùng trong công nghiệp sơn dầu, việc kiểm soát tính toán dòng phun để suy ra độ dày màng tương đối khó khăn, vì thế phương pháp này ít đựơc dùng trong công nghệ chế tạo màng mỏng nano 4, Quá trình xử lý nhiệt Tăng nhiệt : cung cấp nhiệt lượng để loại bỏ dung môi còn sót lại trong màng vừa tạo thành, quá trinh tăng nhiệt và xử lý nhiệt trong những môi trừơng khác nhau ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng màng. Nung khô bằng cách bay hơi ở điều kiện bình thừơng ta thu đựơc sản phẩm gọi là gel khô, nung ở điều kiện tới hạn thì sản phẩm nhận được it bị co hơn và gọi là gel khí VI. Tạo màng bằng phương pháp solgel có tăng cường plasma Plasma là một trong những kĩ thuật hiện đại được sử dụng để làm biến đổi tính chất bề mặt vật liệu như : kim loại,hợp kim, gốm sứ,màng mỏng, polymer…. nhằm phục vụ cho những mục dích sử dụng khác nhau của các loại vật liệu n ày. Plasma tạo thành khi một chất khí hoặc một hỗn hợp khí được đặt trong điện trường thích hợp.Môi trường Plasma chứa các phần tử bị kích thích bởi điện trường như các nguyên tử, phân tử, các ion,điện tử, các gốc tự do và có thể phát ra ánh sáng với bước sóng ngắn nằm trong vùng tử ngoại. Các phần tử kích thích này có thể tác động vào vật liệu (substrate) đặt trong môi trường Plasma và làm biến đổi bề mặt của nó, các tác động n ày có thể là các tác động vật lí hay tác động hoá học hoặc đồng thời cả vật lí v à hoá học. Thiết kế hệ thống được xử lí bằng Plasma:
  • 24. Màng được đặt lên bệ đỡ trong thiết bị Plasma sao cho bề mặt hoạt động của màng tiếp xúc với môi trường Plasma. Thiết bị được rút chân không tới áp suất nhỏ hơn 0.3 torr.Sau đó khí Argon được dẫn vào thiết bị với tốc độ dòng thích hợp cho tới khi đạt tới áp suất xác định. Đóng mạch điện để tạo ra một điện tr ường giữa hai điện cực. Plasma xuất hiện và bề mặt màng bị tác động bởi các phần tử kích thích trong môi trường Plasma. Cơ chế tác động của Plasma được tạo ra trong môi trường khí Argon trong các điều kiện thực nghiệm sau : Trong vùng Plasma, dưới tác dụng của điện trường, khí Argon bị ion hoá, các ion Ar+ đi về phía Catot và các điện tử đi về phía Anod. Va chạm giữa các điện tử và các nguyên tử Argon sinh ra các ion Ar+ đồng thời tạo thành các điện tử thứ cấp có năng lượng cao, các điện tử này sẽ tác động vào bề mặt màng và gây ra những biến đổi về cấu trúc của bề mặt. Quan sát qua kính hiển vi điện tử quét (SEM) hoặc qua phép phân tích phổ hồng ngoại biến đổi Furie (FTIR) để phát hiện sự thay đổi về mặt hoá học của màng. So sánh với lúc đầu chưa tăng cường Plasma. VII. Ứng dụng phương pháp Sol – gel:
  • 25. Tạo màng bảo vệ và màng có tính chất quang học. Tạo màng chống phản xạ. Bộ nhớ quang. Tạo kính giao thoa. Maøng ña lôùp taïo vi ñieän töû VIII. Ưu và nhược điểm phương pháp Sol – gel: Ưu điểm Nhược điểm - Có thể tạo ra màng phủ liên kết mỏng để mang đến sự dính chặt rất tốt giữa vật kim loại và màng. - Có thể tạo màng dày cung cấp cho quá trình chống sự ăn mòn. - Có thể phun phủ lên các hình dạng phức tạp. - Có thể sản xuất được những sản phảm có độ tinh khiết cao. - Là phương pháp hiệu quả, kinh tế, đơn giản để sản xuất màng có chất lượng cao. - Có thể tạo màng ở nhiệt độ bình thường. - Sự liên kết trong màng yếu. - Độ chống mài mòn yếu. - Rất khó để điều khiển độ xốp. - Dễ bị rạn nứt khi xử lí ở nhiệt độ cao. - Chi phí cao đối với những vật liệu thô. - Hao hụt nhiều trong quá trình tạo màng.