SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 36
Chương 3:

  1.   Đã hình thành khung pháp lý cho sự ra đời thị trường tài chính ở nước ta
       trong những năm đổi mới. (4 ý ). Trang 39

  - hệ thống văn bản điều chỉnh

  - nội dung điều chỉnh ( 4 ý ).

       + Chuyển từ ngân hàng 1 cấp sang hệ thống ngân hàng 2 cấp

       + hình thành hệ thống ngân hàng 2 cấp và những quy định cho những hoạt
       động cung ứng tín dụng trên thị trường

       + tạo dựng và đưa vào vận hành các loại thị trường tài chính bộ phận và điều
       chỉnh hoạt động của thị trường tiền tệ. Khung khổ luật pháp cho thị trường
       chứng khoán cũng được bổ sung bằng nhiều văn bản pháp quy. Đẩy mạnh
       cải cách hành chính theo hướng bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.

       + Khung khổ luật pháp cho thị trường bảo hiểm đã chính thức được hình
       thành với biệc ban hành Luật KD bảo hiểm ( 2000 ) và các văn bản có liên
       quan.

  2. Phát triển kinh tế nhiều thành phần là một chủ trương có tác động mạnh đến
     tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kì đổi mới.

       2 ý:

       + Quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần, xây dựng khung pháp lý ở
       Việt Nam trang 35

       + ý nghĩa của việc thực hiện quyền tự do kinh doah ( ở trên tớ đã làm hẳn
       phần ý nghĩa ấy ).

  3. Đã hình thành khung pháp lý cho sự ra đời thị trường hàng hóa ở nước ta
     trong những năm đổi mới.

       2 ý:

       + hệ thống các văn bản điều chỉnh

                                                                                   1
+ nội dung điều chỉnh

     Lọc thông tin trang 36 – 37

4. Đã hình thành khung pháp lý cho sự ra đời thị trường bất động sản ở nước ta
   trong những năm đổi mới

     Tương tự câu 3. trang 38

5. Đã hình thành khung pháp lý cho thị trường lao động ở VN thời kì đổi mới.

     2 ý trang 37 – 38

6. Đã hình thành khung pháp lý cho thị trường KHCN ở VN thời kì đổi mới/

     2 ý trang 40 – 41.

7. Thể chế kinh tế có vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh té – xã hội

Sai. Tác động 2 mặt tích cực và tiêu cực. trang 35

8. Thể chế kinh tế cũng có tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế.

     Đúng trang 35.

9.   Về mặt pháp lý, Luật đầu tư (2005) của Việt Nam nhằm tạo ra sân chơi bình
     đẳng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. (Mục đích của việc thực hiện
     Luật đầu tư năm 2005 để tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các
     thành phần kinh tế).
     Đúng.
     Tớ tìm được 1 đoạn ngắn ở trăng 36  nhưng chắc chưa đủ.
     Có thể bổ sung ở trang 38 phần khung pháp lý cho thị trường bất động sản.
     Phân hạn chế trang 49 cũng có 1 ít. Ai xem lại giúp tớ phần này.
10.Sự hình thành thể chế kinh tế là do tác động của nhiều nhân tố

     Đúng. 3 nhân tố chính:
     + nhà nước, các tốt chức kinh tế và thậm chỉ bời cả tổ chức quốc tế trong đó
     nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
                                                                                    2
+ Trình độ phát triển kt – XH

   + Chiến lược phát triển KT – XH của đất nước.

11. Thể chế kinh tế của Việt Nam hiện nay về căn bản vẫn được duy trì như
   thời kỳ trước đổi mới (hoặc Đã có sự thay đổi căn bản về thể chế kinh tế
   Việt Nam trong thời kỳ đổi mới)
   Đã có sự thay đổi căn bản là đúng.
   4 ý lớn tương ứng với 4 phần trong III.. Thực trạng thể chế kinh tế. Chỉ viết
   các tiêu đề 
- Đã hình thành khung luật pháp cho nền KTTT
- Có sự thay đổi rõ về hệ thống QL và cn QL về kinh tế
- Có sự đổi mới các chủ thế nền kinh tế
   + DNNN làm gì
   + Tư nhân làm gì
   + HTX
   + Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
- Đã và đang tạo lập đồng bộ các loại thị trường.
12. Không có sự thay đổi trong chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế ở Việt
   Nam thời kỳ đổi mới so với trước đổi mới
   Sai. Nêu được sự khác biệt so với thời kì trước đổi mới.

   Trang 41. Đổi mới hệ thống quản lý NN về kinh tế

- Đổi mới chức năng quản lý nhà nước về kte

- Đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô

   + về kế hoạch hóa

   + Về công cụ tài chính

                                                                                   3
+ Về tiền tệ

   + Về giá cả

13.Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam gắn liền với sự
   hình thành và đổi mới các chủ thể của nền kinh tế.
   Đúng. Trang 44.

- DN NN: sắp xếp, đổi mới hệ thống DN NN thông qua các biện pháp giải thể,
  sáp nhập, cổ phần hóa, giảm bớt tài trợ của ngân sách ddooios với DN thua
  looxv à thúc đẩy DN phải quản lí sx, kd hiệu quả hơ.
  + Tổ chức lại tổng công ty và hội đồng quản trik

   + Chuyển đổi các tổng công ty sang moohinfh các công ty mẹ - con, hình
   thành và phát triển các loại tập đoàn kinh tế

   + mục tiêu chuyển đổi phương thức quản lý doanh nghiệp từ phương thức
   đầu tư, sở hữu toàn bộ DN sang phương thức đầu tư, góp vốn để nắm giữ tỷ
   lệ cổ phần…

- HTX: giải thể các HTX yếu kém chuyển đổi HTX kiểu cũ sang HTX kiểu
  mới hoặc thành lập mới.
  + về sở hữu

   + về QH quản lý
   + về phân phối

- KV kinh tế tư nhân

   + rà soát các giấy phép kinh doanh hiện hành, ddieuf kiện kd đối với những
   ngành có điều kiện

   + môi trường kinh doanh đối với khu vực tư nhaand dã có những cải thiện
   đáng chú ý

   + Quyền của các DN Tư nhân trong hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục được
   mở rộng

- KV DN có vốn đầu tư nước ngoài
                                                                                4
+ Thủ tục cấp giáy phép đầu tư cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài ngày
        càng được đơn giản hóa

        + Danhmucj các lv đầu tư có xu hướng được mở rộng.

     14.Việc tạo lập các loại thị trường là vấn đề bức thiết đối với nền kinh tế VN
        những năm đổi mới.
     Sách giáo trình trang 46 ( cần xem lại )

     15.Từ năm 1989, VN thực hiện bước ngoặt trong cải cách giá.

        trang 43.

        Từ 1989 NN trả lại chức năng định giá cho thị trường.

        + chức năng định giá được trao lại cho thị trường

        + tự do hóa giá cả đã thực hiện trong tổng thể chương trình cải cách kt ở tầm
        vĩ mô và vi mô

CHƯƠNG 6:
1.      Trong giai đoạn 1986 - 1990 ở nước ta, việc bù đắp thâm hụt ngân sách nhà
        nước với số lượng lớn dựa vào phát hành tiền tệ đã ảnh hưởng tiêu cực đến
        tình hình tiền tệ.

     • Đúng.

     • Giải thích.

          -   Trong gd này, trung bình tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước so với
              GDP là 6,26.
          - Lấy số liệu minh chứng về cơ cấu bù đắp thâm hụt NSNN (ít nhất 2
              năm)
          - Mức bình quân 59,1% (lớn hơn 50%), như vậy mới nói được là chủ
              yếu chứ
          - Tại sao nói ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tiền tệ: lạm phát
                                                                                      5
2.       Không có sự khác biệt về cơ cấu chi NSNN giai đoạn 91-00 so với 86-90?

     •   Sai (câu này tớ ko chắc chắn lắm  mọi người xem lại nhé )

     • Giải thích

         Chỉ tiêu so sánh
          - Chính sách chi
          - Tốc độ tăng chi tiêu
          - Quy mô chi
          - Cơ cấu chi (3 lĩnh vực)


          - Giai đoạn 86 – 90
              + Chi cho các khoản bao cấp đã giảm dần, chi cho xây dựng cơ bản
              chiếm tỷ trọng 23,3% tổng số các chi ngân sách nhà nước, trong đó tập
              trung chi cho ba chương trình kinh tế lớn chiếm tới 60% (1/2 chương
              trình dành cho lương thực, thực phẩm; 1/2 chương trình hàng tiêu dùng
              và hàng xuất khẩu), còn 40% cho các công trình giao thông vận tải, y
              tế, văn hóa, giáo dục.

              + Chi về tiêu dùng chiếm 76,7% tổng số chi ngân sách nhà nước, trong
              đó quản lý hành chính chiếm 9,3%, chi về sự nghiệp kinh tế, xã hội
              chiếm 32,5 %, chi quốc phòng, an ninh, chi việc trợ, trả nợ chiếm
              45,1%, chi bù giá chiếm 10,4%.

              + Cơ cấu chi vượt cao hơn mức thu nhiều vì vậy giai đoạn này ngân
              sách nhà nước thâm hụt lớn, trung bình là 6,26% GDP. Thu ngân sách
              chỉ đạt mức 11,3% đến 14,7% so với GDP trong khi đó chi ngân sách
              giao động ở mức 17,9% đến 21,4% so với GDP.

                                                                                     6
- 91 – 00
             + Các khoản chi có tính chất bao cấp bị cắt giảm mạnh, hầu hết tập
             trung cho các khoản chi phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, chi đầu tư
             phát triển nhân lực, chi trả nợ và dự trữ

             + Nhà nước tập trung đầu tư vào cả ba lĩnh vực: chi cho đầu tư, chi
             thường xuyên và chi trả nợ. Tuy nhiên tỷ trọng cho chi tiêu thường
             xuyên vẫn lớn chiếm 63,5% tổng chi ngân sách, chi đầu tư chiềm
             khoảng 25%, viện trợ và trả nợ chiếm hơn 11% trong tổng chi ngân
             sách nhà nước.

             + Trong giai đoạn này nhà nước thực hiện chương trình kích cầu nhằm
             đưa nền kinh tế ra khỏi xu hướng giảm sút tốc độ tăng trưởng với 3 nội
             dung chính: kích cầu đầu tư, kích cầu tiêu dùng và khuyến khích sản
             xuất.

             + Thâm hụt ngân sách trong giai đoạn này được kiểm soát, có sự phù
             hợp giữa thu và chi ngân sách, tuy nhiên thực tế thì thâm hụt ngân sách
             vẫn ở mức khá cao, trung bình 4% GDP.

             ????????????????????????????????????????????????????????????

3.      Trong giai đoạn 1991-2000, việc bù đắp thâm hụt NSNN chủ yếu dựa vào
        phát hành tiền.

     • Sai

     • Giải thích (sgk – trang 125, 126)

         - Thực hiện luật ngân sách (sgk – đầu và cuối trang 125)
         - Bù đắp thâm hụt ngân sách thông qua việc phát hành trái phiếu, tín
             phiếu kho bạc, trái phiếu công trình và vay ưu đãi nước ngoài.
                                                                                   7
Kết luận:
4.      Thực thi chính sách tài khoá giai đoạn 2001-2005 ở nước ta vẫn còn nhiều
        hạn chế

     • Đúng

     • Giải thích (sgk – 131)

         - Tiềm ẩn sự bất ổn định do nguồn thu từ dầu thô còn chiếm tỷ trọng
             đáng kể
         - Tình trạng thất thu thuế, nợ đọng thuế vẫn chưa được giải quyết
         - Tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm đã vượt quá 30% GDP (con số
             khá lớn)
         - Chi đầu tư vẫn còn dàn trải, lãng phí ngày từ khâu thiết kế và lựa chọn
             dự án đầu tư. Chi cho phát triển khao học – công nghệ, cho giáo dục –
             đào tạo và nguồn nhân lực chưa được coi trọng đúng mức về quy mô,
             cách thức phân bổ nên tác động còn nhiều hạn chế.
             Kết luận:


5.      Trong giai đoạn 1991-2000 ở Việt Nam, Nhà nước đã sử dụng chính sách
        tài khoá để “kích cầu” đối với nền kinh tế

     • Đúng

     • Giải thích

         - Chi ngân sách nhà nước chú ý đến cả 3 lĩnh vực: chi đầu tư, chi thường
             xuyên và chi trả nợ.
         - Đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam Á năm
             1999 chính phủ đã thực hiện chương trình kích cầu nhằm đưa nên kinh

                                                                                     8
tế thoát khỏi xu hướng giảm sút tốc độ tăng trưởng. Gồm 3 nội dung:
              kích thích đầu tư, kích thích tiêu dùng, khuyết khích xuất khẩu (nêu
              nội dung cụ thể - sgk tr 124)
              Kết luận:
6.       Chính sách kích cầu trong giai đoạn 1991-2000 đã có tác động tích cực đối
         với phát triển kinh tế Việt Nam

     • Đúng

     • Giải thích

          - Tăng trưởng kinh tế ở mức cao: giai đoạn 91 – 95 (8,18%), giai đoạn
              96 – 00 (6,95%), tốc độ tăng trưởng năm cao nhất 1995 (9,54%) và
              thấp nhất năm 1999 (4,77%). Góp phần vào việc duy trì tăng trưởng
              kinh tế trong cuộc khủng hoảng (tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình
              đạt khoảng 7% tăng mạnh so với gđ 86 – 90 (3,9%)) (số liệu về tăng
              trưởng xem thêm chương 4 trang 53)
          - Làm cho nền kinh tế ổn định
          - Tạo tiền đề thúc đẩy nền kinh tế bước sang giai đoạn tăng trưởng mới.
              Kết luận:
7.       Trong giai đoạn 1991-2000, Nhà nước đã sử dụng chính sách tài khoá để
         kích cầu

     • Đúng

     •   Giải thích
          - Giống câu 5
8.       Chính sách tài khoá giai đoạn 1991-2000 vẫn còn bộc lộ những hạn chế
         nhất định

                                                                                      9
• Đúng

      • Giải thích

          - Chương trình kích cầu trong chính sách tài khóa phát huy tác dụng còn
              hạn chế… (trang 126)
          -   Hệ thống thuế còn nhiều khiếm khuyết. Cụ thể… (sgk – trang 127)
              Kết luận:
9.      Việc kiểm soát chi tiêu ngân sách nhà nước giai đoạn 1991-2000 đã không
        hạn chế được lạm phát ở Việt Nam

      • Sai

      • Giải thích

          - Giai đoạn 86 – 90: tỷ lệ lạm phát cao (số liệu ở biểu 6.2 trang 121). Tỷ
              lệ lạm phát trung bình 351,6%
          - Giai đoạn 91 – 00: tỷ lệ lạm phát hầu hết được duy trì ở 1 con số, trừ
              1991 là 67,5% (số liệu ở biểu 6.5 trang 125). Tỷ lệ lạm phát trung bình
              giai đoạn 91 – 95 là 16,2% và giai đoạn 96 – 00 là 3,6%.
              Kết luận:
10.     Việc kiểm soát chặt chẽ thâm hụt ngân sách giai đoạn 1991-2000 đã thu
        được những kết quả khả quan

      • Đúng

      • Giải thích

          - Quản lý thâm hụt ngân sách nhà nước:
              + Thực hiện luật ngân sách nhà nước ban hành ngày 20/3/1996: nêu nd
              cụ thể (sgk – tr 125)


                                                                                     10
+ Cắt giảm đáng kể những khoản chi mang tính chất bao cấp cho tiêu
             dùng, giảm các khoản bao cấp cho các doanh nghiệp nhà nước về vay
             vốn đầu tư, xây dựng cơ bản, vốn lưu động, bù chênh lệch giá do bán
             hàng theo giá cung cấp
             + Nguyên tắc vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước: sgk – cuối trang
             125.
          - Kết quả (phần tác động tích cực trang 126)
             + kiểm soát lạm phát
             + đảm bảo thu chi ngân sách => thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (cao nhất
             năm 1995 với 9,54% và thấp nhất năm 1999 là 4,77%), đưa nền kinh tế
             thoát khỏi khủng hoảng
             …
             Kết luận:
11.     Việc kiểm soát chi tiêu ngân sách nhà nước giai đoạn 1991-2000 dã góp
        phần tích cực vào kiểm soát lạm phát ở Việt Nam

      • Đúng

      • Giải thích

          - Kiểm soát chi tiêu: giảm thâm hụt ngân sách nhà nước (giống câu 10)
          - Kết quả
             + tỷ lệ lạm phát giảm mạnh so với giai đoạn trước (86 – 90) và đa phần
             được duy trì ở mức một con số trừ năm 1991 là 67,5% (số liệu ở biểu
             6.5 trang 125)
             Kết luận:
12.     Trong giai đoạn 1991-2000, việc bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước đã có
        sự thay đổi so với thời kỳ 1986-1990
                                                                                   11
• Đúng

      • Giải thích

          - Bù đắp ngân sách giai đoạn 86 – 90
             + chủ yếu dựa vào phát hành tiền, trung bình mỗi năm phút hành bù
             đắp tới 59,1% mức thâm hụt ngân sách, … (số liệu đầu trang 122)
             + tác động tiêu cực tiền tệ: lạm phát cao… (lấy số liệu ở biểu 6.2 trang
             121)
          - Bù đắp ngân sách giai đoạn 91 – 00
             + thực hiện luật ngân sách (sgk – đầu và cuối trang 125)
             + Bù đắp thâm hụt ngân sách thông qua việc phát hành trái phiếu, tín
             phiếu kho bạc, trái phiếu công trình và vay ưu đãi nước ngoài.
             + tác động tích cực: kiểm soát lạm phát, đảm bảo thu chi ngân sách =>
             thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (cao nhất năm 1995 với 9,54% và thấp
             nhất năm 1999 là 4,77%), đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng…
             Kết luận:




13.     Trong giai đoạn 2001-2005, việc thực hiện chính sách tài khoá vẫn bộc lộ
        những hạn chế nhất định
        Giống câu 4. Các bạn xem lại câu này và và câu 4 xem có giống nhau thật
        không nhé  Chương 7:
1.      Đến trước tháng 3/1989, chính sách lãi suất thực âm và lãi suất cho vay có
        sự phân biệt theo thành phần kinh tế đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động



                                                                                     12
của các ngân hàng.
         Đúng. Trang 140
     -   Lãi suất thực âm là gì ?
     - Thực trạng và hậu quả ( chép từ chỗ Đặc trưng của giai đoạn trước … đến
         hết phần 1. )
2.       Chính sách lãi suất thực âm trước tháng 3 năm 1989 là một trong những
         nguyên nhân gây ra lạm phát phi mã và làm cản trở sự phát triển của các
         thành phần kinh tế
         Tương tự câu 1.
3.       Chính sách lãi suất thực dương giai đoạn 1989-1991 đã làm tăng khả năng
         thu hút vốn trong dân cư
     - Lãi suất thực dương là gì?

     - Số liệu chép ở trang 141

Số dư tiền gửi tiết kiệm tăng lên tức thì. Trong vòng 10 tháng kể từ …… 6,7%
GDP vào cuối năm 1989.
4.       Giai đoạn 1999-2003, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều biện pháp cụ thể
         thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ
     - Cắt giảm lãi suất

     - Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc

     - Giảm lãi suất tái suất tái cấp vốn

     - Nới lỏng điều kiện cung ứng tín dụng.

         Chú ý lấy số liệu trong sách ở trang 146 - 147
5.       Việc điều hành chính sách tiền tệ giai đoạn 2004-2006 đã dần dần tuân theo
         nguyên lý của cơ chế thị trường

                                                                                   13
Trang 151 đoạn 2.
        ( chép từ chỗ tuy nhiên chính sách tiền tệ của NHNN đã ngày càng mang
        tính thị trường hơn các công cự quản lý gián tiếp đã được sử dụng linh hoạt
        hơn …. Dến hết đoạn ). Cần xem lại.
6.      Thực thi chính sách lãi suất hợp lý trong giai đoạn 1989-1998 đã có tác
        động tích cực đến kinh tế Việt Nam
        Đúng. 2 ý.
        * Việc thực hiện :

     - Thực hiện chính sách lãi suất thực dương.

        ( lãi suất cho vay > lãi suất tiền gửi > tỉ lệ lạm phát ).
        + NHNN quy định khung lãi suất của NHTM đối với nền kinh tế. ( lãi suất
        tối thiểu đối với tiền gửi và lãi suất tối đa đối với tiền vay )
        + Lãi suất cho vay bình quân phải lớn hơn lãi suât huy động bình quân để

     - + Đối với ngoại tệ, NHNN quy định lãi suất cho vay tối đa, còn NHTM tự
       quyết định lãi suất huy động trên cơ sở lãi suất thị trường tiền tệ quốc tế và
       cung – cầu vốn ngoại tệ trong nước.

     - Từ ngày 1/1/1996, NHNN bãi bỏ quy định sàn lãi suất tiền gửi, chỉ quy định
       trần lãi suất cho vay và mực chênh lệch 0.35%/tháng.
       Trần lãi suất cho vay được pb thành:
       + Trần lãi suất cho vay ngắn hạn
       + Trần lãi suất cho vay trung, dài hạn
       + Trần ls cho vay trên địa bàn nông thôn
       + Trần ls cho vay của quỹ tín dụng đối với các thành viên
       - Bãi bỏ thuế doanh thu ngân hàng, các NHTM cắt giảm chi phí kinh doanh
       làm giảm mặt bằng ls chung

        Thu hẹp chênh lệch giữa ls cho vay trung và dài hạn thường thấp hơn ls cho
        vay ngắn hạn.



                                                                                        14
•     Ý nghĩa tác động: khuyến khích đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị phát
            triển sx hàng hóa và thúc đẩy tăng trưởng kt. (cần bổ sung )
7.     Việc điều hành chính sách tiền tệ giai đoạn 2004-2006 đã dần dần tuân theo
       nguyên lý của cơ chế thị trường ( trùng câu 5 )


Chương 8:

1)Xã hội hoá giáo dục - đào tạo là vấn đề mới trong chủ trương, đường lối giáo dục
- đào tạo ở Việt Nam trong những năm đổi mới
Trả lời:Đúng thể hiện ở:
 -Thời kì đổi mới: Sự ra đời của nền kinh tế nhiều thành phần, chế độ bao cấp dần
dần bị xoá bỏ, nhiều dịch vụ không còn miễn phí nữa (đây là ý chung về đổi mới),
trong đó có vấn đề mới trong chủ trương, đường lối giáo dục-đào tạo:
 +)Trước đổi mới: Chi phí cho việc học tập là do nhà nước chi trả
 +)Sau đổi mới: Quyết định số 44/HĐBT ngày 24/04/1989 về việc thu một phần
học phí trong giáo dục phổ thông, từ đó bắt đầu tiến trình xã hội hoá giáo dục.
                   Nghị quyết số 90/CP ngày 21/08/1997 về phương hướng và chủ
trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, tạo điều kiện để phát triển
các loại trường, lớp bán công dân lập, tư thục( nội dung của chính sách xã hội hoá
giáo dục)
2) Chính sách xã hội hoá giáo dục - đào tạo ở nước ta những năm đổi mới vẫn còn
bộc lộ những hạn chế
Trả lời: Đúng thể hiện ở:
 -Xã hội hoá giáo dục chậm do chưa ban hành đầy đủ và đồng bộ các văn bản pháp
quy về cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn:


                                                                                   15
+)Chỉ tiêu định hướng cho năm 2010 ở bậc Đại học, Cao đẳng phải có 40%
sinh viên học các trường ngoài công lập nhưng đến năm học 2006-2007 con số này
mới chỉ đạt 12,87%, so với năm 2004 chỉ nhích lên 2%.
    +)Đến nay trong tổng quy mô đào tạo trung học chuyên nghiệp, số học sinh
trường công lập vẫn chiếm gần 90%,số học sinh các trường bán công, dân lập chỉ
chiếm hơn 10%.
 -Sự yếu kém trong quản lý cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan để quản lý các
cơ sở ngoài công lập:
    +)Không phải lúc nào đầu tư cũng nhằm mục đích phát triển giáo dục hay chất
lượng cao
    +) Quá trình diễn ra không đồng đều
3)Chính sách xã hội hoá giáo dục đã đóng góp đáng kể vào những thành tựu của
ngành trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Trả lời: Đúng thể hiện ở:
  -Thành tựu của xã hội hoá giáo dục:
    +)Quy mô các trường ngoài công lập ngày càng được mở rộng, đặc biệt là khu
đô thị. Đến nay cả nước có tới 75 trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập.
   +)Gánh nặng chi phí cho ngành giáo dục được chia sẻ, các nguồn tài chính
ngoài ngân sách nhà nước chiếm khoảng 25% nguồn tài chính cho giáo dục, trong
đó học phí và đóng góp xây dựng trường là 22%.
 -Đóng góp vào thành tựu chung của ngành giáo dục:Công tác xã hội hoá giáo dục
có ảnh hưởng tích cực tới toàn ngành, có tác động tới các chỉ tiêu:
   +)Phổ cập giáo dục:Công tác xã hội hoá giáo dục làm cho tỷ lệ phổ cập giáo
dục tăng cao:98% các huyện, xã đạt chuẩn quốc gia về chống mù chữ năm 2000.


                                                                                 16
+)Quy mô giáo dục- đào tạo ngày càng được mở rộng: Việc có thêm nhiều
trường học làm cho tỷ lệ người đi học trên tổng số dân vào loại cao so với các
nước trong khu vực: bình quân 10 nghìn dân thì có 2,84 nghìn người đi học.
4)Các doanh nghiệp quốc doanh giữ vai trò chủ yếu trong việc giải quyết việc làm
cho người lao động, do đó nhà nước luôn tạo mọi điều kiện để phát triển
Trả lời: Sai vì:
-Các doanh nghiệp quốc doanh không giữ vai trò chủ yếu trong việc giải quyết việc
       làm cho người lao động:
  +)Năm 2005, khu vực nhà nước chiếm 39% GDP và 9,6% tổng số việc làm
       trong khu vực công nghiệp trong khi đó, khu vực ngoài quốc doanh nội địa
       chiếm 46%GDP và 88,8% tổng số việc làm.Như vậy vai trò chủ yếu thuộc
       về doanh nghiệp ngoài quốc doanh chứ không phải là doanh nghiệp quốc
       doanh.
  +) Hơn nữa trong các doanh nghiệp quốc doanh còn có nhu cầu giải quyết việc
       làm:Do quá trình cổ phần hoá và cơ cấu lại các doanh nghiệp quốc doanh
       dẫn đến nhiều lao động trở nên có nguy cơ thất nghiệp và cần được giải
       quyết việc làm,tỷ lệ này là khoảng 18,5%
-Nhà nước khuyến khích phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chứ không
       phải là các doanh nghiệp quốc doanh:
  +)Khuyến khích kinh tế ngoài quốc doanh phát triển bắt đầu bằng Nghị quyết
       16NQ/TW năm 1988.Ban hành các Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư
       nhân( 1990), Luật khuyến khích đầu tư trong nước,Luật Doanh
       nghiệp(2005), Luật Đầu tư( 2005)… đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu
       tư,thành lập doanh nghiệp.



                                                                                  17
+) Tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch , khuyến khích tinh
      thần kinh doanh và làm giàu hợp pháp, làm cho môi trường hoạt động của
      các doanh nghiệp được cải thiện rất nhiều.
5)Chính sách lao động việc làm của Việt Nam hiện nay vẫn còn bộc lộ những hạn
chế
Trả lời: Đúng thể hiện ở:
- Tình trạng thiếu việc làm và dư thừa lao động đang trở nên ngày càng bức xúc,
đặc biệt ở khu vực nông thôn, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm:Từ
1990 đến 2005, khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng 10% nhưng lực lượng lao
động trong nông nghiệp chỉ giảm 7%.
-Việc thu thập thông tin về việc làm và đào tạo chưa có sự phối hợp giữa các bộ,
ngành nên thông tin đôi khi mâu thuẫn, không phù hợp với cơ chế thị trường.
-Chính sách kinh tế và giải quyết việc làm còn nhiều bất cập:Các chính sách của
chính phủ chưa đủ mạnh để hộ trợ và khái thác tiềm năng của khu vực ngoài quốc
doanh.
-Sự phát triển của các loại hình dịch vụ làm nảy sinh các vấn đề:lấn chiếm vỉa hè,
lề đường làm nơi buôn bán; hàng giả, hàng lậu gia tăng…
-Hệ thống hướng nghiệp và môi giới việc làm chưa phát triển và khả năng đóng
góp còn rất hạn chế
-Nguồn vốn của Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm có hạn, lại cho vay dàn trải,
thời hạn cho vay ngắn hạn chế tính hiệu quả của chương trình.Quỹ quốc gia hỗ trợ
việc làm sau 12 năm hoạt động mới đạt 2.200 tỷ đồng, 4 năm(2001-2004) bổ sung
mới 680 tỷ đồng.
-Số vụ đình công tăng do chủ sử dụng lao động vi phạm pháp luật lao động.



                                                                                   18
-Dạy nghề rất quan trọng nhưng mới được quy định có tính nguyên tắc trong các
bộ luật lao động, luật giáo dục,chưa đi vào thực tế hiệu quả.
6)Thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta hiện nay vẫn còn không ít hạn chế
cần khắc phục. Theo anh (chị) những hạn chế đó là gì?
Trả lời:
-Về chính sách bảo hiểm xã hội
    +)Hoạt động còn nặng tính bao cấp nhà nước
    +)Thiếu sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các cơ quan liên quan trong việc
tuyên truyền, giám sát các tổ chức thực hiện chính sách
    +)Nguyên tắc hoạt động của quỹ bảo hiểm xã hội chưa rõ ràng, đặc biệt là
nguyên tắc tài chính
    +)Tình trạng thất thu phổ biến
    +)Tính pháp lý của các cơ quan chưa rõ ràng
    +)Việc giải quyết quyền lợi người lao động phải qua nhiều khâu, nhiều
nơi,không thống nhất
    +) Mức bồi thường tai nạn lao động còn khác nhau đối với cùng một loại hậu
quả do tai nạn gây ra.
    +)Chưa có cơ chế thích hợp để giải quyết tốt nhất mối quan hệ 3 bên:Người
đóng bảo hiểm-Cơ quan bảo hiểm-cơ sơ khám bệnh
     +)Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc ít có tính khả thi
     +) Cổ phần hoá diễn ra chậm chạp
     +) Cơ chế chi trả hiện nay chưa đảm bảo cho người nghèo tham gia bảo hiểm
xã hội
-Về chính sách bảo trợ xã hội:


                                                                                 19
+)Các chương trình bảo trợ xã hội không đáp ứng được nhu cầu bảo trợ hay mức
độ phù hợp của công tác bảo trợ.
  +)Sự phối hợp giữa các cơ quan như ngành lao động-thương binh xã hội,Bộ Tài
chính,Hội chữ thập đỏ,…chưa chặt chẽ.
  +)Chưa có sự lồng ghép chính sách cứu trợ với chính sách kinh tế xã hội khác
  +) Phần lớn các quỹ xã hội ở Việt Nam dành cho cựu chiến binh, thành viên của
các gia đình liệt sĩ hay thương binh, dành cho những người có đóng góp đặc biệt
cho cách mạng.
7)Chính sách bảo hiểm xã hội (bảo hiểm và bồi thường tai nạn lao động; bảo hiểm
y tế; bảo trợ xã hội) của Việt Nam hiện nay vẫn còn bộc lộ những bất cập
Trả lời: Đúng thể hiện ở:
-Bảo hiểm xã hội vẫn còn nặng tính bao cấp nhà nước
-Thiếu sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các cơ quan liên ngành trong việc
tuyên truyền,giám sát, tổ chức thực hiện chính sách.
-Nguyên tắc hoạt động của quỹ bảo hiểm xã hội chưa được rõ ràng, đặc biệt là
nguyên tắc tài chính.
-Tình trạng thất thu còn phổ biến
-Tính pháp lý của các cơ quan bảo hiểm xã hội hiện nay vẫn còn chưa rõ ràng.
-Chế độ thực hiện bồi thường tai nạn lao động còn qua nhiều kênh khác nhau làm
cho việc giải quyết quyền lợi không thống nhất, mức bồi thường khác nhau đối với
cùng một loại hậu quả do tai nạn xảy ra
-Chưa có cơ chế thích hợp giải quyết mối quan hệ ba bên: người đóng bảo hiểm-cơ
quan bảo hiểm y tế-cơ sở khám chữa bệnh
-Quỹ dự phòng trơ cấp mất việc ít có tính khả thi, quá trình cổ phần hoá diễn ra
chậm chạp
                                                                                   20
Chương 9:
1)Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ta (không tạo ra) những cơ hội cho Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay
Trả lời: Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra các cơ hội cho Việt Nam, cụ thể ở những
điểm sau:
 -Tạo điều kiện cho Việt Nam thu hút được nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài
 -Cho phép Việt Nam khai thác được lợi thế của nước ngoài về kỹ thuật, công
nghệ và quản lý
 -Việt Nam có cơ hội tham gia vào các quá trình phân công lao động quốc tế
 -Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ
 -Giúp Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc
hoạch định chính sách thương mại toàn cầu
 -Thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, đảm bảo cho tiến trình cải cách đồng bộ
hơn, có hiệu quả hơn.
 -Giúp tăng cường thực lực, bảo đảm ổn định xã hội, an ninh quốc phòng và nâng
cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân.
2)Đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế gây ra nhiều thách thức đối với kinh tế Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới
Trả lời: Đúng vì:
 -Việt Nam có xuất phát điểm thấp khi hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là điểm
không thuận lợi khi tham gia các cam kết quốc tế và sức ép cạnh tranh từ bên
ngoài.Một số nước trong khu vực có nền kinh tế phát triển hơn Việt Nam 10-25
năm, nên có cơ hội chủ động hơn về công nghệ
 -Hệ thống pháp luật và chính sách kinh tế của Việt Nam còn nhiều bất cập, nhiều
điểm chưa tương thích với nhu cầu hội nhập
                                                                                   21
-Nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế: Đối với các nước, nhiều
người cho rằng hội nhập sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn, còn ở Việt Nam đa số chỉ nhìn
thấy bất lợi.Có đến 90% doanh nghiệp Viêt Nam mơ hồ về hội nhập.
  -Thách thức về khả năng cạnh tranh của Việt Nam cả 3 cấp độ là cạnh tranh sản
phẩm, cạnh tranh doanh nghiệp, cạnh tranh quốc gia.
  -Tính chủ động, tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế chưa cao.
  -Hội nhập cũng là một thách thức đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản
lý.
  -Công tác tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế(đặc
biệt là các quy định của Tổ chưc thương mại thế giới cũng như cam kết của Việt
Nam) chưa thực sự hiệu quả và chưa rộng khắp.
  -Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ
an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền…
3)Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nhân tố tích cực thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế
Trả lời: Đúng vì:
( phần này trong giáo trình không có nên mình cũng không biết nên viết thế nào,
tại cô giáo mình bảo không có gì được chém ra cả, phải dựa vào giáo trinh, mọi
người xem câu này làm thế nào nhá)
4)Hội nhập kinh tế quốc tế cũng làm tăng sức ép đối với nền kinh tế Việt Nam
trong phát triển
Trả lời: Đúng vì:
  -Hội nhập kinh tế quốc tế làm thị trường trong nước càng ngày càng phụ thuộc
vào thị trường thế giới:Chính vì thế, một sự thay đổi nhỏ trong thị trường thế giới

                                                                                      22
sẽ kéo theo sự thay đổi của thị trường trong nước, khi đó nếu các doanh nghiệp
không thích ứng kịp rất dễ bị thua lỗ.
 -Các định chế quốc tế có khả năng chi phối lớn các quốc gia:Khi gia nhập thị
trường thế giới thì phải tuân theo những nguyên tắc chung, phải thực hiện nghĩa vụ
và quyền lợi của một thành viên, phải điều tiết chính sách của mình cho phù hợp.
 -Nước ta có thẻ trở thành lá bài chính trị của các nước lớn:Sự phát triển kinh tế
có thể sẽ đị chệch hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang theo đuổi.
 -Xuất phát điểm của Việt Nam khá thấp so với các nước khác, vì vậy muốn phát
triển đồng đều như họ, chúng ta phải cố gắng rất nhiều, phải có bước đi xa hơn mới
có thể đuổi kịp họ nếu không sẽ ngày càng lạc hậu
 -Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp
nước ngoài chưa cao làm cho hàng hoá của Việt Nam khó bán chạy trên thị trường
thế giới, ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình chung kinh tế nước ta.
  -Sức ép về vấn đề môi trường khi có sự tham gia của các doanh nghiệp nước
ngoài vào các hoạt động kinh tế trong nước, đó cũng là mối lo ngại lớn nhất của
chúng ta trong quá trình hội nhập.

5)Nguồn thu thuế cho ngân sách quốc gia có thể bị giảm sút khi Việt Nam đẩy
mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và thuế nhập khẩu bị cắt giảm
Trả lời: Đúng vì:
-Nguồn thu thuế cho ngân sách quốc gia có thể bị giảm sút do :
 +)Khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế cùng với đó là các diễn đàn kinh tế:
WTO,ASEAN,APEC, chúng ta phải chấp nhận giảm thuế suất đối với các hàng
hoá nhập khẩu.
 +) Lượng thu thuế thu được do tăng doanh thu trong nước vẫn chưa bù đắp được
lượng thiếu hụt do giảm thuế nhập khẩu.


                                                                                     23
6)Năng lực cạnh tranh của VN trên các cấp độ còn nhiều yếu kém là thách thức lớn
trong quá trình hội nhập.
Trả lời: Đúng vì:
  Năng lực cạnh tranh của Việt Nam ở cả 3 cấp độ: doanh nghiệp, sản phẩm, quốc
gia còn yếu kém là thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế:
-Cấp độ doanh nghiệp:
  +) Từ năm 2000 đến năm 2004, hai chỉ tiêu thể hiện năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp là tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất và tỷ suât lợi nhuận trên doanh
thu đều thấp:Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của các doanh nghiệp vốn đầu tư nước
ngoài chỉ 13% năm 2004, các doanh nghiệp nhà nước là 3,1%, doanh nghiệp ngoài
nhà nước là 1,6%.Xét chung toàn bộ nền kinh tế thì tỷ suât lợi nhuận bình quân
trên vốn giai đoạn 2000-2004 chỉ 4,85%
-Cấp độ sản phẩm:
 +) Hàng hoá sản xuất trong nước:Chúng ta có thế mạnh cạnh tranh ở một số sản
phẩm nhưng đa số là các sản phẩm thu được trên cơ sở khai thác các thế mạnh như
tài nguyên và lao động, trong khi một số sản phẩm đang phải cạnh tranh mạnh với
hàng nhập khẩu:phân bón, bánh kẹo,… và một số sản phẩm không thể cạnh tranh
và phụ thuộc vào nước ngoài: sắt thép,giấy, ximăng,…
 +) Hàng hoá xuất khẩu: Tỷ lệ giá trị xuất khẩu trong giá trị sản xuất của Việt
Nam liên tục tăng qua các năm nhưng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới
còn hạn chế,nhiều mặt hàng kim ngạch tăng chủ yếu dựa vào biến động giá,hàng
nhập khẩu còn phụ thuộc lớn vào đầu vào nhập khẩu.
 +) Hàng hoá trong nước:Tính trung bình giá hàng công nghiệp trong nước cao
hơn 30-40% so với giá hàng hoá nước ngoài trên thị trường



                                                                                  24
-Cấp độ quốc gia:Theo diễn đàn kinh tế thế giới WEF về cạnh tranh toàn cầu, năng
lực cạnh tranh của Việt Nam còn thấp nhưng trong những năm gần đây đã có sự
thay đổi: năm 2010, Việt Nam đứng thứ 59/139 nước xếp hạng.
7)VN có điểm xuất phát thấp là thách thức lớn trong quá trình hội nhập
Trả lời: Đúng thể hiện ở:
-Việt Nam có điểm xuất phát thấp: Chúng ta mới tiến hành cải cách từ năm 1986,
khi đó nền kinh tế mới thực sự phát triển, chậm hơn rất nhiều so với các nước
trong khu vực và trên thế giới.Một số nước trong khu vực có trình độ phát triển
kinh tế đi trước Việt Nam từ 10-25 năm.
-Điều này ảnh hưởng lớn tới Việt Nam trong quá trình hội nhập:
 +)Công nghệ lạc hậu và hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ rất khó khăn trong
việc thu hút đầu tư nước ngoài.
 +) Là nước nhập cuộc sau,Việt Nam phải thực hiện các cam kết ở mức độ cao
hơn, tranh chấp thương mại phức tạp hơn, các rào cản thương mại bất định hơn.
+) Trên thế giới, sự phân phối lợi ích toàn cầu hoá không đều, những nước kinh tế
phát triển thấp được hưởng ít lợi hơn.
8)Tất cả các chủ thể của nền kinh tế đều chịu tác động tiêu cực của hội nhập
KTQT.
Trả lời: Sai vì:
  Tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có ba chủ thể:nhà nước, doanh
nghiệp, người tiêu dùng.Lợi ích và bất lợi của các chủ thể là khác nhau, không thể
nói tất cả các chủ thể đều chịu tác động tiêu cực, cũng không thể nói tất cả các chủ
thể được hưởng những tác động tích cực:




                                                                                  25
- Nhà nước: Lợi ích trực tiếp của nhà nước là nguồn thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm
sút, nếu như không tác động kích thích tăng buôn bán quốc tế thì số lượng thuế thu
được do tăng doanh thu không bù đắp được sự cắt giảm thu do giảm thuế suất.
-Doanh nghiệp: Chịu hai loại tác động: được lợi do tăng được khả năng cạnh tranh
về giá cả, và chịu sức ép về cạnh tranh lớn hơn do xoá bỏ thuế quan.
-Người tiêu dùng: Được lợi do giá cả hàng hoá rẻ hơn và chủng loại, chất lượng
hàng hoá phong phú, đa dạng hơn.
9)Trong quá trình hội nhập, thị trường trong nước ngày càng phụ thuộc vào thị
trường thế giới.
Trả lời: Đúng vì:
-Thị trường trong nước của các quốc gia được lưu thông với thị trường thé giới,
mọi sự thay đổi của thị trương thế giới đều tác động đến thị trường trong nước, và
ngược lại, nhưng tác động của bên ngoài vào trong nước lớn hơn.
-Quan hệ phụ thuộc chặt chẽ giữa thị trường quốc gia và thị trường thế giới thông
qua các hoạt động thương mại, đầu tư, tài chính ngày càng gia tăng mạnh mẽ.Quá
trình này bắt buộc các quốc gia đều tham gia vào thị trường thế giới theo một kiểu
thị trường thống nhất, một sân chơi chung cho mọi nền kinh tế.
-Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia phải chấp nhận và tuân theo các
quy định chung, vì thế thị trường chịu những sự điều chỉnh từ thế giới nên ở mỗi
nước vai trò tự quyết bị giảm xuống.
Chương 10

1.     Mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp hiện nay vẫn chưa có nhiều thay đổi
       so với thời kỳ trước đổi mới
       Sai (tr254)


                                                                                    26
- Hộ nông dân được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ là đột phá lớn nhất
        làm thay đổi cơ bản hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ở nước ta
        trong thời kỳ đổi mới
     - Các htx kiểu cũ chuyển dần nội dung hoạt động…
     - Những htx thực hiện đúng theo Luật Htx thì hoạt động tương đối tốt.
        Những nơi htx kiểu cũ ko chuyển đổi được thì chỉ tồn tại 1 cách hình
        thức hoặc tự tan rã, giải thể => Htx hoạt động hiệu quả hơn
     - Ngoài ra còn có hình thức tổ hợp tác
2.   Hiện nay ở Việt Nam, mô hình hợp tác xã nông nghiệp đã có nhiều thay đổi
     so với thời kỳ trước đổi mới
     Đúng (tr254, giải thích như câu 1)
3.   Trong thời kỳ đổi mới, sự thay đổi về hình thức tổ chức sản xuất nông
     nghiệp có tác động tích cực đối với sự phát triển sản xuất
     Đúng
     - Nêu các thay đổi
     - Kinh tế hộ phát triển theo hướng SX hàng hóa
     - Nêu một số số liệu về hiệu quả hoạt động của htx và tổ hợp tác
4.   Xuất khẩu nông sản Việt Nam tuy tăng nhanh trong thời kỳ đổi mới nhưng
     vẫn bộc lộ nhiều hạn chế
     Đúng
     - Tăng nhanh : số liệu tr270
     - Hạn chế: Năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của
        nhiều loại nông sản thấp (tr271)



                                                                                27
5.   Vai trò của hộ nông dân trong sản xuất theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ
     Chính trị ( 4/1988) có thay đổi so với nội dung của Chỉ thị 100/CT của Ban
     Bí thư (1/1981)
     Đúng
     - Nêu nội dung của chỉ thị 100/CT (cuối tr253). Chỉ thị này chưa thiết lập
        đầy đủ quyền làm chủ của hộ nông dân và công nhân nông nghiệp
     - Nội dung nghị quyết 10 của Bộ Chính trị => khác và là đột phá (tr254)
6.   Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã làm thay đổi căn bản vị thế của kinh tế
     hộ gia đình.
     Đúng (tr254)
     - Hộ nông dân được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ…
     - So sánh khoán 10 và khoán 100




CHƯƠNG 11:
1.   Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần đã góp phần thúc đẩy tăng
     trưởng kinh tế cả về số lượng và chất lượng ngành công nghiệp Việt Nam
     thời kỳ đổi mới
     Đúng
     - Nêu sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế (tr301)
     - Phát triển về số lượng: nêu số liệu về vốn đầu tư (tr292), giá trị sx công
        nghiệp (tr294),…
     - Phát triển về chất lượng: Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp (tr297)
2.   Trong những năm đổi mới, tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP ngày
     càng tăng lên
                                                                                 28
Đúng (cuối tr296)
        - Xem thêm số liệu tr57: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 23,7%
              lên 39,7% trong giai đoạn 1991 – 2008
3.      Phát triển công nghiệp nước ta trong thời kỳ hội nhập cũng đặt ra nhiều
        thách thức
        Đúng
        - Liệt kê các thách thức tr305
4.      Sự biến đổi về tỷ trọng kinh tế nhà nước trong cơ cấu GDP xét theo thành
        phần kinh tế đã làm suy giảm vai trò của Nhà nước trong thời kỳ đổi mới.
        Sai
     - Biến đổi thế nào (lấy số liệu ở biểu 11.7 tr301 giáo trình để minh hoạ)
     - Đánh giá vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước (xem đầu tr302)




CHƯƠNG 12
1.      Sự phát triển của kinh tế dịch vụ góp phần quan trọng giải quyết việc làm,
        thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư
        Đúng (tr317)
     - Mang lại nhiều cơ hội việc làm và gia tăng thu nhập cho người lao động.
        Giảm thiểu sự chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư trong xã hội
     - Các dịch vụ sự nghiệp và quản lý hành chính công phần lớn do Nhà nước
        cung cấp nên yếu tố công bằng xã hội được đặt lên hàng đầu => phát triển
        dịch vụ tác động tích cực đến đảm bảo công bằng XH
     - Dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa trực tiếp nâng cao chất lượng cuộc sống của
        nhân dân
                                                                                     29
- Tác động đến giữ gìn vệ sinh môi trường
2.      Kinh tế dịch vụ có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
        trong thời kỳ đổi mới
        Đúng
     - Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP (xem cuối tr324)
     - Đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP (xem cuối tr325)
     - Ngoài ra XK dịch vụ góp phần thu thêm ngoại tệ
3.      Xã hội hoá dịch vụ công ở nước ta trong những năm đổi mới vẫn còn nhiều
        hạn chế
        Đúng (liệt kê các hạn chế ở đoạn 2 tr329)
4.      Hạn chế của xã hội hoá dịch vụ công ở Việt Nam trong những năm đổi mới
        là do nhiều nguyên nhân
        Đúng (liệt kê ở đoạn 3 tr329)
5.      Kinh tế dịch vụ góp phần nâng cao hiệu quả của các khu vực kinh tế khác
        trong nền kinh tế
        Đúng (tr316)
6.      Việc phát triển kinh tế dịch vụ trong thời kỳ đổi mới vẫn chưa tương xứng
        với tiềm năng của nó.
        Đúng
     - Phát triển dưới mức tiềm năng, tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế chậm được cải
        thiện (tr330)
        + Kế hoạch 1996 – 2000 và con số thực tế (tr318)
        + Tỷ trọng các phân ngành dịch vụ trong GDP chưa có nhiều biến đổi.
        Nhiều phân ngành có tỷ trọng lớn lại có tốc độ tăng trưởng thấp. Có phân

                                                                                    30
ngành có tốc độ tăng trưởng cao lại chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa phát huy hết
      tiềm năng (tr320)
      + Diễn biến tăng trường của các dịch vụ chất lượng cao ở dưới mức tiềm
      năng và chưa tương xứng (tr321)
      + Công tác xã hội hóa dịch vụ công còn nhiều hạn chế
7.     Trong những năm đổi mới, phát triển kinh tế dịch vụ còn hạn chế là do
       nhiều nguyên nhân.
       Xem câu 4


Chương 13:
1)Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong những năm đổi mới vẫn còn
không ít hạn chế
Trả lời: Đúng thể hiện ở:
 - Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu chưa cao và còn nhiều tự phát thiếu ổn định.
 - Xuất khẩu thô, gia công xuất khẩu còn chiếm tỷ trọng lớn và hiệu quả xuất khẩu
còn thấp: Mặc dù có sự chuyển dịch tăng tỷ trọng hàng chế biến và chế biến sâu,
nhưng cho đến nay xuất khẩu thô vẫn chiếm chủ yếu đến 60% tổng kim
ngạch.Việc xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ
sản, các mặt hàng công nghiệp chế biến mới chỉ mang tính chất gia công.
 - Khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới còn
thấp.Nhiều vụ kiện gần đây ảnh hưởng nhiều đến khả năng xuất khẩu của Việt
Nam: Hàng hoá Việt Nam có mặt trên một trăm nước nhưng khả năng cạnh tranh
chưa cao, bị yếu thế trước hàng hoá Trung Quốc, Thái Lan,…Nhiều vụ kiện trên
thị trường Mỹ, EU đã gây nhiều thiệt hại cho Việt Nam.


                                                                                  31
- Chưa khai thác hết các tiềm năng xuất khẩu của khu vực ngoài nhà nước.Tỷ
trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài có tăng nhưng vẫn
còn thấp: năm 1998 mới chỉ đạt 21%, năm 2008 tăng lên 58%.
 -Nhập siêu cao và bất hợp lý, năm 2008 tỷ lệ nhập siêu là 27,5% vẫn còn cao
 -Cơ cấu thị trường chuyển biến chậm: Thị trương châu Á chiếm 77,5% giá trị
xuất nhập khẩu, trong khi thị trường các châu lục khác tỷ trọng còn nhỏ bé.
 -Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại có chiều hướng gia tăng.
2)Xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đã đạt được những thành tựu
đáng kể
Trả lời: Đúng thể hiện ở:
 -Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh qua các năm: Kim ngạch xuất khẩu năm
1990 tăng gấp đôi so với năm 1985, năm 1992 lần đầu tiên Việt Nam đạt mức cân
bằng trong kim ngạch xuất nhập khẩu.Nếu so sánh năm 2008 với năm 1986 thì
xuất khẩu tăng 79 lần.Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP có xu hướng ngày
càng tăng, những năm gần đây đạt trên 50%.
 - Mặt hàng xuất khẩu đa dạng và chất lượng hàng xuất khẩu được chú ý nâng cao
theo nhu cầu của thị trường xuất khẩu:năm 1997, gạo xuất khẩu đứng thứ 2 thế
giới, cà phê đứng thứ 4 thế giới.Năm 2005, có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt kim
ngạch trên 1 tỷ USD: dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, gạo, sản phẩm gỗ, điện
tử máy tính và cà phê.
 - Chất lượng hàng xuất khẩu đã nâng lên đáng kể, bước đầu tạo ra tính cạnh tranh
của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời gây tác động tích cực tới
chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước.
 -Cơ cấu hàng xuất khẩu đã có sự thay đổi tích cực: hàng chế biến và chế biến sâu
năm 1997 chiếm khoảng 40% đến năm 2008 đã lên tới 52,7% so với tổng kim

                                                                                  32
ngạch xuất khẩu.Nhóm hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 1997 là
64,74% đến năm 2004 đã lên tới 73,77% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
 -Thị trường xuất khẩu đã có những chuyển dịch theo hướng đa dạng và định hình
rõ thị trường trọng điểm:Trước năm 1991, hoạt động xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc
vào Liên Xô, sau đó chuyển sang thị trường Châu Á-Thái Bình Dương, hiện nay
thị trường này chiếm 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta.Nhiều thị trường mới
được khai thác như: Mỹ, Ôxtralia, Châu Phi,…
 -Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài nhà
nước đã có mức tăng trưởng nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim
ngạch xuất khẩu: Nếu như thời kì 1988-1991 nhóm này chỉ mới xuất khẩu được 51
triệu USD thì năm 1995 đã tăng lên tới 440 triệu USD và năm 1998 đạt 2 tỷ USD
với tỷ trọng khoảng 20%.
CHƯƠNG 14
1.      Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong những năm qua còn bộc lộ
        những hạn chế

     • Đúng

     • Giải thích (sgk – trang 396)

         - Do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được tiến hành theo cơ chế
             thị trường, các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều kinh nghiệm hơn so với
             nước nhận đầu tư, nên trong quá trình đàm phán kí kết hợp đồng có thể
             gây ra thua thiệt cho các nước nhận đầu tư
         - Nước nhận đầu tư không chủ động trong việc bố trí cơ cấu đầu tư thiep
             ngành cũng nhưng theo vùng lãnh thổ trên nước mình.
             Kết luận:


                                                                                  33
2.       Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh
         tế nước ta trong những năm đổi mới

     • Đúng

     •   Giải thích (sgk trang 383 – câu này tớ copy của Ngọc )

          - Bổ sung thêm nguồn lực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội
         + 1991 – 1995
         + 1999 – 2006
         + 2007, 2008
         + Các doanh nghiệp này có trình độ công nghệ và trình độ quản lý cao

      Năng suất lao động cao, tạo ra 16 – 17% GDP
          - Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện
             đại hóa
         + Tạo ra một số ngành công nghiệp mới
         + Chiếm tỷ trọng cao trong nhiều ngành công nghiệp
         + Thúc đẩy hình thành hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất, góp
     phần phân bổ công nghiệp hợp lý, nâng cao hiệu quả đầu tư
          - Mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu
         + Giá trị XK của các doanh nghiệp có FDI các giai đoạn (sgk)
         + Tỷ trọng XK so với doanh thu các giai đoạn (sgk)
          - Tạo việc làm, góp phần đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
         + Đến năm 2008 tạo ra 1,4 triệu việc làm trực tiếp và hàng triệu việc làm
     gián tiếp
         + Tạo điều kiện thuận lợi để lao động VN tiếp cận phương thức quản lý,
     công nghệ hiện đại ở trình độ cao
                                                                                       34
 Người VN dần thay thế người nước ngoài đảm nhận những vị trí quan trọng
          - Góp phần tăng thu ngân sách và cải thiện một số cân đối lớn
         + Thông qua đóng thuế và các khoản thu có tính chất thuế (số liệu các giai
     đoạn)

      Giảm bội chi ngân sách nhà nước
         + Góp phần cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế
         + Kết hợp tốt hơn tăng trưởng kinh tế với phát triển


3.       Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm đổi
         mới có nhiều khó khăn (hoặc có những thuận lợi)

     • Đúng

     •   Giải thích (nêu những khó khăn hoặc thuận lợi, tớ trộm luôn của Ngọc phần
         này nhé )
     Thuận lợi (theo sgk)
- Thứ nhất,… (đây là một trong những thuận lợi lớn nhất)
- Thứ hai,…
- Thứ ba,… (số liệu: dân số VN gần 88 triệu người)
- Thứ tư,… (số liệu: đường bờ biển dài >3000km)
- Thứ năm,… (1 đảng => ít bạo loạn => tạo tâm lý an toàn về tính mạng, về vốn,
     … cho nhà đầu tư)
     Khó khăn (theo sgk)
- Thứ nhất,… (NX về các yếu tố điện, đường, trường, trạm)




                                                                                      35
- Thứ hai,… (NX về văn bản pháp luật, thủ tục hành chính, chưa có các biện
   pháp nghiêm khắc xử lý các vi phạm về hàng nhái hàng giả bảo vệ lợi ích của
   nhà đầu tư)
- Thứ ba,… (thiếu quản lý cấp cao, xem thêm chương 2 để NX về lao động)
- Thứ tư,…




                                                                                 36

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Chương v tiết 1
Chương v tiết 1Chương v tiết 1
Chương v tiết 1Vanduong7785
 
Nhom 4 k1.đhlt.kt1
Nhom 4 k1.đhlt.kt1Nhom 4 k1.đhlt.kt1
Nhom 4 k1.đhlt.kt1Thủy Hà
 
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...nataliej4
 
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVy Vu Vơ
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếLyLy Tran
 
Bop ty gia. cac yeu to anh huong. mo rong
Bop ty gia. cac yeu to anh huong. mo rongBop ty gia. cac yeu to anh huong. mo rong
Bop ty gia. cac yeu to anh huong. mo rongHo Trong May
 
Phân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
Phân tích nội dung lý thuyết của W. RostowPhân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
Phân tích nội dung lý thuyết của W. RostowDigiword Ha Noi
 
5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCT
5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCT5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCT
5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCTPham Ngoc Quang
 
lạm phát việt nam trong những năm gần đây
lạm phát việt nam trong những năm gần đâylạm phát việt nam trong những năm gần đây
lạm phát việt nam trong những năm gần đâyQuỳnh Trọng
 
TS. BÙI QUANG XUÂN . Chuyên đề 6 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG
TS. BÙI QUANG XUÂN .  Chuyên đề 6 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNGTS. BÙI QUANG XUÂN .  Chuyên đề 6 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG
TS. BÙI QUANG XUÂN . Chuyên đề 6 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNGBùi Quang Xuân
 
Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nướcNgân sách nhà nước
Ngân sách nhà nướcDuc Nguyen
 
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tếChương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tếAnh Hà
 
Đo lường xung lực tài khóa chp Việt Nam
Đo lường xung lực tài khóa chp Việt NamĐo lường xung lực tài khóa chp Việt Nam
Đo lường xung lực tài khóa chp Việt NamLe quang tuong
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-namLuu Quan
 

Was ist angesagt? (18)

Chương v tiết 1
Chương v tiết 1Chương v tiết 1
Chương v tiết 1
 
Nhom 4 k1.đhlt.kt1
Nhom 4 k1.đhlt.kt1Nhom 4 k1.đhlt.kt1
Nhom 4 k1.đhlt.kt1
 
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...
 
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
 
Bop ty gia. cac yeu to anh huong. mo rong
Bop ty gia. cac yeu to anh huong. mo rongBop ty gia. cac yeu to anh huong. mo rong
Bop ty gia. cac yeu to anh huong. mo rong
 
Phân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
Phân tích nội dung lý thuyết của W. RostowPhân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
Phân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
 
Luận án: Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, HAY
Luận án: Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, HAYLuận án: Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, HAY
Luận án: Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, HAY
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, Kon Tum
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, Kon TumLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, Kon Tum
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, Kon Tum
 
chinh
chinhchinh
chinh
 
5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCT
5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCT5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCT
5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCT
 
lạm phát việt nam trong những năm gần đây
lạm phát việt nam trong những năm gần đâylạm phát việt nam trong những năm gần đây
lạm phát việt nam trong những năm gần đây
 
TS. BÙI QUANG XUÂN . Chuyên đề 6 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG
TS. BÙI QUANG XUÂN .  Chuyên đề 6 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNGTS. BÙI QUANG XUÂN .  Chuyên đề 6 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG
TS. BÙI QUANG XUÂN . Chuyên đề 6 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG
 
Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nướcNgân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước
 
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tếChương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
 
Chương 1.
Chương 1.Chương 1.
Chương 1.
 
Đo lường xung lực tài khóa chp Việt Nam
Đo lường xung lực tài khóa chp Việt NamĐo lường xung lực tài khóa chp Việt Nam
Đo lường xung lực tài khóa chp Việt Nam
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
 

Ähnlich wie Trắc nghiệm bai ktvn

bai 3 - ban chuan.pptx
bai 3 - ban chuan.pptxbai 3 - ban chuan.pptx
bai 3 - ban chuan.pptxQuangMinhLe16
 
Bài tiểu luận môn Quản lý nhà nước về kinh tế
Bài tiểu luận môn Quản lý nhà nước về kinh tếBài tiểu luận môn Quản lý nhà nước về kinh tế
Bài tiểu luận môn Quản lý nhà nước về kinh tếluanvantrust
 
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...Rubi Vu
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Cat Love
 
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayPhân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện naySong Ha
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)Nguyễn Công Huy
 
Bai giang-ly-thuyet-tai-chinh-tien-te
Bai giang-ly-thuyet-tai-chinh-tien-teBai giang-ly-thuyet-tai-chinh-tien-te
Bai giang-ly-thuyet-tai-chinh-tien-teDiemmy Phamnguyen
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệTrường An
 

Ähnlich wie Trắc nghiệm bai ktvn (20)

bai 3 - ban chuan.pptx
bai 3 - ban chuan.pptxbai 3 - ban chuan.pptx
bai 3 - ban chuan.pptx
 
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAYĐề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
 
Bài tiểu luận môn Quản lý nhà nước về kinh tế
Bài tiểu luận môn Quản lý nhà nước về kinh tếBài tiểu luận môn Quản lý nhà nước về kinh tế
Bài tiểu luận môn Quản lý nhà nước về kinh tế
 
1644903.pdf
1644903.pdf1644903.pdf
1644903.pdf
 
Bai thi phan 4
Bai thi phan 4Bai thi phan 4
Bai thi phan 4
 
Giải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Giải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.docGiải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Giải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
 
Cau 1+2+3
Cau 1+2+3Cau 1+2+3
Cau 1+2+3
 
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đLuận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
 
Co che quan ly VN truoc doi moi
Co che quan ly VN truoc doi moiCo che quan ly VN truoc doi moi
Co che quan ly VN truoc doi moi
 
vai-tro-cua-viec-dao-tao-Kiem Toán
 vai-tro-cua-viec-dao-tao-Kiem Toán vai-tro-cua-viec-dao-tao-Kiem Toán
vai-tro-cua-viec-dao-tao-Kiem Toán
 
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
 
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.doc
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.docChuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.doc
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.doc
 
ÔN THI CÔ YẾN (3).docx
ÔN THI CÔ YẾN (3).docxÔN THI CÔ YẾN (3).docx
ÔN THI CÔ YẾN (3).docx
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
 
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayPhân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
 
Luận văn: Chi Ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Chi Ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Chi Ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Chi Ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Và Tình Hình Quán Triệt Các...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Và Tình Hình Quán Triệt Các...Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Và Tình Hình Quán Triệt Các...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Và Tình Hình Quán Triệt Các...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
 
Bai giang-ly-thuyet-tai-chinh-tien-te
Bai giang-ly-thuyet-tai-chinh-tien-teBai giang-ly-thuyet-tai-chinh-tien-te
Bai giang-ly-thuyet-tai-chinh-tien-te
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
 

Trắc nghiệm bai ktvn

  • 1. Chương 3: 1. Đã hình thành khung pháp lý cho sự ra đời thị trường tài chính ở nước ta trong những năm đổi mới. (4 ý ). Trang 39 - hệ thống văn bản điều chỉnh - nội dung điều chỉnh ( 4 ý ). + Chuyển từ ngân hàng 1 cấp sang hệ thống ngân hàng 2 cấp + hình thành hệ thống ngân hàng 2 cấp và những quy định cho những hoạt động cung ứng tín dụng trên thị trường + tạo dựng và đưa vào vận hành các loại thị trường tài chính bộ phận và điều chỉnh hoạt động của thị trường tiền tệ. Khung khổ luật pháp cho thị trường chứng khoán cũng được bổ sung bằng nhiều văn bản pháp quy. Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. + Khung khổ luật pháp cho thị trường bảo hiểm đã chính thức được hình thành với biệc ban hành Luật KD bảo hiểm ( 2000 ) và các văn bản có liên quan. 2. Phát triển kinh tế nhiều thành phần là một chủ trương có tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kì đổi mới. 2 ý: + Quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần, xây dựng khung pháp lý ở Việt Nam trang 35 + ý nghĩa của việc thực hiện quyền tự do kinh doah ( ở trên tớ đã làm hẳn phần ý nghĩa ấy ). 3. Đã hình thành khung pháp lý cho sự ra đời thị trường hàng hóa ở nước ta trong những năm đổi mới. 2 ý: + hệ thống các văn bản điều chỉnh 1
  • 2. + nội dung điều chỉnh Lọc thông tin trang 36 – 37 4. Đã hình thành khung pháp lý cho sự ra đời thị trường bất động sản ở nước ta trong những năm đổi mới Tương tự câu 3. trang 38 5. Đã hình thành khung pháp lý cho thị trường lao động ở VN thời kì đổi mới. 2 ý trang 37 – 38 6. Đã hình thành khung pháp lý cho thị trường KHCN ở VN thời kì đổi mới/ 2 ý trang 40 – 41. 7. Thể chế kinh tế có vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh té – xã hội Sai. Tác động 2 mặt tích cực và tiêu cực. trang 35 8. Thể chế kinh tế cũng có tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế. Đúng trang 35. 9. Về mặt pháp lý, Luật đầu tư (2005) của Việt Nam nhằm tạo ra sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. (Mục đích của việc thực hiện Luật đầu tư năm 2005 để tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế). Đúng. Tớ tìm được 1 đoạn ngắn ở trăng 36  nhưng chắc chưa đủ. Có thể bổ sung ở trang 38 phần khung pháp lý cho thị trường bất động sản. Phân hạn chế trang 49 cũng có 1 ít. Ai xem lại giúp tớ phần này. 10.Sự hình thành thể chế kinh tế là do tác động của nhiều nhân tố Đúng. 3 nhân tố chính: + nhà nước, các tốt chức kinh tế và thậm chỉ bời cả tổ chức quốc tế trong đó nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng. 2
  • 3. + Trình độ phát triển kt – XH + Chiến lược phát triển KT – XH của đất nước. 11. Thể chế kinh tế của Việt Nam hiện nay về căn bản vẫn được duy trì như thời kỳ trước đổi mới (hoặc Đã có sự thay đổi căn bản về thể chế kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới) Đã có sự thay đổi căn bản là đúng. 4 ý lớn tương ứng với 4 phần trong III.. Thực trạng thể chế kinh tế. Chỉ viết các tiêu đề  - Đã hình thành khung luật pháp cho nền KTTT - Có sự thay đổi rõ về hệ thống QL và cn QL về kinh tế - Có sự đổi mới các chủ thế nền kinh tế + DNNN làm gì + Tư nhân làm gì + HTX + Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. - Đã và đang tạo lập đồng bộ các loại thị trường. 12. Không có sự thay đổi trong chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế ở Việt Nam thời kỳ đổi mới so với trước đổi mới Sai. Nêu được sự khác biệt so với thời kì trước đổi mới. Trang 41. Đổi mới hệ thống quản lý NN về kinh tế - Đổi mới chức năng quản lý nhà nước về kte - Đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô + về kế hoạch hóa + Về công cụ tài chính 3
  • 4. + Về tiền tệ + Về giá cả 13.Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam gắn liền với sự hình thành và đổi mới các chủ thể của nền kinh tế. Đúng. Trang 44. - DN NN: sắp xếp, đổi mới hệ thống DN NN thông qua các biện pháp giải thể, sáp nhập, cổ phần hóa, giảm bớt tài trợ của ngân sách ddooios với DN thua looxv à thúc đẩy DN phải quản lí sx, kd hiệu quả hơ. + Tổ chức lại tổng công ty và hội đồng quản trik + Chuyển đổi các tổng công ty sang moohinfh các công ty mẹ - con, hình thành và phát triển các loại tập đoàn kinh tế + mục tiêu chuyển đổi phương thức quản lý doanh nghiệp từ phương thức đầu tư, sở hữu toàn bộ DN sang phương thức đầu tư, góp vốn để nắm giữ tỷ lệ cổ phần… - HTX: giải thể các HTX yếu kém chuyển đổi HTX kiểu cũ sang HTX kiểu mới hoặc thành lập mới. + về sở hữu + về QH quản lý + về phân phối - KV kinh tế tư nhân + rà soát các giấy phép kinh doanh hiện hành, ddieuf kiện kd đối với những ngành có điều kiện + môi trường kinh doanh đối với khu vực tư nhaand dã có những cải thiện đáng chú ý + Quyền của các DN Tư nhân trong hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục được mở rộng - KV DN có vốn đầu tư nước ngoài 4
  • 5. + Thủ tục cấp giáy phép đầu tư cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được đơn giản hóa + Danhmucj các lv đầu tư có xu hướng được mở rộng. 14.Việc tạo lập các loại thị trường là vấn đề bức thiết đối với nền kinh tế VN những năm đổi mới. Sách giáo trình trang 46 ( cần xem lại ) 15.Từ năm 1989, VN thực hiện bước ngoặt trong cải cách giá. trang 43. Từ 1989 NN trả lại chức năng định giá cho thị trường. + chức năng định giá được trao lại cho thị trường + tự do hóa giá cả đã thực hiện trong tổng thể chương trình cải cách kt ở tầm vĩ mô và vi mô CHƯƠNG 6: 1. Trong giai đoạn 1986 - 1990 ở nước ta, việc bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước với số lượng lớn dựa vào phát hành tiền tệ đã ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tiền tệ. • Đúng. • Giải thích. - Trong gd này, trung bình tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước so với GDP là 6,26. - Lấy số liệu minh chứng về cơ cấu bù đắp thâm hụt NSNN (ít nhất 2 năm) - Mức bình quân 59,1% (lớn hơn 50%), như vậy mới nói được là chủ yếu chứ - Tại sao nói ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tiền tệ: lạm phát 5
  • 6. 2. Không có sự khác biệt về cơ cấu chi NSNN giai đoạn 91-00 so với 86-90? • Sai (câu này tớ ko chắc chắn lắm  mọi người xem lại nhé ) • Giải thích Chỉ tiêu so sánh - Chính sách chi - Tốc độ tăng chi tiêu - Quy mô chi - Cơ cấu chi (3 lĩnh vực) - Giai đoạn 86 – 90 + Chi cho các khoản bao cấp đã giảm dần, chi cho xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng 23,3% tổng số các chi ngân sách nhà nước, trong đó tập trung chi cho ba chương trình kinh tế lớn chiếm tới 60% (1/2 chương trình dành cho lương thực, thực phẩm; 1/2 chương trình hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu), còn 40% cho các công trình giao thông vận tải, y tế, văn hóa, giáo dục. + Chi về tiêu dùng chiếm 76,7% tổng số chi ngân sách nhà nước, trong đó quản lý hành chính chiếm 9,3%, chi về sự nghiệp kinh tế, xã hội chiếm 32,5 %, chi quốc phòng, an ninh, chi việc trợ, trả nợ chiếm 45,1%, chi bù giá chiếm 10,4%. + Cơ cấu chi vượt cao hơn mức thu nhiều vì vậy giai đoạn này ngân sách nhà nước thâm hụt lớn, trung bình là 6,26% GDP. Thu ngân sách chỉ đạt mức 11,3% đến 14,7% so với GDP trong khi đó chi ngân sách giao động ở mức 17,9% đến 21,4% so với GDP. 6
  • 7. - 91 – 00 + Các khoản chi có tính chất bao cấp bị cắt giảm mạnh, hầu hết tập trung cho các khoản chi phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, chi đầu tư phát triển nhân lực, chi trả nợ và dự trữ + Nhà nước tập trung đầu tư vào cả ba lĩnh vực: chi cho đầu tư, chi thường xuyên và chi trả nợ. Tuy nhiên tỷ trọng cho chi tiêu thường xuyên vẫn lớn chiếm 63,5% tổng chi ngân sách, chi đầu tư chiềm khoảng 25%, viện trợ và trả nợ chiếm hơn 11% trong tổng chi ngân sách nhà nước. + Trong giai đoạn này nhà nước thực hiện chương trình kích cầu nhằm đưa nền kinh tế ra khỏi xu hướng giảm sút tốc độ tăng trưởng với 3 nội dung chính: kích cầu đầu tư, kích cầu tiêu dùng và khuyến khích sản xuất. + Thâm hụt ngân sách trong giai đoạn này được kiểm soát, có sự phù hợp giữa thu và chi ngân sách, tuy nhiên thực tế thì thâm hụt ngân sách vẫn ở mức khá cao, trung bình 4% GDP. ???????????????????????????????????????????????????????????? 3. Trong giai đoạn 1991-2000, việc bù đắp thâm hụt NSNN chủ yếu dựa vào phát hành tiền. • Sai • Giải thích (sgk – trang 125, 126) - Thực hiện luật ngân sách (sgk – đầu và cuối trang 125) - Bù đắp thâm hụt ngân sách thông qua việc phát hành trái phiếu, tín phiếu kho bạc, trái phiếu công trình và vay ưu đãi nước ngoài. 7
  • 8. Kết luận: 4. Thực thi chính sách tài khoá giai đoạn 2001-2005 ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế • Đúng • Giải thích (sgk – 131) - Tiềm ẩn sự bất ổn định do nguồn thu từ dầu thô còn chiếm tỷ trọng đáng kể - Tình trạng thất thu thuế, nợ đọng thuế vẫn chưa được giải quyết - Tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm đã vượt quá 30% GDP (con số khá lớn) - Chi đầu tư vẫn còn dàn trải, lãng phí ngày từ khâu thiết kế và lựa chọn dự án đầu tư. Chi cho phát triển khao học – công nghệ, cho giáo dục – đào tạo và nguồn nhân lực chưa được coi trọng đúng mức về quy mô, cách thức phân bổ nên tác động còn nhiều hạn chế. Kết luận: 5. Trong giai đoạn 1991-2000 ở Việt Nam, Nhà nước đã sử dụng chính sách tài khoá để “kích cầu” đối với nền kinh tế • Đúng • Giải thích - Chi ngân sách nhà nước chú ý đến cả 3 lĩnh vực: chi đầu tư, chi thường xuyên và chi trả nợ. - Đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam Á năm 1999 chính phủ đã thực hiện chương trình kích cầu nhằm đưa nên kinh 8
  • 9. tế thoát khỏi xu hướng giảm sút tốc độ tăng trưởng. Gồm 3 nội dung: kích thích đầu tư, kích thích tiêu dùng, khuyết khích xuất khẩu (nêu nội dung cụ thể - sgk tr 124) Kết luận: 6. Chính sách kích cầu trong giai đoạn 1991-2000 đã có tác động tích cực đối với phát triển kinh tế Việt Nam • Đúng • Giải thích - Tăng trưởng kinh tế ở mức cao: giai đoạn 91 – 95 (8,18%), giai đoạn 96 – 00 (6,95%), tốc độ tăng trưởng năm cao nhất 1995 (9,54%) và thấp nhất năm 1999 (4,77%). Góp phần vào việc duy trì tăng trưởng kinh tế trong cuộc khủng hoảng (tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt khoảng 7% tăng mạnh so với gđ 86 – 90 (3,9%)) (số liệu về tăng trưởng xem thêm chương 4 trang 53) - Làm cho nền kinh tế ổn định - Tạo tiền đề thúc đẩy nền kinh tế bước sang giai đoạn tăng trưởng mới. Kết luận: 7. Trong giai đoạn 1991-2000, Nhà nước đã sử dụng chính sách tài khoá để kích cầu • Đúng • Giải thích - Giống câu 5 8. Chính sách tài khoá giai đoạn 1991-2000 vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định 9
  • 10. • Đúng • Giải thích - Chương trình kích cầu trong chính sách tài khóa phát huy tác dụng còn hạn chế… (trang 126) - Hệ thống thuế còn nhiều khiếm khuyết. Cụ thể… (sgk – trang 127) Kết luận: 9. Việc kiểm soát chi tiêu ngân sách nhà nước giai đoạn 1991-2000 đã không hạn chế được lạm phát ở Việt Nam • Sai • Giải thích - Giai đoạn 86 – 90: tỷ lệ lạm phát cao (số liệu ở biểu 6.2 trang 121). Tỷ lệ lạm phát trung bình 351,6% - Giai đoạn 91 – 00: tỷ lệ lạm phát hầu hết được duy trì ở 1 con số, trừ 1991 là 67,5% (số liệu ở biểu 6.5 trang 125). Tỷ lệ lạm phát trung bình giai đoạn 91 – 95 là 16,2% và giai đoạn 96 – 00 là 3,6%. Kết luận: 10. Việc kiểm soát chặt chẽ thâm hụt ngân sách giai đoạn 1991-2000 đã thu được những kết quả khả quan • Đúng • Giải thích - Quản lý thâm hụt ngân sách nhà nước: + Thực hiện luật ngân sách nhà nước ban hành ngày 20/3/1996: nêu nd cụ thể (sgk – tr 125) 10
  • 11. + Cắt giảm đáng kể những khoản chi mang tính chất bao cấp cho tiêu dùng, giảm các khoản bao cấp cho các doanh nghiệp nhà nước về vay vốn đầu tư, xây dựng cơ bản, vốn lưu động, bù chênh lệch giá do bán hàng theo giá cung cấp + Nguyên tắc vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước: sgk – cuối trang 125. - Kết quả (phần tác động tích cực trang 126) + kiểm soát lạm phát + đảm bảo thu chi ngân sách => thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (cao nhất năm 1995 với 9,54% và thấp nhất năm 1999 là 4,77%), đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng … Kết luận: 11. Việc kiểm soát chi tiêu ngân sách nhà nước giai đoạn 1991-2000 dã góp phần tích cực vào kiểm soát lạm phát ở Việt Nam • Đúng • Giải thích - Kiểm soát chi tiêu: giảm thâm hụt ngân sách nhà nước (giống câu 10) - Kết quả + tỷ lệ lạm phát giảm mạnh so với giai đoạn trước (86 – 90) và đa phần được duy trì ở mức một con số trừ năm 1991 là 67,5% (số liệu ở biểu 6.5 trang 125) Kết luận: 12. Trong giai đoạn 1991-2000, việc bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước đã có sự thay đổi so với thời kỳ 1986-1990 11
  • 12. • Đúng • Giải thích - Bù đắp ngân sách giai đoạn 86 – 90 + chủ yếu dựa vào phát hành tiền, trung bình mỗi năm phút hành bù đắp tới 59,1% mức thâm hụt ngân sách, … (số liệu đầu trang 122) + tác động tiêu cực tiền tệ: lạm phát cao… (lấy số liệu ở biểu 6.2 trang 121) - Bù đắp ngân sách giai đoạn 91 – 00 + thực hiện luật ngân sách (sgk – đầu và cuối trang 125) + Bù đắp thâm hụt ngân sách thông qua việc phát hành trái phiếu, tín phiếu kho bạc, trái phiếu công trình và vay ưu đãi nước ngoài. + tác động tích cực: kiểm soát lạm phát, đảm bảo thu chi ngân sách => thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (cao nhất năm 1995 với 9,54% và thấp nhất năm 1999 là 4,77%), đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng… Kết luận: 13. Trong giai đoạn 2001-2005, việc thực hiện chính sách tài khoá vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định Giống câu 4. Các bạn xem lại câu này và và câu 4 xem có giống nhau thật không nhé  Chương 7: 1. Đến trước tháng 3/1989, chính sách lãi suất thực âm và lãi suất cho vay có sự phân biệt theo thành phần kinh tế đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động 12
  • 13. của các ngân hàng. Đúng. Trang 140 - Lãi suất thực âm là gì ? - Thực trạng và hậu quả ( chép từ chỗ Đặc trưng của giai đoạn trước … đến hết phần 1. ) 2. Chính sách lãi suất thực âm trước tháng 3 năm 1989 là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát phi mã và làm cản trở sự phát triển của các thành phần kinh tế Tương tự câu 1. 3. Chính sách lãi suất thực dương giai đoạn 1989-1991 đã làm tăng khả năng thu hút vốn trong dân cư - Lãi suất thực dương là gì? - Số liệu chép ở trang 141 Số dư tiền gửi tiết kiệm tăng lên tức thì. Trong vòng 10 tháng kể từ …… 6,7% GDP vào cuối năm 1989. 4. Giai đoạn 1999-2003, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều biện pháp cụ thể thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ - Cắt giảm lãi suất - Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc - Giảm lãi suất tái suất tái cấp vốn - Nới lỏng điều kiện cung ứng tín dụng. Chú ý lấy số liệu trong sách ở trang 146 - 147 5. Việc điều hành chính sách tiền tệ giai đoạn 2004-2006 đã dần dần tuân theo nguyên lý của cơ chế thị trường 13
  • 14. Trang 151 đoạn 2. ( chép từ chỗ tuy nhiên chính sách tiền tệ của NHNN đã ngày càng mang tính thị trường hơn các công cự quản lý gián tiếp đã được sử dụng linh hoạt hơn …. Dến hết đoạn ). Cần xem lại. 6. Thực thi chính sách lãi suất hợp lý trong giai đoạn 1989-1998 đã có tác động tích cực đến kinh tế Việt Nam Đúng. 2 ý. * Việc thực hiện : - Thực hiện chính sách lãi suất thực dương. ( lãi suất cho vay > lãi suất tiền gửi > tỉ lệ lạm phát ). + NHNN quy định khung lãi suất của NHTM đối với nền kinh tế. ( lãi suất tối thiểu đối với tiền gửi và lãi suất tối đa đối với tiền vay ) + Lãi suất cho vay bình quân phải lớn hơn lãi suât huy động bình quân để - + Đối với ngoại tệ, NHNN quy định lãi suất cho vay tối đa, còn NHTM tự quyết định lãi suất huy động trên cơ sở lãi suất thị trường tiền tệ quốc tế và cung – cầu vốn ngoại tệ trong nước. - Từ ngày 1/1/1996, NHNN bãi bỏ quy định sàn lãi suất tiền gửi, chỉ quy định trần lãi suất cho vay và mực chênh lệch 0.35%/tháng. Trần lãi suất cho vay được pb thành: + Trần lãi suất cho vay ngắn hạn + Trần lãi suất cho vay trung, dài hạn + Trần ls cho vay trên địa bàn nông thôn + Trần ls cho vay của quỹ tín dụng đối với các thành viên - Bãi bỏ thuế doanh thu ngân hàng, các NHTM cắt giảm chi phí kinh doanh làm giảm mặt bằng ls chung Thu hẹp chênh lệch giữa ls cho vay trung và dài hạn thường thấp hơn ls cho vay ngắn hạn. 14
  • 15. Ý nghĩa tác động: khuyến khích đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị phát triển sx hàng hóa và thúc đẩy tăng trưởng kt. (cần bổ sung ) 7. Việc điều hành chính sách tiền tệ giai đoạn 2004-2006 đã dần dần tuân theo nguyên lý của cơ chế thị trường ( trùng câu 5 ) Chương 8: 1)Xã hội hoá giáo dục - đào tạo là vấn đề mới trong chủ trương, đường lối giáo dục - đào tạo ở Việt Nam trong những năm đổi mới Trả lời:Đúng thể hiện ở: -Thời kì đổi mới: Sự ra đời của nền kinh tế nhiều thành phần, chế độ bao cấp dần dần bị xoá bỏ, nhiều dịch vụ không còn miễn phí nữa (đây là ý chung về đổi mới), trong đó có vấn đề mới trong chủ trương, đường lối giáo dục-đào tạo: +)Trước đổi mới: Chi phí cho việc học tập là do nhà nước chi trả +)Sau đổi mới: Quyết định số 44/HĐBT ngày 24/04/1989 về việc thu một phần học phí trong giáo dục phổ thông, từ đó bắt đầu tiến trình xã hội hoá giáo dục. Nghị quyết số 90/CP ngày 21/08/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, tạo điều kiện để phát triển các loại trường, lớp bán công dân lập, tư thục( nội dung của chính sách xã hội hoá giáo dục) 2) Chính sách xã hội hoá giáo dục - đào tạo ở nước ta những năm đổi mới vẫn còn bộc lộ những hạn chế Trả lời: Đúng thể hiện ở: -Xã hội hoá giáo dục chậm do chưa ban hành đầy đủ và đồng bộ các văn bản pháp quy về cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn: 15
  • 16. +)Chỉ tiêu định hướng cho năm 2010 ở bậc Đại học, Cao đẳng phải có 40% sinh viên học các trường ngoài công lập nhưng đến năm học 2006-2007 con số này mới chỉ đạt 12,87%, so với năm 2004 chỉ nhích lên 2%. +)Đến nay trong tổng quy mô đào tạo trung học chuyên nghiệp, số học sinh trường công lập vẫn chiếm gần 90%,số học sinh các trường bán công, dân lập chỉ chiếm hơn 10%. -Sự yếu kém trong quản lý cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan để quản lý các cơ sở ngoài công lập: +)Không phải lúc nào đầu tư cũng nhằm mục đích phát triển giáo dục hay chất lượng cao +) Quá trình diễn ra không đồng đều 3)Chính sách xã hội hoá giáo dục đã đóng góp đáng kể vào những thành tựu của ngành trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam Trả lời: Đúng thể hiện ở: -Thành tựu của xã hội hoá giáo dục: +)Quy mô các trường ngoài công lập ngày càng được mở rộng, đặc biệt là khu đô thị. Đến nay cả nước có tới 75 trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập. +)Gánh nặng chi phí cho ngành giáo dục được chia sẻ, các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước chiếm khoảng 25% nguồn tài chính cho giáo dục, trong đó học phí và đóng góp xây dựng trường là 22%. -Đóng góp vào thành tựu chung của ngành giáo dục:Công tác xã hội hoá giáo dục có ảnh hưởng tích cực tới toàn ngành, có tác động tới các chỉ tiêu: +)Phổ cập giáo dục:Công tác xã hội hoá giáo dục làm cho tỷ lệ phổ cập giáo dục tăng cao:98% các huyện, xã đạt chuẩn quốc gia về chống mù chữ năm 2000. 16
  • 17. +)Quy mô giáo dục- đào tạo ngày càng được mở rộng: Việc có thêm nhiều trường học làm cho tỷ lệ người đi học trên tổng số dân vào loại cao so với các nước trong khu vực: bình quân 10 nghìn dân thì có 2,84 nghìn người đi học. 4)Các doanh nghiệp quốc doanh giữ vai trò chủ yếu trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, do đó nhà nước luôn tạo mọi điều kiện để phát triển Trả lời: Sai vì: -Các doanh nghiệp quốc doanh không giữ vai trò chủ yếu trong việc giải quyết việc làm cho người lao động: +)Năm 2005, khu vực nhà nước chiếm 39% GDP và 9,6% tổng số việc làm trong khu vực công nghiệp trong khi đó, khu vực ngoài quốc doanh nội địa chiếm 46%GDP và 88,8% tổng số việc làm.Như vậy vai trò chủ yếu thuộc về doanh nghiệp ngoài quốc doanh chứ không phải là doanh nghiệp quốc doanh. +) Hơn nữa trong các doanh nghiệp quốc doanh còn có nhu cầu giải quyết việc làm:Do quá trình cổ phần hoá và cơ cấu lại các doanh nghiệp quốc doanh dẫn đến nhiều lao động trở nên có nguy cơ thất nghiệp và cần được giải quyết việc làm,tỷ lệ này là khoảng 18,5% -Nhà nước khuyến khích phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chứ không phải là các doanh nghiệp quốc doanh: +)Khuyến khích kinh tế ngoài quốc doanh phát triển bắt đầu bằng Nghị quyết 16NQ/TW năm 1988.Ban hành các Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân( 1990), Luật khuyến khích đầu tư trong nước,Luật Doanh nghiệp(2005), Luật Đầu tư( 2005)… đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư,thành lập doanh nghiệp. 17
  • 18. +) Tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch , khuyến khích tinh thần kinh doanh và làm giàu hợp pháp, làm cho môi trường hoạt động của các doanh nghiệp được cải thiện rất nhiều. 5)Chính sách lao động việc làm của Việt Nam hiện nay vẫn còn bộc lộ những hạn chế Trả lời: Đúng thể hiện ở: - Tình trạng thiếu việc làm và dư thừa lao động đang trở nên ngày càng bức xúc, đặc biệt ở khu vực nông thôn, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm:Từ 1990 đến 2005, khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng 10% nhưng lực lượng lao động trong nông nghiệp chỉ giảm 7%. -Việc thu thập thông tin về việc làm và đào tạo chưa có sự phối hợp giữa các bộ, ngành nên thông tin đôi khi mâu thuẫn, không phù hợp với cơ chế thị trường. -Chính sách kinh tế và giải quyết việc làm còn nhiều bất cập:Các chính sách của chính phủ chưa đủ mạnh để hộ trợ và khái thác tiềm năng của khu vực ngoài quốc doanh. -Sự phát triển của các loại hình dịch vụ làm nảy sinh các vấn đề:lấn chiếm vỉa hè, lề đường làm nơi buôn bán; hàng giả, hàng lậu gia tăng… -Hệ thống hướng nghiệp và môi giới việc làm chưa phát triển và khả năng đóng góp còn rất hạn chế -Nguồn vốn của Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm có hạn, lại cho vay dàn trải, thời hạn cho vay ngắn hạn chế tính hiệu quả của chương trình.Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm sau 12 năm hoạt động mới đạt 2.200 tỷ đồng, 4 năm(2001-2004) bổ sung mới 680 tỷ đồng. -Số vụ đình công tăng do chủ sử dụng lao động vi phạm pháp luật lao động. 18
  • 19. -Dạy nghề rất quan trọng nhưng mới được quy định có tính nguyên tắc trong các bộ luật lao động, luật giáo dục,chưa đi vào thực tế hiệu quả. 6)Thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta hiện nay vẫn còn không ít hạn chế cần khắc phục. Theo anh (chị) những hạn chế đó là gì? Trả lời: -Về chính sách bảo hiểm xã hội +)Hoạt động còn nặng tính bao cấp nhà nước +)Thiếu sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các cơ quan liên quan trong việc tuyên truyền, giám sát các tổ chức thực hiện chính sách +)Nguyên tắc hoạt động của quỹ bảo hiểm xã hội chưa rõ ràng, đặc biệt là nguyên tắc tài chính +)Tình trạng thất thu phổ biến +)Tính pháp lý của các cơ quan chưa rõ ràng +)Việc giải quyết quyền lợi người lao động phải qua nhiều khâu, nhiều nơi,không thống nhất +) Mức bồi thường tai nạn lao động còn khác nhau đối với cùng một loại hậu quả do tai nạn gây ra. +)Chưa có cơ chế thích hợp để giải quyết tốt nhất mối quan hệ 3 bên:Người đóng bảo hiểm-Cơ quan bảo hiểm-cơ sơ khám bệnh +)Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc ít có tính khả thi +) Cổ phần hoá diễn ra chậm chạp +) Cơ chế chi trả hiện nay chưa đảm bảo cho người nghèo tham gia bảo hiểm xã hội -Về chính sách bảo trợ xã hội: 19
  • 20. +)Các chương trình bảo trợ xã hội không đáp ứng được nhu cầu bảo trợ hay mức độ phù hợp của công tác bảo trợ. +)Sự phối hợp giữa các cơ quan như ngành lao động-thương binh xã hội,Bộ Tài chính,Hội chữ thập đỏ,…chưa chặt chẽ. +)Chưa có sự lồng ghép chính sách cứu trợ với chính sách kinh tế xã hội khác +) Phần lớn các quỹ xã hội ở Việt Nam dành cho cựu chiến binh, thành viên của các gia đình liệt sĩ hay thương binh, dành cho những người có đóng góp đặc biệt cho cách mạng. 7)Chính sách bảo hiểm xã hội (bảo hiểm và bồi thường tai nạn lao động; bảo hiểm y tế; bảo trợ xã hội) của Việt Nam hiện nay vẫn còn bộc lộ những bất cập Trả lời: Đúng thể hiện ở: -Bảo hiểm xã hội vẫn còn nặng tính bao cấp nhà nước -Thiếu sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các cơ quan liên ngành trong việc tuyên truyền,giám sát, tổ chức thực hiện chính sách. -Nguyên tắc hoạt động của quỹ bảo hiểm xã hội chưa được rõ ràng, đặc biệt là nguyên tắc tài chính. -Tình trạng thất thu còn phổ biến -Tính pháp lý của các cơ quan bảo hiểm xã hội hiện nay vẫn còn chưa rõ ràng. -Chế độ thực hiện bồi thường tai nạn lao động còn qua nhiều kênh khác nhau làm cho việc giải quyết quyền lợi không thống nhất, mức bồi thường khác nhau đối với cùng một loại hậu quả do tai nạn xảy ra -Chưa có cơ chế thích hợp giải quyết mối quan hệ ba bên: người đóng bảo hiểm-cơ quan bảo hiểm y tế-cơ sở khám chữa bệnh -Quỹ dự phòng trơ cấp mất việc ít có tính khả thi, quá trình cổ phần hoá diễn ra chậm chạp 20
  • 21. Chương 9: 1)Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ta (không tạo ra) những cơ hội cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Trả lời: Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra các cơ hội cho Việt Nam, cụ thể ở những điểm sau: -Tạo điều kiện cho Việt Nam thu hút được nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài -Cho phép Việt Nam khai thác được lợi thế của nước ngoài về kỹ thuật, công nghệ và quản lý -Việt Nam có cơ hội tham gia vào các quá trình phân công lao động quốc tế -Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ -Giúp Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu -Thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, đảm bảo cho tiến trình cải cách đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn. -Giúp tăng cường thực lực, bảo đảm ổn định xã hội, an ninh quốc phòng và nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân. 2)Đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế gây ra nhiều thách thức đối với kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Trả lời: Đúng vì: -Việt Nam có xuất phát điểm thấp khi hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là điểm không thuận lợi khi tham gia các cam kết quốc tế và sức ép cạnh tranh từ bên ngoài.Một số nước trong khu vực có nền kinh tế phát triển hơn Việt Nam 10-25 năm, nên có cơ hội chủ động hơn về công nghệ -Hệ thống pháp luật và chính sách kinh tế của Việt Nam còn nhiều bất cập, nhiều điểm chưa tương thích với nhu cầu hội nhập 21
  • 22. -Nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế: Đối với các nước, nhiều người cho rằng hội nhập sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn, còn ở Việt Nam đa số chỉ nhìn thấy bất lợi.Có đến 90% doanh nghiệp Viêt Nam mơ hồ về hội nhập. -Thách thức về khả năng cạnh tranh của Việt Nam cả 3 cấp độ là cạnh tranh sản phẩm, cạnh tranh doanh nghiệp, cạnh tranh quốc gia. -Tính chủ động, tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế chưa cao. -Hội nhập cũng là một thách thức đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý. -Công tác tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế(đặc biệt là các quy định của Tổ chưc thương mại thế giới cũng như cam kết của Việt Nam) chưa thực sự hiệu quả và chưa rộng khắp. -Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền… 3)Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nhân tố tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trả lời: Đúng vì: ( phần này trong giáo trình không có nên mình cũng không biết nên viết thế nào, tại cô giáo mình bảo không có gì được chém ra cả, phải dựa vào giáo trinh, mọi người xem câu này làm thế nào nhá) 4)Hội nhập kinh tế quốc tế cũng làm tăng sức ép đối với nền kinh tế Việt Nam trong phát triển Trả lời: Đúng vì: -Hội nhập kinh tế quốc tế làm thị trường trong nước càng ngày càng phụ thuộc vào thị trường thế giới:Chính vì thế, một sự thay đổi nhỏ trong thị trường thế giới 22
  • 23. sẽ kéo theo sự thay đổi của thị trường trong nước, khi đó nếu các doanh nghiệp không thích ứng kịp rất dễ bị thua lỗ. -Các định chế quốc tế có khả năng chi phối lớn các quốc gia:Khi gia nhập thị trường thế giới thì phải tuân theo những nguyên tắc chung, phải thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của một thành viên, phải điều tiết chính sách của mình cho phù hợp. -Nước ta có thẻ trở thành lá bài chính trị của các nước lớn:Sự phát triển kinh tế có thể sẽ đị chệch hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang theo đuổi. -Xuất phát điểm của Việt Nam khá thấp so với các nước khác, vì vậy muốn phát triển đồng đều như họ, chúng ta phải cố gắng rất nhiều, phải có bước đi xa hơn mới có thể đuổi kịp họ nếu không sẽ ngày càng lạc hậu -Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài chưa cao làm cho hàng hoá của Việt Nam khó bán chạy trên thị trường thế giới, ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình chung kinh tế nước ta. -Sức ép về vấn đề môi trường khi có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài vào các hoạt động kinh tế trong nước, đó cũng là mối lo ngại lớn nhất của chúng ta trong quá trình hội nhập. 5)Nguồn thu thuế cho ngân sách quốc gia có thể bị giảm sút khi Việt Nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và thuế nhập khẩu bị cắt giảm Trả lời: Đúng vì: -Nguồn thu thuế cho ngân sách quốc gia có thể bị giảm sút do : +)Khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế cùng với đó là các diễn đàn kinh tế: WTO,ASEAN,APEC, chúng ta phải chấp nhận giảm thuế suất đối với các hàng hoá nhập khẩu. +) Lượng thu thuế thu được do tăng doanh thu trong nước vẫn chưa bù đắp được lượng thiếu hụt do giảm thuế nhập khẩu. 23
  • 24. 6)Năng lực cạnh tranh của VN trên các cấp độ còn nhiều yếu kém là thách thức lớn trong quá trình hội nhập. Trả lời: Đúng vì: Năng lực cạnh tranh của Việt Nam ở cả 3 cấp độ: doanh nghiệp, sản phẩm, quốc gia còn yếu kém là thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: -Cấp độ doanh nghiệp: +) Từ năm 2000 đến năm 2004, hai chỉ tiêu thể hiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp là tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất và tỷ suât lợi nhuận trên doanh thu đều thấp:Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài chỉ 13% năm 2004, các doanh nghiệp nhà nước là 3,1%, doanh nghiệp ngoài nhà nước là 1,6%.Xét chung toàn bộ nền kinh tế thì tỷ suât lợi nhuận bình quân trên vốn giai đoạn 2000-2004 chỉ 4,85% -Cấp độ sản phẩm: +) Hàng hoá sản xuất trong nước:Chúng ta có thế mạnh cạnh tranh ở một số sản phẩm nhưng đa số là các sản phẩm thu được trên cơ sở khai thác các thế mạnh như tài nguyên và lao động, trong khi một số sản phẩm đang phải cạnh tranh mạnh với hàng nhập khẩu:phân bón, bánh kẹo,… và một số sản phẩm không thể cạnh tranh và phụ thuộc vào nước ngoài: sắt thép,giấy, ximăng,… +) Hàng hoá xuất khẩu: Tỷ lệ giá trị xuất khẩu trong giá trị sản xuất của Việt Nam liên tục tăng qua các năm nhưng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới còn hạn chế,nhiều mặt hàng kim ngạch tăng chủ yếu dựa vào biến động giá,hàng nhập khẩu còn phụ thuộc lớn vào đầu vào nhập khẩu. +) Hàng hoá trong nước:Tính trung bình giá hàng công nghiệp trong nước cao hơn 30-40% so với giá hàng hoá nước ngoài trên thị trường 24
  • 25. -Cấp độ quốc gia:Theo diễn đàn kinh tế thế giới WEF về cạnh tranh toàn cầu, năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn thấp nhưng trong những năm gần đây đã có sự thay đổi: năm 2010, Việt Nam đứng thứ 59/139 nước xếp hạng. 7)VN có điểm xuất phát thấp là thách thức lớn trong quá trình hội nhập Trả lời: Đúng thể hiện ở: -Việt Nam có điểm xuất phát thấp: Chúng ta mới tiến hành cải cách từ năm 1986, khi đó nền kinh tế mới thực sự phát triển, chậm hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới.Một số nước trong khu vực có trình độ phát triển kinh tế đi trước Việt Nam từ 10-25 năm. -Điều này ảnh hưởng lớn tới Việt Nam trong quá trình hội nhập: +)Công nghệ lạc hậu và hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ rất khó khăn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. +) Là nước nhập cuộc sau,Việt Nam phải thực hiện các cam kết ở mức độ cao hơn, tranh chấp thương mại phức tạp hơn, các rào cản thương mại bất định hơn. +) Trên thế giới, sự phân phối lợi ích toàn cầu hoá không đều, những nước kinh tế phát triển thấp được hưởng ít lợi hơn. 8)Tất cả các chủ thể của nền kinh tế đều chịu tác động tiêu cực của hội nhập KTQT. Trả lời: Sai vì: Tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có ba chủ thể:nhà nước, doanh nghiệp, người tiêu dùng.Lợi ích và bất lợi của các chủ thể là khác nhau, không thể nói tất cả các chủ thể đều chịu tác động tiêu cực, cũng không thể nói tất cả các chủ thể được hưởng những tác động tích cực: 25
  • 26. - Nhà nước: Lợi ích trực tiếp của nhà nước là nguồn thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm sút, nếu như không tác động kích thích tăng buôn bán quốc tế thì số lượng thuế thu được do tăng doanh thu không bù đắp được sự cắt giảm thu do giảm thuế suất. -Doanh nghiệp: Chịu hai loại tác động: được lợi do tăng được khả năng cạnh tranh về giá cả, và chịu sức ép về cạnh tranh lớn hơn do xoá bỏ thuế quan. -Người tiêu dùng: Được lợi do giá cả hàng hoá rẻ hơn và chủng loại, chất lượng hàng hoá phong phú, đa dạng hơn. 9)Trong quá trình hội nhập, thị trường trong nước ngày càng phụ thuộc vào thị trường thế giới. Trả lời: Đúng vì: -Thị trường trong nước của các quốc gia được lưu thông với thị trường thé giới, mọi sự thay đổi của thị trương thế giới đều tác động đến thị trường trong nước, và ngược lại, nhưng tác động của bên ngoài vào trong nước lớn hơn. -Quan hệ phụ thuộc chặt chẽ giữa thị trường quốc gia và thị trường thế giới thông qua các hoạt động thương mại, đầu tư, tài chính ngày càng gia tăng mạnh mẽ.Quá trình này bắt buộc các quốc gia đều tham gia vào thị trường thế giới theo một kiểu thị trường thống nhất, một sân chơi chung cho mọi nền kinh tế. -Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia phải chấp nhận và tuân theo các quy định chung, vì thế thị trường chịu những sự điều chỉnh từ thế giới nên ở mỗi nước vai trò tự quyết bị giảm xuống. Chương 10 1. Mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp hiện nay vẫn chưa có nhiều thay đổi so với thời kỳ trước đổi mới Sai (tr254) 26
  • 27. - Hộ nông dân được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ là đột phá lớn nhất làm thay đổi cơ bản hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong thời kỳ đổi mới - Các htx kiểu cũ chuyển dần nội dung hoạt động… - Những htx thực hiện đúng theo Luật Htx thì hoạt động tương đối tốt. Những nơi htx kiểu cũ ko chuyển đổi được thì chỉ tồn tại 1 cách hình thức hoặc tự tan rã, giải thể => Htx hoạt động hiệu quả hơn - Ngoài ra còn có hình thức tổ hợp tác 2. Hiện nay ở Việt Nam, mô hình hợp tác xã nông nghiệp đã có nhiều thay đổi so với thời kỳ trước đổi mới Đúng (tr254, giải thích như câu 1) 3. Trong thời kỳ đổi mới, sự thay đổi về hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp có tác động tích cực đối với sự phát triển sản xuất Đúng - Nêu các thay đổi - Kinh tế hộ phát triển theo hướng SX hàng hóa - Nêu một số số liệu về hiệu quả hoạt động của htx và tổ hợp tác 4. Xuất khẩu nông sản Việt Nam tuy tăng nhanh trong thời kỳ đổi mới nhưng vẫn bộc lộ nhiều hạn chế Đúng - Tăng nhanh : số liệu tr270 - Hạn chế: Năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của nhiều loại nông sản thấp (tr271) 27
  • 28. 5. Vai trò của hộ nông dân trong sản xuất theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ( 4/1988) có thay đổi so với nội dung của Chỉ thị 100/CT của Ban Bí thư (1/1981) Đúng - Nêu nội dung của chỉ thị 100/CT (cuối tr253). Chỉ thị này chưa thiết lập đầy đủ quyền làm chủ của hộ nông dân và công nhân nông nghiệp - Nội dung nghị quyết 10 của Bộ Chính trị => khác và là đột phá (tr254) 6. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã làm thay đổi căn bản vị thế của kinh tế hộ gia đình. Đúng (tr254) - Hộ nông dân được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ… - So sánh khoán 10 và khoán 100 CHƯƠNG 11: 1. Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả về số lượng và chất lượng ngành công nghiệp Việt Nam thời kỳ đổi mới Đúng - Nêu sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế (tr301) - Phát triển về số lượng: nêu số liệu về vốn đầu tư (tr292), giá trị sx công nghiệp (tr294),… - Phát triển về chất lượng: Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp (tr297) 2. Trong những năm đổi mới, tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP ngày càng tăng lên 28
  • 29. Đúng (cuối tr296) - Xem thêm số liệu tr57: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 23,7% lên 39,7% trong giai đoạn 1991 – 2008 3. Phát triển công nghiệp nước ta trong thời kỳ hội nhập cũng đặt ra nhiều thách thức Đúng - Liệt kê các thách thức tr305 4. Sự biến đổi về tỷ trọng kinh tế nhà nước trong cơ cấu GDP xét theo thành phần kinh tế đã làm suy giảm vai trò của Nhà nước trong thời kỳ đổi mới. Sai - Biến đổi thế nào (lấy số liệu ở biểu 11.7 tr301 giáo trình để minh hoạ) - Đánh giá vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước (xem đầu tr302) CHƯƠNG 12 1. Sự phát triển của kinh tế dịch vụ góp phần quan trọng giải quyết việc làm, thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư Đúng (tr317) - Mang lại nhiều cơ hội việc làm và gia tăng thu nhập cho người lao động. Giảm thiểu sự chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư trong xã hội - Các dịch vụ sự nghiệp và quản lý hành chính công phần lớn do Nhà nước cung cấp nên yếu tố công bằng xã hội được đặt lên hàng đầu => phát triển dịch vụ tác động tích cực đến đảm bảo công bằng XH - Dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa trực tiếp nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân 29
  • 30. - Tác động đến giữ gìn vệ sinh môi trường 2. Kinh tế dịch vụ có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Đúng - Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP (xem cuối tr324) - Đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP (xem cuối tr325) - Ngoài ra XK dịch vụ góp phần thu thêm ngoại tệ 3. Xã hội hoá dịch vụ công ở nước ta trong những năm đổi mới vẫn còn nhiều hạn chế Đúng (liệt kê các hạn chế ở đoạn 2 tr329) 4. Hạn chế của xã hội hoá dịch vụ công ở Việt Nam trong những năm đổi mới là do nhiều nguyên nhân Đúng (liệt kê ở đoạn 3 tr329) 5. Kinh tế dịch vụ góp phần nâng cao hiệu quả của các khu vực kinh tế khác trong nền kinh tế Đúng (tr316) 6. Việc phát triển kinh tế dịch vụ trong thời kỳ đổi mới vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Đúng - Phát triển dưới mức tiềm năng, tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế chậm được cải thiện (tr330) + Kế hoạch 1996 – 2000 và con số thực tế (tr318) + Tỷ trọng các phân ngành dịch vụ trong GDP chưa có nhiều biến đổi. Nhiều phân ngành có tỷ trọng lớn lại có tốc độ tăng trưởng thấp. Có phân 30
  • 31. ngành có tốc độ tăng trưởng cao lại chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa phát huy hết tiềm năng (tr320) + Diễn biến tăng trường của các dịch vụ chất lượng cao ở dưới mức tiềm năng và chưa tương xứng (tr321) + Công tác xã hội hóa dịch vụ công còn nhiều hạn chế 7. Trong những năm đổi mới, phát triển kinh tế dịch vụ còn hạn chế là do nhiều nguyên nhân. Xem câu 4 Chương 13: 1)Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong những năm đổi mới vẫn còn không ít hạn chế Trả lời: Đúng thể hiện ở: - Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu chưa cao và còn nhiều tự phát thiếu ổn định. - Xuất khẩu thô, gia công xuất khẩu còn chiếm tỷ trọng lớn và hiệu quả xuất khẩu còn thấp: Mặc dù có sự chuyển dịch tăng tỷ trọng hàng chế biến và chế biến sâu, nhưng cho đến nay xuất khẩu thô vẫn chiếm chủ yếu đến 60% tổng kim ngạch.Việc xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ sản, các mặt hàng công nghiệp chế biến mới chỉ mang tính chất gia công. - Khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới còn thấp.Nhiều vụ kiện gần đây ảnh hưởng nhiều đến khả năng xuất khẩu của Việt Nam: Hàng hoá Việt Nam có mặt trên một trăm nước nhưng khả năng cạnh tranh chưa cao, bị yếu thế trước hàng hoá Trung Quốc, Thái Lan,…Nhiều vụ kiện trên thị trường Mỹ, EU đã gây nhiều thiệt hại cho Việt Nam. 31
  • 32. - Chưa khai thác hết các tiềm năng xuất khẩu của khu vực ngoài nhà nước.Tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài có tăng nhưng vẫn còn thấp: năm 1998 mới chỉ đạt 21%, năm 2008 tăng lên 58%. -Nhập siêu cao và bất hợp lý, năm 2008 tỷ lệ nhập siêu là 27,5% vẫn còn cao -Cơ cấu thị trường chuyển biến chậm: Thị trương châu Á chiếm 77,5% giá trị xuất nhập khẩu, trong khi thị trường các châu lục khác tỷ trọng còn nhỏ bé. -Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại có chiều hướng gia tăng. 2)Xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đã đạt được những thành tựu đáng kể Trả lời: Đúng thể hiện ở: -Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh qua các năm: Kim ngạch xuất khẩu năm 1990 tăng gấp đôi so với năm 1985, năm 1992 lần đầu tiên Việt Nam đạt mức cân bằng trong kim ngạch xuất nhập khẩu.Nếu so sánh năm 2008 với năm 1986 thì xuất khẩu tăng 79 lần.Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP có xu hướng ngày càng tăng, những năm gần đây đạt trên 50%. - Mặt hàng xuất khẩu đa dạng và chất lượng hàng xuất khẩu được chú ý nâng cao theo nhu cầu của thị trường xuất khẩu:năm 1997, gạo xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới, cà phê đứng thứ 4 thế giới.Năm 2005, có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD: dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, gạo, sản phẩm gỗ, điện tử máy tính và cà phê. - Chất lượng hàng xuất khẩu đã nâng lên đáng kể, bước đầu tạo ra tính cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời gây tác động tích cực tới chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước. -Cơ cấu hàng xuất khẩu đã có sự thay đổi tích cực: hàng chế biến và chế biến sâu năm 1997 chiếm khoảng 40% đến năm 2008 đã lên tới 52,7% so với tổng kim 32
  • 33. ngạch xuất khẩu.Nhóm hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 1997 là 64,74% đến năm 2004 đã lên tới 73,77% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. -Thị trường xuất khẩu đã có những chuyển dịch theo hướng đa dạng và định hình rõ thị trường trọng điểm:Trước năm 1991, hoạt động xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào Liên Xô, sau đó chuyển sang thị trường Châu Á-Thái Bình Dương, hiện nay thị trường này chiếm 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta.Nhiều thị trường mới được khai thác như: Mỹ, Ôxtralia, Châu Phi,… -Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài nhà nước đã có mức tăng trưởng nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu: Nếu như thời kì 1988-1991 nhóm này chỉ mới xuất khẩu được 51 triệu USD thì năm 1995 đã tăng lên tới 440 triệu USD và năm 1998 đạt 2 tỷ USD với tỷ trọng khoảng 20%. CHƯƠNG 14 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong những năm qua còn bộc lộ những hạn chế • Đúng • Giải thích (sgk – trang 396) - Do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được tiến hành theo cơ chế thị trường, các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều kinh nghiệm hơn so với nước nhận đầu tư, nên trong quá trình đàm phán kí kết hợp đồng có thể gây ra thua thiệt cho các nước nhận đầu tư - Nước nhận đầu tư không chủ động trong việc bố trí cơ cấu đầu tư thiep ngành cũng nhưng theo vùng lãnh thổ trên nước mình. Kết luận: 33
  • 34. 2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế nước ta trong những năm đổi mới • Đúng • Giải thích (sgk trang 383 – câu này tớ copy của Ngọc ) - Bổ sung thêm nguồn lực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội + 1991 – 1995 + 1999 – 2006 + 2007, 2008 + Các doanh nghiệp này có trình độ công nghệ và trình độ quản lý cao  Năng suất lao động cao, tạo ra 16 – 17% GDP - Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa + Tạo ra một số ngành công nghiệp mới + Chiếm tỷ trọng cao trong nhiều ngành công nghiệp + Thúc đẩy hình thành hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất, góp phần phân bổ công nghiệp hợp lý, nâng cao hiệu quả đầu tư - Mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu + Giá trị XK của các doanh nghiệp có FDI các giai đoạn (sgk) + Tỷ trọng XK so với doanh thu các giai đoạn (sgk) - Tạo việc làm, góp phần đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực + Đến năm 2008 tạo ra 1,4 triệu việc làm trực tiếp và hàng triệu việc làm gián tiếp + Tạo điều kiện thuận lợi để lao động VN tiếp cận phương thức quản lý, công nghệ hiện đại ở trình độ cao 34
  • 35.  Người VN dần thay thế người nước ngoài đảm nhận những vị trí quan trọng - Góp phần tăng thu ngân sách và cải thiện một số cân đối lớn + Thông qua đóng thuế và các khoản thu có tính chất thuế (số liệu các giai đoạn)  Giảm bội chi ngân sách nhà nước + Góp phần cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế + Kết hợp tốt hơn tăng trưởng kinh tế với phát triển 3. Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm đổi mới có nhiều khó khăn (hoặc có những thuận lợi) • Đúng • Giải thích (nêu những khó khăn hoặc thuận lợi, tớ trộm luôn của Ngọc phần này nhé ) Thuận lợi (theo sgk) - Thứ nhất,… (đây là một trong những thuận lợi lớn nhất) - Thứ hai,… - Thứ ba,… (số liệu: dân số VN gần 88 triệu người) - Thứ tư,… (số liệu: đường bờ biển dài >3000km) - Thứ năm,… (1 đảng => ít bạo loạn => tạo tâm lý an toàn về tính mạng, về vốn, … cho nhà đầu tư) Khó khăn (theo sgk) - Thứ nhất,… (NX về các yếu tố điện, đường, trường, trạm) 35
  • 36. - Thứ hai,… (NX về văn bản pháp luật, thủ tục hành chính, chưa có các biện pháp nghiêm khắc xử lý các vi phạm về hàng nhái hàng giả bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư) - Thứ ba,… (thiếu quản lý cấp cao, xem thêm chương 2 để NX về lao động) - Thứ tư,… 36