SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 189
Downloaden Sie, um offline zu lesen
Page. 1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 10
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT.............................................................. 11
CHƯƠNG 1........................................................................................................... 14
1. Mạng máy tính................................................................................................... 14
1.1. Khái niệm ....................................................................................................... 14
1.2. Cơ sở kỹ thuật của mạng máy tính................................................................. 14
1.2.1. Phân biệt mạng mạng máy tính................................................................... 14
1.2.3. Các mô hình mạng điển hình ...................................................................... 16
1.3. Sự hình thành và phát triển của mạng internet............................................... 17
1.4. Ứng dụng của mạng Internet.......................................................................... 19
1.4.1. Các ứng dụng cơ bản của Internet............................................................... 19
1.4.2. Ứng dụng trong thương mại điện tử............................................................ 19
2. Website.............................................................................................................. 19
2.1. Sự hình thành và phát triển của website......................................................... 19
2.2. Đặc điểm của website..................................................................................... 20
2.3. Ứng dụng của website.................................................................................... 20
3. Thương mại điện tử........................................................................................... 21
3.1. Khái niệm thương mại điện tử ....................................................................... 21
3.1.1. Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa hẹp............................................ 21
3.1.2. Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa rộng .......................................... 22
3.2. Các phương tiện truyền thông sử dụng trong thương mại điện tử................. 22
3.2.1. Điện thoại .................................................................................................... 22
3.2.2. Máy fax........................................................................................................ 22
3.2.3. Truyền hình ................................................................................................. 22
3.2.4. Máy tính và mạng internet .......................................................................... 23
3.3. Hệ thống sử dụng trong thương mại điện tử .................................................. 23
3.4. Quá trình phát triển thương mại điện tử......................................................... 23
3.4.1. Giai đoạn 1 .................................................................................................. 24
3.4.2. Giai đoạn 2 .................................................................................................. 24
3.4.3. Giai đoạn 3 .................................................................................................. 24
3.5. Các vấn đề chiến lược trong thương mại điện tử........................................... 24
4. Đặc điểm của thương mại điện tử ..................................................................... 25
5. Phân loại thương mại điện tử ............................................................................ 27
Page. 2
5.1. Thương mại điện tử giữa Doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C).............. 27
5.2. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp(B2B).................. 27
5.3. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (B2G).......... 28
5.4. Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C) ......... 28
5.5. Thương mại điện tử giữa Cơ quan nhà nước và cá nhân (G2C).................... 28
6. Lợi ích của thương mại điện tử ......................................................................... 28
6.1. Lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp................................... 28
6.2. Lợi ích của thương mại điện tử đối với người tiêu dùng ............................... 29
6.3. Lợi ích đối với xã hội..................................................................................... 30
7. Hạn chế của thương mại điện tử........................................................................ 30
7.1. Hạn chế về kỹ thuật của thương mại điên tử.................................................. 30
7.2. Hạn chế về thương mại của thương mại điên tử ............................................ 30
8. Ảnh hưởng của thương mại điện tử................................................................... 31
8.1. Tác động đến hoạt động markting.................................................................. 31
8.2. Thay đổi mô hình kinh doanh ........................................................................ 31
8.3. Tác động đến hoạt động sản xuất................................................................... 31
8.4. Tác động đến hoạt động tài chính kế toán...................................................... 32
8.5. Tác động đến hoạt động ngoại thương........................................................... 33
8.6. Tác động của thương mại điện tử đến các ngành nghề.................................. 33
8.6.1. Tác động của Thương mại điện tử đến ngành âm nhạc, giải trí.................. 33
8.6.2. Tác động của thương mại điện tử đến ngành giáo dục ............................... 34
8.6.3. Tác động của thương mại điện tử đến chính phủ điện tử............................ 35
8.6.4. Tác động của thương mại điện tử đến ngành bảo hiểm.............................. 36
9. Cơ sở vật chất kỹ thuật và pháp lý để phát triển thương mại điện tử ............... 36
9.1. Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách........................................................... 36
9.2. Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông ............................................. 37
9.3. Xây dựng hạ tầng kiến thức và chính sách về đào tạo nhân lực.................... 38
9.4. Xây dựng hệ thống bảo mật trong thương mại điện tử.................................. 38
9.5. Xây dựng chiến lược và mô hình kinh doanh phù hợp.................................. 39
9.6. Xây dựng nguồn nhân lực cho thương mại điện tử........................................ 39
10. Thực trạng thương mại điện tử tại Việt Nam và trên thế giới......................... 40
10.1. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trên thế giới................................ 40
10.2. Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam ................................ 41
11. Câu hỏi ôn tập kết thúc chương 1.................................................................... 43
Page. 3
CHƯƠNG 2........................................................................................................... 44
1. Hợp đồng điện tử............................................................................................... 44
1.1 Khái niệm, đặc điểm hợp đồng điện tử ........................................................... 44
1.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 44
1.1.2. Đặc điểm hợp đồng điện tử......................................................................... 45
1.1.3. Phân loại hợp đồng điện tử.......................................................................... 46
1.2. Ký kết hợp đồng điện tử................................................................................. 48
1.2.1. Ký kết hợp đồng điện tử B2B ..................................................................... 48
1.2.2. Ký kết hợp đồng B2C.................................................................................. 51
1.2.3. Ký kết hợp đồng điện tử C2C ..................................................................... 52
1.3. Quy trình thực hiện hợp đồng điện tử............................................................ 52
1.3.1. Thực hiện hợp đồng điện tử B2B................................................................ 52
1.3.2. Thực hiện hợp đồng điện tử B2C................................................................ 53
1.4. So sánh hợp đồng điện tử và hợp đồng chuyền thống ................................... 54
1.5. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng điện tử ....................................................... 56
1.6. Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng hợp đồng điện tử ................................... 57
1.6.1. Vấn đề bản gốc và lưu trữ hợp đồng........................................................... 57
1.6.2. Thời điểm hình thành hợp đồng.................................................................. 57
2. Các giao dịch cơ bản trong thương mại điện tử................................................ 57
2.1. Thu hút khách hàng........................................................................................ 57
2.2. Tương tác với khách hàng.............................................................................. 58
2.3. Đặt hàng ......................................................................................................... 58
2.4. Thanh toán...................................................................................................... 59
2.5. Thực hiện đơn hàng........................................................................................ 59
3. Chuỗi giá trị trong thương mại điện tử.............................................................. 59
3.1. Khái niệm chuỗi giá trị trong thương mại điện tử.......................................... 59
3.2. Thành phần của chuỗi giá trị trong thương mại điện tử................................. 59
3.2.1. Thu hút khác hàng....................................................................................... 59
3.2.2. Tương tác với khách hàng........................................................................... 60
3.2.3. Hành động theo ý muốn khách hàng........................................................... 60
3.2.4. Phản ứng lại................................................................................................. 60
4. Chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số ..................................................... 60
4.1. Tổng quan về chữ ký điện tử và chữ ký số .................................................... 60
4.2. Chữ ký số và vai trò của chữ ký số trong giao dịch điện tử........................... 61
Page. 4
4.3. Chứng thực chữ ký điện tử và dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử................ 63
4.4. Điều kiện đảm bảo của dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử........................... 65
4.4.1. Điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông............... 65
4.4.2. Điều kiện về khung pháp lý......................................................................... 66
4.4.3. Điều kiện về chính sách phát triển của Nhà nước....................................... 66
4.4.4. Điều kiện về nội lực của tổ chức sử dụng chữ ký điện tử........................... 67
4.4.5. Điều kiện về nội lực của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực........... 67
5. Câu hỏi ôn tập kết thúc chương 2...................................................................... 68
CHƯƠNG 3........................................................................................................... 69
1. Tổng quan về thương mại điện tử ..................................................................... 69
1.1. Các khái niệm cơ bản về Marketing điện tử .................................................. 69
1.2. Các hình thức phát triển cơ bản của Marketing điện tử................................. 69
1.3. Ưu điểm của Marketing điện tử so với Marketing truyền thống ................... 70
1.4. Tác động của thương mại điện tử đến hoạt động marketing.......................... 71
2. Ứng dụng marketing điện tử trong doanh nghiệp............................................. 72
2.1. Nghiên cứu thị trường qua mạng ................................................................... 72
2.1.1. Phỏng vấn nhóm khách hàng(Focus Group)............................................... 72
2.1.2. Phỏng vấn các chuyên gia (indepth interview) ........................................... 73
2.1.3. Điều tra bằng câu hỏi qua mạng.................................................................. 73
2.2. Phân tích hành vi mua sắm của khách hàng qua mạng.................................. 73
2.3. Phân đoạn thị trường trong marketing điện tử............................................... 74
2.4. Các chiến lược marketing điện tử hỗn hợp(E- Marketing Mix) .................... 76
2.4.1. Chính sách giá trong marketing điện tử...................................................... 76
2.4.2. Chính sách sản phẩm trong marketing điện tử............................................ 76
2.4.3. Chính sách phân phối trong marketing điện tử........................................... 77
2.4.4. Chính sách xúc tiến thương mại trong marketing điện tử........................... 78
3. Ứng dụng marketing điện tử trong hoạt động xuất nhập khẩu ......................... 80
3.1. Khai thác hệ thống các Trade Points trên Internet để quảng cáo................... 80
3.2. Khai thác các sàn giao dịch thương mại điện tử B2B.................................... 81
3.3. Tìm hiểu thông tin thị trường qua giao dịch hàng hóa trên Internet.............. 81
3.4. Tìm kiếm thị trường và đối tác trên mạng internet ........................................ 82
3.5. Hệ thống thông tin xúc tiến thương mại trên mạng internet.......................... 82
3.6. Các website thông tin xúc tiến thương mại điển hình.................................... 83
3.7. Một số ứng dụng cần lưu ý khi ứng dụng marketing điện tử......................... 84
Page. 5
4. Câu hỏi ôn tập chương 3 ................................................................................... 86
CHƯƠNG 4........................................................................................................... 87
1. Các vấn để đặt ra đối với thanh toán điện tử..................................................... 87
1.1. Tiền tệ trong thanh toán thương mại truyền thống và điện tử ....................... 87
1.2. Các hình thức thanh toán truyền thống .......................................................... 87
1.3. Vấn đề đặt ra đối với thanh toán trong thương mại điện tử........................... 88
2. Giao dịch thanh toán điện tử ............................................................................. 89
2.1. Tổng quan về thanh toán điện tử.................................................................... 89
2.2. Trao đổi dữ liệu điện tử và hoạt động thương mại điện tử ............................ 90
2.2.1. Trao đổi dữ liệu điện tử............................................................................... 90
2.2.2. Các dòng thông tin trong hoạt động thương mại điện tử............................ 90
2.3. Các giao dịch thanh toán điện tử thông thường ............................................. 90
2.3.1. Chuyển tiền điện tử (EFT-electronic funds transfer).................................. 90
2.3.2. Chuyển tiền tại điểm bán (Electronic Funds Transfer at Point of Sale) ..... 91
2.3.3. Giao dịch trực tuyến và các hệ thống thanh toán trực tuyến....................... 91
3. Một số hệ thống thanh toán điện tử phổ biến.................................................... 93
3.1. Hệ thống thanh toán bằng dịch vụ PayPal ..................................................... 93
3.2. Hệ thống thanh toán sử dụng thẻ thông minh ................................................ 93
3.3. Hệ thống thanh toán ví điện tử....................................................................... 94
3.4. Hệ thống thanh toán điện tử bằng thẻ mua hàng............................................ 95
3.5. Hệ thống thanh toán sử dụng séc điện tử ....................................................... 95
3.6. Hệ thống thanh toán trong thương mại B2B.................................................. 95
3.7. Hệ thống thanh toán xuất trình và thanh toán hối phiếu điện tử.................... 97
4. Câu hỏi ôn tập chương 4 ................................................................................... 97
CHƯƠNG 5........................................................................................................... 98
1. Tổng quan về an toàn và phòng tránh rủi ro trong thương mại điện tử............ 98
1.1. Các khía cạnh của an toàn trong thương mại điện tử..................................... 98
1.2. Vai trò của an toàn và phòng tránh rủi ro trong thương mại điện tử ............. 99
1.3. Rủi ro trong thương mại điện tử tại Việt Nam............................................. 100
1.4. Chính sách, quy trình đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử............... 101
2. Rủi ro chính trong thương mại điện tử............................................................ 101
2.1. Một số rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải trong thương mại điện tử ....... 101
2.1.1. Sự tấn công của tin tặc .............................................................................. 101
2.1.2. Lạc hậu công nghệ..................................................................................... 102
Page. 6
2.1.3. Sự gian lận, lừa đảo trong thanh toán điện tử ........................................... 103
2.1.4. Sự tấn công từ bên trong doanh nghiệp..................................................... 105
2.2. Một số dạng tấn công vào các website thương mại điện tử......................... 106
2.2.1. Tấn công bằng chương trình Virus ........................................................... 106
2.2.2. Tấn công từ hacker và chương trình phá hoại (cybervandalism).............. 106
2.2.3. Tấn công từ các thẻ tín dụng gian lận ....................................................... 106
2.2.4. Tấn công từ chối dịch vụ........................................................................... 107
2.2.5. Kẻ trộm trên mạng (sniffer) ...................................................................... 107
2.2.6. Tấn công từ các kẻ giả mạo (phishing)..................................................... 108
3. Xây dựng kế hoạch an ninh cho thương mại điện tử ...................................... 109
3.1. Những biện pháp đảm bảo an toàn cho giao dịch thương mại điện tử ........ 109
3.1.1. Kỹ thuật mã hóa thông tin......................................................................... 109
3.1.2. An toàn kênh truyền thông........................................................................ 110
3.1.3. An toàn các giao dịch điện tử.................................................................... 110
3.1.4. An toàn mạng trong thương mại điện tử................................................... 110
3.2. Một số biện pháp khác đảm bảo an toàn hệ thống thương mại điện tử ....... 111
3.2.1. Sử dụng password đủ mạnh ...................................................................... 111
3.2.2. Phòng chống virus..................................................................................... 112
3.2.3. Giải pháp an ninh nguồn nhân lực ............................................................ 112
3.2.4. Giải pháp về trang thiết bị an ninh mạng.................................................. 112
4. Câu hỏi ôn tập chương 5 ................................................................................. 112
CHƯƠNG 6......................................................................................................... 113
1. Xây dựng hệ thống thương mại điện tử trong doanh nghiệp .......................... 113
1.1. Lưu trữ website thương mại điện tử............................................................. 113
1.1.1. Một số phương pháp lưu trữ website ........................................................ 113
1.1.2. Thuê riêng đường truyền internet cho máy chủ (leased line internet)...... 114
1.1.3. Máy chủ dịch vụ website........................................................................... 114
1.1.4. Đánh giá năng lực của một máy chủ dịch vụ............................................ 115
1.1.5. Hệ điều hành cho máy chủ website........................................................... 115
1.1.6. Phần mềm máy chủ website...................................................................... 116
1.1.7. Dịch vụ lưu trữ website và phương pháp đánh giá ................................... 117
1.1.8. Dịch vụ hosting cho các website thương mại điện tử ............................... 117
1.2. Giải pháp phần mềm cho thương mại điện tử.............................................. 118
1.3. Một số giải pháp thương mại điện tử cho doanh nghiệp lớn ....................... 119
Page. 7
1.3.1. Intershop Enfinity MultiSite ..................................................................... 119
1.3.2. IBM WebsiteSphere Commerce Professional Edition.............................. 119
1.3.3 Microsoft Commerce Server 2002............................................................. 120
1.3.4. Phần mềm dành cho doanh nghiệp lớn (enterprise-class)......................... 120
1.3.6. Phần mềm quản trị dây chuyền cung ứng................................................. 121
1.3.7 Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp tích hợp.................................. 121
2. Triển khai dự án thương mại điện tử trong doanh nghiệp .............................. 121
2.1. Các phương pháp triển khai dự án thương mại điện tử................................ 121
2.2. Quy trình xây dựng phần mềm ứng dụng thương mại điện tử..................... 122
2.2.1. Phương pháp thác nước (SDLC-system development life cycle)............. 122
2.2.2. Phương pháp thử nghiệm (prototyping methodology).............................. 128
2.2.3. Phương pháp phát triển ứng dụng nhanh .................................................. 130
2.3. Quy trình mua và triển khai phần mềm thương mại điện tử........................ 131
2.3.1. Giai đoạn 1 - Lập kế hoạch (definition phase).......................................... 131
2.3.2. Giai đoạn 2-Xây dựng hệ thống (construction phase) .............................. 133
2.3.3. Giai đoạn3-Lắp đặt và vận hành hệ thống (implementation phase) ......... 134
2.4. Kỹ năng quản lý dự án thương mại điện tử trong doanh nghiệp ................. 135
3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị quan hệ khách hàng................... 136
3.1. Tổng quan về quan hệ khách hàng............................................................... 136
3.1.1. Khái niệm chung về quan hệ khách hàng ................................................. 136
3.1.2. Vai trò của phần mềm quản trị quan hệ khách hàng................................. 137
3.1.3. Phân loại quản trị quan hệ khách hàng trong thương mại điện tử ............ 138
3.1.4. Quan hệ giữa Marketing và hệ thống quản trị quan hệ khách hàng ......... 139
3.2. Các chức năng của hệ thống quan hệ khách hàng........................................ 141
3.2.1. Tiếp thị ...................................................................................................... 141
3.2.2. Bán hàng.................................................................................................... 142
3.2.3. Dịch vụ khách hàng................................................................................... 142
3.3. Quy trình triển khai hệ thống quan hệ khách hàng ...................................... 142
3.4. Lựa chọn giải pháp quan hệ khách hàng phù hợp với doanh nghiệp........... 143
3.4.1. Quy trình lựa chọn giải pháp CRM phù hợp............................................. 143
3.4.2. Lựa chọn giữa CRM On-Demand và CRM On-Premise.......................... 144
3.4.3. Phần mềm mã nguồn mở CRM................................................................. 146
3.5. Kinh nghiệm ứng dụng hệ thống quan hệ khách hàng................................. 146
3.5.1. Kinh nghiệm ứng dụng CRM trong doanh nghiệp vừa và nhỏ................. 146
Page. 8
3.5.2. Bài học khi sử dụng CRM......................................................................... 147
4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị chuỗi cung ứng.......................... 149
4.1. Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng......................................................... 149
4.1.1. Các khái niệm cơ bản về chuỗi cung ứng ................................................. 149
4.1.2. Các bộ phận của chuỗi cung ứng .............................................................. 150
4.1.3. Quản lý chuỗi cung ứng ............................................................................ 151
4.2. Các lợi ích của chuỗi cung ứng.................................................................... 153
4.3. Các chức năng chủ yếu của chuỗi cung ứng................................................ 153
4.4. Các phần mềm ứng dụng trong quản lý chuỗi cung ứng ............................. 154
4.4.1 Phần mềm EDMS- Quản lý hệ thống phân phối........................................ 154
4.4.2 Phần mềm quản lý phân phối Hw-Dms ..................................................... 155
4.4.3 Phần mềm quản lý phân phối XMan-SCM................................................ 155
4.5. Tích hợp chuỗi cung ứng và quản trị nguồn lực doanh nghiệp ................... 158
5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị nguồn lực .................................. 158
5.1. Tổng quan về quản trị nguồn lực doanh nghiệp........................................... 158
5.2. Triển khai dự án quản trị nguồn lực doanh nghiệp...................................... 159
5.3. Lựa chọn giải pháp quản trị nguồn lực doanh nghiệp.................................. 162
5.3.1. Lên kế hoạch triển khai dự án ERP........................................................... 162
5.3.2. Phân tích và lập báo cáo về các yêu cầu chức năng................................. 163
5.3.3. Nghiên cứu các hệ thống ERP phù hợp .................................................... 164
5.3.4. Lựa chọn hệ thống phù hợp nhất............................................................... 165
5.3.5. Tổ chức mua sắm hệ thống ....................................................................... 165
6. Xây dựng kế hoạch kinh doanh điện tử........................................................... 165
6.1. Tổng quan về kế hoạch kinh doanh điện tử ................................................. 165
6.1.1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh................................................................ 165
6.1.2. Mục đích xây dựng kế hoạch kinh doanh ................................................. 165
6.1.3. Khi nào cần xây dựng một kế hoạch kinh doanh...................................... 166
6.1.4. Kế hoạch kinh doanh điện tử..................................................................... 166
6.2. Các trúc kế hoạch kinh doanh điện tử.......................................................... 167
6.2.1. Cách trình bày kế hoạch kinh doanh điện tử............................................. 167
6.2.2. Nội dung và cách trình bày phần giới thiệu kế hoạch kinh doanh............ 168
6.2.3. Lập bản tóm tắt kế hoạch kinh doanh điện tử........................................... 169
6.3. Mô tả chung về hoạt động kinh doanh......................................................... 170
6.3.1. Sứ mệnh của doanh nghiệp ....................................................................... 171
Page. 9
6.3.2. Mục tiêu kinh doanh.................................................................................. 171
6.3.3. Mục đích của kế hoạch kinh doanh........................................................... 172
6.3.4. Mô hình kinh doanh .................................................................................. 172
6.3.5. Phân tích thị trường................................................................................... 173
6.3.6. Phân tích cạnh tranh.................................................................................. 176
6.3.7. Tổ chức thực hiện...................................................................................... 178
6.3.8. Phân tích hiệu quả tài chính ...................................................................... 179
7. Xây dựng website thương mại điện tử và bán hàng trực tuyến ...................... 181
7.1. Các công nghệ xây dựng website thương mại điện tử................................. 181
7.2. Máy chủ website, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình website .... 181
7.2.1. Phần mềm máy chủ Website Apache........................................................ 181
7.2.2. Ngôn ngữ lập trình Website PHP.............................................................. 182
7.2.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL............................................................. 182
7.2.4. Gói phần mềm XAMPP ............................................................................ 183
7.2.5. Phần mềm quản trị nội dung Jommla........................................................ 183
7.2.6. Phần mềm cửa hàng trực tuyến Virtuemart .............................................. 184
8. Cài đặt và quản lý cửa hàng trực tuyến........................................................... 184
8.1. Cài đặt Website ............................................................................................ 184
8.2. Quản lý Website........................................................................................... 185
8.3. Quản lý các Module chức năng trên website ............................................... 187
9. Cài đặt và quản lý cửa hàng trực tuyến........................................................... 188
10. Nâng cấp và phát triển website thương mại điện tử...................................... 189
11. Câu hỏi ôn tập chương 6 ............................................................................... 189
Page. 10
MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, thương mại điện tử đang ngày càng chiếm ưu thế trong mối
quan hệ trực tiếp giữa doanh nghiệp (business), người tiêu dùng (consumer) và chính
phủ (government). Thông qua môi trượng mạng Internet, các hoạt động giao dịch
điện tử sử dụng các kỹ thuật thông tin được tiến hành một cách nhanh chóng, thuận
tiện mà không bị giới hạn bởi các yếu tố như: Thời gian, không gian, địa điểm, hình
thức mua hàng, hình thức thanh toán… Chính vì những đặc điểm ưu việt này mà các
kế hoạch xây dựng cổng giao dịch điện tử, siêu thị ảo được các doanh nghiệp, tổ
chức coi trọng và đây là một bước phát triển có tính khả thi cao.
Những doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh đã ngày càng
lớn mạnh. Từ chỗ chỉ được sử dụng để hỗ trợ một số hoạt động giới thiệu quảng bá
thương hiệu nay đã trở nên có vai trò chiến lược trong doanh nghiệp. Đặc biệt, những
thành tựu về công nghệ thông tin và ứng dụng của chúng trong các lĩnh vực đa dạng
khác nhau của doanh nghiệp đã khiến cho doanh nghiệp ngày càng chú ý nhiều hơn
tới việc áp dụng những thành tựu của công nghệ thông tin nhằm gia tăng ưu thế cạnh
tranh và tạo cơ hội cho mình trong việc kinh doanh điện tử. Hiện nay, ứng dụng
thành tựu công nghệ thông tin vào kinh doanh điện tử không chỉ giới hạn ở các doanh
nghiệp lớn tầm cỡ đa quốc gia mà đang lan rộng trong tất cả các doanh nghiệp kể
các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, việc ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin vào lĩnh vực thương mại
điện tử không phải đơn giản ngay cả đối với các doanh nghiệp tầm cỡ đa quốc gia
dồi dào cả về kinh nghiệm, nguồn tài lực và nhân lực. Hơn nữa, một ứng dụng thành
công trong doanh nghiệp này chưa chắc đã có thể đem lại thành công tương tự cho
một doanh nghiệp khác.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế và sự cần thiết cho quá trình học tập, nghiên cứu của
sinh viên, nên tôi đề xuất viết bài giảng “Thương mại điện tử”. Bài giảng này cung
cấp những kiến thức cơ bản cho sinh viên bậc cao đẳng trong quá trình tiếp cận với
khả năng ứng dụng các thành tựu về công nghệ thông tin trong những lĩnh vực kinh
doanh thương mại điện tử khác nhau.
Page. 11
Nội dung của bài giảng “Thương mại điển tử” gồm 6 chương đề cập đến những
nội dung sau: Tổng quan về thương mại điện tử; Giao dịch trong thương mại điện
tử; Marketing trong thương mại điện tử; Thanh toán trong thương mại điện tử; An
toàn trong thương mại điện tử; Ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp.
Nội dung bài giảng này sẽ là tài liệu cần thiết cho đào tạo cao đẳng ngành Quản
trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh thương mại; Hệ liên thông TCCN-
CĐ ngành Kế toán, chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp Thương mại- Dịch vụ thuộc
Trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại.
Các ý kiến đóng góp, xin gửi về địa chỉ: Lê Đình Hưng, Khoa Khoa học cơ bản,
Trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại, TT Lai Cách, Cẩm Giàng, Hải Dương
Email: Hungledinh@hotmail.com, Phone :+84975888075
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Giải nghĩa
ADSL
Asymmetric Digital Subscriber Line
(Đường truyền mạng bất đối xứng)
B2B
Business to Business
(Doanh nghiệp với doanh nghiệp)
B2C
Business to Citizen
(Doanh nghiệp với cá nhân)
c
cooperate
(Cộng tác)
C2C
Citizen to Citizen
(Cá nhân với cá nhân
CA
commercial auction
(Đấu giá thương mại)
CA
certificate of Analyst
(Chứng thực điện tử)
CRM
customer relationship management
(Quản lý khách hàng)
DN Doanh nghiệp
DNS
domain name system
(hệ thống tên miền)
E
electronic
(Điện tử)
Page. 12
EB/L
electronic bill of lading
(Vận đơn điện tử)
EBPP
Electronic billing presentment and payment
(Hệ thống thanh toán hối phiếu điện tử)
EDI
Electronic Data Interchange
(Trao đổi dữ liệu điện tử)
EDMS
express distributor management system
(Hệ thống quản lý phân phối)
EFT
electronic fund transfer
(Chuyển tiền điện tử )
EFT
electronic funds transfer
(Chuyển tiền điện tử)
EFTPOS
Electronic Funds Transfer at Point of Sale
(Chuyển tiền tại điểm bán)
ERP
enterprise resource planning
(Quản lý nguồn lực)
EST
electronic share trading
(Mua bán cổ phiếu điện tử)
ETO
electronic trade opportunity
(Cơ hội kinh doanh điện tử)
FTP
File Transfer Protocol
(Giao thức truyền tải tệp tin)
G2B
Government to Business
(Chính phủ với doanh nghiệp)
G2C
Government to Citizen
(Chính phủ với công dân)
HTML
hyper text markup language
(Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản)
HTTP
hyper text transfer protocol
(Giao thức truyền siêu văn bản)
i
information
(Thông tin)
ICT
information commercial technology
(Công nghệ thông tin)
IP
internet protocole
(Giao thức kết lối mạng)
IPS
internet service provider
(Nhà quản lý dịch vụ internet)
Page. 13
LAN
local area network
(Mạng nội bộ)
MAN
metropolitan area network
(Mạng đô thị)
OSI
open systems interconnection
( Kết nối các hệ thống mở )
POS
point of sale
(Điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ)
SCM
supply chain management
(Quản lý nhà cung cấp)
SDLC
system development life cycle
(Phương pháp thác nước)
SURF
settlement utility for managing risk and finance
(Trung tâm xử lý thanh toán)
t
traffic
(Giao dịch)
TCP
transmission control protocol
(Giao thức điều khiển truyền vận)
TMĐT Thương mại điện tử
UDP
User Datagram Protocol
(Giao thức truyền tin ngắn)
UNCTAD
united nations conference on trade and development
(Tổ chức Thương mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc)
VAN (Giá trị gia tăng)
WAN
wide area network
(Mạng diện rộng)
Page. 14
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. Mạng máy tính
1.1. Khái niệm
Mạng máy tính (computer network) hay hệ thống mạng (network system) là
khi có từ hai máy vi tính trở lên kết nối với nhau nhằm để trao đổi thông tin qua lại
với nhau và chia sẻ tài nguyên: máy in, máy fax, tệp tin, dữ liệu....
1.2. Cơ sở kỹ thuật của mạng máy tính
1.2.1. Phân biệt mạng mạng máy tính
Trong cơ sở kỹ thuật mạng, việc quan trọng nhất là vận chuyển dữ liệu giữa
các máy, các nhà phát triển mạng đã phân loại mạng thành hai loại gồm:
Mạng quảng bá (broadcast network): bao gồm một kênh truyền thông được
chia sẻ cho mọi máy trong mạng. Mẫu thông tin ngắn gọi là gói (packet) được gửi
ra bởi một máy bất kỳ thì sẽ tới được tất cả máy khác. Trong gói sẽ có một phần ghi
địa chỉ gói đó muốn gửi tới. Khi nhận các gói, mỗi máy sẽ kiểm tra lại phần địa chỉ
này. Nếu một gói là dành cho đúng máy đang kiểm tra thì sẽ đưọc xử lý tiếp, bằng
không thì bỏ qua.
Mạng điểm nối điểm (point-to-point network): bao gồm nhiều mối nối giữa
các cặp máy tính với nhau. Để chuyển từ nguồn tới đích, một gói có thể phải đi qua
các máy trung gian. Thường thì có thể có nhiều đường di chuyển có độ dài khác
nhau do từ máy nguồn tới máy đích với số lượng máy trung gian khác nhau. Thuật
toán để định tuyến đường truyền giữ vai trò quan trọng trong kỹ thuật này.
Theo vùng địa lý và phạm vi của mạng các nhà phát triển mạng thường phân
loại mạng thành những dạng mạng sau:
Mạng cục bộ (LAN-local area network): là mạng nhỏ trong một toà nhà, một
khu vực khoảng 1 km. Chúng nối các máy chủ và các máy trạm trong các văn phòng
và nhà máy để chia sẻ tài nguyên và trao đổi thông tin.
Mạng cục bộ có 3 đặc điểm:
Giới hạn về tầm cỡ phạm vi hoạt động từ vài mét cho đến 1 km.
Thường dùng kỹ thuật đơn giản chỉ có một đường dây cáp (cable) nối tất cả
máy. Tốc độ truyền dữ liệu thông thường là 10 Mbps, 100 Mbps, 1 Gbps, và gần đây
là 100 Gbps.
Ba kiến trúc mạng kiểu LAN thông dụng bao gồm:
Mạng bus hay mạng tuyến tính là mạng mà các máy nối nhau một cách liên tục
thành một hàng từ máy này sang máy kia.Ví dụ điển hình của kiến trúc mạng định
truyến là Ethernet (chuẩn IEEE 802.3).
Mạng vòng là mạng mà các máy nối nhau liên tiếp tạo thành vòng kín. ví dụ
điển hình của mạng vòng là IBM (IBM token ring).
Mạng sao là mạng mà mỗi máy tính trong mạng được kết nối trực tiếp đến tất
cả các máy tính khác trong mạng.
Mạng đô thị (MAN-metropolitan area network): là mạng có cỡ lớn hơn LAN,
phạm vi vài km. Nó có thể bao gồm nhóm các văn phòng gần nhau trong thành phố
và có đặc điểm: Chỉ có tối đa hai dây cáp nối; Không dùng các kỹ thuật kết nối kiểu
chuyển mạch.
Page. 15
Có thể hỗ trợ truyền tải dữ liệu và đàm thoại, hay ngay cả truyền hình trực
tuyến. Ngày nay người ta có thể dùng kỹ thuật cáp quang (fiber optical) để truyền
tín hiệu. Vận tốc có hiện nay thể đạt đến 10 Gbps.
Ví dụ của kỹ thuật này là mạng DQDB (Distributed Queue Dual Bus) hay còn
gọi là bus kép theo hàng phân phối (tiêu chuẩn IEEE 802.6).
Mạng diện rộng (WAN-wide area network): là mạng dùng trong vùng địa lý
lớn thường cho quốc gia hay cả lục địa, phạm vi vài trăm cho đến vài ngàn km.
Chúng bao gồm tập hợp các máy nhằm chạy các chương trình cho người dùng. Các
máy này thường gọi là máy lưu trữ (host) hay còn có tên là máy chủ, máy đầu
cuối (end system). Các máy tính trong mạng được nối nhau bởi các mạng
con (subnet). Nhiệm vụ chính mạng con là chuyển thông điệp (message) từ máy chủ
này tới máy chủ khác.
Mạng con thường có hai thành phần chính:
Các đường dây vận chuyển còn gọi là mạch (circuit), kênh (channel), hay
đường trung chuyển (trunk).
Các thiết bị nối chuyển. Đây là loại máy tính chuyện biệt hoá dùng để nối hai
hay nhiều đường trung chuyển nhằm di chuyển các dữ liệu giữa các máy. Khi dữ
liệu đến trong các đường vô, thiết bị nối chuyển này phải chọn (theo thuật toán đã
định) một đường dây ra để gửi dữ liệu đó đi. Tên gọi của thiết bị này là nút chuyển
gói (packet switching node) hay hệ thống trung chuyển (intermediate system). Máy
tính dùng cho việc nối chuyển gọi là "bộ định tuyến" (router).
Hầu hết các WAN bao gồm nhiều đường cáp hay là đường dây điện thoại, mỗi
đường dây như vậy nối với một cặp bộ định tuyến. Nếu hai bộ định tuyến không nối
chung đường dây thì chúng sẽ liên lạc nhau bằng cách gián tiếp qua nhiều bộ định
truyến trung gian khác. Khi bộ định tuyến nhận được một gói dữ liệu thì nó sẽ chứa
gói này cho đến khi đường dây ra cần cho gói đó được trống thì nó sẽ chuyển gói đó
đi. Trường hợp này ta gọi là nguyên lý mạng con điểm nối điểm, hay nguyên lý
mạng con lưu trữ và chuyển tiếp (store-and-forward), hay nguyên lý mạng con nối
chuyển gói.
Có nhiều kiểu cấu hình cho WAN dùng nguyên lý điểm tới điểm như là dạng
sao, dạng vòng, dạng cây, dạng hoàn chỉnh, dạng giao vòng, hay bất định.
Liên mạng (internetwork): là gồm hai hay nhiều mạng máy tính nối với nhau
bằng các thiết bị định tuyến (router) cho phép dữ liệu được gửi qua lại giữa chúng.
Các thiết bị định tuyến có nhiệm vụ hướng dẫn giao thông dữ liệu đi theo đúng
đường trong liên mạng để tới đích.
Ban đầu, liên mạng là một cách để kết nối các kiểu công nghệ mạng khác nhau.
Nhưng rồi nó đã trở nên phổ biến rộng rãi qua sự phát triển của nhu cầu kết nối hai
hoặc nhiều mạng cục bộ với nhau thành một dạng mạng diện rộng. Hiện nay, định
nghĩa của liên mạng bao hàm cả việc kết nối các mạng máy tính thuộc các kiểu khác,
chẳng hạn các mạng cá nhân PAN.
Internet chính là ví dụ thực tế nổi tiếng nhất của liên mạng. Đó là một mạng
gồm các mạng chạy nhiều giao thức bậc thấp khác nhau, được thống nhất bởi một
giao thức liên mạng - giao thức IP.
Page. 16
1.2.3. Các mô hình mạng điển hình
Mô hình OSI (open systems interconnection reference model): là mô hình
tham chiếu kết nối các hệ thống mở, và được thiết kế dựa vào nguyên lý tầng cấp, lý
giải một cách trừu tượng kỹ thuật kết nối truyền thông giữa các máy vi tính và thiết
kế giao thức mạng giữa chúng. Mô hình này được phát triển thành một phần trong
kế hoạch kết nối các hệ thống mở do ISO và IUT-T khởi xướng, còn được gọi là Mô
hình bảy tầng (layer) của OSI.
Các tầng của mô hình OSI:
Tầng 1: Tầng vật lí (physical layer): Gồm tất cả các đặc tả về điện và vật lý
cho các thiết bị. Trong đó bao gồm bố trí của các chân cắm (pin), các hiệu điện thế,
và các đặc tả về cáp nối (cable). Các thiết bị tầng vật lí bao gồm Hub, bộ
lặp (repeater), thiết bị tiếp hợp mạng (network adapter) và thiết bị tiếp hợp kênh máy
chủ (HBA-Host Bus Adapter) dùng trong mạng lưu trữ. Chức năng và dịch vụ căn
bản được thực hiện bởi tầng vật lý bao gồm:
Thiết lập hoặc ngắt mạch kết nối điện (electrical connection) với một môi
trường truyền dẫn phương tiện truyền thông (transmission medium).
Tham gia vào quy trình mà trong đó các tài nguyên truyền thông được chia sẻ
hiệu quả giữa nhiều người dùng như giải quyết tranh chấp tài nguyên (contention)
và điều khiển lưu lượng.
Điều biến (modulation), hoặc biến đổi giữa biểu diễn dữ liệu số (digital data)
của các thiết bị người dùng và các tín hiệu tương ứng được truyền qua kênh truyền
thông (communication channel).
Tầng 2: Tầng liên kết dữ liệu (data link layer): Cung cấp các phương tiện có
tính chức năng và quy trình để truyền dữ liệu giữa các thực thể mạng, phát hiện và
có thể sửa chữa các lỗi trong tầng vật lý nếu có. Cách đánh địa chỉ mang tính vật lý,
nghĩa là địa chỉ (địa chỉ MAC) được mã hóa cứng vào trong các thẻ mạng (network
card) khi chúng được sản xuất. Hệ thống xác định địa chỉ này không có đẳng cấp
(flat scheme).
Tầng liên kết dữ liệu chính là cầu nối (bridge) và thiết bị chuyển mạch (switch)
hoạt động, chỉ được cung cấp giữa các nút mạng được nối với nhau trong nội bộ
mạng.
Tầng 3: Tầng mạng (network layer): Cung cấp các chức năng và qui trình cho
việc truyền các chuỗi dữ liệu có độ dài đa dạng, từ nguồn tới đích, thông qua một
hoặc nhiều mạng, nhưng vẫn duy trì chất lượng dịch vụ (quality of service) mà tầng
giao vận yêu cầu. Tầng mạng thực hiện chức năng định tuyến. Các thiết bị định
tuyến (router) hoạt động tại tầng này sẽ gửi dữ liệu ra khắp mạng mở rộng, làm cho
liên mạng trở nên khả thi (còn gọi là chuyển mạch IP). Đây là một hệ thống định vị
địa chỉ logic (logical addressing scheme) các giá trị được chọn bởi kỹ sư mạng.
Tầng 4: Tầng giao vận (transport layer): Cung cấp dịch vụ chuyên dụng chuyển
dữ liệu giữa các người dùng tại đầu cuối, nhờ đó các tầng trên không phải quan tâm
đến việc cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu đáng tin cậy và hiệu quả. Tầng giao vận
kiểm soát độ tin cậy của một kết nối được cho trước. Một số giao thức có định hướng
Page. 17
trạng thái và kết nối (state and connection orientated). Có nghĩa là tầng giao vận có
thể theo dõi các gói tin và truyền lại các gói bị thất bại.
Một ví dụ điển hình của giao thức tầng 4 là TCP. Tầng này là nơi các thông
điệp được chuyển sang thành các gói tin TCP hoặc UDP. Ở tầng 4 địa chỉ được đánh
là address ports, thông qua address ports để phân biệt được ứng dụng trao đổi.
Tầng 5: Tầng phiên (session layer): kiểm soát các (phiên) hội thoại giữa các
máy tính. Tầng này thiết lập, quản lý và kết thúc các kết nối giữa trình ứng dụng địa
phương và trình ứng dụng ở xa. Tầng này còn hỗ trợ hoạt động song công (duplex)
hoặc bán song công (half-duplex) hoặc đơn công (Single) và thiết lập các qui trình
đánh dấu điểm hoàn thành (checkpointing), giúp việc phục hồi truyền thông nhanh
hơn khi có lỗi xảy ra, vì điểm đã hoàn thành đã được đánh dấu, trì hoãn
(adjournment), kết thúc (termination) và khởi động lại (restart). Mô hình OSI uỷ
nhiệm cho tầng này trách nhiệm ngắt mạch nhẹ nhàng (graceful close) các phiên
giao dịch vì đó tính chất của giao thức kiểm soát giao vận TCP, và trách nhiệm kiểm
tra và phục hồi phiên, đây là phần thường không được dùng đến trong bộ giao
thức TCP/IP.
Tầng 6: Tầng trình diễn (presentation layer): hoạt động như tầng dữ liệu trên
mạng. lớp này trên máy tính truyền dữ liệu làm nhiệm vụ dịch dữ liệu được gửi từ
tầng application sang dạng fomat chung. Và tại máy tính nhận, lớp này lại chuyển
từ fomat chung sang định dạng của tầng application. Lớp thể hiện thực hiện các chức
năng sau: Dịch các mã kí tự từ ASCII sang EBCDIC; chuyển đổi dữ liệu; nén dữ liệu
để giảm lượng dữ liệu truyền trên mạng.; mã hoá và giải mã dữ liệu để đảm bảo sự
bảo mật trên mạng.
Tầng 7: Tầng ứng dụng (application layer): là tầng gần với người sử dụng nhất.
Nó cung cấp phương tiện cho người dùng truy nhập các thông tin và dữ liệu trên
mạng thông qua chương trình ứng dụng. Tầng này là giao diện chính để người dùng
tương tác với chương trình ứng dụng, và qua đó với mạng.
Mô hình TCP/IP(transmission control protocole/internet protocole): Cũng
giống như OSI nhưng mô hình này các nhà nghiên cứu phân thành 4 tầng:
 Tầng 1: Tầng liên kết dữ liệu(Data link Layer).
 Tầng 2: Tầng mạng(Network Layer).
 Tầng 3: Tầng giao vận(Transportation Layer).
 Tầng 4: Tầng ứng dụng(Application Layer).
1.3. Sự hình thành và phát triển của mạng internet
Internet là mạng liên kết các mạng máy tính với nhau. Mặc dù mới thực sự phổ
biến từ những năm 1990, internet đã có lịch sử hình thành từ khá lâu đời những mốc
lịch sử quan trọng trong sư phát triển của mạng internet gồm:
Năm 1962: J.C.R. Licklider đưa ra ý tưởng kết nối các máy tính với nhau, ý
tưởng liên kết các mạng thông tin với nhau đã có từ khoảng năm 1945 khi khả năng
hủy diệt của bom nguyên tử đe dọa xóa sổ những trung tâm liên lạc quân sự, việc
liên kết các trung tâm với nhau theo mô hình liên mạng sẽ giảm khả năng mất liên
lạc toàn bộ các mạng khi một trung tâm bị tấn công.
Năm 1965: Mạng gửi các dữ liệu đã được chia nhỏ thành từng packet, đi theo
các tuyến đường khác nhau và kết hợp lại tại điểm đến (donald dovies); Lawrence
Page. 18
G. Roberts đã kết nối một máy tính ở Massachussetts với một máy tính khác ở
California qua đường dây điện thoại.
Năm 1967: L.G. Roberts tiếp tục đề xuất ý tưởng mạng ARPANet (advanced
research project agency network) tại một hội nghị ở Michigan; Công nghệ chuyển
gói tin (packet switching technology) đem lại lợi ích to lớn khi nhiều máy tính có
thể chia sẻ thông tin với nhau. Dự án phát triển mạng máy tính được thử nghiệm bởi
Bộ quốc phòng Mỹ theo ý tưởng ARPANet
Năm 1969: Mạng ARPANet được xây dựng và đưa vào hoạt động khi đó đã
liên kết bốn địa điểm gồm: Viện nghiên cứu Stanford, Đại học California, Los
Angeles, Đại học Utah và Đại học California, Santa Barbara. Đó là tiền thân của
Internet ngay này.
Năm 1972: Ray Tomlinson phát minh ra thư điện tử (electronic mail) và được
sử dụng để gửi thông điệp trên mạng.
Năm 1973: ARPANet lần đầu tiên được kết nối ra nước ngoài, đó là kết nối đến
đại học University College of London của Anh và Royal Radar Establishment Na
Uy.
Năm 1976: Hãng AT&T phát minh ra dịch vụ truyền tệp tin cho mạng FTP.
Năm 1984: Giao thức chuyển gói tin TCP/IP, trở thành giao thức chuẩn của
Internet; hệ thống các tên miền DNS (domain name system) ra đời để phân biệt các
máy chủ, được các nhà nghiên cứu và phát triển hệ thống mạng chia thành sáu loại
chính bao gồm: .edu (education) cho lĩnh vực giáo dục; .gov (government) thuộc
chính phủ; .mil (miltary) cho lĩnh vực quân sự; .com (commercial) cho lĩnh vực
thương mại; .org (organization) cho tổ chức; .net (network resources) cho mạng.
Năm 1990: ARPANET ngừng hoạt động, Internet chuyển sang giai đoạn mới,
mọi người đều có thể sử dụng, các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng internet vào mục
đich thương mại đó là mạng NSFNET (national science foundation).
Năm 1991: Ngôn ngữ HTML (hyper text markup language) ra đời cùng với
giao thức truyền tin HTTP (hyper text transfer protocol), cùng năm đó Tim Berners
ở trung tâm nguyên tử châu Âu phát minh ra WWW ( world wide website), đem lại
cho người dùng khả năng tham chiếu từ một văn bản đến nhiều văn bản khác, chuyển
từ cơ sở dữ liệu này sang cơ sở dữ liệu khác với hình thức hấp dẫn và nội dung phong
phú. WWW chính là hệ thống các thông điệp dữ liệu được tạo ra, truyền tải, truy
cập, chia sẻ... thông qua mạng internet.
Năm 1994: Mạng internet được sử dụng rộng rãi từ năm 1994, Công ty
Netsscape tung ra các phần mềm ứng dụng khai thác thông tin trên mạng internet
Năm 1995: Pierre Omidyar, lập trình viên máy tính đang làm việc ở thung lũng
silicon ở California bán vật phẩm đầu tiên trên mạng mua bán eBay. Đó là chiếc bút
laser hỏng với giá 14 $.
Năm 1996: Dịch vụ thư điện tử Hotmail được tạo ra bởi Jack Smith và Sabeer
Bhatia đã cung cấp dịch vụ websitemail đầu tiên trên mạng internet. Hotmail được
bán cho Microsoft vào năm 1997 với giá được báo cáo là 400 triệu đô la Mỹ.
1997: Hãng IBM giới thiệu các mô hình kinh doanh điện tử.
Việt Nam tham gia mạng internet chính thức vào tháng 12 năm 1997, khi đó
đặt dưới sự quản lý duy nhất của một IPS (internet service provider) là VNPT.
Page. 19
1.4. Ứng dụng của mạng Internet
Internet là siêu xa lộ thông tin (information super highway) nối liền những miền
thông tin dùng để liên lạc, trao đổi thông tin, kinh doanh và giải trí…
1.4.1. Các ứng dụng cơ bản của Internet
Thư điện tử (Email): là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng gửi và
nhận các thư điện tử.
Email thường sử dụng giao thức SMTP (simple mail transfer protocol), POP3
(post office protocole version 3), email còn dùng để gửi và nhận dữ liệu đa phương
tiện (file attachment multimedia) với dung lượng nhỏ và thường sử dụng giao thức
MIME (multipurpose internet mail extension).
Cấu trúc của một địa chỉ email: username@nhà cung cấp.domain name.
Nhóm tin (usenet news group): Bao gồm các diễn đàn giúp người sử dùng trao
đổi thông tin, kinh nghiệm và trò chuyện trực tuyến (chat online) thông qua giao
thức IRC (internet relay chat protocole).
Đăng nhập từ xa (remote login): Là dịch vụ giúp cho người dùng ở bất kì nơì
nào có thể dùng mạng internet để đăng nhập và sử dụng hay điều khiển một máy
khác chỗ mà họ có tài khoản. Nổi tiếng là chương trình Telnet giúp truy cập thông
tin từ xa qua mạng máy tính.
Truyền tập tin lớn (file transfer): Dùng dịch vụ FTP để chuyển các tập tin qua
mạng internet.
Tim kiếm thông tin (search engine): Các chương trình này qua mạng internet
có thể giúp nguời ta tìm thông tin ở mọi dạng, mọi cấp về mọi thứ. Từ việc tìm các
tài liệu nghiên cứu cho đến tìm người và thông tin về người đó, hay tìm đường qua
bản đồ.
1.4.2. Ứng dụng trong thương mại điện tử
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì mối quan hệ một đến một với số lượng
khách hàng rất lớn mà không phải tốn nhiều nhân lực và chi phí.
Rút ngắn thời gian giao dịch giữa các đối tác với nhau.
Giảm chi phí đi lại, giao dịch, bán hàng, quảng bá thương hiệu và sản phẩm...
Đối với doanh nghiệp cập nhật được nhu cầu thi trường nhanh chóng để xây
dựng các kế hoạch phát triển của doanh nghiệp.
Đối với người tiêu dùng thông qua mạng internet thì cập nhật được thông tin
hàng hóa dịch vụ một cách nhanh chóng để dễ dàng lựa chọn được các sản phẩm
dịch vụ phù hợp với mình.
2. Website
2.1. Sự hình thành và phát triển của website
Thế hệ nhất là các trang website tĩnh đơn giản nhằm thông báo, giới thiệu về
doanh nghiệp mặt hàng và các thông tin có liên quan đến hoạt động sản xuất, chưa
có tương tác với người dùng thông qua website.
Thế hệ hai là các trang báo điện tử, gồm chủ yếu một số trang tĩnh, có thể cài
thêm các file video, có cả trang động dùng cập nhật, lưu giữ thông tin, giao tiếp với
cơ sở dữ liệu trong máy chủ để tìm kiếm thông tin đã lưu giữ, cơ sở dữ liệu sắp xếp
theo chủ đề, theo ngày tháng.
Page. 20
Thế hệ thứ ba hiện đang phổ biến, chủ yếu dùng trang website động. Giao tiếp
hai chiều, nhiều chiều trên mạng internet. Thế hệ thứ ba được ứng dụng trong nhiều
lĩnh vực đời sống xã hội như: Cửa hàng ảo (cyber mall), siêu thị ảo (market space)
được ứng dụng trong một số lĩnh vực như E.Commerce, E.Goverment và cả trong
lĩnh vực nhạy cảm là giáo dục như trường học ảo (cyber school), Đại học ảo (virtual
university) ứng dụng trong E.Training.
Thế hệ thứ tư đang bắt đầu phát triển, website có thể giao tiếp đa phương tiện
(multimedia). Hiện nay nhiều báo điện tử cũng đã bắt đầu chuyển sang sử dụng
website thế hệ tư.
2.2. Đặc điểm của website
Website là một miền thông tin bao gồm dữ liệu có cấu trúc định hình đặt trên ổ
cứng của máy chủ (server) và máy tính trên toàn thế giới được kết nối Internet.
Website là một phương tiện truyền thông toàn cầu, chi phí thấp, đa phương tiện
(multimedia), có thể tạo giao tiếp hai chiều (client/server), nhiều chiều, ngoài ra có
thể giao tiếp đồng bộ (synchronous), và không đồng bộ (asynchronous)….
Website gồm có website tĩnh (static) và website động (dynamic).
Website tĩnh (website static) có kết cấu được định dạng sẵn và khách truy cập
(client side) chỉ có thể xem và không thể giao tiếp, tương tác với cơ sở dự liệu.
Website động (website dynamic) có thể giao tiếp với cơ sở dữ liệu để yêu cầu
truy cập thông tin không có sẵn trong khuôn dạng. Website động là những website
có cơ sở dữ liệu và được hỗ trợ bởi các phần mềm phát triển website. Với website
động thông tin hiển thị được gọi ra từ cơ sở dữ liệu khi người dùng truy vấn tới một
trang website.
Trình duyệt website (website Browser): là phần mềm giúp người dùng máy tính
truy cập vào website. Trình duyệt website được mã hóa bằng ngôn ngữ HTMLvà sử
dụng giao thức HTTP, trình duyệt có thể truyền thông tin đa phương tiện
(multimedia).
Mỗi website trên mạng Internet đều có một địa chỉ (hay tên miền) duy nhất.
Địa chỉ website đầu tiên trên thế giới là http://info.cern.ch và nó được đưa vào hoạt
động trên mạng internet vào ngày 6/8/1991.
Việc cấp phát tên miền website là do IANA (internet assigned number
authority).
Cấu trúc tên miền: giao thức:// máy chủ.tên miền. mã nhóm.mã quốc gia.
2.3. Ứng dụng của website
Website là một hiện diện hiện đại của công nghệ số được xây dựng trên các
ứng dụng tương tác với người sử dụng.
Thứ nhất người dùng có thể tra cứu tất cả các thông tin liên quan đến sản phẩm,
giá cả dịch vụ mà họ cần thông qua các catalog, hình ảnh, âm thanh đã được số hoá
người dùng có thể tìm kiếm mọi thứ trên Internet thông qua các website có hỗ trợ
công cụ tìm kiếm. Đối với nhiều website hiện nay đó là khả năng tương tác với người
dùng tự động đáp ứng nhu cầu của người dùng. Thông qua website người dùng có
thể gửi thông tin nên Internet, tải thông tin về máy tính các sản phẩm số hoá và thanh
toán trực tiếp đối với nhà phát hành sản phẩm một cách nhanh chóng.
Page. 21
Thứ hai hiệu quả của website so các phương tiện truyền thống khác trong việc
quảng bá thương hiệu và sản phẩm, quảng cáo trên website có thể truyền tải liên tục
có thể cập nhật huỷ bỏ bất cứ lúc nào ở mọi thời điểm khác nhau mà không tốn kém
chi phí như quảng cáo truyền thống. Thông tin quảng cáo trên website khá đắt tiền
tương tự như quảng cáo truyền thống nhưng do truyền tải liên tục được truyền đi
khắp thế giới nên khả năng giới thiệu quảng cáo cao hơn, tiện lợi hơn, chi phí rẻ hơn.
Banner, logo của doanh nghiệp thường đặt ở đầu hoặc dọc hai bên trang website ở
những vị trí thu hút sự chú ý của khách hàng khi ghé thăm một website. Đối với
thương mại truyền thống các thông tin quảng cáo thường được đặt tại các trang phụ,
các trang phụ trang ấn bản nên khả năng quảng cáo chưa đạt hiệu quả cao. Những
thông tin quảng cáo trên website còn cung cấp đường link đến nhà doanh nghiệp,
đến sản phẩm tạo sự thuận tiện cho khách hàng họ có thể giao dịch trực tiếp với nhà
sản xuất có hàng hoá mà họ lựa chọn. Quảng cáo truyền thống chỉ đưa ra các quảng
cáo thông thường về sản phẩm, không có khả năng tương tác với nhà sản xuất, với
sản phẩm mà chỉ có sự liên hệ trực tiếp thông qua điện thoại, gặp mặt. Quảng cáo
trên website tiện lợi, khả năng mang lại thông tin tiện ích cao, tính liên tục trong
quảng cáo được đảm bảo.
3. Thương mại điện tử
3.1. Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như “thương
mại điện tử” (electronic commerce), “thương mại trực tuyến” (online trade),
“thương mại không giấy tờ” (paperless commerce) hoặc “kinh doanh điện tử”
(electronic business). Tuy nhiên, “thương mại điện tử” vẫn là tên gọi phổ biến nhất
và được dùng thống nhất trong các văn bản hay công trình nghiên cứu của các tổ
chức hay các nhà nghiên cứu.
3.1.1. Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa hẹp
Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa hẹp: Thương mại điện tử là việc mua
bán hàng hoá và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc
biệt là máy tính và mạng internet.
Diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương, năm 1997 đưa ra khái niệm: Thương
mại điện tử là các giao dịch thương mại về hàng hoá và dịch vụ được thực hiện
thông qua các phương tiện điện tử.
Cục thống kê Hoa Kỳ, năm 2000 đưa ra khái niệm: Thương mại điện tử là việc
hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông qua một mạng máy tính làm trung gian
mà bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng hàng hoá và dịch vụ.
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử bắt đầu bằng việc các doanh nghiệp sử
dụng các phương tiện điện tử và mạng Internet để mua bán hàng hóa, dịch vụ của
doanh nghiệp mình, các giao dịch có thể giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)
hoặc giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân (B2C), cá nhân với nhau (C2C).
Page. 22
3.1.2. Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa rộng
Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa rộng: Đã có nhiều tổ chức quốc tế
đưa ra khái niệm theo nghĩa rộng về thương mại điện tử.
Liên minh châu âu (european union) đưa ra khái niệm: Thương mại điện tử là
bao gồm các giao dịch thương mại thông qua các mạng viễn thông và sử dụng các
phương tiện điện tử. Nó bao gồm thương mại điện gián tiếp (trao đổi hàng hoá hữu
hình) và thương mại điện tử trực tiếp (trao đổi hàng hoá vô hình).
Thương mại điện tử cũng được hiểu là hoạt động kinh doanh điện tử, bao gồm:
mua bán điện tử hàng hoá, dịch vụ, giao hàng trực tiếp trên mạng với các nội dung
số hoá được; chuyển tiền điện tử EFT (electronic fund transfer); mua bán cổ phiếu
điện tử EST (electronic share trading); vận đơn điện tử EB/L (electronic bill of
lading); đấu giá thương mại CA (commercial auction); hợp tác thiết kế và sản xuất;
tìm kiếm các nguồn lực trực tuyến; mua sắm trực tuyến (online procurement);
marketing trực tiếp, dịch vụ khách hàng sau khi bán…
3.2. Các phương tiện truyền thông sử dụng trong thương mại điện tử
Các phương tiện thực hiện thương mại điện tử bao gồm: điện thoại, fax, truyền
hình, các mạng máy tính có kết nối với nhau,... và mạng internet. Tuy nhiên, thương
mại điện tử phát triển chủ yếu qua mạng internet và thực sự trở nên quan trọng khi
mạng Internet được phổ cập. Mặc dù vậy, gần đây các giao dịch thương mại thông
qua các phương tiện điện tử đa dạng hơn, các thiết bị điện tử di động cũng dần dần
chiếm vị trí quan trọng, được gọi là thương mại điện tử di động (Mobile commerce).
3.2.1. Điện thoại
Điện thoại là một phương tiện phổ thông, dễ sử dụng, và gần như xuất hiện sớm
nhất trong các phương tiện điện tử được đề cập. Một số dịch vụ có thể cung cấp trực
tiếp qua điện thoại như dịch vụ bưu điện, ngân hàng, hỏi đáp, tư vấn, giải trí. Với sự
phát triển của điện thoại di động, liên lạc qua vệ tinh, ứng dụng của điện thoại đang
và sẽ trở nên rộng rãi hơn. Nhưng điện thoại có một hạn chế là chỉ truyền tải được
âm thanh và mọi cuộc giao dịch vẫn phải kết thúc bằng giấy tờ. Ngoài ra, chi phí
giao dịch bằng điện thoại còn khá đắt.
3.2.2. Máy fax
Máy fax có thể thay thế dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống. Tuy
nhiên hạn chế của máy fax là chỉ truyền được văn bản viết, không truyền tải được
âm thanh, hình ảnh động, hình ảnh ba chiều. Fax qua Internet là một dịch vụ mới
được ứng dụng khá rộng rãi để giảm chi phí trong giao dịch điện tử. Thiết bị điện tử
cũng không giới hạn ở máy fax truyền thống mà mở rộng ra máy vi tính và các thiết
bị điện tử khác sử dụng các phần mềm cho phép gửi và nhận văn bản fax. Hoạt động
này cũng làm mở rộng khái niệm thương mại điện tử và những quy định về văn bản
gốc, bằng chứng, văn bản do bản gốc của fax trước đây là văn bản giấy, bản gốc của
fax qua máy vi tính có thể là văn bản điện tử.
3.2.3. Truyền hình
Truyền hình ngày nay, truyền hình trở thành một trong những công cụ điện tử
phổ thông nhất. Truyền hình đóng vai trò quan trọng trong thương mại, nhất là trong
quảng cáo hàng hóa. Song truyền hình mới chỉ là một công cụ truyền thông một
chiều, qua truyền hình, khách hàng không thể tìm kiếm được các chào hàng, không
Page. 23
thể đàm phán với người bán về các điều khoản mua bán cụ thể. Gần đây, khi máy
thu hình được kết nối với máy tính thì công dụng của nó được mở rộng hơn. Việc
giao dịch và đàm phán bằng “video conference” thực hiện qua Internet trở nên quan
trọng và đẩy mạnh thương mại điện tử khi tiết kiệm được thời gian và chi phí của
các bên mà vẫn có hiệu quả như đàm phán giao dịch trực tiếp truyền thống.
3.2.4. Máy tính và mạng internet
Thương mại điện tử chỉ thực sự có vị trí quan trọng khi có sự bùng nổ của máy
tính và mạng internet vào những năm 90 của thế kỷ 20. Máy tính và Internet giúp
doanh nghiệp tiến hành giao dịch mua bán, hợp tác trong sản xuất, cung cấp dịch vụ,
quản lý các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, liên các các doanh nghiệp trên
toàn cầu, hình thành các mô hình kinh doanh mới. Không chỉ giới hạn ở máy tính,
các thiết bị điện tử và các mạng viễn thông khác cũng được ứng dụng mạnh mẽ vào
thương mại làm đa dạng các hoạt động thương mại điện tử từ việc sử dụng thẻ thông
minh trong thanh toán điện tử, mobile phone trong các giao dịch điện tử giá trị nhỏ,
hệ thống thương mại điện tử trong giao thông để xử lý vé tàu điện, xe bus, máy bay
đến giao dịch chứng khoán, tài chính, ngân hàng điện tử, hai quan điện tử trong nước
và quốc tế.
3.3. Hệ thống sử dụng trong thương mại điện tử
Theo Micheal Porter, thương mại điện tử có thể ứng dụng vào tất cả các giai
đoạn trong chuỗi giá trị. Tất nhiên, khi ứng dụng sâu và rộng thương mại điện tử ở
đây được hiểu theo nghĩa rộng, trở thành kinh doanh điện tử.
Sơ đồ các hoạt động cơ bản trong thương mại điện tử:
Nguồn: Marketing Management, Porter M.E. 2001
3.4. Quá trình phát triển thương mại điện tử
Page. 24
Dựa trên lịch sử hình thành và phát triển của thương mại điện tử các nhà nghiên
cứu về thương mại điện tử đã chia quá trình phát triển của thương mại điện tử thành
3 giai đoạn chính.
3.4.1. Giai đoạn 1
Thương mại thông tin (i-commerce),giai đoạn này đã có sự xuất hiện của
Website. Thông tin về hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp cũng như về bản thân
doanh nghiệp đã được đưa lên website. Tuy nhiên thông tin trên chỉ mang tính giới
thiệu và tham khảo. Việc trao đổi thông tin, đàm phán về các điều khoản hợp đồng,
giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân
chủ yếu qua email, diễn đàn, chat room…Thông tin trong giai đoạn này phần lớn chỉ
mang tính một chiều, thông tin hai chiều giữa người bán và mua còn hạn chế không
đáp ứng được nhu cầu thực tế. Trong giai đoạn này người tiêu dùng có thể tiến hành
mua hàng trực tuyến, thanh toán vẫn theo phương thức truyền thống.
3.4.2. Giai đoạn 2
Thương mại giao dịch (t-commerce), nhờ có sự ra đời của thanh toán điện tử
mà thương mại điện tử thông tin đã tiến thêm một giai đoạn nữa của quá trình phát
triển thương mại điện tử đó là thương mại điện tử giao dịch. Thanh toán điện tử ra
đời đã hoàn thiện hoạt động mua bán hàng trực tuyến. Trong giai đoạn này nhiều
sản phẩm mới đã được ra đời như sách điện tử và nhiều sản phẩm số hóa. Trong giai
đoạn này các doanh nghiêp đã xây dựng mạng nội bộ nhằm chia sẻ dữ liệu giữa các
đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp, cùng các phần mềm ứng dụng quản lý nhân sự,
kế toán, bán hàng, sản xuất, logistics, tiến hành ký kết hợp đồng điện tử
3.4.3. Giai đoạn 3
Thương mại cộng tác (c-Business), đây là giai đoạn phát triển cao nhất của
thương mại điện tử hiện nay. Giai đoạn này đòi hỏi tính cộng tác, phối hơp cao giữa
nội bộ doanh nghiệp, doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng, cơ
quan quản lý nhà nước. Giai đoạn này đòi hỏi việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong toàn bộ chu trình từ đầu vào của quá trình sản xuất cho tới việc phân phối hàng
hóa.
Giai đoạn này doanh nghiệp đã triển khai hệ thống phần mềm quản lý khách
hàng (CRM), quản lý nhà cung cấp (SCM), auản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
Sơ đồ phát triển kinh doanh điện tử
Nguồn: UNCTAD, E-commerce development 2003
3.5. Các vấn đề chiến lược trong thương mại điện tử
Page. 25
Theo diễn đàn thương mại và phát triển Liên Hiệp quốc (UNCTAD-united
nations conference on trade and development) năm 2003, để phát triển thương mại
điện tử có 25 hoạt động các nước cần triển khai từ thấp đến cao. Đối với các nước
phát triển có hạ tầng công nghệ thông tin tiên tiến thì việc triển khai thương mại điện
tử sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Theo như nghiên cứu của UNCTAD, để phát
triển thương mại điện tử các nước cần quan tâm, chú trọng nhất vào 4N trong thương
mại điện tử bao gồm: nhận thức, nối mạng, nhân lực và nội dung. Thương mại điện
tử là một lĩnh vực hoàn toàn mới nên việc nâng cao nhận thức về vai trò của thương
mại là vô cùng quan trọng. Nâng cao nhận thức về thương mại điện tử sẽ giúp cho
việc triển khai và phát triển thương mại điện tử được nhanh chóng hơn. Ngoài ra
thương mại điện tử là một lĩnh vực rất rộng đòi hỏi sự phối hợp cao nên cần phải có
sự kết nối tốt giữa đẩy nhanh hoạt động thương mại với phát triển công nghệ thông
tin. Để làm được điều này đòi hỏi phải có một đội ngũ giỏi chuyên môn. Vấn đề khó
khăn nhất hiện nay đối với thương mại điện tử gồm: thanh toán trực tuyến, an ninh,
bảo mật trong giao dịch thương mại điện tử, chứng thực điện tử quốc tế.
Sơ đồ các bước triển khai thương mại điện tử:
4. Đặc điểm của thương mại điện tử
Page. 26
Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền và tác động qua lại với sự phát
triển của ICT (information commercial technology). Thương mại điện tử là việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào trong mọi hoạt động thương mại, chính vì lẽ đó mà sự
phát triển của công nghệ thông tin sẽ thúc đẩy thương mại điện tử phát triển nhanh
chóng, tuy nhiên sự phát triển của thương mại điện tử cũng thúc đẩy và gợi mở nhiều
lĩnh vực của ICT như phần cứng và phần mềm chuyển dụng cho các ứng dụng
thương mại điện tử, dịch vụ thanh toán cho thương mại điện tử, cũng như đẩy mạnh
sản xuất trong lĩnh vực ICT như máy tính, thiết bị viễn thông, thiết bị mạng.
Về hình thức: Giao dịch thương mại điện tử là hoàn toàn qua mạng. Trong
hoạt động thương mại truyền thống các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành
đàm phán, giao dịch và đi đến ký kết hợp đồng. Còn trong hoạt động thương mại
điện tử nhờ việc sử dụng các phương tiện điện tử có kết nối với mạng toàn cầu, chủ
yếu là sử dụng mạng internet, mà giờ đây các bên tham gia giao dịch không phải gặp
trực tiếp mà vẫn có thể đàm phán, giao dịch được với nhau dù cho các bên tham gia
giao dịch đang ở bất cứ quốc gia nào.
Phạm vi hoạt động: Trên khắp toàn cầu hay thị trường trong thương mại điện
tử là thị trường phi biên giới. Điều này thể hiện ở chỗ mọi người ở tất cả các quốc
gia trên khắp toàn cầu không phải di chuyển tới bất kì địa điểm nào mà vẫn có thể
tham gia vào cũng một giao dịch bằng cách truy cập vào website thương mại hoặc
vào các trang mạng xã hội.
Chủ thể tham gia: Trong hoạt động thương mại điện tử phải có tổi thiểu ba
chủ thể tham gia. Đó là các bên tham gia giao dịch và không thể thiếu được tham
gia của bên thứ ba đó là các cơ quan cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực,
đây là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử. Nhà cung
cấp dịch vụ mạng. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ
chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch Thương mại điện
tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch Thương
mại điện tử.
Thời gian không giới hạn: Các bên tham gia vào hoạt động thương mại điện
tử đều có thể tiến hành các giao dịch suốt 24 giờ 7 ngày trong vòng 365 ngày liên
tục ở bất cứ nơi nào có mạng viễn thông và có các phương tiện điện tử kết nối với
các mạng này, đây là các phương tiện có khả năng tự động hóa cao giúp đẩy nhanh
quá trình giao dịch.
Trong thương mại điện tử, hệ thống thông tin chính là thị trường. Trong thương
mại truyền thống các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao
dịch và ký kết hợp đồng. Còn trong thương mại điện tử các bên không phải gặp gỡ
nhau trực tiếp mà vẫn có thể tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng. Để làm được
điều này các bên phải truy cập vào hệ thống thông tin của nhau hay hệ thống thông
tin của các giải pháp tìm kiếm thông qua mạng internet, mạng extranet….để tìm hiểu
thông tin về nhau từ đó tiến hành đàm phán kí kết hợp đồng.
Page. 27
5. Phân loại thương mại điện tử
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại thương mại điện tử.
Phân loại theo công nghệ kết nối mạng: Thương mại di động (không dây).
Phân loại theo hình thức dịch vụ: Chính phủ điện tử, giáo dục điện tử, tài chính
điện tử, ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử.
Phân loại theo mức độ phối hợp, chia sẻ và sử dụng thông tin qua mạng: Thương
mại thông tin, thương mại giao dịch, thương mại cộng tác.
Phân loại theo đối tượng tham gia: Có bốn chủ thế chính tham gia phần lớn vào
các giao dịch thương mại điện tử: Chính phủ (G), doanh nghiệp (B), khách hàng cá
nhân (C), người lao động (E). Việc kết hợp các chủ thể này lại với nhau sẽ cho chúng
ta những mô hình thương mại điên tử khác nhau. Dưới đây là một số mô hình thương
mại điện tử phố biến nhất hiện nay:
5.1. Thương mại điện tử giữa Doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C)
Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa và dịch vụ tới
người tiêu dùng; người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn,
mặc cả, đặt hàng, thanh toán và nhận hàng. Mô hình B2C chủ yếu là mô hình bán lẻ
qua mạng, qua đó doanh nghiệp thường thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu
về hàng hóa, dịch vụ, tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo và phân phối trực
tiếp tới người tiêu dùng. Thương mại điện tử B2C đem lại lợi ích cho cả doanh
nghiệp lẫn người tiêu dùng: doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không
cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm
hơn. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, ngồi ở
bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào cũng có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng
cùng một lúc, cũng như tiến hành việc mua hàng. Hiện nay, số lượng giao dịch theo
mô hình thương mại điện tử B2C rất là lớn, tuy nhiên thì giá trị giao dịch từ hoạt
động này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị thương mại điện tử ngày nay, chiếm
khoảng 5%. Trong tương lai thương mại điện tử theo mô hình B2C sẽ còn phát triển
nhanh hơn nữa. Mô hình thương mại điện tử B2C còn được gọi dưới cái tên khác đó
là bán hàng trực tuyến (etailing)
5.2. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp(B2B)
Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp là loại hình giao dịch
qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Các giao dịch B2B
chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng Thương mại điện tử như mạng
giá trị gia tăng VAN, SCM, các sàn giao dịch Thương mại điện tử B2B (emarket
places)... Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết
hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Thương mại điện tử B2B đem lại lợi ích
rất thực tế cho các doanh nghiệp, đặc biệt giúp các doanh nghiệp giảm các chi phí
về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng cường
các cơ hội kinh doanh. Ngày nay, số lượng giao dịch thương mại điện tử B2B còn
rất khiêm tốn chỉ khoảng 10%, tuy nhiên giá trị giao dịch từ hoạt động này chiếm
rất cao, trên 85% giá trị giao dịch thương mại điện tử hiện nay.
Page. 28
5.3. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (B2G)
Trong mô hình này, Cơ quan nhà nước đóng vai trò như khách hàng và quá
trình trao đổi thông tin cũng được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan
nhà nước cũng có thể lập các website, tại đó đăng tải những thông tin về nhu cầu
mua hàng của cơ quan mình và tiến hành việc mua sắm hàng hóa, lựa chọn nhà cung
cấp trên website.
5.4. Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C)
Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng là mô hình
Thương mại điện tử giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của các phương tiện
điện tử, đặc biệt là internet làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương
mại với tư cách người bán hoặc người mua. Một cá nhân có thể tự thiết lập website
để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để
đấu giá món hàng mình có. Giá trị giao dịch từ hoạt động thương mại điện tử C2C
chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá trị giao dịch từ hoạt động thương mại điện tử.
Ebay.com là một ví dụ thành công nhất trên thế giới cho mô hình thuơng mại điện
tử C2C.
5.5. Thương mại điện tử giữa Cơ quan nhà nước và cá nhân (G2C)
Mô hình G2C chủ yếu đề cập tới các giao dịch mang tính hành chính, tuy nhiên
cũng có thể mang những yếu tố của thương mại điện tử.
Ví dụ như hoạt động đóng thuế cá nhân qua mạng, trả phí đăng ký hồ sơ,...
6. Lợi ích của thương mại điện tử
6.1. Lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp
Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại
truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung
cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp,
khách hàng cũng giúp các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều
sản phẩm hơn.
Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia sẻ thông tin,
chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống.
Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân
phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế, hỗ trợ bởi các
showroom trên mạng.
Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua website
và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm
nhiều chi phí biến đổi.
Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “chiến lược
kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu
của khách hàng.
Một ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp.
Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và
giá trị mới cho khách hàng. Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay
đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành
công này.
Page. 29
Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả
năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian
tung sản phẩm ra thị trường.
Giảm chi phí thông tin liên lạc: Email tiết kiệm hơn fax, thư truyền thống.
Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%);
giảm giá mua hàng (5-15%).
Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng,
quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá
biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và
củng cố lòng trung thành.
Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên website như sản phẩm, dịch vụ, giá
cả... đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.
Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng
cách giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng.
Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng
dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy
trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông
tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh
doanh.
6.2. Lợi ích của thương mại điện tử đối với người tiêu dùng
Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép
khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới.
Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử cho phép người
mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn.
Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách
hàng có thể so sánh giá giữa các nhà cung cấp và tìm được mức giá phù hợp nhất.
Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm
số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm....việc giao hàng được thực hiện dễ
dàng thông qua Internet.
Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể
dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm
(search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh) giúp
quảng bá, giới thiệu sản phẩm tốt hơn.
Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể
tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những
món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới.
Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh thương mại điện tử
cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu
quả và nhanh chóng.
Đáp ứng mọi nhu cầu: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn
hàng khác nhau từ mọi khách hàng
Thuế: Trong giai đoạn đầu của thương mại điện tử, nhiều nước khuyến khích
bằng cách miễn thuế đối với các giao dịch trên mạng
Page. 30
6.3. Lợi ích đối với xã hội
Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua
sắm, giao dịch... từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn.
Nâng cao mức sống: Có nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp sẽ tạo áp lực giảm
giá, do đó tăng khả năng mua sắm của khách hàng, nâng cao mức sống.
Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản
phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua mạng internet và thương mại
điện tử. Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng... đào tạo qua
mạng cũng nhanh chóng giúp các nước này tiếp thu công nghệ mới.
Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y
tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ... được thực hiện qua mạng với chi phí
thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép được cấp qua mạng, dịch vụ tư vấn
y tế.... là các ví dụ thành công điển hình
7. Hạn chế của thương mại điện tử
7.1. Hạn chế về kỹ thuật của thương mại điên tử
Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy.
Tốc độ đường truyền internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng,
nhất là trong thương mại điện tử.
Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển.
Khó khăn khi kết hợp các phần mềm thương mại điện tử với các phần mềm ứng
dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống.
Cần có các máy chủ thương mại điện tử đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi
thêm chi phí đầu tư.
Chi phí truy cập và sử dụng các dịch vụ mạng internet vẫn còn khá cao.
Thực hiện các đơn đặt hàng trong thương mại điện tử B2C đòi hỏi hệ thống kho
hàng tự động lớn.
7.2. Hạn chế về thương mại của thương mại điên tử
An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý khi tham gia thương mại điện tử.
Thiếu lòng tin và thương mại điện tử và người bán hàng trong thương mại điện
tử do không được gặp trực tiếp.
Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ.
Chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để thương mại điện tử phát triển.
Các phương pháp đánh giá hiệu quả thương mại điện tử chưa đầy đủ, hoàn
thiện.
Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian.
Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực
tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian.
Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô.
Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của thương mại điện tử.
Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của các
công ty dot.com
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Luan van tot nghiep ke toan (26)
Luan van tot nghiep ke toan (26)Luan van tot nghiep ke toan (26)
Luan van tot nghiep ke toan (26)Nguyễn Công Huy
 
bctntlvn (44).pdf
bctntlvn (44).pdfbctntlvn (44).pdf
bctntlvn (44).pdfLuanvan84
 
Bài giảng thuế 2012 thang 10
Bài giảng thuế 2012 thang 10Bài giảng thuế 2012 thang 10
Bài giảng thuế 2012 thang 10Nhanam Bach
 
Giao Trinh Lap Trinh Huong Doi Tuong
Giao Trinh Lap Trinh Huong Doi TuongGiao Trinh Lap Trinh Huong Doi Tuong
Giao Trinh Lap Trinh Huong Doi Tuongtrieulongnhi
 
Bài giảng an toàn ứng dụng web và csdl PTIT
Bài giảng an toàn ứng dụng web và csdl PTITBài giảng an toàn ứng dụng web và csdl PTIT
Bài giảng an toàn ứng dụng web và csdl PTITNguynMinh294
 
Bao cao tmdt 2014 final
Bao cao tmdt 2014 finalBao cao tmdt 2014 final
Bao cao tmdt 2014 finalUDCNTT
 
Luận án: Giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế hợp tác xã ...
Luận án: Giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế hợp tác xã ...Luận án: Giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế hợp tác xã ...
Luận án: Giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế hợp tác xã ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Huong dan su_dung_cns_accounting_3
Huong dan su_dung_cns_accounting_3Huong dan su_dung_cns_accounting_3
Huong dan su_dung_cns_accounting_3Hoang Tu
 
Bài Giảng Môn Học CAD/CAM/CNC
Bài Giảng Môn Học CAD/CAM/CNC Bài Giảng Môn Học CAD/CAM/CNC
Bài Giảng Môn Học CAD/CAM/CNC nataliej4
 
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025 ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025 nataliej4
 
Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013
Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013
Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013Hung Nguyen
 
Báo cáo thương mại điện tử do VECITA cung cấp - Vietnam E-commerce report (ti...
Báo cáo thương mại điện tử do VECITA cung cấp - Vietnam E-commerce report (ti...Báo cáo thương mại điện tử do VECITA cung cấp - Vietnam E-commerce report (ti...
Báo cáo thương mại điện tử do VECITA cung cấp - Vietnam E-commerce report (ti...Brand Xanh
 

Was ist angesagt? (16)

Luan van tot nghiep ke toan (26)
Luan van tot nghiep ke toan (26)Luan van tot nghiep ke toan (26)
Luan van tot nghiep ke toan (26)
 
bctntlvn (44).pdf
bctntlvn (44).pdfbctntlvn (44).pdf
bctntlvn (44).pdf
 
Bài giảng thuế 2012 thang 10
Bài giảng thuế 2012 thang 10Bài giảng thuế 2012 thang 10
Bài giảng thuế 2012 thang 10
 
Giao Trinh Lap Trinh Huong Doi Tuong
Giao Trinh Lap Trinh Huong Doi TuongGiao Trinh Lap Trinh Huong Doi Tuong
Giao Trinh Lap Trinh Huong Doi Tuong
 
Đề tài: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty điện Hải Phòng, HOT
Đề tài: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty điện Hải Phòng, HOTĐề tài: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty điện Hải Phòng, HOT
Đề tài: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty điện Hải Phòng, HOT
 
Bài giảng an toàn ứng dụng web và csdl PTIT
Bài giảng an toàn ứng dụng web và csdl PTITBài giảng an toàn ứng dụng web và csdl PTIT
Bài giảng an toàn ứng dụng web và csdl PTIT
 
Bao cao tmdt 2014 final
Bao cao tmdt 2014 finalBao cao tmdt 2014 final
Bao cao tmdt 2014 final
 
19134
1913419134
19134
 
Luận án: Giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế hợp tác xã ...
Luận án: Giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế hợp tác xã ...Luận án: Giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế hợp tác xã ...
Luận án: Giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế hợp tác xã ...
 
Huong dan su_dung_cns_accounting_3
Huong dan su_dung_cns_accounting_3Huong dan su_dung_cns_accounting_3
Huong dan su_dung_cns_accounting_3
 
Dieule23 4-2011
Dieule23 4-2011Dieule23 4-2011
Dieule23 4-2011
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh cong ty
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh cong tyĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh cong ty
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh cong ty
 
Bài Giảng Môn Học CAD/CAM/CNC
Bài Giảng Môn Học CAD/CAM/CNC Bài Giảng Môn Học CAD/CAM/CNC
Bài Giảng Môn Học CAD/CAM/CNC
 
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025 ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025
 
Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013
Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013
Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013
 
Báo cáo thương mại điện tử do VECITA cung cấp - Vietnam E-commerce report (ti...
Báo cáo thương mại điện tử do VECITA cung cấp - Vietnam E-commerce report (ti...Báo cáo thương mại điện tử do VECITA cung cấp - Vietnam E-commerce report (ti...
Báo cáo thương mại điện tử do VECITA cung cấp - Vietnam E-commerce report (ti...
 

Ähnlich wie Bài giảng tmđt75

Báo cáo ngành thương mại điện tử Việt Nam 2013
Báo cáo ngành thương mại điện tử Việt Nam 2013Báo cáo ngành thương mại điện tử Việt Nam 2013
Báo cáo ngành thương mại điện tử Việt Nam 2013BUG Corporation
 
Báo cáo thương mại điện tử VN năm 2013
Báo cáo thương mại điện tử VN năm 2013Báo cáo thương mại điện tử VN năm 2013
Báo cáo thương mại điện tử VN năm 2013Nguyễn Duy Nhân
 
Báo Cáo TMDT Việt Nam 2013
Báo Cáo TMDT Việt Nam 2013Báo Cáo TMDT Việt Nam 2013
Báo Cáo TMDT Việt Nam 2013Dung Tri
 
Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2013
Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2013Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2013
Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2013we20
 
Báo cáo tổng kết thương mại điện tử của việt nam năm 2013 - vecita
Báo cáo tổng kết thương mại điện tử của việt nam năm 2013 - vecitaBáo cáo tổng kết thương mại điện tử của việt nam năm 2013 - vecita
Báo cáo tổng kết thương mại điện tử của việt nam năm 2013 - vecitaNguyen Thu
 
Bài giảng E-markeitng hiệu chỉnh 2022.pdf
Bài giảng E-markeitng hiệu chỉnh 2022.pdfBài giảng E-markeitng hiệu chỉnh 2022.pdf
Bài giảng E-markeitng hiệu chỉnh 2022.pdfChiV83
 
Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]
Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]
Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]bookbooming1
 
Kien thuc thuong mai dien tu
 Kien thuc thuong mai dien tu  Kien thuc thuong mai dien tu
Kien thuc thuong mai dien tu Tùng Kinh Bắc
 
Asignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssdds
Asignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssddsAsignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssdds
Asignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssddsphanduykhang19012021
 
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYĐề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Dgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh NguyetDgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh NguyetÁnh Nguyệt
 
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...nataliej4
 
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...jackjohn45
 

Ähnlich wie Bài giảng tmđt75 (20)

ứNg dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp
ứNg dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệpứNg dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp
ứNg dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp
 
Báo cáo ngành thương mại điện tử Việt Nam 2013
Báo cáo ngành thương mại điện tử Việt Nam 2013Báo cáo ngành thương mại điện tử Việt Nam 2013
Báo cáo ngành thương mại điện tử Việt Nam 2013
 
Báo cáo thương mại điện tử VN năm 2013
Báo cáo thương mại điện tử VN năm 2013Báo cáo thương mại điện tử VN năm 2013
Báo cáo thương mại điện tử VN năm 2013
 
Báo Cáo TMDT Việt Nam 2013
Báo Cáo TMDT Việt Nam 2013Báo Cáo TMDT Việt Nam 2013
Báo Cáo TMDT Việt Nam 2013
 
Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2013
Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2013Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2013
Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2013
 
Báo cáo tổng kết thương mại điện tử của việt nam năm 2013 - vecita
Báo cáo tổng kết thương mại điện tử của việt nam năm 2013 - vecitaBáo cáo tổng kết thương mại điện tử của việt nam năm 2013 - vecita
Báo cáo tổng kết thương mại điện tử của việt nam năm 2013 - vecita
 
Đề tài: Quản lý chi phí kinh doanh tại công ty đệm mút Ngọc Sơn, 9đ
Đề tài: Quản lý chi phí kinh doanh tại công ty đệm mút Ngọc Sơn, 9đĐề tài: Quản lý chi phí kinh doanh tại công ty đệm mút Ngọc Sơn, 9đ
Đề tài: Quản lý chi phí kinh doanh tại công ty đệm mút Ngọc Sơn, 9đ
 
Bài giảng E-markeitng hiệu chỉnh 2022.pdf
Bài giảng E-markeitng hiệu chỉnh 2022.pdfBài giảng E-markeitng hiệu chỉnh 2022.pdf
Bài giảng E-markeitng hiệu chỉnh 2022.pdf
 
Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]
Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]
Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]
 
Đề tài: Hoàn thiện Quy trình Mô giới bất động sản tại công ty, HAY, 9đ!
Đề tài: Hoàn thiện Quy trình Mô giới bất động sản tại công ty, HAY, 9đ!Đề tài: Hoàn thiện Quy trình Mô giới bất động sản tại công ty, HAY, 9đ!
Đề tài: Hoàn thiện Quy trình Mô giới bất động sản tại công ty, HAY, 9đ!
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác Tiếp thị BẤT ĐỘNG SẢN tại công ty, HAY!
Đề tài: Hoàn thiện công tác Tiếp thị BẤT ĐỘNG SẢN tại công ty, HAY!Đề tài: Hoàn thiện công tác Tiếp thị BẤT ĐỘNG SẢN tại công ty, HAY!
Đề tài: Hoàn thiện công tác Tiếp thị BẤT ĐỘNG SẢN tại công ty, HAY!
 
Nâng cao hiệu quả Quy trình mô giới, tiếp thị bất động sản tại công ty, HAY!
Nâng cao hiệu quả Quy trình mô giới, tiếp thị bất động sản tại công ty, HAY!Nâng cao hiệu quả Quy trình mô giới, tiếp thị bất động sản tại công ty, HAY!
Nâng cao hiệu quả Quy trình mô giới, tiếp thị bất động sản tại công ty, HAY!
 
Nghiên cứu ứng dụng chữ số trong gửi nhận tài liệu điện tử, HAY
Nghiên cứu ứng dụng chữ số trong gửi nhận tài liệu điện tử, HAYNghiên cứu ứng dụng chữ số trong gửi nhận tài liệu điện tử, HAY
Nghiên cứu ứng dụng chữ số trong gửi nhận tài liệu điện tử, HAY
 
Kien thuc thuong mai dien tu
 Kien thuc thuong mai dien tu  Kien thuc thuong mai dien tu
Kien thuc thuong mai dien tu
 
Asignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssdds
Asignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssddsAsignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssdds
Asignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssdds
 
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYĐề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
 
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đếnTìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
 
Dgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh NguyetDgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh Nguyet
 
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
 
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
 

Bài giảng tmđt75

  • 1. Page. 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................... 10 DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT.............................................................. 11 CHƯƠNG 1........................................................................................................... 14 1. Mạng máy tính................................................................................................... 14 1.1. Khái niệm ....................................................................................................... 14 1.2. Cơ sở kỹ thuật của mạng máy tính................................................................. 14 1.2.1. Phân biệt mạng mạng máy tính................................................................... 14 1.2.3. Các mô hình mạng điển hình ...................................................................... 16 1.3. Sự hình thành và phát triển của mạng internet............................................... 17 1.4. Ứng dụng của mạng Internet.......................................................................... 19 1.4.1. Các ứng dụng cơ bản của Internet............................................................... 19 1.4.2. Ứng dụng trong thương mại điện tử............................................................ 19 2. Website.............................................................................................................. 19 2.1. Sự hình thành và phát triển của website......................................................... 19 2.2. Đặc điểm của website..................................................................................... 20 2.3. Ứng dụng của website.................................................................................... 20 3. Thương mại điện tử........................................................................................... 21 3.1. Khái niệm thương mại điện tử ....................................................................... 21 3.1.1. Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa hẹp............................................ 21 3.1.2. Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa rộng .......................................... 22 3.2. Các phương tiện truyền thông sử dụng trong thương mại điện tử................. 22 3.2.1. Điện thoại .................................................................................................... 22 3.2.2. Máy fax........................................................................................................ 22 3.2.3. Truyền hình ................................................................................................. 22 3.2.4. Máy tính và mạng internet .......................................................................... 23 3.3. Hệ thống sử dụng trong thương mại điện tử .................................................. 23 3.4. Quá trình phát triển thương mại điện tử......................................................... 23 3.4.1. Giai đoạn 1 .................................................................................................. 24 3.4.2. Giai đoạn 2 .................................................................................................. 24 3.4.3. Giai đoạn 3 .................................................................................................. 24 3.5. Các vấn đề chiến lược trong thương mại điện tử........................................... 24 4. Đặc điểm của thương mại điện tử ..................................................................... 25 5. Phân loại thương mại điện tử ............................................................................ 27
  • 2. Page. 2 5.1. Thương mại điện tử giữa Doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C).............. 27 5.2. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp(B2B).................. 27 5.3. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (B2G).......... 28 5.4. Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C) ......... 28 5.5. Thương mại điện tử giữa Cơ quan nhà nước và cá nhân (G2C).................... 28 6. Lợi ích của thương mại điện tử ......................................................................... 28 6.1. Lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp................................... 28 6.2. Lợi ích của thương mại điện tử đối với người tiêu dùng ............................... 29 6.3. Lợi ích đối với xã hội..................................................................................... 30 7. Hạn chế của thương mại điện tử........................................................................ 30 7.1. Hạn chế về kỹ thuật của thương mại điên tử.................................................. 30 7.2. Hạn chế về thương mại của thương mại điên tử ............................................ 30 8. Ảnh hưởng của thương mại điện tử................................................................... 31 8.1. Tác động đến hoạt động markting.................................................................. 31 8.2. Thay đổi mô hình kinh doanh ........................................................................ 31 8.3. Tác động đến hoạt động sản xuất................................................................... 31 8.4. Tác động đến hoạt động tài chính kế toán...................................................... 32 8.5. Tác động đến hoạt động ngoại thương........................................................... 33 8.6. Tác động của thương mại điện tử đến các ngành nghề.................................. 33 8.6.1. Tác động của Thương mại điện tử đến ngành âm nhạc, giải trí.................. 33 8.6.2. Tác động của thương mại điện tử đến ngành giáo dục ............................... 34 8.6.3. Tác động của thương mại điện tử đến chính phủ điện tử............................ 35 8.6.4. Tác động của thương mại điện tử đến ngành bảo hiểm.............................. 36 9. Cơ sở vật chất kỹ thuật và pháp lý để phát triển thương mại điện tử ............... 36 9.1. Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách........................................................... 36 9.2. Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông ............................................. 37 9.3. Xây dựng hạ tầng kiến thức và chính sách về đào tạo nhân lực.................... 38 9.4. Xây dựng hệ thống bảo mật trong thương mại điện tử.................................. 38 9.5. Xây dựng chiến lược và mô hình kinh doanh phù hợp.................................. 39 9.6. Xây dựng nguồn nhân lực cho thương mại điện tử........................................ 39 10. Thực trạng thương mại điện tử tại Việt Nam và trên thế giới......................... 40 10.1. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trên thế giới................................ 40 10.2. Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam ................................ 41 11. Câu hỏi ôn tập kết thúc chương 1.................................................................... 43
  • 3. Page. 3 CHƯƠNG 2........................................................................................................... 44 1. Hợp đồng điện tử............................................................................................... 44 1.1 Khái niệm, đặc điểm hợp đồng điện tử ........................................................... 44 1.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 44 1.1.2. Đặc điểm hợp đồng điện tử......................................................................... 45 1.1.3. Phân loại hợp đồng điện tử.......................................................................... 46 1.2. Ký kết hợp đồng điện tử................................................................................. 48 1.2.1. Ký kết hợp đồng điện tử B2B ..................................................................... 48 1.2.2. Ký kết hợp đồng B2C.................................................................................. 51 1.2.3. Ký kết hợp đồng điện tử C2C ..................................................................... 52 1.3. Quy trình thực hiện hợp đồng điện tử............................................................ 52 1.3.1. Thực hiện hợp đồng điện tử B2B................................................................ 52 1.3.2. Thực hiện hợp đồng điện tử B2C................................................................ 53 1.4. So sánh hợp đồng điện tử và hợp đồng chuyền thống ................................... 54 1.5. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng điện tử ....................................................... 56 1.6. Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng hợp đồng điện tử ................................... 57 1.6.1. Vấn đề bản gốc và lưu trữ hợp đồng........................................................... 57 1.6.2. Thời điểm hình thành hợp đồng.................................................................. 57 2. Các giao dịch cơ bản trong thương mại điện tử................................................ 57 2.1. Thu hút khách hàng........................................................................................ 57 2.2. Tương tác với khách hàng.............................................................................. 58 2.3. Đặt hàng ......................................................................................................... 58 2.4. Thanh toán...................................................................................................... 59 2.5. Thực hiện đơn hàng........................................................................................ 59 3. Chuỗi giá trị trong thương mại điện tử.............................................................. 59 3.1. Khái niệm chuỗi giá trị trong thương mại điện tử.......................................... 59 3.2. Thành phần của chuỗi giá trị trong thương mại điện tử................................. 59 3.2.1. Thu hút khác hàng....................................................................................... 59 3.2.2. Tương tác với khách hàng........................................................................... 60 3.2.3. Hành động theo ý muốn khách hàng........................................................... 60 3.2.4. Phản ứng lại................................................................................................. 60 4. Chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số ..................................................... 60 4.1. Tổng quan về chữ ký điện tử và chữ ký số .................................................... 60 4.2. Chữ ký số và vai trò của chữ ký số trong giao dịch điện tử........................... 61
  • 4. Page. 4 4.3. Chứng thực chữ ký điện tử và dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử................ 63 4.4. Điều kiện đảm bảo của dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử........................... 65 4.4.1. Điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông............... 65 4.4.2. Điều kiện về khung pháp lý......................................................................... 66 4.4.3. Điều kiện về chính sách phát triển của Nhà nước....................................... 66 4.4.4. Điều kiện về nội lực của tổ chức sử dụng chữ ký điện tử........................... 67 4.4.5. Điều kiện về nội lực của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực........... 67 5. Câu hỏi ôn tập kết thúc chương 2...................................................................... 68 CHƯƠNG 3........................................................................................................... 69 1. Tổng quan về thương mại điện tử ..................................................................... 69 1.1. Các khái niệm cơ bản về Marketing điện tử .................................................. 69 1.2. Các hình thức phát triển cơ bản của Marketing điện tử................................. 69 1.3. Ưu điểm của Marketing điện tử so với Marketing truyền thống ................... 70 1.4. Tác động của thương mại điện tử đến hoạt động marketing.......................... 71 2. Ứng dụng marketing điện tử trong doanh nghiệp............................................. 72 2.1. Nghiên cứu thị trường qua mạng ................................................................... 72 2.1.1. Phỏng vấn nhóm khách hàng(Focus Group)............................................... 72 2.1.2. Phỏng vấn các chuyên gia (indepth interview) ........................................... 73 2.1.3. Điều tra bằng câu hỏi qua mạng.................................................................. 73 2.2. Phân tích hành vi mua sắm của khách hàng qua mạng.................................. 73 2.3. Phân đoạn thị trường trong marketing điện tử............................................... 74 2.4. Các chiến lược marketing điện tử hỗn hợp(E- Marketing Mix) .................... 76 2.4.1. Chính sách giá trong marketing điện tử...................................................... 76 2.4.2. Chính sách sản phẩm trong marketing điện tử............................................ 76 2.4.3. Chính sách phân phối trong marketing điện tử........................................... 77 2.4.4. Chính sách xúc tiến thương mại trong marketing điện tử........................... 78 3. Ứng dụng marketing điện tử trong hoạt động xuất nhập khẩu ......................... 80 3.1. Khai thác hệ thống các Trade Points trên Internet để quảng cáo................... 80 3.2. Khai thác các sàn giao dịch thương mại điện tử B2B.................................... 81 3.3. Tìm hiểu thông tin thị trường qua giao dịch hàng hóa trên Internet.............. 81 3.4. Tìm kiếm thị trường và đối tác trên mạng internet ........................................ 82 3.5. Hệ thống thông tin xúc tiến thương mại trên mạng internet.......................... 82 3.6. Các website thông tin xúc tiến thương mại điển hình.................................... 83 3.7. Một số ứng dụng cần lưu ý khi ứng dụng marketing điện tử......................... 84
  • 5. Page. 5 4. Câu hỏi ôn tập chương 3 ................................................................................... 86 CHƯƠNG 4........................................................................................................... 87 1. Các vấn để đặt ra đối với thanh toán điện tử..................................................... 87 1.1. Tiền tệ trong thanh toán thương mại truyền thống và điện tử ....................... 87 1.2. Các hình thức thanh toán truyền thống .......................................................... 87 1.3. Vấn đề đặt ra đối với thanh toán trong thương mại điện tử........................... 88 2. Giao dịch thanh toán điện tử ............................................................................. 89 2.1. Tổng quan về thanh toán điện tử.................................................................... 89 2.2. Trao đổi dữ liệu điện tử và hoạt động thương mại điện tử ............................ 90 2.2.1. Trao đổi dữ liệu điện tử............................................................................... 90 2.2.2. Các dòng thông tin trong hoạt động thương mại điện tử............................ 90 2.3. Các giao dịch thanh toán điện tử thông thường ............................................. 90 2.3.1. Chuyển tiền điện tử (EFT-electronic funds transfer).................................. 90 2.3.2. Chuyển tiền tại điểm bán (Electronic Funds Transfer at Point of Sale) ..... 91 2.3.3. Giao dịch trực tuyến và các hệ thống thanh toán trực tuyến....................... 91 3. Một số hệ thống thanh toán điện tử phổ biến.................................................... 93 3.1. Hệ thống thanh toán bằng dịch vụ PayPal ..................................................... 93 3.2. Hệ thống thanh toán sử dụng thẻ thông minh ................................................ 93 3.3. Hệ thống thanh toán ví điện tử....................................................................... 94 3.4. Hệ thống thanh toán điện tử bằng thẻ mua hàng............................................ 95 3.5. Hệ thống thanh toán sử dụng séc điện tử ....................................................... 95 3.6. Hệ thống thanh toán trong thương mại B2B.................................................. 95 3.7. Hệ thống thanh toán xuất trình và thanh toán hối phiếu điện tử.................... 97 4. Câu hỏi ôn tập chương 4 ................................................................................... 97 CHƯƠNG 5........................................................................................................... 98 1. Tổng quan về an toàn và phòng tránh rủi ro trong thương mại điện tử............ 98 1.1. Các khía cạnh của an toàn trong thương mại điện tử..................................... 98 1.2. Vai trò của an toàn và phòng tránh rủi ro trong thương mại điện tử ............. 99 1.3. Rủi ro trong thương mại điện tử tại Việt Nam............................................. 100 1.4. Chính sách, quy trình đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử............... 101 2. Rủi ro chính trong thương mại điện tử............................................................ 101 2.1. Một số rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải trong thương mại điện tử ....... 101 2.1.1. Sự tấn công của tin tặc .............................................................................. 101 2.1.2. Lạc hậu công nghệ..................................................................................... 102
  • 6. Page. 6 2.1.3. Sự gian lận, lừa đảo trong thanh toán điện tử ........................................... 103 2.1.4. Sự tấn công từ bên trong doanh nghiệp..................................................... 105 2.2. Một số dạng tấn công vào các website thương mại điện tử......................... 106 2.2.1. Tấn công bằng chương trình Virus ........................................................... 106 2.2.2. Tấn công từ hacker và chương trình phá hoại (cybervandalism).............. 106 2.2.3. Tấn công từ các thẻ tín dụng gian lận ....................................................... 106 2.2.4. Tấn công từ chối dịch vụ........................................................................... 107 2.2.5. Kẻ trộm trên mạng (sniffer) ...................................................................... 107 2.2.6. Tấn công từ các kẻ giả mạo (phishing)..................................................... 108 3. Xây dựng kế hoạch an ninh cho thương mại điện tử ...................................... 109 3.1. Những biện pháp đảm bảo an toàn cho giao dịch thương mại điện tử ........ 109 3.1.1. Kỹ thuật mã hóa thông tin......................................................................... 109 3.1.2. An toàn kênh truyền thông........................................................................ 110 3.1.3. An toàn các giao dịch điện tử.................................................................... 110 3.1.4. An toàn mạng trong thương mại điện tử................................................... 110 3.2. Một số biện pháp khác đảm bảo an toàn hệ thống thương mại điện tử ....... 111 3.2.1. Sử dụng password đủ mạnh ...................................................................... 111 3.2.2. Phòng chống virus..................................................................................... 112 3.2.3. Giải pháp an ninh nguồn nhân lực ............................................................ 112 3.2.4. Giải pháp về trang thiết bị an ninh mạng.................................................. 112 4. Câu hỏi ôn tập chương 5 ................................................................................. 112 CHƯƠNG 6......................................................................................................... 113 1. Xây dựng hệ thống thương mại điện tử trong doanh nghiệp .......................... 113 1.1. Lưu trữ website thương mại điện tử............................................................. 113 1.1.1. Một số phương pháp lưu trữ website ........................................................ 113 1.1.2. Thuê riêng đường truyền internet cho máy chủ (leased line internet)...... 114 1.1.3. Máy chủ dịch vụ website........................................................................... 114 1.1.4. Đánh giá năng lực của một máy chủ dịch vụ............................................ 115 1.1.5. Hệ điều hành cho máy chủ website........................................................... 115 1.1.6. Phần mềm máy chủ website...................................................................... 116 1.1.7. Dịch vụ lưu trữ website và phương pháp đánh giá ................................... 117 1.1.8. Dịch vụ hosting cho các website thương mại điện tử ............................... 117 1.2. Giải pháp phần mềm cho thương mại điện tử.............................................. 118 1.3. Một số giải pháp thương mại điện tử cho doanh nghiệp lớn ....................... 119
  • 7. Page. 7 1.3.1. Intershop Enfinity MultiSite ..................................................................... 119 1.3.2. IBM WebsiteSphere Commerce Professional Edition.............................. 119 1.3.3 Microsoft Commerce Server 2002............................................................. 120 1.3.4. Phần mềm dành cho doanh nghiệp lớn (enterprise-class)......................... 120 1.3.6. Phần mềm quản trị dây chuyền cung ứng................................................. 121 1.3.7 Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp tích hợp.................................. 121 2. Triển khai dự án thương mại điện tử trong doanh nghiệp .............................. 121 2.1. Các phương pháp triển khai dự án thương mại điện tử................................ 121 2.2. Quy trình xây dựng phần mềm ứng dụng thương mại điện tử..................... 122 2.2.1. Phương pháp thác nước (SDLC-system development life cycle)............. 122 2.2.2. Phương pháp thử nghiệm (prototyping methodology).............................. 128 2.2.3. Phương pháp phát triển ứng dụng nhanh .................................................. 130 2.3. Quy trình mua và triển khai phần mềm thương mại điện tử........................ 131 2.3.1. Giai đoạn 1 - Lập kế hoạch (definition phase).......................................... 131 2.3.2. Giai đoạn 2-Xây dựng hệ thống (construction phase) .............................. 133 2.3.3. Giai đoạn3-Lắp đặt và vận hành hệ thống (implementation phase) ......... 134 2.4. Kỹ năng quản lý dự án thương mại điện tử trong doanh nghiệp ................. 135 3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị quan hệ khách hàng................... 136 3.1. Tổng quan về quan hệ khách hàng............................................................... 136 3.1.1. Khái niệm chung về quan hệ khách hàng ................................................. 136 3.1.2. Vai trò của phần mềm quản trị quan hệ khách hàng................................. 137 3.1.3. Phân loại quản trị quan hệ khách hàng trong thương mại điện tử ............ 138 3.1.4. Quan hệ giữa Marketing và hệ thống quản trị quan hệ khách hàng ......... 139 3.2. Các chức năng của hệ thống quan hệ khách hàng........................................ 141 3.2.1. Tiếp thị ...................................................................................................... 141 3.2.2. Bán hàng.................................................................................................... 142 3.2.3. Dịch vụ khách hàng................................................................................... 142 3.3. Quy trình triển khai hệ thống quan hệ khách hàng ...................................... 142 3.4. Lựa chọn giải pháp quan hệ khách hàng phù hợp với doanh nghiệp........... 143 3.4.1. Quy trình lựa chọn giải pháp CRM phù hợp............................................. 143 3.4.2. Lựa chọn giữa CRM On-Demand và CRM On-Premise.......................... 144 3.4.3. Phần mềm mã nguồn mở CRM................................................................. 146 3.5. Kinh nghiệm ứng dụng hệ thống quan hệ khách hàng................................. 146 3.5.1. Kinh nghiệm ứng dụng CRM trong doanh nghiệp vừa và nhỏ................. 146
  • 8. Page. 8 3.5.2. Bài học khi sử dụng CRM......................................................................... 147 4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị chuỗi cung ứng.......................... 149 4.1. Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng......................................................... 149 4.1.1. Các khái niệm cơ bản về chuỗi cung ứng ................................................. 149 4.1.2. Các bộ phận của chuỗi cung ứng .............................................................. 150 4.1.3. Quản lý chuỗi cung ứng ............................................................................ 151 4.2. Các lợi ích của chuỗi cung ứng.................................................................... 153 4.3. Các chức năng chủ yếu của chuỗi cung ứng................................................ 153 4.4. Các phần mềm ứng dụng trong quản lý chuỗi cung ứng ............................. 154 4.4.1 Phần mềm EDMS- Quản lý hệ thống phân phối........................................ 154 4.4.2 Phần mềm quản lý phân phối Hw-Dms ..................................................... 155 4.4.3 Phần mềm quản lý phân phối XMan-SCM................................................ 155 4.5. Tích hợp chuỗi cung ứng và quản trị nguồn lực doanh nghiệp ................... 158 5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị nguồn lực .................................. 158 5.1. Tổng quan về quản trị nguồn lực doanh nghiệp........................................... 158 5.2. Triển khai dự án quản trị nguồn lực doanh nghiệp...................................... 159 5.3. Lựa chọn giải pháp quản trị nguồn lực doanh nghiệp.................................. 162 5.3.1. Lên kế hoạch triển khai dự án ERP........................................................... 162 5.3.2. Phân tích và lập báo cáo về các yêu cầu chức năng................................. 163 5.3.3. Nghiên cứu các hệ thống ERP phù hợp .................................................... 164 5.3.4. Lựa chọn hệ thống phù hợp nhất............................................................... 165 5.3.5. Tổ chức mua sắm hệ thống ....................................................................... 165 6. Xây dựng kế hoạch kinh doanh điện tử........................................................... 165 6.1. Tổng quan về kế hoạch kinh doanh điện tử ................................................. 165 6.1.1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh................................................................ 165 6.1.2. Mục đích xây dựng kế hoạch kinh doanh ................................................. 165 6.1.3. Khi nào cần xây dựng một kế hoạch kinh doanh...................................... 166 6.1.4. Kế hoạch kinh doanh điện tử..................................................................... 166 6.2. Các trúc kế hoạch kinh doanh điện tử.......................................................... 167 6.2.1. Cách trình bày kế hoạch kinh doanh điện tử............................................. 167 6.2.2. Nội dung và cách trình bày phần giới thiệu kế hoạch kinh doanh............ 168 6.2.3. Lập bản tóm tắt kế hoạch kinh doanh điện tử........................................... 169 6.3. Mô tả chung về hoạt động kinh doanh......................................................... 170 6.3.1. Sứ mệnh của doanh nghiệp ....................................................................... 171
  • 9. Page. 9 6.3.2. Mục tiêu kinh doanh.................................................................................. 171 6.3.3. Mục đích của kế hoạch kinh doanh........................................................... 172 6.3.4. Mô hình kinh doanh .................................................................................. 172 6.3.5. Phân tích thị trường................................................................................... 173 6.3.6. Phân tích cạnh tranh.................................................................................. 176 6.3.7. Tổ chức thực hiện...................................................................................... 178 6.3.8. Phân tích hiệu quả tài chính ...................................................................... 179 7. Xây dựng website thương mại điện tử và bán hàng trực tuyến ...................... 181 7.1. Các công nghệ xây dựng website thương mại điện tử................................. 181 7.2. Máy chủ website, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình website .... 181 7.2.1. Phần mềm máy chủ Website Apache........................................................ 181 7.2.2. Ngôn ngữ lập trình Website PHP.............................................................. 182 7.2.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL............................................................. 182 7.2.4. Gói phần mềm XAMPP ............................................................................ 183 7.2.5. Phần mềm quản trị nội dung Jommla........................................................ 183 7.2.6. Phần mềm cửa hàng trực tuyến Virtuemart .............................................. 184 8. Cài đặt và quản lý cửa hàng trực tuyến........................................................... 184 8.1. Cài đặt Website ............................................................................................ 184 8.2. Quản lý Website........................................................................................... 185 8.3. Quản lý các Module chức năng trên website ............................................... 187 9. Cài đặt và quản lý cửa hàng trực tuyến........................................................... 188 10. Nâng cấp và phát triển website thương mại điện tử...................................... 189 11. Câu hỏi ôn tập chương 6 ............................................................................... 189
  • 10. Page. 10 MỞ ĐẦU Những năm gần đây, thương mại điện tử đang ngày càng chiếm ưu thế trong mối quan hệ trực tiếp giữa doanh nghiệp (business), người tiêu dùng (consumer) và chính phủ (government). Thông qua môi trượng mạng Internet, các hoạt động giao dịch điện tử sử dụng các kỹ thuật thông tin được tiến hành một cách nhanh chóng, thuận tiện mà không bị giới hạn bởi các yếu tố như: Thời gian, không gian, địa điểm, hình thức mua hàng, hình thức thanh toán… Chính vì những đặc điểm ưu việt này mà các kế hoạch xây dựng cổng giao dịch điện tử, siêu thị ảo được các doanh nghiệp, tổ chức coi trọng và đây là một bước phát triển có tính khả thi cao. Những doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh đã ngày càng lớn mạnh. Từ chỗ chỉ được sử dụng để hỗ trợ một số hoạt động giới thiệu quảng bá thương hiệu nay đã trở nên có vai trò chiến lược trong doanh nghiệp. Đặc biệt, những thành tựu về công nghệ thông tin và ứng dụng của chúng trong các lĩnh vực đa dạng khác nhau của doanh nghiệp đã khiến cho doanh nghiệp ngày càng chú ý nhiều hơn tới việc áp dụng những thành tựu của công nghệ thông tin nhằm gia tăng ưu thế cạnh tranh và tạo cơ hội cho mình trong việc kinh doanh điện tử. Hiện nay, ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin vào kinh doanh điện tử không chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp lớn tầm cỡ đa quốc gia mà đang lan rộng trong tất cả các doanh nghiệp kể các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, việc ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin vào lĩnh vực thương mại điện tử không phải đơn giản ngay cả đối với các doanh nghiệp tầm cỡ đa quốc gia dồi dào cả về kinh nghiệm, nguồn tài lực và nhân lực. Hơn nữa, một ứng dụng thành công trong doanh nghiệp này chưa chắc đã có thể đem lại thành công tương tự cho một doanh nghiệp khác. Xuất phát từ nhu cầu thực tế và sự cần thiết cho quá trình học tập, nghiên cứu của sinh viên, nên tôi đề xuất viết bài giảng “Thương mại điện tử”. Bài giảng này cung cấp những kiến thức cơ bản cho sinh viên bậc cao đẳng trong quá trình tiếp cận với khả năng ứng dụng các thành tựu về công nghệ thông tin trong những lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử khác nhau.
  • 11. Page. 11 Nội dung của bài giảng “Thương mại điển tử” gồm 6 chương đề cập đến những nội dung sau: Tổng quan về thương mại điện tử; Giao dịch trong thương mại điện tử; Marketing trong thương mại điện tử; Thanh toán trong thương mại điện tử; An toàn trong thương mại điện tử; Ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp. Nội dung bài giảng này sẽ là tài liệu cần thiết cho đào tạo cao đẳng ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh thương mại; Hệ liên thông TCCN- CĐ ngành Kế toán, chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp Thương mại- Dịch vụ thuộc Trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại. Các ý kiến đóng góp, xin gửi về địa chỉ: Lê Đình Hưng, Khoa Khoa học cơ bản, Trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại, TT Lai Cách, Cẩm Giàng, Hải Dương Email: Hungledinh@hotmail.com, Phone :+84975888075 DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải nghĩa ADSL Asymmetric Digital Subscriber Line (Đường truyền mạng bất đối xứng) B2B Business to Business (Doanh nghiệp với doanh nghiệp) B2C Business to Citizen (Doanh nghiệp với cá nhân) c cooperate (Cộng tác) C2C Citizen to Citizen (Cá nhân với cá nhân CA commercial auction (Đấu giá thương mại) CA certificate of Analyst (Chứng thực điện tử) CRM customer relationship management (Quản lý khách hàng) DN Doanh nghiệp DNS domain name system (hệ thống tên miền) E electronic (Điện tử)
  • 12. Page. 12 EB/L electronic bill of lading (Vận đơn điện tử) EBPP Electronic billing presentment and payment (Hệ thống thanh toán hối phiếu điện tử) EDI Electronic Data Interchange (Trao đổi dữ liệu điện tử) EDMS express distributor management system (Hệ thống quản lý phân phối) EFT electronic fund transfer (Chuyển tiền điện tử ) EFT electronic funds transfer (Chuyển tiền điện tử) EFTPOS Electronic Funds Transfer at Point of Sale (Chuyển tiền tại điểm bán) ERP enterprise resource planning (Quản lý nguồn lực) EST electronic share trading (Mua bán cổ phiếu điện tử) ETO electronic trade opportunity (Cơ hội kinh doanh điện tử) FTP File Transfer Protocol (Giao thức truyền tải tệp tin) G2B Government to Business (Chính phủ với doanh nghiệp) G2C Government to Citizen (Chính phủ với công dân) HTML hyper text markup language (Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) HTTP hyper text transfer protocol (Giao thức truyền siêu văn bản) i information (Thông tin) ICT information commercial technology (Công nghệ thông tin) IP internet protocole (Giao thức kết lối mạng) IPS internet service provider (Nhà quản lý dịch vụ internet)
  • 13. Page. 13 LAN local area network (Mạng nội bộ) MAN metropolitan area network (Mạng đô thị) OSI open systems interconnection ( Kết nối các hệ thống mở ) POS point of sale (Điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ) SCM supply chain management (Quản lý nhà cung cấp) SDLC system development life cycle (Phương pháp thác nước) SURF settlement utility for managing risk and finance (Trung tâm xử lý thanh toán) t traffic (Giao dịch) TCP transmission control protocol (Giao thức điều khiển truyền vận) TMĐT Thương mại điện tử UDP User Datagram Protocol (Giao thức truyền tin ngắn) UNCTAD united nations conference on trade and development (Tổ chức Thương mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc) VAN (Giá trị gia tăng) WAN wide area network (Mạng diện rộng)
  • 14. Page. 14 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1. Mạng máy tính 1.1. Khái niệm Mạng máy tính (computer network) hay hệ thống mạng (network system) là khi có từ hai máy vi tính trở lên kết nối với nhau nhằm để trao đổi thông tin qua lại với nhau và chia sẻ tài nguyên: máy in, máy fax, tệp tin, dữ liệu.... 1.2. Cơ sở kỹ thuật của mạng máy tính 1.2.1. Phân biệt mạng mạng máy tính Trong cơ sở kỹ thuật mạng, việc quan trọng nhất là vận chuyển dữ liệu giữa các máy, các nhà phát triển mạng đã phân loại mạng thành hai loại gồm: Mạng quảng bá (broadcast network): bao gồm một kênh truyền thông được chia sẻ cho mọi máy trong mạng. Mẫu thông tin ngắn gọi là gói (packet) được gửi ra bởi một máy bất kỳ thì sẽ tới được tất cả máy khác. Trong gói sẽ có một phần ghi địa chỉ gói đó muốn gửi tới. Khi nhận các gói, mỗi máy sẽ kiểm tra lại phần địa chỉ này. Nếu một gói là dành cho đúng máy đang kiểm tra thì sẽ đưọc xử lý tiếp, bằng không thì bỏ qua. Mạng điểm nối điểm (point-to-point network): bao gồm nhiều mối nối giữa các cặp máy tính với nhau. Để chuyển từ nguồn tới đích, một gói có thể phải đi qua các máy trung gian. Thường thì có thể có nhiều đường di chuyển có độ dài khác nhau do từ máy nguồn tới máy đích với số lượng máy trung gian khác nhau. Thuật toán để định tuyến đường truyền giữ vai trò quan trọng trong kỹ thuật này. Theo vùng địa lý và phạm vi của mạng các nhà phát triển mạng thường phân loại mạng thành những dạng mạng sau: Mạng cục bộ (LAN-local area network): là mạng nhỏ trong một toà nhà, một khu vực khoảng 1 km. Chúng nối các máy chủ và các máy trạm trong các văn phòng và nhà máy để chia sẻ tài nguyên và trao đổi thông tin. Mạng cục bộ có 3 đặc điểm: Giới hạn về tầm cỡ phạm vi hoạt động từ vài mét cho đến 1 km. Thường dùng kỹ thuật đơn giản chỉ có một đường dây cáp (cable) nối tất cả máy. Tốc độ truyền dữ liệu thông thường là 10 Mbps, 100 Mbps, 1 Gbps, và gần đây là 100 Gbps. Ba kiến trúc mạng kiểu LAN thông dụng bao gồm: Mạng bus hay mạng tuyến tính là mạng mà các máy nối nhau một cách liên tục thành một hàng từ máy này sang máy kia.Ví dụ điển hình của kiến trúc mạng định truyến là Ethernet (chuẩn IEEE 802.3). Mạng vòng là mạng mà các máy nối nhau liên tiếp tạo thành vòng kín. ví dụ điển hình của mạng vòng là IBM (IBM token ring). Mạng sao là mạng mà mỗi máy tính trong mạng được kết nối trực tiếp đến tất cả các máy tính khác trong mạng. Mạng đô thị (MAN-metropolitan area network): là mạng có cỡ lớn hơn LAN, phạm vi vài km. Nó có thể bao gồm nhóm các văn phòng gần nhau trong thành phố và có đặc điểm: Chỉ có tối đa hai dây cáp nối; Không dùng các kỹ thuật kết nối kiểu chuyển mạch.
  • 15. Page. 15 Có thể hỗ trợ truyền tải dữ liệu và đàm thoại, hay ngay cả truyền hình trực tuyến. Ngày nay người ta có thể dùng kỹ thuật cáp quang (fiber optical) để truyền tín hiệu. Vận tốc có hiện nay thể đạt đến 10 Gbps. Ví dụ của kỹ thuật này là mạng DQDB (Distributed Queue Dual Bus) hay còn gọi là bus kép theo hàng phân phối (tiêu chuẩn IEEE 802.6). Mạng diện rộng (WAN-wide area network): là mạng dùng trong vùng địa lý lớn thường cho quốc gia hay cả lục địa, phạm vi vài trăm cho đến vài ngàn km. Chúng bao gồm tập hợp các máy nhằm chạy các chương trình cho người dùng. Các máy này thường gọi là máy lưu trữ (host) hay còn có tên là máy chủ, máy đầu cuối (end system). Các máy tính trong mạng được nối nhau bởi các mạng con (subnet). Nhiệm vụ chính mạng con là chuyển thông điệp (message) từ máy chủ này tới máy chủ khác. Mạng con thường có hai thành phần chính: Các đường dây vận chuyển còn gọi là mạch (circuit), kênh (channel), hay đường trung chuyển (trunk). Các thiết bị nối chuyển. Đây là loại máy tính chuyện biệt hoá dùng để nối hai hay nhiều đường trung chuyển nhằm di chuyển các dữ liệu giữa các máy. Khi dữ liệu đến trong các đường vô, thiết bị nối chuyển này phải chọn (theo thuật toán đã định) một đường dây ra để gửi dữ liệu đó đi. Tên gọi của thiết bị này là nút chuyển gói (packet switching node) hay hệ thống trung chuyển (intermediate system). Máy tính dùng cho việc nối chuyển gọi là "bộ định tuyến" (router). Hầu hết các WAN bao gồm nhiều đường cáp hay là đường dây điện thoại, mỗi đường dây như vậy nối với một cặp bộ định tuyến. Nếu hai bộ định tuyến không nối chung đường dây thì chúng sẽ liên lạc nhau bằng cách gián tiếp qua nhiều bộ định truyến trung gian khác. Khi bộ định tuyến nhận được một gói dữ liệu thì nó sẽ chứa gói này cho đến khi đường dây ra cần cho gói đó được trống thì nó sẽ chuyển gói đó đi. Trường hợp này ta gọi là nguyên lý mạng con điểm nối điểm, hay nguyên lý mạng con lưu trữ và chuyển tiếp (store-and-forward), hay nguyên lý mạng con nối chuyển gói. Có nhiều kiểu cấu hình cho WAN dùng nguyên lý điểm tới điểm như là dạng sao, dạng vòng, dạng cây, dạng hoàn chỉnh, dạng giao vòng, hay bất định. Liên mạng (internetwork): là gồm hai hay nhiều mạng máy tính nối với nhau bằng các thiết bị định tuyến (router) cho phép dữ liệu được gửi qua lại giữa chúng. Các thiết bị định tuyến có nhiệm vụ hướng dẫn giao thông dữ liệu đi theo đúng đường trong liên mạng để tới đích. Ban đầu, liên mạng là một cách để kết nối các kiểu công nghệ mạng khác nhau. Nhưng rồi nó đã trở nên phổ biến rộng rãi qua sự phát triển của nhu cầu kết nối hai hoặc nhiều mạng cục bộ với nhau thành một dạng mạng diện rộng. Hiện nay, định nghĩa của liên mạng bao hàm cả việc kết nối các mạng máy tính thuộc các kiểu khác, chẳng hạn các mạng cá nhân PAN. Internet chính là ví dụ thực tế nổi tiếng nhất của liên mạng. Đó là một mạng gồm các mạng chạy nhiều giao thức bậc thấp khác nhau, được thống nhất bởi một giao thức liên mạng - giao thức IP.
  • 16. Page. 16 1.2.3. Các mô hình mạng điển hình Mô hình OSI (open systems interconnection reference model): là mô hình tham chiếu kết nối các hệ thống mở, và được thiết kế dựa vào nguyên lý tầng cấp, lý giải một cách trừu tượng kỹ thuật kết nối truyền thông giữa các máy vi tính và thiết kế giao thức mạng giữa chúng. Mô hình này được phát triển thành một phần trong kế hoạch kết nối các hệ thống mở do ISO và IUT-T khởi xướng, còn được gọi là Mô hình bảy tầng (layer) của OSI. Các tầng của mô hình OSI: Tầng 1: Tầng vật lí (physical layer): Gồm tất cả các đặc tả về điện và vật lý cho các thiết bị. Trong đó bao gồm bố trí của các chân cắm (pin), các hiệu điện thế, và các đặc tả về cáp nối (cable). Các thiết bị tầng vật lí bao gồm Hub, bộ lặp (repeater), thiết bị tiếp hợp mạng (network adapter) và thiết bị tiếp hợp kênh máy chủ (HBA-Host Bus Adapter) dùng trong mạng lưu trữ. Chức năng và dịch vụ căn bản được thực hiện bởi tầng vật lý bao gồm: Thiết lập hoặc ngắt mạch kết nối điện (electrical connection) với một môi trường truyền dẫn phương tiện truyền thông (transmission medium). Tham gia vào quy trình mà trong đó các tài nguyên truyền thông được chia sẻ hiệu quả giữa nhiều người dùng như giải quyết tranh chấp tài nguyên (contention) và điều khiển lưu lượng. Điều biến (modulation), hoặc biến đổi giữa biểu diễn dữ liệu số (digital data) của các thiết bị người dùng và các tín hiệu tương ứng được truyền qua kênh truyền thông (communication channel). Tầng 2: Tầng liên kết dữ liệu (data link layer): Cung cấp các phương tiện có tính chức năng và quy trình để truyền dữ liệu giữa các thực thể mạng, phát hiện và có thể sửa chữa các lỗi trong tầng vật lý nếu có. Cách đánh địa chỉ mang tính vật lý, nghĩa là địa chỉ (địa chỉ MAC) được mã hóa cứng vào trong các thẻ mạng (network card) khi chúng được sản xuất. Hệ thống xác định địa chỉ này không có đẳng cấp (flat scheme). Tầng liên kết dữ liệu chính là cầu nối (bridge) và thiết bị chuyển mạch (switch) hoạt động, chỉ được cung cấp giữa các nút mạng được nối với nhau trong nội bộ mạng. Tầng 3: Tầng mạng (network layer): Cung cấp các chức năng và qui trình cho việc truyền các chuỗi dữ liệu có độ dài đa dạng, từ nguồn tới đích, thông qua một hoặc nhiều mạng, nhưng vẫn duy trì chất lượng dịch vụ (quality of service) mà tầng giao vận yêu cầu. Tầng mạng thực hiện chức năng định tuyến. Các thiết bị định tuyến (router) hoạt động tại tầng này sẽ gửi dữ liệu ra khắp mạng mở rộng, làm cho liên mạng trở nên khả thi (còn gọi là chuyển mạch IP). Đây là một hệ thống định vị địa chỉ logic (logical addressing scheme) các giá trị được chọn bởi kỹ sư mạng. Tầng 4: Tầng giao vận (transport layer): Cung cấp dịch vụ chuyên dụng chuyển dữ liệu giữa các người dùng tại đầu cuối, nhờ đó các tầng trên không phải quan tâm đến việc cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu đáng tin cậy và hiệu quả. Tầng giao vận kiểm soát độ tin cậy của một kết nối được cho trước. Một số giao thức có định hướng
  • 17. Page. 17 trạng thái và kết nối (state and connection orientated). Có nghĩa là tầng giao vận có thể theo dõi các gói tin và truyền lại các gói bị thất bại. Một ví dụ điển hình của giao thức tầng 4 là TCP. Tầng này là nơi các thông điệp được chuyển sang thành các gói tin TCP hoặc UDP. Ở tầng 4 địa chỉ được đánh là address ports, thông qua address ports để phân biệt được ứng dụng trao đổi. Tầng 5: Tầng phiên (session layer): kiểm soát các (phiên) hội thoại giữa các máy tính. Tầng này thiết lập, quản lý và kết thúc các kết nối giữa trình ứng dụng địa phương và trình ứng dụng ở xa. Tầng này còn hỗ trợ hoạt động song công (duplex) hoặc bán song công (half-duplex) hoặc đơn công (Single) và thiết lập các qui trình đánh dấu điểm hoàn thành (checkpointing), giúp việc phục hồi truyền thông nhanh hơn khi có lỗi xảy ra, vì điểm đã hoàn thành đã được đánh dấu, trì hoãn (adjournment), kết thúc (termination) và khởi động lại (restart). Mô hình OSI uỷ nhiệm cho tầng này trách nhiệm ngắt mạch nhẹ nhàng (graceful close) các phiên giao dịch vì đó tính chất của giao thức kiểm soát giao vận TCP, và trách nhiệm kiểm tra và phục hồi phiên, đây là phần thường không được dùng đến trong bộ giao thức TCP/IP. Tầng 6: Tầng trình diễn (presentation layer): hoạt động như tầng dữ liệu trên mạng. lớp này trên máy tính truyền dữ liệu làm nhiệm vụ dịch dữ liệu được gửi từ tầng application sang dạng fomat chung. Và tại máy tính nhận, lớp này lại chuyển từ fomat chung sang định dạng của tầng application. Lớp thể hiện thực hiện các chức năng sau: Dịch các mã kí tự từ ASCII sang EBCDIC; chuyển đổi dữ liệu; nén dữ liệu để giảm lượng dữ liệu truyền trên mạng.; mã hoá và giải mã dữ liệu để đảm bảo sự bảo mật trên mạng. Tầng 7: Tầng ứng dụng (application layer): là tầng gần với người sử dụng nhất. Nó cung cấp phương tiện cho người dùng truy nhập các thông tin và dữ liệu trên mạng thông qua chương trình ứng dụng. Tầng này là giao diện chính để người dùng tương tác với chương trình ứng dụng, và qua đó với mạng. Mô hình TCP/IP(transmission control protocole/internet protocole): Cũng giống như OSI nhưng mô hình này các nhà nghiên cứu phân thành 4 tầng:  Tầng 1: Tầng liên kết dữ liệu(Data link Layer).  Tầng 2: Tầng mạng(Network Layer).  Tầng 3: Tầng giao vận(Transportation Layer).  Tầng 4: Tầng ứng dụng(Application Layer). 1.3. Sự hình thành và phát triển của mạng internet Internet là mạng liên kết các mạng máy tính với nhau. Mặc dù mới thực sự phổ biến từ những năm 1990, internet đã có lịch sử hình thành từ khá lâu đời những mốc lịch sử quan trọng trong sư phát triển của mạng internet gồm: Năm 1962: J.C.R. Licklider đưa ra ý tưởng kết nối các máy tính với nhau, ý tưởng liên kết các mạng thông tin với nhau đã có từ khoảng năm 1945 khi khả năng hủy diệt của bom nguyên tử đe dọa xóa sổ những trung tâm liên lạc quân sự, việc liên kết các trung tâm với nhau theo mô hình liên mạng sẽ giảm khả năng mất liên lạc toàn bộ các mạng khi một trung tâm bị tấn công. Năm 1965: Mạng gửi các dữ liệu đã được chia nhỏ thành từng packet, đi theo các tuyến đường khác nhau và kết hợp lại tại điểm đến (donald dovies); Lawrence
  • 18. Page. 18 G. Roberts đã kết nối một máy tính ở Massachussetts với một máy tính khác ở California qua đường dây điện thoại. Năm 1967: L.G. Roberts tiếp tục đề xuất ý tưởng mạng ARPANet (advanced research project agency network) tại một hội nghị ở Michigan; Công nghệ chuyển gói tin (packet switching technology) đem lại lợi ích to lớn khi nhiều máy tính có thể chia sẻ thông tin với nhau. Dự án phát triển mạng máy tính được thử nghiệm bởi Bộ quốc phòng Mỹ theo ý tưởng ARPANet Năm 1969: Mạng ARPANet được xây dựng và đưa vào hoạt động khi đó đã liên kết bốn địa điểm gồm: Viện nghiên cứu Stanford, Đại học California, Los Angeles, Đại học Utah và Đại học California, Santa Barbara. Đó là tiền thân của Internet ngay này. Năm 1972: Ray Tomlinson phát minh ra thư điện tử (electronic mail) và được sử dụng để gửi thông điệp trên mạng. Năm 1973: ARPANet lần đầu tiên được kết nối ra nước ngoài, đó là kết nối đến đại học University College of London của Anh và Royal Radar Establishment Na Uy. Năm 1976: Hãng AT&T phát minh ra dịch vụ truyền tệp tin cho mạng FTP. Năm 1984: Giao thức chuyển gói tin TCP/IP, trở thành giao thức chuẩn của Internet; hệ thống các tên miền DNS (domain name system) ra đời để phân biệt các máy chủ, được các nhà nghiên cứu và phát triển hệ thống mạng chia thành sáu loại chính bao gồm: .edu (education) cho lĩnh vực giáo dục; .gov (government) thuộc chính phủ; .mil (miltary) cho lĩnh vực quân sự; .com (commercial) cho lĩnh vực thương mại; .org (organization) cho tổ chức; .net (network resources) cho mạng. Năm 1990: ARPANET ngừng hoạt động, Internet chuyển sang giai đoạn mới, mọi người đều có thể sử dụng, các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng internet vào mục đich thương mại đó là mạng NSFNET (national science foundation). Năm 1991: Ngôn ngữ HTML (hyper text markup language) ra đời cùng với giao thức truyền tin HTTP (hyper text transfer protocol), cùng năm đó Tim Berners ở trung tâm nguyên tử châu Âu phát minh ra WWW ( world wide website), đem lại cho người dùng khả năng tham chiếu từ một văn bản đến nhiều văn bản khác, chuyển từ cơ sở dữ liệu này sang cơ sở dữ liệu khác với hình thức hấp dẫn và nội dung phong phú. WWW chính là hệ thống các thông điệp dữ liệu được tạo ra, truyền tải, truy cập, chia sẻ... thông qua mạng internet. Năm 1994: Mạng internet được sử dụng rộng rãi từ năm 1994, Công ty Netsscape tung ra các phần mềm ứng dụng khai thác thông tin trên mạng internet Năm 1995: Pierre Omidyar, lập trình viên máy tính đang làm việc ở thung lũng silicon ở California bán vật phẩm đầu tiên trên mạng mua bán eBay. Đó là chiếc bút laser hỏng với giá 14 $. Năm 1996: Dịch vụ thư điện tử Hotmail được tạo ra bởi Jack Smith và Sabeer Bhatia đã cung cấp dịch vụ websitemail đầu tiên trên mạng internet. Hotmail được bán cho Microsoft vào năm 1997 với giá được báo cáo là 400 triệu đô la Mỹ. 1997: Hãng IBM giới thiệu các mô hình kinh doanh điện tử. Việt Nam tham gia mạng internet chính thức vào tháng 12 năm 1997, khi đó đặt dưới sự quản lý duy nhất của một IPS (internet service provider) là VNPT.
  • 19. Page. 19 1.4. Ứng dụng của mạng Internet Internet là siêu xa lộ thông tin (information super highway) nối liền những miền thông tin dùng để liên lạc, trao đổi thông tin, kinh doanh và giải trí… 1.4.1. Các ứng dụng cơ bản của Internet Thư điện tử (Email): là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng gửi và nhận các thư điện tử. Email thường sử dụng giao thức SMTP (simple mail transfer protocol), POP3 (post office protocole version 3), email còn dùng để gửi và nhận dữ liệu đa phương tiện (file attachment multimedia) với dung lượng nhỏ và thường sử dụng giao thức MIME (multipurpose internet mail extension). Cấu trúc của một địa chỉ email: username@nhà cung cấp.domain name. Nhóm tin (usenet news group): Bao gồm các diễn đàn giúp người sử dùng trao đổi thông tin, kinh nghiệm và trò chuyện trực tuyến (chat online) thông qua giao thức IRC (internet relay chat protocole). Đăng nhập từ xa (remote login): Là dịch vụ giúp cho người dùng ở bất kì nơì nào có thể dùng mạng internet để đăng nhập và sử dụng hay điều khiển một máy khác chỗ mà họ có tài khoản. Nổi tiếng là chương trình Telnet giúp truy cập thông tin từ xa qua mạng máy tính. Truyền tập tin lớn (file transfer): Dùng dịch vụ FTP để chuyển các tập tin qua mạng internet. Tim kiếm thông tin (search engine): Các chương trình này qua mạng internet có thể giúp nguời ta tìm thông tin ở mọi dạng, mọi cấp về mọi thứ. Từ việc tìm các tài liệu nghiên cứu cho đến tìm người và thông tin về người đó, hay tìm đường qua bản đồ. 1.4.2. Ứng dụng trong thương mại điện tử Tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì mối quan hệ một đến một với số lượng khách hàng rất lớn mà không phải tốn nhiều nhân lực và chi phí. Rút ngắn thời gian giao dịch giữa các đối tác với nhau. Giảm chi phí đi lại, giao dịch, bán hàng, quảng bá thương hiệu và sản phẩm... Đối với doanh nghiệp cập nhật được nhu cầu thi trường nhanh chóng để xây dựng các kế hoạch phát triển của doanh nghiệp. Đối với người tiêu dùng thông qua mạng internet thì cập nhật được thông tin hàng hóa dịch vụ một cách nhanh chóng để dễ dàng lựa chọn được các sản phẩm dịch vụ phù hợp với mình. 2. Website 2.1. Sự hình thành và phát triển của website Thế hệ nhất là các trang website tĩnh đơn giản nhằm thông báo, giới thiệu về doanh nghiệp mặt hàng và các thông tin có liên quan đến hoạt động sản xuất, chưa có tương tác với người dùng thông qua website. Thế hệ hai là các trang báo điện tử, gồm chủ yếu một số trang tĩnh, có thể cài thêm các file video, có cả trang động dùng cập nhật, lưu giữ thông tin, giao tiếp với cơ sở dữ liệu trong máy chủ để tìm kiếm thông tin đã lưu giữ, cơ sở dữ liệu sắp xếp theo chủ đề, theo ngày tháng.
  • 20. Page. 20 Thế hệ thứ ba hiện đang phổ biến, chủ yếu dùng trang website động. Giao tiếp hai chiều, nhiều chiều trên mạng internet. Thế hệ thứ ba được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội như: Cửa hàng ảo (cyber mall), siêu thị ảo (market space) được ứng dụng trong một số lĩnh vực như E.Commerce, E.Goverment và cả trong lĩnh vực nhạy cảm là giáo dục như trường học ảo (cyber school), Đại học ảo (virtual university) ứng dụng trong E.Training. Thế hệ thứ tư đang bắt đầu phát triển, website có thể giao tiếp đa phương tiện (multimedia). Hiện nay nhiều báo điện tử cũng đã bắt đầu chuyển sang sử dụng website thế hệ tư. 2.2. Đặc điểm của website Website là một miền thông tin bao gồm dữ liệu có cấu trúc định hình đặt trên ổ cứng của máy chủ (server) và máy tính trên toàn thế giới được kết nối Internet. Website là một phương tiện truyền thông toàn cầu, chi phí thấp, đa phương tiện (multimedia), có thể tạo giao tiếp hai chiều (client/server), nhiều chiều, ngoài ra có thể giao tiếp đồng bộ (synchronous), và không đồng bộ (asynchronous)…. Website gồm có website tĩnh (static) và website động (dynamic). Website tĩnh (website static) có kết cấu được định dạng sẵn và khách truy cập (client side) chỉ có thể xem và không thể giao tiếp, tương tác với cơ sở dự liệu. Website động (website dynamic) có thể giao tiếp với cơ sở dữ liệu để yêu cầu truy cập thông tin không có sẵn trong khuôn dạng. Website động là những website có cơ sở dữ liệu và được hỗ trợ bởi các phần mềm phát triển website. Với website động thông tin hiển thị được gọi ra từ cơ sở dữ liệu khi người dùng truy vấn tới một trang website. Trình duyệt website (website Browser): là phần mềm giúp người dùng máy tính truy cập vào website. Trình duyệt website được mã hóa bằng ngôn ngữ HTMLvà sử dụng giao thức HTTP, trình duyệt có thể truyền thông tin đa phương tiện (multimedia). Mỗi website trên mạng Internet đều có một địa chỉ (hay tên miền) duy nhất. Địa chỉ website đầu tiên trên thế giới là http://info.cern.ch và nó được đưa vào hoạt động trên mạng internet vào ngày 6/8/1991. Việc cấp phát tên miền website là do IANA (internet assigned number authority). Cấu trúc tên miền: giao thức:// máy chủ.tên miền. mã nhóm.mã quốc gia. 2.3. Ứng dụng của website Website là một hiện diện hiện đại của công nghệ số được xây dựng trên các ứng dụng tương tác với người sử dụng. Thứ nhất người dùng có thể tra cứu tất cả các thông tin liên quan đến sản phẩm, giá cả dịch vụ mà họ cần thông qua các catalog, hình ảnh, âm thanh đã được số hoá người dùng có thể tìm kiếm mọi thứ trên Internet thông qua các website có hỗ trợ công cụ tìm kiếm. Đối với nhiều website hiện nay đó là khả năng tương tác với người dùng tự động đáp ứng nhu cầu của người dùng. Thông qua website người dùng có thể gửi thông tin nên Internet, tải thông tin về máy tính các sản phẩm số hoá và thanh toán trực tiếp đối với nhà phát hành sản phẩm một cách nhanh chóng.
  • 21. Page. 21 Thứ hai hiệu quả của website so các phương tiện truyền thống khác trong việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm, quảng cáo trên website có thể truyền tải liên tục có thể cập nhật huỷ bỏ bất cứ lúc nào ở mọi thời điểm khác nhau mà không tốn kém chi phí như quảng cáo truyền thống. Thông tin quảng cáo trên website khá đắt tiền tương tự như quảng cáo truyền thống nhưng do truyền tải liên tục được truyền đi khắp thế giới nên khả năng giới thiệu quảng cáo cao hơn, tiện lợi hơn, chi phí rẻ hơn. Banner, logo của doanh nghiệp thường đặt ở đầu hoặc dọc hai bên trang website ở những vị trí thu hút sự chú ý của khách hàng khi ghé thăm một website. Đối với thương mại truyền thống các thông tin quảng cáo thường được đặt tại các trang phụ, các trang phụ trang ấn bản nên khả năng quảng cáo chưa đạt hiệu quả cao. Những thông tin quảng cáo trên website còn cung cấp đường link đến nhà doanh nghiệp, đến sản phẩm tạo sự thuận tiện cho khách hàng họ có thể giao dịch trực tiếp với nhà sản xuất có hàng hoá mà họ lựa chọn. Quảng cáo truyền thống chỉ đưa ra các quảng cáo thông thường về sản phẩm, không có khả năng tương tác với nhà sản xuất, với sản phẩm mà chỉ có sự liên hệ trực tiếp thông qua điện thoại, gặp mặt. Quảng cáo trên website tiện lợi, khả năng mang lại thông tin tiện ích cao, tính liên tục trong quảng cáo được đảm bảo. 3. Thương mại điện tử 3.1. Khái niệm thương mại điện tử Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như “thương mại điện tử” (electronic commerce), “thương mại trực tuyến” (online trade), “thương mại không giấy tờ” (paperless commerce) hoặc “kinh doanh điện tử” (electronic business). Tuy nhiên, “thương mại điện tử” vẫn là tên gọi phổ biến nhất và được dùng thống nhất trong các văn bản hay công trình nghiên cứu của các tổ chức hay các nhà nghiên cứu. 3.1.1. Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa hẹp Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa hẹp: Thương mại điện tử là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và mạng internet. Diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương, năm 1997 đưa ra khái niệm: Thương mại điện tử là các giao dịch thương mại về hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Cục thống kê Hoa Kỳ, năm 2000 đưa ra khái niệm: Thương mại điện tử là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông qua một mạng máy tính làm trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng hàng hoá và dịch vụ. Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử bắt đầu bằng việc các doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử và mạng Internet để mua bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình, các giao dịch có thể giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) hoặc giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân (B2C), cá nhân với nhau (C2C).
  • 22. Page. 22 3.1.2. Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa rộng Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa rộng: Đã có nhiều tổ chức quốc tế đưa ra khái niệm theo nghĩa rộng về thương mại điện tử. Liên minh châu âu (european union) đưa ra khái niệm: Thương mại điện tử là bao gồm các giao dịch thương mại thông qua các mạng viễn thông và sử dụng các phương tiện điện tử. Nó bao gồm thương mại điện gián tiếp (trao đổi hàng hoá hữu hình) và thương mại điện tử trực tiếp (trao đổi hàng hoá vô hình). Thương mại điện tử cũng được hiểu là hoạt động kinh doanh điện tử, bao gồm: mua bán điện tử hàng hoá, dịch vụ, giao hàng trực tiếp trên mạng với các nội dung số hoá được; chuyển tiền điện tử EFT (electronic fund transfer); mua bán cổ phiếu điện tử EST (electronic share trading); vận đơn điện tử EB/L (electronic bill of lading); đấu giá thương mại CA (commercial auction); hợp tác thiết kế và sản xuất; tìm kiếm các nguồn lực trực tuyến; mua sắm trực tuyến (online procurement); marketing trực tiếp, dịch vụ khách hàng sau khi bán… 3.2. Các phương tiện truyền thông sử dụng trong thương mại điện tử Các phương tiện thực hiện thương mại điện tử bao gồm: điện thoại, fax, truyền hình, các mạng máy tính có kết nối với nhau,... và mạng internet. Tuy nhiên, thương mại điện tử phát triển chủ yếu qua mạng internet và thực sự trở nên quan trọng khi mạng Internet được phổ cập. Mặc dù vậy, gần đây các giao dịch thương mại thông qua các phương tiện điện tử đa dạng hơn, các thiết bị điện tử di động cũng dần dần chiếm vị trí quan trọng, được gọi là thương mại điện tử di động (Mobile commerce). 3.2.1. Điện thoại Điện thoại là một phương tiện phổ thông, dễ sử dụng, và gần như xuất hiện sớm nhất trong các phương tiện điện tử được đề cập. Một số dịch vụ có thể cung cấp trực tiếp qua điện thoại như dịch vụ bưu điện, ngân hàng, hỏi đáp, tư vấn, giải trí. Với sự phát triển của điện thoại di động, liên lạc qua vệ tinh, ứng dụng của điện thoại đang và sẽ trở nên rộng rãi hơn. Nhưng điện thoại có một hạn chế là chỉ truyền tải được âm thanh và mọi cuộc giao dịch vẫn phải kết thúc bằng giấy tờ. Ngoài ra, chi phí giao dịch bằng điện thoại còn khá đắt. 3.2.2. Máy fax Máy fax có thể thay thế dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống. Tuy nhiên hạn chế của máy fax là chỉ truyền được văn bản viết, không truyền tải được âm thanh, hình ảnh động, hình ảnh ba chiều. Fax qua Internet là một dịch vụ mới được ứng dụng khá rộng rãi để giảm chi phí trong giao dịch điện tử. Thiết bị điện tử cũng không giới hạn ở máy fax truyền thống mà mở rộng ra máy vi tính và các thiết bị điện tử khác sử dụng các phần mềm cho phép gửi và nhận văn bản fax. Hoạt động này cũng làm mở rộng khái niệm thương mại điện tử và những quy định về văn bản gốc, bằng chứng, văn bản do bản gốc của fax trước đây là văn bản giấy, bản gốc của fax qua máy vi tính có thể là văn bản điện tử. 3.2.3. Truyền hình Truyền hình ngày nay, truyền hình trở thành một trong những công cụ điện tử phổ thông nhất. Truyền hình đóng vai trò quan trọng trong thương mại, nhất là trong quảng cáo hàng hóa. Song truyền hình mới chỉ là một công cụ truyền thông một chiều, qua truyền hình, khách hàng không thể tìm kiếm được các chào hàng, không
  • 23. Page. 23 thể đàm phán với người bán về các điều khoản mua bán cụ thể. Gần đây, khi máy thu hình được kết nối với máy tính thì công dụng của nó được mở rộng hơn. Việc giao dịch và đàm phán bằng “video conference” thực hiện qua Internet trở nên quan trọng và đẩy mạnh thương mại điện tử khi tiết kiệm được thời gian và chi phí của các bên mà vẫn có hiệu quả như đàm phán giao dịch trực tiếp truyền thống. 3.2.4. Máy tính và mạng internet Thương mại điện tử chỉ thực sự có vị trí quan trọng khi có sự bùng nổ của máy tính và mạng internet vào những năm 90 của thế kỷ 20. Máy tính và Internet giúp doanh nghiệp tiến hành giao dịch mua bán, hợp tác trong sản xuất, cung cấp dịch vụ, quản lý các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, liên các các doanh nghiệp trên toàn cầu, hình thành các mô hình kinh doanh mới. Không chỉ giới hạn ở máy tính, các thiết bị điện tử và các mạng viễn thông khác cũng được ứng dụng mạnh mẽ vào thương mại làm đa dạng các hoạt động thương mại điện tử từ việc sử dụng thẻ thông minh trong thanh toán điện tử, mobile phone trong các giao dịch điện tử giá trị nhỏ, hệ thống thương mại điện tử trong giao thông để xử lý vé tàu điện, xe bus, máy bay đến giao dịch chứng khoán, tài chính, ngân hàng điện tử, hai quan điện tử trong nước và quốc tế. 3.3. Hệ thống sử dụng trong thương mại điện tử Theo Micheal Porter, thương mại điện tử có thể ứng dụng vào tất cả các giai đoạn trong chuỗi giá trị. Tất nhiên, khi ứng dụng sâu và rộng thương mại điện tử ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, trở thành kinh doanh điện tử. Sơ đồ các hoạt động cơ bản trong thương mại điện tử: Nguồn: Marketing Management, Porter M.E. 2001 3.4. Quá trình phát triển thương mại điện tử
  • 24. Page. 24 Dựa trên lịch sử hình thành và phát triển của thương mại điện tử các nhà nghiên cứu về thương mại điện tử đã chia quá trình phát triển của thương mại điện tử thành 3 giai đoạn chính. 3.4.1. Giai đoạn 1 Thương mại thông tin (i-commerce),giai đoạn này đã có sự xuất hiện của Website. Thông tin về hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp cũng như về bản thân doanh nghiệp đã được đưa lên website. Tuy nhiên thông tin trên chỉ mang tính giới thiệu và tham khảo. Việc trao đổi thông tin, đàm phán về các điều khoản hợp đồng, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân chủ yếu qua email, diễn đàn, chat room…Thông tin trong giai đoạn này phần lớn chỉ mang tính một chiều, thông tin hai chiều giữa người bán và mua còn hạn chế không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Trong giai đoạn này người tiêu dùng có thể tiến hành mua hàng trực tuyến, thanh toán vẫn theo phương thức truyền thống. 3.4.2. Giai đoạn 2 Thương mại giao dịch (t-commerce), nhờ có sự ra đời của thanh toán điện tử mà thương mại điện tử thông tin đã tiến thêm một giai đoạn nữa của quá trình phát triển thương mại điện tử đó là thương mại điện tử giao dịch. Thanh toán điện tử ra đời đã hoàn thiện hoạt động mua bán hàng trực tuyến. Trong giai đoạn này nhiều sản phẩm mới đã được ra đời như sách điện tử và nhiều sản phẩm số hóa. Trong giai đoạn này các doanh nghiêp đã xây dựng mạng nội bộ nhằm chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp, cùng các phần mềm ứng dụng quản lý nhân sự, kế toán, bán hàng, sản xuất, logistics, tiến hành ký kết hợp đồng điện tử 3.4.3. Giai đoạn 3 Thương mại cộng tác (c-Business), đây là giai đoạn phát triển cao nhất của thương mại điện tử hiện nay. Giai đoạn này đòi hỏi tính cộng tác, phối hơp cao giữa nội bộ doanh nghiệp, doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước. Giai đoạn này đòi hỏi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ chu trình từ đầu vào của quá trình sản xuất cho tới việc phân phối hàng hóa. Giai đoạn này doanh nghiệp đã triển khai hệ thống phần mềm quản lý khách hàng (CRM), quản lý nhà cung cấp (SCM), auản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) Sơ đồ phát triển kinh doanh điện tử Nguồn: UNCTAD, E-commerce development 2003 3.5. Các vấn đề chiến lược trong thương mại điện tử
  • 25. Page. 25 Theo diễn đàn thương mại và phát triển Liên Hiệp quốc (UNCTAD-united nations conference on trade and development) năm 2003, để phát triển thương mại điện tử có 25 hoạt động các nước cần triển khai từ thấp đến cao. Đối với các nước phát triển có hạ tầng công nghệ thông tin tiên tiến thì việc triển khai thương mại điện tử sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Theo như nghiên cứu của UNCTAD, để phát triển thương mại điện tử các nước cần quan tâm, chú trọng nhất vào 4N trong thương mại điện tử bao gồm: nhận thức, nối mạng, nhân lực và nội dung. Thương mại điện tử là một lĩnh vực hoàn toàn mới nên việc nâng cao nhận thức về vai trò của thương mại là vô cùng quan trọng. Nâng cao nhận thức về thương mại điện tử sẽ giúp cho việc triển khai và phát triển thương mại điện tử được nhanh chóng hơn. Ngoài ra thương mại điện tử là một lĩnh vực rất rộng đòi hỏi sự phối hợp cao nên cần phải có sự kết nối tốt giữa đẩy nhanh hoạt động thương mại với phát triển công nghệ thông tin. Để làm được điều này đòi hỏi phải có một đội ngũ giỏi chuyên môn. Vấn đề khó khăn nhất hiện nay đối với thương mại điện tử gồm: thanh toán trực tuyến, an ninh, bảo mật trong giao dịch thương mại điện tử, chứng thực điện tử quốc tế. Sơ đồ các bước triển khai thương mại điện tử: 4. Đặc điểm của thương mại điện tử
  • 26. Page. 26 Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển của ICT (information commercial technology). Thương mại điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong mọi hoạt động thương mại, chính vì lẽ đó mà sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ thúc đẩy thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, tuy nhiên sự phát triển của thương mại điện tử cũng thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh vực của ICT như phần cứng và phần mềm chuyển dụng cho các ứng dụng thương mại điện tử, dịch vụ thanh toán cho thương mại điện tử, cũng như đẩy mạnh sản xuất trong lĩnh vực ICT như máy tính, thiết bị viễn thông, thiết bị mạng. Về hình thức: Giao dịch thương mại điện tử là hoàn toàn qua mạng. Trong hoạt động thương mại truyền thống các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao dịch và đi đến ký kết hợp đồng. Còn trong hoạt động thương mại điện tử nhờ việc sử dụng các phương tiện điện tử có kết nối với mạng toàn cầu, chủ yếu là sử dụng mạng internet, mà giờ đây các bên tham gia giao dịch không phải gặp trực tiếp mà vẫn có thể đàm phán, giao dịch được với nhau dù cho các bên tham gia giao dịch đang ở bất cứ quốc gia nào. Phạm vi hoạt động: Trên khắp toàn cầu hay thị trường trong thương mại điện tử là thị trường phi biên giới. Điều này thể hiện ở chỗ mọi người ở tất cả các quốc gia trên khắp toàn cầu không phải di chuyển tới bất kì địa điểm nào mà vẫn có thể tham gia vào cũng một giao dịch bằng cách truy cập vào website thương mại hoặc vào các trang mạng xã hội. Chủ thể tham gia: Trong hoạt động thương mại điện tử phải có tổi thiểu ba chủ thể tham gia. Đó là các bên tham gia giao dịch và không thể thiếu được tham gia của bên thứ ba đó là các cơ quan cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực, đây là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ mạng. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch Thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch Thương mại điện tử. Thời gian không giới hạn: Các bên tham gia vào hoạt động thương mại điện tử đều có thể tiến hành các giao dịch suốt 24 giờ 7 ngày trong vòng 365 ngày liên tục ở bất cứ nơi nào có mạng viễn thông và có các phương tiện điện tử kết nối với các mạng này, đây là các phương tiện có khả năng tự động hóa cao giúp đẩy nhanh quá trình giao dịch. Trong thương mại điện tử, hệ thống thông tin chính là thị trường. Trong thương mại truyền thống các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao dịch và ký kết hợp đồng. Còn trong thương mại điện tử các bên không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng. Để làm được điều này các bên phải truy cập vào hệ thống thông tin của nhau hay hệ thống thông tin của các giải pháp tìm kiếm thông qua mạng internet, mạng extranet….để tìm hiểu thông tin về nhau từ đó tiến hành đàm phán kí kết hợp đồng.
  • 27. Page. 27 5. Phân loại thương mại điện tử Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại thương mại điện tử. Phân loại theo công nghệ kết nối mạng: Thương mại di động (không dây). Phân loại theo hình thức dịch vụ: Chính phủ điện tử, giáo dục điện tử, tài chính điện tử, ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử. Phân loại theo mức độ phối hợp, chia sẻ và sử dụng thông tin qua mạng: Thương mại thông tin, thương mại giao dịch, thương mại cộng tác. Phân loại theo đối tượng tham gia: Có bốn chủ thế chính tham gia phần lớn vào các giao dịch thương mại điện tử: Chính phủ (G), doanh nghiệp (B), khách hàng cá nhân (C), người lao động (E). Việc kết hợp các chủ thể này lại với nhau sẽ cho chúng ta những mô hình thương mại điên tử khác nhau. Dưới đây là một số mô hình thương mại điện tử phố biến nhất hiện nay: 5.1. Thương mại điện tử giữa Doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C) Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa và dịch vụ tới người tiêu dùng; người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán và nhận hàng. Mô hình B2C chủ yếu là mô hình bán lẻ qua mạng, qua đó doanh nghiệp thường thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo và phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. Thương mại điện tử B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng: doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, ngồi ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào cũng có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc, cũng như tiến hành việc mua hàng. Hiện nay, số lượng giao dịch theo mô hình thương mại điện tử B2C rất là lớn, tuy nhiên thì giá trị giao dịch từ hoạt động này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị thương mại điện tử ngày nay, chiếm khoảng 5%. Trong tương lai thương mại điện tử theo mô hình B2C sẽ còn phát triển nhanh hơn nữa. Mô hình thương mại điện tử B2C còn được gọi dưới cái tên khác đó là bán hàng trực tuyến (etailing) 5.2. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp(B2B) Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng Thương mại điện tử như mạng giá trị gia tăng VAN, SCM, các sàn giao dịch Thương mại điện tử B2B (emarket places)... Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Thương mại điện tử B2B đem lại lợi ích rất thực tế cho các doanh nghiệp, đặc biệt giúp các doanh nghiệp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng cường các cơ hội kinh doanh. Ngày nay, số lượng giao dịch thương mại điện tử B2B còn rất khiêm tốn chỉ khoảng 10%, tuy nhiên giá trị giao dịch từ hoạt động này chiếm rất cao, trên 85% giá trị giao dịch thương mại điện tử hiện nay.
  • 28. Page. 28 5.3. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (B2G) Trong mô hình này, Cơ quan nhà nước đóng vai trò như khách hàng và quá trình trao đổi thông tin cũng được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể lập các website, tại đó đăng tải những thông tin về nhu cầu mua hàng của cơ quan mình và tiến hành việc mua sắm hàng hóa, lựa chọn nhà cung cấp trên website. 5.4. Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C) Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng là mô hình Thương mại điện tử giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của các phương tiện điện tử, đặc biệt là internet làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách người bán hoặc người mua. Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá món hàng mình có. Giá trị giao dịch từ hoạt động thương mại điện tử C2C chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá trị giao dịch từ hoạt động thương mại điện tử. Ebay.com là một ví dụ thành công nhất trên thế giới cho mô hình thuơng mại điện tử C2C. 5.5. Thương mại điện tử giữa Cơ quan nhà nước và cá nhân (G2C) Mô hình G2C chủ yếu đề cập tới các giao dịch mang tính hành chính, tuy nhiên cũng có thể mang những yếu tố của thương mại điện tử. Ví dụ như hoạt động đóng thuế cá nhân qua mạng, trả phí đăng ký hồ sơ,... 6. Lợi ích của thương mại điện tử 6.1. Lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng giúp các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn. Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia sẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống. Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế, hỗ trợ bởi các showroom trên mạng. Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua website và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi. Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “chiến lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Một ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp. Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới cho khách hàng. Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này.
  • 29. Page. 29 Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường. Giảm chi phí thông tin liên lạc: Email tiết kiệm hơn fax, thư truyền thống. Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%); giảm giá mua hàng (5-15%). Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành. Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên website như sản phẩm, dịch vụ, giá cả... đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời. Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng. Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh. 6.2. Lợi ích của thương mại điện tử đối với người tiêu dùng Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới. Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử cho phép người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn. Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá giữa các nhà cung cấp và tìm được mức giá phù hợp nhất. Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm....việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua Internet. Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh) giúp quảng bá, giới thiệu sản phẩm tốt hơn. Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới. Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh thương mại điện tử cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng. Đáp ứng mọi nhu cầu: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng Thuế: Trong giai đoạn đầu của thương mại điện tử, nhiều nước khuyến khích bằng cách miễn thuế đối với các giao dịch trên mạng
  • 30. Page. 30 6.3. Lợi ích đối với xã hội Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch... từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn. Nâng cao mức sống: Có nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp sẽ tạo áp lực giảm giá, do đó tăng khả năng mua sắm của khách hàng, nâng cao mức sống. Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua mạng internet và thương mại điện tử. Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng... đào tạo qua mạng cũng nhanh chóng giúp các nước này tiếp thu công nghệ mới. Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ... được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép được cấp qua mạng, dịch vụ tư vấn y tế.... là các ví dụ thành công điển hình 7. Hạn chế của thương mại điện tử 7.1. Hạn chế về kỹ thuật của thương mại điên tử Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy. Tốc độ đường truyền internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng, nhất là trong thương mại điện tử. Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển. Khó khăn khi kết hợp các phần mềm thương mại điện tử với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống. Cần có các máy chủ thương mại điện tử đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư. Chi phí truy cập và sử dụng các dịch vụ mạng internet vẫn còn khá cao. Thực hiện các đơn đặt hàng trong thương mại điện tử B2C đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn. 7.2. Hạn chế về thương mại của thương mại điên tử An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý khi tham gia thương mại điện tử. Thiếu lòng tin và thương mại điện tử và người bán hàng trong thương mại điện tử do không được gặp trực tiếp. Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ. Chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để thương mại điện tử phát triển. Các phương pháp đánh giá hiệu quả thương mại điện tử chưa đầy đủ, hoàn thiện. Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian. Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian. Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô. Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của thương mại điện tử. Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của các công ty dot.com