SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 8
CHƯƠNG 4. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CÂY
1. Khái niệm chung
1.1. Các con đường vận chuyển vật chất trong cây
Trong cây có 2 loại vật chất vận chuyển: các chất vô cơ (nước, các chất khoáng…) và các
chất hữu cơ bao gồm các sản phẩm của quang hợp và các chất hữu cơ do quá trình trao đổi chất
tạo ra.
Trong cây các chất vô cơ và hữu cơ được vận chuyển theo 2 con đường:
- Dòng thoát hơi nước đưa nước hòa tan các chất khoáng từ đất vào rễ rồi lên các bộ phận
trên mặt đất và cuối cùng đến lá cây. Dòng vô cơ này được vận chuyển trong mạch gỗ (mạch
xylem).
- Dòng chất hữu cơ được vận chuyển từ cơ quan sản xuất (chủ yếu là lá) đến các cơ quan
tiêu thụ và một bộ phận đáng kể được vận chuyển và tích lũy trong các cơ quan dự trữ. Dòng chất
hữu cơ được vận chuyển trong hệ thống mạch libe (mạch floem).
1.2. Ý nghĩa của sự vận chuyển và phân bố vật chất trong cây
- Sự vận chuyển vật chất trong cây như là mạch máu lưu thông trong cơ thể thực vật, bảo
đảm mối liên hệ mật thiết giữa các cơ quan, các bộ phận trong cơ thể và đảm bảo khâu lưu thông
phân phối vật chất trong cây.
- Sự vận chuyển và phân bố vật chất trong cây có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành
năng suất kinh tế của cây trồng, đặc biệt trong giai đoạn hình thành cơ quan sinh sản và cơ quan
dự trữ.
- Ngoài ra, sự hiểu biết về vận chuyển vật chất và phân bố các chất đồng hóa trong cây
giúp ích cho việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý. Các thuốc phòng trừ sâu, nấm
bệnh có thể vận chuyển trong xylem hoặc floem, đôi khi cả hai hệ thống. Với các thuốc chỉ vận
chuyển trong xylem thì không thể phun qua lá mà nên tưới vào đất để cây hút lên. Với các loại
thuốc chỉ được vận chuyển trong floem thì phải phun qua lá và chúng cùng với các sản phẩm
quang hợp đi vào mạch floem để đến các bộ phận của cây, côn trùng chích hút hay ăn đều bị chết.
Một số thuốc khác và thuốc trừ cỏ có thể vận chuyển trong cả xylem và floem thì phun lên lá hay
bón vào đất đều có hiệu quả.
2. Dòng vận chuyển vật chất theo mạch gỗ
2.1. Cấu tạo mạch gỗ (mạch xylem)
Gỗ là một mô phức tạp có chức năng chủ yếu là dẫn nhựa nguyên gồm nước và muối
khoáng hòa tan do rễ hút từ dưới đất lên nhờ mạch gỗ vận chuyển từ rễ qua thân lên lá. Ngoài ra
gỗ còn có chức năng nâng đỡ và dự trữ.
Gỗ gồm 3 thành phần: quản bào và mạch gỗ, sợi gỗ và mô mềm gỗ.
- Quản bào và mạch gỗ: là các yếu tố làm chức năng dẫn nhựa nguyên, cấu tạo bởi những
tế bào dài, xếp nối tiếp nhau thành một hệ thống dẫn truyền đi từ rễ lên toàn bộ cây. Nếu giữa các
tế bào này có vách ngăn ngang thì được gọi là quản bào hay mạch ngăn, giữa các tế bào mà vách
ngăn không còn thì gọi là mạch gỗ hay mạch thông.
+ Quản bào là các tế bào hình thoi, chết, nhọn 2 đầu, xếp nối tiếp nhau. Nhựa nguyên được
chuyển từ tế bào này sang tế bào khác qua các vách ngang không hóa gỗ. Có các loại quản bào
như quản bào vòng, quản bào xoắn, quản bào thang và quản bào điểm (quản bào núm). (Quản bào
nguyên thủy hơn mạch và xuất hiện trước mạch).
+ Mạch gỗ: là yếu tố dẫn truyền chủ yếu của các cây hạt kín, chúng gồm các tế bào
xếp nối tiếp nhau thành dãy dọc trong cây. Đó là các tế bào chết, các vách ngăn ngang đã có sự
thủng lỗ tạo thành những ống thông gọi là thành phần mạch. Vách bên dày và hóa gỗ theo nhiều
kiểu khác nhau, bên trong không có chất tế bào. Do có sự thủng lỗ mà nhựa nguyên lưu thông
được dễ dàng, sự thủng lỗ của vách ngăn ngang là một dấu hiệu chuyên hóa cao và mạch tiến hóa
hơn so với quản bào.
Các kiểu thủng lỗ của mạch gỗ:
++ Thủng lỗ kép: Là bản thủng lỗ gồm nhiều lỗ nhỏ riêng biệt (đây là di tích còn lại
của vách ngăn ngang giữa các tế bào), thủng lỗ kép có các dạng sau:
+++ Thủng lỗ hình mạng: Vách ngăn ngang có nhiều lỗ nhỏ xếp không theo một trật
tự nhất định.
+++ Thủng lỗ hình thang: Lỗ thủng hẹp, dài, xếp song song với nhau
+++ Thủng lỗ rây: Có nhiều lỗ thủng tròn, thường gặp ở một số cây hạt trần như
dây gắm, ma hoàng.
++ Thủng lỗ đơn: Đây là kiểu chuyên hóa nhất, phổ biến ở các cây hạt kín. Bản
thủng lỗ chỉ có một lỗ thủng duy nhất, to và rộng.
- Sợi gỗ: Sợi gỗ gồm những tế bào chết, có vách hoá gỗ rất dày, có chức năng nâng
đỡ. Số lượng sợi càng nhiều, vách sợi càng dày thì sức chịu đựng của sợi càng cao, gỗ càng tốt.
Sợi gỗ chỉ có ở thực vật hạt kín.
- Mô mềm gỗ: Mô mềm gỗ gồm các tế bào sống, có vách hóa gỗ hoặc vẫn bằng
xenluloza, có khả tích lũy chất hữu cơ, tinh dầu…mô mềm gỗ làm chức năng dự trữ.
2.2. Thành phần của dịch mạch gỗ
Chủ yếu là nước, các ion khoáng; ngoài ra còn có hợp chất hữu cơ (axit amin,
vitamin…).
2.3. Chu trình các chất khoáng trong cây
Các chất đi theo dòng mạch gỗ từ rễ qua thân lên lá, sau đó di chuyển đến các tế bào vỏ rồi
đến khí khổng ra ngoài.
Cơ chế vận chuyển theo mạch gỗ
Cơ chế vận chuyển theo hướng đi lên vừa có tính thụ động vừa có tính chủ động.
2.4. Động lực đẩy dòng mạch gỗ
Nước và các ion khoáng được vận chuyển trong mạch gỗ nhờ các động lực: áp suất rễ tạo
ra sức đẩy nước từ dưới đi lên, lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước
với nhau và với thành mạch gỗ tạo nên dòng vận chuyển liên tục từ rễ đến lá.
3. Dòng vận chuyển theo mạch libe (floem)
3.1. Cấu tạo của libe
Libe có chức năng dẫn nhựa luyện. Nhựa luyện là sản phẩm hữu cơ đã được tổng hợp ở lá,
nhờ mạch libe nó được chuyển tới các bộ phận khác của cây.
Libe bao gồm các yếu tố sau: mạch rây, tế bào kèm, mô mềm libe và sợi libe.
- Mạch rây: được cấu tạo bởi các tế bào sống chuyên hóa cao có cấu tạo rất đơn giản,
không có chất nguyên sinh, không nhân, không ti thể và ít các cơ quan khác gọi là các tế bào rây.
Vách tế bào rây mỏng bằng xenluloza, trên vách có vùng thủng lỗ đặc biệt gọi là vùng rây, nhiều
vùng hợp lại trên vách gọi là phiến rây….
- Tế bào kèm: là những tế bào sống, dài, có nhân, vách tế bào mỏng bằng xenluloza.
- Mô mềm libe: gồm những tế bào sống có vách mỏng bằng xenluloza, có chức năng tích
lũy tinh bột, dầu và các sản phẩm khác.
- Sợi libe: gồm các tế bào hình thoi dài, vách dày hóa gỗ hoặc không hóa gỗ, có chức năng
nâng đỡ.
3.2. Thành phần của dịch libe
Khi phân tích hóa học dịch nhựa cây, ta thu được các dẫn liệu sau:
- Gluxit: Có khoảng 90% các chất tham gia vận chuyển là gluxit, trong đó đường sacarozơ
chiếm đến 95-98% tổng số đường vận chuyển. Ngoài ra còn có một lượng nhỏ đường glucozơ và
fructozơ.
- Các chất hữu cơ khác: Ngoài gluxit là thành phần chính còn có một số chất khác cũng
tham gia vào vận chuyển như một số axit amin (a.glutaric, a.asparagic), một số axit hữu cơ (a.
xitric, a.α-cetoglutaric), các nguyên tố khoáng (P, K, Mg, Ca, Na, Fe, Zn, Mn, Mo…), một số
protein, a.nucleic, các vitamin, enzym…
3.3. Dòng dẫn chất đồng hóa từ lục lạp
3.3.1. Sự vận chuyển giữa các tế bào nhu mô
Các chất đồng hóa từ tế bào quang hợp trước khi đi vào mạch libe phải đi qua một số lớp tế
bào nhu mô lá. Sự vận chuyển các chất hữu cơ trong tế bào này được thực hiện theo phương thức
symplas (qua hệ thống chất nguyên sinh) và apoplas (qua các khoảng gian bào) tương tự như sự
vận chuyển các ion khoáng trong tế bào chất.
Sự vận chuyển các chất đồng hóa qua các tế bào nhu mô rất cần năng lượng của quá trình
trao đổi chất cung cấp. Tuổi của lá và của các tế bào nhu mô lá cũng ảnh hưởng đến tốc độ vận
chuyển, tốc độ vận chuyển giảm dần theo tuổi của lá, lá càng già tốc độ vận chuyển càng chậm;
ngoài ra tốc độ này còn phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng sử dụng của các mô lân cận.
3.3.2. Sự vận chuyển theo mô libe
Các tế bào nhu mô libe cũng là một trong những thành viên của hệ thống dẫn, nằm cạnh tế
bào kèm và liên hệ với tế bào kèm bằng các sợi liên bào. Nhu mô libe là nơi chuyển tiếp các chất
đồng hóa trước khi đi vào mạch dẫn.
Sacarozơ được vận chuyển chủ động vào floem và nước đi theo nhờ thẩm thấu. Nước và
sacarozơ đi qua các tế bào mạch rây đến tận rễ, đến rễ sacarozơ được chuyển chủ động ra khỏi tế
bào ống rây vào rễ.
Sự vận chuyển sacarozơ và các hidratcacbon khác thông qua ống rây là không dùng năng
lượng, tuy nhiên khâu tải các chất này vào tế bào ống rây và ra khỏi tế bào ống rây đều dùng năng
lượng.
3.4. Cơ chế vận chuyển theo libe
Cơ chế vận chuyển theo hướng đi xuống nhờ cơ chế chủ động, đồng thời ít nhiều cũng
mang tính thụ động
3.5. Động lực đẩy dòng mạch rây: Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan
nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ).
* Phân biệt những điểm khác nhau giữa dòng mạch gỗ và dòng mạch rây
Mạch gỗ Mạch libe (mạch rây)
Cấu tạo - Là những tế bào chết
- Thành tế bào chứa lignin
- Các tế bào nối vơi nhau
thành những ống dài từ rễ đến
lá
- Là những tế bào sống gồm ống
rây và tế bào kèm
- Các ống rây nối đầu với nhau
thành những ống dài đi từ lá
xuỗng rễ
Thành phần dịch Nước, muối khoáng và các
chất được tổng hợp ở rễ
Là các sản phẩm được đồng hóa ở
lá: Sacarozơ, axit amin…; một số
ion khoáng được sử dụng lại
Động lực Là sự phối hợp của 3 lực:
- Áp suất rễ
- Lực hút do thoát hơi nước ở
lá
- Lực liên kết giữa các phân tử
Là sự chênh lệch áp suất thẩm
thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và
cơ quan chứa (rễ)
nước với nhau và với vách tế
bào mạch gỗ
Hình 4.2. Sự lưu thông giữa mạch gỗ và mạch gây

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Tiet 8 sản xuất enzym 1
Tiet 8 sản xuất enzym 1Tiet 8 sản xuất enzym 1
Tiet 8 sản xuất enzym 1
Chu Kien
 
Bài giảng chương 3 xử lý mẫu
Bài giảng chương 3 xử lý mẫuBài giảng chương 3 xử lý mẫu
Bài giảng chương 3 xử lý mẫu
Nhat Tam Nhat Tam
 

Was ist angesagt? (20)

Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệpCác quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
Các quá trình và thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp
 
Giao trinh sinh ly thuc vat
Giao trinh sinh ly thuc vatGiao trinh sinh ly thuc vat
Giao trinh sinh ly thuc vat
 
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2
 
Chung cất
Chung cấtChung cất
Chung cất
 
Chuong 3(5)
Chuong 3(5)Chuong 3(5)
Chuong 3(5)
 
Giao trinh sinh_hoc_dai_cuong
Giao trinh sinh_hoc_dai_cuongGiao trinh sinh_hoc_dai_cuong
Giao trinh sinh_hoc_dai_cuong
 
Tiet 8 sản xuất enzym 1
Tiet 8 sản xuất enzym 1Tiet 8 sản xuất enzym 1
Tiet 8 sản xuất enzym 1
 
Saponin duoc lieu chua saponin
Saponin duoc lieu chua saponinSaponin duoc lieu chua saponin
Saponin duoc lieu chua saponin
 
Luận văn: Nghiên cứu sự thủy phân tinh bột bởi γ-amylase, HAY
Luận văn: Nghiên cứu sự thủy phân tinh bột bởi γ-amylase, HAYLuận văn: Nghiên cứu sự thủy phân tinh bột bởi γ-amylase, HAY
Luận văn: Nghiên cứu sự thủy phân tinh bột bởi γ-amylase, HAY
 
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cương
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cươngTổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cương
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cương
 
Công nghệ sản xuất mì chính
Công nghệ sản xuất mì chínhCông nghệ sản xuất mì chính
Công nghệ sản xuất mì chính
 
Chuong 1 tong quan enzyme
Chuong 1 tong quan enzymeChuong 1 tong quan enzyme
Chuong 1 tong quan enzyme
 
liên kết VB Valence bond
liên kết VB  Valence bond liên kết VB  Valence bond
liên kết VB Valence bond
 
Giáo trình công nghệ protein
Giáo trình công nghệ proteinGiáo trình công nghệ protein
Giáo trình công nghệ protein
 
Chuong6
Chuong6Chuong6
Chuong6
 
Hướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấp
Hướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấpHướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấp
Hướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấp
 
Phuong phap ket tua
Phuong phap ket tuaPhuong phap ket tua
Phuong phap ket tua
 
Mô Thực Vật
Mô Thực VậtMô Thực Vật
Mô Thực Vật
 
Công Nghệ enzyme- LIPASE - Lê Trí Kiểng
Công Nghệ enzyme- LIPASE - Lê Trí KiểngCông Nghệ enzyme- LIPASE - Lê Trí Kiểng
Công Nghệ enzyme- LIPASE - Lê Trí Kiểng
 
Bài giảng chương 3 xử lý mẫu
Bài giảng chương 3 xử lý mẫuBài giảng chương 3 xử lý mẫu
Bài giảng chương 3 xử lý mẫu
 

Andere mochten auch

Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vat
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vatChương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vat
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vat
doivaban93
 
Chuong 3. dinh duong khoang cay trong
Chuong 3. dinh duong khoang cay trongChuong 3. dinh duong khoang cay trong
Chuong 3. dinh duong khoang cay trong
doivaban93
 
Chuong 2 nuoc cua thuc vat
Chuong 2 nuoc cua thuc vatChuong 2 nuoc cua thuc vat
Chuong 2 nuoc cua thuc vat
doivaban93
 
Chương 5 quang hop
Chương 5 quang hopChương 5 quang hop
Chương 5 quang hop
doivaban93
 
Chương 8 tinh chong chiu cua thuc vat
Chương 8 tinh chong chiu cua thuc vatChương 8 tinh chong chiu cua thuc vat
Chương 8 tinh chong chiu cua thuc vat
doivaban93
 
Chương 6 ho hap cua thuc vat
Chương 6 ho hap cua thuc vatChương 6 ho hap cua thuc vat
Chương 6 ho hap cua thuc vat
doivaban93
 
Thực vật học
Thực vật họcThực vật học
Thực vật học
lovestory_s9
 
Sinh ly thuc vat cay cao su
Sinh ly thuc vat cay cao suSinh ly thuc vat cay cao su
Sinh ly thuc vat cay cao su
Máy Tính
 
[Sinh hoc11]bodetracnghiem chuong3
[Sinh hoc11]bodetracnghiem chuong3[Sinh hoc11]bodetracnghiem chuong3
[Sinh hoc11]bodetracnghiem chuong3
Duong Nguyen
 
Bai giang th_sinh_ly_dong_thuc_vat
Bai giang th_sinh_ly_dong_thuc_vatBai giang th_sinh_ly_dong_thuc_vat
Bai giang th_sinh_ly_dong_thuc_vat
nhocdibui
 
Vitamin a và carotenoid trong thực phẩm
Vitamin a và carotenoid trong thực phẩmVitamin a và carotenoid trong thực phẩm
Vitamin a và carotenoid trong thực phẩm
nguyenthanhtuyen765
 

Andere mochten auch (20)

Sinh lý học thực vật - Nguyễn Du Sanh
Sinh lý học thực vật - Nguyễn Du SanhSinh lý học thực vật - Nguyễn Du Sanh
Sinh lý học thực vật - Nguyễn Du Sanh
 
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vat
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vatChương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vat
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vat
 
Chuong 3. dinh duong khoang cay trong
Chuong 3. dinh duong khoang cay trongChuong 3. dinh duong khoang cay trong
Chuong 3. dinh duong khoang cay trong
 
Chuong 2 nuoc cua thuc vat
Chuong 2 nuoc cua thuc vatChuong 2 nuoc cua thuc vat
Chuong 2 nuoc cua thuc vat
 
Chương 5 quang hop
Chương 5 quang hopChương 5 quang hop
Chương 5 quang hop
 
Chương 8 tinh chong chiu cua thuc vat
Chương 8 tinh chong chiu cua thuc vatChương 8 tinh chong chiu cua thuc vat
Chương 8 tinh chong chiu cua thuc vat
 
Chương 6 ho hap cua thuc vat
Chương 6 ho hap cua thuc vatChương 6 ho hap cua thuc vat
Chương 6 ho hap cua thuc vat
 
Quang chu ki va hien tuong ra hoa
Quang chu ki va hien tuong ra hoa Quang chu ki va hien tuong ra hoa
Quang chu ki va hien tuong ra hoa
 
Chat dieu-hoa-sinh-truong-thuc-vat
Chat dieu-hoa-sinh-truong-thuc-vatChat dieu-hoa-sinh-truong-thuc-vat
Chat dieu-hoa-sinh-truong-thuc-vat
 
Bai giảng shpt
Bai giảng shptBai giảng shpt
Bai giảng shpt
 
Thực vật học
Thực vật họcThực vật học
Thực vật học
 
Sinh ly thuc vat cay cao su
Sinh ly thuc vat cay cao suSinh ly thuc vat cay cao su
Sinh ly thuc vat cay cao su
 
Raghu seminor
Raghu seminorRaghu seminor
Raghu seminor
 
As plant transport
As plant transportAs plant transport
As plant transport
 
[Sinh hoc11]bodetracnghiem chuong3
[Sinh hoc11]bodetracnghiem chuong3[Sinh hoc11]bodetracnghiem chuong3
[Sinh hoc11]bodetracnghiem chuong3
 
Cây tre
Cây tre Cây tre
Cây tre
 
Bai giang th_sinh_ly_dong_thuc_vat
Bai giang th_sinh_ly_dong_thuc_vatBai giang th_sinh_ly_dong_thuc_vat
Bai giang th_sinh_ly_dong_thuc_vat
 
Dan bai chi tiߦ+t slh thß+¦c vߦ¡t thߦºy sanh
Dan bai chi tiߦ+t slh thß+¦c vߦ¡t thߦºy sanhDan bai chi tiߦ+t slh thß+¦c vߦ¡t thߦºy sanh
Dan bai chi tiߦ+t slh thß+¦c vߦ¡t thߦºy sanh
 
Vitamin a và carotenoid trong thực phẩm
Vitamin a và carotenoid trong thực phẩmVitamin a và carotenoid trong thực phẩm
Vitamin a và carotenoid trong thực phẩm
 
Phan loai-thuc-vat
Phan loai-thuc-vatPhan loai-thuc-vat
Phan loai-thuc-vat
 

Ähnlich wie Chương 4 su van chuyen vat chat trong cay

Sinh học đại cương. Tập 2 Sinh học thực vật, sinh học động vật và hệ sinh thá...
Sinh học đại cương. Tập 2 Sinh học thực vật, sinh học động vật và hệ sinh thá...Sinh học đại cương. Tập 2 Sinh học thực vật, sinh học động vật và hệ sinh thá...
Sinh học đại cương. Tập 2 Sinh học thực vật, sinh học động vật và hệ sinh thá...
Man_Ebook
 
Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11.pdf
Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11.pdfTóm tắt lý thuyết Sinh học 11.pdf
Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11.pdf
Man_Ebook
 
3. công nghệ nuôi trồng nấm
3. công nghệ nuôi trồng nấm3. công nghệ nuôi trồng nấm
3. công nghệ nuôi trồng nấm
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Ähnlich wie Chương 4 su van chuyen vat chat trong cay (20)

Sinh học đại cương. Tập 2 Sinh học thực vật, sinh học động vật và hệ sinh thá...
Sinh học đại cương. Tập 2 Sinh học thực vật, sinh học động vật và hệ sinh thá...Sinh học đại cương. Tập 2 Sinh học thực vật, sinh học động vật và hệ sinh thá...
Sinh học đại cương. Tập 2 Sinh học thực vật, sinh học động vật và hệ sinh thá...
 
Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11.pdf
Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11.pdfTóm tắt lý thuyết Sinh học 11.pdf
Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11.pdf
 
Tong hop ly thuyet sinh 11 on thpt qg 2018 chuan
Tong hop ly thuyet sinh 11 on thpt qg 2018 chuanTong hop ly thuyet sinh 11 on thpt qg 2018 chuan
Tong hop ly thuyet sinh 11 on thpt qg 2018 chuan
 
Seminar bo may quang hop
Seminar bo may quang hopSeminar bo may quang hop
Seminar bo may quang hop
 
te bao va mo.ppt
te bao va mo.pptte bao va mo.ppt
te bao va mo.ppt
 
Giải phẫu
Giải phẫuGiải phẫu
Giải phẫu
 
Tai lieu thuc vat
Tai lieu thuc vatTai lieu thuc vat
Tai lieu thuc vat
 
Mo phoi
Mo phoiMo phoi
Mo phoi
 
Mophoi
MophoiMophoi
Mophoi
 
Sinh hoc
Sinh hocSinh hoc
Sinh hoc
 
Hệ tiết niệu
Hệ tiết niệuHệ tiết niệu
Hệ tiết niệu
 
Chuong7 sinh hoc_co_the_dong_vat_9986
Chuong7 sinh hoc_co_the_dong_vat_9986Chuong7 sinh hoc_co_the_dong_vat_9986
Chuong7 sinh hoc_co_the_dong_vat_9986
 
Khoa học tự nhiên tìm hiểu tế bào thực vật- Tổ 2.pptx
Khoa học tự nhiên tìm hiểu tế bào thực vật- Tổ 2.pptxKhoa học tự nhiên tìm hiểu tế bào thực vật- Tổ 2.pptx
Khoa học tự nhiên tìm hiểu tế bào thực vật- Tổ 2.pptx
 
Bai 1 su hap thu nuoc va muoi khoang o re
Bai 1 su hap thu nuoc va muoi khoang o reBai 1 su hap thu nuoc va muoi khoang o re
Bai 1 su hap thu nuoc va muoi khoang o re
 
Giáo trình mô học đh y huế
Giáo trình mô học đh y huếGiáo trình mô học đh y huế
Giáo trình mô học đh y huế
 
2. tế bào và mô thực vật
2. tế bào và mô thực vật2. tế bào và mô thực vật
2. tế bào và mô thực vật
 
Sự tăng trưởng thực vật cấp cao
Sự tăng trưởng thực vật cấp caoSự tăng trưởng thực vật cấp cao
Sự tăng trưởng thực vật cấp cao
 
Mô thực vật
Mô thực vậtMô thực vật
Mô thực vật
 
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUMÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
 
3. công nghệ nuôi trồng nấm
3. công nghệ nuôi trồng nấm3. công nghệ nuôi trồng nấm
3. công nghệ nuôi trồng nấm
 

Chương 4 su van chuyen vat chat trong cay

  • 1. CHƯƠNG 4. SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CÂY 1. Khái niệm chung 1.1. Các con đường vận chuyển vật chất trong cây Trong cây có 2 loại vật chất vận chuyển: các chất vô cơ (nước, các chất khoáng…) và các chất hữu cơ bao gồm các sản phẩm của quang hợp và các chất hữu cơ do quá trình trao đổi chất tạo ra. Trong cây các chất vô cơ và hữu cơ được vận chuyển theo 2 con đường: - Dòng thoát hơi nước đưa nước hòa tan các chất khoáng từ đất vào rễ rồi lên các bộ phận trên mặt đất và cuối cùng đến lá cây. Dòng vô cơ này được vận chuyển trong mạch gỗ (mạch xylem). - Dòng chất hữu cơ được vận chuyển từ cơ quan sản xuất (chủ yếu là lá) đến các cơ quan tiêu thụ và một bộ phận đáng kể được vận chuyển và tích lũy trong các cơ quan dự trữ. Dòng chất hữu cơ được vận chuyển trong hệ thống mạch libe (mạch floem). 1.2. Ý nghĩa của sự vận chuyển và phân bố vật chất trong cây - Sự vận chuyển vật chất trong cây như là mạch máu lưu thông trong cơ thể thực vật, bảo đảm mối liên hệ mật thiết giữa các cơ quan, các bộ phận trong cơ thể và đảm bảo khâu lưu thông phân phối vật chất trong cây. - Sự vận chuyển và phân bố vật chất trong cây có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành năng suất kinh tế của cây trồng, đặc biệt trong giai đoạn hình thành cơ quan sinh sản và cơ quan dự trữ. - Ngoài ra, sự hiểu biết về vận chuyển vật chất và phân bố các chất đồng hóa trong cây giúp ích cho việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý. Các thuốc phòng trừ sâu, nấm
  • 2. bệnh có thể vận chuyển trong xylem hoặc floem, đôi khi cả hai hệ thống. Với các thuốc chỉ vận chuyển trong xylem thì không thể phun qua lá mà nên tưới vào đất để cây hút lên. Với các loại thuốc chỉ được vận chuyển trong floem thì phải phun qua lá và chúng cùng với các sản phẩm quang hợp đi vào mạch floem để đến các bộ phận của cây, côn trùng chích hút hay ăn đều bị chết. Một số thuốc khác và thuốc trừ cỏ có thể vận chuyển trong cả xylem và floem thì phun lên lá hay bón vào đất đều có hiệu quả. 2. Dòng vận chuyển vật chất theo mạch gỗ 2.1. Cấu tạo mạch gỗ (mạch xylem) Gỗ là một mô phức tạp có chức năng chủ yếu là dẫn nhựa nguyên gồm nước và muối khoáng hòa tan do rễ hút từ dưới đất lên nhờ mạch gỗ vận chuyển từ rễ qua thân lên lá. Ngoài ra gỗ còn có chức năng nâng đỡ và dự trữ. Gỗ gồm 3 thành phần: quản bào và mạch gỗ, sợi gỗ và mô mềm gỗ. - Quản bào và mạch gỗ: là các yếu tố làm chức năng dẫn nhựa nguyên, cấu tạo bởi những tế bào dài, xếp nối tiếp nhau thành một hệ thống dẫn truyền đi từ rễ lên toàn bộ cây. Nếu giữa các tế bào này có vách ngăn ngang thì được gọi là quản bào hay mạch ngăn, giữa các tế bào mà vách ngăn không còn thì gọi là mạch gỗ hay mạch thông. + Quản bào là các tế bào hình thoi, chết, nhọn 2 đầu, xếp nối tiếp nhau. Nhựa nguyên được chuyển từ tế bào này sang tế bào khác qua các vách ngang không hóa gỗ. Có các loại quản bào như quản bào vòng, quản bào xoắn, quản bào thang và quản bào điểm (quản bào núm). (Quản bào nguyên thủy hơn mạch và xuất hiện trước mạch). + Mạch gỗ: là yếu tố dẫn truyền chủ yếu của các cây hạt kín, chúng gồm các tế bào xếp nối tiếp nhau thành dãy dọc trong cây. Đó là các tế bào chết, các vách ngăn ngang đã có sự thủng lỗ tạo thành những ống thông gọi là thành phần mạch. Vách bên dày và hóa gỗ theo nhiều kiểu khác nhau, bên trong không có chất tế bào. Do có sự thủng lỗ mà nhựa nguyên lưu thông
  • 3. được dễ dàng, sự thủng lỗ của vách ngăn ngang là một dấu hiệu chuyên hóa cao và mạch tiến hóa hơn so với quản bào. Các kiểu thủng lỗ của mạch gỗ: ++ Thủng lỗ kép: Là bản thủng lỗ gồm nhiều lỗ nhỏ riêng biệt (đây là di tích còn lại của vách ngăn ngang giữa các tế bào), thủng lỗ kép có các dạng sau: +++ Thủng lỗ hình mạng: Vách ngăn ngang có nhiều lỗ nhỏ xếp không theo một trật tự nhất định. +++ Thủng lỗ hình thang: Lỗ thủng hẹp, dài, xếp song song với nhau +++ Thủng lỗ rây: Có nhiều lỗ thủng tròn, thường gặp ở một số cây hạt trần như dây gắm, ma hoàng. ++ Thủng lỗ đơn: Đây là kiểu chuyên hóa nhất, phổ biến ở các cây hạt kín. Bản thủng lỗ chỉ có một lỗ thủng duy nhất, to và rộng. - Sợi gỗ: Sợi gỗ gồm những tế bào chết, có vách hoá gỗ rất dày, có chức năng nâng đỡ. Số lượng sợi càng nhiều, vách sợi càng dày thì sức chịu đựng của sợi càng cao, gỗ càng tốt. Sợi gỗ chỉ có ở thực vật hạt kín. - Mô mềm gỗ: Mô mềm gỗ gồm các tế bào sống, có vách hóa gỗ hoặc vẫn bằng xenluloza, có khả tích lũy chất hữu cơ, tinh dầu…mô mềm gỗ làm chức năng dự trữ. 2.2. Thành phần của dịch mạch gỗ Chủ yếu là nước, các ion khoáng; ngoài ra còn có hợp chất hữu cơ (axit amin, vitamin…).
  • 4. 2.3. Chu trình các chất khoáng trong cây Các chất đi theo dòng mạch gỗ từ rễ qua thân lên lá, sau đó di chuyển đến các tế bào vỏ rồi đến khí khổng ra ngoài. Cơ chế vận chuyển theo mạch gỗ Cơ chế vận chuyển theo hướng đi lên vừa có tính thụ động vừa có tính chủ động.
  • 5. 2.4. Động lực đẩy dòng mạch gỗ Nước và các ion khoáng được vận chuyển trong mạch gỗ nhờ các động lực: áp suất rễ tạo ra sức đẩy nước từ dưới đi lên, lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ tạo nên dòng vận chuyển liên tục từ rễ đến lá. 3. Dòng vận chuyển theo mạch libe (floem) 3.1. Cấu tạo của libe Libe có chức năng dẫn nhựa luyện. Nhựa luyện là sản phẩm hữu cơ đã được tổng hợp ở lá, nhờ mạch libe nó được chuyển tới các bộ phận khác của cây. Libe bao gồm các yếu tố sau: mạch rây, tế bào kèm, mô mềm libe và sợi libe. - Mạch rây: được cấu tạo bởi các tế bào sống chuyên hóa cao có cấu tạo rất đơn giản, không có chất nguyên sinh, không nhân, không ti thể và ít các cơ quan khác gọi là các tế bào rây. Vách tế bào rây mỏng bằng xenluloza, trên vách có vùng thủng lỗ đặc biệt gọi là vùng rây, nhiều vùng hợp lại trên vách gọi là phiến rây…. - Tế bào kèm: là những tế bào sống, dài, có nhân, vách tế bào mỏng bằng xenluloza. - Mô mềm libe: gồm những tế bào sống có vách mỏng bằng xenluloza, có chức năng tích lũy tinh bột, dầu và các sản phẩm khác. - Sợi libe: gồm các tế bào hình thoi dài, vách dày hóa gỗ hoặc không hóa gỗ, có chức năng nâng đỡ. 3.2. Thành phần của dịch libe Khi phân tích hóa học dịch nhựa cây, ta thu được các dẫn liệu sau:
  • 6. - Gluxit: Có khoảng 90% các chất tham gia vận chuyển là gluxit, trong đó đường sacarozơ chiếm đến 95-98% tổng số đường vận chuyển. Ngoài ra còn có một lượng nhỏ đường glucozơ và fructozơ. - Các chất hữu cơ khác: Ngoài gluxit là thành phần chính còn có một số chất khác cũng tham gia vào vận chuyển như một số axit amin (a.glutaric, a.asparagic), một số axit hữu cơ (a. xitric, a.α-cetoglutaric), các nguyên tố khoáng (P, K, Mg, Ca, Na, Fe, Zn, Mn, Mo…), một số protein, a.nucleic, các vitamin, enzym… 3.3. Dòng dẫn chất đồng hóa từ lục lạp 3.3.1. Sự vận chuyển giữa các tế bào nhu mô Các chất đồng hóa từ tế bào quang hợp trước khi đi vào mạch libe phải đi qua một số lớp tế bào nhu mô lá. Sự vận chuyển các chất hữu cơ trong tế bào này được thực hiện theo phương thức symplas (qua hệ thống chất nguyên sinh) và apoplas (qua các khoảng gian bào) tương tự như sự vận chuyển các ion khoáng trong tế bào chất. Sự vận chuyển các chất đồng hóa qua các tế bào nhu mô rất cần năng lượng của quá trình trao đổi chất cung cấp. Tuổi của lá và của các tế bào nhu mô lá cũng ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển, tốc độ vận chuyển giảm dần theo tuổi của lá, lá càng già tốc độ vận chuyển càng chậm; ngoài ra tốc độ này còn phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng sử dụng của các mô lân cận. 3.3.2. Sự vận chuyển theo mô libe Các tế bào nhu mô libe cũng là một trong những thành viên của hệ thống dẫn, nằm cạnh tế bào kèm và liên hệ với tế bào kèm bằng các sợi liên bào. Nhu mô libe là nơi chuyển tiếp các chất đồng hóa trước khi đi vào mạch dẫn. Sacarozơ được vận chuyển chủ động vào floem và nước đi theo nhờ thẩm thấu. Nước và sacarozơ đi qua các tế bào mạch rây đến tận rễ, đến rễ sacarozơ được chuyển chủ động ra khỏi tế bào ống rây vào rễ.
  • 7. Sự vận chuyển sacarozơ và các hidratcacbon khác thông qua ống rây là không dùng năng lượng, tuy nhiên khâu tải các chất này vào tế bào ống rây và ra khỏi tế bào ống rây đều dùng năng lượng. 3.4. Cơ chế vận chuyển theo libe Cơ chế vận chuyển theo hướng đi xuống nhờ cơ chế chủ động, đồng thời ít nhiều cũng mang tính thụ động 3.5. Động lực đẩy dòng mạch rây: Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ). * Phân biệt những điểm khác nhau giữa dòng mạch gỗ và dòng mạch rây Mạch gỗ Mạch libe (mạch rây) Cấu tạo - Là những tế bào chết - Thành tế bào chứa lignin - Các tế bào nối vơi nhau thành những ống dài từ rễ đến lá - Là những tế bào sống gồm ống rây và tế bào kèm - Các ống rây nối đầu với nhau thành những ống dài đi từ lá xuỗng rễ Thành phần dịch Nước, muối khoáng và các chất được tổng hợp ở rễ Là các sản phẩm được đồng hóa ở lá: Sacarozơ, axit amin…; một số ion khoáng được sử dụng lại Động lực Là sự phối hợp của 3 lực: - Áp suất rễ - Lực hút do thoát hơi nước ở lá - Lực liên kết giữa các phân tử Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ)
  • 8. nước với nhau và với vách tế bào mạch gỗ Hình 4.2. Sự lưu thông giữa mạch gỗ và mạch gây