SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 26
Câu 1 : Phân tích các yếu tố quan hệ tới cầu tiền tệ theo quan điểm của Keynes và ý nghĩa của việc nghiên
cứu mức cầu tiền tệ trong việc điều hành chính sách tiền tệ của NHTW, liên hệ thực tiễn ở Việt Nam.
1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức cầu tiền tệ :
Khái niệm : Mức cầu tiền là số lượng tiền tệ mà dân chúng , các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, các cơ quan
nhà nước cần nắm giữ, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và bảo toàn giá trị trong điều kiện giá cả và các biến số
kinh tế vĩ mô cho trước.
Mức cầu tiền sẽ chỉ tính sự nắm giữ của các chủ thể kinh tế phi ngân hàng mà không tính nhu cầu nắm giữ tiền của
các ngân hàng. Khác với nhu cầu về hàng hóa nhằm thỏa mãn yêu cầu về một giá trị sử dụng nhất định, nhu cầu
tiền tệ xuất phát từ khả năng trao đổi của tiền tệ chứ không phải xuất phát từ bản thân nó - như vậy , khi đề cập đến
nhu cầu tiền tệ là ngụ ý nhu cầu tiền tệ thực tế. Nói cách khác, hàng hóa chỉ có thể thỏa mãn một số nhu cầu giới
hạn nào đó của con người thông qua giá trị sử dụng của nó trong khi nếu có tiền trong tay, người sở hữu có thể thỏa
mãn mọi nhu cầu và do đó mong muốn được nắm giữ tiền dường như là vô hạn . Tuy nhiên mong muốn này bị giới
hạn bởi chi phí cơ hội mà người nắm giữ tiền phải trả do từ chối đầu tư vào các công cụ sinh lời khác.
Nhu cầu về tiền tệ giảm đi khi lãi suất của các công cụ đầu tư sinh lời tăng lên.
Thành phần của mức cầu tiền :
Mức cầu tiền tệ bao gồm : Mức cầu tiền về giao dịch, mức cầu tiền dự phòng và mức cầu tiền đầu tư, đầu cơ.
Mức cầu tiền giao dịch : là số lượng tiền tệ mà các chủ thể trong nền kinh tế cần nắm giữ để phục vụ cho giao
dịch , chi tiêu hàng ngày . Mức cầu tiền giao dịch được đáp ứng bằng khối lượng tiền có tính lỏng cao như tiền mặt
và tiền gửi không kỳ hạn của KH tại hệ thống NHTG.
Mức cầu tiền dự phòng : là số lượng tiền tệ mà các chủ thể trong nền kinh tế cần nắm giữ để phục vụ cho các khoản
chi tiêu không dự tính trước được khi có nhu cầu đột xuất trong tương lai như ốm đau, bệnh tật, tai nạn,… Quy mô
của nhu cầu tiền dự phòng phụ thuộc vào so sánh giữa lợi ích và giá phải trả cho việc nắm giữ tiền mặt và nó phụ
thuộc vào quy mô của mức cầu tiền giao dịch và thói quen tiêu dùng
Mức cầu tiền đầu tư, đầu cơ : là số lượng tiền tệ mà các chủ thể trong nền kinh tế cần nắm giữ nhằm quản lý tài sản
1 cách linh hoạt và có hiệu quả xét trên 2 khía cạnh đó là đảm bảo an toàn và sinh lời tối đa. Trong mức cầu tiền
này thì dân chúng coi việc nắm giữ tiền là 1 công cụ đầu tư , người nắm giữ tiền dựa trên khả năng phán đoán về
mức sinh lời của tài sản tài chính nhằm thay đổi cơ cấu danh mục đầu tư để có mức sinh lời tối đa và mức rủi ro tối
thiểu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức cầu tiền tệ theo quan điểm của Keynes :
Thứ nhất, mức lãi suất thị trường :
               i



               i1              A

                                       B
               i0
                                           MD


                           M       M            M

Mức cầu tiền tệ biến động ngược chiều so với sự biến động của mức lãi suất thị trường : khi cố định các nhân tố
                           1       0




khác, mức lãi suất thị trường tăng lên sẽ làm cho nhu cầu thực tế về tiền tệ giảm xuống và ngược lại. Cụ thể : khi
lãi suất tăng từ i0 lên i1 thì mức cầu tiền giảm xuống từ M0 xuống M1 và ngược lại khi lãi suất giảm từ i1 xuống i0
thì mức cầu tiền tăng lên từ M1 lên M0 .
Vì lãi suất của các công cụ đầu tư phản ánh chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền ,chi phí này tăng lên sẽ làm giảm
mong muốn nắm giữ tiền của công chúng. Mặt khác, khi lãi suất tăng lên sẽ đẩy nhanh tốc độ lưu thông tiền tệ và
làm giảm khối lượng tiền cần nắm giữ.
Thứ hai, mức giá cả : Khi mức giá cả chung của nền kinh tế tăng lên làm cho các chủ thể trong nền kinh tế cần
nhiều tiền hơn để có thể mua được cùng một lượng hàng hóa giống như trước khi mức giá cả tăng,do đó mức cầu
tiền nắm giữ cũng tăng lên và ngược lại khi mức giá cả chung của nền kinh tế giảm xuống thì số lượng số lượng
tiền tệ để mua được số lượng hàng hóa giống như trước giảm xuống làm cho mức cầu tiền giảm . ( Đồ thị )
Thứ ba, mức thu nhập thực tế ( hay mức sản lượng thực tế ) : Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng , thu nhập
thực tế của các chủ thể trong nền kinh tế tăng lên ( giả định giá trị tiền tệ tương đối ổn định) thì số lượng tiền tệ của
các chủ thể trong nền kinh tế nắm giữ sẽ tăng lên do đó mức cầu tiền tăng lên và ngược lại trong điều kiện nền kinh
tế suy thoái, thu nhập thực tế của các chủ thể trong nền kinh tế giảm xuống làm cho số lượng tiền tệ của các chủ thể
trong nền kinh tế giảm xuống từ đó làm giảm mức cầu tiền . ( Đồ thị )
Thứ tư , tốc độ lưu thông tiền tệ : Tốc độ lưu thông tiền tệ đo lường số lần mà khối lượng tiền tệ thực tế trong lưu
thông phải quay vòng để thực hiện giá trị của khối lượng hàng hóa và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định thường là
1 năm . Tốc độ lưu thông tiền tệ được tính bằng công thức : V = P×Q/M
Khi tốc độ lưu thông tiền tệ tăng lên ( 1 đơn vị tiền tệ thực hiện được nhiều lần giao dịch hơn ) giả định các yếu tố
khác không đổi thì nhu cầu tiền tệ thực tế giảm xuống làm cho mức cầu tiền giảm xuống và ngược lại khi tốc độ
lưu thông tiền tệ giảm xuống ( 1 đơn vị tiền tệ thực hiện được ít lần giao dịch hơn ) làm cho mức cầu tiền tăng lên .
Ngoài ra, mức cầu tiền tệ còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khác như : thói quen sử dụng tiền của công chúng, tập
quán, giới tính , độ tuổi bình quân của dân số , và sự dự đoán của họ về tình hình biến động kinh tế xã hội trong
nước cũng như quốc tế ,..
Ý nghĩa của việc nghiên cứu mức cầu tiền tệ trong việc điều hành CSTT của NHTW , liên hệ thực tế ở Việt
Nam :
+) Chỉ ra được sự cần thiết về việc kiểm soát mức cầu tiền để đảm bảo cho sự ổn định giá trị tiền tệ , đảm bảo sức
mua của đồng tiền : Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng đến mức cầu tiền, NHTW sẽ xác định nhu cầu tiền tệ trong
nền kinh tế. Từ đó NHTW lấy MD làm cơ sở để đưa ra mức tiền cần cung ứng trong lưu thông . Nếu lượng tiền
cung ứng ra lưu thông quá ít sẽ làm cho nền kinh tế thiếu phương tiện trao đổi, kìm hãm sự phát triển của nền kinh
tế còn nếu lượng tiền cung ứng ra lưu thông quá nhiều thì sẽ làm cho nền kinh tế thừa tiền, gây ra tình trạng lạm
phát.
+) Là cơ sở để NHTW dự báo và đưa ra các quyết định cung ứng tiền khi cần thiết.
+) Nắm được mức độ nhạy cảm của cầu tiền và lãi suất để phục vụ cho việc lựa chọn sử dụng CSTT hay CSTK , cụ
thể :
Nếu đầu tư nhạy cảm với lãi suất và mức cầu tiền không nhạy cảm với lãi suất thì sử dụng CSTT có hiệu quả còn
sử dụng chính sách tài khóa không có hiệu quả và ngược lại nếu đầu tư không nhạy cảm với lãi suất và mức cầu
tiền nhạy cảm với lãi suất thì sử dụng chính sách tài khóa có hiệu quả còn sử dụng CSTT không có hiệu quả.
+) Việc nghiên cứu MD làm cơ sở cho NHNN VN đưa ra các quyết định về mức cung tiền vào lưu thông :
Trước năm 1992 , việc tính toán khối lượng tiền cần phát hành hàng năm ở VN thực chất là tính toán khối lượng
tiền mặt cần phát hành. Nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế được xác định thông qua cân đối tiền mặt của các NH mà
không tính đến nhu cầu tiền tệ được hình thành trên cơ sở dự trữ của hệ thống NH. Cách tính này đã tạo nên sự
khan hiếm về tiền mặt và gây áp lực đối với dự trữ tiền mặt của hệ thống NH trong suốt những năm 80
Từ năm 1992 – 1995 : NHNN VN đã xác định khối lượng tiền cần phát hành thêm trên cơ sở tính toán mức tiền
cung ứng tăng thêm vào định kỳ kế hoạch dựa vào các yếu tố : tỷ lệ tăng trưởng dự kiến, tỷ lệ lạm phát dự tính.
Từ năm 1996 đến nay : NHNN VN xác định lượng tiền cần phát hành thêm gồm 2 bước:
Bước 1 :Dự tính sự biến động lượng tiền cung ứng căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng đến mức cầu tiền
Bước 2 : Căn cứ vào sự biến động của hệ số gia tăng tỷ tiền tệ và MS để xác định MB

Câu 2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức cung tiền M2 và đánh giá khả năng kiểm soát mức cung tiền
của NHTW , liên hệ thực tế ở VN.
Khái niệm mức cung tiền nói chung : Trong chương bản chất, chức năng của tiền tệ tiếp cận mức cung tiền bao
gồm tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng tại hệ thống NHTG , tuy nhiên khái niệm cung tiền tệ được
hiểu theo nghĩa rộng xét từ khả năng tác động của cung tiền tới các biến số vĩ mô dựa trên tính lỏng của tài sản thì :
Mức cung tiền là khối lượng tiền tệ cung ứng cho lưu thông bao gồm tiền và các tài sản là tiền và các tài sản khác
được coi là tiền nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch và nhu cầu dự trữ giá trị của các chủ thể phi ngân hàng.
Mức cung tiền M2 ( tổng phương tiện thanh toán ) :
Khái niệm : Là mức cung tiền rộng bao gồm tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng , tiền gửi không kỳ hạn ;
tiền gửi có kỳ hạn , tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu hoặc trái phiếu do các ngân hàng thương mại phát hành.
-Các yếu tố ảnh hưởng đến mức cung tiền M2 :
+ Thành phần của mức cung tiền M2 :
          M2 = C + D + T + B
Trong đó :
C là tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống NH
D là tiền gửi không kỳ hạn
T là tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm
B là kỳ phiếu, trái phiếu NH
          M2 = 1 + c + b + t          × MB = m2 × MB
                  rd + re + c + rt. t
t = T / D , b = B / D , c = C/D
Trong đó :
c là tỷ lệ tiền mặt sử dụng ngoài hệ thống NH so với tiền gửi KKH
b là tỷ lệ kỳ phiếu, trái phiếu NH so với tiền gửi KKH
t là tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm so với tiền gửi KKH
re là tỷ lệ dự trữ dư thừa đối với TG KKH
rd là tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi KKH
rt là tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm
Nhìn vào công thức trên ta thấy các yếu tố ảnh hưởng đến mức cung tiền M 2 là các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số
nhân tiền m2 và MB.
MB : Lượng tiền cơ sở do NHTW phát hành :
Trong điều kiện các nhân tố còn lại không đổi , khi MB tăng làm cho M 2 tăng và ngược lại.
MB do NHTW phát hành thông qua 4 kênh : thị trường ngoại hối, quan hệ tín dụng với chính phủ, quan hệ tín
dụng với các NHTM , thị trường mở . Thông qua việc phát hành MB, NHTW có thể trực tiếp cung ứng tiền mặt
cho các chủ thể kinh tế phi NH và hành vi này trực tiếp làm tăng C do vậy làm tăng M 2 . Hoặc có thể làm tăng R và
làm cơ sở cho hệ thống NHTM cho vay cung ứng làm gia tăng MS nói chung và M 2 nói riêng. MB chịu ảnh hưởng
bởi 4 nhân tố :
+) Hoạt động can thiệp của NHTW trên thị trường ngoại hối : NHTW thực hiện việc mua ngoại tệ trên thị trường
ngoại hối sẽ trực tiếp làm tăng tiền mặt ( C ) hoặc tăng dự trữ của hệ thống các NHTM ( R ) từ đó làm cho MB tăng
 M2 tăng , và ngược lại. Khi NHTW bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối làm giảm MB  M2 giảm .
+) Quan hệ tín dụng với chính phủ :Khi NHTW cho chính phủ vay để bù đắp thâm hụt ngân sách và khi chính phủ
sử dụng số tiền đó làm tăng C hoặc tăng R làm cho MB tăng  M2 tăng, và ngược lại. Khi chính phủ trả nợ cho
NHTW thì sẽ làm giảm C hoặc giảm R từ đó làm cho MB giảm  M2 giảm.
+) Quan hệ tín dụng với các NHTG : Đây là kênh trực tiếp làm gia tăng dự trữ của các NHTG. Khi NHTW cho các
NHTG vay làm cho dự trữ của các NHTG tăng lên làm cho MB tăng lên  M2 tăng, và ngược lại khi NHTW thu
nợ từ NHTG sẽ làm giảm dự trữ của các NHTG làm cho MB giảm  M2 giảm.
+) Hoạt động can thiệp của NHTW trên thị trường mở :Khi NHTW mua các loại GTCG có tính lỏng cao ( như trái
phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc,…) trên thị trường mở sẽ làm cho MB tăng  M2 tăng, và ngược lại, khi NHTW
bán các loại GTCG đó trên thị trường mở sẽ làm cho MB giảm  M2 giảm.
Hệ số nhân tiền m2 bao gồm 6 nhân tố ảnh hưởng tới mức cung tiền M2 :
+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ( rd, rt ) : 2 yếu tố này có mối tương quan ngược chiều với mức cung tiền M2 :
Khi NHTW quyết định tăng tỷ lệ DTBB , nguồn vốn huy động được dùng để cho vay của các NHTM ( NHTG ) là
những đối tượng phải duy trì mức DTBB này sẽ phải thu hồi các khoản cho vay, bán CK hoặc tìm mọi cách HĐV
từ dân chúng để khôi phục lại tình trạng cân đối của bảng tổng kết TS theo yêu cầu dự trữ mới của NHTW. Hoạt
động này diễn ra trên toàn bộ hệ thống NH làm cho lượng tiền mà các NHTM gửi bắt buộc tại NHTW tăng lên 
Khả năng mở rộng tiền gửi của NHTM giảm xuống ( m 2 giảm xuống )  M2 giảm xuống , và ngược lại khi NHTW
quyết định giảm tỷ lệ DTBB , thì làm cho hệ số nhân tiền m2 tăng  M2 tăng
+)Tỷ lệ sử dụng tiền mặt của dân chúng ( c = C / D ) có mối tương quan ngược chiều với mức cung tiền M 2
Khi tỷ lệ sử dụng tiền mặt của dân chúng tăng lên có nghĩa là người gửi tiền có nhu cầu muốn rút tiền trên tài
khoản tiền gửi không kỳ hạn nhiều hơn. Điều này làm giảm khả năng mở rộng tiền gửi của hệ thống NH  M2
giảm , và ngược lại khi tỷ lệ sử dụng tiền mặt của công chúng giảm xuống làm cho hệ số mở rộng tiền gửi của các
NHTM tăng lên ( m2 tăng )  M2 tăng.
+) Tỷ lệ dự trữ dư thừa của hệ thống NHTM ( re ) có mối tương quan ngược chiều với mức cung tiền M2
Khi các NHTM quyết định tăng tỷ lệ DTDT do các nhu cầu cần thiết cho hoạt động của nó có nghĩa là số dự trữ để
tạo tiền gửi giảm đi. Để đáp ứng thay đổi này, NH thực hiện việc thu hồi các khoản vay hoặc bán bớt CK đang nắm
giữ. Với ảnh hưởng trong toàn hệ thống, hành động này sẽ làm giảm tiền gửi và do đó mà lượng tiền cung ứng của
toàn bộ nền kinh tế giảm M2 giảm . Và ngược lại, khi các NHTM quyết định giảm tỷ lệ DTDT thì làm cho lượng
tiền cung ứng tăng  M2 tăng.
+) Tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn ( t ) và chứng từ ghi nợ ( b ) : 2 yếu tố này có mối tương quan thuận với mức cung tiền
M2 : Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi , nếu tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn tăng lên sẽ làm cho hệ số nhân tiền
( m2 ) tăng lên. Mặc dù khi nhìn vào công thức tính M 2 ta thấy nhân tố t nằm cả trên tử số và dưới mẫu số nhưng
trong khi tử số tăng thêm một lượng là Δt thì mẫu số cũng tăng một lượng là rt . Δt mà rt < 1  rt . Δt < Δt  tử
số tăng mạnh hơn mẫu số  m2 tăng  M2 tăng . Và ngược lại, khi tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn giảm xuống  m2 giảm
 M2 giảm . Tương tự , khi tỷ lệ chứng từ ghi nợ ( b ) tăng  m2 tăng  M2 tăng và ngược lại khi tỷ lệ chứng từ
ghi nợ giảm  m2 giảm  M2 giảm .
Qua các nhân tố ảnh hưởng tới hệ số nhân tiền m2 cho ta thấy :
Tỷ lệ DTBB đối với TGKKH và tỷ lệ DTBB đối với TGCKH, TGTK( rd và rt ) là do NHTW quyết định và hoàn toàn
chi phối , kiểm soát trực tiếp 2 nhân tố này .
Các yếu tố còn lại cấu thành trong hệ số nhân tiền m 2 thì NHTW chỉ có thể kiểm soát gián tiếp mà không chi phối
được hoàn toàn :
Tỷ lệ dự trữ dư thừa ( re ) chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố :
+ Các nhân tố về phía NHTG : Lãi suất cho vay : Nếu lãi suất cho vay cao  khả năng cho vay của các NHTG
giảm xuống  re tăng ; các quyết định về tỷ lệ dự trữ dư thừa : nếu quyết định dự trữ dư thừa cao  re cao … tùy
vào khả năng khai thác các cơ hội đầu tư của NH đối với KH , nếu khai thác tốt sẽ làm r e giảm .
+ Các yếu tố về phía khác hàng : nhu cầu rút tiền từ NH ( dòng tiền vào và ra của NH ) , khả năng hấp thụ vốn của
KH , đạo đức của KH
+ Các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô của nền kinh tế : chính sách của NHTW, chính sách của chính phủ ( nếu
NHTW đưa ra chính sách hạn chế tăng trưởng tín dụng  re tăng và ngược lại )
Tỷ lệ sử dụng tiền mặt của dân chúng ( c = C / D ) và tỷ lệ TGCKH, TGTK ( t = T / D ) :
Phụ thuộc vào lãi suất huy động vốn của NH : nếu lãi suất huy động hấp dẫn thì tỷ lệ sử dụng tiền mặt của dân
chúng sẽ giảm do công chúng gửi tiền vào NH nhiều hơn và ngược lại
Phụ thuộc vào thu nhập của công chúng
Phụ thuộc vào niềm tin của công chúng vào sự ổn định của hệ thống NH
Phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NH cũng dư dịch vụ rút tiền mặt nhằm đáp
ứng nhu cầu của công chúng.
Phụ thuộc vào hoạt động Marketing của NH
Phụ thuộc vào hình thức huy động vốn : Nếu các hình thức HĐV đa dạng và hấp dẫn về lãi suất, họp lý về thời gian
sẽ HĐV được nhiều hơn.
Tỷ lệ kỳ phiếu, trái phiếu NH so với số dư TGKKH ( b = B / D ) :
Phụ thuộc vào mức lãi suất thị trường của kỳ phiếu, trái phiếu NH
Phụ thuộc vào chi phí chuyển đổi từ tài sản tài chính sang tiền
Đánh giá khả năng kiểm soát mức cung tiền của NHTW :
NHTW kiểm soát mức cung tiền M2 không hoàn hảo, vì :
Về khả năng kiểm soát MB : NHTW kiểm soát MB hoàn hảo vì NHTW được độc quyền phát hành tiền . Tuy nhiên,
khi xét từng kênh phát hành MB thì khả năng kiểm soát của NHTW là khác nhau
Kênh mua, bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối : Việc mua , bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối của NHTW
trên thị trường ngoại hối phụ thuộc vào ché độ tỷ giá mà quốc gia đó áp dụng :
+ Nếu là chế độ tỷ giá cố định / tỷ giá thả nổi có điều tiết thì NHTW luôn trong tình trạng bị động
+ Nếu là chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn thì NHTW có thể chủ động mua bán ngoại tệ
Kênh cho chính phủ vay : Tùy thuộc vào mức độ độc lập của NHTW với chính phủ .
+ Nếu NHTW độc lập hoàn toàn so với chính phủ thì việc cho chính phủ vay hay không là quyền của NHTW.
+ Nếu NHTW trực thuộc chính phủ thì khi CP yêu cầu NHTW cho vay thì NHTW không được quyền từ chối .
Kênh cho các NHTG vay : tùy thuộc vào nhu cầu vay vốn của các NHTG
Kênh mua bán GTCG trên thị trường mở : NHTW kiểm soát hoàn toàn và hoàn hảo trên kênh này
Vậy, NHTW kiểm soát hoàn hảo MB
Về khả năng kiểm soát hệ số nhân tiền m2 :
Về tỷ lệ dự trữ bắt buộc ( rd , rt ) : NHTW kiểm soát hoàn toàn vì NHTW là người quy định tỷ lệ DTBB của hệ
thống các NHTG.
Nhưng 4 yếu tố ( c , r e , t , b ) : NHTW không thể kiểm soát được mà chỉ có thể gây ảnh hưởng tới các yếu tố đó
thông qua kiểm soát lãi suất trên thị trường.
Liên hệ thực tế ở Việt Nam :
* Khả năng kiểm soát MB của NHNN VN : tính chủ động trong kiểm soát MB còn hạn chế do các chỉ tiêu thông
tin dùng làm cơ sở dự đoán và kiểm soát vốn khả dụng của các NHTG của NHTW còn chưa đầy đủ, thiếu chính
xác.
* Khả năng kiểm soát kênh cung ứng MB của NHNN VN :
-NHNN VN chưa thực sự chủ động trong việc kiểm soát các kênh phân phối vì NHNN đang áp dụng chế độ tỷ giá
thả nổi có điều tiết nên NHTW phải có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi biến động của tỉ gía và phải can thiệp khi
tỷ giá có biến động quá.
-Tính độc lập của NHTW theo luật mới được cải thiện nhiều hơn trước nhưng NHNN vẫn chưa được độc lập trong
lựa chọn mục tiêu cuối cùng cũng như trong việc lựa chọn công cụ CSTT. Trên thực tế khi quy định tỷ lệ DTBB ,
NHNN VN còn phải xem chính sách của chính phủ hướng tới là chính sách gì để đưa ra quy định về tỷ lệ DTBB .
Nếu chính phủ muốn thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì NHNN VN không được quy định tỷ lệ DTBB cao và ngược
lại khi chính phủ muốn kiềm chế lạm phát thì NHNN VN sẽ quy định tỷ lệ DTBB cao. Mặc dù NHNN ko còn phải
tài trợ sự thiếu hụt cho NSNN . Mặc dù NHNN ko phải trực tiếp cho CP vay bù đáp thiếu hụt NSNN nhưng vẫn tài
trợ qua việc mua CKCP từ các TCTD.
- Khả năng kiểm soát cảu NHNN đối với các kênh cho các NH vay phải tuỳ thuộc vào nhu cầu vốn từ NHTG.
- Trong những năm gần đây số lượng phiên giao dịch cũng như quy mô giao dịch tăng mạnh và hoạt động cung
ứng MB qua kênh nghiệp vụ thị trường mở đã góp phần quan trọng trong đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho các NH
tuy nhiên việc cung ứng cũng như hút về MB nhằm mở rộng hoặc hạn chế cũng ứng tiền cho mục tiêu nới lỏng và
thắt chặt tiền tệ trên thực tế hiệu quả chưa cao.
* Khả năng kiểm soát hệ số nhân tiền của NHNN VN.
- Đối với yếu tố tỉ lệ DTBB thì NHNN chủ động kiểm soát được vì NHTW đc quyền ấn đinh mức DTBB và loại
tiền gửi.
- Đối với các yếu tố c, r e, b, t, rt thì NHNN ko kiểm soát đc hoàn hảo vì các yêu tố này chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố khác ngoài yếu tố NHTW.
 NHNN VN vẫn chưa kiểm soát được lãi suất thị trường cụ thể : từ tháng 5/2008 đến đầu năm 2010, tình trạng
chạy đua lãi suất huy động của các NHTM diễn ra khá phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nền kinh tế.
Câu 3. Trình bày quy trình cung ứng tiền của hệ thống NH , nêu các công cụ của chính sách tiền tệ được NH
nhà nước VN sử dụng để kiểm soát MS từ năm 2008 đến nay.
Quá trình cung ứng tiền của hệ thống NH bao gồm quá trình cung ứng tiền của NHTW và quá trình cung ứng tiền
của hệ thống NHTM .
1.Quá trình cung ứng tiền của NHTW ( Quá trình cung ứng tiền trung ương - MB ) :
Khái niệm tiền trung ương ( MB ) : MB là lượng tiền cơ sở, lượng tiền mạnh hay là lượng tiền NHTW là khối tiền
do NHTW phát hành với tư cách là cơ quan độc quyền phát hành tiền .
Phân chia MB :
Theo hình thức tồn tại : MB = C + R
Trong đó :       C là tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống NH
                 R là dự trữ của hệ thống NH
Theo các nhân tố ảnh hưởng : MB = NFA + NCG + CDMB + OiN
Trong đó :       NFA : Tài sản Có ngoại tệ ròng = TS Có ngoại tệ - TS Nợ ngoại tệ
                 NCG : Cho vay chính phủ ròng = Cho vay chính phủ - Tiền gửi chính phủ
                 CDMB : Cho vay các NHTM
                 OiN : Tài sản Có khác ròng = TS Có khác - TS Nợ khác
Theo nguồn hình thành :           MB = DL + MBn
Trong đó :       DL : Cơ số tiền đi vay ( được hình thành thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu )
                 MBn : Cơ số tiền không vay ( được hình thành thông qua nghiệp vụ thị trường mở )
Các bước phát hành MB :
Bước 1 : Dự tính khối lượng MB cần phát hành :
Căn cứ vào mức cầu tiền tệ dự tính theo thuyết số lượng tiền tệ :
M* = P* + Q* - V*
Trong đó :
M* : Tốc độ tăng tiền cung ứng dự tính
P* : Tỷ lệ lạm phát dự tính
Q* : Tốc độ tăng trưởng kinh tế dự tính
V* : Tốc độ lưu thông tiền tệ dự tính
Bước 2 : Xác định số lượng tiền cung ứng tăng thêm :
                 ∆MSt + 1 = M* × MSt
Bước 3 :Trên cơ sở hệ số tạo tiền ( m* ) được dự tính , ta xác định được lượng tiền cơ sở tăng thêm
 ( ∆MBt + 1 )
                 ∆MB t + 1 _ = ∆ MSt + 1 / m*
Các kênh phát hành tiền trung ương :
Mua ngoại tệ hoặc vàng trên thị trường ngoại hối .
Ngoại hối là ngoại tệ hay vàng tiêu chuẩn quốc tế , các loại giấy tờ có giá giá ghi bằng ngoại tệ .
Khi NHTW mua vàng hoặc ngoại tệ trên thị trường ngoại hối thì thì MB ↑ và ngược lại . Cụ thể là :
+ Khi ngân hàng trung ương mua vào thì C↑ hoặc R↑ do đó làm cho tiền trung ương ↑ .
+ Khi ngân hàng trung ương bán ra thì C ↓ hoặc R ↓ do đó làm cho tiền trung ương ↓ .
Cho chính phủ hoặc đại diện của chính phủ vay nhằm bù đắp bội chi ngân sách hoặc cho vay ứng trước năm tài
khóa .
Chính phủ vay ngân hàng trung ương khi ngân sách nhà nước bị thiếu hụt .
+ Khi chính phủ sử dụng tiền vay NHTW để thanh toán cho người thụ hưởng bằng tiền mặt ( trả lương, thưởng ) thì
C ↑ , khi chính phủ sử dụng tiền vay NHTW để thanh toán cho người thụ hưởng bằng chuyển khoản thì R ↑ và
ngược lại .
Cho vay NHTM : cho vay chiết khấu, tái chiết khấu các NHTM thông qua việc chiết khấu , tái chiết khấu các
GTCG ( ví dụ như các hồ sơ tín dụng, hợp đồng kinh tế ) đủ điều kiện chiết khấu theo quy định .
Khi NHTW cho các NHTG vay thì tiền mặt tại quỹ của các NHTG sẽ tăng lên khi NHTW cho vay bằng tiền mặt
hoặc tiền gửi của các NHTG tại NHTW sẽ tăng lên khi ngân hàng trung ương cho vay bằng chuyển khoản . Mà
tiền mặt tại quỹ của các NHTG và tiền gửi của các NHTG tại NHTW là 2 bộ phận của tiền dự trữ của NHTG nên
khi 2 bộ phận đó tăng thì tiền trung ương cũng tăng và ngược lại .
Mua chứng khoán thông qua nghiệp vụ thị trường mở : NHTW mua các loại GTCG có tính lỏng cao như trái phiếu
kho bạc, tín phiếu kho bạc,... từ đó một lượng tiền cơ sở được phát hành ra tương ứng .
Thị trường mở là thị trường mua bán ngắn hạn các GTCG trong đó không chỉ có sự tham gia của ngân hàng mà
còn có sự tham gia của các chủ thể kinh tế khác.
+ Khi ngân hàng trung ương mua các GTCG trên thị trường mở thì MB↑ .
+ Khi ngân hàng trung ương bán các GTCG trên thị trường mở thì MB↓.
2. Quá trình cung ứng tiền của hệ thống NHTG :
Các NHTM có khản năng mở rộng tiền gửi KKH từ một khoản tiền gửi ban đầu hoặc từ khoản tiền nhận được từ
NHTW thông qua nghiệp vụ cấp tín dụng cho các KH là các tổ chức phi NH.
Khi NHTM cung ứng tín dụng có nghĩa là nó tạo ra tiền và làm tăng lượng tiền cung ứng.
Từ một khoản tiền gửi ban đầu ( khoản tiền này do NHTW mới phát hành thêm vào lưu thông ) , thông qua cho vay
bằng chuyển khoản trong hệ thống NHTM , số tiền gửi ban đầu đã tăng thêm gấp bội so với lượng tiền gửi ban đầu.
Với quá trình cung ứng tiền của hệ thống NHTM , hệ thống NHTM đã làm tăng phương tiện thanh toán trong nền
kinh tế, đáp ứng nhu cầu chi trả của xã hội.
- Hệ số nhân tiền m1 :
Khối tiền M1 : M1 = C + D = m1 × MB
Hệ số nhân tiền m1 : m1 =                 1+c
                          ( c + r t + re )
Trong đó : c = C / D : Tỷ lệ tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống NH so với tiền gửi KKH
rd là tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi KKH
re là tỷ lệ dự trữ dư thừa đối với tiền gửi KKH
Lượng tiền cung ứng M2 : M2 = C + D + T + B = m2 × MB
Trong đó :
C là tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống NH
D là tiền gửi không kỳ hạn
T là tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm
B là kỳ phiếu, trái phiếu NH
Hệ số nhân tiền m2 : 1 + c + b + t
                   rd + re + c + rt. t
t = T / D , b = B / D , c = C/D
Trong đó :
b là tỷ lệ kỳ phiếu, trái phiếu NH so với tiền gửi KKH
t là tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm so với tiền gửi KKH
rt là tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm
Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số nhân tiền :
+) Tỷ lệ DTBB ( re ) : khi tỷ lệ DTBB tăng lên , số tiền dự trữ của các NHTM tăng lên, số tiền cho vay của các
NHTM giảm xuống , hành động này diễn ra trong cả hệ thống làm cho lượng tiền cung ứng của toàn hệ thống NH
giảm xuống và ngược lại khi tỷ lệ DTBB giảm xuống thì lượng tiền cung ứng của hệ thống NH tăng lên.
+) Tỷ lệ sử dụng tiền mặt của dân chúng ( c ) : Khi tỷ lệ này tăng lên nghĩa là người gửi tiền có nhu cầu rút tiền
mặt trên tài khoản tiền gửi KKH nhiều hơn từ đó làm giảm khả năng mở rộng tiền gửi của hệ thống NH. Ngược
lại , khi tỷ lệ sử dụng tiền mặt giảm xuống thì hệ số mở rộng tiền gửi tăng lên
+) Tỷ lệ dự trữ dư thừa của hệ thống NHTM : Khi NH tăng tỷ lệ DTDT cho các nhu cầu cần thiết cho hoạt động
của nó có nghĩa là số dự trữ để tạo ra tiền gửi giảm đi làm giảm lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế và ngược lại
+) Tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn ( t ) và chứng từ nợ NH ( b ) : hai yếu tố này có tương quan thuận với hệ số nhân tiền.
Với các nhân tố khác không đổi, nếu tỷ lệ t hoặc b tăng lên làm cho m2 tăng lên và ngược lại
3. Các công cụ của chính sách tiền tệ được NHNN Việt Nam để kiểm soát MS từ năm 2008 đến nay NHNN
VN sử dụng các công cụ như : công cụ DTBB , quy định lãi suất tái chiết khấu - tái cho vay , quy định lãi suất cơ
bản , và can thiệp trên thị trường mở
Những tháng đầu năm 2008 : NHTW sử dụng các công cụ của CSTT theo hướng thắt chặt nhằm kiềm chế lạm
phát.
+)Công cụ DTBB : NHTW điều chỉnh tăng tỷ lệ DTBB, mở rộng diện kỳ hạn phải DTBB đối với các loại tiền gửi
của KH tại tổ chức tín dụng làm giảm mức cung tiền.
+) Công cụ tái cấp vốn : NHNN cho phép các TCTD được cầm cố, chiết khấu tín phiếu bắt buộc do NHNN phát
hành ngày 17/3/2008 để vay vốn tại NHNN, từ đó NHNN có thể điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn làm cho MS
giảm
+) Công cụ lãi suất : Tính từ thời điểm đầu năm 2008, NHTW đã 3 lần tăng cặp lãi suất chỉ đạo và lãi suất cơ bản
đưa cặp lãi suất chỉ đạo lên ( 13 - 15 % ) và lãi suất cơ bản lên 14 % / năm.
+) Công cụ nghiệp vụ thị trường mở : NHTW thực hiện các phiên bán GTCG để hút tiền về tuy nhiên do căng
thẳng về vốn thanh khoản nên nhiều phiên NHTW không bán được còn nếu bán được thì hầu hết là các GTCG
ngắn hạn.
Từ cuối năm 2008 đến cuối năm 2009 : Các công cụ được NHTW sử dụng nhằm thực hiện mục tiêu nới lỏng tiền
tệ, ngăn ngừa suy thoái của nền kinh tế
+) Công cụ DTBB : NHTW nhiều lần giảm tỷ lệ DTBB đưa mức DTBB đối với tiền gửi xuống còn dưới 5 %
+) Công cụ nghiệp vụ thị trường mở : NHTW mua vào các CK làm tăng MS
+) Công cụ tái cấp vốn : NHTW nới lỏng điều kiện phi lãi suất. cho phép dùng tín phiếu bắt buộc và trái phiếu bằng
ngoại tệ để vay NHTW
+) Công cụ lãi suất : NHTW nhiều lần giảm cặp lãi suất chỉ đạo và lãi suất cơ bản xuống còn dưới 10%
Từ năm 2010 đến nay : các công cụ được NHTW sử dụng nhằm thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ , kiểm soát
lạm phát và ngăn ngừa tình trạng đô la hóa
+ Công cụ DTBB : NHTW giảm tỷ lệ DTBB đối với ngoại tệ nhằm mục đích giảm lãi suất cho vay ngoại tệ. tạo
điều kiện cho các NH mở rộng cho vay ngoại tệ
+) Công cụ lãi suất : NHTW điều chỉnh tăng cặp lãi suất chỉ đạo và lãi suất cơ bản từ ( 5 -7 % ) lên ( 13- 14 % ) và
NHTW đưa ra trần lãi suất huy động là 14 % / năm , quy định mức tăng trưởng về dư nợ tín dụng không quá 20 %
so với năm trước.
Câu 4. Phân tích các nguyên nhân của lạm phát trong nền KTTT , liên hệ lạm phát ở VN từ năm 2008 đến
nay
Khái niệm lạm phát : Lạm phát là hiện tượng mức giá cả chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên liên tục trong
một khoảng thời gian kéo dài .Lạm phát biểu hiện biến động tăng lên của mức giá cả bình quân của tất cả các hàng
hóa, dịch vụ chứ không phải là biến động của một hàng hóa cá biệt nào đó .
Nguyên nhân của lạm phát:Lạm phát do 2 nguyên nhân đó là lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát cầu kéo: Lạm phát cầu kéo là loại lạm phát do tổng cầu tăng lên vượt quá mức cung ứng của hàng hóa
của xã hội tạo áp lực đẩy giá cả hàng hóa tăng lên .
   P
                       AS
  P1                                     Ban đầu thị trường cân bằng tại điểm E0 (..) Khi có sự gia
                                         tăng của 1 thành tố nào đó trong AD sẽ làm AD tăng lên,
  P0                                     làm cho đường AD dịch chuyển sang phải. Do đường
                       AD         AD     tổng cung dốc xuống nên trong ngắn hạn nền kinh tế sẽ
                                  11_    có tốc độ tăng trưởng cao đồng thời cũng đẩy giá cả tăng
                                  ’      lên từ P0 lên P1

           Y0    Y1

   P                                     Trong dài hạn, đường cung là 1 đường thẳng đứng , khi
                      AS
   P1                                    đường AD tăng lên, đường AD dịch chuyển sang phải từ
                                         AD0 sang AD1 làm cho giá cả tăng lên từ P0 lên P1 làm
                                         cho lạm phát tăng cao và kéo dài
   P0                              AD1


                            AD0

            Y0    Y1
Các nguyên nhân của lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo là do tổng cầu tăng, mà ta có hàm tổng cầu : AD = C + I + G + EX – IM
          Ta xét các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu :
+) Do chi tiêu của chính phủ tăng ( G tăng ) : Khi chi tiêu của chính phủ tăng lên , tổng cầu có thể tăng lên trực
tiếp thông qua các khoản đầy tư vào các lĩnh vực thuộc phạm vi chính phủ quản lý ví dụ như chính phủ chi để phát
triển kinh tế ; tăng cường chi tiêu cho tiềm lực quốc phòng , an ninh… hoặc gián tiếp thông qua các khoản phúc lợi
xã hội , trợ cấp thất nghiệp tăng lên và kết quả là AD tăng  giá cả tăng  LP. Trong trường hợp nhu cầu chi tiêu
vượt quá khả năng thu ngân sách và được bù đắp bằng các khoản vay từ NHTW bằng cách phát hành tiền hoặc
vay từ NHTM bằng phát hành trái phiếu ,…thì rất dễ dẫn đến trường hợp lạm phát cao và kéo dài .
+) Do chi tiêu của hộ gia đình tăng ( C tăng ) : Chi tiêu của hộ gia đình tăng khi thu nhập của cá nhân , hộ gia đình
tăng , khi giá cả của các hàng hóa giảm , cả hai đều có tác dụng đẩy tổng cầu lên và gây áp lực đối với lạm phát. Do
lãi suất tiền gửi giảm làm cho thu nhập từ việc gửi NH giảm  các hộ gia đình giảm tiết kiệm, tăng tiêu dùng  C
tăng  AD tăng  P tăng  LP. Do lãi suất tiền vay giảm  khuyến khích cá nhân, hộ gia đình tăng cường đi
vay để tiêu dùng  C tăng  AD tăng  P tăng  LP
+) Do nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp tăng( I tăng ) :Nhu cầu đầu tư của DN tăng lên do lãi suất đi vay thấp,
dự đoán về triển vọng kinh tế tốt có khả năng mở rộng thị trường, chính sách ưu đãi về thuế của chính phủ…
khuyến khích các DN đầu tư  I tăng  AD tăng  LP
+) Do giá trị xuất khẩu ròng tăng ( NX = EX – IM tăng ) :
Giá trị xuất khẩu ròng tăng khi tỷ giá ngoại tệ tăng sẽ có lợi cho nhà xuất khẩu vì thu được nhiều VND hơn , từ đó
sẽ kích thích các DN xuất khẩu hàng hóa và ngược lại đối với các nhà nhập khẩu sẽ phải mất nhiều VND hơn để
nhập khẩu hàng hóa làm giảm nhu cầu nhập khẩu hàng hóa. Khi giá cả của hàng hóa trong nước thấp hơn giá cả
của các hàng hóa ở nước ngoài cùng loại . Thu nhập của người dân nước ngoài cao hơn so với thu nhập của người
dân trong nước. Chất lượng, mẫu mã của hàng hóa trong nước tốt hơn so với các hàng hóa cùng loại ở nước
ngoài… Các nguyên nhân trên sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu làm cho NX tăng  AD tăng  P
tăng  LP.
+) Do chính sách tiền tệ mở rộng của NHTW : NHTW điều tiết tăng mức tiền cung ứng vào trong lưu thông bằng
việc phát hành thêm tiền trung ương và tăng khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM làm cho tổng cầu tăng mạnh 
LP.
Bản chất của lạm phát do cầu kéo :
Trong điều kiện nền kinh tế chưa đạt được mức sản lượng tiềm năng : thì việc tăng tổng cầu chỉ có tác động gia
tăng sản lượng là chủ yếu, giá cả có tăng nhưng với tốc độ chậm hơn .
P                                      LAS
                                                        SAS
          P1                                      E1    0


          P0                            E0              AD1
                                                 AD0


                              Y0             Y              Y
                                             *

Ban đầu nền kinh tế chưa đạt được mức sản lượng tiềm năng đường tổng cầu AD 0 giao với đường tổng cung SAS 0
tại điểm cân bằng E0 tại mức giá P0 và mức sản lượng Y0 ( thấp hơn mức sản lượng tiềm năng Y*) khi tổng cầu
tăng lên , đường tổng cầu dịch sang phải ( từ AD 0 sang AD1 ) , trong điều kiện đường tổng cung không đổi làm cho
mức sản lượng tăng lên từ Y0 đến Y* và mức giá cả tăng lên từ P0 đến P1 .
Việc tăng tổng cầu làm tăng mức giá và tăng sản lượng kích thích nền kinh tế tăng trưởng .
Trong điều kiện nền kinh tế đã đạt được hoặc vượt mức sản lượng tiềm năng :
                                   LAS                           SAS2
     P                             E4                            SAS1
         P4                                      E3              SAS0
         P3
         P2                             E2
                                                 E1
         P1
                                                                    AD2
         P0
                                   E0                            AD1

                                                                 AD0

                              Y*             Y1                    Y



+ Khi nền kinh tế đã đạt được mức sản lượng tiềm năng ( Y*) , các nguyên nhân làm tăng tổng cầu xuất hiện làm
tổng cầu tăng lên , đường tổng cầu dịch chuyển sang phải ( từ AD 0 sang AD1 ) làm cho mức giá cả tăng lên từ P0 lên
P1 và sản lượng tăng từ Y* lên Y1 . Khi giá cả tăng lên, áp lực đòi tăng tiền lương xuất hiện đẩy chi phí sản xuất
của DN tăng lên làm cho tổng cung hàng hóa giảm , đường tổng cung dịch sang trái ( từ SAS 0 sang SAS1 ) , đường
SAS1 giao với đường AD1 tại mức giá P2 và mức sản lượng giảm từ Y1 về Y* .
+ Các nguyên nhân làm tăng tổng cầu lại xuất hiện , đường tổng cầu lại dịch chuyển sang phải ( từ AD 1 sang
AD2 ) , đường tổng cầu AD2 cắt đường tổng cung SAS1 tại mức giá tăng lên P3 và mức sản lượng tăng từ Y* lên
Y1 .
+ Quá trình điều chỉnh tiền lương tăng, đường tổng cung giảm, đường tổng cung dịch sang trái ( từ SAS 1 sang SAS2
) , đường tổng cung mới SAS2 giao với đường tổng cầu AD2 tại mức giá mới P4 và mức sản lượng Y* … Quá trình
cứ tiếp tục , sự tăng lên của tổng cầu và sự điều chỉnh giảm của tổng cung làm cho mức giá ngày càng tăng cao
trong khi mức sản lượng chỉ giao động quanh mức sản lượng tiềm năng .
Kết luận : Khi nền kinh tế đã đạt hoặc vượt mức sản lượng tiềm năng thì áp lực tăng tổng cầu làm cho giá tăng lên
trong khi mức sản lượng không đổi . Vậy, bản chất của lạm phát do cầu kéo là : Sự tác động qua lại của việc tăng
tiền lương và sự tăng tổng cầu làm cho mức giá cả tăng lên trong khi mức sản lượng thực tế được duy trì ở mức sản
lượng tiềm năng.
Lạm phát chi phí đẩy : Lạm phát chi phí đẩy ( còn gọi là lạm phát do cung ) xảy ra khi chi phí sản xuất tăng đẩy
giá lên. Hay lạm phát chi phí đẩy là loại lạm phát xảy ra khi tốc độ tăng chi phí sản xuất nhanh hơn tốc độ tăng
năng suất lao động làm giảm cung ứng hàng hóa của xã hội.
                     AS’                                 Ban đầu thị trường cân bằng tại E0 ( P0,Y0)
P
                                                         khi CPSX tăng lên  AS giảm đường AS
                                         AS              dịch sang trái từ AS  AS’ khi đó thị
P1                  E1
                                         0               trường có điểm cân bằng mới E1 ( P1 , Y1)
P0                             E0                        Trong điều kiện AD không đổi mức giá
                                                         tăng lên từ P0 lên P1 và mức sản lượng
                                                 AD      giảm xuống từ Y0 xuống Y1. Giá cả tăng
                                                         lên làm cho nền kinh tế xảy ra lạm phát .
                                                         LP do chi phí đẩy xảy ra sẽ làm giảm sản
               Y1        Y0                            Y lượng và tăng tỷ lệ thất nghiệp . Nếu kéo

                                                         dài nền KT sẽ xảy ra suy thoái


Nguyên nhân của lạm phát do chi phí đẩy :
Chi phí tiền lương không hợp lý : Mức tăng tiền lương vượt quá mức tăng của năng suất lao động  CP tăng 
AS giảm  P tăng  LP. Tiền lương tăng lên có thể là do thị trường lao động khan hiếm , do yêu cầu đòi tăng
lương của công đoàn hoặc do mức lạm phát dự tính tăng lên. Sự tăng lên của mức lợi nhuận ròng của người sản
xuất đẩy giá cả hàng hóa tăng lên
Chi phí ngoài lương tăng lên: Chi phí nguyên, nhiên vật liệu tăng lên làm cho chi phí sản xuất tăng  AS giảm 
P tăng  LP . CP NVL tăng có thể là do giá nội địa của hàng hóa nhập khẩu tăng lên, có thể do áp lực lạm phát
của nước xuất khẩu hoặc do giá trị nội tệ giảm so với ngoại tệ hoặc do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế …Nếu
các hàng hóa dịch vụ nhập khẩu này được sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả
nội địa, nếu nó được sử dụng như đầu tư vào quá trình sản xuất thì sẽ làm tăng giá thành sản xuất và từ đó làm tăng
giá hàng hóa.
Tác động của lạm phát do chi phí đẩy đối với nền kinh tế
Khi nhà nước không can thiệp : Lạm phát do chi phí đẩy sẽ không tồn tại do cơ chế tự điều chỉnh của thị trường
                                       LAS
                                               AS1
        P

                                                AS0
            P1

        P0


                                                           AD



                      Y1         Y*                                   Y


Ban đầu, đường tổng cầu ( AD) và đường tổng cung (AS 0) cắt nhau tại điểm cân bằng với mức giá P 0 và mức sản
lượng Y* . Các nguyên nhân làm tăng chi phí xuất hiện làm cho tổng cung giảm xuống, đường tổng cung dịch
chuyển sang trái ( từ AS 0 sang AS1 ) trong điều kiện đường AD, đường tổng cung mới AS 1 giao với đường AD tại
mức giá tăng lên P1 và mức sản lượng giảm xuống từ Y* xuống Y1 . Khi giá cả tăng, các doanh nghiệp muốn tăng
sản lượng của mình để đạt được mức sản lượng tiềm năng ( Y* ) làm cho đường tổng cung tăng lên, đường tổng
cung dịch chuyển sang phải về vị trí ban đầu ( AS 1 về AS0 ) và mức sản lượng lại tăng từ Y1 lên Y* .
Lạm phát chi phí đẩy trong trường hợp này chỉ xảy ra trong ngắn hạn.
Khi có sự can thiệp của nhà nước vào thị trường :
                                LAS
  P
                                         AS2
   P4                            E4                  AS1
                                                                AS0
   P3                 E3
   P2                             E2
                                                                      AD2
   P1                 E1
   P0                            E0                         AD1

                                                AD0

                 Y1        Y*                                     Y



Ban đầu, nền kinh tế tại điểm cân bằng E0 với mức sản lượng Y* và mức giá P0 . Chi phí sản xuất tăng lên làm cho
tổng cầu giảm, đường tổng cầu dịch chuyển sang trái ( từ AS 0 sang AS1). Đường AS1 cắt đường AD0 tại mức giá P1
và mức sản lượng giảm xuống Y1 . Tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế gia tăng , chính phủ can thiệp bằng cách gia
tăng tổng cầu để khôi phục mức sản lượng tiềm năng và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp , tổng cầu tăng làm cho đường
tổng cầu dịch chuyển sang phải ( từ AD0 sang AD1 ) .
 Đường tổng cầu mới ( AD1 ) cắt đường tổng cung AS1 tại điểm cân bằng mới E2 với mức giá tăng lên là P2 , giá cả
tăng lên, các nguyên nhân làm gia tăng chi phí xuất hiện , tổng cung giảm, đường tổng cung dịch chuyển sang trái (
từ AS1 sang AS2 ) làm cho mức giá tăng lên P3 và mức sản lượng giảm xuống Y1 .
Chính phủ lại can thiệp điều chỉnh tăng tổng cầu để nhằm giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp , đường tổng cầu dịch chuyển
sang phải ( từ AD1 sang AD2 ) . Đường AD2 cắt đường AS2 tại mức gá P4 và mức sản lượng tiềm năng Y*.
Quá trình cứ tiếp tục lặp đi, lặp lại . Chi phí sản xuất tăng lên và sự điều chỉnh tăng tổng cầu làm cho giá cả ngày
càng tăng tạo thành vòng tròn lạm phát “ Chi phí – Giá” .
Liên hệ tình hình lạm phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến nay :
Tỷ lệ lạm phát năm 2008 là 19,89 % ; năm 2009 là 6,88 % ; năm 2010 là 11,75 %
6 tháng đầu năm 2011 : CPI trong những tháng đầu năm tăng cao, từ tháng 4/2011 tốc độ tăng chậm lại. chỉ số CPI
tháng 9 tăng 0,82 % và là mức thấp nhất trong vòng 13 tháng qua. So với tháng 12/2010 , CPI đã tăng 16,63 % .
Trung bình 9 tháng đầu năm so với năm 2010 , chỉ số CPI tăng hơn 18 %.
Nguyên nhân lạm phát do cầu kéo :
+ Do chính sách nới lỏng tiền tệ làm cho mức cung tiền , khối lượng tín dụng tăng cao, gia tăng đầu tư, tiêu dùng.
+) Do tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nóng cùng với chất lượng tín dụng hạn chế của hệ thống NH trong những
năm gần đây là nguyên nhân quan trọng tiếp theo gây ra tình trạng lạm phát do cầu kéo.
+) Do nhà nước nhiều lần tăng lương cho khu vực công chức nhà nước kéo theo lương trong khu vực DN cũng tăng
lên làm cho tiêu dùng tăng lên.+) Do tình trạng bội chi NSNN , và 1 phần tài trợ từ nguồn vốn vay NHTW làm tăng
chi tiêu của chính phủ , đẩy tổng cầu tăng cao. +) Hiệu quả đầu tư vốn của nhà nước kém hiệu quả, lãng phí đẩy
lạm phát tăng cao
Nguyên nhân của lạm phát do chi phí đẩy :
+ Lương của người lao động trong các doanh nghiệp tăng bởi hiệu ứng tăng lương của khu vực công chức nhà nước
đẩy giá thành sản phẩm lên cao. +) Giá nhập khẩu NVL đầu vào gia tăng( đặc biệt là các NVL nhập khẩu như xăng,
dầu… tăng ) đẩy chi phí NVL tăng lên làm cho giá thành sản xuất sản phẩm , mức giá bình quân của hàng hóa,
dịch vụ tăng lên  lạm phát gia tăng . +) Tình trạng cạnh tranh lãi suất huy động của các NHTM làm cho chi phí đi
vay của các DN tăng lên làm tăng chi phí vốn của các DN  giá cả hàng hóa , dịch vụ tăng  gia tăng lạm phát .
+) Do điều kiện thiên nhiên : hạn hán, lũ lụt gia tăng, các DN bị tổn thất nhiều  đẩy giá thành SP lên cao.
Để hạn chế tình trạng lạm phát, năm 2008 chính phủ đã đưa ra 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát và đến đầu năm
2011 Chính phủ lại đưa ra Nghị quyết số 11 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh
tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, trong nghị quyết số 11 của Chính phủ đã chỉ rõ , để thực hiện mục tiêu kiềm chế
LP thì áp dụng một số giải pháp chủ yếu sau :
+ Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng
+ Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước
+ Thúc đẩy SXKD, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng
+ Điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo
+ Tăng cường bảo đảm an sinh xã hội
+ Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền.

Câu 5. Trình bày các giải pháp kiềm chế LP trong nền KTTT , nêu các giải pháp của NH nhà nước và chính
phủ VN đã sử dụng để kiểm soát LP từ năm 2008 đến nay.
Khái niệm lạm phát : Lạm phát là hiện tượng mức giá cả chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên liên tục trong một
khoảng thời gian kéo dài.
 Các giải pháp kiềm chế LP trong nền KTTT :
Nhóm giải pháp tác động vào tổng cầu ( làm giảm tổng cầu ) :
Các giải pháp này nhằm hạn chế sự gia tăng quá mức của tổng cầu. Trước hết là thực hiện một CSTT thắt chặt do
nguyên nhân cơ bản của lạm phát cầu kéo là sự gia tăng của khối lượng tiền cung ứng. Sự hạn chế cung ứng tiền sẽ
có hiệu quả ngay đến sự giảm sút của nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội.
+) Một CSTT thắt chặt được bắt đầu bằng việc kiểm soát và hạn chế cung ứng tiền cơ sở (MB), từ đó mà hạn chế
khả năng mở rộng tín dụng của hệ thống ngân hàng trung gian. Lãi suất ngân hàng và lãi suất thị trường tăng lên
sau đó sẽ làm hạn chế nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, làm giảm áp lực đối với hàng hoá và dịch vụ cung ứng. Cùng
với việc thực thi CSTT thắt chặt là sự kiểm soát gắt gao chất lượng tín dụng cung ứng nhằm hạn chế khối lượng tín
dụng, đồng thời đảm bảo hiệu quả của kênh cung ứng tiền cũng như chất lượng của việc sử dụng tiền tệ.
+) Kiểm soát chi tiêu của ngân sách nhà nước từ trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả
trong chi tiêu ngân sách: rà soát lại cơ cấu chi tiêu,cắt giảm các khoản đầu tư không có tính khả thi và các khoản
chi phúc lợi vượt quá khả năng của nền kinh tế, cải tiến lại bộ máy quản lý nhà nước vốn cồng kềnh, không hiệu
quả, gây lãng phí ngân sách. Khai thác các nguồn thu, đặc biệt là thu thuế nhằm giảm mức bội chi, cổ phần hoá các
doanh nghiệp nhà nước ... và cuối cùng là hạn chế phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách.
+) Thực hiện chính sách khuyến khích tiết kiệm, giảm tiêu dùng. Lãi suất danh nghĩa được đưa lên cao hơn tỷ lệ
lạm phát để hấp dẫn người gửi tiền. Biện pháp này thường được sử dụng trong trường hợp lạm phát cao và có tác
động tức thời. Tuy nhiên, trong thời gian áp dụng chính sách lãi suất cao, cần có sự điều chỉnh linh hoạt cho phù
hợp với mức độ biến động của lạm phát và hạn chế hậu quả tiềm tàng cho các tổ chức nhận tiền gửi.
+) Trong điều kiện nền kinh tế mở, sự can thiệp vào tỷ giá nhằm điều chỉnh tỷ giá tăng dần dần (chứ không để tăng
lên ngay) theo mức độ lạm phát cũng được sử dụng như một giải pháp nhằm giảm cầu do tỷ giá tăng khiến giá hàng
xuất khẩu rẻ đi làm tăng nhu cầu xuất khẩu dẫn đến tăng tổng cầu và do đó là tăng sức ép lên giá. Mặt khác, việc
điều chỉnh tỷ giá từ từ cũng sẽ làm cho giá nội địa của hàng nhập khẩu không tăng nhanh quá, giảm bớt áp lực tăng
mặt bằng giá trong nước. Đối với những nước phụ thuộc vào hàng nhập khẩu, điều này đặc biệt có ý nghĩa. Tuy
nhiên, hành động can thiệp này có thể làm cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại tệ vì phải bán ra để kìm hãm tỷ giá tăng.
Chính vì thế việc sử dụng giải pháp này cũng cần cân nhắc đến khả năng dự trữ ngoại hối cũng như khả năng phục
hồi nguồn dự trữ của quốc gia.
Nhóm giải pháp tác động vào tổng cung ( làm giảm chi phí SX ) :
+) Giải pháp quan trọng nhất là tác động vào mối quan hệ giữa mức tăng tiền lương và mức tăng của năng suất lao
động xã hội. Thực chất là thiết lập một cơ chế để đảm bảo mức chi trả tiền lương phù hợp với hiệu quả kinh doanh
của từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế. Sự thành công của cơ chế này sẽ hạn chế những đòi hỏi tăng
tiền lương (chi phí chủ yếu trong giá thành sản phẩm) bất hợp lý dẫn đến vòng luẩn quẩn: tăng lương  tăng tiền
 tăng giá  tăng lương...
+) Đổi mới công nghệ nhằm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn nguyên , nhiên, vật liệu ; đa dạng hóa các
nguồn cung cấp vật tư để sử dụng nguồn nguyên, nhiên, vật liệu rẻ nhất , tiết kiệm nhất
+) Chống độc quyền : thực hiện chính sách chống độc quyền , cải tiến cơ chế
+) Nâng cao hiệu quả quản lý trong kinh doanh, cụ thể : phải phân công lao động hợp lý, phù hợp với trình độ, sở
thích, năng lực để người lao động phát huy được 1 cách tối đa hiệu quả làm việc đồng thời giảm chi phí quản lý ,
giảm lao động hành chính, tăng lao động trong lĩnh vực trực tiếp sản xuất.
+) Điều chỉnh chính sách thuế hợp lý nhằm giảm thiểu chi phí cho DN
+) Luôn luôn cải tiến kỹ thuật, áp dụng các dây truyền sản xuất hiện đại, tiên tiến , tiết kiệm nhiên liệu….
Nhóm giải pháp nhằm mở rộng khả năng cung ứng hàng hoá
+) Giải pháp tình thế và tác động tức thời đến cân đối tiền hàng là nhập khẩu hàng hoá, nhất là các hàng hoá đang
khan hiếm, góp phần làm giảm áp lực đối với giá cả. Tuy nhiên giải pháp này chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng:
làm cạn kiệt nguồn dự trữ quốc tế, tạo thói quen dùng hàng ngoại và đặc biệt làm suy giảm sức sản xuất trong
nước.
+) Tăng khả năng sản xuất hàng hoá trong nước được coi là giải pháp chiến lược cơ bản nhất, tạo cơ sở ổn định tiền
tệ một cách vững chắc. Thực chất đây là giải pháp nhằm tăng mức sản lượng tiềm năng của xã hội. Đây là chiến
lược dài hạn tập trung vào việc khai thác triệt để năng lực sản xuất của xã hội, nâng cao trình độ của lực lượng lao
động, đổi mới thiết bị, hiện đại hoá dây truyền sản xuất và quan trọng nhất là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế,
khuyến khích cạnh tranh và hiệu quả.
Liên hệ tình hình thực trạng lạm phát ở VN từ năm 2011 đến nay:
Lạm phát năm 2011 là 18,13%.
Từ đầu năm 2012 đến tháng 7/2012 : 6 tháng đầu năm chỉ số CPI tăng rất thấp thậm chí tháng 6 và 7 chỉ số CPI
tăng trưởng âm lần lượt là -0,26% và -0,29%. NN chính là do: suy giảm tổng cầu khiến chỉ số CPI âm trong tháng
6 và 7 nhất là cầu tiêu dùng nội địa cụ thể: tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ
tiêu dung chỉ đạt 6,5% so với mức tăng trưởng trung bình trên 12% so với giai đoạn 2001 và 2010. Cầu đầu tư: đầu
tư công và đầu tư tư nhân nếu loại trừ yếu tố giá thì giảm so với năm trước. Cầu đầu tư của khu vực tư nhân cũng
giảm do thị trường khó khăn nên lượng hàng tồn kho nhiều, DN cắt giảm, thu hẹp SX.
NN suy giảm tổng cầu là do CS that chặt tiền tệ và khống chế tăng trưởng tín dụng cho từng nhóm NH, NHNN
tăng cường kiểm tra giám sát các TCTC và phi TD, nợ xấu tăng cao nên các NH đều thu hẹp cho vay.
Từ tháng 8/2012 đến nay: Trái ngược với tháng 7, CPI tháng 8 đã có mức tăng trưởng ngoạn mục lên 0,63% cao
nhất kể từ tháng 3/2012 và hơn tổng mức giảm của 2 tháng trước đó.
NN khiến CPI tháng 8 tăng mạnh là do tăng giá một loại mặt hàng thiết yếu: xăng, dầu, dịch vụ ý tế. Trong vòng 1
tháng mặt hàng xăng A92 đã tăng từ 21k lên 23k/lít làm tăng giá ở nhiều mặt hàng khác.
Các giải pháp kiềm chế lạm phát mà NHNN và chính phủ Việt Nam đã sử dụng từ năm 2008 (2011) đến
nay :
Các giải pháp của NHNN :
Tăng tỷ lệ DTBB thêm , mở rộng diện kỳ hạn DTBB
Tăng cặp lãi suất chỉ đạo ( 3 lần ) đưa mức lãi suất từ ( 4,5 % - 6,5 % ) lên ( 13 % - 15 % )
Phát hành tín phiếu kho bạc bắt buộc các TCTD mua
Thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá
Chỉ đạo các NH hạn chế tăng trưởng tín dụng và tăng cường giám sát việc các NHTM thực hiện quyết định này .
Các giải pháp của Chính phủ :
+) Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.
+) Chính phủ sẽ điều chỉnh chính sách tài khóa theo hướng kiểm soát chặt chẽ , nâng cao hiệu quả chi tiêu công.
+) Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ , bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hóa .
+) Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh xuất khẩu , kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm tình trạng nhập siêu
+) Chính phủ kêu gọi mọi người, mọi nhà triệt để tiết kiệm tiêu dùng, nhất là nhiên liệu và năng lượng
+) Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu và gian lận thương mại , kiểm soát việc chấp
hành pháp luật của nhà nước về giá
+) Tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, mở rộng việc thực hiện các chính
sách về an ninh, xã hội .
+) Các phương tiện thông tin đại chúng cần đẩy mạnh công tác truyền bá thông tin, tuyên truyền 1 cách chính xác ,
ủng hộ các chủ trương , chính sách của nhà nước trên các lĩnh vực nhạy cảm như giá cả thị trường, tỷ giá ngoại tệ,
…

Câu 6. Phân biệt và giải thích mối quan hệ giữa lãi suất tái cấp vốn của NHTW, lãi suất liên NH , lãi suất
cho vay của hệ thống các NHTM, cơ chế điều hành lãi suất của NHNN việt Nam từ 2008 đến nay
Phân biệt 3 loại lãi suất :

Tiêu thức     Lãi suất cho vay              Lãi suất liên NH                       Lãi suất tái chiết khấu
              ( Lãi suất chiết khấu )                                              ( Lãi suất tái cấp vốn )
Khái niệm     Là loại lãi suất được áp dụng Là loại lãi suất được áp dụng          Là loại lãi suất do NHTW áp
              khi các NHTG cho khách hàng khi các NHTG cho nhau vay                dụng khi NHTW cho các
              vay vốn.                                                             NHTG vay dưới hình thức CK
                                                                                   lại các GTCG chưa đến hạn
                                                                                   thanh toán mà các NHTG mang
                                                                                   đến xin CK tại NHTW
Cơ sở hình Lãi suất cho vay do bản thân          Do quan hệ cung - cầu vốn tiền   Do NHTW ấn định phù hợp với
thành     lãi các NHTM quyết định , nó có        NHTW trên thị trường liên NH     yêu cầu của CSTT trong từng
suất          thể phụ thuộc vào cung - cầu       quy định                         thời kỳ
              vốn tín dụng trên thị trường tín
              dụng
Tính chất     Mang tính chất KD                  Mang tính chất KD                Mang t/c chỉ đạo, quản lý, điều
                                                                                  tiết
Mối quan      Mối quan hệ giữa NHTM và NHTM - NHTM ( mối quan hệ                  Mối quan hệ giữa NHTM và
hệ tín dụng   khách hàng là các DN, cá giữa các NHTM với nhau )                   NHTW
giữa    các   nhân.
chủ thể
Yếu tố chi     Lãi suất cho vay phụ thuộc LS liên NH phụ thuộc vào cung Lãi suất tái cấp vốn phụ thuộc
phối           vào lãi suất tiền gửi , thời hạn cầu tiền NHTW , sự chi phối vào định hướng CSTT của
               khoản cho vay, mức độ rủi ro, trong việc điều hành CSTT của NHTW , chiều hướng biến động
               chi phí nghiệp vụ, mặt bằng lãi NHTW, tỷ trọng sử dụng vốn lãi suất trên thị trường tiền tệ
               suất thị trường, mối quan hệ vay NHTW của các NHTM
               giữa KH và NH
               Lãi suất chiết khấu phụ thuộc
               vào thời hạn còn lại của
               GTCG, chất lượng GTCG,
               mqh giữa NH và KH, cung
               cầu vốn trên thị trường tín
               dụng
Độ lớn         Lớn nhất                          LSTCV < LSLNH < LSCV             Nhỏ nhất
Mối quan hệ giữa 3 loại lãi suất trên :
+) LS cho vay , LS liên NH và LS TCV có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó LS TCV ( LS TCK ) là lãi suất
chủ đạo, nó chi phối LS LNH và LSCV . Một sự thay đổi của LS TCV có thể ảnh hưởng đến LS liên NH , sau đó
ảnh hưởng đến LS CV theo cơ chế truyền dẫn . Cụ thể :
Giả sử NHTW sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt ( NHTW tăng LS TCV ) điều này có nghĩa là các NHTM khi vay
vốn ở NHTW sẽ phải chịu mức lãi suất cao hơn , từ đó các NHTM sẽ hạn chế vay vốn của NHTW . Khi đó, các
NHTM sẽ có nhu cầu vay vốn trên thị trường liên NH , cầu vốn trên thị trường liên NH tăng lên đẩy lãi suất liên
NH tăng lên ( do cầu vốn khả dụng của NHTM tăng trong điều kiện giả định cung vốn khả dụng trên thị trường liên
NH không đổi ) và dẫn đến lãi suất cho vay của các NHTM đối với nền kinh tế cũng điều chỉnh tăng lên nhằm đạt
được lợi ích kinh doanh của NHTM. Vì vậy, LS TCV tăng kéo theo đó là LS LNH cũng tăng và LS cho vay cũng
tăng lên. Và ngược lại , khi NHTW sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng ( NHTW giảm lãi suất TCV ) sẽ khuyến
khích các NHTM vay vốn , lúc này các NHTM sẽ dồi dào về vốn , LS trên thị trường LNH sẽ giảm kéo theo đó là
LS CV của các NHTM cũng giảm.
+) LS TCV chịu sự ảnh hưởng của LS LNH và LS CV : Khi NHTW xác định LS TCV phải tham khảo diễn biến
của LS LNH và LS CV để điều chỉnh cho phù hợp. Bởi vì nếu LS TCV quá thấp khiến cho các NHTM đổ xô đi
vay NHTW còn nếu LS TCV quá cao thì các NHTM sẽ chuyển sang vay các NHTM khác.
+) Cả 3 loại LS này đều được sử dụng trong việc điều hành CSTT :
LS TCV là công cụ của CSTT
LS LNH là mục tiêu hoạt động của CSTT
LS CV là mục tiêu trung gian của CSTT
Cơ chế điều hành lãi suất của NHNN VN từ năm 2008 đến nay :
+) Những tháng đầu năm 2008 : NHNN cho phép các tổ chức tín dụng thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thỏa
thuận , xóa bỏ biên độ khống chế lãi suất cho vay .Các TCTD được tự thỏa thuận lãi suất cho vay với KH dựa trên
quan hệ cung – cầu vốn và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng vay thay cho cơ chế điều hành lãi suất cơ bản .
NHNN không khống chế lãi suất huy động của các TCTD cho nên trong những tháng đầu năm 2008, do cạnh tranh
giữa các TCTD đã diễn ra cuộc chạy đua lãi suất giữa các NH, đẩy mức lãi suất huy động lên cao ( hơn 20 %/
năm ) từ đó đẩy lãi suất cho vay lên cao.
+) Từ 19/5/2008 đến 25/2/2010 : Từ ngày 19/5/2008 , để khác phục tình trạng chạy đua lãi suất huy động giữa các
TCTD, NHNN sử dụng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng VN thay thế cơ chế lãi suất thỏa thuận. Cơ chế
điều hành lãi suất mới sẽ cùng lúc tuân thủ luật NHNN và Bộ luật dân sự. NHNN công bố lãi suất cơ bản làm cơ sở
cho các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh ( lãi suất huy động và cho vay ) , đồng thời quy định lãi suất cho vay do
các bên thỏa thuận không được vượt quá 150 % lãi suất cơ bản. Riêng đối với cho vay phục vụ đời sống và cho vay
thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ thì được áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận. +) Lãi suất cơ bản được công bố
hàng tháng và điều chỉnh kịp thời khi cần thiết. +) NHNN sử dụng các công cụ : DTBB , cặp lãi suất chỉ đạo, tái
cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường. +) Sự thay đổi lãi suất cơ bản làm thay
đổi mức lãi suất trần trong huy động vốn và cho vay của các TCTD.
+) Từ tháng 26/2/ 2010 : Theo thông tư 07/2010/TT – NHNN : NHNN cho phép các NHTM được thực hiện lãi suất
thỏa thuận đối với các khoản vay trung và dài hạn ( từ 26/2/2010 đến 13/4/2010 ) còn cho vay ngắn hạn vẫn không
được vượt quá 150 % lãi suất cơ bản.
+) Từ 14/4/2010 : NHNN thực hiện quy định về trần lãi suất huy động ( 12 % / năm ) và NHNN vẫn tiếp tục công
bố lãi suất cơ bản hàng tháng và điều chỉnh kịp thời khi cần thiết, tuy nhiên mục đích của lãi suất cơ bản đã được
bổ sung thêm là chống cho vay nặng lãi.
+) Từ tháng 3 /2011 đến nay : NHNN vẫn tiếp tục áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với lãi suất cho vay tuy
nhiên các NHTG cũng đã thống nhất với nhau theo mong muốn của NHTW sẽ hạ lãi suất cho vay xuống từ 17 – 19
% / năm từ tháng 9/2011. NHTW vẫn tiếp tục khống chế trần lãi suất huy động và với mức trần lãi suất huy động
cao nhất là 14 % / năm . +) Cho đến tháng 10/2011 thì mức lãi suất trần huy động đối với kỳ hạn 1 tháng là 6 % /
năm còn lãi suất trần huy động với kỳ hạn trên 1 tháng là 14 % /năm. NHTW kiểm soát chặt chẽ và có chế tài sử
phạt rất mạnh đối với các chi nhánh NH nào có biểu hiện vi phạm lách trần LS. +) NHTW vẫn tiếp tục sử dụng các
công cụ CSTT gián tiếp để tác động đến lãi suất thị trường.

Câu 7. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất thị trường trên góc độ cung cầu quỹ cho vay và trên góc
độ cung cầu tiền tệ , giải thích nguyên nhân biến động lãi suất thị trường ở VN từ đầu năm 2011
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất thị trường :
Khái niệm : Lãi suất là tỷ lệ phần tăng thêm này so với vốn gốc ban đầu hay lãi suất là giá của quyền sử dụng vốn
vay trong một khoảng thời gian nhất định mà người sử dụng vốn phải trả cho người sở hữu vốn
Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất thị trường xét trên góc độ cung – cầu quỹ cho vay :
Cầu quỹ cho vay là nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ tiêu dùng của các chủ thể kinh tế
khác nhau trong nền kinh tế.
Cầu quỹ cho vay được hình thành từ các nguồn sau :
+) Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân : DN và hộ gia đình vay do nhu cầu đầu tư vào
quá trình sản xuất kinh doanh và trang trải các chi phí liên quan đến tiêu dùng . Trong điều kiện các yếu tố ngoại
sinh ( lạm phát dự tính, khả năng sinh lời dự tín của các công cụ đầu tư ) không đổi , nhu cầu vay vốn của DN và
HGĐ rất nhạy cảm với lãi suất cho vay nó có biến động ngược chiều với lãi suất cho vay .
+) Nhu cầu vay vốn của khu vực chính phủ : Chính phủ và khu vực chính phủ vay vốn nhằm bù đắp thiếu hụt tạm
thời của ngân sách nhà nước. Nhu cầu vay vốn của chính phủ không chịu tác động bởi lãi suất .
+) Nhu cầu vay vốn của các chủ thể nước ngoài : Các chủ thể nước ngoài có nhu cầu vay vốn trong nước do có sự
chênh lệch về lãi suất giữa 2 quốc gia ( lãi suất vay vốn trong nước rẻ hơn lãi suất vay vốn ở nước ngoài ), mức độ
mở cửa và khả năng di chuyển vốn giữa 2 quốc gia .
Cả 3 bộ phận trên tạo thành cầu quỹ cho vay của xã hội và chúng đều có biến động ngược chiều so với lãi suất.
Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu quỹ cho vay :
             i
                                            S
                 i1               E1
                 i0          E0
                 i2     E2                           D1
                                                D0
                                       D2

                       Q2 Q0 Q1                  Q

+) Tỷ suất lợi tức dự tính của cơ hội đầu tư : có ảnh hưởng thuận chiều đối với cầu quỹ cho vay.
Khi nền kinh tế tăng trưởng, tỷ suất lợi tức dự tính của cơ hội đầu tư tăng lên làm cho cá chủ thể trong nền kinh tế
mong muốn đầu tư nhiều hơn. Do đó, nhu cầu quỹ cho vay tăng lên làm cho cầu quỹ cho vay tăng, đường cầu quỹ
cho vay dịch chuyển sang phải từ D0 sang D1 ( trong điều kiện đường cung quỹ cho vay không đổi ) làm cho lãi
suất tăng lên từ i0 lên i1 .Ngược lại , khi nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, tỷ suất lợi tức dự tính của cơ hội
đầu tư giảm xuống sẽ làm giảm nhu cầu vay vốn của các chủ thể trong xã hội, cầu quỹ cho vay giảm ( trong điều
kiện cung quỹ cho vay không đổi ) làm cho lãi suất giảm xuống từ i0 xuống i2.
+) Tỷ lệ lạm phát dự tính : có ảnh hưởng thuận chiều đối với cầu quỹ cho vay.
Ta có : Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực dự tính + Tỷ lệ lạm phát dự tính
Khi tỷ lệ lạm phát dự tính tăng lên mà lãi suất danh nghĩa không đổi làm cho lãi suất thực dự tính giảm xuống, lúc
này người đi vay vốn sẽ được lợi do chi phí vay vốn thực tế giảm xuống chính vì vậy mà họ có nhu cầu đi vay
nhiều hơn , cầu quỹ cho vay tăng , đường cầu quỹ cho vay dịch chuyển sang phải từ D0 sang D1 ( trong điều kiện
đường cung quỹ cho vay không đổi ) làm cho lãi suất tăng lên từ i0 lên i1. Ngược lại, khi tỷ lệ lạm phát dự tính giảm
xuống mà lãi suất danh nghĩa không đổi làm cho lãi suất thực dự tính tăng lên, người đi vay vốn lúc này sẽ bị thiệt
chính vì vậy mà họ sẽ đi vay ít hơn, cầu quỹ cho vay giảm, đường cầu quỹ cho vay dịch chuyển sang trái ( trong
điều kiện đường cung quỹ cho vay không đổi ) làm lãi suất giảm xuống từ i0 xuống i2.
+) Tình trạng bội chi của ngân sách nhà nước : có ảnh hưởng thuận chiều đối với cầu quỹ cho vay
Khi nhà nước bị bội chi tăng lên ( chi ngân sách > thu ngân sách ) làm cho nhu cầu vay vốn của chính phủ tăng lên
để bù đắp bội chi ngân sách, cầu quỹ cho vay tăng lên, đường cầu quỹ cho vay dịch chuyển sang phải từ D0 sang
D1 ( trong điều kiện đường cung quỹ cho vay không đổi ) và lãi suất tăng lên từ i0 lên i1. Ngược lại, khi nhà nước ít
bị bội chi hơn thì nhà nước sẽ ít phải đi vay hơn, cầu quỹ cho vay giảm , đường cầu quỹ cho vay dịch chuyển sang
trái ( trong điều kiện đường cung quỹ cho vay không đổi ) và lãi suất giảm xuống từ i0 xuống i2.

Cung quỹ cho vay là khối lượng vốn dùng để cho vay kiếm lời của các chủ thể khác nhau trong xã hội.
Cung quỹ cho vay được hình thành bởi các nguồn sau :
+) Tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân, hộ gia đình : đây là bộ phận chủ yếu nhất của cung quỹ cho vay . Trong điều
kiện bình thường, số lượng tiền gửi tiết kiệm mà hệ thống các NHTM huy động được phụ thuộc nhiều vào lãi suất :
nếu lãi suất tăng sẽ làm tăng nhu cầu gửi tiết kiệm và ngược lại.
+) Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các DN : ví dụ như các quỹ khấu hao cơ bản , lợi nhuận chưa chia , các quỹ
khác chưa sử dụng đến .
+) Các khoản thu chưa sử dụng đến của ngân sách nhà nước
+) Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể nước ngoài ( có thể là chính phủ, có thể là công dân nước ngoài
Như vậy, cung quỹ cho vay được tạo bởi nguồn vốn dư thừa và chưa sử dụng đến của các cá nhân, hộ gia đình,
doanh nghiệp, chính phủ và của người nước ngoài . Mặc dù có những bộ phận biến động không phụ thuộc vào lãi
suất nhưng tổng hợp lại thì cung quỹ cho vay có biến động thuận chiều với lãi suất và đường cung quỹ cho vay có
chiều hướng dốc lên.
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung quỹ cho vay :
           i
                              S2    S0
               i2        E2               S1
               i0              E0
               i1
                                     E1
                                               D

                          Q2 Q0 Q1             Q




+) Tài sản và thu nhập : có ảnh hưởng thuận chiều với cung quỹ CV . Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng , tài
sản và thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế tăng lên , cung quỹ cho vay theo đó cũng tăng lên , đường cung
quỹ cho vay dịch chuyển sang phải từ S0 sang S1 ( trong điều kiện đường cầu quỹ cho vay không đổi ) làm cho lãi
suất giảm xuống từ i0 xuống i1. Ngược lại, trong điều kiện nền kinh tế suy thoái , thu nhập của các chủ thể trong
nền kinh tế giảm xuống, cung quỹ cho vay giảm xuống, làm cho lãi suất tăng lên từ i0 lên i2.
+) Tỷ suất lợi tức dự tính của các công cụ nợ : có ảnh hưởng thuận chiều với cung QCV : Khi LS thị trường có xu
hướng tăng lên trong tương lai , giá của các công cụ nợ dài hạn sẽ bị giảm đi, tỷ suất lợi tức dự tính của nó sẽ bị
giảm theo . Công cụ nợ ở hiện tại trở nên kém hấp dẫn làm giảm nhu cầu mua của các chủ thể kinh tế , cung QCV
giảm , đường cung QCV dịch sang trái từ từ S0 sang S2 ( trong điều kiện đường cầu quỹ cho vay không đổi ) làm
cho lãi suất tăng từ i0 lên i2. Ngược lại, khi tỷ suất lợi tức dự tính của các công cụ nợ tăng,tỷ suất lợi tức dự tính của
nó tăng, làm cho lãi suất giảm từ i0 xuống i1
+) Rủi ro của các công cụ nợ : Có ảnh hưởng nghịch chiều với cung QCV : Khi rủi ro của các công cụ nợ tăng lên
làm cho các NĐT sẽ hạn chế đầu tư vào các công cụ nợ, cung quỹ cho vay giảm, đường cung quỹ cho vay dịch
chuyển sang trái từ S0 sang S2 ( trong điều kiện đường cầu quỹ cho vay không đổi ) làm cho lãi suất tăng từ i0 lên i2.
Ngược lại, khi rủi ro của các công cụ nợ giảm xuống, các NĐT sẽ tăng cường đầu tư vào các công cụ nợ , cung quỹ
cho vay tăng, làm cho lãi suất giảm từ i0 xuống i1
+) Tính lỏng của các công cụ nợ :Khi tính lỏng của các công cụ nợ cao hơn so với tính lỏng của các công cụ đầu tư
khác sẽ làm tăng tính hấp dẫn của các công cụ nợ  cầu công cụ nợ tăng ở mọi mức lãi suất  lượng cung QCV
tăng  đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang phải từ S0 sang S1 ( trong điều kiện đường cầu quỹ cho vay
không đổi ) làm cho lãi suất giảm từ i0 xuống i1. Ngược lại, khi tính lỏng của các công cụ nợ càng thấp thì tính hấp
dẫn của các công cụ nợ giảm, lượng quỹ cho vay giảm và lãi suất tăng lên từ i0 lên i2.


Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất thị trường xét trên góc độ cung – cầu tiền :
Những nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất thị trường cũng chính là những nhân tố làm dịch chuyển đường cung và
đường cầu tiền
Mức cầu tiền tệ là số lượng tiền tệ mà dân chúng, doanh nghiệp, các tổ chức phi NH , các cơ quan nhà nước cần
nắm giữ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và bảo toàn giá trị trong điều kiện giá cả và các biến số vĩ mô cho trước.
Thành phần của mức cầu tiền :
                            MS
Mức cầu tiền baoi gồm : MD của các cá nhân, HGĐ ; MD của các DN, các tổ chức và MD của CP
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức cầu tiền :
                  i 1
                           E               1

                    i0                    E0
                    i2                                    MD1
                                     E2                  MD0
                                                   MD2

                                                          Q
+) Thu nhập thực tế ( Y ) : có ảnh hưởng thuận chiều đên MD . Khi NKT đang tăng trưởng, TN thực tế tăng lên,
tăng nhu cầu giữ thêm tiền để dự trữ đồng thời muốn chi tiêu cho gia đình nhiều hơn  MD tăng  Đường cầu
tiền dịch chuyển sang phải từ MD0 sang MD1 ( trong đk MS ko đổi làm cho lãi suất tăng từ i0 lên i1 và ngược lại
khi NKT suy thoái, TN thực tế giảm xuống làm cho MD giảm và lãi suất giảm từ i0 xuống i2 .
+) Mức giá cả ( P ) : có ảnh hưởng thuận chiều đến MD :Khi P tăng thì nhu cầu nắm giữ tiền nhằm đảm bảo sức
mua như ban đầu cũng tăng, MD tăng  Đường cầu tiền dịch chuyển sang phải từ MD0 sang MD1 ( trong đk MS
ko đổi làm cho lãi suất tăng từ i0 lên i1 và ngược lại khi mức giá cả giảm làm cho MD giảm và lãi suất giảm từ i0
xuống i2.
+) Tốc độ lưu thông tiền tệ ( V ) : có ảnh hưởng ngược chiều đến MD : V cho biết trong một khoảng thời gian nhất
định bình quân 1 đơn vị tiền tệ được chi ra bao nhiêu lần để mua hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông. Khi V tăng 
1 đơn vị tiền tệ thực hiện được nhiều lần giá trị hàng hóa trong lưu thông hơn  Mức cầu tiền giảm  Đường cầu
tiền dịch chuyển sang trái từ MD0 sang MD2 ( trong đk MS ko đổi làm cho lãi suất giảm từ i0 xuống i2 và ngược lại
khi V giảm  MD tăng  lãi suất tăng i0 lên i1

Mức cung tiền tệ là khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch và nhu cầu dự trữ
giá trị của các chủ thể phi NH .
Thành phần của MS : M2 = C + D + T + B
C : Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống NH ; D : Tiền gửi không kỳ hạn có phát hành séc
T : Tiền gửi có kỳ hạn , tiền gửi tiết kiệm ; B : Kỳ phiếu, trái phiếu do các NHTM phát hành.
Nhân tố ảnh hưởng đến MS : Sự thay đổi mức cung tiền do NHTW quyết định . Khi NHTW tăng lượng tiền cung
                  i
ứng làm cho đường cung tiền dịch chuyển sang phải từ S0 sang S1 ( trong điều kiện cầu tiền tệ không đổi ) làm cho
lãi suất giảm từ i0 xuống i1 .       S
                                     0


                 i0        E0             S1

                 i1             E1
                                     MD


                                          Q
Như vậy, xét trên góc độ Cung – Cầu tiền , có 4 nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất thị trường đó là Mức thu nhập thực
tế, mức giá cả, tốc độ lưu thông tiền tệ và mức cung tiền . Tổng hợp sự tác động của 4 nhân tố này đến việc dịch
chuyển đường cung và đường cầu tiền sẽ quyết định mức LSTT.
Giải thích nguyên nhân biến động lãi suất ở Việt Nam từ đầu năm 2011 đến nay :
Từ khoảng đầu năm 2011 cho đến tháng 7/ 2011 : lãi suất tăng cao ,lãi suất huy động lên đến 17 – 18 % còn lãi suất
cho vay lên đến 23 %. Nguyên nhân lãi suất tăng cao do giá cả tăng lên , NHTW sử dụng CSTT theo hướng thắt
chặt, cạnh tranh huy động vốn giữa các NH, nhu cầu vay vốn của NH tăng
Nguyên nhân biến động lãi suất ở VN xét trên góc độ cung – cầu quỹ cho vay
Cầu quỹ cho vay : Nhu cầu vay vốn của các DN tăng cao , +) Tỷ lệ lạm phát dự tính tăng lên ,+) Tình trạng bội chi
ngân sách nhà nước tăng lên
Cung quỹ cho vay : Thu nhập thực tế của cá nhân, hộ gia đình giảm . +) Lãi suất dự tính của các chứng khoán nợ
tăng lên. +)
Nguyên nhân biến động lãi suất ở Việt Nam xét trên góc độ cung – cầu tiền
Cầu tiền : Thu nhập thực tế tăng lên , +) Mức giá cả tăng lên làm cho nhu cầu nắm giữ tiền để mua được hàng hóa
như trước tăng lên
Cung tiền : NHTW thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho cung tiền giảm xuống đẩy lãi suất thị trường tăng
lên
Từ tháng 9 /2011 đến nay : Lãi suất đã giảm xuống do NHTW nới lỏng chính sách tiền tệ, khống chế trần lãi suất
huy động , lãi suất cho vay của các NHTM giảm xuống, tạo điều kiện cho các NHTM

Câu 8. Trình bày các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM . Nhận xét khái quát về hoạt động của hệ thống NHTM
Việt Nam năm 2008 đến nay .
Trình bày các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM :
Khái niệm : Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận thông qua việc kinh
doanh các khoản vốn ngắn hạn là chủ yếu.
Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM bao gồm nghiệp vụ tài sản Nợ - Huy động vốn và nghiệp vụ tài sản Có – Sử
dụng vốn .
Nghiệp vụ tài sản Nợ - Huy động vốn :Đây là nghiệp vụ huy động, tạo nguồn vốn kinh doanh cho Ngân hàng
thương mại. Hoạt động huy động vốn được phản ánh thông qua cơ cấu nguồn vốn của NHTM . Nguồn vốn của
NHTM bao gồm :
Vốn tiền gửi : Được hình thành từ hoạt động nhận tiền gửi và đươc huy động thường xuyên, bao gồm :
Tiền gửi thanh toán : Là loại tiền gửi được ký gửi vào NH mà người gửi tiền được quyền sử dụng để thanh toán,
chuyển khoản hoặc rút ra bằng tiền mặt bất cức lúc nào .
Đặc điểm :
+) Được hưởng lãi suất thấp hoặc không được hưởng lãi vì mục đích chủ yếu của khách hàng khi gửi loại tiền này
là nhằm đảm bảo an toàn cho khoản tiền và thực hiện các hoạt động thanh toán qua NH.
+) Loại tiền gửi này mang tính chất giao dịch và biến động không ổn định do khách hàng có thể gửi vào và rút ra
bất kỳ lúc nào
Tầm quan trọng :
+) Là bộ phận nguồn vốn có chi phí huy động rẻ nhất
+) Thông qua việc theo dõi biến động số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, NH có thể nắm được tình hình kinh
doanh của KH , giúp cho NH có thể dễ dàng phát hiện và hạn chế được rủi ro khi cho khách hàng vay vốn.
+) Loại tiền gửi này thường chiếm 15 % - 20 % tổng nguồn vốn huy động được của NH , mặc dù không ổn định
nhưng xét trên bình diện toàn bộ KH thì NH vẫn có thể sử dụng 1 phần tiền gửi thanh toán để cho vay có kỳ hạn.
Tiền gửi có kỳ hạn của các DN, các tổ chức kinh tế : Là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào NH trên cơ sở có sự
thỏa thuận về thời hạn và lãi suất giữa KH và NH.
Đặc điểm :
+) Là loại tiền gửi phi giao dịch , biến động tương đối ổn định
+) Được hưởng lãi suất cao hơn so với tiền gửi thanh toán vì mục đích gửi tiền của KH là để lấy lãi
+) Ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc sử dụng để cho vay
Tầm quan trọng :
+) Tạo nên bộ phận vốn tương đối ổn định, thuận lợi cho NH trong việc cho vay
+) Là bộ phận vốn có lãi suất thấp hơn vốn đi vay
Tiền gửi tiết kiệm : Là khoản tiền để dành của dân cư gửi vào NH nhằm mục đích hưởng lãi theo định kỳ
Tiền gửi tiết kiệm gồm :
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn : Đây là loại tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể gửi vào và rút ra theo nhu
cầu sử dụng mà không cần báo trước cho NH. NH trả lãi cho loại tiền gửi này nhưng rất thấp.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn : Đây là loại tiền gửi tiết kiệm có thời hạn gửi cố định trước, người gửi tiền không
được rút trước hạn ( trên thực tế NH vẫn cho rút nhưng KH khi rút sẽ chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn cho
thời gian thực gửi)
Đặc điểm :
+) Là loại tiền gửi phi giao dịch
+) Là nguồn vốn tương đối ổn định và lãi suất cho loại tiền gửi này cao hơn so với lãi suất TGKKH
Tầm quan trọng :
+) Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn tiền gửi của NH
+) NH có thể chủ động sử dụng nguồn vốn này để cho vay có kỳ hạn
+) Lãi suất tiền gửi tiết kiệm thấp hơn lãi suất NH đi vay.
Vốn tiền gửi được các NH huy động thường xuyên, tương đối ổn định , chi phí huy động vốn thấp hơn so với đi vay
, là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM. Là nguồn vốn chủ yếu để các NHTM kinh
doanh chính vì vậy người ta gọi NHTM là NH ký thác hay NHTG.
Vốn đi vay :Vốn đi vay được hình thành từ hoạt động đi vay, nguồn vốn này các NHTM huy động không thường
xuyên mà chỉ huy động khi có nhu cầu về vốn rất cấp bách . NHTM có thể vay NHTW, vay các NHTM khác hoặc
phát hành GTCG .
Vay từ NHTW : bất kỳ NHTM nào khi được NHTW cho phép thành lập đều được hưởng quyền vay tiền tại
NHTW trong trường hợp thiếu hụt dự trữ hay quá thiếu tiền mặt. NHTW cấp tín dụng cho các NHTM chủ yếu dưới
hình thức đó là chiết khấu hay tái chiết khấu GTCG hoặc cho vay thế chấp ứng trước
Vay ngắn hạn các khoản dự trữ của các tổ chức tín dụng khác : Mục đích của loại vay này nhằm đảm bảo dự trữ bắt
buộc theo quy định của NHTW. Thời hạn của loại vay này rất ngắn, thường không quá 1 tuần
Phát hành GTCG : đây là hình thức NHTM huy động vốn từ thị trường tài chính trong nước hoặc nước ngoài bằng
cách phát hành các chứng từ có giá như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu NH,…
Đặc điểm :
+) Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng nhỏ , không đáng kể của NH ( dưới 10 % )
+) Tính chất ổn định
+) Có tầm quan trọng đặc biệt trong kinh doanh, thể hiện tiềm lực tài chính của NH và là cơ sở để đảm bảo chi trả
cho KH trong trường hợp cho vay không thu hồi được nợ hoặc thua lỗ trong kinh doanh chứng khoán. Nó được ví
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copy

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
LyLy Tran
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
Mon Le
 
tiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệtiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệ
LyLy Tran
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngNgân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Jenny Pham
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán
Lớp kế toán trưởng
 
Bài giảng thống kê (chương ii)
Bài giảng thống kê (chương ii)Bài giảng thống kê (chương ii)
Bài giảng thống kê (chương ii)
Học Huỳnh Bá
 
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
tranthaong
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóa
LyLy Tran
 
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tếCách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Học Huỳnh Bá
 
Bài tập ôn thi cuối kỳ
Bài tập ôn thi cuối kỳBài tập ôn thi cuối kỳ
Bài tập ôn thi cuối kỳ
Khoa Hoang
 
quyền chọn
quyền chọnquyền chọn
quyền chọn
Loren Bime
 
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
Học Huỳnh Bá
 
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_full_6537
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_full_6537Trac nghiem tai_chinh_tien_te_full_6537
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_full_6537
Hong Chau Phung
 
2. bai giang 2 xay dung bao cao ngan luu
2. bai giang 2   xay dung bao cao ngan luu2. bai giang 2   xay dung bao cao ngan luu
2. bai giang 2 xay dung bao cao ngan luu
Ngoc Minh
 

Was ist angesagt? (20)

BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾBÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
 
tiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệtiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệ
 
Chương 2: Lợi suất và Rủi ro
Chương 2: Lợi suất và Rủi roChương 2: Lợi suất và Rủi ro
Chương 2: Lợi suất và Rủi ro
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngNgân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
 
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtChương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán
 
Bài giảng thống kê (chương ii)
Bài giảng thống kê (chương ii)Bài giảng thống kê (chương ii)
Bài giảng thống kê (chương ii)
 
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGKINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
 
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóa
 
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tếCách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tế
 
Bài tập ôn thi cuối kỳ
Bài tập ôn thi cuối kỳBài tập ôn thi cuối kỳ
Bài tập ôn thi cuối kỳ
 
quyền chọn
quyền chọnquyền chọn
quyền chọn
 
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
 
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_full_6537
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_full_6537Trac nghiem tai_chinh_tien_te_full_6537
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_full_6537
 
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trịQuản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
 
2. bai giang 2 xay dung bao cao ngan luu
2. bai giang 2   xay dung bao cao ngan luu2. bai giang 2   xay dung bao cao ngan luu
2. bai giang 2 xay dung bao cao ngan luu
 

Ähnlich wie Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh copy

đô La hóa
đô La hóađô La hóa
đô La hóa
Thanh Vu
 
Thực trạng hoạt động thị trường liên ngân hàng việt nam
Thực trạng hoạt động thị trường liên ngân hàng việt namThực trạng hoạt động thị trường liên ngân hàng việt nam
Thực trạng hoạt động thị trường liên ngân hàng việt nam
tttt999
 
Phan tich tinh hinh kinh doanh ngoai te tai nh no&ptnt thanh pho da nang giai...
Phan tich tinh hinh kinh doanh ngoai te tai nh no&ptnt thanh pho da nang giai...Phan tich tinh hinh kinh doanh ngoai te tai nh no&ptnt thanh pho da nang giai...
Phan tich tinh hinh kinh doanh ngoai te tai nh no&ptnt thanh pho da nang giai...
Hạnh Ngọc
 
Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.
phucbo
 

Ähnlich wie Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh copy (20)

Lạm phát
Lạm phátLạm phát
Lạm phát
 
Monetary k42-2005
Monetary k42-2005Monetary k42-2005
Monetary k42-2005
 
Monetary k42-2005
Monetary k42-2005Monetary k42-2005
Monetary k42-2005
 
Tailieuontaptaichinhtiente
TailieuontaptaichinhtienteTailieuontaptaichinhtiente
Tailieuontaptaichinhtiente
 
đô La hóa
đô La hóađô La hóa
đô La hóa
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
 
Lttctt ngân hàng trung ương
Lttctt   ngân hàng trung ươngLttctt   ngân hàng trung ương
Lttctt ngân hàng trung ương
 
Quản trị ngân hàng thương mại (1) (2).pdf
Quản trị ngân hàng thương mại (1) (2).pdfQuản trị ngân hàng thương mại (1) (2).pdf
Quản trị ngân hàng thương mại (1) (2).pdf
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng hoạt động thị trường liên ngân hàng việt nam
Thực trạng hoạt động thị trường liên ngân hàng việt namThực trạng hoạt động thị trường liên ngân hàng việt nam
Thực trạng hoạt động thị trường liên ngân hàng việt nam
 
Bài mẫu Tiểu luận Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất Của Ngân Hàng, HAY
Bài mẫu Tiểu luận Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất Của Ngân Hàng, HAYBài mẫu Tiểu luận Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất Của Ngân Hàng, HAY
Bài mẫu Tiểu luận Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất Của Ngân Hàng, HAY
 
Thanh Toan quoc te.pdf
Thanh Toan quoc te.pdfThanh Toan quoc te.pdf
Thanh Toan quoc te.pdf
 
Phan tich tinh hinh kinh doanh ngoai te tai nh no&ptnt thanh pho da nang giai...
Phan tich tinh hinh kinh doanh ngoai te tai nh no&ptnt thanh pho da nang giai...Phan tich tinh hinh kinh doanh ngoai te tai nh no&ptnt thanh pho da nang giai...
Phan tich tinh hinh kinh doanh ngoai te tai nh no&ptnt thanh pho da nang giai...
 
Thực trạng đô la hoá ở việt nam
Thực trạng đô la hoá ở việt namThực trạng đô la hoá ở việt nam
Thực trạng đô la hoá ở việt nam
 
Project dollarization
Project dollarizationProject dollarization
Project dollarization
 
Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.
 
Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.
 
Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.
 
ChươNg 9 Va Ba Po
ChươNg 9 Va Ba PoChươNg 9 Va Ba Po
ChươNg 9 Va Ba Po
 
chương i-kiến thức thị trường tài chính
chương i-kiến thức thị trường tài chínhchương i-kiến thức thị trường tài chính
chương i-kiến thức thị trường tài chính
 

Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh copy

  • 1. Câu 1 : Phân tích các yếu tố quan hệ tới cầu tiền tệ theo quan điểm của Keynes và ý nghĩa của việc nghiên cứu mức cầu tiền tệ trong việc điều hành chính sách tiền tệ của NHTW, liên hệ thực tiễn ở Việt Nam. 1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức cầu tiền tệ : Khái niệm : Mức cầu tiền là số lượng tiền tệ mà dân chúng , các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, các cơ quan nhà nước cần nắm giữ, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và bảo toàn giá trị trong điều kiện giá cả và các biến số kinh tế vĩ mô cho trước. Mức cầu tiền sẽ chỉ tính sự nắm giữ của các chủ thể kinh tế phi ngân hàng mà không tính nhu cầu nắm giữ tiền của các ngân hàng. Khác với nhu cầu về hàng hóa nhằm thỏa mãn yêu cầu về một giá trị sử dụng nhất định, nhu cầu tiền tệ xuất phát từ khả năng trao đổi của tiền tệ chứ không phải xuất phát từ bản thân nó - như vậy , khi đề cập đến nhu cầu tiền tệ là ngụ ý nhu cầu tiền tệ thực tế. Nói cách khác, hàng hóa chỉ có thể thỏa mãn một số nhu cầu giới hạn nào đó của con người thông qua giá trị sử dụng của nó trong khi nếu có tiền trong tay, người sở hữu có thể thỏa mãn mọi nhu cầu và do đó mong muốn được nắm giữ tiền dường như là vô hạn . Tuy nhiên mong muốn này bị giới hạn bởi chi phí cơ hội mà người nắm giữ tiền phải trả do từ chối đầu tư vào các công cụ sinh lời khác. Nhu cầu về tiền tệ giảm đi khi lãi suất của các công cụ đầu tư sinh lời tăng lên. Thành phần của mức cầu tiền : Mức cầu tiền tệ bao gồm : Mức cầu tiền về giao dịch, mức cầu tiền dự phòng và mức cầu tiền đầu tư, đầu cơ. Mức cầu tiền giao dịch : là số lượng tiền tệ mà các chủ thể trong nền kinh tế cần nắm giữ để phục vụ cho giao dịch , chi tiêu hàng ngày . Mức cầu tiền giao dịch được đáp ứng bằng khối lượng tiền có tính lỏng cao như tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn của KH tại hệ thống NHTG. Mức cầu tiền dự phòng : là số lượng tiền tệ mà các chủ thể trong nền kinh tế cần nắm giữ để phục vụ cho các khoản chi tiêu không dự tính trước được khi có nhu cầu đột xuất trong tương lai như ốm đau, bệnh tật, tai nạn,… Quy mô của nhu cầu tiền dự phòng phụ thuộc vào so sánh giữa lợi ích và giá phải trả cho việc nắm giữ tiền mặt và nó phụ thuộc vào quy mô của mức cầu tiền giao dịch và thói quen tiêu dùng Mức cầu tiền đầu tư, đầu cơ : là số lượng tiền tệ mà các chủ thể trong nền kinh tế cần nắm giữ nhằm quản lý tài sản 1 cách linh hoạt và có hiệu quả xét trên 2 khía cạnh đó là đảm bảo an toàn và sinh lời tối đa. Trong mức cầu tiền này thì dân chúng coi việc nắm giữ tiền là 1 công cụ đầu tư , người nắm giữ tiền dựa trên khả năng phán đoán về mức sinh lời của tài sản tài chính nhằm thay đổi cơ cấu danh mục đầu tư để có mức sinh lời tối đa và mức rủi ro tối thiểu. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức cầu tiền tệ theo quan điểm của Keynes : Thứ nhất, mức lãi suất thị trường : i i1 A B i0 MD M M M Mức cầu tiền tệ biến động ngược chiều so với sự biến động của mức lãi suất thị trường : khi cố định các nhân tố 1 0 khác, mức lãi suất thị trường tăng lên sẽ làm cho nhu cầu thực tế về tiền tệ giảm xuống và ngược lại. Cụ thể : khi lãi suất tăng từ i0 lên i1 thì mức cầu tiền giảm xuống từ M0 xuống M1 và ngược lại khi lãi suất giảm từ i1 xuống i0 thì mức cầu tiền tăng lên từ M1 lên M0 . Vì lãi suất của các công cụ đầu tư phản ánh chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền ,chi phí này tăng lên sẽ làm giảm mong muốn nắm giữ tiền của công chúng. Mặt khác, khi lãi suất tăng lên sẽ đẩy nhanh tốc độ lưu thông tiền tệ và làm giảm khối lượng tiền cần nắm giữ. Thứ hai, mức giá cả : Khi mức giá cả chung của nền kinh tế tăng lên làm cho các chủ thể trong nền kinh tế cần nhiều tiền hơn để có thể mua được cùng một lượng hàng hóa giống như trước khi mức giá cả tăng,do đó mức cầu tiền nắm giữ cũng tăng lên và ngược lại khi mức giá cả chung của nền kinh tế giảm xuống thì số lượng số lượng tiền tệ để mua được số lượng hàng hóa giống như trước giảm xuống làm cho mức cầu tiền giảm . ( Đồ thị ) Thứ ba, mức thu nhập thực tế ( hay mức sản lượng thực tế ) : Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng , thu nhập thực tế của các chủ thể trong nền kinh tế tăng lên ( giả định giá trị tiền tệ tương đối ổn định) thì số lượng tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nắm giữ sẽ tăng lên do đó mức cầu tiền tăng lên và ngược lại trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, thu nhập thực tế của các chủ thể trong nền kinh tế giảm xuống làm cho số lượng tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế giảm xuống từ đó làm giảm mức cầu tiền . ( Đồ thị ) Thứ tư , tốc độ lưu thông tiền tệ : Tốc độ lưu thông tiền tệ đo lường số lần mà khối lượng tiền tệ thực tế trong lưu thông phải quay vòng để thực hiện giá trị của khối lượng hàng hóa và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định thường là 1 năm . Tốc độ lưu thông tiền tệ được tính bằng công thức : V = P×Q/M Khi tốc độ lưu thông tiền tệ tăng lên ( 1 đơn vị tiền tệ thực hiện được nhiều lần giao dịch hơn ) giả định các yếu tố khác không đổi thì nhu cầu tiền tệ thực tế giảm xuống làm cho mức cầu tiền giảm xuống và ngược lại khi tốc độ lưu thông tiền tệ giảm xuống ( 1 đơn vị tiền tệ thực hiện được ít lần giao dịch hơn ) làm cho mức cầu tiền tăng lên .
  • 2. Ngoài ra, mức cầu tiền tệ còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khác như : thói quen sử dụng tiền của công chúng, tập quán, giới tính , độ tuổi bình quân của dân số , và sự dự đoán của họ về tình hình biến động kinh tế xã hội trong nước cũng như quốc tế ,.. Ý nghĩa của việc nghiên cứu mức cầu tiền tệ trong việc điều hành CSTT của NHTW , liên hệ thực tế ở Việt Nam : +) Chỉ ra được sự cần thiết về việc kiểm soát mức cầu tiền để đảm bảo cho sự ổn định giá trị tiền tệ , đảm bảo sức mua của đồng tiền : Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng đến mức cầu tiền, NHTW sẽ xác định nhu cầu tiền tệ trong nền kinh tế. Từ đó NHTW lấy MD làm cơ sở để đưa ra mức tiền cần cung ứng trong lưu thông . Nếu lượng tiền cung ứng ra lưu thông quá ít sẽ làm cho nền kinh tế thiếu phương tiện trao đổi, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế còn nếu lượng tiền cung ứng ra lưu thông quá nhiều thì sẽ làm cho nền kinh tế thừa tiền, gây ra tình trạng lạm phát. +) Là cơ sở để NHTW dự báo và đưa ra các quyết định cung ứng tiền khi cần thiết. +) Nắm được mức độ nhạy cảm của cầu tiền và lãi suất để phục vụ cho việc lựa chọn sử dụng CSTT hay CSTK , cụ thể : Nếu đầu tư nhạy cảm với lãi suất và mức cầu tiền không nhạy cảm với lãi suất thì sử dụng CSTT có hiệu quả còn sử dụng chính sách tài khóa không có hiệu quả và ngược lại nếu đầu tư không nhạy cảm với lãi suất và mức cầu tiền nhạy cảm với lãi suất thì sử dụng chính sách tài khóa có hiệu quả còn sử dụng CSTT không có hiệu quả. +) Việc nghiên cứu MD làm cơ sở cho NHNN VN đưa ra các quyết định về mức cung tiền vào lưu thông : Trước năm 1992 , việc tính toán khối lượng tiền cần phát hành hàng năm ở VN thực chất là tính toán khối lượng tiền mặt cần phát hành. Nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế được xác định thông qua cân đối tiền mặt của các NH mà không tính đến nhu cầu tiền tệ được hình thành trên cơ sở dự trữ của hệ thống NH. Cách tính này đã tạo nên sự khan hiếm về tiền mặt và gây áp lực đối với dự trữ tiền mặt của hệ thống NH trong suốt những năm 80 Từ năm 1992 – 1995 : NHNN VN đã xác định khối lượng tiền cần phát hành thêm trên cơ sở tính toán mức tiền cung ứng tăng thêm vào định kỳ kế hoạch dựa vào các yếu tố : tỷ lệ tăng trưởng dự kiến, tỷ lệ lạm phát dự tính. Từ năm 1996 đến nay : NHNN VN xác định lượng tiền cần phát hành thêm gồm 2 bước: Bước 1 :Dự tính sự biến động lượng tiền cung ứng căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng đến mức cầu tiền Bước 2 : Căn cứ vào sự biến động của hệ số gia tăng tỷ tiền tệ và MS để xác định MB Câu 2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức cung tiền M2 và đánh giá khả năng kiểm soát mức cung tiền của NHTW , liên hệ thực tế ở VN. Khái niệm mức cung tiền nói chung : Trong chương bản chất, chức năng của tiền tệ tiếp cận mức cung tiền bao gồm tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng tại hệ thống NHTG , tuy nhiên khái niệm cung tiền tệ được hiểu theo nghĩa rộng xét từ khả năng tác động của cung tiền tới các biến số vĩ mô dựa trên tính lỏng của tài sản thì : Mức cung tiền là khối lượng tiền tệ cung ứng cho lưu thông bao gồm tiền và các tài sản là tiền và các tài sản khác được coi là tiền nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch và nhu cầu dự trữ giá trị của các chủ thể phi ngân hàng. Mức cung tiền M2 ( tổng phương tiện thanh toán ) : Khái niệm : Là mức cung tiền rộng bao gồm tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng , tiền gửi không kỳ hạn ; tiền gửi có kỳ hạn , tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu hoặc trái phiếu do các ngân hàng thương mại phát hành. -Các yếu tố ảnh hưởng đến mức cung tiền M2 : + Thành phần của mức cung tiền M2 : M2 = C + D + T + B Trong đó : C là tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống NH D là tiền gửi không kỳ hạn T là tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm B là kỳ phiếu, trái phiếu NH M2 = 1 + c + b + t × MB = m2 × MB rd + re + c + rt. t t = T / D , b = B / D , c = C/D Trong đó : c là tỷ lệ tiền mặt sử dụng ngoài hệ thống NH so với tiền gửi KKH b là tỷ lệ kỳ phiếu, trái phiếu NH so với tiền gửi KKH t là tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm so với tiền gửi KKH re là tỷ lệ dự trữ dư thừa đối với TG KKH rd là tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi KKH rt là tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm Nhìn vào công thức trên ta thấy các yếu tố ảnh hưởng đến mức cung tiền M 2 là các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số nhân tiền m2 và MB. MB : Lượng tiền cơ sở do NHTW phát hành :
  • 3. Trong điều kiện các nhân tố còn lại không đổi , khi MB tăng làm cho M 2 tăng và ngược lại. MB do NHTW phát hành thông qua 4 kênh : thị trường ngoại hối, quan hệ tín dụng với chính phủ, quan hệ tín dụng với các NHTM , thị trường mở . Thông qua việc phát hành MB, NHTW có thể trực tiếp cung ứng tiền mặt cho các chủ thể kinh tế phi NH và hành vi này trực tiếp làm tăng C do vậy làm tăng M 2 . Hoặc có thể làm tăng R và làm cơ sở cho hệ thống NHTM cho vay cung ứng làm gia tăng MS nói chung và M 2 nói riêng. MB chịu ảnh hưởng bởi 4 nhân tố : +) Hoạt động can thiệp của NHTW trên thị trường ngoại hối : NHTW thực hiện việc mua ngoại tệ trên thị trường ngoại hối sẽ trực tiếp làm tăng tiền mặt ( C ) hoặc tăng dự trữ của hệ thống các NHTM ( R ) từ đó làm cho MB tăng  M2 tăng , và ngược lại. Khi NHTW bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối làm giảm MB  M2 giảm . +) Quan hệ tín dụng với chính phủ :Khi NHTW cho chính phủ vay để bù đắp thâm hụt ngân sách và khi chính phủ sử dụng số tiền đó làm tăng C hoặc tăng R làm cho MB tăng  M2 tăng, và ngược lại. Khi chính phủ trả nợ cho NHTW thì sẽ làm giảm C hoặc giảm R từ đó làm cho MB giảm  M2 giảm. +) Quan hệ tín dụng với các NHTG : Đây là kênh trực tiếp làm gia tăng dự trữ của các NHTG. Khi NHTW cho các NHTG vay làm cho dự trữ của các NHTG tăng lên làm cho MB tăng lên  M2 tăng, và ngược lại khi NHTW thu nợ từ NHTG sẽ làm giảm dự trữ của các NHTG làm cho MB giảm  M2 giảm. +) Hoạt động can thiệp của NHTW trên thị trường mở :Khi NHTW mua các loại GTCG có tính lỏng cao ( như trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc,…) trên thị trường mở sẽ làm cho MB tăng  M2 tăng, và ngược lại, khi NHTW bán các loại GTCG đó trên thị trường mở sẽ làm cho MB giảm  M2 giảm. Hệ số nhân tiền m2 bao gồm 6 nhân tố ảnh hưởng tới mức cung tiền M2 : + Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ( rd, rt ) : 2 yếu tố này có mối tương quan ngược chiều với mức cung tiền M2 : Khi NHTW quyết định tăng tỷ lệ DTBB , nguồn vốn huy động được dùng để cho vay của các NHTM ( NHTG ) là những đối tượng phải duy trì mức DTBB này sẽ phải thu hồi các khoản cho vay, bán CK hoặc tìm mọi cách HĐV từ dân chúng để khôi phục lại tình trạng cân đối của bảng tổng kết TS theo yêu cầu dự trữ mới của NHTW. Hoạt động này diễn ra trên toàn bộ hệ thống NH làm cho lượng tiền mà các NHTM gửi bắt buộc tại NHTW tăng lên  Khả năng mở rộng tiền gửi của NHTM giảm xuống ( m 2 giảm xuống )  M2 giảm xuống , và ngược lại khi NHTW quyết định giảm tỷ lệ DTBB , thì làm cho hệ số nhân tiền m2 tăng  M2 tăng +)Tỷ lệ sử dụng tiền mặt của dân chúng ( c = C / D ) có mối tương quan ngược chiều với mức cung tiền M 2 Khi tỷ lệ sử dụng tiền mặt của dân chúng tăng lên có nghĩa là người gửi tiền có nhu cầu muốn rút tiền trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn nhiều hơn. Điều này làm giảm khả năng mở rộng tiền gửi của hệ thống NH  M2 giảm , và ngược lại khi tỷ lệ sử dụng tiền mặt của công chúng giảm xuống làm cho hệ số mở rộng tiền gửi của các NHTM tăng lên ( m2 tăng )  M2 tăng. +) Tỷ lệ dự trữ dư thừa của hệ thống NHTM ( re ) có mối tương quan ngược chiều với mức cung tiền M2 Khi các NHTM quyết định tăng tỷ lệ DTDT do các nhu cầu cần thiết cho hoạt động của nó có nghĩa là số dự trữ để tạo tiền gửi giảm đi. Để đáp ứng thay đổi này, NH thực hiện việc thu hồi các khoản vay hoặc bán bớt CK đang nắm giữ. Với ảnh hưởng trong toàn hệ thống, hành động này sẽ làm giảm tiền gửi và do đó mà lượng tiền cung ứng của toàn bộ nền kinh tế giảm M2 giảm . Và ngược lại, khi các NHTM quyết định giảm tỷ lệ DTDT thì làm cho lượng tiền cung ứng tăng  M2 tăng. +) Tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn ( t ) và chứng từ ghi nợ ( b ) : 2 yếu tố này có mối tương quan thuận với mức cung tiền M2 : Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi , nếu tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn tăng lên sẽ làm cho hệ số nhân tiền ( m2 ) tăng lên. Mặc dù khi nhìn vào công thức tính M 2 ta thấy nhân tố t nằm cả trên tử số và dưới mẫu số nhưng trong khi tử số tăng thêm một lượng là Δt thì mẫu số cũng tăng một lượng là rt . Δt mà rt < 1  rt . Δt < Δt  tử số tăng mạnh hơn mẫu số  m2 tăng  M2 tăng . Và ngược lại, khi tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn giảm xuống  m2 giảm  M2 giảm . Tương tự , khi tỷ lệ chứng từ ghi nợ ( b ) tăng  m2 tăng  M2 tăng và ngược lại khi tỷ lệ chứng từ ghi nợ giảm  m2 giảm  M2 giảm . Qua các nhân tố ảnh hưởng tới hệ số nhân tiền m2 cho ta thấy : Tỷ lệ DTBB đối với TGKKH và tỷ lệ DTBB đối với TGCKH, TGTK( rd và rt ) là do NHTW quyết định và hoàn toàn chi phối , kiểm soát trực tiếp 2 nhân tố này . Các yếu tố còn lại cấu thành trong hệ số nhân tiền m 2 thì NHTW chỉ có thể kiểm soát gián tiếp mà không chi phối được hoàn toàn : Tỷ lệ dự trữ dư thừa ( re ) chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố : + Các nhân tố về phía NHTG : Lãi suất cho vay : Nếu lãi suất cho vay cao  khả năng cho vay của các NHTG giảm xuống  re tăng ; các quyết định về tỷ lệ dự trữ dư thừa : nếu quyết định dự trữ dư thừa cao  re cao … tùy vào khả năng khai thác các cơ hội đầu tư của NH đối với KH , nếu khai thác tốt sẽ làm r e giảm . + Các yếu tố về phía khác hàng : nhu cầu rút tiền từ NH ( dòng tiền vào và ra của NH ) , khả năng hấp thụ vốn của KH , đạo đức của KH + Các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô của nền kinh tế : chính sách của NHTW, chính sách của chính phủ ( nếu NHTW đưa ra chính sách hạn chế tăng trưởng tín dụng  re tăng và ngược lại ) Tỷ lệ sử dụng tiền mặt của dân chúng ( c = C / D ) và tỷ lệ TGCKH, TGTK ( t = T / D ) :
  • 4. Phụ thuộc vào lãi suất huy động vốn của NH : nếu lãi suất huy động hấp dẫn thì tỷ lệ sử dụng tiền mặt của dân chúng sẽ giảm do công chúng gửi tiền vào NH nhiều hơn và ngược lại Phụ thuộc vào thu nhập của công chúng Phụ thuộc vào niềm tin của công chúng vào sự ổn định của hệ thống NH Phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NH cũng dư dịch vụ rút tiền mặt nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng. Phụ thuộc vào hoạt động Marketing của NH Phụ thuộc vào hình thức huy động vốn : Nếu các hình thức HĐV đa dạng và hấp dẫn về lãi suất, họp lý về thời gian sẽ HĐV được nhiều hơn. Tỷ lệ kỳ phiếu, trái phiếu NH so với số dư TGKKH ( b = B / D ) : Phụ thuộc vào mức lãi suất thị trường của kỳ phiếu, trái phiếu NH Phụ thuộc vào chi phí chuyển đổi từ tài sản tài chính sang tiền Đánh giá khả năng kiểm soát mức cung tiền của NHTW : NHTW kiểm soát mức cung tiền M2 không hoàn hảo, vì : Về khả năng kiểm soát MB : NHTW kiểm soát MB hoàn hảo vì NHTW được độc quyền phát hành tiền . Tuy nhiên, khi xét từng kênh phát hành MB thì khả năng kiểm soát của NHTW là khác nhau Kênh mua, bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối : Việc mua , bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối của NHTW trên thị trường ngoại hối phụ thuộc vào ché độ tỷ giá mà quốc gia đó áp dụng : + Nếu là chế độ tỷ giá cố định / tỷ giá thả nổi có điều tiết thì NHTW luôn trong tình trạng bị động + Nếu là chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn thì NHTW có thể chủ động mua bán ngoại tệ Kênh cho chính phủ vay : Tùy thuộc vào mức độ độc lập của NHTW với chính phủ . + Nếu NHTW độc lập hoàn toàn so với chính phủ thì việc cho chính phủ vay hay không là quyền của NHTW. + Nếu NHTW trực thuộc chính phủ thì khi CP yêu cầu NHTW cho vay thì NHTW không được quyền từ chối . Kênh cho các NHTG vay : tùy thuộc vào nhu cầu vay vốn của các NHTG Kênh mua bán GTCG trên thị trường mở : NHTW kiểm soát hoàn toàn và hoàn hảo trên kênh này Vậy, NHTW kiểm soát hoàn hảo MB Về khả năng kiểm soát hệ số nhân tiền m2 : Về tỷ lệ dự trữ bắt buộc ( rd , rt ) : NHTW kiểm soát hoàn toàn vì NHTW là người quy định tỷ lệ DTBB của hệ thống các NHTG. Nhưng 4 yếu tố ( c , r e , t , b ) : NHTW không thể kiểm soát được mà chỉ có thể gây ảnh hưởng tới các yếu tố đó thông qua kiểm soát lãi suất trên thị trường. Liên hệ thực tế ở Việt Nam : * Khả năng kiểm soát MB của NHNN VN : tính chủ động trong kiểm soát MB còn hạn chế do các chỉ tiêu thông tin dùng làm cơ sở dự đoán và kiểm soát vốn khả dụng của các NHTG của NHTW còn chưa đầy đủ, thiếu chính xác. * Khả năng kiểm soát kênh cung ứng MB của NHNN VN : -NHNN VN chưa thực sự chủ động trong việc kiểm soát các kênh phân phối vì NHNN đang áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết nên NHTW phải có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi biến động của tỉ gía và phải can thiệp khi tỷ giá có biến động quá. -Tính độc lập của NHTW theo luật mới được cải thiện nhiều hơn trước nhưng NHNN vẫn chưa được độc lập trong lựa chọn mục tiêu cuối cùng cũng như trong việc lựa chọn công cụ CSTT. Trên thực tế khi quy định tỷ lệ DTBB , NHNN VN còn phải xem chính sách của chính phủ hướng tới là chính sách gì để đưa ra quy định về tỷ lệ DTBB . Nếu chính phủ muốn thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì NHNN VN không được quy định tỷ lệ DTBB cao và ngược lại khi chính phủ muốn kiềm chế lạm phát thì NHNN VN sẽ quy định tỷ lệ DTBB cao. Mặc dù NHNN ko còn phải tài trợ sự thiếu hụt cho NSNN . Mặc dù NHNN ko phải trực tiếp cho CP vay bù đáp thiếu hụt NSNN nhưng vẫn tài trợ qua việc mua CKCP từ các TCTD. - Khả năng kiểm soát cảu NHNN đối với các kênh cho các NH vay phải tuỳ thuộc vào nhu cầu vốn từ NHTG. - Trong những năm gần đây số lượng phiên giao dịch cũng như quy mô giao dịch tăng mạnh và hoạt động cung ứng MB qua kênh nghiệp vụ thị trường mở đã góp phần quan trọng trong đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho các NH tuy nhiên việc cung ứng cũng như hút về MB nhằm mở rộng hoặc hạn chế cũng ứng tiền cho mục tiêu nới lỏng và thắt chặt tiền tệ trên thực tế hiệu quả chưa cao. * Khả năng kiểm soát hệ số nhân tiền của NHNN VN. - Đối với yếu tố tỉ lệ DTBB thì NHNN chủ động kiểm soát được vì NHTW đc quyền ấn đinh mức DTBB và loại tiền gửi. - Đối với các yếu tố c, r e, b, t, rt thì NHNN ko kiểm soát đc hoàn hảo vì các yêu tố này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác ngoài yếu tố NHTW. NHNN VN vẫn chưa kiểm soát được lãi suất thị trường cụ thể : từ tháng 5/2008 đến đầu năm 2010, tình trạng chạy đua lãi suất huy động của các NHTM diễn ra khá phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nền kinh tế.
  • 5. Câu 3. Trình bày quy trình cung ứng tiền của hệ thống NH , nêu các công cụ của chính sách tiền tệ được NH nhà nước VN sử dụng để kiểm soát MS từ năm 2008 đến nay. Quá trình cung ứng tiền của hệ thống NH bao gồm quá trình cung ứng tiền của NHTW và quá trình cung ứng tiền của hệ thống NHTM . 1.Quá trình cung ứng tiền của NHTW ( Quá trình cung ứng tiền trung ương - MB ) : Khái niệm tiền trung ương ( MB ) : MB là lượng tiền cơ sở, lượng tiền mạnh hay là lượng tiền NHTW là khối tiền do NHTW phát hành với tư cách là cơ quan độc quyền phát hành tiền . Phân chia MB : Theo hình thức tồn tại : MB = C + R Trong đó : C là tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống NH R là dự trữ của hệ thống NH Theo các nhân tố ảnh hưởng : MB = NFA + NCG + CDMB + OiN Trong đó : NFA : Tài sản Có ngoại tệ ròng = TS Có ngoại tệ - TS Nợ ngoại tệ NCG : Cho vay chính phủ ròng = Cho vay chính phủ - Tiền gửi chính phủ CDMB : Cho vay các NHTM OiN : Tài sản Có khác ròng = TS Có khác - TS Nợ khác Theo nguồn hình thành : MB = DL + MBn Trong đó : DL : Cơ số tiền đi vay ( được hình thành thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu ) MBn : Cơ số tiền không vay ( được hình thành thông qua nghiệp vụ thị trường mở ) Các bước phát hành MB : Bước 1 : Dự tính khối lượng MB cần phát hành : Căn cứ vào mức cầu tiền tệ dự tính theo thuyết số lượng tiền tệ : M* = P* + Q* - V* Trong đó : M* : Tốc độ tăng tiền cung ứng dự tính P* : Tỷ lệ lạm phát dự tính Q* : Tốc độ tăng trưởng kinh tế dự tính V* : Tốc độ lưu thông tiền tệ dự tính Bước 2 : Xác định số lượng tiền cung ứng tăng thêm : ∆MSt + 1 = M* × MSt Bước 3 :Trên cơ sở hệ số tạo tiền ( m* ) được dự tính , ta xác định được lượng tiền cơ sở tăng thêm ( ∆MBt + 1 ) ∆MB t + 1 _ = ∆ MSt + 1 / m* Các kênh phát hành tiền trung ương : Mua ngoại tệ hoặc vàng trên thị trường ngoại hối . Ngoại hối là ngoại tệ hay vàng tiêu chuẩn quốc tế , các loại giấy tờ có giá giá ghi bằng ngoại tệ . Khi NHTW mua vàng hoặc ngoại tệ trên thị trường ngoại hối thì thì MB ↑ và ngược lại . Cụ thể là : + Khi ngân hàng trung ương mua vào thì C↑ hoặc R↑ do đó làm cho tiền trung ương ↑ . + Khi ngân hàng trung ương bán ra thì C ↓ hoặc R ↓ do đó làm cho tiền trung ương ↓ . Cho chính phủ hoặc đại diện của chính phủ vay nhằm bù đắp bội chi ngân sách hoặc cho vay ứng trước năm tài khóa . Chính phủ vay ngân hàng trung ương khi ngân sách nhà nước bị thiếu hụt . + Khi chính phủ sử dụng tiền vay NHTW để thanh toán cho người thụ hưởng bằng tiền mặt ( trả lương, thưởng ) thì C ↑ , khi chính phủ sử dụng tiền vay NHTW để thanh toán cho người thụ hưởng bằng chuyển khoản thì R ↑ và ngược lại . Cho vay NHTM : cho vay chiết khấu, tái chiết khấu các NHTM thông qua việc chiết khấu , tái chiết khấu các GTCG ( ví dụ như các hồ sơ tín dụng, hợp đồng kinh tế ) đủ điều kiện chiết khấu theo quy định . Khi NHTW cho các NHTG vay thì tiền mặt tại quỹ của các NHTG sẽ tăng lên khi NHTW cho vay bằng tiền mặt hoặc tiền gửi của các NHTG tại NHTW sẽ tăng lên khi ngân hàng trung ương cho vay bằng chuyển khoản . Mà tiền mặt tại quỹ của các NHTG và tiền gửi của các NHTG tại NHTW là 2 bộ phận của tiền dự trữ của NHTG nên khi 2 bộ phận đó tăng thì tiền trung ương cũng tăng và ngược lại . Mua chứng khoán thông qua nghiệp vụ thị trường mở : NHTW mua các loại GTCG có tính lỏng cao như trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc,... từ đó một lượng tiền cơ sở được phát hành ra tương ứng . Thị trường mở là thị trường mua bán ngắn hạn các GTCG trong đó không chỉ có sự tham gia của ngân hàng mà còn có sự tham gia của các chủ thể kinh tế khác. + Khi ngân hàng trung ương mua các GTCG trên thị trường mở thì MB↑ . + Khi ngân hàng trung ương bán các GTCG trên thị trường mở thì MB↓. 2. Quá trình cung ứng tiền của hệ thống NHTG :
  • 6. Các NHTM có khản năng mở rộng tiền gửi KKH từ một khoản tiền gửi ban đầu hoặc từ khoản tiền nhận được từ NHTW thông qua nghiệp vụ cấp tín dụng cho các KH là các tổ chức phi NH. Khi NHTM cung ứng tín dụng có nghĩa là nó tạo ra tiền và làm tăng lượng tiền cung ứng. Từ một khoản tiền gửi ban đầu ( khoản tiền này do NHTW mới phát hành thêm vào lưu thông ) , thông qua cho vay bằng chuyển khoản trong hệ thống NHTM , số tiền gửi ban đầu đã tăng thêm gấp bội so với lượng tiền gửi ban đầu. Với quá trình cung ứng tiền của hệ thống NHTM , hệ thống NHTM đã làm tăng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu chi trả của xã hội. - Hệ số nhân tiền m1 : Khối tiền M1 : M1 = C + D = m1 × MB Hệ số nhân tiền m1 : m1 = 1+c ( c + r t + re ) Trong đó : c = C / D : Tỷ lệ tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống NH so với tiền gửi KKH rd là tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi KKH re là tỷ lệ dự trữ dư thừa đối với tiền gửi KKH Lượng tiền cung ứng M2 : M2 = C + D + T + B = m2 × MB Trong đó : C là tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống NH D là tiền gửi không kỳ hạn T là tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm B là kỳ phiếu, trái phiếu NH Hệ số nhân tiền m2 : 1 + c + b + t rd + re + c + rt. t t = T / D , b = B / D , c = C/D Trong đó : b là tỷ lệ kỳ phiếu, trái phiếu NH so với tiền gửi KKH t là tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm so với tiền gửi KKH rt là tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số nhân tiền : +) Tỷ lệ DTBB ( re ) : khi tỷ lệ DTBB tăng lên , số tiền dự trữ của các NHTM tăng lên, số tiền cho vay của các NHTM giảm xuống , hành động này diễn ra trong cả hệ thống làm cho lượng tiền cung ứng của toàn hệ thống NH giảm xuống và ngược lại khi tỷ lệ DTBB giảm xuống thì lượng tiền cung ứng của hệ thống NH tăng lên. +) Tỷ lệ sử dụng tiền mặt của dân chúng ( c ) : Khi tỷ lệ này tăng lên nghĩa là người gửi tiền có nhu cầu rút tiền mặt trên tài khoản tiền gửi KKH nhiều hơn từ đó làm giảm khả năng mở rộng tiền gửi của hệ thống NH. Ngược lại , khi tỷ lệ sử dụng tiền mặt giảm xuống thì hệ số mở rộng tiền gửi tăng lên +) Tỷ lệ dự trữ dư thừa của hệ thống NHTM : Khi NH tăng tỷ lệ DTDT cho các nhu cầu cần thiết cho hoạt động của nó có nghĩa là số dự trữ để tạo ra tiền gửi giảm đi làm giảm lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế và ngược lại +) Tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn ( t ) và chứng từ nợ NH ( b ) : hai yếu tố này có tương quan thuận với hệ số nhân tiền. Với các nhân tố khác không đổi, nếu tỷ lệ t hoặc b tăng lên làm cho m2 tăng lên và ngược lại 3. Các công cụ của chính sách tiền tệ được NHNN Việt Nam để kiểm soát MS từ năm 2008 đến nay NHNN VN sử dụng các công cụ như : công cụ DTBB , quy định lãi suất tái chiết khấu - tái cho vay , quy định lãi suất cơ bản , và can thiệp trên thị trường mở Những tháng đầu năm 2008 : NHTW sử dụng các công cụ của CSTT theo hướng thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát. +)Công cụ DTBB : NHTW điều chỉnh tăng tỷ lệ DTBB, mở rộng diện kỳ hạn phải DTBB đối với các loại tiền gửi của KH tại tổ chức tín dụng làm giảm mức cung tiền. +) Công cụ tái cấp vốn : NHNN cho phép các TCTD được cầm cố, chiết khấu tín phiếu bắt buộc do NHNN phát hành ngày 17/3/2008 để vay vốn tại NHNN, từ đó NHNN có thể điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn làm cho MS giảm +) Công cụ lãi suất : Tính từ thời điểm đầu năm 2008, NHTW đã 3 lần tăng cặp lãi suất chỉ đạo và lãi suất cơ bản đưa cặp lãi suất chỉ đạo lên ( 13 - 15 % ) và lãi suất cơ bản lên 14 % / năm. +) Công cụ nghiệp vụ thị trường mở : NHTW thực hiện các phiên bán GTCG để hút tiền về tuy nhiên do căng thẳng về vốn thanh khoản nên nhiều phiên NHTW không bán được còn nếu bán được thì hầu hết là các GTCG ngắn hạn. Từ cuối năm 2008 đến cuối năm 2009 : Các công cụ được NHTW sử dụng nhằm thực hiện mục tiêu nới lỏng tiền tệ, ngăn ngừa suy thoái của nền kinh tế +) Công cụ DTBB : NHTW nhiều lần giảm tỷ lệ DTBB đưa mức DTBB đối với tiền gửi xuống còn dưới 5 % +) Công cụ nghiệp vụ thị trường mở : NHTW mua vào các CK làm tăng MS +) Công cụ tái cấp vốn : NHTW nới lỏng điều kiện phi lãi suất. cho phép dùng tín phiếu bắt buộc và trái phiếu bằng ngoại tệ để vay NHTW
  • 7. +) Công cụ lãi suất : NHTW nhiều lần giảm cặp lãi suất chỉ đạo và lãi suất cơ bản xuống còn dưới 10% Từ năm 2010 đến nay : các công cụ được NHTW sử dụng nhằm thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ , kiểm soát lạm phát và ngăn ngừa tình trạng đô la hóa + Công cụ DTBB : NHTW giảm tỷ lệ DTBB đối với ngoại tệ nhằm mục đích giảm lãi suất cho vay ngoại tệ. tạo điều kiện cho các NH mở rộng cho vay ngoại tệ +) Công cụ lãi suất : NHTW điều chỉnh tăng cặp lãi suất chỉ đạo và lãi suất cơ bản từ ( 5 -7 % ) lên ( 13- 14 % ) và NHTW đưa ra trần lãi suất huy động là 14 % / năm , quy định mức tăng trưởng về dư nợ tín dụng không quá 20 % so với năm trước. Câu 4. Phân tích các nguyên nhân của lạm phát trong nền KTTT , liên hệ lạm phát ở VN từ năm 2008 đến nay Khái niệm lạm phát : Lạm phát là hiện tượng mức giá cả chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên liên tục trong một khoảng thời gian kéo dài .Lạm phát biểu hiện biến động tăng lên của mức giá cả bình quân của tất cả các hàng hóa, dịch vụ chứ không phải là biến động của một hàng hóa cá biệt nào đó . Nguyên nhân của lạm phát:Lạm phát do 2 nguyên nhân đó là lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chi phí đẩy Lạm phát cầu kéo: Lạm phát cầu kéo là loại lạm phát do tổng cầu tăng lên vượt quá mức cung ứng của hàng hóa của xã hội tạo áp lực đẩy giá cả hàng hóa tăng lên . P AS P1 Ban đầu thị trường cân bằng tại điểm E0 (..) Khi có sự gia tăng của 1 thành tố nào đó trong AD sẽ làm AD tăng lên, P0 làm cho đường AD dịch chuyển sang phải. Do đường AD AD tổng cung dốc xuống nên trong ngắn hạn nền kinh tế sẽ 11_ có tốc độ tăng trưởng cao đồng thời cũng đẩy giá cả tăng ’ lên từ P0 lên P1 Y0 Y1 P Trong dài hạn, đường cung là 1 đường thẳng đứng , khi AS P1 đường AD tăng lên, đường AD dịch chuyển sang phải từ AD0 sang AD1 làm cho giá cả tăng lên từ P0 lên P1 làm cho lạm phát tăng cao và kéo dài P0 AD1 AD0 Y0 Y1 Các nguyên nhân của lạm phát do cầu kéo Lạm phát do cầu kéo là do tổng cầu tăng, mà ta có hàm tổng cầu : AD = C + I + G + EX – IM Ta xét các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu : +) Do chi tiêu của chính phủ tăng ( G tăng ) : Khi chi tiêu của chính phủ tăng lên , tổng cầu có thể tăng lên trực tiếp thông qua các khoản đầy tư vào các lĩnh vực thuộc phạm vi chính phủ quản lý ví dụ như chính phủ chi để phát triển kinh tế ; tăng cường chi tiêu cho tiềm lực quốc phòng , an ninh… hoặc gián tiếp thông qua các khoản phúc lợi xã hội , trợ cấp thất nghiệp tăng lên và kết quả là AD tăng  giá cả tăng  LP. Trong trường hợp nhu cầu chi tiêu vượt quá khả năng thu ngân sách và được bù đắp bằng các khoản vay từ NHTW bằng cách phát hành tiền hoặc vay từ NHTM bằng phát hành trái phiếu ,…thì rất dễ dẫn đến trường hợp lạm phát cao và kéo dài . +) Do chi tiêu của hộ gia đình tăng ( C tăng ) : Chi tiêu của hộ gia đình tăng khi thu nhập của cá nhân , hộ gia đình tăng , khi giá cả của các hàng hóa giảm , cả hai đều có tác dụng đẩy tổng cầu lên và gây áp lực đối với lạm phát. Do lãi suất tiền gửi giảm làm cho thu nhập từ việc gửi NH giảm  các hộ gia đình giảm tiết kiệm, tăng tiêu dùng  C tăng  AD tăng  P tăng  LP. Do lãi suất tiền vay giảm  khuyến khích cá nhân, hộ gia đình tăng cường đi vay để tiêu dùng  C tăng  AD tăng  P tăng  LP +) Do nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp tăng( I tăng ) :Nhu cầu đầu tư của DN tăng lên do lãi suất đi vay thấp, dự đoán về triển vọng kinh tế tốt có khả năng mở rộng thị trường, chính sách ưu đãi về thuế của chính phủ… khuyến khích các DN đầu tư  I tăng  AD tăng  LP +) Do giá trị xuất khẩu ròng tăng ( NX = EX – IM tăng ) : Giá trị xuất khẩu ròng tăng khi tỷ giá ngoại tệ tăng sẽ có lợi cho nhà xuất khẩu vì thu được nhiều VND hơn , từ đó sẽ kích thích các DN xuất khẩu hàng hóa và ngược lại đối với các nhà nhập khẩu sẽ phải mất nhiều VND hơn để nhập khẩu hàng hóa làm giảm nhu cầu nhập khẩu hàng hóa. Khi giá cả của hàng hóa trong nước thấp hơn giá cả của các hàng hóa ở nước ngoài cùng loại . Thu nhập của người dân nước ngoài cao hơn so với thu nhập của người dân trong nước. Chất lượng, mẫu mã của hàng hóa trong nước tốt hơn so với các hàng hóa cùng loại ở nước ngoài… Các nguyên nhân trên sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu làm cho NX tăng  AD tăng  P tăng  LP. +) Do chính sách tiền tệ mở rộng của NHTW : NHTW điều tiết tăng mức tiền cung ứng vào trong lưu thông bằng việc phát hành thêm tiền trung ương và tăng khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM làm cho tổng cầu tăng mạnh  LP. Bản chất của lạm phát do cầu kéo : Trong điều kiện nền kinh tế chưa đạt được mức sản lượng tiềm năng : thì việc tăng tổng cầu chỉ có tác động gia tăng sản lượng là chủ yếu, giá cả có tăng nhưng với tốc độ chậm hơn .
  • 8. P LAS SAS P1 E1 0 P0 E0 AD1 AD0 Y0 Y Y * Ban đầu nền kinh tế chưa đạt được mức sản lượng tiềm năng đường tổng cầu AD 0 giao với đường tổng cung SAS 0 tại điểm cân bằng E0 tại mức giá P0 và mức sản lượng Y0 ( thấp hơn mức sản lượng tiềm năng Y*) khi tổng cầu tăng lên , đường tổng cầu dịch sang phải ( từ AD 0 sang AD1 ) , trong điều kiện đường tổng cung không đổi làm cho mức sản lượng tăng lên từ Y0 đến Y* và mức giá cả tăng lên từ P0 đến P1 . Việc tăng tổng cầu làm tăng mức giá và tăng sản lượng kích thích nền kinh tế tăng trưởng . Trong điều kiện nền kinh tế đã đạt được hoặc vượt mức sản lượng tiềm năng : LAS SAS2 P E4 SAS1 P4 E3 SAS0 P3 P2 E2 E1 P1 AD2 P0 E0 AD1 AD0 Y* Y1 Y + Khi nền kinh tế đã đạt được mức sản lượng tiềm năng ( Y*) , các nguyên nhân làm tăng tổng cầu xuất hiện làm tổng cầu tăng lên , đường tổng cầu dịch chuyển sang phải ( từ AD 0 sang AD1 ) làm cho mức giá cả tăng lên từ P0 lên P1 và sản lượng tăng từ Y* lên Y1 . Khi giá cả tăng lên, áp lực đòi tăng tiền lương xuất hiện đẩy chi phí sản xuất của DN tăng lên làm cho tổng cung hàng hóa giảm , đường tổng cung dịch sang trái ( từ SAS 0 sang SAS1 ) , đường SAS1 giao với đường AD1 tại mức giá P2 và mức sản lượng giảm từ Y1 về Y* . + Các nguyên nhân làm tăng tổng cầu lại xuất hiện , đường tổng cầu lại dịch chuyển sang phải ( từ AD 1 sang AD2 ) , đường tổng cầu AD2 cắt đường tổng cung SAS1 tại mức giá tăng lên P3 và mức sản lượng tăng từ Y* lên Y1 . + Quá trình điều chỉnh tiền lương tăng, đường tổng cung giảm, đường tổng cung dịch sang trái ( từ SAS 1 sang SAS2 ) , đường tổng cung mới SAS2 giao với đường tổng cầu AD2 tại mức giá mới P4 và mức sản lượng Y* … Quá trình cứ tiếp tục , sự tăng lên của tổng cầu và sự điều chỉnh giảm của tổng cung làm cho mức giá ngày càng tăng cao trong khi mức sản lượng chỉ giao động quanh mức sản lượng tiềm năng . Kết luận : Khi nền kinh tế đã đạt hoặc vượt mức sản lượng tiềm năng thì áp lực tăng tổng cầu làm cho giá tăng lên trong khi mức sản lượng không đổi . Vậy, bản chất của lạm phát do cầu kéo là : Sự tác động qua lại của việc tăng tiền lương và sự tăng tổng cầu làm cho mức giá cả tăng lên trong khi mức sản lượng thực tế được duy trì ở mức sản lượng tiềm năng. Lạm phát chi phí đẩy : Lạm phát chi phí đẩy ( còn gọi là lạm phát do cung ) xảy ra khi chi phí sản xuất tăng đẩy giá lên. Hay lạm phát chi phí đẩy là loại lạm phát xảy ra khi tốc độ tăng chi phí sản xuất nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động làm giảm cung ứng hàng hóa của xã hội. AS’ Ban đầu thị trường cân bằng tại E0 ( P0,Y0) P khi CPSX tăng lên  AS giảm đường AS AS dịch sang trái từ AS  AS’ khi đó thị P1 E1 0 trường có điểm cân bằng mới E1 ( P1 , Y1) P0 E0 Trong điều kiện AD không đổi mức giá tăng lên từ P0 lên P1 và mức sản lượng AD giảm xuống từ Y0 xuống Y1. Giá cả tăng lên làm cho nền kinh tế xảy ra lạm phát . LP do chi phí đẩy xảy ra sẽ làm giảm sản Y1 Y0 Y lượng và tăng tỷ lệ thất nghiệp . Nếu kéo dài nền KT sẽ xảy ra suy thoái Nguyên nhân của lạm phát do chi phí đẩy : Chi phí tiền lương không hợp lý : Mức tăng tiền lương vượt quá mức tăng của năng suất lao động  CP tăng  AS giảm  P tăng  LP. Tiền lương tăng lên có thể là do thị trường lao động khan hiếm , do yêu cầu đòi tăng lương của công đoàn hoặc do mức lạm phát dự tính tăng lên. Sự tăng lên của mức lợi nhuận ròng của người sản xuất đẩy giá cả hàng hóa tăng lên Chi phí ngoài lương tăng lên: Chi phí nguyên, nhiên vật liệu tăng lên làm cho chi phí sản xuất tăng  AS giảm  P tăng  LP . CP NVL tăng có thể là do giá nội địa của hàng hóa nhập khẩu tăng lên, có thể do áp lực lạm phát của nước xuất khẩu hoặc do giá trị nội tệ giảm so với ngoại tệ hoặc do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế …Nếu các hàng hóa dịch vụ nhập khẩu này được sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả
  • 9. nội địa, nếu nó được sử dụng như đầu tư vào quá trình sản xuất thì sẽ làm tăng giá thành sản xuất và từ đó làm tăng giá hàng hóa. Tác động của lạm phát do chi phí đẩy đối với nền kinh tế Khi nhà nước không can thiệp : Lạm phát do chi phí đẩy sẽ không tồn tại do cơ chế tự điều chỉnh của thị trường LAS AS1 P AS0 P1 P0 AD Y1 Y* Y Ban đầu, đường tổng cầu ( AD) và đường tổng cung (AS 0) cắt nhau tại điểm cân bằng với mức giá P 0 và mức sản lượng Y* . Các nguyên nhân làm tăng chi phí xuất hiện làm cho tổng cung giảm xuống, đường tổng cung dịch chuyển sang trái ( từ AS 0 sang AS1 ) trong điều kiện đường AD, đường tổng cung mới AS 1 giao với đường AD tại mức giá tăng lên P1 và mức sản lượng giảm xuống từ Y* xuống Y1 . Khi giá cả tăng, các doanh nghiệp muốn tăng sản lượng của mình để đạt được mức sản lượng tiềm năng ( Y* ) làm cho đường tổng cung tăng lên, đường tổng cung dịch chuyển sang phải về vị trí ban đầu ( AS 1 về AS0 ) và mức sản lượng lại tăng từ Y1 lên Y* . Lạm phát chi phí đẩy trong trường hợp này chỉ xảy ra trong ngắn hạn. Khi có sự can thiệp của nhà nước vào thị trường : LAS P AS2 P4 E4 AS1 AS0 P3 E3 P2 E2 AD2 P1 E1 P0 E0 AD1 AD0 Y1 Y* Y Ban đầu, nền kinh tế tại điểm cân bằng E0 với mức sản lượng Y* và mức giá P0 . Chi phí sản xuất tăng lên làm cho tổng cầu giảm, đường tổng cầu dịch chuyển sang trái ( từ AS 0 sang AS1). Đường AS1 cắt đường AD0 tại mức giá P1 và mức sản lượng giảm xuống Y1 . Tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế gia tăng , chính phủ can thiệp bằng cách gia tăng tổng cầu để khôi phục mức sản lượng tiềm năng và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp , tổng cầu tăng làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải ( từ AD0 sang AD1 ) . Đường tổng cầu mới ( AD1 ) cắt đường tổng cung AS1 tại điểm cân bằng mới E2 với mức giá tăng lên là P2 , giá cả tăng lên, các nguyên nhân làm gia tăng chi phí xuất hiện , tổng cung giảm, đường tổng cung dịch chuyển sang trái ( từ AS1 sang AS2 ) làm cho mức giá tăng lên P3 và mức sản lượng giảm xuống Y1 . Chính phủ lại can thiệp điều chỉnh tăng tổng cầu để nhằm giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp , đường tổng cầu dịch chuyển sang phải ( từ AD1 sang AD2 ) . Đường AD2 cắt đường AS2 tại mức gá P4 và mức sản lượng tiềm năng Y*. Quá trình cứ tiếp tục lặp đi, lặp lại . Chi phí sản xuất tăng lên và sự điều chỉnh tăng tổng cầu làm cho giá cả ngày càng tăng tạo thành vòng tròn lạm phát “ Chi phí – Giá” . Liên hệ tình hình lạm phát ở Việt Nam từ năm 2008 đến nay : Tỷ lệ lạm phát năm 2008 là 19,89 % ; năm 2009 là 6,88 % ; năm 2010 là 11,75 % 6 tháng đầu năm 2011 : CPI trong những tháng đầu năm tăng cao, từ tháng 4/2011 tốc độ tăng chậm lại. chỉ số CPI tháng 9 tăng 0,82 % và là mức thấp nhất trong vòng 13 tháng qua. So với tháng 12/2010 , CPI đã tăng 16,63 % . Trung bình 9 tháng đầu năm so với năm 2010 , chỉ số CPI tăng hơn 18 %. Nguyên nhân lạm phát do cầu kéo : + Do chính sách nới lỏng tiền tệ làm cho mức cung tiền , khối lượng tín dụng tăng cao, gia tăng đầu tư, tiêu dùng. +) Do tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nóng cùng với chất lượng tín dụng hạn chế của hệ thống NH trong những năm gần đây là nguyên nhân quan trọng tiếp theo gây ra tình trạng lạm phát do cầu kéo. +) Do nhà nước nhiều lần tăng lương cho khu vực công chức nhà nước kéo theo lương trong khu vực DN cũng tăng lên làm cho tiêu dùng tăng lên.+) Do tình trạng bội chi NSNN , và 1 phần tài trợ từ nguồn vốn vay NHTW làm tăng chi tiêu của chính phủ , đẩy tổng cầu tăng cao. +) Hiệu quả đầu tư vốn của nhà nước kém hiệu quả, lãng phí đẩy lạm phát tăng cao Nguyên nhân của lạm phát do chi phí đẩy : + Lương của người lao động trong các doanh nghiệp tăng bởi hiệu ứng tăng lương của khu vực công chức nhà nước đẩy giá thành sản phẩm lên cao. +) Giá nhập khẩu NVL đầu vào gia tăng( đặc biệt là các NVL nhập khẩu như xăng,
  • 10. dầu… tăng ) đẩy chi phí NVL tăng lên làm cho giá thành sản xuất sản phẩm , mức giá bình quân của hàng hóa, dịch vụ tăng lên  lạm phát gia tăng . +) Tình trạng cạnh tranh lãi suất huy động của các NHTM làm cho chi phí đi vay của các DN tăng lên làm tăng chi phí vốn của các DN  giá cả hàng hóa , dịch vụ tăng  gia tăng lạm phát . +) Do điều kiện thiên nhiên : hạn hán, lũ lụt gia tăng, các DN bị tổn thất nhiều  đẩy giá thành SP lên cao. Để hạn chế tình trạng lạm phát, năm 2008 chính phủ đã đưa ra 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát và đến đầu năm 2011 Chính phủ lại đưa ra Nghị quyết số 11 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, trong nghị quyết số 11 của Chính phủ đã chỉ rõ , để thực hiện mục tiêu kiềm chế LP thì áp dụng một số giải pháp chủ yếu sau : + Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng + Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước + Thúc đẩy SXKD, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng + Điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo + Tăng cường bảo đảm an sinh xã hội + Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền. Câu 5. Trình bày các giải pháp kiềm chế LP trong nền KTTT , nêu các giải pháp của NH nhà nước và chính phủ VN đã sử dụng để kiểm soát LP từ năm 2008 đến nay. Khái niệm lạm phát : Lạm phát là hiện tượng mức giá cả chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên liên tục trong một khoảng thời gian kéo dài. Các giải pháp kiềm chế LP trong nền KTTT : Nhóm giải pháp tác động vào tổng cầu ( làm giảm tổng cầu ) : Các giải pháp này nhằm hạn chế sự gia tăng quá mức của tổng cầu. Trước hết là thực hiện một CSTT thắt chặt do nguyên nhân cơ bản của lạm phát cầu kéo là sự gia tăng của khối lượng tiền cung ứng. Sự hạn chế cung ứng tiền sẽ có hiệu quả ngay đến sự giảm sút của nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội. +) Một CSTT thắt chặt được bắt đầu bằng việc kiểm soát và hạn chế cung ứng tiền cơ sở (MB), từ đó mà hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của hệ thống ngân hàng trung gian. Lãi suất ngân hàng và lãi suất thị trường tăng lên sau đó sẽ làm hạn chế nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, làm giảm áp lực đối với hàng hoá và dịch vụ cung ứng. Cùng với việc thực thi CSTT thắt chặt là sự kiểm soát gắt gao chất lượng tín dụng cung ứng nhằm hạn chế khối lượng tín dụng, đồng thời đảm bảo hiệu quả của kênh cung ứng tiền cũng như chất lượng của việc sử dụng tiền tệ. +) Kiểm soát chi tiêu của ngân sách nhà nước từ trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong chi tiêu ngân sách: rà soát lại cơ cấu chi tiêu,cắt giảm các khoản đầu tư không có tính khả thi và các khoản chi phúc lợi vượt quá khả năng của nền kinh tế, cải tiến lại bộ máy quản lý nhà nước vốn cồng kềnh, không hiệu quả, gây lãng phí ngân sách. Khai thác các nguồn thu, đặc biệt là thu thuế nhằm giảm mức bội chi, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ... và cuối cùng là hạn chế phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách. +) Thực hiện chính sách khuyến khích tiết kiệm, giảm tiêu dùng. Lãi suất danh nghĩa được đưa lên cao hơn tỷ lệ lạm phát để hấp dẫn người gửi tiền. Biện pháp này thường được sử dụng trong trường hợp lạm phát cao và có tác động tức thời. Tuy nhiên, trong thời gian áp dụng chính sách lãi suất cao, cần có sự điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với mức độ biến động của lạm phát và hạn chế hậu quả tiềm tàng cho các tổ chức nhận tiền gửi. +) Trong điều kiện nền kinh tế mở, sự can thiệp vào tỷ giá nhằm điều chỉnh tỷ giá tăng dần dần (chứ không để tăng lên ngay) theo mức độ lạm phát cũng được sử dụng như một giải pháp nhằm giảm cầu do tỷ giá tăng khiến giá hàng xuất khẩu rẻ đi làm tăng nhu cầu xuất khẩu dẫn đến tăng tổng cầu và do đó là tăng sức ép lên giá. Mặt khác, việc điều chỉnh tỷ giá từ từ cũng sẽ làm cho giá nội địa của hàng nhập khẩu không tăng nhanh quá, giảm bớt áp lực tăng mặt bằng giá trong nước. Đối với những nước phụ thuộc vào hàng nhập khẩu, điều này đặc biệt có ý nghĩa. Tuy nhiên, hành động can thiệp này có thể làm cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại tệ vì phải bán ra để kìm hãm tỷ giá tăng. Chính vì thế việc sử dụng giải pháp này cũng cần cân nhắc đến khả năng dự trữ ngoại hối cũng như khả năng phục hồi nguồn dự trữ của quốc gia. Nhóm giải pháp tác động vào tổng cung ( làm giảm chi phí SX ) : +) Giải pháp quan trọng nhất là tác động vào mối quan hệ giữa mức tăng tiền lương và mức tăng của năng suất lao động xã hội. Thực chất là thiết lập một cơ chế để đảm bảo mức chi trả tiền lương phù hợp với hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế. Sự thành công của cơ chế này sẽ hạn chế những đòi hỏi tăng tiền lương (chi phí chủ yếu trong giá thành sản phẩm) bất hợp lý dẫn đến vòng luẩn quẩn: tăng lương  tăng tiền  tăng giá  tăng lương... +) Đổi mới công nghệ nhằm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn nguyên , nhiên, vật liệu ; đa dạng hóa các nguồn cung cấp vật tư để sử dụng nguồn nguyên, nhiên, vật liệu rẻ nhất , tiết kiệm nhất +) Chống độc quyền : thực hiện chính sách chống độc quyền , cải tiến cơ chế +) Nâng cao hiệu quả quản lý trong kinh doanh, cụ thể : phải phân công lao động hợp lý, phù hợp với trình độ, sở thích, năng lực để người lao động phát huy được 1 cách tối đa hiệu quả làm việc đồng thời giảm chi phí quản lý , giảm lao động hành chính, tăng lao động trong lĩnh vực trực tiếp sản xuất. +) Điều chỉnh chính sách thuế hợp lý nhằm giảm thiểu chi phí cho DN
  • 11. +) Luôn luôn cải tiến kỹ thuật, áp dụng các dây truyền sản xuất hiện đại, tiên tiến , tiết kiệm nhiên liệu…. Nhóm giải pháp nhằm mở rộng khả năng cung ứng hàng hoá +) Giải pháp tình thế và tác động tức thời đến cân đối tiền hàng là nhập khẩu hàng hoá, nhất là các hàng hoá đang khan hiếm, góp phần làm giảm áp lực đối với giá cả. Tuy nhiên giải pháp này chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng: làm cạn kiệt nguồn dự trữ quốc tế, tạo thói quen dùng hàng ngoại và đặc biệt làm suy giảm sức sản xuất trong nước. +) Tăng khả năng sản xuất hàng hoá trong nước được coi là giải pháp chiến lược cơ bản nhất, tạo cơ sở ổn định tiền tệ một cách vững chắc. Thực chất đây là giải pháp nhằm tăng mức sản lượng tiềm năng của xã hội. Đây là chiến lược dài hạn tập trung vào việc khai thác triệt để năng lực sản xuất của xã hội, nâng cao trình độ của lực lượng lao động, đổi mới thiết bị, hiện đại hoá dây truyền sản xuất và quan trọng nhất là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, khuyến khích cạnh tranh và hiệu quả. Liên hệ tình hình thực trạng lạm phát ở VN từ năm 2011 đến nay: Lạm phát năm 2011 là 18,13%. Từ đầu năm 2012 đến tháng 7/2012 : 6 tháng đầu năm chỉ số CPI tăng rất thấp thậm chí tháng 6 và 7 chỉ số CPI tăng trưởng âm lần lượt là -0,26% và -0,29%. NN chính là do: suy giảm tổng cầu khiến chỉ số CPI âm trong tháng 6 và 7 nhất là cầu tiêu dùng nội địa cụ thể: tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dung chỉ đạt 6,5% so với mức tăng trưởng trung bình trên 12% so với giai đoạn 2001 và 2010. Cầu đầu tư: đầu tư công và đầu tư tư nhân nếu loại trừ yếu tố giá thì giảm so với năm trước. Cầu đầu tư của khu vực tư nhân cũng giảm do thị trường khó khăn nên lượng hàng tồn kho nhiều, DN cắt giảm, thu hẹp SX. NN suy giảm tổng cầu là do CS that chặt tiền tệ và khống chế tăng trưởng tín dụng cho từng nhóm NH, NHNN tăng cường kiểm tra giám sát các TCTC và phi TD, nợ xấu tăng cao nên các NH đều thu hẹp cho vay. Từ tháng 8/2012 đến nay: Trái ngược với tháng 7, CPI tháng 8 đã có mức tăng trưởng ngoạn mục lên 0,63% cao nhất kể từ tháng 3/2012 và hơn tổng mức giảm của 2 tháng trước đó. NN khiến CPI tháng 8 tăng mạnh là do tăng giá một loại mặt hàng thiết yếu: xăng, dầu, dịch vụ ý tế. Trong vòng 1 tháng mặt hàng xăng A92 đã tăng từ 21k lên 23k/lít làm tăng giá ở nhiều mặt hàng khác. Các giải pháp kiềm chế lạm phát mà NHNN và chính phủ Việt Nam đã sử dụng từ năm 2008 (2011) đến nay : Các giải pháp của NHNN : Tăng tỷ lệ DTBB thêm , mở rộng diện kỳ hạn DTBB Tăng cặp lãi suất chỉ đạo ( 3 lần ) đưa mức lãi suất từ ( 4,5 % - 6,5 % ) lên ( 13 % - 15 % ) Phát hành tín phiếu kho bạc bắt buộc các TCTD mua Thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá Chỉ đạo các NH hạn chế tăng trưởng tín dụng và tăng cường giám sát việc các NHTM thực hiện quyết định này . Các giải pháp của Chính phủ : +) Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. +) Chính phủ sẽ điều chỉnh chính sách tài khóa theo hướng kiểm soát chặt chẽ , nâng cao hiệu quả chi tiêu công. +) Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ , bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hóa . +) Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh xuất khẩu , kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm tình trạng nhập siêu +) Chính phủ kêu gọi mọi người, mọi nhà triệt để tiết kiệm tiêu dùng, nhất là nhiên liệu và năng lượng +) Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu và gian lận thương mại , kiểm soát việc chấp hành pháp luật của nhà nước về giá +) Tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an ninh, xã hội . +) Các phương tiện thông tin đại chúng cần đẩy mạnh công tác truyền bá thông tin, tuyên truyền 1 cách chính xác , ủng hộ các chủ trương , chính sách của nhà nước trên các lĩnh vực nhạy cảm như giá cả thị trường, tỷ giá ngoại tệ, … Câu 6. Phân biệt và giải thích mối quan hệ giữa lãi suất tái cấp vốn của NHTW, lãi suất liên NH , lãi suất cho vay của hệ thống các NHTM, cơ chế điều hành lãi suất của NHNN việt Nam từ 2008 đến nay Phân biệt 3 loại lãi suất : Tiêu thức Lãi suất cho vay Lãi suất liên NH Lãi suất tái chiết khấu ( Lãi suất chiết khấu ) ( Lãi suất tái cấp vốn ) Khái niệm Là loại lãi suất được áp dụng Là loại lãi suất được áp dụng Là loại lãi suất do NHTW áp khi các NHTG cho khách hàng khi các NHTG cho nhau vay dụng khi NHTW cho các vay vốn. NHTG vay dưới hình thức CK lại các GTCG chưa đến hạn thanh toán mà các NHTG mang đến xin CK tại NHTW
  • 12. Cơ sở hình Lãi suất cho vay do bản thân Do quan hệ cung - cầu vốn tiền Do NHTW ấn định phù hợp với thành lãi các NHTM quyết định , nó có NHTW trên thị trường liên NH yêu cầu của CSTT trong từng suất thể phụ thuộc vào cung - cầu quy định thời kỳ vốn tín dụng trên thị trường tín dụng Tính chất Mang tính chất KD Mang tính chất KD Mang t/c chỉ đạo, quản lý, điều tiết Mối quan Mối quan hệ giữa NHTM và NHTM - NHTM ( mối quan hệ Mối quan hệ giữa NHTM và hệ tín dụng khách hàng là các DN, cá giữa các NHTM với nhau ) NHTW giữa các nhân. chủ thể Yếu tố chi Lãi suất cho vay phụ thuộc LS liên NH phụ thuộc vào cung Lãi suất tái cấp vốn phụ thuộc phối vào lãi suất tiền gửi , thời hạn cầu tiền NHTW , sự chi phối vào định hướng CSTT của khoản cho vay, mức độ rủi ro, trong việc điều hành CSTT của NHTW , chiều hướng biến động chi phí nghiệp vụ, mặt bằng lãi NHTW, tỷ trọng sử dụng vốn lãi suất trên thị trường tiền tệ suất thị trường, mối quan hệ vay NHTW của các NHTM giữa KH và NH Lãi suất chiết khấu phụ thuộc vào thời hạn còn lại của GTCG, chất lượng GTCG, mqh giữa NH và KH, cung cầu vốn trên thị trường tín dụng Độ lớn Lớn nhất LSTCV < LSLNH < LSCV Nhỏ nhất Mối quan hệ giữa 3 loại lãi suất trên : +) LS cho vay , LS liên NH và LS TCV có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó LS TCV ( LS TCK ) là lãi suất chủ đạo, nó chi phối LS LNH và LSCV . Một sự thay đổi của LS TCV có thể ảnh hưởng đến LS liên NH , sau đó ảnh hưởng đến LS CV theo cơ chế truyền dẫn . Cụ thể : Giả sử NHTW sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt ( NHTW tăng LS TCV ) điều này có nghĩa là các NHTM khi vay vốn ở NHTW sẽ phải chịu mức lãi suất cao hơn , từ đó các NHTM sẽ hạn chế vay vốn của NHTW . Khi đó, các NHTM sẽ có nhu cầu vay vốn trên thị trường liên NH , cầu vốn trên thị trường liên NH tăng lên đẩy lãi suất liên NH tăng lên ( do cầu vốn khả dụng của NHTM tăng trong điều kiện giả định cung vốn khả dụng trên thị trường liên NH không đổi ) và dẫn đến lãi suất cho vay của các NHTM đối với nền kinh tế cũng điều chỉnh tăng lên nhằm đạt được lợi ích kinh doanh của NHTM. Vì vậy, LS TCV tăng kéo theo đó là LS LNH cũng tăng và LS cho vay cũng tăng lên. Và ngược lại , khi NHTW sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng ( NHTW giảm lãi suất TCV ) sẽ khuyến khích các NHTM vay vốn , lúc này các NHTM sẽ dồi dào về vốn , LS trên thị trường LNH sẽ giảm kéo theo đó là LS CV của các NHTM cũng giảm. +) LS TCV chịu sự ảnh hưởng của LS LNH và LS CV : Khi NHTW xác định LS TCV phải tham khảo diễn biến của LS LNH và LS CV để điều chỉnh cho phù hợp. Bởi vì nếu LS TCV quá thấp khiến cho các NHTM đổ xô đi vay NHTW còn nếu LS TCV quá cao thì các NHTM sẽ chuyển sang vay các NHTM khác. +) Cả 3 loại LS này đều được sử dụng trong việc điều hành CSTT : LS TCV là công cụ của CSTT LS LNH là mục tiêu hoạt động của CSTT LS CV là mục tiêu trung gian của CSTT Cơ chế điều hành lãi suất của NHNN VN từ năm 2008 đến nay : +) Những tháng đầu năm 2008 : NHNN cho phép các tổ chức tín dụng thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận , xóa bỏ biên độ khống chế lãi suất cho vay .Các TCTD được tự thỏa thuận lãi suất cho vay với KH dựa trên quan hệ cung – cầu vốn và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng vay thay cho cơ chế điều hành lãi suất cơ bản . NHNN không khống chế lãi suất huy động của các TCTD cho nên trong những tháng đầu năm 2008, do cạnh tranh giữa các TCTD đã diễn ra cuộc chạy đua lãi suất giữa các NH, đẩy mức lãi suất huy động lên cao ( hơn 20 %/ năm ) từ đó đẩy lãi suất cho vay lên cao. +) Từ 19/5/2008 đến 25/2/2010 : Từ ngày 19/5/2008 , để khác phục tình trạng chạy đua lãi suất huy động giữa các TCTD, NHNN sử dụng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng VN thay thế cơ chế lãi suất thỏa thuận. Cơ chế điều hành lãi suất mới sẽ cùng lúc tuân thủ luật NHNN và Bộ luật dân sự. NHNN công bố lãi suất cơ bản làm cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh ( lãi suất huy động và cho vay ) , đồng thời quy định lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận không được vượt quá 150 % lãi suất cơ bản. Riêng đối với cho vay phục vụ đời sống và cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ thì được áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận. +) Lãi suất cơ bản được công bố hàng tháng và điều chỉnh kịp thời khi cần thiết. +) NHNN sử dụng các công cụ : DTBB , cặp lãi suất chỉ đạo, tái
  • 13. cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường. +) Sự thay đổi lãi suất cơ bản làm thay đổi mức lãi suất trần trong huy động vốn và cho vay của các TCTD. +) Từ tháng 26/2/ 2010 : Theo thông tư 07/2010/TT – NHNN : NHNN cho phép các NHTM được thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung và dài hạn ( từ 26/2/2010 đến 13/4/2010 ) còn cho vay ngắn hạn vẫn không được vượt quá 150 % lãi suất cơ bản. +) Từ 14/4/2010 : NHNN thực hiện quy định về trần lãi suất huy động ( 12 % / năm ) và NHNN vẫn tiếp tục công bố lãi suất cơ bản hàng tháng và điều chỉnh kịp thời khi cần thiết, tuy nhiên mục đích của lãi suất cơ bản đã được bổ sung thêm là chống cho vay nặng lãi. +) Từ tháng 3 /2011 đến nay : NHNN vẫn tiếp tục áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với lãi suất cho vay tuy nhiên các NHTG cũng đã thống nhất với nhau theo mong muốn của NHTW sẽ hạ lãi suất cho vay xuống từ 17 – 19 % / năm từ tháng 9/2011. NHTW vẫn tiếp tục khống chế trần lãi suất huy động và với mức trần lãi suất huy động cao nhất là 14 % / năm . +) Cho đến tháng 10/2011 thì mức lãi suất trần huy động đối với kỳ hạn 1 tháng là 6 % / năm còn lãi suất trần huy động với kỳ hạn trên 1 tháng là 14 % /năm. NHTW kiểm soát chặt chẽ và có chế tài sử phạt rất mạnh đối với các chi nhánh NH nào có biểu hiện vi phạm lách trần LS. +) NHTW vẫn tiếp tục sử dụng các công cụ CSTT gián tiếp để tác động đến lãi suất thị trường. Câu 7. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất thị trường trên góc độ cung cầu quỹ cho vay và trên góc độ cung cầu tiền tệ , giải thích nguyên nhân biến động lãi suất thị trường ở VN từ đầu năm 2011 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất thị trường : Khái niệm : Lãi suất là tỷ lệ phần tăng thêm này so với vốn gốc ban đầu hay lãi suất là giá của quyền sử dụng vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định mà người sử dụng vốn phải trả cho người sở hữu vốn Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất thị trường xét trên góc độ cung – cầu quỹ cho vay : Cầu quỹ cho vay là nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ tiêu dùng của các chủ thể kinh tế khác nhau trong nền kinh tế. Cầu quỹ cho vay được hình thành từ các nguồn sau : +) Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân : DN và hộ gia đình vay do nhu cầu đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh và trang trải các chi phí liên quan đến tiêu dùng . Trong điều kiện các yếu tố ngoại sinh ( lạm phát dự tính, khả năng sinh lời dự tín của các công cụ đầu tư ) không đổi , nhu cầu vay vốn của DN và HGĐ rất nhạy cảm với lãi suất cho vay nó có biến động ngược chiều với lãi suất cho vay . +) Nhu cầu vay vốn của khu vực chính phủ : Chính phủ và khu vực chính phủ vay vốn nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước. Nhu cầu vay vốn của chính phủ không chịu tác động bởi lãi suất . +) Nhu cầu vay vốn của các chủ thể nước ngoài : Các chủ thể nước ngoài có nhu cầu vay vốn trong nước do có sự chênh lệch về lãi suất giữa 2 quốc gia ( lãi suất vay vốn trong nước rẻ hơn lãi suất vay vốn ở nước ngoài ), mức độ mở cửa và khả năng di chuyển vốn giữa 2 quốc gia . Cả 3 bộ phận trên tạo thành cầu quỹ cho vay của xã hội và chúng đều có biến động ngược chiều so với lãi suất. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu quỹ cho vay : i S i1 E1 i0 E0 i2 E2 D1 D0 D2 Q2 Q0 Q1 Q +) Tỷ suất lợi tức dự tính của cơ hội đầu tư : có ảnh hưởng thuận chiều đối với cầu quỹ cho vay. Khi nền kinh tế tăng trưởng, tỷ suất lợi tức dự tính của cơ hội đầu tư tăng lên làm cho cá chủ thể trong nền kinh tế mong muốn đầu tư nhiều hơn. Do đó, nhu cầu quỹ cho vay tăng lên làm cho cầu quỹ cho vay tăng, đường cầu quỹ cho vay dịch chuyển sang phải từ D0 sang D1 ( trong điều kiện đường cung quỹ cho vay không đổi ) làm cho lãi suất tăng lên từ i0 lên i1 .Ngược lại , khi nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, tỷ suất lợi tức dự tính của cơ hội đầu tư giảm xuống sẽ làm giảm nhu cầu vay vốn của các chủ thể trong xã hội, cầu quỹ cho vay giảm ( trong điều kiện cung quỹ cho vay không đổi ) làm cho lãi suất giảm xuống từ i0 xuống i2. +) Tỷ lệ lạm phát dự tính : có ảnh hưởng thuận chiều đối với cầu quỹ cho vay. Ta có : Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực dự tính + Tỷ lệ lạm phát dự tính Khi tỷ lệ lạm phát dự tính tăng lên mà lãi suất danh nghĩa không đổi làm cho lãi suất thực dự tính giảm xuống, lúc này người đi vay vốn sẽ được lợi do chi phí vay vốn thực tế giảm xuống chính vì vậy mà họ có nhu cầu đi vay nhiều hơn , cầu quỹ cho vay tăng , đường cầu quỹ cho vay dịch chuyển sang phải từ D0 sang D1 ( trong điều kiện đường cung quỹ cho vay không đổi ) làm cho lãi suất tăng lên từ i0 lên i1. Ngược lại, khi tỷ lệ lạm phát dự tính giảm xuống mà lãi suất danh nghĩa không đổi làm cho lãi suất thực dự tính tăng lên, người đi vay vốn lúc này sẽ bị thiệt chính vì vậy mà họ sẽ đi vay ít hơn, cầu quỹ cho vay giảm, đường cầu quỹ cho vay dịch chuyển sang trái ( trong điều kiện đường cung quỹ cho vay không đổi ) làm lãi suất giảm xuống từ i0 xuống i2. +) Tình trạng bội chi của ngân sách nhà nước : có ảnh hưởng thuận chiều đối với cầu quỹ cho vay
  • 14. Khi nhà nước bị bội chi tăng lên ( chi ngân sách > thu ngân sách ) làm cho nhu cầu vay vốn của chính phủ tăng lên để bù đắp bội chi ngân sách, cầu quỹ cho vay tăng lên, đường cầu quỹ cho vay dịch chuyển sang phải từ D0 sang D1 ( trong điều kiện đường cung quỹ cho vay không đổi ) và lãi suất tăng lên từ i0 lên i1. Ngược lại, khi nhà nước ít bị bội chi hơn thì nhà nước sẽ ít phải đi vay hơn, cầu quỹ cho vay giảm , đường cầu quỹ cho vay dịch chuyển sang trái ( trong điều kiện đường cung quỹ cho vay không đổi ) và lãi suất giảm xuống từ i0 xuống i2. Cung quỹ cho vay là khối lượng vốn dùng để cho vay kiếm lời của các chủ thể khác nhau trong xã hội. Cung quỹ cho vay được hình thành bởi các nguồn sau : +) Tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân, hộ gia đình : đây là bộ phận chủ yếu nhất của cung quỹ cho vay . Trong điều kiện bình thường, số lượng tiền gửi tiết kiệm mà hệ thống các NHTM huy động được phụ thuộc nhiều vào lãi suất : nếu lãi suất tăng sẽ làm tăng nhu cầu gửi tiết kiệm và ngược lại. +) Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các DN : ví dụ như các quỹ khấu hao cơ bản , lợi nhuận chưa chia , các quỹ khác chưa sử dụng đến . +) Các khoản thu chưa sử dụng đến của ngân sách nhà nước +) Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể nước ngoài ( có thể là chính phủ, có thể là công dân nước ngoài Như vậy, cung quỹ cho vay được tạo bởi nguồn vốn dư thừa và chưa sử dụng đến của các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và của người nước ngoài . Mặc dù có những bộ phận biến động không phụ thuộc vào lãi suất nhưng tổng hợp lại thì cung quỹ cho vay có biến động thuận chiều với lãi suất và đường cung quỹ cho vay có chiều hướng dốc lên. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung quỹ cho vay : i S2 S0 i2 E2 S1 i0 E0 i1 E1 D Q2 Q0 Q1 Q +) Tài sản và thu nhập : có ảnh hưởng thuận chiều với cung quỹ CV . Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng , tài sản và thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế tăng lên , cung quỹ cho vay theo đó cũng tăng lên , đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang phải từ S0 sang S1 ( trong điều kiện đường cầu quỹ cho vay không đổi ) làm cho lãi suất giảm xuống từ i0 xuống i1. Ngược lại, trong điều kiện nền kinh tế suy thoái , thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế giảm xuống, cung quỹ cho vay giảm xuống, làm cho lãi suất tăng lên từ i0 lên i2. +) Tỷ suất lợi tức dự tính của các công cụ nợ : có ảnh hưởng thuận chiều với cung QCV : Khi LS thị trường có xu hướng tăng lên trong tương lai , giá của các công cụ nợ dài hạn sẽ bị giảm đi, tỷ suất lợi tức dự tính của nó sẽ bị giảm theo . Công cụ nợ ở hiện tại trở nên kém hấp dẫn làm giảm nhu cầu mua của các chủ thể kinh tế , cung QCV giảm , đường cung QCV dịch sang trái từ từ S0 sang S2 ( trong điều kiện đường cầu quỹ cho vay không đổi ) làm cho lãi suất tăng từ i0 lên i2. Ngược lại, khi tỷ suất lợi tức dự tính của các công cụ nợ tăng,tỷ suất lợi tức dự tính của nó tăng, làm cho lãi suất giảm từ i0 xuống i1 +) Rủi ro của các công cụ nợ : Có ảnh hưởng nghịch chiều với cung QCV : Khi rủi ro của các công cụ nợ tăng lên làm cho các NĐT sẽ hạn chế đầu tư vào các công cụ nợ, cung quỹ cho vay giảm, đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang trái từ S0 sang S2 ( trong điều kiện đường cầu quỹ cho vay không đổi ) làm cho lãi suất tăng từ i0 lên i2. Ngược lại, khi rủi ro của các công cụ nợ giảm xuống, các NĐT sẽ tăng cường đầu tư vào các công cụ nợ , cung quỹ cho vay tăng, làm cho lãi suất giảm từ i0 xuống i1 +) Tính lỏng của các công cụ nợ :Khi tính lỏng của các công cụ nợ cao hơn so với tính lỏng của các công cụ đầu tư khác sẽ làm tăng tính hấp dẫn của các công cụ nợ  cầu công cụ nợ tăng ở mọi mức lãi suất  lượng cung QCV tăng  đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang phải từ S0 sang S1 ( trong điều kiện đường cầu quỹ cho vay không đổi ) làm cho lãi suất giảm từ i0 xuống i1. Ngược lại, khi tính lỏng của các công cụ nợ càng thấp thì tính hấp dẫn của các công cụ nợ giảm, lượng quỹ cho vay giảm và lãi suất tăng lên từ i0 lên i2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất thị trường xét trên góc độ cung – cầu tiền : Những nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất thị trường cũng chính là những nhân tố làm dịch chuyển đường cung và đường cầu tiền Mức cầu tiền tệ là số lượng tiền tệ mà dân chúng, doanh nghiệp, các tổ chức phi NH , các cơ quan nhà nước cần nắm giữ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và bảo toàn giá trị trong điều kiện giá cả và các biến số vĩ mô cho trước. Thành phần của mức cầu tiền : MS Mức cầu tiền baoi gồm : MD của các cá nhân, HGĐ ; MD của các DN, các tổ chức và MD của CP Các nhân tố ảnh hưởng đến mức cầu tiền : i 1 E 1 i0 E0 i2 MD1 E2 MD0 MD2 Q
  • 15. +) Thu nhập thực tế ( Y ) : có ảnh hưởng thuận chiều đên MD . Khi NKT đang tăng trưởng, TN thực tế tăng lên, tăng nhu cầu giữ thêm tiền để dự trữ đồng thời muốn chi tiêu cho gia đình nhiều hơn  MD tăng  Đường cầu tiền dịch chuyển sang phải từ MD0 sang MD1 ( trong đk MS ko đổi làm cho lãi suất tăng từ i0 lên i1 và ngược lại khi NKT suy thoái, TN thực tế giảm xuống làm cho MD giảm và lãi suất giảm từ i0 xuống i2 . +) Mức giá cả ( P ) : có ảnh hưởng thuận chiều đến MD :Khi P tăng thì nhu cầu nắm giữ tiền nhằm đảm bảo sức mua như ban đầu cũng tăng, MD tăng  Đường cầu tiền dịch chuyển sang phải từ MD0 sang MD1 ( trong đk MS ko đổi làm cho lãi suất tăng từ i0 lên i1 và ngược lại khi mức giá cả giảm làm cho MD giảm và lãi suất giảm từ i0 xuống i2. +) Tốc độ lưu thông tiền tệ ( V ) : có ảnh hưởng ngược chiều đến MD : V cho biết trong một khoảng thời gian nhất định bình quân 1 đơn vị tiền tệ được chi ra bao nhiêu lần để mua hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông. Khi V tăng  1 đơn vị tiền tệ thực hiện được nhiều lần giá trị hàng hóa trong lưu thông hơn  Mức cầu tiền giảm  Đường cầu tiền dịch chuyển sang trái từ MD0 sang MD2 ( trong đk MS ko đổi làm cho lãi suất giảm từ i0 xuống i2 và ngược lại khi V giảm  MD tăng  lãi suất tăng i0 lên i1 Mức cung tiền tệ là khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch và nhu cầu dự trữ giá trị của các chủ thể phi NH . Thành phần của MS : M2 = C + D + T + B C : Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống NH ; D : Tiền gửi không kỳ hạn có phát hành séc T : Tiền gửi có kỳ hạn , tiền gửi tiết kiệm ; B : Kỳ phiếu, trái phiếu do các NHTM phát hành. Nhân tố ảnh hưởng đến MS : Sự thay đổi mức cung tiền do NHTW quyết định . Khi NHTW tăng lượng tiền cung i ứng làm cho đường cung tiền dịch chuyển sang phải từ S0 sang S1 ( trong điều kiện cầu tiền tệ không đổi ) làm cho lãi suất giảm từ i0 xuống i1 . S 0 i0 E0 S1 i1 E1 MD Q Như vậy, xét trên góc độ Cung – Cầu tiền , có 4 nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất thị trường đó là Mức thu nhập thực tế, mức giá cả, tốc độ lưu thông tiền tệ và mức cung tiền . Tổng hợp sự tác động của 4 nhân tố này đến việc dịch chuyển đường cung và đường cầu tiền sẽ quyết định mức LSTT. Giải thích nguyên nhân biến động lãi suất ở Việt Nam từ đầu năm 2011 đến nay : Từ khoảng đầu năm 2011 cho đến tháng 7/ 2011 : lãi suất tăng cao ,lãi suất huy động lên đến 17 – 18 % còn lãi suất cho vay lên đến 23 %. Nguyên nhân lãi suất tăng cao do giá cả tăng lên , NHTW sử dụng CSTT theo hướng thắt chặt, cạnh tranh huy động vốn giữa các NH, nhu cầu vay vốn của NH tăng Nguyên nhân biến động lãi suất ở VN xét trên góc độ cung – cầu quỹ cho vay Cầu quỹ cho vay : Nhu cầu vay vốn của các DN tăng cao , +) Tỷ lệ lạm phát dự tính tăng lên ,+) Tình trạng bội chi ngân sách nhà nước tăng lên Cung quỹ cho vay : Thu nhập thực tế của cá nhân, hộ gia đình giảm . +) Lãi suất dự tính của các chứng khoán nợ tăng lên. +) Nguyên nhân biến động lãi suất ở Việt Nam xét trên góc độ cung – cầu tiền Cầu tiền : Thu nhập thực tế tăng lên , +) Mức giá cả tăng lên làm cho nhu cầu nắm giữ tiền để mua được hàng hóa như trước tăng lên Cung tiền : NHTW thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho cung tiền giảm xuống đẩy lãi suất thị trường tăng lên Từ tháng 9 /2011 đến nay : Lãi suất đã giảm xuống do NHTW nới lỏng chính sách tiền tệ, khống chế trần lãi suất huy động , lãi suất cho vay của các NHTM giảm xuống, tạo điều kiện cho các NHTM Câu 8. Trình bày các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM . Nhận xét khái quát về hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam năm 2008 đến nay . Trình bày các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM : Khái niệm : Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận thông qua việc kinh doanh các khoản vốn ngắn hạn là chủ yếu. Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM bao gồm nghiệp vụ tài sản Nợ - Huy động vốn và nghiệp vụ tài sản Có – Sử dụng vốn .
  • 16. Nghiệp vụ tài sản Nợ - Huy động vốn :Đây là nghiệp vụ huy động, tạo nguồn vốn kinh doanh cho Ngân hàng thương mại. Hoạt động huy động vốn được phản ánh thông qua cơ cấu nguồn vốn của NHTM . Nguồn vốn của NHTM bao gồm : Vốn tiền gửi : Được hình thành từ hoạt động nhận tiền gửi và đươc huy động thường xuyên, bao gồm : Tiền gửi thanh toán : Là loại tiền gửi được ký gửi vào NH mà người gửi tiền được quyền sử dụng để thanh toán, chuyển khoản hoặc rút ra bằng tiền mặt bất cức lúc nào . Đặc điểm : +) Được hưởng lãi suất thấp hoặc không được hưởng lãi vì mục đích chủ yếu của khách hàng khi gửi loại tiền này là nhằm đảm bảo an toàn cho khoản tiền và thực hiện các hoạt động thanh toán qua NH. +) Loại tiền gửi này mang tính chất giao dịch và biến động không ổn định do khách hàng có thể gửi vào và rút ra bất kỳ lúc nào Tầm quan trọng : +) Là bộ phận nguồn vốn có chi phí huy động rẻ nhất +) Thông qua việc theo dõi biến động số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, NH có thể nắm được tình hình kinh doanh của KH , giúp cho NH có thể dễ dàng phát hiện và hạn chế được rủi ro khi cho khách hàng vay vốn. +) Loại tiền gửi này thường chiếm 15 % - 20 % tổng nguồn vốn huy động được của NH , mặc dù không ổn định nhưng xét trên bình diện toàn bộ KH thì NH vẫn có thể sử dụng 1 phần tiền gửi thanh toán để cho vay có kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn của các DN, các tổ chức kinh tế : Là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào NH trên cơ sở có sự thỏa thuận về thời hạn và lãi suất giữa KH và NH. Đặc điểm : +) Là loại tiền gửi phi giao dịch , biến động tương đối ổn định +) Được hưởng lãi suất cao hơn so với tiền gửi thanh toán vì mục đích gửi tiền của KH là để lấy lãi +) Ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc sử dụng để cho vay Tầm quan trọng : +) Tạo nên bộ phận vốn tương đối ổn định, thuận lợi cho NH trong việc cho vay +) Là bộ phận vốn có lãi suất thấp hơn vốn đi vay Tiền gửi tiết kiệm : Là khoản tiền để dành của dân cư gửi vào NH nhằm mục đích hưởng lãi theo định kỳ Tiền gửi tiết kiệm gồm : Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn : Đây là loại tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể gửi vào và rút ra theo nhu cầu sử dụng mà không cần báo trước cho NH. NH trả lãi cho loại tiền gửi này nhưng rất thấp. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn : Đây là loại tiền gửi tiết kiệm có thời hạn gửi cố định trước, người gửi tiền không được rút trước hạn ( trên thực tế NH vẫn cho rút nhưng KH khi rút sẽ chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn cho thời gian thực gửi) Đặc điểm : +) Là loại tiền gửi phi giao dịch +) Là nguồn vốn tương đối ổn định và lãi suất cho loại tiền gửi này cao hơn so với lãi suất TGKKH Tầm quan trọng : +) Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn tiền gửi của NH +) NH có thể chủ động sử dụng nguồn vốn này để cho vay có kỳ hạn +) Lãi suất tiền gửi tiết kiệm thấp hơn lãi suất NH đi vay. Vốn tiền gửi được các NH huy động thường xuyên, tương đối ổn định , chi phí huy động vốn thấp hơn so với đi vay , là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM. Là nguồn vốn chủ yếu để các NHTM kinh doanh chính vì vậy người ta gọi NHTM là NH ký thác hay NHTG. Vốn đi vay :Vốn đi vay được hình thành từ hoạt động đi vay, nguồn vốn này các NHTM huy động không thường xuyên mà chỉ huy động khi có nhu cầu về vốn rất cấp bách . NHTM có thể vay NHTW, vay các NHTM khác hoặc phát hành GTCG . Vay từ NHTW : bất kỳ NHTM nào khi được NHTW cho phép thành lập đều được hưởng quyền vay tiền tại NHTW trong trường hợp thiếu hụt dự trữ hay quá thiếu tiền mặt. NHTW cấp tín dụng cho các NHTM chủ yếu dưới hình thức đó là chiết khấu hay tái chiết khấu GTCG hoặc cho vay thế chấp ứng trước Vay ngắn hạn các khoản dự trữ của các tổ chức tín dụng khác : Mục đích của loại vay này nhằm đảm bảo dự trữ bắt buộc theo quy định của NHTW. Thời hạn của loại vay này rất ngắn, thường không quá 1 tuần Phát hành GTCG : đây là hình thức NHTM huy động vốn từ thị trường tài chính trong nước hoặc nước ngoài bằng cách phát hành các chứng từ có giá như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu NH,… Đặc điểm : +) Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng nhỏ , không đáng kể của NH ( dưới 10 % ) +) Tính chất ổn định +) Có tầm quan trọng đặc biệt trong kinh doanh, thể hiện tiềm lực tài chính của NH và là cơ sở để đảm bảo chi trả cho KH trong trường hợp cho vay không thu hồi được nợ hoặc thua lỗ trong kinh doanh chứng khoán. Nó được ví