SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 65
www.kinhtehoc.net



                    TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
                      KHOA KINH TẾ-QTKD




                   LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP




 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GAS
 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG
ĐẠI VIỆT CHI NHÁNH VINAGAS MIỀN TÂY




 Giáo viên hướng dẫn                      Sinh viên thực hiện
 NGUYỄN THỊ NGỌC HOA                      VÕ THỊ MỚI
                                          MSSV: 4053580
                                          Lớp: Kế toán tổng hợp
                                          Khóa: 31




                           Cần Thơ – 04/2009



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




                               LỜI CẢM TẠ


      Đầu tiên em kính gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học
 Cần Thơ, Ban lãnh đạo Khoa Kinh tế & QTKD, cùng tất cả các thầy cô đã
 tận tình dạy bảo và truyền đạt để cho em có được những kiến thức quý báo
 để hoàn thành luận văn tốt nghiệp và làm hành trang cho công việc sau này.
      Em xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Ngọc Hoa đã giành nhiều thời gian
 hướng dẫn, giúp đỡ, đóng góp ý kiến, sửa chữa sai sót để giúp em hoàn
 thành bài viết tốt nghiệp.
      Đồng thời em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Năng Lượng
 Đại Việt – chi nhánh Vinagas Miền Tây, cùng toàn thể lãnh đạo các phòng
 ban đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại cơ quan. Các cô, chú, anh,
 chị đang công tác tại các bộ phận của chi nhánh đã nhiệt tình giúp đỡ và
 chỉ bảo cho em những kinh nghiệm thực tế trong quá trình làm việc. Đặc
 biệt là sự quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ của chú Bùi Phụng Hiệp trong
 suốt thời gian thực tập.
      Xin kính chúc quý thầy cô của trường Đại học Cần Thơ và Khoa Kinh
 tế & QTKD, Ban lãnh đạo chi nhánh cùng toàn thể các cán bộ và nhân viên
 đang làm việc tại các bộ phận Chi nhánh Vinagas được dồi dào sức khỏe và
 đạt nhiều thắng lợi mới trong công tác.




                                                 Ngày 27 tháng 04 năm 2009
                                                    Sinh viên thực hiện




                                                        Võ Thị Mới




GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa                  -i-               SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




                             LỜI CAM ĐOAN



       Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu
  thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng
  với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.


                                   Ngày 27 tháng 04 năm 2009
                                      Sinh viên thực hiện




                                              Võ Thị Mới




GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa              -ii-                   SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




                        NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP



 .........................................................................................................................
 .........................................................................................................................
 .........................................................................................................................
 .........................................................................................................................
 .........................................................................................................................
 .........................................................................................................................
 .........................................................................................................................
 .........................................................................................................................
 .........................................................................................................................
 .........................................................................................................................
 .........................................................................................................................
 .........................................................................................................................
 .........................................................................................................................
 .........................................................................................................................
 .........................................................................................................................
 .........................................................................................................................
 .........................................................................................................................


                                                                Ngày …. tháng …. năm …
                                                                    Thủ trưởng đơn vị
                                                                    (ký tên và đóng dấu)




GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa                                    -iii-                                SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net


                                                       MỤC LỤC
                                                                                                                       Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2
     1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 2
     1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU............................................................................. 2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3
     1.4.1. Không gian ............................................................................................ 3
     1.4.2. Thời gian ............................................................................................... 3
     1.4.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 3
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
................................................................................................................................ 4
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................... 4
     2.1.1. Các khái niệm có liên quan ................................................................... 4
     2.1.2. Ý nghĩa của việc phân tích tình hình tiêu thụ ....................................... 5
     2.1.3. Nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ ............................................ 6
     2.1.4. Nội dung phân tích tình hình tiêu thụ .................................................... 6
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 8
     2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 8
     2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 8
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VINAGAS MIỀN TÂY .............. 9
3.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY ....................................................... 9
3.2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHI NHÁNH ................................. 10
     3.2.1. Chức năng ........................................................................................... 10
     3.2.2. Nhiệm vụ ............................................................................................. 11
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC ................................................................................... 11
     3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ........................................................................... 11
     3.3.2. Chức năng nhiệm vụ của ban giám đốc và bộ phận............................ 11
3.4. CẤU TRÚC LAO ĐỘNG ........................................................................... 13

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa                                      -iv-                                SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net


3.5. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN .................................................................. 15
     3.5.1. Thuận lợi ............................................................................................. 15
     3.5.2. Khó khăn ............................................................................................. 15
3.7. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ĐƠN VỊ
QUA 3 NĂM 2006-2008 ..................................................................................... 16
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GAS VÀ CÁC
NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GAS ....... 19
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GAS .............................................. 19
     4.1.1. Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ ................................................. 19
     4.1.2. Phân tích tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng .............................. 23
     4.1.3. Phân tích giá bán ................................................................................. 24
     4.1.4. Phân tích doanh thu tiêu thụ ................................................................ 25
4.2. NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ ............ 42
     4.2.1. Các nhân tố khách quan ...................................................................... 42
     4.2.2. Nguyên nhân khách quan .................................................................... 46
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH
TIÊU THỤ .......................................................................................................... 50
5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN ................................................................ 50
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ ... 50
     5.2.1. Đảm bảo nguồn lực vỏ bình ................................................................ 50
     5.2.2. Duy trì lượng tồn kho hợp lý............................................................... 51
     5.2.3. Điều chỉnh giá bán phù hợp ................................................................ 51
     5.2.4. Tăng cường hoạt động Marketing ....................................................... 52
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................... 54
6.1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 54
6.2. KIẾN NGHỊ................................................................................................. 54
     6.2.1. Đối với Tổng công ty .......................................................................... 55
     6.2.2. Đối với chi nhánh Vinagas .................................................................. 55
     6.2.3. Đối với nhà nước ................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 57




GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa                                 -v-                             SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net


                                        DANH MỤC BẢNG
                                                                                                         Trang
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2006-2008 ........................... 17
Bảng 2: Tình hình nhập-xuất-tồn theo hình thức số lượng .................................... 19
Bảng 3: Số lượng tiêu thụ theo mặt hàng ............................................................ 21
Bảng 4: Phân tích hệ số luân chuyển hàng tồn kho ............................................. 22
Bảng 5: Giá trị các mặt hàng tiêu thụ .................................................................. 24
Bảng 6: Phân tích giá bán .................................................................................... 25
Bảng 7: Doanh thu tiêu thụ giai đoạn 2006-2008 ................................................ 26
Bảng 8: Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán ................. 29
Bảng 9: Phân tích doanh thu theo quý ................................................................. 31
Bảng 10: Cơ cấu doanh thu theo quý ................................................................... 31
Bảng 11: Doanh thu theo thị trường .................................................................... 33
Bảng 12: Cơ cấu doanh thu theo thị trường ......................................................... 34
Bảng 13: Tình hình tiêu thụ VN12 theo thị trường ............................................. 39
Bảng 14: Tình hình tiêu thụ VN45 theo thị trường ............................................. 41
Bảng 15: Phân tích vòng quay vỏ bình ................................................................ 44
Bảng 16: Thị phần Vinagas Miền Tây ................................................................. 48




GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa                              -vi-                           SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net


                                        DANH MỤC HÌNH


                                                                                                       Trang
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ................................................................................ 11
Hình 2: Trình độ lao động của chi nhánh Vinagas Miền Tây ............................... 13
Hình 3: Trình độ của lao động gián tiếp ............................................................... 14
Hình 4: Doanh thu tiêu thụ giai đoạn 2006-2008 ................................................. 26
Hình 5: Doanh thu của VN12 giai đoạn 2006-2008 ............................................. 27
Hình 6: Doanh thu của VN45 giai đoạn 2006-2008 ............................................. 28
Hình 7: Cơ cấu doanh thu tiêu thụ theo thị trường năm 2006 .............................. 35
Hình 8: Cơ cấu doanh thu tiêu thụ theo thị trường năm 2007 .............................. 35
Hình 9: Cơ cấu doanh thu tiêu thụ theo thị trường năm 2008 .............................. 35
Hình 10: Tình hình thu mua sản phẩm giai đoạn 2006-2008 ............................... 43




GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa                             -vii-                          SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp   Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây



                                 CHƯƠNG 1


                                 GIỚI THIỆU


1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
     Năm 2008 là thời điểm đánh giá nửa chặng đường thực hiện kế hoạch kinh
tế 2006 - 2010. Tuy nhiên, thời điểm đánh giá cũng là lúc nền kinh tế gặp những
khó khăn do lạm phát cũng như tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tốc độ phát triển kinh tế không những không đạt như kỳ vọng mà sự giảm sút
còn trở thành nhân tố kéo tụt thành quả đã đạt được của hai năm trước đó.
     Với tốc độ của năm 2008, bình quân tốc độ tăng trưởng GDP cả 3 năm
2006 - 2008 dự kiến chỉ đạt 7,8%/năm so với kế hoạch đề ra là 7,5 – 8% cho cả
giai đoạn. Tuy vẫn nhằm trong khoảng chỉ tiêu đề ra nhưng rõ ràng, tốc độ tăng
trưởng cao của những năm trước đã không được duy trì và thậm chí bị kéo chậm
lại do sự sụt giảm mạnh trong năm 2008. Trong m ột số ngành cụ thể nhất là công
nghiệp, xây dựng đã có sự suy giảm mạnh. Giá trị sản xuất công nghiệp 2008 dự
kiến chỉ ở mức 16,2 % và giá trị gia tăng chỉ còn 9,4 - 9,6%. Nguyên nhân suy
giảm là do mặt bằng giá đã đứng ở mức cao, đáng chú ý là sản phẩm gas.
     Cuối năm 2008, nguồn hàng gas trên thị trường thế giới đã có dấu hiệu
khan hiếm, một số nước không bán hàng mua theo chuyến nữa. Đầu tháng một,
giá gas tăng thêm 42,5USD/tấn, khiến giá gas trong nước tăng 10.000-12.000
đồng/bình từ ngày 1.1. Nhưng hiện nay, nguồn hàng trên thị trường thế giới tiếp
tục khan hiếm, đẩy giá gas mua theo chuyến lên 435 USD/tấn.
     Nguyên nhân chính là do OPEC cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô, dẫn
đến sản lượng khí gas khai thác giảm mạnh. Giá gas tăng sẽ ảnh hưởng đến chi
tiêu của những hộ dân và các đơn vị sản xuất sử dụng gas làm nguồn nhiên liệu
chính và giá thành sản phẩm lại tăng theo.
     Bên cạnh đó người tiêu dùng đã tiến bộ nhanh hơn chúng ta nghĩ, từ tiêu
dùng thụ động tới "tiêu dùng tích cực xông xáo", mấu chốt của việc này là nguời
tiêu dùng quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ và thương hiệu trên thị trường. Đối
với nhà bán lẻ, khách hàng mới này chú trọng quan tâm không chỉ đến thương
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa               -1-                       SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp   Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây

hiệu mà còn các dịch vụ chăm sóc và tính minh bạch của công ty. Vì vậy quá
trình tiêu thụ hàng hóa càng trở nên khó khăn.
     Do đó, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm là vấn đề mang tính cấp thiết
và có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp, muốn tồn tại và phát triển trong
nền kinh tế thị trường, công tác tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng và có ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản
phẩm đạt hiệu quả cao là điều kiện để doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn, rút
ngắn chu kỳ kinh doanh, một mặt góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh
nghiệp, giúp doanh nghiệp không ngừng duy trì và mở rộng thị trường, nâng cao
uy tín, cải thiện vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Do nhận thấy tính cấp
thiết của việc mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm nên em đã lựa chọn đề tài
"Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại Công ty Cổ phần Năng Lượng Đại Việt - chi
nhánh Vinagas Miền Tây”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
   1.2.1. Mục tiêu chung
     Đề tài tập trung phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ gas và các nguyên
nhân ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ gas tại Công ty Cổ phần Năng Lượng Đại
Việt chi nhánh Vinagas Miền Tây qua 3 năm từ 2006-2008.
   1.2.2. Mục tiêu cụ thể
     - Phân tích tình hình tiêu thụ gas về mặt sản lượng trong 3 năm 2006-2008
     - Phân tích tình hình tiêu thụ gas về mặt giá trị trong 3 năm 2006-2008
     - Phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm khách hàng
     - Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường
     - Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ
     Từ đó tìm ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình tiêu thụ góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
     - Lượng tiêu thụ gas tăng giảm như thế nào qua 3 năm?
     - Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ?
     - Đề ra giải pháp gì để tăng lượng tiêu thụ?




GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa               -2-                       SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp   Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
   1.4.1. Không gian
     Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Năng Lượng Đại Việt - chi
nhánh Vinagas Miền Tây.
   1.4.2. Thời gian: số liệu được sử dụng trong bài viết này là số liệu 3 năm từ
năm 2006 đến 2008.
   1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
     Tình hình tiêu thụ gas tại Công ty Cổ Phần Năng Lượng Đại Việt - chi
nhánh Vinagas Miền Tây từ năm 2006-2008.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
     CỨU
     Trong quá trình nghiên cứu có các tài liệu liên quan sau:
        Nguyễn Thị Bé Ghí (2007), Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình
tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại công ty TNHH dầu khí Mêkông. Bài viết của
tác giả có các nội dung chính sau: đánh giá kết quả tiêu thụ theo số lượng, theo
giá trị, mức độ ảnh hưởng của từng sản phẩm đến doanh thu tiêu thụ, thị trường
tiêu thụ, các nguyên nhân ảnh hưởng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đưa ra
các giải pháp.
        Cao Hồng Anh (2005), Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ
vật tư và một số giải pháp nhằm nâng cao doanh thu tại Công ty Cổ phần Vật Tư
Hậu Giang. Đề tài đã đi sâu phân tích khái quat tình hình tiêu thụ, phân tích cơ
cấu mặt hàng tiêu thụ của doanh nghiệp, phân tích khối lượng hàng tồn kho của
doanh nghiệp, phân tích giá bán vật tư của doanh nghiệp, phân tích doanh thu
qua 3 năm và đưa ra các giải pháp.
     Cả hai đề tài đều sử dụng phương pháp so sánh chủ yếu là so sánh tuyệt đối
và so sánh tương đối. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu đến thời điểm
cuối năm 2008 cho nên cùng với những kiến thức đã học và thu thập thêm nhiều
thông tin mới em tiến hành đề tài này.




GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa                -3-                      SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp      Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây



                                    CHƯƠNG 2


     PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
  2.1.1. Các khái niệm có liên quan
     2.1.1.1. Khái niệm doanh thu
     a) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (DTBH & CCDV)
     Là toàn bộ tiền bán hàng hóa sản phẩm dịch vụ đã được khách hàng chấp
nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền).
       Công thức tính:
              M=PxQ
       Trong đó:
              P: là giá bán
              Q: là khối lượng tiêu thụ
     Khối lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ được xác định tiêu thụ là khối
lượng hàng hóa sản phẩm dịch vụ mà người bán đã giao hoặc thực hiện đối với
người mua, người đặt hàng, đã được người mua, người đặt hàng thanh toán hay
chấp nhận cam kết sẽ thanh toán.
     Giá bán được hạch toán là giá bán thực tế được ghi trên hóa đơn. Doanh
nghiệp phải căn cứ vào giá thị trường ở thời điểm bán hàng, cung cấp dịch vụ để
định giá tiêu thụ.
     b) Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
   Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng doanh thu bán hàng trừ
các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán
của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
     2.1.1.2. Các khoản giảm trừ doanh thu
     a) Chiết khấu thương mại
       Là khoản tiền giảm trừ cho khách hàng tính trên tổng số các nghiệp vụ đã
thực hiện trong một thời gian nhất định hoặc khoản tiền giảm trừ trên giá bán
thông thường vì mua hàng với khối lượng lớn.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa                  -4-                       SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp     Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây

       b) Giảm giá hàng bán
       Phản ánh khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá ngoài hoá đơn (tức là
sau khi đã có hóa đơn bán hàng) không phản ánh số giảm giá cho phép đã được
ghi trên hóa đơn bán hàng.
       c) Hàng bán bị trả lại
       Phản ánh doanh thu của số hàng hóa thành phẩm dịch vụ đã tiêu thụ bị
khách hàng trả lại do không phù hợp với yêu cầu người mua, do vi phạm hợp
đồng kinh tế, hàng bán kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.
  2.1.2. Ý nghĩa của việc phân tích tình hình tiêu thụ
       Kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp phải đ ược xem xét trên cơ sở
căn cứ theo loại hình từng loại doanh nghiệp cụ thể. Các doanh nghiệp sản xuất
phải thực hiện kết quả sản xuất nhằm cung cấp khối lượng sản phẩm nhất định
theo yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng và chủng loại…Kết quả này
đề thông qua công tác tiêu thụ.
       Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng các sản phẩm hàng
hóa và dịch vụ. Qua tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chuyển từ hình thái hiện
vật sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp được hoàn
thành.
       Thông qua kết quả tiêu thụ thì tính hữu ích của sản phẩm hàng hóa ở doanh
nghiệp mới được thị trường thừa nhận về số lượng, chất lượng mặt hàng và thị
hiếu của người tiêu dùng. Doanh nghiệp mới thu hồi toàn bộ chi phí có liên quan
đến giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý chung.
       Lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp được thực hiện thông qua kết quả tiêu
thụ, lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất của toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, là nguồn bổ sung vốn tự có trong kinh doanh và là nguồn hình thành
các loại quỹ ở doanh nghiệp.
       Để đảm bảo kinh doanh được liên tục phát tiển đòi hỏi doanh nghiệp phải
thường xuyên phân tích tình hình tiêu thụ, giúp cho doanh nghiệp phát hiện ưu
điểm và những tồn tại của công tác này nhằm khắc phục mặt còn tồn tại, khai
thác tiềm năng sẵn có, giúp cho công tác tiêu thụ ngày càng hoàn thiện và tiến bộ
hơn.



GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa                 -5-                       SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp    Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây

  2.1.3. Nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ
     Từ những ý nghĩa nói trên có thể nhận thấy rằng đẩy mạnh tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa luông là vấn đề được đặt ra đối với doanh nghiệp. Để đẩy mạnh
tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp một mặt phải thường xuyên theo dõi tình
hình thị trường để kịp thời nắm bắt sự thay đổi nhu cầu của khách hàng đối với
sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang hoặc có khả năng sản
xuất, trên cơ sở đó kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh, cải tiến chất
lượng sản phẩm hiện tại, tung ra thị trường những sản phẩm mới nhằm thỏa mãn
tốt nhất nhu cầu khách hàng, mặt khác phải thường xuyên phân tích, đánh giá
những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp trong lĩnh vực
tiêu thụ sản phẩm, từ đó đề ra các biện pháp khả thi nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản
phẩm.
     Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp cần tập
trung vào các nhiệm vụ sau:
     - Đánh giá tình hình và kết quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong
kỳ phân tích, bao gồm: tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch trong kỳ, tình
hình tăng giảm khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích so với kỳ trước, tình
hình bảo đảm chất lượng sản phẩm tiêu thụ, …
     - Phân tích chi tiết tình hình tiêu thụ theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp
như: thị trường tiêu thụ, mặt hàng tiêu thụ, thời hạn tiêu thụ, …
     - Phát hiện, phân loại và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình và
kết quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ phân tích. Trong đó, cần đặt
biệt quan tâm đến các nhân tố mà doanh nghiệp có khả năng kiểm soát và tác
động tới (các nhân tố thuộc về doanh nghiệp).
     Từ kết quả phân tích phát hiện ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả
phân tích, từ đó đưa ra các biện pháp tương ứng nhằm khai thác tối đa khối lượng
tiêu thụ góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  2.1.4. Nội dung phân tích tình hình tiêu thụ
     2.1.4.1. Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ
     a) Phân tích tình hình tiêu thụ theo hình thức số lượng
     Hình thức số lượng có ưu điểm thể hiện cụ thể khối lượng tiêu thụ từng
hàng hóa từng sản phẩm, từng mặt hàng chủ yếu trong kỳ phân tích, nhưng hình

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa                -6-                        SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp       Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây

thức này có nhược điểm là không thể tổng hợp được để đánh giá chung toàn
doanh nghiệp.
       Công thức kế toán:
              Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ – Xuất trong kỳ = Tồn cuối kỳ
       b) Phân tích hệ số luân chuyển hàng tồn kho
       Hệ số luân chuyển hàng tồn kho phản ánh mối quan hệ giữa hàng hóa đã
bán với hàng hóa dự trữ trong kho. Hệ số này thể hiện số lần mà hàng hóa tồn
kho bình quân được bán trong kỳ.
      Công thức tính:
              Hệ số luân chuyển                    Giá vốn hàng bán
                                     =
                 hàng tồn kho                 Hàng tồn kho bình quân
                        Số ngày                   360
                                     =
                        của 1 vòng           Số vòng
       Số vòng hàng tồn kho càng cao (số ngày cho một vòng quay càng ngắn)
càng tốt; tuy nhiên, với số vòng quay quá cao sẽ thể hiện sự trục trặc trong khâu
cung cấp, hàng hóa dự trữ không kịp thời cho khách hàng, gây mất uy tín doanh
nghiệp.
       2.1.4.2. Phân tích tình hình tiêu thụ gas theo cơ cấu mặt hàng
       Cơ cấu mặt hàng là tỷ phần giá trị từng loại mặt hàng tiêu thụ trong tổng giá
trị hàng hóa tiêu thụ, chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:

       Tỷ phần giá trị từng =       Giá trị từng mặt hàng tiêu thụ

       mặt hàng tiêu thụ            Tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ
       Khi phân tích có thể so sánh chỉ tiêu từng phần giá trị từng loại mặt hàng
tiêu thụ thực tế với kế hoạch hoặc với các kỳ kinh doanh trước nhằm đánh giá
tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ từng mặt hàng hoặc sự biến động giữa các
kỳ.
       Đồng thời xác định vị trí từng mặt hàng tiêu thụ trong tổng giá trị hàng hóa
tiêu thụ. Trên cơ sở đó phát hiện xu thế và mức độ biến động từng thị phần, từng
loại mặt hàng tiêu thụ. Cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho việc lập
kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp.




GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa                   -7-                       SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp    Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
  2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
     Số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ việc phỏng vấn các anh chị, cô chú
trong phòng kinh doanh- marketing, báo cáo xuất gas-phụ kiện, sổ theo dõi sản
lượng vỏ bình, sổ tổng hợp chi tiết…của phòng kế toán,
      Ngoài ra, số liệu còn được thu thập từ một số thông tin trong trang web của
tổng công ty và các trang web khác
  2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
  Trong từng mục tiêu đều áp dụng phương pháp so sánh
     Phương pháp so sánh: đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích
bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là
phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức
độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh
là xác định xem chỉ tiêu phân tích biến động như thế nào? Tốc độ tăng hay giảm
như thế nào để có hướng khắc phục.
     - Tiêu chuẩn so sánh: so sánh số liệu năm nay với số liệu năm trước cụ thể
là so sánh số lượng, giá trị và doanh thu năm 2007 so với năm 2006, và năm
2008 so với năm 2007. Từ đó giúp ta nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng
trưởng của hiện tượng.
     - Kỹ thuật so sánh:
     So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so
với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
                                       F = F1 - F0
       Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích
                F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc
     So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân
tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế
                                         F1
                                   F =  x 100
                                         F0

       Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích
                F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa                -8-                       SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp     Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây



                                   CHƯƠNG 3


            GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VINAGAS MIỀN TÂY


3.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY
       Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG ĐẠI VIỆT-CHI
NHÁNH VINAGAS MIỀN TÂY
       Địa chỉ: 31A/2, TL902, ấp Thanh Mỹ 2, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ,
tỉnh Vĩnh Long.
       Điện thoại: (070) 3.947.703-3.947.704; Fax: (070) 3.947.851
       Đại diện theo pháp luật: Ông Lương Quốc Nam - Chức vụ: Giám Đốc
       Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5413000069
       Nơi cấp: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Vĩnh Long. Ngày cấp: 30/08/2007
       Mã số thuế: 0305096761-001
       Tài khoản số: 085.001.734.000.001 Tại Ngân Hàng Đông Á Vĩnh Long,
Ngành nghề kinh doanh:
       - Mua bán gas, xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu, chiết nạp, vận chuyển
gas.
       - Mua bán bếp gas và phụ tùng
       - Lắp đặt máy móc thiết bị vật tư ngành dầu khí, thiết bị năng luợng mặt
trời, hệ thống bồn chứa, đường ống gas.
       Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
       Vào năm 1995, Công ty Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ) mở rộng thêm
ngành hàng – kinh doanh khí đốt hóa lỏng (gas) và xem đây là ngành hàng chủ
lực bên cạnh hoạt động kinh doanh vàng - bạc - đá quý. Với chủ trương hoạt
động kinh doanh đa ngành, Công ty PNJ quyết định xây dựng Trạm chiết
Vinagas và đây là Trạm chiết gas đầu tiên trong nội thành TP. Hồ Chí Minh, với
ngành nghề kinh doanh chính:
       - Tồn trữ, chiết nạp và kinh doanh gas.
       - Kinh doanh vật tư, thiết bị, phụ kiện ngành gas.
       - Tư vấn, thiết kế và lắp đặt các công trình gas.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa                 -9-                       SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp   Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây

     - Dịch vụ vận chuyển.
     Trong giai đoạn từ năm 1995 – 2002, Vinagas chiết nạp và phân phối trên
thị trường phía Nam, với sản lượng tiêu thụ khoảng 1.000 tấn/tháng.
Sau khi có đủ nguồn lực, kinh nghiệm và hệ thống phân phối; vào ngày
14/9/2002, Vinagas chính thức hoạt động với thương hiệu độc lập. Và cũng vào
năm 2002, Vinagas là đơn vị đầu tiên trong ngành gas được cấp chứng nhận quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000, điều này càng nâng cao lợi
thế cạnh tranh và uy tín thương hiệu Vinagas trên thị trường.
     Từ năm 2004 - 2005, hệ thống chiết nạp và phân phối của Vinagas mở rộng
không ngừng, cùng với việc ra đời Chi nhánh Vinagas miền Tây (tại tỉnh Vĩnh
Long). Do đó, ngày 22.03.2004 chi nhánh Vinagas Vĩnh Long chính thức được
thành lập với tên: chi nhánh Vinagas Vĩnh Long trực thuộc Công ty Cổ phần
Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận. Ngày 07.12.2004 Đơn vị chính thức đi vào hoạt
động.
     Sau 11 năm tham gia vào ngành kinh doanh gas (LPG) và sau 5 năm hoạt
động dưới thương hiệu độc lập Vinagas, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thị
trường gas có nhiều biến động, giá dầu khí thế giới tăng giảm không theo quy
luật, chịu sự cạnh tranh của nhiều Công ty kinh doanh gas khác,… tuy nhiên
bằng sự nỗ lực và hỗ trợ từ Công ty PNJ,… hoạt động sản xuất, kinh doanh của
Vinagas đã đạt được những kết quả khả quan và trở thành thương hiệu kinh
doanh gas lớn trên thị trường. Do đó, Công ty PNJ đã tách ngành hàng gas ra
thành một Công ty độc lập là Công ty Cổ phần Năng Lượng Đại Việt vào năm
2007. Để phù hợp với việc xã hội hóa doanh nghiệp, thành lập Công ty cổ phần
đại chúng và liên kết với các đối tác chiến lược nhằm nâng tầm hoạt động, thu
hút đầu tư, nhân lực, kinh nghiệm quản lý,…“Chi nhánh Vinagas Vĩnh Long”
được đổi thành “Chi nhánh Vinagas Miền Tây thuộc Công ty Cổ phần Năng
Lượng Đại Việt” vào ngày 30/08/2007.
3.2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHI NHÁNH
  3.2.1. Chức năng
     - Tồn trữ chiết nạp và phân phối sản phẩm LPG.
     - Đảm bảo tăng cường doanh thu tiêu thụ gas trên các kênh phân phối,
vùng thị trường và thực hiện các dịch vụ của ngành gas.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa               -10-                      SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp       Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây

     - Thiết lập và cũng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng, phục vụ và làm
thỏa mãn nhu cầu của các đại lý, khách hàng đối với mặt hàng gas và các dịch vụ
kèm theo.
  3.2.2. Nhiệm vụ
     - Tuân thủ mọi chủ trương, chính sách và pháp luật nhà nước, thực hiện
nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế mà đơn vị đã ký kết với các đơn vị khác.
     - Thực hiện đày đủ các chế độ về bảo vệ môi trường, an toàn lao động, giữ
gìn tật tự xã hội.
     - Xây dựng và thực hiện các kế hoạch kinh doanh của mình để đạt được
mục đích và nội dung kinh doanh của đơn vị.
     - Nghiên cứu và phát triển kinh doanh theo nhu cầu thị trường, mở rộng
mạng lưới phân phối và nâng cao khả năng phục vụ.
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC
  3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức



                                        Giám đốc




                                 Phó giám đốc chi nhánh




   Bộ phận kỹ              Bộ phận kinh              Bộ phận kế            Bộ phận
   thuật - kho           doanh-Marketing            toán tài chính          bảo vệ


                             Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức


  3.3.2. Chức năng nhiệm vụ của ban giám đốc và bộ phận
     3.3.2.1.        Ban giám đốc
     Giám đốc: chịu sự quản lý trực tiếp của Phó tổng giám đốc công ty quản lý
các mặt hoạt động của đơn vị, lãnh đạo, triển khai, thực hiện và hoàn thành tốt
chiến lược kinh doanh để hoàn thành chỉ tiêu ban giám đốc giao cho đơn vị. Báo

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa                   -11-                      SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp   Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây

cáo trực tiếp cho phó giám đốc kinh doanh về kết quả hoạt động kinh doanh của
trạm. Quản lý và sử dụng nhân nhân sự, có quyền đề xuất các hình thức khen
thưởng/ kỷ luật, nâng/ hạ bậc lương nhân viên theo yêu cầu công việc, tham gia
vào quá trình tuyển dụng nhân viên.
     Phó giám đốc chi nhánh: Giúp việc cho giám đốc đơn vị khi được ủy quyền
để giải quyết hoạt động tại đơn vị. Hoạch định, xây dựng các kế hoạch kinh
doanh của trạm cũng như chiến lược khách hàng, điều hành, quản lý. Khai thác
thị tường, tìm kiếm khách hàng, thúc đẩy các hoạt động bán hàng, điều hành,
quản lý. Tham mưu các kế hoạch và công việc phát sinh trong quá trình hoạt
động của đơn vị.
     3.3.2.2.   Bộ phận kỹ thuật – kho
     - Phụ trách hoạt động chiết nạp gas, kiểm tra đảm bảo trọng lượng gas
thành phẩm và an toàn bình gas.
     - Theo dõi xuất, nhập, tồn vật tư hàng hóa.
     - Kiểm tra vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị của đơn vị.
     - Thực hiện dịch vụ hậu mãi kỹ thuật của đơn vị.
     - Kiểm tra an toàn lao động, an toàn cháy nổ.
     3.3.2.3.   Bộ phận kinh doanh – Marketing
     - Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu và hành vi tiêu dùng của khách
hàng.
     - Xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối, các chiến lược marketing,
chương trình quảng cáo khuyến mãi, phát triển thị trường tiềm năng.
     - Tham mưu cho lãnh đạo về phương hướng kinh doanh.
     - Tiếp nhận xử lý thông tin về hợp đồng mua bán. Theo dõi tiến độ thực
hiện mua/bán hàng của đơn vị.
     - Vận chuyển giao hàng đến tận nơi đáp ứng yêu cầu khách hàng về hàng
hóa và thời gian.
     - Thiết lập mối quan hệ với các đại lý, khách hàng, hệ thống phân phối.
     - Bảo quản, vận hành, kiểm tra và bảo dưỡng phương tiện vận chuyển của
đơn vị.




GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa               -12-                      SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp     Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây

     3.3.2.4.     Bộ phận kế toán tài chính
     - Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử
dụng tài sản, vật tư tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
và sử dụng kinh phí của đơn vị.
     - Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động tài chính, phục vụ công tác lập và theo
dõi thực hiện kế hoạch thống kê.
     - Kiểm tra việc giữ gìn các loại tài sản, vật tư, tiền vốn, kinh phí, phát hiện
và ngăn ngừa kịp thời những hành động tham ô, lãng phí, vi phạm chính sách
kinh doanh, chế độ tài chính của nhà nước và của công ty.
     3.3.2.5.     Bộ phận bảo vệ
     - Trực gác, chấm công, kiểm tra việc ra vào cổng của toàn thể cán bộ-công
nhân viên, hướng dẫn khách hàng theo quy định của Ban Lãnh Đạo đơn vị. Bảo
quản trong coi toàn tài sản, phương tiện hàng hóa, nhà cửa đất đai trong đơn vị.
     - Kiểm soát chặt chẽ việc xuất nhập vật tư hàng hóa ra vào cổng.
     - Nhắc nhở phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh lao động.
3.4. CẤU TRÚC LAO ĐỘNG
         Cuối năm 2008, tổng số lao động của toàn đơn vị là: 34 người. Trong đó:
     - Lao động trực tiếp: 20 người (chiếm 59%), toàn bộ là lao động phổ
thông.
     - Lao động gián tiếp: 14 người (chiếm 41%). Trong đó: đại học có 4
người, cao đẳng 2 người, trung cấp 6 người, phổ thông 2 người.


                                                 ĐẠI HỌC
                                                  12%
                                                            CAO ĐẲNG
                                                               6%

                                                              TRUNG CẤP
    PHỔ THÔNG                                                    18%
       64%

           Hình 2: Trình độ lao động của chi nhánh Vinagas Miền Tây



GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa                 -13-                      SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp     Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây

     Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy lao động phổ thông chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm
64% tổng số lao động của toàn đơn vị. Trong đó, đa số lao động phổ thông là lao
động trực tiếp. Mặc dù công nhân lao động trực tiếp đều là lao động phổ thông
nhưng đội ngũ lao động này đều được đào tạo chuyên môn trong ngành gas thông
qua các lớp đào tạo do các cán bộ chuyên môn từ Tổng công ty điều xuống. Do
đó, có thể nói rằng chi nhánh Vinagas Miền Tây có một đội ngũ công nhân lành
nghề, thành thạo trong công việc, đủ để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh với các đơn
vị khác cùng ngành.

                  PHỔ THÔNG
                     14%                                    ĐẠI HỌC
                                                              29%




            TRUNG CẤP                                       CAO ĐẲNG
               43%                                            14%

                      Hình 3: Trình độ của lao động gián tiếp


     Lao động gián tiếp bao gồm các phòng ban tiêu biểu như cấp quản lý, nhân
viên văn phòng,…Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy trình độ đại học chiếm 29%, cao
đẳng 14%, trung cấp chiếm 43%, phổ thông chiếm 14%. Từ đó ta thấy trung cấp
chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số lao động gián tiếp của đ ơn vị cho nên lao động
gián tiếp cần nâng cao trình độ hơn nữa để góp phần thúc đẩy hoạt động kinh
doanh phát triển hơn.
     Chi nhánh Vinagas là một đơn vị kinh doanh nhỏ số lượng nhân viên không
cần nhiều. Tuy nhiên phòng kinh doanh-Marketing chỉ có 2 nhân viên mà thị
trường Miền Tây rộng lớn nên chưa theo dõi sâu sát hết thị trường. Do đó để đáp
ứng nhu cầu thực tế từ thị trường thì đơn vị đang xem xét quá trình tuyển dụng
và lựa chọn nhân viên kinh doanh-Marketing có khả năng theo sát thị trường.
Đồng thời trong quá trình hoạt động sắp tới đơn vị có hướng lựa chọn nhân viên
có thực lực và trình độ lao động từ cao đẳng trở lên. Tất cả quá trình tuyển dụng
đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của đơn vị.



GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa                 -14-                      SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp     Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây

3.5. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
  3.5.1. Thuận lợi
     - Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông
có diện tích gần 40.000km², dân số gần 17 triệu người ( chiếm 12% diện tích và
1/5 dân số cả nước).
     - Thiên nhiên đồng bằng sông Cửu Long rất đa dạng với nhiều tiềm năng.
     - Công ty nằm trên tỉnh lộ 902 của tỉnh Vĩnh Long nên đường giao thông
tương đối thuận tiện.
     - Có địa điểm kinh doanh qui mô, rộng rãi, sức chứa ổn định, thiết bị sử
dụng tốt, công suất thiết kế có thể đáp ứng nhu cầu cao.
     - Vinagas là thương hiệu gas đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng nhận
ISO 9001:2000 và là một trong top 10 hãng gas lớn nhất Việt Nam.
     - Đội ngũ cán bộ công nhân Vinagas đều được khuyến khích nâng cao
trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và quản lý thông qua các lớp đào tạo bên
trong và bên ngoài.
  3.5.2. Khó khăn
     - Đồng bằng sông Cửu Long, với đặc thù là một vùng nông nghiệp lớn nên
mức sống của người dân còn thấp.
     - Những năm gần đây Đồng bằng sông Cửu Long có nạn vịt cúm gia cầm,
heo tai xanh, lở mồm long móng…làm cho cuộc sống người dân nơi đây trở nên
khó khăn.
     - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế trọng điểm nên chi nhánh sẽ
gặp những cạnh tranh gay gắt với các hàng gas khác như: Gas Sài Gòn, Petronas,
Total, Elf gas, Petrovietnam, Petimex,…
     - Chưa hoạt động hết công suất (900 tấn/tháng).
     - Có nhiều loại sản phẩm có thể thay thế gas như: than, củi, trấu, …
     - Nhân lực kinh doanh tiếp thị quá mỏng nên chưa theo dõi sâu sát hết thị
trường, từ đó khách hàng dễ thay đổi khi đối thủ chào mời về phía họ.
     - Thị trường gas ở Đồng bằng sông Cửu Long phân bổ chưa đều, sức tiêu
thụ ở một số tỉnh còn khiêm tốn như: Long An, Sóc Trăng, Kiên Giang và một số
thị trường bị bỏ ngõ như: Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.



GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa                 -15-                      SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp   Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây

     - Đơn vị kinh doanh mặt hàng dễ cháy nổ nên việc phòng cháy nổ rất phức
tạp, đòi hỏi đơn vị phải chú trọng nhiều đến vấn đề an toàn cháy nổ.
     - Những năm vừa qua đặc biệt là cuối năm 2007 đến giữa năm 2008 tình
hình kinh tế thế giới và khu vực có những biến động phức tạp ảnh hưởng rất lớn
đến giá cả xăng dầu cũng như gas trên thế giới, nhất là khu vực Trung Đông luôn
có những bất ổn dẫn đến biến động giá gas trong nước nói chung và đơn vị nói
riêng.
3.6. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
     Đơn vị sẽ trở thành một trong những đơn vị hoat động đa ngành trong lĩnh
vực năng lượng như đã đăng ký giấy phép kinh doanh. Riêng đối với ngành gas
có thị phần lớn và bao phủ hầu hết Miền Tây, đảm bảo tốc độ phát triển liên tục
và ổn định.
     Tạo ra thương hiệu có uy tín trên thị trường, với mục tiêu VINAGAS luôn
đi kèm với chất lượng tốt, dịch vụ hoàn hảo, văn hóa và phong cách phục vụ
chuyên nghiệp. Đảm bảo mức phát triển bền vững trên thị trường.
3.7. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ĐƠN
         VỊ QUA 3 NĂM 2006-2008
     Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị qua 3 năm
2006-2008 ta có thể đánh giá khái khát kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.




GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa               -16-                      SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




Luận văn tốt nghiệp                                                                Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây



                                  Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2006-2008
                                                                                                                         Đvt: triệu đồng

              CHỈ TIÊU                                NĂM                                2007/2006            2008/2007
                                       2006           2007             2008         Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%)
     1. Doanh thu bán hàng               75.380        102.583          159.431         27.203     36,09     56.848      55,42
     2. Chiết khấu                        5.445          6.689            7.286          1.244     22,85        597       8,93
     3. Doanh thu thuần                  69.935         95.894          152.145         25.959     37,12     56.251      58,66
     4. Giá vốn hàng bán                 61.355         87.118          145.670         25.763     41,99     58.552      67,21
     5. Lợi nhuận gộp                     8.580          8.776            6.475            196       2,28    -2.301     -26,22
     6. Doanh thu tài chính (lãi
     tiền gửi)                               14              19              25                5        35,71               6         31,58
     7. Chi phí tài chính (lãi vay)           x               x               x                x            x               x             x
     8. Chi phí bán hàng                  5.349           6.012           7.314              663        12,39           1.302         21,66
     8. Lợi nhuận thuần từ hoạt
     động kinh doanh                      3.245           2.783             -814            -462       -14,24          -3.597       -129,25
     9. Thu nhập khác (thế chân
     vỏ bình)                             3.358           5.668           4.775            2.310        68,79            -893        -15,76
     10. Chi phí khác (khấu hao,
     quản lý chung)                       1.080           1.140           1.577               60         5,56             437         38,33
     11. Lợi nhuận khác                   2.278           4.528           3.198            2.250        98,77          -1.330        -29,37
     12. Tổng lợi nhuận trước
     thuế                                 5.523           7.311           2.385            1.788        32,37          -4.927        -67,39
                                         (Nguồn: Phòng Kế toán tài chính chi nhánh Vinagas Miền Tây)



GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa                                          -17-                                                       SVTH: Võ Thị Mới
           http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp   Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây

       Từ bảng số liệu trên (bảng số liệu 1 trang 17) ta thấy tổng doanh thu thuần
của đơn vị liên tục tăng. Năm 2007, doanh thu thuần tăng từ 69.935 triệu đồng
lên 95.894 triệu đồng (tương đương với 37,12 %). Sang năm 2008, doanh thu
thuần lại tăng nhanh hơn, tăng 56.251 triệu đồng (tương đương 58,66%) so với
năm 2007. Từ năm 2006 - 2008, doanh thu thuần tăng cao là do hàng hóa đạt
chất lượng, nhu cầu sử dụng gas dân dụng và công nghiệp tăng, đồng thời đơn vị
tăng cường sử dụng các biện pháp để đẩy mạnh tiêu thụ như: chiết khấu, phương
thức bán hàng và phương thức thanh toán linh hoạt, dịch vụ hậu mãi vừa gián
tiếp vừa trực tiếp…
     Doanh thu thuần tăng cao nhưng tình hình chi phí cũng có chiều hướng
tăng cao. Năm 2007, giá vốn hàng bán tăng 41,99% với số tiền là 25.762 triệu
đồng, năm 2008 tăng 67,21% với số tiền là 58.552 triệu đồng. Nguyên nhân của
sự gia tăng giá vốn này là do nguồn nhiên liệu trong nước chủ yếu là nhập khẩu,
giá nhập khẩu xăng, dầu tăng làm cho giá gas tăng theo. Đồng thời do số lượng
hàng bán tăng cùng với giá cả thị trường tăng nên đã thúc đẩy chi phí bán hàng
tăng lên, năm 2007 chi phí bán hàng là 6.012 triệu đồng, tăng 663 triệu đồng
tương đương với 12,39% so với năm 2006. Chi phí bán hàng năm 2008/2007
tăng nhanh hơn chi phí năm 2007/2006, năm 2008 chi phí bán hàng tăng 1.302
triệu đồng tương đương với 21,66%.
     Do tốc độ tăng của chi phí cao hơn doanh thu nên đã làm cho lợi nhuận
thuần từ hoạt động kinh doanh giảm đáng kể. Năm 2007, lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh giảm 462 triệu đồng tương đương với 14,24%, sang năm 2008
lợi nhuận giảm mạnh xuống mức âm 814 triệu đồng, giảm 3.597 triệu đồng
tương đương với 129,25% so với năm 2007. Từ đó dẫn đến biến động tăng giảm
không ổn định của lợi nhuận trước thuế của đơn vị. Lợi nhuận trước thuế năm
2007 tăng so với năm 2006 là 1.788 triệu đồng tương đương với 32,37% nhưng
sang năm 2008 lợi nhuận trước thuế lại giảm đáng kể so với năm 2007 và thậm
chí thấp hơn năm 2006.
     Nhìn chung kết quả kinh doanh năm 2006 hiệu quả nhưng đến năm 2007 và
2008 lợi nhuận có được chủ yếu là do thu nhập khác (thu nhập từ thế chân vỏ
bình) mang lại, thu nhập này không bền vững. Đơn vị cần xem xét lại giá nguồn
nguyên liệu nhập kho và các biện pháp tiết kiệm chi phí.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa               -18-                      SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp          Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây



                                            CHƯƠNG 4


    PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GAS VÀ CÁC NGUYÊN
       NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GAS


4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GAS
  4.1.1. Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ
     4.1.1.1.     Phân tích tình hình tiêu thụ theo hình thức số lượng
     Các doanh nghiệp phải luôn tạo ra lợi nhuận để tồn tại và phát triển, lợi
nhuận của doanh nghiệp có được chủ yếu là thông qua kết quả hoạt động tiêu thụ
sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
     Chi nhánh Vinagas Miền Tây là một đơn vị kinh doanh gas (LPG). LPG là
từ viết tắt của Liquefied Petroleum Gas, là hỗn hợp hydrocarbon nhẹ, ở thể khí.
LPG tồn tại trong thiên nhiên ở các giếng dầu hoặc giếng gas và cũng có thể sản
xuất ở các nhà máy lọc dầu. Thành phần chính của LPG là Propane (C3H8) và
Butane (C4H10), không màu, không mùi, không vị và không có độc tố.
     LPG là loại nhiên liệu thông dụng về tính đa năng và thân thiện với môi
trường. Nó có thể dễ dàng được chuyển đổi sang thể lỏng bằng việc tăng áp suất
thích hợp hoặc giảm nhiệt độ để dễ tồn trữ và vận chuyển được. Do đó trong quá
trình vận chuyển để nhập không thể chia ra nhiều loại sản phẩm mà chỉ có một
sản phẩm. Vì vậy khi phân tích tình hình tiêu thụ theo hình thức số lượng ta chỉ
có một sản phẩm để phân tích là Vinagas.


Bảng 2: TÌNH HÌNH NHẬP-XUẤT-TỒN THEO HÌNH THỨC SỐ LƯỢNG
                                                                                   Đvt: kg
                                                          Chênh        Tỷ lệ     Chênh       Tỷ lệ
 CHỈ TIÊU          2006           2007         2008         lệch        (%)       lệch        (%)
Tồn đầu kỳ          40.095         51.822       11.445       11.727     29,25    (40.377)   (77,91)
Nhập trong kỳ    6.313.293      7.393.602    9.711.843   1.080.309      17,11   2.318.241     31,35
Xuất trong kỳ    6.301.566      7.433.979    9.707.349   1.132.413      17,97   2.273.370     30,58
Tồn cuối kỳ         51.822         11.445       15.939    (40.377)    (77,91)       4.494     39,27
                (Nguồn: Phòng Kế toán tài chính chi nhánh Vinagas Miền Tây)




GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa                       -19-                            SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp   Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây

     Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy năm 2006 tồn đầu kỳ là 40.095 kg,
nhập trong kỳ là 6.313.293 kg. Do số lượng xuất trong kỳ thấp hơn nhập nên đã
làm cho tồn cuối kỳ tăng so với đầu kỳ, sản lượng cuối kỳ là 51.822 kg. Nguyên
nhân chính làm cho tồn cuối kỳ tăng là do cuối năm 2006 giá gas giảm mạnh so
với đầu năm (giá nhập vào tháng 1/2006 trung bình là 10.500 đồng/kg đến 3
tháng cuối năm 2006 giá nhập trung bình là 9.400 đồng/kg), tận dụng tình hình
giá gas giảm đơn vị đã tăng dự trữ nhằm mục đích tăng lợi nhuận cho kỳ sau. Vì
vậy trong có thể kết luận là hàng hóa nhập vào chưa tiêu thụ hết nhưng không thể
kết luận hàng tồn kho tăng là không tốt.
     Năm 2007, tồn đầu kỳ là 51.822 kg, tăng 11.727 kg tương đương với
29,25% so với năm 2006. Tồn đầu kỳ tăng là do sản lượng tiêu thụ năm 2006
thấp hơn sản lượng nhập năm 2006. Nhập trong kỳ là 7.393.602 kg tăng
1.080.309 kg tương đương với 17,11% so với năm 2006. Xuất trong kỳ cũng tăng
nhưng tốc độ tăng của xuất cao hơn nhập (17,97% > 17,11%) làm cho tồn cuối
kỳ giảm 40.377 kg (tức giảm 77,91%) so với năm 2006. Tồn cuối kỳ năm 2007
giảm là do giá xăng dầu thế giới tăng mạnh đặc biệt là cuối tháng 11 giá dầu thế
giới chạm ngưỡng 100USD/thùng nên kéo theo giá gas tăng lên. Trong thời điểm
này đơn vị đã cân nhắc tính toán lượng dự trữ phù hợp để giảm thiểu nguy cơ giá
tăng rồi giảm làm ảnh hưởng đến lợi nhuận đơn vị cho nên đơn vị đã giảm lượng
dự trữ xuống đáng kể. Vì vậy hàng hóa mua vào tiêu thụ hết, đơn vị luân chuyển
vốn nhanh.
     Năm 2008, do tồn kho cuối kỳ năm 2007 giảm nên làm cho tồn kho đầu kỳ
năm 2008 giảm 77,91% so với năm 2007. Tuy nhiên tốc độ tăng của sản phẩm
xuất trong kỳ thấp hơn nhập nên làm cho tồn kho cuối kỳ tăng 4.494 kg (tức tăng
39,27%) so với năm 2007. Nếu xét về mặt tỷ lệ thì tồn kho cuối kỳ tăng lên
nhưng xét về mặt số lượng thì con số này không lớn vì vậy không làm cho đơn vị
ứ đọng vốn mà còn đủ sản sản phẩm để dự trữ nhằm đáp ứng tiêu thụ kỳ sau.
     Mặc khác nếu xét trong từng năm 2007/2006 và 2008/2007 thì tốc độ tăng
số lượng tiêu thụ năm 2008/2007 cao hơn 2007/2006 (30,58% > 17,97%). Số
lượng tiêu thụ tăng là do hàng hóa đạt chất lượng, phương thức bán hàng và
phương thức thanh toán linh hoạt, nguồn lực vỏ bình được đảm bảo và đơn vị đã



GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa               -20-                      SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp     Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây

ký thêm hợp đồng với các nhà phân phối lớn như Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu
Giang, Công ty TNHH Kim Anh, …
     Trong kỳ phân tích doanh nghiệp tiêu thụ nhiều hay ít là biểu hiện ở chỉ tiêu
khối lượng hàng hóa tiêu thụ. Như đã nêu trên thì nhập chỉ có một sản phẩm là
Vinagas nhưng trong quá trình xuất tiêu thụ lại chia ra thành hai loại sản phẩm là
VN12 (bình Vinagas 12kg) và VN45 (bình Vinagas 45kg). Do đó khi phân tích
số lượng tiêu thụ ta sẽ có hai loại sản phẩm


                Bảng 3: SỐ LƯỢNG TIÊU THỤ THEO MẶT HÀNG
                                                                                  Đvt: kg
                                                     2007/2006          2008/2007
 LOẠI SP         2006        2007         2008     Chênh       Tỷ      Chênh          Tỷ
                                                     lệch    lệ(%)       lệch       lệ(%)
VN12         6.121.158 7.232.474     9.422.832 1.111.316 18,16 2.190.358             30,29
VN45           180.408   201.505        284.517      21.097 11,69        83.012      41,20
Cộng         6.301.566 7.433.979     9.707.349 1.132.413 17,97 2.273.370             30,58
             (Nguồn: Phòng Kế toán tài chính chi nhánh Vinagas Miền Tây)


     Xét về mặt tổng thể thì số lượng tiêu thụ liên tục tăng trong giai đoạn 2006-
2008, xét từng loại sản phẩm thì số lượng mỗi loại sản phẩm đều tăng nhưng tốc
độ tăng khác nhau và mức độ ảnh hưởng đến tổng số lượng tiêu thụ cũng khác
nhau. Cụ thể như sau:
     Đối với VN12, số lượng tiêu thụ năm 2006 là 6.121.158 kg, năm 2007 là
7.232.474 kg tăng 1.111.316 kg (tức tăng 18,16%) so với năm 2006. Năm 2008
tăng 2.190.358 kg (tức tăng 30,29%) so với năm 2007. Điều này chứng tỏ tình
hình tiêu thụ VN12 có nhiều tiến triển, số lượng tiêu thụ tăng ngày càng nhanh.
     Đối với VN 45, sản lượng tiêu thụ cũng tăng nhanh với số lượng tiêu thụ
năm 2006 là 180.408 kg, năm 2007 tăng 21.097 kg (tức tăng 11,69%) so với năm
2006. Năm 2008 số lượng tiêu thụ tăng 83.012 kg (tức tăng 41,20%) so với năm
2007.
     Nhìn chung sản lượng tiêu thụ của cả hai loại sản phẩm đều tăng, sản l ượng
tiêu thụ VN12 cao hơn 30 lần sản lượng tiêu thụ VN45. Do đó sự biến động của
sản lượng tiêu thụ VN12 sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến tổng sản lượng tiêu thụ
hàng năm. Sở dĩ sản lượng tiêu thụ VN12 cao là do nhu cầu sử dụng loại sản

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa                 -21-                      SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp     Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây

phẩm VN12 ngày càng nhiều đồng thời chỉ có một số ít ngành công nghiệp sử
dụng đến gas như các công ty hoạt động trong ngành sản xuất gạch men, gốm
sứ, xi mạ, sản xuất mỹ phẩm và sử dụng khí đốt hóa lỏng trong các lò nung, lò
hấp nên lượng khách hàng tiêu thụ loại sản phẩm VN45 chưa nhiều. Tính đến
thời điểm hiện nay đơn vị chỉ có 9 khách hàng công nghiệp.
     4.1.1.2.    Phân tích hệ số luân chuyển hàng tồn kho


     Bảng 4: PHÂN TÍCH HỆ SỐ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO
                                                           Đvt: 1000 đồng
CHỈ TIÊU              2,006         2,007          2008       2007/2006      2008/2007
GVHB               61.355.506 87.117.806 145.669.633           25.762.301    58.551.827
GTTKBQ                457.180        320.066        147.341     (137.114)     (172.725)
HSLCHTK (lần)             134            272            989           138           716
TG 1 VQ (ngày)            2,68          1,32           0,36         (1,36)        (0,96)
             (Nguồn: Phòng kế toán tài chính chi nhánh Vinagas Miền Tây)


Giải thích:
     GVHB: Giá vốn hàng bán
     GTTKBQ: Giá trị tồn kho bình quân
     HSLCHTK: Hệ số luân chuyển hàng tồn kho
     TG 1 VQ: Thời gian một vòng quay
     Nhìn vào các chỉ tiêu trên ta thấy hệ số luân chuyển hàng tồn kho qua 3
năm 2006-2008 liên tục tăng và thời gian của một vòng quay ngày càng ngắn lại.
Cụ thể là năm 2006, hệ số luân chuyển hàng tồn kho là 134 lần nhưng sang năm
2007 là 272 lần cao hơn 138 lần tương đương 102,82% so với năm 2006, ta thấy
tốc độ tăng vòng quay hàng tồn kho rất nhanh, điều này cho thấy tình hình kinh
doanh của đơn vị đã có bước tiến triển, hàng hóa ứ đọng giảm so với 2006. Thời
gian luân chuyển của một vòng quay cũng giảm đi rất nhiều. Năm 2006 là 2,68
ngày/vòng quay nhưng sang 2007 giảm xuống còn 1,32 ngày/vòng quay giảm
1,36 ngày ngày/vòng quay so với năm 2006. Số vòng quay ngày càng tăng lên
mà thời gian của 1 vòng quay ngày càng giảm, điều này cho thấy đơn vị hoạt
động có hiệu quả, làm giảm chi phí đầu tư cho hàng hóa dự trữ, rút ngắn được
chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt và làm giảm nguy cơ ứ đọng hàng
hóa tồn kho.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa                 -22-                       SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp    Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây

     Song bước sang năm 2008, số vòng quay hàng tồn kho lại tăng lên 989 lần
cao hơn năm 2007 là 716 lần tương đương 263,23%, một tỷ lệ rất cao. Thời gian
của một vòng quay giảm đáng kể chỉ còn 0.36 ngày/vòng giảm 0,96 ngày/vòng
so với năm 2007. Như vậy một đợt hàng hóa tồn kho của đơn vị trong năm 2008
cần 0,36 ngày để quay vòng hay nói cách khác, kỳ đặt hàng bình quân của đơn vị
là 0,36 ngày, vòng quay 0,86 ngày là quá nhanh. Lượng tồn kho quay nhanh là
do giá vốn hàng bán tăng trong khi giá trị tồn kho bình quân giảm. Theo lý thuyết
điều này có thể dẫn đến nguy cơ đơn vị không đủ hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu
hàng bán, dẫn đến tình trạng cạn kho, mất khách hàng và điều này gây ảnh
hưởng không tốt cho việc kinh doanh về lâu dài của đơn vị nhưng thực tế gas là
một loại hàng hóa đặc biệt không thể dự trữ nhiều như những hàng hóa khác,
mặc khác giá gas phụ thuộc vào giá xăng dầu thế gới cho nên tùy từng thời điểm
khác nhau mà duy trì lượng tồn kho khác nhau. Khi hàng hóa có xu hướng tăng
giá thì dự trữ nhiều là có lợi nhưng khi hàng hóa tụt giá dự trữ nhiều sẽ có nguy
cơ bị lỗ nhưng dự trữ quá ít thì không đủ khả năng cung ứng. Do đó, đơn vị cần
có những biện pháp dự đoán sự biến động của giá cả để duy trì lượng tồn đọng
hợp lý nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng và đảm bảo uy tín đơn vị, góp
phần tăng doanh thu cũng như lợi nhuận của đơn vị.
  4.1.2. Phân tích tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng
     Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng giá trị tiêu thụ do
nhiều loại sản phẩm đem lại. Có những sản phẩn giá trị tiêu thụ chiếm tỷ lệ rất
cao nhưng cũng có những sản phẩm giá trị tiêu thụ chiếm tỷ lệ rất thấp. Vì vậy để
biết được loại sản phẩm nào là thế mạnh của đơn vị ta tiến hành phân tích tình
hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng như đã nêu ở phần cơ sở lý luận.
     Gas được nhập và vận chuyển chỉ có một sản phẩm là Vinagas nên xuất tiêu
thụ chỉ có một giá xuất hay nói cách khác chỉ có một giá vốn hàng bán chung. Do
chỉ có một giá xuất nên tỷ trọng theo lượng và tỷ trọng theo giá trị là như nhau vì
vậy khi phân tích cơ cấu mặt hàng không phân tích sản lượng và giá trị chung mà
chỉ phân tích phần giá trị.




GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa                -23-                      SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp     Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây

                Bảng 5: GIÁ TRỊ CÁC MẶT HÀNG TIÊU THỤ
                                                                        Đvt: 1000 đồng
                    2006                      2007                    2008
  SP                    Tỷ trọng                  Tỷ trọng                 Tỷ trọng
             Giá trị      (%)         Giá trị       (%)       Giá trị        (%)
VN12        59.598.954     97,14     84.756.396       97,29 141.400.137        97,07
VN45         1.756.551       2,86     2.361.410        2,71   4.269.496         2,93
Cộng        61.355.505    100,00     87.117.806     100,00 145.669.633       100,00
               (Nguồn: Phòng kế toán tài chính chi nhánh Vinagas Miền Tây)


       Nhìn chung giá trị các mặt hàng tiêu thụ liên tục tăng qua 3 năm 2006-2008
nhưng mỗi loại sản phẩm chiếm tỷ trọng khác nhau. Trong đó VN12 chiếm tỷ
trọng rất cao (hơn 97%), còn VN45 chiếm tỷ trọng rất thấp.
       Năm 2006, tổng giá trị tiêu thụ là 61,355,505 nghìn đồng , trong đó VN12
là 59,598,954 nghìn đồng chiếm 97.14% tổng giá trị các mặt hàng tiêu thụ, một
tỷ lệ rất lớn, còn lại là giá trị VN45, do đó VN45 chỉ chiếm một tỷ rất thấp
(2.86%).
       Năm 2007, VN12 chiếm 97.29% tổng sản lượng bán, tăng 0.15% so với
năm 2006, tương ứng VN 45 chỉ chiếm 2,71% giảm 0.15% so với năm 2006.
       Sang năm 2008, tổng giá trị các mặt hàng tiêu thụ là 145,669,633 nghìn
đồng, trong đó giá trị VN12 là 97,07%, giảm 0.22% so với năm 2007 và VN45
tăng 0.22% so với năm 2007.
       Tóm lại tỷ trọng các mặt hàng có sự chênh lệch lớn nhưng qua từng năm tỷ
trọng từng mặt hàng tương đối ổn định. Nguyên nhân như đã nêu ở phần lượng
tiêu thụ.
   4.1.3. Phân tích giá bán
        Giá bán là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng tiêu thụ
và doanh thu. Ở từng thời điểm giá bán sẽ thay đổi lên xuống khác nhau nên
không thể xác định giá cụ thể mà chỉ căn cứ trên giá bình quân.




GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa                  -24-                       SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp         Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây

                              Bảng 6: PHÂN TÍCH GIÁ BÁN
                                                                        Đvt: đồng
 SẢN                                                2007/2006              2008/2007
PHẨM           2006       2007       2008        Chênh     Tỷ lệ         Chênh     Tỷ lệ
                                                  lệch      (%)           lệch     (%)
VN12          11.965      13.802     16.427           1.837   15,35          2.625   19,02
VN45          11.864      13.698     16.316           1.834   15,46          2.618   19,11
                   (Nguồn: Phòng kế toán tài chính chi nhánh Vinagas Miền Tây)


        Qua bảng số liệu trên ta thấy giá bán từng loại sản phẩm qua từng năm đều
tăng.
        Đối với loại sản phẩm VN12, năm 2006 giá bán là 11.965 đồng/kg, giá bán
năm 2007 là 13.082 đồng/kg tăng 1.837 đồng/kg (tức tăng 15.35%) so với năm
2006. Sang năm 2008 giá tăng lên rất cao, tăng 2.625 đồng/kg (tức tăng 19,02%)
so với năm 2007. Tương tự giá bán loại sản phẩm VN45 cũng tăng. Năm 2007
giá bán VN45 tăng 1.834 đồng/kg (tức tăng 15,46%) so với năm 2006. Năm
2008 giá bán tăng 2.618 đồng/kg so với năm 2007. Sở dĩ giá bán của cả 2 loại
sản phẩm đều tăng một mặt là do nguồn nhiên liệu thế giới liên tục biến động,
khi thị trường nhiên liệu Việt Nam còn lệ thuộc quá nhiều vào thị trường thế giới
(khả năng đáp ứng nhu cầu trong n ước chỉ đạt 30-40%, còn lại phải nhập khẩu từ
Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Singapo...), giá gas nhập
khẩu tăng cao làm cho giá gas nội địa tăng theo, mặt khác do nhà nước không
còn khả năng bù lỗ để hạn chế tốc độ tăng giá nên đã điều chỉnh giá bán xăng
dầu tăng lên sau khi đã áp dụng thuế nhập khẩu 0%, ngay sau khi xăng đầu tăng
giá đã ảnh hưởng toàn diện đến nền kinh tế nói chung và giá gas nói riêng, làm
giảm sức tiêu dùng trong nước.
  4.1.4. Phân tích doanh thu tiêu thụ
        4.1.4.1.     Phân tích doanh thu tiêu thụ gas giai đoạn 2006-2008
        Doanh thu tiêu thụ là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Do vậy, phân tích tình hình
doanh thu tiêu thụ là một nội dung quan trọng trong phân tích hoạt động kinh tế
doanh nghiệp.



GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa                      -25-                       SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp            Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây

              Bảng 7: DOANH THU TIÊU THỤ GIAI ĐOẠN 2006-2008
                                                                                               Đvt: 1000 đồng

                            DOANH THU                                         2007-2006             2008-2007

 SẢN          2006                   2007               Chênh
                                                         2008      Tỷ lệ     Chênh                          Tỷ lệ
PHẨM                                                     lệch       (%)        lệch                          (%)
VN12       73.239.655 99.822.606 154.788.861 26.582.951 36,30 54.966.255                                    55,06
VN45        2.140.361    2.760.215     4.642.179       619.855     28,96    1.881.964                       68,18
 Cộng      75.380.016 102.582.821 159.431.040 27.202.805 36,09 56.848.219                                   55,42
                (Nguồn: Phòng kế toán tài chính chi nhánh Vinagas Miền Tây)



                      Doanh thu
                     (1000 đồng)

                         160,000,000

                         140,000,000

                         120,000,000

                         100,000,000
      Doanh thu (nghìn                                                          159,431,040
                          80,000,000
           đồng)
                          60,000,000                            102,582,821
                          40,000,000        75,380,016

                          20,000,000

                                 -                                                              Năm
                                             2006                2007            2008
                                                                 Năm
                         Hình 4: Doanh thu tiêu thụ giai đoạn 2006-2008


     Nhìn chung doanh thu của đơn vị qua 3 năm đều tăng. Năm 2006 doanh thu
của đơn vị chỉ có 75.380.016 nghìn đồng, nhưng sang năm 2007 doanh thu của
đơn vị đạt 102.582.821 nghìn đồng, tăng 27.202.805 nghìn đồng với tốc độ tăng
là 36,09 %. Đến năm 2008 là năm mà tình hình gas có nhiều biến động, một mặt
là do giá bán các loại sản phẩm biến động mạnh như xăng, dầu. Sự biến động này
là do giá xăng dầu thế giới tăng cao (từ mức 90USD/thùng leo lên trên
100USD/thùng vào 20/2 và lập kỷ lục lên trên 147USD/thùng vào 11/7) làm cho
giá xăng dầu trong nước tăng đáng kể đặc biệt là vào tháng 7 năm giá xăng lên
đến 19.000 đồng/lít, mặt khác, do nhu cầu sử dụng các loại gas phục vụ cho nhu
cầu sinh hoạt, hoạt động sản xuất kinh doanh tăng cao từ đó làm cho doanh thu
của đơn vị đạt ở mức cao là 159.431.040 nghìn đồng. So với năm 2007 thì doanh

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa                                 -26-                                SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp          Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây

thu ở năm 2008 tăng 55,42% tương đương với 56.848.219 nghìn đồng. Nguyên
nhân là do sản lượng tiêu thụ tăng nhưng nguyên nhân chính là do mặt bằng giá
đã tăng lên rất nhiều. Tháng 1/2006 giá bình Vinagas 12 kg đưa đến tay người
tiêu dùng trung bình là 180.000 đồng/bình thì đầu năm 2008 là 190.000
đồng/bình, giá tiếp tục tăng nhanh trong những tháng tiếp theo và đến tháng 7
năm 2008 trung bình là 270.000 đồng/bình. Do đó đơn vị cần có những biện
pháp điều chỉnh giá bán cho phù hợp với từng thị trường ở từng thời điểm khác
nhau để thu hút khách hàng.
     VN12 được xem là loại sản phẩm chủ lực của đơn vị, chiếm tỷ trọng lớn
trong doanh số bán của đơn vị và doanh thu ngày càng tăng. Còn VN45 chiếm tỷ
trọng thấp nhưng VN45 đóng vai trò khá quan trọng trong việc kinh doanh gas.
     a) Biến động doanh thu loại sản phẩm VN12

                         Doanh thu VN12
                           (1000 đồng)

                         160,000,000

                         140,000,000

                         120,000,000

                         100,000,000
        Doanh thu VN12                                              154,788,861
                          80,000,000
         (nghìn đồng)
                          60,000,000                   99,822,606
                          40,000,000   73,239,655

                          20,000,000
                                                                                     Năm
                                 -
                                       2006                2007      2008
                                                           Năm
                    Hình 5: Doanh thu của VN12 giai đoạn 2006-2008


     VN12 là chữ viết tắt của loại sản phẩm bình Vinagas 12 kg. Loại sản phẩm
này trọng lượng nhỏ dễ sử dụng thích hợp trong sinh hoạt hằng ngày do đó VN12
phục vụ chủ yếu cho đối tượng khách hàng dân dụng.
     Qua bảng số liệu số 7 và đồ thị trên ta thấy doanh thu của loại sản phẩm
VN12 liên tục tăng qua 3 năm với tốc độ khá nhanh.
     Năm 2007 doanh thu đạt 99.822.606 nghìn đồng tăng 26.582.951 nghìn
đồng so với năm 2006, tương đương 36,30%.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa                           -27-                          SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp           Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây

     Năm 2008, doanh thu đạt 154.788.861nghìn đồng, tăng 54.966.255 nghìn
đồng so với năm 2006, tức tăng 55,06%.
     Nguyên nhân làm cho doanh thu tăng là do đời sống người dân ngày càng
được nâng cao thúc đẩy nhu cầu sử dụng gas dân dụng ngày càng nhiều. Mặt
khác sản phẩm của Vinagas luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật nên được
nhiều khách hàng tin dùng cụ thể là sản lượng tiêu thụ tăng qua các năm như đã
phân tích trên. Nói chung sản lượng tiêu thụ qua từng năm tăng cùng với sự tăng
giá bán như phân tích trên nên đã làm cho doanh thu tăng ở mức cao.
   c)Biến động doanh thu loại sản phẩm VN45

                        Doanh thu VN45
                          (1000 đồng)

                  5,000,000
                  4,500,000
                  4,000,000
                  3,500,000
                  3,000,000
   Doanh thu VN45
                  2,500,000                               4,642,179
    (nghìn đồng)
                  2,000,000
                  1,500,000                  2,760,215
                                2,140,361
                  1,000,000
                    500,000
                        -
                                                                       Năm
                                 2006        2007         2008
                                             Năm

                  Hình 6: Doanh thu của VN45 giai đoạn 2006-2008


     VN45 là chữ viết tắt của loại sản phẩm bình Vinagas 45 kg. Loại sản phẩm
này trọng lượng lớn gấp gần 4 lần bình VN12, do đó phục vụ cho đối tượng
khách hàng là đơn vị sản xuất kinh doanh như các công ty, xí nghiệp, nhà máy,
cơ sở sản xuất và bệnh viện, trường học, nhà hàng khách sạn,…
     Qua bảng số liệu số 7 và đồ thị trên ta thấy doanh thu của VN45 cũng liên
tục tăng qua 3 năm với tốc độ tăng nhanh hơn VN12. Năm 2007, doanh thu đạt
2.760.215 nghìn đồng tăng 28,96% so với năm 2006. Với tỷ lệ tăng 28,96%
chứng tỏ tốc độ tăng doanh thu của VN45 chậm hơn VN12. Tuy nhiên năm 2008,
tốc độ này tăng đáng kể. Năm 2008 doanh thu đạt 4.642.170 nghìn đồng tăng
1.881.964 nghìn đồng tương đương 68,18% so với năm 2007. Doanh thu liên tục

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa                       -28-                      SVTH: Võ Thị Mới
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
        Luận văn tốt nghiệp             Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây

        tăng một phần là do sản lượng và giá cả tăng, một phần là do công nghiệp vùng
        Đồng bằng sông Cửu Long phát triển dẫn đến nhu cầu sử dụng VN45 ngày càng
        tăng.
                 4.1.4.2.      Phân tích doanh thu tiêu thụ theo phương thức thanh toán
                 Việc thanh toán tiền hàng trong các doanh nghiệp có thể thực hiện băng
        nhiều phương thức thanh toán khác nhau: Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, tiền
        séc, tín phiếu, chuyển khoản qua ngân hàng. Thanh toán chậm: thanh toán sau
        một thời hạn theo thỏa thuận. Phân tích doanh thu theo phương thức thanh toán
        nhằm mục đích: nghiên cứu xem xét tình hình biến động các chỉ tiêu doanh thu
        gắn liền với việc thu tiền bán hàng. Vì mục đích của doanh nghiệp là phải bán
        được nhiều hàng nhưng đồng thời phải thu hồi nhanh tiền bán hàng để tránh tình
        trạng ứ đọng vốn, bị chiếm dụng vốn.
                 Thông qua việc phân tích tình hình doanh thu bán hàng theo phương thức
        thanh toán, doanh nghiệp tìm ra những biện pháp hữu hiệu để thu hồi tiền bán
        hàng nhanh chóng và có định hướng hợp lý trong việc lựa chọn phương thức
        thanh toán trong kỳ tới.


         Bảng 8: PHÂN TÍCH DOANH THU BÁN HÀNG THEO PHƯƠNG THỨC
                                                      THANH TOÁN
                                                                                  Đvt: 1000 đồng

CHỈ TIÊU          2006                  2007                   2008                   2007/2006            2008/2007
                     Tiền        Tỷ         Tiền         Tỷ        Tiền        Tỷ     Chênh lệch   Tỷ lệ     Chênh      Tỷ lệ
                               trọng                   trọng                 trọng                 (%)        lệch      (%)
                                (%)                     (%)                   (%)
Tổng doanh thu    75.380.016   100,00   102.582.821   100,00   159.431.040   100,00   27.202.805   36,09   56.848.219   55,42
Thu tiền ngay     23.390.419   31,03    30.025.992    29,27    40.638.972    25,49    6.635.573    28,37   10.612.980   35,35
Bán trả chậm      51.989.597   68,97    72.556.829    70,73    118.792.068   74,51    20.567.232   39,56   46.235.239   63,72
Nợ khó đòi        57.189                94.324                 166.309                37.135       64,93   71.985       76,32
Nợ khó đòi/DT     0,11                  0,13                   0,14                   0,02                 0,01
bán chịu (%)
                                    (Nguồn: Phòng kế toán chi nhánh Vinagas Miền Tây)


                 Như đã phân tích trên doanh thu năm 2007 tăng 36,09% tương ứng với số
        tiền là 27.202.805 nghìn đồng. Trong đó, bán hàng thu tiền ngay tăng 28,37%
        tương ứng với số tiền 6.635.573 nghìn đồng, doanh thu bán trả chậm tăng
        39,56% tương ứng với số tiền 20.567.232 nghìn đồng. Điều này cho thấy phương
        thức bán hàng trả chậm trong năm 2007 đã góp phần đẩy mạnh tiêu thụ tăng

        GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa                              -29-                            SVTH: Võ Thị Mới
        http://www.kinhtehoc.net
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

luan van tot nghiep ke toan (63).pdf
luan van tot nghiep ke toan (63).pdfluan van tot nghiep ke toan (63).pdf
luan van tot nghiep ke toan (63).pdf
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (10)
Luan van tot nghiep ke toan (10)Luan van tot nghiep ke toan (10)
Luan van tot nghiep ke toan (10)
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (24)
Luan van tot nghiep ke toan (24)Luan van tot nghiep ke toan (24)
Luan van tot nghiep ke toan (24)
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (31)
Luan van tot nghiep ke toan (31)Luan van tot nghiep ke toan (31)
Luan van tot nghiep ke toan (31)
Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (61).pdf
luan van tot nghiep ke toan (61).pdfluan van tot nghiep ke toan (61).pdf
luan van tot nghiep ke toan (61).pdf
Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (58).pdf
luan van tot nghiep ke toan (58).pdfluan van tot nghiep ke toan (58).pdf
luan van tot nghiep ke toan (58).pdf
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (23)
Luan van tot nghiep ke toan (23)Luan van tot nghiep ke toan (23)
Luan van tot nghiep ke toan (23)
Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (41).pdf
luan van tot nghiep ke toan (41).pdfluan van tot nghiep ke toan (41).pdf
luan van tot nghiep ke toan (41).pdf
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (14)
Luan van tot nghiep ke toan (14)Luan van tot nghiep ke toan (14)
Luan van tot nghiep ke toan (14)
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (2)
Luan van tot nghiep ke toan (2)Luan van tot nghiep ke toan (2)
Luan van tot nghiep ke toan (2)
Nguyễn Công Huy
 

Was ist angesagt? (18)

luan van tot nghiep ke toan (63).pdf
luan van tot nghiep ke toan (63).pdfluan van tot nghiep ke toan (63).pdf
luan van tot nghiep ke toan (63).pdf
 
Luan van tot nghiep ke toan (10)
Luan van tot nghiep ke toan (10)Luan van tot nghiep ke toan (10)
Luan van tot nghiep ke toan (10)
 
Luan van tot nghiep ke toan (24)
Luan van tot nghiep ke toan (24)Luan van tot nghiep ke toan (24)
Luan van tot nghiep ke toan (24)
 
Luan van tot nghiep ke toan (31)
Luan van tot nghiep ke toan (31)Luan van tot nghiep ke toan (31)
Luan van tot nghiep ke toan (31)
 
luan van tot nghiep ke toan (61).pdf
luan van tot nghiep ke toan (61).pdfluan van tot nghiep ke toan (61).pdf
luan van tot nghiep ke toan (61).pdf
 
luan van tot nghiep ke toan (58).pdf
luan van tot nghiep ke toan (58).pdfluan van tot nghiep ke toan (58).pdf
luan van tot nghiep ke toan (58).pdf
 
Luan van tot nghiep ke toan (23)
Luan van tot nghiep ke toan (23)Luan van tot nghiep ke toan (23)
Luan van tot nghiep ke toan (23)
 
luan van tot nghiep ke toan (41).pdf
luan van tot nghiep ke toan (41).pdfluan van tot nghiep ke toan (41).pdf
luan van tot nghiep ke toan (41).pdf
 
Luan van nop thay
Luan van nop thayLuan van nop thay
Luan van nop thay
 
Luan van tot nghiep ke toan (14)
Luan van tot nghiep ke toan (14)Luan van tot nghiep ke toan (14)
Luan van tot nghiep ke toan (14)
 
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN   TRONG MÔI TRƯỜNG  ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN   TRONG MÔI TRƯỜNG  ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...
 
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp - BVTech
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp - BVTechBáo cáo Thực tập tốt nghiệp - BVTech
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp - BVTech
 
Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và thử hoạt tính sinh học của phức mn(ii), pb(i...
Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và thử hoạt tính sinh học của phức mn(ii), pb(i...Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và thử hoạt tính sinh học của phức mn(ii), pb(i...
Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và thử hoạt tính sinh học của phức mn(ii), pb(i...
 
Báo cáo tốt nghiệp
Báo cáo tốt nghiệpBáo cáo tốt nghiệp
Báo cáo tốt nghiệp
 
Luan van tot nghiep ke toan (2)
Luan van tot nghiep ke toan (2)Luan van tot nghiep ke toan (2)
Luan van tot nghiep ke toan (2)
 
Luận văn: Quản lý chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghi...
Luận văn: Quản lý chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghi...Luận văn: Quản lý chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghi...
Luận văn: Quản lý chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghi...
 
Đề tài: Thiết kế và thi công máy cho tôm ăn, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế và thi công máy cho tôm ăn, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế và thi công máy cho tôm ăn, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế và thi công máy cho tôm ăn, HAY, 9đ
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản ...
 

Ähnlich wie Luan van tot nghiep ke toan (30)

luan van tot nghiep ke toan (4).pdf
luan van tot nghiep ke toan (4).pdfluan van tot nghiep ke toan (4).pdf
luan van tot nghiep ke toan (4).pdf
Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (42).pdf
luan van tot nghiep ke toan (42).pdfluan van tot nghiep ke toan (42).pdf
luan van tot nghiep ke toan (42).pdf
Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (53).pdf
luan van tot nghiep ke toan (53).pdfluan van tot nghiep ke toan (53).pdf
luan van tot nghiep ke toan (53).pdf
Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (62).pdf
luan van tot nghiep ke toan (62).pdfluan van tot nghiep ke toan (62).pdf
luan van tot nghiep ke toan (62).pdf
Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (60).pdf
luan van tot nghiep ke toan (60).pdfluan van tot nghiep ke toan (60).pdf
luan van tot nghiep ke toan (60).pdf
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (3)
Luan van tot nghiep ke toan (3)Luan van tot nghiep ke toan (3)
Luan van tot nghiep ke toan (3)
Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (50).pdf
luan van tot nghiep ke toan (50).pdfluan van tot nghiep ke toan (50).pdf
luan van tot nghiep ke toan (50).pdf
Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (44).pdf
luan van tot nghiep ke toan (44).pdfluan van tot nghiep ke toan (44).pdf
luan van tot nghiep ke toan (44).pdf
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (28)
Luan van tot nghiep ke toan (28)Luan van tot nghiep ke toan (28)
Luan van tot nghiep ke toan (28)
Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (65).pdf
luan van tot nghiep ke toan (65).pdfluan van tot nghiep ke toan (65).pdf
luan van tot nghiep ke toan (65).pdf
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (19)
Luan van tot nghiep ke toan (19)Luan van tot nghiep ke toan (19)
Luan van tot nghiep ke toan (19)
Nguyễn Công Huy
 
[123doc] - tang-cuong-cong-tac-kiem-tra-thue-tai-ban-o-cuc-thue-tinh-thai-ngu...
[123doc] - tang-cuong-cong-tac-kiem-tra-thue-tai-ban-o-cuc-thue-tinh-thai-ngu...[123doc] - tang-cuong-cong-tac-kiem-tra-thue-tai-ban-o-cuc-thue-tinh-thai-ngu...
[123doc] - tang-cuong-cong-tac-kiem-tra-thue-tai-ban-o-cuc-thue-tinh-thai-ngu...
meomunmummim
 

Ähnlich wie Luan van tot nghiep ke toan (30) (20)

luan van tot nghiep ke toan (4).pdf
luan van tot nghiep ke toan (4).pdfluan van tot nghiep ke toan (4).pdf
luan van tot nghiep ke toan (4).pdf
 
luan van tot nghiep ke toan (42).pdf
luan van tot nghiep ke toan (42).pdfluan van tot nghiep ke toan (42).pdf
luan van tot nghiep ke toan (42).pdf
 
luan van tot nghiep ke toan (53).pdf
luan van tot nghiep ke toan (53).pdfluan van tot nghiep ke toan (53).pdf
luan van tot nghiep ke toan (53).pdf
 
luan van tot nghiep ke toan (62).pdf
luan van tot nghiep ke toan (62).pdfluan van tot nghiep ke toan (62).pdf
luan van tot nghiep ke toan (62).pdf
 
luan van tot nghiep ke toan (60).pdf
luan van tot nghiep ke toan (60).pdfluan van tot nghiep ke toan (60).pdf
luan van tot nghiep ke toan (60).pdf
 
Luan van tot nghiep ke toan (Good)
Luan van tot nghiep ke toan (Good)Luan van tot nghiep ke toan (Good)
Luan van tot nghiep ke toan (Good)
 
Luan van tot nghiep ke toan (3)
Luan van tot nghiep ke toan (3)Luan van tot nghiep ke toan (3)
Luan van tot nghiep ke toan (3)
 
luan van tot nghiep ke toan (50).pdf
luan van tot nghiep ke toan (50).pdfluan van tot nghiep ke toan (50).pdf
luan van tot nghiep ke toan (50).pdf
 
luan van tot nghiep ke toan (44).pdf
luan van tot nghiep ke toan (44).pdfluan van tot nghiep ke toan (44).pdf
luan van tot nghiep ke toan (44).pdf
 
Luan van tot nghiep ke toan (28)
Luan van tot nghiep ke toan (28)Luan van tot nghiep ke toan (28)
Luan van tot nghiep ke toan (28)
 
Lv (18)
Lv (18)Lv (18)
Lv (18)
 
luan van tot nghiep ke toan (65).pdf
luan van tot nghiep ke toan (65).pdfluan van tot nghiep ke toan (65).pdf
luan van tot nghiep ke toan (65).pdf
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
 
Luan van tot nghiep ke toan (19)
Luan van tot nghiep ke toan (19)Luan van tot nghiep ke toan (19)
Luan van tot nghiep ke toan (19)
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty xăng dầu Tây Nam BộĐề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
 
Khóa luận: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng, HAY, 9 ĐIỂM
 
[123doc] - tang-cuong-cong-tac-kiem-tra-thue-tai-ban-o-cuc-thue-tinh-thai-ngu...
[123doc] - tang-cuong-cong-tac-kiem-tra-thue-tai-ban-o-cuc-thue-tinh-thai-ngu...[123doc] - tang-cuong-cong-tac-kiem-tra-thue-tai-ban-o-cuc-thue-tinh-thai-ngu...
[123doc] - tang-cuong-cong-tac-kiem-tra-thue-tai-ban-o-cuc-thue-tinh-thai-ngu...
 
Khoá luận tốt nghiệp quản trị bán hàng tại công ty Tình Chương
Khoá luận tốt nghiệp quản trị bán hàng tại công ty Tình ChươngKhoá luận tốt nghiệp quản trị bán hàng tại công ty Tình Chương
Khoá luận tốt nghiệp quản trị bán hàng tại công ty Tình Chương
 
Chuong trinh cho vay trong hoat dong cho khach hang tai vietcombank
Chuong trinh cho vay trong hoat dong cho khach hang tai vietcombankChuong trinh cho vay trong hoat dong cho khach hang tai vietcombank
Chuong trinh cho vay trong hoat dong cho khach hang tai vietcombank
 

Mehr von Nguyễn Công Huy

Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
Nguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Mehr von Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 

Kürzlich hochgeladen

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Kürzlich hochgeladen (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 

Luan van tot nghiep ke toan (30)

  • 1. www.kinhtehoc.net TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ-QTKD LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GAS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG ĐẠI VIỆT CHI NHÁNH VINAGAS MIỀN TÂY Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ NGỌC HOA VÕ THỊ MỚI MSSV: 4053580 Lớp: Kế toán tổng hợp Khóa: 31 Cần Thơ – 04/2009 http://www.kinhtehoc.net
  • 2. www.kinhtehoc.net LỜI CẢM TẠ Đầu tiên em kính gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo Khoa Kinh tế & QTKD, cùng tất cả các thầy cô đã tận tình dạy bảo và truyền đạt để cho em có được những kiến thức quý báo để hoàn thành luận văn tốt nghiệp và làm hành trang cho công việc sau này. Em xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Ngọc Hoa đã giành nhiều thời gian hướng dẫn, giúp đỡ, đóng góp ý kiến, sửa chữa sai sót để giúp em hoàn thành bài viết tốt nghiệp. Đồng thời em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Năng Lượng Đại Việt – chi nhánh Vinagas Miền Tây, cùng toàn thể lãnh đạo các phòng ban đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại cơ quan. Các cô, chú, anh, chị đang công tác tại các bộ phận của chi nhánh đã nhiệt tình giúp đỡ và chỉ bảo cho em những kinh nghiệm thực tế trong quá trình làm việc. Đặc biệt là sự quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ của chú Bùi Phụng Hiệp trong suốt thời gian thực tập. Xin kính chúc quý thầy cô của trường Đại học Cần Thơ và Khoa Kinh tế & QTKD, Ban lãnh đạo chi nhánh cùng toàn thể các cán bộ và nhân viên đang làm việc tại các bộ phận Chi nhánh Vinagas được dồi dào sức khỏe và đạt nhiều thắng lợi mới trong công tác. Ngày 27 tháng 04 năm 2009 Sinh viên thực hiện Võ Thị Mới GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -i- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 3. www.kinhtehoc.net LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày 27 tháng 04 năm 2009 Sinh viên thực hiện Võ Thị Mới GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -ii- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 4. www.kinhtehoc.net NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Ngày …. tháng …. năm … Thủ trưởng đơn vị (ký tên và đóng dấu) GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -iii- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 5. www.kinhtehoc.net MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................. 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU............................................................................. 2 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3 1.4.1. Không gian ............................................................................................ 3 1.4.2. Thời gian ............................................................................................... 3 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 3 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................................ 4 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................... 4 2.1.1. Các khái niệm có liên quan ................................................................... 4 2.1.2. Ý nghĩa của việc phân tích tình hình tiêu thụ ....................................... 5 2.1.3. Nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ ............................................ 6 2.1.4. Nội dung phân tích tình hình tiêu thụ .................................................... 6 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 8 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 8 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 8 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VINAGAS MIỀN TÂY .............. 9 3.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY ....................................................... 9 3.2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHI NHÁNH ................................. 10 3.2.1. Chức năng ........................................................................................... 10 3.2.2. Nhiệm vụ ............................................................................................. 11 3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC ................................................................................... 11 3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ........................................................................... 11 3.3.2. Chức năng nhiệm vụ của ban giám đốc và bộ phận............................ 11 3.4. CẤU TRÚC LAO ĐỘNG ........................................................................... 13 GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -iv- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 6. www.kinhtehoc.net 3.5. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN .................................................................. 15 3.5.1. Thuận lợi ............................................................................................. 15 3.5.2. Khó khăn ............................................................................................. 15 3.7. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ĐƠN VỊ QUA 3 NĂM 2006-2008 ..................................................................................... 16 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GAS VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GAS ....... 19 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GAS .............................................. 19 4.1.1. Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ ................................................. 19 4.1.2. Phân tích tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng .............................. 23 4.1.3. Phân tích giá bán ................................................................................. 24 4.1.4. Phân tích doanh thu tiêu thụ ................................................................ 25 4.2. NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ ............ 42 4.2.1. Các nhân tố khách quan ...................................................................... 42 4.2.2. Nguyên nhân khách quan .................................................................... 46 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ .......................................................................................................... 50 5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN ................................................................ 50 5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ ... 50 5.2.1. Đảm bảo nguồn lực vỏ bình ................................................................ 50 5.2.2. Duy trì lượng tồn kho hợp lý............................................................... 51 5.2.3. Điều chỉnh giá bán phù hợp ................................................................ 51 5.2.4. Tăng cường hoạt động Marketing ....................................................... 52 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................... 54 6.1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 54 6.2. KIẾN NGHỊ................................................................................................. 54 6.2.1. Đối với Tổng công ty .......................................................................... 55 6.2.2. Đối với chi nhánh Vinagas .................................................................. 55 6.2.3. Đối với nhà nước ................................................................................. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 57 GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -v- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 7. www.kinhtehoc.net DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2006-2008 ........................... 17 Bảng 2: Tình hình nhập-xuất-tồn theo hình thức số lượng .................................... 19 Bảng 3: Số lượng tiêu thụ theo mặt hàng ............................................................ 21 Bảng 4: Phân tích hệ số luân chuyển hàng tồn kho ............................................. 22 Bảng 5: Giá trị các mặt hàng tiêu thụ .................................................................. 24 Bảng 6: Phân tích giá bán .................................................................................... 25 Bảng 7: Doanh thu tiêu thụ giai đoạn 2006-2008 ................................................ 26 Bảng 8: Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán ................. 29 Bảng 9: Phân tích doanh thu theo quý ................................................................. 31 Bảng 10: Cơ cấu doanh thu theo quý ................................................................... 31 Bảng 11: Doanh thu theo thị trường .................................................................... 33 Bảng 12: Cơ cấu doanh thu theo thị trường ......................................................... 34 Bảng 13: Tình hình tiêu thụ VN12 theo thị trường ............................................. 39 Bảng 14: Tình hình tiêu thụ VN45 theo thị trường ............................................. 41 Bảng 15: Phân tích vòng quay vỏ bình ................................................................ 44 Bảng 16: Thị phần Vinagas Miền Tây ................................................................. 48 GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -vi- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 8. www.kinhtehoc.net DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ................................................................................ 11 Hình 2: Trình độ lao động của chi nhánh Vinagas Miền Tây ............................... 13 Hình 3: Trình độ của lao động gián tiếp ............................................................... 14 Hình 4: Doanh thu tiêu thụ giai đoạn 2006-2008 ................................................. 26 Hình 5: Doanh thu của VN12 giai đoạn 2006-2008 ............................................. 27 Hình 6: Doanh thu của VN45 giai đoạn 2006-2008 ............................................. 28 Hình 7: Cơ cấu doanh thu tiêu thụ theo thị trường năm 2006 .............................. 35 Hình 8: Cơ cấu doanh thu tiêu thụ theo thị trường năm 2007 .............................. 35 Hình 9: Cơ cấu doanh thu tiêu thụ theo thị trường năm 2008 .............................. 35 Hình 10: Tình hình thu mua sản phẩm giai đoạn 2006-2008 ............................... 43 GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -vii- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 9. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Năm 2008 là thời điểm đánh giá nửa chặng đường thực hiện kế hoạch kinh tế 2006 - 2010. Tuy nhiên, thời điểm đánh giá cũng là lúc nền kinh tế gặp những khó khăn do lạm phát cũng như tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tốc độ phát triển kinh tế không những không đạt như kỳ vọng mà sự giảm sút còn trở thành nhân tố kéo tụt thành quả đã đạt được của hai năm trước đó. Với tốc độ của năm 2008, bình quân tốc độ tăng trưởng GDP cả 3 năm 2006 - 2008 dự kiến chỉ đạt 7,8%/năm so với kế hoạch đề ra là 7,5 – 8% cho cả giai đoạn. Tuy vẫn nhằm trong khoảng chỉ tiêu đề ra nhưng rõ ràng, tốc độ tăng trưởng cao của những năm trước đã không được duy trì và thậm chí bị kéo chậm lại do sự sụt giảm mạnh trong năm 2008. Trong m ột số ngành cụ thể nhất là công nghiệp, xây dựng đã có sự suy giảm mạnh. Giá trị sản xuất công nghiệp 2008 dự kiến chỉ ở mức 16,2 % và giá trị gia tăng chỉ còn 9,4 - 9,6%. Nguyên nhân suy giảm là do mặt bằng giá đã đứng ở mức cao, đáng chú ý là sản phẩm gas. Cuối năm 2008, nguồn hàng gas trên thị trường thế giới đã có dấu hiệu khan hiếm, một số nước không bán hàng mua theo chuyến nữa. Đầu tháng một, giá gas tăng thêm 42,5USD/tấn, khiến giá gas trong nước tăng 10.000-12.000 đồng/bình từ ngày 1.1. Nhưng hiện nay, nguồn hàng trên thị trường thế giới tiếp tục khan hiếm, đẩy giá gas mua theo chuyến lên 435 USD/tấn. Nguyên nhân chính là do OPEC cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô, dẫn đến sản lượng khí gas khai thác giảm mạnh. Giá gas tăng sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu của những hộ dân và các đơn vị sản xuất sử dụng gas làm nguồn nhiên liệu chính và giá thành sản phẩm lại tăng theo. Bên cạnh đó người tiêu dùng đã tiến bộ nhanh hơn chúng ta nghĩ, từ tiêu dùng thụ động tới "tiêu dùng tích cực xông xáo", mấu chốt của việc này là nguời tiêu dùng quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ và thương hiệu trên thị trường. Đối với nhà bán lẻ, khách hàng mới này chú trọng quan tâm không chỉ đến thương GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -1- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 10. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây hiệu mà còn các dịch vụ chăm sóc và tính minh bạch của công ty. Vì vậy quá trình tiêu thụ hàng hóa càng trở nên khó khăn. Do đó, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm là vấn đề mang tính cấp thiết và có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp, muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, công tác tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao là điều kiện để doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, một mặt góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp không ngừng duy trì và mở rộng thị trường, nâng cao uy tín, cải thiện vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Do nhận thấy tính cấp thiết của việc mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm nên em đã lựa chọn đề tài "Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại Công ty Cổ phần Năng Lượng Đại Việt - chi nhánh Vinagas Miền Tây”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài tập trung phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ gas và các nguyên nhân ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ gas tại Công ty Cổ phần Năng Lượng Đại Việt chi nhánh Vinagas Miền Tây qua 3 năm từ 2006-2008. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình tiêu thụ gas về mặt sản lượng trong 3 năm 2006-2008 - Phân tích tình hình tiêu thụ gas về mặt giá trị trong 3 năm 2006-2008 - Phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm khách hàng - Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường - Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ Từ đó tìm ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình tiêu thụ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Lượng tiêu thụ gas tăng giảm như thế nào qua 3 năm? - Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ? - Đề ra giải pháp gì để tăng lượng tiêu thụ? GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -2- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 11. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Năng Lượng Đại Việt - chi nhánh Vinagas Miền Tây. 1.4.2. Thời gian: số liệu được sử dụng trong bài viết này là số liệu 3 năm từ năm 2006 đến 2008. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Tình hình tiêu thụ gas tại Công ty Cổ Phần Năng Lượng Đại Việt - chi nhánh Vinagas Miền Tây từ năm 2006-2008. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu có các tài liệu liên quan sau:  Nguyễn Thị Bé Ghí (2007), Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại công ty TNHH dầu khí Mêkông. Bài viết của tác giả có các nội dung chính sau: đánh giá kết quả tiêu thụ theo số lượng, theo giá trị, mức độ ảnh hưởng của từng sản phẩm đến doanh thu tiêu thụ, thị trường tiêu thụ, các nguyên nhân ảnh hưởng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đưa ra các giải pháp.  Cao Hồng Anh (2005), Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ vật tư và một số giải pháp nhằm nâng cao doanh thu tại Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu Giang. Đề tài đã đi sâu phân tích khái quat tình hình tiêu thụ, phân tích cơ cấu mặt hàng tiêu thụ của doanh nghiệp, phân tích khối lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp, phân tích giá bán vật tư của doanh nghiệp, phân tích doanh thu qua 3 năm và đưa ra các giải pháp. Cả hai đề tài đều sử dụng phương pháp so sánh chủ yếu là so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu đến thời điểm cuối năm 2008 cho nên cùng với những kiến thức đã học và thu thập thêm nhiều thông tin mới em tiến hành đề tài này. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -3- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 12. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Các khái niệm có liên quan 2.1.1.1. Khái niệm doanh thu a) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (DTBH & CCDV) Là toàn bộ tiền bán hàng hóa sản phẩm dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền). Công thức tính: M=PxQ Trong đó: P: là giá bán Q: là khối lượng tiêu thụ Khối lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ được xác định tiêu thụ là khối lượng hàng hóa sản phẩm dịch vụ mà người bán đã giao hoặc thực hiện đối với người mua, người đặt hàng, đã được người mua, người đặt hàng thanh toán hay chấp nhận cam kết sẽ thanh toán. Giá bán được hạch toán là giá bán thực tế được ghi trên hóa đơn. Doanh nghiệp phải căn cứ vào giá thị trường ở thời điểm bán hàng, cung cấp dịch vụ để định giá tiêu thụ. b) Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng doanh thu bán hàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. 2.1.1.2. Các khoản giảm trừ doanh thu a) Chiết khấu thương mại Là khoản tiền giảm trừ cho khách hàng tính trên tổng số các nghiệp vụ đã thực hiện trong một thời gian nhất định hoặc khoản tiền giảm trừ trên giá bán thông thường vì mua hàng với khối lượng lớn. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -4- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 13. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây b) Giảm giá hàng bán Phản ánh khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá ngoài hoá đơn (tức là sau khi đã có hóa đơn bán hàng) không phản ánh số giảm giá cho phép đã được ghi trên hóa đơn bán hàng. c) Hàng bán bị trả lại Phản ánh doanh thu của số hàng hóa thành phẩm dịch vụ đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do không phù hợp với yêu cầu người mua, do vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bán kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. 2.1.2. Ý nghĩa của việc phân tích tình hình tiêu thụ Kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp phải đ ược xem xét trên cơ sở căn cứ theo loại hình từng loại doanh nghiệp cụ thể. Các doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện kết quả sản xuất nhằm cung cấp khối lượng sản phẩm nhất định theo yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng và chủng loại…Kết quả này đề thông qua công tác tiêu thụ. Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Qua tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp được hoàn thành. Thông qua kết quả tiêu thụ thì tính hữu ích của sản phẩm hàng hóa ở doanh nghiệp mới được thị trường thừa nhận về số lượng, chất lượng mặt hàng và thị hiếu của người tiêu dùng. Doanh nghiệp mới thu hồi toàn bộ chi phí có liên quan đến giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý chung. Lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp được thực hiện thông qua kết quả tiêu thụ, lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất của toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là nguồn bổ sung vốn tự có trong kinh doanh và là nguồn hình thành các loại quỹ ở doanh nghiệp. Để đảm bảo kinh doanh được liên tục phát tiển đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích tình hình tiêu thụ, giúp cho doanh nghiệp phát hiện ưu điểm và những tồn tại của công tác này nhằm khắc phục mặt còn tồn tại, khai thác tiềm năng sẵn có, giúp cho công tác tiêu thụ ngày càng hoàn thiện và tiến bộ hơn. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -5- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 14. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây 2.1.3. Nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ Từ những ý nghĩa nói trên có thể nhận thấy rằng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa luông là vấn đề được đặt ra đối với doanh nghiệp. Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp một mặt phải thường xuyên theo dõi tình hình thị trường để kịp thời nắm bắt sự thay đổi nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang hoặc có khả năng sản xuất, trên cơ sở đó kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh, cải tiến chất lượng sản phẩm hiện tại, tung ra thị trường những sản phẩm mới nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng, mặt khác phải thường xuyên phân tích, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm, từ đó đề ra các biện pháp khả thi nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp cần tập trung vào các nhiệm vụ sau: - Đánh giá tình hình và kết quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ phân tích, bao gồm: tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch trong kỳ, tình hình tăng giảm khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích so với kỳ trước, tình hình bảo đảm chất lượng sản phẩm tiêu thụ, … - Phân tích chi tiết tình hình tiêu thụ theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp như: thị trường tiêu thụ, mặt hàng tiêu thụ, thời hạn tiêu thụ, … - Phát hiện, phân loại và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình và kết quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ phân tích. Trong đó, cần đặt biệt quan tâm đến các nhân tố mà doanh nghiệp có khả năng kiểm soát và tác động tới (các nhân tố thuộc về doanh nghiệp). Từ kết quả phân tích phát hiện ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả phân tích, từ đó đưa ra các biện pháp tương ứng nhằm khai thác tối đa khối lượng tiêu thụ góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2.1.4. Nội dung phân tích tình hình tiêu thụ 2.1.4.1. Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ a) Phân tích tình hình tiêu thụ theo hình thức số lượng Hình thức số lượng có ưu điểm thể hiện cụ thể khối lượng tiêu thụ từng hàng hóa từng sản phẩm, từng mặt hàng chủ yếu trong kỳ phân tích, nhưng hình GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -6- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 15. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây thức này có nhược điểm là không thể tổng hợp được để đánh giá chung toàn doanh nghiệp. Công thức kế toán: Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ – Xuất trong kỳ = Tồn cuối kỳ b) Phân tích hệ số luân chuyển hàng tồn kho Hệ số luân chuyển hàng tồn kho phản ánh mối quan hệ giữa hàng hóa đã bán với hàng hóa dự trữ trong kho. Hệ số này thể hiện số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân được bán trong kỳ. Công thức tính: Hệ số luân chuyển Giá vốn hàng bán = hàng tồn kho Hàng tồn kho bình quân Số ngày 360 = của 1 vòng Số vòng Số vòng hàng tồn kho càng cao (số ngày cho một vòng quay càng ngắn) càng tốt; tuy nhiên, với số vòng quay quá cao sẽ thể hiện sự trục trặc trong khâu cung cấp, hàng hóa dự trữ không kịp thời cho khách hàng, gây mất uy tín doanh nghiệp. 2.1.4.2. Phân tích tình hình tiêu thụ gas theo cơ cấu mặt hàng Cơ cấu mặt hàng là tỷ phần giá trị từng loại mặt hàng tiêu thụ trong tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ, chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: Tỷ phần giá trị từng = Giá trị từng mặt hàng tiêu thụ mặt hàng tiêu thụ Tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ Khi phân tích có thể so sánh chỉ tiêu từng phần giá trị từng loại mặt hàng tiêu thụ thực tế với kế hoạch hoặc với các kỳ kinh doanh trước nhằm đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ từng mặt hàng hoặc sự biến động giữa các kỳ. Đồng thời xác định vị trí từng mặt hàng tiêu thụ trong tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ. Trên cơ sở đó phát hiện xu thế và mức độ biến động từng thị phần, từng loại mặt hàng tiêu thụ. Cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -7- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 16. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ việc phỏng vấn các anh chị, cô chú trong phòng kinh doanh- marketing, báo cáo xuất gas-phụ kiện, sổ theo dõi sản lượng vỏ bình, sổ tổng hợp chi tiết…của phòng kế toán, Ngoài ra, số liệu còn được thu thập từ một số thông tin trong trang web của tổng công ty và các trang web khác 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu Trong từng mục tiêu đều áp dụng phương pháp so sánh Phương pháp so sánh: đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định xem chỉ tiêu phân tích biến động như thế nào? Tốc độ tăng hay giảm như thế nào để có hướng khắc phục. - Tiêu chuẩn so sánh: so sánh số liệu năm nay với số liệu năm trước cụ thể là so sánh số lượng, giá trị và doanh thu năm 2007 so với năm 2006, và năm 2008 so với năm 2007. Từ đó giúp ta nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng. - Kỹ thuật so sánh: So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. F = F1 - F0 Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế F1 F =  x 100 F0 Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -8- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 17. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VINAGAS MIỀN TÂY 3.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG ĐẠI VIỆT-CHI NHÁNH VINAGAS MIỀN TÂY Địa chỉ: 31A/2, TL902, ấp Thanh Mỹ 2, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Điện thoại: (070) 3.947.703-3.947.704; Fax: (070) 3.947.851 Đại diện theo pháp luật: Ông Lương Quốc Nam - Chức vụ: Giám Đốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5413000069 Nơi cấp: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Vĩnh Long. Ngày cấp: 30/08/2007 Mã số thuế: 0305096761-001 Tài khoản số: 085.001.734.000.001 Tại Ngân Hàng Đông Á Vĩnh Long, Ngành nghề kinh doanh: - Mua bán gas, xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu, chiết nạp, vận chuyển gas. - Mua bán bếp gas và phụ tùng - Lắp đặt máy móc thiết bị vật tư ngành dầu khí, thiết bị năng luợng mặt trời, hệ thống bồn chứa, đường ống gas. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Vào năm 1995, Công ty Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ) mở rộng thêm ngành hàng – kinh doanh khí đốt hóa lỏng (gas) và xem đây là ngành hàng chủ lực bên cạnh hoạt động kinh doanh vàng - bạc - đá quý. Với chủ trương hoạt động kinh doanh đa ngành, Công ty PNJ quyết định xây dựng Trạm chiết Vinagas và đây là Trạm chiết gas đầu tiên trong nội thành TP. Hồ Chí Minh, với ngành nghề kinh doanh chính: - Tồn trữ, chiết nạp và kinh doanh gas. - Kinh doanh vật tư, thiết bị, phụ kiện ngành gas. - Tư vấn, thiết kế và lắp đặt các công trình gas. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -9- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 18. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây - Dịch vụ vận chuyển. Trong giai đoạn từ năm 1995 – 2002, Vinagas chiết nạp và phân phối trên thị trường phía Nam, với sản lượng tiêu thụ khoảng 1.000 tấn/tháng. Sau khi có đủ nguồn lực, kinh nghiệm và hệ thống phân phối; vào ngày 14/9/2002, Vinagas chính thức hoạt động với thương hiệu độc lập. Và cũng vào năm 2002, Vinagas là đơn vị đầu tiên trong ngành gas được cấp chứng nhận quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000, điều này càng nâng cao lợi thế cạnh tranh và uy tín thương hiệu Vinagas trên thị trường. Từ năm 2004 - 2005, hệ thống chiết nạp và phân phối của Vinagas mở rộng không ngừng, cùng với việc ra đời Chi nhánh Vinagas miền Tây (tại tỉnh Vĩnh Long). Do đó, ngày 22.03.2004 chi nhánh Vinagas Vĩnh Long chính thức được thành lập với tên: chi nhánh Vinagas Vĩnh Long trực thuộc Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận. Ngày 07.12.2004 Đơn vị chính thức đi vào hoạt động. Sau 11 năm tham gia vào ngành kinh doanh gas (LPG) và sau 5 năm hoạt động dưới thương hiệu độc lập Vinagas, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thị trường gas có nhiều biến động, giá dầu khí thế giới tăng giảm không theo quy luật, chịu sự cạnh tranh của nhiều Công ty kinh doanh gas khác,… tuy nhiên bằng sự nỗ lực và hỗ trợ từ Công ty PNJ,… hoạt động sản xuất, kinh doanh của Vinagas đã đạt được những kết quả khả quan và trở thành thương hiệu kinh doanh gas lớn trên thị trường. Do đó, Công ty PNJ đã tách ngành hàng gas ra thành một Công ty độc lập là Công ty Cổ phần Năng Lượng Đại Việt vào năm 2007. Để phù hợp với việc xã hội hóa doanh nghiệp, thành lập Công ty cổ phần đại chúng và liên kết với các đối tác chiến lược nhằm nâng tầm hoạt động, thu hút đầu tư, nhân lực, kinh nghiệm quản lý,…“Chi nhánh Vinagas Vĩnh Long” được đổi thành “Chi nhánh Vinagas Miền Tây thuộc Công ty Cổ phần Năng Lượng Đại Việt” vào ngày 30/08/2007. 3.2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHI NHÁNH 3.2.1. Chức năng - Tồn trữ chiết nạp và phân phối sản phẩm LPG. - Đảm bảo tăng cường doanh thu tiêu thụ gas trên các kênh phân phối, vùng thị trường và thực hiện các dịch vụ của ngành gas. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -10- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 19. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây - Thiết lập và cũng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng, phục vụ và làm thỏa mãn nhu cầu của các đại lý, khách hàng đối với mặt hàng gas và các dịch vụ kèm theo. 3.2.2. Nhiệm vụ - Tuân thủ mọi chủ trương, chính sách và pháp luật nhà nước, thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế mà đơn vị đã ký kết với các đơn vị khác. - Thực hiện đày đủ các chế độ về bảo vệ môi trường, an toàn lao động, giữ gìn tật tự xã hội. - Xây dựng và thực hiện các kế hoạch kinh doanh của mình để đạt được mục đích và nội dung kinh doanh của đơn vị. - Nghiên cứu và phát triển kinh doanh theo nhu cầu thị trường, mở rộng mạng lưới phân phối và nâng cao khả năng phục vụ. 3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Giám đốc Phó giám đốc chi nhánh Bộ phận kỹ Bộ phận kinh Bộ phận kế Bộ phận thuật - kho doanh-Marketing toán tài chính bảo vệ Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức 3.3.2. Chức năng nhiệm vụ của ban giám đốc và bộ phận 3.3.2.1. Ban giám đốc Giám đốc: chịu sự quản lý trực tiếp của Phó tổng giám đốc công ty quản lý các mặt hoạt động của đơn vị, lãnh đạo, triển khai, thực hiện và hoàn thành tốt chiến lược kinh doanh để hoàn thành chỉ tiêu ban giám đốc giao cho đơn vị. Báo GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -11- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 20. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây cáo trực tiếp cho phó giám đốc kinh doanh về kết quả hoạt động kinh doanh của trạm. Quản lý và sử dụng nhân nhân sự, có quyền đề xuất các hình thức khen thưởng/ kỷ luật, nâng/ hạ bậc lương nhân viên theo yêu cầu công việc, tham gia vào quá trình tuyển dụng nhân viên. Phó giám đốc chi nhánh: Giúp việc cho giám đốc đơn vị khi được ủy quyền để giải quyết hoạt động tại đơn vị. Hoạch định, xây dựng các kế hoạch kinh doanh của trạm cũng như chiến lược khách hàng, điều hành, quản lý. Khai thác thị tường, tìm kiếm khách hàng, thúc đẩy các hoạt động bán hàng, điều hành, quản lý. Tham mưu các kế hoạch và công việc phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị. 3.3.2.2. Bộ phận kỹ thuật – kho - Phụ trách hoạt động chiết nạp gas, kiểm tra đảm bảo trọng lượng gas thành phẩm và an toàn bình gas. - Theo dõi xuất, nhập, tồn vật tư hàng hóa. - Kiểm tra vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị của đơn vị. - Thực hiện dịch vụ hậu mãi kỹ thuật của đơn vị. - Kiểm tra an toàn lao động, an toàn cháy nổ. 3.3.2.3. Bộ phận kinh doanh – Marketing - Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu và hành vi tiêu dùng của khách hàng. - Xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối, các chiến lược marketing, chương trình quảng cáo khuyến mãi, phát triển thị trường tiềm năng. - Tham mưu cho lãnh đạo về phương hướng kinh doanh. - Tiếp nhận xử lý thông tin về hợp đồng mua bán. Theo dõi tiến độ thực hiện mua/bán hàng của đơn vị. - Vận chuyển giao hàng đến tận nơi đáp ứng yêu cầu khách hàng về hàng hóa và thời gian. - Thiết lập mối quan hệ với các đại lý, khách hàng, hệ thống phân phối. - Bảo quản, vận hành, kiểm tra và bảo dưỡng phương tiện vận chuyển của đơn vị. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -12- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 21. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây 3.3.2.4. Bộ phận kế toán tài chính - Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng kinh phí của đơn vị. - Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch thống kê. - Kiểm tra việc giữ gìn các loại tài sản, vật tư, tiền vốn, kinh phí, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hành động tham ô, lãng phí, vi phạm chính sách kinh doanh, chế độ tài chính của nhà nước và của công ty. 3.3.2.5. Bộ phận bảo vệ - Trực gác, chấm công, kiểm tra việc ra vào cổng của toàn thể cán bộ-công nhân viên, hướng dẫn khách hàng theo quy định của Ban Lãnh Đạo đơn vị. Bảo quản trong coi toàn tài sản, phương tiện hàng hóa, nhà cửa đất đai trong đơn vị. - Kiểm soát chặt chẽ việc xuất nhập vật tư hàng hóa ra vào cổng. - Nhắc nhở phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh lao động. 3.4. CẤU TRÚC LAO ĐỘNG Cuối năm 2008, tổng số lao động của toàn đơn vị là: 34 người. Trong đó: - Lao động trực tiếp: 20 người (chiếm 59%), toàn bộ là lao động phổ thông. - Lao động gián tiếp: 14 người (chiếm 41%). Trong đó: đại học có 4 người, cao đẳng 2 người, trung cấp 6 người, phổ thông 2 người. ĐẠI HỌC 12% CAO ĐẲNG 6% TRUNG CẤP PHỔ THÔNG 18% 64% Hình 2: Trình độ lao động của chi nhánh Vinagas Miền Tây GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -13- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 22. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy lao động phổ thông chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm 64% tổng số lao động của toàn đơn vị. Trong đó, đa số lao động phổ thông là lao động trực tiếp. Mặc dù công nhân lao động trực tiếp đều là lao động phổ thông nhưng đội ngũ lao động này đều được đào tạo chuyên môn trong ngành gas thông qua các lớp đào tạo do các cán bộ chuyên môn từ Tổng công ty điều xuống. Do đó, có thể nói rằng chi nhánh Vinagas Miền Tây có một đội ngũ công nhân lành nghề, thành thạo trong công việc, đủ để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh với các đơn vị khác cùng ngành. PHỔ THÔNG 14% ĐẠI HỌC 29% TRUNG CẤP CAO ĐẲNG 43% 14% Hình 3: Trình độ của lao động gián tiếp Lao động gián tiếp bao gồm các phòng ban tiêu biểu như cấp quản lý, nhân viên văn phòng,…Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy trình độ đại học chiếm 29%, cao đẳng 14%, trung cấp chiếm 43%, phổ thông chiếm 14%. Từ đó ta thấy trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số lao động gián tiếp của đ ơn vị cho nên lao động gián tiếp cần nâng cao trình độ hơn nữa để góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển hơn. Chi nhánh Vinagas là một đơn vị kinh doanh nhỏ số lượng nhân viên không cần nhiều. Tuy nhiên phòng kinh doanh-Marketing chỉ có 2 nhân viên mà thị trường Miền Tây rộng lớn nên chưa theo dõi sâu sát hết thị trường. Do đó để đáp ứng nhu cầu thực tế từ thị trường thì đơn vị đang xem xét quá trình tuyển dụng và lựa chọn nhân viên kinh doanh-Marketing có khả năng theo sát thị trường. Đồng thời trong quá trình hoạt động sắp tới đơn vị có hướng lựa chọn nhân viên có thực lực và trình độ lao động từ cao đẳng trở lên. Tất cả quá trình tuyển dụng đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của đơn vị. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -14- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 23. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây 3.5. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.5.1. Thuận lợi - Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích gần 40.000km², dân số gần 17 triệu người ( chiếm 12% diện tích và 1/5 dân số cả nước). - Thiên nhiên đồng bằng sông Cửu Long rất đa dạng với nhiều tiềm năng. - Công ty nằm trên tỉnh lộ 902 của tỉnh Vĩnh Long nên đường giao thông tương đối thuận tiện. - Có địa điểm kinh doanh qui mô, rộng rãi, sức chứa ổn định, thiết bị sử dụng tốt, công suất thiết kế có thể đáp ứng nhu cầu cao. - Vinagas là thương hiệu gas đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng nhận ISO 9001:2000 và là một trong top 10 hãng gas lớn nhất Việt Nam. - Đội ngũ cán bộ công nhân Vinagas đều được khuyến khích nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và quản lý thông qua các lớp đào tạo bên trong và bên ngoài. 3.5.2. Khó khăn - Đồng bằng sông Cửu Long, với đặc thù là một vùng nông nghiệp lớn nên mức sống của người dân còn thấp. - Những năm gần đây Đồng bằng sông Cửu Long có nạn vịt cúm gia cầm, heo tai xanh, lở mồm long móng…làm cho cuộc sống người dân nơi đây trở nên khó khăn. - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế trọng điểm nên chi nhánh sẽ gặp những cạnh tranh gay gắt với các hàng gas khác như: Gas Sài Gòn, Petronas, Total, Elf gas, Petrovietnam, Petimex,… - Chưa hoạt động hết công suất (900 tấn/tháng). - Có nhiều loại sản phẩm có thể thay thế gas như: than, củi, trấu, … - Nhân lực kinh doanh tiếp thị quá mỏng nên chưa theo dõi sâu sát hết thị trường, từ đó khách hàng dễ thay đổi khi đối thủ chào mời về phía họ. - Thị trường gas ở Đồng bằng sông Cửu Long phân bổ chưa đều, sức tiêu thụ ở một số tỉnh còn khiêm tốn như: Long An, Sóc Trăng, Kiên Giang và một số thị trường bị bỏ ngõ như: Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -15- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 24. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây - Đơn vị kinh doanh mặt hàng dễ cháy nổ nên việc phòng cháy nổ rất phức tạp, đòi hỏi đơn vị phải chú trọng nhiều đến vấn đề an toàn cháy nổ. - Những năm vừa qua đặc biệt là cuối năm 2007 đến giữa năm 2008 tình hình kinh tế thế giới và khu vực có những biến động phức tạp ảnh hưởng rất lớn đến giá cả xăng dầu cũng như gas trên thế giới, nhất là khu vực Trung Đông luôn có những bất ổn dẫn đến biến động giá gas trong nước nói chung và đơn vị nói riêng. 3.6. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Đơn vị sẽ trở thành một trong những đơn vị hoat động đa ngành trong lĩnh vực năng lượng như đã đăng ký giấy phép kinh doanh. Riêng đối với ngành gas có thị phần lớn và bao phủ hầu hết Miền Tây, đảm bảo tốc độ phát triển liên tục và ổn định. Tạo ra thương hiệu có uy tín trên thị trường, với mục tiêu VINAGAS luôn đi kèm với chất lượng tốt, dịch vụ hoàn hảo, văn hóa và phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Đảm bảo mức phát triển bền vững trên thị trường. 3.7. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ĐƠN VỊ QUA 3 NĂM 2006-2008 Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị qua 3 năm 2006-2008 ta có thể đánh giá khái khát kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -16- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 25. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2006-2008 Đvt: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2007/2006 2008/2007 2006 2007 2008 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu bán hàng 75.380 102.583 159.431 27.203 36,09 56.848 55,42 2. Chiết khấu 5.445 6.689 7.286 1.244 22,85 597 8,93 3. Doanh thu thuần 69.935 95.894 152.145 25.959 37,12 56.251 58,66 4. Giá vốn hàng bán 61.355 87.118 145.670 25.763 41,99 58.552 67,21 5. Lợi nhuận gộp 8.580 8.776 6.475 196 2,28 -2.301 -26,22 6. Doanh thu tài chính (lãi tiền gửi) 14 19 25 5 35,71 6 31,58 7. Chi phí tài chính (lãi vay) x x x x x x x 8. Chi phí bán hàng 5.349 6.012 7.314 663 12,39 1.302 21,66 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3.245 2.783 -814 -462 -14,24 -3.597 -129,25 9. Thu nhập khác (thế chân vỏ bình) 3.358 5.668 4.775 2.310 68,79 -893 -15,76 10. Chi phí khác (khấu hao, quản lý chung) 1.080 1.140 1.577 60 5,56 437 38,33 11. Lợi nhuận khác 2.278 4.528 3.198 2.250 98,77 -1.330 -29,37 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 5.523 7.311 2.385 1.788 32,37 -4.927 -67,39 (Nguồn: Phòng Kế toán tài chính chi nhánh Vinagas Miền Tây) GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -17- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 26. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây Từ bảng số liệu trên (bảng số liệu 1 trang 17) ta thấy tổng doanh thu thuần của đơn vị liên tục tăng. Năm 2007, doanh thu thuần tăng từ 69.935 triệu đồng lên 95.894 triệu đồng (tương đương với 37,12 %). Sang năm 2008, doanh thu thuần lại tăng nhanh hơn, tăng 56.251 triệu đồng (tương đương 58,66%) so với năm 2007. Từ năm 2006 - 2008, doanh thu thuần tăng cao là do hàng hóa đạt chất lượng, nhu cầu sử dụng gas dân dụng và công nghiệp tăng, đồng thời đơn vị tăng cường sử dụng các biện pháp để đẩy mạnh tiêu thụ như: chiết khấu, phương thức bán hàng và phương thức thanh toán linh hoạt, dịch vụ hậu mãi vừa gián tiếp vừa trực tiếp… Doanh thu thuần tăng cao nhưng tình hình chi phí cũng có chiều hướng tăng cao. Năm 2007, giá vốn hàng bán tăng 41,99% với số tiền là 25.762 triệu đồng, năm 2008 tăng 67,21% với số tiền là 58.552 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng giá vốn này là do nguồn nhiên liệu trong nước chủ yếu là nhập khẩu, giá nhập khẩu xăng, dầu tăng làm cho giá gas tăng theo. Đồng thời do số lượng hàng bán tăng cùng với giá cả thị trường tăng nên đã thúc đẩy chi phí bán hàng tăng lên, năm 2007 chi phí bán hàng là 6.012 triệu đồng, tăng 663 triệu đồng tương đương với 12,39% so với năm 2006. Chi phí bán hàng năm 2008/2007 tăng nhanh hơn chi phí năm 2007/2006, năm 2008 chi phí bán hàng tăng 1.302 triệu đồng tương đương với 21,66%. Do tốc độ tăng của chi phí cao hơn doanh thu nên đã làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm đáng kể. Năm 2007, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 462 triệu đồng tương đương với 14,24%, sang năm 2008 lợi nhuận giảm mạnh xuống mức âm 814 triệu đồng, giảm 3.597 triệu đồng tương đương với 129,25% so với năm 2007. Từ đó dẫn đến biến động tăng giảm không ổn định của lợi nhuận trước thuế của đơn vị. Lợi nhuận trước thuế năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1.788 triệu đồng tương đương với 32,37% nhưng sang năm 2008 lợi nhuận trước thuế lại giảm đáng kể so với năm 2007 và thậm chí thấp hơn năm 2006. Nhìn chung kết quả kinh doanh năm 2006 hiệu quả nhưng đến năm 2007 và 2008 lợi nhuận có được chủ yếu là do thu nhập khác (thu nhập từ thế chân vỏ bình) mang lại, thu nhập này không bền vững. Đơn vị cần xem xét lại giá nguồn nguyên liệu nhập kho và các biện pháp tiết kiệm chi phí. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -18- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 27. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GAS VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GAS 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GAS 4.1.1. Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ 4.1.1.1. Phân tích tình hình tiêu thụ theo hình thức số lượng Các doanh nghiệp phải luôn tạo ra lợi nhuận để tồn tại và phát triển, lợi nhuận của doanh nghiệp có được chủ yếu là thông qua kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Chi nhánh Vinagas Miền Tây là một đơn vị kinh doanh gas (LPG). LPG là từ viết tắt của Liquefied Petroleum Gas, là hỗn hợp hydrocarbon nhẹ, ở thể khí. LPG tồn tại trong thiên nhiên ở các giếng dầu hoặc giếng gas và cũng có thể sản xuất ở các nhà máy lọc dầu. Thành phần chính của LPG là Propane (C3H8) và Butane (C4H10), không màu, không mùi, không vị và không có độc tố. LPG là loại nhiên liệu thông dụng về tính đa năng và thân thiện với môi trường. Nó có thể dễ dàng được chuyển đổi sang thể lỏng bằng việc tăng áp suất thích hợp hoặc giảm nhiệt độ để dễ tồn trữ và vận chuyển được. Do đó trong quá trình vận chuyển để nhập không thể chia ra nhiều loại sản phẩm mà chỉ có một sản phẩm. Vì vậy khi phân tích tình hình tiêu thụ theo hình thức số lượng ta chỉ có một sản phẩm để phân tích là Vinagas. Bảng 2: TÌNH HÌNH NHẬP-XUẤT-TỒN THEO HÌNH THỨC SỐ LƯỢNG Đvt: kg Chênh Tỷ lệ Chênh Tỷ lệ CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 lệch (%) lệch (%) Tồn đầu kỳ 40.095 51.822 11.445 11.727 29,25 (40.377) (77,91) Nhập trong kỳ 6.313.293 7.393.602 9.711.843 1.080.309 17,11 2.318.241 31,35 Xuất trong kỳ 6.301.566 7.433.979 9.707.349 1.132.413 17,97 2.273.370 30,58 Tồn cuối kỳ 51.822 11.445 15.939 (40.377) (77,91) 4.494 39,27 (Nguồn: Phòng Kế toán tài chính chi nhánh Vinagas Miền Tây) GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -19- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 28. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy năm 2006 tồn đầu kỳ là 40.095 kg, nhập trong kỳ là 6.313.293 kg. Do số lượng xuất trong kỳ thấp hơn nhập nên đã làm cho tồn cuối kỳ tăng so với đầu kỳ, sản lượng cuối kỳ là 51.822 kg. Nguyên nhân chính làm cho tồn cuối kỳ tăng là do cuối năm 2006 giá gas giảm mạnh so với đầu năm (giá nhập vào tháng 1/2006 trung bình là 10.500 đồng/kg đến 3 tháng cuối năm 2006 giá nhập trung bình là 9.400 đồng/kg), tận dụng tình hình giá gas giảm đơn vị đã tăng dự trữ nhằm mục đích tăng lợi nhuận cho kỳ sau. Vì vậy trong có thể kết luận là hàng hóa nhập vào chưa tiêu thụ hết nhưng không thể kết luận hàng tồn kho tăng là không tốt. Năm 2007, tồn đầu kỳ là 51.822 kg, tăng 11.727 kg tương đương với 29,25% so với năm 2006. Tồn đầu kỳ tăng là do sản lượng tiêu thụ năm 2006 thấp hơn sản lượng nhập năm 2006. Nhập trong kỳ là 7.393.602 kg tăng 1.080.309 kg tương đương với 17,11% so với năm 2006. Xuất trong kỳ cũng tăng nhưng tốc độ tăng của xuất cao hơn nhập (17,97% > 17,11%) làm cho tồn cuối kỳ giảm 40.377 kg (tức giảm 77,91%) so với năm 2006. Tồn cuối kỳ năm 2007 giảm là do giá xăng dầu thế giới tăng mạnh đặc biệt là cuối tháng 11 giá dầu thế giới chạm ngưỡng 100USD/thùng nên kéo theo giá gas tăng lên. Trong thời điểm này đơn vị đã cân nhắc tính toán lượng dự trữ phù hợp để giảm thiểu nguy cơ giá tăng rồi giảm làm ảnh hưởng đến lợi nhuận đơn vị cho nên đơn vị đã giảm lượng dự trữ xuống đáng kể. Vì vậy hàng hóa mua vào tiêu thụ hết, đơn vị luân chuyển vốn nhanh. Năm 2008, do tồn kho cuối kỳ năm 2007 giảm nên làm cho tồn kho đầu kỳ năm 2008 giảm 77,91% so với năm 2007. Tuy nhiên tốc độ tăng của sản phẩm xuất trong kỳ thấp hơn nhập nên làm cho tồn kho cuối kỳ tăng 4.494 kg (tức tăng 39,27%) so với năm 2007. Nếu xét về mặt tỷ lệ thì tồn kho cuối kỳ tăng lên nhưng xét về mặt số lượng thì con số này không lớn vì vậy không làm cho đơn vị ứ đọng vốn mà còn đủ sản sản phẩm để dự trữ nhằm đáp ứng tiêu thụ kỳ sau. Mặc khác nếu xét trong từng năm 2007/2006 và 2008/2007 thì tốc độ tăng số lượng tiêu thụ năm 2008/2007 cao hơn 2007/2006 (30,58% > 17,97%). Số lượng tiêu thụ tăng là do hàng hóa đạt chất lượng, phương thức bán hàng và phương thức thanh toán linh hoạt, nguồn lực vỏ bình được đảm bảo và đơn vị đã GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -20- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 29. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây ký thêm hợp đồng với các nhà phân phối lớn như Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu Giang, Công ty TNHH Kim Anh, … Trong kỳ phân tích doanh nghiệp tiêu thụ nhiều hay ít là biểu hiện ở chỉ tiêu khối lượng hàng hóa tiêu thụ. Như đã nêu trên thì nhập chỉ có một sản phẩm là Vinagas nhưng trong quá trình xuất tiêu thụ lại chia ra thành hai loại sản phẩm là VN12 (bình Vinagas 12kg) và VN45 (bình Vinagas 45kg). Do đó khi phân tích số lượng tiêu thụ ta sẽ có hai loại sản phẩm Bảng 3: SỐ LƯỢNG TIÊU THỤ THEO MẶT HÀNG Đvt: kg 2007/2006 2008/2007 LOẠI SP 2006 2007 2008 Chênh Tỷ Chênh Tỷ lệch lệ(%) lệch lệ(%) VN12 6.121.158 7.232.474 9.422.832 1.111.316 18,16 2.190.358 30,29 VN45 180.408 201.505 284.517 21.097 11,69 83.012 41,20 Cộng 6.301.566 7.433.979 9.707.349 1.132.413 17,97 2.273.370 30,58 (Nguồn: Phòng Kế toán tài chính chi nhánh Vinagas Miền Tây) Xét về mặt tổng thể thì số lượng tiêu thụ liên tục tăng trong giai đoạn 2006- 2008, xét từng loại sản phẩm thì số lượng mỗi loại sản phẩm đều tăng nhưng tốc độ tăng khác nhau và mức độ ảnh hưởng đến tổng số lượng tiêu thụ cũng khác nhau. Cụ thể như sau: Đối với VN12, số lượng tiêu thụ năm 2006 là 6.121.158 kg, năm 2007 là 7.232.474 kg tăng 1.111.316 kg (tức tăng 18,16%) so với năm 2006. Năm 2008 tăng 2.190.358 kg (tức tăng 30,29%) so với năm 2007. Điều này chứng tỏ tình hình tiêu thụ VN12 có nhiều tiến triển, số lượng tiêu thụ tăng ngày càng nhanh. Đối với VN 45, sản lượng tiêu thụ cũng tăng nhanh với số lượng tiêu thụ năm 2006 là 180.408 kg, năm 2007 tăng 21.097 kg (tức tăng 11,69%) so với năm 2006. Năm 2008 số lượng tiêu thụ tăng 83.012 kg (tức tăng 41,20%) so với năm 2007. Nhìn chung sản lượng tiêu thụ của cả hai loại sản phẩm đều tăng, sản l ượng tiêu thụ VN12 cao hơn 30 lần sản lượng tiêu thụ VN45. Do đó sự biến động của sản lượng tiêu thụ VN12 sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến tổng sản lượng tiêu thụ hàng năm. Sở dĩ sản lượng tiêu thụ VN12 cao là do nhu cầu sử dụng loại sản GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -21- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 30. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây phẩm VN12 ngày càng nhiều đồng thời chỉ có một số ít ngành công nghiệp sử dụng đến gas như các công ty hoạt động trong ngành sản xuất gạch men, gốm sứ, xi mạ, sản xuất mỹ phẩm và sử dụng khí đốt hóa lỏng trong các lò nung, lò hấp nên lượng khách hàng tiêu thụ loại sản phẩm VN45 chưa nhiều. Tính đến thời điểm hiện nay đơn vị chỉ có 9 khách hàng công nghiệp. 4.1.1.2. Phân tích hệ số luân chuyển hàng tồn kho Bảng 4: PHÂN TÍCH HỆ SỐ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO Đvt: 1000 đồng CHỈ TIÊU 2,006 2,007 2008 2007/2006 2008/2007 GVHB 61.355.506 87.117.806 145.669.633 25.762.301 58.551.827 GTTKBQ 457.180 320.066 147.341 (137.114) (172.725) HSLCHTK (lần) 134 272 989 138 716 TG 1 VQ (ngày) 2,68 1,32 0,36 (1,36) (0,96) (Nguồn: Phòng kế toán tài chính chi nhánh Vinagas Miền Tây) Giải thích: GVHB: Giá vốn hàng bán GTTKBQ: Giá trị tồn kho bình quân HSLCHTK: Hệ số luân chuyển hàng tồn kho TG 1 VQ: Thời gian một vòng quay Nhìn vào các chỉ tiêu trên ta thấy hệ số luân chuyển hàng tồn kho qua 3 năm 2006-2008 liên tục tăng và thời gian của một vòng quay ngày càng ngắn lại. Cụ thể là năm 2006, hệ số luân chuyển hàng tồn kho là 134 lần nhưng sang năm 2007 là 272 lần cao hơn 138 lần tương đương 102,82% so với năm 2006, ta thấy tốc độ tăng vòng quay hàng tồn kho rất nhanh, điều này cho thấy tình hình kinh doanh của đơn vị đã có bước tiến triển, hàng hóa ứ đọng giảm so với 2006. Thời gian luân chuyển của một vòng quay cũng giảm đi rất nhiều. Năm 2006 là 2,68 ngày/vòng quay nhưng sang 2007 giảm xuống còn 1,32 ngày/vòng quay giảm 1,36 ngày ngày/vòng quay so với năm 2006. Số vòng quay ngày càng tăng lên mà thời gian của 1 vòng quay ngày càng giảm, điều này cho thấy đơn vị hoạt động có hiệu quả, làm giảm chi phí đầu tư cho hàng hóa dự trữ, rút ngắn được chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt và làm giảm nguy cơ ứ đọng hàng hóa tồn kho. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -22- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 31. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây Song bước sang năm 2008, số vòng quay hàng tồn kho lại tăng lên 989 lần cao hơn năm 2007 là 716 lần tương đương 263,23%, một tỷ lệ rất cao. Thời gian của một vòng quay giảm đáng kể chỉ còn 0.36 ngày/vòng giảm 0,96 ngày/vòng so với năm 2007. Như vậy một đợt hàng hóa tồn kho của đơn vị trong năm 2008 cần 0,36 ngày để quay vòng hay nói cách khác, kỳ đặt hàng bình quân của đơn vị là 0,36 ngày, vòng quay 0,86 ngày là quá nhanh. Lượng tồn kho quay nhanh là do giá vốn hàng bán tăng trong khi giá trị tồn kho bình quân giảm. Theo lý thuyết điều này có thể dẫn đến nguy cơ đơn vị không đủ hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu hàng bán, dẫn đến tình trạng cạn kho, mất khách hàng và điều này gây ảnh hưởng không tốt cho việc kinh doanh về lâu dài của đơn vị nhưng thực tế gas là một loại hàng hóa đặc biệt không thể dự trữ nhiều như những hàng hóa khác, mặc khác giá gas phụ thuộc vào giá xăng dầu thế gới cho nên tùy từng thời điểm khác nhau mà duy trì lượng tồn kho khác nhau. Khi hàng hóa có xu hướng tăng giá thì dự trữ nhiều là có lợi nhưng khi hàng hóa tụt giá dự trữ nhiều sẽ có nguy cơ bị lỗ nhưng dự trữ quá ít thì không đủ khả năng cung ứng. Do đó, đơn vị cần có những biện pháp dự đoán sự biến động của giá cả để duy trì lượng tồn đọng hợp lý nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng và đảm bảo uy tín đơn vị, góp phần tăng doanh thu cũng như lợi nhuận của đơn vị. 4.1.2. Phân tích tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng giá trị tiêu thụ do nhiều loại sản phẩm đem lại. Có những sản phẩn giá trị tiêu thụ chiếm tỷ lệ rất cao nhưng cũng có những sản phẩm giá trị tiêu thụ chiếm tỷ lệ rất thấp. Vì vậy để biết được loại sản phẩm nào là thế mạnh của đơn vị ta tiến hành phân tích tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng như đã nêu ở phần cơ sở lý luận. Gas được nhập và vận chuyển chỉ có một sản phẩm là Vinagas nên xuất tiêu thụ chỉ có một giá xuất hay nói cách khác chỉ có một giá vốn hàng bán chung. Do chỉ có một giá xuất nên tỷ trọng theo lượng và tỷ trọng theo giá trị là như nhau vì vậy khi phân tích cơ cấu mặt hàng không phân tích sản lượng và giá trị chung mà chỉ phân tích phần giá trị. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -23- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 32. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây Bảng 5: GIÁ TRỊ CÁC MẶT HÀNG TIÊU THỤ Đvt: 1000 đồng 2006 2007 2008 SP Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) VN12 59.598.954 97,14 84.756.396 97,29 141.400.137 97,07 VN45 1.756.551 2,86 2.361.410 2,71 4.269.496 2,93 Cộng 61.355.505 100,00 87.117.806 100,00 145.669.633 100,00 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính chi nhánh Vinagas Miền Tây) Nhìn chung giá trị các mặt hàng tiêu thụ liên tục tăng qua 3 năm 2006-2008 nhưng mỗi loại sản phẩm chiếm tỷ trọng khác nhau. Trong đó VN12 chiếm tỷ trọng rất cao (hơn 97%), còn VN45 chiếm tỷ trọng rất thấp. Năm 2006, tổng giá trị tiêu thụ là 61,355,505 nghìn đồng , trong đó VN12 là 59,598,954 nghìn đồng chiếm 97.14% tổng giá trị các mặt hàng tiêu thụ, một tỷ lệ rất lớn, còn lại là giá trị VN45, do đó VN45 chỉ chiếm một tỷ rất thấp (2.86%). Năm 2007, VN12 chiếm 97.29% tổng sản lượng bán, tăng 0.15% so với năm 2006, tương ứng VN 45 chỉ chiếm 2,71% giảm 0.15% so với năm 2006. Sang năm 2008, tổng giá trị các mặt hàng tiêu thụ là 145,669,633 nghìn đồng, trong đó giá trị VN12 là 97,07%, giảm 0.22% so với năm 2007 và VN45 tăng 0.22% so với năm 2007. Tóm lại tỷ trọng các mặt hàng có sự chênh lệch lớn nhưng qua từng năm tỷ trọng từng mặt hàng tương đối ổn định. Nguyên nhân như đã nêu ở phần lượng tiêu thụ. 4.1.3. Phân tích giá bán Giá bán là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng tiêu thụ và doanh thu. Ở từng thời điểm giá bán sẽ thay đổi lên xuống khác nhau nên không thể xác định giá cụ thể mà chỉ căn cứ trên giá bình quân. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -24- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 33. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây Bảng 6: PHÂN TÍCH GIÁ BÁN Đvt: đồng SẢN 2007/2006 2008/2007 PHẨM 2006 2007 2008 Chênh Tỷ lệ Chênh Tỷ lệ lệch (%) lệch (%) VN12 11.965 13.802 16.427 1.837 15,35 2.625 19,02 VN45 11.864 13.698 16.316 1.834 15,46 2.618 19,11 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính chi nhánh Vinagas Miền Tây) Qua bảng số liệu trên ta thấy giá bán từng loại sản phẩm qua từng năm đều tăng. Đối với loại sản phẩm VN12, năm 2006 giá bán là 11.965 đồng/kg, giá bán năm 2007 là 13.082 đồng/kg tăng 1.837 đồng/kg (tức tăng 15.35%) so với năm 2006. Sang năm 2008 giá tăng lên rất cao, tăng 2.625 đồng/kg (tức tăng 19,02%) so với năm 2007. Tương tự giá bán loại sản phẩm VN45 cũng tăng. Năm 2007 giá bán VN45 tăng 1.834 đồng/kg (tức tăng 15,46%) so với năm 2006. Năm 2008 giá bán tăng 2.618 đồng/kg so với năm 2007. Sở dĩ giá bán của cả 2 loại sản phẩm đều tăng một mặt là do nguồn nhiên liệu thế giới liên tục biến động, khi thị trường nhiên liệu Việt Nam còn lệ thuộc quá nhiều vào thị trường thế giới (khả năng đáp ứng nhu cầu trong n ước chỉ đạt 30-40%, còn lại phải nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Singapo...), giá gas nhập khẩu tăng cao làm cho giá gas nội địa tăng theo, mặt khác do nhà nước không còn khả năng bù lỗ để hạn chế tốc độ tăng giá nên đã điều chỉnh giá bán xăng dầu tăng lên sau khi đã áp dụng thuế nhập khẩu 0%, ngay sau khi xăng đầu tăng giá đã ảnh hưởng toàn diện đến nền kinh tế nói chung và giá gas nói riêng, làm giảm sức tiêu dùng trong nước. 4.1.4. Phân tích doanh thu tiêu thụ 4.1.4.1. Phân tích doanh thu tiêu thụ gas giai đoạn 2006-2008 Doanh thu tiêu thụ là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Do vậy, phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ là một nội dung quan trọng trong phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -25- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 34. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây Bảng 7: DOANH THU TIÊU THỤ GIAI ĐOẠN 2006-2008 Đvt: 1000 đồng DOANH THU 2007-2006 2008-2007 SẢN 2006 2007 Chênh 2008 Tỷ lệ Chênh Tỷ lệ PHẨM lệch (%) lệch (%) VN12 73.239.655 99.822.606 154.788.861 26.582.951 36,30 54.966.255 55,06 VN45 2.140.361 2.760.215 4.642.179 619.855 28,96 1.881.964 68,18 Cộng 75.380.016 102.582.821 159.431.040 27.202.805 36,09 56.848.219 55,42 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính chi nhánh Vinagas Miền Tây) Doanh thu (1000 đồng) 160,000,000 140,000,000 120,000,000 100,000,000 Doanh thu (nghìn 159,431,040 80,000,000 đồng) 60,000,000 102,582,821 40,000,000 75,380,016 20,000,000 - Năm 2006 2007 2008 Năm Hình 4: Doanh thu tiêu thụ giai đoạn 2006-2008 Nhìn chung doanh thu của đơn vị qua 3 năm đều tăng. Năm 2006 doanh thu của đơn vị chỉ có 75.380.016 nghìn đồng, nhưng sang năm 2007 doanh thu của đơn vị đạt 102.582.821 nghìn đồng, tăng 27.202.805 nghìn đồng với tốc độ tăng là 36,09 %. Đến năm 2008 là năm mà tình hình gas có nhiều biến động, một mặt là do giá bán các loại sản phẩm biến động mạnh như xăng, dầu. Sự biến động này là do giá xăng dầu thế giới tăng cao (từ mức 90USD/thùng leo lên trên 100USD/thùng vào 20/2 và lập kỷ lục lên trên 147USD/thùng vào 11/7) làm cho giá xăng dầu trong nước tăng đáng kể đặc biệt là vào tháng 7 năm giá xăng lên đến 19.000 đồng/lít, mặt khác, do nhu cầu sử dụng các loại gas phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, hoạt động sản xuất kinh doanh tăng cao từ đó làm cho doanh thu của đơn vị đạt ở mức cao là 159.431.040 nghìn đồng. So với năm 2007 thì doanh GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -26- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 35. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây thu ở năm 2008 tăng 55,42% tương đương với 56.848.219 nghìn đồng. Nguyên nhân là do sản lượng tiêu thụ tăng nhưng nguyên nhân chính là do mặt bằng giá đã tăng lên rất nhiều. Tháng 1/2006 giá bình Vinagas 12 kg đưa đến tay người tiêu dùng trung bình là 180.000 đồng/bình thì đầu năm 2008 là 190.000 đồng/bình, giá tiếp tục tăng nhanh trong những tháng tiếp theo và đến tháng 7 năm 2008 trung bình là 270.000 đồng/bình. Do đó đơn vị cần có những biện pháp điều chỉnh giá bán cho phù hợp với từng thị trường ở từng thời điểm khác nhau để thu hút khách hàng. VN12 được xem là loại sản phẩm chủ lực của đơn vị, chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số bán của đơn vị và doanh thu ngày càng tăng. Còn VN45 chiếm tỷ trọng thấp nhưng VN45 đóng vai trò khá quan trọng trong việc kinh doanh gas. a) Biến động doanh thu loại sản phẩm VN12 Doanh thu VN12 (1000 đồng) 160,000,000 140,000,000 120,000,000 100,000,000 Doanh thu VN12 154,788,861 80,000,000 (nghìn đồng) 60,000,000 99,822,606 40,000,000 73,239,655 20,000,000 Năm - 2006 2007 2008 Năm Hình 5: Doanh thu của VN12 giai đoạn 2006-2008 VN12 là chữ viết tắt của loại sản phẩm bình Vinagas 12 kg. Loại sản phẩm này trọng lượng nhỏ dễ sử dụng thích hợp trong sinh hoạt hằng ngày do đó VN12 phục vụ chủ yếu cho đối tượng khách hàng dân dụng. Qua bảng số liệu số 7 và đồ thị trên ta thấy doanh thu của loại sản phẩm VN12 liên tục tăng qua 3 năm với tốc độ khá nhanh. Năm 2007 doanh thu đạt 99.822.606 nghìn đồng tăng 26.582.951 nghìn đồng so với năm 2006, tương đương 36,30%. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -27- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 36. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây Năm 2008, doanh thu đạt 154.788.861nghìn đồng, tăng 54.966.255 nghìn đồng so với năm 2006, tức tăng 55,06%. Nguyên nhân làm cho doanh thu tăng là do đời sống người dân ngày càng được nâng cao thúc đẩy nhu cầu sử dụng gas dân dụng ngày càng nhiều. Mặt khác sản phẩm của Vinagas luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật nên được nhiều khách hàng tin dùng cụ thể là sản lượng tiêu thụ tăng qua các năm như đã phân tích trên. Nói chung sản lượng tiêu thụ qua từng năm tăng cùng với sự tăng giá bán như phân tích trên nên đã làm cho doanh thu tăng ở mức cao. c)Biến động doanh thu loại sản phẩm VN45 Doanh thu VN45 (1000 đồng) 5,000,000 4,500,000 4,000,000 3,500,000 3,000,000 Doanh thu VN45 2,500,000 4,642,179 (nghìn đồng) 2,000,000 1,500,000 2,760,215 2,140,361 1,000,000 500,000 - Năm 2006 2007 2008 Năm Hình 6: Doanh thu của VN45 giai đoạn 2006-2008 VN45 là chữ viết tắt của loại sản phẩm bình Vinagas 45 kg. Loại sản phẩm này trọng lượng lớn gấp gần 4 lần bình VN12, do đó phục vụ cho đối tượng khách hàng là đơn vị sản xuất kinh doanh như các công ty, xí nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất và bệnh viện, trường học, nhà hàng khách sạn,… Qua bảng số liệu số 7 và đồ thị trên ta thấy doanh thu của VN45 cũng liên tục tăng qua 3 năm với tốc độ tăng nhanh hơn VN12. Năm 2007, doanh thu đạt 2.760.215 nghìn đồng tăng 28,96% so với năm 2006. Với tỷ lệ tăng 28,96% chứng tỏ tốc độ tăng doanh thu của VN45 chậm hơn VN12. Tuy nhiên năm 2008, tốc độ này tăng đáng kể. Năm 2008 doanh thu đạt 4.642.170 nghìn đồng tăng 1.881.964 nghìn đồng tương đương 68,18% so với năm 2007. Doanh thu liên tục GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -28- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net
  • 37. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây tăng một phần là do sản lượng và giá cả tăng, một phần là do công nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển dẫn đến nhu cầu sử dụng VN45 ngày càng tăng. 4.1.4.2. Phân tích doanh thu tiêu thụ theo phương thức thanh toán Việc thanh toán tiền hàng trong các doanh nghiệp có thể thực hiện băng nhiều phương thức thanh toán khác nhau: Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, tiền séc, tín phiếu, chuyển khoản qua ngân hàng. Thanh toán chậm: thanh toán sau một thời hạn theo thỏa thuận. Phân tích doanh thu theo phương thức thanh toán nhằm mục đích: nghiên cứu xem xét tình hình biến động các chỉ tiêu doanh thu gắn liền với việc thu tiền bán hàng. Vì mục đích của doanh nghiệp là phải bán được nhiều hàng nhưng đồng thời phải thu hồi nhanh tiền bán hàng để tránh tình trạng ứ đọng vốn, bị chiếm dụng vốn. Thông qua việc phân tích tình hình doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán, doanh nghiệp tìm ra những biện pháp hữu hiệu để thu hồi tiền bán hàng nhanh chóng và có định hướng hợp lý trong việc lựa chọn phương thức thanh toán trong kỳ tới. Bảng 8: PHÂN TÍCH DOANH THU BÁN HÀNG THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN Đvt: 1000 đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Tiền Tỷ Tiền Tỷ Tiền Tỷ Chênh lệch Tỷ lệ Chênh Tỷ lệ trọng trọng trọng (%) lệch (%) (%) (%) (%) Tổng doanh thu 75.380.016 100,00 102.582.821 100,00 159.431.040 100,00 27.202.805 36,09 56.848.219 55,42 Thu tiền ngay 23.390.419 31,03 30.025.992 29,27 40.638.972 25,49 6.635.573 28,37 10.612.980 35,35 Bán trả chậm 51.989.597 68,97 72.556.829 70,73 118.792.068 74,51 20.567.232 39,56 46.235.239 63,72 Nợ khó đòi 57.189 94.324 166.309 37.135 64,93 71.985 76,32 Nợ khó đòi/DT 0,11 0,13 0,14 0,02 0,01 bán chịu (%) (Nguồn: Phòng kế toán chi nhánh Vinagas Miền Tây) Như đã phân tích trên doanh thu năm 2007 tăng 36,09% tương ứng với số tiền là 27.202.805 nghìn đồng. Trong đó, bán hàng thu tiền ngay tăng 28,37% tương ứng với số tiền 6.635.573 nghìn đồng, doanh thu bán trả chậm tăng 39,56% tương ứng với số tiền 20.567.232 nghìn đồng. Điều này cho thấy phương thức bán hàng trả chậm trong năm 2007 đã góp phần đẩy mạnh tiêu thụ tăng GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa -29- SVTH: Võ Thị Mới http://www.kinhtehoc.net