SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 19
Downloaden Sie, um offline zu lesen
1
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của các cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ đã tạo ra những dấu ấn quan trọng trong lịch sử phát triển xã
hội. Dưới sự tác động của khoa học và công nghệ, xã hội đã có những bước phát triển
mạnh, tạo ra một xu hướng mới mà ở đó tri thức, đặc biệt là tri thức khoa học và công
nghệ ngày càng đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của xã hội.
Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, làm cho khoa học, công nghệ thực sự
là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất
hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh
của nền kinh tế, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Quán triệt nhiệm vụ đó, trong thời gian
qua, Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương, giải pháp phát triển khoa học, công nghệ,
khoa học, công nghệ của Việt Nam có nhiều tiến bộ, đạt được những thành tựu quan
trọng. Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học, công nghệ còn chưa tương xứng với tiềm
năng, hơn nữa, trong điều kiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, vai trò của
khoa học, công nghệ càng được đề cao, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, toàn
diện để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, để khoa học, công nghệ thực sự là
động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế nhanh, bền vững.
Chương 1
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1.1. Khoa học
Nhận thức đầy đủ đúng đắn vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển
xã hội và vị trí của khoa học công nghệ trong thời đại ngày nay, đối với triết học là điều
đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. Trong lịch sử của thế giới
và các quốc gia trong tiến trình phát triển những thập niên gần đây cho thấy tốc độ phát
triển kinh tế - xã hội của các nước phụ thuộc rất lớn vào tiềm lực khoa học - công nghệ
của các quốc gia đó và trong điều kiện toàn cầu hóa đó hiện nay, sự phát triển kinh tế - xã
hội chịu sự ảnh hưởng và phụ thuộc vào tốc độ phát triển khoa học công nghệ của thế
giới.
Thuật ngữ “Khoa học” có nguồn gốc từ chữ Latin “Scientia” nghĩa là kiến thức,
sự hiểu biết. Theo nghĩa này khoa học được thừa nhận là xuất hiện từ rất sớm. Khoa học
phát triển vừa theo phương thức cách mạng lẫn tiến hóa, vừa mang tính kế thừa, tính tích
lũy, đảo lộn, vừa nhảy vọt, kết hợp ngành và tích hợp ngành, lĩnh vực.
2
Khoa học được hiểu là tập hợp những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và tư duy được
thể hiện bằng những phát minh dưới dạng các lý thuyết, định lý, định luật, và nguyên tắc.
Như vậy thực chất của khoa học là sự khám phá các hiện tượng các thuộc tính vốn
tồn tại một cách khách quan. Sự khám phá này đã làm thay đổi nhận thức của con người
tạo điều kiện nghiên cứu, ứng dụng hiểu biết này vào thực tế.
Phân loại theo lĩnh vực:
Khoa học tự nhiên: nghiên cứu các sự vật hiện tượng và quy luật vận động của tự nhiên
Khoa học xã hội: nghiên cứu các hiện tượng, quá trình, các quy luật vận động và phát
triển, hoàn thiện nhân cách con người.
Các dạng khoa học lại được phân nhỏ thành các nhóm đối tượng, phương thức
hoạt động, sử dụng thành tựu khoa học, (ví dụ Khoa học cơ bản, Khoa học ứng dụng)
Khoa học cơ bản (lý thuyết): nghiên cứu các hiện tượng quy luật, phương pháp lý thuyết
chung để triển khai cho khoa học ứng dụng.
Khoa học ứng dụng: Nghiên cứu các nguyên tắc, phương pháp cụ thể nhằm ứng dụng
khoa học cơ bản vào hoạt động cải biến các đối tượng cụ thể, gần gũi với kỹ thuật và sản
xuất hơn, là sự triển khai các kết quả của khoa học cơ bản.
Chúng ta được gọi khoa học chung trên hai nội dung: Đó là những ngành khoa học
mà đối tượng nghiên cứu của chúng cũng là đối tượng của ngành khoa học khác và tiến
hành nghiên cứu chúng phải sử dụng trực tiếp đến kiến thức của các ngành này để tổng
hợp, đồng thời cũng phải sử dụng phương pháp liên ngành. Triết học là khoa học chung
nhất các ngành khác. Việc phân chia khoa học thành các dạng nói trên chỉ mang tính chất
tương đối. Khoa học hiện đại đang có xu hướng ngày càng thâm nhập lẫn nhau gắn bó
chặt chẽ với nhau thành một khối thống nhất
Vậy khoa học là kết quả nghiên cứu của quá trình hoạt động thực tiễn, có vai trò to
lớn tác động mạnh mẽ trở lại hoạt động sản xuất. Do đó con người hoàn toàn có khả năng
đưa khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp
1.2. Kỹ thuật
Thuật ngữ “kỹ thuật” Techniquie – tiếng Hy Lạp Téchne: là thuật ngữ chỉ tất cả
thiết bị máy móc, phương tiện, công cụ vật chất có tính vật thể nằm trong tư liệu sản xuất,
tri thức sản xuất, tổ chức quản lý, khai thác...Kỹ thuật được dựa trên tri thức và kinh
3
nghiệm tích lũy trước đó và được sáng tạo trên nền tri thức, kinh nghiệm để giải quyết
một nhiệm vụ cụ thể nào đó.
1.3. Công nghệ
“Công nghệ” - Technology: là tổng hợp các quy tắc, thủ thuật, phương pháp, kỹ
năng, thông tin, kiến thức, cách thức khai thác tổ chức quản lý, là phương cách sử dụng
kỹ thuật và các nguồn lực để sản xuất và quản lý, phát triển sản xuất, kinh tế đời sống xã
hội, là quy trình, phương cách sản xuất sản phẩm đáp ứng một nhu cầu nào đó của con
người và xã hội.
Khoa học là hoạt động tìm kiếm, phát hiện quy luật, tính chất, đặc điểm, tiến trình
của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy. Công nghệ là sự áp dụng những kết
quả của khoa học vào thực tiễn lao động sản xuất và quản lý xã hội.
Khoa học được đánh giá bằng quy mô, mức độ khám phá các quy luật, hiện tượng
của tự nhiên xã hội, tư duy. Công nghệ được đánh giá bằng hiệu quả đóng góp của nó đối
với sản xuất và đời sống xã hội
1.4 .Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ
Khoa học và công nghệ có nội dung khác nhau nhưng chúng lại có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Mối liên hệ chặt chẽ này thể hiện ở chỗ khi còn ở trình độ thấp, khoa
học tác động tới kĩ thuật và sản xuất còn rất yếu, nhưng đã phát triển đến trình độ cao như
ngày nay thì nó tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới sản xuất. Khoa học và công nghệ, là
kết quả sự vận dụng những hiểu biết, tri thức khoa học của con người để sáng tạo cải tiến
các công cụ, phương tiện phục vụ cho sản xuất và các hoạt động khác.
1.5. Quan điểm của C.Mác về vai trò của khoa học, công nghệ trong phát triển lực
lượng sản xuất
Khi bàn đến các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, ngoài việc đề cao vai trò của
hai yếu tố tư liệu sản xuất và người lao động, C.Mác nhấn mạnh vai trò của khoa học, coi
đó là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Nghiên cứu tiến trình vận động và phát triển của xã hội loài người thông qua hoạt
động sản xuất vật chất, C.Mác nhận định: “Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho
thấy tri thức xã hội phổ biến đã chuyển hóa đến mức độ nào đó thành lực lượng sản xuất
trực tiếp”. Theo luận điểm trên, tri thức khoa học được ứng dụng, được vật hóa thành
máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công cụ sản xuất (tư bản cố định) và được người lao động
4
sử dụng trong quá trình sản xuất, do đó, nó trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Mác
khẳng định như sau: “Sự phát triển của hệ thống máy móc trên con đường ấy chỉ bắt đầu
khi nền đại công nghiệp đã đạt được một trình độ phát triển cao hơn và tất cả các môn
khoa học đều được phục vụ tư bản, còn bản thân hệ thống máy móc hiện có thì có những
nguồn lực to lớn. Như vậy, phát minh trở thành một nghề đặc biệt và đối với nghề đó thì
việc vận dụng khoa học vào nền sản xuất trực tiếp tự nó trở thành một trong những yếu tố
có tính chất quyết định và kích thích”
Luận điểm trên của C.Mác cho thấy, khoa học tự bản thân nó không thể tạo ra bất
kỳ tác động nào mà phải thông qua sự ứng dụng và hoạt động thực tiễn của con người thì
khoa học mới có thể phát huy được tác dụng, hay nói cách khác, khoa học trở thành lực
lượng sản xuất với điều kiện là khoa học phải tồn tại dưới dạng lao động được vật hóa
thành máy móc.
Phán đoán của C.Mác về khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp cần được
hiểu ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, khoa học vốn là một hệ thống những tri thức được con người vận dụng
vào hoạt động sản xuất vật chất, được vật hóa trong các thao tác lao động và đem lại
những hiệu quả nhất định. Như vậy, từ chỗ là lực lượng sản xuất tiềm năng, khoa học đã
từng bước tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp.
Thứ hai, khoa học có sự gắn kết chặt chẽ với kỹ thuật và công nghệ, trở thành cơ
sở lý thuyết cho các phương tiện kỹ thuật, công nghệ mà thông qua đó, khoa học được vật
chất hóa trong các yếu tố vật thể của lực lượng sản xuất. Sự gắn kết chặt chẽ giữa khoa
học với kỹ thuật và công nghệ là một xu thế tất yếu của phát triển lực lượng sản xuất hiện
đại bởi khoa học muốn phát triển nhanh cần phải có sự trợ giúp của công nghệ hiện đại;
đồng thời, muốn sản xuất ra công nghệ mới đòi hỏi con người phải dựa trên những phát
minh khoa học mới. Điều đó cũng chứng tỏ khoa học gắn bó chặt chẽ và là yếu tố quan
trọng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất trong thời đại ngày nay.
Thứ ba, thời gian để lý thuyết khoa học đi vào thực tiễn sản xuất ngày càng được
rút ngắn lại. Trong những thế kỷ trước, thời gian từ phòng thí nghiệm đến thực tế sản
xuất thường rất dài. Nhưng từ cuối thế kỷ XIX đến nay, nhờ sự phát triển không ngừng
của khoa học hiện đại, quá trình trên đã được rút ngắn rất nhiều.
5
Thứ tư, khoa học thâm nhập vào tất cả các yếu tố cấu thành của lực lượng sản
xuất. Nhờ có khoa học, công cụ lao động ngày càng được cải tiến, sức lao động của con
người được giải phóng. Con người ngày càng tạo ra được nhiều đối tượng lao động nhân
tạo, khắc phục được hạn chế về thời gian sử dụng và một số đặc tính khác của đối tượng
lao động tự nhiên. Cũng nhờ khoa học mà trình độ, tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo của người
lao động được nâng cao. Trong nhiều nhà máy, xí nghiệp, số lượng nhân lực khoa học
tham gia vào quá trình sản xuất chiếm tỷ lệ ngày càng cao, vượt trội so với số lượng lao
động làm việc cơ bắp thông thường. Đội ngũ công nhân trí thức xuất hiện và có xu hướng
ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Nhờ có khoa học, hoạt động của các
nhà lãnh đạo, quản lý, điều hành sản xuất ngày càng có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao
năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả sản xuất.
Như vậy, theo Mác, khoa học không phải là một lực lượng sản xuất độc lập, đứng
bên ngoài con người, mà khoa học chỉ có thể tạo ra những biến đổi trong quá trình sản
xuất thông qua hoạt động của con người. Khoa học đã được thẩm thấu vào tất cả các khâu
của quá trình sản xuất, góp phần cải tiến công cụ lao động, tạo ra những đối tượng lao
động mới, những phương tiện sản xuất tiên tiến, góp phần nâng cao kỹ năng, tay nghề,
trình độ cho người lao động. Do vậy, trong thời đại ngày nay, khoa học đóng vai trò hết
sức quan trọng trong sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại.
Chương 2
CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
2.1. Tiến trình phát triển của khoa học, kỹ thuật công nghệ
Lịch sử khoa học, công nghệ có hai dạng thức phát triển: tiến bộ và dạng thức cách
mạng. Dạng thức tiến bộ trước đây là phổ biến trong toàn bộ lịch sử chủ yếu theo kiểu
tích luỹ về lượng, tiến bộ từ từ không ngảy vọt. Dạng thức cách mạng diễn ra với những
đột biến, nhảy vọt đi kèm với các phát minh lớn làm thay đổi nhanh hướng phát triển theo
quy mô, nhịp điệu, tốc độ phát triển
Thời kỳ trước cách mạng khoa học công nghệ, khoa học thường đi sau kỹ thuật,
công nghệ và sản xuất. Sự gắn kết giữa các yếu tố này chỉ ở mức độ nhất định, chưa
thống nhất, độc lập tách biệt. Các phát minh khoa học không trực tiếp tạo nên công nghệ
mới và ngược lại.
6
Vào thế kỉ XVII-XVIII khoa học công nghệ tiến hoá theo những con đường riêng
có những mặt công nghệ đi trước khoa học
Vào thế kỉ XIX khoa học công nghệ bắt đầu có sự tiếp cận, mỗi khó khăn của công
nghệ gợi ý cho sự nghiên cứu của khoa học và ngược lại những phát minh khoa học tạo
điều kiện cho các nghiên cứu, ứng dụng.
Sang thế kỉ XX khoa học chuyển sang vị trí chủ đạo dẫn dắt sự nhảy vọt về công
nghệ. Ngược lại sự đổi mới công ngệ tạo điều kiện cho nghiên cứu khoa học tiếp tục phát
triển.
Cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ nhất:Cơ khí hoá với máy chạy bằng
thuỷ lực và hơi (1784)
Cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ hai: Động cơ điện và dây chuyền lắp
ráp sản xuất hàng loạt (1862)
Cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ ba: Kỷ nguyên máy tính và tự động hoá
(đầu thế kỷ XX)
Cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ tư: Các hệ thống liên kết thế giới thực
và ảo (cuối thế kỷ XX)
Cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ năm: đang thảo luận.
2.2. Vai trò của cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay
Cách mạng khoa học công nghệ là sự hoà nhập, kết hợp với nhau thành một qúa
trình hợp nhất, các quá trình cách mạng trong khoa học, trong kỹ thuật, trong công nghệ.
Trong đó quá trình cách mạng trong khoa học đi trước một bước, giữ vai trò dẫn đường
và quyết định các quá trình cách mạng trong kỹ thuật , công nghệ, sản xuất nói chung
Nghiên cứu khoa học đang được công nghiệp hoá, tri thức trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp, còn sản xuất trở thành nơi thực hiện thực tiễn tri thức khoa học.
Cách mạng khoa học công nghệ không chỉ làm xuất hiện những ngành khoa học
mới mà còn tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới
Trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ thông tin, tri thức trở thành yếu
tố quan trọng đặc biệt của nền sản xuất mới, ngày càng quyết định định hướng của tiến
bộ kỹ thuật và sản xuất, là nguồn tạo ra của cải vô tận.
Cách mạng khoa học công nghệ tăng cường việc giải phóng người lao động khỏi
các chức năng thực hiện (vận chuyển, năng lượng, công nghệ) đơn giản các thao tác máy
7
móc thành chủ thể của nền sản xuất, với chức năng chủ yếu và quan trọng nhất là sáng
tạo, biến con người thành chủ thể thực sự của quá trình sản xuất.
Cách mạng khoa học và công nghệ đang thực hiện việc hiện đại hoá hạ tầng cơ sở
của nền kinh tế: Hệ thống giao thông, mạng lưới liên lạc viễn thông, làm rút ngắn khoảng
cách không gian, thời gian. Nó đã tạo ra cuộc cách mạng thông tin, cách mạng số được
xem là quan trọng nhất, vĩ đại nhất trong lịch sử cách mạng thông tin diễn ra: Điện thoại,
công nghệ không dây (1G, 2G, 2.5, 3G, 4G, 5G), internet (Dia-up -> Adsl-> FTTH -> Vệ
tinh), Công nghệ thông tin ngày càng giúp việc trao đổi và truyền thông tin ngày càng
nhanh chóng chính xác. Một số cơ quan chính phủ tại các quốc gia công nghệ lớn đã áp
dụng chính phủ điện tử (Hành chính- quản lý kinh tế - giao thông -đô thị hoá ..), cổng
thông tin đa quốc gia ( ngoại giao), đó là những bước quan trọng tiến tới trí tuệ hoá quá
trình lao động bằng việc áp dụng tin học hóa quá trình sản xuất.
Cách mạng khoa học và công nghệ đang thúc đẩy toàn cầu hoá và tạo ra nền sản
xuất mới và nền kinh tế mới: Sản xuất tập trung, phi tập trung, sản xuất các sản phẩm có
giá trị cao, hàm lượng trí tuệ cao: ví dụ Robot thay thế con người làm việc trong các môi
trường nguy hiểm, hoặc các điều kiện mà con người không thể tiếp xúc được, hoặc năng
suất lao động cao rất nhiều lần so với con người.
Cách mạng khoa học và công nghệ đang tạo ra hình thức tiền tệ mới: tiền điện tử
(Ví điện tử), Bitcoin, Internet banking liên ngân hàng, Block Chain. Hình thức tiền tệ này
càng trở thành xu thế phổ biến trong giao dịch giúp tiết kiệm nhân lực, kinh phí in ấn…,
thời gian thực hiện giao dịch nhanh chóng.
Cách mạng khoa học và công nghệ đang tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật và các
phương tiện, công cụ truyền thông để phát triển văn hoá, trao đổi, giao lưu văn hoá giữa
các dân tộc, các cộng đồng, các nền văn hoá, xoá bỏ ranh rới cách biệt, cô lập giữa các
quốc gia và các nền văn hoá.
Cách mạng khoa học công nghệ tạo nên quá trình tích hợp trên các phương diện
đời sống xã hội, thúc đẩy hình thành các tổ chức siêu quốc gia trong tất cả các lĩnh vực:
từ quốc phòng, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, lối sống, văn hoá, … xu hướng toàn cầu
ngày càng sâu rộng với tốc độ tăng dần theo sự phát triển khoa học công nghệ: đặc biệt
trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, y học, công nghiệp hoá, tự động hoá…
8
Cách mạng khoa học công nghệ tạo tiền đề cho sự thay đổi dần các quan hệ sở
hữu: khi nền kinh tế được tự động hoá, tin học hoá thì sở hữu tư bản không còn đóng vai
trò quyết định như trước. Do vây tư bản không còn hoàn toàn đồng nghĩa với quyền lực
trước đây, của cải không còn là nguồn gốc quyết định duy nhất đối với quyền lực, quyền
lực đang ngày càng gắn với thông tin, tri thức và trở nên quan trọng hơn sở hữu tư bản.
Cách mạng khoa học công nghệ không chỉ giải phóng con người khỏi nhịp điệu
sống và làm việc của công nghiệp cơ khí, biến lao động trở thành lao động trí óc, giúp
con người không phải tham gia vào quá trình sản xuất trực tiếp, giảm thiểu bệnh tật, kéo
dài tuổi thọ.
Cách mạng khoa học và công nghệ tạo ra các phát minh khoa học, kỹ thuật và
công nghệ sản xuất mới có ảnh hưởng lớn và đang làm thay đổi toàn bộ lực lượng sản
xuất, biến đổi nhiều quan hệ xã hội cũ, xác lập quan hệ mới, đưa xã hội loài người đến
một giai đoạn phát triển mới, làm thay đổi bản thân con người, đời sống văn hoá tinh thần
tốt hơn.
Chương 3
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
Trong sự nghiệp gìn giữ - đấu tranh, xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từ
khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, Đảng ta đã sớm có các định hướng và chỉ đạo
đúng đắn về vị trí, vai trò của khoa học – công nghệ đối với sự phát triển kinh tế – xã
hội; đồng thời, luôn coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi để khoa học – công nghệ phát
triển. Quan điểm coi khoa học – công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động
lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa được khẳng định và quán triệt trong nhiều văn
kiện của Đảng thời kỳ đổi mới
3.1. Vai trò vai trò của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế xã hội
Ngay từ trong kháng chiến chống thực dân Pháp hoạt động khoa học đã được
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú ý. Nhiều nhà khoa học ở nước ngoài được mời về làm
việc. Nhiều cán bộ được cử ra nước ngoài học tập. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ,
cách mạng khoa học kỹ thuật được coi là vị trí “then chốt” trong sự nghiệp xây dựng và
đấu tranh thống nhất đất nước. Sau giải phóng năm 1975, nền khoa học đất nước bước
9
vào giai đoạn phát triển mới, cùng với công cuộc đổi mới đất nước, khoa học công nghệ
cũng có chuyển biến về nhiều mặt. Mặc dù đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ có
sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự cố gắng của các doanh nghiệp và nhân
dân, sự giúp đỡ hợp tác của cộng đồng khoa học Thế giới, nền khoa học và công nghệ
(KHCN) Việt Nam đến nay đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp thiết thực
vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trước Đại hội VI, Đảng ta đã xác định cách mạng khoa học – kỹ thuật là then chốt
trong ba cuộc cách mạng của thời kỳ khôi phục và kiến thiết đất nước sau thống nhất. Đại
hội VI (1986) coi KHCN là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Đại
hội VII (1991) khẳng định KHCN là nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội
Đảng VIII (1996) và Đại hội IX (2001) coi KHCN là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và
động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội X (2006) nhấn mạnh vai trò động lực
của KHCN trong phát triển kinh tế tri thức. Đại hội XI (2011) đề ra đường lối đẩy mạnh
toàn diện công cuộc đổi mới và KHCN giữ vai trò then chốt trong phát triển lực lượng
sản xuất hiện đại, là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững.
Đại hội XII của Đảng xác định nhiệm vụ: Phát triển mạnh mẽ khoa học, công
nghệ, làm cho khoa học, công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng
nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh
Quán triệt nhiệm vụ đó, trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương,
giải pháp phát triển khoa học, công nghệ của Việt Nam có nhiều tiến bộ, đạt được những
thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học, công nghệ còn chưa tương
xứng với tiềm năng, hơn nữa, trong điều kiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư,
vai trò của khoa học, công nghệ càng được đề cao, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng
bộ, toàn diện để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, để khoa học, công nghệ thực sự
là động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế nhanh, bền vững.
Trong các mô hình phát triển trước đây, con người chủ yếu khai thác các tài
nguyên tự nhiên để tạo ra tăng trưởng và phục vụ cho chính con người. Nhưng tài nguyên
tự nhiên luôn có giới hạn và nhân loại hiện đang đứng trước sự khan hiếm tài nguyên
nghiêm trọng. Vì vậy, nếu chúng ta vẫn tiếp tục trông chờ vào nguồn tài nguyên hữu hạn
đó thì nguồn lực cho tăng trưởng sẽ sớm cạn kiệt, tăng trưởng sẽ đi đến trạng thái dừng
10
và thậm chí suy giảm. Tuy nhiên, có một loại tài nguyên đặc biệt, không bao giờ cạn, đó
chính là sự sáng tạo của con người, cụ thể hóa trong khoa học và công nghệ. Chính vì
vậy, khoa học, công nghệ đang được coi là nền tảng và động lực phát triển của các quốc
gia.
Cùng với việc hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, trong những năm qua,
tiềm lực khoa học và công nghệ được tăng cường. Mỗi năm, đầu tư cho khoa học và công
nghệ chiếm khoảng 2% tổng chi ngân sách nhà nước. Ngoài ra còn có các nguồn từ
doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các quỹ về khoa học và công nghệ.
Những năm gần đây, khoa học công nghệ của Việt Nam có nhiều tiến bộ, đạt được
những thành tựu quan trọng, đóng góp đáng kể cho tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền
kinh tế. Cùng với đó, Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) cũng liên tục tăng cao, theo
Báo cáo Chỉ số Hiệu quả Đổi mới sáng tạo năm 2018, Việt Nam đã đạt kết quả trong việc
tiếp cận với kiến thức khoa học công nghệ của thế giới và hòa nhập vào các chuỗi giá trị
toàn cầu, tạo điều kiện cho việc trao đổi tri thức hiệu quả.
Cơ chế, chính sách về khoa học và công nghệ đã được tập trung hoàn thiện, đưa
khoa học và công nghệ thực sự đồng hành và thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh
vực.
Khoa học xã hội và nhân văn đã cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định
đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; khẳng định lịch
sử hình thành và phát triển dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, bảo
tồn các giá trị và bản sắc văn hóa Việt Nam.
Ở lĩnh vực khoa học tự nhiên, các ngành khoa học cơ bản, khoa học công nghệ
liên ngành, khoa học mới tiếp tục phát triển, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chúng ta đã tiệm cận trình độ các nước trong
khu vực về công nghệ nano, tế bào gốc, giải mã gen cây trồng, vật nuôi và giải mã bộ gen
người.
Tiềm lực khoa học được nâng lên, quản lý nhà nước về khoa học công nghệ từng
bước được đổi mới. Hệ thống pháp luật về khoa học công nghệ được chú trọng hoàn
thiện. Hợp tác quốc tế được đẩy mạnh và chủ động hơn trong một số lĩnh vực, góp phần
năng cao năng lực, trình độ khoa học công nghệ nước nhà.
3.2. Thành tựu của nền khoa học công nghệ Việt Nam
11
Trong khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam đầu thế kỷ XX được kế thừa những
di sản và tiếp thu thành tựu khoa học tiên tiến trên thế giới. Các kết quả nghiên cứu của
khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong nhiều thập niên đã cung cấp luận cứ khoa
học và hoạch định các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước làm rõ
con đường phát triển đặc thù của đất nước, cung cấp căn cứ cho công cuộc đổi mới, góp
phần đổi mới hệ thống chính trị, xác định rõ mô hình phát triển kinh tế trong giai đoạn
chuyển đổi; hoàn thiện hệ thống luật pháp. Bước đầu khoa học nhân văn đã làm rõ: Cơ
chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiêu chế của một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại, khẳng định các hệ giá trị và bản sắc văn hoá Việt Nam,
khẳng định chủ quyền quốc gia đối với các Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và sự toàn
vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu về lịch sử, văn hoá, xã hội đã góp
phần to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát huy giá trị của nền văn hoá Việt Nam đậm
đà bản sắc dân tộc, duy trì ổn định an ninh, chính trị xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho
công cuộc phát triển đất nước.
Đánh giá thành tựu phát triển kinh tế - xã hội sau 30 năm đổi mới và 5 năm thực
hiện Nghị quyết tại Đại hội XI, Đảng ta nhấn mạnh vai trò to lớn của khoa học, công
nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển lực lượng sản xuất nói
riêng: “Trong những năm qua, khoa học, công nghệ đã có những đóng góp tích cực cho
phát triển kinh tế - xã hội trên tất cả các lĩnh vực”; “Một số ngành khoa học, công nghệ
mũi nhọn đã có đóng góp tích cực trong phát triển sản xuất và tăng cường quốc phòng, an
ninh”
Trong công nghiệp, khoa học, công nghệ phát triển, dần trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp, dẫn đến sự thay đổi to lớn trong quá trình sản xuất. Xu thế toàn cầu hóa,
cùng sự chuyển giao và hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ đã thúc đẩy nền kinh tế
nước ta phát triển mạnh mẽ. Các công cụ lao động giản đơn, mang tính chất tiểu thủ công
nghiệp đã được thay thế bằng các dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại. Sức lao động
của con người được giải phóng, lao động chân tay dần được thay thế bởi lao động trí óc,
lao động giản đơn dần được thay thế bằng sự chuyên môn hóa ngày càng cao. Những sự
thay đổi trên làm cho năng suất lao động tăng vượt bậc, khối lượng sản phẩm làm ra ngày
càng nhiều và có chất lượng cao. Cũng nhờ đó, cơ cấu kinh tế nước ta đang có sự chuyển
12
dịch mạnh mẽ. Tỷ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có xu
hướng tăng mạnh hơn so với các ngành nông nghiệp.
Từ một nước thuần nông, Việt Nam đã xây dựng được nhiều nhà máy, xí nghiệp
với những dây chuyền công nghệ tiến tiến; nhiều khu chế xuất công nghệ cao. Điều này
đã được ghi nhận tại Đại hội XII của Đảng: “Công nghệ sản xuất công nghiệp đã có bước
thay đổi về trình độ theo hướng hiện đại. Tỷ trọng công nghiệp chế tạo, chế biến trong
giá trị sản xuất công nghiệp tăng, tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm dần. Khu vực
thương mại, dịch vụ tăng trưởng khá”
Trong nông nghiệp, với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn, Đảng và Nhà nước chủ trương tích cực ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ
hiện đại vào sản xuất nông nghiệp. Việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ngày
càng được đẩy mạnh. Nhiều loại máy móc hiện đại được đưa vào sản xuất nông nghiệp
như máy cày bừa, máy gặt, máy gieo hạt, máy sấy... Nhờ đưa máy móc, thiết bị hiện đại
vào sản xuất và áp dụng cơ chế quản lý hợp lý, năng suất và chất lượng trong sản xuất
nông nghiệp của nước ta ngày càng tăng. Ngành thủy nông cũng được cải thiện đáng kể
với việc đưa vào sử dụng nhiều loại máy bơm có công suất lớn có thể tưới tiêu trên phạm
vi rộng. Nhiều giống lúa, hoa màu, giống cây trồng mới được đưa vào sản xuất có chất
lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh, thiên tai tốt, đem lại năng suất cao, không chỉ đáp
ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Việc ứng dụng khoa học, công
nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận những
thành tựu mới của khoa học, công nghệ, góp phần từng bước nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực nông thôn nói chung và cả nước nói riêng. Nước ta đã hình thành được những
vùng nông nghiệp trọng điểm, chuyên canh, với những mặt hàng nông sản xuất khẩu như
gạo (Việt Nam đứng thứ 2 châu Á và thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo), thủy hải sản, rau,
củ, quả, hạt tiêu, hạt điều…
Trong lĩnh vực xây dựng, nhờ khoa học và công nghệ, Việt Nam đã tự lực xây
dựng nhà máy thủy điện Sơn La lớn nhất Đông Nam Á; làm chủ công nghệ tiên tiến trong
thiết kế, thi công các công trình giao thông, xây dựng có trình độ công nghệ cao…
Ngành công nghệ thông tin và truyền thông có sự phát triển vượt bậc. Thị trường
viễn thông Việt Nam đã được xếp thứ hạng cao về cả quy mô và tốc độ phát triển trên 3
lĩnh vực: cố định, di động và Internet. Việt Nam đã đưa lên quỹ đạo các vệ tinh viễn
13
thông Vinasat1 và Vinasat2, vệ tinh viễn thám VNREDSAT và đã chế tạo thành công vệ
tinh Pico và Micro Dragon. Đồng thời viễn thông Viettel đã có bước đột phá chuyển
mình mang tầm quốc tế, hệ thống Di dộng Viettel đã được đầu tư tại Combodia và nhiều
nước Châu Phi khác.
Nghiên cứu khoa học trong y học cũng đạt nhiều thành tựu quan trọng, nổi bật
nhất là đã thành công trong lĩnh vực ghép tạng và đa tạng trên người, dẫn đầu khu vực về
phẫu thuật nội soi, giải trình tự gen; đã làm chủ quy trình phân lập, bảo quản tế bào
gốc… Những tiến bộ rất đáng kể của y học Việt Nam, không chỉ mang lại cuộc sống và
niềm vui cho cả ngàn bệnh nhân mà còn rút ngắn khoảng cách phát triển so với nền y học
thế giới. Việt Nam cũng là quốc gia nghiên cứu, sản xuất được nhiều loại vắc xin phòng
các bệnh hiểm nghèo và tiêm chủng mở rộng, như: vaccine lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván,
sởi, bại liệt, viêm gan B, viêm gan A, viêm não Nhật Bản B, tả, thương hàn, tiêu chảy do
Rota virus và vắc xin sởi-rubella.
Trong quan hệ quốc tế về khoa học công nghệ: việc hợp tác nghiên cứu, đào tạo
hoạt động khoa học được đẩy mạnh. Việt Nam đã có quan hệ hợp tác về khoa học công
nghệ với nhiều nước, tổ chức quốc tế.
Ngoài đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, thị trường khoa học, công nghệ Việt Nam
đã hình thành và bước đầu phát huy tác dụng; hình thành một số mô hình gắn kết hiệu
quả giữa hoạt động khoa học và công nghệ với sản xuất, kinh doanh. Hệ thống các tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ dần đáp ứng yêu cầu
phát triển và hội nhập quốc tế.
Khoa học, công nghệ đóng góp quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây giảm dần phụ thuộc vào khai thác
tài nguyên, xuất khẩu thô và mở rộng tín dụng. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện rõ
nét thể hiện qua tốc độ tăng năng suất lao động. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng
hợp (TFP) tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên khoảng 43,3% trong giai
đoạn 3 năm 2016-2018; giai đoạn 2016-2020 ước đạt 43,5%. Tính chung 10 năm 2011-
2020, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp sẽ vượt mục tiêu chiến lược đề ra
(35%). Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2011-2015 là 4,3%/năm, giai
đoạn 2016-2018 đã tăng lên 5,8%/năm. Đặc biệt, năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao kỷ lục trong 10 năm qua, đạt trên 7% nhưng tăng trưởng tín dụng chỉ đạt dưới 14%
14
so với mức 17-18% của các năm trước đó. Điều này chứng tỏ tăng trưởng kinh tế đã
không phụ thuộc vào mở rộng tín dụng mà đã theo hướng thay đổi về chất lượng.
Những chỉ số nêu trên chứng minh rằng nền kinh tế Việt Nam đang có sự chuyển
dịch về mô hình tăng trưởng và sự thăng tiến cao hơn về chuỗi giá trị. Và có thể khẳng
định rằng khoa học công nghệ có nhiều tiến bộ, đạt được những thành tựu quan trọng,
đóng góp đáng kể cho tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tổ chức sở hữu trí
tuệ Thế giới (WIPO) đánh giá, trong những năm gần đây, Việt Nam luôn tăng hạng trong
xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, dẫn đầu nhóm quốc gia có thu nhập trung
bình thấp. Theo đó, năm 2017 tăng 12 bậc, năm 2018 tăng tiếp 2 bậc, xếp thứ 45/126
quốc gia, trong đó, nhóm chỉ số về tri thức - công nghệ của Việt Nam có thứ hạng rất cao,
thứ 28.
Tiềm lực khoa học công nghệ: Trình độ nhân lực cho các ngành khoa học dần
được nâng cao, số lượng đội ngũ có chuyên môn ở cấp chuyên gia ngày càng tăng. Các
trung tâm nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục đại học được quan tâm và đầu tư nhiều
hơn. Đặc biệt sự phát triển các khu Trung tâm công nghệ cao dành cho nông nghiệp,
Công nghệ thông tin.. : Khu công nghệ cao Láng Hoà Lạc, Khu công nghệ cao Phần mềm
Quang Trung, Khu công nghệ Cao Quận 9…Hiện nay có nhiều tập đoàn Công nghệ tiên
phong trong một số ngành công nghệ cao: FPT, Viettel, VinGroup…
Vai trò của khoa học, công nghệ trong phát triển nông nghiệp hiện đại ở nước ta
đã được Đảng ta ghi nhận: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn có
những bước chuyển biến, nông nghiệp phát triển toàn diện hơn theo hướng khai thác
những lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới; ứng dụng khoa học - công nghệ và mức độ
cơ giới hóa được nâng lên”
3.3. Những hạn chế, yếu kém của nền khoa học công nghệ Việt Nam
Đại hội XII cũng chỉ rõ: “Khoa học, công nghệ chưa thực sự gắn kết và trở thành
động lực phát triển kinh tế - xã hội”. Đánh giá này dựa trên thực tiễn hiệu quả việc ứng
dụng khoa học, công nghệ vào việc phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam trong thời
gian qua chưa thực sự có hiệu quả. Thực tiễn phát triển khoa học công nghệ và đổi mới
sáng tạo của Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập. Năng lực khoa học, công nghệ, sự đổi
mới sáng tạo của chúng ta còn hạn chế và hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia còn non trẻ,
15
manh mún. Vẫn còn ít hoạt động đổi mới sáng tạo và nghiên cứu và phát triển (R&D)
trong khu vực kinh doanh. Số lượng doanh nghiệp theo đuổi các chiến lược về đổi mới
sáng tạo còn khiêm tốn. Các trường đại học thiên về đào tạo hơn nghiên cứu, nếu có
nghiên cứu thì tính ứng dụng không cao. Chưa thực sự có những chính sách tốt, cơ chế
tốt hoặc những bài toán hay, đúng tầm để kích thích sáng tạo và sự cống hiến của đông
đảo các nhà khoa học và chuyên gia.
Việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất của
nước ta còn nhiều hạn chế, tỷ trọng đầu tư cho khoa học, công nghệ trong sản xuất còn
khiêm tốn. “Việc nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ ở nước
ta còn nhiều hạn chế. Trình độ cơ khí hóa, tự động hóa, tin học hóa của các ngành kinh tế
còn thấp. Theo điều tra doanh nghiệp năm 2012, khoảng 57% doanh nghiệp chế biến, chế
tạo có công nghệ thấp, 31% có công nghệ trung bình, 12% có công nghệ cao. Đầu tư xã
hội cho đổi mới nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ của nước ta còn thấp so với
nhiều nước trong khu vực. Đầu tư cho nghiên cứu khoa học trên 1 người dân ở nước ta
năm 2012 là 3,1 USD trong khi của Thái Lan là 22 USD, Malaixia là 86 USD và của
Xinhgapo là 1.340 USD”
Việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp chưa
được tiến hành đồng bộ. Máy móc thiết bị đưa vào sản xuất còn lạc hậu so với thế giới,
dẫn đến hậu quả ô nhiễm môi trường. Tốc độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
chưa cao, chưa đồng bộ và phát triển chưa toàn diện. So với các nước trong khu vực, mức
độ trang bị động lực của nông nghiệp Việt Nam còn thấp, bình quân đạt 1,3 mã lực
(CV)/ha canh tác, trong khi một số nước trong khu vực như Thái Lan đạt 4 CV/ha, Hàn
Quốc 4,2 CV/ha, Trung Quốc 6,06 CV/ha (các khâu canh tác chủ yếu trong nông nghiệp
các quốc gia này được cơ giới hóa trên 90% )(8).
Trước những hạn chế và bất cập trong việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào
phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta, Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển
mạnh mẽ khoa học, công nghệ làm cho khoa học, công nghệ thực sự là quốc sách hàng
đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại”
Đảng đã định hướng một số nhiệm vụ cụ thể, như: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ,
đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ..., đưa nhanh tiến bộ
khoa học - công nghệ vào hoạt động thực tiễn” ; “Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến
16
bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy
nghiên cứu và triển khai, nhập khẩu công nghệ mới”. Đây là những định hướng đúng đắn,
cần thiết đối với việc phát huy vai trò to lớn của khoa học, công nghệ trong phát triển lực
lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam trong thời gian tới.
3.4. Để khoa học và công nghệ trở thành động lực phát triển kinh tế nhanh,
bền vững
Trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ hiện
nay, để khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế nhanh, bền
vững, cần có một chiến lược phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng
tạo làm cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành,
lĩnh vực và cả nền kinh tế. Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, khởi nghiệp sáng tạo, ứng
dụng kết hợp với phát triển công nghệ nhất là trong một số ngành, lĩnh vực mới có tiềm
năng, thế mạnh. Cần xác định khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo phải là nền tảng
thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững đất nước; là lực lượng sản xuất trực tiếp, là động
lực chính của mô hình phát triển kinh tế - xã hội.
Các bộ, ngành, các địa phương cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong chỉ đạo
phát triển khoa học công nghệ, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế chính sách.
Tập trung hoàn thiện hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia với doanh nghiệp là trung tâm,
gắn kết chặt chẽ giữa viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp nhằm kiến tạo và
tích lũy tài sản trí tuệ, tạo ra nguồn lực mới cho tăng trưởng kinh tế nhanh, bao trùm và
bền vững.
Thúc đẩy liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước. Tập trung
phát triển sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao để hình thành các
ngành nghề mới và các sản phẩm mới, giá trị gia tăng cao, nhất là lĩnh vực mà Việt Nam
có thế mạnh như: Nông nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo, công nghệ thông tin...
Xây dựng khuôn khổ cho việc đo lường và đánh giá hiệu quả của nền kinh tế số,
hoạt động của các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ sở có hoạt động khoa học công
nghệ. Ngành thống kê nghiên cứu phương thức đo lường và thống kê hiệu quả hoạt động
khoa học công nghệ và các hoạt động đổi mới sáng tạo theo các chuẩn mực quốc tế để có
thể so sánh. Dành một phần ngân sách để thưởng cho các dự án được đưa ra ứng dụng
17
trong thực tế với mức cao. Nghiên cứu thành lập ngân hàng dữ liệu quốc gia về khoa học,
công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Xây dựng chính sách nhằm thu hút và cộng tác với các chuyên gia giỏi ở trong và
ngoài nước, đặc biệt là cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài.
Trong khuôn khổ Diễn đàn, Hội nghị bàn tròn các Bộ trưởng khoa học và công
nghệ lần thứ 14 với chủ đề “Vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong
hình thái xã hội tương lai - Xã hội 5.0 lấy con người làm trung tâm”
Khái niệm “Xã hội 5.0” là hình thái xã hội tiên tiến lấy con người làm trung tâm,
nơi không gian ảo và thực được tích hợp và hiện thực hóa thông qua ứng dụng tiến bộ
của các công nghệ mà Nhật Bản có thế mạnh như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối
vạn vật (IoT), công nghệ robot và dữ liệu lớn. Đó là hình thái xã hội siêu thông minh khi
hàng hóa và dịch vụ đến với mọi người vào bất kỳ thời điểm, bất kỳ vị trí địa lý nào
không phân biệt khu vực, tuổi tác, giới tính, ngôn ngữ hay các rào cản khác nhằm đạt
được tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng đồng thời vẫn giải quyết được các thách thức
xã hội. Mục tiêu của Xã hội 5.0 thực chất hướng tới sự trường thọ của con người, sống
lâu - sống khỏe (long life - healthy life), với một hệ thống phúc lợi xã hội hiệu suất cao
dựa trên nền tảng công nghệ siêu thông minh.
Quá trình tiến tới Xã hội 5.0 dựa trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ
được xem là thách thức chung của cả các quốc gia phát triển và đang phát triển. Tuy
nhiên, viễn cảnh xã hội tương lai của mỗi nước phụ thuộc vào nhu cầu và thực tế bối
cảnh kinh tế - xã hội của từng nước. Do vậy, các quốc gia không những cần nâng cao
năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mà còn cần tăng cường hoạt động
truyền bá và đẩy mạnh ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ nhằm xây dựng một xã
hội tương lai đủ năng lực giải quyết được các vấn đề khác nhau của quốc gia mình. Bên
cạnh đó, để cùng chia sẻ lợi ích của khoa học và công nghệ thế giới, mỗi quốc gia cần
tham gia tích cực và có trách nhiệm trong các nỗ lực hợp tác quốc tế trên toàn cầu.
4. Tài liệu tham khảo.
1. Giáo trình Triết học - Nhà xuất bản chính trị quốc gia -Sự thật – 2015
2.Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, XII
3.Tạp chí cộng sản.
4.Lý luận chính
18
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC & KỸ THUẬT MÁY TÍNH
TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC
TÊN ĐỀ TÀI
“VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI”
HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN: CHU XUÂN TÌNH
MSHV:1870583
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2019
19

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa họcCLBSVHTTCNCKH
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Võ Thùy Linh
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninSơn Bùi
 
Một số vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu CTXH
Một số vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu CTXHMột số vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu CTXH
Một số vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu CTXHphongnq
 
CHỌN MẪU VÀ CỠ MẪU TRONG NGHIÊN CỨU Y HỌC
CHỌN MẪU VÀ CỠ MẪU TRONG NGHIÊN CỨU Y HỌCCHỌN MẪU VÀ CỠ MẪU TRONG NGHIÊN CỨU Y HỌC
CHỌN MẪU VÀ CỠ MẪU TRONG NGHIÊN CỨU Y HỌCSoM
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhmai_mai_yb
 
Giao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hoc
Giao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hocGiao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hoc
Giao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hocLe Tran Anh
 
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdfBộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdfTThKimKhnh
 
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiên
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiênXác định vấn đề ưu tiên trong nghiên
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiênPhap Tran
 
CHƯƠNG 6- CNH,HĐH VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VN.ppt
CHƯƠNG 6- CNH,HĐH VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VN.pptCHƯƠNG 6- CNH,HĐH VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VN.ppt
CHƯƠNG 6- CNH,HĐH VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VN.pptLê Thưởng
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninvoxeoto68
 
Kiểm định giả thuyết thống kê
Kiểm định giả thuyết thống kêKiểm định giả thuyết thống kê
Kiểm định giả thuyết thống kêLe Nguyen Truong Giang
 
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiThời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiBích Phương
 
đạI cương về nghiên cứu định tính
đạI cương về nghiên cứu định tínhđạI cương về nghiên cứu định tính
đạI cương về nghiên cứu định tínhPhap Tran
 
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptxChuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptxtNguyn877278
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcDương Nphs
 
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaTư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaQuyên Nguyễn Tố
 
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaĐề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EMSoM
 
KỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNHKỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNHSoM
 

Was ist angesagt? (20)

[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
 
Một số vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu CTXH
Một số vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu CTXHMột số vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu CTXH
Một số vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu CTXH
 
CHỌN MẪU VÀ CỠ MẪU TRONG NGHIÊN CỨU Y HỌC
CHỌN MẪU VÀ CỠ MẪU TRONG NGHIÊN CỨU Y HỌCCHỌN MẪU VÀ CỠ MẪU TRONG NGHIÊN CỨU Y HỌC
CHỌN MẪU VÀ CỠ MẪU TRONG NGHIÊN CỨU Y HỌC
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinh
 
Giao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hoc
Giao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hocGiao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hoc
Giao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hoc
 
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdfBộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
 
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiên
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiênXác định vấn đề ưu tiên trong nghiên
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiên
 
CHƯƠNG 6- CNH,HĐH VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VN.ppt
CHƯƠNG 6- CNH,HĐH VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VN.pptCHƯƠNG 6- CNH,HĐH VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VN.ppt
CHƯƠNG 6- CNH,HĐH VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VN.ppt
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
 
Kiểm định giả thuyết thống kê
Kiểm định giả thuyết thống kêKiểm định giả thuyết thống kê
Kiểm định giả thuyết thống kê
 
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiThời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
 
đạI cương về nghiên cứu định tính
đạI cương về nghiên cứu định tínhđạI cương về nghiên cứu định tính
đạI cương về nghiên cứu định tính
 
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptxChuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaTư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
 
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaĐề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
 
KỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNHKỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNH
 

Ähnlich wie Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội

Tiểu Luận Vai Trò Của Khoa Học Công Nghệ Đối Với Sự Phát Triển Công Nghiệp Vi...
Tiểu Luận Vai Trò Của Khoa Học Công Nghệ Đối Với Sự Phát Triển Công Nghiệp Vi...Tiểu Luận Vai Trò Của Khoa Học Công Nghệ Đối Với Sự Phát Triển Công Nghiệp Vi...
Tiểu Luận Vai Trò Của Khoa Học Công Nghệ Đối Với Sự Phát Triển Công Nghiệp Vi...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Khoa Học Công Nghệ Đối Với Sự Phát Triển Công Nghiệp Vi...
Tiểu Luận Vai Trò Của Khoa Học Công Nghệ Đối Với Sự Phát Triển Công Nghiệp Vi...Tiểu Luận Vai Trò Của Khoa Học Công Nghệ Đối Với Sự Phát Triển Công Nghiệp Vi...
Tiểu Luận Vai Trò Của Khoa Học Công Nghệ Đối Với Sự Phát Triển Công Nghiệp Vi...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdfssuser45eccd1
 
Chuong1 ngung khai niem co ban
Chuong1 ngung khai niem co ban Chuong1 ngung khai niem co ban
Chuong1 ngung khai niem co ban thutran_93
 
đM ql khcn phu hop chuan muc q te_final
đM ql khcn phu hop chuan muc q te_finalđM ql khcn phu hop chuan muc q te_final
đM ql khcn phu hop chuan muc q te_finalLuat Ho Ngoc
 
TIỂU-LUẬN-TRIẾT-ĐỀ-25-NHÓM-02.pptx
TIỂU-LUẬN-TRIẾT-ĐỀ-25-NHÓM-02.pptxTIỂU-LUẬN-TRIẾT-ĐỀ-25-NHÓM-02.pptx
TIỂU-LUẬN-TRIẾT-ĐỀ-25-NHÓM-02.pptxThanhNguyen2048
 
Luận án: Trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ - Gửi miễn p...
Luận án: Trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ - Gửi miễn p...Luận án: Trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ - Gửi miễn p...
Luận án: Trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Moi lien quan giua cach mang khoa hoc cong nghe va nen kinh te tri thuc
Moi lien quan giua cach mang khoa hoc cong nghe va nen kinh te tri thucMoi lien quan giua cach mang khoa hoc cong nghe va nen kinh te tri thuc
Moi lien quan giua cach mang khoa hoc cong nghe va nen kinh te tri thucPhuong Quang Huynh Nguyen
 
Pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực...
Pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực...Pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực...
Pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Sinh học và mối quan hệ với triết học
Sinh học và mối quan hệ với triết học Sinh học và mối quan hệ với triết học
Sinh học và mối quan hệ với triết học Tài liệu sinh học
 
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1NgoNgocNhan
 

Ähnlich wie Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội (20)

Nhom13 ktnsx khcn
Nhom13 ktnsx khcnNhom13 ktnsx khcn
Nhom13 ktnsx khcn
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Khoa Học Công Nghệ Đối Với Sự Phát Triển Công Nghiệp Vi...
Tiểu Luận Vai Trò Của Khoa Học Công Nghệ Đối Với Sự Phát Triển Công Nghiệp Vi...Tiểu Luận Vai Trò Của Khoa Học Công Nghệ Đối Với Sự Phát Triển Công Nghiệp Vi...
Tiểu Luận Vai Trò Của Khoa Học Công Nghệ Đối Với Sự Phát Triển Công Nghiệp Vi...
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Khoa Học Công Nghệ Đối Với Sự Phát Triển Công Nghiệp Vi...
Tiểu Luận Vai Trò Của Khoa Học Công Nghệ Đối Với Sự Phát Triển Công Nghiệp Vi...Tiểu Luận Vai Trò Của Khoa Học Công Nghệ Đối Với Sự Phát Triển Công Nghiệp Vi...
Tiểu Luận Vai Trò Của Khoa Học Công Nghệ Đối Với Sự Phát Triển Công Nghiệp Vi...
 
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf
 
Chuong1 ngung khai niem co ban
Chuong1 ngung khai niem co ban Chuong1 ngung khai niem co ban
Chuong1 ngung khai niem co ban
 
đM ql khcn phu hop chuan muc q te_final
đM ql khcn phu hop chuan muc q te_finalđM ql khcn phu hop chuan muc q te_final
đM ql khcn phu hop chuan muc q te_final
 
Đề tài: Ảnh hưởng của sự tiến bộ KH-CN tới tăng trưởng kinh tế
Đề tài: Ảnh hưởng của sự tiến bộ KH-CN tới tăng trưởng kinh tếĐề tài: Ảnh hưởng của sự tiến bộ KH-CN tới tăng trưởng kinh tế
Đề tài: Ảnh hưởng của sự tiến bộ KH-CN tới tăng trưởng kinh tế
 
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdttPp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
 
TIỂU-LUẬN-TRIẾT-ĐỀ-25-NHÓM-02.pptx
TIỂU-LUẬN-TRIẾT-ĐỀ-25-NHÓM-02.pptxTIỂU-LUẬN-TRIẾT-ĐỀ-25-NHÓM-02.pptx
TIỂU-LUẬN-TRIẾT-ĐỀ-25-NHÓM-02.pptx
 
Luận án: Trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ - Gửi miễn p...
Luận án: Trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ - Gửi miễn p...Luận án: Trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ - Gửi miễn p...
Luận án: Trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ - Gửi miễn p...
 
Cơ sở lý luận về khoa học công nghệ và phát triển công nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về khoa học công nghệ và phát triển công nghiệp.docxCơ sở lý luận về khoa học công nghệ và phát triển công nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về khoa học công nghệ và phát triển công nghiệp.docx
 
Moi lien quan giua cach mang khoa hoc cong nghe va nen kinh te tri thuc
Moi lien quan giua cach mang khoa hoc cong nghe va nen kinh te tri thucMoi lien quan giua cach mang khoa hoc cong nghe va nen kinh te tri thuc
Moi lien quan giua cach mang khoa hoc cong nghe va nen kinh te tri thuc
 
Bai 1.pplnckh
Bai 1.pplnckhBai 1.pplnckh
Bai 1.pplnckh
 
Ppnckh 08
Ppnckh 08Ppnckh 08
Ppnckh 08
 
Vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển công nghiệp Việt Nam.doc
Vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển công nghiệp Việt Nam.docVai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển công nghiệp Việt Nam.doc
Vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển công nghiệp Việt Nam.doc
 
Luận án: Trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ
Luận án: Trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệLuận án: Trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ
Luận án: Trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ
 
Pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực...
Pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực...Pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực...
Pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực...
 
Sinh học và mối quan hệ với triết học
Sinh học và mối quan hệ với triết học Sinh học và mối quan hệ với triết học
Sinh học và mối quan hệ với triết học
 
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kin...
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
 

Kürzlich hochgeladen

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 

Kürzlich hochgeladen (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 

Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội

  • 1. 1 Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tạo ra những dấu ấn quan trọng trong lịch sử phát triển xã hội. Dưới sự tác động của khoa học và công nghệ, xã hội đã có những bước phát triển mạnh, tạo ra một xu hướng mới mà ở đó tri thức, đặc biệt là tri thức khoa học và công nghệ ngày càng đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của xã hội. Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, làm cho khoa học, công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Quán triệt nhiệm vụ đó, trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương, giải pháp phát triển khoa học, công nghệ, khoa học, công nghệ của Việt Nam có nhiều tiến bộ, đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học, công nghệ còn chưa tương xứng với tiềm năng, hơn nữa, trong điều kiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, vai trò của khoa học, công nghệ càng được đề cao, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, toàn diện để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, để khoa học, công nghệ thực sự là động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Chương 1 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1.1. Khoa học Nhận thức đầy đủ đúng đắn vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển xã hội và vị trí của khoa học công nghệ trong thời đại ngày nay, đối với triết học là điều đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. Trong lịch sử của thế giới và các quốc gia trong tiến trình phát triển những thập niên gần đây cho thấy tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước phụ thuộc rất lớn vào tiềm lực khoa học - công nghệ của các quốc gia đó và trong điều kiện toàn cầu hóa đó hiện nay, sự phát triển kinh tế - xã hội chịu sự ảnh hưởng và phụ thuộc vào tốc độ phát triển khoa học công nghệ của thế giới. Thuật ngữ “Khoa học” có nguồn gốc từ chữ Latin “Scientia” nghĩa là kiến thức, sự hiểu biết. Theo nghĩa này khoa học được thừa nhận là xuất hiện từ rất sớm. Khoa học phát triển vừa theo phương thức cách mạng lẫn tiến hóa, vừa mang tính kế thừa, tính tích lũy, đảo lộn, vừa nhảy vọt, kết hợp ngành và tích hợp ngành, lĩnh vực.
  • 2. 2 Khoa học được hiểu là tập hợp những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và tư duy được thể hiện bằng những phát minh dưới dạng các lý thuyết, định lý, định luật, và nguyên tắc. Như vậy thực chất của khoa học là sự khám phá các hiện tượng các thuộc tính vốn tồn tại một cách khách quan. Sự khám phá này đã làm thay đổi nhận thức của con người tạo điều kiện nghiên cứu, ứng dụng hiểu biết này vào thực tế. Phân loại theo lĩnh vực: Khoa học tự nhiên: nghiên cứu các sự vật hiện tượng và quy luật vận động của tự nhiên Khoa học xã hội: nghiên cứu các hiện tượng, quá trình, các quy luật vận động và phát triển, hoàn thiện nhân cách con người. Các dạng khoa học lại được phân nhỏ thành các nhóm đối tượng, phương thức hoạt động, sử dụng thành tựu khoa học, (ví dụ Khoa học cơ bản, Khoa học ứng dụng) Khoa học cơ bản (lý thuyết): nghiên cứu các hiện tượng quy luật, phương pháp lý thuyết chung để triển khai cho khoa học ứng dụng. Khoa học ứng dụng: Nghiên cứu các nguyên tắc, phương pháp cụ thể nhằm ứng dụng khoa học cơ bản vào hoạt động cải biến các đối tượng cụ thể, gần gũi với kỹ thuật và sản xuất hơn, là sự triển khai các kết quả của khoa học cơ bản. Chúng ta được gọi khoa học chung trên hai nội dung: Đó là những ngành khoa học mà đối tượng nghiên cứu của chúng cũng là đối tượng của ngành khoa học khác và tiến hành nghiên cứu chúng phải sử dụng trực tiếp đến kiến thức của các ngành này để tổng hợp, đồng thời cũng phải sử dụng phương pháp liên ngành. Triết học là khoa học chung nhất các ngành khác. Việc phân chia khoa học thành các dạng nói trên chỉ mang tính chất tương đối. Khoa học hiện đại đang có xu hướng ngày càng thâm nhập lẫn nhau gắn bó chặt chẽ với nhau thành một khối thống nhất Vậy khoa học là kết quả nghiên cứu của quá trình hoạt động thực tiễn, có vai trò to lớn tác động mạnh mẽ trở lại hoạt động sản xuất. Do đó con người hoàn toàn có khả năng đưa khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp 1.2. Kỹ thuật Thuật ngữ “kỹ thuật” Techniquie – tiếng Hy Lạp Téchne: là thuật ngữ chỉ tất cả thiết bị máy móc, phương tiện, công cụ vật chất có tính vật thể nằm trong tư liệu sản xuất, tri thức sản xuất, tổ chức quản lý, khai thác...Kỹ thuật được dựa trên tri thức và kinh
  • 3. 3 nghiệm tích lũy trước đó và được sáng tạo trên nền tri thức, kinh nghiệm để giải quyết một nhiệm vụ cụ thể nào đó. 1.3. Công nghệ “Công nghệ” - Technology: là tổng hợp các quy tắc, thủ thuật, phương pháp, kỹ năng, thông tin, kiến thức, cách thức khai thác tổ chức quản lý, là phương cách sử dụng kỹ thuật và các nguồn lực để sản xuất và quản lý, phát triển sản xuất, kinh tế đời sống xã hội, là quy trình, phương cách sản xuất sản phẩm đáp ứng một nhu cầu nào đó của con người và xã hội. Khoa học là hoạt động tìm kiếm, phát hiện quy luật, tính chất, đặc điểm, tiến trình của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy. Công nghệ là sự áp dụng những kết quả của khoa học vào thực tiễn lao động sản xuất và quản lý xã hội. Khoa học được đánh giá bằng quy mô, mức độ khám phá các quy luật, hiện tượng của tự nhiên xã hội, tư duy. Công nghệ được đánh giá bằng hiệu quả đóng góp của nó đối với sản xuất và đời sống xã hội 1.4 .Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ Khoa học và công nghệ có nội dung khác nhau nhưng chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối liên hệ chặt chẽ này thể hiện ở chỗ khi còn ở trình độ thấp, khoa học tác động tới kĩ thuật và sản xuất còn rất yếu, nhưng đã phát triển đến trình độ cao như ngày nay thì nó tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới sản xuất. Khoa học và công nghệ, là kết quả sự vận dụng những hiểu biết, tri thức khoa học của con người để sáng tạo cải tiến các công cụ, phương tiện phục vụ cho sản xuất và các hoạt động khác. 1.5. Quan điểm của C.Mác về vai trò của khoa học, công nghệ trong phát triển lực lượng sản xuất Khi bàn đến các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, ngoài việc đề cao vai trò của hai yếu tố tư liệu sản xuất và người lao động, C.Mác nhấn mạnh vai trò của khoa học, coi đó là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nghiên cứu tiến trình vận động và phát triển của xã hội loài người thông qua hoạt động sản xuất vật chất, C.Mác nhận định: “Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến đã chuyển hóa đến mức độ nào đó thành lực lượng sản xuất trực tiếp”. Theo luận điểm trên, tri thức khoa học được ứng dụng, được vật hóa thành máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công cụ sản xuất (tư bản cố định) và được người lao động
  • 4. 4 sử dụng trong quá trình sản xuất, do đó, nó trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Mác khẳng định như sau: “Sự phát triển của hệ thống máy móc trên con đường ấy chỉ bắt đầu khi nền đại công nghiệp đã đạt được một trình độ phát triển cao hơn và tất cả các môn khoa học đều được phục vụ tư bản, còn bản thân hệ thống máy móc hiện có thì có những nguồn lực to lớn. Như vậy, phát minh trở thành một nghề đặc biệt và đối với nghề đó thì việc vận dụng khoa học vào nền sản xuất trực tiếp tự nó trở thành một trong những yếu tố có tính chất quyết định và kích thích” Luận điểm trên của C.Mác cho thấy, khoa học tự bản thân nó không thể tạo ra bất kỳ tác động nào mà phải thông qua sự ứng dụng và hoạt động thực tiễn của con người thì khoa học mới có thể phát huy được tác dụng, hay nói cách khác, khoa học trở thành lực lượng sản xuất với điều kiện là khoa học phải tồn tại dưới dạng lao động được vật hóa thành máy móc. Phán đoán của C.Mác về khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp cần được hiểu ở những khía cạnh sau: Thứ nhất, khoa học vốn là một hệ thống những tri thức được con người vận dụng vào hoạt động sản xuất vật chất, được vật hóa trong các thao tác lao động và đem lại những hiệu quả nhất định. Như vậy, từ chỗ là lực lượng sản xuất tiềm năng, khoa học đã từng bước tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Thứ hai, khoa học có sự gắn kết chặt chẽ với kỹ thuật và công nghệ, trở thành cơ sở lý thuyết cho các phương tiện kỹ thuật, công nghệ mà thông qua đó, khoa học được vật chất hóa trong các yếu tố vật thể của lực lượng sản xuất. Sự gắn kết chặt chẽ giữa khoa học với kỹ thuật và công nghệ là một xu thế tất yếu của phát triển lực lượng sản xuất hiện đại bởi khoa học muốn phát triển nhanh cần phải có sự trợ giúp của công nghệ hiện đại; đồng thời, muốn sản xuất ra công nghệ mới đòi hỏi con người phải dựa trên những phát minh khoa học mới. Điều đó cũng chứng tỏ khoa học gắn bó chặt chẽ và là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất trong thời đại ngày nay. Thứ ba, thời gian để lý thuyết khoa học đi vào thực tiễn sản xuất ngày càng được rút ngắn lại. Trong những thế kỷ trước, thời gian từ phòng thí nghiệm đến thực tế sản xuất thường rất dài. Nhưng từ cuối thế kỷ XIX đến nay, nhờ sự phát triển không ngừng của khoa học hiện đại, quá trình trên đã được rút ngắn rất nhiều.
  • 5. 5 Thứ tư, khoa học thâm nhập vào tất cả các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất. Nhờ có khoa học, công cụ lao động ngày càng được cải tiến, sức lao động của con người được giải phóng. Con người ngày càng tạo ra được nhiều đối tượng lao động nhân tạo, khắc phục được hạn chế về thời gian sử dụng và một số đặc tính khác của đối tượng lao động tự nhiên. Cũng nhờ khoa học mà trình độ, tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo của người lao động được nâng cao. Trong nhiều nhà máy, xí nghiệp, số lượng nhân lực khoa học tham gia vào quá trình sản xuất chiếm tỷ lệ ngày càng cao, vượt trội so với số lượng lao động làm việc cơ bắp thông thường. Đội ngũ công nhân trí thức xuất hiện và có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Nhờ có khoa học, hoạt động của các nhà lãnh đạo, quản lý, điều hành sản xuất ngày càng có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Như vậy, theo Mác, khoa học không phải là một lực lượng sản xuất độc lập, đứng bên ngoài con người, mà khoa học chỉ có thể tạo ra những biến đổi trong quá trình sản xuất thông qua hoạt động của con người. Khoa học đã được thẩm thấu vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất, góp phần cải tiến công cụ lao động, tạo ra những đối tượng lao động mới, những phương tiện sản xuất tiên tiến, góp phần nâng cao kỹ năng, tay nghề, trình độ cho người lao động. Do vậy, trong thời đại ngày nay, khoa học đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại. Chương 2 CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2.1. Tiến trình phát triển của khoa học, kỹ thuật công nghệ Lịch sử khoa học, công nghệ có hai dạng thức phát triển: tiến bộ và dạng thức cách mạng. Dạng thức tiến bộ trước đây là phổ biến trong toàn bộ lịch sử chủ yếu theo kiểu tích luỹ về lượng, tiến bộ từ từ không ngảy vọt. Dạng thức cách mạng diễn ra với những đột biến, nhảy vọt đi kèm với các phát minh lớn làm thay đổi nhanh hướng phát triển theo quy mô, nhịp điệu, tốc độ phát triển Thời kỳ trước cách mạng khoa học công nghệ, khoa học thường đi sau kỹ thuật, công nghệ và sản xuất. Sự gắn kết giữa các yếu tố này chỉ ở mức độ nhất định, chưa thống nhất, độc lập tách biệt. Các phát minh khoa học không trực tiếp tạo nên công nghệ mới và ngược lại.
  • 6. 6 Vào thế kỉ XVII-XVIII khoa học công nghệ tiến hoá theo những con đường riêng có những mặt công nghệ đi trước khoa học Vào thế kỉ XIX khoa học công nghệ bắt đầu có sự tiếp cận, mỗi khó khăn của công nghệ gợi ý cho sự nghiên cứu của khoa học và ngược lại những phát minh khoa học tạo điều kiện cho các nghiên cứu, ứng dụng. Sang thế kỉ XX khoa học chuyển sang vị trí chủ đạo dẫn dắt sự nhảy vọt về công nghệ. Ngược lại sự đổi mới công ngệ tạo điều kiện cho nghiên cứu khoa học tiếp tục phát triển. Cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ nhất:Cơ khí hoá với máy chạy bằng thuỷ lực và hơi (1784) Cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ hai: Động cơ điện và dây chuyền lắp ráp sản xuất hàng loạt (1862) Cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ ba: Kỷ nguyên máy tính và tự động hoá (đầu thế kỷ XX) Cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ tư: Các hệ thống liên kết thế giới thực và ảo (cuối thế kỷ XX) Cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ năm: đang thảo luận. 2.2. Vai trò của cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay Cách mạng khoa học công nghệ là sự hoà nhập, kết hợp với nhau thành một qúa trình hợp nhất, các quá trình cách mạng trong khoa học, trong kỹ thuật, trong công nghệ. Trong đó quá trình cách mạng trong khoa học đi trước một bước, giữ vai trò dẫn đường và quyết định các quá trình cách mạng trong kỹ thuật , công nghệ, sản xuất nói chung Nghiên cứu khoa học đang được công nghiệp hoá, tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, còn sản xuất trở thành nơi thực hiện thực tiễn tri thức khoa học. Cách mạng khoa học công nghệ không chỉ làm xuất hiện những ngành khoa học mới mà còn tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới Trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ thông tin, tri thức trở thành yếu tố quan trọng đặc biệt của nền sản xuất mới, ngày càng quyết định định hướng của tiến bộ kỹ thuật và sản xuất, là nguồn tạo ra của cải vô tận. Cách mạng khoa học công nghệ tăng cường việc giải phóng người lao động khỏi các chức năng thực hiện (vận chuyển, năng lượng, công nghệ) đơn giản các thao tác máy
  • 7. 7 móc thành chủ thể của nền sản xuất, với chức năng chủ yếu và quan trọng nhất là sáng tạo, biến con người thành chủ thể thực sự của quá trình sản xuất. Cách mạng khoa học và công nghệ đang thực hiện việc hiện đại hoá hạ tầng cơ sở của nền kinh tế: Hệ thống giao thông, mạng lưới liên lạc viễn thông, làm rút ngắn khoảng cách không gian, thời gian. Nó đã tạo ra cuộc cách mạng thông tin, cách mạng số được xem là quan trọng nhất, vĩ đại nhất trong lịch sử cách mạng thông tin diễn ra: Điện thoại, công nghệ không dây (1G, 2G, 2.5, 3G, 4G, 5G), internet (Dia-up -> Adsl-> FTTH -> Vệ tinh), Công nghệ thông tin ngày càng giúp việc trao đổi và truyền thông tin ngày càng nhanh chóng chính xác. Một số cơ quan chính phủ tại các quốc gia công nghệ lớn đã áp dụng chính phủ điện tử (Hành chính- quản lý kinh tế - giao thông -đô thị hoá ..), cổng thông tin đa quốc gia ( ngoại giao), đó là những bước quan trọng tiến tới trí tuệ hoá quá trình lao động bằng việc áp dụng tin học hóa quá trình sản xuất. Cách mạng khoa học và công nghệ đang thúc đẩy toàn cầu hoá và tạo ra nền sản xuất mới và nền kinh tế mới: Sản xuất tập trung, phi tập trung, sản xuất các sản phẩm có giá trị cao, hàm lượng trí tuệ cao: ví dụ Robot thay thế con người làm việc trong các môi trường nguy hiểm, hoặc các điều kiện mà con người không thể tiếp xúc được, hoặc năng suất lao động cao rất nhiều lần so với con người. Cách mạng khoa học và công nghệ đang tạo ra hình thức tiền tệ mới: tiền điện tử (Ví điện tử), Bitcoin, Internet banking liên ngân hàng, Block Chain. Hình thức tiền tệ này càng trở thành xu thế phổ biến trong giao dịch giúp tiết kiệm nhân lực, kinh phí in ấn…, thời gian thực hiện giao dịch nhanh chóng. Cách mạng khoa học và công nghệ đang tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật và các phương tiện, công cụ truyền thông để phát triển văn hoá, trao đổi, giao lưu văn hoá giữa các dân tộc, các cộng đồng, các nền văn hoá, xoá bỏ ranh rới cách biệt, cô lập giữa các quốc gia và các nền văn hoá. Cách mạng khoa học công nghệ tạo nên quá trình tích hợp trên các phương diện đời sống xã hội, thúc đẩy hình thành các tổ chức siêu quốc gia trong tất cả các lĩnh vực: từ quốc phòng, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, lối sống, văn hoá, … xu hướng toàn cầu ngày càng sâu rộng với tốc độ tăng dần theo sự phát triển khoa học công nghệ: đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, y học, công nghiệp hoá, tự động hoá…
  • 8. 8 Cách mạng khoa học công nghệ tạo tiền đề cho sự thay đổi dần các quan hệ sở hữu: khi nền kinh tế được tự động hoá, tin học hoá thì sở hữu tư bản không còn đóng vai trò quyết định như trước. Do vây tư bản không còn hoàn toàn đồng nghĩa với quyền lực trước đây, của cải không còn là nguồn gốc quyết định duy nhất đối với quyền lực, quyền lực đang ngày càng gắn với thông tin, tri thức và trở nên quan trọng hơn sở hữu tư bản. Cách mạng khoa học công nghệ không chỉ giải phóng con người khỏi nhịp điệu sống và làm việc của công nghiệp cơ khí, biến lao động trở thành lao động trí óc, giúp con người không phải tham gia vào quá trình sản xuất trực tiếp, giảm thiểu bệnh tật, kéo dài tuổi thọ. Cách mạng khoa học và công nghệ tạo ra các phát minh khoa học, kỹ thuật và công nghệ sản xuất mới có ảnh hưởng lớn và đang làm thay đổi toàn bộ lực lượng sản xuất, biến đổi nhiều quan hệ xã hội cũ, xác lập quan hệ mới, đưa xã hội loài người đến một giai đoạn phát triển mới, làm thay đổi bản thân con người, đời sống văn hoá tinh thần tốt hơn. Chương 3 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM Trong sự nghiệp gìn giữ - đấu tranh, xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, Đảng ta đã sớm có các định hướng và chỉ đạo đúng đắn về vị trí, vai trò của khoa học – công nghệ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội; đồng thời, luôn coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi để khoa học – công nghệ phát triển. Quan điểm coi khoa học – công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa được khẳng định và quán triệt trong nhiều văn kiện của Đảng thời kỳ đổi mới 3.1. Vai trò vai trò của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế xã hội Ngay từ trong kháng chiến chống thực dân Pháp hoạt động khoa học đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú ý. Nhiều nhà khoa học ở nước ngoài được mời về làm việc. Nhiều cán bộ được cử ra nước ngoài học tập. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cách mạng khoa học kỹ thuật được coi là vị trí “then chốt” trong sự nghiệp xây dựng và đấu tranh thống nhất đất nước. Sau giải phóng năm 1975, nền khoa học đất nước bước
  • 9. 9 vào giai đoạn phát triển mới, cùng với công cuộc đổi mới đất nước, khoa học công nghệ cũng có chuyển biến về nhiều mặt. Mặc dù đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự cố gắng của các doanh nghiệp và nhân dân, sự giúp đỡ hợp tác của cộng đồng khoa học Thế giới, nền khoa học và công nghệ (KHCN) Việt Nam đến nay đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước Đại hội VI, Đảng ta đã xác định cách mạng khoa học – kỹ thuật là then chốt trong ba cuộc cách mạng của thời kỳ khôi phục và kiến thiết đất nước sau thống nhất. Đại hội VI (1986) coi KHCN là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Đại hội VII (1991) khẳng định KHCN là nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội Đảng VIII (1996) và Đại hội IX (2001) coi KHCN là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội X (2006) nhấn mạnh vai trò động lực của KHCN trong phát triển kinh tế tri thức. Đại hội XI (2011) đề ra đường lối đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới và KHCN giữ vai trò then chốt trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững. Đại hội XII của Đảng xác định nhiệm vụ: Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, làm cho khoa học, công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh Quán triệt nhiệm vụ đó, trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương, giải pháp phát triển khoa học, công nghệ của Việt Nam có nhiều tiến bộ, đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học, công nghệ còn chưa tương xứng với tiềm năng, hơn nữa, trong điều kiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, vai trò của khoa học, công nghệ càng được đề cao, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, toàn diện để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, để khoa học, công nghệ thực sự là động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Trong các mô hình phát triển trước đây, con người chủ yếu khai thác các tài nguyên tự nhiên để tạo ra tăng trưởng và phục vụ cho chính con người. Nhưng tài nguyên tự nhiên luôn có giới hạn và nhân loại hiện đang đứng trước sự khan hiếm tài nguyên nghiêm trọng. Vì vậy, nếu chúng ta vẫn tiếp tục trông chờ vào nguồn tài nguyên hữu hạn đó thì nguồn lực cho tăng trưởng sẽ sớm cạn kiệt, tăng trưởng sẽ đi đến trạng thái dừng
  • 10. 10 và thậm chí suy giảm. Tuy nhiên, có một loại tài nguyên đặc biệt, không bao giờ cạn, đó chính là sự sáng tạo của con người, cụ thể hóa trong khoa học và công nghệ. Chính vì vậy, khoa học, công nghệ đang được coi là nền tảng và động lực phát triển của các quốc gia. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, trong những năm qua, tiềm lực khoa học và công nghệ được tăng cường. Mỗi năm, đầu tư cho khoa học và công nghệ chiếm khoảng 2% tổng chi ngân sách nhà nước. Ngoài ra còn có các nguồn từ doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các quỹ về khoa học và công nghệ. Những năm gần đây, khoa học công nghệ của Việt Nam có nhiều tiến bộ, đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp đáng kể cho tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cùng với đó, Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) cũng liên tục tăng cao, theo Báo cáo Chỉ số Hiệu quả Đổi mới sáng tạo năm 2018, Việt Nam đã đạt kết quả trong việc tiếp cận với kiến thức khoa học công nghệ của thế giới và hòa nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo điều kiện cho việc trao đổi tri thức hiệu quả. Cơ chế, chính sách về khoa học và công nghệ đã được tập trung hoàn thiện, đưa khoa học và công nghệ thực sự đồng hành và thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực. Khoa học xã hội và nhân văn đã cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; khẳng định lịch sử hình thành và phát triển dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, bảo tồn các giá trị và bản sắc văn hóa Việt Nam. Ở lĩnh vực khoa học tự nhiên, các ngành khoa học cơ bản, khoa học công nghệ liên ngành, khoa học mới tiếp tục phát triển, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chúng ta đã tiệm cận trình độ các nước trong khu vực về công nghệ nano, tế bào gốc, giải mã gen cây trồng, vật nuôi và giải mã bộ gen người. Tiềm lực khoa học được nâng lên, quản lý nhà nước về khoa học công nghệ từng bước được đổi mới. Hệ thống pháp luật về khoa học công nghệ được chú trọng hoàn thiện. Hợp tác quốc tế được đẩy mạnh và chủ động hơn trong một số lĩnh vực, góp phần năng cao năng lực, trình độ khoa học công nghệ nước nhà. 3.2. Thành tựu của nền khoa học công nghệ Việt Nam
  • 11. 11 Trong khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam đầu thế kỷ XX được kế thừa những di sản và tiếp thu thành tựu khoa học tiên tiến trên thế giới. Các kết quả nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong nhiều thập niên đã cung cấp luận cứ khoa học và hoạch định các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước làm rõ con đường phát triển đặc thù của đất nước, cung cấp căn cứ cho công cuộc đổi mới, góp phần đổi mới hệ thống chính trị, xác định rõ mô hình phát triển kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi; hoàn thiện hệ thống luật pháp. Bước đầu khoa học nhân văn đã làm rõ: Cơ chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiêu chế của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, khẳng định các hệ giá trị và bản sắc văn hoá Việt Nam, khẳng định chủ quyền quốc gia đối với các Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu về lịch sử, văn hoá, xã hội đã góp phần to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát huy giá trị của nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, duy trì ổn định an ninh, chính trị xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển đất nước. Đánh giá thành tựu phát triển kinh tế - xã hội sau 30 năm đổi mới và 5 năm thực hiện Nghị quyết tại Đại hội XI, Đảng ta nhấn mạnh vai trò to lớn của khoa học, công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển lực lượng sản xuất nói riêng: “Trong những năm qua, khoa học, công nghệ đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội trên tất cả các lĩnh vực”; “Một số ngành khoa học, công nghệ mũi nhọn đã có đóng góp tích cực trong phát triển sản xuất và tăng cường quốc phòng, an ninh” Trong công nghiệp, khoa học, công nghệ phát triển, dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, dẫn đến sự thay đổi to lớn trong quá trình sản xuất. Xu thế toàn cầu hóa, cùng sự chuyển giao và hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ đã thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ. Các công cụ lao động giản đơn, mang tính chất tiểu thủ công nghiệp đã được thay thế bằng các dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại. Sức lao động của con người được giải phóng, lao động chân tay dần được thay thế bởi lao động trí óc, lao động giản đơn dần được thay thế bằng sự chuyên môn hóa ngày càng cao. Những sự thay đổi trên làm cho năng suất lao động tăng vượt bậc, khối lượng sản phẩm làm ra ngày càng nhiều và có chất lượng cao. Cũng nhờ đó, cơ cấu kinh tế nước ta đang có sự chuyển
  • 12. 12 dịch mạnh mẽ. Tỷ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng mạnh hơn so với các ngành nông nghiệp. Từ một nước thuần nông, Việt Nam đã xây dựng được nhiều nhà máy, xí nghiệp với những dây chuyền công nghệ tiến tiến; nhiều khu chế xuất công nghệ cao. Điều này đã được ghi nhận tại Đại hội XII của Đảng: “Công nghệ sản xuất công nghiệp đã có bước thay đổi về trình độ theo hướng hiện đại. Tỷ trọng công nghiệp chế tạo, chế biến trong giá trị sản xuất công nghiệp tăng, tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm dần. Khu vực thương mại, dịch vụ tăng trưởng khá” Trong nông nghiệp, với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Đảng và Nhà nước chủ trương tích cực ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp. Việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh. Nhiều loại máy móc hiện đại được đưa vào sản xuất nông nghiệp như máy cày bừa, máy gặt, máy gieo hạt, máy sấy... Nhờ đưa máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất và áp dụng cơ chế quản lý hợp lý, năng suất và chất lượng trong sản xuất nông nghiệp của nước ta ngày càng tăng. Ngành thủy nông cũng được cải thiện đáng kể với việc đưa vào sử dụng nhiều loại máy bơm có công suất lớn có thể tưới tiêu trên phạm vi rộng. Nhiều giống lúa, hoa màu, giống cây trồng mới được đưa vào sản xuất có chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh, thiên tai tốt, đem lại năng suất cao, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận những thành tựu mới của khoa học, công nghệ, góp phần từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn nói chung và cả nước nói riêng. Nước ta đã hình thành được những vùng nông nghiệp trọng điểm, chuyên canh, với những mặt hàng nông sản xuất khẩu như gạo (Việt Nam đứng thứ 2 châu Á và thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo), thủy hải sản, rau, củ, quả, hạt tiêu, hạt điều… Trong lĩnh vực xây dựng, nhờ khoa học và công nghệ, Việt Nam đã tự lực xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La lớn nhất Đông Nam Á; làm chủ công nghệ tiên tiến trong thiết kế, thi công các công trình giao thông, xây dựng có trình độ công nghệ cao… Ngành công nghệ thông tin và truyền thông có sự phát triển vượt bậc. Thị trường viễn thông Việt Nam đã được xếp thứ hạng cao về cả quy mô và tốc độ phát triển trên 3 lĩnh vực: cố định, di động và Internet. Việt Nam đã đưa lên quỹ đạo các vệ tinh viễn
  • 13. 13 thông Vinasat1 và Vinasat2, vệ tinh viễn thám VNREDSAT và đã chế tạo thành công vệ tinh Pico và Micro Dragon. Đồng thời viễn thông Viettel đã có bước đột phá chuyển mình mang tầm quốc tế, hệ thống Di dộng Viettel đã được đầu tư tại Combodia và nhiều nước Châu Phi khác. Nghiên cứu khoa học trong y học cũng đạt nhiều thành tựu quan trọng, nổi bật nhất là đã thành công trong lĩnh vực ghép tạng và đa tạng trên người, dẫn đầu khu vực về phẫu thuật nội soi, giải trình tự gen; đã làm chủ quy trình phân lập, bảo quản tế bào gốc… Những tiến bộ rất đáng kể của y học Việt Nam, không chỉ mang lại cuộc sống và niềm vui cho cả ngàn bệnh nhân mà còn rút ngắn khoảng cách phát triển so với nền y học thế giới. Việt Nam cũng là quốc gia nghiên cứu, sản xuất được nhiều loại vắc xin phòng các bệnh hiểm nghèo và tiêm chủng mở rộng, như: vaccine lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, viêm gan B, viêm gan A, viêm não Nhật Bản B, tả, thương hàn, tiêu chảy do Rota virus và vắc xin sởi-rubella. Trong quan hệ quốc tế về khoa học công nghệ: việc hợp tác nghiên cứu, đào tạo hoạt động khoa học được đẩy mạnh. Việt Nam đã có quan hệ hợp tác về khoa học công nghệ với nhiều nước, tổ chức quốc tế. Ngoài đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, thị trường khoa học, công nghệ Việt Nam đã hình thành và bước đầu phát huy tác dụng; hình thành một số mô hình gắn kết hiệu quả giữa hoạt động khoa học và công nghệ với sản xuất, kinh doanh. Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ dần đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Khoa học, công nghệ đóng góp quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu thô và mở rộng tín dụng. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện rõ nét thể hiện qua tốc độ tăng năng suất lao động. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên khoảng 43,3% trong giai đoạn 3 năm 2016-2018; giai đoạn 2016-2020 ước đạt 43,5%. Tính chung 10 năm 2011- 2020, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp sẽ vượt mục tiêu chiến lược đề ra (35%). Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2011-2015 là 4,3%/năm, giai đoạn 2016-2018 đã tăng lên 5,8%/năm. Đặc biệt, năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao kỷ lục trong 10 năm qua, đạt trên 7% nhưng tăng trưởng tín dụng chỉ đạt dưới 14%
  • 14. 14 so với mức 17-18% của các năm trước đó. Điều này chứng tỏ tăng trưởng kinh tế đã không phụ thuộc vào mở rộng tín dụng mà đã theo hướng thay đổi về chất lượng. Những chỉ số nêu trên chứng minh rằng nền kinh tế Việt Nam đang có sự chuyển dịch về mô hình tăng trưởng và sự thăng tiến cao hơn về chuỗi giá trị. Và có thể khẳng định rằng khoa học công nghệ có nhiều tiến bộ, đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp đáng kể cho tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) đánh giá, trong những năm gần đây, Việt Nam luôn tăng hạng trong xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, dẫn đầu nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Theo đó, năm 2017 tăng 12 bậc, năm 2018 tăng tiếp 2 bậc, xếp thứ 45/126 quốc gia, trong đó, nhóm chỉ số về tri thức - công nghệ của Việt Nam có thứ hạng rất cao, thứ 28. Tiềm lực khoa học công nghệ: Trình độ nhân lực cho các ngành khoa học dần được nâng cao, số lượng đội ngũ có chuyên môn ở cấp chuyên gia ngày càng tăng. Các trung tâm nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục đại học được quan tâm và đầu tư nhiều hơn. Đặc biệt sự phát triển các khu Trung tâm công nghệ cao dành cho nông nghiệp, Công nghệ thông tin.. : Khu công nghệ cao Láng Hoà Lạc, Khu công nghệ cao Phần mềm Quang Trung, Khu công nghệ Cao Quận 9…Hiện nay có nhiều tập đoàn Công nghệ tiên phong trong một số ngành công nghệ cao: FPT, Viettel, VinGroup… Vai trò của khoa học, công nghệ trong phát triển nông nghiệp hiện đại ở nước ta đã được Đảng ta ghi nhận: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn có những bước chuyển biến, nông nghiệp phát triển toàn diện hơn theo hướng khai thác những lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới; ứng dụng khoa học - công nghệ và mức độ cơ giới hóa được nâng lên” 3.3. Những hạn chế, yếu kém của nền khoa học công nghệ Việt Nam Đại hội XII cũng chỉ rõ: “Khoa học, công nghệ chưa thực sự gắn kết và trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội”. Đánh giá này dựa trên thực tiễn hiệu quả việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào việc phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam trong thời gian qua chưa thực sự có hiệu quả. Thực tiễn phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập. Năng lực khoa học, công nghệ, sự đổi mới sáng tạo của chúng ta còn hạn chế và hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia còn non trẻ,
  • 15. 15 manh mún. Vẫn còn ít hoạt động đổi mới sáng tạo và nghiên cứu và phát triển (R&D) trong khu vực kinh doanh. Số lượng doanh nghiệp theo đuổi các chiến lược về đổi mới sáng tạo còn khiêm tốn. Các trường đại học thiên về đào tạo hơn nghiên cứu, nếu có nghiên cứu thì tính ứng dụng không cao. Chưa thực sự có những chính sách tốt, cơ chế tốt hoặc những bài toán hay, đúng tầm để kích thích sáng tạo và sự cống hiến của đông đảo các nhà khoa học và chuyên gia. Việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất của nước ta còn nhiều hạn chế, tỷ trọng đầu tư cho khoa học, công nghệ trong sản xuất còn khiêm tốn. “Việc nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ ở nước ta còn nhiều hạn chế. Trình độ cơ khí hóa, tự động hóa, tin học hóa của các ngành kinh tế còn thấp. Theo điều tra doanh nghiệp năm 2012, khoảng 57% doanh nghiệp chế biến, chế tạo có công nghệ thấp, 31% có công nghệ trung bình, 12% có công nghệ cao. Đầu tư xã hội cho đổi mới nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ của nước ta còn thấp so với nhiều nước trong khu vực. Đầu tư cho nghiên cứu khoa học trên 1 người dân ở nước ta năm 2012 là 3,1 USD trong khi của Thái Lan là 22 USD, Malaixia là 86 USD và của Xinhgapo là 1.340 USD” Việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp chưa được tiến hành đồng bộ. Máy móc thiết bị đưa vào sản xuất còn lạc hậu so với thế giới, dẫn đến hậu quả ô nhiễm môi trường. Tốc độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp chưa cao, chưa đồng bộ và phát triển chưa toàn diện. So với các nước trong khu vực, mức độ trang bị động lực của nông nghiệp Việt Nam còn thấp, bình quân đạt 1,3 mã lực (CV)/ha canh tác, trong khi một số nước trong khu vực như Thái Lan đạt 4 CV/ha, Hàn Quốc 4,2 CV/ha, Trung Quốc 6,06 CV/ha (các khâu canh tác chủ yếu trong nông nghiệp các quốc gia này được cơ giới hóa trên 90% )(8). Trước những hạn chế và bất cập trong việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta, Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ làm cho khoa học, công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại” Đảng đã định hướng một số nhiệm vụ cụ thể, như: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ..., đưa nhanh tiến bộ khoa học - công nghệ vào hoạt động thực tiễn” ; “Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến
  • 16. 16 bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nghiên cứu và triển khai, nhập khẩu công nghệ mới”. Đây là những định hướng đúng đắn, cần thiết đối với việc phát huy vai trò to lớn của khoa học, công nghệ trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam trong thời gian tới. 3.4. Để khoa học và công nghệ trở thành động lực phát triển kinh tế nhanh, bền vững Trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ hiện nay, để khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế nhanh, bền vững, cần có một chiến lược phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo làm cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế. Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, khởi nghiệp sáng tạo, ứng dụng kết hợp với phát triển công nghệ nhất là trong một số ngành, lĩnh vực mới có tiềm năng, thế mạnh. Cần xác định khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo phải là nền tảng thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững đất nước; là lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực chính của mô hình phát triển kinh tế - xã hội. Các bộ, ngành, các địa phương cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong chỉ đạo phát triển khoa học công nghệ, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế chính sách. Tập trung hoàn thiện hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia với doanh nghiệp là trung tâm, gắn kết chặt chẽ giữa viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp nhằm kiến tạo và tích lũy tài sản trí tuệ, tạo ra nguồn lực mới cho tăng trưởng kinh tế nhanh, bao trùm và bền vững. Thúc đẩy liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước. Tập trung phát triển sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao để hình thành các ngành nghề mới và các sản phẩm mới, giá trị gia tăng cao, nhất là lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh như: Nông nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo, công nghệ thông tin... Xây dựng khuôn khổ cho việc đo lường và đánh giá hiệu quả của nền kinh tế số, hoạt động của các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ sở có hoạt động khoa học công nghệ. Ngành thống kê nghiên cứu phương thức đo lường và thống kê hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ và các hoạt động đổi mới sáng tạo theo các chuẩn mực quốc tế để có thể so sánh. Dành một phần ngân sách để thưởng cho các dự án được đưa ra ứng dụng
  • 17. 17 trong thực tế với mức cao. Nghiên cứu thành lập ngân hàng dữ liệu quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Xây dựng chính sách nhằm thu hút và cộng tác với các chuyên gia giỏi ở trong và ngoài nước, đặc biệt là cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài. Trong khuôn khổ Diễn đàn, Hội nghị bàn tròn các Bộ trưởng khoa học và công nghệ lần thứ 14 với chủ đề “Vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong hình thái xã hội tương lai - Xã hội 5.0 lấy con người làm trung tâm” Khái niệm “Xã hội 5.0” là hình thái xã hội tiên tiến lấy con người làm trung tâm, nơi không gian ảo và thực được tích hợp và hiện thực hóa thông qua ứng dụng tiến bộ của các công nghệ mà Nhật Bản có thế mạnh như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IoT), công nghệ robot và dữ liệu lớn. Đó là hình thái xã hội siêu thông minh khi hàng hóa và dịch vụ đến với mọi người vào bất kỳ thời điểm, bất kỳ vị trí địa lý nào không phân biệt khu vực, tuổi tác, giới tính, ngôn ngữ hay các rào cản khác nhằm đạt được tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng đồng thời vẫn giải quyết được các thách thức xã hội. Mục tiêu của Xã hội 5.0 thực chất hướng tới sự trường thọ của con người, sống lâu - sống khỏe (long life - healthy life), với một hệ thống phúc lợi xã hội hiệu suất cao dựa trên nền tảng công nghệ siêu thông minh. Quá trình tiến tới Xã hội 5.0 dựa trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ được xem là thách thức chung của cả các quốc gia phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, viễn cảnh xã hội tương lai của mỗi nước phụ thuộc vào nhu cầu và thực tế bối cảnh kinh tế - xã hội của từng nước. Do vậy, các quốc gia không những cần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mà còn cần tăng cường hoạt động truyền bá và đẩy mạnh ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ nhằm xây dựng một xã hội tương lai đủ năng lực giải quyết được các vấn đề khác nhau của quốc gia mình. Bên cạnh đó, để cùng chia sẻ lợi ích của khoa học và công nghệ thế giới, mỗi quốc gia cần tham gia tích cực và có trách nhiệm trong các nỗ lực hợp tác quốc tế trên toàn cầu. 4. Tài liệu tham khảo. 1. Giáo trình Triết học - Nhà xuất bản chính trị quốc gia -Sự thật – 2015 2.Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, XII 3.Tạp chí cộng sản. 4.Lý luận chính
  • 18. 18 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KHOA HỌC & KỸ THUẬT MÁY TÍNH TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC TÊN ĐỀ TÀI “VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI” HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN: CHU XUÂN TÌNH MSHV:1870583 GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG Tp. Hồ Chí Minh, năm 2019
  • 19. 19