SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 65
ĐẠI HỌC AN GIANG
     KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




          NGUYỄN THỊ PHƯƠNG OANH




 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT
TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX




    CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP




      KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




           Long xuyên, tháng 05 năm 2008
ĐẠI HỌC AN GIANG
      KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




      KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT
TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX



        Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp




    Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG OANH
          Lớp: DH5TC. Mã số SV: DTC041751
       Giáo viên hướng dẫn: TRẦN THỊ KIM KHÔI




             Long xuyên, tháng 05 năm 2008
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
         KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
                              ĐẠI HỌC AN GIANG




                 Người hướng dẫn: Trần Thị Kim Khôi




      Người chấm, nhận xét 1:...............................................
      .......................................................................................




      Người chấm, nhận xét 2:...............................................
      .......................................................................................




    Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày …… tháng ….... năm …….
LỜI CẢM ƠN
                                        ------


      Sau gần bốn năm ngồi trên giảng đường đại học được sự quan tâm giảng dạy tận tình
của thầy cô, em đã học hỏi rất nhiều kiến thức chuyên môn và cả kiến thức về cuộc sống.
      Giờ đây sắp rời ghế nhà trường, cho phép em gởi lời cám ơn chân thành đầu tiên đến
tất cả thầy cô trường Đại học An Giang, đặc biệt là thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh, những người thực hiện giảng dạy em trong thời gian qua. Cảm ơn chân thành đến cô
Trần Thị Kim Khôi – giáo viên hướng dẫn nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành bài khóa
luận tốt nghiệp.
      Về phía gia đình, con cũng vô cùng biết ơn ba mẹ đã cho con niềm tin, điểm tựa về
vật chất cũng như về tinh thần giúp con học tập hoàn thành ước mơ của mình.
      Sau cùng, em xin chân thành gởi cảm ơn đến tập thể cơ quan thực tập Xí nghiệp động
lạnh thủy sản AFIEX:
          - Phòng tổ chức hành chính
          - Phòng kế toán tài chính, đặc biệt là chú Trần Khánh Giang - Kế toán trưởng xí
nghiệp.
         - Cùng toàn thể các cô, chú, anh, chị trong xí nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều
kiện thuận lợi cho em hoàn thành đợt thực tập viết khóa luận này.
      Xin chúc quý cơ quan ngày càng phát triển, chúc quý thầy cô và tất cả những người
thân luôn dồi dào sức khỏe, thành công trong cuộc sống!



                                                             Sinh viên


                                                    Nguyễn Thị Phương Oanh
TÓM TẮT
                                         ----


      Phân tích biến động chi phí là điều mà các nhà quản lý cần thực hiện trong quản lý
chi phí sản xuất. Thông qua phân tích biến động chi phí sản xuất, nhà quản trị xác định
nguyên nhân tác động đến sự tăng giảm chi phí thực tế so tiêu chuẩn đặt ra trước đó. Từ
đó đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại, xây dựng phương án hoạt động mới để
tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh
nghiệp.
      Trong thời gian gần đây, ngành chế biến thủy sản của Việt Nam đang mở rộng thị
trường tiêu thụ. Các công ty đều có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất, giá nguyên liệu
đầu vào có nhiều biến động, nguồn nguyên liệu không ổn định, gây ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất của nhiều công ty và dĩ nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Muốn đạt lợi nhuận cao, doanh nghiệp phải có biện pháp quản trị chi phí sản xuất, để từ
đó xác định nguyên nhân và thực thi giải pháp phù hợp nhằm kiểm soát chi phí. Chính
vì tầm quan trọng của vấn đề này mà em đã chọn đề tài “Phân tích biến động chi phí
sản xuất tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX”. Nội dung khóa luận trình bày
theo bố cục sau:
    Chương 1: “Tổng quan”. Giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
     Chương 2:”Cơ sở lý thuyết” gồm các nội dung liên quan đến phân tích biến
động chi phí sản xuất như: khái niệm chi phí, phân loại chi phí, trình tự phân tích biến
động chi phí, định mức chi phí, các phương pháp phân tích và yếu tố ảnh hưởng biến
động chi phí.
     Chương 3: “Giới thiệu khái quát về xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX”
bao gồm nội dung: lịch sử hình thành và phát triển, đặc điểm tổ chức quản lý, tình hình
hoạt động kinh doanh những năm gần đây, tổ chức công tác kế toán, những thuận lợi,
khó khăn và phướng hướng phát triển của xí nghiệp.
     Chương 4: “Phân tích biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp đông lạnh thủy
sản AFIEX”. Chương này là nội dung chính của đề tài được trình bày với nội dung sau:
         - Đặc điểm tổ chức quy trình sản xuất sản phẩm của xí nghiệp.
         - Xác định định mức chi phí sản xuất.
        - Phân tích biến động chi phí sản xuất: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và xác định nguyên nhân biến động.
         - Tổng hợp các mức biến động, tính giá thành sản phẩm.
      Chương 5: “Một số giải pháp cho các biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp
đông lạnh thủy sản AFIEX”. Gồm một số giải pháp kiểm soát chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản xuất chung, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh cho xí nghiệp.
     Kết luận: rút ra kết luận về kết quả phân tích.
MỤC LỤC
             ----

Nội dung              Trang
DANH MỤC BIỂU BẢNG
      ------



                     Trang
DANH MỤC SƠ ĐỒ

                 Trang
Chương 1: TỔNG QUAN

1.1. Lý do chọn đề tài
      Chi phí sản xuất kinh doanh là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các
nhà quản lý. Khi tham gia vào kinh doanh mọi doanh nghiệp đều mong muốn tối đa hóa
lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã
bỏ ra. Tăng doanh thu và giảm chi phí là con đường duy nhất mà các doanh nghiệp đi
đến lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh.
       Tuy nhiên, việc tăng doanh thu là điều khó thực hiện vì cần phải tăng sản phẩm
tiêu thụ hay giá bán sản phẩm, hoặc tăng cả hai. Điều này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như quan hệ cung cầu của sản phẩm đang kinh doanh, mặt bằng giá cả, tình hình kinh
doanh… do đó các doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc quản trị chi phí. Vấn đề của nhà
quản lý là phải nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh chi phí, xây dựng định
mức chi phí sản xuất, theo dõi quá trình phát sinh chi phí, đo lường và đánh giá sự phù
hợp của thực tế với định mức, từ đó có biện pháp giải quyết hoặc điều chỉnh phù hợp
với điều kiện kinh doanh thực tế. Việc phân tích biến động chi phí là điều mà các nhà
quản lý cần thực hiện trong quản lý chi phí sản xuất.
      Thông qua phân tích biến động chi phí sản xuất, nhà quản trị xác định nguyên
nhân tác động đến sự tăng giảm chi phí thực tế so tiêu chuẩn đặt ra trước đó. Từ đó đề
ra các biện pháp khắc phục những tồn tại, xây dựng phương án hoạt động mới để tiết
kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
      Trong thời gian gần đây, ngành chế biến thủy sản của Việt Nam đang mở rộng thị
trường tiêu thụ. Các công ty đều có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất, giá nguyên liệu
đầu vào có nhiều biến động, nguồn nguyên liệu không ổn định, gây ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất của nhiều công ty và dĩ nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Muốn đạt lợi nhuận cao, doanh nghiệp phải có biện pháp quản trị chi phí sản xuất, để từ
đó xác định nguyên nhân và thực thi giải pháp phù hợp nhằm kiểm soát chi phí. Chính
vì tầm quan trọng của vấn đề này mà em đã chọn đề tài “Phân tích biến động chi phí
sản xuất tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
     Việc chọn đề tài: “Phân tích biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp đông lạnh
thủy sản AFIEX” với mục tiêu xây dựng định mức chi phí sản xuất phù hợp cho sản
phẩm, theo dõi chi phí phát sinh, so sánh chi phí thực tế chi phí định mức, tìm hiểu
nguyên nhân các sai lệch và đề ra giải pháp để sử dụng tối ưu nguồn lực của xí nghiệp.
Cụ thể như sau:
     - Xác định chi phí định mức sản xuất sản phẩm, phân loại chi phí sản xuất theo
từng khoản mục: nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
     - Đo lường các khoản chí phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất.
     - Đánh giá sự biến động của chi phí sản xuất giữa thực tế và định mức.
    - Xác định nguyên nhân các biến động chi phí về lượng và giá, từ đó đề ra phương
hướng giải quyết.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
      - Nghiên cứu lý thuyết: dựa vào cơ sở lý thuyết kế toán chi phí, kế toán quản trị,
kế toán tài chính.
     - Nghiên cứu thực tế:
         + Thu thập số liệu tại phòng kế toán của xí nghiệp
         + Phỏng vấn trực tiếp cán bộ xí nghiệp và quan sát quy trình sản xuất.
         + Tham khảo tài liệu từ nguồn: tạp chí, báo, internet…
     - Phân tích số liệu theo phương pháp:
         + Phương pháp thống kê: các số liệu được thống kê trong tháng để tiến hành
so sánh và đánh giá.
         + Phương pháp so sánh, tổng hợp: so sánh số liệu thực tế và định mức để từ đó
đưa ra kết luận.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
       Đề tài này tập trung nghiên cứu những chi phí sản xuất sản phẩm, số liệu nghiên
cứu một kỳ là tháng 03 năm 2008. Các sản phẩm của xí nghiệp gồm nhiều loại: cá tra
fillet, cá điêu hồng, cá basa, tôm đông lạnh đóng gói, nhưng chỉ nghiên cứu phân tích
biến động sản xuất sản phẩm cá tra fillet đông lạnh đóng gói.
Chương 1: Tổng quan


                  Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất
   2.1.1. Khái niệm chi phí
       Trong mọi hoạt động của các doanh nghiệp đều phát sinh các hao phí, như nguyên
liệu, tài sản cố định, sức lao động…. Biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí phát sinh nói
trên gọi là chi phí, như chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí
nhân công…
     Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật
hóa phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
      Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh một cách khách quan, nó luôn
thay đổi trong quá trình tái sản xuất và gắn liền với sự đa dạng, phức tạp của từng loại
hình sản xuất kinh doanh.
   2.1.2. Phân loại chi phí
     2.1.2.1. Phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí
     Toàn bộ chi phí được phân loại như sau:
         - Chi phí nguyên vật liệu: là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho sản
xuất kinh doanh trong kỳ.
         - Chi phí nhân công: là tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản trích theo
lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) và các khoản phải trả khác
cho công nhân viên chức trong kỳ.
        - Chi phí khấu hao tài sản cố định: là phần giá trị hao mòn của tài sản cố định
chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
        - Chi phí dịch vụ mua ngoài: các khoản tiền điện, tiền nước, điện thoại, thuê
mặt bằng…
        - Chi phí khác bằng tiền: là những chi phí sản xuất kinh doanh khác chưa được
phản ảnh trong các chi phí trên nhưng đã chi bằng tiền như chi tiếp khách, hội nghị…
     2.1.2.2. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
      Cách phân loại này căn cứ vào chức năng hoạt động mà chi phí phát sinh để phân
loại. Toàn bộ chi phí được phân thành hai loại: (1) Chi phí sản xuất, (2) Chi phí ngoài
sản xuất.
         (1) Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm
hoặc dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất được chia thành ba loại:
          - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là biểu hiện bằng tiền những nguyên vật
liệu chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm như: sắt, thép, gỗ, vải, sợi… và nguyên
liệu có tác dụng phụ thuộc, nó kết hợp với nguyên liệu chính để sản xuất ra sản phẩm
hoặc làm tăng chất lượng của sản phẩm, hoặc tạo ra màu sắc, mùi vị cho sản phẩm, hoặc
rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm…




SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                             3
Chương 1: Tổng quan

         - Chi phí nhân công trực tiếp: là tiền lương chính, phụ, các khoản trích theo
lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) và các khoản phải trả khác
cho công nhân.
         - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí để sản xuất ra sản phẩm nhưng
không kể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản
xuất chung bao gồm chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, chi
phí khấu hao tài sản cố định sử dụng trong sản xuất và quản lý sản xuất, chi phí sửa
chửa bảo trì, chi phí quản lý phân xưởng…
        (2) Chi phí ngoài sản xuất: là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ
sản phẩm và quản lý chung toàn doanh nghiệp. Bao gồm:
         - Chi phí bán hàng: là toàn bộ những chi phí phát sinh cần thiết để tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa; gồm các khoản chi phí như vận chuyển, bốc vác, bao bì, lương nhân
viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, khấu hao tài sản cố định và những chi phí liên quan
đến dự trữ, bảo quản sản phẩm, hàng hóa,…
         - Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ những chi phí chi ra cho việc tổ
chức và quản lý trong toàn doanh nghiệp. Đó là những chi phí hành chính, kế toán, quản
lý chung…
        Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tóm tắt phân loại chi phí theo chức năng hoạt động


                                         Tổng chi phí



                 Chi phí sản xuất                        Chi phí ngoài sản xuất




       Chi phí                      Chi phí                                  Chi phí
                     Chi phí
        NVL                          sản                 Chi phí             quản lý
                     NC trực
        trực                         xuất               bán hàng              doanh
                      tiếp
        tiếp                        chung                                    nghiệp




       Chi phí ban               Chi phí
           đầu                 chuyển đổi


    2.1.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh
doanh
        - Chi phí sản phẩm: là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản
phẩm hoặc mua hàng hóa. Đối với các sản phẩm sản xuất công nghiệp thì các chi phí
này gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản



SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                           4
Chương 1: Tổng quan

xuất chung. Đối với sản phẩm xây lắp thì chi phí sản phẩm bao gồm: chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất
chung.
         - Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và được tính hết
thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh; bao gồm chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài
và trong kỳ không có hoặc ít có doanh thu thì chúng được tính thành phí tồn của kỳ sau
để xác định kết quả kinh doanh.
     2.1.2.4. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí
         - Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu chi
phí và được hạch toán vào đối tượng có liên quan. Thông thường chi phí trực tiếp là
những chi phí đơn giản nhất cấu tạo bởi một yếu tố như chi phí nguyên vật liệu, chi phí
tiền lương,…
          - Chi phí gián tiếp: là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi
phí, do đó nó được phân bổ vào các đối tượng có liên quan theo tiêu thức nhất định. Chi
phí gián tiếp thường là những chi phí tổng hợp của nhiều chi phí đơn nhất.
     2.1.2.5. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
     Gồm ba loại: (1) Biến phí, (2) Định phí, (3) Chi phí hỗn hợp.
         (1) Biến phí (chi phí khả biến): là chi phí mà tổng số của nó sẽ biến động khi
mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Thông thường biến phí của một đơn
vị hoạt động thì không đổi. Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động kinh doanh. Biến
phí có phương trình biểu diễn như sau:

                                    y = ax

     Với    y: Tổng biến phí
            a: Biến phí đơn vị
            x: Mức hoạt động
         Biến phí được chia thành hai loại:
         - Biến phí tỷ lệ (biến phí thực thụ): là những biến phí có sự biến động cùng tỷ
lệ với mức độ hoạt động sản xuất kinh doanh.
         - Biến phí cấp bậc: là những loại chi phí không biến động liên tục so với sự
biến động liên tục của mức độ hoạt động. Sự hoạt động phải đạt đến một mức độ nào đó
mới dẫn đến sự biến động về chi phí.
         (2) Định phí (chi phí bất biến): là những chi phí mà tổng số của nó không
thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Định phí có thể biểu
diễn bằng phương trình sau:
                                    y=b

     Với    y: Tổng định phí
            b: Hằng số



SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                             5
Chương 1: Tổng quan

         Định phí có thể chia làm hai loại:
         - Định phí bắt buộc: là những chi phí có liên quan đến máy móc, thiết bị, nhà
xưởng, cơ sở hạ tầng, quản lý… Những định phí này có hai đặc điểm: có bản chất lâu
dài, không thể cắt giảm đến không cho dù mức độ hoạt động giảm xuống hoặc khi hoạt
động sản xuất bị gián đoạn. Thuộc loại này gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, tiền
lương nhân viên quản lý,…
         - Định phí tùy ý (định phí không bắt buộc): là những chi phí có thể thay đổi
trong từng kỳ kế hoạch do nhà quản trị quyết định. Những định phí này có hai đặc điểm:
có bản chất ngắn hạn, trong những trường hợp cần thiết người ta có thể cắt giảm chúng
đi. Thuộc loại này gồm chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, nghiên cứu,…
        (3) Chi phí hỗn hợp: là chi phí bao gồm cả yếu tố biến phí và định phí. Ở
mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện các đặc điểm của định phí.
Thông thường ở mức độ hoạt động vượt quá căn bản, nó thể hiện đặc điểm của biến phí.
Đặc điểm chi phí hỗn hợp:
          - Phần định phí của chi phí hỗn hợp thường phản ánh chi phí căn bản, tối thiểu
để duy trì phục vụ và để giữ dịch vụ đó luôn luôn ở tình trạng sẵn sàng phục vụ.
        - Phần biến phí thường phản ảnh chi phí thực tế hoặc chi phí sử dụng vượt
định mức.
         Phương trình của chi phí hỗn hợp:

                               y = ax + b


         Với   y: Chi phí hỗn hợp
               a: Biến phí đơn vị
               b: Tổng định phí cho mức hoạt động trong kỳ
               x: Số lượng đơn vị hoạt động
        Phân tích chi phí hỗn hợp là phải xác định được a và b, được thực hiện bằng ba
phương pháp sau:
         - Phương pháp cực đại, cực tiểu
         - Phương pháp bình phương bé nhất
         - Phương pháp đồ thị phân tán




SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                          6
Chương 1: Tổng quan

          Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tóm tắt phân loại theo cách ứng xử của chi phí


                                       Tổng chi phí




           Biến phí                   Chi phí hỗn hợp                      Định phí




  Biến phí            Biến phí          Phân tích CP            Định phí          Định phí
    tỷ lệ             cấp bậc             hỗn hợp               bắt buộc           tùy ý


2.2. Trình tự phân tích biến động chi phí sản xuất
   2.2.1. Xác lập chỉ tiêu phân tích biến động
      Xác định chỉ tiêu phân tích là xác định rõ nội dung chi phí cần phân tích và biểu
diễn chi phí bằng một biểu thức toán học chịu sự tác động của nhiều nhân tố, các nhân
tố có mối quan hệ với nhau.
      Các chỉ tiêu được sử dụng phân tích là định mức chi phí và chi phí sản xuất thực tế
phát sinh trong kỳ như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi
phí sản xuất chung.
   2.2.2. Xác định đối tượng phân tích biến động
        Đối tượng phân tích là chênh lệch của chỉ tiêu chi phí cần phân tích giữa kỳ thực
tế so với định mức.


             Mức độ chênh
                                 =   Chi phí thực tế    -   Chi phí định mức
             lệch chi phí




      Chi phí định mức điều chỉnh là chi phí định mức được điều chỉnh theo mức độ
hoạt động thực tế, theo phương pháp lập định mức.
     Xét trên tổng thể thì định mức chi phí chính là dự toán chi phí của kỳ kế hoạch
  2.2.3. Tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chi
phí sản xuất kinh doanh
       Bằng các phương pháp nghiệp vụ kỹ thuật thích hợp, như phương pháp so sánh,
phương pháp thay thế liên hoàn, …xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự
biến động của chi phí sản xuất kinh doanh. Chúng ta có thể thiết lập các bảng biểu phân


SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                             7
Chương 1: Tổng quan

tích thích hợp để hệ thống thông tin về sự tác động của các nhân tố, để thuận lợi hơn
cho quá trình đánh giá.
  2.2.4. Xác định nguyên nhân và giải pháp
      Quá trình tính toán, phân tích cần phải chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến sự biến động của chi phí sản xuất kinh doanh theo chiều hướng thuận lợi hay bất
lợi, các nguyên nhân chủ quan hay khách quan tác động đến chi phí, các nguyên nhân
làm tiết kiệm hay lãng phí. Đồng thời phải chỉ rõ người có trách nhiệm giải thích
nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch chi phí đó. Thông qua đó, đề ra các giải pháp thích
hợp để quản lý và khai thác các khả năng tiềm tàng phát hiện được trong quá trình phân
tích.
2.3. Định mức chi phí sản xuất
  2.3.1. Khái niệm
      Định mức chi phí được xem là một thang điểm để đo lường việc thực hiện chi phí
trong thực tế sản xuất kinh doanh.
     Định mức sẽ được xây dựng theo hai tiêu thức cơ bản:
         - Lượng định mức: có bao nhiêu số lượng của loại chi phí được sử dụng.
         - Giá định mức: đơn giá của các khoản mục chi phí được sử dụng.
      Định mức chi phí được xây dựng cụ thể cho từng loại sản phẩm được sản xuất
trong kỳ.
  2.3.2. Các loại định mức
      Định mức có khuynh hướng chia làm hai loại: định mức lý tưởng và định mức
thực tế.
          - Định mức lý tưởng: là những định mức được xây dựng trong điều kiện những
giả định tối ưu.
         - Định mức thực tế: được xây dựng trên cơ sở cho phép thời gian ngừng nghỉ
hợp lý của máy móc và công nhân sản xuất, công nhân có trình độ tay nghề trung bình,
….
  2.3.3. Các định mức chi phí sản xuất
       Định mức chi phí sản xuất bao gồm: (1) Định mức chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, (2) Định mức nhân công trực tiếp, (3) Định mức chi phí sản xuất chung.
         (1) Định mức chi phí nguyên liệu trực tiếp
           Định mức được xây dựng riêng biệt theo giá và lượng cho các yếu tố đầu vào.
Định mức nguyên liệu trực tiếp là sự tổng hợp của định mức giá và lượng của nguyên
liệu trực tiếp:
         - Định mức giá cho một đơn vị nguyên liệu trực tiếp phản ánh giá cuối cùng
của một đơn vị nguyên liệu trực tiếp sau khi đã trừ đi mọi khoản chiết khấu.
         - Định mức lượng cho một đơn vị sản phẩm về nguyên liệu trực tiếp phản ánh
số lượng nguyên liệu tiêu hao trong một đơn vị thành phẩm, có cho phép những hao hụt
bình thường.




SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                        8
Chương 1: Tổng quan



         Định mức chi phí một sản phẩm được tổng hợp từ định mức giá và lượng
nguyên liệu trực tiếp, được xác định bằng công thức sau:

               Định mức chi phí           Định mức giá           Định mức lượng
                                      =                    x
              nguyên liệu trực tiếp        nguyên liệu             nguyên liệu




         (2) Định mức chi phí nhân công trực tiếp
         Định mức chi phí lao động trực tiếp cũng bao gồm định mức về giá của một
đơn vị thời gian lao động trực tiếp với định mức lượng thời gian cần thiết để hoàn thành
một đơn vị sản phẩm.
         - Định mức giá của một giờ lao động trực tiếp bao gồm không chỉ mức lương
căn bản mà còn gồm cả các khoản phụ cấp lương và các khoản khác….
          - Định mức lượng thời gian cho phép để hoàn thành một đơn vị sản phẩm là
loại định mức khó xác định nhất. Định mức này có thể được xác định bằng cách đem
chia công việc hoàn thành theo từng thao tác kỹ thuật, rồi kết hợp với bảng thời gian
tiêu chuẩn của những thao tác kỹ thuật này để định thời gian tiêu chuẩn cho phép từng
công việc hoặc xác định bằng cách theo dõi bấm giờ. Tuy nhiên, dù theo cách nào, nội
dung của thời gian cho phép từng đơn vị sản phẩm cũng phải có thêm thời gian nghỉ
ngơi, thời gian giải quyết các nhu cầu cá nhân, thời gian lau chùi máy (làm vệ sinh máy)
và thời gian máy nghỉ.
      Định mức chi phí nhân công trực tiếp cho một sản phẩm được kết hợp từ định mức
giá và lượng thời gian lao động trực tiếp:

       Định mức chi phí          Định mức giá nhân              Định mức lượng thời
                             =                         x
      nhân công trực tiếp          công trực tiếp              gian lao động trực tiếp


     (3) Định mức chi phí sản xuất chung
         - Định mức biến phí sản xuất chung: cũng được xây dựng theo định mức giá
và định mức lượng thời gian cho phép. Định mức giá phản ánh biến phí của đơn giá chi
phí sản xuất chung phân bổ. Định mức thời gian phản ánh số giờ của hoạt động được
chọn làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung cho một đơn vị sản phẩm.
          - Định mức định phí sản xuất chung: cũng được xây dựng tương tự như phần
biến phí, sở dĩ chúng được tách riêng ra là nhằm giúp cho các quá trình phân tích chi phí
sản xuất chung sau này. Do bản chất tác động của chi phí khác nhau nên khi phân tích
cũng khác nhau dù các phương pháp xác định biến phí và định phí sản xuất chung tương
tự nhau, đều dựa trên đơn giá sản xuất chung phân bổ và số giờ được chọn làm căn cứ
phân bổ chi phí sản xuất chung.
     Sau khi xây dựng các định mức tiêu chuẩn cho từng loại chi phí, ta lập bảng tổng
hợp các định mức chi phí.



SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                             9
Chương 1: Tổng quan




                             Bảng 2.1. Thẻ định mức chi phí

     Khoản mục CP             Định mức lượng       Định mức giá        CP định mức

 Nguyên vật liệu trực tiếp

 Nhân công trực tiếp

 Chi phí sản xuất chung

 Cộng CP định mức 1 sản phẩm (giá thành đơn vị kế hoạch)

2.4. Phân tích biến động chi phí sản xuất
  2.4.1. Mô hình chung
      Phần lớn các khoản chi phí sản xuất là những chi phí khả biến: nguyên vật liệu
trực tiếp, nhân công trực tiếp và bộ phận chi phí sản xuất chung khả biến. Tất cả những
loại chi phí này đều được phân chia thành hai yếu tố là lượng chi phí và giá chi phí nên
chúng sẽ được phân tích theo một mô hình chung là phân chia thành hai loại biến động
là biến động về lượng và biến động về giá.
         - Phân tích biến động chi phí sản xuất khả biến: so sánh kết quả giữa thực hiện
với định mức các biến phí sản xuất. Xác định các nguyên nhân biến động trên hai mặt
lượng và giá đã tác động như thế nào đến biến động chung.
         - Mô hình chung:
          Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tổng quát phân tích biến động chi phí sản xuất



                                  Lượng thực tế (x) giá       Lượng định mức (x) giá
Lượng thực tế (x) giá
                                      định mức                      định mức
     thực tế

               Biến động giá                          Biến động lượng


                                    Tổng biến động


  2.4.2. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
     Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân tích theo hai loại biến động: (1)
Biến động giá nguyên vật liệu và (2) Biến động lượng nguyên vật liệu, cụ thể như sau:
         (1) Biến động giá nguyên vật liệu




SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                         10
Chương 1: Tổng quan

         Biến động giá nguyên vật liệu nêu lên sự khác nhau giữa số tiền đã trả cho một
lượng nguyên liệu nhất định với số tiền đáng lẽ phải trả theo định mức cho số lượng
nguyên liệu đó. Công thức như sau:

          Biến động giá = (Giá thực tế - Giá định mức) x Lượng thực tế           (i)


         (2) Biến động lượng nguyên vật liệu
         Biến động khối lượng nguyên liệu nói lên sự khác nhau giữa khối lượng
nguyên liệu sử dụng trong sản xuất với khối lượng đáng lẽ phải sử dụng theo định mức
tiêu chuẩn đã lập cho dù biến động liên quan đến việc sử dụng vật chất của nguyên liệu,
nó vẫn thường được xác định bằng tiền.

      Biến động lượng = (Lượng thực tế - Lượng định mức) x Giá định mức ( ii )
         Sự tăng, giảm mức độ tiêu hao nguyên vật liệu thực tế so với định mức tiêu
chuẩn để sản xuất sản phẩm phản ánh chênh lệch bất lợi hoặc thuận lợi, thể hiện sự lãng
phí hoặc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Sự tăng, giảm mức độ tiêu hao
nguyên vật liệu có thể do tác động bởi một hoặc nhiều nguyên nhân như sau:
             - Tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị, thế hệ của máy móc thiết bị.
             - Chất lượng của nguyên liệu sử dụng.
             - Trình độ tay nghề của người lao động.
             - Trình độ tổ chức, quản lý ở bộ phận sản xuất,…
              - Nếu giá cả nguyên vật liệu tăng, giảm do quan hệ cung, cầu, do sự biến
động của nền kinh tế, do sự biến động của tỷ giá, do sự tác động của các chính sách, chế
độ về quản lý kinh tế của Nhà nước,… thì đây là sự tác động của các nhân tố khách
quan. Sự tác động của các nhân tố này sẽ tạo nên những chênh lệch thuận lợi hoặc bất
lợi đối với chi phí, không phản ánh sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí.
             - Nếu loại trừ sự ảnh hưởng của nhân tố khách quan, giá cả nguyên vật liệu
tăng, giảm phản ánh sự lãng phí hoặc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu…
          Ví dụ: Sản phẩm A có định mức nguyên vật liệu cho một sản phẩm là 3kg và
giá định mức là 4.000 đồng/kg. Trong kỳ doanh nghiệp mua tổng cộng 6.500 kg nguyên
vật liệu với giá bình quân 3.800 đồng/kg (bao gồm cả chi phí liên quan đến việc thu
mua) và sử dụng hết phần nguyên vật liệu này để sản xuất 2.000 sản phẩm A. Biến động
chi phí như sau:

        Biến động giá         = (3.800 – 4.000) x 6.500      = -1.300.000

        Biến động lượng       = (6.500 – 6.000) x 4.000      = +2.000.000

        Tổng biến động        = (-1.300.000 + 2.000.000)     = +700.000

  2.4.3. Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp
     Tương tự như khi phân tích sự biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, sự
biến động chi phí nhân công trực tiếp bao gồm sự biến động giá lao động và biến động
năng suất lao động. Công thức tính như sau:


SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                            (iii)
                                                                                       11
Chương 1: Tổng quan



            Biến động giá = (Giá thực tế - Giá định mức) x Số giờ thực tế




     Biến động năng suất = (Số giờ thực tế - Số giờ định mức) x Giá định mức          (iiii)
     Mức độ tăng, giảm của biến động này phụ thuộc vào những nguyên nhân sau:
          - Đơn giá tiền lương của các bậc thợ cá biệt tăng (điều này thì không thường
xảy ra)
         - Sự thay đổi về cơ cấu lao động, tiền lương bình quân tăng lên khi cơ cấu lao
động thay đổi theo hướng gia tăng tỉ trọng công nhân bậc cao và giảm tỉ trọng công
nhân bậc thấp tính trên tổng số giờ lao động được sử dụng (nguyên nhân thường xảy ra).
          - Năng suất lao động cá biệt của từng bậc thợ
          - Tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị
          - Chất lượng của nguyên liệu sử dụng
          - Các biện pháp quản lý sản xuất tại phân xưởng
          - Cách thức trả lương cho công nhân…
      Ví dụ: Sản phẩm A có định mức lao động cho một sản phẩm là 2,5 giờ và đơn giá
bình quân 1 giờ lao động là 14.000 đồng/giờ. Giả sử trong kỳ công ty đã sử dụng 4.500
giờ lao động trực tiếp và thời gian lao động này là 64.350.000 đồng.
          Đơn giá lao động thực tế = 64.350.000 / 4.500               = 14.300 đồng/giờ

          Biến động giá lao động   = (14.300 – 14.000) x 4.500         = +1.350.000

          Biến động năng suất      = (4.500 – 5.000) x 14.000          = -7.000.000

          Tổng biến động           = +1.350.000 – 7.000.000            = -5.650.000

  2.4.4. Phân tích biến động của chi phí sản xuất chung
     - Chi phí sản xuất chung là chi phí phức tạp trong tính toán và phân tích:
        + Chi phí sản xuất chung là chi phí gián tiếp và được tính vào giá thành sản
phẩm thông qua các phương pháp phân bổ
        + Chi phí sản xuất chung bao gồm rất nhiều loại chi phí khác nhau về tính chất
nên khó có thể đưa ra phương pháp phân tích cụ thể
          + Chi phí sản xuất chung gồm cả những chi phí có tính khả biến và những chi
phí có tính bất biến.
     - Kế hoạch linh hoạt:
          + Kế hoạch tĩnh: thể hiện tổng chi phí theo một mức độ hoạt động cụ thể.
         + Kế hoạch linh hoạt: dự kiến chi phí trong phạm vi từ mức độ hoạt động tối
thiểu đến mức độ hoạt động tối đa



SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                          12
Chương 1: Tổng quan

         + Kế hoạch tương xứng với mức độ hoạt động thực tế này được gọi là kế
hoạch điều chỉnh theo sản lượng thực tế
        + Kế hoạch linh hoạt chính: là một sự hoạch định về lợi nhuận. Nó có dạng
như một báo cáo kết quả kinh doanh được trình bày theo phương pháp đảm phí.
     2.4.4.1. Phân tích biến động chi phí sản xuất chung khả biến
      Biến động chi phí sản xuất chung cũng được chia làm hai loại biến động là biến
động giá và biến động năng suất.Công thức tính biến động tương tự như biến động
nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp. Trong chi phí sản xuất chung khả biến
có nhiều mục nên thông thường ta lập một bảng tính toán tổng hợp các biến động và gọi
là báo cáo thực hiện chi phí sản xuất chung khả biến.
          Bảng 2.2. Mẫu báo cáo thực hiện chi phí sản xuất chung khả biến
     Số giờ thực tế:                                          x giờ
     Số giờ định mức theo sản lượng thực tế:                  xx giờ

 Chi phí SXC           Đơn giá      CP thực     CP định     CP định       Phân tích
  khả biến                         tế theo số   mức theo    mức theo      tổng biến
                                    giờ thực      số giờ      số giờ        động
                                       tế        thực tế    định mức

                   Giá       Giá                                         BĐ      BĐ
                   định     thực                                         giá    năng
                   mức       tế                                                 suất

 Lao động phụ

 Dầu mở

 Động lực…

 Cộng

     2.4.4.2. Phân tích biến động chi phí sản xuất chung bất biến
      Các chi phí bất biến là những chi phí không thay đổi cùng những thay đổi của các
mức độ hoạt động. Điều này dẫn đến một khác biệt rất căn bản so với chi phí khả biến
là: đối với chi phí khả biến thì nói một cách lý thuyết, đơn giá sẽ không thay đổi khi
mức độ hoạt động thay đổi, trong khi đơn giá chi phí bất biến sẽ giảm đi nếu mức độ
hoạt động tăng lên. Vì vậy, cần phải có một phương pháp tiếp cận khác hơn để nghiên
cứu sự biến động của loại chi phí này. Các biến động chi phí sản xuất chung bất biến
được phân tích như sau:
          (1) Biến động kế hoạch: Các chi phí sản xuất chung bất biến được trình bày
như sau




SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                          13
Chương 1: Tổng quan




        Bảng 2.3. Mẫu phân tích biến động chi phí sản xuất chung bất biến

                                            CP thực tế           CP định mức       BĐ chi phí
       Chi phí SXC bất biến                 theo số giờ           theo số giờ     thực tế so với
                                              thực tế               thực tế         kế hoạch

    Lương quản lý phân xưởng

    Khấu hao TSCĐ

    Bảo hiểm…

    Cộng

           (2) Biến động lượng: biến động lượng phản ánh tình hình sử dụng máy móc
thiết bị so với số giờ máy tối ưu. Công thức:


 Biến động        (Tổng số giờ                 Tổng số giờ định mức             Đơn giá chi phí
              =                         -                                 x
   lượng          kế hoạch tĩnh               theo sản lượng thực tế)            SXC bất biến


2.5. Ý nghĩa của phân tích biến động chi phí sản xuất
     Nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá tình hình
quản lý sử dụng các loại chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Qua đó giúp nhà
quản lý kiểm soát tốt chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.6. Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
     Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế
như sau:
         - Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, kỳ tính
giá thành và kết cấu giá thành sản phẩm thích hợp với từng loại hình doanh nghiệp.
         - Tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí
         - Tổng hợp chi phí sản xuất
         - Tính tổng giá thành, giá thành đơn vị từng sản phẩm. Công thức tính tổng giá
thành và giá thành đơn vị:

  Tổng giá        Chi phí sản                 Chi phí sản           Chi phí sản         Các khoản
 thành thực =       xuất dở         +          xuất phát     -     xuất dở dang     -   làm giảm
tế sản phẩm       dang đầu kỳ                sinh trong kỳ           cuối kỳ            giá thành



                                        Tổng giá thành thực tế sản phẩm
         Giá thành thực tế
                                =
         đơn vị sản phẩm
                                            Số lượng sản phẩm hoàn thành
SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                                   14
Chương 1: Tổng quan




SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh   15
Chương 2: Cơ sở lý thuyết


             Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ
          XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX

3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp
  3.1.1. Lịch sử hình thành
     Xí nghiệp xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang được thành lập theo
quyết định số 528/QĐ-UB ngày 02/11/1992 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. Xí
nghiệp thành lập trên cơ sở sát nhập của ba xí nghiệp là: xí nghiệp chăn nuôi, xí nghiệp
xuất nhập khẩu nông thủy hải sản, xí nghiệp khai thác chế biến lâm sản. Xí nghiệp xuất
nhập khẩu nông thủy hải sản An Giang là một doanh nghiệp nhà nước, hiện nay hoạt
động với
         - Tên gọi: Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang quyết định
thành lập số 69/QĐ-UB ngày 29/01/1996.
         - Tên giao dịch: AnGiang AFIEX. CO
      - Tên tiếng Anh là: ANGIANG AGRICULTURE AND FOODS IMPORT
EXPORT COMPANY.
         - Trụ sở chính tại: 34-36 Hai Bà Trưng, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An
Giang.
     Hiện nay, công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang có các xí nghiệp
như: xí nghiiệp xuất khẩu lương thực, xí nghiệp thức ăn gia xúc, xí nghiệp bột mì, xí
nghiệp đông lạnh thủy sản, xí nghiệp xây dựng chế biến lâm sản, xí nghiệp chăn nuôi.
      Xí nghiệp đông lạnh thủy sản (AFIEX SEAFOOD) là một trong các xí nghiệp
được thành lập từ công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang, chính thức
hoạt động vào tháng 03/2001, địa chỉ: Quốc lộ 91, Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú,
tỉnh An Giang.
      Xí nghiệp đông lạnh thủy sản có khoảng 700 công nhân tay nghề cao, chuyên chế
biến các mặt hàng thủy hải sản tươi đông lạnh: chủ yếu là cá basa, cá tra bè đông lạnh
nguyên con, Fillet đông lạnh (không xương, không da), cắt khúc đông lạnh, quy cách
đóng gói theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, xí nghiệp còn chế biến theo yêu cầu
của đơn đặt hàng như: các loại cá nước ngọt, tôm càng xanh, các loại cá biển, các loại
nhiễm thể giáp xác (ghẹ, mực, bạch tuộc…), với máy móc tiên tiến của Mỹ và Châu Âu.
Xí nghiệp đã xây dựng và áp dụng chương trình kiểm tra chất lượng sản phẩm HACCP
ngay từ đầu, đảm bảo tốt nhất các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp trong chế biến (theo
tiêu chuẩn GMB) và luôn đặt chất lượng lên hàng đầu.
      Tổng nguồn vốn kinh doanh của xí nghiệp khoảng 60 tỷ đồng, trong đó vốn cố
định là 40 tỷ đồng và vốn lưu động là 20 tỷ đồng. Với nguồn vốn trên xí nghiệp liên tục
phát triển và mang lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất, giữ vững uy tín cho thương
hiệu, quan hệ kinh doanh tốt với nhiều nước trên thế giới.
     Với quan điểm “Cách tốt nhất để cạnh tranh và phát triển là phải đảm bảo lợi ích
khách hàng”, chính quan điểm này giúp xí nghiệp tạo được uy tín với khách hàng trong
và ngoài nước. Cũng vì thế mà xí nghiệp đã phát triển mối quan hệ mua bán với hơn 30
quốc gia trên thế giới. Hiện nay, sản phẩm của xí nghiệp được xuất khẩu sang thị trường



SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                         15
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Châu Âu, Mỹ, Singapore, Hông Kông, Nhật, Tiểu vương quốc Ả Rập và trong tương
lai xí nghiệp ngày càng mở rộng hơn.
  3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp
      Chức năng hoạt động:
         - Xí nghiệp xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoạch về thu mua sản
xuất, chế biến xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giữa vững uy tín, đáp ứng
nhu cầu hàng hóa ngày càng cao của xã hội.
         - Quản lý sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, tạo nguồn vốn ngày càng lớn mạnh.
Nghiên cứu áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các dây chuyền trong sản
xuất, luôn nâng cao chất lượng sản phẩm.
         - Thực hiện tốt chính sách lương bổng, khen thưởng đối với cán bộ công nhân
viên, phân phối hợp lý theo lao động và nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ
thuật cho cán bộ công nhân viên.
        - Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản
chung và hướng đến lợi ích chung của toàn xã hội.
      Nhiệm vụ:
        - Xí nghiệp nhận và sử dụng vốn có hiệu quả, phát triển được nguồn vốn nhà
nước giao, nhận và sử dụng tài nguyên đất đai, các nguồn lực khác của Nhà nước giao
một cách hợp lý.
         - Hoạt động đúng ngành nghề đăng ký, chịu trách nhiệm trước nhà nước về kết
quả sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp phải xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh
doanh phù hợp với nhu cầu thị trường và nhiệm vụ được giao.
        - Xí nghiệp thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán định kỳ theo qui định
của nhà nước. Thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách
Nhà nước khác.
3.2. Tổ chức quản lý tại xí nghiệp
     Nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và quản lý việc sản xuất của xí nghiệp
một cách đạt hiệu quả. Xí nghiệp thiết lập bộ máy tổ chức quản lý theo cơ cấu như sau




SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                      16
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

                   Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức quản lý của xí nghiệp


                                   Ban Giám Đốc




 P. Quản lý               P. Kế hoạch             P. Tổ chức             P. Kế toán tài
 chất lượng               kinh doanh              hành chánh                 chính




Phòng kiểm vi                 Ban               Ban điều hành              Tổ cơ điện
    sinh                    thu mua              phân xưởng                   lạnh




Tổ tiếp          Đội 1           Đội 2           Đội 3          Đội 4         Tổ thành
 nhận            Fillet         Rửa cá          Sửa cá          Fillet         phẩm


     - Ban giám đốc: là người có thẩm quyền cao nhất, phụ trách chung và đại diện về
mặt pháp lý của xí nghiệp, đồng thời là người ra quyết định cuối cùng. Trực tiếp chỉ đạo
hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm lớn nhất về mọi hoạt động kinh doanh
của xí nghiệp trước tổng công ty và Ủy ban nhân dân tỉnh.
      - Phòng tổ chức hành chánh: sắp xếp và quản lý nhân sự, thực hiện công tác hậu
cần, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, đảm bảo các chính sách đối với người lao
động. Thường xuyên kiểm tra công tác hành chánh, thực hiện tuyển dụng và đào tạo
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất. Quản lý điều động phương tiện
chuyên chở đến các điểm thu mua và đưa nhân viên đi công tác xa.
     - Phòng kế hoạch kinh doanh: là bộ phận quan trọng trong việc thực hiện các
hợp đồng kinh tế, quan hệ khách hàng, xử lý thông tin qua mạng, lập kế hoạch và cung
ứng nguyên vật liệu trong sản xuất, quản lý tồn kho, giao nhận hàng xuất khẩu và nội
địa.
      - Phòng kế toán tài chính: quản lý công tác kế toán, tổ chức hạch toán hoạt động
sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, xây dựng kế hoạch tài chính và hoàn thành quyết
toán. Lập các báo cáo, tích cực thu hồi nợ không để thất thoát tài sản của xí nghiệp,
cung cấp thông tin cần thiết cho việc ra quyết định.
    - Phòng quản lý chất lượng: kiểm soát chất lượng sản phẩm, vận hành HACCP
và GMP, nghiên cứu quy trình sản xuất và các mặt hàng mới cho thị trường.
     - Phòng kiểm vi sinh: kiểm tra chất lượng mẫu cá từ khâu nguyên liệu đến hoàn
thành sản phẩm, bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp tiêu chuẩn
quốc tế.



SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                         17
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

        - Ban thu mua: thực hiện thu mua cá, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho
  quá trình sản xuất được thường xuyên và liên tục.
      - Ban điều hành phân xưởng: tổ chức thực hiện sản xuất, bố trí lao động hợp lý
  nhằm khai thác tối đa nguồn lực sản xuất.
        - Tổ cơ điện lạnh: tổ chức thực hiện việc vận hành máy móc thiết bị trong sản
  xuất, sửa chửa, bảo trì và báo cáo kịp thời các máy móc thiết bị hư hỏng lên cấp trên để
  có biện pháp xử lý kịp thời.
  3.3. Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây của xí nghiệp
       Qua ba năm 2005, 2006, 2007 tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp ngày
  càng ổn định, tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Để đánh giá một cách tổng quát tình hình
  hoạt động kinh doanh của xí nghiệp, cần phân tích từ bảng báo cáo kết quả hoạt động
  kinh doanh.
       Bảng 3.1. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005-2006-2007
                                                                       Đơn vị tính: Triệu đồng
                                                                Chênh lệch          Chênh lệch
                              Năm        Năm        Năm
       CHỈ TIÊU                                                 2006/2005            2007/2006
                              2005       2006       2007
                                                                +/-     %          +/-       %
* Tổng doanh thu              160.42     217.76     276.50     57.34    36%       58.735     27%
                                   6          8          3          2
* Các khoản giảm trừ           1.023      1.205       133       182        18%    (1.072    (89%)
                                                                                       )
1. Doanh thu thuần            159.40     216.56     276.37     57.16       36%    59.807     28%
                                   3          3          0         0
2. Giá vốn hàng bán           141.96     186.18     239.52     44.22       31%    53.339     29%
                                   4          4          3         0
3. Lợi nhuận gộp              17.439     30.379     36.847     12.94       74%     6.468     21%
                                                                   0
4. Doanh thu tài chính          615        534         15       (81)     (13%)     (519)    (97%)
5. Chi phí tài chính           4.479      5.000      6.816      521        12%     1.816     36%
6. Chi phí bán hàng           13.069     24.913     26.960     11.84       91%     2.047         8%
                                                                   4
7. Chi phí QLDN                      -          -          -       -                   -
8. Lợi nhuận từ HĐKD            506       1.000      3.086      494        98%     2.086    209%
9. Thu nhập khác                            15         78        15                   63    420%
10. Chi phí khác                            13         83        13                   70    538%
11. Lợi nhuận khác                   0          2      (5)        2                  (7) (350%)
12. Tổng LNTT                   506       1.002      3.081      496        98%     2.079    207%
13. Thuế TNDN                        -          -          -       -                   -
14. Lợi nhuận sau thuế          506       1.002      3.081      496        98%     2.079    207%


  SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                              18
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

                                                            (Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
      Từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp cho thấy tình hình
hoạt động của xí nghiệp ngày càng phát triển, lợi nhuận của xí nghiệp tăng qua các năm
2005, 2006, 2007. Ta thấy lợi nhuận năm 2006 cao gần gấp đôi năm 2005 là 496 triệu
đồng (98%), năm 2007 cao hơn rất nhiều so với năm 2006 là 2.079 triệu đồng (207%).
Với mức lợi nhuận hiện tại trên 3 tỷ đồng thì ta có thể đánh giá xí nghiệp sản xuất kinh
doanh đạt hiệu quả. Giá vốn hàng bán cũng tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng không
nhanh bằng tốc độ tăng doanh thu. Do đó, xí nghiệp vẫn có lợi nhuận mặc dù giá vốn
hàng bán tăng khá nhanh.
            Biểu đồ 3.1. Biểu đồ doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận

                 300.000



                 250.000



                 200.000



                 150.000



                 100.000



                  50.000



                     -
                             Năm 2005           Năm 2006             Năm 2007

                             Doanh thu   Giá vốn hàng bán    Lợi nhuận trước thuế



      Rõ ràng từ biểu đồ ta nhận thấy doanh thu và giá vốn hàng bán luôn tăng trong ba
năm, nhưng tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn giá vốn hàng bán. Nhưng ta có thể nhận
xét rằng, doanh thu tăng nhanh nhiều hơn giá vốn hàng bán nên xí nghiệp vẫn có lợi
nhuận.
3.4. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của xí nghiệp
  3.4.1. Thuận lợi
     Xí nghiệp luôn được sự quan tâm chỉ đạo của tổng công ty và các cơ quan ngành
nghề ủng hộ, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho xí nghiệp hoàn thành nhiệm vụ
được giao. Ngoài ra, xí nghiệp còn có những thuận lợi về:
         (1) Thị trường: Việt Nam đã mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia trên thế
giới, không ngừng phát triển mối quan hệ thân thiện với nhiều nước nhằm khuyến khích
các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Đây chính là cơ hội tốt cho tất cả các doanh
nghiệp ngành thủy sản nói chung và xí nghiệp nói riêng.




SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                             19
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

              Ban lãnh đạo của xí nghiệp đã nhận định được tầm quan trọng của việc tìm
kiếm và mở rộng thị trường nên đã có sự đầu tư hợp lý. Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của
Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan ban ngành liên quan, xí nghiệp đã nhanh chóng
chuyển hướng thị trường sang các nước Châu Âu, thị trường ngoài Mỹ, từng bước phát
triển thị trường nội địa.
            Các chương trình tiếp thị, tham dự hội chợ quốc tế giúp xí nghiệp tiếp cận
được các thị trường tiềm năng ở Châu Âu (hiện chiếm 50% sản lượng xuất khẩu). Xí
nghiệp đã được nhận giấy phép EU DL 184 tạo điều kiện xuất khẩu sang khu vực Châu
Âu.
          (2) Nguồn cung ứng nguyên liệu: xí nghiệp có thể chủ động thu gom các
nguồn nguyên liệu một cách hiệu quả cao, xí nghiệp nằm cạnh trung tâm các làng bè lớn
của tỉnh. Nhờ vị trí thuận lợi xí nghiệp có thể giảm được chi phí vận chuyển, nguồn
nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cho xí nghiệp.
            Nguồn nguyên liệu ngày càng có chất lượng, giảm lượng cá mỡ vàng,
giảm cá bệnh và chất kháng sinh do các nông dân áp dụng được kỹ thuật vào chăn nuôi.
        (3) Nguồn nhân lực: sử dụng nguồn lao động dồi dào tại địa phương, đội ngũ
công nhân viên lành nghề và nhiệt tình trong công việc, giúp xí nghiệp ngày càng phát
triển.
         (4) Về quản lý và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm: những năm qua xí
nghiệp đạt các tiêu chuẩn ISO 9001:2000 về quản lý chất lượng sản phẩm, EU code DL
184 về đạt tiêu chuẩn xuất khẩu hàng sang EU, được cơ quan Surefish Mỹ cấp chứng
nhận HACCP phù hợp tiêu chuẩn USED. Xí nghiệp được cộng đồng hồi giáo thành phố
Hồ Chí Minh cấp chứng nhận HALAL về sản xuất chế biến thực phẩm phù hợp tiêu
chuẩn luật hồi giáo, để cung cấp cho người đạo hồi trong và ngoài nước.
             Xí nghiệp được sự giúp đỡ của Sở khoa học - công nghệ An Giang và
SEAQIP về việc áp dụng, tổ chức thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn trong sản
xuất chế biến thủy sản.
  3.4.2. Khó khăn
     Bên cạnh những thuận lợi, xí nghiệp cũng gặp một số khó khăn:
        - Thị trường luôn có sự cạnh tranh gây gắt giữa cách doanh nghiệp trong và
ngoài nước. Vì vậy, để tồn tại và phát triển xí nghiệp cần tìm mọi giải pháp giúp kinh
doanh đạt hiệu quả tối ưu.
          - Vốn tự có của xí nghiệp còn hạn chế, chủ yếu sử dụng vốn vay nên hàng năm
trả lãi vay với con số không nhỏ.
         - Việc dự đoán xu hướng và chuyển biến của thị trường thường gặp khó khăn
do chưa có bộ phận chuyên môn đảm nhận công việc này.
         - Xí nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu nằm tại An Giang, khi giao hàng vận
chuyển lên cảng Sài Gòn cho nên phải chịu thêm một khoản chi phí.
         - Nguồn nguyên liệu không ổn định do thời tiết thay đổi và dịch bệnh, giá
nguyên liệu thời gian gần đây có nhiều biến động lên xuống bất thường, gây ảnh hưởng
đến sản xuất của xí nghiệp.
  3.4.3. Phương hướng phát triển
     Xí nghiệp có các phương hướng phát triển sau:


SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                       20
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

         - Chuẩn bị từng bước cho việc cổ phần hóa vào năm 2009
        - Tận dụng nguồn lực có sẵn gia tăng sản xuất, nghiên cứu đa dạng hóa các
mặt hàng thủy hải sản, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.


3.5. Tổ chức công tác kế toán tại xí nghiệp
  3.5.1.Tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX
               Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp


                                       Kế toán
                                       trưởng



                                       Kế toán
                                       tổng hợp




   Kế toán           Kế toán TSCĐ                        Kế toán               Kế toán
    vật tư             và XDCB                           công nợ                kho




                       Kế toán tiền                     Thủ quỹ
                           mặt


      - Kế toán trưởng: do Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm theo đề xuất của ban giám
đốc. Kế toán trưởng giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tổ chức
bộ máy kế toán, chế độ tài chính doanh nghiệp, cố vấn giám đốc trong lĩnh vực tài
chính, sử dụng vốn… nhằm đạt hiệu quả cao. Đồng thời là người xử lý cuối cùng về
công tác tổng kế toán, có trách nhiệm trong báo cáo quyết toán của đơn vị và là người
thay mặt ban giám đốc giám sát các hoạt động tài chính theo đúng chế độ của Nhà nước
và xí nghiệp.
     - Kế toán tổng hợp: theo dõi các nghiệp vụ kế toán tổng hợp, tình hình bán hàng,
các khoản công nợ phải thu và phải trả. Hàng tháng kiểm tra, đối chiếu số liệu để lặp
báo cáo tài chính trình kế toán trưởng duyệt.
      - Kế toán vật tư: có trách nhiệm mở tài khoản chi tiết theo dõi tình hình biến
động và số liệu vật tư các loại, kiểm tra tình hình cung ứng và sử dụng vật tư về số
lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách, định mức tiêu hao. Tính toán giá vật tư thực tế
so sánh với kế hoạch.
      - Kế toán tài sản cố định và xây dựng cơ bản: quản lý tình hình biến động về tài
sản cố định, tình hình hao mòn và trích khấu hao, kiểm tra tình hình tăng giảm và khấu
hao tài sản cố định.


SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                         21
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

      - Kế toán công nợ: có trách nhiệm mở các tài khoản chi tiết theo dõi tình hình
biến động các khoản công nợ bên trong và bên ngoài của xí nghiệp theo từng đối tượng.
     - Kế toán kho: có trách nhiệm theo dõi, quản lý kho và xem xét tình hình xuất
nhập kho của xí nghiệp.
     - Kế toán tiền mặt: quản lý các khoản thu chi và theo dõi biến động đồng Việt
Nam và ngoại tệ các loại, ngân phiếu thanh toán và các chứng từ có giá xí nghiệp đang
quản lý.
     - Thủ quỹ: theo dõi tình hình biến động về số liệu tiền mặt (đồng Việt Nam và
ngoại tệ), có trách nhiệm quản lý tiền mặt thu chi qua quỹ của xí nghiệp.
  3.5.2. Hình thức tổ chức kế toán tại xí nghiệp
      Xí nghiệp có quy mô tương đối lớn, trong thực tế luôn có nhiều nghiệp vụ kinh tế
phát sinh phong phú và đa dạng. Do xuất phát từ công tác kế toán kết hợp với yêu cầu
quản lý, xí nghiệp lựa chọn hình thức “Chứng từ ghi sổ” để áp dụng. Xí nghiệp thực
hiện công tác kế toán trên máy theo các phần mềm được viết riêng, do vậy trình tự hạch
toán và các loại sổ sách sử dụng có những đặc điểm riêng.
     Xí nghiệp áp dụng kế toán tài chính là chủ yếu, kế toán quản trị thông thường
không được áp dụng trực tiếp, nhưng mỗi kế toán viên sẽ được phân công đảm nhiệm
phần kế toán tài chính nào thì nhận luôn nhiệm vụ kế toán quản trị phần đó.
      Tất cả các hóa đơn, chứng từ gốc đều tập trung một lần trên máy, sau đó số liệu sẽ
được máy tự động chuyển vào các báo cáo liên quan. Cuối kỳ, truy xuất đầy đủ sổ kế
toán và báo cáo tài chính lưu trữ theo qui định.
      Đơn vị kế toán tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế giá trị
gia tăng theo phương pháp khấu trừ, khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường
thẳng.
     Niên độ kế toán từ 01/01 đến 31/12 hàng năm, đơn vị sử dụng tiền tệ là Việt Nam
đồng. Nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác là hạch toán theo tỷ giá thực tế, điều
chỉnh chênh lệch cuối kỳ.
      Chứng từ kế toán gồm: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn bán háng,
phiếu thu, phiếu chi, lệnh xuất kho, bộ chứng từ xuất nhập khẩu, giấy báo của ngân
hàng…
        Sổ sách kế toán: sổ cái tổng hợp, sổ thu chi tiền mặt, sổ theo dõi công nợ, sổ
theo dõi tạm ứng, sổ chi tiết theo dõi vật tư, thành phẩm, hàng hóa, sổ theo dõi tài sản
cố định, sổ theo dõi công cụ lao động và các sổ chi tiết khác được lập theo yêu cầu quản
lý tại xí nghiệp (sổ theo dõi chi phí, sổ theo dõi tiền lương).
      Báo cáo kế toán: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
       Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính được trình bày như
sau:




SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                          22
Chương 2: Cơ sở lý thuyết




                 Sơ đồ 3.3. Sơ đồ hình thức kế toán trên máy vi tính


   Chứng từ kế toán                                                     Sổ kế toán
                                                                         - Sổ tổng hợp
                                                                         - Sổ chi tiết

                                  PHẦN MỀM KẾ TOÁN
                                      (Máy vi tính)



    Bảng tổng hợp                                                       Báo cáo tài chính
   chứng từ kế toán
      cùng loại




         Chú thích:
                   Ghi hàng ngày
                   Ghi vào cuối tháng
                   Đối chiếu, kiểm tra
      Trình tự ghi sổ:
         - Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản
ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết
kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin
được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp, và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
         - Cuối kỳ, kế toán thực hiện các thao tác cộng sổ và lập báo cáo tài chính. Việc
đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm
bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có
thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác in báo cáo tài chính theo qui định. Cuối kỳ, sổ kế toán tổng hợp
và sổ chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo
qui định về sổ ghi kế toán bằng tay.




SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                             23
Chương 3: Giới thiệu khái quát về xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX


Chương 4: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN
     XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH
             THỦY SẢN AFIEX

4.1. Đặc điểm tổ chức quy trình sản xuất sản phẩm của xí nghiệp
      Việc tổ chức sản xuất tại xí nghiệp được thực hiện khá đơn giản, thời gian thực
hiện tương đối ngắn. Quy trình sản xuất được thể hiện như sau:
               Sơ đồ 4.1. Quy trình sản xuất sản phẩm của xí nghiệp


  Tiếp nhận         Phân loại            Cắt                Rửa                Phi
 nguyên liệu         sơ bộ              tiết cá             lần 1               lê


  Nhập kho                                                                     Rửa
  bảo quản                                                                     lần 2


    Đóng                                                                      Lạng
     gói                                                                       da


    Cấp                                                                        Sửa
    đông                                                                        cá


    Chờ                                                                        Rửa
    đông                                                                       lần 3


     Xếp               Cân               Rửa                Phân             Kiểm ký
    khuôn          trọng lượng           lần 4             cở loại          sinh trùng



     Quy trình sản xuất cá Fillet tại xí nghiệp được thực hiện qua những công đoạn sau:
        - Công đoạn 1. Tiếp nhận nguyên liệu: cá tra sống được vận chuyển đến xí
  nghiệp từ vùng nuôi bằng ghe, đục. Sau đó được tiếp nhận và chuyển qua công đoạn
  phân loại sơ bộ.
        - Công đoạn 2. Phân loại sơ bộ: loại bỏ cá không đạt trọng lượng (trọng
  lượng cá phải lớn hơn 0,5kg/con) và cá bệnh, cá chết.
        - Công đoạn 3. Cắt tiết cá: dùng dao Inox nhọn cắt vào yết hầu cá nhằm giết
  chết cá và bỏ bớt máu.




SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                           24
Chương 3: Giới thiệu khái quát về xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX

        - Công đoạn 4. Rửa lần 1: từ khi tiếp nhận cá, phân loại sơ bộ đến cắt tiết cá,
  lần lượt được chuyển qua ba hồ nước rửa ở nhiệt độ 20 – 250C, có nồng độ chlorine:
  5 – 10ppm và 0,5 – 1ppm, tần suất thay nước 30 lần/phút.
         - Công đoạn 5. Phi lê: công nhân fillet cá bằng dao Inox, lốc lấy hai miếng
  thịt ở hai bên thân cá và loại bỏ nội tạng, đầu, xương sống, đuôi. Khi lốc cá không
  cho phép sót xương trong thịt cá.
         - Công đoạn 6. Rửa lần 2: Miếng fillet được rửa qua ba hồ nước chảy liên tục
  để rửa sạch máu và loại bỏ các tạp chất còn sót trong quá trình fillet cá. Nhiệt độ
  nước rửa ở 0 – 50C, nồng độ chlorine: 5 – 10ppm và 0,5 – 1ppm, tần suất thay nước 6
  rỗ/lần.
         - Công đoạn 7. Lạng da: công nhân dùng dao Inox hay đưa vào máy lạng da
  loại bỏ da hoàn toàn khỏi miếng fillet, bắt buộc không được sót da trên miếng fillet.
       - Công đoạn 8. Sửa cá: loại bỏ hoàn toàn mở, xương và phần thịt đỏ của
  miếng fillet bằng dao Inox.
        - Công đoạn 9. Rửa lần 3: miếng fillet sau khi sửa sẽ được rửa lần lượt qua
  ba hồ nước ở nhiệt độ 0 – 50C, nồng độ chlorine: 5 – 10ppm và 0,5 – 1ppm, để loại
  sạch hoàn hoàn những phần thịt vụn và mở còn lại dính trên miếng cá fillet. Tần suất
  thay nước 10 rỗ/lần.
         - Công đoạn 10. Kiểm tra ký sinh trùng: kiểm tra ký sinh trùng bằng bàn coi
  ký sinh trùng do kỹ thuật viên phụ trách thực hiện, miếng cá fillet có ký sinh trùng sẽ
  bị loại bỏ.
        - Công đoạn 11. Phân cở loại: thông số kỷ thuật trong công đoạn này không
  cho phép phân sai cở và loại. Các miếng cá fillet được phân cở theo size, phân loại
  theo màu sắc, hình dáng và kỹ thuật chế biến.
         - Công đoạn 12. Rửa lần 4: rỗ cá fillet sau khi phân cở, loại sẽ được rửa qua
  ba hồ nước chảy tràn để làm sạch miếng cá fillet, loại bỏ tạp chất và loại trừ vi sinh
  vật đến mức tốt nhất. Nước rửa ở nhiệt độ 0 – 50C, nồng độ chlorine: 3 – 5ppm và
  0,5 – 1ppm, tần suất thay nước 10 rỗ/lần.
        - Công đoạn 13. Cân: cân điện tử được vệ sinh sạch trước khi cân cá, cá fillet
  được cân trọng lượng tịnh và lượng phụ trội.
       - Công đoạn 14. Xếp khuôn: cá fillet được xếp khuôn đúng cở, loại và xếp
  khuôn theo dạng đông block hoặc sơ mi block, mỗi lớp cá cách nhau một lớp PE và
  được gói lại bằng bao PE lớn 74x74cm trong khuôn nhôm 26x55cm. Nếu cá đông
  1QF/1WP sẽ được xếp trực tiếp lên băng chuyền của hệ thống đông IQF.
        - Công đoạn 15. Chờ đông: chỉ thực hiện chờ đông khi chưa đủ mẻ để chạy
  tủ, hoặc các tủ đã chạy hết. Kho chờ đông luôn được vệ sinh sạch sẽ và ở nhiệt độ
  0 – 50C, việc chờ đông thực hiện chế độ hàng vào trước ra trước và thời gian chờ ≤ 3
  giờ.
         - Công đoạn 16. Cấp đông: đông block ở nhiệt độ là -400C đến -450C, thời
  gian đông ≤ 2 giờ, vệ sinh tủ sạch sẽ trước khi đông. Đông IQF băng chuyền thì
  nhiệt độ ở -400C đến -450C và thời gian đông là 15 phút. Quy cách thành phẩm kiểm
  tra thường xuyên nhiệt độ cấp đông.
        - Công đoạn 17. Đóng gói/ghi nhãn: các block cá hay bao PE chứa cá cùng
  cở loại được cho vào thùng carton theo đúng trọng lượng qui định. Ghi nhãn sản


SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                          25
Chương 3: Giới thiệu khái quát về xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX

  phẩm trên thùng carton với đầy đủ thông tin theo quy định, quy cách thành phẩm
  kiểm tra trước khi nạp dây.
        - Công đoạn 18. Bảo quản: thành phẩm sau khi đóng gói xong nhanh chóng
  đưa vào kho lạnh bảo quản. Thành phẩm vào kho xếp hàng đúng qui định, hạn chế
  mở cửa kho để ổn định nhiệt độ, quy cách thành phẩm thường xuyên kiểm tra nhiệt
  độ kho, nhiệt độ ổn định -230C ± 2, thời gian ≤ 24 tháng.
     Các công đoạn sản xuất cá Fillet chủ yếu sử dụng lao động thủ công hơn là sử
dụng máy móc. Chỉ đến công đoạn lạng da cá, đông lạnh cá mới sử dụng máy lạng da,
băng chuyền và tủ đông.
4.2. Xác định định mức chi phí sản xuất sản phẩm
      Xây dựng định mức chi phí sản xuất được căn cứ vào số liệu thống kê về số lượng
các yếu tố đầu vào ở các kỳ trước để sản xuất một sản phẩm. Căn cứ vào định mức tiêu
hao, các biện pháp quản lý sử dụng để xây dựng định mức lượng. Căn cứ vào mức độ
biến động giá các kỳ trước, tình hình thị trường… để xây dựng định mức giá.
      Định mức chi phí sản xuất tại xí nghiệp được xây dựng qua nhiều giai đoạn. Ban
đầu phòng sản xuất thiết lập định mức cơ sở dựa vào kinh nghiệm trong quá trình sản
xuất, tình hình tiêu hao nguyên liệu, mức độ biến động giá…. Phòng kế toán kiểm tra lại
định mức cơ sở và bổ sung thêm thông tin chi phí vào định mức này. Định mức cơ sở
được trình lên ban giám đốc, ban giám đốc xem xét đến xu hướng và ra quyết định xây
dựng định mức sản xuất cho xí nghiệp. Định mức chi phí sản xuất sẽ được thay đổi,
điều chỉnh phù hợp qua các năm.
      Dựa vào các yếu tố trên, xí nghiệp xây dựng định mức chi phí sản xuất sản phẩm
cá tra Fillet đông lạnh đóng gói như sau:
         Bảng 4.1. Bảng định mức chi phí sản xuất sản phẩm cá tra Fillet
                   đông lạnh đóng gói của xí nghiệp – Năm 2008

   Khoản mục chi phí         Định mức lượng       Định mức giá        Chi phí định mức

 Nguyên vật liệu trực tiếp           2,7 kg/sp         14.200 đ/kg           38.340 đ/sp
 Nhân công trực tiếp                  2 giờ/sp         2.300 đ/giờ             4.600 đ/sp
 Chi phí sản xuất chung                     -                     -            4.122 đ/sp
 Cộng chi phí định mức 1 sản phẩm (giá thành đơn vị kế hoạch)                47.062 đ/sp
                                                       (Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
(Ghi chú: 1 sản phẩm tương đương 1kg cá thành phẩm)
     Định mức nguyên vật liệu trực tiếp trên là định mức nguyên liệu chính (cá sống
nguyên con), các loại vật liệu phụ xí nghiệp không xây dựng định mức chi phí. Từ bảng
định mức trên cho thấy, cứ 2,7 kg cá nguyên liệu thì chế biến ra 1 kg cá thành phẩm,
định mức giá nguyên liệu đã bao gồm chi phí thu mua và trừ các khoản chiết khấu. Định
mức giá trên sẽ thay đổi hàng năm vì giá cá luôn biến động theo thị trường, việc thay
đổi này sẽ căn cứ vào khả năng dự báo giá của xí nghiệp. Số giờ chế biến ra 1 kg cá
thành phẩm là 2 giờ, định mức đơn giá lao động là 2.300 đồng/giờ.
     Do đặc điểm riêng của xí nghiệp chủ yếu sử dụng lao động thủ công hơn việc sử
dụng máy móc, công cụ dụng cụ chủ yếu là dao Inox, khuôn nhôm. Cho nên xí nghiệp


SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                        26
Chương 3: Giới thiệu khái quát về xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX

không xây dựng định mức chi phí sản xuất chung, chỉ đề ra kế hoạch thực hiện chi phí
sản xuất chung cho từng tháng. Định mức chi phí sản xuất chung ở trên là định mức kế
hoạch trong tháng 03 năm 2008.
     Với định mức chi phí sản xuất sản phẩm đã xây dựng, ta tiến hành tập hợp chi phí
sản xuất phát sinh trong kỳ, so sánh thực tế và định mức, tìm hiểu nguyên nhân biến
động và đề ra một số giải pháp.
4.3. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
  4.3.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản
AFIEX
      Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại xí nghiệp gồm tất cả chi phí về: nguyên liệu
chính là cá nguyên con, vật liệu phụ là các loại hóa chất, chi phí bao bì. Chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp được tổ chức theo dõi riêng cho từng sản phẩm xí nghiệp sản xuất
trong tháng.
      Chứng từ sử dụng là phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và các số liệu khác thu thập
tại phòng kế toán tài chính. Xí nghiệp theo dõi chi phí nguyên liệu trực tiếp trên tài
khoản 621 và được theo dõi riêng cho từng loại sản phẩm.
      Trong kỳ xí nghiệp sản xuất được 402.320 kg fillet thành phẩm, các loại sản phẩm
cụ thể như sau:
           Bảng 4.2. Bảng khối lượng cá Fillet thành phẩm được sản xuất
                              trong tháng 03 – 2008


                                                          Khối lượng
                            Sản phẩm                                       Tỷ lệ %
                                                            (kg)
            Cá tra fillet đông lạnh đóng gói                 253.500            63%
            Cá basa fillet đông lạnh đóng gói                  65.150           16%
            Cá điêu hồng fillet đông lạnh đóng gói             44.850           11%
            Tôm đông lạnh đóng gói                             38.820           10%
                                Tổng                         402.320           100%
                                                     (Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
      Qua bảng khối lượng cá fillet thành phẩm trong kỳ đã phần nào giải thích vì sao
đề tài chỉ chọn phân tích sản phẩm cá tra fillet đông lạnh đóng gói. Cá tra fillet chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng thành phẩm, đến cá basa, cá điêu hồng và cuối cùng là tôm.
     Trước khi phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, ta cần xác định
được giá thực tế của cá tra và khối lượng thực tế xuất dùng cho sản xuất. Dựa vào phiếu
thu mua cá để tổng hợp giá thực tế thu mua, dựa vào phiếu xuất kho để tổng hợp khối
lượng cá dùng cho sản xuất trong kỳ.
          - Tổng hợp về giá: mỗi ngày trong tháng ban thu mua đều đi thu mua nguyên
liệu. Giá cá mua mỗi đợt khác nhau, cần tính toán được đơn giá cá tra bình quân. Cho
nên ta phân tích từ bảng tổng hợp giá và khối lượng cá tra mua trong kỳ.
  Bảng 4.3. Bảng tổng hợp giá và khối lượng cá tra thu mua trong tháng 03 -2008
                                                           Đơn vị tính: Ngàn đồng



SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                            27
Chương 3: Giới thiệu khái quát về xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX

                             Khối lượng
                Ngày                            Giá mua         Thành tiền
                               (kg)
               01/03                73.880             14,3        1.056.484
               04/03                47.500             14,2          674.500
               06/03                48.200             14,1          679.620
               08/03                48.510             14,0          679.140
               10/03                72.400             14,0        1.013.600
               13/03                72.000             14,0        1.008.000
               17/03                49.020             14,0          686.280
               19/03                24.200             13,8          333.960
               20/03                24.100             13,8          332.580
               21/03                72.690             13,7          995.853
               24/03                23.700             13,6          322.320
               26/03                81.100             13,6        1.102.960
               29/03                27.300             13,7          374.010
               31/03                25.500             13,8          351.900
               Tổng               690.100                          9.611.207
                                               (Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
         Do xí nghiệp sản xuất thực phẩm tươi sống nên cá tra nguyên liệu mua về đưa
ngay lên xưởng không qua nhập kho nguyên vật liệu. Công nhân phải làm hết lượng cá
mua trong ngày để bảo đảm tính tươi sống của cá. Chính vì đặc điểm này mà cá tra
nguyên liệu không có tồn kho cuối kỳ. Giá cá xuất dùng cho sản xuất được tính theo
phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ, không có trị giá tồn đầu kỳ. Giá cá bình
quân ( bao gồm chi phí thu mua) như sau:
                                     9.611.207.000
        Đơn giá cá tra bình quân =                 = 13.927 đồng/kg
                                        690.100
         - Tổng hợp về lượng: từ đơn giá bình quân 13.927 đồng/kg kết hợp với khối
lượng nguyên liệu chính xuất kho từ phiếu xuất kho, ta tổng hợp chi phí nguyên liệu
chính thực tế xuất dùng cho sản xuất. Mỗi ngày đều có cá lên xưởng, nếu ngày nào
không có cá công nhân sẽ được nghỉ. Do đó bảng tổng hợp khối lượng cá tra xuất dùng
cho sản xuất cụ thể như sau:




 Bảng 4.4. Bảng khối lượng cá tra xuất dùng cho sản xuất trong tháng 03 – 2008
                                                           Đơn vị tính: Ngàn đồng




SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                        28
Chương 3: Giới thiệu khái quát về xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX

         Ngày              Diễn giải           Khối lượng (kg)         Số tiền




SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                     29
Chương 3: Giới thiệu khái quát về xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX

          01/03      Xuất nguyên liệu chính               24.800          345.396
          02/03      Xuất nguyên liệu chính               24.500          341.218
          03/03      Xuất nguyên liệu chính               24.580          342.332
          04/03      Xuất nguyên liệu chính               23.900          332.862
          05/03      Xuất nguyên liệu chính               23.600          328.684
          06/03      Xuất nguyên liệu chính               24.000          334.254
          07/03      Xuất nguyên liệu chính               24.200          337.040
          08/03      Xuất nguyên liệu chính               24.210          337.179
          09/03      Xuất nguyên liệu chính               24.300          338.433
          10/03      Xuất nguyên liệu chính               24.000          334.254
          11/03      Xuất nguyên liệu chính               23.800          331.469
          12/03      Xuất nguyên liệu chính               24.600          342.611
          13/03      Xuất nguyên liệu chính               24.000          334.254
          14/03      Xuất nguyên liệu chính               24.400          339.825
          15/03      Xuất nguyên liệu chính               23.600          328.684
          17/03      Xuất nguyên liệu chính               24.570          342.193
          18/03      Xuất nguyên liệu chính               24.450          340.522
          19/03      Xuất nguyên liệu chính               24.200          337.040
          20/03      Xuất nguyên liệu chính               24.100          335.647
          21/03      Xuất nguyên liệu chính               24.370          339.408
          22/03      Xuất nguyên liệu chính               23.820          331.748
          23/03      Xuất nguyên liệu chính               24.500          341.218
          24/03      Xuất nguyên liệu chính               23.700          330.076
          26/03      Xuất nguyên liệu chính               27.200          378.822
          27/03      Xuất nguyên liệu chính               27.400          381.607
          28/03      Xuất nguyên liệu chính               26.500          369.071
          29/03      Xuất nguyên liệu chính               27.300          380.214
          31/03      Xuất nguyên liệu chính               25.500          355.145
                          Tổng cộng                      690.100        9.611.207
                                                       (Nguồn: Phòng kế toán tài
chính)
      Tất cả cá tra nguyên liệu mua trong kỳ được sử dụng hết để sản xuất 253.500 kg
cá tra fillet đông lạnh đóng gói. Dựa vào sự tổng hợp về giá và lượng nguyên liệu chính
cùng với các chi phí nguyên vật liệu phụ ta có được tổng hợp chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp phát sinh trong kỳ.
     Bảng 4.5. Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tháng 03 – 2008
                     tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX

                                               Đơn vị tính: Ngàn đồng




SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                        30
Chương 3: Giới thiệu khái quát về xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX

                     Khoản mục chi phí                    Số tiền
                   Nguyên liệu chính                              9.611.207
                   Bao bì                                           324.448
                   Vất liệu phụ - Hóa chất                          286.165
                   Tổng chi phí                                  10.221.820
                                          (Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
      Từ bảng tổng hợp chi phí trên ta có thể thấy được khoản mục chi phí nguyên liệu
chính là nhiều nhất, vật liệu phụ và bao bì chiếm không lớn so với tổng chi phí. Chúng
ta có thể thông qua biểu đồ tỷ trọng các khoản mục chi phí, nhằm thấy được khả năng
ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí, tiến hành phân tích biến động theo khoản mục
chi phí nguyên liệu trực tiếp được chính xác hơn.
Biểu đồ 4.1. Biểu đồ thể hiện tỷ trọng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp


                         3%         3%




                                                        Nguyên liệu chính
                                                        Bao bì
                                                        Vất liệu phụ - Hóa chất




                                         94%



      Rõ ràng, từ biểu đồ trên thì vật liệu phụ - hóa chất và bao bì chiếm trọng tỷ rất
thấp so với nguyên liệu chính. Như vậy ta chỉ cần phân tích biến động chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp theo khoản mục chi phí nguyên liệu chính (cá tra nguyên con) là đã
cho thấy mức độ biến động nguyên vật liệu trực tiếp.
  4.3.2. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
     Trong phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu có hai loại biến động là: (1)
Biến động giá và (2) Biến động lượng. Cụ thể phân tích như sau:
          (1) Phân tích biến động giá: trước khi phân tích cần tổng lại giá định mức,
giá thực tế và lượng thực tế. Căn cứ vào bảng định mức (bảng 4.1) và chi phí nguyên
vật liệu phát sinh trong tháng 03 để tổng hợp.



           - Giá cá tra định mức:                        14.200 đồng/kg
           - Giá cá tra thực tế (giá cá tra bình quân): 13.927 đồng/kg
           - Lượng cá tra thực tế:                        690.100 kg



SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh                                                        31
KHOA LUAN HOAN CHINH.doc
KHOA LUAN HOAN CHINH.doc
KHOA LUAN HOAN CHINH.doc
KHOA LUAN HOAN CHINH.doc
KHOA LUAN HOAN CHINH.doc
KHOA LUAN HOAN CHINH.doc
KHOA LUAN HOAN CHINH.doc
KHOA LUAN HOAN CHINH.doc
KHOA LUAN HOAN CHINH.doc
KHOA LUAN HOAN CHINH.doc
KHOA LUAN HOAN CHINH.doc
KHOA LUAN HOAN CHINH.doc
KHOA LUAN HOAN CHINH.doc
KHOA LUAN HOAN CHINH.doc
KHOA LUAN HOAN CHINH.doc
KHOA LUAN HOAN CHINH.doc
KHOA LUAN HOAN CHINH.doc
KHOA LUAN HOAN CHINH.doc
KHOA LUAN HOAN CHINH.doc
KHOA LUAN HOAN CHINH.doc
KHOA LUAN HOAN CHINH.doc
KHOA LUAN HOAN CHINH.doc
KHOA LUAN HOAN CHINH.doc
KHOA LUAN HOAN CHINH.doc

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Bao cao thuc tap123456
Bao cao thuc tap123456Bao cao thuc tap123456
Bao cao thuc tap123456
Võ Trâm
 
Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham
Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san phamXuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham
Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham
tuanpro102
 
Decuong 30.05.10
Decuong 30.05.10Decuong 30.05.10
Decuong 30.05.10
cantim2
 

Was ist angesagt? (20)

Tomtat
TomtatTomtat
Tomtat
 
Bao cao thuc tap123456
Bao cao thuc tap123456Bao cao thuc tap123456
Bao cao thuc tap123456
 
3486 (1)
3486 (1)3486 (1)
3486 (1)
 
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty VILACO, HAY
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty VILACO, HAYĐề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty VILACO, HAY
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty VILACO, HAY
 
Đề tài: Công tác kế toán thành phẩm tại công ty sản xuất máy kéo
Đề tài: Công tác kế toán thành phẩm tại công ty sản xuất máy kéoĐề tài: Công tác kế toán thành phẩm tại công ty sản xuất máy kéo
Đề tài: Công tác kế toán thành phẩm tại công ty sản xuất máy kéo
 
Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham
Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san phamXuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham
Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham
 
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệpHoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
 
Decuong 30.05.10
Decuong 30.05.10Decuong 30.05.10
Decuong 30.05.10
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty 189 Bộ Quốc Phòng
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty 189 Bộ Quốc PhòngĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty 189 Bộ Quốc Phòng
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty 189 Bộ Quốc Phòng
 
Tải miễn phí ngay: Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu hay điểm cao
Tải miễn phí ngay: Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu hay điểm caoTải miễn phí ngay: Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu hay điểm cao
Tải miễn phí ngay: Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu hay điểm cao
 
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Trần Thành, 9đ - Gửi miễn p...
 
Bai khoa luan hoan chinh nhat
Bai khoa luan hoan chinh nhatBai khoa luan hoan chinh nhat
Bai khoa luan hoan chinh nhat
 
Kế toán theo hoạt động để tính chi phí và giá thành sản phẩm, HOT
Kế toán theo hoạt động để tính chi phí và giá thành sản phẩm, HOTKế toán theo hoạt động để tính chi phí và giá thành sản phẩm, HOT
Kế toán theo hoạt động để tính chi phí và giá thành sản phẩm, HOT
 
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng ThápBáo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Sinh Hoá Công Nghệ - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Sinh Hoá Công Nghệ - Gửi miễn phí...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Sinh Hoá Công Nghệ - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Sinh Hoá Công Nghệ - Gửi miễn phí...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty, HAY
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty, HAYĐề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty, HAY
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty, HAY
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụBáo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...
 
Đề tài Kế toán quản trị môi trường tại công ty cổ phần xi măng vicem hải vân ...
Đề tài Kế toán quản trị môi trường tại công ty cổ phần xi măng vicem hải vân ...Đề tài Kế toán quản trị môi trường tại công ty cổ phần xi măng vicem hải vân ...
Đề tài Kế toán quản trị môi trường tại công ty cổ phần xi măng vicem hải vân ...
 
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
 

Ähnlich wie KHOA LUAN HOAN CHINH.doc

Luan van tot nghiep ke toan (7)
Luan van tot nghiep ke toan (7)Luan van tot nghiep ke toan (7)
Luan van tot nghiep ke toan (7)
Nguyễn Công Huy
 

Ähnlich wie KHOA LUAN HOAN CHINH.doc (20)

Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAYLuận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAY
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thương mại Song Hải
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thương mại Song HảiĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thương mại Song Hải
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thương mại Song Hải
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nippon Paint
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nippon PaintĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nippon Paint
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nippon Paint
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp mayĐề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may
 
Kt 009
Kt 009Kt 009
Kt 009
 
Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty TNHH MTV Cao su Ea H...
Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty TNHH MTV Cao su Ea H...Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty TNHH MTV Cao su Ea H...
Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty TNHH MTV Cao su Ea H...
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại Hà Yến - Gửi miễ...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại Hà Yến - Gửi miễ...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại Hà Yến - Gửi miễ...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại Hà Yến - Gửi miễ...
 
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18 - Gửi miễn ph...
 
Đề cương khoá luận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sả...
Đề cương khoá luận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sả...Đề cương khoá luận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sả...
Đề cương khoá luận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sả...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...
 
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp công ty Sông Đà - Gửi ...
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp công ty Sông Đà - Gửi ...Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp công ty Sông Đà - Gửi ...
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp công ty Sông Đà - Gửi ...
 
Tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Nhựa An Thịnh - Gửi miễn ph...
Tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Nhựa An Thịnh - Gửi miễn ph...Tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Nhựa An Thịnh - Gửi miễn ph...
Tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Nhựa An Thịnh - Gửi miễn ph...
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phi Hùng
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phi HùngKế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phi Hùng
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phi Hùng
 
Đề tài: Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chè
Đề tài: Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chèĐề tài: Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chè
Đề tài: Chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chè
 
Luan van tot nghiep ke toan (7)
Luan van tot nghiep ke toan (7)Luan van tot nghiep ke toan (7)
Luan van tot nghiep ke toan (7)
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễ...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễ...
 

Mehr von Nguyễn Công Huy

Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
Nguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Mehr von Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 

KHOA LUAN HOAN CHINH.doc

  • 1. ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ PHƯƠNG OANH PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long xuyên, tháng 05 năm 2008
  • 2. ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG OANH Lớp: DH5TC. Mã số SV: DTC041751 Giáo viên hướng dẫn: TRẦN THỊ KIM KHÔI Long xuyên, tháng 05 năm 2008
  • 3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: Trần Thị Kim Khôi Người chấm, nhận xét 1:............................................... ....................................................................................... Người chấm, nhận xét 2:............................................... ....................................................................................... Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày …… tháng ….... năm …….
  • 4. LỜI CẢM ƠN ------ Sau gần bốn năm ngồi trên giảng đường đại học được sự quan tâm giảng dạy tận tình của thầy cô, em đã học hỏi rất nhiều kiến thức chuyên môn và cả kiến thức về cuộc sống. Giờ đây sắp rời ghế nhà trường, cho phép em gởi lời cám ơn chân thành đầu tiên đến tất cả thầy cô trường Đại học An Giang, đặc biệt là thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, những người thực hiện giảng dạy em trong thời gian qua. Cảm ơn chân thành đến cô Trần Thị Kim Khôi – giáo viên hướng dẫn nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp. Về phía gia đình, con cũng vô cùng biết ơn ba mẹ đã cho con niềm tin, điểm tựa về vật chất cũng như về tinh thần giúp con học tập hoàn thành ước mơ của mình. Sau cùng, em xin chân thành gởi cảm ơn đến tập thể cơ quan thực tập Xí nghiệp động lạnh thủy sản AFIEX: - Phòng tổ chức hành chính - Phòng kế toán tài chính, đặc biệt là chú Trần Khánh Giang - Kế toán trưởng xí nghiệp. - Cùng toàn thể các cô, chú, anh, chị trong xí nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đợt thực tập viết khóa luận này. Xin chúc quý cơ quan ngày càng phát triển, chúc quý thầy cô và tất cả những người thân luôn dồi dào sức khỏe, thành công trong cuộc sống! Sinh viên Nguyễn Thị Phương Oanh
  • 5. TÓM TẮT ---- Phân tích biến động chi phí là điều mà các nhà quản lý cần thực hiện trong quản lý chi phí sản xuất. Thông qua phân tích biến động chi phí sản xuất, nhà quản trị xác định nguyên nhân tác động đến sự tăng giảm chi phí thực tế so tiêu chuẩn đặt ra trước đó. Từ đó đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại, xây dựng phương án hoạt động mới để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Trong thời gian gần đây, ngành chế biến thủy sản của Việt Nam đang mở rộng thị trường tiêu thụ. Các công ty đều có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất, giá nguyên liệu đầu vào có nhiều biến động, nguồn nguyên liệu không ổn định, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nhiều công ty và dĩ nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Muốn đạt lợi nhuận cao, doanh nghiệp phải có biện pháp quản trị chi phí sản xuất, để từ đó xác định nguyên nhân và thực thi giải pháp phù hợp nhằm kiểm soát chi phí. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề này mà em đã chọn đề tài “Phân tích biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX”. Nội dung khóa luận trình bày theo bố cục sau: Chương 1: “Tổng quan”. Giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Chương 2:”Cơ sở lý thuyết” gồm các nội dung liên quan đến phân tích biến động chi phí sản xuất như: khái niệm chi phí, phân loại chi phí, trình tự phân tích biến động chi phí, định mức chi phí, các phương pháp phân tích và yếu tố ảnh hưởng biến động chi phí. Chương 3: “Giới thiệu khái quát về xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX” bao gồm nội dung: lịch sử hình thành và phát triển, đặc điểm tổ chức quản lý, tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây, tổ chức công tác kế toán, những thuận lợi, khó khăn và phướng hướng phát triển của xí nghiệp. Chương 4: “Phân tích biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX”. Chương này là nội dung chính của đề tài được trình bày với nội dung sau: - Đặc điểm tổ chức quy trình sản xuất sản phẩm của xí nghiệp. - Xác định định mức chi phí sản xuất. - Phân tích biến động chi phí sản xuất: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và xác định nguyên nhân biến động. - Tổng hợp các mức biến động, tính giá thành sản phẩm. Chương 5: “Một số giải pháp cho các biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX”. Gồm một số giải pháp kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản xuất chung, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho xí nghiệp. Kết luận: rút ra kết luận về kết quả phân tích.
  • 6. MỤC LỤC ---- Nội dung Trang
  • 7. DANH MỤC BIỂU BẢNG ------ Trang
  • 8. DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang
  • 9. Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Lý do chọn đề tài Chi phí sản xuất kinh doanh là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý. Khi tham gia vào kinh doanh mọi doanh nghiệp đều mong muốn tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã bỏ ra. Tăng doanh thu và giảm chi phí là con đường duy nhất mà các doanh nghiệp đi đến lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh. Tuy nhiên, việc tăng doanh thu là điều khó thực hiện vì cần phải tăng sản phẩm tiêu thụ hay giá bán sản phẩm, hoặc tăng cả hai. Điều này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quan hệ cung cầu của sản phẩm đang kinh doanh, mặt bằng giá cả, tình hình kinh doanh… do đó các doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc quản trị chi phí. Vấn đề của nhà quản lý là phải nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh chi phí, xây dựng định mức chi phí sản xuất, theo dõi quá trình phát sinh chi phí, đo lường và đánh giá sự phù hợp của thực tế với định mức, từ đó có biện pháp giải quyết hoặc điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh doanh thực tế. Việc phân tích biến động chi phí là điều mà các nhà quản lý cần thực hiện trong quản lý chi phí sản xuất. Thông qua phân tích biến động chi phí sản xuất, nhà quản trị xác định nguyên nhân tác động đến sự tăng giảm chi phí thực tế so tiêu chuẩn đặt ra trước đó. Từ đó đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại, xây dựng phương án hoạt động mới để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Trong thời gian gần đây, ngành chế biến thủy sản của Việt Nam đang mở rộng thị trường tiêu thụ. Các công ty đều có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất, giá nguyên liệu đầu vào có nhiều biến động, nguồn nguyên liệu không ổn định, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nhiều công ty và dĩ nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Muốn đạt lợi nhuận cao, doanh nghiệp phải có biện pháp quản trị chi phí sản xuất, để từ đó xác định nguyên nhân và thực thi giải pháp phù hợp nhằm kiểm soát chi phí. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề này mà em đã chọn đề tài “Phân tích biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Việc chọn đề tài: “Phân tích biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX” với mục tiêu xây dựng định mức chi phí sản xuất phù hợp cho sản phẩm, theo dõi chi phí phát sinh, so sánh chi phí thực tế chi phí định mức, tìm hiểu nguyên nhân các sai lệch và đề ra giải pháp để sử dụng tối ưu nguồn lực của xí nghiệp. Cụ thể như sau: - Xác định chi phí định mức sản xuất sản phẩm, phân loại chi phí sản xuất theo từng khoản mục: nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. - Đo lường các khoản chí phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất. - Đánh giá sự biến động của chi phí sản xuất giữa thực tế và định mức. - Xác định nguyên nhân các biến động chi phí về lượng và giá, từ đó đề ra phương hướng giải quyết.
  • 10. 1.3. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết: dựa vào cơ sở lý thuyết kế toán chi phí, kế toán quản trị, kế toán tài chính. - Nghiên cứu thực tế: + Thu thập số liệu tại phòng kế toán của xí nghiệp + Phỏng vấn trực tiếp cán bộ xí nghiệp và quan sát quy trình sản xuất. + Tham khảo tài liệu từ nguồn: tạp chí, báo, internet… - Phân tích số liệu theo phương pháp: + Phương pháp thống kê: các số liệu được thống kê trong tháng để tiến hành so sánh và đánh giá. + Phương pháp so sánh, tổng hợp: so sánh số liệu thực tế và định mức để từ đó đưa ra kết luận. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này tập trung nghiên cứu những chi phí sản xuất sản phẩm, số liệu nghiên cứu một kỳ là tháng 03 năm 2008. Các sản phẩm của xí nghiệp gồm nhiều loại: cá tra fillet, cá điêu hồng, cá basa, tôm đông lạnh đóng gói, nhưng chỉ nghiên cứu phân tích biến động sản xuất sản phẩm cá tra fillet đông lạnh đóng gói.
  • 11. Chương 1: Tổng quan Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất 2.1.1. Khái niệm chi phí Trong mọi hoạt động của các doanh nghiệp đều phát sinh các hao phí, như nguyên liệu, tài sản cố định, sức lao động…. Biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí phát sinh nói trên gọi là chi phí, như chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân công… Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh một cách khách quan, nó luôn thay đổi trong quá trình tái sản xuất và gắn liền với sự đa dạng, phức tạp của từng loại hình sản xuất kinh doanh. 2.1.2. Phân loại chi phí 2.1.2.1. Phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí Toàn bộ chi phí được phân loại như sau: - Chi phí nguyên vật liệu: là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí nhân công: là tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) và các khoản phải trả khác cho công nhân viên chức trong kỳ. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: là phần giá trị hao mòn của tài sản cố định chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: các khoản tiền điện, tiền nước, điện thoại, thuê mặt bằng… - Chi phí khác bằng tiền: là những chi phí sản xuất kinh doanh khác chưa được phản ảnh trong các chi phí trên nhưng đã chi bằng tiền như chi tiếp khách, hội nghị… 2.1.2.2. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động Cách phân loại này căn cứ vào chức năng hoạt động mà chi phí phát sinh để phân loại. Toàn bộ chi phí được phân thành hai loại: (1) Chi phí sản xuất, (2) Chi phí ngoài sản xuất. (1) Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặc dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất được chia thành ba loại: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là biểu hiện bằng tiền những nguyên vật liệu chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm như: sắt, thép, gỗ, vải, sợi… và nguyên liệu có tác dụng phụ thuộc, nó kết hợp với nguyên liệu chính để sản xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lượng của sản phẩm, hoặc tạo ra màu sắc, mùi vị cho sản phẩm, hoặc rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm… SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 3
  • 12. Chương 1: Tổng quan - Chi phí nhân công trực tiếp: là tiền lương chính, phụ, các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) và các khoản phải trả khác cho công nhân. - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí để sản xuất ra sản phẩm nhưng không kể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng trong sản xuất và quản lý sản xuất, chi phí sửa chửa bảo trì, chi phí quản lý phân xưởng… (2) Chi phí ngoài sản xuất: là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và quản lý chung toàn doanh nghiệp. Bao gồm: - Chi phí bán hàng: là toàn bộ những chi phí phát sinh cần thiết để tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa; gồm các khoản chi phí như vận chuyển, bốc vác, bao bì, lương nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, khấu hao tài sản cố định và những chi phí liên quan đến dự trữ, bảo quản sản phẩm, hàng hóa,… - Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ những chi phí chi ra cho việc tổ chức và quản lý trong toàn doanh nghiệp. Đó là những chi phí hành chính, kế toán, quản lý chung… Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tóm tắt phân loại chi phí theo chức năng hoạt động Tổng chi phí Chi phí sản xuất Chi phí ngoài sản xuất Chi phí Chi phí Chi phí Chi phí NVL sản Chi phí quản lý NC trực trực xuất bán hàng doanh tiếp tiếp chung nghiệp Chi phí ban Chi phí đầu chuyển đổi 2.1.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh doanh - Chi phí sản phẩm: là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm hoặc mua hàng hóa. Đối với các sản phẩm sản xuất công nghiệp thì các chi phí này gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 4
  • 13. Chương 1: Tổng quan xuất chung. Đối với sản phẩm xây lắp thì chi phí sản phẩm bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. - Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và được tính hết thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh; bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài và trong kỳ không có hoặc ít có doanh thu thì chúng được tính thành phí tồn của kỳ sau để xác định kết quả kinh doanh. 2.1.2.4. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí - Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu chi phí và được hạch toán vào đối tượng có liên quan. Thông thường chi phí trực tiếp là những chi phí đơn giản nhất cấu tạo bởi một yếu tố như chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương,… - Chi phí gián tiếp: là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, do đó nó được phân bổ vào các đối tượng có liên quan theo tiêu thức nhất định. Chi phí gián tiếp thường là những chi phí tổng hợp của nhiều chi phí đơn nhất. 2.1.2.5. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí Gồm ba loại: (1) Biến phí, (2) Định phí, (3) Chi phí hỗn hợp. (1) Biến phí (chi phí khả biến): là chi phí mà tổng số của nó sẽ biến động khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Thông thường biến phí của một đơn vị hoạt động thì không đổi. Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động kinh doanh. Biến phí có phương trình biểu diễn như sau: y = ax Với y: Tổng biến phí a: Biến phí đơn vị x: Mức hoạt động Biến phí được chia thành hai loại: - Biến phí tỷ lệ (biến phí thực thụ): là những biến phí có sự biến động cùng tỷ lệ với mức độ hoạt động sản xuất kinh doanh. - Biến phí cấp bậc: là những loại chi phí không biến động liên tục so với sự biến động liên tục của mức độ hoạt động. Sự hoạt động phải đạt đến một mức độ nào đó mới dẫn đến sự biến động về chi phí. (2) Định phí (chi phí bất biến): là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Định phí có thể biểu diễn bằng phương trình sau: y=b Với y: Tổng định phí b: Hằng số SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 5
  • 14. Chương 1: Tổng quan Định phí có thể chia làm hai loại: - Định phí bắt buộc: là những chi phí có liên quan đến máy móc, thiết bị, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, quản lý… Những định phí này có hai đặc điểm: có bản chất lâu dài, không thể cắt giảm đến không cho dù mức độ hoạt động giảm xuống hoặc khi hoạt động sản xuất bị gián đoạn. Thuộc loại này gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, tiền lương nhân viên quản lý,… - Định phí tùy ý (định phí không bắt buộc): là những chi phí có thể thay đổi trong từng kỳ kế hoạch do nhà quản trị quyết định. Những định phí này có hai đặc điểm: có bản chất ngắn hạn, trong những trường hợp cần thiết người ta có thể cắt giảm chúng đi. Thuộc loại này gồm chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, nghiên cứu,… (3) Chi phí hỗn hợp: là chi phí bao gồm cả yếu tố biến phí và định phí. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện các đặc điểm của định phí. Thông thường ở mức độ hoạt động vượt quá căn bản, nó thể hiện đặc điểm của biến phí. Đặc điểm chi phí hỗn hợp: - Phần định phí của chi phí hỗn hợp thường phản ánh chi phí căn bản, tối thiểu để duy trì phục vụ và để giữ dịch vụ đó luôn luôn ở tình trạng sẵn sàng phục vụ. - Phần biến phí thường phản ảnh chi phí thực tế hoặc chi phí sử dụng vượt định mức. Phương trình của chi phí hỗn hợp: y = ax + b Với y: Chi phí hỗn hợp a: Biến phí đơn vị b: Tổng định phí cho mức hoạt động trong kỳ x: Số lượng đơn vị hoạt động Phân tích chi phí hỗn hợp là phải xác định được a và b, được thực hiện bằng ba phương pháp sau: - Phương pháp cực đại, cực tiểu - Phương pháp bình phương bé nhất - Phương pháp đồ thị phân tán SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 6
  • 15. Chương 1: Tổng quan Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tóm tắt phân loại theo cách ứng xử của chi phí Tổng chi phí Biến phí Chi phí hỗn hợp Định phí Biến phí Biến phí Phân tích CP Định phí Định phí tỷ lệ cấp bậc hỗn hợp bắt buộc tùy ý 2.2. Trình tự phân tích biến động chi phí sản xuất 2.2.1. Xác lập chỉ tiêu phân tích biến động Xác định chỉ tiêu phân tích là xác định rõ nội dung chi phí cần phân tích và biểu diễn chi phí bằng một biểu thức toán học chịu sự tác động của nhiều nhân tố, các nhân tố có mối quan hệ với nhau. Các chỉ tiêu được sử dụng phân tích là định mức chi phí và chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. 2.2.2. Xác định đối tượng phân tích biến động Đối tượng phân tích là chênh lệch của chỉ tiêu chi phí cần phân tích giữa kỳ thực tế so với định mức. Mức độ chênh = Chi phí thực tế - Chi phí định mức lệch chi phí Chi phí định mức điều chỉnh là chi phí định mức được điều chỉnh theo mức độ hoạt động thực tế, theo phương pháp lập định mức. Xét trên tổng thể thì định mức chi phí chính là dự toán chi phí của kỳ kế hoạch 2.2.3. Tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chi phí sản xuất kinh doanh Bằng các phương pháp nghiệp vụ kỹ thuật thích hợp, như phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn, …xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chi phí sản xuất kinh doanh. Chúng ta có thể thiết lập các bảng biểu phân SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 7
  • 16. Chương 1: Tổng quan tích thích hợp để hệ thống thông tin về sự tác động của các nhân tố, để thuận lợi hơn cho quá trình đánh giá. 2.2.4. Xác định nguyên nhân và giải pháp Quá trình tính toán, phân tích cần phải chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chi phí sản xuất kinh doanh theo chiều hướng thuận lợi hay bất lợi, các nguyên nhân chủ quan hay khách quan tác động đến chi phí, các nguyên nhân làm tiết kiệm hay lãng phí. Đồng thời phải chỉ rõ người có trách nhiệm giải thích nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch chi phí đó. Thông qua đó, đề ra các giải pháp thích hợp để quản lý và khai thác các khả năng tiềm tàng phát hiện được trong quá trình phân tích. 2.3. Định mức chi phí sản xuất 2.3.1. Khái niệm Định mức chi phí được xem là một thang điểm để đo lường việc thực hiện chi phí trong thực tế sản xuất kinh doanh. Định mức sẽ được xây dựng theo hai tiêu thức cơ bản: - Lượng định mức: có bao nhiêu số lượng của loại chi phí được sử dụng. - Giá định mức: đơn giá của các khoản mục chi phí được sử dụng. Định mức chi phí được xây dựng cụ thể cho từng loại sản phẩm được sản xuất trong kỳ. 2.3.2. Các loại định mức Định mức có khuynh hướng chia làm hai loại: định mức lý tưởng và định mức thực tế. - Định mức lý tưởng: là những định mức được xây dựng trong điều kiện những giả định tối ưu. - Định mức thực tế: được xây dựng trên cơ sở cho phép thời gian ngừng nghỉ hợp lý của máy móc và công nhân sản xuất, công nhân có trình độ tay nghề trung bình, …. 2.3.3. Các định mức chi phí sản xuất Định mức chi phí sản xuất bao gồm: (1) Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, (2) Định mức nhân công trực tiếp, (3) Định mức chi phí sản xuất chung. (1) Định mức chi phí nguyên liệu trực tiếp Định mức được xây dựng riêng biệt theo giá và lượng cho các yếu tố đầu vào. Định mức nguyên liệu trực tiếp là sự tổng hợp của định mức giá và lượng của nguyên liệu trực tiếp: - Định mức giá cho một đơn vị nguyên liệu trực tiếp phản ánh giá cuối cùng của một đơn vị nguyên liệu trực tiếp sau khi đã trừ đi mọi khoản chiết khấu. - Định mức lượng cho một đơn vị sản phẩm về nguyên liệu trực tiếp phản ánh số lượng nguyên liệu tiêu hao trong một đơn vị thành phẩm, có cho phép những hao hụt bình thường. SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 8
  • 17. Chương 1: Tổng quan Định mức chi phí một sản phẩm được tổng hợp từ định mức giá và lượng nguyên liệu trực tiếp, được xác định bằng công thức sau: Định mức chi phí Định mức giá Định mức lượng = x nguyên liệu trực tiếp nguyên liệu nguyên liệu (2) Định mức chi phí nhân công trực tiếp Định mức chi phí lao động trực tiếp cũng bao gồm định mức về giá của một đơn vị thời gian lao động trực tiếp với định mức lượng thời gian cần thiết để hoàn thành một đơn vị sản phẩm. - Định mức giá của một giờ lao động trực tiếp bao gồm không chỉ mức lương căn bản mà còn gồm cả các khoản phụ cấp lương và các khoản khác…. - Định mức lượng thời gian cho phép để hoàn thành một đơn vị sản phẩm là loại định mức khó xác định nhất. Định mức này có thể được xác định bằng cách đem chia công việc hoàn thành theo từng thao tác kỹ thuật, rồi kết hợp với bảng thời gian tiêu chuẩn của những thao tác kỹ thuật này để định thời gian tiêu chuẩn cho phép từng công việc hoặc xác định bằng cách theo dõi bấm giờ. Tuy nhiên, dù theo cách nào, nội dung của thời gian cho phép từng đơn vị sản phẩm cũng phải có thêm thời gian nghỉ ngơi, thời gian giải quyết các nhu cầu cá nhân, thời gian lau chùi máy (làm vệ sinh máy) và thời gian máy nghỉ. Định mức chi phí nhân công trực tiếp cho một sản phẩm được kết hợp từ định mức giá và lượng thời gian lao động trực tiếp: Định mức chi phí Định mức giá nhân Định mức lượng thời = x nhân công trực tiếp công trực tiếp gian lao động trực tiếp (3) Định mức chi phí sản xuất chung - Định mức biến phí sản xuất chung: cũng được xây dựng theo định mức giá và định mức lượng thời gian cho phép. Định mức giá phản ánh biến phí của đơn giá chi phí sản xuất chung phân bổ. Định mức thời gian phản ánh số giờ của hoạt động được chọn làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung cho một đơn vị sản phẩm. - Định mức định phí sản xuất chung: cũng được xây dựng tương tự như phần biến phí, sở dĩ chúng được tách riêng ra là nhằm giúp cho các quá trình phân tích chi phí sản xuất chung sau này. Do bản chất tác động của chi phí khác nhau nên khi phân tích cũng khác nhau dù các phương pháp xác định biến phí và định phí sản xuất chung tương tự nhau, đều dựa trên đơn giá sản xuất chung phân bổ và số giờ được chọn làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung. Sau khi xây dựng các định mức tiêu chuẩn cho từng loại chi phí, ta lập bảng tổng hợp các định mức chi phí. SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 9
  • 18. Chương 1: Tổng quan Bảng 2.1. Thẻ định mức chi phí Khoản mục CP Định mức lượng Định mức giá CP định mức Nguyên vật liệu trực tiếp Nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Cộng CP định mức 1 sản phẩm (giá thành đơn vị kế hoạch) 2.4. Phân tích biến động chi phí sản xuất 2.4.1. Mô hình chung Phần lớn các khoản chi phí sản xuất là những chi phí khả biến: nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và bộ phận chi phí sản xuất chung khả biến. Tất cả những loại chi phí này đều được phân chia thành hai yếu tố là lượng chi phí và giá chi phí nên chúng sẽ được phân tích theo một mô hình chung là phân chia thành hai loại biến động là biến động về lượng và biến động về giá. - Phân tích biến động chi phí sản xuất khả biến: so sánh kết quả giữa thực hiện với định mức các biến phí sản xuất. Xác định các nguyên nhân biến động trên hai mặt lượng và giá đã tác động như thế nào đến biến động chung. - Mô hình chung: Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tổng quát phân tích biến động chi phí sản xuất Lượng thực tế (x) giá Lượng định mức (x) giá Lượng thực tế (x) giá định mức định mức thực tế Biến động giá Biến động lượng Tổng biến động 2.4.2. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân tích theo hai loại biến động: (1) Biến động giá nguyên vật liệu và (2) Biến động lượng nguyên vật liệu, cụ thể như sau: (1) Biến động giá nguyên vật liệu SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 10
  • 19. Chương 1: Tổng quan Biến động giá nguyên vật liệu nêu lên sự khác nhau giữa số tiền đã trả cho một lượng nguyên liệu nhất định với số tiền đáng lẽ phải trả theo định mức cho số lượng nguyên liệu đó. Công thức như sau: Biến động giá = (Giá thực tế - Giá định mức) x Lượng thực tế (i) (2) Biến động lượng nguyên vật liệu Biến động khối lượng nguyên liệu nói lên sự khác nhau giữa khối lượng nguyên liệu sử dụng trong sản xuất với khối lượng đáng lẽ phải sử dụng theo định mức tiêu chuẩn đã lập cho dù biến động liên quan đến việc sử dụng vật chất của nguyên liệu, nó vẫn thường được xác định bằng tiền. Biến động lượng = (Lượng thực tế - Lượng định mức) x Giá định mức ( ii ) Sự tăng, giảm mức độ tiêu hao nguyên vật liệu thực tế so với định mức tiêu chuẩn để sản xuất sản phẩm phản ánh chênh lệch bất lợi hoặc thuận lợi, thể hiện sự lãng phí hoặc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Sự tăng, giảm mức độ tiêu hao nguyên vật liệu có thể do tác động bởi một hoặc nhiều nguyên nhân như sau: - Tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị, thế hệ của máy móc thiết bị. - Chất lượng của nguyên liệu sử dụng. - Trình độ tay nghề của người lao động. - Trình độ tổ chức, quản lý ở bộ phận sản xuất,… - Nếu giá cả nguyên vật liệu tăng, giảm do quan hệ cung, cầu, do sự biến động của nền kinh tế, do sự biến động của tỷ giá, do sự tác động của các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế của Nhà nước,… thì đây là sự tác động của các nhân tố khách quan. Sự tác động của các nhân tố này sẽ tạo nên những chênh lệch thuận lợi hoặc bất lợi đối với chi phí, không phản ánh sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí. - Nếu loại trừ sự ảnh hưởng của nhân tố khách quan, giá cả nguyên vật liệu tăng, giảm phản ánh sự lãng phí hoặc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu… Ví dụ: Sản phẩm A có định mức nguyên vật liệu cho một sản phẩm là 3kg và giá định mức là 4.000 đồng/kg. Trong kỳ doanh nghiệp mua tổng cộng 6.500 kg nguyên vật liệu với giá bình quân 3.800 đồng/kg (bao gồm cả chi phí liên quan đến việc thu mua) và sử dụng hết phần nguyên vật liệu này để sản xuất 2.000 sản phẩm A. Biến động chi phí như sau: Biến động giá = (3.800 – 4.000) x 6.500 = -1.300.000 Biến động lượng = (6.500 – 6.000) x 4.000 = +2.000.000 Tổng biến động = (-1.300.000 + 2.000.000) = +700.000 2.4.3. Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp Tương tự như khi phân tích sự biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, sự biến động chi phí nhân công trực tiếp bao gồm sự biến động giá lao động và biến động năng suất lao động. Công thức tính như sau: SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh (iii) 11
  • 20. Chương 1: Tổng quan Biến động giá = (Giá thực tế - Giá định mức) x Số giờ thực tế Biến động năng suất = (Số giờ thực tế - Số giờ định mức) x Giá định mức (iiii) Mức độ tăng, giảm của biến động này phụ thuộc vào những nguyên nhân sau: - Đơn giá tiền lương của các bậc thợ cá biệt tăng (điều này thì không thường xảy ra) - Sự thay đổi về cơ cấu lao động, tiền lương bình quân tăng lên khi cơ cấu lao động thay đổi theo hướng gia tăng tỉ trọng công nhân bậc cao và giảm tỉ trọng công nhân bậc thấp tính trên tổng số giờ lao động được sử dụng (nguyên nhân thường xảy ra). - Năng suất lao động cá biệt của từng bậc thợ - Tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị - Chất lượng của nguyên liệu sử dụng - Các biện pháp quản lý sản xuất tại phân xưởng - Cách thức trả lương cho công nhân… Ví dụ: Sản phẩm A có định mức lao động cho một sản phẩm là 2,5 giờ và đơn giá bình quân 1 giờ lao động là 14.000 đồng/giờ. Giả sử trong kỳ công ty đã sử dụng 4.500 giờ lao động trực tiếp và thời gian lao động này là 64.350.000 đồng. Đơn giá lao động thực tế = 64.350.000 / 4.500 = 14.300 đồng/giờ Biến động giá lao động = (14.300 – 14.000) x 4.500 = +1.350.000 Biến động năng suất = (4.500 – 5.000) x 14.000 = -7.000.000 Tổng biến động = +1.350.000 – 7.000.000 = -5.650.000 2.4.4. Phân tích biến động của chi phí sản xuất chung - Chi phí sản xuất chung là chi phí phức tạp trong tính toán và phân tích: + Chi phí sản xuất chung là chi phí gián tiếp và được tính vào giá thành sản phẩm thông qua các phương pháp phân bổ + Chi phí sản xuất chung bao gồm rất nhiều loại chi phí khác nhau về tính chất nên khó có thể đưa ra phương pháp phân tích cụ thể + Chi phí sản xuất chung gồm cả những chi phí có tính khả biến và những chi phí có tính bất biến. - Kế hoạch linh hoạt: + Kế hoạch tĩnh: thể hiện tổng chi phí theo một mức độ hoạt động cụ thể. + Kế hoạch linh hoạt: dự kiến chi phí trong phạm vi từ mức độ hoạt động tối thiểu đến mức độ hoạt động tối đa SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 12
  • 21. Chương 1: Tổng quan + Kế hoạch tương xứng với mức độ hoạt động thực tế này được gọi là kế hoạch điều chỉnh theo sản lượng thực tế + Kế hoạch linh hoạt chính: là một sự hoạch định về lợi nhuận. Nó có dạng như một báo cáo kết quả kinh doanh được trình bày theo phương pháp đảm phí. 2.4.4.1. Phân tích biến động chi phí sản xuất chung khả biến Biến động chi phí sản xuất chung cũng được chia làm hai loại biến động là biến động giá và biến động năng suất.Công thức tính biến động tương tự như biến động nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp. Trong chi phí sản xuất chung khả biến có nhiều mục nên thông thường ta lập một bảng tính toán tổng hợp các biến động và gọi là báo cáo thực hiện chi phí sản xuất chung khả biến. Bảng 2.2. Mẫu báo cáo thực hiện chi phí sản xuất chung khả biến Số giờ thực tế: x giờ Số giờ định mức theo sản lượng thực tế: xx giờ Chi phí SXC Đơn giá CP thực CP định CP định Phân tích khả biến tế theo số mức theo mức theo tổng biến giờ thực số giờ số giờ động tế thực tế định mức Giá Giá BĐ BĐ định thực giá năng mức tế suất Lao động phụ Dầu mở Động lực… Cộng 2.4.4.2. Phân tích biến động chi phí sản xuất chung bất biến Các chi phí bất biến là những chi phí không thay đổi cùng những thay đổi của các mức độ hoạt động. Điều này dẫn đến một khác biệt rất căn bản so với chi phí khả biến là: đối với chi phí khả biến thì nói một cách lý thuyết, đơn giá sẽ không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi, trong khi đơn giá chi phí bất biến sẽ giảm đi nếu mức độ hoạt động tăng lên. Vì vậy, cần phải có một phương pháp tiếp cận khác hơn để nghiên cứu sự biến động của loại chi phí này. Các biến động chi phí sản xuất chung bất biến được phân tích như sau: (1) Biến động kế hoạch: Các chi phí sản xuất chung bất biến được trình bày như sau SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 13
  • 22. Chương 1: Tổng quan Bảng 2.3. Mẫu phân tích biến động chi phí sản xuất chung bất biến CP thực tế CP định mức BĐ chi phí Chi phí SXC bất biến theo số giờ theo số giờ thực tế so với thực tế thực tế kế hoạch Lương quản lý phân xưởng Khấu hao TSCĐ Bảo hiểm… Cộng (2) Biến động lượng: biến động lượng phản ánh tình hình sử dụng máy móc thiết bị so với số giờ máy tối ưu. Công thức: Biến động (Tổng số giờ Tổng số giờ định mức Đơn giá chi phí = - x lượng kế hoạch tĩnh theo sản lượng thực tế) SXC bất biến 2.5. Ý nghĩa của phân tích biến động chi phí sản xuất Nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá tình hình quản lý sử dụng các loại chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Qua đó giúp nhà quản lý kiểm soát tốt chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.6. Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế như sau: - Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành và kết cấu giá thành sản phẩm thích hợp với từng loại hình doanh nghiệp. - Tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí - Tổng hợp chi phí sản xuất - Tính tổng giá thành, giá thành đơn vị từng sản phẩm. Công thức tính tổng giá thành và giá thành đơn vị: Tổng giá Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản Các khoản thành thực = xuất dở + xuất phát - xuất dở dang - làm giảm tế sản phẩm dang đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ giá thành Tổng giá thành thực tế sản phẩm Giá thành thực tế = đơn vị sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 14
  • 23. Chương 1: Tổng quan SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 15
  • 24.
  • 25. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp 3.1.1. Lịch sử hình thành Xí nghiệp xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang được thành lập theo quyết định số 528/QĐ-UB ngày 02/11/1992 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. Xí nghiệp thành lập trên cơ sở sát nhập của ba xí nghiệp là: xí nghiệp chăn nuôi, xí nghiệp xuất nhập khẩu nông thủy hải sản, xí nghiệp khai thác chế biến lâm sản. Xí nghiệp xuất nhập khẩu nông thủy hải sản An Giang là một doanh nghiệp nhà nước, hiện nay hoạt động với - Tên gọi: Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang quyết định thành lập số 69/QĐ-UB ngày 29/01/1996. - Tên giao dịch: AnGiang AFIEX. CO - Tên tiếng Anh là: ANGIANG AGRICULTURE AND FOODS IMPORT EXPORT COMPANY. - Trụ sở chính tại: 34-36 Hai Bà Trưng, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Hiện nay, công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang có các xí nghiệp như: xí nghiiệp xuất khẩu lương thực, xí nghiệp thức ăn gia xúc, xí nghiệp bột mì, xí nghiệp đông lạnh thủy sản, xí nghiệp xây dựng chế biến lâm sản, xí nghiệp chăn nuôi. Xí nghiệp đông lạnh thủy sản (AFIEX SEAFOOD) là một trong các xí nghiệp được thành lập từ công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang, chính thức hoạt động vào tháng 03/2001, địa chỉ: Quốc lộ 91, Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Xí nghiệp đông lạnh thủy sản có khoảng 700 công nhân tay nghề cao, chuyên chế biến các mặt hàng thủy hải sản tươi đông lạnh: chủ yếu là cá basa, cá tra bè đông lạnh nguyên con, Fillet đông lạnh (không xương, không da), cắt khúc đông lạnh, quy cách đóng gói theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, xí nghiệp còn chế biến theo yêu cầu của đơn đặt hàng như: các loại cá nước ngọt, tôm càng xanh, các loại cá biển, các loại nhiễm thể giáp xác (ghẹ, mực, bạch tuộc…), với máy móc tiên tiến của Mỹ và Châu Âu. Xí nghiệp đã xây dựng và áp dụng chương trình kiểm tra chất lượng sản phẩm HACCP ngay từ đầu, đảm bảo tốt nhất các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp trong chế biến (theo tiêu chuẩn GMB) và luôn đặt chất lượng lên hàng đầu. Tổng nguồn vốn kinh doanh của xí nghiệp khoảng 60 tỷ đồng, trong đó vốn cố định là 40 tỷ đồng và vốn lưu động là 20 tỷ đồng. Với nguồn vốn trên xí nghiệp liên tục phát triển và mang lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất, giữ vững uy tín cho thương hiệu, quan hệ kinh doanh tốt với nhiều nước trên thế giới. Với quan điểm “Cách tốt nhất để cạnh tranh và phát triển là phải đảm bảo lợi ích khách hàng”, chính quan điểm này giúp xí nghiệp tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước. Cũng vì thế mà xí nghiệp đã phát triển mối quan hệ mua bán với hơn 30 quốc gia trên thế giới. Hiện nay, sản phẩm của xí nghiệp được xuất khẩu sang thị trường SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 15
  • 26. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Châu Âu, Mỹ, Singapore, Hông Kông, Nhật, Tiểu vương quốc Ả Rập và trong tương lai xí nghiệp ngày càng mở rộng hơn. 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp  Chức năng hoạt động: - Xí nghiệp xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoạch về thu mua sản xuất, chế biến xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giữa vững uy tín, đáp ứng nhu cầu hàng hóa ngày càng cao của xã hội. - Quản lý sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, tạo nguồn vốn ngày càng lớn mạnh. Nghiên cứu áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các dây chuyền trong sản xuất, luôn nâng cao chất lượng sản phẩm. - Thực hiện tốt chính sách lương bổng, khen thưởng đối với cán bộ công nhân viên, phân phối hợp lý theo lao động và nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên. - Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản chung và hướng đến lợi ích chung của toàn xã hội.  Nhiệm vụ: - Xí nghiệp nhận và sử dụng vốn có hiệu quả, phát triển được nguồn vốn nhà nước giao, nhận và sử dụng tài nguyên đất đai, các nguồn lực khác của Nhà nước giao một cách hợp lý. - Hoạt động đúng ngành nghề đăng ký, chịu trách nhiệm trước nhà nước về kết quả sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp phải xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường và nhiệm vụ được giao. - Xí nghiệp thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán định kỳ theo qui định của nhà nước. Thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước khác. 3.2. Tổ chức quản lý tại xí nghiệp Nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và quản lý việc sản xuất của xí nghiệp một cách đạt hiệu quả. Xí nghiệp thiết lập bộ máy tổ chức quản lý theo cơ cấu như sau SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 16
  • 27. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức quản lý của xí nghiệp Ban Giám Đốc P. Quản lý P. Kế hoạch P. Tổ chức P. Kế toán tài chất lượng kinh doanh hành chánh chính Phòng kiểm vi Ban Ban điều hành Tổ cơ điện sinh thu mua phân xưởng lạnh Tổ tiếp Đội 1 Đội 2 Đội 3 Đội 4 Tổ thành nhận Fillet Rửa cá Sửa cá Fillet phẩm - Ban giám đốc: là người có thẩm quyền cao nhất, phụ trách chung và đại diện về mặt pháp lý của xí nghiệp, đồng thời là người ra quyết định cuối cùng. Trực tiếp chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm lớn nhất về mọi hoạt động kinh doanh của xí nghiệp trước tổng công ty và Ủy ban nhân dân tỉnh. - Phòng tổ chức hành chánh: sắp xếp và quản lý nhân sự, thực hiện công tác hậu cần, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, đảm bảo các chính sách đối với người lao động. Thường xuyên kiểm tra công tác hành chánh, thực hiện tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất. Quản lý điều động phương tiện chuyên chở đến các điểm thu mua và đưa nhân viên đi công tác xa. - Phòng kế hoạch kinh doanh: là bộ phận quan trọng trong việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, quan hệ khách hàng, xử lý thông tin qua mạng, lập kế hoạch và cung ứng nguyên vật liệu trong sản xuất, quản lý tồn kho, giao nhận hàng xuất khẩu và nội địa. - Phòng kế toán tài chính: quản lý công tác kế toán, tổ chức hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, xây dựng kế hoạch tài chính và hoàn thành quyết toán. Lập các báo cáo, tích cực thu hồi nợ không để thất thoát tài sản của xí nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết cho việc ra quyết định. - Phòng quản lý chất lượng: kiểm soát chất lượng sản phẩm, vận hành HACCP và GMP, nghiên cứu quy trình sản xuất và các mặt hàng mới cho thị trường. - Phòng kiểm vi sinh: kiểm tra chất lượng mẫu cá từ khâu nguyên liệu đến hoàn thành sản phẩm, bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 17
  • 28. Chương 2: Cơ sở lý thuyết - Ban thu mua: thực hiện thu mua cá, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất được thường xuyên và liên tục. - Ban điều hành phân xưởng: tổ chức thực hiện sản xuất, bố trí lao động hợp lý nhằm khai thác tối đa nguồn lực sản xuất. - Tổ cơ điện lạnh: tổ chức thực hiện việc vận hành máy móc thiết bị trong sản xuất, sửa chửa, bảo trì và báo cáo kịp thời các máy móc thiết bị hư hỏng lên cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời. 3.3. Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây của xí nghiệp Qua ba năm 2005, 2006, 2007 tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp ngày càng ổn định, tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Để đánh giá một cách tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh của xí nghiệp, cần phân tích từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng 3.1. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005-2006-2007 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm Năm Năm CHỈ TIÊU 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 +/- % +/- % * Tổng doanh thu 160.42 217.76 276.50 57.34 36% 58.735 27% 6 8 3 2 * Các khoản giảm trừ 1.023 1.205 133 182 18% (1.072 (89%) ) 1. Doanh thu thuần 159.40 216.56 276.37 57.16 36% 59.807 28% 3 3 0 0 2. Giá vốn hàng bán 141.96 186.18 239.52 44.22 31% 53.339 29% 4 4 3 0 3. Lợi nhuận gộp 17.439 30.379 36.847 12.94 74% 6.468 21% 0 4. Doanh thu tài chính 615 534 15 (81) (13%) (519) (97%) 5. Chi phí tài chính 4.479 5.000 6.816 521 12% 1.816 36% 6. Chi phí bán hàng 13.069 24.913 26.960 11.84 91% 2.047 8% 4 7. Chi phí QLDN - - - - - 8. Lợi nhuận từ HĐKD 506 1.000 3.086 494 98% 2.086 209% 9. Thu nhập khác 15 78 15 63 420% 10. Chi phí khác 13 83 13 70 538% 11. Lợi nhuận khác 0 2 (5) 2 (7) (350%) 12. Tổng LNTT 506 1.002 3.081 496 98% 2.079 207% 13. Thuế TNDN - - - - - 14. Lợi nhuận sau thuế 506 1.002 3.081 496 98% 2.079 207% SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 18
  • 29. Chương 2: Cơ sở lý thuyết (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp cho thấy tình hình hoạt động của xí nghiệp ngày càng phát triển, lợi nhuận của xí nghiệp tăng qua các năm 2005, 2006, 2007. Ta thấy lợi nhuận năm 2006 cao gần gấp đôi năm 2005 là 496 triệu đồng (98%), năm 2007 cao hơn rất nhiều so với năm 2006 là 2.079 triệu đồng (207%). Với mức lợi nhuận hiện tại trên 3 tỷ đồng thì ta có thể đánh giá xí nghiệp sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Giá vốn hàng bán cũng tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng không nhanh bằng tốc độ tăng doanh thu. Do đó, xí nghiệp vẫn có lợi nhuận mặc dù giá vốn hàng bán tăng khá nhanh. Biểu đồ 3.1. Biểu đồ doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận 300.000 250.000 200.000 150.000 100.000 50.000 - Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu Giá vốn hàng bán Lợi nhuận trước thuế Rõ ràng từ biểu đồ ta nhận thấy doanh thu và giá vốn hàng bán luôn tăng trong ba năm, nhưng tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn giá vốn hàng bán. Nhưng ta có thể nhận xét rằng, doanh thu tăng nhanh nhiều hơn giá vốn hàng bán nên xí nghiệp vẫn có lợi nhuận. 3.4. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của xí nghiệp 3.4.1. Thuận lợi Xí nghiệp luôn được sự quan tâm chỉ đạo của tổng công ty và các cơ quan ngành nghề ủng hộ, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho xí nghiệp hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, xí nghiệp còn có những thuận lợi về: (1) Thị trường: Việt Nam đã mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia trên thế giới, không ngừng phát triển mối quan hệ thân thiện với nhiều nước nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Đây chính là cơ hội tốt cho tất cả các doanh nghiệp ngành thủy sản nói chung và xí nghiệp nói riêng. SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 19
  • 30. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Ban lãnh đạo của xí nghiệp đã nhận định được tầm quan trọng của việc tìm kiếm và mở rộng thị trường nên đã có sự đầu tư hợp lý. Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan ban ngành liên quan, xí nghiệp đã nhanh chóng chuyển hướng thị trường sang các nước Châu Âu, thị trường ngoài Mỹ, từng bước phát triển thị trường nội địa. Các chương trình tiếp thị, tham dự hội chợ quốc tế giúp xí nghiệp tiếp cận được các thị trường tiềm năng ở Châu Âu (hiện chiếm 50% sản lượng xuất khẩu). Xí nghiệp đã được nhận giấy phép EU DL 184 tạo điều kiện xuất khẩu sang khu vực Châu Âu. (2) Nguồn cung ứng nguyên liệu: xí nghiệp có thể chủ động thu gom các nguồn nguyên liệu một cách hiệu quả cao, xí nghiệp nằm cạnh trung tâm các làng bè lớn của tỉnh. Nhờ vị trí thuận lợi xí nghiệp có thể giảm được chi phí vận chuyển, nguồn nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cho xí nghiệp. Nguồn nguyên liệu ngày càng có chất lượng, giảm lượng cá mỡ vàng, giảm cá bệnh và chất kháng sinh do các nông dân áp dụng được kỹ thuật vào chăn nuôi. (3) Nguồn nhân lực: sử dụng nguồn lao động dồi dào tại địa phương, đội ngũ công nhân viên lành nghề và nhiệt tình trong công việc, giúp xí nghiệp ngày càng phát triển. (4) Về quản lý và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm: những năm qua xí nghiệp đạt các tiêu chuẩn ISO 9001:2000 về quản lý chất lượng sản phẩm, EU code DL 184 về đạt tiêu chuẩn xuất khẩu hàng sang EU, được cơ quan Surefish Mỹ cấp chứng nhận HACCP phù hợp tiêu chuẩn USED. Xí nghiệp được cộng đồng hồi giáo thành phố Hồ Chí Minh cấp chứng nhận HALAL về sản xuất chế biến thực phẩm phù hợp tiêu chuẩn luật hồi giáo, để cung cấp cho người đạo hồi trong và ngoài nước. Xí nghiệp được sự giúp đỡ của Sở khoa học - công nghệ An Giang và SEAQIP về việc áp dụng, tổ chức thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn trong sản xuất chế biến thủy sản. 3.4.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi, xí nghiệp cũng gặp một số khó khăn: - Thị trường luôn có sự cạnh tranh gây gắt giữa cách doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì vậy, để tồn tại và phát triển xí nghiệp cần tìm mọi giải pháp giúp kinh doanh đạt hiệu quả tối ưu. - Vốn tự có của xí nghiệp còn hạn chế, chủ yếu sử dụng vốn vay nên hàng năm trả lãi vay với con số không nhỏ. - Việc dự đoán xu hướng và chuyển biến của thị trường thường gặp khó khăn do chưa có bộ phận chuyên môn đảm nhận công việc này. - Xí nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu nằm tại An Giang, khi giao hàng vận chuyển lên cảng Sài Gòn cho nên phải chịu thêm một khoản chi phí. - Nguồn nguyên liệu không ổn định do thời tiết thay đổi và dịch bệnh, giá nguyên liệu thời gian gần đây có nhiều biến động lên xuống bất thường, gây ảnh hưởng đến sản xuất của xí nghiệp. 3.4.3. Phương hướng phát triển Xí nghiệp có các phương hướng phát triển sau: SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 20
  • 31. Chương 2: Cơ sở lý thuyết - Chuẩn bị từng bước cho việc cổ phần hóa vào năm 2009 - Tận dụng nguồn lực có sẵn gia tăng sản xuất, nghiên cứu đa dạng hóa các mặt hàng thủy hải sản, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. 3.5. Tổ chức công tác kế toán tại xí nghiệp 3.5.1.Tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán Kế toán TSCĐ Kế toán Kế toán vật tư và XDCB công nợ kho Kế toán tiền Thủ quỹ mặt - Kế toán trưởng: do Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm theo đề xuất của ban giám đốc. Kế toán trưởng giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tổ chức bộ máy kế toán, chế độ tài chính doanh nghiệp, cố vấn giám đốc trong lĩnh vực tài chính, sử dụng vốn… nhằm đạt hiệu quả cao. Đồng thời là người xử lý cuối cùng về công tác tổng kế toán, có trách nhiệm trong báo cáo quyết toán của đơn vị và là người thay mặt ban giám đốc giám sát các hoạt động tài chính theo đúng chế độ của Nhà nước và xí nghiệp. - Kế toán tổng hợp: theo dõi các nghiệp vụ kế toán tổng hợp, tình hình bán hàng, các khoản công nợ phải thu và phải trả. Hàng tháng kiểm tra, đối chiếu số liệu để lặp báo cáo tài chính trình kế toán trưởng duyệt. - Kế toán vật tư: có trách nhiệm mở tài khoản chi tiết theo dõi tình hình biến động và số liệu vật tư các loại, kiểm tra tình hình cung ứng và sử dụng vật tư về số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách, định mức tiêu hao. Tính toán giá vật tư thực tế so sánh với kế hoạch. - Kế toán tài sản cố định và xây dựng cơ bản: quản lý tình hình biến động về tài sản cố định, tình hình hao mòn và trích khấu hao, kiểm tra tình hình tăng giảm và khấu hao tài sản cố định. SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 21
  • 32. Chương 2: Cơ sở lý thuyết - Kế toán công nợ: có trách nhiệm mở các tài khoản chi tiết theo dõi tình hình biến động các khoản công nợ bên trong và bên ngoài của xí nghiệp theo từng đối tượng. - Kế toán kho: có trách nhiệm theo dõi, quản lý kho và xem xét tình hình xuất nhập kho của xí nghiệp. - Kế toán tiền mặt: quản lý các khoản thu chi và theo dõi biến động đồng Việt Nam và ngoại tệ các loại, ngân phiếu thanh toán và các chứng từ có giá xí nghiệp đang quản lý. - Thủ quỹ: theo dõi tình hình biến động về số liệu tiền mặt (đồng Việt Nam và ngoại tệ), có trách nhiệm quản lý tiền mặt thu chi qua quỹ của xí nghiệp. 3.5.2. Hình thức tổ chức kế toán tại xí nghiệp Xí nghiệp có quy mô tương đối lớn, trong thực tế luôn có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh phong phú và đa dạng. Do xuất phát từ công tác kế toán kết hợp với yêu cầu quản lý, xí nghiệp lựa chọn hình thức “Chứng từ ghi sổ” để áp dụng. Xí nghiệp thực hiện công tác kế toán trên máy theo các phần mềm được viết riêng, do vậy trình tự hạch toán và các loại sổ sách sử dụng có những đặc điểm riêng. Xí nghiệp áp dụng kế toán tài chính là chủ yếu, kế toán quản trị thông thường không được áp dụng trực tiếp, nhưng mỗi kế toán viên sẽ được phân công đảm nhiệm phần kế toán tài chính nào thì nhận luôn nhiệm vụ kế toán quản trị phần đó. Tất cả các hóa đơn, chứng từ gốc đều tập trung một lần trên máy, sau đó số liệu sẽ được máy tự động chuyển vào các báo cáo liên quan. Cuối kỳ, truy xuất đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính lưu trữ theo qui định. Đơn vị kế toán tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng. Niên độ kế toán từ 01/01 đến 31/12 hàng năm, đơn vị sử dụng tiền tệ là Việt Nam đồng. Nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác là hạch toán theo tỷ giá thực tế, điều chỉnh chênh lệch cuối kỳ.  Chứng từ kế toán gồm: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn bán háng, phiếu thu, phiếu chi, lệnh xuất kho, bộ chứng từ xuất nhập khẩu, giấy báo của ngân hàng…  Sổ sách kế toán: sổ cái tổng hợp, sổ thu chi tiền mặt, sổ theo dõi công nợ, sổ theo dõi tạm ứng, sổ chi tiết theo dõi vật tư, thành phẩm, hàng hóa, sổ theo dõi tài sản cố định, sổ theo dõi công cụ lao động và các sổ chi tiết khác được lập theo yêu cầu quản lý tại xí nghiệp (sổ theo dõi chi phí, sổ theo dõi tiền lương).  Báo cáo kế toán: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính được trình bày như sau: SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 22
  • 33. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Sơ đồ 3.3. Sơ đồ hình thức kế toán trên máy vi tính Chứng từ kế toán Sổ kế toán - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết PHẦN MỀM KẾ TOÁN (Máy vi tính) Bảng tổng hợp Báo cáo tài chính chứng từ kế toán cùng loại Chú thích: Ghi hàng ngày Ghi vào cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra  Trình tự ghi sổ: - Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp, và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. - Cuối kỳ, kế toán thực hiện các thao tác cộng sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác in báo cáo tài chính theo qui định. Cuối kỳ, sổ kế toán tổng hợp và sổ chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo qui định về sổ ghi kế toán bằng tay. SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 23
  • 34. Chương 3: Giới thiệu khái quát về xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX Chương 4: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX 4.1. Đặc điểm tổ chức quy trình sản xuất sản phẩm của xí nghiệp Việc tổ chức sản xuất tại xí nghiệp được thực hiện khá đơn giản, thời gian thực hiện tương đối ngắn. Quy trình sản xuất được thể hiện như sau: Sơ đồ 4.1. Quy trình sản xuất sản phẩm của xí nghiệp Tiếp nhận Phân loại Cắt Rửa Phi nguyên liệu sơ bộ tiết cá lần 1 lê Nhập kho Rửa bảo quản lần 2 Đóng Lạng gói da Cấp Sửa đông cá Chờ Rửa đông lần 3 Xếp Cân Rửa Phân Kiểm ký khuôn trọng lượng lần 4 cở loại sinh trùng Quy trình sản xuất cá Fillet tại xí nghiệp được thực hiện qua những công đoạn sau: - Công đoạn 1. Tiếp nhận nguyên liệu: cá tra sống được vận chuyển đến xí nghiệp từ vùng nuôi bằng ghe, đục. Sau đó được tiếp nhận và chuyển qua công đoạn phân loại sơ bộ. - Công đoạn 2. Phân loại sơ bộ: loại bỏ cá không đạt trọng lượng (trọng lượng cá phải lớn hơn 0,5kg/con) và cá bệnh, cá chết. - Công đoạn 3. Cắt tiết cá: dùng dao Inox nhọn cắt vào yết hầu cá nhằm giết chết cá và bỏ bớt máu. SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 24
  • 35. Chương 3: Giới thiệu khái quát về xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX - Công đoạn 4. Rửa lần 1: từ khi tiếp nhận cá, phân loại sơ bộ đến cắt tiết cá, lần lượt được chuyển qua ba hồ nước rửa ở nhiệt độ 20 – 250C, có nồng độ chlorine: 5 – 10ppm và 0,5 – 1ppm, tần suất thay nước 30 lần/phút. - Công đoạn 5. Phi lê: công nhân fillet cá bằng dao Inox, lốc lấy hai miếng thịt ở hai bên thân cá và loại bỏ nội tạng, đầu, xương sống, đuôi. Khi lốc cá không cho phép sót xương trong thịt cá. - Công đoạn 6. Rửa lần 2: Miếng fillet được rửa qua ba hồ nước chảy liên tục để rửa sạch máu và loại bỏ các tạp chất còn sót trong quá trình fillet cá. Nhiệt độ nước rửa ở 0 – 50C, nồng độ chlorine: 5 – 10ppm và 0,5 – 1ppm, tần suất thay nước 6 rỗ/lần. - Công đoạn 7. Lạng da: công nhân dùng dao Inox hay đưa vào máy lạng da loại bỏ da hoàn toàn khỏi miếng fillet, bắt buộc không được sót da trên miếng fillet. - Công đoạn 8. Sửa cá: loại bỏ hoàn toàn mở, xương và phần thịt đỏ của miếng fillet bằng dao Inox. - Công đoạn 9. Rửa lần 3: miếng fillet sau khi sửa sẽ được rửa lần lượt qua ba hồ nước ở nhiệt độ 0 – 50C, nồng độ chlorine: 5 – 10ppm và 0,5 – 1ppm, để loại sạch hoàn hoàn những phần thịt vụn và mở còn lại dính trên miếng cá fillet. Tần suất thay nước 10 rỗ/lần. - Công đoạn 10. Kiểm tra ký sinh trùng: kiểm tra ký sinh trùng bằng bàn coi ký sinh trùng do kỹ thuật viên phụ trách thực hiện, miếng cá fillet có ký sinh trùng sẽ bị loại bỏ. - Công đoạn 11. Phân cở loại: thông số kỷ thuật trong công đoạn này không cho phép phân sai cở và loại. Các miếng cá fillet được phân cở theo size, phân loại theo màu sắc, hình dáng và kỹ thuật chế biến. - Công đoạn 12. Rửa lần 4: rỗ cá fillet sau khi phân cở, loại sẽ được rửa qua ba hồ nước chảy tràn để làm sạch miếng cá fillet, loại bỏ tạp chất và loại trừ vi sinh vật đến mức tốt nhất. Nước rửa ở nhiệt độ 0 – 50C, nồng độ chlorine: 3 – 5ppm và 0,5 – 1ppm, tần suất thay nước 10 rỗ/lần. - Công đoạn 13. Cân: cân điện tử được vệ sinh sạch trước khi cân cá, cá fillet được cân trọng lượng tịnh và lượng phụ trội. - Công đoạn 14. Xếp khuôn: cá fillet được xếp khuôn đúng cở, loại và xếp khuôn theo dạng đông block hoặc sơ mi block, mỗi lớp cá cách nhau một lớp PE và được gói lại bằng bao PE lớn 74x74cm trong khuôn nhôm 26x55cm. Nếu cá đông 1QF/1WP sẽ được xếp trực tiếp lên băng chuyền của hệ thống đông IQF. - Công đoạn 15. Chờ đông: chỉ thực hiện chờ đông khi chưa đủ mẻ để chạy tủ, hoặc các tủ đã chạy hết. Kho chờ đông luôn được vệ sinh sạch sẽ và ở nhiệt độ 0 – 50C, việc chờ đông thực hiện chế độ hàng vào trước ra trước và thời gian chờ ≤ 3 giờ. - Công đoạn 16. Cấp đông: đông block ở nhiệt độ là -400C đến -450C, thời gian đông ≤ 2 giờ, vệ sinh tủ sạch sẽ trước khi đông. Đông IQF băng chuyền thì nhiệt độ ở -400C đến -450C và thời gian đông là 15 phút. Quy cách thành phẩm kiểm tra thường xuyên nhiệt độ cấp đông. - Công đoạn 17. Đóng gói/ghi nhãn: các block cá hay bao PE chứa cá cùng cở loại được cho vào thùng carton theo đúng trọng lượng qui định. Ghi nhãn sản SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 25
  • 36. Chương 3: Giới thiệu khái quát về xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX phẩm trên thùng carton với đầy đủ thông tin theo quy định, quy cách thành phẩm kiểm tra trước khi nạp dây. - Công đoạn 18. Bảo quản: thành phẩm sau khi đóng gói xong nhanh chóng đưa vào kho lạnh bảo quản. Thành phẩm vào kho xếp hàng đúng qui định, hạn chế mở cửa kho để ổn định nhiệt độ, quy cách thành phẩm thường xuyên kiểm tra nhiệt độ kho, nhiệt độ ổn định -230C ± 2, thời gian ≤ 24 tháng. Các công đoạn sản xuất cá Fillet chủ yếu sử dụng lao động thủ công hơn là sử dụng máy móc. Chỉ đến công đoạn lạng da cá, đông lạnh cá mới sử dụng máy lạng da, băng chuyền và tủ đông. 4.2. Xác định định mức chi phí sản xuất sản phẩm Xây dựng định mức chi phí sản xuất được căn cứ vào số liệu thống kê về số lượng các yếu tố đầu vào ở các kỳ trước để sản xuất một sản phẩm. Căn cứ vào định mức tiêu hao, các biện pháp quản lý sử dụng để xây dựng định mức lượng. Căn cứ vào mức độ biến động giá các kỳ trước, tình hình thị trường… để xây dựng định mức giá. Định mức chi phí sản xuất tại xí nghiệp được xây dựng qua nhiều giai đoạn. Ban đầu phòng sản xuất thiết lập định mức cơ sở dựa vào kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, tình hình tiêu hao nguyên liệu, mức độ biến động giá…. Phòng kế toán kiểm tra lại định mức cơ sở và bổ sung thêm thông tin chi phí vào định mức này. Định mức cơ sở được trình lên ban giám đốc, ban giám đốc xem xét đến xu hướng và ra quyết định xây dựng định mức sản xuất cho xí nghiệp. Định mức chi phí sản xuất sẽ được thay đổi, điều chỉnh phù hợp qua các năm. Dựa vào các yếu tố trên, xí nghiệp xây dựng định mức chi phí sản xuất sản phẩm cá tra Fillet đông lạnh đóng gói như sau: Bảng 4.1. Bảng định mức chi phí sản xuất sản phẩm cá tra Fillet đông lạnh đóng gói của xí nghiệp – Năm 2008 Khoản mục chi phí Định mức lượng Định mức giá Chi phí định mức Nguyên vật liệu trực tiếp 2,7 kg/sp 14.200 đ/kg 38.340 đ/sp Nhân công trực tiếp 2 giờ/sp 2.300 đ/giờ 4.600 đ/sp Chi phí sản xuất chung - - 4.122 đ/sp Cộng chi phí định mức 1 sản phẩm (giá thành đơn vị kế hoạch) 47.062 đ/sp (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) (Ghi chú: 1 sản phẩm tương đương 1kg cá thành phẩm) Định mức nguyên vật liệu trực tiếp trên là định mức nguyên liệu chính (cá sống nguyên con), các loại vật liệu phụ xí nghiệp không xây dựng định mức chi phí. Từ bảng định mức trên cho thấy, cứ 2,7 kg cá nguyên liệu thì chế biến ra 1 kg cá thành phẩm, định mức giá nguyên liệu đã bao gồm chi phí thu mua và trừ các khoản chiết khấu. Định mức giá trên sẽ thay đổi hàng năm vì giá cá luôn biến động theo thị trường, việc thay đổi này sẽ căn cứ vào khả năng dự báo giá của xí nghiệp. Số giờ chế biến ra 1 kg cá thành phẩm là 2 giờ, định mức đơn giá lao động là 2.300 đồng/giờ. Do đặc điểm riêng của xí nghiệp chủ yếu sử dụng lao động thủ công hơn việc sử dụng máy móc, công cụ dụng cụ chủ yếu là dao Inox, khuôn nhôm. Cho nên xí nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 26
  • 37. Chương 3: Giới thiệu khái quát về xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX không xây dựng định mức chi phí sản xuất chung, chỉ đề ra kế hoạch thực hiện chi phí sản xuất chung cho từng tháng. Định mức chi phí sản xuất chung ở trên là định mức kế hoạch trong tháng 03 năm 2008. Với định mức chi phí sản xuất sản phẩm đã xây dựng, ta tiến hành tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, so sánh thực tế và định mức, tìm hiểu nguyên nhân biến động và đề ra một số giải pháp. 4.3. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4.3.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại xí nghiệp gồm tất cả chi phí về: nguyên liệu chính là cá nguyên con, vật liệu phụ là các loại hóa chất, chi phí bao bì. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tổ chức theo dõi riêng cho từng sản phẩm xí nghiệp sản xuất trong tháng. Chứng từ sử dụng là phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và các số liệu khác thu thập tại phòng kế toán tài chính. Xí nghiệp theo dõi chi phí nguyên liệu trực tiếp trên tài khoản 621 và được theo dõi riêng cho từng loại sản phẩm. Trong kỳ xí nghiệp sản xuất được 402.320 kg fillet thành phẩm, các loại sản phẩm cụ thể như sau: Bảng 4.2. Bảng khối lượng cá Fillet thành phẩm được sản xuất trong tháng 03 – 2008 Khối lượng Sản phẩm Tỷ lệ % (kg) Cá tra fillet đông lạnh đóng gói 253.500 63% Cá basa fillet đông lạnh đóng gói 65.150 16% Cá điêu hồng fillet đông lạnh đóng gói 44.850 11% Tôm đông lạnh đóng gói 38.820 10% Tổng 402.320 100% (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Qua bảng khối lượng cá fillet thành phẩm trong kỳ đã phần nào giải thích vì sao đề tài chỉ chọn phân tích sản phẩm cá tra fillet đông lạnh đóng gói. Cá tra fillet chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thành phẩm, đến cá basa, cá điêu hồng và cuối cùng là tôm. Trước khi phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, ta cần xác định được giá thực tế của cá tra và khối lượng thực tế xuất dùng cho sản xuất. Dựa vào phiếu thu mua cá để tổng hợp giá thực tế thu mua, dựa vào phiếu xuất kho để tổng hợp khối lượng cá dùng cho sản xuất trong kỳ. - Tổng hợp về giá: mỗi ngày trong tháng ban thu mua đều đi thu mua nguyên liệu. Giá cá mua mỗi đợt khác nhau, cần tính toán được đơn giá cá tra bình quân. Cho nên ta phân tích từ bảng tổng hợp giá và khối lượng cá tra mua trong kỳ. Bảng 4.3. Bảng tổng hợp giá và khối lượng cá tra thu mua trong tháng 03 -2008 Đơn vị tính: Ngàn đồng SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 27
  • 38. Chương 3: Giới thiệu khái quát về xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX Khối lượng Ngày Giá mua Thành tiền (kg) 01/03 73.880 14,3 1.056.484 04/03 47.500 14,2 674.500 06/03 48.200 14,1 679.620 08/03 48.510 14,0 679.140 10/03 72.400 14,0 1.013.600 13/03 72.000 14,0 1.008.000 17/03 49.020 14,0 686.280 19/03 24.200 13,8 333.960 20/03 24.100 13,8 332.580 21/03 72.690 13,7 995.853 24/03 23.700 13,6 322.320 26/03 81.100 13,6 1.102.960 29/03 27.300 13,7 374.010 31/03 25.500 13,8 351.900 Tổng 690.100 9.611.207 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Do xí nghiệp sản xuất thực phẩm tươi sống nên cá tra nguyên liệu mua về đưa ngay lên xưởng không qua nhập kho nguyên vật liệu. Công nhân phải làm hết lượng cá mua trong ngày để bảo đảm tính tươi sống của cá. Chính vì đặc điểm này mà cá tra nguyên liệu không có tồn kho cuối kỳ. Giá cá xuất dùng cho sản xuất được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ, không có trị giá tồn đầu kỳ. Giá cá bình quân ( bao gồm chi phí thu mua) như sau: 9.611.207.000 Đơn giá cá tra bình quân = = 13.927 đồng/kg 690.100 - Tổng hợp về lượng: từ đơn giá bình quân 13.927 đồng/kg kết hợp với khối lượng nguyên liệu chính xuất kho từ phiếu xuất kho, ta tổng hợp chi phí nguyên liệu chính thực tế xuất dùng cho sản xuất. Mỗi ngày đều có cá lên xưởng, nếu ngày nào không có cá công nhân sẽ được nghỉ. Do đó bảng tổng hợp khối lượng cá tra xuất dùng cho sản xuất cụ thể như sau: Bảng 4.4. Bảng khối lượng cá tra xuất dùng cho sản xuất trong tháng 03 – 2008 Đơn vị tính: Ngàn đồng SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 28
  • 39. Chương 3: Giới thiệu khái quát về xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX Ngày Diễn giải Khối lượng (kg) Số tiền SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 29
  • 40. Chương 3: Giới thiệu khái quát về xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX 01/03 Xuất nguyên liệu chính 24.800 345.396 02/03 Xuất nguyên liệu chính 24.500 341.218 03/03 Xuất nguyên liệu chính 24.580 342.332 04/03 Xuất nguyên liệu chính 23.900 332.862 05/03 Xuất nguyên liệu chính 23.600 328.684 06/03 Xuất nguyên liệu chính 24.000 334.254 07/03 Xuất nguyên liệu chính 24.200 337.040 08/03 Xuất nguyên liệu chính 24.210 337.179 09/03 Xuất nguyên liệu chính 24.300 338.433 10/03 Xuất nguyên liệu chính 24.000 334.254 11/03 Xuất nguyên liệu chính 23.800 331.469 12/03 Xuất nguyên liệu chính 24.600 342.611 13/03 Xuất nguyên liệu chính 24.000 334.254 14/03 Xuất nguyên liệu chính 24.400 339.825 15/03 Xuất nguyên liệu chính 23.600 328.684 17/03 Xuất nguyên liệu chính 24.570 342.193 18/03 Xuất nguyên liệu chính 24.450 340.522 19/03 Xuất nguyên liệu chính 24.200 337.040 20/03 Xuất nguyên liệu chính 24.100 335.647 21/03 Xuất nguyên liệu chính 24.370 339.408 22/03 Xuất nguyên liệu chính 23.820 331.748 23/03 Xuất nguyên liệu chính 24.500 341.218 24/03 Xuất nguyên liệu chính 23.700 330.076 26/03 Xuất nguyên liệu chính 27.200 378.822 27/03 Xuất nguyên liệu chính 27.400 381.607 28/03 Xuất nguyên liệu chính 26.500 369.071 29/03 Xuất nguyên liệu chính 27.300 380.214 31/03 Xuất nguyên liệu chính 25.500 355.145 Tổng cộng 690.100 9.611.207 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Tất cả cá tra nguyên liệu mua trong kỳ được sử dụng hết để sản xuất 253.500 kg cá tra fillet đông lạnh đóng gói. Dựa vào sự tổng hợp về giá và lượng nguyên liệu chính cùng với các chi phí nguyên vật liệu phụ ta có được tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ. Bảng 4.5. Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tháng 03 – 2008 tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX Đơn vị tính: Ngàn đồng SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 30
  • 41. Chương 3: Giới thiệu khái quát về xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX Khoản mục chi phí Số tiền Nguyên liệu chính 9.611.207 Bao bì 324.448 Vất liệu phụ - Hóa chất 286.165 Tổng chi phí 10.221.820 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Từ bảng tổng hợp chi phí trên ta có thể thấy được khoản mục chi phí nguyên liệu chính là nhiều nhất, vật liệu phụ và bao bì chiếm không lớn so với tổng chi phí. Chúng ta có thể thông qua biểu đồ tỷ trọng các khoản mục chi phí, nhằm thấy được khả năng ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí, tiến hành phân tích biến động theo khoản mục chi phí nguyên liệu trực tiếp được chính xác hơn. Biểu đồ 4.1. Biểu đồ thể hiện tỷ trọng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 3% 3% Nguyên liệu chính Bao bì Vất liệu phụ - Hóa chất 94% Rõ ràng, từ biểu đồ trên thì vật liệu phụ - hóa chất và bao bì chiếm trọng tỷ rất thấp so với nguyên liệu chính. Như vậy ta chỉ cần phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo khoản mục chi phí nguyên liệu chính (cá tra nguyên con) là đã cho thấy mức độ biến động nguyên vật liệu trực tiếp. 4.3.2. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trong phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu có hai loại biến động là: (1) Biến động giá và (2) Biến động lượng. Cụ thể phân tích như sau: (1) Phân tích biến động giá: trước khi phân tích cần tổng lại giá định mức, giá thực tế và lượng thực tế. Căn cứ vào bảng định mức (bảng 4.1) và chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong tháng 03 để tổng hợp. - Giá cá tra định mức: 14.200 đồng/kg - Giá cá tra thực tế (giá cá tra bình quân): 13.927 đồng/kg - Lượng cá tra thực tế: 690.100 kg SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh 31