SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 94
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN VINAPRO
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ THÙY VÂN
MÃ SINH VIÊN : A18605
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH
HÀ NỘI - 2015
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN VINAPRO
Giảng viên hƣớng dẫn : Th.s Chu Thị Thu Thủy
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thùy Vân
Mã sinh viên : A18605
Chuyên ngành : Tài chính
HÀ NỘI - 2015
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự
giúp đỡ cũng như động viên từ nhiều phía.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Khoa kinh tế - quản lý
trường Đại học Thăng Long, những người đã trực tiếp truyền đạt cho em các kiến thức
về kinh tế từ những môn học cơ bản nhất, giúp em có được nền tảng về chuyên ngành
học như hiện tại để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Đặc biệt em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Chu Thị Thu Thủy – người trực
tiếp hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em cũng gửi lời
cảm ơn đến Công ty Đầu tư & Phát triển VINA PRO đã tạo điều kiện cho em được
thực tập.
Mặc dù đã cố gắng, tuy nhiên với trình độ và năng lực có hạn nên bài viết mới
chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản và không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận
được những đóng góp để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do bản thân tôi thực hiện và có
sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép từ công trình nghiên cứu của
người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và
được trích dẫn rõ ràng
Tin xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Sinh viên
Nguyễn Thị Thùy Vân
Thang Long University Library
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP .........................................................................................................1
1.1. Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp:..........................................1
1.1.1. Khái niệm về phân tích tài chính ...............................................................1
1.1.2. Mục tiêu phân tích tài chính:.....................................................................1
1.1.3. Ý nghĩa của phân tích tài chính:................................................................3
1.2. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính.................................................4
1.2.1. Thông tin kế toán........................................................................................4
1.2.1.1. Bảng cân đối kế toán..........................................................................4
1.2.1.2. Báo cáo kết quả kinh doanh: .............................................................4
1.2.1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.................................................................5
1.2.1.4. Thuyết minh báo cáo tài chính...........................................................6
1.2.2. Thông tin khác ............................................................................................7
1.2.2.1. Môi trường bên trong doanh nghiệp: ................................................7
1.2.2.2. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp .................................................7
1.3. Phƣơng pháp phân tích....................................................................................9
1.3.1. Phương pháp so sánh .................................................................................9
1.3.2. Phương pháp tỷ lệ:....................................................................................10
1.3.3. Phương pháp Dupont ...............................................................................11
1.4. Nội dung phân tích .........................................................................................11
1.4.1. Phân tích bảng cân đối kế toán................................................................11
1.4.1.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản:.......................................11
1.4.1.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn:.................................12
1.4.1.3. Phân tích mỗi quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn...........................12
1.4.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh...................................13
1.4.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ.......................................................14
1.4.4. Phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính..............................15
1.4.4.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán.............................................15
1.4.4.2. Chỉ tiêu khả năng quản lý tổng tài sản ............................................16
1.4.4.3. Chỉ tiêu khả năng quản lý tài sản ngắn hạn ....................................17
1.4.4.4. Chỉ tiêu khả năng quản lý tài sản dài hạn .......................................19
1.4.4.5. Chỉ tiêu khả năng quản lý nợ...........................................................21
1.4.4.6. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời..................................................22
1.4.4.7. Phân tích Dupont .............................................................................23
1.4.5. Phân tích đòn bẩy .....................................................................................24
1.4.5.1. Phân tích điểm hòa vốn....................................................................24
1.4.5.2. Cách xác định điểm hoà vốn............................................................24
1.4.5.3. Phương pháp phân tích....................................................................24
1.4.6. Phân tích đòn bẩy hoạt động....................................................................25
1.4.7. Phân tích đòn bẩy tài chính......................................................................26
1.4.8. Phân tích đòn bẩy tổng hợp......................................................................27
1.4.9. Phân tích SWOT. ......................................................................................27
1.4.9.1. Khái niệm phân tích SWOT..............................................................27
1.4.9.2. Nội dung phân tích SWOT ...............................................................28
1.4.9.3. Ý nghĩa các thành phần....................................................................28
1.4.9.4. Cơ hội...............................................................................................28
1.4.9.5. Thách thức........................................................................................29
1.4.9.6. Thực thi mô hình SWOT...................................................................29
1.4.10. Nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp...............30
1.4.10.1.Nhân tố khách quan .........................................................................30
1.4.10.2.Các nhân tố chủ quan ......................................................................30
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VINAPRO.......................................................32
2.1. Khái quát chung về công ty Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển VINAPRO....32
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty......................................................................32
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Đầu tư và Phát
triển VINAPRO.........................................................................................32
2.1.3. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh...........................................................33
2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển
VINAPRO..................................................................................................33
2.1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức.......................................................................33
2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ : .....................................................................33
2.2. Phân tích tài chính công ty Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển VINAPRO.....35
2.2.1. .Phân tích bảng cân đối kế toán giai đoạn 2011- 2013...........................35
2.2.1.1. Phân tích kết cấu và biến động tài sản ............................................35
Thang Long University Library
2.2.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn:........................................................42
2.2.1.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn...........................48
2.2.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:...............................50
2.2.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ.......................................................54
2.2.4. Phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính..............................56
2.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty..............56
2.2.4.2. Chỉ tiêu khả năng quản lý tổng tài sản ............................................57
2.2.4.3. Chỉ tiêu khả năng quản lý tài sản ngắn hạn ....................................58
2.2.4.4. Chỉ tiêu khả năng quản lý tài sản dài hạn .......................................59
2.2.4.5. Chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý hàng tồn kho, khoản phải thu,
phải trả : ........................................................................................................60
2.2.4.6. Chỉ tiêu khả năng quản lý nợ...........................................................64
2.2.4.7. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời :..................................................................65
2.2.5. Phân tích Dupont......................................................................................67
2.2.6. Phân tích SWOT .......................................................................................70
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CÁI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VINAPRO......71
3.1. Đánh giá chung về những tồn tại trong tình hình tài chính của công ty Cổ
phần Đầu tƣ và Phát triển Vinapro..............................................................71
3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần
Đầu tƣ và Phát triển Vinapro........................................................................72
3.2.1. Quản lý khả năng thanh toán ..................................................................72
3.2.2. Quản lý hàng tồn kho ...............................................................................75
3.2.3. Quản lý khoản phải thu khách hàng .......................................................76
3.2.4. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn ....................................................................79
3.2.5. Giảm thiểu chi phí để tối đa hóa lợi nhuận.............................................79
3.2.6. Một số giải pháp khác...............................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Hình 1.1: Mô hình phân tích swot...............................................................................29
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty ..................................................................33
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài sản giai đoạn 2011- 2013 ......................................................35
Bảng 2.1: Bảng kết cấu tài sản ngắn hạn giai đoạn 2011- 2013 ...............................36
Bảng 2.2: Sự biến động tiền và tương đương tiền giai đoạn 2011- 2013..................37
Bảng 2.3: Sự biến động các khoản phải thu ngắn hạn giai đoạn 2011- 2013 ..........38
Bảng 2.4: Sự biến động hàng tồn kho giai đoạn 2011- 2013.....................................39
Bảng 2.5: Sự biến động tài sản ngắn hạn khác giai đoạn 2011- 2013......................40
Bảng 2.6: Sự biến động tài sản dài hạn giai đoạn 2011- 2013 ..................................41
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011- 2013................................................42
Bảng 2.7:Sự biến động vay ngắn hạn giai đoạn 2011- 2013 của công ty vinapro....43
Bảng 2.8: Sự biến động phải trả người bán giai đoạn 2011- 2013 của công ty
vinapro ........................................................................................................................44
Bảng 2.9: Sự biến động người mua trả tiền trước giai đoạn 2011- 2013 của công ty
vinapro ......................................................................................................................45
Bảng 2.10: Sự biến động thuế, các khoản phải giai đoạn 2011- 2013 của công ty
vinapro ......................................................................................................................45
Bảng 2.11: Sự biến động vốn chủ sở hữu giai đoạn 2011- 2013 của công ty vinapro..
.............................................................................................................46
Bảng 2.12: Sự biến động lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giai đoạn 2011- 2013
của công ty vinapro.......................................................................................................47
Bảng 2.13: Phân tích nguồn tài trợ vốn giai đoạn 2011- 2013 ..................................48
Bảng 2.14: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giai đoạn 2011- 2013 của công
ty cổ phần đầu tư và phát triển vinapro.......................................................................50
Bảng 2.15: Giá vốn hàng bán giai đoạn 2011- 2013 của công ty cổ phần đầu tư và
phát triển vinapro .......................................................................................................51
Bảng 2.16: Chi phí quản lý kinh doanh giai đoạn 2011- 2013 của công ty cổ phần
đầu tư và phát triển vinapro.........................................................................................52
Bảng 2.17: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011- 2013 của
công ty cổ phần đầu tư và phát triển vinapro..............................................................53
Thang Long University Library
Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận sau thuế tndn giai đoạn 2011- 2013 của công ty cổ phần đầu
tư và phát triển vinapro................................................................................................54
Bảng 2.18: lưu chuyển thuẩn từ hoạt động kinh doanh công ty giai đoạn 2011- 2013
.............................................................................................................55
Bảng 2.19: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2011-
2013 .......................................................................................................56
Bảng 2.20: Các chỉ tiêu quản lý tổng tài sản ..............................................................57
Bảng 2.21: Các chỉ tiêu quản lý tài sản ngắn hạn......................................................58
Bảng 2.22: Chỉ tiêu quản lý tài sản dài hạn................................................................59
Bảng 2.23: Các chỉ tiêu quản lý tài sản cố định .........................................................60
Bảng 2.24: Chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý hàng tồn kho, khoản phải thu, phải
trả của công ty .......................................................................................................61
Bảng 2.25: Các chỉ tiêu khả năng quản lý nợ.............................................................64
Bảng 2.26: Các chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời. ..................................................65
Bảng 2.27: Áp dụng phương pháp phân tích dupont cho roa: ..................................67
Bảng 2.28: Áp dụng phân tích tài chính dupont đối với công ty cổ phần đầu tư và
phát triên vinapro .......................................................................................................68
Bảng 2.29: Thực thi mô hình phân tích swot..............................................................70
Bảng 3.1: Các số liệu về dự trữ tiền mặt 2013..........................................................74
Bảng 3.2: Mô hình điểm số của altman. ...................................................................77
Bảng 3.4: Đánh giá lại khoản phải thu sau khi áp dụng giải pháp .......................78
Bảng 3.5: Đề xuất thay đổi cơ cấu nguồn vốn............................................................79
Bảng 3.6: Chi phí sản xuất kinh doanh ....................................................................80
DANH MỤC VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên đầy đù
DN:
TSNH:
TSDH:
VCSH:
GVHB:
HTK:
BCTC:
Doanh nghiệp
Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho
Báo cáo tài chính
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ
cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm
đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất
lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh
nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản
lý phù hợp.
Chính vì thế mà từ trước đến nay, quản trị tài chính công ty luôn đóng vai trò
quan trọng trong việc giúp công ty đưa ra các quyết đinh đầu tư đúng đắn, các quyết
định này có ảnh hưởng đến tương lai của công ty. Để đưa ra các quyết định này một
cách chính xác, khôn ngoan giám đốc tài chính cần phân tích và nắm rõ được tình hình
tài chính của công ty thông qua phương tiện chính là tài liệu báo cáo tài chính của
Công ty.
Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển VINAPRO là một doanh nghiệp kinh
doanh thương mại thiết bị an ninh nhỏ trên địa bàn Hà Nội có trụ sở chính tại Khâm
Thiên, Đống Đa, Hà Nội. Được thành lập vào năm 2008, Công ty Cổ Phần Đầu tư và
Phát triển VINAPRO với số năm hoạt động chưa nhiều, đội ngũ nhân lực còn yếu
kém, hoạt động kinh doanh chưa thực sự hiệu quả, chưa ổn định, lợi nhuận thấp ( có
năm làm ăn không có lãi). Để công ty thực sự phát triển vững chắc và ổn định, cần tiến
hành phân tích tài chính và kiểm soát hiệu quả hơn tình hình tài chính công ty. Hoạch
định tương lai và phân tích tài chính giúp giám đốc tài chính nắm bắt những cơ hội và
có những biện pháp duy trì nhằm cải thiện và tình hình tài chính công ty. Trong quá
trình thực tập tại công ty, nhận thức được điều đó, em đã quyết định trọn đề tài “Phân
tích tình hình tài chính Công ty Cổ Phàn Đầu tƣ & Phát triển VINAPRO, thực
trạng và giải pháp” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu thực trạng tài chính tại Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát
triển VINAPRO để từ đó tìm ra giải pháp và định hướng cho công ty trong tương lai.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Đầu tư
& Phát triển VINAPRO.
Phạm vi nghiên cứu: Tại Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển VINAPRO giai
đoạn 2011 -2013.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của khóa luận là phương pháp phân tích, tổng
hợp, so sánh trên cơ sở các Báo cáo tài chính mà Phòng Tài Chính – Kế Toán của công
ty cung cấp kết hợp với quan sát và trải nghiệm thực tiễn của bản thân trong quá trình
thực tập tại công ty.
5. Thời gian nghiên cứu:
Từ ngày 30/11/2014 đến ngày 25/03/2015.
6. Kết cấu khóa luận
Khóa luận gồm ba phần chính:
Chƣơng 1: Tổng quan cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp
Chƣơng 2: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ & Phát
triển VINAPRO
Chƣơng 3: Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính Công ty Cổ phần
Đầu tƣ & Phát triển VINAPRO
Thang Long University Library
1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp:
Phân tích tài chính doanh nghiệp là hệ thống khoa học về quản trị doanh nghiệp
nghiên cứu về tài chính doanh nghiệp nhằm giúp các nhà quản lý tài chính doanh
nghiệp tối đa hóa giá trị doanh nghiệp và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Chính vì vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến sự quyết định của nhà quản trị tới tương lai công ty. Một nhà
quản trị tài chính giỏi sẽ nắm bắt được tình hình tài chính của công ty để từ đó đưa ra
những quyết định tốt nhất cho công ty.
1.1.1. Khái niệm về phân tích tài chính
Phân tích tài chính là phương pháp cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế
toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh
nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các
quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.
Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá rủi ro phá sản
tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, đánh giá
khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh
nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những
dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp
trong tương lai. Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính - một
trong các hướng dự đoán doanh nghiệp. Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo
nhiều hướng khác nhau: với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ), với
mục đích nghiên cứu, thông tin hoặc theo vị trí của nhà phân tích( trong doanh nghiệp
hoặc ngoài doanh nghiệp).
1.1.2. Mục tiêu phân tích tài chính:
Hoạt động tài chính trong các doanh nghiệp bao gồm những nội dung cơ bản
sau: xác định nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, tìm kiếm và huy động nguồn vốn
đáp ứng tốt nhu cầu và sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Hoạt động tài
chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Vai trò đó thể hiện ngay từ khi thành lập doanh nghiệp, trong việc thiết lập
các dự án đầu tư ban đầu, dự kiến hoạt động, gọi vốn đầu tư.
Để có thể tiến hành sản xuất kinh doanh, thì các doanh nghiệp cần phải có một
lượng vốn nhất định, bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và các vốn chuyên dùng
2
khác. Ngoài ra doanh nghiệp cần phải có những giải pháp hữu hiệu để tổ chức huy
động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài
chính, tín dụng và chấp hành luật pháp. Việc tiến hành phân tích tình hình tài chính
sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ
thực trạng của hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn các nguyên nhân,
mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó,
có những giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định và nâng cao tình hình tài chính của doanh
nghiệp.
Đối với người quản lý doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu là tìm kiếm lợi
nhuận và khả năng trả nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực
và buộc phải đóng cửa. Mặt khác, nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ
đến hạn cũng bị buộc phải ngừng hoạt động, vì thế nhà phân tích thông qua hoạt động
phân tích tài chính phải tìm ra hướng đi chính xác nhất cho công ty có thể tiếp tục hoạt
động và hoạt động có lợi nhuận.
Trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp đều có quyền bình đẳng trước pháp luật trong
kinh doanh nhà phân tích tài chính chỉ quan tâm đến tình hình tài chính của doanh
nghiệp trên các khía cạnh khác nhau như: các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp,
khách hàng... Nhưng vấn đề cần được nhiều nhất là khả năng tạo ra các dòng tiền
mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa của doanh
nghiệp. Bởi vậy, trong phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thì cần phải đạt
được các mục tiêu chủ yếu sau đây:
 Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực hệ
thống những thông tin hữu ích, cần thiết phục vụ cho chủ doanh nghiệp và
các đối tượng quan tâm khác như: Các nhà đầu tư, hội đồng quản trị doanh
nghiệp, người cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên và những người sử dụng
thông tin tài chính khác, giúp họ có quyết định đúng đắn khi ra quyết định
đầu tư, quyết định cho vay.
 Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin quan
trọng nhất cho: Các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, nhà cho vay và những
người sử dụng thông tin tài chính khác trong việc đánh giá khả năng và tính
chắc chắn của các dòng tiền vào, ra và tình hình sử dụng vốn kinh doanh,
tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
 Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin về:
Nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình, sự kiện, các tình
huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp.
Thang Long University Library
3
1.1.3. Ý nghĩa của phân tích tài chính:
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là việc phân tích các báo cáo tài
chính của doanh nghiệp qua quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu
về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng,
hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai. Báo cáo tài chính là những
báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài
chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính rất hữu ích đối
việc quản trị doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với
những người bên ngoài doanh nghiệp.
Phân tích tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài
chính doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng
trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ có
nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: chủ doanh
nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng... kể cả các cơ quan Nhà nước và người
làm công, tuy nhiên mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp
phân tích tài chính lại mang ý nghĩa trên các góc độ khác nhau. Cụ thể như sau:
 Đối với nhà quản lý doanh nghiệp:
Phân tích tài chính nhằm tìm ra những giải pháp tài chính để xây dựng cơ cấu
tài sản, cơ cấu nguồn vốn thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả, tiềm lực tài chính cho
doanh nghiệp.
 Đối với chủ sở hữu:
Phân tích tài chính giúp đánh giá đúng đắn thành quả của các nhà quản lý về
thực trạng tài sản, nguồn vốn, thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp; sự an
toàn và hiệu quả của đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
 Đối với khách hàng, chủ nợ:
Phân tích tài chính sẽ giúp đánh giá đúng đắn khả năng và thời hạn thanh toán
của doanh nghiệp.
 Đối với cơ quan quản lý chức năng như cơ quan thuế, thống kê, phòng kinh
tế:
Phân tích tài chính giúp đánh giá đúng đắn thực trạng tài chính doanh nghiệp,
tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, những đóng góp hoặc tác động của doanh
nghiệp đến tình hình và chính sách kinh tế- xã hội.
4
1.2. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính
1.2.1. Thông tin kế toán
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế,
tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Như vậy, tất cả những
thông tin về kinh tế, tài chính đều phải được qua bộ phận kế toán phân tích, xử lý.
Thông qua bộ phận kế toán, những nhà quản lý có thể theo dõi được tình hình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp mình, diễn biến của thị trường... Từ đó có cơ sở để đưa
ra những đánh giá và hướng đi cho doanh nghiệp.
Như vậy, vai trò của kế toán trong mỗi doanh nghiệp là rất quan trọng. Nó có thể
quyết định được sự thành bại của một công ty. Chính vì thế, nếu thông tin kế toán bị
sai lệch, các quyết định của chủ doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng rất lớn. Từ đó gây
ra tình trạng khó khăn cho doanh nghiệp.
1.2.1.1. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán thể hiện tính minh bạch trong các báo cáo tài chính. Đây
chính là mục đích của các báo cáo tài chính nói chung của các doanh nghiệp hay là
mục đích của Bảng cân đối kế toán nói riêng. Tính minh bạch của Bảng cân đối kế
toán được đảm bảo thông qua việc công bố đầy đủ và có thuyết minh rõ ràng về những
thông tin hữu ích, cần thiết cho việc ra quyết định kinh tế của nhiều đối tượng sử dụng.
Bảng cân đối kế toán đóng vai trò và mang ý nghĩa quan trọng trong việc đánh
giá tình hình tài chính công ty, nó thể hiện sự cân đối giữa tài sản và nguồn hình
thành tài sản của doanh nghiệp cuối kỳ hạch toán. Số liệu trên Bảng cân đối kế toán
cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản , nguồn
vốn, và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế
toán, ta có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp .
Thông qua bảng cân đối kế toán, ta có thể xem xét quan hệ cân đối từng bộ
phận vốn và nguồn vốn, cũng như các mối quan hệ khác. Và thông qua việc nghiên
cứu các mối quan hệ đó giúp cho người quản lý thấy rõ tình hình huy động nguồn
vốn chủ sở hữu và nguồn vay nợ để mua sắm từng loại tài sản, hoặc quan hệ giữa
công nợ khả năng thanh toán, kiểm tra các quá trình hoạt động , kiểm tra tình hình
chấp hành kế hoạch…Từ đó phát hiện được tình trạng mất cân đối, và có phương
hướng và biện pháp kịp thời đảm bảo các mối quan hệ cân đối vốn cho hoạt động tài
chính thực sự trở nên có hiệu quả, tiết kiệm và có lợi cho doanh nghiệp.
1.2.1.2. Báo cáo kết quả kinh doanh:
Báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân
bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán. Bảng báo cáo này
phản ánh tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng loại
Thang Long University Library
5
trong một thời kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Báo cáo
còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn để xem xét doanh nghiệp sẽ hoạt động
thế nào trong tương lai.
Báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện toàn bộ lãi (lỗ) của hoạt động sản xuất
kinh doanh và hoạt động tài chính. Bao gồm một số nội dung chính:
 Doanh thu:
Bao gồm tổng doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chiết khấu thương mại, giảm
giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, doanh thu thuần
 Giá vốn hàng bán: Phản ánh toàn bộ chi phí để mua hàng và để sản xuất
 Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh:
Bao gồm chi phí lưu thông và chi phí quản lý
 Lãi (hoặc lỗ): Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.
Báo cáo kết quả kinh doanh cũng thể hiện các chỉ tiêu phản ánh nghĩa vụ đối
với nhà nước của doanh nghiệp và các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
kinh phí hoạt động công đoàn, các khoản chi phí và lệ phí...
Báo cáo kết quả kinh doanh là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán
theo các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình
thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản suất kinh doanh,
tình hình lưu chuyển các dòng tiền và tình hình vận động sử dụng vốn của doanh
nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Do đó, báo cáo kết quả kinh doanh mang ý nghĩa
to lớn tới các quyết định của công ty, đó vừa là phương pháp kế toán, vừa là hình
thức thể hiện và chuyển tải thông tin kế toán tài chính đến những người sử dụng để
ra các quyết định kinh tế.
1.2.1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay báo cáo dòng tiền mặt là một loại báo cáo tài
chính thể hiện dòng tiền ra và dòng tiền vào của một tổ chức trong một khoảng thời
gian nhất định (tháng, quý hay năm tài chính).
Báo cáo này là một công cụ giúp nhà quản lý tổ chức kiểm soát dòng tiền của tổ
chức. Bảng báo cáo dòng tiền mặt thông thường gồm có:
 Dòng tiền vào:
+ Các khoản thanh toán của khách hàng cho việc mua sắm hàng hóa, dịch
vụ
+ Lãi tiền gửi từ ngân hàng
+ Lãi tiết kiệm và lợi tức đầu tư
+ Đầu tư của cổ đông
6
 Dòng tiền ra
+ Chi mua cổ phiếu, nguyên nhiên vật liệu thô,hàng hóa để kinh doanh hoặc
các công cụ
+ Chi trả lương, tiền thuê và các chi phí hoạt động hàng ngày
+ Chi mua tài sản cố định – máy tính cá nhân, máy móc, thiết bị văn
phòng,…
+ Chi trả lợi tức
+ Chi trả thuế thu nhập, thuế doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và các thuế
và phí khác
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp nhà phân tích tài chính đánh giá khả năng
thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá
trình hoạt động. Ngoài ra, báo cáo lưu chuyển tiền tệ mang mối liên hệ với các chỉ
tiêu khác trong các báo cáo khác và phản ánh được một số nội dung như:
 Phản ánh được các thay đổi trong tài sản thuần
 Phản ánh được ảnh hưởng riêng biệt của các hoạt động của DN đối với các
lượng tiền và tương đương tiền tạo ra và sử dụng trong kỳ
 Phản ánh được mối liên hệ giữa các hoạt động của doanh nghiệp
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình
hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh
nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán
khác nhau.
1.2.1.4. Thuyết minh báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính (BCTC) là một hệ thống các số liệu cho biết tình hình tài sản
và nguồn vốn, luồng tiền và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. BCTC gồm có:
bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC.
Thuyết minh BCTC được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt
động sản xuất - kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi
tiết. Qua đó, nhà đầu tư hiểu rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt động thực tế của
doanh nghiệp.
Thuyết minh BCTC gồm những nội dung cơ bản sau:
 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.
 Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.
 Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng.
 Các chính sách kế toán áp dụng.
Thang Long University Library
7
 Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán.
 Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh.
 Thông tin bổ sung cho khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
1.2.2. Thông tin khác
1.2.2.1. Môi trường bên trong doanh nghiệp:
Môi trường bên trong bao gồm các nguồn lực về con người, tài chính, công nghệ,
sản phẩm, giá, kênh phân phối, xúc tiến quảng cáo... của doanh nghiệp. Và một số yếu
tố vi mô trong môi trường doanh nghiệp như:
 Văn hóa doanh nghiệp: là lực lượng tinh thần, sự phấn kích, cạnh tranh trong
sản xuất kinh doanh theo đúng nghĩa lành mạnh.
 Nhà cung cấp: người cung cấp sản phẩm dịch vụ cho công ty.
 Khách hàng: Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp
đang hướng các nỗ lực Marketing vào. Họ là người có điều kiện ra quyết
định mua sắm. Khách hàng là đối tượng được thừa hưởng các đặc tính, chất
lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ.
 Đối thủ cạnh tranh: đối thủ có khả năng gia nhập và cạnh tranh trong một thị
trường.
 Đối thủ tiềm ẩn: chỉ một đối thủ có khả năng gia nhập và cạnh tranh trong
một thị trường cụ thể song hiện tại chưa gia nhập.
 Sản phẩm thay thế: là sản phẩm có thể thay thế các loại sản phẩm khác tương
đương về công dụng (hoặc tiêu thụ) khi có các điều kiện thay đổi. Sản phẩm
thay thế có thể có chất lượng tốt hơn hoặc thấp hơn mặt hàng nó thay thế và
đa số có mức giá rẻ hơn.
 Thị trường lao động: thị trường lao động là một bộ phận của hệ thống thị
trường, trong đó diễn ra quá trình trao đổi giữa một bên là người lao động tự
do và một bên là người có nhu cầu sử dụng lao động.
1.2.2.2. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp
 Tự nhiên:
Tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản
thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là những
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên như: sản xuất nông
phẩm, thực phẩm theo mùa, kinh doanh khách sạn, du lịch...Để chủ động đối phó với
các tác động của yếu tố tự nhiên,các doanh nghiệp phải tính đến các yếu tố tự nhiên
có liên quan thông qua các hoạt động phân tích, dự baó của bản thân doanh nghiệp
8
và đánh giá của các cơ quan chuyên môn. Các biện pháp thường được doanh nghiệp
sử dụng: dự phòng, san bằng, tiên đoán và các biện pháp khác...Ngoài ra, nó còn ảnh
hưởng đến các doanh nghiệp như vấn đề tiếng ồn, ô nhiễm môi trường... và các
doanh nghiệp phải cùng nhau giải quyết.
 Kinh tế:
Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức
mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hố đoái...tất cả các yếu tố này đều
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Những biến động
của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh
nghiệp.Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến động về kinh
tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để
đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận
dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa.Khi phân tích,
dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các doanh
nghiệp cần dựa vào 1 số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của kì trước, các
diễn biến thực tế của kì nghiên cứu,các dự báo của nhà kinh tế lớn...
 Kỹ thuật - Công nghệ:
Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố công
nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu mới,
thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng...Khi công nghệ
phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để
tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng
cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt
hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời.
 Văn hóa - Xã hội:
Ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh
nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết
các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa
có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh
doanh.
 Chính trị- Pháp luật:
Gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị...các nhân tố
này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự ổn định về chính
trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu
tư.Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không
Thang Long University Library
9
chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Để đưa
ra được những quyết định hợp lí trong quản trị doanh nghiệp, cần phải phân tích, dự
báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển.
 Đoàn thể, các lực lượng chính trị, xã hội - Nguồn nhân lực xã hội, quốc gia
 Môi trường hội nhập - quốc tế.
1.3. Phƣơng pháp phân tích
1.3.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích
hoạt động kinh doanh. Có ba nguyên tắc cơ bản khi sử dụng phương pháp này, đó là:
 Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh.
Tiêu chuẩn để so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so
sánh, tiêu chuẩn đó có thể là:
+ Tài liệu của năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển của
các chỉ tiêu. Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức), nhằm
đành giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức.
+ Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực
hiện và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được.
 Điều kiện so sánh được:
Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng
phải đồng nhất. Trong thực tế, thường điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu
kinh tế cần được quan tâm hơn cả là về thời gian và không gian.
+ Về mặt thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời
gian hạch toán phải thống nhất trên ba mặt sau: Phải cùng phản ánh nội
dung kinh tế, phải cùng một phương pháp phân tích và phải cùng một đơn
vị đo lường
+ Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và
điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
Tuy nhiên, thực tế ít có các chỉ tiêu đồng nhất được với nhau. Để đảm bảo tính
thống nhất người ta cần phải quan tâm tới phương diện được xem xét mức độ đồng
nhất có thể chấp nhận được, độ chính xác cần phải có, thời gian phân tích được cho
phép.
 Kỹ thuật so sánh cơ bản:
+ So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ
gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô
tăng giảm của các hiện tượng kinh tế.
10
+ So sánh bằng số tương đối: là thương số giữa trị số của kỳ phân tích so với
kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối
quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
+ So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối,
biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc
điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung, có cùng
một tính chất.
+ So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô được
điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy
mô chung. Công thức xác định :
Mức biến động = Chỉ số kỳ - Chỉ tiêu x Hệ số điểu chỉnh
tương đối phân tích kỳ gốc
Tuỳ theo mục đích, yêu cầu của phân tích, tính chất và nội dung phân tích của
các chỉ tiêu kinh tế mà người ta sử dụng kỹ thuật so sánh thích hợp.
Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể thực hiện
theo ba hình thức:
 So sánh theo chiều dọc:
Là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu
từng kỳ của các báo cáo kế toán-tài chính, nó còn gọi là phân tích theo chiều dọc
(cùng cột của báo cáo).
 So sánh chiều ngang:
Là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ và chiều hướng biến động các kỳ trên
báo cáo kế toán tài chính, nó còn gọi là phân tích theo chiều ngang (cùng hàng trên
báo cáo).
 So sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu:
Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem trên
mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem xét
nhiều kỳ (từ 3 đến 5 năm hoặc lâu hơn) để cho ta thấy rõ xu hướng phát triển của các
hiện tượng nghiên cứu.
Các hình thức sử dụng kỹ thuật so sánh trên thường được phân tích trong các
phân tích báo cáo tài chính- kế toán, nhất là bản báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, bảng cân đối kế toán và bảng lưu chuyển tiền tệ là các báo cáo tài chính định
kỳ của doanh nghiệp.
1.3.2. Phương pháp tỷ lệ:
Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài
Thang Long University Library
11
chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác
định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh
nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.
Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng ngày
càng được bổ sung và hoàn thiện hơn. Vì:
 Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn là
cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ lệ của
một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp.
 Việc áp dụng tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình
tính toán hàng loạt các tỷ lệ.
 Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu
và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục
hoặc theo từng giai đoạn.
1.3.3. Phương pháp Dupont
Dupont là tên của một nhà quản trị tài chính người Pháp tham gia kinh doanh ở
Mỹ.Dupont đã chỉ ra được mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ số hoạt động trên
phương diện chi phí và các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn.
 Ưu điểm: Phương pháp Dupont là phương pháp tính toán đơn giản. Đây là
công cụ rất tốt để cung cấp cho mọi người kiến thức căn bản nhằm tác động
tích cực đến kết quả kinh doanh của công ty. Ngoài ra, khi sử dụng phương
pháp này ta có thể dễ dàng kết nối với các chính sách đãi ngộ nhân viên.
Hơn nữa, phương pháp Dupont có thể được sử dụng để thuyết phục cấp quản lý
thực hiện một vài bước cải tổ nhằm chuyên nghiệp hóa chức năng thu mua và bán
hàng. Đôi khi điều cần làm trước tiên là nhìn vào thực trạng của công ty thay vì tìm
cách thôn tính công ty khác nhằm tăng thêm doanh thu và hưởng lợi thế nhờ quy mô
để bù đắp khả năng sinh lợi yếu kém.
 Nhược điểm: Phương pháp Dupont có một số nhược điểm khi sử dụng là nhà
phân tích dựa vào số liệu kế toán cơ bản nhưng có thể không đáng tin cậy.
Ngoài ra khi phân tích, phương pháp này không bao gồm chi phí vốn. Cuối
cùng mức độ tin cậy của mô hình phụ thuộc hoàn toàn vào giả thuyết số liệu
đầu vào.
1.4. Nội dung phân tích
1.4.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
1.4.1.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản:
12
Mục đích: Đánh giá sự biến động của tài sản và sự hợp lý của cơ cấu nguồn vốn
đới với hoạt động của doanh nghiệp. Để làm được điều đó doanh nghiệp thường sử
dụng phương pháp sau:
Xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua việc
so sánh từng loại tài sản với nhau và so sánh giữa kỳ cuối và kỳ đầu về cả số lượng
tuyệt đối lẫn tương đối. Qua đó thấy được sự biến động về quy mô kinh doanh, năng
lực kinh doanh của doanh nghiệp. Khi xem xét đến vấn đề này, cần quan tâm, chú ý
đến tác động của từng loại tài sản với quá trình kinh doanh.
Xác định tỷ trọng từng loại tài sản trong tổng tài sản đồng thời so sánh tỷ trọng
cuối kỳ và đầu kỳ để thấy được sự biến động của cơ cấu nguồn vốn. Việc đánh giá này
cũng phụ thuộc vào linh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.1.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn:
Mục đích: Đánh giá khái quát khả năng tài trợ, mức độ tự chủ về mặt tài chính
của doanh nghiệp. Phương pháp là so sánh tổng nguồn vốn và từng lợi nguồn vốn giữa
số liệu cuối kỳ và đầu kỳ về cả số lượng tuyệt đối lẫn tương đối, bên cạnh đó là so
sánh tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn để xác định khoản mục nào
chiếm tỷ trọng cao. Doanh nghiệp tài trợ cho hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay
hay vốn CSH? Nếu nguồn vốn CSH chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng cho thấy
khả năng tự đảm bảo của tài chính của doanh nghiệp và ngược lại. Tuy nhiên cần chủ
trọng đến chính sách tài trợ vốn của từng doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh đạt
được.
1.4.1.3. Phân tích mỗi quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Tính chất cơ bản của BCĐKT chính là tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn ở
mọi thời điểm
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Trên cơ sở tính chất cân đối của kế toán, đồng thời phù hợp với nội dung của
BCĐKT thì kết cấu của nó được chia làm 2 phần: Tài sản và nguồn vốn.
Phần tài sản: các chỉ tiêu phần này được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các
loại tài sản của doanh nghiệp trong quá trình tái sản xuất. Về mặt kinh tế, số liệu ở
phần này thể hiện số vốn và kết cấu các loại vốn hiện có của đơn vị đến thời điểm lập
báo cáo. Về mặt pháp lý, nã thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản lý và sử dụng
của doanh nghiệp.
Phần nguồn vốn: các chỉ tiêu phần này được sắp xếp phân chia theo từng nguồn
hình thành tài sản của đơn vị. Về mặt kinh tế, số liệu phần này thể hiện quy mô, nội
dung và tính chất kinh tế của các nguồn vốn đó. Về mặt pháp lý, nã thể hiện trách
nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với số tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý và
Thang Long University Library
13
sử dụng.
BCĐKT có thể xây dựng theo kiểu một bên hay theo kiểu hai bên. với kiểu một
bên, phần tài sản được sắp xếp trước sau đó đến phần nguồn vốn. với kiểu hai bên,
bố trí phần tài sản ở bên trái cong phần nguồn vốn ở bên phải của BCĐKT. ở cả hai
phần ngoài cột chỉ tiêu còn có các cột phản ánh mã số của chỉ tiêu, cột số đầu năm,
số cuối kỳ.
1.4.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Mục đích: Đánh giá tổng hợp tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
trong kỳ, xác định nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến kêt quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Phương pháp phân tích:
Sự dụng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, so sanh các khoản mục chính (
Doanh thu từ hoạt động bán hàng, GVHB, Lợi nhuận gộp,…) trong 3 năm liên tiếp cả
về số tuyệt đối lẫn tương đối để xác định dấu hiệu của tính hiệu quả hay không hiệu
quả trong kết quả hoạt động kinh doanh.
Xem xét sự biến động của các khoản mục chính và xác định tỷ trọng trên doanh
thu để đánh giá mức độ biến động của các khoản chi phí. Ta có thể sử dụng các chỉ
tiêu sau:
Tỷ lệ giá vốn hàng
bán trên doanh thu
thuần
=
GVHB
*100
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho ta biết 100 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp phải bỏ ra
bao nhiêu đồng GVHB. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí
trong GVHB càng tốt và ngược lại.
Tỷ lệ chi phí bán
hàng trên doanh thu
thuần
=
Chi phí bán hàng
*100
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh được để thu được 100 đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp
phải bỏ ra bao nhiêu chi phí bán hàng. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ càng tốt và
ngược lại.
Tỷ lệ chi phí quản lý
doanh nghiệp trên
doanh thu thuần
=
Chi phí bán hàng
*100
Doanh thu thuần
14
Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng doanh thu thuần thỉ doanh nghiệp phải chi bao
nhiêu chi phí QLDN. Tỷ lệ nà càng nhỏ chứng tỏ khả năng quản lý của doanh nghiệp
càng tốt.
Trong thời kỳ kinh tế đanh khủng hoảng như hiện nay doanh nghiệp cần quan
tâm đưa ra các biện pháp để 3 chỉ tiêu trên càng nhỏ, càng giảm thiểu các chi phí là
biện pháp tốt nhất để làm tăng lợi nhuận. Tuy vậy doanh nghiệp không nên chỉ quá
quan tâm việc các chỉ tiêu này nhỏ hay không, trong một số thời điểm để có thể tăng
lợi nhuận trong tương lai phải chấp nhận đầu tư các khoản có chi phí cao.
1.4.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Mục đích: Đánh giá sự bền vững của dòng tiền, khả năng tạo tiền và sự phù hợp
của dòng tiền so với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó đánh giá
sự thịnh vượng hay khó khăn về vốn của doanh nghiệp trong từng thời lỳ, khả năng
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.
Phườn pháp phân tích: Đánh giá lưu chuyển tiền thuần âm hay dương, nếu lưu
chuyển tiền thuần âm thì cần phân tích nguyên nhân. Xu hướng lưu chuyển tiền thuần
của doanh nghiệp tăng, ổn định hay giảm, qua đó đánh giá khả năng tạo tiền nhàn rỗi
có thể sử dụng đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh. Xác định nguồn cơ bản tạo tiền
và sử dụng tiền.
 Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh:
+ Xác định thành phần chính của lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
( theo phương pháp gián tiếp thì việc tăng, giảm khoản phải thu,…có thể
cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tiền hay tạo ra tiền).
+ Lưu chuyển tiền thuần hoạt động kinh doanh âm hay dương. Tìm nguyên
nhân nếu lưu chuyển tiền thuần âm.
+ So sánh lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh với lợi nhuận
trước thuế và doanh thu thuần
 Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: Đánh giá hoạt động mua sắm
tài sản bằng tiền của doanh nghiệp, đồng thời phân tích Lưu chuyển tiền tệ từ
hoạt động đầu tư cũng cho biết dòng tiền thu từ hoạt động thanh lý, bán tài
sản.
 Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: Dòng tiền từ hoạt đồng tài
chính là van điều phối cho các hoạt động kinh doanh, đầu tư, đồng thời giải
quyết các nghĩa vụ trả nợ đến hạn. Nhằm đánh giá chính sách huy động vốn
và chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp.
Thang Long University Library
15
1.4.4. Phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính
1.4.4.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
 Khả năng thanh toán ngắn hạn:
Hệ số khả năng thanh
toán ngắn hạn
=
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đo lường khả năng mà các tài sản NH
có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Nếu hệ số này cao,
có thể đem lại sự an toàn về khả năng bù đắp cho sự giảm giá trị của TSNH. Điều đó
thể hiện tiềm năng thanh toán cao so với nghĩa vụ phải thanh toán. Tuy nhiên, một
DN có hệ số KNTT nợ ngắn hạn quá cao cũng có thể DN đó đã đầu tư quá đáng vào
tài sản hiện hành, một sự đầu tư không mang lại hiệu quả. Mặt khác, trong toàn bộ tài
sản NH của doanh nghiệp, khả năng chuyển hoá thành tiền của các bộ phận là khác
nhau. Khả năng chuyển hoá thành tiền của bộ phận hàng tồn kho thường được coi là
kém nhất. Do vậy, để đánh giá khả năng thanh toán một cách khắt khe hơn, có thể sử
dụng hệ số khả năng thanh toán nhanh.
 Khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp bằng việc chuyển đổi các tài sản lưu động, không kể
hàng tồn kho. Hệ số này được tính như sau:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
TSNH – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Nhiều trường hợp, tuy doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
và hệ số khả năng thanh toán nhanh cao nhưng vẫn không có khả năng thanh toán
các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán do các khoản phải thu chưa thu hồi được
hàng tồn kho chưa chuyển hoá được thành tiền. Bởi vậy, muốn biết khả năng thanh
toán ngay của doanh nghiệp tại thời điểm xem xét, nhà phân tích còn có thể sử dụng
chỉ tiêu sau:
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =
Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
 Khả năng thanh toán bằng tiền
Chỉ số thanh toán tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và các khoản tương đương
tiền (ví dụ chứng khoán khả mại) của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn
16
hạn. Nói cách khác chỉ số thanh toán tiền mặt cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có
bao nhiêu tiền mặt và các khoản tương đương tiền đảm bảo chi trả. Công thức tính chỉ
số thanh toán tiền mặt như sau:
Chỉ số thanh toán tiền mặt =
Tiền + Các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Chỉ số thanh toán tiền mặt có giá trị bằng bao nhiêu là tối ưu phụ thuộc vào
ngành nghề, độ lớn của doanh nghiệp cũng như thời gian đánh giá. So với các chỉ số
thanh khoản khác ngắn hạn khác như chỉ số thanh toán hiện thời (current ratio), hay
chỉ số thanh toán nhanh (quick ratio), chỉ số thanh toán tiền mặt đòi hỏi khắt khe hơn
về tính thanh khoản. Hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn bị loại khỏi công
thức tính do không có gì bảo đảm là hai khoản này có thể chuyển nhanh chóng sang
tiền để kịp đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn.
Có rất ít doanh nghiệp có số tiền mặt và các khoản tương đương tiền đủ để đáp
ứng toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, do đó chỉ số thanh toán tiền mặt rất ít khi lớn hơn
hay bằng 1. Điều này cũng không quá nghiêm trọng. Một doanh nghiệp giữ tiền mặt và
các khoản tương đương tiền ở mức cao để bảo đảm chi trả các khoản nợ ngắn hạn là
một việc làm không thực tế vì như vậy cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không
biết sử dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao này một cách có hiệu quả. Doanh
nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng số tiền và các khoản tương đương tiền này để tạo ra
doanh thu cao hơn (ví dụ cho vay ngắn hạn).
1.4.4.2. Chỉ tiêu khả năng quản lý tổng tài sản
 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quan
Trong đó tổng tài sản là tổng toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp bao gồm
cả tài sản cố định và tài sản lưu động tài thời điểm tính toán và dựa trên giá trị theo
sổ sách kế toán.
Tỷ số này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó cho biết hiệu quả sử
dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp, hoặc thể hiện một đồng vốn đầu tư
vào doanh nghiệp đem lai bao nhiêu đồng doanh thu.
Nếu như trong các thời kỳ, tổng mức tài sản của doanh nghiệp đều tương đối ổn
định, ít thay đổi thì tổng mức bình quân có thể dùng số bình quân của mức tài sản
đầu kỳ và cuối kỳ. Nếu tổng mức tài sản có sự thay đổi biến động lớn thì phải tính
theo tài liệu tỉ mỉ hơn đồng thời khi tính mức vòng quay của tổng tài sản thì các trị số
Thang Long University Library
17
phân tử và mẫu số trong công thức phải lấy cùng một thời kỳ.
Mức quay vòng của tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tổng hợp
toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Giá trị của chỉ tiêu
càng cao, chứng tỏ cùng một tài sản mà thu được mức lợi ích càng nhiều, do đó trình
độ quản lý tài sản càng cao thì năng lực thanh toán và năng lực thu lợi của doanh
nghiệp càng cao. Nếu ngược lại thì chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp chưa được
sử dụng có hiệu quả.
 Hệ số đảm nhiệm tổng tài sản
Hệ số đảm nhiệm tổng tài sản =
Tổng tài sản
Doanh thu thuần
1.4.4.3. Chỉ tiêu khả năng quản lý tài sản ngắn hạn
 Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu tỉ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn sẽ cho biết mỗi đồng giá trị tài sản
ngắn hạn sử dụng tài sản ngắn đặc biệt có ích đối với các nhà cung cấp tín dụng và
các nhà quản trị phụ trách quản lí vốn lưu động do hiệu quả sử dụng vốn lưu động
ảnh hưởng trực tiếp tới tính thanh khoản và nhu cầu lưu động vốn của doanh nghiệp.
Hiệu suất sử dụng TSNH =
Doanh thu thuần
TSNH bình quân
 Thời gian quay vòng của tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu số vòng quay tài sản ngắn hạn thể hiện tốc độ luân chuyển tài sản ngắn
hạn của DN, độ lớn của chỉ tiêu này cao thể hiện tốc độ luân chuyển vốn nhanh của
DN. Công thức:
Thời gian quay vòng của tài sản ngắn
hạn =
365
Hiệu suất sử dụng TSNH
 Hệ số đảm nhiệm tài sản ngắn hạn
Hệ số đảm nhiệm tài sản ngắn hạn =
TSNH bình quân
Doanh thu thuần
Tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn còn được thể hiện dưới dạng thời gian
của một vòng quay, thời gian của một vòng quay ngắn , tức là tốc độ luân chuyển tài
sản ngắn hạn nhanh và doanh nghiệp có thể thu hồi vốn sớm. chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm
cảu tài sản ngắn hạn có thể được sử dụng thay thế cho các chỉ tiêu này với ý nghĩa
tương tự như chỉ tiêu hao phí tài sản cố định.
 Chỉ tiêu quản lý hàng tồn kho:
18
Số vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Giá trị hàng tồn kho bình quân
Số vòng quay hàng tồn kho là tiêu chuẩn đánh giá doanh nghiệp sử dụng hiệu
quả hàng tồn kho. Số vòng quay càng cao càng thể hiện việc quản lý hàng tồn kho có
hiệu quả, có khả năng đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và ngược lại. Song, nếu số
vòng quay hàng tồn kho quá cao cũng có nghĩa là doanh nghiệp đang thiếu hàng hóa,
nguyên vật liệu, ngược lại, số vòng quay quá thấp là dấu hiệu của việc doanh nghiệp
còn ứ đọng quá nhiều hàng tồn kho hay hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời… Việc
đánh giá tỷ lệ này còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và thời kỳ cụ thể mà
doanh nghiệp hoạt động.
Tử chỉ tiêu trên ra có thể tính toán thêm được thời gian quay vòng hàng tồn
kho:
Thời gian quay vòng hàng tồn kho =
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay hàng tồn kho
Tỷ số này thể hiện hiệu quả của doanh nghiệp trong quản lý hàng tồn kho, là
tiêu chuẩn đánh giá tính thanh khoản của hàng tồn kho trong doanh nghiệp. Cũng với
số vòng quay hàng tồn kho, việc phân tích thời gian quay vòng hàng tồn kho cũng
cho ta rõ hơn về thời gian từ khi doanh nghiệp mua hàng cho đến khi tiêu thụ hết.
Thời gian quay vòng hàng tồn kho cũng cho thấy hiệu quả quản lý hàng tồn kho tại
doanh nghiệp. Việc duy trì một lượng hàng tồn kho hợp lý góp phần đảm bảo hoạt
động sản xuất kinh doanh được liên tục và hiệu quả, bên cạnh đó cũng tiết kiệm giảm
thiểu được chi phí bảo quản và cất giữ hàng tồn kho.
 Chỉ số quản lý khoản phải thu; khoản phải trả.
Số vòng quay khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Phải thu khách hàng bình quân
Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét các khoản phải thu
khi khách hàng thanh toán. Chỉ tiêu này cũng đưa ra những thông tin về chính sách
tín dụng thương mai của doanh nghiệp. Nếu số vòng quay khoản phải thu quá thaaso
cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kém, nhưng quá cao thì sẽ giảm sức cạnh tranh.
Ngoài việc so sánh chỉ tiêu này thì giữa các năm, giữa các doanh nghiệp cùng
ngành, người phân tích cần xem xét từng khoản phải thu để phát hiện những khoản
nợ quá hạn, nợ khó đòi để đưa ra biện pháp xử lý. Ta có thể tính toán thời gian thu
tiền bình quân:
Thời gian thu tiền bình quân =
số ngày trong kỳ
Số vòng quay các khoản phải thu
Thang Long University Library
19
Thời gian thu tiền bình quân là số ngày bình quân cần có để chuyển các khoản
phải thu thành tiền mặt, thể hiện khả năng của doanh ngiệp trong việc thu nợ từ
khách hàng. Thời gian thu tiền bình quân ảnh hưởng tới chu lỳ kinh doanh và vòng
quay tiền, cho thấy doanh nghiệp có bị chiếm dụng vốn hay không.
Thời gian thanh toán khoản phải trả =
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay các khoản phải trả
Trong đó, số vòng quay khoản phải trả được tính bằng công thức:
Số vòng quay khoản phải trả =
Giá vốn hàng bán
Phải trả người bán
Tỷ số này cho biết thời gian từ khi mua hàng hóa và nguyên vật liệu, dịch vụ…
cho đến khi thanh toán người bán.
Thời gian thanh toán khoản phải trả dài nghĩa là điều kiện thanh toán của nhà
cung cấp là thuận lợi cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đang phụ thuộc vào các
điều kiện tín dụng thương mại.
Thời gian thanh toán khoản phải trả ngắn có thể so điều kiện thanh toán bất lợi từ
phía nhà cung cấp. Dù vậy, cũng có khả năng doanh nghiệp có nhiều vốn, tận dụng
chính sách chiết khấu nếu thanh toán sớm để mua hàng với giá cả tốt hơn.
Để xác định được thời gian thanh toán khoản phải trả với doanh nghiệp là tốt hay
xấu còn phụ thuộc vào loại hình cũng như chính sách quản lý của mỗi doanh nghiệp.
 Chu kỳ kinh doanh và vòng quay vòng tiền
Chu kỳ kinh doanh = Thời gian quay vòng HTK + Thời gian thu tiền bình quân
Chu kỳ kinh doanh cho biết khoảng thời gian từ khi mua hàng hóa, nguyên vật
liệu cho đến khi thu được tiền về từ bán hàng, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
Chu kỳ kinh doanh tùy thuộc vào thời gian quay vòng hàng tồn kho và thời gian thu
tiền bình quân ngắn hay dài. Điều này phụ thuộc vào những nguyên nhân đã nói ở
các mục trên hoặc do chính sách của doanh nghiệp.
Vòng quay vòng = Chu kỳ kinh doanh – Thời gian thanh toán khoản phải trả
Vòng quay tiền cho biết số ngày doanh nghiệp cần tiền để tài trợ cho các khoản
phải thu và hàng tồn kho sau khi xem xét đến khi thời gian chiếm dụng được vốn khi
mua hàng. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, nếu chỉ tiêu này lớn tức là doanh nghiệp
đang gặp khó khăn trong khả năng thanh toán do tiền nằm ở hàng tồn kho và các
khoản phải thu, trong khi đó doanh nghiệp chịu áp lực từ các khoản nợ đến hạn.
1.4.4.4. Chỉ tiêu khả năng quản lý tài sản dài hạn
 Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn:
20
Hiệu suất sử dụng TSDH =
Doanh thu thuần
TSDH
Thời gian quay vòng TSDH =
365
Hiệu quất sử dụng TSDH
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định là một trong những tỷ số tài chính đánh giá
khái quát hiệu quả sử dụng tài sản, ở đây là tài sản cố định của doanh nghiệp
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Doanh thu thuần
Tài sản cố định
Thời gian quay vòng tài sản cố định =
365
Hiệu suấ sử dụng TSCĐ
Tỷ số này còn được gọi là Mức quay vòng tài sản cố định, phản ánh tình hình
quay vòng của tài sản cố định, và là một chỉ tiêu ước lượng hiệu suất sử dụng tài sản
cố định. Như vậy, tỷ số này cho biết hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản cố định
của doanh nghiệp, hay nói cách khác một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu trong một năm. Tỷ số này cao chứng tỏ tình hình hoạt động của doanh
nghiệp tốt đã tạo ra doanh thu thuần cao so với tài sản cố định, chứng tỏ việc đầu tư
vào tài sản cố định là xác đáng, cơ cấu hợp lý, hiệu suất sử dụng cao. Ngược lại, nếu
vòng quay tài sản cố định không cao thì chứng tỏ hiệu suất sử dụng thấp, kết quả đối
với sản xuất không nhiều, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp không mạnh. Mặt
khác, tỷ số còn phản ánh khả năng hiệu quả sử dụng hữu hiệu các tài sản dài hạn
khác.
Ngoài ra, để quản lý tài sản dài hạn cần phân tích thêm các chỉ tiêu tài chính
sau:
Hiệu suất đầu tư tài chính dài hạn =
Doanh thu đầu tư dài hạn
Đầu tư tài chính dài hạn
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn là các khoản đầu tư mà công ty có ý định
thực hiện trong khoảng thời gian từ hơn một năm trở lên. Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn có thể bao gồm: Cổ phiếu, trái phiếu và tiền mặt. Điểm khác nhau cơ bản
giữa tài khoản đầu tư tài chính dài hạn và với tài khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là
các khoản đầu tư ngắn hạn có thể ễ dàng được bán đi trong khi các khoản dài hạn thì
không thể. Như vậy, tỷ số này cho biết hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tài chính dài hạn
của doanh nghiệp, hay nói các khác là một đồng đầu tư tài chính dài hạn tào ra được
bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm. Tỷ số này cao chứng tỏ tình hình kinh
doanh của doanh nghiệp tốt đã taho ra doanh thu thuần cao so với mức tài chính dài
hạn đầu tư, chửng tỏ việc đầu tư vào tài chính dài hạn của doanh nghiệp là đúng đắn.
Thang Long University Library
21
Hiệu suất sử dụng bất động sản đầu tư =
Doanh thu
Bất động sản đầu tư
Tỷ số này cho biết hiệu quá sử dụng bất động sản đầu tư của doanh nghiệp, hay
nói cách khác là một đồng đầu từ bất động sản tạo được ra bao nhiêu đồng doanh thu
trong một năm.
1.4.4.5. Chỉ tiêu khả năng quản lý nợ
 Tỷ số nợ/ tổng tài sản:
Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng tài sản
Hệ số này cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các
khoản nợ là bao nhiêu.
Hệ số nợ thấp có thể cho thấy việc sử dụng nợ không hiệu quả, còn hệ số nợ cao
thể hiện gánh nặng về nợ lớn, như vậy 1 hệ số nợ/ tổng tài sản là hợp lý sẽ tuỳ thuộc
vào nhu cầu và khả năng tự tài trợ của công ty.
 Tỷ số nợ/ vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công
ty. Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh
nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hai nguồn vốn này có những đặc
tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình
tài chính của doanh nghiệp. Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu được tính bằng cách
chia tổng nợ cho vốn chủ sở hữu:
DER = Tổng nợ / Vốn chủ sở hữu
Trong đó nợ của doanh nghiệp bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Vốn chủ
sở hữu hay vốn cổ phần của cổ đông gồm cổ phần thông thường, cổ phần ưu đãi, các
khoản lãi phải trả và nợ ròng.
Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu cũng phụ thuộc nhiều vào ngành, lĩnh vực mà
công ty hoạt động. Ví dụ, các ngành sản xuất cần sử dụng nhiều vốn thì Tỷ lệ tổng nợ
trên vốn chủ sở hữu có xu hướng cao hơn, trong khi các công ty dịch vụ thì Tỷ lệ tổng
nợ trên vốn chủ sở hữu thường thấp hơn.
 Khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng
trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức
ép lên công ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) trên lãi vay:
Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi trước thuế và lãi vay / Lãi vay
Khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợi của
22
tài sản thấp. Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm,
suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm Lãi trước thuế và lãi vay xuống
dưới mức nợ lãi mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ
nợ. Tuy nhiên rủi ro này được hạn chế bởi thực tế Lãi trước thuế và lãi vay không
phải là nguồn duy nhất để thanh toán lãi. Các doanh nghiệp cũng có thể tạo ra nguồn
tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Những gì mà một
doanh nghiệp cần phải đạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng
thanh toán cho các chủ nợ của mình.
1.4.4.6. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS)
ROS cho biết 1 đồng doanh thu thuần tạo được ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau
thuê.
ROS =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
Các nhà quản lý và đầu tư đều nghiên cứu kỹ về xu hướng tỷ lệ lợi nhuận trên
doanh thu. Nếu tỷ lệ này tăng chứng tỏ rằng khách hàng chấp nhận mua với giá cao,
hoặc cấp quản lý kiếm soát chi phí tốt, hoặc cả hai. Trái lại, tỷ lệ lợi nhuận trên
doanh thu giảm có thể báo hiệu chi phí đang vượt tầm kiểm soát của cấp quản lý,
hoặc công ty đang phải chiết khấu để bán sản phẩ dịch vụ của mình.
 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản đo lường hiệu quả hoạt động của công ty trong
việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận sau khi đã trừ thuế, không phân biệt tài sản này
được hình thành bởi nguồn cốn hay vốn chủ sở hữu.
ROA là tỷ suất sinh lời trên tài sản của công ty sau tác động của thuế nhưng chưa
có tác động của nợ.
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân
Tài sản của công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai
nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của
việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao
chứng tỏ công ty hoạt động càng hiệu quả vì kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng
đầu tư ít hơn.
 Tỷ suât sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu vào công ty đêm lại
cho chủ sở hữu bao nhiêu đồng loại nhuận sau khi đã trừ khi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thang Long University Library
23
ROE có liên quan đến chi phí lãi vay, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, vì
vậy nó là chỉ tiêu tổng hộ phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn chủ sử hữu dưới tác động
của đòn bẩy tài chính.
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
Sự khác nhau giữa ROA và ROE là do công ty có sử dụng vốn vay, nếu công ty
không sử dụng vốn vay thì hai tỷ số sẽ bằng nhau.
Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo
ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh
với các cố phiểu cùng ngành trên thị trường, từ đó quyết định mua cổ phiếu của công
ty nào.
Tỷ lệ ROE càng cao chúng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ động,
có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để
khai thác lợi thế cjanh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy
mô. Cho nê ROE càng cao thì cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
1.4.4.7. Phân tích Dupont
Dưới góc độ nhà đầu tư cổ phiếu, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là
hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Do vốn chủ sỡ hữu là một phần của tổng
nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên
tổng tài sản. Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô hình Dupont sau:
ROE =
Lợi nhuận ròng
Vốn CSH
=
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản
x
Tổng tài sản
Vốn CSH
Hay: ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính
Vì vậy, mô hình Dupont có thể tiếp tục được triển khai thành:
Lợi nhuận ròng
Vốn CSH
=
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản
x
Doanh thu
Tổng tài sản
x
Tổng tài sản
Vốn CSH
Hay:
ROE = Hệ số lợi nhuận ròng x Hiệu suất sử dụng tổng TS x Đòn bày tài chính
Phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình DUpont có ý nghĩa lớn với quản trị
doanh nghiệp thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách hàng các nhân tố tác
động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiền hành công tác cải tiến tổ chức
quản lý của doanh nghiệp.
24
1.4.5. Phân tích đòn bẩy
1.4.5.1. Phân tích điểm hòa vốn
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó thu nhập vừa đủ bù đắp chi phí sản xuất kinh
doanh mà doanh nghiệp không có lãi và cũng không bị lỗ.
1.4.5.2. Cách xác định điểm hoà vốn
Để xác định điểm hoà vốn, người ta thường xác định sản lượng hoà vốn, doanh
thu hoà vốn, thời gian hoà vốn
 Sản lượng hoà vốn
Tại điểm hoà vốn ta sẽ có:
Qh x g = F + Qh x V
Từ đó ta có:
Qh = F / (g – V )
Trong đó: (Qh là sản lượng SP cần sản xuất để đạt hoà vốn; g là giá đơn vị; V là
chi phí khả biến đơn vị; F là tổng chi phí bất biến).
 Doanh thu hoà vốn
Từ công thức: Qh = F / (g – V ) suy ra Qh x g =( F/ (g-V ) x g
Ta có: ( Dh là doanh thu hòa vốn)
Dh = ( (F x g )/ g) / ( (g – V)/ g) rút gọn Dh = F/ (1 – (V/g))
 Thời gian hoà vốn
Th = Qh / (Qt /12) với Th là thời gian hòa vốn tính theo tháng trong năm
Mà: Qh = F /(g – V)
Từ đó ta có:
Th = ( F x 12) / ( Qh x (g – V))
1.6.1.2 Ý nghĩa phân tích điểm hoà vốn
 Đưa ra những chỉ dẫn về mức độ hoạt động tối thiểu cần thiết để DN có
LN.
 Là công cụ hỗ trợ ra quyết định khi đầu tư vào sản xuất SP mới, đầu tư mở
rộng hoặc hiện đại hoá sản xuất.
 Bằng nhiều giả thiét cho phép dự kiến được LN.
1.4.5.3. Phương pháp phân tích
Sử dụng phương pháp so sánh. Điểm hoà vốn càng cao thì rủi ro kinh doanh
càng lớn và ngược lại.
Thang Long University Library
25
1.4.6. Phân tích đòn bẩy hoạt động
Đòn bẩy kinh doanh là một chỉ tiêu đo lường ảnh hưởng của những thay đổi
doanh thu đối với lợi nhuận kinh doanh của của doanh nghiệp. Độ lớn của đòn bẩy
kinh doanh được xác định như sau:
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = % Chuyển đổi lợi nhuận kinh doanh
%Chuyển đổi doanh thu
Thông thường, chỉ tiêu độ lớn đòn bẩy kinh doanh được xác định ứng với mỗi
mức sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp. Tại một mức họat động, độ lớn của đòn
bẩy kinh doanh được xác định:
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = FC
FC - VC
Như vậy, khái niệm đòn bẩy kinh doanh có liên quan đến định phí và biến phí.
Đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn ở các doanh nghiệp có tỉ lệ định phí cao hơn biến phí
trong tổng chi phí và nhỏ ở các doanh nghiệp có kết cấu chi phí ngược lại. Trong một
doanh nghiệp có độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao thì một sự thay đổi nhỏ của doanh
thu cũng gây ra sự biến động lớn về lợi nhuận. Khái niệm đòn bẩy kinh doanh cũng
là cơ sở để đánh giá rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Trong trường hợp các yếu
tố khác cố định, độ lớn đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp càng cao thì rủi ro kinh
doanh đối với doanh nghiệp càng lớn.
Khi doanh nghiệp càng tăng doanh số và hoạt động ở mức càng xa điểm hòa
vốn thì độ lớn của đòn bẩy kinh doanh càng giảm. Khi doanh nghiệp hoạt động gần
điểm hòa vốn thì độ lớn đòn bẩy kinh doanh càng cao. Điều đó cũng có nghĩa hoạt
động gần điểm hòa vốn sẽ chịu rủi ro cao hơn hoạt động xa điểm hòa vốn.
Khái niệm đòn bẩy kinh doanh có ý nghĩa trong công tác quản trị doanh nghiệp.
Đòn bẩy kinh doanh là cơ sở để các nhà quản lý dự kiến mức lợi nhuận, đồng thời là
cơ sở để đánh giá rủi ro kinh doanh khi doanh nghiệp hoạt động trong môi trường mà
doanh thu dễ thay đổi. Khái niệm đòn bẩy kinh doanh còn được áp dụng khi doanh
nghiệp dự kiến các phương án để sản xuất một loại sản phẩm. Mỗi phương án sản
xuất thường có độ lớn đòn bẩy kinh doanh khác nhau, có điểm hòa vốn và độ rủi ro
khác nhau. Phân tích hòa vốn trong mối tương quan với “đòn bẩy kinh doanh” là
khởi điểm để lập kế hoạch đầu tư tại doanh nghiệp.
Khái niệm đòn bẩy kinh doanh còn được các nhà đầu tư vận dụng để đầu tư vào
một ngành nào đó. Tuy nhiên, điểm khó khăn cho các nhà đầu tư là làm sao xác định
được biến phí, định phí dựa vào số liệu báo cáo tài chính. Vì vậy, các nhà đầu tư khi
tính toán độ lớn đòn bẩy kinh doanh thường không cần đến sự chính xác mà hướng
đến mối quan hệ giữa định phí - lợi nhuận - doanh thu tiềm ẩn trong ý niệm “đòn bẩy
kinh doanh
26
1.4.7. Phân tích đòn bẩy tài chính
Đòn bảy tài chính là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn
chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn bảy tài
chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của
vốn chủ sở hữu. Ngược lại, đòn bảy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn
tỷ trọng của vốn chủ sở hữu.
Đòn bẩy tài chính vừa là một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng
vốn chủ sở hữu, vừa là một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Sự thành công hay thất
bại này tuỳ thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ dại khi lựa chọn cơ cấu tài chính. Khả
năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của các chủ sở hữu, trong đó đòn bẩy tài
chính là một công cụ được các nhà quản lý ưa dùng.
Vì lãi vay phải trả không đổi khi sản lượng thay đổi, do đó đòn bẩy tài chính sẽ
rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ số nợ cao, và ngược lại đòn bẩy tài chính sẽ rất
nhỏ trong các doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp. Những doanh nghiệp không mắc nợ (tỷ
số bằng không) sẽ không có đòn bẩy tài chính. Như vậy, đòn bẩy tài chính đặt trọng
tâm vào tỷ số nợ. Khi đòn bảy tài chính cao, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của lợi nhuận
trước thuế và lãi vay cũng làm thay đổi lớn tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở
hữu nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu sẽ rất nhạy cảm với lợi nhuận
trước thuế và lãi vay. Về thực chất, đòn bảy tài chính phản ánh sự thay đổi của tỷ suất
lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ trước sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Như vậy, độ lớn của đòn bẩy tài chính được xem như là tỷ lệ thay đổi của tỷ suất
lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu phát sinh do sự thay đổi của lợi nhuận trước
thuế và lãi vay.
Độ lớn đòn bẩy tài chính (DLF) =
S - VC - F
S - VC - F - I
(Trong đó DLF là độ lớn đòn bẩy tài chính; (S-VS-F) là tỷ lệ thay đổi về tỷ suất
lợi nhuận trên vốn CSH; (S-VC-F-I) là tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay).
Cũng như sử dụng đòn bẩy kinh doanh, sử dụng đòn bẩy tài chính như sử dụng
"con dao hai lưỡi". Nếu tổng tài sản không có khả năng sinh ra một tỉ lệ lợi nhuận đủ
lớn để bù đắp các chi phí tiền lãi vay phải trả thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn
chủ sở hữu bị giảm sút. Vì phần lợi nhuận do vốn chủ sở hữu làm ra phải dùng để bù
đắp sự thiếu hụt của lãi vay phải trả. Do vậy, thu nhập của một đồng vốn chủ sở hữu sẽ
còn lại rất ít so với tiền đáng lẽ chúng được hưởng. Đòn bẩy tài chính được các nhà
quản lý sử dụng để gia tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.
Thang Long University Library
27
Khái niệm đòn bảy tài chính cung cấp cho các nhà phân tích một công cụ quan
trọng để dự kiến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Cần lưu ý là khi lợi
nhuận trước thuế và lãi vay không đủ lớn đẻ trang trải lãi vay thì tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên vốn chủ sở hữu bị giảm sút. Nhưng khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay đủ lớn
thì chỉ cần sự gia tăng nhỏ về lợi nhuận trước thuế và lãi vay đã có sự gia tăng lớn về
tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.
1.4.8. Phân tích đòn bẩy tổng hợp
Đòn bẩy kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến
đổi. Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh sẽ rất lớn ở những doanh nghiệp có chi phí cố
định cao hơn chi phí biến đổi. Những đòn bẩy kinh doanh chỉ tác động tới lợi nhuận
trước thuế và lãi vay, bởi lẽ tỷ số nợ không ảnh hưởng tới độ lớn của đòn bẩy kinh
doanh.
Còn độ lớn của đòn bẩy tài chính chỉ phụ thuộc vào tỷ số mắc nợ, không phụ
thuộc vào kết cấu chi phí cố định và chi phí biến đổi của doanh nghiệp. Do đó, đòn
bẩy tài chính tác động tới lợi nhuận sau thuế và lãi vay. Vì vậy, khi ảnh hưởng của đòn
bẩy kinh doanh chấm dứt thì ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính sẽ thay thế để khuếch
đại doanh lợi vốn chủ sở hữu khi doanh thu thay đổi. Vì lẽ đó người ta có thể kết hợp
đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính thành một đòn bẩy tổng hợp.
DTL = DOL x DFL =
% Thay đổi EPS
% Thay đổi doanh thu thuần
DTL cho ta biết khi doanh thu thay đổi 1% thì EPS thay đổi DTL%. Nức độ tác
động của đòn bẩy tổng hợp là thước đo cho phép đánh giá mức độ rủi ro tổng thể của
doanh nghiệp bao hàm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.
Từ công thức đòn bẩy tổng hợp chúng ta có một nhận xét: Một quyết định đầu tư
vào TSCĐ và tài trợ cho việc đầu tư đó bằng vốn vay (trái phiếu, vay ngân hàng…) sẽ
cho phép xác định một cách chính xác sự biến động của doanh thu ảnh hưởng như thế
nào tới lợi nhuận của chủ sở hữu
1.4.9. Phân tích SWOT.
1.4.9.1. Khái niệm phân tích SWOT
Phân tích SWOT là một trong 5 bước hình thành chiến lược sản xuất kinh doanh
của một doanh nghiệp, bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT,
xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác
định cơ chế kiểm soát chiến lược.
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro

Weitere ähnliche Inhalte

Andere mochten auch

Phân tích tài chính tại công ty tnhh tư vấn quản trị và phát triển doanh nghi...
Phân tích tài chính tại công ty tnhh tư vấn quản trị và phát triển doanh nghi...Phân tích tài chính tại công ty tnhh tư vấn quản trị và phát triển doanh nghi...
Phân tích tài chính tại công ty tnhh tư vấn quản trị và phát triển doanh nghi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đôPhân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đôhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Materi elk dasar1 ok
Materi elk dasar1 okMateri elk dasar1 ok
Materi elk dasar1 okDedi Purwoto
 
Carmen córdova modulo 6 esv torre de luz eterna
Carmen córdova modulo 6 esv  torre de luz eternaCarmen córdova modulo 6 esv  torre de luz eterna
Carmen córdova modulo 6 esv torre de luz eternaCarmen Cordova
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nộiPhân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nộihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcohttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩahttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Andere mochten auch (17)

Phân tích tài chính tại công ty tnhh ánh dung
Phân tích tài chính tại công ty tnhh ánh dungPhân tích tài chính tại công ty tnhh ánh dung
Phân tích tài chính tại công ty tnhh ánh dung
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh tư vấn quản trị và phát triển doanh nghi...
Phân tích tài chính tại công ty tnhh tư vấn quản trị và phát triển doanh nghi...Phân tích tài chính tại công ty tnhh tư vấn quản trị và phát triển doanh nghi...
Phân tích tài chính tại công ty tnhh tư vấn quản trị và phát triển doanh nghi...
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 2 từ liêm
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 2 từ liêmPhân tích tài chính tại công ty tnhh 3 2 từ liêm
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 2 từ liêm
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh mỹ lan
Phân tích tài chính tại công ty tnhh mỹ lanPhân tích tài chính tại công ty tnhh mỹ lan
Phân tích tài chính tại công ty tnhh mỹ lan
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần veetex
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần veetexPhân tích tài chính tại công ty cổ phần veetex
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần veetex
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệp
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệpPhân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệp
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệp
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần sông đà 19
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần sông đà 19Phân tích tài chính tại công ty cổ phần sông đà 19
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần sông đà 19
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đôPhân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
 
Materi elk dasar1 ok
Materi elk dasar1 okMateri elk dasar1 ok
Materi elk dasar1 ok
 
Carmen córdova modulo 6 esv torre de luz eterna
Carmen córdova modulo 6 esv  torre de luz eternaCarmen córdova modulo 6 esv  torre de luz eterna
Carmen córdova modulo 6 esv torre de luz eterna
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
 
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
 
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nộiPhân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần đắc lộc
Phân tích tài chính công ty cổ phần đắc lộcPhân tích tài chính công ty cổ phần đắc lộc
Phân tích tài chính công ty cổ phần đắc lộc
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
 
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
 

Mehr von https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Mehr von https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Kürzlich hochgeladen

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 

Kürzlich hochgeladen (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 

Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển vinapro

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN VINAPRO SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ THÙY VÂN MÃ SINH VIÊN : A18605 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI - 2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN VINAPRO Giảng viên hƣớng dẫn : Th.s Chu Thị Thu Thủy Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thùy Vân Mã sinh viên : A18605 Chuyên ngành : Tài chính HÀ NỘI - 2015 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ cũng như động viên từ nhiều phía. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Khoa kinh tế - quản lý trường Đại học Thăng Long, những người đã trực tiếp truyền đạt cho em các kiến thức về kinh tế từ những môn học cơ bản nhất, giúp em có được nền tảng về chuyên ngành học như hiện tại để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Đặc biệt em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Chu Thị Thu Thủy – người trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em cũng gửi lời cảm ơn đến Công ty Đầu tư & Phát triển VINA PRO đã tạo điều kiện cho em được thực tập. Mặc dù đã cố gắng, tuy nhiên với trình độ và năng lực có hạn nên bài viết mới chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản và không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được những đóng góp để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do bản thân tôi thực hiện và có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép từ công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng Tin xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Sinh viên Nguyễn Thị Thùy Vân Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .........................................................................................................1 1.1. Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp:..........................................1 1.1.1. Khái niệm về phân tích tài chính ...............................................................1 1.1.2. Mục tiêu phân tích tài chính:.....................................................................1 1.1.3. Ý nghĩa của phân tích tài chính:................................................................3 1.2. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính.................................................4 1.2.1. Thông tin kế toán........................................................................................4 1.2.1.1. Bảng cân đối kế toán..........................................................................4 1.2.1.2. Báo cáo kết quả kinh doanh: .............................................................4 1.2.1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.................................................................5 1.2.1.4. Thuyết minh báo cáo tài chính...........................................................6 1.2.2. Thông tin khác ............................................................................................7 1.2.2.1. Môi trường bên trong doanh nghiệp: ................................................7 1.2.2.2. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp .................................................7 1.3. Phƣơng pháp phân tích....................................................................................9 1.3.1. Phương pháp so sánh .................................................................................9 1.3.2. Phương pháp tỷ lệ:....................................................................................10 1.3.3. Phương pháp Dupont ...............................................................................11 1.4. Nội dung phân tích .........................................................................................11 1.4.1. Phân tích bảng cân đối kế toán................................................................11 1.4.1.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản:.......................................11 1.4.1.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn:.................................12 1.4.1.3. Phân tích mỗi quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn...........................12 1.4.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh...................................13 1.4.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ.......................................................14 1.4.4. Phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính..............................15 1.4.4.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán.............................................15 1.4.4.2. Chỉ tiêu khả năng quản lý tổng tài sản ............................................16 1.4.4.3. Chỉ tiêu khả năng quản lý tài sản ngắn hạn ....................................17 1.4.4.4. Chỉ tiêu khả năng quản lý tài sản dài hạn .......................................19
  • 6. 1.4.4.5. Chỉ tiêu khả năng quản lý nợ...........................................................21 1.4.4.6. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời..................................................22 1.4.4.7. Phân tích Dupont .............................................................................23 1.4.5. Phân tích đòn bẩy .....................................................................................24 1.4.5.1. Phân tích điểm hòa vốn....................................................................24 1.4.5.2. Cách xác định điểm hoà vốn............................................................24 1.4.5.3. Phương pháp phân tích....................................................................24 1.4.6. Phân tích đòn bẩy hoạt động....................................................................25 1.4.7. Phân tích đòn bẩy tài chính......................................................................26 1.4.8. Phân tích đòn bẩy tổng hợp......................................................................27 1.4.9. Phân tích SWOT. ......................................................................................27 1.4.9.1. Khái niệm phân tích SWOT..............................................................27 1.4.9.2. Nội dung phân tích SWOT ...............................................................28 1.4.9.3. Ý nghĩa các thành phần....................................................................28 1.4.9.4. Cơ hội...............................................................................................28 1.4.9.5. Thách thức........................................................................................29 1.4.9.6. Thực thi mô hình SWOT...................................................................29 1.4.10. Nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp...............30 1.4.10.1.Nhân tố khách quan .........................................................................30 1.4.10.2.Các nhân tố chủ quan ......................................................................30 CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VINAPRO.......................................................32 2.1. Khái quát chung về công ty Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển VINAPRO....32 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty......................................................................32 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển VINAPRO.........................................................................................32 2.1.3. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh...........................................................33 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển VINAPRO..................................................................................................33 2.1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức.......................................................................33 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ : .....................................................................33 2.2. Phân tích tài chính công ty Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển VINAPRO.....35 2.2.1. .Phân tích bảng cân đối kế toán giai đoạn 2011- 2013...........................35 2.2.1.1. Phân tích kết cấu và biến động tài sản ............................................35 Thang Long University Library
  • 7. 2.2.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn:........................................................42 2.2.1.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn...........................48 2.2.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:...............................50 2.2.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ.......................................................54 2.2.4. Phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính..............................56 2.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty..............56 2.2.4.2. Chỉ tiêu khả năng quản lý tổng tài sản ............................................57 2.2.4.3. Chỉ tiêu khả năng quản lý tài sản ngắn hạn ....................................58 2.2.4.4. Chỉ tiêu khả năng quản lý tài sản dài hạn .......................................59 2.2.4.5. Chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý hàng tồn kho, khoản phải thu, phải trả : ........................................................................................................60 2.2.4.6. Chỉ tiêu khả năng quản lý nợ...........................................................64 2.2.4.7. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời :..................................................................65 2.2.5. Phân tích Dupont......................................................................................67 2.2.6. Phân tích SWOT .......................................................................................70 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CÁI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VINAPRO......71 3.1. Đánh giá chung về những tồn tại trong tình hình tài chính của công ty Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Vinapro..............................................................71 3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Vinapro........................................................................72 3.2.1. Quản lý khả năng thanh toán ..................................................................72 3.2.2. Quản lý hàng tồn kho ...............................................................................75 3.2.3. Quản lý khoản phải thu khách hàng .......................................................76 3.2.4. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn ....................................................................79 3.2.5. Giảm thiểu chi phí để tối đa hóa lợi nhuận.............................................79 3.2.6. Một số giải pháp khác...............................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 8. DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Hình 1.1: Mô hình phân tích swot...............................................................................29 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty ..................................................................33 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài sản giai đoạn 2011- 2013 ......................................................35 Bảng 2.1: Bảng kết cấu tài sản ngắn hạn giai đoạn 2011- 2013 ...............................36 Bảng 2.2: Sự biến động tiền và tương đương tiền giai đoạn 2011- 2013..................37 Bảng 2.3: Sự biến động các khoản phải thu ngắn hạn giai đoạn 2011- 2013 ..........38 Bảng 2.4: Sự biến động hàng tồn kho giai đoạn 2011- 2013.....................................39 Bảng 2.5: Sự biến động tài sản ngắn hạn khác giai đoạn 2011- 2013......................40 Bảng 2.6: Sự biến động tài sản dài hạn giai đoạn 2011- 2013 ..................................41 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011- 2013................................................42 Bảng 2.7:Sự biến động vay ngắn hạn giai đoạn 2011- 2013 của công ty vinapro....43 Bảng 2.8: Sự biến động phải trả người bán giai đoạn 2011- 2013 của công ty vinapro ........................................................................................................................44 Bảng 2.9: Sự biến động người mua trả tiền trước giai đoạn 2011- 2013 của công ty vinapro ......................................................................................................................45 Bảng 2.10: Sự biến động thuế, các khoản phải giai đoạn 2011- 2013 của công ty vinapro ......................................................................................................................45 Bảng 2.11: Sự biến động vốn chủ sở hữu giai đoạn 2011- 2013 của công ty vinapro.. .............................................................................................................46 Bảng 2.12: Sự biến động lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giai đoạn 2011- 2013 của công ty vinapro.......................................................................................................47 Bảng 2.13: Phân tích nguồn tài trợ vốn giai đoạn 2011- 2013 ..................................48 Bảng 2.14: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giai đoạn 2011- 2013 của công ty cổ phần đầu tư và phát triển vinapro.......................................................................50 Bảng 2.15: Giá vốn hàng bán giai đoạn 2011- 2013 của công ty cổ phần đầu tư và phát triển vinapro .......................................................................................................51 Bảng 2.16: Chi phí quản lý kinh doanh giai đoạn 2011- 2013 của công ty cổ phần đầu tư và phát triển vinapro.........................................................................................52 Bảng 2.17: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011- 2013 của công ty cổ phần đầu tư và phát triển vinapro..............................................................53 Thang Long University Library
  • 9. Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận sau thuế tndn giai đoạn 2011- 2013 của công ty cổ phần đầu tư và phát triển vinapro................................................................................................54 Bảng 2.18: lưu chuyển thuẩn từ hoạt động kinh doanh công ty giai đoạn 2011- 2013 .............................................................................................................55 Bảng 2.19: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2011- 2013 .......................................................................................................56 Bảng 2.20: Các chỉ tiêu quản lý tổng tài sản ..............................................................57 Bảng 2.21: Các chỉ tiêu quản lý tài sản ngắn hạn......................................................58 Bảng 2.22: Chỉ tiêu quản lý tài sản dài hạn................................................................59 Bảng 2.23: Các chỉ tiêu quản lý tài sản cố định .........................................................60 Bảng 2.24: Chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý hàng tồn kho, khoản phải thu, phải trả của công ty .......................................................................................................61 Bảng 2.25: Các chỉ tiêu khả năng quản lý nợ.............................................................64 Bảng 2.26: Các chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời. ..................................................65 Bảng 2.27: Áp dụng phương pháp phân tích dupont cho roa: ..................................67 Bảng 2.28: Áp dụng phân tích tài chính dupont đối với công ty cổ phần đầu tư và phát triên vinapro .......................................................................................................68 Bảng 2.29: Thực thi mô hình phân tích swot..............................................................70 Bảng 3.1: Các số liệu về dự trữ tiền mặt 2013..........................................................74 Bảng 3.2: Mô hình điểm số của altman. ...................................................................77 Bảng 3.4: Đánh giá lại khoản phải thu sau khi áp dụng giải pháp .......................78 Bảng 3.5: Đề xuất thay đổi cơ cấu nguồn vốn............................................................79 Bảng 3.6: Chi phí sản xuất kinh doanh ....................................................................80
  • 10. DANH MỤC VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đù DN: TSNH: TSDH: VCSH: GVHB: HTK: BCTC: Doanh nghiệp Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Vốn chủ sở hữu Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho Báo cáo tài chính Thang Long University Library
  • 11. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp. Chính vì thế mà từ trước đến nay, quản trị tài chính công ty luôn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp công ty đưa ra các quyết đinh đầu tư đúng đắn, các quyết định này có ảnh hưởng đến tương lai của công ty. Để đưa ra các quyết định này một cách chính xác, khôn ngoan giám đốc tài chính cần phân tích và nắm rõ được tình hình tài chính của công ty thông qua phương tiện chính là tài liệu báo cáo tài chính của Công ty. Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển VINAPRO là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại thiết bị an ninh nhỏ trên địa bàn Hà Nội có trụ sở chính tại Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội. Được thành lập vào năm 2008, Công ty Cổ Phần Đầu tư và Phát triển VINAPRO với số năm hoạt động chưa nhiều, đội ngũ nhân lực còn yếu kém, hoạt động kinh doanh chưa thực sự hiệu quả, chưa ổn định, lợi nhuận thấp ( có năm làm ăn không có lãi). Để công ty thực sự phát triển vững chắc và ổn định, cần tiến hành phân tích tài chính và kiểm soát hiệu quả hơn tình hình tài chính công ty. Hoạch định tương lai và phân tích tài chính giúp giám đốc tài chính nắm bắt những cơ hội và có những biện pháp duy trì nhằm cải thiện và tình hình tài chính công ty. Trong quá trình thực tập tại công ty, nhận thức được điều đó, em đã quyết định trọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ Phàn Đầu tƣ & Phát triển VINAPRO, thực trạng và giải pháp” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu thực trạng tài chính tại Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển VINAPRO để từ đó tìm ra giải pháp và định hướng cho công ty trong tương lai. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển VINAPRO. Phạm vi nghiên cứu: Tại Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển VINAPRO giai đoạn 2011 -2013.
  • 12. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của khóa luận là phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh trên cơ sở các Báo cáo tài chính mà Phòng Tài Chính – Kế Toán của công ty cung cấp kết hợp với quan sát và trải nghiệm thực tiễn của bản thân trong quá trình thực tập tại công ty. 5. Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 30/11/2014 đến ngày 25/03/2015. 6. Kết cấu khóa luận Khóa luận gồm ba phần chính: Chƣơng 1: Tổng quan cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp Chƣơng 2: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ & Phát triển VINAPRO Chƣơng 3: Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính Công ty Cổ phần Đầu tƣ & Phát triển VINAPRO Thang Long University Library
  • 13. 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp: Phân tích tài chính doanh nghiệp là hệ thống khoa học về quản trị doanh nghiệp nghiên cứu về tài chính doanh nghiệp nhằm giúp các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp tối đa hóa giá trị doanh nghiệp và tuân thủ các quy định của pháp luật. Chính vì vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự quyết định của nhà quản trị tới tương lai công ty. Một nhà quản trị tài chính giỏi sẽ nắm bắt được tình hình tài chính của công ty để từ đó đưa ra những quyết định tốt nhất cho công ty. 1.1.1. Khái niệm về phân tích tài chính Phân tích tài chính là phương pháp cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp. Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính - một trong các hướng dự đoán doanh nghiệp. Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau: với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ), với mục đích nghiên cứu, thông tin hoặc theo vị trí của nhà phân tích( trong doanh nghiệp hoặc ngoài doanh nghiệp). 1.1.2. Mục tiêu phân tích tài chính: Hoạt động tài chính trong các doanh nghiệp bao gồm những nội dung cơ bản sau: xác định nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, tìm kiếm và huy động nguồn vốn đáp ứng tốt nhu cầu và sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Hoạt động tài chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vai trò đó thể hiện ngay từ khi thành lập doanh nghiệp, trong việc thiết lập các dự án đầu tư ban đầu, dự kiến hoạt động, gọi vốn đầu tư. Để có thể tiến hành sản xuất kinh doanh, thì các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định, bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và các vốn chuyên dùng
  • 14. 2 khác. Ngoài ra doanh nghiệp cần phải có những giải pháp hữu hiệu để tổ chức huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp hành luật pháp. Việc tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng của hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn các nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, có những giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định và nâng cao tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đối với người quản lý doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa. Mặt khác, nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ đến hạn cũng bị buộc phải ngừng hoạt động, vì thế nhà phân tích thông qua hoạt động phân tích tài chính phải tìm ra hướng đi chính xác nhất cho công ty có thể tiếp tục hoạt động và hoạt động có lợi nhuận. Trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp đều có quyền bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh nhà phân tích tài chính chỉ quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khía cạnh khác nhau như: các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp, khách hàng... Nhưng vấn đề cần được nhiều nhất là khả năng tạo ra các dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp. Bởi vậy, trong phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thì cần phải đạt được các mục tiêu chủ yếu sau đây:  Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực hệ thống những thông tin hữu ích, cần thiết phục vụ cho chủ doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm khác như: Các nhà đầu tư, hội đồng quản trị doanh nghiệp, người cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên và những người sử dụng thông tin tài chính khác, giúp họ có quyết định đúng đắn khi ra quyết định đầu tư, quyết định cho vay.  Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin quan trọng nhất cho: Các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, nhà cho vay và những người sử dụng thông tin tài chính khác trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của các dòng tiền vào, ra và tình hình sử dụng vốn kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.  Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin về: Nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình, sự kiện, các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. Thang Long University Library
  • 15. 3 1.1.3. Ý nghĩa của phân tích tài chính: Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là việc phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính rất hữu ích đối việc quản trị doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với những người bên ngoài doanh nghiệp. Phân tích tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng... kể cả các cơ quan Nhà nước và người làm công, tuy nhiên mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp phân tích tài chính lại mang ý nghĩa trên các góc độ khác nhau. Cụ thể như sau:  Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Phân tích tài chính nhằm tìm ra những giải pháp tài chính để xây dựng cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả, tiềm lực tài chính cho doanh nghiệp.  Đối với chủ sở hữu: Phân tích tài chính giúp đánh giá đúng đắn thành quả của các nhà quản lý về thực trạng tài sản, nguồn vốn, thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp; sự an toàn và hiệu quả của đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp.  Đối với khách hàng, chủ nợ: Phân tích tài chính sẽ giúp đánh giá đúng đắn khả năng và thời hạn thanh toán của doanh nghiệp.  Đối với cơ quan quản lý chức năng như cơ quan thuế, thống kê, phòng kinh tế: Phân tích tài chính giúp đánh giá đúng đắn thực trạng tài chính doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, những đóng góp hoặc tác động của doanh nghiệp đến tình hình và chính sách kinh tế- xã hội.
  • 16. 4 1.2. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính 1.2.1. Thông tin kế toán Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Như vậy, tất cả những thông tin về kinh tế, tài chính đều phải được qua bộ phận kế toán phân tích, xử lý. Thông qua bộ phận kế toán, những nhà quản lý có thể theo dõi được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, diễn biến của thị trường... Từ đó có cơ sở để đưa ra những đánh giá và hướng đi cho doanh nghiệp. Như vậy, vai trò của kế toán trong mỗi doanh nghiệp là rất quan trọng. Nó có thể quyết định được sự thành bại của một công ty. Chính vì thế, nếu thông tin kế toán bị sai lệch, các quyết định của chủ doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng rất lớn. Từ đó gây ra tình trạng khó khăn cho doanh nghiệp. 1.2.1.1. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán thể hiện tính minh bạch trong các báo cáo tài chính. Đây chính là mục đích của các báo cáo tài chính nói chung của các doanh nghiệp hay là mục đích của Bảng cân đối kế toán nói riêng. Tính minh bạch của Bảng cân đối kế toán được đảm bảo thông qua việc công bố đầy đủ và có thuyết minh rõ ràng về những thông tin hữu ích, cần thiết cho việc ra quyết định kinh tế của nhiều đối tượng sử dụng. Bảng cân đối kế toán đóng vai trò và mang ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính công ty, nó thể hiện sự cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp cuối kỳ hạch toán. Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản , nguồn vốn, và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, ta có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp . Thông qua bảng cân đối kế toán, ta có thể xem xét quan hệ cân đối từng bộ phận vốn và nguồn vốn, cũng như các mối quan hệ khác. Và thông qua việc nghiên cứu các mối quan hệ đó giúp cho người quản lý thấy rõ tình hình huy động nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vay nợ để mua sắm từng loại tài sản, hoặc quan hệ giữa công nợ khả năng thanh toán, kiểm tra các quá trình hoạt động , kiểm tra tình hình chấp hành kế hoạch…Từ đó phát hiện được tình trạng mất cân đối, và có phương hướng và biện pháp kịp thời đảm bảo các mối quan hệ cân đối vốn cho hoạt động tài chính thực sự trở nên có hiệu quả, tiết kiệm và có lợi cho doanh nghiệp. 1.2.1.2. Báo cáo kết quả kinh doanh: Báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán. Bảng báo cáo này phản ánh tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng loại Thang Long University Library
  • 17. 5 trong một thời kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Báo cáo còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn để xem xét doanh nghiệp sẽ hoạt động thế nào trong tương lai. Báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện toàn bộ lãi (lỗ) của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính. Bao gồm một số nội dung chính:  Doanh thu: Bao gồm tổng doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, doanh thu thuần  Giá vốn hàng bán: Phản ánh toàn bộ chi phí để mua hàng và để sản xuất  Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh: Bao gồm chi phí lưu thông và chi phí quản lý  Lãi (hoặc lỗ): Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Báo cáo kết quả kinh doanh cũng thể hiện các chỉ tiêu phản ánh nghĩa vụ đối với nhà nước của doanh nghiệp và các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí hoạt động công đoàn, các khoản chi phí và lệ phí... Báo cáo kết quả kinh doanh là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản suất kinh doanh, tình hình lưu chuyển các dòng tiền và tình hình vận động sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Do đó, báo cáo kết quả kinh doanh mang ý nghĩa to lớn tới các quyết định của công ty, đó vừa là phương pháp kế toán, vừa là hình thức thể hiện và chuyển tải thông tin kế toán tài chính đến những người sử dụng để ra các quyết định kinh tế. 1.2.1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay báo cáo dòng tiền mặt là một loại báo cáo tài chính thể hiện dòng tiền ra và dòng tiền vào của một tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý hay năm tài chính). Báo cáo này là một công cụ giúp nhà quản lý tổ chức kiểm soát dòng tiền của tổ chức. Bảng báo cáo dòng tiền mặt thông thường gồm có:  Dòng tiền vào: + Các khoản thanh toán của khách hàng cho việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ + Lãi tiền gửi từ ngân hàng + Lãi tiết kiệm và lợi tức đầu tư + Đầu tư của cổ đông
  • 18. 6  Dòng tiền ra + Chi mua cổ phiếu, nguyên nhiên vật liệu thô,hàng hóa để kinh doanh hoặc các công cụ + Chi trả lương, tiền thuê và các chi phí hoạt động hàng ngày + Chi mua tài sản cố định – máy tính cá nhân, máy móc, thiết bị văn phòng,… + Chi trả lợi tức + Chi trả thuế thu nhập, thuế doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và các thuế và phí khác Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp nhà phân tích tài chính đánh giá khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, báo cáo lưu chuyển tiền tệ mang mối liên hệ với các chỉ tiêu khác trong các báo cáo khác và phản ánh được một số nội dung như:  Phản ánh được các thay đổi trong tài sản thuần  Phản ánh được ảnh hưởng riêng biệt của các hoạt động của DN đối với các lượng tiền và tương đương tiền tạo ra và sử dụng trong kỳ  Phản ánh được mối liên hệ giữa các hoạt động của doanh nghiệp Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau. 1.2.1.4. Thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính (BCTC) là một hệ thống các số liệu cho biết tình hình tài sản và nguồn vốn, luồng tiền và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. BCTC gồm có: bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC. Thuyết minh BCTC được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết. Qua đó, nhà đầu tư hiểu rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Thuyết minh BCTC gồm những nội dung cơ bản sau:  Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.  Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.  Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng.  Các chính sách kế toán áp dụng. Thang Long University Library
  • 19. 7  Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán.  Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.  Thông tin bổ sung cho khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 1.2.2. Thông tin khác 1.2.2.1. Môi trường bên trong doanh nghiệp: Môi trường bên trong bao gồm các nguồn lực về con người, tài chính, công nghệ, sản phẩm, giá, kênh phân phối, xúc tiến quảng cáo... của doanh nghiệp. Và một số yếu tố vi mô trong môi trường doanh nghiệp như:  Văn hóa doanh nghiệp: là lực lượng tinh thần, sự phấn kích, cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh theo đúng nghĩa lành mạnh.  Nhà cung cấp: người cung cấp sản phẩm dịch vụ cho công ty.  Khách hàng: Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang hướng các nỗ lực Marketing vào. Họ là người có điều kiện ra quyết định mua sắm. Khách hàng là đối tượng được thừa hưởng các đặc tính, chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ.  Đối thủ cạnh tranh: đối thủ có khả năng gia nhập và cạnh tranh trong một thị trường.  Đối thủ tiềm ẩn: chỉ một đối thủ có khả năng gia nhập và cạnh tranh trong một thị trường cụ thể song hiện tại chưa gia nhập.  Sản phẩm thay thế: là sản phẩm có thể thay thế các loại sản phẩm khác tương đương về công dụng (hoặc tiêu thụ) khi có các điều kiện thay đổi. Sản phẩm thay thế có thể có chất lượng tốt hơn hoặc thấp hơn mặt hàng nó thay thế và đa số có mức giá rẻ hơn.  Thị trường lao động: thị trường lao động là một bộ phận của hệ thống thị trường, trong đó diễn ra quá trình trao đổi giữa một bên là người lao động tự do và một bên là người có nhu cầu sử dụng lao động. 1.2.2.2. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp  Tự nhiên: Tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên như: sản xuất nông phẩm, thực phẩm theo mùa, kinh doanh khách sạn, du lịch...Để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên,các doanh nghiệp phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân tích, dự baó của bản thân doanh nghiệp
  • 20. 8 và đánh giá của các cơ quan chuyên môn. Các biện pháp thường được doanh nghiệp sử dụng: dự phòng, san bằng, tiên đoán và các biện pháp khác...Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp như vấn đề tiếng ồn, ô nhiễm môi trường... và các doanh nghiệp phải cùng nhau giải quyết.  Kinh tế: Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hố đoái...tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp.Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa.Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các doanh nghiệp cần dựa vào 1 số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của kì trước, các diễn biến thực tế của kì nghiên cứu,các dự báo của nhà kinh tế lớn...  Kỹ thuật - Công nghệ: Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng...Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời.  Văn hóa - Xã hội: Ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh.  Chính trị- Pháp luật: Gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị...các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư.Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không Thang Long University Library
  • 21. 9 chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Để đưa ra được những quyết định hợp lí trong quản trị doanh nghiệp, cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển.  Đoàn thể, các lực lượng chính trị, xã hội - Nguồn nhân lực xã hội, quốc gia  Môi trường hội nhập - quốc tế. 1.3. Phƣơng pháp phân tích 1.3.1. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh. Có ba nguyên tắc cơ bản khi sử dụng phương pháp này, đó là:  Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh. Tiêu chuẩn để so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, tiêu chuẩn đó có thể là: + Tài liệu của năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu. Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức), nhằm đành giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức. + Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được.  Điều kiện so sánh được: Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất. Trong thực tế, thường điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm hơn cả là về thời gian và không gian. + Về mặt thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán phải thống nhất trên ba mặt sau: Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế, phải cùng một phương pháp phân tích và phải cùng một đơn vị đo lường + Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau. Tuy nhiên, thực tế ít có các chỉ tiêu đồng nhất được với nhau. Để đảm bảo tính thống nhất người ta cần phải quan tâm tới phương diện được xem xét mức độ đồng nhất có thể chấp nhận được, độ chính xác cần phải có, thời gian phân tích được cho phép.  Kỹ thuật so sánh cơ bản: + So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô tăng giảm của các hiện tượng kinh tế.
  • 22. 10 + So sánh bằng số tương đối: là thương số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế. + So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung, có cùng một tính chất. + So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô chung. Công thức xác định : Mức biến động = Chỉ số kỳ - Chỉ tiêu x Hệ số điểu chỉnh tương đối phân tích kỳ gốc Tuỳ theo mục đích, yêu cầu của phân tích, tính chất và nội dung phân tích của các chỉ tiêu kinh tế mà người ta sử dụng kỹ thuật so sánh thích hợp. Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể thực hiện theo ba hình thức:  So sánh theo chiều dọc: Là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của các báo cáo kế toán-tài chính, nó còn gọi là phân tích theo chiều dọc (cùng cột của báo cáo).  So sánh chiều ngang: Là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ và chiều hướng biến động các kỳ trên báo cáo kế toán tài chính, nó còn gọi là phân tích theo chiều ngang (cùng hàng trên báo cáo).  So sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem trên mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem xét nhiều kỳ (từ 3 đến 5 năm hoặc lâu hơn) để cho ta thấy rõ xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu. Các hình thức sử dụng kỹ thuật so sánh trên thường được phân tích trong các phân tích báo cáo tài chính- kế toán, nhất là bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và bảng lưu chuyển tiền tệ là các báo cáo tài chính định kỳ của doanh nghiệp. 1.3.2. Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài Thang Long University Library
  • 23. 11 chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn. Vì:  Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn là cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ lệ của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp.  Việc áp dụng tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ.  Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. 1.3.3. Phương pháp Dupont Dupont là tên của một nhà quản trị tài chính người Pháp tham gia kinh doanh ở Mỹ.Dupont đã chỉ ra được mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ số hoạt động trên phương diện chi phí và các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn.  Ưu điểm: Phương pháp Dupont là phương pháp tính toán đơn giản. Đây là công cụ rất tốt để cung cấp cho mọi người kiến thức căn bản nhằm tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của công ty. Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp này ta có thể dễ dàng kết nối với các chính sách đãi ngộ nhân viên. Hơn nữa, phương pháp Dupont có thể được sử dụng để thuyết phục cấp quản lý thực hiện một vài bước cải tổ nhằm chuyên nghiệp hóa chức năng thu mua và bán hàng. Đôi khi điều cần làm trước tiên là nhìn vào thực trạng của công ty thay vì tìm cách thôn tính công ty khác nhằm tăng thêm doanh thu và hưởng lợi thế nhờ quy mô để bù đắp khả năng sinh lợi yếu kém.  Nhược điểm: Phương pháp Dupont có một số nhược điểm khi sử dụng là nhà phân tích dựa vào số liệu kế toán cơ bản nhưng có thể không đáng tin cậy. Ngoài ra khi phân tích, phương pháp này không bao gồm chi phí vốn. Cuối cùng mức độ tin cậy của mô hình phụ thuộc hoàn toàn vào giả thuyết số liệu đầu vào. 1.4. Nội dung phân tích 1.4.1. Phân tích bảng cân đối kế toán 1.4.1.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản:
  • 24. 12 Mục đích: Đánh giá sự biến động của tài sản và sự hợp lý của cơ cấu nguồn vốn đới với hoạt động của doanh nghiệp. Để làm được điều đó doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp sau: Xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua việc so sánh từng loại tài sản với nhau và so sánh giữa kỳ cuối và kỳ đầu về cả số lượng tuyệt đối lẫn tương đối. Qua đó thấy được sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Khi xem xét đến vấn đề này, cần quan tâm, chú ý đến tác động của từng loại tài sản với quá trình kinh doanh. Xác định tỷ trọng từng loại tài sản trong tổng tài sản đồng thời so sánh tỷ trọng cuối kỳ và đầu kỳ để thấy được sự biến động của cơ cấu nguồn vốn. Việc đánh giá này cũng phụ thuộc vào linh vực kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4.1.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn: Mục đích: Đánh giá khái quát khả năng tài trợ, mức độ tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp. Phương pháp là so sánh tổng nguồn vốn và từng lợi nguồn vốn giữa số liệu cuối kỳ và đầu kỳ về cả số lượng tuyệt đối lẫn tương đối, bên cạnh đó là so sánh tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn để xác định khoản mục nào chiếm tỷ trọng cao. Doanh nghiệp tài trợ cho hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay hay vốn CSH? Nếu nguồn vốn CSH chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng cho thấy khả năng tự đảm bảo của tài chính của doanh nghiệp và ngược lại. Tuy nhiên cần chủ trọng đến chính sách tài trợ vốn của từng doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh đạt được. 1.4.1.3. Phân tích mỗi quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn Tính chất cơ bản của BCĐKT chính là tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn ở mọi thời điểm Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Trên cơ sở tính chất cân đối của kế toán, đồng thời phù hợp với nội dung của BCĐKT thì kết cấu của nó được chia làm 2 phần: Tài sản và nguồn vốn. Phần tài sản: các chỉ tiêu phần này được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản của doanh nghiệp trong quá trình tái sản xuất. Về mặt kinh tế, số liệu ở phần này thể hiện số vốn và kết cấu các loại vốn hiện có của đơn vị đến thời điểm lập báo cáo. Về mặt pháp lý, nã thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Phần nguồn vốn: các chỉ tiêu phần này được sắp xếp phân chia theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị. Về mặt kinh tế, số liệu phần này thể hiện quy mô, nội dung và tính chất kinh tế của các nguồn vốn đó. Về mặt pháp lý, nã thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với số tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý và Thang Long University Library
  • 25. 13 sử dụng. BCĐKT có thể xây dựng theo kiểu một bên hay theo kiểu hai bên. với kiểu một bên, phần tài sản được sắp xếp trước sau đó đến phần nguồn vốn. với kiểu hai bên, bố trí phần tài sản ở bên trái cong phần nguồn vốn ở bên phải của BCĐKT. ở cả hai phần ngoài cột chỉ tiêu còn có các cột phản ánh mã số của chỉ tiêu, cột số đầu năm, số cuối kỳ. 1.4.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mục đích: Đánh giá tổng hợp tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, xác định nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến kêt quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp phân tích: Sự dụng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, so sanh các khoản mục chính ( Doanh thu từ hoạt động bán hàng, GVHB, Lợi nhuận gộp,…) trong 3 năm liên tiếp cả về số tuyệt đối lẫn tương đối để xác định dấu hiệu của tính hiệu quả hay không hiệu quả trong kết quả hoạt động kinh doanh. Xem xét sự biến động của các khoản mục chính và xác định tỷ trọng trên doanh thu để đánh giá mức độ biến động của các khoản chi phí. Ta có thể sử dụng các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần = GVHB *100 Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho ta biết 100 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng GVHB. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong GVHB càng tốt và ngược lại. Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần = Chi phí bán hàng *100 Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh được để thu được 100 đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu chi phí bán hàng. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ càng tốt và ngược lại. Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần = Chi phí bán hàng *100 Doanh thu thuần
  • 26. 14 Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng doanh thu thuần thỉ doanh nghiệp phải chi bao nhiêu chi phí QLDN. Tỷ lệ nà càng nhỏ chứng tỏ khả năng quản lý của doanh nghiệp càng tốt. Trong thời kỳ kinh tế đanh khủng hoảng như hiện nay doanh nghiệp cần quan tâm đưa ra các biện pháp để 3 chỉ tiêu trên càng nhỏ, càng giảm thiểu các chi phí là biện pháp tốt nhất để làm tăng lợi nhuận. Tuy vậy doanh nghiệp không nên chỉ quá quan tâm việc các chỉ tiêu này nhỏ hay không, trong một số thời điểm để có thể tăng lợi nhuận trong tương lai phải chấp nhận đầu tư các khoản có chi phí cao. 1.4.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mục đích: Đánh giá sự bền vững của dòng tiền, khả năng tạo tiền và sự phù hợp của dòng tiền so với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó đánh giá sự thịnh vượng hay khó khăn về vốn của doanh nghiệp trong từng thời lỳ, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Phườn pháp phân tích: Đánh giá lưu chuyển tiền thuần âm hay dương, nếu lưu chuyển tiền thuần âm thì cần phân tích nguyên nhân. Xu hướng lưu chuyển tiền thuần của doanh nghiệp tăng, ổn định hay giảm, qua đó đánh giá khả năng tạo tiền nhàn rỗi có thể sử dụng đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh. Xác định nguồn cơ bản tạo tiền và sử dụng tiền.  Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: + Xác định thành phần chính của lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh ( theo phương pháp gián tiếp thì việc tăng, giảm khoản phải thu,…có thể cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tiền hay tạo ra tiền). + Lưu chuyển tiền thuần hoạt động kinh doanh âm hay dương. Tìm nguyên nhân nếu lưu chuyển tiền thuần âm. + So sánh lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh với lợi nhuận trước thuế và doanh thu thuần  Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: Đánh giá hoạt động mua sắm tài sản bằng tiền của doanh nghiệp, đồng thời phân tích Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư cũng cho biết dòng tiền thu từ hoạt động thanh lý, bán tài sản.  Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: Dòng tiền từ hoạt đồng tài chính là van điều phối cho các hoạt động kinh doanh, đầu tư, đồng thời giải quyết các nghĩa vụ trả nợ đến hạn. Nhằm đánh giá chính sách huy động vốn và chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Thang Long University Library
  • 27. 15 1.4.4. Phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính 1.4.4.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán  Khả năng thanh toán ngắn hạn: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đo lường khả năng mà các tài sản NH có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Nếu hệ số này cao, có thể đem lại sự an toàn về khả năng bù đắp cho sự giảm giá trị của TSNH. Điều đó thể hiện tiềm năng thanh toán cao so với nghĩa vụ phải thanh toán. Tuy nhiên, một DN có hệ số KNTT nợ ngắn hạn quá cao cũng có thể DN đó đã đầu tư quá đáng vào tài sản hiện hành, một sự đầu tư không mang lại hiệu quả. Mặt khác, trong toàn bộ tài sản NH của doanh nghiệp, khả năng chuyển hoá thành tiền của các bộ phận là khác nhau. Khả năng chuyển hoá thành tiền của bộ phận hàng tồn kho thường được coi là kém nhất. Do vậy, để đánh giá khả năng thanh toán một cách khắt khe hơn, có thể sử dụng hệ số khả năng thanh toán nhanh.  Khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán nhanh đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng việc chuyển đổi các tài sản lưu động, không kể hàng tồn kho. Hệ số này được tính như sau: Hệ số khả năng thanh toán nhanh = TSNH – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Nhiều trường hợp, tuy doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số khả năng thanh toán nhanh cao nhưng vẫn không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán do các khoản phải thu chưa thu hồi được hàng tồn kho chưa chuyển hoá được thành tiền. Bởi vậy, muốn biết khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp tại thời điểm xem xét, nhà phân tích còn có thể sử dụng chỉ tiêu sau: Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn  Khả năng thanh toán bằng tiền Chỉ số thanh toán tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và các khoản tương đương tiền (ví dụ chứng khoán khả mại) của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn
  • 28. 16 hạn. Nói cách khác chỉ số thanh toán tiền mặt cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và các khoản tương đương tiền đảm bảo chi trả. Công thức tính chỉ số thanh toán tiền mặt như sau: Chỉ số thanh toán tiền mặt = Tiền + Các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Chỉ số thanh toán tiền mặt có giá trị bằng bao nhiêu là tối ưu phụ thuộc vào ngành nghề, độ lớn của doanh nghiệp cũng như thời gian đánh giá. So với các chỉ số thanh khoản khác ngắn hạn khác như chỉ số thanh toán hiện thời (current ratio), hay chỉ số thanh toán nhanh (quick ratio), chỉ số thanh toán tiền mặt đòi hỏi khắt khe hơn về tính thanh khoản. Hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn bị loại khỏi công thức tính do không có gì bảo đảm là hai khoản này có thể chuyển nhanh chóng sang tiền để kịp đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn. Có rất ít doanh nghiệp có số tiền mặt và các khoản tương đương tiền đủ để đáp ứng toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, do đó chỉ số thanh toán tiền mặt rất ít khi lớn hơn hay bằng 1. Điều này cũng không quá nghiêm trọng. Một doanh nghiệp giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền ở mức cao để bảo đảm chi trả các khoản nợ ngắn hạn là một việc làm không thực tế vì như vậy cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không biết sử dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao này một cách có hiệu quả. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng số tiền và các khoản tương đương tiền này để tạo ra doanh thu cao hơn (ví dụ cho vay ngắn hạn). 1.4.4.2. Chỉ tiêu khả năng quản lý tổng tài sản  Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quan Trong đó tổng tài sản là tổng toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp bao gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động tài thời điểm tính toán và dựa trên giá trị theo sổ sách kế toán. Tỷ số này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó cho biết hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp, hoặc thể hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp đem lai bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu như trong các thời kỳ, tổng mức tài sản của doanh nghiệp đều tương đối ổn định, ít thay đổi thì tổng mức bình quân có thể dùng số bình quân của mức tài sản đầu kỳ và cuối kỳ. Nếu tổng mức tài sản có sự thay đổi biến động lớn thì phải tính theo tài liệu tỉ mỉ hơn đồng thời khi tính mức vòng quay của tổng tài sản thì các trị số Thang Long University Library
  • 29. 17 phân tử và mẫu số trong công thức phải lấy cùng một thời kỳ. Mức quay vòng của tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tổng hợp toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Giá trị của chỉ tiêu càng cao, chứng tỏ cùng một tài sản mà thu được mức lợi ích càng nhiều, do đó trình độ quản lý tài sản càng cao thì năng lực thanh toán và năng lực thu lợi của doanh nghiệp càng cao. Nếu ngược lại thì chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp chưa được sử dụng có hiệu quả.  Hệ số đảm nhiệm tổng tài sản Hệ số đảm nhiệm tổng tài sản = Tổng tài sản Doanh thu thuần 1.4.4.3. Chỉ tiêu khả năng quản lý tài sản ngắn hạn  Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu tỉ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn sẽ cho biết mỗi đồng giá trị tài sản ngắn hạn sử dụng tài sản ngắn đặc biệt có ích đối với các nhà cung cấp tín dụng và các nhà quản trị phụ trách quản lí vốn lưu động do hiệu quả sử dụng vốn lưu động ảnh hưởng trực tiếp tới tính thanh khoản và nhu cầu lưu động vốn của doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng TSNH = Doanh thu thuần TSNH bình quân  Thời gian quay vòng của tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu số vòng quay tài sản ngắn hạn thể hiện tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn của DN, độ lớn của chỉ tiêu này cao thể hiện tốc độ luân chuyển vốn nhanh của DN. Công thức: Thời gian quay vòng của tài sản ngắn hạn = 365 Hiệu suất sử dụng TSNH  Hệ số đảm nhiệm tài sản ngắn hạn Hệ số đảm nhiệm tài sản ngắn hạn = TSNH bình quân Doanh thu thuần Tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn còn được thể hiện dưới dạng thời gian của một vòng quay, thời gian của một vòng quay ngắn , tức là tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn nhanh và doanh nghiệp có thể thu hồi vốn sớm. chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm cảu tài sản ngắn hạn có thể được sử dụng thay thế cho các chỉ tiêu này với ý nghĩa tương tự như chỉ tiêu hao phí tài sản cố định.  Chỉ tiêu quản lý hàng tồn kho:
  • 30. 18 Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Giá trị hàng tồn kho bình quân Số vòng quay hàng tồn kho là tiêu chuẩn đánh giá doanh nghiệp sử dụng hiệu quả hàng tồn kho. Số vòng quay càng cao càng thể hiện việc quản lý hàng tồn kho có hiệu quả, có khả năng đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và ngược lại. Song, nếu số vòng quay hàng tồn kho quá cao cũng có nghĩa là doanh nghiệp đang thiếu hàng hóa, nguyên vật liệu, ngược lại, số vòng quay quá thấp là dấu hiệu của việc doanh nghiệp còn ứ đọng quá nhiều hàng tồn kho hay hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời… Việc đánh giá tỷ lệ này còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và thời kỳ cụ thể mà doanh nghiệp hoạt động. Tử chỉ tiêu trên ra có thể tính toán thêm được thời gian quay vòng hàng tồn kho: Thời gian quay vòng hàng tồn kho = Số ngày trong kỳ Số vòng quay hàng tồn kho Tỷ số này thể hiện hiệu quả của doanh nghiệp trong quản lý hàng tồn kho, là tiêu chuẩn đánh giá tính thanh khoản của hàng tồn kho trong doanh nghiệp. Cũng với số vòng quay hàng tồn kho, việc phân tích thời gian quay vòng hàng tồn kho cũng cho ta rõ hơn về thời gian từ khi doanh nghiệp mua hàng cho đến khi tiêu thụ hết. Thời gian quay vòng hàng tồn kho cũng cho thấy hiệu quả quản lý hàng tồn kho tại doanh nghiệp. Việc duy trì một lượng hàng tồn kho hợp lý góp phần đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và hiệu quả, bên cạnh đó cũng tiết kiệm giảm thiểu được chi phí bảo quản và cất giữ hàng tồn kho.  Chỉ số quản lý khoản phải thu; khoản phải trả. Số vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần Phải thu khách hàng bình quân Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét các khoản phải thu khi khách hàng thanh toán. Chỉ tiêu này cũng đưa ra những thông tin về chính sách tín dụng thương mai của doanh nghiệp. Nếu số vòng quay khoản phải thu quá thaaso cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kém, nhưng quá cao thì sẽ giảm sức cạnh tranh. Ngoài việc so sánh chỉ tiêu này thì giữa các năm, giữa các doanh nghiệp cùng ngành, người phân tích cần xem xét từng khoản phải thu để phát hiện những khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi để đưa ra biện pháp xử lý. Ta có thể tính toán thời gian thu tiền bình quân: Thời gian thu tiền bình quân = số ngày trong kỳ Số vòng quay các khoản phải thu Thang Long University Library
  • 31. 19 Thời gian thu tiền bình quân là số ngày bình quân cần có để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt, thể hiện khả năng của doanh ngiệp trong việc thu nợ từ khách hàng. Thời gian thu tiền bình quân ảnh hưởng tới chu lỳ kinh doanh và vòng quay tiền, cho thấy doanh nghiệp có bị chiếm dụng vốn hay không. Thời gian thanh toán khoản phải trả = Số ngày trong kỳ Số vòng quay các khoản phải trả Trong đó, số vòng quay khoản phải trả được tính bằng công thức: Số vòng quay khoản phải trả = Giá vốn hàng bán Phải trả người bán Tỷ số này cho biết thời gian từ khi mua hàng hóa và nguyên vật liệu, dịch vụ… cho đến khi thanh toán người bán. Thời gian thanh toán khoản phải trả dài nghĩa là điều kiện thanh toán của nhà cung cấp là thuận lợi cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đang phụ thuộc vào các điều kiện tín dụng thương mại. Thời gian thanh toán khoản phải trả ngắn có thể so điều kiện thanh toán bất lợi từ phía nhà cung cấp. Dù vậy, cũng có khả năng doanh nghiệp có nhiều vốn, tận dụng chính sách chiết khấu nếu thanh toán sớm để mua hàng với giá cả tốt hơn. Để xác định được thời gian thanh toán khoản phải trả với doanh nghiệp là tốt hay xấu còn phụ thuộc vào loại hình cũng như chính sách quản lý của mỗi doanh nghiệp.  Chu kỳ kinh doanh và vòng quay vòng tiền Chu kỳ kinh doanh = Thời gian quay vòng HTK + Thời gian thu tiền bình quân Chu kỳ kinh doanh cho biết khoảng thời gian từ khi mua hàng hóa, nguyên vật liệu cho đến khi thu được tiền về từ bán hàng, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Chu kỳ kinh doanh tùy thuộc vào thời gian quay vòng hàng tồn kho và thời gian thu tiền bình quân ngắn hay dài. Điều này phụ thuộc vào những nguyên nhân đã nói ở các mục trên hoặc do chính sách của doanh nghiệp. Vòng quay vòng = Chu kỳ kinh doanh – Thời gian thanh toán khoản phải trả Vòng quay tiền cho biết số ngày doanh nghiệp cần tiền để tài trợ cho các khoản phải thu và hàng tồn kho sau khi xem xét đến khi thời gian chiếm dụng được vốn khi mua hàng. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, nếu chỉ tiêu này lớn tức là doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong khả năng thanh toán do tiền nằm ở hàng tồn kho và các khoản phải thu, trong khi đó doanh nghiệp chịu áp lực từ các khoản nợ đến hạn. 1.4.4.4. Chỉ tiêu khả năng quản lý tài sản dài hạn  Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn:
  • 32. 20 Hiệu suất sử dụng TSDH = Doanh thu thuần TSDH Thời gian quay vòng TSDH = 365 Hiệu quất sử dụng TSDH Hiệu suất sử dụng tài sản cố định là một trong những tỷ số tài chính đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng tài sản, ở đây là tài sản cố định của doanh nghiệp Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần Tài sản cố định Thời gian quay vòng tài sản cố định = 365 Hiệu suấ sử dụng TSCĐ Tỷ số này còn được gọi là Mức quay vòng tài sản cố định, phản ánh tình hình quay vòng của tài sản cố định, và là một chỉ tiêu ước lượng hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Như vậy, tỷ số này cho biết hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp, hay nói cách khác một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm. Tỷ số này cao chứng tỏ tình hình hoạt động của doanh nghiệp tốt đã tạo ra doanh thu thuần cao so với tài sản cố định, chứng tỏ việc đầu tư vào tài sản cố định là xác đáng, cơ cấu hợp lý, hiệu suất sử dụng cao. Ngược lại, nếu vòng quay tài sản cố định không cao thì chứng tỏ hiệu suất sử dụng thấp, kết quả đối với sản xuất không nhiều, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp không mạnh. Mặt khác, tỷ số còn phản ánh khả năng hiệu quả sử dụng hữu hiệu các tài sản dài hạn khác. Ngoài ra, để quản lý tài sản dài hạn cần phân tích thêm các chỉ tiêu tài chính sau: Hiệu suất đầu tư tài chính dài hạn = Doanh thu đầu tư dài hạn Đầu tư tài chính dài hạn Các khoản đầu tư tài chính dài hạn là các khoản đầu tư mà công ty có ý định thực hiện trong khoảng thời gian từ hơn một năm trở lên. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn có thể bao gồm: Cổ phiếu, trái phiếu và tiền mặt. Điểm khác nhau cơ bản giữa tài khoản đầu tư tài chính dài hạn và với tài khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là các khoản đầu tư ngắn hạn có thể ễ dàng được bán đi trong khi các khoản dài hạn thì không thể. Như vậy, tỷ số này cho biết hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tài chính dài hạn của doanh nghiệp, hay nói các khác là một đồng đầu tư tài chính dài hạn tào ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm. Tỷ số này cao chứng tỏ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tốt đã taho ra doanh thu thuần cao so với mức tài chính dài hạn đầu tư, chửng tỏ việc đầu tư vào tài chính dài hạn của doanh nghiệp là đúng đắn. Thang Long University Library
  • 33. 21 Hiệu suất sử dụng bất động sản đầu tư = Doanh thu Bất động sản đầu tư Tỷ số này cho biết hiệu quá sử dụng bất động sản đầu tư của doanh nghiệp, hay nói cách khác là một đồng đầu từ bất động sản tạo được ra bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm. 1.4.4.5. Chỉ tiêu khả năng quản lý nợ  Tỷ số nợ/ tổng tài sản: Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng tài sản Hệ số này cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các khoản nợ là bao nhiêu. Hệ số nợ thấp có thể cho thấy việc sử dụng nợ không hiệu quả, còn hệ số nợ cao thể hiện gánh nặng về nợ lớn, như vậy 1 hệ số nợ/ tổng tài sản là hợp lý sẽ tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng tự tài trợ của công ty.  Tỷ số nợ/ vốn chủ sở hữu Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty. Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu được tính bằng cách chia tổng nợ cho vốn chủ sở hữu: DER = Tổng nợ / Vốn chủ sở hữu Trong đó nợ của doanh nghiệp bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Vốn chủ sở hữu hay vốn cổ phần của cổ đông gồm cổ phần thông thường, cổ phần ưu đãi, các khoản lãi phải trả và nợ ròng. Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu cũng phụ thuộc nhiều vào ngành, lĩnh vực mà công ty hoạt động. Ví dụ, các ngành sản xuất cần sử dụng nhiều vốn thì Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu có xu hướng cao hơn, trong khi các công ty dịch vụ thì Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu thường thấp hơn.  Khả năng thanh toán lãi vay Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép lên công ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) trên lãi vay: Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi trước thuế và lãi vay / Lãi vay Khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợi của
  • 34. 22 tài sản thấp. Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm Lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ lãi mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên rủi ro này được hạn chế bởi thực tế Lãi trước thuế và lãi vay không phải là nguồn duy nhất để thanh toán lãi. Các doanh nghiệp cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Những gì mà một doanh nghiệp cần phải đạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của mình. 1.4.4.6. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời  Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS) ROS cho biết 1 đồng doanh thu thuần tạo được ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuê. ROS = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Các nhà quản lý và đầu tư đều nghiên cứu kỹ về xu hướng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu. Nếu tỷ lệ này tăng chứng tỏ rằng khách hàng chấp nhận mua với giá cao, hoặc cấp quản lý kiếm soát chi phí tốt, hoặc cả hai. Trái lại, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu giảm có thể báo hiệu chi phí đang vượt tầm kiểm soát của cấp quản lý, hoặc công ty đang phải chiết khấu để bán sản phẩ dịch vụ của mình.  Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản đo lường hiệu quả hoạt động của công ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận sau khi đã trừ thuế, không phân biệt tài sản này được hình thành bởi nguồn cốn hay vốn chủ sở hữu. ROA là tỷ suất sinh lời trên tài sản của công ty sau tác động của thuế nhưng chưa có tác động của nợ. ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân Tài sản của công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao chứng tỏ công ty hoạt động càng hiệu quả vì kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.  Tỷ suât sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) ROE là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu vào công ty đêm lại cho chủ sở hữu bao nhiêu đồng loại nhuận sau khi đã trừ khi thuế thu nhập doanh nghiệp. Thang Long University Library
  • 35. 23 ROE có liên quan đến chi phí lãi vay, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, vì vậy nó là chỉ tiêu tổng hộ phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn chủ sử hữu dưới tác động của đòn bẩy tài chính. ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân Sự khác nhau giữa ROA và ROE là do công ty có sử dụng vốn vay, nếu công ty không sử dụng vốn vay thì hai tỷ số sẽ bằng nhau. Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cố phiểu cùng ngành trên thị trường, từ đó quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Tỷ lệ ROE càng cao chúng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ động, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cjanh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nê ROE càng cao thì cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. 1.4.4.7. Phân tích Dupont Dưới góc độ nhà đầu tư cổ phiếu, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Do vốn chủ sỡ hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản. Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô hình Dupont sau: ROE = Lợi nhuận ròng Vốn CSH = Lợi nhuận ròng Tổng tài sản x Tổng tài sản Vốn CSH Hay: ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính Vì vậy, mô hình Dupont có thể tiếp tục được triển khai thành: Lợi nhuận ròng Vốn CSH = Lợi nhuận ròng Tổng tài sản x Doanh thu Tổng tài sản x Tổng tài sản Vốn CSH Hay: ROE = Hệ số lợi nhuận ròng x Hiệu suất sử dụng tổng TS x Đòn bày tài chính Phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình DUpont có ý nghĩa lớn với quản trị doanh nghiệp thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách hàng các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiền hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp.
  • 36. 24 1.4.5. Phân tích đòn bẩy 1.4.5.1. Phân tích điểm hòa vốn Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó thu nhập vừa đủ bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp không có lãi và cũng không bị lỗ. 1.4.5.2. Cách xác định điểm hoà vốn Để xác định điểm hoà vốn, người ta thường xác định sản lượng hoà vốn, doanh thu hoà vốn, thời gian hoà vốn  Sản lượng hoà vốn Tại điểm hoà vốn ta sẽ có: Qh x g = F + Qh x V Từ đó ta có: Qh = F / (g – V ) Trong đó: (Qh là sản lượng SP cần sản xuất để đạt hoà vốn; g là giá đơn vị; V là chi phí khả biến đơn vị; F là tổng chi phí bất biến).  Doanh thu hoà vốn Từ công thức: Qh = F / (g – V ) suy ra Qh x g =( F/ (g-V ) x g Ta có: ( Dh là doanh thu hòa vốn) Dh = ( (F x g )/ g) / ( (g – V)/ g) rút gọn Dh = F/ (1 – (V/g))  Thời gian hoà vốn Th = Qh / (Qt /12) với Th là thời gian hòa vốn tính theo tháng trong năm Mà: Qh = F /(g – V) Từ đó ta có: Th = ( F x 12) / ( Qh x (g – V)) 1.6.1.2 Ý nghĩa phân tích điểm hoà vốn  Đưa ra những chỉ dẫn về mức độ hoạt động tối thiểu cần thiết để DN có LN.  Là công cụ hỗ trợ ra quyết định khi đầu tư vào sản xuất SP mới, đầu tư mở rộng hoặc hiện đại hoá sản xuất.  Bằng nhiều giả thiét cho phép dự kiến được LN. 1.4.5.3. Phương pháp phân tích Sử dụng phương pháp so sánh. Điểm hoà vốn càng cao thì rủi ro kinh doanh càng lớn và ngược lại. Thang Long University Library
  • 37. 25 1.4.6. Phân tích đòn bẩy hoạt động Đòn bẩy kinh doanh là một chỉ tiêu đo lường ảnh hưởng của những thay đổi doanh thu đối với lợi nhuận kinh doanh của của doanh nghiệp. Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh được xác định như sau: Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = % Chuyển đổi lợi nhuận kinh doanh %Chuyển đổi doanh thu Thông thường, chỉ tiêu độ lớn đòn bẩy kinh doanh được xác định ứng với mỗi mức sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp. Tại một mức họat động, độ lớn của đòn bẩy kinh doanh được xác định: Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = FC FC - VC Như vậy, khái niệm đòn bẩy kinh doanh có liên quan đến định phí và biến phí. Đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn ở các doanh nghiệp có tỉ lệ định phí cao hơn biến phí trong tổng chi phí và nhỏ ở các doanh nghiệp có kết cấu chi phí ngược lại. Trong một doanh nghiệp có độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao thì một sự thay đổi nhỏ của doanh thu cũng gây ra sự biến động lớn về lợi nhuận. Khái niệm đòn bẩy kinh doanh cũng là cơ sở để đánh giá rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Trong trường hợp các yếu tố khác cố định, độ lớn đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp càng cao thì rủi ro kinh doanh đối với doanh nghiệp càng lớn. Khi doanh nghiệp càng tăng doanh số và hoạt động ở mức càng xa điểm hòa vốn thì độ lớn của đòn bẩy kinh doanh càng giảm. Khi doanh nghiệp hoạt động gần điểm hòa vốn thì độ lớn đòn bẩy kinh doanh càng cao. Điều đó cũng có nghĩa hoạt động gần điểm hòa vốn sẽ chịu rủi ro cao hơn hoạt động xa điểm hòa vốn. Khái niệm đòn bẩy kinh doanh có ý nghĩa trong công tác quản trị doanh nghiệp. Đòn bẩy kinh doanh là cơ sở để các nhà quản lý dự kiến mức lợi nhuận, đồng thời là cơ sở để đánh giá rủi ro kinh doanh khi doanh nghiệp hoạt động trong môi trường mà doanh thu dễ thay đổi. Khái niệm đòn bẩy kinh doanh còn được áp dụng khi doanh nghiệp dự kiến các phương án để sản xuất một loại sản phẩm. Mỗi phương án sản xuất thường có độ lớn đòn bẩy kinh doanh khác nhau, có điểm hòa vốn và độ rủi ro khác nhau. Phân tích hòa vốn trong mối tương quan với “đòn bẩy kinh doanh” là khởi điểm để lập kế hoạch đầu tư tại doanh nghiệp. Khái niệm đòn bẩy kinh doanh còn được các nhà đầu tư vận dụng để đầu tư vào một ngành nào đó. Tuy nhiên, điểm khó khăn cho các nhà đầu tư là làm sao xác định được biến phí, định phí dựa vào số liệu báo cáo tài chính. Vì vậy, các nhà đầu tư khi tính toán độ lớn đòn bẩy kinh doanh thường không cần đến sự chính xác mà hướng đến mối quan hệ giữa định phí - lợi nhuận - doanh thu tiềm ẩn trong ý niệm “đòn bẩy kinh doanh
  • 38. 26 1.4.7. Phân tích đòn bẩy tài chính Đòn bảy tài chính là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn bảy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, đòn bảy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Đòn bẩy tài chính vừa là một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng vốn chủ sở hữu, vừa là một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Sự thành công hay thất bại này tuỳ thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ dại khi lựa chọn cơ cấu tài chính. Khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của các chủ sở hữu, trong đó đòn bẩy tài chính là một công cụ được các nhà quản lý ưa dùng. Vì lãi vay phải trả không đổi khi sản lượng thay đổi, do đó đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ số nợ cao, và ngược lại đòn bẩy tài chính sẽ rất nhỏ trong các doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp. Những doanh nghiệp không mắc nợ (tỷ số bằng không) sẽ không có đòn bẩy tài chính. Như vậy, đòn bẩy tài chính đặt trọng tâm vào tỷ số nợ. Khi đòn bảy tài chính cao, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng làm thay đổi lớn tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu sẽ rất nhạy cảm với lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Về thực chất, đòn bảy tài chính phản ánh sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ trước sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Như vậy, độ lớn của đòn bẩy tài chính được xem như là tỷ lệ thay đổi của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu phát sinh do sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Độ lớn đòn bẩy tài chính (DLF) = S - VC - F S - VC - F - I (Trong đó DLF là độ lớn đòn bẩy tài chính; (S-VS-F) là tỷ lệ thay đổi về tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH; (S-VC-F-I) là tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay). Cũng như sử dụng đòn bẩy kinh doanh, sử dụng đòn bẩy tài chính như sử dụng "con dao hai lưỡi". Nếu tổng tài sản không có khả năng sinh ra một tỉ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp các chi phí tiền lãi vay phải trả thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bị giảm sút. Vì phần lợi nhuận do vốn chủ sở hữu làm ra phải dùng để bù đắp sự thiếu hụt của lãi vay phải trả. Do vậy, thu nhập của một đồng vốn chủ sở hữu sẽ còn lại rất ít so với tiền đáng lẽ chúng được hưởng. Đòn bẩy tài chính được các nhà quản lý sử dụng để gia tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Thang Long University Library
  • 39. 27 Khái niệm đòn bảy tài chính cung cấp cho các nhà phân tích một công cụ quan trọng để dự kiến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Cần lưu ý là khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay không đủ lớn đẻ trang trải lãi vay thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bị giảm sút. Nhưng khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay đủ lớn thì chỉ cần sự gia tăng nhỏ về lợi nhuận trước thuế và lãi vay đã có sự gia tăng lớn về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. 1.4.8. Phân tích đòn bẩy tổng hợp Đòn bẩy kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh sẽ rất lớn ở những doanh nghiệp có chi phí cố định cao hơn chi phí biến đổi. Những đòn bẩy kinh doanh chỉ tác động tới lợi nhuận trước thuế và lãi vay, bởi lẽ tỷ số nợ không ảnh hưởng tới độ lớn của đòn bẩy kinh doanh. Còn độ lớn của đòn bẩy tài chính chỉ phụ thuộc vào tỷ số mắc nợ, không phụ thuộc vào kết cấu chi phí cố định và chi phí biến đổi của doanh nghiệp. Do đó, đòn bẩy tài chính tác động tới lợi nhuận sau thuế và lãi vay. Vì vậy, khi ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh chấm dứt thì ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính sẽ thay thế để khuếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu khi doanh thu thay đổi. Vì lẽ đó người ta có thể kết hợp đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính thành một đòn bẩy tổng hợp. DTL = DOL x DFL = % Thay đổi EPS % Thay đổi doanh thu thuần DTL cho ta biết khi doanh thu thay đổi 1% thì EPS thay đổi DTL%. Nức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp là thước đo cho phép đánh giá mức độ rủi ro tổng thể của doanh nghiệp bao hàm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Từ công thức đòn bẩy tổng hợp chúng ta có một nhận xét: Một quyết định đầu tư vào TSCĐ và tài trợ cho việc đầu tư đó bằng vốn vay (trái phiếu, vay ngân hàng…) sẽ cho phép xác định một cách chính xác sự biến động của doanh thu ảnh hưởng như thế nào tới lợi nhuận của chủ sở hữu 1.4.9. Phân tích SWOT. 1.4.9.1. Khái niệm phân tích SWOT Phân tích SWOT là một trong 5 bước hình thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược.