SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 142
Gỉảng Đạo và Dạy Đạo
Tác giả: W. Ernest Pettry
GIỚI THIỆU MÔN HỌC .
ĐƠN VỊ 1: CHỨC VỤ GIẢNG VÀ CHỨC VỤ DẠY .
Bạn và chức vụ.
Bạn hãy tự chuẩn bị chính mình.
Bạn hãy chuẩn bị tài liệu.
ĐƠN VỊ 2: CHỨC VỤ GIẢNG ĐẠO .
Ý nghiã của sự giảng đạo.
Sứ điệp của sự giảng đạo.
Phương pháp của sự giảng đạo.
ĐƠN VỊ 3: CHỨC VỤ DẠY ĐẠO .
Ý nghĩa của sự dạy đạo.
Trọng tâm của sự dạy đạo.
Phương pháp của sự dạy đạo.
Hướng tới một chức vụ quân bình.
NHỮNG CÂU TRẢ LỜI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÁ NHÂN .
Giới Thiệu Môn Học
Bạn sắp sửa học một đề tài rất quan trọng. Đó là làm thế nào để truyền thông Lời
của Đức Chúa Trời cáchcó hiệu quả bằng việc giảng đạo và dạy đạo. Hai phương
pháp Thánh Kinh này nhằm truyền thông Lời của Đức Chúa Trời ở nhiều khía
cạnh rất giống nhau. Tuy nhiên trong lịch sử của Hội Thánh Cơ đốc, mỗi phương
pháp đều đã phát huy môt số các đặc tính khác nhau đưa đến sự tương phản khác
nhau. Cả hai phương pháp này nếu biết kết hợp với nhau thì nó sẽ đem lại cho bạn
một phương pháp truyền giảng cho người chưa được cứu và gây dựng đời sống
thuộc linh của những người mà bạn đang phục vụ một cách có hiệu quả.
Môn học này được chia làm ba đơn vị. Đơn vị thứ nhất giới thiệu với bạn bản chất
của chức vụ, các phẩm chất của chức vụ theo lời dạy của Kinh Thánh và các định
nghĩa về giảng đạo và dạy đạo. Bạn sẽ xem xét sự chuẩn bị cá nhân cho chức vụ
nhằm đáp ứng thật sự các nhu cầu của quần chúng. Đồng thời bạn sẽ nghiên cứu
những cách chuẩn bị kỹ thuật một cáchthực tế, trong sự giảng đạo và dạy đạo để
bạn có thể phân phát đúng đắn Lời của Lẽ thật.
Đơn vị thứ hai đề cập đến chức vụ đặc biệt của sự giảng đạo. Ở đây bạn sẽ xem xét
đến ý nghĩa rộng rãi hơn của sự giảng đạo, những lý do và những thí vụ của sự
giảng đạo. Bạn sẽ xem xét nội dung của sự giảng đạo - sứ điệp bạn giảng - bạn sẽ
học biết làm thế nào để thu thập và sắp đặt tài liệu bài giảng đồng thời truyền thông
điệp đó một cách hiệu quả nhất.
Đơn vị ba đề cập đến ý nghĩa của sự dạy đạo và lý do căn bản của sự dạy đạo cũng
như các thí dụ trong Kinh Thánh về sự dạy đạo. Bạn sẽ xem xét đến sự dạy dỗ như
một mạng lệnh, theo đó gợi ý tính chất chung của chức vụ giáo sư, và những lời
chỉ dẫn giúp bạn đem lại sự lớn lên và sự trưởng thành về phương diện thuộc linh
trong đời sống của những người mà bạn phục vụ. Bạn sẽ học biết giá trị của những
đối tượng được dạy dỗ, tầm quan trọng của sự thu thập, sắp xếp và truyền thông
các tài liệu bài học một cách có hiệu quả. Bạn sẽ xem xét ý nghĩa của các mục tiêu
được thành đạt. Cuối cùng, bạn sẽ xem xét nhu cầu của sự quân bình giữa chức vụ
giảng đạo và dạy đạo của bạn.
Mong rằng những bài học này sẽ hướng dẫn, và gây hứng thú cho bạn phát triển
các kỹ thuật giảng và dạy để giúp bạn truyền đạt cách có hiệu quả ý muốn tốt lành
mà Chúa dành cho chức vụ bạn.
MÔ TẢ BÀI HỌC.
Giảng đạo và dạy đạo là môn học căn bản của hai phương pháp truyền thông Lời
của Đức Chúa Trời . Học viên được hướng dẫn để thấu triệt các phương pháp thực
tế để chuẩn bị và trình bày các bài học cũng như các bài giảng từ Kinh Thánh.
CÁC MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
Khi kết thúc bài học này bạn phải có thể:
1. Phân tíchvà giải thích nhu cầu giảng đạo và dạy đạo của Cơ đốc nhân.
2. Thừa nhận các phẩm chất của những giảng sư và giáo sư có hiệu quả như đã
được mô tả trong Kinh Thánh.
3. Phát triển cách cá nhân những phẩm chất vốn là đặc tính của các giảng sư và
giáo sư có hiệu quả được ghi nhớ trong Kinh Thánh.
4. Bày tỏ sự hiểu biết và sự sử dụng các kỹ thuật cần thiết trong việc học Kinh
Thánh và sửa soạn các bài giảng cùng bài học.
5. Sửa soạn một bài giảng và một bài học từ Kinh Thánh, mỗi bài thích hợp với
một hoàn cảnh.
SÁCH GIÁO KHOA.
Bạn sẽ sử dụng quyển sách giáo khoa tự học này “ Giảng đạo và dạy đạo “ của W.
Ernest Pettry làm sách học chính của khóa học này. Ngoài ra Kinh Thánh là sách
giáo khoa khác cần có. Hầu hết các câu Kinh Thánh trưng dẫn đều rút ra từ bản
Kinh Thánh: bản dịch Anh ngữ ngày nay (Today’s English Version - TEV ). Trong
một vài trường hợp chúng tôi trích dẫn từ bản King James (KJV) hoặc bản Tân
Quốc tế (New International Version - NIV) là những bản dịch rõ hơn và sát nguyên
bản Hy Bá Lai hay Hy Lạp hơn được dùng để viết Kinh Thánh.
THỜI GIAN HỌC TẬP:
Thời gian thực sự bạn dùng để nghiên cứu mỗi bài học một phần tùy thuộc vào sự
hiểu biết của bạn về đề tài và khả năng học tập của bạn trước khi bạn bắt đầu môn
học. Thời gian học
cũng tùy thuộc vào mức độ bạn theo dõiphần hướng dẫn và kỹ năng phát triển cần
thiết trong vấn đề tự học. Hãy lập thời khóa biểu học tập của bạn để bạn có đủ thì
giờ đạt mục tiêu do tác giả loạt bài học đã đề ra cũng như những mục tiêu cá nhân
của bạn đã đề ra.
ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC VÀ CÁCH HỌC:
Mỗi bài gồm có (1) đề bài, (2) nhập đề, (3) dàn ý, (4) các mục tiêu của bài học, (5)
các hoạt động học tập, (6) những chữ căn bản, (7) triển khai bài học bao gồm các
câu hỏi nghiên cứu bài học, (8) bài tự trắc nghiệm, (9) các câu trả lời cho các câu
hỏi nghiên cứu.
Dàn ý và mục tiêu bài học sẽ giúp bạn tổng lượt đề tài, tập trung sự chú ý vào
những điểm chính khi bạn học tập và cho bạn biết nội dung bạn sẽ học.
Hầu hết các câu hỏi nghiên cứu trong phần triển khai bài học có thể trả lời trong
những chỗ trống có chừa sẵn trong sách. Những câu trả lời dài hơn phải được ghi
vào tập. Khi bạn viết những câu trả lời trong tập, phải nhớ ghi số của câu hỏi và đề
tài của bài học. Việc này giúp bạn việc ôn bài để làm bản tường trình học tập.
Đừng xem trước câu trả lời cho sẵn cho đến khi bạn đã tự trả lời. Nếu bạn tự trả
lời, bạn sẽ nhớ kỹ những gì bạn đã học sau khi đã trả lời những câu hỏi nghiên cứu,
hãy kiểm tra lại câu trả lời của mình với phần giải đáp được đưa ra ở cuốibài học.
Sau đó hãy sửa lại những câu bạn đã trả lời sai.
Những câu trả lời không theo thứ tự bình thường nên bạn không thấy trước câu trả
lời của câu hỏi tiếp theo.
Những câu hỏi nghiên cứu này vô cùng quan trọng. Chúng sẽ giúp bạn nhớ lại
những ý chính đã được trình bày trong bài học và áp dụng những nguyên tắc bạn
đã học được.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI:
Có nhiều loại câu hỏi nghiên cứu và những câu hỏi trắc nghiệm trong bài học này.
Dưới đây là vài loại câu hỏi và cách trả lời. Nếu có các loại câu hỏi khác sẽ được
chỉ dẫn cụ thể.
Câu hỏi LỰA CHỌN : Bạn chọn câu trả lời trong những câu đã được cho sẵn.
Chẳng hạn:
Kinh Thánh gồm có:
100 sách.
66 sách.
27 sách.
Câu trả lời đúng là b) 66 sách. Trong phần bài làm của bạn hãy khoanh tròn chữ b)
giống như sau đây:
1. Kinh Thánh gồm:
a) 100 sách.
66 sách.
27 sách.
( Có vài câu hỏi lựa chọn có thể có nhiều hơn một câu trả lời đúng. Trong trường
hợp đó, bạn có thể khoanh tròn mẫu tự ở mỗi câu trả lời đúng).
Câu hỏi ĐÚNG- SAI : Bạn chọn một hoặc vài câu trả lời đúng .
Chẳng hạn:
Câu nào dưới đây là ĐÚNG ?
Kinh Thánh gồm 120 có sách.
Kinh Thánh là một sứ điệp cho các tín hữu ngày nay.
Tất cả các tác giả Kinh Thánh đều viết bằng tiếng Hêbơrơ.
Đức Thánh Linh đã hà hơi trên các người viết Kinh Thánh.
Các câu b) và d). Bạn có thể khoanh tròn cả hai mẫu tự để chứng tỏ sự lựa chọn
của bạn, như trong thí dụ.
Câu hỏi TƯƠNG HỢP : Yêu cầu bạn chọn những câu trả lời phù hợp với câu hỏi.
Chẳng hạn nhân vật với đặc tính nhân vật, hay các sách của Kinh Thánh với trước
giả của sách ấy.
Chẳng hạn:
Hãy viết số của tên người lãnh tụ ở phía trước câu mô tả việc họ đã làm.
….1…a. Nhận lãnh Luật pháp ở núi Sinai.
….2…b. Lãnh đạo dân Ysơraên đi ngang qua sông Giôđanh.
….2…c. Đã đi vòng quanh Giêricô.
….1…d. Đã sống trong cung điện của Pharaôn.
1) Môise
2) Giôsuê
Câu a. và d. chỉ về Môise còn câu b. và c. chỉ về Giôsuê. Bạn hãy viết 1 trước a. và
d., còn viết 2 trước b. và c. như bạn đã thấy trong thí dụ.
PHƯƠNG PHÁP HỌC LOẠT BÀI NÀY:
Nếu bạn tự học loạt bài Hàm thụ Quốc Tế (ICI) này bạn hãy gởi phần bài làm bằng
thư đến Văn phòng chúng tôi. Mặc dù bài Hàm thụ này giúp bạn tự học nhưng bạn
vẫn có thể học trong một nhóm hay một lớp học; Nếu thế người hướng dẫn có thể
triển khai thêm những điều hiểu biết khác ngoài bài học. Vì vậy, bạn hãy vâng theo
lời chỉ dẫn của người hướng dẫn.
Có lẽ bạn thích sử dụng môn học này trong nhóm học Kinh Thánh tại gia, tại lớp
học ở Nhà thờ hoặc trong trường Kinh Thánh. Bạn sẽ thấy nội dung của đề tài và
các phương pháp học đều giúp íchrất nhiều cho mục đíchnày.
BẢN TƯỜNG TRÌNH HỌC TẬP
Nếu bạn đang tự học với Viện Hàm Thụ Quốc Tế, với một nhóm người hay trong
một lớp học, bạn đều phải làm bài báo cáo theo từng đơn vị học. Đây là những câu
bạn phải trả lời theo sự hướng dẫn trong bài học và trong các báo cáo của học sinh.
Bạn phải hoàn tất và gửi bản trả lời về cho người hướng dẫn của bạn để sửa chữa
và ghi nhận xét về bài làm của bạn.
CHỨNG CHỈ:
Sau khi hoàn tất loạt bài và phần tường trình học tập, nếu người hướng dẫn học tập
nhận xét bạn đạt thành tíchtốt, bạn sẽ nhận được cấp chứng chỉ (Certificate of
Award)
TÁC GIẢ CỦA MÔN HỌC NÀY:
Ernest Pettry là một Mục sư ở miền Đông Nam Hoa Kỳ. Ông đã làm Mục sư 20
năm và từng làm giáo sư Trường Công lập trong 9 năm. Do kinh nghiệm phong
phú trong sự giảng và dạy, ông đã thành công khi làm diễn giả ở các Trại thanh
niên, Viện Dưỡng Lão của các Mục sư và người Hưu trí cũng như trong các khóa
Huấn Luyện Nhân Sự bên ngoài Hoa Kỳ.
Sau khi tốt nghiệp hạng ưu tại Viện Thần Học Miền Đông Nam ở Laklland,
Florida, ông Pettry tiếp tục học và tốt nghiệp cử nhân văn chương tại Đại Học Nam
Florida ở Lakland, Florida.
Ông đã thành lập gia đình với bà Idell Eades ở Birmingham, Alabama, ông bà có
bốn người con.
HƯỚNG NGƯỜI DẪN BẠN HỌC HÀM THỤ:
Người hướng dẫn bạn học chương trình Hàm Thụ Quốc Tế này sẽ rất vui lòng giúp
bạn. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về môn học hay bản tường trình học tập, xin
hãy cứ tự nhiên nêu câu hỏi. Nếu một số người muốn học môn này với nhau. Xin
hãy yêu cầu vị ấy sắp xếp thì giờ thuận tiện cho cả nhóm.
Nguyện Đức Chúa Trời ban phước cho bạn khi bắt đầu nghiên cứu môn học
GIẢNG ĐẠO và DẠY ĐẠO . Mong rằng những bài học này sẽ làm phong phú đời
sống và sự hầu việc Chúa của bạn, đồng thời giúp bạn hoàn thành cáchhiệu quả
vai trò của bạn trong thân thể Đấng Christ.
BẠN VÀ CHỨC VỤ .
BẠN HÃY TỰ CHUẨN BỊ CHÍNH MÌNH .
BẠN HÃY CHUẨN BỊ TÀI LIỆU .
Bạn và Chức Vụ
“Tôivẫn còncảm thấy xấu hổ và thất vọng. Tôi đã giảng hết sức mình, nhưng
không ai cảm động. Khi các tín đồ cầu nguyện, tôi đã quì gối xuống trong một góc
phòng và khóc lóc thảm thương: bài giảng… cáchgiảng đạo… tất cả hoàn toàn
thất bại… tệ hại hơn cả, không có ai lên tòa giảng xin tiếp nhận sự cứu rỗi”. Phải
chăng Đức Chúa Trời đã phạm sai lầm? Không, chính tôi đã phạm sai lầm. Đó là lý
do… Đức Chúa Trời đã không kêu gọi tôi. Tôi không được Chúa kêu gọi… tôi sẽ
không bao giờ giảng đạo nữa.
“Khi tôi đang cầu nguyện thổn thức, thì một bàn tay đã chạm đến vai tôi. “Thầy ơi,
xin Thầy giúp đỡ chúng tôi cầu nguyện cho những người đã lên tòa giảng xin tin
Chúa?” Tôi đã không tin nổi ở mắt mình! Có đến mười một người xin tiếp nhận sự
cứu rỗi! Có đến mười một người tin nhận Chúa!”
Tác giả những dòng chữ này đã trở thành một Mục sư thành công và một giảng sư
xuất sắc, nhưng ông đã viết những dòng này khi ông mới bắt đầu giảng dạy. Kinh
nghiệm của ông chứng tỏ rằng một người yêu mến linh hồn người ta có thể rao
giảng Tin Lành và chinh phục họ về cho Đấng Christ.
Bạn là một người trong một đoàn người to lớn của các tín hữu đã đáp lời kêu gọi
của Chúa. Giảng đạo và dạy đạo là những phương pháp bạn có thể dùng để cứu vớt
những người hư mất và giúp đỡ các tín hữu trở thành những Cơ đốc nhân mạnh
mẽ. Môn học này sẽ giúp bạn đạt những kỹ năng cần thiết để chuẩn bị và trình bày
các bài học cùng các bài giảng một cáchthành công và tự tin.
Bài học này sẽ giúp bạn biết hạng người mà Chúa muốn bạn trở thành và loại công
việc mà Ngài muốn bạn làm.
Bố Cục bài Học :
Khái niệm về chức vụ.
Các phẩm chất của chức vụ.
Hai chức vụ đặc biệt.
Mục tiêu Của bài Học :
Khi học xong bài học này bạn sẽ có khả năng:
Mô tả các phẩm chất của người hầu việc Chúa thời Tân ước.
Thảo luận về chức vụ của người hầu việc Chúa thời Tân ước.
Trau dồiđời sốngcủa bạn về phẩm chất mà Tân ước đòi hỏi ở một người hầu việc
Chúa.
Các sinh Hoạt Học Tập
Đọc cẩn thận phần đầu trong sách tự học này bạn sẽ biết cáchsử dụng sách giáo
khoa này cùng cáchtrả lời cho mỗi câu hỏi.
Hãy nghiên cứu bố cục và các mục tiêu của bài học. Việc này sẽ giúp bạn xác định
rõ những điều bạn phải đạt được khi nghiên cứu bài học này.
Hãy đốichiếu phần chú giải thuật ngữ ở cuối sáchđể xem các định nghĩa của
những chữ căn bản mà bạn chưa hiểu.
4. Hãy đọc bài học và làm bài tập trong phần triển khai bài học.
Hầu hết những câu trả lời của bạn đều nằm trong phần hướng dẫn học tập này. Tuy
nhiên có một số câu hỏi buộc phải trả lời dài, thì bạn nên viết vào sổ tay. Kiểm tra
phần trả lời của mình với phần giải đáp ở cuối bài học.
5. Cuối mỗi bài bạn hãy làm bài trắc nghiệm cá nhân và hãy kiểm tra cẩn thận
những câu trả lời của bạn so với những phần mà bạn trả lời không đúng.
những chữ căn bản :
Tìm hiểu những chữ căn bản chúng tôi đã liệt kê ở phần đầu của mỗi bài học sẽ
giúp bạn trong quá trình học tập. Bạn sẽ tìm thấy những chữ này được định nghĩa
theo thứ tự ABC trong phần giải nghĩa thuật ngữ ở cuối sách. Nếu bạn không hiểu
nghĩa của bất cứ chữ nào trong sách thì hãy xem xét lại những chữ này khi bạn gặp
phải trong khi đọc bài.
khai triển bài học : khái niệm về chức vụ : Mục tiêu 1: Chọn những câu có khái
niệm về chức vụ đã đươc trình bày trong các thư tín Giám mục . KIỂU MẪU
THUỘC VỀ KINH THÁNH: Chức vụ là gì? Làm thế nào tôi biết cách phục vụ có
hiệu quả hơn? Tôi phải làm gì? Tôiphải trở thành một người như thế nào? Tôi phải
giảng như thế nào? Tôi phải dạy như thế nào? Đây là những câu hỏi có thể có trong
tâm trí của Timôthê khi ông mới bước vào chức vụ. Ông Tít, một người hầu việc
của Chúa thời Tân ước, cũng đã từng đối diện với những câu hỏi tương tự. Việc
bạn quan tâm đến môn học này liên hệ đến các chức vụ trong Hội Thánh hoặc là
trong các chức vụ bạn muốn phục vụ sau này. Có lẽ bạn cũng có những câu hỏi
như thế. Nếu vậy Kinh Thánh có thể giúp bạn. Hãy học các thư tín Giám mục (I
Timôthê, II Timôthê và Tít) là những Thư tín do Sứ đồ Phaolô viết ra. Đây là
những chỉ dẫn đặc biệt dành cho những người có liên hệ đến công tác hầu việc
Chúa. Bạn phải đọc kỹ những thư tín này vì bạn sẽ phải trưng dẫn khi bạn hầu việc
Chúa và có lẽ bạn sẽ dự phần trong chức vụ giảng đạo và dạy đạo. Những thư tín
này không phải bao gồm hết tất cả những điều Tân ước dạy về chức vụ, nhưng đây
là những sự dạy dỗ căn bản.
1. Hãy liệt kê sau đây ba thư tín Giám mục.
2. Hãy đọc qua các thư tín Giám mục và nắm vững quan điểm tổng quát về những
lời chỉ dạy dành cho những người liên quan đến chức vụ. Hãy ghi dấu kiểm tra đã
đọc trước các câu Kinh Thánh để tỏ ra bạn đã hoàn thành công tác được giao…
3. Hãy khoanh tròn mẫu tự đầu các câu mà bạn tin là đúng.
Các thư tín Giám mục được viết do 1 sứ đồ kỳ cựu gởi cho hai thanh niên đã dâng
mình phục vụ Hội Thánh. Những thư tín này đã đem lại những lời chỉ dẫn hữu ích
cho những người đang thiết tha với những chức vụ của Hội Thánh.
Các thư tín Giám mục khi đưa ra những phẩm chất của các chức vụ Cơ đốc và mô
tả thái độ của những người hầu việc Chúa, nhằm mục đíchlàm nản lòng những tín
đồ muốn dự phần trong chức vụ.
Những lời chỉ dẫn của sứ đồ Phaolô trong thư tín Giám mục không bao gồm mọi
khía cạnh của các phẩm chất người hầu việc Chúa, nhưng bao gồm những điểm
chính theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh về sự lãnh đạo Cơ đốc.
Phaolô đã xem chức vụ như là một đặc ân. Ông ân hận những ngày tháng xa xưa
khi ông bắt bớ Hội Thánh và chống nghịch Chúa Giê Xu (ITi1Tm 1:12-14). Khi
ông liệt kê những thành đạt của mình ông kể như rơm rác phải ném bỏ đi. Đối với
ông mọi sự điều là sự lỗ ngoại trừ sự nhận biết Đấng Christ (Phi Pl 3:8-11). Ngay
cả những sự đau khổ và những sự bách hại ông chịu vì cớ Tin Lành đều được ông
xem như là một vinh dự vì được chia sẻ sự thương khó với Đấng Christ. Ông đã
xem sự yếu đuốivề thể xác của ông như là một cơ hội để Đấng Christ bày tỏ quyền
phép của Ngài. Những lời nói của ông là, “Tôihài lòng những sự yếu đuối, những
sự sỉ nhục, những gian lao những sự bách hại và những khó khăn vì cớ Đấng
Christ. Vì khi tôi yếu đuối, đó là lúc tôi mạnh mẽ” (IICo 2Cr 12:10).
Trong các thư tín Giám mục, Phaolô đã viết về sự lãnh đạo Hội Thánh cho những
người trong đức tin của ông. Trong phần kế tiếp chúng ta sẽ thấy ông nói với
Timôthê và Tít về tư cách người phục vụ Tin Lành và loại công việc mà ông được
kêu gọi để làm.
4. Hãy khoanh tròn mẫu tự chỉ câu mô tả quan niệm của Phaolô về chức vụ đã
được trình bày trong các thư tín Giám mục. Ông đã coichức vụ như là:
Một công việc phải làm giống như mọi công việc khác.
Một sự tín nhiệm ủy thác thiêng liêng
Một đặc ân
Một cơ hội để kiếm địa vị và để được kính trọng.
Một sự chia sẻ sự thương khó của Đấng Christ với nhiều gian khổ.
Một công việc để hưởng lương cao.
CÁC CHỨC VỤ CHUNG VÀ CÁC CHỨC VỤ ĐẶC BIỆT:
CHỨC VỤ CHUNG:
Mục tiêu 2: Nhận diện về quan niệm của chức vụ chung như Hội Thánh đầu tiên
mô tả .
Chức vụ là gì? Chúng ta đã hỏi câu hỏi này trong phần đầu của bài học. Chúng ta
hãy để Kinh Thánh trả lời. Trong cơ cấu của Hội Thánh, có nhiều người được kêu
gọi nhưng không phải tất cả được kêu gọi để giảng và dạy. Điều này được thấy
trong ITi1Tm 3:8-13. Những người giúp việc này (đôi khi chỉ về các chấp sự)
không phục vụ những người được mô tả ở câu 1 đến câu 7, những danh sách khác
về những người hầu việc Chúa còn được thấy ở sách ICo1Cr12:28 và RoRm
12:4-8. Bạn thấy rằng mọi thành viên của thân thể Đấng Christ đều có một chỗ
đứng nào đó để phục vụ. Tất cả những sự phục vụ này đều quan trọng mặc dù có
một vài vị trí nổi bật hơn. Mỗi chức vụ là một công tác khác nhau để cho thân thể
Hội Thánh được trưởng thành. Phaolô giải thích điều này trong Eph Ep 4:12, “Ngài
đã lập các sứ đồ, các tiên tri, các thầy giảng Tin Lành, các và các giáo sư để chuẩn
bị mọi công dân của Đức Chúa Trời tham gia vào công tác phục vụ nhằm mục đích
xây dựng thân thể của Đấng Christ”. Sách Công vụ các sứ đồ cũng cho ta nhiều thí
dụ.
Khi Hội Thánh đầu tiên đối diện với vấn đề khó khăn trong việc phân phối thực
phẩm cho những góa phụ, các sứ đồ đã lựa chọn bảy người và giao cho họ công tác
này do đó các sứ đồ có thể dâng mình hoàn toàn vào chức vụ giảng đạo và cầu
nguyện (Cong Cv 6:1-4) Bà Đôcabằng cách may áo ngắn, áo dài cho họ (9:36-41).
Tên Giô sép đã đổi thành tên Banaba vì cớ ông đã thành người yên ủi người khác
(4:36). Ông này đã kết hợp với Phaolô và tiến cử Phaolô cho các sứ đồ và Hội
Thánh tại Giêrusalem (9:26-27).
Về sau ông đã đi tìm Phaolô tại Tạtsơ và đưa Phaolô về Antiốt để phục vụ cho Hội
Thánh đó (11:56-26). Banaba cũng phục vụ như là Giáo sư và Tiên tri (13:1) và
sau đó Hội Thánh đã sai ông cùng với Phaolô để làm công tác truyền giáo (13:2).
Các Cơ đốc nhân thời Tân ước đã tìm thấy nhiều cách để hầu việc Chúa. Cũng có
những người được kêu gọi nhiều chức vụ đặc biệt.
5. Khoanh tròn mẫu tự đầu tiên tả đúng quan niệm về chức vụ chung như Hội
Thánh đầu tiên đã đề cập về tài liệu này.
Chức vụ đã được coinhư địa vị lãnh đạo quan trọng có uy thế và giá trị mà một
người có được do địa vị của người đó trong Hội Thánh.
Chữ chức vụ nói về một nhóm nhỏ những cá nhân hướng dẫn đời sống thuộc linh
của Hội Thánh thông qua các hoạt động giảng và dạy của họ.
Chức vụ đã được hiểu như là sự phục vụ Chúa vì cớ thân thể của Ngài trên mặt đất
này.
CHỨC VỤ ĐẶC BIỆT:
Mục tiêu 3: Chọn một câu đề cập đến mục đíchcủa các chức vụ đặc biệt trong thân
thể của Đấng Christ .
Giữa nhiều chức vụ khác nhau của Hội Thánh Chúa đã đạt một số người vào một
chức vụ đặc biệt. Phaolô dùng thân thể conngười để minh họa chức vụ này.
Đấng Christ là đầu của thân thể Ngài tức là Hội Thánh (Eph Ep 1:22-23). Mỗi tín
đồ là một chi thể của thân Ngài. Có một công dụng khác nhau (ICo1Cr 12:4-6).
Mặc dầu tất cả các tín đồ đều được kêu gọi vào chức vụ một cách tổng quát, nhưng
có một số người được ban cho một chức vụ đặc biệt trong Hội Thánh: (Ấy chính
Ngài đã cho người này làm sứ đồ kẻ kia làm tên tri, người khác làm thầy giảng Tin
Lành, kẻ nữa làm và giáo sư (Eph Ep 4:11). Sự giảng đạo và dạy đạo là hai chức
vụ đặc biệt được ban cho Hội Thánh để cho con dân của Chúa phương cách hầu
việc Chúa cũng như đưa cả Hội Thánh đến sự hiệp nhất và trưởng thành (4:12-13).
Đây là những chức vụ đặc biệt được đề cập trong môn học này.
6. Khoanh tròn mẫu tự của câu đề cập đến mục đíchcác chức vụ đặc biệt trong Hội
Thánh để:
Đề bạt người có tài năng nhất lên địa vị lãnh đạo.
Phát triển một hệ thống hành chánh để Hội Thánh có thể hoạt động cách hữu hiệu
theo phương cách của ngành thương mại.
Phát triển sự trưởng thành thuộc linh và sự hiệp một của thân thể cùng sự đi ra làm
chứng đạo.
Nững phẩm chất của chức vụ:
Các phẩm chất theo Kinh Thánh dạy:
Mục tiêu 4: Phân biệt các phẩm chất được Kinh Thánh dạy rõ và những điều Kinh
Thánh không dành cho những người ở trong các chức vụ .
Khi chúng ta xem xét các vấn đề trước mắt, hãy đọc Kinh Thánh trong tinh thần
cầu nguyện. Hãy tự hỏi. Kinh Thánh dạy tôi điều gì ? Đức Thánh Linh sẽ giúp bạn
hiểu ý nghĩa và áp dụng Kinh Thánh như thế nào.
Một số những phẩm chất của người lãnh đạo thời Tân ước được nêu ra trong
ITi1Tm 3:1-7. Những câu này mô tả phẩm chất người giữ chức vụ trong Hội
Thánh. Hãy đọc cẩn thận khúc Kinh Thánh này trước khi tiếp tục. Hãy lưu ý rằng
Phaolô bắt đầu khen ngợi những người muốn bước vào chức vụ hầu việc Chúa.
Ước vọng muốn bước vào chức vụ là một bằng chứng về sự kêu gọi của Chúa dành
cho đời sống bạn. Nhưng ước muốn và ngay cả sự kêu gọi cũng chưa đủ. Đức
Chúa Trời đưa ra những đòi hỏi căn bản mà bạn phải đáp ứng. Trước hết bạn phải
là người Đức Chúa Trời muốn bạn trở thành rồi bạn mới có thể làm được điều Đức
Chúa Trời muốn bạn phải làm.
Ở đây bạn cần phải dò xét tấm lòng của bạn. Mỗi một người muốn hầu việc Chúa
phải tự hỏi tại sao mình muốn hầu việc Chúa. Tại sao bạn muốn dạy dỗ? giảng
đạo? phục vụ? Chỉ có một mình bạn mới có thể trả lời những câu hỏi này đúng với
lương tâm bạn và với Đức Chúa Trời.
7. Hãy đọc lại 3:1 cẩn thận rồi lưu ý điều kiện người hầu việc Chúa phải có, rồi
khoanh tròn câu trả lời nói về các phẩm chất của chức vụ theo Kinh Thánh đã dạy.
George là một tân tín hữu có nhiều tài năng thiên nhiên. Anh tự thấy mình là “một
người quan trọng”. Đốivới anh dường như chức vụ được mọi người nhận biết
quan trọng hơn hầu việc âm thầm, vì thế anh đã quyết định tham gia vào chức vụ.
Alfred đã là Cơ đốc nhân được 3 năm rồi. Anh trung tín trong sự nhóm lại với Hội
Thánh, thường xuyên đọc Kinh Thánh và hay làm chứng đạo cho người chưa biết
Chúa. Anh cảm biết rằng Chúa muốn anh tham gia tích cực hơn trong chức vụ của
Hội Thánh. Anh đang học Kinh Thánh cáchnghiêm túc và cầu xin Chúa mở cửa
ban cơ hội cho anh. Anh đã thưa với các nhà lãnh đạo của Hội Thánh rằng anh sẵn
sàng phục vụ bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu anh được yêu cầu.
Phaolô bắt đầu liệt kê các phẩm chất của người hầu việc Chúa bằng cáchnói rằng
họ phải không chỗ tránh được. Điều này không có nghĩa rằng họ phải là người trọn
vẹn mà họ phải là người có tiếng tốt, họ không bị tố cáo là vô luân hoặc theo tà
giáo. Một người hầu việc Chúa phải là người chân thật, thánh sạch và ngay thẳng.
Đây là nhân cách tốt đẹp của người Cơ đốc. Sựđòi hỏi này đã được nhắc lại hai lần
trong Tit Tt 1:6-7.
Trong thư thứ nhất gởi cho Timôthê, Phaolô đã đưa ra những mẫu mực gia đình
của người hầu việc Chúa trong Hội Thánh. Để đạt được yêu cầu này, người ấy phải
là chồng của một vợ và biết cai trị gia đình mình cách tốt đẹp. Người hầu việc
Chúa phải luôn luôn làm gương mẫu cho nếp sống đạo đức Cơ đốc trong một gia
đình mình. Ông phải biết cai trị gia đình riêng bằng sự ngay thẳng và tình yêu
thương đến nỗi các người trong gia đình đều kính trọng ông khiến họ tôn trọng
quyền lãnh đạo của ông. Vị sứ đồ tỏ ra tương đồng giữa đời sống gia đình và Hội
Thánh. Nếu một người không thể quản trị gia đình mình thì ông ta cũng không thể
chăm lo cho Hội Thánh được. Chúa Jêsus đã dạy nguyên tắc này trong câu: “Ngươi
đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi chăm sóc nhiều” (Mat Mt 25:21).
Một người hầu việc Chúa phải là người bén nhạy tự chế, tiết độ và có trật tự. Đây
là những đặc tính của một người lịch sự, trang nghiêm. Không nên có lời nói hay
thái độ sỗ sàng, lỗ mãng, mất lịch sự. Tất cả cách cư xử và bề ngoài của ông phải
tiêu biểu tốt cho Tin Lành mà ông rao giảng.
8. Khoanh tròn mỗi câu đúng sau đây, người lãnh đạo Cơ đốc phải:
Là một gương mẫu và trọn lành
Có được tiếng tốt giữa các tín đồ lẫn người chưa tin Chúa.
Phải làm gương chân thật và thánh khiết cũng như biết cai trị nhà riêng mình.
Phải lịch sự với mọi người đồng thời trong cách ăn mặc cũng như trong cử chỉ phải
là một người tiêu biểu vẻ đẹp của Tin Lành.
Đối với chính chức vụ, Phaolô đã đề cập ba điều trong bức thư gởi cho Timôthê.
Trước hết, người hầu việc Chúa phải ân cần tiếp khách, vì trong thời Timôthê
những người đi hầu việc Chúa cần nơi ở trong chuyến lưu hành của họ. Điều này
cũng tăng cường, ý nghĩa của phong tục hiếu khách rất phổ biến giữa vòng những
người Đông Phương. Đón tiếp một người nào đó vào nhà mình để họ nghỉ ngơi
qua đêm và dùng bữa đều là những dấu hiệu của sự hiếu khách.
Thứ hai, Phaolô nói rằng người hầu việc Chúa phải có tài dạy dỗ. Vì trách nhiệm
chính của người hầu việc Chúa là dạy Kinh Thánh cho những người khác. Nên
phải là một người dạy có tài năng. Một người tự thấy mình không có khả năng dạy
dỗ phải cố gắng học tập để trở thành người thầy giáo giỏi.
Cuối cùng, Phaolô không khuyến khích người mới tin Chúa bước vào chức vụ.
Một người mới tin Chúa giống như một hạt giống mới nẩy mầm. Người đó cần có
thời gian để lớn, để phát triển và để mang quả. Cần có thời gian để trau giồi các
phẩm chất lãnh đạo mà chức vụ đòihỏi, vì quá trình làm tín đồ giúp họ lớn lên và
trở thành một người hầu việc Chúa có hiệu quả và tài năng. Dĩ nhiên điều này
không có nghĩa là (một người mới tin Chúa không thể có) một vị trí có ý nghĩa
trong chức vụ chung hoặc sự phục vụ như đã mô tả ở phần trước.
9. Những phẩm chất nào sau đây do Kinh Thánh dạy cho những người có chức vụ
trong Hội Thánh? Những người hầu việc Chúa.
Phải hiếu khách
Phải phát triển khả năng dạy dỗ
Phải có ý chí mạnh mẽ
Cần một nền học vấn cao cấp
Phải trưởng thành phần thuộc linh
Phải thực thi sự kiểm soát đầy uy quyền.
Những người phục vụ Chúa được cảnh cáo về nguy cơ yêu mến tiền bạc. Không ai
bị khinh bỉ cho bằng người bước vào chức vụ chỉ vì lợi lộc vật chất cá nhân. Đức
Chúa Trời đã đáp ứng các nhu cầu của bạn, bạn phải trông cậy Ngài tiếp trợ cho
bạn. Sự rủa sả và sự định tội sẽ đến thật nhanh chóng cho ai hầu việc Chúa vì tham
lam tiền bạc, tài sản.
Người hầu việc Chúa phải kiên nhẫn, không nghiền rượu, không phải là những kẻ
ưa đình công, những người hay cãi nhau. Thay vì say sưa, tàn bạo và tranh giành,
họ phải nổi tiếng là người tử tế, nhân hậu và hiền hòa.
Điều rất quan trọng là người hầu việc Chúa phải được những người ngoài Hội
Thánh kính trọng, người đi dạy dỗ người khác thì chính mình phải là người xứng
đáng. Nếu có sự thiếu thành thật, bất trung hoặc không trung định trong đời sống
của người lãnh đạo, thì ông đánh mất ảnh hưởng trên những người mà ông đang cố
gắng dẫn dắt họ đến cùng Chúa. Dù cho chúng ta có sùng đạo, kỉnh kiền, đúng đắn
hay thành thật trong sự rao giảng và cầu nguyện đến bao nhiêu, nếu đời sống chúng
ta làm gương xấu thì mọi nỗ lực của chúng ta đều vô ích.
10. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau. Sự tử tế, nhân hậu và kiên
nhẫn của người hầu việc Chúa phải là bằng chứng cho.
Những người nhóm lại trong Hội Thánh
Những người trong cộng đồng không phải là Cơ đốc nhân
Mọi người: Anh em Cơ đốc nhân, những người chưa tin Chúa và các thành viên
trong gia đình.
Những đòi hỏi của Đức Chúa Trời từ trong Kinh Thánh dành cho những người hầu
việc Chúa dường như là nghiêm khắc và nặng nề quá? Tuy nhiên, cũng do yêu cầu
đó mà một người được kêu gọi vào thánh chức được mọi người dành cho sự tôn
kính xứng đáng. Một người hầu việc Chúa phải luôn luôn ý thức rằng ông đang
lãnh đạo những người khác bằng những gì ông có chứ không phải những gì ông
nói. Trách nhiệm càng lớn thì vinh dự càng cao. Chúa Jêsus phán: “Vì ai đã được
ban cho nhiều, thì sẽ bị đòilại nhiều” (LuLc 12:48).
11. Một bản liệt kê phẩm chất khác của người hầu việc Chúa đã được ra trong Tit
Tt 1:6-9. Hãy đọc và so sánh với phẩm chất ở ITi1Tm 3:1-7. Rồi làm bài tập sau
đây.
Hãy liệt kê năm phẩm chất có trong cả hai khúc Kinh Thánh trên.
Có hai phẩm chất tương tự nhau trong cả hai sách. Đó là những phẩm chất gì?
Một lời khích lệ cổ vũ trong Títliên quan đặc biệt đến chức vụ và không được liệt
kê trong danh sách ở Timôthê.
Trong thư Títcó nói gì về các con của người lãnh đạo Hội Thánh mà thư Timôthê
đã không nói đến?
Hãy liệt kê những phẩm chất cònlại trong thư Tít mà không được liệt kê trong
danh sách Timôthê.
12. Để làm sáng tỏ những phẩm chất theo Kinh Thánh dạy cho những người hầu
việc Chúa. Bạn hãy ghi số 1 ở trước mỗi câu trên cách đặc biệt trong Kinh Thánh
và số 2 ở trước những câu KHÔNG có trong Kinh Thánh.
Không chỗ trách được (không có lỗi)
Chỉ có một vợ
Phải được sự chấp thuận của Tổng Giáo Hội của Hội Thánh.
Phải hiếu khách
Hoàn tất chương trình huấn luyện theo như cấp lãnh đạo Hội Thánh đòihỏi.
Phải tự chế, mềm mại, yêu hòa bình.
Phải có khả năng cai trị nhà riêng mình, thực hành sự lãnh đạo thuộc linh xứng
đáng trong gia đình.
NHỮNG PHẨM CHẤT CHUNG:
Nghiên cứu:
Mục tiêu 5: Tầm quan trọng của việc nghiên cứu Kinh Thánh của những người hầu
việc Chúa .
Mục tiêu 6: Nhận diện ra sự mô tả về chức vụ của Đức Thánh Linh trong tiến trình
nghiên cứu Kinh Thánh .
Mỗi người có trách nhiệm hầu việc Chúa phải là người học trò của Kinh Thánh.
Nếu bạn giảng đạo hay dạy đạo phải rất quen thuộc, thông thạo với quyển Kinh
Thánh mà bạn đang sử dụng. Bất cứ ai được kêu gọi phục vụ Lời Chúa cũng được
kêu gọi để nghiên cứu Lời Chúa, vì chức vụ này đòi hỏi công việc kia. Nếu bạn
dạy người ta đọc thì trước hết bạn phải biết đọc. Bạn nghĩ gì nếu một giáo sư âm
nhạc mà không biết gì về nhạc lý không? Bạn có nghĩ như vậy nếu một giáo sư
Kinh Thánh mà không biết gì về Kinh Thánh không? Nghiên cứu, học tập là cái
giá bạn phải trả để đạt nếu bạn muốn làm người truyền đạo có hiệu quả và làm thầy
dạy Lời Chúa thành công. Chúng ta hãy xem xét một số gợi ý về nghiên cứu. Bạn
cần phát huy thói quen nghiên cứu hằng ngày và trung tín dữ thói quen đó. Phải hết
sức tránh xa những gì ngăn trở hoặc những gì làm xao lãng nghiên cứu học hỏi.
Hãy giữ cuốn Kinh Thánh và cuốn sổ tay bên cạnh. Bất cứ điều gì bạn đọc được
hãy sẵn sàng dùng đến khi bạn cần.
Cũng như bạn cần có thì giờ đều đặn để học tập, thì bạn cũng cần một nợi để học
tập đều đặn. Dù nơi bạn học được dùng làm gì vào thì giờ khác nhau nhưng khi
đến giờ Kinh Thánh bạn cứ dùng nơi đó để học. Như vậy bạn đánh giá đúng đắn về
tầm quan trọng của công việc hầu việc Chúa của bạn.
13. Hãy đọc IPhi 1Pr 3:15 và so sánh với IITi 2Tm 2:15. Theo những câu Kinh
Thánh này, giải thích tầm quan trọng của việc học Kinh Thánh đối với các Cơ đốc
nhân nói chung và đặc biệt là cho những người hầu việc Chúa. Hãy sử dụng cuốn
sổ tay của bạn để trả lời câu hỏi này.
14. Hãy đọc những câu sau đây vốn giải thích tầm quan trọng của việc dành một
thì giờ đặc biệt và một chỗ đặc biệt để học Kinh Thánh.
Hãy suy nghĩ đến hoàn cảnh của bạn và kiểm soát xem nơi nào thích hợp cho việc
học dù nơi đó bạn đã hài lòng (H) hay cần cải thiện thêm (C)
….. …. Tạo được một thái độ thích đáng cho việc học.
….. …. Làm cho tôi dễ đi vào kỷ luật học tập.
….. …. Tất cả các tài liệu tôi cần đến có sẵn để giúp tôi trong việc học
…. …. Tạo cho tôi sự riêng tư cần thiết để tôi tập trung vào việc học.
…. …. Hãy để người khác biết rằng tôi đang bận vào giờ đó.
…. …. Hãy để người khác biết rằng tôi đang dùng chỗ ấy vào giờ đó.
…. …. Giúp tôi lập kế hoạch các hoạt động của tôi quanh việc học Kinh Thánh của
tôi.
…. …. Có đủ ánh sáng và bàn ghế cho việc học tập có hiệu quả.
Hãy viết vào trong sổ tay của bạn về điều bạn có thể làm để cải thiện chỗ học tập
của bạn và làm thế nào bạn có thể sắp xếp thì giờ hầu cho bạn có được một thì giờ
đều đặn và đặc biệt cho việc học tập
Hãy nhớ rằng việc học Kinh Thánh khác với các sách thông thường. Mục tiêu
chính của bạn là biết Kinh Thánh nói gì và hiểu Kinh Thánh có nghĩa gì. Nguồn
giúp đỡ chính yếu của bạn là Đức Thánh Linh. Chúa Jêsus đã phán : “Lúc nào
Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật” (GiGa 16:13).
Kinh Thánh là sự khải thị thiên thượng. Vì lý do đó chúng ta phải tùy thuộc vào
chức vụ dạy dỗ của Đức Thánh Linh để đưa dẫn chúng ta vào mọi lẽ thật. Có hai lý
do tại sao chúng ta phải được Đức Thánh Linh dạy dỗ. Trước hết, chỉ có Đức
Thánh Linh mới biết được mọi sự thuộc về Đức Chúa Trời. Thứ hai, chỉ có Đức
Thánh Linh mới có thể bày tỏ những sự thuộc về Đức Chúa Trời.
15. Đọc ICo1Cr2:9-15 và giải thích tại sao chúng ta rất cần được Đức Thánh Linh
dạy dỗ trong hai lãnh vực này. Hãy viết câu trả lời của bạn trong sổ tay.
Làm thế nào Đức Thánh Linh biết các mục đíchcủa Đức Chúa Trời
Làm thế nào để chân lý của lời Chúa được soi sáng cho chúng ta?
Có nhiều phương tiện hỗ trợ chúng ta đọc Kinh Thánh nhưng quan trọng hơn hết là
chúng ta phải nhận được sự giúp đỡ đặc biệt từ Đức Thánh Linh bên trong. Hãy
mở sách Mat Mt 16:13-17 và đọc biết thể nào Phierơ để hiểu biết Chúa Jêsus chính
là Đấng Christ bạn sẽ để ý rằng chân lý này đã được đến với ông do sự khải thị của
Đức Chúa Cha chứ không phải do sự hiểu biết hay kinh nghiệm của loài người.
16. Chức vụ của Đức Thánh Linh trong sinh hoạt nghiên cứu Kinh Thánh có thể
được miêu tả tốt nhất như là.
Sự hướng dẫn cung cấp cho mọi người bên ngoài Kinh Thánh.
Ban sự nhận thức vào trong Lời Chúa và bày tỏ làm thế nào Lời đó áp dụng vào
đời sống và chức vụ của một người.
Cung cấp sự linh cảm mà một người thỉnh thoảng cần đến khi nghiên cứu Lời
Chúa.
Yêu thương
Mục tiêu 7: Hãy giải thích tại sao tình yêu thương phải là động cơ tiềm ẩn của chức
vụ hầu việc việc Chúa .
Tình yêu thương của Đấng Christ phải là sức mạnh tể trị trong đời sốngmọi người
hầu việc Chúa. Phaolô đã nói: “Vì yêu thương của Đấng Christ cảm chúng tôi, và
chúng tôi tưởng rằng nếu có một người chết vì mọi người, thì mọi người chết, lại
Ngài đã chết vì mọi người, hầu cho những kẻ còn sốngkhông vì chính mình mà
sống nữa, nhưng sống vì Đấng đã chết và sống lại cho mình”. (IICo 2Cr 5:14-15)
Không có động cơ nào thúc đẩy chức vụ tiến mạnh và thành công nếu không có
tình yêu của Đấng Christ. Một luật sư hay một bác sĩ hoặc một thương gia có thể
phục vụ người ta vì những động cơ nhỏ bé hơn nhưng mọi người hầu việc Chúa
phải được tình yêu của Đấng Christ thúc đẩy, cảm động. Một lần kia, một trẻ đã
nói: “Tôithích giảng đạo!” Một Mục già đã trả lời: “Vâng nhưng ông yêu thích
người ta không? “ “Vì sự yêu thương của Đức Chúa Trời rải khắp trong lòng của
chúng ta bởi Đức Thánh Linh đã được ban cho chúng ta.” (RoRm5:5) giống như
Phaolô, bạn cũng có thể được tình yêu thương của Chúa chiếm hữu.
17. Hãy đọc ICo1Cr13:1-13. Hãy đặc biệt lưu ý các câu 1 và 2 và giải thích bằng
ngôn ngữ của bạn tại sao tình yêu thương phải là động cơ tiềm ẩn của người hầu
việc Chúa.
Thái độ:
Mục tiêu 8: Hãy nhận diện những phẩm chất quen thuộc với một người chăn bầy
tốt và một tốt. Căn cứ trên bốn khúc Kinh Thánh nói về người chăn chiên .
Hãy mở ra IPhi 1Pr 5:1-7 và đọc những lời chỉ dẫn của Phierơ về thái độ đúng đắn
một người phải có đối với chức vụ. Ông so sánh vai trò của người hầu việc Chúa
với một người chăn bầy. Ông đã nghe đến hình ảnh mà Chúa Jêsus đã dùng sau khi
Ngài Phục sinh (GiGa 21:15-19). Chỉ một vài ngày trước đó, Phierơ đã chốimình
không phải là môn đệ của Chúa Jêsus. Để đưa ông trở lại mối thông công của Ngài.
Chúa Jêsus đã hỏi ông ba lần về việc xác nhận tình yêu thương và ý nghĩa của mỗi
lần Ngài hỏi Phierơ và giao trách nhiệm chăn chiên của Ngài. Trách nhiệm đó bao
gồm cả việc nuôi chiên và chăm sóc tất cả mọi nhu cầu của cả những chiên convà
chiên đã lớn. Đây là một hình thức rất đẹp về sự chăm sóc của Ngài chăn chiên tốt
đối với bầy chiên.
18. Hãy đọc HeDt 5:11; 6:3; IPhi 1Pr 2:2; ICo1Cr 3:1-3 và trả lời những câu hỏi
sau đây: Hãy khoanh tròn chữ đầu của mỗi câu ĐÚNG.
Chiên con cần khẩn phần sữa thường ngày để giúp cho đời sốngthuộc linh của
chúng được lớn lên trong những kinh nghiệm đầu tiên của sự cứu rỗi.
Sữa không dành cho con chiên đã lớn chúng cần đồ ăn cứng để giúp chúng tạo ra
sự trưởng thành thuộc linh.
Người chăn bầy chiên phải rất nhạy bén với những nhu cầu của những em bé thuộc
linh lẫn những người đã trưởng thành để chuẩn bị chức vụ mình trên cơ sở này
cũng như theo sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh.
Những con trẻ thuộc linh thường bơ vơ, không tự lực được và hay xa lánh người
chăn. Cần giúp đỡ cho họ vượt qua khỏi tình trạng contrẻ thuộc linh là trách nhiệm
chính của người hầu việc Chúa.
19. Căn cứ trên bản liệt kê về phẩm chất của trang bên cạnh rồi trả lời những câu
hỏi sau đây trong sổ tay của bạn.
CÁC PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI CHĂN BẦY THUỘC LINH
Thi Tv 23:1-6
Người chăn chiên cung cấp:
Mọi sự conchiên cần: Thức ăn, nước uống, nghỉ ngơi để chúng lớn lên và phát
triển
Hướng dẫn: Người chăn dẫn chiên vào những conđường ông lựa chọn.
Bảo vệ và sửa dạy: Cây trượng và cây gậy của người chăn lo việc bảo vệ cho nên
con chiên không hề sợ hãi.
Đáp ứng mọi nhu cầu -ngay cả khi kẻ thù đe dọa.
GiGa 10:16
Người chăn chiên hiền lành
Cung cấp sự cứu rỗi cho chiên Ngài.
Biết chiên Ngài, chiên biết và tin cậy Ngài
Dẫn chiên vào lối đường đúng, nuôi chiên, bảo vệ chiên và chăm sóc chiên các nhu
cầu của chiên.
Là một gương tốt và bầy chiên tin cậy đi theo Ngài.
Quan tâm đến bầy chiên Ngài và sẵn sàng chết vì chiên.
Quan tâm đến mọi chiên vì Ngài có tấm lòng và tầm nhìn của một người chăn
chiên.
LuLc 15:4-7
Người chăn chiên :
Để bầy chiên ở nơi an toàn khi người đi tìm conchiên lạc mất.
Cố tìm cho được con chiên bị mất.
Đưa conchiên lạc trở về chuồng chiên.
Vui mừng vì sự trở về của conchiên lạc.
IPhi 1Pr 5:1-7
Người chăn bầy
Chăm sóc chiên cách vui lòng
Phục vụ vì cớ yêu chiên chứ không phải đó chỉ là công tác.
Biết lòng phục vụ và khiêm nhường.
Lãnh đạo một cách nhẹ nhàng chứ không kiểm soát khắt khe.
Làm gương tốt cho bầy chiên
Sẵn sàng thuận phục những người chăn lớn tuổi.
Không lo lắng gì khi phục vụ vì người tin cậy nơi Đấng chăn chiên trưởng.
Một người chăn bầy chăm sóc bầy chiên của mình trong ít nhất ba cách: Ông cung
cấp, ông dẫn dắt, vì ông tìm kiếm. Hãy dùng những chữ này làm tiêu đề và lập ra
danh sách trong sổ tay của bạn. Dưới mỗi đầu đề tương ứng hãy viết những chữ
tronh Kinh Thánh mô tả việc chăm sóc của người chăn chiên dành cho bầy chiên.
Danh sách nào trong câu a là dài nhất? Điều này gợi ý gì về chức vụ bạn với tư
cách là người chăn giữ dân sự của Đức Chúa Trời?
Là một người chăn bầy của Đức Chúa Trời, bạn có phải quan tâm đến những con
chiên lạc hay không? Hãy chứng minh bằng một trong những câu Kinh Thánh này.
Bạn có nghĩ rằng một người giữ chức vụ chăn bầy mà không phải là một của một
Hội Thánh không?
Một người không quan tâm đến bầy chiên đã được so sánh với một người chăn
thuê trong GiGa 10:12-13. Một như thế có thật sự cung cấp được cho những nhu
câu thuộc linh của người tín đồ không?
Năng lực thuộc linh:
Mục tiêu 9: Hãy liệt kê hai phẩm chất thuộc linh cần thiết phục vụ những người
khác .
Để làm một người hầu việc Chúa có hiệu quả, bạn phải có cả năng lực thuộc linh
lẫn sự hiểu biết thuộc linh. Sự sống thuộc linh bạn đã nhận được cần phải được
chăm sóc như một cây non. Sự đọc Kinh Thánh và cầu nguyện hằng ngày rất cần
để nuôi dưỡng cho sự sốngđó mới lớn lên. Khi bạn nhận lãnh chức vụ, thì công
việc chủ yếu là bạn phải đáp ứng các nhu cầu thuộc linh cho các tín hữu. Phaolô
nói rằng Đức Chúa Trời đã ban Đức Thánh Linh để chúng ta có thể biết tất cả
những gì Ngài đã cung cấp cho Hội Thánh (ICo1Cr 2:9-12). Khi biết Đức Chúa
Trời đã cung cấp cho mọi nhu cầu, họ có thể phục vụ trong quyền năng của Đức
Thánh Linh. Các môn đồ biết về sự Giáng sinh, cuộc đời, sự chết và sự Phục sinh
của Chúa Jêsus, nhưng Ngài bảo họ chờ đợi để được đầy dẫy Đức Thánh Linh rồi
mới làm chứng cho những người khác. Ngài đã hứa ban quyền phép cho những ai
chờ đợi sự hiện đến của Đức Thánh Linh (Cong Cv 1:4-8) liệu chúng ta có dám
làm ít hơn họ để chuẩn bị chính mình hầu phục vụ người khác hay không?
Bạn thấy rằng nhiều phẩm chất cần cho chức vụ. Một số phẩm chất do Kinh Thánh
dạy, một số thuộc về truyền thống, văn hóa thuộc về dân tộc. Tất cả đều phải được
đáp ứng đầy đủ như yêu cầu trong các luật lệ khác phải được vâng phục, nhưng
phải không chống lại nguyên tắc của Kinh Thánh mức độ làm theo truyền thống
hay văn hóa bạn phải thận trọng quyết định. Sự cầu nguyện, học Kinh Thánh và sự
dẫn dắt của Đức Thánh Linh sẽ giúp bạn có khôn ngoan giải quyết những vấn đề
này. Bạn sẽ trưởng thành khi bạn tiếp tục hầu việc Chúa.
20. Hãy liệt kê hai phẩm chất thuộc linh để phục vụ người khác có hiệu quả.
HAI CHỨC VỤ ĐẶC BIỆT:
Chức vụ giảng đạo:
Mục tiêu 10: Nhận diện rõ những định nghĩa về sự giảng như đã được mô tả trong
phần này .
Chúng ta hãy ôn lại những gì nói về chức vụ. Chức vụ nghĩa là phục vụ, và vì có
cách để phục vụ nên cũng có nhiều cáchđể hầu việc Chúa. Nhưng cũng có những
chức vụ đặc biệt cho thân thể của Đấng Christ như là chức vụ người truyền giảng
Tin Lành, các và Giáo sư . Bây giờ chúng ta sẽ xét các chức vụ giảng và dạy như là
một phương pháp của Kinh Thánh để truyền thông Lời Chúa.
Giảng là gì?
Tự điển nói rằng giảng là “Côngbố cách công khai, thúc giục người ta giao tiếp
nhận hay từ bỏ một ý tưởng hoặc một hành động. Trình bày một bài giảng” (Định
nghĩa theo quan niệm của Kinh Thánh mà chúng ta sẽ đề cập đến sau). Từ định
nghĩa này chúng ta thấy rằng giảng là sự trình bày một bài giảng của một hay thầy
giảng với một hội chúng một cáchcông khai và có nghi thức. Thông thường trong
khi giảng một bài giảng thì không có ai ngắt lời. Sứ điệp của sự giảng đạo là Chúa
Jêsus Christ được trình bày như là Chúa. Sự kêu gọi chủ yếu của bài giảng Tin
Lành cứu rỗi người hư mất là sự ăn năn, đức tin qua sự phó thác. Giảng cũng là
phương tiện qua đó các Cơ đốc nhân nhận được chất bổ dưỡng thuộc linh và có thể
lớn lên trong đức tin.
Mạng lệnh giảng đạo đã được Chúa truyền khi Ngài phán “Hãy đi khắp thế gian
giảng Tin Lành cho mọi người” (Mac Mc 16:15). Phaolô đã hai lần trao trách
nhiệm giảng đạo cho Timôthê: “Ta… răn bảo con rằng: Hãy giảng đạo, cố
khuyên…” (IITi 2Tm 4:2) trong một chỗ khác ông đã nói “Hãy chịu cực khổ làm
việc của người giảng Tin Lành, mọi phận sự về chức vụ con phải làm cho đầy đủ”
(4:5). Giảng đạo là phương pháp quan trọng mà Đức Chúa Trời đã chọn để đem
Tin Lành đến cho mọi người.
21. Đặt số 1 ở trước những câu định nghĩa chức vụ giảng đạo và số 2 trước những
câu không định nghĩa sự giảng đạo.
Một trình bày công khai trước một hội chúng mà không bị sự ngắt lời và có sự đáp
ứng của thính giả.
Một bài diễn thuyết được đánh dấu bằng vài lời thuyết trình cộng thêm vài câu hỏi
và vài câu trả lời.
Một sứ điệp dài, cấp bách và không bị ngắt lời được một diễn giả trình bày với một
nhóm người, để thúc giục họ tiếp nhận một hành động hoặc một quan điểm.
Một buổi họp thân mật trong đó một người trình bày cho những người tham dự biết
sử dụng lời giáo huấn thí dụ hay kinh nghiệm, có thể bị các thính giả ngắt lời.
CHỨC VỤ DẠY ĐẠO:
Mục tiêu 11: Định nghĩa chức vụ dạy đạo
Mạng lệnh dạy đạo đã được Chúa truyền khi Ngài phán “Hãy đi dạy dỗ muôn dân
và dạy cho họ giữ hết thảy mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi” (Mat Mt
28:19-20) Phaolô đã dạy Timôthê “Hãy đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài
khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ chẳng thôi” (IITi 2Tm 4:2). Trong phần mô tả người đầy
tớ tốt của Chúa Jêsus Christ (ITi1Tm 4:4-16) Phaolô đã truyền lệnh rằng “Kìa là
điều conphải rao truyền và dạy dỗ” (C. 11). Dạy dỗ là một phương pháp chính yếu
khác mà Chúa đã chọn để đem Tin Lành đến cho mọi người khắp mọi nơi.
Dạy là gì?
Dạy là làm cho người ta hiểu biết hoặc giúp đỡ người khác đạt được kiến thức hoặc
kỹ năng giải thích cách chi tiết về những điều đã được công bố và đã được tiếp
nhận bằng đức tin. Một giáo sư là một người hướng dẫn các học sinh đi vào những
kinh nghiệm học tập. Trong khi dạy, mặt này có thể bao gồm sự nghi thức, trật tự,
và thường thường có mở rộng quan điểm về một đề tài, thì mặt khác cũng bao gồm
cả sự thảo luận các ý tưởng khi các học sinh có sự tác động qua lại về đề tài với
nhau và với giáo sư. Dạy liên quan đến sự sắp xếp và quản lý các tài liệu hướng
dẫn và sự cung cấp một môi trường học hỏi tốt đẹp. Một số kinh nghiệm học tập
trong những lớp học và một số được ngoài lớp học.
Mạng lệnh của Chúa Jêsus bao gồm việc khiến người ta theo Ngài và làm lời dạy
của Ngài trở thành qui luật trong đời sống họ (Mat Mt 28:19-20). Phaolô tạ ơn Đức
Chúa Trời về các Cơ đốc nhân La Mã đã vâng theo lời dạy của ông (RoRm6:17).
Sau sứ điệp của Phierơ, những người nghe ông ở Thành Giêrusalem muốn biết họ
phải làm gì và cần được chỉ dẫn (Cong Cv 2:36-42). Nội dung của sự dạy dỗ Cơ
đốc là Kinh Thánh. Là để hiểu biết và thực hành và làm theo đời sống Cơ đốc nhân
được trưởng thành.
22. Khoanh tròn chữ đầu của câu định nghĩa đúng chức vụ dạy.
Dạy là sự công bố rộng rãi hoạc rao báo Tin Lành do một truyền cho hội chúng.
Trong đó về phần thính giả không có phản ứng gì với sứ điệp đó cả.
Dạy là chức vụ khiến cho người ta học được kiến thức hay kỹ năng bằng lời giáo
huấn, bằng thí dụ hoặc bằng kinh nghiệm do một phương cách trình bày và trong
đó thường có sự thảo luận giữa các giáo sư và các học sinh.
Dạy là một diễn thuyết một đề tài định sẵn trong một lớp học. Các học sinh lắng
nghe và mong muốn hiểu biết bằng cách nghe những gì giáo sư nói ra.
KẾT LUẬN:
Sự giảng đạo và dạy đạo của Tân ước thực sự là hai khía cạnh diễn tả một chức vụ.
Vậy thật là sai lầm khi giới hạn ý nghĩa của các chữ Giảng và Dạy bằng cách nói
rằng các truyền đạo Tân ước hoặc chỉ giảng đạo cho người hư mất hoặc chỉ dạy
giáo lý cho Hội Thánh. Kinh Thánh chứng tỏ rằng có một mức độ dạy dỗ trong sự
giảng đạo của Chúa Jêsus và các sứ đồ, cũng như có một mức độ giảng đạo trong
sự dạy dỗ của họ. Hãy lưu ý rằng có một sự phân biệt giữa chức vụ giảng và dạy
của Chúa Jêsus trong các Hội Thánh (Mat Mt 4:23 LuLc 4:44) Mac Mc 1:21, 22,
27, 38). Cũng một thể ấy, Phaolô đã giảng và dạy trong nhà hội tại Côrinhtô thuyết
phục cả người Do Thái lẫn người ngoại bang rằng Chúa Jêsus là Đấng Messiah.
(Cong Cv 18:4, 5, 11) người hư mất đã được cứu rỗi (19:8, 18-19). Sau khi người
đề lao ở thành PhiLíp trở lại đạo, Phaolô đã giảng về phép báp têm bằng nước và
sự phục vụ thực tế của Cơ đốc nhân (16:30-34). Nói chung, ta có thể suy ra từ các
sách trong Tân ước rằng giảng liên quan hơn nhiều đến nền tảng của kinh nghiệm
Cơ đốc nhân và dạy liên quan hơn nhiều đến thượng tầng kiến trúc. Một kiến trúc
cần cả hai công tác được hoàn thành. Mạng lệnh toàn diện của Đại mạng lệnh là
Hội Thánh phải đi đến với mọi quốc gia (1:18), mọi nền văn hóa (Mat Mt
28:19-20) và mọi con người (Mac Mc 16:15) bằng cáchlàm chứng, bằng cách dạy
dỗ và bằng cáchgiảng đạo.
Đây là những sự suy nghĩ đầu tiên về sự giảng đạo và dạy đạo. Chúng ta sẽ nghiên
cứu mỗi phần đầy đủ hơn trong các đơn vị học tiếp theo.
Bài tập trắc nghiệm cá nhân
Sau khi bạn đã ôn lại bài học này, bạn hãy làm bài trắc nghiệm. Rồisau đó bạn hãy
xem lại câu trả lời của mình so với những câu trả lời có sẵn ở phần cuối cuốn sách
hướng dẫn này. Hãy học ôn lại bất cứ câu nào bạn trả lời không đúng.
Một trong những phẩm chất chủ yếu cần cho sự lãnh đạo là
Ước vọng một Cơ đốc nhân muốn thực hành là kiểm soátcác Cơ đốc nhân khác
Thừa nhận rằng nhu cầu của các nhà lãnh đạo là thật sự trong thân thể của Đấng
Christ.
Thừa nhận rằng mọi Cơ đốc nhân đều được kêu gọi để phục vụ.
2. Khoanh tròn ở mẫu tự đầu những câu sau đây? Không phải là phẩm chất của
người hầu việc Chúa. Người hầu việc Chúa phải?
Có tiếng tốt như là kết quả của thái độ và giáo lý của Ông.
Là người trọn vẹn nếu ông được phục vụ.
Chân thật, lương thiện, thanh sạch và ngay thẳng.
3. Trong gia đình và trong đời sống riêng, chúng ta học biết rằng một người lãnh
đạo phải.
Là người chồng của một vợ
Biết cai trị nhà riêng mình
Phải biết tự chế, cư xử đúng đắn, làm gương trong lời nói, việc làm và cáchăn
mặc.
Có tất cả những điều trên.
4. Khoanh tròn những chữ đầu của tất cả lời tuyên bố dưới đây mô tả những phẩm
chất của người muốn hầu việc Chúa trong Hội Thánh người đó phải.
Là một người hiếu khách.
b) Phục vụ vì cớ yêu mến Đức Chúa Trời và người khác.
c) Thể hiện sự kiên nhẫn, tử tế và tự chế.
Thu vén những thất bại cá nhân bằng cách làm ra vẻ mạnh mẽ trong chức vụ.
5. Những phẩm chất Kinh Thánh đòi hỏi ở người hầu việc Chúa rất cao bởi vì:
Người ta tin cậy nhiều hơn ở người lãnh đạo hơn là người không lãnh đạo.
Những ai thấy sự đòi hỏi nhiều hơn cấp lãnh đạo sẽ nản lòng không muốn làm
người lãnh đạo.
Người ta luôn luôn được thúc đẩy làm việc hướng về các mục đíchcao cho dù họ
không thể đạt đến được.
6. Hãy nhận diện các phẩm chất mô tả đặc tính chức vụ giảng và dạy trong Tân
ước dưới đây bằng cách đặt chữ số 1 ở trước các đặt tính của sự giảng và chữ số 2
ở trước các đặt tính của sự dạy:
Do một công bố lời Chúa cho một nhóm người.
Hướng dẫn người khác trong tiến trình học hỏi, thảo luận và đặt các câu hỏi.
“Gieo giống” trên các cánh đồng.
Những cây riêng được trồng trong vườn.
7. Chức vụ giảng đạo và dạy đạo giống như công việc của một người chăn chiên là
vì
8. Mạng lệnh hãy ân cần tiếp khách rất quan trọng bởi vì
9. Người hầu việc Chúa phải là một người học trò của Lời Chúa là vì
10. Chức vụ của Đức Thánh Linh là tối cần trong đời sống những người hầu việc
Chúa, vì Ngài cung cấp
Trả Lời Những câu Hỏi trong bài Học
Những câu trả lời trong bài tập của bạn được trình bày không theo thứ tự, nhằm
giúp cho bạn khỏi lười biếng. Hãy tìm số câu hỏi mà bạn cần và đừng có xem trước
câu trả lời khác.
12. a (1) Hợp Kinh Thánh
b (1) Hợp Kinh Thánh
c (2) Không hợp Kinh Thánh
d (1) Hợp Kinh Thánh
1. I Timôthê, II Timôthê, và Tít
e (2) Không hợp Kinh Thánh
f (1) Hợp Kinh Thánh
g (1) Hợp Kinh Thánh
13. Người hầu việc Chúa phải luôn nghiên cứu lời Chúa để phát triển phần thuộc
linh. Như vậy chúng ta mới có thể trả lời thích đáng cho những ai hỏi lẽ về đức tin
và hy vọng Cơ đốc.
2. Hãy làm bài trắc nghiệm để chứng tỏ rằng bạn đã hoàn tất công tác được giao.
14. a) Câu trả lời riêng của bạn
b) Điều quan trọng là sự cải thiện nơi học tập và quyết tâm để riêng một thì giờ đều
đặn hằng ngày để học tập.
a) Đúng
b) Sai
c) Đúng
15. a) Đức Thánh Linh dò xét mọi sự, ngay cả những câu Kinh Thánh của các mục
đíchcủa Đức Chúa Trời. Ngài biết rõ ý muốn của Đức Chúa Trời và những nhu
cầu của tất cả chúng ta nữa. Khi chúng ta cầu nguyện trong Thánh Linh, Đức
Thánh Linh đáp ứng những nhu cầu của chúng ta theo ý muốn của Đức Chúa Trời.
b) Khi chúng ta trông đợi trước mặt Chúa trong sự cầu nguyện, nghiên cứu lời
Chúa và suy gẫm, chúng ta được Đức - Thánh Linh ngự trị trong lòng. Lẽ thật
thuộc linh và sự áp dụng lẽ thật ấy trong đời sống riêng của chúng ta và những
người nghe chúng ta chỉ có hiệu quả khi chúng ta thực sự sống và bước đi trong
Thánh Linh.
4. b) Một sự tin cậy thiêng liêng.
c) Một đặc ân
e) Một sự chia sẻ và sự thương khó của Đấng Christ có thể gồm cả sự gian khổ.
16. b) Ban sự hiều biết Lời Chúa và bày tỏ cách làm thế nào để áp dụng Lời Chúa
vào đời sống và chức vụ của một người.
5. c) Chức vụ đã được hiểu như là phục vụ Chúa vì cớ thân thể của Ngài trên mặt
đất.
17. Câu trả lời riêng của bạn. Nếu chúng ta phát huy mọi khả năng trong việc soạn
và trình bày bài giảng đồng thời thi hành một chức vụ xức dầu, nhưng nếu không
có tình yêu thương làm chất liệu cho lời nói của chúng ta, chúng ta sẽ thất bại hoàn
toàn.
6. c) Thăng tiến sự tăng trưởng thuộc linh và sự hiệp một bên trong thân thể và sự
ra đi đến với thế gian.
18. Tất cả những đều này là đúng. Bằng cách nhạy cảm với những nhu cầu của tất
cả các conchiên, người chăn chiên có thể dành cho bày chiên sự chăm sóc và hỗ
trợ cần thiết để giúp cho bầy chiên phát triển có kết quả và khỏe mạnh, trưởng
thành phần thuộc linh.
7. b) Alfred là một Cơ đốc nhân được ba năm.
19. a) Ông cung cấp Thi Tv 23:1-6
- Mọi nhu cầu cho đời sống, sự lớn lên và sự phát triển
- Sự hướng dẫn
- Những bữa tiệc, sự vui vẻ và sự xức dầu
- Làm bạn đồng hành trong những lúc thử thách
- Thức ăn khi kẻ thù chống nghịch
GiGa 10:1-42
- Mọi nhu cầu cho sự lớn lên và phát triển của bầy chiên
- Chăm sóc chiên bằng tình yêu thương
- Bảo vệ chiên sẵn sàng binh vực hoặc chết vì chiên.
LuLc 15:1-32
- Tìm kiếm những người bị mất một ví dụ vui mừng đối với việc cứu được người
hư mất.
IPhi 1Pr 5:1-14
- Chăm sóc toàn diện cho bầy chiên
- Một thí dụ về sự tin cậy
Ông dẫn dắt:
- Vào những conđường đúng
- Chiên mình đến đồng cỏ trên con đường đúng
- Lãnh đạo cáchnhẹ nhàng
Ông tìm kiếm:
- Khôi phục linh hồn lầm lạc
- Những chiên khác
- Cố tìm chiên bị mất
b) Danh sách đầu tiên là dài nhất. Điều này gợi ý rằng việc cung cấp cho chiên là
trách nhiệm chính.
Vâng. Trong Giăng 10:16; chúng ta thấy người chăn chiên quan tâm đến những
chiên khác chưa thuộc về chuồng.
Vâng, tôi xin chức vụ chăm sóc cho các nhu cầu là trách nhiệm của hết thảy phần
tử trong gia đìnhcủa Đức Chúa Trời. Là “ những chiên” chúng ta có sự phân biệt
sâu xa về nhu cầu của những con chiên khác và chúng ta biết rằng trong mọi nan
đề Đấng chăn chiên trưởng đều có giải pháp cả.
Câu trả lời của bạn. Tôi nói rằng “Không!” Một người như thế có những tư lợi
trong lòng, không phải vì sự an ninh thuộc linh của cả bầy chiên. Đây là lý do
chúng tôi đã nói trước rằng bạn phải tự hỏi lòng mình và Đức Chúa Trời tại sao
bạn lại muốn tham gia vào chức vụ.
8. b) Có được tiếng tốt
c) Là gương mẫu của sự trung thực và thanh sạch.
d) Tự trình diện mình như một người lịch sự biết cư xử tốt đẹp…
20. Chúng ta phải có sự hiểu biết thuộc linh nhờ đọc và suy gẫm lời Chúa cùng sự
cầu nguyện. Rồi chúng ta cần quyền phép và sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh
để chiến thắng sự sợ sệt trong lòng và những trở lực bên ngoài. Quyền phép của
Đức Thánh Linh giúp chúng ta tiến hành công việc Chúa.
9. a) Là ân cần tiếp khách
b) Phải phát huy khả năng dạy dỗ
e) Phải trưởng thành thuộc linh
21. a) 1) Thí dụ đúng
b) 2) Không phải thí dụ
c) 1) Thí dụ đúng
d) 2) Không phải thí dụ
10. c) Mọi người: Những Cơ đốc nhân khác, người chưa tin Chúa và các thành
viên trong gia đình.
22. b) Dạy là chức vụ khiến người khác học tập.
11. a) Không chỗ trách, chỉ một vợ, tự chế, không say sưa, không tàn bạo.
b) 1) Phải không ham tiền - Không tham tiền
2) Phải tiếp khách lạ - Phải hiếu khách
c) Phải nắm vững sứ điệp
d) Con cái phải là tín đồ và không mang tiếng là hư hỏng và không vâng lời.
e) Không khoe khoang, không nhạy giận, phải yêu mến điều lành, đều phải ngay
thẳng, phải thanh khiết, phải có kỷ luật.
Bạn hãy chuẩn bị chính mình
Có bao giờ bạn đứng xem một họa sĩ đang vẽ tranh chưa? Việc đầu tiên là ông phát
họa toàn cảnh của bức tranh: Một cái ao, một hàng rào, và một nhà kho cũ. Cũng
bức tranh đó một vài ngày sau ông vẽ thêm vào đó một mặt trời xế chiều, môt vài
đám mây, một hàng rào có lan can bao quanh và một cành cây vắt ngang. Sau đó,
ông tô màu lần cuối. Việc học Kinh Thánh có nhiều nét tương tự như vậy. Ta
không nghiên cứu một đề tài hay soạn một bài giảng mà có thể làm xong chỉ trong
một lần ngồi xuống. Học tập là một quá trình tíchlũy, chồng chất mãi lên, mọi đều
bạn học được cộng thêm những đều bạn đã biết. Chân lý Kinh Thánh giống như
một bức tranh chưa bao giờ hoàn tất hẳn. Là một sinh viên của lời Chúa. Bạn sẽ cứ
nghiền ngẫm Kinh Thánh luôn luôn. Khi bạn học tập và mỗi lần bạn học, bạn đều
nhận được một đều gì đó để làm cho bức tranh chân lý được thêm phần hoàn tất
thêm một chút.
Trong bài này chúng ta sẽ thảo luận phương pháp học Kinh Thánh và hiểu biết
Kinh Thánh tốt hơn. Khi bạn chuẩn bị chính mình để phục vụ cho nhu cầu người
khác qua việc giảng đạo và dạy đạo.
Bố cục bài học :
Đọc để bồi linh cho cá nhân.
Đọc để hiểu biết.
Tiếp tục phát triển cá nhân.
Mỗi lần thêm vào một ít thì bức tranh chân lý càng lúc càng hoàn tất hơn.
Những mục tiêu của bài học :
Khi học xong bài học này bạn phải:
Giải thích được việc học Kinh Thánh là đáp ứng cho nhu cầu bồi linh cá nhân.
Đọc Kinh Thánh nhằm những mục đíchđặc biệt.
Mô tả nhu cầu tiếp tục phát triển cá nhân.
Những sinh hoạt học tập :
1- Nghiên cứu sự phát triển của bài học và trả lời những câu hỏi trong bài như
thường lệ.
2- Học hiểu ý nghĩa những chữ chìakhóa quan hệ mới mẽ đối với bạn.
3- Làm trắc nghiệm cá nhân ở cuối phần bài học rồi so sánh những câu trả lời của
bạn với những câu trả lời có sẵn ở sách hướng dẫn này. Hãy học ôn lại những mục
mà bạn trả lời không đúng.
4- Hãy thực tập thường xuyên việc đánh giá chính mình, sử dụng hình thức đánh
giá cá nhân trong bài học này. Sẽ giúp bạn trở thành một Cơ đốc nhân sâu sắc hơn.
Những từ căn bản :
Analogy: Tương Trợ
Anlytical Method: Phương pháp phân tích, phân chia ra thành nhiều phần nhằm
mục đíchnghiên cứu kỹ từng chi tiết.
Crises: những biến cố đầy cảm xúc ý nghĩa, hoặc những thay đổicăn bản trong đời
sống của một người
Devotional: Thuộc về sự bồilinh
Devotions: Thờ phượng, cầu nguyện, lời cầu xin
Prayer: Cầu thay, cầu xin ân huệ cho người khác
Involved: Dính dáng, liên hệ
Involvement: Hành động có dính dáng đến
Perspective: Phối cảnh tầm nhìn
Practical: Thực tế, có liên hệ đến hành động hơn là lý thuyết
Method: Phương pháp tổng hợp nhìn nhiều phần như là toàn bộ nhằm mục đích
nghiên cứu
Systematic:Có hệ thống
Khai triển bài học
ĐỌC ĐỂ BỒI LINH CHO CÁ NHÂN
Mục tiêu 1: Giải thích tại sao sự bồilinh cá nhân (sự tĩnh nguyện ) là quan trọng
trong đời sống người hầu việc Chúa
Bill Balse làm việc cho một Công ty lớn trong thành phố và đang dạy một lớp Kinh
Thánh cho người lớn hằng tuần tại Hội Thánh địa phương của anh. Công việc của
anh bắt đầu lúc 8 giờ, nhưng Bill đến văn phòng lúc 7 giờ 15 để dành thì giờ tĩnh
nguyện. Anh nói, “Tôibắt đầu bằng sự ngợi khen và cầu nguyện khi tôi đọc xong
phần Kinh Thánh, tôi ngồi yên lặng và suy gẫm về những lời tôi đã đọc. Đôikhi tôi
viết một điều gì đó vào cuốn sổ tay của tôi. Việc dành thì giờ bồi linh những buổi
sáng giúp tôi khởi đầu một ngày rất tốt đẹp”.
Giờ tĩnh nguyện rất quan trọng đối với một Cơ đốc nhân và nhất là với bạn là
người hầu việc Chúa giữa những người khác, Ngài muốn bạn gần gũi với sự hiện
diện của Đức Chúa Trời để bạn phản ánh vẻ đẹp của Ngài, ân điển của Ngài và bản
tính của Ngài. Khi bạn phát huy mối quan hệ này với Ngài thì những nhận thức của
bạn về chức vụ và nhu cầu của người sẽ càng tăng trưởng và khi sự phát triển
thuộc linh của bạn về mối quan hệ giữa sự tình nguyện cá nhân và sự phục vụ có
thể được tăng cường. Hãy suy nghĩ đến một hình ảnh một conbò cái đi ra ăn cỏ
vào lúc sáng tinh mơ trong ngày. Rồinó tìm nước uống và nghỉ ngơi trong bóng
mát. Cuối cùng, trời về chiều, nó trên đường trở về chuồng nhai những gì nó đã ăn.
Sữa không hề đến với tâm trí conbò. Nó không đi vào đồng cỏ để tạo ra sữa. Nó ra
đồng để ăn cỏ, uống nước và nằm nghỉ dưới bóng râm. Đối với bạn và sự tĩnh
nguyện riêng của bạn cũng vậy: bạn không bước vào góc phòng để cầu nguyện để
tạo ra những bài giảng và những bài học. Bạn tĩnh nguyện là nhằm ích lợi và hạnh
phước cá nhân bạn. Tuy nhiên, chỉ khi bạn nuôi dưỡng được đời sống tinh thần của
bạn thì bạn mới có thể nâng đỡ người khác, thêm sức mạnh cho người khác khi bạn
phục vụ họ.
Là một người hầu việc Chúa, bạn chỉ có thể chia sẻ với những người khác những
điều thuộc linh vốn thực sự là của bạn. Khi bạn phục vụ người khác. Lời giảng
hoặc dạy phải là lời sống và có thực đốivới bạn. Khi lời ấy dầm thấm cả lòng và
tâm trí bạn, thì nó mới đem lại phước hạnh cho những người nghe, chỉ khi nào bạn
tìm thấy được mối quan hệ thực sự có nghĩa với Đức Chúa Trời thì bạn mới có thể
dẫn dắt những người khác đến với Ngài. Khi Đức Thánh Linh hướng dẫn bạn và
ban quyền năng cho bạn, thì bạn mới có thể giúp đỡ người khác bước vào kinh
nghiệm như bạn chỉ khi nào bạn có được kinh nghiệm cá nhân bạn mới chia sẻ cho
người khác.
Người chăn chiên thuộc linh phải đi tìm cho đồng cỏ xanh tươi, mé nước bìnhtịnh
của Lời Chúa cho chính mình và rồi hướng dẫn cho người khác vào những nơi
phước hạnh đó. Điều gì bạn có thì bạn mới có thể ban cho người khác (Cong Cv
3:6) và người ta cũng sẽ biết khi bạn đã từng ở trong mối thông công với Ngài.
CHỈ KHI NÀO BẠN NUÔI DƯỠNG ĐƯỢC ĐỜI SỐNG THUỘC LINH CỦA
RIÊNG MÌNH THÌ MỚI CÓ THỂ NÂNG ĐỠ NGƯỜI KHÁC KHI BẠN PHỤC
VỤ HỌ
1. Khoanh tròn mẫu tự đầu của mỗi câu ĐÚNG sau đây.
Sự tĩnh nguyện cá nhân chủ yếu dùng để phát triển những kỹ năng và sự hiểu biết
có cần cho chức vụ.
Một người hầu việc Chúa có thể dẫn dắt người khác bước vào những kinh nghiệm
thuộc linh sâu sắc hơn khi ông chỉ ra được những gương mẫu trong Kinh Thánh và
trong lịch sử những người đã trở thành những người “Khổng lồ thuộc linh” mặc
dầu chính mình ông thì không tăng trưởng phần thuộc linh chút nào.
Một người không thể dẫn dắt người khác bước vào những Kinh nghiệm mà mình
không từng trải gì cả.
Để hướng dẫn có hiệu quả, một người phải nuôi dưỡng đời sống thuộc linh riêng
của mình và mối quan hệ với Đấng Christ.
Những đề nghị trong giờ tĩnh nguyện riêng của bạn. Hãy thành hình một thói quen
cầu nguyện và suy gẫm Lời Chúa hằng ngày. Hãy để thì giờ ở riêng với Chúa.
Đaniên đã lập thói quen cầu nguyện hằng ngày và tiếp tục như vậy ngay cả khi ông
đối diện với sự chết trong hang sư tử (DaDn 6:10). Khi Đức Chúa Trời lập Giôsuê
lên làm lãnh tụ của dân Ysơraên. Ngài hứa ban cho ông sự thành công và thịnh
vượng nếu ông đọc và làm theo toàn bộ luật pháp của Đức Chúa Trời (Gios Gs
1:6-9). Bí quyết thành công chức vụ mà Đức Chúa Trời kêu gọi bạn sẽ tùy thuộc
phần lớn trên mối quan hệ của Ngài và sự chuyên cần vâng phục Lời Chúa của
bạn. Bạn có thể thức khuya và dậy sớm, nhưng bạn cần phải dành thì giờ để thông
công riêng hằng ngày với Đức Chúa Trời.
2. Hãy đọc Mat Mt 26:36-46, Mac Mc 14:32-42, LuLc 22:39-46. Kinh nghiệm này
dạy chúng ta điều gì về.
Sự cầu nguyện:
………………………………………………………………………………………
………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………...
Sự đáp ứng của conngười với những thay đổi căn bản thuộc linh:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………….
Thánh Linh và xác thịt:
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………….
Hãy bắt đầu giờ tĩnh nguyện bằng việc ngợi khen và thờ phượng. Hãy nuôi dưỡng
trong lòng bạn một tinh thần cảm tạ và ngợi khen Đức Chúa Trời. Hãy suy nghĩ
đến sự thương xót của Ngài, sự tốt lành nhân hậu của Ngài, và tình yêu thương của
Ngài trong khi bạn dâng lời cảm tạ lên Ngài. Hãy cầu nguyện cùng cha Thiên
Thượng thân mật như con nói chuyện với cha nói ra cách tự do những cảm nghĩ
sâu kín nhất của bạn trong giờ cầu nguyện riêng. Qua những Thi Thiên của mình
Đavít đã diễn tả những cảm xúc của ông, dù đó là lời phàn nàn về kẻ thù của ông
(Thi Tv 28:1-5) hoặc đó là lời ngợi khen Đức Chúa Trời của ông (30:1-12). Hãy để
lòng bạn trống không, không còn cay đắng, giận dữ và thất vọng bằng sự cầu
nguyện, rồi hãy chờ đợi sự hiện diện của Ngài. Khi nào những tư tưởng của Ngài
đúng đắn và ngay thẳng, thì đời sống bạn sẽ được đúng đắn và ngay thẳng (ChCn
4:23)
3. Sự cầu nguyện và ngợi khen Chúa trong giờ tĩnh nguyện cá nhân bao gồm các
đặc điểm sau.
Đều đặn, kiên trì cầu xin những nhu cầu cá nhân và Hội Thánh
Bày tỏ tình yêu thương, lòng biết ơn, và chờ đợi sự hiện diện của Đức Chúa Trời
để Ngài làm tươi mới tâm linh bạn bằng ân điển và sự nhân từ của Ngài.
Đem mọi nan đề và những nhu cầu đến trước mặt Chúa với một lòng tin quyết
mạnh mẽ.
Một kế hoạch đọc Kinh Thánh có hệ thống là đặt Kinh Thánh ở vị trí trung tâm của
giờ tĩnh nguyện. Nếu bạn đọc bađoạn mỗi ngày trong tuần và năm đoạn mỗi ngày
Chúa Nhật, thì bạn có thể đọc hết Kinh Thánh trong một năm. Một kế hoạch khác
đề nghị buổi sáng bạn đọc ba đoạntrong Cựu ước và buổi tối hai đoạn trong Tân
ước. Hãy chọn một trong hai kế hoạch và thực hành liên tục. Thức ăn có giá trị thế
nào đốivới thân thể thì Lời Chúa đối với tâm linh bạn cũng vậy. Bạn có thể bỏ ăn
một bữa, bạn vẫn sống, nhưng nếu bạn liên tục không ăn gì cả thì bạn sẽ chết. Đối
với đời sống thuộc linh bạn cũng thế ấy, bạn phải nhờ Lời Chúa để sống. Đừng
chán nản nếu bạn không hiểu hoặc không nhớ tất cả những gì bạn đọc. Có lần một
người đã nói, “Thưa Mục sư, tôi đọc Kinh Thánh nhưng không nhớ gì cả. Đầu óc
của tôi không ghi nhận được những gì tôi đã học”. Vị Mục sư nói với người đó,
“Anh hãy cứ tiếp tục đọc đi, một cái rổ không giữ được nước nhưng khi nước chảy
qua cái rổ đó sẽ được rửa sạch”.
Khi bạn đọc Kinh Thánh, hãy để Lời Chúa phán với bạn. Đừng vội vã. Phải có đủ
thời gian để Đức Chúa Trời phán điều gì đó với bạn. Hãy dành thì giờ với Đức
Chúa Trời và đừng vội vàng bỏ qua cơ hội để cho Đức Chúa Trời phán với bạn
bằng Lời Chúa.
Bạn có thể dùng Lời của Đức Chúa Trời để cầu nguyện và ngợi khen. Khi bạn tìm
thấy một câu, một khúc Kinh Thánh diễn tả được lời cầu nguyện và ngợi khen của
lòng bạn, hãy dâng lời ấy lên cho Đức Chúa Trời. Chẳng hạn, Thi Tv 51:1-19 là lời
cầu xin sự tha thứ. Eph Ep 1:15-23 là lời cầu nguyện của Phaolô cho các tín hữu ở
Êphêsô. Bạn có thể thờ phượng Chúa với Thi Thiên 66, một trong số rất nhiều bài
hát ngợi khen. Bạn sẽ tìm thấy nhiều khúc Kinh Thánh khác để tùy lúc sử dụng.
Những Lời Kinh Thánh đó sẽ ban phước và phục vụ bạn khi bạn dùng để cầu
nguyện và ngợi khen Chúa.
MỘT KẾ HOẠCH ĐỌC KINH THÁNH CÓ HỆ THỐNG SẼ GIỮ KINH
THÁNH Ở VỊ TRÍTRUNG TÂM TRONG GIỜ TĨNH NGUYỆN CỦA BẠN
Hãy đọc thuộc lòng một số câu Kinh Thánh bạn ưa thích. Hãy viết câu Kinh Thánh
đó lên tấm cạt và ghi địa chỉ câu Kinh Thánh đó ở mặt sau tấm cạt. Hãy mang tấm
cạt theo với bạn, để trong ngày bạn xem đi xem lại cho đến khi thuộc lòng câu
Kinh Thánh lẫn địa chỉ của nó. Nếu có cơ hội, hãy sử dụng và chia sẻ câu Kinh
Thánh đó với một người nào đó. Khi trí óc và tấm lòng của bạn đầy dẫy Lời của
Đức Chúa Trời thì Lời ấy sẽ đem lại phẩm chất tốt đẹp cho đời sống bạn bao gồm
cả tư tưởng lẫn hành vi của bạn. Thái độ tốt đẹp sẽ giống như không khí trong lành
tươi mới cho mọi người bạn tiếp xúc. Một người trung tín học Kinh Thánh và cầu
nguyện và lấy Lời Chúa làm qui tắc cho cuộc sống thì người ấy đã thực hiện một
bước quan trọng trong công việc chuẩn bị phục vụ cho người khác.
4. Có lẽ điều này sẽ đem lại ích lợi cho bạn để xem thử bạn có thường xuyên lợi
dụng cơ hội để cầu nguyện và học Kinh Thánh. (Hằng ngày, Đều đặn, Thường
xuyên, Đôi khi, Ít khi, Không bao giờ)
- Tĩnh nguyện riêng
- Gia đìnhlễ bái
- Cảm ơn Chúa trước khi ăn
- Duy trì thái độ cầu nguyện lúc làm việc
- Cầu nguyện hoặc suy gẫm khi đi từ nơi này qua nơi khác.
- Cầu nguyện trên giường ngủ
- Cầu nguyện khi bạn mất ngủ
- Cầu nguyện khi bạn thức dậy buổi sáng sớm
- Cầu nguyện với một người đang có nhu cầu
- Cầu nguyện với những người đến thăm nhà bạn
- Cầu nguyện khi đi thăm người khác
- Cầu nguyện với một nhóm cầu nguyện hay CN luân phiên
- Đọc Kinh Thánh có hệ thống
- Học thuộc lòng Kinh Thánh
- Dự các khóa học Kinh Thánh
- Suy gẫm theo Kinh Thánh
- Quyết định hành động theo các tiêu chuẩn của Kinh Thánh
- Noi gương trong Kinh Thánh
- Dùng Kinh Thánh đang khi phục vụ
5. Hãy giải thích tại sao sự tĩnh nguyện cá nhân là quan trọng trong đời sống hầu
việc Chúa. Hãy trả lời và ghi vào sổ tay.
Đọc Để Hiểu Biết:
Đọc để có cái nhìn toàn diện:
Mục tiêu 2: Mô tả phương pháp tổng hợp của sự nghiên cứu Kinh Thánh .
Thật khó nói đến sự chuẩn bị cá nhân kết thúc tại đâu và sự chuẩn bị để hầu việc
Chúa khởi sự tại đâu. Có lẽ không có sự kết thúc cho điều này và sự bắt đầu cho
điều kia, nhưng theo sự suy nghĩ của chúng ta, chúng ta hãy xem việc đọc Kinh
Thánh làm khởi đầu cho sự chuẩn bị hầu việc Chúa.
Môt người cung phụng Lời Chúa trong chức vụ giảng và dạy cần múc từ nguồn
hiểu biết vô tận của Kinh Thánh. Để có cái nhìn toàn diện về Kinh Thánh ta cần
đọc từ Sáng thế ký đến Khải huyền để biết được nội dung và sự dạy dỗ của Kinh
Thánh. Đọc để hiểu biết bốicảnh bài giảng hay bài học. Phục vụ bằng cả tâm trí và
tấm lòng đầy dẫy Lời Chúa sẽ mang lại phước hạnh cho các thính giả của bạn và
làm phần thưởng cho bạn.
Để thưởng thức môt bức tranh ta phải nhìn hai lần, một lần nhìn xa và một lần nữa
nhìn gần. Hoặc, nếu bạn thích bạn có thể nhìn gần rồi sau đó lùi ra xa để nhìn lần
thứ hai. Dù nhìn cách nào bạn đều thưởng thức tốt hơn khi bạn xem xét bức tranh
vừa toàn diện, vừa chi tiết. Cũng vậy có hai cách để nhìn Kinh Thánh, một là tổng
hợp phương pháp này cho ta cái nhìn toàn diện bức tranh Kinh Thánh. theo phương
pháp nghiên cứu này ta thấy nhiều phần của Kinh Thánh được sắp xếp với nhau để
tạo thành một quyển sách và các chi tiết được nhìn như là một phần nhỏ của cả sự
khải thị. Toàn bộ bức tranh này trình bày sự hiệp nhất của nhiều phần Kinh Thánh
và mối liên hệ của chúng với nhau.
6. Khoanh tròn mẫu tự ở mỗi câu ĐÚNG sau đây:
Khi chúng ta đọc Kinh Thánh để hiểu biết về bối cảnh, chúng ta có thể đọc đều đặn
để chúng ta có thể cung cấp sự hiểu biết Kinh Thánh một cách phong phú.
Để thấu triệt Kinh Thánh chúng ta cần có cách nhìn xa (để thấy cả bức tranh) và
cái nhìn gần (để thấy những chi tiết).
Áp dụng phương pháp tổng hợp để nghiên cứu Kinh Thánh người ta nhận thấy
được sự hiệp nhứt của Kinh Thánh đó là cách đọc suốt qua toàn bộ quyển Kinh
Thánh
7. Hãy mô tả phương pháp tổng hợp của việc nghiên cứu Kinh Thánh. Hãy dùng sổ
tay của bạn nếu bạn cần thêm chỗ trống để viết.
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………….
Đọc để biết qua
Mục tiêu 3: Chọn câu diễn tả giá trị của phương pháp tổng hợp áp dụng vào việc
nghiên cứu Kinh Thánh .
Cậu bé đứng cạnh cửa sổ và lắng nghe tiếng sấm sét đang nổ tung ở bên ngoài.
Mưa rơi hàng giờ và điện thì tắt cả bên trong lẫn bên ngoài đều tối tăm. Thình lình
một tia chớp lóe lên, và một tiếng sấm sét làm nổ tung cửa sổ. Trong giây phút
ngắn ngủi, mắt cậu nhìn thấy toàn bộ khung cảnh: Mưa như thác đổ, nước mưa
trắng xóa, cây quằn xuống trước gió, một dòng nước trào lên - Toàn cảnh là màu
đen và trắng bức tranh được ghi lại trong đầu óc cậu bé.
Cũng vậy, lần đầu đọc trọn quyển Kinh Thánh, bạn đã thấy được toàn bộ bức tranh
(đây là phương pháp tổng hợp đã nói trước khi áp dụng để nghiên cứu một cách
hay một đoạn); Chỉ cần nhớ các chi tiết quan trọng để có ấn tượng chung và bố cục
chính. Hãy đọc nhanh để tránh sự vẩn vơ của đầu óc và chỉ nhận thấy những gì bạn
nhận được mà không cần cố gắng lắm. Việc đọc nhanh lần này rất quan trọng cho
sự đọc lần kế tiếp.
8. Hãy đọc nhanh Mat Mt 14:23-32 để biết qua và ấn tượng chung. Rồi xếp Kinh
Thánh lại và tóm lượt cảm tưởng chung của bạn về khúc Kinh Thánh này trong
một hoặc hai câu.
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………
9. Câu nào giải thích đúng tại sao dùng phương pháp tổng hợp để nghiên cứu Kinh
Thánh có giá trị? Phương pháp tổng hợp có giá trị vì:
Cho những chi tiết quan trọng cần thiết để hiểu toàn bộ Kinh Thánh hoặc một sách
đọc lần đầu tiên.
Cho ấn tượng chung và bố cục chính của toàn bộ bức tranh.
Mang lại tinh thần, giọng điệu và toàn bộ mục đíchcủa Kinh Thanh hay một cách
ngay lập tức.
Đọc để hiểu nghĩa:
Mục tiêu 4: Mô tả phương pháp phân tích của việc nghiên cứu Kinh Thánh .
Sáng hôm sau cậu bé đứng cạnh bên cửa sổ đó và nhìn thấy mặt trời xuất hiện trên
bầu trời trong vắt. Ngoại trừ việc mưa rơi và gió thổi đêm qua, cảnh vật đều y
nguyên - và nhiều hơn nữa. Cái nhìn thứ hai đã thêm chi tiết và màu sắc cho mọi
vật chung quanh.
Tương tự như vậy khi bạn đọc một khúc Kinh Thánh lần thứ hai hoặc lần thứ ba,
bạn sẽ thấy thêm nhiều chi tiết hơn ở lần đọc thứ hai. Màu sắc được thêm vào trong
ấn tượng chung. Bạn có thể cần phải đọc đi đọc lại cùng một khúc Kinh Thánh
nhiều lần trước khi các chi tiết hiện ra, nhưng khi bạn làm như thế khúc Kinh
Thánh sẽ cung cấp nhiều điều cho tâm trí và trong lòng của bạn. Chính ở điểm này
bạn sẽ bắt đầu đạt được một cảm nghĩ không chỉ về sự kiện nhưng cả ý nghĩa của
Kinh Thánh nữa.
10. Khoanh tròn mẫu tự đầu của các câu ĐÚNG sau đây:
Trong khi đọc để hiểu nghĩa chúng ta còn mong đạt được thêm tin tức bằng cách
tiếp tục đọc Kinh Thánh cách nhanh chóng để lập lại việc đọc qua để viết.
Đọc để hiểu nghĩa là đọc chậm hơn, trong đó chúng ta cố gắng tập trung chú ý vào
những chi tiết qua trọng, thêm ý nghĩa vào cảm tưởng chung chúng ta đã đạt được
trong việc đọc để hiểu qua.
Đọc để hiểu nghĩa chỉ có nghĩa là chúng ta đọc điđọc lại cùng các tài liệu để gắn
chặt điều đó trong tâm trí chúng ta, để cho chúng ta có một cảm nghĩ về khúc Kinh
Thánh đó nói gì và giúp chúng ta hiểu được nó có ý nghĩa gì.
Vậy phương áp dụng trong việc nghiên cứu Kinh Thánh đòi hỏi chúng ta đọc cẩn
thận các khúc Kinh Thánh nhiều lần. Việc này giúp bạn phân tích toàn phần ra
thành những phần nhỏ để bạn dễ tìm thêm ý nghĩa khác. Bạn cũng có thể khám phá
các phần liên hệ với nhau và liên hệ với toàn phần như thế nào. Việc đọc Kinh
Thánh theo phương pháp phân tích được áp dụng cho từng sách, từng đoạn, từng
câu, từng chữ. Sẽ giúp bạn thấu triệt Kinh Thánh. rõ ràng, đây là một hình thức học
mở rộng trải qua nhiều năm, thậm trí cả đời người, nhưng đây là phương pháp có
giá trị giúp chúng ta hiểu biết thông suốt Lời Chúa. Đọc Kinh Thánh cách có hệ
thống, cẩn thận và suy nghĩ chuẩn bị việc phục vụ Chúa trong công tác giảng và
dạy.
11. Hãy đọc Mat Mt 14:23-32 kỹ nhất hai lần. Sau đó hãy viết lại những cảm nghĩ
bạn nhận được vào sổ tay của bạn.
12. Mô tả phương pháp học Kinh Thánh bằng cách phân tích. Hãy trả lời ghi vào
sổ tay của bạn.
Tiếp tục pháp triển cá nhân:
Mục tiêu 5: Giải thích tại sao đời sống cá nhân của người hầu việc Chúa cần tăng
trưởng một cách liên tục .
Mọi sinh vật đều tăng trưởng! Chúng phát triển và mang kết quả. Mối quan hệ của
bạn với Đức chúa Trời là mối quan hệ thuộc linh. Theo đó, bạn cần tăng trưởng,
phát triển và kết quả. Phierơ thách thức chúng ta, hãy tấn tới trong ân điển và trong
sự thông biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta là Chúa Jêsus Christ (IIPhi 2Pr 3:18).
Không nghi ngờ gì nữa. Lý do thách thức để chúng ta tiếp tục lớn lên là khuynh
hướng tự nhiên để “Tiến bộ”.
Đôi khi có những người hầu việc Chúa “Tiến bộ” rất nhanh trong chức vụ của họ.
Đối với một số người khuynh hướng này xuất hiện khi họ mới bắt đầu chức vụ.
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao
Giang dao va day dao

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhtoChu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhtoco_doc_nhan
 
Sach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyenSach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyenco_doc_nhan
 
TSONG KHA PA TINH HOA CỦA MỌI DIỆU THUYẾT (THE ESSENCE OF ALL FINE SPEECH)
TSONG KHA PA TINH HOA CỦA MỌI DIỆU THUYẾT (THE ESSENCE OF ALL FINE SPEECH)TSONG KHA PA TINH HOA CỦA MỌI DIỆU THUYẾT (THE ESSENCE OF ALL FINE SPEECH)
TSONG KHA PA TINH HOA CỦA MỌI DIỆU THUYẾT (THE ESSENCE OF ALL FINE SPEECH)Trong Hoang
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Giao an tieng anh trung cap nghe vp-soan unit1
Giao an tieng anh trung cap nghe vp-soan unit1Giao an tieng anh trung cap nghe vp-soan unit1
Giao an tieng anh trung cap nghe vp-soan unit1Phong Vu
 

Was ist angesagt? (7)

Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhtoChu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
 
Sach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyenSach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyen
 
TSONG KHA PA TINH HOA CỦA MỌI DIỆU THUYẾT (THE ESSENCE OF ALL FINE SPEECH)
TSONG KHA PA TINH HOA CỦA MỌI DIỆU THUYẾT (THE ESSENCE OF ALL FINE SPEECH)TSONG KHA PA TINH HOA CỦA MỌI DIỆU THUYẾT (THE ESSENCE OF ALL FINE SPEECH)
TSONG KHA PA TINH HOA CỦA MỌI DIỆU THUYẾT (THE ESSENCE OF ALL FINE SPEECH)
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Giao an tieng anh trung cap nghe vp-soan unit1
Giao an tieng anh trung cap nghe vp-soan unit1Giao an tieng anh trung cap nghe vp-soan unit1
Giao an tieng anh trung cap nghe vp-soan unit1
 

Andere mochten auch

1 Gbps internet Mpls
1 Gbps internet Mpls 1 Gbps internet Mpls
1 Gbps internet Mpls usinternet123
 
Presentación del VNI Argentina - Junio 2014
Presentación del VNI Argentina - Junio 2014Presentación del VNI Argentina - Junio 2014
Presentación del VNI Argentina - Junio 2014Oscar Romano
 
Sckipio broadband vision G.fast Presentation oct 2014 by mileend gadkari
Sckipio broadband vision G.fast Presentation oct 2014 by mileend gadkariSckipio broadband vision G.fast Presentation oct 2014 by mileend gadkari
Sckipio broadband vision G.fast Presentation oct 2014 by mileend gadkariSckipio
 
ppt on LIFI TECHNOLOGY
ppt on LIFI TECHNOLOGYppt on LIFI TECHNOLOGY
ppt on LIFI TECHNOLOGYtanshu singh
 

Andere mochten auch (6)

1 Gbps internet Mpls
1 Gbps internet Mpls 1 Gbps internet Mpls
1 Gbps internet Mpls
 
Comcast ISP
Comcast ISPComcast ISP
Comcast ISP
 
Presentación del VNI Argentina - Junio 2014
Presentación del VNI Argentina - Junio 2014Presentación del VNI Argentina - Junio 2014
Presentación del VNI Argentina - Junio 2014
 
Sckipio broadband vision G.fast Presentation oct 2014 by mileend gadkari
Sckipio broadband vision G.fast Presentation oct 2014 by mileend gadkariSckipio broadband vision G.fast Presentation oct 2014 by mileend gadkari
Sckipio broadband vision G.fast Presentation oct 2014 by mileend gadkari
 
Li-Fi
Li-FiLi-Fi
Li-Fi
 
ppt on LIFI TECHNOLOGY
ppt on LIFI TECHNOLOGYppt on LIFI TECHNOLOGY
ppt on LIFI TECHNOLOGY
 

Ähnlich wie Giang dao va day dao

Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Chien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truongChien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truongco_doc_nhan
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiLong Do Hoang
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daico_doc_nhan
 
Suphamgiaoly
SuphamgiaolySuphamgiaoly
SuphamgiaolyNguyen
 
Giao an ngu van 9 ky ii
Giao an ngu van 9 ky iiGiao an ngu van 9 ky ii
Giao an ngu van 9 ky iiTam Vu Minh
 
Doc thu giao trinh Han ngu Boya so cap 1
Doc thu giao trinh Han ngu Boya so cap 1Doc thu giao trinh Han ngu Boya so cap 1
Doc thu giao trinh Han ngu Boya so cap 1Lê Thảo
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoco_doc_nhan
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoLong Do Hoang
 
Tài liệu tập huấn giáo viên tăng cường kĩ năng đọc viết cho học sinh tiểu học
Tài liệu tập huấn giáo viên tăng cường kĩ năng đọc viết cho học sinh tiểu họcTài liệu tập huấn giáo viên tăng cường kĩ năng đọc viết cho học sinh tiểu học
Tài liệu tập huấn giáo viên tăng cường kĩ năng đọc viết cho học sinh tiểu họcnataliej4
 
File doc thu luyện tốc độ giải nhanh ôn thi thpt quốc gia môn tiếng anh chuyê...
File doc thu luyện tốc độ giải nhanh ôn thi thpt quốc gia môn tiếng anh chuyê...File doc thu luyện tốc độ giải nhanh ôn thi thpt quốc gia môn tiếng anh chuyê...
File doc thu luyện tốc độ giải nhanh ôn thi thpt quốc gia môn tiếng anh chuyê...mcbooksjsc
 
nhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdf
nhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdfnhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdf
nhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdfthomlt
 

Ähnlich wie Giang dao va day dao (20)

Chia xe tin mung
Chia xe tin mungChia xe tin mung
Chia xe tin mung
 
Da goc nha
Da goc nhaDa goc nha
Da goc nha
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Chien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truongChien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truong
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
 
Su song du dat
Su song du datSu song du dat
Su song du dat
 
Su song du dat
Su song du datSu song du dat
Su song du dat
 
Suphamgiaoly
SuphamgiaolySuphamgiaoly
Suphamgiaoly
 
Giao an ngu van 9 ky ii
Giao an ngu van 9 ky iiGiao an ngu van 9 ky ii
Giao an ngu van 9 ky ii
 
Doc thu giao trinh Han ngu Boya so cap 1
Doc thu giao trinh Han ngu Boya so cap 1Doc thu giao trinh Han ngu Boya so cap 1
Doc thu giao trinh Han ngu Boya so cap 1
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giao
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giao
 
Tài liệu tập huấn giáo viên tăng cường kĩ năng đọc viết cho học sinh tiểu học
Tài liệu tập huấn giáo viên tăng cường kĩ năng đọc viết cho học sinh tiểu họcTài liệu tập huấn giáo viên tăng cường kĩ năng đọc viết cho học sinh tiểu học
Tài liệu tập huấn giáo viên tăng cường kĩ năng đọc viết cho học sinh tiểu học
 
Khoá Luận Dạy Học Đọc Hiểu Văn Bản Nghị Luận Ở Trường Trung Học Phổ Thông
Khoá Luận Dạy Học Đọc Hiểu Văn Bản Nghị Luận Ở Trường Trung Học Phổ ThôngKhoá Luận Dạy Học Đọc Hiểu Văn Bản Nghị Luận Ở Trường Trung Học Phổ Thông
Khoá Luận Dạy Học Đọc Hiểu Văn Bản Nghị Luận Ở Trường Trung Học Phổ Thông
 
File doc thu luyện tốc độ giải nhanh ôn thi thpt quốc gia môn tiếng anh chuyê...
File doc thu luyện tốc độ giải nhanh ôn thi thpt quốc gia môn tiếng anh chuyê...File doc thu luyện tốc độ giải nhanh ôn thi thpt quốc gia môn tiếng anh chuyê...
File doc thu luyện tốc độ giải nhanh ôn thi thpt quốc gia môn tiếng anh chuyê...
 
nhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdf
nhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdfnhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdf
nhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdf
 

Mehr von co_doc_nhan

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayco_doc_nhan
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day doco_doc_nhan
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caico_doc_nhan
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayco_doc_nhan
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoco_doc_nhan
 

Mehr von co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day do
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bay
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
 
Lanh dao
Lanh daoLanh dao
Lanh dao
 

Giang dao va day dao

  • 1. Gỉảng Đạo và Dạy Đạo Tác giả: W. Ernest Pettry GIỚI THIỆU MÔN HỌC . ĐƠN VỊ 1: CHỨC VỤ GIẢNG VÀ CHỨC VỤ DẠY . Bạn và chức vụ. Bạn hãy tự chuẩn bị chính mình. Bạn hãy chuẩn bị tài liệu. ĐƠN VỊ 2: CHỨC VỤ GIẢNG ĐẠO . Ý nghiã của sự giảng đạo. Sứ điệp của sự giảng đạo. Phương pháp của sự giảng đạo. ĐƠN VỊ 3: CHỨC VỤ DẠY ĐẠO . Ý nghĩa của sự dạy đạo. Trọng tâm của sự dạy đạo. Phương pháp của sự dạy đạo. Hướng tới một chức vụ quân bình. NHỮNG CÂU TRẢ LỜI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÁ NHÂN . Giới Thiệu Môn Học Bạn sắp sửa học một đề tài rất quan trọng. Đó là làm thế nào để truyền thông Lời của Đức Chúa Trời cáchcó hiệu quả bằng việc giảng đạo và dạy đạo. Hai phương pháp Thánh Kinh này nhằm truyền thông Lời của Đức Chúa Trời ở nhiều khía cạnh rất giống nhau. Tuy nhiên trong lịch sử của Hội Thánh Cơ đốc, mỗi phương pháp đều đã phát huy môt số các đặc tính khác nhau đưa đến sự tương phản khác nhau. Cả hai phương pháp này nếu biết kết hợp với nhau thì nó sẽ đem lại cho bạn một phương pháp truyền giảng cho người chưa được cứu và gây dựng đời sống thuộc linh của những người mà bạn đang phục vụ một cách có hiệu quả. Môn học này được chia làm ba đơn vị. Đơn vị thứ nhất giới thiệu với bạn bản chất của chức vụ, các phẩm chất của chức vụ theo lời dạy của Kinh Thánh và các định nghĩa về giảng đạo và dạy đạo. Bạn sẽ xem xét sự chuẩn bị cá nhân cho chức vụ nhằm đáp ứng thật sự các nhu cầu của quần chúng. Đồng thời bạn sẽ nghiên cứu những cách chuẩn bị kỹ thuật một cáchthực tế, trong sự giảng đạo và dạy đạo để bạn có thể phân phát đúng đắn Lời của Lẽ thật. Đơn vị thứ hai đề cập đến chức vụ đặc biệt của sự giảng đạo. Ở đây bạn sẽ xem xét
  • 2. đến ý nghĩa rộng rãi hơn của sự giảng đạo, những lý do và những thí vụ của sự giảng đạo. Bạn sẽ xem xét nội dung của sự giảng đạo - sứ điệp bạn giảng - bạn sẽ học biết làm thế nào để thu thập và sắp đặt tài liệu bài giảng đồng thời truyền thông điệp đó một cách hiệu quả nhất. Đơn vị ba đề cập đến ý nghĩa của sự dạy đạo và lý do căn bản của sự dạy đạo cũng như các thí dụ trong Kinh Thánh về sự dạy đạo. Bạn sẽ xem xét đến sự dạy dỗ như một mạng lệnh, theo đó gợi ý tính chất chung của chức vụ giáo sư, và những lời chỉ dẫn giúp bạn đem lại sự lớn lên và sự trưởng thành về phương diện thuộc linh trong đời sống của những người mà bạn phục vụ. Bạn sẽ học biết giá trị của những đối tượng được dạy dỗ, tầm quan trọng của sự thu thập, sắp xếp và truyền thông các tài liệu bài học một cách có hiệu quả. Bạn sẽ xem xét ý nghĩa của các mục tiêu được thành đạt. Cuối cùng, bạn sẽ xem xét nhu cầu của sự quân bình giữa chức vụ giảng đạo và dạy đạo của bạn. Mong rằng những bài học này sẽ hướng dẫn, và gây hứng thú cho bạn phát triển các kỹ thuật giảng và dạy để giúp bạn truyền đạt cách có hiệu quả ý muốn tốt lành mà Chúa dành cho chức vụ bạn. MÔ TẢ BÀI HỌC. Giảng đạo và dạy đạo là môn học căn bản của hai phương pháp truyền thông Lời của Đức Chúa Trời . Học viên được hướng dẫn để thấu triệt các phương pháp thực tế để chuẩn bị và trình bày các bài học cũng như các bài giảng từ Kinh Thánh. CÁC MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC: Khi kết thúc bài học này bạn phải có thể: 1. Phân tíchvà giải thích nhu cầu giảng đạo và dạy đạo của Cơ đốc nhân. 2. Thừa nhận các phẩm chất của những giảng sư và giáo sư có hiệu quả như đã được mô tả trong Kinh Thánh. 3. Phát triển cách cá nhân những phẩm chất vốn là đặc tính của các giảng sư và giáo sư có hiệu quả được ghi nhớ trong Kinh Thánh. 4. Bày tỏ sự hiểu biết và sự sử dụng các kỹ thuật cần thiết trong việc học Kinh Thánh và sửa soạn các bài giảng cùng bài học. 5. Sửa soạn một bài giảng và một bài học từ Kinh Thánh, mỗi bài thích hợp với một hoàn cảnh. SÁCH GIÁO KHOA. Bạn sẽ sử dụng quyển sách giáo khoa tự học này “ Giảng đạo và dạy đạo “ của W. Ernest Pettry làm sách học chính của khóa học này. Ngoài ra Kinh Thánh là sách giáo khoa khác cần có. Hầu hết các câu Kinh Thánh trưng dẫn đều rút ra từ bản Kinh Thánh: bản dịch Anh ngữ ngày nay (Today’s English Version - TEV ). Trong một vài trường hợp chúng tôi trích dẫn từ bản King James (KJV) hoặc bản Tân Quốc tế (New International Version - NIV) là những bản dịch rõ hơn và sát nguyên bản Hy Bá Lai hay Hy Lạp hơn được dùng để viết Kinh Thánh. THỜI GIAN HỌC TẬP:
  • 3. Thời gian thực sự bạn dùng để nghiên cứu mỗi bài học một phần tùy thuộc vào sự hiểu biết của bạn về đề tài và khả năng học tập của bạn trước khi bạn bắt đầu môn học. Thời gian học cũng tùy thuộc vào mức độ bạn theo dõiphần hướng dẫn và kỹ năng phát triển cần thiết trong vấn đề tự học. Hãy lập thời khóa biểu học tập của bạn để bạn có đủ thì giờ đạt mục tiêu do tác giả loạt bài học đã đề ra cũng như những mục tiêu cá nhân của bạn đã đề ra. ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC VÀ CÁCH HỌC: Mỗi bài gồm có (1) đề bài, (2) nhập đề, (3) dàn ý, (4) các mục tiêu của bài học, (5) các hoạt động học tập, (6) những chữ căn bản, (7) triển khai bài học bao gồm các câu hỏi nghiên cứu bài học, (8) bài tự trắc nghiệm, (9) các câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu. Dàn ý và mục tiêu bài học sẽ giúp bạn tổng lượt đề tài, tập trung sự chú ý vào những điểm chính khi bạn học tập và cho bạn biết nội dung bạn sẽ học. Hầu hết các câu hỏi nghiên cứu trong phần triển khai bài học có thể trả lời trong những chỗ trống có chừa sẵn trong sách. Những câu trả lời dài hơn phải được ghi vào tập. Khi bạn viết những câu trả lời trong tập, phải nhớ ghi số của câu hỏi và đề tài của bài học. Việc này giúp bạn việc ôn bài để làm bản tường trình học tập. Đừng xem trước câu trả lời cho sẵn cho đến khi bạn đã tự trả lời. Nếu bạn tự trả lời, bạn sẽ nhớ kỹ những gì bạn đã học sau khi đã trả lời những câu hỏi nghiên cứu, hãy kiểm tra lại câu trả lời của mình với phần giải đáp được đưa ra ở cuốibài học. Sau đó hãy sửa lại những câu bạn đã trả lời sai. Những câu trả lời không theo thứ tự bình thường nên bạn không thấy trước câu trả lời của câu hỏi tiếp theo. Những câu hỏi nghiên cứu này vô cùng quan trọng. Chúng sẽ giúp bạn nhớ lại những ý chính đã được trình bày trong bài học và áp dụng những nguyên tắc bạn đã học được. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI: Có nhiều loại câu hỏi nghiên cứu và những câu hỏi trắc nghiệm trong bài học này. Dưới đây là vài loại câu hỏi và cách trả lời. Nếu có các loại câu hỏi khác sẽ được chỉ dẫn cụ thể. Câu hỏi LỰA CHỌN : Bạn chọn câu trả lời trong những câu đã được cho sẵn. Chẳng hạn: Kinh Thánh gồm có: 100 sách. 66 sách. 27 sách. Câu trả lời đúng là b) 66 sách. Trong phần bài làm của bạn hãy khoanh tròn chữ b) giống như sau đây: 1. Kinh Thánh gồm:
  • 4. a) 100 sách. 66 sách. 27 sách. ( Có vài câu hỏi lựa chọn có thể có nhiều hơn một câu trả lời đúng. Trong trường hợp đó, bạn có thể khoanh tròn mẫu tự ở mỗi câu trả lời đúng). Câu hỏi ĐÚNG- SAI : Bạn chọn một hoặc vài câu trả lời đúng . Chẳng hạn: Câu nào dưới đây là ĐÚNG ? Kinh Thánh gồm 120 có sách. Kinh Thánh là một sứ điệp cho các tín hữu ngày nay. Tất cả các tác giả Kinh Thánh đều viết bằng tiếng Hêbơrơ. Đức Thánh Linh đã hà hơi trên các người viết Kinh Thánh. Các câu b) và d). Bạn có thể khoanh tròn cả hai mẫu tự để chứng tỏ sự lựa chọn của bạn, như trong thí dụ. Câu hỏi TƯƠNG HỢP : Yêu cầu bạn chọn những câu trả lời phù hợp với câu hỏi. Chẳng hạn nhân vật với đặc tính nhân vật, hay các sách của Kinh Thánh với trước giả của sách ấy. Chẳng hạn: Hãy viết số của tên người lãnh tụ ở phía trước câu mô tả việc họ đã làm. ….1…a. Nhận lãnh Luật pháp ở núi Sinai. ….2…b. Lãnh đạo dân Ysơraên đi ngang qua sông Giôđanh. ….2…c. Đã đi vòng quanh Giêricô. ….1…d. Đã sống trong cung điện của Pharaôn. 1) Môise 2) Giôsuê Câu a. và d. chỉ về Môise còn câu b. và c. chỉ về Giôsuê. Bạn hãy viết 1 trước a. và d., còn viết 2 trước b. và c. như bạn đã thấy trong thí dụ. PHƯƠNG PHÁP HỌC LOẠT BÀI NÀY: Nếu bạn tự học loạt bài Hàm thụ Quốc Tế (ICI) này bạn hãy gởi phần bài làm bằng thư đến Văn phòng chúng tôi. Mặc dù bài Hàm thụ này giúp bạn tự học nhưng bạn vẫn có thể học trong một nhóm hay một lớp học; Nếu thế người hướng dẫn có thể triển khai thêm những điều hiểu biết khác ngoài bài học. Vì vậy, bạn hãy vâng theo lời chỉ dẫn của người hướng dẫn. Có lẽ bạn thích sử dụng môn học này trong nhóm học Kinh Thánh tại gia, tại lớp học ở Nhà thờ hoặc trong trường Kinh Thánh. Bạn sẽ thấy nội dung của đề tài và các phương pháp học đều giúp íchrất nhiều cho mục đíchnày. BẢN TƯỜNG TRÌNH HỌC TẬP Nếu bạn đang tự học với Viện Hàm Thụ Quốc Tế, với một nhóm người hay trong một lớp học, bạn đều phải làm bài báo cáo theo từng đơn vị học. Đây là những câu bạn phải trả lời theo sự hướng dẫn trong bài học và trong các báo cáo của học sinh.
  • 5. Bạn phải hoàn tất và gửi bản trả lời về cho người hướng dẫn của bạn để sửa chữa và ghi nhận xét về bài làm của bạn. CHỨNG CHỈ: Sau khi hoàn tất loạt bài và phần tường trình học tập, nếu người hướng dẫn học tập nhận xét bạn đạt thành tíchtốt, bạn sẽ nhận được cấp chứng chỉ (Certificate of Award) TÁC GIẢ CỦA MÔN HỌC NÀY: Ernest Pettry là một Mục sư ở miền Đông Nam Hoa Kỳ. Ông đã làm Mục sư 20 năm và từng làm giáo sư Trường Công lập trong 9 năm. Do kinh nghiệm phong phú trong sự giảng và dạy, ông đã thành công khi làm diễn giả ở các Trại thanh niên, Viện Dưỡng Lão của các Mục sư và người Hưu trí cũng như trong các khóa Huấn Luyện Nhân Sự bên ngoài Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp hạng ưu tại Viện Thần Học Miền Đông Nam ở Laklland, Florida, ông Pettry tiếp tục học và tốt nghiệp cử nhân văn chương tại Đại Học Nam Florida ở Lakland, Florida. Ông đã thành lập gia đình với bà Idell Eades ở Birmingham, Alabama, ông bà có bốn người con. HƯỚNG NGƯỜI DẪN BẠN HỌC HÀM THỤ: Người hướng dẫn bạn học chương trình Hàm Thụ Quốc Tế này sẽ rất vui lòng giúp bạn. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về môn học hay bản tường trình học tập, xin hãy cứ tự nhiên nêu câu hỏi. Nếu một số người muốn học môn này với nhau. Xin hãy yêu cầu vị ấy sắp xếp thì giờ thuận tiện cho cả nhóm. Nguyện Đức Chúa Trời ban phước cho bạn khi bắt đầu nghiên cứu môn học GIẢNG ĐẠO và DẠY ĐẠO . Mong rằng những bài học này sẽ làm phong phú đời sống và sự hầu việc Chúa của bạn, đồng thời giúp bạn hoàn thành cáchhiệu quả vai trò của bạn trong thân thể Đấng Christ. BẠN VÀ CHỨC VỤ . BẠN HÃY TỰ CHUẨN BỊ CHÍNH MÌNH . BẠN HÃY CHUẨN BỊ TÀI LIỆU . Bạn và Chức Vụ “Tôivẫn còncảm thấy xấu hổ và thất vọng. Tôi đã giảng hết sức mình, nhưng không ai cảm động. Khi các tín đồ cầu nguyện, tôi đã quì gối xuống trong một góc phòng và khóc lóc thảm thương: bài giảng… cáchgiảng đạo… tất cả hoàn toàn thất bại… tệ hại hơn cả, không có ai lên tòa giảng xin tiếp nhận sự cứu rỗi”. Phải chăng Đức Chúa Trời đã phạm sai lầm? Không, chính tôi đã phạm sai lầm. Đó là lý do… Đức Chúa Trời đã không kêu gọi tôi. Tôi không được Chúa kêu gọi… tôi sẽ không bao giờ giảng đạo nữa. “Khi tôi đang cầu nguyện thổn thức, thì một bàn tay đã chạm đến vai tôi. “Thầy ơi,
  • 6. xin Thầy giúp đỡ chúng tôi cầu nguyện cho những người đã lên tòa giảng xin tin Chúa?” Tôi đã không tin nổi ở mắt mình! Có đến mười một người xin tiếp nhận sự cứu rỗi! Có đến mười một người tin nhận Chúa!” Tác giả những dòng chữ này đã trở thành một Mục sư thành công và một giảng sư xuất sắc, nhưng ông đã viết những dòng này khi ông mới bắt đầu giảng dạy. Kinh nghiệm của ông chứng tỏ rằng một người yêu mến linh hồn người ta có thể rao giảng Tin Lành và chinh phục họ về cho Đấng Christ. Bạn là một người trong một đoàn người to lớn của các tín hữu đã đáp lời kêu gọi của Chúa. Giảng đạo và dạy đạo là những phương pháp bạn có thể dùng để cứu vớt những người hư mất và giúp đỡ các tín hữu trở thành những Cơ đốc nhân mạnh mẽ. Môn học này sẽ giúp bạn đạt những kỹ năng cần thiết để chuẩn bị và trình bày các bài học cùng các bài giảng một cáchthành công và tự tin. Bài học này sẽ giúp bạn biết hạng người mà Chúa muốn bạn trở thành và loại công việc mà Ngài muốn bạn làm. Bố Cục bài Học : Khái niệm về chức vụ. Các phẩm chất của chức vụ. Hai chức vụ đặc biệt. Mục tiêu Của bài Học : Khi học xong bài học này bạn sẽ có khả năng: Mô tả các phẩm chất của người hầu việc Chúa thời Tân ước. Thảo luận về chức vụ của người hầu việc Chúa thời Tân ước. Trau dồiđời sốngcủa bạn về phẩm chất mà Tân ước đòi hỏi ở một người hầu việc Chúa. Các sinh Hoạt Học Tập Đọc cẩn thận phần đầu trong sách tự học này bạn sẽ biết cáchsử dụng sách giáo khoa này cùng cáchtrả lời cho mỗi câu hỏi. Hãy nghiên cứu bố cục và các mục tiêu của bài học. Việc này sẽ giúp bạn xác định rõ những điều bạn phải đạt được khi nghiên cứu bài học này. Hãy đốichiếu phần chú giải thuật ngữ ở cuối sáchđể xem các định nghĩa của những chữ căn bản mà bạn chưa hiểu. 4. Hãy đọc bài học và làm bài tập trong phần triển khai bài học. Hầu hết những câu trả lời của bạn đều nằm trong phần hướng dẫn học tập này. Tuy nhiên có một số câu hỏi buộc phải trả lời dài, thì bạn nên viết vào sổ tay. Kiểm tra phần trả lời của mình với phần giải đáp ở cuối bài học. 5. Cuối mỗi bài bạn hãy làm bài trắc nghiệm cá nhân và hãy kiểm tra cẩn thận những câu trả lời của bạn so với những phần mà bạn trả lời không đúng. những chữ căn bản : Tìm hiểu những chữ căn bản chúng tôi đã liệt kê ở phần đầu của mỗi bài học sẽ
  • 7. giúp bạn trong quá trình học tập. Bạn sẽ tìm thấy những chữ này được định nghĩa theo thứ tự ABC trong phần giải nghĩa thuật ngữ ở cuối sách. Nếu bạn không hiểu nghĩa của bất cứ chữ nào trong sách thì hãy xem xét lại những chữ này khi bạn gặp phải trong khi đọc bài. khai triển bài học : khái niệm về chức vụ : Mục tiêu 1: Chọn những câu có khái niệm về chức vụ đã đươc trình bày trong các thư tín Giám mục . KIỂU MẪU THUỘC VỀ KINH THÁNH: Chức vụ là gì? Làm thế nào tôi biết cách phục vụ có hiệu quả hơn? Tôi phải làm gì? Tôiphải trở thành một người như thế nào? Tôi phải giảng như thế nào? Tôi phải dạy như thế nào? Đây là những câu hỏi có thể có trong tâm trí của Timôthê khi ông mới bước vào chức vụ. Ông Tít, một người hầu việc của Chúa thời Tân ước, cũng đã từng đối diện với những câu hỏi tương tự. Việc bạn quan tâm đến môn học này liên hệ đến các chức vụ trong Hội Thánh hoặc là trong các chức vụ bạn muốn phục vụ sau này. Có lẽ bạn cũng có những câu hỏi như thế. Nếu vậy Kinh Thánh có thể giúp bạn. Hãy học các thư tín Giám mục (I Timôthê, II Timôthê và Tít) là những Thư tín do Sứ đồ Phaolô viết ra. Đây là những chỉ dẫn đặc biệt dành cho những người có liên hệ đến công tác hầu việc Chúa. Bạn phải đọc kỹ những thư tín này vì bạn sẽ phải trưng dẫn khi bạn hầu việc Chúa và có lẽ bạn sẽ dự phần trong chức vụ giảng đạo và dạy đạo. Những thư tín này không phải bao gồm hết tất cả những điều Tân ước dạy về chức vụ, nhưng đây là những sự dạy dỗ căn bản. 1. Hãy liệt kê sau đây ba thư tín Giám mục. 2. Hãy đọc qua các thư tín Giám mục và nắm vững quan điểm tổng quát về những lời chỉ dạy dành cho những người liên quan đến chức vụ. Hãy ghi dấu kiểm tra đã đọc trước các câu Kinh Thánh để tỏ ra bạn đã hoàn thành công tác được giao… 3. Hãy khoanh tròn mẫu tự đầu các câu mà bạn tin là đúng. Các thư tín Giám mục được viết do 1 sứ đồ kỳ cựu gởi cho hai thanh niên đã dâng mình phục vụ Hội Thánh. Những thư tín này đã đem lại những lời chỉ dẫn hữu ích cho những người đang thiết tha với những chức vụ của Hội Thánh. Các thư tín Giám mục khi đưa ra những phẩm chất của các chức vụ Cơ đốc và mô tả thái độ của những người hầu việc Chúa, nhằm mục đíchlàm nản lòng những tín đồ muốn dự phần trong chức vụ. Những lời chỉ dẫn của sứ đồ Phaolô trong thư tín Giám mục không bao gồm mọi khía cạnh của các phẩm chất người hầu việc Chúa, nhưng bao gồm những điểm chính theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh về sự lãnh đạo Cơ đốc. Phaolô đã xem chức vụ như là một đặc ân. Ông ân hận những ngày tháng xa xưa khi ông bắt bớ Hội Thánh và chống nghịch Chúa Giê Xu (ITi1Tm 1:12-14). Khi ông liệt kê những thành đạt của mình ông kể như rơm rác phải ném bỏ đi. Đối với ông mọi sự điều là sự lỗ ngoại trừ sự nhận biết Đấng Christ (Phi Pl 3:8-11). Ngay
  • 8. cả những sự đau khổ và những sự bách hại ông chịu vì cớ Tin Lành đều được ông xem như là một vinh dự vì được chia sẻ sự thương khó với Đấng Christ. Ông đã xem sự yếu đuốivề thể xác của ông như là một cơ hội để Đấng Christ bày tỏ quyền phép của Ngài. Những lời nói của ông là, “Tôihài lòng những sự yếu đuối, những sự sỉ nhục, những gian lao những sự bách hại và những khó khăn vì cớ Đấng Christ. Vì khi tôi yếu đuối, đó là lúc tôi mạnh mẽ” (IICo 2Cr 12:10). Trong các thư tín Giám mục, Phaolô đã viết về sự lãnh đạo Hội Thánh cho những người trong đức tin của ông. Trong phần kế tiếp chúng ta sẽ thấy ông nói với Timôthê và Tít về tư cách người phục vụ Tin Lành và loại công việc mà ông được kêu gọi để làm. 4. Hãy khoanh tròn mẫu tự chỉ câu mô tả quan niệm của Phaolô về chức vụ đã được trình bày trong các thư tín Giám mục. Ông đã coichức vụ như là: Một công việc phải làm giống như mọi công việc khác. Một sự tín nhiệm ủy thác thiêng liêng Một đặc ân Một cơ hội để kiếm địa vị và để được kính trọng. Một sự chia sẻ sự thương khó của Đấng Christ với nhiều gian khổ. Một công việc để hưởng lương cao. CÁC CHỨC VỤ CHUNG VÀ CÁC CHỨC VỤ ĐẶC BIỆT: CHỨC VỤ CHUNG: Mục tiêu 2: Nhận diện về quan niệm của chức vụ chung như Hội Thánh đầu tiên mô tả . Chức vụ là gì? Chúng ta đã hỏi câu hỏi này trong phần đầu của bài học. Chúng ta hãy để Kinh Thánh trả lời. Trong cơ cấu của Hội Thánh, có nhiều người được kêu gọi nhưng không phải tất cả được kêu gọi để giảng và dạy. Điều này được thấy trong ITi1Tm 3:8-13. Những người giúp việc này (đôi khi chỉ về các chấp sự) không phục vụ những người được mô tả ở câu 1 đến câu 7, những danh sách khác về những người hầu việc Chúa còn được thấy ở sách ICo1Cr12:28 và RoRm 12:4-8. Bạn thấy rằng mọi thành viên của thân thể Đấng Christ đều có một chỗ đứng nào đó để phục vụ. Tất cả những sự phục vụ này đều quan trọng mặc dù có một vài vị trí nổi bật hơn. Mỗi chức vụ là một công tác khác nhau để cho thân thể Hội Thánh được trưởng thành. Phaolô giải thích điều này trong Eph Ep 4:12, “Ngài đã lập các sứ đồ, các tiên tri, các thầy giảng Tin Lành, các và các giáo sư để chuẩn bị mọi công dân của Đức Chúa Trời tham gia vào công tác phục vụ nhằm mục đích xây dựng thân thể của Đấng Christ”. Sách Công vụ các sứ đồ cũng cho ta nhiều thí dụ. Khi Hội Thánh đầu tiên đối diện với vấn đề khó khăn trong việc phân phối thực phẩm cho những góa phụ, các sứ đồ đã lựa chọn bảy người và giao cho họ công tác này do đó các sứ đồ có thể dâng mình hoàn toàn vào chức vụ giảng đạo và cầu
  • 9. nguyện (Cong Cv 6:1-4) Bà Đôcabằng cách may áo ngắn, áo dài cho họ (9:36-41). Tên Giô sép đã đổi thành tên Banaba vì cớ ông đã thành người yên ủi người khác (4:36). Ông này đã kết hợp với Phaolô và tiến cử Phaolô cho các sứ đồ và Hội Thánh tại Giêrusalem (9:26-27). Về sau ông đã đi tìm Phaolô tại Tạtsơ và đưa Phaolô về Antiốt để phục vụ cho Hội Thánh đó (11:56-26). Banaba cũng phục vụ như là Giáo sư và Tiên tri (13:1) và sau đó Hội Thánh đã sai ông cùng với Phaolô để làm công tác truyền giáo (13:2). Các Cơ đốc nhân thời Tân ước đã tìm thấy nhiều cách để hầu việc Chúa. Cũng có những người được kêu gọi nhiều chức vụ đặc biệt. 5. Khoanh tròn mẫu tự đầu tiên tả đúng quan niệm về chức vụ chung như Hội Thánh đầu tiên đã đề cập về tài liệu này. Chức vụ đã được coinhư địa vị lãnh đạo quan trọng có uy thế và giá trị mà một người có được do địa vị của người đó trong Hội Thánh. Chữ chức vụ nói về một nhóm nhỏ những cá nhân hướng dẫn đời sống thuộc linh của Hội Thánh thông qua các hoạt động giảng và dạy của họ. Chức vụ đã được hiểu như là sự phục vụ Chúa vì cớ thân thể của Ngài trên mặt đất này. CHỨC VỤ ĐẶC BIỆT: Mục tiêu 3: Chọn một câu đề cập đến mục đíchcủa các chức vụ đặc biệt trong thân thể của Đấng Christ . Giữa nhiều chức vụ khác nhau của Hội Thánh Chúa đã đạt một số người vào một chức vụ đặc biệt. Phaolô dùng thân thể conngười để minh họa chức vụ này. Đấng Christ là đầu của thân thể Ngài tức là Hội Thánh (Eph Ep 1:22-23). Mỗi tín đồ là một chi thể của thân Ngài. Có một công dụng khác nhau (ICo1Cr 12:4-6). Mặc dầu tất cả các tín đồ đều được kêu gọi vào chức vụ một cách tổng quát, nhưng có một số người được ban cho một chức vụ đặc biệt trong Hội Thánh: (Ấy chính Ngài đã cho người này làm sứ đồ kẻ kia làm tên tri, người khác làm thầy giảng Tin Lành, kẻ nữa làm và giáo sư (Eph Ep 4:11). Sự giảng đạo và dạy đạo là hai chức vụ đặc biệt được ban cho Hội Thánh để cho con dân của Chúa phương cách hầu việc Chúa cũng như đưa cả Hội Thánh đến sự hiệp nhất và trưởng thành (4:12-13). Đây là những chức vụ đặc biệt được đề cập trong môn học này. 6. Khoanh tròn mẫu tự của câu đề cập đến mục đíchcác chức vụ đặc biệt trong Hội Thánh để: Đề bạt người có tài năng nhất lên địa vị lãnh đạo. Phát triển một hệ thống hành chánh để Hội Thánh có thể hoạt động cách hữu hiệu theo phương cách của ngành thương mại. Phát triển sự trưởng thành thuộc linh và sự hiệp một của thân thể cùng sự đi ra làm chứng đạo. Nững phẩm chất của chức vụ:
  • 10. Các phẩm chất theo Kinh Thánh dạy: Mục tiêu 4: Phân biệt các phẩm chất được Kinh Thánh dạy rõ và những điều Kinh Thánh không dành cho những người ở trong các chức vụ . Khi chúng ta xem xét các vấn đề trước mắt, hãy đọc Kinh Thánh trong tinh thần cầu nguyện. Hãy tự hỏi. Kinh Thánh dạy tôi điều gì ? Đức Thánh Linh sẽ giúp bạn hiểu ý nghĩa và áp dụng Kinh Thánh như thế nào. Một số những phẩm chất của người lãnh đạo thời Tân ước được nêu ra trong ITi1Tm 3:1-7. Những câu này mô tả phẩm chất người giữ chức vụ trong Hội Thánh. Hãy đọc cẩn thận khúc Kinh Thánh này trước khi tiếp tục. Hãy lưu ý rằng Phaolô bắt đầu khen ngợi những người muốn bước vào chức vụ hầu việc Chúa. Ước vọng muốn bước vào chức vụ là một bằng chứng về sự kêu gọi của Chúa dành cho đời sống bạn. Nhưng ước muốn và ngay cả sự kêu gọi cũng chưa đủ. Đức Chúa Trời đưa ra những đòi hỏi căn bản mà bạn phải đáp ứng. Trước hết bạn phải là người Đức Chúa Trời muốn bạn trở thành rồi bạn mới có thể làm được điều Đức Chúa Trời muốn bạn phải làm. Ở đây bạn cần phải dò xét tấm lòng của bạn. Mỗi một người muốn hầu việc Chúa phải tự hỏi tại sao mình muốn hầu việc Chúa. Tại sao bạn muốn dạy dỗ? giảng đạo? phục vụ? Chỉ có một mình bạn mới có thể trả lời những câu hỏi này đúng với lương tâm bạn và với Đức Chúa Trời. 7. Hãy đọc lại 3:1 cẩn thận rồi lưu ý điều kiện người hầu việc Chúa phải có, rồi khoanh tròn câu trả lời nói về các phẩm chất của chức vụ theo Kinh Thánh đã dạy. George là một tân tín hữu có nhiều tài năng thiên nhiên. Anh tự thấy mình là “một người quan trọng”. Đốivới anh dường như chức vụ được mọi người nhận biết quan trọng hơn hầu việc âm thầm, vì thế anh đã quyết định tham gia vào chức vụ. Alfred đã là Cơ đốc nhân được 3 năm rồi. Anh trung tín trong sự nhóm lại với Hội Thánh, thường xuyên đọc Kinh Thánh và hay làm chứng đạo cho người chưa biết Chúa. Anh cảm biết rằng Chúa muốn anh tham gia tích cực hơn trong chức vụ của Hội Thánh. Anh đang học Kinh Thánh cáchnghiêm túc và cầu xin Chúa mở cửa ban cơ hội cho anh. Anh đã thưa với các nhà lãnh đạo của Hội Thánh rằng anh sẵn sàng phục vụ bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu anh được yêu cầu. Phaolô bắt đầu liệt kê các phẩm chất của người hầu việc Chúa bằng cáchnói rằng họ phải không chỗ tránh được. Điều này không có nghĩa rằng họ phải là người trọn vẹn mà họ phải là người có tiếng tốt, họ không bị tố cáo là vô luân hoặc theo tà giáo. Một người hầu việc Chúa phải là người chân thật, thánh sạch và ngay thẳng. Đây là nhân cách tốt đẹp của người Cơ đốc. Sựđòi hỏi này đã được nhắc lại hai lần trong Tit Tt 1:6-7. Trong thư thứ nhất gởi cho Timôthê, Phaolô đã đưa ra những mẫu mực gia đình của người hầu việc Chúa trong Hội Thánh. Để đạt được yêu cầu này, người ấy phải là chồng của một vợ và biết cai trị gia đình mình cách tốt đẹp. Người hầu việc Chúa phải luôn luôn làm gương mẫu cho nếp sống đạo đức Cơ đốc trong một gia
  • 11. đình mình. Ông phải biết cai trị gia đình riêng bằng sự ngay thẳng và tình yêu thương đến nỗi các người trong gia đình đều kính trọng ông khiến họ tôn trọng quyền lãnh đạo của ông. Vị sứ đồ tỏ ra tương đồng giữa đời sống gia đình và Hội Thánh. Nếu một người không thể quản trị gia đình mình thì ông ta cũng không thể chăm lo cho Hội Thánh được. Chúa Jêsus đã dạy nguyên tắc này trong câu: “Ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi chăm sóc nhiều” (Mat Mt 25:21). Một người hầu việc Chúa phải là người bén nhạy tự chế, tiết độ và có trật tự. Đây là những đặc tính của một người lịch sự, trang nghiêm. Không nên có lời nói hay thái độ sỗ sàng, lỗ mãng, mất lịch sự. Tất cả cách cư xử và bề ngoài của ông phải tiêu biểu tốt cho Tin Lành mà ông rao giảng. 8. Khoanh tròn mỗi câu đúng sau đây, người lãnh đạo Cơ đốc phải: Là một gương mẫu và trọn lành Có được tiếng tốt giữa các tín đồ lẫn người chưa tin Chúa. Phải làm gương chân thật và thánh khiết cũng như biết cai trị nhà riêng mình. Phải lịch sự với mọi người đồng thời trong cách ăn mặc cũng như trong cử chỉ phải là một người tiêu biểu vẻ đẹp của Tin Lành. Đối với chính chức vụ, Phaolô đã đề cập ba điều trong bức thư gởi cho Timôthê. Trước hết, người hầu việc Chúa phải ân cần tiếp khách, vì trong thời Timôthê những người đi hầu việc Chúa cần nơi ở trong chuyến lưu hành của họ. Điều này cũng tăng cường, ý nghĩa của phong tục hiếu khách rất phổ biến giữa vòng những người Đông Phương. Đón tiếp một người nào đó vào nhà mình để họ nghỉ ngơi qua đêm và dùng bữa đều là những dấu hiệu của sự hiếu khách. Thứ hai, Phaolô nói rằng người hầu việc Chúa phải có tài dạy dỗ. Vì trách nhiệm chính của người hầu việc Chúa là dạy Kinh Thánh cho những người khác. Nên phải là một người dạy có tài năng. Một người tự thấy mình không có khả năng dạy dỗ phải cố gắng học tập để trở thành người thầy giáo giỏi. Cuối cùng, Phaolô không khuyến khích người mới tin Chúa bước vào chức vụ. Một người mới tin Chúa giống như một hạt giống mới nẩy mầm. Người đó cần có thời gian để lớn, để phát triển và để mang quả. Cần có thời gian để trau giồi các phẩm chất lãnh đạo mà chức vụ đòihỏi, vì quá trình làm tín đồ giúp họ lớn lên và trở thành một người hầu việc Chúa có hiệu quả và tài năng. Dĩ nhiên điều này không có nghĩa là (một người mới tin Chúa không thể có) một vị trí có ý nghĩa trong chức vụ chung hoặc sự phục vụ như đã mô tả ở phần trước. 9. Những phẩm chất nào sau đây do Kinh Thánh dạy cho những người có chức vụ trong Hội Thánh? Những người hầu việc Chúa. Phải hiếu khách Phải phát triển khả năng dạy dỗ Phải có ý chí mạnh mẽ Cần một nền học vấn cao cấp Phải trưởng thành phần thuộc linh
  • 12. Phải thực thi sự kiểm soát đầy uy quyền. Những người phục vụ Chúa được cảnh cáo về nguy cơ yêu mến tiền bạc. Không ai bị khinh bỉ cho bằng người bước vào chức vụ chỉ vì lợi lộc vật chất cá nhân. Đức Chúa Trời đã đáp ứng các nhu cầu của bạn, bạn phải trông cậy Ngài tiếp trợ cho bạn. Sự rủa sả và sự định tội sẽ đến thật nhanh chóng cho ai hầu việc Chúa vì tham lam tiền bạc, tài sản. Người hầu việc Chúa phải kiên nhẫn, không nghiền rượu, không phải là những kẻ ưa đình công, những người hay cãi nhau. Thay vì say sưa, tàn bạo và tranh giành, họ phải nổi tiếng là người tử tế, nhân hậu và hiền hòa. Điều rất quan trọng là người hầu việc Chúa phải được những người ngoài Hội Thánh kính trọng, người đi dạy dỗ người khác thì chính mình phải là người xứng đáng. Nếu có sự thiếu thành thật, bất trung hoặc không trung định trong đời sống của người lãnh đạo, thì ông đánh mất ảnh hưởng trên những người mà ông đang cố gắng dẫn dắt họ đến cùng Chúa. Dù cho chúng ta có sùng đạo, kỉnh kiền, đúng đắn hay thành thật trong sự rao giảng và cầu nguyện đến bao nhiêu, nếu đời sống chúng ta làm gương xấu thì mọi nỗ lực của chúng ta đều vô ích. 10. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau. Sự tử tế, nhân hậu và kiên nhẫn của người hầu việc Chúa phải là bằng chứng cho. Những người nhóm lại trong Hội Thánh Những người trong cộng đồng không phải là Cơ đốc nhân Mọi người: Anh em Cơ đốc nhân, những người chưa tin Chúa và các thành viên trong gia đình. Những đòi hỏi của Đức Chúa Trời từ trong Kinh Thánh dành cho những người hầu việc Chúa dường như là nghiêm khắc và nặng nề quá? Tuy nhiên, cũng do yêu cầu đó mà một người được kêu gọi vào thánh chức được mọi người dành cho sự tôn kính xứng đáng. Một người hầu việc Chúa phải luôn luôn ý thức rằng ông đang lãnh đạo những người khác bằng những gì ông có chứ không phải những gì ông nói. Trách nhiệm càng lớn thì vinh dự càng cao. Chúa Jêsus phán: “Vì ai đã được ban cho nhiều, thì sẽ bị đòilại nhiều” (LuLc 12:48). 11. Một bản liệt kê phẩm chất khác của người hầu việc Chúa đã được ra trong Tit Tt 1:6-9. Hãy đọc và so sánh với phẩm chất ở ITi1Tm 3:1-7. Rồi làm bài tập sau đây. Hãy liệt kê năm phẩm chất có trong cả hai khúc Kinh Thánh trên. Có hai phẩm chất tương tự nhau trong cả hai sách. Đó là những phẩm chất gì? Một lời khích lệ cổ vũ trong Títliên quan đặc biệt đến chức vụ và không được liệt kê trong danh sách ở Timôthê.
  • 13. Trong thư Títcó nói gì về các con của người lãnh đạo Hội Thánh mà thư Timôthê đã không nói đến? Hãy liệt kê những phẩm chất cònlại trong thư Tít mà không được liệt kê trong danh sách Timôthê. 12. Để làm sáng tỏ những phẩm chất theo Kinh Thánh dạy cho những người hầu việc Chúa. Bạn hãy ghi số 1 ở trước mỗi câu trên cách đặc biệt trong Kinh Thánh và số 2 ở trước những câu KHÔNG có trong Kinh Thánh. Không chỗ trách được (không có lỗi) Chỉ có một vợ Phải được sự chấp thuận của Tổng Giáo Hội của Hội Thánh. Phải hiếu khách Hoàn tất chương trình huấn luyện theo như cấp lãnh đạo Hội Thánh đòihỏi. Phải tự chế, mềm mại, yêu hòa bình. Phải có khả năng cai trị nhà riêng mình, thực hành sự lãnh đạo thuộc linh xứng đáng trong gia đình. NHỮNG PHẨM CHẤT CHUNG: Nghiên cứu: Mục tiêu 5: Tầm quan trọng của việc nghiên cứu Kinh Thánh của những người hầu việc Chúa . Mục tiêu 6: Nhận diện ra sự mô tả về chức vụ của Đức Thánh Linh trong tiến trình nghiên cứu Kinh Thánh . Mỗi người có trách nhiệm hầu việc Chúa phải là người học trò của Kinh Thánh. Nếu bạn giảng đạo hay dạy đạo phải rất quen thuộc, thông thạo với quyển Kinh Thánh mà bạn đang sử dụng. Bất cứ ai được kêu gọi phục vụ Lời Chúa cũng được kêu gọi để nghiên cứu Lời Chúa, vì chức vụ này đòi hỏi công việc kia. Nếu bạn dạy người ta đọc thì trước hết bạn phải biết đọc. Bạn nghĩ gì nếu một giáo sư âm nhạc mà không biết gì về nhạc lý không? Bạn có nghĩ như vậy nếu một giáo sư Kinh Thánh mà không biết gì về Kinh Thánh không? Nghiên cứu, học tập là cái giá bạn phải trả để đạt nếu bạn muốn làm người truyền đạo có hiệu quả và làm thầy dạy Lời Chúa thành công. Chúng ta hãy xem xét một số gợi ý về nghiên cứu. Bạn cần phát huy thói quen nghiên cứu hằng ngày và trung tín dữ thói quen đó. Phải hết sức tránh xa những gì ngăn trở hoặc những gì làm xao lãng nghiên cứu học hỏi. Hãy giữ cuốn Kinh Thánh và cuốn sổ tay bên cạnh. Bất cứ điều gì bạn đọc được
  • 14. hãy sẵn sàng dùng đến khi bạn cần. Cũng như bạn cần có thì giờ đều đặn để học tập, thì bạn cũng cần một nợi để học tập đều đặn. Dù nơi bạn học được dùng làm gì vào thì giờ khác nhau nhưng khi đến giờ Kinh Thánh bạn cứ dùng nơi đó để học. Như vậy bạn đánh giá đúng đắn về tầm quan trọng của công việc hầu việc Chúa của bạn. 13. Hãy đọc IPhi 1Pr 3:15 và so sánh với IITi 2Tm 2:15. Theo những câu Kinh Thánh này, giải thích tầm quan trọng của việc học Kinh Thánh đối với các Cơ đốc nhân nói chung và đặc biệt là cho những người hầu việc Chúa. Hãy sử dụng cuốn sổ tay của bạn để trả lời câu hỏi này. 14. Hãy đọc những câu sau đây vốn giải thích tầm quan trọng của việc dành một thì giờ đặc biệt và một chỗ đặc biệt để học Kinh Thánh. Hãy suy nghĩ đến hoàn cảnh của bạn và kiểm soát xem nơi nào thích hợp cho việc học dù nơi đó bạn đã hài lòng (H) hay cần cải thiện thêm (C) ….. …. Tạo được một thái độ thích đáng cho việc học. ….. …. Làm cho tôi dễ đi vào kỷ luật học tập. ….. …. Tất cả các tài liệu tôi cần đến có sẵn để giúp tôi trong việc học …. …. Tạo cho tôi sự riêng tư cần thiết để tôi tập trung vào việc học. …. …. Hãy để người khác biết rằng tôi đang bận vào giờ đó. …. …. Hãy để người khác biết rằng tôi đang dùng chỗ ấy vào giờ đó. …. …. Giúp tôi lập kế hoạch các hoạt động của tôi quanh việc học Kinh Thánh của tôi. …. …. Có đủ ánh sáng và bàn ghế cho việc học tập có hiệu quả. Hãy viết vào trong sổ tay của bạn về điều bạn có thể làm để cải thiện chỗ học tập của bạn và làm thế nào bạn có thể sắp xếp thì giờ hầu cho bạn có được một thì giờ đều đặn và đặc biệt cho việc học tập Hãy nhớ rằng việc học Kinh Thánh khác với các sách thông thường. Mục tiêu chính của bạn là biết Kinh Thánh nói gì và hiểu Kinh Thánh có nghĩa gì. Nguồn giúp đỡ chính yếu của bạn là Đức Thánh Linh. Chúa Jêsus đã phán : “Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật” (GiGa 16:13). Kinh Thánh là sự khải thị thiên thượng. Vì lý do đó chúng ta phải tùy thuộc vào chức vụ dạy dỗ của Đức Thánh Linh để đưa dẫn chúng ta vào mọi lẽ thật. Có hai lý do tại sao chúng ta phải được Đức Thánh Linh dạy dỗ. Trước hết, chỉ có Đức Thánh Linh mới biết được mọi sự thuộc về Đức Chúa Trời. Thứ hai, chỉ có Đức Thánh Linh mới có thể bày tỏ những sự thuộc về Đức Chúa Trời. 15. Đọc ICo1Cr2:9-15 và giải thích tại sao chúng ta rất cần được Đức Thánh Linh dạy dỗ trong hai lãnh vực này. Hãy viết câu trả lời của bạn trong sổ tay. Làm thế nào Đức Thánh Linh biết các mục đíchcủa Đức Chúa Trời Làm thế nào để chân lý của lời Chúa được soi sáng cho chúng ta? Có nhiều phương tiện hỗ trợ chúng ta đọc Kinh Thánh nhưng quan trọng hơn hết là chúng ta phải nhận được sự giúp đỡ đặc biệt từ Đức Thánh Linh bên trong. Hãy
  • 15. mở sách Mat Mt 16:13-17 và đọc biết thể nào Phierơ để hiểu biết Chúa Jêsus chính là Đấng Christ bạn sẽ để ý rằng chân lý này đã được đến với ông do sự khải thị của Đức Chúa Cha chứ không phải do sự hiểu biết hay kinh nghiệm của loài người. 16. Chức vụ của Đức Thánh Linh trong sinh hoạt nghiên cứu Kinh Thánh có thể được miêu tả tốt nhất như là. Sự hướng dẫn cung cấp cho mọi người bên ngoài Kinh Thánh. Ban sự nhận thức vào trong Lời Chúa và bày tỏ làm thế nào Lời đó áp dụng vào đời sống và chức vụ của một người. Cung cấp sự linh cảm mà một người thỉnh thoảng cần đến khi nghiên cứu Lời Chúa. Yêu thương Mục tiêu 7: Hãy giải thích tại sao tình yêu thương phải là động cơ tiềm ẩn của chức vụ hầu việc việc Chúa . Tình yêu thương của Đấng Christ phải là sức mạnh tể trị trong đời sốngmọi người hầu việc Chúa. Phaolô đã nói: “Vì yêu thương của Đấng Christ cảm chúng tôi, và chúng tôi tưởng rằng nếu có một người chết vì mọi người, thì mọi người chết, lại Ngài đã chết vì mọi người, hầu cho những kẻ còn sốngkhông vì chính mình mà sống nữa, nhưng sống vì Đấng đã chết và sống lại cho mình”. (IICo 2Cr 5:14-15) Không có động cơ nào thúc đẩy chức vụ tiến mạnh và thành công nếu không có tình yêu của Đấng Christ. Một luật sư hay một bác sĩ hoặc một thương gia có thể phục vụ người ta vì những động cơ nhỏ bé hơn nhưng mọi người hầu việc Chúa phải được tình yêu của Đấng Christ thúc đẩy, cảm động. Một lần kia, một trẻ đã nói: “Tôithích giảng đạo!” Một Mục già đã trả lời: “Vâng nhưng ông yêu thích người ta không? “ “Vì sự yêu thương của Đức Chúa Trời rải khắp trong lòng của chúng ta bởi Đức Thánh Linh đã được ban cho chúng ta.” (RoRm5:5) giống như Phaolô, bạn cũng có thể được tình yêu thương của Chúa chiếm hữu. 17. Hãy đọc ICo1Cr13:1-13. Hãy đặc biệt lưu ý các câu 1 và 2 và giải thích bằng ngôn ngữ của bạn tại sao tình yêu thương phải là động cơ tiềm ẩn của người hầu việc Chúa. Thái độ: Mục tiêu 8: Hãy nhận diện những phẩm chất quen thuộc với một người chăn bầy tốt và một tốt. Căn cứ trên bốn khúc Kinh Thánh nói về người chăn chiên . Hãy mở ra IPhi 1Pr 5:1-7 và đọc những lời chỉ dẫn của Phierơ về thái độ đúng đắn một người phải có đối với chức vụ. Ông so sánh vai trò của người hầu việc Chúa với một người chăn bầy. Ông đã nghe đến hình ảnh mà Chúa Jêsus đã dùng sau khi Ngài Phục sinh (GiGa 21:15-19). Chỉ một vài ngày trước đó, Phierơ đã chốimình không phải là môn đệ của Chúa Jêsus. Để đưa ông trở lại mối thông công của Ngài.
  • 16. Chúa Jêsus đã hỏi ông ba lần về việc xác nhận tình yêu thương và ý nghĩa của mỗi lần Ngài hỏi Phierơ và giao trách nhiệm chăn chiên của Ngài. Trách nhiệm đó bao gồm cả việc nuôi chiên và chăm sóc tất cả mọi nhu cầu của cả những chiên convà chiên đã lớn. Đây là một hình thức rất đẹp về sự chăm sóc của Ngài chăn chiên tốt đối với bầy chiên. 18. Hãy đọc HeDt 5:11; 6:3; IPhi 1Pr 2:2; ICo1Cr 3:1-3 và trả lời những câu hỏi sau đây: Hãy khoanh tròn chữ đầu của mỗi câu ĐÚNG. Chiên con cần khẩn phần sữa thường ngày để giúp cho đời sốngthuộc linh của chúng được lớn lên trong những kinh nghiệm đầu tiên của sự cứu rỗi. Sữa không dành cho con chiên đã lớn chúng cần đồ ăn cứng để giúp chúng tạo ra sự trưởng thành thuộc linh. Người chăn bầy chiên phải rất nhạy bén với những nhu cầu của những em bé thuộc linh lẫn những người đã trưởng thành để chuẩn bị chức vụ mình trên cơ sở này cũng như theo sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh. Những con trẻ thuộc linh thường bơ vơ, không tự lực được và hay xa lánh người chăn. Cần giúp đỡ cho họ vượt qua khỏi tình trạng contrẻ thuộc linh là trách nhiệm chính của người hầu việc Chúa. 19. Căn cứ trên bản liệt kê về phẩm chất của trang bên cạnh rồi trả lời những câu hỏi sau đây trong sổ tay của bạn. CÁC PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI CHĂN BẦY THUỘC LINH Thi Tv 23:1-6 Người chăn chiên cung cấp: Mọi sự conchiên cần: Thức ăn, nước uống, nghỉ ngơi để chúng lớn lên và phát triển Hướng dẫn: Người chăn dẫn chiên vào những conđường ông lựa chọn. Bảo vệ và sửa dạy: Cây trượng và cây gậy của người chăn lo việc bảo vệ cho nên con chiên không hề sợ hãi. Đáp ứng mọi nhu cầu -ngay cả khi kẻ thù đe dọa. GiGa 10:16 Người chăn chiên hiền lành Cung cấp sự cứu rỗi cho chiên Ngài. Biết chiên Ngài, chiên biết và tin cậy Ngài Dẫn chiên vào lối đường đúng, nuôi chiên, bảo vệ chiên và chăm sóc chiên các nhu cầu của chiên. Là một gương tốt và bầy chiên tin cậy đi theo Ngài. Quan tâm đến bầy chiên Ngài và sẵn sàng chết vì chiên. Quan tâm đến mọi chiên vì Ngài có tấm lòng và tầm nhìn của một người chăn chiên. LuLc 15:4-7
  • 17. Người chăn chiên : Để bầy chiên ở nơi an toàn khi người đi tìm conchiên lạc mất. Cố tìm cho được con chiên bị mất. Đưa conchiên lạc trở về chuồng chiên. Vui mừng vì sự trở về của conchiên lạc. IPhi 1Pr 5:1-7 Người chăn bầy Chăm sóc chiên cách vui lòng Phục vụ vì cớ yêu chiên chứ không phải đó chỉ là công tác. Biết lòng phục vụ và khiêm nhường. Lãnh đạo một cách nhẹ nhàng chứ không kiểm soát khắt khe. Làm gương tốt cho bầy chiên Sẵn sàng thuận phục những người chăn lớn tuổi. Không lo lắng gì khi phục vụ vì người tin cậy nơi Đấng chăn chiên trưởng. Một người chăn bầy chăm sóc bầy chiên của mình trong ít nhất ba cách: Ông cung cấp, ông dẫn dắt, vì ông tìm kiếm. Hãy dùng những chữ này làm tiêu đề và lập ra danh sách trong sổ tay của bạn. Dưới mỗi đầu đề tương ứng hãy viết những chữ tronh Kinh Thánh mô tả việc chăm sóc của người chăn chiên dành cho bầy chiên. Danh sách nào trong câu a là dài nhất? Điều này gợi ý gì về chức vụ bạn với tư cách là người chăn giữ dân sự của Đức Chúa Trời? Là một người chăn bầy của Đức Chúa Trời, bạn có phải quan tâm đến những con chiên lạc hay không? Hãy chứng minh bằng một trong những câu Kinh Thánh này. Bạn có nghĩ rằng một người giữ chức vụ chăn bầy mà không phải là một của một Hội Thánh không? Một người không quan tâm đến bầy chiên đã được so sánh với một người chăn thuê trong GiGa 10:12-13. Một như thế có thật sự cung cấp được cho những nhu câu thuộc linh của người tín đồ không? Năng lực thuộc linh: Mục tiêu 9: Hãy liệt kê hai phẩm chất thuộc linh cần thiết phục vụ những người khác . Để làm một người hầu việc Chúa có hiệu quả, bạn phải có cả năng lực thuộc linh lẫn sự hiểu biết thuộc linh. Sự sống thuộc linh bạn đã nhận được cần phải được chăm sóc như một cây non. Sự đọc Kinh Thánh và cầu nguyện hằng ngày rất cần để nuôi dưỡng cho sự sốngđó mới lớn lên. Khi bạn nhận lãnh chức vụ, thì công việc chủ yếu là bạn phải đáp ứng các nhu cầu thuộc linh cho các tín hữu. Phaolô nói rằng Đức Chúa Trời đã ban Đức Thánh Linh để chúng ta có thể biết tất cả những gì Ngài đã cung cấp cho Hội Thánh (ICo1Cr 2:9-12). Khi biết Đức Chúa Trời đã cung cấp cho mọi nhu cầu, họ có thể phục vụ trong quyền năng của Đức Thánh Linh. Các môn đồ biết về sự Giáng sinh, cuộc đời, sự chết và sự Phục sinh
  • 18. của Chúa Jêsus, nhưng Ngài bảo họ chờ đợi để được đầy dẫy Đức Thánh Linh rồi mới làm chứng cho những người khác. Ngài đã hứa ban quyền phép cho những ai chờ đợi sự hiện đến của Đức Thánh Linh (Cong Cv 1:4-8) liệu chúng ta có dám làm ít hơn họ để chuẩn bị chính mình hầu phục vụ người khác hay không? Bạn thấy rằng nhiều phẩm chất cần cho chức vụ. Một số phẩm chất do Kinh Thánh dạy, một số thuộc về truyền thống, văn hóa thuộc về dân tộc. Tất cả đều phải được đáp ứng đầy đủ như yêu cầu trong các luật lệ khác phải được vâng phục, nhưng phải không chống lại nguyên tắc của Kinh Thánh mức độ làm theo truyền thống hay văn hóa bạn phải thận trọng quyết định. Sự cầu nguyện, học Kinh Thánh và sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh sẽ giúp bạn có khôn ngoan giải quyết những vấn đề này. Bạn sẽ trưởng thành khi bạn tiếp tục hầu việc Chúa. 20. Hãy liệt kê hai phẩm chất thuộc linh để phục vụ người khác có hiệu quả. HAI CHỨC VỤ ĐẶC BIỆT: Chức vụ giảng đạo: Mục tiêu 10: Nhận diện rõ những định nghĩa về sự giảng như đã được mô tả trong phần này . Chúng ta hãy ôn lại những gì nói về chức vụ. Chức vụ nghĩa là phục vụ, và vì có cách để phục vụ nên cũng có nhiều cáchđể hầu việc Chúa. Nhưng cũng có những chức vụ đặc biệt cho thân thể của Đấng Christ như là chức vụ người truyền giảng Tin Lành, các và Giáo sư . Bây giờ chúng ta sẽ xét các chức vụ giảng và dạy như là một phương pháp của Kinh Thánh để truyền thông Lời Chúa. Giảng là gì? Tự điển nói rằng giảng là “Côngbố cách công khai, thúc giục người ta giao tiếp nhận hay từ bỏ một ý tưởng hoặc một hành động. Trình bày một bài giảng” (Định nghĩa theo quan niệm của Kinh Thánh mà chúng ta sẽ đề cập đến sau). Từ định nghĩa này chúng ta thấy rằng giảng là sự trình bày một bài giảng của một hay thầy giảng với một hội chúng một cáchcông khai và có nghi thức. Thông thường trong khi giảng một bài giảng thì không có ai ngắt lời. Sứ điệp của sự giảng đạo là Chúa Jêsus Christ được trình bày như là Chúa. Sự kêu gọi chủ yếu của bài giảng Tin Lành cứu rỗi người hư mất là sự ăn năn, đức tin qua sự phó thác. Giảng cũng là phương tiện qua đó các Cơ đốc nhân nhận được chất bổ dưỡng thuộc linh và có thể lớn lên trong đức tin. Mạng lệnh giảng đạo đã được Chúa truyền khi Ngài phán “Hãy đi khắp thế gian giảng Tin Lành cho mọi người” (Mac Mc 16:15). Phaolô đã hai lần trao trách nhiệm giảng đạo cho Timôthê: “Ta… răn bảo con rằng: Hãy giảng đạo, cố khuyên…” (IITi 2Tm 4:2) trong một chỗ khác ông đã nói “Hãy chịu cực khổ làm việc của người giảng Tin Lành, mọi phận sự về chức vụ con phải làm cho đầy đủ” (4:5). Giảng đạo là phương pháp quan trọng mà Đức Chúa Trời đã chọn để đem
  • 19. Tin Lành đến cho mọi người. 21. Đặt số 1 ở trước những câu định nghĩa chức vụ giảng đạo và số 2 trước những câu không định nghĩa sự giảng đạo. Một trình bày công khai trước một hội chúng mà không bị sự ngắt lời và có sự đáp ứng của thính giả. Một bài diễn thuyết được đánh dấu bằng vài lời thuyết trình cộng thêm vài câu hỏi và vài câu trả lời. Một sứ điệp dài, cấp bách và không bị ngắt lời được một diễn giả trình bày với một nhóm người, để thúc giục họ tiếp nhận một hành động hoặc một quan điểm. Một buổi họp thân mật trong đó một người trình bày cho những người tham dự biết sử dụng lời giáo huấn thí dụ hay kinh nghiệm, có thể bị các thính giả ngắt lời. CHỨC VỤ DẠY ĐẠO: Mục tiêu 11: Định nghĩa chức vụ dạy đạo Mạng lệnh dạy đạo đã được Chúa truyền khi Ngài phán “Hãy đi dạy dỗ muôn dân và dạy cho họ giữ hết thảy mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi” (Mat Mt 28:19-20) Phaolô đã dạy Timôthê “Hãy đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ chẳng thôi” (IITi 2Tm 4:2). Trong phần mô tả người đầy tớ tốt của Chúa Jêsus Christ (ITi1Tm 4:4-16) Phaolô đã truyền lệnh rằng “Kìa là điều conphải rao truyền và dạy dỗ” (C. 11). Dạy dỗ là một phương pháp chính yếu khác mà Chúa đã chọn để đem Tin Lành đến cho mọi người khắp mọi nơi. Dạy là gì? Dạy là làm cho người ta hiểu biết hoặc giúp đỡ người khác đạt được kiến thức hoặc kỹ năng giải thích cách chi tiết về những điều đã được công bố và đã được tiếp nhận bằng đức tin. Một giáo sư là một người hướng dẫn các học sinh đi vào những kinh nghiệm học tập. Trong khi dạy, mặt này có thể bao gồm sự nghi thức, trật tự, và thường thường có mở rộng quan điểm về một đề tài, thì mặt khác cũng bao gồm cả sự thảo luận các ý tưởng khi các học sinh có sự tác động qua lại về đề tài với nhau và với giáo sư. Dạy liên quan đến sự sắp xếp và quản lý các tài liệu hướng dẫn và sự cung cấp một môi trường học hỏi tốt đẹp. Một số kinh nghiệm học tập trong những lớp học và một số được ngoài lớp học. Mạng lệnh của Chúa Jêsus bao gồm việc khiến người ta theo Ngài và làm lời dạy của Ngài trở thành qui luật trong đời sống họ (Mat Mt 28:19-20). Phaolô tạ ơn Đức Chúa Trời về các Cơ đốc nhân La Mã đã vâng theo lời dạy của ông (RoRm6:17). Sau sứ điệp của Phierơ, những người nghe ông ở Thành Giêrusalem muốn biết họ phải làm gì và cần được chỉ dẫn (Cong Cv 2:36-42). Nội dung của sự dạy dỗ Cơ đốc là Kinh Thánh. Là để hiểu biết và thực hành và làm theo đời sống Cơ đốc nhân được trưởng thành. 22. Khoanh tròn chữ đầu của câu định nghĩa đúng chức vụ dạy. Dạy là sự công bố rộng rãi hoạc rao báo Tin Lành do một truyền cho hội chúng.
  • 20. Trong đó về phần thính giả không có phản ứng gì với sứ điệp đó cả. Dạy là chức vụ khiến cho người ta học được kiến thức hay kỹ năng bằng lời giáo huấn, bằng thí dụ hoặc bằng kinh nghiệm do một phương cách trình bày và trong đó thường có sự thảo luận giữa các giáo sư và các học sinh. Dạy là một diễn thuyết một đề tài định sẵn trong một lớp học. Các học sinh lắng nghe và mong muốn hiểu biết bằng cách nghe những gì giáo sư nói ra. KẾT LUẬN: Sự giảng đạo và dạy đạo của Tân ước thực sự là hai khía cạnh diễn tả một chức vụ. Vậy thật là sai lầm khi giới hạn ý nghĩa của các chữ Giảng và Dạy bằng cách nói rằng các truyền đạo Tân ước hoặc chỉ giảng đạo cho người hư mất hoặc chỉ dạy giáo lý cho Hội Thánh. Kinh Thánh chứng tỏ rằng có một mức độ dạy dỗ trong sự giảng đạo của Chúa Jêsus và các sứ đồ, cũng như có một mức độ giảng đạo trong sự dạy dỗ của họ. Hãy lưu ý rằng có một sự phân biệt giữa chức vụ giảng và dạy của Chúa Jêsus trong các Hội Thánh (Mat Mt 4:23 LuLc 4:44) Mac Mc 1:21, 22, 27, 38). Cũng một thể ấy, Phaolô đã giảng và dạy trong nhà hội tại Côrinhtô thuyết phục cả người Do Thái lẫn người ngoại bang rằng Chúa Jêsus là Đấng Messiah. (Cong Cv 18:4, 5, 11) người hư mất đã được cứu rỗi (19:8, 18-19). Sau khi người đề lao ở thành PhiLíp trở lại đạo, Phaolô đã giảng về phép báp têm bằng nước và sự phục vụ thực tế của Cơ đốc nhân (16:30-34). Nói chung, ta có thể suy ra từ các sách trong Tân ước rằng giảng liên quan hơn nhiều đến nền tảng của kinh nghiệm Cơ đốc nhân và dạy liên quan hơn nhiều đến thượng tầng kiến trúc. Một kiến trúc cần cả hai công tác được hoàn thành. Mạng lệnh toàn diện của Đại mạng lệnh là Hội Thánh phải đi đến với mọi quốc gia (1:18), mọi nền văn hóa (Mat Mt 28:19-20) và mọi con người (Mac Mc 16:15) bằng cáchlàm chứng, bằng cách dạy dỗ và bằng cáchgiảng đạo. Đây là những sự suy nghĩ đầu tiên về sự giảng đạo và dạy đạo. Chúng ta sẽ nghiên cứu mỗi phần đầy đủ hơn trong các đơn vị học tiếp theo. Bài tập trắc nghiệm cá nhân Sau khi bạn đã ôn lại bài học này, bạn hãy làm bài trắc nghiệm. Rồisau đó bạn hãy xem lại câu trả lời của mình so với những câu trả lời có sẵn ở phần cuối cuốn sách hướng dẫn này. Hãy học ôn lại bất cứ câu nào bạn trả lời không đúng. Một trong những phẩm chất chủ yếu cần cho sự lãnh đạo là Ước vọng một Cơ đốc nhân muốn thực hành là kiểm soátcác Cơ đốc nhân khác Thừa nhận rằng nhu cầu của các nhà lãnh đạo là thật sự trong thân thể của Đấng Christ. Thừa nhận rằng mọi Cơ đốc nhân đều được kêu gọi để phục vụ. 2. Khoanh tròn ở mẫu tự đầu những câu sau đây? Không phải là phẩm chất của người hầu việc Chúa. Người hầu việc Chúa phải? Có tiếng tốt như là kết quả của thái độ và giáo lý của Ông.
  • 21. Là người trọn vẹn nếu ông được phục vụ. Chân thật, lương thiện, thanh sạch và ngay thẳng. 3. Trong gia đình và trong đời sống riêng, chúng ta học biết rằng một người lãnh đạo phải. Là người chồng của một vợ Biết cai trị nhà riêng mình Phải biết tự chế, cư xử đúng đắn, làm gương trong lời nói, việc làm và cáchăn mặc. Có tất cả những điều trên. 4. Khoanh tròn những chữ đầu của tất cả lời tuyên bố dưới đây mô tả những phẩm chất của người muốn hầu việc Chúa trong Hội Thánh người đó phải. Là một người hiếu khách. b) Phục vụ vì cớ yêu mến Đức Chúa Trời và người khác. c) Thể hiện sự kiên nhẫn, tử tế và tự chế. Thu vén những thất bại cá nhân bằng cách làm ra vẻ mạnh mẽ trong chức vụ. 5. Những phẩm chất Kinh Thánh đòi hỏi ở người hầu việc Chúa rất cao bởi vì: Người ta tin cậy nhiều hơn ở người lãnh đạo hơn là người không lãnh đạo. Những ai thấy sự đòi hỏi nhiều hơn cấp lãnh đạo sẽ nản lòng không muốn làm người lãnh đạo. Người ta luôn luôn được thúc đẩy làm việc hướng về các mục đíchcao cho dù họ không thể đạt đến được. 6. Hãy nhận diện các phẩm chất mô tả đặc tính chức vụ giảng và dạy trong Tân ước dưới đây bằng cách đặt chữ số 1 ở trước các đặt tính của sự giảng và chữ số 2 ở trước các đặt tính của sự dạy: Do một công bố lời Chúa cho một nhóm người. Hướng dẫn người khác trong tiến trình học hỏi, thảo luận và đặt các câu hỏi. “Gieo giống” trên các cánh đồng. Những cây riêng được trồng trong vườn. 7. Chức vụ giảng đạo và dạy đạo giống như công việc của một người chăn chiên là vì 8. Mạng lệnh hãy ân cần tiếp khách rất quan trọng bởi vì 9. Người hầu việc Chúa phải là một người học trò của Lời Chúa là vì 10. Chức vụ của Đức Thánh Linh là tối cần trong đời sống những người hầu việc Chúa, vì Ngài cung cấp Trả Lời Những câu Hỏi trong bài Học Những câu trả lời trong bài tập của bạn được trình bày không theo thứ tự, nhằm
  • 22. giúp cho bạn khỏi lười biếng. Hãy tìm số câu hỏi mà bạn cần và đừng có xem trước câu trả lời khác. 12. a (1) Hợp Kinh Thánh b (1) Hợp Kinh Thánh c (2) Không hợp Kinh Thánh d (1) Hợp Kinh Thánh 1. I Timôthê, II Timôthê, và Tít e (2) Không hợp Kinh Thánh f (1) Hợp Kinh Thánh g (1) Hợp Kinh Thánh 13. Người hầu việc Chúa phải luôn nghiên cứu lời Chúa để phát triển phần thuộc linh. Như vậy chúng ta mới có thể trả lời thích đáng cho những ai hỏi lẽ về đức tin và hy vọng Cơ đốc. 2. Hãy làm bài trắc nghiệm để chứng tỏ rằng bạn đã hoàn tất công tác được giao. 14. a) Câu trả lời riêng của bạn b) Điều quan trọng là sự cải thiện nơi học tập và quyết tâm để riêng một thì giờ đều đặn hằng ngày để học tập. a) Đúng b) Sai c) Đúng 15. a) Đức Thánh Linh dò xét mọi sự, ngay cả những câu Kinh Thánh của các mục đíchcủa Đức Chúa Trời. Ngài biết rõ ý muốn của Đức Chúa Trời và những nhu cầu của tất cả chúng ta nữa. Khi chúng ta cầu nguyện trong Thánh Linh, Đức Thánh Linh đáp ứng những nhu cầu của chúng ta theo ý muốn của Đức Chúa Trời. b) Khi chúng ta trông đợi trước mặt Chúa trong sự cầu nguyện, nghiên cứu lời Chúa và suy gẫm, chúng ta được Đức - Thánh Linh ngự trị trong lòng. Lẽ thật thuộc linh và sự áp dụng lẽ thật ấy trong đời sống riêng của chúng ta và những người nghe chúng ta chỉ có hiệu quả khi chúng ta thực sự sống và bước đi trong Thánh Linh. 4. b) Một sự tin cậy thiêng liêng. c) Một đặc ân e) Một sự chia sẻ và sự thương khó của Đấng Christ có thể gồm cả sự gian khổ. 16. b) Ban sự hiều biết Lời Chúa và bày tỏ cách làm thế nào để áp dụng Lời Chúa vào đời sống và chức vụ của một người. 5. c) Chức vụ đã được hiểu như là phục vụ Chúa vì cớ thân thể của Ngài trên mặt đất. 17. Câu trả lời riêng của bạn. Nếu chúng ta phát huy mọi khả năng trong việc soạn và trình bày bài giảng đồng thời thi hành một chức vụ xức dầu, nhưng nếu không có tình yêu thương làm chất liệu cho lời nói của chúng ta, chúng ta sẽ thất bại hoàn toàn.
  • 23. 6. c) Thăng tiến sự tăng trưởng thuộc linh và sự hiệp một bên trong thân thể và sự ra đi đến với thế gian. 18. Tất cả những đều này là đúng. Bằng cách nhạy cảm với những nhu cầu của tất cả các conchiên, người chăn chiên có thể dành cho bày chiên sự chăm sóc và hỗ trợ cần thiết để giúp cho bầy chiên phát triển có kết quả và khỏe mạnh, trưởng thành phần thuộc linh. 7. b) Alfred là một Cơ đốc nhân được ba năm. 19. a) Ông cung cấp Thi Tv 23:1-6 - Mọi nhu cầu cho đời sống, sự lớn lên và sự phát triển - Sự hướng dẫn - Những bữa tiệc, sự vui vẻ và sự xức dầu - Làm bạn đồng hành trong những lúc thử thách - Thức ăn khi kẻ thù chống nghịch GiGa 10:1-42 - Mọi nhu cầu cho sự lớn lên và phát triển của bầy chiên - Chăm sóc chiên bằng tình yêu thương - Bảo vệ chiên sẵn sàng binh vực hoặc chết vì chiên. LuLc 15:1-32 - Tìm kiếm những người bị mất một ví dụ vui mừng đối với việc cứu được người hư mất. IPhi 1Pr 5:1-14 - Chăm sóc toàn diện cho bầy chiên - Một thí dụ về sự tin cậy Ông dẫn dắt: - Vào những conđường đúng - Chiên mình đến đồng cỏ trên con đường đúng - Lãnh đạo cáchnhẹ nhàng Ông tìm kiếm: - Khôi phục linh hồn lầm lạc - Những chiên khác - Cố tìm chiên bị mất b) Danh sách đầu tiên là dài nhất. Điều này gợi ý rằng việc cung cấp cho chiên là trách nhiệm chính. Vâng. Trong Giăng 10:16; chúng ta thấy người chăn chiên quan tâm đến những chiên khác chưa thuộc về chuồng. Vâng, tôi xin chức vụ chăm sóc cho các nhu cầu là trách nhiệm của hết thảy phần tử trong gia đìnhcủa Đức Chúa Trời. Là “ những chiên” chúng ta có sự phân biệt sâu xa về nhu cầu của những con chiên khác và chúng ta biết rằng trong mọi nan đề Đấng chăn chiên trưởng đều có giải pháp cả.
  • 24. Câu trả lời của bạn. Tôi nói rằng “Không!” Một người như thế có những tư lợi trong lòng, không phải vì sự an ninh thuộc linh của cả bầy chiên. Đây là lý do chúng tôi đã nói trước rằng bạn phải tự hỏi lòng mình và Đức Chúa Trời tại sao bạn lại muốn tham gia vào chức vụ. 8. b) Có được tiếng tốt c) Là gương mẫu của sự trung thực và thanh sạch. d) Tự trình diện mình như một người lịch sự biết cư xử tốt đẹp… 20. Chúng ta phải có sự hiểu biết thuộc linh nhờ đọc và suy gẫm lời Chúa cùng sự cầu nguyện. Rồi chúng ta cần quyền phép và sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh để chiến thắng sự sợ sệt trong lòng và những trở lực bên ngoài. Quyền phép của Đức Thánh Linh giúp chúng ta tiến hành công việc Chúa. 9. a) Là ân cần tiếp khách b) Phải phát huy khả năng dạy dỗ e) Phải trưởng thành thuộc linh 21. a) 1) Thí dụ đúng b) 2) Không phải thí dụ c) 1) Thí dụ đúng d) 2) Không phải thí dụ 10. c) Mọi người: Những Cơ đốc nhân khác, người chưa tin Chúa và các thành viên trong gia đình. 22. b) Dạy là chức vụ khiến người khác học tập. 11. a) Không chỗ trách, chỉ một vợ, tự chế, không say sưa, không tàn bạo. b) 1) Phải không ham tiền - Không tham tiền 2) Phải tiếp khách lạ - Phải hiếu khách c) Phải nắm vững sứ điệp d) Con cái phải là tín đồ và không mang tiếng là hư hỏng và không vâng lời. e) Không khoe khoang, không nhạy giận, phải yêu mến điều lành, đều phải ngay thẳng, phải thanh khiết, phải có kỷ luật. Bạn hãy chuẩn bị chính mình Có bao giờ bạn đứng xem một họa sĩ đang vẽ tranh chưa? Việc đầu tiên là ông phát họa toàn cảnh của bức tranh: Một cái ao, một hàng rào, và một nhà kho cũ. Cũng bức tranh đó một vài ngày sau ông vẽ thêm vào đó một mặt trời xế chiều, môt vài đám mây, một hàng rào có lan can bao quanh và một cành cây vắt ngang. Sau đó, ông tô màu lần cuối. Việc học Kinh Thánh có nhiều nét tương tự như vậy. Ta không nghiên cứu một đề tài hay soạn một bài giảng mà có thể làm xong chỉ trong một lần ngồi xuống. Học tập là một quá trình tíchlũy, chồng chất mãi lên, mọi đều bạn học được cộng thêm những đều bạn đã biết. Chân lý Kinh Thánh giống như một bức tranh chưa bao giờ hoàn tất hẳn. Là một sinh viên của lời Chúa. Bạn sẽ cứ nghiền ngẫm Kinh Thánh luôn luôn. Khi bạn học tập và mỗi lần bạn học, bạn đều
  • 25. nhận được một đều gì đó để làm cho bức tranh chân lý được thêm phần hoàn tất thêm một chút. Trong bài này chúng ta sẽ thảo luận phương pháp học Kinh Thánh và hiểu biết Kinh Thánh tốt hơn. Khi bạn chuẩn bị chính mình để phục vụ cho nhu cầu người khác qua việc giảng đạo và dạy đạo. Bố cục bài học : Đọc để bồi linh cho cá nhân. Đọc để hiểu biết. Tiếp tục phát triển cá nhân. Mỗi lần thêm vào một ít thì bức tranh chân lý càng lúc càng hoàn tất hơn. Những mục tiêu của bài học : Khi học xong bài học này bạn phải: Giải thích được việc học Kinh Thánh là đáp ứng cho nhu cầu bồi linh cá nhân. Đọc Kinh Thánh nhằm những mục đíchđặc biệt. Mô tả nhu cầu tiếp tục phát triển cá nhân. Những sinh hoạt học tập : 1- Nghiên cứu sự phát triển của bài học và trả lời những câu hỏi trong bài như thường lệ. 2- Học hiểu ý nghĩa những chữ chìakhóa quan hệ mới mẽ đối với bạn. 3- Làm trắc nghiệm cá nhân ở cuối phần bài học rồi so sánh những câu trả lời của bạn với những câu trả lời có sẵn ở sách hướng dẫn này. Hãy học ôn lại những mục mà bạn trả lời không đúng. 4- Hãy thực tập thường xuyên việc đánh giá chính mình, sử dụng hình thức đánh giá cá nhân trong bài học này. Sẽ giúp bạn trở thành một Cơ đốc nhân sâu sắc hơn. Những từ căn bản : Analogy: Tương Trợ Anlytical Method: Phương pháp phân tích, phân chia ra thành nhiều phần nhằm mục đíchnghiên cứu kỹ từng chi tiết. Crises: những biến cố đầy cảm xúc ý nghĩa, hoặc những thay đổicăn bản trong đời sống của một người Devotional: Thuộc về sự bồilinh Devotions: Thờ phượng, cầu nguyện, lời cầu xin Prayer: Cầu thay, cầu xin ân huệ cho người khác Involved: Dính dáng, liên hệ Involvement: Hành động có dính dáng đến Perspective: Phối cảnh tầm nhìn Practical: Thực tế, có liên hệ đến hành động hơn là lý thuyết Method: Phương pháp tổng hợp nhìn nhiều phần như là toàn bộ nhằm mục đích nghiên cứu
  • 26. Systematic:Có hệ thống Khai triển bài học ĐỌC ĐỂ BỒI LINH CHO CÁ NHÂN Mục tiêu 1: Giải thích tại sao sự bồilinh cá nhân (sự tĩnh nguyện ) là quan trọng trong đời sống người hầu việc Chúa Bill Balse làm việc cho một Công ty lớn trong thành phố và đang dạy một lớp Kinh Thánh cho người lớn hằng tuần tại Hội Thánh địa phương của anh. Công việc của anh bắt đầu lúc 8 giờ, nhưng Bill đến văn phòng lúc 7 giờ 15 để dành thì giờ tĩnh nguyện. Anh nói, “Tôibắt đầu bằng sự ngợi khen và cầu nguyện khi tôi đọc xong phần Kinh Thánh, tôi ngồi yên lặng và suy gẫm về những lời tôi đã đọc. Đôikhi tôi viết một điều gì đó vào cuốn sổ tay của tôi. Việc dành thì giờ bồi linh những buổi sáng giúp tôi khởi đầu một ngày rất tốt đẹp”. Giờ tĩnh nguyện rất quan trọng đối với một Cơ đốc nhân và nhất là với bạn là người hầu việc Chúa giữa những người khác, Ngài muốn bạn gần gũi với sự hiện diện của Đức Chúa Trời để bạn phản ánh vẻ đẹp của Ngài, ân điển của Ngài và bản tính của Ngài. Khi bạn phát huy mối quan hệ này với Ngài thì những nhận thức của bạn về chức vụ và nhu cầu của người sẽ càng tăng trưởng và khi sự phát triển thuộc linh của bạn về mối quan hệ giữa sự tình nguyện cá nhân và sự phục vụ có thể được tăng cường. Hãy suy nghĩ đến một hình ảnh một conbò cái đi ra ăn cỏ vào lúc sáng tinh mơ trong ngày. Rồinó tìm nước uống và nghỉ ngơi trong bóng mát. Cuối cùng, trời về chiều, nó trên đường trở về chuồng nhai những gì nó đã ăn. Sữa không hề đến với tâm trí conbò. Nó không đi vào đồng cỏ để tạo ra sữa. Nó ra đồng để ăn cỏ, uống nước và nằm nghỉ dưới bóng râm. Đối với bạn và sự tĩnh nguyện riêng của bạn cũng vậy: bạn không bước vào góc phòng để cầu nguyện để tạo ra những bài giảng và những bài học. Bạn tĩnh nguyện là nhằm ích lợi và hạnh phước cá nhân bạn. Tuy nhiên, chỉ khi bạn nuôi dưỡng được đời sống tinh thần của bạn thì bạn mới có thể nâng đỡ người khác, thêm sức mạnh cho người khác khi bạn phục vụ họ. Là một người hầu việc Chúa, bạn chỉ có thể chia sẻ với những người khác những điều thuộc linh vốn thực sự là của bạn. Khi bạn phục vụ người khác. Lời giảng hoặc dạy phải là lời sống và có thực đốivới bạn. Khi lời ấy dầm thấm cả lòng và tâm trí bạn, thì nó mới đem lại phước hạnh cho những người nghe, chỉ khi nào bạn tìm thấy được mối quan hệ thực sự có nghĩa với Đức Chúa Trời thì bạn mới có thể dẫn dắt những người khác đến với Ngài. Khi Đức Thánh Linh hướng dẫn bạn và ban quyền năng cho bạn, thì bạn mới có thể giúp đỡ người khác bước vào kinh nghiệm như bạn chỉ khi nào bạn có được kinh nghiệm cá nhân bạn mới chia sẻ cho người khác. Người chăn chiên thuộc linh phải đi tìm cho đồng cỏ xanh tươi, mé nước bìnhtịnh của Lời Chúa cho chính mình và rồi hướng dẫn cho người khác vào những nơi
  • 27. phước hạnh đó. Điều gì bạn có thì bạn mới có thể ban cho người khác (Cong Cv 3:6) và người ta cũng sẽ biết khi bạn đã từng ở trong mối thông công với Ngài. CHỈ KHI NÀO BẠN NUÔI DƯỠNG ĐƯỢC ĐỜI SỐNG THUỘC LINH CỦA RIÊNG MÌNH THÌ MỚI CÓ THỂ NÂNG ĐỠ NGƯỜI KHÁC KHI BẠN PHỤC VỤ HỌ 1. Khoanh tròn mẫu tự đầu của mỗi câu ĐÚNG sau đây. Sự tĩnh nguyện cá nhân chủ yếu dùng để phát triển những kỹ năng và sự hiểu biết có cần cho chức vụ. Một người hầu việc Chúa có thể dẫn dắt người khác bước vào những kinh nghiệm thuộc linh sâu sắc hơn khi ông chỉ ra được những gương mẫu trong Kinh Thánh và trong lịch sử những người đã trở thành những người “Khổng lồ thuộc linh” mặc dầu chính mình ông thì không tăng trưởng phần thuộc linh chút nào. Một người không thể dẫn dắt người khác bước vào những Kinh nghiệm mà mình không từng trải gì cả. Để hướng dẫn có hiệu quả, một người phải nuôi dưỡng đời sống thuộc linh riêng của mình và mối quan hệ với Đấng Christ. Những đề nghị trong giờ tĩnh nguyện riêng của bạn. Hãy thành hình một thói quen cầu nguyện và suy gẫm Lời Chúa hằng ngày. Hãy để thì giờ ở riêng với Chúa. Đaniên đã lập thói quen cầu nguyện hằng ngày và tiếp tục như vậy ngay cả khi ông đối diện với sự chết trong hang sư tử (DaDn 6:10). Khi Đức Chúa Trời lập Giôsuê lên làm lãnh tụ của dân Ysơraên. Ngài hứa ban cho ông sự thành công và thịnh vượng nếu ông đọc và làm theo toàn bộ luật pháp của Đức Chúa Trời (Gios Gs 1:6-9). Bí quyết thành công chức vụ mà Đức Chúa Trời kêu gọi bạn sẽ tùy thuộc phần lớn trên mối quan hệ của Ngài và sự chuyên cần vâng phục Lời Chúa của bạn. Bạn có thể thức khuya và dậy sớm, nhưng bạn cần phải dành thì giờ để thông công riêng hằng ngày với Đức Chúa Trời. 2. Hãy đọc Mat Mt 26:36-46, Mac Mc 14:32-42, LuLc 22:39-46. Kinh nghiệm này dạy chúng ta điều gì về. Sự cầu nguyện: ……………………………………………………………………………………… …………………………………………. ……………………………………………………………………………………… ………………………………………... Sự đáp ứng của conngười với những thay đổi căn bản thuộc linh: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………. Thánh Linh và xác thịt:
  • 28. ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………. Hãy bắt đầu giờ tĩnh nguyện bằng việc ngợi khen và thờ phượng. Hãy nuôi dưỡng trong lòng bạn một tinh thần cảm tạ và ngợi khen Đức Chúa Trời. Hãy suy nghĩ đến sự thương xót của Ngài, sự tốt lành nhân hậu của Ngài, và tình yêu thương của Ngài trong khi bạn dâng lời cảm tạ lên Ngài. Hãy cầu nguyện cùng cha Thiên Thượng thân mật như con nói chuyện với cha nói ra cách tự do những cảm nghĩ sâu kín nhất của bạn trong giờ cầu nguyện riêng. Qua những Thi Thiên của mình Đavít đã diễn tả những cảm xúc của ông, dù đó là lời phàn nàn về kẻ thù của ông (Thi Tv 28:1-5) hoặc đó là lời ngợi khen Đức Chúa Trời của ông (30:1-12). Hãy để lòng bạn trống không, không còn cay đắng, giận dữ và thất vọng bằng sự cầu nguyện, rồi hãy chờ đợi sự hiện diện của Ngài. Khi nào những tư tưởng của Ngài đúng đắn và ngay thẳng, thì đời sống bạn sẽ được đúng đắn và ngay thẳng (ChCn 4:23) 3. Sự cầu nguyện và ngợi khen Chúa trong giờ tĩnh nguyện cá nhân bao gồm các đặc điểm sau. Đều đặn, kiên trì cầu xin những nhu cầu cá nhân và Hội Thánh Bày tỏ tình yêu thương, lòng biết ơn, và chờ đợi sự hiện diện của Đức Chúa Trời để Ngài làm tươi mới tâm linh bạn bằng ân điển và sự nhân từ của Ngài. Đem mọi nan đề và những nhu cầu đến trước mặt Chúa với một lòng tin quyết mạnh mẽ. Một kế hoạch đọc Kinh Thánh có hệ thống là đặt Kinh Thánh ở vị trí trung tâm của giờ tĩnh nguyện. Nếu bạn đọc bađoạn mỗi ngày trong tuần và năm đoạn mỗi ngày Chúa Nhật, thì bạn có thể đọc hết Kinh Thánh trong một năm. Một kế hoạch khác đề nghị buổi sáng bạn đọc ba đoạntrong Cựu ước và buổi tối hai đoạn trong Tân ước. Hãy chọn một trong hai kế hoạch và thực hành liên tục. Thức ăn có giá trị thế nào đốivới thân thể thì Lời Chúa đối với tâm linh bạn cũng vậy. Bạn có thể bỏ ăn một bữa, bạn vẫn sống, nhưng nếu bạn liên tục không ăn gì cả thì bạn sẽ chết. Đối với đời sống thuộc linh bạn cũng thế ấy, bạn phải nhờ Lời Chúa để sống. Đừng chán nản nếu bạn không hiểu hoặc không nhớ tất cả những gì bạn đọc. Có lần một người đã nói, “Thưa Mục sư, tôi đọc Kinh Thánh nhưng không nhớ gì cả. Đầu óc của tôi không ghi nhận được những gì tôi đã học”. Vị Mục sư nói với người đó, “Anh hãy cứ tiếp tục đọc đi, một cái rổ không giữ được nước nhưng khi nước chảy qua cái rổ đó sẽ được rửa sạch”. Khi bạn đọc Kinh Thánh, hãy để Lời Chúa phán với bạn. Đừng vội vã. Phải có đủ thời gian để Đức Chúa Trời phán điều gì đó với bạn. Hãy dành thì giờ với Đức
  • 29. Chúa Trời và đừng vội vàng bỏ qua cơ hội để cho Đức Chúa Trời phán với bạn bằng Lời Chúa. Bạn có thể dùng Lời của Đức Chúa Trời để cầu nguyện và ngợi khen. Khi bạn tìm thấy một câu, một khúc Kinh Thánh diễn tả được lời cầu nguyện và ngợi khen của lòng bạn, hãy dâng lời ấy lên cho Đức Chúa Trời. Chẳng hạn, Thi Tv 51:1-19 là lời cầu xin sự tha thứ. Eph Ep 1:15-23 là lời cầu nguyện của Phaolô cho các tín hữu ở Êphêsô. Bạn có thể thờ phượng Chúa với Thi Thiên 66, một trong số rất nhiều bài hát ngợi khen. Bạn sẽ tìm thấy nhiều khúc Kinh Thánh khác để tùy lúc sử dụng. Những Lời Kinh Thánh đó sẽ ban phước và phục vụ bạn khi bạn dùng để cầu nguyện và ngợi khen Chúa. MỘT KẾ HOẠCH ĐỌC KINH THÁNH CÓ HỆ THỐNG SẼ GIỮ KINH THÁNH Ở VỊ TRÍTRUNG TÂM TRONG GIỜ TĨNH NGUYỆN CỦA BẠN Hãy đọc thuộc lòng một số câu Kinh Thánh bạn ưa thích. Hãy viết câu Kinh Thánh đó lên tấm cạt và ghi địa chỉ câu Kinh Thánh đó ở mặt sau tấm cạt. Hãy mang tấm cạt theo với bạn, để trong ngày bạn xem đi xem lại cho đến khi thuộc lòng câu Kinh Thánh lẫn địa chỉ của nó. Nếu có cơ hội, hãy sử dụng và chia sẻ câu Kinh Thánh đó với một người nào đó. Khi trí óc và tấm lòng của bạn đầy dẫy Lời của Đức Chúa Trời thì Lời ấy sẽ đem lại phẩm chất tốt đẹp cho đời sống bạn bao gồm cả tư tưởng lẫn hành vi của bạn. Thái độ tốt đẹp sẽ giống như không khí trong lành tươi mới cho mọi người bạn tiếp xúc. Một người trung tín học Kinh Thánh và cầu nguyện và lấy Lời Chúa làm qui tắc cho cuộc sống thì người ấy đã thực hiện một bước quan trọng trong công việc chuẩn bị phục vụ cho người khác. 4. Có lẽ điều này sẽ đem lại ích lợi cho bạn để xem thử bạn có thường xuyên lợi dụng cơ hội để cầu nguyện và học Kinh Thánh. (Hằng ngày, Đều đặn, Thường xuyên, Đôi khi, Ít khi, Không bao giờ) - Tĩnh nguyện riêng - Gia đìnhlễ bái - Cảm ơn Chúa trước khi ăn - Duy trì thái độ cầu nguyện lúc làm việc - Cầu nguyện hoặc suy gẫm khi đi từ nơi này qua nơi khác. - Cầu nguyện trên giường ngủ - Cầu nguyện khi bạn mất ngủ - Cầu nguyện khi bạn thức dậy buổi sáng sớm - Cầu nguyện với một người đang có nhu cầu - Cầu nguyện với những người đến thăm nhà bạn - Cầu nguyện khi đi thăm người khác - Cầu nguyện với một nhóm cầu nguyện hay CN luân phiên - Đọc Kinh Thánh có hệ thống - Học thuộc lòng Kinh Thánh - Dự các khóa học Kinh Thánh
  • 30. - Suy gẫm theo Kinh Thánh - Quyết định hành động theo các tiêu chuẩn của Kinh Thánh - Noi gương trong Kinh Thánh - Dùng Kinh Thánh đang khi phục vụ 5. Hãy giải thích tại sao sự tĩnh nguyện cá nhân là quan trọng trong đời sống hầu việc Chúa. Hãy trả lời và ghi vào sổ tay. Đọc Để Hiểu Biết: Đọc để có cái nhìn toàn diện: Mục tiêu 2: Mô tả phương pháp tổng hợp của sự nghiên cứu Kinh Thánh . Thật khó nói đến sự chuẩn bị cá nhân kết thúc tại đâu và sự chuẩn bị để hầu việc Chúa khởi sự tại đâu. Có lẽ không có sự kết thúc cho điều này và sự bắt đầu cho điều kia, nhưng theo sự suy nghĩ của chúng ta, chúng ta hãy xem việc đọc Kinh Thánh làm khởi đầu cho sự chuẩn bị hầu việc Chúa. Môt người cung phụng Lời Chúa trong chức vụ giảng và dạy cần múc từ nguồn hiểu biết vô tận của Kinh Thánh. Để có cái nhìn toàn diện về Kinh Thánh ta cần đọc từ Sáng thế ký đến Khải huyền để biết được nội dung và sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Đọc để hiểu biết bốicảnh bài giảng hay bài học. Phục vụ bằng cả tâm trí và tấm lòng đầy dẫy Lời Chúa sẽ mang lại phước hạnh cho các thính giả của bạn và làm phần thưởng cho bạn. Để thưởng thức môt bức tranh ta phải nhìn hai lần, một lần nhìn xa và một lần nữa nhìn gần. Hoặc, nếu bạn thích bạn có thể nhìn gần rồi sau đó lùi ra xa để nhìn lần thứ hai. Dù nhìn cách nào bạn đều thưởng thức tốt hơn khi bạn xem xét bức tranh vừa toàn diện, vừa chi tiết. Cũng vậy có hai cách để nhìn Kinh Thánh, một là tổng hợp phương pháp này cho ta cái nhìn toàn diện bức tranh Kinh Thánh. theo phương pháp nghiên cứu này ta thấy nhiều phần của Kinh Thánh được sắp xếp với nhau để tạo thành một quyển sách và các chi tiết được nhìn như là một phần nhỏ của cả sự khải thị. Toàn bộ bức tranh này trình bày sự hiệp nhất của nhiều phần Kinh Thánh và mối liên hệ của chúng với nhau. 6. Khoanh tròn mẫu tự ở mỗi câu ĐÚNG sau đây: Khi chúng ta đọc Kinh Thánh để hiểu biết về bối cảnh, chúng ta có thể đọc đều đặn để chúng ta có thể cung cấp sự hiểu biết Kinh Thánh một cách phong phú. Để thấu triệt Kinh Thánh chúng ta cần có cách nhìn xa (để thấy cả bức tranh) và cái nhìn gần (để thấy những chi tiết). Áp dụng phương pháp tổng hợp để nghiên cứu Kinh Thánh người ta nhận thấy được sự hiệp nhứt của Kinh Thánh đó là cách đọc suốt qua toàn bộ quyển Kinh Thánh 7. Hãy mô tả phương pháp tổng hợp của việc nghiên cứu Kinh Thánh. Hãy dùng sổ tay của bạn nếu bạn cần thêm chỗ trống để viết. ………………………………………………………………………………………
  • 31. …………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………. Đọc để biết qua Mục tiêu 3: Chọn câu diễn tả giá trị của phương pháp tổng hợp áp dụng vào việc nghiên cứu Kinh Thánh . Cậu bé đứng cạnh cửa sổ và lắng nghe tiếng sấm sét đang nổ tung ở bên ngoài. Mưa rơi hàng giờ và điện thì tắt cả bên trong lẫn bên ngoài đều tối tăm. Thình lình một tia chớp lóe lên, và một tiếng sấm sét làm nổ tung cửa sổ. Trong giây phút ngắn ngủi, mắt cậu nhìn thấy toàn bộ khung cảnh: Mưa như thác đổ, nước mưa trắng xóa, cây quằn xuống trước gió, một dòng nước trào lên - Toàn cảnh là màu đen và trắng bức tranh được ghi lại trong đầu óc cậu bé. Cũng vậy, lần đầu đọc trọn quyển Kinh Thánh, bạn đã thấy được toàn bộ bức tranh (đây là phương pháp tổng hợp đã nói trước khi áp dụng để nghiên cứu một cách hay một đoạn); Chỉ cần nhớ các chi tiết quan trọng để có ấn tượng chung và bố cục chính. Hãy đọc nhanh để tránh sự vẩn vơ của đầu óc và chỉ nhận thấy những gì bạn nhận được mà không cần cố gắng lắm. Việc đọc nhanh lần này rất quan trọng cho sự đọc lần kế tiếp. 8. Hãy đọc nhanh Mat Mt 14:23-32 để biết qua và ấn tượng chung. Rồi xếp Kinh Thánh lại và tóm lượt cảm tưởng chung của bạn về khúc Kinh Thánh này trong một hoặc hai câu. ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………… 9. Câu nào giải thích đúng tại sao dùng phương pháp tổng hợp để nghiên cứu Kinh Thánh có giá trị? Phương pháp tổng hợp có giá trị vì: Cho những chi tiết quan trọng cần thiết để hiểu toàn bộ Kinh Thánh hoặc một sách đọc lần đầu tiên. Cho ấn tượng chung và bố cục chính của toàn bộ bức tranh. Mang lại tinh thần, giọng điệu và toàn bộ mục đíchcủa Kinh Thanh hay một cách ngay lập tức. Đọc để hiểu nghĩa: Mục tiêu 4: Mô tả phương pháp phân tích của việc nghiên cứu Kinh Thánh . Sáng hôm sau cậu bé đứng cạnh bên cửa sổ đó và nhìn thấy mặt trời xuất hiện trên bầu trời trong vắt. Ngoại trừ việc mưa rơi và gió thổi đêm qua, cảnh vật đều y nguyên - và nhiều hơn nữa. Cái nhìn thứ hai đã thêm chi tiết và màu sắc cho mọi vật chung quanh. Tương tự như vậy khi bạn đọc một khúc Kinh Thánh lần thứ hai hoặc lần thứ ba, bạn sẽ thấy thêm nhiều chi tiết hơn ở lần đọc thứ hai. Màu sắc được thêm vào trong
  • 32. ấn tượng chung. Bạn có thể cần phải đọc đi đọc lại cùng một khúc Kinh Thánh nhiều lần trước khi các chi tiết hiện ra, nhưng khi bạn làm như thế khúc Kinh Thánh sẽ cung cấp nhiều điều cho tâm trí và trong lòng của bạn. Chính ở điểm này bạn sẽ bắt đầu đạt được một cảm nghĩ không chỉ về sự kiện nhưng cả ý nghĩa của Kinh Thánh nữa. 10. Khoanh tròn mẫu tự đầu của các câu ĐÚNG sau đây: Trong khi đọc để hiểu nghĩa chúng ta còn mong đạt được thêm tin tức bằng cách tiếp tục đọc Kinh Thánh cách nhanh chóng để lập lại việc đọc qua để viết. Đọc để hiểu nghĩa là đọc chậm hơn, trong đó chúng ta cố gắng tập trung chú ý vào những chi tiết qua trọng, thêm ý nghĩa vào cảm tưởng chung chúng ta đã đạt được trong việc đọc để hiểu qua. Đọc để hiểu nghĩa chỉ có nghĩa là chúng ta đọc điđọc lại cùng các tài liệu để gắn chặt điều đó trong tâm trí chúng ta, để cho chúng ta có một cảm nghĩ về khúc Kinh Thánh đó nói gì và giúp chúng ta hiểu được nó có ý nghĩa gì. Vậy phương áp dụng trong việc nghiên cứu Kinh Thánh đòi hỏi chúng ta đọc cẩn thận các khúc Kinh Thánh nhiều lần. Việc này giúp bạn phân tích toàn phần ra thành những phần nhỏ để bạn dễ tìm thêm ý nghĩa khác. Bạn cũng có thể khám phá các phần liên hệ với nhau và liên hệ với toàn phần như thế nào. Việc đọc Kinh Thánh theo phương pháp phân tích được áp dụng cho từng sách, từng đoạn, từng câu, từng chữ. Sẽ giúp bạn thấu triệt Kinh Thánh. rõ ràng, đây là một hình thức học mở rộng trải qua nhiều năm, thậm trí cả đời người, nhưng đây là phương pháp có giá trị giúp chúng ta hiểu biết thông suốt Lời Chúa. Đọc Kinh Thánh cách có hệ thống, cẩn thận và suy nghĩ chuẩn bị việc phục vụ Chúa trong công tác giảng và dạy. 11. Hãy đọc Mat Mt 14:23-32 kỹ nhất hai lần. Sau đó hãy viết lại những cảm nghĩ bạn nhận được vào sổ tay của bạn. 12. Mô tả phương pháp học Kinh Thánh bằng cách phân tích. Hãy trả lời ghi vào sổ tay của bạn. Tiếp tục pháp triển cá nhân: Mục tiêu 5: Giải thích tại sao đời sống cá nhân của người hầu việc Chúa cần tăng trưởng một cách liên tục . Mọi sinh vật đều tăng trưởng! Chúng phát triển và mang kết quả. Mối quan hệ của bạn với Đức chúa Trời là mối quan hệ thuộc linh. Theo đó, bạn cần tăng trưởng, phát triển và kết quả. Phierơ thách thức chúng ta, hãy tấn tới trong ân điển và trong sự thông biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta là Chúa Jêsus Christ (IIPhi 2Pr 3:18). Không nghi ngờ gì nữa. Lý do thách thức để chúng ta tiếp tục lớn lên là khuynh hướng tự nhiên để “Tiến bộ”. Đôi khi có những người hầu việc Chúa “Tiến bộ” rất nhanh trong chức vụ của họ. Đối với một số người khuynh hướng này xuất hiện khi họ mới bắt đầu chức vụ.