SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 63
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU
Viện Quản lý-Kinh Doanh

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA 3 NƯỚC
MỸ, VIỆT NAM, NHẬT BẢN
Ngành :Quản trị kinh doanh
Chuyên ngành :Marketing và tổ chức sự kiện
Khoá học :2016-2020
Giảng viên hướng dẫn:Th.s Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Sinh viên thực hiện :Vũ Gia Tô 16031297
Phạm Thành Danh 16031299
Trần Thanh Hà 16031070
Từ Minh Hiển 16031196
Lớp :DH16QS
Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 3 năm 2020
1
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: Lý luận chung về đạo đức kinh doanh.................................... 2
1. Tổng quan về đạo đức kinh doanh..................................................... 2
1.1. Khái niệm đạo đức. ........................................................................... 2
1.2. Khái niệm đạo đức kinh doanh. ............................................................. 2
2. Các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp... 6
2.1. Đạo đức trong quản trị doanh nghiệp................................................... 6
2.2. Đạo đức trong quan hệ với khách hàng................................................ 7
2.3 Những hoạt động marketing phi đạo đức................................................ 7
3. Vai trò của đạo đức kinh doanh............................................................. 9
Chương II: Vấn đề đạo đức kinh doanh ở một số quốc gia......................... 9
1. Mỹ........................................................................................................ 10
nền kinh tế và nền tảng đạo đức kinh doanh phát triển nhất thế giới........... 10
1.1. Sự chủ động trong nhận thức và giải quyết các vấn đề đạo đức kinh
doanh của các doanh nhân Mỹ.................................................................... 10
1.2. Sự tham gia giám sát và _phản biện xã hội tích cực của công chúng
Mỹ................................................................................................................ 16
1.3. Sự quan tâm của chính phủ Mỹ đến vấn đề đạo đức kinh doanh. ....... 18
2. Nhật Bản.............................................................................................. 24
3. Việt Nam.............................................................................................. 37
Chương III: Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong
tiến trình hội nhập.......................................................................................... 44
1. Thực trạng đạo đức kinh doanh Việt Nam. ......................................... 44
2. Bài học kinh nghiệm để phát triển đạo đức kinh doanh ở Việt Nam.. 56
2.1. Nhóm giải pháp từ góc độ doanh nghiệp:............................................ 56
2.2. Nhóm giải pháp từ góc độ Nhà nước:.................................................. 60
KẾT LUẬN..................................................................................................... 62
2
CHƯƠNG I: Lý luận chung về đạo đức kinh doanh
1. Tổng quan về đạo đức kinh doanh.
1.1. Khái niệm đạo đức.
khái niệm đạo đức được hiểu là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn
mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản
thân và trong quan hệ với cá nhân khác, với toàn xã hội.
Nội dung của các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo điều kiện lịch sử cụ thể:
Qua từng giai đoạn phát triển khác nhau của các hình thái tổ chức xã hội. Chúng
ta dễ dàng nhân thấy sự khác biệt trong chuẩn mực đạo đức của từng thời kỳ. Nếu
như trong xã hội phong kiến, việc trung thành với quân vương là tiêu chuẩn tiên
quyết trong đánh giá tư cách đạo đức con người thì đến các xã hội sau này, tiêu
chuẩn này đã mất đi.
Trong các hình thái xã hội phát triển cao hơn về sau này, khi có sự xuất hiện
của Nhà nước, pháp luật đã được ra đời và cùng đóng vai trò điều chỉnh hành vi
của con người trong xã hội với đạo đức. Tuy nhiên, đạo đức có những đặc điểm
khác biệt mà pháp luật không có được:
• Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức không mang tính cưỡng chế, cưỡng bức
như pháp luật mà mang tính tự nguyện. Các chuẩn mực đạo đức cũng không được
qui định thành văn.
• Phạm vi điều chỉnh của đạo đức rộng hơn so với pháp luật khi nó không chỉ
điều chỉnh những hành vi của con người như pháp luật mà còn bao quát mọi lĩnh
vực của thế giới tinh thần.
1.2. Khái niệm đạo đức kinh doanh.
1.2.1. Sự phát triển của khái niệm đạo đức kinh doanh trong các thời kì lịch sử.
a) Sự phát triển của khái niệm đạo đức kinh doanh trước thời kì hiện đại.
Lịch sử xuất hiện của đạo đức kinh doanh gắn liền với sự ra đời và phát triển
3
của buôn bán, thương mại trên thế giới. Từ thuở ban đầu, trong các hoạt động
buôn bán, trao đổi người ta đã qui định, đòi hỏi với nhau những nguyên tắc, chuẩn
mực đạo đức như: không được trộm cắp, phải trung thực, sòng phẳng trong trao
đổi; phải có chữ tín, tôn trọng các cam kết thỏa thuận... Đây là những nguyên tắc
ban đầu của đạo đức kinh doanh.
Trong giai đoạn đầu phát triển, những tín điều tôn giáo đóng vai trò quan trọng
trong việc hình thành và xây dựng ý thức tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực đạo
đức của mọi người.
Ở phương Tây, trong Luật Tiên tri lâu đời đã có những lời khuyên như: đến
mùa thu hoạch, mọi người không nên gặt hái hết hoa màu mà nên dành lại một
phần để dành cho những người nghèo khó; hay mỗi tuần nên dành một ngày để
cho cả chủ và thợ được nghỉ ngơi... Đến thời Trung cổ, Giáo hội La Mã đã có
Luật đề ra những nguyên tắc của đạo đức kinh doanh như: mọi người phải trung
thực trong trao đổi, buôn bán theo nguyên tắc “thuận mua vừa bán”; không nên
trả lương quá thấp cho người làm công...
Ở phương Đông, những tư tưởng về đạo đức kinh doanh đã được tìm thấy
trong Luật Hồi giáo với những điều răn dạy ngăn cản việc cho vay lấy lãi, trừ
trường hợp bỏ vốn ra đầu tư, buôn bán thì được phép hưởng lợi và đặc biệt là
những tư tưởng của các học giả Trung Quốc thời cổ đại mà tiêu biểu đó là Khổng
Tử và Hàn Phi Tử. Nhắc đến Khổng Tử là nhắc đến tư tưởng Đức trị được thể
hiện qua Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Dũng của ông.
Nhẫn là biết yêu thương, giúp đỡ người khác và lấy đó làm phương hướng
rèn luyện của bản thân. Nhân là yếu tố quan trọng nhất, đóng vai trò chi phối
trong Ngũ thường.
Nghĩa là thấy việc gì đáng làm thì dốc sức làm không mưu lợi cá nhân với cả
phương châm “không thành công cũng thành nhân”. Quan điểm này đã được phát
triển thành tư tưởng “đạo đức vĩ mô” trong đạo đức phương Tây thời gian sau
4
này.
Lễ là hình thức của Nhân, chủ trương “điều mình không muốn làm cho mình
thì không nên làm cho người khác”.
Trí là có trí tuệ, biết mình, biết người.
Dũng là sự kiên cường, quả cảm vượt qua khó khăn để đạt được mục đích đề
ra, thậm chí là sẵn sàng hi sinh bản thân vì mục đích cao cả. Ở phương Tây, triết
lý quản lý của nhiều công ty coi rủi ro là một yếu tố tất yếu trong quá trình hoạt
động, ra quyết định và họ khuyến khích tinh thần dám đối mặt và phấn đấu vượt
qua thách thức, khó khăn.
Khác hẳn với Khổng Tử, Hàn Phi Tử lại chủ trương dùng pháp trị, coi hình
phạt là cách thức ngăn chặn những hành vi xấu hiệu quả nhất. Ông đưa ra ba khái
niệm trong học thuyết cai trị của mình đó là Thế, Pháp và Thuật.
Thế là quyền thế, là sự coi trọng quyền lực. Theo ông, quyền lực phải được
tập trung và thưởng phạt là cách thức cai trị.
Pháp là pháp luật, là căn cứ để phân biệt đúng - sai, phải - trái, thể hiện tính
công bằng và phải được công khai, phổ biến rộng rãi.
Thuật là nghệ thuật cai trị. Ông cho rằng trong nghệ thuật cai trị bao gồm 2
khía cạnh là kỹ thuật và tâm thuật. Kỹ thuật là cách thức tuyển dụng, đánh giá,
quản lý. Còn tâm thuật là các mưu mẹo, thủ thuật khống chế, điều khiển hành vi.
Khái niệm đạo đức kinh doanh.
Trên thế giới hiện nay, tồn tại rất nhiều định nghĩa về đạo đức kinh doanh của
các học giả, các nhà nghiên cứu dựa trên những góc độ và quan điểm nhìn nhận
khác nhau.
Khái niệm đơn giản nhất về đạo đức kinh doanh của các học giả phương Tây
đưa ra đó là định nghĩa của Brenner theo đó: “Đạo đức kinh doanh là những
nguyên tắc được chấp nhận để phân định đúng sai, nhằm điều chỉnh hành vi của
các nhà kinh doanh
5
Đạo đức kinh doanh có các nguyên tắc là:
Tính trung thực: Gồm trung thực với Nhà nước cụ thể là: trung thực trong
chấp hành pháp luật của Nhà nước, không làm ăn phi pháp, không sản xuất và
buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần
phong mỹ tục... và trung thực với đối tác, người tiêu dùng cụ thể là: không dùng
các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời, giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh
doanh, nhất quán trong nói và làm...
Tôn trọng con người: Đối với cộng sự và những người dưới quyền thì phải tôn
trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng
phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do cá nhân và
các quyền hợp pháp khác. Đối với khách hàng: phải tôn trọng nhu cầu, sở thích
và tâm lý khách hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh thì phải tôn trọng lợi ích của
đối thủ.
Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng
hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội.
Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.
Đạo đức kinh doanh điều chỉnh các chủ thể trong hoạt động kinh doanh
bao gồm:
Tầng lớp doanh nhân thực hiện hoạt động kinh doanh: đạo đức kinh doanh
điều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong các tổ chức kinh doanh
( hộ gia đình, công ty, tập đoàn, xí nghiệp) như ban giám đốc, cán bộ nhân viên...
Sự điều chỉnh này chủ yếu thông qua công tác lãnh đạo, quản lý trong những tổ
chức đó. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức nghề nghiệp của họ.
Khách hàng và các đối tác kinh doanh của doanh nghiệp: Các khách hàng khi
thực hiện hoạt động mua hàng cũng đều xuất phát từ lợi ích kinh tế của bản thân,
đều có tâm lý muốn mua rẻ và được phục vụ chu đáo. Vì vậy, nó cũng cần phải
chịu sự điều chỉnh của đạo đức kinh doanh, tránh tình trạng, khách hàng lợi dụng
6
vị thế của mình để chèn ép, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của các doanh nhân.
2. Các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp.
2.1. Đạo đức trong quản trị doanh nghiệp.
Vấn đề đạo đức trong quản trị doanh nghiệp chủ yếu được thể hiện trong các
vấn đề cơ bản liên quan đến mối quan hệ giữa người chủ sở hữu hay quản lý đối
với nhân viên như sau:
Đạo đức trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động
Những vấn đề đạo đức trong quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm lao động thường
gặp bao gồm:
Tình trạng phân biệt đối xử: Phân biệt đối xử là việc không cho phép một
người nào đó được hưởng những lợi ích nhất định xuất phát từ định kiến về phân
biệt biểu hiện ở các dạng như: phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, địa phương,
tuổi tác........................................
.
Tôn trọng quyền riêng tư cá nhân của người lao động: Việc yêu cầu người lao
động cung cấp các thông tin cá nhân cho doanh nghiệp để hoạt động quản lý được
dễ dàng là yêu cầu chính đáng. Tuy nhiên, ngược lại doanh nghiệp cũng phải có
trách nhiệm bảo mật thông tin cá nhân cho người lao động.
Đạo đức trong đánh giá người lao động.
Hành vi hợp đạo đức của người quản lý trong đánh giá người lao động là người
quản lý không được đánh giá người lao động trên cơ sở định kiến hay những tình
cảm cá nhân. Những nhân tố như sự yêu ghét cá nhân, sự ghanh ghét, đố kỵ... hay
dùng ấn tượng của mình về một nhóm người mà người lao động thuộc nhóm
người đó để nhìn nhận họ là những điều người quản lý phải hết sức tránh.
Đánh giá người lao động phải dựa trên những đóng góp thực tế của họ cho
doanh nghiệp một cách vô tư, công bằng thông qua sự giám sát của các nhà quản
lý. Sự giám sát này cũng phải được thực hiện một cách cẩn trọng và tế nhị, trên
7
nguyên tắc tôn trọng quyền cá nhân của người lao động, tránh gây áp lực, tâm lý
căng thẳng hay xâm phạm thô bạo quyền cá nhân cho người lao động.
Đạo đức trong bảo vệ người lao động.
Vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ người lao động là đảm bảo điều kiện cho
người lao động có một môi trường lao động an toàn và lành mạnh. Đây là quyền
cơ bản của người lao động mà doanh nghiệp phải tuân thủ. Mặt khác, nếu để xảy
ra những tai nạn, rủi ro cho người lao động thì bản thân các doanh nghiệp phải
gánh chịu những ảnh hưởng xấu tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải nhận thức rõ việc đảm bảo một môi trường làm
việc an toàn, thuận lợi cho người lao động cũng chính là đảm bảo cho tương lai
phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều khi việc đảm bảo các yếu
tố an toàn cho người lao động làm doanh nghiệp mất một khoản chi phí không
nhỏ nên đã có những doanh nghiệp chỉ thực hiện một cách hình thức, nửa vời.
Những hành vi này cũng rất đáng bị lên án.
2.2. Đạo đức trong quan hệ với khách hàng.
Khách hàng chính là đối tượng phục vụ, là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ,
đánh giá chất lượng, tái tạo và phát triển nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Những vấn đề đạo đức của doanh nghiệp liên quan đến khách hàng thường là
những thủ đoạn marketing phi đạo đức và vấn đề an toàn sản phẩm. Nguyên nhân
chủ yếu dẫn tới nảy sinh những vấn đề trên là từ sự tồn tại của sự bất bình đẳng
thông tin giữa người sản xuất và người tiêu dùng: người sản xuất luôn nắm rõ
thông tin về sản phẩm của mình, còn người tiêu dùng luôn ở thế bị động, họ phải
quyết định có nên mua sản phẩm hay không dựa trên những nguồn thông tin hạn
hẹp về sản phẩm. Hậu quả dễ xảy ra là người tiêu dùng phải chịu những thiệt thòi
lớn.
2.3 Những hoạt động marketing phi đạo đức.
Bản chất của hoạt động marketing là hoạt động nhằm hướng dòng lưu chuyển
hàng hóa và dịch vụ từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Triết lý của marketing
8
là thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng nhờ đó tối đa lợi nhuận cho doanh
nghiệp và tối đa lợi ích cho xã hội. Nguyên tắc chỉ đạo của marketing là tất cả
các hoạt động marketing đều phải định hướng vào người tiêu dùng . Vì vậy,
nguyên tắc đạo đức trong hoạt động marketing đòi hỏi hoạt động này phải cung
cấp thông tin một cách chính xác, trung thực nhất cho người tiêu dùng cũng như
tôn trọng quyền cá nhân của họ giúp người tiêu dùng có những quyết định lựa
chọn phù hợp và chính xác nhất. Bất kỳ biện pháp marketing nào cung cấp những
thông tin dẫn đến quyết định sai lầm của người tiêu dùng đều là phi đạo đức.
Các vấn đề liên quan đạo đức liên quan đến marketing thường nảy sinh chủ
yếu trong quảng cáo và bán sản phẩm, định giá hay trong các kênh phân phối điều
khiển dòng sản phẩm từ nơi sản xuất tới tay khách hàng. Các hình thức quảng cáo
bị coi là phi đạo đức thường gặp như: quảng cáo phóng đại, thổi phồng sản phẩm
vượt quá mức hợp lý hoặc che dấu sự thật, đưa ra những thông tin mơ hồ về sản
phẩm tạo nên niềm tin sai lầm của người tiêu dùng về sản phẩm, gây trở ngại cho
người tiêu dùng trong việc đưa ra quyết định lựa chọn tiêu dùng tối ưu, dẫn dắt
người tiêu dùng đến những quyết định lựa chọn lẻ ra họ không thực hiện nếu
không có quảng cáo; hay quảng cáo có hình thức khó coi, phi thị hiếu, không phù
hợp với văn hóa bản địa, nhắm vào những đối tượng nhạy cảm như trẻ em, trẻ vị
thành niên gây ảnh hưởng xấu đến hành vi, làm xói mòn nền văn hóa. Bên cạnh
đó là những chiêu thức bán hàng lừa gạt như bán hàng giảm giá nhưng thực chất
giá sản phẩm chưa hề được giảm mức nào, hoặc là ghi nhãn “ sản phẩm giới
thiệu” cho sản phẩm bán đại trà; hay bán cho người tiêu dùng một sản phẩm với
giá thấp nhưng để sử dụng được sản phẩm đó khách hàng phải mua sản phẩm
khác với mức giá cao hơn ..........................................................gây thiệt hại
cho người tiêu dùng. Những hành vi như vậy cần được lên án mạnh mẽ từ phía
khách hàng, cũng như các tổ chức xã hội và cơ quan nhà nước.
2.2.1. Vấn đề an toàn sản phẩm.
9
Những biểu hiện của sản phẩm không an toàn là: những sản phẩm có thể gây
tai nạn cao khi có sự cố, những sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe, những sản
phẩm mang nội dung độc hại, kích thích bạo lực... Trách nhiệm của nhà sản xuất
là phải đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm an toàn.
Đạo đứctIrong quan hệ cạnh tranh trên thị trường.
Cạnh tranh là một nhân tố tất yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Trong kinh doanh, nó được xem là một nhân tố tích cực thúc đẩy các
doanh nghiệp luôn cố gắng tự hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm của mình
để có thể tồn tại, phát triển và thành công trên thị trường. Có rất nhiều biện pháp
cạnh tranh mà doanh nghiệp có thể áp dụng để cạnh tranh với các đối thủ của
mình bao gồm cả những biện pháp cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không
lành mạnh.
3. Vai trò của đạo đức kinh doanh.
• Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh
doanh.
• Đạo đức kinh doanh góp phần làm tăng chất lượng quản lý của doanh
nghiệp.
• Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên.
• Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng.
• Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
• Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia.
Chương II: Vấn đề đạo đức kinh doanh ở một số quốc gia
Trong chương này, người viết xin đề cập đến kinh nghiệm phát triển đạo đức
kinh doanh, về những gì đã đạt được và những mặt còn tồn tại tại các quốc gia
bao gồm: Mỹ - nền kinh tế mạnh nhất thế giới, Nhật Bản - nền kinh tế phát triển
thứ hai thế giới và phát triển nhất của châu Á và Trung Quốc - nền kinh tế đang
phát triển và trỗi dậy mạnh mẽ và có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Thông
qua việc tìm hiểu về sự phát triển của đạo đức kinh doanh của 3 quốc gia này,
chúng ta sẽ đúc rút những kinh nghiệm, bài học để áp dụng vào việc xây dựng và
phát triển đạo đức kinh doanh ở Việt Nam.
10
1. Mỹ
nền kinh tế và nền tảng đạo đức kinh doanh phát triển nhất thế giới.
Mỹ là nền kinh tế đầu tàu, phát triển nhất của thế giới. Và cũng đồng thời, Mỹ
cũng là nước có nền tảng đạo đức kinh doanh phát triển nhất. Nước Mỹ là nơi
hình thành nên những nội dung đạo đức kinh doanh áp dụng trong hoạt động kinh
doanh hiện đại; là nơi đầu tiên đưa đạo đức kinh doanh trở thành một lĩnh vực
nghiên cứu học thuật.
Có thể nói, trong bước phát triển mạnh mẽ của đạo đức kinh doanh ở Mỹ,
chính những đặc điểm của xã hội Mỹ, văn hóa Mỹ đã tạo ra môi trường thuận lợi,
là cái nôi giúp đưa đạo đức kinh doanh phát triển. Điều này được thể hiện trong
tính chủ động của các doanh nhân Mỹ, của các doanh nghiệp Mỹ: chủ động nhân
thức về tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh, chủ động tìm hiểu về các vấn đề
đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, chủ động đưa ra các biện pháp giải quyết;
cũng như sự tham gia tích cực của Chính phủ và cộng đồng xã hội tạo sức ép phải
phát triển đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp.
1.1. Sự chủ động trong nhận thức và giải quyết các vấn đề đạo đức kinh doanh
của các doanh nhân Mỹ.
• Chủ động nhận thức về tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh.
Đa phần các doanh nhân Mỹ sở hữu những tập đoàn, những công ty có vai trò
quan trọng trong nền kinh tế Mỹ hiện nay là con cháu của những người da trắng
đến từ châu Âu và những người Do Thái di cư đến Mỹ. Tôn giáo của họ là đạo
Tin Lành và đạo Do Thái. Trong cả hai tôn giáo này, người ta đều quan niệm đạo
đức và kinh doanh luôn phải đi song hành, gắn bó chặt chẽ với nhau. Người ta
cũng đề cao việc giữ gìn uy tín kinh doanh và chống lại những hành vi bất chấp
đạo đức để đạt được lợi nhuận như: đối với các doanh nhân người Do Thái, người
ta không bao giờ bán các mặt hàng có hại cho khách hàng của mình. Họ quan
niệm sự thành công và giàu có của các doanh nhân phải là kết quả của đức hạnh
và sự nỗ lực cá nhân.
11
Các doanh nhân Mỹ được sinh ra, lớn lên và được giáo dục trong môi trường
xã hội nước Mỹ mang những đặc điểm:
Thứ nhất, xã hội Mỹ đề cao vai trò của cá nhân nhưng cũng đòi hỏi tinh thần
có trách nhiệm cao của mỗi cá nhân trong xã hội. Học thuyết về đạo đức quan
trọng nhất ở nước Mỹ là thuyết vị lợi. Theo học thuyết này, mỗi khi đưa ra một
quyết định, hay thực hiện một hành động, người ta phải cân nhắc kĩ lưỡng đến
kết quả, hậu quả và những tác động của nó không chỉ đối với bản thân người ra
quyết định mà còn cả đối với những người khác, đối với cộng đồng và toàn xã
hội. Một hành động chỉ được nên thực hiện khi nó có thể đem lại cả lợi ích cho
người thực hiện và cho cả cộng đồng. Những hành động chỉ mang lại lợi ích cho
một cá nhân mà gây phương hại đến lợi ích của cộng đồng thì phải tránh. Vì vậy,
hành động của các cá nhân luôn vừa phải đem lại lợi ích cho cá nhân họ và vừa
phải đem lại lợi ích cho xã hội hay ít nhất là không xâm hại đến lợi ích xã hội.
Thứ hai, trong nhận thức của người Mỹ, các nguyên tắc, chuẩn mực, luật lệ
trong xã hội bao gồm cả những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức là pháp luật tối
cao mà họ có trách nhiệm phải tuân theo để đảm bảo cho chính lợi ích và quyền
được tôn trọng của họ trong xã hội. Điều này xuất phát từ nguyên nhân lịch sử là
xã hội Mỹ bao gồm nhiều nhóm người với các sắc tộc, các nền văn hóa khác nhau.
Để xã hội đa sắc tộc, đa văn hóa ấy có thể tồn tại và phát triển thì phải có trật tự,
kỉ cương xã hội vững chắc. Một hệ thống các nguyên tắc, luật lệ xã hội và đạo
đức thống nhất được mọi người tuân thủ là yếu tố đảm bảo cho trật tự xã hội. Hơn
thế nữa, mỗi người Mỹ tin rằng họ đều có quyền và cơ hội ngang bằng nhau trong
xã hội, vì vậy họ cũng có trách nhiệm ngang bằng nhau trong việc duy trì sự ổn
định xã hội. Một cuộc thăm dò ý kiến được tiến hành tại một số nước phát triển
đã chứng minh rằng người Mỹ là những người có niềm tin vững chắc nhất vào sự
tồn tại của một hệ thống nguyên tắc, chuẩn mực xã hội. Với yêu cầu những người
tham gia lựa chọn một trong hai ý kiến xem ý kiến nào phù hợp nhất với suy nghĩ
12
của họ đó là:
1 - Họ tin rằng trong xã hội tồn tại những chỉ dẫn, hướng dẫn cụ thể với họ
điều gì là tốt và điều gì là xấu. Những chỉ dẫn này áp dụng cho tất cả mọi người
và trong mọi hoàn cảnh.
2 - Họ tin rằng trong xã hội không tồn tại những chỉ dẫn cụ thể cho họ thấy
điều gì là tốt, điều gì là xấu. Một điều là tốt hay xấu phụ thuộc hoàn toàn vào
hoàn cảnh sống của chúng ta.
Kết quả được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1: Kết quả cuộc điều tra về niềm tin vào sự tồn tại của một hệ thống
nguyên tắc và chuẩn mực rõ ràng về đạo đức trong xã hội.
Tỷ lệ số người tham
gia lựa chọn ý kiến
thứ 1(%)
Tỷ lệ số người tham
gia lựa chọn ý kiến
thứ 2 (%)
Tỷ lệ số người tham
gia không có sự lựa
chọn (%)
Mỹ 50 45 5
Italia 42 52 5
Canada 30.5
62 8
Đức
26
64
11
Pháp 24
68
7
Thụy Điển 19 76 5
Thứ ba, người Mỹ tin rằng họ có thể chủ động quản lý cuộc sống, cũng như
có thể tự quyết định số phận của chính bản thân họ. Những khẩu hiệu quen thuộc
đối với người Mỹ đó là: “Điều đó tùy thuộc vào bạn” hay “ Bạn có quyền lựa
chọn”...Theo một cuộc thăm dò ý kiến với câu hỏi: “ Thành công của một cá nhân
được quyết định bởi những nỗ lực của cá nhân người đó hay là bởi sự may mắn
và phụ thuộc vào các mối quan hệ mà anh ta có?”, có 44% người Mỹ được hỏi đã
13
trả lời rằng điều đó phụ thuộc chủ yếu bằng nỗ lực cá nhân của họ. Đây cũng là
tỷ lệ cao nhất trong số các quốc gia tiến hành cuộc thăm dò ý kiến này. Cũng vì
vậy, trong cách nhận xét,nhìn nhận, đánh giá về một con người, người Mỹ không
xem trọng những tiêu chí như: địa vị xã hội, tuổi tác, hay xuất thân gia đình như
ở nhiều quốc gia khác, mà họ đánh giá chủ yếu dựa trên những gì người đó đã
làm, đã đạt được. Với vấn đề đạo đức - một vấn đề được xem là trừu tượng, phức
tạp và mang tính phụ thuộc vào các cá nhân mà người ta cho là không thể kiểm
soát được, thì với người Mỹ, họ cho rằng có thể kiểm soát được đạo đức của chính
mình thông qua những hành động hành động của họ. Bởi vì như chúng ta đã nói
ở trên, thước đo đánh giá con người trong xã hội Mỹ chính là hành động của
người đó. Chính vì những điều kiện xã hội như vậy, các doanh nhân Mỹ đã có sự
chủ động trong giải quyết các vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh trong hoạt
động của mình bao gồm:
• Chủ động tìm hiểu các vấn đề đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp và để
ra biện pháp giải quyết.
Từ sự chủ động trong nhận thức về tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh
đối với doanh nghiệp, các doanh nhân Mỹ đã chủ động đưa các nguyên tắc, chuẩn
mực đạo đức kinh doanh áp dụng trong hoạt động của doanh nghiệp mình. Quá
trình này được gọi là quá trình thể chế hóa đạo đức kinh doanh. Họ là những
người đi tiên phong trên thế giới trong quá trình này. Những biện pháp để thực
hiện quá trình này bao gồm: (1) xây dựng bản Quy tắc đạo đức kinh doanh (Codes
of Ethics) trong hoạt động doanh nghiệp; (2) thành lập Ủy ban đạo đức kinh doanh
có nhiệm vụ xây dựng, phát triển, giải quyết các vấn đề liên quan đến đạo đức
kinh doanh trong doanh nghiệp, trong Ủy ban này sẽ bao gồm các bộ phận như:
bộ phận tổ chức các chương trinh đào tạo, phổ biến kiến thức về đạo đức kinh
doanh cho các nhân viên trong doanh nghiệp; bộ phận thực hiện chức năng, giám
sát, điều tra, phát hiện các hành vi phi đạo đức trong doanh nghiệp; Hội đồng kỷ
14
luật để đưa ra những phán xét, xử phạt các hành vi vi phạm các nguyên tắc đạo
đức... Các chương trình hành động cụ thể và chuyên nghiệp này đã cho thấy rõ
sự quan tâm và đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ trong việc nâng cao đạo đức
kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Theo một cuộc khảo sát được tiến hành vào năm 2005, 96% trong tổng số 225
doanh nghiệp Mỹ được tiến hành điều tra đã có những hành động cụ thể, tích cực
nhằm nâng cao nhận thức và sự tuân thủ đạo đức kinh doanh trong hoạt động của
doanh nghiệp. Gần 60 % doanh nghiệp đã bổ nhiệm vị trí quản lý cấp cao (Chief
Ethics Officer) chuyên trách về đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp, và 1/3
các chương trình hành động nâng cao đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp ấy
đã được thực hiện bằng cách lấy ý kiến đóng góp rộng rãi trong toàn công ty.
92% số nhân viên được hỏi đã từng được tham gia vào các chương trình đào tạo
nhằm nâng cao đạo đức kinh doanh trong công ty. Đã có những doanh nghiệp Mỹ
đã đưa đạo đức kinh doanh trở thành yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và làm nên
thành công của công ty. Câu chuyện thành công của Johnson&Johnson là trường
hợp rất điển hình chứng minh cho lợi ích của đạo đức kinh doanh cho các doanh
nghiệp.
Johnson&Johnson (J&J) là một trong những tập đoàn hàng đầu của Mỹ
chuyên sản xuất, kinh doanh dược phẩm và dụng cụ y tế... Từ thập niên 1920 đến
nay, J&J luôn đề cao bản sắc của doanh nghiệp dựa trên hai giá trị chung: “The
Identity of J&J: Integrity & Respondibility” (“Bản sắc của J&J: Ngay thẳng và
trách nhiệm”) được khởi xướng bởi con trai nối nghiệp của người sáng lập công
ty là Robert Wood Johnson. Trong lịch sử, J&J đã có những hành động cụ thể để
minh chứng cho bản sắc đó của công ty mà hai hành động sau đây là minh chứng
rõ rệt nhất:
Năm 1965, J&J tung ra thị trường sữa dưỡng da cho trẻ em rất được ưa thích.
Một số khách hàng lại dùng sữa ấy cho chính mình những khi tắm nắng, vì thế
15
thị phần của sữa dưỡng da J&J càng ngày càng lớn. Cuối 1968, bộ phận nghiên
cứu & phát triển của J&J nhận thấy rằng nếu dùng sữa dưỡng da ấy để tắm nắng
sẽ có nguy cơ bị ung thư da. J&J tự nguyện nhờ một số phòng thí nghiệm độc lập
kiểm định thêm và khi chắc chắn kết quả, ban lãnh đạo J&J họp nhân viên lại để
cùng làm bản thông báo cho các hãng thông tấn xã về kết quả xét nghiệm của
mình. Kể từ tháng 2-1969, J&J thu lại tất cả sữa dưỡng da chưa được bán trên thị
trường, và ngưng sản xuất cho đến khi J&J khắc phục được nguy cơ trên. Doanh
số hằng năm của loại kem dưỡng da J&J lúc đó là khoảng 240 triệu USD/năm.
Một sự kiện khác xảy ra vào năm 1981, ở thành phố Chicago có một người
bệnh tâm thần cho thuốc độc vào một số lọ thuốc trị nhức đầu nhãn hiệu Tylenol
do J&J sản xuất và bày bán ở các quầy hàng bán thuốc trong những siêu thị. Sự
kiện trên làm thiệt mạng bốn người và cảnh sát không bắt được người tâm thần
gây các án mạng trên. Mặc dù chỉ xảy ra ở Chicago và giới chức trách an ninh
địa phương nghĩ rằng người rối loạn tâm thần trên chỉ cho thuốc độc vào một số
lọ Tylenol đã bày bán ở siêu thị, ban lãnh đạo J&J sau khi hội ý với nhân viên
vẫn cương quyết rút lại để kiểm định tất cả lọ thuốc Tylenol đã phân phối không
chỉ ở Mỹ mà ở toàn thế giới, vì theo J&J, không có gì bảo đảm là người bị bệnh
thần kinh trên chỉ bỏ thuốc độc vào các lọ Tylenol lúc đã bày bán, mà không bỏ
vào lúc sản xuất hoặc trước khi được phân phối đi khắp nơi. Toàn bộ chi phí để
thực hiện quyết định trên là 350 triệu USD.
Có thể nói, tinhh thần trách nhiệm đã trở thành hành vi chuẩn mực để đánh
giá mọi hoạt động của J&J và trở thành văn hóa “trách nhiệm”, được xuất phát từ
cái tâm của toàn thể cán bộ nhân viên, đặc biệt từ lãnh đạo cao nhất của J&J đối
với khách hàng. Chính bằng tinh thần luôn có trách nhiệm ấy, J&J đã dành được
cảm tình, sự trung thành của khách hàng và đến lượt mình, sự ủng hộ từ phía
khách hàng đã đem lại cho công ty những thành công nổi bật. Theo thống kê,
trong suốt hơn 100 năm qua, thương hiệu J&J luôn tồn tại bền vững và công ty
16
luôn đạt được tốc độ tăng trưởng hàng năm là 10.5% trong suốt thời gian tồn tại,
đáng chú ý là càng ngày tốc độ tăng trưởng ấy càng cao. Ngay trong năm 2008,
năm khó khăn nhất của nền kinh tế Mỹ, doanh số bán của công ty đã tăng 4,3%
và lợi nhuận tăng thêm 22%. Điều đó đã khiến cho J&J trở thành công ty đứng
thứ 6 đạt lợi nhuận cao nhất và là một trong 5 công ty có giá trị nhất ở Fortune
500.
1.2. Sự tham gia giám sát và _phản biện xã hội tích cực của công chúng Mỹ.
Ở Mỹ, việc xem xét, đánh giá, giải quyết các vấn đề trong phạm vi một cá
nhân, để một cá nhân tự giải quyết là điều rất hạn chế, đặc biệt đối với các vấn đề
đạo đức. Những cuộc tranh luận mang tính chất mở, rộng rãi trong công chúng
để đánh giá, nhận xét về một vấn đề là điều thường hay được người Mỹ tiến hành.
Ba bộ phận luôn đóng góp những ý kiến phản biện xã hội quan trọng nhất trong
xã hội Mỹ đó là các tổ chức xã hội, các hiệp hội...đại diện cho tiếng nói của người
dân Mỹ; giới học giả và giới truyền thông Mỹ.
Sự tham gia tích cực của người dân Mỹ trong việc thúc đẩy đạo đức kinh
doanh trong doanh nghiệp được thể hiện số lượng ngày càng tăng các hiệp hội
người tiêu dùng Mỹ. Họ là những người đóng góp những tiếng nói phản biện
quan trọng, những quyết định của họ là ủng hộ hay tẩy chay đối với một công ty
cso tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty đó. Có thể nói, họ là
nhân tố có thể gây sức ép đến chính sách của các công ty Mỹ.
Bên cạnh đó, giới học giả Mỹ ngày càng quan tâm đến vấn đề đạo đức kinh
doanh trong doanh nghiệp. Sự quan tâm ấy được thể hiện qua số các Trung tâm
nghiên cứu về đạo đức kinh doanh liên tục gia tăng thuộc các trường Đại học hay
các Tổ chức nghiên cứu xã hội. Hầu hết các trường Đại học ở Mỹ đã đưa đạo đức
kinh doanh vào giảng dạy với tổng số sinh viên theo học ngày càng tăng cao. Ở
Mỹ, hiện đã có tạp chí nghiên cứu chuyên ngành về đạo đức kinh doanh được
xuất bản trong đó có những tạp chí nổi tiếng như: Journal of Business Ethics,
17
Business Ethics Weekly... Những đóng góp của các học giả cho việc thúc đẩy phát
triển đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp được thể hiện qua những kết quả
nghiên cứu, những lời khuyến cáo, tư vấn cho các doanh nghiệp về tầm quan
trọng của đạo đức kinh doanh. Trong đó, đóng góp quan trọng nhất là vào những
năm 1980, các học giả Mỹ đã hoàn thành học thuyết, lý luận về xây dựng văn hóa
và đạo đức daonh nghiệp được dựa trên tư tưởng đạo đức Katian, học thuyết về
hợp đồng xã hội, học thuyết về vai trò giám sát của cổ đông trong doanh nghiệp...
Có thể nói, đây là kim chỉ nam để các doanh nghiệp Mỹ áp dụng trong xây dựng
đạo đức và văn hóa daonh nghiệp.
Trong thời gian gần đây, nhận thức của giới truyền thông Mỹ về đạo đức kinh
doanh đang ngày càng được nâng cao. Thông qua hoạt động đưa tin của mình,
các phương tiện truyền thông Mỹ không những góp tiếng nói phê phán, đả kích
các doanh nghiệp phi đạo đức mà còn góp phần nâng cao sự nhận thức của toàn
xã hội về vấn đề này. Tiếng nói của các phương tiện thông tin đại chúng đang
ngày càng thể hiện vai trò phản biện xã hội quan trọng của mình trong việc tạo
sức ép, buộc các doanh nghiệp phải hoạt động nghiêm chỉnh có đạo đức.
Hàng năm,dựa trên sự bình bầu của người tiêu dùng, các học giả và các
phương tiện truyền thông Mỹ, người ta đều chọn ra danh sách 100 doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh có đạo đức tốt nhất trong năm để tôn vinh trong xã hội.
Những giải thưởng như thế này cũng chính là sự ghi nhận xứng đáng cho sự nỗ
lực, phấn đấu của các doanh nghiệp; đông thời khuyến khích họ nâng cao hơn
nữa đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp mình.
Bản thân những người lao động Mỹ cũng có nhận thức rõ ràng về đạo đức
kinh doanh và có những yêu cầu, mong muốn của họ về đạo đức của các công ty
nơi họ làm việc. Những nhân viên làm việc trong các công ty Mỹ có quyền và
trách nhiệm phán xét xem liệu những người chủ, những người đứng đầu quản lý
công ty đã thực sự hoạt động kinh doanh có đạo đức hay không? Và họ có quyền
18
được tiếp cận các thông tin về hành vi của những người đứng đầu để đưa ra nhận
xét này.
Việc đưa việc đánh giá về các hành vi, hoạt động của các doanh nhân Mỹ có
theo đúng các tiêu chuẩn đạo đức hay không ra tranh luận, phản biện trong công
chúng đã tạo nên một sức ép đủ mạnh để các doanh nhân Mỹ phải nhận thức được
tầm quan trọng và việc cần thiết của việc hoạt động kinh doanh có đạo đức đối
với sự thành công hay thất bại của bản thân và của công ty. Một doanh nhân luôn
là một người đáng tin cậy, một người luôn hoạt động vì lợi ích của khách hàng
và của đối tác, anh ta sẽ là một doanh nhân thành đạt. Và ngược lại, một doanh
nhân thành đạt thì luôn phải suy nghĩ và hành động có đạo đức đối với nhân viên,
khách hàng và cộng đồng xã hội.
1.3. Sự quan tâm của chính phủ Mỹ đến vấn đề đạo đức kinh doanh.
Chính phủ Mỹ luôn dành sự quan tâm đúng mức và có nhưng chương trình
hành động cụ thể nhằm thúc đẩy, yêu cầu và ràng buộc các doanh nghiệp hoạt
động phải có văn hóa kinh doanh. Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới ban hành các
đạo Luật nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cho đến nay hệ thống pháp luật
về bảo vệ người tiêu dùng của Mỹ được coi là một trong những hệ thống hoàn
chỉnh nhất trên thế giới. Hệ thống pháp luật này bao gồm các đạo luật và các cơ
quan chính phủ chịu trách nhiệm giám sát, thực thi chúng. Các đạo luật tiêu biểu
của Mỹ là:
• Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm: Nội dung chính của luật là yêu cầu các
nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ phải có trách nhiệm đối với thương tật và
thiệt hại do những khuyết tật của sản phẩm gây ra cho người sử dụng hoặc
những người ở gần sản phẩm đó. Trách nhiệm sản phẩm thường dựa trên các
nguyên tắc pháp lý về sự bất cẩn, vi phạm bảo hành hoặc trách nhiệm tuyệt
đối. Phạm vi điều chỉnh của luật áp dụng đối với tất cả các doah nghiệp bán
hàng hóa của mình trên thị trường Mỹ.
19
• Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng: Luật này qui định các tiêu chuẩn an toàn
sản phẩm liên quan đến sự vận hành, thành phần, nội dung, thiết kế, sản xuất,
hoàn tất, đóng gói và dán nhãn. Nguyên tắc chung là nhà sản xuất sản phẩm
tiêu dùng là đối tượng của quy định này phải phát hành giấy chứng nhận khẳng
định hàng phù hợp với các tiêu chuẩn qui định và phải dán nhãn trên sản phẩm
ghi rõ ngày và nơi sản xuất sản phẩm, tên và địa chỉ của nhà sản xuất, chứng
nhận tuân thủ các luật lệ áp dụng và mô tả ngắn gọn các luật lệ đó.
Bên cạnh những đạo luật trên, chính phủ Mỹ còn ban hành rất nhiều các đạo
luật qui định chi tiết về các ngành hàng cụ thể như: Luật về các chất nguy hiểm,
Luật về vải dễ cháy, Luật về thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, Luật về an toàn
tủ lạnh gia đình.................
Luật pháp về bảo đảm tính công bằng trong cạnh tranh, chống độc quyền,
chống các hành vi câu kết của các doanh nghiệp cũng được ra đời từ sớm ở Mỹ.
Đến năm 1980, hệ thống luật về cạnh tranh của Mỹ được coi là chặt chẽ và nghiêm
khắc nhất thế giới, với các đạo luật tiêu biểu như: đạo luật Sherman (1890), luật
Clayton (1914) là hai luật cơ bản cho chính sách chống Tơrớt của Mỹ, luật
Robinson - Patman (1936) qui định việc xử lý các hành vi phân biệt đối xử.
Văn bản pháp luật có sự điều chỉnh trực tiếp nhất đến đạo đức kinh doanh của
doanh nghiệp là Những hướng dẫn về hình phạt của liên bang (The Federal
Sentencing Guideline ) được ban hành vào năm 1991 hướng dẫn các Tòa án trong
việc xét xử các vụ việc liên quan đến các hành vi phi đạo đức của các công ty
Mỹ. Bản qui tắc xét xử này được ra đời nhằm mục đích không chỉ đề ra biện pháp
trừng phạt đích đáng đối với các doanh nghiệp vi phạm, mà qua đó nó còn thúc
đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các chương trình phát triển đạo
đức kinh doanh trong doanh nghiệp. Một qui định quan trọng trong bản qui tắc
xét xử này đó là: nếu một doanh nghiệp bị đưa ra xét xử do có hành vi vi phạm
đạo đức kinh doanh thì việc xử phạt mà doanh nghiệp đó phải gánh chịu có thể
20
được xem xét giảm nhẹ nếu doanh nghiệp đó chứng minh được rằng họ đã có
chương trình phát triển đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp mình.
Tuy các doanh nghiệp Mỹ đã đạt được những thành công, tiến bộ trong việc
thực hiện, áp dụng đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp, nhưng trong thời gian
gần đây, nước Mỹ đã phải đối mặt với hàng loạt vụ bê bối liên quan đến đạo đức
kinh doanh dẫn tới phá sản trong các doanh nghiệp từng là niềm tự hào của kinh
tế Mỹ. Làn sóng các vụ bê bối ấy được bắt đầu với vụ bê bối về gian lận thông
tin tài chính của gã khổng lồ Enron vào năm 2001, tiếp theo đó người ta lại khám
phá thêm những vụ bê bối cũng liên quan đến gian lận thông tin tài chính của
WorldCom, Tyco International, Adelpliia... mà trách nhiệm gây ra những vụ bê
bối này chủ yếu thuộc về những người quản lý cấp cao ở các công ty trên. Những
vụ bê bối đó đã hé lộ ra những điểm còn tồn tại trong hệ thống đạo đức kinh
doanh của doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt là đạo đức trong việc công bố trung thực,
minh bạch các thông tin tài chính doanh nghiệp. Trong hoạt động của mình, tập
đoàn Enron và công ty kiểm toán Arthur Andersen (công ty chịu trách nhiệm thực
hiện công tác kiểm toán cho Enron) đều đã ban hành những Qui tắc đạo đức kinh
doanh (Codes of Ethics) trong công ty, thậm chí, công ty Arthur Andersen còn
cho xuất bản các video về các tình huống đạo đức kinh doanh được sử dụng rộng
rãi trong các trường Đại học. Vậy điều gì đã làm cho những qui tắc đạo đức kinh
doanh ở các doanh nghiệp này không phát huy hiệu quả? Đã có những nghiên
cứu trước đó của các học giả cho thấy rằng nhân tố quan trọng nhất tác động để
người quản lý thực hiện các hành động có đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên
tắc đạo đức của chính bản thân người đó; tiếp đến là hành vi của những nhà quản
lý cấp cao hơn; còn yếu tố quan trọng nhất tác động để nhà quản lý thực hiện
hành vi phi đạo đức là hành vi của cấp trên, tiếp đến theo thứ tự là xu thế đạo đức
của các công ty cùng trong lĩnh vực, ngành nghề của công ty họ; chính sách đạo
đức của công ty và cuối cùng là nhu cầu tài chính cá nhân của họ. Như vậy vấn
21
đề được đặt ra là doanh nghiệp phải xây dựng được môi trường văn hóa đạo đức
thực sự, sâu sắc trong doanh nghiệp để từ đó tạo tác động để tất cả các nhà lãnh
đạo, quản lý cũng như các nhân viên trong doanh nghiệp nhận thức được rõ rằng
hành động có đạo đức là quyền lợi, trách nhiệm của họ; tránh tình trạng chính
sách, phương hướng hoạt động của doanh nghiệp đề ra theo một hướng, nhưng
bản thân các nhân viên lại nghĩ khác và hành động khác.
Đứng trước những tác động ấy, trong bản công bố kết quả nghiên cứu của
mình, Viện nghiên cứu về đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp (The Business
Roundtable Institute for Corporate Ethics) đã chỉ ra những vấn đề đạo đức cấp
thiết cần được giải quyết trong các doanh nghiệp Mỹ đó là: (1) Lấy lại lòng tin
của công chúng; (2) Đáp ứng được sự kì vọng của các nhà đầu tư không chỉ về
lợi nhuận mà còn về đạo đức doanh nghiệp; (3) Đảm bảo tính trung thực, chính
xác của các bản báo cáo tài chính; (4) Công bằng trong việc chi trả cac khoản bồi
hoàn và (5) Xây dựng hình mẫu đạo đức của các nhà quản lý doanh nghiệp. Để
giải quyết những vấn đề này, các doanh nghiệp Mỹ đã tập trung vào 3 biện pháp
sau:
1 - Tiếp tục đẩy mạnh các chương trình xây dựng, áp dụng đạo đức kinh
doanh, xây dựng niềm tin trong doanh nghiệp, đưa đạo đức kinh doanh thực sự
trở thành một yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp.
Theo điều tra của Hội đồng đạo đức kinh doanh Mỹ (The Council for Business
Ethics), 85% các CEO trong các công ty Mỹ đã xác nhận rằng doanh nghiệp của
họ đang ngày càng quan tâm, chú trọng đạo đức kinh doanh. Trong đó, những sự
thay đổi chủ yếu là: nâng cao vai trò của hệ thống báo cáo và trao đổi thông tin
nội bộ (chiếm 33%), thiết lập các đường dây nóng về đạo đức kinh doanh (chiếm
17%), phát triển nội quy tuân thủ đạo đức trong công ty (chiếm 12%), tăng cường
sự kiểm soát của ban giám đốc (chiếm 10%).
2 - Chuyên nghiệp hóa, riêng biệt hóa bộ phận đảm trách về đạo đức kinh
22
doanh trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành bổ nhiệm nhân sự cấp cao
như một Phó chủ tịch để chuyên trách về đạo đức kinh doanh trong hoạt động của
mình. Sự thay đổi đó được thể hiện qua số thành viên của Hiệp hội các nhà quản
lý đạo đức doanh nghiệp (The Ethics Officer Asociation) đã tăng từ 12 thành viên
năm 1992 lên tới 995 thành viên năm 2004.
3 - Siết chặt quản lý, tăng cường hiệu lực của Bộ qui tắc ứng xử (Codes of
Conduct) và những hướng dẫn thực hành đạo đức trong doanh nghiệp (Ethical
guidelines). Nguyên nhân tại sao các công ty đã có những chương trình xây dựng
và phát triển đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp này lại bị vướng vào vụ bê
bối liên quan đến đạo đức kinh doanh? Sau vụ bê bối Enron, vấn đề được đặt ra
đối với các doanh nghiệp Mỹ là làm sao để có thể đảm bảo hiệu lực, để Qui tắc
đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp thực sự có tác dụng. Cách thức để thực
hiện điều này là phải xây dựng được cơ chế giám sát, quản lý chặt chẽ; phải xây
dựng cơ chế qui định trách nhiệm rõ ràng từ thấp đến cao của tất cả các thành
viên trong công ty và phải khuyến khích việc tố giác các hành vi phi đạo đức phát
sinh trong công ty để có thể ngăn chặn từ sớm những hành vi đó tránh gây ra
những hậu quả nghiêm trọng cho công ty.
Những tập đoàn lớn như: Boeing, Lockheed Martin, Deloitte&Touche... là
những điển hình đã làm tốt những biện pháp này.
Ở Boeing, họ đã tổ chức các chương trình đào tạo nhằm nâng cao và phát triển
kĩ năng ra quyết định và giải quyết các vấn đề một cách có đạo đức đối với toàn
thể 178.000 nhân viên của công ty. Đồng thời, họ đã tiến hành soạn thảo Những
hướng dẫn về thực hành đạo đức một cách cụ thể và có qui mô rộng lớn hơn
trước. Lý giải cho vấn đề này, các nhà lãnh đạo Boeing đã nói rằng sở dĩ họ làm
như vậy, vì họ nhận thức được rằng chỉ có hoạt động kinh doanh có đạo đức mới
là con đường dẫn họ đến thành công bền vững trong tương lai.
Ở Lockheed - Martin, họ đã được biết tới với các chương trình phát triển đạo
23
đức doanh nghiệp rất bài bản và có khả năng bao quát mọi vấn đề. Ngoài việc
cung cấp cho nhân viên các chương trình đào tạo về đạo đức kinh doanh, Lokheed
Martin còn thiết lập một đường dây liên lạc để trợ giúp các nhân viên trong bộ
phận phụ trách về đạo đức kinh doanh của hãng qua rất nhiều các phương tiên
liên lạc khác nhau để các nhân viên có thể yêu cầu những lời tư vấn từ những
người có chuyên môn. Phương châm của họ là sẽ không bao giờ có sự trách phạt
nhân viên khi thường xuyên sử dụng đường dây trợ giúp về đạo đức kinh doanh.
Ở Deloitte&Touche, chương trình nâng cao đạo đức doanh nghiệp của họ
được tập trung vào 3 điểm nhấn: (1) xây dựng giá trị doanh nghiệp; (2) xây dựng
chương trình quản lý, giám sát chặt chẽ và (3) phương pháp giải quyết các hậu
quả xảy ra. Yếu tố thứ nhất, xây dựng giá trị doanh nghiệp có sức lan tỏa mạnh
mẽ sẽ là yếu tố thúc đẩy các nhân viên hành động đúng đắn, có đạo đức. Yếu tố
thứ hai, một chương trình giám sát hiệu quả không chỉ giám sát thông qua các dữ
liệu, thông tin mà còn giám sát chính hành vi của các nhân viên, sẽ giúp ngăn
chặn những hành vi phi đạo đức ngay từ khi nó bắt đầu hình thành. Và yếu tố thứ
ba, nếu một hành vi phi đạo đức xảy ra trong doanh nghiệp, công ty sẽ tiến hành
giải quyết ngay từ sớm, xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của những người
liên quan.
Bên cạnh sự quan tâm, đầu tư của bản thân các doanh nghiệp, chính phủ, Quốc
hội Mỹ cũng thúc đẩy quá trình luật hóa các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức kinh
doanh để ràng buộc hơn nữa trách nhiệm của họ đối với các vấn đề đạo đức kinh
doanh. Tiêu biểu là ngay sau khi xảy ra hàng loạt các vụ bê bối của các tập đoàn
lớn liên quan đến thông tin tài chính, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật
Sarbanes - Oxley đưa ra những qui định chặt chẽ đối với các doanh nghiệp về báo
cáo, cung cấp các thông tin tài chính trong doanh nghiệp. Đây là Đạo luật gây
được nhiều sự chú ý nhất vì nó giải quyết vấn đề nhức nhối nhất là chống các
hành vi gian lận của các doanh nghiệp Mỹ trong công bố các thông tin tài chính.
24
Nó được kì vọng là sẽ vá những lỗ hỏng hiện nay trong kiểm soát hoạt động của
các doanh nghiệp Mỹ sau sự ra đời của Những hướng dẫn về hình phạt của liên
bang (the Federal Sentencing Guideline) vào năm 1991.
2. Nhật Bản.
Những tư tưởng đạo đức kinh doanh đầu tiên đã xuất hiện từ khá sớm trong
xã hội phong kiến Nhật Bản khi hoạt động buôn bán, trao đổi bắt đầu có những
bước phát triển mạnh mẽ với hai luồng tư tưởng chủ đạo là Đinh nhân đạo hay
đạo của thị dân và Bushido ( Võ sĩ đạo ) đề cập đến những giá trị của giới võ sĩ
(Samurai) được truyền thụ trong giới cầm quyền Nhật Bản.
Bushido là hệ tư tưởng ra đời sớm nhất từ cuối thế kỷ 12, được xây dựng dựa
trên cơ sở lý luận của Nho học và những giá trị đạo đức của giới võ sĩ. Những
đức tính được nhấn mạnh trong Bushido là: trung thành; không ngại hy sinh;
trọng tín nghĩa, lễ nghĩa; có liêm sỉ; sống thanh bạch, giản dị, cần kiệm; có tinh
thần thượng võ; trọng danh dự và có lòng thương người. Bushido là cột trụ tinh
thần của chính quyền phong kiến, của giới võ sĩ Nhật Bản. Sau này, đến thời
Minh Trị duy tân, những con người lèo lái công cuộc duy tân của Nhật Bản vốn
xuất thân từ giới võ sĩ đã đưa Bushido áp dụng vào những nguyên tắc đạo đức
kinh doanh hiện đại. Điều này được thể hiện đậm nét qua những lời “gia huấn”
(kakun, tức là những điều răn dạy người nhà) của Iwasaki Yataro (1834-1885),
một võ sĩ cấp dưới ở Tosa (đảo Shikoku) và cũng là người sáng lập Công ty
Mitsubishi sau đây:
Điều l: Không bị chi phối bởi những việc nhỏ mà phải chú tâm đến việc kinh
doanh những sự nghiệp lớn.
Điều 2: Khi đã bắt đầu một sự nghiệp thì chắc chắn phải làm cho thành công.
Điều 3: Không làm những sự nghiệp có tính cách đầu cơ.
Điều 4: Khi toan tính, mọi sự nghiệp phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết.
Điều 5: Không bao giờ quên tinh thần vị công trong sáng không để mất lòng
25
thành.
Điều 6: Phải cần mẫn, cần kiệm, và biết nghĩ đến người khác.
Điều 7: Phải sử dụng nhân sự cho thích đáng.
Điều 8: Đối đãi tử tế với người làm.
Điều 9: Phải gan dạ, quả cảm khi bắt đầu một sự nghiệp nhưng cặn kẽ, kỹ
lưỡng khi thực hiện.[8]
Một doanh nhân nổi tiếng khác trong thời kì này là Shibusawa Eiichi (1840-
1931), cũng là một nhân vật theo luân lý Bushido đã để lại những lời răn dạy để
đời cho các thế hệ doanh nhân sau này về tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh.
Ông được coi là “cha đẻ” của giới tài chính Nhật Bản và là người đã có công xây
dựng 500 xí nghiệp tạo nền móng vững chắc cho nền công nghiệp Nhật Bản.
Trong sự nghiệp của mình, Shibusawa luôn luôn chú trọng và nhấn mạnh khía
cạnh luân lý trong kinh doanh. Ông cho rằng không thể tách rời luân lý ra khỏi
kinh doanh. Ông khẳng định: “Đừng lầm tưởng là thương nghiệp và đạo đức
không thể dung hòa được với nhau như nước với lửa. Cho dầu tri thức có phát
triển và tài sản có gia tăng bao nhiêu chăng nữa, nếu không có đạo đức thì không
thể nào phát huy được hết sức mình trong thiên hạ”. Một trong những câu châm
ngôn nổi tiếng của ông dành cho giới doanh nhân đó là “Sĩ hồn thương tài”
(shikon shosai). Theo ông, một người doanh nhân cần có “Sĩ hồn thương tài”, tức
là cần có sự tổng hợp giữa tinh thần của một người võ sĩ với tài thương mại, kinh
doanh. Bởi vì, phàm muốn lập thân ắt phải có tinh thần võ sĩ, luôn cố gắng, nỗ
lực phấn đấu không biết mệt mỏi, nhưng nếu chỉ có “sĩ hồn” mà không có “thương
tài” sẽ bị “tự diệt” về kinh tế. “Thương tài” cũng phải đặt căn bản trên đạo đức.
Những loại “thương tài”, bất đức, dối trá, điêu ngoa, phù phiếm - tách rời khỏi
đạo đức, thì chỉ là tài vặt và khôn vặt và không thể thành công lâu bền. Shibusawa
tin rằng những người trong công nghiệp và thương nghiệp cần phải có tinh thần
Bushido vì bất kỳ ở nước văn minh nào các nhà xí nghiệp và kinh doanh cũng lấy
26
lời hứa làm trọng, và người Nhật nếu không muốn bị thua thiệt thì phải tuyệt đối
tôn trọng chữ Tín.
Đinh nhân đạo là hệ tư tưởng ra đời sau Bushido vào khoảng cuối thế kỉ 17.
Người sáng lập ra Đinh nhân đạo là nhà tư tưởng Ishida Baigan (16851744).
Trong học thuyết Đinh nhân đạo của mình, ông đã đề cao vai trò của tầng lớp
thương nhân đối với xã hội. Ông cho rằng cấu trúc xã hội với 4 thành phần: sĩ,
nông, công, thương đã có từ xưa, trong đó mỗi giai tầng có một vai trò của nó,
không thể thiếu được thành phần nào. Cả 4 giai tầng ấy đều sống trên đất của
quân vương, phục vụ quân vương, nên đều được hưởng ân trạch của quân vương.
Vì cùng là bề tôi, nên vũ sĩ được hưởng niên bổng của quân vương, nông dân
được hưởng thóc lúa, thì thương nhân được hưởng lời lãi - tất cả đều là bổng lộc
vua ban. Từ chỗ khẳng định vị trí của người thị dân, Baigan đã đưa ra “đạo” - tức
là chuẩn mực đạo đức của giai tầng này. Ông cho rằng: Các giai tầng khác nhau
đều phải tự hạn chế dục vọng và hành xử theo đạo để giữ giá trị giai tầng của
mình: Sĩ có trách nhiệm khai phóng tư tưởng và cầm giữ cương thường, nông dân
có bổn phận cần cù nơi đồng ruộng để cung cấp lương thực, thì người thị dân
cũng phải hành xử theo đạo. Đạo của người thị dân thể hiện thành 3 đức: tiết kiệm
trong việc sử dụng tài nguyên quốc gia; tiết kiệm trong chi tiêu cho bản thân; cần
cù, sáng tạo và 2 nghĩa: chính trong kinh doanh sản xuất; trực trong giao dịch
thương mại. Về luân lý, nên tránh tửu, sắc, cờ bạc để dành thì giờ và tiền bạc cho
sáng tạo và kinh doanh. Luân lý ấy không cấm việc thưởng thức xướng ca, nhưng
không được sa vào trác táng.[9]
Có thể khẳng định, chính những tư tưởng này đã đóng góp rất lớn vào công
cuộc duy tân của Nhật Bản, đưa Nhật Bản từ một đất nước nông nghiệp, nghèo
nàn, lạc hậu trở thành một trong những đất nước giàu mạnh trên thế giới. Đồng
thời, nó cũng tạo thành nền móng vững chắc để xây dựng nên môi trường văn
hóa doanh nghiệp đặc trưng, và hơn nữa là đạo đức kinh doanh cho các doanh
27
nghiệp Nhật Bản sau này.
Đến thời kì hiện đại, từ sau cuộc chiến tranh thế giới thứ II, trong hoàn cảnh
Nhật Bản là nước bại trận phải chịu nỗi nhục nhã và sự tàn phá nặng nề của chiến
tranh, chính phủ, các doanh nhân và người dân Nhật Bản đã đặt mục tiêu phải
nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, đẩy mạnh phát triển kinh tế nhằm
đưa nước Nhật trở về vị trí một cường quốc kinh tế, phát triển và thịnh vượng
như năm xưa là mục tiêu hàng đầu. Cũng vì thế, mà đã có những giai đoạn, việc
xây dựng, phát triển đạo đức kinh doanh đã dường như bị lãng quên trong xã hội
và trong các doanh nghiệp Nhật Bản, nhưng càng về sau này nó lại càng khẳng
định được tầm quan trọng của chính mình. Trong bài viết “ Đạo đức kinh doanh
ở Nhật Bản” (Business Ethics in Japan) của tác giả Iwao Taka, ông đã chia sự
phát triển của đạo đức kinh doanh Nhật Bản thời hiện đại ra 5 giai đoạn chính:
• Giai đoạn 1: Từ trước thập kỷ 60: Giai đoạn tập trung cho phát triển kinh
tế.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, nhiệm vụ hàng đầu mà Chính phủ, doanh
nghiệp, người dân Nhật Bản đặt ra lúc này là tập trung tất cả cho phát triển kinh
tế, khắc phục những hậu quả của chiến tranh. Các doanh nghiệp Nhật Bản dường
như không quan tâm đến các vấn đề xã hội và môi trường. Cụm từ “ Trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp” gần như đã bị quên lãng trong cộng đồng các doanh
nghiệp Nhật Bản.
Một ví dụ rất đặc trưng về đạo đức của các doanh nghiệp trong thời kì này là
về cách thức giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp với người dân bị ảnh hưởng
do tác động làm ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp. Bất kể mức độ gây
thiệt hại của doanh nghiệp đối với các nạn nhân là bao nhiêu, họ chỉ phải trả một
khoản tiền tượng trưng như là lòng thương hại của họ đối với các nạn nhân mà
không phải là những khoản bồi thường thỏa đáng. Trách nhiệm pháp lý của doanh
nghiệp trong những trường hợp này rất mập mờ, không được qui định rõ ràng.
28
• Giai đoạn 2: Từ giữa những năm 1960 đến giữa những năm 1970: Giai
đoạn xuất hiện ngày càng nhiều các vấn đề xã hội liên quan đến doanh nghiệp.
Giai đoạn này đã ghi nhận những chuyển biến tích cực trong thái độ của các
doanh nghiệp cũng như của xã hội đối với các vấn đề về trách nhiệm với môi
trường và xã hội của doanh nghiệp. Nguyên nhân trực tiếp tạo ra sự chuyển biến
này là từ vụ việc của 4 công ty lớn của Nhật Bản bị phát hiện đã có những hoạt
động xâm hại nghiêm trọng đến môi trường xung quanh công ty mà tiêu biểu là
vụ việc ở Minamata. Năm 1968, sau 12 năm điều tra nguyên nhân gây ra dịch
bệnh lạ bùng phát ở Minamata, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra được những bằng
chứng chính thức chứng minh được rằng nguyên nhân gây ra dịch bệnh này xuất
phát từ quá trình sản xuất thủy ngân ở nhà máy Chisso.
Với những trường hợp bị phát hiện trên, một vấn đề cấp bách được đặt ra với
Chính phủ, với xã hội Nhật Bản là họ phải có những hành động cần thiết để ép
buộc các doanh nghiệp phải hoạt động có trách nhiệm với xã hội. Năm 1967,
Chính phủ Nhật Bản đã ban hành “Đạo luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường”
(The Basic Law of Enviromental Polluttion Control). Ba năm sau đó, vào năm
1971, một cơ quan chuyên trách về môi trường của Chính phủ cũng đã được thành
lập nhằm thúc đẩy việc thi hành đạo luật trên.Về phía người tiêu dùng Nhật Bản,
họ cũng đã có những hoạt động, tiếng nói phản đối các doanh nghiệp Nhật Bản
có những hành vi xâm hại môi trường, gây tác hại cho xã hội.
Dưới sức ép từ phía Chính phủ và người dân, các doanh nghiệp Nhật Bản đã
phải có những hành động để nâng cao trách nhiệm xã hội của mình. Hai tổ chức
kinh tế lớn của Nhật Bản là Keidaren ( Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản)
với 1000 thành viên và Keizai Doyukai (Hiệp hội các chủ doanh nghiệp Nhật
Bản) với 1500 thành viên đã khuyến nghị các thành viên của mình rằng họ cần
nỗ lực hơn nữa để xây dựng một xã hội thịnh vượng và thực hiện việc quản lý lấy
lợi ích xã hội làm trung tâm trong hoạt động của doanh nghiệp mình.
29
• Giai đoạn 3: Nửa cuối những năm 1970: Bước giật lùi của đạo đức kinh
doanh.
Năm 1973, thế giới chịu tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng dầu mỏ.
Vốn là nước phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn dầu nhập khẩu, nền công nghiệp
Nhật Bản đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ cuộc khủng hoảng. Các
doanh nghiệp Nhật Bản đã phải tập trung đẩy mạnh công cuộc cơ cấu lại tổ chức,
hoạt động của doanh nghiệp để tồn tại. Rất tiếc là trong hoàn cảnh đó, doanh
nghiệp đã lại không chú ý vào việc thay đổi, xây dựng đạo đức kinh doanh của
doanh nghiệp. Ngay cả khi, vụ scandal nhận hối lộ của Chính phủ Nhật Bản bị
phanh phui, nó cũng không làm gia tăng thêm sự quan tâm của doanh nghiệp Nhật
Bản với đạo đức kinh doanh.
• Giai đoạn 4: Những năm 1980: Giai đoạn bong bóng kinh tế bùng nổ.
Sau giai đoạn khủng hoảng, nhờ những quyết định thực hiện quá trình tái cơ
cấu kịp thời, các doanh nghiệp Nhật Bản đã vượt qua khó khăn và bước vào thời
kì phát triển mạnh mẽ. Nền kinh tế Nhật Bản cũng đã tăng trưởng với tốc độ
chóng mặt. Với thành công như vậy, các nhà doanh nghiệp Nhật Bản đã nhận
được không ít lời ngợi khen từ phía các học giả trong nước cũng như nước ngoài.
Họ đặc biệt đánh giá cao mối quan hệ hợp tác, linh hoạt giữa các nhà quản lí với
nhân viên, giữa các nhà cung cấp nguyên liệu với các công ty sản xuất, giữa các
định chế tài chính với khách hàng...
Những lời khen ngợi ấy vô hình chung đã khiến các nhà doanh nghiệp Nhật
Bản nghĩ rằng cách thức quản lí doanh nghiệp của họ hiện nay không chỉ hiệu
quả mà còn đảm bảo được các chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Bởi vì, các mối
quan hệ kinh doanh bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ấy đang được xây dựng
dựa trên nền tảng tin cậy, hợp tác chặt chẽ, đôi bên cùng có lợi. Chính tâm lý lạc
quan thái quá ấy đã cản trở việc áp dụng những nguyên tắc đạo đức kinh doanh
trong hoạt động của doanh nghiệp Nhật Bản thời kì này.
30
• Giai đoạn 5: Từ những năm 1990 đến nay: Đạo đức kinh doanh khẳng đinh
lại vai trò quan trọng của mình.
Sự phát triển của đạo đức kinh doanh trong giai đoạn này được chia theo 2 xu
hướng: xu hướng chủ động và xu hướng bị động.
Xu hướng chủ động được thể hiện qua việc các tổ chức,hiệp hội của doanh
nghiệp Nhật Bản như Keidaren, Keizai Doyukai đang ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong việc định hướng cho các nhà doanh nghiệp Nhật Bản có những
bước phát triển hoạt động kinh doanh theo hướng tích cực có đạo đức kinh doanh.
Tuy nhiên, xu hướng bị động lại là xu hướng có vai trò quan trọng nhất trong
việc thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động có đạo đức kinh doanh. Xu hướng bị
động được bắt nguồn từ hàng loạt các vụ scandal xảy ra liên tục trong các doanh
nghiệp Nhật liên quan đến các vấn đề đạo đức. Vụ việc đầu tiên trong chuỗi các
scandal này xảy ra vào năm 1988 liên quan đến hoạt động giao dịch nội gián.
Trong vụ việc này, công ty Recruit (một công ty chuyên cung cấp thông tin tài
chính) đã dành cho các chính trị gia, các quan chức quyền mua cổ phiếu chưa
niêm yết của công ty Recruit Comos (một công ty kinh doanh bất động sản)với
giá rẻ để đổi lại, các quan chức, các chính trị gia này sẽ dành cho họ những ưu
đãi trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Tiếp đó là hàng loạt các vụ bê bối liên
quan đến việc hối lộ các quan chức của các công ty xây dựng, việc thu của khách
hàng những khoản tiền bất hợp lí của các nhà cung cấp gas, việc gia tăng các
khoản nợ xấu và mất khả năng kiểm soát của các định chế tài chính, việc bán các
sản phẩm máu bị nhiễm HIV của các công ty dược phẩm...đã thực sự làm chấn
động xã hội Nhật Bản. So sánh với các vụ bê bối đã xảy ra trong các giai đoạn
trước đây, thì các vụ bê bối về sau này càng có qui mô rộng và tính chất nghiêm
trọng hơn trước. Đi kèm với đó, trong chính sách, pháp luật của Nhà nước, cũng
như trong xã hội Nhật Bản đã có những bước thay đổi, bổ sung căn bản trong các
điểm sau:
31
1- Sự gia tăng trong nhận thức của công chúng Nhật Bản đối với các vấn đề
bảo vệ môi trường, thay đổi khí hậu toàn cầu.
2- Áp lực quốc tế đòi hỏi Nhật Bản phải mở cửa thị trường hơn nữa.
3- Việc có hiệu lực của các đạo luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp
đối với các sản phẩm, luật sửa đổi của luật Thương mại về qui định quản lí của
Chính phủ đối với doanh nghiệp.
4- Việc gia tăng quyền lực cho Ủy ban chuyên trách về đảm bảo công bằng
trong hoạt động thương mại của Chính phủ.
Đứng trước những tác động sâu sắc của các vụ bê bối và sức ép ngày càng cao
của Chính phủ và công chúng, các doanh nghiệp Nhật Bản đã nhận thức được
trách nhiệm phải quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng đạo đức kinh doanh trong
hoạt động của doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, sự tham gia tích cực nghiên cứu,
truyền bá rộng rãi của các học giả, các viện nghiên cứu và giới truyền thông về
đạo đức kinh doanh cũng là đóng góp quan trọng để phát triển đạo đức kinh doanh
ở Nhật Bản.
Có một đặc điểm rất thuận lợi là trong quá trình xây dựng và phát triển đạo
đức kinh doanh trong doanh nghiệp, các doanh nghiệp Nhật Bản có một điểm tựa,
một chỗ dựa vững chắc từ nền văn hóa doanh nghiệp đặc trưng Nhật Bản đã được
xác lập từ lâu đới với các đặc điểm:
Luôn xác lập triết lý kinh doanh: Có thể nói, hầu hết các doanh nhân Nhật Bản
đều có triết lí kinh doanh. Triết lí kinh doanh được hiểu như sứ mệnh của doanh
nhân trong sự nghiệp kinh doanh. Nó được hình thành trên cơ sở đề cao ý nghĩa
cộng đồng và phù hợp với các chuẩn mực xã hội, hướng tới những giá trị mà xã
hội tôn vinh. Nội dung chủ đạo của các triết lí kinh doanh Nhật Bản là bày tỏ
quyết tâm xây dựng doanh nghiệp vững mạnh toàn diện, phát triển lâu dài, luôn
hướng về lợi ích của khách hàng, của đất nước. Ví dụ như triết lý kinh doanh của
công ty Điện khí Matsushita là "Tinh thần xí nghiệp phục vụ đất nước" và " Kinh
32
doanh là đáp ứng như cầu của xã hội và người tiêu dùng", hay tập đoàn Sony:
"Sáng tạo là lí do tồn tại của chúng ta"...
Luôn lựa chọn những giải pháp tối ưu: Trong những mối quan hệ giữa doanh
nhân - xã hội; doanh nhân - khách hàng; doanh nhân - các đối tác kinh doanh; cấp
trên - cấp dưới thường nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn về lợi ích, tiêu chí, đường
lối. Để giải quyết các doanh nhân Nhật Bản thường tìm cách mở rộng đường tham
khảo giữa các bên, tránh gây ra những xung đột đối đầu. Các bên đều có thể đưa
ra các quyết định trên tinh thần giữ chữ Tình trên cơ sở hợp lí đa phương. Các
qui định Pháp luật hay qui chế của DN được soạn thảo khá " lỏng lẻo" rất dễ linh
hoạt nhưng rất ít trường hợp lạm dụng bởi một bên.
Đối nhân xử thế khéo léo: Trong quan hệ, người Nhật Bản chấp nhận người
khác có thể mắc sai lầm, nhưng luôn cho họ hiểu rằng điều đó không được phép
lặp lại và tinh thần sửa chữa luôn thể hiện ở kết quả cuối cùng. Mọi người đều có
ý thức rất rõ rằng không được xúc phạm người khác, cũng không cần buộc ai phải
đưa ra những cam kết cụ thể. Nhưng những chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức
doanh nhân (trách nhiệm đặt trên tình cảm) đã tạo một sức ép vô hình lên tất cả
khiến mọi người phải xác định được bổn phận của mình nếu muốn có chỗ đứng
trong tổ chức. Người Nhật Bản có qui tắc bất thành văn trong khiển trách và phê
bình như sau: (1) Người khiển trách là người có uy tín, được mọi người kính trọng
và chính danh; (2) Không phê bình khiển trách tùy tiện, vụn vặt, chỉ áp dụng khi
sai sót có tính hệ thống, gây lây lan, có hậu quả rõ ràng; (3) Phê bình khiển trách
trong bầu không khí hòa hợp, không đối đầu.
Phát huy tính tích cực của nhân viên: Người Nhật Bản quan niệm rằng trong
bất cứ ai cũng đồng thời tồn tại cả mặt tốt lẫn mặt xấu, tài năng dù ít nhưng đều
ở đâu đó trong mỗi cái đầu, khả năng dù nhỏ nhưng đều nằm trong mỗi bàn tay,
cái Tâm có thể còn hạn hẹp nhưng đều ẩn trong mỗi trái tim và nhiều khi tài năng
đó còn ở dạng tiềm ẩn, hoặc do những cản trở khách quan hay chủ quan. Vấn đề
33
là phải tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi, thúc đẩy bằng đào tạo để cho
mọi người có thể phát huy khả năng của mình, có thể tham gia vào việc ra quyết
định theo nhóm hoặc từ dưới lên. Các doanh nghiệp Nhật Bản đều coi con người
là tài nguyên quí giá nhất, nguồn động lực quan trọng nhất làm nên giá trị gia
tăng và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Người Nhật Bản quen với điều:
sáng kiến thuộc về mọi người, tích cực đề xuất sáng kiến quan trọng không kém
gì tính hiệu quả của nó, bởi vì đó là điều cốt yếu khiến mọi người luôn suy nghĩ
cải tiến công việc của mình và của người khác. Một doanh nghiệp sẽ thất bại khi
mọi người không có động lực và không tìm thấy chỗ nào họ có thể đóng góp.
Luôn coi trọng khách hàng: Tinh thần kinh doanh hiện đại là lấy thị trường
làm trung tâm, xuất phát từ khách hàng và hướng tới khách hàng. Điều này đã thể
hiện rất sớm trong phong cách và đường lối kinh doanh Nhật Bản. Các doanh
nhân Nhật Bản luôn đề cao chất lượng thỏa mãn nhu cầu khách hàng, các cam
kết kinh doanh. Họ luôn cố gắng đi trước thị trường, kết hợp hài hòa các lợi ích,
cải tiến liên tục ở từng nhân viên, từng bộ phận để tăng tính cạnh tranh của doanh
nghiệp và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Công ty như một cộng đồng: Các công ty Nhật Bản được coi như những gia
đình lớn, chủ tịch công ty như cha mẹ của cán bộ nhân viên, ông ta phải có trách
nhiệm và nghĩa vụ chăm lo cho cuộc sống của nhân viên và cả gia đình họ, phải
nhân từ và họ theo tín điều kinh doanh: “Gánh vác toàn bộ trách nhiệm đối với
người Nhật. Chịu trách nhiệm trước người làm công của mình”. Mọi thành viên
trong công ty gắn kết với nhau trên tinh thần chia sẻ trách nhiệm hơn là do hệ
thống quyền lực vì họ nhận thức được rằng họ là những người “đồng hội, đồng
thuyền”, cùng sống trong một mái nhà chung và có vận mệnh chung. Sự chăm lo
chu đáo của những người chủ doanh nghiệp đối với nhân viên khiến họ luôn sẵn
sằng cống hiến và bảo vệ lợi ích cho công ty. Họ nhận thức rõ rằng sự nghiệp và
lộ trình công danh của cá nhân họ gắn với các chặng đường thành công của doanh
34
nghiệp. Mọi người sống vì doanh nghiệp, nghĩ về doanh nghiệp, vui buồn với
thăng trầm của doanh nghiệp. Sự dìu dắt của lớp trước đối với lớp sau, sự gương
mẫu của những người lãnh đạo làm cho tinh thần cộng đồng ấy càng bền chặt.
Trong nhiều chục năm chế độ tuyển dụng chung thân suốt đời và thăng tiến nội
bộ đã làm sâu sắc thêm điều này.
Luôn chú trọng công tác đào tạo và sử dụng người: Thực tế và hoàn cảnh của
Nhật Bản khiến nguồn lực con người luôn là yếu tố quyết định đến sự phát triển
và thành công. Các doanh nghiệp Nhật Bản khi hoạch định chiến lược kinh doanh
luôn coi đào tạo nhân lực và sử dụng tốt con người là khâu trung tâm. Các doanh
nghiệp thường có những hiệp hội và có quĩ học bổng dành cho sinh viên trong
những ngành nghề mà họ quan tâm. Họ không đẩy nhân viên vào tình trạng bị
thách đố do không theo kịp sự cải cách quản lí hay tiến bộ của khoa học công
nghệ mà chủ động có kế hoạch ngay từ đầu tuyển dụng và thường kì nâng cấp
trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên. Các hình thức đào tạo rất đa dạng,
nhưng chú trọng các hình thức đào tạo nội bộ mang tính thực tiễn cao. Việc sử
dụng người luân chuyển và đề bạt từ dưới lên cũng là một hình thức giúp cho
nhân viên hiểu rõ yêu cầu và đặc thù của từng vị trí để họ xác định cách hiệp tác
tốt với nhau, hiểu được qui trình chung và trách nhiệm về kết qua cuối cùng, cũng
như thuận lợi trong điều hành sau khi được đề bạt. Cách thức ấy cũng làm cho
các tầng lớp, thế hệ hiểu nhau, giúp đỡ nhau và cho mọi người cơ hội gắn mình
vào một lộ trình công danh rõ ràng trong doanh nghiệp.
Có thể nói, trong các đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản đã chứa
đựng nhiều yếu tố thể hiện đạo đức kinh doanh trong cách ứng xử với khách hàng,
với xã hội và đặc biệt là với các nhân viên.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đã tích cực học hỏi và áp dụng
các biện pháp tiên tiến mà các doanh nghiệp Mỹ đang thực hiện để xây dựng và
phát triển đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp. Họ cũng đã thành lập một bộ
35
phận hay Ủy ban chuyên trách về giải quyết các vấn đề liên quan đến đạo đức
kinh doanh trong doanh nghiệp. Giám đốc hay người đứng đầu ủy ban này sẽ
được tuyển dụng từ bên ngoài doanh nghiệp. Đa phần các doanh nghiệp Nhật Bản
đều muốn thuê các chuyên gia về lĩnh vực đạo đức kinh doanh làm việc trong Ủy
ban hay bộ phận đạo đức kinh doanh của mình. Để phát triển nhận thức về đạo
đức kinh doanh trong nhân viên, các công ty Nhật Bản cũng thường tổ chức những
cuộc trao đổi, nói chuyện về đạo đức kinh doanh, hay tổ chức các lớp đào tạo để
phổ biến kiến thức cho nhân viên. Một vài doanh nghiệp Nhật Bản nhận thấy tầm
quan trọng của việc minh bạch thông tin và cơ chế giải trình thông tin với doanh
nghiệp đã để ra Bộ qui tắc ứng xử (Codes of Conduct) để áp dụng trong doanh
nghiệp của mình. Gần đây, sau khi phát hiện lỗi dính chân phanh xảy ra đối với
các sản phẩm ô tô của Toyota. Tập đoàn ô tô lớn nhất thế giới của Nhật Bản này
đã có trách nhiệm thông báo, thu hồi các xe ô tô bị lỗi trên khắp thế giới. Chủ tịch
tập đoàn Toyota đã đi nhiều nước để xin lỗi khách hàng và hứa sẽ đền bù thiệt
hại cho các khách hàng.
Mặc dù đã có những cố gằng nỗ lực để nâng cao đạo đức kinh doanh trong
doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn đang phải đối phó với các
thách thức rất phổ biến từ các hành vi như: câu kết trái pháp luật của các doanh
nghiệp, vấn nạn quấy rối tình dục nơi công sở, hành vi lừa gạt khách hàng và
chính phủ của doanh nghiệp... Một bộ phận doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chưa
thực sự tôn trọng đạo đức trog kinh doanh. Điển hình là tập đoàn ô tô Mitsubishi,
khi trong ba năm 1997, 2000 và 2003 tập đoàn đã liên tiếp dính vào các vụ bê bối
liên quan đến gian lận kết quả họp Đại hội cổ đông, đến các lỗi hư hỏng trong sản
phẩm xe ô tô của họ. Bên cạnh những vấn đề phi đạo đức đó, có một vấn đề đạo
đức doanh nghiệp đặc trưng và là vấn đề nhức nhối trong xã hội Nhật Bản đó là
karoshi là việc lao động quá tải dẫn đến suy kiệt, thậm chí là tử vong của người
lao động Nhật Bản. Khái niệm Karoshi được đề cập tới lần đầu tiên vào đầu những
36
năm 1980 khi ngày càng có nhiều những người lao động Nhật Bản chịu những
hậu quả đáng tiếc về mặt sức khỏe do phải làm việc trong thời gian quá dài. Biểu
đồ sau đây cho thấy số lượng các trường hợp người lao động bị mắc các bệnh tim
mạch và bị tổn thương tâm lý vì phải làm việc quá tải ở Nhật Bản:
Biểu đồ 1: Số trường hợp người lao động là nạn nhân của Karoshi từ 1990 -
2006.
(Nguồn: Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản 2007)
Biểu đồ trên đã cho thấy sự gia tăng đáng báo động của số nạn nhân karoshi
qua các năm cho thấy môi trường lao động ở Nhật Bản đang ngày càng tạo ra
nhiều áp lực, nhiều tác động có hại cho sức khỏe của người lao động. Nguyên
nhân trực tiếp của tình trạng này chính là do tình trạng phải làm việc trong thời
gian dài của người lao động. Theo thống kê, Nhật Bản là nước luôn dẫn đầu về
tổng số thời gian làm việc của người lao động trong một năm. Biểu đồ sau cho
thấy tổng thời gian lao động của một người lao động ở Nhật Bản trong 1 năm so
với một số nước phát triển khác.
Biểu đồ 2: Biểu đồ so sánh tổng thời gian lao động hàng năm ở một số quốc
gia phát triểngiai đoạn 1988 - 2002
37
(Nguồn: Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản 2004)
Như vậy, có thể thấy, Nhật Bản luôn là nước dẫn đầu về thời gian lao động
trên thế giới. Tuy xu hướng gần đây là việc số thời gian lao động đã được giảm
dần, nhưng vấn đề áp lực, cường độ lao động lại ngày một tăng. Tác hại của
Karoshi là đang làm giảm sút chất lượng nguồn nhân lực của Nhật Bản, đồng
thời, cả xã hội và các doanh nghiệp Nhật Bản đều đang phải chi trả những khoản
chi phí không nhỏ để khắc phục hậu quả của vấn đề này. Đây là một vấn đề đạo
đức rất cần được các doanh nghiệp Nhật Bản giải quyết triệt để. Các biện pháp
cần được tiến hành là các doanh nghiệp cần qui định khoảng thời gian lao động
hợp lí, phong cách làm việc để đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
3. Việt Nam
Cốt lõi trong nội dung của tác phẩm Đời sống mới chính là vấn đề xây dựng
những chuẩn đạo đức con người mới, từ con người cá nhân đến cộng đồng nhỏ
(làng, xã, đơn vị) và tới cộng đồng dân tộc ta.
Có thể thấy nội dung cốt lõi về đạo đức trong tác phẩm Đời sống mới được Chủ
tịch Hồ Chí Minh thể hiện trước hết trong mục I khi Người viết: “thực hành đời
sống mới là Cần, Kiệm, Liêm, Chính”. Nội dung này được Người giải thích rất
cụ thể:
38
Cần là: “Quân đội phải siêng tập, siêng đánh. Nhân dân tăng gia sản xuất,
phải siêng làm, thì kháng chiến chắc chắn thắng lợi. Thế là Cần.
Kiệm là: “Binh sĩ phải tiết kiệm đạn dược, mỗi viên đạn một tên thù. Nhân
dân phải tiết kiệm vật liệu, mới giúp được bộ đội và đồng bào tản cư”
Liêm là: “mọi người trong sạch, không tham lam, không đem của công dùng
vào việc tư, thì mọi việc mới chạy”.
Chính là: “Mỗi người quốc dân phải vì nước quên nhà, hăng hái ủng hộ
kháng chiến, ra sức tăng gia sản xuất, trừ diệt bọn bán nước hại dân, quyết
làm cho Tổ quốc thống nhất độc lập. ”Nội dung của đời sống mới biểu hiện
trong chuẩn mực Cần, Kiệm, Liêm, Chính được Chủ tịch Hồ Chí Minh quy vào
“hai thứ”: “Một là, đời sống mới riêng, từng người. Hai là, đời sống mới chung,
từng nhóm người, như bộ đội, các nhà máy, các trường học, công sở .v.v..”. Theo
Người, “hai thứ” đó có quan hệ biện chứng với nhau vì “Do nhiều người nhóm
lại mà thành làng. Do nhiều làng nhóm lại mà thành nước. Nếu người này cũng
xấu, người kia cũng xấu, thì thành làng xấu, nước hèn. Nếu mỗi người tốt, thì
thành làng tốt, nước mạnh. Người là gốc của làng nước. Nếu mọi người đều cố
gắng làm đúng đời sống mới, thì dân tộc nhất định sẽ phú cường”.
Nội dung Cần, Kiệm, Liêm, Chính của “một người chung”, “một người quốc dân
Việt Nam, không kỳ giàu nghèo, già hay trẻ, gái hay trai”, được Chủ tịch Hồ Chí
Minh định danh thành những nội dung cụ thể về ý thức như sau:
 Một là Về tinh thần, một là sốt sắng yêu Tổ quốc. Việc gì có lợi cho nước,
phải ra sức làm. Việc gì có hại cho nước phải hết sức tránh.
 Hai là sẵn lòng công ích. Bất kỳ việc to việc nhỏ, có ích chung thì phải
hăng hái làm. Thí dụ: Thấy một cành gai nằm giữa đường, ta lấy vất đi,
cho người khác khỏi dẫm phải. Thế cũng là công ích. Hy sinh tài sản giúp
kháng chiến, đồng bào tản cư, di cư, cũng là công ích.
 Ba là mình hơn người thì chớ kiêu căng.
39
Người hơn mình thì chớ nịnh hót.
Thấy của người thì chớ tham lam.
Đối của mình thì chớ bủn xỉn.
Cách ăn mặc phải sạch sẽ, giản đơn, chớ lượt thượt, xa xỉ lòe loẹt.
Cách làm việc, phải siêng năng, ngăn nắp, có tinh thần phụ trách, đã làm việc gì
thì làm cho kỳ được, làm đến nơi đến chốn. Chớ làm dối.
Cách cư xử, đối với đồng bào thì nên thành thực, thân ái, sẵn lòng giúp đỡ”.
Các chuẩn mực đạo đức về Cần, Kiệm, Liêm, Chính được Chủ tịch Hồ Chí Minh
chỉ ra rất cụ thể đối với từng loại đối tượng: từ trong một nhà, một làng, một
trường học, đến đơn vị bộ đội và xưởng máy... Đặc biệt nhất là chuẩn mực đạo
đức đó được Người chỉ ra chi tiết đối với “các công sở”.
Với quan niệm: một là, “Từ Chủ tịch nước đến người chạy giấy, người quét dọn
trong một cơ quan nhỏ, đều là những người ăn lương của dân, làm việc cho dân,
phải được dân tin cậy. Vì vậy, những người làm trong các công sở càng phải làm
gương đời sống mới cho dân bắt chước”; hai là, “Những người trong các công sở
đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính
thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”. Bởi vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí
Minh, những người làm ở các công sở phải có chuẩn mực đạo đức Cần, Kiệm,
Liêm, Chính. Nội hàm của những chuẩn mực đó là:
“1. Cần- Làm việc phải đúng giờ, chớ đến trễ, về sớm. Làm cho chóng, cho chu
đáo. Việc ngày nào, nên làm xong ngày ấy, chớ để chờ ngày mai. Phải nhớ rằng:
Dân đã lấy tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta trong những thì giờ đó. Ai
lười biếng tức là lừa gạt dân.
2. Kiệm - Giấy bút, vật liệu, đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của dân; ta cần
phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết, thì chớ dùng một tờ to. Một cái
phong bì có thể dùng hai, ba lần. Mỗi ngày công sở cả nước dùng hàng mấy vạn
tờ giấy và phong bì. Nơi nào cũng tiết kiệm một chút, thì trong một năm đỡ được
hàng vạn tấn giấy, tức là hàng triệu đồng bạc. Các vật liệu khác cũng vậy. Nhờ
các công sở tiết kiệm mà lợi cho dân rất nhiều.
3. Liêm - Những người ở các công sở, từ làng cho đến Chính phủ trung ương, đều
dễ tìm dịp phát tài, hoặc xoay tiền của Chính phủ, hoặc khoét đục nhân dân. Đến
khi lộ ra, bị phạt, thì mất hết cả danh giá, mà của phi nghĩa cũng không được
hưởng. Vì vậy, những người trong công sở phải lấy chữ Liêm làm đầu.
4. Chính - Mình là người làm việc công, phải có công tâm. Chớ đem của công
dùng vào việc tư. Chớ đem người tư làm việc công. Việc gì cũng phải công bình,
chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán. Mình có quyền dùng
người thì phải dùng những người tài năng, làm được việc. Chớ vì bà con bầu bạn,
mà kéo vào chức nọ chức kia. Phải trung thành với Chính phủ, với đồng bào. Chớ
nên làm quan cách mệnh”.
Từ những vấn đề căn bản trên đây, có thể thấy rõ quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong tác phẩm Đời sống mới, từ nội dung cơ bản về chuẩn mực của đời
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx
Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx

Bài 4: Lý thuyết chung về doanh nghiệp
Bài 4:  Lý thuyết chung về doanh nghiệpBài 4:  Lý thuyết chung về doanh nghiệp
Bài 4: Lý thuyết chung về doanh nghiệp
Quyen Le
 
Chuong 5 Dao duc kinh doanh - SV.pptx
Chuong 5 Dao duc kinh doanh - SV.pptxChuong 5 Dao duc kinh doanh - SV.pptx
Chuong 5 Dao duc kinh doanh - SV.pptx
TrngTDi
 
de-cuong-dam-phan-kinh-doanh-45-cau.pdf
de-cuong-dam-phan-kinh-doanh-45-cau.pdfde-cuong-dam-phan-kinh-doanh-45-cau.pdf
de-cuong-dam-phan-kinh-doanh-45-cau.pdf
HngTng33
 
Triết lý và Đạo đức kinh doanh
Triết lý và Đạo đức kinh doanhTriết lý và Đạo đức kinh doanh
Triết lý và Đạo đức kinh doanh
Ngọc Yến Lê Thị
 
Leadership Ch6 Daoduc
Leadership Ch6  DaoducLeadership Ch6  Daoduc
Leadership Ch6 Daoduc
Chuong Nguyen
 
Báo cáo môn học - Triết lý kinh doanh của TH True Milk.docx
Báo cáo môn học - Triết lý kinh doanh của TH True Milk.docxBáo cáo môn học - Triết lý kinh doanh của TH True Milk.docx
Báo cáo môn học - Triết lý kinh doanh của TH True Milk.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 

Ähnlich wie Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx (20)

Tiểu Luận môn Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam
Tiểu Luận môn Đạo đức kinh doanh tại Việt NamTiểu Luận môn Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam
Tiểu Luận môn Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam
 
Chuyên Đề Môn Học Văn Hóa Doanh Nghiệp Và Đạo Đức Kinh Doanh.doc
Chuyên Đề Môn Học Văn Hóa Doanh Nghiệp Và Đạo Đức Kinh Doanh.docChuyên Đề Môn Học Văn Hóa Doanh Nghiệp Và Đạo Đức Kinh Doanh.doc
Chuyên Đề Môn Học Văn Hóa Doanh Nghiệp Và Đạo Đức Kinh Doanh.doc
 
QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI- NHÓM 2.pdf
QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI- NHÓM 2.pdfQUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI- NHÓM 2.pdf
QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI- NHÓM 2.pdf
 
QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI- NHÓM 2.pdf
QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI- NHÓM 2.pdfQUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI- NHÓM 2.pdf
QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI- NHÓM 2.pdf
 
Tiểu luận Đạo đức kinh doanh của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk.docx
Tiểu luận Đạo đức kinh doanh của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk.docxTiểu luận Đạo đức kinh doanh của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk.docx
Tiểu luận Đạo đức kinh doanh của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk.docx
 
Chương 4 văn hóa doanh nhân
Chương 4 văn hóa doanh nhânChương 4 văn hóa doanh nhân
Chương 4 văn hóa doanh nhân
 
Đề tài: Đạo đức trong marketing thách thức của doanh nghiệp trong kỷ nguyên h...
Đề tài: Đạo đức trong marketing thách thức của doanh nghiệp trong kỷ nguyên h...Đề tài: Đạo đức trong marketing thách thức của doanh nghiệp trong kỷ nguyên h...
Đề tài: Đạo đức trong marketing thách thức của doanh nghiệp trong kỷ nguyên h...
 
Bài 4: Lý thuyết chung về doanh nghiệp
Bài 4:  Lý thuyết chung về doanh nghiệpBài 4:  Lý thuyết chung về doanh nghiệp
Bài 4: Lý thuyết chung về doanh nghiệp
 
Tìm hiểu và phân tích về văn hóa kinh doanh của một doanh nghiệp ở Việt Nam.doc
Tìm hiểu và phân tích về văn hóa kinh doanh của một doanh nghiệp ở Việt Nam.docTìm hiểu và phân tích về văn hóa kinh doanh của một doanh nghiệp ở Việt Nam.doc
Tìm hiểu và phân tích về văn hóa kinh doanh của một doanh nghiệp ở Việt Nam.doc
 
Chuong 5 Dao duc kinh doanh - SV.pptx
Chuong 5 Dao duc kinh doanh - SV.pptxChuong 5 Dao duc kinh doanh - SV.pptx
Chuong 5 Dao duc kinh doanh - SV.pptx
 
Bài tập nhóm Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Tìm hiểu và phân tíc...
Bài tập nhóm Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Tìm hiểu và phân tíc...Bài tập nhóm Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Tìm hiểu và phân tíc...
Bài tập nhóm Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Tìm hiểu và phân tíc...
 
de-cuong-dam-phan-kinh-doanh-45-cau.pdf
de-cuong-dam-phan-kinh-doanh-45-cau.pdfde-cuong-dam-phan-kinh-doanh-45-cau.pdf
de-cuong-dam-phan-kinh-doanh-45-cau.pdf
 
Triết lý và Đạo đức kinh doanh
Triết lý và Đạo đức kinh doanhTriết lý và Đạo đức kinh doanh
Triết lý và Đạo đức kinh doanh
 
SLIDE _Đạo đức kinh doanh.pdf
SLIDE _Đạo đức kinh doanh.pdfSLIDE _Đạo đức kinh doanh.pdf
SLIDE _Đạo đức kinh doanh.pdf
 
Luận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAYLuận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!
 
Xây dựng thương hiệu Microlife tại thị trường Tp.HCM
Xây dựng thương hiệu Microlife tại thị trường Tp.HCMXây dựng thương hiệu Microlife tại thị trường Tp.HCM
Xây dựng thương hiệu Microlife tại thị trường Tp.HCM
 
Nhom 8 de tai 3
Nhom 8 de tai 3Nhom 8 de tai 3
Nhom 8 de tai 3
 
Leadership Ch6 Daoduc
Leadership Ch6  DaoducLeadership Ch6  Daoduc
Leadership Ch6 Daoduc
 
Báo cáo môn học - Triết lý kinh doanh của TH True Milk.docx
Báo cáo môn học - Triết lý kinh doanh của TH True Milk.docxBáo cáo môn học - Triết lý kinh doanh của TH True Milk.docx
Báo cáo môn học - Triết lý kinh doanh của TH True Milk.docx
 

Kürzlich hochgeladen

527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
nLuThin
 

Kürzlich hochgeladen (9)

CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdfCATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
 
CATALOG VI_Professional Catalogue 2023.pdf
CATALOG VI_Professional Catalogue 2023.pdfCATALOG VI_Professional Catalogue 2023.pdf
CATALOG VI_Professional Catalogue 2023.pdf
 
CATALOG TB điện OPPLE 2023 CATALOGUE.pdf
CATALOG TB điện OPPLE 2023 CATALOGUE.pdfCATALOG TB điện OPPLE 2023 CATALOGUE.pdf
CATALOG TB điện OPPLE 2023 CATALOGUE.pdf
 
Nguyên lý Quản lý kinh tế c1 trường đại học
Nguyên lý Quản lý kinh tế c1 trường đại họcNguyên lý Quản lý kinh tế c1 trường đại học
Nguyên lý Quản lý kinh tế c1 trường đại học
 
Catalog Karofi Brochure WHF - E666.pdf
Catalog Karofi   Brochure WHF - E666.pdfCatalog Karofi   Brochure WHF - E666.pdf
Catalog Karofi Brochure WHF - E666.pdf
 
[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx
[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx
[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx
 
47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh
47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh
47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh
 
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
 
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfxem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
 

Đạo đức trong kinh doanh ở một số nước.docx

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU Viện Quản lý-Kinh Doanh  BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA 3 NƯỚC MỸ, VIỆT NAM, NHẬT BẢN Ngành :Quản trị kinh doanh Chuyên ngành :Marketing và tổ chức sự kiện Khoá học :2016-2020 Giảng viên hướng dẫn:Th.s Nguyễn Thị Hồng Hạnh Sinh viên thực hiện :Vũ Gia Tô 16031297 Phạm Thành Danh 16031299 Trần Thanh Hà 16031070 Từ Minh Hiển 16031196 Lớp :DH16QS Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 3 năm 2020
  • 2. 1 MỤC LỤC CHƯƠNG I: Lý luận chung về đạo đức kinh doanh.................................... 2 1. Tổng quan về đạo đức kinh doanh..................................................... 2 1.1. Khái niệm đạo đức. ........................................................................... 2 1.2. Khái niệm đạo đức kinh doanh. ............................................................. 2 2. Các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp... 6 2.1. Đạo đức trong quản trị doanh nghiệp................................................... 6 2.2. Đạo đức trong quan hệ với khách hàng................................................ 7 2.3 Những hoạt động marketing phi đạo đức................................................ 7 3. Vai trò của đạo đức kinh doanh............................................................. 9 Chương II: Vấn đề đạo đức kinh doanh ở một số quốc gia......................... 9 1. Mỹ........................................................................................................ 10 nền kinh tế và nền tảng đạo đức kinh doanh phát triển nhất thế giới........... 10 1.1. Sự chủ động trong nhận thức và giải quyết các vấn đề đạo đức kinh doanh của các doanh nhân Mỹ.................................................................... 10 1.2. Sự tham gia giám sát và _phản biện xã hội tích cực của công chúng Mỹ................................................................................................................ 16 1.3. Sự quan tâm của chính phủ Mỹ đến vấn đề đạo đức kinh doanh. ....... 18 2. Nhật Bản.............................................................................................. 24 3. Việt Nam.............................................................................................. 37 Chương III: Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập.......................................................................................... 44 1. Thực trạng đạo đức kinh doanh Việt Nam. ......................................... 44 2. Bài học kinh nghiệm để phát triển đạo đức kinh doanh ở Việt Nam.. 56 2.1. Nhóm giải pháp từ góc độ doanh nghiệp:............................................ 56 2.2. Nhóm giải pháp từ góc độ Nhà nước:.................................................. 60 KẾT LUẬN..................................................................................................... 62
  • 3. 2 CHƯƠNG I: Lý luận chung về đạo đức kinh doanh 1. Tổng quan về đạo đức kinh doanh. 1.1. Khái niệm đạo đức. khái niệm đạo đức được hiểu là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với cá nhân khác, với toàn xã hội. Nội dung của các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo điều kiện lịch sử cụ thể: Qua từng giai đoạn phát triển khác nhau của các hình thái tổ chức xã hội. Chúng ta dễ dàng nhân thấy sự khác biệt trong chuẩn mực đạo đức của từng thời kỳ. Nếu như trong xã hội phong kiến, việc trung thành với quân vương là tiêu chuẩn tiên quyết trong đánh giá tư cách đạo đức con người thì đến các xã hội sau này, tiêu chuẩn này đã mất đi. Trong các hình thái xã hội phát triển cao hơn về sau này, khi có sự xuất hiện của Nhà nước, pháp luật đã được ra đời và cùng đóng vai trò điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội với đạo đức. Tuy nhiên, đạo đức có những đặc điểm khác biệt mà pháp luật không có được: • Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức không mang tính cưỡng chế, cưỡng bức như pháp luật mà mang tính tự nguyện. Các chuẩn mực đạo đức cũng không được qui định thành văn. • Phạm vi điều chỉnh của đạo đức rộng hơn so với pháp luật khi nó không chỉ điều chỉnh những hành vi của con người như pháp luật mà còn bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần. 1.2. Khái niệm đạo đức kinh doanh. 1.2.1. Sự phát triển của khái niệm đạo đức kinh doanh trong các thời kì lịch sử. a) Sự phát triển của khái niệm đạo đức kinh doanh trước thời kì hiện đại. Lịch sử xuất hiện của đạo đức kinh doanh gắn liền với sự ra đời và phát triển
  • 4. 3 của buôn bán, thương mại trên thế giới. Từ thuở ban đầu, trong các hoạt động buôn bán, trao đổi người ta đã qui định, đòi hỏi với nhau những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức như: không được trộm cắp, phải trung thực, sòng phẳng trong trao đổi; phải có chữ tín, tôn trọng các cam kết thỏa thuận... Đây là những nguyên tắc ban đầu của đạo đức kinh doanh. Trong giai đoạn đầu phát triển, những tín điều tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và xây dựng ý thức tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của mọi người. Ở phương Tây, trong Luật Tiên tri lâu đời đã có những lời khuyên như: đến mùa thu hoạch, mọi người không nên gặt hái hết hoa màu mà nên dành lại một phần để dành cho những người nghèo khó; hay mỗi tuần nên dành một ngày để cho cả chủ và thợ được nghỉ ngơi... Đến thời Trung cổ, Giáo hội La Mã đã có Luật đề ra những nguyên tắc của đạo đức kinh doanh như: mọi người phải trung thực trong trao đổi, buôn bán theo nguyên tắc “thuận mua vừa bán”; không nên trả lương quá thấp cho người làm công... Ở phương Đông, những tư tưởng về đạo đức kinh doanh đã được tìm thấy trong Luật Hồi giáo với những điều răn dạy ngăn cản việc cho vay lấy lãi, trừ trường hợp bỏ vốn ra đầu tư, buôn bán thì được phép hưởng lợi và đặc biệt là những tư tưởng của các học giả Trung Quốc thời cổ đại mà tiêu biểu đó là Khổng Tử và Hàn Phi Tử. Nhắc đến Khổng Tử là nhắc đến tư tưởng Đức trị được thể hiện qua Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Dũng của ông. Nhẫn là biết yêu thương, giúp đỡ người khác và lấy đó làm phương hướng rèn luyện của bản thân. Nhân là yếu tố quan trọng nhất, đóng vai trò chi phối trong Ngũ thường. Nghĩa là thấy việc gì đáng làm thì dốc sức làm không mưu lợi cá nhân với cả phương châm “không thành công cũng thành nhân”. Quan điểm này đã được phát triển thành tư tưởng “đạo đức vĩ mô” trong đạo đức phương Tây thời gian sau
  • 5. 4 này. Lễ là hình thức của Nhân, chủ trương “điều mình không muốn làm cho mình thì không nên làm cho người khác”. Trí là có trí tuệ, biết mình, biết người. Dũng là sự kiên cường, quả cảm vượt qua khó khăn để đạt được mục đích đề ra, thậm chí là sẵn sàng hi sinh bản thân vì mục đích cao cả. Ở phương Tây, triết lý quản lý của nhiều công ty coi rủi ro là một yếu tố tất yếu trong quá trình hoạt động, ra quyết định và họ khuyến khích tinh thần dám đối mặt và phấn đấu vượt qua thách thức, khó khăn. Khác hẳn với Khổng Tử, Hàn Phi Tử lại chủ trương dùng pháp trị, coi hình phạt là cách thức ngăn chặn những hành vi xấu hiệu quả nhất. Ông đưa ra ba khái niệm trong học thuyết cai trị của mình đó là Thế, Pháp và Thuật. Thế là quyền thế, là sự coi trọng quyền lực. Theo ông, quyền lực phải được tập trung và thưởng phạt là cách thức cai trị. Pháp là pháp luật, là căn cứ để phân biệt đúng - sai, phải - trái, thể hiện tính công bằng và phải được công khai, phổ biến rộng rãi. Thuật là nghệ thuật cai trị. Ông cho rằng trong nghệ thuật cai trị bao gồm 2 khía cạnh là kỹ thuật và tâm thuật. Kỹ thuật là cách thức tuyển dụng, đánh giá, quản lý. Còn tâm thuật là các mưu mẹo, thủ thuật khống chế, điều khiển hành vi. Khái niệm đạo đức kinh doanh. Trên thế giới hiện nay, tồn tại rất nhiều định nghĩa về đạo đức kinh doanh của các học giả, các nhà nghiên cứu dựa trên những góc độ và quan điểm nhìn nhận khác nhau. Khái niệm đơn giản nhất về đạo đức kinh doanh của các học giả phương Tây đưa ra đó là định nghĩa của Brenner theo đó: “Đạo đức kinh doanh là những nguyên tắc được chấp nhận để phân định đúng sai, nhằm điều chỉnh hành vi của các nhà kinh doanh
  • 6. 5 Đạo đức kinh doanh có các nguyên tắc là: Tính trung thực: Gồm trung thực với Nhà nước cụ thể là: trung thực trong chấp hành pháp luật của Nhà nước, không làm ăn phi pháp, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục... và trung thực với đối tác, người tiêu dùng cụ thể là: không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời, giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm... Tôn trọng con người: Đối với cộng sự và những người dưới quyền thì phải tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do cá nhân và các quyền hợp pháp khác. Đối với khách hàng: phải tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh thì phải tôn trọng lợi ích của đối thủ. Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội. Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt. Đạo đức kinh doanh điều chỉnh các chủ thể trong hoạt động kinh doanh bao gồm: Tầng lớp doanh nhân thực hiện hoạt động kinh doanh: đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong các tổ chức kinh doanh ( hộ gia đình, công ty, tập đoàn, xí nghiệp) như ban giám đốc, cán bộ nhân viên... Sự điều chỉnh này chủ yếu thông qua công tác lãnh đạo, quản lý trong những tổ chức đó. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức nghề nghiệp của họ. Khách hàng và các đối tác kinh doanh của doanh nghiệp: Các khách hàng khi thực hiện hoạt động mua hàng cũng đều xuất phát từ lợi ích kinh tế của bản thân, đều có tâm lý muốn mua rẻ và được phục vụ chu đáo. Vì vậy, nó cũng cần phải chịu sự điều chỉnh của đạo đức kinh doanh, tránh tình trạng, khách hàng lợi dụng
  • 7. 6 vị thế của mình để chèn ép, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của các doanh nhân. 2. Các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp. 2.1. Đạo đức trong quản trị doanh nghiệp. Vấn đề đạo đức trong quản trị doanh nghiệp chủ yếu được thể hiện trong các vấn đề cơ bản liên quan đến mối quan hệ giữa người chủ sở hữu hay quản lý đối với nhân viên như sau: Đạo đức trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động Những vấn đề đạo đức trong quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm lao động thường gặp bao gồm: Tình trạng phân biệt đối xử: Phân biệt đối xử là việc không cho phép một người nào đó được hưởng những lợi ích nhất định xuất phát từ định kiến về phân biệt biểu hiện ở các dạng như: phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, địa phương, tuổi tác........................................ . Tôn trọng quyền riêng tư cá nhân của người lao động: Việc yêu cầu người lao động cung cấp các thông tin cá nhân cho doanh nghiệp để hoạt động quản lý được dễ dàng là yêu cầu chính đáng. Tuy nhiên, ngược lại doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm bảo mật thông tin cá nhân cho người lao động. Đạo đức trong đánh giá người lao động. Hành vi hợp đạo đức của người quản lý trong đánh giá người lao động là người quản lý không được đánh giá người lao động trên cơ sở định kiến hay những tình cảm cá nhân. Những nhân tố như sự yêu ghét cá nhân, sự ghanh ghét, đố kỵ... hay dùng ấn tượng của mình về một nhóm người mà người lao động thuộc nhóm người đó để nhìn nhận họ là những điều người quản lý phải hết sức tránh. Đánh giá người lao động phải dựa trên những đóng góp thực tế của họ cho doanh nghiệp một cách vô tư, công bằng thông qua sự giám sát của các nhà quản lý. Sự giám sát này cũng phải được thực hiện một cách cẩn trọng và tế nhị, trên
  • 8. 7 nguyên tắc tôn trọng quyền cá nhân của người lao động, tránh gây áp lực, tâm lý căng thẳng hay xâm phạm thô bạo quyền cá nhân cho người lao động. Đạo đức trong bảo vệ người lao động. Vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ người lao động là đảm bảo điều kiện cho người lao động có một môi trường lao động an toàn và lành mạnh. Đây là quyền cơ bản của người lao động mà doanh nghiệp phải tuân thủ. Mặt khác, nếu để xảy ra những tai nạn, rủi ro cho người lao động thì bản thân các doanh nghiệp phải gánh chịu những ảnh hưởng xấu tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải nhận thức rõ việc đảm bảo một môi trường làm việc an toàn, thuận lợi cho người lao động cũng chính là đảm bảo cho tương lai phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều khi việc đảm bảo các yếu tố an toàn cho người lao động làm doanh nghiệp mất một khoản chi phí không nhỏ nên đã có những doanh nghiệp chỉ thực hiện một cách hình thức, nửa vời. Những hành vi này cũng rất đáng bị lên án. 2.2. Đạo đức trong quan hệ với khách hàng. Khách hàng chính là đối tượng phục vụ, là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ, đánh giá chất lượng, tái tạo và phát triển nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp. Những vấn đề đạo đức của doanh nghiệp liên quan đến khách hàng thường là những thủ đoạn marketing phi đạo đức và vấn đề an toàn sản phẩm. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới nảy sinh những vấn đề trên là từ sự tồn tại của sự bất bình đẳng thông tin giữa người sản xuất và người tiêu dùng: người sản xuất luôn nắm rõ thông tin về sản phẩm của mình, còn người tiêu dùng luôn ở thế bị động, họ phải quyết định có nên mua sản phẩm hay không dựa trên những nguồn thông tin hạn hẹp về sản phẩm. Hậu quả dễ xảy ra là người tiêu dùng phải chịu những thiệt thòi lớn. 2.3 Những hoạt động marketing phi đạo đức. Bản chất của hoạt động marketing là hoạt động nhằm hướng dòng lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Triết lý của marketing
  • 9. 8 là thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng nhờ đó tối đa lợi nhuận cho doanh nghiệp và tối đa lợi ích cho xã hội. Nguyên tắc chỉ đạo của marketing là tất cả các hoạt động marketing đều phải định hướng vào người tiêu dùng . Vì vậy, nguyên tắc đạo đức trong hoạt động marketing đòi hỏi hoạt động này phải cung cấp thông tin một cách chính xác, trung thực nhất cho người tiêu dùng cũng như tôn trọng quyền cá nhân của họ giúp người tiêu dùng có những quyết định lựa chọn phù hợp và chính xác nhất. Bất kỳ biện pháp marketing nào cung cấp những thông tin dẫn đến quyết định sai lầm của người tiêu dùng đều là phi đạo đức. Các vấn đề liên quan đạo đức liên quan đến marketing thường nảy sinh chủ yếu trong quảng cáo và bán sản phẩm, định giá hay trong các kênh phân phối điều khiển dòng sản phẩm từ nơi sản xuất tới tay khách hàng. Các hình thức quảng cáo bị coi là phi đạo đức thường gặp như: quảng cáo phóng đại, thổi phồng sản phẩm vượt quá mức hợp lý hoặc che dấu sự thật, đưa ra những thông tin mơ hồ về sản phẩm tạo nên niềm tin sai lầm của người tiêu dùng về sản phẩm, gây trở ngại cho người tiêu dùng trong việc đưa ra quyết định lựa chọn tiêu dùng tối ưu, dẫn dắt người tiêu dùng đến những quyết định lựa chọn lẻ ra họ không thực hiện nếu không có quảng cáo; hay quảng cáo có hình thức khó coi, phi thị hiếu, không phù hợp với văn hóa bản địa, nhắm vào những đối tượng nhạy cảm như trẻ em, trẻ vị thành niên gây ảnh hưởng xấu đến hành vi, làm xói mòn nền văn hóa. Bên cạnh đó là những chiêu thức bán hàng lừa gạt như bán hàng giảm giá nhưng thực chất giá sản phẩm chưa hề được giảm mức nào, hoặc là ghi nhãn “ sản phẩm giới thiệu” cho sản phẩm bán đại trà; hay bán cho người tiêu dùng một sản phẩm với giá thấp nhưng để sử dụng được sản phẩm đó khách hàng phải mua sản phẩm khác với mức giá cao hơn ..........................................................gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Những hành vi như vậy cần được lên án mạnh mẽ từ phía khách hàng, cũng như các tổ chức xã hội và cơ quan nhà nước. 2.2.1. Vấn đề an toàn sản phẩm.
  • 10. 9 Những biểu hiện của sản phẩm không an toàn là: những sản phẩm có thể gây tai nạn cao khi có sự cố, những sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe, những sản phẩm mang nội dung độc hại, kích thích bạo lực... Trách nhiệm của nhà sản xuất là phải đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm an toàn. Đạo đứctIrong quan hệ cạnh tranh trên thị trường. Cạnh tranh là một nhân tố tất yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong kinh doanh, nó được xem là một nhân tố tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp luôn cố gắng tự hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để có thể tồn tại, phát triển và thành công trên thị trường. Có rất nhiều biện pháp cạnh tranh mà doanh nghiệp có thể áp dụng để cạnh tranh với các đối thủ của mình bao gồm cả những biện pháp cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. 3. Vai trò của đạo đức kinh doanh. • Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh. • Đạo đức kinh doanh góp phần làm tăng chất lượng quản lý của doanh nghiệp. • Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên. • Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng. • Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. • Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia. Chương II: Vấn đề đạo đức kinh doanh ở một số quốc gia Trong chương này, người viết xin đề cập đến kinh nghiệm phát triển đạo đức kinh doanh, về những gì đã đạt được và những mặt còn tồn tại tại các quốc gia bao gồm: Mỹ - nền kinh tế mạnh nhất thế giới, Nhật Bản - nền kinh tế phát triển thứ hai thế giới và phát triển nhất của châu Á và Trung Quốc - nền kinh tế đang phát triển và trỗi dậy mạnh mẽ và có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Thông qua việc tìm hiểu về sự phát triển của đạo đức kinh doanh của 3 quốc gia này, chúng ta sẽ đúc rút những kinh nghiệm, bài học để áp dụng vào việc xây dựng và phát triển đạo đức kinh doanh ở Việt Nam.
  • 11. 10 1. Mỹ nền kinh tế và nền tảng đạo đức kinh doanh phát triển nhất thế giới. Mỹ là nền kinh tế đầu tàu, phát triển nhất của thế giới. Và cũng đồng thời, Mỹ cũng là nước có nền tảng đạo đức kinh doanh phát triển nhất. Nước Mỹ là nơi hình thành nên những nội dung đạo đức kinh doanh áp dụng trong hoạt động kinh doanh hiện đại; là nơi đầu tiên đưa đạo đức kinh doanh trở thành một lĩnh vực nghiên cứu học thuật. Có thể nói, trong bước phát triển mạnh mẽ của đạo đức kinh doanh ở Mỹ, chính những đặc điểm của xã hội Mỹ, văn hóa Mỹ đã tạo ra môi trường thuận lợi, là cái nôi giúp đưa đạo đức kinh doanh phát triển. Điều này được thể hiện trong tính chủ động của các doanh nhân Mỹ, của các doanh nghiệp Mỹ: chủ động nhân thức về tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh, chủ động tìm hiểu về các vấn đề đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, chủ động đưa ra các biện pháp giải quyết; cũng như sự tham gia tích cực của Chính phủ và cộng đồng xã hội tạo sức ép phải phát triển đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp. 1.1. Sự chủ động trong nhận thức và giải quyết các vấn đề đạo đức kinh doanh của các doanh nhân Mỹ. • Chủ động nhận thức về tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh. Đa phần các doanh nhân Mỹ sở hữu những tập đoàn, những công ty có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Mỹ hiện nay là con cháu của những người da trắng đến từ châu Âu và những người Do Thái di cư đến Mỹ. Tôn giáo của họ là đạo Tin Lành và đạo Do Thái. Trong cả hai tôn giáo này, người ta đều quan niệm đạo đức và kinh doanh luôn phải đi song hành, gắn bó chặt chẽ với nhau. Người ta cũng đề cao việc giữ gìn uy tín kinh doanh và chống lại những hành vi bất chấp đạo đức để đạt được lợi nhuận như: đối với các doanh nhân người Do Thái, người ta không bao giờ bán các mặt hàng có hại cho khách hàng của mình. Họ quan niệm sự thành công và giàu có của các doanh nhân phải là kết quả của đức hạnh và sự nỗ lực cá nhân.
  • 12. 11 Các doanh nhân Mỹ được sinh ra, lớn lên và được giáo dục trong môi trường xã hội nước Mỹ mang những đặc điểm: Thứ nhất, xã hội Mỹ đề cao vai trò của cá nhân nhưng cũng đòi hỏi tinh thần có trách nhiệm cao của mỗi cá nhân trong xã hội. Học thuyết về đạo đức quan trọng nhất ở nước Mỹ là thuyết vị lợi. Theo học thuyết này, mỗi khi đưa ra một quyết định, hay thực hiện một hành động, người ta phải cân nhắc kĩ lưỡng đến kết quả, hậu quả và những tác động của nó không chỉ đối với bản thân người ra quyết định mà còn cả đối với những người khác, đối với cộng đồng và toàn xã hội. Một hành động chỉ được nên thực hiện khi nó có thể đem lại cả lợi ích cho người thực hiện và cho cả cộng đồng. Những hành động chỉ mang lại lợi ích cho một cá nhân mà gây phương hại đến lợi ích của cộng đồng thì phải tránh. Vì vậy, hành động của các cá nhân luôn vừa phải đem lại lợi ích cho cá nhân họ và vừa phải đem lại lợi ích cho xã hội hay ít nhất là không xâm hại đến lợi ích xã hội. Thứ hai, trong nhận thức của người Mỹ, các nguyên tắc, chuẩn mực, luật lệ trong xã hội bao gồm cả những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức là pháp luật tối cao mà họ có trách nhiệm phải tuân theo để đảm bảo cho chính lợi ích và quyền được tôn trọng của họ trong xã hội. Điều này xuất phát từ nguyên nhân lịch sử là xã hội Mỹ bao gồm nhiều nhóm người với các sắc tộc, các nền văn hóa khác nhau. Để xã hội đa sắc tộc, đa văn hóa ấy có thể tồn tại và phát triển thì phải có trật tự, kỉ cương xã hội vững chắc. Một hệ thống các nguyên tắc, luật lệ xã hội và đạo đức thống nhất được mọi người tuân thủ là yếu tố đảm bảo cho trật tự xã hội. Hơn thế nữa, mỗi người Mỹ tin rằng họ đều có quyền và cơ hội ngang bằng nhau trong xã hội, vì vậy họ cũng có trách nhiệm ngang bằng nhau trong việc duy trì sự ổn định xã hội. Một cuộc thăm dò ý kiến được tiến hành tại một số nước phát triển đã chứng minh rằng người Mỹ là những người có niềm tin vững chắc nhất vào sự tồn tại của một hệ thống nguyên tắc, chuẩn mực xã hội. Với yêu cầu những người tham gia lựa chọn một trong hai ý kiến xem ý kiến nào phù hợp nhất với suy nghĩ
  • 13. 12 của họ đó là: 1 - Họ tin rằng trong xã hội tồn tại những chỉ dẫn, hướng dẫn cụ thể với họ điều gì là tốt và điều gì là xấu. Những chỉ dẫn này áp dụng cho tất cả mọi người và trong mọi hoàn cảnh. 2 - Họ tin rằng trong xã hội không tồn tại những chỉ dẫn cụ thể cho họ thấy điều gì là tốt, điều gì là xấu. Một điều là tốt hay xấu phụ thuộc hoàn toàn vào hoàn cảnh sống của chúng ta. Kết quả được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1: Kết quả cuộc điều tra về niềm tin vào sự tồn tại của một hệ thống nguyên tắc và chuẩn mực rõ ràng về đạo đức trong xã hội. Tỷ lệ số người tham gia lựa chọn ý kiến thứ 1(%) Tỷ lệ số người tham gia lựa chọn ý kiến thứ 2 (%) Tỷ lệ số người tham gia không có sự lựa chọn (%) Mỹ 50 45 5 Italia 42 52 5 Canada 30.5 62 8 Đức 26 64 11 Pháp 24 68 7 Thụy Điển 19 76 5 Thứ ba, người Mỹ tin rằng họ có thể chủ động quản lý cuộc sống, cũng như có thể tự quyết định số phận của chính bản thân họ. Những khẩu hiệu quen thuộc đối với người Mỹ đó là: “Điều đó tùy thuộc vào bạn” hay “ Bạn có quyền lựa chọn”...Theo một cuộc thăm dò ý kiến với câu hỏi: “ Thành công của một cá nhân được quyết định bởi những nỗ lực của cá nhân người đó hay là bởi sự may mắn và phụ thuộc vào các mối quan hệ mà anh ta có?”, có 44% người Mỹ được hỏi đã
  • 14. 13 trả lời rằng điều đó phụ thuộc chủ yếu bằng nỗ lực cá nhân của họ. Đây cũng là tỷ lệ cao nhất trong số các quốc gia tiến hành cuộc thăm dò ý kiến này. Cũng vì vậy, trong cách nhận xét,nhìn nhận, đánh giá về một con người, người Mỹ không xem trọng những tiêu chí như: địa vị xã hội, tuổi tác, hay xuất thân gia đình như ở nhiều quốc gia khác, mà họ đánh giá chủ yếu dựa trên những gì người đó đã làm, đã đạt được. Với vấn đề đạo đức - một vấn đề được xem là trừu tượng, phức tạp và mang tính phụ thuộc vào các cá nhân mà người ta cho là không thể kiểm soát được, thì với người Mỹ, họ cho rằng có thể kiểm soát được đạo đức của chính mình thông qua những hành động hành động của họ. Bởi vì như chúng ta đã nói ở trên, thước đo đánh giá con người trong xã hội Mỹ chính là hành động của người đó. Chính vì những điều kiện xã hội như vậy, các doanh nhân Mỹ đã có sự chủ động trong giải quyết các vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh trong hoạt động của mình bao gồm: • Chủ động tìm hiểu các vấn đề đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp và để ra biện pháp giải quyết. Từ sự chủ động trong nhận thức về tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp, các doanh nhân Mỹ đã chủ động đưa các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức kinh doanh áp dụng trong hoạt động của doanh nghiệp mình. Quá trình này được gọi là quá trình thể chế hóa đạo đức kinh doanh. Họ là những người đi tiên phong trên thế giới trong quá trình này. Những biện pháp để thực hiện quá trình này bao gồm: (1) xây dựng bản Quy tắc đạo đức kinh doanh (Codes of Ethics) trong hoạt động doanh nghiệp; (2) thành lập Ủy ban đạo đức kinh doanh có nhiệm vụ xây dựng, phát triển, giải quyết các vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp, trong Ủy ban này sẽ bao gồm các bộ phận như: bộ phận tổ chức các chương trinh đào tạo, phổ biến kiến thức về đạo đức kinh doanh cho các nhân viên trong doanh nghiệp; bộ phận thực hiện chức năng, giám sát, điều tra, phát hiện các hành vi phi đạo đức trong doanh nghiệp; Hội đồng kỷ
  • 15. 14 luật để đưa ra những phán xét, xử phạt các hành vi vi phạm các nguyên tắc đạo đức... Các chương trình hành động cụ thể và chuyên nghiệp này đã cho thấy rõ sự quan tâm và đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ trong việc nâng cao đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp mình. Theo một cuộc khảo sát được tiến hành vào năm 2005, 96% trong tổng số 225 doanh nghiệp Mỹ được tiến hành điều tra đã có những hành động cụ thể, tích cực nhằm nâng cao nhận thức và sự tuân thủ đạo đức kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp. Gần 60 % doanh nghiệp đã bổ nhiệm vị trí quản lý cấp cao (Chief Ethics Officer) chuyên trách về đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp, và 1/3 các chương trình hành động nâng cao đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp ấy đã được thực hiện bằng cách lấy ý kiến đóng góp rộng rãi trong toàn công ty. 92% số nhân viên được hỏi đã từng được tham gia vào các chương trình đào tạo nhằm nâng cao đạo đức kinh doanh trong công ty. Đã có những doanh nghiệp Mỹ đã đưa đạo đức kinh doanh trở thành yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và làm nên thành công của công ty. Câu chuyện thành công của Johnson&Johnson là trường hợp rất điển hình chứng minh cho lợi ích của đạo đức kinh doanh cho các doanh nghiệp. Johnson&Johnson (J&J) là một trong những tập đoàn hàng đầu của Mỹ chuyên sản xuất, kinh doanh dược phẩm và dụng cụ y tế... Từ thập niên 1920 đến nay, J&J luôn đề cao bản sắc của doanh nghiệp dựa trên hai giá trị chung: “The Identity of J&J: Integrity & Respondibility” (“Bản sắc của J&J: Ngay thẳng và trách nhiệm”) được khởi xướng bởi con trai nối nghiệp của người sáng lập công ty là Robert Wood Johnson. Trong lịch sử, J&J đã có những hành động cụ thể để minh chứng cho bản sắc đó của công ty mà hai hành động sau đây là minh chứng rõ rệt nhất: Năm 1965, J&J tung ra thị trường sữa dưỡng da cho trẻ em rất được ưa thích. Một số khách hàng lại dùng sữa ấy cho chính mình những khi tắm nắng, vì thế
  • 16. 15 thị phần của sữa dưỡng da J&J càng ngày càng lớn. Cuối 1968, bộ phận nghiên cứu & phát triển của J&J nhận thấy rằng nếu dùng sữa dưỡng da ấy để tắm nắng sẽ có nguy cơ bị ung thư da. J&J tự nguyện nhờ một số phòng thí nghiệm độc lập kiểm định thêm và khi chắc chắn kết quả, ban lãnh đạo J&J họp nhân viên lại để cùng làm bản thông báo cho các hãng thông tấn xã về kết quả xét nghiệm của mình. Kể từ tháng 2-1969, J&J thu lại tất cả sữa dưỡng da chưa được bán trên thị trường, và ngưng sản xuất cho đến khi J&J khắc phục được nguy cơ trên. Doanh số hằng năm của loại kem dưỡng da J&J lúc đó là khoảng 240 triệu USD/năm. Một sự kiện khác xảy ra vào năm 1981, ở thành phố Chicago có một người bệnh tâm thần cho thuốc độc vào một số lọ thuốc trị nhức đầu nhãn hiệu Tylenol do J&J sản xuất và bày bán ở các quầy hàng bán thuốc trong những siêu thị. Sự kiện trên làm thiệt mạng bốn người và cảnh sát không bắt được người tâm thần gây các án mạng trên. Mặc dù chỉ xảy ra ở Chicago và giới chức trách an ninh địa phương nghĩ rằng người rối loạn tâm thần trên chỉ cho thuốc độc vào một số lọ Tylenol đã bày bán ở siêu thị, ban lãnh đạo J&J sau khi hội ý với nhân viên vẫn cương quyết rút lại để kiểm định tất cả lọ thuốc Tylenol đã phân phối không chỉ ở Mỹ mà ở toàn thế giới, vì theo J&J, không có gì bảo đảm là người bị bệnh thần kinh trên chỉ bỏ thuốc độc vào các lọ Tylenol lúc đã bày bán, mà không bỏ vào lúc sản xuất hoặc trước khi được phân phối đi khắp nơi. Toàn bộ chi phí để thực hiện quyết định trên là 350 triệu USD. Có thể nói, tinhh thần trách nhiệm đã trở thành hành vi chuẩn mực để đánh giá mọi hoạt động của J&J và trở thành văn hóa “trách nhiệm”, được xuất phát từ cái tâm của toàn thể cán bộ nhân viên, đặc biệt từ lãnh đạo cao nhất của J&J đối với khách hàng. Chính bằng tinh thần luôn có trách nhiệm ấy, J&J đã dành được cảm tình, sự trung thành của khách hàng và đến lượt mình, sự ủng hộ từ phía khách hàng đã đem lại cho công ty những thành công nổi bật. Theo thống kê, trong suốt hơn 100 năm qua, thương hiệu J&J luôn tồn tại bền vững và công ty
  • 17. 16 luôn đạt được tốc độ tăng trưởng hàng năm là 10.5% trong suốt thời gian tồn tại, đáng chú ý là càng ngày tốc độ tăng trưởng ấy càng cao. Ngay trong năm 2008, năm khó khăn nhất của nền kinh tế Mỹ, doanh số bán của công ty đã tăng 4,3% và lợi nhuận tăng thêm 22%. Điều đó đã khiến cho J&J trở thành công ty đứng thứ 6 đạt lợi nhuận cao nhất và là một trong 5 công ty có giá trị nhất ở Fortune 500. 1.2. Sự tham gia giám sát và _phản biện xã hội tích cực của công chúng Mỹ. Ở Mỹ, việc xem xét, đánh giá, giải quyết các vấn đề trong phạm vi một cá nhân, để một cá nhân tự giải quyết là điều rất hạn chế, đặc biệt đối với các vấn đề đạo đức. Những cuộc tranh luận mang tính chất mở, rộng rãi trong công chúng để đánh giá, nhận xét về một vấn đề là điều thường hay được người Mỹ tiến hành. Ba bộ phận luôn đóng góp những ý kiến phản biện xã hội quan trọng nhất trong xã hội Mỹ đó là các tổ chức xã hội, các hiệp hội...đại diện cho tiếng nói của người dân Mỹ; giới học giả và giới truyền thông Mỹ. Sự tham gia tích cực của người dân Mỹ trong việc thúc đẩy đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp được thể hiện số lượng ngày càng tăng các hiệp hội người tiêu dùng Mỹ. Họ là những người đóng góp những tiếng nói phản biện quan trọng, những quyết định của họ là ủng hộ hay tẩy chay đối với một công ty cso tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty đó. Có thể nói, họ là nhân tố có thể gây sức ép đến chính sách của các công ty Mỹ. Bên cạnh đó, giới học giả Mỹ ngày càng quan tâm đến vấn đề đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp. Sự quan tâm ấy được thể hiện qua số các Trung tâm nghiên cứu về đạo đức kinh doanh liên tục gia tăng thuộc các trường Đại học hay các Tổ chức nghiên cứu xã hội. Hầu hết các trường Đại học ở Mỹ đã đưa đạo đức kinh doanh vào giảng dạy với tổng số sinh viên theo học ngày càng tăng cao. Ở Mỹ, hiện đã có tạp chí nghiên cứu chuyên ngành về đạo đức kinh doanh được xuất bản trong đó có những tạp chí nổi tiếng như: Journal of Business Ethics,
  • 18. 17 Business Ethics Weekly... Những đóng góp của các học giả cho việc thúc đẩy phát triển đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp được thể hiện qua những kết quả nghiên cứu, những lời khuyến cáo, tư vấn cho các doanh nghiệp về tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh. Trong đó, đóng góp quan trọng nhất là vào những năm 1980, các học giả Mỹ đã hoàn thành học thuyết, lý luận về xây dựng văn hóa và đạo đức daonh nghiệp được dựa trên tư tưởng đạo đức Katian, học thuyết về hợp đồng xã hội, học thuyết về vai trò giám sát của cổ đông trong doanh nghiệp... Có thể nói, đây là kim chỉ nam để các doanh nghiệp Mỹ áp dụng trong xây dựng đạo đức và văn hóa daonh nghiệp. Trong thời gian gần đây, nhận thức của giới truyền thông Mỹ về đạo đức kinh doanh đang ngày càng được nâng cao. Thông qua hoạt động đưa tin của mình, các phương tiện truyền thông Mỹ không những góp tiếng nói phê phán, đả kích các doanh nghiệp phi đạo đức mà còn góp phần nâng cao sự nhận thức của toàn xã hội về vấn đề này. Tiếng nói của các phương tiện thông tin đại chúng đang ngày càng thể hiện vai trò phản biện xã hội quan trọng của mình trong việc tạo sức ép, buộc các doanh nghiệp phải hoạt động nghiêm chỉnh có đạo đức. Hàng năm,dựa trên sự bình bầu của người tiêu dùng, các học giả và các phương tiện truyền thông Mỹ, người ta đều chọn ra danh sách 100 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có đạo đức tốt nhất trong năm để tôn vinh trong xã hội. Những giải thưởng như thế này cũng chính là sự ghi nhận xứng đáng cho sự nỗ lực, phấn đấu của các doanh nghiệp; đông thời khuyến khích họ nâng cao hơn nữa đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp mình. Bản thân những người lao động Mỹ cũng có nhận thức rõ ràng về đạo đức kinh doanh và có những yêu cầu, mong muốn của họ về đạo đức của các công ty nơi họ làm việc. Những nhân viên làm việc trong các công ty Mỹ có quyền và trách nhiệm phán xét xem liệu những người chủ, những người đứng đầu quản lý công ty đã thực sự hoạt động kinh doanh có đạo đức hay không? Và họ có quyền
  • 19. 18 được tiếp cận các thông tin về hành vi của những người đứng đầu để đưa ra nhận xét này. Việc đưa việc đánh giá về các hành vi, hoạt động của các doanh nhân Mỹ có theo đúng các tiêu chuẩn đạo đức hay không ra tranh luận, phản biện trong công chúng đã tạo nên một sức ép đủ mạnh để các doanh nhân Mỹ phải nhận thức được tầm quan trọng và việc cần thiết của việc hoạt động kinh doanh có đạo đức đối với sự thành công hay thất bại của bản thân và của công ty. Một doanh nhân luôn là một người đáng tin cậy, một người luôn hoạt động vì lợi ích của khách hàng và của đối tác, anh ta sẽ là một doanh nhân thành đạt. Và ngược lại, một doanh nhân thành đạt thì luôn phải suy nghĩ và hành động có đạo đức đối với nhân viên, khách hàng và cộng đồng xã hội. 1.3. Sự quan tâm của chính phủ Mỹ đến vấn đề đạo đức kinh doanh. Chính phủ Mỹ luôn dành sự quan tâm đúng mức và có nhưng chương trình hành động cụ thể nhằm thúc đẩy, yêu cầu và ràng buộc các doanh nghiệp hoạt động phải có văn hóa kinh doanh. Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới ban hành các đạo Luật nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cho đến nay hệ thống pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của Mỹ được coi là một trong những hệ thống hoàn chỉnh nhất trên thế giới. Hệ thống pháp luật này bao gồm các đạo luật và các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm giám sát, thực thi chúng. Các đạo luật tiêu biểu của Mỹ là: • Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm: Nội dung chính của luật là yêu cầu các nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ phải có trách nhiệm đối với thương tật và thiệt hại do những khuyết tật của sản phẩm gây ra cho người sử dụng hoặc những người ở gần sản phẩm đó. Trách nhiệm sản phẩm thường dựa trên các nguyên tắc pháp lý về sự bất cẩn, vi phạm bảo hành hoặc trách nhiệm tuyệt đối. Phạm vi điều chỉnh của luật áp dụng đối với tất cả các doah nghiệp bán hàng hóa của mình trên thị trường Mỹ.
  • 20. 19 • Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng: Luật này qui định các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm liên quan đến sự vận hành, thành phần, nội dung, thiết kế, sản xuất, hoàn tất, đóng gói và dán nhãn. Nguyên tắc chung là nhà sản xuất sản phẩm tiêu dùng là đối tượng của quy định này phải phát hành giấy chứng nhận khẳng định hàng phù hợp với các tiêu chuẩn qui định và phải dán nhãn trên sản phẩm ghi rõ ngày và nơi sản xuất sản phẩm, tên và địa chỉ của nhà sản xuất, chứng nhận tuân thủ các luật lệ áp dụng và mô tả ngắn gọn các luật lệ đó. Bên cạnh những đạo luật trên, chính phủ Mỹ còn ban hành rất nhiều các đạo luật qui định chi tiết về các ngành hàng cụ thể như: Luật về các chất nguy hiểm, Luật về vải dễ cháy, Luật về thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, Luật về an toàn tủ lạnh gia đình................. Luật pháp về bảo đảm tính công bằng trong cạnh tranh, chống độc quyền, chống các hành vi câu kết của các doanh nghiệp cũng được ra đời từ sớm ở Mỹ. Đến năm 1980, hệ thống luật về cạnh tranh của Mỹ được coi là chặt chẽ và nghiêm khắc nhất thế giới, với các đạo luật tiêu biểu như: đạo luật Sherman (1890), luật Clayton (1914) là hai luật cơ bản cho chính sách chống Tơrớt của Mỹ, luật Robinson - Patman (1936) qui định việc xử lý các hành vi phân biệt đối xử. Văn bản pháp luật có sự điều chỉnh trực tiếp nhất đến đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp là Những hướng dẫn về hình phạt của liên bang (The Federal Sentencing Guideline ) được ban hành vào năm 1991 hướng dẫn các Tòa án trong việc xét xử các vụ việc liên quan đến các hành vi phi đạo đức của các công ty Mỹ. Bản qui tắc xét xử này được ra đời nhằm mục đích không chỉ đề ra biện pháp trừng phạt đích đáng đối với các doanh nghiệp vi phạm, mà qua đó nó còn thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các chương trình phát triển đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp. Một qui định quan trọng trong bản qui tắc xét xử này đó là: nếu một doanh nghiệp bị đưa ra xét xử do có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh thì việc xử phạt mà doanh nghiệp đó phải gánh chịu có thể
  • 21. 20 được xem xét giảm nhẹ nếu doanh nghiệp đó chứng minh được rằng họ đã có chương trình phát triển đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp mình. Tuy các doanh nghiệp Mỹ đã đạt được những thành công, tiến bộ trong việc thực hiện, áp dụng đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp, nhưng trong thời gian gần đây, nước Mỹ đã phải đối mặt với hàng loạt vụ bê bối liên quan đến đạo đức kinh doanh dẫn tới phá sản trong các doanh nghiệp từng là niềm tự hào của kinh tế Mỹ. Làn sóng các vụ bê bối ấy được bắt đầu với vụ bê bối về gian lận thông tin tài chính của gã khổng lồ Enron vào năm 2001, tiếp theo đó người ta lại khám phá thêm những vụ bê bối cũng liên quan đến gian lận thông tin tài chính của WorldCom, Tyco International, Adelpliia... mà trách nhiệm gây ra những vụ bê bối này chủ yếu thuộc về những người quản lý cấp cao ở các công ty trên. Những vụ bê bối đó đã hé lộ ra những điểm còn tồn tại trong hệ thống đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt là đạo đức trong việc công bố trung thực, minh bạch các thông tin tài chính doanh nghiệp. Trong hoạt động của mình, tập đoàn Enron và công ty kiểm toán Arthur Andersen (công ty chịu trách nhiệm thực hiện công tác kiểm toán cho Enron) đều đã ban hành những Qui tắc đạo đức kinh doanh (Codes of Ethics) trong công ty, thậm chí, công ty Arthur Andersen còn cho xuất bản các video về các tình huống đạo đức kinh doanh được sử dụng rộng rãi trong các trường Đại học. Vậy điều gì đã làm cho những qui tắc đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp này không phát huy hiệu quả? Đã có những nghiên cứu trước đó của các học giả cho thấy rằng nhân tố quan trọng nhất tác động để người quản lý thực hiện các hành động có đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức của chính bản thân người đó; tiếp đến là hành vi của những nhà quản lý cấp cao hơn; còn yếu tố quan trọng nhất tác động để nhà quản lý thực hiện hành vi phi đạo đức là hành vi của cấp trên, tiếp đến theo thứ tự là xu thế đạo đức của các công ty cùng trong lĩnh vực, ngành nghề của công ty họ; chính sách đạo đức của công ty và cuối cùng là nhu cầu tài chính cá nhân của họ. Như vậy vấn
  • 22. 21 đề được đặt ra là doanh nghiệp phải xây dựng được môi trường văn hóa đạo đức thực sự, sâu sắc trong doanh nghiệp để từ đó tạo tác động để tất cả các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như các nhân viên trong doanh nghiệp nhận thức được rõ rằng hành động có đạo đức là quyền lợi, trách nhiệm của họ; tránh tình trạng chính sách, phương hướng hoạt động của doanh nghiệp đề ra theo một hướng, nhưng bản thân các nhân viên lại nghĩ khác và hành động khác. Đứng trước những tác động ấy, trong bản công bố kết quả nghiên cứu của mình, Viện nghiên cứu về đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp (The Business Roundtable Institute for Corporate Ethics) đã chỉ ra những vấn đề đạo đức cấp thiết cần được giải quyết trong các doanh nghiệp Mỹ đó là: (1) Lấy lại lòng tin của công chúng; (2) Đáp ứng được sự kì vọng của các nhà đầu tư không chỉ về lợi nhuận mà còn về đạo đức doanh nghiệp; (3) Đảm bảo tính trung thực, chính xác của các bản báo cáo tài chính; (4) Công bằng trong việc chi trả cac khoản bồi hoàn và (5) Xây dựng hình mẫu đạo đức của các nhà quản lý doanh nghiệp. Để giải quyết những vấn đề này, các doanh nghiệp Mỹ đã tập trung vào 3 biện pháp sau: 1 - Tiếp tục đẩy mạnh các chương trình xây dựng, áp dụng đạo đức kinh doanh, xây dựng niềm tin trong doanh nghiệp, đưa đạo đức kinh doanh thực sự trở thành một yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp. Theo điều tra của Hội đồng đạo đức kinh doanh Mỹ (The Council for Business Ethics), 85% các CEO trong các công ty Mỹ đã xác nhận rằng doanh nghiệp của họ đang ngày càng quan tâm, chú trọng đạo đức kinh doanh. Trong đó, những sự thay đổi chủ yếu là: nâng cao vai trò của hệ thống báo cáo và trao đổi thông tin nội bộ (chiếm 33%), thiết lập các đường dây nóng về đạo đức kinh doanh (chiếm 17%), phát triển nội quy tuân thủ đạo đức trong công ty (chiếm 12%), tăng cường sự kiểm soát của ban giám đốc (chiếm 10%). 2 - Chuyên nghiệp hóa, riêng biệt hóa bộ phận đảm trách về đạo đức kinh
  • 23. 22 doanh trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành bổ nhiệm nhân sự cấp cao như một Phó chủ tịch để chuyên trách về đạo đức kinh doanh trong hoạt động của mình. Sự thay đổi đó được thể hiện qua số thành viên của Hiệp hội các nhà quản lý đạo đức doanh nghiệp (The Ethics Officer Asociation) đã tăng từ 12 thành viên năm 1992 lên tới 995 thành viên năm 2004. 3 - Siết chặt quản lý, tăng cường hiệu lực của Bộ qui tắc ứng xử (Codes of Conduct) và những hướng dẫn thực hành đạo đức trong doanh nghiệp (Ethical guidelines). Nguyên nhân tại sao các công ty đã có những chương trình xây dựng và phát triển đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp này lại bị vướng vào vụ bê bối liên quan đến đạo đức kinh doanh? Sau vụ bê bối Enron, vấn đề được đặt ra đối với các doanh nghiệp Mỹ là làm sao để có thể đảm bảo hiệu lực, để Qui tắc đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp thực sự có tác dụng. Cách thức để thực hiện điều này là phải xây dựng được cơ chế giám sát, quản lý chặt chẽ; phải xây dựng cơ chế qui định trách nhiệm rõ ràng từ thấp đến cao của tất cả các thành viên trong công ty và phải khuyến khích việc tố giác các hành vi phi đạo đức phát sinh trong công ty để có thể ngăn chặn từ sớm những hành vi đó tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho công ty. Những tập đoàn lớn như: Boeing, Lockheed Martin, Deloitte&Touche... là những điển hình đã làm tốt những biện pháp này. Ở Boeing, họ đã tổ chức các chương trình đào tạo nhằm nâng cao và phát triển kĩ năng ra quyết định và giải quyết các vấn đề một cách có đạo đức đối với toàn thể 178.000 nhân viên của công ty. Đồng thời, họ đã tiến hành soạn thảo Những hướng dẫn về thực hành đạo đức một cách cụ thể và có qui mô rộng lớn hơn trước. Lý giải cho vấn đề này, các nhà lãnh đạo Boeing đã nói rằng sở dĩ họ làm như vậy, vì họ nhận thức được rằng chỉ có hoạt động kinh doanh có đạo đức mới là con đường dẫn họ đến thành công bền vững trong tương lai. Ở Lockheed - Martin, họ đã được biết tới với các chương trình phát triển đạo
  • 24. 23 đức doanh nghiệp rất bài bản và có khả năng bao quát mọi vấn đề. Ngoài việc cung cấp cho nhân viên các chương trình đào tạo về đạo đức kinh doanh, Lokheed Martin còn thiết lập một đường dây liên lạc để trợ giúp các nhân viên trong bộ phận phụ trách về đạo đức kinh doanh của hãng qua rất nhiều các phương tiên liên lạc khác nhau để các nhân viên có thể yêu cầu những lời tư vấn từ những người có chuyên môn. Phương châm của họ là sẽ không bao giờ có sự trách phạt nhân viên khi thường xuyên sử dụng đường dây trợ giúp về đạo đức kinh doanh. Ở Deloitte&Touche, chương trình nâng cao đạo đức doanh nghiệp của họ được tập trung vào 3 điểm nhấn: (1) xây dựng giá trị doanh nghiệp; (2) xây dựng chương trình quản lý, giám sát chặt chẽ và (3) phương pháp giải quyết các hậu quả xảy ra. Yếu tố thứ nhất, xây dựng giá trị doanh nghiệp có sức lan tỏa mạnh mẽ sẽ là yếu tố thúc đẩy các nhân viên hành động đúng đắn, có đạo đức. Yếu tố thứ hai, một chương trình giám sát hiệu quả không chỉ giám sát thông qua các dữ liệu, thông tin mà còn giám sát chính hành vi của các nhân viên, sẽ giúp ngăn chặn những hành vi phi đạo đức ngay từ khi nó bắt đầu hình thành. Và yếu tố thứ ba, nếu một hành vi phi đạo đức xảy ra trong doanh nghiệp, công ty sẽ tiến hành giải quyết ngay từ sớm, xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của những người liên quan. Bên cạnh sự quan tâm, đầu tư của bản thân các doanh nghiệp, chính phủ, Quốc hội Mỹ cũng thúc đẩy quá trình luật hóa các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức kinh doanh để ràng buộc hơn nữa trách nhiệm của họ đối với các vấn đề đạo đức kinh doanh. Tiêu biểu là ngay sau khi xảy ra hàng loạt các vụ bê bối của các tập đoàn lớn liên quan đến thông tin tài chính, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Sarbanes - Oxley đưa ra những qui định chặt chẽ đối với các doanh nghiệp về báo cáo, cung cấp các thông tin tài chính trong doanh nghiệp. Đây là Đạo luật gây được nhiều sự chú ý nhất vì nó giải quyết vấn đề nhức nhối nhất là chống các hành vi gian lận của các doanh nghiệp Mỹ trong công bố các thông tin tài chính.
  • 25. 24 Nó được kì vọng là sẽ vá những lỗ hỏng hiện nay trong kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp Mỹ sau sự ra đời của Những hướng dẫn về hình phạt của liên bang (the Federal Sentencing Guideline) vào năm 1991. 2. Nhật Bản. Những tư tưởng đạo đức kinh doanh đầu tiên đã xuất hiện từ khá sớm trong xã hội phong kiến Nhật Bản khi hoạt động buôn bán, trao đổi bắt đầu có những bước phát triển mạnh mẽ với hai luồng tư tưởng chủ đạo là Đinh nhân đạo hay đạo của thị dân và Bushido ( Võ sĩ đạo ) đề cập đến những giá trị của giới võ sĩ (Samurai) được truyền thụ trong giới cầm quyền Nhật Bản. Bushido là hệ tư tưởng ra đời sớm nhất từ cuối thế kỷ 12, được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận của Nho học và những giá trị đạo đức của giới võ sĩ. Những đức tính được nhấn mạnh trong Bushido là: trung thành; không ngại hy sinh; trọng tín nghĩa, lễ nghĩa; có liêm sỉ; sống thanh bạch, giản dị, cần kiệm; có tinh thần thượng võ; trọng danh dự và có lòng thương người. Bushido là cột trụ tinh thần của chính quyền phong kiến, của giới võ sĩ Nhật Bản. Sau này, đến thời Minh Trị duy tân, những con người lèo lái công cuộc duy tân của Nhật Bản vốn xuất thân từ giới võ sĩ đã đưa Bushido áp dụng vào những nguyên tắc đạo đức kinh doanh hiện đại. Điều này được thể hiện đậm nét qua những lời “gia huấn” (kakun, tức là những điều răn dạy người nhà) của Iwasaki Yataro (1834-1885), một võ sĩ cấp dưới ở Tosa (đảo Shikoku) và cũng là người sáng lập Công ty Mitsubishi sau đây: Điều l: Không bị chi phối bởi những việc nhỏ mà phải chú tâm đến việc kinh doanh những sự nghiệp lớn. Điều 2: Khi đã bắt đầu một sự nghiệp thì chắc chắn phải làm cho thành công. Điều 3: Không làm những sự nghiệp có tính cách đầu cơ. Điều 4: Khi toan tính, mọi sự nghiệp phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết. Điều 5: Không bao giờ quên tinh thần vị công trong sáng không để mất lòng
  • 26. 25 thành. Điều 6: Phải cần mẫn, cần kiệm, và biết nghĩ đến người khác. Điều 7: Phải sử dụng nhân sự cho thích đáng. Điều 8: Đối đãi tử tế với người làm. Điều 9: Phải gan dạ, quả cảm khi bắt đầu một sự nghiệp nhưng cặn kẽ, kỹ lưỡng khi thực hiện.[8] Một doanh nhân nổi tiếng khác trong thời kì này là Shibusawa Eiichi (1840- 1931), cũng là một nhân vật theo luân lý Bushido đã để lại những lời răn dạy để đời cho các thế hệ doanh nhân sau này về tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh. Ông được coi là “cha đẻ” của giới tài chính Nhật Bản và là người đã có công xây dựng 500 xí nghiệp tạo nền móng vững chắc cho nền công nghiệp Nhật Bản. Trong sự nghiệp của mình, Shibusawa luôn luôn chú trọng và nhấn mạnh khía cạnh luân lý trong kinh doanh. Ông cho rằng không thể tách rời luân lý ra khỏi kinh doanh. Ông khẳng định: “Đừng lầm tưởng là thương nghiệp và đạo đức không thể dung hòa được với nhau như nước với lửa. Cho dầu tri thức có phát triển và tài sản có gia tăng bao nhiêu chăng nữa, nếu không có đạo đức thì không thể nào phát huy được hết sức mình trong thiên hạ”. Một trong những câu châm ngôn nổi tiếng của ông dành cho giới doanh nhân đó là “Sĩ hồn thương tài” (shikon shosai). Theo ông, một người doanh nhân cần có “Sĩ hồn thương tài”, tức là cần có sự tổng hợp giữa tinh thần của một người võ sĩ với tài thương mại, kinh doanh. Bởi vì, phàm muốn lập thân ắt phải có tinh thần võ sĩ, luôn cố gắng, nỗ lực phấn đấu không biết mệt mỏi, nhưng nếu chỉ có “sĩ hồn” mà không có “thương tài” sẽ bị “tự diệt” về kinh tế. “Thương tài” cũng phải đặt căn bản trên đạo đức. Những loại “thương tài”, bất đức, dối trá, điêu ngoa, phù phiếm - tách rời khỏi đạo đức, thì chỉ là tài vặt và khôn vặt và không thể thành công lâu bền. Shibusawa tin rằng những người trong công nghiệp và thương nghiệp cần phải có tinh thần Bushido vì bất kỳ ở nước văn minh nào các nhà xí nghiệp và kinh doanh cũng lấy
  • 27. 26 lời hứa làm trọng, và người Nhật nếu không muốn bị thua thiệt thì phải tuyệt đối tôn trọng chữ Tín. Đinh nhân đạo là hệ tư tưởng ra đời sau Bushido vào khoảng cuối thế kỉ 17. Người sáng lập ra Đinh nhân đạo là nhà tư tưởng Ishida Baigan (16851744). Trong học thuyết Đinh nhân đạo của mình, ông đã đề cao vai trò của tầng lớp thương nhân đối với xã hội. Ông cho rằng cấu trúc xã hội với 4 thành phần: sĩ, nông, công, thương đã có từ xưa, trong đó mỗi giai tầng có một vai trò của nó, không thể thiếu được thành phần nào. Cả 4 giai tầng ấy đều sống trên đất của quân vương, phục vụ quân vương, nên đều được hưởng ân trạch của quân vương. Vì cùng là bề tôi, nên vũ sĩ được hưởng niên bổng của quân vương, nông dân được hưởng thóc lúa, thì thương nhân được hưởng lời lãi - tất cả đều là bổng lộc vua ban. Từ chỗ khẳng định vị trí của người thị dân, Baigan đã đưa ra “đạo” - tức là chuẩn mực đạo đức của giai tầng này. Ông cho rằng: Các giai tầng khác nhau đều phải tự hạn chế dục vọng và hành xử theo đạo để giữ giá trị giai tầng của mình: Sĩ có trách nhiệm khai phóng tư tưởng và cầm giữ cương thường, nông dân có bổn phận cần cù nơi đồng ruộng để cung cấp lương thực, thì người thị dân cũng phải hành xử theo đạo. Đạo của người thị dân thể hiện thành 3 đức: tiết kiệm trong việc sử dụng tài nguyên quốc gia; tiết kiệm trong chi tiêu cho bản thân; cần cù, sáng tạo và 2 nghĩa: chính trong kinh doanh sản xuất; trực trong giao dịch thương mại. Về luân lý, nên tránh tửu, sắc, cờ bạc để dành thì giờ và tiền bạc cho sáng tạo và kinh doanh. Luân lý ấy không cấm việc thưởng thức xướng ca, nhưng không được sa vào trác táng.[9] Có thể khẳng định, chính những tư tưởng này đã đóng góp rất lớn vào công cuộc duy tân của Nhật Bản, đưa Nhật Bản từ một đất nước nông nghiệp, nghèo nàn, lạc hậu trở thành một trong những đất nước giàu mạnh trên thế giới. Đồng thời, nó cũng tạo thành nền móng vững chắc để xây dựng nên môi trường văn hóa doanh nghiệp đặc trưng, và hơn nữa là đạo đức kinh doanh cho các doanh
  • 28. 27 nghiệp Nhật Bản sau này. Đến thời kì hiện đại, từ sau cuộc chiến tranh thế giới thứ II, trong hoàn cảnh Nhật Bản là nước bại trận phải chịu nỗi nhục nhã và sự tàn phá nặng nề của chiến tranh, chính phủ, các doanh nhân và người dân Nhật Bản đã đặt mục tiêu phải nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, đẩy mạnh phát triển kinh tế nhằm đưa nước Nhật trở về vị trí một cường quốc kinh tế, phát triển và thịnh vượng như năm xưa là mục tiêu hàng đầu. Cũng vì thế, mà đã có những giai đoạn, việc xây dựng, phát triển đạo đức kinh doanh đã dường như bị lãng quên trong xã hội và trong các doanh nghiệp Nhật Bản, nhưng càng về sau này nó lại càng khẳng định được tầm quan trọng của chính mình. Trong bài viết “ Đạo đức kinh doanh ở Nhật Bản” (Business Ethics in Japan) của tác giả Iwao Taka, ông đã chia sự phát triển của đạo đức kinh doanh Nhật Bản thời hiện đại ra 5 giai đoạn chính: • Giai đoạn 1: Từ trước thập kỷ 60: Giai đoạn tập trung cho phát triển kinh tế. Sau chiến tranh thế giới thứ II, nhiệm vụ hàng đầu mà Chính phủ, doanh nghiệp, người dân Nhật Bản đặt ra lúc này là tập trung tất cả cho phát triển kinh tế, khắc phục những hậu quả của chiến tranh. Các doanh nghiệp Nhật Bản dường như không quan tâm đến các vấn đề xã hội và môi trường. Cụm từ “ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” gần như đã bị quên lãng trong cộng đồng các doanh nghiệp Nhật Bản. Một ví dụ rất đặc trưng về đạo đức của các doanh nghiệp trong thời kì này là về cách thức giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp với người dân bị ảnh hưởng do tác động làm ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp. Bất kể mức độ gây thiệt hại của doanh nghiệp đối với các nạn nhân là bao nhiêu, họ chỉ phải trả một khoản tiền tượng trưng như là lòng thương hại của họ đối với các nạn nhân mà không phải là những khoản bồi thường thỏa đáng. Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong những trường hợp này rất mập mờ, không được qui định rõ ràng.
  • 29. 28 • Giai đoạn 2: Từ giữa những năm 1960 đến giữa những năm 1970: Giai đoạn xuất hiện ngày càng nhiều các vấn đề xã hội liên quan đến doanh nghiệp. Giai đoạn này đã ghi nhận những chuyển biến tích cực trong thái độ của các doanh nghiệp cũng như của xã hội đối với các vấn đề về trách nhiệm với môi trường và xã hội của doanh nghiệp. Nguyên nhân trực tiếp tạo ra sự chuyển biến này là từ vụ việc của 4 công ty lớn của Nhật Bản bị phát hiện đã có những hoạt động xâm hại nghiêm trọng đến môi trường xung quanh công ty mà tiêu biểu là vụ việc ở Minamata. Năm 1968, sau 12 năm điều tra nguyên nhân gây ra dịch bệnh lạ bùng phát ở Minamata, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra được những bằng chứng chính thức chứng minh được rằng nguyên nhân gây ra dịch bệnh này xuất phát từ quá trình sản xuất thủy ngân ở nhà máy Chisso. Với những trường hợp bị phát hiện trên, một vấn đề cấp bách được đặt ra với Chính phủ, với xã hội Nhật Bản là họ phải có những hành động cần thiết để ép buộc các doanh nghiệp phải hoạt động có trách nhiệm với xã hội. Năm 1967, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành “Đạo luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường” (The Basic Law of Enviromental Polluttion Control). Ba năm sau đó, vào năm 1971, một cơ quan chuyên trách về môi trường của Chính phủ cũng đã được thành lập nhằm thúc đẩy việc thi hành đạo luật trên.Về phía người tiêu dùng Nhật Bản, họ cũng đã có những hoạt động, tiếng nói phản đối các doanh nghiệp Nhật Bản có những hành vi xâm hại môi trường, gây tác hại cho xã hội. Dưới sức ép từ phía Chính phủ và người dân, các doanh nghiệp Nhật Bản đã phải có những hành động để nâng cao trách nhiệm xã hội của mình. Hai tổ chức kinh tế lớn của Nhật Bản là Keidaren ( Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản) với 1000 thành viên và Keizai Doyukai (Hiệp hội các chủ doanh nghiệp Nhật Bản) với 1500 thành viên đã khuyến nghị các thành viên của mình rằng họ cần nỗ lực hơn nữa để xây dựng một xã hội thịnh vượng và thực hiện việc quản lý lấy lợi ích xã hội làm trung tâm trong hoạt động của doanh nghiệp mình.
  • 30. 29 • Giai đoạn 3: Nửa cuối những năm 1970: Bước giật lùi của đạo đức kinh doanh. Năm 1973, thế giới chịu tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng dầu mỏ. Vốn là nước phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn dầu nhập khẩu, nền công nghiệp Nhật Bản đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ cuộc khủng hoảng. Các doanh nghiệp Nhật Bản đã phải tập trung đẩy mạnh công cuộc cơ cấu lại tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp để tồn tại. Rất tiếc là trong hoàn cảnh đó, doanh nghiệp đã lại không chú ý vào việc thay đổi, xây dựng đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. Ngay cả khi, vụ scandal nhận hối lộ của Chính phủ Nhật Bản bị phanh phui, nó cũng không làm gia tăng thêm sự quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản với đạo đức kinh doanh. • Giai đoạn 4: Những năm 1980: Giai đoạn bong bóng kinh tế bùng nổ. Sau giai đoạn khủng hoảng, nhờ những quyết định thực hiện quá trình tái cơ cấu kịp thời, các doanh nghiệp Nhật Bản đã vượt qua khó khăn và bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ. Nền kinh tế Nhật Bản cũng đã tăng trưởng với tốc độ chóng mặt. Với thành công như vậy, các nhà doanh nghiệp Nhật Bản đã nhận được không ít lời ngợi khen từ phía các học giả trong nước cũng như nước ngoài. Họ đặc biệt đánh giá cao mối quan hệ hợp tác, linh hoạt giữa các nhà quản lí với nhân viên, giữa các nhà cung cấp nguyên liệu với các công ty sản xuất, giữa các định chế tài chính với khách hàng... Những lời khen ngợi ấy vô hình chung đã khiến các nhà doanh nghiệp Nhật Bản nghĩ rằng cách thức quản lí doanh nghiệp của họ hiện nay không chỉ hiệu quả mà còn đảm bảo được các chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Bởi vì, các mối quan hệ kinh doanh bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ấy đang được xây dựng dựa trên nền tảng tin cậy, hợp tác chặt chẽ, đôi bên cùng có lợi. Chính tâm lý lạc quan thái quá ấy đã cản trở việc áp dụng những nguyên tắc đạo đức kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp Nhật Bản thời kì này.
  • 31. 30 • Giai đoạn 5: Từ những năm 1990 đến nay: Đạo đức kinh doanh khẳng đinh lại vai trò quan trọng của mình. Sự phát triển của đạo đức kinh doanh trong giai đoạn này được chia theo 2 xu hướng: xu hướng chủ động và xu hướng bị động. Xu hướng chủ động được thể hiện qua việc các tổ chức,hiệp hội của doanh nghiệp Nhật Bản như Keidaren, Keizai Doyukai đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng cho các nhà doanh nghiệp Nhật Bản có những bước phát triển hoạt động kinh doanh theo hướng tích cực có đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, xu hướng bị động lại là xu hướng có vai trò quan trọng nhất trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động có đạo đức kinh doanh. Xu hướng bị động được bắt nguồn từ hàng loạt các vụ scandal xảy ra liên tục trong các doanh nghiệp Nhật liên quan đến các vấn đề đạo đức. Vụ việc đầu tiên trong chuỗi các scandal này xảy ra vào năm 1988 liên quan đến hoạt động giao dịch nội gián. Trong vụ việc này, công ty Recruit (một công ty chuyên cung cấp thông tin tài chính) đã dành cho các chính trị gia, các quan chức quyền mua cổ phiếu chưa niêm yết của công ty Recruit Comos (một công ty kinh doanh bất động sản)với giá rẻ để đổi lại, các quan chức, các chính trị gia này sẽ dành cho họ những ưu đãi trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Tiếp đó là hàng loạt các vụ bê bối liên quan đến việc hối lộ các quan chức của các công ty xây dựng, việc thu của khách hàng những khoản tiền bất hợp lí của các nhà cung cấp gas, việc gia tăng các khoản nợ xấu và mất khả năng kiểm soát của các định chế tài chính, việc bán các sản phẩm máu bị nhiễm HIV của các công ty dược phẩm...đã thực sự làm chấn động xã hội Nhật Bản. So sánh với các vụ bê bối đã xảy ra trong các giai đoạn trước đây, thì các vụ bê bối về sau này càng có qui mô rộng và tính chất nghiêm trọng hơn trước. Đi kèm với đó, trong chính sách, pháp luật của Nhà nước, cũng như trong xã hội Nhật Bản đã có những bước thay đổi, bổ sung căn bản trong các điểm sau:
  • 32. 31 1- Sự gia tăng trong nhận thức của công chúng Nhật Bản đối với các vấn đề bảo vệ môi trường, thay đổi khí hậu toàn cầu. 2- Áp lực quốc tế đòi hỏi Nhật Bản phải mở cửa thị trường hơn nữa. 3- Việc có hiệu lực của các đạo luật về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với các sản phẩm, luật sửa đổi của luật Thương mại về qui định quản lí của Chính phủ đối với doanh nghiệp. 4- Việc gia tăng quyền lực cho Ủy ban chuyên trách về đảm bảo công bằng trong hoạt động thương mại của Chính phủ. Đứng trước những tác động sâu sắc của các vụ bê bối và sức ép ngày càng cao của Chính phủ và công chúng, các doanh nghiệp Nhật Bản đã nhận thức được trách nhiệm phải quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng đạo đức kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, sự tham gia tích cực nghiên cứu, truyền bá rộng rãi của các học giả, các viện nghiên cứu và giới truyền thông về đạo đức kinh doanh cũng là đóng góp quan trọng để phát triển đạo đức kinh doanh ở Nhật Bản. Có một đặc điểm rất thuận lợi là trong quá trình xây dựng và phát triển đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp, các doanh nghiệp Nhật Bản có một điểm tựa, một chỗ dựa vững chắc từ nền văn hóa doanh nghiệp đặc trưng Nhật Bản đã được xác lập từ lâu đới với các đặc điểm: Luôn xác lập triết lý kinh doanh: Có thể nói, hầu hết các doanh nhân Nhật Bản đều có triết lí kinh doanh. Triết lí kinh doanh được hiểu như sứ mệnh của doanh nhân trong sự nghiệp kinh doanh. Nó được hình thành trên cơ sở đề cao ý nghĩa cộng đồng và phù hợp với các chuẩn mực xã hội, hướng tới những giá trị mà xã hội tôn vinh. Nội dung chủ đạo của các triết lí kinh doanh Nhật Bản là bày tỏ quyết tâm xây dựng doanh nghiệp vững mạnh toàn diện, phát triển lâu dài, luôn hướng về lợi ích của khách hàng, của đất nước. Ví dụ như triết lý kinh doanh của công ty Điện khí Matsushita là "Tinh thần xí nghiệp phục vụ đất nước" và " Kinh
  • 33. 32 doanh là đáp ứng như cầu của xã hội và người tiêu dùng", hay tập đoàn Sony: "Sáng tạo là lí do tồn tại của chúng ta"... Luôn lựa chọn những giải pháp tối ưu: Trong những mối quan hệ giữa doanh nhân - xã hội; doanh nhân - khách hàng; doanh nhân - các đối tác kinh doanh; cấp trên - cấp dưới thường nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn về lợi ích, tiêu chí, đường lối. Để giải quyết các doanh nhân Nhật Bản thường tìm cách mở rộng đường tham khảo giữa các bên, tránh gây ra những xung đột đối đầu. Các bên đều có thể đưa ra các quyết định trên tinh thần giữ chữ Tình trên cơ sở hợp lí đa phương. Các qui định Pháp luật hay qui chế của DN được soạn thảo khá " lỏng lẻo" rất dễ linh hoạt nhưng rất ít trường hợp lạm dụng bởi một bên. Đối nhân xử thế khéo léo: Trong quan hệ, người Nhật Bản chấp nhận người khác có thể mắc sai lầm, nhưng luôn cho họ hiểu rằng điều đó không được phép lặp lại và tinh thần sửa chữa luôn thể hiện ở kết quả cuối cùng. Mọi người đều có ý thức rất rõ rằng không được xúc phạm người khác, cũng không cần buộc ai phải đưa ra những cam kết cụ thể. Nhưng những chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức doanh nhân (trách nhiệm đặt trên tình cảm) đã tạo một sức ép vô hình lên tất cả khiến mọi người phải xác định được bổn phận của mình nếu muốn có chỗ đứng trong tổ chức. Người Nhật Bản có qui tắc bất thành văn trong khiển trách và phê bình như sau: (1) Người khiển trách là người có uy tín, được mọi người kính trọng và chính danh; (2) Không phê bình khiển trách tùy tiện, vụn vặt, chỉ áp dụng khi sai sót có tính hệ thống, gây lây lan, có hậu quả rõ ràng; (3) Phê bình khiển trách trong bầu không khí hòa hợp, không đối đầu. Phát huy tính tích cực của nhân viên: Người Nhật Bản quan niệm rằng trong bất cứ ai cũng đồng thời tồn tại cả mặt tốt lẫn mặt xấu, tài năng dù ít nhưng đều ở đâu đó trong mỗi cái đầu, khả năng dù nhỏ nhưng đều nằm trong mỗi bàn tay, cái Tâm có thể còn hạn hẹp nhưng đều ẩn trong mỗi trái tim và nhiều khi tài năng đó còn ở dạng tiềm ẩn, hoặc do những cản trở khách quan hay chủ quan. Vấn đề
  • 34. 33 là phải tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi, thúc đẩy bằng đào tạo để cho mọi người có thể phát huy khả năng của mình, có thể tham gia vào việc ra quyết định theo nhóm hoặc từ dưới lên. Các doanh nghiệp Nhật Bản đều coi con người là tài nguyên quí giá nhất, nguồn động lực quan trọng nhất làm nên giá trị gia tăng và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Người Nhật Bản quen với điều: sáng kiến thuộc về mọi người, tích cực đề xuất sáng kiến quan trọng không kém gì tính hiệu quả của nó, bởi vì đó là điều cốt yếu khiến mọi người luôn suy nghĩ cải tiến công việc của mình và của người khác. Một doanh nghiệp sẽ thất bại khi mọi người không có động lực và không tìm thấy chỗ nào họ có thể đóng góp. Luôn coi trọng khách hàng: Tinh thần kinh doanh hiện đại là lấy thị trường làm trung tâm, xuất phát từ khách hàng và hướng tới khách hàng. Điều này đã thể hiện rất sớm trong phong cách và đường lối kinh doanh Nhật Bản. Các doanh nhân Nhật Bản luôn đề cao chất lượng thỏa mãn nhu cầu khách hàng, các cam kết kinh doanh. Họ luôn cố gắng đi trước thị trường, kết hợp hài hòa các lợi ích, cải tiến liên tục ở từng nhân viên, từng bộ phận để tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Công ty như một cộng đồng: Các công ty Nhật Bản được coi như những gia đình lớn, chủ tịch công ty như cha mẹ của cán bộ nhân viên, ông ta phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chăm lo cho cuộc sống của nhân viên và cả gia đình họ, phải nhân từ và họ theo tín điều kinh doanh: “Gánh vác toàn bộ trách nhiệm đối với người Nhật. Chịu trách nhiệm trước người làm công của mình”. Mọi thành viên trong công ty gắn kết với nhau trên tinh thần chia sẻ trách nhiệm hơn là do hệ thống quyền lực vì họ nhận thức được rằng họ là những người “đồng hội, đồng thuyền”, cùng sống trong một mái nhà chung và có vận mệnh chung. Sự chăm lo chu đáo của những người chủ doanh nghiệp đối với nhân viên khiến họ luôn sẵn sằng cống hiến và bảo vệ lợi ích cho công ty. Họ nhận thức rõ rằng sự nghiệp và lộ trình công danh của cá nhân họ gắn với các chặng đường thành công của doanh
  • 35. 34 nghiệp. Mọi người sống vì doanh nghiệp, nghĩ về doanh nghiệp, vui buồn với thăng trầm của doanh nghiệp. Sự dìu dắt của lớp trước đối với lớp sau, sự gương mẫu của những người lãnh đạo làm cho tinh thần cộng đồng ấy càng bền chặt. Trong nhiều chục năm chế độ tuyển dụng chung thân suốt đời và thăng tiến nội bộ đã làm sâu sắc thêm điều này. Luôn chú trọng công tác đào tạo và sử dụng người: Thực tế và hoàn cảnh của Nhật Bản khiến nguồn lực con người luôn là yếu tố quyết định đến sự phát triển và thành công. Các doanh nghiệp Nhật Bản khi hoạch định chiến lược kinh doanh luôn coi đào tạo nhân lực và sử dụng tốt con người là khâu trung tâm. Các doanh nghiệp thường có những hiệp hội và có quĩ học bổng dành cho sinh viên trong những ngành nghề mà họ quan tâm. Họ không đẩy nhân viên vào tình trạng bị thách đố do không theo kịp sự cải cách quản lí hay tiến bộ của khoa học công nghệ mà chủ động có kế hoạch ngay từ đầu tuyển dụng và thường kì nâng cấp trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên. Các hình thức đào tạo rất đa dạng, nhưng chú trọng các hình thức đào tạo nội bộ mang tính thực tiễn cao. Việc sử dụng người luân chuyển và đề bạt từ dưới lên cũng là một hình thức giúp cho nhân viên hiểu rõ yêu cầu và đặc thù của từng vị trí để họ xác định cách hiệp tác tốt với nhau, hiểu được qui trình chung và trách nhiệm về kết qua cuối cùng, cũng như thuận lợi trong điều hành sau khi được đề bạt. Cách thức ấy cũng làm cho các tầng lớp, thế hệ hiểu nhau, giúp đỡ nhau và cho mọi người cơ hội gắn mình vào một lộ trình công danh rõ ràng trong doanh nghiệp. Có thể nói, trong các đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản đã chứa đựng nhiều yếu tố thể hiện đạo đức kinh doanh trong cách ứng xử với khách hàng, với xã hội và đặc biệt là với các nhân viên. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đã tích cực học hỏi và áp dụng các biện pháp tiên tiến mà các doanh nghiệp Mỹ đang thực hiện để xây dựng và phát triển đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp. Họ cũng đã thành lập một bộ
  • 36. 35 phận hay Ủy ban chuyên trách về giải quyết các vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp. Giám đốc hay người đứng đầu ủy ban này sẽ được tuyển dụng từ bên ngoài doanh nghiệp. Đa phần các doanh nghiệp Nhật Bản đều muốn thuê các chuyên gia về lĩnh vực đạo đức kinh doanh làm việc trong Ủy ban hay bộ phận đạo đức kinh doanh của mình. Để phát triển nhận thức về đạo đức kinh doanh trong nhân viên, các công ty Nhật Bản cũng thường tổ chức những cuộc trao đổi, nói chuyện về đạo đức kinh doanh, hay tổ chức các lớp đào tạo để phổ biến kiến thức cho nhân viên. Một vài doanh nghiệp Nhật Bản nhận thấy tầm quan trọng của việc minh bạch thông tin và cơ chế giải trình thông tin với doanh nghiệp đã để ra Bộ qui tắc ứng xử (Codes of Conduct) để áp dụng trong doanh nghiệp của mình. Gần đây, sau khi phát hiện lỗi dính chân phanh xảy ra đối với các sản phẩm ô tô của Toyota. Tập đoàn ô tô lớn nhất thế giới của Nhật Bản này đã có trách nhiệm thông báo, thu hồi các xe ô tô bị lỗi trên khắp thế giới. Chủ tịch tập đoàn Toyota đã đi nhiều nước để xin lỗi khách hàng và hứa sẽ đền bù thiệt hại cho các khách hàng. Mặc dù đã có những cố gằng nỗ lực để nâng cao đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn đang phải đối phó với các thách thức rất phổ biến từ các hành vi như: câu kết trái pháp luật của các doanh nghiệp, vấn nạn quấy rối tình dục nơi công sở, hành vi lừa gạt khách hàng và chính phủ của doanh nghiệp... Một bộ phận doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chưa thực sự tôn trọng đạo đức trog kinh doanh. Điển hình là tập đoàn ô tô Mitsubishi, khi trong ba năm 1997, 2000 và 2003 tập đoàn đã liên tiếp dính vào các vụ bê bối liên quan đến gian lận kết quả họp Đại hội cổ đông, đến các lỗi hư hỏng trong sản phẩm xe ô tô của họ. Bên cạnh những vấn đề phi đạo đức đó, có một vấn đề đạo đức doanh nghiệp đặc trưng và là vấn đề nhức nhối trong xã hội Nhật Bản đó là karoshi là việc lao động quá tải dẫn đến suy kiệt, thậm chí là tử vong của người lao động Nhật Bản. Khái niệm Karoshi được đề cập tới lần đầu tiên vào đầu những
  • 37. 36 năm 1980 khi ngày càng có nhiều những người lao động Nhật Bản chịu những hậu quả đáng tiếc về mặt sức khỏe do phải làm việc trong thời gian quá dài. Biểu đồ sau đây cho thấy số lượng các trường hợp người lao động bị mắc các bệnh tim mạch và bị tổn thương tâm lý vì phải làm việc quá tải ở Nhật Bản: Biểu đồ 1: Số trường hợp người lao động là nạn nhân của Karoshi từ 1990 - 2006. (Nguồn: Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản 2007) Biểu đồ trên đã cho thấy sự gia tăng đáng báo động của số nạn nhân karoshi qua các năm cho thấy môi trường lao động ở Nhật Bản đang ngày càng tạo ra nhiều áp lực, nhiều tác động có hại cho sức khỏe của người lao động. Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng này chính là do tình trạng phải làm việc trong thời gian dài của người lao động. Theo thống kê, Nhật Bản là nước luôn dẫn đầu về tổng số thời gian làm việc của người lao động trong một năm. Biểu đồ sau cho thấy tổng thời gian lao động của một người lao động ở Nhật Bản trong 1 năm so với một số nước phát triển khác. Biểu đồ 2: Biểu đồ so sánh tổng thời gian lao động hàng năm ở một số quốc gia phát triểngiai đoạn 1988 - 2002
  • 38. 37 (Nguồn: Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản 2004) Như vậy, có thể thấy, Nhật Bản luôn là nước dẫn đầu về thời gian lao động trên thế giới. Tuy xu hướng gần đây là việc số thời gian lao động đã được giảm dần, nhưng vấn đề áp lực, cường độ lao động lại ngày một tăng. Tác hại của Karoshi là đang làm giảm sút chất lượng nguồn nhân lực của Nhật Bản, đồng thời, cả xã hội và các doanh nghiệp Nhật Bản đều đang phải chi trả những khoản chi phí không nhỏ để khắc phục hậu quả của vấn đề này. Đây là một vấn đề đạo đức rất cần được các doanh nghiệp Nhật Bản giải quyết triệt để. Các biện pháp cần được tiến hành là các doanh nghiệp cần qui định khoảng thời gian lao động hợp lí, phong cách làm việc để đảm bảo sức khỏe cho người lao động. 3. Việt Nam Cốt lõi trong nội dung của tác phẩm Đời sống mới chính là vấn đề xây dựng những chuẩn đạo đức con người mới, từ con người cá nhân đến cộng đồng nhỏ (làng, xã, đơn vị) và tới cộng đồng dân tộc ta. Có thể thấy nội dung cốt lõi về đạo đức trong tác phẩm Đời sống mới được Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trước hết trong mục I khi Người viết: “thực hành đời sống mới là Cần, Kiệm, Liêm, Chính”. Nội dung này được Người giải thích rất cụ thể:
  • 39. 38 Cần là: “Quân đội phải siêng tập, siêng đánh. Nhân dân tăng gia sản xuất, phải siêng làm, thì kháng chiến chắc chắn thắng lợi. Thế là Cần. Kiệm là: “Binh sĩ phải tiết kiệm đạn dược, mỗi viên đạn một tên thù. Nhân dân phải tiết kiệm vật liệu, mới giúp được bộ đội và đồng bào tản cư” Liêm là: “mọi người trong sạch, không tham lam, không đem của công dùng vào việc tư, thì mọi việc mới chạy”. Chính là: “Mỗi người quốc dân phải vì nước quên nhà, hăng hái ủng hộ kháng chiến, ra sức tăng gia sản xuất, trừ diệt bọn bán nước hại dân, quyết làm cho Tổ quốc thống nhất độc lập. ”Nội dung của đời sống mới biểu hiện trong chuẩn mực Cần, Kiệm, Liêm, Chính được Chủ tịch Hồ Chí Minh quy vào “hai thứ”: “Một là, đời sống mới riêng, từng người. Hai là, đời sống mới chung, từng nhóm người, như bộ đội, các nhà máy, các trường học, công sở .v.v..”. Theo Người, “hai thứ” đó có quan hệ biện chứng với nhau vì “Do nhiều người nhóm lại mà thành làng. Do nhiều làng nhóm lại mà thành nước. Nếu người này cũng xấu, người kia cũng xấu, thì thành làng xấu, nước hèn. Nếu mỗi người tốt, thì thành làng tốt, nước mạnh. Người là gốc của làng nước. Nếu mọi người đều cố gắng làm đúng đời sống mới, thì dân tộc nhất định sẽ phú cường”. Nội dung Cần, Kiệm, Liêm, Chính của “một người chung”, “một người quốc dân Việt Nam, không kỳ giàu nghèo, già hay trẻ, gái hay trai”, được Chủ tịch Hồ Chí Minh định danh thành những nội dung cụ thể về ý thức như sau:  Một là Về tinh thần, một là sốt sắng yêu Tổ quốc. Việc gì có lợi cho nước, phải ra sức làm. Việc gì có hại cho nước phải hết sức tránh.  Hai là sẵn lòng công ích. Bất kỳ việc to việc nhỏ, có ích chung thì phải hăng hái làm. Thí dụ: Thấy một cành gai nằm giữa đường, ta lấy vất đi, cho người khác khỏi dẫm phải. Thế cũng là công ích. Hy sinh tài sản giúp kháng chiến, đồng bào tản cư, di cư, cũng là công ích.  Ba là mình hơn người thì chớ kiêu căng.
  • 40. 39 Người hơn mình thì chớ nịnh hót. Thấy của người thì chớ tham lam. Đối của mình thì chớ bủn xỉn. Cách ăn mặc phải sạch sẽ, giản đơn, chớ lượt thượt, xa xỉ lòe loẹt. Cách làm việc, phải siêng năng, ngăn nắp, có tinh thần phụ trách, đã làm việc gì thì làm cho kỳ được, làm đến nơi đến chốn. Chớ làm dối. Cách cư xử, đối với đồng bào thì nên thành thực, thân ái, sẵn lòng giúp đỡ”. Các chuẩn mực đạo đức về Cần, Kiệm, Liêm, Chính được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rất cụ thể đối với từng loại đối tượng: từ trong một nhà, một làng, một trường học, đến đơn vị bộ đội và xưởng máy... Đặc biệt nhất là chuẩn mực đạo đức đó được Người chỉ ra chi tiết đối với “các công sở”. Với quan niệm: một là, “Từ Chủ tịch nước đến người chạy giấy, người quét dọn trong một cơ quan nhỏ, đều là những người ăn lương của dân, làm việc cho dân, phải được dân tin cậy. Vì vậy, những người làm trong các công sở càng phải làm gương đời sống mới cho dân bắt chước”; hai là, “Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”. Bởi vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, những người làm ở các công sở phải có chuẩn mực đạo đức Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Nội hàm của những chuẩn mực đó là: “1. Cần- Làm việc phải đúng giờ, chớ đến trễ, về sớm. Làm cho chóng, cho chu đáo. Việc ngày nào, nên làm xong ngày ấy, chớ để chờ ngày mai. Phải nhớ rằng: Dân đã lấy tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta trong những thì giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân. 2. Kiệm - Giấy bút, vật liệu, đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của dân; ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết, thì chớ dùng một tờ to. Một cái phong bì có thể dùng hai, ba lần. Mỗi ngày công sở cả nước dùng hàng mấy vạn tờ giấy và phong bì. Nơi nào cũng tiết kiệm một chút, thì trong một năm đỡ được hàng vạn tấn giấy, tức là hàng triệu đồng bạc. Các vật liệu khác cũng vậy. Nhờ các công sở tiết kiệm mà lợi cho dân rất nhiều. 3. Liêm - Những người ở các công sở, từ làng cho đến Chính phủ trung ương, đều dễ tìm dịp phát tài, hoặc xoay tiền của Chính phủ, hoặc khoét đục nhân dân. Đến khi lộ ra, bị phạt, thì mất hết cả danh giá, mà của phi nghĩa cũng không được hưởng. Vì vậy, những người trong công sở phải lấy chữ Liêm làm đầu. 4. Chính - Mình là người làm việc công, phải có công tâm. Chớ đem của công dùng vào việc tư. Chớ đem người tư làm việc công. Việc gì cũng phải công bình, chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán. Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người tài năng, làm được việc. Chớ vì bà con bầu bạn, mà kéo vào chức nọ chức kia. Phải trung thành với Chính phủ, với đồng bào. Chớ nên làm quan cách mệnh”. Từ những vấn đề căn bản trên đây, có thể thấy rõ quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm Đời sống mới, từ nội dung cơ bản về chuẩn mực của đời