SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 47
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
LỜI MỞ ĐẦU
Là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế quốc dân,
ngành Công nghiệp Dệt – May hiện nay đang phát triển mạnh. Việt Nam có hơn
1000 Nhà máy Dệt – May, thu hút hơn 50 vạn lao động, chiếm gần 25% tổng số
lao động trong toàn ngành công nghiệp. Không những đáp ứng nhu cầu may
mặc trong nước mà còn chiếm tỷ lệ lớn kim nghạch xuất khẩu của quốc gia,
đóng vai trò quan trọng trong sự ổn định và phát triển xã hội. Đặc biệt, trong
thời kì phát triển hội nhập và xu hướng toàn cầu hoá như hiện nay thì ngành Dệt
– May Việt Nam hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có
tiềm lực phát triển khá mạnh.
Chính sách mở cửa thị trường của nhà nước đã tạo cho hàng hoá ở nước ta
phong phú đa dạng với nhiều chủng loại mặt hàng trong và ngoài nước. Qua đó
cũng tạo điều kiện để các nghề trong nước cạnh tranh và học hỏi những kinh
nghiệm của nhau.
Nước ta là một nước đang phát triển, có nguồn công nhân trẻ, cần cù chịu
khó, sáng tạo trong lao động nên cùng với sự quan tâm của nhà nước và các nhà
đầu tư đã tạo cho ngành Dệt – May của nước ta phát triển một cách nhanh
chóng.
Chính sách mở cửa thị trường của nhà nước đã tạo cho hàng hoá ở nước ta
phong phú và đa dạng nhiều chủng loại. Qua đó cũng tạo điều kiện cho ngành
Dệt – May cọ sát, học hỏi kinh nghiệm với các doanh nghiệp khác trong và
ngoài nước.
Hiện nay, đặc biệt là khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ
chức thương mại thế giới (WTO), nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn học
hỏi, cạnh tranh, vươn lên tìm chỗ đứng trên thị trường sản phẩm may mặc với
các doanh nghiệp nước ngoài. Thời trang ngày nay càng phong phú, đa dạng thì
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
đòi hỏi những nhà tạo mẫu, thiết kế cũng như đội ngũ cán bộ công nhân của các
Công ty phải có tay nghề cao mới đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng
trong nước cũng như trên thế giới.
Các mặt hàng Dệt – May của nước ta giữ được uy tín trên thị trường thế giới có vị
trí quan trọng trong kim ngạch suất khẩu của nước ta trong những năm gần đây.
Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt – May sang thị trường Mỹ năm 2007 đạt 4,47
tỷ USD, tăng 46,65% so với năm 2006 cao hơn nhiều so với những năm trước.
Năm 2008 đạt mục tiêu 9,5 tỷ tăng 21,8 % so với năm 2007.
Sau khoảng thời gian học tập trên ghế nhà trường, là một sinh viên ngành
may ngoài những kiến thức được học thì việc đi thực tập tại các công ty để củng
cố nâng cao kỹ năng và có thể chuẩn bị tốt hành trang giúp sinh viên sau khi ra
trường có thể tự tin tiếp cận với thực tế sản xuất là điều hết sức bổ ích, ý nghĩa
và cần thiết.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần X20 em đã học hỏi được rất
nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân từ các cán bộ điều hành, các chú, các bác,
các anh chị kỹ thuật viên trong Công ty.
Được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn : T.s Nguyễn Thị Thuý
Ngọc và T.s Nguyễn Thị Vân. Em xin chân thành cảm ơn Nhà trường và Quý
Công ty đã tạo điều kiện, giúp đỡ em học tập cũng như hoàn thành đợt thực tập
này.
Do thời gian thực tập và nghiên cứu còn hạn chế, và sự hiểu biết nông cạn
của em nên “Báo cáo thực tập tốt nghiệp” của em không tránh khỏi những thiếu
sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô giáo cũng như các cô
chú, anh chị trong Công ty Cổ phần X20.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
Trong bản Báo cáo thực tập này em xin trình bày những vấn đề sau:
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
1 : Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần X20. Và hệ thống
tổ chức quản lý kinh doanh của Xí nghiệp may 3.
2: Tìm hiểu quá trình sản xuất may công nghiệp tại xí nghiệp.
3: Tìm hiểu và thực hành nhiệm vụ kỹ thuật tại xí nghiệp.
Hà Nội, Ngày 01 tháng 04 năm 2010
Sinh Viên
Đinh Thị Chinh
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
PHẦN THỨ NHẤT
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN X20
TÌM HIỂU HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ
KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP MAY 3
I. Giới thiệu về công ty cổ phần X20:
Tên công ty: Công ty cổ phần X20 gọi tắt là công ty 20
Tên quốc tế: GARMENT – COMPANY No20
Trực thuộc bộ quốc phòng
Địa chỉ: 35 Phan Đình Giót – Phương Liệt – Thanh Xuân - HN
Giám đốc: Đại tá Chu Đình Quý
Các mặt hàng chủ yếu là các sản phẩm phục vụ trong quân đội trong nước, ngoài
ra còn sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu như quần đua, áo trượt tuyết...
1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty Cổ phần X20.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà ra đời, nước ta bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của độc lập, tự do, dân
chủ nhân dân. Ngay sau khi cách mạng thành công, nước ta đứng trước những
thử thách nặng nề, khó khăn chồng chất khó khăn. Ngoài những nhiệm vụ cấp
bách hàng đầu như chống “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”, công việc đảm
bảo ăn, mặc cho Quân đội cũng rất cần cấp. Đảng, chính phủ đã dựa vào dân,
động viên nhân dân ủng hộ vật chất đảm bảo cung cấp cho bộ đội.
Trong điều kiện miền Bắc có hoà bình, quân đội thực hiện chính quy hoá,
hiện đại hoá, nhu cầu về trang phục đòi hỏi phải có bước phát triển mới của
ngành quân trang. Trước năm 1957, việc may đo quân phục cho cán bộ trung –
cao cấp quân đội do thợ lành nghề may theo hợp đồng của Phòng Sản Xuất trang
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
dụng và Cục Quân nhu. Do trình độ tay nghề và nhiều yếu tố khách quan khác,
trang phúc may sẵn theo phương thức này vừa không đảm bảo chất lượng, vừa
thiếu thống nhất, cán bộ thường bị động, lúng túng.
Để khắc phục tình trạng đó, từ năm 1956, lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục Hậu
cần, Cục Quân nhu đã có dự định tổ chức một cơ sở may cho cán bộ do nghành
quân nhu trực tiếp quản lý. Các đồng chí Nguyễn Thanh Bình – phó chủ nhiệm
Tổng cục, đồng chí Lê Xy – trưởng phòng sản xuất trang dụng, đồng chí
Nguyễn Văn Đễ - phó phòng và một số cán bộ chuyên môn đã nghiên cứu chuẩn
bị tổ chức xưởng may này. Các đồng chí Trần Tử Đãi, Nguyễn Xuân Mậu,
Nguyễn Ngọc Khuê… được giao nhiêm vụ chuẩn bị thành lập xưởng.
Vào ngày 18/ 2/ 1957, tại phòng làm việc cũ của chủ nhà máy da Thụy Khuê
thuộc quận Ba Đình – Hà Nội, “Xưởng may đo hàng kỹ”, gọi tắt là X.20 được
thành lập.
Xưởng có nhiệm vụ may đo quân trang, phục vụ cán bộ trung – cao cấp các
cơ quan thuộc Bộ Quốc Phòng – Tổng tư lệnh và các quân – binh chủng đóng
quân trên địa bàn Hà Nội. Xưởng còn có nhiệm vụ tham gia nghiên cứu chế thử
và sản xuất thử nghiệm các kiểu quân trang, quân phục cho quân đội. Chính vì
nhiệm vụ và yêu cầu đảm bảo kỹ thuật như trên mà xưởng có tên là “Xưởng
may đo hàng kỹ”.
Biên chế ban đầu X.20 có trên 30 cán bộ, công nhân, đa số là mới tuyển theo
chế độ hợp đồng, trong đó có 4 đảng viên. Xưởng X.20 được đặt ngay tại ngôi
nhà hai tầng của tên chủ nhà máy da Thụy Khuê, cùng nơi X.40 đang sản xuất.
Thời kỳ đầu, X.20 chú trọng đi sâu vào chất lượng, bảo đảm kỹ thuật sản
phẩm, củng cố tay nghề công nhân. Để đảm bảo thu nhập cho công nhân, hình
thức trả lương theo phương pháp khoán sản phẩm đơn chiếc.
Năm 1957, năm đầu tiên sản xuất của X.20, với 36 cán bộ, công nhân trực
tiếp sản xuất, với cơ sở vật chất còn nghèo nàn, X.20 đã hoàn thành tổng sản
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
lượng quy ra bộ tiêu chuẩn là 16.520 bộ, năng suất của một công nhân là
1.091.25 đồng. Đã làm tiền đề cho sự phát triển sau này.
Ngày 20/ 6/ 1958, Chính phủ ra nghị định quy định quân hiệu và lễ phục
Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 25/ 7/ 1958, X.20 được giao nhiệm vụ cử 8
cán bộ, công nhân làm nòng cốt xây dựng xưởng may quân hàm tại ấp Thái Hà,
Đống Đa, Hà Nội, phục vụ cho lễ duyệt binh ngày Quốc Khánh 2/ 9 và lễ phong
quân hàm cho toàn quân. Ngày 28/ 9/ 1958, X.20 đã được chuyển sang vị trí
mới. Cho đến năm 1959, X.20 vẫn chưa có chi bộ riêng. Từ khi đến vị trí mới,
X.20 thực sự trở thành một đơn vị độc lập. Cuối năm 1959, tổ chức cơ sở Đảng
Và tổ chức quần chúng của X.20 đã hình thành, bắt đầu hoạt động độc lập. X.20
có bước củng cố về tổ chức, tạo ra tiền đề căn bản để sẵn sàng bước vào thời kỳ
mới. Và cũng tại X.20 chiếc võng Trường Sơn, mái tăng Trường Sơn đã ra đời.
Và ngay sau đó chiếc mũ tai bèo cũng ra đời.
Tháng 1/ 1961, X.20 phát động phong trào thi đua “Ba nhất”. Qua 4 đợt thao
diễn kỹ thuật đã tăng năng suất từ 116% lên 210% ; 100% quân số tham gia thao
diễn, đạt 98,14% và vượt định mức.
Tháng 8/ 1961, hội nghị công nhân viên chức X.20 được triệu tập. Cuối năm
1961, Tổng cục hậu cần cho phép chuyển vào biên chế chính thức số công nhân
làm hợp đồng từ ngày thành lập xưởng. Trải qua 5 năm vừa xây dựng vừa sản
xuất, X.20 từng bước phát triển cả về nhiệm vụ, tổ chức và trang bị kỹ thuật.
Tháng 12/ 1962, tổng cục hậu cần chính thức ban hành nhiệm vụ cho X.20
theo quy chế của xí nghiệp quốc phòng. Ngày 17/ 10/ 1962, X.20 ban hành nội
quy và chế độ làm việc cho cán bộ, công nhân. Năm 1962, X.20 được giao
nhiệm vụ may trang phục cho đoàn đại biểu Chính phủ ta đi dự hội nghị Giơ-ne-
vơ về Lào. Đầu năm 1963, đại hội chi bộ lần 6 của X.20 được triệu tập, xác định
đây là năm bản lề, then chốt trong quá trình phát triển của xí nghiệp, phải nhanh
chóng hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất hàng loạt.
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
Ngày 5/ 8/ 1964, ngày mở đầu đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ. Ngày 30/ 8 /1964, lệnh di chuyển xí nghiệp được chính thức ban hành.
Đêm đó toàn bộ công nhân, gia đình và thiết bị sản xuất đã đến nơi sơ tán an
toàn. Sau khi ổn định nơi sơ tán, xí nghiệp X.20 lại bắt tay vào sản xuất. Từ
“Xưởng may đo hàng kỹ” đến “Xí nghiệp may 20” X.20 đã trải qua 7 năm trên
chặng đường xây dựng và trưởng thành. Tháng 6/ 1965, Xí nghiệp 20 nhận
nhiêm vụ may thử bộ quần áo ngủ phủ ngoài bộ kháng áp cho các chiến sĩ lái
máy bay, Tổng cục hậu cần đã giao cho cục Quân nhu và Xí nghiệp may 20
nghiên cứu chế thử bộ áo giáp chống bom bi.
Đầu năm 1966, đại hội chi bộ lần thứ 8 tổng kết công tác lãnh đạo. Tháng 5,
Xí nghiệp mở một lớp bồi dưỡng thợ có tay ngề từ bậc 4 trở lên. Tháng 6, xí
nghiệp đưa nội dung “7 quản” vào hoạt động của các tổ sản xuất. Năm 1967,
chiến tranh lan rộng, nhưng tại nơi sơ tán, Xí nghiệp may 20 tiếp tục đấy mạnh
phong trào sản xuất, bảo đảm bí mật, an toàn.
Sau tết Mậu Thân 1968, từ tháng 2 xí nghiệp thực hiện kế hoạch sản xuất
hàng loạt quần áo lặn, áo phao, áo giáp chống bom bi. Tháng 7, Tổng cục hậu
cần giúp đào tạo thợ may chuẩn bị xây dựng xưởng may 20B. Sau 6 tháng,
chương trình đào tạo đã hoàn thành. Xưởng may 20B ra đời. X.20B trở thành
“Xí nghiệp vệ tinh” đầu tiên của xí nghiệp may 20 và ngành may quân đội.
Tháng 8/ 1969, xí nghiệp mở một lớp cắt may quân phục cho bạn Lào gồm
11 đồng chí. Một lần nữa, xí nghiệp may 20 lại góp phần nhỏ bé hoàn thành
nghĩa vụ quốc tế của ngành hậu cần trong quân đội. Cuối tháng 5/ 1970, toàn bộ
xí nghiệp chuyển từ nơi sơ tán về Hà Nội. Tháng 6/ 1970, xí nghiệp tiếp tục xây
dựng khu nhà máy mới. Năm 1971, Đế quốc mỹ ném bom trở lại miền Bắc
nước ta. Mới sau 2 năm từ nơi sơ tán trở về xí nghiệp một lần nữa nhận được
lệnh di chuyển ra khỏi trung tâm Hà Nội. Ở nơi sơ tán, máy bay Mỹ đánh bom
nhưng do phòng tránh tốt nên chỉ có 1 công nhân bị thương máy móc thiết bị
vẫn an toàn.
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
Kết thúc thắng lợi một năm hoàn thành vượt mức kế hoạch, xí nghiệp vinh dự
được nhận lẵng hoa của chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và Nhà nước tặng thưởng
Huân chương chiến công hạng nhì. Từ 1969 – 1972 là 4 năm xí nghiệp may 20
phát triển nhanh về mọi mặt.
Tháng 5/ 1973, Tổng cục Hậu cần và Cục Quân nhu lệnh cho xí nghiệp
chuyển về Hà Nội. Tháng 5/ 1974, Ban Giám Đốc quyết định sáp nhập phân
xưởng 3 và 5 thành phân xưởng 35
Mười năm trong kháng chiến chống Mỹ, mười năm xí nghiệp trưởng thành
và phát triển cả về tổ chức, đội ngũ cán bộ, công nhân, cơ sở vật chất kỹ thuật và
nền nếp quản lý.
Kết thúc năm 1975, xí nghiệp may 20 đạt giá trị sản lượng 812.874 bộ tiêu
chuẩn, cao nhất kể từ ngày thành lập. Ngày 29/ 4/ 1976, Đại hội đại biểu lần 6
được triệu tập. Đây là hội nghị có ý nghĩa quan trọng trong bước đi ban đầu,
chuẩn bị bước vào tuổi 20. Ngày 18/ 2/ 1977, Xí nghiệp may tròn 20 tuổi. Toàn
bộ xí nghiệp tổ chức ăn mừng, nhân ngày được nhận Huân Chương hạng nhì. Từ
năm 1975 -1979, đó là thời kỳ chuyển mình sau chiến tranh của xí nghiệp.
Năm 1989, X.20 được đánh dấu một sự kiện vô cùng to lớn. Xí nghiệp may
20 được Hội Đồng Nhà Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên dương
danh hiệu cao quý: “Đơn vị anh hùng lao động”.
Ngày 12/ 2/ 1992, Bộ Quốc phòng ra quyết định chuyển Xí nghiệp may 20
thành Công ty may 20. Đến cuối năm 1993 về cơ bản công tác tổ chức của Công
ty may 20 đã hoàn thành. Tuy vậy nhiều thử thách to lớn đối với Công ty may
20 vẫn còn ở phía trước.
Doanh thu của năm 1993 đạt 36,3 tỷ đồng, tăng hơn năm trước gần 4 lần.
Lương bình quân của công nhân đạt 370.000 đồng/ tháng. Năm 1993 cũng đánh
dấu bước đầu thực hiện quản lý theo mô hình mới của Công ty may 20.
Năm 1994, Công ty tiếp tục đổi mới trang thiết bị nên năng suất của năm
1994 rất đáng nể, với tổng doanh thu đạt 64.082.951.382 đồng, đạt 101,14% kế
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
hoạch đề ra, thu nhập đầu người là 537.000 đồng/ tháng. Những tiền đề đó đã
giúp Công ty may 20 tiến thêm một bước trên con đường xây dựng và phát triển.
Để đáp ứng nhu cầu của quân đội, Ban giám đốc đã đầu tư vào Xí nghiệp Dệt
kim. Từ khi đi vào sản xuất, mỗi năm xí nghiệp Dệt kim đã thực hiện 1,5 triệu
sản phẩm mỗi loại. Chất lượng ngày càng được nâng cao. Với hiệu quả kinh tế
rõ rệt năm 1996 Công ty đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động
hạng nhất.
Ngày 17/ 3/ 1998, Trung tướng Trương Khánh Châu – thứ trưởng Bộ Quốc
phòng, được uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ký Quyết định số
319/1998/QĐ-QP về việc đổi tên và bổ sung ngành nghề cho Công ty may 20.
Đổi tên thành Công ty 20, cùng với việc đổi tên Công ty cũng tiến hành ổn định
lại tổ chức, bổ sung nhân lực để nhanh chóng đi vào sản xuất. Đến cuối năm
1999 cơ bản Công ty 20 đã có những bước đi đột phá. Là dấu ấn quan trọng
trong lịch sử xậy dựng và phát triển của Công ty.
Với sự lớn mạnh, trưởng thành của các tổ chức quần chúng, dưới sự lãnh đạo
của Đảng bộ Công ty 20 thực sự đã chuẩn bị tốt cho cuộc hành trình bước vào
thế kỷ XXI
Từ một Xí nghiệp nhỏ bé, lạc hậu, sau 50 năm xây dựng và phát triển Công
ty 20 đã trở thành doanh nghiệp nhà nước lớn của Bộ Quốc phòng và của ngành
dệt may Việt Nam. Công ty 20 đã có nhiều hình thức liên doanh, liên kết sản
xuất với bạn bè trên thế giới như Liên Xô (cũ), các nước Đông Âu, Mỹ, Canada,
Đức, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha…và có vị thế quan trọng
trên thị trường trong và ngoài nước.
Ngày 1/ 1/ 2009, Công ty 20 chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần X20.
Hơn 50 năm xây dựng và phát triển từ Xí nghiệp X.20 giờ thành Công ty Cổ
phần X20 là cả một quá trình phát triển không ngừng vươn lên phù hợp với tiến
trình lịch sử của đất nước, của quân đội ta nói chung và của Ngành Hậu Cần,
Ngành Quân trang quân đội ta nói riêng. Đó là quá trình phát triển từ thủ công
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
đến bán cơ khí, rồi cơ khí toàn bộ. Từ đơn ngành đến đa ngành, từ quản lý theo
chế độ bao cấp đến hạch toán từng phần rồi toàn phần, tiến tới hoà nhập với thị
trường trong nước, khu vực và trên toàn thế giới.
2. Cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty cổ phần X20.
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang
Chủ tịch hội đồng
quản trị
Đại hội
cổ đông
Hội đồng
quản trị
Tổng giám đốc
điều hành
Ban kiểm
soát
Phòng kinh doanh
xuất nhập khẩu
Phòng kỹ thuật
công nghệ
Văn
phòng
10
Phòng kế
hoạch sản xuất
Phòng tài
chính kế toán
XN
may
đo
quân
đội
XN
nay
3
XN
dệt
kim
XN
may
Bình
Minh
XN
dệt
Nam
Định
XN
may
20B
XN
may
20C
XN
thương
mại
Chi
nhánh
phía
Nam
CT
CP
199
Trung
tâm
đào
tạo
Trường
mầm
non
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
II. Hệ thống tổ chức quản lý, kinh doanh của xí nghiệp may 3
1. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban của Xí nghiệp may 3.
a. Giám đốc: Là người điều hành mọi hoạt động của xí nghiệp, là người tiếp
nhận đơn hàng của khách hàng và quyết định có sản xuất hay không để giao tiếp
cho các phòng ban.
b. Phó giám đốc: Là người hỗ trợ giám đốc đôn đốc công việc.
c. Phòng kế hoạch tổng hợp: Là phòng có nhiệm vụ triển khai kế hoạch mà
giám đốc đề ra. Tổ chức lao động sản xuất, tiền lương và quyết toán vật
tư….Nghiên cứu lập bảng mầu rồi đưa cho bên nguyên phụ liệu và kỹ thuật.
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang
Giám đốc
Phó giám đốcPhòng kế hoạch tổng hợp Phòng kỹ thuật
Phòng cắt
Phân xưởng may I Phân xưởng may II Phân xưởng may III
Mô hình tổ chức
Xí nghiệp may 3
11
Tổ
1
Tổ
2
Tổ
3
Tổ
4
Tổ
5
Tổ
6
Tổ
7
Tổ
8
Tổ
9
Tổ
10
Tổ
11
Tổ
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
d. Phòng kỹ thuật: Tiếp nhận tài liệu kỹ thuật từ phòng kế hoạch để nghiên cứu
thiết kế, nhảy mẫu, giác mẫu, tính định mức nguyên phụ liệu.
e. Phòng cắt: Nhận tài liệu từ bên kế hoạch và kỹ thuật để nhận vật tư của kho
nguyên phụ liệu tiến hành cắt bán thành phẩm chuẩn bị cho may.
g. Phòng may: Nhận tài liệu kỹ thuật, nhận bán thành phẩm và tiến hành may
ráp bán thành phẩm.
2. Nội quy của Xí nghiệp may 3.
+ Đi làm đúng giờ.
+ Không mang quà bánh.
+ Không hút thuốc trong phòng làm việc.
+ Không mang các chất dễ gây cháy nổ.
+ Khi nghỉ trưa không nói chuyện to gây ảnh hưởng tới những người xung
quanh.
a. Nội quy phòng nguyên phụ liệu:
+ Không hút thuốc tránh làm hư hỏng nguyên phụ liệu.
+ Khi ra ngoài tắt các thiết bị điện.
b. Nội quy phòng cắt:
+ Không hút thuốc tránh làm hư hỏng nguyên phụ liệu.
+ Vận hành máy móc đúng quy định. Thường xuyên lau chùi bảo dưỡng máy
móc.
c. Nội quy phòng may:
+ Không mang quà bánh vào tránh làm dây ra sản phẩm.
+ Thường xuyên lau dọn.
+ Ai không có nhiệm vụ không được vận hành máy vì lý do cá nhân.
+ Công nhân không được tự động điều chỉnh máy.
+ Khi ra ngoài phải tắt máy tránh lãng phí nguồn điện.
+ Khi hết giờ tắt và lau dọn lại máy.
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
d. Nội quy phòng hoàn tất:
+ Không mang dép vào khu hoàn tất tránh gây bẩn sản phẩm.
+ Không hút thuốc tránh làm hư hỏng sản phẩm.
+ Thường xuyên lau dọn tránh bụi bẩn sản phẩm.
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
PHẦN THỨ HAI
TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP
TẠI XÍ NGHIỆP MAY 3 – CÔNG TY CỔ PHẦN X20
I. Công tác chuẩn bị nguyên phụ liệu:
Công tác cung cấp nguyên phụ liệu của Công ty X20 cho Xí nghiệp May 3
khá thuận lợi, vì hầu hết nguyên phụ liệu do khách hàng mang tới.
1. Phương pháp, thủ tục giao nhận vật tư:
Mục đích:
Quy trách nhiệm, nguyên tắc để thực hiện việc xuất nhập, lưu trữ, kiểm kê và
bảo quản trong kho của Công ty.
Phạm vi ứng dụng:
+ Kho phụ liệu
+ Kho vải( kho nguyên liệu)
+ Kho thành phẩm
2.Nhập, Xuất và Lưu kho.
2.1. Kho phụ liệu.
a. Chức năng, nhiệm vụ: Là kho để các nguyên phụ liệu của quá trình sản xuất
như: Nhãn mác, cúc, chỉ, khoá, mex …
b. Nhập kho: Thủ kho căn cứ vào những yêu cầu sau để nhận vật tư, nguyên
phụ liệu.
+ Kế hoạch cho các mã hàng.
+ Nhu cầu vật tư.
+ Hướng dẫn phị liệu.(nếu có).
+ Bảng theo dõi nhận phụ liệu.
Thủ kho có trách nhiệm theo dõi và giao nhiệm vụ cho bộ phận kiểm kê, đếm
từng chủng loại phụ liệu và lập bảng tổng hợp kiểm kê.
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
- Nếu lô nguyên liệu không đạt chất lượng theo chỉ tiêu thì phải báo cáo cho
Phó giám đốc phụ trách để xử lý kịp thời.
c. Xuất kho. Xuất phụ liệu cho các chuyền may.
- Căn cứ vào mức cấp phụ liệu của mã hàng do cán bộ kế hoạch phụ liệu cung
cấp.
- Căn cứ vào hạn mức, mà có kế hoạch phân cho các tổ may.
- Thống kê sau đó lập bảng cấp phụ liệu cho phù hợp.
- Khi cấp phát yêu cầu tổ nhận phụ liệu phải ký nhận vào sổ giao nhận vật tư.
d. Kiểm soát lưu kho.
Các phụ liệu còn tồn lại của các mã hàng phải xếp trên các kệ, thùng có đánh
dấu để tiện theo dõi và bảo quản.
Bảng kê khai các phụ liệu phải rõ ràng dễ hiểu.
Thủ kho phải thường xuyên kiểm tra kho vật tư để cung cấp cho cán bộ kế
hoạch để có thiếu còn kịp thời bổ xung.
2.2. Kho vải ( kho nguyên liệu).
a. Chức năng, nhiệm vụ: Là kho chứa vải để phục vụ cho sản xuất, kho có
nhiệm vụ cung cấp và bảo quản vật liệu cho tổ cắt.
b. Nhập kho:
Khi có mã hàng do khách hàng mang tới, thủ kho sẽ đi nhận nguyên liệu do
khách hàng cung cấp. Còn khi có mã hàng do Công ty cung cấp thì thủ kho sẽ đi
nhận nguyên liệu từ kho của Công ty cung cấp theo phiếu nhập kho Công ty
cung cấp.
Giao vật liệu cho bộ phận kiểm tra, để kiểm tra từng chủng loại và viết bảng
kiểm tra vật tư.
Các vật liệu đạt sẽ đem vào sản xuất còn chưa đạt thông báo lại cho Giám
đốc, hoặc cho bên cung cấp vật tư để xem xét lại.
Thủ kho nhận hàng trên cơ sở:
+ Căn cứ vào kế hoạch nhập nguyên vật liệu.
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
+ Căn cứ vào thông báo sản xuất.
* Khi nhập kho phải tuân thủ các nguyên tắc:
+ Phải có phiếu xác nhận của KCS Công ty.
+ Trên mỗi cây vải phải có tem ghi đầy đủ các thông số kỹ thuật yêu cầu.
+ Cân xác suất và kiểm tra chất lượng một vài cây vải.
* Các công đoạn kiểm tra bao gồm:
+ Kiểm tra xem trong lô vải có bao nhiêu cuộn đạt loại A, B, C hoặc loại
khác.
+ Kiểm tra khổ vải.
+ Kiểm tra loại vải.
+ Kiểm tra màu vải.
+ Kiểm tra nhãn vật tư.
+ Kiểm tra xem có khớp với chứng từ không.
c. Xuất kho:
- Thủ kho xuất nguyên liệu cho tổ cắt đúng định mức và theo dõi chi tiết số
lượng nguyên liệu xuất kho.
- Trường hợp xuất kho ngoài định mức phải căn cứ vào sổ thông báo cấp bổ
sung nguyên liệu đó.
- Hàng ngày thủ kho phải tổng hợp nguyên liệu cấp cho tổ cắt và ghi vào
bảng theo dõi xuất nhập nguyên liệu.
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
PHIẾU XUẤT KHO
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
PHIẾU KIỂM TRA
Lô :……….
Số thứ tự cuộn:……Khổ vải:…….
Trọng lượng thực tế:…….
Trọng lượng/ cm2:
……..Xếp loại:……..
Kí hiệu màu:……..
Bảng màu:………Ngày kiểm tra:……..
Mã:………Người kiểm tra:………
BẢNG KÊ CHI TIẾT DÙNG ĐỂ KIỂM SOÁT TÌNH HÌNH
XUẤT NHẬP VẬT LIỆU VÀO KHO
TT Ngày/ Tháng Ký hiệu mẫu Số lượng xuất kg Số lượng nhập(kg)
2.3. Kho thành phẩm:
a. Nhập kho.
Khi nhập sản phẩm về kho thủ kho cần chú ý:
+ Khi nhập vào kho cần đối chiếu kiểm tra tính hợp lệ của các loại chứng từ có
liên quan. Đối chiếu với số lượng sản phẩm thực tế ghi trên phiếu sản xuất.
+ Nếu có sai sót thì ghi lỗi vào phiếu xuất nhập sản phẩm rồi báo lại với chuyền
may.
b. Xuất kho.
+ Xuất kho theo phiếu xuất nhập của phòng sản xuất đối với sản phẩm đó.
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
3. Kiểm tra phân loại cất trữ vật tư:
3.1. Kiểm tra, phân loại đối với phụ liệu.
Mở từng kiện hàng để kiểm tra số lượng, màu sắc, chủng loại…của phụ liệu.
Sau đó đối chiếu với hoá đơn hay list phụ liệu khách hàng gửi. Rồi ghi vào
phiếu theo dõi nhập phụ liệu.
Đối với những loại phụ liệu đóng túi, bỏ hộp thì kiểm tra xác suất một số túi
hoặc hộp bằng cách lấy 4-5 túi để kiểm tra về số lượng, chất lượng. Tiến hành
cân trọng lượng các bao gói để so sánh, kiểm tra số lượng phụ liệu ghi trên tem,
nhãn hoặc đơn hàng.
3.2. Kiểm tra, phân loại đối với nguyên liệu.
Chất lượng nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất khâu cắt, năng
suất chuyền may và chất lượng sản phẩm vì vậy cần phải kiểm tra trước khi đưa
vào sản xuất.
Khi kiểm tra xem thông số trên cây vải rồi mở kiện hàng ra để kiểm tra.
+ Số lượng
+ Khổ vải
+ Chủng loại
+ Màu sắc
+ Trọng lượng
+…..
Kiểm tra xong đối chiếu với phiếu nhập kho nếu khớp đem vào sản xuất nếu
không khớp thì phải báo ngay với bên cấp vật tư để điều chỉnh.
a. Yêu cầu chất lượng đối với nguyên phụ liệu.
+ Độ co của vải: Độ co có ảnh hưởng rất lớn đối với kích thước thành phẩm sau
này nên cần phải tiến hành kiểm tra trước khi đem vào sản xuất.
+ Màu vải: Sự khác nhau về màu vải cũng ảnh hưởng rất lớn nên phải so sánh
kiểm tra đối với từng loại.
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
+ Lỗi vải: Tuỳ thuộc lỗi do khâu dệt vải hay do vận chuyển mà ta có phương
pháp sử lý.
+ Độ bám dính của dựng: Bằng cách ép thử mex trước để kiểm tra.
+ Độ đồng đều của cúc
+ Khoá kéo có bị kẹt hay không ….
+ Trên mỗi loại nguyên phụ liệu phải có nhãn ghi rõ đầy đủ các thông số của
loại nguyên phụ liệu.
b. Phương tiện vận chuyển, thiết bị kiểm tra.
Phương tiện: xe đẩy tay
Thiết bị kiểm tra: bàn cân, đếm tay…
- Thiết bị bảo quản: kệ, giá để hàng, bao túi.
II. Qúa trình cắt:
Cắt là công đoạn có nhiệm vụ chuẩn bị, cung cấp bán thành phẩm cho công
đoạn may. Do vậy năng suất và chất lượng công đoạn cắt có ảnh hưởng trực tiếp
tới năng suất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời đóng vai trò quan trọng trong
việc tiết kiệm nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm.
Cắt bao gồm các công đoạn sau:
+ Trải vải.
+ Sao sơ đồ.
+ Cắt vải.
+ Đánh số đồng bộ.
1.Yêu cầu kỹ thuật công đoạn trải vải và cắt vải:
Quá trình cắt vải ảnh hưởng rất lớn đến kích thước sản phẩm. Trải vải, cắt vải
đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật rất cao và chặt chẽ.
1.1: Quá trình trải vải:
Trải vải là bước đầu tiên của công đoạn cắt, nó giúp hình thành nên chất
lượng sản phẩm.
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
1.1.1: Yêu cầu kỹ thuật công đoạn trải vải:
a. Chuẩn bị bàn vải và trải vải:
- Tổ cắt nhận bảng mầu và tài liệu kỹ thuật từ phòng kỹ thuật về sản phẩm.
- Trước khi trải vải, xem thông tin trên cây vải bao gồm: Mã, loại vải, khổ vải,
màu sắc,…Sau đó vải được tở ra và để cho vải có thời gian định hình lại hình
dáng. Tuỳ từng loại vải mà có thời gian định hình khác nhau.
- Làm sạch bàn trải vải( bàn cắt).
b. Trải vải:
Trải vải có nhiều phương pháp, phương pháp của Công ty cổ phần X20 dùng
đa phần là phương pháp thủ công.
Thiết bị sử dụng trong trải vải:
+ Máy tở vải.
+ Bàn trải vải.
+ Máy cắt đầu bàn.
+ Thước gạt vải.
+ Kẹp giữ vải.
Có 3 công nhân trải vải trên một bàn trải: Một công nhân cắt đầu bàn, hai công
nhân trải vải.
Yêu cầu kỹ thuật khi trải vải:
+ Trải vải phải đảm bảo không bị bai, giãn.
+ Hai mép vải song song với mép bàn, tránh sô lệch.
+ Các lớp vải phải êm phẳng ( dùng thước gạt cho phẳng).
+ Nếu mặt vải có khuyết tật thì đánh dấu lại rồi báo cho tổ kỹ thuật phụ trách
kiểm tra và giải quyết.
+ Trải vải phải đảm bảo số lá vải phải chính xác theo yêu cầu từng mã hàng.
+ Trải xong dùng kẹp kẹp lại tránh xô lệch khi cắt vải.
+ Đặt mẫu giác sơ đồ lên mặt lá vải đã được trải phẳng, dùng gậy xoa phấn cho
lọt qua sơ đồ giác tạo nét vẽ cho quá trình cắt.
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
Quá trình áp mẫu giác sơ đồ cần lưu ý, trải phẳng, cân đối lên lớp vải trên cùng.
1.1.2: Cắt vải:
Là công đoạn sử dụng các thiết bị để cắt các chi tiết của sản phẩm đã được
xoa phấn in lên mặt trên của lá vải trên cùng của bàn vải.
Thiết bị sử dụng trong quá trình cắt:
+ Máy cắt phá.
+ Máy cắt gọt.
+ Máy cắt vòng.
+ Kẹp giữ vải.
- Cắt phá: Dùng máy cắt di động để cắt phá các chi tiết lớn của sản phẩm như
thân quần, thân áo…
- Cắt gọt: Đối với chi tiết nhỏ, khó cắt phá được và cần độ chính xác cao như túi,
đáp túi…
Nếu là những chi tiết có những đường cong lượn khó cắt phá được ta phải dùng
đến máy cắt vòng.
Yêu cầu kỹ thuật khi cắt vải:
+ Những chi tiết không đòi hỏi độ chính xác cao thì được cắt bằng máy cầm tay.
+ Mép cắt phải phẳng, đều, không bị răng cưa, rách.
+ So sánh lá đầu và lá cuối xem có trùng khít không, nếu có sai lệch phải sửa
ngay.
+ Các đường cắt gấp khúc phải chính xác và sắc nét.
+ Những loại sản phẩm vải kẻ yêu cầu đối kẻ, có chu kỳ kẻ đều nhau, kỹ thuật
phải xác định đường kẻ làm tâm áo.
+ Đối với những loại vải không đều về chu kỳ kẻ, thì cần phải đánh số đồng bộ
trong quá trình xoa phấn.
2. Đánh số đồng bộ bán thành phẩm:
+ Đồng bộ các chi tiết: Tập hợp tất cả các chi tiết của cùng một cỡ vóc của cùng
một sản phẩm, giúp việc giao nhận dễ dàng.
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
+ Đánh số: Để kiểm tra số lớp vải trong tập vải, tạo điều kiện thuận lợi cho
công tác bóc tập.
Yêu cầu dùng bút chì hoặc phấn ghi vào mặt trái của chi tiết bán thành phẩm.
Số viết rõ ràng dễ nhìn, viết sát vào mép đường cắt của chi tiết.
+ Sau khi đánh số xong thì bó từng loại, cỡ số riêng ra thành từng bó trước khi
giao bán thành phẩm cho chuyền may.
SƠ ĐỒ MẶT BẰNG PHÂN XƯỞNG CẮT
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang
Bàn cắt
phá
Bàn cắt
phá
Bàn
ép
nhiệt
Bàn cắt
vòng
Bàn Quản đốc
Ra, vào
Bàn đánh số và
bó bán thành phẩm
Bàn cắt
dưỡng
Bàn đánh sốvà
bó bán thành phẩm
Bàn cắt
phá Bàn cắt
gọt
Bàn cắt
vòng
Bàn cắt
dưỡng
23
Ra, vàoBình
cứu
hoả
Bàn cắt
phá
Bàn cắt
phá
Bàn cắt
phá
Bàn cắt
phá
Bàn cắt
phá
Khu để
mẫu
giác sơ
đồ và
sản
phẩm
may
mẫu.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
III: Quá trình may:
Quá trình may là khâu quan trọng trong suốt quá trình sản xuất. Nó chiếm
nhiều thời gian nhất từ 70 – 80% khối lượng công việc và chịu sự phân phối và
điều hành từ nhiều phía: các tổ trưởng, kỹ thuật dây chuyền, năng suất, chất
lượng, hiệu quả lao động…phụ thuộc vào cách quản lý và điều hành bố trí
chuyền, điều phối lao động, thiết bị.
1. Quá trình tổ chức sản xuất trên chuyền may.
Tổ trưởng nhận tài liệu kỹ thuật từ phòng kỹ thuật gồm:
+ Hướng dẫn kỹ thuật may.
+ Yêu cầu kỹ thuật của mẫu chuẩn.
+ Mẫu sang dấu.
Tổ trưởng kiểm tra những tài liệu kỹ thuật, mẫu chuẩn, mẫu sang dấu và kiểm
tra lại sự đồng bộ. Nếu không đồng bộ thì phải đưa lại cho phòng kỹ thuật để
kiểm tra lại.
a. Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyền may:
- Khi nhận một mã hàng mới tổ trưởng phải đọc kỹ tài liệu kỹ thuật do phòng kỹ
thuật cung cấp.
- Lấy chứng từ bán thành phẩm từ xưởng cắt và nhận bán thành phẩm từ xưởng
cắt.
- Nghiên cứu mã hàng mới để chuẩn bị sản xuất,
- Sao mẫu các chi tiết trong sản phẩm.
- Xem xét sản phẩm mẫu, trên mẫu có những chi tiết gì, phù hợp với tay nghề kỹ
thuật của công nhân nào trên tổ mình để phân công.
- Tổ trưởng và kỹ thuật rải hàng trên chuyền, tổ trưởng có nhiệm vụ phân công
công việc đến từng công nhân trên dây chuyền.
- Tổ trưởng giám sát sản phẩm trên dây chuyền từ lúc đưa bán thành phẩm vào
dây chuyền đến lúc sản phẩm ra khỏi chuyền may.
- Đôn đốc kịp thời để sản phẩm hoàn thành kịp tiến độ.
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 25
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
- Tổ trưởng ký giao nhận sản phẩm với tổ hoàn thiện để kiểm tra chất lượng sản
phẩm.
- Đối với những mã hàng yêu cầu giặt thì tổ trưởng tổ chuyền sẽ giao cho công
nhân giặt rồi ký giao nhận với tổ hoàn thiện.
+ Quá trình ép mex các chi tiết cần ép mex trước khi may:
Phải vệ sinh sạch sẽ máy ép và khu vực xung quanh, tránh gay đổi màu, bám
bẩn trên sản phẩm.
Bật máy tăng dần độ nóng theo yêu cầu.
Các chi tiết ép mex phải đặt đúng canh sợi vải chính ở dưới mex ép ở trên.
Phải kiểm tra liên tục các chi tiết nếu thấy sai khác thì phải dừng lại báo ngay
cho tổ trưởng để giải quyết.
Trước khi nghỉ 30 phút phải: Hạ lực nén, tra dầu, lau sạch lại máy và khu vực
xung quanh rồi tắt máy.
b. May sản phẩm:
Công đoạn may: là công đoạn được tiến hành tuân thủ theo hướng dẫn kỹ
thuật và yêu cầu kỹ thuật của từng mã hàng bao gồm các công việc sau:
+ Sang dấu.
+ Là.
+ May.
+ Thùa khuyết.
+ Đính cúc.
+ Ngoài ra còn có các yêu cầu khác như: thêu, dập, ôzê, và các yêu cầu theo tài
liệu kỹ thuật của từng loại sản phẩm.
2. Công tác quản lý chất lượng may:
Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm may phải được tuân thủ theo một thứ tự
nhất định với các điểm kiểm tra cần thiết nhằm không bỏ sót lỗi nhưng vẫn đạt
năng suất cao trong kiểm tra chất lượng sản phẩm. Cần phải xác định rõ quy
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 26
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
trình kiểm tra cho từng loại mặt hàng và có điều chỉnh với từng mã hàng cho
phù hợp.
Trước khi tiến hành may công nhân phải kiểm tra thiết bị máy, bảo dưỡng máy
nếu cần, thước đo… kiểm tra mật độ mũi may theo quy định của từng mã hàng,
màu chỉ cho phù hợp với màu vải cho phù hợp với từng mã hàng.
Trước khi hướng dẫn cho công nhân tổ trưởng cần đọc kỹ tài liệu kỹ thuật để
giải đáp những thắc mắc của công nhân nếu công nhân có hỏi.
Tổ trưởng hướng dẫn lại cho công nhân kỹ thuật may của từng mã hàng, trực
tiếp may mẫu, những công đoạn phức tạp, kiểm tra những sản phẩm đầu tiên của
công nhân để quyết định xem có đạt yêu cầu để làm tiếp hay không.
Tổ trưởng thường xuyên đi kiểm tra các công đoạn của công nhân may, để phát
hiện, điều chỉnh các lỗi kịp thời. Đảm bảo chất lượng trên chuyền luôn được ổn
định.
Luôn giám sát tiến độ sản xuất của công nhân để đảm bảo chất lượng cao.
Tổ phó cũng phải thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm thay tổ trưởng
nếu tổ trưởng không có mặt.
Công nhân cũng phải có ý thức tự kiểm tra chất lượng sản phẩm của mình trước
khi tổ trưởng và tổ phó kiểm tra lại.
Công nhân nhặt chỉ, đầu xơ vải phải sạch sẽ và tiến hành kiểm tra chất lượng
đường may.
3.Thiết bị sử dụng của quá trình sản xuất may công nghiệp tại xí nghiệp:
CÁC THIẾT BỊ MÁY SỬ DỤNG TẠI XÍ NGHIỆP MAY 3
CÔNG TY CỔ PHẦN X20
S
T
T
Tên thiết bị
(Ký hiệu)
Sốlượng
(Chiếc)
Nước
sản xuất
Năm
sdụng
Tình
trạng
Thiết bị
Ghi
chú
1 Máy juki 1kim DD
5530 + 5550
108 Nhật Bản 1995 Tốt
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 27
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
2 Máy vắt sổ juki
MO 2516
15 Nhật Bản 1998 Tốt
3 Máy vắt sổ juki
MO 3616
11 Nhật Bản 1998 Tốt
4 Máy vắt sổ juki
MO 3716
5 Nhật Bản 1998 Tốt
5 Máy đính bọ juki
LK 1850
5 Nhật Bản 1999 Tốt
6 Máy thùa juki BH782 4 Nhật Bản 2000 Tốt
7 Máy thùa juki BH781 5 Nhật Bản 2000 Tốt
8 Máy đính cúc juki
MB 372 + 373
5 Nhật Bản 1999 Tốt
9 Máy đính cúc juki
MB 377
3 Nhật Bản 2001 Tốt
1
0
Máy Kan Sai DFB
1404P
5 Nhật Bản 1998 Tốt
1
1
Máy 2kim di động
LH 3168
16 Nhật Bản 2000 Tốt
1
2
Máy 2kim cố định
Juki LH 3128
12 Nhật Bản 1999 Tốt
1
3
Máy 2kim móc xích
kép juki MH 380
15 Nhật Bản 1998 Tốt
1
4
Máy thùa khuyết đầu
tròn MEB 2688
2 Nhật Bản 2001 Tốt
1
5
Máy 1kim dao xén
juki DLM5200N
5 Nhật Bản 2000 Tốt
1
6
Máy cuốn ống juki
MS 119oM
10 Nhật Bản 1995 Mỏ ổ mòn
1
7
Máy may đỉa juki
MFB 2600
4 Nhật Bản 1996 Tốt
8 Máy vắt gấu CB641 2 Nhật Bản 2000 Tốt
1 Máy ép mex HP5350 1 Nhật Bản 2000 Tốt
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 28
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
9
2
0
Máy cắt tay(máy cắt
phá)
8 Nhật Bản 2002 Tốt
2
1
Máy cắt vòng
5030CM
3 Nhật Bản 2001 Tốt
2
2
Máy cắt đầu bàn 8 Việt Nam 1999 Tốt
23 Máy dò kim 1 Nhật Bản 2000 Tốt
24 Máy ép túi 1 Đài Loan 2000 Tốt
25 Máy dập cúc 3 Việt Nam 1996 Tốt
26 Máy dập cúc 3 Việt Nam 2000 Tốt
27 Bàn là nhiệt hơi 9 Nhật Bản 1995 Hỏng Sợi
đốt bị
cháy
28 Bàn là nhiệt hơi 6 Nhật Bản 2000 Tốt
29 Bàn là nhiệt 15 Việt Nam 1998 Hỏng
30 Bàn là nhiệt 10 Nhật Bản 2002 Tốt
Tổng 300
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 29
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
4. Quá trình hoàn tất và thiết bị hoàn tất:
Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong khâu hoàn tất là: Là
ủi có phẳng không, có bị ố vàng không, quá trình giặt có đạt chất lượng không.
a. Quá trình hoàn tất: Bao gồm tất cả các công đoạn, công việc nhằm làm
cho sản phẩm sạch, đẹp hơn, phù hợp hơn với yêu cầu tiêu dùng.
- Các sản phẩm sau khi may xong được thu hoá và kiểm tra chất lượng sau
đó đem đi giặt đối với sản phẩm yêu cầu giặt.
- Kiểm tra phát hiện các lỗi kịp thời để đem đi sửa
- Tẩy các vết bẩn: các vết bẩn xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau
như do dầu máy, do vận chuyển vật liệu,… do vậy phải đem đi giặt tẩy.
- Để tránh các vết bẩn gây ảnh hưởng đến sản phẩm cần phải vệ sinh công
nghiệp sạch sẽ trước và sau khi may xong sản phẩm.
- Các sản phẩm cần giặt phải để riêng các màu để tránh phai màu sang
nhau.
- Cắt hút chỉ.
- Dò kim: Là quá trình kiểm tra các sản phẩm tránh sót kim gãy trong sản
phẩm an toàn cho người sử dụng.
5. Quy trình bao gói:
a. Chuẩn bị:
+Trước khi là phải kiểm tra an toàn lao động đối với bàn là hơi theo quy định
vận hành và sử dụng bàn là hơi.
+ Vệ sinh mặt bàn là, sản phẩm và bàn gấp sản phẩm.
- Thực hiện:
+ Đặt sản phẩm lên mặt bàn.
+ cài cúc sản phẩm ( nếu có) và là toàn bộ từ mặt trước ra mặt sau, từ chi tiết
nhỏ đến chi tiết to của sản phẩm.
+ Để sản phẩm khô không còn hơi ẩm thì mới được gấp. Khi gấp phải gấp
đúnh kích thước yêu cầu kỹ thuật.
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 30
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
+ Khi gấp xong cho các sản phẩm vào bao nilon tuỳ vào từng cỡ và tuỳ từng
loại sản phẩm mà cho vào bao nilon cho phù hợp.
+ Sau khi đã được bao gói xong kiểm tra lại chất lượng, hình dáng, kích
thước gấp, ngoại quan sản phẩm. Nếu đạt yêu cầu thì tiến hành đóng thùng.
+ Trong mỗi gói đều có gói chống ẩm, ngoài bao bì sản phẩm phải dán tem
mã vạch của sản phẩm.
b. Đóng thùng:
- Công nhân đóng thùng ( đóng hòm) có nhiệm vụ đóng thùng theo đúng yêu
cầu kỹ thuật đề ra. Khi đóng phải đảm bảo chất lượng, số lượng, kích thước mỗi
đơn hàng yêu cầu.
- Sản phẩm trong hòm ngay ngắn, không xô lệch.
- Sau khi đóng thùng song phải để ngay ngắn, gọn gàng tránh méo, bẹp thùng.
Thùng được để nơi khô ráo tránh mối mọt để xuất đi.
THÔNG SỐ TRÊN THÙNG CACTON
- Mặt chính: Ghi tên hàng, logo loại sản phẩm.
- Mặt phụ: + Tên khách hàng…….
+ Mã hàng……..
+ Màu sắc……..
+ size………Số lượng…….
+ Số thùng……..
+ Trọng lượng…….kg.
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 31
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
SƠ ĐỒ MẶT BẰNG HOÀN TẤT SẢN PHẨM
SƠ ĐỒ MẶT BẰNG ĐÓNG GÓI
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang
Bàn để thành
phẩm
Bàn để thành
phẩm
Bàn để thành
phẩm
Bàn để thành
phẩm
Bình
Chữa
Cháy.
Bàn để sản phẩm đã là xong
để đính thẻ bài
Bàn vệ sinh sản phẩm
Bàn là Bàn là Bàn là
Bình
chữa
cháy.
Nơi để
Giày dép
ra
vào
Ra vào
Bàn thủ kho
Bình
chữa
cháy.
Bàn kiểm hàng và đóng bao nilon
Khu để thành phẩm
Khu gấp sản phẩm
32
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
PHẦN THỨ BA
TÌM HIỂU VÀ THỰC HÀNH NHIỆM VỤ KỸ THUẬT
TẠI XÍ NGHIỆP MAY 3 – CÔNG TY CỔ PHẦN X20
I. Các giai đoạn công nghệ sản xuất.
1. Giai đoạn chuẩn bị kỹ thuật.
Trước khi đưa vào sản xuất một mặt hàng mới ta phải tổ chức cho công nhân
tiếp xúc với mặt hàng, tổ chức nghiên cứu tiêu chuẩn mặt hàng. Phổ biến cho
công nhân yêu cầu kỹ thuật và gia công bán thành phẩm. Các tổ trưởng được
phân công mã hàng mới phải nghiên cứu bản thiết kế day chuyền của phòng kỹ
thuật đưa xuống đồng thời dựa vào tay nghề của công nhân, các thiết bị trong
chuyền để có kế hoạch bổ sung và thay đổi công cụ, thiết bị cho phù hợp và đạt
hiệu quả cao nhất.
2. Giai đoạn chuẩn bị bán thành phẩm cho may.
Tổ trưởng nhận bán thành phẩm từ bên cắt phải kiểm tra lại trước khi đưa
vào chuyền. Kiểm tra đầy đủ số lượng, chất lượng, bán thành phẩm.
3. Tổ chức sản xuất theo dây chuyền.
Căn cứ vào lao động, trang thiết bị có trong chuyền, để bố trí, sắp xếp cho
phù hợp với khả năng nghề nghiệp của mỗi công nhân. Đảm bảo dây chuyền sản
xuất nhịp nhàng.
II. Quy trình làm việc của công đoạn chuẩn bị kỹ thuật.
Bước 1: Triển khai kế hoạch sản xuất.
Khi có đơn hàng của khách hàng đặt hàng với Công ty. Phòng kế hoạch nhận
mẫu từ khách hàng do Giám đốc đưa.
Trưởng phòng kỹ thuật có nhiệm vụ đi xử lý các thông tin và bổ sung yêu cầu
của khách hàng (nếu có).
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 33
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
Nhân viên kỹ thuật phụ trách mã hàng nhận tài liệu về mã hàng từ trưởng
phòng kỹ thuật, có trách nhiệm hoạch định, định mức nguyên phụ liệu cho phù
hợp với mã hàng.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, trưởng phòng kỹ thuật phân phối tài liệu đến
từng phân xưởng trong tổ sản xuất.
- Định mức chỉ:
Được tính bằng cách dựa vào các quy định về đường may cơ bản của một số
thiết bị. Tính định mức chỉ ta phải đo trên toàn bộ mẫu với các chi số khác nhau.
+ May bằng máy 1 kim x 3(m).
+ May bằng máy 2 kim x 18(m).
+ Đường vắt sổ x 12 (m).
Người tính định mức dựa vào số đo mẫu cỡ trung bình tính ra độ dài các
đường may, tính chất đường may như đã quy định ở trên sau đó may thử sản
phẩm, đo chỉ để tính định mức thực tế.
Số định mức phụ liệu được tính dựa trên tài liệu kỹ thuật, chất liệu vải và tài
liệu thiết kế. Cụ thể là phải dựa vào chiều dài sơ đồ, tỷ lệ cỡ vóc, màu sắc, từ đó
tính được bình quân chưa có % tiêu hao.
* Sau khi hoàn thành xong tài liệu kỹ thuật, nhân viên kỹ thuật phụ trách mã
hàng có trách nhiệm đưa tài liệu kỹ thuật cho bên khách hàng xem trước để
duyệt.
* Trưởng phòng kế hoạch gửi mẫu định mức nguyên phụ liệu.
* Trưởng phòng tổ chức sản xuất gửi bảng mầu, bảng thông báo tình hình tiếp
nhận vật tư, đôn đốc khách hàng sớm để đủ điều kiện đưa mã hàng vào sản xuất
sớm. Sau khi có đầy đủ tài liệu, tổ trưởng phòng kỹ thuật chuyển giao sang dấu,
bản giác, mẫu dưỡng, dưỡng cắt, thống kê chi tiết, hướng dẫn bổ sung nguyên
liệu rồi giao cho xưởng cắt.
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 34
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
* Sau khi nhận được xác nhận duyệt của khách hàng và báo cáo của trưởng
phòng, tổ trưởng tổ sản xuất, phòng kỹ thuật và giám đốc xem xét lại và quyết
định triển khai sản xuất.
Bước 2: Thiết kế mẫu.
Đối với nhân viên thiết kế mẫu, sau khi nhận được tài liệu kỹ thuật và sản
phẩm mẫu từ trưởng phòng có trách nhiệm nghiên cứu công nghệ may các bộ
phận của mẫu. Sau đó tiến hành thiết kế, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà
thiết kế mẫu mỏng, mẫu đối, nhảy cỡ, sao sơ đồ sau đó chuyển sang bộ phận cắt.
Mẫu mỏng là mẫu kỹ thuật được thiết kế từ mẫu cơ bản trong đó có tính đến
lượng dư co vải và lượng dư đường may.
Đối với sản phẩm yêu cầu thêu, in thì có thể do khách hàng cung cấp hoặc sẽ
được xí nghiệp đem đi thêu ở bên ngoài.
Bước 3: Chế thử.
Nhân viên thiết kế chịu trách nhiệm toàn bộ mã hàng sẽ nhận mẫu giấy, mẫu
gốc, tài liệu kỹ thuật hướng dẫn từ trưởng phòng kế hoạch, sau đó nhận nguyên
phụ liệu để tiến hành may mẫu. Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu trước khi
cắt nếu có điểm không phù hợp phải báo ngay cho trưởng phòng kỹ thuật để giải
quyết.
May hoàn chỉnh mẫu đối, đọc tài liệu kỹ thuật và bổ sung (nếu cần). In khớp
mẫu gốc và thông báo những chi tiết không phù hợp cho bộ phận kỹ thuật. Phối
hợp với khách hàng duyệt mẫu – tiếp nhận những ý kiến nhận xét, thay đổi, bổ
sung của khách hàng và giao lại cho tổ kỹ thuật hoàn chỉnh mẫu, may thành
phẩm chính xác theo mẫu giấy.
Bước 4: Nhảy cỡ.
Nhân viên thiết kế chịu trách nhiệm mã hàng sẽ thiết kế một cỡ cụ thể (thông
thường là cỡ trung bình). Sau khi được sự phê duyệt của trưởng
phòng thiết kế, nhân viên thiết kế có trách nhiệm nhảy mẫu ra các cỡ còn lại từ
cỡ số trung bình.
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 35
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
Muốn làm được nhân viên thiết kế phải tìm hiểu vác dáng của những người
tiêu dùng sẽ dùng sản phẩm đó của đất nước nào để gia giảm đường may, thiết
kế cho phù hợp.
VD: Nuớc Hàn Quốc
+ Cỡ: Cỡ số quần áo ghi theo các chữ cái XS, S, M, L, XL…chênh lệch giữa các
cỡ là: Vn là (4 - 6cm); Cd là (1 - 1,5cm)
+ Vóc: Giữ nguyên chiều dài, ra thêm hoặc ngược lại.
Bước 5: Giác mẫu.
* Nhân viên kỹ thuật chịu trách nhiệm mã hàng kiểm tra độ chính xác của mẫu
cứng. Sau đó lập tác nghiệp giác theo tiến độ yêu cầu của sản xuất.
* Công việc được tiến hành như sau:
+ Nhân viên kỹ thuật giác sơ đồ nhận đề tài kỹ thuật, thống kê chi tiết kế
hoạch sản xuất.
+ Các chi tiết trên sơ đồ phải đúng canh sợi cho phép.
+ Căn cứ vào kế hoạch giác để tính toán số sản phẩm trên một lớp vải cho
phù hợp.
+ Sơ đồ sau khi giác xong phải được tổ trưởng phòng kỹ thuật kiểm tra lại,
nếu thấy sai sót phải sửa bổ sung ngay.
+ Sau đó căn cứ vào sơ đồ ta có chiều dài bàn trải vải.
* Dựa trên cơ sở đã giác sơ đồ.
+ Định mức vải được tính trên cơ sở mặt bằng của mẫu giác các cỡ, ta xác
định chiều dài của các sơ đồ giác mẫu( đã trừ phần dư của hai đầu mẫu giác) dựa
vào khổ vải thực tế của mã hàng ta có cách tính định mức vải.
Số lá vải = Số lượng sản phẩm/ Số sản phẩm trên một lá vải.
* Giao sơ đồ và bản thiết kế cho nhà cắt. Nếu đúng với yêu cầu khách hàng và
đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật thì ta cho vào cắt. Nếu có sai sót thì phải sửa ngay.
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 36
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
Bước 6: Phân phối:
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất nhân viên cân đối phối mầu, phân phồi bảng
mầu. Định mức nguyên phụ liệu cho phân xưởng cắt cho các tổ may thuộc các
phân xưởng.
Nguyên phụ liệu được đưa sang tổ cắt, tổ trưởng tổ cắt có trách nhiệm nghiên
cứu tài liệu của mã hàng để cắt cho phù hợp.
Bán thành phẩm sau khi được đánh số đồng bộ được đưa từ xưởng cắt sang
phân xưởng may.
III. Quá trình may và hoàn thành sản phẩm.
1.Quá trình may.
Phân xưởng may là nơi làm việc của nhiều công nhân nhất, với nhiều máy
móc và trang thiết bị phục vụ sản xuất.
Nó có vai trò quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình sản xuất.
a. Chuẩn bị.
- Tổ trưởng nhận kế hoạch từ nhà máy sau đó sẽ chuẩn bị các điều kiện như bàn
là, gá, thước, máy may, và các thiết bị khác…
- Tổ trưởng sẽ đi nhận phiếu công nghệ từ day chuyền nhà máy, các loại mẫu
chấm dấu, đọc và kiểm tra theo phiếu công nghệ, nếu có thắc mắc thì hỏi tổ kỹ
thuật còn không thì viết hướng may vào sổ hướng dẫn, để hướng dẫn các công
đoạn. Sau đó tổ trưởng sẽ nghiên cứu bản thiết kế dây chuyền để cân đối lại với
lượng lao động, thiết bị để có kế hoạch phân công hoặc bổ sung và thay đổi lại
sao cho phù hợp với mã hàng.
+ Sao mẫu, chấm dấu từ mẫu nhận được ở tổ kỹ thuật. Trên mẫu phải ghi đầy đủ
các thông tin mã, cỡ, màu, kích thước,…
+ Làm các mẫu dưỡng như: Mẫu túi, nẹp, cổ, đáp…
+ Tổ phó nhận kế hoạch từ tổ trưởng, kiểm tra sự đồng bộ nguyên phụ liệu,
kiểm tra chất lượng và ký sổ trước khi đem vào sản xuất. Các yêu cầu kiểm tra
phải chính xác nếu có sai lệch phải báo cáo lại để giải quyết.
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 37
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
b. Chuẩn bị cho may:
- Khi cung cấp bán thành phẩm cho công nhân may. Không được ép mex những
chi tiết chưa qua công đoạn kiểm tra phôi và ghi sai số quy định.
- Công nhân là nhiệt có nhiệm vụ là đúng đúng yêu cầu công nghệ. Sử dụng
đúng các loại dưỡng, là đúng nhiệt cho phép với từng loại vải theo yêu cầu công
nghệ. Sau khi xong chuyển đến cho công nhân ở công đoạn tiếp theo.
- Bố trí dây truyền may: Là tổ chức sản xuất theo trình tự các bước công việc đã
được sắp xếp một cách hợp lý sao cho các bước công việc trước và sau khi hoàn
thiện, có tác dụng hỗ trợ cho các công việc sau được nhanh hơn. Chất lượng cao
hơn và đảm bảo tính độc lập. Trong quá trình sản xuất, mỗi công nhân trong dây
chuyền được giao nhiệm vụ cụ thể, phải bám sát quy trình hoặc vạch ra quy
trình hợp lý để tiến hành sản xuất.
- Thông thường chuyền được bố trí theo dây chuyền nước chảy và vị trí của các
máy kế tiếp sẽ được bố trí sát nhau để công việc được tiến hành trôi chảy.
- Trước khi tiến hành may, công nhân may phải kiểm tra lại thiết bị máy móc,
chuẩn bị kéo, dưỡng may, thước,… kiểm tra lại mật độ mũi may bằng cách may
thử. Sau đó kiểm tra lại màu chỉ với màu vải xem đã ăn khớp với phiếu công
nghệ chưa. Người công nhân may phải biết được những quy định về loại chỉ cho
phép may sản phẩm gì, chất liệu gì.
+ Quy định độ rộng đường may.
• Máy xén 1 kim: Xén mờ 3 – 4 mm.
• Máy xén 2 kim: 5 – 6 mm.
• Máy trần 2 kim: 1.8mm.
• Máy trần 3 kim: 2.8mm.
Trước khi may phải đọc kỹ phiếu hướng dẫn trên mỗi bó bán thành phẩm.
Trong khi may phải kiểm tra ánh màu chỉ công đoạn này với công đoạn trước
xem có sai hỏng gì không nếu có phải điều chỉnh lại ngay.
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 38
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
May xong mỗi bó phải lấy phiếu treo của nó ra và ghi vào mỗi công đoạn
may( công đoạn mà mình vừa thực hiện) ghi tên vào đó rồi mới chuyển sang
công đoạn tiếp theo.
Đối với những công đoạn phức tạp cần phải kiểm tra thành phẩm đầu tiên của
họ để quyết định xem có cho làm tiếp hay không. Tổ trưởng phải thường xuyên
đi kiểm tra các công đoạn may của công nhân để kịp thời phát hiện lỗi và uốn
nắn ngay đảm bảo chất lượng trên chuyền.
Trong dây chuyền người công nhân cũng phải tự kiểm tra chất lượng đường
may, phải sửa chữa ngay tránh ánh hưởng trên dải truyền.
Trong khi may nếu vải bị loang màu phải chọn màu may cho phù hợp đúng
chủng loại cùng số lá trên bàn cắt và phải hỏi ý kiến tổ trưởng nếu được thì mới
được may nếu không đuợc thì đưa cho tổ kỹ thuật kiểm tra.
Các sản phẩm phải cùng cỡ cùng chiều tuyết ( nếu có) nếu sảy ra sai hỏng
báo ngay cho tổ kỹ thuật để giải quyết.
Với những chi tiết khó, uốn lượn không may trực tiếp luôn được thì phải bấm
dấu để may. Những sản phẩm đã đạt chất lượng phải được công nhân thu hoá
gấp sơ bộ và tổ phó sẽ giao cho phòng hoàn thiện.
2. Quá trình hoàn thiện sản phẩm:
a. Khu vực là và bao gói sản phẩm.
Phòng là bao gồm 25 công nhân để là sản phẩm và vệ sinh sản phẩm trước
khi chuyển sang bên đóng gói.
- Quá trình là được tiến hành như sau:
+ Chuẩn bị:
• Trước khi là phải kiểm tra an toàn lao động đối với bàn là hơi theo quy
định vận hành sử dụng bàn là hơi của nhà máy.
• Trước khi là phải đọc kỹ kiểu bó hàng và các tiêu chuẩn kỹ thuật được
thông báo trên phiếu, kiểm tra kích thước dưỡng gấp so với thông báo kỹ
thuật ghi vào giấy hoặc bìa lót lưng.
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 39
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
• Nhận dưỡng là: Dưỡng cổ, nẹp,…
• Nhận phụ liệu như: Túi nilon, băng keo, ghim…
+ Thực hiện:
• Trải và là mặt trái của sản phẩm.
• Tắt quạt hút trong quá trình là.
• Là phẳng các chi tiết, là từ chi tiết nhỏ đến chi tiết to.
+ Yêu cầu:
• Đảm bảo hình dáng, kích thước sản phẩm, mặt vải không được bóng,
không để các vết hằn lỳ lên bề mặt sản phẩm do hơi quá quá mạnh, nếu có
sự sai lệch về kích thước phải có biện pháp là thu hoặc là bai cho đảm bảo
kích thước, nếu có sự sai lệch quá lớn thì phải báo cho kỹ thuật chuyền
của nhà máy để kịp thời có biện pháp xử lý.
• Bật quạt hút gió sau khi là xong sản phẩm, để sản phẩm nằm trên mặt bàn
một thời gian để không còn độ ẩm trên sản phẩm.
• Gấp sản phẩm khi không còn hơi ẩm và đã hoàn toàn sạch, khô, gấp đúng
kích thước, không để túi nilon nhàu nát. Sau khi gấp cho luôn vào bao
nilon, không được để chồng quá 30 sản phẩm lên nhau đối với vải dày và
50 sản phẩm đối với vải mỏng.
• Trước khi bỏ vào bao phải chú ý kiểm tra lại các phụ liệu của mã hàng
như: Đai giấy, ghim cài, giấy chống ẩm, nhãn mác,… có đầy đủ hay
không.
• Kịp thời phát hiện các sản phẩm không đạt yêu cầu và trả lại cho bộ phận
may như các vết ố, bẩn, dính dầu, các sai hỏng khác trên sản phẩm…Nếu
đạt thì báo cáo lại chính sác lại số lượng hàng đã cho vào bao túi và xếp
theo cỡ số.
* Sau khi là bao gói xong sản phẩm sẽ được kiểm tra với nội dung sau.
+ Kiểm tra chất lượng là: Là cặp sườn, là nhãn, …kiểm tra vệ sinh công nghiệp.
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 40
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
+ Kiểm tra hình dáng sản phẩm: Các chi tiết, hình dáng cổ…kiểm tra xong ghi
vào phiếu kiểm tra sau khi là bao gói xong.
+ Trường hợp mã có những kích thước cần là khống chế thì phải đo100% sản
phẩm.
+ Kiểm tra kích thước gấp, ngoại quan sản phẩm, quy cách sử dụng vật liệu.
Nếu đạt thì chuyển đến KCS của nhà máy, nếu không đạt thì trả lại công đoạn
gây lỗi sửa lại.
c. KCS: Nhân viên KCS nhận tài liệu kỹ thuật, thống số bổ sung (nếu có)
- Nghiên cứu tiêu chuẩn kỹ thuật trên quần, áo mẫu duyệt.
- Kiểm tra các điểm đối xứng trên sản phẩm.
- Kiểm tra các vị trí chi tiết trên sản phẩm.
- Kiểm tra các đường may theo tiêu chuẩn công nghệ.
- Kiểm tra xem có dùng đúng nguyên phụ liệu trên phiếu công nghệ không.
- Kiểm tra tính đồng nhất của một sản phẩm sản xuất ở nhiều yếu tố
- Kiểm tra tổng thể toàn bộ lại chi tiết. Vệ sinh công nghiệp sản phẩm.
d. Kho thành phẩm.
Là kho để chứa thành phẩm hoàn chỉnh của nhà máy từ bên là, gấp chuyển
sang, có nhiệm vụ đóng thùng đóng kiện các sản phẩm và kiểm tra xem sản
phẩm có lẫn phụ liệu khác vào không.
Kho thành phẩm phải khô ráo sạch sẽ, thoáng khí tránh ẩm mốc…
Thủ kho nhận kế hoạch đóng thùng các mã hàng từ kế hoạch của nhà máy và
nhận quy cách đóng hòm từ phòng tổ chức sản xuất của nhà máy.
Hướng dẫn quy cách đóng hòm và triển khai cho công nhân đóng hòm những
mã sản phẩm đủ điều kiện đóng hòm, ghi sổ theo dõi sản phẩm.
Kiểm tra việc thực hiện công việc của công nhân. Kiểm tra sổ sách, chứng từ.
Phụ kho phụ trách thêm công việc phòng cháy chữa cháy.
Công nhân viết chi tiết trên hòm.
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 41
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
• Căn cứ vào kế hoạch sản xuất viết các thông số kỹ thuật mã sản phẩm lên
mặt hòm theo đúng quy cách kỹ thuật.
• Cập nhật số lượng đóng hòm vào bảng chi tiết đóng hòm sản phẩm, chính
xác rõ ràng.
• Hòm đóng xong phải đúng theo tiêu chuẩn, không méo mó, đúng kích
thước, vuông vức, ngay ngắn, không xô lệch.
• Nhãn mác dán rõ ràng dễ nhìn thấy không bị bong tróc.
• Nếu thùng hàng không đạt yêu cầu công nhân kiểm tra chất lượng sẽ báo
để sửa chữa ngay.
• Nếu đạt sẽ chuyển sang kho chứa thành phẩm của công ty chờ ngày
chuyển cho khách.
IV. Nội dung tài liệu kỹ thuật triển khai một mã hàng.
Triển khai mã hàng DHALA (pt).
Khi công ty nhận được thống báo về đơn hàng mà khách hàng mang tới. Giám
đốc sẽ xem xét đơn hàng để quyết định nhận và giao cho phòng sản xuất. Nhân
viên thiết kế sẽ nghiên cứu thông số trên tài liệu kỹ thuật và sản phẩm để thiết kế
mẫu mỏng. Nghiên cứu công nghệ sản phẩm rồi viết phiếu công nghệ cắt may
mẫu. Trong quá trình thiết kế phải tính luôn lượng gia giảm đường may.
+ Sau khi hoàn thành giao cho bên cắt tiến hành cắt may sản phẩm mẫu. Trong
quá trình may mẫu sẽ rút ra được kinh nghiệm và có thể thay đổi phương án
sane xuất cho phù hợp. Sau đó báo lại cho bên kỹ thuật.
+ Khi may mẫu xong, tổ kỹ thuật tiến hành kiểm tra lại hình dáng, kích thước,
đường may, mũi chỉ xem có đúng theo yêu cầu của khách hàng hay không. Và
ghi kết quả thu được lên phiếu công nghệ.
+ Sau khi phòng kế hoạch xem xét lại thấy đạt thì giao cho bên kỹ thuật để giác
sơ đồ và lập phiếu công nghệ cắt, định mức vật tư cho sản phẩm sao cho phù
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 42
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
hợp. Sau khi giác sơ đồ xong ta sẽ có kích thước bàn vải và hoàn chỉnh lại phiếu
công nghệ.
• Các tài liệu sẽ bao gồm:
+ Tài liệu hình dáng sản phẩm.
+ Sơ đồ giác.
+ Phiếu công nghệ cắt may.
+ …
Khi đã hoàn thiện, tổ kỹ thuật sẽ chuyển tài liệu đến các phòng sản xuất, xưởng
có liên quan.
1. Tiếp nhận đơn hàng, kiểm đếm và sắp xếp phân loại vật tư.
- Căn cứ vào đơn hàng mà khách hàng giao cho Công ty sản xuất cùng vật
tư(nguyên liệu) cho đơn hàng. Xí nghiệp tổ chức tiếp nhận vật tư theo list mà
khách hàng mang tới. Thủ kho sẽ tiếp nhận và kiểm tra 100% nguyên liệu được
tích vào list để tổng hợp số lượng từng loại vật tư của mã hàng. Sắp xếp vật tư
theo từng lô, từng đơn hàng do tổ kế hoạch đưa.
+ Kiểm tra đầu cây vải, màu sắc, chủng loại, số lượng và nguyên phụ liệu đi
kèm. Tiến hành đo khổ vải để chuẩn bị giác mẫu.
+ Phòng kế hoạch tổng hợp sẽ cân đối phối màu vật tư theo từng đơn hàng rồi
thông báo cho kho nguyên phụ liệu những vướng mắc, sai hỏng về chủng loại
vật tư. Tiếp nhận mẫu hiện vật, mẫu giấy, tài liệu kỹ thuật của khách hàng. Kiểm
tra lại, tính định mức, viết công nghệ sản xuất rồi chuyển cho các bộ phận khác.
2. Chuẩn bị sản xuất.
- Khi tiếp nhận kế hoạch từ Công ty, nhân viên cân đối phối màu tiến hành lập
bảng mầu nguyên phụ liệu rồi chuyển cho kho vật tư chuẩn bị cho phân xưởng
cắt. Kho vật tư có nhiệm vụ giao đúng những gì trên bảng mầu của đơn hàng
theo định mức đã tính.
- Tổ cắt sẽ tiếp nhận và kiểm tra lại vật tư trước khi cắt bán thành phẩm.
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 43
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
- Khi trải vải lưu ý kiểm tra lại màu sắc, chủng loại, chất lượng và khổ vải. Nếu
phát hiện thấy sai khác phải báo ngay cho bên vật tư, hoặc đánh dấu lại, để kịp
thời giải quyết.
- Khi cắt, tổ trưởng kiểm tra lại bảng mầu, mẫu giác, phiếu bàn cắt do tổ kỹ
thuật đưa.
3. Quá trình sản xuất.
Tổ may tiếp nhận tài liệu sản xuất từ phòng kỹ thuật, xem lại mã hàng, định
mức vật tư, công nghệ dải chuyền và các tài liệu liên quan.
Tiếp nhận bán thành phẩm và kiểm tra bán thành phẩm kỹ vào phiếu giao
nhận với bên cắt.
Khi vào sản xuất phải kiểm tra lại thiết bị nhà xưởng, vệ sinh sạch sẽ gọn
gàng.
Mỗi đơn hàng sẽ có nhân viên hướng dẫn kỹ thuật may theo sản phẩm mẫu.
Hàng ngày tổ trưởng phải kiểm tra sản phẩm của công nhân để các công đoạn
luôn đạt chất lượng tránh hiện tượng tắc nghẽn trên chuyền. Đảm bảo tiến độ thi
công.
4. Kiểm tra sản phẩm hoàn tất.
Nhân viên KCS kiểm tra lại toàn bộ chi tiết trên sản phẩm dựa theo tài liệu
kỹ thuật và bảng mầu.
+ Kiểm tra đường may, mũi chỉ. Kiểm tra bên trong và bên ngoài sản phẩm.
+ Kiểm tra màu sắc, chi số, mật độ mũi may.
+ Kiểm tra nhãn, khuyết, cúc, bọ, vị trí, số lượng chủng loại cúc, nhãn cỡ, nhãn
sử dụng, nhãn tên sản phẩm…
Vệ sinh công nghiệp: Kiểm tra tất cả trong và ngoài, nếu thấy lỗi bẩn, lỗi vải,
vệ sinh chưa sạch thì phải báo ngay cho bên kỹ thuật để giải quyết.
Những sản phẩm đạt thì chuyển sang bên hoàn tất và đóng gói.
5. Là hoàn tất sản phẩm.
- Sản phẩm được là phẳng trước khi đóng gói.
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 44
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
- Là đúng kỹ thuật tránh làm cháy, bóng vải.
- Là từ chi tiết nhỏ đến chi tiết to.
6. Đóng thùng, đóng kiện.
Sau khi những đơn hàng đã đạt yêu cầu được chuyển đến bộ phận đóng gói.
- Bộ phận đóng gói tiếp nhận và kiểm tra lại sản phẩm, nếu không đạt ở bộ phận
nào sẽ trả lại bộ phận đó. Nếu đạt thì mang đi đóng gói.
+ Sắp xếp theo cỡ số để đóng gói. Sản phẩm sau khi đóng gói phải đạt yêu
cầu theo đúng tài liệu kỹ thuật đưa ra.
+ Đóng gói xong để gọn gàng nơi khô ráo để chuẩn bị xuất cho khách hàng.
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 45
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 46
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13
MỤC LỤC
Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 47

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệpTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tài liệu thiết kế dây chuyền may thiết kế và bố trí dây chuyền may
Tài liệu thiết kế dây chuyền may    thiết kế và bố trí dây chuyền mayTài liệu thiết kế dây chuyền may    thiết kế và bố trí dây chuyền may
Tài liệu thiết kế dây chuyền may thiết kế và bố trí dây chuyền mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN ngành may xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng áo jacket
đồ áN ngành may xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng áo jacketđồ áN ngành may xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng áo jacket
đồ áN ngành may xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng áo jacketTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thiết kế dây chuyền may bài 3 tính toán công nghệ
Thiết kế dây chuyền may   bài 3 tính toán công nghệThiết kế dây chuyền may   bài 3 tính toán công nghệ
Thiết kế dây chuyền may bài 3 tính toán công nghệTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...Báo cáo thực tập ngành công nghệ may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyềnTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắtđồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắtTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận báo cáo về cải tiến sản xuất tại công ty may
Tiểu luận báo cáo về cải tiến sản xuất tại công ty mayTiểu luận báo cáo về cải tiến sản xuất tại công ty may
Tiểu luận báo cáo về cải tiến sản xuất tại công ty mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...
Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...
Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...
Báo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...Báo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệu
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệuđồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệu
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệuTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN ngành may tổ chức điều hành phân xưởng may tại xí nghiệp may
đồ áN ngành may tổ chức điều hành phân xưởng may tại xí nghiệp mayđồ áN ngành may tổ chức điều hành phân xưởng may tại xí nghiệp may
đồ áN ngành may tổ chức điều hành phân xưởng may tại xí nghiệp mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN ngành may tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...
đồ áN ngành may   tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...đồ áN ngành may   tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...
đồ áN ngành may tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Was ist angesagt? (20)

Báo cáo thực tập ngành may tại cty đức giang 1
Báo cáo thực tập ngành may tại cty đức giang 1Báo cáo thực tập ngành may tại cty đức giang 1
Báo cáo thực tập ngành may tại cty đức giang 1
 
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
 
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...
 
Tài liệu thiết kế dây chuyền may thiết kế và bố trí dây chuyền may
Tài liệu thiết kế dây chuyền may    thiết kế và bố trí dây chuyền mayTài liệu thiết kế dây chuyền may    thiết kế và bố trí dây chuyền may
Tài liệu thiết kế dây chuyền may thiết kế và bố trí dây chuyền may
 
đồ áN ngành may xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng áo jacket
đồ áN ngành may xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng áo jacketđồ áN ngành may xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng áo jacket
đồ áN ngành may xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng áo jacket
 
Thiết kế dây chuyền may bài 3 tính toán công nghệ
Thiết kế dây chuyền may   bài 3 tính toán công nghệThiết kế dây chuyền may   bài 3 tính toán công nghệ
Thiết kế dây chuyền may bài 3 tính toán công nghệ
 
Điều Khiển Dây Chuyền May
Điều Khiển Dây Chuyền MayĐiều Khiển Dây Chuyền May
Điều Khiển Dây Chuyền May
 
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...Báo cáo thực tập ngành công nghệ may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
 
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
 
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắtđồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
 
Tiểu luận báo cáo về cải tiến sản xuất tại công ty may
Tiểu luận báo cáo về cải tiến sản xuất tại công ty mayTiểu luận báo cáo về cải tiến sản xuất tại công ty may
Tiểu luận báo cáo về cải tiến sản xuất tại công ty may
 
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
 
Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...
Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...
Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...
 
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...
Báo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...Báo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...
 
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệu
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệuđồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệu
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệu
 
đồ áN ngành may tổ chức điều hành phân xưởng may tại xí nghiệp may
đồ áN ngành may tổ chức điều hành phân xưởng may tại xí nghiệp mayđồ áN ngành may tổ chức điều hành phân xưởng may tại xí nghiệp may
đồ áN ngành may tổ chức điều hành phân xưởng may tại xí nghiệp may
 
đồ áN ngành may tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...
đồ áN ngành may   tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...đồ áN ngành may   tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...
đồ áN ngành may tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...
 
đồ áN jacket
đồ áN jacketđồ áN jacket
đồ áN jacket
 
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...
 

Ähnlich wie Tìm hiểu quá trình sản xuất may công nghiệp

Quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Dệt 19/5 – Thực trạng và giải pháp hoàn ...
Quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Dệt 19/5 – Thực trạng và giải pháp hoàn ...Quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Dệt 19/5 – Thực trạng và giải pháp hoàn ...
Quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Dệt 19/5 – Thực trạng và giải pháp hoàn ...luanvantrust
 
[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...
[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...
[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật
Giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp   đại học sư phạm kỹ thuậtGiáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp   đại học sư phạm kỹ thuật
Giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp đại học sư phạm kỹ thuậthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
[Kho tài liệu ngành may ] giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp
[Kho tài liệu ngành may ] giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp[Kho tài liệu ngành may ] giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp
[Kho tài liệu ngành may ] giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệpTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
4 giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp
4 giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp4 giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp
4 giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệpTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Ứng dụng Mar - Mix trong KD hàng may mặc XK của cty May 20
Luận văn: Ứng dụng Mar - Mix trong KD hàng may mặc XK của cty May 20Luận văn: Ứng dụng Mar - Mix trong KD hàng may mặc XK của cty May 20
Luận văn: Ứng dụng Mar - Mix trong KD hàng may mặc XK của cty May 20tailieumarketing
 
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của công ty 20
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất  khẩu của công ty 20ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất  khẩu của công ty 20
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của công ty 20Giang Coffee
 
Đề tài khóa luận năm 2024 Ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của cô...
Đề tài khóa luận năm 2024 Ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của cô...Đề tài khóa luận năm 2024 Ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của cô...
Đề tài khóa luận năm 2024 Ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của cô...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn về quản lý đơn hàng ngành may
Bài tập lớn về quản lý đơn hàng ngành mayBài tập lớn về quản lý đơn hàng ngành may
Bài tập lớn về quản lý đơn hàng ngành mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí tài liệu...
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí   tài liệu...[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí   tài liệu...
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí tài liệu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang MỹThị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang MỹDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiếnTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ
Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ
Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ luanvantrust
 
Thực trạng và giải pháp đổi mới công nghệ ngành dệt may hiện nay
Thực trạng và giải pháp đổi mới công nghệ ngành dệt may hiện nayThực trạng và giải pháp đổi mới công nghệ ngành dệt may hiện nay
Thực trạng và giải pháp đổi mới công nghệ ngành dệt may hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-p
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-pDoko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-p
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-pThanhxuan Pham
 
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.docsividocz
 
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường MỹThị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹluanvantrust
 

Ähnlich wie Tìm hiểu quá trình sản xuất may công nghiệp (20)

Quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Dệt 19/5 – Thực trạng và giải pháp hoàn ...
Quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Dệt 19/5 – Thực trạng và giải pháp hoàn ...Quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Dệt 19/5 – Thực trạng và giải pháp hoàn ...
Quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Dệt 19/5 – Thực trạng và giải pháp hoàn ...
 
[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...
[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...
[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...
 
MAR12.doc
MAR12.docMAR12.doc
MAR12.doc
 
Giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật
Giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp   đại học sư phạm kỹ thuậtGiáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp   đại học sư phạm kỹ thuật
Giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật
 
[Kho tài liệu ngành may ] giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp
[Kho tài liệu ngành may ] giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp[Kho tài liệu ngành may ] giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp
[Kho tài liệu ngành may ] giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp
 
4 giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp
4 giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp4 giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp
4 giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp
 
Giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp
Giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệpGiáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp
Giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp
 
Luận văn: Ứng dụng Mar - Mix trong KD hàng may mặc XK của cty May 20
Luận văn: Ứng dụng Mar - Mix trong KD hàng may mặc XK của cty May 20Luận văn: Ứng dụng Mar - Mix trong KD hàng may mặc XK của cty May 20
Luận văn: Ứng dụng Mar - Mix trong KD hàng may mặc XK của cty May 20
 
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của công ty 20
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất  khẩu của công ty 20ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất  khẩu của công ty 20
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của công ty 20
 
Đề tài khóa luận năm 2024 Ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của cô...
Đề tài khóa luận năm 2024 Ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của cô...Đề tài khóa luận năm 2024 Ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của cô...
Đề tài khóa luận năm 2024 Ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của cô...
 
Bài tập lớn về quản lý đơn hàng ngành may
Bài tập lớn về quản lý đơn hàng ngành mayBài tập lớn về quản lý đơn hàng ngành may
Bài tập lớn về quản lý đơn hàng ngành may
 
QT058.doc
QT058.docQT058.doc
QT058.doc
 
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí tài liệu...
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí   tài liệu...[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí   tài liệu...
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí tài liệu...
 
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang MỹThị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
 
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến
 
Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ
Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ
Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ
 
Thực trạng và giải pháp đổi mới công nghệ ngành dệt may hiện nay
Thực trạng và giải pháp đổi mới công nghệ ngành dệt may hiện nayThực trạng và giải pháp đổi mới công nghệ ngành dệt may hiện nay
Thực trạng và giải pháp đổi mới công nghệ ngành dệt may hiện nay
 
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-p
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-pDoko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-p
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-p
 
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.doc
 
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường MỹThị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
 

Mehr von https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Mehr von https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Kürzlich hochgeladen

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Kürzlich hochgeladen (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

Tìm hiểu quá trình sản xuất may công nghiệp

  • 1. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 LỜI MỞ ĐẦU Là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế quốc dân, ngành Công nghiệp Dệt – May hiện nay đang phát triển mạnh. Việt Nam có hơn 1000 Nhà máy Dệt – May, thu hút hơn 50 vạn lao động, chiếm gần 25% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp. Không những đáp ứng nhu cầu may mặc trong nước mà còn chiếm tỷ lệ lớn kim nghạch xuất khẩu của quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong sự ổn định và phát triển xã hội. Đặc biệt, trong thời kì phát triển hội nhập và xu hướng toàn cầu hoá như hiện nay thì ngành Dệt – May Việt Nam hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh. Chính sách mở cửa thị trường của nhà nước đã tạo cho hàng hoá ở nước ta phong phú đa dạng với nhiều chủng loại mặt hàng trong và ngoài nước. Qua đó cũng tạo điều kiện để các nghề trong nước cạnh tranh và học hỏi những kinh nghiệm của nhau. Nước ta là một nước đang phát triển, có nguồn công nhân trẻ, cần cù chịu khó, sáng tạo trong lao động nên cùng với sự quan tâm của nhà nước và các nhà đầu tư đã tạo cho ngành Dệt – May của nước ta phát triển một cách nhanh chóng. Chính sách mở cửa thị trường của nhà nước đã tạo cho hàng hoá ở nước ta phong phú và đa dạng nhiều chủng loại. Qua đó cũng tạo điều kiện cho ngành Dệt – May cọ sát, học hỏi kinh nghiệm với các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước. Hiện nay, đặc biệt là khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn học hỏi, cạnh tranh, vươn lên tìm chỗ đứng trên thị trường sản phẩm may mặc với các doanh nghiệp nước ngoài. Thời trang ngày nay càng phong phú, đa dạng thì Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 1
  • 2. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 đòi hỏi những nhà tạo mẫu, thiết kế cũng như đội ngũ cán bộ công nhân của các Công ty phải có tay nghề cao mới đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như trên thế giới. Các mặt hàng Dệt – May của nước ta giữ được uy tín trên thị trường thế giới có vị trí quan trọng trong kim ngạch suất khẩu của nước ta trong những năm gần đây. Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt – May sang thị trường Mỹ năm 2007 đạt 4,47 tỷ USD, tăng 46,65% so với năm 2006 cao hơn nhiều so với những năm trước. Năm 2008 đạt mục tiêu 9,5 tỷ tăng 21,8 % so với năm 2007. Sau khoảng thời gian học tập trên ghế nhà trường, là một sinh viên ngành may ngoài những kiến thức được học thì việc đi thực tập tại các công ty để củng cố nâng cao kỹ năng và có thể chuẩn bị tốt hành trang giúp sinh viên sau khi ra trường có thể tự tin tiếp cận với thực tế sản xuất là điều hết sức bổ ích, ý nghĩa và cần thiết. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần X20 em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân từ các cán bộ điều hành, các chú, các bác, các anh chị kỹ thuật viên trong Công ty. Được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn : T.s Nguyễn Thị Thuý Ngọc và T.s Nguyễn Thị Vân. Em xin chân thành cảm ơn Nhà trường và Quý Công ty đã tạo điều kiện, giúp đỡ em học tập cũng như hoàn thành đợt thực tập này. Do thời gian thực tập và nghiên cứu còn hạn chế, và sự hiểu biết nông cạn của em nên “Báo cáo thực tập tốt nghiệp” của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô giáo cũng như các cô chú, anh chị trong Công ty Cổ phần X20. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. Trong bản Báo cáo thực tập này em xin trình bày những vấn đề sau: Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 2
  • 3. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 1 : Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần X20. Và hệ thống tổ chức quản lý kinh doanh của Xí nghiệp may 3. 2: Tìm hiểu quá trình sản xuất may công nghiệp tại xí nghiệp. 3: Tìm hiểu và thực hành nhiệm vụ kỹ thuật tại xí nghiệp. Hà Nội, Ngày 01 tháng 04 năm 2010 Sinh Viên Đinh Thị Chinh Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 3
  • 4. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 PHẦN THỨ NHẤT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN X20 TÌM HIỂU HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP MAY 3 I. Giới thiệu về công ty cổ phần X20: Tên công ty: Công ty cổ phần X20 gọi tắt là công ty 20 Tên quốc tế: GARMENT – COMPANY No20 Trực thuộc bộ quốc phòng Địa chỉ: 35 Phan Đình Giót – Phương Liệt – Thanh Xuân - HN Giám đốc: Đại tá Chu Đình Quý Các mặt hàng chủ yếu là các sản phẩm phục vụ trong quân đội trong nước, ngoài ra còn sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu như quần đua, áo trượt tuyết... 1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty Cổ phần X20. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, nước ta bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của độc lập, tự do, dân chủ nhân dân. Ngay sau khi cách mạng thành công, nước ta đứng trước những thử thách nặng nề, khó khăn chồng chất khó khăn. Ngoài những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu như chống “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”, công việc đảm bảo ăn, mặc cho Quân đội cũng rất cần cấp. Đảng, chính phủ đã dựa vào dân, động viên nhân dân ủng hộ vật chất đảm bảo cung cấp cho bộ đội. Trong điều kiện miền Bắc có hoà bình, quân đội thực hiện chính quy hoá, hiện đại hoá, nhu cầu về trang phục đòi hỏi phải có bước phát triển mới của ngành quân trang. Trước năm 1957, việc may đo quân phục cho cán bộ trung – cao cấp quân đội do thợ lành nghề may theo hợp đồng của Phòng Sản Xuất trang Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 4
  • 5. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 dụng và Cục Quân nhu. Do trình độ tay nghề và nhiều yếu tố khách quan khác, trang phúc may sẵn theo phương thức này vừa không đảm bảo chất lượng, vừa thiếu thống nhất, cán bộ thường bị động, lúng túng. Để khắc phục tình trạng đó, từ năm 1956, lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục Hậu cần, Cục Quân nhu đã có dự định tổ chức một cơ sở may cho cán bộ do nghành quân nhu trực tiếp quản lý. Các đồng chí Nguyễn Thanh Bình – phó chủ nhiệm Tổng cục, đồng chí Lê Xy – trưởng phòng sản xuất trang dụng, đồng chí Nguyễn Văn Đễ - phó phòng và một số cán bộ chuyên môn đã nghiên cứu chuẩn bị tổ chức xưởng may này. Các đồng chí Trần Tử Đãi, Nguyễn Xuân Mậu, Nguyễn Ngọc Khuê… được giao nhiêm vụ chuẩn bị thành lập xưởng. Vào ngày 18/ 2/ 1957, tại phòng làm việc cũ của chủ nhà máy da Thụy Khuê thuộc quận Ba Đình – Hà Nội, “Xưởng may đo hàng kỹ”, gọi tắt là X.20 được thành lập. Xưởng có nhiệm vụ may đo quân trang, phục vụ cán bộ trung – cao cấp các cơ quan thuộc Bộ Quốc Phòng – Tổng tư lệnh và các quân – binh chủng đóng quân trên địa bàn Hà Nội. Xưởng còn có nhiệm vụ tham gia nghiên cứu chế thử và sản xuất thử nghiệm các kiểu quân trang, quân phục cho quân đội. Chính vì nhiệm vụ và yêu cầu đảm bảo kỹ thuật như trên mà xưởng có tên là “Xưởng may đo hàng kỹ”. Biên chế ban đầu X.20 có trên 30 cán bộ, công nhân, đa số là mới tuyển theo chế độ hợp đồng, trong đó có 4 đảng viên. Xưởng X.20 được đặt ngay tại ngôi nhà hai tầng của tên chủ nhà máy da Thụy Khuê, cùng nơi X.40 đang sản xuất. Thời kỳ đầu, X.20 chú trọng đi sâu vào chất lượng, bảo đảm kỹ thuật sản phẩm, củng cố tay nghề công nhân. Để đảm bảo thu nhập cho công nhân, hình thức trả lương theo phương pháp khoán sản phẩm đơn chiếc. Năm 1957, năm đầu tiên sản xuất của X.20, với 36 cán bộ, công nhân trực tiếp sản xuất, với cơ sở vật chất còn nghèo nàn, X.20 đã hoàn thành tổng sản Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 5
  • 6. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 lượng quy ra bộ tiêu chuẩn là 16.520 bộ, năng suất của một công nhân là 1.091.25 đồng. Đã làm tiền đề cho sự phát triển sau này. Ngày 20/ 6/ 1958, Chính phủ ra nghị định quy định quân hiệu và lễ phục Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 25/ 7/ 1958, X.20 được giao nhiệm vụ cử 8 cán bộ, công nhân làm nòng cốt xây dựng xưởng may quân hàm tại ấp Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, phục vụ cho lễ duyệt binh ngày Quốc Khánh 2/ 9 và lễ phong quân hàm cho toàn quân. Ngày 28/ 9/ 1958, X.20 đã được chuyển sang vị trí mới. Cho đến năm 1959, X.20 vẫn chưa có chi bộ riêng. Từ khi đến vị trí mới, X.20 thực sự trở thành một đơn vị độc lập. Cuối năm 1959, tổ chức cơ sở Đảng Và tổ chức quần chúng của X.20 đã hình thành, bắt đầu hoạt động độc lập. X.20 có bước củng cố về tổ chức, tạo ra tiền đề căn bản để sẵn sàng bước vào thời kỳ mới. Và cũng tại X.20 chiếc võng Trường Sơn, mái tăng Trường Sơn đã ra đời. Và ngay sau đó chiếc mũ tai bèo cũng ra đời. Tháng 1/ 1961, X.20 phát động phong trào thi đua “Ba nhất”. Qua 4 đợt thao diễn kỹ thuật đã tăng năng suất từ 116% lên 210% ; 100% quân số tham gia thao diễn, đạt 98,14% và vượt định mức. Tháng 8/ 1961, hội nghị công nhân viên chức X.20 được triệu tập. Cuối năm 1961, Tổng cục hậu cần cho phép chuyển vào biên chế chính thức số công nhân làm hợp đồng từ ngày thành lập xưởng. Trải qua 5 năm vừa xây dựng vừa sản xuất, X.20 từng bước phát triển cả về nhiệm vụ, tổ chức và trang bị kỹ thuật. Tháng 12/ 1962, tổng cục hậu cần chính thức ban hành nhiệm vụ cho X.20 theo quy chế của xí nghiệp quốc phòng. Ngày 17/ 10/ 1962, X.20 ban hành nội quy và chế độ làm việc cho cán bộ, công nhân. Năm 1962, X.20 được giao nhiệm vụ may trang phục cho đoàn đại biểu Chính phủ ta đi dự hội nghị Giơ-ne- vơ về Lào. Đầu năm 1963, đại hội chi bộ lần 6 của X.20 được triệu tập, xác định đây là năm bản lề, then chốt trong quá trình phát triển của xí nghiệp, phải nhanh chóng hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất hàng loạt. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 6
  • 7. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 Ngày 5/ 8/ 1964, ngày mở đầu đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Ngày 30/ 8 /1964, lệnh di chuyển xí nghiệp được chính thức ban hành. Đêm đó toàn bộ công nhân, gia đình và thiết bị sản xuất đã đến nơi sơ tán an toàn. Sau khi ổn định nơi sơ tán, xí nghiệp X.20 lại bắt tay vào sản xuất. Từ “Xưởng may đo hàng kỹ” đến “Xí nghiệp may 20” X.20 đã trải qua 7 năm trên chặng đường xây dựng và trưởng thành. Tháng 6/ 1965, Xí nghiệp 20 nhận nhiêm vụ may thử bộ quần áo ngủ phủ ngoài bộ kháng áp cho các chiến sĩ lái máy bay, Tổng cục hậu cần đã giao cho cục Quân nhu và Xí nghiệp may 20 nghiên cứu chế thử bộ áo giáp chống bom bi. Đầu năm 1966, đại hội chi bộ lần thứ 8 tổng kết công tác lãnh đạo. Tháng 5, Xí nghiệp mở một lớp bồi dưỡng thợ có tay ngề từ bậc 4 trở lên. Tháng 6, xí nghiệp đưa nội dung “7 quản” vào hoạt động của các tổ sản xuất. Năm 1967, chiến tranh lan rộng, nhưng tại nơi sơ tán, Xí nghiệp may 20 tiếp tục đấy mạnh phong trào sản xuất, bảo đảm bí mật, an toàn. Sau tết Mậu Thân 1968, từ tháng 2 xí nghiệp thực hiện kế hoạch sản xuất hàng loạt quần áo lặn, áo phao, áo giáp chống bom bi. Tháng 7, Tổng cục hậu cần giúp đào tạo thợ may chuẩn bị xây dựng xưởng may 20B. Sau 6 tháng, chương trình đào tạo đã hoàn thành. Xưởng may 20B ra đời. X.20B trở thành “Xí nghiệp vệ tinh” đầu tiên của xí nghiệp may 20 và ngành may quân đội. Tháng 8/ 1969, xí nghiệp mở một lớp cắt may quân phục cho bạn Lào gồm 11 đồng chí. Một lần nữa, xí nghiệp may 20 lại góp phần nhỏ bé hoàn thành nghĩa vụ quốc tế của ngành hậu cần trong quân đội. Cuối tháng 5/ 1970, toàn bộ xí nghiệp chuyển từ nơi sơ tán về Hà Nội. Tháng 6/ 1970, xí nghiệp tiếp tục xây dựng khu nhà máy mới. Năm 1971, Đế quốc mỹ ném bom trở lại miền Bắc nước ta. Mới sau 2 năm từ nơi sơ tán trở về xí nghiệp một lần nữa nhận được lệnh di chuyển ra khỏi trung tâm Hà Nội. Ở nơi sơ tán, máy bay Mỹ đánh bom nhưng do phòng tránh tốt nên chỉ có 1 công nhân bị thương máy móc thiết bị vẫn an toàn. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 7
  • 8. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 Kết thúc thắng lợi một năm hoàn thành vượt mức kế hoạch, xí nghiệp vinh dự được nhận lẵng hoa của chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng nhì. Từ 1969 – 1972 là 4 năm xí nghiệp may 20 phát triển nhanh về mọi mặt. Tháng 5/ 1973, Tổng cục Hậu cần và Cục Quân nhu lệnh cho xí nghiệp chuyển về Hà Nội. Tháng 5/ 1974, Ban Giám Đốc quyết định sáp nhập phân xưởng 3 và 5 thành phân xưởng 35 Mười năm trong kháng chiến chống Mỹ, mười năm xí nghiệp trưởng thành và phát triển cả về tổ chức, đội ngũ cán bộ, công nhân, cơ sở vật chất kỹ thuật và nền nếp quản lý. Kết thúc năm 1975, xí nghiệp may 20 đạt giá trị sản lượng 812.874 bộ tiêu chuẩn, cao nhất kể từ ngày thành lập. Ngày 29/ 4/ 1976, Đại hội đại biểu lần 6 được triệu tập. Đây là hội nghị có ý nghĩa quan trọng trong bước đi ban đầu, chuẩn bị bước vào tuổi 20. Ngày 18/ 2/ 1977, Xí nghiệp may tròn 20 tuổi. Toàn bộ xí nghiệp tổ chức ăn mừng, nhân ngày được nhận Huân Chương hạng nhì. Từ năm 1975 -1979, đó là thời kỳ chuyển mình sau chiến tranh của xí nghiệp. Năm 1989, X.20 được đánh dấu một sự kiện vô cùng to lớn. Xí nghiệp may 20 được Hội Đồng Nhà Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên dương danh hiệu cao quý: “Đơn vị anh hùng lao động”. Ngày 12/ 2/ 1992, Bộ Quốc phòng ra quyết định chuyển Xí nghiệp may 20 thành Công ty may 20. Đến cuối năm 1993 về cơ bản công tác tổ chức của Công ty may 20 đã hoàn thành. Tuy vậy nhiều thử thách to lớn đối với Công ty may 20 vẫn còn ở phía trước. Doanh thu của năm 1993 đạt 36,3 tỷ đồng, tăng hơn năm trước gần 4 lần. Lương bình quân của công nhân đạt 370.000 đồng/ tháng. Năm 1993 cũng đánh dấu bước đầu thực hiện quản lý theo mô hình mới của Công ty may 20. Năm 1994, Công ty tiếp tục đổi mới trang thiết bị nên năng suất của năm 1994 rất đáng nể, với tổng doanh thu đạt 64.082.951.382 đồng, đạt 101,14% kế Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 8
  • 9. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 hoạch đề ra, thu nhập đầu người là 537.000 đồng/ tháng. Những tiền đề đó đã giúp Công ty may 20 tiến thêm một bước trên con đường xây dựng và phát triển. Để đáp ứng nhu cầu của quân đội, Ban giám đốc đã đầu tư vào Xí nghiệp Dệt kim. Từ khi đi vào sản xuất, mỗi năm xí nghiệp Dệt kim đã thực hiện 1,5 triệu sản phẩm mỗi loại. Chất lượng ngày càng được nâng cao. Với hiệu quả kinh tế rõ rệt năm 1996 Công ty đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất. Ngày 17/ 3/ 1998, Trung tướng Trương Khánh Châu – thứ trưởng Bộ Quốc phòng, được uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ký Quyết định số 319/1998/QĐ-QP về việc đổi tên và bổ sung ngành nghề cho Công ty may 20. Đổi tên thành Công ty 20, cùng với việc đổi tên Công ty cũng tiến hành ổn định lại tổ chức, bổ sung nhân lực để nhanh chóng đi vào sản xuất. Đến cuối năm 1999 cơ bản Công ty 20 đã có những bước đi đột phá. Là dấu ấn quan trọng trong lịch sử xậy dựng và phát triển của Công ty. Với sự lớn mạnh, trưởng thành của các tổ chức quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Công ty 20 thực sự đã chuẩn bị tốt cho cuộc hành trình bước vào thế kỷ XXI Từ một Xí nghiệp nhỏ bé, lạc hậu, sau 50 năm xây dựng và phát triển Công ty 20 đã trở thành doanh nghiệp nhà nước lớn của Bộ Quốc phòng và của ngành dệt may Việt Nam. Công ty 20 đã có nhiều hình thức liên doanh, liên kết sản xuất với bạn bè trên thế giới như Liên Xô (cũ), các nước Đông Âu, Mỹ, Canada, Đức, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha…và có vị thế quan trọng trên thị trường trong và ngoài nước. Ngày 1/ 1/ 2009, Công ty 20 chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần X20. Hơn 50 năm xây dựng và phát triển từ Xí nghiệp X.20 giờ thành Công ty Cổ phần X20 là cả một quá trình phát triển không ngừng vươn lên phù hợp với tiến trình lịch sử của đất nước, của quân đội ta nói chung và của Ngành Hậu Cần, Ngành Quân trang quân đội ta nói riêng. Đó là quá trình phát triển từ thủ công Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 9
  • 10. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 đến bán cơ khí, rồi cơ khí toàn bộ. Từ đơn ngành đến đa ngành, từ quản lý theo chế độ bao cấp đến hạch toán từng phần rồi toàn phần, tiến tới hoà nhập với thị trường trong nước, khu vực và trên toàn thế giới. 2. Cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty cổ phần X20. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang Chủ tịch hội đồng quản trị Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Tổng giám đốc điều hành Ban kiểm soát Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Phòng kỹ thuật công nghệ Văn phòng 10 Phòng kế hoạch sản xuất Phòng tài chính kế toán XN may đo quân đội XN nay 3 XN dệt kim XN may Bình Minh XN dệt Nam Định XN may 20B XN may 20C XN thương mại Chi nhánh phía Nam CT CP 199 Trung tâm đào tạo Trường mầm non
  • 11. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 II. Hệ thống tổ chức quản lý, kinh doanh của xí nghiệp may 3 1. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban của Xí nghiệp may 3. a. Giám đốc: Là người điều hành mọi hoạt động của xí nghiệp, là người tiếp nhận đơn hàng của khách hàng và quyết định có sản xuất hay không để giao tiếp cho các phòng ban. b. Phó giám đốc: Là người hỗ trợ giám đốc đôn đốc công việc. c. Phòng kế hoạch tổng hợp: Là phòng có nhiệm vụ triển khai kế hoạch mà giám đốc đề ra. Tổ chức lao động sản xuất, tiền lương và quyết toán vật tư….Nghiên cứu lập bảng mầu rồi đưa cho bên nguyên phụ liệu và kỹ thuật. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang Giám đốc Phó giám đốcPhòng kế hoạch tổng hợp Phòng kỹ thuật Phòng cắt Phân xưởng may I Phân xưởng may II Phân xưởng may III Mô hình tổ chức Xí nghiệp may 3 11 Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Tổ 4 Tổ 5 Tổ 6 Tổ 7 Tổ 8 Tổ 9 Tổ 10 Tổ 11 Tổ 12
  • 12. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 d. Phòng kỹ thuật: Tiếp nhận tài liệu kỹ thuật từ phòng kế hoạch để nghiên cứu thiết kế, nhảy mẫu, giác mẫu, tính định mức nguyên phụ liệu. e. Phòng cắt: Nhận tài liệu từ bên kế hoạch và kỹ thuật để nhận vật tư của kho nguyên phụ liệu tiến hành cắt bán thành phẩm chuẩn bị cho may. g. Phòng may: Nhận tài liệu kỹ thuật, nhận bán thành phẩm và tiến hành may ráp bán thành phẩm. 2. Nội quy của Xí nghiệp may 3. + Đi làm đúng giờ. + Không mang quà bánh. + Không hút thuốc trong phòng làm việc. + Không mang các chất dễ gây cháy nổ. + Khi nghỉ trưa không nói chuyện to gây ảnh hưởng tới những người xung quanh. a. Nội quy phòng nguyên phụ liệu: + Không hút thuốc tránh làm hư hỏng nguyên phụ liệu. + Khi ra ngoài tắt các thiết bị điện. b. Nội quy phòng cắt: + Không hút thuốc tránh làm hư hỏng nguyên phụ liệu. + Vận hành máy móc đúng quy định. Thường xuyên lau chùi bảo dưỡng máy móc. c. Nội quy phòng may: + Không mang quà bánh vào tránh làm dây ra sản phẩm. + Thường xuyên lau dọn. + Ai không có nhiệm vụ không được vận hành máy vì lý do cá nhân. + Công nhân không được tự động điều chỉnh máy. + Khi ra ngoài phải tắt máy tránh lãng phí nguồn điện. + Khi hết giờ tắt và lau dọn lại máy. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 12
  • 13. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 d. Nội quy phòng hoàn tất: + Không mang dép vào khu hoàn tất tránh gây bẩn sản phẩm. + Không hút thuốc tránh làm hư hỏng sản phẩm. + Thường xuyên lau dọn tránh bụi bẩn sản phẩm. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 13
  • 14. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 PHẦN THỨ HAI TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP TẠI XÍ NGHIỆP MAY 3 – CÔNG TY CỔ PHẦN X20 I. Công tác chuẩn bị nguyên phụ liệu: Công tác cung cấp nguyên phụ liệu của Công ty X20 cho Xí nghiệp May 3 khá thuận lợi, vì hầu hết nguyên phụ liệu do khách hàng mang tới. 1. Phương pháp, thủ tục giao nhận vật tư: Mục đích: Quy trách nhiệm, nguyên tắc để thực hiện việc xuất nhập, lưu trữ, kiểm kê và bảo quản trong kho của Công ty. Phạm vi ứng dụng: + Kho phụ liệu + Kho vải( kho nguyên liệu) + Kho thành phẩm 2.Nhập, Xuất và Lưu kho. 2.1. Kho phụ liệu. a. Chức năng, nhiệm vụ: Là kho để các nguyên phụ liệu của quá trình sản xuất như: Nhãn mác, cúc, chỉ, khoá, mex … b. Nhập kho: Thủ kho căn cứ vào những yêu cầu sau để nhận vật tư, nguyên phụ liệu. + Kế hoạch cho các mã hàng. + Nhu cầu vật tư. + Hướng dẫn phị liệu.(nếu có). + Bảng theo dõi nhận phụ liệu. Thủ kho có trách nhiệm theo dõi và giao nhiệm vụ cho bộ phận kiểm kê, đếm từng chủng loại phụ liệu và lập bảng tổng hợp kiểm kê. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 14
  • 15. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 - Nếu lô nguyên liệu không đạt chất lượng theo chỉ tiêu thì phải báo cáo cho Phó giám đốc phụ trách để xử lý kịp thời. c. Xuất kho. Xuất phụ liệu cho các chuyền may. - Căn cứ vào mức cấp phụ liệu của mã hàng do cán bộ kế hoạch phụ liệu cung cấp. - Căn cứ vào hạn mức, mà có kế hoạch phân cho các tổ may. - Thống kê sau đó lập bảng cấp phụ liệu cho phù hợp. - Khi cấp phát yêu cầu tổ nhận phụ liệu phải ký nhận vào sổ giao nhận vật tư. d. Kiểm soát lưu kho. Các phụ liệu còn tồn lại của các mã hàng phải xếp trên các kệ, thùng có đánh dấu để tiện theo dõi và bảo quản. Bảng kê khai các phụ liệu phải rõ ràng dễ hiểu. Thủ kho phải thường xuyên kiểm tra kho vật tư để cung cấp cho cán bộ kế hoạch để có thiếu còn kịp thời bổ xung. 2.2. Kho vải ( kho nguyên liệu). a. Chức năng, nhiệm vụ: Là kho chứa vải để phục vụ cho sản xuất, kho có nhiệm vụ cung cấp và bảo quản vật liệu cho tổ cắt. b. Nhập kho: Khi có mã hàng do khách hàng mang tới, thủ kho sẽ đi nhận nguyên liệu do khách hàng cung cấp. Còn khi có mã hàng do Công ty cung cấp thì thủ kho sẽ đi nhận nguyên liệu từ kho của Công ty cung cấp theo phiếu nhập kho Công ty cung cấp. Giao vật liệu cho bộ phận kiểm tra, để kiểm tra từng chủng loại và viết bảng kiểm tra vật tư. Các vật liệu đạt sẽ đem vào sản xuất còn chưa đạt thông báo lại cho Giám đốc, hoặc cho bên cung cấp vật tư để xem xét lại. Thủ kho nhận hàng trên cơ sở: + Căn cứ vào kế hoạch nhập nguyên vật liệu. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 15
  • 16. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 + Căn cứ vào thông báo sản xuất. * Khi nhập kho phải tuân thủ các nguyên tắc: + Phải có phiếu xác nhận của KCS Công ty. + Trên mỗi cây vải phải có tem ghi đầy đủ các thông số kỹ thuật yêu cầu. + Cân xác suất và kiểm tra chất lượng một vài cây vải. * Các công đoạn kiểm tra bao gồm: + Kiểm tra xem trong lô vải có bao nhiêu cuộn đạt loại A, B, C hoặc loại khác. + Kiểm tra khổ vải. + Kiểm tra loại vải. + Kiểm tra màu vải. + Kiểm tra nhãn vật tư. + Kiểm tra xem có khớp với chứng từ không. c. Xuất kho: - Thủ kho xuất nguyên liệu cho tổ cắt đúng định mức và theo dõi chi tiết số lượng nguyên liệu xuất kho. - Trường hợp xuất kho ngoài định mức phải căn cứ vào sổ thông báo cấp bổ sung nguyên liệu đó. - Hàng ngày thủ kho phải tổng hợp nguyên liệu cấp cho tổ cắt và ghi vào bảng theo dõi xuất nhập nguyên liệu. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 16
  • 17. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 PHIẾU XUẤT KHO Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 17
  • 18. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 PHIẾU KIỂM TRA Lô :………. Số thứ tự cuộn:……Khổ vải:……. Trọng lượng thực tế:……. Trọng lượng/ cm2: ……..Xếp loại:…….. Kí hiệu màu:…….. Bảng màu:………Ngày kiểm tra:…….. Mã:………Người kiểm tra:……… BẢNG KÊ CHI TIẾT DÙNG ĐỂ KIỂM SOÁT TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP VẬT LIỆU VÀO KHO TT Ngày/ Tháng Ký hiệu mẫu Số lượng xuất kg Số lượng nhập(kg) 2.3. Kho thành phẩm: a. Nhập kho. Khi nhập sản phẩm về kho thủ kho cần chú ý: + Khi nhập vào kho cần đối chiếu kiểm tra tính hợp lệ của các loại chứng từ có liên quan. Đối chiếu với số lượng sản phẩm thực tế ghi trên phiếu sản xuất. + Nếu có sai sót thì ghi lỗi vào phiếu xuất nhập sản phẩm rồi báo lại với chuyền may. b. Xuất kho. + Xuất kho theo phiếu xuất nhập của phòng sản xuất đối với sản phẩm đó. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 18
  • 19. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 3. Kiểm tra phân loại cất trữ vật tư: 3.1. Kiểm tra, phân loại đối với phụ liệu. Mở từng kiện hàng để kiểm tra số lượng, màu sắc, chủng loại…của phụ liệu. Sau đó đối chiếu với hoá đơn hay list phụ liệu khách hàng gửi. Rồi ghi vào phiếu theo dõi nhập phụ liệu. Đối với những loại phụ liệu đóng túi, bỏ hộp thì kiểm tra xác suất một số túi hoặc hộp bằng cách lấy 4-5 túi để kiểm tra về số lượng, chất lượng. Tiến hành cân trọng lượng các bao gói để so sánh, kiểm tra số lượng phụ liệu ghi trên tem, nhãn hoặc đơn hàng. 3.2. Kiểm tra, phân loại đối với nguyên liệu. Chất lượng nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất khâu cắt, năng suất chuyền may và chất lượng sản phẩm vì vậy cần phải kiểm tra trước khi đưa vào sản xuất. Khi kiểm tra xem thông số trên cây vải rồi mở kiện hàng ra để kiểm tra. + Số lượng + Khổ vải + Chủng loại + Màu sắc + Trọng lượng +….. Kiểm tra xong đối chiếu với phiếu nhập kho nếu khớp đem vào sản xuất nếu không khớp thì phải báo ngay với bên cấp vật tư để điều chỉnh. a. Yêu cầu chất lượng đối với nguyên phụ liệu. + Độ co của vải: Độ co có ảnh hưởng rất lớn đối với kích thước thành phẩm sau này nên cần phải tiến hành kiểm tra trước khi đem vào sản xuất. + Màu vải: Sự khác nhau về màu vải cũng ảnh hưởng rất lớn nên phải so sánh kiểm tra đối với từng loại. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 19
  • 20. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 + Lỗi vải: Tuỳ thuộc lỗi do khâu dệt vải hay do vận chuyển mà ta có phương pháp sử lý. + Độ bám dính của dựng: Bằng cách ép thử mex trước để kiểm tra. + Độ đồng đều của cúc + Khoá kéo có bị kẹt hay không …. + Trên mỗi loại nguyên phụ liệu phải có nhãn ghi rõ đầy đủ các thông số của loại nguyên phụ liệu. b. Phương tiện vận chuyển, thiết bị kiểm tra. Phương tiện: xe đẩy tay Thiết bị kiểm tra: bàn cân, đếm tay… - Thiết bị bảo quản: kệ, giá để hàng, bao túi. II. Qúa trình cắt: Cắt là công đoạn có nhiệm vụ chuẩn bị, cung cấp bán thành phẩm cho công đoạn may. Do vậy năng suất và chất lượng công đoạn cắt có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc tiết kiệm nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm. Cắt bao gồm các công đoạn sau: + Trải vải. + Sao sơ đồ. + Cắt vải. + Đánh số đồng bộ. 1.Yêu cầu kỹ thuật công đoạn trải vải và cắt vải: Quá trình cắt vải ảnh hưởng rất lớn đến kích thước sản phẩm. Trải vải, cắt vải đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật rất cao và chặt chẽ. 1.1: Quá trình trải vải: Trải vải là bước đầu tiên của công đoạn cắt, nó giúp hình thành nên chất lượng sản phẩm. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 20
  • 21. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 1.1.1: Yêu cầu kỹ thuật công đoạn trải vải: a. Chuẩn bị bàn vải và trải vải: - Tổ cắt nhận bảng mầu và tài liệu kỹ thuật từ phòng kỹ thuật về sản phẩm. - Trước khi trải vải, xem thông tin trên cây vải bao gồm: Mã, loại vải, khổ vải, màu sắc,…Sau đó vải được tở ra và để cho vải có thời gian định hình lại hình dáng. Tuỳ từng loại vải mà có thời gian định hình khác nhau. - Làm sạch bàn trải vải( bàn cắt). b. Trải vải: Trải vải có nhiều phương pháp, phương pháp của Công ty cổ phần X20 dùng đa phần là phương pháp thủ công. Thiết bị sử dụng trong trải vải: + Máy tở vải. + Bàn trải vải. + Máy cắt đầu bàn. + Thước gạt vải. + Kẹp giữ vải. Có 3 công nhân trải vải trên một bàn trải: Một công nhân cắt đầu bàn, hai công nhân trải vải. Yêu cầu kỹ thuật khi trải vải: + Trải vải phải đảm bảo không bị bai, giãn. + Hai mép vải song song với mép bàn, tránh sô lệch. + Các lớp vải phải êm phẳng ( dùng thước gạt cho phẳng). + Nếu mặt vải có khuyết tật thì đánh dấu lại rồi báo cho tổ kỹ thuật phụ trách kiểm tra và giải quyết. + Trải vải phải đảm bảo số lá vải phải chính xác theo yêu cầu từng mã hàng. + Trải xong dùng kẹp kẹp lại tránh xô lệch khi cắt vải. + Đặt mẫu giác sơ đồ lên mặt lá vải đã được trải phẳng, dùng gậy xoa phấn cho lọt qua sơ đồ giác tạo nét vẽ cho quá trình cắt. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 21
  • 22. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 Quá trình áp mẫu giác sơ đồ cần lưu ý, trải phẳng, cân đối lên lớp vải trên cùng. 1.1.2: Cắt vải: Là công đoạn sử dụng các thiết bị để cắt các chi tiết của sản phẩm đã được xoa phấn in lên mặt trên của lá vải trên cùng của bàn vải. Thiết bị sử dụng trong quá trình cắt: + Máy cắt phá. + Máy cắt gọt. + Máy cắt vòng. + Kẹp giữ vải. - Cắt phá: Dùng máy cắt di động để cắt phá các chi tiết lớn của sản phẩm như thân quần, thân áo… - Cắt gọt: Đối với chi tiết nhỏ, khó cắt phá được và cần độ chính xác cao như túi, đáp túi… Nếu là những chi tiết có những đường cong lượn khó cắt phá được ta phải dùng đến máy cắt vòng. Yêu cầu kỹ thuật khi cắt vải: + Những chi tiết không đòi hỏi độ chính xác cao thì được cắt bằng máy cầm tay. + Mép cắt phải phẳng, đều, không bị răng cưa, rách. + So sánh lá đầu và lá cuối xem có trùng khít không, nếu có sai lệch phải sửa ngay. + Các đường cắt gấp khúc phải chính xác và sắc nét. + Những loại sản phẩm vải kẻ yêu cầu đối kẻ, có chu kỳ kẻ đều nhau, kỹ thuật phải xác định đường kẻ làm tâm áo. + Đối với những loại vải không đều về chu kỳ kẻ, thì cần phải đánh số đồng bộ trong quá trình xoa phấn. 2. Đánh số đồng bộ bán thành phẩm: + Đồng bộ các chi tiết: Tập hợp tất cả các chi tiết của cùng một cỡ vóc của cùng một sản phẩm, giúp việc giao nhận dễ dàng. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 22
  • 23. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 + Đánh số: Để kiểm tra số lớp vải trong tập vải, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bóc tập. Yêu cầu dùng bút chì hoặc phấn ghi vào mặt trái của chi tiết bán thành phẩm. Số viết rõ ràng dễ nhìn, viết sát vào mép đường cắt của chi tiết. + Sau khi đánh số xong thì bó từng loại, cỡ số riêng ra thành từng bó trước khi giao bán thành phẩm cho chuyền may. SƠ ĐỒ MẶT BẰNG PHÂN XƯỞNG CẮT Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang Bàn cắt phá Bàn cắt phá Bàn ép nhiệt Bàn cắt vòng Bàn Quản đốc Ra, vào Bàn đánh số và bó bán thành phẩm Bàn cắt dưỡng Bàn đánh sốvà bó bán thành phẩm Bàn cắt phá Bàn cắt gọt Bàn cắt vòng Bàn cắt dưỡng 23 Ra, vàoBình cứu hoả Bàn cắt phá Bàn cắt phá Bàn cắt phá Bàn cắt phá Bàn cắt phá Khu để mẫu giác sơ đồ và sản phẩm may mẫu.
  • 24. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 24
  • 25. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 III: Quá trình may: Quá trình may là khâu quan trọng trong suốt quá trình sản xuất. Nó chiếm nhiều thời gian nhất từ 70 – 80% khối lượng công việc và chịu sự phân phối và điều hành từ nhiều phía: các tổ trưởng, kỹ thuật dây chuyền, năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động…phụ thuộc vào cách quản lý và điều hành bố trí chuyền, điều phối lao động, thiết bị. 1. Quá trình tổ chức sản xuất trên chuyền may. Tổ trưởng nhận tài liệu kỹ thuật từ phòng kỹ thuật gồm: + Hướng dẫn kỹ thuật may. + Yêu cầu kỹ thuật của mẫu chuẩn. + Mẫu sang dấu. Tổ trưởng kiểm tra những tài liệu kỹ thuật, mẫu chuẩn, mẫu sang dấu và kiểm tra lại sự đồng bộ. Nếu không đồng bộ thì phải đưa lại cho phòng kỹ thuật để kiểm tra lại. a. Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyền may: - Khi nhận một mã hàng mới tổ trưởng phải đọc kỹ tài liệu kỹ thuật do phòng kỹ thuật cung cấp. - Lấy chứng từ bán thành phẩm từ xưởng cắt và nhận bán thành phẩm từ xưởng cắt. - Nghiên cứu mã hàng mới để chuẩn bị sản xuất, - Sao mẫu các chi tiết trong sản phẩm. - Xem xét sản phẩm mẫu, trên mẫu có những chi tiết gì, phù hợp với tay nghề kỹ thuật của công nhân nào trên tổ mình để phân công. - Tổ trưởng và kỹ thuật rải hàng trên chuyền, tổ trưởng có nhiệm vụ phân công công việc đến từng công nhân trên dây chuyền. - Tổ trưởng giám sát sản phẩm trên dây chuyền từ lúc đưa bán thành phẩm vào dây chuyền đến lúc sản phẩm ra khỏi chuyền may. - Đôn đốc kịp thời để sản phẩm hoàn thành kịp tiến độ. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 25
  • 26. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 - Tổ trưởng ký giao nhận sản phẩm với tổ hoàn thiện để kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Đối với những mã hàng yêu cầu giặt thì tổ trưởng tổ chuyền sẽ giao cho công nhân giặt rồi ký giao nhận với tổ hoàn thiện. + Quá trình ép mex các chi tiết cần ép mex trước khi may: Phải vệ sinh sạch sẽ máy ép và khu vực xung quanh, tránh gay đổi màu, bám bẩn trên sản phẩm. Bật máy tăng dần độ nóng theo yêu cầu. Các chi tiết ép mex phải đặt đúng canh sợi vải chính ở dưới mex ép ở trên. Phải kiểm tra liên tục các chi tiết nếu thấy sai khác thì phải dừng lại báo ngay cho tổ trưởng để giải quyết. Trước khi nghỉ 30 phút phải: Hạ lực nén, tra dầu, lau sạch lại máy và khu vực xung quanh rồi tắt máy. b. May sản phẩm: Công đoạn may: là công đoạn được tiến hành tuân thủ theo hướng dẫn kỹ thuật và yêu cầu kỹ thuật của từng mã hàng bao gồm các công việc sau: + Sang dấu. + Là. + May. + Thùa khuyết. + Đính cúc. + Ngoài ra còn có các yêu cầu khác như: thêu, dập, ôzê, và các yêu cầu theo tài liệu kỹ thuật của từng loại sản phẩm. 2. Công tác quản lý chất lượng may: Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm may phải được tuân thủ theo một thứ tự nhất định với các điểm kiểm tra cần thiết nhằm không bỏ sót lỗi nhưng vẫn đạt năng suất cao trong kiểm tra chất lượng sản phẩm. Cần phải xác định rõ quy Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 26
  • 27. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 trình kiểm tra cho từng loại mặt hàng và có điều chỉnh với từng mã hàng cho phù hợp. Trước khi tiến hành may công nhân phải kiểm tra thiết bị máy, bảo dưỡng máy nếu cần, thước đo… kiểm tra mật độ mũi may theo quy định của từng mã hàng, màu chỉ cho phù hợp với màu vải cho phù hợp với từng mã hàng. Trước khi hướng dẫn cho công nhân tổ trưởng cần đọc kỹ tài liệu kỹ thuật để giải đáp những thắc mắc của công nhân nếu công nhân có hỏi. Tổ trưởng hướng dẫn lại cho công nhân kỹ thuật may của từng mã hàng, trực tiếp may mẫu, những công đoạn phức tạp, kiểm tra những sản phẩm đầu tiên của công nhân để quyết định xem có đạt yêu cầu để làm tiếp hay không. Tổ trưởng thường xuyên đi kiểm tra các công đoạn của công nhân may, để phát hiện, điều chỉnh các lỗi kịp thời. Đảm bảo chất lượng trên chuyền luôn được ổn định. Luôn giám sát tiến độ sản xuất của công nhân để đảm bảo chất lượng cao. Tổ phó cũng phải thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm thay tổ trưởng nếu tổ trưởng không có mặt. Công nhân cũng phải có ý thức tự kiểm tra chất lượng sản phẩm của mình trước khi tổ trưởng và tổ phó kiểm tra lại. Công nhân nhặt chỉ, đầu xơ vải phải sạch sẽ và tiến hành kiểm tra chất lượng đường may. 3.Thiết bị sử dụng của quá trình sản xuất may công nghiệp tại xí nghiệp: CÁC THIẾT BỊ MÁY SỬ DỤNG TẠI XÍ NGHIỆP MAY 3 CÔNG TY CỔ PHẦN X20 S T T Tên thiết bị (Ký hiệu) Sốlượng (Chiếc) Nước sản xuất Năm sdụng Tình trạng Thiết bị Ghi chú 1 Máy juki 1kim DD 5530 + 5550 108 Nhật Bản 1995 Tốt Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 27
  • 28. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 2 Máy vắt sổ juki MO 2516 15 Nhật Bản 1998 Tốt 3 Máy vắt sổ juki MO 3616 11 Nhật Bản 1998 Tốt 4 Máy vắt sổ juki MO 3716 5 Nhật Bản 1998 Tốt 5 Máy đính bọ juki LK 1850 5 Nhật Bản 1999 Tốt 6 Máy thùa juki BH782 4 Nhật Bản 2000 Tốt 7 Máy thùa juki BH781 5 Nhật Bản 2000 Tốt 8 Máy đính cúc juki MB 372 + 373 5 Nhật Bản 1999 Tốt 9 Máy đính cúc juki MB 377 3 Nhật Bản 2001 Tốt 1 0 Máy Kan Sai DFB 1404P 5 Nhật Bản 1998 Tốt 1 1 Máy 2kim di động LH 3168 16 Nhật Bản 2000 Tốt 1 2 Máy 2kim cố định Juki LH 3128 12 Nhật Bản 1999 Tốt 1 3 Máy 2kim móc xích kép juki MH 380 15 Nhật Bản 1998 Tốt 1 4 Máy thùa khuyết đầu tròn MEB 2688 2 Nhật Bản 2001 Tốt 1 5 Máy 1kim dao xén juki DLM5200N 5 Nhật Bản 2000 Tốt 1 6 Máy cuốn ống juki MS 119oM 10 Nhật Bản 1995 Mỏ ổ mòn 1 7 Máy may đỉa juki MFB 2600 4 Nhật Bản 1996 Tốt 8 Máy vắt gấu CB641 2 Nhật Bản 2000 Tốt 1 Máy ép mex HP5350 1 Nhật Bản 2000 Tốt Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 28
  • 29. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 9 2 0 Máy cắt tay(máy cắt phá) 8 Nhật Bản 2002 Tốt 2 1 Máy cắt vòng 5030CM 3 Nhật Bản 2001 Tốt 2 2 Máy cắt đầu bàn 8 Việt Nam 1999 Tốt 23 Máy dò kim 1 Nhật Bản 2000 Tốt 24 Máy ép túi 1 Đài Loan 2000 Tốt 25 Máy dập cúc 3 Việt Nam 1996 Tốt 26 Máy dập cúc 3 Việt Nam 2000 Tốt 27 Bàn là nhiệt hơi 9 Nhật Bản 1995 Hỏng Sợi đốt bị cháy 28 Bàn là nhiệt hơi 6 Nhật Bản 2000 Tốt 29 Bàn là nhiệt 15 Việt Nam 1998 Hỏng 30 Bàn là nhiệt 10 Nhật Bản 2002 Tốt Tổng 300 Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 29
  • 30. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 4. Quá trình hoàn tất và thiết bị hoàn tất: Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong khâu hoàn tất là: Là ủi có phẳng không, có bị ố vàng không, quá trình giặt có đạt chất lượng không. a. Quá trình hoàn tất: Bao gồm tất cả các công đoạn, công việc nhằm làm cho sản phẩm sạch, đẹp hơn, phù hợp hơn với yêu cầu tiêu dùng. - Các sản phẩm sau khi may xong được thu hoá và kiểm tra chất lượng sau đó đem đi giặt đối với sản phẩm yêu cầu giặt. - Kiểm tra phát hiện các lỗi kịp thời để đem đi sửa - Tẩy các vết bẩn: các vết bẩn xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như do dầu máy, do vận chuyển vật liệu,… do vậy phải đem đi giặt tẩy. - Để tránh các vết bẩn gây ảnh hưởng đến sản phẩm cần phải vệ sinh công nghiệp sạch sẽ trước và sau khi may xong sản phẩm. - Các sản phẩm cần giặt phải để riêng các màu để tránh phai màu sang nhau. - Cắt hút chỉ. - Dò kim: Là quá trình kiểm tra các sản phẩm tránh sót kim gãy trong sản phẩm an toàn cho người sử dụng. 5. Quy trình bao gói: a. Chuẩn bị: +Trước khi là phải kiểm tra an toàn lao động đối với bàn là hơi theo quy định vận hành và sử dụng bàn là hơi. + Vệ sinh mặt bàn là, sản phẩm và bàn gấp sản phẩm. - Thực hiện: + Đặt sản phẩm lên mặt bàn. + cài cúc sản phẩm ( nếu có) và là toàn bộ từ mặt trước ra mặt sau, từ chi tiết nhỏ đến chi tiết to của sản phẩm. + Để sản phẩm khô không còn hơi ẩm thì mới được gấp. Khi gấp phải gấp đúnh kích thước yêu cầu kỹ thuật. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 30
  • 31. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 + Khi gấp xong cho các sản phẩm vào bao nilon tuỳ vào từng cỡ và tuỳ từng loại sản phẩm mà cho vào bao nilon cho phù hợp. + Sau khi đã được bao gói xong kiểm tra lại chất lượng, hình dáng, kích thước gấp, ngoại quan sản phẩm. Nếu đạt yêu cầu thì tiến hành đóng thùng. + Trong mỗi gói đều có gói chống ẩm, ngoài bao bì sản phẩm phải dán tem mã vạch của sản phẩm. b. Đóng thùng: - Công nhân đóng thùng ( đóng hòm) có nhiệm vụ đóng thùng theo đúng yêu cầu kỹ thuật đề ra. Khi đóng phải đảm bảo chất lượng, số lượng, kích thước mỗi đơn hàng yêu cầu. - Sản phẩm trong hòm ngay ngắn, không xô lệch. - Sau khi đóng thùng song phải để ngay ngắn, gọn gàng tránh méo, bẹp thùng. Thùng được để nơi khô ráo tránh mối mọt để xuất đi. THÔNG SỐ TRÊN THÙNG CACTON - Mặt chính: Ghi tên hàng, logo loại sản phẩm. - Mặt phụ: + Tên khách hàng……. + Mã hàng…….. + Màu sắc…….. + size………Số lượng……. + Số thùng…….. + Trọng lượng…….kg. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 31
  • 32. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 SƠ ĐỒ MẶT BẰNG HOÀN TẤT SẢN PHẨM SƠ ĐỒ MẶT BẰNG ĐÓNG GÓI Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang Bàn để thành phẩm Bàn để thành phẩm Bàn để thành phẩm Bàn để thành phẩm Bình Chữa Cháy. Bàn để sản phẩm đã là xong để đính thẻ bài Bàn vệ sinh sản phẩm Bàn là Bàn là Bàn là Bình chữa cháy. Nơi để Giày dép ra vào Ra vào Bàn thủ kho Bình chữa cháy. Bàn kiểm hàng và đóng bao nilon Khu để thành phẩm Khu gấp sản phẩm 32
  • 33. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 PHẦN THỨ BA TÌM HIỂU VÀ THỰC HÀNH NHIỆM VỤ KỸ THUẬT TẠI XÍ NGHIỆP MAY 3 – CÔNG TY CỔ PHẦN X20 I. Các giai đoạn công nghệ sản xuất. 1. Giai đoạn chuẩn bị kỹ thuật. Trước khi đưa vào sản xuất một mặt hàng mới ta phải tổ chức cho công nhân tiếp xúc với mặt hàng, tổ chức nghiên cứu tiêu chuẩn mặt hàng. Phổ biến cho công nhân yêu cầu kỹ thuật và gia công bán thành phẩm. Các tổ trưởng được phân công mã hàng mới phải nghiên cứu bản thiết kế day chuyền của phòng kỹ thuật đưa xuống đồng thời dựa vào tay nghề của công nhân, các thiết bị trong chuyền để có kế hoạch bổ sung và thay đổi công cụ, thiết bị cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. 2. Giai đoạn chuẩn bị bán thành phẩm cho may. Tổ trưởng nhận bán thành phẩm từ bên cắt phải kiểm tra lại trước khi đưa vào chuyền. Kiểm tra đầy đủ số lượng, chất lượng, bán thành phẩm. 3. Tổ chức sản xuất theo dây chuyền. Căn cứ vào lao động, trang thiết bị có trong chuyền, để bố trí, sắp xếp cho phù hợp với khả năng nghề nghiệp của mỗi công nhân. Đảm bảo dây chuyền sản xuất nhịp nhàng. II. Quy trình làm việc của công đoạn chuẩn bị kỹ thuật. Bước 1: Triển khai kế hoạch sản xuất. Khi có đơn hàng của khách hàng đặt hàng với Công ty. Phòng kế hoạch nhận mẫu từ khách hàng do Giám đốc đưa. Trưởng phòng kỹ thuật có nhiệm vụ đi xử lý các thông tin và bổ sung yêu cầu của khách hàng (nếu có). Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 33
  • 34. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 Nhân viên kỹ thuật phụ trách mã hàng nhận tài liệu về mã hàng từ trưởng phòng kỹ thuật, có trách nhiệm hoạch định, định mức nguyên phụ liệu cho phù hợp với mã hàng. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, trưởng phòng kỹ thuật phân phối tài liệu đến từng phân xưởng trong tổ sản xuất. - Định mức chỉ: Được tính bằng cách dựa vào các quy định về đường may cơ bản của một số thiết bị. Tính định mức chỉ ta phải đo trên toàn bộ mẫu với các chi số khác nhau. + May bằng máy 1 kim x 3(m). + May bằng máy 2 kim x 18(m). + Đường vắt sổ x 12 (m). Người tính định mức dựa vào số đo mẫu cỡ trung bình tính ra độ dài các đường may, tính chất đường may như đã quy định ở trên sau đó may thử sản phẩm, đo chỉ để tính định mức thực tế. Số định mức phụ liệu được tính dựa trên tài liệu kỹ thuật, chất liệu vải và tài liệu thiết kế. Cụ thể là phải dựa vào chiều dài sơ đồ, tỷ lệ cỡ vóc, màu sắc, từ đó tính được bình quân chưa có % tiêu hao. * Sau khi hoàn thành xong tài liệu kỹ thuật, nhân viên kỹ thuật phụ trách mã hàng có trách nhiệm đưa tài liệu kỹ thuật cho bên khách hàng xem trước để duyệt. * Trưởng phòng kế hoạch gửi mẫu định mức nguyên phụ liệu. * Trưởng phòng tổ chức sản xuất gửi bảng mầu, bảng thông báo tình hình tiếp nhận vật tư, đôn đốc khách hàng sớm để đủ điều kiện đưa mã hàng vào sản xuất sớm. Sau khi có đầy đủ tài liệu, tổ trưởng phòng kỹ thuật chuyển giao sang dấu, bản giác, mẫu dưỡng, dưỡng cắt, thống kê chi tiết, hướng dẫn bổ sung nguyên liệu rồi giao cho xưởng cắt. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 34
  • 35. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 * Sau khi nhận được xác nhận duyệt của khách hàng và báo cáo của trưởng phòng, tổ trưởng tổ sản xuất, phòng kỹ thuật và giám đốc xem xét lại và quyết định triển khai sản xuất. Bước 2: Thiết kế mẫu. Đối với nhân viên thiết kế mẫu, sau khi nhận được tài liệu kỹ thuật và sản phẩm mẫu từ trưởng phòng có trách nhiệm nghiên cứu công nghệ may các bộ phận của mẫu. Sau đó tiến hành thiết kế, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà thiết kế mẫu mỏng, mẫu đối, nhảy cỡ, sao sơ đồ sau đó chuyển sang bộ phận cắt. Mẫu mỏng là mẫu kỹ thuật được thiết kế từ mẫu cơ bản trong đó có tính đến lượng dư co vải và lượng dư đường may. Đối với sản phẩm yêu cầu thêu, in thì có thể do khách hàng cung cấp hoặc sẽ được xí nghiệp đem đi thêu ở bên ngoài. Bước 3: Chế thử. Nhân viên thiết kế chịu trách nhiệm toàn bộ mã hàng sẽ nhận mẫu giấy, mẫu gốc, tài liệu kỹ thuật hướng dẫn từ trưởng phòng kế hoạch, sau đó nhận nguyên phụ liệu để tiến hành may mẫu. Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu trước khi cắt nếu có điểm không phù hợp phải báo ngay cho trưởng phòng kỹ thuật để giải quyết. May hoàn chỉnh mẫu đối, đọc tài liệu kỹ thuật và bổ sung (nếu cần). In khớp mẫu gốc và thông báo những chi tiết không phù hợp cho bộ phận kỹ thuật. Phối hợp với khách hàng duyệt mẫu – tiếp nhận những ý kiến nhận xét, thay đổi, bổ sung của khách hàng và giao lại cho tổ kỹ thuật hoàn chỉnh mẫu, may thành phẩm chính xác theo mẫu giấy. Bước 4: Nhảy cỡ. Nhân viên thiết kế chịu trách nhiệm mã hàng sẽ thiết kế một cỡ cụ thể (thông thường là cỡ trung bình). Sau khi được sự phê duyệt của trưởng phòng thiết kế, nhân viên thiết kế có trách nhiệm nhảy mẫu ra các cỡ còn lại từ cỡ số trung bình. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 35
  • 36. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 Muốn làm được nhân viên thiết kế phải tìm hiểu vác dáng của những người tiêu dùng sẽ dùng sản phẩm đó của đất nước nào để gia giảm đường may, thiết kế cho phù hợp. VD: Nuớc Hàn Quốc + Cỡ: Cỡ số quần áo ghi theo các chữ cái XS, S, M, L, XL…chênh lệch giữa các cỡ là: Vn là (4 - 6cm); Cd là (1 - 1,5cm) + Vóc: Giữ nguyên chiều dài, ra thêm hoặc ngược lại. Bước 5: Giác mẫu. * Nhân viên kỹ thuật chịu trách nhiệm mã hàng kiểm tra độ chính xác của mẫu cứng. Sau đó lập tác nghiệp giác theo tiến độ yêu cầu của sản xuất. * Công việc được tiến hành như sau: + Nhân viên kỹ thuật giác sơ đồ nhận đề tài kỹ thuật, thống kê chi tiết kế hoạch sản xuất. + Các chi tiết trên sơ đồ phải đúng canh sợi cho phép. + Căn cứ vào kế hoạch giác để tính toán số sản phẩm trên một lớp vải cho phù hợp. + Sơ đồ sau khi giác xong phải được tổ trưởng phòng kỹ thuật kiểm tra lại, nếu thấy sai sót phải sửa bổ sung ngay. + Sau đó căn cứ vào sơ đồ ta có chiều dài bàn trải vải. * Dựa trên cơ sở đã giác sơ đồ. + Định mức vải được tính trên cơ sở mặt bằng của mẫu giác các cỡ, ta xác định chiều dài của các sơ đồ giác mẫu( đã trừ phần dư của hai đầu mẫu giác) dựa vào khổ vải thực tế của mã hàng ta có cách tính định mức vải. Số lá vải = Số lượng sản phẩm/ Số sản phẩm trên một lá vải. * Giao sơ đồ và bản thiết kế cho nhà cắt. Nếu đúng với yêu cầu khách hàng và đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật thì ta cho vào cắt. Nếu có sai sót thì phải sửa ngay. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 36
  • 37. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 Bước 6: Phân phối: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất nhân viên cân đối phối mầu, phân phồi bảng mầu. Định mức nguyên phụ liệu cho phân xưởng cắt cho các tổ may thuộc các phân xưởng. Nguyên phụ liệu được đưa sang tổ cắt, tổ trưởng tổ cắt có trách nhiệm nghiên cứu tài liệu của mã hàng để cắt cho phù hợp. Bán thành phẩm sau khi được đánh số đồng bộ được đưa từ xưởng cắt sang phân xưởng may. III. Quá trình may và hoàn thành sản phẩm. 1.Quá trình may. Phân xưởng may là nơi làm việc của nhiều công nhân nhất, với nhiều máy móc và trang thiết bị phục vụ sản xuất. Nó có vai trò quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình sản xuất. a. Chuẩn bị. - Tổ trưởng nhận kế hoạch từ nhà máy sau đó sẽ chuẩn bị các điều kiện như bàn là, gá, thước, máy may, và các thiết bị khác… - Tổ trưởng sẽ đi nhận phiếu công nghệ từ day chuyền nhà máy, các loại mẫu chấm dấu, đọc và kiểm tra theo phiếu công nghệ, nếu có thắc mắc thì hỏi tổ kỹ thuật còn không thì viết hướng may vào sổ hướng dẫn, để hướng dẫn các công đoạn. Sau đó tổ trưởng sẽ nghiên cứu bản thiết kế dây chuyền để cân đối lại với lượng lao động, thiết bị để có kế hoạch phân công hoặc bổ sung và thay đổi lại sao cho phù hợp với mã hàng. + Sao mẫu, chấm dấu từ mẫu nhận được ở tổ kỹ thuật. Trên mẫu phải ghi đầy đủ các thông tin mã, cỡ, màu, kích thước,… + Làm các mẫu dưỡng như: Mẫu túi, nẹp, cổ, đáp… + Tổ phó nhận kế hoạch từ tổ trưởng, kiểm tra sự đồng bộ nguyên phụ liệu, kiểm tra chất lượng và ký sổ trước khi đem vào sản xuất. Các yêu cầu kiểm tra phải chính xác nếu có sai lệch phải báo cáo lại để giải quyết. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 37
  • 38. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 b. Chuẩn bị cho may: - Khi cung cấp bán thành phẩm cho công nhân may. Không được ép mex những chi tiết chưa qua công đoạn kiểm tra phôi và ghi sai số quy định. - Công nhân là nhiệt có nhiệm vụ là đúng đúng yêu cầu công nghệ. Sử dụng đúng các loại dưỡng, là đúng nhiệt cho phép với từng loại vải theo yêu cầu công nghệ. Sau khi xong chuyển đến cho công nhân ở công đoạn tiếp theo. - Bố trí dây truyền may: Là tổ chức sản xuất theo trình tự các bước công việc đã được sắp xếp một cách hợp lý sao cho các bước công việc trước và sau khi hoàn thiện, có tác dụng hỗ trợ cho các công việc sau được nhanh hơn. Chất lượng cao hơn và đảm bảo tính độc lập. Trong quá trình sản xuất, mỗi công nhân trong dây chuyền được giao nhiệm vụ cụ thể, phải bám sát quy trình hoặc vạch ra quy trình hợp lý để tiến hành sản xuất. - Thông thường chuyền được bố trí theo dây chuyền nước chảy và vị trí của các máy kế tiếp sẽ được bố trí sát nhau để công việc được tiến hành trôi chảy. - Trước khi tiến hành may, công nhân may phải kiểm tra lại thiết bị máy móc, chuẩn bị kéo, dưỡng may, thước,… kiểm tra lại mật độ mũi may bằng cách may thử. Sau đó kiểm tra lại màu chỉ với màu vải xem đã ăn khớp với phiếu công nghệ chưa. Người công nhân may phải biết được những quy định về loại chỉ cho phép may sản phẩm gì, chất liệu gì. + Quy định độ rộng đường may. • Máy xén 1 kim: Xén mờ 3 – 4 mm. • Máy xén 2 kim: 5 – 6 mm. • Máy trần 2 kim: 1.8mm. • Máy trần 3 kim: 2.8mm. Trước khi may phải đọc kỹ phiếu hướng dẫn trên mỗi bó bán thành phẩm. Trong khi may phải kiểm tra ánh màu chỉ công đoạn này với công đoạn trước xem có sai hỏng gì không nếu có phải điều chỉnh lại ngay. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 38
  • 39. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 May xong mỗi bó phải lấy phiếu treo của nó ra và ghi vào mỗi công đoạn may( công đoạn mà mình vừa thực hiện) ghi tên vào đó rồi mới chuyển sang công đoạn tiếp theo. Đối với những công đoạn phức tạp cần phải kiểm tra thành phẩm đầu tiên của họ để quyết định xem có cho làm tiếp hay không. Tổ trưởng phải thường xuyên đi kiểm tra các công đoạn may của công nhân để kịp thời phát hiện lỗi và uốn nắn ngay đảm bảo chất lượng trên chuyền. Trong dây chuyền người công nhân cũng phải tự kiểm tra chất lượng đường may, phải sửa chữa ngay tránh ánh hưởng trên dải truyền. Trong khi may nếu vải bị loang màu phải chọn màu may cho phù hợp đúng chủng loại cùng số lá trên bàn cắt và phải hỏi ý kiến tổ trưởng nếu được thì mới được may nếu không đuợc thì đưa cho tổ kỹ thuật kiểm tra. Các sản phẩm phải cùng cỡ cùng chiều tuyết ( nếu có) nếu sảy ra sai hỏng báo ngay cho tổ kỹ thuật để giải quyết. Với những chi tiết khó, uốn lượn không may trực tiếp luôn được thì phải bấm dấu để may. Những sản phẩm đã đạt chất lượng phải được công nhân thu hoá gấp sơ bộ và tổ phó sẽ giao cho phòng hoàn thiện. 2. Quá trình hoàn thiện sản phẩm: a. Khu vực là và bao gói sản phẩm. Phòng là bao gồm 25 công nhân để là sản phẩm và vệ sinh sản phẩm trước khi chuyển sang bên đóng gói. - Quá trình là được tiến hành như sau: + Chuẩn bị: • Trước khi là phải kiểm tra an toàn lao động đối với bàn là hơi theo quy định vận hành sử dụng bàn là hơi của nhà máy. • Trước khi là phải đọc kỹ kiểu bó hàng và các tiêu chuẩn kỹ thuật được thông báo trên phiếu, kiểm tra kích thước dưỡng gấp so với thông báo kỹ thuật ghi vào giấy hoặc bìa lót lưng. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 39
  • 40. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 • Nhận dưỡng là: Dưỡng cổ, nẹp,… • Nhận phụ liệu như: Túi nilon, băng keo, ghim… + Thực hiện: • Trải và là mặt trái của sản phẩm. • Tắt quạt hút trong quá trình là. • Là phẳng các chi tiết, là từ chi tiết nhỏ đến chi tiết to. + Yêu cầu: • Đảm bảo hình dáng, kích thước sản phẩm, mặt vải không được bóng, không để các vết hằn lỳ lên bề mặt sản phẩm do hơi quá quá mạnh, nếu có sự sai lệch về kích thước phải có biện pháp là thu hoặc là bai cho đảm bảo kích thước, nếu có sự sai lệch quá lớn thì phải báo cho kỹ thuật chuyền của nhà máy để kịp thời có biện pháp xử lý. • Bật quạt hút gió sau khi là xong sản phẩm, để sản phẩm nằm trên mặt bàn một thời gian để không còn độ ẩm trên sản phẩm. • Gấp sản phẩm khi không còn hơi ẩm và đã hoàn toàn sạch, khô, gấp đúng kích thước, không để túi nilon nhàu nát. Sau khi gấp cho luôn vào bao nilon, không được để chồng quá 30 sản phẩm lên nhau đối với vải dày và 50 sản phẩm đối với vải mỏng. • Trước khi bỏ vào bao phải chú ý kiểm tra lại các phụ liệu của mã hàng như: Đai giấy, ghim cài, giấy chống ẩm, nhãn mác,… có đầy đủ hay không. • Kịp thời phát hiện các sản phẩm không đạt yêu cầu và trả lại cho bộ phận may như các vết ố, bẩn, dính dầu, các sai hỏng khác trên sản phẩm…Nếu đạt thì báo cáo lại chính sác lại số lượng hàng đã cho vào bao túi và xếp theo cỡ số. * Sau khi là bao gói xong sản phẩm sẽ được kiểm tra với nội dung sau. + Kiểm tra chất lượng là: Là cặp sườn, là nhãn, …kiểm tra vệ sinh công nghiệp. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 40
  • 41. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 + Kiểm tra hình dáng sản phẩm: Các chi tiết, hình dáng cổ…kiểm tra xong ghi vào phiếu kiểm tra sau khi là bao gói xong. + Trường hợp mã có những kích thước cần là khống chế thì phải đo100% sản phẩm. + Kiểm tra kích thước gấp, ngoại quan sản phẩm, quy cách sử dụng vật liệu. Nếu đạt thì chuyển đến KCS của nhà máy, nếu không đạt thì trả lại công đoạn gây lỗi sửa lại. c. KCS: Nhân viên KCS nhận tài liệu kỹ thuật, thống số bổ sung (nếu có) - Nghiên cứu tiêu chuẩn kỹ thuật trên quần, áo mẫu duyệt. - Kiểm tra các điểm đối xứng trên sản phẩm. - Kiểm tra các vị trí chi tiết trên sản phẩm. - Kiểm tra các đường may theo tiêu chuẩn công nghệ. - Kiểm tra xem có dùng đúng nguyên phụ liệu trên phiếu công nghệ không. - Kiểm tra tính đồng nhất của một sản phẩm sản xuất ở nhiều yếu tố - Kiểm tra tổng thể toàn bộ lại chi tiết. Vệ sinh công nghiệp sản phẩm. d. Kho thành phẩm. Là kho để chứa thành phẩm hoàn chỉnh của nhà máy từ bên là, gấp chuyển sang, có nhiệm vụ đóng thùng đóng kiện các sản phẩm và kiểm tra xem sản phẩm có lẫn phụ liệu khác vào không. Kho thành phẩm phải khô ráo sạch sẽ, thoáng khí tránh ẩm mốc… Thủ kho nhận kế hoạch đóng thùng các mã hàng từ kế hoạch của nhà máy và nhận quy cách đóng hòm từ phòng tổ chức sản xuất của nhà máy. Hướng dẫn quy cách đóng hòm và triển khai cho công nhân đóng hòm những mã sản phẩm đủ điều kiện đóng hòm, ghi sổ theo dõi sản phẩm. Kiểm tra việc thực hiện công việc của công nhân. Kiểm tra sổ sách, chứng từ. Phụ kho phụ trách thêm công việc phòng cháy chữa cháy. Công nhân viết chi tiết trên hòm. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 41
  • 42. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 • Căn cứ vào kế hoạch sản xuất viết các thông số kỹ thuật mã sản phẩm lên mặt hòm theo đúng quy cách kỹ thuật. • Cập nhật số lượng đóng hòm vào bảng chi tiết đóng hòm sản phẩm, chính xác rõ ràng. • Hòm đóng xong phải đúng theo tiêu chuẩn, không méo mó, đúng kích thước, vuông vức, ngay ngắn, không xô lệch. • Nhãn mác dán rõ ràng dễ nhìn thấy không bị bong tróc. • Nếu thùng hàng không đạt yêu cầu công nhân kiểm tra chất lượng sẽ báo để sửa chữa ngay. • Nếu đạt sẽ chuyển sang kho chứa thành phẩm của công ty chờ ngày chuyển cho khách. IV. Nội dung tài liệu kỹ thuật triển khai một mã hàng. Triển khai mã hàng DHALA (pt). Khi công ty nhận được thống báo về đơn hàng mà khách hàng mang tới. Giám đốc sẽ xem xét đơn hàng để quyết định nhận và giao cho phòng sản xuất. Nhân viên thiết kế sẽ nghiên cứu thông số trên tài liệu kỹ thuật và sản phẩm để thiết kế mẫu mỏng. Nghiên cứu công nghệ sản phẩm rồi viết phiếu công nghệ cắt may mẫu. Trong quá trình thiết kế phải tính luôn lượng gia giảm đường may. + Sau khi hoàn thành giao cho bên cắt tiến hành cắt may sản phẩm mẫu. Trong quá trình may mẫu sẽ rút ra được kinh nghiệm và có thể thay đổi phương án sane xuất cho phù hợp. Sau đó báo lại cho bên kỹ thuật. + Khi may mẫu xong, tổ kỹ thuật tiến hành kiểm tra lại hình dáng, kích thước, đường may, mũi chỉ xem có đúng theo yêu cầu của khách hàng hay không. Và ghi kết quả thu được lên phiếu công nghệ. + Sau khi phòng kế hoạch xem xét lại thấy đạt thì giao cho bên kỹ thuật để giác sơ đồ và lập phiếu công nghệ cắt, định mức vật tư cho sản phẩm sao cho phù Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 42
  • 43. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 hợp. Sau khi giác sơ đồ xong ta sẽ có kích thước bàn vải và hoàn chỉnh lại phiếu công nghệ. • Các tài liệu sẽ bao gồm: + Tài liệu hình dáng sản phẩm. + Sơ đồ giác. + Phiếu công nghệ cắt may. + … Khi đã hoàn thiện, tổ kỹ thuật sẽ chuyển tài liệu đến các phòng sản xuất, xưởng có liên quan. 1. Tiếp nhận đơn hàng, kiểm đếm và sắp xếp phân loại vật tư. - Căn cứ vào đơn hàng mà khách hàng giao cho Công ty sản xuất cùng vật tư(nguyên liệu) cho đơn hàng. Xí nghiệp tổ chức tiếp nhận vật tư theo list mà khách hàng mang tới. Thủ kho sẽ tiếp nhận và kiểm tra 100% nguyên liệu được tích vào list để tổng hợp số lượng từng loại vật tư của mã hàng. Sắp xếp vật tư theo từng lô, từng đơn hàng do tổ kế hoạch đưa. + Kiểm tra đầu cây vải, màu sắc, chủng loại, số lượng và nguyên phụ liệu đi kèm. Tiến hành đo khổ vải để chuẩn bị giác mẫu. + Phòng kế hoạch tổng hợp sẽ cân đối phối màu vật tư theo từng đơn hàng rồi thông báo cho kho nguyên phụ liệu những vướng mắc, sai hỏng về chủng loại vật tư. Tiếp nhận mẫu hiện vật, mẫu giấy, tài liệu kỹ thuật của khách hàng. Kiểm tra lại, tính định mức, viết công nghệ sản xuất rồi chuyển cho các bộ phận khác. 2. Chuẩn bị sản xuất. - Khi tiếp nhận kế hoạch từ Công ty, nhân viên cân đối phối màu tiến hành lập bảng mầu nguyên phụ liệu rồi chuyển cho kho vật tư chuẩn bị cho phân xưởng cắt. Kho vật tư có nhiệm vụ giao đúng những gì trên bảng mầu của đơn hàng theo định mức đã tính. - Tổ cắt sẽ tiếp nhận và kiểm tra lại vật tư trước khi cắt bán thành phẩm. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 43
  • 44. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 - Khi trải vải lưu ý kiểm tra lại màu sắc, chủng loại, chất lượng và khổ vải. Nếu phát hiện thấy sai khác phải báo ngay cho bên vật tư, hoặc đánh dấu lại, để kịp thời giải quyết. - Khi cắt, tổ trưởng kiểm tra lại bảng mầu, mẫu giác, phiếu bàn cắt do tổ kỹ thuật đưa. 3. Quá trình sản xuất. Tổ may tiếp nhận tài liệu sản xuất từ phòng kỹ thuật, xem lại mã hàng, định mức vật tư, công nghệ dải chuyền và các tài liệu liên quan. Tiếp nhận bán thành phẩm và kiểm tra bán thành phẩm kỹ vào phiếu giao nhận với bên cắt. Khi vào sản xuất phải kiểm tra lại thiết bị nhà xưởng, vệ sinh sạch sẽ gọn gàng. Mỗi đơn hàng sẽ có nhân viên hướng dẫn kỹ thuật may theo sản phẩm mẫu. Hàng ngày tổ trưởng phải kiểm tra sản phẩm của công nhân để các công đoạn luôn đạt chất lượng tránh hiện tượng tắc nghẽn trên chuyền. Đảm bảo tiến độ thi công. 4. Kiểm tra sản phẩm hoàn tất. Nhân viên KCS kiểm tra lại toàn bộ chi tiết trên sản phẩm dựa theo tài liệu kỹ thuật và bảng mầu. + Kiểm tra đường may, mũi chỉ. Kiểm tra bên trong và bên ngoài sản phẩm. + Kiểm tra màu sắc, chi số, mật độ mũi may. + Kiểm tra nhãn, khuyết, cúc, bọ, vị trí, số lượng chủng loại cúc, nhãn cỡ, nhãn sử dụng, nhãn tên sản phẩm… Vệ sinh công nghiệp: Kiểm tra tất cả trong và ngoài, nếu thấy lỗi bẩn, lỗi vải, vệ sinh chưa sạch thì phải báo ngay cho bên kỹ thuật để giải quyết. Những sản phẩm đạt thì chuyển sang bên hoàn tất và đóng gói. 5. Là hoàn tất sản phẩm. - Sản phẩm được là phẳng trước khi đóng gói. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 44
  • 45. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 - Là đúng kỹ thuật tránh làm cháy, bóng vải. - Là từ chi tiết nhỏ đến chi tiết to. 6. Đóng thùng, đóng kiện. Sau khi những đơn hàng đã đạt yêu cầu được chuyển đến bộ phận đóng gói. - Bộ phận đóng gói tiếp nhận và kiểm tra lại sản phẩm, nếu không đạt ở bộ phận nào sẽ trả lại bộ phận đó. Nếu đạt thì mang đi đóng gói. + Sắp xếp theo cỡ số để đóng gói. Sản phẩm sau khi đóng gói phải đạt yêu cầu theo đúng tài liệu kỹ thuật đưa ra. + Đóng gói xong để gọn gàng nơi khô ráo để chuẩn bị xuất cho khách hàng. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 45
  • 46. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 46
  • 47. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lớp CN may K13 MỤC LỤC Đinh Thị Chinh – khoa dệt may và thời trang 47