SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 147
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN HÓA HỌCCỬ NHÂN HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNHCHUYÊN NGÀNHCHUYÊN NGÀNH::: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠYPHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠYPHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
XÂY DỰNG SÁCH ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ DẠY VÀ HỌC
PHẦN ĐIỆN HÓA HỌC BẰNG NGÔN NGỮ TIẾNG
ANH – CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG CHUYÊN
GVHD: ThS. Trịnh Lê Hồng Phương
SVTH: Đỗ Thị Kiều Anh
Thành pho� Ho� Chı́ Minh – Năm 2013
Lời cảm ơn
rong quá trình làm đề tài, bên cạnh những nỗ lực của bản thân, em
đã nhận được muôn vàn sự giúp đỡ hết sức tận tình của thầy cô
giáo, bạn bè cũng như những người thân.
Do đó, bằng tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình, em xin
gửi những lời cảm ơn chân thành đến:
Thạc sĩ Trịnh Lê Hồng Phương, người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn cho em trong từng bước thực hiện khóa luận, cũng như đã luôn động viên,
khích lệ em để có thể hoàn thành tốt luận văn của mình.
Các thầy cô đã giảng dạy cho em trong suốt 4 năm học đại học, đã truyền
dạy cho em biết bao kiến thức và kinh nghiệm vô cùng quý báu.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân,
những người đã luôn quan tâm, động viên và là nguồn khích lệ, động lực tinh
thần to lớn để em không ngừng cố gắng hoàn thành tốt luận văn của mình.
T
MỤC LỤC
Mục lục...................................................................................................................................................2
Danh mục các kı́ hiệu – chữ vie�t ta�t..........................................................................................5
Danh mục các bảng...........................................................................................................................6
Danh mục các hı̀nh vẽ, đo� thị.......................................................................................................7
Mở đa�u...................................................................................................................................................8
Chương 1. CƠ SƠ� LY� LUA�̣ N VA� THỰ C TIE�N CU�A ĐE� TA�I ...............................................12
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ...........................................................................12
1.2. Một so� va�n đe� ve� dạy và học .........................................................................................14
1.2.1. Quá trình dạy học......................................................................................................14
1.2.1.1. Khái niệm quá trình dạy học ........................................................................14
1.2.1.2. Cấu trúc quá trình dạy học............................................................................15
1.2.2. Cơ sở lí luận về tự học.............................................................................................16
1.2.2.1 Tự học là gì?..........................................................................................................16
1.2.2.2 Các hình thức của tự học.................................................................................17
1.2.2.3. Chu trình tự học.................................................................................................17
1.2.2.4 Vai trò của tự học ...............................................................................................18
1.2.2.5 Tự học qua mạng và lợi ích của nó .............................................................19
1.2.3. Mục tiêu đào tạo học sinh giỏi.............................................................................20
1.3. Cơ sở lý luận ve� sách điện tử (E-Book)....................................................................21
1.3.1. Khái niệm về sách điện tử. ....................................................................................21
1.3.2. Đặc điểm của sách điện tử.....................................................................................22
1.3.3. Những ưu điểm và hạn chế của sách điện tử ...............................................23
1.3.4. Mục đích thiết kế sách điện tử.............................................................................25
1.3.5. Các yêu cầu cơ bản của sách điện tử.................................................................25
1.3.6. Lựa chọn phần mềm thiết kế sách điện tử.....................................................27
1.3.6.1. Adobe Flash CS5 Professional .....................................................................27
1.3.6.2. Adobe dreamweaver CS5 Professional ...................................................28
1.3.6.3. Một số phần mềm tiện ích khác ..................................................................29
1.4. Thự c trạng va�n đe� dạy và học ở các trườ ng THPT chuyên.............................31
1.4.1. Những khó khăn và yêu cầu của giáo viên khi bồi dưỡng học sinh giỏi
Hoá học.......................................................................................................................................31
1.4.2. Thực trạng tự học của học sinh giỏi, học sinh chuyên Hoá học............33
1.4.2.1. Tình hình học tập của học sinh ở các trường THPT chuyên ..........33
1.4.2.2. Thời gian và hình thức tự học......................................................................33
Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SÁCH ĐIỆN TỦ PHẦN ĐIỆN HÓA HỌC
BẰNG NGÔN NGỮ TIẾNG ANH- CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN HÓA HỌC..................36
2.1. Tổng quan về phần điện hóa học ...............................................................................36
2.1.1. Vị trí.................................................................................................................................36
2.1.2. Mục tiêu.........................................................................................................................36
2.1.3 Cấu trúc chuyên đề Điện hóa học........................................................................37
2.2. Nguyên tắc xây dựng sách điện tử.............................................................................39
2.2.1. Cấu trúc sách điện tử chặt chẽ ca�n và dễ sử dụng......................................39
2.2.2. Nội dung phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, đầy đủ và súc tích.39
2.2.3. Đảm bảo tính thẩm mĩ, khoa học về hình thức ............................................39
2.2.3.1. Màu sắc của hình nền ......................................................................................39
2.2.3.2. Font chữ.................................................................................................................39
2.2.3.3. Cỡ chữ.....................................................................................................................40
2.2.3.4. Các đối tượng khác ...........................................................................................40
2.2.4. Dễ dàng khám phá các đường link ....................................................................40
2.2.5 Dễ dàng sử dụng ở các máy tính thông thường............................................40
2.2.6. Kiểm tra kĩ từng phần trước khi tiếp tục và sau khi hoàn thành toàn
bộ ..................................................................................................................................................41
2.3. Quy trình thiết kế sách điện tử....................................................................................41
2.4. Thiết kế sách điện tử phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng Anh ..........43
2.4.1 Thiết kế nội dung sách điện tử pha�n “Điện Hóa học”.................................43
2.4.1.1 Hệ thống lý thuyết theo ngôn ngữ tiếng Anh.........................................43
2.4.1.2. Hệ thống lý thuyết theo ngôn ngữ tiếng Việt........................................79
2.4.2. Cấu trúc sách điện tử pha�n “Điện hóa học” ................................................120
2.4.3. Nội dung sách điện tử...........................................................................................120
2.4.3.1. Trang chủ...........................................................................................................120
2.4.3.2. Trang “Kiến thức”...........................................................................................121
2.4.3.3. Trang “Bài tập” ................................................................................................122
2.4.3.4. Trang “Thư giãn” ............................................................................................124
2.4.3.5. Trang “Liên hệ”................................................................................................125
2.4.3.5. Các trang mở rộng..........................................................................................126
2.5. Sử dụng sách điện tử trong dạy và học pha�n “Điện hóa học” – THPT
chuyên..........................................................................................................................................127
2.5.1. Đối với học sinh.......................................................................................................127
2.5.2. Đối với giáo viên.....................................................................................................128
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.................................................................................129
3.1. Mục đích thực nghiệm..................................................................................................129
3.2. Đối tượng thực nghiệm ...............................................................................................129
3.3. Nội dung thực nghiệm..................................................................................................130
3.4. Tiến hành thực nghiệm................................................................................................130
3.5. Phương pháp xử lı́ ke�t quả thực nghiệm .............................................................131
3.6. Ke�t quả thự c nghiệm.....................................................................................................132
KE�T LUA�̣ N.......................................................................................................................................138
TA�I LIE�̣U THAM KHA� O..............................................................................................................143
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU - CHỮ VIẾT TẮT
CNTT : công nghệ thông tin
CD : compact disc đı̃a quang đượ c sử dụng đe� lưu giữ liệu so�
CSS : cascading Style Sheets – Bảng kiểu xếp chồng
ĐC : đo�i chứ ng
ĐHSP : đại học sư phạm
GV : Giáo viên
HĐ : hoạt động
HS : Học sinh
HTML : hypertext Markup Language – Ngôn ngữ liên kết siêu văn bản
ICT : information and communication Technology – Công nghệ thông tin và
truye�n thông
IChO : International Chemistry Olympiad – Olympic hóa học quo�c te�
NXB : nhà xua�t bản
TB : trung bı̀nh
THPT : Trung học pho� thông
Tkđ : đại lượ ng kie�m định Student
TN : thự c nghiệm
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Oxidation numbers of atoms in covalent molecules and ions
with covalent bonds……………...……………………………………………….. 46
Bảng 2.2. Some elements always have the same oxidation number in
compounds.47
Bảng 2.3. So� oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử cộng hóa trị
và các ion vớ i liên ke�t cộng hóa trị.……………………………………………….82
Bảng 2.4. Các nguyên to� luôn có cùng so� oxi hóa trong các hợ p cha�t.……………82
Bảng 3.1. Các lớ p thự c nghiệm và đo�i chứ ng…………………………………….127
Bảng 3.2. Đie�m bài kie�m tra la�n 1..………………………………………………130
Bảng 3.3. Đie�m bài kie�m tra la�n 2………………………………………………..130
Bảng 3.4. Đie�m to�ng hợ p 2 bài kie�m tra………………………………….………131
Bảng 3.5. Phân pho�i ta�n sua�t 2 bài kie�m tra………………………………………131
Bảng 3.6. Phân pho�i ta�n sua�t lũy tı́ch 2 bài kie�m tra…………………….………..132
Bảng 3.7. To�ng hợ p ke�t quả học tập của 2 bài kie�m tra……..……………………133
Bảng 3.8. Tổng hợp các tham số đặc trưng của 2 bài kiểm tra………………...…134
Bảng 3.9. Thống kê Tkđ của 5 cặp ĐC-TN……………………………………..…135
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hı̀nh 1.1. Ca�u trúc của quá trı̀nh dạy học………………………………..…………16
Hình 1.2. Mô hình lượng giá bốn bậc theo Kirkpatrick…………………..………..26
Hình 1.3. Màn hình làm việc của Adobe Flash CS5 Professional…………………27
Hình 1.4. Màn hình làm việc của Adobe DreamWeaver CS5……………………..28
Hı̀nh 1.5. Màn hı̀nh làm việc của Cyberlink Power Director 8……………………29
Hı̀nh 2.36. Sơ đo� ca�u trúc sách điện tử …………………………...………………118
Hı̀nh 2.37. Giao diện trang chủ……………………………………………...……119
Hı̀nh 2.38. Giao diện trang “Kie�n thứ c”.…………………………………...…….120
Hı̀nh 2.39. Giao diện trang “Bài tập”……………………………………...……...121
Hı̀nh 2.40. Giao diện trang “Thư giãn”……………………………………...……122
Hı̀nh 2.41. Giao diện trang “Liên hệ”……………………………………...……..123
Hı̀nh 2.42. Giao diện trang “IChO”.………………………………………...……124
Hı̀nh 2.43. Giao diện trang “Lịch sử điện hóa học”………………………...…….125
Hı̀nh 3.1. Đo� thị đườ ng lũy tı́ch của TN và ĐC……..............................................133
Hı̀nh 3.2. Bie�u đo� to�ng hợ p ke�t quả học tập của lớ p TN và ĐC……….…………134
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa đến nay, việc tìm kiếm, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, những
người có năng lực trong một số lĩnh vực nhất định luôn là một trong những mối
quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia. Ở một nước đang trong giai đoạn
cao trào của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như nước ta thì
vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao lại càng trở nên cấp bách hơn
bao giờ hết. Do vậy, yêu cầu đào tạo thế hệ học sinh THPT đang tăng lên rất
nhanh cả về số lượng và chất lượng.
Đất nước ta đang trong thời kì phát triển, ngành Hóa học lại đóng một
vai trò rất quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Trong tương lai không
xa, để đảm bảo cho sự phát triển không ngừng của nền công nghiệp hóa chất
nước nhà cần phải có một lực lượng, đội ngũ cán bộ giỏi trong các lĩnh vực công
nghệ hóa học. Nằm trong nhiệm vụ phát hiện, đào tạo nhân tài mà trong công
cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc bồi dưỡng học sinh giỏi về Hóa học ở
trường phổ thông có một vị trí không thể thiếu được.
Chúng ta đã và đang phát hiện nhân tài hóa học qua các kì thi học sinh
giỏi ở các cấp và quan trọng nhất là kì thi học sinh giỏi quốc gia môn hóa học.
Tuy nhiên, chưa thể dừng lại ở đó, trong thời kì đất nước đang hội nhập với thế
giới thì các kì thi quốc tế, olympic chính là một sân chơi đầy thử thách cho
những học sinh ưu tú của ta. Để nâng cao hiệu quả trong việc bồi dưỡng học
sinh giỏi về Hóa học để dự thi Olympic quốc tế thì xây dựng một hệ thống sách
điện tử (e-book) bằng ngôn ngữ tiếng anh giúp cho học sinh có thể tự học, tự
đánh giá khả năng bản thân qua đó sẽ góp phân nâng cao chất lượng trong các
kì thi, và khắc phục thực trạng thiếu thốn tài liệu tiếng Anh cho học sinh là một
việc làm rất cần thiết.
Trong các kì thi học sinh Olympic quốc tế phần điện hóa học luôn chiếm
một phần không nhỏ trong các đề thi. Bên cạnh đó, lí thuyết phần này thường
mang tính trừu tượng, khó hiểu vì vậy học sinh thường cảm thấy khó khăn khi
giải các bài tập về nó. Từ những lí do đó đã thôi thúc em chọn đề tài “XÂY
DỰNG SÁCH ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ DẠY VÀ HỌC PHẦN ĐIỆN HÓA HỌC BẰNG
NGÔN NGỮ TIẾNG ANH – CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế một sách điện tử phần “Điện hóa học” bằng ngôn ngữ tiếng anh
nhằm hỗ trợ việc dạy và học ở trường THPT chuyên.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu một số nội dung làm cơ sở lí luận cho đề tài:
 Cơ sở lí luận và thực tiễn về việc bồi dưỡng học sinh giỏi Hoá học;
 Cơ sở lí luận về việc học và tự học;
 Cơ sở lí thuyết phần điện hóa học.
 Lí thuyết phần mềm Dreamweaver và các phần mềm làm trắc nghiệm.
- Nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu phần điện hóa học nhằm xây dựng hệ thống
lý thuyết điện hóa bằng ngôn ngữ tiếng Anh theo hướng đơn giản, dễ nghiên
cứu phát huy tính tích cực, tự lực, tự giác của học sinh.
- Sưu tầm các đề thi, phân loại và hệ thống hoá các dạng bài tập hoá học phần
điện hóa học trong các kì thi học sinh giỏi môn Hoá học quốc tế bằng tiếng Anh.
- Đề xuất một hệ thống bài tập điển hình dùng trong bồi dưỡng học sinh giỏi
hoá học (phần “Điện hóa học”) bằng tiếng Anh trong các trường THPT chuyên.
- Xây dựng sách điện tử phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm.
4. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hoá học ở trường trung học phổ thông chuyên.
5. Đối tượng nghiên cứu
Việc thiết kế sách điện tử pha�n “Điện hóa học” – chương trình THPT chuyên
bằng phần mềm Dreamweaver, phần mềm xây dựng ngân hàng trắc nghiệm và
các phần mềm khác ( Adobe Flash CS5 Professional, ChemOffice, Math type,…).
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng sách điện tử (phần “Điện hóa học”) bằng ngôn ngữ tiếng Anh có
tính khoa học và khả thi cao thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy và học
ở các trường THPT chuyên.
7. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng pho�i hợ p các phương pháp phân tı́ch, to�ng hợ p, phân loại, hệ tho�ng
hóa trong nghiên cứ u các tài liệu lý thuye�t có liên quan.
 Phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Nghiên cứu lí luận về xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học
và tự học của học sinh.
- Nghiên cứu chương “Hiđrocacbon. Nhiên liệu” lớp 9.
- Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sử dụng các phần mềm dùng cho việc
xây dựng sách điện tử .
- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đề tài.
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Điều tra thực trạng dạy học hoá học THPT hiện nay.
- Thực trạng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Thực nghiệm sư phạm:
• Triển khai việc sử dụng sách điên tử cho học sinh ở các lớp thực
nghiệm kho�i 10.
• Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của sách điện tử qua việc sử
dụng CD.
 Phương pháp toán học thống kê, xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm.
8. Phạm vi nghiên cứu
Phần kiến thức “Điện hóa học” bằng tiếng Anh – chương trình THPT chuyên.
Một số trường THPT chuyên và các lớp chuyên của các trường THPT
TPHCM.
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, nhờ sự phát triển và thay đổi không ngừng của Internet, thế
giới của chúng ta đã bị xóa nhòa mọi khoảng cách về địa lý. Người học có thể
học mọi lúc, mọi nơi tùy theo sở thích, công việc, năng lực,… chỉ với một máy
tính có nối mạng Internet.
Do đó, ngày càng có nhiều đế tài tiến hành nghiên cứu việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong xây dựng các website phục vụ nhu cầu học:
1.Hỉ A Mổi (2005), Thiết kế website tự học môn hóa học lớp 11 chương
trình phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
2. Phạm Dương Hoàng Anh (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia
Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ
cho việc học tập và củng cố kiến thức môn hóa học phần Hiđrocacbon không no
mạch hở dành cho học sinh THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
3. Đỗ Thị Việt Phương (2006), Ứng dụng Macromedia flash MX 2004 và
Dreamweaver MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho hoạt động tự học hóa
học của học sinh phổ thông chương “Nhóm halogen” lớp 10, Khóa luận tốt
nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
4. Nguyễn Ngọc Anh Thư (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia
Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để tạo trang web hỗ trợ cho
học sinh trong việc tự học môn hóa học lớp 11 nhóm Nitơ chương trình phân
ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP Hồ Chí Minh.
5. Phạm Thị Phương Uyên (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia
Dreamweaver MX 2004 và Macromedia Flash MX 2004 thiết kế website hỗ trợ
cho việc học tập và củng cố kiến thức cho học sinh môn hoá học nhóm oxi – lưu
huỳnh chương trình cải cách, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP Hồ Chí Minh.
6. Lê Thị Xuân Hương (2007), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học
chương Halogen lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
7. Trịnh Lê Hồng Phương (2008), Thiết kế học liệu điện tử chương oxi –
lưu huỳnh lớp 10 hỗ trợ hoạt động tự học hóa học cho học sinh trung học phổ
thông, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Thiết kế sách giáo khoa điện tử lớp 10 –
nâng cao, chương “Nhóm Halogen”, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP
TP.HCM.
9. Nguyễn Thị Liễu (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học
phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao), Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP
TP.HCM.
10. Thái Hoài Minh (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc kiểm tra đánh
giá môn hóa học lớp 10 THPT (chương trình nâng cao), Luận văn thạc sĩ giáo
dục học, ĐHSP TP.HCM.
11. Trần Thị Thu Trâm (2008), Sử dụng phương pháp dạy học phức hợp
có ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài giảng điện tử bộ môn hóa học ở
trường THCS – lớp 9, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM.
12. Ngô Huyền Trân (2008), Xây dựng hệ thống bài tập, sử dụng một số
phần mềm để dạy học và tạo các đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan cho phần
hóa học vô cơ lớp 9, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM.
13. Nhóm phát triển phần mềm sinh viên học sinh (2008), Đĩa VCD học
tốt hóa học lớp 9.
14. Đàm Thị Thanh Hưng (2009), Thiết kế E-book dạy học môn hóa học
lớp 12, chương trình nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM.
15. Phạm Thùy Linh (2009), Thiết kế E-book hỗ trợ khả năng tự học của
học sinh lớp 12 chương “Đại cương về kim loại”, chương trình cơ bản, Luận văn
thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM.
16. Vũ Thị Phương Linh (2009), Thiết kế E-book hỗ trợ việc dạy và học
phần hoá hữu cơ
17. THPT (Chương trình nâng cao), Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP
TP.HCM.
18. Trần Tuyết Nhung (2009), Thiết kế sách giáo khoa điện tử (E-book)
chương “Dung dịch – Sự điện li” lớp 10 chuyên hóa học, Luận văn thạc sĩ giáo
dục học ĐHSP TP.HCM.
19. Tống Thanh Tùng (2009), Thiết kế E-book hóa học lớp 12 phần Crom
– Sắt – Đồng hỗ trợ học sinh tự học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP
TP.HCM.
20. Nguyễn Thị Thanh Thắm (2009), Thiết kế sách giáo khoa điện tử
phần hóa học vô cơ lớp 11- Nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP
TP.HCM.
21. Nguyễn Thị Thanh Hoa (2010), Thiết kế Ebook hóa học hỗ trợ giáo
dục môi trường ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM.
1.2. Một số vấn đề về dạy và học
1.2.1. Quá trình dạy học
1.2.1.1. Khái niệm quá trình dạy học [15]
Có nhiều cách tiếp cận khái niệm của quá trình dạy học.
Quan điểm của Vưgotxky L.X (1896 – 1934) và nhiều nhà giáo dục
đương thời, dạy học là quá trình tương tác giữa hoạt động dạy của GV và hoạt
động học của HS. Trong quá trình tương tác đó, GV là chủ thể của hoạt động
dạy, HS là chủ thể của hoạt động học. Muốn dạy tốt, hoạt động dạy của GV chỉ
nên giữ vai trò chủ đạo, hướng dẫn. Với vai trò này, GV một mặt phải lãnh đạo,
tổ chức, điều khiển những hoạt động của HS; mặt khác phải tiếp nhận và điều
khiển , điều chỉnh tốt thông tin phản hồi về kết quả học tập thể hiện trong quá
trình, trong sản phẩm hoạt động học tập của HS. Ngược lại, HS là đối tượng chịu
tác động của hoạt động dạy và là chủ thể của hoạt động học. Muốn học tốt, HS
phải tuân theo sự lãnh đạo, tổ chức và điều khiển của GV; đồng thời phải chủ
động, tích cực và sáng tạo trong hoạt dộng học tập của bản thân. Quá trình
tương tác GV – HS nhằm giúp HS lĩnh hội hệ thống tri thức, hình thành hệ thống
kĩ năng, kĩ xảo vận dụng tri thức; có khả năng vận dụng các thao tác trí tuệ để
lĩnh hội và vận dụng tri thức có hiệu quả. Qua đó, hình thành cho học sinh ý
thức đúng đắn và những phẩm chất, nhân cách của một người công dân.
Theo quan điểm này, dạy học có thể hiểu là quá trình hoạt động phối hợp
giữa GV và HS; trong đó hoạt động của GV giữ vai trò chủ đạo, hoạt động của HS
đóng vai trò chủ động nhằm thực hiện mục đích dạy học.
Mục đích cuối cùng của hoạt động này nhằm bồi dưỡng cho HS hệ thống
tri thức, hiểu biết về mọi vấn đề diễn ra trong cuộc sống, hệ thống kĩ năng sống
(kĩ năng hoạt động trí và lực) để thông qua đó hình thành cho HS quan điểm và
thái độ đúng đắn đối với bản thân, gia đình và xã hội.
1.2.1.2. Cấu trúc quá trình dạy học
Một quá trình dạy học bao gồm các yếu tố: mục đích, nội dung dạy học,
các hoạt động dạy – học và kết quả học tập. Trong hoạt động dạy và học phải có
phương pháp phù hợp. Các yếu tố trên có quan hệ hữu cơ với nhau. Mặt khác,
mục đích dạy học nói riêng và các yếu tố khác của quá trình dạy học nói chung
được xuất phát từ nhu cầu xã hội và chịu sự tác động của điều kiện kinh tế - xã
hội – văn hóa – khoa học,…
Có thể tóm tắt cấu trúc quá trình dạy học bằng sơ đồ sau:
Hı̀nh 1.1. Ca�u trúc của quá trı̀nh dạy học
1.2.2. Cơ sở lí luận về tự học
1.2.2.1 Tự học là gì?
Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển bách khoa năm 2001 [3]: “Tự
học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ
năng thực hành”.
Theo GS Nguyễn Cảnh Toàn [24], “tự học là tự mình động não, sử dụng các
năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) và có khi cả cơ bắp (khi
sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân
sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách quan, có chí tiến thử, không ngại
Kết quả dạy học
Đán
h giá
dạy
học
MÔI TRƯỜNG KINH TẾ - XÃ HỘI – VĂN HÓA – KHOA HỌC
Dạy ←→Học
Dạy ←→Học
HĐ
PP
Mục đích dạy học
Nội dung dạy học
Nhu
cầu
xã
hội
khó, ngại khổ, lòng say mê khoa học, ý chí muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận
lợi) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở
hữu của mình…”.
[17] Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu sách giáo khoa, sách tham
khảo, nghe radio, xem tivi, xem phim, giao tiếp với người có học, các chuyên gia và
những người hoạt động thực tiễn ở các lĩnh vực khác nhau. Người tự học phải biết
lựa chọn, phân loại, hệ thống hóa tài liệu, tìm ra những điểm quan trọng nhất của tài
liệu đã đọc, đã nghe, biết cách ghi chéo những điều cần thiết, biết tra cứu trong thư
viện, biết tổng quan,… Học sinh biết tự học còn có khả năng hoạt động trong các
nhóm ngoại khóa, nhóm thực nghiệm, thực hiện các bài tập chuyên môn
1.2.2.2 Các hình thức của tự học
Theo PGS-TS. Trịnh Văn Biều [1], có 3 hình thức tự học:
- Tự học không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận
dụng các kiến thức trong đó. Cách học này sẽ đem lại rất nhiều khó khăn cho người
học, mất nhiều thời gian và đòi hỏi khả năng tự học rất cao.
- Tự học có hướng dẫn: Có giáo viên ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu
hoặc bằng các phương tiện thông tin khác.
- Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và giáp mặt với giáo viên trong
một số tiết trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà tự
học.
Ngoài ra trong một số tài liệu, bên cạnh 3 hình thức tự học trên, người ta còn
phân loại tự học thêm hai hình thức là:
- Tự học mò mẫm: đây là hình thức tự học của những người không có điều
kiện đi học, không có GV để học, tri thức thu nhận được là các kinh nghiệm sống.
Xã hội càng phát triển thì hình thức học này càng bị thu hẹp.
- Tự học trong cuộc sống: thường gặp ở những nhà văn, nhà văn hóa, nhà
kinh tế, nhà chính trị,…
1.2.2.3. Chu trình tự học
Gồm 3 giai đoạn: Tự nghiên cứu; tự điều chỉnh; tự kiểm tra, tự điều
chỉnh.
Tự nghiên cứu
Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định
hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với người học)
và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tính chất cá nhân.
Tự thể hiện
Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, lời nói, tự sắm vai trong các
tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban
đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các
bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học.
Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác, trao đổi với các bạn và thầy, sau
khi thầy kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của
mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học (tri thức).
1.2.2.4. Vai trò của tự học
- Tự học có ý nghĩa quyết định đối với sự thành đạt của mỗi người.
- Tự học khắc phục nghịch lý giữa thời gian học tập hữu hạn và khát
vọng học tập vô hạn. Đối với học sinh THPT, ba năm học trong trường khó có
thể tiếp thu một lượng kiến thức, kĩ năng rất lớn của chương trình, do đó tự
học là giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa thời gian học tập ít ỏi
và khối lượng thông tin khổng lồ.
- Tự học là con đường tự khẳng định của mỗi người. Giúp giải quyết mâu
thuẫn giữa khát vọng tốt đẹp về học vấn và hoàn cảnh khó khăn của cá nhân.
- Tự học là yếu tố quan trọng trong quá trình học tập và phát triển của
mỗi con người, trong nâng cao chất lượng kiến thức và hiệu quả học tập, góp
phần rèn luyện kĩ năng và cách học.
- Tự học giữ vai trò quan trọng trong đổi mới chất lượng giáo dục và đào
tạo, một trong những yêu cầu bức thiết của nền giáo dục nước ta hiện nay. Việc
đổi mới từ lối dạy theo hướng “nhồi nhét”, thụ động đọc chép sang hướng tích
cực hóa người học sẽ phát huy được các tiềm năng của HS như tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo trong lĩnh hội kiến thức.
Tóm lại, tự học là xu hướng tất yếu để phát triển tri thức nhân loại và là
biện pháp sư phạm đúng đắn áp dụng cho HS trung học phổ thông hiện nay.
1.2.2.5. Tự học qua mạng và lợi ích của nó
a. Tự học qua mạng
Tự học qua mạng là hình thức của tự học mà không dùng lời nói trực tiếp
để giao lưu với nhau, mà dùng các phương tiện khác đó là máy tính có kết nối
mạng Internet. Người học chủ động tìm kiếm tri thức để thỏa mãn những nhu
cầu hiểu biết của mình tự củng cố, tự phân tích, tự đào sâu, tự đánh giá, tự rút
kinh nghiệm…với sự hỗ trợ của máy tính.
b. Lợi ích của việc học qua mạng
- Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian: sự phổ cập rộng rãi của
Internet đã dần xóa đi khoảng cách về thời gian và không gian, điều này cho
phép các học viên học bất cứ lúc nào và bất cớ nơi đâu.
- Tính hấp dẫn: với sự hỗ trợ của công nghệ multimedia, tính năng siêu
liên kết những bài giảng tích hợp text, hình ảnh minh họa, âm thanh tăng thêm
tính hấp dẫn của bài học. Người học giờ đây không chỉ còn nghe giảng mà còn
được xem những ví dụ minh họa trực quan, thậm chí còn có thể tiến hành
tương tác với bài học nên khả năng nắm bắt kiến thức cũng tăng lên.
- Tính linh hoạt: tự học qua mạng được phục vụ theo nhu cầu người học,
chứ không nhất thiết phải theo một thời gian biểu cố định. Vì thế người học có
thể điều chỉnh quá trình học, lựa chọn cách học phù hợp nhất với hoàn cảnh
của mình.
- Dễ tiếp cận và truy cập ngẫu nhiên: bảng danh mục bài giảng sẽ cho
phép học viên lựa chọn đơn vị tri thức, tài liệu một cách tùy ý theo trình độ
kiến thức và điều kiện truy nhập mạng của mình. Học viên tự tìm ra các kĩ năng
học cho riêng mình với sự giúp đỡ của những tài liệu trực tuyến.
- Tính cập nhật: nội dung khóa học thường xuyên được cập nhật và đổi
mới nhằm đáp ứng tốt nhất và phù hợp nhất với học viên.
- Học có sự hợp tác, phối hợp: HS có thể dễ dàng trao đổi với nhau qua
mạng qua quá trình học, trao đổi giữa các học viên và với GV. Các trao đổi này
hỗ trợ tích cực cho quá trình học tập của học viên.
- Tâm lý dễ chịu: mọi rào cản về tâm lý giao tiếp của cả người dạy và
người học đều bị xóa bỏ, mọi người tự tin hơn trong việc trao đổi quan điểm.
- Các kỹ năng giao tiếp, làm việc hợp tác, tự điều chỉnh để thích ứng của
người học sẽ được hoàn thiện không ngừng.
- Sự tương tác giữa người dạy và người học vẫn được duy trì thông qua
các diễn đàn (forum), hội thoại trực tuyến (chat), thư từ (email), hội nghị
truyền hình (video conferencing)…
1.2.3. Mục tiêu đào tạo học sinh giỏi [23]
Học sinh giỏi có thể học bằng nhiều cách khác nhau và tốc độ nhanh hơn so
với các bạn cùng lớp vì thế cần có một chương trình đào tạo học sinh giỏi để
đáp ứng được tài năng của họ.
Mục tiêu chính của chương trình dành cho học sinh giỏi và học sinh tài năng
nhìn chung ở các nước đều khá giống nhau. Có thể nêu lên một số điểm chính
sau đây:
- Phát triển phương pháp suy nghĩ ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí
tuệ của trẻ.
- Bồi dưỡng sự lao động, làm việc sáng tạo.
- Phát triển các kĩ năng, phương pháp và thái độ tự học suốt đời.
- Nâng cao ý thức và khát vọng của trẻ về sự chịu trách nhiệm.
- Khuyến khích sự phát triển của lương tâm và ý thức trách nhiệm cho đóng
góp xã hội.
- Phát triển phẩm chất lãnh đạo.
Ở Việt Nam, theo đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2008, sẽ phấn đấu
xây dựng và phát triển các trường THPT chuyên thành hệ thống, với nhiệm vụ
chủ lực là phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, khá giỏi nhiều môn
học sau đó bồi dưỡng các em trở thành những học sinh có tình yêu đất nước, ý
thức tự lực, có nền tảng kiến thức vững vàng, có phương pháp tự học, tự nghiên
cứu, có sức khỏe tốt và tiếp tục đào tạo các em trở thành nhân tài đáp ứng yêu
cầu phát triển đất nước trong thời kì hội nhập quốc tế. Như vậy, để phát huy
được năng lực tư duy của các học sinh giỏi hóa học nói riêng cần phải có
phương pháp dạy học hợp lý, góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập
của học sinh giỏi hóa học.
1.3. Cơ sở lý luận về sách điện tử (e-book)
1.3.1. Khái niệm về sách điện tử.
Theo trang web www.thuvien-ebook.com [56] “E-book là từ viết tắt của
electronic book (sách điện tử).”. Merriam Webster [30] định nghĩa sách điện tử
là một cuốn sách được sáng tác hoặc chuyển đổi sang định dạng kỹ thuật số để
hiển thị trên màn hình máy tính hoặc các thiết bị cầm tay. Sách điện tử đáp ứng
các điều kiện sau đây:
- Chúng được đánh giá như là sách.
- Chúng có thể được truy cập thông qua một loạt các định dạng và các
thiết bị điện tử, từ máy tính để bàn đến các thiết bị di động.
- Chúng được làm dưới dạng kỹ thuật số, hoặc là bản sao điện tử của
sách in, hoặc là những sản phẩm có cùng nội dung như sách in nhưng có bổ
sung thêm nội dung và các tính năng đặc biệt.
Năm 2008, Vassiliou và Rowley[31] đưa ra định nghĩa sách điện tử
gồm hai phần sau đây:
(1) Sách điện tử là một đối tượng kỹ thuật số với văn bản và / hoặc
các nội dung khác, là kết quả của việc tích hợp các khái niệm quen thuộc của
một cuốn sách với các tính năng có thể được đáp ứng trong môi trường điện
tử.
(2) Sách điện tử, thường có nhiều tính năng sử dụng như chức năng
tìm kiếm, tham chiếu chéo, liên kết siêu văn bản, đánh dấu, chú thích, đối
tượng đa phương tiện và công cụ tương tác.
Đồng thời, họ chỉ ra định nghĩa về sách điện tử cần phải phản ánh cả
hai đặc tính cố hữu của nó như đã trình bày ở trên, kết hợp với tính chất
năng động và phát triển liên tục.
Trong luận văn này, có thể hiểu sách điện tử như một cuốn sách bình
thường nhưng có bổ sung nhiều hình ảnh, phim thí nghiệm, nhiều bài tập hóa
học…và được sử dụng thông qua hệ thống máy tính.
1.3.2. Đặc điểm của sách điện tử
So với sách in truyền thống, sách điện tử có khả năng để cung cấp cho
người sử dụng những lợi ích chính sau đây: duyệt web, tìm kiếm từ khóa
trong một cuốn sách và qua một bộ sưu tập sách, giao diện tìm kiếm tùy
biến, chiết xuất, so sánh, đánh giá sự phù hợp và chất lượng thông tin được
trình bày. Họ cũng có thể kết hợp tính năng khác như siêu liên kết, đánh
dấu, chú thích, tô màu chữ, gạch chân; liên kết với các phần khác của cuốn
sách hoặc các nguồn lực bên ngoài như từ điển; liên kết với các đối tượng đa
phương tiện phức tạp bao gồm các file phim và flash... Tương tác cao giữa
người sử dụng và sách điện tử có thể đạt được với việc tăng cường thao tác
góp ý, hội thảo, diễn đàn và công cụ phục vụ trò chuyện. Thông tin trong
một cuốn sách điện tử có thể được cắt, dán, in hoặc lưu lại để sử dụng sau
này. Các thiết bị đọc của sách điện tử dễ mang theo và có thể dễ dàng truy
cập gần như ngay lập tức bằng cách sử dụng các trình duyệt web tiêu chuẩn
mà không bị hạn chế bởi thời gian hay không gian.
1.3.3. Những ưu điểm và hạn chế của sách điện tử [30]
Nhìn chung, có cả lợi thế và khó khăn trong việc sử dụng sách điện tử
ngày nay.
Về lợi thế:
- Khả năng tìm kiếm nhanh: Độc giả có thể tìm kiếm và tìm thấy chính
xác một từ hoặc đối tượng trong vài giây.
- Điều chỉnh: sách điện tử có thể được cập nhật thường xuyên và liền
mạch hơn.
- Khả năng di chuyển: Một thiết bị nhỏ có thể mang theo hàng ngàn bộ
sách điện tử.
- Sự đa dạng: Có rất nhiều các thiết bị đọc sách điện tử và thiết bị cầm tay
để lựa chọn.
- Khả năng đọc: Độc giả có thể tăng hoặc giảm kích thước phông chữ văn
bản và kích thước của hình ảnh và số liệu để dễ đọc.
- Gia tăng giá trị tính năng: Nhiều sách điện tử đi kèm với video, âm
thanh, câu đố, hình ảnh động và các hiệu ứng mà làm cho chúng tương tác tốt
hơn với người sử dụng.
- Tiết kiệm không gian: Sách điện tử giúp giảm yêu cầu về không gian để
đặt kệ sách cho các thư viện.
Về khó khăn:
- Đọc sách trên màn hình điện tử: Không phải luôn luôn thích hợp để đọc
số lượng lớn các văn bản trực tuyến trong thời gian dài, vì các ảnh hưởng xấu,
lâu dài lên đôi mắt.
- Năng lượng từ pin hạn chế: điều này có thể giới hạn thời gian để bạn
đọc hoặc làm việc với một cuốn sách điện tử tại cùng một thời điểm.
- Tính năng bảo mật: các định dạng kỹ thuật số có thể bị ảnh hưởng bởi
virus và phần mềm độc hại.
- Thiếu tiêu chuẩn hóa đối với các thiết bị đa phương tiện và các định
dạng cho sách điện tử có thể gây nhầm lẫn, khó khăn cho người đọc.
- Luật bản quyền: Do sách được đưa lên mạng internet nên các thông tin,
nội dung có thể bị thay đổi, dẫn đến vi phạm nhiều điều khoản trong luật bản
quyền.
- Chi phí tiềm tàng: Trong môi trường học thuật, sử dụng các trang web
dựa trên nền sách điện tử, chẳng hạn như sách giáo khoa điện tử, có thể dẫn
đến giá thành in ấn tăng lên.
- Chi phí đọc sách điện tử trực tiếp có thể tốn kém cho người sử dụng.
Riêng đối với các thư viện, giá mua sách điện tử đắt hơn mua sách in.
1.3.4. Mục đích thiết kế sách điện tử
Thiết kế sách điện tử hỗ trợ cho hoạt động tự học hóa học của HS phổ
thông như là một công cụ tự học thích hợp từ đó nâng cao hiệu quả tự học
thông qua những kiến thức minh họa một cách sinh động, hấp dẫn. Ngoài ra,
khi GV ứng dụng ICT trong dạy học hóa học có thể sử dụng sách điện tử như
một tài liệu.
1.3.5. Các yêu cầu cơ bản của sách điện tử
Do các yêu cầu trên, theo Nguyễn Trọng Thọ [22], để thiết kế sách điện tử để
đáp ứng nhu cầu tự học của HS phải tuân thủ theo đầy đủ năm bước của việc
thiết kế dạy học (ADDIE là chữ viết tắt của 5 bước):
1. Analysis (phân tích tình huống để đề ra chiến lược phù hợp):
Hiểu rõ mục tiêu.
Các tài nguyên có thể có.
Đối tượng sử dụng.
2. Design (thiết kế nội dung cơ bản):
Các chiến lược dạy học.
Siêu văn bản (hypertext) và siêu môi trường (hypermedia).
Hướng đối tượng, kết nối và phương tiện điều hướng.
3. Development (phát triển các quá trình):
Thiết kế đồ hoạ.
Phát triển các phương tiện 3D và đa môi trường (multimedia).
Hình thức và nội dung các trang Web.
Phương tiện thực tế ảo.
4. Implementation (triển khai thực hiện):
Cần tích hợp với chương trình công nghệ thông tin của trường học :
Chuẩn bị cho phù hợp với thực tế các phòng máy tính.
Thủ tục tiến hành với thầy.
Triển khai trong toàn bộ các đối tượng dạy, học và quản lí.
Quản lí tài nguyên (nhân lực và vật lực).
5. Evaluation (lượng giá):
Đánh giá hiệu quả huấn luyện thường sử dụng mô hình bốn bậc do
Donald Kirkpatrick phát triển (1994). Theo mô hình này, quá trình lượng giá
luôn được tiến hành theo thứ tự vì thông tin của bậc trước sẽ làm nền cho
việc lượng giá ở bậc kế tiếp:
Bậc 1: Phản ứng tích cực hay tiêu cực (Reactions).
Bậc 2: Hiệu quả học tập (Learnings).
Bậc 3: Khả năng chuyển giao hay chuyển đổi (Transfers).
Bậc 4: Kết quả thực tế (Results).
Hình 1.2. Mô hình lượng giá bốn bậc theo Kirkpatrick
1.3.6. Lựa chọn phần mềm thiết kế sách điện tử
Trong khóa luận này, chúng tôi thiết kế sách điện tử dưới dạng một website
nên đã sử dụng các phần mềm dùng xây dựng website.
1.3.6.1. Adobe Flash CS5 Professional
Adobe Flash (Macromedia Flash), hay còn gọi một cách đơn giản là flash,
được dùng để chỉ chương trình sáng tạo đa phương tiện (multimedia) lẫn phần mềm
dùng để hiển thị chúng Macromedia Flash Player.
Flash là công cụ để phát triển các ứng dụng như thiết kế các phần mềm mô
phỏng. Sử dụng ngôn ngữ lập trình ActionScript để tạo các tương tác, các hoạt cảnh
trong phim. Điểm mạnh của flash là có thể nhúng các file âm thanh, hình ảnh động.
Người lập trình có thể chủ động lập các điều hướng cho chương trình. Flash cũng có
thể xuất bản đa dạng các kiểu html, exe, jpg, …để phù hợp với cấc ứng dụng của
người sử dụng trên web, CD, …
Hình 1.3. Màn hình làm việc của Adobe Flash CS5 Professional
Ưu điểm lớn nhất của flash – với đồ họa vectơ – là kích thước file rất nhỏ. Thuận
tiện cho việc truyền tải dữ liệu qua Internet.
1.3.6.2. Adobe dreamweaver CS5 Professional
Dreamweaver là công cụ để thiết kế và phát triển web rất hiệu quả của
Macromedia, cho phép xây dựng những trang web có giao diện tuyệt vời. Vì
Dreamweaver rất dễ sử dụng nên nó tạo ra môi trường rất linh hoạt trong thiết kế
web. Sẽ rất hữu ích nếu sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình web, nhưng với
Dreamweaver, vẫn có thể tạo được các website hấp dẫn mà không cần biết nhiều về
HTML, JavaScript…Với Dreamweaver ta có thể:
- Xây dựng trang chủ của E-book và các trang liên kết khác.
- Tạo các liên kết từ trang này đến các trang khác.
- Dễ dàng nhúng các sản phẩm của các chương trình thiết kế web khác như
Flash, Fireworks, Shockwave, Generator, Authorwave …
- Tạo kiểu, bố trí nội dung trang.
- Cho phép người sử dụng chỉnh sửa trực tiếp HTML. Với Quick Tag Editor
bạn có thể nhanh chóng bổ sung hoặc xóa bỏ một HTML mà không phải thoát khỏi
cửa sổ tài liệu. Chế độ soạn thảo trang web bằng HTML giúp chúng ta có thể thiết
kế trang trực tiếp bằng ngôn ngữ HTML.
- Dreamweaver còn hỗ trợ các HTML Styles và Cascading Style Sheet giúp
chúng ta định dạng trang web nhằm tăng tính hấp dẫn khi duyệt các trang web này.
Hình 1.4. Màn hình làm việc của Adobe DreamWeaver CS5
1.3.6.3. Một số phần mềm tiện ích khác
a) Phần mềm viết và vẽ công thức cấu tạo
Chương trình ChemOffice có rất nhiều tính năng và hỗ trợ nhiều chương
trình hóa học khác. Trong ChemOffice chúng tôi sử dụng chủ yếu 2 chương
trình:
- Chem3D Ultra 9.0: dùng để vẽ hoặc chuyển công thức dạng 2D sang 3D.
- ChemDraw Ultra 9.0: dùng để vẽ công thức cấu tạo (dạng 2D) của các
chất vô cơ và hữu cơ, từ công thức có thể biết tên chất hoặc ngược lại, có thể
viết tên gọi của chất, sau đó ChemDraw có thể tự vẽ công thức cấu tạo của chất.
b) Phần mềm chụp ảnh màn hình chuyên nghiệp với SnagIt 9
SnagIt là phần mềm chụp màn hình đã từng đoạt nhiều giải thưởng. Sử
dụng SnagIt bạn có thể chọn và chụp bất cứ thứ gì xuất hiện trên màn hình của
bạn và sau đó có thể dễ dàng chèn chữ, mũi tên hoặc hiệu ứng và lưu ảnh chụp
thành 1 file rồi chia sẻ nó ngay lập tức bằng e-mail hoặc IM. Chụp và chia sẻ 1
bài báo, 1 bức ảnh hoặc 1 trang Web trực tiếp từ màn hình của bạn. Hoặc bạn
có thể chụp và chia sẻ 1 phần của 1 ứng dụng đang trên PC của bạn. Chương
trình tự động lưu lại thành 1 trong 23 định dạng file hoặc gửi tới máy in, e-mail
hoặc tới clipboard. Sử dụng trình chỉnh sửa được tích hợp trong SnagIt để
chỉnh sửa, ghi chú và tối ưu hóa bức ảnh của bạn rồi dùng Catalog Browser để
sắp xếp những file ảnh. Ứng dụng này nâng cao thành phẩm của bạn trong khi
có thể tạo nhanh những file trình diễn và file văn bản hoàn thiện.
c) Cyberlink power director 8-phần mềm biên tập video
Hı̀nh 1.5. Màn hı̀nh làm việc của Cyberlink Power Director 8
Cyberlink là chương trình biên tập phim kĩ thuật số cho phép bạn tạo các
bộ phim và các trình diễn ảnh chuyên nghiệp, hoàn hảo với nhạc nền, lời thuyết
minh, hiệu ứng đặc biệt, hiệu ứng chuyển tiếp và hơn thế nữa.
Các tính năng nổi trội của Cyberlink là:
- Tạo các bộ phim chất lượng cao với tính năng biên tập mạnh mẽ.
- Nâng cao chất lượng video với các công cụ chỉnh sửa tùy biến.
- Thỏa sức sáng tạo với vô vàn hiệu ứng và templates hấp dẫn.
- Chia sẻ các hiệu ứng với cộng đồng biên tập trên Director zone.
Xuất các định dang cho Youtube, iPod, PSD, DVD, Blu-Ray, AVCHD.
d) Adobe Photoshop CS3
Adobe Photoshop CS3 là phần mềm chuẩn và dẫn đầu trong việc biên tập
và xử lý hình ảnh chuyên nghiệp với nhiều hiệu ứng biên tập, xử lí và biến đổi
hình ảnh giúp cho công việc xử lí các hình ảnh nhanh chóng.
Photoshop được đánh giá là phần mềm dẫn đầu thị trường về sửa ảnh
bitmap và được coi là chuẩn cho các ngành liên quan tới chỉnh sửa ảnh. Trong
Photoshop có thể mở nhiều dạng thức tập tin khác nhau: Photoshop (.psd),
bitmap (.bmp), ESP (.esp), Gif (.gif), JPEG (.jpg),…
Hı̀nh 1.4. Màn hı̀nh làm việc của Adobe Photoshop CS3
1.4. Thực trạng việc dạy và học môn hóa học ở các trường THPT chuyên
[16]
1.4.1. Những khó khăn và yêu cầu của giáo viên khi bồi dưỡng học sinh giỏi
Hoá học
Tác giả Nguyễn Thị Ngà, luận án Tiến sĩ Giáo dục học: “Xây dựng và sử
dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun phần kiến thức cơ sở hóa học
chung – chương trình trung học phổ thông chuyên hóa học góp phần nâng cao
năng lực tự học cho học sinh” [16], đã đưa ra những khó khăn cho giáo viên khi
bồi dưỡng học sinh giỏi:
- Không xác định được giới hạn của các kiến thức cần dạy cho học sinh
sao cho hợp lí, vì đôi lúc đề thi đề cập kiến thức quá rộng.
- Sách giáo khoa chuyên hóa lượng bài tập ít, các tài liệu tham khảo có
nhiều bài đề cập đến kiến thức quá xa chương trình.
- Đề thi học sinh giỏi hóa học quốc gia những năm gần đây không công
bố đáp án.
- Một số kiến thức giữa các tài liệu chưa thống nhất, gây khó khăn cho GV
trong việc tham khảo và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học.
- Kinh phí dành cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi chưa được chú
trọng.
- Học sinh và phụ huynh chưa thật sự yên tâm do chính sách đặc cách
của học sinh đạt giải chưa ổn định, đồng thời công sức ôn thi vào đại học nhỏ
hơn mà hiệu quả lại cao hơn.
Cũng theo tác giả Nguyễn Thị Ngà [16], GV khi bồi dưỡng học sinh giỏi
hóa học có những yêu cầu sau:
- Nên giới hạn kiến thức trước mỗi kì thi học sinh giỏi hóa học.
- Bên cạnh sách giáo khoa cần có thêm nhiều sách bài tập chuyên hóa.
- Thường xuyên tổ chức (ở mức toàn quốc hoặc mức cụm) các lớp bồi
dưỡng hoặc các hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa các GV trực tiếp bồi dưỡng
học sinh giỏi.
- Trang bị thêm nhiều phòng thí nghiệm hóa học ở các trường THPT
chuyên.
- Nên sớm có chính sách cụ thể và rõ ràng để động viên kịp thời các GV
trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi, nhất là khi có kết quả tốt.
1.4.2. Thực trạng tự học của học sinh giỏi, học sinh chuyên Hoá học
Tác giả Nguyễn Thị Ngà [16] đã tiến hành điều tra về tình hình tự học
của 368 HS chuyên hóa ở 6 tỉnh, thành phố: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc
Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Hải Phòng, Huế, Hải Dương và thành
phố Hồ Chí Minh. Kết quả như sau:
1.4.2.1. Tình hình học tập của học sinh ở các trường THPT chuyên
- 53/368 HS (14,40 %) cho rằng chỉ cần học trên lớp là đủ.
- 20/368 HS (5,43 %) cho rằng tự nghiên cứu tài liệu là chính.
- 310/368 HS (84,24 %) cho rằng cần tự nghiên cứu những phần GV gợi
ý.
Số liệu trên cho thấy thực trạng HS ở các trường THPT chuyên muốn đạt
kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi thì phải lĩnh hội một kiến thức vô cùng
lớn. Nếu chỉ học trên lớp là chưa đủ, hàng ngày các em phải dành nhiều thời
gian cho việc tự học. Tuy nhiên việc tự học của các em cần có sự định hướng
của GV.
1.4.2.2. Thời gian và hình thức tự học
a. Thời gian dành cho tự học ở nhà
- 280/368 HS (76,08 %) sử dụng 4 -5 giờ/ngày cho việc tự học.
- 121/368 HS (32,88 %) sử dụng 3 – 4 giờ/ngày cho việc tự học.
b. Hình thức tự học ở nhà
- 280/368 HS (69,56 %) có đọc lại bài trên lớp.
- 157/368 HS (42,66 %) có tìm tư liệu trên mạng.
- 125/368 HS (33,96 %) chuẩn bị bài trên lớp theo hướng dẫn của GV.
- 250/368 HS (67,93 %) đọc tất cả các vấn đề có liên quan đến bài học.
Kết quả điều tra cho thấy đa số HS ở các lớp chuyên đều có khả năng tự
học. Nhưng trên thực tế các em mất rất nhiều thời gian dành cho việc tự học
nhưng hiệu quả không cao, nguyên nhân là lượng kiến thức quá nhiều và một
phương pháp tự học chưa có ở HS, ví dụ như đọc lan man, cái gì cũng đọc, bài
tập nào cũng làm, chưa hệ thống hóa được lý thuyết và phương pháp giải toán
… Điều đó cho thấy việc tự học của HS ở các lớp chuyên hiện tại còn nhiều bất
cập chủ yếu đọc lại bài trên lớp (69,56 %) hoặc mất nhiều thời gian cho việc
học kiến thức mới nhưng chưa hiệu quả. Vì vậy, GV cần có hướng dẫn về nội
dung, phương pháp học tập cho HS và yêu cầu kết quả cần đạt được để HS thực
hiện và có cách học hiệu quả hơn.
Kết luận:
Các số liệu điều tra cho thấy HS ở các lớp chuyên đã xác định đúng vị trí
về tự học khi học ở các trường THPT chuyên. Nhưng do không có hướng dẫn
của GV và tài liệu học tập phù hợp, mặt khác do khả năng thu thập, xử lý các
thông tin cho học tập của HS còn chưa tốt, chưa biết khái quát, tổng hợp thành
các nội dung cơ bản của bài học mà chỉ liệt kê chung chung theo giáo trình,
chưa biết phân tích để vận dụng nên chỉ nắm lí thuyết theo sách, chưa có sự
luyện tập để củng cố, rèn luyện kĩ năng. Các GV dạy ở các trường THPT chuyên
đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường tự học của
HS như giao bài cho HS chuẩn bị nhưng chưa hướng dẫn cách học nên HS lúng
túng trong việc tự học kiến thức mới hoặc khi vận dụng kiến thức đã học ở các
bài tập khó.
Các kết quả điều tra ở các trường THPT chuyên còn cho thấy chương
trình, SGK, tài liệu cho môn chuyên còn thiếu và khó cập nhật kịp thời với sự
bùng nổ của công nghệ thông tin và sự phát triển quá nhanh của khoa học, công
nghệ hiện đại. Việc khai thác nguồn tài liệu thông qua mạng internet của GV và
HS còn hạn chế.
Thực trạng này cho thấy cần phải xây dựng những tài liệu có nội dung
kiến thức tổng hợp, hướng dẫn phương pháp học tập và đánh giá kết quả việc
tự học dành cho HS trường THPT chuyên.
Chương 2
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SÁCH ĐIỆN TỦ PHẦN ĐIỆN HÓA
HỌC BẰNG NGÔN NGỮ TIẾNG ANH- CHƯƠNG TRÌNH THPT
CHUYÊN
2.1. Tổng quan về phần “Điện hóa học”
2.1.1. Vị trí
Phần “Điện hóa học” nằm trong chương cuối của chương trình THPT lớp 10
chuyên hóa.
2.1.2. Mục tiêu
Miêu tả và giải thı́ch ve� phản ứ ng oxi hóa khử theo sự trao đo�i electron
và sự thay đo�i so� oxi hóa.
Thie�t lập phương trı̀nh oxi hóa khử sử dụng phương pháp thăng ba�ng
hai bán phương trı̀nh.
Định nghı̃a khái niệm the� điện cự c và the� (điện cự c) oxi hóa khử và the�
pin tiêu chua�n.
Miêu tả điện cự c hidro tiêu chua�n (S.H.E)
Miêu tả phương pháp dùng đe� đo the� điện cự c tiêu chua�n của:
- Kim loại và phi kim trong dung dịch ion của chúng.
- Ion của cùng 1 nguyên to� vớ i các trạng thái oxi hóa khác nhau.
Dự đoán định tı́nh ve� sự thay đo�i giá trị của the� điện cự c khi có sự thay
đo�i no�ng độ dung dịch ion.
Tı́nh the� pin tiêu chua�n ba�ng cách cộng hai the� điện cự c tiêu chua�n.
Sử dụng the� pin đe�:
- Giải thı́ch hay dự đoán hướ ng di chuye�n của dòng electron trong
pin điện đơn giản.
- Dự đoán một phản ứ ng oxi hóa khử có xảy ra hay không.
Bie�t ứ ng dụng của các loại pin (như pin nhiên liệu H2/O2) và các bı̀nh
điện (a�c quy) cải tie�n (như a�c quy chı̀) vớ i kı́ch thướ c nhỏ hơn, kho�i lượ ng nhẹ
hơn và sứ c điện động lớ n hơn.
Trı̀nh bày các ye�u to� ảnh hưở ng đe�n việc xác định kho�i lượ ng của sản
pha�m tách ra ở điện cự c trong quá trı̀nh điện phân:
- Ne�u cha�t điện ly là cha�t nóng chảy hay dung dịch đo�ng nha�t.
- The� điện cự c liên quan đe�n cha�t tách ra.
Tı́nh định lượ ng điện lượ ng sinh ra trong quá trı̀nh điện phân (vı́ dụ tı́nh
từ cườ ng độ dòng điện và thờ i gian hay tı́nh từ kho�i lượ ng kim loại phóng
thı́ch).
Tı́nh kho�i lượ ng hoặc the� tı́ch (khı́) sản pha�m tách ra trong suo�t quá
trı̀nh điện phân.
Miêu tả và xác định ha�ng so� Avogadro ba�ng phương pháp điện phân.
Miêu tả quá trı̀nh anod hóa nhôm (kèm theo phản ứ ng trên điện cự c).
Miêu tả cách điện phân tinh che� đo�ng (kèm theo phản ứ ng điện cự c).
2.1.3 Cấu trúc phần “Điện hóa học”
Chapter 1. Oxidation and reduction as electron transfer
Chapter 2. Oxidation number
Chapter 3. Oxidation and reduction as change in oxidation number
Chapter 4. Electrode potentials
Chapter 5. The electrochemistry series
Chapter 6. Electric cells
Chapter 7. Standard Redox potentials
Chapter 8. The redox series
Chapter 9. Redox potencials and electric cells
Chapter 10. Practical batteries for use in society and in industry
Chapter 11. Electrolysis
Chapter 12. Extraction of Metals by Electrosys
Dịch ra tiếng Việt:
Chương 1: Quá trình oxi hóa và quá trình khử theo sự trao đổi electron.
Chương 2: Số oxi hóa.
Chương 3: Quá trình oxi hóa và quá trình khử theo sự thay đổi số oxi
hóa.
Chương 4: Thế điện cực
Chương 5: Dãy điện hóa.
Chương 6: Pin điện.
Chương 7: Thế oxi hóa – khử tiêu chuẩn (thế điện cực oxi hóa – khử tiêu
chuẩn).
Chương 8: Dãy oxi hóa – khử.
Chương 9: Thế oxi hóa – khử và pin điện.
Chương 10: Ứng dụng bình điện trong đời sống và trong công nghiệp.
Chương 11: Sự điện phân.
Chương 12: Chiết kim loại bằng phương pháp điện phân.
2.2. Nguyên tắc xây dựng sách điện tử
Để đảm bảo thành công cho sách điện tử, quá trình thiết kế sách phải
dựa theo các nguyên tắc chặt chẽ:
2.2.1. Cấu trúc sách điện tử cần chặt chẽ và dễ sử dụng
Sách điện tử phải có cấu trúc càng rõ ràng, dễ hiểu càng tốt. Sách điện tử
phải được thiết kế sao cho người sử dụng có thể hình dung ngay được cách
thức sử dụng và tìm thấy các thông tin mà họ quan tâm. Và do sách được xuất
bản nhằm phục vụ nhu cầu của nhiều đối tượng với các trình độ khác nhau nên
cần tạo lập được môi trường thân thiện với từng nhóm đối tượng.
2.2.2. Nội dung phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, đầy đủ và súc tích
Với nguồn kiến thức và số lượng bài tập rất lớn từ các tài liệu tham khảo,
người soạn sẽ dễ làm cho sách điện tử bị quá tải đối với HS. Do đó, cần bám sát
chương trình và bám sát sách tham khảo chính.
Từ ngữ được dùng trong sách điện tử cần dễ hiểu, chính xác về mặt khao
học. Thuật ngữ hóa học cần được cập nhật theo chương trình giảng dạy hiện
hành để đảm bảo tính nhất quán, chẳng hạn không dùng từ “phân tử gam” mà
sử dụng khái niệm “khối lượng mol phân tử”.
2.2.3. Đảm bảo tính thẩm mĩ, khoa học về hình thức
2.2.3.1. Màu sắc của hình nền
Tuân thủ nguyên tắc tương phản, nền trắng hay sáng thì dùng chữ màu
đen. Nền màu sậm thì ngược lại, dùng chữ màu trắng hay sáng.
2.2.3.2. Font chữ
Dùng font chữ đậm, rõ, gọn (Arial, Tahoma,…), hạn chế dùng các font có
đuôi (VNI – Times, VNI – Brush,…) và không nên sử dụng quá nhiều font vì sẽ
gây rối mắt.
2.2.3.3. Cỡ chữ
Nên dùng cỡ chữ 20 trở lên khi tiến hành trình chiếu cho khoảng 50
người, nếu sử dụng với mục đích cá nhân có thể thu nhỏ cỡ chữ cho phù hợp.
2.2.3.4. Các đối tượng khác
Không nên để nội dung tràn đầy trên các trang mà phải có khoảng trống
trên dưới, hai bên theo tỷ lệ thích hợp (thường là 1/5). Không sử dụng các
đoạn phim, hình ảnh tranh vẽ mờ nhạt vì không có giá trị cung cấp thông tin và
gây mệt mỏi cho người đọc.
2.2.4. Dễ dàng khám phá các đường link
Thay cho việc sử dụng các nút “Back” hay “Forward” như ở các website
thông thường, nên tạo các đường link bằng chữ hay biểu tượng trên tất cả các
trang con để thuận tiện cho người sử dụng di chuyển.
2.2.5 Dễ dàng sử dụng ở các máy tính thông thường
Cần bảo đảm dung lượng bị chiếm dụng không quá lớn để máy tính cấu
hình thấp không bị chậm khi sử dung.Không sử dụng đồ họa thiết kế quá nhiều
vì vừa làm giảm tính thẩm mĩ vừa làm tăng dung lượng sách điện tử gấp nhiều
lần.
Phần mềm điều khiển hoạt động của sách điện tử nên tương thích với đa
số trình duyệt web hiện có. Nếu không thì cần để sẵn tập tin cài đặt phần mềm
bổ sung trong CD và được thiết kế thành tập tin tự kích hoạt khi người dùng
nạp đĩa CD vào máy tính.
Hãy xem xét cẩn thận việc nội dung của sách điện tử sẽ hiển thị như thế
nào ở các trình duyệt khác nhau (Internet Explorer, Netscape, Firefox, Google
Chome,…), ở tất cả các cấp độ phân giải (800 x 600, 1024 x 768, 1280 x 1024,
1400 x 1050) và ở các màn hình tỷ lệ khác nhau (4:3, 16:9).
2.2.6. Kiểm tra kĩ từng phần trước khi tiếp tục và sau khi hoàn thành toàn bộ
Đọc và kiểm tra cẩn thận tất cả các trang theo các nội dung:
- Kiểm tra lỗi chính tả. Thường khi nạp nội dung tác giả đã kiểm tra lỗi
chính tả. Nhưng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan thì các lỗi sai này vẫn
còn tồn tại và chỉ được phát hiện khi nhờ người đọc phát hiện sửa. Vì vậy cần
trải qua nhiều lần chỉnh lí, sửa chữa.
- Kiểm tra độ chính xác của kiến thức. Tôn trọng kiến thức trình bày
trong SGK hoặc trong các sách nguồn. Đối với những kiến thức đưa thêm vào
sách điện tử, cần xem xét, thẩm định kĩ lưỡng, tốt nhất là tìm hiểu kĩ các tài liệu
chuyên ngành hoặc hỏi trực tiếp các thầy cô đang trực tiếp giảng dạy, nghiên
cứu các vấn đề này.
- Kiểm tra độ tin cậy của các bài tập. Giải lại các bài tập đã viết là cách tốt
nhất để kiểm đề bài. Tuy nhiên, để chắc chắn và giảm thiểu sai sót, cần tổ chức
cho HS giải rồi thu thập bài làm để xem xét.
- Kiểm tra hoạt động của trang. Nhắp vào các đường link xem hoạt động
có chính xác không. Nên kiểm tra nhiều lần trên các máy tính khác nhau.
2.3. Quy trình thiết kế sách điện tử
Bước 1: Xác định mục tiêu của chương và của bài học
Việc đầu tiên khi xây dựng sách điện tử là phải xác định mục tiêu của
chương và bài học. Người thiết kế cần phải biết được sau khi học xong chương
và bài thì học sinh sẽ đạt được những gì về kiến thức, kĩ năng, thái độ.
Bước 2: Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản
- Cần bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn.
- Cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về
vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản.
- Việc chọn lọc kiến thức cơ bản có thể đi liền với việc sắp xếp lại cấu trúc
của bài từ đó làm nổi bật các mối liên hệ giữa các phần kiến thức và làm rõ
thêm trọng tâm của bài.
Bước 3: Xây dựng kịch bản dạy học (chương trình hóa tiến trình
dạy học)
- Xác định cấu trúc văn bản.
- Chi tiết hóa cấu trúc của kịch bản.
- Xác định các bước của quá trình dạy học.
- Xác định quá trình tương tác giữa thầy, trò và các đối tượng khác
(phim, ảnh, text) – hoạt động của thầy, trò, công cụ hỗ trợ.
- Xác định các câu hỏi, phản hồi trong các hoạt động.
- Hình dung (lắp ghép) thành tiến trình dạy học.
Bước 4: Lựa chọn tư liệu cần thiết cho từng hoạt động
- Tìm kiếm tư liệu: phim (video), ,ảnh (image), hoạt cảnh (animation)…
- Xử lí tư liệu.
- Phân phối tư liệu cho mỗi hoạt động.
Bước 5: Lựa chọn phần mềm công cụ và số hóa kịch bản dạy học
- Lựa chọn phần mềm công cụ thích hợp.
- Cài đặt (số hóa) nội dung.
- Tạo hiệu ứng cho các tương tác.
Bước 6: Chạy thử, xin ý kiến chuyên gia, đồng nghiệp
- Trình diễn thử.
- Soát lỗi.
- Kiểm tra tính logic, hợp lý của các thành phần.
- Lấy ý kiến của các chuyên gia và đồng nghiệp.
Bước 7: Chỉnh sửa và hoàn thiện
- Chỉnh sửa.
- Hoàn thiện.
- Đóng gói.
2.4. Thiết kế sách điện tử phần “Điện hóa học” bằng ngôn ngữ tiếng Anh
2.4.1 Thiết kế nội dung sách điện tử phần “Điện hóa học”
Dựa vào mục tiêu (chuẩn kiến thức, kĩ năng và các yêu cầu về thái độ)
của phần điện hóa học tác giả đã thiết kế nội dung sách điện tử bao gồm: hệ
thống lí thuyết và bài tập chuyên đề điện hóa học theo hai ngôn ngữ tiếng Anh
và tiếng Việt phù hợp chương trình THPT chuyên, đặc biệt dành cho học sinh
giỏi dự thi Olympic và các kì thi hóa học quốc tế.
Dưới đây trình bày hệ thống lý thuyết Điện hóa học theo ngôn ngữ tiếng
Anh và Tiếng Việt.
2.4.1.1 Hệ thống lý thuyết theo ngôn ngữ tiếng Anh
Chapter I. Oxidation and reduction as electron transfer
Loss of electrons is oxidation.
Gain of electrons is reduction.
An oxidising agent is a substance that given electrons to another
substance.
Oxidation and reduction occur together in a chemical reaction. A
reaction in which oxidation and reduction take place is called a redox reaction.
An example of a redox reaction is the reaction between zinc and copper
sulphate solution.
(a) The equation for the reaction is
4 4
2 2
Zn CuSO ZnSO Cu
Zn Cu Zn Cu+ +
+ → +
+ → +
(b) In the reaction, the zinc metal gives up electrons
2
2Zn Zn e+ −
→ +
(c) The electrons are then taken by the copper ion:
2
2Cu e Cu+ −
+ →
(d) The zinc metal is oxidised because it has lost electrons.
(e) The copper ion, Cu2+, is reduced because it has gained electrons.
(f) The zinc metal is the reducing agent because it gave electrons to the
copper ions.
(g)The copper ions, Cu2+, is an oxidising agent because it took electrons
from the zinc metal.
All redox reactions in which electrons are transferred can be described
by two half-equations. One half-equation is for the oxidation and the other for
the reduction. The two half-equations are:
An example is the reaction between acidified manganate (VII) ions and
iron (II) ions. The two half-equations are:
2
4 2
2 3
8 5 4 ( )
( )
MnO H e Mn H O reduction
Fe Fe e oxidation
− + − +
+ + −
+ + → +
→ +
The second half-equation is multiplied by 5 so that the number of
electrons produced equals the number taken in by the MnO4-
2
4 2
2 3
8 5 4
5 5 5
MnO H e Mn H O
Fe Fe e
− + − +
+ + −
+ + → +
→ +
The two half-equations are then added together, producing the overall
equation. In this addition, the electrons must cancel:
2 2 3
4 28 5 4 5MnO H Fe Mn H O Fe− + + + +
+ + → + +
Example1: Copper metal reacts with nitric acid according the two half-
equations below:
2
3 2
2
4 3 2
Cu Cu e
NO H e NO H O
+ −
− + −
→ +
+ + → +
(a) Write the overall ionic equation for the reaction.
(b) What is the oxidising agent in the reaction?
(c) What is the reducing agent in the reaction?
(d) What substance is oxidised in the reaction?
(e) What substance is reduced in the reaction?
Answer: (a) The first equation is multiplied by 3, and the second
equation is multiplied by 2, so that the number of electrons in each half-
equation in the same:
2
3 2
3 3 6
2 8 6 2 4
Cu Cu e
NO H e NO H O
+ −
− + −
→ +
+ + → +
Adding the two equations:
2
3 23 2 8 3 2 4Cu NO H Cu NO H O− + +
+ + → + +
(b) The 3NO −
and H +
are the oxidising agents because they took
electrons.
(c) The Cu metal is the reducing agent because it gave electrons to the
3NO−
and H +
.
(d) The Cu metal is oxidised because it lost electrons.
(e) The 3NO−
and H +
are reduced because they took electrons.
Chapter II. OXIDATION NUMBER
All atoms in elements, ions and compounds be given an oxidation
number. This number is obtained by applying a sets of rules.
Oxidation number rules
(a) All atoms in elements have an oxidation number of zero. For
example, in a piece of magnesium atoms have oxidation number zero.
(b) In simple ions and ionic compounds, the oxidation number = the
charge on the ion.
For example, in ionic sodium chloride, NaCl:
Oxidation number of sodium = charge on Na+
ion = +1
Oxidation number of chloride = charge on  Cl−
ion = -1
For example, in ionic aluminium oxide, 2 3Al O :
Oxidation number of aluminium= charge on 3
Al +
ion = +3
Oxidation number of oxygen = charge on 2
O −
ion = -2
(c) For covalent moldecules, the covalent bonds are changed into
‘electrovalent bonds’ by giving the bond electrons to the more electronegative
atom. The oxidation numbers of the atom. The oxidation numbers of the atoms
are then the charge on the ions. For example in 2H O :
Oxidation number of hydrogen =+1
Oxidation number of oxygen =-2
(d) The same rule applies to double bonds. An example is 3SO .
The electrons are transferred to the more electronegative oxygen atoms.
Hence the oxidation number of sulphur = +6
oxidation number of oxygen = - 2
Some examples of oxidation numbers of atoms in covalent molecules
and ions with covalent bonds are shown in Table 2.1
Compound Structure Imaginary ionic
structure
Oxidation number
HCl H – Cl H Cl+ − H=+1, Cl=-1.
CCl4 Cl
Cl – C – Cl
Cl
4
       Cl
Cl    C Cl
Cl
−
− + −
−
C=+4, Cl=-1.
CH4 H
H – C – H
H
4-
       H
H   C H
H
+
+ +
+
C=-4, H=+1.
2
4SO − O
O=S=O
O
2-
2- 6+ 2-
2-
       O
O    S O
O
S=+6, O=-2.
4AlH − H
H Al H
H
3
       H
H    H
H
Al
−
− + −
−
Al=+3, H=-1.
2--
2
Cl2O5 O O O
Cl Cl
O O
2- 2- 2-
5+ 5+
2- 2-
O O O
Cl Cl
O O
Cl=+5, O=-2.
(a) Some elements always have the same oxidation number in
compounds (table 2.2)
Element Usual oxidation number in
compound
Group I elements (Na, K, etc)
Group II elements (Mg, Ca, etc)
Aluminium
Fluorine
Oxygen
Hydrogen
+1
+2
+3
-1
-2*
+1
*except in peroxides such as 2 2H O where oxygen has an oxidation number of -1

except in ionic hydrides such as NaH where hydrogen is -1
(a) Addition of oxidation numbers
(b) In neutral molecule, the sum of the oxidation numbers of all the
atoms equals zero.
In an ion, the sum of the oxidatinon numbers of all the atom in the ion
equals the change in the ion.
These two rules can be used to calculate the oxidation number of an
atom in the molecule or ion, if all the other oxidation numbers are known.
Example 1: Calculate the oxidation number of uranium in 3 6K UF
Answer: Let x be the oxidation number of uranium.
The oxidation number of potassium = +1.
The oxidation number of fluorine = -1.
Hence 3(+1) + x + 6(-1) = 0
And x = +3
Example 2: Calculate the oxidation number of chromium in 2
4CrO −
Answer: Let x be the oxidation number of chromium.
The oxidation number of oxygen = -2.
Hence x + 4(-2) = -2
And x = +6
The oxidation number of chromium = +6.
Chapter III. OXIDATION AND REDUCTION AS CHANGE IN OXIDATION
NUMBER
- When the oxidation number of an atom is increased, the atom is
oxidised.
- When the oxidation number of an atom is decreased, the atom is
reduced.
Example 1: 2
2 2 24 2 2PbO H I Pb H O I+ − +
+ + → + +
Show where the oxidation and reduction have occurred in the above equation.
Answer:
decreasedin oxidation numbe
( )
2
2 2 2
increasedin oxidation numbe
( )
4 2
4 2 2
1 0
r
reduction
r
oxidation
PbO H I Pb H O I+ − +
+ → +
+ + → + +
− →
 
 
The lead is reduced because the oxidation number of lead decreases
from +4 to +2.
The iodine is oxidised because the oxidation number of iodine increases
from -1 to zero.
DISPROPORTIONATION
- Disproportionation occurs when the same substances is both oxidised
and reduced at the same time.
- An example of disproportionation is the decomposition of hydrogen
peroxide. The equation for the reaction is shown below:
2 2 2 2
1 2
2 2
1 0
reduction
oxidation
H O H O O
− →−
→ +
− →
 
 
Example 2: 2 22Cl OH H O Cl OCl− − −
+ → + +
The equation above shows the reaction of chlorine with cold dilute
sodium hydroxide. Show that this reaction is disproportionation.
Answer:
2 2
oxidation number
of chlorine 0 1
2
0 1
reduction
oxidation
Cl OH H O Cl OCl− − −
→−
+ → + +
→+
 
 
Part of the chlorine becomes Cl−
. In this change, the oxidation number
decreases from 0 to -1. This is reduction. Part of the chlorine becomes OCl−
. In
this change, the oxidation number increases from 0 to +1. This is oxidation.
Hence the chlorine is both oxidised and reduced in the reaction. The reaction is
disproportionation.
Chapter IV. ELECTRODE POTENTIALS
- When a piece of metal is placed in water, the metal reacts with the
water. The metals atoms give up electrons, becoming metal ions. The metal
ions dissolve in water, leaving the electrons on the metal. The metal become
negative (from the electrons) and the solution become positive (from the
positive ions). This is shown in Fig 7.1. The equation for the reaction is
z
M M ze+ −
→ +
The reverse reaction then starts. The metal ions in the water are
attracted to the negative metal. The equation for this reaction is:
z
M ze M+ −
+ →
Hence, a reversible reaction takes place:
z
M M ze+ −
+
Eventually, equilibrium is reach. At equilibrium, there is a potential
difference between the positive solution and the negative metal. The potential
difference is the electrode potential of the metal in a solution of its ions.
- The electrode potential shown in Fig. 7.1 cannot be measured. If the
voltmeter is used (as shown in diagram), a wipe must be dipped in the water to
measure the voltage. But the metal in this wire will also react with the water,
producing another electrode potential. The reading in the voltmeter will be the
difference of the two electrode potentials, not the true voltage of the first metal
in equilibrium with its positive ions in water.
- In practice it is only necessary to makes comparisons of electrode
potentials. This is done by always using the same contact with the solution.
This contact consists of a plantinum wire surround by hydrogen gas and H+
(aq) ions. The electrode potentials measured are then called standard
electrode potentials.
STANDARD ELECTRODE POTENTIALS, Eθ
- The standard electrode potential of the metal is the potential difference
between the metal and a 1.00 mol 3
dm−
aqueous solution of its ions, measure
relative to the standard hydrogen electrode (or half-cell).
Fig 2.1. The standard hydrogen electrode (S.H.E)
- The standard electrode potential for a metal is measured using the
apparatus shown in Fig. 2.2.
(a) The reading on the voltmeter gives the standard electrode potential
of the metal.
(b) The voltage is measured under standard state conditions. These
conditions are:
Temperature at 298 K
Pressure of hydrogen gas at standard atmosphere pressure = 101.3 kPa
For example, the standard electrode potentials of zinc and copper are:
2
2
( ) 2 ( ); 0.76
( ) 2 ( ); 0.34
Zn aq e Zn s E V
Cu aq e Cu s E V
θ
θ
+ −
+ −
+ =−
+ =+


A list of standard electrode potentials is included at the end of book.
VARIATION OF ELECTRODE POTENTIALS WITH CONCENTRATION
- Electrode potentials vary with concentration of the ions. If the
concentration of metal ions, z
M +
, in the equilibrium:
z
M ze M+ −
+ 
is increased, the equilibrium goes to the right --- ie more Mz+ combines
with electrons to produce more metal, M. Hence more electrons are removed
from the electrode and it becomes more positive.
Chapter V. ELECTROCHEMICAL SERIES
- When metals are placed in order of their standard electrode potentials,
the electrochemistry series is obtained. Part of the electrochemical series is
shown below.
2
2
2
2
2
tan
2 2.38
2 0.76
2 0.13
2 2 0
2 0.34
0.80
metal cation metal s dard electrode potentials
Mg e Mg E V
Zn e Zn E V
Pb e Pb E V
H e H E V
Cu e Cu E V
Ag e Ag E V
θ
θ
θ
θ
θ
θ
+ −
+ −
+ −
+ −
+ −
+ −
+ =−
+ =−
+ =−
+ =
+ =+
+ =+






A metal which is very ‘high’ in the electrochemical series (ie has a large
negative Eθ
)
(a) Readily gives up electrons (eg Mg readily react to become 2
Mg +
);
(b) Is very reactive;
(c) Is a powerful reducing agent.
- A metal cation, Mz+, which is very ‘low’ in the electrochemical series (ie
has a large positive Eθ
)
(a) Readily accept electrons (eg Ag+
readily react to become Agmetal);
(b)Is very reactive;
(c)Is a powerful oxidising agent.
- A metal ‘high up’ in the electrochemical series will reduce (ie give
electrons) to the cations of any metal below.
(a) Hence a metal high up in the series will displace from the solution,
any metal lower than it in the series. For example, zinc will displace lead:
2 2
( ) ( ) ( ) ( )Zn s Pb aq Zn aq Pb s+ +
+ → +
(b) A metal ‘high up’ in the series will displace a metal lower than it from
its oxide or chloride. For example, titanium is obtained by heating magnesium
with titanium chloride.
4 22 ( ) ( ) 2 ( ) ( )Mg s TiCl l MgCl s Ti s+ → +
Magnesium is above titanium in the electrochemical series and thus
displaces titanium from its chloride. The magnesium gives electrons to the
titanium.
Chapter VI. ELECTRIC CELLS
- A general diagram for an electric cell is shown in Fig 2.3. The cell is
made up of two half-cells, label A and B in the diagram.
- Half-cell A consists of metal M in a solution of positive ions of the metal,
M+
(aq).
- Half-cell B consists of metal N in a solution of positive ions of the metal,
N+
(aq).
- The two half-cells are joined by a salt bridge containing potassium
chloride solution. The salt bridge prevents the solution in the two half-cells
from mixing. If the solution are allows to mix, the metal M may react with the
ions of the other metal, N+. The salt bride also maintains electrical neutrality in
the cell.
- The negative electrode is the metal with the large negative standard
electrode potential (in this case, metal M).
- At the negative electrode,
(a) the metal dissolves in the solution:
( ) ( )M s M aq e+ −
→ +
(b) the electrons flow through the wire (and voltmeter) to metal N in
half-cell B.
(c) oxidation occurs the metal atoms lose electrons
- At the positive electrode,
(a) the electrons from the half-cell A go through metal N and are taken
by the ions of metal N in solution;
(b) the metal ions, N+(aq), accept the electrons to from the metal which
is deposited on the electrode:
( ) ( )N aq e N s+ −
+ →
(c) reduction occurs because the metal ions gain electrons.
- The equation for the cell reaction is obtained by adding then reaction in
two half,-cells:
( ) ( )
: ( ) ( )
( ) ( ) ( ) ( )
M s M aq e
Add N aq e N s
M s N aq M aq N s
+ −
+ −
+ +
→ +
+ →
+ → +
Example:
Describe what happens in the cell shown in this fig. 2.4
Answer: (a) The zinc metal is the negative electrode, because the
standard electrode potential of zinc (E0= -0.76V) is more negative than the
standard electrode potential of copper (E0=+0.34V).
(b) At the zinc electrode:
2
( ) ( ) 2Zn s Zn aq e+ −
→ +
The electrons go through the wire and voltmeter to the copper
electrode.
(c) At the copper electrode, the copper ions in the solution accept the
electrons and are deposited:
2
( ) 2 ( )Cu aq e Cu s+ −
+ →
(d) The equation for the cell reaction is:
2 2
( ) ( ) ( ) ( )Cu aq Zn s Cu s Zn aq+ +
+ → +
STANDARD CELL VOLTAGE (E.M.F.), cellEθ
- The following procedure produces the correct standard cell voltage.
The cell shown in figure below.
(a) Write down the standard electrode potentials for the two half-cells.
2
2
2 ; 0.34
2 ; 0.76
Cu e Cu E V
Zn e Zn E V
θ
θ
+ −
+ −
+ =+
+ =−


(b) Write down the reactions as they occur in the two half-cells. If the
reaction is in the opposite direction to that for the sta, then the sign of the
voltage must be reversed:
2
2
2 ; 0.34 ( )
2 ; 0.76 ( )
Cu e Cu E V sameas E for copper
Zn Zn e E V reversed of E for zinc
θ θ
θ θ
+ −
+ −
+ → = +
→ + = +
(c) Then add the equations and the voltages:
2 2
standard cell reaction standard cell voltage
or e.m.f.
; 1.1Cu Zn Cu Zn E Vθ+ +
+ → + = +
 
- All standard cell voltages for cells must be positive. The cell cannot
work if the voltage is negative.
SHORTHAND DESCRIPTION OF ELECTRIC CELLS
- Start with the negative electrode on the left hand side.
- Then write, from left to right:
I symbol for negative electrode metal;
II symbol for positive ions of (I);
III symbol for positive ions of the other half-cell;
IV symbol for positive electrode metal.
- An example for the cell shown in Fig 7.4
θ2+ 2+
cell
IVII IIII
Zn(s) Cu(s); E =+1.1VZn (aq) Cu (aq)
Example: 3 2
( ) ( ) ( ) ( )Al s Al aq Pb aq Pb s+ +
(a) What is the equation for the cell reaction?
(b) What is the standard voltage of the cell?
Answer: (a) The aluminium is the negative electrode (as it is on the left-
hand side). This can also be deduced from the standard electrode potentials.
Hence the aluminium metal must give up electrons:
3
3Al Al e+ −
→ +
And the lead ions must accept the electrons:
2
2Pb e Pb+ −
+ →
The equation for the cell reaction is:
2 3
2 3 2 3Al Pb Al Pb+ +
+ → +
(b) The two standard electrode potentials are:
3
2
3 ; 1.66
2 ; 0.13
Al e Al E V
Pb e Pb E V
θ
θ
+ −
+ −
+ =−
+ =−


The two half-equations are:
3
2
3 ; 1.66
2 ; 0.13
Al Al e E V
Pb e Pb E V
θ
θ
+ −
+ −
→ + = +
+ → = −
Adding the two half-equations and the voltages:
2 3
2 3 2 3 ; 1.53cellAl Pb Al Pb E Vθ+ +
+ → + = +
The standard voltage of the cell = +1.53V.
Note: the voltages are simply added. You do not Multiply the voltages by
2 or 3 like the half-equations.
Chapter VII. STANDARD REDOX POTENTIAL
- Standard redox potentials are the same as standard electrode
potentials. A half-cell can be made out of any redox half-equation. This half-cell
has a standard redox potential.
An example of a standard redox potential is:
3 2
( ) ( ); 0.77Fe aq e Fe aq E Vθ+ − +
+ =+
- A half-cell for this is made by placing a plantinum electrode in a
mixture of the substances from both sides of the equation. This is shown in Fig
2.5. When the half-cell is joined by the salt bridge to the standard hydrogen
electrode, the potential difference is +0.77 volts (since Eθ
for hydrogen = 0V).
This is correct under standard state conditions.
Fig 2.6 shows a half-cell with a plantinum electrode in a mixture of
-
4MnO , H+ and 2
Mn +
ions.
2
4 2( ) 8 ( ) 5 ( ) 4 ; 1.52MnO aq H aq e Mn aq H O E Vθ− + − +
+ + + =+
The voltage in all standard redox potentials are measured under
standard state conditions
USE OF REDOX POTENTIALS TO PREDICT CHEMICAL REACTIONS
- Many redox equations can be obtained by adding two half-equations.
Each half-equation has a potential. The two potentials can be added together to
obtain an e.m.f or standard cell potential for the redox reaction.
An example of a redox reaction is:
2 2 3
4 28 5 4 5MnO H Fe Mn H O Fe− + + + +
+ + + +
This redox equation is made up from the two standard redox potentials:
- + - 2+ θ
4 2
3+ - 2+ θ
MnO +8H +5e Mn +4H O;E =+1.52V...equation1
Fe +e Fe ; E =+0.77V...equation 2


The first equation is unchanged, but the second equation is reversed to
produce the two half-equations for the redox reaction:
- + - 2+ θ
4 2
2+ - 3 θ
MnO +8H +5e Mn +4H O;E =+1.52V (unchange)
Fe +e Fe ; E =-0.77V (equation and sign of voltage reversed)+


The two equations are now added to produce the original redox
equation. The voltages of the two half-equations are added to give the
e.m.f or cell voltage for the redox reaction:
- + 2+ 2+ 3+ 0
4 2 cellMnO +8H +5Fe Mn +4H O+5Fe ;E =+0.75V
- A redox reaction will take place if the e.m.f. of the reaction is positive.
Chapter VIII. THE REDOX SERIES
2
2
2
2
3 2
2 2
oxidisingagents reducingagents standard redox potentials
2 2.38
2 0.76
1
0
2
1
0.54
2
0.77
1
1.36
2
Mg e Mg E V
Zn e Zn E V
H e H E V
I e I E V
Fe e Fe E V
Cl e Cl E V
Mn
θ
θ
θ
θ
θ
θ
+ −
+ −
+ −
− −
+ − +
−
+ =−
+ =−
+ =
+ =+
+ =+
+ =+






2
4 2
2 2
5 8 4 1.52
1
2.87
2
O e H Mn H O E V
F e F E V
θ
θ
− − + +
−
+ + + =+
+ =+


- The redox series consists of a mixture of oxidising and reducing agents.
(a) The more positive the voltage, the more powerful is oxidising agent.
Hence 2F is the most powerful oxidising agent in the list above.
(b) The more negative the voltage, the more powerful is the reducing
agent. Hence magnesium metal is the most powerful reducing agent in the list
above.
- (a) Any reducing agent can reduce all the oxidising agents below it in
the redox series.
For example, in the list above, -
I can reduce 3
Fe +
, 2Cl , acidified -
4MnO
and F2.
(b) Any oxidising agent can oxidise all the reducing agents above it in the
redox series.
For example, in the list above, 2I can oxidise 2H , Zn and Mg.
Example 1: Use standard redox potentials to predict if the following reactions
are likely to take place.
2 3
2 7 2 214 6 2 7 3Cr O H I Cr H O I− + − +
+ + → + +
2 3
2 7 2 214 6 2 7 3Cr O H Cl Cr H O Cl− + − +
+ + → + +
Standard redox potentials:
2 3
2 7 2
2
2
14 6 2 7 ; 1.33
2 2 ; 0.54
2 2 ; 1.36
Cr O H e Cr H O E V
I e I E V
Cl e Cl E V
θ
θ
θ
− + − +
− −
− −
+ + + =+
+ =+
+ =+



Answer: (a)
2 3
2 7 2
2
14 6 2 7 ; 1.33
6 3 6 ; 0.54
Cr O H e Cr H O E V
I I e E V
θ
θ
− + − +
− −
+ + → + = +
→ + = −
Add: 2 3
2 7 2 214 6 2 7 3 ; 0.79Cr O H I Cr H O I E Vθ− + − +
+ + + + =+
As the cellEθ
for this reaction (ie the e.m.f) is positive, the reaction takes place.
(b)
2 3
2 7 2
2
14 6 2 7 ; 1.33
6 3 6 ; 1.36
Cr O H e Cr H O E V
Cl Cl e E V
θ
θ
− + − +
− −
+ + → + = +
→ + = −
Add: 2 3
2 7 2 214 6 2 7 3 ; 0.03Cr O H Cl Cr H O Cl E Vθ− + − +
+ + + + =−
As the cellEθ
for this reaction (ie the e.m.f) is negative, the reaction does not
takes place.
Example 2: Use the standard redox potentials given to predict what
reaction might take place between nitrous acid ( 2HNO ) and potassium
manganate (VII) solution.
Answer: Potassium manganate (VII) can only act as an oxidizing agent.
Hence a possible half-equation for its reaction is:
The equation for the oxidation of 2HNO is:
2 2 3 3 2 ; 0.94HNO H O NO H e E Vθ− + −
+ → + + = −
Note: This is the reverse of the half-equation in the Redox potential data
table, so the voltage sign is reversed.
Adding the two equations (so that the electrons cancel):
2
4 2 2 2 3
2
4 2 2 3
2 16 5 5 2 8 5 15 ; 0.58
2 5 2 3 5 ; 0.58
cell
cell
MnO H HNO H O Mn H O NO H E V
or MnO H HNO Mn H O NO E V
θ
θ
− + + − +
− + + −
+ + + → + + + = +
+ + → + + = +
The cellEθ
value (ie e.m.f) for this reaction is positive, so the reaction will
take place.
Chapter IX. REDOX POTENTIALS AND ELECTRIC CELLS
(a) An electric cell can be made from two redox potential half-cells. An
example is shown in Fig 2.7.
The two standard redox potentials are:
- + - 2+ θ
4 2
3+ - 2 θ
MnO +8H +5e Mn +4H O;E =+1.52V
Fe -e Fe ; E =+0.77V+
→
→
So the plantinum electrode in B is positive because that redox potential
is most positive. Hence the plantinum electrode in A is negative.
(b) The reaction in half-cell A is:
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên
Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thôngHệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thônghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí...Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cf
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cfNGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cf
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cfnataliej4
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Was ist angesagt? (15)

Đề tài: Xây dựng kế hoạch phát triển thị trường miền nam của công ty Cổ Phần ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch phát triển thị trường miền nam của công ty Cổ Phần ...Đề tài: Xây dựng kế hoạch phát triển thị trường miền nam của công ty Cổ Phần ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch phát triển thị trường miền nam của công ty Cổ Phần ...
 
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thôngHệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
 
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí...Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí...
 
Đề tài: Tìm hiểu cơ chế đăng nhập một lần và thử nghiệm, HOT
Đề tài: Tìm hiểu cơ chế đăng nhập một lần và thử nghiệm, HOTĐề tài: Tìm hiểu cơ chế đăng nhập một lần và thử nghiệm, HOT
Đề tài: Tìm hiểu cơ chế đăng nhập một lần và thử nghiệm, HOT
 
Luận án: Hệ tư vấn dựa trên mức độ quan trọng hàm ý thống kê, HAY
Luận án: Hệ tư vấn dựa trên mức độ quan trọng hàm ý thống kê, HAYLuận án: Hệ tư vấn dựa trên mức độ quan trọng hàm ý thống kê, HAY
Luận án: Hệ tư vấn dựa trên mức độ quan trọng hàm ý thống kê, HAY
 
Chương trình xếp lịch trực nhật cho sinh viên ở các lớp học tín chỉ
Chương trình xếp lịch trực nhật cho sinh viên ở các lớp học tín chỉ Chương trình xếp lịch trực nhật cho sinh viên ở các lớp học tín chỉ
Chương trình xếp lịch trực nhật cho sinh viên ở các lớp học tín chỉ
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cf
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cfNGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cf
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cf
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...
 
Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty TNHH Tin...
Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty TNHH Tin...Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty TNHH Tin...
Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty TNHH Tin...
 
Ngôn ngữ lập trình C#
Ngôn ngữ lập trình C#Ngôn ngữ lập trình C#
Ngôn ngữ lập trình C#
 
Đề tài: Phân tích công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Á Châu - Chi...
Đề tài: Phân tích công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Á Châu - Chi...Đề tài: Phân tích công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Á Châu - Chi...
Đề tài: Phân tích công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Á Châu - Chi...
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quy trình phục vụ bàn tại nhà hàng The White
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quy trình phục vụ bàn tại nhà hàng The WhiteĐề tài: Giải pháp hoàn thiện quy trình phục vụ bàn tại nhà hàng The White
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quy trình phục vụ bàn tại nhà hàng The White
 
Luận văn: Hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân, UBND
Luận văn: Hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân, UBNDLuận văn: Hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân, UBND
Luận văn: Hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân, UBND
 
Luận văn: An toàn giao thức định tuyến trong mạng manet, HOT
Luận văn: An toàn giao thức định tuyến trong mạng manet, HOTLuận văn: An toàn giao thức định tuyến trong mạng manet, HOT
Luận văn: An toàn giao thức định tuyến trong mạng manet, HOT
 

Andere mochten auch

[Kho tài liệu ngành may] 11 giáo trình thiết kế quần áo trần thủy bình
[Kho tài liệu ngành may] 11 giáo trình thiết kế quần áo trần thủy bình[Kho tài liệu ngành may] 11 giáo trình thiết kế quần áo trần thủy bình
[Kho tài liệu ngành may] 11 giáo trình thiết kế quần áo trần thủy bìnhTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
2009 a 1 class questions preview
2009 a 1 class questions preview2009 a 1 class questions preview
2009 a 1 class questions previewJem Vales
 
Kostas Bariotis presenting SKGTech @ Stamp festival
Kostas Bariotis presenting SKGTech @ Stamp festivalKostas Bariotis presenting SKGTech @ Stamp festival
Kostas Bariotis presenting SKGTech @ Stamp festivalKostas Bariotis
 
WE and Belgium ICT buying power
WE and Belgium ICT buying powerWE and Belgium ICT buying power
WE and Belgium ICT buying powerDidier Andrieu
 
Catalog Arabesque Craiova, Dolj - octombrie 2016
Catalog Arabesque Craiova, Dolj - octombrie 2016Catalog Arabesque Craiova, Dolj - octombrie 2016
Catalog Arabesque Craiova, Dolj - octombrie 2016Arabesque
 
Printing with PETG
Printing with PETGPrinting with PETG
Printing with PETGJohn Oliva
 
Macy's Small Store Proto
Macy's Small Store ProtoMacy's Small Store Proto
Macy's Small Store ProtoJohn P. O'Brien
 
Utrecht/Kenniscongres2016/33.5/ J.Eilander en L. Nooteboom/Academische werkpl...
Utrecht/Kenniscongres2016/33.5/ J.Eilander en L. Nooteboom/Academische werkpl...Utrecht/Kenniscongres2016/33.5/ J.Eilander en L. Nooteboom/Academische werkpl...
Utrecht/Kenniscongres2016/33.5/ J.Eilander en L. Nooteboom/Academische werkpl...Utrecht
 
Modernismo y 98
Modernismo y 98Modernismo y 98
Modernismo y 98anjuru68
 
Ensayo numeros
Ensayo numerosEnsayo numeros
Ensayo numerostabiinc
 
Dialnet principales aportesdelafisicaa-lafilosofiadelamente-4193700
Dialnet principales aportesdelafisicaa-lafilosofiadelamente-4193700Dialnet principales aportesdelafisicaa-lafilosofiadelamente-4193700
Dialnet principales aportesdelafisicaa-lafilosofiadelamente-4193700Mynor R. Martínez
 
ELK Presentation Final V1
ELK Presentation Final V1ELK Presentation Final V1
ELK Presentation Final V1Jon Hammant
 
Sistema solar y los planetas
Sistema solar y los planetasSistema solar y los planetas
Sistema solar y los planetasalpaza27
 
Dia do publicitario
Dia do publicitarioDia do publicitario
Dia do publicitariocriativospr
 

Andere mochten auch (20)

LA ORATORIA
LA ORATORIALA ORATORIA
LA ORATORIA
 
[Kho tài liệu ngành may] 11 giáo trình thiết kế quần áo trần thủy bình
[Kho tài liệu ngành may] 11 giáo trình thiết kế quần áo trần thủy bình[Kho tài liệu ngành may] 11 giáo trình thiết kế quần áo trần thủy bình
[Kho tài liệu ngành may] 11 giáo trình thiết kế quần áo trần thủy bình
 
Week6
Week6Week6
Week6
 
2009 a 1 class questions preview
2009 a 1 class questions preview2009 a 1 class questions preview
2009 a 1 class questions preview
 
Kostas Bariotis presenting SKGTech @ Stamp festival
Kostas Bariotis presenting SKGTech @ Stamp festivalKostas Bariotis presenting SKGTech @ Stamp festival
Kostas Bariotis presenting SKGTech @ Stamp festival
 
WE and Belgium ICT buying power
WE and Belgium ICT buying powerWE and Belgium ICT buying power
WE and Belgium ICT buying power
 
Catalog Arabesque Craiova, Dolj - octombrie 2016
Catalog Arabesque Craiova, Dolj - octombrie 2016Catalog Arabesque Craiova, Dolj - octombrie 2016
Catalog Arabesque Craiova, Dolj - octombrie 2016
 
Printing with PETG
Printing with PETGPrinting with PETG
Printing with PETG
 
Macy's Small Store Proto
Macy's Small Store ProtoMacy's Small Store Proto
Macy's Small Store Proto
 
Portfólio
PortfólioPortfólio
Portfólio
 
CV -Mohamed Ali
CV -Mohamed AliCV -Mohamed Ali
CV -Mohamed Ali
 
Utrecht/Kenniscongres2016/33.5/ J.Eilander en L. Nooteboom/Academische werkpl...
Utrecht/Kenniscongres2016/33.5/ J.Eilander en L. Nooteboom/Academische werkpl...Utrecht/Kenniscongres2016/33.5/ J.Eilander en L. Nooteboom/Academische werkpl...
Utrecht/Kenniscongres2016/33.5/ J.Eilander en L. Nooteboom/Academische werkpl...
 
Modernismo y 98
Modernismo y 98Modernismo y 98
Modernismo y 98
 
Ensayo numeros
Ensayo numerosEnsayo numeros
Ensayo numeros
 
Extending the Piano
Extending the PianoExtending the Piano
Extending the Piano
 
Dialnet principales aportesdelafisicaa-lafilosofiadelamente-4193700
Dialnet principales aportesdelafisicaa-lafilosofiadelamente-4193700Dialnet principales aportesdelafisicaa-lafilosofiadelamente-4193700
Dialnet principales aportesdelafisicaa-lafilosofiadelamente-4193700
 
Maths
Maths Maths
Maths
 
ELK Presentation Final V1
ELK Presentation Final V1ELK Presentation Final V1
ELK Presentation Final V1
 
Sistema solar y los planetas
Sistema solar y los planetasSistema solar y los planetas
Sistema solar y los planetas
 
Dia do publicitario
Dia do publicitarioDia do publicitario
Dia do publicitario
 

Ähnlich wie Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên

bctntlvn (41).pdf
bctntlvn (41).pdfbctntlvn (41).pdf
bctntlvn (41).pdfLuanvan84
 
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thôngHệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thônghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thôngHệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thôngNOT
 
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàngLuận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàngViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...
Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...
Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...luanvantrust
 
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdfNghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdfMan_Ebook
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận quản trị văn phòng.
Khóa luận quản trị văn phòng.Khóa luận quản trị văn phòng.
Khóa luận quản trị văn phòng.ssuser499fca
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ mạng di động Vinaphone tại Nghệ An
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ mạng di động Vinaphone tại Nghệ AnLuận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ mạng di động Vinaphone tại Nghệ An
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ mạng di động Vinaphone tại Nghệ AnViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Phát triển phương pháp khai phá luật kết hợp mờ biểu thị - Gửi miễn ...
Luận án: Phát triển phương pháp khai phá luật kết hợp mờ biểu thị - Gửi miễn ...Luận án: Phát triển phương pháp khai phá luật kết hợp mờ biểu thị - Gửi miễn ...
Luận án: Phát triển phương pháp khai phá luật kết hợp mờ biểu thị - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Ähnlich wie Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên (20)

bctntlvn (41).pdf
bctntlvn (41).pdfbctntlvn (41).pdf
bctntlvn (41).pdf
 
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thôngHệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
 
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thôngHệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
Hệ thống báo điểm tự động qua email trong trường trung học phổ thông
 
Luận văn: Nghiên cứu mô hình phân lớp câu hỏi và ứng dụng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu mô hình phân lớp câu hỏi và ứng dụng, 9đLuận văn: Nghiên cứu mô hình phân lớp câu hỏi và ứng dụng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu mô hình phân lớp câu hỏi và ứng dụng, 9đ
 
Thực Hiện Đăng Ký Hộ Tịch Trên Địa Bàn Huyện Đan Phượng, Thành Phố Hà Nội.doc
Thực Hiện Đăng Ký Hộ Tịch Trên Địa Bàn Huyện Đan Phượng, Thành Phố Hà Nội.docThực Hiện Đăng Ký Hộ Tịch Trên Địa Bàn Huyện Đan Phượng, Thành Phố Hà Nội.doc
Thực Hiện Đăng Ký Hộ Tịch Trên Địa Bàn Huyện Đan Phượng, Thành Phố Hà Nội.doc
 
Đề tài: Hoa văn trang trí trang phục người Cơtu trong mĩ thuật, 9đ
Đề tài: Hoa văn trang trí trang phục người Cơtu trong mĩ thuật, 9đĐề tài: Hoa văn trang trí trang phục người Cơtu trong mĩ thuật, 9đ
Đề tài: Hoa văn trang trí trang phục người Cơtu trong mĩ thuật, 9đ
 
Đề tài: Thư viện hồ sơ bài giảng điện tử dạy học môn Hóa học 10
Đề tài: Thư viện hồ sơ bài giảng điện tử dạy học môn Hóa học 10Đề tài: Thư viện hồ sơ bài giảng điện tử dạy học môn Hóa học 10
Đề tài: Thư viện hồ sơ bài giảng điện tử dạy học môn Hóa học 10
 
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàngLuận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng
 
Luận án: Tìm kiếm ảnh dựa trên đồ thị chữ ký nhị phân, HAY
Luận án: Tìm kiếm ảnh dựa trên đồ thị chữ ký nhị phân, HAYLuận án: Tìm kiếm ảnh dựa trên đồ thị chữ ký nhị phân, HAY
Luận án: Tìm kiếm ảnh dựa trên đồ thị chữ ký nhị phân, HAY
 
Luận văn: Hệ thống quản lý, hỗ trợ yêu cầu phần mềm, HAY
Luận văn: Hệ thống quản lý, hỗ trợ yêu cầu phần mềm, HAYLuận văn: Hệ thống quản lý, hỗ trợ yêu cầu phần mềm, HAY
Luận văn: Hệ thống quản lý, hỗ trợ yêu cầu phần mềm, HAY
 
Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...
Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...
Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...
 
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdfNghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
 
Luận văn: Hình thức nhật kí đọc sách trong dạy đọc hiểu văn bản
Luận văn: Hình thức nhật kí đọc sách trong dạy đọc hiểu văn bảnLuận văn: Hình thức nhật kí đọc sách trong dạy đọc hiểu văn bản
Luận văn: Hình thức nhật kí đọc sách trong dạy đọc hiểu văn bản
 
Đề tài: Phương pháp trích sắp xếp các đặc trưng thể hiện quan điểm
Đề tài: Phương pháp trích sắp xếp các đặc trưng thể hiện quan điểmĐề tài: Phương pháp trích sắp xếp các đặc trưng thể hiện quan điểm
Đề tài: Phương pháp trích sắp xếp các đặc trưng thể hiện quan điểm
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
 
Khóa luận quản trị văn phòng.
Khóa luận quản trị văn phòng.Khóa luận quản trị văn phòng.
Khóa luận quản trị văn phòng.
 
Luận Văn Thực Thi Chính Sách An Sinh Xã Hội Cho Hộ Nghèo, 9 Đ.doc
Luận Văn Thực Thi Chính Sách An Sinh Xã Hội Cho Hộ Nghèo, 9 Đ.docLuận Văn Thực Thi Chính Sách An Sinh Xã Hội Cho Hộ Nghèo, 9 Đ.doc
Luận Văn Thực Thi Chính Sách An Sinh Xã Hội Cho Hộ Nghèo, 9 Đ.doc
 
Luận văn: Ứng dụng một số phương pháp tính toán mềm xây dựng phần mềm hỗ trợ ...
Luận văn: Ứng dụng một số phương pháp tính toán mềm xây dựng phần mềm hỗ trợ ...Luận văn: Ứng dụng một số phương pháp tính toán mềm xây dựng phần mềm hỗ trợ ...
Luận văn: Ứng dụng một số phương pháp tính toán mềm xây dựng phần mềm hỗ trợ ...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ mạng di động Vinaphone tại Nghệ An
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ mạng di động Vinaphone tại Nghệ AnLuận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ mạng di động Vinaphone tại Nghệ An
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ mạng di động Vinaphone tại Nghệ An
 
Luận án: Phát triển phương pháp khai phá luật kết hợp mờ biểu thị - Gửi miễn ...
Luận án: Phát triển phương pháp khai phá luật kết hợp mờ biểu thị - Gửi miễn ...Luận án: Phát triển phương pháp khai phá luật kết hợp mờ biểu thị - Gửi miễn ...
Luận án: Phát triển phương pháp khai phá luật kết hợp mờ biểu thị - Gửi miễn ...
 

Mehr von https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Mehr von https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Kürzlich hochgeladen

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Xây dựng sách điện tử hỗ trợ dạy và học phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh chương trình trung học phổ thông chuyên

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA HỌCCỬ NHÂN HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNHCHUYÊN NGÀNHCHUYÊN NGÀNH::: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠYPHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠYPHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY XÂY DỰNG SÁCH ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ DẠY VÀ HỌC PHẦN ĐIỆN HÓA HỌC BẰNG NGÔN NGỮ TIẾNG ANH – CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN GVHD: ThS. Trịnh Lê Hồng Phương SVTH: Đỗ Thị Kiều Anh Thành pho� Ho� Chı́ Minh – Năm 2013
  • 2. Lời cảm ơn rong quá trình làm đề tài, bên cạnh những nỗ lực của bản thân, em đã nhận được muôn vàn sự giúp đỡ hết sức tận tình của thầy cô giáo, bạn bè cũng như những người thân. Do đó, bằng tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình, em xin gửi những lời cảm ơn chân thành đến: Thạc sĩ Trịnh Lê Hồng Phương, người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho em trong từng bước thực hiện khóa luận, cũng như đã luôn động viên, khích lệ em để có thể hoàn thành tốt luận văn của mình. Các thầy cô đã giảng dạy cho em trong suốt 4 năm học đại học, đã truyền dạy cho em biết bao kiến thức và kinh nghiệm vô cùng quý báu. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân, những người đã luôn quan tâm, động viên và là nguồn khích lệ, động lực tinh thần to lớn để em không ngừng cố gắng hoàn thành tốt luận văn của mình. T
  • 3. MỤC LỤC Mục lục...................................................................................................................................................2 Danh mục các kı́ hiệu – chữ vie�t ta�t..........................................................................................5 Danh mục các bảng...........................................................................................................................6 Danh mục các hı̀nh vẽ, đo� thị.......................................................................................................7 Mở đa�u...................................................................................................................................................8 Chương 1. CƠ SƠ� LY� LUA�̣ N VA� THỰ C TIE�N CU�A ĐE� TA�I ...............................................12 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ...........................................................................12 1.2. Một so� va�n đe� ve� dạy và học .........................................................................................14 1.2.1. Quá trình dạy học......................................................................................................14 1.2.1.1. Khái niệm quá trình dạy học ........................................................................14 1.2.1.2. Cấu trúc quá trình dạy học............................................................................15 1.2.2. Cơ sở lí luận về tự học.............................................................................................16 1.2.2.1 Tự học là gì?..........................................................................................................16 1.2.2.2 Các hình thức của tự học.................................................................................17 1.2.2.3. Chu trình tự học.................................................................................................17 1.2.2.4 Vai trò của tự học ...............................................................................................18 1.2.2.5 Tự học qua mạng và lợi ích của nó .............................................................19 1.2.3. Mục tiêu đào tạo học sinh giỏi.............................................................................20 1.3. Cơ sở lý luận ve� sách điện tử (E-Book)....................................................................21 1.3.1. Khái niệm về sách điện tử. ....................................................................................21 1.3.2. Đặc điểm của sách điện tử.....................................................................................22 1.3.3. Những ưu điểm và hạn chế của sách điện tử ...............................................23 1.3.4. Mục đích thiết kế sách điện tử.............................................................................25 1.3.5. Các yêu cầu cơ bản của sách điện tử.................................................................25 1.3.6. Lựa chọn phần mềm thiết kế sách điện tử.....................................................27 1.3.6.1. Adobe Flash CS5 Professional .....................................................................27 1.3.6.2. Adobe dreamweaver CS5 Professional ...................................................28 1.3.6.3. Một số phần mềm tiện ích khác ..................................................................29
  • 4. 1.4. Thự c trạng va�n đe� dạy và học ở các trườ ng THPT chuyên.............................31 1.4.1. Những khó khăn và yêu cầu của giáo viên khi bồi dưỡng học sinh giỏi Hoá học.......................................................................................................................................31 1.4.2. Thực trạng tự học của học sinh giỏi, học sinh chuyên Hoá học............33 1.4.2.1. Tình hình học tập của học sinh ở các trường THPT chuyên ..........33 1.4.2.2. Thời gian và hình thức tự học......................................................................33 Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SÁCH ĐIỆN TỦ PHẦN ĐIỆN HÓA HỌC BẰNG NGÔN NGỮ TIẾNG ANH- CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN HÓA HỌC..................36 2.1. Tổng quan về phần điện hóa học ...............................................................................36 2.1.1. Vị trí.................................................................................................................................36 2.1.2. Mục tiêu.........................................................................................................................36 2.1.3 Cấu trúc chuyên đề Điện hóa học........................................................................37 2.2. Nguyên tắc xây dựng sách điện tử.............................................................................39 2.2.1. Cấu trúc sách điện tử chặt chẽ ca�n và dễ sử dụng......................................39 2.2.2. Nội dung phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, đầy đủ và súc tích.39 2.2.3. Đảm bảo tính thẩm mĩ, khoa học về hình thức ............................................39 2.2.3.1. Màu sắc của hình nền ......................................................................................39 2.2.3.2. Font chữ.................................................................................................................39 2.2.3.3. Cỡ chữ.....................................................................................................................40 2.2.3.4. Các đối tượng khác ...........................................................................................40 2.2.4. Dễ dàng khám phá các đường link ....................................................................40 2.2.5 Dễ dàng sử dụng ở các máy tính thông thường............................................40 2.2.6. Kiểm tra kĩ từng phần trước khi tiếp tục và sau khi hoàn thành toàn bộ ..................................................................................................................................................41 2.3. Quy trình thiết kế sách điện tử....................................................................................41 2.4. Thiết kế sách điện tử phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng Anh ..........43 2.4.1 Thiết kế nội dung sách điện tử pha�n “Điện Hóa học”.................................43 2.4.1.1 Hệ thống lý thuyết theo ngôn ngữ tiếng Anh.........................................43 2.4.1.2. Hệ thống lý thuyết theo ngôn ngữ tiếng Việt........................................79 2.4.2. Cấu trúc sách điện tử pha�n “Điện hóa học” ................................................120
  • 5. 2.4.3. Nội dung sách điện tử...........................................................................................120 2.4.3.1. Trang chủ...........................................................................................................120 2.4.3.2. Trang “Kiến thức”...........................................................................................121 2.4.3.3. Trang “Bài tập” ................................................................................................122 2.4.3.4. Trang “Thư giãn” ............................................................................................124 2.4.3.5. Trang “Liên hệ”................................................................................................125 2.4.3.5. Các trang mở rộng..........................................................................................126 2.5. Sử dụng sách điện tử trong dạy và học pha�n “Điện hóa học” – THPT chuyên..........................................................................................................................................127 2.5.1. Đối với học sinh.......................................................................................................127 2.5.2. Đối với giáo viên.....................................................................................................128 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.................................................................................129 3.1. Mục đích thực nghiệm..................................................................................................129 3.2. Đối tượng thực nghiệm ...............................................................................................129 3.3. Nội dung thực nghiệm..................................................................................................130 3.4. Tiến hành thực nghiệm................................................................................................130 3.5. Phương pháp xử lı́ ke�t quả thực nghiệm .............................................................131 3.6. Ke�t quả thự c nghiệm.....................................................................................................132 KE�T LUA�̣ N.......................................................................................................................................138 TA�I LIE�̣U THAM KHA� O..............................................................................................................143
  • 6. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU - CHỮ VIẾT TẮT CNTT : công nghệ thông tin CD : compact disc đı̃a quang đượ c sử dụng đe� lưu giữ liệu so� CSS : cascading Style Sheets – Bảng kiểu xếp chồng ĐC : đo�i chứ ng ĐHSP : đại học sư phạm GV : Giáo viên HĐ : hoạt động HS : Học sinh HTML : hypertext Markup Language – Ngôn ngữ liên kết siêu văn bản ICT : information and communication Technology – Công nghệ thông tin và truye�n thông IChO : International Chemistry Olympiad – Olympic hóa học quo�c te� NXB : nhà xua�t bản TB : trung bı̀nh THPT : Trung học pho� thông Tkđ : đại lượ ng kie�m định Student TN : thự c nghiệm
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Oxidation numbers of atoms in covalent molecules and ions with covalent bonds……………...……………………………………………….. 46 Bảng 2.2. Some elements always have the same oxidation number in compounds.47 Bảng 2.3. So� oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử cộng hóa trị và các ion vớ i liên ke�t cộng hóa trị.……………………………………………….82 Bảng 2.4. Các nguyên to� luôn có cùng so� oxi hóa trong các hợ p cha�t.……………82 Bảng 3.1. Các lớ p thự c nghiệm và đo�i chứ ng…………………………………….127 Bảng 3.2. Đie�m bài kie�m tra la�n 1..………………………………………………130 Bảng 3.3. Đie�m bài kie�m tra la�n 2………………………………………………..130 Bảng 3.4. Đie�m to�ng hợ p 2 bài kie�m tra………………………………….………131 Bảng 3.5. Phân pho�i ta�n sua�t 2 bài kie�m tra………………………………………131 Bảng 3.6. Phân pho�i ta�n sua�t lũy tı́ch 2 bài kie�m tra…………………….………..132 Bảng 3.7. To�ng hợ p ke�t quả học tập của 2 bài kie�m tra……..……………………133 Bảng 3.8. Tổng hợp các tham số đặc trưng của 2 bài kiểm tra………………...…134 Bảng 3.9. Thống kê Tkđ của 5 cặp ĐC-TN……………………………………..…135
  • 8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hı̀nh 1.1. Ca�u trúc của quá trı̀nh dạy học………………………………..…………16 Hình 1.2. Mô hình lượng giá bốn bậc theo Kirkpatrick…………………..………..26 Hình 1.3. Màn hình làm việc của Adobe Flash CS5 Professional…………………27 Hình 1.4. Màn hình làm việc của Adobe DreamWeaver CS5……………………..28 Hı̀nh 1.5. Màn hı̀nh làm việc của Cyberlink Power Director 8……………………29 Hı̀nh 2.36. Sơ đo� ca�u trúc sách điện tử …………………………...………………118 Hı̀nh 2.37. Giao diện trang chủ……………………………………………...……119 Hı̀nh 2.38. Giao diện trang “Kie�n thứ c”.…………………………………...…….120 Hı̀nh 2.39. Giao diện trang “Bài tập”……………………………………...……...121 Hı̀nh 2.40. Giao diện trang “Thư giãn”……………………………………...……122 Hı̀nh 2.41. Giao diện trang “Liên hệ”……………………………………...……..123 Hı̀nh 2.42. Giao diện trang “IChO”.………………………………………...……124 Hı̀nh 2.43. Giao diện trang “Lịch sử điện hóa học”………………………...…….125 Hı̀nh 3.1. Đo� thị đườ ng lũy tı́ch của TN và ĐC……..............................................133 Hı̀nh 3.2. Bie�u đo� to�ng hợ p ke�t quả học tập của lớ p TN và ĐC……….…………134
  • 9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ xưa đến nay, việc tìm kiếm, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, những người có năng lực trong một số lĩnh vực nhất định luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia. Ở một nước đang trong giai đoạn cao trào của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như nước ta thì vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao lại càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Do vậy, yêu cầu đào tạo thế hệ học sinh THPT đang tăng lên rất nhanh cả về số lượng và chất lượng. Đất nước ta đang trong thời kì phát triển, ngành Hóa học lại đóng một vai trò rất quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Trong tương lai không xa, để đảm bảo cho sự phát triển không ngừng của nền công nghiệp hóa chất nước nhà cần phải có một lực lượng, đội ngũ cán bộ giỏi trong các lĩnh vực công nghệ hóa học. Nằm trong nhiệm vụ phát hiện, đào tạo nhân tài mà trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc bồi dưỡng học sinh giỏi về Hóa học ở trường phổ thông có một vị trí không thể thiếu được. Chúng ta đã và đang phát hiện nhân tài hóa học qua các kì thi học sinh giỏi ở các cấp và quan trọng nhất là kì thi học sinh giỏi quốc gia môn hóa học. Tuy nhiên, chưa thể dừng lại ở đó, trong thời kì đất nước đang hội nhập với thế giới thì các kì thi quốc tế, olympic chính là một sân chơi đầy thử thách cho những học sinh ưu tú của ta. Để nâng cao hiệu quả trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi về Hóa học để dự thi Olympic quốc tế thì xây dựng một hệ thống sách điện tử (e-book) bằng ngôn ngữ tiếng anh giúp cho học sinh có thể tự học, tự đánh giá khả năng bản thân qua đó sẽ góp phân nâng cao chất lượng trong các kì thi, và khắc phục thực trạng thiếu thốn tài liệu tiếng Anh cho học sinh là một việc làm rất cần thiết.
  • 10. Trong các kì thi học sinh Olympic quốc tế phần điện hóa học luôn chiếm một phần không nhỏ trong các đề thi. Bên cạnh đó, lí thuyết phần này thường mang tính trừu tượng, khó hiểu vì vậy học sinh thường cảm thấy khó khăn khi giải các bài tập về nó. Từ những lí do đó đã thôi thúc em chọn đề tài “XÂY DỰNG SÁCH ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ DẠY VÀ HỌC PHẦN ĐIỆN HÓA HỌC BẰNG NGÔN NGỮ TIẾNG ANH – CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN”. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế một sách điện tử phần “Điện hóa học” bằng ngôn ngữ tiếng anh nhằm hỗ trợ việc dạy và học ở trường THPT chuyên. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu một số nội dung làm cơ sở lí luận cho đề tài:  Cơ sở lí luận và thực tiễn về việc bồi dưỡng học sinh giỏi Hoá học;  Cơ sở lí luận về việc học và tự học;  Cơ sở lí thuyết phần điện hóa học.  Lí thuyết phần mềm Dreamweaver và các phần mềm làm trắc nghiệm. - Nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu phần điện hóa học nhằm xây dựng hệ thống lý thuyết điện hóa bằng ngôn ngữ tiếng Anh theo hướng đơn giản, dễ nghiên cứu phát huy tính tích cực, tự lực, tự giác của học sinh. - Sưu tầm các đề thi, phân loại và hệ thống hoá các dạng bài tập hoá học phần điện hóa học trong các kì thi học sinh giỏi môn Hoá học quốc tế bằng tiếng Anh. - Đề xuất một hệ thống bài tập điển hình dùng trong bồi dưỡng học sinh giỏi hoá học (phần “Điện hóa học”) bằng tiếng Anh trong các trường THPT chuyên. - Xây dựng sách điện tử phần điện hóa học bằng ngôn ngữ tiếng anh. - Thực nghiệm sư phạm. - Tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm. 4. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học hoá học ở trường trung học phổ thông chuyên.
  • 11. 5. Đối tượng nghiên cứu Việc thiết kế sách điện tử pha�n “Điện hóa học” – chương trình THPT chuyên bằng phần mềm Dreamweaver, phần mềm xây dựng ngân hàng trắc nghiệm và các phần mềm khác ( Adobe Flash CS5 Professional, ChemOffice, Math type,…). 6. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng sách điện tử (phần “Điện hóa học”) bằng ngôn ngữ tiếng Anh có tính khoa học và khả thi cao thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy và học ở các trường THPT chuyên. 7. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng pho�i hợ p các phương pháp phân tı́ch, to�ng hợ p, phân loại, hệ tho�ng hóa trong nghiên cứ u các tài liệu lý thuye�t có liên quan.  Phương pháp nghiên cứu lí luận: - Nghiên cứu lí luận về xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học và tự học của học sinh. - Nghiên cứu chương “Hiđrocacbon. Nhiên liệu” lớp 9. - Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sử dụng các phần mềm dùng cho việc xây dựng sách điện tử . - Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đề tài.  Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Điều tra thực trạng dạy học hoá học THPT hiện nay. - Thực trạng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. - Thực nghiệm sư phạm: • Triển khai việc sử dụng sách điên tử cho học sinh ở các lớp thực nghiệm kho�i 10. • Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của sách điện tử qua việc sử dụng CD.  Phương pháp toán học thống kê, xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm. 8. Phạm vi nghiên cứu
  • 12. Phần kiến thức “Điện hóa học” bằng tiếng Anh – chương trình THPT chuyên. Một số trường THPT chuyên và các lớp chuyên của các trường THPT TPHCM.
  • 13. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Hiện nay, nhờ sự phát triển và thay đổi không ngừng của Internet, thế giới của chúng ta đã bị xóa nhòa mọi khoảng cách về địa lý. Người học có thể học mọi lúc, mọi nơi tùy theo sở thích, công việc, năng lực,… chỉ với một máy tính có nối mạng Internet. Do đó, ngày càng có nhiều đế tài tiến hành nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng các website phục vụ nhu cầu học: 1.Hỉ A Mổi (2005), Thiết kế website tự học môn hóa học lớp 11 chương trình phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 2. Phạm Dương Hoàng Anh (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức môn hóa học phần Hiđrocacbon không no mạch hở dành cho học sinh THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 3. Đỗ Thị Việt Phương (2006), Ứng dụng Macromedia flash MX 2004 và Dreamweaver MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho hoạt động tự học hóa học của học sinh phổ thông chương “Nhóm halogen” lớp 10, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 4. Nguyễn Ngọc Anh Thư (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để tạo trang web hỗ trợ cho học sinh trong việc tự học môn hóa học lớp 11 nhóm Nitơ chương trình phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP Hồ Chí Minh. 5. Phạm Thị Phương Uyên (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia
  • 14. Dreamweaver MX 2004 và Macromedia Flash MX 2004 thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức cho học sinh môn hoá học nhóm oxi – lưu huỳnh chương trình cải cách, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP Hồ Chí Minh. 6. Lê Thị Xuân Hương (2007), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học chương Halogen lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 7. Trịnh Lê Hồng Phương (2008), Thiết kế học liệu điện tử chương oxi – lưu huỳnh lớp 10 hỗ trợ hoạt động tự học hóa học cho học sinh trung học phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP Hồ Chí Minh. 8. Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Thiết kế sách giáo khoa điện tử lớp 10 – nâng cao, chương “Nhóm Halogen”, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM. 9. Nguyễn Thị Liễu (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao), Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM. 10. Thái Hoài Minh (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc kiểm tra đánh giá môn hóa học lớp 10 THPT (chương trình nâng cao), Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM. 11. Trần Thị Thu Trâm (2008), Sử dụng phương pháp dạy học phức hợp có ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài giảng điện tử bộ môn hóa học ở trường THCS – lớp 9, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM. 12. Ngô Huyền Trân (2008), Xây dựng hệ thống bài tập, sử dụng một số phần mềm để dạy học và tạo các đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan cho phần hóa học vô cơ lớp 9, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM. 13. Nhóm phát triển phần mềm sinh viên học sinh (2008), Đĩa VCD học tốt hóa học lớp 9.
  • 15. 14. Đàm Thị Thanh Hưng (2009), Thiết kế E-book dạy học môn hóa học lớp 12, chương trình nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM. 15. Phạm Thùy Linh (2009), Thiết kế E-book hỗ trợ khả năng tự học của học sinh lớp 12 chương “Đại cương về kim loại”, chương trình cơ bản, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM. 16. Vũ Thị Phương Linh (2009), Thiết kế E-book hỗ trợ việc dạy và học phần hoá hữu cơ 17. THPT (Chương trình nâng cao), Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM. 18. Trần Tuyết Nhung (2009), Thiết kế sách giáo khoa điện tử (E-book) chương “Dung dịch – Sự điện li” lớp 10 chuyên hóa học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học ĐHSP TP.HCM. 19. Tống Thanh Tùng (2009), Thiết kế E-book hóa học lớp 12 phần Crom – Sắt – Đồng hỗ trợ học sinh tự học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM. 20. Nguyễn Thị Thanh Thắm (2009), Thiết kế sách giáo khoa điện tử phần hóa học vô cơ lớp 11- Nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM. 21. Nguyễn Thị Thanh Hoa (2010), Thiết kế Ebook hóa học hỗ trợ giáo dục môi trường ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM. 1.2. Một số vấn đề về dạy và học 1.2.1. Quá trình dạy học 1.2.1.1. Khái niệm quá trình dạy học [15] Có nhiều cách tiếp cận khái niệm của quá trình dạy học.
  • 16. Quan điểm của Vưgotxky L.X (1896 – 1934) và nhiều nhà giáo dục đương thời, dạy học là quá trình tương tác giữa hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Trong quá trình tương tác đó, GV là chủ thể của hoạt động dạy, HS là chủ thể của hoạt động học. Muốn dạy tốt, hoạt động dạy của GV chỉ nên giữ vai trò chủ đạo, hướng dẫn. Với vai trò này, GV một mặt phải lãnh đạo, tổ chức, điều khiển những hoạt động của HS; mặt khác phải tiếp nhận và điều khiển , điều chỉnh tốt thông tin phản hồi về kết quả học tập thể hiện trong quá trình, trong sản phẩm hoạt động học tập của HS. Ngược lại, HS là đối tượng chịu tác động của hoạt động dạy và là chủ thể của hoạt động học. Muốn học tốt, HS phải tuân theo sự lãnh đạo, tổ chức và điều khiển của GV; đồng thời phải chủ động, tích cực và sáng tạo trong hoạt dộng học tập của bản thân. Quá trình tương tác GV – HS nhằm giúp HS lĩnh hội hệ thống tri thức, hình thành hệ thống kĩ năng, kĩ xảo vận dụng tri thức; có khả năng vận dụng các thao tác trí tuệ để lĩnh hội và vận dụng tri thức có hiệu quả. Qua đó, hình thành cho học sinh ý thức đúng đắn và những phẩm chất, nhân cách của một người công dân. Theo quan điểm này, dạy học có thể hiểu là quá trình hoạt động phối hợp giữa GV và HS; trong đó hoạt động của GV giữ vai trò chủ đạo, hoạt động của HS đóng vai trò chủ động nhằm thực hiện mục đích dạy học. Mục đích cuối cùng của hoạt động này nhằm bồi dưỡng cho HS hệ thống tri thức, hiểu biết về mọi vấn đề diễn ra trong cuộc sống, hệ thống kĩ năng sống (kĩ năng hoạt động trí và lực) để thông qua đó hình thành cho HS quan điểm và thái độ đúng đắn đối với bản thân, gia đình và xã hội. 1.2.1.2. Cấu trúc quá trình dạy học Một quá trình dạy học bao gồm các yếu tố: mục đích, nội dung dạy học, các hoạt động dạy – học và kết quả học tập. Trong hoạt động dạy và học phải có phương pháp phù hợp. Các yếu tố trên có quan hệ hữu cơ với nhau. Mặt khác, mục đích dạy học nói riêng và các yếu tố khác của quá trình dạy học nói chung
  • 17. được xuất phát từ nhu cầu xã hội và chịu sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội – văn hóa – khoa học,… Có thể tóm tắt cấu trúc quá trình dạy học bằng sơ đồ sau: Hı̀nh 1.1. Ca�u trúc của quá trı̀nh dạy học 1.2.2. Cơ sở lí luận về tự học 1.2.2.1 Tự học là gì? Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển bách khoa năm 2001 [3]: “Tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành”. Theo GS Nguyễn Cảnh Toàn [24], “tự học là tự mình động não, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) và có khi cả cơ bắp (khi sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách quan, có chí tiến thử, không ngại Kết quả dạy học Đán h giá dạy học MÔI TRƯỜNG KINH TẾ - XÃ HỘI – VĂN HÓA – KHOA HỌC Dạy ←→Học Dạy ←→Học HĐ PP Mục đích dạy học Nội dung dạy học Nhu cầu xã hội
  • 18. khó, ngại khổ, lòng say mê khoa học, ý chí muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình…”. [17] Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu sách giáo khoa, sách tham khảo, nghe radio, xem tivi, xem phim, giao tiếp với người có học, các chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn ở các lĩnh vực khác nhau. Người tự học phải biết lựa chọn, phân loại, hệ thống hóa tài liệu, tìm ra những điểm quan trọng nhất của tài liệu đã đọc, đã nghe, biết cách ghi chéo những điều cần thiết, biết tra cứu trong thư viện, biết tổng quan,… Học sinh biết tự học còn có khả năng hoạt động trong các nhóm ngoại khóa, nhóm thực nghiệm, thực hiện các bài tập chuyên môn 1.2.2.2 Các hình thức của tự học Theo PGS-TS. Trịnh Văn Biều [1], có 3 hình thức tự học: - Tự học không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận dụng các kiến thức trong đó. Cách học này sẽ đem lại rất nhiều khó khăn cho người học, mất nhiều thời gian và đòi hỏi khả năng tự học rất cao. - Tự học có hướng dẫn: Có giáo viên ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc bằng các phương tiện thông tin khác. - Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và giáp mặt với giáo viên trong một số tiết trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà tự học. Ngoài ra trong một số tài liệu, bên cạnh 3 hình thức tự học trên, người ta còn phân loại tự học thêm hai hình thức là: - Tự học mò mẫm: đây là hình thức tự học của những người không có điều kiện đi học, không có GV để học, tri thức thu nhận được là các kinh nghiệm sống. Xã hội càng phát triển thì hình thức học này càng bị thu hẹp. - Tự học trong cuộc sống: thường gặp ở những nhà văn, nhà văn hóa, nhà kinh tế, nhà chính trị,… 1.2.2.3. Chu trình tự học
  • 19. Gồm 3 giai đoạn: Tự nghiên cứu; tự điều chỉnh; tự kiểm tra, tự điều chỉnh. Tự nghiên cứu Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tính chất cá nhân. Tự thể hiện Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, lời nói, tự sắm vai trong các tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học. Tự kiểm tra, tự điều chỉnh Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác, trao đổi với các bạn và thầy, sau khi thầy kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học (tri thức). 1.2.2.4. Vai trò của tự học - Tự học có ý nghĩa quyết định đối với sự thành đạt của mỗi người. - Tự học khắc phục nghịch lý giữa thời gian học tập hữu hạn và khát vọng học tập vô hạn. Đối với học sinh THPT, ba năm học trong trường khó có thể tiếp thu một lượng kiến thức, kĩ năng rất lớn của chương trình, do đó tự học là giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa thời gian học tập ít ỏi và khối lượng thông tin khổng lồ. - Tự học là con đường tự khẳng định của mỗi người. Giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khát vọng tốt đẹp về học vấn và hoàn cảnh khó khăn của cá nhân.
  • 20. - Tự học là yếu tố quan trọng trong quá trình học tập và phát triển của mỗi con người, trong nâng cao chất lượng kiến thức và hiệu quả học tập, góp phần rèn luyện kĩ năng và cách học. - Tự học giữ vai trò quan trọng trong đổi mới chất lượng giáo dục và đào tạo, một trong những yêu cầu bức thiết của nền giáo dục nước ta hiện nay. Việc đổi mới từ lối dạy theo hướng “nhồi nhét”, thụ động đọc chép sang hướng tích cực hóa người học sẽ phát huy được các tiềm năng của HS như tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong lĩnh hội kiến thức. Tóm lại, tự học là xu hướng tất yếu để phát triển tri thức nhân loại và là biện pháp sư phạm đúng đắn áp dụng cho HS trung học phổ thông hiện nay. 1.2.2.5. Tự học qua mạng và lợi ích của nó a. Tự học qua mạng Tự học qua mạng là hình thức của tự học mà không dùng lời nói trực tiếp để giao lưu với nhau, mà dùng các phương tiện khác đó là máy tính có kết nối mạng Internet. Người học chủ động tìm kiếm tri thức để thỏa mãn những nhu cầu hiểu biết của mình tự củng cố, tự phân tích, tự đào sâu, tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm…với sự hỗ trợ của máy tính. b. Lợi ích của việc học qua mạng - Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian: sự phổ cập rộng rãi của Internet đã dần xóa đi khoảng cách về thời gian và không gian, điều này cho phép các học viên học bất cứ lúc nào và bất cớ nơi đâu. - Tính hấp dẫn: với sự hỗ trợ của công nghệ multimedia, tính năng siêu liên kết những bài giảng tích hợp text, hình ảnh minh họa, âm thanh tăng thêm tính hấp dẫn của bài học. Người học giờ đây không chỉ còn nghe giảng mà còn được xem những ví dụ minh họa trực quan, thậm chí còn có thể tiến hành tương tác với bài học nên khả năng nắm bắt kiến thức cũng tăng lên.
  • 21. - Tính linh hoạt: tự học qua mạng được phục vụ theo nhu cầu người học, chứ không nhất thiết phải theo một thời gian biểu cố định. Vì thế người học có thể điều chỉnh quá trình học, lựa chọn cách học phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình. - Dễ tiếp cận và truy cập ngẫu nhiên: bảng danh mục bài giảng sẽ cho phép học viên lựa chọn đơn vị tri thức, tài liệu một cách tùy ý theo trình độ kiến thức và điều kiện truy nhập mạng của mình. Học viên tự tìm ra các kĩ năng học cho riêng mình với sự giúp đỡ của những tài liệu trực tuyến. - Tính cập nhật: nội dung khóa học thường xuyên được cập nhật và đổi mới nhằm đáp ứng tốt nhất và phù hợp nhất với học viên. - Học có sự hợp tác, phối hợp: HS có thể dễ dàng trao đổi với nhau qua mạng qua quá trình học, trao đổi giữa các học viên và với GV. Các trao đổi này hỗ trợ tích cực cho quá trình học tập của học viên. - Tâm lý dễ chịu: mọi rào cản về tâm lý giao tiếp của cả người dạy và người học đều bị xóa bỏ, mọi người tự tin hơn trong việc trao đổi quan điểm. - Các kỹ năng giao tiếp, làm việc hợp tác, tự điều chỉnh để thích ứng của người học sẽ được hoàn thiện không ngừng. - Sự tương tác giữa người dạy và người học vẫn được duy trì thông qua các diễn đàn (forum), hội thoại trực tuyến (chat), thư từ (email), hội nghị truyền hình (video conferencing)… 1.2.3. Mục tiêu đào tạo học sinh giỏi [23] Học sinh giỏi có thể học bằng nhiều cách khác nhau và tốc độ nhanh hơn so với các bạn cùng lớp vì thế cần có một chương trình đào tạo học sinh giỏi để đáp ứng được tài năng của họ. Mục tiêu chính của chương trình dành cho học sinh giỏi và học sinh tài năng nhìn chung ở các nước đều khá giống nhau. Có thể nêu lên một số điểm chính sau đây:
  • 22. - Phát triển phương pháp suy nghĩ ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ của trẻ. - Bồi dưỡng sự lao động, làm việc sáng tạo. - Phát triển các kĩ năng, phương pháp và thái độ tự học suốt đời. - Nâng cao ý thức và khát vọng của trẻ về sự chịu trách nhiệm. - Khuyến khích sự phát triển của lương tâm và ý thức trách nhiệm cho đóng góp xã hội. - Phát triển phẩm chất lãnh đạo. Ở Việt Nam, theo đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2008, sẽ phấn đấu xây dựng và phát triển các trường THPT chuyên thành hệ thống, với nhiệm vụ chủ lực là phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, khá giỏi nhiều môn học sau đó bồi dưỡng các em trở thành những học sinh có tình yêu đất nước, ý thức tự lực, có nền tảng kiến thức vững vàng, có phương pháp tự học, tự nghiên cứu, có sức khỏe tốt và tiếp tục đào tạo các em trở thành nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kì hội nhập quốc tế. Như vậy, để phát huy được năng lực tư duy của các học sinh giỏi hóa học nói riêng cần phải có phương pháp dạy học hợp lý, góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh giỏi hóa học. 1.3. Cơ sở lý luận về sách điện tử (e-book) 1.3.1. Khái niệm về sách điện tử. Theo trang web www.thuvien-ebook.com [56] “E-book là từ viết tắt của electronic book (sách điện tử).”. Merriam Webster [30] định nghĩa sách điện tử là một cuốn sách được sáng tác hoặc chuyển đổi sang định dạng kỹ thuật số để
  • 23. hiển thị trên màn hình máy tính hoặc các thiết bị cầm tay. Sách điện tử đáp ứng các điều kiện sau đây: - Chúng được đánh giá như là sách. - Chúng có thể được truy cập thông qua một loạt các định dạng và các thiết bị điện tử, từ máy tính để bàn đến các thiết bị di động. - Chúng được làm dưới dạng kỹ thuật số, hoặc là bản sao điện tử của sách in, hoặc là những sản phẩm có cùng nội dung như sách in nhưng có bổ sung thêm nội dung và các tính năng đặc biệt. Năm 2008, Vassiliou và Rowley[31] đưa ra định nghĩa sách điện tử gồm hai phần sau đây: (1) Sách điện tử là một đối tượng kỹ thuật số với văn bản và / hoặc các nội dung khác, là kết quả của việc tích hợp các khái niệm quen thuộc của một cuốn sách với các tính năng có thể được đáp ứng trong môi trường điện tử. (2) Sách điện tử, thường có nhiều tính năng sử dụng như chức năng tìm kiếm, tham chiếu chéo, liên kết siêu văn bản, đánh dấu, chú thích, đối tượng đa phương tiện và công cụ tương tác. Đồng thời, họ chỉ ra định nghĩa về sách điện tử cần phải phản ánh cả hai đặc tính cố hữu của nó như đã trình bày ở trên, kết hợp với tính chất năng động và phát triển liên tục. Trong luận văn này, có thể hiểu sách điện tử như một cuốn sách bình thường nhưng có bổ sung nhiều hình ảnh, phim thí nghiệm, nhiều bài tập hóa học…và được sử dụng thông qua hệ thống máy tính. 1.3.2. Đặc điểm của sách điện tử
  • 24. So với sách in truyền thống, sách điện tử có khả năng để cung cấp cho người sử dụng những lợi ích chính sau đây: duyệt web, tìm kiếm từ khóa trong một cuốn sách và qua một bộ sưu tập sách, giao diện tìm kiếm tùy biến, chiết xuất, so sánh, đánh giá sự phù hợp và chất lượng thông tin được trình bày. Họ cũng có thể kết hợp tính năng khác như siêu liên kết, đánh dấu, chú thích, tô màu chữ, gạch chân; liên kết với các phần khác của cuốn sách hoặc các nguồn lực bên ngoài như từ điển; liên kết với các đối tượng đa phương tiện phức tạp bao gồm các file phim và flash... Tương tác cao giữa người sử dụng và sách điện tử có thể đạt được với việc tăng cường thao tác góp ý, hội thảo, diễn đàn và công cụ phục vụ trò chuyện. Thông tin trong một cuốn sách điện tử có thể được cắt, dán, in hoặc lưu lại để sử dụng sau này. Các thiết bị đọc của sách điện tử dễ mang theo và có thể dễ dàng truy cập gần như ngay lập tức bằng cách sử dụng các trình duyệt web tiêu chuẩn mà không bị hạn chế bởi thời gian hay không gian. 1.3.3. Những ưu điểm và hạn chế của sách điện tử [30] Nhìn chung, có cả lợi thế và khó khăn trong việc sử dụng sách điện tử ngày nay. Về lợi thế: - Khả năng tìm kiếm nhanh: Độc giả có thể tìm kiếm và tìm thấy chính xác một từ hoặc đối tượng trong vài giây. - Điều chỉnh: sách điện tử có thể được cập nhật thường xuyên và liền mạch hơn. - Khả năng di chuyển: Một thiết bị nhỏ có thể mang theo hàng ngàn bộ sách điện tử.
  • 25. - Sự đa dạng: Có rất nhiều các thiết bị đọc sách điện tử và thiết bị cầm tay để lựa chọn. - Khả năng đọc: Độc giả có thể tăng hoặc giảm kích thước phông chữ văn bản và kích thước của hình ảnh và số liệu để dễ đọc. - Gia tăng giá trị tính năng: Nhiều sách điện tử đi kèm với video, âm thanh, câu đố, hình ảnh động và các hiệu ứng mà làm cho chúng tương tác tốt hơn với người sử dụng. - Tiết kiệm không gian: Sách điện tử giúp giảm yêu cầu về không gian để đặt kệ sách cho các thư viện. Về khó khăn: - Đọc sách trên màn hình điện tử: Không phải luôn luôn thích hợp để đọc số lượng lớn các văn bản trực tuyến trong thời gian dài, vì các ảnh hưởng xấu, lâu dài lên đôi mắt. - Năng lượng từ pin hạn chế: điều này có thể giới hạn thời gian để bạn đọc hoặc làm việc với một cuốn sách điện tử tại cùng một thời điểm. - Tính năng bảo mật: các định dạng kỹ thuật số có thể bị ảnh hưởng bởi virus và phần mềm độc hại. - Thiếu tiêu chuẩn hóa đối với các thiết bị đa phương tiện và các định dạng cho sách điện tử có thể gây nhầm lẫn, khó khăn cho người đọc. - Luật bản quyền: Do sách được đưa lên mạng internet nên các thông tin, nội dung có thể bị thay đổi, dẫn đến vi phạm nhiều điều khoản trong luật bản quyền.
  • 26. - Chi phí tiềm tàng: Trong môi trường học thuật, sử dụng các trang web dựa trên nền sách điện tử, chẳng hạn như sách giáo khoa điện tử, có thể dẫn đến giá thành in ấn tăng lên. - Chi phí đọc sách điện tử trực tiếp có thể tốn kém cho người sử dụng. Riêng đối với các thư viện, giá mua sách điện tử đắt hơn mua sách in. 1.3.4. Mục đích thiết kế sách điện tử Thiết kế sách điện tử hỗ trợ cho hoạt động tự học hóa học của HS phổ thông như là một công cụ tự học thích hợp từ đó nâng cao hiệu quả tự học thông qua những kiến thức minh họa một cách sinh động, hấp dẫn. Ngoài ra, khi GV ứng dụng ICT trong dạy học hóa học có thể sử dụng sách điện tử như một tài liệu. 1.3.5. Các yêu cầu cơ bản của sách điện tử Do các yêu cầu trên, theo Nguyễn Trọng Thọ [22], để thiết kế sách điện tử để đáp ứng nhu cầu tự học của HS phải tuân thủ theo đầy đủ năm bước của việc thiết kế dạy học (ADDIE là chữ viết tắt của 5 bước): 1. Analysis (phân tích tình huống để đề ra chiến lược phù hợp): Hiểu rõ mục tiêu. Các tài nguyên có thể có. Đối tượng sử dụng. 2. Design (thiết kế nội dung cơ bản): Các chiến lược dạy học. Siêu văn bản (hypertext) và siêu môi trường (hypermedia). Hướng đối tượng, kết nối và phương tiện điều hướng.
  • 27. 3. Development (phát triển các quá trình): Thiết kế đồ hoạ. Phát triển các phương tiện 3D và đa môi trường (multimedia). Hình thức và nội dung các trang Web. Phương tiện thực tế ảo. 4. Implementation (triển khai thực hiện): Cần tích hợp với chương trình công nghệ thông tin của trường học : Chuẩn bị cho phù hợp với thực tế các phòng máy tính. Thủ tục tiến hành với thầy. Triển khai trong toàn bộ các đối tượng dạy, học và quản lí. Quản lí tài nguyên (nhân lực và vật lực). 5. Evaluation (lượng giá): Đánh giá hiệu quả huấn luyện thường sử dụng mô hình bốn bậc do Donald Kirkpatrick phát triển (1994). Theo mô hình này, quá trình lượng giá luôn được tiến hành theo thứ tự vì thông tin của bậc trước sẽ làm nền cho việc lượng giá ở bậc kế tiếp: Bậc 1: Phản ứng tích cực hay tiêu cực (Reactions). Bậc 2: Hiệu quả học tập (Learnings). Bậc 3: Khả năng chuyển giao hay chuyển đổi (Transfers). Bậc 4: Kết quả thực tế (Results). Hình 1.2. Mô hình lượng giá bốn bậc theo Kirkpatrick
  • 28. 1.3.6. Lựa chọn phần mềm thiết kế sách điện tử Trong khóa luận này, chúng tôi thiết kế sách điện tử dưới dạng một website nên đã sử dụng các phần mềm dùng xây dựng website. 1.3.6.1. Adobe Flash CS5 Professional Adobe Flash (Macromedia Flash), hay còn gọi một cách đơn giản là flash, được dùng để chỉ chương trình sáng tạo đa phương tiện (multimedia) lẫn phần mềm dùng để hiển thị chúng Macromedia Flash Player. Flash là công cụ để phát triển các ứng dụng như thiết kế các phần mềm mô phỏng. Sử dụng ngôn ngữ lập trình ActionScript để tạo các tương tác, các hoạt cảnh trong phim. Điểm mạnh của flash là có thể nhúng các file âm thanh, hình ảnh động. Người lập trình có thể chủ động lập các điều hướng cho chương trình. Flash cũng có thể xuất bản đa dạng các kiểu html, exe, jpg, …để phù hợp với cấc ứng dụng của người sử dụng trên web, CD, … Hình 1.3. Màn hình làm việc của Adobe Flash CS5 Professional Ưu điểm lớn nhất của flash – với đồ họa vectơ – là kích thước file rất nhỏ. Thuận tiện cho việc truyền tải dữ liệu qua Internet.
  • 29. 1.3.6.2. Adobe dreamweaver CS5 Professional Dreamweaver là công cụ để thiết kế và phát triển web rất hiệu quả của Macromedia, cho phép xây dựng những trang web có giao diện tuyệt vời. Vì Dreamweaver rất dễ sử dụng nên nó tạo ra môi trường rất linh hoạt trong thiết kế web. Sẽ rất hữu ích nếu sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình web, nhưng với Dreamweaver, vẫn có thể tạo được các website hấp dẫn mà không cần biết nhiều về HTML, JavaScript…Với Dreamweaver ta có thể: - Xây dựng trang chủ của E-book và các trang liên kết khác. - Tạo các liên kết từ trang này đến các trang khác. - Dễ dàng nhúng các sản phẩm của các chương trình thiết kế web khác như Flash, Fireworks, Shockwave, Generator, Authorwave … - Tạo kiểu, bố trí nội dung trang. - Cho phép người sử dụng chỉnh sửa trực tiếp HTML. Với Quick Tag Editor bạn có thể nhanh chóng bổ sung hoặc xóa bỏ một HTML mà không phải thoát khỏi cửa sổ tài liệu. Chế độ soạn thảo trang web bằng HTML giúp chúng ta có thể thiết kế trang trực tiếp bằng ngôn ngữ HTML. - Dreamweaver còn hỗ trợ các HTML Styles và Cascading Style Sheet giúp chúng ta định dạng trang web nhằm tăng tính hấp dẫn khi duyệt các trang web này.
  • 30. Hình 1.4. Màn hình làm việc của Adobe DreamWeaver CS5 1.3.6.3. Một số phần mềm tiện ích khác a) Phần mềm viết và vẽ công thức cấu tạo Chương trình ChemOffice có rất nhiều tính năng và hỗ trợ nhiều chương trình hóa học khác. Trong ChemOffice chúng tôi sử dụng chủ yếu 2 chương trình: - Chem3D Ultra 9.0: dùng để vẽ hoặc chuyển công thức dạng 2D sang 3D. - ChemDraw Ultra 9.0: dùng để vẽ công thức cấu tạo (dạng 2D) của các chất vô cơ và hữu cơ, từ công thức có thể biết tên chất hoặc ngược lại, có thể viết tên gọi của chất, sau đó ChemDraw có thể tự vẽ công thức cấu tạo của chất. b) Phần mềm chụp ảnh màn hình chuyên nghiệp với SnagIt 9 SnagIt là phần mềm chụp màn hình đã từng đoạt nhiều giải thưởng. Sử dụng SnagIt bạn có thể chọn và chụp bất cứ thứ gì xuất hiện trên màn hình của bạn và sau đó có thể dễ dàng chèn chữ, mũi tên hoặc hiệu ứng và lưu ảnh chụp
  • 31. thành 1 file rồi chia sẻ nó ngay lập tức bằng e-mail hoặc IM. Chụp và chia sẻ 1 bài báo, 1 bức ảnh hoặc 1 trang Web trực tiếp từ màn hình của bạn. Hoặc bạn có thể chụp và chia sẻ 1 phần của 1 ứng dụng đang trên PC của bạn. Chương trình tự động lưu lại thành 1 trong 23 định dạng file hoặc gửi tới máy in, e-mail hoặc tới clipboard. Sử dụng trình chỉnh sửa được tích hợp trong SnagIt để chỉnh sửa, ghi chú và tối ưu hóa bức ảnh của bạn rồi dùng Catalog Browser để sắp xếp những file ảnh. Ứng dụng này nâng cao thành phẩm của bạn trong khi có thể tạo nhanh những file trình diễn và file văn bản hoàn thiện. c) Cyberlink power director 8-phần mềm biên tập video Hı̀nh 1.5. Màn hı̀nh làm việc của Cyberlink Power Director 8 Cyberlink là chương trình biên tập phim kĩ thuật số cho phép bạn tạo các bộ phim và các trình diễn ảnh chuyên nghiệp, hoàn hảo với nhạc nền, lời thuyết minh, hiệu ứng đặc biệt, hiệu ứng chuyển tiếp và hơn thế nữa. Các tính năng nổi trội của Cyberlink là: - Tạo các bộ phim chất lượng cao với tính năng biên tập mạnh mẽ. - Nâng cao chất lượng video với các công cụ chỉnh sửa tùy biến. - Thỏa sức sáng tạo với vô vàn hiệu ứng và templates hấp dẫn. - Chia sẻ các hiệu ứng với cộng đồng biên tập trên Director zone. Xuất các định dang cho Youtube, iPod, PSD, DVD, Blu-Ray, AVCHD. d) Adobe Photoshop CS3
  • 32. Adobe Photoshop CS3 là phần mềm chuẩn và dẫn đầu trong việc biên tập và xử lý hình ảnh chuyên nghiệp với nhiều hiệu ứng biên tập, xử lí và biến đổi hình ảnh giúp cho công việc xử lí các hình ảnh nhanh chóng. Photoshop được đánh giá là phần mềm dẫn đầu thị trường về sửa ảnh bitmap và được coi là chuẩn cho các ngành liên quan tới chỉnh sửa ảnh. Trong Photoshop có thể mở nhiều dạng thức tập tin khác nhau: Photoshop (.psd), bitmap (.bmp), ESP (.esp), Gif (.gif), JPEG (.jpg),… Hı̀nh 1.4. Màn hı̀nh làm việc của Adobe Photoshop CS3 1.4. Thực trạng việc dạy và học môn hóa học ở các trường THPT chuyên [16] 1.4.1. Những khó khăn và yêu cầu của giáo viên khi bồi dưỡng học sinh giỏi Hoá học
  • 33. Tác giả Nguyễn Thị Ngà, luận án Tiến sĩ Giáo dục học: “Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun phần kiến thức cơ sở hóa học chung – chương trình trung học phổ thông chuyên hóa học góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh” [16], đã đưa ra những khó khăn cho giáo viên khi bồi dưỡng học sinh giỏi: - Không xác định được giới hạn của các kiến thức cần dạy cho học sinh sao cho hợp lí, vì đôi lúc đề thi đề cập kiến thức quá rộng. - Sách giáo khoa chuyên hóa lượng bài tập ít, các tài liệu tham khảo có nhiều bài đề cập đến kiến thức quá xa chương trình. - Đề thi học sinh giỏi hóa học quốc gia những năm gần đây không công bố đáp án. - Một số kiến thức giữa các tài liệu chưa thống nhất, gây khó khăn cho GV trong việc tham khảo và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học. - Kinh phí dành cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi chưa được chú trọng. - Học sinh và phụ huynh chưa thật sự yên tâm do chính sách đặc cách của học sinh đạt giải chưa ổn định, đồng thời công sức ôn thi vào đại học nhỏ hơn mà hiệu quả lại cao hơn. Cũng theo tác giả Nguyễn Thị Ngà [16], GV khi bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học có những yêu cầu sau: - Nên giới hạn kiến thức trước mỗi kì thi học sinh giỏi hóa học. - Bên cạnh sách giáo khoa cần có thêm nhiều sách bài tập chuyên hóa.
  • 34. - Thường xuyên tổ chức (ở mức toàn quốc hoặc mức cụm) các lớp bồi dưỡng hoặc các hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa các GV trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi. - Trang bị thêm nhiều phòng thí nghiệm hóa học ở các trường THPT chuyên. - Nên sớm có chính sách cụ thể và rõ ràng để động viên kịp thời các GV trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi, nhất là khi có kết quả tốt. 1.4.2. Thực trạng tự học của học sinh giỏi, học sinh chuyên Hoá học Tác giả Nguyễn Thị Ngà [16] đã tiến hành điều tra về tình hình tự học của 368 HS chuyên hóa ở 6 tỉnh, thành phố: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Hải Phòng, Huế, Hải Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả như sau: 1.4.2.1. Tình hình học tập của học sinh ở các trường THPT chuyên - 53/368 HS (14,40 %) cho rằng chỉ cần học trên lớp là đủ. - 20/368 HS (5,43 %) cho rằng tự nghiên cứu tài liệu là chính. - 310/368 HS (84,24 %) cho rằng cần tự nghiên cứu những phần GV gợi ý. Số liệu trên cho thấy thực trạng HS ở các trường THPT chuyên muốn đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi thì phải lĩnh hội một kiến thức vô cùng lớn. Nếu chỉ học trên lớp là chưa đủ, hàng ngày các em phải dành nhiều thời gian cho việc tự học. Tuy nhiên việc tự học của các em cần có sự định hướng của GV. 1.4.2.2. Thời gian và hình thức tự học
  • 35. a. Thời gian dành cho tự học ở nhà - 280/368 HS (76,08 %) sử dụng 4 -5 giờ/ngày cho việc tự học. - 121/368 HS (32,88 %) sử dụng 3 – 4 giờ/ngày cho việc tự học. b. Hình thức tự học ở nhà - 280/368 HS (69,56 %) có đọc lại bài trên lớp. - 157/368 HS (42,66 %) có tìm tư liệu trên mạng. - 125/368 HS (33,96 %) chuẩn bị bài trên lớp theo hướng dẫn của GV. - 250/368 HS (67,93 %) đọc tất cả các vấn đề có liên quan đến bài học. Kết quả điều tra cho thấy đa số HS ở các lớp chuyên đều có khả năng tự học. Nhưng trên thực tế các em mất rất nhiều thời gian dành cho việc tự học nhưng hiệu quả không cao, nguyên nhân là lượng kiến thức quá nhiều và một phương pháp tự học chưa có ở HS, ví dụ như đọc lan man, cái gì cũng đọc, bài tập nào cũng làm, chưa hệ thống hóa được lý thuyết và phương pháp giải toán … Điều đó cho thấy việc tự học của HS ở các lớp chuyên hiện tại còn nhiều bất cập chủ yếu đọc lại bài trên lớp (69,56 %) hoặc mất nhiều thời gian cho việc học kiến thức mới nhưng chưa hiệu quả. Vì vậy, GV cần có hướng dẫn về nội dung, phương pháp học tập cho HS và yêu cầu kết quả cần đạt được để HS thực hiện và có cách học hiệu quả hơn. Kết luận: Các số liệu điều tra cho thấy HS ở các lớp chuyên đã xác định đúng vị trí về tự học khi học ở các trường THPT chuyên. Nhưng do không có hướng dẫn của GV và tài liệu học tập phù hợp, mặt khác do khả năng thu thập, xử lý các thông tin cho học tập của HS còn chưa tốt, chưa biết khái quát, tổng hợp thành các nội dung cơ bản của bài học mà chỉ liệt kê chung chung theo giáo trình,
  • 36. chưa biết phân tích để vận dụng nên chỉ nắm lí thuyết theo sách, chưa có sự luyện tập để củng cố, rèn luyện kĩ năng. Các GV dạy ở các trường THPT chuyên đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường tự học của HS như giao bài cho HS chuẩn bị nhưng chưa hướng dẫn cách học nên HS lúng túng trong việc tự học kiến thức mới hoặc khi vận dụng kiến thức đã học ở các bài tập khó. Các kết quả điều tra ở các trường THPT chuyên còn cho thấy chương trình, SGK, tài liệu cho môn chuyên còn thiếu và khó cập nhật kịp thời với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và sự phát triển quá nhanh của khoa học, công nghệ hiện đại. Việc khai thác nguồn tài liệu thông qua mạng internet của GV và HS còn hạn chế. Thực trạng này cho thấy cần phải xây dựng những tài liệu có nội dung kiến thức tổng hợp, hướng dẫn phương pháp học tập và đánh giá kết quả việc tự học dành cho HS trường THPT chuyên.
  • 37. Chương 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SÁCH ĐIỆN TỦ PHẦN ĐIỆN HÓA HỌC BẰNG NGÔN NGỮ TIẾNG ANH- CHƯƠNG TRÌNH THPT CHUYÊN 2.1. Tổng quan về phần “Điện hóa học” 2.1.1. Vị trí Phần “Điện hóa học” nằm trong chương cuối của chương trình THPT lớp 10 chuyên hóa. 2.1.2. Mục tiêu Miêu tả và giải thı́ch ve� phản ứ ng oxi hóa khử theo sự trao đo�i electron và sự thay đo�i so� oxi hóa. Thie�t lập phương trı̀nh oxi hóa khử sử dụng phương pháp thăng ba�ng hai bán phương trı̀nh. Định nghı̃a khái niệm the� điện cự c và the� (điện cự c) oxi hóa khử và the� pin tiêu chua�n. Miêu tả điện cự c hidro tiêu chua�n (S.H.E) Miêu tả phương pháp dùng đe� đo the� điện cự c tiêu chua�n của: - Kim loại và phi kim trong dung dịch ion của chúng. - Ion của cùng 1 nguyên to� vớ i các trạng thái oxi hóa khác nhau. Dự đoán định tı́nh ve� sự thay đo�i giá trị của the� điện cự c khi có sự thay đo�i no�ng độ dung dịch ion. Tı́nh the� pin tiêu chua�n ba�ng cách cộng hai the� điện cự c tiêu chua�n. Sử dụng the� pin đe�:
  • 38. - Giải thı́ch hay dự đoán hướ ng di chuye�n của dòng electron trong pin điện đơn giản. - Dự đoán một phản ứ ng oxi hóa khử có xảy ra hay không. Bie�t ứ ng dụng của các loại pin (như pin nhiên liệu H2/O2) và các bı̀nh điện (a�c quy) cải tie�n (như a�c quy chı̀) vớ i kı́ch thướ c nhỏ hơn, kho�i lượ ng nhẹ hơn và sứ c điện động lớ n hơn. Trı̀nh bày các ye�u to� ảnh hưở ng đe�n việc xác định kho�i lượ ng của sản pha�m tách ra ở điện cự c trong quá trı̀nh điện phân: - Ne�u cha�t điện ly là cha�t nóng chảy hay dung dịch đo�ng nha�t. - The� điện cự c liên quan đe�n cha�t tách ra. Tı́nh định lượ ng điện lượ ng sinh ra trong quá trı̀nh điện phân (vı́ dụ tı́nh từ cườ ng độ dòng điện và thờ i gian hay tı́nh từ kho�i lượ ng kim loại phóng thı́ch). Tı́nh kho�i lượ ng hoặc the� tı́ch (khı́) sản pha�m tách ra trong suo�t quá trı̀nh điện phân. Miêu tả và xác định ha�ng so� Avogadro ba�ng phương pháp điện phân. Miêu tả quá trı̀nh anod hóa nhôm (kèm theo phản ứ ng trên điện cự c). Miêu tả cách điện phân tinh che� đo�ng (kèm theo phản ứ ng điện cự c). 2.1.3 Cấu trúc phần “Điện hóa học” Chapter 1. Oxidation and reduction as electron transfer Chapter 2. Oxidation number Chapter 3. Oxidation and reduction as change in oxidation number Chapter 4. Electrode potentials Chapter 5. The electrochemistry series Chapter 6. Electric cells
  • 39. Chapter 7. Standard Redox potentials Chapter 8. The redox series Chapter 9. Redox potencials and electric cells Chapter 10. Practical batteries for use in society and in industry Chapter 11. Electrolysis Chapter 12. Extraction of Metals by Electrosys Dịch ra tiếng Việt: Chương 1: Quá trình oxi hóa và quá trình khử theo sự trao đổi electron. Chương 2: Số oxi hóa. Chương 3: Quá trình oxi hóa và quá trình khử theo sự thay đổi số oxi hóa. Chương 4: Thế điện cực Chương 5: Dãy điện hóa. Chương 6: Pin điện. Chương 7: Thế oxi hóa – khử tiêu chuẩn (thế điện cực oxi hóa – khử tiêu chuẩn). Chương 8: Dãy oxi hóa – khử. Chương 9: Thế oxi hóa – khử và pin điện. Chương 10: Ứng dụng bình điện trong đời sống và trong công nghiệp. Chương 11: Sự điện phân. Chương 12: Chiết kim loại bằng phương pháp điện phân.
  • 40. 2.2. Nguyên tắc xây dựng sách điện tử Để đảm bảo thành công cho sách điện tử, quá trình thiết kế sách phải dựa theo các nguyên tắc chặt chẽ: 2.2.1. Cấu trúc sách điện tử cần chặt chẽ và dễ sử dụng Sách điện tử phải có cấu trúc càng rõ ràng, dễ hiểu càng tốt. Sách điện tử phải được thiết kế sao cho người sử dụng có thể hình dung ngay được cách thức sử dụng và tìm thấy các thông tin mà họ quan tâm. Và do sách được xuất bản nhằm phục vụ nhu cầu của nhiều đối tượng với các trình độ khác nhau nên cần tạo lập được môi trường thân thiện với từng nhóm đối tượng. 2.2.2. Nội dung phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, đầy đủ và súc tích Với nguồn kiến thức và số lượng bài tập rất lớn từ các tài liệu tham khảo, người soạn sẽ dễ làm cho sách điện tử bị quá tải đối với HS. Do đó, cần bám sát chương trình và bám sát sách tham khảo chính. Từ ngữ được dùng trong sách điện tử cần dễ hiểu, chính xác về mặt khao học. Thuật ngữ hóa học cần được cập nhật theo chương trình giảng dạy hiện hành để đảm bảo tính nhất quán, chẳng hạn không dùng từ “phân tử gam” mà sử dụng khái niệm “khối lượng mol phân tử”. 2.2.3. Đảm bảo tính thẩm mĩ, khoa học về hình thức 2.2.3.1. Màu sắc của hình nền Tuân thủ nguyên tắc tương phản, nền trắng hay sáng thì dùng chữ màu đen. Nền màu sậm thì ngược lại, dùng chữ màu trắng hay sáng. 2.2.3.2. Font chữ
  • 41. Dùng font chữ đậm, rõ, gọn (Arial, Tahoma,…), hạn chế dùng các font có đuôi (VNI – Times, VNI – Brush,…) và không nên sử dụng quá nhiều font vì sẽ gây rối mắt. 2.2.3.3. Cỡ chữ Nên dùng cỡ chữ 20 trở lên khi tiến hành trình chiếu cho khoảng 50 người, nếu sử dụng với mục đích cá nhân có thể thu nhỏ cỡ chữ cho phù hợp. 2.2.3.4. Các đối tượng khác Không nên để nội dung tràn đầy trên các trang mà phải có khoảng trống trên dưới, hai bên theo tỷ lệ thích hợp (thường là 1/5). Không sử dụng các đoạn phim, hình ảnh tranh vẽ mờ nhạt vì không có giá trị cung cấp thông tin và gây mệt mỏi cho người đọc. 2.2.4. Dễ dàng khám phá các đường link Thay cho việc sử dụng các nút “Back” hay “Forward” như ở các website thông thường, nên tạo các đường link bằng chữ hay biểu tượng trên tất cả các trang con để thuận tiện cho người sử dụng di chuyển. 2.2.5 Dễ dàng sử dụng ở các máy tính thông thường Cần bảo đảm dung lượng bị chiếm dụng không quá lớn để máy tính cấu hình thấp không bị chậm khi sử dung.Không sử dụng đồ họa thiết kế quá nhiều vì vừa làm giảm tính thẩm mĩ vừa làm tăng dung lượng sách điện tử gấp nhiều lần. Phần mềm điều khiển hoạt động của sách điện tử nên tương thích với đa số trình duyệt web hiện có. Nếu không thì cần để sẵn tập tin cài đặt phần mềm bổ sung trong CD và được thiết kế thành tập tin tự kích hoạt khi người dùng nạp đĩa CD vào máy tính.
  • 42. Hãy xem xét cẩn thận việc nội dung của sách điện tử sẽ hiển thị như thế nào ở các trình duyệt khác nhau (Internet Explorer, Netscape, Firefox, Google Chome,…), ở tất cả các cấp độ phân giải (800 x 600, 1024 x 768, 1280 x 1024, 1400 x 1050) và ở các màn hình tỷ lệ khác nhau (4:3, 16:9). 2.2.6. Kiểm tra kĩ từng phần trước khi tiếp tục và sau khi hoàn thành toàn bộ Đọc và kiểm tra cẩn thận tất cả các trang theo các nội dung: - Kiểm tra lỗi chính tả. Thường khi nạp nội dung tác giả đã kiểm tra lỗi chính tả. Nhưng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan thì các lỗi sai này vẫn còn tồn tại và chỉ được phát hiện khi nhờ người đọc phát hiện sửa. Vì vậy cần trải qua nhiều lần chỉnh lí, sửa chữa. - Kiểm tra độ chính xác của kiến thức. Tôn trọng kiến thức trình bày trong SGK hoặc trong các sách nguồn. Đối với những kiến thức đưa thêm vào sách điện tử, cần xem xét, thẩm định kĩ lưỡng, tốt nhất là tìm hiểu kĩ các tài liệu chuyên ngành hoặc hỏi trực tiếp các thầy cô đang trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu các vấn đề này. - Kiểm tra độ tin cậy của các bài tập. Giải lại các bài tập đã viết là cách tốt nhất để kiểm đề bài. Tuy nhiên, để chắc chắn và giảm thiểu sai sót, cần tổ chức cho HS giải rồi thu thập bài làm để xem xét. - Kiểm tra hoạt động của trang. Nhắp vào các đường link xem hoạt động có chính xác không. Nên kiểm tra nhiều lần trên các máy tính khác nhau. 2.3. Quy trình thiết kế sách điện tử Bước 1: Xác định mục tiêu của chương và của bài học Việc đầu tiên khi xây dựng sách điện tử là phải xác định mục tiêu của chương và bài học. Người thiết kế cần phải biết được sau khi học xong chương và bài thì học sinh sẽ đạt được những gì về kiến thức, kĩ năng, thái độ.
  • 43. Bước 2: Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản - Cần bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn. - Cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản. - Việc chọn lọc kiến thức cơ bản có thể đi liền với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài từ đó làm nổi bật các mối liên hệ giữa các phần kiến thức và làm rõ thêm trọng tâm của bài. Bước 3: Xây dựng kịch bản dạy học (chương trình hóa tiến trình dạy học) - Xác định cấu trúc văn bản. - Chi tiết hóa cấu trúc của kịch bản. - Xác định các bước của quá trình dạy học. - Xác định quá trình tương tác giữa thầy, trò và các đối tượng khác (phim, ảnh, text) – hoạt động của thầy, trò, công cụ hỗ trợ. - Xác định các câu hỏi, phản hồi trong các hoạt động. - Hình dung (lắp ghép) thành tiến trình dạy học. Bước 4: Lựa chọn tư liệu cần thiết cho từng hoạt động - Tìm kiếm tư liệu: phim (video), ,ảnh (image), hoạt cảnh (animation)… - Xử lí tư liệu. - Phân phối tư liệu cho mỗi hoạt động. Bước 5: Lựa chọn phần mềm công cụ và số hóa kịch bản dạy học - Lựa chọn phần mềm công cụ thích hợp.
  • 44. - Cài đặt (số hóa) nội dung. - Tạo hiệu ứng cho các tương tác. Bước 6: Chạy thử, xin ý kiến chuyên gia, đồng nghiệp - Trình diễn thử. - Soát lỗi. - Kiểm tra tính logic, hợp lý của các thành phần. - Lấy ý kiến của các chuyên gia và đồng nghiệp. Bước 7: Chỉnh sửa và hoàn thiện - Chỉnh sửa. - Hoàn thiện. - Đóng gói. 2.4. Thiết kế sách điện tử phần “Điện hóa học” bằng ngôn ngữ tiếng Anh 2.4.1 Thiết kế nội dung sách điện tử phần “Điện hóa học” Dựa vào mục tiêu (chuẩn kiến thức, kĩ năng và các yêu cầu về thái độ) của phần điện hóa học tác giả đã thiết kế nội dung sách điện tử bao gồm: hệ thống lí thuyết và bài tập chuyên đề điện hóa học theo hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt phù hợp chương trình THPT chuyên, đặc biệt dành cho học sinh giỏi dự thi Olympic và các kì thi hóa học quốc tế. Dưới đây trình bày hệ thống lý thuyết Điện hóa học theo ngôn ngữ tiếng Anh và Tiếng Việt. 2.4.1.1 Hệ thống lý thuyết theo ngôn ngữ tiếng Anh
  • 45. Chapter I. Oxidation and reduction as electron transfer Loss of electrons is oxidation. Gain of electrons is reduction. An oxidising agent is a substance that given electrons to another substance. Oxidation and reduction occur together in a chemical reaction. A reaction in which oxidation and reduction take place is called a redox reaction. An example of a redox reaction is the reaction between zinc and copper sulphate solution. (a) The equation for the reaction is 4 4 2 2 Zn CuSO ZnSO Cu Zn Cu Zn Cu+ + + → + + → + (b) In the reaction, the zinc metal gives up electrons 2 2Zn Zn e+ − → + (c) The electrons are then taken by the copper ion: 2 2Cu e Cu+ − + → (d) The zinc metal is oxidised because it has lost electrons. (e) The copper ion, Cu2+, is reduced because it has gained electrons. (f) The zinc metal is the reducing agent because it gave electrons to the copper ions. (g)The copper ions, Cu2+, is an oxidising agent because it took electrons from the zinc metal.
  • 46. All redox reactions in which electrons are transferred can be described by two half-equations. One half-equation is for the oxidation and the other for the reduction. The two half-equations are: An example is the reaction between acidified manganate (VII) ions and iron (II) ions. The two half-equations are: 2 4 2 2 3 8 5 4 ( ) ( ) MnO H e Mn H O reduction Fe Fe e oxidation − + − + + + − + + → + → + The second half-equation is multiplied by 5 so that the number of electrons produced equals the number taken in by the MnO4- 2 4 2 2 3 8 5 4 5 5 5 MnO H e Mn H O Fe Fe e − + − + + + − + + → + → + The two half-equations are then added together, producing the overall equation. In this addition, the electrons must cancel: 2 2 3 4 28 5 4 5MnO H Fe Mn H O Fe− + + + + + + → + + Example1: Copper metal reacts with nitric acid according the two half- equations below: 2 3 2 2 4 3 2 Cu Cu e NO H e NO H O + − − + − → + + + → + (a) Write the overall ionic equation for the reaction. (b) What is the oxidising agent in the reaction? (c) What is the reducing agent in the reaction? (d) What substance is oxidised in the reaction? (e) What substance is reduced in the reaction?
  • 47. Answer: (a) The first equation is multiplied by 3, and the second equation is multiplied by 2, so that the number of electrons in each half- equation in the same: 2 3 2 3 3 6 2 8 6 2 4 Cu Cu e NO H e NO H O + − − + − → + + + → + Adding the two equations: 2 3 23 2 8 3 2 4Cu NO H Cu NO H O− + + + + → + + (b) The 3NO − and H + are the oxidising agents because they took electrons. (c) The Cu metal is the reducing agent because it gave electrons to the 3NO− and H + . (d) The Cu metal is oxidised because it lost electrons. (e) The 3NO− and H + are reduced because they took electrons. Chapter II. OXIDATION NUMBER All atoms in elements, ions and compounds be given an oxidation number. This number is obtained by applying a sets of rules. Oxidation number rules (a) All atoms in elements have an oxidation number of zero. For example, in a piece of magnesium atoms have oxidation number zero. (b) In simple ions and ionic compounds, the oxidation number = the charge on the ion. For example, in ionic sodium chloride, NaCl: Oxidation number of sodium = charge on Na+ ion = +1 Oxidation number of chloride = charge on  Cl− ion = -1
  • 48. For example, in ionic aluminium oxide, 2 3Al O : Oxidation number of aluminium= charge on 3 Al + ion = +3 Oxidation number of oxygen = charge on 2 O − ion = -2 (c) For covalent moldecules, the covalent bonds are changed into ‘electrovalent bonds’ by giving the bond electrons to the more electronegative atom. The oxidation numbers of the atom. The oxidation numbers of the atoms are then the charge on the ions. For example in 2H O : Oxidation number of hydrogen =+1 Oxidation number of oxygen =-2 (d) The same rule applies to double bonds. An example is 3SO . The electrons are transferred to the more electronegative oxygen atoms. Hence the oxidation number of sulphur = +6 oxidation number of oxygen = - 2 Some examples of oxidation numbers of atoms in covalent molecules and ions with covalent bonds are shown in Table 2.1 Compound Structure Imaginary ionic structure Oxidation number HCl H – Cl H Cl+ − H=+1, Cl=-1. CCl4 Cl Cl – C – Cl Cl 4        Cl Cl    C Cl Cl − − + − − C=+4, Cl=-1. CH4 H H – C – H H 4-        H H   C H H + + + + C=-4, H=+1. 2 4SO − O O=S=O O 2- 2- 6+ 2- 2-        O O    S O O S=+6, O=-2. 4AlH − H H Al H H 3        H H    H H Al − − + − − Al=+3, H=-1. 2-- 2
  • 49. Cl2O5 O O O Cl Cl O O 2- 2- 2- 5+ 5+ 2- 2- O O O Cl Cl O O Cl=+5, O=-2. (a) Some elements always have the same oxidation number in compounds (table 2.2) Element Usual oxidation number in compound Group I elements (Na, K, etc) Group II elements (Mg, Ca, etc) Aluminium Fluorine Oxygen Hydrogen +1 +2 +3 -1 -2* +1 *except in peroxides such as 2 2H O where oxygen has an oxidation number of -1  except in ionic hydrides such as NaH where hydrogen is -1 (a) Addition of oxidation numbers (b) In neutral molecule, the sum of the oxidation numbers of all the atoms equals zero. In an ion, the sum of the oxidatinon numbers of all the atom in the ion equals the change in the ion. These two rules can be used to calculate the oxidation number of an atom in the molecule or ion, if all the other oxidation numbers are known. Example 1: Calculate the oxidation number of uranium in 3 6K UF Answer: Let x be the oxidation number of uranium. The oxidation number of potassium = +1. The oxidation number of fluorine = -1. Hence 3(+1) + x + 6(-1) = 0 And x = +3
  • 50. Example 2: Calculate the oxidation number of chromium in 2 4CrO − Answer: Let x be the oxidation number of chromium. The oxidation number of oxygen = -2. Hence x + 4(-2) = -2 And x = +6 The oxidation number of chromium = +6. Chapter III. OXIDATION AND REDUCTION AS CHANGE IN OXIDATION NUMBER - When the oxidation number of an atom is increased, the atom is oxidised. - When the oxidation number of an atom is decreased, the atom is reduced. Example 1: 2 2 2 24 2 2PbO H I Pb H O I+ − + + + → + + Show where the oxidation and reduction have occurred in the above equation. Answer: decreasedin oxidation numbe ( ) 2 2 2 2 increasedin oxidation numbe ( ) 4 2 4 2 2 1 0 r reduction r oxidation PbO H I Pb H O I+ − + + → + + + → + + − →     The lead is reduced because the oxidation number of lead decreases from +4 to +2. The iodine is oxidised because the oxidation number of iodine increases from -1 to zero. DISPROPORTIONATION
  • 51. - Disproportionation occurs when the same substances is both oxidised and reduced at the same time. - An example of disproportionation is the decomposition of hydrogen peroxide. The equation for the reaction is shown below: 2 2 2 2 1 2 2 2 1 0 reduction oxidation H O H O O − →− → + − →     Example 2: 2 22Cl OH H O Cl OCl− − − + → + + The equation above shows the reaction of chlorine with cold dilute sodium hydroxide. Show that this reaction is disproportionation. Answer: 2 2 oxidation number of chlorine 0 1 2 0 1 reduction oxidation Cl OH H O Cl OCl− − − →− + → + + →+     Part of the chlorine becomes Cl− . In this change, the oxidation number decreases from 0 to -1. This is reduction. Part of the chlorine becomes OCl− . In this change, the oxidation number increases from 0 to +1. This is oxidation. Hence the chlorine is both oxidised and reduced in the reaction. The reaction is disproportionation. Chapter IV. ELECTRODE POTENTIALS
  • 52. - When a piece of metal is placed in water, the metal reacts with the water. The metals atoms give up electrons, becoming metal ions. The metal ions dissolve in water, leaving the electrons on the metal. The metal become negative (from the electrons) and the solution become positive (from the positive ions). This is shown in Fig 7.1. The equation for the reaction is z M M ze+ − → + The reverse reaction then starts. The metal ions in the water are attracted to the negative metal. The equation for this reaction is: z M ze M+ − + → Hence, a reversible reaction takes place: z M M ze+ − + Eventually, equilibrium is reach. At equilibrium, there is a potential difference between the positive solution and the negative metal. The potential difference is the electrode potential of the metal in a solution of its ions. - The electrode potential shown in Fig. 7.1 cannot be measured. If the voltmeter is used (as shown in diagram), a wipe must be dipped in the water to measure the voltage. But the metal in this wire will also react with the water, producing another electrode potential. The reading in the voltmeter will be the difference of the two electrode potentials, not the true voltage of the first metal in equilibrium with its positive ions in water. - In practice it is only necessary to makes comparisons of electrode potentials. This is done by always using the same contact with the solution. This contact consists of a plantinum wire surround by hydrogen gas and H+ (aq) ions. The electrode potentials measured are then called standard electrode potentials.
  • 53. STANDARD ELECTRODE POTENTIALS, Eθ - The standard electrode potential of the metal is the potential difference between the metal and a 1.00 mol 3 dm− aqueous solution of its ions, measure relative to the standard hydrogen electrode (or half-cell). Fig 2.1. The standard hydrogen electrode (S.H.E) - The standard electrode potential for a metal is measured using the apparatus shown in Fig. 2.2. (a) The reading on the voltmeter gives the standard electrode potential of the metal. (b) The voltage is measured under standard state conditions. These conditions are: Temperature at 298 K
  • 54. Pressure of hydrogen gas at standard atmosphere pressure = 101.3 kPa For example, the standard electrode potentials of zinc and copper are: 2 2 ( ) 2 ( ); 0.76 ( ) 2 ( ); 0.34 Zn aq e Zn s E V Cu aq e Cu s E V θ θ + − + − + =− + =+   A list of standard electrode potentials is included at the end of book. VARIATION OF ELECTRODE POTENTIALS WITH CONCENTRATION - Electrode potentials vary with concentration of the ions. If the concentration of metal ions, z M + , in the equilibrium: z M ze M+ − +  is increased, the equilibrium goes to the right --- ie more Mz+ combines with electrons to produce more metal, M. Hence more electrons are removed from the electrode and it becomes more positive. Chapter V. ELECTROCHEMICAL SERIES - When metals are placed in order of their standard electrode potentials, the electrochemistry series is obtained. Part of the electrochemical series is shown below. 2 2 2 2 2 tan 2 2.38 2 0.76 2 0.13 2 2 0 2 0.34 0.80 metal cation metal s dard electrode potentials Mg e Mg E V Zn e Zn E V Pb e Pb E V H e H E V Cu e Cu E V Ag e Ag E V θ θ θ θ θ θ + − + − + − + − + − + − + =− + =− + =− + = + =+ + =+      
  • 55. A metal which is very ‘high’ in the electrochemical series (ie has a large negative Eθ ) (a) Readily gives up electrons (eg Mg readily react to become 2 Mg + ); (b) Is very reactive; (c) Is a powerful reducing agent. - A metal cation, Mz+, which is very ‘low’ in the electrochemical series (ie has a large positive Eθ ) (a) Readily accept electrons (eg Ag+ readily react to become Agmetal); (b)Is very reactive; (c)Is a powerful oxidising agent. - A metal ‘high up’ in the electrochemical series will reduce (ie give electrons) to the cations of any metal below. (a) Hence a metal high up in the series will displace from the solution, any metal lower than it in the series. For example, zinc will displace lead: 2 2 ( ) ( ) ( ) ( )Zn s Pb aq Zn aq Pb s+ + + → + (b) A metal ‘high up’ in the series will displace a metal lower than it from its oxide or chloride. For example, titanium is obtained by heating magnesium with titanium chloride. 4 22 ( ) ( ) 2 ( ) ( )Mg s TiCl l MgCl s Ti s+ → + Magnesium is above titanium in the electrochemical series and thus displaces titanium from its chloride. The magnesium gives electrons to the titanium.
  • 56. Chapter VI. ELECTRIC CELLS - A general diagram for an electric cell is shown in Fig 2.3. The cell is made up of two half-cells, label A and B in the diagram. - Half-cell A consists of metal M in a solution of positive ions of the metal, M+ (aq). - Half-cell B consists of metal N in a solution of positive ions of the metal, N+ (aq). - The two half-cells are joined by a salt bridge containing potassium chloride solution. The salt bridge prevents the solution in the two half-cells from mixing. If the solution are allows to mix, the metal M may react with the ions of the other metal, N+. The salt bride also maintains electrical neutrality in the cell. - The negative electrode is the metal with the large negative standard electrode potential (in this case, metal M). - At the negative electrode, (a) the metal dissolves in the solution: ( ) ( )M s M aq e+ − → +
  • 57. (b) the electrons flow through the wire (and voltmeter) to metal N in half-cell B. (c) oxidation occurs the metal atoms lose electrons - At the positive electrode, (a) the electrons from the half-cell A go through metal N and are taken by the ions of metal N in solution; (b) the metal ions, N+(aq), accept the electrons to from the metal which is deposited on the electrode: ( ) ( )N aq e N s+ − + → (c) reduction occurs because the metal ions gain electrons. - The equation for the cell reaction is obtained by adding then reaction in two half,-cells: ( ) ( ) : ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) M s M aq e Add N aq e N s M s N aq M aq N s + − + − + + → + + → + → + Example: Describe what happens in the cell shown in this fig. 2.4
  • 58. Answer: (a) The zinc metal is the negative electrode, because the standard electrode potential of zinc (E0= -0.76V) is more negative than the standard electrode potential of copper (E0=+0.34V). (b) At the zinc electrode: 2 ( ) ( ) 2Zn s Zn aq e+ − → + The electrons go through the wire and voltmeter to the copper electrode. (c) At the copper electrode, the copper ions in the solution accept the electrons and are deposited: 2 ( ) 2 ( )Cu aq e Cu s+ − + → (d) The equation for the cell reaction is: 2 2 ( ) ( ) ( ) ( )Cu aq Zn s Cu s Zn aq+ + + → + STANDARD CELL VOLTAGE (E.M.F.), cellEθ - The following procedure produces the correct standard cell voltage. The cell shown in figure below. (a) Write down the standard electrode potentials for the two half-cells. 2 2 2 ; 0.34 2 ; 0.76 Cu e Cu E V Zn e Zn E V θ θ + − + − + =+ + =−   (b) Write down the reactions as they occur in the two half-cells. If the reaction is in the opposite direction to that for the sta, then the sign of the voltage must be reversed: 2 2 2 ; 0.34 ( ) 2 ; 0.76 ( ) Cu e Cu E V sameas E for copper Zn Zn e E V reversed of E for zinc θ θ θ θ + − + − + → = + → + = + (c) Then add the equations and the voltages:
  • 59. 2 2 standard cell reaction standard cell voltage or e.m.f. ; 1.1Cu Zn Cu Zn E Vθ+ + + → + = +   - All standard cell voltages for cells must be positive. The cell cannot work if the voltage is negative. SHORTHAND DESCRIPTION OF ELECTRIC CELLS - Start with the negative electrode on the left hand side. - Then write, from left to right: I symbol for negative electrode metal; II symbol for positive ions of (I); III symbol for positive ions of the other half-cell; IV symbol for positive electrode metal. - An example for the cell shown in Fig 7.4 θ2+ 2+ cell IVII IIII Zn(s) Cu(s); E =+1.1VZn (aq) Cu (aq) Example: 3 2 ( ) ( ) ( ) ( )Al s Al aq Pb aq Pb s+ + (a) What is the equation for the cell reaction? (b) What is the standard voltage of the cell? Answer: (a) The aluminium is the negative electrode (as it is on the left- hand side). This can also be deduced from the standard electrode potentials. Hence the aluminium metal must give up electrons: 3 3Al Al e+ − → +
  • 60. And the lead ions must accept the electrons: 2 2Pb e Pb+ − + → The equation for the cell reaction is: 2 3 2 3 2 3Al Pb Al Pb+ + + → + (b) The two standard electrode potentials are: 3 2 3 ; 1.66 2 ; 0.13 Al e Al E V Pb e Pb E V θ θ + − + − + =− + =−   The two half-equations are: 3 2 3 ; 1.66 2 ; 0.13 Al Al e E V Pb e Pb E V θ θ + − + − → + = + + → = − Adding the two half-equations and the voltages: 2 3 2 3 2 3 ; 1.53cellAl Pb Al Pb E Vθ+ + + → + = + The standard voltage of the cell = +1.53V. Note: the voltages are simply added. You do not Multiply the voltages by 2 or 3 like the half-equations. Chapter VII. STANDARD REDOX POTENTIAL - Standard redox potentials are the same as standard electrode potentials. A half-cell can be made out of any redox half-equation. This half-cell has a standard redox potential. An example of a standard redox potential is: 3 2 ( ) ( ); 0.77Fe aq e Fe aq E Vθ+ − + + =+
  • 61. - A half-cell for this is made by placing a plantinum electrode in a mixture of the substances from both sides of the equation. This is shown in Fig 2.5. When the half-cell is joined by the salt bridge to the standard hydrogen electrode, the potential difference is +0.77 volts (since Eθ for hydrogen = 0V). This is correct under standard state conditions. Fig 2.6 shows a half-cell with a plantinum electrode in a mixture of - 4MnO , H+ and 2 Mn + ions. 2 4 2( ) 8 ( ) 5 ( ) 4 ; 1.52MnO aq H aq e Mn aq H O E Vθ− + − + + + + =+ The voltage in all standard redox potentials are measured under standard state conditions USE OF REDOX POTENTIALS TO PREDICT CHEMICAL REACTIONS
  • 62. - Many redox equations can be obtained by adding two half-equations. Each half-equation has a potential. The two potentials can be added together to obtain an e.m.f or standard cell potential for the redox reaction. An example of a redox reaction is: 2 2 3 4 28 5 4 5MnO H Fe Mn H O Fe− + + + + + + + + This redox equation is made up from the two standard redox potentials: - + - 2+ θ 4 2 3+ - 2+ θ MnO +8H +5e Mn +4H O;E =+1.52V...equation1 Fe +e Fe ; E =+0.77V...equation 2   The first equation is unchanged, but the second equation is reversed to produce the two half-equations for the redox reaction: - + - 2+ θ 4 2 2+ - 3 θ MnO +8H +5e Mn +4H O;E =+1.52V (unchange) Fe +e Fe ; E =-0.77V (equation and sign of voltage reversed)+   The two equations are now added to produce the original redox equation. The voltages of the two half-equations are added to give the e.m.f or cell voltage for the redox reaction: - + 2+ 2+ 3+ 0 4 2 cellMnO +8H +5Fe Mn +4H O+5Fe ;E =+0.75V - A redox reaction will take place if the e.m.f. of the reaction is positive. Chapter VIII. THE REDOX SERIES
  • 63. 2 2 2 2 3 2 2 2 oxidisingagents reducingagents standard redox potentials 2 2.38 2 0.76 1 0 2 1 0.54 2 0.77 1 1.36 2 Mg e Mg E V Zn e Zn E V H e H E V I e I E V Fe e Fe E V Cl e Cl E V Mn θ θ θ θ θ θ + − + − + − − − + − + − + =− + =− + = + =+ + =+ + =+       2 4 2 2 2 5 8 4 1.52 1 2.87 2 O e H Mn H O E V F e F E V θ θ − − + + − + + + =+ + =+   - The redox series consists of a mixture of oxidising and reducing agents. (a) The more positive the voltage, the more powerful is oxidising agent. Hence 2F is the most powerful oxidising agent in the list above. (b) The more negative the voltage, the more powerful is the reducing agent. Hence magnesium metal is the most powerful reducing agent in the list above. - (a) Any reducing agent can reduce all the oxidising agents below it in the redox series. For example, in the list above, - I can reduce 3 Fe + , 2Cl , acidified - 4MnO and F2. (b) Any oxidising agent can oxidise all the reducing agents above it in the redox series. For example, in the list above, 2I can oxidise 2H , Zn and Mg.
  • 64. Example 1: Use standard redox potentials to predict if the following reactions are likely to take place. 2 3 2 7 2 214 6 2 7 3Cr O H I Cr H O I− + − + + + → + + 2 3 2 7 2 214 6 2 7 3Cr O H Cl Cr H O Cl− + − + + + → + + Standard redox potentials: 2 3 2 7 2 2 2 14 6 2 7 ; 1.33 2 2 ; 0.54 2 2 ; 1.36 Cr O H e Cr H O E V I e I E V Cl e Cl E V θ θ θ − + − + − − − − + + + =+ + =+ + =+    Answer: (a) 2 3 2 7 2 2 14 6 2 7 ; 1.33 6 3 6 ; 0.54 Cr O H e Cr H O E V I I e E V θ θ − + − + − − + + → + = + → + = − Add: 2 3 2 7 2 214 6 2 7 3 ; 0.79Cr O H I Cr H O I E Vθ− + − + + + + + =+ As the cellEθ for this reaction (ie the e.m.f) is positive, the reaction takes place. (b) 2 3 2 7 2 2 14 6 2 7 ; 1.33 6 3 6 ; 1.36 Cr O H e Cr H O E V Cl Cl e E V θ θ − + − + − − + + → + = + → + = − Add: 2 3 2 7 2 214 6 2 7 3 ; 0.03Cr O H Cl Cr H O Cl E Vθ− + − + + + + + =− As the cellEθ for this reaction (ie the e.m.f) is negative, the reaction does not takes place. Example 2: Use the standard redox potentials given to predict what reaction might take place between nitrous acid ( 2HNO ) and potassium manganate (VII) solution. Answer: Potassium manganate (VII) can only act as an oxidizing agent. Hence a possible half-equation for its reaction is:
  • 65. The equation for the oxidation of 2HNO is: 2 2 3 3 2 ; 0.94HNO H O NO H e E Vθ− + − + → + + = − Note: This is the reverse of the half-equation in the Redox potential data table, so the voltage sign is reversed. Adding the two equations (so that the electrons cancel): 2 4 2 2 2 3 2 4 2 2 3 2 16 5 5 2 8 5 15 ; 0.58 2 5 2 3 5 ; 0.58 cell cell MnO H HNO H O Mn H O NO H E V or MnO H HNO Mn H O NO E V θ θ − + + − + − + + − + + + → + + + = + + + → + + = + The cellEθ value (ie e.m.f) for this reaction is positive, so the reaction will take place. Chapter IX. REDOX POTENTIALS AND ELECTRIC CELLS (a) An electric cell can be made from two redox potential half-cells. An example is shown in Fig 2.7. The two standard redox potentials are: - + - 2+ θ 4 2 3+ - 2 θ MnO +8H +5e Mn +4H O;E =+1.52V Fe -e Fe ; E =+0.77V+ → → So the plantinum electrode in B is positive because that redox potential is most positive. Hence the plantinum electrode in A is negative. (b) The reaction in half-cell A is: