SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 31
1
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN THI TỐT NGHIỆP
Môn: Lý luận Nhà nước và pháp luật
1. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của Nhà nước
Định nghĩa NN
Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm
vụ cưỡng chế, thực hiện chức năng quản lý nhằm duy trì TTXH và củng cố địa vị của
giai cấp thống trị trong xã hội.
1. Đặc trưng của nhà nước
1.1 Quyền lực công cộng đặc biệt
Quyền lực NN mang tính giai cấp.
Nguồn gốc: do giai cấp thống trị tổ chức ra
Mục đích: bảo vệ chủ yếu lợi ích của giai cấp thống trị
Công cụ bảo đảm: Bộ máy cưỡng chế vật chất
Quyền lực NN(các nước tư sản)
Mang tính phổ biến
Độc quyền sử dụng bạo lực
Mang tính chính thống và được sự ưng thuận của toàn XH
Mang tính pháp lý, thực hiện trên cơ sở pháp luật
Kiểm soát QLNN
QLNN do những con nhất định nắm giữ
Con người có bản tính tham lam, đam mê quyền lực Ngăn
ngừa lạm quyền
Bảo đảm đúng vai trò của NN là phục vụ quyền lợi cho XH
Các bộ phận của quyền lực NN
2
Quyền lập pháp: ban hành pháp luật. Giao cho Nghị viện
Quyền hành pháp: tổ chức thi hành pháp luật. Giao cho chính phủ
Quyền tư pháp: bảo vệ pháp luật hay xử lý vi phạm pháp luật. Giao cho tòa án
3
1.2 Phân chia lãnh thổ và quản lý cư dân
Chia toàn bộ cư dân và lãnh thổ theo các cấp, đơn vị hành chính trong phạm vi
lãnh thổ quốc gia
Tổ chức ra bộ máy chính quyền địa phương.
1.3 Nhà nước có chủ quyền quốc gia
Chủ quyền quốc gia: thể hiện quyền độc lập, tự quyết của NN về đối nội và đối
ngoại mà không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
Chủ quyền quốc gia mang tính tối cao và không thể chia cắt
Các quốc gia bình đẳng về chủ quyền
1.4 Ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật
Ban hành pháp luật là việc đặt ra các quy tắc xử sự chung cho xã hội.
Chỉ có nhà nước mới được quyền ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhà
nước ban hành pháp luật nhưng nhà nước cũng phải tôn trọng pháp luật.
1.5 Thu các khoản thuế dưới dạng bắt buộc
Chỉ có nhà nước mới có thể đặt ra và thu thuế bắt buộc. Nhà
nước thu thuế vì:
– Nhà nước chuyên làm nhiệm vụ quản lý, tách biệt khỏi xã hội
– Thu thuế để đầu tư trở lại cho xã hội
– Thu thuế thực hiện sự tái phân phối xã hội
Khái niệm, các yếu tố cấu thành hình thức Nhà nước
1. Khái niệm hình thức nhà nước
 Khái niệm hình thức nhà nước: là cách tổ chức quyền lực nhà nước và những
phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước.
 Đây là một khái niệm bao gồm ba yếu tố:
– Hình thức chính thể nhà nước: cách thức tổ chức quyền lực nhà nước ở trung
ương
– Hình thức cấu trúc nhà nước: các thức tổ chức quyền lực nhà nước theo cơ cấu lãnh thổ
Hình thức cấu trúc của nhà nước
Hình thức Nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước và những phương pháp
để thực hiện quyền lực Nhà nước hình thức Nhà nước là một khái niệm chung được hình
thành từ ba yếu tố:
* Hình thức chính thể: Đây là cách thức tổ chức và trình tực để lập ra các cơ quan tối cao
của Nhà nước và xác lập những mối quan hệ cơ bảncủa các cơ quan đó. Hình thức chỉnh
thể có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà.
- Chính thể quân chủ: Là hình thức trong đó quyền lực tối cao của Nhà nước tập trung
toàn bộ (hay một phần) trong tay ngường đứng đầu Nhà nước theo nguyên tắc thừa kế.
- Chính thể cộng hoà là hình thức trong đó quyền lực tối cao của Nhà nước thuộc về một
4
cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định.
* Hình thức cấu trúc của Nhà nước
Có hai hình thức cấu trúc Nhà nước chủ yếu là hình thức Nhà nước đơn nhất và hình thức
Nhà nước liên bang.
- Nhà nước đơn nhất là Nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ quan quyền lực và
quản lý thống nhất từ TW và địa phương và có các đơn vị hành chính bao gồm tỉnh, thành
phố, huyện, quận…
- Nhà nước đơn bang là Nhà nước có từ hay nhiều nước thành viên hợp lại, Nhà nước có
hai hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý. Ví dụ: Mỹ, Malaixia… là các nước liên bang.
1. Chế độ chính trị
1.1 Khái niệm
• Khái niệm chế độ và chế độ chính trị thể hiện
- Hệ thống tổ chức chính trị, kinh tế.
- Những đặc điểm của nhà nước dân chủ hay không.
- Cơ cấu, tương quan và mức độ các quan hệ giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
- Mức độ và khả năng của nhân dân trong việc tham gia vào quyền lực chính trị và
quyền lực nhà nước.
• Là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực
hiện quyền lực Nhà nước.
1.2 Phân loại chế độ chính trị
• Dựa vào nguồn gốc, cách thức thực hiện quyền lực nhà nước:
– Dân chủ: chế độ đảm bảo người dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước.
– Phản dân chủ: quyền lực nhà nước không của dân, do dân, vì dân.
• Dựa theo cấp độ: Chế độ chuyên chế độc tài; chuyên chế; đầu sỏ chính trị; chính
trị dân chủ.
• Dựa trên thiết chế quyền lực: Chế độ đa nguyên và chế độ nhất nguyên, chế độ
chính trị một đảng và đa đảng.
• Dựa trên ý thức hệ: chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
Liên hệ thực tiễn
Hình thức của pháp luật
pháp luật
thức: Tập quán
pháp
đó nhà nước thừa nhận một số tập quán
đã lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị và nâng chúng lên
thành pháp luật.
5
- Có tính ổn định, lâu bền
- Đa dạng theo từng khu vực, nhóm cư dân
- Có giá trị thực hiện một cách tự
nguyện Tiền lệ pháp
chính hoặc xét xử đã có hiệu lực pháp luật và lấy làm căn cứ để áp dụng cho các vụ
việc cùng tính chất xảy ra sau này, trong trường hợp pháp luật không quy định hoặc
quy định không rõ. (Tiền lệ bao gồm tiền lệ hành chính và án lệ)
6
luật Văn bản quy phạm pháp luật
hành theo thủ tục trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo
đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội để thực hiện các nhiệm vụ, chức
năng của nhà nước.
Chức năng của pháp luật
Chức năng của pháp luật là những phương diện, mặt tác động chủ yếu của pháp luật
phản ánh bản chất giai cấp và giá trị xã hội của pháp luật.
Pháp luật có ba chức năng chủ yếu:
Một là, chức năng điều chỉnh
Chức năng điều chỉnh của pháp luật thể hiện vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. Pháp
luật được đặt ra nhằm hướng tới sự điều chỉnh các quan hệ xã hội. Sự điều chỉnh của pháp
luật lên các quan hệ xã hội được thực hiện theo hai hướng: một mặt pháp luật ghi nhận
các quan hệ xã hội chủ yếu trong xã hội. Mặt khác pháp luật bảo đảm cho sự phát triển
của các quan hệ xã hội. Như vậy pháp luật đã thiết lập “trật tự” đối với các quan hệ xã
hội, tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển theo chiều hướng nhất định phù hợp
với ý chí của giai cấp thống trị, phù hợp với quy luật vận động khách quan của các quan
hệ xã hội.
Hai là, chức năng bảo vệ
Chức năng bảo vệ là công cụ bảo vệ các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Khi có các
hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật điều
chỉnh thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế được
quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với các chủ thể có hành vi
vi phạm pháp luật. Chẳng hạn hành vi xâm phạm tính mạng sức khoẻ con người bị xử lý
theo Luật Hình sự, hành vi gây thiệt hại tài sản buộc phải bồi thường theo Luật Dân sự.
Ba là, chức năng giáo dục
7
Chức năng giáo dục của pháp luật được thực hiện thông qua sự tác động của pháp luật
vào ý thức của con người, làm cho con người xử sự phù hợp với cách xử sự được quy
định trong các quy phạm pháp luật. Việc giáo dục có thể được thực hiện thông qua tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, có thể thông qua việc xử lý những cá
nhân, tổ chức vi phạm (phạt những hành vi vi phạm giao thông, xét xử những người phạm
tội hình sự,…).
Xuất phát từ các vấn đề đã phân tích ở trên có thể đưa ra định nghĩa pháp luật như sau:
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, được
nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật là
công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước và là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội có nhà
nước.
Quy phạm pháp luật
1. Khái niệm và đặc điểm
hái niệm:
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận và được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm Đ/c các QHXH.
- Quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
- Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận
- Được nhà nước bảo đảm thực hiện
- Nội dung của QPPL thường chứa đựng hai mặt cho phép và bắt buộc
Phân loại QPPL
• Căn cứ mệnh của NN nêu ở bộ phận quy định của QPPL
• Căn cư vào nội dung của quy phạm pháp luật
• Căn cứ vào vai trò của quy phạm pháp luật
4. Phương thức thể hiện của quy phạm pháp luật
4.1 Phương thức thể hiện cơ cấu ba bộ phận
4.2 Phương thức thể hiện trong điều luật
• Một quy phạm có thể trình bày trong một điều luật
• Trong một điều luật có thể có nhiều quy phạm.
4.3 Phương thức thể hiện nội dung
• Trực tiếp: thể hiện đầy đủ các thành phần quy phạm
• Viện dẫn: dẫn nội dung điều luật khác.
8
• Mẫu: cần tham khảo ở những văn bản khác
Bài tập
nguyên tắc hôn nhân một vợ,một chồng
thưởng, phạt, cách thức thực hiện…)
Bài tập
dụ 1 Giả định giản đơn
• Điều 57 HP 92:
9
Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật
• Điều 52 HP 92:
Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật
Ví dụ 2 Giả định phức tạp
• Điều 102. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng (Bộ luật hình sự 1999)
• 1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng,
tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
• 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm
đến năm năm:
• a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
• b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa
vụ phải cứu giúp.
Ví dụ 3: Quy định dứt khoát
• Điều 46. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan (luật sở hữu trí
tuệ 2005)
• 1. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành
văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
Ví dụ 4: Quy định không dứt khoát
• Điều 50. Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan(luật sở hữu trí tuệ 2005)
1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp
hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên
quan.
Ví dụ 5: Chế tài cố định
Nghị định số 56/2006/NĐ-CP, ngày 6/6/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động văn hóa thông tin
Điều 59. Vi phạm các quy định trong lĩnh vực thư viện
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm hư hại hoặc chiếm dụng tài liệu thư viện có giá trị từ 500.000 đồng đến
dưới 1.000.000 đồng;
b) Sao chụp trái phép tài liệu thư viện;
c) Sử dụng trái phép tài liệu thư viện có nội dung quy định tại Điều 5 Pháp lệnh
Thư viện và các tài liệu thuộc loại sử dụng hạn chế khác;
d) Không thực hiện việc đăng ký hoạt động thư viện với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Ví dụ 6: Chế tài không cố định
10
Điều 151. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có
công nuôi dưỡng mình (Bộ luật hình sự 1999)
Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ, chồng, con, cháu hoặc người có
công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành
vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc
phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Ví dụ 7: Phân loại theo tính chất mệnh lệnh
Quy phạm cấm: (Điều 100. Tội bức tử, Bộ luật hình sự 1999, khoản1) Người nào đối
xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm
người đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Quy phạm bắt Bộ Luật Dân sự 1995, Điều 274 Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc
thoát nước mưa) Chủ sở hữu nhà phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ
mái nhà của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản
liền kề
Quy phạm trao quyền: (Bộ Luật Dân sự 1995, Điều 26, Quyền đối với họ, tên):
1. Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên
khai sinh của người đó.
2. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
Ví dụ 8: Phân loại theo nội dung
QP định Bộ luật dân sự, Điều 163, Tài sản) :Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy
tờ có giá và các quyền tài sản.
QP điều Bộ luật dân sự, Điều 235,Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức): Chủ
sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thoả thuận
hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó.
QP bảo vệ: (Bộ luật hình sự, Điều 130, Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ):
Người nào dùng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia
hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Ví dụ 9: Phân
loại theo tác dụng
quyền)
1. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho
người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện
theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ
mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
ại diện trong tố
tụng dân sự) Trong khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hoặc người đại
11
diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1
Điều 75 của Bộ luật này thì Toà án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng
tại Toà án.
Ví dụ 10: Phương thức thể hiện theo cơ cấu
dân sự, Điều 165. Nguyên tắc thực hiện
quyền sở hữu): Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài
sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi
ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
-CP, về xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin, Điều 62. Vi phạm các quy định
cấm xuất khẩu, nhập khẩu đối với văn hoá phẩm):
1. Phạt tiền từ 2.000.000đồng đến3.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu
văn hoá phẩm bao gồm cả bản thảo thuộc loại cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu với số lượng
dưới 10 bản.
Ví dụ 11: Phương thức thể hiện trong điều luật
rủi ro về tài sản): Chủ
sở hữu phải chịu rủi ro khi tài sản bị tiêu huỷ hoặc bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng,
trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
không
thực hiện nghĩa vụ giao vật)
1. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định thì người có
quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn
hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật.
2. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ giao vật cùng loại thì phải
thanh toán giá trị của vật.
3. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ theo quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại cho bên có quyền thì ngoài việc thanh
toán giá trị của vật còn phải bồi thường thiệt hại cho bên có quyền.
Ví dụ 12: Phương thức thể hiện nội dung
đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp
dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm
hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
lý hành chính khác được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an
ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự được quy
định tại các điều 21, 22, 23, 24 và 25 của Pháp lệnh này.
i phạm hành chính mà
sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không
12
đúng mức, xử lý vượt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi
phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật
chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
-
-Sự thay thế các kiểu pháp luật trong lịch sử:
1. Các kiểu pháp luật trong lịch sử
1.1 Kiểu pháp luật chủ nô
Là kiểu pháp luật đầu tiên trong lịch sử, là công cụ của giai cấp chủ nô để quản lý xã hội
trong điều kiện mới, sau khi xã hội tổ chức thị tộc-bộ lạc tan rã.
-Cơ sở kinh tế
-Cơ sở xã hội
-Bản chất của kiểu pháp luật chủ nô
1.2 Kiểu pháp luật phong kiến
-Cơ sở kinh tế: tồn tại trên cơ sở quan hệ sản xuất phong kiến, đặc trưng bởi chế độ tư
hữu của địa chủ phong kiến đối với đất đai, tư liệu sản xuất khác và một phần sức lao động
của nông dân.
-Cơ sở xã hội: pháp luật phong kiến tồn tại dựa trên kết cấu xã hội giai cấp. Trong đó,
pháp luật phản ánh chủ yếu ý chí của giai cấp phong kiến, các lực lượng xã hội khác.
-Bản chất của pháp luật phong kiến: thể hiện ở những đặc điểm sau:
1.3 Kiểu pháp luật tư sản:
-Pháp luật tư sản kế thừa các kiểu pháp luật trước đó.
-Pháp luật tư sản đã phát triển hơn rất nhiều cả về nội dung lẫn hình thức
13
Pháp luật XHCN
Bản chất và đặc điểm của pháp luật XHCN VN
1. Khái niệm pháp luật XHCN
Pháp luật XHCN là hệ thống các quy tắc xử sự, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, do Nhà nước XHCN ban hành và bảo đảm
thực hiện bằng sự thuyết phục và giáo dục mọi người tôn trọng thực hiện và bằng sức mạnh
cưỡng chế của Nhà nước.
2. Bản chất
Bản chất của pháp luật XHCN cũng được quy định bởi cơ sở kinh tế-xã hội của nó.
-Cơ sở kinh tế: quan hệ sản xuất XHCN.
-Cơ sở xã hội: các giai cấp trong xã hội tồn tại.
2.1 Tính giai cấp
-Pháp luật XHCN phản ánh ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
-Pháp luật XHCN điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội theo định hướng
XHCN.
2.2 Tính xã hội
-Bên cạnh việc bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, pháp luật
XHCN còn bảo vệ lợi ích của các giai cấp khác trong xã hội.
-Pháp luật XHCN có cơ sở xã hội rộng rãi.
-Pháp luật XHCN là công cụ đảm bảo công bằng xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển
toàn diện của mọi cá nhân.
2.3 Những đặc điểm cơ bản của pháp luật XHCN
Pháp luật XHCN:
-Là một hệ thống các quy tắc xử sự có tính thống nhất nội tại cao, do cơ sở kinh tế, xã hội
và pháp lý của nó quy định.
-Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
-Do Nhà nước XHCN - Nhà nước dân chủ, thể hiện quyền lực của nhân dân lao động -
ban hành và bảo đảm thực hiện.
-Có quan hệ chặt chẽ với chế độ kinh tế XHCN.
-Có quan hệ mật thiết với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản.
-Có quan hệ chặt chẽ với các quy phạm xã hội khác trong xã hội XHCN.
XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
Hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật là tổng thể các qppl có mối liên hệ nội tại thống nhất được phân
thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các VBQPPL
Khái niệm hệ thống cấu trúc
mối liên hệ nội tại thống nhất, được phân thành các chế định pháp luật, ngành luật.
14
2.1 Quy phạm pháp luật
là tế bào của hệ thống pháp luật
đẳng trước pháp luật
– Tồn tại một cách độc lập
– Quy phạm pháp luật thực hiện một chức năng nhất định của hệ thống
2.2 Chế định pháp luật
điểm chung
cùng điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất
giúp xác định vị trí, vai trò
của chúng với nhau và với hệ thống
2.3 Ngành luật
trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.
lĩnh vực quan hệ xã hội.
– người phạm
tội
Căn cứ phân định ngành luật
cầu cần điều chỉnh bằng pháp luật
háp điều chỉnh: cách thức tác động vào các quan hệ xã hội
15
Phương pháp bình đẳng thỏa thuận
• Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quan hệ pháp luật mà chỉ định ra khuôn
khổ cho các chủ thể
• Các chủ thể tự do thỏa thuận trong khuôn khổ pháp luật và bình đẳng với nhau về
quyền và nghĩa vụ
• Phương pháp này thích hợp điều chỉnh quan hệ xã hội mang tính chất bình đẳng.
Ví dụ, quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân của ngành luật dân sự
Phương pháp quyền uy phục tùng
• Một bên tham gia quan hệ là chủ thể mang quyền lực NN có quyền ra mệnh lệnh
còn bên kia phải phục tùng
• Phương pháp này thích hợp điều chỉnh quan hệ xã hội mang tính chất bất bình
đẳng
• Ví dụ, Quan hệ: NN và người phạm tội trong lĩnh vực hình sự
3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
3.1 Khái niệm hệ thống VBQPPL
ban hành có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung và hiệu lực pháp lý.
- Hiệu lực pháp lý: các VBQPPL tồn tại theo một trật tự thứ bậc về hiệu lực pháp
lý từ cao xuống thấp, trong đó HP là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất
- Nội dung: các VBQPPL thống nhất với nhau về nội dung không mâu thuẫn chồng
chéo
3.2.Khái niệm,đặc điểm, phân loại và hiệu lực của VBQPPL
VBQPPL 2008
là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối
hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này
hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước
bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội
Đặc điểm
ban hành VBQPPL)
(hiệu lực không phụ thuộc vào việc thực hiện)
16
Phân loại
– Liên hệ về hiệu lực pháp lý: thứ bậc từ cao đến thấp, từ sau đến trước
– Liên hệ về chức năng: văn bản dưới cụ thể và tổ chức thực hiện văn bản trên
– Liên hệ về nội dung: các văn bản theo thứ bậc và cùng cấp thống nhất với nhau
về nội dung
Hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật
– Phát sinh hiệu lực: k1 điều 78
– Chấm dứt hiệu lực: điều 81
– Hiệu lực trở về trước(hồi tố): điều 79
– Văn bản của trung ương có hiệu lực trên toàn lãnh thổ
– Văn bản địa phương có hiệu lực trong địa phương
– Văn bản tác động tới mọi chủ thể
– Tác động tới những loại chủ thể xác định
3.5 Liên hệ giữa hệ thống cấu trúc và hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật (thể hiện trong hoạt động tập hợp hóa và pháp điển hóa)
bên trong của pháp luật
4. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật VN
1. Luật Hiến pháp: quy định những vấn đề cơ bản nhất…
2. Luật Hành chính: những vấn đề quản lý nhà nước…
3. Luật Hình sự: tội phạm và hình phạt…
4. Luật Tố tụng Hình sự: thủ tục giải quyết vụ án hình sự…
5. Luật Dân sự: quy định về các quan hệ tài sản, nhân thân..
6. Luật Tố tụng Dân sư: thủ tục giải quyết …
7. Luật Hôn nhân - Gia đình: quan hệ hôn nhân, gia đình…
8. Luật Lao động: các quan hệ sử dụng lao động…
9. Luật Kinh tế: các quan hệ kinh tế..
10. Luật Đất đai: sử dụng và quản lý đất đai…
11. Luật Tài chính: quy định về tài chính …
12. Luật Ngân hàng: hoạt động ngân hàng…
Lưu ý: sự phân chia có tính chất tương đối
17
5. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật
5.1 Tính toàn diện
– Mức độ chung: có đủ các ngành luật, chế định pháp luật
– Mức độ cụ thể: có đủ các quy phạm
– Căn cứ để xác định dựa vào nhu cầu điều chỉnh của các quan hệ xã hội
5.2 Tính đồng bộ
dung, không chồng chéo, mâu thuẫn.
– Nội dung điều chỉnh không chồng chéo, mâu thuẫn
– Hiệu lực pháp lý không xung đột, triệt tiêu nhau
– Trật tự thời gian phải thống nhất
– Hình thức văn bản phải thống nhất với nhau
– Thống nhất về thẩm quyền của chủ thể ban hành
5.3 Tính phù hợp
của xã hội, với quy
luật vận động và phát triển của các quan hệ xã hội.
– Hệ thống pháp luật không vượt trước.
– Hệ thống pháp luật không lạc hậu.
5.4 Trình độ, kỹ thuật lập pháp
– Xác định mục đích nguyên tắc của pháp luật
– Cơ cấu của hệ thống pháp luật
– Ngôn ngữ, hình thức thể hiện
giữa các yêu cầu về hình thức, nội dung, cơ sở và kỹ thuật
6. Hệ thống hóa pháp luật
của hệ thống pháp luật
– Tập hợp hóa
– Pháp điển hóa
6.1 Tập hợp hóa
18
6.2 Pháp điển hóa
văn bản đã
có, chế định thêm các quy phạm mới.
Văn bản quy phạm quá nhiều
• Phó chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý ví von: Khi cần đến một quy định
pháp luật nào đó thì như bị lạc vào mê hồn trận.
• http://www.ttbd.gov.vn
• Luật giao thông đường bộ đã có trên 100 văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan
trung ương hướng dẫn thi hành, Luật đất đai có hơn 120 văn bản, còn xuống dưới địa
phương phải có tới "một rừng".
• http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2008/01/3B9FEB86/
Mâu thuẫn về hiệu lực
Thông tư số 02/2003/TT-BCA ngày 13/11/2003 củaBộ Công an về việc hướng dẫn tổ
chức cấp đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đã quy định mỗi người chỉ
được đăng ký 01 xe môtô hoặc xe gắn máy. Thực chất quy định này đã hạn chế quyền
sở hữu của công dân đã được quy định tại Điều 58 Hiến pháp năm 1992, khoản 1 Điều
221 Bộ luật dân sự là công dân có quyền sở hữu tài sản không hạn chế về số lượng, giá
trị
Mâu thuẫn về nội dung
• Đăng ký hộ khẩu cần có chứng nhận sở hữu nhà - Tiến hành thủ tục sở hữu nhà
cần có hộ khẩu (những quy định này đã hết hiệu lực)
• Giám đốc Sở Tư pháp TP nói với tôi, nhiều giấy tờ bây giờ không cần công
chứng, người dân chỉ việc mang bản chính và bản photo đến, cán bộ tiếp nhận có trách
nhiệm xác nhận, nhưng tại sao ở phường, quận vẫn bắt dân công chứng?
http://www.dbnd.hochiminhcity.gov.vn/thong-tin-chung/tingiamsat-khaosat/12_1 Sai
thẩm quyền ban hành
• Không ít trường hợp cơ quan nhà nước còn cố tình lách luật như biện pháp tạm
ngưng không cho đăng ký xe máy ở Hà Nội và TP.HCM trước đây. Nếu nói là cấm thì
thành vấn đề nhưng TP Hà Nội không nói cấm mà chỉ nói tạm ngưng nên chỉ có thể xem
tạm ngưng vì lý do gì, đến bao giờ.
19
• Theo kết quả kiểm tra của Bộ Tư pháp, trong năm 2007 đã phát hiện tới 2.958 văn
bản do các bộ, ngành, địa phương ban hành có sai sót, 320 văn bản có dấu hiệu trái pháp
luật cả về hình thức và nội dung.
Số văn bản hành văn bản sai
• Văn phòng Chính phủ đã phát hiện 548 văn bản hành chính của các Bộ, ngành,
địa phương có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản so với quy định. Trong
đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có số văn bản sai quy định nhiều nhất (50 văn bản), tiếp
theo là Bộ Xây dựng (35 văn bản) và Bộ Tư pháp (30 văn bản). Bộ Tư pháp ban hành
30 văn bản sai quy định
• Theo đó, 53 UBND và 4 HĐND cấp tỉnh đã ra 146 văn bản sai quy định. Có 11
Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91 ra văn bản sai quy định của Thông tư 55, trong đó
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có 18 văn bản, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam
có 4 văn bản.
• http://www.vtc.vn/xahoi/172161/index.htm
QUAN HỆ PHÁP LUẬT
1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật
1.1 Khái niệm quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó
các bên tham gia đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định, có những quyền và
nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật.
1.2 Đặc điểm của quan hệ pháp luật
-Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
-Quan hệ pháp luật là một loại quan hệ tư tưởng, quan hệ pháp luật thuộc kiến trúc thượng
tầng và phụ thuộc cơ sở hạ tầng.
-Quan hệ pháp luật mang tính ý chí nhà nước.
-Nội dung của quan hệ pháp luật là các quyền, nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia
quan hệ đó; hay nói cách khác các bên tham gia quan hệ pháp luật có các quyền, nghĩa vụ
pháp lý và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.
-Quan hệ pháp luật có tính xác định (có cơ cấu chủ thể xác định và phát sinh, thay đổi và
chấm dứt theo các căn cứ cụ thể nhất định).
2. Thành phần của quan hệ pháp luật
2.1 Chủ thể
2.1.1. Khái niệm:
Cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định cho mỗi loại
quan hệ pháp luật và tham gia vào quan hệ pháp luật đó thì được gọi là chủ thể của quan hệ
pháp luật.
Những điều kiện mà cá nhân, tổ chức đáp ứng được để có thể trở thành chủ thể của quan
hệ pháp luật được gọi là năng lực chủ thể.
20
Năng lực chủ thể gồm hai yếu tố: năng lực pháp luật và năng lực hành vi
-Năng lực pháp luật:
-Năng lực hành vi:
-Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi:
2.1.2. Các loại chủ thể:
1) Cá nhân (công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch).
-Đối với công dân:
+ Năng lực pháp luật của công dân có từ khi người đó được sinh ra và chấm dứt khi
người đó chết.
+ Năng lực hành vi của công dân: xuất hiện muộn hơn năng lực pháp luật và phát triển
theo quá trình phát triển tự nhiên của con người. Khi công dân đạt những điềukiện do pháp
luật quy định như độ tuổi, khả năng nhận thức, trình độ chuyên môn… thì được xem là có
năng lực hành vi.
-Đối với người nước ngoài và người không có quốc tịch: Năng lực chủ thể của họ bị hạn
chế hơn so với công dân.
2) Pháp nhân: là một khái niệm pháp lý phản ánh địa vị pháp lý của một tổ chức. Để
một tổ chức được công nhận là pháp nhân thì tổ chức đó phải có các điều kiện cơ bản như
sau:
-Là tổ chức được thành lập một cách hợp pháp.
-Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
-Có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó khi tham gia quan hệ pháp luật.
-Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Năng lực chủ thể của pháp nhân:
-Năng lực pháp luật của pháp nhân:
+ Năng lực pháp luật của pháp nhân mang tính chuyên biệt.
+ Phát sinh: từ thời điểm được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép
thành lập. Đối với các pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật của pháp
nhân phát sinh từ thời điểm được cấp giấy phép hoạt động.
+ Chấm dứt: từ thời điểm chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân trong một số trường hợp
như: phá sản, giải thể, chia nhỏ, hợp nhất…
-Năng lực hành vi của pháp nhân: phát sinh và chấm dứt cùng thời điểm với năng lực
pháp luật của pháp nhân.
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
1. Khái niệm các hình thức thực hiện pháp luật
1.1 Khái niệm
Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ xã hội
được các quy định của pháp luật điều chỉnh. Hành vi hợp pháp chính là hành vi phù hợp
với các quy định của pháp luật, cũng có thể hiểu là hành vi làm đúng theo những gì mà
pháp luật quy định.
21
1.2 Các hình thức thực hiện pháp luật:
-Tuân theo pháp luật: chủ thể kiềm chế mình không thực hiện điều pháp luật cấm. Hành
vi tuân theo pháp luật được thực hiện dưới dạng không hành động.
-Thi hành pháp luật: Chủ thể bằng hành vi tích cực của mình thực hiện điều pháp luật yêu
cầu. Hành vi thi hành pháp luật được thực hiện dưới dạng hành động.
-Sử dụng pháp luật: chủ thể thực hiện cách thức xử sự mà pháp luật cho phép. Hành vi sử
dụng pháp luật được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.
-Áp dụng pháp luật: là hình thức thục hiện pháp luật trong đó Nhà nước, thông qua cơ
quan cán bộ Nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền, tổ
chức cho các chủ thể thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định, thay đổi, đình
chỉ, chấm dứt quan hệ pháp luật.
2. Áp dụng pháp luật - một hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt
2.1 Các trường hợp cần áp dụng pháp luật
-Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước đối với các chủ thể có hành vi vi
phạm pháp luật.
-Khi các quyền và nghĩa vụ của chủ thể không thể mặc nhiên phát sinh, thay đổi, chấm
dứt nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước.
-Khi các quyền và nghĩa vụ của chủ thể đã phát sinh nhưng có sự tranh chấp mà các chủ
thê không thể tự giải quyết được và yêu cầu nhà nước can thiệp.
-Khi Nhà nước thấy cần phải tham gia để kiểm tra, giám sát các bên tham gia quan hệ
pháp luật hoặc để xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một sự kiện thực tế nào đó.
2.2 Đặc điểm của áp dụng pháp luật
-Mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực Nhà nước.
-Có hình thức, thủ tục chặt chẽ.
-Mang tính cá biệt, cụ thể.
-Có tính sáng tạo.
2.3 Các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật
-Phân tích, làm sáng tỏ những tình tiết của vụ việc cần áp dụng pháp luật và các đặc trưng
pháp lý của chúng.
-Lựa cọn quy phạm pháp luật cần áp dụng và làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của quy phám
pháp luật đó.
-Ban hành văn bản áp dụng pháp luật.
-Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật.
2.4 Áp dụng pháp luật tương tự: việc áp dụng pháp luật tương tự nhằm khắc phục kịp thời
các "lỗ hổng" của pháp luật. Điều kiện áp dụng pháp luật tương tự:
-Điều kiện chung:
-Điều kiện riêng:
-Cách thức áp dụng pháp luật tương tự:
+ Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật: là việc lựa chọn quy phạm hiệu lực pháp luật
làm căn cứ pháp lý để giải quyết một vụ việc cụ thể nảy sinh chưa được dự kiến trước
nhưng có dấu hiệu tương tự với một vụ việc khác được quy phạm pháp luật này trực tiếp
điều chỉnh.
22
+ Áp dụng tương tự pháp luật: là việc sử dụng những nguyên tắc pháp lý và dựa vào ý
thức pháp luật để giải quyết một vụ việc cụ thể mà chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp
điều chỉnh và cũng không thể áp dụng tương tự quy phạm pháp luật.
23
Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
1. Vi phạm pháp luật
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu của vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là hành vi không làm đúng với những quy định trong các quy phạm
pháp luật, gây tổn hại cho xã hội của các chủ thể pháp luật.
Vi phạm pháp luật là một hiện tượng xã hội có những dấu hiệu cơ bản sau:
Dấu hiệu thứ nhất, vi phạm pháp luật luôn là hành vi (hành động hoặc không hành
động) xác định của con người. Chỉ những hành vi (biểu hiện dưới dạng hành động hoặc
không hành động) cụ thể mới bị coi là những hành vi vi phạm pháp luật; những ý nghĩ dù
tốt, dù xấu cũng không thể coi là những vi phạm pháp luật.
Dấu hiệu thứ hai, vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã
hội được pháp luật bảo vệ. Hành vi thể hiện sự chống đối những quy định chung của pháp
luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ. Hành vi trái pháp
luật là hành vi không phù hợp với những quy định của pháp luật như không thực hiện
những nghĩa vụ pháp lý, sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn pháp luật cho phép,... Tính
trái pháp luật là dấu hiệu không thể thiếu của hành vi bị coi là vi phạm pháp luật.
Dấu hiệu thứ ba, vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi. Dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là
biểu hiện bên ngoài của hành vi. Để xác định hành vi vi phạm pháp luật cần xem xét cả
mặt chủ quan của hành vi, nghĩa là phải xác định trạng thái tâm lý của chủ thể đối với
hành vi trái pháp luật của mình. Nếu một hành vi trái pháp luật được thực hiện do những
hoàn cảnh và điều kiện khách quan, chủ thể hành vi đó không cố ý và không vô ý thực
hiện hoặc không thể ý thức được, từ đó không thể lựa chọn cách xử sự theo yêu cầu của
pháp luật thì hành vi đó không thể coi là có lỗi và chủ thể không bị coi là vi phạm pháp
luật. Kể cả những hành vi trái pháp luật mà chủ thể bị buộc phải thực hiện trong điều kiện
không có tự do ý chí thì cũng không bị coi là có lỗi.
Dấu hiệu thứ tư, chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật phải có năng lực trách nhiệm
pháp lý. Trong pháp luật xã hội chủ nghĩa sự độc lập gánh chịu nghĩa vụ pháp lý chỉ quy
định đối với những người có khả năng tự lựa chọn cách xử sự và có tự do ý chí, nói một
cách khác, người đó phải có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của
mình. Những hành vi mặc dù trái pháp luật nhưng do những người mất khả năng nhận
thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không thể coi là vi phạm pháp luật.
Hành vi trái pháp luật của trẻ em (chưa đến độ tuổi pháp luật quy định phải chịu trách
nhiệm pháp lý) cũng không bị coi là vi phạm pháp luật. Như vậy, trách nhiệm pháp lý
trong pháp luật xã hội chủ nghĩa chỉ quy định cho những người đã đạt một độ tuỏi nhất
định theo quy định của pháp luật, có khả năng lý trí và tự do ý chí.
24
Từ những dấu hiệu trên có thể xác định: Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc
không hành động) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực
hiện, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xã hội chủ nghĩa bảo vệ.
1.2. Cấu thành vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý, song để truy cứu trách
nhiệm pháp lý trước hết phải xác định cấu thành của vi phạm pháp luật. Cấu thành vi
phạm pháp luật gồm: Mặt khách quan của vi phạm pháp luật; khách thể của vi phạm pháp
luật; mặt chủ quan của vi phạm pháp luật; chủ thể của vi phạm pháp luật.
- Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là toàn
bộ các dấu hiệu bên ngoài của vi phạm pháp luật, gồm hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu
quả thiệt hại cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu
quả thiệt hại cho xã hội cùng các dấu hiệu khác.
Vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi thể hiện bằng hành động hoặc không hành
động. Không thể coi ý nghĩ, tư tưởng, ý chí của con người là vi phạm pháp luật nếu nó
không được thể hiện thành những hành vi cụ thể. Hành vi để bị coi là nguy hiểm cho xã
hội phải là hành vi trái pháp luật. Tính trái pháp luật được biểu hiện dưới hình thức làm
ngược lại điều pháp luật quy định, thực hiện hành vi vượt quá giới hạn pháp luật cho phép
hoặc làm khác đi so với yêu cầu của pháp luật.
Hậu quả thiệt hại cho xã hội là những tổn thất về vật chất hoặc tinh thần mà xã hội phải
gánh chịu. Xác định sự thiệt hại của xã hội chính là xác định mức độ nguy hiểm của hành
vi trái pháp luật.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả thiệt hại cho xã hội được
biểu hiện: sự thiệt hại cho xã hội phải do chính hành vi trái pháp luật nói trên trực tiếp gây
ra. Trong trường hợp giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả thiệt hại cho xã hội không có
mối quan hệ nhân quả thì sự thiệt hại của xã hội không phải do hành vi trái pháp luật trên
gây ra mà có thể do những nguyên nhân khác, trường hợp này không thể bắt chủ thể của
hành vi trái pháp luật phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại mà hành vi trái pháp luật
của họ không trực tiếp gây ra.
Ngoài ra, trong mặt khách quan còn có các dấu hiệu khác như: thời gian, địa điểm,
phương tiện, công cụ,... vi phạm pháp luật.
- Khách thể của vi phạm pháp luật: Mọi hành vi trái pháp luật đều xâm hại tới những
quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ. Vì vậy, khách thể của vi phạm pháp
luật chính là những quan hệ xã hội ấy. Mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật phụ
thuộc vào tính chất của các quan hệ xã hội bị xâm hại, nói cách khác nó phụ thuộc và tính
chất của khách thể.
- Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ
các dấu hiệu bên trong của nó, bao gồm yếu tố lỗi và các yếu tố có liên quan đến lỗi là
25
động cơ, mục đích của chủ thể thực hiện vi phạm pháp luật.
Lỗi là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của
mình, cũng như đối với hậu quả của hành vi đó.
Lỗi được thể hiện dưới 2 hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý có thể là cố ý trực tiếp
có thể là cố ý gián tiếp. Lỗi vô ý có thể là vô ý vì quá tự tin cũng có thể là vô ý do cẩu thả.
Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể vi phạm pháp luật nhìn thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội
do hành vi của mình gây ra, mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể vi phạm pháp luật nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã
hội do hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn những để mặc cho hậu quả xảy ra.
Lỗi vô ý vì quá tự tin: Chủ thể vi phạm nhìn thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do
hành vi của mình gây ra, nhưng hy vọng, tin tưởng điều đó không xảy ra hoặc nếu xảy ra
có thể ngăn chặn được.
Lỗi vô ý do cẩu thả: Chủ thể vi phạm không nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã
hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể thấy hoặc cần phải nhận thấy trước.
Động cơ là lý do thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Mục đích là kết quả mà chủ thể muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm.
Trong mặt chủ quan, lỗi là dấu hiệu bắt buộc, còn động cơ và mục đích không phải là
dấu hiệu bắt buộc, trong thực tế, nhiều trường hợp vi phạm pháp luật chủ thể thực hiện
hành vi không có mục đích và động cơ.
- Chủ thể vi phạm pháp luật: Chủ thể vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực
trách nhiệm pháp lý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Khi truy cứu trách nhiệm pháp
lý nếu chủ thể hành vi trái pháp luật là cá nhân phải xác định người đó có năng lực trách
nhiệm pháp lý ttrong trường hợp đó hay không, muốn vậy phải xem họ đã đủ độ tuổi theo
quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp đó hay chưa? Khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi trong trường hợp đó như thế nào? Còn đối với chủ
thể là tổ chức phải chú ý tới tư cách pháp nhân hoặc địa vị pháp lý của tổ chức đó.
Ở mỗi loại vi phạm pháp luật đều có cơ cấu chủ thể riêng, chúng ta sẽ xem xét tỷ mỷ
trong từng ngành khoa học pháp lý cụ thể.
1.3. Các loại vi phạm pháp luật
Trong đời sống xã hội tồn tại nhiều những vi phạm, theo tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội có 4 loại vi phạm pháp luật sau:
Tội phạm (vi phạm hình sự): là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ
luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô
ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền,
26
lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do,
tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác
của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Chủ thể vi phạm hình sự chỉ là cá nhân.
Ví dụ: A giết người bị Tòa án xử phạt 15 năm tù về tội giết người.
Vi phạm hành chính: là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy
định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
Chủ thể vi phạm hành chính có thể là cá nhân và cũng có thể là tổ chức.
Ví dụ: Công ty M gây ô nhiễm môi trường do xả nước thải ra sông bị phạt 15 triệu đồng.
Vi phạm dân sự: là những hành vi trái pháp luật, có lỗi của các cá nhân, tổ chức có năng
lực trách nhiệm dân sự, xâm hại tới các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân được pháp luật
bảo vệ.
Chủ thể vi phạm dân sự có thể là cá nhân cũng có thể là tổ chức.
Ví dụ: A đánh B gây thương tích, Tòa án xử buộc A phải bồi thường cho B 8 triệu đồng
tiền viện phí.
Vi phạm kỷ luật nhà nước: là những hành vi có lỗi, trái với những quy chế, quy tắc xác
lập trật tự trong nội bộ cơ quan, xí nghiệp, trường học,... hay nói cách khác là không thực
hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, phục vụ được đề ra trong cơ quan, xí nghiệp, trường
học đó.
Chủ thể vi phạm kỷ luật có thể là cá nhân, cũng có thể là tập thể và họ phải có quan hệ
ràng buộc với cơ quan, đơn vị, trường học,... nào đó.
Ví dụ: A vi phạm vi phạm nội quy cơ quan, Hội đồng kỷ luật họp và đề nghị hình thức
cảnh cáo. Thủ trưởng cơ quan ra quyết định kỷ luật cảnh cáo A.
2. Trách nhiệm pháp lý
2.1. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý được hiểu là hậu quả bất lợi (sự phản ứng mang tính trừng phạt của
nhà nước) mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu khi không thực hiện đúng mệnh lệnh của
nhà nước đã quy định trong các quy phạm pháp luật.
Trách nhiệm pháp lý có một số các đặc điểm sau:
Thứ nhất, cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật. Trách nhiệm pháp lý chỉ
áp dụng đối với chủ thể có năng lực chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật trong trạng
thái có lý trí và tự do về ý chí. Nói cách khác, chủ thể trách nhiệm pháp lý chỉ có thể là cá
nhân hoặc tổ chức có lỗi khi vi phạm các quy định của pháp luật.
Thứ hai, trách nhiệm pháp lý chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm
27
quyền tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Mỗi loại cơ quan nhà nước, cán bộ
nhà nước chỉ có quyền truy cứu một hoặc một số loại trách nhiệm pháp lý theo đúng trình
tự, thủ tục pháp luật đã quy định.
Thứ ba, trách nhiệm pháp lý liên quan mật thiết tới cưỡng chế nhà nước. Khi vi phạm
pháp luật xảy ra, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền áp dụng các
biện pháp có tính cưỡng chế khác nhau, nhưng không phải bất cứ biện pháp tác động nào
cũng là trách nhiệm pháp lý. Biện pháp trách nhiệm pháp lý chỉ là những biện pháp có
tính chất trừng phạt, làm thiệt hại hoặc tước đoạt ở một phạm vi nào đó các quyền tự do,
lợi ích hợp pháp mà chủ thể vi phạm pháp luật trong điều kiện bình thường đáng ra được
hưởng.
Thứ tư, cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là quyết định có hiệu lực
pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ năm, trách nhiệm pháp lý là sự lên án của nhà nước và xã hội đối với chủ thể vi
phạm pháp luật, là sự phản ứng của nhà nước đối với hành vi vi phạm pháp luật.
Tóm lại, trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước
(thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó nhà
nước (thông qua cơ quan có thẩm quyền) có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có
tính chất trừng phạt được quy định ở chế tài quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm
pháp luật và chủ thể đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần do hành vi
của mình gây ra.
1.2 Các loại trách nhiệm pháp lý
Tương ứng với các dạng vi phạm pháp luật là các dạng trách nhiệm pháp lý. Thông
thường, trách nhiệm pháp lý được phân loại như sau:
Cách phân loại dựa vào các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm pháp
lý phân thành: trách nhiệm do Tòa án áp dụng và trách nhiệm do cơ quan quản lý nhà
nước áp dụng.
Cách phân loại dựa vào mối quan hệ của trách nhiệm pháp lý với các ngành luật, ta có
trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỷ luật,
trách nhiệm vật chất.
Trách nhiệm hình sự: được Tòa án áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội
được quy định trong Bộ luật Hình sự, chế tài trách nhiệm hình sự là nghiêm khắc nhất (đó
là hình phạt: tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình,…).
Trách nhiệm hành chính: chủ yếu do các cơ quan quản lý nhà nước hay nhà chức trách
có thẩm quyền áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm hành chính.
Trách nhiệm dân sự: là loại trách nhiệm pháp lý do Tòa án áp dụng đối với các chủ thể
vi phạm dân sự.
28
Trách nhiệm kỷ luật: là loại trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với chủ thể vi phạm kỷ
luật, do thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tiến hành.
Trách nhiệm vật chất là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan, đơn vị,... áp dụng đối
với cán bộ, công chức, công nhân, người lao động,... của cơ quan, đơn vị mình trong
trường hợp họ gây thiệt hại về tài sản cho cơ quan, đơn vị.
Ý THỨC PHÁP LUẬT
1. Ý thức pháp luật
1.1 Khái niệm, đặc trưng của ý thức pháp luật XHCN
-Khái niệm ý thức pháp luật XHCN: là tổng thể các học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan
niệm thịnh hành trong xã hội XHCN, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật
hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá của con người
về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người cũng như trong tổ
chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và mọi công
dân.
-Đặc trưng của ý thức pháp luật:
+ Ý thức pháp luật có mối quan hệ biện chứng với tồn tại xã hội: thể hiện ở hai khía
cạnh: ý thức pháp luật vừa phụ thuộc vào tồn tại xã hội (do tồn tại xã hội quyết định), vừa
có tính độc lập tương đối (bảo thủ, kế thừa, lạc hậu, vượt trước so với tồn tại xã hội).
+ Ý thức pháp luật là hiện tượng có tính giai cấp: hiểu biết, thái độ của các giai cấp đối
với pháp luật là khác nhau, chỉ có ý thức pháp luật của giai cấp cầm quyền mới được phản
ánh trong pháp luật.
1.2 Cấu trúc của ý thức pháp luật
1.2.1 Căn cứ vào nội dung, tính chất của các bộ phận hợp thành:
-Hệ tư tưởng pháp luật: là tổng hợp các tư tưởng, quan điểm, lý thuyết về pháp luật.
-Tâm lý pháp luật: là tình cảm, thái độ, tâm trạng, cảm xúc của con người đối với pháp
luật.
1.3 Chức năng của ý thức pháp luật
- Chức năng đánh giá: hành vi và pháp luật
- Chức năng điều chỉnh hành vi
- Chức năng nhận thức hành vi
- Chức năng dự báo: sự phát triển của pháp luật
1.4 Phân loại ý thức pháp luật
1.4.1 Căn cứ trên mức độ và phạm vi nhận thức:
-Ý thức pháp luật thông thường: là kinh nghiệm của chủ thể về pháp luật, chỉ phản ánh
được các mối liên hệ bên ngoài của pháp luật mà chưa phản ánh được bản chất của pháp
luật.
-Ý thức pháp luật lý luận: là hệ thống các học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm về
pháp luật, phản ánh được mối quan hệ bên trong, bản chất của pháp luật.
1.4.2 Căn cứ theo chủ thể mang ý thức pháp luật:
-Ý thức pháp luật xã hội: là ý thức của bộ phận tiên tiến trong xã hội, phản ánh xu thế
phát triển của xã hội.
29
-Ý thức pháp luật nhóm: là ý thức pháp luật của một nhóm người.
-Ý thức pháp luật cá nhân: là ý thức pháp luật của mỗi người.
1.5 Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật XHCN
Sự tác động của ý thức pháp luật đối với pháp luật XHCN:
-Ý thức pháp luật là tiền đề tư tuởng trực tiếp để xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
-Ý thức pháp luật góp phần nâng cao việc thực hiện pháp luật.
-Ý thức pháp luật là đảm bảo cho hoạt động áp dụng pháp luật đúng đắn, khách quan.
Ngược lại, pháp luật là cơ sở để hình thành, củng cố và nâng cao ý thức pháp luật.
1.6 Vấn đề nâng cao ý thức pháp luật
-Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích pháp luật.
-Đưa việc giảng dạy pháp luật vào hệ thống các trường học.
-Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực hiện pháp luật.
-Mở rộng dân chủ, công khai tạo điều kiện cho nhân dân tham gia một cách đông đảo vào
hoạt động xây dựng pháp luật.
-Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật.
-Kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, văn hoá, nâng cao trình độ chung của
nhân dân.
-Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.
Pháp chế
Khái niệm pháp chế
Những yêu cầu cơ bản của pháp chế
Trật tự pháp luật
Vấn đề tăng cường pháp chế
1. Pháp chế XHCN
1.1 Khái niệm pháp chế XHCN
• Khái niệm:chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội, trong đó cơ quan Nhà
nước, các tổ chức khác, nhân viên nhà nước, nhân viên của các tổ chức xã hội và công
dân tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và công bằng.
• Phân tích: Pháp chế chính là sự đòi hỏi mọi chủ thể phải thực hiện pháp luật một
cách nghiêm chỉnh và triệt để
Biểu hiện
• Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước.
• Nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội.
• Nguyên tắc trong xử sự của công dân.
1.2 Các yêu cầu cơ bản của pháp chế
• Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật.
• Đảm bảo tính thống nhất của pháp chế trên quy mô toàn quốc.
• Cơ quan xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật phải hoạt động tích cực, chủ
động và có hiệu quả.
• Không tách rời pháp chế với văn hóa và văn hóa pháp lý.
30
1.3 Các biện pháp tăng cường pháp chế
• Tăng cường công tác xây dựng pháp luật.
31
• Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật.
• Tăng cường công tác giáo dục pháp luật.
• Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Chương 5 luật hành chính
Chương 5   luật hành chínhChương 5   luật hành chính
Chương 5 luật hành chínhTử Long
 
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chínhCâu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chínhHọc Huỳnh Bá
 
TS. BUI QUANG XUAN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...
TS. BUI QUANG XUAN    NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...TS. BUI QUANG XUAN    NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...
TS. BUI QUANG XUAN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...Bùi Quang Xuân
 
Luật hành chính
Luật hành chínhLuật hành chính
Luật hành chínhN3 Q
 
Tcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnnTcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnnNinhnd Nguyen
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...phamhieu56
 
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)Kien Thuc
 
Hien phap ch xhcnvn 2014
Hien phap ch xhcnvn 2014Hien phap ch xhcnvn 2014
Hien phap ch xhcnvn 2014connhim2008
 
Làm rõ về đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN và vai trò của Đoàn thanh niên tr...
Làm rõ về đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN và vai trò của Đoàn thanh niên tr...Làm rõ về đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN và vai trò của Đoàn thanh niên tr...
Làm rõ về đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN và vai trò của Đoàn thanh niên tr...dinhtrongtran39
 
7. quyen 3
7. quyen 37. quyen 3
7. quyen 3NhnTrn71
 
OTS. BÙI QUANG XUÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
OTS. BÙI QUANG XUÂN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTOTS. BÙI QUANG XUÂN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
OTS. BÙI QUANG XUÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTBùi Quang Xuân
 
Luật hanh chinh
Luật hanh chinhLuật hanh chinh
Luật hanh chinhAnh Lâm
 
TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂNTÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...Minh Chanh
 
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP   QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMBÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP   QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMMinh Chanh
 
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề) ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề) nataliej4
 
Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.akirahitachi
 

Was ist angesagt? (20)

Hanh chinhhocdaicuong
Hanh chinhhocdaicuongHanh chinhhocdaicuong
Hanh chinhhocdaicuong
 
Chương 5 luật hành chính
Chương 5   luật hành chínhChương 5   luật hành chính
Chương 5 luật hành chính
 
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chínhCâu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
 
TS. BUI QUANG XUAN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...
TS. BUI QUANG XUAN    NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...TS. BUI QUANG XUAN    NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...
TS. BUI QUANG XUAN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...
 
Qlnn
QlnnQlnn
Qlnn
 
Luật hành chính
Luật hành chínhLuật hành chính
Luật hành chính
 
Tcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnnTcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnn
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
 
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
 
Hien phap ch xhcnvn 2014
Hien phap ch xhcnvn 2014Hien phap ch xhcnvn 2014
Hien phap ch xhcnvn 2014
 
Làm rõ về đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN và vai trò của Đoàn thanh niên tr...
Làm rõ về đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN và vai trò của Đoàn thanh niên tr...Làm rõ về đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN và vai trò của Đoàn thanh niên tr...
Làm rõ về đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN và vai trò của Đoàn thanh niên tr...
 
7. quyen 3
7. quyen 37. quyen 3
7. quyen 3
 
OTS. BÙI QUANG XUÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
OTS. BÙI QUANG XUÂN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTOTS. BÙI QUANG XUÂN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
OTS. BÙI QUANG XUÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
 
Luật hanh chinh
Luật hanh chinhLuật hanh chinh
Luật hanh chinh
 
TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂNTÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
 
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP   QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMBÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP   QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 
TANET - Luật Công chức
TANET - Luật Công chứcTANET - Luật Công chức
TANET - Luật Công chức
 
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề) ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
 
Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 

Ähnlich wie ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN

đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngNguyễn Hoàng Quân
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương haui
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương hauiđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương haui
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương hauiHuynh ICT
 
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptx
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptxBÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptx
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptxThanhPhm170877
 
Tai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdf
Tai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdfTai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdf
Tai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdfMaiPhuong883623
 
Luật hiến pháp
Luật hiến phápLuật hiến pháp
Luật hiến phápN3 Q
 
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet namNhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet namnguoitinhmenyeu
 
Pháp luật đại cương.pptx
Pháp luật đại cương.pptxPháp luật đại cương.pptx
Pháp luật đại cương.pptxNhVNguyn1
 
Plđc vesion special !
Plđc vesion special !Plđc vesion special !
Plđc vesion special !Hoàng Đinh
 
Chương 1_Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước.pptx
Chương 1_Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước.pptxChương 1_Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước.pptx
Chương 1_Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước.pptxHuyKhnh35
 
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.doc
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.docGIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.doc
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.docNgThanh85
 
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuongDe cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuonglinhvan021088
 
pldctwith many slide very good it make you happy.pptx
pldctwith many slide very good it make you happy.pptxpldctwith many slide very good it make you happy.pptx
pldctwith many slide very good it make you happy.pptxdangthiqueanhb1c3hn2
 
Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục
Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục
Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục nataliej4
 
Bai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nướcBai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nướccuongnd11
 
Nhanuocvietnam
NhanuocvietnamNhanuocvietnam
NhanuocvietnamTinh Hoa
 
Nhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCNNhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCNVinh Phêrô
 

Ähnlich wie ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN (20)

đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương haui
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương hauiđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương haui
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương haui
 
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptx
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptxBÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptx
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptx
 
Khoi kien thuc 2
Khoi kien thuc 2Khoi kien thuc 2
Khoi kien thuc 2
 
Tai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdf
Tai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdfTai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdf
Tai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdf
 
Luật hiến pháp
Luật hiến phápLuật hiến pháp
Luật hiến pháp
 
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet namNhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
 
Pháp luật đại cương.pptx
Pháp luật đại cương.pptxPháp luật đại cương.pptx
Pháp luật đại cương.pptx
 
Plđc vesion special !
Plđc vesion special !Plđc vesion special !
Plđc vesion special !
 
Chương 1_Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước.pptx
Chương 1_Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước.pptxChương 1_Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước.pptx
Chương 1_Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước.pptx
 
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.doc
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.docGIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.doc
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.doc
 
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuongDe cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong
 
pldctwith many slide very good it make you happy.pptx
pldctwith many slide very good it make you happy.pptxpldctwith many slide very good it make you happy.pptx
pldctwith many slide very good it make you happy.pptx
 
Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục
Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục
Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục
 
Bai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nướcBai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nước
 
Nhanuocvietnam
NhanuocvietnamNhanuocvietnam
Nhanuocvietnam
 
Hoàn thiện cơ chế pháp lý nd kiểm soát qlnn ở vn
Hoàn thiện cơ chế pháp lý nd kiểm soát qlnn ở vnHoàn thiện cơ chế pháp lý nd kiểm soát qlnn ở vn
Hoàn thiện cơ chế pháp lý nd kiểm soát qlnn ở vn
 
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOTLuận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
 
Đề tài: Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
Đề tài: Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nướcĐề tài: Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
Đề tài: Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
 
Nhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCNNhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCN
 

Mehr von Bùi Quang Xuân

HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxHOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxBùi Quang Xuân
 
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxHOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxBùi Quang Xuân
 
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂNVH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdfTS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdfBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdfTS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdfBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docxTS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docxBùi Quang Xuân
 
BÙI QUANG XUÂN 3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
BÙI QUANG XUÂN   3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docxBÙI QUANG XUÂN   3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
BÙI QUANG XUÂN 3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docxBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxTS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docxTS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docxBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
TS. BÙI QUANG XUÂN  -   KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...TS. BÙI QUANG XUÂN  -   KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
TS. BÙI QUANG XUÂN - KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN.     KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN.     KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptxBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH GX HOABINH.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH  GX HOABINH.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH  GX HOABINH.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH GX HOABINH.pptxBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
TS. BÙI QUANG XUÂN.  XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...TS. BÙI QUANG XUÂN.  XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN- CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM THANHNIEN.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN-  CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM  THANHNIEN.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN-  CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM  THANHNIEN.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN- CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM THANHNIEN.pptxBùi Quang Xuân
 
tS. BÙI QUANG XUÂN LUAT THANHNIEN.pptx
tS. BÙI QUANG XUÂN    LUAT THANHNIEN.pptxtS. BÙI QUANG XUÂN    LUAT THANHNIEN.pptx
tS. BÙI QUANG XUÂN LUAT THANHNIEN.pptxBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂNTS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂNBùi Quang Xuân
 
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI. TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI.  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI.  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI. TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC  TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO Bùi Quang Xuân
 

Mehr von Bùi Quang Xuân (20)

HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxHOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
 
BAOCAO ĐANGVIEN 213.docx
BAOCAO ĐANGVIEN 213.docxBAOCAO ĐANGVIEN 213.docx
BAOCAO ĐANGVIEN 213.docx
 
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxHOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
 
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂNVH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
 
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdfTS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdfTS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docxTS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
 
BÙI QUANG XUÂN 3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
BÙI QUANG XUÂN   3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docxBÙI QUANG XUÂN   3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
BÙI QUANG XUÂN 3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxTS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docxTS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
TS. BÙI QUANG XUÂN  -   KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...TS. BÙI QUANG XUÂN  -   KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
TS. BÙI QUANG XUÂN - KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN.     KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN.     KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH GX HOABINH.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH  GX HOABINH.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH  GX HOABINH.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH GX HOABINH.pptx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
TS. BÙI QUANG XUÂN.  XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...TS. BÙI QUANG XUÂN.  XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN- CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM THANHNIEN.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN-  CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM  THANHNIEN.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN-  CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM  THANHNIEN.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN- CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM THANHNIEN.pptx
 
tS. BÙI QUANG XUÂN LUAT THANHNIEN.pptx
tS. BÙI QUANG XUÂN    LUAT THANHNIEN.pptxtS. BÙI QUANG XUÂN    LUAT THANHNIEN.pptx
tS. BÙI QUANG XUÂN LUAT THANHNIEN.pptx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂNTS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
 
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI. TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI.  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI.  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC  TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
 
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
 

ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN

  • 1. 1 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN THI TỐT NGHIỆP Môn: Lý luận Nhà nước và pháp luật 1. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của Nhà nước Định nghĩa NN Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế, thực hiện chức năng quản lý nhằm duy trì TTXH và củng cố địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội. 1. Đặc trưng của nhà nước 1.1 Quyền lực công cộng đặc biệt Quyền lực NN mang tính giai cấp. Nguồn gốc: do giai cấp thống trị tổ chức ra Mục đích: bảo vệ chủ yếu lợi ích của giai cấp thống trị Công cụ bảo đảm: Bộ máy cưỡng chế vật chất Quyền lực NN(các nước tư sản) Mang tính phổ biến Độc quyền sử dụng bạo lực Mang tính chính thống và được sự ưng thuận của toàn XH Mang tính pháp lý, thực hiện trên cơ sở pháp luật Kiểm soát QLNN QLNN do những con nhất định nắm giữ Con người có bản tính tham lam, đam mê quyền lực Ngăn ngừa lạm quyền Bảo đảm đúng vai trò của NN là phục vụ quyền lợi cho XH Các bộ phận của quyền lực NN
  • 2. 2 Quyền lập pháp: ban hành pháp luật. Giao cho Nghị viện Quyền hành pháp: tổ chức thi hành pháp luật. Giao cho chính phủ Quyền tư pháp: bảo vệ pháp luật hay xử lý vi phạm pháp luật. Giao cho tòa án
  • 3. 3 1.2 Phân chia lãnh thổ và quản lý cư dân Chia toàn bộ cư dân và lãnh thổ theo các cấp, đơn vị hành chính trong phạm vi lãnh thổ quốc gia Tổ chức ra bộ máy chính quyền địa phương. 1.3 Nhà nước có chủ quyền quốc gia Chủ quyền quốc gia: thể hiện quyền độc lập, tự quyết của NN về đối nội và đối ngoại mà không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Chủ quyền quốc gia mang tính tối cao và không thể chia cắt Các quốc gia bình đẳng về chủ quyền 1.4 Ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật Ban hành pháp luật là việc đặt ra các quy tắc xử sự chung cho xã hội. Chỉ có nhà nước mới được quyền ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhà nước ban hành pháp luật nhưng nhà nước cũng phải tôn trọng pháp luật. 1.5 Thu các khoản thuế dưới dạng bắt buộc Chỉ có nhà nước mới có thể đặt ra và thu thuế bắt buộc. Nhà nước thu thuế vì: – Nhà nước chuyên làm nhiệm vụ quản lý, tách biệt khỏi xã hội – Thu thuế để đầu tư trở lại cho xã hội – Thu thuế thực hiện sự tái phân phối xã hội Khái niệm, các yếu tố cấu thành hình thức Nhà nước 1. Khái niệm hình thức nhà nước  Khái niệm hình thức nhà nước: là cách tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước.  Đây là một khái niệm bao gồm ba yếu tố: – Hình thức chính thể nhà nước: cách thức tổ chức quyền lực nhà nước ở trung ương – Hình thức cấu trúc nhà nước: các thức tổ chức quyền lực nhà nước theo cơ cấu lãnh thổ Hình thức cấu trúc của nhà nước Hình thức Nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực Nhà nước hình thức Nhà nước là một khái niệm chung được hình thành từ ba yếu tố: * Hình thức chính thể: Đây là cách thức tổ chức và trình tực để lập ra các cơ quan tối cao của Nhà nước và xác lập những mối quan hệ cơ bảncủa các cơ quan đó. Hình thức chỉnh thể có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà. - Chính thể quân chủ: Là hình thức trong đó quyền lực tối cao của Nhà nước tập trung toàn bộ (hay một phần) trong tay ngường đứng đầu Nhà nước theo nguyên tắc thừa kế. - Chính thể cộng hoà là hình thức trong đó quyền lực tối cao của Nhà nước thuộc về một
  • 4. 4 cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định. * Hình thức cấu trúc của Nhà nước Có hai hình thức cấu trúc Nhà nước chủ yếu là hình thức Nhà nước đơn nhất và hình thức Nhà nước liên bang. - Nhà nước đơn nhất là Nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý thống nhất từ TW và địa phương và có các đơn vị hành chính bao gồm tỉnh, thành phố, huyện, quận… - Nhà nước đơn bang là Nhà nước có từ hay nhiều nước thành viên hợp lại, Nhà nước có hai hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý. Ví dụ: Mỹ, Malaixia… là các nước liên bang. 1. Chế độ chính trị 1.1 Khái niệm • Khái niệm chế độ và chế độ chính trị thể hiện - Hệ thống tổ chức chính trị, kinh tế. - Những đặc điểm của nhà nước dân chủ hay không. - Cơ cấu, tương quan và mức độ các quan hệ giai cấp, tầng lớp trong xã hội. - Mức độ và khả năng của nhân dân trong việc tham gia vào quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước. • Là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực Nhà nước. 1.2 Phân loại chế độ chính trị • Dựa vào nguồn gốc, cách thức thực hiện quyền lực nhà nước: – Dân chủ: chế độ đảm bảo người dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước. – Phản dân chủ: quyền lực nhà nước không của dân, do dân, vì dân. • Dựa theo cấp độ: Chế độ chuyên chế độc tài; chuyên chế; đầu sỏ chính trị; chính trị dân chủ. • Dựa trên thiết chế quyền lực: Chế độ đa nguyên và chế độ nhất nguyên, chế độ chính trị một đảng và đa đảng. • Dựa trên ý thức hệ: chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Liên hệ thực tiễn Hình thức của pháp luật pháp luật thức: Tập quán pháp đó nhà nước thừa nhận một số tập quán đã lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị và nâng chúng lên thành pháp luật.
  • 5. 5 - Có tính ổn định, lâu bền - Đa dạng theo từng khu vực, nhóm cư dân - Có giá trị thực hiện một cách tự nguyện Tiền lệ pháp chính hoặc xét xử đã có hiệu lực pháp luật và lấy làm căn cứ để áp dụng cho các vụ việc cùng tính chất xảy ra sau này, trong trường hợp pháp luật không quy định hoặc quy định không rõ. (Tiền lệ bao gồm tiền lệ hành chính và án lệ)
  • 6. 6 luật Văn bản quy phạm pháp luật hành theo thủ tục trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội để thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước. Chức năng của pháp luật Chức năng của pháp luật là những phương diện, mặt tác động chủ yếu của pháp luật phản ánh bản chất giai cấp và giá trị xã hội của pháp luật. Pháp luật có ba chức năng chủ yếu: Một là, chức năng điều chỉnh Chức năng điều chỉnh của pháp luật thể hiện vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. Pháp luật được đặt ra nhằm hướng tới sự điều chỉnh các quan hệ xã hội. Sự điều chỉnh của pháp luật lên các quan hệ xã hội được thực hiện theo hai hướng: một mặt pháp luật ghi nhận các quan hệ xã hội chủ yếu trong xã hội. Mặt khác pháp luật bảo đảm cho sự phát triển của các quan hệ xã hội. Như vậy pháp luật đã thiết lập “trật tự” đối với các quan hệ xã hội, tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển theo chiều hướng nhất định phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, phù hợp với quy luật vận động khách quan của các quan hệ xã hội. Hai là, chức năng bảo vệ Chức năng bảo vệ là công cụ bảo vệ các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Khi có các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn hành vi xâm phạm tính mạng sức khoẻ con người bị xử lý theo Luật Hình sự, hành vi gây thiệt hại tài sản buộc phải bồi thường theo Luật Dân sự. Ba là, chức năng giáo dục
  • 7. 7 Chức năng giáo dục của pháp luật được thực hiện thông qua sự tác động của pháp luật vào ý thức của con người, làm cho con người xử sự phù hợp với cách xử sự được quy định trong các quy phạm pháp luật. Việc giáo dục có thể được thực hiện thông qua tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, có thể thông qua việc xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm (phạt những hành vi vi phạm giao thông, xét xử những người phạm tội hình sự,…). Xuất phát từ các vấn đề đã phân tích ở trên có thể đưa ra định nghĩa pháp luật như sau: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước và là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội có nhà nước. Quy phạm pháp luật 1. Khái niệm và đặc điểm hái niệm: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm Đ/c các QHXH. - Quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung - Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận - Được nhà nước bảo đảm thực hiện - Nội dung của QPPL thường chứa đựng hai mặt cho phép và bắt buộc Phân loại QPPL • Căn cứ mệnh của NN nêu ở bộ phận quy định của QPPL • Căn cư vào nội dung của quy phạm pháp luật • Căn cứ vào vai trò của quy phạm pháp luật 4. Phương thức thể hiện của quy phạm pháp luật 4.1 Phương thức thể hiện cơ cấu ba bộ phận 4.2 Phương thức thể hiện trong điều luật • Một quy phạm có thể trình bày trong một điều luật • Trong một điều luật có thể có nhiều quy phạm. 4.3 Phương thức thể hiện nội dung • Trực tiếp: thể hiện đầy đủ các thành phần quy phạm • Viện dẫn: dẫn nội dung điều luật khác.
  • 8. 8 • Mẫu: cần tham khảo ở những văn bản khác Bài tập nguyên tắc hôn nhân một vợ,một chồng thưởng, phạt, cách thức thực hiện…) Bài tập dụ 1 Giả định giản đơn • Điều 57 HP 92:
  • 9. 9 Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật • Điều 52 HP 92: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật Ví dụ 2 Giả định phức tạp • Điều 102. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Bộ luật hình sự 1999) • 1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. • 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: • a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm; • b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp. Ví dụ 3: Quy định dứt khoát • Điều 46. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan (luật sở hữu trí tuệ 2005) • 1. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây: Ví dụ 4: Quy định không dứt khoát • Điều 50. Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan(luật sở hữu trí tuệ 2005) 1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Ví dụ 5: Chế tài cố định Nghị định số 56/2006/NĐ-CP, ngày 6/6/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin Điều 59. Vi phạm các quy định trong lĩnh vực thư viện 2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Làm hư hại hoặc chiếm dụng tài liệu thư viện có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng; b) Sao chụp trái phép tài liệu thư viện; c) Sử dụng trái phép tài liệu thư viện có nội dung quy định tại Điều 5 Pháp lệnh Thư viện và các tài liệu thuộc loại sử dụng hạn chế khác; d) Không thực hiện việc đăng ký hoạt động thư viện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ 6: Chế tài không cố định
  • 10. 10 Điều 151. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Bộ luật hình sự 1999) Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ, chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Ví dụ 7: Phân loại theo tính chất mệnh lệnh Quy phạm cấm: (Điều 100. Tội bức tử, Bộ luật hình sự 1999, khoản1) Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Quy phạm bắt Bộ Luật Dân sự 1995, Điều 274 Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa) Chủ sở hữu nhà phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề Quy phạm trao quyền: (Bộ Luật Dân sự 1995, Điều 26, Quyền đối với họ, tên): 1. Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. 2. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Ví dụ 8: Phân loại theo nội dung QP định Bộ luật dân sự, Điều 163, Tài sản) :Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. QP điều Bộ luật dân sự, Điều 235,Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức): Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó. QP bảo vệ: (Bộ luật hình sự, Điều 130, Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ): Người nào dùng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Ví dụ 9: Phân loại theo tác dụng quyền) 1. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. 2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện. ại diện trong tố tụng dân sự) Trong khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hoặc người đại
  • 11. 11 diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 75 của Bộ luật này thì Toà án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng tại Toà án. Ví dụ 10: Phương thức thể hiện theo cơ cấu dân sự, Điều 165. Nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu): Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. -CP, về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin, Điều 62. Vi phạm các quy định cấm xuất khẩu, nhập khẩu đối với văn hoá phẩm): 1. Phạt tiền từ 2.000.000đồng đến3.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm bao gồm cả bản thảo thuộc loại cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu với số lượng dưới 10 bản. Ví dụ 11: Phương thức thể hiện trong điều luật rủi ro về tài sản): Chủ sở hữu phải chịu rủi ro khi tài sản bị tiêu huỷ hoặc bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. không thực hiện nghĩa vụ giao vật) 1. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định thì người có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật. 2. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ giao vật cùng loại thì phải thanh toán giá trị của vật. 3. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại cho bên có quyền thì ngoài việc thanh toán giá trị của vật còn phải bồi thường thiệt hại cho bên có quyền. Ví dụ 12: Phương thức thể hiện nội dung đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. lý hành chính khác được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại các điều 21, 22, 23, 24 và 25 của Pháp lệnh này. i phạm hành chính mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không
  • 12. 12 đúng mức, xử lý vượt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. - -Sự thay thế các kiểu pháp luật trong lịch sử: 1. Các kiểu pháp luật trong lịch sử 1.1 Kiểu pháp luật chủ nô Là kiểu pháp luật đầu tiên trong lịch sử, là công cụ của giai cấp chủ nô để quản lý xã hội trong điều kiện mới, sau khi xã hội tổ chức thị tộc-bộ lạc tan rã. -Cơ sở kinh tế -Cơ sở xã hội -Bản chất của kiểu pháp luật chủ nô 1.2 Kiểu pháp luật phong kiến -Cơ sở kinh tế: tồn tại trên cơ sở quan hệ sản xuất phong kiến, đặc trưng bởi chế độ tư hữu của địa chủ phong kiến đối với đất đai, tư liệu sản xuất khác và một phần sức lao động của nông dân. -Cơ sở xã hội: pháp luật phong kiến tồn tại dựa trên kết cấu xã hội giai cấp. Trong đó, pháp luật phản ánh chủ yếu ý chí của giai cấp phong kiến, các lực lượng xã hội khác. -Bản chất của pháp luật phong kiến: thể hiện ở những đặc điểm sau: 1.3 Kiểu pháp luật tư sản: -Pháp luật tư sản kế thừa các kiểu pháp luật trước đó. -Pháp luật tư sản đã phát triển hơn rất nhiều cả về nội dung lẫn hình thức
  • 13. 13 Pháp luật XHCN Bản chất và đặc điểm của pháp luật XHCN VN 1. Khái niệm pháp luật XHCN Pháp luật XHCN là hệ thống các quy tắc xử sự, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, do Nhà nước XHCN ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sự thuyết phục và giáo dục mọi người tôn trọng thực hiện và bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. 2. Bản chất Bản chất của pháp luật XHCN cũng được quy định bởi cơ sở kinh tế-xã hội của nó. -Cơ sở kinh tế: quan hệ sản xuất XHCN. -Cơ sở xã hội: các giai cấp trong xã hội tồn tại. 2.1 Tính giai cấp -Pháp luật XHCN phản ánh ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. -Pháp luật XHCN điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội theo định hướng XHCN. 2.2 Tính xã hội -Bên cạnh việc bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, pháp luật XHCN còn bảo vệ lợi ích của các giai cấp khác trong xã hội. -Pháp luật XHCN có cơ sở xã hội rộng rãi. -Pháp luật XHCN là công cụ đảm bảo công bằng xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của mọi cá nhân. 2.3 Những đặc điểm cơ bản của pháp luật XHCN Pháp luật XHCN: -Là một hệ thống các quy tắc xử sự có tính thống nhất nội tại cao, do cơ sở kinh tế, xã hội và pháp lý của nó quy định. -Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. -Do Nhà nước XHCN - Nhà nước dân chủ, thể hiện quyền lực của nhân dân lao động - ban hành và bảo đảm thực hiện. -Có quan hệ chặt chẽ với chế độ kinh tế XHCN. -Có quan hệ mật thiết với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản. -Có quan hệ chặt chẽ với các quy phạm xã hội khác trong xã hội XHCN. XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT Hệ thống pháp luật Hệ thống pháp luật là tổng thể các qppl có mối liên hệ nội tại thống nhất được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các VBQPPL Khái niệm hệ thống cấu trúc mối liên hệ nội tại thống nhất, được phân thành các chế định pháp luật, ngành luật.
  • 14. 14 2.1 Quy phạm pháp luật là tế bào của hệ thống pháp luật đẳng trước pháp luật – Tồn tại một cách độc lập – Quy phạm pháp luật thực hiện một chức năng nhất định của hệ thống 2.2 Chế định pháp luật điểm chung cùng điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất giúp xác định vị trí, vai trò của chúng với nhau và với hệ thống 2.3 Ngành luật trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. lĩnh vực quan hệ xã hội. – người phạm tội Căn cứ phân định ngành luật cầu cần điều chỉnh bằng pháp luật háp điều chỉnh: cách thức tác động vào các quan hệ xã hội
  • 15. 15 Phương pháp bình đẳng thỏa thuận • Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quan hệ pháp luật mà chỉ định ra khuôn khổ cho các chủ thể • Các chủ thể tự do thỏa thuận trong khuôn khổ pháp luật và bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ • Phương pháp này thích hợp điều chỉnh quan hệ xã hội mang tính chất bình đẳng. Ví dụ, quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân của ngành luật dân sự Phương pháp quyền uy phục tùng • Một bên tham gia quan hệ là chủ thể mang quyền lực NN có quyền ra mệnh lệnh còn bên kia phải phục tùng • Phương pháp này thích hợp điều chỉnh quan hệ xã hội mang tính chất bất bình đẳng • Ví dụ, Quan hệ: NN và người phạm tội trong lĩnh vực hình sự 3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 3.1 Khái niệm hệ thống VBQPPL ban hành có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung và hiệu lực pháp lý. - Hiệu lực pháp lý: các VBQPPL tồn tại theo một trật tự thứ bậc về hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp, trong đó HP là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất - Nội dung: các VBQPPL thống nhất với nhau về nội dung không mâu thuẫn chồng chéo 3.2.Khái niệm,đặc điểm, phân loại và hiệu lực của VBQPPL VBQPPL 2008 là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội Đặc điểm ban hành VBQPPL) (hiệu lực không phụ thuộc vào việc thực hiện)
  • 16. 16 Phân loại – Liên hệ về hiệu lực pháp lý: thứ bậc từ cao đến thấp, từ sau đến trước – Liên hệ về chức năng: văn bản dưới cụ thể và tổ chức thực hiện văn bản trên – Liên hệ về nội dung: các văn bản theo thứ bậc và cùng cấp thống nhất với nhau về nội dung Hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật – Phát sinh hiệu lực: k1 điều 78 – Chấm dứt hiệu lực: điều 81 – Hiệu lực trở về trước(hồi tố): điều 79 – Văn bản của trung ương có hiệu lực trên toàn lãnh thổ – Văn bản địa phương có hiệu lực trong địa phương – Văn bản tác động tới mọi chủ thể – Tác động tới những loại chủ thể xác định 3.5 Liên hệ giữa hệ thống cấu trúc và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (thể hiện trong hoạt động tập hợp hóa và pháp điển hóa) bên trong của pháp luật 4. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật VN 1. Luật Hiến pháp: quy định những vấn đề cơ bản nhất… 2. Luật Hành chính: những vấn đề quản lý nhà nước… 3. Luật Hình sự: tội phạm và hình phạt… 4. Luật Tố tụng Hình sự: thủ tục giải quyết vụ án hình sự… 5. Luật Dân sự: quy định về các quan hệ tài sản, nhân thân.. 6. Luật Tố tụng Dân sư: thủ tục giải quyết … 7. Luật Hôn nhân - Gia đình: quan hệ hôn nhân, gia đình… 8. Luật Lao động: các quan hệ sử dụng lao động… 9. Luật Kinh tế: các quan hệ kinh tế.. 10. Luật Đất đai: sử dụng và quản lý đất đai… 11. Luật Tài chính: quy định về tài chính … 12. Luật Ngân hàng: hoạt động ngân hàng… Lưu ý: sự phân chia có tính chất tương đối
  • 17. 17 5. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật 5.1 Tính toàn diện – Mức độ chung: có đủ các ngành luật, chế định pháp luật – Mức độ cụ thể: có đủ các quy phạm – Căn cứ để xác định dựa vào nhu cầu điều chỉnh của các quan hệ xã hội 5.2 Tính đồng bộ dung, không chồng chéo, mâu thuẫn. – Nội dung điều chỉnh không chồng chéo, mâu thuẫn – Hiệu lực pháp lý không xung đột, triệt tiêu nhau – Trật tự thời gian phải thống nhất – Hình thức văn bản phải thống nhất với nhau – Thống nhất về thẩm quyền của chủ thể ban hành 5.3 Tính phù hợp của xã hội, với quy luật vận động và phát triển của các quan hệ xã hội. – Hệ thống pháp luật không vượt trước. – Hệ thống pháp luật không lạc hậu. 5.4 Trình độ, kỹ thuật lập pháp – Xác định mục đích nguyên tắc của pháp luật – Cơ cấu của hệ thống pháp luật – Ngôn ngữ, hình thức thể hiện giữa các yêu cầu về hình thức, nội dung, cơ sở và kỹ thuật 6. Hệ thống hóa pháp luật của hệ thống pháp luật – Tập hợp hóa – Pháp điển hóa 6.1 Tập hợp hóa
  • 18. 18 6.2 Pháp điển hóa văn bản đã có, chế định thêm các quy phạm mới. Văn bản quy phạm quá nhiều • Phó chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý ví von: Khi cần đến một quy định pháp luật nào đó thì như bị lạc vào mê hồn trận. • http://www.ttbd.gov.vn • Luật giao thông đường bộ đã có trên 100 văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan trung ương hướng dẫn thi hành, Luật đất đai có hơn 120 văn bản, còn xuống dưới địa phương phải có tới "một rừng". • http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2008/01/3B9FEB86/ Mâu thuẫn về hiệu lực Thông tư số 02/2003/TT-BCA ngày 13/11/2003 củaBộ Công an về việc hướng dẫn tổ chức cấp đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đã quy định mỗi người chỉ được đăng ký 01 xe môtô hoặc xe gắn máy. Thực chất quy định này đã hạn chế quyền sở hữu của công dân đã được quy định tại Điều 58 Hiến pháp năm 1992, khoản 1 Điều 221 Bộ luật dân sự là công dân có quyền sở hữu tài sản không hạn chế về số lượng, giá trị Mâu thuẫn về nội dung • Đăng ký hộ khẩu cần có chứng nhận sở hữu nhà - Tiến hành thủ tục sở hữu nhà cần có hộ khẩu (những quy định này đã hết hiệu lực) • Giám đốc Sở Tư pháp TP nói với tôi, nhiều giấy tờ bây giờ không cần công chứng, người dân chỉ việc mang bản chính và bản photo đến, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm xác nhận, nhưng tại sao ở phường, quận vẫn bắt dân công chứng? http://www.dbnd.hochiminhcity.gov.vn/thong-tin-chung/tingiamsat-khaosat/12_1 Sai thẩm quyền ban hành • Không ít trường hợp cơ quan nhà nước còn cố tình lách luật như biện pháp tạm ngưng không cho đăng ký xe máy ở Hà Nội và TP.HCM trước đây. Nếu nói là cấm thì thành vấn đề nhưng TP Hà Nội không nói cấm mà chỉ nói tạm ngưng nên chỉ có thể xem tạm ngưng vì lý do gì, đến bao giờ.
  • 19. 19 • Theo kết quả kiểm tra của Bộ Tư pháp, trong năm 2007 đã phát hiện tới 2.958 văn bản do các bộ, ngành, địa phương ban hành có sai sót, 320 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật cả về hình thức và nội dung. Số văn bản hành văn bản sai • Văn phòng Chính phủ đã phát hiện 548 văn bản hành chính của các Bộ, ngành, địa phương có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản so với quy định. Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có số văn bản sai quy định nhiều nhất (50 văn bản), tiếp theo là Bộ Xây dựng (35 văn bản) và Bộ Tư pháp (30 văn bản). Bộ Tư pháp ban hành 30 văn bản sai quy định • Theo đó, 53 UBND và 4 HĐND cấp tỉnh đã ra 146 văn bản sai quy định. Có 11 Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91 ra văn bản sai quy định của Thông tư 55, trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có 18 văn bản, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam có 4 văn bản. • http://www.vtc.vn/xahoi/172161/index.htm QUAN HỆ PHÁP LUẬT 1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật 1.1 Khái niệm quan hệ pháp luật Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên tham gia đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định, có những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật. 1.2 Đặc điểm của quan hệ pháp luật -Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. -Quan hệ pháp luật là một loại quan hệ tư tưởng, quan hệ pháp luật thuộc kiến trúc thượng tầng và phụ thuộc cơ sở hạ tầng. -Quan hệ pháp luật mang tính ý chí nhà nước. -Nội dung của quan hệ pháp luật là các quyền, nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ đó; hay nói cách khác các bên tham gia quan hệ pháp luật có các quyền, nghĩa vụ pháp lý và được Nhà nước đảm bảo thực hiện. -Quan hệ pháp luật có tính xác định (có cơ cấu chủ thể xác định và phát sinh, thay đổi và chấm dứt theo các căn cứ cụ thể nhất định). 2. Thành phần của quan hệ pháp luật 2.1 Chủ thể 2.1.1. Khái niệm: Cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định cho mỗi loại quan hệ pháp luật và tham gia vào quan hệ pháp luật đó thì được gọi là chủ thể của quan hệ pháp luật. Những điều kiện mà cá nhân, tổ chức đáp ứng được để có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật được gọi là năng lực chủ thể.
  • 20. 20 Năng lực chủ thể gồm hai yếu tố: năng lực pháp luật và năng lực hành vi -Năng lực pháp luật: -Năng lực hành vi: -Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi: 2.1.2. Các loại chủ thể: 1) Cá nhân (công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch). -Đối với công dân: + Năng lực pháp luật của công dân có từ khi người đó được sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. + Năng lực hành vi của công dân: xuất hiện muộn hơn năng lực pháp luật và phát triển theo quá trình phát triển tự nhiên của con người. Khi công dân đạt những điềukiện do pháp luật quy định như độ tuổi, khả năng nhận thức, trình độ chuyên môn… thì được xem là có năng lực hành vi. -Đối với người nước ngoài và người không có quốc tịch: Năng lực chủ thể của họ bị hạn chế hơn so với công dân. 2) Pháp nhân: là một khái niệm pháp lý phản ánh địa vị pháp lý của một tổ chức. Để một tổ chức được công nhận là pháp nhân thì tổ chức đó phải có các điều kiện cơ bản như sau: -Là tổ chức được thành lập một cách hợp pháp. -Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. -Có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó khi tham gia quan hệ pháp luật. -Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Năng lực chủ thể của pháp nhân: -Năng lực pháp luật của pháp nhân: + Năng lực pháp luật của pháp nhân mang tính chuyên biệt. + Phát sinh: từ thời điểm được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập. Đối với các pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cấp giấy phép hoạt động. + Chấm dứt: từ thời điểm chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân trong một số trường hợp như: phá sản, giải thể, chia nhỏ, hợp nhất… -Năng lực hành vi của pháp nhân: phát sinh và chấm dứt cùng thời điểm với năng lực pháp luật của pháp nhân. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT 1. Khái niệm các hình thức thực hiện pháp luật 1.1 Khái niệm Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ xã hội được các quy định của pháp luật điều chỉnh. Hành vi hợp pháp chính là hành vi phù hợp với các quy định của pháp luật, cũng có thể hiểu là hành vi làm đúng theo những gì mà pháp luật quy định.
  • 21. 21 1.2 Các hình thức thực hiện pháp luật: -Tuân theo pháp luật: chủ thể kiềm chế mình không thực hiện điều pháp luật cấm. Hành vi tuân theo pháp luật được thực hiện dưới dạng không hành động. -Thi hành pháp luật: Chủ thể bằng hành vi tích cực của mình thực hiện điều pháp luật yêu cầu. Hành vi thi hành pháp luật được thực hiện dưới dạng hành động. -Sử dụng pháp luật: chủ thể thực hiện cách thức xử sự mà pháp luật cho phép. Hành vi sử dụng pháp luật được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. -Áp dụng pháp luật: là hình thức thục hiện pháp luật trong đó Nhà nước, thông qua cơ quan cán bộ Nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền, tổ chức cho các chủ thể thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định, thay đổi, đình chỉ, chấm dứt quan hệ pháp luật. 2. Áp dụng pháp luật - một hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt 2.1 Các trường hợp cần áp dụng pháp luật -Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. -Khi các quyền và nghĩa vụ của chủ thể không thể mặc nhiên phát sinh, thay đổi, chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước. -Khi các quyền và nghĩa vụ của chủ thể đã phát sinh nhưng có sự tranh chấp mà các chủ thê không thể tự giải quyết được và yêu cầu nhà nước can thiệp. -Khi Nhà nước thấy cần phải tham gia để kiểm tra, giám sát các bên tham gia quan hệ pháp luật hoặc để xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một sự kiện thực tế nào đó. 2.2 Đặc điểm của áp dụng pháp luật -Mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực Nhà nước. -Có hình thức, thủ tục chặt chẽ. -Mang tính cá biệt, cụ thể. -Có tính sáng tạo. 2.3 Các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật -Phân tích, làm sáng tỏ những tình tiết của vụ việc cần áp dụng pháp luật và các đặc trưng pháp lý của chúng. -Lựa cọn quy phạm pháp luật cần áp dụng và làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của quy phám pháp luật đó. -Ban hành văn bản áp dụng pháp luật. -Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật. 2.4 Áp dụng pháp luật tương tự: việc áp dụng pháp luật tương tự nhằm khắc phục kịp thời các "lỗ hổng" của pháp luật. Điều kiện áp dụng pháp luật tương tự: -Điều kiện chung: -Điều kiện riêng: -Cách thức áp dụng pháp luật tương tự: + Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật: là việc lựa chọn quy phạm hiệu lực pháp luật làm căn cứ pháp lý để giải quyết một vụ việc cụ thể nảy sinh chưa được dự kiến trước nhưng có dấu hiệu tương tự với một vụ việc khác được quy phạm pháp luật này trực tiếp điều chỉnh.
  • 22. 22 + Áp dụng tương tự pháp luật: là việc sử dụng những nguyên tắc pháp lý và dựa vào ý thức pháp luật để giải quyết một vụ việc cụ thể mà chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh và cũng không thể áp dụng tương tự quy phạm pháp luật.
  • 23. 23 Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý 1. Vi phạm pháp luật 1.1. Khái niệm và các dấu hiệu của vi phạm pháp luật Vi phạm pháp luật là hành vi không làm đúng với những quy định trong các quy phạm pháp luật, gây tổn hại cho xã hội của các chủ thể pháp luật. Vi phạm pháp luật là một hiện tượng xã hội có những dấu hiệu cơ bản sau: Dấu hiệu thứ nhất, vi phạm pháp luật luôn là hành vi (hành động hoặc không hành động) xác định của con người. Chỉ những hành vi (biểu hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động) cụ thể mới bị coi là những hành vi vi phạm pháp luật; những ý nghĩ dù tốt, dù xấu cũng không thể coi là những vi phạm pháp luật. Dấu hiệu thứ hai, vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Hành vi thể hiện sự chống đối những quy định chung của pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ. Hành vi trái pháp luật là hành vi không phù hợp với những quy định của pháp luật như không thực hiện những nghĩa vụ pháp lý, sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn pháp luật cho phép,... Tính trái pháp luật là dấu hiệu không thể thiếu của hành vi bị coi là vi phạm pháp luật. Dấu hiệu thứ ba, vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi. Dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi. Để xác định hành vi vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi, nghĩa là phải xác định trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình. Nếu một hành vi trái pháp luật được thực hiện do những hoàn cảnh và điều kiện khách quan, chủ thể hành vi đó không cố ý và không vô ý thực hiện hoặc không thể ý thức được, từ đó không thể lựa chọn cách xử sự theo yêu cầu của pháp luật thì hành vi đó không thể coi là có lỗi và chủ thể không bị coi là vi phạm pháp luật. Kể cả những hành vi trái pháp luật mà chủ thể bị buộc phải thực hiện trong điều kiện không có tự do ý chí thì cũng không bị coi là có lỗi. Dấu hiệu thứ tư, chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật phải có năng lực trách nhiệm pháp lý. Trong pháp luật xã hội chủ nghĩa sự độc lập gánh chịu nghĩa vụ pháp lý chỉ quy định đối với những người có khả năng tự lựa chọn cách xử sự và có tự do ý chí, nói một cách khác, người đó phải có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Những hành vi mặc dù trái pháp luật nhưng do những người mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không thể coi là vi phạm pháp luật. Hành vi trái pháp luật của trẻ em (chưa đến độ tuổi pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm pháp lý) cũng không bị coi là vi phạm pháp luật. Như vậy, trách nhiệm pháp lý trong pháp luật xã hội chủ nghĩa chỉ quy định cho những người đã đạt một độ tuỏi nhất định theo quy định của pháp luật, có khả năng lý trí và tự do ý chí.
  • 24. 24 Từ những dấu hiệu trên có thể xác định: Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xã hội chủ nghĩa bảo vệ. 1.2. Cấu thành vi phạm pháp luật Vi phạm pháp luật là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý, song để truy cứu trách nhiệm pháp lý trước hết phải xác định cấu thành của vi phạm pháp luật. Cấu thành vi phạm pháp luật gồm: Mặt khách quan của vi phạm pháp luật; khách thể của vi phạm pháp luật; mặt chủ quan của vi phạm pháp luật; chủ thể của vi phạm pháp luật. - Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ các dấu hiệu bên ngoài của vi phạm pháp luật, gồm hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả thiệt hại cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả thiệt hại cho xã hội cùng các dấu hiệu khác. Vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi thể hiện bằng hành động hoặc không hành động. Không thể coi ý nghĩ, tư tưởng, ý chí của con người là vi phạm pháp luật nếu nó không được thể hiện thành những hành vi cụ thể. Hành vi để bị coi là nguy hiểm cho xã hội phải là hành vi trái pháp luật. Tính trái pháp luật được biểu hiện dưới hình thức làm ngược lại điều pháp luật quy định, thực hiện hành vi vượt quá giới hạn pháp luật cho phép hoặc làm khác đi so với yêu cầu của pháp luật. Hậu quả thiệt hại cho xã hội là những tổn thất về vật chất hoặc tinh thần mà xã hội phải gánh chịu. Xác định sự thiệt hại của xã hội chính là xác định mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả thiệt hại cho xã hội được biểu hiện: sự thiệt hại cho xã hội phải do chính hành vi trái pháp luật nói trên trực tiếp gây ra. Trong trường hợp giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả thiệt hại cho xã hội không có mối quan hệ nhân quả thì sự thiệt hại của xã hội không phải do hành vi trái pháp luật trên gây ra mà có thể do những nguyên nhân khác, trường hợp này không thể bắt chủ thể của hành vi trái pháp luật phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại mà hành vi trái pháp luật của họ không trực tiếp gây ra. Ngoài ra, trong mặt khách quan còn có các dấu hiệu khác như: thời gian, địa điểm, phương tiện, công cụ,... vi phạm pháp luật. - Khách thể của vi phạm pháp luật: Mọi hành vi trái pháp luật đều xâm hại tới những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ. Vì vậy, khách thể của vi phạm pháp luật chính là những quan hệ xã hội ấy. Mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật phụ thuộc vào tính chất của các quan hệ xã hội bị xâm hại, nói cách khác nó phụ thuộc và tính chất của khách thể. - Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ các dấu hiệu bên trong của nó, bao gồm yếu tố lỗi và các yếu tố có liên quan đến lỗi là
  • 25. 25 động cơ, mục đích của chủ thể thực hiện vi phạm pháp luật. Lỗi là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình, cũng như đối với hậu quả của hành vi đó. Lỗi được thể hiện dưới 2 hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý có thể là cố ý trực tiếp có thể là cố ý gián tiếp. Lỗi vô ý có thể là vô ý vì quá tự tin cũng có thể là vô ý do cẩu thả. Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể vi phạm pháp luật nhìn thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể vi phạm pháp luật nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn những để mặc cho hậu quả xảy ra. Lỗi vô ý vì quá tự tin: Chủ thể vi phạm nhìn thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng hy vọng, tin tưởng điều đó không xảy ra hoặc nếu xảy ra có thể ngăn chặn được. Lỗi vô ý do cẩu thả: Chủ thể vi phạm không nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể thấy hoặc cần phải nhận thấy trước. Động cơ là lý do thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Mục đích là kết quả mà chủ thể muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm. Trong mặt chủ quan, lỗi là dấu hiệu bắt buộc, còn động cơ và mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc, trong thực tế, nhiều trường hợp vi phạm pháp luật chủ thể thực hiện hành vi không có mục đích và động cơ. - Chủ thể vi phạm pháp luật: Chủ thể vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Khi truy cứu trách nhiệm pháp lý nếu chủ thể hành vi trái pháp luật là cá nhân phải xác định người đó có năng lực trách nhiệm pháp lý ttrong trường hợp đó hay không, muốn vậy phải xem họ đã đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp đó hay chưa? Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong trường hợp đó như thế nào? Còn đối với chủ thể là tổ chức phải chú ý tới tư cách pháp nhân hoặc địa vị pháp lý của tổ chức đó. Ở mỗi loại vi phạm pháp luật đều có cơ cấu chủ thể riêng, chúng ta sẽ xem xét tỷ mỷ trong từng ngành khoa học pháp lý cụ thể. 1.3. Các loại vi phạm pháp luật Trong đời sống xã hội tồn tại nhiều những vi phạm, theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội có 4 loại vi phạm pháp luật sau: Tội phạm (vi phạm hình sự): là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền,
  • 26. 26 lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Chủ thể vi phạm hình sự chỉ là cá nhân. Ví dụ: A giết người bị Tòa án xử phạt 15 năm tù về tội giết người. Vi phạm hành chính: là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. Chủ thể vi phạm hành chính có thể là cá nhân và cũng có thể là tổ chức. Ví dụ: Công ty M gây ô nhiễm môi trường do xả nước thải ra sông bị phạt 15 triệu đồng. Vi phạm dân sự: là những hành vi trái pháp luật, có lỗi của các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm dân sự, xâm hại tới các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân được pháp luật bảo vệ. Chủ thể vi phạm dân sự có thể là cá nhân cũng có thể là tổ chức. Ví dụ: A đánh B gây thương tích, Tòa án xử buộc A phải bồi thường cho B 8 triệu đồng tiền viện phí. Vi phạm kỷ luật nhà nước: là những hành vi có lỗi, trái với những quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, xí nghiệp, trường học,... hay nói cách khác là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, phục vụ được đề ra trong cơ quan, xí nghiệp, trường học đó. Chủ thể vi phạm kỷ luật có thể là cá nhân, cũng có thể là tập thể và họ phải có quan hệ ràng buộc với cơ quan, đơn vị, trường học,... nào đó. Ví dụ: A vi phạm vi phạm nội quy cơ quan, Hội đồng kỷ luật họp và đề nghị hình thức cảnh cáo. Thủ trưởng cơ quan ra quyết định kỷ luật cảnh cáo A. 2. Trách nhiệm pháp lý 2.1. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm pháp lý Trách nhiệm pháp lý được hiểu là hậu quả bất lợi (sự phản ứng mang tính trừng phạt của nhà nước) mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu khi không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã quy định trong các quy phạm pháp luật. Trách nhiệm pháp lý có một số các đặc điểm sau: Thứ nhất, cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật. Trách nhiệm pháp lý chỉ áp dụng đối với chủ thể có năng lực chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật trong trạng thái có lý trí và tự do về ý chí. Nói cách khác, chủ thể trách nhiệm pháp lý chỉ có thể là cá nhân hoặc tổ chức có lỗi khi vi phạm các quy định của pháp luật. Thứ hai, trách nhiệm pháp lý chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm
  • 27. 27 quyền tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Mỗi loại cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước chỉ có quyền truy cứu một hoặc một số loại trách nhiệm pháp lý theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật đã quy định. Thứ ba, trách nhiệm pháp lý liên quan mật thiết tới cưỡng chế nhà nước. Khi vi phạm pháp luật xảy ra, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp có tính cưỡng chế khác nhau, nhưng không phải bất cứ biện pháp tác động nào cũng là trách nhiệm pháp lý. Biện pháp trách nhiệm pháp lý chỉ là những biện pháp có tính chất trừng phạt, làm thiệt hại hoặc tước đoạt ở một phạm vi nào đó các quyền tự do, lợi ích hợp pháp mà chủ thể vi phạm pháp luật trong điều kiện bình thường đáng ra được hưởng. Thứ tư, cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thứ năm, trách nhiệm pháp lý là sự lên án của nhà nước và xã hội đối với chủ thể vi phạm pháp luật, là sự phản ứng của nhà nước đối với hành vi vi phạm pháp luật. Tóm lại, trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước (thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó nhà nước (thông qua cơ quan có thẩm quyền) có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định ở chế tài quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật và chủ thể đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần do hành vi của mình gây ra. 1.2 Các loại trách nhiệm pháp lý Tương ứng với các dạng vi phạm pháp luật là các dạng trách nhiệm pháp lý. Thông thường, trách nhiệm pháp lý được phân loại như sau: Cách phân loại dựa vào các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm pháp lý phân thành: trách nhiệm do Tòa án áp dụng và trách nhiệm do cơ quan quản lý nhà nước áp dụng. Cách phân loại dựa vào mối quan hệ của trách nhiệm pháp lý với các ngành luật, ta có trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm vật chất. Trách nhiệm hình sự: được Tòa án áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự, chế tài trách nhiệm hình sự là nghiêm khắc nhất (đó là hình phạt: tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình,…). Trách nhiệm hành chính: chủ yếu do các cơ quan quản lý nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm hành chính. Trách nhiệm dân sự: là loại trách nhiệm pháp lý do Tòa án áp dụng đối với các chủ thể vi phạm dân sự.
  • 28. 28 Trách nhiệm kỷ luật: là loại trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với chủ thể vi phạm kỷ luật, do thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tiến hành. Trách nhiệm vật chất là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan, đơn vị,... áp dụng đối với cán bộ, công chức, công nhân, người lao động,... của cơ quan, đơn vị mình trong trường hợp họ gây thiệt hại về tài sản cho cơ quan, đơn vị. Ý THỨC PHÁP LUẬT 1. Ý thức pháp luật 1.1 Khái niệm, đặc trưng của ý thức pháp luật XHCN -Khái niệm ý thức pháp luật XHCN: là tổng thể các học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội XHCN, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá của con người về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người cũng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và mọi công dân. -Đặc trưng của ý thức pháp luật: + Ý thức pháp luật có mối quan hệ biện chứng với tồn tại xã hội: thể hiện ở hai khía cạnh: ý thức pháp luật vừa phụ thuộc vào tồn tại xã hội (do tồn tại xã hội quyết định), vừa có tính độc lập tương đối (bảo thủ, kế thừa, lạc hậu, vượt trước so với tồn tại xã hội). + Ý thức pháp luật là hiện tượng có tính giai cấp: hiểu biết, thái độ của các giai cấp đối với pháp luật là khác nhau, chỉ có ý thức pháp luật của giai cấp cầm quyền mới được phản ánh trong pháp luật. 1.2 Cấu trúc của ý thức pháp luật 1.2.1 Căn cứ vào nội dung, tính chất của các bộ phận hợp thành: -Hệ tư tưởng pháp luật: là tổng hợp các tư tưởng, quan điểm, lý thuyết về pháp luật. -Tâm lý pháp luật: là tình cảm, thái độ, tâm trạng, cảm xúc của con người đối với pháp luật. 1.3 Chức năng của ý thức pháp luật - Chức năng đánh giá: hành vi và pháp luật - Chức năng điều chỉnh hành vi - Chức năng nhận thức hành vi - Chức năng dự báo: sự phát triển của pháp luật 1.4 Phân loại ý thức pháp luật 1.4.1 Căn cứ trên mức độ và phạm vi nhận thức: -Ý thức pháp luật thông thường: là kinh nghiệm của chủ thể về pháp luật, chỉ phản ánh được các mối liên hệ bên ngoài của pháp luật mà chưa phản ánh được bản chất của pháp luật. -Ý thức pháp luật lý luận: là hệ thống các học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm về pháp luật, phản ánh được mối quan hệ bên trong, bản chất của pháp luật. 1.4.2 Căn cứ theo chủ thể mang ý thức pháp luật: -Ý thức pháp luật xã hội: là ý thức của bộ phận tiên tiến trong xã hội, phản ánh xu thế phát triển của xã hội.
  • 29. 29 -Ý thức pháp luật nhóm: là ý thức pháp luật của một nhóm người. -Ý thức pháp luật cá nhân: là ý thức pháp luật của mỗi người. 1.5 Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật XHCN Sự tác động của ý thức pháp luật đối với pháp luật XHCN: -Ý thức pháp luật là tiền đề tư tuởng trực tiếp để xây dựng và hoàn thiện pháp luật. -Ý thức pháp luật góp phần nâng cao việc thực hiện pháp luật. -Ý thức pháp luật là đảm bảo cho hoạt động áp dụng pháp luật đúng đắn, khách quan. Ngược lại, pháp luật là cơ sở để hình thành, củng cố và nâng cao ý thức pháp luật. 1.6 Vấn đề nâng cao ý thức pháp luật -Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích pháp luật. -Đưa việc giảng dạy pháp luật vào hệ thống các trường học. -Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực hiện pháp luật. -Mở rộng dân chủ, công khai tạo điều kiện cho nhân dân tham gia một cách đông đảo vào hoạt động xây dựng pháp luật. -Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật. -Kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, văn hoá, nâng cao trình độ chung của nhân dân. -Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Pháp chế Khái niệm pháp chế Những yêu cầu cơ bản của pháp chế Trật tự pháp luật Vấn đề tăng cường pháp chế 1. Pháp chế XHCN 1.1 Khái niệm pháp chế XHCN • Khái niệm:chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội, trong đó cơ quan Nhà nước, các tổ chức khác, nhân viên nhà nước, nhân viên của các tổ chức xã hội và công dân tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và công bằng. • Phân tích: Pháp chế chính là sự đòi hỏi mọi chủ thể phải thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh và triệt để Biểu hiện • Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước. • Nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội. • Nguyên tắc trong xử sự của công dân. 1.2 Các yêu cầu cơ bản của pháp chế • Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật. • Đảm bảo tính thống nhất của pháp chế trên quy mô toàn quốc. • Cơ quan xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật phải hoạt động tích cực, chủ động và có hiệu quả. • Không tách rời pháp chế với văn hóa và văn hóa pháp lý.
  • 30. 30 1.3 Các biện pháp tăng cường pháp chế • Tăng cường công tác xây dựng pháp luật.
  • 31. 31 • Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật. • Tăng cường công tác giáo dục pháp luật. • Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.