SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 48
Downloaden Sie, um offline zu lesen
TƯ HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA (VILACAED)

Những thửa ruộng bậc thang ở Hoàng Su
Phì, tỉnh Hà Giang đã được công nhận là
di tích Quốc Gia
2

XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM:

ĐỘT PHÁ MỚI - SỨC MẠNH MỚI

Nguyễn Thị Hồng Ánh

Tiếp tục giữ vững vị thế “đầu tầu
kinh tế đất nước” như tin tưởng, giao
phó của Lãnh đạo Đảng, Chính phủ
và nhân dân - Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam - Petrovietnam (PVN)
đã mừng Đảng, mừng Xuân mới,
mừng đất nước đổi mới bằng thành
tích rất ấn tượng: Hoàn thành vượt
mức kế hoạch sản lượng khai thác
của toàn PVN, đạt 16,71 triệu tấn
dầu (kế hoạch đăng ký Chính phủ
là 16 triệu tấn) và 9,75 tỷ m3 khí
(kế hoạch đăng ký là 9,2 tỷ m3) vào đúng ngày cuối cùng của năm
cũ 2013, chạm sang khoảnh khắc
năm mới Giáp Ngọ-2014…

* Những bước tiến vững vàng.

Trong bối cảnh năm 2013 vẫn rất
nhiều gian khó - Thì kết quả SXKD năm
2013 của PVN thật sự là một tin vui lớn.
Rõ ràng là, với nỗ lực mọi mặt không mệt
mỏi của các đơn vị, các nhà thầu cùng toàn
thể cán bộ công nhân viên trong công việc
cùng tinh thần: “Quyết tâm cao, Hành
động đúng, Giải pháp hay, Về đích sớm”
- PVN đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch
Chính phủ giao phó, giữ vững vai trò, vị
thế đầu tầu kinh tế đất nước, góp phần
không nhỏ trong việc gia tăng nguồn thu
cho đất nước. Đây là nguồn động viên tinh
thần, là động lực lớn cho người lao động
dầu khí đang ngày đêm bám biển để tiếp
tục phấn đấu vì mục tiêu kế hoạch khai
thác dầu khí năm tới 2014 và những năm
tiếp theo. Đây là năm thứ 5 liên tiếp PVN
hoàn thành kế hoạch khai thác dầu khí
trước thời hạn.
2013, đất nước tiếp tục phát triển trong

một năm muôn vàn cam khó - Ngành dầu
khí cũng không ngoại lệ trong việc phải đối
mặt với rất nhiều thách thức - Dù thế, kết
quả SXKD năm 2013, đã cho thấy- Người
lao động ngành dầu khí đã tiếp tục, không
những giữ vững mà còn phát huy đấy
sáng tạo và hiệu quả truyền thống tốt đẹp
qua mấy chục năm xây dựng và trưởng
thành của ngành- Thực hiện được, một
cách xuất sắc nhất, trách nhiệm nhất, trí
tệ nhất tâm nguyện mong muốn của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, lúc sinh thời. Cũng như
mong muốn, tin tưởng của Đảng, Chính
phủ và nhân dân. Rõ ràng là quyết tâm,
chủ động, nỗ lực vượt khó vươn lên trong
thách thức; việc biết tận dụng mọi cơ hội
trong mọi khó khăn, mọi mặt, từ quản lý
khai thác đến triệt để áp dụng nhiều giải
pháp tích cực, để đưa nhiều giếng mới, mỏ
mới, công trình mới vào khai thác đúng và
vượt kế hoạch như mỏ Hải Sư Trắng vào
19/5/2013, mỏ Hải Sư Đen vào 19/6/2013,
mỏ Thỏ Trắng 29/6/2013, mỏ Dorado
20/11/2013, mỏ Pirana 25/12/2013 (Lô
67 – Peru), đặc biệt là mỏ khí Hải Thạch Mộc Tinh, công trình trọng điểm Quốc gia
(đã được đưa vào khai thác từ 06/9/2013).
Những cố gắng toàn diện và sáng tạo của
CBCNV trong toàn PVN, đã tạo ra những
đột phá mới, mang lại sức mạnh, thành
công cho năm 2013, góp phần không nhỏ
trong việc thực hiện kế hoạch chiến lược 5
năm của PVN giai đoạn 2011-2015. Đồng
thời, việc hoạt động dầu khí giai đoạn
2011-2013 vừa qua vẫn tiếp tục phát triển
và vẫn đảm bảo là mục tiêu thu hút cho
các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt những
năm qua đã được lan rộng trong tất cả các
khâu từ thượng nguồn đến trung nguồn
và hạ nguồn cũng như các khâu thương
mại và dịch vụ Dầu khí…PVN đã đảm

bảo, một cách tuyệt vời, trách nhiệm và
hiệu quả nhất cho chiến lược an ninh năng
lượng, an ninh lương thực của nước ta…

* Thông điệp trên thế mạnh.

Là một trong không nhiều Tập đoàn
kinh tế mạnh của đất nước trong suốt
những năm qua đến nay - PVN - Với phát
triển bền vững và kết quả sản xuất kinh
doanh ấn tượng qua từng năm, năm sau
tăng trưởng cao hơn năm trước, đã, đang
giữ vai trò thật sự quan trọng trong phát
triển kinh tế quốc dân. Đồng thời, qua
hoạt động toàn diện cũng như kết quả
SXKH, đã thể hiện một cách thuyết phục
năng lực cạnh tranh tầm khu vực và quốc
tế. Điều đáng ghi nhận khác là PVN đã rất
sáng tạo trong việc, biết phối hợp để phát
huy thế mạnh tổng hợp, vừa đầu tư phát
triển bằng việc sử dụng tối ưu các nguồn
lực sẵn có, tập trung vào các lĩnh vực sản
xuất kinh doanh chính (cũng là thế mạnh
tiềm tàng mang tính truyền thống chính)
như: Tìm kiếm thăm dò và khai thác Dầu
khí, chế biến và kinh doanh các sản phẩm
dầu khí, công nghiệp khí, công nghiệp

điện và các dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Vừa
bảo đảm thực hiện hiệu quả mục tiêu: Coi
trọng phát triển bền vững với bảo vệ môi
trường sinh thái, bảo đảm an ninh quốc
phòng, góp phần tăng cường sức mạnh
bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
Thực tế, với sự nghiêm túc và sáng
tạo trong thực hiện Mô hình thí điểm
Tập đoàn, đến nay- PVN đã tích luỹ được
nhiều kinh nghiệm về quản lý và điều
hành trên cơ sở hội nhập kinh tế quốc tế.
Đồng thời, với kết luận 41 của Bộ Chính
trị, Luật Doanh nghiệp, Luật Dầu khí
được Quốc hội thông qua, với Điều lệ tổ
chức và hoạt động cũng như Quy chế Tài
chính được Thủ tướng ban hành - PVN
cũng đã xây dựng được một tập thể lãnh
đạo và người lao động đoàn kết, trí tuệ,
chung sức đồng lòng, dám nghĩ, dám làm
và dám chịu trách nhiệm. Đặc biệt đào
tạo, bổ sung được nhiều cán bộ trẻ có
năng lực, cùng đội ngũ cán bộ khoa học
kỹ thuật công nghệ và quản lý, công nhân
xem tiếp bài trang 33...
(Thaáng 1 + 2/2014) Söë 55 + 56 + 57 + 58

3

XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

Chúc mừng năm mới
Xuân Giáp Ngọ
2014

…Dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát
cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ LIÊM.
Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất
kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì.
Mỗi người phải nhận rằng tham lam là một điều rất xấu
hổ, kẻ tham lam là có tội với nước, với dân.
Cán bộ thi đua thực hành liêm khiết, thì sẽ gây nên tính
liêm khiết trong nhân dân.
Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giầu
về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh
tiến bộ.
(Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 5, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội-2000. Trang 1322-1323)

TRƯƠNG TẤN SANG
Chủ tịch
Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ

VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA

Mạnh Khỏe
Hạnh Phúc
Thành Công & An Khang
Thịnh Vượng
CHỦ TỊCH

Phương Hữu Việt

THÔØI BAÙO

Trụ sở:
Tầng 7 Số 65 - Văn Miếu

Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011
Q. Tổng Biên tập: L i Thanh Bình.
* Văn phòng Ban biên tập: Tầng 03, Cung Triển lãm Quy hoạch Quốc gia, phố Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội;
Điện thoại: 08049573 - 08049574 - 08049575 * Fax: 08049575. Trình bày: Duy Thành.
* Văn phòng Đ i diện ph a Nam: Tại TP. Hồ Chí Minh: Số 21/3A1, đường TA 16, phường Thới An, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.66577378 * Fax: 080.3816684
* Văn phòng Đ i diện t i khu vực Bắc Trung b : Tại Nghệ An: 20 Đường Trường Thi - TP. Vinh * ĐT: 0383847540 - 0913273696.
T i Hà Tĩnh: Sở Kế hoạch & Đầu tư - Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh - TP. Hà Tĩnh * ĐT: 0904050657.
* Tài khoản: 0521101078008. Ngân hàng TMCP Quân ðội * In tại Công ty CP In Trần Hưng.
Giá bán tại Việt Nam: 45.800đ
4
NĂM 2013:

XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

THỜI CUỘC THEO DÒNG MÊ KÔNG
TRUNG QUỐC.

Kinh tế tăng trưởng. Quyết tâm chống
tham nhũng
* Hội nghị TƯ 3 Đảng Cộng sản
Trung Quốc diễn ra từ 09-12/11/2013 đã
có những cải cách tích cực. Trước đó, hồi
tháng 3, Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn
quốc (Quốc hội) Trung Quốc khóa 12 đã
khai mạc kỳ họp thứ nhất tại Đại lễ đường
Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, bắt đầu giai
đoạn cuối của cuộc chuyển giao quyền lực
10 năm mới có một lần của Trung Quốc.
* Trung Quốc cũng thể hiện quyết tâm
cao trong thực hiện tiết kiệm và chống
tham nhũng, bằng việc Lãnh đạo Trung
Quốc đã đưa ra quy định không tiếp đón
sang trọng tại sân bay và nhà ga, không
có những bữa tiệc sang trọng ở khách
sạn, không hoa tiếp đón, không quà tặng
đắt tiền...dành cho đại biểu về dự hai kỳ
họp Quốc hội và Hội nghị chính trị hiệp
thương nhân dân Trung Quốc năm 2013
(theo Tân Hoa Xã). Đặc biệt, bằng việc đã
đưa ra xét xử một số quan chức, thậm chí
cấp cao có liên quan đến tham nhũng.
* Phát biểu tại một cuộc hội thảo về
kinh tế toàn cầu do Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF) tổ chức tại Đại học George Washington ngày 10/10, Phó Thống đốc Ngân
hàng TƯ Trung Quốc Yi Gang cho rằng
kinh tế Trung Quốc dự kiến tăng trưởng
vượt mức 7,5% trong năm 2013. Số liệu
kinh tế quý III/2013 cho thấy kinh tế
Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh và các
vấn đề liên quan đến lĩnh vực ngân hàng
cũng như công cụ quản lý tài chính cấp
địa phương đang trong tầm kiểm soát. Dù
thế, Trung Quốc rất cần sự ổn định của
kinh tế toàn cầu, bao gồm sự phục hồi
vững vàng của các nền kinh tế phát triển
và các nền kinh tế đang nổi khác có quan
hệ mật thiết với kinh tế Trung Quốc...
	

VIỆT NAM:

Ngoại giao Việt Nam chủ động tích cực
hội nhập Quốc Tế. Trúng cử Hội đồng
Nhân quyền LHQ. Quốc hội thông các
dự Luật quan trọng: Hiến pháp sửa đổi
và Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.
* Quan hệ với các nước trên thế giới,
đặc biệt với Lào-Campuchia và Myanmar, Trung Quốc…được nâng lên một
tầm mới, bằng dấu mốc các chuyến thăm
cấp Quốc gia của Lãnh đạo Việt Nam
với các nước và ngược lại. Đặc biệt, các
chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao hai
nước Việt Nam và Trung Quốc tới hai
nước: Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang
đã thăm cấp Nhà nước, nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa và Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội chợ, Hội
nghị Thượng đỉnh Đầu tư-Thương mại
ASEAN-Trung Quốc lần thứ 10 tại TP.

Sông MêKông là con sông vĩ đại, đứng hàng Topten thế giới (Thứ
7 Châu Á, thứ 12 thế giới về độ dài (4880 km); Thứ 10 thế giới
về lưu lượng nước, với khoảng 475 triệu m3/năm, lưu lượng trung
bình 13.200 M3/S, vào mùa lũ, có thể đạt tới 30.000 m3/S (Lưu vực
khoảng 795.000 km2.). Bắt nguồn từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải Trung Quốc, băng qua Tây Tạng, chảy suốt chiều dài tỉnh Vân Nam,
chảy qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, rồi qua Việt Nam, đổ
ra biển Đông. Tại Đồng Bằng Nam Bộ đổ ra 9 cửa, vì thế còn có tên
gọi là Sông Cửu Long (Cửu Long Giang, Sông chín rồng).
Năm 2013 là một năm nhiều biến động trên thế giới. Các nước
lưu vực Mêkông không nằm ngoài vận động chung của toàn cầu.
Theo dòng Mêkông - Báo Thời báo Mêkông xin điểm lại một số sự
kiện chính trên lãnh thổ một số nước mà dòng Đại Trường Giang này
chảy qua

Nam Ninh (Trung Quốc). …Lãnh đạo
hai nước đã nhìn lại quá trình phát triển
quan hệ Việt-Trung, nhất trí cho rằng tình
hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung quý
báu của nhân dân hai nước, khẳng định
sẽ tuân theo các nhận thức chung quan
trọng mà Lãnh đạo hai nước đã đạt được
trong những năm qua về phát triển quan
hệ hữu nghị Việt-Trung, tiếp tục kiên trì
phương châm “Láng giềng hữu nghị, hợp
tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới
tương lai” và tinh thần “Láng giềng tốt,
bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, không
ngừng tăng cường tin cậy chiến lược, làm
sâu sắc thêm hợp tác cùng có lợi trên các
lĩnh vực…
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc
Cường cũng đã có chuyến thăm chính
thức Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã
trao đổi về tình hình quan hệ hai nước
thời gian qua, về các biện pháp củng cố
hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam Trung Quốc, trong đó có việc nỗ lực xây
dựng đường biên giới chung hòa bình, ổn
định, tăng cường phối hợp tại các diễn đàn
quốc tế và khu vực, góp phần duy trì hòa
bình, ổn định và thịnh vượng của thế giới.
Hai bên nhất trí thực hiện đầy đủ, hiệu
quả "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên
ở Biển Đông" (DOC), tăng cường tin cậy,
thúc đẩy hợp tác, cùng nhau duy trì hòa

bình, ổn định ở Biển Đông, theo tinh thần
và nguyên tắc của DOC, trên cơ sở đồng
thuận, nỗ lực hướng tới thông qua "Bộ
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông" (COC)…
*Quan hệ kinh tế, thương mại, đầu
tư Việt Nam- Lào-Campuchia phát triển
mạnh mẽ. Quan hệ hữu nghị và hợp tác
toàn diện Việt Nam-Lào-Campuchia
ngày càng được củng cố và phát triển sâu
rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho
nhân dân hai nước. Đặc biệt quan hệ kinh
tế, thương mại và đầu tư giữa ba nước đã
có những bước phát triển mạnh mẽ, góp
phần vào sự phát triển của mỗi nước.
Theo thống nhất giữa Lãnh đạo ba nước,
các bên sẽ tiếp tục cùng nhau phối hợp,
chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương tăng
cường quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực,
vì lợi ích chung của ba nước…
* Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân
quyền LHQ, với số phiếu rất cao là thành
công to lớn của nước ta. Vì điều này thể
hiện sự tín nhiệm mà đông đảo các Quốc
gia thành viên LHQ dành cho Việt Nam,
cho thấy sự ghi nhận, đánh giá cao của
cộng đồng quốc tế đối với chính sách, nỗ
lực và thành tựu của Việt Nam trong công
cuộc đổi mới toàn diện, trong đó có việc
xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy
dân chủ và bảo đảm ngày càng tốt hơn các
quyền của người dân…
* Việt Nam tiếp tục giữ vị trí tiên phong

về cải tổ LHQ. Tại cuộc họp đánh giá hoạt
động hằng năm (ngày 22/11), đại diện
Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc
(LHQ) khẳng định cam kết tiếp tục cùng
nỗ lực hợp tác để Việt Nam giữ vững vị trí
tiên phong về cải tổ LHQ. Thực tế trong
suốt 5 năm qua, quyết tâm mạnh mẽ và sự
chủ động của Chính phủ Việt Nam trong
toàn bộ quá trình cải tổ LHQ cùng tính
sở hữu quốc gia rõ nét trong chương trình
nghị sự phát triển của LHQ tại Việt Nam
là những thành tố quyết định đối với sự
thành công của sáng kiến này. Việt Nam
luôn đóng vai trò tích cực trong đánh giá
về các bài học kinh nghiệm thực hiện thí
điểm sáng kiến “Thống nhất hành động”.
* Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa
đổi, với số phiếu cao. Theo đánh giá, dự
thảo lần này đã “thể hiện được ý Đảng,
lòng dân”. Hiến pháp sửa đổi quy định,
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam do nhân dân làm chủ. Quyền lực
Nhà nước là thống nhất, có sự phân công,
phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà
nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp. Đảng Cộng
sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân
dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát
của nhân dân, chịu trách nhiệm trước
nhân dân về những quyết định của mình.
Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều
bị nghiêm trị…
Đồng thời, Dự thảo Luật Đất đai sửa
đổi cũng đã được QH thông qua ngày
29/11/2013, với tỷ lệ cao. Theo Luật Đất
đai sửa đổi, Nhà nước quyết định thu hồi
đất trong các trường hợp vì mục đích quốc
phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội
vì lợi ích quốc gia, công cộng; do vi phạm
pháp luật về đất đai; do chấm dứt việc sử
dụng đất theo pháp luật, tự nguyện, có
nguy cơ đe dọa tính mạng con người…
* Vấn đề chống tham nhũng được
toàn Đảng, toàn dân đặt quyết tâm cao,
bằng việc các vụ đại án tham nhũng đã
được điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm
minh. Đồng thời các giải pháp để chống
tham nhũng hiệu quả tiếp tục được đặt ra
và triển khai thực hiện.
* Đại thi hào Nguyễn Du được UNESCO vinh danh là Danh nhân Văn hoá Thế
giới (15/11). Sau Nguyễn Trãi, đây là danh
nhân văn hoá thế giới thứ 2 của Việt Nam.
* Lễ hội tưởng niệm các nạn nhân tai
nạn giao thông lần thứ hai tổ chức tại chùa
Bái Đính, Ninh Bình, thu hút hơn mười
nghìn người là phật tử, người thân của các
nạn nhân tai nạn giao thông tham dự...
* Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự
SEA GAMES 27-Myanmar với tinh thần
nỗ lực hết mình vì “màu cờ sắc áo” của
tổ quốc, đã mang vinh quang về cho đất
nước, bằng kết quả đạt 73 Huy chương
Vàng, 86 Huy chương Bạc và 86 Huy
chương Đồng.
XUÂN GIÁP NGỌ - 2014
LÀO:

Tiếp tục hội nhập và Phát triển.
* Dư âm thắng lợi của Hội nghị cấp
cao ASEP-7 và ASEM-9, Hội nghị tầm
cỡ thế giới lần đầu tiên do Lào đăng cai,
thành công rất tốt đẹp còn vang mãi sang
năm 2013. Đặc biệt, sự kiện CHDCND
Lào chính thức gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới vào cuối năm 2012…Đã trở
thành nguồn cổ vũ, động viên, nâng cao
hơn nữa tinh thần yêu nước, yêu chế độ
mới của toàn dân, nâng cao vai trò vị thế
của Lào trong khu vực và quốc tế, tạo sự
tin cậy với các nước. Đó là những cơ hội
mới để Lào tiến bước ra thế giới và là động
lực khiến nước Lào phát triển bền vững
và giữ được nhịp điệu tăng trưởng kinh
tế vững vàng. Nền kinh tế quốc dân phát
triển liên tục, cơ bản ổn định, GDP bình
quân 3 năm đạt 8,2 %, thu nhập bình quân
đầu người đạt khoảng 1.500 USD/năm
(niên khóa 2012-2013), tỷ lệ lạm phát
trong mức độ kiểm soát được. Lĩnh vực
Công nghiệp, chủ yếu là năng lượng và
mỏ phát triển tương đối nhanh, đạt trung
bình 13,7%, chiếm 30,3% trong cơ cấu
kinh tế quốc gia, góp phần tạo thu nhập
và phát triển địa phương hơn trước. Đồng
thời, đã phát triển mạng lưới điện về vùng
nông thôn, vùng sâu vùng xa ( 85% tổng
số hộ gia đình đã có điện sử dụng), vượt
kế hoạch 5 năm đề ra…
Đồng thời, công tác xóa nghèo và tổ
chức thực hiện 9 mục tiêu phát triển thiên
niên kỷ (MDGs), được triển khai tích cực,
kết quả cho thấy Lào sẽ đạt được phần lớn
các chỉ tiêu đặt ra. Năm 2013, theo dự báo
tăng trưởng kinh tế Lào đạt mức 8,1%.
Viện Nghiên cứu Kinh tế Lào cũng đưa
ra dự báo cho giai đoạn năm 2013-2014
và giai đoạn 2014-2015, kinh tế Lào sẽ đạt
mức tăng trưởng 8,2%...
* Tháng 7-2013, tại cửa khẩu Thanh
Thuỷ, hai nước Lào và Việt Nam đã hoàn
thành công tác tăng dày và tôn tạo mốc
biên giới Việt - Lào trên toàn tuyến dài
2067 km. Thủ tướng hai nước đã chứng
kiến. Đây là một thắng lợi lớn của tình
hữu nghị và công cuộc bảo vệ toàn vẹn
lãnh thổ của hai nước.
	

* CAMPUCHIA:

Tăng trưởng Kinh tế Ổn định
* Nằm ở Tây Nam bán đảo Đông
Dương, phía Tây và Tây Bắc giáp Thái
Lan (2.100 km), phía Đông giáp Việt Nam
(1.137km), phía Đông Bắc giáp Lào (492
km), phía Nam giáp biển (400 km). Sông
ngòi: tập trung trong 3 lưu vực chính
(Tônlê Thom, Tônlê Sap và Vịnh Thái
Lan). Đồng bằng chiếm 1/2 diện tích tập

trung ở hướng Nam và Đông Nam, còn
lại là núi, đồi bao quanh đất nước. Người
Khmer (90%), gồm nhiều loại như Khmer
giữa (tiếng Khmer là Khmer Kandal),
Khmer Thượng (Khmer Loeur) và Khmer
Hạ (Khmer Krom). Các dân tộc thiểu số:
Người Mã Lai, Chàm, Lào, Miến Điện,
Việt Nam, Thái Lan, Hoa (10%)…Và thủ
đô là Phnôm Pênh (Phnom Penh) với
các tỉnh, TP. lớn: Bắt-đom-boong (Battambang), Kom-pông Chàm (Kompong
Cham), Xi-ha-núc Vin (Sihanouk Ville),
Xiêm Riệp (Seam Reap)…
* Được sự đồng ý của Quốc vương
CPC Norodom Sihamoni, Đảng CCP đã
lập Chính phủ mới do ông Hun Sen được
bầu lại làm Thủ tướng, ông Chia Xim là
Chủ tịch quốc hội. Quốc hội mới của CPC
họp phiên khai mạc ngày 23-9-2013.
* Dù có những ý kiến quan ngại về việc
các nhà đầu tư sẽ giảm các hoạt động, mở
rộng kinh doanh tại Campuchia, nhưng
thực tế cho thấy, với mức tăng trưởng
kinh tế ổn định khoảng 7% trong suốt
thập niên qua, “Đất nước Chùa Tháp” vẫn
là điểm đến đầu tư hấp dẫn với nhiều nhà
đầu tư nước ngoài...
Trong dự báo sơ bộ do Bộ Kinh tế và
Tài chính Campuchia đưa ra hồi tháng
7/2013, có nhận định kinh tế Campuchia
có thể đạt mức tăng trưởng 7,6% trong
năm 2013, nhờ sự trợ lực tích cực của
xuất khẩu hàng dệt may, nông nghiệp, du
lịch và xây dựng. Theo Bộ này, GDP của
Campuchia có thể đạt khoảng 15,19 tỷ
USD và GDP bình quân trên đầu người
vào khoảng 1.036 USD trong năm 2013.
Ngành công nghiệp dự kiến tăng trưởng
9%, dịch vụ tăng 9%, bất động sản tăng
11%, ngành tài chính tăng 12%, lĩnh vực
nhà hàng và khách sạn tăng khoảng 14%,
nhưng nông nghiệp chỉ tăng 4%...
* Quốc vụ khanh Bộ Thương mại
Campuchia, ông Kem Sithan cho biết (tại
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Campuchia 2013 diễn ra vào tháng 11/2013 tại
Đảo Kim cương, thủ đô Phnom Penh),
trong ba năm qua thương mại song
phương giữa Campuchia và Việt Nam tiếp
tục duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ. Năm
2012, kim ngạch thương mại hai nước đạt
khoảng 3,3 tỷ USD và năm 2013, khoảng
3,5 tỉ USD...

MYANMAR:

Cải cách mạnh mẽ để chấn hưng dân
tộc và để thu hút đầu tư, tăng trưởng
bền vững
* Đất nước chùa Vàng, năm 2013, thực
sự thu hút được sự quan tâm của toàn thế
giới. Sau bao năm dưới chế độ quân sự
độc tài, cuộc cách mạng dân chủ ở Myanmar đã thật sự tạo cho đất nước này cơ hội

phát triển. Tổng thống Mỹ Barac Obama
đã đến thăm Myanmar và gặp gỡ nhà dân
chủ nữ Aung San Suu Kyi, người được giải
thưởng Nobel về hoà bình, ngay khi đất
nước này tuyên bố đi vào đại lộ chung của
Thế giới. Hàng loạt các nước đến Myanmar để tìm cơ hội hợp tác, làm ăn, trong
đó có nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Theo số liệu thống kê mới nhất, tổng
vốn đầu tư nước ngoài từ 32 quốc gia và
khu vực vào Myanmar từ năm 1988 đến
cuối tháng 7/2013 đã đạt 42.95 tỷ USD.
Trong đó Trung Quốc dẫn đầu với 14.19
tỷ USD (33%.04%), Thái Lan là 9,98 tỷ
USD, đặc khu hành chính Hồng Kông 6.4
USD, Anh 3,05 tỷ USD, Hàn Quốc 3,02
tỷ USD. Malaysia 1,03 tỷ USD…Và Việt
Nam, tổng vốn đăng ký khoảng 481 triệu
USD, với 8 dự án đầu tư, do Bộ KH & ĐT
cấp ( tính đến tháng 6/2013). Một trong
những dự án và doanh nghiệp tiêu biểu
nhất của Việt Nam đầu tư vào đất nước
Chùa Vàng này là Dự án khu phức hợp
Yangon (Tổ hợp Khách sạn-Trung tâm
thương mại-Văn phòng-Căn hộ cao cấp)
của HAGL, với người đứng đầu nổi tiếng
là Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức hay còn gọi
là bầu Đức. Dự án có tổng vốn đầu tư lên
tới 440 triệu USD. Theo đánh giá, với sự ra
đời của HAGL Myanmar Center- Hiện tại
HAGL không chỉ là nhà đầu tư Việt Nam
đầu tiên rót vốn vào lĩnh vực khách sạndu lịch - Mà còn là nhà đầu nước ngoài
lớn nhất (chiếm 26% trong tổng vốn FDI
vào lĩnh vực khách sạn và Trung tâm
thương mại Myanmar
* Hiện Myanmar đã sửa đổi, bổ sung
nhiều điểm mới trong Bộ Luật Đầu tư
nước ngoài mới (thay thế cho bộ Luật
ban hành từ năm 1988, từng áp dụng
suốt trong hai thập kỷ qua), nhằm thu hút
thêm dòng vốn đầu tư nước ngoài trong
chiến lược cải cách của đất nước Chùa
Vàng này…
* Sự kiện nổi bật nữa trong năm tại
Myanmar là Đại hội thể thao Đông Nam
Á - 27 (Seagame 27) tổ chức tại thủ đô
Naypyidaw, thủ đô mới của Myanmar vào
đầu tháng 12- 2013. Đại hội sẽ hội tụ 11
nước trong khối ASEAN, với sự góp mặt
của gần 6.000 vận động viên, tranh tài
trong hơn 30 nội dung. Đây cũng là lần
đầu tiên Myanmar đăng cai tổ chức SEA
Games 44 năm trở lại đây. “Đây sẽ là sự
kiện lịch sử đối với Myanmar, một quốc
gia với nền kinh tế đang trên đà tăng
trưởng...”, theo nhận xét của ông Masashi
Honda, Phó Chủ tịch Tập đoàn Fuji Xerox
kiêm Chủ tịch Fuji Xerox Châu Á Thái
Bình Dương...

THÁI LAN:

Tích cực Đầu tư Phát triển Cơ sở Hạ

tầng Để Phát triển Kinh tế.

5

Nằm ở Đông Nam Á. Phía Bắc giáp
Lào và Myanmar. Phía Đông giáp Campu-chia và Vịnh Thái Lan; phía Nam giáp
Malaysia; phía Tây giáp biển Andaman và
Myanmar…Thái Lan thiết lập quan hệ
ngoại giao với Việt Nam từ tháng 8/1976.
Từ năm 1991 đến nay, quan hệ hai
nước phát triển mạnh, nhất là sau khi
Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN.
Hai bên đã trao đổi nhiều chuyến thăm
cấp cao… Hai nước hợp tác tốt trong
ASEAN, các diễn đàn khu vực và Quốc
tế. Thái Lan mong muốn hai nước tăng
cường hợp tác phát triển mạng giao thông
kết nối hai nước qua Lào và Campuchia.
Thái Lan tiếp tục có chính sách tích cực
đối với cộng đồng người Việt. Hai bên
tiếp tục duy trì cơ chế hợp tác xuất khẩu
gạo, thỏa thuận thúc đẩy hợp tác khai thác
tuyến đường hành lang Đông-Tây, cũng
như hợp tác trong các khuôn khổ khu vực
ASEAN, ACMECS, GMS…
* Ngân hàng TƯ Thái Lan (BOT) dự
báo tăng trưởng GDP năm 2013 và 2014
sẽ trong khoảng 4,9% -5,1%. Theo BOT,
nhu cầu nội địa sẽ tiếp tục là động lực chủ
chốt cho tăng trưởng kinh tế, nhờ thu
nhập của các hộ gia đình gia tăng và số
lao động có việc làm khá cao. Đầu tư công
tăng, nhất là kế hoạch chi tiêu 2 nghìn tỷ
baht cho hạ tầng cơ sở - phát huy tác dụng
vào quý cuối năm 2013 là cơ sở chính để
BOT nâng dự báo về tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính Thái Lan,
thì xứ sở Chùa Vàng này, đã hạ triển vọng
tăng trưởng từ mức dự đoán tăng 4-4,5%
được đưa ra hồi tháng 6/2013 xuống còn
3,7%, do xuất khẩu giảm và nhu cầu trong
nước còn hạn chế...Điều này cho thấy, cho
thấy nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam
Á cũng phải “vật lộn” để thoát khỏi khó
khăn. Cuối năm 2011, Thái Lan bị thiệt
hại nghiêm trọng do trận lũ lụt lịch sử phá
hủy nặng nề hạ tầng sản xuất của nước
này. Song sau đó, nền kinh tế "Xứ chùa
Vàng" đã lấy lại đà phục hồi mạnh mẽ.
Theo Vụ chính sách - Bộ Tài Chính Thái
Lan, Ủy ban chính sách tiền tệ (MPC) của
BOT dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất chính
sách cho đến năm 2014 để hỗ trợ tăng
trưởng kinh tế. Nhưng sang năm 2014, lãi
suất của Thái Lan có thể sẽ cao hơn nếu
như lạm phát tăng cao. Dù thế, theo Bộ
Tài Chính Thái Lan, kinh tế nước này sẽ
tăng 5,1% vào năm 2014, nhờ hoạt động
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng...
BBT
6

XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA (VILACAED):

LTS - Được thành lập năm 2008 - Giữa lúc kinh tế thế giới đã tiềm ẩn và bắt đầu xuất hiện những khó
khăn, suy thoái đã ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế Việt Nam, nhất là mấy năm gần đây…Mặc
dù vậy, với tâm nguyện và trách nhiệm đối với doanh nghiệp (DN) Việt Nam, trong việc chia xẻ, hỗ trợ và
đồng hành cùng các DN hội viên của Hội trong mở rộng phát triển hợp tác đầu tư kinh tế ra vùng Mêkông,
khu vực ASEAN…nhất là với các nước Lào, Campuchia và Myanmar, Lãnh đạo Hội VILACAED, được sự quan
tâm, hỗ trợ của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, đã sáng tạo một lối đi riêng, lặng lẽ nhưng bền bỉ và hiệu quả, bằng
việc đã xúc tiến tổ chức các Hội nghị, Hội thảo, Tọa đàm…về các chủ đề phục vụ cho việc đóng góp những
ý kiến về cơ chế, chính sách đầu tư kinh tế-thương mại Việt Nam- Lào-Campuchia-Myanmar…nhằm hỗ trợ
một cách thiết thực cho các DN Việt Nam “mang chuông đi đánh xứ người”. Và thực tế, các hoạt động này
đã trợ giúp hữu ích cho nhiều DN hiểu được những cơ chế hiện hành cũng như khả năng tháo gỡ những vướng
mắc, từ đó giúp DN có kế hoạch cụ thể phù hợp khi triển khai đầu tư, kinh doanh ra vùng Mêkông, nhất là
sang Lào-Campuchia-Myanmar…Đồng thời có những đóng góp tích cực vào Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị
định 78/2006/NĐ-CP (ngày 09/8/2006) của Chính phủ về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
VILACAED cũng đã tập hợp các thông tin về tình hình đầu tư của các DN Việt Nam vào khu vực, đặc biệt
vào Lào-Campuchia-Myanmar…tập hợp các dự án kêu gọi đầu tư vào Lào-Campuchia-Myanmar cho các DN
quan tâm. Đặc biệt, Hội đã chủ trì cùng Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Hội DN Đầu tư nước ngoài tổ chức thành
công Diễn đàn Hợp tác Đầu tư tiểu vùng Mêkông thường niên; tổ chức các chuyến đi khảo sát thực tế, nhất
là các chuyến thăm và làm việc, khảo sát một số tỉnh nước bạn Lào. Hoạt động mọi mặt của VILACAED, nhất
là trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, diễn ra trong bối cảnh muôn vàn gian khó, đã góp phần quan trọng
vào việc thắt chặt hơn tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam-Lào-Campuchia, đặc biệt Việt Nam-Lào. Các
hoạt động của VILACAED càng ý nghĩa hơn và hữu ích hơn, khi ngày càng nhiều DN Việt Nam hướng tới
mục tiêu đầu tư ra các nước trong vùng Mêkông và khu vực ASEAN. Xuân mới, nhìn lại chặng đường hơn 5
năm xây dựng và trưởng thành càng thấy rõ ràng là, quá trình phát triển của VILACAED, so với lịch sử phát
triển của dân tộc thật ngắn ngủi. Nhưng, những nỗ lực bứt phá vượt khó vươn lên, phát triển, đặc biệt trong
bối cảnh rất nhiều cam go, thách thức như mấy năm qua của VILACAED đã chứng tỏ thành công rất đáng
ghi nhận của Hội. Nhân dịp Xuân mới Giáp Ngọ-2014, Báo Thời báo Mêkông trân trọng giới thiệu với độc
giả trong và nước ngoài bài viết của TS. Nguyễn Minh Tú- Phó Chủ tịch Hội VILACAED

C

ách đây hơn 5 năm (tháng 5/2008),
Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế
Việt Nam - Lào - Campuchia (VILACAED) chính thức được thành lập. Trải
qua chặng đường hơn 5 năm hoạt động,
vượt qua bao nhiêu khó khăn, thử thách
- Hội đã đạt được một số thành tựu đáng
khích lệ trong sự nghiệp phát triển hợp tác
kinh tế ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia.
Trước hết, phục vụ cho hàng nghìn hội
viên, trong đó một nửa là doanh nghiệp,
là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong hoạt
động của VILACAED. Hội đã kịp thời
thu thập thông tin về môi trường đầu tư
của Lào - Campuchia - Myanmar…cung
cấp cho các hội viên văn bản pháp luật,
chính sách đầu tư, thuế, lao động, xuất
nhập khẩu của nước bạn; định kỳ tổ chức
các hội nghị, hội thảo cung cấp thông tin
cập nhật về tinh hình kinh tế- xã hội Việt
Nam, Lào, Campuchia, Myanmar…giúp
cho các hội viên có được thông tin kịp
thời, đầy đủ về thị trường nước bạn. Ngoài
ra, VILACAED còn cung cấp thông tin, tư
vấn trực tiếp cho nhiều hội viên về cơ hội
đầu tư, kinh doanh tại Lào, Campuchia,
Myanmar; tổ chức nhiều đoàn đi khảo
sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư, thương mại tại
Lào, Campuchia…; chủ trì hoặc tham gia
nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương
mại tại các nước bạn…Với các hoạt động
phong phú, đa dạng và thiết thực nêu trên,

VILACAED mong muốn trở thành ngôi
nhà chung cho tất cả hội viên, nhất là các
doanh nghiệp.
Đồng thời, Hội đã tích cực giúp cơ
quan Lãnh đạo Đảng và Chính phủ trong
việc đánh giá một cách khách quan, khoa
học tình hình hợp tác kinh tế của nước ta
với Lào, Campuchia…; lấy ý kiến hội viên,
tổng hợp đề xuất các kiến nghị đối với
Đảng và Chính phủ về các cơ chế, chính
sách thúc đẩy hợp tác kinh tế 3 nước Việt
Nam-Lào-Campuchia; chủ động nghiên
cứu các đề án, chương trình, diễn đàn hợp
tác hai bên, ba bên, như Tam giác phát
triển, phát triển hợp tác kinh tế tiểu vùng
Mêkông. Hội đã, đang và tiếp tục tích cực
hoạt động góp phần củng cố tình đoàn
kết, hữu nghị, thúc đẩy hợp tác toàn diện
giữa nước ta với các nước vùng Mêkông,
khu vực ASEAN, nhất là Lào-Campuchia.
Thuận lợi lớn và cơ bản là, VILACAED
có quan hệ mật thiết với Đại sứ quán Lào,
Đại sứ quán Campuchia tại Việt Nam và
với các cơ quan hữu trách có liên quan của
Lào và Campuchia; luôn cố gắng duy trì

và hợp tác chặt chẽ với Đại sứ quán Việt
Nam tại Lào, Campuchia, Myanmar và tại
một số nước khác trong khu vực và các cơ
quan, tổ chức của Việt Nam có liên quan
đến hợp tác kinh tế vùng Mêkông, khu
vực ASEAN, đặc biệt Lào, Campuchia,
Myanmar...Năm 2012, Hội đã chủ động tổ
chức một số hoạt động cổ vũ cho kỷ niệm
50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 40
năm ký kết Hiệp định hợp tác giữa Việt
Nam và CHDCND Lào, được Đại sứ Việt
Nam tại Lào, phía bạn Lào đặc biệt hoan
nghênh và đánh giá cao.
Gần đây, VILACAED cũng đã và đang
nỗ lực phát triển hợp tác kinh tế sang
Myanmar trong khuôn khổ chiến lược
phát triển của Hội trong tương lai gần là
mở rộng hợp tác kinh tế của Việt Nam
sang các nước ASEAN, khu vực Châu Á
và trên toàn thế giới. Theo đó, Hội dần sẽ
phát triển và trở thành Hội Hợp tác Kinh
tế Quốc tế. Triển vọng hợp tác giữa Việt
Nam với các nước tiểu vùng Mêkông,
khu vực ASEAN và các nước khác trong
bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế

quốc tế là rất sáng sủa, mở ra nhiều cơ hội
phát triển đối với nước ta. Hội Phát triển
Hợp tác Kinh tế Việt Nam- Lào- Campuchia mong muốn và sẽ cố gắng vượt khó,
nỗ lực trong vai trò tiên phong trong hành
trình vĩ đại đó của đất nước. Một thực tế
đáng mừng khác là, hơn 5 năm qua, tổ
chức VILACAED đã không ngừng được
củng cố và phát triển. Bên cạnh việc hỗ
trợ rất quý báu của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về nhiều mặt, Hội đã nỗ lực, chủ động
tự chủ trong hoạt động, đặc biệt về kinh
phí nhằm thực hiện tốt tôn chỉ, mục đích,
Điều lệ của Hội.
Hai năm qua, nhất là trong năm 2013
này, trong bối cảnh những khó khăn rất
lớn về kinh tế của đất nước, Hội đã đối
mặt với rất nhiều cam go, thử thách. Tập
thể cán bộ, nhân viên của Hội đã đoàn kết,
không những đã nỗ lực vượt khó, mà còn
tổ chức các hoạt động hữu ích, đồng thời
củng cố và phát triển Hội. Đến nay, Hội đã
hỗ trợ thành lập Hội Phát triển Hợp tác
Kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia ở một
số tỉnh, TP, như Nghệ An, Hà Tĩnh…Và
hiện đang chuẩn bị thành lập Hội ở một
số tỉnh, TP khác. Các hội viên của VILACAED, ngay cả các hội viên mới, dù cũng
phải đối mặt với muôn vàn khó khăn,
thách thức, nhưng cũng đã lặng lẽ nỗ lực,
có những bứt phá, phát triển ổn định.
Những kết quả hoạt động trong thời
gian qua, dù còn khiêm tốn, nhưng là động
lực quan trọng để VILACAED tiếp tục cố
gắng, bứt phá vươn lên. Sự trưởng thành
trong gian khó cũng là một cách để: “Lửa
thử vàng/Gian nan thử sức” mang bản sắc
riêng của VILACAED. Dù thế, để có thể
bứt phá nhanh hơn, hiệu quả hơn, VILACAED rất cần và mong muốn sự tham gia
và phát huy cao hơn nữa trách nhiệm, sự
tận tâm…của các hội viên. Đồng thời, Hội
cũng mong muốn sức mạnh được tiếp tục
nhân lên bằng việc có thêm nhiều hội viên
mới, trong năm mới. Đặc biệt, với hiệu
quả cao trong hoạt động mọi mặt, nhất là
trong thúc đẩy phát triển hợp tác kinh tế,
đầu tư của VILACAED trong suốt hơn 5
năm qua, Hội rất tin tưởng và mong muốn
Quốc hội, Đảng và Nhà nước, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, các Bộ, Ban, Ngành, Phân ban
hợp tác Việt Nam-Lào, Việt Nam-Campuchia, các cơ quan khác có liên quan quan
tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp VILACAED có thể có những đóng góp lớn
hơn, ý nghĩa hơn, nhất là trong việc phát
triển hợp tác kinh tế, đầu tư với các nước
vùng Mêkông, khu vực ASEAN, đặc biệt là
Lào, Campuchia, Myanmar.
Xuân mới Giáp Ngọ - 2014 tin tưởng
và hy vọng rằng, mọi điều tốt đẹp nhất sẽ
đến với cả đất nước chúng ta và các nước
bạn láng giềng. Hy vọng và quyết tâm hành
động một cách mạnh mẽ để VILACAED
sẽ tạo dựng được những thành công lớn
hơn nữa trong hoạt động của mình ■
XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

Suy ngẫm từ câu chuyện của
một Bộ trưởng

Bộ Trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Bùi Quang Vinh

Ô

ng nói mà như tâm sự tại buổi thảo luận
tổ Quốc hội một chiều cuối năm cũ Quý
Tỵ- 2013, cận kề năm mới 2014 về dự Luật
Đầu tư công được một tờ báo lớn đăng tải. Những
câu chuyện của ông, nghe vừa như sát muối vào
ruột và thấy rằng, nếu cứ để tình trạng này, mong
muốn chống quan liêu, lãng phí, tham nhũng…sẽ
cực kỳ nan giải.
Ông nói “Thời Ủy ban Kế hoạch Nhà nước
không có chuyện xây dựng bừa bãi như bây giờ.
Thời đó có ít công trình nhưng công trình nào ra

công trình đó, có bố trí vốn chuẩn bị đầu tư cho
các địa phương và các Bộ, Ngành, địa phương.
Bây giờ chúng ta rất đơn giản. Ý chí một Lãnh đạo
địa phương cứ quyết là làm…Trong khi làm ra thì
lãng phí, làm xong lại bị chỉ trích. Chợ làm xong
không ai họp…”.
Ông kể: “Có đ/c mới lên làm Chủ tịch tỉnh
nghĩ phải để dấu ấn cho nhiệm kỳ của mình, đề
nghị làm đại lộ thật hoành tráng, đập không biết
bao nhiêu nhà cửa, giải phóng mặt bằng để chỉ
làm mấy trăm tỷ, làm tượng đài cũng vài trăm tỷ
giữa đồng không mông quạnh, xây dựng lãng phí
vô cùng. Chuyện như cổ tích, nhưng có thật, suốt
ngày tôi phải chịu áp lực những chuyện như vậy”.
Trong mắt người dân, Chủ tịch tỉnh to lắm,
đáng tin lắm, tài giỏi lắm, phấn đấu gian nan lắm
mới được ngồi ở cái ghế đầy quyền lực ấy. Vậy mà
qua lời của ông, hành vi “bán trời không văn tự”
của những vị ấy dường như vẫn được thừa nhận,
vì người dân chưa hề thấy một vị Chủ tịch tỉnh
nào bị kỷ luật vì tiêu tiền công một cách “hồn
nhiên” như vậy.
Khi góp ý kiến cho Luật Đầu tư công, ông đã
kiến nghị minh bạch hóa ngân sách đầu tư công,
công bố Bộ, Ngành, địa phương sử dụng nguồn
vốn đó của từng Bộ, Ngành, địa phương. Nhân
chuyện về vấn đề minh bạch, ông kể: “Có đ/c Vụ
trưởng lâu năm nói với tôi: Thưa Bộ trưởng, Bộ
trưởng đang lấy đá ghè chân mình. Minh bạch thế
này thì còn ai phải đến Bộ KH & ĐT nữa. Tôi bảo:
"Không. Đất nước này cần sự minh bạch, đất nước
này cần không có sự tham nhũng”.
Ngẫm ra mới thấy, sự thiếu minh bạch là môi
trường tạo ra một loại quyền lực ngầm, là sự đam
mê, khát vọng khẳng định mình, là nguồn sống vật
chất và tinh thần của không ít công chức. Nhưng
ngẫm nghĩ kỹ hơn lại thấy vị Vụ trưởng lâu năm
kia nói còn gượng nhẹ, bởi sự thiếu minh bạch
đâu chỉ tồn tại ở một bộ, ngành và đâu chỉ ở một
lĩnh vực đầu tư công. Đồng thời, cũng mong muốn
nước ta có nhiều vị Lãnh đạo có tâm nguyện: “đất
nước này cần sự minh bạch, cần không có sự tham
nhũng” như vị Bộ trưởng rất đáng kính trọng này
■

VAY HÔM NAY HÃY NGHĨ
CHO ĐỜI CON CHÁU
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhắn nhủ: "Tôi cũng muốn thông báo đến tất cả các
địa phương, bộ ngành và nhân dân rằng, Việt Nam đã bước sang một giai đoạn
mới, chúng ta đã có một bước trưởng thành và cần phải thay đổi cách tư duy về
vấn đề ODA. Theo đó, trước đây chúng ta nhận ODA với mong muốn là viện trợ
không hoàn lại, là cho không hoặc vay ưu đãi. Chính vì sự cho không và ưu đãi
quá lớn nên chúng ta đã sử dụng, ở một chừng mực nào đó, là không hiệu quả".
Tuy nhiên, hiện nay, bối cảnh đã thay đổi, Việt Nam đã bước qua giai đoạn khó
khăn nhất, chính sách quốc tế cũng đã giảm dần tỉ trọng cho vay ưu đãi và cho
không để chuyển dần sang vay thương mại. Theo lưu ý của Bộ trưởng Vinh, dù
vay thương mại với lãi suất thấp nhưng đã là đi vay thì phải sử dụng dòng vốn
không chỉ cho kết cấu hạ tầng, cho những dự án có thể thu hồi được vốn mà còn
phải cam kết sử dụng cho các chương trình phát triển xã hội xóa đói giảm nghèo... Như vậy trách nhiệm quản lý và sử dụng đồng tiền ODA cần phải cao hơn.
"Chúng ta cũng phải nhớ rằng, đây không phải là tiền cho không, đây là tiền
vay của Chính phủ Việt Nam trong dài hạn. Chúng ta vay hôm nay thì con cháu

7
Nguyễn Hoàng Linh

Mặc dù không công bố cụ thể quy mô vốn được các
đối tác phát triển cam kết tài trợ cho năm 2014, tuy
nhiên, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng tiết lộ, con
số này không thấp hơn mức cam kết cho 2013 (gần
6,5 tỷ USD).
Trao đổi với báo giới sau khi khép lại Diễn đàn
đối tác phát triển (VDPF 2013), Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, khi Việt
Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình,
theo thông lệ quốc tế, các đối tác phát triển sẽ giảm
hỗ trợ ODA, đặc biệt là giảm hỗ trợ nguồn IDA tức là nguồn viện trợ không hoàn lại và viện trợ với
lãi suất ưu đãi cho Việt Nam, dành tiền này cho các
quốc gia nghèo hơn. Tuy nhiên, với sự vận động của
Việt Nam và những cố gắng của Việt Nam, các nhà
tài trợ vẫn tiếp tục cam kết, về cơ bản không giảm
tổng mức đầu tư ODA trong năm 2014. "Trong
tay chúng tôi đã có số liệu của các nhà tài trợ cam
kết cho năm 2014 đưa ra hôm nay, theo quy định
không thể công bố, nhưng tôi có thể nói rằng, con số
này không thấp hơn năm 2013. Điều đó thể hiện sự
quan tâm của các nhà tài trợ cho Việt Nam" - Bộ
trưởng Vinh tiết lộ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng lưu ý rằng, vấn đề
không chỉ nằm ở nguồn tiền, nguồn hỗ trợ ODA
mà chính là mối quan hệ giữa Việt Nam và các
đối tác phát triển đã có sự nâng tầm. Hai bên sẽ
cùng ngồi lại thảo luận Chính phủ Việt Nam cần
những chiến lược nào, cần hành động như thế nào
trong giai đoạn tới. Một khi đã thống nhất được
các chiến lược, hoạch định được các chính sách thì
bên đối tác sẽ cung ứng nguồn lực để thực hiện. Bộ
trưởng khẳng định, các nhà tài trợ luôn đồng hành
với Chính phủ Việt Nam và sẽ kêu gọi nguồn lực để
hỗ trợ cho những chính sách đạt được đồng thuận.
Điều này đồng nghĩa với việc, bên cấp viện trợ và
cho vay đang đầu tư có mục tiêu.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tham mưu cho Chính
phủ kiểm soát chặt chẽ các dự án vốn vay, không
thể dễ dàng như trước, phải có khả năng hoàn trả
thực sự mới được cho vay. Theo Bộ trưởng, như vậy
mới là người quản lý sử dụng đồng tiền phù hợp với
mong muốn của các nhà tài trợ và cũng thể hiện
trách nhiệm với thế hệ tương lai của đất nước

chúng ta trong đời sau sẽ phải trả nợ, cho nên chúng ta phải có trách nhiệm nhận
thức lại về xin các dự án bằng nguồn vốn ODA"- Bộ trưởng Bùi Quang Vinh
nhấn mạnh và cho biết: Đã có thời kỳ, người Việt Nam nhìn nhận ODA là "thứ
cho không" - Một nhận thức rất nguy hiểm. Thế nên, xảy ra tình trạng, bất cứ bộ
nào, địa phương nào xin được dự án là cứ xin, vay được là cứ vay, còn công tác
thẩm định, phê duyệt cũng rất dễ dàng, bởi nghĩ rằng sau 40-50 năm mới phải
trả, thời gian rất dài, lãi suất lại thấp, thậm chí cho không nên cứ thế dùng. Tuy
nhiên, ở thời điểm hiện nay, trong vay vốn và nhận viện trợ, thái độ của Việt
Nam không còn là xin bằng mọi giá, vay bằng mọi giá mà phải tính toán hiệu
quả, vay vốn về làm gì, tạo ra hiệu quả kinh tế ra sao, tác động xã hội như thế
nào. Dự án đã vay thì phải có khả năng hoàn trả.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tham mưu cho Chính phủ kiểm soát chặt chẽ các
dự án vốn vay, không thể dễ dàng như trước, phải có khả năng hoàn trả thực sự
mới được cho vay. Theo Bộ trưởng, như vậy mới là người quản lý sử dụng đồng
tiền phù hợp với mong muốn của các nhà tài trợ và cũng thể hiện trách nhiệm
với thế hệ tương lai của đất nước. Mặc dù không công bố cụ thể quy mô vốn được
các đối tác phát triển cam kết tài trợ cho năm 2014, tuy nhiên, Bộ trưởng Bùi
Quang Vinh cũng tiết lộ, con số này không thấp hơn mức cam kết cho 2013 (gần
6,5 tỷ USD)
8

XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

Phật pháp lấp lánh hơn dưới
ánh sáng khoa học

Bảo Ngọc Lam

Đ

ạo Phật không phải triết học,
càng không phải là một tôn giáo
(như phương Tây định nghĩa).
Đạo Phật là tấm gương phản chiếu quy
luật vận hành của vũ trụ nhân sinh vô
cùng tận nên trong nó sẵn chứa nhiều
điều huyền nhiệm và tầng triết học siêu
việt. Nếu chẳng tính căn duyên những
kiếp trước (như trường hợp người
không hiểu biết nhiều lại một lòng theo
Phật); nếu chỉ xét sở tri nhân thế, thì đến
như Albert Einstein với bộ óc thông tuệ
tuyệt vời mới tin nổi lời Phật.
Nhiều bậc chân sư thời hiện đại đã
rất bội phục việc khoa học phát hiện ra ý
niệm tạo nên cảnh giới. Người nào ngày
đêm với một ý nghĩ (ước muốn) thường
trực, đến quay cuồng, quy luật hấp dẫn
tự nhiên theo đó sẽ tạo nên những điều
kiện phù hợp để người ấy nắm lấy mà
kiến tạo tương lai. Dĩ nhiên điều này
còn phụ thuộc vào phước đức, căn mạng
từng người. Một nhà khoa học từng vẽ
ngôi nhà mơ ước, rồi ông xếp nó vào
hộp, thời gian cứ trôi và gia đình ông
chuyển đến nơi khác sinh sống. Một
ngày sực nhớ bức vẽ, ông lấy ra xem
bỗng giật mình: ông đang sống trong
ngôi nhà với hình dáng kể cả những sắp
đặt nội thất giống y ngôi nhà mơ ước
nhiều năm trước. Trong Phật pháp gọi
là “duy tâm sở hiện”. Càng đúng với ai
đó trong cuộc sống luôn với ý nghĩ và
hành động tham (nguy cơ tạo cho mình
cảnh giới ngạ quỷ ở kiếp sau), sân (nguy
cơ tạo cảnh giới địa ngục), si (nguy cơ
tạo cảnh giới súc sanh), v.v… dễ đưa con
người lệch đạo. Những mơ ước vật chất,
đa phần người đời mong đạt để phục
vụ sự hưởng thụ, gần như là con đường
ngắn nhất đưa đến khổ đau và cũng là
con đường ngắn nhất đưa họ càng dấn
thân càng lún sâu vào cảnh khổ. Hôm
nay nhà dột vách xiêu liền sốt sắng kiếm
tiền sửa sang; hôm mai xe trục trặc liền
nảy ý đổi cái mới, rồi tạm quên việc bố
thí, trì giới...
Những ước mong tầm thường nhiều
khi vô tình khiến cho nguyện vãng sinh
lui xuống hàng thứ yếu mà người tu
không hay. Vậy là “giấc mơ con” đè nát
nguyện lực vĩ đại trong tầm tay. Người
tu là người biết nương vào tự nhiên, hài
hòa cùng tự nhiên mà sống, không cầu
gì ghê gớm ngoài nguyện chí thành vãng
sanh ngay đời này. Đó là chánh kiến.
Mọi ước muốn khiến nguyện vãng sanh
Tây phương Cực lạc phải xếp hàng đều
là phá kiến, tàn hoại cái thân thể vô ngần
quý giá chẳng dám mơ sẽ có lại ở kiếp
sau.
Một ý niệm phát xuất liền bao trùm,
châu biến tận hư không pháp giới. Một
cá nhân với những ý niệm cực xấu hoặc
cực tốt trong suốt cuộc đời đều có ảnh
hưởng đến cả cộng đồng. Mỗi cá thể

không tách biệt mà có tác động nhất định
đến “tính nết” của trái đất. Thế nên việc
ta đóng cửa tha hồ làm việc xấu, tha hồ
phát xuất ý nghĩ yêu ma quỷ quái, thật tai
hại vì nó tiếp thêm sức mạnh cho nghiệp
chướng. Ngược lại, một người luôn với
ý nghĩ thuần thiện, cao hơn là không
cả nghĩ thiện nghĩ ác mà tâm ý chỉ một
câu “A Di Đà Phật”, vậy đã góp công lớn
cho sự an bình của trái đất; người ấy dẫu
quanh năm suốt tháng không giúp đỡ ai
song đó là của quý hiếm giữa trời đất rồi.
Thói thường phân biệt người này tốt kẻ
kia xấu, không hay nếu ta cứ nhìn sâu
Phật tính trong mọi chúng sanh chẳng
những họ mà chính mình cũng mở
lượng từ bi và ánh sáng tâm linh vi diệu
rọi vào. Đây chính là điều khoa học cảm
nhận được và khuyến cáo: Thay vì chống
chiến tranh hãy ủng hộ hòa bình.
Trong các nghiệp, ý nghiệp nguy
hiểm vô cùng. Ý nghĩ/ý niệm như những
con mọt nghiền trong thớ gỗ; nhìn ngoài
bóng bẩy trơn tru song khi phát hiện ra
một chỗ hư, mới hay lòng cột đã rỗng.
Thân tâm ta cũng sẽ mục ruỗng bởi
nghiệp ý. Tâm khởi những ý xấu là rơi
vào trận đồ của ma. Giả như đến cả ý
nghĩ thiện mà ta cứ “nhấm nháp” mãi,
thực ra đang bị nó xỏ mũi lôi vào mù
mịt. Ấy là bộ mặt của vọng tưởng, rồi
đến phân biệt (ngon - dở, xấu - đẹp),
chấp trước (nguy nhất là chấp ngã). Pháp
môn niệm Phật thù thắng ở cả phương
diện đời thường đến giải thoát bởi, hễ
nghiệp ý khởi lên thì thay ngay vào từng
chuỗi “A Di Đà Phật” sẽ là thần dược số
một đặc trị phiền não, tâm sẽ tự hướng
đến những giá trị thanh cao thuần khiết.
Chuyên tâm niệm Phật, tâm sở thiện
và bất thiện được quân bình, cao nữa
thì tâm sở bất thiện triệt diệt. Công phu
vượt thắng, niệm thiện cũng vắng nốt;
là thời điểm tâm bắt đầu trong lặng rồi
phát huy công năng vi diệu. Tâm sáng

thân sẽ ít bệnh, hoặc như gặp bệnh hiểm
nghèo vẫn có thể tự chữa bằng sự việc
“quên” trong thân mình có căn bệnh.
Người niệm Phật tự chữa lành bệnh nan
y rất nhiều. Bác sĩ Ihaleakala Hewlen đã
học được truyền thống tâm linh cổ xưa
của thổ dân Hawaii chữa cho hầu hết
người bệnh tâm thần bằng việc hướng
vào nội tâm, trở về với “không”, đến nỗi
bệnh viện nơi ông làm việc phải đóng
cửa vì không còn bệnh nhân. Nghĩa là
bác sĩ không hề động chạm gì tới con
bệnh mà chỉ quán thấy trong tâm, trong
ý nghĩ của mình người kia hoàn toàn
không có bệnh... Theo lý Phật, bệnh ấy
(hay tính xấu ác của đối tượng) chỉ là tập
tánh huân tụ lâu dài chứ không phải bản
tánh. “Tự tánh hằng thanh tịnh”. Chỉ cần
trở lại “cái không” thì dạng vọng tưởng
kia biến mất. Bởi vậy một người có khối
u, nếu lo lắng, tâm lý nặng nề khối u
phát triển càng nhanh. Tập “quên” nó đi,
sống vì niềm vui của người khác, và tốt
nhất là chuyên niệm Phật, khối u ít nhất
phát triển chậm hơn nhiều so với cách
chữa trị thông thường tốn nhiều tiền
bạc. Sở dĩ người ta quên hẳn căn bệnh
bởi tâm họ pháp hỷ sung mãn, vắng bặt
vọng tưởng. Bệnh chỉ là sự ghé thăm của
nghiệp thức, họ làm chủ được.
Hòa thượng Quảng Khâm về già có
lần đau nặng. Ngài bảo thân này như
ngôi nhà tranh đã ọp ẹp, muốn nhập
Niết-bàn rồi trở lại cõi nhân gian thay
một cái nhà bê-tông cốt thép chắc chắn
hơn. Các đệ tử quây lại ngày đêm tha
thiết “thỉnh Phật trụ thế”. Thương tình
Hòa thượng gật đầu, và thế là những
ngày sau ngài khỏe khoắn như thường.
Điều này chứng tỏ tâm tịnh sáng sẽ điều
phục được thân. Chẳng những vậy tâm
ấy còn điều khiển được cả tinh cầu...
(Vấn đề này xin không đề cập thêm bởi
dễ sa vào thần thông diệu dụng - điều
thường khiến người tu có chút quả vị lạc

trong ấm ma như Phật từng nhắc trong
kinh Thủ lăng nghiêm. Cũng như một
số nhà ngoại cảm nhìn thấu cảnh thân
trung ấm, bên cạnh cái tốt là để biết chết
không phải hết, lại dễ khiến người đời
hiểu sai lục đạo luân hồi khi thấy “họ”
vẫn ở bên mồ chứ nào có đầu thai làm
con gì. Thân trung ấm chỉ là một chút
xíu trong vô biên cảnh giới Phật truyền
giảng. Hiểu một nhầm thành “chư pháp
thật tướng” thì hỏi sao tam thế Phật
không oan cho được!).
Những gì mà người trần mắt thịt
như chúng ta tại thế gian chứng kiến là
quá ư hạn hẹp; cho trên đầu ta không
có gì lại càng thiển cận. Trong lúc nếu
không tụt hậu về tri kiến, ta sẽ biết thế
giới đã có nhiều công trình khoa học
nghiêm túc khẳng định thuyết luân hồi
là đầy đủ căn cứ. Ngày xưa ai dám tin
cả thư viện sách chứa gọn trong cái USB
nhỏ hơn cả ngón tay. Vậy nên dè chừng
lời trong kinh điển; đừng tưởng con
người to lớn sẽ không thể chui vào thân
con kiến ở kiếp vị lai nếu lầm đường lạc
lối. Và đừng tưởng con vi khuẩn nhỏ
vậy, thể tánh của nó không chứa tam
thiên đại thiên thế giới. Hãy xem khám
phá khoa học sau: Tấm hình cắt đôi, đưa
(một nửa) vào chiếc máy khoa học, vẫn
thấy nguyên vẹn bức hình đó. Cắt tấm
hình ra chục mảnh, lạ thay, mỗi mảnh
như vậy vẫn đầy đủ hình tướng chụp
ban đầu. Điều này làm sáng chói một
câu trong kinh Hoa nghiêm: “Nhất tức
nhất thiết” (một là tất cả). Cá thể chúng
sanh có Phật tính. Vậy cái toàn giác đã
có trong mỗi phàm phu. Buông xuống
vọng tưởng, “vọng tận hoàn nguyên”,
phàm phu thành Phật. Như vậy phàm
phu trong tâm mình vốn dĩ là cả vũ trụ.
Ấy chính là “tự tánh vốn trọn đủ” như
Lục tổ Huệ Năng lúc chứng ngộ từng
thốt lên.
Do đó, không học kinh điển nhà
Phật nghiêm túc, nhất là không chọn lấy
một pháp môn mà rốt ráo thực hành lại
khởi tâm bài bác, ấy là vừa lội qua đầm
lầy lại muốn dò lòng đại dương.
Khi nhà thiên văn chụp được những
thiên hà “hình xa luân”, “hình trụ”, “hình
bán nguyệt”,… đúng như Phật tả về Hoa
tạng thế giới thì chính là kinh điển Phật
giáo lấp lánh dưới ánh sáng khoa học.
Khi những khám phá làm rúng động
nhận thức của loài người đơn giản chỉ
là vô tình minh tường vài nhánh trong
rừng kinh điển vô giá, liệu có cần đặt ra
vô vàn câu hỏi trước lúc ta chịu tin lời
Đức Phật ■
theogiacngo
XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

T

rước những năm 80 của thế kỷ
trước, tức là hơn ba mươi năm
trước, con đường từ thị xã Hà
Đông ra đến Cầu Mới, Ngã Tư Sở còn
chạy băng qua giữa cánh đồng. Một bên
là cánh đồng làng Triều Khúc, một bên
là cánh đồng làng Phùng Khoang, Trung
Văn. Đường số 6 Hà Nội - Hoà Bình và
đường xe điện Bờ Hồ - Hà Đông chạy ở
giữa. Hồi ấy, trường Đại học Ngoại ngữ
Hà Nội với những dãy nhà mái bằng vôi
vàng bốn, năm tầng nằm chơi vơi giữa
những ruộng lúa, những vạt đầm loi
thoi lau lác. Những sinh viên nào được
gọi đến học ở ngôi trường danh giá này,
nhất là những khoa tiếng Nga, tiếng Anh,
tiếng Pháp, tiếng Đức…, là đã cầm chắc
tấm hộ chiếu du học sang phe Xã hội Chủ
nghĩa Đông Âu tươi đẹp.
Rồi một ngày đẹp trời, những hành
khách trên chuyến tàu điện cổ kính và
đáng yêu chạy ngang qua đây, bỗng thấy
từng đoàn xe ùn ùn chở đất từ mạn Hoà
Bình về . Những xe đất đồi vàng sậm màu
gan gà. Và từng dàn xe ủi, xe benla, xe
gạt… lầm lũi san đất. Cả cánh đồng mấy
làng Triều Khúc, Phùng Khoang được
hối hả san lấp, trở thành những “sân vận
động” mênh mông.
Đó là giai đoạn đánh dấu thời kỳ mở
cửa, những năm 1985, 1986. Đơn vị đi
đầu xây dựng những khu đô thị mới trên
đồng đất Triều Khúc- Trung Văn là Bộ
Xây Dựng, mà cụ thể là T.C.ty Xây dựng
Thuỷ điện Hoà Bình. Mô hình “đổi đất
lấy công trình” lần đầu tiên được áp dụng
ở Hà Nội. Nhà nước cấp cho anh một
quĩ đất, anh hãy tự làm đường xá, thiết
kế hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống an
sinh xã hội, và tự làm nhà ở cho mình.
Những người thợ thuỷ điện Sông Đà, sau
bao năm bôn ba xây dựng công trình thuỷ
điện đầu tiên trên hồ Thác Bà, rồi lại dắt
díu vợ con về ngăn đập sông Đà, làm đại
công trình thuỷ điện Hoà Bình, cho đến
bây giờ, mới có một chốn an cư ở rìa làng
Triều Khúc, nơi giáp ranh giữa Hà Nội và
tỉnh Hà Tây.
Có một hành khách, dáng bí hiểm
như một ẩn sĩ, khi đi xe điện ngang qua
khu đất đang san lấp, chỉ tay nói với người
đi cùng: “Khu đất kia rồi sẽ phát quan”.
Không biết vị ẩn sĩ kia nói thật hay đùa,
chỉ biết vài năm sau, chỗ đất ấy mọc lên
một toà nhà bề thế, nơi đặt tổng hành
dinh của T.C.ty Xây dựng Sông Đà và
phía sau nó là một khu dân cư sầm uất có
cái tên rất đẹp: Thanh Xuân Nam.
***
Ba mươi năm có thể kiểm chứng được
lời “ tiên tri” ấy. Thanh Xuân Nam đúng
là đất phát quan. Ngày xưa, đỗ Trạng
nguyên, Bảng nhãn, Tiến sĩ; làm quan
phẩm trật tới tam phẩm, tứ phẩm, (chưa
nói tới nhất phẩm, tứ trụ triều đình), đã
là phát quan rồi. Bây giờ hàng quan ấy
tương đương với uỷ viên TƯ Đảng, Bộ
trưởng, nghị sĩ Quốc hội, T.G.đốc, Anh
hùng Lao động… Những danh vị ấy, chục
năm nay Thanh Xuân Nam có thừa. Đơn
cử: Bộ trưởng, Uỷ viên TƯ kiêm nghị sĩ
Quốc hội, có Nguyễn Hồng Quân, Đinh

Đất phát Quan
Quang Dương

Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã hủy chuyến công tác và đã có mặt tại bệnh viện huyện Cần Giờ
thăm hỏi nạn nhân gặp nạn

La Thăng; Nghị sĩ Quốc hội, Chủ tịch
Hội Nhà văn có Hữu Thỉnh. Anh hùng
Lao động có Trần Thọ Chữ, Cao Lại
Quang (giờ là Thứ trưởng Thường trực
Bộ Xây dựng); Các T.G.đốc, Phó T.G.đốc
có Nguyễn Khắc Kiên, Phạm Cường, …;
nhà văn-nhà thơ nổi tiếng có Hữu Mai,
Hữu Thỉnh, Phạm Tiến Duật, Tô Đức
Chiêu, Hoàng Minh Tường, Tùng Điển,
Hà Phạm Phú, Nguyễn Hoa…Riêng đội
ngũ giám đốc, tiến sỹ, kỹ sư, những thế
hệ 6X, 7X, 8X đang sung sức, phải tính
con số trăm.
Khu đô thị Thanh Xuân Nam hội tụ
phần đông cán bộ chủ chốt của T.Cty
Sông Đà và các nhà văn-nhà thơ thuộc
Hội Nhà văn Việt Nam, mới được cắm
đất xây khu tập thể liền kề. Không chỉ
các nhà văn Hữu Mai, Hữu Thỉnh, Hà
Phạm Phú cắm chốt lâu dài, mà Phạm
Tiến Duật, Ngô Văn Phú, Tô Đức Chiêu,
Hoàng Minh Tường, Nguyễn Trác,
Nguyễn Trọng Tân…cũng từng có sổ đỏ
và hộ khẩu. Bởi thế, Sông Đà có sự kiện gì
là các nhà văn - nhà thơ đều có mặt. Nhớ
mãi cái sự kiện ngày hội Mùa thu Vàng
nước Nga được tổ chức ở làng chuyên gia
Nga Pasionka dưới chân núi Đúng, Hoà
Bình năm 1988. Nhiều nhà văn là khách
mời đặc biệt của T.G.đốc Ngô Xuân Lộc,
Nguyễn Khắc Kiên và Bí thư Đoàn TNCS
T.Cty Đinh La Thăng. Dù đã biết Đinh La
Thăng là người có tình, lại có tài, có tố chất
làm Lãnh đạo. Nhưng đến dịp này- Mới
thấy nhận xét, đánh giá của nhiều người
về Đinh La Thăng thật chuẩn. Các nhà
văn-nhà thơ đã “mục sở thị” một Đinh La
Thăng tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết,
sáng tạo và tố chất thủ lĩnh khi điều hành
rất thành công, cả một ngày hội văn hoá
tràn đầy sức sống và thắm thiết tình hữu
nghị Nga - Việt.
Mối gắn kết láng giềng ở Thanh Xuân
Nam giữa người viết văn và người thợ,
còn được nhân lên bởi những dây mơ rễ
má, quan hệ thân tình: Em ruột TG.đốc
Nguyễn Khắc Kiên là nhà văn tài danh
Nguyễn Khắc Phục. Và bố đẻ Đinh La

Thăng là nhà thơ Đinh Văn Nhu. Vùng
quê Nam Định có nhiều người đa tài.
Nguyễn Khắc Phục vừa là thi sỹ, nhà văn,
kịch tác gia, lại kiêm thêm hoạ sỹ. Còn
ông Đinh Văn Nhu, vốn là cán bộ công
đoàn nhà máy dệt Nam Định nghỉ hưu,
đã có tài văn nghệ-thơ ca từ trước, nay lên
ở gần các nhà thơ, tài thơ của ông ngày
càng phát lộ, có thơ in trên báo chí, có tập
thơ xuất bản. Nhiều người bảo, vì duyên
nghiệp trong khu cư dân Thanh Xuân
Nam mà nền văn học có thêm nhiều tác
phẩm viết về Sông Đà. Thơ của Hữu
Thỉnh, Phạm Tiến Duật, Ngô Văn Phú,
Trần Ninh Hồ. Bút ký phóng sự của Hà
Phạm Phú, Tô Đức Chiêu, Hoàng Minh
Tường, tiểu thuyết của Trần Chinh Vũ…
Cũng nên và cần phải kể thêm điều này:
Cũng vì có vị thủ lĩnh thanh niên Sông
Đà là Đinh La Thăng mà từ công trường
thanh niên cộng sản Hoà Bình đã có biết
bao những người bạn nhà báo tâm huyết
ngày đêm bám hiện trường, bám nhân
vật để phục dựng những chân dung tinh
thần của một đại công trình thuỷ điện của
đất nước. Và cũng nhờ mối gắn kết với
báo chí văn chương này mà Đoàn TNCS
Sông Đà đã phát hiện và bồi dưỡng cho
nền văn học những cây bút trẻ chủ lực
và đầy bản sắc, như các nhà văn Tạ Duy
Anh, Vũ Hữu Sự, các nhà thơ Giáng Vân,
Nguyễn Lương Ngọc...
Dù thế, văn chương, suy cho cùng,
cũng chỉ vớt được những cái váng nổi của
đời sống. Thực tế cuộc sống còn khốc liệt,
hào hùng và nghiệt ngã hơn nhiều. Có
một nhà thơ, mới đây, khi lên thăm công
trình thuỷ điện Sơn La phát điện tổ máy
cuối cùng, gặp những người thợ Sông Đà
láng giềng ở đó, đã viết thế này:
Thuỷ điện Sông Đà tóc còn xanh
Thuỷ điện Sơn La đầu đã bạc
Hai mươi năm vợ xuôi chồng ngược
Sông Đà ơi, đã đủ nói lời yêu? (*)
“Sông Đà”, từ một tên sông, đã trở
thành một tượng đài của những người

9

làm thuỷ điện, thành một T.C.ty Xây
dựng thuỷ điện hàng đầu của Việt Nam là
T.C.ty Xây Dựng Sông Đà với những tên
tuổi nổi tiếng vì sự tận tâm, nhiệt huyết,
cống hiến như Ngô Xuân Lộc, Nguyễn
Khắc Kiên, Trần Thọ Chữ...
Nói về “Đất phát Quan”, cần phác
thảo đôi nét về một người từng ở tập
thể Thanh Xuân Nam khá lâu, giờ đang
đảm trách cương vị “tư lệnh” một ngành
“nóng” và năm 2013, được ghi nhận về
những nỗ lực, trưởng thành vững vàng
mọi mặt, ấy là Bộ trưởng Bộ Giao thông
Vận tải Đinh La Thăng. Xuất thân là cử
nhân ngành ngân hàng- tài chính, gắn
bó với công trình thuỷ điện Sông Đà từ
ngày tóc còn xanh, Bộ trưởng Đinh La
Thăng đến với Sông Đà như một duyên
nghiệp. Và từ đó trưởng thành, trên nền
tảng những tố chất bản thân đã được thừa
hưởng từ gia đình và việc chịu học tập,
tích lũy, rèn luyện qua đời sống thực tế vô
cùng phức tạp và muôn màu sắc. Ngày
trước - Cùng với các đàn anh, đồng sự,
như kỹ sư Nguyễn Khắc Kiên, Nguyễn
Hồng Quân, Trần Thọ Chữ…Đinh La
Thăng luôn có mặt trên tuyến đầu những
công trình điểm ở Sông Đà, Yali, Sơn La,
Trị An, sông Hinh...theo kiểu “Ăn công
trường, ngủ công trưởng, nhà là công
trường” - Năng động, trẻ trung, xông xáo,
quyết liệt, trách nhiệm cao với công việc,
lại rất ân tình, sau trước trong cuộc sống
đời thường là phẩm chất và bản lĩnh ở
Đinh La Thăng. Hơn hai mươi năm gắn
bó với nghề thuỷ điện, anh luôn là cánh
chim đầu đàn của hàng vạn thanh niên
xung kích trên các công trình ngăn sông
làm ra ánh sáng, ngay cả trên những vùng
xa xôi nhất đất nước.
Rồi Đinh La Thăng chuyển công tác.
Vào Thừa Thiên - Huế…rồi lại được cử
làm Chủ tịch HĐQT ngành Dầu khí,
một ngành mang tính đặc thù cao nên
nhiều thách thức luôn tiềm ẩn. Nhưng
rồi Dầu khí luôn là đơn vị chủ lực của
nền kinh tế đất nước, với những đóng
góp quan trọng và ý nghĩa lớn lao mọi
mặt. Tuy nhiên, thử thách mới, lớn hơn
nhiều, lại đến với Đinh La Thăng: Đó là
việc được giao đảm trách đứng đầu một
ngành nhiều phức tạp, vì liên quan mật
thiết đến đời sống dân sinh-kinh tế. Đó là
cương vị Bộ trưởng GTVT. Không phải
là không có những ý kiến trái chiều lúc
đầu - Nhưng tới giờ, sau hàng loạt việc
Bộ trưởng Thăng đã làm như: Đặt mình
vào vị trí phó thường dân, để mong tìm ra
những quyết sách phù hợp; thường xuyên
kiểm tra những ‘cung đường” ác liệt, công
trình trọng điểm; “trảm” tướng không
hoàn thành nhiệm vụ, phế bỏ nhà thầu
làm ăn tắc trách, chậm tiến độ; tham gia
lễ cầu siêu cho các nạn nhân tai nạn GT;
đi máy bay giá rẻ, thử nghiệm một hướng
bay trên không; xin việc cho thủ khoa đại
học gặp khó khăn; bỏ chuyến công tác,
tức tốc đến ngay hiện trường vụ tai nạn
nghiêm trọng ở Cần Giờ, để không chỉ
tham gia chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn, mà
còn đến tận Trung tâm y tế xã Cần Thạnh
(huyện Cần Giờ) để thăm hỏi, động viên
xem tiếp bài trang 29...
10

XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

DU LỊCH TIỂU VÙNG MÊKÔNG:

Tiềm năng và những hứa hẹn bứt phá

Bình - Ly - Hiền

D

iễn dàn được mở đầu bằng dẫn
đề khúc triết của đại biểu quốc
hội, Chủ tịch TƯ Hội VILACAED kiêm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng
Vietabank, ông Phương Hữu Việt. Theo
ông Việt, Diễn đàn Hợp tác Phát triển
tiểu vùng Mêkông 2013, do VILACAED
và Bộ Kế hoạch & Đầu tư đồng chủ trì
tổ chức đã trở thành sự kiện thường
niên, nhằm thúc đẩy hợp tác, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế
cùng có lợi giữa các vùng Mêkông, nhất
là các nước Lào - Campuchia - Myanmar - Thái Lan…cùng hai tỉnh Vân
Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) với
mục tiêu tốt đẹp và rất ý nghĩa: Đưa tiểu
vùng Mêkông mở rộng nhanh chóng trở
thành vùng phát triển nhanh và thịnh
vượng ở Đông Nam Á.
Thực tế thời gian qua, VILACAED
đã phối hợp, tổ chức nhiều hoạt động
thiết thực, tích cực, tạo cơ hội giao
thương, làm cầu nối cho doanh nghiệp
các nước trong vùng tìm hiểu lẫn nhau
và cùng nhau phát triển. VILACAED
còn mở rộng hoạt động sang các nước
khác tại khu vực Đông Nam Á, trong
khi vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ chính
trị-xã hội với nước bạn. Sự nỗ lực lặng
lẽ nhưng bền bỉ, đầy trách nhiệm này, đã
tạo dựng được hình ảnh: VILACAED là
kênh kết nối uy tín và hiệu quả giữa các
nước tiểu vùng Mêkông.
Theo Chủ tịch Phương Hữu Việt,
Diễn đàn lấy chủ đề: “Du lịch tiểu vùng
Mêkông 2013”, bởi đây là một trong 11
chương trình ưu tiên đã được xác định
trong khuôn khổ hợp tác kinh tế tiểu
vùng Mêkông (GMS). Đồng thời để đạt
tới mục tiêu mong muốn là kết nối các cơ
quan hữu quan, nhất là sự tương tác giữa
các nhà hoạch định chính sách với các
đơn vị-doanh nghiệp du lịch (ĐV DN
DL) trong tiểu vùng Mêkông mở rộng Sao cho sự kết nối này sẽ góp phần tạo
ra được những thuận lợi cơ bản để các
thế mạnh tiềm tàng mà Mẹ thiên nhiên
ưu đãi cho các nước trong vùng Mêkông
được phát huy tối đa, hiệu quả, qua hoạt
động của các ĐV DN DL. Đặc biệt, là

LTS. Trong sương mù và lạnh giá tới 10 độ của Hà Nội, trước thềm
Xuân mới Giáp Ngọ 2014 - Diễn đàn Du lịch tiểu vùng Mêkông
(thường niên), do TƯ Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt NamLào-Campuchia (VILACAED) tổ chức, với sự tài trợ của Ngân hàng
VIETABANK, vẫn thật nóng, bởi những ý kiến, tham luận sôi nổi
và tâm huyết của những đại biểu tham dự, đến từ một số Bộ, ban,
ngành như: Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Kinh tế
của Quốc hội; ông Vũ Văn Chung, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư Nước
ngoài - Bộ Kế hoạch & Đầu tư; ông Trần Phú Cường, Phó Vụ trưởng
Vụ Hợp tác Quốc tế Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa Thể thao và Du
lịch; ông Bùi Văn Quân, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Trẻ Việt
Nam kiêm Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Trẻ Hà Nội…Và một số địa
phương có tiềm năng về du lịch, nhiều đơn vị có thâm niên và thành
công trong hoạt động du lịch...
Đại diện một số nước trong khu vực Mêkông: Bà Khampheng
SIMMASONE, Tham Tán Kinh tế & Thương mại Đại Sứ Quán Lào
tại Việt Nam; ông Keo Bunrith, Tham tán Đại sứ quán Campuchia
tại Việt Nam; CEO Infrastructure Development Asia, LLC Business
Consulting & Investment (Mỹ), Ông Smitie C.Lu…
mục tiêu: Diễn đàn là cơ hội để các Quốc
gia trong tiểu vùng Mêkông thắt chặt,
phát triển hơn mối quan hệ đa phương
và các nhà đầu tư có thêm thông tin xúc
tiến thương mại, các DN tìm được đối
tác…Diễn đàn cũng hướng tới mục tiêu
trao đổi thông tin. Tìm kiếm giải pháp
liên kết, thúc đẩy đầu tư và hoạt động
kinh doanh giữa các DN, tổ chức hoạt
động trong lĩnh vực DL của các nước
thuộc GSM. Đồng thời là nơi giới thiệu,
quảng bá tiềm năng và sản phẩm DL của
các nước trong tiểu vùng…
Theo Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế
của Quốc hội Nguyễn Đức kiên: Du lịch
là một trong những ngành mũi nhọn
của Việt Nam và các nước trong tiểu
vùng Mêkông. Với những ưu thế rõ nét
về thiên nhiên và tiềm năng du lịch, do
những đặc trưng về văn hóa-xã hội và
con người tạo nên-Mêkông đã thu hút
được sự quan tâm của lượng lớn du
khách thế giới lâu nay. Với 11 chương
trình ưu tiên đã được xác định trong
khuôn khổ hợp tác phát triển kinh tế
Tiểu vùng Mêkông, nhằm mục tiêu thúc
đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác
phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các

nước, khả năng phát triển kinh tế của
vùng Mêkông, trong đó có du lịch là
hoàn toàn có cơ sở.
Cũng theo ông Nguyễn Đức KiênVILACAED đã phát huy được thế
mạnh, làm cầu nối hiệu quả trong thời
gian qua giữa các nước trong Tiểu vùng.
Diễn dàn “Du lịch tiểu vùng Mêkông
2013” là minh chứng thuyết phục cho nỗ
lực, nhiệt tâm vì mong muốn tích cực là
kết nối và phát triển các quan hệ song
phương, đa phương giữa các nền kinh
tế ở quy mô lớn và giữa các DN ở quy
mô đối tác. Ông Kiên đánh giá cao nỗ
lực và trách nhiệm của VILACAED qua
nhấn mạnh: Diễn đàn Phát triển Hợp
tác tiểu vùng Mêkông qua mỗi năm đều
tăng thêm bề dày với các hoạt động có
đấu ấn. VILACAED không chỉ làm tốt
các nhiệm vụ chính trị-xã hội, mà còn
thu hút được sự quan tâm của DN, khai
thác được sức mạnh tình đoàn kết hữu
nghị giữa các nước trung vùng…Ông
Nguyễn Đức Kiên cũng bày tỏ mong
muốn: Diễn đàn Phát triển Hợp tác
Kinh tế Tiểu vùng Mêkông hàng năm
sẽ trở thành sự kiện truyền thống của
VILACAED và quy mô sẽ được mở rộng

ra vùng Đông Nam Á và rộng lớn hơn
nữa. Đồng thời, Diễn đàn sẽ luôn là địa
chỉ tin cậy của các DN trong khu vực, là
cầu nối tích cực, hiệu quả giữa DN và
Nhà nước…
Bà Khampheng Simmasone, Tham
Tán Kinh tế & Thương mại Đại Sứ Quán
Lào tại Việt Nam cũng đánh gía cao
những nỗ lực, thành công trong hợp tác
mọi mặt, đặc biệt về DL của các nước
tiểu vùng Mêkông nói chung, Việt NamLào-Campuchia nói riêng, và chúc mừng
những thành công của DL Việt Nam
thời gian qua. Đồng thời bày tỏ mong
muốn các DN Việt Nam-Lào tiếp tục cố
gắng vượt khó hợp tác hiệu quả hơn nữa
trong lĩnh vực DL, nhất là về chất lượng
nhân sự trong hoạt động này...Bà mong
muốn DL tiểu vùng Mêkông ngày càng
phát triển thịnh vượng...
Cùng quan điểm và mục tiêu mong
muốn phát triển hợp tác kinh tế nói
chung, lĩnh vực du lịch nói riêng giữa
các nước trong vùng Mêkông ngày càng
phát triển mạnh mẽ và bền vững - Đại
diện các Bộ, Ngành: Kế hoạch & Đầu tư,
Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa Thể thao
và Du lịch…cũng cho biết các hoạt động
và kết quả trong lĩnh vực DL cùng định
hướng phát triển du lịch tiểu vùng một
cách bền vững qua các tham luận và ý
kiến cụ thể sâu sắc. Còn trên góc nhìn
và kinh nghiệm thực tế của những người
làm kinh tế du lịch, đại diện một số DN
cũng bày tỏ ý kiến và đưa ra các khuyến
nghị cụ thể, để du lịch tiểu vùng có thể
phát triển hiệu quả, bền vững nhất trong
khả năng cho phép, TCty Du lịch Hà
Nội kiến nghị: Cần có thông số cụ thể
về mức độ hiểu biết Chương trình hợp
tác DL tiểu vùng Mêkông; cần có trung
tâm dữ liệu bằng nhiều thứ tiếng về hoạt
động của Chương trình DL tiểu vùng, để
DN có thể tiếp cận thông tin…
Một số địa phương cũng thông qua
Diễn đàn giới thiệu về thế mạnh DL
củng vùng mình như: An Giang, Quảng
Nam…Diễn đàn đã kết thúc tốt đẹp, hứa
hẹn sự khởi sắc mới trong lĩnh vực DL
năm 2014 ■
XUÂN GIÁP NGỌ - 2014
VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM

11

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI
Minh Ngọc
LTS - Trên tinh thần tiếp tục
đổi mới - Trước thềm Xuân mới
2014 - Nhìn lại một năm đầy
cam khó - Không thể phủ nhận,
năm 2013 Tổng cục Đường Bộ
Việt Nam (TCĐB VN) đã tạo
dựng được không ít kết quả rất
đáng ghi nhận, đặc biệt trong
việc xây dựng và triển khai Đề
án: “Đổi mới quản lý vận tải
đường bộ theo hướng hiện đại
nhằm giảm thiểu tai nạn giao
thông và nâng cao chất lượng
dịch vụ vận tải” - Một Đề án
phù hợp với định hướng CNH,
HĐH theo Nghị quyết XI của
Đảng.
Trong thực tế công tác quản
lý hoạt động VT ô tô đã có
những bước chuyển tích cực
và ngày càng được hoàn thiện;
lực lượng vận tải tiếp tục phát
triển; sản lượng vận tải hàng
hóa hành khách 6 - 7%; Chất
lượng DVVT được cải thiện;
Thêm nhiều tuyến VT đã được
mở rộng đến nhiều vùng sâu,
vùng xa thể hiện sinh động
chính sách tốt đẹp của Đảng và
Chính phủ đối với đồng bào các
dân tộc…Góp phần quan trọng
trong bức tranh tổng thể phát
triển ngành GTVT và phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước

* Đổi mới quản lý vận tải
đường bộ theo hướng hiện đại
nhằm giảm thiểu tai nạn GT
và nâng cao chất lượng DV vận
tải.

Vận tải ô tô hiện đang chiếm trên
90% khối lượng vận tải khách, trên
70% khối lượng vận tải hàng hóa.
Thực hiện định hướng CNH-HĐH
của Đảng. Năm 2013, Tổng cục ĐBVN
đã xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ
GTVT phê duyệt Đề án “Đổi mới
quản lý vận tải đường bộ theo hướng
hiện đại, hiệu quả nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ và giảm thiểu tai nạn
giao thông”; tổ chức triển khai đồng
bộ và đã bước đầu đạt kết quả tích cực.
Vấn đề quan trọng có tính quyết
định là hoàn thiện thể chế quản lý
hoạt động vận tải. Tổng cục ĐBVN đã
xây dựng trình Bộ ban hành Thông
tư số 18/2013/TT-BGTVT thay thế
Thông tư 14/2010/TT-BGTVT ngày
24/6/2010 của Bộ GTVT quy định về
tổ chức và quản lý hoạt động VT bằng
ô tô; Thông tư 23/2013/TT-BGTVT về

Đại biểu tham dự Hội Tập Huấn

tích hợp, quản lý, khai thác dữ liệu từ
thiết bị giám sát hành trình của xe ô
tô và hoàn thành thí điểm Trung tâm
quản lý, khai thác dữ liệu từ TBGSHT tại Tổng cục, Thông tư 35/2013/
TT-BGTVT về xếp hàng trên xe ô tô;
Thông tư 55/2013/TT-BGTVT quy
định trách nhiệm và xử lý vi phạm
trong tổ chức, quản lý hoạt động kinh
doanh vận tải ô tô ...
Hệ thống các quy chuẩn, tiêu
chuẩn, quy trình để quản lý hoạt
động VT cũng đã được ban hành:
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia trạm
dừng nghỉ trên ĐB và bến xe khách;
Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng DVVT HK cũng đã được trình
Bộ GTVT ban hành...Theo đó, các
yếu tố liên quan đến chất lượng dịch
vụ (DV) VT HK và công tác đảm bảo
ATGT của các đơn vị kinh doanh VT
như chất lượng phương tiện; trình độ,
kỹ năng, kinh nghiệm của người lái
xe; công tác tổ chức quản lý về đảm
bảo ATGT trong đơn vị; tổ chức hành
trình và thời gian chạy xe; dịch vụ
trên xe; các quyền lợi của hành khách
và công tác tiếp nhận, giải quyết các
kiến nghị, khiếu nại của hành khách
với nhiều tiêu chí cụ thể cho từng nội
dung được lượng hoá, tính điểm, làm
cơ sở để xếp hạng chất lượng DV VT
khách từ 1 sao đến 5 sao, để đơn vị vận
tải tổ chức thực hiện.
Trên cơ sở các văn bản QPPL, các
tiêu chuẩn, quy chuẩn, công tác triển
khai đã được chú trọng. Tổng cục đã
tổ chức 03 hội nghị triển khai tại 3
khu vực miền Bắc, miền Trung, miền
Nam đến các Sở GTVT, bến xe, doanh
nghiệp vận tải; Các đơn vị kinh doanh
VT đã tổ chức triển khai sắp xếp bộ
máy quản lý; phương pháp quản lý
phù hợp, tương ứng với từng loại hình
kinh doanh, qua đó giúp các đơn vị
thực hiện tốt các quy định của pháp

Thứ Trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ phát biểu tại Hội Nghị Tập huấn các văn
bản quy phạm pháp luật VTĐB mới ban hành (ngày 16/9/2013)

luật về điều kiện kinh doanh VT và
nâng cao hiệu quả kinh doanh, góp
phần tích cực vào quá trình phát triển
kinh tế-xã hội, đảm bảo trật tự ATGT
và bảo vệ môi trường… Việc yêu cầu
các đơn vị VT phải công bố công khai
mức CLDV cùng với giá cước tương
ứng để hành khách biết, lựa chọn và
giám sát cũng đã được chú trọng thực
hiện. Trên cơ sở chất lượng DV VT
có cơ chế khuyến khích các đơn vị có
chất lượng DV tốt, phù hợp; hạn chế
các đơn vị chất lượng DV kém.
Công tác Thanh tra, kiểm tra, xử lý
các vi phạm cũng đã được Bộ GTVT,
Tổng cục ĐBVN, các Sở GTVT thực
hiện quyết liệt . Nhờ vậy, chất lượng
dịch vụ vận tải đã được nâng cao một
bước; công tác đảm bảo ATGT trong
hoạt động vận tải đường bộ có chuyển
biến rõ nét trong 6 tháng cuối năm.

* Trách nhiệm cao qua những
đề xuất của Tổng cục ĐBVN.

Bên cạnh những nội dung đổi mới
trong quản lý vận tải khách được triển
khai có hiệu quả như trên. Về quản lý
vận tải hàng hóa hiện vẫn đang hoạt
động theo lối sản xuất nhỏ, thiếu liên
kết. Đặc biệt việc thiếu các kênh thông
tin, giao tiếp giữa các đơn vị vận tải
với các chủ hàng dẫn đến việc các đơn
vị VT thường phải ký hợp đồng thông
qua khâu trung gian, khiến giá cước
bị đẩy lên cao và thường xuyên biến
động...nên tình trạng vi phạm các quy
định của pháp luật về trật tự ATGT,
đặc biệt hiện tượng chở quá tải gấp
nhiều lần so với tải trọng quy định
diễn ra khá phổ biến; tỷ lệ xe chạy
rỗng cao; mức tiêu thụ nhiên liệu lớn,
làm tăng ô nhiễm môi trường, gia tăng
ách tắc GT và TNGT...Do vậy, năng
suất và hiệu quả kinh doanh VTHH
thấp, chi phí logistics chiếm tỷ trọng

lớn trong GDP.
Để khắc phục hiện trạng đó, việc
xây dựng sàn giao dịch VTHH là hết
sức cần thiết, tạo tiền đề thúc đẩy
VTĐB phát triển theo hướng hiện đại,
đạt được hiệu quả ngày càng cao về
các mặt, minh bạch thị trường, nâng
cao sức cạnh tranh, hội nhập quốc tế
và khu vực, kết nối với các phương
thức vận tải; giảm thiểu xe chạy rỗng,
tiết kiệm nhiên liệu...
Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Phó
Tổng Cục trưởng Tổng cục ĐBVN,
người có thâm niên kinh nghiệm và
đặc biệt tâm huyết, về lĩnh vực VTĐB.
Nội dung cơ bản của Dự án nghiên
cứu về hình thành và quản lý hoạt
động sàn giao dịch vận tải hàng hóa
bao gồm các nội dung chính là: Xây
dựng thể chế, gồm nghiên cứu, tham
khảo kinh nghiệm tổ chức, quản lý và
hoạt động của sàn giao dịchVTHH
của một số nước; Nghiên cứu, xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật
quy định về tổ chức, quản lý và hoạt
động của sàn giao dịch VTHH; Xây
dựng cơ chế, chính sách phát triển
sàn giao dịch VTHH; Đào tạo nguồn
nhân lực về quản lý hoạt động sàn giao
dịch VTHH; xây dựng phần mềm để
sử dụng cho các sàn giao dịch; đầu tư
phần cứng cho trung tâm quản lý ở
Tổng cục ĐBVN.
Cũng theo Phó Tổng Cục trưởng
Nguyễn Văn Quyền, dự án về hỗ trợ
hình thành và quản lý sàn giao dịch
vận tải đã được bàn thảo với đại diện
Ngân hàng Thế giới và nhận được sự
quan tâm và ủng hộ; Tổng cục ĐBVN
đã báo cáo và được sự ủng hộ của Bộ
trưởng Đinh La Thăng và hiện Bộ
GTVT đã có thư gửi WB đề nghị tài
trợ cho dự án này. Nếu dự án được
tài trợ, Tổng cục ĐBVN sẽ triển khai
hoàn thành dự án trong năm 2015 ■
12

N

hớ Lào Cai, những ngày cuối
tháng 10 nắng đã nhạt và tiết
trời se lạnh, đúng đặc trưng khí
hậu vùng cao. Tới Lễ hội kỷ niệm 110
năm Du lịch SaPa-một trong những địa
danh du lịch nổi tiếng Việt Nam trên
vùng đất tiềm ẩn nhiều nét riêng, cũng là
thế mạnh riêng…Chúng tôi đã cùng chia
sẻ niềm tự hào với người dân nơi đây,
nghe những tâm tư mong muốn của họ
về Lãnh đạo và kỳ vọng về một Lào Cai
tiến bước đột phá…
Và Lào Cai đúng là đang có những
thay đổi mang tính bứt phá trên nền tảng
kế thừa- phát huy một cách sáng tạo thế
mạnh để tạo đà phát triển nhanh và bền
vững. Quê hương ở tận Bạc Liêu, vùng
Nam bộ phì nhiêu và thuần hậu, nhưng
chúng tôi lại lớn lên và trưởng thành trên
vùng đất biên giới Lào Cai- nên gắn bó
máu thịt với nơi này và coi đây như quê
hương thứ hai của mình. Rồi lập nghiệp
ở Hà Nội - Nhưng luôn dõi theo mỗi
đổi thay dù nhỏ của miền quê thứ hai là
Lào Cai. Bởi thế, khi biết ông Doãn Văn
Hưởng chính thức được giao trọng trách
Chủ tịch tỉnh- Chúng tôi rất mừng- Bởi
biết khá cụ thể về sự tận tâm, nỗ lực của
ông với Lào Cai. Sinh ra và lớn lên ở Lào
Cai, chắc chắn người con của quê hương

XUÂN GIÁP NGỌ - 2014

Lào Cai:

CÂU CHUYỆN PHÁT
TRIỂN VÀ HỘI NHẬP
Hoàng Nam-Ngàn Thương
vùng biên giới là ông Doãn Văn Hưởng
có lý do chính đáng với những tâm huyết,
khát vọng cống hiến cho tỉnh nhà.
Thực tế dù mới chính thức gánh vác
trọng trách Chủ tịch UBND tỉnh Lào
Cai, nhưng từ trước đó, từ lúc còn ở vị trí
chỉ là cán bộ rồi Giám đốc nông trường
quốc doanh Phong Hải - Bảo Thắng
- Lào Cai (1981-1991) hay đến khi đã
được tín nhiệm trở thành Huyện ủy viên,
rồi Chủ tịch UBND huyện Bảo Thắng Lào Cai (1995 -1999), bí thư Huyện Ủy
Bảo Thắng (2000 - 2004)... Tới khi đảm
nhận vai trò Phó Chủ tịch Thường trực,
rồi nay là Chủ tịch UBND tỉnh - Nhất
quán quan điểm đã được xác định từ
trước rất lâu rồi là cống hiến, hoặc nói
dân tin-làm dân hiểu...đặc biệt luôn gần
dân vì trưởng thành từ vị trí một cán bộ
nông trường nên ông luôn cố gắng để

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai
Ông Doãn Văn Hưởng

thấu hiểu đời sống, tâm tư của người
dân và luôn gắn mình với phát triển mọi
mặt kinh tế-chính trị - xã hội tại mỗi địa
phương/đơn vị...
Cực kỳ áp lực công việc mới tiếp
nhận trong vai trò mới, lại đúng vào
những ngày cuối năm vô cùng bận rộn
- Nhưng khi đành cho chúng tôi chút
thời gian ngắn như một khoảng lặng cực
hiếm và cực ngắn ngủi - Chủ tịch UBND
tỉnh Doãn Văn Hưởng vẫn giữ nguyên
được vẻ bình dị, nét điềm tĩnh riêng...
Và ông dành toàn bộ thời gian gặp gỡ, để
trao đổi, phân tích...những định hướng
cũng như mong muốn của ông cùng các
cộng sự trong việc chèo lái đưa Lào Cai
kế thừa, phát huy một cách sáng tạo mọi
thế mạnh, khắc phục mọi hạn chế, phát
triển vững mạnh. Ông bộc bạch: “Ở vị trí

nào cũng vậy, Đảng và nhân dân tin tưởng
giao trọng trách thì phải cố gắng thực hiện
thành công…”, “Tiếp tục kế thừa và phát
huy các chương trình-đề án đã và đang
thực hiện; tập trung định hướng, phát
triển theo chiều sâu; cố gắng xây dựng
nền KT-CT-XH ổn định; lấy nông nghiệpnông thôn mới là trọng tâm, công nghiệp
làm đột phá, dịch vụ là mũi nhọn,…đảm
bảo an ninh, trật tự xã hội và môi trường
để bền vững…”. Những thế mạnh về giao
thương, du lịch, tài nguyên-khoáng sản
được Đảng bộ, chính quyền tỉnh Lào Cai
tập trung khai thác triệt để, tăng cường
liên minh-liên kết, mở rộng thu hút vốn
đầu tư ngoài ngân sách: Nội lực, FDI,
ODA… gắn chặt các hoạt động với quy
định chặt chẽ và xuyên suốt…
Gần kết thúc cuộc gặp, khi chúng tôi
phải gặng hỏi vài lần, Chủ tịch UBND
tình Lào Cai Doãn Văn Hưởng mới
nói duy nhất điều về mình là, ông sinh
ra và lớn lên ở Lào Cai. Ông sẽ cố gắng
để xứng đáng với niềm tin tưởng của
Đảng và nhân dân. Khả năng ông cũng
có thể không hài lòng khi chúng tôi đề
cập vài điều về ông trong bài viết này Nhưng với tình cảm, tấm lòng của người
từng gắn bó sâu nặng với Lào Cai, trong
vai trò là người dân, cũng mong muốn
cho Lào Cai phát triển ngày càng thịnh
vượng như ông - Hy vọng ông thể tất.
Cũng chúc ông cùng các cộng sự của
ông "Chân cứng đá mềm" vững tay chèo
đưa Lào Cai ra biển lớn, vững vàng thời
hội nhập ■
Đồng chí Doãn Văn Hưởng - Nguyên
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban
nhân dân (UBND) tỉnh Lào Cai
chính thức đảm nhận vị trí mới:
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, nhiệm
kỳ 2011-2016 (QĐ số 2569/QĐ-TTg
do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký
ngày 26/12/2013).
Trân trọng chúc mừng

Quang Kim-Bát Xát:
TIẾN TỚI XÂY DỰNG NÔNG
NGHIỆP-NÔNG THÔN BỀN VỮNG

Đ

ã chạm đích, chỉ còn chờ hồi còi
chung cuộc để cắm cờ hoàn thành
tiêu chí Xây dựng Nông thôn mới
(XD NTM) đầu tiên trên địa bàn tỉnh biên
giới Lào Cai-khu vực miền núi phía phía Bắc
với nhiều đặc thù riêng. Nhưng Quang Kim
không “dừng lại” bởi xác định đây mới là kết
thúc một chặng đường ban đầu, mở ra công
cuộc XD NTM bền vững theo chiều sâu: “…
Nông nghiệp và NTM là trọng tâm, công
nghiệp là đột phá, dịch vụ là mũi nhọn…”Trích phỏng vấn ông Doãn Văn Hưởng-Chủ
tịch UBND tỉnh Lào Cai ngày 08/01/2014.
Một mặt tiến hành tổng kết quá trình
XD NTM tại địa phương để báo cáo, chờ rà
soát-thẩm định lần cuối trước khi cấp chứng
nhận đạt chuẩn NTM; Đảng ủy - HĐND
- UBND xã Quang Kim đang gấp rút lập

Hoàng Nam-Ngàn Thương
các chương trình-đề án nhằm xây dựng kế
hoạch phát huy những thành quả đạt được,
huy động các nguồn lực, nhân lực-đào tạo
nhân lực, thu hút đầu tư…tiến đến sản xuất
nông nghiệp hàng hóa; mở rộng ngành
nghề theo chiều sâu-sản xuất thương phẩm
trong mọi lĩnh vực không để “lãng phí” tài
nguyên-nguyên liệu qua con đường tiêu thụ
sản phẩm thô. Xác định rõ, nhất quán hành
động phát triển thành quả XD NTM để nâng
cao đời sống của nhân dân.
Chào Xuân Giáp Ngọ năm 2014, kính
chúc Đảng ủy-HĐND-UBND và nhân dân xã
Quang Kim vững bước bảo vệ thành quả và
phát triển bền vững nông nghiệp-nông thôn
theo mục tiêu cốt lõi của chương trình “Mục
tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới”. ■

Tính đến ngày 31/12/2013, chương trình XDNTM tại Quang Kim đã
đạt: Số lượng tiêu chí đạt chuẩn: 19/19 tiêu chí.
Trong đó: Các tiêu chí đạt 100%: Giao thông, thủy lợi, Cơ sở vật chất
văn hóa, chợ, bưu điện, Giáo dục…
Một số tiêu chí còn lại 85-95%. Đạt yêu cầu mục tiêu XD NTM.
(Trích báo cáo số 173-BC/BCĐ về “Kết quả hoàn thành 19 tiêu chí xây
dựng Nông thôn mới xã Quang Kim” ngày 30/12/2013)
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).docNguyễn Công Huy
 
Luận án: Đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại trên địa b...
Luận án: Đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại trên địa b...Luận án: Đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại trên địa b...
Luận án: Đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại trên địa b...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tq
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tqKtdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tq
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tqKim Anh
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾBùi Quang Xuân
 
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG     TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG     TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoạiTính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoạiLe Honghoa
 
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3duyenbc
 
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội n...
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội n...Luận văn: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội n...
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội n...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTATác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTAPhong Olympia
 

Was ist angesagt? (20)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền trungĐầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung
 
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải PhòngLuận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Hải Phòng
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
 
Luận án: Đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại trên địa b...
Luận án: Đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại trên địa b...Luận án: Đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại trên địa b...
Luận án: Đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại trên địa b...
 
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tq
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tqKtdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tq
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tq
 
144 chuyen in
144 chuyen in144 chuyen in
144 chuyen in
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân tại tp Đông Hà, Quảng Trị
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân tại tp Đông Hà, Quảng TrịLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân tại tp Đông Hà, Quảng Trị
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân tại tp Đông Hà, Quảng Trị
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
 
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG     TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG     TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Luận án: Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, HAY
Luận án: Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, HAYLuận án: Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, HAY
Luận án: Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, HAY
 
Luận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAYLuận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAY
 
Luận án: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Hòa Bình, HAY
Luận án: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Hòa Bình, HAYLuận án: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Hòa Bình, HAY
Luận án: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Hòa Bình, HAY
 
Luận án: Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở Nam Trung Bộ
Luận án: Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở Nam Trung BộLuận án: Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở Nam Trung Bộ
Luận án: Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở Nam Trung Bộ
 
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoạiTính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
 
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
 
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy NhơnLuận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
 
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội n...
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội n...Luận văn: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội n...
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội n...
 
Tác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTATác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTA
 
Phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam, HAY
Phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam, HAYPhát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam, HAY
Phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam, HAY
 
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình, HAYLuận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình, HAY
 

Ähnlich wie Mekong tet 2014

Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013duyenbc
 
Thời báo Mekong số 118
Thời báo Mekong số 118Thời báo Mekong số 118
Thời báo Mekong số 118Hán Nhung
 
So 124 chuyen in
So 124 chuyen inSo 124 chuyen in
So 124 chuyen inHán Nhung
 
So 127 chuyen in
So 127 chuyen inSo 127 chuyen in
So 127 chuyen inHán Nhung
 
Thời báo Mekong tháng 7/2014
Thời báo Mekong tháng 7/2014Thời báo Mekong tháng 7/2014
Thời báo Mekong tháng 7/2014Hán Nhung
 
JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY
JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARYJOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY
JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARYThắng Nguyễn
 
Mekong 10 2015
Mekong 10 2015Mekong 10 2015
Mekong 10 2015Hán Nhung
 
[123doc] bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...
[123doc]   bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...[123doc]   bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...
[123doc] bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...NguynHuKhnh3
 
Thiết kế nhà máy sản xuất kẹo hiện đại năng suất 6000 tấn sản phẩm
Thiết kế nhà máy sản xuất kẹo hiện đại năng suất 6000 tấn sản phẩmThiết kế nhà máy sản xuất kẹo hiện đại năng suất 6000 tấn sản phẩm
Thiết kế nhà máy sản xuất kẹo hiện đại năng suất 6000 tấn sản phẩmLuanvantot.com 0934.573.149
 

Ähnlich wie Mekong tet 2014 (20)

129
129129
129
 
169 in
169 in169 in
169 in
 
Mekong 7 2015
Mekong 7 2015Mekong 7 2015
Mekong 7 2015
 
Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013
 
Thời báo Mekong số 118
Thời báo Mekong số 118Thời báo Mekong số 118
Thời báo Mekong số 118
 
143
143143
143
 
So 124 chuyen in
So 124 chuyen inSo 124 chuyen in
So 124 chuyen in
 
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
 
Mk117
Mk117Mk117
Mk117
 
So 127 chuyen in
So 127 chuyen inSo 127 chuyen in
So 127 chuyen in
 
Thời báo Mekong tháng 7/2014
Thời báo Mekong tháng 7/2014Thời báo Mekong tháng 7/2014
Thời báo Mekong tháng 7/2014
 
130
130130
130
 
JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY
JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARYJOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY
JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY
 
Mekong 10 2015
Mekong 10 2015Mekong 10 2015
Mekong 10 2015
 
Mekong 112
Mekong 112Mekong 112
Mekong 112
 
Mekong 110
Mekong 110Mekong 110
Mekong 110
 
Cnh-Hđh Và Vai Trò Của Nó Trong Sự Nghiệp Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Nước Ta...
Cnh-Hđh Và Vai Trò Của Nó Trong Sự Nghiệp Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Nước Ta...Cnh-Hđh Và Vai Trò Của Nó Trong Sự Nghiệp Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Nước Ta...
Cnh-Hđh Và Vai Trò Của Nó Trong Sự Nghiệp Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Nước Ta...
 
[123doc] bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...
[123doc]   bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...[123doc]   bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...
[123doc] bai-thu-hoa-ch-nghien-cuu-thuc-te-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-...
 
Đề tài: Trung tâm đào tạo xuất khẩu lao động Bắc Bộ, HAY
Đề tài: Trung tâm đào tạo xuất khẩu lao động Bắc Bộ, HAYĐề tài: Trung tâm đào tạo xuất khẩu lao động Bắc Bộ, HAY
Đề tài: Trung tâm đào tạo xuất khẩu lao động Bắc Bộ, HAY
 
Thiết kế nhà máy sản xuất kẹo hiện đại năng suất 6000 tấn sản phẩm
Thiết kế nhà máy sản xuất kẹo hiện đại năng suất 6000 tấn sản phẩmThiết kế nhà máy sản xuất kẹo hiện đại năng suất 6000 tấn sản phẩm
Thiết kế nhà máy sản xuất kẹo hiện đại năng suất 6000 tấn sản phẩm
 

Mehr von Hán Nhung (20)

184
184184
184
 
183 in
183 in183 in
183 in
 
Chương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâmChương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâm
 
181a
181a181a
181a
 
180
180180
180
 
178
178178
178
 
177
177177
177
 
176
176176
176
 
171
171171
171
 
174
174174
174
 
173
173173
173
 
172
172172
172
 
170 (1)
170 (1)170 (1)
170 (1)
 
167
167167
167
 
163 chuyen in
163 chuyen in163 chuyen in
163 chuyen in
 
162
162162
162
 
161
161161
161
 
160 chuyen in
160 chuyen in160 chuyen in
160 chuyen in
 
Tan xuan
Tan xuanTan xuan
Tan xuan
 
151 chuyen in
151 chuyen in151 chuyen in
151 chuyen in
 

Mekong tet 2014

  • 1. TƯ HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA (VILACAED) Những thửa ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã được công nhận là di tích Quốc Gia
  • 2. 2 XUÂN GIÁP NGỌ - 2014 TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM: ĐỘT PHÁ MỚI - SỨC MẠNH MỚI Nguyễn Thị Hồng Ánh Tiếp tục giữ vững vị thế “đầu tầu kinh tế đất nước” như tin tưởng, giao phó của Lãnh đạo Đảng, Chính phủ và nhân dân - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Petrovietnam (PVN) đã mừng Đảng, mừng Xuân mới, mừng đất nước đổi mới bằng thành tích rất ấn tượng: Hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng khai thác của toàn PVN, đạt 16,71 triệu tấn dầu (kế hoạch đăng ký Chính phủ là 16 triệu tấn) và 9,75 tỷ m3 khí (kế hoạch đăng ký là 9,2 tỷ m3) vào đúng ngày cuối cùng của năm cũ 2013, chạm sang khoảnh khắc năm mới Giáp Ngọ-2014… * Những bước tiến vững vàng. Trong bối cảnh năm 2013 vẫn rất nhiều gian khó - Thì kết quả SXKD năm 2013 của PVN thật sự là một tin vui lớn. Rõ ràng là, với nỗ lực mọi mặt không mệt mỏi của các đơn vị, các nhà thầu cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong công việc cùng tinh thần: “Quyết tâm cao, Hành động đúng, Giải pháp hay, Về đích sớm” - PVN đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch Chính phủ giao phó, giữ vững vai trò, vị thế đầu tầu kinh tế đất nước, góp phần không nhỏ trong việc gia tăng nguồn thu cho đất nước. Đây là nguồn động viên tinh thần, là động lực lớn cho người lao động dầu khí đang ngày đêm bám biển để tiếp tục phấn đấu vì mục tiêu kế hoạch khai thác dầu khí năm tới 2014 và những năm tiếp theo. Đây là năm thứ 5 liên tiếp PVN hoàn thành kế hoạch khai thác dầu khí trước thời hạn. 2013, đất nước tiếp tục phát triển trong một năm muôn vàn cam khó - Ngành dầu khí cũng không ngoại lệ trong việc phải đối mặt với rất nhiều thách thức - Dù thế, kết quả SXKD năm 2013, đã cho thấy- Người lao động ngành dầu khí đã tiếp tục, không những giữ vững mà còn phát huy đấy sáng tạo và hiệu quả truyền thống tốt đẹp qua mấy chục năm xây dựng và trưởng thành của ngành- Thực hiện được, một cách xuất sắc nhất, trách nhiệm nhất, trí tệ nhất tâm nguyện mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc sinh thời. Cũng như mong muốn, tin tưởng của Đảng, Chính phủ và nhân dân. Rõ ràng là quyết tâm, chủ động, nỗ lực vượt khó vươn lên trong thách thức; việc biết tận dụng mọi cơ hội trong mọi khó khăn, mọi mặt, từ quản lý khai thác đến triệt để áp dụng nhiều giải pháp tích cực, để đưa nhiều giếng mới, mỏ mới, công trình mới vào khai thác đúng và vượt kế hoạch như mỏ Hải Sư Trắng vào 19/5/2013, mỏ Hải Sư Đen vào 19/6/2013, mỏ Thỏ Trắng 29/6/2013, mỏ Dorado 20/11/2013, mỏ Pirana 25/12/2013 (Lô 67 – Peru), đặc biệt là mỏ khí Hải Thạch Mộc Tinh, công trình trọng điểm Quốc gia (đã được đưa vào khai thác từ 06/9/2013). Những cố gắng toàn diện và sáng tạo của CBCNV trong toàn PVN, đã tạo ra những đột phá mới, mang lại sức mạnh, thành công cho năm 2013, góp phần không nhỏ trong việc thực hiện kế hoạch chiến lược 5 năm của PVN giai đoạn 2011-2015. Đồng thời, việc hoạt động dầu khí giai đoạn 2011-2013 vừa qua vẫn tiếp tục phát triển và vẫn đảm bảo là mục tiêu thu hút cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt những năm qua đã được lan rộng trong tất cả các khâu từ thượng nguồn đến trung nguồn và hạ nguồn cũng như các khâu thương mại và dịch vụ Dầu khí…PVN đã đảm bảo, một cách tuyệt vời, trách nhiệm và hiệu quả nhất cho chiến lược an ninh năng lượng, an ninh lương thực của nước ta… * Thông điệp trên thế mạnh. Là một trong không nhiều Tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước trong suốt những năm qua đến nay - PVN - Với phát triển bền vững và kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng qua từng năm, năm sau tăng trưởng cao hơn năm trước, đã, đang giữ vai trò thật sự quan trọng trong phát triển kinh tế quốc dân. Đồng thời, qua hoạt động toàn diện cũng như kết quả SXKH, đã thể hiện một cách thuyết phục năng lực cạnh tranh tầm khu vực và quốc tế. Điều đáng ghi nhận khác là PVN đã rất sáng tạo trong việc, biết phối hợp để phát huy thế mạnh tổng hợp, vừa đầu tư phát triển bằng việc sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính (cũng là thế mạnh tiềm tàng mang tính truyền thống chính) như: Tìm kiếm thăm dò và khai thác Dầu khí, chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu khí, công nghiệp khí, công nghiệp điện và các dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Vừa bảo đảm thực hiện hiệu quả mục tiêu: Coi trọng phát triển bền vững với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh quốc phòng, góp phần tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Thực tế, với sự nghiêm túc và sáng tạo trong thực hiện Mô hình thí điểm Tập đoàn, đến nay- PVN đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm về quản lý và điều hành trên cơ sở hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, với kết luận 41 của Bộ Chính trị, Luật Doanh nghiệp, Luật Dầu khí được Quốc hội thông qua, với Điều lệ tổ chức và hoạt động cũng như Quy chế Tài chính được Thủ tướng ban hành - PVN cũng đã xây dựng được một tập thể lãnh đạo và người lao động đoàn kết, trí tuệ, chung sức đồng lòng, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Đặc biệt đào tạo, bổ sung được nhiều cán bộ trẻ có năng lực, cùng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật công nghệ và quản lý, công nhân xem tiếp bài trang 33...
  • 3. (Thaáng 1 + 2/2014) Söë 55 + 56 + 57 + 58 3 XUÂN GIÁP NGỌ - 2014 Chúc mừng năm mới Xuân Giáp Ngọ 2014 …Dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ LIÊM. Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì. Mỗi người phải nhận rằng tham lam là một điều rất xấu hổ, kẻ tham lam là có tội với nước, với dân. Cán bộ thi đua thực hành liêm khiết, thì sẽ gây nên tính liêm khiết trong nhân dân. Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giầu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ. (Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 5, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội-2000. Trang 1322-1323) TRƯƠNG TẤN SANG Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA Mạnh Khỏe Hạnh Phúc Thành Công & An Khang Thịnh Vượng CHỦ TỊCH Phương Hữu Việt THÔØI BAÙO Trụ sở: Tầng 7 Số 65 - Văn Miếu Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011 Q. Tổng Biên tập: L i Thanh Bình. * Văn phòng Ban biên tập: Tầng 03, Cung Triển lãm Quy hoạch Quốc gia, phố Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội; Điện thoại: 08049573 - 08049574 - 08049575 * Fax: 08049575. Trình bày: Duy Thành. * Văn phòng Đ i diện ph a Nam: Tại TP. Hồ Chí Minh: Số 21/3A1, đường TA 16, phường Thới An, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 08.66577378 * Fax: 080.3816684 * Văn phòng Đ i diện t i khu vực Bắc Trung b : Tại Nghệ An: 20 Đường Trường Thi - TP. Vinh * ĐT: 0383847540 - 0913273696. T i Hà Tĩnh: Sở Kế hoạch & Đầu tư - Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh - TP. Hà Tĩnh * ĐT: 0904050657. * Tài khoản: 0521101078008. Ngân hàng TMCP Quân ðội * In tại Công ty CP In Trần Hưng. Giá bán tại Việt Nam: 45.800đ
  • 4. 4 NĂM 2013: XUÂN GIÁP NGỌ - 2014 THỜI CUỘC THEO DÒNG MÊ KÔNG TRUNG QUỐC. Kinh tế tăng trưởng. Quyết tâm chống tham nhũng * Hội nghị TƯ 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra từ 09-12/11/2013 đã có những cải cách tích cực. Trước đó, hồi tháng 3, Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc khóa 12 đã khai mạc kỳ họp thứ nhất tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, bắt đầu giai đoạn cuối của cuộc chuyển giao quyền lực 10 năm mới có một lần của Trung Quốc. * Trung Quốc cũng thể hiện quyết tâm cao trong thực hiện tiết kiệm và chống tham nhũng, bằng việc Lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra quy định không tiếp đón sang trọng tại sân bay và nhà ga, không có những bữa tiệc sang trọng ở khách sạn, không hoa tiếp đón, không quà tặng đắt tiền...dành cho đại biểu về dự hai kỳ họp Quốc hội và Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc năm 2013 (theo Tân Hoa Xã). Đặc biệt, bằng việc đã đưa ra xét xử một số quan chức, thậm chí cấp cao có liên quan đến tham nhũng. * Phát biểu tại một cuộc hội thảo về kinh tế toàn cầu do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tổ chức tại Đại học George Washington ngày 10/10, Phó Thống đốc Ngân hàng TƯ Trung Quốc Yi Gang cho rằng kinh tế Trung Quốc dự kiến tăng trưởng vượt mức 7,5% trong năm 2013. Số liệu kinh tế quý III/2013 cho thấy kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực ngân hàng cũng như công cụ quản lý tài chính cấp địa phương đang trong tầm kiểm soát. Dù thế, Trung Quốc rất cần sự ổn định của kinh tế toàn cầu, bao gồm sự phục hồi vững vàng của các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế đang nổi khác có quan hệ mật thiết với kinh tế Trung Quốc... VIỆT NAM: Ngoại giao Việt Nam chủ động tích cực hội nhập Quốc Tế. Trúng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ. Quốc hội thông các dự Luật quan trọng: Hiến pháp sửa đổi và Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. * Quan hệ với các nước trên thế giới, đặc biệt với Lào-Campuchia và Myanmar, Trung Quốc…được nâng lên một tầm mới, bằng dấu mốc các chuyến thăm cấp Quốc gia của Lãnh đạo Việt Nam với các nước và ngược lại. Đặc biệt, các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc tới hai nước: Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang đã thăm cấp Nhà nước, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội chợ, Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư-Thương mại ASEAN-Trung Quốc lần thứ 10 tại TP. Sông MêKông là con sông vĩ đại, đứng hàng Topten thế giới (Thứ 7 Châu Á, thứ 12 thế giới về độ dài (4880 km); Thứ 10 thế giới về lưu lượng nước, với khoảng 475 triệu m3/năm, lưu lượng trung bình 13.200 M3/S, vào mùa lũ, có thể đạt tới 30.000 m3/S (Lưu vực khoảng 795.000 km2.). Bắt nguồn từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải Trung Quốc, băng qua Tây Tạng, chảy suốt chiều dài tỉnh Vân Nam, chảy qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, rồi qua Việt Nam, đổ ra biển Đông. Tại Đồng Bằng Nam Bộ đổ ra 9 cửa, vì thế còn có tên gọi là Sông Cửu Long (Cửu Long Giang, Sông chín rồng). Năm 2013 là một năm nhiều biến động trên thế giới. Các nước lưu vực Mêkông không nằm ngoài vận động chung của toàn cầu. Theo dòng Mêkông - Báo Thời báo Mêkông xin điểm lại một số sự kiện chính trên lãnh thổ một số nước mà dòng Đại Trường Giang này chảy qua Nam Ninh (Trung Quốc). …Lãnh đạo hai nước đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ Việt-Trung, nhất trí cho rằng tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước, khẳng định sẽ tuân theo các nhận thức chung quan trọng mà Lãnh đạo hai nước đã đạt được trong những năm qua về phát triển quan hệ hữu nghị Việt-Trung, tiếp tục kiên trì phương châm “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, không ngừng tăng cường tin cậy chiến lược, làm sâu sắc thêm hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực… Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã trao đổi về tình hình quan hệ hai nước thời gian qua, về các biện pháp củng cố hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam Trung Quốc, trong đó có việc nỗ lực xây dựng đường biên giới chung hòa bình, ổn định, tăng cường phối hợp tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của thế giới. Hai bên nhất trí thực hiện đầy đủ, hiệu quả "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), tăng cường tin cậy, thúc đẩy hợp tác, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, theo tinh thần và nguyên tắc của DOC, trên cơ sở đồng thuận, nỗ lực hướng tới thông qua "Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông" (COC)… *Quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam- Lào-Campuchia phát triển mạnh mẽ. Quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào-Campuchia ngày càng được củng cố và phát triển sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân hai nước. Đặc biệt quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ba nước đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần vào sự phát triển của mỗi nước. Theo thống nhất giữa Lãnh đạo ba nước, các bên sẽ tiếp tục cùng nhau phối hợp, chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương tăng cường quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực, vì lợi ích chung của ba nước… * Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ, với số phiếu rất cao là thành công to lớn của nước ta. Vì điều này thể hiện sự tín nhiệm mà đông đảo các Quốc gia thành viên LHQ dành cho Việt Nam, cho thấy sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó có việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ và bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của người dân… * Việt Nam tiếp tục giữ vị trí tiên phong về cải tổ LHQ. Tại cuộc họp đánh giá hoạt động hằng năm (ngày 22/11), đại diện Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc (LHQ) khẳng định cam kết tiếp tục cùng nỗ lực hợp tác để Việt Nam giữ vững vị trí tiên phong về cải tổ LHQ. Thực tế trong suốt 5 năm qua, quyết tâm mạnh mẽ và sự chủ động của Chính phủ Việt Nam trong toàn bộ quá trình cải tổ LHQ cùng tính sở hữu quốc gia rõ nét trong chương trình nghị sự phát triển của LHQ tại Việt Nam là những thành tố quyết định đối với sự thành công của sáng kiến này. Việt Nam luôn đóng vai trò tích cực trong đánh giá về các bài học kinh nghiệm thực hiện thí điểm sáng kiến “Thống nhất hành động”. * Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi, với số phiếu cao. Theo đánh giá, dự thảo lần này đã “thể hiện được ý Đảng, lòng dân”. Hiến pháp sửa đổi quy định, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị… Đồng thời, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cũng đã được QH thông qua ngày 29/11/2013, với tỷ lệ cao. Theo Luật Đất đai sửa đổi, Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; do vi phạm pháp luật về đất đai; do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người… * Vấn đề chống tham nhũng được toàn Đảng, toàn dân đặt quyết tâm cao, bằng việc các vụ đại án tham nhũng đã được điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm minh. Đồng thời các giải pháp để chống tham nhũng hiệu quả tiếp tục được đặt ra và triển khai thực hiện. * Đại thi hào Nguyễn Du được UNESCO vinh danh là Danh nhân Văn hoá Thế giới (15/11). Sau Nguyễn Trãi, đây là danh nhân văn hoá thế giới thứ 2 của Việt Nam. * Lễ hội tưởng niệm các nạn nhân tai nạn giao thông lần thứ hai tổ chức tại chùa Bái Đính, Ninh Bình, thu hút hơn mười nghìn người là phật tử, người thân của các nạn nhân tai nạn giao thông tham dự... * Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự SEA GAMES 27-Myanmar với tinh thần nỗ lực hết mình vì “màu cờ sắc áo” của tổ quốc, đã mang vinh quang về cho đất nước, bằng kết quả đạt 73 Huy chương Vàng, 86 Huy chương Bạc và 86 Huy chương Đồng.
  • 5. XUÂN GIÁP NGỌ - 2014 LÀO: Tiếp tục hội nhập và Phát triển. * Dư âm thắng lợi của Hội nghị cấp cao ASEP-7 và ASEM-9, Hội nghị tầm cỡ thế giới lần đầu tiên do Lào đăng cai, thành công rất tốt đẹp còn vang mãi sang năm 2013. Đặc biệt, sự kiện CHDCND Lào chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới vào cuối năm 2012…Đã trở thành nguồn cổ vũ, động viên, nâng cao hơn nữa tinh thần yêu nước, yêu chế độ mới của toàn dân, nâng cao vai trò vị thế của Lào trong khu vực và quốc tế, tạo sự tin cậy với các nước. Đó là những cơ hội mới để Lào tiến bước ra thế giới và là động lực khiến nước Lào phát triển bền vững và giữ được nhịp điệu tăng trưởng kinh tế vững vàng. Nền kinh tế quốc dân phát triển liên tục, cơ bản ổn định, GDP bình quân 3 năm đạt 8,2 %, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.500 USD/năm (niên khóa 2012-2013), tỷ lệ lạm phát trong mức độ kiểm soát được. Lĩnh vực Công nghiệp, chủ yếu là năng lượng và mỏ phát triển tương đối nhanh, đạt trung bình 13,7%, chiếm 30,3% trong cơ cấu kinh tế quốc gia, góp phần tạo thu nhập và phát triển địa phương hơn trước. Đồng thời, đã phát triển mạng lưới điện về vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa ( 85% tổng số hộ gia đình đã có điện sử dụng), vượt kế hoạch 5 năm đề ra… Đồng thời, công tác xóa nghèo và tổ chức thực hiện 9 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs), được triển khai tích cực, kết quả cho thấy Lào sẽ đạt được phần lớn các chỉ tiêu đặt ra. Năm 2013, theo dự báo tăng trưởng kinh tế Lào đạt mức 8,1%. Viện Nghiên cứu Kinh tế Lào cũng đưa ra dự báo cho giai đoạn năm 2013-2014 và giai đoạn 2014-2015, kinh tế Lào sẽ đạt mức tăng trưởng 8,2%... * Tháng 7-2013, tại cửa khẩu Thanh Thuỷ, hai nước Lào và Việt Nam đã hoàn thành công tác tăng dày và tôn tạo mốc biên giới Việt - Lào trên toàn tuyến dài 2067 km. Thủ tướng hai nước đã chứng kiến. Đây là một thắng lợi lớn của tình hữu nghị và công cuộc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của hai nước. * CAMPUCHIA: Tăng trưởng Kinh tế Ổn định * Nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, phía Tây và Tây Bắc giáp Thái Lan (2.100 km), phía Đông giáp Việt Nam (1.137km), phía Đông Bắc giáp Lào (492 km), phía Nam giáp biển (400 km). Sông ngòi: tập trung trong 3 lưu vực chính (Tônlê Thom, Tônlê Sap và Vịnh Thái Lan). Đồng bằng chiếm 1/2 diện tích tập trung ở hướng Nam và Đông Nam, còn lại là núi, đồi bao quanh đất nước. Người Khmer (90%), gồm nhiều loại như Khmer giữa (tiếng Khmer là Khmer Kandal), Khmer Thượng (Khmer Loeur) và Khmer Hạ (Khmer Krom). Các dân tộc thiểu số: Người Mã Lai, Chàm, Lào, Miến Điện, Việt Nam, Thái Lan, Hoa (10%)…Và thủ đô là Phnôm Pênh (Phnom Penh) với các tỉnh, TP. lớn: Bắt-đom-boong (Battambang), Kom-pông Chàm (Kompong Cham), Xi-ha-núc Vin (Sihanouk Ville), Xiêm Riệp (Seam Reap)… * Được sự đồng ý của Quốc vương CPC Norodom Sihamoni, Đảng CCP đã lập Chính phủ mới do ông Hun Sen được bầu lại làm Thủ tướng, ông Chia Xim là Chủ tịch quốc hội. Quốc hội mới của CPC họp phiên khai mạc ngày 23-9-2013. * Dù có những ý kiến quan ngại về việc các nhà đầu tư sẽ giảm các hoạt động, mở rộng kinh doanh tại Campuchia, nhưng thực tế cho thấy, với mức tăng trưởng kinh tế ổn định khoảng 7% trong suốt thập niên qua, “Đất nước Chùa Tháp” vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư nước ngoài... Trong dự báo sơ bộ do Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia đưa ra hồi tháng 7/2013, có nhận định kinh tế Campuchia có thể đạt mức tăng trưởng 7,6% trong năm 2013, nhờ sự trợ lực tích cực của xuất khẩu hàng dệt may, nông nghiệp, du lịch và xây dựng. Theo Bộ này, GDP của Campuchia có thể đạt khoảng 15,19 tỷ USD và GDP bình quân trên đầu người vào khoảng 1.036 USD trong năm 2013. Ngành công nghiệp dự kiến tăng trưởng 9%, dịch vụ tăng 9%, bất động sản tăng 11%, ngành tài chính tăng 12%, lĩnh vực nhà hàng và khách sạn tăng khoảng 14%, nhưng nông nghiệp chỉ tăng 4%... * Quốc vụ khanh Bộ Thương mại Campuchia, ông Kem Sithan cho biết (tại Hội chợ Thương mại Việt Nam - Campuchia 2013 diễn ra vào tháng 11/2013 tại Đảo Kim cương, thủ đô Phnom Penh), trong ba năm qua thương mại song phương giữa Campuchia và Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2012, kim ngạch thương mại hai nước đạt khoảng 3,3 tỷ USD và năm 2013, khoảng 3,5 tỉ USD... MYANMAR: Cải cách mạnh mẽ để chấn hưng dân tộc và để thu hút đầu tư, tăng trưởng bền vững * Đất nước chùa Vàng, năm 2013, thực sự thu hút được sự quan tâm của toàn thế giới. Sau bao năm dưới chế độ quân sự độc tài, cuộc cách mạng dân chủ ở Myanmar đã thật sự tạo cho đất nước này cơ hội phát triển. Tổng thống Mỹ Barac Obama đã đến thăm Myanmar và gặp gỡ nhà dân chủ nữ Aung San Suu Kyi, người được giải thưởng Nobel về hoà bình, ngay khi đất nước này tuyên bố đi vào đại lộ chung của Thế giới. Hàng loạt các nước đến Myanmar để tìm cơ hội hợp tác, làm ăn, trong đó có nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Theo số liệu thống kê mới nhất, tổng vốn đầu tư nước ngoài từ 32 quốc gia và khu vực vào Myanmar từ năm 1988 đến cuối tháng 7/2013 đã đạt 42.95 tỷ USD. Trong đó Trung Quốc dẫn đầu với 14.19 tỷ USD (33%.04%), Thái Lan là 9,98 tỷ USD, đặc khu hành chính Hồng Kông 6.4 USD, Anh 3,05 tỷ USD, Hàn Quốc 3,02 tỷ USD. Malaysia 1,03 tỷ USD…Và Việt Nam, tổng vốn đăng ký khoảng 481 triệu USD, với 8 dự án đầu tư, do Bộ KH & ĐT cấp ( tính đến tháng 6/2013). Một trong những dự án và doanh nghiệp tiêu biểu nhất của Việt Nam đầu tư vào đất nước Chùa Vàng này là Dự án khu phức hợp Yangon (Tổ hợp Khách sạn-Trung tâm thương mại-Văn phòng-Căn hộ cao cấp) của HAGL, với người đứng đầu nổi tiếng là Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức hay còn gọi là bầu Đức. Dự án có tổng vốn đầu tư lên tới 440 triệu USD. Theo đánh giá, với sự ra đời của HAGL Myanmar Center- Hiện tại HAGL không chỉ là nhà đầu tư Việt Nam đầu tiên rót vốn vào lĩnh vực khách sạndu lịch - Mà còn là nhà đầu nước ngoài lớn nhất (chiếm 26% trong tổng vốn FDI vào lĩnh vực khách sạn và Trung tâm thương mại Myanmar * Hiện Myanmar đã sửa đổi, bổ sung nhiều điểm mới trong Bộ Luật Đầu tư nước ngoài mới (thay thế cho bộ Luật ban hành từ năm 1988, từng áp dụng suốt trong hai thập kỷ qua), nhằm thu hút thêm dòng vốn đầu tư nước ngoài trong chiến lược cải cách của đất nước Chùa Vàng này… * Sự kiện nổi bật nữa trong năm tại Myanmar là Đại hội thể thao Đông Nam Á - 27 (Seagame 27) tổ chức tại thủ đô Naypyidaw, thủ đô mới của Myanmar vào đầu tháng 12- 2013. Đại hội sẽ hội tụ 11 nước trong khối ASEAN, với sự góp mặt của gần 6.000 vận động viên, tranh tài trong hơn 30 nội dung. Đây cũng là lần đầu tiên Myanmar đăng cai tổ chức SEA Games 44 năm trở lại đây. “Đây sẽ là sự kiện lịch sử đối với Myanmar, một quốc gia với nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng...”, theo nhận xét của ông Masashi Honda, Phó Chủ tịch Tập đoàn Fuji Xerox kiêm Chủ tịch Fuji Xerox Châu Á Thái Bình Dương... THÁI LAN: Tích cực Đầu tư Phát triển Cơ sở Hạ tầng Để Phát triển Kinh tế. 5 Nằm ở Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Lào và Myanmar. Phía Đông giáp Campu-chia và Vịnh Thái Lan; phía Nam giáp Malaysia; phía Tây giáp biển Andaman và Myanmar…Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ tháng 8/1976. Từ năm 1991 đến nay, quan hệ hai nước phát triển mạnh, nhất là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Hai bên đã trao đổi nhiều chuyến thăm cấp cao… Hai nước hợp tác tốt trong ASEAN, các diễn đàn khu vực và Quốc tế. Thái Lan mong muốn hai nước tăng cường hợp tác phát triển mạng giao thông kết nối hai nước qua Lào và Campuchia. Thái Lan tiếp tục có chính sách tích cực đối với cộng đồng người Việt. Hai bên tiếp tục duy trì cơ chế hợp tác xuất khẩu gạo, thỏa thuận thúc đẩy hợp tác khai thác tuyến đường hành lang Đông-Tây, cũng như hợp tác trong các khuôn khổ khu vực ASEAN, ACMECS, GMS… * Ngân hàng TƯ Thái Lan (BOT) dự báo tăng trưởng GDP năm 2013 và 2014 sẽ trong khoảng 4,9% -5,1%. Theo BOT, nhu cầu nội địa sẽ tiếp tục là động lực chủ chốt cho tăng trưởng kinh tế, nhờ thu nhập của các hộ gia đình gia tăng và số lao động có việc làm khá cao. Đầu tư công tăng, nhất là kế hoạch chi tiêu 2 nghìn tỷ baht cho hạ tầng cơ sở - phát huy tác dụng vào quý cuối năm 2013 là cơ sở chính để BOT nâng dự báo về tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính Thái Lan, thì xứ sở Chùa Vàng này, đã hạ triển vọng tăng trưởng từ mức dự đoán tăng 4-4,5% được đưa ra hồi tháng 6/2013 xuống còn 3,7%, do xuất khẩu giảm và nhu cầu trong nước còn hạn chế...Điều này cho thấy, cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á cũng phải “vật lộn” để thoát khỏi khó khăn. Cuối năm 2011, Thái Lan bị thiệt hại nghiêm trọng do trận lũ lụt lịch sử phá hủy nặng nề hạ tầng sản xuất của nước này. Song sau đó, nền kinh tế "Xứ chùa Vàng" đã lấy lại đà phục hồi mạnh mẽ. Theo Vụ chính sách - Bộ Tài Chính Thái Lan, Ủy ban chính sách tiền tệ (MPC) của BOT dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách cho đến năm 2014 để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Nhưng sang năm 2014, lãi suất của Thái Lan có thể sẽ cao hơn nếu như lạm phát tăng cao. Dù thế, theo Bộ Tài Chính Thái Lan, kinh tế nước này sẽ tăng 5,1% vào năm 2014, nhờ hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng... BBT
  • 6. 6 XUÂN GIÁP NGỌ - 2014 HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA (VILACAED): LTS - Được thành lập năm 2008 - Giữa lúc kinh tế thế giới đã tiềm ẩn và bắt đầu xuất hiện những khó khăn, suy thoái đã ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế Việt Nam, nhất là mấy năm gần đây…Mặc dù vậy, với tâm nguyện và trách nhiệm đối với doanh nghiệp (DN) Việt Nam, trong việc chia xẻ, hỗ trợ và đồng hành cùng các DN hội viên của Hội trong mở rộng phát triển hợp tác đầu tư kinh tế ra vùng Mêkông, khu vực ASEAN…nhất là với các nước Lào, Campuchia và Myanmar, Lãnh đạo Hội VILACAED, được sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, đã sáng tạo một lối đi riêng, lặng lẽ nhưng bền bỉ và hiệu quả, bằng việc đã xúc tiến tổ chức các Hội nghị, Hội thảo, Tọa đàm…về các chủ đề phục vụ cho việc đóng góp những ý kiến về cơ chế, chính sách đầu tư kinh tế-thương mại Việt Nam- Lào-Campuchia-Myanmar…nhằm hỗ trợ một cách thiết thực cho các DN Việt Nam “mang chuông đi đánh xứ người”. Và thực tế, các hoạt động này đã trợ giúp hữu ích cho nhiều DN hiểu được những cơ chế hiện hành cũng như khả năng tháo gỡ những vướng mắc, từ đó giúp DN có kế hoạch cụ thể phù hợp khi triển khai đầu tư, kinh doanh ra vùng Mêkông, nhất là sang Lào-Campuchia-Myanmar…Đồng thời có những đóng góp tích cực vào Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2006/NĐ-CP (ngày 09/8/2006) của Chính phủ về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. VILACAED cũng đã tập hợp các thông tin về tình hình đầu tư của các DN Việt Nam vào khu vực, đặc biệt vào Lào-Campuchia-Myanmar…tập hợp các dự án kêu gọi đầu tư vào Lào-Campuchia-Myanmar cho các DN quan tâm. Đặc biệt, Hội đã chủ trì cùng Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Hội DN Đầu tư nước ngoài tổ chức thành công Diễn đàn Hợp tác Đầu tư tiểu vùng Mêkông thường niên; tổ chức các chuyến đi khảo sát thực tế, nhất là các chuyến thăm và làm việc, khảo sát một số tỉnh nước bạn Lào. Hoạt động mọi mặt của VILACAED, nhất là trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, diễn ra trong bối cảnh muôn vàn gian khó, đã góp phần quan trọng vào việc thắt chặt hơn tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam-Lào-Campuchia, đặc biệt Việt Nam-Lào. Các hoạt động của VILACAED càng ý nghĩa hơn và hữu ích hơn, khi ngày càng nhiều DN Việt Nam hướng tới mục tiêu đầu tư ra các nước trong vùng Mêkông và khu vực ASEAN. Xuân mới, nhìn lại chặng đường hơn 5 năm xây dựng và trưởng thành càng thấy rõ ràng là, quá trình phát triển của VILACAED, so với lịch sử phát triển của dân tộc thật ngắn ngủi. Nhưng, những nỗ lực bứt phá vượt khó vươn lên, phát triển, đặc biệt trong bối cảnh rất nhiều cam go, thách thức như mấy năm qua của VILACAED đã chứng tỏ thành công rất đáng ghi nhận của Hội. Nhân dịp Xuân mới Giáp Ngọ-2014, Báo Thời báo Mêkông trân trọng giới thiệu với độc giả trong và nước ngoài bài viết của TS. Nguyễn Minh Tú- Phó Chủ tịch Hội VILACAED C ách đây hơn 5 năm (tháng 5/2008), Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia (VILACAED) chính thức được thành lập. Trải qua chặng đường hơn 5 năm hoạt động, vượt qua bao nhiêu khó khăn, thử thách - Hội đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ trong sự nghiệp phát triển hợp tác kinh tế ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia. Trước hết, phục vụ cho hàng nghìn hội viên, trong đó một nửa là doanh nghiệp, là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của VILACAED. Hội đã kịp thời thu thập thông tin về môi trường đầu tư của Lào - Campuchia - Myanmar…cung cấp cho các hội viên văn bản pháp luật, chính sách đầu tư, thuế, lao động, xuất nhập khẩu của nước bạn; định kỳ tổ chức các hội nghị, hội thảo cung cấp thông tin cập nhật về tinh hình kinh tế- xã hội Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar…giúp cho các hội viên có được thông tin kịp thời, đầy đủ về thị trường nước bạn. Ngoài ra, VILACAED còn cung cấp thông tin, tư vấn trực tiếp cho nhiều hội viên về cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Lào, Campuchia, Myanmar; tổ chức nhiều đoàn đi khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư, thương mại tại Lào, Campuchia…; chủ trì hoặc tham gia nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại các nước bạn…Với các hoạt động phong phú, đa dạng và thiết thực nêu trên, VILACAED mong muốn trở thành ngôi nhà chung cho tất cả hội viên, nhất là các doanh nghiệp. Đồng thời, Hội đã tích cực giúp cơ quan Lãnh đạo Đảng và Chính phủ trong việc đánh giá một cách khách quan, khoa học tình hình hợp tác kinh tế của nước ta với Lào, Campuchia…; lấy ý kiến hội viên, tổng hợp đề xuất các kiến nghị đối với Đảng và Chính phủ về các cơ chế, chính sách thúc đẩy hợp tác kinh tế 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia; chủ động nghiên cứu các đề án, chương trình, diễn đàn hợp tác hai bên, ba bên, như Tam giác phát triển, phát triển hợp tác kinh tế tiểu vùng Mêkông. Hội đã, đang và tiếp tục tích cực hoạt động góp phần củng cố tình đoàn kết, hữu nghị, thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa nước ta với các nước vùng Mêkông, khu vực ASEAN, nhất là Lào-Campuchia. Thuận lợi lớn và cơ bản là, VILACAED có quan hệ mật thiết với Đại sứ quán Lào, Đại sứ quán Campuchia tại Việt Nam và với các cơ quan hữu trách có liên quan của Lào và Campuchia; luôn cố gắng duy trì và hợp tác chặt chẽ với Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, Campuchia, Myanmar và tại một số nước khác trong khu vực và các cơ quan, tổ chức của Việt Nam có liên quan đến hợp tác kinh tế vùng Mêkông, khu vực ASEAN, đặc biệt Lào, Campuchia, Myanmar...Năm 2012, Hội đã chủ động tổ chức một số hoạt động cổ vũ cho kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm ký kết Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam và CHDCND Lào, được Đại sứ Việt Nam tại Lào, phía bạn Lào đặc biệt hoan nghênh và đánh giá cao. Gần đây, VILACAED cũng đã và đang nỗ lực phát triển hợp tác kinh tế sang Myanmar trong khuôn khổ chiến lược phát triển của Hội trong tương lai gần là mở rộng hợp tác kinh tế của Việt Nam sang các nước ASEAN, khu vực Châu Á và trên toàn thế giới. Theo đó, Hội dần sẽ phát triển và trở thành Hội Hợp tác Kinh tế Quốc tế. Triển vọng hợp tác giữa Việt Nam với các nước tiểu vùng Mêkông, khu vực ASEAN và các nước khác trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là rất sáng sủa, mở ra nhiều cơ hội phát triển đối với nước ta. Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam- Lào- Campuchia mong muốn và sẽ cố gắng vượt khó, nỗ lực trong vai trò tiên phong trong hành trình vĩ đại đó của đất nước. Một thực tế đáng mừng khác là, hơn 5 năm qua, tổ chức VILACAED đã không ngừng được củng cố và phát triển. Bên cạnh việc hỗ trợ rất quý báu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nhiều mặt, Hội đã nỗ lực, chủ động tự chủ trong hoạt động, đặc biệt về kinh phí nhằm thực hiện tốt tôn chỉ, mục đích, Điều lệ của Hội. Hai năm qua, nhất là trong năm 2013 này, trong bối cảnh những khó khăn rất lớn về kinh tế của đất nước, Hội đã đối mặt với rất nhiều cam go, thử thách. Tập thể cán bộ, nhân viên của Hội đã đoàn kết, không những đã nỗ lực vượt khó, mà còn tổ chức các hoạt động hữu ích, đồng thời củng cố và phát triển Hội. Đến nay, Hội đã hỗ trợ thành lập Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia ở một số tỉnh, TP, như Nghệ An, Hà Tĩnh…Và hiện đang chuẩn bị thành lập Hội ở một số tỉnh, TP khác. Các hội viên của VILACAED, ngay cả các hội viên mới, dù cũng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức, nhưng cũng đã lặng lẽ nỗ lực, có những bứt phá, phát triển ổn định. Những kết quả hoạt động trong thời gian qua, dù còn khiêm tốn, nhưng là động lực quan trọng để VILACAED tiếp tục cố gắng, bứt phá vươn lên. Sự trưởng thành trong gian khó cũng là một cách để: “Lửa thử vàng/Gian nan thử sức” mang bản sắc riêng của VILACAED. Dù thế, để có thể bứt phá nhanh hơn, hiệu quả hơn, VILACAED rất cần và mong muốn sự tham gia và phát huy cao hơn nữa trách nhiệm, sự tận tâm…của các hội viên. Đồng thời, Hội cũng mong muốn sức mạnh được tiếp tục nhân lên bằng việc có thêm nhiều hội viên mới, trong năm mới. Đặc biệt, với hiệu quả cao trong hoạt động mọi mặt, nhất là trong thúc đẩy phát triển hợp tác kinh tế, đầu tư của VILACAED trong suốt hơn 5 năm qua, Hội rất tin tưởng và mong muốn Quốc hội, Đảng và Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, Ban, Ngành, Phân ban hợp tác Việt Nam-Lào, Việt Nam-Campuchia, các cơ quan khác có liên quan quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp VILACAED có thể có những đóng góp lớn hơn, ý nghĩa hơn, nhất là trong việc phát triển hợp tác kinh tế, đầu tư với các nước vùng Mêkông, khu vực ASEAN, đặc biệt là Lào, Campuchia, Myanmar. Xuân mới Giáp Ngọ - 2014 tin tưởng và hy vọng rằng, mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với cả đất nước chúng ta và các nước bạn láng giềng. Hy vọng và quyết tâm hành động một cách mạnh mẽ để VILACAED sẽ tạo dựng được những thành công lớn hơn nữa trong hoạt động của mình ■
  • 7. XUÂN GIÁP NGỌ - 2014 Suy ngẫm từ câu chuyện của một Bộ trưởng Bộ Trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Bùi Quang Vinh Ô ng nói mà như tâm sự tại buổi thảo luận tổ Quốc hội một chiều cuối năm cũ Quý Tỵ- 2013, cận kề năm mới 2014 về dự Luật Đầu tư công được một tờ báo lớn đăng tải. Những câu chuyện của ông, nghe vừa như sát muối vào ruột và thấy rằng, nếu cứ để tình trạng này, mong muốn chống quan liêu, lãng phí, tham nhũng…sẽ cực kỳ nan giải. Ông nói “Thời Ủy ban Kế hoạch Nhà nước không có chuyện xây dựng bừa bãi như bây giờ. Thời đó có ít công trình nhưng công trình nào ra công trình đó, có bố trí vốn chuẩn bị đầu tư cho các địa phương và các Bộ, Ngành, địa phương. Bây giờ chúng ta rất đơn giản. Ý chí một Lãnh đạo địa phương cứ quyết là làm…Trong khi làm ra thì lãng phí, làm xong lại bị chỉ trích. Chợ làm xong không ai họp…”. Ông kể: “Có đ/c mới lên làm Chủ tịch tỉnh nghĩ phải để dấu ấn cho nhiệm kỳ của mình, đề nghị làm đại lộ thật hoành tráng, đập không biết bao nhiêu nhà cửa, giải phóng mặt bằng để chỉ làm mấy trăm tỷ, làm tượng đài cũng vài trăm tỷ giữa đồng không mông quạnh, xây dựng lãng phí vô cùng. Chuyện như cổ tích, nhưng có thật, suốt ngày tôi phải chịu áp lực những chuyện như vậy”. Trong mắt người dân, Chủ tịch tỉnh to lắm, đáng tin lắm, tài giỏi lắm, phấn đấu gian nan lắm mới được ngồi ở cái ghế đầy quyền lực ấy. Vậy mà qua lời của ông, hành vi “bán trời không văn tự” của những vị ấy dường như vẫn được thừa nhận, vì người dân chưa hề thấy một vị Chủ tịch tỉnh nào bị kỷ luật vì tiêu tiền công một cách “hồn nhiên” như vậy. Khi góp ý kiến cho Luật Đầu tư công, ông đã kiến nghị minh bạch hóa ngân sách đầu tư công, công bố Bộ, Ngành, địa phương sử dụng nguồn vốn đó của từng Bộ, Ngành, địa phương. Nhân chuyện về vấn đề minh bạch, ông kể: “Có đ/c Vụ trưởng lâu năm nói với tôi: Thưa Bộ trưởng, Bộ trưởng đang lấy đá ghè chân mình. Minh bạch thế này thì còn ai phải đến Bộ KH & ĐT nữa. Tôi bảo: "Không. Đất nước này cần sự minh bạch, đất nước này cần không có sự tham nhũng”. Ngẫm ra mới thấy, sự thiếu minh bạch là môi trường tạo ra một loại quyền lực ngầm, là sự đam mê, khát vọng khẳng định mình, là nguồn sống vật chất và tinh thần của không ít công chức. Nhưng ngẫm nghĩ kỹ hơn lại thấy vị Vụ trưởng lâu năm kia nói còn gượng nhẹ, bởi sự thiếu minh bạch đâu chỉ tồn tại ở một bộ, ngành và đâu chỉ ở một lĩnh vực đầu tư công. Đồng thời, cũng mong muốn nước ta có nhiều vị Lãnh đạo có tâm nguyện: “đất nước này cần sự minh bạch, cần không có sự tham nhũng” như vị Bộ trưởng rất đáng kính trọng này ■ VAY HÔM NAY HÃY NGHĨ CHO ĐỜI CON CHÁU Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhắn nhủ: "Tôi cũng muốn thông báo đến tất cả các địa phương, bộ ngành và nhân dân rằng, Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới, chúng ta đã có một bước trưởng thành và cần phải thay đổi cách tư duy về vấn đề ODA. Theo đó, trước đây chúng ta nhận ODA với mong muốn là viện trợ không hoàn lại, là cho không hoặc vay ưu đãi. Chính vì sự cho không và ưu đãi quá lớn nên chúng ta đã sử dụng, ở một chừng mực nào đó, là không hiệu quả". Tuy nhiên, hiện nay, bối cảnh đã thay đổi, Việt Nam đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất, chính sách quốc tế cũng đã giảm dần tỉ trọng cho vay ưu đãi và cho không để chuyển dần sang vay thương mại. Theo lưu ý của Bộ trưởng Vinh, dù vay thương mại với lãi suất thấp nhưng đã là đi vay thì phải sử dụng dòng vốn không chỉ cho kết cấu hạ tầng, cho những dự án có thể thu hồi được vốn mà còn phải cam kết sử dụng cho các chương trình phát triển xã hội xóa đói giảm nghèo... Như vậy trách nhiệm quản lý và sử dụng đồng tiền ODA cần phải cao hơn. "Chúng ta cũng phải nhớ rằng, đây không phải là tiền cho không, đây là tiền vay của Chính phủ Việt Nam trong dài hạn. Chúng ta vay hôm nay thì con cháu 7 Nguyễn Hoàng Linh Mặc dù không công bố cụ thể quy mô vốn được các đối tác phát triển cam kết tài trợ cho năm 2014, tuy nhiên, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng tiết lộ, con số này không thấp hơn mức cam kết cho 2013 (gần 6,5 tỷ USD). Trao đổi với báo giới sau khi khép lại Diễn đàn đối tác phát triển (VDPF 2013), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, khi Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, theo thông lệ quốc tế, các đối tác phát triển sẽ giảm hỗ trợ ODA, đặc biệt là giảm hỗ trợ nguồn IDA tức là nguồn viện trợ không hoàn lại và viện trợ với lãi suất ưu đãi cho Việt Nam, dành tiền này cho các quốc gia nghèo hơn. Tuy nhiên, với sự vận động của Việt Nam và những cố gắng của Việt Nam, các nhà tài trợ vẫn tiếp tục cam kết, về cơ bản không giảm tổng mức đầu tư ODA trong năm 2014. "Trong tay chúng tôi đã có số liệu của các nhà tài trợ cam kết cho năm 2014 đưa ra hôm nay, theo quy định không thể công bố, nhưng tôi có thể nói rằng, con số này không thấp hơn năm 2013. Điều đó thể hiện sự quan tâm của các nhà tài trợ cho Việt Nam" - Bộ trưởng Vinh tiết lộ. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng lưu ý rằng, vấn đề không chỉ nằm ở nguồn tiền, nguồn hỗ trợ ODA mà chính là mối quan hệ giữa Việt Nam và các đối tác phát triển đã có sự nâng tầm. Hai bên sẽ cùng ngồi lại thảo luận Chính phủ Việt Nam cần những chiến lược nào, cần hành động như thế nào trong giai đoạn tới. Một khi đã thống nhất được các chiến lược, hoạch định được các chính sách thì bên đối tác sẽ cung ứng nguồn lực để thực hiện. Bộ trưởng khẳng định, các nhà tài trợ luôn đồng hành với Chính phủ Việt Nam và sẽ kêu gọi nguồn lực để hỗ trợ cho những chính sách đạt được đồng thuận. Điều này đồng nghĩa với việc, bên cấp viện trợ và cho vay đang đầu tư có mục tiêu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tham mưu cho Chính phủ kiểm soát chặt chẽ các dự án vốn vay, không thể dễ dàng như trước, phải có khả năng hoàn trả thực sự mới được cho vay. Theo Bộ trưởng, như vậy mới là người quản lý sử dụng đồng tiền phù hợp với mong muốn của các nhà tài trợ và cũng thể hiện trách nhiệm với thế hệ tương lai của đất nước chúng ta trong đời sau sẽ phải trả nợ, cho nên chúng ta phải có trách nhiệm nhận thức lại về xin các dự án bằng nguồn vốn ODA"- Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh và cho biết: Đã có thời kỳ, người Việt Nam nhìn nhận ODA là "thứ cho không" - Một nhận thức rất nguy hiểm. Thế nên, xảy ra tình trạng, bất cứ bộ nào, địa phương nào xin được dự án là cứ xin, vay được là cứ vay, còn công tác thẩm định, phê duyệt cũng rất dễ dàng, bởi nghĩ rằng sau 40-50 năm mới phải trả, thời gian rất dài, lãi suất lại thấp, thậm chí cho không nên cứ thế dùng. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, trong vay vốn và nhận viện trợ, thái độ của Việt Nam không còn là xin bằng mọi giá, vay bằng mọi giá mà phải tính toán hiệu quả, vay vốn về làm gì, tạo ra hiệu quả kinh tế ra sao, tác động xã hội như thế nào. Dự án đã vay thì phải có khả năng hoàn trả. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tham mưu cho Chính phủ kiểm soát chặt chẽ các dự án vốn vay, không thể dễ dàng như trước, phải có khả năng hoàn trả thực sự mới được cho vay. Theo Bộ trưởng, như vậy mới là người quản lý sử dụng đồng tiền phù hợp với mong muốn của các nhà tài trợ và cũng thể hiện trách nhiệm với thế hệ tương lai của đất nước. Mặc dù không công bố cụ thể quy mô vốn được các đối tác phát triển cam kết tài trợ cho năm 2014, tuy nhiên, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng tiết lộ, con số này không thấp hơn mức cam kết cho 2013 (gần 6,5 tỷ USD)
  • 8. 8 XUÂN GIÁP NGỌ - 2014 Phật pháp lấp lánh hơn dưới ánh sáng khoa học Bảo Ngọc Lam Đ ạo Phật không phải triết học, càng không phải là một tôn giáo (như phương Tây định nghĩa). Đạo Phật là tấm gương phản chiếu quy luật vận hành của vũ trụ nhân sinh vô cùng tận nên trong nó sẵn chứa nhiều điều huyền nhiệm và tầng triết học siêu việt. Nếu chẳng tính căn duyên những kiếp trước (như trường hợp người không hiểu biết nhiều lại một lòng theo Phật); nếu chỉ xét sở tri nhân thế, thì đến như Albert Einstein với bộ óc thông tuệ tuyệt vời mới tin nổi lời Phật. Nhiều bậc chân sư thời hiện đại đã rất bội phục việc khoa học phát hiện ra ý niệm tạo nên cảnh giới. Người nào ngày đêm với một ý nghĩ (ước muốn) thường trực, đến quay cuồng, quy luật hấp dẫn tự nhiên theo đó sẽ tạo nên những điều kiện phù hợp để người ấy nắm lấy mà kiến tạo tương lai. Dĩ nhiên điều này còn phụ thuộc vào phước đức, căn mạng từng người. Một nhà khoa học từng vẽ ngôi nhà mơ ước, rồi ông xếp nó vào hộp, thời gian cứ trôi và gia đình ông chuyển đến nơi khác sinh sống. Một ngày sực nhớ bức vẽ, ông lấy ra xem bỗng giật mình: ông đang sống trong ngôi nhà với hình dáng kể cả những sắp đặt nội thất giống y ngôi nhà mơ ước nhiều năm trước. Trong Phật pháp gọi là “duy tâm sở hiện”. Càng đúng với ai đó trong cuộc sống luôn với ý nghĩ và hành động tham (nguy cơ tạo cho mình cảnh giới ngạ quỷ ở kiếp sau), sân (nguy cơ tạo cảnh giới địa ngục), si (nguy cơ tạo cảnh giới súc sanh), v.v… dễ đưa con người lệch đạo. Những mơ ước vật chất, đa phần người đời mong đạt để phục vụ sự hưởng thụ, gần như là con đường ngắn nhất đưa đến khổ đau và cũng là con đường ngắn nhất đưa họ càng dấn thân càng lún sâu vào cảnh khổ. Hôm nay nhà dột vách xiêu liền sốt sắng kiếm tiền sửa sang; hôm mai xe trục trặc liền nảy ý đổi cái mới, rồi tạm quên việc bố thí, trì giới... Những ước mong tầm thường nhiều khi vô tình khiến cho nguyện vãng sinh lui xuống hàng thứ yếu mà người tu không hay. Vậy là “giấc mơ con” đè nát nguyện lực vĩ đại trong tầm tay. Người tu là người biết nương vào tự nhiên, hài hòa cùng tự nhiên mà sống, không cầu gì ghê gớm ngoài nguyện chí thành vãng sanh ngay đời này. Đó là chánh kiến. Mọi ước muốn khiến nguyện vãng sanh Tây phương Cực lạc phải xếp hàng đều là phá kiến, tàn hoại cái thân thể vô ngần quý giá chẳng dám mơ sẽ có lại ở kiếp sau. Một ý niệm phát xuất liền bao trùm, châu biến tận hư không pháp giới. Một cá nhân với những ý niệm cực xấu hoặc cực tốt trong suốt cuộc đời đều có ảnh hưởng đến cả cộng đồng. Mỗi cá thể không tách biệt mà có tác động nhất định đến “tính nết” của trái đất. Thế nên việc ta đóng cửa tha hồ làm việc xấu, tha hồ phát xuất ý nghĩ yêu ma quỷ quái, thật tai hại vì nó tiếp thêm sức mạnh cho nghiệp chướng. Ngược lại, một người luôn với ý nghĩ thuần thiện, cao hơn là không cả nghĩ thiện nghĩ ác mà tâm ý chỉ một câu “A Di Đà Phật”, vậy đã góp công lớn cho sự an bình của trái đất; người ấy dẫu quanh năm suốt tháng không giúp đỡ ai song đó là của quý hiếm giữa trời đất rồi. Thói thường phân biệt người này tốt kẻ kia xấu, không hay nếu ta cứ nhìn sâu Phật tính trong mọi chúng sanh chẳng những họ mà chính mình cũng mở lượng từ bi và ánh sáng tâm linh vi diệu rọi vào. Đây chính là điều khoa học cảm nhận được và khuyến cáo: Thay vì chống chiến tranh hãy ủng hộ hòa bình. Trong các nghiệp, ý nghiệp nguy hiểm vô cùng. Ý nghĩ/ý niệm như những con mọt nghiền trong thớ gỗ; nhìn ngoài bóng bẩy trơn tru song khi phát hiện ra một chỗ hư, mới hay lòng cột đã rỗng. Thân tâm ta cũng sẽ mục ruỗng bởi nghiệp ý. Tâm khởi những ý xấu là rơi vào trận đồ của ma. Giả như đến cả ý nghĩ thiện mà ta cứ “nhấm nháp” mãi, thực ra đang bị nó xỏ mũi lôi vào mù mịt. Ấy là bộ mặt của vọng tưởng, rồi đến phân biệt (ngon - dở, xấu - đẹp), chấp trước (nguy nhất là chấp ngã). Pháp môn niệm Phật thù thắng ở cả phương diện đời thường đến giải thoát bởi, hễ nghiệp ý khởi lên thì thay ngay vào từng chuỗi “A Di Đà Phật” sẽ là thần dược số một đặc trị phiền não, tâm sẽ tự hướng đến những giá trị thanh cao thuần khiết. Chuyên tâm niệm Phật, tâm sở thiện và bất thiện được quân bình, cao nữa thì tâm sở bất thiện triệt diệt. Công phu vượt thắng, niệm thiện cũng vắng nốt; là thời điểm tâm bắt đầu trong lặng rồi phát huy công năng vi diệu. Tâm sáng thân sẽ ít bệnh, hoặc như gặp bệnh hiểm nghèo vẫn có thể tự chữa bằng sự việc “quên” trong thân mình có căn bệnh. Người niệm Phật tự chữa lành bệnh nan y rất nhiều. Bác sĩ Ihaleakala Hewlen đã học được truyền thống tâm linh cổ xưa của thổ dân Hawaii chữa cho hầu hết người bệnh tâm thần bằng việc hướng vào nội tâm, trở về với “không”, đến nỗi bệnh viện nơi ông làm việc phải đóng cửa vì không còn bệnh nhân. Nghĩa là bác sĩ không hề động chạm gì tới con bệnh mà chỉ quán thấy trong tâm, trong ý nghĩ của mình người kia hoàn toàn không có bệnh... Theo lý Phật, bệnh ấy (hay tính xấu ác của đối tượng) chỉ là tập tánh huân tụ lâu dài chứ không phải bản tánh. “Tự tánh hằng thanh tịnh”. Chỉ cần trở lại “cái không” thì dạng vọng tưởng kia biến mất. Bởi vậy một người có khối u, nếu lo lắng, tâm lý nặng nề khối u phát triển càng nhanh. Tập “quên” nó đi, sống vì niềm vui của người khác, và tốt nhất là chuyên niệm Phật, khối u ít nhất phát triển chậm hơn nhiều so với cách chữa trị thông thường tốn nhiều tiền bạc. Sở dĩ người ta quên hẳn căn bệnh bởi tâm họ pháp hỷ sung mãn, vắng bặt vọng tưởng. Bệnh chỉ là sự ghé thăm của nghiệp thức, họ làm chủ được. Hòa thượng Quảng Khâm về già có lần đau nặng. Ngài bảo thân này như ngôi nhà tranh đã ọp ẹp, muốn nhập Niết-bàn rồi trở lại cõi nhân gian thay một cái nhà bê-tông cốt thép chắc chắn hơn. Các đệ tử quây lại ngày đêm tha thiết “thỉnh Phật trụ thế”. Thương tình Hòa thượng gật đầu, và thế là những ngày sau ngài khỏe khoắn như thường. Điều này chứng tỏ tâm tịnh sáng sẽ điều phục được thân. Chẳng những vậy tâm ấy còn điều khiển được cả tinh cầu... (Vấn đề này xin không đề cập thêm bởi dễ sa vào thần thông diệu dụng - điều thường khiến người tu có chút quả vị lạc trong ấm ma như Phật từng nhắc trong kinh Thủ lăng nghiêm. Cũng như một số nhà ngoại cảm nhìn thấu cảnh thân trung ấm, bên cạnh cái tốt là để biết chết không phải hết, lại dễ khiến người đời hiểu sai lục đạo luân hồi khi thấy “họ” vẫn ở bên mồ chứ nào có đầu thai làm con gì. Thân trung ấm chỉ là một chút xíu trong vô biên cảnh giới Phật truyền giảng. Hiểu một nhầm thành “chư pháp thật tướng” thì hỏi sao tam thế Phật không oan cho được!). Những gì mà người trần mắt thịt như chúng ta tại thế gian chứng kiến là quá ư hạn hẹp; cho trên đầu ta không có gì lại càng thiển cận. Trong lúc nếu không tụt hậu về tri kiến, ta sẽ biết thế giới đã có nhiều công trình khoa học nghiêm túc khẳng định thuyết luân hồi là đầy đủ căn cứ. Ngày xưa ai dám tin cả thư viện sách chứa gọn trong cái USB nhỏ hơn cả ngón tay. Vậy nên dè chừng lời trong kinh điển; đừng tưởng con người to lớn sẽ không thể chui vào thân con kiến ở kiếp vị lai nếu lầm đường lạc lối. Và đừng tưởng con vi khuẩn nhỏ vậy, thể tánh của nó không chứa tam thiên đại thiên thế giới. Hãy xem khám phá khoa học sau: Tấm hình cắt đôi, đưa (một nửa) vào chiếc máy khoa học, vẫn thấy nguyên vẹn bức hình đó. Cắt tấm hình ra chục mảnh, lạ thay, mỗi mảnh như vậy vẫn đầy đủ hình tướng chụp ban đầu. Điều này làm sáng chói một câu trong kinh Hoa nghiêm: “Nhất tức nhất thiết” (một là tất cả). Cá thể chúng sanh có Phật tính. Vậy cái toàn giác đã có trong mỗi phàm phu. Buông xuống vọng tưởng, “vọng tận hoàn nguyên”, phàm phu thành Phật. Như vậy phàm phu trong tâm mình vốn dĩ là cả vũ trụ. Ấy chính là “tự tánh vốn trọn đủ” như Lục tổ Huệ Năng lúc chứng ngộ từng thốt lên. Do đó, không học kinh điển nhà Phật nghiêm túc, nhất là không chọn lấy một pháp môn mà rốt ráo thực hành lại khởi tâm bài bác, ấy là vừa lội qua đầm lầy lại muốn dò lòng đại dương. Khi nhà thiên văn chụp được những thiên hà “hình xa luân”, “hình trụ”, “hình bán nguyệt”,… đúng như Phật tả về Hoa tạng thế giới thì chính là kinh điển Phật giáo lấp lánh dưới ánh sáng khoa học. Khi những khám phá làm rúng động nhận thức của loài người đơn giản chỉ là vô tình minh tường vài nhánh trong rừng kinh điển vô giá, liệu có cần đặt ra vô vàn câu hỏi trước lúc ta chịu tin lời Đức Phật ■ theogiacngo
  • 9. XUÂN GIÁP NGỌ - 2014 T rước những năm 80 của thế kỷ trước, tức là hơn ba mươi năm trước, con đường từ thị xã Hà Đông ra đến Cầu Mới, Ngã Tư Sở còn chạy băng qua giữa cánh đồng. Một bên là cánh đồng làng Triều Khúc, một bên là cánh đồng làng Phùng Khoang, Trung Văn. Đường số 6 Hà Nội - Hoà Bình và đường xe điện Bờ Hồ - Hà Đông chạy ở giữa. Hồi ấy, trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội với những dãy nhà mái bằng vôi vàng bốn, năm tầng nằm chơi vơi giữa những ruộng lúa, những vạt đầm loi thoi lau lác. Những sinh viên nào được gọi đến học ở ngôi trường danh giá này, nhất là những khoa tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức…, là đã cầm chắc tấm hộ chiếu du học sang phe Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu tươi đẹp. Rồi một ngày đẹp trời, những hành khách trên chuyến tàu điện cổ kính và đáng yêu chạy ngang qua đây, bỗng thấy từng đoàn xe ùn ùn chở đất từ mạn Hoà Bình về . Những xe đất đồi vàng sậm màu gan gà. Và từng dàn xe ủi, xe benla, xe gạt… lầm lũi san đất. Cả cánh đồng mấy làng Triều Khúc, Phùng Khoang được hối hả san lấp, trở thành những “sân vận động” mênh mông. Đó là giai đoạn đánh dấu thời kỳ mở cửa, những năm 1985, 1986. Đơn vị đi đầu xây dựng những khu đô thị mới trên đồng đất Triều Khúc- Trung Văn là Bộ Xây Dựng, mà cụ thể là T.C.ty Xây dựng Thuỷ điện Hoà Bình. Mô hình “đổi đất lấy công trình” lần đầu tiên được áp dụng ở Hà Nội. Nhà nước cấp cho anh một quĩ đất, anh hãy tự làm đường xá, thiết kế hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống an sinh xã hội, và tự làm nhà ở cho mình. Những người thợ thuỷ điện Sông Đà, sau bao năm bôn ba xây dựng công trình thuỷ điện đầu tiên trên hồ Thác Bà, rồi lại dắt díu vợ con về ngăn đập sông Đà, làm đại công trình thuỷ điện Hoà Bình, cho đến bây giờ, mới có một chốn an cư ở rìa làng Triều Khúc, nơi giáp ranh giữa Hà Nội và tỉnh Hà Tây. Có một hành khách, dáng bí hiểm như một ẩn sĩ, khi đi xe điện ngang qua khu đất đang san lấp, chỉ tay nói với người đi cùng: “Khu đất kia rồi sẽ phát quan”. Không biết vị ẩn sĩ kia nói thật hay đùa, chỉ biết vài năm sau, chỗ đất ấy mọc lên một toà nhà bề thế, nơi đặt tổng hành dinh của T.C.ty Xây dựng Sông Đà và phía sau nó là một khu dân cư sầm uất có cái tên rất đẹp: Thanh Xuân Nam. *** Ba mươi năm có thể kiểm chứng được lời “ tiên tri” ấy. Thanh Xuân Nam đúng là đất phát quan. Ngày xưa, đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Tiến sĩ; làm quan phẩm trật tới tam phẩm, tứ phẩm, (chưa nói tới nhất phẩm, tứ trụ triều đình), đã là phát quan rồi. Bây giờ hàng quan ấy tương đương với uỷ viên TƯ Đảng, Bộ trưởng, nghị sĩ Quốc hội, T.G.đốc, Anh hùng Lao động… Những danh vị ấy, chục năm nay Thanh Xuân Nam có thừa. Đơn cử: Bộ trưởng, Uỷ viên TƯ kiêm nghị sĩ Quốc hội, có Nguyễn Hồng Quân, Đinh Đất phát Quan Quang Dương Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã hủy chuyến công tác và đã có mặt tại bệnh viện huyện Cần Giờ thăm hỏi nạn nhân gặp nạn La Thăng; Nghị sĩ Quốc hội, Chủ tịch Hội Nhà văn có Hữu Thỉnh. Anh hùng Lao động có Trần Thọ Chữ, Cao Lại Quang (giờ là Thứ trưởng Thường trực Bộ Xây dựng); Các T.G.đốc, Phó T.G.đốc có Nguyễn Khắc Kiên, Phạm Cường, …; nhà văn-nhà thơ nổi tiếng có Hữu Mai, Hữu Thỉnh, Phạm Tiến Duật, Tô Đức Chiêu, Hoàng Minh Tường, Tùng Điển, Hà Phạm Phú, Nguyễn Hoa…Riêng đội ngũ giám đốc, tiến sỹ, kỹ sư, những thế hệ 6X, 7X, 8X đang sung sức, phải tính con số trăm. Khu đô thị Thanh Xuân Nam hội tụ phần đông cán bộ chủ chốt của T.Cty Sông Đà và các nhà văn-nhà thơ thuộc Hội Nhà văn Việt Nam, mới được cắm đất xây khu tập thể liền kề. Không chỉ các nhà văn Hữu Mai, Hữu Thỉnh, Hà Phạm Phú cắm chốt lâu dài, mà Phạm Tiến Duật, Ngô Văn Phú, Tô Đức Chiêu, Hoàng Minh Tường, Nguyễn Trác, Nguyễn Trọng Tân…cũng từng có sổ đỏ và hộ khẩu. Bởi thế, Sông Đà có sự kiện gì là các nhà văn - nhà thơ đều có mặt. Nhớ mãi cái sự kiện ngày hội Mùa thu Vàng nước Nga được tổ chức ở làng chuyên gia Nga Pasionka dưới chân núi Đúng, Hoà Bình năm 1988. Nhiều nhà văn là khách mời đặc biệt của T.G.đốc Ngô Xuân Lộc, Nguyễn Khắc Kiên và Bí thư Đoàn TNCS T.Cty Đinh La Thăng. Dù đã biết Đinh La Thăng là người có tình, lại có tài, có tố chất làm Lãnh đạo. Nhưng đến dịp này- Mới thấy nhận xét, đánh giá của nhiều người về Đinh La Thăng thật chuẩn. Các nhà văn-nhà thơ đã “mục sở thị” một Đinh La Thăng tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết, sáng tạo và tố chất thủ lĩnh khi điều hành rất thành công, cả một ngày hội văn hoá tràn đầy sức sống và thắm thiết tình hữu nghị Nga - Việt. Mối gắn kết láng giềng ở Thanh Xuân Nam giữa người viết văn và người thợ, còn được nhân lên bởi những dây mơ rễ má, quan hệ thân tình: Em ruột TG.đốc Nguyễn Khắc Kiên là nhà văn tài danh Nguyễn Khắc Phục. Và bố đẻ Đinh La Thăng là nhà thơ Đinh Văn Nhu. Vùng quê Nam Định có nhiều người đa tài. Nguyễn Khắc Phục vừa là thi sỹ, nhà văn, kịch tác gia, lại kiêm thêm hoạ sỹ. Còn ông Đinh Văn Nhu, vốn là cán bộ công đoàn nhà máy dệt Nam Định nghỉ hưu, đã có tài văn nghệ-thơ ca từ trước, nay lên ở gần các nhà thơ, tài thơ của ông ngày càng phát lộ, có thơ in trên báo chí, có tập thơ xuất bản. Nhiều người bảo, vì duyên nghiệp trong khu cư dân Thanh Xuân Nam mà nền văn học có thêm nhiều tác phẩm viết về Sông Đà. Thơ của Hữu Thỉnh, Phạm Tiến Duật, Ngô Văn Phú, Trần Ninh Hồ. Bút ký phóng sự của Hà Phạm Phú, Tô Đức Chiêu, Hoàng Minh Tường, tiểu thuyết của Trần Chinh Vũ… Cũng nên và cần phải kể thêm điều này: Cũng vì có vị thủ lĩnh thanh niên Sông Đà là Đinh La Thăng mà từ công trường thanh niên cộng sản Hoà Bình đã có biết bao những người bạn nhà báo tâm huyết ngày đêm bám hiện trường, bám nhân vật để phục dựng những chân dung tinh thần của một đại công trình thuỷ điện của đất nước. Và cũng nhờ mối gắn kết với báo chí văn chương này mà Đoàn TNCS Sông Đà đã phát hiện và bồi dưỡng cho nền văn học những cây bút trẻ chủ lực và đầy bản sắc, như các nhà văn Tạ Duy Anh, Vũ Hữu Sự, các nhà thơ Giáng Vân, Nguyễn Lương Ngọc... Dù thế, văn chương, suy cho cùng, cũng chỉ vớt được những cái váng nổi của đời sống. Thực tế cuộc sống còn khốc liệt, hào hùng và nghiệt ngã hơn nhiều. Có một nhà thơ, mới đây, khi lên thăm công trình thuỷ điện Sơn La phát điện tổ máy cuối cùng, gặp những người thợ Sông Đà láng giềng ở đó, đã viết thế này: Thuỷ điện Sông Đà tóc còn xanh Thuỷ điện Sơn La đầu đã bạc Hai mươi năm vợ xuôi chồng ngược Sông Đà ơi, đã đủ nói lời yêu? (*) “Sông Đà”, từ một tên sông, đã trở thành một tượng đài của những người 9 làm thuỷ điện, thành một T.C.ty Xây dựng thuỷ điện hàng đầu của Việt Nam là T.C.ty Xây Dựng Sông Đà với những tên tuổi nổi tiếng vì sự tận tâm, nhiệt huyết, cống hiến như Ngô Xuân Lộc, Nguyễn Khắc Kiên, Trần Thọ Chữ... Nói về “Đất phát Quan”, cần phác thảo đôi nét về một người từng ở tập thể Thanh Xuân Nam khá lâu, giờ đang đảm trách cương vị “tư lệnh” một ngành “nóng” và năm 2013, được ghi nhận về những nỗ lực, trưởng thành vững vàng mọi mặt, ấy là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng. Xuất thân là cử nhân ngành ngân hàng- tài chính, gắn bó với công trình thuỷ điện Sông Đà từ ngày tóc còn xanh, Bộ trưởng Đinh La Thăng đến với Sông Đà như một duyên nghiệp. Và từ đó trưởng thành, trên nền tảng những tố chất bản thân đã được thừa hưởng từ gia đình và việc chịu học tập, tích lũy, rèn luyện qua đời sống thực tế vô cùng phức tạp và muôn màu sắc. Ngày trước - Cùng với các đàn anh, đồng sự, như kỹ sư Nguyễn Khắc Kiên, Nguyễn Hồng Quân, Trần Thọ Chữ…Đinh La Thăng luôn có mặt trên tuyến đầu những công trình điểm ở Sông Đà, Yali, Sơn La, Trị An, sông Hinh...theo kiểu “Ăn công trường, ngủ công trưởng, nhà là công trường” - Năng động, trẻ trung, xông xáo, quyết liệt, trách nhiệm cao với công việc, lại rất ân tình, sau trước trong cuộc sống đời thường là phẩm chất và bản lĩnh ở Đinh La Thăng. Hơn hai mươi năm gắn bó với nghề thuỷ điện, anh luôn là cánh chim đầu đàn của hàng vạn thanh niên xung kích trên các công trình ngăn sông làm ra ánh sáng, ngay cả trên những vùng xa xôi nhất đất nước. Rồi Đinh La Thăng chuyển công tác. Vào Thừa Thiên - Huế…rồi lại được cử làm Chủ tịch HĐQT ngành Dầu khí, một ngành mang tính đặc thù cao nên nhiều thách thức luôn tiềm ẩn. Nhưng rồi Dầu khí luôn là đơn vị chủ lực của nền kinh tế đất nước, với những đóng góp quan trọng và ý nghĩa lớn lao mọi mặt. Tuy nhiên, thử thách mới, lớn hơn nhiều, lại đến với Đinh La Thăng: Đó là việc được giao đảm trách đứng đầu một ngành nhiều phức tạp, vì liên quan mật thiết đến đời sống dân sinh-kinh tế. Đó là cương vị Bộ trưởng GTVT. Không phải là không có những ý kiến trái chiều lúc đầu - Nhưng tới giờ, sau hàng loạt việc Bộ trưởng Thăng đã làm như: Đặt mình vào vị trí phó thường dân, để mong tìm ra những quyết sách phù hợp; thường xuyên kiểm tra những ‘cung đường” ác liệt, công trình trọng điểm; “trảm” tướng không hoàn thành nhiệm vụ, phế bỏ nhà thầu làm ăn tắc trách, chậm tiến độ; tham gia lễ cầu siêu cho các nạn nhân tai nạn GT; đi máy bay giá rẻ, thử nghiệm một hướng bay trên không; xin việc cho thủ khoa đại học gặp khó khăn; bỏ chuyến công tác, tức tốc đến ngay hiện trường vụ tai nạn nghiêm trọng ở Cần Giờ, để không chỉ tham gia chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn, mà còn đến tận Trung tâm y tế xã Cần Thạnh (huyện Cần Giờ) để thăm hỏi, động viên xem tiếp bài trang 29...
  • 10. 10 XUÂN GIÁP NGỌ - 2014 DU LỊCH TIỂU VÙNG MÊKÔNG: Tiềm năng và những hứa hẹn bứt phá Bình - Ly - Hiền D iễn dàn được mở đầu bằng dẫn đề khúc triết của đại biểu quốc hội, Chủ tịch TƯ Hội VILACAED kiêm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Vietabank, ông Phương Hữu Việt. Theo ông Việt, Diễn đàn Hợp tác Phát triển tiểu vùng Mêkông 2013, do VILACAED và Bộ Kế hoạch & Đầu tư đồng chủ trì tổ chức đã trở thành sự kiện thường niên, nhằm thúc đẩy hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các vùng Mêkông, nhất là các nước Lào - Campuchia - Myanmar - Thái Lan…cùng hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) với mục tiêu tốt đẹp và rất ý nghĩa: Đưa tiểu vùng Mêkông mở rộng nhanh chóng trở thành vùng phát triển nhanh và thịnh vượng ở Đông Nam Á. Thực tế thời gian qua, VILACAED đã phối hợp, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tích cực, tạo cơ hội giao thương, làm cầu nối cho doanh nghiệp các nước trong vùng tìm hiểu lẫn nhau và cùng nhau phát triển. VILACAED còn mở rộng hoạt động sang các nước khác tại khu vực Đông Nam Á, trong khi vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị-xã hội với nước bạn. Sự nỗ lực lặng lẽ nhưng bền bỉ, đầy trách nhiệm này, đã tạo dựng được hình ảnh: VILACAED là kênh kết nối uy tín và hiệu quả giữa các nước tiểu vùng Mêkông. Theo Chủ tịch Phương Hữu Việt, Diễn đàn lấy chủ đề: “Du lịch tiểu vùng Mêkông 2013”, bởi đây là một trong 11 chương trình ưu tiên đã được xác định trong khuôn khổ hợp tác kinh tế tiểu vùng Mêkông (GMS). Đồng thời để đạt tới mục tiêu mong muốn là kết nối các cơ quan hữu quan, nhất là sự tương tác giữa các nhà hoạch định chính sách với các đơn vị-doanh nghiệp du lịch (ĐV DN DL) trong tiểu vùng Mêkông mở rộng Sao cho sự kết nối này sẽ góp phần tạo ra được những thuận lợi cơ bản để các thế mạnh tiềm tàng mà Mẹ thiên nhiên ưu đãi cho các nước trong vùng Mêkông được phát huy tối đa, hiệu quả, qua hoạt động của các ĐV DN DL. Đặc biệt, là LTS. Trong sương mù và lạnh giá tới 10 độ của Hà Nội, trước thềm Xuân mới Giáp Ngọ 2014 - Diễn đàn Du lịch tiểu vùng Mêkông (thường niên), do TƯ Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt NamLào-Campuchia (VILACAED) tổ chức, với sự tài trợ của Ngân hàng VIETABANK, vẫn thật nóng, bởi những ý kiến, tham luận sôi nổi và tâm huyết của những đại biểu tham dự, đến từ một số Bộ, ban, ngành như: Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Kinh tế của Quốc hội; ông Vũ Văn Chung, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch & Đầu tư; ông Trần Phú Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; ông Bùi Văn Quân, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Trẻ Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Trẻ Hà Nội…Và một số địa phương có tiềm năng về du lịch, nhiều đơn vị có thâm niên và thành công trong hoạt động du lịch... Đại diện một số nước trong khu vực Mêkông: Bà Khampheng SIMMASONE, Tham Tán Kinh tế & Thương mại Đại Sứ Quán Lào tại Việt Nam; ông Keo Bunrith, Tham tán Đại sứ quán Campuchia tại Việt Nam; CEO Infrastructure Development Asia, LLC Business Consulting & Investment (Mỹ), Ông Smitie C.Lu… mục tiêu: Diễn đàn là cơ hội để các Quốc gia trong tiểu vùng Mêkông thắt chặt, phát triển hơn mối quan hệ đa phương và các nhà đầu tư có thêm thông tin xúc tiến thương mại, các DN tìm được đối tác…Diễn đàn cũng hướng tới mục tiêu trao đổi thông tin. Tìm kiếm giải pháp liên kết, thúc đẩy đầu tư và hoạt động kinh doanh giữa các DN, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực DL của các nước thuộc GSM. Đồng thời là nơi giới thiệu, quảng bá tiềm năng và sản phẩm DL của các nước trong tiểu vùng… Theo Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức kiên: Du lịch là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam và các nước trong tiểu vùng Mêkông. Với những ưu thế rõ nét về thiên nhiên và tiềm năng du lịch, do những đặc trưng về văn hóa-xã hội và con người tạo nên-Mêkông đã thu hút được sự quan tâm của lượng lớn du khách thế giới lâu nay. Với 11 chương trình ưu tiên đã được xác định trong khuôn khổ hợp tác phát triển kinh tế Tiểu vùng Mêkông, nhằm mục tiêu thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước, khả năng phát triển kinh tế của vùng Mêkông, trong đó có du lịch là hoàn toàn có cơ sở. Cũng theo ông Nguyễn Đức KiênVILACAED đã phát huy được thế mạnh, làm cầu nối hiệu quả trong thời gian qua giữa các nước trong Tiểu vùng. Diễn dàn “Du lịch tiểu vùng Mêkông 2013” là minh chứng thuyết phục cho nỗ lực, nhiệt tâm vì mong muốn tích cực là kết nối và phát triển các quan hệ song phương, đa phương giữa các nền kinh tế ở quy mô lớn và giữa các DN ở quy mô đối tác. Ông Kiên đánh giá cao nỗ lực và trách nhiệm của VILACAED qua nhấn mạnh: Diễn đàn Phát triển Hợp tác tiểu vùng Mêkông qua mỗi năm đều tăng thêm bề dày với các hoạt động có đấu ấn. VILACAED không chỉ làm tốt các nhiệm vụ chính trị-xã hội, mà còn thu hút được sự quan tâm của DN, khai thác được sức mạnh tình đoàn kết hữu nghị giữa các nước trung vùng…Ông Nguyễn Đức Kiên cũng bày tỏ mong muốn: Diễn đàn Phát triển Hợp tác Kinh tế Tiểu vùng Mêkông hàng năm sẽ trở thành sự kiện truyền thống của VILACAED và quy mô sẽ được mở rộng ra vùng Đông Nam Á và rộng lớn hơn nữa. Đồng thời, Diễn đàn sẽ luôn là địa chỉ tin cậy của các DN trong khu vực, là cầu nối tích cực, hiệu quả giữa DN và Nhà nước… Bà Khampheng Simmasone, Tham Tán Kinh tế & Thương mại Đại Sứ Quán Lào tại Việt Nam cũng đánh gía cao những nỗ lực, thành công trong hợp tác mọi mặt, đặc biệt về DL của các nước tiểu vùng Mêkông nói chung, Việt NamLào-Campuchia nói riêng, và chúc mừng những thành công của DL Việt Nam thời gian qua. Đồng thời bày tỏ mong muốn các DN Việt Nam-Lào tiếp tục cố gắng vượt khó hợp tác hiệu quả hơn nữa trong lĩnh vực DL, nhất là về chất lượng nhân sự trong hoạt động này...Bà mong muốn DL tiểu vùng Mêkông ngày càng phát triển thịnh vượng... Cùng quan điểm và mục tiêu mong muốn phát triển hợp tác kinh tế nói chung, lĩnh vực du lịch nói riêng giữa các nước trong vùng Mêkông ngày càng phát triển mạnh mẽ và bền vững - Đại diện các Bộ, Ngành: Kế hoạch & Đầu tư, Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch…cũng cho biết các hoạt động và kết quả trong lĩnh vực DL cùng định hướng phát triển du lịch tiểu vùng một cách bền vững qua các tham luận và ý kiến cụ thể sâu sắc. Còn trên góc nhìn và kinh nghiệm thực tế của những người làm kinh tế du lịch, đại diện một số DN cũng bày tỏ ý kiến và đưa ra các khuyến nghị cụ thể, để du lịch tiểu vùng có thể phát triển hiệu quả, bền vững nhất trong khả năng cho phép, TCty Du lịch Hà Nội kiến nghị: Cần có thông số cụ thể về mức độ hiểu biết Chương trình hợp tác DL tiểu vùng Mêkông; cần có trung tâm dữ liệu bằng nhiều thứ tiếng về hoạt động của Chương trình DL tiểu vùng, để DN có thể tiếp cận thông tin… Một số địa phương cũng thông qua Diễn đàn giới thiệu về thế mạnh DL củng vùng mình như: An Giang, Quảng Nam…Diễn đàn đã kết thúc tốt đẹp, hứa hẹn sự khởi sắc mới trong lĩnh vực DL năm 2014 ■
  • 11. XUÂN GIÁP NGỌ - 2014 VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM 11 TIẾP TỤC ĐỔI MỚI THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI Minh Ngọc LTS - Trên tinh thần tiếp tục đổi mới - Trước thềm Xuân mới 2014 - Nhìn lại một năm đầy cam khó - Không thể phủ nhận, năm 2013 Tổng cục Đường Bộ Việt Nam (TCĐB VN) đã tạo dựng được không ít kết quả rất đáng ghi nhận, đặc biệt trong việc xây dựng và triển khai Đề án: “Đổi mới quản lý vận tải đường bộ theo hướng hiện đại nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải” - Một Đề án phù hợp với định hướng CNH, HĐH theo Nghị quyết XI của Đảng. Trong thực tế công tác quản lý hoạt động VT ô tô đã có những bước chuyển tích cực và ngày càng được hoàn thiện; lực lượng vận tải tiếp tục phát triển; sản lượng vận tải hàng hóa hành khách 6 - 7%; Chất lượng DVVT được cải thiện; Thêm nhiều tuyến VT đã được mở rộng đến nhiều vùng sâu, vùng xa thể hiện sinh động chính sách tốt đẹp của Đảng và Chính phủ đối với đồng bào các dân tộc…Góp phần quan trọng trong bức tranh tổng thể phát triển ngành GTVT và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước * Đổi mới quản lý vận tải đường bộ theo hướng hiện đại nhằm giảm thiểu tai nạn GT và nâng cao chất lượng DV vận tải. Vận tải ô tô hiện đang chiếm trên 90% khối lượng vận tải khách, trên 70% khối lượng vận tải hàng hóa. Thực hiện định hướng CNH-HĐH của Đảng. Năm 2013, Tổng cục ĐBVN đã xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt Đề án “Đổi mới quản lý vận tải đường bộ theo hướng hiện đại, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm thiểu tai nạn giao thông”; tổ chức triển khai đồng bộ và đã bước đầu đạt kết quả tích cực. Vấn đề quan trọng có tính quyết định là hoàn thiện thể chế quản lý hoạt động vận tải. Tổng cục ĐBVN đã xây dựng trình Bộ ban hành Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT thay thế Thông tư 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ GTVT quy định về tổ chức và quản lý hoạt động VT bằng ô tô; Thông tư 23/2013/TT-BGTVT về Đại biểu tham dự Hội Tập Huấn tích hợp, quản lý, khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô và hoàn thành thí điểm Trung tâm quản lý, khai thác dữ liệu từ TBGSHT tại Tổng cục, Thông tư 35/2013/ TT-BGTVT về xếp hàng trên xe ô tô; Thông tư 55/2013/TT-BGTVT quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải ô tô ... Hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình để quản lý hoạt động VT cũng đã được ban hành: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia trạm dừng nghỉ trên ĐB và bến xe khách; Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng DVVT HK cũng đã được trình Bộ GTVT ban hành...Theo đó, các yếu tố liên quan đến chất lượng dịch vụ (DV) VT HK và công tác đảm bảo ATGT của các đơn vị kinh doanh VT như chất lượng phương tiện; trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của người lái xe; công tác tổ chức quản lý về đảm bảo ATGT trong đơn vị; tổ chức hành trình và thời gian chạy xe; dịch vụ trên xe; các quyền lợi của hành khách và công tác tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại của hành khách với nhiều tiêu chí cụ thể cho từng nội dung được lượng hoá, tính điểm, làm cơ sở để xếp hạng chất lượng DV VT khách từ 1 sao đến 5 sao, để đơn vị vận tải tổ chức thực hiện. Trên cơ sở các văn bản QPPL, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, công tác triển khai đã được chú trọng. Tổng cục đã tổ chức 03 hội nghị triển khai tại 3 khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam đến các Sở GTVT, bến xe, doanh nghiệp vận tải; Các đơn vị kinh doanh VT đã tổ chức triển khai sắp xếp bộ máy quản lý; phương pháp quản lý phù hợp, tương ứng với từng loại hình kinh doanh, qua đó giúp các đơn vị thực hiện tốt các quy định của pháp Thứ Trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ phát biểu tại Hội Nghị Tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật VTĐB mới ban hành (ngày 16/9/2013) luật về điều kiện kinh doanh VT và nâng cao hiệu quả kinh doanh, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo trật tự ATGT và bảo vệ môi trường… Việc yêu cầu các đơn vị VT phải công bố công khai mức CLDV cùng với giá cước tương ứng để hành khách biết, lựa chọn và giám sát cũng đã được chú trọng thực hiện. Trên cơ sở chất lượng DV VT có cơ chế khuyến khích các đơn vị có chất lượng DV tốt, phù hợp; hạn chế các đơn vị chất lượng DV kém. Công tác Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm cũng đã được Bộ GTVT, Tổng cục ĐBVN, các Sở GTVT thực hiện quyết liệt . Nhờ vậy, chất lượng dịch vụ vận tải đã được nâng cao một bước; công tác đảm bảo ATGT trong hoạt động vận tải đường bộ có chuyển biến rõ nét trong 6 tháng cuối năm. * Trách nhiệm cao qua những đề xuất của Tổng cục ĐBVN. Bên cạnh những nội dung đổi mới trong quản lý vận tải khách được triển khai có hiệu quả như trên. Về quản lý vận tải hàng hóa hiện vẫn đang hoạt động theo lối sản xuất nhỏ, thiếu liên kết. Đặc biệt việc thiếu các kênh thông tin, giao tiếp giữa các đơn vị vận tải với các chủ hàng dẫn đến việc các đơn vị VT thường phải ký hợp đồng thông qua khâu trung gian, khiến giá cước bị đẩy lên cao và thường xuyên biến động...nên tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự ATGT, đặc biệt hiện tượng chở quá tải gấp nhiều lần so với tải trọng quy định diễn ra khá phổ biến; tỷ lệ xe chạy rỗng cao; mức tiêu thụ nhiên liệu lớn, làm tăng ô nhiễm môi trường, gia tăng ách tắc GT và TNGT...Do vậy, năng suất và hiệu quả kinh doanh VTHH thấp, chi phí logistics chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Để khắc phục hiện trạng đó, việc xây dựng sàn giao dịch VTHH là hết sức cần thiết, tạo tiền đề thúc đẩy VTĐB phát triển theo hướng hiện đại, đạt được hiệu quả ngày càng cao về các mặt, minh bạch thị trường, nâng cao sức cạnh tranh, hội nhập quốc tế và khu vực, kết nối với các phương thức vận tải; giảm thiểu xe chạy rỗng, tiết kiệm nhiên liệu... Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục ĐBVN, người có thâm niên kinh nghiệm và đặc biệt tâm huyết, về lĩnh vực VTĐB. Nội dung cơ bản của Dự án nghiên cứu về hình thành và quản lý hoạt động sàn giao dịch vận tải hàng hóa bao gồm các nội dung chính là: Xây dựng thể chế, gồm nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm tổ chức, quản lý và hoạt động của sàn giao dịchVTHH của một số nước; Nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định về tổ chức, quản lý và hoạt động của sàn giao dịch VTHH; Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển sàn giao dịch VTHH; Đào tạo nguồn nhân lực về quản lý hoạt động sàn giao dịch VTHH; xây dựng phần mềm để sử dụng cho các sàn giao dịch; đầu tư phần cứng cho trung tâm quản lý ở Tổng cục ĐBVN. Cũng theo Phó Tổng Cục trưởng Nguyễn Văn Quyền, dự án về hỗ trợ hình thành và quản lý sàn giao dịch vận tải đã được bàn thảo với đại diện Ngân hàng Thế giới và nhận được sự quan tâm và ủng hộ; Tổng cục ĐBVN đã báo cáo và được sự ủng hộ của Bộ trưởng Đinh La Thăng và hiện Bộ GTVT đã có thư gửi WB đề nghị tài trợ cho dự án này. Nếu dự án được tài trợ, Tổng cục ĐBVN sẽ triển khai hoàn thành dự án trong năm 2015 ■
  • 12. 12 N hớ Lào Cai, những ngày cuối tháng 10 nắng đã nhạt và tiết trời se lạnh, đúng đặc trưng khí hậu vùng cao. Tới Lễ hội kỷ niệm 110 năm Du lịch SaPa-một trong những địa danh du lịch nổi tiếng Việt Nam trên vùng đất tiềm ẩn nhiều nét riêng, cũng là thế mạnh riêng…Chúng tôi đã cùng chia sẻ niềm tự hào với người dân nơi đây, nghe những tâm tư mong muốn của họ về Lãnh đạo và kỳ vọng về một Lào Cai tiến bước đột phá… Và Lào Cai đúng là đang có những thay đổi mang tính bứt phá trên nền tảng kế thừa- phát huy một cách sáng tạo thế mạnh để tạo đà phát triển nhanh và bền vững. Quê hương ở tận Bạc Liêu, vùng Nam bộ phì nhiêu và thuần hậu, nhưng chúng tôi lại lớn lên và trưởng thành trên vùng đất biên giới Lào Cai- nên gắn bó máu thịt với nơi này và coi đây như quê hương thứ hai của mình. Rồi lập nghiệp ở Hà Nội - Nhưng luôn dõi theo mỗi đổi thay dù nhỏ của miền quê thứ hai là Lào Cai. Bởi thế, khi biết ông Doãn Văn Hưởng chính thức được giao trọng trách Chủ tịch tỉnh- Chúng tôi rất mừng- Bởi biết khá cụ thể về sự tận tâm, nỗ lực của ông với Lào Cai. Sinh ra và lớn lên ở Lào Cai, chắc chắn người con của quê hương XUÂN GIÁP NGỌ - 2014 Lào Cai: CÂU CHUYỆN PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP Hoàng Nam-Ngàn Thương vùng biên giới là ông Doãn Văn Hưởng có lý do chính đáng với những tâm huyết, khát vọng cống hiến cho tỉnh nhà. Thực tế dù mới chính thức gánh vác trọng trách Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, nhưng từ trước đó, từ lúc còn ở vị trí chỉ là cán bộ rồi Giám đốc nông trường quốc doanh Phong Hải - Bảo Thắng - Lào Cai (1981-1991) hay đến khi đã được tín nhiệm trở thành Huyện ủy viên, rồi Chủ tịch UBND huyện Bảo Thắng Lào Cai (1995 -1999), bí thư Huyện Ủy Bảo Thắng (2000 - 2004)... Tới khi đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch Thường trực, rồi nay là Chủ tịch UBND tỉnh - Nhất quán quan điểm đã được xác định từ trước rất lâu rồi là cống hiến, hoặc nói dân tin-làm dân hiểu...đặc biệt luôn gần dân vì trưởng thành từ vị trí một cán bộ nông trường nên ông luôn cố gắng để Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Ông Doãn Văn Hưởng thấu hiểu đời sống, tâm tư của người dân và luôn gắn mình với phát triển mọi mặt kinh tế-chính trị - xã hội tại mỗi địa phương/đơn vị... Cực kỳ áp lực công việc mới tiếp nhận trong vai trò mới, lại đúng vào những ngày cuối năm vô cùng bận rộn - Nhưng khi đành cho chúng tôi chút thời gian ngắn như một khoảng lặng cực hiếm và cực ngắn ngủi - Chủ tịch UBND tỉnh Doãn Văn Hưởng vẫn giữ nguyên được vẻ bình dị, nét điềm tĩnh riêng... Và ông dành toàn bộ thời gian gặp gỡ, để trao đổi, phân tích...những định hướng cũng như mong muốn của ông cùng các cộng sự trong việc chèo lái đưa Lào Cai kế thừa, phát huy một cách sáng tạo mọi thế mạnh, khắc phục mọi hạn chế, phát triển vững mạnh. Ông bộc bạch: “Ở vị trí nào cũng vậy, Đảng và nhân dân tin tưởng giao trọng trách thì phải cố gắng thực hiện thành công…”, “Tiếp tục kế thừa và phát huy các chương trình-đề án đã và đang thực hiện; tập trung định hướng, phát triển theo chiều sâu; cố gắng xây dựng nền KT-CT-XH ổn định; lấy nông nghiệpnông thôn mới là trọng tâm, công nghiệp làm đột phá, dịch vụ là mũi nhọn,…đảm bảo an ninh, trật tự xã hội và môi trường để bền vững…”. Những thế mạnh về giao thương, du lịch, tài nguyên-khoáng sản được Đảng bộ, chính quyền tỉnh Lào Cai tập trung khai thác triệt để, tăng cường liên minh-liên kết, mở rộng thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách: Nội lực, FDI, ODA… gắn chặt các hoạt động với quy định chặt chẽ và xuyên suốt… Gần kết thúc cuộc gặp, khi chúng tôi phải gặng hỏi vài lần, Chủ tịch UBND tình Lào Cai Doãn Văn Hưởng mới nói duy nhất điều về mình là, ông sinh ra và lớn lên ở Lào Cai. Ông sẽ cố gắng để xứng đáng với niềm tin tưởng của Đảng và nhân dân. Khả năng ông cũng có thể không hài lòng khi chúng tôi đề cập vài điều về ông trong bài viết này Nhưng với tình cảm, tấm lòng của người từng gắn bó sâu nặng với Lào Cai, trong vai trò là người dân, cũng mong muốn cho Lào Cai phát triển ngày càng thịnh vượng như ông - Hy vọng ông thể tất. Cũng chúc ông cùng các cộng sự của ông "Chân cứng đá mềm" vững tay chèo đưa Lào Cai ra biển lớn, vững vàng thời hội nhập ■ Đồng chí Doãn Văn Hưởng - Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lào Cai chính thức đảm nhận vị trí mới: Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, nhiệm kỳ 2011-2016 (QĐ số 2569/QĐ-TTg do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 26/12/2013). Trân trọng chúc mừng Quang Kim-Bát Xát: TIẾN TỚI XÂY DỰNG NÔNG NGHIỆP-NÔNG THÔN BỀN VỮNG Đ ã chạm đích, chỉ còn chờ hồi còi chung cuộc để cắm cờ hoàn thành tiêu chí Xây dựng Nông thôn mới (XD NTM) đầu tiên trên địa bàn tỉnh biên giới Lào Cai-khu vực miền núi phía phía Bắc với nhiều đặc thù riêng. Nhưng Quang Kim không “dừng lại” bởi xác định đây mới là kết thúc một chặng đường ban đầu, mở ra công cuộc XD NTM bền vững theo chiều sâu: “… Nông nghiệp và NTM là trọng tâm, công nghiệp là đột phá, dịch vụ là mũi nhọn…”Trích phỏng vấn ông Doãn Văn Hưởng-Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ngày 08/01/2014. Một mặt tiến hành tổng kết quá trình XD NTM tại địa phương để báo cáo, chờ rà soát-thẩm định lần cuối trước khi cấp chứng nhận đạt chuẩn NTM; Đảng ủy - HĐND - UBND xã Quang Kim đang gấp rút lập Hoàng Nam-Ngàn Thương các chương trình-đề án nhằm xây dựng kế hoạch phát huy những thành quả đạt được, huy động các nguồn lực, nhân lực-đào tạo nhân lực, thu hút đầu tư…tiến đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa; mở rộng ngành nghề theo chiều sâu-sản xuất thương phẩm trong mọi lĩnh vực không để “lãng phí” tài nguyên-nguyên liệu qua con đường tiêu thụ sản phẩm thô. Xác định rõ, nhất quán hành động phát triển thành quả XD NTM để nâng cao đời sống của nhân dân. Chào Xuân Giáp Ngọ năm 2014, kính chúc Đảng ủy-HĐND-UBND và nhân dân xã Quang Kim vững bước bảo vệ thành quả và phát triển bền vững nông nghiệp-nông thôn theo mục tiêu cốt lõi của chương trình “Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới”. ■ Tính đến ngày 31/12/2013, chương trình XDNTM tại Quang Kim đã đạt: Số lượng tiêu chí đạt chuẩn: 19/19 tiêu chí. Trong đó: Các tiêu chí đạt 100%: Giao thông, thủy lợi, Cơ sở vật chất văn hóa, chợ, bưu điện, Giáo dục… Một số tiêu chí còn lại 85-95%. Đạt yêu cầu mục tiêu XD NTM. (Trích báo cáo số 173-BC/BCĐ về “Kết quả hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới xã Quang Kim” ngày 30/12/2013)