SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 7
Tác động của toàn cầu hóa đến an ninh các quốc gia và khu vực

Body

An ninh là điều kiện tiền đề để cho loài người tồn tại có trật tự. Một cá nhân muốn sinh tồn thì
phải có điều kiện tự nhiên của an ninh. Một xã hội muốn sinh tồn thì ngoài những điều kiện tự
nhiên tất yếu của nó còn cần phải có cả điều kiện xã hội của an ninh, bao gồm quốc gia có đủ
điều kiện để bảo vệ được mọi thành viên xã hội. Một quốc gia muốn sinh tồn thì ngoài việc cần
phải có đầy đủ các điều kiện trong nước đối với an ninh, còn cần phải có một môi trường an ninh
quốc tế.

Các chuyên gia cho rằng, một quốc gia cần phải hội đủ bốn yếu tố là: phải có một số lượng dân
cư nhất định, một lãnh thổ nhất định, một tổ chức chính quyền nhất định và đồng thời phải có chủ
quyền. Bốn yếu tố này không thể thiếu được đối với an ninh quốc gia. Ba yếu tố cư dân, lãnh thổ,
chính quyền, quốc gia phải bảo vệ bàng được. Vì, nếu một khi quốc gia bị mất đi một trong ba
yếu tố đó thì không còn là quốc gia nữa. Yếu tố chủ quyền cũng giống như ba yếu tố trên, ngoài
những đặc điểm cần có không thể thiếu được, nó còn có thuộc tính riêng tự thân để trở thành
nguyên nhân của việc quốc gia không được an ninh. Không nghi ngờ gì nữa, bảo đảm an ninh là
trách nhiệm quan trọng nhất của quốc gia, đối với khu vực là trách nhiệm của khu vực.

Toàn cầu hóa (Globalization) là "một xu hướng làm các mối quan hệ trở nên ít bị ràng buộc bởi
địa lý lãnh thổ", xuất hiện đầu tiên trong từ điển Anh vào năm 1961 và được sử dụng phổ biến từ
khoảng cuối thập niên 1980 trở lại đây để diễn đạt một nhận thức mới của loài người về một hiện
tượng, một quá trình quan trọng trong quan hệ quốc tế hiện đại.

Khu vực hóa là khái niệm được sử dụng để chỉ một hiện tượng hay khuynh hướng hợp tác hoặc
liên kết giữa các nước và hình thành những nhóm hoặc tổ chức khu vực hoạt động trên nhiều
lĩnh vực khác nhau. Khái niệm này đã có từ lâu, đặc biệt được nghiên cứu và viết nhiều sau
Chiến tranh thế giới thứ hai với sự nổi lên của các xu hướng các nước tập hợp thành những
nhóm khu vực ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Khu vực hóa là "sự dịch chuyển của hai hoặc nhiều
xã hội theo hướng liên kết chặt chẽ giữa chúng với nhau hơn".

Toàn cầu hóa và khu vực hóa là quá trình hình thành và phát triển các thị trường toàn cầu và khu
vực trước hết về kinh tế, giữa các nước thông qua sự gia tăng các luồng giao lưu hàng hóa và
nguồn lực vượt qua hiên giới giữa các quốc gia cùng với sự hình thành các định chế, tổ chức
quốc tế nhằm quản lý các hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế.

Đánh giá tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế rất là khác nhau giữa các nước,
nhóm nước và nhóm xã hội trong mỗi nước. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có những
tác động hết sức sâu sắc đến hầu hết mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của từng
nước và toàn bộ các mối quan hệ quốc tế. Tùy thuộc vào nhận thức và lợi ích mà họ được
hướng hoặc mất đi trong quá trình này, những người được lợi thì ủng hộ, những người thua thiệt
thì phản đối.

Các quan điểm khác nhau về toàn cầu hóa. Những người có quan điểm trung dung cho rằng,
toàn cầu hóa là một xu thế phát triển tất yếu của lịch sử, do những nguyên nhân khách quan và
chủ quan, vừa có những tác động tích cực và tiêu cực đối với tất cả các nước. Dù sao cũng
không thể phủ nhận xu thế toàn cầu hóa. Vấn đề đặt ra với các nước là làm thế nào để tận dụng
tết nhất các cơ hội do quá trình này tạo ra và đối phó hiệu quả với những thách thức.

Phái lạc quan ủng hộ toàn cầu hóa cho rằng toàn cầu hóa và hội nhập đã lạo ra những khả năng
mới để nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường cho
hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất. Do vậy, tăng khả năng tiêu thụ và tiếp cận các nguồn
lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh (nguyên liệu, vốn, công nghệ...), tạo điều kiện
thuận lợi để thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện mức sống trên loàn thế giới nhờ tăng trưởng
kinh tế và khả năng để mọi người được tiếp cận những hàng hóa, dịch vụ đa dạng phong phú
với giá cả hợp lý hơn. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế không phải là nguyên nhân gây
ra thất nghiệp và phát triển không đồng đều, mà chúng lại giúp tạo khả năng giải quyết những
vấn đề đó.

Những người thuộc trường phái chống toàn cầu hóa cho rằng, quá trình này gây ra nhiều tác
động tiêu cực về kinh tế, chính trị, xã hội đối với các nước và những tầng lớp dân chúng trong xã
hội. Những mặt trái của nó gây nhiều tác hại làm cho nhiều Công ty, Xí nghiệp bị phá sản và
hàng loạt người lao động mất việc làm, ngay cả những người lao động tại các nước đang phát
triển cũng mất việc làm vì sự cạnh tranh cao của lao động giá rẻ ở các nước đang phát triển, làm
gia tăng sự bóc lột và bất công trong mỗi xã hội và giữa các nước, làm khoét sâu hố ngăn cách
giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội và giữa các nước phát triển với các nước đang
phát triển, đe dọa nền dân chủ và sự ổn định xã hội, uy hiếp độc lập tự chủ các quốc gia, phá
hoại truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc, phá hủy hoại môi trường và làm cạn kiệt nguồn tài
nguyên thiên nhiên, là nguyên nhân gây khủng hoảng tài chính và kinh tế. Nhiều nhà phân tích
cho rằng, các nước đang phát triển chính là các nước phải gánh chịu những thua thiệt và bất lợi
lớn nhất.

Thật khó có kết luận chính xác trong cuộc tranh cãi giữa các quan điểm khác nhau về toàn cầu
hóa. Dựa trên những quan điểm lý luận về kinh tế, xã hội và kết quả của các công trình nghiên
cứu thực tiễn, chúng tôi nêu một số tác động và hệ quả chủ yếu của toàn cầu hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế.

Tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đối với an ninh của các quốc gia.

Quan niệm về an ninh theo ý kiến của Bari Biuđơn thể hiện ở các lĩnh vực sau đây.
An ninh quân sự, liên quan đến cảm nhận về sự tồn tại của các mối đe dọa, tấn công, xâm lược
của các lực lượng quân sự làm tổn hại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

An ninh chính trị liên quan tới sự ổn định chính trị, sự tồn tại các thiết chế chính trị, hệ thống nhà
nước và các ý thức hệ là nền tảng tư tường của quốc gia.

An ninh kinh tế liên quan đến khả năng tiếp cận các nguồn lực, tài chính, thị trường cần thiết bảo
đảm cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, phúc lợi nhân dân và sức mạnh của Nhà nước,
có thể ngăn ngừa và đối phó có hiệu quả với những biến động của môi trường trong nước và
quốc tế, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị - xã hội và tăng cường khả năng quốc
phòng. An ninh kinh tế bao hàm cả an ninh năng lượng, an ninh lương thực và an ninh tài chính.

An ninh xã hội gắn với sự duy trì và bảo vệ hợp lý và phù hợp với tiến trình phát triển các giá trị
cơ bản của cộng đồng các dân tộc trong mỗi quốc gia, như ngôn ngữ, tôn giáo, truyền thống văn
hóa, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán.

An ninh môi trường liên quan đến việc duy trì và bảo vệ hệ thống sinh thái, môi trường bảo đảm
cho con người có thể sống yên ổn và hoạt động bình thường.

An ninh con người liên quan đến sự bảo vệ các quyền của con người chống lại những vi phạm
từ phía nhà nước hay xã hội (Bộ Ngoại giao, Vụ Hợp tác Kinh tế đa phương, tr. 228).

Những tác động đến vấn đề an ninh quốc gia và khu vực.

An ninh quân sự, an ninh kinh điển trong thời đại công nghệ cao.

Bắt đầu từ thập kỷ 70 thế kỷ XX, cuộc cách mạng công nghệ mới lấy công nghệ cao làm trung
tâm, các nước trên thế giới đều lấy công nghệ cao là lực lượng sản xuất trên mặt kinh tế, là sức
mạnh răn đe, là sức mạnh chiến đấu về mặt quân sự, là lực lượng ảnh hưởng về mặt chính trị và
là lực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Ngày nay, các quốc gia phát triển trên thế giới, để tăng trưởng sức
mạnh tổng hợp của mình, đã không còn hạn chế ở việc bành trướng quân sự, như đánh thành,
cướp đất, tranh giành phạm vi thế lực hoặc cạnh tranh kinh tế theo ý nghĩa thông thường mà nó
đã hòa trộn trong sự đọ sức của nhiều lĩnh vực lấy công nghệ cao và đồng thời cũng làm cho các
lĩnh vực, kinh tế, quân sự đan xen nhau, tiến hành cạnh tranh mang tính chiến lược toàn cầu, lấy
sức mạnh tổng hợp của quốc gia làm mục tiêu, tạo nên những thay đổi trong mọi lĩnh vực.

Phát triển công nghệ cao sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực quân sự: công nghệ cao có đủ các đặc
điểm quần thể hóa, tổ hợp hóa, trí năng hóa, sản nghiệp hóa... nó tràn ngập vào mọi phương
diện xã hội. Trong đó, công nghệ thông tin là nòng cốt của nhóm công nghệ cao và xu thế toàn
cầu hóa của cuộc cách mạng thông tin đang đưa loài người tiến đến xã hội thông tin hóa. Về mặt
quân sự phát triển quân sự vốn rất gắn bó với khoa học công nghệ, nay công nghệ cao làm cỗ
máy cho quân sự phát triển gấp bội.
Phát triển công nghệ cao có nhiều ảnh hưởng lớn đến an ninh quân sự khu vực. Sự phát triển
của khoa học công nghệ và tiến bộ của công nghệ quân sự trực tiếp làm nổ ra các cuộc cách
mạng quân sự mới rộng lớn, làm cho các hoạt động quân sự phải chịu những tác động với mức
độ chưa từng có. Sự ứng dụng công nghệ thông tin một cách rộng rãi trong lĩnh vực quân sự đã
dẫn đến việc phát triển hệ thống vũ khí có sự thay đổi căn bản, thậm chí là có bước nhảy vọt
vượt thời đại. Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại cũng
làm cho cục diện quân sự thế giới nổi lên một xu thế phát triển vừa đơn cực vừa đa cực, hình
thành một an ninh quân sự kiểu mới "vừa hiệp đồng hợp tác, vừa cạnh tranh đối kháng, trong đó
lấy hợp tác là chủ yêsu" (Vương Dật Châu, 2004). Phát triển của công nghệ cao làm cho cảnh
tượng sắp tới của hòa bình và chiến tranh lẫn lộn với nhau, dẫn đến tình hình tổng thể của an
ninh khu vực và thế giới trong thế kỷ XXI sẽ càng phức tạp và biến hóa đa dạng.

An ninh thị trường

Quá trình toàn cầu hóa có xu hướng thống nhất các thị trường quốc gia thành thị trường khu vực
và toàn cầu, làm cho sự phân công lao động quốc tế trở nên sâu rộng. Do vậy, làm cho các nước
trở nên tùy thuộc lẫn nhau ở mức độ cao hơn. Với sự phát triển đa dạng của các công ty xuyên
quốc gia, thế giới gắn kết chặt chẽ hơn. Thực tế không nước nào phát triển mà không gắn kết
với thị trường, vốn và công nghệ của các nước khác. Sự phát triển về an ninh thị trường của các
quốc gia này càng phụ thuộc vào nhau hơn. Khó có sự phát triển bền vững về an ninh cho một
số hoặc một quốc gia nếu bị thất bại về kinh tế.

An ninh kinh tế và ảnh hưởng của nó đối với an ninh khu vực

Cùng với sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa và tri thức hóa kinh tế, ngày càng có nhiều người
nhận thức rõ hơn về mối đe dọa đối với các nước không phải là sự tiến công xâm lược về quân
sự nữa mà chính là sự tụt hậu về phát triển, nghèo đói và kém khả năng cạnh tranh trên thị
trường quốc tế. Nước nào có nền kinh tế phát triển bền vững, làm chủ được khoa học công
nghệ, có năng lực cạnh tranh quốc tế cao, hội nhập tết với nền kinh tế thế giới và khu vực, về cơ
bản sẽ đạt mức độ an ninh cao. Như vậy, trong một thế giới toàn cầu hóa và tri thức hóa, hầu
như tất cả các nước đều dành ưu tiên hàng đầu cho phát triển kinh tế và đặt vấn đề an ninh kinh
tế là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của chiến lược an ninh quốc gia.

Vấn đề an ninh kinh tế đang thay đổi cục diện chiến lược quốc tế, thay đổi hình thái đối kháng
quốc tế như các thủ đoạn cấm vận kinh tế và thường dễ đi đến kết cục là thỏa hiệp. Vấn đề an
ninh kinh tế đã thay đổi phương thức và mục tiêu hành động. Suy tính từ khía cạnh an ninh kinh
tế, lực lượng an ninh các nước sau chiến tranh lạnh bao gồm quân đội, cơ quan tình báo, đã liên
tiếp có sự điều chỉnh tương đối lớn về phương thức và mục tiêu hành động. Các quan chức của
nhiều nước đã từng công khai tuyên bố cơ quan tình báo của mình phải phục vụ cho lợi ích kinh
tế của mình, lợi ích cho xí nghiệp của mình. Hiện nay, chiến tranh tình báo kinh tế có thể chia
làm hai loại: một là "chiến tranh tình báo vĩ mô", tức là nấm rõ hành động và chính sách lớn liên
quan đến phát triển kỹ thuật và công nghệ toàn cầu và khu vực của quốc gia, hai là "chiến tranh
tình báo vi mô ", nghĩa là tập trung thu thập tình báo kinh tế, khoa học công nghệ để phục vụ cho
xí nghiệp nước mình.

Văn hóa truyền thông và bản sắc dân tộc

Vấn đề gìn giữ văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc ngày càng trở thành mối quan tâm của
các nước và có xu hướng được coi là một nội dung của khái niệm an ninh quốc gia. Bởi quá trình
toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng giao lưu quốc tế và tính đồng nhất trên nhiều
lĩnh vực đời sống xã hội. Các nền kinh tế mạnh ảnh hưởng nhiều đến các nước khác. Nhiều giá
trị vốn dĩ xuất phát từ một nước, thông thường là những nước lớn, có nền kinh tế mạnh, được
thừa nhận và trở thành những giá trị gần như chung của các xã hội khác nhau. Nhiều giá trị riêng
của dân tộc bị xói mòn và mất dần ảnh hưởng. Do vậy, cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội
nhập, cũng đồng thời diễn ra quá trình các nước bị mất dần phong tục tập quán, làm xói mòn dần
bản sắc văn hóa dân tộc Những giá trị chung của con người với khuynh hướng đồng nhất ở góc
độ nào đó hay có thể lai tạp nhiều giá trị của các nền văn hóa khác nhau đã và đang diễn ra ngày
càng rõ.

Vấn đề môi trường

Sự phát triển toàn cầu hóa đã và đang tác động đến môi trướng, nhất là các nước đang phát
triển. Sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa ở các nước làm cho nguồn tài nguyên
thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, rừng bị tàn phá, không khí và các nguồn nước bị ô nhiễm. Từ đó
trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến lũ lụt lớn thường diễn ra ở nhiều nơi, hiện tượng thiếu nước sinh
hoạt, sa mạc hóa đất đai... đe dọa an toàn cuộc sống con người và ảnh hướng xấu đến các hoạt
động kinh tế-xã hội. Từ đó an ninh môi trường là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm hàng đầu.

An ninh sinh thái là loại an ninh có tính tập thể, ảnh hường của nó sẽ không hạn chế trong một
quốc gia và trong một khu vực mà nó còn lan rộng sang khu vực khác, thậm chí có tính toàn cầu.
Vì thế, trước những thách thức về môi trường và tài nguyên chỉ có thể là hợp tác quốc tế. Nếu
dùng đối kháng thì không những chẳng giải quyết được vấn đề, mà ngược lại sẽ còn làm cho
tình hình thêm xấu đi. Vấn đề môi trường nảy sinh trong một quốc gia những ảnh hưởng đến
toàn cầu, như vấn đề cháy rừng, sinh ra lượng lớn khí cacbonic làm cho trái đất nóng lên... Nếu
môi trường thoái hóa nghiệm trọng do tăng trướng dân số, hoặc do tài nguyên cạn kiệt, dẫn đến
sự di dân ở các quốc gia và khu vực, nhất định sẽ hình thành sự đe dọa đến tính ổn định quốc
tế.

Ngày nay có nhiều nước đặt vấn đề an ninh môi trường lên vị trí quan trọng trong chính sách và
gắn an ninh môi trường với an ninh quốc gia. Bởi kẻ thù bây giờ hoàn toàn khác, nó nằm chính
trong môi trường tự nhiên - xã hội, gắn chặt chẽ với đời sống hoạt động kinh tế - xã hội của mỗi
cộng đồng dân cư. Đối phó với những đe dọa môi trường hoàn toàn khác đối phó quân sự, chính
trị.
Mối quan hệ chủ yếu của vấn đề môi trường với an ninh, các vấn đề nghèo khổ, không công
bằng, thoái hóa môi trường và xung đột tác động lẫn nhau theo phương thức phức tạp và liên
quan chặt chẽ với nhau. Môi trường suy thoái, sức chịu đựng của hệ thống sinh thái xuống cấp
có thể dẫn đến sự thiếu hụt tài nguyên mang tính khu vực. Kết quả là sự thiếu hụt hoặc là sự tiêu
hao dồn nén hoặc là sự tranh giành tài nguyên sẽ nảy sinh ra những xung đột quân sự và hình
thành những thách thức đối với an ninh quốc gia. Các loại xung đột do vấn đề môi trường gây
nên: trong vấn đề quản lý tầng khí quyển, không gian vũ trụ, biển quốc tế, những tài nguyên,
xung đột về ô nhiễm vượt qua biên giới quốc gia, chiến tranh sinh thái... Nói chung, những năm
gần đây, vấn đề môi trường trở thành điểm nóng trong quan hệ quốc tế, làm cho quan hệ quốc tế
nảy sinh những biến đổi sâu sắc.

Vấn đề an ninh con người

Sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa làm cho việc giao lưu giữa các quốc gia cũng như giữa
các công dân của các nước với nhau ngày càng trở nên thuận tiện và chặt chẽ thông qua
phương tiện truyền thông, thư tín, điện thoại, fax, internet, du lịch, làm ăn... Điều này cùng với
quá trình tự do hóa và phát triển kinh tế thị trường bén trong mỗi nước sẽ góp phần làm tăng
nhận thức của mỗi cá nhân về thế giới và xã hội, đặc biệt về vấn đề dân chủ và quyền con
người. Thực tế trên thế giới những năm qua cho thấy, vấn đề an ninh con người được quan tâm
nhiều hơn, thậm chí còn cho rằng vấn đề an ninh con người là mục tiêu hàng đầu về vấn đề an
ninh quốc gia. Suy cho cùng, quan điểm nhấn mạnh an ninh con người là nhấn mạnh dựa trên
sự tôn trọng cá nhân, là thành tố quan trọng nhất của xã hội.

Sự ổn định và trật tự xã hội và cuộc sống yên bình

Sự phát triển của toàn cầu hóa và hội nhập tạo điều kiện cho sự phát triển và lan truyền của
nhiều tệ nạn, như mại dâm, buôn bán và sử dụng ma túy, tội phạm quốc tế, khủng bố quốc tế,
làm tăng mối đe dọa tới sự ổn định và trật tự xã hội và cuộc sống yên bình, an toàn của con
người.

Cơ hội và thách thức

Dưới tác động chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, xu hướng hòa bình hợp tác
phát triển và vai trò to lớn của các Công ty xuyên quốc gia, quá trình toàn cầu hóa ngày nay đã
đạt đến một đỉnh cao mới và trở thành xu thế bao trùm trong quan hệ quốc tế Tình hình này có
tác động sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội trong các nước cũng như
quan hệ giữa các quốc gia. An ninh quốc gia và an ninh quốc tế đứng trước những biến chuyển
mới bao gồm cả cơ hội và thách thức. Quá trình toàn cầu hóa làm ra đời và củng cố mạng lười
dày đặc các thiết chế quốc tế, đặc biệt là các tổ chức quốc tế trong mọi lĩnh vực. Vai trò ngày
càng tăng của các tổ chức quốc tế trong quan hệ quốc tế góp phần hạn chế và giúp giải quyết
xung đột giữa các nước, duy trì và củng cố hòa bình, an ninh quốc tế. Thông qua các thiết chế và
tổ chức quốc tế này các nước, đặc biệt là các nước vừa và nhỏ, có khả năng bảo vệ tốt hơn lợi
ích quốc gia cũng như an ninh của mình và có vị thế ít bất lợi hơn trong quan hệ với các nước
lớn. Xu thế toàn cầu hóa cũng tạo ra những cơ hội quan trọng như thị trường, vốn, công nghệ,
cạnh tranh nâng cao hiệu quả kinh tế... mà các nước có thể tận dụng để phát triển kinh tế xã hội,
tạo cơ sở để đảm bảo an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng đặt các nước trước rất nhiều thử thách đe dọa chính trị, an ninh
của quốc gia nếu bản thân họ không kiểm soát và xử lý tết các vấn đề nảy sinh. Những thách
thức này rất đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực.

Về kinh tế, thách thức lớn nhất là vấn đề cạnh tranh quốc tế, làm thế nào để nâng cao hiệu quả
và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp trong nước trước các đối thủ cạnh tranh
nước ngoài trong điều kiện toàn cầu hóa và mở cửa là một bài toán khó. Đặc biệt là các nước
đang phát triển. Để thích ứng với xu thế toàn cầu hóa, các nước đều phải tiến hành các điều
chỉnh và cải cách cần thiết từ cơ cấu kinh tế, đầu tư đến các chính sách kinh tế vĩ mô, hệ thống
luật lệ và thực hiện các chính sách và luật lệ để tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thông
thoáng, thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và các hoạt động kinh tế, đồng thời phù hợp với luật
chơi chung của thế giới. Đây là vấn đề khó khăn đòi hỏi các nước phải đối mặt. Sai lầm trong
bước đi và phương thức tiến hành có thể dẫn đến những hậu quả tai hại, thậm chí cả những đổ
vỡ về kinh tế, xã hội.

Về chính trị, quá trình toàn cầu hóa đặt ra những vấn đề phải xử lý, liên quan đến độc lập chủ
quyền, đến hệ thống chính trị và các thiết chế xã hội. Tính độc lập của mỗi quốc gia sẽ bị thách
thức bởi sự gia tăng tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Thẩm quyền và khả năng hành xử
theo ý chí của riêng mỗi quốc gia bị hạn chế . Sự ổn định của hệ thống chính trị và các thiết chế
xã hội sẽ luôn luôn chịu áp lực của những đòi hỏi mới để phù hợp với quá trình tự do hóa thương
mại và mở cửa. Sự lợi dụng, can thiệp của thế lực bên ngoài vào các nước luôn luôn là vấn đề
có thể xảy ra.

Trong thời đại khoa học công nghệ và kinh tế toàn cầu hóa, an ninh thật sự của một quốc gia là
phải đảm bảo kết hợp được sự cải thiện sức mạnh tổng hợp quốc gia với mở cửa ra bên ngoài.
Suy cho cùng, an ninh không tách rời vấn đề cùng tham gia và cùng hợp tác, không thể không
gắn liền những đặc điểm của thời kỳ mới. Việc thực hiện an ninh khu vực, an ninh quốc tế càng
phải dựa vào sự xác lập quan niệm an ninh kiểu mới, càng phải dựa vào "ý thức cùng hội cùng
thuyền " giữa các nước trước những vấn đề chung mà nhân loại gặp phải để giải quyết vì hạnh
phúc nhân loại.

Weitere ähnliche Inhalte

Empfohlen

PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024Neil Kimberley
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)contently
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024Albert Qian
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsKurio // The Social Media Age(ncy)
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Search Engine Journal
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summarySpeakerHub
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Tessa Mero
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentLily Ray
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best PracticesVit Horky
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementMindGenius
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...RachelPearson36
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Applitools
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at WorkGetSmarter
 
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...DevGAMM Conference
 

Empfohlen (20)

Skeleton Culture Code
Skeleton Culture CodeSkeleton Culture Code
Skeleton Culture Code
 
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
 
How to have difficult conversations
How to have difficult conversations How to have difficult conversations
How to have difficult conversations
 
Introduction to Data Science
Introduction to Data ScienceIntroduction to Data Science
Introduction to Data Science
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best Practices
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project management
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work
 
ChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slidesChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slides
 
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike RoutesMore than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
 
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
 

Tác động của toàn cầu hóa đến an ninh các quốc gia và khu vực

  • 1. Tác động của toàn cầu hóa đến an ninh các quốc gia và khu vực Body An ninh là điều kiện tiền đề để cho loài người tồn tại có trật tự. Một cá nhân muốn sinh tồn thì phải có điều kiện tự nhiên của an ninh. Một xã hội muốn sinh tồn thì ngoài những điều kiện tự nhiên tất yếu của nó còn cần phải có cả điều kiện xã hội của an ninh, bao gồm quốc gia có đủ điều kiện để bảo vệ được mọi thành viên xã hội. Một quốc gia muốn sinh tồn thì ngoài việc cần phải có đầy đủ các điều kiện trong nước đối với an ninh, còn cần phải có một môi trường an ninh quốc tế. Các chuyên gia cho rằng, một quốc gia cần phải hội đủ bốn yếu tố là: phải có một số lượng dân cư nhất định, một lãnh thổ nhất định, một tổ chức chính quyền nhất định và đồng thời phải có chủ quyền. Bốn yếu tố này không thể thiếu được đối với an ninh quốc gia. Ba yếu tố cư dân, lãnh thổ, chính quyền, quốc gia phải bảo vệ bàng được. Vì, nếu một khi quốc gia bị mất đi một trong ba yếu tố đó thì không còn là quốc gia nữa. Yếu tố chủ quyền cũng giống như ba yếu tố trên, ngoài những đặc điểm cần có không thể thiếu được, nó còn có thuộc tính riêng tự thân để trở thành nguyên nhân của việc quốc gia không được an ninh. Không nghi ngờ gì nữa, bảo đảm an ninh là trách nhiệm quan trọng nhất của quốc gia, đối với khu vực là trách nhiệm của khu vực. Toàn cầu hóa (Globalization) là "một xu hướng làm các mối quan hệ trở nên ít bị ràng buộc bởi địa lý lãnh thổ", xuất hiện đầu tiên trong từ điển Anh vào năm 1961 và được sử dụng phổ biến từ khoảng cuối thập niên 1980 trở lại đây để diễn đạt một nhận thức mới của loài người về một hiện tượng, một quá trình quan trọng trong quan hệ quốc tế hiện đại. Khu vực hóa là khái niệm được sử dụng để chỉ một hiện tượng hay khuynh hướng hợp tác hoặc liên kết giữa các nước và hình thành những nhóm hoặc tổ chức khu vực hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Khái niệm này đã có từ lâu, đặc biệt được nghiên cứu và viết nhiều sau Chiến tranh thế giới thứ hai với sự nổi lên của các xu hướng các nước tập hợp thành những nhóm khu vực ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Khu vực hóa là "sự dịch chuyển của hai hoặc nhiều xã hội theo hướng liên kết chặt chẽ giữa chúng với nhau hơn". Toàn cầu hóa và khu vực hóa là quá trình hình thành và phát triển các thị trường toàn cầu và khu vực trước hết về kinh tế, giữa các nước thông qua sự gia tăng các luồng giao lưu hàng hóa và nguồn lực vượt qua hiên giới giữa các quốc gia cùng với sự hình thành các định chế, tổ chức quốc tế nhằm quản lý các hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế. Đánh giá tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế rất là khác nhau giữa các nước, nhóm nước và nhóm xã hội trong mỗi nước. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động hết sức sâu sắc đến hầu hết mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước và toàn bộ các mối quan hệ quốc tế. Tùy thuộc vào nhận thức và lợi ích mà họ được
  • 2. hướng hoặc mất đi trong quá trình này, những người được lợi thì ủng hộ, những người thua thiệt thì phản đối. Các quan điểm khác nhau về toàn cầu hóa. Những người có quan điểm trung dung cho rằng, toàn cầu hóa là một xu thế phát triển tất yếu của lịch sử, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, vừa có những tác động tích cực và tiêu cực đối với tất cả các nước. Dù sao cũng không thể phủ nhận xu thế toàn cầu hóa. Vấn đề đặt ra với các nước là làm thế nào để tận dụng tết nhất các cơ hội do quá trình này tạo ra và đối phó hiệu quả với những thách thức. Phái lạc quan ủng hộ toàn cầu hóa cho rằng toàn cầu hóa và hội nhập đã lạo ra những khả năng mới để nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất. Do vậy, tăng khả năng tiêu thụ và tiếp cận các nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh (nguyên liệu, vốn, công nghệ...), tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện mức sống trên loàn thế giới nhờ tăng trưởng kinh tế và khả năng để mọi người được tiếp cận những hàng hóa, dịch vụ đa dạng phong phú với giá cả hợp lý hơn. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế không phải là nguyên nhân gây ra thất nghiệp và phát triển không đồng đều, mà chúng lại giúp tạo khả năng giải quyết những vấn đề đó. Những người thuộc trường phái chống toàn cầu hóa cho rằng, quá trình này gây ra nhiều tác động tiêu cực về kinh tế, chính trị, xã hội đối với các nước và những tầng lớp dân chúng trong xã hội. Những mặt trái của nó gây nhiều tác hại làm cho nhiều Công ty, Xí nghiệp bị phá sản và hàng loạt người lao động mất việc làm, ngay cả những người lao động tại các nước đang phát triển cũng mất việc làm vì sự cạnh tranh cao của lao động giá rẻ ở các nước đang phát triển, làm gia tăng sự bóc lột và bất công trong mỗi xã hội và giữa các nước, làm khoét sâu hố ngăn cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội và giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển, đe dọa nền dân chủ và sự ổn định xã hội, uy hiếp độc lập tự chủ các quốc gia, phá hoại truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc, phá hủy hoại môi trường và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, là nguyên nhân gây khủng hoảng tài chính và kinh tế. Nhiều nhà phân tích cho rằng, các nước đang phát triển chính là các nước phải gánh chịu những thua thiệt và bất lợi lớn nhất. Thật khó có kết luận chính xác trong cuộc tranh cãi giữa các quan điểm khác nhau về toàn cầu hóa. Dựa trên những quan điểm lý luận về kinh tế, xã hội và kết quả của các công trình nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi nêu một số tác động và hệ quả chủ yếu của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đối với an ninh của các quốc gia. Quan niệm về an ninh theo ý kiến của Bari Biuđơn thể hiện ở các lĩnh vực sau đây.
  • 3. An ninh quân sự, liên quan đến cảm nhận về sự tồn tại của các mối đe dọa, tấn công, xâm lược của các lực lượng quân sự làm tổn hại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. An ninh chính trị liên quan tới sự ổn định chính trị, sự tồn tại các thiết chế chính trị, hệ thống nhà nước và các ý thức hệ là nền tảng tư tường của quốc gia. An ninh kinh tế liên quan đến khả năng tiếp cận các nguồn lực, tài chính, thị trường cần thiết bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, phúc lợi nhân dân và sức mạnh của Nhà nước, có thể ngăn ngừa và đối phó có hiệu quả với những biến động của môi trường trong nước và quốc tế, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị - xã hội và tăng cường khả năng quốc phòng. An ninh kinh tế bao hàm cả an ninh năng lượng, an ninh lương thực và an ninh tài chính. An ninh xã hội gắn với sự duy trì và bảo vệ hợp lý và phù hợp với tiến trình phát triển các giá trị cơ bản của cộng đồng các dân tộc trong mỗi quốc gia, như ngôn ngữ, tôn giáo, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán. An ninh môi trường liên quan đến việc duy trì và bảo vệ hệ thống sinh thái, môi trường bảo đảm cho con người có thể sống yên ổn và hoạt động bình thường. An ninh con người liên quan đến sự bảo vệ các quyền của con người chống lại những vi phạm từ phía nhà nước hay xã hội (Bộ Ngoại giao, Vụ Hợp tác Kinh tế đa phương, tr. 228). Những tác động đến vấn đề an ninh quốc gia và khu vực. An ninh quân sự, an ninh kinh điển trong thời đại công nghệ cao. Bắt đầu từ thập kỷ 70 thế kỷ XX, cuộc cách mạng công nghệ mới lấy công nghệ cao làm trung tâm, các nước trên thế giới đều lấy công nghệ cao là lực lượng sản xuất trên mặt kinh tế, là sức mạnh răn đe, là sức mạnh chiến đấu về mặt quân sự, là lực lượng ảnh hưởng về mặt chính trị và là lực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Ngày nay, các quốc gia phát triển trên thế giới, để tăng trưởng sức mạnh tổng hợp của mình, đã không còn hạn chế ở việc bành trướng quân sự, như đánh thành, cướp đất, tranh giành phạm vi thế lực hoặc cạnh tranh kinh tế theo ý nghĩa thông thường mà nó đã hòa trộn trong sự đọ sức của nhiều lĩnh vực lấy công nghệ cao và đồng thời cũng làm cho các lĩnh vực, kinh tế, quân sự đan xen nhau, tiến hành cạnh tranh mang tính chiến lược toàn cầu, lấy sức mạnh tổng hợp của quốc gia làm mục tiêu, tạo nên những thay đổi trong mọi lĩnh vực. Phát triển công nghệ cao sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực quân sự: công nghệ cao có đủ các đặc điểm quần thể hóa, tổ hợp hóa, trí năng hóa, sản nghiệp hóa... nó tràn ngập vào mọi phương diện xã hội. Trong đó, công nghệ thông tin là nòng cốt của nhóm công nghệ cao và xu thế toàn cầu hóa của cuộc cách mạng thông tin đang đưa loài người tiến đến xã hội thông tin hóa. Về mặt quân sự phát triển quân sự vốn rất gắn bó với khoa học công nghệ, nay công nghệ cao làm cỗ máy cho quân sự phát triển gấp bội.
  • 4. Phát triển công nghệ cao có nhiều ảnh hưởng lớn đến an ninh quân sự khu vực. Sự phát triển của khoa học công nghệ và tiến bộ của công nghệ quân sự trực tiếp làm nổ ra các cuộc cách mạng quân sự mới rộng lớn, làm cho các hoạt động quân sự phải chịu những tác động với mức độ chưa từng có. Sự ứng dụng công nghệ thông tin một cách rộng rãi trong lĩnh vực quân sự đã dẫn đến việc phát triển hệ thống vũ khí có sự thay đổi căn bản, thậm chí là có bước nhảy vọt vượt thời đại. Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại cũng làm cho cục diện quân sự thế giới nổi lên một xu thế phát triển vừa đơn cực vừa đa cực, hình thành một an ninh quân sự kiểu mới "vừa hiệp đồng hợp tác, vừa cạnh tranh đối kháng, trong đó lấy hợp tác là chủ yêsu" (Vương Dật Châu, 2004). Phát triển của công nghệ cao làm cho cảnh tượng sắp tới của hòa bình và chiến tranh lẫn lộn với nhau, dẫn đến tình hình tổng thể của an ninh khu vực và thế giới trong thế kỷ XXI sẽ càng phức tạp và biến hóa đa dạng. An ninh thị trường Quá trình toàn cầu hóa có xu hướng thống nhất các thị trường quốc gia thành thị trường khu vực và toàn cầu, làm cho sự phân công lao động quốc tế trở nên sâu rộng. Do vậy, làm cho các nước trở nên tùy thuộc lẫn nhau ở mức độ cao hơn. Với sự phát triển đa dạng của các công ty xuyên quốc gia, thế giới gắn kết chặt chẽ hơn. Thực tế không nước nào phát triển mà không gắn kết với thị trường, vốn và công nghệ của các nước khác. Sự phát triển về an ninh thị trường của các quốc gia này càng phụ thuộc vào nhau hơn. Khó có sự phát triển bền vững về an ninh cho một số hoặc một quốc gia nếu bị thất bại về kinh tế. An ninh kinh tế và ảnh hưởng của nó đối với an ninh khu vực Cùng với sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa và tri thức hóa kinh tế, ngày càng có nhiều người nhận thức rõ hơn về mối đe dọa đối với các nước không phải là sự tiến công xâm lược về quân sự nữa mà chính là sự tụt hậu về phát triển, nghèo đói và kém khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nước nào có nền kinh tế phát triển bền vững, làm chủ được khoa học công nghệ, có năng lực cạnh tranh quốc tế cao, hội nhập tết với nền kinh tế thế giới và khu vực, về cơ bản sẽ đạt mức độ an ninh cao. Như vậy, trong một thế giới toàn cầu hóa và tri thức hóa, hầu như tất cả các nước đều dành ưu tiên hàng đầu cho phát triển kinh tế và đặt vấn đề an ninh kinh tế là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của chiến lược an ninh quốc gia. Vấn đề an ninh kinh tế đang thay đổi cục diện chiến lược quốc tế, thay đổi hình thái đối kháng quốc tế như các thủ đoạn cấm vận kinh tế và thường dễ đi đến kết cục là thỏa hiệp. Vấn đề an ninh kinh tế đã thay đổi phương thức và mục tiêu hành động. Suy tính từ khía cạnh an ninh kinh tế, lực lượng an ninh các nước sau chiến tranh lạnh bao gồm quân đội, cơ quan tình báo, đã liên tiếp có sự điều chỉnh tương đối lớn về phương thức và mục tiêu hành động. Các quan chức của nhiều nước đã từng công khai tuyên bố cơ quan tình báo của mình phải phục vụ cho lợi ích kinh tế của mình, lợi ích cho xí nghiệp của mình. Hiện nay, chiến tranh tình báo kinh tế có thể chia làm hai loại: một là "chiến tranh tình báo vĩ mô", tức là nấm rõ hành động và chính sách lớn liên quan đến phát triển kỹ thuật và công nghệ toàn cầu và khu vực của quốc gia, hai là "chiến tranh
  • 5. tình báo vi mô ", nghĩa là tập trung thu thập tình báo kinh tế, khoa học công nghệ để phục vụ cho xí nghiệp nước mình. Văn hóa truyền thông và bản sắc dân tộc Vấn đề gìn giữ văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc ngày càng trở thành mối quan tâm của các nước và có xu hướng được coi là một nội dung của khái niệm an ninh quốc gia. Bởi quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng giao lưu quốc tế và tính đồng nhất trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Các nền kinh tế mạnh ảnh hưởng nhiều đến các nước khác. Nhiều giá trị vốn dĩ xuất phát từ một nước, thông thường là những nước lớn, có nền kinh tế mạnh, được thừa nhận và trở thành những giá trị gần như chung của các xã hội khác nhau. Nhiều giá trị riêng của dân tộc bị xói mòn và mất dần ảnh hưởng. Do vậy, cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập, cũng đồng thời diễn ra quá trình các nước bị mất dần phong tục tập quán, làm xói mòn dần bản sắc văn hóa dân tộc Những giá trị chung của con người với khuynh hướng đồng nhất ở góc độ nào đó hay có thể lai tạp nhiều giá trị của các nền văn hóa khác nhau đã và đang diễn ra ngày càng rõ. Vấn đề môi trường Sự phát triển toàn cầu hóa đã và đang tác động đến môi trướng, nhất là các nước đang phát triển. Sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa ở các nước làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, rừng bị tàn phá, không khí và các nguồn nước bị ô nhiễm. Từ đó trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến lũ lụt lớn thường diễn ra ở nhiều nơi, hiện tượng thiếu nước sinh hoạt, sa mạc hóa đất đai... đe dọa an toàn cuộc sống con người và ảnh hướng xấu đến các hoạt động kinh tế-xã hội. Từ đó an ninh môi trường là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm hàng đầu. An ninh sinh thái là loại an ninh có tính tập thể, ảnh hường của nó sẽ không hạn chế trong một quốc gia và trong một khu vực mà nó còn lan rộng sang khu vực khác, thậm chí có tính toàn cầu. Vì thế, trước những thách thức về môi trường và tài nguyên chỉ có thể là hợp tác quốc tế. Nếu dùng đối kháng thì không những chẳng giải quyết được vấn đề, mà ngược lại sẽ còn làm cho tình hình thêm xấu đi. Vấn đề môi trường nảy sinh trong một quốc gia những ảnh hưởng đến toàn cầu, như vấn đề cháy rừng, sinh ra lượng lớn khí cacbonic làm cho trái đất nóng lên... Nếu môi trường thoái hóa nghiệm trọng do tăng trướng dân số, hoặc do tài nguyên cạn kiệt, dẫn đến sự di dân ở các quốc gia và khu vực, nhất định sẽ hình thành sự đe dọa đến tính ổn định quốc tế. Ngày nay có nhiều nước đặt vấn đề an ninh môi trường lên vị trí quan trọng trong chính sách và gắn an ninh môi trường với an ninh quốc gia. Bởi kẻ thù bây giờ hoàn toàn khác, nó nằm chính trong môi trường tự nhiên - xã hội, gắn chặt chẽ với đời sống hoạt động kinh tế - xã hội của mỗi cộng đồng dân cư. Đối phó với những đe dọa môi trường hoàn toàn khác đối phó quân sự, chính trị.
  • 6. Mối quan hệ chủ yếu của vấn đề môi trường với an ninh, các vấn đề nghèo khổ, không công bằng, thoái hóa môi trường và xung đột tác động lẫn nhau theo phương thức phức tạp và liên quan chặt chẽ với nhau. Môi trường suy thoái, sức chịu đựng của hệ thống sinh thái xuống cấp có thể dẫn đến sự thiếu hụt tài nguyên mang tính khu vực. Kết quả là sự thiếu hụt hoặc là sự tiêu hao dồn nén hoặc là sự tranh giành tài nguyên sẽ nảy sinh ra những xung đột quân sự và hình thành những thách thức đối với an ninh quốc gia. Các loại xung đột do vấn đề môi trường gây nên: trong vấn đề quản lý tầng khí quyển, không gian vũ trụ, biển quốc tế, những tài nguyên, xung đột về ô nhiễm vượt qua biên giới quốc gia, chiến tranh sinh thái... Nói chung, những năm gần đây, vấn đề môi trường trở thành điểm nóng trong quan hệ quốc tế, làm cho quan hệ quốc tế nảy sinh những biến đổi sâu sắc. Vấn đề an ninh con người Sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa làm cho việc giao lưu giữa các quốc gia cũng như giữa các công dân của các nước với nhau ngày càng trở nên thuận tiện và chặt chẽ thông qua phương tiện truyền thông, thư tín, điện thoại, fax, internet, du lịch, làm ăn... Điều này cùng với quá trình tự do hóa và phát triển kinh tế thị trường bén trong mỗi nước sẽ góp phần làm tăng nhận thức của mỗi cá nhân về thế giới và xã hội, đặc biệt về vấn đề dân chủ và quyền con người. Thực tế trên thế giới những năm qua cho thấy, vấn đề an ninh con người được quan tâm nhiều hơn, thậm chí còn cho rằng vấn đề an ninh con người là mục tiêu hàng đầu về vấn đề an ninh quốc gia. Suy cho cùng, quan điểm nhấn mạnh an ninh con người là nhấn mạnh dựa trên sự tôn trọng cá nhân, là thành tố quan trọng nhất của xã hội. Sự ổn định và trật tự xã hội và cuộc sống yên bình Sự phát triển của toàn cầu hóa và hội nhập tạo điều kiện cho sự phát triển và lan truyền của nhiều tệ nạn, như mại dâm, buôn bán và sử dụng ma túy, tội phạm quốc tế, khủng bố quốc tế, làm tăng mối đe dọa tới sự ổn định và trật tự xã hội và cuộc sống yên bình, an toàn của con người. Cơ hội và thách thức Dưới tác động chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, xu hướng hòa bình hợp tác phát triển và vai trò to lớn của các Công ty xuyên quốc gia, quá trình toàn cầu hóa ngày nay đã đạt đến một đỉnh cao mới và trở thành xu thế bao trùm trong quan hệ quốc tế Tình hình này có tác động sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội trong các nước cũng như quan hệ giữa các quốc gia. An ninh quốc gia và an ninh quốc tế đứng trước những biến chuyển mới bao gồm cả cơ hội và thách thức. Quá trình toàn cầu hóa làm ra đời và củng cố mạng lười dày đặc các thiết chế quốc tế, đặc biệt là các tổ chức quốc tế trong mọi lĩnh vực. Vai trò ngày càng tăng của các tổ chức quốc tế trong quan hệ quốc tế góp phần hạn chế và giúp giải quyết xung đột giữa các nước, duy trì và củng cố hòa bình, an ninh quốc tế. Thông qua các thiết chế và tổ chức quốc tế này các nước, đặc biệt là các nước vừa và nhỏ, có khả năng bảo vệ tốt hơn lợi
  • 7. ích quốc gia cũng như an ninh của mình và có vị thế ít bất lợi hơn trong quan hệ với các nước lớn. Xu thế toàn cầu hóa cũng tạo ra những cơ hội quan trọng như thị trường, vốn, công nghệ, cạnh tranh nâng cao hiệu quả kinh tế... mà các nước có thể tận dụng để phát triển kinh tế xã hội, tạo cơ sở để đảm bảo an ninh quốc gia. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng đặt các nước trước rất nhiều thử thách đe dọa chính trị, an ninh của quốc gia nếu bản thân họ không kiểm soát và xử lý tết các vấn đề nảy sinh. Những thách thức này rất đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Về kinh tế, thách thức lớn nhất là vấn đề cạnh tranh quốc tế, làm thế nào để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp trong nước trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài trong điều kiện toàn cầu hóa và mở cửa là một bài toán khó. Đặc biệt là các nước đang phát triển. Để thích ứng với xu thế toàn cầu hóa, các nước đều phải tiến hành các điều chỉnh và cải cách cần thiết từ cơ cấu kinh tế, đầu tư đến các chính sách kinh tế vĩ mô, hệ thống luật lệ và thực hiện các chính sách và luật lệ để tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và các hoạt động kinh tế, đồng thời phù hợp với luật chơi chung của thế giới. Đây là vấn đề khó khăn đòi hỏi các nước phải đối mặt. Sai lầm trong bước đi và phương thức tiến hành có thể dẫn đến những hậu quả tai hại, thậm chí cả những đổ vỡ về kinh tế, xã hội. Về chính trị, quá trình toàn cầu hóa đặt ra những vấn đề phải xử lý, liên quan đến độc lập chủ quyền, đến hệ thống chính trị và các thiết chế xã hội. Tính độc lập của mỗi quốc gia sẽ bị thách thức bởi sự gia tăng tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Thẩm quyền và khả năng hành xử theo ý chí của riêng mỗi quốc gia bị hạn chế . Sự ổn định của hệ thống chính trị và các thiết chế xã hội sẽ luôn luôn chịu áp lực của những đòi hỏi mới để phù hợp với quá trình tự do hóa thương mại và mở cửa. Sự lợi dụng, can thiệp của thế lực bên ngoài vào các nước luôn luôn là vấn đề có thể xảy ra. Trong thời đại khoa học công nghệ và kinh tế toàn cầu hóa, an ninh thật sự của một quốc gia là phải đảm bảo kết hợp được sự cải thiện sức mạnh tổng hợp quốc gia với mở cửa ra bên ngoài. Suy cho cùng, an ninh không tách rời vấn đề cùng tham gia và cùng hợp tác, không thể không gắn liền những đặc điểm của thời kỳ mới. Việc thực hiện an ninh khu vực, an ninh quốc tế càng phải dựa vào sự xác lập quan niệm an ninh kiểu mới, càng phải dựa vào "ý thức cùng hội cùng thuyền " giữa các nước trước những vấn đề chung mà nhân loại gặp phải để giải quyết vì hạnh phúc nhân loại.