SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 114
Luận văn tốt nghiệp                               Tổng Công ty Viglacera

                               Lời nói đầu

       Trong xu thế hợp tác và hội nhập không ngừng của nền kinh tế các nước
trong khu vực và trên thế giới hiện nay, Việt Nam đang phấn đấu để có thể đứng
vững và phát triển khi hiệp định mậu dịch tự do ASEAN có hiệu lực.
       Cùng với sự phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị
trường, hội nhập thương mại đang được hầu hết các quốc gia trên thế giới đón
nhận như một cơ hội phát triển kinh tế một cách có hiệu quả nhất và nhanh
chóng nhất, đồng thời còn không ít những thách thức khó khăn cần phải vượt
qua.
       Hoà chung nỗ lực phấn đấu của cả nước, Viglacera cũng cố gắng có
những hoạt động thương mại quốc tế để từng bước mở rộng thị trường xuất
khẩu, tăng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và dần xây dựng uy tín thương
hiệu Viglacera nói riêng và thương hiệu các sản phẩm Việt Nam nói chung trên
thị trường thế giới. Trong bối cảnh hiện nay một nhà sản xuất lớn như Tổng
công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng, việc tìm kiếm và xúc tiến các biện pháp đẩy
mạnh công tác xuất khẩu là một việc làm hết sức cần thiết và nếu được thực
hiện tốt sẽ đem lại lợi ích thiết thực đối với Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây
dựng.
       Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng là đơn vị sản xuất kinh doanh các
phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng hàng đầu ở Việt Nam. Đây là một doanh nghiệp
nhà nước không những có quy mô rộng khắp trong và ngoài nước mà còn là đơn
vị chủ lực làm đầu mối xuất khẩu các mặt hàng thuỷ tinh và gốm xây dựng. Tổng
công ty rất quan tâm đến công tác xuất khẩu, coi đây là một trong những hoạt
động chủ đạo liên quan chặt chẽ đến sự thành công của Tổng công ty.
       Vì những lý do trên tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài:
       "Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Tổng công ty thuỷ tinh
và gốm xây dựng"

http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com          Trang   1
Luận văn tốt nghiệp                              Tổng Công ty Viglacera

    Đây là một đề tài với phạm vi nghiên cứu rộng về các mặt của hoạt động
xuất khẩu như thị trường xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu,
hiệu quả xuất khẩu…của Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng trong giai
đoạn (1999-2002).
    Mục đích chủ yếu của đề tài là nhằm phân tích, đánh giá thực trạng hoạt
động xuất khẩu của Viglacera. Từ đó tổng kết đánh giá những mặt thành công
và những mặt còn tồn tại cần khắc phục trong hoạt động xuất khẩu. Đồng thời
nêu lên một vài giải pháp, đề xuất kiến nghị nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu của Viglacera.
    Nội dung đề tài gồm 3 chương:
    Chương I:       Cơ sơ lý luận chung về hoạt động xuất khẩu.
    Chương II:      Thực trạng kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty thuỷ tinh
                    và gốm xây dựng.
    Chương III: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
                    của Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng
    Sau đây là nội dung cụ thể của từng chương




http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com        Trang   2
Luận văn tốt nghiệp                               Tổng Công ty Viglacera

                      CHƯƠNG I
     CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

I.   HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ TRÒ CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ
     QUỐC DÂN

1.   Khái niệm
1.1. Xuất khẩu
     Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia với
phần còn lại của thế giới dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ thị trường
nhằm mục đích khai thác lợi thế của quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
     Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương, đã
xuất hiện từ rất lâu đời và ngày càng phát triển. Tuy hình thức đầu tiên chỉ là
hàng đổi hàng, song ngày nay hình thức xuất khẩu đã được thể hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau.
     Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế,
từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị,
công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm đem lại lợi
ích cho quốc gia.
     Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi phạm vi rộng cả về không gian lẫn
thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và cũng có thể diễn ra trong
kéo dài hàng năm. Đồng thời nó có thể được tiến hành trên phạm vi toàn lãnh
thổ một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.

1.2. Thúc đẩy xuất khẩu
     Là các biện pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động bán hàng hoá và dịch vụ
cho các quốc gia khác trên thế giới và thu ngoại tệ hoặc trao đổi ngang giá.
     Ngày nay các quốc gia trên thế giới dù là nước siêu cường hay nước đang
phát triển như Việt Nam thì việc thúc đẩy xuất khẩu vẫn là việc làm cần thiết.
Bởi một lý do hết sức đơn giản là thúc đẩy xuất khẩu đi đôi với tăng tổng sản
phẩm kinh tế quốc dân , tăng tiềm lực kinh tế, quân sự...
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com           Trang      3
Luận văn tốt nghiệp                               Tổng Công ty Viglacera

     Bởi vì thế hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động thúc đẩy xuất khẩu
nói riêng là một việc làm hết sức có ý nghĩa trước mắt và lâu dài.

1.3. Mục tiêu của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu
     Hoạt động xuất khẩu đem lại nhiều bước tiến quan trọng trong việc phát
triển nền kinh tế của một quốc gia. Hoạt đông thúc đẩy xuất khẩu vì thế rất quan
trọng.Và mục tiêu của xuất khẩu là:
    Qua công tác xuất khẩu hàng hoá đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn và
      quan trọng cho đất nước đặc biệt có ý nghĩa quan trọng cho một quốc gia
      đang phát triển như nước ta. Thúc đẩy xuất khẩu góp phần đáng kể vào
      việc làm cân bằng cán cân ngoại thương và cán cân thanh toán, tăng mức
      dự trữ hối đoái, tăng cường khả năng nhập khẩu máy móc thiết bị, hiện
      đại hoá hàng công nghiệp xuất khẩu trên thế giới.
    Thúc đẩy xuất khẩu cho chúng ta phát huy được lợi thế so sánh của mình,
      sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên phong phú có sẵn và nguồn lao
      động, đem lại lợi nhuận cao. Việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên
      khi đưa chúng vào phân công lao động xã hội cho phép giảm bớt lãng phí
      do xuất khẩu nguyên liệu thô và bán sản phẩm.
    Cùng với việc thúc đẩy xuất khẩu thì tất yếu dẫn đến nền kinh tế phát
      triển mạnh tronh lĩnh vục chế tạo và sản xuất hàng xuất khẩu. Điều này
      dẫn đến việc thu hút được lực lượng lao động tham gia vào hoạt động sản
      xuất và giảm nhẹ cho xã hội. Mặt khác, do yêu cầu khắt khe của việc làm
      hàng xuất khẩu để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường quốc tế, chất
      lượng mẫu mã chủng loại hình thức của hàng hoá, do vậy mà tay nghề
      người lao động không ngừng được nâng cao tạo ra một đội ngũ lành nghề
      cho đất nước và sự chuyển biến về chất cho từng công dân.
    Xuất khẩu hàng hoá là phải xuất đi từ các sản phẩm phù hợp với yêu cầu
      của thị trường quốc tế. Chính vì vậy, buộc các doanh nghiệp tham gia vào
      làm hàng xuất khẩu phải có tính chủ động trong kinh doanh, liên kết tìm

http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com            Trang   4
Luận văn tốt nghiệp                                  Tổng Công ty Viglacera

       bạn hàng, tạo được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào để đầu tư trang
       thiết bị hiện đại để xuất khẩu được hàng hoá.
      Thúc đẩy xuất khẩu tạo ra vai trò quyết định trong việc tăng cường hợp
       tác phân công và chuyên môn hoá quốc tế, đưa nền kinh tế của mình hoà
       nhập vào nền kinh tế thế giơí.

2.    Vai trò của hoạt động xuất khẩu
2.1. Đối với nền kinh tế thế giới
      Xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động
đầu tiên trong hoạt động thương mại quốc tế, xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia cũng như toàn thế giới.
      Do những lý do khác nhau nên mỗi quốc gia đều có thế mạnh về lĩnh vực
này nhưng lại yếu ở lĩnh vực khác. Để có thể khai thác được lợi thế, giảm bất
lợi, tạo ra sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, các quốc gia phát
triển phải tiến hành trao đổi với nhau, mua những sản phẩm mà mình sản xuất
khó khăn, bán những sản phẩm mà việc sản xuất nó là có lợi thế . Tuy nhiên
hoạt đông xuất khẩu nhất thiết phải được diễn ra giữa những nước có lợi thế về
lĩnh vực này hay lĩnh vực khác. Một quốc gia thua thiệt về tất cả các lĩnh vực tài
nguyên thiên nhiên, nhân công tiềm năng kinh tế... thông qua hoạt động xuất
khẩu cũng có điều kiện phát triển kinh tế nội địa.
      Nói một cách khác, một quốc gia dù trong tình huống bất lợi vẫn tìm ra
điểm có lợi để khai thác. Bằng việc khai thác các lợi thế này, các quốc gia tập
trung vào sản xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế tương đối và nhập khẩu các mặt
hàng không có lợi thế tương đối. Sự chuyên môn hoá trong sản xuất này đã làm
cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế tương đối cuả mình một cách tốt nhất để
tiết kiệm nguồn nhân lực như vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên... trong quá
trình sản xuất hàng hoá. Và vì vậy trên quy mô toàn thế giới thì tổng sản phẩm
cũng sẽ được gia tăng



http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com             Trang       5
Luận văn tốt nghiệp                              Tổng Công ty Viglacera

2.2. Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia
     Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới. Xuất khẩu là một trong những nhân tố cơ
bản để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia:
     *Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp
hoá hiện đại hoá đất nước
     Trong thương mại quốc tế xuất khẩu không chỉ để thu ngoại tệ về mà còn là
với mục đích bảo đảm cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá dịch vụ khác nhằm thoả
mãn nhu cầu tiêu dùng, tăng trưởng nền kinh tế và tiến tới xuất siêu, tích luỹ
ngoại tệ.
     Xuất khẩu với nhập khẩu trong thương mại quốc tế vừa là tiền đề của nhau,
xuất khẩu để nhập khẩu và nhập khẩu để phát triển xuất khẩu. Đặc biệt ở các
nước kém phát triển , một trong những vật cản chính đối với sự phát triển kinh
tế là thiếu tiềm lực về vốn. Vì vậy nguồn huy động cho nước ngoài được coi là
nguồn chủ yếu cho quá trình phát triển. Nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ
nước ngoài chỉ tăng lên khi các chủ đầu tư hoặc người cho vay thấy được khả
năng xuất khẩu của quốc gia đó. Vì đây là nguồn bảo đảm chính cho nước đó có
thể trả nợ được.
     Thực tiễn cho thấy, mỗi một nước đặc biệt là các quốc gia đang phát triển
có thể sử dụng các nguồn vốn huy động chính như:
     -Đầu tư nước ngoài
     -Vay nợ viện trợ
     -Thu từ nguồn xuất khẩu
     Tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài thì không ai có thể phủ
nhận đuợc, song việc huy động nguồn vốn này không phải là một điều dễ dàng.
Sử dụng nguồn vốn này thì các nước đi vay phải chịu mất một số thiệt thòi nhất
định và dù bằng cách này hay cách khác thì cũng phải hoàn lại vốn cho nước
ngoài. Điều này vô cùng khó khăn bởi đang thiếu vốn lại càng thiếu vốn hơn
     *Hoạt động xuất khẩu phát huy được các lợi thế của đất nước
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com        Trang       6
Luận văn tốt nghiệp                                Tổng Công ty Viglacera

     Để xuất khẩu được các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải lựa chọn
các mặt hàng có tổng chi phí nhỏ hơn giá trị trung bình trên thị trường thế giới.
Họ sẽ phải dựa vào những ngành hàng , những mặt hàng có lợi thế của đất nước
cả về tương đối và tuyệt đối. Hoạt động xuất khẩu thúc đẩy khai thác có hiệu
quả hơn vì khi xuất khẩu các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có ngoại tệ để nhập
máy móc, thiết bị tiên tiến đưa năng xuất lao động lên cao.
     *Hoạt động xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu sản xuất định
hướng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
     Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã
đang và sẽ thay đổi mạnh mẽ. Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu
với sản xuất và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế
    Coi thị trường là mục tiêu để tổ chức sản xuất và xuất khẩu, quan điểm này
      tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
     Cụ thể là
     - Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển
     - Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định
sản xuất, tạo ra lợi thế nhờ quy mô.
     - Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào
cho sản xuất mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia.
     - Xuất khẩu là một phương diện quan trọng để tạo vốn và thu hút công
nghệ từ các nước phát triển nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nội địa, tạo năng lực
cho sản xuất mới.
     - Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả
sản xuất của từng quốc gia. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì phân
công lao động ngày càng sâu sắc. Ngày nay, nhiều sản phẩm mà việc chế tạo
từng bộ phận được thực hiện ở các quốc gia khác nhau. Để hoàn thiện được
những sản phẩm này, người ta phải tiến hành xuất khẩu linh kiện từ nước này
sang nước khác để lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Như vậy, mỗi nước họ có thể
tập trung vào sản xuất một vài sản phẩm mà họ có lợi thế, sau đó tiến hành trao
đổi lấy hàng hoá mà mình cần.
http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com                 Trang      7
Luận văn tốt nghiệp                              Tổng Công ty Viglacera

    Cách nhìn nhận khác cho rằng: chỉ xuất khẩu những hàng hoá thừa trong
      tiêu dùng nội địa, khi nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển sản xuất
      về cơ bản chưa đủ tiêu dùng. Nên chỉ chủ động chờ sự thừa ra của sản
      xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong một phạm vi hẹp và tăng trưởng chậm,
      do đó các ngành sản xuất không có cơ hội phát triển.
     *Xuất khẩu có tác động tích cực đối với việc giải quyết công ăn việc làm,
cải thiện đời sống nhân dân
     Về ngắn hạn, để tập trung phát triển các ngành hàng xuất khẩu thì cần phải
thêm lao động, cần để xuất khẩu có hiệu quả thì cần tận dụng lợi thế lao động
nhiều, giá rẻ ở nước ta. Xuất khẩu tạo ra nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.Tác động của xuất ảnh hưởng rất nhiều
đến các lĩnh vực của cuộc sống như tạo ra công việc ổn định, tăng thu nhập...
     Như vậy có thể nói xuất khẩu tạo ra động lực cần thiết cho việc giải quyết
những vấn đề thiết yếu của nền kinh tế. Điều này nói lên tính khách quan của
tăng cường xuất khẩu trong quá trình phát triển kinh tế.

2.3. Đối với doanh nghiệp
      Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia
        vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng.
        Những yếu tố đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu phù
        hợp với thị trường.
      Sản xuất hàng hoá đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và
        hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh. Đồng thời có ngoại tệ để đầu tư
        lại quá trình sản xuất không những cả về chiều rộng mà cả về chiều sâu.
      Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều việc
        làm, tạo thu nhập ổn định , tạo ra nhiều ngoại tệ để nhập khẩu vật khẩu
        tiêu dùng, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, vừa thu
        hút được lợi nhuận.
      Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ
        buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở lợi ích của
        hai bên.
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com         Trang     8
Luận văn tốt nghiệp                                Tổng Công ty Viglacera

     Như vậy đứng trên bất kỳ góc độ nào ta cũng thấy sự thúc đẩy xuất khẩu là
rất quan trọng. Vì vậy thúc đẩy xuất khẩu là cần thiết và mang tính thực tiễn cao.

3.   Các hình thức xuất khẩu chủ yếu

3.1. Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là một hình thức xuất khẩu mà trong đó các nhà sản xuất,
công ty xí nghiệp và các nhà xuất khẩu, trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán trao
đổi hàng hoá với các đối tác nước ngoài.
     Hình thức này không qua một tổ chức trung gian nào, có thể trực tiếp gặp
nhau cùng bàn bạc thảo luận để đưa đến một hợp động hoặc không cần gặp nhau
trực tiếp mà thông qua thư chào hàng, thư điện tử , fax, điện thoại... cũng có thể
tạo thành một hợp đồng mua bán kinh doanh thương mại quốc tế được ký kết.
     *Ưu điểm của giao dịch trực tiếp
     Thông qua thảo luận trực tiếp dễ dàng dẫn đến thống nhất và ít xảy ra
những hiểu lầm đáng tiếc
     Giảm được chi phí trung gian, nhiều khi chi phí này rất lớn, phải chia sẻ lợi
nhuận.
     Giao dịch trực tiếp sẽ có điều kiện xâm nhập thị trường, kịp thời tiếp thu ý
kiến của khách hàng, khắc phục thiếu sót.
     Chủ động trong việc chuẩn bị nguồn hàng, phương tiện vận tải để thực hiện
hoạt động xuất khẩu và kịp thời điều chỉnh thị trường tiêu thụ, nhất là trong điều
kiện thị trường nhiều biến động.
     *Hạn chế khó khăn của hoạt động xuất khẩu trực tiếp.
     Đối với thị trường mới chưa từng giao dịch thường gặp nhiều bỡ ngỡ, dễ
gặp sai lầm, bị ép giá trong mua bán.
     Đòi hỏi cán bộ công nhân viên làm công tác kinh doanh xuất khẩu phải có
năng lực hiểu biết về nghiệp vụ ngoại thương, ngoại ngữ, văn hoá của thị trường
nước ngoài, phải có nhiều thời gian tích luỹ.


http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com            Trang      9
Luận văn tốt nghiệp                                 Tổng Công ty Viglacera

     Khối lượng mặt hàng giao dịch phải lớn mới có thể bù đắp được các chi phí
trong giao dịch như: giấy tờ, đi lại, nghiên cứu thị trường….

3.2. Xuất khẩu gián tiếp (uỷ thác)
     Là một hình thức dịch vụ thương mại, theo đó doanh nghiệp ngoại thương
đứng ra với vai trò trung gian thực hiện xuất khẩu hàng hoá cho các đơn vị uỷ
thác . Xuất khẩu uỷ thác gồm 3 bên, bên uỷ thác xuất khẩu, bên nhận uỷ thác
xuất khẩu và bên nhập khẩu. Bên uỷ thác không được quyền thực hiện các điều
kiện về giao dịch mua bán hàng hoá, giá cả, phương thức thanh toán.... mà phải
thông qua bên thứ 3 - người nhận uỷ thác.
     Xuất khẩu uỷ thác được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không được
phép kinh doanh xuất khẩu trực tiếp hoặc không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp,
uỷ thác cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu làm đơn vị xuất khẩu hàng hoá
cho mình, bên nhận uỷ thác được nhận một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác.
     *Ưu điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp
   Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tìm nguồn đầu ra cho sản phẩm của
mình.
   Giúp cho hàng hoá của doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập vào một thị trường
mới mà mình chưa biết, tránh được rủi ro khi mình kinh doanh trên thị trường đó.
   Tận dụng sự am tường hiểu biết của bên nhận uỷ thác trong nghiệp vụ kinh
doanh xuất khẩu từ khâu đóng gói, vận chuyển, thuê tàu mua bảo hiểm… sẽ giúp
doanh nghiệp tiết kiệm được tiền của, thời gian đầu tư cho việc thực hiện xuất
khẩu.
     *Nhược điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp
   Mất mối liên hệ trực tiếp của doanh nghiệp với thị trường (khách hàng).
   Phải chia sẻ lợi nhuận
   Nhiều khi đầu ra phụ thuộc vào phía uỷ thác trung gian làm ảnh hưởng đến
sản xuất.



http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com             Trang     10
Luận văn tốt nghiệp                               Tổng Công ty Viglacera

3.3. Xuất khẩu gia công uỷ thác
     Đây là hình thức kinh doanh mà trong đó có một đơn vị đứng ra nhập
nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho xí nghiệp gia công, sau đó thu hồi sản
phẩm để xuất khẩu cho nước ngoài. Đơn vị này được hưởng phí uỷ thác theo
thoả thuận với các xí nghiệp sản xuất.

3.4. Buôn bán đối lưu (xuất khẩu hàng đổi hàng)
     Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp
chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua. Khối lượng hàng
hoá được trao đổi có giá trị tương đương. Ở đây mục đích của xuất khẩu không
phải thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một khối lượng hàng hoá với
giá trị tương đương. Tuy tiền tệ không được thanh toán trực tiếp nhưng nó được
làm vật ngang giá chung cho giao dịch này.
     Lợi ích của buôn bán đối lưu là nhằm mục đích tránh được các rủi ro về sự
biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối .
     Đồng thời có lời khi các bên không đủ ngoại tệ thanh toán cho lô hàng
nhập khẩu của mình. Thêm vào đó, đối với một quốc gia buôn bán đối lưu có thể
làm cân bằng hạn mục thường xuyên trong cán cân thanh toán quốc tế.

3.5. Xuất khẩu theo nghị định thư
     Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu theo chỉ tiêu của nhà nước
giao cho để tiến hành xuất một hoặc một số mặt hàng nhất định cho chính phủ
nước ngoài trên cơ sở nghị định thư đã ký giữa hai Chính phủ.

3.6. Xuất khẩu tại chỗ
     Đây là hình thức kinh doanh xuất khẩu mới đang có xu hướng phát triển và
phổ biến rộng rãi do ưu điểm của nó đem lại. Đặc điểm của loại hàng xuất này là
hàng hoá không cần phải vượt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn có thể
đàm phán trực tiếp với người mua mà chính người mua lại đến với nhà xuất
khẩu. Mặt khác, doanh nghiệp tránh được một số thủ tục rắc rối của hải quan,


http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com       Trang     11
Luận văn tốt nghiệp                              Tổng Công ty Viglacera

không phải thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hoá. Do đó, giảm
được một lượng chi phí khá lớn.
     Hình thức xuất khẩu tại chỗ đang được các quốc gia, đặc biệt là các quốc
gia có thế mạnh về du lịch và có nhiều đơn vị kinh doanh, các tổ chức nước
ngoài đóng tại quốc gia đó khai thác tối đa và đã thu được những kết quả to lớn,
không thua kém so với xuất khẩu trực tiếp qua biên giới quốc gia, đồng thời có
cơ hội thu hồi vốn nhanh và lợi nhuận cao.

3.7. Gia công quốc tế
     Gia công quốc tế là một hình thức kinh doanh, trong đó một bên nhập
nguồn nguyên liệu, bán thành phẩm (bên nhập gia công) của bên khác (bên đặt
gia công) để chế biến thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và qua đó thu
được phí gia công.
     Đây cũng là một hình thức xuất khẩu đang được phát triển mạnh mẽ và
được nhiều quốc gia trong đó đặc biệt là quốc gia có nguồn lao động dồi dào, tài
nguyên phong phú áp dụng rộng rãi vì thông qua hình thức gia công, ngoài việc
tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, họ còn có điều kiện đổi mới và cải
tiến máy móc kỹ thuật công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Đối với
bên đặt gia công, họ được lợi nhuận từ chỗ lợi dụng được giá nhân công và
nguyên phụ liệu tương đối rẻ của nước nhận gia công.
     Hình thức xuất khẩu này chủ yếu được áp dụng trong các ngành sản xuất sử
dụng nhiều lao động và nguyên vật liệu như dệt may, giầy da…

3.8. Tái xuất khẩu
     Tái xuất là sự tiếp tục xuất khẩu ra nước ngoài những mặt hàng trước đây
đã nhập khẩu với điều kiện hàng hoá phải nguyên dạng như lúc đầu nhập khẩu.
     Hình thức này được áp dụng khi một doanh nghiệp không sản xuất được
hay sản xuất được nhưng với khối lượng ít, không đủ để xuất khẩu nên phải
nhập vào để sau đó tái xuất.



http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com          Trang     12
Luận văn tốt nghiệp                              Tổng Công ty Viglacera

     Hoạt động giao dịch tái xuất bao gồm hai hoạt động xuất khẩu và nhập
khẩu với mục đích thu về một khoản ngoại tệ lớn hơn lúc ban đầu bỏ ra. Các bên
tham gia gồm có: nước xuất khẩu, nước tái xuất khẩu và nước nhập khẩu.
     Tạm nhập tái xuất có thể thực hiện theo hai hình thức sau:
     *Tái xuất theo đúng nghĩa của nó: Trong đó hàng hoá đi từ nước xuất
khẩu tới nước tái xuất khẩu rồi lại được xuất khẩu từ nước tái xuất tới nước nhập
khẩu. Ngược chiều với sự vận động của hàng hoá là sự vận động của tiền tệ.
nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền về từ nước nhập khẩu.
     *Chuyển khẩu : Được hiểu là việc mua hàng hoá của một nước (nước xuất
khẩu) để bán hàng hoá cho một nước khác (nước nhập khẩu) mà không làm thủ
tục nhập khẩu vào nước tái xuất. Nước tái xuất trả tiền cho nước cho nước xuất
khẩu và thu tiền về từ nước nhập khẩu.
     Ưu điểm của hình thức này là tạo ra một thị trường rộng lớn, quay vòng
vốn và đáp ứng nhu cầu bằng những hàng hoá mà trong nước không thể đáp ứng
được, tạo ra thu nhập.
     Nhược điểm của hình thức này là các doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều
nước xuất khẩu về gía cả, thời gian giao hàng. Ngoài ra nó còn đòi hỏi người
làm công tác xuất khẩu phải giỏi về nghiệp vụ kinh doanh tái xuất, phải nhậy
bén với tình hình thị trường và giá cả thế giới, sự chính xác chặt chẽ trong các
hợp đồng mua bán.

3.9. Giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá
     Sở giao dịch hàng hoá là một thị trường đặc biệt, tại đó thông qua những
người môi giới do sở giao dịch chỉ định, người ta mua bán hàng hoá với khối
lượng lớn, có tính chất đồng loại và có phẩm chất có thể thay đổi được với nhau.
     Sở giao dịch hàng hoá thể hiện tập trung của quan hệ cung cầu về một mặt
hàng giao dịch trong một khu vực ở một thời điểm nhất định. Do đó giá cả công
bố tại sở giao dịch có thể xem như một tài liệu tham khảo trong việc xác định
giá quốc tế

http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com          Trang      13
Luận văn tốt nghiệp                                   Tổng Công ty Viglacera

II .     NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

1.      Nghiên cứu thị trường, sản phẩm xuất khẩu
1.1. Nghiên cứu thị trường
        Nghiên cứu thị trường là một việc làm cần thiết đầu tiên đối với bất kỳ một
công ty nào khi tham gia vào thị trường thế giới. Nghiên cứu thị trường tạo khả
năng cho các nhà kinh doanh thấy được quy luật vận động của từng loại hàng
hoá cụ thể thông qua sự biến đổi nhu cầu, nguồn vốn cung cấp và giá cả hàng
hoá đó trên thị trường giúp họ giải quyết được vấn đề của thực tiễn kinh
doanh .
        Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin số liệu về thị trường,
so sánh, phân tích những thông tin số liệu đó để rút ra kết luận về xu hướng vận
động của thị trường. Những kết luận này giúp cho nhà quản lý đưa ra được
những nhận định đúng đắn để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch marketing. Nội
dung chính của nghiên cứu thị trường là xem xét thị trường và khả năng thâm
nhập và mở rộng thị trường.
        *Các bước của nghiên cứu thị trường
        Nghiên cứu khái quát: Nghiên cứu khái quát thị trường cung cấp những
          thông tin về quy mô cơ cấu, sự vận động của thị trường, các yếu tố ảnh
          hưởng đến thị trường như môi trường kinh doanh, môi trường chính trị-
          luật pháp…
        Nghiên cứu chi tiết: Nghiên cứu chi tiết thị trường cho biết những thông
          tin về tập quán mua hàng, những thói quen và những ảnh hưởng đến hành
          vi mua hàng của người tiêu dùng.
        *Các phương pháp nghiên cứu thị trường
        Nghiên cứu tại địa bàn: là nghiên cứu bằng cách thu thập thông tin và các
          nguồn tài liêụ công khai và xử lý các thông tin đó.
        Nghiên cứu tại hiện trường: là việc thu thập thông tin chủ yếu thông qua
          tiếp xúc trực tiếp, sau đó tiến hành phân tích các thông tin thu thập được .
     *Nội dung của nghiên cứu thị trường
http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com                   Trang      14
Luận văn tốt nghiệp                             Tổng Công ty Viglacera

    Phân tích cung : đầu tiên cần nắm được tình hình cung , là toàn bộ khối
      lượng hàng hoá đã, đang và có khả năng bán ra trên thị trường. Cần xem
      xét giá cả trung bình, sự phân bố hàng hoá và tình hình sản phẩm của
      công ty đang ở giai đoạn nào .
    Phân tích cầu : Từ thông tin về hàng hoá đang bán trên thị trường mà cần
      xác định xem những sản phẩm nào có thể thương mại hoá được.
    Cần xem xét :
    - Đối tượng tiêu dùng: giới tính, nghề nghịêp, giai cấp…
    - Lý do mua hàng.
    - Nhịp điệu mua hàng.
    - Khách hàng tương lai.

1.2. Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu
    Đây là một trong những nội dung cơ bản nhưng rất quan trọng và cần thiết
để có thể tiến hành được hoạt động xuất khẩu. Khi doanh nghiệp có ý định tham
gia vào hoạt động xuất khẩu thì doanh nghiệp cần phải xác định các mặt hàng
mà mình khẳng định kinh doanh.
    Để lựa chọn được đúng các mặt hàng mà thị trường cần đòi hỏi doanh
nghiệp phải có một quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, phân tích một cách có hệ thống
về nhu cầu thị trường cũng như khả năng doanh nghiệp. Qua hoạt động này
doanh nghiệp cần phải xác định, dự đoán được xu hướng biến động của thị
trường cũng như khả năng doanh nghiệp. Qua hoạt động này doanh nghiệp cần
phải xác định, dự đoán được xu hướng biến động của thị trường cũng như các cơ
hội và thách thức doanh nghiệp gặp phải trên thị trường thế giới. Hoạt động này
không những đòi hỏi một thời gian dài mà còn phải tốn nhiều chi phí, song bù
lại doanh nghiệp có thể xâm nhập vào thị trường tiềm tàng có khả năng tăng
doanh số lợi nhuận kinh doanh.




http://luanvan.forumvi.com    email: luanvan84@gmail.com         Trang     15
Luận văn tốt nghiệp                                Tổng Công ty Viglacera

2.     Lựa chọn đối tác giao dịch
      Sau khi lựa chọn được mặt hàng và thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp
muốn xâm nhập vào từng giai đoạn thị trường đó thì doanh nghiệp phải lựa
chọn được đối tác đang hoạt động trên thị trường có thể thực hiện các hoạt động
kinh doanh cho mình. Việc lựa chọn đúng đối tác để giao dịch tránh cho doanh
nghiệp những phiền toái, những mất mát rủi ro gặp phải trong quá trình kinh
doanh trên thị trường quốc tế, đồng thời có điều kiện để thực hiện thành công
các kế hoạch kinh doanh của mình. Cách tốt nhất để lựa chọn đúng đối tác là lựa
chọn đối tác có đặc điểm sau:
      Là người xuất khẩu trực tiếp. Vì với mặt hàng kinh doanh đó, doanh
        nghiệp không phải chia sẻ lợi nhuận kinh doanh do đó thu được lơị nhuận
        lớn nhất. Tuy nhiên, trong trương hợp sản phẩm và thị trường hoàn toàn
        mới thì lại rất cần thông qua các đại lý hoặc các công ty uỷ thác xuất khẩu
        để giảm chi phí chi việc thâm nhập thị trường nước ngoài.
      Quen biết, có uy tín kinh doanh .
      Có thực lực tài chính .
      Có thiện trí trong quan hệ làm ăn với doanh nghiệp không có biểu hiện
        hành vi lừa đảo .
       Trong quá trình lựa chọn đối tác giao dịch, công ty có thể thông qua các
bạn hàng đã có quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp trước đó, thông qua các tin
tức thu nhập và điều tra được, các phòng thương mại và công nghiệp, các ngân
hàng, các tổ chức tài chính để họ giúp đỡ .

3.    Lập phương án kinh doanh xuất khẩu
      Trên cơ sở kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường,
các đơn vị xuất khẩu phải lập phương án kinh doanh cho mình bao gồm:
      Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân, phác hoạ bức tranh tổng
        quát về hoạt động kinh doanh, những thuận lợi và khó khăn.

http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com          Trang     16
Luận văn tốt nghiệp                                 Tổng Công ty Viglacera

      Lựa chọn mặt hàng thời cơ điều kiện và phương thức kinh doanh, sự lựa
        chọn này phải mang tính thuyết phục trên cơ sở phân tích tình hình có liên
        quan.
      Đề ra mục tiêu cụ thể như sẽ bán được bao nhiêu hàng, giá bán lẻ bao
        nhiêu, thâm nhập vào thị trường nào.
      Đề ra biện pháp và công cụ thực hiện nhằm đạt được mục tiêu.
      Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh thông qua các
        chỉ tiêu cơ bản:
                    - Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ .
                    - Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi xuất khẩu .
                    - Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn cho xuất khẩu .
                    - Điểm hoà vốn trong xuất khẩu hàng hoá .

4.    Lựa chọn phương thức giao dịch
      Phương thức giao dịch là các doanh nghiệp sử dụng để thực hiện các mục
tiêu và kế hoạch kinh doanh của mình trên thị trường thế giới. Những phương
thức này quy định những thủ tục cần tiến hành, các điều kiện giao dịch, các thao
tác và chứng từ cần thiết trong quan hệ kinh doanh. Có rất nhiều phương thức
giao dịch khác nhau như giao dịch thông thường, giao dịch qua khâu trung gian,
giao dịch tại hội trợ, triển lãm, giao dịch hàng hoá, gia công quốc tế. Tuy nhiên,
phổ biến và được sử dụng nhiều nhất là giao dịch thông thường.
        *Giao dịch thông thường
        Đây là sự giao dịch mà người mua và người bán thảo luận trực tiếp với
nhau thông qua thư từ, điện tín… để bàn về các điều khoản sẽ ghi trong hợp
đồng. Các bước tiến hành giao dịch thông thường bao gồm: Hỏi giá - báo giá-
chào hàng- chấp nhận, xác nhận.
     *Giao dịch qua trung gian



http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com            Trang   17
Luận văn tốt nghiệp                              Tổng Công ty Viglacera

     Là việc người mua và người bán quy định những điều kiện trong giao dịch
mua bán hàng hoá nhờ tới sự giúp đỡ của người thứ 3 để đàm phán và đi đến ký
kết hợp đồng.
     *Buôn bán đối lưu
     Là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu,
người bán đồng thời là người mua, lượng hàng hoá trao đổi có giá trị tương
đương.
     *Đấu giá quốc tế
     Đây là phường thức bán hàng đặc biệt được tổ chức công khai ở một nơi
nhất định, tại đó sau khi xem xét hết hàng hoá, những người mua hàng để người
bán đưa ra giá mình muốn bán
          Ngoài ra, còn một số loại giao dịch khác như:
      - Giao dịch ở sở giao dịch hàng hoá .
      - Giao dịch tại hội trợ triển lãm.
      -    Gia công
      -    Đấu thầu quốc tế
      Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn từng phương
thức giao dịch mua bán thích hợp.
      Nói chung, với các loại hàng hoá khác nhau thì phụ thuộc vào đặc điểm của
thị trường và khả nằng của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể lựa chọn các
phương thức giao dịch khác nhau. Chẳng hạn khách hàng mua hàng với số
lượng lớn, mua thường xuyên thì phương thức giao dịch thông thường được áp
dụng. Với những hàng hoá có tính chất chuyên ngành thì tham gia hội trợ và
triển lãm lại có tác dụng tích cực .

5.    Đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu
      Đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu là một trong những khâu quan trọng
trong hoạt động xuất khẩu. Nó quyết định đến khả năng, điều kiện thực hiện
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com        Trang     18
Luận văn tốt nghiệp                               Tổng Công ty Viglacera

những công đoạn mà doanh nghiệp thực hiện trước đó. Đồng thời nó quyết định
đến tính khả thi hay không khả thi của kế hoạch kinh doanh của doanh nghịêp.
Việc đàm phán phải căn cứ vào nhu cầu trên thị trường vào đối thủ cạnh tranh,
khả năng, điều kiện và mục tiêu của doanh nghiệp cũng như môí quan hệ của
doanh nghiệp và đối tác. Nếu đàm phán diễn ra tốt đẹp, thì kết quả của nó là hợp
đồng được ký kết. Một cam kết hợp đồng sẽ là những pháp lý quan trọng, vững
chắc và đáng tin cậy để các bên thực hiện lời cam kết của mình. Đàm phán có
thể thực hiện thông qua thư từ , điện tín và đàm phán trực tiếp.
     Tiếp sau công việc đàm phán, các bên tiến hành ký kết hợp đồng mua bán
hàng hoá. Hợp đồng mua bán hàng hoá là một văn bản có tính chất pháp lý được
hình thành trên cơ sở thảo luận một cách bình đẳng, tự nguyện giữa các chủ thể
nhằm xác lập thực hiện và chấm dứt các mối quan hệ trao đổi hàng hoá .
     Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng mua bán đặc biệt trong
đó quy định người bán có nghĩa vụ chuyển quyền (cho người ) sở hữu hàng hoá
cho người mua, còn người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán theo giá thoả
thuận bằng phương thức quốc tế.
     Khác với hợp đồng mua bán nội địa, hợp đồng xuất khẩu thông thường
hình thành giữa các doanh nghiệp có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác
nhau, hàng hoá thường được dịch chuyển qua biên giới quốc gia và đồng tiền
thanh toán là một ngoại tệ đối với một trong hai quốc gia hoặc cả hai.

6.   Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
     Sau khi ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hoá với khách hàng. Doanh
nghiệp cần xác định rõ trách nhiệm, nội dung và trình tự công việc phải làm.
Thông thường trình tự thực hiện hợp đồng gồm các bước:




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com          Trang    19
Luận văn tốt nghiệp                              Tổng Công ty Viglacera

     Hình 1: Sơ đồ tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu

   Ký hợp đồng                               Xin giấy            Chuẩn bị
    xuất khẩu
                       Kiểm tra L/
                            C                phép XK            hàng hoá XK



     Kiểm tra          Thuê phương         Mua bảo hiểm        Làm thủ tục
    hàng hoá XK          tiện vận           hàng hoá             hải quan
                          chuyển

    Giao hàng          Thanh toán
     lên tàu                                Giải quyết
                                            khiếu nại



     Đây là sơ đồ chung để tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu, thực tế thì có
một số bước buộc phải theo đúng thứ tự nhưng một số bước thì không cần theo
đúng thứ tự trên.

6.1. Kiểm tra thư tín dụng
     Trong hoạt động mua bán quốc tế ngày nay, việc sử dụng thư tín dụng ngày
càng trở nên phổ biến hơn cả nhờ những lợi ích mà nó mang lại. Sau khi nhà
nhập khẩu mở thư tín dụng(L/C), nhà xuất khẩu phải kiểm tra lại cẩn thận, tỷ mỉ
và chi tiết trong L/C có phù hợp với các điều kiện trong hợp đồng không. Nếu
không phù hợp hoặc sai sót thì thông báo cho nhà nhập khẩu để sửa chữa kịp
thời. Bởi vì khi người mua (nhà nhập khẩu) đã mở L/C thì nó đã trở thành một
trái vụ và các bên sẽ thực hiện theo các điều kiện ghi trong L/C.

6.2. Xin giấy phép xuất khẩu
     Muốn thực hiện hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp phải có giấy phép xuất
khẩu hàng hoá. Giấy phép xuất khẩu hàng hoá là một công cụ quản lý của Nhà
nước về hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Trước đây khi muốn xuất khẩu
một lô hàng, các doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh XNK và xin giấy
phép xuất khẩu từng chuyến để giảm gánh nặng về thủ tục hành chính cho các
doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Thủ Tướng Chính phủ ban hành nghị định 57/

http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com           Trang     20
Luận văn tốt nghiệp                             Tổng Công ty Viglacera

NĐ-CP, theo đó tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được
quyền xuất nhập khẩu ra bên ngoài phù hợp với nội dung đăng ký kinh doanh,
không cần xin giấy phép kinh doanh XNK tại bộ thương mại

6.3. Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu
     Đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trực tiếp, việc chuẩn bị
hàng hoá xuất khẩu là tương đối đơn giản. Sau khi tiến hành sản xuất ra sản
phẩm, doanh nghiệp chỉ còn lựa chọn, đóng gói, kẻ ký mã hiệu và vận chuyển
đến nơi quy định.

6.4. Kiểm tra hàng hoá
     Trước khi xuất khẩu, các nhà xuất khẩu có nghĩa vụ kiểm tra số lượng, chất
lượng, phẩm chất, trọng lượng của hàng hoá đó. Nếu hàng hoá đó là động thực
vật thì phải qua kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm và khả năng gây bệnh.

6.5. Thuê phương tiện vận chuyển
     Việc lựa chọn phương tiện vận chuyển, phương thức vận chuyển ra sao là
căn cứ vào 3 yếu tố sau:
    Điều khoản của hợp đồng xuất khẩu .
    Đặc điểm của hàng hoá .
    Điều kiện vận tải.

6.6. Mua bảo hiểm hàng hoá
     Hàng hoá trong mua bán quốc tế thông thường phải vận chuyển bằng
đường biển vì vận chuyển đường biển rủi ro khá cao do đó rất cần thiết bảo hiểm
hàng hoá. Việc mua bảo hiểm hàng hoá được thông qua hợp đồng bảo hiểm. Có
2 loại hợp đồng bảo hiểm là bảo hiểm hợp đồng bao và bảo hiểm hợp đồng cả
chuyến.

6.7. Làm thủ tục hải quan
     Hàng hoá khi vượt qua biên giới quốc gia để xuất khẩu đều phải làm thủ
tục Hải quan. Việc làm thủ tục hải quan gồm 3 bước:
 Khai báo hải quan .
http://luanvan.forumvi.com    email: luanvan84@gmail.com         Trang       21
Luận văn tốt nghiệp                               Tổng Công ty Viglacera

     Doanh nghiệp khai báo tất cả các đặc điểm của hàng hoá xuất khẩu : số
lượng, chất lượng, giá trị, tên, phương tịên vận chuyển, nước nhập khẩu. Các
chứng từ kèm theo : như giấy phép xuất khẩu, bảng chi tiết..
 Xuất trình hàng hoá để kiểm tra và tính thuế.
 Thực hiện các quyết định của hải quan.

6.8. Giao hàng lên tàu
     Trong khâu này doanh nghiệp phải đăng ký với người vận tải và nhận hồ sơ
xếp hàng, sau đó gặp gỡ các cơ quan điều động của cảng để nhận lịch xếp hàng,
bố trí các phương tiện vận tải đưa hàng hoá vào cảng, xếp hàng lên tàu và sau đó
lấy vận đơn.

6.9. Thanh toán
     Thanh toán là bước cuối cùng thực hiện một hợp đồng xuất khẩu nếu như
không có sự tranh chấp và khiếu nại. Đó là thước đo, là yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong xuất khẩu hàng hoá, bên
nhập khẩu có thể thanh toán cho bên bán bằng nhiều phương thức khác nhau. Ví
dụ như phương thức chuyển tiền; phương thức nhờ thu; phương thức tín dụng
chứng từ.

6. 10. Giải quyết khiếu nại ( nếu có )
     Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu có thể xảy
ra những vấn đề phức tạp làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện hợp đồng trong
những trường hợp đó, hai bên cần thiện trí trao đổi, thảo luận để giải quyết. Nếu
giải quyết không thành thì tiến hành các thủ tục kiện đối tác lên trọng tài. Việc
khiếu nại phải tiến hành một cách kịp thời tỷ mỉ dựa trên những căn cứ của
chứng từ kèm theo.

 7. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu
     Việc đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là quan
trọng và rất cần thiết. Nó cho phép doanh nghiệp xác định hiệu quả của mỗi hợp
đồng xuất khẩu cũng như mỗi giai đoạn hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com         Trang    22
Luận văn tốt nghiệp                              Tổng Công ty Viglacera

Nhờ các đánh giá đó doanh nghiệp sẽ có những biện pháp ứng xử phù hợp đối
với việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu tiếp theo cũng như thời gian hoạt
động xuất khẩu tiếp theo. Để đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu của
doanh nghiệp có thể sử dụng hai loại chỉ tiêu sau:

7.1. Các chỉ tiêu định tính
     *Khả năng xâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường : kết quả này có
được sau một thời gian nỗ lực của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy các hoạt
động xuất khẩu của mình, kết quả này biểu hiện ở thị trường xuất khẩu có của
doanh nghiệp, khả năng mở rộng sang các thị trường khác, mối quan hệ với
khách hàng nước ngoài , khả năng khai thác, nguồn hàng cho xuất khẩu… Các
kết quả này chính là những thuận lợi quá trình mà doanh nghiệp có thể khai thác
để phục vụ cho quá trình xuất khẩu tới độ thu được lợi nhuận cao, khả năng về
thị trường lớn hơn.
     *Kết quả về mặt xã hội : những lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang lại
khi thực hiện các hoạt động xuất khẩu nào đó thì cũng phải đem lại lợi ích cho
đất nước. Do vậy, doanh nghiệp phải quan tâm đến lợi ích xã hội khi thực hiện
các hợp đồng xuất khẩu, kinh doanh những mặt hàng Nhà nước khuyến khích
xuất khẩu và không xuất khẩu những mặt hàng mà Nhà nước cấm.

7.2. Các chỉ tiêu định lượng
    *Lợi nhuận xuất khẩu
     Đây là chỉ tiêu có tính chất tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt
động xuất khẩu. Lợi nhuận thực tế càng lớn thì hoạt động của công ty càng cao.
             P = TR - TC
      P : Lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu
      TR : Tổng doanh thu thu được từ hoạt động xuất khẩu
      TC: Tổng chi phí bỏ ra cho hoạt động xuất khẩu
     Từ công thức trên ta thấy để tăng lợi nhuận xuất khẩu thì có phương pháp:
tăng doanh thu hoặc giảm chi phí xuất khẩu .

http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com        Trang     23
Luận văn tốt nghiệp                                   Tổng Công ty Viglacera

       *Tỷ suất ngoại tệ (hiệu quả kinh tế của xuất khẩu)
Tỷ xuất ngoại tệ = TR/TC nếu tỷ xuất ngoại tệ > 1 có hiệu quả và < 1 thì chưa
có hiệu quả
       *Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu
Là chỉ tiêu hiệu quả tương đối. Nó có thể tính theo 2 cách
      Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
                              P
                  p=              T     x 100%
                              R

      Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
                                  P
                   p=             T     x100%
                             C
       p: Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu
       P: Lợi nhuận xuất khẩu
       TR: Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu
       TC: Tổng chi phí từ hoạt động xuất khẩu
       Nếu p > 0 thì doanh nghiệp đạt hiệu quả trong xuất khẩu hàng hoá còn nếu
p < 0 doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả trong

III.    CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

1.     Các nhân tố quốc tế
       Đây là các nhân tố nằm ngoài phạm vi điều khiển của quốc gia. Có ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động xuất khâư của doanh nghiệp. Có thể
kể đến các nhân tố:
       * Môi trường kinh tế
       Tình hình phát triển kinh tế của thị trưòng xuất khẩu có ảnh hưởng tới nhu
cầu và khả năng thanh toán của khách hàng , do đó có ảnh hưởng đến hoạt đông
xuất khẩu của doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của


http://luanvan.forumvi.com            email: luanvan84@gmail.com    Trang      24
Luận văn tốt nghiệp                             Tổng Công ty Viglacera

thị trường xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thu nhập của dân cư,
tình hình lạm phát , tình hình lãi xuất.
      *Môi trường luật pháp
      Tình hình chính trị hợp tác quốc tế được biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa
các quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị của
một nhóm các quốc gia do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường xuất khẩu
của doanh nghiệp.
      *Môi trường văn hoá xã hội
      Đặc điểm và sự thay đổi của văn hoá - xã hội của thị trường xuất khẩu có
ảnh hưởng lớn đến nhu cầu của khách hàng, do đó ảnh hưởng đến các quyết
định mua hàng của khách hàng và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của
doanh nghệp.
     *Môi trường cạnh tranh
      Mức độ cạnh tranh quốc tế biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp,
các công ty quốc tế đối với doanh nghiệp, khi cùng tham gia vào một thị trường
xuất khẩu nhất định. Sức ép ngày càng lớn thì ngày càng khó khăn cho doanh
nghiệp muốn thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu cho mình.

2.    Các nhân tố quốc gia
      Đây là các nhân tố ảnh hưởng bên trong đất nước nhưng ngoài sự kiểm soát
của doanh nghiệp. Các nhân tố đó bao gồm:
      *Nguồn lực trong nước
       Một nước có nguồn lực dồi dào là điều kện thuận lợi để doanh nghiệp
trong nước có điều kiện phát triển xúc tiến các mặt hàng có sử dụng sức lao
động. Về mặt ngắn hạn, nguồn lực đuợc xem là không biến đổi vì vậy chúng ít
tác động đến sự biến động của xuất khẩu. Nước ta nguồn nhân lực dồi dào, giá
nhân công rẻ là điều kiện thuận lợi để xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao
động như hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc giầy dép...
      *Nhân tố công nghệ

http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com       Trang     25
Luận văn tốt nghiệp                                Tổng Công ty Viglacera

     Ngày nay khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã
hội, và mang lại nhiều lợi ích , trong xuất khẩu cũng mang lại nhiều kết quả cao.
Nhờ sự phát triển của bưu chính viễn thông, các doanh nghiệp ngoại thương có
thể đàm phán với các bạn hàng qua điện thoại , fax.. giảm bớt chi phí, rút ngắn
thời gian. Giúp các nhà kinh doanh nắm bắt các thông tin chính xác,kịp thời
.Yếu tố công nghệ cũng tác động đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng
hoá xuất khẩu. Khoa học công nghệ còn tác động tới lĩnh vực vận tải hàng hoá
xuất khẩu, kỹ thuật nghiệp vụ trong ngân hàng...
     *Cơ sở hạ tầng
     Đây là yếu tố không thể thiếu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Cơ sở
hạ tầng gồm : đường xá, bến bãi hệ thống vận tải , hệ thống thông tin,hệ thống
ngân hàng... có ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu nó thúc đẩy hoặc kìm
hãm hoạt động xuất khẩu.
     *Hệ thống chính trị pháp luật của nhà nước
      Nhân tố này không chỉ tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh
nghiệp ở hiện tại mà cón ảnh hưởng trong tương lai. Vì vậy doanh nghiệp phải
tuân theo và hưởng ứng nó ở hiện tại, mặt khác doanh nghệp phải có kế hoạch
trong tương lai cho phù hợp.
     Các doanh ngiệp ngoại thương khi tham gia hoạt động xuất khẩu cần nhận
biết và tuân theo các quy định của pháp luật về hoạt động xuất khẩu nói riêng và
hoạt động kinh doanh nói chung. Do vậy doanh nghiệp cần lợi dụng các chính
sách của nhà nước về hoạt động xuất khẩu cũng như không tham gia vào các
hoạt động xuất khẩu mà nhà nước không cho phép.
     *Tỷ giá hối đoái
     Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa giá đồng nội tệ và đồng ngoại tệ.
Tỷ gía hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện
chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu trong hoạt động xuất khẩu. Do vậy
doanh nghiệp cần quan tâm đến yếu tố tỷ giá vì nó liên quan đến việc thu đổi
ngoại tệ sang nội tệ, từ đó ảnh hướng đến hiệu quả xuất của doanh nghiệp.Để
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com          Trang     26
Luận văn tốt nghiệp                              Tổng Công ty Viglacera

biết được tỷ giá hối đoái, doanh nghiệp phải hiểu được cơ chế điều hành tỷ giá
hiện hành của nhà nước , theo dõi biến động của nó từng ngày. Doanh nghiệp
phải lưu ý tỷ giá hối đoái được điều chỉnh là tỷ giá tỷ giá chính thức được điều
chỉnh theo quá trình lạm phát.
     *Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước
     Cạnh tranh một mặt có tác động thúc đẩy sự vươn lên của các doanh
nghiệp, mặt khác nó cũng dìm chết các doanh nghiệp yếu kém. Mức độ cạnh
tranh ở đây biểu hiện ở số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cùng
ngành hoặc các mặt hàng khác có thể thay thế được. Hiện nay, nhà nước Việt
Nam có chủ trương khuyến khích mọi doanh nghiệp mới tham gia xuất khẩu đã
dẫn đến sự bùng nổ số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu do đó đôi khi
có sự cạnh tranh không lành mạnh.

3.   Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
     Là các nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể tác
động làm thay đổi nó để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình. Bao gồm
các nhân tố sau:
     *Bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính của doanh nghiệp
     Là sự tác đông trực tiếp của các cấp lãnh đạo xuống các cán bộ, công nhân
viên đến hoạt động tổ chức sản xuất và xuất khẩu hàng hoá. Việc thiết lập cơ
cấu tổ chức của bộ máy điều hành cũng như cách thức điều hành của các cấp
lãnh đạo là nhân tố quyết định tính hiệu quả trong kinh doanh. Một doanh
nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý cách điều hành hoạt động kinh doanh sẽ quyết
định tới hiệu quả kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.
     *Yếu tố lao động
     Con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động. Hoạt động
xuất khẩu hàng hoá đặc biệt phải nhấn mạnh đến yếu tố con người bởi vì nó là
chủ thể sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động. Trình độ và năng lực



http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com       Trang     27
Luận văn tốt nghiệp                              Tổng Công ty Viglacera

trong hoạt động xuất khẩu của các bên kinh doanh sẽ quyết định tới tới hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
     *Khả năng tài chính của doanh nghiệp
     Một trong những yếu tố quan trọng tác động tới hoạt động xuất của doanh
nghiệp là vốn . Bên cạnh yếu tố về con người, tổ chức quản lý thì doanh nghiệp
phải có vốn để thực hiên các mục tiêu về xuất khẩu mà doanh nghiệp đã đề ra.
Năng lực tài chính có thể làm hạn chế hoặc mở rộng các khả năng của doanh
nghiệp vì vốn là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
     Như vậy, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu theo chiều hướng
khác nhau, tốc độ và thời gian khác nhau...tạo nên một môi trường xuất khẩu
phức tạp đối với doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải thường xuyên nắm bắt,
những thay đổi này để có những phản ứng kịp thời, tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra
khi tiến hành hoạt động xuất khẩu

IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA MẶT HÀNG THUỶ TINH VÀ GỐM XÂY DỰNG, TÌNH
    HÌNH THỊ TRƯỜNG THUỶ TINH VÀ GỐM XÂY DỰNG TRONG THỜI
    GIAN QUA

1.   Đặc điểm kinh tế kỹ thuật cuả ngành thuỷ tinh và gốm xây dựng
1.1. Khái niệm về mặt hàng thuỷ tinh và gốm xây dựng
     Theo quan điểm hiện nay, tất cả các sản phẩm thuỷ tinh và gốm sứ nào
được sản xuất phục vụ mục đích xây dựng đều thuộc phạm vi hàng thuỷ tinh
gốm xây dựng. Do vậy, sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng bao gồm rất nhiều
chủng loại khác nhau.
     Từ mục đích sử dụng của nó là cơ sở để phân biệt sản phẩm thuỷ tinh và
gốm xây dựng với các sản phẩm thuỷ tinh và gốm sứ khác như gốm dân dụng,
gốm sứ mỹ nghệ...

1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành
     Ngành sản xuất thuỷ tinh và gốm xây dựng là một ngành thuộc nhóm
ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng . Các sản phẩm mà ngành sản

http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com         Trang       28
Luận văn tốt nghiệp                             Tổng Công ty Viglacera

xuất ra phục vụ cho ngành công nghiệp nói chung và nhu cầu của đại bộ phận
dân chúng nói riêng.
     Hiện nay các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng được phân loại như sau:
     * Sản phẩm thuỷ tinh xây dựng
     Bao gồm các sản phẩm như: Các loại kính xây dựng( kính trắng, kính mờ,
kính an toàn, kính phản quang...), thuỷ tinh lỏng, sợi thuỷ tinh...Các sản phẩm
thuỷ tinh này chủ yếu nhằm phục vụ cho hoạt động xây dựng do đó qui trình sản
xuất, tính sử dụng của chúng hoàn toàn khác các sản phẩm thuỷ tinh khác như
thuỷ tinh mỹ nghệ thuỷ tinh y tế
     * Sản phẩm gốm xây dựng
     Bao gồm nhiều loại khác nhau. Ta có thể phân loại như sau:
    Nhóm các sản phẩm gốm cao cấp: Bao gồm các sản phẩm như: sứ vệ sinh
      gạch ngói trang trí, các loại gạch ốp lát, các loại gạch tráng men cao cấp
      khác.
    Nhóm các sản phẩm gốm thô: Bao gồm các loại gạch ngói xây dựng thông
      dụng như: gạch xây, gạch chống nóng, gạch mem rỗng, gạch chẻ, ngói
      lợp...
    Nhóm các sản phẩm chuyên dụng: Bao gồm gạch chịu lửa chammot, gạch
      cách nhiệt, gạch chịu lửa kiềm tính, bi nghiền và các loại bột vữa xây
      dựng tương ứng.
     Cũng như các loại vật liệu xây dựng khác, các sản phẩm thuỷ tinh và gốm
sứ xây dựng có một đặc điểm chung là trọng lượng nặng, thể tích lớn, khó đóng
gói bảo quản và vận chuyển trong khi giá trị sản phẩm lại không cao. Chính do
đặc điểm đó mà việc sản xuất kinh doanh các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây
dựng gặp nhiều khó khăn vì chi phí vận chuyển thường chiếm một tỷ lệ khá cao
trong giá thánh các sản phẩm. Mặt khác , để có được các sản phẩm tốt đáp ứng
được nhu cầu của thị trường thì việc sản xuất các loại vật liệu xây dựng này
không những đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật hiện đại mà còn có nhiều nguyên liệu
http://luanvan.forumvi.com    email: luanvan84@gmail.com          Trang     29
Luận văn tốt nghiệp                             Tổng Công ty Viglacera

như cát trắng cho sản xuất thuỷ tinh, đất sét, kaolin, cho sản xuất gốm sứ và
nhiều nguyên vật liệu khác.
     Do có nhiều đặc điểm riêng nên ngành sản xuất thuỷ tinh và gốm xây dựng
phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu. Vì vậy, hiện nay công tác phát triển
lĩnh vực khai thác và chế biến nguyên liệu phục vụ cho ngành rất được coi
trọng. Thông thường, để giảm giá thành các sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển
các thành phẩm, tránh các rủi ro, vỡ hỏng trong khi vận chuyển nên các nhà máy
sản xuất các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng thường được bố trí một cách
hợp lý gần nơi tiêu thụ. Đây cũng là cách phân bổ thường thấy trong các ngành
sản xuất các sản phẩm có đặc trưng tương tự.

2.   Thị trường thuỷ tinh và gốm xây dựng thời gian qua

2.1. Thị trường thuỷ tinh và gốm xây dựng Việt Nam
     Theo số liệu báo cáo mới nhất của Vụ kế hoạch và thống kê Bộ xây dựng,
vào thời điểm đầu năm 2002 ở Việt Nam có 20 nhà máy sản xuất gạch ốp lát, 8
nhà máy sản xuất sứ vệ sinh cao cấp và hàng trăm nhà máy và các cơ sở sản
xuất gạch ngói thông dụng khác. Về lĩnh vực thuỷ tinh thì có 8 nhà máy trong đó
có 2 nhà máy phục vụ ngành xây dựng là nhà máy kính Đáp Cầu và liên doanh
kính nổi Việt Nam.
     *Thị trường thuỷ tinh xây dựng
     Trong giai đoạn này khi việc xây dựng nhà máy kính nổi đã được hoàn
thành và đi vào sản xuất đồng thời công tác đại tu sửa chữa nhà máy kính Đáp
Cầu cũng đã tiến hành xong nên sản lượng kính do trong nước đã đáp ứng được
phần lớn nhu cầu của thị trường. Giai đoạn 2000-2002, sản lượng sản xuất trong
nước tăng và giữ ở mức ổn định đáp ứng 90% nhu cầu sử dụng trong nước. Tuy
nhiên lượng kính nhập khẩu và nhập lậu qua đường tiểu ngạch vẫn ở mức cao và
chủ yếu là các mặt hàng kính xây dựng Trung Quốc. Các mặt hàng này chiếm
ưu thế bởi giá rẻ. Kính xây dựng Trung Quốc hiện đang chiếm từ 65%-70% thị
phần với mức giá từ 45000 - 52000 đồng/m2 (bao gồm cả thuế nhập khẩu) chỉ

http://luanvan.forumvi.com    email: luanvan84@gmail.com         Trang     30
Luận văn tốt nghiệp                              Tổng Công ty Viglacera

bằng 60% so với giá kính sản xuất trong nước. Năm 2002 năng lực sản xuất
kính trong nước đạt 34 triệu m2 nhập khẩu 4 triệu m2 trong khi nhu cầu là 40-45
triệu m2 nhưng do lượng kính nhập lậu quá lớn dẫn đến kính nội Việt Nam bị ép
đến vỡ thị trường.Tính từ năm 1999 đến tháng 8/2002 Công ty liên doanh kính
nổi đạt mức tồn kho kỷ lục 8 triệu m 2 , giá trị trên 170 tỷ đồng, Công ty kính
Đáp Cầu tồn kho 0,8 triệu m 2 .. Tồn kho đồng nghĩa với việc mất thị trường. Chỉ
tính riêng 6 tháng đầu năm 2002 Việt Nam đã đánh mất 23% thị phần ở khu vực
Miền Bắc
     *Thị trường gốm xây dựng
     Trong giai đoạn hiện nay, sản lượng gốm xây dựng sản xuất trong nước về
cơ bản đáp ứng được 90% nhu cầu trong cả nước. Theo báo cáo của bộ Xây
Dựng năm 2000 trong cả nước( kể cả liên doanh) đã sản xuất được 22,588 triệu
m2 gạch ốp lát, 2 triệu bộ sản phẩm sứ vệ sinh, tăng 60,2% so với năm 1999.
Trong năm 2001 sản lượng gạch ốp lát cả nước đạt 30 triệu m2, tăng 32,75% so
với năm 2000. Trong khi nhu cầu xây dựng cơ bản là tăng ít nhưng tình hình
cung ứng lại tăng lên gấp đôi. Do đó, mặt hàng gốm xây dựng không chỉ đáp
ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất hiện tình trạng cung vượt quá cầu. Bên
cạnh đó các sản phẩm gốm xây dựng của Trung Quốc lại tràn vào thị trường
Việt Nam. Các sản phẩm này tuy chất lượng kém hơn chút ít nhưng mẫu mã lại
phong phú, kiểu dáng hoa văn đẹp, giá cả hấp dẫn, giá gạch ốp lát của Trung
Quốc chỉ 45000- 54.000đ/m2 bằng 60% giá gạch nội địa.
     Nhìn chung, việc cung ứng các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng tại
Việt Nam đã quá đủ để đáp ứng nhu cầu. Có thể nói thị này trường này đang ở
giai đoạn ”khủng hoảng thừa”. Điều này chứng tỏ việc cần thiết phải tìm cho các
sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng một lối đi mở là hoàn toàn hợp lý.

2.2. Thị trường thuỷ tinh và gốm xây dựng thế giới
     Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh các sản phẩm thuỷ tinh và gốm
xây dựng rất phát triển. Các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng đã được đầu
tư xây dựng với thiết bị tiên tiến, dây truyền sản xuất hiện đại. Chất lượng tốt,
http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com              Trang     31
Luận văn tốt nghiệp                               Tổng Công ty Viglacera

mẫu mã đẹp, đa dạng phong phú về chủng loại có thể đáp ứng đủ các nhu cầu về
vật liệu xây dựng trên thế giới. Điều này thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
           Bảng 1: Tình hình sản xuất thuỷ tinh và gốm xây dựng
                             trên thế giới năm 2002
                      Gạch ceramic         Sứ vệ sinh         Kính xâydựng
   Tên nước
                       (triệu m2)     (triệu sản phẩm)      (dây truyền)
Toàn thế giới             2800               400                250
Trung Quốc                1800               109                126
Thái Lan                   120                20                 10
Malaysia                    90                16                  6
Hàn Quốc                    92                19                  6
Đài Loan                   108                10                  8
Ân Độ                      124                17                 12
Nhật Bản                   146                11                  5
Inđonesia                  126                30                 18
                    Nguồn: Nghiên cứu thị trường của Viglacera
       Qua bảng số liệu trên ta thấy các nước có năng sản xuất các loại vật liệu
    xây dựng chủ yếu ở Châu Á. Đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ..
     Đây cũng là các đối thủ cạnh tranh đáng gườm của Viglacera không chỉ tịa
thị trường nội địa mà còn cả trên các thị trường xuất khẩu của Việt Nam
Trung Quốc là một quốc gia có sản lượng sản xuất các sản phẩm thuỷ tinh và
gốm xây dựng lớn nhất thế giới. Các sản phẩm gốm xây dựng của Trung Quốc
tuy chất lượng chưa cao nhưng mẫu mã lại phong phú, màu sắc đa dạng, giá
thành rẻ. Trong đó các loại gạch ngói trang trí của Trung Quốc rất phong phú về
kiểu dáng (từ bề mặt phẳng cho đến mặt trang trí nổi), phong phú về màu sắc
cũng như có rất nhiều chủ đề in hình ảnh trên gạch từ phong cảnh, cây kiểng,
tượng đại, nhà cửa, các biểu tượng của tôn giáo cho đến hình ảnh sống động kể
cả những chủ đề cho thiếu nhi. Gạch ngói Trung Quốc còn hiện diện trên thị
trường thế giới bằng vật liệu sứ, gọi là gạch sứ mà một số quốc gia vẫn chưa sản
xuất được trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều
dây chuyền kính nổi để sản xuất kính xây dựng vì thế Trung Quốc đạt được lợi
thế cạnh tranh về giá rẻ so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com           Trang        32
Luận văn tốt nghiệp                            Tổng Công ty Viglacera

    Đối với một số quốc gia trong khu vực ASEAN như Malaisia, Thái Lan,
Indonexia là những nước có sản lượng sản xuất lớn hơn rất nhiều so với Việt
Nam. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gốm xây dựng của Việt Nam bằng 16% so
với Malaisia, 7,4% so với Thái Lan, càng nhỏ hơn so với Indonexia. Thêm vào
đó các nước này có khá nhiều lợi thế cạnh tranh so với Việt Nam như quan hệ
bạn hàng rộng, kinh nghiệm nhiều, sản phẩm có chất lượng tốt, nhiều mẫu mã
đẹp, giá rẻ hơn so với Việt Nam. Nếu chỉ xét gạch sản phẩm ốp lát của Việt
Nam giá cao hơn khoảng 20% - 25% so với Thái Lan và khoảng 25%-27% so
với sản phẩm cùng loại của Indonexia. Giá xuất khẩu sứ vệ sinh của Việt Nam
hiện nay bình quân là 35-37 USD /bộ, trong khi đó xuất khẩu sản phẩm cùng
loại của Thái Lan bình quân chỉ là 25-28 USD/bộ, của Indonexia là 30-32 USD/
bộ, của Trung Quốc là 22 - 26 USD/bộ.
    Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh với các sản phẩm thuỷ tinh và gốm
xây dựng của Việt Nam tại thị trường nước ngoài.
    Tuy nhiên các sản phẩm của Việt Nam có phần kém lợi thế cạnh tranh về
mẫu mã, giá cả, chất lượng…. so với các nước này. Nhưng Việt Nam lại có lợi
thế cạnh tranh so với nhiều quốc gia khác trên thế giới do Việt Nam có nguồn
nhân công rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú vì thế giá thành các sản phẩm
vật liệu xây dựng của Việt Nam rẻ hơn so với một số nước như Mỹ, Đông Âu,
Đài Loan, Hàn Quốc… Đồng thời chất lượng hàng VLXD của Việt Nam cũng
đã đạt tiêu chuẩn của Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản về một số lĩnh vực nhất
định như sản phẩm sứ vệ sinh của Công ty Sứ Thanh Trì Hà Nội, sản phẩm gạch
Granit của Công ty gạch Thạch Bàn…




http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com        Trang    33
Luận văn tốt nghiệp                             Tổng Công ty Viglacera

                               CHƯƠNG II
     THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA TỔNG
            CÔNG TY VIGLACERA THỜI GIAN QUA


I.   TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY VIGLACERA

1.   Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty
     Sau cuộc chiến tranh chống Mỹ thắng lợi, trước yêu cầu cấp thiết về vật
liệu xây dựng để phục hồi, xây dựng lại đất nước. Ngày 25/7/1974 theo Quyết
định 366/BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng, Công ty gạch ngói sành sứ xây
dựng chính thức được thành lập. Ban đầu chỉ có 18 xí nghiệp miền Bắc, phần
lớn chuyên sản xuất gạch ngói. Năm 1979, được đổi tên là liên hiệp các xí
nghiệp thuỷ tinh và gốm xây dựng. Theo Quyết định số 991/BXD- TCLĐ ngày
20/11/1995, Bộ trưởng Bộ xây dựng quyết định thành lập Tổng công ty thuỷ
tinh và gốm xây dựng trên cơ sở sắp xếp và cơ cấu lại các doanh nghiệp sản xuất
vật liệu xây dựng trực thuộc Bộ xây dựng. Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây
dựng với tên giao dịch quốc tế là Viglacera (Việt Nam glass and ceramic for
contruction corporation) là một doanh nghiệp Nhà nước được đặt tại địa điểm số
628- đường Hoàng Hoa Thám- Tây Hồ- Hà Nội. Tổng công ty chịu sự quản lý
của Nhà nước, của Bộ xây dựng và các cơ quan quản lý Nhà nước khác theo qui
định của pháp luật. Tổng công ty bao gồm 40 nhà máy, xí nghiệp thành viên với
trên 15.000 cán bộ công nhân viên. Đến nay, do có sự sáp nhập của nhiều Nhà
máy nên Tổng công ty còn 26 đơn vị thành viên trong đó có 20 đơn vị hạch toán
độc lập, 6 đơn vị hạch toán phụ thuộc. Bên cạnh đó còn có 5 Công ty có vốn góp
của Viglacera, các chi nhánh trong và ngoài nước và một đơn vị sự nghiệp
chuyên đào tạo công nhân và bồi duỡng cán bộ vật liệu xây dựng.
     Từ khi mới thành lập cho đến năm 1990, Viglacera chủ yếu sản xuất gạch
xây, ngói lợp và gạch lát nền xi măng. Hầu hết các nhà máy có công nghệ và
thiết bị lạc hậu, chất lượng sản phẩm không cao, tiêu hao nhiều nguyên liệu.

http://luanvan.forumvi.com    email: luanvan84@gmail.com          Trang    34
Luận văn tốt nghiệp                                 Tổng Công ty Viglacera

Nhưng từ năm 1990 đến nay Viglacera không ngừng phát triển, đi đầu đột phá
trong việc đầu tư chiều sâu vào sản xuất ở Việt Nam. Đây là doanh nghiệp có uy
tín với đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề có khả năng đáp ứng
mọi yêu cầu về thiết kết thi công các công trình sản xuất thuỷ tinh và gốm xây
dựng với công nghệ hiện đại. Hiện nay Viglacera đã thiết lập được mối quan hệ
về kinh tế, kỹ thuật với nhiều đối tác trên 22 quốc gia trên thế giới.
      Trải qua gần 30 năm hoạt động, với bề dày kinh nghiệm Tổng công ty đã
và đang đi vào ổn định, củng cố và ngày càng phát triển lớn mạnh xứng đáng là
một trong những Tổng công ty hàng đầu sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu
lớn nhất ở Việt Nam.

2.    Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Tổng công ty

2.1. Chức năng, nhiệm vụ
      Trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị của Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây
dựng và một số Công ty thuộc Bộ xây dựng, trong điều 2 Quyết định số 991/
BXD- TCLĐ có nêu rõ chức năng và nhiệm vụ chính như sau:
      Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng theo qui
        hoạch, kế hoạch phát triển ngành xây dựng của Nhà nước và theo yêu cầu
        của thị trường bao gồm các lĩnh vực sản xuất kinh doanh các chủng loại
        vật liệu phục vụ xây dựng.
      - Thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ
tầng đô thị và khu công nghiệp. Kinh doanh phát triển nhà, tư vấn đầu tư và xây
dựng.
      - Xuất nhập khẩu vật tư, phụ tùng, thiết bị, vật liệu xây dựng và công nghệ sản
xuất vật liệu xây dựng và các ngành kinh doanh khác theo qui định của pháp luật.
      - Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế khác trong và ngoài nước phù
hợp với luật pháp và các chính sách của Nhà nước.
      Nhận và sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao.



http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com              Trang   35
Luận văn tốt nghiệp                              Tổng Công ty Viglacera

    Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công
      nghệ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty.
     Ngoài ra Tổng công ty còn được Bộ xây dựng và Bộ thương mại giao thêm
một số nhiệm vụ khác theo từng giai đoạn cụ thể như: xuất khẩu các loại sản
phẩm của Tổng công ty, nhập khẩu các mặt hàng vật tư thiết bị thuộc phạm vi
sản xuất kinh doanh của ngành như kính xây dựng, gốm xây dựng … nhằm điều
tiết thị trường kính xây dựng và các sản phẩm đi từ thuỷ tinh, xuất nhập khẩu uỷ
thác cho các đơn vị khác trong Tổng công ty.

2. 2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Viglacera
     Để đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm đáp
ứng sự phát triển của các đơn vị thành viên phù hợp với chức năng và nhiệm vụ
được giao và yêu cầu thị trường trong giai đoạn mới.
     Tổng công ty đã thực hiện công tác quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh
của bộ máy mới với trên 15000 cán bộ công nhân viên được bố trí theo mô hình
trực tuyến chức năng kết hợp . Đây là mô hình quản lý kết hợp được giữa tập
trung thống với phát huy quyền chủ động sáng tạo của các cấp. Trong đó, lãnh
đạo mỗi cấp đều có sử dụng các bộ phận chức năng để tham mưu cho mình
trong việc ra quyết định. Các quyết định quản lí được truyền từ trên xuống dưới
theo chiều dọc. Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới là quan hệ phục tùng.
Cấp dưới có trách nhiệm phục tùng cấp trên, đồng thời còn có trách nhiệm tham
gia góp ý những quyết định có liên quan đến hoạt động của Tổng công ty. Cấp
trên có trách nhiệm tiếp thu ý kiến đóng góp của cấp dưới để đưa ra những quyết
định có lợi nhất cho sự phát triển của Tổng công ty (xem hình 2).
     Trong đó:
*Ban điều hành
     Bao gồm Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, các phó Tổng giám đốc, ban
kiểm soát có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của Tổng công ty thông qua các
phòng ban nghiệp vụ.

http://luanvan.forumvi.com    email: luanvan84@gmail.com            Trang    36
Luận văn tốt nghiệp                               Tổng Công ty Viglacera

 Hội đồng quản trị: là cơ quan quyền lực cao nhất của Tổng công ty. Hội
  đồng quản trị thành lập ra ban kiểm soát nhằm kiểm tra tình hình hoạt động
  của ban giám đốc và các đơn vị phòng ban.


                     Hình 2: Sơ đồ tổ chức của Viglacera

                                    Hội đồng quản trị

                                                                Ban kiểm soát


                              Tổng giám đốc và các phó
                                   Tổng giám đốc




Phòng      Phòng Phòng Phòng Phòng            Phòng    Phòng Phòng Phòng            Văn
 tài                                         Marketing công         ban
            đối       tổ     kế         kỹ                       kiểm              phòng
chính                                                                     thanh
                                                        nghệ     toán
                     chức   hoạch    thuật                                 tra
  kế       ngoại                                        thông
                      lao    hoá     công                        nội
 toán                                                    tin
                     động    đầu     nghệ                        bộ
                             tư




        Các đơn vị             C ác            Các đơn vị          Đơn vị sự
        thành viên          chi nhánh          liên doanh,              nghiệp
                                                liên kết

    Chú thích:              Quan hệ trực tuyến
http://luanvan.forumvi.com Quan hệluanvan84@gmail.com
              :              email: chức năng                          Trang      37
             :             Thông tin phản hồi
Luận văn tốt nghiệp                             Tổng Công ty Viglacera




 Tổng giám đốc: là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm
   trước Nhà nước và các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
 Phó tổng giám đốc: là người giúp việc của Tổng giám đốc, có nhiệm vụ
   tham mưu cho Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp
   luật về nhiệm vụ tổng giám đốc phân công thực hiện.
    * Các phòng ban nghiệp vụ
 Văn phòng: là nơi diễn ra các cuộc họp của Tổng công ty, có nhiệm vụ giúp
   Tổng giám đốc trong công tác hành chính đối ngoại, tiếp xúc khách hàng và
   các đối tác kinh doanh.
 Phòng tổ chức lao động: có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc trong
   việc sắp xếp bộ máy quản lý lao động và thực hiện các chính sách về lao
   động, tiền lương.
 Phòng kế hoạch đầu tư: có nhiệm vụ thu thập, phân loại xử lý các thông tin,
   thực hiện các qui định của Tổng công ty, lập kế hoạch theo dõi tình hình về
   công tác quản lý kinh doanh, tổng hợp tình hình báo cáo Tổng công ty và các
   cơ quan quản lý.
 Phòng kế toán: có nhiệm vụ tổ chức tài chính, hạch toán kinh tế, đánh giá
   kết quả, hoạt động của Tổng công ty theo kế hoạch, theo dõi và quyết toán
   các hoạt động kinh tế, quyết toán với cơ quan cấp trên (Bộ) và các cơ quan
   hữu quan, các tổ chức tài chính ngân hàng hàng năm.
 Phòng đối ngoại: có nhiệm vụ tiếp xúc, đàm phán và ký kết hợp tác sản xuất
   kinh doanh, dịch thuật các tài liệu giúp đỡ chuyên ngành giúp đỡ các đơn vị
   thành viên khác trực thuộc Tổng công ty trong lĩnh vực đối ngoại.


http:// luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com            Trang    38
Luận văn tốt nghiệp                               Tổng Công ty Viglacera

 Phòng Marketing: có nhiệm vụ làm công tác xúc tiến thị trường, nghiên cứu
   và tìm hiểu đối tác trong và ngoài nước nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.
   Tìm hiểu thị hiếu khách hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Đàm
   phán và ký kết các đối tác kinh doanh trong và ngoài nước.
     * Các đơn vị thành viên
     Các đơn vị thành viên của Viglacera được bố trí ở 3 miền đất nước. Trong
các đơn vị thành viên thì không thể không nói đến Công ty kinh doanh xuất
nhập khẩu. Công ty này là một đơn vị hạch toán phụ thuộc được thành lập theo
Quyết định số217/QB- BXD ngày 7/5/1998 của Bộ xây dựng. Đây là một bộ
phận gồm các chuyên viên giỏi có năng lực, thực hiện công tác xúc tiến tiêu thụ
sản phẩm, xuất khẩu uỷ thác cho các đơn vị thành viên có nhu cầu, nhập khẩu
cho toàn Tổng công ty.
     * Các cơ sở liên doanh liên kết
     Tổng công ty đã thực hiện liên doanh liên kết sản xuất kinh doanh với nhiều
đối tác trong phạm vi ngành nghề kinh doanh của mình, một vài liên doanh của
Viglacera đã và đang đi vào hoạt động ổn định: kính nổi Việt Nam (liên doanh giữa
Viglacera với tập đoàn Nippon-Nhật Bản), kính ôtô Đáp Cầu (liên kết sản xuất với
tập đoàn Huyndai-Hàn Quốc)…Các liên doanh này không chỉ là các đối tác trong
nước mà còn cả các đối tác nước ngoài có kinh nghiệm, uy tín trên thế giới.
     * Các chi nhánh chính, văn phòng đại diện
     Tổng công ty có hai chi nhánh trực thuộc do Công ty kinh doanh và xuất
nhập khẩu quản lý tại thành phố Hồ Chí Minh và Nha Trang. Các chi nhánh
đóng vai trò là đại diện đầu mối phân phối các sản phẩm của Tổng công ty tại
khu vực miền nam và miền trung. Bên cạnh đó Tổng công ty còn có 2 chi nhánh
ở nước ngoài: Liên Bang Nga và Hoa Kỳ trong đó dự án Hoa kỳ chưa đi vào
hoạt động còn dự án ở Liên Bang Nga đã đi vào hoạt động có hiệu quả với các
sản phẩm chính như: sứ vệ sinh, gạch ốp lát… với tổng số vốn lên tới 15
triệuUSD và được đánh giá là dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có số vốn lớn


http:// luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com               Trang    39
Luận văn tốt nghiệp                                 Tổng Công ty Viglacera

nhất trong các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam từ trước tới
nay.

3.     Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty

3.1. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh
       Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển để phù hợp với chức năng nhiệm
vụ được giao và nhu cầu thị trường. Hiện nay, Viglacera đang tập trung sản xuất
kinh doanh rất nhiều chủng loại sản phẩm và dịch vụ nhưng được chia làm hơn
30 nhóm sản phẩm và được phân thành các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính
như sau:
      Sản xuất các vật liệu xây dựng bao gồm:
       -Gạch ốp lát ceramic, granit
       -Kính tấm xây dựng các loại: kính trắng, kính mờ, kính an toàn, kính phản
quang, kính màu...
       -Các sản phẩm từ thuỷ tinh: bông sợi thuỷ tinh cách nhiệt, thuỷ tinh lỏng...
       -Sứ vệ sinh, bồn tắm, gạch lát nền và gạch ốp tường tráng men...
       -Tấm lợp và các sản phẩm phục vụ cho trang trí nội thất
       -Vật liệu chịu lửa: gạch chammôt, kiềm tính và các loại bột vữa tương ứng
       -Gạch ngói thông dụng: gạch xây các loại có độ rỗng từ 30-70%, ngói
thường ngói tráng men và các sản phẩm khác được làm từ đất sét nung
      Tư vấn đầu tư, xây dựng và chuyển giao công nghệ sản xuất VLXD.
      Thi công lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng.
      Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình kỹ
        thuật, hạ tầng đô thị và khu công nghiệp.
      Trực tiếp xuất nhập khẩu vật tư, phụ tùng thiết bị, vật liệu xây dựng và
        công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng.
       Ngoài các lĩnh vực trên Viglacera còn sản xuất kinh doanh:
               -Khai thác và chế biến nguyên liệu

http:// luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com                Trang     40
Luận văn tốt nghiệp                                  Tổng Công ty Viglacera

                 -Sản xuất má phanh ô tô
                 -Sản xuất bao bì carton
                 -May quần áo bảo hộ
       Bảng 2: Giá trị tổng sản lượng của Viglacera trong thời gian qua
                                                                    Đơn vị: triệu đồng
 Các chỉ tiêu      1998         1999         2000         2001        2002
Giá trị SXCN      475.800,6    648.876,8    781.027,3   1.200588,5     1.884023
Giá trị xây lắp      24.877      24.157,7     50.212,1     87.426,0   223.418,9
Giá trị khác         67.999      81.719,8   116.362,3    306.337,3      277.994
Tổng giá trị      568.676,6    754.754,3    947.601,7 1.594.351,8   2.395.435,9
            Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh (1998-2002)
      Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trên đã làm đa dạng hoá thêm sản phẩm
và góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của Viglacera

3.2. Tình hình tài chính của Tổng công ty Viglacera
      * Vốn
      Tính đến cuối năm 2002 Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng có tổng
số vốn sản xuất kinh doanh là 1350,839 tỷ đồng.
Xét về mặt nguồn vốn thì tổng số vốn hiện có của Viglacera được cấu thành trên
các nguồn chủ yếu như sau:
      ♦ Vốn ngân sách Nhà nước cấp: 372,164 tỷ đồng chiếm 28,5%
      ♦ Vốn tự huy động: 330,900 tỷ đồng chiếm 25,34%
      ♦ Vốn vay ngân hàng:489,690 tỷ đồng chiếm 37,5%
      ♦ Vốn liên doanh liên kết: 113,086 tỷ đồng chiếm 8,66%
      Dự tính trong năm 2005, tổng số vốn sẽ tăng lên 1297 tỷ đồng (không kể
vốn ngân sách).


      Bảng 3: Cơ cấu vốn kinh doanh của Tổng công ty Viglacera
                                                                    Đơn vị: triệu đồng
                Năm
TT                    1999             2000              2001               2002
     Chỉ tiêu
                       Giá trị    %        Giá trị   %    Giá trị      %     Giá trị     %

http:// luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com                   Trang     41
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga
Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga
Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga nataliej4
 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệpChuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệpguest3c41775
 
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...nataliej4
 
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...PinkHandmade
 
E-book: Những điều cần chú ý về Quy tắc Xuất xứ trong các FTA Việt Nam đã tha...
E-book: Những điều cần chú ý về Quy tắc Xuất xứ trong các FTA Việt Nam đã tha...E-book: Những điều cần chú ý về Quy tắc Xuất xứ trong các FTA Việt Nam đã tha...
E-book: Những điều cần chú ý về Quy tắc Xuất xứ trong các FTA Việt Nam đã tha...CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Kinh nghiệm thâm nhập thị trường mỹ của TN
Kinh nghiệm thâm nhập thị trường mỹ của TNKinh nghiệm thâm nhập thị trường mỹ của TN
Kinh nghiệm thâm nhập thị trường mỹ của TNBội Quỳnh Nguyễn Đặng
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Man_Ebook
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếNguyễn Nhật Anh
 

Was ist angesagt? (20)

Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...
 
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm caoĐề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga
Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga
Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga
 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệpChuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
 
Luận văn: Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam, HOT
Luận văn: Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam, HOTLuận văn: Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam, HOT
Luận văn: Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam, HOT
 
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
 
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAYĐề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
 
E-book: Những điều cần chú ý về Quy tắc Xuất xứ trong các FTA Việt Nam đã tha...
E-book: Những điều cần chú ý về Quy tắc Xuất xứ trong các FTA Việt Nam đã tha...E-book: Những điều cần chú ý về Quy tắc Xuất xứ trong các FTA Việt Nam đã tha...
E-book: Những điều cần chú ý về Quy tắc Xuất xứ trong các FTA Việt Nam đã tha...
 
Kinh nghiệm thâm nhập thị trường mỹ của TN
Kinh nghiệm thâm nhập thị trường mỹ của TNKinh nghiệm thâm nhập thị trường mỹ của TN
Kinh nghiệm thâm nhập thị trường mỹ của TN
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Luận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOTLuận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOT
 
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAYĐề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
 
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOTLuận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
 
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBCGiáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
 

Andere mochten auch

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (6).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (6).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (6).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (6).DOCNguyễn Công Huy
 
[HR];[Report];[The most productive companies in Vietnam 2010]
[HR];[Report];[The most productive companies in Vietnam 2010][HR];[Report];[The most productive companies in Vietnam 2010]
[HR];[Report];[The most productive companies in Vietnam 2010]AiiM Education
 
EPOC enfermedad Pulmonar Obstructiva Cronica UNAM
EPOC enfermedad Pulmonar Obstructiva Cronica UNAM EPOC enfermedad Pulmonar Obstructiva Cronica UNAM
EPOC enfermedad Pulmonar Obstructiva Cronica UNAM A. G.
 
MODELOS DE PROTOCOLO EN BOGOTA
MODELOS DE PROTOCOLO EN BOGOTAMODELOS DE PROTOCOLO EN BOGOTA
MODELOS DE PROTOCOLO EN BOGOTAOscar Castillo
 
Tema n° 3 los componentes de la didáctica general. sus principales caracterí...
Tema n° 3  los componentes de la didáctica general. sus principales caracterí...Tema n° 3  los componentes de la didáctica general. sus principales caracterí...
Tema n° 3 los componentes de la didáctica general. sus principales caracterí...marujo
 
Oikos-la casa común y el papa francisco
Oikos-la casa común y el papa francisco Oikos-la casa común y el papa francisco
Oikos-la casa común y el papa francisco Enrique Posada
 
The Visual Elements of Art: TEXTURE
The Visual Elements of Art: TEXTUREThe Visual Elements of Art: TEXTURE
The Visual Elements of Art: TEXTURERosa Fernández
 
Diapositivas outsourcing
Diapositivas outsourcingDiapositivas outsourcing
Diapositivas outsourcingrichycc7
 
Brand equity presentation
Brand equity presentationBrand equity presentation
Brand equity presentationutuutkarsh
 
Audi 100 dupa 1991 brake system
Audi 100 dupa 1991 brake systemAudi 100 dupa 1991 brake system
Audi 100 dupa 1991 brake systemGherghescu Gabriel
 
Analisis instrumental unidad n°2 3
Analisis instrumental unidad n°2 3Analisis instrumental unidad n°2 3
Analisis instrumental unidad n°2 3sulikaeuge
 

Andere mochten auch (20)

Youtube
YoutubeYoutube
Youtube
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (6).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (6).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (6).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (6).DOC
 
[HR];[Report];[The most productive companies in Vietnam 2010]
[HR];[Report];[The most productive companies in Vietnam 2010][HR];[Report];[The most productive companies in Vietnam 2010]
[HR];[Report];[The most productive companies in Vietnam 2010]
 
EPOC enfermedad Pulmonar Obstructiva Cronica UNAM
EPOC enfermedad Pulmonar Obstructiva Cronica UNAM EPOC enfermedad Pulmonar Obstructiva Cronica UNAM
EPOC enfermedad Pulmonar Obstructiva Cronica UNAM
 
Clase 1 unidad iii asis 2013 i
Clase 1 unidad iii asis 2013 iClase 1 unidad iii asis 2013 i
Clase 1 unidad iii asis 2013 i
 
MODELOS DE PROTOCOLO EN BOGOTA
MODELOS DE PROTOCOLO EN BOGOTAMODELOS DE PROTOCOLO EN BOGOTA
MODELOS DE PROTOCOLO EN BOGOTA
 
Tema n° 3 los componentes de la didáctica general. sus principales caracterí...
Tema n° 3  los componentes de la didáctica general. sus principales caracterí...Tema n° 3  los componentes de la didáctica general. sus principales caracterí...
Tema n° 3 los componentes de la didáctica general. sus principales caracterí...
 
Grandes almacenes
Grandes almacenesGrandes almacenes
Grandes almacenes
 
JC Maths Tuition
JC Maths TuitionJC Maths Tuition
JC Maths Tuition
 
Oikos-la casa común y el papa francisco
Oikos-la casa común y el papa francisco Oikos-la casa común y el papa francisco
Oikos-la casa común y el papa francisco
 
Innovación paso a paso
Innovación paso a pasoInnovación paso a paso
Innovación paso a paso
 
Norma Tecnica ESNI 2013
Norma Tecnica ESNI 2013Norma Tecnica ESNI 2013
Norma Tecnica ESNI 2013
 
The Visual Elements of Art: TEXTURE
The Visual Elements of Art: TEXTUREThe Visual Elements of Art: TEXTURE
The Visual Elements of Art: TEXTURE
 
Diapositivas outsourcing
Diapositivas outsourcingDiapositivas outsourcing
Diapositivas outsourcing
 
Brand equity presentation
Brand equity presentationBrand equity presentation
Brand equity presentation
 
Strategic Role - Product Management
Strategic Role - Product ManagementStrategic Role - Product Management
Strategic Role - Product Management
 
Mobile marketing mexico
Mobile marketing mexicoMobile marketing mexico
Mobile marketing mexico
 
Audi 100 dupa 1991 brake system
Audi 100 dupa 1991 brake systemAudi 100 dupa 1991 brake system
Audi 100 dupa 1991 brake system
 
Analisis instrumental unidad n°2 3
Analisis instrumental unidad n°2 3Analisis instrumental unidad n°2 3
Analisis instrumental unidad n°2 3
 
Fotografías impresionantes
Fotografías  impresionantesFotografías  impresionantes
Fotografías impresionantes
 

Ähnlich wie Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).docNguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpguest3c41775
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-namLuu Quan
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOCNguyễn Công Huy
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Dương Hà
 
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)Nguyễn Công Huy
 
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...s2nhomau
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)Nguyễn Công Huy
 

Ähnlich wie Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc (20)

QT238.doc
QT238.docQT238.doc
QT238.doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
 
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInhGiải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
 
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOC
 
QT186.doc
QT186.docQT186.doc
QT186.doc
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
 
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
 
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
 

Mehr von Nguyễn Công Huy

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMNguyễn Công Huy
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmNguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Nguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...Nguyễn Công Huy
 

Mehr von Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera Lời nói đầu Trong xu thế hợp tác và hội nhập không ngừng của nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới hiện nay, Việt Nam đang phấn đấu để có thể đứng vững và phát triển khi hiệp định mậu dịch tự do ASEAN có hiệu lực. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường, hội nhập thương mại đang được hầu hết các quốc gia trên thế giới đón nhận như một cơ hội phát triển kinh tế một cách có hiệu quả nhất và nhanh chóng nhất, đồng thời còn không ít những thách thức khó khăn cần phải vượt qua. Hoà chung nỗ lực phấn đấu của cả nước, Viglacera cũng cố gắng có những hoạt động thương mại quốc tế để từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và dần xây dựng uy tín thương hiệu Viglacera nói riêng và thương hiệu các sản phẩm Việt Nam nói chung trên thị trường thế giới. Trong bối cảnh hiện nay một nhà sản xuất lớn như Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng, việc tìm kiếm và xúc tiến các biện pháp đẩy mạnh công tác xuất khẩu là một việc làm hết sức cần thiết và nếu được thực hiện tốt sẽ đem lại lợi ích thiết thực đối với Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng. Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng là đơn vị sản xuất kinh doanh các phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng hàng đầu ở Việt Nam. Đây là một doanh nghiệp nhà nước không những có quy mô rộng khắp trong và ngoài nước mà còn là đơn vị chủ lực làm đầu mối xuất khẩu các mặt hàng thuỷ tinh và gốm xây dựng. Tổng công ty rất quan tâm đến công tác xuất khẩu, coi đây là một trong những hoạt động chủ đạo liên quan chặt chẽ đến sự thành công của Tổng công ty. Vì những lý do trên tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: "Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng" http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 1
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera Đây là một đề tài với phạm vi nghiên cứu rộng về các mặt của hoạt động xuất khẩu như thị trường xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu, hiệu quả xuất khẩu…của Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng trong giai đoạn (1999-2002). Mục đích chủ yếu của đề tài là nhằm phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu của Viglacera. Từ đó tổng kết đánh giá những mặt thành công và những mặt còn tồn tại cần khắc phục trong hoạt động xuất khẩu. Đồng thời nêu lên một vài giải pháp, đề xuất kiến nghị nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Viglacera. Nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương I: Cơ sơ lý luận chung về hoạt động xuất khẩu. Chương II: Thực trạng kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng. Chương III: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng Sau đây là nội dung cụ thể của từng chương http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 2
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU I. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ TRÒ CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 1. Khái niệm 1.1. Xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ thị trường nhằm mục đích khai thác lợi thế của quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương, đã xuất hiện từ rất lâu đời và ngày càng phát triển. Tuy hình thức đầu tiên chỉ là hàng đổi hàng, song ngày nay hình thức xuất khẩu đã được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm đem lại lợi ích cho quốc gia. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi phạm vi rộng cả về không gian lẫn thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và cũng có thể diễn ra trong kéo dài hàng năm. Đồng thời nó có thể được tiến hành trên phạm vi toàn lãnh thổ một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau. 1.2. Thúc đẩy xuất khẩu Là các biện pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động bán hàng hoá và dịch vụ cho các quốc gia khác trên thế giới và thu ngoại tệ hoặc trao đổi ngang giá. Ngày nay các quốc gia trên thế giới dù là nước siêu cường hay nước đang phát triển như Việt Nam thì việc thúc đẩy xuất khẩu vẫn là việc làm cần thiết. Bởi một lý do hết sức đơn giản là thúc đẩy xuất khẩu đi đôi với tăng tổng sản phẩm kinh tế quốc dân , tăng tiềm lực kinh tế, quân sự... http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 3
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera Bởi vì thế hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động thúc đẩy xuất khẩu nói riêng là một việc làm hết sức có ý nghĩa trước mắt và lâu dài. 1.3. Mục tiêu của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu đem lại nhiều bước tiến quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Hoạt đông thúc đẩy xuất khẩu vì thế rất quan trọng.Và mục tiêu của xuất khẩu là:  Qua công tác xuất khẩu hàng hoá đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn và quan trọng cho đất nước đặc biệt có ý nghĩa quan trọng cho một quốc gia đang phát triển như nước ta. Thúc đẩy xuất khẩu góp phần đáng kể vào việc làm cân bằng cán cân ngoại thương và cán cân thanh toán, tăng mức dự trữ hối đoái, tăng cường khả năng nhập khẩu máy móc thiết bị, hiện đại hoá hàng công nghiệp xuất khẩu trên thế giới.  Thúc đẩy xuất khẩu cho chúng ta phát huy được lợi thế so sánh của mình, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên phong phú có sẵn và nguồn lao động, đem lại lợi nhuận cao. Việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên khi đưa chúng vào phân công lao động xã hội cho phép giảm bớt lãng phí do xuất khẩu nguyên liệu thô và bán sản phẩm.  Cùng với việc thúc đẩy xuất khẩu thì tất yếu dẫn đến nền kinh tế phát triển mạnh tronh lĩnh vục chế tạo và sản xuất hàng xuất khẩu. Điều này dẫn đến việc thu hút được lực lượng lao động tham gia vào hoạt động sản xuất và giảm nhẹ cho xã hội. Mặt khác, do yêu cầu khắt khe của việc làm hàng xuất khẩu để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường quốc tế, chất lượng mẫu mã chủng loại hình thức của hàng hoá, do vậy mà tay nghề người lao động không ngừng được nâng cao tạo ra một đội ngũ lành nghề cho đất nước và sự chuyển biến về chất cho từng công dân.  Xuất khẩu hàng hoá là phải xuất đi từ các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường quốc tế. Chính vì vậy, buộc các doanh nghiệp tham gia vào làm hàng xuất khẩu phải có tính chủ động trong kinh doanh, liên kết tìm http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 4
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera bạn hàng, tạo được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào để đầu tư trang thiết bị hiện đại để xuất khẩu được hàng hoá.  Thúc đẩy xuất khẩu tạo ra vai trò quyết định trong việc tăng cường hợp tác phân công và chuyên môn hoá quốc tế, đưa nền kinh tế của mình hoà nhập vào nền kinh tế thế giơí. 2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 2.1. Đối với nền kinh tế thế giới Xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên trong hoạt động thương mại quốc tế, xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia cũng như toàn thế giới. Do những lý do khác nhau nên mỗi quốc gia đều có thế mạnh về lĩnh vực này nhưng lại yếu ở lĩnh vực khác. Để có thể khai thác được lợi thế, giảm bất lợi, tạo ra sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, các quốc gia phát triển phải tiến hành trao đổi với nhau, mua những sản phẩm mà mình sản xuất khó khăn, bán những sản phẩm mà việc sản xuất nó là có lợi thế . Tuy nhiên hoạt đông xuất khẩu nhất thiết phải được diễn ra giữa những nước có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác. Một quốc gia thua thiệt về tất cả các lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, nhân công tiềm năng kinh tế... thông qua hoạt động xuất khẩu cũng có điều kiện phát triển kinh tế nội địa. Nói một cách khác, một quốc gia dù trong tình huống bất lợi vẫn tìm ra điểm có lợi để khai thác. Bằng việc khai thác các lợi thế này, các quốc gia tập trung vào sản xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế tương đối và nhập khẩu các mặt hàng không có lợi thế tương đối. Sự chuyên môn hoá trong sản xuất này đã làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế tương đối cuả mình một cách tốt nhất để tiết kiệm nguồn nhân lực như vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên... trong quá trình sản xuất hàng hoá. Và vì vậy trên quy mô toàn thế giới thì tổng sản phẩm cũng sẽ được gia tăng http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 5
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera 2.2. Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới. Xuất khẩu là một trong những nhân tố cơ bản để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia: *Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Trong thương mại quốc tế xuất khẩu không chỉ để thu ngoại tệ về mà còn là với mục đích bảo đảm cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá dịch vụ khác nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, tăng trưởng nền kinh tế và tiến tới xuất siêu, tích luỹ ngoại tệ. Xuất khẩu với nhập khẩu trong thương mại quốc tế vừa là tiền đề của nhau, xuất khẩu để nhập khẩu và nhập khẩu để phát triển xuất khẩu. Đặc biệt ở các nước kém phát triển , một trong những vật cản chính đối với sự phát triển kinh tế là thiếu tiềm lực về vốn. Vì vậy nguồn huy động cho nước ngoài được coi là nguồn chủ yếu cho quá trình phát triển. Nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ nước ngoài chỉ tăng lên khi các chủ đầu tư hoặc người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu của quốc gia đó. Vì đây là nguồn bảo đảm chính cho nước đó có thể trả nợ được. Thực tiễn cho thấy, mỗi một nước đặc biệt là các quốc gia đang phát triển có thể sử dụng các nguồn vốn huy động chính như: -Đầu tư nước ngoài -Vay nợ viện trợ -Thu từ nguồn xuất khẩu Tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài thì không ai có thể phủ nhận đuợc, song việc huy động nguồn vốn này không phải là một điều dễ dàng. Sử dụng nguồn vốn này thì các nước đi vay phải chịu mất một số thiệt thòi nhất định và dù bằng cách này hay cách khác thì cũng phải hoàn lại vốn cho nước ngoài. Điều này vô cùng khó khăn bởi đang thiếu vốn lại càng thiếu vốn hơn *Hoạt động xuất khẩu phát huy được các lợi thế của đất nước http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 6
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera Để xuất khẩu được các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải lựa chọn các mặt hàng có tổng chi phí nhỏ hơn giá trị trung bình trên thị trường thế giới. Họ sẽ phải dựa vào những ngành hàng , những mặt hàng có lợi thế của đất nước cả về tương đối và tuyệt đối. Hoạt động xuất khẩu thúc đẩy khai thác có hiệu quả hơn vì khi xuất khẩu các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có ngoại tệ để nhập máy móc, thiết bị tiên tiến đưa năng xuất lao động lên cao. *Hoạt động xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu sản xuất định hướng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã đang và sẽ thay đổi mạnh mẽ. Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu với sản xuất và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế  Coi thị trường là mục tiêu để tổ chức sản xuất và xuất khẩu, quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Cụ thể là - Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển - Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định sản xuất, tạo ra lợi thế nhờ quy mô. - Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia. - Xuất khẩu là một phương diện quan trọng để tạo vốn và thu hút công nghệ từ các nước phát triển nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nội địa, tạo năng lực cho sản xuất mới. - Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì phân công lao động ngày càng sâu sắc. Ngày nay, nhiều sản phẩm mà việc chế tạo từng bộ phận được thực hiện ở các quốc gia khác nhau. Để hoàn thiện được những sản phẩm này, người ta phải tiến hành xuất khẩu linh kiện từ nước này sang nước khác để lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Như vậy, mỗi nước họ có thể tập trung vào sản xuất một vài sản phẩm mà họ có lợi thế, sau đó tiến hành trao đổi lấy hàng hoá mà mình cần. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 7
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera  Cách nhìn nhận khác cho rằng: chỉ xuất khẩu những hàng hoá thừa trong tiêu dùng nội địa, khi nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng. Nên chỉ chủ động chờ sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong một phạm vi hẹp và tăng trưởng chậm, do đó các ngành sản xuất không có cơ hội phát triển. *Xuất khẩu có tác động tích cực đối với việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân Về ngắn hạn, để tập trung phát triển các ngành hàng xuất khẩu thì cần phải thêm lao động, cần để xuất khẩu có hiệu quả thì cần tận dụng lợi thế lao động nhiều, giá rẻ ở nước ta. Xuất khẩu tạo ra nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.Tác động của xuất ảnh hưởng rất nhiều đến các lĩnh vực của cuộc sống như tạo ra công việc ổn định, tăng thu nhập... Như vậy có thể nói xuất khẩu tạo ra động lực cần thiết cho việc giải quyết những vấn đề thiết yếu của nền kinh tế. Điều này nói lên tính khách quan của tăng cường xuất khẩu trong quá trình phát triển kinh tế. 2.3. Đối với doanh nghiệp  Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Những yếu tố đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu phù hợp với thị trường.  Sản xuất hàng hoá đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh. Đồng thời có ngoại tệ để đầu tư lại quá trình sản xuất không những cả về chiều rộng mà cả về chiều sâu.  Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều việc làm, tạo thu nhập ổn định , tạo ra nhiều ngoại tệ để nhập khẩu vật khẩu tiêu dùng, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, vừa thu hút được lợi nhuận.  Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở lợi ích của hai bên. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 8
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera Như vậy đứng trên bất kỳ góc độ nào ta cũng thấy sự thúc đẩy xuất khẩu là rất quan trọng. Vì vậy thúc đẩy xuất khẩu là cần thiết và mang tính thực tiễn cao. 3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 3.1. Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là một hình thức xuất khẩu mà trong đó các nhà sản xuất, công ty xí nghiệp và các nhà xuất khẩu, trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán trao đổi hàng hoá với các đối tác nước ngoài. Hình thức này không qua một tổ chức trung gian nào, có thể trực tiếp gặp nhau cùng bàn bạc thảo luận để đưa đến một hợp động hoặc không cần gặp nhau trực tiếp mà thông qua thư chào hàng, thư điện tử , fax, điện thoại... cũng có thể tạo thành một hợp đồng mua bán kinh doanh thương mại quốc tế được ký kết. *Ưu điểm của giao dịch trực tiếp Thông qua thảo luận trực tiếp dễ dàng dẫn đến thống nhất và ít xảy ra những hiểu lầm đáng tiếc Giảm được chi phí trung gian, nhiều khi chi phí này rất lớn, phải chia sẻ lợi nhuận. Giao dịch trực tiếp sẽ có điều kiện xâm nhập thị trường, kịp thời tiếp thu ý kiến của khách hàng, khắc phục thiếu sót. Chủ động trong việc chuẩn bị nguồn hàng, phương tiện vận tải để thực hiện hoạt động xuất khẩu và kịp thời điều chỉnh thị trường tiêu thụ, nhất là trong điều kiện thị trường nhiều biến động. *Hạn chế khó khăn của hoạt động xuất khẩu trực tiếp. Đối với thị trường mới chưa từng giao dịch thường gặp nhiều bỡ ngỡ, dễ gặp sai lầm, bị ép giá trong mua bán. Đòi hỏi cán bộ công nhân viên làm công tác kinh doanh xuất khẩu phải có năng lực hiểu biết về nghiệp vụ ngoại thương, ngoại ngữ, văn hoá của thị trường nước ngoài, phải có nhiều thời gian tích luỹ. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 9
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera Khối lượng mặt hàng giao dịch phải lớn mới có thể bù đắp được các chi phí trong giao dịch như: giấy tờ, đi lại, nghiên cứu thị trường…. 3.2. Xuất khẩu gián tiếp (uỷ thác) Là một hình thức dịch vụ thương mại, theo đó doanh nghiệp ngoại thương đứng ra với vai trò trung gian thực hiện xuất khẩu hàng hoá cho các đơn vị uỷ thác . Xuất khẩu uỷ thác gồm 3 bên, bên uỷ thác xuất khẩu, bên nhận uỷ thác xuất khẩu và bên nhập khẩu. Bên uỷ thác không được quyền thực hiện các điều kiện về giao dịch mua bán hàng hoá, giá cả, phương thức thanh toán.... mà phải thông qua bên thứ 3 - người nhận uỷ thác. Xuất khẩu uỷ thác được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không được phép kinh doanh xuất khẩu trực tiếp hoặc không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp, uỷ thác cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu làm đơn vị xuất khẩu hàng hoá cho mình, bên nhận uỷ thác được nhận một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác. *Ưu điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tìm nguồn đầu ra cho sản phẩm của mình. Giúp cho hàng hoá của doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập vào một thị trường mới mà mình chưa biết, tránh được rủi ro khi mình kinh doanh trên thị trường đó. Tận dụng sự am tường hiểu biết của bên nhận uỷ thác trong nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu từ khâu đóng gói, vận chuyển, thuê tàu mua bảo hiểm… sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tiền của, thời gian đầu tư cho việc thực hiện xuất khẩu. *Nhược điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp Mất mối liên hệ trực tiếp của doanh nghiệp với thị trường (khách hàng). Phải chia sẻ lợi nhuận Nhiều khi đầu ra phụ thuộc vào phía uỷ thác trung gian làm ảnh hưởng đến sản xuất. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 10
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera 3.3. Xuất khẩu gia công uỷ thác Đây là hình thức kinh doanh mà trong đó có một đơn vị đứng ra nhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho xí nghiệp gia công, sau đó thu hồi sản phẩm để xuất khẩu cho nước ngoài. Đơn vị này được hưởng phí uỷ thác theo thoả thuận với các xí nghiệp sản xuất. 3.4. Buôn bán đối lưu (xuất khẩu hàng đổi hàng) Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua. Khối lượng hàng hoá được trao đổi có giá trị tương đương. Ở đây mục đích của xuất khẩu không phải thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một khối lượng hàng hoá với giá trị tương đương. Tuy tiền tệ không được thanh toán trực tiếp nhưng nó được làm vật ngang giá chung cho giao dịch này. Lợi ích của buôn bán đối lưu là nhằm mục đích tránh được các rủi ro về sự biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối . Đồng thời có lời khi các bên không đủ ngoại tệ thanh toán cho lô hàng nhập khẩu của mình. Thêm vào đó, đối với một quốc gia buôn bán đối lưu có thể làm cân bằng hạn mục thường xuyên trong cán cân thanh toán quốc tế. 3.5. Xuất khẩu theo nghị định thư Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu theo chỉ tiêu của nhà nước giao cho để tiến hành xuất một hoặc một số mặt hàng nhất định cho chính phủ nước ngoài trên cơ sở nghị định thư đã ký giữa hai Chính phủ. 3.6. Xuất khẩu tại chỗ Đây là hình thức kinh doanh xuất khẩu mới đang có xu hướng phát triển và phổ biến rộng rãi do ưu điểm của nó đem lại. Đặc điểm của loại hàng xuất này là hàng hoá không cần phải vượt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn có thể đàm phán trực tiếp với người mua mà chính người mua lại đến với nhà xuất khẩu. Mặt khác, doanh nghiệp tránh được một số thủ tục rắc rối của hải quan, http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 11
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera không phải thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hoá. Do đó, giảm được một lượng chi phí khá lớn. Hình thức xuất khẩu tại chỗ đang được các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có thế mạnh về du lịch và có nhiều đơn vị kinh doanh, các tổ chức nước ngoài đóng tại quốc gia đó khai thác tối đa và đã thu được những kết quả to lớn, không thua kém so với xuất khẩu trực tiếp qua biên giới quốc gia, đồng thời có cơ hội thu hồi vốn nhanh và lợi nhuận cao. 3.7. Gia công quốc tế Gia công quốc tế là một hình thức kinh doanh, trong đó một bên nhập nguồn nguyên liệu, bán thành phẩm (bên nhập gia công) của bên khác (bên đặt gia công) để chế biến thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và qua đó thu được phí gia công. Đây cũng là một hình thức xuất khẩu đang được phát triển mạnh mẽ và được nhiều quốc gia trong đó đặc biệt là quốc gia có nguồn lao động dồi dào, tài nguyên phong phú áp dụng rộng rãi vì thông qua hình thức gia công, ngoài việc tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, họ còn có điều kiện đổi mới và cải tiến máy móc kỹ thuật công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Đối với bên đặt gia công, họ được lợi nhuận từ chỗ lợi dụng được giá nhân công và nguyên phụ liệu tương đối rẻ của nước nhận gia công. Hình thức xuất khẩu này chủ yếu được áp dụng trong các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và nguyên vật liệu như dệt may, giầy da… 3.8. Tái xuất khẩu Tái xuất là sự tiếp tục xuất khẩu ra nước ngoài những mặt hàng trước đây đã nhập khẩu với điều kiện hàng hoá phải nguyên dạng như lúc đầu nhập khẩu. Hình thức này được áp dụng khi một doanh nghiệp không sản xuất được hay sản xuất được nhưng với khối lượng ít, không đủ để xuất khẩu nên phải nhập vào để sau đó tái xuất. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 12
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera Hoạt động giao dịch tái xuất bao gồm hai hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu với mục đích thu về một khoản ngoại tệ lớn hơn lúc ban đầu bỏ ra. Các bên tham gia gồm có: nước xuất khẩu, nước tái xuất khẩu và nước nhập khẩu. Tạm nhập tái xuất có thể thực hiện theo hai hình thức sau: *Tái xuất theo đúng nghĩa của nó: Trong đó hàng hoá đi từ nước xuất khẩu tới nước tái xuất khẩu rồi lại được xuất khẩu từ nước tái xuất tới nước nhập khẩu. Ngược chiều với sự vận động của hàng hoá là sự vận động của tiền tệ. nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền về từ nước nhập khẩu. *Chuyển khẩu : Được hiểu là việc mua hàng hoá của một nước (nước xuất khẩu) để bán hàng hoá cho một nước khác (nước nhập khẩu) mà không làm thủ tục nhập khẩu vào nước tái xuất. Nước tái xuất trả tiền cho nước cho nước xuất khẩu và thu tiền về từ nước nhập khẩu. Ưu điểm của hình thức này là tạo ra một thị trường rộng lớn, quay vòng vốn và đáp ứng nhu cầu bằng những hàng hoá mà trong nước không thể đáp ứng được, tạo ra thu nhập. Nhược điểm của hình thức này là các doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều nước xuất khẩu về gía cả, thời gian giao hàng. Ngoài ra nó còn đòi hỏi người làm công tác xuất khẩu phải giỏi về nghiệp vụ kinh doanh tái xuất, phải nhậy bén với tình hình thị trường và giá cả thế giới, sự chính xác chặt chẽ trong các hợp đồng mua bán. 3.9. Giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá Sở giao dịch hàng hoá là một thị trường đặc biệt, tại đó thông qua những người môi giới do sở giao dịch chỉ định, người ta mua bán hàng hoá với khối lượng lớn, có tính chất đồng loại và có phẩm chất có thể thay đổi được với nhau. Sở giao dịch hàng hoá thể hiện tập trung của quan hệ cung cầu về một mặt hàng giao dịch trong một khu vực ở một thời điểm nhất định. Do đó giá cả công bố tại sở giao dịch có thể xem như một tài liệu tham khảo trong việc xác định giá quốc tế http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 13
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera II . NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 1. Nghiên cứu thị trường, sản phẩm xuất khẩu 1.1. Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường là một việc làm cần thiết đầu tiên đối với bất kỳ một công ty nào khi tham gia vào thị trường thế giới. Nghiên cứu thị trường tạo khả năng cho các nhà kinh doanh thấy được quy luật vận động của từng loại hàng hoá cụ thể thông qua sự biến đổi nhu cầu, nguồn vốn cung cấp và giá cả hàng hoá đó trên thị trường giúp họ giải quyết được vấn đề của thực tiễn kinh doanh . Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin số liệu về thị trường, so sánh, phân tích những thông tin số liệu đó để rút ra kết luận về xu hướng vận động của thị trường. Những kết luận này giúp cho nhà quản lý đưa ra được những nhận định đúng đắn để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch marketing. Nội dung chính của nghiên cứu thị trường là xem xét thị trường và khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường. *Các bước của nghiên cứu thị trường  Nghiên cứu khái quát: Nghiên cứu khái quát thị trường cung cấp những thông tin về quy mô cơ cấu, sự vận động của thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường như môi trường kinh doanh, môi trường chính trị- luật pháp…  Nghiên cứu chi tiết: Nghiên cứu chi tiết thị trường cho biết những thông tin về tập quán mua hàng, những thói quen và những ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. *Các phương pháp nghiên cứu thị trường  Nghiên cứu tại địa bàn: là nghiên cứu bằng cách thu thập thông tin và các nguồn tài liêụ công khai và xử lý các thông tin đó.  Nghiên cứu tại hiện trường: là việc thu thập thông tin chủ yếu thông qua tiếp xúc trực tiếp, sau đó tiến hành phân tích các thông tin thu thập được . *Nội dung của nghiên cứu thị trường http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 14
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera  Phân tích cung : đầu tiên cần nắm được tình hình cung , là toàn bộ khối lượng hàng hoá đã, đang và có khả năng bán ra trên thị trường. Cần xem xét giá cả trung bình, sự phân bố hàng hoá và tình hình sản phẩm của công ty đang ở giai đoạn nào .  Phân tích cầu : Từ thông tin về hàng hoá đang bán trên thị trường mà cần xác định xem những sản phẩm nào có thể thương mại hoá được. Cần xem xét : - Đối tượng tiêu dùng: giới tính, nghề nghịêp, giai cấp… - Lý do mua hàng. - Nhịp điệu mua hàng. - Khách hàng tương lai. 1.2. Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu Đây là một trong những nội dung cơ bản nhưng rất quan trọng và cần thiết để có thể tiến hành được hoạt động xuất khẩu. Khi doanh nghiệp có ý định tham gia vào hoạt động xuất khẩu thì doanh nghiệp cần phải xác định các mặt hàng mà mình khẳng định kinh doanh. Để lựa chọn được đúng các mặt hàng mà thị trường cần đòi hỏi doanh nghiệp phải có một quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, phân tích một cách có hệ thống về nhu cầu thị trường cũng như khả năng doanh nghiệp. Qua hoạt động này doanh nghiệp cần phải xác định, dự đoán được xu hướng biến động của thị trường cũng như khả năng doanh nghiệp. Qua hoạt động này doanh nghiệp cần phải xác định, dự đoán được xu hướng biến động của thị trường cũng như các cơ hội và thách thức doanh nghiệp gặp phải trên thị trường thế giới. Hoạt động này không những đòi hỏi một thời gian dài mà còn phải tốn nhiều chi phí, song bù lại doanh nghiệp có thể xâm nhập vào thị trường tiềm tàng có khả năng tăng doanh số lợi nhuận kinh doanh. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 15
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera 2. Lựa chọn đối tác giao dịch Sau khi lựa chọn được mặt hàng và thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp muốn xâm nhập vào từng giai đoạn thị trường đó thì doanh nghiệp phải lựa chọn được đối tác đang hoạt động trên thị trường có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh cho mình. Việc lựa chọn đúng đối tác để giao dịch tránh cho doanh nghiệp những phiền toái, những mất mát rủi ro gặp phải trong quá trình kinh doanh trên thị trường quốc tế, đồng thời có điều kiện để thực hiện thành công các kế hoạch kinh doanh của mình. Cách tốt nhất để lựa chọn đúng đối tác là lựa chọn đối tác có đặc điểm sau:  Là người xuất khẩu trực tiếp. Vì với mặt hàng kinh doanh đó, doanh nghiệp không phải chia sẻ lợi nhuận kinh doanh do đó thu được lơị nhuận lớn nhất. Tuy nhiên, trong trương hợp sản phẩm và thị trường hoàn toàn mới thì lại rất cần thông qua các đại lý hoặc các công ty uỷ thác xuất khẩu để giảm chi phí chi việc thâm nhập thị trường nước ngoài.  Quen biết, có uy tín kinh doanh .  Có thực lực tài chính .  Có thiện trí trong quan hệ làm ăn với doanh nghiệp không có biểu hiện hành vi lừa đảo . Trong quá trình lựa chọn đối tác giao dịch, công ty có thể thông qua các bạn hàng đã có quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp trước đó, thông qua các tin tức thu nhập và điều tra được, các phòng thương mại và công nghiệp, các ngân hàng, các tổ chức tài chính để họ giúp đỡ . 3. Lập phương án kinh doanh xuất khẩu Trên cơ sở kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường, các đơn vị xuất khẩu phải lập phương án kinh doanh cho mình bao gồm:  Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân, phác hoạ bức tranh tổng quát về hoạt động kinh doanh, những thuận lợi và khó khăn. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 16
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera  Lựa chọn mặt hàng thời cơ điều kiện và phương thức kinh doanh, sự lựa chọn này phải mang tính thuyết phục trên cơ sở phân tích tình hình có liên quan.  Đề ra mục tiêu cụ thể như sẽ bán được bao nhiêu hàng, giá bán lẻ bao nhiêu, thâm nhập vào thị trường nào.  Đề ra biện pháp và công cụ thực hiện nhằm đạt được mục tiêu.  Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu cơ bản: - Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ . - Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi xuất khẩu . - Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn cho xuất khẩu . - Điểm hoà vốn trong xuất khẩu hàng hoá . 4. Lựa chọn phương thức giao dịch Phương thức giao dịch là các doanh nghiệp sử dụng để thực hiện các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của mình trên thị trường thế giới. Những phương thức này quy định những thủ tục cần tiến hành, các điều kiện giao dịch, các thao tác và chứng từ cần thiết trong quan hệ kinh doanh. Có rất nhiều phương thức giao dịch khác nhau như giao dịch thông thường, giao dịch qua khâu trung gian, giao dịch tại hội trợ, triển lãm, giao dịch hàng hoá, gia công quốc tế. Tuy nhiên, phổ biến và được sử dụng nhiều nhất là giao dịch thông thường. *Giao dịch thông thường Đây là sự giao dịch mà người mua và người bán thảo luận trực tiếp với nhau thông qua thư từ, điện tín… để bàn về các điều khoản sẽ ghi trong hợp đồng. Các bước tiến hành giao dịch thông thường bao gồm: Hỏi giá - báo giá- chào hàng- chấp nhận, xác nhận. *Giao dịch qua trung gian http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 17
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera Là việc người mua và người bán quy định những điều kiện trong giao dịch mua bán hàng hoá nhờ tới sự giúp đỡ của người thứ 3 để đàm phán và đi đến ký kết hợp đồng. *Buôn bán đối lưu Là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng hoá trao đổi có giá trị tương đương. *Đấu giá quốc tế Đây là phường thức bán hàng đặc biệt được tổ chức công khai ở một nơi nhất định, tại đó sau khi xem xét hết hàng hoá, những người mua hàng để người bán đưa ra giá mình muốn bán Ngoài ra, còn một số loại giao dịch khác như: - Giao dịch ở sở giao dịch hàng hoá . - Giao dịch tại hội trợ triển lãm. - Gia công - Đấu thầu quốc tế Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn từng phương thức giao dịch mua bán thích hợp. Nói chung, với các loại hàng hoá khác nhau thì phụ thuộc vào đặc điểm của thị trường và khả nằng của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương thức giao dịch khác nhau. Chẳng hạn khách hàng mua hàng với số lượng lớn, mua thường xuyên thì phương thức giao dịch thông thường được áp dụng. Với những hàng hoá có tính chất chuyên ngành thì tham gia hội trợ và triển lãm lại có tác dụng tích cực . 5. Đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu Đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu là một trong những khâu quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. Nó quyết định đến khả năng, điều kiện thực hiện http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 18
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera những công đoạn mà doanh nghiệp thực hiện trước đó. Đồng thời nó quyết định đến tính khả thi hay không khả thi của kế hoạch kinh doanh của doanh nghịêp. Việc đàm phán phải căn cứ vào nhu cầu trên thị trường vào đối thủ cạnh tranh, khả năng, điều kiện và mục tiêu của doanh nghiệp cũng như môí quan hệ của doanh nghiệp và đối tác. Nếu đàm phán diễn ra tốt đẹp, thì kết quả của nó là hợp đồng được ký kết. Một cam kết hợp đồng sẽ là những pháp lý quan trọng, vững chắc và đáng tin cậy để các bên thực hiện lời cam kết của mình. Đàm phán có thể thực hiện thông qua thư từ , điện tín và đàm phán trực tiếp. Tiếp sau công việc đàm phán, các bên tiến hành ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá. Hợp đồng mua bán hàng hoá là một văn bản có tính chất pháp lý được hình thành trên cơ sở thảo luận một cách bình đẳng, tự nguyện giữa các chủ thể nhằm xác lập thực hiện và chấm dứt các mối quan hệ trao đổi hàng hoá . Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng mua bán đặc biệt trong đó quy định người bán có nghĩa vụ chuyển quyền (cho người ) sở hữu hàng hoá cho người mua, còn người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán theo giá thoả thuận bằng phương thức quốc tế. Khác với hợp đồng mua bán nội địa, hợp đồng xuất khẩu thông thường hình thành giữa các doanh nghiệp có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, hàng hoá thường được dịch chuyển qua biên giới quốc gia và đồng tiền thanh toán là một ngoại tệ đối với một trong hai quốc gia hoặc cả hai. 6. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Sau khi ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hoá với khách hàng. Doanh nghiệp cần xác định rõ trách nhiệm, nội dung và trình tự công việc phải làm. Thông thường trình tự thực hiện hợp đồng gồm các bước: http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 19
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera Hình 1: Sơ đồ tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Ký hợp đồng Xin giấy Chuẩn bị xuất khẩu Kiểm tra L/ C phép XK hàng hoá XK Kiểm tra Thuê phương Mua bảo hiểm Làm thủ tục hàng hoá XK tiện vận hàng hoá hải quan chuyển Giao hàng Thanh toán lên tàu Giải quyết khiếu nại Đây là sơ đồ chung để tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu, thực tế thì có một số bước buộc phải theo đúng thứ tự nhưng một số bước thì không cần theo đúng thứ tự trên. 6.1. Kiểm tra thư tín dụng Trong hoạt động mua bán quốc tế ngày nay, việc sử dụng thư tín dụng ngày càng trở nên phổ biến hơn cả nhờ những lợi ích mà nó mang lại. Sau khi nhà nhập khẩu mở thư tín dụng(L/C), nhà xuất khẩu phải kiểm tra lại cẩn thận, tỷ mỉ và chi tiết trong L/C có phù hợp với các điều kiện trong hợp đồng không. Nếu không phù hợp hoặc sai sót thì thông báo cho nhà nhập khẩu để sửa chữa kịp thời. Bởi vì khi người mua (nhà nhập khẩu) đã mở L/C thì nó đã trở thành một trái vụ và các bên sẽ thực hiện theo các điều kiện ghi trong L/C. 6.2. Xin giấy phép xuất khẩu Muốn thực hiện hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp phải có giấy phép xuất khẩu hàng hoá. Giấy phép xuất khẩu hàng hoá là một công cụ quản lý của Nhà nước về hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Trước đây khi muốn xuất khẩu một lô hàng, các doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh XNK và xin giấy phép xuất khẩu từng chuyến để giảm gánh nặng về thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Thủ Tướng Chính phủ ban hành nghị định 57/ http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 20
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera NĐ-CP, theo đó tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được quyền xuất nhập khẩu ra bên ngoài phù hợp với nội dung đăng ký kinh doanh, không cần xin giấy phép kinh doanh XNK tại bộ thương mại 6.3. Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu Đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trực tiếp, việc chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu là tương đối đơn giản. Sau khi tiến hành sản xuất ra sản phẩm, doanh nghiệp chỉ còn lựa chọn, đóng gói, kẻ ký mã hiệu và vận chuyển đến nơi quy định. 6.4. Kiểm tra hàng hoá Trước khi xuất khẩu, các nhà xuất khẩu có nghĩa vụ kiểm tra số lượng, chất lượng, phẩm chất, trọng lượng của hàng hoá đó. Nếu hàng hoá đó là động thực vật thì phải qua kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm và khả năng gây bệnh. 6.5. Thuê phương tiện vận chuyển Việc lựa chọn phương tiện vận chuyển, phương thức vận chuyển ra sao là căn cứ vào 3 yếu tố sau:  Điều khoản của hợp đồng xuất khẩu .  Đặc điểm của hàng hoá .  Điều kiện vận tải. 6.6. Mua bảo hiểm hàng hoá Hàng hoá trong mua bán quốc tế thông thường phải vận chuyển bằng đường biển vì vận chuyển đường biển rủi ro khá cao do đó rất cần thiết bảo hiểm hàng hoá. Việc mua bảo hiểm hàng hoá được thông qua hợp đồng bảo hiểm. Có 2 loại hợp đồng bảo hiểm là bảo hiểm hợp đồng bao và bảo hiểm hợp đồng cả chuyến. 6.7. Làm thủ tục hải quan Hàng hoá khi vượt qua biên giới quốc gia để xuất khẩu đều phải làm thủ tục Hải quan. Việc làm thủ tục hải quan gồm 3 bước:  Khai báo hải quan . http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 21
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera Doanh nghiệp khai báo tất cả các đặc điểm của hàng hoá xuất khẩu : số lượng, chất lượng, giá trị, tên, phương tịên vận chuyển, nước nhập khẩu. Các chứng từ kèm theo : như giấy phép xuất khẩu, bảng chi tiết..  Xuất trình hàng hoá để kiểm tra và tính thuế.  Thực hiện các quyết định của hải quan. 6.8. Giao hàng lên tàu Trong khâu này doanh nghiệp phải đăng ký với người vận tải và nhận hồ sơ xếp hàng, sau đó gặp gỡ các cơ quan điều động của cảng để nhận lịch xếp hàng, bố trí các phương tiện vận tải đưa hàng hoá vào cảng, xếp hàng lên tàu và sau đó lấy vận đơn. 6.9. Thanh toán Thanh toán là bước cuối cùng thực hiện một hợp đồng xuất khẩu nếu như không có sự tranh chấp và khiếu nại. Đó là thước đo, là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong xuất khẩu hàng hoá, bên nhập khẩu có thể thanh toán cho bên bán bằng nhiều phương thức khác nhau. Ví dụ như phương thức chuyển tiền; phương thức nhờ thu; phương thức tín dụng chứng từ. 6. 10. Giải quyết khiếu nại ( nếu có ) Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu có thể xảy ra những vấn đề phức tạp làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện hợp đồng trong những trường hợp đó, hai bên cần thiện trí trao đổi, thảo luận để giải quyết. Nếu giải quyết không thành thì tiến hành các thủ tục kiện đối tác lên trọng tài. Việc khiếu nại phải tiến hành một cách kịp thời tỷ mỉ dựa trên những căn cứ của chứng từ kèm theo. 7. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu Việc đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là quan trọng và rất cần thiết. Nó cho phép doanh nghiệp xác định hiệu quả của mỗi hợp đồng xuất khẩu cũng như mỗi giai đoạn hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 22
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera Nhờ các đánh giá đó doanh nghiệp sẽ có những biện pháp ứng xử phù hợp đối với việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu tiếp theo cũng như thời gian hoạt động xuất khẩu tiếp theo. Để đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp có thể sử dụng hai loại chỉ tiêu sau: 7.1. Các chỉ tiêu định tính *Khả năng xâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường : kết quả này có được sau một thời gian nỗ lực của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu của mình, kết quả này biểu hiện ở thị trường xuất khẩu có của doanh nghiệp, khả năng mở rộng sang các thị trường khác, mối quan hệ với khách hàng nước ngoài , khả năng khai thác, nguồn hàng cho xuất khẩu… Các kết quả này chính là những thuận lợi quá trình mà doanh nghiệp có thể khai thác để phục vụ cho quá trình xuất khẩu tới độ thu được lợi nhuận cao, khả năng về thị trường lớn hơn. *Kết quả về mặt xã hội : những lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang lại khi thực hiện các hoạt động xuất khẩu nào đó thì cũng phải đem lại lợi ích cho đất nước. Do vậy, doanh nghiệp phải quan tâm đến lợi ích xã hội khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, kinh doanh những mặt hàng Nhà nước khuyến khích xuất khẩu và không xuất khẩu những mặt hàng mà Nhà nước cấm. 7.2. Các chỉ tiêu định lượng *Lợi nhuận xuất khẩu Đây là chỉ tiêu có tính chất tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động xuất khẩu. Lợi nhuận thực tế càng lớn thì hoạt động của công ty càng cao. P = TR - TC P : Lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu TR : Tổng doanh thu thu được từ hoạt động xuất khẩu TC: Tổng chi phí bỏ ra cho hoạt động xuất khẩu Từ công thức trên ta thấy để tăng lợi nhuận xuất khẩu thì có phương pháp: tăng doanh thu hoặc giảm chi phí xuất khẩu . http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 23
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera *Tỷ suất ngoại tệ (hiệu quả kinh tế của xuất khẩu) Tỷ xuất ngoại tệ = TR/TC nếu tỷ xuất ngoại tệ > 1 có hiệu quả và < 1 thì chưa có hiệu quả *Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu Là chỉ tiêu hiệu quả tương đối. Nó có thể tính theo 2 cách  Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu P p= T x 100% R  Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí P p= T x100% C p: Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu P: Lợi nhuận xuất khẩu TR: Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu TC: Tổng chi phí từ hoạt động xuất khẩu Nếu p > 0 thì doanh nghiệp đạt hiệu quả trong xuất khẩu hàng hoá còn nếu p < 0 doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả trong III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 1. Các nhân tố quốc tế Đây là các nhân tố nằm ngoài phạm vi điều khiển của quốc gia. Có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động xuất khâư của doanh nghiệp. Có thể kể đến các nhân tố: * Môi trường kinh tế Tình hình phát triển kinh tế của thị trưòng xuất khẩu có ảnh hưởng tới nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng , do đó có ảnh hưởng đến hoạt đông xuất khẩu của doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 24
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera thị trường xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thu nhập của dân cư, tình hình lạm phát , tình hình lãi xuất. *Môi trường luật pháp Tình hình chính trị hợp tác quốc tế được biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa các quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị của một nhóm các quốc gia do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. *Môi trường văn hoá xã hội Đặc điểm và sự thay đổi của văn hoá - xã hội của thị trường xuất khẩu có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu của khách hàng, do đó ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng của khách hàng và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghệp. *Môi trường cạnh tranh Mức độ cạnh tranh quốc tế biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp, các công ty quốc tế đối với doanh nghiệp, khi cùng tham gia vào một thị trường xuất khẩu nhất định. Sức ép ngày càng lớn thì ngày càng khó khăn cho doanh nghiệp muốn thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu cho mình. 2. Các nhân tố quốc gia Đây là các nhân tố ảnh hưởng bên trong đất nước nhưng ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp. Các nhân tố đó bao gồm: *Nguồn lực trong nước Một nước có nguồn lực dồi dào là điều kện thuận lợi để doanh nghiệp trong nước có điều kiện phát triển xúc tiến các mặt hàng có sử dụng sức lao động. Về mặt ngắn hạn, nguồn lực đuợc xem là không biến đổi vì vậy chúng ít tác động đến sự biến động của xuất khẩu. Nước ta nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ là điều kiện thuận lợi để xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động như hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc giầy dép... *Nhân tố công nghệ http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 25
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera Ngày nay khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, và mang lại nhiều lợi ích , trong xuất khẩu cũng mang lại nhiều kết quả cao. Nhờ sự phát triển của bưu chính viễn thông, các doanh nghiệp ngoại thương có thể đàm phán với các bạn hàng qua điện thoại , fax.. giảm bớt chi phí, rút ngắn thời gian. Giúp các nhà kinh doanh nắm bắt các thông tin chính xác,kịp thời .Yếu tố công nghệ cũng tác động đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng hoá xuất khẩu. Khoa học công nghệ còn tác động tới lĩnh vực vận tải hàng hoá xuất khẩu, kỹ thuật nghiệp vụ trong ngân hàng... *Cơ sở hạ tầng Đây là yếu tố không thể thiếu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Cơ sở hạ tầng gồm : đường xá, bến bãi hệ thống vận tải , hệ thống thông tin,hệ thống ngân hàng... có ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu nó thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động xuất khẩu. *Hệ thống chính trị pháp luật của nhà nước Nhân tố này không chỉ tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp ở hiện tại mà cón ảnh hưởng trong tương lai. Vì vậy doanh nghiệp phải tuân theo và hưởng ứng nó ở hiện tại, mặt khác doanh nghệp phải có kế hoạch trong tương lai cho phù hợp. Các doanh ngiệp ngoại thương khi tham gia hoạt động xuất khẩu cần nhận biết và tuân theo các quy định của pháp luật về hoạt động xuất khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung. Do vậy doanh nghiệp cần lợi dụng các chính sách của nhà nước về hoạt động xuất khẩu cũng như không tham gia vào các hoạt động xuất khẩu mà nhà nước không cho phép. *Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa giá đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Tỷ gía hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu trong hoạt động xuất khẩu. Do vậy doanh nghiệp cần quan tâm đến yếu tố tỷ giá vì nó liên quan đến việc thu đổi ngoại tệ sang nội tệ, từ đó ảnh hướng đến hiệu quả xuất của doanh nghiệp.Để http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 26
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera biết được tỷ giá hối đoái, doanh nghiệp phải hiểu được cơ chế điều hành tỷ giá hiện hành của nhà nước , theo dõi biến động của nó từng ngày. Doanh nghiệp phải lưu ý tỷ giá hối đoái được điều chỉnh là tỷ giá tỷ giá chính thức được điều chỉnh theo quá trình lạm phát. *Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước Cạnh tranh một mặt có tác động thúc đẩy sự vươn lên của các doanh nghiệp, mặt khác nó cũng dìm chết các doanh nghiệp yếu kém. Mức độ cạnh tranh ở đây biểu hiện ở số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cùng ngành hoặc các mặt hàng khác có thể thay thế được. Hiện nay, nhà nước Việt Nam có chủ trương khuyến khích mọi doanh nghiệp mới tham gia xuất khẩu đã dẫn đến sự bùng nổ số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu do đó đôi khi có sự cạnh tranh không lành mạnh. 3. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp Là các nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể tác động làm thay đổi nó để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình. Bao gồm các nhân tố sau: *Bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính của doanh nghiệp Là sự tác đông trực tiếp của các cấp lãnh đạo xuống các cán bộ, công nhân viên đến hoạt động tổ chức sản xuất và xuất khẩu hàng hoá. Việc thiết lập cơ cấu tổ chức của bộ máy điều hành cũng như cách thức điều hành của các cấp lãnh đạo là nhân tố quyết định tính hiệu quả trong kinh doanh. Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý cách điều hành hoạt động kinh doanh sẽ quyết định tới hiệu quả kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. *Yếu tố lao động Con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá đặc biệt phải nhấn mạnh đến yếu tố con người bởi vì nó là chủ thể sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động. Trình độ và năng lực http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 27
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera trong hoạt động xuất khẩu của các bên kinh doanh sẽ quyết định tới tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. *Khả năng tài chính của doanh nghiệp Một trong những yếu tố quan trọng tác động tới hoạt động xuất của doanh nghiệp là vốn . Bên cạnh yếu tố về con người, tổ chức quản lý thì doanh nghiệp phải có vốn để thực hiên các mục tiêu về xuất khẩu mà doanh nghiệp đã đề ra. Năng lực tài chính có thể làm hạn chế hoặc mở rộng các khả năng của doanh nghiệp vì vốn là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu theo chiều hướng khác nhau, tốc độ và thời gian khác nhau...tạo nên một môi trường xuất khẩu phức tạp đối với doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải thường xuyên nắm bắt, những thay đổi này để có những phản ứng kịp thời, tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra khi tiến hành hoạt động xuất khẩu IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA MẶT HÀNG THUỶ TINH VÀ GỐM XÂY DỰNG, TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THUỶ TINH VÀ GỐM XÂY DỰNG TRONG THỜI GIAN QUA 1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật cuả ngành thuỷ tinh và gốm xây dựng 1.1. Khái niệm về mặt hàng thuỷ tinh và gốm xây dựng Theo quan điểm hiện nay, tất cả các sản phẩm thuỷ tinh và gốm sứ nào được sản xuất phục vụ mục đích xây dựng đều thuộc phạm vi hàng thuỷ tinh gốm xây dựng. Do vậy, sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng bao gồm rất nhiều chủng loại khác nhau. Từ mục đích sử dụng của nó là cơ sở để phân biệt sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng với các sản phẩm thuỷ tinh và gốm sứ khác như gốm dân dụng, gốm sứ mỹ nghệ... 1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành Ngành sản xuất thuỷ tinh và gốm xây dựng là một ngành thuộc nhóm ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng . Các sản phẩm mà ngành sản http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 28
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera xuất ra phục vụ cho ngành công nghiệp nói chung và nhu cầu của đại bộ phận dân chúng nói riêng. Hiện nay các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng được phân loại như sau: * Sản phẩm thuỷ tinh xây dựng Bao gồm các sản phẩm như: Các loại kính xây dựng( kính trắng, kính mờ, kính an toàn, kính phản quang...), thuỷ tinh lỏng, sợi thuỷ tinh...Các sản phẩm thuỷ tinh này chủ yếu nhằm phục vụ cho hoạt động xây dựng do đó qui trình sản xuất, tính sử dụng của chúng hoàn toàn khác các sản phẩm thuỷ tinh khác như thuỷ tinh mỹ nghệ thuỷ tinh y tế * Sản phẩm gốm xây dựng Bao gồm nhiều loại khác nhau. Ta có thể phân loại như sau:  Nhóm các sản phẩm gốm cao cấp: Bao gồm các sản phẩm như: sứ vệ sinh gạch ngói trang trí, các loại gạch ốp lát, các loại gạch tráng men cao cấp khác.  Nhóm các sản phẩm gốm thô: Bao gồm các loại gạch ngói xây dựng thông dụng như: gạch xây, gạch chống nóng, gạch mem rỗng, gạch chẻ, ngói lợp...  Nhóm các sản phẩm chuyên dụng: Bao gồm gạch chịu lửa chammot, gạch cách nhiệt, gạch chịu lửa kiềm tính, bi nghiền và các loại bột vữa xây dựng tương ứng. Cũng như các loại vật liệu xây dựng khác, các sản phẩm thuỷ tinh và gốm sứ xây dựng có một đặc điểm chung là trọng lượng nặng, thể tích lớn, khó đóng gói bảo quản và vận chuyển trong khi giá trị sản phẩm lại không cao. Chính do đặc điểm đó mà việc sản xuất kinh doanh các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng gặp nhiều khó khăn vì chi phí vận chuyển thường chiếm một tỷ lệ khá cao trong giá thánh các sản phẩm. Mặt khác , để có được các sản phẩm tốt đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì việc sản xuất các loại vật liệu xây dựng này không những đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật hiện đại mà còn có nhiều nguyên liệu http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 29
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera như cát trắng cho sản xuất thuỷ tinh, đất sét, kaolin, cho sản xuất gốm sứ và nhiều nguyên vật liệu khác. Do có nhiều đặc điểm riêng nên ngành sản xuất thuỷ tinh và gốm xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu. Vì vậy, hiện nay công tác phát triển lĩnh vực khai thác và chế biến nguyên liệu phục vụ cho ngành rất được coi trọng. Thông thường, để giảm giá thành các sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển các thành phẩm, tránh các rủi ro, vỡ hỏng trong khi vận chuyển nên các nhà máy sản xuất các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng thường được bố trí một cách hợp lý gần nơi tiêu thụ. Đây cũng là cách phân bổ thường thấy trong các ngành sản xuất các sản phẩm có đặc trưng tương tự. 2. Thị trường thuỷ tinh và gốm xây dựng thời gian qua 2.1. Thị trường thuỷ tinh và gốm xây dựng Việt Nam Theo số liệu báo cáo mới nhất của Vụ kế hoạch và thống kê Bộ xây dựng, vào thời điểm đầu năm 2002 ở Việt Nam có 20 nhà máy sản xuất gạch ốp lát, 8 nhà máy sản xuất sứ vệ sinh cao cấp và hàng trăm nhà máy và các cơ sở sản xuất gạch ngói thông dụng khác. Về lĩnh vực thuỷ tinh thì có 8 nhà máy trong đó có 2 nhà máy phục vụ ngành xây dựng là nhà máy kính Đáp Cầu và liên doanh kính nổi Việt Nam. *Thị trường thuỷ tinh xây dựng Trong giai đoạn này khi việc xây dựng nhà máy kính nổi đã được hoàn thành và đi vào sản xuất đồng thời công tác đại tu sửa chữa nhà máy kính Đáp Cầu cũng đã tiến hành xong nên sản lượng kính do trong nước đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của thị trường. Giai đoạn 2000-2002, sản lượng sản xuất trong nước tăng và giữ ở mức ổn định đáp ứng 90% nhu cầu sử dụng trong nước. Tuy nhiên lượng kính nhập khẩu và nhập lậu qua đường tiểu ngạch vẫn ở mức cao và chủ yếu là các mặt hàng kính xây dựng Trung Quốc. Các mặt hàng này chiếm ưu thế bởi giá rẻ. Kính xây dựng Trung Quốc hiện đang chiếm từ 65%-70% thị phần với mức giá từ 45000 - 52000 đồng/m2 (bao gồm cả thuế nhập khẩu) chỉ http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 30
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera bằng 60% so với giá kính sản xuất trong nước. Năm 2002 năng lực sản xuất kính trong nước đạt 34 triệu m2 nhập khẩu 4 triệu m2 trong khi nhu cầu là 40-45 triệu m2 nhưng do lượng kính nhập lậu quá lớn dẫn đến kính nội Việt Nam bị ép đến vỡ thị trường.Tính từ năm 1999 đến tháng 8/2002 Công ty liên doanh kính nổi đạt mức tồn kho kỷ lục 8 triệu m 2 , giá trị trên 170 tỷ đồng, Công ty kính Đáp Cầu tồn kho 0,8 triệu m 2 .. Tồn kho đồng nghĩa với việc mất thị trường. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2002 Việt Nam đã đánh mất 23% thị phần ở khu vực Miền Bắc *Thị trường gốm xây dựng Trong giai đoạn hiện nay, sản lượng gốm xây dựng sản xuất trong nước về cơ bản đáp ứng được 90% nhu cầu trong cả nước. Theo báo cáo của bộ Xây Dựng năm 2000 trong cả nước( kể cả liên doanh) đã sản xuất được 22,588 triệu m2 gạch ốp lát, 2 triệu bộ sản phẩm sứ vệ sinh, tăng 60,2% so với năm 1999. Trong năm 2001 sản lượng gạch ốp lát cả nước đạt 30 triệu m2, tăng 32,75% so với năm 2000. Trong khi nhu cầu xây dựng cơ bản là tăng ít nhưng tình hình cung ứng lại tăng lên gấp đôi. Do đó, mặt hàng gốm xây dựng không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất hiện tình trạng cung vượt quá cầu. Bên cạnh đó các sản phẩm gốm xây dựng của Trung Quốc lại tràn vào thị trường Việt Nam. Các sản phẩm này tuy chất lượng kém hơn chút ít nhưng mẫu mã lại phong phú, kiểu dáng hoa văn đẹp, giá cả hấp dẫn, giá gạch ốp lát của Trung Quốc chỉ 45000- 54.000đ/m2 bằng 60% giá gạch nội địa. Nhìn chung, việc cung ứng các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng tại Việt Nam đã quá đủ để đáp ứng nhu cầu. Có thể nói thị này trường này đang ở giai đoạn ”khủng hoảng thừa”. Điều này chứng tỏ việc cần thiết phải tìm cho các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng một lối đi mở là hoàn toàn hợp lý. 2.2. Thị trường thuỷ tinh và gốm xây dựng thế giới Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng rất phát triển. Các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng đã được đầu tư xây dựng với thiết bị tiên tiến, dây truyền sản xuất hiện đại. Chất lượng tốt, http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 31
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera mẫu mã đẹp, đa dạng phong phú về chủng loại có thể đáp ứng đủ các nhu cầu về vật liệu xây dựng trên thế giới. Điều này thể hiện thông qua bảng số liệu sau: Bảng 1: Tình hình sản xuất thuỷ tinh và gốm xây dựng trên thế giới năm 2002 Gạch ceramic Sứ vệ sinh Kính xâydựng Tên nước (triệu m2) (triệu sản phẩm) (dây truyền) Toàn thế giới 2800 400 250 Trung Quốc 1800 109 126 Thái Lan 120 20 10 Malaysia 90 16 6 Hàn Quốc 92 19 6 Đài Loan 108 10 8 Ân Độ 124 17 12 Nhật Bản 146 11 5 Inđonesia 126 30 18 Nguồn: Nghiên cứu thị trường của Viglacera Qua bảng số liệu trên ta thấy các nước có năng sản xuất các loại vật liệu xây dựng chủ yếu ở Châu Á. Đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.. Đây cũng là các đối thủ cạnh tranh đáng gườm của Viglacera không chỉ tịa thị trường nội địa mà còn cả trên các thị trường xuất khẩu của Việt Nam Trung Quốc là một quốc gia có sản lượng sản xuất các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng lớn nhất thế giới. Các sản phẩm gốm xây dựng của Trung Quốc tuy chất lượng chưa cao nhưng mẫu mã lại phong phú, màu sắc đa dạng, giá thành rẻ. Trong đó các loại gạch ngói trang trí của Trung Quốc rất phong phú về kiểu dáng (từ bề mặt phẳng cho đến mặt trang trí nổi), phong phú về màu sắc cũng như có rất nhiều chủ đề in hình ảnh trên gạch từ phong cảnh, cây kiểng, tượng đại, nhà cửa, các biểu tượng của tôn giáo cho đến hình ảnh sống động kể cả những chủ đề cho thiếu nhi. Gạch ngói Trung Quốc còn hiện diện trên thị trường thế giới bằng vật liệu sứ, gọi là gạch sứ mà một số quốc gia vẫn chưa sản xuất được trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều dây chuyền kính nổi để sản xuất kính xây dựng vì thế Trung Quốc đạt được lợi thế cạnh tranh về giá rẻ so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 32
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera Đối với một số quốc gia trong khu vực ASEAN như Malaisia, Thái Lan, Indonexia là những nước có sản lượng sản xuất lớn hơn rất nhiều so với Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gốm xây dựng của Việt Nam bằng 16% so với Malaisia, 7,4% so với Thái Lan, càng nhỏ hơn so với Indonexia. Thêm vào đó các nước này có khá nhiều lợi thế cạnh tranh so với Việt Nam như quan hệ bạn hàng rộng, kinh nghiệm nhiều, sản phẩm có chất lượng tốt, nhiều mẫu mã đẹp, giá rẻ hơn so với Việt Nam. Nếu chỉ xét gạch sản phẩm ốp lát của Việt Nam giá cao hơn khoảng 20% - 25% so với Thái Lan và khoảng 25%-27% so với sản phẩm cùng loại của Indonexia. Giá xuất khẩu sứ vệ sinh của Việt Nam hiện nay bình quân là 35-37 USD /bộ, trong khi đó xuất khẩu sản phẩm cùng loại của Thái Lan bình quân chỉ là 25-28 USD/bộ, của Indonexia là 30-32 USD/ bộ, của Trung Quốc là 22 - 26 USD/bộ. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh với các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng của Việt Nam tại thị trường nước ngoài. Tuy nhiên các sản phẩm của Việt Nam có phần kém lợi thế cạnh tranh về mẫu mã, giá cả, chất lượng…. so với các nước này. Nhưng Việt Nam lại có lợi thế cạnh tranh so với nhiều quốc gia khác trên thế giới do Việt Nam có nguồn nhân công rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú vì thế giá thành các sản phẩm vật liệu xây dựng của Việt Nam rẻ hơn so với một số nước như Mỹ, Đông Âu, Đài Loan, Hàn Quốc… Đồng thời chất lượng hàng VLXD của Việt Nam cũng đã đạt tiêu chuẩn của Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản về một số lĩnh vực nhất định như sản phẩm sứ vệ sinh của Công ty Sứ Thanh Trì Hà Nội, sản phẩm gạch Granit của Công ty gạch Thạch Bàn… http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 33
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY VIGLACERA THỜI GIAN QUA I. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY VIGLACERA 1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Sau cuộc chiến tranh chống Mỹ thắng lợi, trước yêu cầu cấp thiết về vật liệu xây dựng để phục hồi, xây dựng lại đất nước. Ngày 25/7/1974 theo Quyết định 366/BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng, Công ty gạch ngói sành sứ xây dựng chính thức được thành lập. Ban đầu chỉ có 18 xí nghiệp miền Bắc, phần lớn chuyên sản xuất gạch ngói. Năm 1979, được đổi tên là liên hiệp các xí nghiệp thuỷ tinh và gốm xây dựng. Theo Quyết định số 991/BXD- TCLĐ ngày 20/11/1995, Bộ trưởng Bộ xây dựng quyết định thành lập Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng trên cơ sở sắp xếp và cơ cấu lại các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trực thuộc Bộ xây dựng. Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng với tên giao dịch quốc tế là Viglacera (Việt Nam glass and ceramic for contruction corporation) là một doanh nghiệp Nhà nước được đặt tại địa điểm số 628- đường Hoàng Hoa Thám- Tây Hồ- Hà Nội. Tổng công ty chịu sự quản lý của Nhà nước, của Bộ xây dựng và các cơ quan quản lý Nhà nước khác theo qui định của pháp luật. Tổng công ty bao gồm 40 nhà máy, xí nghiệp thành viên với trên 15.000 cán bộ công nhân viên. Đến nay, do có sự sáp nhập của nhiều Nhà máy nên Tổng công ty còn 26 đơn vị thành viên trong đó có 20 đơn vị hạch toán độc lập, 6 đơn vị hạch toán phụ thuộc. Bên cạnh đó còn có 5 Công ty có vốn góp của Viglacera, các chi nhánh trong và ngoài nước và một đơn vị sự nghiệp chuyên đào tạo công nhân và bồi duỡng cán bộ vật liệu xây dựng. Từ khi mới thành lập cho đến năm 1990, Viglacera chủ yếu sản xuất gạch xây, ngói lợp và gạch lát nền xi măng. Hầu hết các nhà máy có công nghệ và thiết bị lạc hậu, chất lượng sản phẩm không cao, tiêu hao nhiều nguyên liệu. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 34
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera Nhưng từ năm 1990 đến nay Viglacera không ngừng phát triển, đi đầu đột phá trong việc đầu tư chiều sâu vào sản xuất ở Việt Nam. Đây là doanh nghiệp có uy tín với đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu về thiết kết thi công các công trình sản xuất thuỷ tinh và gốm xây dựng với công nghệ hiện đại. Hiện nay Viglacera đã thiết lập được mối quan hệ về kinh tế, kỹ thuật với nhiều đối tác trên 22 quốc gia trên thế giới. Trải qua gần 30 năm hoạt động, với bề dày kinh nghiệm Tổng công ty đã và đang đi vào ổn định, củng cố và ngày càng phát triển lớn mạnh xứng đáng là một trong những Tổng công ty hàng đầu sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu lớn nhất ở Việt Nam. 2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Tổng công ty 2.1. Chức năng, nhiệm vụ Trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị của Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng và một số Công ty thuộc Bộ xây dựng, trong điều 2 Quyết định số 991/ BXD- TCLĐ có nêu rõ chức năng và nhiệm vụ chính như sau:  Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng theo qui hoạch, kế hoạch phát triển ngành xây dựng của Nhà nước và theo yêu cầu của thị trường bao gồm các lĩnh vực sản xuất kinh doanh các chủng loại vật liệu phục vụ xây dựng. - Thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp. Kinh doanh phát triển nhà, tư vấn đầu tư và xây dựng. - Xuất nhập khẩu vật tư, phụ tùng, thiết bị, vật liệu xây dựng và công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành kinh doanh khác theo qui định của pháp luật. - Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế khác trong và ngoài nước phù hợp với luật pháp và các chính sách của Nhà nước.  Nhận và sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 35
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera  Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty. Ngoài ra Tổng công ty còn được Bộ xây dựng và Bộ thương mại giao thêm một số nhiệm vụ khác theo từng giai đoạn cụ thể như: xuất khẩu các loại sản phẩm của Tổng công ty, nhập khẩu các mặt hàng vật tư thiết bị thuộc phạm vi sản xuất kinh doanh của ngành như kính xây dựng, gốm xây dựng … nhằm điều tiết thị trường kính xây dựng và các sản phẩm đi từ thuỷ tinh, xuất nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị khác trong Tổng công ty. 2. 2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Viglacera Để đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm đáp ứng sự phát triển của các đơn vị thành viên phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được giao và yêu cầu thị trường trong giai đoạn mới. Tổng công ty đã thực hiện công tác quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của bộ máy mới với trên 15000 cán bộ công nhân viên được bố trí theo mô hình trực tuyến chức năng kết hợp . Đây là mô hình quản lý kết hợp được giữa tập trung thống với phát huy quyền chủ động sáng tạo của các cấp. Trong đó, lãnh đạo mỗi cấp đều có sử dụng các bộ phận chức năng để tham mưu cho mình trong việc ra quyết định. Các quyết định quản lí được truyền từ trên xuống dưới theo chiều dọc. Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới là quan hệ phục tùng. Cấp dưới có trách nhiệm phục tùng cấp trên, đồng thời còn có trách nhiệm tham gia góp ý những quyết định có liên quan đến hoạt động của Tổng công ty. Cấp trên có trách nhiệm tiếp thu ý kiến đóng góp của cấp dưới để đưa ra những quyết định có lợi nhất cho sự phát triển của Tổng công ty (xem hình 2). Trong đó: *Ban điều hành Bao gồm Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, các phó Tổng giám đốc, ban kiểm soát có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của Tổng công ty thông qua các phòng ban nghiệp vụ. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 36
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera  Hội đồng quản trị: là cơ quan quyền lực cao nhất của Tổng công ty. Hội đồng quản trị thành lập ra ban kiểm soát nhằm kiểm tra tình hình hoạt động của ban giám đốc và các đơn vị phòng ban. Hình 2: Sơ đồ tổ chức của Viglacera Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Tổng giám đốc và các phó Tổng giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Văn tài Marketing công ban đối tổ kế kỹ kiểm phòng chính thanh nghệ toán chức hoạch thuật tra kế ngoại thông lao hoá công nội toán tin động đầu nghệ bộ tư Các đơn vị C ác Các đơn vị Đơn vị sự thành viên chi nhánh liên doanh, nghiệp liên kết Chú thích: Quan hệ trực tuyến http://luanvan.forumvi.com Quan hệluanvan84@gmail.com : email: chức năng Trang 37 : Thông tin phản hồi
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera  Tổng giám đốc: là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Nhà nước và các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.  Phó tổng giám đốc: là người giúp việc của Tổng giám đốc, có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ tổng giám đốc phân công thực hiện. * Các phòng ban nghiệp vụ  Văn phòng: là nơi diễn ra các cuộc họp của Tổng công ty, có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc trong công tác hành chính đối ngoại, tiếp xúc khách hàng và các đối tác kinh doanh.  Phòng tổ chức lao động: có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc sắp xếp bộ máy quản lý lao động và thực hiện các chính sách về lao động, tiền lương.  Phòng kế hoạch đầu tư: có nhiệm vụ thu thập, phân loại xử lý các thông tin, thực hiện các qui định của Tổng công ty, lập kế hoạch theo dõi tình hình về công tác quản lý kinh doanh, tổng hợp tình hình báo cáo Tổng công ty và các cơ quan quản lý.  Phòng kế toán: có nhiệm vụ tổ chức tài chính, hạch toán kinh tế, đánh giá kết quả, hoạt động của Tổng công ty theo kế hoạch, theo dõi và quyết toán các hoạt động kinh tế, quyết toán với cơ quan cấp trên (Bộ) và các cơ quan hữu quan, các tổ chức tài chính ngân hàng hàng năm.  Phòng đối ngoại: có nhiệm vụ tiếp xúc, đàm phán và ký kết hợp tác sản xuất kinh doanh, dịch thuật các tài liệu giúp đỡ chuyên ngành giúp đỡ các đơn vị thành viên khác trực thuộc Tổng công ty trong lĩnh vực đối ngoại. http:// luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 38
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera  Phòng Marketing: có nhiệm vụ làm công tác xúc tiến thị trường, nghiên cứu và tìm hiểu đối tác trong và ngoài nước nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. Tìm hiểu thị hiếu khách hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Đàm phán và ký kết các đối tác kinh doanh trong và ngoài nước. * Các đơn vị thành viên Các đơn vị thành viên của Viglacera được bố trí ở 3 miền đất nước. Trong các đơn vị thành viên thì không thể không nói đến Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Công ty này là một đơn vị hạch toán phụ thuộc được thành lập theo Quyết định số217/QB- BXD ngày 7/5/1998 của Bộ xây dựng. Đây là một bộ phận gồm các chuyên viên giỏi có năng lực, thực hiện công tác xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu uỷ thác cho các đơn vị thành viên có nhu cầu, nhập khẩu cho toàn Tổng công ty. * Các cơ sở liên doanh liên kết Tổng công ty đã thực hiện liên doanh liên kết sản xuất kinh doanh với nhiều đối tác trong phạm vi ngành nghề kinh doanh của mình, một vài liên doanh của Viglacera đã và đang đi vào hoạt động ổn định: kính nổi Việt Nam (liên doanh giữa Viglacera với tập đoàn Nippon-Nhật Bản), kính ôtô Đáp Cầu (liên kết sản xuất với tập đoàn Huyndai-Hàn Quốc)…Các liên doanh này không chỉ là các đối tác trong nước mà còn cả các đối tác nước ngoài có kinh nghiệm, uy tín trên thế giới. * Các chi nhánh chính, văn phòng đại diện Tổng công ty có hai chi nhánh trực thuộc do Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu quản lý tại thành phố Hồ Chí Minh và Nha Trang. Các chi nhánh đóng vai trò là đại diện đầu mối phân phối các sản phẩm của Tổng công ty tại khu vực miền nam và miền trung. Bên cạnh đó Tổng công ty còn có 2 chi nhánh ở nước ngoài: Liên Bang Nga và Hoa Kỳ trong đó dự án Hoa kỳ chưa đi vào hoạt động còn dự án ở Liên Bang Nga đã đi vào hoạt động có hiệu quả với các sản phẩm chính như: sứ vệ sinh, gạch ốp lát… với tổng số vốn lên tới 15 triệuUSD và được đánh giá là dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có số vốn lớn http:// luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 39
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera nhất trong các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam từ trước tới nay. 3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 3.1. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển để phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao và nhu cầu thị trường. Hiện nay, Viglacera đang tập trung sản xuất kinh doanh rất nhiều chủng loại sản phẩm và dịch vụ nhưng được chia làm hơn 30 nhóm sản phẩm và được phân thành các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính như sau:  Sản xuất các vật liệu xây dựng bao gồm: -Gạch ốp lát ceramic, granit -Kính tấm xây dựng các loại: kính trắng, kính mờ, kính an toàn, kính phản quang, kính màu... -Các sản phẩm từ thuỷ tinh: bông sợi thuỷ tinh cách nhiệt, thuỷ tinh lỏng... -Sứ vệ sinh, bồn tắm, gạch lát nền và gạch ốp tường tráng men... -Tấm lợp và các sản phẩm phục vụ cho trang trí nội thất -Vật liệu chịu lửa: gạch chammôt, kiềm tính và các loại bột vữa tương ứng -Gạch ngói thông dụng: gạch xây các loại có độ rỗng từ 30-70%, ngói thường ngói tráng men và các sản phẩm khác được làm từ đất sét nung  Tư vấn đầu tư, xây dựng và chuyển giao công nghệ sản xuất VLXD.  Thi công lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng.  Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình kỹ thuật, hạ tầng đô thị và khu công nghiệp.  Trực tiếp xuất nhập khẩu vật tư, phụ tùng thiết bị, vật liệu xây dựng và công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài các lĩnh vực trên Viglacera còn sản xuất kinh doanh: -Khai thác và chế biến nguyên liệu http:// luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 40
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Tổng Công ty Viglacera -Sản xuất má phanh ô tô -Sản xuất bao bì carton -May quần áo bảo hộ Bảng 2: Giá trị tổng sản lượng của Viglacera trong thời gian qua Đơn vị: triệu đồng Các chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 Giá trị SXCN 475.800,6 648.876,8 781.027,3 1.200588,5 1.884023 Giá trị xây lắp 24.877 24.157,7 50.212,1 87.426,0 223.418,9 Giá trị khác 67.999 81.719,8 116.362,3 306.337,3 277.994 Tổng giá trị 568.676,6 754.754,3 947.601,7 1.594.351,8 2.395.435,9 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh (1998-2002) Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trên đã làm đa dạng hoá thêm sản phẩm và góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của Viglacera 3.2. Tình hình tài chính của Tổng công ty Viglacera * Vốn Tính đến cuối năm 2002 Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng có tổng số vốn sản xuất kinh doanh là 1350,839 tỷ đồng. Xét về mặt nguồn vốn thì tổng số vốn hiện có của Viglacera được cấu thành trên các nguồn chủ yếu như sau: ♦ Vốn ngân sách Nhà nước cấp: 372,164 tỷ đồng chiếm 28,5% ♦ Vốn tự huy động: 330,900 tỷ đồng chiếm 25,34% ♦ Vốn vay ngân hàng:489,690 tỷ đồng chiếm 37,5% ♦ Vốn liên doanh liên kết: 113,086 tỷ đồng chiếm 8,66% Dự tính trong năm 2005, tổng số vốn sẽ tăng lên 1297 tỷ đồng (không kể vốn ngân sách). Bảng 3: Cơ cấu vốn kinh doanh của Tổng công ty Viglacera Đơn vị: triệu đồng Năm TT 1999 2000 2001 2002 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % http:// luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trang 41