SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 130
Downloaden Sie, um offline zu lesen
VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
“TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
THEO HIẾN PHÁP NĂM 2013”
Sponsored by
Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi
Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2014
Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi
VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP
CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO
“Tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 2013”
Thời gian: - Buổi sáng: 08:00 - 12:00
- Buổi chiều: 13:30 - 17:00
Địa điểm: - Hội trường A3, Viện Nghiên cứu Lập pháp, số 35 Ngô Quyền,
Hoàn Kiếm, Hà Nội
Buổi sáng
Chủ trì: Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu,
GS, TSKH. Đào Trí Úc
07:30 - 08:00 - Đăng ký đại biểu
08:00 - 08:05 - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
08:05 - 08:15 Phát biểu khai mạc Hội thảo
- GS, TSKH. Đào Trí Úc
08:15 - 08:30 Phát biểu chào mừng
- Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu
- Đại diện nhà tài trợ
08:30 - 10:00 Phiên 1. Những vấn đề chung-mang tính định hướng về tổ chức bộ
máy nhà nước theo Hiến pháp năm 2013
- Dự kiến 3 tham luận + Thảo luận
10:00 - 10:20 Nghỉ giải lao
10:20 - 12:00 Phiên 2. Các chuyên đề về Quốc hội và Chế định Chủ tịch nước theo
Hiến pháp năm 2013
- Dự kiến 4 tham luận + Thảo luận
12:00 - 13:30 Nghỉ trưa
Buổi chiều
Chủ trì: TS. Nguyễn Văn Thuận; PGS,TS. Đinh Xuân Thảo
13:30 - 15:00 Phiên 3. Các chuyên đề về Chính phủ và Tư pháp theo Hiến pháp
năm 2013
- Dự kiến 3 tham luận + Thảo luận
15:00 - 15:20 Nghỉ giải lao
15:20 - 16:40 Phiên 4. Các chuyên đề về Chính quyền địa phương và các thiết chế
Hiến định độc lập theo Hiến pháp năm 2013
- Dự kiến 3 tham luận + Thảo luận
16:40 - 17:00 Tổng kết, bế mạc
Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi
MỤC LỤC
TT Nội dung Trang
I. Các chuyên đề Chung 1
1. Hiến pháp năm 2013 và các nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước
GS, TSKH. Đào Trí Úc, Chủ tịch Hội đồng Viện Chính sách công và Pháp luật 2
2. Những cơ hội và thách thức với cải cách thể chế nhà nước nhìn từ Hiến pháp 2013
TS. Vũ Công Giao, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 12
II. Các chuyên đề về Quốc hội 17
3. Những nội dung mới về Quốc hội trong Hiến pháp năm 2013 và việc tiếp tục
thể chế hóa vào các đạo luật.
GS, TS. Trần Ngọc Đường, Chuyên gia cao cấp của Quốc hội 18
4. Chế định về Quốc hội trong Hiến pháp Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2013
TS. Bùi Ngọc Thanh, Nguyên chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội 24
III. Các chuyên đề về Chế định Chủ tịch nước 32
5. Bình luận chương VI Hiến pháp (Chế định Chủ tịch nước)
TS. Giang Sơn, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước 33
6. Chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 2013 và định hướng xây dựng
Luật về hoạt động của Chủ tịch nước
ThS. Cao Vũ Minh - ThS. Võ Phan Lê Nguyễn, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh 49
IV. Các chuyên đề về Chính phủ 58
7. Giải mã những quy định của Hiến pháp Việt Nam năm 2013 về vị trí, vai trò
pháp lý của Chính phủ
GS, TS. Phạm Hồng Thái, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 59
8. Chính quyền dưới sức ép phục vụ nhân dân
PGS, TS. Phạm Duy Nghĩa, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 68
V. Các chuyên đề về Tư pháp 72
9. Những định hướng cơ bản sửa đổi Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân nhằm
cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013
PGS, TS. Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao 73
10. Hiến pháp năm 2013 về Tòa án nhân dân và yêu cầu sửa đổi Luật Tổ chức Tòa
án nhân dân 80
Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi
PGS, TS. Trần Văn Độ, Phó chánh án Tòa án Nhân dân tối cao
VI. Các chuyên đề về Chính quyền địa phương 88
11. Chương Chính quyền địa phương trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam
PGS, TS. Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy
ban Thường vụ Quốc hội 89
12. Những nội dung cơ bản của Hiến pháp sửa đổi năm 2013 về chính quyền địa
phương và định hướng triển khai
PGS, TS. Nguyễn Đức Minh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Âu 95
VII. Các chuyên đề về các thiết chế Hiến định độc lập 110
13. Về các thiết chế hiến định độc lập trong Hiến pháp 2013
TS. Nguyễn Văn Thuận, Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội 111
14. Kiểm toán Nhà nước - một thiết chế đảm bảo thực hiện tính dân chủ trong
Hiến pháp
TS. Nguyễn Hữu Vạn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán nhà nước 115
1
Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi
I. CÁC CHUYÊN ĐỀ CHUNG
2
Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi
HIẾN PHÁP NĂM 2013 VÀ CÁC NGUYÊN TẮC
TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
GS, TSKH. Đào Trí Úc
Chủ tịch Hội đồng Viện Chính sách Công và Pháp luật
1. Về vai trò và sứ mệnh mới của Hiến pháp năm 2013
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII Kỳ họp
thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm
2014. Là Luật cơ bản của nước CHXHCN Việt Nam và với vị trí pháp lý cao nhất, bằng cả lời
văn và tinh thần của nó, Hiến pháp năm 2013 có sứ mệnh tạo nền tảng pháp lý vững chắc và
động lực mạnh mẽ cho sự vận hành toàn bộ đời sống xã hội và sinh hoạt quốc gia trên nền
tảng dân chủ, pháp quyền. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam phản ảnh nhu cầu bức xúc của
sự phát triển mọi mặt của đất nước trên con đường phát triển và hội nhập, bảo đảm sự phù
hợp với các giá trị căn bản của thời đại.
Những giá trị mới đó ở nước ta là gì? Có thể khẳng định rằng, đó là chủ quyền tối cao
và không thể chia sẻ của nhân dân, theo đó là những lợi ích cơ bản, sống còn của đất nước,
của dân tộc vượt lên trên những khác biệt giai cấp, xã hội vì sự đồng thuận và đoàn kết xã hội.
Đó là các giá trị tự do, công bằng, dân chủ, quyền con người chân chính, các giá trị liên quan
đến thị trường, tự do kinh doanh, tự do làm giàu chính đáng và hợp pháp. Đó là những giá trị
văn hóa phản ánh bản sắc và truyền thống dân tộc, là chế độ pháp quyền XHCN với cam kết
về sự thượng tôn pháp luật, bảo đảm sự an toàn pháp lý của công dân; sự phân công và phối
hợp của các thiết chế quyền lực nhà nước, sự độc lập của Tòa án; bảo đảm các cam kết quốc
tế trên cơ sở tôn trọng chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.
Có thể khẳng định rằng, quá trình đổi mới đất nước đã tạo nên và làm giàu thêm những
giá trị xã hội quan trọng này và, đến ngày hôm nay, những giá trị đó phải được coi là thành
quả to lớn của nhân dân ta, đất nước và xã hội ta, không thể đảo ngược.
Tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của
quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước là kết tinh trí tuệ và văn minh nhân loại, là thành quả
đấu tranh bền bỉ của nhân dân. Tư tưởng đó đã chuyển hóa, phát triển từ quan điểm, học
thuyết trong các cuộc tranh luận học thuật và quan điểm thành các chế định dân chủ và pháp
quyền được ghi nhận trong các Hiến pháp, pháp luật và trong tổ chức thực hiện quyền lực.
Nguyên tắc chủ đạo của chế độ pháp quyền là nguyên tắc về sự tối thượng của Hiến pháp, là
thể hiện sự khẳng định chủ quyền của nhân dân, quyền của nhân dân kiểm soát Nhà nước.
Nhà nước chịu sự ràng buộc của Hiến pháp là chịu sự ràng buộc của Nhân dân. Quyền của
nhân dân đối với Nhà nước là quyền của chủ nhân quyền thực hiện khả năng kiểm soát và
giám sát người được giao quyền, được ủy quyền. Đó là một nguyên lý chắc chắn không thể
nghi ngờ hoặc tranh cãi.
3
Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi
2. Các nguyên tắc chủ đạo của Hiến pháp năm 2013 về tổ chức quyền lực nhà nước.
2.1. Nguyên tắc dân chủ XHCN và chủ quyền nhân dân
2.1.1. Dân chủ XHCN- nguyên tắc xuyên suốt của tổ chức và hoạt động hệ thống
chính trị và bộ máy nhà nước ở nước ta.
Cùng với quá trình đổi mới đất nước, từng bước Đảng ta đã xác định ngày càng rõ nét
hơn, đầy đủ hơn, cụ thể hơn và ở trình độ cao hơn vấn đề dân chủ và pháp quyền. Cùng với
những bước tiến vững chắc của công cuộc đổi mới, quan điểm của Đảng về dân chủ và pháp
quyền cũng không ngừng được phát triển và hoàn thiện.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một phạm trù chính trị biểu thị một hình thức chính trị - nhà
nước mà ở đó quyền con người, các quyền tự do, bình đẳng của công dân được thừa nhận, tôn
trọng và bảo vệ; trong chế độ đó nhân dân phải là chủ thể đích thực và cao nhất của quyền lực
chính trị, quyền lực nhà nước. Ở đó, mọi thiết chế quyền lực đều được đặt dưới sự kiểm tra,
giám sát, trước hết là của nhân dân.
Những năm qua, các hình thức dân chủ đã từng bước được củng cố và hoàn thiện. Các
tiến bộ trong việc thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện đã có khả năng
thâm nhập sâu rộng vào mọi tầng lớp nhân dân và mọi vùng của đất nước, đang tạo ra những
mô hình, những điển hình có sức lan tỏa mới.
Trong khi khẳng định những kết quả quan trọng trên đây, chúng ta cũng thấy trong việc
thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại những vấn đề bức xúc.
Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và chế độ trách nhiệm của nhiều cơ quan và người
đứng đầu chưa thật rõ, cơ chế vận hành và mối quan hệ còn bất hợp lý, đội ngũ cán bộ, công
chức còn hạn chế cả về năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ. Tình
hình đó làm giảm hiệu quả lãnh đạo của Đảng, làm yếu hiệu lực quản lý của nhà nước và năng
lực lãnh đạo điều hành của hệ thống chính trị. Tệ quan liêu, tình hình tham nhũng có chiều
hướng gia tăng, nhưng chưa kiểm soát được.
Một trong những nguyên nhân của tình hình này là vấn đề dân chủ và kỷ luật trong hệ thống
chính trị nói chung và trong bộ máy nhà nước nói riêng. Một mặt, đây là vấn đề về hiệu quả và
năng lực lãnh đạo, điều hành của hệ thống chính trị: cần phải tạo dựng và hoàn thiện các cơ chế để
quyền lực luôn luôn có thể được kiểm soát trong quỹ đạo phục vụ lợi ích của đất nước, của nhân
dân, đủ năng lực nắm bắt, phản ánh và phục vụ các nhu cầu đa dạng của nhân dân, xã hội, bảo vệ
một cách có hiệu quả quyền con người và lợi ích hợp pháp của công dân, tăng cường khả năng
“miễn dịch” đối với tệ quan liêu, tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực khác.
Khi bàn về quyền lực, các nhà nghiên cứu xã hội học nhấn mạnh vai trò kết nối, quản lý,
phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực của xã hội, vai trò và khả năng liên hệ của quyền lực
chính trị, vai trò hóa giải mâu thuẫn xung đột xã hội của quyền lực chính trị.
4
Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi
Từ đó, lãnh đạo, quản lý, với tính chất là chức năng của các thiết chế của hệ thống chính
trị là quá trình và phương pháp phản ánh mối quan hệ đó. Xử lý mối quan hệ này là biểu hiện
tập trung nhất của năng lực và hiệu quả và quản lý của hệ thống chính trị.
Năng lực của hệ thống chính trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, trước
hết phải kể đến những tố chất vốn có của hệ thống chính trị. Đó là tính mở. Tính mở của các
thiết chế chính trị tạo ra sự liên hệ mật thiết giữa chúng với nhau và của toàn bộ hệ thống
chính trị với đời sống xã hội. Tính mở tạo nên mối liên hệ dân chủ trong mối quan hệ giữa các
bộ phận bên trong của các thiết chế chính trị, tăng cường khả năng tiếp nhận thông tin từ bên
ngoài hệ thống.
Bản chất dân chủ của chế độ chính trị nước ta đòi hỏi mọi quyết định và hành động của
các thiết chế quyền lực nhà nước đều phải bắt nguồn từ ý chí đích thực của nhân dân. Tiền đề
pháp lý đó đã được Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam do Nhân dân làm chủ” (Điều 2).
Khi chúng ta nói phải bảo đảm để quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, để quyền lực
đó không bị tha hóa, việc sử dụng và thực thi quyền lực không đi chệch ra khỏi quỹ đạo phục
vụ lợi ích của nhân dân là nói đến vấn đề phản ánh lợi ích của các tầng lớp nhân dân trong quá
trình hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, áp dụng chính sách và pháp luật.
Nói về dân chủ XHCN ở nước ta, có thể nêu lên những nhận xét sau đây:
Thứ nhất, đó là sự nổi trội của hệ thống dân chủ đại diện so với hình thức dân chủ trực
tiếp. Điều đó dẫn đến sự nghèo nàn của các hình thức dân chủ trực tiếp ở nước ta, sự kém chất
lượng của chế độ bầu cử, các hình thức dân chủ trực tiếp khác trong thực tế. Chính xuất phát
từ tình hình này cương lĩnh của Đảng và Hiến pháp 2013 đã có một điểm nhấn quan trọng về
dân chủ trực tiếp. Theo đó, “nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp,
bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của nhà
nước (Điều 6). Đây là một tín hiệu quan trọng trong đời sống chính-xã hội nước ta.
Thứ hai, đó là sự thiếu vắng cơ chế thực thi các quyền hiến định của công dân một cách
trực tiếp hay là vấn đề hiệu lực trực tiếp của Hiến pháp. Đây cũng là một trong những vấn đề
mới được Đảng ta chú ý khi xác định nhiệm vụ xây dựng và áp dụng cơ chế giám sát Hiến
pháp ở nước ta.
2.1.2. Nguyên tắc về chủ quyền nhân dân và trách nhiệm của bộ máy nhà nước trước
nhân dân.
Bắt đầu từ Hiến pháp 1959, tiếp theo đó là Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992
trước khi được sửa đổi vào năm 2001 đã có những quy định như sau:
Một mặt, tiếp tục khẳng định nguồn gốc quyền lực Nhà nước bắt nguồn từ nhân dân: tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (Điều 4 Hiến pháp 1959, Điều 6 Hiến pháp 1980,
Điều 2 Hiến pháp 1992, bản đầu tiên); mặt khác, quy định rằng, nhân dân sử dụng quyền lực
nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm
trước nhân dân (Điều 4, Hiến pháp 1959; Điều 6 Hiến pháp 1980 và Điều 6 Hiến pháp 1992,
bản đầu tiên)
5
Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi
Điều đó có nghĩa rằng, nhân dân đã trao hết quyền lực vốn là của mình cho các cơ quan
đại biểu, trong khi đó, Hiến pháp năm 1946, trước khi xác định rằng, Nghị viện nhân dân là
cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đã dành 2 điều để quy định
về quyền của nhân dân bãi miễn các đại biểu (điều 20) và về quyền của nhân dân phúc quyết
về Hiến pháp và về những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia. Nói khác đi, Hiến pháp 1946
đã xác định rất rõ rằng quyền lực của nhân dân là không trao hết cho các thiết chế nhà nước.
Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp và thông
qua các thiết chế nhà nước. Trong bối cảnh mới, khi chúng ta tiếp tục sự nghiệp đổi mới đạt
được nhiều thành tựu quan trọng, khi việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của cả thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi trên một bình diện
quan trọng theo hướng khẳng định những giá trị dân chủ và pháp quyền đã được Chủ tịch Hồ
Chí Minh đặt làm nền tảng cho chế độ nhà nước của nước ta từ ngày lập quốc. Đó là quan
điểm khẳng định mạnh mẽ chủ quyền tối cao của nhân dân. Nói khác đi, chúng ta đã đặt hi
vọng vào chế độ dân chủ đại diện với quan niệm Nhà nước có thể thay mặt được nhân dân
thực hiện quyền lực của nhân dân. Từ đó, chúng ta chỉ có thể đặt cược vào khả năng giữ mối
liên hệ giữa người chủ quyền lực là nhân dân, là cử tri, với người được cử làm đại biểu, đại
diện cho nhân dân và “chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Đến lượt nó, chế định dân chủ đại
diện, con át chủ bài của chúng ta, lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà trước hết là: năng lực
đại diện của đại biểu; trách nhiệm của đại biểu và cơ chế để duy trì và củng cố mối liên hệ
giữa đại biểu với cử tri.
Đó là sự ghi nhận, sự thừa nhận điều kiện tiên quyết cho một chính quyền hợp pháp và
chính đáng: khi chính quyền đó được hình thành và hoạt động trên cơ sở sự đồng thuận của
nhân dân. Những hoạt động, những tổ chức do Nhà nước tiến hành sẽ bị coi là không hợp
pháp, “không có thẩm quyền nếu không có sự ưng thuận của nhân dân” (J.Locke).
Thừa nhận và bảo đảm vị trí tối thượng của Hiến pháp là sự thừa nhận về mặt pháp lý
chủ quyền của nhân dân. Chỉ số hiệu lực của Hiến pháp được phản ánh thông qua hoạt động
của các cơ quan quyền lực Nhà nước, toàn bộ sinh hoạt quốc gia, đời sống xã hội, ý thức và
hành động của công dân. Khi Hiến pháp được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh có thể
thấy một nền Hiến pháp vững chắc, một xã hội bền vững và dân chủ pháp quyền được đề
cao. Ngược lại, khi Hiến pháp bị pháp luật lấn lướt thì kỷ cương quốc gia, trật tự xã hội,
quyền con người có vấn đề, bởi vì, Hiến pháp và văn bản có giá trị pháp lý cao nhất phản ánh
chủ quyền tối thượng của nhân dân, của quốc gia, của dân tộc. Chính vì vậy, Hiến pháp năm
2013 đã đặt ra một quy định mới chưa từng có trong tiền lệ sinh hoạt quốc gia ở nước ta. Theo
đó, “sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp”
(Khoản 7, Điều 70 Hiến pháp).
Hiến pháp đặt nền tảng cho việc hoàn thiện chế định bầu cử - hình thức dân chủ cao
6
Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi
nhất, để cử tri thực hiện đầy đủ hơn, thực chất hơn quyền bầu cử và đề cao trách nhiệm của
đại biểu dân cử, coi trọng mối liên hệ giữa đại biểu với cử tri, thực hiện quyền bãi nhiệm đại
biểu của cử tri tạo cơ chế để cử tri giám sát đại biểu. Theo đó, Hiến pháp đã thành lập Hội
đồng bầu cử quốc gia, một thiết chế hiến định độc lập để phục vụ cho mục đích này, tạo bước
đổi mới mạnh mẽ về bầu cử.
Quy định cụ thể hơn các quyền tự do dân chủ của công dân như quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình; quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ
chức trưng cầu dân ý; xác định rõ hơn trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo điều kiện để
công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến
nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước; công khai, minh
bạch trong việc tiếp nhận phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
Trên cơ sở của nhận thức mới về quyền lập hiến, Hiến pháp đã bỏ nội dung điều 83
trước đây quy định: “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp” và điều
147: “Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp”, thay vào đó là cơ chế về khả năng có
sự kết hợp giữa thẩm quyền lập hiến của Quốc hội và sáng kiến lập hiến của các cơ quan cấp
cao của Nhà nước, của đại biểu Quốc hội với quyền lập hiến của nhân dân dưới hình thức
trưng cầu ý dân về bản Hiến pháp do Quốc hội thông qua.
2.2. Nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Sự khẳng định tôn trọng Hiến pháp đã trở thành một nguyên tắc xuyên suốt của tư
tưởng Nhà nước pháp quyền về việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con
người, và sự minh bạch của nhà nước, khẳng định quyền lực của nhân dân như là lá chắn cho
việc bảo vệ quyền con người. Sự lạc hậu của Hiến pháp và cơ chế thực hiện trực tiếp Hiến
pháp trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của con người có thể ảnh
hưởng đến lòng tin của người dân vào chế độ, vào bộ máy Đảng và Nhà nước, làm giảm hiệu
quả của những nỗ lực tạo ra sự đồng thuận xã hội, sự thống nhất giữa ý Đảng và lòng dân.
Về mặt cơ cấu hình thức, vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân đã được chuyển dịch từ vị trí chương V trong Hiến pháp lên vị trí Chương II, chỉ sau
Chương I về chế độ chính trị. Nhưng trước hết, quyền con người là nội dung được bổ sung
ngay trong chương I của Hiến pháp. Hơn thế nữa, tại rất nhiều chương điều khác, bảo đảm và
bảo vệ quyền con người, quyền công dân cũng hiện diện trong nội dung chức năng và nhiệm
vụ của các thiết chế Nhà nước như Quốc hội (Điều 70, khoản 14); Chính phủ (Điều 96, khoản
6); Tòa án nhân dân (Điều 102, khoản 3); Viện kiểm sát nhân dân (Điều 107, khoản 3). Đây là
những nội dung hoàn toàn mới so với Hiến pháp năm 1992 khi Hiến pháp 2013 trao những
chức năng, nhiệm vụ cho các thiết chế, quyền lực nhà nước tương ứng.
Làm rõ hơn. chuẩn xác hơn và phong phú hơn nội dung một số quyền và tự do trước đây
đã được đề cập nhưng chưa rõ, chưa chính xác, chưa đầy đủ so với các chuẩn mực pháp lý
quốc tế và thực tiễn ở nước ta. Theo đó, lần đầu tiên ở nước ta đã hiến định đầy đủ nội dung
của nguyên tắc suy đoán vô tội đối với người bị buộc tội hình sự.
Con người và quyền con người là giá trị quan trọng và trở thành đối tượng ưu tiên bảo hộ
của pháp luật trong Tố tụng hình sự. Bảo đảm quan trọng cho việc bảo vệ quyền con người,
7
Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi
quyền công dân, lá chắn quan trọng và vững chắc nhất đối với quyền con người, quyền công
dân nhằm phòng ngừa và ngăn chặn những vi phạm từ phía các cơ quan tố tụng là việc thừa
nhận và ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội. Đây là nguyên tắc “kinh điển” nhất của Tố tụng
hình sự được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế quan trọng như Tuyên ngôn toàn thế giới
về nhân quyền năm 1948, (Điều 11.1); Công ước của Liên hợp quốc về các quyền dân sự và
chính trị năm 1966 (Khoản 2, Điều 14). Đặc biệt bản Tuyên ngôn nêu trên đã coi nguyên tắc
này là “phẩm giá của văn minh nhân loại”.
Nội dung cơ bản và quan trọng nhất của nguyên tắc suy đoán vô tội. Suy đoán theo gốc
Latinh (praesumptio) có nghĩa là giả định thể hiện ở yêu cầu: bị can, bị cáo phải được coi là
vô tội khi mà lỗi của bị can, bị cáo đó chưa được chứng minh theo một trình tự do pháp luật
quy định và được xác định bởi một bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Yêu cầu đó đã được Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam quy định: “Người bị buộc tội
được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết
tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (Khoản 1, Điều 31).
Từ nội dung và đòi hỏi cơ bản nêu trên, nguyên tắc suy đoán vô tội sẽ đặt ra những đòi
hỏi cụ thể hơn mà Tố tụng hình sự Việt Nam phải bảo đảm.
Đặt ra yêu cầu này, Hiến pháp đã tạo ra sự an toàn pháp lý cho công dân trong cuộc sống
và hoạt động của họ. Yêu cầu đặt ra trong nguyên tắc này hoàn toàn phù hợp với Công ước
của Liên hợp quốc về quyền dân sự và chính trị năm 1966. Theo đó, mọi người đều có quyền
hưởng tự do và an ninh cá nhân, không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ. Người bị buộc là
phạm một tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi tội của người đó được chứng
minh theo pháp luật” (Điều 14.2 Công ước).
Nội dung này là biểu hiện cụ thể của nguyên tắc pháp chế nhưng nhấn mạnh yêu cầu về
mặt thủ tục pháp lý, là dấu hiệu quan trọng nhất của chế độ pháp quyền, theo đó thủ tục công
khai, minh bạch là đòi hỏi số một cho việc bảo vệ quyền con người chống lại sự truy bức tùy
tiện. Công ước nói trên của Liên hợp quốc khẳng định: “Không ai bị tước quyền tự do trừ
trường hợp việc tước quyền tự do đó là có lý do và theo đúng những thủ tục mà pháp luật đã
quy định” (Điều 9.1 Công ước).
Khoản 1, Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định nội dung của nguyên tắc mới về quyền
của người bị buộc tội được tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công
khai - một nội dung quan trọng của quyền tiếp cận công lý của công dân.
Những nguyên tắc hiến định này, mà sự cụ thể hóa chúng bằng pháp luật tố tụng và việc
thực hiện chúng trên thực tế sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chức năng, thẩm quyền, phương
thức hoạt động của các cơ quan tư pháp trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước ở nước ta.
Cùng với việc xác định TAND là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, sứ mệnh
của TAND được xác định là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân. Có thể thấy đây là những điểm mới có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử lập hiến Việt
Nam, khẳng định những nguyên tắc của một nền tư pháp hiện đại như nguyên tắc hai cấp xét
xử mà thực chất là một bảo đảm để thúc đẩy quyền của người bị buộc tội được yêu cầu xem
8
Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi
xét lại bản án; nguyên tắc về quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp
pháp của đương sự; nguyên tắc về sự tham gia xét xử của Hội thẩm nhân dân. Đây là những
nguyên tắc phản ánh tính dân chủ và đề cao quyền tiếp cận công lý của người dân. Từ góc độ
của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có thể thấy Hiến pháp năm 2013 đã làm đậm nét
tính pháp quyền của nền tư pháp nước ta.
2.3.Nguyên tắc về tính thống nhất, sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực
nhà nước
2.3.1. Về tính thống nhất của quyền lực nhà nước
Trong mọi thời đại, kể từ khi ra đời đến nay, quyền lực nhà nước là một thực thể thống
nhất. Tính thống nhất của quyền lực nhà nước gắn liền với bản thân quyền lực như nó có từ
khi xuất hiện Nhà nước trên cơ sở xóa bỏ chế độ thị tộc cát cứ quyền lực. Sự thống nhất của
quyền lực nhà nước thể hiện trước hết ở chỗ, trong một quốc gia không thể có hai thứ quyền
lực nhà nước trở lên khác nhau về bản chất, định hướng, mục tiêu và những công cụ, phương
tiện thực thi quyền lực. Điều này không loại trừ cả ở những quốc gia được tổ chức dưới hình
thức Nhà nước liên bang vì ở đó, quyền lực nhà nước ở các bang đồng kiểu với quyền lực của
liên bang, phục tùng Nhà nước liên bang và tạo thành một thực thể quyền lực.
Trong tác phẩm nổi tiếng: “Về khế ước xã hội hay các nguyên tắc của quyền lực chính
trị” JJ. Rouseau đã đưa luận điểm về sự liên kết của những người sở hữu chủ thành Nhà nước
và phát triển thành học thuyết về khế ước xã hội. Theo học thuyết này, nhiệm vụ chủ yếu của
Khế ước là xác lập một tổ hợp (association) và thông qua đó bằng nỗ lực chung mà bảo vệ,
che chở tính mạng và tài sản của từng thành viên của tổ hợp đó. Tổ hợp là sự kết hợp thống
nhất của mọi người, nhưng mỗi thành viên là độc lập, vẫn tồn tại như trạng thái ban đầu và
hoàn toàn tự do và thuộc về chính mình.
Vì vậy, theo J.Rouseau, quyền lực không thể được phân chia mà quyền lực nhà nước và
chủ quyền tối cao phải thuộc về nhân dân; các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp chỉ là
những biểu hiện cụ thể quyền lực tối cao của nhân dân mà thôi. Từ đó, mọi thành viên của
nhà nước, từ già đến trẻ cần tham gia vào việc quản lý nhà nước bằng cách hình thành ra “ý
chí chung”, thông qua các hội nghị nhân dân. Tuy nhiên, theo ông, ở những quốc gia lớn có
thể lập ra những cơ quan đại diện chung để thay mặt nhân dân quản lý các công việc đất nước.
Có thể xác định những đặc trưng sau đây về tính thống nhất của quyền lực nhà nước.
- Đó là sự thống nhất về bản chất xã hội. Quyền lực nhà nước là sự thể hiện sự thống
nhất ý chí và lợi ích của các giai tầng xã hội và được biểu thị dưới các khái niệm, ý tưởng về
“quyền lực của nhân dân”, “quyền lực của nhân dân lao động”, “quyền lực của các lực lượng
yêu nước” và thực chất là sự hòa hợp lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội
vì những mục tiêu cơ bản nhất, chủ đạo nhất.
- Đó là sự thống nhất các mục tiêu và khuynh hướng có tính nguyên tắc trong tổ chức
và hoạt động của quyền lực nhà nước, của các cơ quan quyền lực nhà nước, xuất phát từ nhu cầu
phối hợp trong thực thi quyền lực.
- Đó là sự thống nhất về mặt tổ chức và pháp lý. Các cơ quan thực hiện quyền lực nhà
nước đều được tổ chức trên một nền tảng pháp lý thống nhất: một Hiến pháp, một hệ thống
pháp luật, được đặt trong một quỹ đạo chung là lợi ích quốc gia và dân tộc.
9
Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi
Sự thống nhất của quyền lực nhà nước được bảo đảm bằng một Hiến pháp và một hệ
thống pháp luật: tất cả các cơ quan, từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp đều được tổ chức và
thực hiện các hoạt động trên một cơ sở pháp lý chung của quốc gia.
Làn sóng sửa đổi, cải cách Hiến pháp, cải cách thể chế trên thế giới trong vài thập niên
trở lại đây cho thấy một khuynh hướng nổi bật, theo đó, các quốc gia cố gắng tìm kiếm những
phương thức thể hiện lợi ích vì một sự đồng thuận xã hội để phát triển, nhất là trong bối cảnh
xung đột sắc tộc, tôn giáo, kinh tế, chính trị đang có chiều hướng gia tăng ở nhiều khu vực
trên thế giới. Vì vậy, Hiến pháp đã được trao trở lại sứ mệnh của một bản khế ước về mặt
pháp lý của các lực lượng xã hội mà đối tượng điều chỉnh trọng tâm là sự thoả hiệp lợi ích
giữa các giai tầng xã hội, các lực lượng xã hội, v.v.
Thực tế của nhiều chế độ chính trị ở các nước trên thế giới đã cho thấy những cách
tiếp cận khác nhau về sự thống nhất của quyền lực nhà nước, mặc dù chúng không hề làm mất
đi bản chất nguyên thủy của sự thống nhất đó. Tư tưởng về sự thống nhất quyền lực có thể bị
lợi dụng vì mục đích xác lập chế độ chính trị chuyên chế, nhưng tư tưởng đó lại cũng có thể
được sử dụng với mục đích tạo sự đồng thuận xã hội. Thống nhất quyền lực với tính cách là
sự thống nhất các mục tiêu và định hướng có tinh nguyên tắc trong hoạt động của các cơ quan
nhà nước có thể có giá trị cao nhằm mục đích tập trung cao độ các nỗ lực của bộ máy nhà
nước trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp của một đất nước. Kinh nghiệm khắc phục
khủng hoảng kinh tế của các quốc gia vừa qua, cũng như trong các cuộc khủng hoảng chu kỳ
trước đây, là bằng chứng về điều đó. Bên cạnh đó, sự thống nhất quyền lực ở nghĩa tập trung
toàn bộ quyền lực vào một cơ quan, hay loại cơ quan lại không phải là một thực tiễn tốt vì đó
là mầm mống của một thứ quyền lực thiếu kiểm soát.
2.3.2.Những yếu tố của sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực
Ngay từ đầu, trong tâm tưởng của các nhà tư tưởng thì mục đích cơ bản nhất của việc
phân quyền là để phòng ngừa sự lạm quyền, tiếm đoạt quyền lực bởi một nhóm hay những cá
nhân và duy trì tính toàn vẹn, tính thống nhất của quyền lực.
Cả lý thuyết và cả trong thực tiễn, sự thống nhất của quyền lực về mặt bản chất, về mặt xã
hội và tổ chức-pháp lý không loại trừ mà ngược lại, đòi hỏi có sự phân quyền. Trong trường
hợp này, cơ chế phân quyền được hiểu như là khía cạnh tổ chức - pháp lý của quyền lực nhà
nước mà không mang tính bản chất. Tính thống nhất và sự phân công, phối hợp quyền lực là
hai phương diện của cùng một vấn đề. Chính vì vậy mà ngay cả trong Hiến pháp Hoa Kỳ, một
quốc gia được coi là đạt tới sự phân quyền đầy đủ nhất, cũng đã ghi nhận và khẳng định cả hai
phương diện đó. Phân quyền không chỉ là đặc trưng của các quốc gia tư sản điển hình mà đã
hiện hữu trong hầu hết các quốc gia khác.
Như vậy, cần hiểu rằng sự phân quyền chỉ là biểu hiện về mặt tổ chức-pháp lý của một
quyền lực thống nhất về bản chất và về định hướng chính trị-xã hội trên những mặt quan
trọng nhất của việc thực hiện quyền lực nhà nước.
Trong thực tiễn, cơ chế phân quyền ngoài các đặc trưng phổ biến còn có những biến thể
trên cơ sở đặc thù quốc gia, dân tộc và khu vực. Các đặc thù đó là biểu hiện của sự vận dụng
nguyên lý chung vào điều kiện cụ thể trên cơ sở những đặc điểm thuộc về quá trình phát triển
10
Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi
đất nước, liên quan đến trình độ phát triển và hoàn thiện cơ chế tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước, đặc thù của xã hội, của nền kinh tế v.v.
Tại lần sửa đổi vào năm 2001, Hiến pháp nước ta đã bổ sung một nguyên tắc rất quan
trọng của cơ chế quyền lực nhà nước: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công
và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp,
tư pháp” (Điều 2). Từ yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
XHCN, Đại hội lần thứ XI năm 2011 của Đảng đã bổ sung nội dung kiểm soát quyền lực vào
thành một yếu tố mới của cơ chế quyền lực nhà nước ở nước ta.
Tuy nhiên, việc hiến định tính chất, nhiệm vụ, chức năng, thẩm quyền của các cơ quan
trong bộ máy nhà nước từ đó đến nay chưa có những quy định về các yếu tố của cơ chế phân
công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước.
Hiến pháp năm 2013 đã tiến thêm một bước mới nhằm tạo ra những yếu tố như vậy, theo đó:
Xác định rõ ba bộ phận của quyền lực nhà nước với những thiết chế thực hiện các quyền
đó: Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất, thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, và giám sát tối cao đối với hoạt
động của Nhà nước. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền
hành pháp; Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp; Viện kiểm sát nhân
dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; Chính quyền địa phương là chế
định được thay cho các thiết chế Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân trong Hiến pháp
hiện hành; hai thiết thế hiến định độc lập mới ra đời là Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm
toán nhà nước.
Đáng chú ý, thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp với quan điểm xuyên suốt và nhất quán
của Đảng và Nhà nước ta về sứ mệnh và vị trí của các cơ quan tư pháp trong nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, Hiến pháp năm 2013 đã tạo ra những cơ sở pháp lý mới cao nhất về
tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp.
Khi bàn về cơ chế phân công và phối hợp quyền lực, không thể không nói đến những giới
hạn của các bộ phận quyền lực nhà nước và nguyên tắc quan hệ qua lại về thẩm quyền. Từ
góc độ đó, có thể thấy một vài vấn đề sau đây cần được tiếp tục làm rõ.
Có thể thấy rằng, trong nhiều năm qua, nhiều đạo luật được ban hành nhưng hiệu lực thi
hành thấp và khó đi vào cuộc sống, phải sửa đổi bổ sung nhiều lần trong một thời gian ngắn.
Vì thế, nhiều nội dung điều chỉnh của Luật đã phải dựa vào cơ chế ủy quyền lập pháp, đã
chuyển cho Chính phủ và các Bộ, các ngành quy định trong các văn bản quy phạm khác,
trong khi chúng ta chưa thực sự có một cơ chế ủy quyền lập pháp đúng nghĩa của nó.
Thêm vào đó, cơ chế kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật qua nhiều năm vẫn chưa
hình thành rõ nét và có hiệu quả. Tất cả những yếu tố đó đã vô hiệu trên thực tế khả năng
kiểm soát quyền lực trên bình diện lập pháp mặc dù Hiến pháp đã quy định thẩm quyền của
Quốc hội là giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội, bãi bỏ
các văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chỉnh phủ, Thủ tướng chính
phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và
nghị quyết của Quốc hội (Điều 70).
11
Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi
Khi nói đến Chính phủ, Hiến pháp năm 2013 vẫn tiếp tục quy định “chính phủ là cơ
quan chấp hành của Quốc hội” song song với quy định Chính phủ là “cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất của nước CH XHCN Việt Nam” (Điều 94).
Chính phủ phải là cơ quan có quyền chủ động về mặt hiến định, trong việc hoạch định
chính sách trên cơ sở pháp luật và chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước Hiến pháp và pháp
luật chứ không chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
Trong lĩnh vực lập pháp, sự phối hợp giữa Quốc hội với chính phủ ở nước ta thường
được lý giải bởi con số các dự án luật do Chính phủ trình Quốc hội. Hiện nay, trên 90% các
dự án luật, pháp lệnh là do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đó đã trở
thành thước đo trong hoạt động xây dựng pháp luật. Sự phối hợp trong hoạt động lập pháp là
điều kiện quan trọng để Chính phủ có thể chủ động đề xuất chính sách, đưa chính sánh lên
thành luật. Đây cũng là con đường quan trọng để Quốc hội có thể đứng trên lập trường của cơ
quan đại diện cho nhân dân kiểm tra hoạt động của Chính phủ, kiểm tra định hướng hành
động và sự thể hiện trách nhiệm và năng lực của cơ quan hành pháp trước nhân dân.
Tuy nhiên, để làm được việc đó, Hiến pháp đã chưa tạo ra được một cơ chế đánh giá
trước và sau dự thảo dự án luật. Vì vậy, chất lượng dự án luật, thời hạn của kế hoạch xây dựng
pháp luật, yêu cầu về bảo đảm tính đồng bộ, tính hệ thống, tính hợp hiến của các văn bản pháp
luật là những vấn đề nổi cộm hiện nay trong hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta. Nhiều đạo
luật đã tạo những khoảng trống điều chỉnh dẫn đến sự tùy tiện giải thích và tùy tiện bổ sung
không đúng thẩm quyền trong quá trình áp dụng pháp luật từ phía các cơ quan hành pháp.
Hiến pháp năm 2013 cũng đã có những bổ sung quan trọng bảo đảm vị thế và tính độc
lập của hoạt động tư pháp - một yêu cầu không thể thiếu được trong cơ chế phân công, phối
hợp và kiểm soát quyền lực ở nước ta.
Theo đó, Hiến pháp đã không tiếp tục quy định yêu cầu về việc Chánh án TAND địa
phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND. Theo các quy định trước đây, chế
độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của tất cả các Thẩm phán đều do pháp luật
quy định. Theo quy định mới của Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức Thẩm phán TAND tối cao trên cơ sở nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội và bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án TAND tối cao và Thẩm phán các tòa án khác
(Khoản 7 Điều 70 và Khoản 3 Điều 88, Hiến pháp năm 2013).
Điểm mới và nổi bật của Hiến pháp năm 2013 là sự ra đời của hai thiết chế hiến định
độc lập là Hội đồng Bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước. Rồi đây, các quy định của
Chương X của Hiến pháp sẽ được các đạo luật cụ thể hóa. Vì vậy, nhất thiết phải bàn đến
nguyên tắc tổ chức của hoạt động đặc thù của các thiết chế hiến định độc lập này.
Tuân theo lý thuyết về tính chất của kiểm soát quyền lực, cơ chế kiểm soát nội tại nhất
thiết phải được hỗ trợ bởi những cơ chế kiểm soát quyền lực từ phía ngoài có tính độc lập cao
nhằm bảo đảm sự khách quan và tạo sự thống nhất, phối hợp của quyền lực nhà nước.
Các thiết chế hiến định độc lập cần có năng lực pháp lý cao trong việc thực hiện chức
năng kiểm tra, giám sát, tạo mối liên hệ phối thuộc với các thiết chế cơ bản của bộ máy nhà
nước và bảo đảm để các thiết chế cơ bản này vận hành có hiệu quả. Cần giới hạn thẩm quyền
12
Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi
của các thiết chế hiến định độc lập, bảo đảm để sự giám sát của các thiết chế này không cản
trở hay can thiệp vào chức năng và thẩm quyền của các thiết chế quyền lực nhà nước.
NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI CẢI CÁCH THỂ CHẾ
NHÀ NƯỚC NHÌN TỪ HIẾN PHÁP 2013
TS Vũ Công Giao
Khoa Luật ĐHQG Hà Nội,
Viện Chính sách công và Pháp luật
1. Những cơ hội
Với việc giảm 01 chương, 27 điều, chỉ giữ nguyên 7 điều, bổ sung 12 điều mới và sửa
đổi 101 điều so với Hiến pháp 1992,Hiến pháp2013 chứa đựng nhiều điểm mới, trong đó
những điểm mới mở ra triển vọng lớn về cải cách thể chế nhà nước của nước ta, mà có thể
khái quát như sau:
Thứ nhất, mở rộng dân chủ XHCN
Dân chủ trước hết gắn liền với quan niệm về chủ quyền của nhân dân với việc quản lý
nhà nước nói chung và việc xây dựng hiến pháp nói riêng. Đây là vấn đề quan trọng có tính
nền tảng thể hiện bản chất của nhà nước mà đã được nêu rất rõ trong Hiến pháp 1946 của
nước ta, song do một số lý do nên đã không được đề cập đúng mức trong các Hiến pháp
1959,1980,1992.
Hiến pháp 2013 đã tái khẳng định và làm rõ hơn chủ quyền nhân dân so với Hiến pháp
1946, thông qua một loạt quy định trong Lời nói đầu (khẳng định chủ thể xây dựng, thi hành
và bảo vệ hiến pháp là nhân dân); Điều 2 (khẳng định nhân dân là chủ nhân của đất nước, tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân); Điều 4 (xác định Đảng, các tổ chức của Đảng và
đảng viên chịu giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết
định của mình); Điều 6 (xác định cách thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước là bằng
dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện); Điều 70 (bỏ quy định Quốc hội là cơ quan duy nhất có
quyền lập hiến); Điều 120 (quy định việc trưng cầu ý dân về hiến pháp)... Những điểm mới
này, cùng với việc viết hoa từ “Nhân dân” cho thấy vị trí, vai trò, quyền lực của nhân dân đã
được ghi nhận một cách thực sự trang trọng trong Hiến pháp 2013. Chúng cũng cho thấy sự
đổi mới quan niệm vềhiến pháp như là một đạo luật gốc đơn thuần do nhà nước xây dựng
sang một bản khế ước xã hội, trong đó người dân là chủ thể xác lập, trao quyền và đề ra
những cơ chế để kiểm soát hoạt động của chính quyền do mình lập ra1
.
Sự thay đổi này hứa hẹn sẽ thúc đẩy quá trình mở rộng dân chủ XHCN ở nước ta trong
những năm tới.
Thứ hai, thúc đẩy nhà nước pháp quyền XHCN
Mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN đã được xác định trong lần sửa đổi thứ
nhất (năm 2001) của Hiến pháp 1992, nhưng tiếp tục được cụ thể hóa trong Hiến pháp 2013,
thông qua một loạt quy định như Điều 2 (Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp
quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; Quyền lực nhà nước là thống nhất,
có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
1
Xem TS Nguyễn Sĩ Dũng: Hiến pháp mới, hy vọng mới, tham luận tại Tọa đàm “Hiến pháp và vấn đề cải cách
thể chế” do Mạng lưới học giả Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 23/01/2013.
13
Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp); Điều 6 (Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng
sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật); Điều 8 (Nhà nước được tổ
chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật);
Điều 94,96 (Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, có nhiệm vụ bảo vệ quyền con người,
quyền công dân); Điều 102 (TAND thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo
vệ quyền con người); Điều 107 (VKSND có nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công
dân)…Mặc dù còn ở mức khái quát, những quy định đã nêu cho thấy cấu trúc tổ chức nhà
nước của nước ta đã tiến gần hơn đến những nguyên lý tổ chức của nhà nước pháp quyền.
Thứ ba, cải cách khuôn khổ về quản trị quốc gia
Một loạt quy định mới bổ sung hoặc được sửa đổi trong Hiến pháp 2013 cho thấy cố
gắng của các nhà lập hiến trong việc tạo lập một khuôn khổ mới cho việc quản trị quốc gia, cụ
thể như quy định ở Điều 2 (bổ sung vấn đề kiểm soát giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và
tư pháp); Điều 55 và Điều 112 (bổ sung vấn đề phân quyền giữa trung ương và địa phương
theo mô hình phát triển, cho phép chính quyền địa phương có ngân sách riêng); Điều 117,118
(thiết lập hai cơ quan hiến định độc lập là Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước);
Điều 9 (làm rõ hơn vai trò phản biện, giám sát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành
viên của Mặt trận)…Những điểm mới này hứa hẹn sẽ thúc đẩy những cải cách theo hướng
xây dựng một nền quản trị quốc gia minh bạch, hiệu quả và có trách nhiệm giải trình, đáp ứng
được những yêu cầu phát sinh từ quá trình dân chủ hóa, hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Thứ tư, hoàn thiện khuôn khổ hiến định về quyền con người, quyền công dân
Chế định quyền con người, quyền công dân được sửa đổi, bổ sung nhiều nhất trong Hiến
pháp 2013. Những sửa đổi, bổ sung này thể hiện cách tiếp cận mới, gắn với nhận thức chung
của nhân loại và các tiêu chuẩn của luật quốc tế về quyền con người. Điều đó thể hiện qua
những dấu hiệu sau:
- Đổi tên chương thành “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân” và chuyển
lên vị trí thứ 2 (so với vị trí thứ 5 trong Hiến pháp 1992). Việc này đã khắc phục tình trạng tên
gọi cũ “quyền và nghĩa vụ công dân” không bao quát hết nội dung của chương, đồng thời
khẳng định vị trí quan trọng của chế định này trong hiến pháp, phù hợp với xu thế chung trên
thế giới...2
- Không còn đồng nhất quyền con người và quyền công dân (như ở Điều 50 Hiến pháp
1992), mà đã sử dụng khá hợp lý hai thuật ngữ này cho các quyền/tự do hiến định. Ví dụ, các
quyền bình đẳng trước pháp luật; quyền tự do kinh doanh; quyền sở hữu tư nhân về tài sản và
tư liệu sản xuất; quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và
thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó; quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức
khoẻ, danh dự và nhân phẩm…trong Hiến pháp 1992 chỉ quy định cho công dân, nhưng trong
Hiến pháp 2013 quy định chủ thể quyền là tất cả mọi người. Như vậy, với những quyền này,
không chỉ công dân Việt Nam mà tất cả những người nước ngoài có mặt hợp pháp trên lãnh
thổ Việt Nam cũng được bảo vệ.
2
Khảo sát (từ trang International Constitutional Law (ICL - http://www.servat.unibe.ch/icl/info.html) cho thấy đa
số hiến pháp của các quốc gia hiện đều đặt chế định quyền con người, quyền công dân ở vị trí thứ 2, một số nước
đặt ở vị trí thứ 3, thậm chí có nước như Belarus, Hà Lan...đặt chế định này ở vị trí thứ nhất trong hiến pháp (lồng
với chương chính thể).
14
Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi
- Ghi nhận cả ba nghĩa vụ của nhà nước theo luật nhân quyền quốc tế, đó là tôn trọng, bảo
vệ và bảo đảm quyền con người (trong các Điều 3 và 14) (Hiến pháp 1992 chỉ đề cập đến
nghĩa vụ tôn trọng ở Điều 50).Sự thay đổi này không chỉ bảo đảm sự hài hòa với luật nhân
quyền quốc tế, mà còn tạo cơ sở hiến định ràng buộc các cơ quan nhà nước phải thực hiện đầy
đủ và nghiêm túc những nghĩa vụ về quyền con người, quyền công dân trong thực tế, đặc biệt
là hai nghĩa vụ bảo vệ và bảo đảm.
- Lần đầu tiên quy định nguyên tắc về giới hạn quyền (Khoản 2 Điều 16) mà đã được nêu
trong luật nhân quyền quốc tế3
và trong hiến pháp của một số quốc gia. Việc hiến định nguyên
tắc này có ý nghĩa quan trọng, bởi lẽ: (i) Nó làm rõ tinh thần của luật nhân quyền quốc tế là các
nhà nước phải tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người nhưng cũng được đặt ra và áp
dụng những giới hạn cho một số quyền, nhằm thực hiện chức năng của nhà nước là quản lý xã
hội, bảo đảm các quyền, lợi ích chung của cộng đồng và các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá
nhân khác; (ii) Nó ngăn chặn khả năng lạm dụng quyền lực nhà nước để vi phạm nhân quyền,
thông qua việc ấn định những điều kiện chặt chẽ với việc giới hạn quyền; (iii) Nó phòng ngừa
những suy nghĩ và hành động cực đoan trong việc hưởng thụ các quyền.
- Bổ sung một số quyền mới mà Hiến pháp 1992 và các hiến pháp trước đó của Việt Nam
đều chưa đề cập, bao gồm: Quyền sống (Điều 21); Các quyền về văn hóa (Điều 41); Quyền
xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42); Quyền
sống trong môi trường trong lành (Điều 43); Quyền của công dân không bị trục xuất, giao nộp
cho nước khác (Điều 17 khoản 2); Quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22); Quyền hưởng an sinh
xã hội (Điều 34)… Những quyền mới này đã mở rộng phạm vi bảo vệ của hiến pháp với các
quyền con người, quyền công dân trên cả hai lĩnh vực: dân sự, chính trị (Điều 21, 17, 42) và
kinh tế, xã hội, văn hóa (Điều 41, 42, 43,22,34), đáp ứng những nhu cầu mới về quyền con
người nảy sinh trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của nước ta.
- Củng cố hầu hết các quyền đã được ghi nhận trong Hiến pháp 1992 (quy định rõ hơn
hoặc tách thành điều riêng), bao gồm: Bình đẳng trước pháp luật (Điều 16); Cấm tra tấn, bạo
lực, truy bức, nhục hình (Điều 20 khoản 1); Bảo vệ đời tư và nơi ở (Điều 21, 22); Tiếp cận
thông tin (Điều 25); Tham gia quản lý nhà nước và xã hội (Điều 28); Bình đẳng giới (Điều
26); Bỏ phiếu trong trưng cầu ý dân (Điều 29); Tố tụng công bằng (Điều 31); Sở hữu tư nhân
(Điều 32); Lao động, việc làm (Điều 35).Những quy định sửa đổi này cũng góp phần tăng
cường mức độ tương thích của chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp
2013 với nội dung của các điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên và với
chế định về quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp các nước dân chủ.
2.Những thách thức
Mặc dù Hiến pháp 2013 hàm chứa những triển vọng lớn về cải cách thể chế nhà nước, song
để hiện thực hóa những triển vọng đó, cần phải vượt qua nhiều thách thức, tiêu biểu như sau:
Thách thức với việc mở rộng dân chủ XHCN
Vấn đề mở rộng dân chủ XHCN ở nước ta không chỉ được đề cập trong hiến pháp, mà
còn trong nhiều văn kiện của Đảng. Tuy nhiên, nước ta hiện vẫn chưa có khuôn khổ pháp lý
rõ ràng và hiệu quả để thực hiện tư tưởng này, thể hiện ở việc còn thiếu một loạt các luật nền
3
Điều 29 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền 1948, Điều 4 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội,
văn hóa 1966 và một số điều trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966.
15
Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi
tảng cho chế độ dân chủ, bao gồm Luật về đảng chính trị, Luật về hội, Luật biểu tình, Luật
trưng cầu dân ý, Luật tiếp cận thông tin…Khuôn khổ pháp lý về dân chủ đại diện (các Luật
bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu HĐND) tuy đã có nhưng chứa đựng nhiều quy
định lạc hậu, cần sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới (ví dụ như các quy định về ứng cử,
đề cử, hiệp thương giới thiệu người ứng cử..). Dân chủ trực tiếp,4
mặc dù được Hiến pháp
2013 lần đầu tiên đề cập và nhấn mạnh, nhưng hầu như chưa có đạo luật nào quy định cụ thể,
và bản thân khái niệm này vẫn chưa thực sự được làm rõ ở nước ta.
Thách thức với việc thúc đẩy nhà nước pháp quyền
Khái niệm nhà nước pháp quyền (hay pháp quyền - rule of law) theo Liên hợp quốc bao
gồm các yếu tố sự thượng tôn pháp luật (mọi chủ thể trong xã hội, bao gồm nhà nước, đều
phải tuân thủ pháp luật); bảo vệ nhân quyền; phân quyền (giữa các nhánh quyền lực nhà
nước) và bình đẳng trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.5
Ở Việt Nam, khái
niệm nhà nước pháp quyền XHCN được hiểu bao gồm các yếu tố như: quyền làm chủ của
nhân dân; thượng tôn hiến pháp và pháp luật; tôn trọng, bảo vệ nhân quyền; quyền lực nhà
nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; nhà nước và xã hội do một đảng
duy nhất lãnh đạo.6
Như vậy, có sự khác biệt giữa quan niệm về nhà nước pháp quyền XHCN với nhận
thức chung về nhà nước pháp quyền trên thế giới, thể hiện ở hai yếu tố quan trọng: tập quyền
trong tổ chức quyền lực nhà nước và thể chế chính trị. Do đó, thách thức đầu tiên và quan
trọng nhất với việc thúc đẩy nhà nước pháp quyền ở Việt Nam chính là nhận thức về bản chất
và những thuộc tính của nó.
Những thách thức cụ thể hơn liên quan đến thực hiện sự phân công, phối hợp, kiểm soát
giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp trong bối cảnh quyền lực nhà nước được coi là
thống nhất và tập trung vào Quốc hội, cũng như việc bảo đảm Đảng cộng sản Việt Nam - mà
theo Hiến pháp là chủ thể duy nhất có quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội - phải chịu trách
nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân (Điều 4). Đây cũng là những vấn đề
mà về mặt lý thuyết đang chứa đựng những yếu tố chưa rõ ràng, thậm chí mâu thuẫn, còn về
mặt thực tế thì chưa từng được thực hiện và chưa đượcquy định trong pháp luật nước ta.
Thách thức với việc cải cách khuôn khổ về quản trị quốc gia
Ngoại trừ vấn đề phản biện, giám sát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên Mặt
trận là đã được đề cập (trong Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các
đoàn thể chính trị-xã hội, ban hành kèm theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của
Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam), các vấn đề khác có ý nghĩa cải cách khuôn khổ quản trị
quốc gia mà mới được bổ sung vào Hiến pháp 2013, bao gồm cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa
các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; phân quyền giữa trung ương và địa phương theo
mô hình phát triển; tổ chức và hoạt động của hai cơ quan hiến định độc lập là Hội đồng bầu cử
4
Thể hiện ở bốn hình thức cơ bản đó là: Trưng cầu dân ý (referendums); Sáng kiến của công dân (Citizens’
initiatives); Sáng kiến chương trình nghị sự (Agenda initiatives); và Bãi miễn (Recall). Xem IDEA,
Direct Democracy:TheInternationalIDEAHandbook,2008, tr.12,tại http://www.idea.int/publications/direct_democracy/.
5
Report of the UN Secretary-General, “The rule of law and transitional justice in conflict and post-conflict
societies”, 2004.
6
Nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Diễn văn tại phiên khai mạc kỳ họp đầu tiên của Quốc Hội khóa XII,
ngày 19/7/2007.
16
Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi
quốc gia và Kiểm toán Nhà nước đều chưa từng được quy định cụ thể ở nước ta. Điều này đòi
hỏi phải nghiên cứu ban hành mới và sửa đổi nhiều đạo luật liên quan.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất không phải là về phương diện lập pháp, bởi các nhà lập
pháp và chuyên gia pháp lý của Việt Nam đủ trình độ, hiểu biết để xây dựng một khuôn khổ
pháp lý về quản trị quốc gia minh bạch, hiệu quả và có trách nhiệm giải trình, mà là lực cản
với việc thành lập và hoạt động của các thiết chế kiểm soát, giám sát quyền lực. Thực tế thời
gian qua cho thấy lực cản này là rất lớn, thể hiện ở việc quy định về Hội đồng Hiến pháp -
thiết chế hiến định độc lập mà hầu hết các chuyên gia pháp lý của nước ta đều cho rằng có vai
trò và hiệu lực giám sát quyền lực mạnh, toàn diện và trực tiếp nhất - đã bị bỏ ra khỏi dự thảo
Hiến pháp sửa đổi 2013. Một ví dụ nữa là việc xây dựng Luật về phản biện, giám sát của
MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận (để luật hóa Quy chế nêu trên của
Bộ chính trị) vẫn đang bị trì hoãn,7
mặc dù đã được đề xuất từ lâu bởi Mặt trận. Nói tóm lại,
tính chất mới mẻ, phức tạp của các thiết chế kiểm soát, giám sát quyền lực cùng với xung đột
tiềm năng của chúng với phương thức hoạt động còn mang nặng tính chất khép kín của thể
chế nhà nước hiện nay cho thấy việc cải cách khuôn khổ về quản trị quốc gia theo Hiến pháp
2013 của nước ta là khó có thể dễ dàng, nhanh chóng.
Thách thức với việc bảo đảm các quyền con người, quyền công dân
Trở ngại đầu tiên trong vấn đề này là Hiến pháp 2013 vẫn không quy định hiệu lực trực
tiếp của các quyền hiến định. Điều này khiến cho nhiều quyền quan trọng, đặc biệt là các
quyền dân sự, chính trị như tự do lập hội, hội họp, biểu tình, quyền bỏ phiếu trong các cuộc
trưng cầu dân ý…sẽ phải đợi Quốc hội ban hành luật để cụ thể hóa, và có thể phải đợi cả
Chính phủ ban hành Nghị định để hướng dẫn thi hành, thì mới có thể thực hiện được.
Trở ngại thứ hai là chưa có cơ chế pháp lý rõ ràng và hiệu quả cho việc bảo vệ các quyền
hiến định. Việc Hội đồng Hiến pháp không được thành lập đã triệt tiêu khả năng ngăn ngừa, xử
lý hiệu quả những văn bản và quyết định vi phạm các quyền hiến định (vi hiến) của các cơ quan
lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tương tự, việc đề xuất cơ quan nhân quyền quốc gia bị bỏ qua
đã triệt tiêu cơ hội của người dân được một cơ quan hiến định độc lập chuyên trách về nhân
quyền bênh vực, bảo vệ. Hiện tại, với cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo được thiết kế theo kiểu
“vừa đá bóng, vừa thổi còi” (khiếu nại, tố cáo do chính cơ quan bị khiếu nại, tố cáo, hoặc cơ
quan cấp trên của cơ quan đó, giải quyết) và hệ thống tư pháp thiếu độc lập, khả năng những vi
phạm quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là các quyền dân sự, chính trị nhạy cảm, được
xử lý khách quan, công bằng và được bồi thường thích đáng, là rất khó khăn.
Trở ngại thứ ba liên quan đến quy định bất hợp lý về việc vận dụng yếu tố bảo vệ an
ninh quốc gia để hạn chế quyền (Điều 14) và quy định cấm quá rộng, mơ hồ về lợi dụng
quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền, lợi ích hợp
pháp của người khác (Điều 15). Những quy định này trong thực tế đã, đang và khả năng sẽ
còn bị lạm dụng để vi phạm các quyền hiến định. Trong bối cảnh hệ thống tư pháp vẫn chưa
thực sự là các cơ quan bảo vệ công lý, lại thiếu vắng các thiết chế bảo vệ nhân quyền độc lập
là Hội đồng Hiến pháp và cơ quan nhân quyền quốc gia, thì khả năng ngăn chặn những hành
7
Luật này không có trong Danh mục các dự án luật, pháp lệnh dự kiến trình Quốc Họi, UBTVQH xem xét,
thông qua (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 ngày 2/01/2014 về Kế hoạch triển khai thi
hành Hiến pháp 2013).
17
Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi
động lạm dụng đã nêu là rất khó khăn./.
II. CÁC CHUYÊN ĐỀ VỀ QUỐC HỘI
18
Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi
NHỮNG NỘI DUNG MỚI VỀ QUỐC HỘI TRONG HIẾN PHÁP NĂM 2013
VÀ VIỆC TIẾP TỤC THỂ CHẾ HÓA VÀO CÁC ĐẠO LUẬT
GS, TS. Trần Ngọc Đường
Chuyên gia cao cấp của Quốc hội.
I. Những nội dung mới về Quốc hội trong Hiến pháp năm 2013.
1. Về vị trí, vai trò và chức năng của Quốc hội:
- Về vị trí: Quốc hội vẫn được quy định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam như Hiến pháp năm
1992. Tuy nhiên, khác với Hiến pháp năm 2012, Quốc hội trong Hiến pháp năm 2013 không
còn là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến. Đây là một sự đổi mới cơ bản về nhận thức. Bởi
vì, trong mô hình tập quyền XHCN, tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc toàn bộ
quyền lực tập trung vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Với quan niệm sau khi bầu cử, nhân
dân chuyển hết quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội và Hội đồng nhân dân thay mặt
mình thực hiện quyền lực nhà nước. Do vậy, Hiến pháp năm 1992 quy định nhân dân chỉ thực
hiện quyền lực nhà nước của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân (điều 6). Quốc
hội được xem là cơ quan có toàn quyền. Do đó, quyền lập hiến vốn là quyền thiết lập nên
quyền lực nhà nước, là phương thức để nhân dân giao quyền, ủy quyền quyền lực nhà nước
của mình cho các cơ quan nhà nước cũng được chuyển cho Quốc hội. Và như vậy, Quốc hội
thay mặt nhân dân làm tất cả, trong đó có quyền lập hiến là quyền cao nhất và thể hiện sâu sắc
nhất chủ quyền của nhân dân đều ủy thác cho Quốc hội làm thay mình.
Ngược lại, trong nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, nhân dân
thực hiện quyền lực nhà nước chẳng những thông qua các cơ quan đại diện là Quốc hội và
Hội đồng nhân dân và qua các cơ quan nhà nước khác mà còn bằng các hình thức dân chủ
trực tiếp như phúc quyết Hiến pháp, trưng cầu dân ý. Vì thế, quyền lập hiến cao hơn quyền
lập pháp. Nhân dân sử dụng quyền lập hiến để thiết lập quyền lực nhà nước, trong đó có
quyền lập pháp. Thông qua quyền lập hiến, nhân dân giao cho Quốc hội thực hiện một số
quyền lập hiến như quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất 2/3 tổng
số đại biểu biểu quyết tán thành; thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp; thảo luận và thông qua
Hiến pháp khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (điều 120). Việc
xác định vị trí của Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến như Hiến pháp sửa đổi năm
2013 là đúng và phù hợp với đường lối xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN mà Đảng ta đã
đề ra trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (bổ sung phát triển năm
2011). Đồng thời kế thừa tư tưởng lập hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Hiến pháp năm
1946 và kinh nghiệm của nhân loại.
- Về chức năng và vai trò của Quốc hội: Hiến pháp năm 2013 có sự đổi mới về cách
thể hiện, không liệt kê dài dòng như Hiến pháp năm 1992. Cụ thể, Hiến pháp năm 2013 đã
xác định vai trò của Quốc hội là cơ quan“thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết
19
Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi
định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà
nước”. So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 có những điểm mới khi quy định
vai trò của Quốc hội sau đây:
+ Có sự phân biệt giữa quyền lập hiến và quyền lập pháp: “Thực hiện quyền lập hiến,
quyền lập pháp” (điều 69) mà không quy định như Hiến pháp năm 1992 là “cơ quan duy nhất có
quyền lập hiến và lập pháp” (Lập hiến và lập pháp theo Hiến pháp năm 1992 là một quyền).
+ “Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước” (điều 69) mà không liệt kê quyết
định những vấn đề gì như Hiến pháp năm 1992: “Quốc hội quyết định những chính sách cơ
bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước, những
nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của công dân”. Quy định liệt kê như vậy tưởng là
cụ thể nhưng lại rất trìu tượng chỉ phù hợp với quan niệm Quốc hội là một thiết chế có toàn
quyền trong mô hình tập quyền XHCN trước đây. Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội
“quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước” (điều 69) sẽ là cơ sở Hiến định để sau này
Luật cụ thể hóa phù hợp với vai trò của Quốc hội trong nhà nước pháp quyền, không phải là
một Quốc hội có toàn quyền như Hiến pháp năm 1992.
+ “Giám sát tối cao đối với hoạt động nhà nước” (điều 69). So với Hiến pháp năm
1992 thì quy định này có các điểm mới sau đây: i, không quy định giám sát tối cao toàn bộ
hoạt động của nhà nước (bỏ “toàn bộ”), tức là phạm vi giám sát tối cao có giới hạn; ii, Quy
định khái quát để Luật có điều kiện cụ thể hóa những hoạt động nào của nhà nước thuộc
thẩm quyền giám sát tối cao của Quốc hội.
Tóm lại, vị trí và vai trò của Quốc hội được Hiến pháp năm 2013 quy định phù hợp
hơn đối với một Quốc hội của nhà nước pháp quyền, khắc phục được những yếu tố của một
Quốc hội có toàn quyền trong mô hình nhà nước tập quyền XHCN, đảm bảo cho Quốc hội
hoạt động thực quyền có hiệu lực và hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn
được nhân dân giao quyền, nhân dân ủy quyền.
2. Về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội:
So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 có một số thay đổi về quy định
nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội sau đây:
- Quy định rõ hơn, khả thi và phù hợp hơn về một số nhiệm vụ quyền hạn của Quốc
hội. Ví dụ như Hiến pháp năm 1992 quy định Quốc hội có nhiệm vụ quyền hạn: “Quyết
định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội” (khoản 3 điều 83). Đây là nhiệm vụ quyền hạn
của hành pháp thuộc trách nhiệm của Chính phủ và không phù hợp với Quốc hội trong điều
kiện của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, Hiến pháp năm 2013 đã quy định, Quốc hội “quyết
định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách và nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế xã hội của đất”
(khoản 3 điều 70). Quy định như vậy phù hợp hơn đối với một thiết chế hoạt động nghị
trường. Dân chủ bàn bạc đưa ra những quyết sách ở tầm vĩ mô, tầm quốc gia mà không sa
vào những quyết định ở tầm vi mô, những công việc sự vụ. Hiến pháp năm 1992 quy định:
“Quốc hội… quyết định chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh”. (Khoản 1 điều 84). Hiến
20
Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi
pháp năm 2013 bỏ quy định này cho phù hợp với thực tiễn, đảm bảo vị trí của Quốc hội
trong tổ chức quyền lực nhà nước;
- Bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc phê chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (khoản 7 điều 70) cho phù hợp với yêu cầu đổi
mới mô hình Tòa án nhân dân, làm rõ hơn vai trò của Quốc hội trong mối quan hệ với cơ
quan thực hiện quyền tư pháp, thông qua đó, Quốc hội kiểm soát được nhân sự của Tòa án tối
cao, cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời nâng
cao vị trí của thẩm phán, góp phần đảm bảo cho thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
theo tinh thần cải cách tư pháp. Đây cũng là cách thức để Quốc hội thay mặt nhân dân kiểm
soát việc thực hiện quyền tư pháp thông qua quyền phê chuẩn của mình;
- Bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc thực hiện quyền giám sat tối cao đối
với các thiết chế độc lập như Kiểm toán nhà nước, Hội đồng bầu cử và các cơ quan nhà nước
khác do Quốc hội thành lập (khoản 2 điều 70).
- Bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc quy định tổ chức và hoạt động, quyết
định nhân sự đối với Hội đồng bầu cử quốc gia, Uỷ ban Kiểm toán nhà nước và các cơ quan
khác do nhà nước thành lập.
- Phân định rõ hơn các loại điều ước thuộc thẩm quyền phê chuẩn hoặc bãi bỏ của
Quốc hội. Theo đó, Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội có thẩm quyền: “Phê chuẩn,
quyết định gia nhập, hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh,
hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội Việt Nam tại các tổ
chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với Luật Nghị quyết của Quốc hội” (khoản
14 điều 70). Trong lúc đó Hiến pháp năm 1992 quy định: “Phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước
quốc tế khác đã được ký kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước” (khoản 13 điều
84). Như vậy, so với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 phân định rõ những điều ước
quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn hoặc bãi bỏ của Quốc hội, phân biệt được với thẩm
quyền của Chủ tịch nước trong việc phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế mà Hiến pháp
năm 1992 chưa làm được.
- Quy định rõ hơn thẩm quyền của Quốc hội đối với ngân sách nhà nước. Hiến pháp
năm 2013 đã bổ sung nhiệm vụ quyền hạn: “Quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm
vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, quyết định mức giới hạn an toàn
nợ quốc gia, nợ công, nợ Chính phủ” (khoản 4 điều 70). Với quy định mới này, trách nhiệm
của Quốc hội được tăng cường trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.
3. Về tổ chức và hoạt động của các cơ quan của Quốc hội:
- Về Uỷ ban thường vụ Quốc hội so với Hiến pháp năm 1992 có một số quy định mới
sau đây: Bổ sung một số nhiệm vụ quyền hạn mới: “Quyết định thành lập, giải thể, nhập,
chia, điều chỉnh địa giới hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” (khoản 8
điều 74). Trước đây thẩm quyền này thuộc Thủ tướng Chính phủ, nay nhân dân giao cho Uỷ
ban thường vụ Quốc hội - cơ quan thường trực giữa hai kỳ họp của Quốc hội, nhằm đảm bảo
21
Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi
cho việc phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ dưới tỉnh thành trực thuộc Trung ương được
thực hiện theo một quy trình dân chủ hơn, chặt chẽ hơn. Đồng thời đây cũng là một phương
thức để tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước giữa cơ quan lập pháp đối với cơ quan hành
pháp, đảm bảo cho việc phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ dưới tỉnh, thành trực thuộc
Trung ương phù hợp với ý nguyện của nhân dân, phòng chống chủ quan duy ý chí từ phía các
cơ quan hành pháp có thẩm quyền.
- Về Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, Hiến pháp năm 2013 bổ sung
thêm thẩm quyền “yêu cầu thành viên của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước và các cá nhân hữu
quan báo cáo, giải trình hoặc cung cấp tài liệu về những vấn đề cần thiết” (khoản 1 điều 77).
Tăng cường giải trình của các cơ quan hữu quan trước Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban là một
hoạt động thể hiện tính dân chủ và pháp quyền của nhà nước pháp quyền trong thời đại ngày
nay. Thông qua giải trình làm cho hoạt động của nhà nước ngày càng minh bạch, công khai,
trách nhiệm của nhà nước trước nhân dân được tăng cường, nhân dân có điều kiện để kiểm
soát hoạt động của nhà nước. Vì vậy, nhấn mạnh trách nhiệm giải trình của các thành viên
Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng
kiểm toán nhà nước và các cá nhân hữu quan trước các cơ quan của Quốc hội là một điểm
mới trong tổ chức và hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội.
Xuất phát từ thực tiễn, để tạo điều kiện cho các đại biểu Quốc hội tham gia các Uỷ ban
và Hội đồng dân tộc một cách thuận lợi, thực chất, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Các Phó
Chủ tịch, Phó Chủ nhiệm các Uỷ ban, các Uỷ viên của Hội đồng dân tộc và các Uỷ viện của
các Uỷ ban do Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn” (điều 75 và điều 76). Quy định mới
này chẳng những đổi mới cách thức tổ chức các cơ quan của Quốc hội mà còn tạo điều kiện
để luân chuyển cán bộ trong đó có các đại biểu Quốc hội theo chủ trương chung của Đảng và
Nhà nước.
II. Tiếp tục thể chế hóa tinh thần và nội dung mới về Quốc hội của Hiến pháp
năm 2013 trong các đạo luật tổ chức bộ máy nhà nước.
Để đưa Hiến pháp vào cuộc sống trở thành hiện thực; không chỉ hiểu tinh thần và nội
dung mới của Hiến pháp để hình thành tình cảm đúng đắn và lòng tin đối với Hiến pháp, mà
điều không kém phần quan trọng là phải rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để
sửa đổi, bổ sung, ban hành cho phù hợp với tinh thần và nội dung mới của Hiến pháp. Theo
đó, các Luật về tổ chức bộ máy nhà nước, các Luật liên quan đến quyền con người, quyền
công dân; đặc biệt là Luật tổ chức Quốc hội cần phải tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa tinh thần
và nội dung mới của Hiến pháp năm 2013.
- Một là, việc quy định Quốc hội có vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam có thể dẫn tới nhận thức thiếu thống nhất. Có người cho
rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nên Quốc hội cao hơn Chính phủ và
Tòa án nhân dân tối cao, là “thủ trưởng” của các quyền hành pháp và tư pháp. Người khác lại
cho rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nên toàn bộ quyền lực nhà nước
22
Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi
tập trung vào Quốc hội, các quyền hành pháp và tư pháp phái sinh từ Quốc hội. Với các cách
hiểu đó, vô hình trung đã xem Quốc hội là cơ quan có toàn quyền, đứng trên các cơ quan nhà
nước khác. Điều đó không phù hợp với nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước mà Đảng ta đã
xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (bổ sung, phát triển năm
2011) là: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”, đã
được thể chế hóa tại khoản 3 điều 2 Hiến pháp năm 2013. Trong nhà nước pháp quyền, tất cả
quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, nhân dân thông qua quyền lập hiến ủy quyền
quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, ủy quyền cho Chính
phủ thực hiện quyền hành pháp và cho Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp, không có
quyền nào cao hơn quyền nào. Tuy nhiên, Quốc hội là thiết chế được nhân dân trực tiếp bầu
ra; các cơ quan và cá nhân đứng đầu các quyền hành pháp và tư pháp được Quốc hội bầu ra
(được nhân dân giao cho nhiệm vụ quyền hạn đó) và vì thế không những nước ta mà các nhà
nước theo chính thể Cộng hòa đại nghị, Quốc hội được xem là thiết chế trung tâm, có vị trí
đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà nước. Do vậy, không vì đặc điểm được nhân dân trực
tiếp bầu ra, được nhân dân giao cho nhiệm vụ quyền hạn thành lập các cơ quan và bầu các cá
nhân đứng đầu bộ máy nhà nước mà quan niệm Quốc hội là cơ quan có toàn quyền. Để thể
hiện vị trí quan trọng của thiết chế Quốc hội và không dẫn đến hiểu nhầm, hiểu sai vị trí của
Quốc hội trong tổ chức quyền lực nhà nước, Luật tổ chức Quốc hội cần phải quy định để làm
rõ hơn vị trí và vai trò của Quốc hội đã được Hiến pháp quy định. Theo đó, Luật tổ chức Quốc
hội phải cụ thể hóa chức năng Lập pháp, chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất
nước thì Quốc hội có quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể gì? Những việc gì thuộc thẩm quyền của
Chính phủ và các cơ quan hữu quan khác trong hoạt động lập pháp và quyết định những vấn
đề quan trọng của đất nước.
- Hai là, Mặc dầu Hiến pháp năm 2013 đã có nhận thức mới về vai trò của nhân dân
trong việc thực hiện quyền lập hiến, bằng việc thể hiện “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến,
quyền lập pháp”. Tuy nhiên ở điều 120 về quy trình làm và sửa Hiến pháp lại quy định: “Việc
trưng cầu dân ý về Hiến pháp do Quốc hội quyết định” (khoản 4). Việc Quốc hội thực hiện
quyền lập hiến đó là việc Quốc hội được nhân dân giao cho một số nhiệm vụ quyền hạn
thuộc quyền lập hiến của mình quy định ở điều 120. Do vậy, để thể hiện một cách minh bạch,
sự khác nhau rất cơ bản giữa hai quyền: quyền lập hiến và quyền lập pháp, Luật trưng cầu dân
ý và cả Luật về tổ chức Quốc hội cần làm rõ các trường hợp sửa đổi Hiến pháp bắt buộc Quốc
hội phải xem xét quyết định việc trưng cầu dân ý sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua với
ít nhất có 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
- Ba là, về nhiệm vụ quyền hạn:“Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ
quốc gia” (khoản 4 điều 70). Trong điều kiện kinh tế thị trường, chính sách tài chính, tiền tệ
là những vấn đề cần phải quyết định một cách nhanh nhạy, kịp thời, thuộc lĩnh vực điều hành
của chính phủ. Vì vậy Luật tổ chức Quốc hội phải quy định cụ thể Quốc hội “quyết định
chính sách cơ bản về tài chính tiền tệ Quốc gia” là những trường hợp nào? Còn lại là Chính
23
Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi
phủ phải tự mình quyết định - chính sách cơ bản về tài chính tiền tệ Quốc gia có nội hàm thế
nào? Gồm những nội dung gì? Luật tổ chức không làm rõ thì trách nhiệm giữa lập pháp và
hành pháp sẽ không rõ, không phát huy được trách nhiệm của mỗi quyền trong lĩnh vực này.
- Bốn là, về nhiệm vụ quyền hạn: “Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường
vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội” (khoản 10 điều 70). Thực tiễn đã
chứng minh rằng có một số quy đinh của các văn bản quy phạm pháp luật trái Hiến pháp, luật,
nghị quyết của Quốc hội do các chủ thể nói trên ban hành, nhưng chưa một lần nào được đưa
ra Quốc hội xem xét bãi bỏ. Điều đó chứng tỏ việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn này rất khó
khăn đối với một thiết chế chính trị - pháp lý hoạt động ở tầm vĩ mô như Quốc hội. Tuy chưa
có cơ chế tài phán vi phạm Hiến pháp trong hoạt động Lập pháp, hành pháp và tư pháp như
văn kiện đại hội Đảng đã viết, nhưng để khắc phục khó khăn nói trên, Hiến pháp năm 2013 ở
điều 119 quy định: “Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do Luật định” (khoản 2). Vì vậy cần phải thiết
lập cơ chế này bằng một đạo Luật riêng, hoặc là quy định trong các Luật về tổ chức và Luật
giám sát của Quốc hội để giúp cho Quốc hội thực hiện nhiệm vụ nói trên, đồng thời giúp
Quốc hội tổ chức và hoạt động lập pháp đúng với tinh thần và nội dung của Hiến pháp; góp
phần kiểm soát tốt hơn hoạt động lập pháp.
- Năm là, Quốc hội là một thiết chế trong tổ chức quyền lực nhà nước, chủ yếu là thực
hiện chức năng lập pháp tức là chức năng thay mặt nhân dân xem xét thông qua các dự án luật
thể hiện đúng đắn ý chí nguyện vọng của nhân dân và phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi.
Vì vậy, nhiệm vụ “làm luật, sửa đổi luật” quy định ở khoản 1 điều 70 chưa thể hiện một cách
cụ thể thực chất của nhiệm vụ lập pháp của Quốc hội. Bởi Quốc hội không trực tiếp dự thảo
các điều luật; không trực tiếp sửa luật mà chỉ thay mặt nhân dân xem xét, thảo luận và thông
qua các dự án luật do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong đó có Đại biểu Quốc hội hoặc
các cơ quan của Quốc hội đưa trình. Vì vậy, Luật tổ chức Quốc hội cần cụ thể hóa nhiệm vụ
“làm luật, sửa đổi luật” quy định ở khoản 1 điều 70.
- Sáu là, Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hoạt động giám sát tối cao của Quốc
hội, tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước, Luật tổ chức Quốc hội và Luật hoạt động giám
sát của Quốc hội cần coi trọng và cụ thể hóa nhiệm vụ giám sát tài chính ngân sách. Kiểm
soát được việc chi tiêu ngân sách nhà nước do Quốc hội quyết định phân bổ là nhân tố đảm
bảo cho bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh.
24
Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi
CHẾ ĐỊNH VỀ QUỐC HỘI
TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2013
TS. Bùi Ngọc Thanh
Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
Với tính cách là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, thể hiện bản chất dân chủ
của một nhà nước, Quốc hội luôn chiếm một vị trí quan trọng trong các quy định pháp luật,
mà trước hết là Hiến pháp, về thể chế chính trị nói chung và bộ máy nhà nước nói riêng. Việc
sửa đổi Hiến pháp Việt Nam năm 1992 lần mới đây nhất (năm 2013) tất yếu kéo theo những
thay đổi đáng kể đối với chế định Quốc hội. Bằng những phân tích của mình, tác giả bài viết
cung cấp một cái nhìn khá sâu sắc và đầy đủ liên quan đến những diểm mới của chế định
Quốc hội trong Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2013.
1. Vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội
Vị trí của Quốc hội trong bộ máy nhà nước
Trong bộ máy nhà nước, Quốc hội có vị trí quan trọng đặc biệt. Hiến pháp năm 1946,
tại Điều 22 đã xác định “Nghị viện nhân dân là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa”. Tại Hiến pháp năm 1959, Điều 43 chỉ thay từ “Nghị viện” bằng từ
Quốc hội và vẫn giữ nguyên nội dung như Điều 22 Hiến pháp năm 1946. Hiến pháp năm
1980 (sau khi thống nhất đất nước) và Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) cũng
với tinh thần đó nhưng được thể hiện rõ ràng, đầy đủ hơn. Điều 83 Hiến pháp năm 1992
khẳng định: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ
sung năm 2013 (sau đây gọi là Hiến pháp sửa đổi 2013) tiếp tục khẳng định vị trí, tính chất,
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội như bốn bảnHiến pháp trước, song về mức
độ đã được điều chỉnh cho phù hợp hơn với thực tiễn, nội dung được thể hiện cô đọng và gọn
hơn. Điều 69 Hiến pháp sửa đổi năm 2013 xác định “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất
của Nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Tính chất của Quốc hội
Về tính chất, ngay từ Hiến pháp năm 1946, Điều 1 đã nói rõ: “Tất cả quyền bính trong
nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai
cấp, tôn giáo”. Đến Hiến pháp năm 1959 tính chất trên tiếp tục được khẳng định tại Điều 4 “Tất
cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân”. Hiến pháp năm
1980 khẳng định lại một lần nữa tại Điều 6: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất
cả quyền lực thuộc về nhân dân”. Đến Hiến pháp năm 1992, tính chất này đã được khẳng định
rõ ràng, mạnh mẽ và khúc chiết hơn tại Điều 2: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân...”. Hiến pháp sửa đổi năm 2013 tiếp tục khẳng định tính chất này và
nhấn mạnh: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ...”.
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chínhCâu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chínhHọc Huỳnh Bá
 
Vi phạm hành chính
Vi phạm hành chínhVi phạm hành chính
Vi phạm hành chínhHoa Pinkie
 
Môn TRẮC NGHIỆM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghi...
Môn TRẮC NGHIỆM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghi...Môn TRẮC NGHIỆM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghi...
Môn TRẮC NGHIỆM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghi...Doan Tran Ngocvu
 
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂNTÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong LuậtBáo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luậtnataliej4
 
Luật hiến pháp
Luật hiến phápLuật hiến pháp
Luật hiến phápN3 Q
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềThanh Trúc Lưu Hoàng
 
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chínhTrắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chínhBee Bee
 
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đạiSỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCBÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCSophie Lê
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...canhpham123
 

Was ist angesagt? (20)

Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOTLuận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
 
Tiểu Luận Môn Luật Hiến Pháp Việt Nam Hiến Pháp Đạo Luật Bảo Vệ Các Quyền Cơ ...
Tiểu Luận Môn Luật Hiến Pháp Việt Nam Hiến Pháp Đạo Luật Bảo Vệ Các Quyền Cơ ...Tiểu Luận Môn Luật Hiến Pháp Việt Nam Hiến Pháp Đạo Luật Bảo Vệ Các Quyền Cơ ...
Tiểu Luận Môn Luật Hiến Pháp Việt Nam Hiến Pháp Đạo Luật Bảo Vệ Các Quyền Cơ ...
 
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chínhCâu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
 
Vi phạm hành chính
Vi phạm hành chínhVi phạm hành chính
Vi phạm hành chính
 
Môn TRẮC NGHIỆM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghi...
Môn TRẮC NGHIỆM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghi...Môn TRẮC NGHIỆM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghi...
Môn TRẮC NGHIỆM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghi...
 
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂNTÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong LuậtBáo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
 
Luận văn: Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận văn: Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luậtLuận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
 
Luật hiến pháp
Luật hiến phápLuật hiến pháp
Luật hiến pháp
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
 
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chínhTrắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
 
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCBÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
 
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOTĐề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
 
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
 
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hônBáo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
 

Ähnlich wie Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)

TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docxTS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docxBùi Quang Xuân
 
Sự tham gia của nhân dân vào Quy trình Lập hiến
Sự tham gia của nhân dân vào Quy trình Lập hiếnSự tham gia của nhân dân vào Quy trình Lập hiến
Sự tham gia của nhân dân vào Quy trình Lập hiếnSỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
Ý thức pháp luật với việc thực hành dân chủ cơ sở ở Tỉnh Quảng Nam hiện nay.doc
Ý thức pháp luật với việc thực hành dân chủ cơ sở ở Tỉnh Quảng Nam hiện nay.docÝ thức pháp luật với việc thực hành dân chủ cơ sở ở Tỉnh Quảng Nam hiện nay.doc
Ý thức pháp luật với việc thực hành dân chủ cơ sở ở Tỉnh Quảng Nam hiện nay.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt NamTòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Namhieu anh
 
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...jackjohn45
 

Ähnlich wie Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014) (20)

Hoàn thiện cơ chế pháp lý nd kiểm soát qlnn ở vn
Hoàn thiện cơ chế pháp lý nd kiểm soát qlnn ở vnHoàn thiện cơ chế pháp lý nd kiểm soát qlnn ở vn
Hoàn thiện cơ chế pháp lý nd kiểm soát qlnn ở vn
 
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOTLuận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
 
Đề tài: Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
Đề tài: Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nướcĐề tài: Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
Đề tài: Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docxTS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
 
Sự tham gia của nhân dân vào Quy trình Lập hiến
Sự tham gia của nhân dân vào Quy trình Lập hiếnSự tham gia của nhân dân vào Quy trình Lập hiến
Sự tham gia của nhân dân vào Quy trình Lập hiến
 
Luận văn: Dân chủ trực tiếp ở cơ sở huyện Phú Hoà, Phú Yên
Luận văn: Dân chủ trực tiếp ở cơ sở huyện Phú Hoà, Phú YênLuận văn: Dân chủ trực tiếp ở cơ sở huyện Phú Hoà, Phú Yên
Luận văn: Dân chủ trực tiếp ở cơ sở huyện Phú Hoà, Phú Yên
 
Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, HAY
Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, HAYCơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, HAY
Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Luận án: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam
Luận án: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt NamLuận án: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam
Luận án: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam
 
Luận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, HAY
Luận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, HAYLuận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, HAY
Luận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, HAY
 
Đề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAYĐề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAY
 
Luận án: Quốc Hội cơ quan đại diện cao nhất của Việt Nam, HAY
Luận án: Quốc Hội cơ quan đại diện cao nhất của Việt Nam, HAYLuận án: Quốc Hội cơ quan đại diện cao nhất của Việt Nam, HAY
Luận án: Quốc Hội cơ quan đại diện cao nhất của Việt Nam, HAY
 
Quốc hội cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân Việt Nam, HAY
Quốc hội cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân Việt Nam, HAYQuốc hội cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân Việt Nam, HAY
Quốc hội cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân Việt Nam, HAY
 
Ý thức pháp luật với việc thực hành dân chủ cơ sở ở Tỉnh Quảng Nam hiện nay.doc
Ý thức pháp luật với việc thực hành dân chủ cơ sở ở Tỉnh Quảng Nam hiện nay.docÝ thức pháp luật với việc thực hành dân chủ cơ sở ở Tỉnh Quảng Nam hiện nay.doc
Ý thức pháp luật với việc thực hành dân chủ cơ sở ở Tỉnh Quảng Nam hiện nay.doc
 
Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HOT, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> ...
Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HOT, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> ...Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HOT, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> ...
Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HOT, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> ...
 
Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HAY
Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HAYLuận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HAY
Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HAY
 
BÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, HAY
Đề tài: Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, HAYĐề tài: Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, HAY
Đề tài: Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, HAY
 
Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt NamTòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
 
Chế độ dân chủ đại diện trong xây dựng Nhà nước pháp quyền, HAY
Chế độ dân chủ đại diện trong xây dựng Nhà nước pháp quyền, HAYChế độ dân chủ đại diện trong xây dựng Nhà nước pháp quyền, HAY
Chế độ dân chủ đại diện trong xây dựng Nhà nước pháp quyền, HAY
 
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
 

Mehr von Kien Thuc

Phật học vấn đáp
Phật học vấn đápPhật học vấn đáp
Phật học vấn đápKien Thuc
 
33 vị tổ Ấn - Hoa
33 vị tổ Ấn - Hoa33 vị tổ Ấn - Hoa
33 vị tổ Ấn - HoaKien Thuc
 
Phật giáo cố sự đại toàn
Phật giáo cố sự đại toànPhật giáo cố sự đại toàn
Phật giáo cố sự đại toànKien Thuc
 
nien giam thong ke tom tat 2014
nien giam thong ke tom tat 2014nien giam thong ke tom tat 2014
nien giam thong ke tom tat 2014Kien Thuc
 
Kỹ thuật đánh cầu lông
Kỹ thuật đánh cầu lôngKỹ thuật đánh cầu lông
Kỹ thuật đánh cầu lôngKien Thuc
 
Chương 5 - Giao tiếp kết cuối
Chương 5 - Giao tiếp kết cuốiChương 5 - Giao tiếp kết cuối
Chương 5 - Giao tiếp kết cuốiKien Thuc
 
Chương 4 - Các mạng vô tuyến di động tiêu biểu
Chương 4 - Các mạng vô tuyến di động tiêu biểuChương 4 - Các mạng vô tuyến di động tiêu biểu
Chương 4 - Các mạng vô tuyến di động tiêu biểuKien Thuc
 
Chương 3 - Các Kỹ thuật cơ bản trong thông tin vô tuyến di động
Chương 3 - Các Kỹ thuật cơ bản trong thông tin vô tuyến di độngChương 3 - Các Kỹ thuật cơ bản trong thông tin vô tuyến di động
Chương 3 - Các Kỹ thuật cơ bản trong thông tin vô tuyến di độngKien Thuc
 
Chương 2 - Kênh vô tuyến di động
Chương 2 - Kênh vô tuyến di độngChương 2 - Kênh vô tuyến di động
Chương 2 - Kênh vô tuyến di độngKien Thuc
 
Chương 1 - Khái quát về thông tin di động
Chương 1 - Khái quát về thông tin di độngChương 1 - Khái quát về thông tin di động
Chương 1 - Khái quát về thông tin di độngKien Thuc
 
[Giáo án] Thông tin Di động
[Giáo án] Thông tin Di động[Giáo án] Thông tin Di động
[Giáo án] Thông tin Di độngKien Thuc
 
Giáo trình Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình Phân tích, thiết kế hệ thống thông tinGiáo trình Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình Phân tích, thiết kế hệ thống thông tinKien Thuc
 
850 từ cơ bản trong tiếng Anh
850 từ cơ bản trong tiếng Anh850 từ cơ bản trong tiếng Anh
850 từ cơ bản trong tiếng AnhKien Thuc
 
Thuc trang va giai phap ve phat trien nhan luc viet nam
Thuc trang va giai phap ve phat trien nhan luc viet namThuc trang va giai phap ve phat trien nhan luc viet nam
Thuc trang va giai phap ve phat trien nhan luc viet namKien Thuc
 
Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế ở tỉnh Kon Tum (Hồ Thị Hòa)
Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế ở tỉnh Kon Tum (Hồ Thị Hòa)Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế ở tỉnh Kon Tum (Hồ Thị Hòa)
Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế ở tỉnh Kon Tum (Hồ Thị Hòa)Kien Thuc
 
Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh...
Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh...Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh...
Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh...Kien Thuc
 
Biện pháp phòng chống bạo lực, bắt nạt, lạm dụng chất cấm trong học đường của...
Biện pháp phòng chống bạo lực, bắt nạt, lạm dụng chất cấm trong học đường của...Biện pháp phòng chống bạo lực, bắt nạt, lạm dụng chất cấm trong học đường của...
Biện pháp phòng chống bạo lực, bắt nạt, lạm dụng chất cấm trong học đường của...Kien Thuc
 
Quyền sở hữu trí tuệ - một điều kiện cho phát triển kinh tế tri thức ở Việt N...
Quyền sở hữu trí tuệ - một điều kiện cho phát triển kinh tế tri thức ở Việt N...Quyền sở hữu trí tuệ - một điều kiện cho phát triển kinh tế tri thức ở Việt N...
Quyền sở hữu trí tuệ - một điều kiện cho phát triển kinh tế tri thức ở Việt N...Kien Thuc
 
Đóng góp của ngành Công nghệ sinh học Việt Nam vào nền kinh tế tri thức: Thực...
Đóng góp của ngành Công nghệ sinh học Việt Nam vào nền kinh tế tri thức: Thực...Đóng góp của ngành Công nghệ sinh học Việt Nam vào nền kinh tế tri thức: Thực...
Đóng góp của ngành Công nghệ sinh học Việt Nam vào nền kinh tế tri thức: Thực...Kien Thuc
 
CNTT - Động lực phát triển trong nền kinh tế tri thức
CNTT - Động lực phát triển trong nền kinh tế tri thứcCNTT - Động lực phát triển trong nền kinh tế tri thức
CNTT - Động lực phát triển trong nền kinh tế tri thứcKien Thuc
 

Mehr von Kien Thuc (20)

Phật học vấn đáp
Phật học vấn đápPhật học vấn đáp
Phật học vấn đáp
 
33 vị tổ Ấn - Hoa
33 vị tổ Ấn - Hoa33 vị tổ Ấn - Hoa
33 vị tổ Ấn - Hoa
 
Phật giáo cố sự đại toàn
Phật giáo cố sự đại toànPhật giáo cố sự đại toàn
Phật giáo cố sự đại toàn
 
nien giam thong ke tom tat 2014
nien giam thong ke tom tat 2014nien giam thong ke tom tat 2014
nien giam thong ke tom tat 2014
 
Kỹ thuật đánh cầu lông
Kỹ thuật đánh cầu lôngKỹ thuật đánh cầu lông
Kỹ thuật đánh cầu lông
 
Chương 5 - Giao tiếp kết cuối
Chương 5 - Giao tiếp kết cuốiChương 5 - Giao tiếp kết cuối
Chương 5 - Giao tiếp kết cuối
 
Chương 4 - Các mạng vô tuyến di động tiêu biểu
Chương 4 - Các mạng vô tuyến di động tiêu biểuChương 4 - Các mạng vô tuyến di động tiêu biểu
Chương 4 - Các mạng vô tuyến di động tiêu biểu
 
Chương 3 - Các Kỹ thuật cơ bản trong thông tin vô tuyến di động
Chương 3 - Các Kỹ thuật cơ bản trong thông tin vô tuyến di độngChương 3 - Các Kỹ thuật cơ bản trong thông tin vô tuyến di động
Chương 3 - Các Kỹ thuật cơ bản trong thông tin vô tuyến di động
 
Chương 2 - Kênh vô tuyến di động
Chương 2 - Kênh vô tuyến di độngChương 2 - Kênh vô tuyến di động
Chương 2 - Kênh vô tuyến di động
 
Chương 1 - Khái quát về thông tin di động
Chương 1 - Khái quát về thông tin di độngChương 1 - Khái quát về thông tin di động
Chương 1 - Khái quát về thông tin di động
 
[Giáo án] Thông tin Di động
[Giáo án] Thông tin Di động[Giáo án] Thông tin Di động
[Giáo án] Thông tin Di động
 
Giáo trình Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình Phân tích, thiết kế hệ thống thông tinGiáo trình Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin
 
850 từ cơ bản trong tiếng Anh
850 từ cơ bản trong tiếng Anh850 từ cơ bản trong tiếng Anh
850 từ cơ bản trong tiếng Anh
 
Thuc trang va giai phap ve phat trien nhan luc viet nam
Thuc trang va giai phap ve phat trien nhan luc viet namThuc trang va giai phap ve phat trien nhan luc viet nam
Thuc trang va giai phap ve phat trien nhan luc viet nam
 
Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế ở tỉnh Kon Tum (Hồ Thị Hòa)
Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế ở tỉnh Kon Tum (Hồ Thị Hòa)Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế ở tỉnh Kon Tum (Hồ Thị Hòa)
Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế ở tỉnh Kon Tum (Hồ Thị Hòa)
 
Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh...
Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh...Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh...
Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh...
 
Biện pháp phòng chống bạo lực, bắt nạt, lạm dụng chất cấm trong học đường của...
Biện pháp phòng chống bạo lực, bắt nạt, lạm dụng chất cấm trong học đường của...Biện pháp phòng chống bạo lực, bắt nạt, lạm dụng chất cấm trong học đường của...
Biện pháp phòng chống bạo lực, bắt nạt, lạm dụng chất cấm trong học đường của...
 
Quyền sở hữu trí tuệ - một điều kiện cho phát triển kinh tế tri thức ở Việt N...
Quyền sở hữu trí tuệ - một điều kiện cho phát triển kinh tế tri thức ở Việt N...Quyền sở hữu trí tuệ - một điều kiện cho phát triển kinh tế tri thức ở Việt N...
Quyền sở hữu trí tuệ - một điều kiện cho phát triển kinh tế tri thức ở Việt N...
 
Đóng góp của ngành Công nghệ sinh học Việt Nam vào nền kinh tế tri thức: Thực...
Đóng góp của ngành Công nghệ sinh học Việt Nam vào nền kinh tế tri thức: Thực...Đóng góp của ngành Công nghệ sinh học Việt Nam vào nền kinh tế tri thức: Thực...
Đóng góp của ngành Công nghệ sinh học Việt Nam vào nền kinh tế tri thức: Thực...
 
CNTT - Động lực phát triển trong nền kinh tế tri thức
CNTT - Động lực phát triển trong nền kinh tế tri thứcCNTT - Động lực phát triển trong nền kinh tế tri thức
CNTT - Động lực phát triển trong nền kinh tế tri thức
 

Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)

  • 1. VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC “TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THEO HIẾN PHÁP NĂM 2013” Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2014
  • 2. Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO “Tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 2013” Thời gian: - Buổi sáng: 08:00 - 12:00 - Buổi chiều: 13:30 - 17:00 Địa điểm: - Hội trường A3, Viện Nghiên cứu Lập pháp, số 35 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội Buổi sáng Chủ trì: Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, GS, TSKH. Đào Trí Úc 07:30 - 08:00 - Đăng ký đại biểu 08:00 - 08:05 - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu 08:05 - 08:15 Phát biểu khai mạc Hội thảo - GS, TSKH. Đào Trí Úc 08:15 - 08:30 Phát biểu chào mừng - Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu - Đại diện nhà tài trợ 08:30 - 10:00 Phiên 1. Những vấn đề chung-mang tính định hướng về tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 - Dự kiến 3 tham luận + Thảo luận 10:00 - 10:20 Nghỉ giải lao 10:20 - 12:00 Phiên 2. Các chuyên đề về Quốc hội và Chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 2013 - Dự kiến 4 tham luận + Thảo luận 12:00 - 13:30 Nghỉ trưa Buổi chiều Chủ trì: TS. Nguyễn Văn Thuận; PGS,TS. Đinh Xuân Thảo 13:30 - 15:00 Phiên 3. Các chuyên đề về Chính phủ và Tư pháp theo Hiến pháp năm 2013 - Dự kiến 3 tham luận + Thảo luận 15:00 - 15:20 Nghỉ giải lao 15:20 - 16:40 Phiên 4. Các chuyên đề về Chính quyền địa phương và các thiết chế Hiến định độc lập theo Hiến pháp năm 2013 - Dự kiến 3 tham luận + Thảo luận 16:40 - 17:00 Tổng kết, bế mạc
  • 3. Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi MỤC LỤC TT Nội dung Trang I. Các chuyên đề Chung 1 1. Hiến pháp năm 2013 và các nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước GS, TSKH. Đào Trí Úc, Chủ tịch Hội đồng Viện Chính sách công và Pháp luật 2 2. Những cơ hội và thách thức với cải cách thể chế nhà nước nhìn từ Hiến pháp 2013 TS. Vũ Công Giao, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 12 II. Các chuyên đề về Quốc hội 17 3. Những nội dung mới về Quốc hội trong Hiến pháp năm 2013 và việc tiếp tục thể chế hóa vào các đạo luật. GS, TS. Trần Ngọc Đường, Chuyên gia cao cấp của Quốc hội 18 4. Chế định về Quốc hội trong Hiến pháp Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2013 TS. Bùi Ngọc Thanh, Nguyên chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội 24 III. Các chuyên đề về Chế định Chủ tịch nước 32 5. Bình luận chương VI Hiến pháp (Chế định Chủ tịch nước) TS. Giang Sơn, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước 33 6. Chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 2013 và định hướng xây dựng Luật về hoạt động của Chủ tịch nước ThS. Cao Vũ Minh - ThS. Võ Phan Lê Nguyễn, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh 49 IV. Các chuyên đề về Chính phủ 58 7. Giải mã những quy định của Hiến pháp Việt Nam năm 2013 về vị trí, vai trò pháp lý của Chính phủ GS, TS. Phạm Hồng Thái, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 59 8. Chính quyền dưới sức ép phục vụ nhân dân PGS, TS. Phạm Duy Nghĩa, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 68 V. Các chuyên đề về Tư pháp 72 9. Những định hướng cơ bản sửa đổi Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân nhằm cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 PGS, TS. Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao 73 10. Hiến pháp năm 2013 về Tòa án nhân dân và yêu cầu sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 80
  • 4. Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi PGS, TS. Trần Văn Độ, Phó chánh án Tòa án Nhân dân tối cao VI. Các chuyên đề về Chính quyền địa phương 88 11. Chương Chính quyền địa phương trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam PGS, TS. Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội 89 12. Những nội dung cơ bản của Hiến pháp sửa đổi năm 2013 về chính quyền địa phương và định hướng triển khai PGS, TS. Nguyễn Đức Minh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Âu 95 VII. Các chuyên đề về các thiết chế Hiến định độc lập 110 13. Về các thiết chế hiến định độc lập trong Hiến pháp 2013 TS. Nguyễn Văn Thuận, Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội 111 14. Kiểm toán Nhà nước - một thiết chế đảm bảo thực hiện tính dân chủ trong Hiến pháp TS. Nguyễn Hữu Vạn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán nhà nước 115
  • 5. 1 Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi I. CÁC CHUYÊN ĐỀ CHUNG
  • 6. 2 Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi HIẾN PHÁP NĂM 2013 VÀ CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC GS, TSKH. Đào Trí Úc Chủ tịch Hội đồng Viện Chính sách Công và Pháp luật 1. Về vai trò và sứ mệnh mới của Hiến pháp năm 2013 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2014. Là Luật cơ bản của nước CHXHCN Việt Nam và với vị trí pháp lý cao nhất, bằng cả lời văn và tinh thần của nó, Hiến pháp năm 2013 có sứ mệnh tạo nền tảng pháp lý vững chắc và động lực mạnh mẽ cho sự vận hành toàn bộ đời sống xã hội và sinh hoạt quốc gia trên nền tảng dân chủ, pháp quyền. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam phản ảnh nhu cầu bức xúc của sự phát triển mọi mặt của đất nước trên con đường phát triển và hội nhập, bảo đảm sự phù hợp với các giá trị căn bản của thời đại. Những giá trị mới đó ở nước ta là gì? Có thể khẳng định rằng, đó là chủ quyền tối cao và không thể chia sẻ của nhân dân, theo đó là những lợi ích cơ bản, sống còn của đất nước, của dân tộc vượt lên trên những khác biệt giai cấp, xã hội vì sự đồng thuận và đoàn kết xã hội. Đó là các giá trị tự do, công bằng, dân chủ, quyền con người chân chính, các giá trị liên quan đến thị trường, tự do kinh doanh, tự do làm giàu chính đáng và hợp pháp. Đó là những giá trị văn hóa phản ánh bản sắc và truyền thống dân tộc, là chế độ pháp quyền XHCN với cam kết về sự thượng tôn pháp luật, bảo đảm sự an toàn pháp lý của công dân; sự phân công và phối hợp của các thiết chế quyền lực nhà nước, sự độc lập của Tòa án; bảo đảm các cam kết quốc tế trên cơ sở tôn trọng chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Có thể khẳng định rằng, quá trình đổi mới đất nước đã tạo nên và làm giàu thêm những giá trị xã hội quan trọng này và, đến ngày hôm nay, những giá trị đó phải được coi là thành quả to lớn của nhân dân ta, đất nước và xã hội ta, không thể đảo ngược. Tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước là kết tinh trí tuệ và văn minh nhân loại, là thành quả đấu tranh bền bỉ của nhân dân. Tư tưởng đó đã chuyển hóa, phát triển từ quan điểm, học thuyết trong các cuộc tranh luận học thuật và quan điểm thành các chế định dân chủ và pháp quyền được ghi nhận trong các Hiến pháp, pháp luật và trong tổ chức thực hiện quyền lực. Nguyên tắc chủ đạo của chế độ pháp quyền là nguyên tắc về sự tối thượng của Hiến pháp, là thể hiện sự khẳng định chủ quyền của nhân dân, quyền của nhân dân kiểm soát Nhà nước. Nhà nước chịu sự ràng buộc của Hiến pháp là chịu sự ràng buộc của Nhân dân. Quyền của nhân dân đối với Nhà nước là quyền của chủ nhân quyền thực hiện khả năng kiểm soát và giám sát người được giao quyền, được ủy quyền. Đó là một nguyên lý chắc chắn không thể nghi ngờ hoặc tranh cãi.
  • 7. 3 Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi 2. Các nguyên tắc chủ đạo của Hiến pháp năm 2013 về tổ chức quyền lực nhà nước. 2.1. Nguyên tắc dân chủ XHCN và chủ quyền nhân dân 2.1.1. Dân chủ XHCN- nguyên tắc xuyên suốt của tổ chức và hoạt động hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước ở nước ta. Cùng với quá trình đổi mới đất nước, từng bước Đảng ta đã xác định ngày càng rõ nét hơn, đầy đủ hơn, cụ thể hơn và ở trình độ cao hơn vấn đề dân chủ và pháp quyền. Cùng với những bước tiến vững chắc của công cuộc đổi mới, quan điểm của Đảng về dân chủ và pháp quyền cũng không ngừng được phát triển và hoàn thiện. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một phạm trù chính trị biểu thị một hình thức chính trị - nhà nước mà ở đó quyền con người, các quyền tự do, bình đẳng của công dân được thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ; trong chế độ đó nhân dân phải là chủ thể đích thực và cao nhất của quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước. Ở đó, mọi thiết chế quyền lực đều được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát, trước hết là của nhân dân. Những năm qua, các hình thức dân chủ đã từng bước được củng cố và hoàn thiện. Các tiến bộ trong việc thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện đã có khả năng thâm nhập sâu rộng vào mọi tầng lớp nhân dân và mọi vùng của đất nước, đang tạo ra những mô hình, những điển hình có sức lan tỏa mới. Trong khi khẳng định những kết quả quan trọng trên đây, chúng ta cũng thấy trong việc thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại những vấn đề bức xúc. Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và chế độ trách nhiệm của nhiều cơ quan và người đứng đầu chưa thật rõ, cơ chế vận hành và mối quan hệ còn bất hợp lý, đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế cả về năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ. Tình hình đó làm giảm hiệu quả lãnh đạo của Đảng, làm yếu hiệu lực quản lý của nhà nước và năng lực lãnh đạo điều hành của hệ thống chính trị. Tệ quan liêu, tình hình tham nhũng có chiều hướng gia tăng, nhưng chưa kiểm soát được. Một trong những nguyên nhân của tình hình này là vấn đề dân chủ và kỷ luật trong hệ thống chính trị nói chung và trong bộ máy nhà nước nói riêng. Một mặt, đây là vấn đề về hiệu quả và năng lực lãnh đạo, điều hành của hệ thống chính trị: cần phải tạo dựng và hoàn thiện các cơ chế để quyền lực luôn luôn có thể được kiểm soát trong quỹ đạo phục vụ lợi ích của đất nước, của nhân dân, đủ năng lực nắm bắt, phản ánh và phục vụ các nhu cầu đa dạng của nhân dân, xã hội, bảo vệ một cách có hiệu quả quyền con người và lợi ích hợp pháp của công dân, tăng cường khả năng “miễn dịch” đối với tệ quan liêu, tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực khác. Khi bàn về quyền lực, các nhà nghiên cứu xã hội học nhấn mạnh vai trò kết nối, quản lý, phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực của xã hội, vai trò và khả năng liên hệ của quyền lực chính trị, vai trò hóa giải mâu thuẫn xung đột xã hội của quyền lực chính trị.
  • 8. 4 Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi Từ đó, lãnh đạo, quản lý, với tính chất là chức năng của các thiết chế của hệ thống chính trị là quá trình và phương pháp phản ánh mối quan hệ đó. Xử lý mối quan hệ này là biểu hiện tập trung nhất của năng lực và hiệu quả và quản lý của hệ thống chính trị. Năng lực của hệ thống chính trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, trước hết phải kể đến những tố chất vốn có của hệ thống chính trị. Đó là tính mở. Tính mở của các thiết chế chính trị tạo ra sự liên hệ mật thiết giữa chúng với nhau và của toàn bộ hệ thống chính trị với đời sống xã hội. Tính mở tạo nên mối liên hệ dân chủ trong mối quan hệ giữa các bộ phận bên trong của các thiết chế chính trị, tăng cường khả năng tiếp nhận thông tin từ bên ngoài hệ thống. Bản chất dân chủ của chế độ chính trị nước ta đòi hỏi mọi quyết định và hành động của các thiết chế quyền lực nhà nước đều phải bắt nguồn từ ý chí đích thực của nhân dân. Tiền đề pháp lý đó đã được Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ” (Điều 2). Khi chúng ta nói phải bảo đảm để quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, để quyền lực đó không bị tha hóa, việc sử dụng và thực thi quyền lực không đi chệch ra khỏi quỹ đạo phục vụ lợi ích của nhân dân là nói đến vấn đề phản ánh lợi ích của các tầng lớp nhân dân trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, áp dụng chính sách và pháp luật. Nói về dân chủ XHCN ở nước ta, có thể nêu lên những nhận xét sau đây: Thứ nhất, đó là sự nổi trội của hệ thống dân chủ đại diện so với hình thức dân chủ trực tiếp. Điều đó dẫn đến sự nghèo nàn của các hình thức dân chủ trực tiếp ở nước ta, sự kém chất lượng của chế độ bầu cử, các hình thức dân chủ trực tiếp khác trong thực tế. Chính xuất phát từ tình hình này cương lĩnh của Đảng và Hiến pháp 2013 đã có một điểm nhấn quan trọng về dân chủ trực tiếp. Theo đó, “nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của nhà nước (Điều 6). Đây là một tín hiệu quan trọng trong đời sống chính-xã hội nước ta. Thứ hai, đó là sự thiếu vắng cơ chế thực thi các quyền hiến định của công dân một cách trực tiếp hay là vấn đề hiệu lực trực tiếp của Hiến pháp. Đây cũng là một trong những vấn đề mới được Đảng ta chú ý khi xác định nhiệm vụ xây dựng và áp dụng cơ chế giám sát Hiến pháp ở nước ta. 2.1.2. Nguyên tắc về chủ quyền nhân dân và trách nhiệm của bộ máy nhà nước trước nhân dân. Bắt đầu từ Hiến pháp 1959, tiếp theo đó là Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 trước khi được sửa đổi vào năm 2001 đã có những quy định như sau: Một mặt, tiếp tục khẳng định nguồn gốc quyền lực Nhà nước bắt nguồn từ nhân dân: tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (Điều 4 Hiến pháp 1959, Điều 6 Hiến pháp 1980, Điều 2 Hiến pháp 1992, bản đầu tiên); mặt khác, quy định rằng, nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân (Điều 4, Hiến pháp 1959; Điều 6 Hiến pháp 1980 và Điều 6 Hiến pháp 1992, bản đầu tiên)
  • 9. 5 Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi Điều đó có nghĩa rằng, nhân dân đã trao hết quyền lực vốn là của mình cho các cơ quan đại biểu, trong khi đó, Hiến pháp năm 1946, trước khi xác định rằng, Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đã dành 2 điều để quy định về quyền của nhân dân bãi miễn các đại biểu (điều 20) và về quyền của nhân dân phúc quyết về Hiến pháp và về những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia. Nói khác đi, Hiến pháp 1946 đã xác định rất rõ rằng quyền lực của nhân dân là không trao hết cho các thiết chế nhà nước. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp và thông qua các thiết chế nhà nước. Trong bối cảnh mới, khi chúng ta tiếp tục sự nghiệp đổi mới đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khi việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của cả thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi trên một bình diện quan trọng theo hướng khẳng định những giá trị dân chủ và pháp quyền đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt làm nền tảng cho chế độ nhà nước của nước ta từ ngày lập quốc. Đó là quan điểm khẳng định mạnh mẽ chủ quyền tối cao của nhân dân. Nói khác đi, chúng ta đã đặt hi vọng vào chế độ dân chủ đại diện với quan niệm Nhà nước có thể thay mặt được nhân dân thực hiện quyền lực của nhân dân. Từ đó, chúng ta chỉ có thể đặt cược vào khả năng giữ mối liên hệ giữa người chủ quyền lực là nhân dân, là cử tri, với người được cử làm đại biểu, đại diện cho nhân dân và “chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Đến lượt nó, chế định dân chủ đại diện, con át chủ bài của chúng ta, lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà trước hết là: năng lực đại diện của đại biểu; trách nhiệm của đại biểu và cơ chế để duy trì và củng cố mối liên hệ giữa đại biểu với cử tri. Đó là sự ghi nhận, sự thừa nhận điều kiện tiên quyết cho một chính quyền hợp pháp và chính đáng: khi chính quyền đó được hình thành và hoạt động trên cơ sở sự đồng thuận của nhân dân. Những hoạt động, những tổ chức do Nhà nước tiến hành sẽ bị coi là không hợp pháp, “không có thẩm quyền nếu không có sự ưng thuận của nhân dân” (J.Locke). Thừa nhận và bảo đảm vị trí tối thượng của Hiến pháp là sự thừa nhận về mặt pháp lý chủ quyền của nhân dân. Chỉ số hiệu lực của Hiến pháp được phản ánh thông qua hoạt động của các cơ quan quyền lực Nhà nước, toàn bộ sinh hoạt quốc gia, đời sống xã hội, ý thức và hành động của công dân. Khi Hiến pháp được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh có thể thấy một nền Hiến pháp vững chắc, một xã hội bền vững và dân chủ pháp quyền được đề cao. Ngược lại, khi Hiến pháp bị pháp luật lấn lướt thì kỷ cương quốc gia, trật tự xã hội, quyền con người có vấn đề, bởi vì, Hiến pháp và văn bản có giá trị pháp lý cao nhất phản ánh chủ quyền tối thượng của nhân dân, của quốc gia, của dân tộc. Chính vì vậy, Hiến pháp năm 2013 đã đặt ra một quy định mới chưa từng có trong tiền lệ sinh hoạt quốc gia ở nước ta. Theo đó, “sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp” (Khoản 7, Điều 70 Hiến pháp). Hiến pháp đặt nền tảng cho việc hoàn thiện chế định bầu cử - hình thức dân chủ cao
  • 10. 6 Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi nhất, để cử tri thực hiện đầy đủ hơn, thực chất hơn quyền bầu cử và đề cao trách nhiệm của đại biểu dân cử, coi trọng mối liên hệ giữa đại biểu với cử tri, thực hiện quyền bãi nhiệm đại biểu của cử tri tạo cơ chế để cử tri giám sát đại biểu. Theo đó, Hiến pháp đã thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, một thiết chế hiến định độc lập để phục vụ cho mục đích này, tạo bước đổi mới mạnh mẽ về bầu cử. Quy định cụ thể hơn các quyền tự do dân chủ của công dân như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình; quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý; xác định rõ hơn trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo điều kiện để công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân. Trên cơ sở của nhận thức mới về quyền lập hiến, Hiến pháp đã bỏ nội dung điều 83 trước đây quy định: “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp” và điều 147: “Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp”, thay vào đó là cơ chế về khả năng có sự kết hợp giữa thẩm quyền lập hiến của Quốc hội và sáng kiến lập hiến của các cơ quan cấp cao của Nhà nước, của đại biểu Quốc hội với quyền lập hiến của nhân dân dưới hình thức trưng cầu ý dân về bản Hiến pháp do Quốc hội thông qua. 2.2. Nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Sự khẳng định tôn trọng Hiến pháp đã trở thành một nguyên tắc xuyên suốt của tư tưởng Nhà nước pháp quyền về việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, và sự minh bạch của nhà nước, khẳng định quyền lực của nhân dân như là lá chắn cho việc bảo vệ quyền con người. Sự lạc hậu của Hiến pháp và cơ chế thực hiện trực tiếp Hiến pháp trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của con người có thể ảnh hưởng đến lòng tin của người dân vào chế độ, vào bộ máy Đảng và Nhà nước, làm giảm hiệu quả của những nỗ lực tạo ra sự đồng thuận xã hội, sự thống nhất giữa ý Đảng và lòng dân. Về mặt cơ cấu hình thức, vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được chuyển dịch từ vị trí chương V trong Hiến pháp lên vị trí Chương II, chỉ sau Chương I về chế độ chính trị. Nhưng trước hết, quyền con người là nội dung được bổ sung ngay trong chương I của Hiến pháp. Hơn thế nữa, tại rất nhiều chương điều khác, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân cũng hiện diện trong nội dung chức năng và nhiệm vụ của các thiết chế Nhà nước như Quốc hội (Điều 70, khoản 14); Chính phủ (Điều 96, khoản 6); Tòa án nhân dân (Điều 102, khoản 3); Viện kiểm sát nhân dân (Điều 107, khoản 3). Đây là những nội dung hoàn toàn mới so với Hiến pháp năm 1992 khi Hiến pháp 2013 trao những chức năng, nhiệm vụ cho các thiết chế, quyền lực nhà nước tương ứng. Làm rõ hơn. chuẩn xác hơn và phong phú hơn nội dung một số quyền và tự do trước đây đã được đề cập nhưng chưa rõ, chưa chính xác, chưa đầy đủ so với các chuẩn mực pháp lý quốc tế và thực tiễn ở nước ta. Theo đó, lần đầu tiên ở nước ta đã hiến định đầy đủ nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội đối với người bị buộc tội hình sự. Con người và quyền con người là giá trị quan trọng và trở thành đối tượng ưu tiên bảo hộ của pháp luật trong Tố tụng hình sự. Bảo đảm quan trọng cho việc bảo vệ quyền con người,
  • 11. 7 Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi quyền công dân, lá chắn quan trọng và vững chắc nhất đối với quyền con người, quyền công dân nhằm phòng ngừa và ngăn chặn những vi phạm từ phía các cơ quan tố tụng là việc thừa nhận và ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội. Đây là nguyên tắc “kinh điển” nhất của Tố tụng hình sự được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế quan trọng như Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948, (Điều 11.1); Công ước của Liên hợp quốc về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (Khoản 2, Điều 14). Đặc biệt bản Tuyên ngôn nêu trên đã coi nguyên tắc này là “phẩm giá của văn minh nhân loại”. Nội dung cơ bản và quan trọng nhất của nguyên tắc suy đoán vô tội. Suy đoán theo gốc Latinh (praesumptio) có nghĩa là giả định thể hiện ở yêu cầu: bị can, bị cáo phải được coi là vô tội khi mà lỗi của bị can, bị cáo đó chưa được chứng minh theo một trình tự do pháp luật quy định và được xác định bởi một bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Yêu cầu đó đã được Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (Khoản 1, Điều 31). Từ nội dung và đòi hỏi cơ bản nêu trên, nguyên tắc suy đoán vô tội sẽ đặt ra những đòi hỏi cụ thể hơn mà Tố tụng hình sự Việt Nam phải bảo đảm. Đặt ra yêu cầu này, Hiến pháp đã tạo ra sự an toàn pháp lý cho công dân trong cuộc sống và hoạt động của họ. Yêu cầu đặt ra trong nguyên tắc này hoàn toàn phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về quyền dân sự và chính trị năm 1966. Theo đó, mọi người đều có quyền hưởng tự do và an ninh cá nhân, không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ. Người bị buộc là phạm một tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi tội của người đó được chứng minh theo pháp luật” (Điều 14.2 Công ước). Nội dung này là biểu hiện cụ thể của nguyên tắc pháp chế nhưng nhấn mạnh yêu cầu về mặt thủ tục pháp lý, là dấu hiệu quan trọng nhất của chế độ pháp quyền, theo đó thủ tục công khai, minh bạch là đòi hỏi số một cho việc bảo vệ quyền con người chống lại sự truy bức tùy tiện. Công ước nói trên của Liên hợp quốc khẳng định: “Không ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước quyền tự do đó là có lý do và theo đúng những thủ tục mà pháp luật đã quy định” (Điều 9.1 Công ước). Khoản 1, Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định nội dung của nguyên tắc mới về quyền của người bị buộc tội được tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai - một nội dung quan trọng của quyền tiếp cận công lý của công dân. Những nguyên tắc hiến định này, mà sự cụ thể hóa chúng bằng pháp luật tố tụng và việc thực hiện chúng trên thực tế sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chức năng, thẩm quyền, phương thức hoạt động của các cơ quan tư pháp trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước ở nước ta. Cùng với việc xác định TAND là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, sứ mệnh của TAND được xác định là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Có thể thấy đây là những điểm mới có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử lập hiến Việt Nam, khẳng định những nguyên tắc của một nền tư pháp hiện đại như nguyên tắc hai cấp xét xử mà thực chất là một bảo đảm để thúc đẩy quyền của người bị buộc tội được yêu cầu xem
  • 12. 8 Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi xét lại bản án; nguyên tắc về quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự; nguyên tắc về sự tham gia xét xử của Hội thẩm nhân dân. Đây là những nguyên tắc phản ánh tính dân chủ và đề cao quyền tiếp cận công lý của người dân. Từ góc độ của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có thể thấy Hiến pháp năm 2013 đã làm đậm nét tính pháp quyền của nền tư pháp nước ta. 2.3.Nguyên tắc về tính thống nhất, sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước 2.3.1. Về tính thống nhất của quyền lực nhà nước Trong mọi thời đại, kể từ khi ra đời đến nay, quyền lực nhà nước là một thực thể thống nhất. Tính thống nhất của quyền lực nhà nước gắn liền với bản thân quyền lực như nó có từ khi xuất hiện Nhà nước trên cơ sở xóa bỏ chế độ thị tộc cát cứ quyền lực. Sự thống nhất của quyền lực nhà nước thể hiện trước hết ở chỗ, trong một quốc gia không thể có hai thứ quyền lực nhà nước trở lên khác nhau về bản chất, định hướng, mục tiêu và những công cụ, phương tiện thực thi quyền lực. Điều này không loại trừ cả ở những quốc gia được tổ chức dưới hình thức Nhà nước liên bang vì ở đó, quyền lực nhà nước ở các bang đồng kiểu với quyền lực của liên bang, phục tùng Nhà nước liên bang và tạo thành một thực thể quyền lực. Trong tác phẩm nổi tiếng: “Về khế ước xã hội hay các nguyên tắc của quyền lực chính trị” JJ. Rouseau đã đưa luận điểm về sự liên kết của những người sở hữu chủ thành Nhà nước và phát triển thành học thuyết về khế ước xã hội. Theo học thuyết này, nhiệm vụ chủ yếu của Khế ước là xác lập một tổ hợp (association) và thông qua đó bằng nỗ lực chung mà bảo vệ, che chở tính mạng và tài sản của từng thành viên của tổ hợp đó. Tổ hợp là sự kết hợp thống nhất của mọi người, nhưng mỗi thành viên là độc lập, vẫn tồn tại như trạng thái ban đầu và hoàn toàn tự do và thuộc về chính mình. Vì vậy, theo J.Rouseau, quyền lực không thể được phân chia mà quyền lực nhà nước và chủ quyền tối cao phải thuộc về nhân dân; các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp chỉ là những biểu hiện cụ thể quyền lực tối cao của nhân dân mà thôi. Từ đó, mọi thành viên của nhà nước, từ già đến trẻ cần tham gia vào việc quản lý nhà nước bằng cách hình thành ra “ý chí chung”, thông qua các hội nghị nhân dân. Tuy nhiên, theo ông, ở những quốc gia lớn có thể lập ra những cơ quan đại diện chung để thay mặt nhân dân quản lý các công việc đất nước. Có thể xác định những đặc trưng sau đây về tính thống nhất của quyền lực nhà nước. - Đó là sự thống nhất về bản chất xã hội. Quyền lực nhà nước là sự thể hiện sự thống nhất ý chí và lợi ích của các giai tầng xã hội và được biểu thị dưới các khái niệm, ý tưởng về “quyền lực của nhân dân”, “quyền lực của nhân dân lao động”, “quyền lực của các lực lượng yêu nước” và thực chất là sự hòa hợp lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội vì những mục tiêu cơ bản nhất, chủ đạo nhất. - Đó là sự thống nhất các mục tiêu và khuynh hướng có tính nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của quyền lực nhà nước, của các cơ quan quyền lực nhà nước, xuất phát từ nhu cầu phối hợp trong thực thi quyền lực. - Đó là sự thống nhất về mặt tổ chức và pháp lý. Các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước đều được tổ chức trên một nền tảng pháp lý thống nhất: một Hiến pháp, một hệ thống pháp luật, được đặt trong một quỹ đạo chung là lợi ích quốc gia và dân tộc.
  • 13. 9 Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi Sự thống nhất của quyền lực nhà nước được bảo đảm bằng một Hiến pháp và một hệ thống pháp luật: tất cả các cơ quan, từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp đều được tổ chức và thực hiện các hoạt động trên một cơ sở pháp lý chung của quốc gia. Làn sóng sửa đổi, cải cách Hiến pháp, cải cách thể chế trên thế giới trong vài thập niên trở lại đây cho thấy một khuynh hướng nổi bật, theo đó, các quốc gia cố gắng tìm kiếm những phương thức thể hiện lợi ích vì một sự đồng thuận xã hội để phát triển, nhất là trong bối cảnh xung đột sắc tộc, tôn giáo, kinh tế, chính trị đang có chiều hướng gia tăng ở nhiều khu vực trên thế giới. Vì vậy, Hiến pháp đã được trao trở lại sứ mệnh của một bản khế ước về mặt pháp lý của các lực lượng xã hội mà đối tượng điều chỉnh trọng tâm là sự thoả hiệp lợi ích giữa các giai tầng xã hội, các lực lượng xã hội, v.v. Thực tế của nhiều chế độ chính trị ở các nước trên thế giới đã cho thấy những cách tiếp cận khác nhau về sự thống nhất của quyền lực nhà nước, mặc dù chúng không hề làm mất đi bản chất nguyên thủy của sự thống nhất đó. Tư tưởng về sự thống nhất quyền lực có thể bị lợi dụng vì mục đích xác lập chế độ chính trị chuyên chế, nhưng tư tưởng đó lại cũng có thể được sử dụng với mục đích tạo sự đồng thuận xã hội. Thống nhất quyền lực với tính cách là sự thống nhất các mục tiêu và định hướng có tinh nguyên tắc trong hoạt động của các cơ quan nhà nước có thể có giá trị cao nhằm mục đích tập trung cao độ các nỗ lực của bộ máy nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp của một đất nước. Kinh nghiệm khắc phục khủng hoảng kinh tế của các quốc gia vừa qua, cũng như trong các cuộc khủng hoảng chu kỳ trước đây, là bằng chứng về điều đó. Bên cạnh đó, sự thống nhất quyền lực ở nghĩa tập trung toàn bộ quyền lực vào một cơ quan, hay loại cơ quan lại không phải là một thực tiễn tốt vì đó là mầm mống của một thứ quyền lực thiếu kiểm soát. 2.3.2.Những yếu tố của sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực Ngay từ đầu, trong tâm tưởng của các nhà tư tưởng thì mục đích cơ bản nhất của việc phân quyền là để phòng ngừa sự lạm quyền, tiếm đoạt quyền lực bởi một nhóm hay những cá nhân và duy trì tính toàn vẹn, tính thống nhất của quyền lực. Cả lý thuyết và cả trong thực tiễn, sự thống nhất của quyền lực về mặt bản chất, về mặt xã hội và tổ chức-pháp lý không loại trừ mà ngược lại, đòi hỏi có sự phân quyền. Trong trường hợp này, cơ chế phân quyền được hiểu như là khía cạnh tổ chức - pháp lý của quyền lực nhà nước mà không mang tính bản chất. Tính thống nhất và sự phân công, phối hợp quyền lực là hai phương diện của cùng một vấn đề. Chính vì vậy mà ngay cả trong Hiến pháp Hoa Kỳ, một quốc gia được coi là đạt tới sự phân quyền đầy đủ nhất, cũng đã ghi nhận và khẳng định cả hai phương diện đó. Phân quyền không chỉ là đặc trưng của các quốc gia tư sản điển hình mà đã hiện hữu trong hầu hết các quốc gia khác. Như vậy, cần hiểu rằng sự phân quyền chỉ là biểu hiện về mặt tổ chức-pháp lý của một quyền lực thống nhất về bản chất và về định hướng chính trị-xã hội trên những mặt quan trọng nhất của việc thực hiện quyền lực nhà nước. Trong thực tiễn, cơ chế phân quyền ngoài các đặc trưng phổ biến còn có những biến thể trên cơ sở đặc thù quốc gia, dân tộc và khu vực. Các đặc thù đó là biểu hiện của sự vận dụng nguyên lý chung vào điều kiện cụ thể trên cơ sở những đặc điểm thuộc về quá trình phát triển
  • 14. 10 Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi đất nước, liên quan đến trình độ phát triển và hoàn thiện cơ chế tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc thù của xã hội, của nền kinh tế v.v. Tại lần sửa đổi vào năm 2001, Hiến pháp nước ta đã bổ sung một nguyên tắc rất quan trọng của cơ chế quyền lực nhà nước: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Điều 2). Từ yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, Đại hội lần thứ XI năm 2011 của Đảng đã bổ sung nội dung kiểm soát quyền lực vào thành một yếu tố mới của cơ chế quyền lực nhà nước ở nước ta. Tuy nhiên, việc hiến định tính chất, nhiệm vụ, chức năng, thẩm quyền của các cơ quan trong bộ máy nhà nước từ đó đến nay chưa có những quy định về các yếu tố của cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước. Hiến pháp năm 2013 đã tiến thêm một bước mới nhằm tạo ra những yếu tố như vậy, theo đó: Xác định rõ ba bộ phận của quyền lực nhà nước với những thiết chế thực hiện các quyền đó: Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp; Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp; Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; Chính quyền địa phương là chế định được thay cho các thiết chế Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân trong Hiến pháp hiện hành; hai thiết thế hiến định độc lập mới ra đời là Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước. Đáng chú ý, thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp với quan điểm xuyên suốt và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về sứ mệnh và vị trí của các cơ quan tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Hiến pháp năm 2013 đã tạo ra những cơ sở pháp lý mới cao nhất về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Khi bàn về cơ chế phân công và phối hợp quyền lực, không thể không nói đến những giới hạn của các bộ phận quyền lực nhà nước và nguyên tắc quan hệ qua lại về thẩm quyền. Từ góc độ đó, có thể thấy một vài vấn đề sau đây cần được tiếp tục làm rõ. Có thể thấy rằng, trong nhiều năm qua, nhiều đạo luật được ban hành nhưng hiệu lực thi hành thấp và khó đi vào cuộc sống, phải sửa đổi bổ sung nhiều lần trong một thời gian ngắn. Vì thế, nhiều nội dung điều chỉnh của Luật đã phải dựa vào cơ chế ủy quyền lập pháp, đã chuyển cho Chính phủ và các Bộ, các ngành quy định trong các văn bản quy phạm khác, trong khi chúng ta chưa thực sự có một cơ chế ủy quyền lập pháp đúng nghĩa của nó. Thêm vào đó, cơ chế kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật qua nhiều năm vẫn chưa hình thành rõ nét và có hiệu quả. Tất cả những yếu tố đó đã vô hiệu trên thực tế khả năng kiểm soát quyền lực trên bình diện lập pháp mặc dù Hiến pháp đã quy định thẩm quyền của Quốc hội là giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội, bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chỉnh phủ, Thủ tướng chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội (Điều 70).
  • 15. 11 Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi Khi nói đến Chính phủ, Hiến pháp năm 2013 vẫn tiếp tục quy định “chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội” song song với quy định Chính phủ là “cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CH XHCN Việt Nam” (Điều 94). Chính phủ phải là cơ quan có quyền chủ động về mặt hiến định, trong việc hoạch định chính sách trên cơ sở pháp luật và chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước Hiến pháp và pháp luật chứ không chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Trong lĩnh vực lập pháp, sự phối hợp giữa Quốc hội với chính phủ ở nước ta thường được lý giải bởi con số các dự án luật do Chính phủ trình Quốc hội. Hiện nay, trên 90% các dự án luật, pháp lệnh là do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đó đã trở thành thước đo trong hoạt động xây dựng pháp luật. Sự phối hợp trong hoạt động lập pháp là điều kiện quan trọng để Chính phủ có thể chủ động đề xuất chính sách, đưa chính sánh lên thành luật. Đây cũng là con đường quan trọng để Quốc hội có thể đứng trên lập trường của cơ quan đại diện cho nhân dân kiểm tra hoạt động của Chính phủ, kiểm tra định hướng hành động và sự thể hiện trách nhiệm và năng lực của cơ quan hành pháp trước nhân dân. Tuy nhiên, để làm được việc đó, Hiến pháp đã chưa tạo ra được một cơ chế đánh giá trước và sau dự thảo dự án luật. Vì vậy, chất lượng dự án luật, thời hạn của kế hoạch xây dựng pháp luật, yêu cầu về bảo đảm tính đồng bộ, tính hệ thống, tính hợp hiến của các văn bản pháp luật là những vấn đề nổi cộm hiện nay trong hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta. Nhiều đạo luật đã tạo những khoảng trống điều chỉnh dẫn đến sự tùy tiện giải thích và tùy tiện bổ sung không đúng thẩm quyền trong quá trình áp dụng pháp luật từ phía các cơ quan hành pháp. Hiến pháp năm 2013 cũng đã có những bổ sung quan trọng bảo đảm vị thế và tính độc lập của hoạt động tư pháp - một yêu cầu không thể thiếu được trong cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực ở nước ta. Theo đó, Hiến pháp đã không tiếp tục quy định yêu cầu về việc Chánh án TAND địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND. Theo các quy định trước đây, chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của tất cả các Thẩm phán đều do pháp luật quy định. Theo quy định mới của Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán TAND tối cao trên cơ sở nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội và bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án TAND tối cao và Thẩm phán các tòa án khác (Khoản 7 Điều 70 và Khoản 3 Điều 88, Hiến pháp năm 2013). Điểm mới và nổi bật của Hiến pháp năm 2013 là sự ra đời của hai thiết chế hiến định độc lập là Hội đồng Bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước. Rồi đây, các quy định của Chương X của Hiến pháp sẽ được các đạo luật cụ thể hóa. Vì vậy, nhất thiết phải bàn đến nguyên tắc tổ chức của hoạt động đặc thù của các thiết chế hiến định độc lập này. Tuân theo lý thuyết về tính chất của kiểm soát quyền lực, cơ chế kiểm soát nội tại nhất thiết phải được hỗ trợ bởi những cơ chế kiểm soát quyền lực từ phía ngoài có tính độc lập cao nhằm bảo đảm sự khách quan và tạo sự thống nhất, phối hợp của quyền lực nhà nước. Các thiết chế hiến định độc lập cần có năng lực pháp lý cao trong việc thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, tạo mối liên hệ phối thuộc với các thiết chế cơ bản của bộ máy nhà nước và bảo đảm để các thiết chế cơ bản này vận hành có hiệu quả. Cần giới hạn thẩm quyền
  • 16. 12 Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi của các thiết chế hiến định độc lập, bảo đảm để sự giám sát của các thiết chế này không cản trở hay can thiệp vào chức năng và thẩm quyền của các thiết chế quyền lực nhà nước. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI CẢI CÁCH THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC NHÌN TỪ HIẾN PHÁP 2013 TS Vũ Công Giao Khoa Luật ĐHQG Hà Nội, Viện Chính sách công và Pháp luật 1. Những cơ hội Với việc giảm 01 chương, 27 điều, chỉ giữ nguyên 7 điều, bổ sung 12 điều mới và sửa đổi 101 điều so với Hiến pháp 1992,Hiến pháp2013 chứa đựng nhiều điểm mới, trong đó những điểm mới mở ra triển vọng lớn về cải cách thể chế nhà nước của nước ta, mà có thể khái quát như sau: Thứ nhất, mở rộng dân chủ XHCN Dân chủ trước hết gắn liền với quan niệm về chủ quyền của nhân dân với việc quản lý nhà nước nói chung và việc xây dựng hiến pháp nói riêng. Đây là vấn đề quan trọng có tính nền tảng thể hiện bản chất của nhà nước mà đã được nêu rất rõ trong Hiến pháp 1946 của nước ta, song do một số lý do nên đã không được đề cập đúng mức trong các Hiến pháp 1959,1980,1992. Hiến pháp 2013 đã tái khẳng định và làm rõ hơn chủ quyền nhân dân so với Hiến pháp 1946, thông qua một loạt quy định trong Lời nói đầu (khẳng định chủ thể xây dựng, thi hành và bảo vệ hiến pháp là nhân dân); Điều 2 (khẳng định nhân dân là chủ nhân của đất nước, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân); Điều 4 (xác định Đảng, các tổ chức của Đảng và đảng viên chịu giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình); Điều 6 (xác định cách thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước là bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện); Điều 70 (bỏ quy định Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến); Điều 120 (quy định việc trưng cầu ý dân về hiến pháp)... Những điểm mới này, cùng với việc viết hoa từ “Nhân dân” cho thấy vị trí, vai trò, quyền lực của nhân dân đã được ghi nhận một cách thực sự trang trọng trong Hiến pháp 2013. Chúng cũng cho thấy sự đổi mới quan niệm vềhiến pháp như là một đạo luật gốc đơn thuần do nhà nước xây dựng sang một bản khế ước xã hội, trong đó người dân là chủ thể xác lập, trao quyền và đề ra những cơ chế để kiểm soát hoạt động của chính quyền do mình lập ra1 . Sự thay đổi này hứa hẹn sẽ thúc đẩy quá trình mở rộng dân chủ XHCN ở nước ta trong những năm tới. Thứ hai, thúc đẩy nhà nước pháp quyền XHCN Mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN đã được xác định trong lần sửa đổi thứ nhất (năm 2001) của Hiến pháp 1992, nhưng tiếp tục được cụ thể hóa trong Hiến pháp 2013, thông qua một loạt quy định như Điều 2 (Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các 1 Xem TS Nguyễn Sĩ Dũng: Hiến pháp mới, hy vọng mới, tham luận tại Tọa đàm “Hiến pháp và vấn đề cải cách thể chế” do Mạng lưới học giả Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 23/01/2013.
  • 17. 13 Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp); Điều 6 (Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật); Điều 8 (Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật); Điều 94,96 (Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, có nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân); Điều 102 (TAND thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người); Điều 107 (VKSND có nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân)…Mặc dù còn ở mức khái quát, những quy định đã nêu cho thấy cấu trúc tổ chức nhà nước của nước ta đã tiến gần hơn đến những nguyên lý tổ chức của nhà nước pháp quyền. Thứ ba, cải cách khuôn khổ về quản trị quốc gia Một loạt quy định mới bổ sung hoặc được sửa đổi trong Hiến pháp 2013 cho thấy cố gắng của các nhà lập hiến trong việc tạo lập một khuôn khổ mới cho việc quản trị quốc gia, cụ thể như quy định ở Điều 2 (bổ sung vấn đề kiểm soát giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp); Điều 55 và Điều 112 (bổ sung vấn đề phân quyền giữa trung ương và địa phương theo mô hình phát triển, cho phép chính quyền địa phương có ngân sách riêng); Điều 117,118 (thiết lập hai cơ quan hiến định độc lập là Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước); Điều 9 (làm rõ hơn vai trò phản biện, giám sát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận)…Những điểm mới này hứa hẹn sẽ thúc đẩy những cải cách theo hướng xây dựng một nền quản trị quốc gia minh bạch, hiệu quả và có trách nhiệm giải trình, đáp ứng được những yêu cầu phát sinh từ quá trình dân chủ hóa, hội nhập quốc tế của Việt Nam. Thứ tư, hoàn thiện khuôn khổ hiến định về quyền con người, quyền công dân Chế định quyền con người, quyền công dân được sửa đổi, bổ sung nhiều nhất trong Hiến pháp 2013. Những sửa đổi, bổ sung này thể hiện cách tiếp cận mới, gắn với nhận thức chung của nhân loại và các tiêu chuẩn của luật quốc tế về quyền con người. Điều đó thể hiện qua những dấu hiệu sau: - Đổi tên chương thành “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân” và chuyển lên vị trí thứ 2 (so với vị trí thứ 5 trong Hiến pháp 1992). Việc này đã khắc phục tình trạng tên gọi cũ “quyền và nghĩa vụ công dân” không bao quát hết nội dung của chương, đồng thời khẳng định vị trí quan trọng của chế định này trong hiến pháp, phù hợp với xu thế chung trên thế giới...2 - Không còn đồng nhất quyền con người và quyền công dân (như ở Điều 50 Hiến pháp 1992), mà đã sử dụng khá hợp lý hai thuật ngữ này cho các quyền/tự do hiến định. Ví dụ, các quyền bình đẳng trước pháp luật; quyền tự do kinh doanh; quyền sở hữu tư nhân về tài sản và tư liệu sản xuất; quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó; quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm…trong Hiến pháp 1992 chỉ quy định cho công dân, nhưng trong Hiến pháp 2013 quy định chủ thể quyền là tất cả mọi người. Như vậy, với những quyền này, không chỉ công dân Việt Nam mà tất cả những người nước ngoài có mặt hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam cũng được bảo vệ. 2 Khảo sát (từ trang International Constitutional Law (ICL - http://www.servat.unibe.ch/icl/info.html) cho thấy đa số hiến pháp của các quốc gia hiện đều đặt chế định quyền con người, quyền công dân ở vị trí thứ 2, một số nước đặt ở vị trí thứ 3, thậm chí có nước như Belarus, Hà Lan...đặt chế định này ở vị trí thứ nhất trong hiến pháp (lồng với chương chính thể).
  • 18. 14 Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi - Ghi nhận cả ba nghĩa vụ của nhà nước theo luật nhân quyền quốc tế, đó là tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người (trong các Điều 3 và 14) (Hiến pháp 1992 chỉ đề cập đến nghĩa vụ tôn trọng ở Điều 50).Sự thay đổi này không chỉ bảo đảm sự hài hòa với luật nhân quyền quốc tế, mà còn tạo cơ sở hiến định ràng buộc các cơ quan nhà nước phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc những nghĩa vụ về quyền con người, quyền công dân trong thực tế, đặc biệt là hai nghĩa vụ bảo vệ và bảo đảm. - Lần đầu tiên quy định nguyên tắc về giới hạn quyền (Khoản 2 Điều 16) mà đã được nêu trong luật nhân quyền quốc tế3 và trong hiến pháp của một số quốc gia. Việc hiến định nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng, bởi lẽ: (i) Nó làm rõ tinh thần của luật nhân quyền quốc tế là các nhà nước phải tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người nhưng cũng được đặt ra và áp dụng những giới hạn cho một số quyền, nhằm thực hiện chức năng của nhà nước là quản lý xã hội, bảo đảm các quyền, lợi ích chung của cộng đồng và các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân khác; (ii) Nó ngăn chặn khả năng lạm dụng quyền lực nhà nước để vi phạm nhân quyền, thông qua việc ấn định những điều kiện chặt chẽ với việc giới hạn quyền; (iii) Nó phòng ngừa những suy nghĩ và hành động cực đoan trong việc hưởng thụ các quyền. - Bổ sung một số quyền mới mà Hiến pháp 1992 và các hiến pháp trước đó của Việt Nam đều chưa đề cập, bao gồm: Quyền sống (Điều 21); Các quyền về văn hóa (Điều 41); Quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42); Quyền sống trong môi trường trong lành (Điều 43); Quyền của công dân không bị trục xuất, giao nộp cho nước khác (Điều 17 khoản 2); Quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22); Quyền hưởng an sinh xã hội (Điều 34)… Những quyền mới này đã mở rộng phạm vi bảo vệ của hiến pháp với các quyền con người, quyền công dân trên cả hai lĩnh vực: dân sự, chính trị (Điều 21, 17, 42) và kinh tế, xã hội, văn hóa (Điều 41, 42, 43,22,34), đáp ứng những nhu cầu mới về quyền con người nảy sinh trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của nước ta. - Củng cố hầu hết các quyền đã được ghi nhận trong Hiến pháp 1992 (quy định rõ hơn hoặc tách thành điều riêng), bao gồm: Bình đẳng trước pháp luật (Điều 16); Cấm tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình (Điều 20 khoản 1); Bảo vệ đời tư và nơi ở (Điều 21, 22); Tiếp cận thông tin (Điều 25); Tham gia quản lý nhà nước và xã hội (Điều 28); Bình đẳng giới (Điều 26); Bỏ phiếu trong trưng cầu ý dân (Điều 29); Tố tụng công bằng (Điều 31); Sở hữu tư nhân (Điều 32); Lao động, việc làm (Điều 35).Những quy định sửa đổi này cũng góp phần tăng cường mức độ tương thích của chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013 với nội dung của các điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên và với chế định về quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp các nước dân chủ. 2.Những thách thức Mặc dù Hiến pháp 2013 hàm chứa những triển vọng lớn về cải cách thể chế nhà nước, song để hiện thực hóa những triển vọng đó, cần phải vượt qua nhiều thách thức, tiêu biểu như sau: Thách thức với việc mở rộng dân chủ XHCN Vấn đề mở rộng dân chủ XHCN ở nước ta không chỉ được đề cập trong hiến pháp, mà còn trong nhiều văn kiện của Đảng. Tuy nhiên, nước ta hiện vẫn chưa có khuôn khổ pháp lý rõ ràng và hiệu quả để thực hiện tư tưởng này, thể hiện ở việc còn thiếu một loạt các luật nền 3 Điều 29 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền 1948, Điều 4 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa 1966 và một số điều trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966.
  • 19. 15 Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi tảng cho chế độ dân chủ, bao gồm Luật về đảng chính trị, Luật về hội, Luật biểu tình, Luật trưng cầu dân ý, Luật tiếp cận thông tin…Khuôn khổ pháp lý về dân chủ đại diện (các Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu HĐND) tuy đã có nhưng chứa đựng nhiều quy định lạc hậu, cần sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới (ví dụ như các quy định về ứng cử, đề cử, hiệp thương giới thiệu người ứng cử..). Dân chủ trực tiếp,4 mặc dù được Hiến pháp 2013 lần đầu tiên đề cập và nhấn mạnh, nhưng hầu như chưa có đạo luật nào quy định cụ thể, và bản thân khái niệm này vẫn chưa thực sự được làm rõ ở nước ta. Thách thức với việc thúc đẩy nhà nước pháp quyền Khái niệm nhà nước pháp quyền (hay pháp quyền - rule of law) theo Liên hợp quốc bao gồm các yếu tố sự thượng tôn pháp luật (mọi chủ thể trong xã hội, bao gồm nhà nước, đều phải tuân thủ pháp luật); bảo vệ nhân quyền; phân quyền (giữa các nhánh quyền lực nhà nước) và bình đẳng trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.5 Ở Việt Nam, khái niệm nhà nước pháp quyền XHCN được hiểu bao gồm các yếu tố như: quyền làm chủ của nhân dân; thượng tôn hiến pháp và pháp luật; tôn trọng, bảo vệ nhân quyền; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; nhà nước và xã hội do một đảng duy nhất lãnh đạo.6 Như vậy, có sự khác biệt giữa quan niệm về nhà nước pháp quyền XHCN với nhận thức chung về nhà nước pháp quyền trên thế giới, thể hiện ở hai yếu tố quan trọng: tập quyền trong tổ chức quyền lực nhà nước và thể chế chính trị. Do đó, thách thức đầu tiên và quan trọng nhất với việc thúc đẩy nhà nước pháp quyền ở Việt Nam chính là nhận thức về bản chất và những thuộc tính của nó. Những thách thức cụ thể hơn liên quan đến thực hiện sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp trong bối cảnh quyền lực nhà nước được coi là thống nhất và tập trung vào Quốc hội, cũng như việc bảo đảm Đảng cộng sản Việt Nam - mà theo Hiến pháp là chủ thể duy nhất có quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội - phải chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân (Điều 4). Đây cũng là những vấn đề mà về mặt lý thuyết đang chứa đựng những yếu tố chưa rõ ràng, thậm chí mâu thuẫn, còn về mặt thực tế thì chưa từng được thực hiện và chưa đượcquy định trong pháp luật nước ta. Thách thức với việc cải cách khuôn khổ về quản trị quốc gia Ngoại trừ vấn đề phản biện, giám sát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên Mặt trận là đã được đề cập (trong Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội, ban hành kèm theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam), các vấn đề khác có ý nghĩa cải cách khuôn khổ quản trị quốc gia mà mới được bổ sung vào Hiến pháp 2013, bao gồm cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; phân quyền giữa trung ương và địa phương theo mô hình phát triển; tổ chức và hoạt động của hai cơ quan hiến định độc lập là Hội đồng bầu cử 4 Thể hiện ở bốn hình thức cơ bản đó là: Trưng cầu dân ý (referendums); Sáng kiến của công dân (Citizens’ initiatives); Sáng kiến chương trình nghị sự (Agenda initiatives); và Bãi miễn (Recall). Xem IDEA, Direct Democracy:TheInternationalIDEAHandbook,2008, tr.12,tại http://www.idea.int/publications/direct_democracy/. 5 Report of the UN Secretary-General, “The rule of law and transitional justice in conflict and post-conflict societies”, 2004. 6 Nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Diễn văn tại phiên khai mạc kỳ họp đầu tiên của Quốc Hội khóa XII, ngày 19/7/2007.
  • 20. 16 Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi quốc gia và Kiểm toán Nhà nước đều chưa từng được quy định cụ thể ở nước ta. Điều này đòi hỏi phải nghiên cứu ban hành mới và sửa đổi nhiều đạo luật liên quan. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất không phải là về phương diện lập pháp, bởi các nhà lập pháp và chuyên gia pháp lý của Việt Nam đủ trình độ, hiểu biết để xây dựng một khuôn khổ pháp lý về quản trị quốc gia minh bạch, hiệu quả và có trách nhiệm giải trình, mà là lực cản với việc thành lập và hoạt động của các thiết chế kiểm soát, giám sát quyền lực. Thực tế thời gian qua cho thấy lực cản này là rất lớn, thể hiện ở việc quy định về Hội đồng Hiến pháp - thiết chế hiến định độc lập mà hầu hết các chuyên gia pháp lý của nước ta đều cho rằng có vai trò và hiệu lực giám sát quyền lực mạnh, toàn diện và trực tiếp nhất - đã bị bỏ ra khỏi dự thảo Hiến pháp sửa đổi 2013. Một ví dụ nữa là việc xây dựng Luật về phản biện, giám sát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận (để luật hóa Quy chế nêu trên của Bộ chính trị) vẫn đang bị trì hoãn,7 mặc dù đã được đề xuất từ lâu bởi Mặt trận. Nói tóm lại, tính chất mới mẻ, phức tạp của các thiết chế kiểm soát, giám sát quyền lực cùng với xung đột tiềm năng của chúng với phương thức hoạt động còn mang nặng tính chất khép kín của thể chế nhà nước hiện nay cho thấy việc cải cách khuôn khổ về quản trị quốc gia theo Hiến pháp 2013 của nước ta là khó có thể dễ dàng, nhanh chóng. Thách thức với việc bảo đảm các quyền con người, quyền công dân Trở ngại đầu tiên trong vấn đề này là Hiến pháp 2013 vẫn không quy định hiệu lực trực tiếp của các quyền hiến định. Điều này khiến cho nhiều quyền quan trọng, đặc biệt là các quyền dân sự, chính trị như tự do lập hội, hội họp, biểu tình, quyền bỏ phiếu trong các cuộc trưng cầu dân ý…sẽ phải đợi Quốc hội ban hành luật để cụ thể hóa, và có thể phải đợi cả Chính phủ ban hành Nghị định để hướng dẫn thi hành, thì mới có thể thực hiện được. Trở ngại thứ hai là chưa có cơ chế pháp lý rõ ràng và hiệu quả cho việc bảo vệ các quyền hiến định. Việc Hội đồng Hiến pháp không được thành lập đã triệt tiêu khả năng ngăn ngừa, xử lý hiệu quả những văn bản và quyết định vi phạm các quyền hiến định (vi hiến) của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tương tự, việc đề xuất cơ quan nhân quyền quốc gia bị bỏ qua đã triệt tiêu cơ hội của người dân được một cơ quan hiến định độc lập chuyên trách về nhân quyền bênh vực, bảo vệ. Hiện tại, với cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo được thiết kế theo kiểu “vừa đá bóng, vừa thổi còi” (khiếu nại, tố cáo do chính cơ quan bị khiếu nại, tố cáo, hoặc cơ quan cấp trên của cơ quan đó, giải quyết) và hệ thống tư pháp thiếu độc lập, khả năng những vi phạm quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là các quyền dân sự, chính trị nhạy cảm, được xử lý khách quan, công bằng và được bồi thường thích đáng, là rất khó khăn. Trở ngại thứ ba liên quan đến quy định bất hợp lý về việc vận dụng yếu tố bảo vệ an ninh quốc gia để hạn chế quyền (Điều 14) và quy định cấm quá rộng, mơ hồ về lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 15). Những quy định này trong thực tế đã, đang và khả năng sẽ còn bị lạm dụng để vi phạm các quyền hiến định. Trong bối cảnh hệ thống tư pháp vẫn chưa thực sự là các cơ quan bảo vệ công lý, lại thiếu vắng các thiết chế bảo vệ nhân quyền độc lập là Hội đồng Hiến pháp và cơ quan nhân quyền quốc gia, thì khả năng ngăn chặn những hành 7 Luật này không có trong Danh mục các dự án luật, pháp lệnh dự kiến trình Quốc Họi, UBTVQH xem xét, thông qua (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 ngày 2/01/2014 về Kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp 2013).
  • 21. 17 Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi động lạm dụng đã nêu là rất khó khăn./. II. CÁC CHUYÊN ĐỀ VỀ QUỐC HỘI
  • 22. 18 Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi NHỮNG NỘI DUNG MỚI VỀ QUỐC HỘI TRONG HIẾN PHÁP NĂM 2013 VÀ VIỆC TIẾP TỤC THỂ CHẾ HÓA VÀO CÁC ĐẠO LUẬT GS, TS. Trần Ngọc Đường Chuyên gia cao cấp của Quốc hội. I. Những nội dung mới về Quốc hội trong Hiến pháp năm 2013. 1. Về vị trí, vai trò và chức năng của Quốc hội: - Về vị trí: Quốc hội vẫn được quy định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam như Hiến pháp năm 1992. Tuy nhiên, khác với Hiến pháp năm 2012, Quốc hội trong Hiến pháp năm 2013 không còn là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến. Đây là một sự đổi mới cơ bản về nhận thức. Bởi vì, trong mô hình tập quyền XHCN, tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc toàn bộ quyền lực tập trung vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Với quan niệm sau khi bầu cử, nhân dân chuyển hết quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội và Hội đồng nhân dân thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước. Do vậy, Hiến pháp năm 1992 quy định nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân (điều 6). Quốc hội được xem là cơ quan có toàn quyền. Do đó, quyền lập hiến vốn là quyền thiết lập nên quyền lực nhà nước, là phương thức để nhân dân giao quyền, ủy quyền quyền lực nhà nước của mình cho các cơ quan nhà nước cũng được chuyển cho Quốc hội. Và như vậy, Quốc hội thay mặt nhân dân làm tất cả, trong đó có quyền lập hiến là quyền cao nhất và thể hiện sâu sắc nhất chủ quyền của nhân dân đều ủy thác cho Quốc hội làm thay mình. Ngược lại, trong nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước chẳng những thông qua các cơ quan đại diện là Quốc hội và Hội đồng nhân dân và qua các cơ quan nhà nước khác mà còn bằng các hình thức dân chủ trực tiếp như phúc quyết Hiến pháp, trưng cầu dân ý. Vì thế, quyền lập hiến cao hơn quyền lập pháp. Nhân dân sử dụng quyền lập hiến để thiết lập quyền lực nhà nước, trong đó có quyền lập pháp. Thông qua quyền lập hiến, nhân dân giao cho Quốc hội thực hiện một số quyền lập hiến như quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu biểu quyết tán thành; thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp; thảo luận và thông qua Hiến pháp khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (điều 120). Việc xác định vị trí của Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến như Hiến pháp sửa đổi năm 2013 là đúng và phù hợp với đường lối xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN mà Đảng ta đã đề ra trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (bổ sung phát triển năm 2011). Đồng thời kế thừa tư tưởng lập hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Hiến pháp năm 1946 và kinh nghiệm của nhân loại. - Về chức năng và vai trò của Quốc hội: Hiến pháp năm 2013 có sự đổi mới về cách thể hiện, không liệt kê dài dòng như Hiến pháp năm 1992. Cụ thể, Hiến pháp năm 2013 đã xác định vai trò của Quốc hội là cơ quan“thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết
  • 23. 19 Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước”. So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 có những điểm mới khi quy định vai trò của Quốc hội sau đây: + Có sự phân biệt giữa quyền lập hiến và quyền lập pháp: “Thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp” (điều 69) mà không quy định như Hiến pháp năm 1992 là “cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp” (Lập hiến và lập pháp theo Hiến pháp năm 1992 là một quyền). + “Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước” (điều 69) mà không liệt kê quyết định những vấn đề gì như Hiến pháp năm 1992: “Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của công dân”. Quy định liệt kê như vậy tưởng là cụ thể nhưng lại rất trìu tượng chỉ phù hợp với quan niệm Quốc hội là một thiết chế có toàn quyền trong mô hình tập quyền XHCN trước đây. Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội “quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước” (điều 69) sẽ là cơ sở Hiến định để sau này Luật cụ thể hóa phù hợp với vai trò của Quốc hội trong nhà nước pháp quyền, không phải là một Quốc hội có toàn quyền như Hiến pháp năm 1992. + “Giám sát tối cao đối với hoạt động nhà nước” (điều 69). So với Hiến pháp năm 1992 thì quy định này có các điểm mới sau đây: i, không quy định giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của nhà nước (bỏ “toàn bộ”), tức là phạm vi giám sát tối cao có giới hạn; ii, Quy định khái quát để Luật có điều kiện cụ thể hóa những hoạt động nào của nhà nước thuộc thẩm quyền giám sát tối cao của Quốc hội. Tóm lại, vị trí và vai trò của Quốc hội được Hiến pháp năm 2013 quy định phù hợp hơn đối với một Quốc hội của nhà nước pháp quyền, khắc phục được những yếu tố của một Quốc hội có toàn quyền trong mô hình nhà nước tập quyền XHCN, đảm bảo cho Quốc hội hoạt động thực quyền có hiệu lực và hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được nhân dân giao quyền, nhân dân ủy quyền. 2. Về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội: So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 có một số thay đổi về quy định nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội sau đây: - Quy định rõ hơn, khả thi và phù hợp hơn về một số nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội. Ví dụ như Hiến pháp năm 1992 quy định Quốc hội có nhiệm vụ quyền hạn: “Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội” (khoản 3 điều 83). Đây là nhiệm vụ quyền hạn của hành pháp thuộc trách nhiệm của Chính phủ và không phù hợp với Quốc hội trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, Hiến pháp năm 2013 đã quy định, Quốc hội “quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách và nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế xã hội của đất” (khoản 3 điều 70). Quy định như vậy phù hợp hơn đối với một thiết chế hoạt động nghị trường. Dân chủ bàn bạc đưa ra những quyết sách ở tầm vĩ mô, tầm quốc gia mà không sa vào những quyết định ở tầm vi mô, những công việc sự vụ. Hiến pháp năm 1992 quy định: “Quốc hội… quyết định chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh”. (Khoản 1 điều 84). Hiến
  • 24. 20 Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi pháp năm 2013 bỏ quy định này cho phù hợp với thực tiễn, đảm bảo vị trí của Quốc hội trong tổ chức quyền lực nhà nước; - Bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc phê chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (khoản 7 điều 70) cho phù hợp với yêu cầu đổi mới mô hình Tòa án nhân dân, làm rõ hơn vai trò của Quốc hội trong mối quan hệ với cơ quan thực hiện quyền tư pháp, thông qua đó, Quốc hội kiểm soát được nhân sự của Tòa án tối cao, cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời nâng cao vị trí của thẩm phán, góp phần đảm bảo cho thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật theo tinh thần cải cách tư pháp. Đây cũng là cách thức để Quốc hội thay mặt nhân dân kiểm soát việc thực hiện quyền tư pháp thông qua quyền phê chuẩn của mình; - Bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc thực hiện quyền giám sat tối cao đối với các thiết chế độc lập như Kiểm toán nhà nước, Hội đồng bầu cử và các cơ quan nhà nước khác do Quốc hội thành lập (khoản 2 điều 70). - Bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc quy định tổ chức và hoạt động, quyết định nhân sự đối với Hội đồng bầu cử quốc gia, Uỷ ban Kiểm toán nhà nước và các cơ quan khác do nhà nước thành lập. - Phân định rõ hơn các loại điều ước thuộc thẩm quyền phê chuẩn hoặc bãi bỏ của Quốc hội. Theo đó, Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội có thẩm quyền: “Phê chuẩn, quyết định gia nhập, hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với Luật Nghị quyết của Quốc hội” (khoản 14 điều 70). Trong lúc đó Hiến pháp năm 1992 quy định: “Phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế khác đã được ký kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước” (khoản 13 điều 84). Như vậy, so với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 phân định rõ những điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn hoặc bãi bỏ của Quốc hội, phân biệt được với thẩm quyền của Chủ tịch nước trong việc phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế mà Hiến pháp năm 1992 chưa làm được. - Quy định rõ hơn thẩm quyền của Quốc hội đối với ngân sách nhà nước. Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung nhiệm vụ quyền hạn: “Quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ Chính phủ” (khoản 4 điều 70). Với quy định mới này, trách nhiệm của Quốc hội được tăng cường trong lĩnh vực ngân sách nhà nước. 3. Về tổ chức và hoạt động của các cơ quan của Quốc hội: - Về Uỷ ban thường vụ Quốc hội so với Hiến pháp năm 1992 có một số quy định mới sau đây: Bổ sung một số nhiệm vụ quyền hạn mới: “Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” (khoản 8 điều 74). Trước đây thẩm quyền này thuộc Thủ tướng Chính phủ, nay nhân dân giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội - cơ quan thường trực giữa hai kỳ họp của Quốc hội, nhằm đảm bảo
  • 25. 21 Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi cho việc phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ dưới tỉnh thành trực thuộc Trung ương được thực hiện theo một quy trình dân chủ hơn, chặt chẽ hơn. Đồng thời đây cũng là một phương thức để tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước giữa cơ quan lập pháp đối với cơ quan hành pháp, đảm bảo cho việc phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ dưới tỉnh, thành trực thuộc Trung ương phù hợp với ý nguyện của nhân dân, phòng chống chủ quan duy ý chí từ phía các cơ quan hành pháp có thẩm quyền. - Về Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, Hiến pháp năm 2013 bổ sung thêm thẩm quyền “yêu cầu thành viên của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước và các cá nhân hữu quan báo cáo, giải trình hoặc cung cấp tài liệu về những vấn đề cần thiết” (khoản 1 điều 77). Tăng cường giải trình của các cơ quan hữu quan trước Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban là một hoạt động thể hiện tính dân chủ và pháp quyền của nhà nước pháp quyền trong thời đại ngày nay. Thông qua giải trình làm cho hoạt động của nhà nước ngày càng minh bạch, công khai, trách nhiệm của nhà nước trước nhân dân được tăng cường, nhân dân có điều kiện để kiểm soát hoạt động của nhà nước. Vì vậy, nhấn mạnh trách nhiệm giải trình của các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước và các cá nhân hữu quan trước các cơ quan của Quốc hội là một điểm mới trong tổ chức và hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội. Xuất phát từ thực tiễn, để tạo điều kiện cho các đại biểu Quốc hội tham gia các Uỷ ban và Hội đồng dân tộc một cách thuận lợi, thực chất, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Các Phó Chủ tịch, Phó Chủ nhiệm các Uỷ ban, các Uỷ viên của Hội đồng dân tộc và các Uỷ viện của các Uỷ ban do Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn” (điều 75 và điều 76). Quy định mới này chẳng những đổi mới cách thức tổ chức các cơ quan của Quốc hội mà còn tạo điều kiện để luân chuyển cán bộ trong đó có các đại biểu Quốc hội theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước. II. Tiếp tục thể chế hóa tinh thần và nội dung mới về Quốc hội của Hiến pháp năm 2013 trong các đạo luật tổ chức bộ máy nhà nước. Để đưa Hiến pháp vào cuộc sống trở thành hiện thực; không chỉ hiểu tinh thần và nội dung mới của Hiến pháp để hình thành tình cảm đúng đắn và lòng tin đối với Hiến pháp, mà điều không kém phần quan trọng là phải rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để sửa đổi, bổ sung, ban hành cho phù hợp với tinh thần và nội dung mới của Hiến pháp. Theo đó, các Luật về tổ chức bộ máy nhà nước, các Luật liên quan đến quyền con người, quyền công dân; đặc biệt là Luật tổ chức Quốc hội cần phải tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa tinh thần và nội dung mới của Hiến pháp năm 2013. - Một là, việc quy định Quốc hội có vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam có thể dẫn tới nhận thức thiếu thống nhất. Có người cho rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nên Quốc hội cao hơn Chính phủ và Tòa án nhân dân tối cao, là “thủ trưởng” của các quyền hành pháp và tư pháp. Người khác lại cho rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nên toàn bộ quyền lực nhà nước
  • 26. 22 Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi tập trung vào Quốc hội, các quyền hành pháp và tư pháp phái sinh từ Quốc hội. Với các cách hiểu đó, vô hình trung đã xem Quốc hội là cơ quan có toàn quyền, đứng trên các cơ quan nhà nước khác. Điều đó không phù hợp với nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước mà Đảng ta đã xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (bổ sung, phát triển năm 2011) là: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”, đã được thể chế hóa tại khoản 3 điều 2 Hiến pháp năm 2013. Trong nhà nước pháp quyền, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, nhân dân thông qua quyền lập hiến ủy quyền quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, ủy quyền cho Chính phủ thực hiện quyền hành pháp và cho Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp, không có quyền nào cao hơn quyền nào. Tuy nhiên, Quốc hội là thiết chế được nhân dân trực tiếp bầu ra; các cơ quan và cá nhân đứng đầu các quyền hành pháp và tư pháp được Quốc hội bầu ra (được nhân dân giao cho nhiệm vụ quyền hạn đó) và vì thế không những nước ta mà các nhà nước theo chính thể Cộng hòa đại nghị, Quốc hội được xem là thiết chế trung tâm, có vị trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà nước. Do vậy, không vì đặc điểm được nhân dân trực tiếp bầu ra, được nhân dân giao cho nhiệm vụ quyền hạn thành lập các cơ quan và bầu các cá nhân đứng đầu bộ máy nhà nước mà quan niệm Quốc hội là cơ quan có toàn quyền. Để thể hiện vị trí quan trọng của thiết chế Quốc hội và không dẫn đến hiểu nhầm, hiểu sai vị trí của Quốc hội trong tổ chức quyền lực nhà nước, Luật tổ chức Quốc hội cần phải quy định để làm rõ hơn vị trí và vai trò của Quốc hội đã được Hiến pháp quy định. Theo đó, Luật tổ chức Quốc hội phải cụ thể hóa chức năng Lập pháp, chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước thì Quốc hội có quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể gì? Những việc gì thuộc thẩm quyền của Chính phủ và các cơ quan hữu quan khác trong hoạt động lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. - Hai là, Mặc dầu Hiến pháp năm 2013 đã có nhận thức mới về vai trò của nhân dân trong việc thực hiện quyền lập hiến, bằng việc thể hiện “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp”. Tuy nhiên ở điều 120 về quy trình làm và sửa Hiến pháp lại quy định: “Việc trưng cầu dân ý về Hiến pháp do Quốc hội quyết định” (khoản 4). Việc Quốc hội thực hiện quyền lập hiến đó là việc Quốc hội được nhân dân giao cho một số nhiệm vụ quyền hạn thuộc quyền lập hiến của mình quy định ở điều 120. Do vậy, để thể hiện một cách minh bạch, sự khác nhau rất cơ bản giữa hai quyền: quyền lập hiến và quyền lập pháp, Luật trưng cầu dân ý và cả Luật về tổ chức Quốc hội cần làm rõ các trường hợp sửa đổi Hiến pháp bắt buộc Quốc hội phải xem xét quyết định việc trưng cầu dân ý sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua với ít nhất có 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. - Ba là, về nhiệm vụ quyền hạn:“Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia” (khoản 4 điều 70). Trong điều kiện kinh tế thị trường, chính sách tài chính, tiền tệ là những vấn đề cần phải quyết định một cách nhanh nhạy, kịp thời, thuộc lĩnh vực điều hành của chính phủ. Vì vậy Luật tổ chức Quốc hội phải quy định cụ thể Quốc hội “quyết định chính sách cơ bản về tài chính tiền tệ Quốc gia” là những trường hợp nào? Còn lại là Chính
  • 27. 23 Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi phủ phải tự mình quyết định - chính sách cơ bản về tài chính tiền tệ Quốc gia có nội hàm thế nào? Gồm những nội dung gì? Luật tổ chức không làm rõ thì trách nhiệm giữa lập pháp và hành pháp sẽ không rõ, không phát huy được trách nhiệm của mỗi quyền trong lĩnh vực này. - Bốn là, về nhiệm vụ quyền hạn: “Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội” (khoản 10 điều 70). Thực tiễn đã chứng minh rằng có một số quy đinh của các văn bản quy phạm pháp luật trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội do các chủ thể nói trên ban hành, nhưng chưa một lần nào được đưa ra Quốc hội xem xét bãi bỏ. Điều đó chứng tỏ việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn này rất khó khăn đối với một thiết chế chính trị - pháp lý hoạt động ở tầm vĩ mô như Quốc hội. Tuy chưa có cơ chế tài phán vi phạm Hiến pháp trong hoạt động Lập pháp, hành pháp và tư pháp như văn kiện đại hội Đảng đã viết, nhưng để khắc phục khó khăn nói trên, Hiến pháp năm 2013 ở điều 119 quy định: “Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do Luật định” (khoản 2). Vì vậy cần phải thiết lập cơ chế này bằng một đạo Luật riêng, hoặc là quy định trong các Luật về tổ chức và Luật giám sát của Quốc hội để giúp cho Quốc hội thực hiện nhiệm vụ nói trên, đồng thời giúp Quốc hội tổ chức và hoạt động lập pháp đúng với tinh thần và nội dung của Hiến pháp; góp phần kiểm soát tốt hơn hoạt động lập pháp. - Năm là, Quốc hội là một thiết chế trong tổ chức quyền lực nhà nước, chủ yếu là thực hiện chức năng lập pháp tức là chức năng thay mặt nhân dân xem xét thông qua các dự án luật thể hiện đúng đắn ý chí nguyện vọng của nhân dân và phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi. Vì vậy, nhiệm vụ “làm luật, sửa đổi luật” quy định ở khoản 1 điều 70 chưa thể hiện một cách cụ thể thực chất của nhiệm vụ lập pháp của Quốc hội. Bởi Quốc hội không trực tiếp dự thảo các điều luật; không trực tiếp sửa luật mà chỉ thay mặt nhân dân xem xét, thảo luận và thông qua các dự án luật do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong đó có Đại biểu Quốc hội hoặc các cơ quan của Quốc hội đưa trình. Vì vậy, Luật tổ chức Quốc hội cần cụ thể hóa nhiệm vụ “làm luật, sửa đổi luật” quy định ở khoản 1 điều 70. - Sáu là, Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước, Luật tổ chức Quốc hội và Luật hoạt động giám sát của Quốc hội cần coi trọng và cụ thể hóa nhiệm vụ giám sát tài chính ngân sách. Kiểm soát được việc chi tiêu ngân sách nhà nước do Quốc hội quyết định phân bổ là nhân tố đảm bảo cho bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh.
  • 28. 24 Sponsored by Rosa Luxemburg Stiftung Hanoi CHẾ ĐỊNH VỀ QUỐC HỘI TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2013 TS. Bùi Ngọc Thanh Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Với tính cách là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, thể hiện bản chất dân chủ của một nhà nước, Quốc hội luôn chiếm một vị trí quan trọng trong các quy định pháp luật, mà trước hết là Hiến pháp, về thể chế chính trị nói chung và bộ máy nhà nước nói riêng. Việc sửa đổi Hiến pháp Việt Nam năm 1992 lần mới đây nhất (năm 2013) tất yếu kéo theo những thay đổi đáng kể đối với chế định Quốc hội. Bằng những phân tích của mình, tác giả bài viết cung cấp một cái nhìn khá sâu sắc và đầy đủ liên quan đến những diểm mới của chế định Quốc hội trong Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2013. 1. Vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội Vị trí của Quốc hội trong bộ máy nhà nước Trong bộ máy nhà nước, Quốc hội có vị trí quan trọng đặc biệt. Hiến pháp năm 1946, tại Điều 22 đã xác định “Nghị viện nhân dân là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Tại Hiến pháp năm 1959, Điều 43 chỉ thay từ “Nghị viện” bằng từ Quốc hội và vẫn giữ nguyên nội dung như Điều 22 Hiến pháp năm 1946. Hiến pháp năm 1980 (sau khi thống nhất đất nước) và Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) cũng với tinh thần đó nhưng được thể hiện rõ ràng, đầy đủ hơn. Điều 83 Hiến pháp năm 1992 khẳng định: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2013 (sau đây gọi là Hiến pháp sửa đổi 2013) tiếp tục khẳng định vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội như bốn bảnHiến pháp trước, song về mức độ đã được điều chỉnh cho phù hợp hơn với thực tiễn, nội dung được thể hiện cô đọng và gọn hơn. Điều 69 Hiến pháp sửa đổi năm 2013 xác định “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Tính chất của Quốc hội Về tính chất, ngay từ Hiến pháp năm 1946, Điều 1 đã nói rõ: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Đến Hiến pháp năm 1959 tính chất trên tiếp tục được khẳng định tại Điều 4 “Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân”. Hiến pháp năm 1980 khẳng định lại một lần nữa tại Điều 6: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”. Đến Hiến pháp năm 1992, tính chất này đã được khẳng định rõ ràng, mạnh mẽ và khúc chiết hơn tại Điều 2: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân...”. Hiến pháp sửa đổi năm 2013 tiếp tục khẳng định tính chất này và nhấn mạnh: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ...”.