Diese Präsentation wurde erfolgreich gemeldet.
Die SlideShare-Präsentation wird heruntergeladen. ×

[123doc] - bai-7-hinh-chieu-phoi-canh-lop-11.pdf

Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige

Hier ansehen

1 von 5 Anzeige

Weitere Verwandte Inhalte

Ähnlich wie [123doc] - bai-7-hinh-chieu-phoi-canh-lop-11.pdf (20)

Aktuellste (20)

Anzeige

[123doc] - bai-7-hinh-chieu-phoi-canh-lop-11.pdf

  1. 1. TRƯỜNG THPT ………………. CHUYÊN ĐỀ HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH CNCN 11 Tác giả: ………… Chức vụ: Giáo viên Lập Thạch-2018
  2. 2. Bài 7: HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH- LỚP 11 A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ Kiến thức - Biết được khái niệm về hình chiếu phối cảnh. - Biết cách vẽ phác hình chiếu phối cảnh của một số vật thể đơn giản Kĩ năng - Phân biệt được HCPC 1 điểm tụ và HCPC 2 điểm tụ -Vẽ phác được hình chiếu phối cảnh của một số vật thể đơn giản. Thái độ - Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học - Có ý thức tìm hiểu về các bản vẽ xây dựng 2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển - Năng lực tự học; năng lực hợp tác; - Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật; - Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nghiên cứu bài học, trao đổi ,thảo luận nhóm - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn công nghệ; - Năng lực vận dụng kiến thức công nghệ vào cuộc sống. B. CẤU TRÚC NỘI DUNG Bài 7 “ Hình chiếu phối cảnh’’ được phân phối thời lượng 1 tiết gồm : I. Khái niệm 1. Hình chiếu phối cảnh là gì? 2. Ứng dụng của hình chiếu phối cảnh? 3. Các loại hình chiếu phối cảnh II- Phương pháp vẽ phác hình chiếu phối cảnh C. CHUẨN BỊ BÀI DẠY 1. Nội dung chuẩn bị a, Đối với giáo viên - Phiếu học tập + hệ thống câu hỏi b, Đối với HS - Ôn lại các kiến thức có liên quan: - Nghiên cứu trước SGK
  3. 3. - Hoàn thành phiếu học tập của GV (GV chuẩn bị sẵn phiếu học tập phát cho mỗi HS ở cuối buổi học trước) 2. Chuẩn bị phương tiện dạy học - Máy tính, máy chiếu. 3. Lựa chọn phương pháp dạy học chủ yếu - Phát hiện và giải quyết vấn đề. - Phương pháp nhóm (thảo luận nhóm). - Phương pháp tự học SGK - PP sử dụng câu hỏi bài tập. D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC ỔN ĐỊNH LỚP – KIỂM TRA BÀI CŨ - Kiểm tra sĩ số, nề nếp tác phong của HS - GV đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ : Các bước tiến hành khi đi vẽ hình chiếu trục đo của vật thể ? Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG GV: trình chiếu các bản vẽ về hình chiếu vuông góc , hình chiếu trục đo và hình chiếu phối cảnh của cùng một vật thể yêu cầu HS chỉ ra tương ứng vơi mỗi hình thì đó là loại hình chiếu nào ? HS : Sẽ trả lời được hình chiếu vuông góc và hình chiếu trục đo ? GV: Hình còn lại GV giới thiệu đó là hình chiếu phối cảnh và tiếp tục cho HS quan sát hình 7.1 SGK và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi : - Nhận xét về đặc điểm các viên gạch ở gần và ở xa ? - Các đường thẳng trong thực tế song song với nhau thì ở hình vẽ lại như thế nào ? HS : Quan sát trả lời và chỉ ra được điểm tụ . GV: Vậy hình chiếu phối cảnh là gì, được ứng dụng ở đâu, và cách vẽ HCPC như thế nào ? Để làm rỏ điều đó chúng ta nghiên cứu.Bài 7. HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VỀ KHÁI NIỆM, PHƯƠNG PHÁP VẼ PHÁC HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH. I. Nghiên cứu khái niệm, ứng dụng và phân loại hình chiếu phối cảnh. 1.Nghiên cứu hình chiếu phối cảnh là gì ? * GV trình chiếu hình 7.2 SGK và đặt câu hỏi: - GV: Hình chiếu phối cảnh được xây dựng bằng phép chiếu nào? - HS: quan sát , nhớ lại về phép chiếu xuyên tâm.
  4. 4. - GV chia lớp thành 4 nhóm hướng dẫn các các nhóm hoạt động theo kĩ thuật ‘khăn trải bàn’ để thống nhất trả lời các câu hỏi :Trong phép chiếu này đâu là : + Điểm nhìn ? +Mặt phẳng hình chiếu ? + Mặt tranh? + Mặt phẳng vật thể? + Mặt phẳng tầm mắt? + Đường chân trời? HS các nhóm nghiên cứu trả lời GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chỉnh sửa câu trả lời của HS và đưa ra các khái niệm về HCPC , đặc điểm cơ bản của HCPC. 2. Nghiên cứu ứng dụng của hình chiếu phối cảnh GV: - Hình chiếu phối cảnh thường được ứng dụng ở đâu? - Tại sao muốn biểu diển các vật thể có kích thước lớn người ta thường dùng hình chiếu phối cảnh ? GV kết luận và trình chiếu cho HS quan sát một số bản vẽ HCPC công trình kiến trúc đẹp trong và ngoài nước . 3. Nghiên cứu các loại hình chiếu phối cảnh * GV cho học sinh quan sát hình 7.1( HCPC 2 điểm tụ )và h7.3(HCPC 1 điểm tụ ). Đặt câu hỏi: - Chỉ ra vị trí của mặt tranh ở mỗi hình vẽ ? - Chỉ ra hướng nhìn của người quan sát trong mỗi trường hợp ? - Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ là gì? - Hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ là gì? HS suy nghĩ trả lời GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chỉnh sửa câu trả lời của HS và đưa ra các kết luận về hai loại HCPC. II. Nghiên cứu phương pháp vẽ phác hình chiếu phối cảnh. GV yêu cầu HS nêu các bước vẽ phác HCPC 1 điểm tụ, sau đó chốt lại các bước rồi chia lớp thành 3 nhóm, giao mỗi nhóm 1 đề bài
  5. 5. - GV: Nhận xét ,tổng hợp, bổ sung, chỉnh sửa và đưa đáp án đúng . Hoạt động 3: LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ VÀ HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC - GV yêu cầu học sinh điền nội dung tóm tắt vào bảng hệ thống hóa kiến thức hình chiếu phối cảnh: HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH Khái niệm Ứng dụng Phân loại Các bước vẽ phác Hoạt động 4: VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà thực hiện một số việc sau: - Tìm hiểu các bước vẽ phác HCPC 2 điểm tụ - Vẽ HCPC một chữ cái mà em thích - HS làm bài và nộp cho giáo viên vào buổi học sau.

×