SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 57
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 1
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tại trƣờng chúng em đã đƣợc nhà trƣờng và Khoa May Thời Trang
tạo điều kiện cho chúng em khảo sát thực tế bằng việc trải qua gần 2 tháng thực tập tại Công
ty Sundia Bình Dƣơng. Từ đó chúng em đã vận dụng những kiến thức đã đƣợc học ở nhà
trƣờng vào thực tế, nâng cao hiểu biết, giúp chúng em xác định khả năng, tay nghề của
chính mình để chúng em vững tin hơn trong công việc tƣơng lai của mình sau này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo Khoa May Thời Trang - Trƣờng
Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt
những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian vừa qua. Với kiến thức nhỏ bé
mà chúng em có đƣợc luôn cần một sự bổ sung trong biển kiến thức mênh mông của thầy
cô, mong rằng các thầy cô tiếp tục dìu dắt giúp đỡ chúng em trên bƣớc đƣờng tƣơng lai.
Chúng em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công Ty Sundia Bình Dƣơng, lãnh đạo các
Phòng Ban đã tạo điều kiện cho chúng em đƣợc thực tập trong suốt thời gian vừa qua và
cung cấp đầy đủ các tài liệu, số liệu. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Anh Phạm Đức
Huy Phó Tổng Giám đốc công ty và các anh chị công nhân viên trong công ty đã tận tình
hƣớng dẫn để em hoàn thành Báo cáo thực tập này.
Đây là lần đầu tiên chúng em thực hiện cuốn báo cáo này nên không tránh khỏi
những thiếu sót, chúng em mong đƣợc sự nhận xét và đóng góp ý kiền quý báu từ thầy cô và
quý công ty để cuốn báo cáo của chúng em hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, chúng em xin chúc toàn thể các thầy cô khoa May Thời Trang - Trƣờng
Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh nhiều sức khỏe, vững bƣớc trên con
đƣờng sƣ phạm.
Kính chúc toàn thể cán bộ, công nhân viên Công ty Sundia Bình Dƣơng sức khỏe và
đạt đƣợc nhiều thành tích xuất sắc trong lao động, đƣa công ty ngày càng phát triển.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 2
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY ..............................................................7
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty .................................................................7
1.1.1 Chủ đầu tƣ: ......................................................................................................7
1.1.2. Doanh nghiệp đƣợc đầu tƣ ...............................................................................8
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh...............................................................9
1.3. Chức năng và nhiệm vụ ..........................................................................................9
1.3.1. Chức năng........................................................................................................9
1.3.2. Nhiệm vụ .........................................................................................................9
1.4. Sơ đồ tổ chức của công ty. .................................................................................... 10
1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.......................................................... 10
1.4.2. Bộ phận quản lý tại phân xƣởng..................................................................... 11
1.5. Tình trạng chung của công ty................................................................................ 12
1.5.1. Tình hình nhân sự .......................................................................................... 12
1.5.2. Tình hình tài chính......................................................................................... 12
1.5.3. Thuận lợi........................................................................................................ 13
1.5.4. Khó khăn: ...................................................................................................... 13
1.6. Định hƣớng phát triển của công ty........................................................................ 14
1.7. Các quy định chung trong công ty......................................................................... 14
1.8. Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty .............................................................. 16
CHƢƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT QUẦN ĐỒNG PHỤC................ 19
2.1. Chuẩn bị thiết kế................................................................................................... 20
2.1.1. Nhận tài liệu kỹ thuật..................................................................................... 20
2.1.2. Nhảy size – Giác sơ đồ................................................................................... 21
2.2. Chuẩn bị nguyên phụ liệu ..................................................................................... 21
2.2.1. Kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu:.................................................................. 24
2.2.2. Cân đối nguyên phụ liệu:................................................................................ 25
2.3. Chuẩn bị về công nghệ.......................................................................................... 25
2.3.1. Tài liệu kỹ thuật:............................................................................................ 25
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 3
2.3.2. Bảng màu:...................................................................................................... 25
2.3.3. Bố trí máy móc: ............................................................................................. 25
2.3.4. Phân chia lao động, bán thành phẩm trên chuyền may:................................... 26
2.4. Công đoạn trải - cắt............................................................................................... 27
2.4.1. Nhận nguyên phụ liệu: ................................................................................... 28
2.4.2. Kiểm tra chất lƣợng nguyên phụ liệu:............................................................. 28
2.4.3. Trải vải: ......................................................................................................... 28
2.4.4. Công đoạn cắt: ............................................................................................... 31
2.4.5. Ép keo, đánh số, bóc tập – phối kiện .............................................................. 32
2.5. Công đoạn may..................................................................................................... 37
2.5.1. May chi tiết.................................................................................................... 39
2.5.2. Lắp ráp........................................................................................................... 39
2.6. Hoàn tất................................................................................................................ 44
CHƢƠNG 3: ĐỀ NGHỊ - KẾT LUẬN .............................................................................. 54
3.1. Đề nghị................................................................................................................. 54
3.1.1. Nhận xét về quy trình công nghệ của công ty ................................................. 54
3.1.2. Phƣơng pháp điều hành quản lý...................................................................... 54
3.1.3. Công tác bảo hộ lao động. .............................................................................. 54
3.1.4. Định mức thời gian ........................................................................................ 54
3.2. Kết luận................................................................................................................ 56
CHƢƠNG 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 57
4.1. Tài liệu trên mạng................................................................................................. 57
4.2. Tài liệu theo giáo trình.......................................................................................... 57
4.3. Tài liệu công ty cung cấp ...................................................................................... 57
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 4
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………..
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 5
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………..
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 6
LỜI NÓI ĐẦU
Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế
quốc dân. Nó đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đồng thời ngành may cung cấp
mặt hàng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của nhân dân. Nhu cầu lao động của
ngành dệt may là rất lớn. Chính vì vậy ngành may đã tạo ra việc làm cho một lƣợng lao
động rất lớn, góp phần tạo thu nhập nâng cao đời sống cho công nhân.
Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trong những năm qua luôn đứng thứ hai
trong tổng số những ngành có sản phẩm xuất khẩu thu về nguồn ngoại tệ lớn, đóng góp
không nhỏ vào ngân sách của nhà nƣớc. Ngành dệt may Việt Nam có những điều kiện thuận
lợi nhƣ: nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, thị trƣờng tiêu thụ tiềm năng tƣơng đối lớn ở nƣớc
ngoài, chính trị - xã hội tƣơng đối ổn định, khí hậu nƣớc ta rất phù hợp để phát triển nguồn
nguyên liệu tự nhiên cho ngành dệt.
Năm 2007, khi Việt Nam gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) đã tạo điều
kiện thuận lợi cho ngành dệt may nƣớc ta phát triển hơn. Các nƣớc thành viên trong tổ chức
thƣơng mại thế giới đã bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu và ƣu đãi hơn về thuế cho ngành dệt may
Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đặt ra cho ngành dệt may Việt Nam không ít những
thách thức và khó khăn và đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn nữa.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xác định cho mình những điểm mạnh, những
lợi thế, từ đó đƣa ra những chiến lƣợc kinh doanh thích hợp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
Muốn phát triển hơn nữa thì ngành dệt may phải tận dụng và phát huy lợi thế sẵn có của
mình để tạo ra đƣợc một công cụ cạnh tranh có hiệu quả, đáp ứng đƣợc nhu cầu trong nƣớc
và quốc tế.
Trong đợt thực tập này, em đƣợc công ty SUNDIA BÌNH DƢƠNG đã tạo điều kiện
cho em đƣợc tiếp xúc thực tế trong quá trình điều hành và sản xuất của công ty, góp phần bổ
sung kiến thức từ thực tế cũng nhƣ trau dồi những kiến thức đã học và thấy đƣợc sự nỗ lực
không ngừng của công ty để bắt kịp với sự phát triển không ngừng của ngành dệt may Việt
Nam nói riêng và của thế giới nói chung.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 7
CHƢƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Căn cứ Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi bổ sung, bổ
sung một số điều của Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 2000.
Căn cứ vào Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2001 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam.
Căn cứ Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 quy
định chi tiết thi hành Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam.
Xét đơn hồ sơ dự án thành lập CÔNG TY SUNDIA BÌNH DƢƠNG của CÔNG TY
TNHH SUNDIA (Nhật Bản) do ông Jukinori Fujita (quốc tịch Nhật Bản) làm đại diện nộp
ngày 26 tháng 8 năm 2003. Cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài theo
quy định của Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam.
1.1.1 Chủ đầu tƣ:
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH SUNDIA
- Trụ sở chính: Japan, Osaka – Fu, Higashi Osaka – shi, Nishi Ishikiri -cho 7 – 3 – 8.
- Ngày thành lập công ty: 01/02/1961.
- Ngƣời đứng đầu công ty: Ông Katsuhiko Nagayama.
- Chức vụ: Tổng Giám đốc.
- Đại diện đƣợc uỷ quyền: Ông Yukinori Fujita.
- Ngành nghề kinh doanh:
 Sản xuất, buôn bán các loại sản phẩm may mặc.
 Xuất nhập khẩu các loại quần áo Jean và các loại thƣờng mặc khác.
 Buôn bán và cho thuê bất động sản; đại lý bảo hiểm thiệt hại.
 Các hoạt động liên quan đến mục trên.
- Giấy chứng nhận đăng kí công ty số: 31-41800/số serie: 002801.
- Đăng ký tại: Cục Tƣ pháp thành phố Osaka.
- Tổng số vốn đăng ký: 120 triệu yên Nhật.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 8
- Số cổ phiếu đã phát hành: 240,000.
1.1.2. Doanh nghiệp đƣợc đầu tƣ
- Tên tiếng Việt: CÔNG TY SUNDIA BÌNH
DƢƠNG.
- Tên giao dịch: Sundia Binhduong Co., Ltd.
- Địa chỉ: Lô 03 – KCN Việt Hƣơng – Thuận An –
Bình Dƣơng.
- Điện thoại: 0650.715421
- Fax: 0650.715420
- Hình thức đầu tƣ: 100% vốn nƣớc ngoài.
- Mục tiêu hoạt động chính của doanh nghiệp: Sản xuất và gia công hàng may mặc để
xuất khẩu.
- Thời hạn hoạt động: 30 năm.
- Vốn đầu tƣ: 160,000 USD
- Bố trí mặt bằng xƣởng theo sơ đồ sau:
Sơ đồ bố trí công ty Sundia Bình Dương.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 9
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh
- Các sản phẩm của công ty:
 Quần Jean, quần kaki.
 Áo, quần đồng phục.
- Khách hàng của công ty:
 Kurodaruma.
 Value planning.
 Eddie Bauer
 UA
 Munsing.
1.3. Chức năng và nhiệm vụ
1.3.1. Chức năng
Công ty Sundia Bình Dƣơng chuyên sản xuất kinh doanh hàng may mặc chủ yếu là
sản xuất quần Jean.
Hình thức kinh doanh của công ty là gia công hàng xuất khẩu. Gia công hàng xuất
khẩu là phƣơng thức sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Trong đó, ngƣời đặt gia công ở nƣớc
ngoài cung cấp máy móc, thiết bị, máy móc, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo
mẫu và định mức cho trƣớc. Ngƣời nhận gia công trong nƣớc tổ chức quá trình sản xuất sản
phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Toàn bộ sản phẩm làm ra, ngƣời ra công sẽ giao lại cho
ngƣời đặt gia công để nhận tiền công.
Chức năng cơ bản và quan trọng nhất hiện nay của công ty là thực hiện hoàn chỉnh,
đúng thời hạn các hợp đồng may, từ khâu nguyên phụ liệu đến gia công hoàn chỉnh sản
phẩm và giao cho khách hàng.
1.3.2. Nhiệm vụ
Căn cứ vào tình hình của thị trƣờng nhiệm vụ chủ yếu của công ty là:
 Tổ chức sản xuất kinh doanh theo ngành nghề đăng ký.
 Tìm mọi biện pháp để tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng năng suất, vƣợt mức kế
hoạch về doanh thu và lợi nhuận.
 Nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý.
 Tiết kiệm nguyên vật liệu.
 Sử dụng hợp lý nguồn lao động.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 10
 Thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh về thuế, tuân theo luật pháp Nhà nƣớc.
1.4. Sơ đồ tổ chức của công ty.
Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty: đứng đầu là Tổng Giám Đốc; Giám đốc điều
hành, Giám đốc kỹ thuật, Bộ phận hành chính nhân sự; Bộ phận kế toán tài vụ; Bộ phận kỹ
thuật; Bộ phận sản xuất; Bộ phận xuất nhập khẩu. Tất cả đƣợc thể hiện trên sơ đồ cơ cấu tổ
chức doanh nghiệp sau:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
Nhận xét: Bộ máy cơ cấu tổ chức này nhằm làm cho các phòng ban có thể hỗ trợ
cùng với Ban giám đốc một cách trực tiếp và nhanh chóng để thực hiện tốt công việc.
1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
- Tổng Giám Đốc: Là ngƣời điều hành cao nhất của công ty, có quyền quyết định tất
cả các vấn đề của công ty, cũng là ngƣời chịu trách nhiệm cao nhất trƣớc nhà nƣớc
về tập thể lao động, về việc điều hành cũng nhƣ kết quả sản xuất kinh doanh của
công ty.
- Giám đốc điều hành: Phụ trách công ty, điều hành chung của công ty nhƣ nhân sự,
kinh doanh, sản xuất.
- Giám đốc kỹ thuật: Phụ trách, điều hành về các vấn đề kỹ thuật, sản xuất, cung ứng
nguyên vật liệu công ty.
Tổng giám đốc
Giám đốc điều
hành
Giám đốc kỹ
thuật
B.P
Hành
chính
nhân sự
B.P
Kế
toán
B.P
.Xuất
nhập
khẩu
B.P
Kỹ
thuật
BP.
Cắt
BP.
May
BP.
Kho
BP.
Hoàn
tất
B.P
sản
xuất
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 11
- Các bộ phận: Chịu trách nhiệm trƣớc Ban giám đốc về phần việc liên quan đến công
việc của mình:
 Bộ phận hành chính nhân sự: Phụ trách điều hành nhân sự, đào tạo nâng cao
chuyên môn cho cán bộ công nhân viên. Tổ chức lƣu hồ sơ, theo dõi thực hiện
các chính sách chế độ của công ty đối với ngƣời lao động.
 Bộ phận kế toán tài vụ: Tổ chức công tác kế toán đúng pháp luật, quản lý tài sản,
vật tƣ, tiền vốn, vật tƣ, nguyên vật liệu của công ty.
 Bộ phận kỹ thuật: Thiết kế mẫu theo quy định của khách hàng, dựa vào sản phẩm
mẫu yêu cầu các phân xƣởng thực hiện đúng theo yêu cầu mầu mã, chất lƣợng
mẫu theo quy định.
 Bộ phận sản xuất: Chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp các phân xƣởng, đề ra các
kế hoạch sản xuất. Căn cứ theo hợp đồng gia công sẽ lập lịch sản xuất cho các mã
hàng, theo dõi tiến độ sản xuất ở các xƣởng, đồng thời lập kế hoạch sản xuất thêm
giờ để đúng tiến độ sản xuất.
 Bộ phận xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm sản xuất thành phẩm theo hợp đồng đã
ký và nhập nguyên phụ liệu cho sản xuất.
1.4.2. Bộ phận quản lý tại phân xƣởng
Sơ đồ bộ phận sản xuất
Quản đốc phân
xƣởng
BP. Cắt BP. May BP. KhoBP. Hoàn tất
Cắt chỉ KCS Đóng góiỦi
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 12
Chức năng:
- Quản đốc phân xƣởng: Điều hành toàn bộ quy trình sản xuất trong từng tổ may.
- Tổ may: Tính định mức, sắp xếp quy trình lên may. Tham mƣu về các vấn đề kỹ
thuật cho lãnh đạo.
- Cắt: Kiểm tra vẽ & cắt bán thành phẩm, cung cấp cho chuyền may.
- Thành tất: Hoàn thành các công đoạn cuối cùng của sản phẩm.
- Kho: Lƣu giữ sản phẩm cũng nhƣ nguyên vật liệu.
1.5. Tình trạng chung của công ty
1.5.1. Tình hình nhân sự
Tính đến đầu năm 2015, tổng cán bộ công nhân viên toàn công ty là khoảng 340
ngƣời. Trong thời gian tới, công ty có nhu cầu tuyển thêm 15 lao động.
1.5.2. Tình hình tài chính
 Vốn:
- Vốn đầu tƣ đăng ký của doanh nghiệp là 160.000USD.
- Vốn pháp định của doanh nghiệp là 160.000USD bao gồm:
 Tiền mặt : 42.000USD
 Máy móc thiết bị: 118.000USD
 Tình hình kinh doanh nội địa:
Đối với loại kinh doanh này công ty thƣờng không áp dụng vì loại hình kinh doanh
chủ yếu của công ty là xuất khẩu trực tiếp nên doanh thu trong nƣớc là không có.
 Tình hình thị trường tiêu thụ:
Thị trƣờng chủ yếu của công ty là xuất khẩu sang Nhật:
Đây là thị trƣờng chủ lực của công ty vì có công ty mẹ nằm ở Nhật. Là nơi cung cấp
nguồn hàng và xuất khẩu của công ty. Với lợi thế đó nên hàng của công ty khi xuất sang
Nhật không phải chịu sức ép cạnh tranh lớn với hàng của Trung Quốc, các nƣớc
ASEAN,…Thị trƣờng Nhật là nơi đem lại cho công ty nhiều lợi nhuận nhất.
Ngoài việc xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật, công ty còn tìm kiếm nhiều thị trƣờng
mới. Công ty đã ký thêm đƣợc nhiều hợp đồng gia công từ phía Mỹ, một khách khá khó tính
và tiềm năng. Tạo nhiều việc làm cho công nhân, đồng thời đem lại doanh thu cho công ty.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 13
1.5.3. Thuận lợi
- Do đặc điểm công ty nằm gần các đƣờng giao thông chính, là nơi tập trung nhiều dân
cƣ nên thu hút nguồn lực dồi dào. Đội ngũ cán bộ công nhân viên đoàn kết, năng
động có trình độ.
- Là doanh nghiệp luôn thực hiện tốt các chính sách, các quy định của Nhà nƣớc nên
công ty thƣờng xuyên đƣợc sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Ban giám đốc đƣợc sự
hỗ trợ của các phòng ban nên tạo điều kiện tốt cho công ty tiến bộ vững chắc để hoà
nhập với cơ chế thị trƣờng của ngành may.
- Rủi ro trong kinh doanh ít vì đầu vào và đầu ra của quá trình kinh doanh đều do bên
phía đối tác đặt gia công nƣớc ngoài lo.
- Đây là hình thức giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động và thu ngoại tệ.
- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cho phép công ty tiếp cận đƣợc với nhiều thành tựu
của công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm.
- Là một đơn vị chuyên gia công xuất khẩu nên đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi về thuế xuất
khẩu. Đây là một lợi thế lớn trong cạnh tranh về giá của công ty.
- Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam sắp gia nhập TPP mở ra cơ hội thuận lợi cho
ngành may mặc nói chung và công ty Sundia Bình Dƣơng nói riêng, thúc đẩy xuất
khẩu vào thị trƣờng các nƣớc tham gia hiệp định, đặc biệt là thị trƣờng Mỹ.
1.5.4. Khó khăn:
- Hiệu quả xuất khẩu thấp, ngoại tệ thu đƣợc chủ yếu là tiền gia công, mà đơn giá gia
công ngày càng giảm trong điều kiện cạnh tranh lớn giữa những đơn vị nhận gia
công.
- Phụ thuộc nhiều vào đối tác nƣớc ngoài.
- Doanh nghiệp chỉ áp dụng phƣơng thức gia công xuất khẩu, nên doanh nghiệp khó
có thể xây dựng chiến lƣợc phát triển ổn định, lâu dài.
- Sự dao động về giá cả thị trƣờng, thị phần hoá, sự cạnh tranh quyết liêt về hàng hoá,
về lao động ngành may. Thêm vào đó, thủ tục hải quan ngành may còn gặp nhiều khó
khăn.
- Thiếu lao động có tay nghề cao.
- Đội ngũ công nhân đến từ nhiều địa phƣơng nên thƣờng không ổn định, ảnh hƣởng
nhiều tới công việc, kế hoạch và đào tạo nguồn nhân lực lâu dài của công ty.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 14
1.6. Định hƣớng phát triển của công ty
- Tìm kiếm, nghiên cứu mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, tìm kiếm nhiều đơn hàng từ
nhiều thị trƣờng tiềm năng hơn.
- Đẩy mạnh đào tạo tay nghề công nhân, tăng năng suất cũng nhƣ chất lƣợng sản
phẩm.
- Đa dạng hoá sản phẩm cho công ty.
- Nhằm đảm bảo thƣờng xuyên giao hàng đúng hạn.
- Cập nhật máy móc, công nghệ hiện đại.
- Nâng cao trình độ quản lý sản xuất.
1.7. Các quy định chung trong công ty
 Phương châm công ty:
Tập thể công nhân viên công ty cố gắng phấn đấu đạt mục tiêu:
 Nâng cao năng suất.
 Nâng cao chất lƣợng: không có hàng dƣ và không có hàng dơ.
 Chính sách bảo vệ môi trường
Công ty Sundia Bình Dƣơng quyết tâm xây dựng phƣơng châm sản xuất theo hƣớng
có lợi cho môi trƣờng. Sử dụng các công cụ sản xuất tiên tiến nhằm góp phần xây dựng môi
trƣờng sống ngày một tốt hơn.
Các mục tiêu cơ bản:
1) Thông qua các hoạt động, công ty sẽ góp phần tuyên truyền kiến thức Bảo Vệ
Môi Trƣờng cho ngƣời lao động trong công ty.
2) Trong quá trình sản xuất, sản phẩm làm ra luôn hƣớng tới mục tiêu thân thiện tới
môi trƣờng sống và có lợi cho ngƣời lao động. Mọi quá trình sản xuất có khả
năng làm hại tới môi trƣờng đều bị loại bỏ triệt để.
3) Công ty không ngừng nâng cao nhận thức và trách nhiệm về Bảo Vệ Môi Trƣờng
cho ngƣời lao động. Tích cực hƣởng ứng các hoạt động Bảo Vệ Môi Trƣờng do
nhà nƣớc đề ra. Tuân thủ tích cực pháp luật Việt Nam về Bảo Vệ Môi Trƣờng
sống.
 Nội quy lao động:
1) Ngƣời lao động phải đến công ty làm việc đúng và đủ giờ quy định:
 Sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 15
 Chiều từ 12 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút.
2) Ngƣời lao động đƣợc nghỉ hàng tuần vào ngày chủ nhật.
3) Không đƣợc phép uống rƣợu, bia, cờ bạc, nói chuyện trong giờ làm việc.
4) Trong giờ làm việc phải hoàn thành nhiệm vụ đƣợc phân công, không đƣợc tự ý
rời bỏ vị trí làm việc đi sang bộ phận khác.
5) Quan hệ tiếp xúc với khách hàng và đồng nghiệp phải lịch sự, nhã nhặn, không
nói tục, chửi thề, đánh nhau gây mất trật tự đoàn kết nội bộ.
6) Sản phẩm làm ra phải đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng số lƣợng và thời gian quy
định.
7) Khi có khiếu nại về chế độ, chính sách phải theo trình tự pháp luật quy định.
8) Phải tuân thủ các quy trình sử dụng máy móc và các tiêu chuẩn về an toàn lao
động.
9) Phải giữ gìn và bảo quản tốt các phƣơng tiện trang bị phòng hộ cá nhân do công
ty cấp.
10)Nghiêm cấm sử dụng máy móc thiết bị không thuộc phạm vi phân công.
11)Đảm bảo gìn giữ vệ sinh sạch sẽ máy móc tại nơi làm việc.
12)Mọi ngƣời phải có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài sản, sử dụng tiết kiệm vật tƣ và
nguyên liệu trong sản xuất.
13)Nghiêm cấm các hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ kinh doanh
hoặc có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và lợi ích công ty.
 Quy định vệ sinh buổi sáng:
- 7h25: Công nhân có mặt ở chỗ làm để chuẩn bị vệ sinh.
- 7h25 – 7h35: Tiến hành vệ sinh:
 Mở mặt nguyệt:
 Lật đầu máy lên.
 Vệ sinh bồn dầu, gôm rác.
 Vệ sinh ổ chao
 Vệ sinh đầu máy:
 Vệ sinh mặt bàn.
 Vệ sinh motor.
 Vệ sinh chân bàn.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 16
 Quét nền nhà -> bỏ sọt rác.
 Quy định – quy trình vệ sinh máy móc.
 Phương pháp cải tiến của công ty:
Công ty áp dụng thực hiện chƣơng trình 5S với mục đích:
1) Sàng lọc: Để lại những thứ cần thiết và vứt bot những thứ không cần thiết.
2) Sắp xếp: Để đồ vật ở tƣ thế sẵn sàng cho ai và lúc nào nhìn thấy cũng hiểu đƣợc.
3) Sạch sẽ: Lau chùi, quét dọn, sơn phết, mài dũa sao cho sạch sẽ.
4) Săn sóc: Luôn luôn trong tình trạng sạch và mới.
5) Sẵn sàng: Tất cả mọi ngƣời đều tuân thủ kỷ luật và chào buổi sáng.
1.8. Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty
Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh mà mỗi đơn vị có những quy trình hoạt
động khác nhau. Đối với công ty may cũng vậy. Tuy nhiên cốt lõi của quy trình sản xuất dù
có đặc điểm khác nhau nhƣng vẫn dựa vào quy trình sản xuất chung đối với ngành may mặc
mà ta đã học trên lý thuyết. Dƣới đây là quy trình công nghệ sản xuất hàng may mặc:
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 17
Sơ đồ quá trình sản xuất may công nghiệp
Chuẩnbịsảnxuất
KCS
Nguyênphụ
liệu
Thiếtkế
Làmrập
Giácsơđồ
Cắtmẫu
Nhảysize
Kiểmtra
mẫu
Maymẫu
Thiếtkếchuyền
Lậpbảngmàu
Nhậpkho
BTP
CắtCắtgọt
Ủiđịnhhình
Cắtphụliệu
Côngđoạn
cắt
Triểnkhaisảnxuất
KiểmtraNPL
ĐịnhmứcNPL
CânđốiNPL
Xâydựngtài
Côngnghệ
Thêu
Đánhsố,bóctập,phối
kiện
Cắtnguyênliệu
CôngđoạnmayCôngđoạn
Maychitiết
Maylắpráp
KCS
Tẩyủi
Đóngthùng
Nhậpkho
BTP
Baogói
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 18
Với đặc điểm chuyên sản xuất về quần đồng phục, quần Jeans thì sẽ khác so với các
loại mặt hàng khác nhƣng vẫn đảm bảo theo quy trình dƣới đây:
Nhập khẩu nguyên liệu và lƣu kho
Kế hoạch cắt và nhận yêu cầu sản xuất
May lắp ráp sản phẩm
Xuất khẩu sản phẩm
Đóng gói sản phẩm
May mẫu đầu chuyền
Kiểm tra và ghi các lƣu ý
Kiểm tra
Giao wash (nếu có)
Cân đối và báo cáo tiến độ
Kiểm chất lƣợng sản phẩm
Họp triển khai
Chuẩn bị sản xuất
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 19
Tiếp nhận NPL
Cắt
May
Giặt (nếu cần)
Hoàn tất
Kiểm tra kim gãy (nếu yêu cầu)
Đóng gói
CHƢƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
QUẦN ĐỒNG PHỤC
MÃ HÀNG: 1335
KHÁCH HÀNG: KURODARUMA
VẢI: VP3020
VỊ TRÍ SẢN XUẤT: LINE 3
 Quy trình công nghệ sản xuất may quần đồng phục trong công ty đƣợc mô phỏng bởi mô
hình nhƣ sau:
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 20
A. CHUẨN BỊ SẢN XUẤT
2.1. Chuẩn bị thiết kế
2.1.1. Nhận tài liệu kỹ thuật
Công ty tiếp nhận tài liệu kỹ thuật, quần mẫu, nguyên phụ liệu, rập mẫu của khách
hàng giao cho. Nhân viên bộ phận kỹ thuật sẽ tiến hành dịch tài liệu kỹ thuật (nếu cần),
kiểm tra tài liệu, quần mẫu, rập có khớp với nhau không, có ghi rõ quy cách may, quy cách
gắn nhãn, đính nút... Sau đó triển khai may mẫu, gửi mẫu khách hàng duyệt. Điều tiết giác
sơ đồ, làm hoàn chỉnh các tiêu chuẩn kỹ thuật. Tiêu chuẩn kỹ thuật đƣợc photo cho các bộ
phận có liên quan. Bảng gốc đƣợc giữ ở bộ phận kỹ thuật.
Mỗi mã hàng xuất đi phải giữ lại một quần mẫu tại phòng kỹ thuật để đối chứng.
Sau khi khách hàng duyệt mẫu, góp ý và chấp nhận thì công ty cho triển khai sản
xuất đại trà.
Quần mẫu mã hàng 1335.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 21
2.1.2. Nhảy size – Giác sơ đồ
Khách hàng bộ rập cho công ty, nhân viên bộ phận CAD sẽ kiểm tra, chỉnh sửa, số
hoá sơ đồ nhập vào máy(nếu khách hàng gửi rập cứng) và tiến hành giác sơ đồ. Nhân viên
sơ đồ sẽ dựa vào tài liệu kỹ thuật của khách hàng để giác sơ đồ và nhảy size.
Nhân viên phòng CAD
Sơ đồ giác xong thì tiến hành in sơ đồ và kiểm tra trƣớc khi đƣa cho bộ phận cắt.
2.2. Chuẩn bị nguyên phụ liệu
Tổng quan về kho :
- Bộ phận kho có trách nhiệm nhận, lƣu giữ và cấp phát nguyên phụ liệu.
- Bộ phận kho có 3 nhân viên: Tổ trƣởng là anh Nguyễn Văn Thành.
- Bộ phận kho gồm 3 khu vực chủ yếu là: Phòng chứa nguyên liệu (vải, keo,
lót,…), phòng chứa nguyên phụ liệu và phòng chứa thành phẩm ( hàng chờ xuất
hoặc hàng lỗi).
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 22
Phòng chứa nguyên liệu Phòng chứa NPL
- Khi nhận nguyên phụ liệu về, nhân viên kho có trách nhiệm kiểm tra nguyên phụ
liệu và thực hiện cấp phát nguyên phụ liệu cho bộ phận sản xuất theo kế hoạch.
- Đồng thời, kho cũng là nơi cấp phát các dụng cụ, thiết bị trong sản xuất: kim,
băng keo, phấn may, viết chì,…. Mọi hình thức cấp phát với các phân xƣởng (cắt,
may…) đều phải đƣợc ghi nhận cụ thể, rõ ràng, đầy đủ vào sổ, phiếu, hoặc biên
bản.
Bảng báo cáo kim gãy
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 23
- Mọi hàng hoá xuất nhập tại kho phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ và đúng nguyên
tắc. Xuất nhập theo đúng số lƣợng, chủng loại, đúng chứng từ đã ghi. Và các
nguyên phụ liệu này phải đƣợc thống kê đầy đủ, chi tiết để đƣợc lƣu giữ, quản lý.
Một số biên bản ở kho.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 24
2.2.1. Kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu:
Nhân viên kho có trách nhiệm kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu dựa vào Invoice và
Backing list.
Khi kiểm tra xong nhân viên kho sẽ dựa vào bảng màu, bảng cân đối nguyên phụ
liệu, và lệnh cấp phát để chuẩn bị nguyên phụ liệu cho chuyền may, bộ phận cắt và hoàn tất.
Phiếu phát NPL ở kho.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 25
2.2.2. Cân đối nguyên phụ liệu:
Nhân viên kho lập bảng cân đối nguyên phụ liệu . Đây là văn bản do nhân viên kho
soạn thảo nhằm dùng để so sánh đối chiếu giữa lƣợng nguyên phụ liệu cần dùng và lƣợng
nguyên phụ liệu hiện có trong kho.
2.3. Chuẩn bị về công nghệ
2.3.1. Tài liệu kỹ thuật:
Là một bộ văn bản kỹ thuật do khách hàng hoặc doanh nghiệp lập ra để các bộ phận
có liên quan tham khảo và áp dụng trong suốt quá trình sản xuất một mã hàng.
Để lập ra bộ tài liệu kỹ thuật trong công ty, nhân viên kỹ thuật sẽ dựa theo tài liệu kỹ
thuật, quần mẫu của khách hàng gửi để phân tích mẫu, phân tích công đoạn, thực hiện bấm
giờ ở xƣởng, sau đó thành lập các bảng phân tích công đoạn, bảng màu, bảng layout,….
Các tài liệu này đƣợc sao thành nhiều bảng để gửi cho các bộ phận có liên quan và
lƣu giữ lại ở phòng kỹ thuật.
2.3.2. Bảng màu:
Đây là một văn bản kỹ thuật mà trên đó có đính những mẫu vật trực quan về nguyên
phụ liệu cần dùng cho cả mã hàng. Bảng này thƣờng dùng để so sánh đối chiếu khi giao
nhận nguyên phụ liệu ở các bộ phận.
Nhân viên kho dựa vào bảng màu của khách hàng (nếu có), hoặc dựa vào tài liệu của
khách hàng hoặc sản phẩm mẫu thực hiện làm bảng màu để phân phát cho các bộ phận có
liên quan tham khảo.
Bảng màu phải chứa thông tin đầy đủ về nguyên liệu (vải chính, vải phối, vải lót,
keo...), phụ liệu (nhãn chính, nhãn giặt, nhãn dán bao, nhãn cỡ, dây luồn, dây treo, chỉ, nút,
thẻ bài...) của một mã hàng.
2.3.3. Bố trí máy móc:
Dựa vào bảng Layout, tổ trƣởng chuyền may điều động nhân viên tổ cơ điện cùng
công nhân trong tổ sắp xếp máy móc thiết bị cần thiết cho mã hàng.
Đồng thời, tổ cơ điện cũng sẽ chuẩn bị các cữ, gá, chân vịt cải tiến để sử dụng trong
quá trình sản xuất nhằm tăng chất lƣợng và năng suất may.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 26
Chân vịt cuốn lai.
2.3.4. Phân chia lao động, bán thành phẩm trên chuyền may:
Dựa vào bảng phân tích công đoạn, layout tổ trƣởng chuyền may sẽ tiến hành sắp
xếp, phân chia công nhân theo từng công đoạn sao cho phụ hợp với tay nghề công nhân.
 Nhận bán thành phẩm:
Tổ trƣởng có trách nhiệm nhận chuyển bán thành phẩm từ bộ phận cắt về chuyền
may của mình.
Trƣờng hợp phát hiện thấy sai sót cần báo cáo để có biện pháp xử lý kịp thời trƣớc
khi rải chuyền.
 Điều động rải chuyền:
Theo chức năng nhiệm vụ đã đƣợc phân công trên từng bộ phận để rải bán thành
phẩm đến từng vị trí sản xuất.
Thƣờng xuyên theo dõi tiến độ trên từng bộ phận, kịp thời điều phối bán thành phẩm
giữa các bộ phận để không bị tình trạng ứ hàng hay thiếu hàng.
Theo dõi hƣớng dẫn công nhân thực hiện đúng mọi quy định, quy trình thao tác, uốn
nắn về mặt chất lƣợng, kịp thời ngăn chặn sai sót, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Điều hành toàn bộ các công việc trên chuyền theo đúng tiến độ kế hoạch đƣợc giao
và giải quyết mọi sự cố phát sinh trong quá trình sản xuất.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 27
B. CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT
2.4. Công đoạn trải - cắt
Tổng quan về bộ phận cắt:
- Bộ phận cắt hiện có 4 công nhân cắt, 4 công nhân trải và các công nhân đánh số, ép
keo. (anh Nguyễn Văn Trung làm tổ trƣởng tổ cắt).
- Công việc chính của bộ phận cắt là trải và cắt nguyên phụ liệu. Sau đó, các bán thành
phẩm đƣợc chuyển qua khu vực đánh số, ép keo, bóc tập phối kiện và chờ rải lên
chuyền sản xuất theo kế hoạch.
- Ngoài ra, bộ phận cắt sẽ có một nhân viên cắt rập cứng và các rập cải tiến cho từng
mã hàng để cho bộ phận may tham khảo và sử dụng.
- Tổ trƣởng có trách nhiệm theo dõi sát sao các công việc đƣợc tiến hành và điền đầy
đủ vào các bảng theo dõi, kiểm tra.
- Sau khi tiến hành cắt xong toàn bộ mã hàng, nhân viên hạch toán bàn vải ở tổ cắt cần
tổng hợp lại toàn bộ những số liệu đã có về nguyên phụ liệu của mã hàng vào phiếu
hoạch toán bàn cắt.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 28
Phiếu hoạch toán bàn cắt
2.4.1. Nhận nguyên phụ liệu:
Khi sang kho nhận nguyên phụ liệu, bộ phận cắt cần mang theo phiếu tác nghiệp bàn
cắt. Phiếu này ghi rõ chuẩn bị cắt cho bàn vải nào, cỡ vóc, số lƣợng chi tiết, khổ sơ đồ… để
từ đó tính đƣợc khổ vải và chiều dài bàn vải cần có.
2.4.2. Kiểm tra chất lƣợng nguyên phụ liệu:
- Căn cứ vào phiếu tác nghiệp màu, kiểm tra lại màu sắc, kích thƣớc, chủng loại,
khổ…của nguyên phụ liệu đang có.
- Kiểm tra độ co của nguyên phụ liệu đã bão hoà hay chƣa.
- Kiểm tra tình trạng lỗi vải: sử dụng máy soi vải hoặc nhìn bằng mắt thƣờng.
2.4.3. Trải vải:
Trải vải là cách đặt chồng lên nhau nhiều lớp vải tƣơng đƣơng nhau về khổ cũng nhƣ
chiều dài trên bàn cắt để sang sơ đồ trên bàn vải. Sau đó, cắt theo sơ đồ đã giác nhằm mục
đích: khi cắt một chi tiết sản phẩm, ta đƣợc cùng một lúc số lƣợng chi tiết bằng số lớp của
bàn vải.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 29
 Các công đoạn chuẩn bị trải vải:
 Chuẩn bị sơ đồ: Tổ trƣởng tổ cắt sẽ nhận sơ đồ từ phòng CAD, tổ trƣởng kiểm tra
sơ đồ đã giác đã có đủ số lƣợng chi tiết có trong 1 bộ sản phẩm hay chƣa để tránh
sự khác màu giữa các chi tiết.
 Tính toán quy trình trải vải để số sản phẩm có đƣợc sau trải và cắt không đƣợc
thấp hơn năng suất sản phẩm may đƣợc trong một ngày.
 Trƣớc khi trải vải, cần tiến hành xổ vải để ổn định độ co trƣớc khi tiến hành cắt ít
nhất một ngày.
 Chuẩn bị thiết bị và phân công công nhân trải cắt.
 Kiểm tra kỹ về nguyên liệu cần dùng: tên nguyên liệu, màu sắc, mã hàng… đúng
theo hƣớng dẫn của phòng kỹ thuật.
 Nắm rõ yêu cầu kỹ thuật về nguyên liệu của mã hàng nhƣ chiều, tính có giãn,…
đặc biệt là phải phân biệt đƣợc bề mặt, bề trái của vải.
 Kiểm tra kỹ để chắc chắn đã chọn đúng sơ đồ cần trải – cắt theo đúng tác nghiệp
bàn cắt đã có.
 Chuẩn bị giấy dùng để trải lót hoặc phân lớp trên bàn vải.
 Thiết bị và dụng cụ trải vải:
 Thƣớc dài, trơn láng để gạt phẳng lớp vải.
 Dao, kéo, máy cắt đầu bàn vải.
 Vật nặng để chặn đè các lớp vải.
 Dụng cụ ghim để giữ cố định các lớp vải.
 Giá đỡ trục cây vải.
 Bàn trải: bàn có chiều rộng 1m8; đƣợc ghép từ 10 bàn ngắn lại với nhau, mỗi bàn
ngắn có chiều dài là 1m2.
 Xổ vải:
 Thời gian xổ vải là trên 12 tiếng.
 Xổ vải không đƣợc để chồng lên.
 Vị trí xổ vải không đƣợc dơ.
 Trƣờng hợp nhập vải trễ ảnh hƣởng đến xuất hàng:
o Chắc chắn vẫn tiến hành xổ vải.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 30
o Sau đó báo với khách hàng bên Nhật.
 Trải vải:
 Kiểm tra lỗi vải bằng máy soi lỗi vải.
Máy soi lỗi vải
 Chiều dài trải vải 8m, số lớp giới hạn là 80 lớp (đối với kaki, demin giãn), 100
lớp (đối với demin, vải không giãn).
 Khi trải vải không đƣợc kéo căng.
 Hai ngƣời đứng ở hai bên của bàn vải, tay nắm hai bên mép biên và cùng lúc dẫn
vải sang phía đầu kia của bàn vải, đặt chính xác dấu phấn đầu bàn, dùng vật nặng
chặn giữ đầu cây vải.
 Sử dụng thƣớc thẳng dài, láng để gạt mặt vải cho êm.
 Trong quá trình trải, công nhân đồng thời kiểm lỗi vải, nếu phát hiện vải bị lỗi thì
dùng giấy phủ lên vị trí lỗi để dễ thay thân sau này. Nếu vải có lỗi nặng thì tiến
hành cắt bỏ đoạn đó hoặc báo với văn phòng trên để có hƣớng giải quyết.
 Sau khi trải xong, kiểm tra lại số lớp theo đúng tác nghiệp bàn cắt.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 31
 Phương pháp sang sơ đồ lên bàn vải:
Sử dụng phƣơng pháp cắt sơ đồ cùng bàn vải: đặt sơ đồ lên bàn vải, dùng ghim thật
chắc và cắt cũng bàn vải.
2.4.4. Công đoạn cắt:
 Dụng cụ, thiết bị:
 Găng tay bảo hộ.
 Thiết bị đè nặng.
 Máy cắt tay.
 Máy cắt vòng.
 Tiêu chuẩn cắt:
 Xổ vải 24 tiếng trƣớc khi cắt.
 Trải êm, không căng, không đùn.
 Cắt đúng số lớp, đúng thông số.
 Chiều dài bàn vải phải lớn hơn ít nhất 2cm so với chiều dài sơ đồ.
 Khổ vải phải lớn hơn khổ sơ đồ
 Tiến trình cắt:
 Sau khi thực hiện trải vải xong, lấy ghim cố định bàn vải rồi sử dụng máy cắt tay
để cắt các chi tiết.
Thao tác cắt một bàn vải
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 32
 Những chi tiết nhỏ, có độ cong nhiều, cần độ chính xác cao thì sử dụng máy cắt
vòng.
Cắt chi tiết bằng máy cắt vòng.
2.4.5. Ép keo, đánh số, bóc tập – phối kiện
 Ép keo:
Ép keo một số chi tiết theo yêu cầu kỹ thuật : lƣng quần,… các chi tiết nhỏ, có đƣờng
cong lớn.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 33
Bảng quy định ép keo
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 34
Công đoạn ép keo
Bảng kiểm tra ép keo mỗi ngày.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 35
Bảng kiểm tra ép keo từng đơn hàng.
 Đánh số:
- Mục đích đánh số:
 Tránh hiện tƣợng khác màu trên các chi tiết của một sản phẩm.
 Kiểm tra đƣợc số lớp vải đã trải trên một bàn vải.
 Dễ dàng cho bóc tập và điều động rải chuyền.
 Dễ dàng phân biệt đƣợc mặt trái, mặt phải của vải trong quá trình may.
- Nguyên tắc đánh số:
 Đánh số trên mặt trái hay mặt phải phụ thuộc vào quy định của khách hàng.
 Đánh số trong diện tích đƣờng may của chi tiết sao cho sau khi may xong thì
khuất số.
 Đánh số phải quan sát lá giấy trên mặt để phát hiện số bàn, cỡ vóc có đúng với
phiếu hoạch toán bàn cắt hay không.
 Đánh số theo thứ tự từ 1 đến hết từng màu một.
 Vị trí đánh số phải đúng nhƣ quy định, chiều cao của số không đƣợc vƣợt quá 2/3
độ rộng đƣờng may.
 Bóc tập:
Là công việc chia số chi tiết đã cắt thành nhiều nhóm nhỏ theo yêu cầu của mã hàng
để tiện cho việc điều động rải chuyền sau này.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 36
Công nhân thực hiện đánh số - bóc tập
 Phối kiện
Là công tác kết hợp các nhóm chi tiết đã bóc tập vào thành một sản phẩm hoàn
chỉnh. Chuẩn bị cho việc điều động rải chuyền.
Sau khi đã kiểm tra đầy đủ các chi tiết, các kiện hàng đƣợc nhập vào các kệ để bán thành
phẩm chờ rải xuống chuyền may.
Thông tin trên kệ bán thành phẩm.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 37
Kệ để bán thành phẩm.
2.5. Công đoạn may
Tổng quan về bộ phận may:
- Xí nghiệp có tất cả 5 line, mỗi line đều có 1 tổ trƣởng điều hành sản xuất ở line của
mình.
- Mã hàng 1335 đƣợc sản xuất ở line 3, gồm tổ trƣởng là chị Phạm Thị Hƣờng, 1 kỹ
thuật chuyền (chị Oanh), 1 KCS inline ( chị Chi) và gần 50 công nhân thực hiện quá
trình sản xuất.
Khu vực line 3 trong quá trình sản xuất.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 38
- Trƣớc khi bắt đầu sản xuất hàng loạt, tổ trƣởng sẽ tham khảo bảng phân tích công
đoạn may để sắp xếp, phân công vị trí cho từng công nhân một cách hợp lý để tăng
năng suất của tổ may.
- Những ngày đầu mới lên hàng, công nhân trong tổ may sẽ đƣợc tổ trƣởng, kỹ thuật
chuyền chỉ cách may cho công nhân.
- Tổ trƣởng cùng kỹ thuật chuyền theo dõi, kiểm tra xem cách may mà mình đƣa ra có
dễ dàng hay không, có nhanh hay không, kỹ thuật may có đạt chất lƣợng hay không.
Để từ đó, cùng tìm ra cách may khác nhanh hơn, chất lƣợng hơn.
- Trong tổ may, ngƣời may xong công đoạn trƣớc sẽ tự kiểm tra công đoạn của mình
rồi chuyển lên cho ngƣời may công đoạn kế tiếp, ngƣời này cũng sẽ kiểm tra công
đoạn của ngƣời may trƣớc đó để tránh sai sót nhiều. Bên cạnh đó, KCS inline kiểm
tra chất lƣợng của từng công đoạn. Phát hiện sai sót ở công đoạn nào thì lập tức sửa ở
công đoạn đó.
- Tổ trƣởng có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi tiến độ, treo bảng năng suất và báo cáo
sản lƣợng cho phòng kế hoạch.
- Để công nhân dễ hình dung về sản phẩm, luôn có một sản phẩm mẫu ở đầu chuyền
Sản phẩm mẫu đầu chuyền.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 39
2.5.1. May chi tiết
Khi may luôn có ngƣời chạy chuyền chuyển các bán thành phẩm cho công nhân,
chuyển các chi tiết vừa may xong đến ngƣời may công đoạn tiếp theo.
Trong quá trình may, công nhân luôn phải kiểm tra chất lƣợng cho công đoạn của
mình, nếu chƣa đƣợc thì phải tháo ra và điều chỉnh may lại. Nếu công nhân chƣa hiểu cách
hay gặp sự cố về kỹ thuật thì lập tức phải hỏi kỹ thuật chuyền may hoặc tổ trƣởng để giải
quyết sự cố.
2.5.2. Lắp ráp
Khi may phải có ngƣời chạy chuyền để lấy chi tiết lắp ráp hoặc chuyển các chi tiết
vừa may xong đến công đoạn tiếp theo.
Trong quá trình may, công nhân luôn phải tự kiểm tra chất lƣợng công đoạn may của
mình. Và ngƣời may sau sẽ kiểm tra công đoạn may trƣớc đó xem đã đạt yêu cầu kỹ thuật
chƣa.
 KCS inline tiến hành kiểm tra:
 Kiểm tra đƣờng may xem có bị mất mũi, nhăn, vặn hay không; các đƣờng diễu,
mí có bị le hay không. Nếu lỗi đƣờng may do máy thì phải báo cáo ngay với nhân
viên cơ điện để sửa máy.
 Kiểm tra xem các đƣờng ráp đáy có khớp với nhau hay không.
 Kiểm tra các vị trí đính nút, gắn nhãn, thông số có đúng yêu cầu kỹ thuật hay
không.
 Các bấm, lỗ dùi không đƣợc lòi ra.
 Kiểm tra số lƣợng nhãn, nút, passant xem có đủ yêu cầu kỹ thuật hay chƣa.
 Kiểm tra chi tiết, toàn bộ sản phẩm xem có bị dơ, bị rách hay không.
 Kiểm tra xem các chi tiết có khác màu hay không. Nếu có phải báo ngay với tổ
trƣởng, bộ phận cắt để tiến hành thay thân.
 Nhân viên KCS inline tổng hợp các lỗi và ghi vào phiếu kiểm chuyền. Công việc
này đƣợc thực hiện 2 giờ/lần.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 40
Nhân viên KCS inline đang kiểm tra hàng.
 Một số hình ảnh trực quan trong tổ may:
Tổ may trong quá trình sản xuất
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 41
Công đoạn lấy dấu chi tiết
Công đoạn ủi chi tiết
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 42
Công đoạn may chi tiết
Công đoạn lắp ráp
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 43
Công đoạn đính nút
Công đoạn cắt chỉ sản phẩm đầu chuyền.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 44
Thành phẩm mã hàng 1335.
Sau khi may xong, sản phẩm sẽ đƣợc vận chuyển đi wash (nếu là hàng wash theo yêu
cầu khách hàng) rồi đƣa tới khu vực hoàn tất.
2.6. Hoàn tất
Tổng quan về bộ phận hoàn tất:
- Bộ phần hoàn tất có khoảng 65 ngƣời bao gồm: tổ KCS, tổ ủi, tổ bao gói ( tổ trƣởng
là chị Phạm Thị Ngọc Anh).
- Tổ trƣởng bộ phận hoàn tất có trách nhiệm điều động công nhân của mình làm thế
nào vừa đảm bảo chất lƣợng, đảm bảo năng suất, kịp tiến độ giao hàng.
- Tiến trình làm việc của bộ phận hoàn tất đƣợc thực hiện nhƣ sau:
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 45
Sơ đồ kiểm tra chất lượng ở bộ phận hoàn tất.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 46
 Khu vực nhân viên KCS kiểm đầu chuyền:
KCS đầu chuyền đang kiểm hàng.
- Nếu hàng không đạt, nhân viên KCS đầu chuyền sẽ đánh dấu lỗi và trả sản phẩm yêu
cầu chuyền may sửa lại.
Lỗi đầu lưng bị le mí.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 47
- Nếu hàng bị lỗi do đƣờng may, quy cách may ở công đoạn nào thì sẽ đƣợc trả lại cho
ngƣời ở chính công đoạn đó sửa lại.
- Nhân viên KCS phải thống kê lỗi và điền vào bảng có tên là Báo cáo kiểm hàng.
Phiếu báo cáo kiểm hàng của KCS.
- Nếu hàng bị lỗi do vết bẩn thì tổ trƣởng chuyền may sẽ điều động ngƣời đi tẩy hàng.
Tuỳ thuộc vào loại vết bẩn, việc xử lý sẽ khác nhau: tẩy bằng nƣớc hay tẩy bằng hoá
chất.
Khu vực tẩy hàng bằng nước.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 48
- Nếu sản phẩm bị lỗi về vải, lỗi khác màu thì sản phẩm sẽ đƣợc thay thân.
- Sau đó, hàng đƣợc đƣa tới khu vực KCS kiểm trái lần 1:công nhân ở vị trí này sẽ
kiểm tra lại toàn bộ sản phẩm và cắt chỉ thừa còn sót. Nếu sản phẩm không đạt yêu
cầu sẽ trả lại cho chuyền may để sửa. Trƣờng hợp sản phẩm bị lỗi nhỏ thì sẽ chuyển
qua bàn sửa hàng để sửa.
Bàn sửa hàng hư
- Sau khi sửa hàng hƣ kiểm phải lần một thì hàng đƣợc chuyền qua kiểm phải lần hai.
- Sau khi kiểm hàng lần 2 đạt A thì chuyển qua khu vực kiểm nguyên phụ liệu và đo
thông số. KCS ở vị trí này sẽ kiểm các nguyên phụ liệu có trên tài liệu kỹ thuât: nút,
bọ, dây kéo… và thực hiện đo thông số thành phẩm, thông số thành phẩm sau wash
(nếu là hàng có wash).
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 49
Khu vực kiểm thông số.
- Nếu hàng OK sẽ đƣợc chuyển qua khu vực ủi: ủi định hình, ủi tạo hình, và ủi hoàn
chỉnh sản phẩm.
Khu vực tổ ủi trong giờ làm việc.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 50
Lưu ý: nếu là sản phẩm đồng phục, sản phẩm áo sẽ đƣợc treo móc sau ủi để tránh
nhăn, giúp giữ form dáng.
Hàng đồng phục sau ủi.
- Sau ủi, hàng đƣợc chuyển vào phòng sấy (nếu cần) để làm sạch sản phẩm, sau đó
treo móc lên.
Phòng sấy.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 51
- Hàng đã đạt sẽ chuyển về khu vực gắn nhãn, thẻ bài. Yêu cầu lúc này hàng phải đảm
bảo đã đầy đủ nguyên phụ liệu trên sản phẩm, đạt chất lƣợng về thông số, đƣờng
may, ….theo yêu cầu kỹ thuật.
Máy đính nhãn giấy.
- Dò kim: sản phẩm đạt sẽ đƣợc đƣa qua máy dò kim để đảm bảo không còn sót bất kì
vật lạ nào bằng kim loại lẫn trong sản phẩm, đây đƣợc xem là bƣớc quan trọng trong
công tác hoàn tất sản phẩm, đặc biệt là đối với các khách hàng khó tính nhƣ Nhật
Bản, Mỹ.
Máy dò kim.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 52
- Gấp xếp, vô bao: công tác gấp xếp, vô bao đƣợc thực hiện theo đúng yêu cầu của
khách hàng.
Tài liệu hướng dẫn gắn nhãn, gấp xếp.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 53
- Đóng thùng: thực hiện theo packing list. Hàng đóng xong đƣợc xếp lên kệ để xuất đi
theo lịch.
Hàng chờ xuất.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 54
CHƢƠNG 3: ĐỀ NGHỊ - KẾT LUẬN
3.1. Đề nghị
3.1.1. Nhận xét về quy trình công nghệ của công ty
Hình thức sản xuất đặc trƣng của công ty là chuyên may về các mặt hàng Jean xuất
khẩu. chính vì vậy mà quy trình công nghệ của công ty là vô cùng quan trọng.
Quy trình công nghệ của công ty đƣợc thực hiện qua 3 giai đoạn: chuẩn bị sản xuất,
sản xuất và hoàn tất sản phẩm. Các công đoạn đƣợc thực hiện theo một trình tự chặt chẽ.
3.1.2. Phƣơng pháp điều hành quản lý.
Điều hành quản lý là phƣơng pháp quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển
của công ty. Vì vậy trong phƣơng pháp quản lý điều hành của ban lãnh đạo, cũng nhƣ từng
bộ phận trong công ty phải thực hiện một cách hợp lý, luôn từng bƣớc đổi mới, cải tiến về
mặt kỹ thuật, phƣơng pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng.
3.1.3. Công tác bảo hộ lao động.
- Dụng cụ phòng cháy chữa cháy đƣợc trang bị đầy đủ và đƣợc hƣớng dẫn cụ thể.
- Trang bị phòng y tế và các hƣớng dẫn sơ cứu ngƣời bị thƣơng.
- Có trang bị bảo hộ lao động cho công nhân ở xƣởng.
- Hệ thống điện, nƣớc đƣợc đảm bảo an toàn.
- Tổ cơ điện, bảo trì trang bị đầy đủ, máy móc và luôn thƣờng xuyên kiểm tra, bảo trì.
- Bên cạnh đó, công nhân cũng cần phải có ý thức hợp tác, tuân thủ nghiêm túc các
quy định, nâng cao kỹ năng về công tác bảo hộ lao động tránh những tai nạn đáng
tiếc xảy ra, thông qua các công tác tuyên truyền, nhắc nhở và các biện pháp chế tài
của công ty.
3.1.4. Định mức thời gian
Định mức thời gian là việc quan trọng đối với năng suất lao động và hiệu quả làm
việc của doanh nghiệp.
- Là căn cứ để xác định số công nhân
- Là cơ sở để lập kế hoạch sản xuất và quản lý sản xuất.
- Là một trong những biện pháp để nâng cao năng suất:
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 55
 Luôn quan tâm đến công nhân: nơi làm việc thoáng mát, hệ thống đèn chiếu sáng,
quạt mát, nƣớc uống đầy đủ.
 Nhà xƣởng sạch sẽ: thƣờng xuyên có lao công dọn dẹp.
 Cán bộ quản lý nhiệt tình trong công việc, tạo môi trƣờng thoải mái cho công
nhân khi làm việc.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 56
3.2. Kết luận
Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, sự cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi, để
có thể cạnh tranh các doanh nghiệp may cần phải có tính chủ động, hợp lý hoá quá trình sản
xuất làm thế nào để giảm thiểu những khâu trung gian không cần thiết, cải tiến kỹ thuật để
tăng năng suất, đồng thời đảm bảo chất lƣợng sản phẩm tạo hiệu quả cao trong quá trình sản
xuất.
Qua thời gian gần hai tháng thực tập tại công ty Sundia Bình Dƣơng, em đã có cơ hội
tiếp cận với thực tế sản xuất, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho em đƣợc trau dồi thêm kiến
thức thực tế cũng nhƣ củng cố kiến thức mà em đã đƣợc hoc ở trƣờng. Bên cạnh đó, em
cũng đƣợc học hỏi thêm đƣợc nhiều kiến thức mới từ thực tế, làm quen với tác phong công
nghiệp. Để có đƣợc tất cả những điều đó đều là nhờ sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi từ công ty, sự hƣớng dẫn nhiệt tình của các anh chị trong quý công ty,… đã tạo
điều kiện cho em đƣợc hoàn thành thực tập trong thời gian vừa qua.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn quý công ty cùng các anh chị công nhân viên,
và quý thầy cô đã giúp em hoàn thành báo cáo này.
Em xin kính chúc quý công ty ngày càng phát triển thịnh vƣợng, kính chúc các anh
chị công nhân viên, quý thầy cô dồi dào sức khoẻ và luôn thành công trong mọi lĩnh vực.
Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn
SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 57
CHƢƠNG 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO
4.1. Tài liệu trên mạng.
- https://www.google.com/
- http://luanvan.com/
- http://www.slideshare.net/
4.2. Tài liệu theo giáo trình.
- Giáo trình công nghệ may trang phục 2, Ths. Trần Thanh Hƣơng,Đại học Sƣ phạm
Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh – 2007.
- Giáo trình công nghệ may trang phục 2, Ths. Trần Thanh Hƣơng,Đại học Sƣ phạm
Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh – 2007.
- Giáo trình lập kế hoạch sản xuất ngành may, Ths. Trần Thanh Hƣơng,Đại học Sƣ
phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh – 2004.
4.3. Tài liệu công ty cung cấp

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị triển khai sản xuất tại tổng công ty may ...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị triển khai sản xuất tại tổng công ty may ...Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị triển khai sản xuất tại tổng công ty may ...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị triển khai sản xuất tại tổng công ty may ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Was ist angesagt? (20)

Báo cáo thực tập ngành công nghệ may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...Báo cáo thực tập ngành công nghệ may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
 
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất áo jacket
Báo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất áo jacketBáo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất áo jacket
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất áo jacket
 
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...
 
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
 
Thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiết kế dây chuyên ...
Thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiết kế dây chuyên ...Thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiết kế dây chuyên ...
Thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiết kế dây chuyên ...
 
Báo cáo ngành may xây dựng tài liệu kỹ thuật chuẩn bị sản xuất mã hàng áo j...
Báo cáo ngành may   xây dựng tài liệu kỹ thuật chuẩn bị sản xuất mã hàng áo j...Báo cáo ngành may   xây dựng tài liệu kỹ thuật chuẩn bị sản xuất mã hàng áo j...
Báo cáo ngành may xây dựng tài liệu kỹ thuật chuẩn bị sản xuất mã hàng áo j...
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất áo jacket
Báo cáo thực tập ngành may   quy trình sản xuất áo jacketBáo cáo thực tập ngành may   quy trình sản xuất áo jacket
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất áo jacket
 
đồ áN ngành may tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...
đồ áN ngành may   tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...đồ áN ngành may   tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...
đồ áN ngành may tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị triển khai sản xuất tại tổng công ty may ...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị triển khai sản xuất tại tổng công ty may ...Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị triển khai sản xuất tại tổng công ty may ...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị triển khai sản xuất tại tổng công ty may ...
 
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất công ty may
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất công ty mayBáo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất công ty may
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất công ty may
 
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất áo jacket
Báo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất áo jacketBáo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất áo jacket
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất áo jacket
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài quy trình sản xuất mã hàng quần moss diner...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài quy trình sản xuất mã hàng quần moss diner...Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài quy trình sản xuất mã hàng quần moss diner...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài quy trình sản xuất mã hàng quần moss diner...
 
đồ áN ngành may kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm và biện pháp xử lí các ph...
đồ áN ngành may kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm và biện pháp xử lí các ph...đồ áN ngành may kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm và biện pháp xử lí các ph...
đồ áN ngành may kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm và biện pháp xử lí các ph...
 
đồ áN ngành may công tác kiểm soát chất lượng trong sản phẩm áo vest tại phân...
đồ áN ngành may công tác kiểm soát chất lượng trong sản phẩm áo vest tại phân...đồ áN ngành may công tác kiểm soát chất lượng trong sản phẩm áo vest tại phân...
đồ áN ngành may công tác kiểm soát chất lượng trong sản phẩm áo vest tại phân...
 
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...
 
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...
 
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắtđồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
 
đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành may
đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành mayđồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành may
đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành may
 
Báo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng áo vest
Báo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng áo vestBáo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng áo vest
Báo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng áo vest
 
Báo cáo thực tập tại công ty May Đức Giang
Báo cáo thực tập tại công ty May Đức GiangBáo cáo thực tập tại công ty May Đức Giang
Báo cáo thực tập tại công ty May Đức Giang
 

Andere mochten auch

Andere mochten auch (17)

tài liệu cơ sở thiết kế nhà máy
tài liệu cơ sở thiết kế nhà máytài liệu cơ sở thiết kế nhà máy
tài liệu cơ sở thiết kế nhà máy
 
ĐATN TK hệ thống lạnh trong nhà máy bia năng suất 50tr lít năm.
ĐATN TK hệ thống lạnh trong nhà máy bia năng suất 50tr lít năm.ĐATN TK hệ thống lạnh trong nhà máy bia năng suất 50tr lít năm.
ĐATN TK hệ thống lạnh trong nhà máy bia năng suất 50tr lít năm.
 
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng tại cty cổ phầ...
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng tại cty cổ phầ...Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng tại cty cổ phầ...
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng tại cty cổ phầ...
 
Bctt hồng thắm
Bctt hồng thắmBctt hồng thắm
Bctt hồng thắm
 
Báo cáo thực tập công ty Nhơn Mỹ - Đinh Thị Minh Tuyền
Báo cáo thực tập công ty Nhơn Mỹ - Đinh Thị Minh TuyềnBáo cáo thực tập công ty Nhơn Mỹ - Đinh Thị Minh Tuyền
Báo cáo thực tập công ty Nhơn Mỹ - Đinh Thị Minh Tuyền
 
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Xuân Thu- 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Xuân Thu- 2016Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Xuân Thu- 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Xuân Thu- 2016
 
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí tài liệu...
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí   tài liệu...[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí   tài liệu...
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí tài liệu...
 
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Kỳ Thanh Thảo - 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Kỳ Thanh Thảo - 2016Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Kỳ Thanh Thảo - 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Kỳ Thanh Thảo - 2016
 
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữBáo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ
 
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiềnBáo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồngBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...
Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...
 
Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)
Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)
Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)
 
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty fashion garment 2 quy trình sản xuất...
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty fashion garment 2   quy trình sản xuất...Báo cáo thực tập ngành may tại công ty fashion garment 2   quy trình sản xuất...
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty fashion garment 2 quy trình sản xuất...
 
Báo cáo thực tập nhơn mỹ - võ thị yến phi
Báo cáo thực tập   nhơn mỹ - võ thị yến phiBáo cáo thực tập   nhơn mỹ - võ thị yến phi
Báo cáo thực tập nhơn mỹ - võ thị yến phi
 
Thực tập kiểm thử phần mềm
Thực tập kiểm thử phần mềmThực tập kiểm thử phần mềm
Thực tập kiểm thử phần mềm
 

Ähnlich wie Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần đồng phục

Ähnlich wie Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần đồng phục (20)

Download: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TMDV Kĩ thuật xây d...
Download: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TMDV Kĩ thuật xây d...Download: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TMDV Kĩ thuật xây d...
Download: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TMDV Kĩ thuật xây d...
 
Báo cáo thực tập ngành may
Báo cáo thực tập ngành mayBáo cáo thực tập ngành may
Báo cáo thực tập ngành may
 
Lv (24)
Lv (24)Lv (24)
Lv (24)
 
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm P&G tại công ty trách nhiệm hữu hạn thư...
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm P&G tại công ty trách nhiệm hữu hạn thư...Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm P&G tại công ty trách nhiệm hữu hạn thư...
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm P&G tại công ty trách nhiệm hữu hạn thư...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty thương ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty thương ...Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty thương ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty thương ...
 
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Lê Nhất Duy - 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Lê Nhất Duy - 2016Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Lê Nhất Duy - 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Lê Nhất Duy - 2016
 
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất công ty may
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất công ty mayBáo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất công ty may
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất công ty may
 
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kimBước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim
 
đồ áN ngành may công tác đảm bảo an toàn lao động trong xí nghiệp may bình phát
đồ áN ngành may công tác đảm bảo an toàn lao động trong xí nghiệp may bình phátđồ áN ngành may công tác đảm bảo an toàn lao động trong xí nghiệp may bình phát
đồ áN ngành may công tác đảm bảo an toàn lao động trong xí nghiệp may bình phát
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Tại Nhà Hàng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Tại Nhà HàngKhóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Tại Nhà Hàng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Tại Nhà Hàng
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN PHẨM VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP - TẢI FREE ZALO:...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN PHẨM VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP  - TẢI FREE ZALO:...PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN PHẨM VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP  - TẢI FREE ZALO:...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN PHẨM VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP - TẢI FREE ZALO:...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
 
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngKhóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
 
BÀI MẪU Khóa luận công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty, HAYBÀI MẪU Khóa luận công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty, HAY
 
Báo cáo thực tập Tuyển dụng nhân sự điểm cao hay và mới nhất - sdt/ ZALO 093 ...
Báo cáo thực tập Tuyển dụng nhân sự điểm cao hay và mới nhất - sdt/ ZALO 093 ...Báo cáo thực tập Tuyển dụng nhân sự điểm cao hay và mới nhất - sdt/ ZALO 093 ...
Báo cáo thực tập Tuyển dụng nhân sự điểm cao hay và mới nhất - sdt/ ZALO 093 ...
 
Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM!
Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM! Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM!
Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM!
 
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
 
Đánh giá công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cấp nước Thừa Thiên Huế.doc
Đánh giá công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cấp nước Thừa Thiên Huế.docĐánh giá công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cấp nước Thừa Thiên Huế.doc
Đánh giá công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cấp nước Thừa Thiên Huế.doc
 
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 

Mehr von TÀI LIỆU NGÀNH MAY

Mehr von TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Kürzlich hochgeladen

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Kürzlich hochgeladen (20)

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 

Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần đồng phục

  • 1. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 1 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tại trƣờng chúng em đã đƣợc nhà trƣờng và Khoa May Thời Trang tạo điều kiện cho chúng em khảo sát thực tế bằng việc trải qua gần 2 tháng thực tập tại Công ty Sundia Bình Dƣơng. Từ đó chúng em đã vận dụng những kiến thức đã đƣợc học ở nhà trƣờng vào thực tế, nâng cao hiểu biết, giúp chúng em xác định khả năng, tay nghề của chính mình để chúng em vững tin hơn trong công việc tƣơng lai của mình sau này. Chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo Khoa May Thời Trang - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian vừa qua. Với kiến thức nhỏ bé mà chúng em có đƣợc luôn cần một sự bổ sung trong biển kiến thức mênh mông của thầy cô, mong rằng các thầy cô tiếp tục dìu dắt giúp đỡ chúng em trên bƣớc đƣờng tƣơng lai. Chúng em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công Ty Sundia Bình Dƣơng, lãnh đạo các Phòng Ban đã tạo điều kiện cho chúng em đƣợc thực tập trong suốt thời gian vừa qua và cung cấp đầy đủ các tài liệu, số liệu. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Anh Phạm Đức Huy Phó Tổng Giám đốc công ty và các anh chị công nhân viên trong công ty đã tận tình hƣớng dẫn để em hoàn thành Báo cáo thực tập này. Đây là lần đầu tiên chúng em thực hiện cuốn báo cáo này nên không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em mong đƣợc sự nhận xét và đóng góp ý kiền quý báu từ thầy cô và quý công ty để cuốn báo cáo của chúng em hoàn thiện hơn. Cuối cùng, chúng em xin chúc toàn thể các thầy cô khoa May Thời Trang - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh nhiều sức khỏe, vững bƣớc trên con đƣờng sƣ phạm. Kính chúc toàn thể cán bộ, công nhân viên Công ty Sundia Bình Dƣơng sức khỏe và đạt đƣợc nhiều thành tích xuất sắc trong lao động, đƣa công ty ngày càng phát triển.
  • 2. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 2 MỤC LỤC CHƢƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY ..............................................................7 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty .................................................................7 1.1.1 Chủ đầu tƣ: ......................................................................................................7 1.1.2. Doanh nghiệp đƣợc đầu tƣ ...............................................................................8 1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh...............................................................9 1.3. Chức năng và nhiệm vụ ..........................................................................................9 1.3.1. Chức năng........................................................................................................9 1.3.2. Nhiệm vụ .........................................................................................................9 1.4. Sơ đồ tổ chức của công ty. .................................................................................... 10 1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.......................................................... 10 1.4.2. Bộ phận quản lý tại phân xƣởng..................................................................... 11 1.5. Tình trạng chung của công ty................................................................................ 12 1.5.1. Tình hình nhân sự .......................................................................................... 12 1.5.2. Tình hình tài chính......................................................................................... 12 1.5.3. Thuận lợi........................................................................................................ 13 1.5.4. Khó khăn: ...................................................................................................... 13 1.6. Định hƣớng phát triển của công ty........................................................................ 14 1.7. Các quy định chung trong công ty......................................................................... 14 1.8. Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty .............................................................. 16 CHƢƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT QUẦN ĐỒNG PHỤC................ 19 2.1. Chuẩn bị thiết kế................................................................................................... 20 2.1.1. Nhận tài liệu kỹ thuật..................................................................................... 20 2.1.2. Nhảy size – Giác sơ đồ................................................................................... 21 2.2. Chuẩn bị nguyên phụ liệu ..................................................................................... 21 2.2.1. Kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu:.................................................................. 24 2.2.2. Cân đối nguyên phụ liệu:................................................................................ 25 2.3. Chuẩn bị về công nghệ.......................................................................................... 25 2.3.1. Tài liệu kỹ thuật:............................................................................................ 25
  • 3. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 3 2.3.2. Bảng màu:...................................................................................................... 25 2.3.3. Bố trí máy móc: ............................................................................................. 25 2.3.4. Phân chia lao động, bán thành phẩm trên chuyền may:................................... 26 2.4. Công đoạn trải - cắt............................................................................................... 27 2.4.1. Nhận nguyên phụ liệu: ................................................................................... 28 2.4.2. Kiểm tra chất lƣợng nguyên phụ liệu:............................................................. 28 2.4.3. Trải vải: ......................................................................................................... 28 2.4.4. Công đoạn cắt: ............................................................................................... 31 2.4.5. Ép keo, đánh số, bóc tập – phối kiện .............................................................. 32 2.5. Công đoạn may..................................................................................................... 37 2.5.1. May chi tiết.................................................................................................... 39 2.5.2. Lắp ráp........................................................................................................... 39 2.6. Hoàn tất................................................................................................................ 44 CHƢƠNG 3: ĐỀ NGHỊ - KẾT LUẬN .............................................................................. 54 3.1. Đề nghị................................................................................................................. 54 3.1.1. Nhận xét về quy trình công nghệ của công ty ................................................. 54 3.1.2. Phƣơng pháp điều hành quản lý...................................................................... 54 3.1.3. Công tác bảo hộ lao động. .............................................................................. 54 3.1.4. Định mức thời gian ........................................................................................ 54 3.2. Kết luận................................................................................................................ 56 CHƢƠNG 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 57 4.1. Tài liệu trên mạng................................................................................................. 57 4.2. Tài liệu theo giáo trình.......................................................................................... 57 4.3. Tài liệu công ty cung cấp ...................................................................................... 57
  • 4. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 4 NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………..
  • 5. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 5 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………..
  • 6. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 6 LỜI NÓI ĐẦU Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Nó đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đồng thời ngành may cung cấp mặt hàng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của nhân dân. Nhu cầu lao động của ngành dệt may là rất lớn. Chính vì vậy ngành may đã tạo ra việc làm cho một lƣợng lao động rất lớn, góp phần tạo thu nhập nâng cao đời sống cho công nhân. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trong những năm qua luôn đứng thứ hai trong tổng số những ngành có sản phẩm xuất khẩu thu về nguồn ngoại tệ lớn, đóng góp không nhỏ vào ngân sách của nhà nƣớc. Ngành dệt may Việt Nam có những điều kiện thuận lợi nhƣ: nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, thị trƣờng tiêu thụ tiềm năng tƣơng đối lớn ở nƣớc ngoài, chính trị - xã hội tƣơng đối ổn định, khí hậu nƣớc ta rất phù hợp để phát triển nguồn nguyên liệu tự nhiên cho ngành dệt. Năm 2007, khi Việt Nam gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may nƣớc ta phát triển hơn. Các nƣớc thành viên trong tổ chức thƣơng mại thế giới đã bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu và ƣu đãi hơn về thuế cho ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đặt ra cho ngành dệt may Việt Nam không ít những thách thức và khó khăn và đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xác định cho mình những điểm mạnh, những lợi thế, từ đó đƣa ra những chiến lƣợc kinh doanh thích hợp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Muốn phát triển hơn nữa thì ngành dệt may phải tận dụng và phát huy lợi thế sẵn có của mình để tạo ra đƣợc một công cụ cạnh tranh có hiệu quả, đáp ứng đƣợc nhu cầu trong nƣớc và quốc tế. Trong đợt thực tập này, em đƣợc công ty SUNDIA BÌNH DƢƠNG đã tạo điều kiện cho em đƣợc tiếp xúc thực tế trong quá trình điều hành và sản xuất của công ty, góp phần bổ sung kiến thức từ thực tế cũng nhƣ trau dồi những kiến thức đã học và thấy đƣợc sự nỗ lực không ngừng của công ty để bắt kịp với sự phát triển không ngừng của ngành dệt may Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung.
  • 7. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 7 CHƢƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty Căn cứ Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi bổ sung, bổ sung một số điều của Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 2000. Căn cứ vào Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. Căn cứ Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. Xét đơn hồ sơ dự án thành lập CÔNG TY SUNDIA BÌNH DƢƠNG của CÔNG TY TNHH SUNDIA (Nhật Bản) do ông Jukinori Fujita (quốc tịch Nhật Bản) làm đại diện nộp ngày 26 tháng 8 năm 2003. Cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài theo quy định của Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. 1.1.1 Chủ đầu tƣ: - Tên công ty: CÔNG TY TNHH SUNDIA - Trụ sở chính: Japan, Osaka – Fu, Higashi Osaka – shi, Nishi Ishikiri -cho 7 – 3 – 8. - Ngày thành lập công ty: 01/02/1961. - Ngƣời đứng đầu công ty: Ông Katsuhiko Nagayama. - Chức vụ: Tổng Giám đốc. - Đại diện đƣợc uỷ quyền: Ông Yukinori Fujita. - Ngành nghề kinh doanh:  Sản xuất, buôn bán các loại sản phẩm may mặc.  Xuất nhập khẩu các loại quần áo Jean và các loại thƣờng mặc khác.  Buôn bán và cho thuê bất động sản; đại lý bảo hiểm thiệt hại.  Các hoạt động liên quan đến mục trên. - Giấy chứng nhận đăng kí công ty số: 31-41800/số serie: 002801. - Đăng ký tại: Cục Tƣ pháp thành phố Osaka. - Tổng số vốn đăng ký: 120 triệu yên Nhật.
  • 8. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 8 - Số cổ phiếu đã phát hành: 240,000. 1.1.2. Doanh nghiệp đƣợc đầu tƣ - Tên tiếng Việt: CÔNG TY SUNDIA BÌNH DƢƠNG. - Tên giao dịch: Sundia Binhduong Co., Ltd. - Địa chỉ: Lô 03 – KCN Việt Hƣơng – Thuận An – Bình Dƣơng. - Điện thoại: 0650.715421 - Fax: 0650.715420 - Hình thức đầu tƣ: 100% vốn nƣớc ngoài. - Mục tiêu hoạt động chính của doanh nghiệp: Sản xuất và gia công hàng may mặc để xuất khẩu. - Thời hạn hoạt động: 30 năm. - Vốn đầu tƣ: 160,000 USD - Bố trí mặt bằng xƣởng theo sơ đồ sau: Sơ đồ bố trí công ty Sundia Bình Dương.
  • 9. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 9 1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh - Các sản phẩm của công ty:  Quần Jean, quần kaki.  Áo, quần đồng phục. - Khách hàng của công ty:  Kurodaruma.  Value planning.  Eddie Bauer  UA  Munsing. 1.3. Chức năng và nhiệm vụ 1.3.1. Chức năng Công ty Sundia Bình Dƣơng chuyên sản xuất kinh doanh hàng may mặc chủ yếu là sản xuất quần Jean. Hình thức kinh doanh của công ty là gia công hàng xuất khẩu. Gia công hàng xuất khẩu là phƣơng thức sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Trong đó, ngƣời đặt gia công ở nƣớc ngoài cung cấp máy móc, thiết bị, máy móc, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trƣớc. Ngƣời nhận gia công trong nƣớc tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Toàn bộ sản phẩm làm ra, ngƣời ra công sẽ giao lại cho ngƣời đặt gia công để nhận tiền công. Chức năng cơ bản và quan trọng nhất hiện nay của công ty là thực hiện hoàn chỉnh, đúng thời hạn các hợp đồng may, từ khâu nguyên phụ liệu đến gia công hoàn chỉnh sản phẩm và giao cho khách hàng. 1.3.2. Nhiệm vụ Căn cứ vào tình hình của thị trƣờng nhiệm vụ chủ yếu của công ty là:  Tổ chức sản xuất kinh doanh theo ngành nghề đăng ký.  Tìm mọi biện pháp để tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng năng suất, vƣợt mức kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận.  Nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý.  Tiết kiệm nguyên vật liệu.  Sử dụng hợp lý nguồn lao động.
  • 10. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 10  Thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh về thuế, tuân theo luật pháp Nhà nƣớc. 1.4. Sơ đồ tổ chức của công ty. Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty: đứng đầu là Tổng Giám Đốc; Giám đốc điều hành, Giám đốc kỹ thuật, Bộ phận hành chính nhân sự; Bộ phận kế toán tài vụ; Bộ phận kỹ thuật; Bộ phận sản xuất; Bộ phận xuất nhập khẩu. Tất cả đƣợc thể hiện trên sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp sau: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Nhận xét: Bộ máy cơ cấu tổ chức này nhằm làm cho các phòng ban có thể hỗ trợ cùng với Ban giám đốc một cách trực tiếp và nhanh chóng để thực hiện tốt công việc. 1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận - Tổng Giám Đốc: Là ngƣời điều hành cao nhất của công ty, có quyền quyết định tất cả các vấn đề của công ty, cũng là ngƣời chịu trách nhiệm cao nhất trƣớc nhà nƣớc về tập thể lao động, về việc điều hành cũng nhƣ kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. - Giám đốc điều hành: Phụ trách công ty, điều hành chung của công ty nhƣ nhân sự, kinh doanh, sản xuất. - Giám đốc kỹ thuật: Phụ trách, điều hành về các vấn đề kỹ thuật, sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu công ty. Tổng giám đốc Giám đốc điều hành Giám đốc kỹ thuật B.P Hành chính nhân sự B.P Kế toán B.P .Xuất nhập khẩu B.P Kỹ thuật BP. Cắt BP. May BP. Kho BP. Hoàn tất B.P sản xuất
  • 11. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 11 - Các bộ phận: Chịu trách nhiệm trƣớc Ban giám đốc về phần việc liên quan đến công việc của mình:  Bộ phận hành chính nhân sự: Phụ trách điều hành nhân sự, đào tạo nâng cao chuyên môn cho cán bộ công nhân viên. Tổ chức lƣu hồ sơ, theo dõi thực hiện các chính sách chế độ của công ty đối với ngƣời lao động.  Bộ phận kế toán tài vụ: Tổ chức công tác kế toán đúng pháp luật, quản lý tài sản, vật tƣ, tiền vốn, vật tƣ, nguyên vật liệu của công ty.  Bộ phận kỹ thuật: Thiết kế mẫu theo quy định của khách hàng, dựa vào sản phẩm mẫu yêu cầu các phân xƣởng thực hiện đúng theo yêu cầu mầu mã, chất lƣợng mẫu theo quy định.  Bộ phận sản xuất: Chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp các phân xƣởng, đề ra các kế hoạch sản xuất. Căn cứ theo hợp đồng gia công sẽ lập lịch sản xuất cho các mã hàng, theo dõi tiến độ sản xuất ở các xƣởng, đồng thời lập kế hoạch sản xuất thêm giờ để đúng tiến độ sản xuất.  Bộ phận xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm sản xuất thành phẩm theo hợp đồng đã ký và nhập nguyên phụ liệu cho sản xuất. 1.4.2. Bộ phận quản lý tại phân xƣởng Sơ đồ bộ phận sản xuất Quản đốc phân xƣởng BP. Cắt BP. May BP. KhoBP. Hoàn tất Cắt chỉ KCS Đóng góiỦi
  • 12. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 12 Chức năng: - Quản đốc phân xƣởng: Điều hành toàn bộ quy trình sản xuất trong từng tổ may. - Tổ may: Tính định mức, sắp xếp quy trình lên may. Tham mƣu về các vấn đề kỹ thuật cho lãnh đạo. - Cắt: Kiểm tra vẽ & cắt bán thành phẩm, cung cấp cho chuyền may. - Thành tất: Hoàn thành các công đoạn cuối cùng của sản phẩm. - Kho: Lƣu giữ sản phẩm cũng nhƣ nguyên vật liệu. 1.5. Tình trạng chung của công ty 1.5.1. Tình hình nhân sự Tính đến đầu năm 2015, tổng cán bộ công nhân viên toàn công ty là khoảng 340 ngƣời. Trong thời gian tới, công ty có nhu cầu tuyển thêm 15 lao động. 1.5.2. Tình hình tài chính  Vốn: - Vốn đầu tƣ đăng ký của doanh nghiệp là 160.000USD. - Vốn pháp định của doanh nghiệp là 160.000USD bao gồm:  Tiền mặt : 42.000USD  Máy móc thiết bị: 118.000USD  Tình hình kinh doanh nội địa: Đối với loại kinh doanh này công ty thƣờng không áp dụng vì loại hình kinh doanh chủ yếu của công ty là xuất khẩu trực tiếp nên doanh thu trong nƣớc là không có.  Tình hình thị trường tiêu thụ: Thị trƣờng chủ yếu của công ty là xuất khẩu sang Nhật: Đây là thị trƣờng chủ lực của công ty vì có công ty mẹ nằm ở Nhật. Là nơi cung cấp nguồn hàng và xuất khẩu của công ty. Với lợi thế đó nên hàng của công ty khi xuất sang Nhật không phải chịu sức ép cạnh tranh lớn với hàng của Trung Quốc, các nƣớc ASEAN,…Thị trƣờng Nhật là nơi đem lại cho công ty nhiều lợi nhuận nhất. Ngoài việc xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật, công ty còn tìm kiếm nhiều thị trƣờng mới. Công ty đã ký thêm đƣợc nhiều hợp đồng gia công từ phía Mỹ, một khách khá khó tính và tiềm năng. Tạo nhiều việc làm cho công nhân, đồng thời đem lại doanh thu cho công ty.
  • 13. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 13 1.5.3. Thuận lợi - Do đặc điểm công ty nằm gần các đƣờng giao thông chính, là nơi tập trung nhiều dân cƣ nên thu hút nguồn lực dồi dào. Đội ngũ cán bộ công nhân viên đoàn kết, năng động có trình độ. - Là doanh nghiệp luôn thực hiện tốt các chính sách, các quy định của Nhà nƣớc nên công ty thƣờng xuyên đƣợc sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Ban giám đốc đƣợc sự hỗ trợ của các phòng ban nên tạo điều kiện tốt cho công ty tiến bộ vững chắc để hoà nhập với cơ chế thị trƣờng của ngành may. - Rủi ro trong kinh doanh ít vì đầu vào và đầu ra của quá trình kinh doanh đều do bên phía đối tác đặt gia công nƣớc ngoài lo. - Đây là hình thức giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động và thu ngoại tệ. - Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cho phép công ty tiếp cận đƣợc với nhiều thành tựu của công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm. - Là một đơn vị chuyên gia công xuất khẩu nên đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi về thuế xuất khẩu. Đây là một lợi thế lớn trong cạnh tranh về giá của công ty. - Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam sắp gia nhập TPP mở ra cơ hội thuận lợi cho ngành may mặc nói chung và công ty Sundia Bình Dƣơng nói riêng, thúc đẩy xuất khẩu vào thị trƣờng các nƣớc tham gia hiệp định, đặc biệt là thị trƣờng Mỹ. 1.5.4. Khó khăn: - Hiệu quả xuất khẩu thấp, ngoại tệ thu đƣợc chủ yếu là tiền gia công, mà đơn giá gia công ngày càng giảm trong điều kiện cạnh tranh lớn giữa những đơn vị nhận gia công. - Phụ thuộc nhiều vào đối tác nƣớc ngoài. - Doanh nghiệp chỉ áp dụng phƣơng thức gia công xuất khẩu, nên doanh nghiệp khó có thể xây dựng chiến lƣợc phát triển ổn định, lâu dài. - Sự dao động về giá cả thị trƣờng, thị phần hoá, sự cạnh tranh quyết liêt về hàng hoá, về lao động ngành may. Thêm vào đó, thủ tục hải quan ngành may còn gặp nhiều khó khăn. - Thiếu lao động có tay nghề cao. - Đội ngũ công nhân đến từ nhiều địa phƣơng nên thƣờng không ổn định, ảnh hƣởng nhiều tới công việc, kế hoạch và đào tạo nguồn nhân lực lâu dài của công ty.
  • 14. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 14 1.6. Định hƣớng phát triển của công ty - Tìm kiếm, nghiên cứu mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, tìm kiếm nhiều đơn hàng từ nhiều thị trƣờng tiềm năng hơn. - Đẩy mạnh đào tạo tay nghề công nhân, tăng năng suất cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm. - Đa dạng hoá sản phẩm cho công ty. - Nhằm đảm bảo thƣờng xuyên giao hàng đúng hạn. - Cập nhật máy móc, công nghệ hiện đại. - Nâng cao trình độ quản lý sản xuất. 1.7. Các quy định chung trong công ty  Phương châm công ty: Tập thể công nhân viên công ty cố gắng phấn đấu đạt mục tiêu:  Nâng cao năng suất.  Nâng cao chất lƣợng: không có hàng dƣ và không có hàng dơ.  Chính sách bảo vệ môi trường Công ty Sundia Bình Dƣơng quyết tâm xây dựng phƣơng châm sản xuất theo hƣớng có lợi cho môi trƣờng. Sử dụng các công cụ sản xuất tiên tiến nhằm góp phần xây dựng môi trƣờng sống ngày một tốt hơn. Các mục tiêu cơ bản: 1) Thông qua các hoạt động, công ty sẽ góp phần tuyên truyền kiến thức Bảo Vệ Môi Trƣờng cho ngƣời lao động trong công ty. 2) Trong quá trình sản xuất, sản phẩm làm ra luôn hƣớng tới mục tiêu thân thiện tới môi trƣờng sống và có lợi cho ngƣời lao động. Mọi quá trình sản xuất có khả năng làm hại tới môi trƣờng đều bị loại bỏ triệt để. 3) Công ty không ngừng nâng cao nhận thức và trách nhiệm về Bảo Vệ Môi Trƣờng cho ngƣời lao động. Tích cực hƣởng ứng các hoạt động Bảo Vệ Môi Trƣờng do nhà nƣớc đề ra. Tuân thủ tích cực pháp luật Việt Nam về Bảo Vệ Môi Trƣờng sống.  Nội quy lao động: 1) Ngƣời lao động phải đến công ty làm việc đúng và đủ giờ quy định:  Sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
  • 15. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 15  Chiều từ 12 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút. 2) Ngƣời lao động đƣợc nghỉ hàng tuần vào ngày chủ nhật. 3) Không đƣợc phép uống rƣợu, bia, cờ bạc, nói chuyện trong giờ làm việc. 4) Trong giờ làm việc phải hoàn thành nhiệm vụ đƣợc phân công, không đƣợc tự ý rời bỏ vị trí làm việc đi sang bộ phận khác. 5) Quan hệ tiếp xúc với khách hàng và đồng nghiệp phải lịch sự, nhã nhặn, không nói tục, chửi thề, đánh nhau gây mất trật tự đoàn kết nội bộ. 6) Sản phẩm làm ra phải đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng số lƣợng và thời gian quy định. 7) Khi có khiếu nại về chế độ, chính sách phải theo trình tự pháp luật quy định. 8) Phải tuân thủ các quy trình sử dụng máy móc và các tiêu chuẩn về an toàn lao động. 9) Phải giữ gìn và bảo quản tốt các phƣơng tiện trang bị phòng hộ cá nhân do công ty cấp. 10)Nghiêm cấm sử dụng máy móc thiết bị không thuộc phạm vi phân công. 11)Đảm bảo gìn giữ vệ sinh sạch sẽ máy móc tại nơi làm việc. 12)Mọi ngƣời phải có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài sản, sử dụng tiết kiệm vật tƣ và nguyên liệu trong sản xuất. 13)Nghiêm cấm các hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ kinh doanh hoặc có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và lợi ích công ty.  Quy định vệ sinh buổi sáng: - 7h25: Công nhân có mặt ở chỗ làm để chuẩn bị vệ sinh. - 7h25 – 7h35: Tiến hành vệ sinh:  Mở mặt nguyệt:  Lật đầu máy lên.  Vệ sinh bồn dầu, gôm rác.  Vệ sinh ổ chao  Vệ sinh đầu máy:  Vệ sinh mặt bàn.  Vệ sinh motor.  Vệ sinh chân bàn.
  • 16. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 16  Quét nền nhà -> bỏ sọt rác.  Quy định – quy trình vệ sinh máy móc.  Phương pháp cải tiến của công ty: Công ty áp dụng thực hiện chƣơng trình 5S với mục đích: 1) Sàng lọc: Để lại những thứ cần thiết và vứt bot những thứ không cần thiết. 2) Sắp xếp: Để đồ vật ở tƣ thế sẵn sàng cho ai và lúc nào nhìn thấy cũng hiểu đƣợc. 3) Sạch sẽ: Lau chùi, quét dọn, sơn phết, mài dũa sao cho sạch sẽ. 4) Săn sóc: Luôn luôn trong tình trạng sạch và mới. 5) Sẵn sàng: Tất cả mọi ngƣời đều tuân thủ kỷ luật và chào buổi sáng. 1.8. Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh mà mỗi đơn vị có những quy trình hoạt động khác nhau. Đối với công ty may cũng vậy. Tuy nhiên cốt lõi của quy trình sản xuất dù có đặc điểm khác nhau nhƣng vẫn dựa vào quy trình sản xuất chung đối với ngành may mặc mà ta đã học trên lý thuyết. Dƣới đây là quy trình công nghệ sản xuất hàng may mặc:
  • 17. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 17 Sơ đồ quá trình sản xuất may công nghiệp Chuẩnbịsảnxuất KCS Nguyênphụ liệu Thiếtkế Làmrập Giácsơđồ Cắtmẫu Nhảysize Kiểmtra mẫu Maymẫu Thiếtkếchuyền Lậpbảngmàu Nhậpkho BTP CắtCắtgọt Ủiđịnhhình Cắtphụliệu Côngđoạn cắt Triểnkhaisảnxuất KiểmtraNPL ĐịnhmứcNPL CânđốiNPL Xâydựngtài Côngnghệ Thêu Đánhsố,bóctập,phối kiện Cắtnguyênliệu CôngđoạnmayCôngđoạn Maychitiết Maylắpráp KCS Tẩyủi Đóngthùng Nhậpkho BTP Baogói
  • 18. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 18 Với đặc điểm chuyên sản xuất về quần đồng phục, quần Jeans thì sẽ khác so với các loại mặt hàng khác nhƣng vẫn đảm bảo theo quy trình dƣới đây: Nhập khẩu nguyên liệu và lƣu kho Kế hoạch cắt và nhận yêu cầu sản xuất May lắp ráp sản phẩm Xuất khẩu sản phẩm Đóng gói sản phẩm May mẫu đầu chuyền Kiểm tra và ghi các lƣu ý Kiểm tra Giao wash (nếu có) Cân đối và báo cáo tiến độ Kiểm chất lƣợng sản phẩm Họp triển khai Chuẩn bị sản xuất
  • 19. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 19 Tiếp nhận NPL Cắt May Giặt (nếu cần) Hoàn tất Kiểm tra kim gãy (nếu yêu cầu) Đóng gói CHƢƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT QUẦN ĐỒNG PHỤC MÃ HÀNG: 1335 KHÁCH HÀNG: KURODARUMA VẢI: VP3020 VỊ TRÍ SẢN XUẤT: LINE 3  Quy trình công nghệ sản xuất may quần đồng phục trong công ty đƣợc mô phỏng bởi mô hình nhƣ sau:
  • 20. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 20 A. CHUẨN BỊ SẢN XUẤT 2.1. Chuẩn bị thiết kế 2.1.1. Nhận tài liệu kỹ thuật Công ty tiếp nhận tài liệu kỹ thuật, quần mẫu, nguyên phụ liệu, rập mẫu của khách hàng giao cho. Nhân viên bộ phận kỹ thuật sẽ tiến hành dịch tài liệu kỹ thuật (nếu cần), kiểm tra tài liệu, quần mẫu, rập có khớp với nhau không, có ghi rõ quy cách may, quy cách gắn nhãn, đính nút... Sau đó triển khai may mẫu, gửi mẫu khách hàng duyệt. Điều tiết giác sơ đồ, làm hoàn chỉnh các tiêu chuẩn kỹ thuật. Tiêu chuẩn kỹ thuật đƣợc photo cho các bộ phận có liên quan. Bảng gốc đƣợc giữ ở bộ phận kỹ thuật. Mỗi mã hàng xuất đi phải giữ lại một quần mẫu tại phòng kỹ thuật để đối chứng. Sau khi khách hàng duyệt mẫu, góp ý và chấp nhận thì công ty cho triển khai sản xuất đại trà. Quần mẫu mã hàng 1335.
  • 21. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 21 2.1.2. Nhảy size – Giác sơ đồ Khách hàng bộ rập cho công ty, nhân viên bộ phận CAD sẽ kiểm tra, chỉnh sửa, số hoá sơ đồ nhập vào máy(nếu khách hàng gửi rập cứng) và tiến hành giác sơ đồ. Nhân viên sơ đồ sẽ dựa vào tài liệu kỹ thuật của khách hàng để giác sơ đồ và nhảy size. Nhân viên phòng CAD Sơ đồ giác xong thì tiến hành in sơ đồ và kiểm tra trƣớc khi đƣa cho bộ phận cắt. 2.2. Chuẩn bị nguyên phụ liệu Tổng quan về kho : - Bộ phận kho có trách nhiệm nhận, lƣu giữ và cấp phát nguyên phụ liệu. - Bộ phận kho có 3 nhân viên: Tổ trƣởng là anh Nguyễn Văn Thành. - Bộ phận kho gồm 3 khu vực chủ yếu là: Phòng chứa nguyên liệu (vải, keo, lót,…), phòng chứa nguyên phụ liệu và phòng chứa thành phẩm ( hàng chờ xuất hoặc hàng lỗi).
  • 22. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 22 Phòng chứa nguyên liệu Phòng chứa NPL - Khi nhận nguyên phụ liệu về, nhân viên kho có trách nhiệm kiểm tra nguyên phụ liệu và thực hiện cấp phát nguyên phụ liệu cho bộ phận sản xuất theo kế hoạch. - Đồng thời, kho cũng là nơi cấp phát các dụng cụ, thiết bị trong sản xuất: kim, băng keo, phấn may, viết chì,…. Mọi hình thức cấp phát với các phân xƣởng (cắt, may…) đều phải đƣợc ghi nhận cụ thể, rõ ràng, đầy đủ vào sổ, phiếu, hoặc biên bản. Bảng báo cáo kim gãy
  • 23. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 23 - Mọi hàng hoá xuất nhập tại kho phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ và đúng nguyên tắc. Xuất nhập theo đúng số lƣợng, chủng loại, đúng chứng từ đã ghi. Và các nguyên phụ liệu này phải đƣợc thống kê đầy đủ, chi tiết để đƣợc lƣu giữ, quản lý. Một số biên bản ở kho.
  • 24. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 24 2.2.1. Kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu: Nhân viên kho có trách nhiệm kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu dựa vào Invoice và Backing list. Khi kiểm tra xong nhân viên kho sẽ dựa vào bảng màu, bảng cân đối nguyên phụ liệu, và lệnh cấp phát để chuẩn bị nguyên phụ liệu cho chuyền may, bộ phận cắt và hoàn tất. Phiếu phát NPL ở kho.
  • 25. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 25 2.2.2. Cân đối nguyên phụ liệu: Nhân viên kho lập bảng cân đối nguyên phụ liệu . Đây là văn bản do nhân viên kho soạn thảo nhằm dùng để so sánh đối chiếu giữa lƣợng nguyên phụ liệu cần dùng và lƣợng nguyên phụ liệu hiện có trong kho. 2.3. Chuẩn bị về công nghệ 2.3.1. Tài liệu kỹ thuật: Là một bộ văn bản kỹ thuật do khách hàng hoặc doanh nghiệp lập ra để các bộ phận có liên quan tham khảo và áp dụng trong suốt quá trình sản xuất một mã hàng. Để lập ra bộ tài liệu kỹ thuật trong công ty, nhân viên kỹ thuật sẽ dựa theo tài liệu kỹ thuật, quần mẫu của khách hàng gửi để phân tích mẫu, phân tích công đoạn, thực hiện bấm giờ ở xƣởng, sau đó thành lập các bảng phân tích công đoạn, bảng màu, bảng layout,…. Các tài liệu này đƣợc sao thành nhiều bảng để gửi cho các bộ phận có liên quan và lƣu giữ lại ở phòng kỹ thuật. 2.3.2. Bảng màu: Đây là một văn bản kỹ thuật mà trên đó có đính những mẫu vật trực quan về nguyên phụ liệu cần dùng cho cả mã hàng. Bảng này thƣờng dùng để so sánh đối chiếu khi giao nhận nguyên phụ liệu ở các bộ phận. Nhân viên kho dựa vào bảng màu của khách hàng (nếu có), hoặc dựa vào tài liệu của khách hàng hoặc sản phẩm mẫu thực hiện làm bảng màu để phân phát cho các bộ phận có liên quan tham khảo. Bảng màu phải chứa thông tin đầy đủ về nguyên liệu (vải chính, vải phối, vải lót, keo...), phụ liệu (nhãn chính, nhãn giặt, nhãn dán bao, nhãn cỡ, dây luồn, dây treo, chỉ, nút, thẻ bài...) của một mã hàng. 2.3.3. Bố trí máy móc: Dựa vào bảng Layout, tổ trƣởng chuyền may điều động nhân viên tổ cơ điện cùng công nhân trong tổ sắp xếp máy móc thiết bị cần thiết cho mã hàng. Đồng thời, tổ cơ điện cũng sẽ chuẩn bị các cữ, gá, chân vịt cải tiến để sử dụng trong quá trình sản xuất nhằm tăng chất lƣợng và năng suất may.
  • 26. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 26 Chân vịt cuốn lai. 2.3.4. Phân chia lao động, bán thành phẩm trên chuyền may: Dựa vào bảng phân tích công đoạn, layout tổ trƣởng chuyền may sẽ tiến hành sắp xếp, phân chia công nhân theo từng công đoạn sao cho phụ hợp với tay nghề công nhân.  Nhận bán thành phẩm: Tổ trƣởng có trách nhiệm nhận chuyển bán thành phẩm từ bộ phận cắt về chuyền may của mình. Trƣờng hợp phát hiện thấy sai sót cần báo cáo để có biện pháp xử lý kịp thời trƣớc khi rải chuyền.  Điều động rải chuyền: Theo chức năng nhiệm vụ đã đƣợc phân công trên từng bộ phận để rải bán thành phẩm đến từng vị trí sản xuất. Thƣờng xuyên theo dõi tiến độ trên từng bộ phận, kịp thời điều phối bán thành phẩm giữa các bộ phận để không bị tình trạng ứ hàng hay thiếu hàng. Theo dõi hƣớng dẫn công nhân thực hiện đúng mọi quy định, quy trình thao tác, uốn nắn về mặt chất lƣợng, kịp thời ngăn chặn sai sót, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Điều hành toàn bộ các công việc trên chuyền theo đúng tiến độ kế hoạch đƣợc giao và giải quyết mọi sự cố phát sinh trong quá trình sản xuất.
  • 27. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 27 B. CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT 2.4. Công đoạn trải - cắt Tổng quan về bộ phận cắt: - Bộ phận cắt hiện có 4 công nhân cắt, 4 công nhân trải và các công nhân đánh số, ép keo. (anh Nguyễn Văn Trung làm tổ trƣởng tổ cắt). - Công việc chính của bộ phận cắt là trải và cắt nguyên phụ liệu. Sau đó, các bán thành phẩm đƣợc chuyển qua khu vực đánh số, ép keo, bóc tập phối kiện và chờ rải lên chuyền sản xuất theo kế hoạch. - Ngoài ra, bộ phận cắt sẽ có một nhân viên cắt rập cứng và các rập cải tiến cho từng mã hàng để cho bộ phận may tham khảo và sử dụng. - Tổ trƣởng có trách nhiệm theo dõi sát sao các công việc đƣợc tiến hành và điền đầy đủ vào các bảng theo dõi, kiểm tra. - Sau khi tiến hành cắt xong toàn bộ mã hàng, nhân viên hạch toán bàn vải ở tổ cắt cần tổng hợp lại toàn bộ những số liệu đã có về nguyên phụ liệu của mã hàng vào phiếu hoạch toán bàn cắt.
  • 28. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 28 Phiếu hoạch toán bàn cắt 2.4.1. Nhận nguyên phụ liệu: Khi sang kho nhận nguyên phụ liệu, bộ phận cắt cần mang theo phiếu tác nghiệp bàn cắt. Phiếu này ghi rõ chuẩn bị cắt cho bàn vải nào, cỡ vóc, số lƣợng chi tiết, khổ sơ đồ… để từ đó tính đƣợc khổ vải và chiều dài bàn vải cần có. 2.4.2. Kiểm tra chất lƣợng nguyên phụ liệu: - Căn cứ vào phiếu tác nghiệp màu, kiểm tra lại màu sắc, kích thƣớc, chủng loại, khổ…của nguyên phụ liệu đang có. - Kiểm tra độ co của nguyên phụ liệu đã bão hoà hay chƣa. - Kiểm tra tình trạng lỗi vải: sử dụng máy soi vải hoặc nhìn bằng mắt thƣờng. 2.4.3. Trải vải: Trải vải là cách đặt chồng lên nhau nhiều lớp vải tƣơng đƣơng nhau về khổ cũng nhƣ chiều dài trên bàn cắt để sang sơ đồ trên bàn vải. Sau đó, cắt theo sơ đồ đã giác nhằm mục đích: khi cắt một chi tiết sản phẩm, ta đƣợc cùng một lúc số lƣợng chi tiết bằng số lớp của bàn vải.
  • 29. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 29  Các công đoạn chuẩn bị trải vải:  Chuẩn bị sơ đồ: Tổ trƣởng tổ cắt sẽ nhận sơ đồ từ phòng CAD, tổ trƣởng kiểm tra sơ đồ đã giác đã có đủ số lƣợng chi tiết có trong 1 bộ sản phẩm hay chƣa để tránh sự khác màu giữa các chi tiết.  Tính toán quy trình trải vải để số sản phẩm có đƣợc sau trải và cắt không đƣợc thấp hơn năng suất sản phẩm may đƣợc trong một ngày.  Trƣớc khi trải vải, cần tiến hành xổ vải để ổn định độ co trƣớc khi tiến hành cắt ít nhất một ngày.  Chuẩn bị thiết bị và phân công công nhân trải cắt.  Kiểm tra kỹ về nguyên liệu cần dùng: tên nguyên liệu, màu sắc, mã hàng… đúng theo hƣớng dẫn của phòng kỹ thuật.  Nắm rõ yêu cầu kỹ thuật về nguyên liệu của mã hàng nhƣ chiều, tính có giãn,… đặc biệt là phải phân biệt đƣợc bề mặt, bề trái của vải.  Kiểm tra kỹ để chắc chắn đã chọn đúng sơ đồ cần trải – cắt theo đúng tác nghiệp bàn cắt đã có.  Chuẩn bị giấy dùng để trải lót hoặc phân lớp trên bàn vải.  Thiết bị và dụng cụ trải vải:  Thƣớc dài, trơn láng để gạt phẳng lớp vải.  Dao, kéo, máy cắt đầu bàn vải.  Vật nặng để chặn đè các lớp vải.  Dụng cụ ghim để giữ cố định các lớp vải.  Giá đỡ trục cây vải.  Bàn trải: bàn có chiều rộng 1m8; đƣợc ghép từ 10 bàn ngắn lại với nhau, mỗi bàn ngắn có chiều dài là 1m2.  Xổ vải:  Thời gian xổ vải là trên 12 tiếng.  Xổ vải không đƣợc để chồng lên.  Vị trí xổ vải không đƣợc dơ.  Trƣờng hợp nhập vải trễ ảnh hƣởng đến xuất hàng: o Chắc chắn vẫn tiến hành xổ vải.
  • 30. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 30 o Sau đó báo với khách hàng bên Nhật.  Trải vải:  Kiểm tra lỗi vải bằng máy soi lỗi vải. Máy soi lỗi vải  Chiều dài trải vải 8m, số lớp giới hạn là 80 lớp (đối với kaki, demin giãn), 100 lớp (đối với demin, vải không giãn).  Khi trải vải không đƣợc kéo căng.  Hai ngƣời đứng ở hai bên của bàn vải, tay nắm hai bên mép biên và cùng lúc dẫn vải sang phía đầu kia của bàn vải, đặt chính xác dấu phấn đầu bàn, dùng vật nặng chặn giữ đầu cây vải.  Sử dụng thƣớc thẳng dài, láng để gạt mặt vải cho êm.  Trong quá trình trải, công nhân đồng thời kiểm lỗi vải, nếu phát hiện vải bị lỗi thì dùng giấy phủ lên vị trí lỗi để dễ thay thân sau này. Nếu vải có lỗi nặng thì tiến hành cắt bỏ đoạn đó hoặc báo với văn phòng trên để có hƣớng giải quyết.  Sau khi trải xong, kiểm tra lại số lớp theo đúng tác nghiệp bàn cắt.
  • 31. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 31  Phương pháp sang sơ đồ lên bàn vải: Sử dụng phƣơng pháp cắt sơ đồ cùng bàn vải: đặt sơ đồ lên bàn vải, dùng ghim thật chắc và cắt cũng bàn vải. 2.4.4. Công đoạn cắt:  Dụng cụ, thiết bị:  Găng tay bảo hộ.  Thiết bị đè nặng.  Máy cắt tay.  Máy cắt vòng.  Tiêu chuẩn cắt:  Xổ vải 24 tiếng trƣớc khi cắt.  Trải êm, không căng, không đùn.  Cắt đúng số lớp, đúng thông số.  Chiều dài bàn vải phải lớn hơn ít nhất 2cm so với chiều dài sơ đồ.  Khổ vải phải lớn hơn khổ sơ đồ  Tiến trình cắt:  Sau khi thực hiện trải vải xong, lấy ghim cố định bàn vải rồi sử dụng máy cắt tay để cắt các chi tiết. Thao tác cắt một bàn vải
  • 32. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 32  Những chi tiết nhỏ, có độ cong nhiều, cần độ chính xác cao thì sử dụng máy cắt vòng. Cắt chi tiết bằng máy cắt vòng. 2.4.5. Ép keo, đánh số, bóc tập – phối kiện  Ép keo: Ép keo một số chi tiết theo yêu cầu kỹ thuật : lƣng quần,… các chi tiết nhỏ, có đƣờng cong lớn.
  • 33. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 33 Bảng quy định ép keo
  • 34. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 34 Công đoạn ép keo Bảng kiểm tra ép keo mỗi ngày.
  • 35. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 35 Bảng kiểm tra ép keo từng đơn hàng.  Đánh số: - Mục đích đánh số:  Tránh hiện tƣợng khác màu trên các chi tiết của một sản phẩm.  Kiểm tra đƣợc số lớp vải đã trải trên một bàn vải.  Dễ dàng cho bóc tập và điều động rải chuyền.  Dễ dàng phân biệt đƣợc mặt trái, mặt phải của vải trong quá trình may. - Nguyên tắc đánh số:  Đánh số trên mặt trái hay mặt phải phụ thuộc vào quy định của khách hàng.  Đánh số trong diện tích đƣờng may của chi tiết sao cho sau khi may xong thì khuất số.  Đánh số phải quan sát lá giấy trên mặt để phát hiện số bàn, cỡ vóc có đúng với phiếu hoạch toán bàn cắt hay không.  Đánh số theo thứ tự từ 1 đến hết từng màu một.  Vị trí đánh số phải đúng nhƣ quy định, chiều cao của số không đƣợc vƣợt quá 2/3 độ rộng đƣờng may.  Bóc tập: Là công việc chia số chi tiết đã cắt thành nhiều nhóm nhỏ theo yêu cầu của mã hàng để tiện cho việc điều động rải chuyền sau này.
  • 36. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 36 Công nhân thực hiện đánh số - bóc tập  Phối kiện Là công tác kết hợp các nhóm chi tiết đã bóc tập vào thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Chuẩn bị cho việc điều động rải chuyền. Sau khi đã kiểm tra đầy đủ các chi tiết, các kiện hàng đƣợc nhập vào các kệ để bán thành phẩm chờ rải xuống chuyền may. Thông tin trên kệ bán thành phẩm.
  • 37. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 37 Kệ để bán thành phẩm. 2.5. Công đoạn may Tổng quan về bộ phận may: - Xí nghiệp có tất cả 5 line, mỗi line đều có 1 tổ trƣởng điều hành sản xuất ở line của mình. - Mã hàng 1335 đƣợc sản xuất ở line 3, gồm tổ trƣởng là chị Phạm Thị Hƣờng, 1 kỹ thuật chuyền (chị Oanh), 1 KCS inline ( chị Chi) và gần 50 công nhân thực hiện quá trình sản xuất. Khu vực line 3 trong quá trình sản xuất.
  • 38. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 38 - Trƣớc khi bắt đầu sản xuất hàng loạt, tổ trƣởng sẽ tham khảo bảng phân tích công đoạn may để sắp xếp, phân công vị trí cho từng công nhân một cách hợp lý để tăng năng suất của tổ may. - Những ngày đầu mới lên hàng, công nhân trong tổ may sẽ đƣợc tổ trƣởng, kỹ thuật chuyền chỉ cách may cho công nhân. - Tổ trƣởng cùng kỹ thuật chuyền theo dõi, kiểm tra xem cách may mà mình đƣa ra có dễ dàng hay không, có nhanh hay không, kỹ thuật may có đạt chất lƣợng hay không. Để từ đó, cùng tìm ra cách may khác nhanh hơn, chất lƣợng hơn. - Trong tổ may, ngƣời may xong công đoạn trƣớc sẽ tự kiểm tra công đoạn của mình rồi chuyển lên cho ngƣời may công đoạn kế tiếp, ngƣời này cũng sẽ kiểm tra công đoạn của ngƣời may trƣớc đó để tránh sai sót nhiều. Bên cạnh đó, KCS inline kiểm tra chất lƣợng của từng công đoạn. Phát hiện sai sót ở công đoạn nào thì lập tức sửa ở công đoạn đó. - Tổ trƣởng có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi tiến độ, treo bảng năng suất và báo cáo sản lƣợng cho phòng kế hoạch. - Để công nhân dễ hình dung về sản phẩm, luôn có một sản phẩm mẫu ở đầu chuyền Sản phẩm mẫu đầu chuyền.
  • 39. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 39 2.5.1. May chi tiết Khi may luôn có ngƣời chạy chuyền chuyển các bán thành phẩm cho công nhân, chuyển các chi tiết vừa may xong đến ngƣời may công đoạn tiếp theo. Trong quá trình may, công nhân luôn phải kiểm tra chất lƣợng cho công đoạn của mình, nếu chƣa đƣợc thì phải tháo ra và điều chỉnh may lại. Nếu công nhân chƣa hiểu cách hay gặp sự cố về kỹ thuật thì lập tức phải hỏi kỹ thuật chuyền may hoặc tổ trƣởng để giải quyết sự cố. 2.5.2. Lắp ráp Khi may phải có ngƣời chạy chuyền để lấy chi tiết lắp ráp hoặc chuyển các chi tiết vừa may xong đến công đoạn tiếp theo. Trong quá trình may, công nhân luôn phải tự kiểm tra chất lƣợng công đoạn may của mình. Và ngƣời may sau sẽ kiểm tra công đoạn may trƣớc đó xem đã đạt yêu cầu kỹ thuật chƣa.  KCS inline tiến hành kiểm tra:  Kiểm tra đƣờng may xem có bị mất mũi, nhăn, vặn hay không; các đƣờng diễu, mí có bị le hay không. Nếu lỗi đƣờng may do máy thì phải báo cáo ngay với nhân viên cơ điện để sửa máy.  Kiểm tra xem các đƣờng ráp đáy có khớp với nhau hay không.  Kiểm tra các vị trí đính nút, gắn nhãn, thông số có đúng yêu cầu kỹ thuật hay không.  Các bấm, lỗ dùi không đƣợc lòi ra.  Kiểm tra số lƣợng nhãn, nút, passant xem có đủ yêu cầu kỹ thuật hay chƣa.  Kiểm tra chi tiết, toàn bộ sản phẩm xem có bị dơ, bị rách hay không.  Kiểm tra xem các chi tiết có khác màu hay không. Nếu có phải báo ngay với tổ trƣởng, bộ phận cắt để tiến hành thay thân.  Nhân viên KCS inline tổng hợp các lỗi và ghi vào phiếu kiểm chuyền. Công việc này đƣợc thực hiện 2 giờ/lần.
  • 40. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 40 Nhân viên KCS inline đang kiểm tra hàng.  Một số hình ảnh trực quan trong tổ may: Tổ may trong quá trình sản xuất
  • 41. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 41 Công đoạn lấy dấu chi tiết Công đoạn ủi chi tiết
  • 42. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 42 Công đoạn may chi tiết Công đoạn lắp ráp
  • 43. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 43 Công đoạn đính nút Công đoạn cắt chỉ sản phẩm đầu chuyền.
  • 44. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 44 Thành phẩm mã hàng 1335. Sau khi may xong, sản phẩm sẽ đƣợc vận chuyển đi wash (nếu là hàng wash theo yêu cầu khách hàng) rồi đƣa tới khu vực hoàn tất. 2.6. Hoàn tất Tổng quan về bộ phận hoàn tất: - Bộ phần hoàn tất có khoảng 65 ngƣời bao gồm: tổ KCS, tổ ủi, tổ bao gói ( tổ trƣởng là chị Phạm Thị Ngọc Anh). - Tổ trƣởng bộ phận hoàn tất có trách nhiệm điều động công nhân của mình làm thế nào vừa đảm bảo chất lƣợng, đảm bảo năng suất, kịp tiến độ giao hàng. - Tiến trình làm việc của bộ phận hoàn tất đƣợc thực hiện nhƣ sau:
  • 45. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 45 Sơ đồ kiểm tra chất lượng ở bộ phận hoàn tất.
  • 46. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 46  Khu vực nhân viên KCS kiểm đầu chuyền: KCS đầu chuyền đang kiểm hàng. - Nếu hàng không đạt, nhân viên KCS đầu chuyền sẽ đánh dấu lỗi và trả sản phẩm yêu cầu chuyền may sửa lại. Lỗi đầu lưng bị le mí.
  • 47. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 47 - Nếu hàng bị lỗi do đƣờng may, quy cách may ở công đoạn nào thì sẽ đƣợc trả lại cho ngƣời ở chính công đoạn đó sửa lại. - Nhân viên KCS phải thống kê lỗi và điền vào bảng có tên là Báo cáo kiểm hàng. Phiếu báo cáo kiểm hàng của KCS. - Nếu hàng bị lỗi do vết bẩn thì tổ trƣởng chuyền may sẽ điều động ngƣời đi tẩy hàng. Tuỳ thuộc vào loại vết bẩn, việc xử lý sẽ khác nhau: tẩy bằng nƣớc hay tẩy bằng hoá chất. Khu vực tẩy hàng bằng nước.
  • 48. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 48 - Nếu sản phẩm bị lỗi về vải, lỗi khác màu thì sản phẩm sẽ đƣợc thay thân. - Sau đó, hàng đƣợc đƣa tới khu vực KCS kiểm trái lần 1:công nhân ở vị trí này sẽ kiểm tra lại toàn bộ sản phẩm và cắt chỉ thừa còn sót. Nếu sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ trả lại cho chuyền may để sửa. Trƣờng hợp sản phẩm bị lỗi nhỏ thì sẽ chuyển qua bàn sửa hàng để sửa. Bàn sửa hàng hư - Sau khi sửa hàng hƣ kiểm phải lần một thì hàng đƣợc chuyền qua kiểm phải lần hai. - Sau khi kiểm hàng lần 2 đạt A thì chuyển qua khu vực kiểm nguyên phụ liệu và đo thông số. KCS ở vị trí này sẽ kiểm các nguyên phụ liệu có trên tài liệu kỹ thuât: nút, bọ, dây kéo… và thực hiện đo thông số thành phẩm, thông số thành phẩm sau wash (nếu là hàng có wash).
  • 49. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 49 Khu vực kiểm thông số. - Nếu hàng OK sẽ đƣợc chuyển qua khu vực ủi: ủi định hình, ủi tạo hình, và ủi hoàn chỉnh sản phẩm. Khu vực tổ ủi trong giờ làm việc.
  • 50. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 50 Lưu ý: nếu là sản phẩm đồng phục, sản phẩm áo sẽ đƣợc treo móc sau ủi để tránh nhăn, giúp giữ form dáng. Hàng đồng phục sau ủi. - Sau ủi, hàng đƣợc chuyển vào phòng sấy (nếu cần) để làm sạch sản phẩm, sau đó treo móc lên. Phòng sấy.
  • 51. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 51 - Hàng đã đạt sẽ chuyển về khu vực gắn nhãn, thẻ bài. Yêu cầu lúc này hàng phải đảm bảo đã đầy đủ nguyên phụ liệu trên sản phẩm, đạt chất lƣợng về thông số, đƣờng may, ….theo yêu cầu kỹ thuật. Máy đính nhãn giấy. - Dò kim: sản phẩm đạt sẽ đƣợc đƣa qua máy dò kim để đảm bảo không còn sót bất kì vật lạ nào bằng kim loại lẫn trong sản phẩm, đây đƣợc xem là bƣớc quan trọng trong công tác hoàn tất sản phẩm, đặc biệt là đối với các khách hàng khó tính nhƣ Nhật Bản, Mỹ. Máy dò kim.
  • 52. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 52 - Gấp xếp, vô bao: công tác gấp xếp, vô bao đƣợc thực hiện theo đúng yêu cầu của khách hàng. Tài liệu hướng dẫn gắn nhãn, gấp xếp.
  • 53. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 53 - Đóng thùng: thực hiện theo packing list. Hàng đóng xong đƣợc xếp lên kệ để xuất đi theo lịch. Hàng chờ xuất.
  • 54. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 54 CHƢƠNG 3: ĐỀ NGHỊ - KẾT LUẬN 3.1. Đề nghị 3.1.1. Nhận xét về quy trình công nghệ của công ty Hình thức sản xuất đặc trƣng của công ty là chuyên may về các mặt hàng Jean xuất khẩu. chính vì vậy mà quy trình công nghệ của công ty là vô cùng quan trọng. Quy trình công nghệ của công ty đƣợc thực hiện qua 3 giai đoạn: chuẩn bị sản xuất, sản xuất và hoàn tất sản phẩm. Các công đoạn đƣợc thực hiện theo một trình tự chặt chẽ. 3.1.2. Phƣơng pháp điều hành quản lý. Điều hành quản lý là phƣơng pháp quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì vậy trong phƣơng pháp quản lý điều hành của ban lãnh đạo, cũng nhƣ từng bộ phận trong công ty phải thực hiện một cách hợp lý, luôn từng bƣớc đổi mới, cải tiến về mặt kỹ thuật, phƣơng pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng. 3.1.3. Công tác bảo hộ lao động. - Dụng cụ phòng cháy chữa cháy đƣợc trang bị đầy đủ và đƣợc hƣớng dẫn cụ thể. - Trang bị phòng y tế và các hƣớng dẫn sơ cứu ngƣời bị thƣơng. - Có trang bị bảo hộ lao động cho công nhân ở xƣởng. - Hệ thống điện, nƣớc đƣợc đảm bảo an toàn. - Tổ cơ điện, bảo trì trang bị đầy đủ, máy móc và luôn thƣờng xuyên kiểm tra, bảo trì. - Bên cạnh đó, công nhân cũng cần phải có ý thức hợp tác, tuân thủ nghiêm túc các quy định, nâng cao kỹ năng về công tác bảo hộ lao động tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra, thông qua các công tác tuyên truyền, nhắc nhở và các biện pháp chế tài của công ty. 3.1.4. Định mức thời gian Định mức thời gian là việc quan trọng đối với năng suất lao động và hiệu quả làm việc của doanh nghiệp. - Là căn cứ để xác định số công nhân - Là cơ sở để lập kế hoạch sản xuất và quản lý sản xuất. - Là một trong những biện pháp để nâng cao năng suất:
  • 55. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 55  Luôn quan tâm đến công nhân: nơi làm việc thoáng mát, hệ thống đèn chiếu sáng, quạt mát, nƣớc uống đầy đủ.  Nhà xƣởng sạch sẽ: thƣờng xuyên có lao công dọn dẹp.  Cán bộ quản lý nhiệt tình trong công việc, tạo môi trƣờng thoải mái cho công nhân khi làm việc.
  • 56. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 56 3.2. Kết luận Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, sự cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi, để có thể cạnh tranh các doanh nghiệp may cần phải có tính chủ động, hợp lý hoá quá trình sản xuất làm thế nào để giảm thiểu những khâu trung gian không cần thiết, cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất, đồng thời đảm bảo chất lƣợng sản phẩm tạo hiệu quả cao trong quá trình sản xuất. Qua thời gian gần hai tháng thực tập tại công ty Sundia Bình Dƣơng, em đã có cơ hội tiếp cận với thực tế sản xuất, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho em đƣợc trau dồi thêm kiến thức thực tế cũng nhƣ củng cố kiến thức mà em đã đƣợc hoc ở trƣờng. Bên cạnh đó, em cũng đƣợc học hỏi thêm đƣợc nhiều kiến thức mới từ thực tế, làm quen với tác phong công nghiệp. Để có đƣợc tất cả những điều đó đều là nhờ sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi từ công ty, sự hƣớng dẫn nhiệt tình của các anh chị trong quý công ty,… đã tạo điều kiện cho em đƣợc hoàn thành thực tập trong thời gian vừa qua. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn quý công ty cùng các anh chị công nhân viên, và quý thầy cô đã giúp em hoàn thành báo cáo này. Em xin kính chúc quý công ty ngày càng phát triển thịnh vƣợng, kính chúc các anh chị công nhân viên, quý thầy cô dồi dào sức khoẻ và luôn thành công trong mọi lĩnh vực.
  • 57. Báo cáo thực tập GVHD: TS. Nguyễn Phước Sơn SVTH: Trịnh Huyền Trang Trang 57 CHƢƠNG 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO 4.1. Tài liệu trên mạng. - https://www.google.com/ - http://luanvan.com/ - http://www.slideshare.net/ 4.2. Tài liệu theo giáo trình. - Giáo trình công nghệ may trang phục 2, Ths. Trần Thanh Hƣơng,Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh – 2007. - Giáo trình công nghệ may trang phục 2, Ths. Trần Thanh Hƣơng,Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh – 2007. - Giáo trình lập kế hoạch sản xuất ngành may, Ths. Trần Thanh Hƣơng,Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh – 2004. 4.3. Tài liệu công ty cung cấp