SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 200
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
DƢƠNG THỊ NGA
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ
CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƢ PHẠM
Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ LỊCH SỬ GIÁO DỤC
Mã số: 62 14 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TSKH. NGUYỄN VĂN HỘ
2. PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC TRÍ
THÁI NGUYÊN - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì
công trình nào khác.
Tác giả luận án
Dương Thị Nga
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan...................................................................................................... i
Mục lục .............................................................................................................ii
Danh mục cụm từ viết tắt................................................................................. vi
Danh mục các bảng .........................................................................................vii
Danh mục các hình.........................................................................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................. 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................... 3
3.1. Khách thể nghiên cứu.........................................................................3
3.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................3
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................ 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.................................................................... 3
6.1. Về đối tượng.......................................................................................4
6.2. Về nội dung........................................................................................4
6.3. Về địa bàn, thời gian nghiên cứu .......................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 4
7.1. Phương pháp luận...............................................................................4
7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể..................................................4
8. Các luận điểm cần bảo vệ ......................................................................... 5
9. Những đóng góp mới của luận án............................................................. 6
9.1. Về lý luận ...........................................................................................6
9.2. Về thực tiễn........................................................................................6
10. Cấu trúc của luận án................................................................................ 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG
SƢ PHẠM.......................................................................................... 7
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu................................................................ 7
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới ...........................................................7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước...........................................................12
1.2. Các khái niệm cơ bản........................................................................... 14
1.2.1. Năng lực........................................................................................14
1.2.2. Thích ứng ......................................................................................15
1.2.3. Nghề và nghề nghiệp.....................................................................15
1.2.4. Cấu trúc của năng lực thích ứng nghề, năng lực nghề và mối
quan hệ giữa chúng.....................................................................16
1.3. Cơ sở khoa học của việc phát triển năng lực thích ứng nghề .............. 18
1.3.1. Cơ sở triết học...............................................................................18
1.3.2. Cơ sở sinh học...............................................................................19
1.3.3. Cơ sở tâm lý học ...........................................................................19
1.3.4. Cơ sở xã hội học............................................................................20
1.3.5. Cơ sở lý luận giáo dục hướng nghiệp ...........................................20
1.4. Những đặc điểm, yêu cầu của nghề dạy học........................................ 22
1.4.1. Đặc điểm nghề dạy học.................................................................22
1.4.2. Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người thầy giáo ...23
1.4.3. Vai trò của năng lực thích ứng nghề đối với quá trình hình
thành, phát triển nhân cách và yêu cầu phát triển nghề nghiệp
liên tục của người giáo viên........................................................24
1.5. Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm.. 26
1.5.1. Đặc điểm hoạt động rèn luyện nghề của sinh viên Cao đẳng
Sư phạm......................................................................................26
1.5.2. Thích ứng nghề dạy học trong mối quan hệ với sự phù hợp
nghề dạy học ...............................................................................27
1.5.3. Các nội dung phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên
Cao đẳng Sư phạm......................................................................28
1.5.4. Các mức độ phát triển năng lực thích ứng nghề của sinh viên
Cao đẳng Sư phạm......................................................................34
1.5.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực thích ứng
nghề của sinh viên Cao đẳng Sư phạm.......................................34
1.5.6. Các con đường phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên
Cao đẳng Sư phạm.......................................................................38
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
THÍCH ỨNG NGHỀ CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƢ
PHẠM CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC .................................. 42
2.1. Khái quát về đặc điểm các trường cao đẳng sư phạm các tỉnh miền
núi phía Bắc ........................................................................................ 42
2.1.1. Khái quát về đặc điểm và hoạt động giáo dục ở trường Cao đẳng
Sư phạm các tỉnh miền núi phía Bắc ...........................................42
2.1.2. Khái quát về đặc điểm sinh viên Cao đẳng Sư phạm các tỉnh
miền núi phía Bắc .......................................................................43
2.2. Thực trạng vấn đề phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên
Cao đẳng sư phạm các tỉnh miền núi phía Bắc ...................................... 44
2.2.1. Khái quát chung về khảo sát thực trạng........................................44
2.2.2. Kết quả khảo sát............................................................................46
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên ..................................................63
2.3. Những vấn đề thực tiễn đặt ra trong việc phát triển năng lực thích ứng
nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm các tỉnh miền núi phía Bắc
trong giai đoạn hiện nay....................................................................... 69
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 72
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG
NGHỀ CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƢ PHẠM .................... 73
3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp................................................... 73
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo đáp ứng mục tiêu giáo dục ở trường Cao đẳng
Sư phạm.......................................................................................73
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ...............................................73
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển ..............................................73
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với tình hình đặc điểm giáo dục
của khu vực, đặc điểm sinh viên sư phạm các dân tộc miền núi
phía Bắc.......................................................................................74
3.2. Một số biện pháp phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên
Cao đẳng Sư phạm.............................................................................. 74
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
3.2.1. Biện pháp 1: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức trong hoạt
động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên......................74
3.2.2. Biện pháp 2: Phối hợp chặt chẽ giữa giảng viên Cao đẳng Sư
phạm với các giáo viên phổ thông trong giáo dục nghề nghiệp
cho sinh viên ..............................................................................79
3.2.3. Biện pháp 3: Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện
cho sinh viên.................................................................................81
3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng mô hình tư vấn về nghề dạy học cho
sinh viên tại trường Cao đẳng Sư phạm .....................................84
3.2.5. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................88
3.2.6. Những bàn luận cho việc thực hiện các biện pháp được đề cập
đối với các trường Cao đẳng Sư phạm miền núi phía Bắc.........88
3.3. Thực nghiệm sư phạm.......................................................................... 92
3.3.1. Khái quát về thực nghiệm .............................................................92
3.3.2. Kết quả thực nghiệm.....................................................................95
Kết luận chương 3......................................................................................... 108
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................. 109
1. Kết luận ................................................................................................. 109
2. Khuyến nghị.......................................................................................... 110
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................... 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 112
PHỤ LỤC..................................................................................................... 120
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT XIN ĐỌC LÀ
CBQL Cán bộ quản lý
CĐSP Cao đẳng Sư phạm
ĐC Đối chứng
ĐTB Điểm trung bình
GV Giảng viên
HS Học sinh
HSSV Học sinh sinh viên
NL Năng lực
NLTƯ Năng lực thích ứng
NVSP Nghiệp vụ sư phạm
SV Sinh viên
TN Thực nghiệm
THCS Trung học cơ sở
TTSP Thực tập sư phạm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu khách thể nghiên cứu........................................................ 45
Bảng 2.2. Thực trạng NLTƯ với với việc tự học và hoàn thiện các
phẩm chất nhân cách của người giáo viên trong xã hội luôn
thay đổi.......................................................................................... 47
Bảng 2.3. Thực trạng về NLTƯ với quá trình đào tạo nghề ở trường
Sư phạm và sự thay đổi của hoàn cảnh cá nhân ........................... 49
Bảng 2.4. Thực trạng NLTƯ với hoạt động dạy học .................................... 50
Bảng 2.5. Thực trạng NLTƯ với hoạt động giáo dục................................... 51
Bảng 2.6. Thực trạng NLTƯ với yêu cầu phát triển chuyên môn liên
tục của người giáo viên................................................................ 53
Bảng 2.7. Thực trạng NLTƯ với thực tế giáo dục ở trường phổ thông............. 54
Bảng 2.8. Thực trạng về NLTƯ với các hoạt động chính trị - xã hội........... 56
Bảng 2.9. Bảng tổng hợp kết quả điều tra mức độ tham gia các hoạt
động có tác dụng phát triển NLTƯ nghề của SV ......................... 60
Bảng 3.1. Bảng kết quả thực hiện phiếu đánh giá NLTƯ đầu vào đối
với SV CĐSP Thái Nguyên.......................................................... 96
Bảng 3.2. Tần suất điểm thực hiện kiểm tra đầu ra tại CĐSP Thái Nguyên...... 96
Bảng 3.3. Tần suất lũy tích điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV
CĐSP Thái Nguyên ...................................................................... 97
Bảng 3.4. So sánh các giá trị trung bình (X ) điểm thực hiện kiểm tra
đầu ra đối với SV CĐSP Thái Nguyên......................................... 99
Bảng 3.5. Phân tích giá trị phương sai (2) điểm thực hiện kiểm tra
đầu ra đối với SV CĐSP Thái Nguyên....................................... 100
Bảng 3.6. Bảng kết quả thực hiện kiểm tra đầu vào đối với SV CĐSP
Tuyên Quang............................................................................... 101
Bảng 3.7. Tần suất điểm thực hiện kiểm tra đầu ra tại CĐSP Tuyên Quang .... 101
Bảng 3.8. Tần suất lũy tích điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV
CĐSP Tuyên Quang.................................................................... 102
Bảng 3.9. So sánh các giá trị trung bình (X ) điểm thực hiện kiểm tra
đầu ra đối với SV CĐSP Tuyên Quang...................................... 104
Bảng 3.10. Phân tích giá trị phương sai (2) điểm thực hiện kiểm tra
đầu ra đối với SV CĐSP Tuyên Quang...................................... 105
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ biểu diễn nội dung phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP...... 33
Hình 1.2. Sơ đồ mô tả các yếu tố trong mối quan hệ với sự phát triển
NLTƯ nghề của SV CĐSP........................................................... 40
Hình 3.1. Biểu đồ tần suất điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV
CĐSP Thái Nguyên ...................................................................... 97
Hình 3.2. Đồ thị tần suất lũy tích điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối
với SV CĐSP Thái Nguyên.......................................................... 98
Hình 3.3. Biểu đồ tần suất điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV
CĐSP Tuyên Quang.................................................................... 102
Hình 3.4. Đồ thị tần suất lũy tích điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối
với SV CĐSP Tuyên Quang ....................................................... 103
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, giáo dục và đào tạo
của Việt Nam đã được ưu tiên ở vị trí hàng đầu trong hệ thống các chính
sách phát triển quốc gia, đặc biệt đối với ngành Sư phạm. Thực tiễn của nền
giáo dục nước ta hiện nay đã và đang đặt "lên vai" ngành Sư phạm những
nhiệm vụ cao quý, những trọng trách nặng nề. Hệ thống các trường Sư phạm
và các trường có ngành Sư phạm là nơi đào tạo giáo viên, những người sẽ
quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo trong tương lai. Vì thế, để đảm bảo
cho sự phát triển bền vững của đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của thời
đại, mỗi sinh viên (SV) sư phạm phải được rèn luyện trong một quy trình giáo
dục hiệu quả, hợp lý, trong đó đặc biệt chú trọng khâu giúp SV thích ứng nghề.
SV nói chung và SV ở các trường CĐSP nói riêng sau khi tốt nghiệp
cần đảm bảo các yêu cầu: có kiến thức hiện đại, kỹ năng thực hành nghề
nghiệp vững chắc, có khả năng lao động sáng tạo, có tư duy độc lập, phê phán
và năng lực giải quyết vấn đề, có khả năng thích ứng cao với những biến động
của thị trường lao động, có khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập, nghiên
cứu và làm việc sau khi tốt nghiệp... Để đáp ứng được những yêu cầu đó, SV
cần có năng lực thích ứng (NLTƯ) và năng lực thích ứng nghề.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở các trường Cao đẳng, Đại học nói chung
và các trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) nói riêng, không ít SV còn chưa
xác định rõ mục tiêu, lý tưởng, động cơ nghề nghiệp của mình, khả năng thích
ứng với hoạt động học tập và rèn luyện nghề còn nhiều hạn chế, hầu hết các
em chưa được trang bị những tri thức cần thiết để hình thành và phát triển
NLTƯ, chưa có kĩ năng, thậm chí chưa sáng tỏ các nội dung thích ứng nghề
của bản thân, vì thế các em gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học tập và
rèn luyện, nhiều em còn băn khoăn hoang mang với sự lựa chọn nghề của
mình. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hứng thú, kết quả học tập và rèn
luyện nghề nghiệp của các em.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
Mặt khác, thực tiễn cho thấy còn có những hạn chế nhất định đối với
chất lượng SV CĐSP sau khi tốt nghiệp. Nhiều SV chưa chuẩn bị tố t cho tâm
thế sẵn sàng tham gia vào hoạt động nghề nghiệp, các em còn lúng túng và khó
thích nghi với những yêu cầu của môi trường lao động nghề nghiệp trong thực
tế - môi trường có nhiều điểm khác biệt với những lý thuyết mà các em được
tiếp thu ở trường CĐSP. Khả năng để thích ứng với nghề dạy học và đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của giáo dục hiện đại còn nhiều hạn chế. Điều này ảnh
hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo nghề ở các trường CĐSP trong giai
đoạn hiện nay.
Thích ứng nghề có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động nghề
nghiệp, giúp cá nhân có khả năng thay đổi những đặc điểm tâm - sinh lý và
nhân cách cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu của hoạt động, đạt hiệu quả lao động
và nâng cao năng suất lao động. Để thích ứng nghề tốt nhất, cá nhân cần rèn
luyện năng lực thích ứng nghề. Với SV sư phạm, quá trình thích ứng nghề và
năng lực thích ứng nghề giúp SV nhanh chóng thích ứng trong quá trình học
tập, rèn luyện để phát triển các phẩm chất và NL nghề nghiệp. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP có ý nghĩa rất lớn cả về
lý luận và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú thêm
những khái niệm, những lý thuyết trong giáo dục nghề ở các trường Sư phạm,
là những gợi ý cho các nhà quản lý giáo dục (QLGD), những giảng viên (GV)
và SV sư phạm trong việc lựa chọn và áp dụng những tác động hiệu quả nhằm
phát triển NLTƯ nghề cho SV trong học tập và rèn luyện nghề nghiệp ở
trường CĐSP, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
Xuất phát từ mục tiêu chiến lược của nền giáo dục hiện đại, từ thực tiễn
giáo dục và vai trò đặc biệt quan trọng của NLTƯ nghề, chúng tôi chọn đề tài
nghiên cứu luận án: "Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên Cao
đẳng Sư phạm".
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc phát triển năng
lực thích nghề cho SV CĐSP, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phát triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
năng lực thích ứng nghề cho họ nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
và đào tạo giáo viên ở các trường CĐSP.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình đào tạo sinh viên tại các trường Cao đẳng Sư phạm.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên các trường CĐSP.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP là một nhiệm vụ quan trọng nhằm
giúp SV đáp ứng những yêu cầu của nghề dạy học. Tuy nhiên thực tế hiện
nay, nhiệm vụ này chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình đào tạo ở
các trường CĐSP. Việc phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP sẽ đạt hiệu quả
cao nếu làm sáng tỏ được cơ sở khoa học xác đáng về năng lực thích ứng
nghề và xây dựng được các biện pháp như: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức
trong hoạt động rèn luyện NVSP thường xuyên; Phối hợp chặt chẽ giữa giảng
viên CĐSP với các giáo viên phổ thông trong giáo dục nghề nghiệp cho SV;
Phát triển NL tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện cho SV; Có hình thức tư vấn
về nghề hợp lý cho SV tại trường CĐSP,... thì sẽ phát triển một cách bền
vững năng lực thích ứng nghề để nâng cao chất lượng đào tạo SV CĐSP.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về NLTƯ nghề và phát triển
NLTƯ nghề cho SV CĐSP.
5.2. Đánh giá thực trạng việc phát triển NLTƯ nghề của SV CĐSP các
tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay và những vấn đề liên quan.
5.3. Đề xuất các biện pháp nhằm phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP.
5.4. Tiến hành thực nghiệm một số biện pháp phát triển NLTƯ nghề
cho SV CĐSP.
6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Việc phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP liên quan tới nhiều nhóm
đối tượng và được thực hiện bằng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau, qua
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
nhiều nội dung và hình thức đa dạng, phong phú. Trong giới hạn phạm vi luận
án, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề:
6.1. Về đối tƣợng: Nghiên cứu trên đối tượng là SV học ngành sư phạm đào
tạo giáo viên hệ tiểu học và THCS ở các trường CĐSP.
6.2. Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng NLTƯ nghề và hướng bồi
dưỡng phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng
thời thực nghiệm để kiểm chứng tác động của một số biện pháp phát triển
NLTƯ nghề cho SV.
6.3. Về địa bàn, thời gian nghiên cứu
Đề tài được triển khai nghiên cứu tại 6 trường CĐSP thuộc các tỉnh
miền núi phía Bắc.
Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2011.
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phƣơng pháp luận
Đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy
vật lịch sử, cách tiếp cận hệ thống - cấu trúc trong nghiên cứu.
7.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
- Các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, hệ
thống hóa được sử dụng trong nghiên cứu các tài liệu,…
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến dành cho đối tượng là CBQL, GV,
SV CĐSP nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích
và đánh giá thực trạng và sau thực nghiệm.
- Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn, trao đổi với một số CBQL, GV, SV CĐSP và
giáo viên phổ thông nhằm làm rõ hơn những kết quả thu được qua phiếu hỏi,
đồng thời bổ sung thêm những thông tin cần thiết khác phục vụ cho quá trình
nghiên cứu đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
- Phương pháp chuyên gia
Tiến hành trao đổi, xin ý kiến các chuyên gia giáo dục đại học bao
gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý, các cán bộ nghiên cứu,... trong quá trình
nghiên cứu về cả mặt lý thuyết và thực tiễn của đề tài nhằm thu thập, bổ
sung thông tin,...
- Phương pháp quan sát
Tiến hành quan sát hoạt động của GV, SV CĐSP qua các tiết dạy và
các hoạt động sư phạm khác để tìm hiểu rõ việc phát triển NLTƯ nghề cho
SV CĐSP.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dụng đối với một số biện
pháp tác động đã đề xuất để khẳng định tính hiệu quả và khả thi của chúng
trong việc phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP.
- Các phương pháp khác
Vận dụng phương pháp thống kê toán học: Các số liệu đã điều tra được
được xử lý bằng hệ thống phần mềm Microsof Excel 2010, nhằm xác định các
tham số đặc trưng mang tính khách quan khoa học.
Phương pháp lưu trữ đề tài: Bằng bản mềm dữ liệu số và văn bản.
8. CÁC LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ
- NLTƯ nghề của SV CĐSP bao gồm các thành tố: NLTƯ với việc tự
học và hoàn thiện các phẩm chất nhân cách của người giáo viên trong xã hội
luôn thay đổi; NLTƯ với quá trình đào tạo nghề ở trường sư phạm và sự thay
đổi của hoàn cảnh cá nhân; NLTƯ với hoạt động dạy học; NLTƯ với hoạt
động giáo dục; NLTƯ với yêu cầu phát triển chuyên môn liên tục của người
giáo viên; NLTƯ với thực tế giáo dục ở trường phổ thông; NLTƯ với các
hoạt động chính trị - xã hội.
- Phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP là tái cấu trúc các thành tố của
nó, tạo cấu trúc mới dưới tác động của các hoạt động giáo dục nghề nghiệp
bởi các biện pháp như: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức trong hoạt động rèn
luyện NVSP thường xuyên; Phối hợp chặt chẽ giữa giảng viên CĐSP với các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
giáo viên phổ thông trong giáo dục nghề nghiệp cho SV; Phát triển NL tự học,
tự nghiên cứu, tự rèn luyện cho SV; Có hình thức tư vấn về nghề hợp lý cho
SV tại trường CĐSP,...
9. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
9.1. Về lý luận
Góp phần làm sáng tỏ lý luận về thích ứng nghề, bước đầu xây dựng cơ
sở lý luận về vấn đề phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP. Cụ thể:
- Làm rõ khái niệm NLTƯ nghề và các nội dung phát triển NLTƯ nghề
cho SV CĐSP.
- Phân tích vai trò của NLTƯ nghề đối với sự phát triển nhân cách và
quá trình phát triển nghề nghiệp liên tục của người giáo viên trong xã hội hiện
đại. Xác định về mặt lý thuyết những con đường cơ bản phát triển NLTƯ
nghề cho SV CĐSP.
9.2. Về thực tiễn
- Mô tả được thực trạng NLTƯ nghề của SV CĐSP các tỉnh miền núi
phía Bắc. Đề xuất được một hệ thống các biện pháp phát triển NLTƯ nghề
cho SV CĐSP, giúp SV hiểu rõ các yêu cầu của nghề nghiệp và biến các yêu
cầu đó thành nội dung rèn luyện của bản thân, phát triển các phẩm chất, năng
lực và kĩ năng nghề nghiệp để có thể tham gia vào hoạt động rèn luyện nghề
đạt kết quả cao; Kết quả của thực nghiệm kiểm chứng đã khẳng định tính hiệu
quả và khả thi của một số biện pháp trong giáo dục nghề cho SV.
10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm có phần mở đầu, 03 chương và phần kết luận khuyến nghị.
Chương 1: Cơ sở lí luận về vấn đề phát triển năng lực thích ứng nghề
cho SV CĐSP.
Chương 2: Thực trạng việc phát triển năng lực thích ứng nghề cho SV
CĐSP các tỉnh miền núi Phía Bắc.
Chương 3: Biện pháp phát triển năng lực thích ứng nghề cho SV CĐSP.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
THÍCH ỨNG NGHỀ CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƢ PHẠM
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi con người phải có khả năng thích
ứng ở trình độ cao. Những nghiên cứu khoa học về sự thích ứng sẽ giúp con
người mở ra nhiều khả năng mới trong việc chinh phục và cải tạo thế giới,
hoàn thiện nhân cách. Trên thế giới đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu
về vấn đề thích ứng và thích ứng nghề.
"Thích ứng" hay "thích nghi" - Những thuật ngữ được sử dụng khá phổ
biến, đặc biệt trong các công trình nghiên cứu về sinh vật học, chúng mang ý
nghĩa chỉ những sự thay đổi của cơ thể sinh vật cho phù hợp với sự thay đổi
của các điều kiện và môi trường sống xung quanh. Đầu thế kỉ 20, thuật ngữ
"thích ứng" được sử dụng trong tâm lí học và ngày càng được nghiên cứu
rộng rãi trong khoa học này và một số ngành khoa học xã hội khác như khoa
học giáo dục, kinh tế học, xã hội học.
Người đầu tiên được coi như người khởi xướng của tâm lý học thích
ứng, đó là nhà tâm lý học người Anh Spencer H. (1820 - 1903) với tác phẩm
nổi tiếng "Những nguyên lý Tâm lý học" (1895). Với tác phẩm này, dựa trên
học thuyết tiến hoá, ông đã phân tích quá trình thích ứng tâm lý ở con người
để đưa ra luận điểm: "Cuộc sống là sự thích ứng liên tục của các mối quan hệ
bên trong với mối quan hệ bên ngoài".
Tác giả Spencer đã mở ra con đường nghiên cứu quan trọng về thích
ứng tâm lý, nhưng việc xây dựng cơ chế thích ứng mới chỉ mang tính chất
sinh học và các quá trình tâm lý, ý thức được coi như là một công cụ của cơ
thể nhằm thích ứng với môi trường. Do đó, đã đánh đồng sự phát triển tâm lý
ý thức theo quy luật sinh học, mang tính di truyền. Hạn chế của Spencer và
các tác giả kế thừa ông là không thấy được bản chất xã hội của các mối quan
hệ giữa "quá trình bên trong" và "quá trình bên ngoài" của sự thích ứng [77].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
Năm 1979, tác giả Golomstooc A. E. cũng đã có những quan điểm
riêng về sự thích ứng nghề nghiệp. Trong công trình nghiên cứu của mình ông
không sử dụng thuật ngữ "thích ứng" mà sử dụng thuật ngữ "thích hợp" để nói
lên sự thích nghi đặc biệt của con người với hoạt động nghề nghiệp. Đặc biệt
hơn là, ông chú trọng mặt tình cảm của quá trình "thích hợp nghề nghiệp" và
coi đó như một thuộc tính của nhân cách, ông còn phê phán các quan niệm
truyền thống chỉ xem sự thích ứng như là quá trình lĩnh hội, thâm nhập vào
các điều kiện mới, đồng thời ông nêu lên lý thuyết về sự thích ứng nghề
nghiệp phù hợp với những tài liệu thực nghiệm Tâm lý học hiện đại. Tuy
nhiên, ông vẫn chưa làm rõ được bản chất của quá trình thích ứng nghề và
chưa gắn với một nghề cụ thể nào [26].
Năm 1980, Janes.W với tác phẩm "The Principles of Psychology” đã
tiến hành phân tích những nguyên lý của sự hình thành và phát triển tâm lý
con người dựa trên cơ sở của sự thích ứng, trong đó cơ chế thích ứng là cơ
chế cơ bản của sự hình thành tâm lý người. Từ đó, ông cho rằng đối tượng
nghiên cứu của tâm lý học chính là: "nghiên cứu mối quan hệ giữa các quan
hệ bên trong và quan hệ bên ngoài" và ông khẳng định đó chính là: Bản chất
của quá trình thích ứng của cá thể [77].
Tác giả Côvaliep A. G. đã chỉ rõ: Trong xã hội hiện đại, khi mức độ
tích cực xã hội của SV bị sụt giảm, trong điều kiện đó, nhất thiết phải xác
định được các cơ chế nhằm thực hiện có hiệu quả quá trình thích ứng của SV,
đưa ra được các phương tiện phát triển quá trình này, và do đó cần biên soạn
tài liệu phương pháp khoa học cho các nhà giáo dục bậc đại học để giáo dục
sự thích ứng cho SV,… [88].
Về vấn đề này, Ilin E. P. và Nhikitin V. A. cũng khẳng định rằng: Tính
hiệu quả của quá trình giáo dục và việc xây dựng “sức khoẻ’ đạo đức và tâm
lý trong quá trình giáo dục sẽ phụ thuộc vào vấn đề SV thích ứng với tốc độ
như thế nào với các điều kiện, hoàn cảnh mới [86], [89].
Super D. E., và Knasel E. G. trong nghiên cứu của mình đã cho rằng:
Sự phát triển nghề của giới trẻ được phát triển gợi mở và sự thích ứng trở
thành một NL chính dẫn đến sự thành công về nghề nghiệp [83].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
Nghiên cứu của tác giả Rôxtunốp A. Kh. về thích ứng nghề của SV
nhận định: Sự thích ứng là một quá trình tiếp cận phức tạp của SV đối với các
điều kiện và nhiệm vụ của các trường đại học, nhờ sự “rung động” về tâm lý
và đạo đức của họ nhằm phù hợp với các đòi hỏi mới của hoạt động. Việc
nghiên cứu và tìm kiếm các yêu cầu và phẩm chất “mẫu mực” về giáo dục xã
hội và tâm lý học của sự thích ứng nghề nghiệp đã buộc chúng ta phải nêu ra
những “kì vọng” sau đây của sự thích ứng giáo dục xã hội:
- Phải xây dựng cấu trúc thích ứng gồm 2 yếu tố liên quan với nhau là:
Nhu cầu thích ứng và tình huống thích ứng.
- Động lực thích ứng nghề nghiệp phải được duy trì, phát triển và có
kết quả.
- Sự thích ứng nghề nghiệp cho phép cá nhân sử dụng các khả năng
hoạt động của con người.
Việc phân tích lý thuyết đã cho thấy, các yếu tố quan trọng của hoạt
động nghề nghiệp là phương hướng của cá nhân trong môi trường xã hội cụ
thể; xác định được mục đích đúng đắn, xây dựng được các nhiệm vụ nghề
nghiệp; sự kết hợp các giá trị của kết quả hoạt động - sự thích ứng nghề nghiệp
của các nhà chuyên môn lương lai bao gồm mức độ am hiểu nghề, nghĩa là
kiến thức về các đòi hỏi của nghề nào đó, cùng các điều kiện hoạt động nghề
nghiệp, tạo thuận lợi cho sự thích ứng, giúp thúc đẩy quá trình nắm vững nghề
nghiệp một cách tự lập và khắc phục được mọi khó khăn trong công tác [91].
Tác giả Pêtơrốpxky A. V. rất quan tâm đến sự thích ứng xã hội. Ông
cho rằng, sự thích ứng xã hội là quá trình thích nghi tích cực của cá nhân hoặc
tập thể (lớp, nhóm) với các điều kiện vật chất, các tiêu chuẩn và giá trị được
xác định của môi trường xã hội. Trong đó cá nhân, tập thể đó phải nắm được
các tiêu chuẩn và giá trị của môi trường trong quá trình xã hội hoá, cũng như
trong quá trình thay đổi và cải tạo môi trường cho phù hợp với điều kiện và
mục đích mới của hoạt động [90].
Tác giả Vunphốp B. D. đã khẳng định quá trình thích ứng như là sự hoà
hợp các mối quan hệ của con người với xung quanh, là sự giảm căng thẳng
các mâu thuẫn giữa con người với xung quanh, là việc con người đạt được sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
cân bằng xã hội, là sự khẳng định bản thân trong cuộc sống - tất cả những
điều đó đã đặt ra mục đích và nội dung của nền giáo dục thực hành [84]. Định
nghĩa này không nhằm khám phá khái niệm mà chỉ đề cập đến sự cân bằng
mang tính xã hội và yếu tố này đã ảnh hưởng như thế nào đến quá trình thích
ứng mà thôi.
Theo quan điểm của Parơxôn J. thì sự thích ứng được xem như là hành
động tương hỗ mạnh mẽ với môi trường bên ngoài, là một trong những chức
năng để thực hiện hệ thống xã hội, cùng với việc đạt tới mục đích và lưu giữ
được toàn bộ các hình mẫu (khuôn mẫu) [93].
Theo quan điểm của tác giả Klimốp E. A. thì phần lớn các nghề nghiệp
đã không đưa ra được đòi hỏi tuyệt đối đối với con người. Vấn đề tìm kiếm tài
năng chỉ xuất hiện trong lựa chọn các nghề có tính sáng tạo, nghệ thuật, công
tác khoa học, đào tạo phi công, nhà giải phẫu; đa phần các nghề đều có thể
phù hợp với những người có NL bẩm sinh bình thường chỉ cần có thời gian
học tập ít hoặc nhiều là có thể thích nghi được với công việc, “tìm được bản
thân” [87 tr.46 ].
Trong Tâm lý học không thể bỏ qua những công trình nổi tiếng Piaget J.,
Nhà tâm lý học nhận thức người Thụy Sĩ, các công trình nghiên cứu của ông
về sự phát triển trí tuệ của trẻ cũng đề cập đến vấn đề thích ứng. Ông cho
rằng: "Trí thông minh là một sự thích nghi", ông khẳng định: "Sự thích nghi
là một sự cân bằng giữa đồng hoá và điều ứng". Từ đó, Piaget đã kết luận:
Giáo dục chính là quá trình giúp đứa trẻ thích ứng với môi trường xã hội của
người lớn [47].
Theo tác giả Duranốp, sự thích ứng trong giáo dục phải được xem xét
như là sự tham gia của cá nhân vào môi trường văn hoá xã hội, như là một
“quá trình” mà ở đó các thông số chủ yếu của tính cách xã hội của cá nhân
phải diễn ra phù hợp với các điều kiện mới của giáo dục [85].
Nghiên cứu về sự thích ứng nghề nghiệp của SV đại học, tác giả
Xtôliarenkô L. Đ. cho rằng: SV là sự tập hợp nhiều người cùng chung mục
đích, phương hướng, là phải nắm vững kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp bằng
sự lao động trí lực cần cù. Giới SV được coi như một cộng đồng xã hội mang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
nét đặc trưng bởi phương hướng nghề nghiệp, bởi sự hình thành các mối quan
hệ nghề nghiệp trong tương lai, chúng phản ánh bản chất đúng đắn trong việc
lựa chọn nghề của SV [92].
Theo Tadevoxian E. V., sự thích ứng với hoạt động học tập - nghề
nghiệp là NL của con người cải biến (cải tổ, cải tạo, biến đổi) có hiệu quả và
chiếm lĩnh đối tượng của hoạt động nhận thức ở mức độ đã định của tính tích
cực nhận thức mà không có sự rối loạn đáng kể nào,… [94].
Tác giả Savickas M. L. đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về
nghề và thích ứng nghề. Trong các tác phẩm của mình, đặc biệt trong bài viết
" Measuring career development: Current status and future dereetion", ông đã
đánh giá rất cao vai trò của thích ứng nghề. Ông coi đó như là “Sự trưởng
thành về nghề nghiệp”, thậm chí “Sự thích ứng nghề còn có giá trị hơn cả sự
trưởng thành về nghề nghiệp”. Ông cho rằng: Thích ứng nghề biểu hiện ở sự
sẵn sàng đối mặt với tất cả những công việc có thể dự đoán được,… Là sự
tham gia vào những vị trí nghề nghiệp khác nhau, sự điều chỉnh sao cho phù
hợp để đáp ứng được những thay đổi và điều kiện làm việc [80, tr.54 - 62],
[81 tr.247 - 259], [82].
Các tác giả Peter Creed, Tracy Fallon, Michelle Hood thuộc trường Đại
học Griffith Australia đã có công trình nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa thích
ứng nghề và mối quan tâm về nghề trong giới trẻ”. Họ đã tiến hành nghiên
cứu 245 SV năm thứ nhất về các mối quan tâm về nghề nghiệp, sự thích ứng
nghề, xu hướng về nghề,... Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Thích ứng nghề
có mối quan hệ bên trong và có thể bị ảnh hưởng bởi những nhân tố đầu tiên
(Kế hoạch xây dựng nghề, khám phá nghề, xu hướng nghề, sự quyết định
nghề,…). Những nhân tố thích ứng nghề có mối quan hệ nội hàm và bị ảnh
hưởng bởi nhiều nhân tố khác,… [78].
Tác giả Rottinghaus, Day và Borgen năm 2005, trong một công trình
nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Thích ứng nghề là xu hướng mà mỗi cá nhân đưa
ra khả năng của bản thân để xây dựng và điều chỉnh kế hoạch nghề nghiệp
của mình, đặc biệt là đối mặt với những tình huống không biết trước. Đề cập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
đến tiến trình, tầm quan trọng của mối quan hệ giao thoa giữa môi trường làm
việc và NL của mỗi cá nhân, nhấn mạnh đến khả năng điều chỉnh và vấn đề
mà mỗi cá nhân phải đối mặt, khả năng xoay sở với những vấn đề rắc rối về
nghề nghiệp,…[79].
Ngoài ra, tác giả Duffy R. D., và Blustein D. L. cũng cho rằng: Khả
năng thích ứng nghề được hiểu như là sự tự quyết định về nghề, sự tự lựa
chọn nghề, tự mong muốn đạt được những kết quả nhất định về nghề, tìm
kiếm những trường học nghề phù hợp với khả năng của mình,…[76].
Khái quát các nghiên cứu trên thế giới về vấn đề thích ứng và thích
ứng nghề cho thấy: Các nghiên cứu chủ yếu dừng lại ở việc nghiên cứu
những vấn đề lý luận chung về thích ứng, thích ứng học tập, thích ứng
nghề của SV và người lao động. Còn thiếu các công trình nghiên cứu cụ
thể về NLTƯ nghề của SV sư phạm cũng như các biện pháp phát triển
NLTƯ nghề cho SV.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về thích ứng nghề và thích ứng
nghề sư phạm chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Các công trình
nghiên cứu về vấn đề này còn chưa có hệ thống.
Năm 1981, tác giả Bùi Ngọc Dung có đề tài: "Bước đầu tìm hiểu sự
thích ứng nghề nghiệp của giáo viên Tâm lí - Giáo dục". Trong đó, tác giả đã
đưa ra một số chỉ số khách quan và chủ quan để đánh giá khả năng thích ứng
nghề nghiệp của giáo viên Tâm lí - Giáo dục [15].
Năm 1982, tác giả Nguyễn Ngọc Bích với đề tài: "Thích ứng học
đường của sinh viên sư phạm".Tác giả đã phân tích hiện trạng về sự thích ứng
của SV sư phạm, những yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến sự
thích ứng đó. Luận điểm mà tác giả đưa ra là: Sự thích ứng với trường học và
nghề nghiệp của SV là quá trình thích nghi, hài lòng với các hoạt động học tập
nghề nghiệp trong hoàn cảnh nhất định [2].
Tác giả Vũ Thị Nho cùng nhóm nghiên cứu đã có đề tài cấp bộ: "Sự
thích nghi với hoạt động học tập của học sinh tiểu học”. Trong đó, tác giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
đã phân tích nội dung: Sự thích nghi với hoạt động học tập ở HS bậc đầu
tiểu học. Phân tích đặc điểm hiện trạng sự thích nghi với hoạt động học
tập của HS đầu bậc tiểu học, những yếu tố ảnh hưởng chi phối nó, đề xuất
một số biện pháp nhằm giúp trẻ tiểu học nhanh chóng thích nghi với hoạt
động học tập [45].
Tác giả Nguyễn Văn Hộ đã có nhiều công trình nghiên cứu giá trị về
giáo dục hướng nghiệp và thích ứng nghề, đặc biệt với tác phẩm "Thích ứng
Sư phạm", tác giả đã đưa ra các khái niệm về thích ứng, thích ứng sư phạm,
phân tích các nội dung về hình thành khả năng thích ứng về lối sống cho SV
sư phạm, hình thành khả năng thích ứng về tay nghề trong quá trình đào tạo
cho SV sư phạm: thích ứng với quy trình lên lớp, thích ứng với hoạt động
giảng dạy trên lớp, thích ứng với hoạt động thiết kế nội dung công tác chủ
nhiệm lớp, thích ứng với hoạt động ứng xử trong công tác giáo dục, bên
cạnh đó, tác giả đề ra một số giải pháp giúp SV đại học thích ứng với nghề
Sư phạm… [32], [33], [34].
Năm 2006, tác giả Nghiêm Thị Đương với đề tài: "Nghiên cứu xu
hướng nghề Sư phạm của sinh viên Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ - Mẫu giáo
TƯ 1", đã xây dựng một hệ thống lý luận về nghề Sư phạm của SV CĐSP
Nhà trẻ - Mẫu giáo, đưa ra một số biện pháp nhằm hình thành xu hướng nghề
Sư phạm cho SV CĐSP nhà trẻ mẫu giáo [24].
Ngoài ra còn khá nhiều các tác giả có các công trình nghiên cứu, các
bài báo khoa học về thích ứng học tập và thích ứng nghề của SV, nhưng chủ
yếu dừng lại ở việc mô tả các biểu hiện tâm lý và thực trạng của thích ứng
nghề và thích ứng học tập của SV [3], [22], [23], [30], [39], [52], [53],...
Khái quát các kết quả nghiên cứu trên có thể rút ra kết luận:
- Thích ứng nói chung và thích ứng nghề nói riêng là vấn đề được khá
nhiều các tác giả trên thế giới đi sâu nghiên cứu. Tuy nhiên vấn đề này ở
Việt Nam còn chưa được quan tâm nghiên cứu rộng rãi, các công trình
nghiên cứu còn chưa có hệ thống, còn để nhiều khoảng trống cả về lý luận
và thực tiễn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
- Những kết quả nghiên cứu chủ yếu xoay quanh các vấn đề tâm lý
của sự thích ứng học tập, thích ứng nghề, một số biện pháp giúp các bạn trẻ,
người lao động thích ứng nghề. Tuy việc nghiên cứu cụ thể về NLTƯ nghề
sư phạm vẫn còn khoảng trống, song trong quá trình tiếp cận, các tác giả khi
nghiên cứu về thích ứng nghề đều khẳng định thích ứng nghề là một thuộc
tính của con người và cũng là một biểu hiện năng lực của cá nhân.
- Những kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn rất to lớn, giúp
cho thế hệ trẻ và những người lao động nói chung đáp ứng những yêu cầu của
hoạt động nghề nghiệp, tạo ra hiệu quả tốt nhất trong lĩnh vực này. Tuy nhiên việc
ứng dụng những kết quả nghiên cứu để giúp SV thích ứng nghề trong các trường
chuyên nghiệp nói chung và các trường CĐSP nói riêng còn nhiều hạn chế.
- Trong lĩnh vực đào tạo giáo viên, làm thế nào để giúp SV sư phạm
thích ứng nhanh với các hoạt động học tập và rèn luyện nghề nghiệp vẫn còn
là vấn đề khá mới mẻ. Điều này một lần nữa khẳng định tính cấp thiết của
việc triển khai vấn đề nghiên cứu của luận án.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Năng lực
"Năng lực" (competency) - là một trong những thành tố quan trọng trong
cấu trúc nhân cách. Có tác giả cho rằng: Người có năng lực (NL) là người đạt
hiệu suất và chất lượng hoạt động cao trong các hoàn cảnh khác nhau" [17].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc, NL nói lên "người đó có thể làm gì, làm đến
mức nào, làm với chất lượng ra sao. Thông thường người ta còn gọi là khả
năng hay "tài"".
Dưới góc độ giáo dục học, chúng ta có thể xem xét NL là kết quả của
quá trình giáo dục, rèn luyện của cá nhân, thể hiện ở những kiến thức, kĩ năng
và thái độ phù hợp để cá nhân có thể tham gia hiệu quả vào một lĩnh vực hoạt
động nhất định. Như vậy, ở góc độ này, người có NL ở lĩnh vực nào thì nhất
định phải có tri thức kĩ năng kĩ xảo trong lĩnh vực ấy, có thái độ tích cực để
vận dụng tri thức kĩ năng hiệu quả vào các hoạt động. Tuy nhiên có tri thức,
kĩ năng chưa thể khẳng định cá nhân có NL hay không, bởi tri thức kĩ năng ấy
chưa chắc đã được hiện thực hóa trong hoạt động. Vậy NL dưới góc độ giáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
dục học được thể hiện ở kết quả hoạt động của cá nhân, khả năng vận dụng tri
thức, kĩ năng để tham gia có hiệu quả trong một lĩnh vực hoạt động nhất định.
NL có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn bởi "sự phát triển NL của mọi
thành viên trong xã hội sẽ đảm bảo cho mọi người tự do lựa chọn một nghề
nghiệp phù hợp với khả năng cá nhân, làm cho hoạt động của cá nhân có kết
quả hơn,... và cảm thấy hạnh phúc khi lao động" [8].
1.2.2. Thích ứng
Thích ứng là khái niệm được dùng rộng rãi trong cả khoa học và đời
sống xã hội, thường dùng đồng nghĩa với thích nghi.
Theo chúng tôi, "thích nghi" thường được dùng với ý nghĩa sinh học,
còn "thích ứng" thường được dùng trong hoạt động tâm lý - xã hội. Có thể coi
"thích ứng" là quá trình biến đổi đời sống tâm lý và hệ thống hành vi cá nhân
để đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của những điều kiện sống mới và
hoạt động mới. Nhờ sự "thích ứng" chủ thể hình thành những cấu tạo tâm lý
mới, thậm chí trong những điều kiện nhất định có thể cải biến lại chính môi
trường sống.
Như vậy, sự "thích ứng" được bắt đầu ở thời điểm con người làm quen
với điều kiện sống mới, hoạt động mới và kết thúc ở sự hình thành được hệ
thống ứng xử phù hợp đảm bảo cho cá nhân hoạt động và giao tiếp có kết quả.
Điều đó có nghĩa là: Các ứng xử đặc trưng phù hợp với yêu cầu, điều kiện
sống và kết quả hành động cá nhân là chỉ số khách quan cơ bản để đánh giá
trình độ thích ứng của cá nhân.
1.2.3. Nghề và nghề nghiệp
Theo Đại từ điển tiếng Việt, nghề được hiểu là "công việc chuyên làm
theo sự phân công của xã hội" [66]. Có thể hiểu: Nghề là một lĩnh vực hoạt
động lao động mà trong đó, con người sử dụng những tri thức, những kỹ năng
để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được
những nhu cầu của xã hội và bản thân.
Nghề nghiệp (career, profession, de carrière, карьера,...) theo nghĩa
Latinh có nghĩa là công việc chuyên môn được định hình một cách hệ thống, là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
dạng đòi hỏi một trình độ học vấn nào đó để thực hiện hoạt động cơ bản, giúp
con người tồn tại và phát triển [33].
Tác giả Climôv E. A. định nghĩa: Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng
sức lao động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn cần
thiết cho con người có khả năng sử dụng lao động của mình để thu lấy những
phương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển [7].
Các tài liệu nghiên cứu cho thấy, dường như không có sự phân biệt
rạch ròi giữa khái niệm “nghề” và khái niệm “nghề nghiệp”. Vì vậy, chúng tôi
cho rằng, khái niệm "nghề" và "nghề nghiệp" cũng có những khía cạnh khác
nhau, song cũng không nên tách bạch nội hàm hai khái niệm đó, bởi trong
chúng có sự "chứa đựng" lẫn nhau, trong nghề có ẩn chứa "nghiệp", và đã có
"nghiệp" nhất định phải có "nghề", cho nên người ta thường dùng thuật ngữ
"nghề nghiệp" bởi sự song hành giữa chúng. Ở phương diện thích ứng, chúng
tôi không phân biệt hai khái niệm này, bởi sự thích ứng diễn ra trong cả quá
trình học nghề và hành nghề, mặt khác cho thấy, chúng có mối quan hệ đan
xen lẫn nhau (trong khi “học nghề” vẫn có thể “hành nghề”, và khi “hành
nghề” vẫn phải tiếp tục “học nghề”), cho nên chúng tôi coi hai khái niệm
thích ứng nghề và thích ứng nghề nghiệp đều có ý nghĩa như nhau, và chúng
tôi gọi chung là “thích ứng nghề”.
1.2.4. Cấu trúc của năng lực thích ứng nghề , năng lực nghề và mối quan
hệ giữa chúng
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi đi đến kết luận "NLTƯ nghề" là một
dạng NL đặc biệt, bởi các lý do sau:
- Thứ nhất, xét về bản chất, NLTƯ nghề vừa có tính chất của một NL
chung, vừa mang những đặc điểm của một NL chuyên biệt. Nó bao hàm cả
những thuộc tính chung về trí tuệ và nhân cách, đồng thời phải có những yếu
tố tâm lý phù hợp với sự thay đổi của một hoạt động chuyên biệt nhất định.
- Thứ hai, NLTƯ nghề có mối quan hệ chặt chẽ với NL nghề nghiệp. Do
đó khi xem xét NLTƯ nghề ta nên phân tích nó dựa vào những yêu cầu cơ
bản về phẩm chất và NL nghề nghiệp, cần nhìn nhận nó như một NL đặc biệt
vừa mang tính phổ biến vừa mang tính độc đáo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
Tác giả Phạm Tất Dong định nghĩa: NL nghề nghiệp là sự tương ứng
giữa những đặc điểm tâm sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề đặt
ra [9]. Tác giả Phạm Minh Hạc cũng cho rằng: Nói đến NL lao động và công
tác là nói tới tay nghề và đạo đức [27]. Theo tác giả Mạc Văn Trang thì năng
lực nghề nghiệp được cấu thành bởi 3 thành tố : tri thức chuyên môn, kỹ năng
hành nghề và thái độ đối với nghề. “Giá trị của nghề là ở tri thức chuyên môn,
kỹ năng hành nghề, thái độ phục vụ, đó cũng chính là cái làm nên giá trị hàng
hoá sức lao động…” [59].
Qua nghiên cứu, chúng tôi xác định cấu trúc của NL nghề gồm các thành
tố cơ bản:
-Tri thức về nghề.
-Kỹ năng nghề.
-Thái độ với nghề
-Mức độ (kết quả) thực hiện các hành động nghề (hành nghề).
Bên cạnh đó, chúng tôi xác định cấu trúc của NLTƯ nghề bao gồm các
thành tố:
-Tri thức để thích ứng (đáp ứng yêu cầu) của nghề.
-Mức độ vận dụng các kĩ năng nghề linh hoạt trong các tình huống.
-Mức độ tích cực trong rèn luyện nghề.
-Sự linh hoạt trong biểu hiện các phẩm chất và NL nghề.
Qua phân tích, chúng tôi cho rằng NL nghề và NLTƯ nghề có mối
quan hệ rất chặt chẽ với nhau, xét ở góc độ nào đó thì NLTƯ nghề cũng được
coi như một NL nghề nghiệp, nhưng nó đặc biệt ở chỗ nó phải được biểu hiện
cụ thể trong một lĩnh vực nhất định nào đó của NL nghề. (Không có sự thích
ứng chung chung mà phải có sự thích ứng trong lĩnh vực cụ thể của hoạt động
nghề, ví dụ thích ứng với hoạt động dạy học, trong đó liên quan chặt chẽ với
việc rèn luyện các NL dạy học của người giáo viên,...), và nó không những
biểu hiện ở khả năng thay đổi và rèn luyện các NL nghề mà còn biểu hiện ở
khả năng thay đổi và rèn luyện các phẩm chất nghề.
Dựa trên các khái niệm, quan điểm của các nhà khoa học về thích ứng
nghề, năng lực, năng lực nghề, chúng tôi đi đến kết luận chung về năng lực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
thích ứng nghề như sau: NLTƯ nghề là khả năng cá nhân tích cực vận dụng
các kiến thức, kĩ năng vào quá trình rèn luyện, thay đổi, cải tạo và sáng tạo
bản thân và môi trường, nhằm đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động học
tập và rèn luyện nghề nghiệp, trong các điều kiện và hoàn cảnh khác nhau.
Như vậy NLTƯ nghề được thể hiện:
- Mức độ ổn định và hiệu quả trong việc vận dụng các tri thức, kĩ năng
vào hoạt động học tập và lao động nghề nghiệp.
- Những tri thức kĩ năng này liên quan chặt chẽ với các tri thức kĩ năng
nghề nghiệp và các phẩm chất nghề nghiệp.
- Thể hiện ở khả năng vận dụng kiến thức kĩ năng để cải tạo, sáng tạo
bản thân và môi trường cho phù hợp với yêu cầu của hoạt động học tập và rèn
luyện nghề, đáp ứng những yêu cầu về phẩm chất và NL của nghề.
- NLTƯ nghề cho phép cá nhân thích nghi và đạt kết quả tốt trong các
điều kiện, hoàn cảnh khác nhau của hoạt động nghề.
Như vậy mỗi nghề khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau về NLTƯ
nghề và liên quan chặt chẽ với NL nghề đó.
1.3. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH
ỨNG NGHỀ
1.3.1. Cơ sở triết học
Khi xem xét cơ sở triết học của sự thích ứng nghề, cần đề cập đến hai
nguyên lý của phép biện chứng duy vật là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
và nguyên lý về sự phát triển.
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến cho phép chúng ta xem xét đánh
giá khả năng thích ứng nghề của cá nhân trên nhiều góc độ, nhiều khía cạnh,
từ yếu tố chủ quan đến khách quan, yếu tố bên trong cá nhân và ngoài cá
nhân, phân tích được những mối liên hệ giữa chúng. Điều này giúp ta có cách
nhìn bao quát, toàn bộ đối tượng nghiên cứu và đưa ra những giải pháp hợp lý
để nâng cao khả năng thích ứng nghề cho họ.
- Nguyên lý về sự phát triển: cho ta thấy thực chất thích ứng nghề là
quá trình cá nhân hình thành và phát triển những kỹ năng và NL để giải quyết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
một loạt những mâu thuẫn trong hoạt động nghề nghiệp, từ đó thúc đẩy sự
phát triển các phẩm chất nghề nghiệp, đáp ứng những yêu cầu của nghề.
1.3.2. Cơ sở sinh học
Trong các tác phẩm, các công trình nghiên cứu về sinh vật học làm cơ sở
sinh học cho việc hình thành phát triển NLTƯ nghề, chúng tôi đặc biệt lưu ý
các lý thuyết sinh học của Darwin và Palov [42], [48]. Theo học thuyết tiến hoá
của Darwin, cơ thể con người để tồn tại và phát triển luôn phải điều chỉnh mình
cho thích nghi, thích ứng với những thay đổi của môi trường sống. Xét về mặt
sinh học, với học thuyết phản xạ có điều kiện của Palov, phát triển NLTƯ nghề
chính là việc hình thành một loạt các phản xạ có điều kiện, giúp cho cá nhân
thay đổi các ứng xử, hành vi, điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với
yêu cầu và điều kiện hoàn cảnh luôn luôn thay đổi của hoạt động nghề nghiệp.
1.3.3. Cơ sở tâm lý học
Quá trình thích ứng nghề phải dựa trên những cơ sở tâm lý nhất định,
những đặc điểm tâm lý cá nhân và đặc điểm tâm lý lứa tuổi, các chức năng
tâm lý và cấu tạo tâm lý hay nói một cách ngắn gọn phải dựa trên những đặc
điểm về ý thức nghề của cá nhân, bao gồm các đặc điểm về nhận thức, tình
cảm, ý chí, kỹ năng, kỹ xảo,… đối với một lĩnh vực nghề [29], [70].
Xét về mặt tâm lý, nếu cá nhân có những đặc điểm tâm lý thuận lợi
thích hợp với một nghề nào đó (về nhận thức, kỹ xảo, ý chí,…) thì sự thích
ứng diễn ra sẽ dễ dàng hơn nhiều đối với cá nhân không có những đặc điểm
tâm lý đó. Ví dụ, một SV sư phạm rất say mê, yêu thích nghề Sư phạm, đây sẽ
là điều kiện thuận lợi cho sự thích ứng môi trường Sư phạm của SV đó diễn ra
nhanh chóng và dễ dàng hơn. Mặt khác, khi tham gia vào môi trường nghề, đó
là môi trường luôn luôn thay đổi, thì cá nhân đó, để đáp ứng với yêu cầu của
hoạt động nghề nghiệp, luôn phải điều chỉnh hoặc thay đổi những đặc điểm
tâm lý, nhân cách cho phù hợp với sự thay đổi đó.
Do vậy, việc phát triển NLTƯ thích ứng nghề xét về mặt tâm lý cũng
chính là quá trình hình thành những đặc điểm tâm lý, nhân cách cơ bản phù
hợp và đáp ứng những yêu cầu luôn luôn thay đổi của nghề.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
1.3.4. Cơ sở xã hội học
Về mặt xã hội học, sự thích nghi, thích ứng là quá trình mỗi cá nhân
tiếp nhận được các giá trị của xã hội, lĩnh hội các giá trị và chuẩn mực xã hội,
điều tiết các mối quan hệ xã hội, xác định vị trí của mình trong những môi
trường, hoàn cảnh xã hội nhất định. Xét cho cùng, chính là việc cá nhân tham
gia vào quá trình xã hội hoá [13], [36], [70]. Như vậy, ở góc độ này, phát triển
NLTƯ thích ứng nghề chính là chính là việc cá nhân tạo ra những hành vi,
ứng xử đáp ứng mọi yêu cầu của môi trường và hoạt động nghề nghiệp. Hành
vi, ứng xử đó rất linh hoạt và mới mẻ, thậm chí có khả năng thay đổi môi
trường đặc điểm của nghề, tạo ra giá trị mới cho xã hội, khẳng định vị thế xã
hội của cá nhân.
1.3.5. Cơ sở lý luận giáo dục hƣớng nghiệp
Việc quan tâm tới quá trình thích ứng nghề của SV không thể tách rời
cơ sở lý luận giáo dục, bởi thích ứng nghề là một nội dung của giáo dục
hướng nghiệp, giáo dục nghề trong các nhà trường.
Giáo dục hướng nghiệp là một hệ thống các tác động giáo dục, nhằm
định hướng, hình thành và phát triển các phẩm chất và NL nghề nghiệp cho
người lao động. Quá trình này mang tính liên tục, lâu dài, có tính linh hoạt,
bao gồm các giai đoạn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đó là các giai đoạn:
Giới thiệu và tuyên truyền nghề; Tư vấn nghề; Tuyển chọn nghề; Thích ứng
nghề [32], [33].
Như vậy, thích ứng nghề là giai đoạn cuối cùng của công tác hướng
nghiệp và cũng là giai đoạn phức tạp nhất, đòi nỏi sự nỗ lực của cá nhân
nhiều nhất. Mỗi nghề đòi hỏi con người phải có khả năng thích ứng ở những
mức độ xác định. Qua phân tích, chúng tôi cho rằng, quá trình thích ứng nghề
được thể hiện ở các giai đoạn sau:
- Thích ứng trong môi trường hoạt động học tập - nghề nghiệp: Đây
chính là quá trình thích ứng của HS, SV trong các trường chuyên nghiệp, dạy
nghề. Trong môi trường này, những yêu cầu về nghề, đặc điểm về nghề sẽ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
được thể hiện rõ ràng hơn trong hoạt động học tập - rèn luyện nghề nghiệp
của HSSV, đặc biệt thể hiện trong các môn có tính chất nghiệp vụ, chuyên
biệt, thí dụ với SV kĩ thuật đó là các môn học thuộc về kĩ thuật, với SV sư
phạm đó là các môn Tâm lý - Giáo dục và rèn NVSP thường xuyên,... HSSV
sẽ bước đầu được thử thách với các hoạt động thực tập nghề, để qua đó có sự
trải nghiệm đầu tiên về nghề, khẳng định giá trị của nghề, góp phần củng cố
hứng thú và lý tưởng nghề cho bản thân.
- Thích ứng khi bắt đầu tham gia hoạt động lao động nghề nghiệp theo
sự phân công của xã hội: Đây là giai đoạn hiện thực hoá tất cả những kinh
nghiệm, tri thức, hiểu biết,... mà cá nhân đã được tiếp thu ở môi trường học
nghề, là giai đoạn mà những NL nghề nghiệp được bộc lộ một cách rõ ràng
nhất, là lúc cá nhân tham gia trực tiếp vào hoạt động thực tiễn và chịu trách
nhiệm trước xã hội về công việc của mình, cũng là lúc khẳng định giá trị của
bản thân đối với xã hội, với nghề nghiệp. Đây là giai đoạn rất khó khăn, đòi
hỏi cá nhân khả năng thích ứng cao, sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt những
điều đã tiếp thu được ở trường chuyên nghiệp vào thực tiễn.
- Thích ứng trong suốt quá trình lao động nghề nghiệp: Thích ứng là
một quá trình lâu dài, diễn ra trong suốt cuộc đời con người. Theo đó, thích
ứng nghề nghiệp cũng sẽ diễn ra trong suốt quá trình hoạt động nghề nghiệp.
- Thích ứng trong các hoàn cảnh di chuyển nghề: Chúng tôi cho rằng,
thích ứng nghề không có nghĩa là tạo ra sự “phù hợp duy nhất” với một nghề
nhất định nào đó trong xã hội, mà thích ứng nghề còn bao hàm trong nó khả
năng thích ứng ngay cả khi con người di chuyển nghề. Trong hoàn cảnh này,
NLTƯ nghề lại bộc lộ ở khả năng linh hoạt, sáng tạo trong việc vận dụng
những kinh nghiệm đã có ở “nghề cũ” để ứng dụng hợp lý, hiệu quả trong
công việc ở “nghề mới”. Chúng tôi cho rằng khả năng này sẽ giúp con người
trở nên chủ động trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Những phân tích trên cho thấy, phát triển NLTƯ nghề cho SV phải dựa
trên nền tảng của lý luận giáo dục hướng nghiệp, từ đó xem xét các điều kiện,
yếu tố giáo dục, các tác động giáo dục để phát triển NLTƯ nghề cho SV.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
1.4. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU CỦA NGHỀ DẠY HỌC
1.4.1. Đặc điểm nghề dạy học
- Nghề dạy học (Lao động Sư phạm): là lĩnh vực hoạt động lao động
của người giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục nhằm thực
hiện mục tiêu giáo dục.
Đặc điểm của nghề dạy học thể hiện cụ thể như sau:
+ Mục đích của lao động Sư phạm: "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ
và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và NL của công dân, đáp ứng
yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc" [43]. Vì vậy, mục đích của lao động Sư
phạm phục vụ cho mục tiêu đó.
+ Đối tượng của lao động Sư phạm: Đối tượng tác động của các nhà
giáo rất đặc biệt - đó là nhân cách của học sinh (HS), đó là con người (người
học) không thụ động mà trái lại có ý thức, tích cực, chủ động, sáng tạo.
+ Công cụ của lao động Sư phạm: Ngoài các công cụ lao động thông
thường như: giáo án, sách giáo khoa, bảng đen, phương tiện kỹ thuật và đồ
dùng dạy học, giáo viên có công cụ lao động cơ bản rất đặc biệt là nhân cách
của chính mình, đó là phẩm chất và năng lực, đức và tài của giáo viên.
A.I.Ghecxen đã từng nói: "Không những tri thức của giáo viên mà cả chính
nhân cách của họ cũng ảnh hưởng sâu sắc đến thế hệ trẻ". Do đó, giáo viên
phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ, các phẩm
chất đạo đức để có nhân cách mẫu mực.
+ Sản phẩm của lao động Sư phạm: Lao động sư phạm của giáo viên
tạo ra sản phẩm đặc biệt, đó là nhân cách HS.
Như vậy, những đặc điểm trên của lao động sư phạm một mặt làm cho
lao động sư phạm có ý nghĩa cao quý. Mặt khác, đòi hỏi ở người giáo viên và
cả những SV sư phạm những phẩm chất đạo đức, những yêu cầu về NL Sư
phạm, quan trọng hơn là phải có được những phẩm chất và NL phù hợp với
yêu cầu của nghề, thể hiện sự thích ứng đối với nghề.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
1.4.2. Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của ngƣời thầy giáo - Cấu
trúc NLTƢ nghề dạy học
- Về phẩm chất nhân cách, người thầy giáo cần có: Thế giới quan khoa
học, lý tưởng nghề nghiệp cao quý, yêu học sinh, yêu nghề, có đạo đức - lối
sống mẫu mực, trong sáng,...
- Về năng lực sư phạm: bên cạnh những NL chung, người thầy giáo cần
có các năng lực chuyên môn cơ bản:
+ NL dạy học: thể hiện ở khả năng hiểu HS trong quá trình dạy học,
nắm vững tri thức khoa học chuyên môn, có năng lực tổ chức quá trình dạy
học đạt hiệu quả, có NL xử dụng ngôn ngữ, kĩ thuật dạy học và xử lý tình
huống trong quá trình dạy học,...
+ NL giáo dục: thể hiện ở các NL cụ thể hóa mục tiêu hình thành nhân
cách HS, NL giao tiếp sư phạm và cảm hóa HS, NL huy động các lực lượng
giáo dục cùng tham gia vào quá trình giáo dục HS,...
+ NL tổ chức các hoạt động sư phạm: biểu hiện ở khả năng biết cổ vũ
HS tham gia các hoạt động giáo dục, gắn kết HS thành một tập thể thống nhất,
đoàn kết, vận động cha mẹ HS, các tổ chức đoàn thể và xã hội tham gia vào
quá trình giáo dục HS,...
* Chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Hiện nay, để cụ thể hoá những yêu cầu
về phẩm chất và NL của người thầy giáo, phù hợp với các cấp học, bậc học,
Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên. Đó là
hệ thống các yêu cầu về những lĩnh vực mà người giáo viên cần phải đạt để
đáp ứng mục tiêu của bậc học. Tuy nhiên, chuẩn nghề nghiệp không phải là
một quy định cứng nhắc mà có thể được điều chỉnh tùy theo những thiết chế
kinh tế xã hội, mục tiêu giáo dục, theo đường lối đổi mới của Đảng và nhà
nước [4], [5].
Việc nắm chắc Chuẩn nghề nghiệp giáo viên sẽ giúp các thầy cô giáo và
cả các bạn SV sư phạm sáng tỏ những yêu cầu xã hội đối với nghề để có thể
thay đổi điều chỉnh bản thân đáp ứng với những yêu cầu đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
- Căn cứ vào đặc điểm nghề dạy học, những yêu cầu về phẩm chất, NL
người thầy giáo, chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chúng tôi xác định cấu trúc cơ
bản của NLTƯ nghề dạy học bao gồm các thành tố sau: NLTƯ với việc tự học
và hoàn thiện các phẩm chất nhân cách của người giáo viên trong xã hội luôn
thay đổi; NLTƯ với quá trình đào tạo nghề ở trường sư phạm và sự thay đổi
của hoàn cảnh cá nhân; NLTƯ với hoạt động dạy học; NLTƯ với hoạt động
giáo dục; NLTƯ với yêu cầu phát triển chuyên môn liên tục của người giáo
viên; NLTƯ với thực tế giáo dục ở trường phổ thông; NLTƯ với các hoạt
động chính trị - xã hội. Các thành tố này được biểu hiện ở các nội dung cụ thể
được trình bày ở phần 1.5.3.
1.4.3. Vai trò của năng lực thích ứng nghề đối với quá trình hình thành,
phát triển nhân cách và yêu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của
ngƣời giáo viên
Nghề dạy học là nghề có những yêu cầu về các đặc điểm nhân cách.
Muốn đáp ứng được những yêu cầu đó, người giáo viên phải không ngừng học
tập, rèn luyện, nói cách khác, đó là quá trình phát triển nghề nghiệp liên tục và
hoàn thiện các phẩm chất đạo đức người thầy giáo. Trong quá trình đó, việc
phát triển NLTƯ nghề chính là yếu tố cơ bản giúp cho quá trình hình thành và
phát triển nhân cách người thầy giáo đạt kết quả tốt nhất.
Phát triển NLTƯ nghề có vai trò quan trọng đối với quá trình hình thành
và rèn luyện những phẩm chất nhân cách của người giáo viên, là yếu tố cơ bản
để người giáo viên có khả năng đáp ứng những yêu cầu luôn thay đổi của hoạt
động nghề nghiệp; đảm bảo cho sự phát triển nghề nghiệp.
Ở trường Sư phạm, việc phát triển NLTƯ nghề sẽ giúp các SV sư phạm
nâng cao nhận thức hiểu biết về nghề, những yêu cầu của nghề, hình thành và
củng cố lòng tin, yêu nghề, xây dựng tâm thế sẵn sàng tham gia vào thực tế hoạt
động nghề nghiệp,... Đồng thời NL này sẽ giúp SV nhanh chóng thích nghi với
môi trường học tập và rèn luyện ở trường Sư phạm, từ đó tích cực học tập và
rèn luyện những phẩm chất nhân cách của người thầy giáo trong tương lai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
Khi hoạt động ở các cơ sở giáo dục, các trường học, NLTƯ nghề lại
càng có ý nghĩa quan trọng đối với người giáo viên. Việc phát triển NL này
giúp giáo viên vận dụng linh hoạt những kiến thức đã được tiếp thu ở trường
Sư phạm vào thực tế hoạt động nghề nghiệp, đồng thời không ngừng trau dồi
các phẩm chất người thầy giáo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với nhân cách người
thầy giáo.
Khi phân tích vai trò của phát triển NLTƯ nghề đối với quá trình hình
thành và phát triển nhân cách người thầy giáo, đặc biệt chú trọng vai trò của
nó đối với quá trình phát triển nghề nghiệp, phát triển chuyên môn liên tục
của người giáo viên. Phát triển nghề nghiệp giáo viên được hiểu là sự tăng
trưởng cả về số lượng và chất lượng về kiến thức và kĩ năng dạy học - giáo
dục, đáp ứng những yêu cầu đặt ra ngày một nâng cao của hoạt động giáo
dục. Đây là cả mộ t quá trình diễ n ra lâu dà i ở ngườ i giá o viên từ khi cò n họ c
tại các cơ sở đào tạo nghề, đến khi họ tham gia vào môi trường lao động nghề
nghiệ p thự c sự , qua đó họ “liên tụ c phá t triể n” năng lự c chuyên môn và
nghiệ p vụ để đá p ứ ng yêu cầ u củ a hoạ t độ ng nghề nghiệ p . Trong xã hội hiện
đại, đặc biệt trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, môi trường
nghề nghiệp của người giáo viên luôn thay đổi không ngừng và đặt ra những
yêu cầu ngày càng cao đối với họ. Với sự bùng nổ của nền kinh tế tri thức,
những nguồn thông tin khoa học và xã hội rộng lớn phong phú, sự nắm bắt
ngày càng nhanh nhạy và những yêu cầu ngày càng cao của người học,... đòi
hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng học hỏi, phát triển nghề nghiệp. Điều đó
đồng nghĩa với việc họ phải có NL thích ứng với quá trình đó - quá trình phát
triển nghề nghiệp, phát triển chuyên môn liên tục. Vì thế phát triển NLTƯ
nghề đảm bảo cho quá trình phát triển nghề nghiệp liên tục của người giáo
viên đạt hiệu quả, đáp ứng đòi hỏi yêu cầu liên tục thay đổi và ngày càng cao
của người học và của xã hội. Là thành tố quan trọng đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách người giáo viên trong giai đoạn hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
1.5. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CHO SINH VIÊN
CAO ĐẲNG SƢ PHẠM
1.5.1. Đặc điểm hoạt động rèn luyện nghề của sinh viên Cao đẳng Sƣ phạm
Trong nhà trường sư phạm, "nghề" đang được đào tạo là một "mô hình"
của nghề dạy học. Nó chưa phải là môi trường giáo dục đang diễn ra ở các cơ
sở nhà trường. Tuy nhiên, việc tham gia rèn luyện tích cực trong nhà trường
"mô hình" đó lại có ý nghĩa quyết định đối với SV, trang bị cho các em những
kiến thức, kĩ năng cơ bản để có thể tham gia "hành nghề" trong môi trường
thực sự sau này. Nếu đáp ứng tốt, các em sẽ dễ dàng thích nghi hiệu quả với
môi trường nghề nghiệp thực tế sau khi tốt nghiệp. "Mô hình" đào tạo nghề ở
trường sư phạm quy định đến đặc điểm riêng trong hoạt động rèn luyện nghề
của SV CĐSP.
Mục đích hoạt động rèn luyện nghề của SV CĐSP đó là: có kiến thức
chuyên môn và kĩ năng thực hành cơ bản về nghề dạy học, có khả năng giải
quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành sư phạm,...
Nội dung rèn luyện nghề của SV CĐSP đó là: trau dồi tri thức chuyên
môn, văn hóa sư phạm, hiểu biết xã hội, rèn luyện các phẩm chất nhân cách
người giáo viên, rèn luyện năng lực, kĩ năng sư phạm,...
Phương pháp rèn luyện nghề của SV CĐSP đó là: chú trọng phương
pháp tự học, tự giáo dục, tham gia tích cực vào các hoạt động rèn NVSP
thường xuyên và các hoạt động thực tế ở trường phổ thông,...
Môi trường rèn luyện nghề của SV CĐSP là môi trường đạo đức đặc
biệt với những yêu cầu cao của xã hội.
Các hình thức tham gia hoạt động rèn luyện nghề của SV CĐSP rất
phong phú đa dạng, gắn liền với các hoạt động học tập và giáo dục SV ở
trường CĐSP như rèn luyện các kĩ năng sư phạm trên lớp, ở nhà, theo nhóm,
tổ, các hình thức tổ chức câu lạc bộ, seminar, trong các hoạt động xã hội,
trong thực tiễn giáo dục, trong nghiên cứu khoa học,...
Trong quá trình học tập và rèn luyện nghề ở trường sư phạm, động cơ
có ý nghĩa rất quan trọng đối với kết quả hoạt động của SV. Những động cơ
này sẽ là những động lực thôi thúc SV tham gia tích cực vào các hoạt động rèn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
luyện nghề, vượt qua mọi khó khăn, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động rèn
luyện nghề nghiệp. Những động cơ tích cực cần phải xây dựng ở SV đó là các
động cơ học tập đúng đắn, học "vì ngày mai lập nghiệp", vì "sự nghiệp xây
dựng đất nước giàu mạnh, vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" [25,
tr.6], động cơ thành đạt, động cơ nghề nghiệp,... cần xây dựng thái độ học tập
tích cực, có ý thức tự giác, chủ động, có tinh thần cầu thị, khiêm tốn, học hỏi và
sự nỗ lực ý chí trên con đường rèn luyện nghề nghiệp của mình.
1.5.2. Thích ứng nghề dạy học trong mối quan hệ với sự phù hợp nghề
dạy học
Quá trình học nghề xét đến cùng đó chính là quá trình cá nhân tích cực
rèn luyện các phẩm chất, năng lực, các đặc điểm tâm - sinh lý để hướng tới sự
phù hợp nghề. Sự phù hợp nghề được xem như là sự hòa hợp, sự ăn khớp, sự
tương xứng trong cặp "Con người - Nghề nghiệp", mà cụ thể là sự tương ứng
giữa những phẩm chất, đặc điểm tâm - sinh lý của con người với những yêu
cầu cụ thể của công việc trong nghề đối với người lao động để có thể kết luận
về mức độ phù hợp nghề của người đó. Sự phù hợp nghề thường được thể
hiện ở ba dấu hiệu cơ bản là: Đảm bảo tốc độ làm việc, tức đảm bảo được yêu
cầu về số lượng công việc theo định mức lao động; Đảm bảo độ chính xác của
công việc, thể hiện ở chất lượng sản phẩm; Chống chỉ định nghề,…
Như vậy, quá trình thích ứng của SV CĐSP với nghề dạy học xét đến
cùng đó chính là quá trình SV tích cực học tập, rèn luyện, thay đổi những đặc
điểm tâm - sinh lý của bản thân để tiến dần đến sự phù hợp với nghề dạy học.
Trong quá trình đó, chúng tôi nhấn mạnh đến sự "hướng tới" và "tiến tới" sự
phù hợp nghề qua hoạt động rèn luyện nghề, chứ không đặt vấn đề SV "đạt
tới" sự phù hợp nghề hoàn toàn. Bởi thứ nhất SV chưa thực sự tham gia vào
hoạt động nghề nghiệp nên không thể đánh giá ở sự phù hợp hoàn toàn, thứ
hai trong thực tế sự phù hợp nghề một cách tuyệt đối chỉ là lý tưởng, là cái
"đích" để cá nhân vươn tới, rất khó có thể đạt tới sự phù hợp tuyệt đối.
Về mối quan hệ này, chúng tôi cho rằng sự thích ứng nghề dạy học của
SV được thể hiện ở quá trình SV tích cực học tập rèn luyện, thay đổi những
đặc điểm tâm - sinh lý để hướng dần tới sự phù hợp nghề dạy học trong tương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
lai. Tuy nhiên, có mức độ "phù hợp nghề" nhất định, cá nhân chưa chắc đã
"thích ứng" với nghề. Ví dụ, một người có những đặc điểm phù hợp với
nghề dạy học: Ngôn ngữ lưu loát, có óc quan sát, viết chữ đẹp,... song cá
nhân đó không có hứng thú với nghề dạy học, không tích cực rèn luyện và
sử dụng những đặc điểm "phù hợp" đó vào việc "học nghề" hoặc "hành
nghề" dạy học thì cũng không thể đáp ứng những yêu cầu của nghề, tức
không "thích ứng" với nghề. Cho nên trong thực tế có người có nhiều đặc
điểm phù hợp với nghề này nhưng lại hoạt động ở nghề khác, nghĩa là phải
"thích ứng" với nghề khác,... Tuy nhiên, chúng tôi khẳng định rằng: nếu SV
có càng nhiều những đặc điểm "phù hợp" với nghề dạy học và càng tích cực
"thay đổi" để có những đặc điểm "phù hợp" ấy thì sẽ càng thuận lợi cho sự
"thích ứng" nghề dạy học của SV. Vì vậy, thích ứng nghề và phù hợp nghề
có mối quan hệ rất mật thiết, đó là mối quan hệ bổ sung tương hỗ cho nhau,
cái này thúc đẩy cái kia và tạo điều kiện cho cái kia phát triển.
1.5.3. Các nội dung phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên Cao
đẳng Sƣ phạm
Căn cứ vào đặc điểm yêu cầu của nghề dạy học, các phẩm chất và NL
của người giáo viên, các chuẩn đào tạo giáo viên hệ tiểu học và THCS, chúng
tôi xác định cấu trúc NLTƯ nghề dạy học với các nội dung và tiêu chí đánh
giá cụ thể nhằm phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP. Nội dung này cũng thể
hiện những đặc điểm chung nhất trong NLTƯ nghề của SV CĐSP hệ đào tạo
giáo viên tiểu học và THCS.
i. Phát triển năng lực thích ứng với việc tự học và hoàn thiện các phẩm
chất nhân cách của người giáo viên trong xã hội luôn thay đổi
SV CĐSP, người sẽ tham gia vào quá trình giáo dục HS trong tương
lai, với tư cách là người lao động chịu sự tác động của những yêu cầu luôn
thay đổi của xã hội, với sản phẩm lao động đặc biệt là nhân cách HS, cần phải
có khả năng thích ứng với sự thay đổi đó, để đáp ứng những yêu cầu cao về
"chất lượng sản phẩm" (nhân cách HS). SV cần không ngừng học hỏi, sáng
tạo, hoàn thiện các phẩm chất nhân cách để đáp ứng những yêu cầu xã hội về
"chất lượng" người lao động (sẽ là người giáo viên trong tương lai), cũng cần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
nhận thức rõ bản chất sự phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay, những
ưu điểm cũng như mặt trái của nó để có sự đáp ứng và thích nghi cho phù
hợp, không bị ảnh hưởng bởi một số mặt trái nền kinh tế - xã hội trong hoạt
động giáo dục.
Với nội dung này, chúng tôi xin đưa ra các tiêu chí đánh giá sự thích
ứng như sau:
- Một là: Nhận thức được những yêu cầu cao và luôn thay đổi của xã
hội về phẩm chất đạo đức người thầy giáo (tuyệt đối mẫu mực, yêu nghề yêu
người, lối sống trong sáng, lý tưởng nghề cao đẹp,…).
- Hai là: Luôn tiếp cận với phương pháp học tập mới, có khả năng tự
giáo dục và rèn luyện các phẩm chất nhân cách người thầy giáo...
- Ba là: Có khả năng đáp ứng những đòi hỏi cao của xã hội đối với SV
sư phạm (cách ăn mặc, ứng xử, tác phong,...).
- Bốn là: Tự chủ, thích nghi với môi trường đạo đức đặc biệt ở trường
sư phạm và nghề dạy học.
- Năm là: Nhận thức và có khả năng làm chủ dưới những tác động tiêu
cực của xã hội.
ii. Phát triển năng lực thích ứng với quá trình đào tạo nghề ở trường sư
phạm và sự thay đổi của hoàn cảnh cá nhân
Khi vào trường Sư phạm, SV phải làm quen với môi trường mới, với
những điều kiện hoạt động mới có nhiều điểm khác biệt so với trường phổ
thông. Nhiệm vụ của SV chủ yếu là tiếp thu các kiến thức về chuyên môn và
rèn luyện tay nghề. Điều này làm cho không ít SV lúng túng, bỡ ngỡ khi tham
gia các hoạt động. Nhiều SV cảm thấy hụt hẫng và khó thích nghi với môi
trường mới, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thái độ nghề nghiệp cũng như
kết quả học tập của SV. Vì vậy, SV cần có NLTƯ với đặc điểm môi trường,
quá trình đào tạo nghề ở trường, với các nội dung chương trình đào tạo, với
hình thức đào tạo, với phương pháp và hình thức tổ chức học tập mới (như học
theo tín chỉ, nghiên cứu khoa học, nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm,...).
Mặt khác, mỗi SV CĐSP đều có một hoàn cảnh cá nhân khác nhau, bao
gồm các yếu tố về sức khỏe, điều kiện kinh tế, điều kiện học tập cá nhân,…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
Để tham gia vào hoạt động rèn luyện nghề nghiệp đạt hiệu quả, SV cần phải
thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh cá nhân, thậm chí có khả năng cải tạo
hoàn cảnh cá nhân để thuận lợi cho hoạt động rèn luyện nghề nghiệp.
Với nội dung này, chúng tôi đưa ra các tiêu chí đánh giá sự thích ứng
như sau:
- Một là: Tìm hiểu và thích nghi với chương trình đào tạo nghề ở
trường CĐSP (Khung chương trình, các môn cơ sở, môn chuyên ngành, môn
nghiệp vụ,...).
- Hai là: Tìm hiểu và thích nghi với các hình thức, nội dung, phương
pháp học tập ở trường CĐSP.
- Ba là: Thích nghi nhanh với cảnh quan môi trường, kí túc xá, nhà trọ,
tìm hiểu cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học,... ở trường CĐSP.
- Bốn là: Biết tự chủ trong sinh hoạt cá nhân, khắc phục những khó
khăn về vật chất và tinh thần.
iii. Phát triển năng lực thích ứng với hoạt động dạy học
Sinh viên sư phạm trong tương lai sẽ là thầy cô giáo với nhiệm vụ cơ
bản là tham gia hoạt động giảng dạy. Vì vậy, để chuẩn bị những điều kiện cần
thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ này, sinh viên sư phạm phải làm quen với
các hình thức tổ chức và thực hiện kế hoạch, hoạt động dạy học của người
thầy giáo. Đây là công việc đặc thù khác biệt của sinh viên sư phạm so với
sinh viên những trường khác.
Với nội dung này, chúng tôi đưa ra các tiêu chí đánh giá sự thích ứng
như sau:
- Một là: Nắm vững kiến thức về hoạt động dạy học, tích cực tìm hiểu
các môn Tâm lý - Giáo dục học, các môn chuyên ngành.
- Hai là: Thường xuyên tập giảng, thiết kế giáo án, gia công tài liệu
học tập.
- Ba là: Tích cực rèn luyện khả năng ngôn ngữ, thuyết trình, kĩ năng tổ
chức, kĩ năng viết chữ đẹp, lập kế hoạch dạy học,...
- Bốn là: Làm quen, tìm hiểu và vận dụng các phương pháp dạy học,
phương tiện và hình thức tổ chức dạy học trong tập giảng.
- Năm là: Có năng lực kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học.
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Was ist angesagt? (13)

Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạ...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạ...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạ...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạ...
 
Luận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đ
Luận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đLuận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đ
Luận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đ
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua bài tập tình huống
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua bài tập tình huốngLuận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua bài tập tình huống
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua bài tập tình huống
 
Luận văn: Quản lý dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu học TP Đông Hà
Luận văn: Quản lý dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu học TP Đông HàLuận văn: Quản lý dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu học TP Đông Hà
Luận văn: Quản lý dạy học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu học TP Đông Hà
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12
 
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAYLuận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương MắtLuận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
 
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAYSự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAYLuận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAY
 
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
 
Phương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thính
Phương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thínhPhương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thính
Phương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thính
 
Chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAY
Chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAYChương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAY
Chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAY
 
Thiết kế các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Thiết kế các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự họcThiết kế các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Thiết kế các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
 

Ähnlich wie Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2

Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
huyendv
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Man_Ebook
 

Ähnlich wie Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2 (20)

Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
 
Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thứcSử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
 
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam, HAY
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam, HAYLuận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam, HAY
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học Địa l...
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học Địa l...Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học Địa l...
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học Địa l...
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐHLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đLuận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
 
Phương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểm
Phương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểmPhương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểm
Phương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểm
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPT
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPTLuận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPT
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPT
 
Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thiết kế và sử dụng thí nghiệm trong họ...
Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thiết kế và sử dụng thí nghiệm trong họ...Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thiết kế và sử dụng thí nghiệm trong họ...
Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thiết kế và sử dụng thí nghiệm trong họ...
 
Luận văn: Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thiết kế và sử dụng thí nghiệ...
Luận văn: Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thiết kế và sử dụng thí nghiệ...Luận văn: Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thiết kế và sử dụng thí nghiệ...
Luận văn: Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thiết kế và sử dụng thí nghiệ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9
 
Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy
Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duySử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy
Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy
 
Luận văn: Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy...
Luận văn: Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy...Luận văn: Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy...
Luận văn: Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy...
 
Luận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam
Luận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt NamLuận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam
Luận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
 

Mehr von https://www.facebook.com/garmentspace

Mehr von https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Kürzlich hochgeladen

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm 2

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN DƢƠNG THỊ NGA PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƢ PHẠM Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ LỊCH SỬ GIÁO DỤC Mã số: 62 14 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TSKH. NGUYỄN VĂN HỘ 2. PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC TRÍ THÁI NGUYÊN - 2012
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án Dương Thị Nga
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan...................................................................................................... i Mục lục .............................................................................................................ii Danh mục cụm từ viết tắt................................................................................. vi Danh mục các bảng .........................................................................................vii Danh mục các hình.........................................................................................viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu................................................................................. 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................... 3 3.1. Khách thể nghiên cứu.........................................................................3 3.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................3 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................ 3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.................................................................... 3 6.1. Về đối tượng.......................................................................................4 6.2. Về nội dung........................................................................................4 6.3. Về địa bàn, thời gian nghiên cứu .......................................................4 7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 4 7.1. Phương pháp luận...............................................................................4 7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể..................................................4 8. Các luận điểm cần bảo vệ ......................................................................... 5 9. Những đóng góp mới của luận án............................................................. 6 9.1. Về lý luận ...........................................................................................6 9.2. Về thực tiễn........................................................................................6 10. Cấu trúc của luận án................................................................................ 6 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƢ PHẠM.......................................................................................... 7 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu................................................................ 7 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới ...........................................................7
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước...........................................................12 1.2. Các khái niệm cơ bản........................................................................... 14 1.2.1. Năng lực........................................................................................14 1.2.2. Thích ứng ......................................................................................15 1.2.3. Nghề và nghề nghiệp.....................................................................15 1.2.4. Cấu trúc của năng lực thích ứng nghề, năng lực nghề và mối quan hệ giữa chúng.....................................................................16 1.3. Cơ sở khoa học của việc phát triển năng lực thích ứng nghề .............. 18 1.3.1. Cơ sở triết học...............................................................................18 1.3.2. Cơ sở sinh học...............................................................................19 1.3.3. Cơ sở tâm lý học ...........................................................................19 1.3.4. Cơ sở xã hội học............................................................................20 1.3.5. Cơ sở lý luận giáo dục hướng nghiệp ...........................................20 1.4. Những đặc điểm, yêu cầu của nghề dạy học........................................ 22 1.4.1. Đặc điểm nghề dạy học.................................................................22 1.4.2. Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người thầy giáo ...23 1.4.3. Vai trò của năng lực thích ứng nghề đối với quá trình hình thành, phát triển nhân cách và yêu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của người giáo viên........................................................24 1.5. Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm.. 26 1.5.1. Đặc điểm hoạt động rèn luyện nghề của sinh viên Cao đẳng Sư phạm......................................................................................26 1.5.2. Thích ứng nghề dạy học trong mối quan hệ với sự phù hợp nghề dạy học ...............................................................................27 1.5.3. Các nội dung phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm......................................................................28 1.5.4. Các mức độ phát triển năng lực thích ứng nghề của sinh viên Cao đẳng Sư phạm......................................................................34 1.5.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực thích ứng nghề của sinh viên Cao đẳng Sư phạm.......................................34 1.5.6. Các con đường phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm.......................................................................38 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 41
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƢ PHẠM CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC .................................. 42 2.1. Khái quát về đặc điểm các trường cao đẳng sư phạm các tỉnh miền núi phía Bắc ........................................................................................ 42 2.1.1. Khái quát về đặc điểm và hoạt động giáo dục ở trường Cao đẳng Sư phạm các tỉnh miền núi phía Bắc ...........................................42 2.1.2. Khái quát về đặc điểm sinh viên Cao đẳng Sư phạm các tỉnh miền núi phía Bắc .......................................................................43 2.2. Thực trạng vấn đề phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên Cao đẳng sư phạm các tỉnh miền núi phía Bắc ...................................... 44 2.2.1. Khái quát chung về khảo sát thực trạng........................................44 2.2.2. Kết quả khảo sát............................................................................46 2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên ..................................................63 2.3. Những vấn đề thực tiễn đặt ra trong việc phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm các tỉnh miền núi phía Bắc trong giai đoạn hiện nay....................................................................... 69 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 72 Chƣơng 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƢ PHẠM .................... 73 3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp................................................... 73 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo đáp ứng mục tiêu giáo dục ở trường Cao đẳng Sư phạm.......................................................................................73 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ...............................................73 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển ..............................................73 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với tình hình đặc điểm giáo dục của khu vực, đặc điểm sinh viên sư phạm các dân tộc miền núi phía Bắc.......................................................................................74 3.2. Một số biện pháp phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm.............................................................................. 74
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v 3.2.1. Biện pháp 1: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên......................74 3.2.2. Biện pháp 2: Phối hợp chặt chẽ giữa giảng viên Cao đẳng Sư phạm với các giáo viên phổ thông trong giáo dục nghề nghiệp cho sinh viên ..............................................................................79 3.2.3. Biện pháp 3: Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện cho sinh viên.................................................................................81 3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng mô hình tư vấn về nghề dạy học cho sinh viên tại trường Cao đẳng Sư phạm .....................................84 3.2.5. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................88 3.2.6. Những bàn luận cho việc thực hiện các biện pháp được đề cập đối với các trường Cao đẳng Sư phạm miền núi phía Bắc.........88 3.3. Thực nghiệm sư phạm.......................................................................... 92 3.3.1. Khái quát về thực nghiệm .............................................................92 3.3.2. Kết quả thực nghiệm.....................................................................95 Kết luận chương 3......................................................................................... 108 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................. 109 1. Kết luận ................................................................................................. 109 2. Khuyến nghị.......................................................................................... 110 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................... 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 112 PHỤ LỤC..................................................................................................... 120
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT XIN ĐỌC LÀ CBQL Cán bộ quản lý CĐSP Cao đẳng Sư phạm ĐC Đối chứng ĐTB Điểm trung bình GV Giảng viên HS Học sinh HSSV Học sinh sinh viên NL Năng lực NLTƯ Năng lực thích ứng NVSP Nghiệp vụ sư phạm SV Sinh viên TN Thực nghiệm THCS Trung học cơ sở TTSP Thực tập sư phạm
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Cơ cấu khách thể nghiên cứu........................................................ 45 Bảng 2.2. Thực trạng NLTƯ với với việc tự học và hoàn thiện các phẩm chất nhân cách của người giáo viên trong xã hội luôn thay đổi.......................................................................................... 47 Bảng 2.3. Thực trạng về NLTƯ với quá trình đào tạo nghề ở trường Sư phạm và sự thay đổi của hoàn cảnh cá nhân ........................... 49 Bảng 2.4. Thực trạng NLTƯ với hoạt động dạy học .................................... 50 Bảng 2.5. Thực trạng NLTƯ với hoạt động giáo dục................................... 51 Bảng 2.6. Thực trạng NLTƯ với yêu cầu phát triển chuyên môn liên tục của người giáo viên................................................................ 53 Bảng 2.7. Thực trạng NLTƯ với thực tế giáo dục ở trường phổ thông............. 54 Bảng 2.8. Thực trạng về NLTƯ với các hoạt động chính trị - xã hội........... 56 Bảng 2.9. Bảng tổng hợp kết quả điều tra mức độ tham gia các hoạt động có tác dụng phát triển NLTƯ nghề của SV ......................... 60 Bảng 3.1. Bảng kết quả thực hiện phiếu đánh giá NLTƯ đầu vào đối với SV CĐSP Thái Nguyên.......................................................... 96 Bảng 3.2. Tần suất điểm thực hiện kiểm tra đầu ra tại CĐSP Thái Nguyên...... 96 Bảng 3.3. Tần suất lũy tích điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Thái Nguyên ...................................................................... 97 Bảng 3.4. So sánh các giá trị trung bình (X ) điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Thái Nguyên......................................... 99 Bảng 3.5. Phân tích giá trị phương sai (2) điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Thái Nguyên....................................... 100 Bảng 3.6. Bảng kết quả thực hiện kiểm tra đầu vào đối với SV CĐSP Tuyên Quang............................................................................... 101 Bảng 3.7. Tần suất điểm thực hiện kiểm tra đầu ra tại CĐSP Tuyên Quang .... 101 Bảng 3.8. Tần suất lũy tích điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Tuyên Quang.................................................................... 102 Bảng 3.9. So sánh các giá trị trung bình (X ) điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Tuyên Quang...................................... 104 Bảng 3.10. Phân tích giá trị phương sai (2) điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Tuyên Quang...................................... 105
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ biểu diễn nội dung phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP...... 33 Hình 1.2. Sơ đồ mô tả các yếu tố trong mối quan hệ với sự phát triển NLTƯ nghề của SV CĐSP........................................................... 40 Hình 3.1. Biểu đồ tần suất điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Thái Nguyên ...................................................................... 97 Hình 3.2. Đồ thị tần suất lũy tích điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Thái Nguyên.......................................................... 98 Hình 3.3. Biểu đồ tần suất điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Tuyên Quang.................................................................... 102 Hình 3.4. Đồ thị tần suất lũy tích điểm thực hiện kiểm tra đầu ra đối với SV CĐSP Tuyên Quang ....................................................... 103
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cùng với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, giáo dục và đào tạo của Việt Nam đã được ưu tiên ở vị trí hàng đầu trong hệ thống các chính sách phát triển quốc gia, đặc biệt đối với ngành Sư phạm. Thực tiễn của nền giáo dục nước ta hiện nay đã và đang đặt "lên vai" ngành Sư phạm những nhiệm vụ cao quý, những trọng trách nặng nề. Hệ thống các trường Sư phạm và các trường có ngành Sư phạm là nơi đào tạo giáo viên, những người sẽ quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo trong tương lai. Vì thế, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại, mỗi sinh viên (SV) sư phạm phải được rèn luyện trong một quy trình giáo dục hiệu quả, hợp lý, trong đó đặc biệt chú trọng khâu giúp SV thích ứng nghề. SV nói chung và SV ở các trường CĐSP nói riêng sau khi tốt nghiệp cần đảm bảo các yêu cầu: có kiến thức hiện đại, kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc, có khả năng lao động sáng tạo, có tư duy độc lập, phê phán và năng lực giải quyết vấn đề, có khả năng thích ứng cao với những biến động của thị trường lao động, có khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và làm việc sau khi tốt nghiệp... Để đáp ứng được những yêu cầu đó, SV cần có năng lực thích ứng (NLTƯ) và năng lực thích ứng nghề. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở các trường Cao đẳng, Đại học nói chung và các trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) nói riêng, không ít SV còn chưa xác định rõ mục tiêu, lý tưởng, động cơ nghề nghiệp của mình, khả năng thích ứng với hoạt động học tập và rèn luyện nghề còn nhiều hạn chế, hầu hết các em chưa được trang bị những tri thức cần thiết để hình thành và phát triển NLTƯ, chưa có kĩ năng, thậm chí chưa sáng tỏ các nội dung thích ứng nghề của bản thân, vì thế các em gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học tập và rèn luyện, nhiều em còn băn khoăn hoang mang với sự lựa chọn nghề của mình. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hứng thú, kết quả học tập và rèn luyện nghề nghiệp của các em.
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Mặt khác, thực tiễn cho thấy còn có những hạn chế nhất định đối với chất lượng SV CĐSP sau khi tốt nghiệp. Nhiều SV chưa chuẩn bị tố t cho tâm thế sẵn sàng tham gia vào hoạt động nghề nghiệp, các em còn lúng túng và khó thích nghi với những yêu cầu của môi trường lao động nghề nghiệp trong thực tế - môi trường có nhiều điểm khác biệt với những lý thuyết mà các em được tiếp thu ở trường CĐSP. Khả năng để thích ứng với nghề dạy học và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục hiện đại còn nhiều hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo nghề ở các trường CĐSP trong giai đoạn hiện nay. Thích ứng nghề có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp, giúp cá nhân có khả năng thay đổi những đặc điểm tâm - sinh lý và nhân cách cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu của hoạt động, đạt hiệu quả lao động và nâng cao năng suất lao động. Để thích ứng nghề tốt nhất, cá nhân cần rèn luyện năng lực thích ứng nghề. Với SV sư phạm, quá trình thích ứng nghề và năng lực thích ứng nghề giúp SV nhanh chóng thích ứng trong quá trình học tập, rèn luyện để phát triển các phẩm chất và NL nghề nghiệp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú thêm những khái niệm, những lý thuyết trong giáo dục nghề ở các trường Sư phạm, là những gợi ý cho các nhà quản lý giáo dục (QLGD), những giảng viên (GV) và SV sư phạm trong việc lựa chọn và áp dụng những tác động hiệu quả nhằm phát triển NLTƯ nghề cho SV trong học tập và rèn luyện nghề nghiệp ở trường CĐSP, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Xuất phát từ mục tiêu chiến lược của nền giáo dục hiện đại, từ thực tiễn giáo dục và vai trò đặc biệt quan trọng của NLTƯ nghề, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu luận án: "Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm". 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực thích nghề cho SV CĐSP, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phát triển
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 năng lực thích ứng nghề cho họ nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giáo viên ở các trường CĐSP. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình đào tạo sinh viên tại các trường Cao đẳng Sư phạm. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên các trường CĐSP. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP là một nhiệm vụ quan trọng nhằm giúp SV đáp ứng những yêu cầu của nghề dạy học. Tuy nhiên thực tế hiện nay, nhiệm vụ này chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình đào tạo ở các trường CĐSP. Việc phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP sẽ đạt hiệu quả cao nếu làm sáng tỏ được cơ sở khoa học xác đáng về năng lực thích ứng nghề và xây dựng được các biện pháp như: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức trong hoạt động rèn luyện NVSP thường xuyên; Phối hợp chặt chẽ giữa giảng viên CĐSP với các giáo viên phổ thông trong giáo dục nghề nghiệp cho SV; Phát triển NL tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện cho SV; Có hình thức tư vấn về nghề hợp lý cho SV tại trường CĐSP,... thì sẽ phát triển một cách bền vững năng lực thích ứng nghề để nâng cao chất lượng đào tạo SV CĐSP. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về NLTƯ nghề và phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP. 5.2. Đánh giá thực trạng việc phát triển NLTƯ nghề của SV CĐSP các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay và những vấn đề liên quan. 5.3. Đề xuất các biện pháp nhằm phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP. 5.4. Tiến hành thực nghiệm một số biện pháp phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP. 6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU Việc phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP liên quan tới nhiều nhóm đối tượng và được thực hiện bằng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau, qua
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 nhiều nội dung và hình thức đa dạng, phong phú. Trong giới hạn phạm vi luận án, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề: 6.1. Về đối tƣợng: Nghiên cứu trên đối tượng là SV học ngành sư phạm đào tạo giáo viên hệ tiểu học và THCS ở các trường CĐSP. 6.2. Về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng NLTƯ nghề và hướng bồi dưỡng phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng thời thực nghiệm để kiểm chứng tác động của một số biện pháp phát triển NLTƯ nghề cho SV. 6.3. Về địa bàn, thời gian nghiên cứu Đề tài được triển khai nghiên cứu tại 6 trường CĐSP thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc. Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2011. 7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Phƣơng pháp luận Đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, cách tiếp cận hệ thống - cấu trúc trong nghiên cứu. 7.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể - Các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa được sử dụng trong nghiên cứu các tài liệu,… - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến dành cho đối tượng là CBQL, GV, SV CĐSP nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực trạng và sau thực nghiệm. - Phương pháp phỏng vấn Tiến hành phỏng vấn, trao đổi với một số CBQL, GV, SV CĐSP và giáo viên phổ thông nhằm làm rõ hơn những kết quả thu được qua phiếu hỏi, đồng thời bổ sung thêm những thông tin cần thiết khác phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài.
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 - Phương pháp chuyên gia Tiến hành trao đổi, xin ý kiến các chuyên gia giáo dục đại học bao gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý, các cán bộ nghiên cứu,... trong quá trình nghiên cứu về cả mặt lý thuyết và thực tiễn của đề tài nhằm thu thập, bổ sung thông tin,... - Phương pháp quan sát Tiến hành quan sát hoạt động của GV, SV CĐSP qua các tiết dạy và các hoạt động sư phạm khác để tìm hiểu rõ việc phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm Phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dụng đối với một số biện pháp tác động đã đề xuất để khẳng định tính hiệu quả và khả thi của chúng trong việc phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP. - Các phương pháp khác Vận dụng phương pháp thống kê toán học: Các số liệu đã điều tra được được xử lý bằng hệ thống phần mềm Microsof Excel 2010, nhằm xác định các tham số đặc trưng mang tính khách quan khoa học. Phương pháp lưu trữ đề tài: Bằng bản mềm dữ liệu số và văn bản. 8. CÁC LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ - NLTƯ nghề của SV CĐSP bao gồm các thành tố: NLTƯ với việc tự học và hoàn thiện các phẩm chất nhân cách của người giáo viên trong xã hội luôn thay đổi; NLTƯ với quá trình đào tạo nghề ở trường sư phạm và sự thay đổi của hoàn cảnh cá nhân; NLTƯ với hoạt động dạy học; NLTƯ với hoạt động giáo dục; NLTƯ với yêu cầu phát triển chuyên môn liên tục của người giáo viên; NLTƯ với thực tế giáo dục ở trường phổ thông; NLTƯ với các hoạt động chính trị - xã hội. - Phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP là tái cấu trúc các thành tố của nó, tạo cấu trúc mới dưới tác động của các hoạt động giáo dục nghề nghiệp bởi các biện pháp như: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức trong hoạt động rèn luyện NVSP thường xuyên; Phối hợp chặt chẽ giữa giảng viên CĐSP với các
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 giáo viên phổ thông trong giáo dục nghề nghiệp cho SV; Phát triển NL tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện cho SV; Có hình thức tư vấn về nghề hợp lý cho SV tại trường CĐSP,... 9. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 9.1. Về lý luận Góp phần làm sáng tỏ lý luận về thích ứng nghề, bước đầu xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP. Cụ thể: - Làm rõ khái niệm NLTƯ nghề và các nội dung phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP. - Phân tích vai trò của NLTƯ nghề đối với sự phát triển nhân cách và quá trình phát triển nghề nghiệp liên tục của người giáo viên trong xã hội hiện đại. Xác định về mặt lý thuyết những con đường cơ bản phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP. 9.2. Về thực tiễn - Mô tả được thực trạng NLTƯ nghề của SV CĐSP các tỉnh miền núi phía Bắc. Đề xuất được một hệ thống các biện pháp phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP, giúp SV hiểu rõ các yêu cầu của nghề nghiệp và biến các yêu cầu đó thành nội dung rèn luyện của bản thân, phát triển các phẩm chất, năng lực và kĩ năng nghề nghiệp để có thể tham gia vào hoạt động rèn luyện nghề đạt kết quả cao; Kết quả của thực nghiệm kiểm chứng đã khẳng định tính hiệu quả và khả thi của một số biện pháp trong giáo dục nghề cho SV. 10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm có phần mở đầu, 03 chương và phần kết luận khuyến nghị. Chương 1: Cơ sở lí luận về vấn đề phát triển năng lực thích ứng nghề cho SV CĐSP. Chương 2: Thực trạng việc phát triển năng lực thích ứng nghề cho SV CĐSP các tỉnh miền núi Phía Bắc. Chương 3: Biện pháp phát triển năng lực thích ứng nghề cho SV CĐSP.
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƢ PHẠM 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi con người phải có khả năng thích ứng ở trình độ cao. Những nghiên cứu khoa học về sự thích ứng sẽ giúp con người mở ra nhiều khả năng mới trong việc chinh phục và cải tạo thế giới, hoàn thiện nhân cách. Trên thế giới đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề thích ứng và thích ứng nghề. "Thích ứng" hay "thích nghi" - Những thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt trong các công trình nghiên cứu về sinh vật học, chúng mang ý nghĩa chỉ những sự thay đổi của cơ thể sinh vật cho phù hợp với sự thay đổi của các điều kiện và môi trường sống xung quanh. Đầu thế kỉ 20, thuật ngữ "thích ứng" được sử dụng trong tâm lí học và ngày càng được nghiên cứu rộng rãi trong khoa học này và một số ngành khoa học xã hội khác như khoa học giáo dục, kinh tế học, xã hội học. Người đầu tiên được coi như người khởi xướng của tâm lý học thích ứng, đó là nhà tâm lý học người Anh Spencer H. (1820 - 1903) với tác phẩm nổi tiếng "Những nguyên lý Tâm lý học" (1895). Với tác phẩm này, dựa trên học thuyết tiến hoá, ông đã phân tích quá trình thích ứng tâm lý ở con người để đưa ra luận điểm: "Cuộc sống là sự thích ứng liên tục của các mối quan hệ bên trong với mối quan hệ bên ngoài". Tác giả Spencer đã mở ra con đường nghiên cứu quan trọng về thích ứng tâm lý, nhưng việc xây dựng cơ chế thích ứng mới chỉ mang tính chất sinh học và các quá trình tâm lý, ý thức được coi như là một công cụ của cơ thể nhằm thích ứng với môi trường. Do đó, đã đánh đồng sự phát triển tâm lý ý thức theo quy luật sinh học, mang tính di truyền. Hạn chế của Spencer và các tác giả kế thừa ông là không thấy được bản chất xã hội của các mối quan hệ giữa "quá trình bên trong" và "quá trình bên ngoài" của sự thích ứng [77].
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Năm 1979, tác giả Golomstooc A. E. cũng đã có những quan điểm riêng về sự thích ứng nghề nghiệp. Trong công trình nghiên cứu của mình ông không sử dụng thuật ngữ "thích ứng" mà sử dụng thuật ngữ "thích hợp" để nói lên sự thích nghi đặc biệt của con người với hoạt động nghề nghiệp. Đặc biệt hơn là, ông chú trọng mặt tình cảm của quá trình "thích hợp nghề nghiệp" và coi đó như một thuộc tính của nhân cách, ông còn phê phán các quan niệm truyền thống chỉ xem sự thích ứng như là quá trình lĩnh hội, thâm nhập vào các điều kiện mới, đồng thời ông nêu lên lý thuyết về sự thích ứng nghề nghiệp phù hợp với những tài liệu thực nghiệm Tâm lý học hiện đại. Tuy nhiên, ông vẫn chưa làm rõ được bản chất của quá trình thích ứng nghề và chưa gắn với một nghề cụ thể nào [26]. Năm 1980, Janes.W với tác phẩm "The Principles of Psychology” đã tiến hành phân tích những nguyên lý của sự hình thành và phát triển tâm lý con người dựa trên cơ sở của sự thích ứng, trong đó cơ chế thích ứng là cơ chế cơ bản của sự hình thành tâm lý người. Từ đó, ông cho rằng đối tượng nghiên cứu của tâm lý học chính là: "nghiên cứu mối quan hệ giữa các quan hệ bên trong và quan hệ bên ngoài" và ông khẳng định đó chính là: Bản chất của quá trình thích ứng của cá thể [77]. Tác giả Côvaliep A. G. đã chỉ rõ: Trong xã hội hiện đại, khi mức độ tích cực xã hội của SV bị sụt giảm, trong điều kiện đó, nhất thiết phải xác định được các cơ chế nhằm thực hiện có hiệu quả quá trình thích ứng của SV, đưa ra được các phương tiện phát triển quá trình này, và do đó cần biên soạn tài liệu phương pháp khoa học cho các nhà giáo dục bậc đại học để giáo dục sự thích ứng cho SV,… [88]. Về vấn đề này, Ilin E. P. và Nhikitin V. A. cũng khẳng định rằng: Tính hiệu quả của quá trình giáo dục và việc xây dựng “sức khoẻ’ đạo đức và tâm lý trong quá trình giáo dục sẽ phụ thuộc vào vấn đề SV thích ứng với tốc độ như thế nào với các điều kiện, hoàn cảnh mới [86], [89]. Super D. E., và Knasel E. G. trong nghiên cứu của mình đã cho rằng: Sự phát triển nghề của giới trẻ được phát triển gợi mở và sự thích ứng trở thành một NL chính dẫn đến sự thành công về nghề nghiệp [83].
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Nghiên cứu của tác giả Rôxtunốp A. Kh. về thích ứng nghề của SV nhận định: Sự thích ứng là một quá trình tiếp cận phức tạp của SV đối với các điều kiện và nhiệm vụ của các trường đại học, nhờ sự “rung động” về tâm lý và đạo đức của họ nhằm phù hợp với các đòi hỏi mới của hoạt động. Việc nghiên cứu và tìm kiếm các yêu cầu và phẩm chất “mẫu mực” về giáo dục xã hội và tâm lý học của sự thích ứng nghề nghiệp đã buộc chúng ta phải nêu ra những “kì vọng” sau đây của sự thích ứng giáo dục xã hội: - Phải xây dựng cấu trúc thích ứng gồm 2 yếu tố liên quan với nhau là: Nhu cầu thích ứng và tình huống thích ứng. - Động lực thích ứng nghề nghiệp phải được duy trì, phát triển và có kết quả. - Sự thích ứng nghề nghiệp cho phép cá nhân sử dụng các khả năng hoạt động của con người. Việc phân tích lý thuyết đã cho thấy, các yếu tố quan trọng của hoạt động nghề nghiệp là phương hướng của cá nhân trong môi trường xã hội cụ thể; xác định được mục đích đúng đắn, xây dựng được các nhiệm vụ nghề nghiệp; sự kết hợp các giá trị của kết quả hoạt động - sự thích ứng nghề nghiệp của các nhà chuyên môn lương lai bao gồm mức độ am hiểu nghề, nghĩa là kiến thức về các đòi hỏi của nghề nào đó, cùng các điều kiện hoạt động nghề nghiệp, tạo thuận lợi cho sự thích ứng, giúp thúc đẩy quá trình nắm vững nghề nghiệp một cách tự lập và khắc phục được mọi khó khăn trong công tác [91]. Tác giả Pêtơrốpxky A. V. rất quan tâm đến sự thích ứng xã hội. Ông cho rằng, sự thích ứng xã hội là quá trình thích nghi tích cực của cá nhân hoặc tập thể (lớp, nhóm) với các điều kiện vật chất, các tiêu chuẩn và giá trị được xác định của môi trường xã hội. Trong đó cá nhân, tập thể đó phải nắm được các tiêu chuẩn và giá trị của môi trường trong quá trình xã hội hoá, cũng như trong quá trình thay đổi và cải tạo môi trường cho phù hợp với điều kiện và mục đích mới của hoạt động [90]. Tác giả Vunphốp B. D. đã khẳng định quá trình thích ứng như là sự hoà hợp các mối quan hệ của con người với xung quanh, là sự giảm căng thẳng các mâu thuẫn giữa con người với xung quanh, là việc con người đạt được sự
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 cân bằng xã hội, là sự khẳng định bản thân trong cuộc sống - tất cả những điều đó đã đặt ra mục đích và nội dung của nền giáo dục thực hành [84]. Định nghĩa này không nhằm khám phá khái niệm mà chỉ đề cập đến sự cân bằng mang tính xã hội và yếu tố này đã ảnh hưởng như thế nào đến quá trình thích ứng mà thôi. Theo quan điểm của Parơxôn J. thì sự thích ứng được xem như là hành động tương hỗ mạnh mẽ với môi trường bên ngoài, là một trong những chức năng để thực hiện hệ thống xã hội, cùng với việc đạt tới mục đích và lưu giữ được toàn bộ các hình mẫu (khuôn mẫu) [93]. Theo quan điểm của tác giả Klimốp E. A. thì phần lớn các nghề nghiệp đã không đưa ra được đòi hỏi tuyệt đối đối với con người. Vấn đề tìm kiếm tài năng chỉ xuất hiện trong lựa chọn các nghề có tính sáng tạo, nghệ thuật, công tác khoa học, đào tạo phi công, nhà giải phẫu; đa phần các nghề đều có thể phù hợp với những người có NL bẩm sinh bình thường chỉ cần có thời gian học tập ít hoặc nhiều là có thể thích nghi được với công việc, “tìm được bản thân” [87 tr.46 ]. Trong Tâm lý học không thể bỏ qua những công trình nổi tiếng Piaget J., Nhà tâm lý học nhận thức người Thụy Sĩ, các công trình nghiên cứu của ông về sự phát triển trí tuệ của trẻ cũng đề cập đến vấn đề thích ứng. Ông cho rằng: "Trí thông minh là một sự thích nghi", ông khẳng định: "Sự thích nghi là một sự cân bằng giữa đồng hoá và điều ứng". Từ đó, Piaget đã kết luận: Giáo dục chính là quá trình giúp đứa trẻ thích ứng với môi trường xã hội của người lớn [47]. Theo tác giả Duranốp, sự thích ứng trong giáo dục phải được xem xét như là sự tham gia của cá nhân vào môi trường văn hoá xã hội, như là một “quá trình” mà ở đó các thông số chủ yếu của tính cách xã hội của cá nhân phải diễn ra phù hợp với các điều kiện mới của giáo dục [85]. Nghiên cứu về sự thích ứng nghề nghiệp của SV đại học, tác giả Xtôliarenkô L. Đ. cho rằng: SV là sự tập hợp nhiều người cùng chung mục đích, phương hướng, là phải nắm vững kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp bằng sự lao động trí lực cần cù. Giới SV được coi như một cộng đồng xã hội mang
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 nét đặc trưng bởi phương hướng nghề nghiệp, bởi sự hình thành các mối quan hệ nghề nghiệp trong tương lai, chúng phản ánh bản chất đúng đắn trong việc lựa chọn nghề của SV [92]. Theo Tadevoxian E. V., sự thích ứng với hoạt động học tập - nghề nghiệp là NL của con người cải biến (cải tổ, cải tạo, biến đổi) có hiệu quả và chiếm lĩnh đối tượng của hoạt động nhận thức ở mức độ đã định của tính tích cực nhận thức mà không có sự rối loạn đáng kể nào,… [94]. Tác giả Savickas M. L. đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về nghề và thích ứng nghề. Trong các tác phẩm của mình, đặc biệt trong bài viết " Measuring career development: Current status and future dereetion", ông đã đánh giá rất cao vai trò của thích ứng nghề. Ông coi đó như là “Sự trưởng thành về nghề nghiệp”, thậm chí “Sự thích ứng nghề còn có giá trị hơn cả sự trưởng thành về nghề nghiệp”. Ông cho rằng: Thích ứng nghề biểu hiện ở sự sẵn sàng đối mặt với tất cả những công việc có thể dự đoán được,… Là sự tham gia vào những vị trí nghề nghiệp khác nhau, sự điều chỉnh sao cho phù hợp để đáp ứng được những thay đổi và điều kiện làm việc [80, tr.54 - 62], [81 tr.247 - 259], [82]. Các tác giả Peter Creed, Tracy Fallon, Michelle Hood thuộc trường Đại học Griffith Australia đã có công trình nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa thích ứng nghề và mối quan tâm về nghề trong giới trẻ”. Họ đã tiến hành nghiên cứu 245 SV năm thứ nhất về các mối quan tâm về nghề nghiệp, sự thích ứng nghề, xu hướng về nghề,... Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Thích ứng nghề có mối quan hệ bên trong và có thể bị ảnh hưởng bởi những nhân tố đầu tiên (Kế hoạch xây dựng nghề, khám phá nghề, xu hướng nghề, sự quyết định nghề,…). Những nhân tố thích ứng nghề có mối quan hệ nội hàm và bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác,… [78]. Tác giả Rottinghaus, Day và Borgen năm 2005, trong một công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Thích ứng nghề là xu hướng mà mỗi cá nhân đưa ra khả năng của bản thân để xây dựng và điều chỉnh kế hoạch nghề nghiệp của mình, đặc biệt là đối mặt với những tình huống không biết trước. Đề cập
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 đến tiến trình, tầm quan trọng của mối quan hệ giao thoa giữa môi trường làm việc và NL của mỗi cá nhân, nhấn mạnh đến khả năng điều chỉnh và vấn đề mà mỗi cá nhân phải đối mặt, khả năng xoay sở với những vấn đề rắc rối về nghề nghiệp,…[79]. Ngoài ra, tác giả Duffy R. D., và Blustein D. L. cũng cho rằng: Khả năng thích ứng nghề được hiểu như là sự tự quyết định về nghề, sự tự lựa chọn nghề, tự mong muốn đạt được những kết quả nhất định về nghề, tìm kiếm những trường học nghề phù hợp với khả năng của mình,…[76]. Khái quát các nghiên cứu trên thế giới về vấn đề thích ứng và thích ứng nghề cho thấy: Các nghiên cứu chủ yếu dừng lại ở việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về thích ứng, thích ứng học tập, thích ứng nghề của SV và người lao động. Còn thiếu các công trình nghiên cứu cụ thể về NLTƯ nghề của SV sư phạm cũng như các biện pháp phát triển NLTƯ nghề cho SV. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về thích ứng nghề và thích ứng nghề sư phạm chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu về vấn đề này còn chưa có hệ thống. Năm 1981, tác giả Bùi Ngọc Dung có đề tài: "Bước đầu tìm hiểu sự thích ứng nghề nghiệp của giáo viên Tâm lí - Giáo dục". Trong đó, tác giả đã đưa ra một số chỉ số khách quan và chủ quan để đánh giá khả năng thích ứng nghề nghiệp của giáo viên Tâm lí - Giáo dục [15]. Năm 1982, tác giả Nguyễn Ngọc Bích với đề tài: "Thích ứng học đường của sinh viên sư phạm".Tác giả đã phân tích hiện trạng về sự thích ứng của SV sư phạm, những yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến sự thích ứng đó. Luận điểm mà tác giả đưa ra là: Sự thích ứng với trường học và nghề nghiệp của SV là quá trình thích nghi, hài lòng với các hoạt động học tập nghề nghiệp trong hoàn cảnh nhất định [2]. Tác giả Vũ Thị Nho cùng nhóm nghiên cứu đã có đề tài cấp bộ: "Sự thích nghi với hoạt động học tập của học sinh tiểu học”. Trong đó, tác giả
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 đã phân tích nội dung: Sự thích nghi với hoạt động học tập ở HS bậc đầu tiểu học. Phân tích đặc điểm hiện trạng sự thích nghi với hoạt động học tập của HS đầu bậc tiểu học, những yếu tố ảnh hưởng chi phối nó, đề xuất một số biện pháp nhằm giúp trẻ tiểu học nhanh chóng thích nghi với hoạt động học tập [45]. Tác giả Nguyễn Văn Hộ đã có nhiều công trình nghiên cứu giá trị về giáo dục hướng nghiệp và thích ứng nghề, đặc biệt với tác phẩm "Thích ứng Sư phạm", tác giả đã đưa ra các khái niệm về thích ứng, thích ứng sư phạm, phân tích các nội dung về hình thành khả năng thích ứng về lối sống cho SV sư phạm, hình thành khả năng thích ứng về tay nghề trong quá trình đào tạo cho SV sư phạm: thích ứng với quy trình lên lớp, thích ứng với hoạt động giảng dạy trên lớp, thích ứng với hoạt động thiết kế nội dung công tác chủ nhiệm lớp, thích ứng với hoạt động ứng xử trong công tác giáo dục, bên cạnh đó, tác giả đề ra một số giải pháp giúp SV đại học thích ứng với nghề Sư phạm… [32], [33], [34]. Năm 2006, tác giả Nghiêm Thị Đương với đề tài: "Nghiên cứu xu hướng nghề Sư phạm của sinh viên Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ - Mẫu giáo TƯ 1", đã xây dựng một hệ thống lý luận về nghề Sư phạm của SV CĐSP Nhà trẻ - Mẫu giáo, đưa ra một số biện pháp nhằm hình thành xu hướng nghề Sư phạm cho SV CĐSP nhà trẻ mẫu giáo [24]. Ngoài ra còn khá nhiều các tác giả có các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học về thích ứng học tập và thích ứng nghề của SV, nhưng chủ yếu dừng lại ở việc mô tả các biểu hiện tâm lý và thực trạng của thích ứng nghề và thích ứng học tập của SV [3], [22], [23], [30], [39], [52], [53],... Khái quát các kết quả nghiên cứu trên có thể rút ra kết luận: - Thích ứng nói chung và thích ứng nghề nói riêng là vấn đề được khá nhiều các tác giả trên thế giới đi sâu nghiên cứu. Tuy nhiên vấn đề này ở Việt Nam còn chưa được quan tâm nghiên cứu rộng rãi, các công trình nghiên cứu còn chưa có hệ thống, còn để nhiều khoảng trống cả về lý luận và thực tiễn.
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 - Những kết quả nghiên cứu chủ yếu xoay quanh các vấn đề tâm lý của sự thích ứng học tập, thích ứng nghề, một số biện pháp giúp các bạn trẻ, người lao động thích ứng nghề. Tuy việc nghiên cứu cụ thể về NLTƯ nghề sư phạm vẫn còn khoảng trống, song trong quá trình tiếp cận, các tác giả khi nghiên cứu về thích ứng nghề đều khẳng định thích ứng nghề là một thuộc tính của con người và cũng là một biểu hiện năng lực của cá nhân. - Những kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn rất to lớn, giúp cho thế hệ trẻ và những người lao động nói chung đáp ứng những yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp, tạo ra hiệu quả tốt nhất trong lĩnh vực này. Tuy nhiên việc ứng dụng những kết quả nghiên cứu để giúp SV thích ứng nghề trong các trường chuyên nghiệp nói chung và các trường CĐSP nói riêng còn nhiều hạn chế. - Trong lĩnh vực đào tạo giáo viên, làm thế nào để giúp SV sư phạm thích ứng nhanh với các hoạt động học tập và rèn luyện nghề nghiệp vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ. Điều này một lần nữa khẳng định tính cấp thiết của việc triển khai vấn đề nghiên cứu của luận án. 1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.2.1. Năng lực "Năng lực" (competency) - là một trong những thành tố quan trọng trong cấu trúc nhân cách. Có tác giả cho rằng: Người có năng lực (NL) là người đạt hiệu suất và chất lượng hoạt động cao trong các hoàn cảnh khác nhau" [17]. Theo tác giả Phạm Minh Hạc, NL nói lên "người đó có thể làm gì, làm đến mức nào, làm với chất lượng ra sao. Thông thường người ta còn gọi là khả năng hay "tài"". Dưới góc độ giáo dục học, chúng ta có thể xem xét NL là kết quả của quá trình giáo dục, rèn luyện của cá nhân, thể hiện ở những kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp để cá nhân có thể tham gia hiệu quả vào một lĩnh vực hoạt động nhất định. Như vậy, ở góc độ này, người có NL ở lĩnh vực nào thì nhất định phải có tri thức kĩ năng kĩ xảo trong lĩnh vực ấy, có thái độ tích cực để vận dụng tri thức kĩ năng hiệu quả vào các hoạt động. Tuy nhiên có tri thức, kĩ năng chưa thể khẳng định cá nhân có NL hay không, bởi tri thức kĩ năng ấy chưa chắc đã được hiện thực hóa trong hoạt động. Vậy NL dưới góc độ giáo
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 dục học được thể hiện ở kết quả hoạt động của cá nhân, khả năng vận dụng tri thức, kĩ năng để tham gia có hiệu quả trong một lĩnh vực hoạt động nhất định. NL có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn bởi "sự phát triển NL của mọi thành viên trong xã hội sẽ đảm bảo cho mọi người tự do lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với khả năng cá nhân, làm cho hoạt động của cá nhân có kết quả hơn,... và cảm thấy hạnh phúc khi lao động" [8]. 1.2.2. Thích ứng Thích ứng là khái niệm được dùng rộng rãi trong cả khoa học và đời sống xã hội, thường dùng đồng nghĩa với thích nghi. Theo chúng tôi, "thích nghi" thường được dùng với ý nghĩa sinh học, còn "thích ứng" thường được dùng trong hoạt động tâm lý - xã hội. Có thể coi "thích ứng" là quá trình biến đổi đời sống tâm lý và hệ thống hành vi cá nhân để đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của những điều kiện sống mới và hoạt động mới. Nhờ sự "thích ứng" chủ thể hình thành những cấu tạo tâm lý mới, thậm chí trong những điều kiện nhất định có thể cải biến lại chính môi trường sống. Như vậy, sự "thích ứng" được bắt đầu ở thời điểm con người làm quen với điều kiện sống mới, hoạt động mới và kết thúc ở sự hình thành được hệ thống ứng xử phù hợp đảm bảo cho cá nhân hoạt động và giao tiếp có kết quả. Điều đó có nghĩa là: Các ứng xử đặc trưng phù hợp với yêu cầu, điều kiện sống và kết quả hành động cá nhân là chỉ số khách quan cơ bản để đánh giá trình độ thích ứng của cá nhân. 1.2.3. Nghề và nghề nghiệp Theo Đại từ điển tiếng Việt, nghề được hiểu là "công việc chuyên làm theo sự phân công của xã hội" [66]. Có thể hiểu: Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, con người sử dụng những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội và bản thân. Nghề nghiệp (career, profession, de carrière, карьера,...) theo nghĩa Latinh có nghĩa là công việc chuyên môn được định hình một cách hệ thống, là
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 dạng đòi hỏi một trình độ học vấn nào đó để thực hiện hoạt động cơ bản, giúp con người tồn tại và phát triển [33]. Tác giả Climôv E. A. định nghĩa: Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn cần thiết cho con người có khả năng sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển [7]. Các tài liệu nghiên cứu cho thấy, dường như không có sự phân biệt rạch ròi giữa khái niệm “nghề” và khái niệm “nghề nghiệp”. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, khái niệm "nghề" và "nghề nghiệp" cũng có những khía cạnh khác nhau, song cũng không nên tách bạch nội hàm hai khái niệm đó, bởi trong chúng có sự "chứa đựng" lẫn nhau, trong nghề có ẩn chứa "nghiệp", và đã có "nghiệp" nhất định phải có "nghề", cho nên người ta thường dùng thuật ngữ "nghề nghiệp" bởi sự song hành giữa chúng. Ở phương diện thích ứng, chúng tôi không phân biệt hai khái niệm này, bởi sự thích ứng diễn ra trong cả quá trình học nghề và hành nghề, mặt khác cho thấy, chúng có mối quan hệ đan xen lẫn nhau (trong khi “học nghề” vẫn có thể “hành nghề”, và khi “hành nghề” vẫn phải tiếp tục “học nghề”), cho nên chúng tôi coi hai khái niệm thích ứng nghề và thích ứng nghề nghiệp đều có ý nghĩa như nhau, và chúng tôi gọi chung là “thích ứng nghề”. 1.2.4. Cấu trúc của năng lực thích ứng nghề , năng lực nghề và mối quan hệ giữa chúng Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi đi đến kết luận "NLTƯ nghề" là một dạng NL đặc biệt, bởi các lý do sau: - Thứ nhất, xét về bản chất, NLTƯ nghề vừa có tính chất của một NL chung, vừa mang những đặc điểm của một NL chuyên biệt. Nó bao hàm cả những thuộc tính chung về trí tuệ và nhân cách, đồng thời phải có những yếu tố tâm lý phù hợp với sự thay đổi của một hoạt động chuyên biệt nhất định. - Thứ hai, NLTƯ nghề có mối quan hệ chặt chẽ với NL nghề nghiệp. Do đó khi xem xét NLTƯ nghề ta nên phân tích nó dựa vào những yêu cầu cơ bản về phẩm chất và NL nghề nghiệp, cần nhìn nhận nó như một NL đặc biệt vừa mang tính phổ biến vừa mang tính độc đáo.
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 Tác giả Phạm Tất Dong định nghĩa: NL nghề nghiệp là sự tương ứng giữa những đặc điểm tâm sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề đặt ra [9]. Tác giả Phạm Minh Hạc cũng cho rằng: Nói đến NL lao động và công tác là nói tới tay nghề và đạo đức [27]. Theo tác giả Mạc Văn Trang thì năng lực nghề nghiệp được cấu thành bởi 3 thành tố : tri thức chuyên môn, kỹ năng hành nghề và thái độ đối với nghề. “Giá trị của nghề là ở tri thức chuyên môn, kỹ năng hành nghề, thái độ phục vụ, đó cũng chính là cái làm nên giá trị hàng hoá sức lao động…” [59]. Qua nghiên cứu, chúng tôi xác định cấu trúc của NL nghề gồm các thành tố cơ bản: -Tri thức về nghề. -Kỹ năng nghề. -Thái độ với nghề -Mức độ (kết quả) thực hiện các hành động nghề (hành nghề). Bên cạnh đó, chúng tôi xác định cấu trúc của NLTƯ nghề bao gồm các thành tố: -Tri thức để thích ứng (đáp ứng yêu cầu) của nghề. -Mức độ vận dụng các kĩ năng nghề linh hoạt trong các tình huống. -Mức độ tích cực trong rèn luyện nghề. -Sự linh hoạt trong biểu hiện các phẩm chất và NL nghề. Qua phân tích, chúng tôi cho rằng NL nghề và NLTƯ nghề có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, xét ở góc độ nào đó thì NLTƯ nghề cũng được coi như một NL nghề nghiệp, nhưng nó đặc biệt ở chỗ nó phải được biểu hiện cụ thể trong một lĩnh vực nhất định nào đó của NL nghề. (Không có sự thích ứng chung chung mà phải có sự thích ứng trong lĩnh vực cụ thể của hoạt động nghề, ví dụ thích ứng với hoạt động dạy học, trong đó liên quan chặt chẽ với việc rèn luyện các NL dạy học của người giáo viên,...), và nó không những biểu hiện ở khả năng thay đổi và rèn luyện các NL nghề mà còn biểu hiện ở khả năng thay đổi và rèn luyện các phẩm chất nghề. Dựa trên các khái niệm, quan điểm của các nhà khoa học về thích ứng nghề, năng lực, năng lực nghề, chúng tôi đi đến kết luận chung về năng lực
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 thích ứng nghề như sau: NLTƯ nghề là khả năng cá nhân tích cực vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào quá trình rèn luyện, thay đổi, cải tạo và sáng tạo bản thân và môi trường, nhằm đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động học tập và rèn luyện nghề nghiệp, trong các điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Như vậy NLTƯ nghề được thể hiện: - Mức độ ổn định và hiệu quả trong việc vận dụng các tri thức, kĩ năng vào hoạt động học tập và lao động nghề nghiệp. - Những tri thức kĩ năng này liên quan chặt chẽ với các tri thức kĩ năng nghề nghiệp và các phẩm chất nghề nghiệp. - Thể hiện ở khả năng vận dụng kiến thức kĩ năng để cải tạo, sáng tạo bản thân và môi trường cho phù hợp với yêu cầu của hoạt động học tập và rèn luyện nghề, đáp ứng những yêu cầu về phẩm chất và NL của nghề. - NLTƯ nghề cho phép cá nhân thích nghi và đạt kết quả tốt trong các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau của hoạt động nghề. Như vậy mỗi nghề khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau về NLTƯ nghề và liên quan chặt chẽ với NL nghề đó. 1.3. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ 1.3.1. Cơ sở triết học Khi xem xét cơ sở triết học của sự thích ứng nghề, cần đề cập đến hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. - Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến cho phép chúng ta xem xét đánh giá khả năng thích ứng nghề của cá nhân trên nhiều góc độ, nhiều khía cạnh, từ yếu tố chủ quan đến khách quan, yếu tố bên trong cá nhân và ngoài cá nhân, phân tích được những mối liên hệ giữa chúng. Điều này giúp ta có cách nhìn bao quát, toàn bộ đối tượng nghiên cứu và đưa ra những giải pháp hợp lý để nâng cao khả năng thích ứng nghề cho họ. - Nguyên lý về sự phát triển: cho ta thấy thực chất thích ứng nghề là quá trình cá nhân hình thành và phát triển những kỹ năng và NL để giải quyết
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 một loạt những mâu thuẫn trong hoạt động nghề nghiệp, từ đó thúc đẩy sự phát triển các phẩm chất nghề nghiệp, đáp ứng những yêu cầu của nghề. 1.3.2. Cơ sở sinh học Trong các tác phẩm, các công trình nghiên cứu về sinh vật học làm cơ sở sinh học cho việc hình thành phát triển NLTƯ nghề, chúng tôi đặc biệt lưu ý các lý thuyết sinh học của Darwin và Palov [42], [48]. Theo học thuyết tiến hoá của Darwin, cơ thể con người để tồn tại và phát triển luôn phải điều chỉnh mình cho thích nghi, thích ứng với những thay đổi của môi trường sống. Xét về mặt sinh học, với học thuyết phản xạ có điều kiện của Palov, phát triển NLTƯ nghề chính là việc hình thành một loạt các phản xạ có điều kiện, giúp cho cá nhân thay đổi các ứng xử, hành vi, điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện hoàn cảnh luôn luôn thay đổi của hoạt động nghề nghiệp. 1.3.3. Cơ sở tâm lý học Quá trình thích ứng nghề phải dựa trên những cơ sở tâm lý nhất định, những đặc điểm tâm lý cá nhân và đặc điểm tâm lý lứa tuổi, các chức năng tâm lý và cấu tạo tâm lý hay nói một cách ngắn gọn phải dựa trên những đặc điểm về ý thức nghề của cá nhân, bao gồm các đặc điểm về nhận thức, tình cảm, ý chí, kỹ năng, kỹ xảo,… đối với một lĩnh vực nghề [29], [70]. Xét về mặt tâm lý, nếu cá nhân có những đặc điểm tâm lý thuận lợi thích hợp với một nghề nào đó (về nhận thức, kỹ xảo, ý chí,…) thì sự thích ứng diễn ra sẽ dễ dàng hơn nhiều đối với cá nhân không có những đặc điểm tâm lý đó. Ví dụ, một SV sư phạm rất say mê, yêu thích nghề Sư phạm, đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự thích ứng môi trường Sư phạm của SV đó diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Mặt khác, khi tham gia vào môi trường nghề, đó là môi trường luôn luôn thay đổi, thì cá nhân đó, để đáp ứng với yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp, luôn phải điều chỉnh hoặc thay đổi những đặc điểm tâm lý, nhân cách cho phù hợp với sự thay đổi đó. Do vậy, việc phát triển NLTƯ thích ứng nghề xét về mặt tâm lý cũng chính là quá trình hình thành những đặc điểm tâm lý, nhân cách cơ bản phù hợp và đáp ứng những yêu cầu luôn luôn thay đổi của nghề.
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 1.3.4. Cơ sở xã hội học Về mặt xã hội học, sự thích nghi, thích ứng là quá trình mỗi cá nhân tiếp nhận được các giá trị của xã hội, lĩnh hội các giá trị và chuẩn mực xã hội, điều tiết các mối quan hệ xã hội, xác định vị trí của mình trong những môi trường, hoàn cảnh xã hội nhất định. Xét cho cùng, chính là việc cá nhân tham gia vào quá trình xã hội hoá [13], [36], [70]. Như vậy, ở góc độ này, phát triển NLTƯ thích ứng nghề chính là chính là việc cá nhân tạo ra những hành vi, ứng xử đáp ứng mọi yêu cầu của môi trường và hoạt động nghề nghiệp. Hành vi, ứng xử đó rất linh hoạt và mới mẻ, thậm chí có khả năng thay đổi môi trường đặc điểm của nghề, tạo ra giá trị mới cho xã hội, khẳng định vị thế xã hội của cá nhân. 1.3.5. Cơ sở lý luận giáo dục hƣớng nghiệp Việc quan tâm tới quá trình thích ứng nghề của SV không thể tách rời cơ sở lý luận giáo dục, bởi thích ứng nghề là một nội dung của giáo dục hướng nghiệp, giáo dục nghề trong các nhà trường. Giáo dục hướng nghiệp là một hệ thống các tác động giáo dục, nhằm định hướng, hình thành và phát triển các phẩm chất và NL nghề nghiệp cho người lao động. Quá trình này mang tính liên tục, lâu dài, có tính linh hoạt, bao gồm các giai đoạn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đó là các giai đoạn: Giới thiệu và tuyên truyền nghề; Tư vấn nghề; Tuyển chọn nghề; Thích ứng nghề [32], [33]. Như vậy, thích ứng nghề là giai đoạn cuối cùng của công tác hướng nghiệp và cũng là giai đoạn phức tạp nhất, đòi nỏi sự nỗ lực của cá nhân nhiều nhất. Mỗi nghề đòi hỏi con người phải có khả năng thích ứng ở những mức độ xác định. Qua phân tích, chúng tôi cho rằng, quá trình thích ứng nghề được thể hiện ở các giai đoạn sau: - Thích ứng trong môi trường hoạt động học tập - nghề nghiệp: Đây chính là quá trình thích ứng của HS, SV trong các trường chuyên nghiệp, dạy nghề. Trong môi trường này, những yêu cầu về nghề, đặc điểm về nghề sẽ
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 được thể hiện rõ ràng hơn trong hoạt động học tập - rèn luyện nghề nghiệp của HSSV, đặc biệt thể hiện trong các môn có tính chất nghiệp vụ, chuyên biệt, thí dụ với SV kĩ thuật đó là các môn học thuộc về kĩ thuật, với SV sư phạm đó là các môn Tâm lý - Giáo dục và rèn NVSP thường xuyên,... HSSV sẽ bước đầu được thử thách với các hoạt động thực tập nghề, để qua đó có sự trải nghiệm đầu tiên về nghề, khẳng định giá trị của nghề, góp phần củng cố hứng thú và lý tưởng nghề cho bản thân. - Thích ứng khi bắt đầu tham gia hoạt động lao động nghề nghiệp theo sự phân công của xã hội: Đây là giai đoạn hiện thực hoá tất cả những kinh nghiệm, tri thức, hiểu biết,... mà cá nhân đã được tiếp thu ở môi trường học nghề, là giai đoạn mà những NL nghề nghiệp được bộc lộ một cách rõ ràng nhất, là lúc cá nhân tham gia trực tiếp vào hoạt động thực tiễn và chịu trách nhiệm trước xã hội về công việc của mình, cũng là lúc khẳng định giá trị của bản thân đối với xã hội, với nghề nghiệp. Đây là giai đoạn rất khó khăn, đòi hỏi cá nhân khả năng thích ứng cao, sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt những điều đã tiếp thu được ở trường chuyên nghiệp vào thực tiễn. - Thích ứng trong suốt quá trình lao động nghề nghiệp: Thích ứng là một quá trình lâu dài, diễn ra trong suốt cuộc đời con người. Theo đó, thích ứng nghề nghiệp cũng sẽ diễn ra trong suốt quá trình hoạt động nghề nghiệp. - Thích ứng trong các hoàn cảnh di chuyển nghề: Chúng tôi cho rằng, thích ứng nghề không có nghĩa là tạo ra sự “phù hợp duy nhất” với một nghề nhất định nào đó trong xã hội, mà thích ứng nghề còn bao hàm trong nó khả năng thích ứng ngay cả khi con người di chuyển nghề. Trong hoàn cảnh này, NLTƯ nghề lại bộc lộ ở khả năng linh hoạt, sáng tạo trong việc vận dụng những kinh nghiệm đã có ở “nghề cũ” để ứng dụng hợp lý, hiệu quả trong công việc ở “nghề mới”. Chúng tôi cho rằng khả năng này sẽ giúp con người trở nên chủ động trong bất cứ hoàn cảnh nào. Những phân tích trên cho thấy, phát triển NLTƯ nghề cho SV phải dựa trên nền tảng của lý luận giáo dục hướng nghiệp, từ đó xem xét các điều kiện, yếu tố giáo dục, các tác động giáo dục để phát triển NLTƯ nghề cho SV.
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 1.4. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU CỦA NGHỀ DẠY HỌC 1.4.1. Đặc điểm nghề dạy học - Nghề dạy học (Lao động Sư phạm): là lĩnh vực hoạt động lao động của người giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Đặc điểm của nghề dạy học thể hiện cụ thể như sau: + Mục đích của lao động Sư phạm: "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và NL của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc" [43]. Vì vậy, mục đích của lao động Sư phạm phục vụ cho mục tiêu đó. + Đối tượng của lao động Sư phạm: Đối tượng tác động của các nhà giáo rất đặc biệt - đó là nhân cách của học sinh (HS), đó là con người (người học) không thụ động mà trái lại có ý thức, tích cực, chủ động, sáng tạo. + Công cụ của lao động Sư phạm: Ngoài các công cụ lao động thông thường như: giáo án, sách giáo khoa, bảng đen, phương tiện kỹ thuật và đồ dùng dạy học, giáo viên có công cụ lao động cơ bản rất đặc biệt là nhân cách của chính mình, đó là phẩm chất và năng lực, đức và tài của giáo viên. A.I.Ghecxen đã từng nói: "Không những tri thức của giáo viên mà cả chính nhân cách của họ cũng ảnh hưởng sâu sắc đến thế hệ trẻ". Do đó, giáo viên phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ, các phẩm chất đạo đức để có nhân cách mẫu mực. + Sản phẩm của lao động Sư phạm: Lao động sư phạm của giáo viên tạo ra sản phẩm đặc biệt, đó là nhân cách HS. Như vậy, những đặc điểm trên của lao động sư phạm một mặt làm cho lao động sư phạm có ý nghĩa cao quý. Mặt khác, đòi hỏi ở người giáo viên và cả những SV sư phạm những phẩm chất đạo đức, những yêu cầu về NL Sư phạm, quan trọng hơn là phải có được những phẩm chất và NL phù hợp với yêu cầu của nghề, thể hiện sự thích ứng đối với nghề.
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 1.4.2. Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của ngƣời thầy giáo - Cấu trúc NLTƢ nghề dạy học - Về phẩm chất nhân cách, người thầy giáo cần có: Thế giới quan khoa học, lý tưởng nghề nghiệp cao quý, yêu học sinh, yêu nghề, có đạo đức - lối sống mẫu mực, trong sáng,... - Về năng lực sư phạm: bên cạnh những NL chung, người thầy giáo cần có các năng lực chuyên môn cơ bản: + NL dạy học: thể hiện ở khả năng hiểu HS trong quá trình dạy học, nắm vững tri thức khoa học chuyên môn, có năng lực tổ chức quá trình dạy học đạt hiệu quả, có NL xử dụng ngôn ngữ, kĩ thuật dạy học và xử lý tình huống trong quá trình dạy học,... + NL giáo dục: thể hiện ở các NL cụ thể hóa mục tiêu hình thành nhân cách HS, NL giao tiếp sư phạm và cảm hóa HS, NL huy động các lực lượng giáo dục cùng tham gia vào quá trình giáo dục HS,... + NL tổ chức các hoạt động sư phạm: biểu hiện ở khả năng biết cổ vũ HS tham gia các hoạt động giáo dục, gắn kết HS thành một tập thể thống nhất, đoàn kết, vận động cha mẹ HS, các tổ chức đoàn thể và xã hội tham gia vào quá trình giáo dục HS,... * Chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Hiện nay, để cụ thể hoá những yêu cầu về phẩm chất và NL của người thầy giáo, phù hợp với các cấp học, bậc học, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên. Đó là hệ thống các yêu cầu về những lĩnh vực mà người giáo viên cần phải đạt để đáp ứng mục tiêu của bậc học. Tuy nhiên, chuẩn nghề nghiệp không phải là một quy định cứng nhắc mà có thể được điều chỉnh tùy theo những thiết chế kinh tế xã hội, mục tiêu giáo dục, theo đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước [4], [5]. Việc nắm chắc Chuẩn nghề nghiệp giáo viên sẽ giúp các thầy cô giáo và cả các bạn SV sư phạm sáng tỏ những yêu cầu xã hội đối với nghề để có thể thay đổi điều chỉnh bản thân đáp ứng với những yêu cầu đó.
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 - Căn cứ vào đặc điểm nghề dạy học, những yêu cầu về phẩm chất, NL người thầy giáo, chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chúng tôi xác định cấu trúc cơ bản của NLTƯ nghề dạy học bao gồm các thành tố sau: NLTƯ với việc tự học và hoàn thiện các phẩm chất nhân cách của người giáo viên trong xã hội luôn thay đổi; NLTƯ với quá trình đào tạo nghề ở trường sư phạm và sự thay đổi của hoàn cảnh cá nhân; NLTƯ với hoạt động dạy học; NLTƯ với hoạt động giáo dục; NLTƯ với yêu cầu phát triển chuyên môn liên tục của người giáo viên; NLTƯ với thực tế giáo dục ở trường phổ thông; NLTƯ với các hoạt động chính trị - xã hội. Các thành tố này được biểu hiện ở các nội dung cụ thể được trình bày ở phần 1.5.3. 1.4.3. Vai trò của năng lực thích ứng nghề đối với quá trình hình thành, phát triển nhân cách và yêu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của ngƣời giáo viên Nghề dạy học là nghề có những yêu cầu về các đặc điểm nhân cách. Muốn đáp ứng được những yêu cầu đó, người giáo viên phải không ngừng học tập, rèn luyện, nói cách khác, đó là quá trình phát triển nghề nghiệp liên tục và hoàn thiện các phẩm chất đạo đức người thầy giáo. Trong quá trình đó, việc phát triển NLTƯ nghề chính là yếu tố cơ bản giúp cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách người thầy giáo đạt kết quả tốt nhất. Phát triển NLTƯ nghề có vai trò quan trọng đối với quá trình hình thành và rèn luyện những phẩm chất nhân cách của người giáo viên, là yếu tố cơ bản để người giáo viên có khả năng đáp ứng những yêu cầu luôn thay đổi của hoạt động nghề nghiệp; đảm bảo cho sự phát triển nghề nghiệp. Ở trường Sư phạm, việc phát triển NLTƯ nghề sẽ giúp các SV sư phạm nâng cao nhận thức hiểu biết về nghề, những yêu cầu của nghề, hình thành và củng cố lòng tin, yêu nghề, xây dựng tâm thế sẵn sàng tham gia vào thực tế hoạt động nghề nghiệp,... Đồng thời NL này sẽ giúp SV nhanh chóng thích nghi với môi trường học tập và rèn luyện ở trường Sư phạm, từ đó tích cực học tập và rèn luyện những phẩm chất nhân cách của người thầy giáo trong tương lai.
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 Khi hoạt động ở các cơ sở giáo dục, các trường học, NLTƯ nghề lại càng có ý nghĩa quan trọng đối với người giáo viên. Việc phát triển NL này giúp giáo viên vận dụng linh hoạt những kiến thức đã được tiếp thu ở trường Sư phạm vào thực tế hoạt động nghề nghiệp, đồng thời không ngừng trau dồi các phẩm chất người thầy giáo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với nhân cách người thầy giáo. Khi phân tích vai trò của phát triển NLTƯ nghề đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách người thầy giáo, đặc biệt chú trọng vai trò của nó đối với quá trình phát triển nghề nghiệp, phát triển chuyên môn liên tục của người giáo viên. Phát triển nghề nghiệp giáo viên được hiểu là sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng về kiến thức và kĩ năng dạy học - giáo dục, đáp ứng những yêu cầu đặt ra ngày một nâng cao của hoạt động giáo dục. Đây là cả mộ t quá trình diễ n ra lâu dà i ở ngườ i giá o viên từ khi cò n họ c tại các cơ sở đào tạo nghề, đến khi họ tham gia vào môi trường lao động nghề nghiệ p thự c sự , qua đó họ “liên tụ c phá t triể n” năng lự c chuyên môn và nghiệ p vụ để đá p ứ ng yêu cầ u củ a hoạ t độ ng nghề nghiệ p . Trong xã hội hiện đại, đặc biệt trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, môi trường nghề nghiệp của người giáo viên luôn thay đổi không ngừng và đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với họ. Với sự bùng nổ của nền kinh tế tri thức, những nguồn thông tin khoa học và xã hội rộng lớn phong phú, sự nắm bắt ngày càng nhanh nhạy và những yêu cầu ngày càng cao của người học,... đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng học hỏi, phát triển nghề nghiệp. Điều đó đồng nghĩa với việc họ phải có NL thích ứng với quá trình đó - quá trình phát triển nghề nghiệp, phát triển chuyên môn liên tục. Vì thế phát triển NLTƯ nghề đảm bảo cho quá trình phát triển nghề nghiệp liên tục của người giáo viên đạt hiệu quả, đáp ứng đòi hỏi yêu cầu liên tục thay đổi và ngày càng cao của người học và của xã hội. Là thành tố quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách người giáo viên trong giai đoạn hiện nay.
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 1.5. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƢ PHẠM 1.5.1. Đặc điểm hoạt động rèn luyện nghề của sinh viên Cao đẳng Sƣ phạm Trong nhà trường sư phạm, "nghề" đang được đào tạo là một "mô hình" của nghề dạy học. Nó chưa phải là môi trường giáo dục đang diễn ra ở các cơ sở nhà trường. Tuy nhiên, việc tham gia rèn luyện tích cực trong nhà trường "mô hình" đó lại có ý nghĩa quyết định đối với SV, trang bị cho các em những kiến thức, kĩ năng cơ bản để có thể tham gia "hành nghề" trong môi trường thực sự sau này. Nếu đáp ứng tốt, các em sẽ dễ dàng thích nghi hiệu quả với môi trường nghề nghiệp thực tế sau khi tốt nghiệp. "Mô hình" đào tạo nghề ở trường sư phạm quy định đến đặc điểm riêng trong hoạt động rèn luyện nghề của SV CĐSP. Mục đích hoạt động rèn luyện nghề của SV CĐSP đó là: có kiến thức chuyên môn và kĩ năng thực hành cơ bản về nghề dạy học, có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành sư phạm,... Nội dung rèn luyện nghề của SV CĐSP đó là: trau dồi tri thức chuyên môn, văn hóa sư phạm, hiểu biết xã hội, rèn luyện các phẩm chất nhân cách người giáo viên, rèn luyện năng lực, kĩ năng sư phạm,... Phương pháp rèn luyện nghề của SV CĐSP đó là: chú trọng phương pháp tự học, tự giáo dục, tham gia tích cực vào các hoạt động rèn NVSP thường xuyên và các hoạt động thực tế ở trường phổ thông,... Môi trường rèn luyện nghề của SV CĐSP là môi trường đạo đức đặc biệt với những yêu cầu cao của xã hội. Các hình thức tham gia hoạt động rèn luyện nghề của SV CĐSP rất phong phú đa dạng, gắn liền với các hoạt động học tập và giáo dục SV ở trường CĐSP như rèn luyện các kĩ năng sư phạm trên lớp, ở nhà, theo nhóm, tổ, các hình thức tổ chức câu lạc bộ, seminar, trong các hoạt động xã hội, trong thực tiễn giáo dục, trong nghiên cứu khoa học,... Trong quá trình học tập và rèn luyện nghề ở trường sư phạm, động cơ có ý nghĩa rất quan trọng đối với kết quả hoạt động của SV. Những động cơ này sẽ là những động lực thôi thúc SV tham gia tích cực vào các hoạt động rèn
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 luyện nghề, vượt qua mọi khó khăn, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động rèn luyện nghề nghiệp. Những động cơ tích cực cần phải xây dựng ở SV đó là các động cơ học tập đúng đắn, học "vì ngày mai lập nghiệp", vì "sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh, vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" [25, tr.6], động cơ thành đạt, động cơ nghề nghiệp,... cần xây dựng thái độ học tập tích cực, có ý thức tự giác, chủ động, có tinh thần cầu thị, khiêm tốn, học hỏi và sự nỗ lực ý chí trên con đường rèn luyện nghề nghiệp của mình. 1.5.2. Thích ứng nghề dạy học trong mối quan hệ với sự phù hợp nghề dạy học Quá trình học nghề xét đến cùng đó chính là quá trình cá nhân tích cực rèn luyện các phẩm chất, năng lực, các đặc điểm tâm - sinh lý để hướng tới sự phù hợp nghề. Sự phù hợp nghề được xem như là sự hòa hợp, sự ăn khớp, sự tương xứng trong cặp "Con người - Nghề nghiệp", mà cụ thể là sự tương ứng giữa những phẩm chất, đặc điểm tâm - sinh lý của con người với những yêu cầu cụ thể của công việc trong nghề đối với người lao động để có thể kết luận về mức độ phù hợp nghề của người đó. Sự phù hợp nghề thường được thể hiện ở ba dấu hiệu cơ bản là: Đảm bảo tốc độ làm việc, tức đảm bảo được yêu cầu về số lượng công việc theo định mức lao động; Đảm bảo độ chính xác của công việc, thể hiện ở chất lượng sản phẩm; Chống chỉ định nghề,… Như vậy, quá trình thích ứng của SV CĐSP với nghề dạy học xét đến cùng đó chính là quá trình SV tích cực học tập, rèn luyện, thay đổi những đặc điểm tâm - sinh lý của bản thân để tiến dần đến sự phù hợp với nghề dạy học. Trong quá trình đó, chúng tôi nhấn mạnh đến sự "hướng tới" và "tiến tới" sự phù hợp nghề qua hoạt động rèn luyện nghề, chứ không đặt vấn đề SV "đạt tới" sự phù hợp nghề hoàn toàn. Bởi thứ nhất SV chưa thực sự tham gia vào hoạt động nghề nghiệp nên không thể đánh giá ở sự phù hợp hoàn toàn, thứ hai trong thực tế sự phù hợp nghề một cách tuyệt đối chỉ là lý tưởng, là cái "đích" để cá nhân vươn tới, rất khó có thể đạt tới sự phù hợp tuyệt đối. Về mối quan hệ này, chúng tôi cho rằng sự thích ứng nghề dạy học của SV được thể hiện ở quá trình SV tích cực học tập rèn luyện, thay đổi những đặc điểm tâm - sinh lý để hướng dần tới sự phù hợp nghề dạy học trong tương
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 lai. Tuy nhiên, có mức độ "phù hợp nghề" nhất định, cá nhân chưa chắc đã "thích ứng" với nghề. Ví dụ, một người có những đặc điểm phù hợp với nghề dạy học: Ngôn ngữ lưu loát, có óc quan sát, viết chữ đẹp,... song cá nhân đó không có hứng thú với nghề dạy học, không tích cực rèn luyện và sử dụng những đặc điểm "phù hợp" đó vào việc "học nghề" hoặc "hành nghề" dạy học thì cũng không thể đáp ứng những yêu cầu của nghề, tức không "thích ứng" với nghề. Cho nên trong thực tế có người có nhiều đặc điểm phù hợp với nghề này nhưng lại hoạt động ở nghề khác, nghĩa là phải "thích ứng" với nghề khác,... Tuy nhiên, chúng tôi khẳng định rằng: nếu SV có càng nhiều những đặc điểm "phù hợp" với nghề dạy học và càng tích cực "thay đổi" để có những đặc điểm "phù hợp" ấy thì sẽ càng thuận lợi cho sự "thích ứng" nghề dạy học của SV. Vì vậy, thích ứng nghề và phù hợp nghề có mối quan hệ rất mật thiết, đó là mối quan hệ bổ sung tương hỗ cho nhau, cái này thúc đẩy cái kia và tạo điều kiện cho cái kia phát triển. 1.5.3. Các nội dung phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên Cao đẳng Sƣ phạm Căn cứ vào đặc điểm yêu cầu của nghề dạy học, các phẩm chất và NL của người giáo viên, các chuẩn đào tạo giáo viên hệ tiểu học và THCS, chúng tôi xác định cấu trúc NLTƯ nghề dạy học với các nội dung và tiêu chí đánh giá cụ thể nhằm phát triển NLTƯ nghề cho SV CĐSP. Nội dung này cũng thể hiện những đặc điểm chung nhất trong NLTƯ nghề của SV CĐSP hệ đào tạo giáo viên tiểu học và THCS. i. Phát triển năng lực thích ứng với việc tự học và hoàn thiện các phẩm chất nhân cách của người giáo viên trong xã hội luôn thay đổi SV CĐSP, người sẽ tham gia vào quá trình giáo dục HS trong tương lai, với tư cách là người lao động chịu sự tác động của những yêu cầu luôn thay đổi của xã hội, với sản phẩm lao động đặc biệt là nhân cách HS, cần phải có khả năng thích ứng với sự thay đổi đó, để đáp ứng những yêu cầu cao về "chất lượng sản phẩm" (nhân cách HS). SV cần không ngừng học hỏi, sáng tạo, hoàn thiện các phẩm chất nhân cách để đáp ứng những yêu cầu xã hội về "chất lượng" người lao động (sẽ là người giáo viên trong tương lai), cũng cần
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 nhận thức rõ bản chất sự phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay, những ưu điểm cũng như mặt trái của nó để có sự đáp ứng và thích nghi cho phù hợp, không bị ảnh hưởng bởi một số mặt trái nền kinh tế - xã hội trong hoạt động giáo dục. Với nội dung này, chúng tôi xin đưa ra các tiêu chí đánh giá sự thích ứng như sau: - Một là: Nhận thức được những yêu cầu cao và luôn thay đổi của xã hội về phẩm chất đạo đức người thầy giáo (tuyệt đối mẫu mực, yêu nghề yêu người, lối sống trong sáng, lý tưởng nghề cao đẹp,…). - Hai là: Luôn tiếp cận với phương pháp học tập mới, có khả năng tự giáo dục và rèn luyện các phẩm chất nhân cách người thầy giáo... - Ba là: Có khả năng đáp ứng những đòi hỏi cao của xã hội đối với SV sư phạm (cách ăn mặc, ứng xử, tác phong,...). - Bốn là: Tự chủ, thích nghi với môi trường đạo đức đặc biệt ở trường sư phạm và nghề dạy học. - Năm là: Nhận thức và có khả năng làm chủ dưới những tác động tiêu cực của xã hội. ii. Phát triển năng lực thích ứng với quá trình đào tạo nghề ở trường sư phạm và sự thay đổi của hoàn cảnh cá nhân Khi vào trường Sư phạm, SV phải làm quen với môi trường mới, với những điều kiện hoạt động mới có nhiều điểm khác biệt so với trường phổ thông. Nhiệm vụ của SV chủ yếu là tiếp thu các kiến thức về chuyên môn và rèn luyện tay nghề. Điều này làm cho không ít SV lúng túng, bỡ ngỡ khi tham gia các hoạt động. Nhiều SV cảm thấy hụt hẫng và khó thích nghi với môi trường mới, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thái độ nghề nghiệp cũng như kết quả học tập của SV. Vì vậy, SV cần có NLTƯ với đặc điểm môi trường, quá trình đào tạo nghề ở trường, với các nội dung chương trình đào tạo, với hình thức đào tạo, với phương pháp và hình thức tổ chức học tập mới (như học theo tín chỉ, nghiên cứu khoa học, nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm,...). Mặt khác, mỗi SV CĐSP đều có một hoàn cảnh cá nhân khác nhau, bao gồm các yếu tố về sức khỏe, điều kiện kinh tế, điều kiện học tập cá nhân,…
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 Để tham gia vào hoạt động rèn luyện nghề nghiệp đạt hiệu quả, SV cần phải thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh cá nhân, thậm chí có khả năng cải tạo hoàn cảnh cá nhân để thuận lợi cho hoạt động rèn luyện nghề nghiệp. Với nội dung này, chúng tôi đưa ra các tiêu chí đánh giá sự thích ứng như sau: - Một là: Tìm hiểu và thích nghi với chương trình đào tạo nghề ở trường CĐSP (Khung chương trình, các môn cơ sở, môn chuyên ngành, môn nghiệp vụ,...). - Hai là: Tìm hiểu và thích nghi với các hình thức, nội dung, phương pháp học tập ở trường CĐSP. - Ba là: Thích nghi nhanh với cảnh quan môi trường, kí túc xá, nhà trọ, tìm hiểu cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học,... ở trường CĐSP. - Bốn là: Biết tự chủ trong sinh hoạt cá nhân, khắc phục những khó khăn về vật chất và tinh thần. iii. Phát triển năng lực thích ứng với hoạt động dạy học Sinh viên sư phạm trong tương lai sẽ là thầy cô giáo với nhiệm vụ cơ bản là tham gia hoạt động giảng dạy. Vì vậy, để chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ này, sinh viên sư phạm phải làm quen với các hình thức tổ chức và thực hiện kế hoạch, hoạt động dạy học của người thầy giáo. Đây là công việc đặc thù khác biệt của sinh viên sư phạm so với sinh viên những trường khác. Với nội dung này, chúng tôi đưa ra các tiêu chí đánh giá sự thích ứng như sau: - Một là: Nắm vững kiến thức về hoạt động dạy học, tích cực tìm hiểu các môn Tâm lý - Giáo dục học, các môn chuyên ngành. - Hai là: Thường xuyên tập giảng, thiết kế giáo án, gia công tài liệu học tập. - Ba là: Tích cực rèn luyện khả năng ngôn ngữ, thuyết trình, kĩ năng tổ chức, kĩ năng viết chữ đẹp, lập kế hoạch dạy học,... - Bốn là: Làm quen, tìm hiểu và vận dụng các phương pháp dạy học, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học trong tập giảng. - Năm là: Có năng lực kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học.