SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 112
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1
MỤC LỤC............................................................................................................3
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.................3
1.1.1 Khái niệm lãi suất ..........................................................................................................3
1.1.2 Phân loại lãi suất............................................................................................................3
1.1.3 Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường..............................................................5
1.2 RỦI RO LÃI SUẤT VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NHTM.....................................................................................................................7
1.2.1 Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM...................................................7
1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất đối với NHTM........................................................10
1.2.3 Lượng hóa rủi ro lãi suất .............................................................................................12
1.2.4 Biện pháp phòng ngừa RRLS tại các NHTM................................................................16
1.3 KINH NGHIỆM PHÒNG NGỪA RRLS TẠI CÁC NHTM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC
ĐỐI VỚI VIỆT NAM....................................................................................................................27
1.3.1. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro lãi suất của một số nước trên thế giới ......................27
1.3.2 Bài học cho Việt Nam...................................................................................................30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................31
CHƯƠNG 2 : TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT VÀ CÔNG TÁC PHÒNG
NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.....................................................32
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ...................................................32
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển...................................................................................32
2.1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM................................................33
2.1.3 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng..........................................................................36
2.2 THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT VÀ CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT TẠI
NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.....................................................................................42
2.2.1 Biến động lãi suất thị trường năm 2008, 2009, 2010 ...................................................42
2.2.2 Thực trạng rủi ro lãi suất tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam..................................46
2.2.3 Công tác phòng ngừa , hạn chế RRLS tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam.............53
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ RRLS VÀ CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA HẠN CHẾ RRLS TẠI
NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.....................................................................................58
2.3.1 Đánh giá rủi ro lãi suất tại NHTMCP Ngoại thương Việt nam.......................................58
2.3.2 Đánh giá về công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất tại NHTM........................60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................68
Trương Cẩm Vân Lớp
LTĐH 5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
CHƯƠNG 3 : PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT
TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM............................................69
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG THỜI
GIAN TỚI...................................................................................................................................69
3.1.1 Định hướng hoạt động chung của ngân hàng..............................................................69
3.2 HỆ THỐNG GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RRLS TẠI NHTMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM.................................................................................................................72
3.2.1 Ban lãnh đạo ngân hàng cần quan tâm một cách toàn diện về RRLS và quản trị RRLS
.............................................................................................................................................. 73
3.2.2 Có bộ phận chuyên trách về quản trị RRLS.................................................................73
3.2.3 Xây dựng và hoàn thiện quy trình quản trị RRLS.........................................................74
3.2.4 Tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ..........................80
3.2.5 Nâng cao năng lực điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng.......................................81
3.2.6 Đào tạo nguồn nhân lực.............................................................................................82
3.2.7 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.............................................................................83
3.2.8 Nâng cao chất lượng thông tin và các báo cáo rủi ro lãi suất......................................84
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ............................................................................................................85
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước.........................................................................................85
3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN................................................................................................88
3.3.3 Kiến nghị đối với NHTMCP Ngoại thương Việt Nam....................................................95
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..................................................................................97
KẾT LUẬN........................................................................................................98
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTU Ngân hàng trung ương
CSTT Chính sách tiền tệ
TSC Tài sản có
TSN Tài sản nợ
NHTM Ngân hàng thương mại
Trương Cẩm Vân Lớp
LTĐH 5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
NHNT Ngân hàng ngoại thương
VCB Vietcombank
TCTD Tổ chức tín dụng
RRLS Rủi ro lãi suất
HĐQT Hội đồng quản trị
QLRR quản lý rủi ro
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng Mục Nội dung
Bảng 2.1 2.1.3.1 Tình hình huy động vốn của VCB giai đoạn 2008 - 2010
Bảng 2.2 2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn của VCB giai đoạn 2008 - 2010
Trương Cẩm Vân Lớp
LTĐH 5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Bảng 2.3 2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB 2008 - 2010
Bảng 2.4 2.2.2.2
Giá trị TSC, TSN nội tệ nhạy cảm với lãi suất qua các thời
kỳ
Bảng 2.5 2.2.2.3
Giá trị TSN, TSC ngoại tệ nhạy cảm với lãi suất qua các
thời kỳ
Bảng 2.6 2.2.2.4 Lãi suất huy động nội tệ của VCB
Bảng 2.7 2.2.2.5 Lãi suất huy động ngoại tệ của VCB
Bảng 2.8 2.2.2.6 Lãi suất cho vay nội tệ của VCB
Bảng 2.9 2.2.2.7 Lãi suất cho vay ngoại tệ của VCB
Bảng 2.10 2.2.2.8 Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSC nội tệ
Bảng 2.11 2.2.2.9 Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSN bằng nội tệ
Bảng 2.12 2.2.2.10 Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSC bằng ngoại tệ
Bảng 2.13 2.2.2.11 Mức thay đổi lãi suất trung bình TSN bằng ngoại tệ
Bảng 2.14 2.2.2.12 Mức độ rủi ro lãi suất của đồng nội tệ
Bảng 2.15 2.2.2.13 Mức độ rủi ro lãi suất của đồng ngoại tệ
Bảng 2.16 2.2.2.14 Mức độ rủi ro lãi suất của ngân hàng
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ Mục Nội dung
Biểu đồ 2.1 2.2.1.1 Lãi suất huy động VND năm 2008
Trương Cẩm Vân Lớp
LTĐH 5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Biểu đồ 2.2 2.2.1.2 Lãi suất huy động VND năm 2009
Biểu đồ 2.3 2.2.1.3 Lãi suất huy động VND năm 2010
Biểu đồ 2.4 2.3.1
Mối quan hệ giữa thu nhập ròng và sự thay đổi lãi suất
nội tệ của VCB.
Biểu đồ 2.5 2.3.1
Mối quan hệ giữa thu nhập ròng và sự thay đổi lãi suất
nội tệ của VCB.
Trương Cẩm Vân Lớp
LTĐH 5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro kinh doanh là không thể tránh khỏi, đặc
biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng với phản ứng dây chuyền,
lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng
ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một
nước. Chính vì vậy, ngày nay trên thế giới, khoa học và công nghệ về quản lý rủi
ro trong kinh doanh ngân hàng đã đạt đến trình độ tiên tiến, hiện đại.
Ở Việt Nam hiện nay, cơ chế điều hành lãi suất đang trong tiến trình tự do
hóa. Đây là điều kiện tiền đề để các ngân hàng nâng cao tính tự chủ trong định
giá các sản phẩm - dịch vụ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, cơ chế này cũng làm gia tăng nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lãi suất cho các
ngân hàng do sự biến động thường xuyên của lãi suất thị trường. Từ đó, hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam đã bộc lộ rõ những yếu kém trong công tác
quản trị rủi ro lãi suất.
Xuất phát từ thực tế trên, cùng với những kiến thức đã được học tập, nghiên
cứu ở trường em đã quyết định lựa chọn đề tài “ Giải pháp phòng ngừa và hạn
chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại
cổ phần Ngoại thương Việt Nam” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của
mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là đối chiếu giữa lý luận về công tác
phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất với thực tiễn rủi ro lãi suất tại NHTMCP
Ngoại thương Việt Nam. Từ đó tìm ra những mặt hạn chế, nguyên nhân, và đề ra
những giải pháp, kiến nghị giúp ngân hàng phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất
hiệu quả hơn
Trương Cẩm Vân Lớp
LTĐH 5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Nội dung của chuyên đề tập trung đi sâu vào phân tích thực trạng công tác
quản lý rủi ro lãi suất, đánh giá những thành công và tồn tại của công tác này, để
từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất ý kiến nhằm nâng cao chất lượng quản lý
rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận được tiến hành trong phạm vi hoạt độngcủa
NHTMCP Ngoại thương Việt Nam trong ba năm 2008, 2009, 2010.
Đối tượng nghiên cứu là rủi ro lãi suất dựa trên tình hình thực tế về hoạt động
của ngân hàng trong thời kỳ kể trên.
4. Phương pháp nghiên cứu .
Đề tài nghiên cứu dựa trên những phương pháp như : phương pháp tỏng hợp
số liệu, phương pháp định lượng, phương pháo định tính, phương pháp phân
tích,…
5. Kết cấu đề tài .
Đề tài bao gồm ba chương :
Chương I: Những lý luận cơ bản về rủi ro lãi suất của ngân hàng thương
mại trong nền kinh tế thị trường.
Chương II: Thực trạng rủi ro lãi suất và công tác phòng ngừa rủi ro lãi
suất tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Chương III: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân
hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Trương Cẩm Vân Lớp
LTĐH 5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1
MỤC LỤC............................................................................................................3
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.................3
1.1.1 Khái niệm lãi suất ..........................................................................................................3
1.1.2 Phân loại lãi suất............................................................................................................3
1.1.3 Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường..............................................................5
1.2 RỦI RO LÃI SUẤT VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NHTM.....................................................................................................................7
1.2.1 Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM...................................................7
1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất đối với NHTM........................................................10
1.2.3 Lượng hóa rủi ro lãi suất .............................................................................................12
1.2.4 Biện pháp phòng ngừa RRLS tại các NHTM................................................................16
1.3 KINH NGHIỆM PHÒNG NGỪA RRLS TẠI CÁC NHTM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC
ĐỐI VỚI VIỆT NAM....................................................................................................................27
1.3.1. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro lãi suất của một số nước trên thế giới ......................27
1.3.2 Bài học cho Việt Nam...................................................................................................30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................31
CHƯƠNG 2 : TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT VÀ CÔNG TÁC PHÒNG
NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.....................................................32
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ...................................................32
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển...................................................................................32
2.1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM................................................33
2.1.3 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng..........................................................................36
2.2 THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT VÀ CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT TẠI
NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.....................................................................................42
2.2.1 Biến động lãi suất thị trường năm 2008, 2009, 2010 ...................................................42
2.2.2 Thực trạng rủi ro lãi suất tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam..................................46
2.2.3 Công tác phòng ngừa , hạn chế RRLS tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam.............53
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ RRLS VÀ CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA HẠN CHẾ RRLS TẠI
NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.....................................................................................58
2.3.1 Đánh giá rủi ro lãi suất tại NHTMCP Ngoại thương Việt nam.......................................58
2.3.2 Đánh giá về công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất tại NHTM........................60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................68
Trương Cẩm Vân Lớp
LTĐH 5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
CHƯƠNG 3 : PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT
TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM............................................69
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG THỜI
GIAN TỚI...................................................................................................................................69
3.1.1 Định hướng hoạt động chung của ngân hàng..............................................................69
3.2 HỆ THỐNG GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RRLS TẠI NHTMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM.................................................................................................................72
3.2.1 Ban lãnh đạo ngân hàng cần quan tâm một cách toàn diện về RRLS và quản trị RRLS
.............................................................................................................................................. 73
3.2.2 Có bộ phận chuyên trách về quản trị RRLS.................................................................73
3.2.3 Xây dựng và hoàn thiện quy trình quản trị RRLS.........................................................74
3.2.4 Tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ..........................80
3.2.5 Nâng cao năng lực điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng.......................................81
3.2.6 Đào tạo nguồn nhân lực.............................................................................................82
3.2.7 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.............................................................................83
3.2.8 Nâng cao chất lượng thông tin và các báo cáo rủi ro lãi suất......................................84
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ............................................................................................................85
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước.........................................................................................85
3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN................................................................................................88
3.3.3 Kiến nghị đối với NHTMCP Ngoại thương Việt Nam....................................................95
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..................................................................................97
KẾT LUẬN........................................................................................................98
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTU Ngân hàng trung ương
CSTT Chính sách tiền tệ
TSC Tài sản có
TSN Tài sản nợ
NHTM Ngân hàng thương mại
Trương Cẩm Vân Lớp
LTĐH 5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
NHNT Ngân hàng ngoại thương
VCB Vietcombank
TCTD Tổ chức tín dụng
RRLS Rủi ro lãi suất
HĐQT Hội đồng quản trị
QLRR quản lý rủi ro
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng Mục Nội dung
Bảng 2.1 2.1.3.1 Tình hình huy động vốn của VCB giai đoạn 2008 - 2010
Trương Cẩm Vân Lớp
LTĐH 5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Bảng 2.2 2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn của VCB giai đoạn 2008 - 2010
Bảng 2.3 2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB 2008 - 2010
Bảng 2.4 2.2.2.2
Giá trị TSC, TSN nội tệ nhạy cảm với lãi suất qua các thời
kỳ
Bảng 2.5 2.2.2.3
Giá trị TSN, TSC ngoại tệ nhạy cảm với lãi suất qua các
thời kỳ
Bảng 2.6 2.2.2.4 Lãi suất huy động nội tệ của VCB
Bảng 2.7 2.2.2.5 Lãi suất huy động ngoại tệ của VCB
Bảng 2.8 2.2.2.6 Lãi suất cho vay nội tệ của VCB
Bảng 2.9 2.2.2.7 Lãi suất cho vay ngoại tệ của VCB
Bảng 2.10 2.2.2.8 Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSC nội tệ
Bảng 2.11 2.2.2.9 Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSN bằng nội tệ
Bảng 2.12 2.2.2.10 Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSC bằng ngoại tệ
Bảng 2.13 2.2.2.11 Mức thay đổi lãi suất trung bình TSN bằng ngoại tệ
Bảng 2.14 2.2.2.12 Mức độ rủi ro lãi suất của đồng nội tệ
Bảng 2.15 2.2.2.13 Mức độ rủi ro lãi suất của đồng ngoại tệ
Bảng 2.16 2.2.2.14 Mức độ rủi ro lãi suất của ngân hàng
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ Mục Nội dung
Trương Cẩm Vân Lớp
LTĐH 5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Biểu đồ 2.1 2.2.1.1 Lãi suất huy động VND năm 2008
Biểu đồ 2.2 2.2.1.2 Lãi suất huy động VND năm 2009
Biểu đồ 2.3 2.2.1.3 Lãi suất huy động VND năm 2010
Biểu đồ 2.4 2.3.1
Mối quan hệ giữa thu nhập ròng và sự thay đổi lãi suất
nội tệ của VCB.
Biểu đồ 2.5 2.3.1
Mối quan hệ giữa thu nhập ròng và sự thay đổi lãi suất
nội tệ của VCB.
Trương Cẩm Vân Lớp
LTĐH 5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro kinh doanh là không thể tránh khỏi, đặc
biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng với phản ứng dây chuyền,
lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng
ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một
nước. Chính vì vậy, ngày nay trên thế giới, khoa học và công nghệ về quản lý rủi
ro trong kinh doanh ngân hàng đã đạt đến trình độ tiên tiến, hiện đại.
Ở Việt Nam hiện nay, cơ chế điều hành lãi suất đang trong tiến trình tự do
hóa. Đây là điều kiện tiền đề để các ngân hàng nâng cao tính tự chủ trong định
giá các sản phẩm - dịch vụ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, cơ chế này cũng làm gia tăng nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lãi suất cho các
ngân hàng do sự biến động thường xuyên của lãi suất thị trường. Từ đó, hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam đã bộc lộ rõ những yếu kém trong công tác
quản trị rủi ro lãi suất.
Xuất phát từ thực tế trên, cùng với những kiến thức đã được học tập, nghiên
cứu ở trường em đã quyết định lựa chọn đề tài “ Giải pháp phòng ngừa và hạn
chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại
cổ phần Ngoại thương Việt Nam” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của
mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là đối chiếu giữa lý luận về công tác
phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất với thực tiễn rủi ro lãi suất tại NHTMCP
Ngoại thương Việt Nam. Từ đó tìm ra những mặt hạn chế, nguyên nhân, và đề ra
những giải pháp, kiến nghị giúp ngân hàng phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất
hiệu quả hơn
Nội dung của chuyên đề tập trung đi sâu vào phân tích thực trạng công tác
quản lý rủi ro lãi suất, đánh giá những thành công và tồn tại của công tác này, để
Trương Cẩm Vân 1 Lớp
LTĐH 5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất ý kiến nhằm nâng cao chất lượng quản lý
rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận được tiến hành trong phạm vi hoạt độngcủa
NHTMCP Ngoại thương Việt Nam trong ba năm 2008, 2009, 2010.
Đối tượng nghiên cứu là rủi ro lãi suất dựa trên tình hình thực tế về hoạt động
của ngân hàng trong thời kỳ kể trên.
4. Phương pháp nghiên cứu .
Đề tài nghiên cứu dựa trên những phương pháp như : phương pháp tỏng hợp
số liệu, phương pháp định lượng, phương pháo định tính, phương pháp phân
tích,…
5. Kết cấu đề tài .
Đề tài bao gồm ba chương :
Chương I: Những lý luận cơ bản về rủi ro lãi suất của ngân hàng thương
mại trong nền kinh tế thị trường.
Chương II: Thực trạng rủi ro lãi suất và công tác phòng ngừa rủi ro lãi
suất tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Chương III: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân
hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Trương Cẩm Vân 2 Lớp
LTĐH 5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1 TỔNG QUAN VỀ LÃI SUẤT
1.1.1 Khái niệm lãi suất
Khi sử dụng bất kì một khoản tín dụng nào thì người đi vay cũng phải trả
thêm một phần giá trị ngoài phần vốn gốc vay ban đầu, vì tiền tệ có giá trị về mặt
thời gian đồng thời nhằm bù đắp chi phí cơ hội cho người vay. Tỉ lệ % của phần
tăng thêm này so với vốn gốc vay ban đầu được gọi là lãi suất.
Nói cách khác : lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn vay, tính bằng tỷ
lệ phần trăm trên số tiền được vay mà người đi vay phải trả cho người sở hữu để
đổi lấy quyền sử dụng tiền vay trong một thời gian nhất định.
1.1.2 Phân loại lãi suất
1.1.2.1 Phân theo loại hình tín dụng
• Lãi suất tín dụng thương mại được áp dụng khi các doanh nghiệp cho
nhau vay dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.
• Lãi suất tín dụng ngân hàng áp dụng trong mối quan hệ tín dụng giữa
ngân hàng với doanh nghiệp, hộ gia đình, tổ chức kinh tế, cá nhân. Lãi suất này
bao gồm lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền vay, lãi suất chiết khấu.
• Lãi suất chỉ đạo là lãi suất NHNN áp dụng đối với thị trường tiền tệ
gồm: lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu. NHTW các nước
thường hình thành một cặp lãi suất tái cấp vốn tạo một khung lãi suất chỉ đạo
nhằm kiểm soát và điều tiết sự biến động lãi suất trên thị trường đặc biệt là các
mức lãi suất ngắn hạn.
• Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng cho nhau
vay trên thị trường tiền tệ.
1.1.2.2. Phân loại theo giá trị thực của lãi suất
• Lãi suất danh nghĩa là lãi suất được tính theo giá trị danh nghĩa của
Trương Cẩm Vân 3 Lớp LTĐH5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
tiền tệ vào thời điểm nghiên cứu ( là lãi suất chưa loại trừ đi tỉ lệ lạm phát )
• Lãi suất thực tế là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những
thay đổi về lạm phát ( lãi suất đã được loại trừ đi tỉ lệ lạm phát )
Quan hệ giữa lãi suất thực, lãi suất danh nghĩa, lạm phát được biểu diễn
như sau:
ir = i – п
1.1.2.3 Phân loại theo bản chất của hợp đồng tài chính
• Lãi suất cố định: được giữ cố định trong suốt thời hạn vay. Ưu điểm
của lãi suất này là các bên biết trước số tiền lãi được trả và phải trả nhưng lại có
hạn chế là bị ràng buộc vào một mức lãi suất nhất định trong một thời gian nào
đó dù cho các lãi suất khác có thay đổi như thế nào. Được áp dụng trong trường
hợp lãi suất thị trường tương đối ổn định.
• Lãi suất thả nổi: là lãi suất có thể thay đổi theo lãi suất tham chiếu
hoặc theo chỉ số lạm phát. Áp dụng trong các trường hợp lãi suất biến động
nhiều, khó dự đoán chính xác được chiều hướng cũng như mức độ biến động lãi
suất.
1.1.2.4. Phân loại theo cách đo lường lãi suất
• Lãi suất đơn: là lãi suất tính một lần trên số vốn gốc cho suốt kì hạn
vay. Loại lãi suất này áp dụng cho các khoản tín dụng ngắn hạn, trả nợ một lần
khi đáo hạn. Công thức tinh lãi suất đơn:
I = Co × i × n
• Lãi suất kép : là mức lãi suất có tính đến giá trị đấu tư lại của lợi tức
thu được trong thời hạn sử dụng tiền vay. Áp dung cho các khoản đầu tư có
Trương Cẩm Vân 4 Lớp LTĐH5C
I : số tiền lãi
i : Lãi suất
Co : vốn gốc
n : số thời kì gửi vốn
i: lãi suất danh nghĩa.
Ir : lãi suất thực tế.
п : tỉ lệ lạm phát.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
nhiều kì hạn thanh toán trong đó lãi của kì trước được nhập vào vào vốn gốc để
tính lãi cho kì sau. Ta có:
C = Co× ( l + i)n
• Lãi suất hoàn vốn: Là lãi suất làm cân bằng giá trị hiên tại của số tiền
nhập nhận được trong tương lai từ một khoản đầu tư với giá trị hôm nay của
khoản đầu tư đó.
Lãi suất hoàn vốn được xây dựng trên cơ sở khái niệm giá trị hiên tại (giá
trị quy về hiện tại của các khoản thu nhập nhận được trong tương lai)
∑=
=
n
i
FVPV
1
× (1+ i)- n
1.1.3 Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường
1.1.3.1. Lãi suất là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô
Lãi suất biến động sẽ tác động đến đầu tư, tiêu dùng, tiết kiệm nên nó sẽ
tác động gián tiếp tới các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô. Khi lãi suất tăng cao,
người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm hơn, hạn chế đầu tư, hạn chế tiêu dùng
nên tổng cầu giảm, sản lượng giảm, giá cả giảm, thất nghiệp tăng, nội tệ có xu
hướng tăng giá so với ngoại tệ.
1.1.3.2. Lãi suất là công cụ phân phối và kích thích sử dụng vốn hiêu quả
Đối với các dự án có mức độ rủi ro như nhau, dự án nào có lãi suất cao
hơn thường thu hút vốn nhanh hơn, nhiều hơn. Dự án nào có nhiều rủi ro hơn thì
phải trả lãi cao hơn mới có khả năng thu hút được vốn. Như vậy bằng cách đưa
ra các mức lãi suất khác nhau có thể phân luồng vốn theo mục đích mong muốn.
Trương Cẩm Vân 5 Lớp LTĐH5C
C : Số tiền thu được theo lãi gộp sau n kì .
Co : số vốn gốc ban đầu
i : lãi suất đơn.
n : số kì gửi vốn
PV : Giá trị hiện tại .
FV : Các khoản thu nhập trong tương lai.
i : Lãi suất hoàn vốn.
n : Số kỳ hạn thanh toán.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Một nguyên tắc trong tín dụng là vay thì phải trả cả gốc và lãi khi đến
hạn. Việc buộc phải trả lãi vay đã kích thích người sử dụng vốn một cách có hiệu
quả. Họ phải thúc đẩy sản suất kinh doanh tạo thu nhập, không chỉ để bù đắp chi
phí, mà còn phải có lợi nhuân làm cơ sở cho việc trả lãi.
1.1.3.3. Lãi suất là công cụ kích thích lợi ích vật chất.
Lãi suất trở thành nhân tố cơ bản điều tiết tiêu dùng và tiết kiệm. Khi lãi
suất cao sẽ khuyến khích người ta hi sinh tiêu dùng hiện tại, tiết kiệm nhiều hơn
để có khoản tín dụng cao hơn trong tương lai và ngược lại.
1.1.3.4. Lãi suất là công cụ đo lường tình trạng sức khỏe của nền kinh tế,
Trong giai đoạn phát triện của nền kinh tế, lãi suất có xu hướng tăng do
nhu cầu tín dụng tăng. Trong đó, tốc độ tăng cầu tín dụng lớn hơn tốc độ tăng
cung tín dụng. Ngược lại, trong giai đoạn suy thoái, lãi suất nền kinh tế có xu
hướng giảm. Các xu hướng biến động của lãi suất được phản ánh trên đường
cong lãi suất. Do đó nhìn vào đường cong lãi suất có thể thấy được xu hướng
biến động của lãi suất và tình trạng sức khỏe của nền kinh tế.
1.1.3.5. Lãi suất là công cụ thực hiện CSTT quốc gia.
Khả năng điều tiết kinh tế vĩ mô của lãi suất đã làm cho nó trở thành
công cụ quan trọng để thực hiện CSTT quốc gia. Trong điều kiện nền kinh tế thị
trường cũng như thị trường tài chính chưa phát triển, lãi suất được sử dụng làm
công cụ trực tiếp tác động tới mục tiêu trung gian, qua đó tới mục tiêu cuối cùng
của CSTT.
Trong điều kiện thị trường phát triển, NHNN sử dụng lãi suất là công cụ
gián tiếp của CSTT như : lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất trên
thị trường mở để tác động gián tiếp tới lãi suất thị trường. Lãi suất thị trường
thay đổi sẽ tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô nhằm đạt được các mục tiêu
cuối cùng của CSTT.
Trương Cẩm Vân 6 Lớp LTĐH5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
1.2 RỦI RO LÃI SUẤT VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM.
1.2.1 Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM
Rủi ro lãi suất là những tổn thất tiềm tàng mà ngân hàng phải gánh chịu
khi lãi suất thị trường biến động. Đó là nguy cơ biến động thu nhập và giá trị
ròng ( vốn tự có ) của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động.
Đây là rủi ro đặc trưng của bất kỳ một trung gian tài chính nào. Xét trên
phương diện những loại thiệt hại mà biến động lãi suất thị trường gây ra cho
ngân hàng, rủi ro lãi suất có thể được chia ra hai loại cơ bản : rủi ro về thu nhập
và rủi ro giảm giá trị tài sản.
1.2.1.1 Rủi ro về thu nhập .
Là khả năng suy giảm thu nhập lãi ròng của ngân hàng khi lãi suất thị
trường biến động. Gồm 3 loại :
• Rủi ro định giá lại : thực chất là rủi ro phát sinh khi ngân hàng có sự
chênh lệch về kỳ hạn giữa TSC và TSN đối với các khoản mục có lãi suất cố
định và chênh lệch về kỳ định giá lại đối với các khoản mục có lãi suất thả nổi
Bao gồm 2 loại sau :
- Rủi ro tái tài trợ TSN : Khi ngân hàng có kỳ hạn TSC lớn hơn kỳ hạn
TSN, ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lãi suất và thực sự phải gánh chịu rủi ro
lãi suất khi lãi suất thị trường tăng. Hoạt động tái tài trợ TSN xảy ra khi thời hạn
sử dụng vốn lớn hơn thời hạn nguồn vốn tài trợ nó
VD : Ngân hàng A có khoản cho vay 50 tỷ thời hạn 2 năm lãi suất cho vay
16% . Gốc và lãi trả hàng năm. Ngân hàng huy động vốn trên thị trường liên
ngân hàng với lãi suất 14%/ năm. Năm thứ 1 ngân hàng có khoản thu nhập ròng
là 2%. Năm thứ 2, ngân hàng phải huy động thêm 50 tỷ mới với thời hạn 1 năm.
Lúc này ngân hàng đối mặt với rủi ro tái tài trợ TSN, và phải thực sự gánh chịu
rủi ro nếu lãi suất liên ngân hàng tăng lên. Khi lãi suất huy động tăng cao hơn
16%, ngân hàng sẽ bị lỗ.
Trương Cẩm Vân 7 Lớp LTĐH5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
- Rủi ro tái đầu tư TSC : Khi ngân hàng có kỳ hạn TSC ngắn hơn kỳ hạn
TSN, ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lãi suất và thực sự phải gánh chịu rủi ro
lãi suất khi lãi suất thị trường giảm. Hoạt động tái đầu tư TSC xảy ra khi thời
hạn sử dụng vốn ngắn hơn thời hạn nguồn vốn huy động.
VD : Ngân hàng A có khoản vốn nhàn rỗi là 50 tỷ trong 2 năm, lãi suất huy
động là 14%. Ngân hàng cho vay trong thời hạn 1 năm với lãi suất cho vay là
16%/năm. Sau 1 năm, ngân hàng có khoản thu nhập ròng là 2%. Sang năm thứ 2,
lãi suất thị trường giảm nên ngân hàng chỉ có thể cho vay theo lãi suất hiện hành
là 13,5%. Như vậy ngân hàng đã gặp phải rủi ro tái đầu tư TSC.
• Rủi ro cơ bản : là rủi ro phát sinh khi việc định giá lại không hoàn hảo
hoặc không giống nhau đối với những khoản mục khác nhau, nghĩa là có sự khác
nhau về mức độ thay đổi giữa lãi suất thu được từ TSC và lãi phải trả cho TSN,
mặc dù những khoản mục này có cùng thời hạn định giá lại.
VD : Ngân hàng có khoản cho vay 1 năm được định giá lại hàng tháng theo
lãi suất Tín phiếu kho bạc 1 tháng, và một khoản huy động vốn được định giá lại
theo lãi suất Libor hàng tháng để tài trợ cho khoản cho vay này. Nếu lãi suất
Libor và lãi suất tín phiếu kho bạc nhà nước có biến động tương đồng với nhau
thì ngân hàng không gặp rủi ro. Nhưng trên thực tế, các mức lãi suất có thể
không biến động tương đồng với nhau mà còn biến động ngược chiều nhau. Ví
dụ lãi suất Libor tăng trong khi lãi suất tín phiếu kho bạc lại giảm, hoặc chúng
biến động cùng chiều nhưng mức độ biến động khác nhau thì ngân hàng sẽ phải
gánh chịu rủi ro.
• Rủi ro lựa chọn : là rủi ro thay đổi về phương thức tính toán đối với
các TSC hoặc TSN khi lãi suất biến động.
Ví dụ : khi lãi suất thị trường tăng, khách hàng có xu hướng trì hoãn thanh
toán các khoản vay trước kia hoặc rút trước hạn đối với các khoản tiền gửi có kì
hạn để gửi tiền vào các tài khoản tiền gửi mới có lãi suất cao hơn. Ngược lại, khi
lãi suất thị trường có xu hướng giảm, khách hàng thanh toán trước hạn các khoản
vay dài hạn như vay thế chấp nhà ở để thực hiện vay các món mới với lãi suất
Trương Cẩm Vân 8 Lớp LTĐH5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
thấp. Nhìn chung tất cả các trường hợp thay đổi phương thức thanh toán đối với
TSN hoặc TSC khi lãi suất thị trường biến động đều dẫn đến rủi ro thu nhập lãi
ròng đối với ngân hàng.
1.2.1.2 Rủi ro giảm giá trị tài sản.
Là khả năng giá trị ròng của ngân hàng bị suy giảm khi lãi suất thị
trường biến động. RRLS tác động đến giá trị tài sản bao gồm các loại sau:
• Rủi ro kỳ hạn : là rủi ro giảm giá trị ròng của ngân hàng khi tồn tại
sự không cân xứng về kì hạn giữa TSC và TSN.
Giá trị thị trường của TSC hay TSN là dựa trên khái niệm về giá trị hiện
tại của tiền tệ. Nếu lãi suất thị trường tăng lên thì mức chiết khấu giá trị tài sản
cũng tăng lên làm cho giá trị hiện tại của TSC và TSN giảm xuống và ngược lại.
- Kỳ hạn TSC < TSN : ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất thị trường
giảm. Cụ thể, khi lãi suất giảm thì giá trị hiện tại của TSC và TSN đều tăng,
nhưng mức tăng của TSC < mức tăng của TSN nên thu nhập của ngân hàng tăng
chậm hơn chi phí ngân hàng phải bỏ ra, dẫn đến giá trị ròng của ngân hàng giảm.
VD : Ngân hàng A có TSC = 100.000 tỷ đồng, kỳ hạn 1 năm và TSN =
100.000 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm. Nếu lãi suất giảm từ 10% xuống 9% thì giá trị
hiện tại của TSC và TSN thay đổi như sau :
Δ PVA = 100.000 ( 1 + 0,09 )-1
- 100.000 ( 1 + 0,1 )-1
= 834 tỷ
Δ PVL = 100.000 ( 1 + 0,09 )-2
- 100.000 ( 1 + 0,1 )-2
= 1523 tỷ
Như vậy giá trị TSC chỉ tăng 834 tỷ đồng trong khi giá trị TSN tăng 1523
tỷ đồng làm cho giá trị ròng của ngân hàng giảm đi 689 tỷ đồng.
- Kỳ hạn TSC > kỳ hạn TSN : ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất thị
trường tăng. Cụ thể, khi lãi suất tăng thì giá trị hiện tại của TSC và TSN đều
giảm, nhưng mức giảm của TSC > mức giảm của TSN, thu nhập của ngân hàng
giảm nhiều hơn chi phí làm cho giá trị ròng của ngân hàng giảm xuống.
VD : Ngân hàng A có TSC = 100.000 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm và TSN =
100.000 tỷ đồng, kỳ hạn 1 năm. Nếu lãi suất tăng từ 10% lên 11% thì giá trị hiện
tại của TSC và TSN thay đổi như sau :
Trương Cẩm Vân 9 Lớp LTĐH5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Δ PVA = 100.000 ( 1 + 0,11 )-2
- 100.000 ( 1 + 0,1 )-2
= -1.482 tỷ
Δ PVL = 100.000 ( 1 + 0,11 )-1
- 100.000 ( 1 + 0,1 )-1
= -819 tỷ
Như vậy giá trị TSC giảm 1.482 tỷ đồng còn giá trị TSN chỉ giảm 819 tỷ
đồng làm cho giá trị ròng của ngân hàng giảm đi 663 tỷ đồng.
• Rủi ro đường cong lãi suất
Là rủi ro của ngân hàng trước những thay đổi về độ dốc và hình dạng
của đường cong lãi suất. Rủi ro này phát sinh khi những thay đổi không dự đoán
trước của đường cong lãi suất làm giảm giá trị tài sản của ngân hàng, do lãi suất
các thời hạn khác nhau thay đổi theo những mức độ khác nhau. Ví dụ đường
cong lãi suất trở nên dốc hơn so với dự đoán ban đầu, khi đó lãi suất của các
khoản cho vay có kì hạn 3 năm có thể tăng lên 2%/năm. Trong khi cùng thời
điểm đó lãi suất huy động kì hạn một năm lại chỉ tăng 0,5%/năm. Trường hợp
này giá trị TSC của ngân hàng sẽ càng giảm mạnh hơn so vơi sự giảm giá trị
TSN, dẫn đến rủi ro rất lớn đối với giá trị ròng của ngân hàng. Những trường
hợp như thế này xảy ra tương đối phổ biến trong thực tế kinh doanh của các
NHTM.
1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất đối với NHTM.
1.2.2.1 Sự không cân xứng về kì hạn TSC và TSN của ngân hàng.
• Nguyên nhân từ phía ngân hàng: do ngân hàng có xu hướng duy trì
thời hạn TSC lớn hơn TSN nhằm tăng khả năng tạo lợi nhuận, như việc ngân
hàng huy động vốn ngắn hạn với lãi suất thấp để cho vay trung dài hạn với lãi
suất cao.
• Nguyên nhân từ phía khách hàng : Do số lượng khách hàng đa dạng
và phong phú. Những người vay tiền và gửi tiền đều có những nhu cầu khác
nhau khi gửi cũng như khi vay tiền, dẫn đến sự đa dạng về kỳ hạn của các khoản
vốn huy động và các khoản cho vay.
Khách hàng không nhất thiết phải tuân thủ tuyệt đối các cam kết về mặt
kỳ hạn với ngân hàng. Ví dụ : khách hàng có thể rút tiền trước hạn,…Tần số xuất
hiện sự vi phạm thỏa thuận về thời hạn của khách hàng vay và gửi tiền thường
Trương Cẩm Vân 10 Lớp LTĐH5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
không tương xứng nhau, điều này càng làm tăng khả năng mất cân xứng về kỳ
hạn của các khoản cho vay và các khoản huy động vốn của ngân hàng.
1.2.2.2 Do biến động của lãi suất thị trường.
Lãi suất được hình thành do cung cầu tín dụng, vì vậy sự biến động của
lãi suất thị trường là do sự biến động của cung và cầu tín dụng.
Thứ nhất : Các nhân tố làm dịch chuyển đường cung tín dụng
Lạm phát dự tính : Khi lạm phát dự tính tăng lên thì tỷ suất lợi tức dự
tính của công cụ nợ giảm so với lãi suất dự tính của tài sản thực. Người có tiền
có xu hướng chuyển sang nắm giữ tài sản thực nhiều hơn các tài sản tài chính,
hạn chế việc cho vay tiền làm cung quỹ cho vay giảm ở bất kỳ mức lãi suất nào
cho trước. Đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang trái.
Rủi ro của công cụ nợ : Mức độ rủi ro của công cụ nợ tăng lên khiến cho
cầu mua công cụ nợ giảm đi, cung tín dụng giảmn đường cung tín dụng dịch
chuyển sang trái.
Tính lỏng công cụ nợ : Tính lỏng của công cụ nợ càng cao thì tính hấp
dẫn của công cụ nợ đó càng tăng, làm cho cầu công cụ nợ tăng lên ở mọi mức lãi
suất, cung tín dụng tăng làm cho đường cung tín dụng dịch chuyển sang phải.
Chu kỳ kinh doanh : Khi nền kinh tế đang tăng trưởng thì tài sản và thu
nhập của các chủ thể trong nền kinh tế tăng lên làm tăng khả năng cung ứng vốn
ở mọi mức lãi suất, cung tín dụng tăng lên làm đường cung tín dụng dịch chuyển
sang phải.
Thứ hai : Các nhân tố làm dịch chuyển đường cầu tín dụng
Lạm phát dự tính : Khi lạm phát dự tính tăng thì chi phí thực dự tính của
việc vay tiền giảm, người vay vốn được lợi nên nhu cầu vay vốn của các chủ thể
trong nền kinh tế tăng lên, cầu tín dụng tăng ở bất kỳ mức lãi suất nào, làm cho
đường cầu quỹ cho vay dịch chuyển sang phải.
Chu kỳ kinh doanh : Khi nền kinh tế tăng trưởng, có nhiều cơ hội đầu tư
được trông đợi là có khả năng sinh lợi, nhu cầu vay vốn để tài trợ cho các dự án
Trương Cẩm Vân 11 Lớp LTĐH5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
của doanh nghiệp tăng lên, cầu tín dụng tăng lên làm đường cầu tín dụng dịch
chuyển sang phải.
Thâm hụt ngân sách nhà nước : Khi bội chi ngân sách nhà nước tăng lên,
nhu cầu vay của nhà nước để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước làm tăng cầu
tín dụng, đường cầu tín dụng dịch chuyển sang phải.
1.2.3 Lượng hóa rủi ro lãi suất
1.2.3.1 Mô hình định giá lại
Mục đích : đo lường mức độ biến động của thu nhập lãi ròng của ngân
hàng trước sự biến động của lãi suất thị trường
Nội dung : phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị kế toán
nhằm xác định chênh lệch giữa tiền lãi thu được từ tài sản có và lãi phải thanh
toán cho tài sản nợ sau 1 thời gian nhất định.
• Bước 1 : Phân loại TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất.
TSC và TSN của ngân hàng có thể được phân chia thành các nhóm
tài sản nhạy cảm với lãi suất theo các mức kỳ hạn, tính trên cơ sở thời hạn còn
lại của tài sản. Cơ sở của việc phân loại là dựa vào mức độ biến động của thu
nhập lãi ( với TSC) và chi phí lãi ( với TSN) khi lãi suất thị trường thay đổi.
TSC nhạy cảm với lãi suất thường là những tài sản mà ngân hàng
phải định giá lại khi lãi suất thị trường thay đổi, như các khoản cho vay theo
lãi suất thả nổi, chứng khoán sắp đáo hạn,…
TSN nhạy cảm với lãi suất là những nguồn vốn cần phải được định giá
lại khi lãi suất thị trường thay đổi, như những khoản tiền gửi với lãi suất thả nổi,
các khoản tiền gửi sắp đến hạn trả, các khoản tiền gửi đến kỳ điều chỉnh lãi,
những khoản vay mượn trên thị trường tiền tệ,..
• Bước 2 : Xác định :
Chênh lệch giữa TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất
GAP = RSA – RSL
Sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất :
Trương Cẩm Vân 12 Lớp LTĐH5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
∆ NII = GAP × ∆I
Kết luận :
Ngân hàng có khe hở nhạy cảm lãi suất dương (GAP > 0) sẽ gặp RRLS
khi lãi suất giảm.Khi lãi suất giảm làm thu nhập lãi từ TSC và chi phí lãi từ TSN
đều giảm, nhưng thu nhập lãi giảm nhiều hơn chi phí lãi nên thu nhập lãi ròng
giảm và ngân hàng bị tổn thất.
Ngân hàng có khe hở nhạy cảm lãi suất âm (GAP < 0) sẽ gặp RRLS khi
lãi suất tăng. Vì khi lãi suất tăng làm thu nhập lãi từ TSC và chi phí lãi từ TSN
đều tăng nhưng chi phí lãi tăng nhanh hơn nên thu nhập lãi ròng giảm và ngân
hàng bị tổn thất.
Khi khe hở GAP = 0, ngân hàng được coi là không gặp RRLS, vì thu
nhập lãi từ TSC và chi phí lãi từ TSN sẽ thay đổi theo cùng một tỷ lệ.
Ưu nhược điểm của mô hình định giá lại : Mô hình có ưu điểm là đơn
giản, trực quan và dễ dàng xác định thay đổi của thu nhập lãi ròng nhưng vẫn
còn những nhược điểm sau :
Thứ nhất : Việc phân loại các khoản mục nhạy cảm với lãi suất không
mang độ chính xác tuyệt đối. Ví dụ đối với các khoản mục không có kỳ hạn định
trước, không trả lãi hoặc trả lãi rất thấp, ngân hàng thường xếp nó vào các tài sản
không nhạy cảm với lãi suất. Tuy nhiên các khoản mục đó thực ra vẫn nhạy cảm
với lãi suất vì khi lãi suất thị trường tăng, khách hàng có xu hướng rút tiền từ
những tài khoản không hưởng lãi ( do chi phí cơ hội của việc duy trì những tài
khoản này trở nên cao hơn)
Thứ hai : Mới chỉ đo lường được rủi ro thu nhập của ngân hàng. Vì khi
lãi suất thay đổi không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập lãi mà còn ảnh hưởng đến
giá trị thị trường của TSC, TSN. Mô hình định giá lại chỉ dựa trên giá trị ghi sổ
Trương Cẩm Vân 13 Lớp LTĐH5C
GAP : khe hở nhạy cảm lãi suất.
RSA : TSC nhạy cảm với lãi suất.
RSL : TSN nhạy cảm với lãi suất
∆ NII : Sự thay đổi thu nhập lãi ròng.
∆I : Sự thay đổi của lãi suất thị trường.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
mà không đề cập đến giá trị thị trường của tài sản nên nó chỉ phản ánh được một
phần rủi ro lãi suất của ngân hàng.
Thứ ba : Về kỳ hạn định giá tích lũy : Việc phân nhóm tài sản theo một
khung kỳ hạn nhất định đã phản ánh sai lệch thông tin về cơ cấu các TSC, TSN
trong cùng một nhóm.
Thứ tư : Vấn đề tài sản đến hạn : theo mô hình định giá lại, các khoản tín
dụng dài hạn không nhạy cảm với lãi suất. Nhưng thực tế, các khoản cho vay
này thường được hoàn trả theo định kỳ ( tháng, quý ) và ngân hàng thường
xuyên sử dụng những khoản này để cho vay mới theo lãi suất hiện hành. Như
vậy các khoản tín dụng dài hạn này thuộc loại TSC nhạy cảm với lãi suất.
1.2.3.2 Mô hình thời lượng
Thời lượng của một tài sản là thước đo thời gian tồn tại trung bình các
luồng tiền phát sinh từ tài sản này, tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó.
Mô hình thời lượng đo lường sự nhạy cảm của giá của khoản đầu tư có
thu nhập cố định với sự thay đổi của lãi suất thị trường. Phương pháp này
dùng để đo lường rủi ro giảm giá trị tài sản.
∑
∑
=
=
⋅
= N
t
t
N
t
t
PV
tPV
D
1
1
D : Thời lượng .
PVt : Giá trị hiện tại của luồng tiền nhận được tại thời điểm cuối kỳ t.
t : Thời gian tồn tại thực tế của các dòng tiền phát sinh của tài sản.
N: Tổng số luồng tiền phát sinh từ tài sản.
Ý nghĩa kinh tế của thời lượng : Đây là phép đo trực tiếp độ nhạy cảm
của giá trị tài sản đối với lãi suất, tức là đo sự thay đổi giá trị của tài sản khi lãi
suất thị trường thay đổi.
i
i
D
P
P
+
∆
⋅−=
∆
1
=> i
i
PDP
+
∆
⋅⋅−=∆
1
Trương Cẩm Vân 14 Lớp LTĐH5C
( 1 )
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
P
P∆
: Phần trăm thay đổi của giá trị thị trường.
i
i
+
∆
1
: Phần trăm thay đổi lãi suất thị trường.
Dấu ( - ) thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa giá trị thị trường với lãi
suất.
Ứng dụng của mô hình : Rủi ro lãi suất với toàn bộ bảng cân đối tài sản
của ngân hàng có thể được xác định trên cơ sở tính toán chênh lệch thời lượng
của hai vế bảng cân đối tài sản ngân hàng.
• Bước 1 : Tính toán thời lượng của TSC và TSN:
∑∑ ==
==
m
j
jLjLLAi
n
i
AiA DXDDXD
1
;
1
Trong đó : DA : Thời lượng của toàn bộ TSC.
DL : Thời lượng của toàn bộ TSN.
DAi : Thời lượng của TSC thứ i.
XAi : Tỷ trọng của TSC thứ I trong danh mục TSC.
DLj : Thời lượng của TSN thứ j.
XLj : Tỷ trọng của TSN thứ j trong danh mục TSN.
n : Số loại TSC.
m : Số loại TSN.
• Bước 2 : Lượng hóa rủi ro của ngân hàng khi lãi suất biến động :
A = L + E => E = A - L => ∆E = ∆A - ∆L
Từ CT (1) => ( )
( )i
i
ADE A
+
∆
⋅−=∆
1
- ( )
( )i
i
LDL
+
∆
−
1
.
=> ( )
( )i
i
ADkDE LA
+
∆
⋅⋅−−=∆
1
. với k = L/A
Kết luận : RRLS tiềm ẩn của ngân hàng phụ thuộc vào các yếu tố sau
- Chênh lệch thời lượng giữa TSC và TSN. Chênh lệch này càng lớn thì
rủi ro lãi suất của ngân hàng càng cao.
- Quy mô của ngân hàng ( Tổng tài sản có A ). Quy mô của ngân hàng
càng lớn thì tiềm ẩn RRLS càng cao.
Trương Cẩm Vân 15 Lớp LTĐH5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
- Mức độ biến động của lãi suất càng lớn thì tiềm ẩn RRLS càng lớn.
Tác động của sự thay đổi lãi suất tới giá trị VTC của ngân hàng :
Trạng thái khe hở kì hạn Thay đổi lãi suất Sự thay đổi giá trị VTC
DA > k. DL
Tăng Giảm
Giảm Tăng
DA < k. DL
Tăng Tăng
Giảm Giảm
DA = k. DL Tăng, giảm Không đổi
Ưu nhược điểm của mô hình : Mô hình thời lượng là phép đo RRLS
mang độ chính xác cao vì nó đề cập đến yếu tố thời gian của tất cả các luồng tiền
cũng như kỳ hạn đến hạn của TSC và TSN.Tuy nhiên mô hình có một số nhược
điểm sau :
Thứ nhất : Hạn chế về tính lồi của mô hình: Mô hình thời lượng dự đoán
mối quan hệ giữa sự thay đổi thị giá tài sản với lãi suất là quan hệ tuyến tính,
nhưng qua nghiên cứu thực tế thì khi lãi suất biến động mạnh thì thị giá chứng
khoán thay đổi nhiều hơn so với dự báo của mô hình. Nghĩa là mối quan hệ giữa
thị giá tài sản và lãi suất là mối quan hệ phi tuyến, đặc tính này gọi là tính lồi
trong quan hệ lãi suất và thị giá tài sản. Nếu lãi suất thị trường biến động càng
mạnh và tính lồi của tài sản càng lớn thì ngân hàng phải đối mặt với sai số càng
lớn trong khi sử dụng mô hình.
Thứ hai : Vấn đề trì hoãn thanh toán : Một trong những giả định để đo
lường RRLS khi sử dụng mô hình thời lượng là việc thanh toán lãi và gốc đầy
đủ, đúng hạn quy định. Trên thực tế, nhiều trường hợp khách hàng không thanh
toán được khoản tín dụng cho ngân hàng và ngân hàng phải gia hạn nợ, dẫn đến
các luồng tiền mà ngân hàng nhận hoặc chi trả trong tương lai sẽ thay đổi, dẫn
đến việc sử dụng mô hình thời lượng thiếu chính xác.
1.2.4 Biện pháp phòng ngừa RRLS tại các NHTM
1.2.4.1 Biện pháp nội bảng.
Nguyên nhân của RRLS là do sự mất cân đối kỳ hạn giữa TSC và TSN và
sự biến động của lãi suất thị trường. Vì vậy , một trong những biện pháp quan
Trương Cẩm Vân 16 Lớp LTĐH5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
trọng để phòng ngừa RRLS là cố gắng duy trì sự cân xứng về kỳ hạn TSC và
TSN. Tuy nhiên ngoài việc duy trì sự cân xứng về kỳ hạn để bảo toàn vốn, đối
với những ngân hàng có kinh nghiệm và khả năng quản lý tốt, họ sẽ lợi dụng
chính sự biến động của lãi suất để tìm kiếm lợi nhuận. Ngân hàng sẽ thường
xuyên điều chỉnh chênh lệch kỳ hạn giữa TSC và TSN nhạy cảm dựa trên các dự
báo tin cậy về lãi suất của ngân hàng. Cụ thể như sau :
Thay đổi lãi suất dự tính
Duy trì
( DA – kDL )
Chiến lược quản
lý
Kết
quả
Lãi suất tăng => ngân hàng gặp rủi ro
khi ( DA – kDL ) > 0
DA – kDL < 0
Giảm DA và tăng
DL
E tăng
Lãi suất giảm => ngân hàng gặp rủi
ro khi ( DA – kDL) < 0
DA – kDL > 0
Tăng DA và
giảm DL
E tăng
Trường hợp 1 : Ngân hàng có kì hạn dương (DA – k.DL > 0), ngân hàng
sẽ gặp rủi ro nếu lãi suất tăng. Lúc này, ngân hàng cần điều chỉnh bảng cân đối
sao cho DA – k.DL < 0 bằng cách giảm DA và tăng DL.
• Tăng kì hạn của TSN bằng cách phát hành thêm công cụ nợ với kì
hạn dài, tăng cường huy động vốn trung và dài hạn.
• Giảm kỳ hạn của TSC bằng cách :
- Bán bớt các chứng khoán dài hạn, đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn
- Bán các khoản cho vay dài hạn. Nhưng việc này ít khả thi. Vì với các
khoản tín dụng chất lượng tốt thì ngân hàng không muốn bán, còn những khoản
tín dụng chất lượng xấu thì lại khó bán và nếu bán được thì giá cũng rất thấp.
- Một giải pháp mới để giảm kỳ hạn TSC của ngân hàng là chứng khoán
hóa các khoản cho vay dài hạn. Đây là một giải pháp mới để điều chỉnh bảng cân
đối của ngân hàng. Chứng khoán hóa là quá trình tập hợp và tái cấu trúc các tài
sản thiếu tính thanh khoản nhưng lại có thu nhập cao bằng tiền trong tương lai
(như các khoản phải thu, các khoản nợ ) chuyển đổi thành trái phiếu, hay gọi
chung là chứng khoán và đưa ra giao dịch trên thị trường. Ngân hàng sẽ bán
những chứng khoán này cho các nhà đầu tư để thu về nhanh chóng các khoản
Trương Cẩm Vân 17 Lớp LTĐH5C
Nợ 1 Người mua A
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
nợ đó. Về phía các nhà đầu tư, khi cầm chứng khoán này trong tay họ sẽ trở
thành chủ nợ mới và có quyền đòi cả gốc và lãi khi giấy nợ đã đến hạn.
Nghiệp vụ chứng khoán hóa sẽ làm rút ngắn kì hạn tài sản của ngân hàng,
làm giảm bớt nhạy cảm của tài sản ngân hàng trước những thay đổi của lãi suất
thị trường chứng khoán hóa được xem là công cụ hữu hiện trong việc quản lý rủi
ro lãi suất, giúp ngân hàng dễ dàng thay đổi danh mục đầu tư để làm cân xứng kì
hạn giữa TSC và TSN
Trường hợp 2 : Ngân hàng có DA – k.DL < 0, ngân hàng sẽ gặp rủi ro
khi lãi suất giảm. Lúc này, ngân hàng cần điều chỉnh sao cho DA- k.DL > 0,
bằng cách tăng DA và giảm DL.
Những biện pháp này tuy có thể tác động trực tiếp lên BCĐ của ngân hàng
nhưng ngân hàng không thể chủ động hoàn toàn mà lại gây tốn kém lớn cho
ngân hàng. Để phòng ngừa rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận, ngân hàng có thể sử
sụng các công cụ khác không tác động trực tiếp tới BCĐ của ngân hàng, đó là
các biện pháp phòng ngừa ngoại bảng.
1.2.4.2 Biện pháp phòng ngừa ngoại bảng
Trương Cẩm Vân 18 Lớp LTĐH5C
Ngân hàng
tập hợp các
khoản nợ
Ngân hàng
tập hợp các
khoản nợ
Người mua BTổ chức
phát hành
chứng
khoán
Tổ chức
phát hành
chứng
khoán
Nợ 2
Nợ n Người mua N
Nghiệp vụ phòng ngừa
RRLS
Hợp đồng
quyền chọn
Hợp đồng
quyền chọn Hợp đồng
hoán đổi
Hợp đồng
hoán đổi
Hợp đồng kỳ
hạn
Hợp đồng kỳ
hạn Hợp đồng
tương lai
Hợp đồng
tương lai
HĐ quyền chọn trái phiếu
HĐ quyền chọn lãi suất
( Cap , floor, collar )
HĐ quyền chọn trái phiếu
HĐ quyền chọn lãi suất
( Cap , floor, collar )HĐ kỳ hạn trái phiếu
HĐ kỳ hạn tiền gửi
HĐ kỳ hạn lãi suất
HĐ kỳ hạn trái phiếu
HĐ kỳ hạn tiền gửi
HĐ kỳ hạn lãi suất
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
•
• Phòng ngừa RRLS bằng hợp đồng kì hạn.
Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận mua hoặc bán một tài sản tại một
thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá nhất định đã thỏa thuận từ
hôm nay. Ngân hàng sử dụng hợp đồng kỳ hạn để tìm kiếm lợi nhuận nhằm bù
đắp thiệt hại do rủi ro lãi suất gây ra. Ngân hàng có thể bán hoặc mua để phòng
ngừa rủi ro. Các loại hàng hóa được lựa chọn là những loại hàng hóa khi lãi suất
thay đổi sẽ tác động mạnh tới giá hàng hóa đó như trái phiếu, tiền gửi, lãi suất.
-Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu:
Nếu ngân hàng dự đoán lãi suất tăng trong tương lai : ngân hàng sẽ
bán kỳ hạn trái phiếu theo giá hiện tại. Khi lãi suất tăng thì giá trái phiếu sẽ
giảm. Nếu lãi suất thị trường tăng đúng như dự đoán, ngân hàng sẽ bán trái phiếu
cho người mua theo giá đã thỏa thuận. Ngược lại, nếu ngân hàng dự đoán lãi suất
thị trường giảm, ngân hàng sẽ mua kỳ hạn trái phiếu để phòng ngừa rủi ro.
- Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi (Forward Forward Deposit – FFD)
Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi là sự thỏa thuận giữa hai bên tại thời điểm
hiện tại, theo đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi 1 số tiền nhất
định bằng một loại tiền nhất định trong 1 khoảng thời gian từ t1 đến t2 trong
tương lai với mức lãi suất nhất định. Hợp đồng kỳ hạn bao gồm mua hợp đồng
kỳ hạn tiền gửi và bán hợp đồng kỳ hạn tiền gửi.
Ngân hàng dự báo lãi suất thị trường có xu hướng tăng lên trong khi
GAP < 0, ngân hàng sẽ mua hợp đồng kỳ hạn tiền gửi với mức lãi suất thỏa
thuận. Nếu lãi suất thực tế sau đó cao hơn lãi suất thỏa thuận, ngân hàng sẽ
không bị thiệt hại.
Ngân hàng dự báo lãi suất thị trường giảm trong khi GAP > 0, ngân
hàng sẽ bán hợp đồng kỳ hạn tiền gửi với lãi suất thỏa thuận.
-Hợp đồng kỳ hạn lãi suất ( Forward rate agreement : FRA)
Trương Cẩm Vân 19 Lớp LTĐH5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Hợp đồng kỳ hạn lãi suất là thỏa thuận giữa hai bên tại thời điểm t0,
trong đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi một số tiền hư cấu nhất
định bằng một loại tiền nhất định theo một mức lãi suất nhất định trong khoảng
thời gian từ t1 đến t2 trong tương lai
Tại thời điểm t1 : so sánh lãi suất đã ấn định tại t0 với lãi suất hiện hành
cho thời hạn từ t1 đến t2 ( lãi suất so sánh ) :
+ Nếu lãi suất so sánh > lãi suất ấn định, bên bán ( bên gửi tiền ) phải
thanh toán cho bên mua phần chênh lệch.
+ Nếu lãi suất so sánh < lãi suất ấn định, bên mua ( bên nhận tiền ) phải
thanh toán cho bên bán phần chênh lệch.
Nghiệp vụ FRA khác với nghiệp vụ FFD là trên thực tế không diễn ra
việc nhận và gửi tiền, các bên tham gia chỉ thanh toán cho nhau phần chênh lệch
về lãi suất tính trên giá trị của hợp đồng. Nghiệp vụ FRA cũng bao gồm mua
FRA và bán FRA.
Bảng : Ngân hàng sử dụng hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa RRLS
Trạng thái Δi
HĐ kỳ hạn trái
phiếu
HĐ kỳ hạn tiền gửi
HĐ kỳ hạn lãi
suất
DA > k. DL >0
Bán kỳ hạn trái
phiếu
Mua kỳ hạn lãi suất
Mua kỳ hạn lãi
suất
DA < k. DL <0
Mua kỳ hạn trái
phiếu
Bán kỳ hạn tiền gửi
Bán kỳ hạn lãi
suất
VD : Tại 10/2008 , NHTM có A = 100 tỷ, DA = 3năm, L = 80 Tỷ , DL =
2 năm. Lãi suất thị trường : 10%/năm. Trái phiếu chính phủ có thời lượng 2,5
năm, giá trị 10 triệu/ trái phiếu. HĐKH TG ghi mức lãi suất 10%. Ngân hàng dự
đoán lãi suất thị trường tăng 2 % trong 3 tháng nữa.
DA > kDL => ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất thị trường tăng.
- Thiệt hại của ngân hàng khi lãi suất tăng :
( )
( )i
i
AkDDE LA
+
∆
⋅⋅⋅−−=∆
1
= - 100( 3 -
100
80
2 ) ( )1,01
02,0
+
= -2,55 tỷ
Trương Cẩm Vân 20 Lớp LTĐH5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
- Để phòng ngừa RRLS, ngân hàng có thể sử dụng các hợp đồng kỳ hạn
như sau :
+ Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu :
Tính sự giảm giá của trái phiếu chính phủ khi lãi suất tăng :
∆P = - P. D . ( )i
i
+
∆
1
= -10 × 2.5 × ( )1,01
02,0
+
= - 0.45 tr
Vậy khi lãi suất tăng lên 2 % thì giá mỗi trái phiếu CP giảm 4.5 tr.
Để bù đắp rủi ro, hôm nay ngân hàng phải ký hợp đồng kỳ hạn bán trái
phiếu chính phủ. Lợi nhuận thu được từ hợp đồng này phải bằng số thiệt hại của
ngân hàng do gặp rủi ro lãi suất. Mà lợi nhuận từ hợp đồng kỳ hạn bán trái phiếu
bằng ∆P × N => ∆P × N = ∆E (N là số lượng trái phiếu giao dịch)
=> Số trái phiếu giao dịch : N = ∆E/ ∆P = 2550/ 0.45 = 5600 TP.
+ Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi :
Để phòng ngừa rủi ro, hôm nay NH mua hợp đồng kỳ hạn tiền gửi để
được nhận tiền gửi trong tương lai với mức lãi suất 10%. Mức lợi nhuận NH sẽ
nhận được nếu thực hiện HĐ là F = L × ( 0,12 – 0.1) . Với L là số tiền gửi NH sẽ
được nhận.
Mức lợi nhuận từ hợp đồng tiền gửi phải đúng bằng thiệt hại của ngân
hàng khi gặp rủi ro lãi suất => F = ∆E hay L × ( 0,12 – 0.1) = ΔE
=> L = ∆E/ 0.02 = 2,55 / 0.02 = 127,5 tỷ .
Vậy hôm nay NH X sẽ mua HĐKHTG 127,5 tỷ, thời hạn của HĐ là từ
1/ 2009 đến 1/2010. Vào 1/2009, NH sẽ nhận số tiền gửi là 127,5 tỷ, với mức lãi
suất đã ấn định là 10%, cho dù lãi suất trên thị trường vào 1/2009 là bao nhiêu.
+ Hợp đồng kỳ hạn lãi suất :
Để phòng ngừa rủi ro, hôm nay ngân hàng cũng có thể tiến hành mua
kỳ hạn 3 tháng lãi suất trên số tiền hư cấu là 127,5 tỷ, với mức lãi suất <= 10%.
Sau 3 tháng, nếu lãi suất thực tế tăng lên 12%, thì người bán ( người gửi tiền ) sẽ
thanh toán cho ngân hàng khoản chênh lệch là 127,5 × 2% = 2,55 tỷ, để ngân
hàng bù đắp vào khoản lỗ do RRLS.
Trương Cẩm Vân 21 Lớp LTĐH5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
• Phòng ngừa RRLS bằng hợp đồng tương lai.
Hợp đồng tương lai là 1 thỏa thuận giữa 2 bên để mua hoặc bán 1 tài
sản tại 1 thời điểm nhất định trong tương lai với 1 mức giá nhất định.
Hợp đồng tương lai cũng giống hợp đồng kỳ hạn, bao gồm hợp đồng
tương lai trái phiếu, hợp đồng tương lai lãi suất, hợp đồng tương lai tiền gửi. Tuy
nhiên, hợp đồng tương lai có nhiều điểm khác biệt với hợp đồng kỳ hạn :
Thứ nhất : Hợp đồng kỳ hạn được giao dịch trực tiếp giữa hai chủ thể,
còn hợp đồng tương lai được giao dịch trên thị trường chính thức. Vì vậy nên
việc chuẩn hóa hợp đồng là điều quan trọng .
Thứ hai : Hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa về hàng hóa ( chỉ bao
gồm 1 số loại nhất định ), quy mô hợp đồng, thời gian đáo hạn và nơi giao hàng,
giá cả (được điều chỉnh hàng ngày theo điều kiện của thị trường). Do đó, hàng
ngày người mua và người bán phải quyết toán với nhau những thay đổi của giá
trị hợp đồng. Để thực hiện việc này, các nhà đầu tư phải duy trì khoản ký quỹ
với môi giới.
Thứ ba : So với hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai có tính thanh
khoản cao hơn (do có thể mua, bán lại hợp đồng ), tính an toàn cao hơn ( do thực
hiện trên thị trường chính thức ).
VD : NHTM có A = 100 tỷ, DA = 3năm, L = 80 Tỷ , DL = 2 năm, lãi
suất thi trường là 10%. Ngân hàng đang sở hữu trái phiếu chính phủ thời lượng
2,5 năm, giá trị : 10 triệu đồng/1 trái phiếu. Ngân hàng dự báo lãi suất thị trường
sẽ tăng 3 %. Một hợp đồng tương lai gồm 100 trái phiếu.
Ngân hàng có DA - k. DL = 1,4 > 0 => ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi
suất thị trường tăng. Thiệt hại của ngân hàng khi lãi suất tăng :
( )
( )i
i
AkDDE LA
+
∆
⋅⋅⋅−−=∆
1
= - 100( 3 -
100
80
2 ) ( )1,01
03,0
+
= - 3,47 tỷ
= 3470 triệu
Sự giảm giá của trái phiếu CP khi lãi suất tăng trong tương lai
∆P = - P. D ( )i
i
+
∆
1
= -10 × 2.5 × ( )1,01
03,0
+
= - 0,62 triệu
Trương Cẩm Vân 22 Lớp LTĐH5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Để bù đắp rủi ro, hôm nay ngân hàng phải tiến hành bán một số lượng
hợp đồng tương lai trái phiếu sao cho ΔE = ΔF ( ΔF là thay đổi giá trị của hợp
đồng tương lai trái phiếu ). Lợi nhuận thu được từ hợp đồng tương lai này sẽ bù
đắp 3,47 tỷ thiệt hại của ngân hàng do gặp rủi ro lãi suất.
ΔF = 100. ∆P. N ( N là số lượng hợp đồng tương lai ).
ΔE = ΔF => ΔE = 100. ∆P. N => N = ΔE/ 100. ∆P = 3470 / 100. 0,62
= 56 hợp đồng
Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể tiến hành mua tương lai tiền gửi hoặc
mua tương lai lãi suất với tổng giá trị là ΔE/Δi = 3,47/ 0,03 = 115,67 tỷ. Mức lãi
suất thỏa thuận <= 10%. Khi lãi suất thực tăng lên 3% thì ngân hàng sẽ giảm
được chi phí huy động ( hợp đồng tương lai tiền gửi) hoặc nhận được khoản bù
chênh lệch ( hợp đồng tương lai lãi suất )
• Sử dụng hợp đồng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro lãi suất
QC là 1 công cụ phái sinh cho phép người nắm giữ nó có quyền mua
hoặc bán 1 khối lượng nhất định hàng hóa với một mức giá xác định , vào một
thời điểm xác định trước.Người mua QC được quyền lựa chọn khi mức giá trên
thị trường có lợi cho mình và phải trả khoản phí cho quyền lựa chọn đó. Người
bán quyền chọn có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng bất cứ khi nào được yêu cầu và
được nhận khoản phí quyền chọn.
Phân loại quyền chọn :
Căn cứ vào tính chất đối của quyền chọn: quyền chọn được chia làm hai
loại là quyền chọn mua ( call option ) và quyền chọn bán ( put option ).
Căn cứ vào tính chất thời gian của quyền chọn: quyền chọn được chia
làm hai loại là quyền chọn Châu Âu và quyền chọn Châu Mĩ. Đối với quyền
chọn Châu Âu người nắm giữ quyền chọn chỉ có thể thực hiện quyền chọn vào
ngày đáo hạn hợp đồng. Với quyền chọn Mĩ thì người nắm giữ quyền chọn có
thể thực hiện quyền của mình vào bất cứ lúc nào trước ngày đáo hạn.
Dựa trên sản phẩm của hợp đồng quyền chọn: quyền chọn bao gồm hai
loại : quyền chọn trái phiếu và quyền chọn lãi suất.
Trương Cẩm Vân 23 Lớp LTĐH5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
- Quyền chọn trái phiếu : Có 4 chiến lược cơ bản
+ Mua quyền chọn mua : Nếu ngân hàng có GAP > 0, lãi suất được dự
đoán sẽ giảm, tức là ngân hàng có nguy cơ bị tổn thất lợi nhuận. Ngân hàng có
thể mua quyền chọn mua trái phiếu tại mức giá cố định S đã thỏa thuận trước.
Nếu lãi suất giảm thì giá chứng khoán tăng lên tới F > S, ngân hàng sẽ thực hiện
quyền chọn mua và thu được lợi nhuận = F - S - (quyền phí + thuế)
+ Mua quyền chọn bán: Nếu ngân hàng có GAP < 0 và dự tính lãi suất
tăng thì ngân hàng sẽ mua quyền chọn bán tại mức gia thỏa thuận S. Khi lãi suất
tăng, thị giá chứng khoán giảm xuống F < S, ngân hàng sẽ thực hiện hợp đồng
quyền chọn bán các trái phiếu tại giá S và mua trái phiếu mới tai giá F, thu được
khoản lợi nhuận = S – F – ( quyền phí + thuế )
+ Bán quyền chọn mua: Nếu lãi suất được dự đoán sẽ tăng, ngân hàng có
thể bán quyền chọn mua ở mức giá thỏa thuận S và thu phí quyền chọn. Khi lãi
suất tăng, thị giá trái phiếu giảm xuống F < S và hợp đồng không còn giá trị với
người mua, ngân hàng vẫn nhận được lợi nhuận = phí quyền chọn.
+ Bán quyền chọn bán: Nếu lãi suất thị trường được dự đoán sẽ giảm,
ngân hàng có thể tìm đối tác mua quyền bán tại giá trị S. khi lãi suất giảm, thị giá
trái phiếu tăng, hợp đồng không còn giá trị với người mua. Kết quả là ngân hàng
thu được phí quyền chọn.
- Quyền chọn lãi suất : bao gồm 3 loại sau
+ CAP : Là nghiệp vụ trong đó bên mua thanh toán phí quyền chọn, được
quyền yêu cầu bên thanh toán một khoản bù trừ ở mức chênh lệch giữa lãi suất
tối đa đã thỏa thuận và lãi suất so sánh, nếu lãi suất này cao hơn lãi suất tối đa đã
thỏa thuận, tính trên 1 giá trị hư cấu vào cuối 1 thời kỳ tính lãi nhất định. Giao
dịch CAP được sử dụng để phòng ngừa rủi ro lãi suất tăng khi ngân hàng có
GAP < 0 hoặc khi DA – kDL > 0.
VD :
Trương Cẩm Vân 24 Lớp LTĐH5C
Huy động : 100 tỷ
Thời hạn : 1 năm
Lãi suất : 10% / năm
Cho vay : 100 tỷ
Thời hạn : 2 năm
Lãi suất : 14% / năm
BCĐ (NHA)
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
DA > k.DL => ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất tăng trong tương lai. Nếu lãi
suất thực tế tăng lên thì ngân hàng sẽ phải huy động vốn với lãi suất cao hơn. Để
phòng ngừa RRLS, ngân hàng sẽ mua 1 CAP với giá trị = 100 tỷ, lãi suất tối đa
= 10%, thời hạn 1 năm, phí quyền chọn = 0.05%, lãi suất so
sánh là lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm của 1 năm sau.
Nếu sau 1 năm, lãi suất tăng lên trên 10%, ngân hàng sẽ được bên bán bù
khoản chênh lệch lãi suất . Nếu lãi suất không tăng trên 10% thì ngân hàng sẽ
chỉ mất khoản phí 0,05% mà vẫn phòng ngừa được rủi ro lãi suất của mình.
-FLOOR : Là nghiệp vụ trong đó bên mua thanh toán phí quyền chọn
và được quyền yêu cầu bên bán thanh toán một khoản bù trừ ở mức chênh lệch
giữa lãi suất tối thiểu đã thỏa thuận và lãi suất so sánh, nếu lãi suất này thấp hơn
lãi suất tối thiểu đã thỏa thuận, tính trên một giá trị hư cấu vào cuối một thời kỳ
tính lãi nhất định.
NH thực hiên giao dịch FLOOR để phòng ngừa RRLS giảm : khi giá
trị TSC nhạy cảm với lãi suất > giá trị TSN nhạy cảm với lãi suất, hoặc khi kỳ
hạn TSC < kỳ hạn TSN
- COLLAR : Hợp đồng collar xuất hiện khi ngân hàng thực hiện cả hai
giao dịch CAP và FLOOR, khi dự đoán lãi suất sẽ tăng, và do vậy lãi suất sẽ
không thể nhỏ hơn mức lãi suất tối thiểu của hợp đồng FLOOR.
NH thực thiện hợp đồng COLLAR như sau :
+ Mua CAP (để phòng ngừa RRLS tăng) và bán FLOOR ( để thu phí ).
+ Mua FLOOR (để phòng ngừa RRLS giảm) và bán CAP ( để thu phí ).
Nhược điểm của việc sử dụng COLLAR : ngân hàng không thu được lợi
nhuận khi lãi suất biến động trái với dự kiến. Ví dụ khi mua CAP và bán
FLOOR, nếu lãi suất không tăng như dự kiến mà lại giảm xuống thì ngân hàng
sẽ phải thanh toán phần chênh lệch FLOOR cho người mua, trong khi không
nhận được tiền thanh toán từ việc mua CAP.
• Sử dụng hợp đồng hoán đổi để phòng ngừa rủi ro lãi suất
Trương Cẩm Vân 25 Lớp LTĐH5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Hợp đồng hoán đổi là thỏa thuận để trao đổi một chuỗi các dòng tiền tại
một thời điểm nhất định trong tương lai theo 1 nguyên tắc nhất định nào đó .
Đây là 1 sản phẩm tài chính mới, được sử dụng trên thị trường phi tập
trung, nên không chịu nhiều sự quản lý như các giao dịch tương lai, quyền chọn.
Các thông tin liên quan đến giao dịch swap được giữ kín chỉ trong nội
bộ các bên tham gia, không được công khai các thông tin trên thị trường như các
giao dịch thực hiện trên thị trường tập trung.
Giao dịch hoán đổi được tạo ra để chủ thể kiểm soát tốt hơn các dòng
lưu chuyển tiền tệ của mình. Hợp đồng hoán đổi bao gồm : hợp đồng hoán đổi
lãi suất và hợp đồng hoán đổi tiền tệ .
Hợp đồng hoán đổi lãi suất : loại thông dụng nhất là hợp đồng hoán đổi
lãi suất thả nổi – cố định. Đối với loại hợp đồng này, trong những ngày giá trị
giao dịch, bên mua swap đồng ý trả 1 luồng tiền bằng mức lãi suất cố định được
định trước trên 1 mức vốn danh nghĩa cho bên bán. Đổi lại , bên bán sẽ trả mức
lãi suất thả nổi trên cùng mức vốn danh nghĩa trong cùng thời kỳ. Hai bên thực
hiện thanh toán trong cùng ngày nên trên thực tế họ thực hiện bù trừ và chỉ thanh
toán cho nhau phần chênh lệch.
- Ngân hàng mua swap thực hiện thanh toán lãi suất cố định đối với
vốn huy động, nhằm mục đích chuyển việc thanh toán lãi cho vốn huy đông từ
hình thức lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định để phù hợp với tính chất cố định
của nguồn thu từ TSC. Vì vậy, ngân hàng sẽ mua hợp đồng swap để phòng ngừa
rủi ro cho các hợp đồng cho vay dài hạn với lãi suất cố định.
- Ngược lại, ngân hàng bán swap nhằm mục đích chuyển việc thanh
toán lãi cho vốn huy động từ hình thức lãi suất cố định sang thả nổi để phù hợp
với tính chất thả nổi của nguồn thu từ TSC. Vì vậy, ngân hàng bán swap để
phòng ngừa rủi ro cho các hợp đồng cho vay với lãi suất thả nổi.
VD :
Trương Cẩm Vân 26 Lớp LTĐH5C
Huy động : 1000 tỷ
Thời hạn : 2 năm
Lãi suất = LSCB +
1%
(NHB)(NHA)
Cho vay : 1000 tỷ
Thời hạn : 3 năm
Lãi suất = LSCB +
3.5%
Huy động : 1000 tỷ
Thời hạn : 1 năm
Lãi suất CĐ = 10%
Cho vay : 1000 tỷ
Thời hạn :1 năm
Lãi suất CĐ
=14.5% / năm
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
NHA sẽ gặp rủi ro nếu trong tương lai lãi suất tăng. NH B sẽ gặp rủi ro nếu trong
tương lai lãi suất giảm. Để phòng ngừa rủi ro, hai ngân hàng này sẽ hoán đổi lãi
suất cho nhau. Cụ thể : NHA mua SWAP lãi suât (thanh toán lãi suất cố định cho
NHB), NHB bán SWAP lãi suất ( NHB thanh toán lãi suất thả nổi cho NHA). Ta
có bảng cân đối của hai ngân hàng sau khi hoán đổi lãi suất :
Như vậy ngân hàng đã cố định thu nhập ở mức 4.5% và 2.5%, tránh được RRLS
nhờ sử dụng hợp đồng hoán đổi.
1.3 KINH NGHIỆM PHÒNG NGỪA RRLS TẠI CÁC NHTM CỦA MỘT
SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
1.3.1. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro lãi suất của một số nước trên thế giới
1.3.1.1. Kinh nghiệm của của Mĩ
Mĩ là một trong những nước có nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới.
Mỗi khi nền kinh tế này có bất kì dấu hiệu suy thoái dù là nhỏ nhất thì cũng làm
cho nền kinh tế thế giới bị tổn thương. Cũng như các nước phát triển khác, các
ngân hàng của Mĩ rất quan tâm đến vấn đề phòng ngửa RRLS.
Trong việc định lượng RRLS, các ngân hàng Mĩ có thể áp dụng nhiều
phương pháp. Trong đó ba phương pháp được sử dụng phổ biến là : sử dụng mô
hình định giá lại để đo lường sự nhạy cảm của thu nhập, sử dụng mô hình thời
lượng để đánh giá sự biến động giá trị tài sản khi lãi suất thay đổi và sử dụng mô
hình mô phỏng. Để tạo điều kiện cho việc đo lường RRLS và đảm bảo tính hiệu
Trương Cẩm Vân 27 Lớp LTĐH5C
+ 4.5 %
-Thu gốc = 1000
Lãi = LSCB
+3.5%
- Thu swap do NHA
thanh toán = 10%
-Trả gốc = 1000
Lãi = 10%
-Trả cho NHA lãi
suất thả nổi = LSCB
+ 1 %
- Thu gốc = 1000
Lãi = 14.5%
- Thu swap do
NHB thanh toán
cho = LSCB +1%
Thu nhập (NH B ) thanh toánThu nhập (NHA) thanh toán
- Trả gốc = 1000
Lãi = LSCB + 1%
- Trả cho NHB lãi suất
cố định = 10%.
+2.5%
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
quả quản lý, chính sách quản lý RRLS của mỗi ngân hàng đều quy định rõ ràng
trách nhiệm đối với các quyết định quản lý RRLS. Các quyết định này thường do
ủy ban quản lý TSC/TSN (ALCO) chịu trách nhiệm. Trong chính sách quản lý
TSC, TSN có những hướng dẫn cụ thể về : các giới hạn về khả năng RRLS cần
được đề ra tương ứng với các dự đoán và giả định hợp lý; quy định giới hạn cho
từng bộ phận trong ngân hàng có RRLS và quy định các giới hạn về thẩm quyền
và trao đổi thông tin để thực thi quản lý các chiến lược.
ALCO họp định kì để xem xét các báo cáo, trên cơ sở đó, chịu trách nhiệm
điều chỉnh cơ cấu kì hạn của danh mục đầu tư chứng khoán của ngân hàng, coi
đó là công cụ chủ yếu để kiểm soát mức độ nhạy cảm lãi suất. Ngoài ra, các tiểu
ban ALCO còn có các cuộc họp hàng tuần để xem xét lại mức lãi suất tiền gửi và
quyết định việc thay đổi lãi suất.
Ngoài việc đo lường đánh giá mức rủi ro lãi suất và thực hiện các biện
pháp điều chỉnh giá cả và cơ cấu TSC, TSN, các NHTM Mỹ còn sử dụng các
công cụ tài chính phái sinh ngoại bảng để phòng ngừa RRLS. Các nghiệp vụ
phái sinh ngày nay đã trở thành một bộ phận trọng trong thu nhập phi lãi và là
nhân tố chủ yếu làm tăng tỉ trọng của loại thu nhập này tại các NHTM, đặc biệt
là nghiệp vụ phái sinh về lãi suất.
1.3.1.2 Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan là quốc gia khởi nguồn cho cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ
Châu Á xảy ra vào cuối nững năm 1990, mà một trong những nguyên nhân chính
dẫn đến khủng hoảng là sự “mấy cân xứng kép” (double mismatch), tức là sự
khủng hoảng cân xứng về kì hạn kết hợp với sự không cân xứng về dòng tiền
giữa TSC và TSN của tổ chức tài chính. Cho nên, kể từ sau khủng hoảng,
NHTW Thái Lan (BOT) đã có những biện pháp tích cực nhằm tăng cường hiệu
quả thanh tra giám sát đối với công tác quản lý rủi ro thị trường trong đó có
RRLS tại các NHTM Thái Lan. Hàng năm, các NHTM phải gửi báo cáo chi tiết
tới Vụ Thanh tra Thái Lan, đưa ra cảnh báo cho các ngân hàng.
Trương Cẩm Vân 28 Lớp LTĐH5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Ngày 7/12.2004, BOT đã ban hành “Chính sách thanh tra giám sát rủi ro
lãi suất đối với các tổ chức tài chính”. Nội dung của chính sách quy định cụ thể
về các vấn đề sau: trách nhiệm của HĐQT, giám đốc các NHTM đối với công
tác quản lí phòng ngừa RRLS; quy định về chính sách quản lí RRLS bằng văn
bản hướng dẫn thống nhất trong toàn ngành ngân hàng, yêu cầu các NHTM phải
có quy trình toàn diện lượng hóa RRLS, thiết lập các hệ thống báo cáo thu thập
thông tin cho công tác lượng hóa rủi ro,…
Để khuyến khích sự phát triển của thị trường các công cụ tài chính phái
sinh, BOT cũng quy định những điều kiện đối với các NHTM được phép triển
khai nghiệp vụ này. Đó là NHTM phải xây dựng được chính sách quản lý rủi ro
một cách hợp lý và thiết lập được hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả, tuân thủ
nghiêm túc các quy chế của BOT về đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng. Liên quan đến các công cụ phòng ngừa RRLS, hiện các
NHTM Thái Lan được phép thực hiện giao dịch swap, kỳ hạn và quyền chọn.
1.3.1.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập
trung sang kinh tế thị trường nên có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Từ năm
1993, Trung Quốc đã bắt đầu cải cách chính sách lãi suất theo hướng dần tự do
hóa một cách thận trọng. Đến nay, công cuộc cải cách chính sách lãi suất của
Trung Quốc đã đạt được những kết quả nhất định trong việc nới lỏng kiểm soát
lãi suất thị trường. Bên cạnh đó, Trung quốc cũng đã nhận thức được những
nguy cơ rủi ro tiềm ẩn đối với các NHTM khi lãi suất hoàn toàn được xác định
theo quy luật của thị trường và đã có những chuẩn bị cần thiết giúp các ngân
hàng phòng ngừa và hạn chế RRLS tốt nhất trong hoạt động kinh doanh.
Một là : thực hiện những biện pháp cần thiết để dần hình thành đường
cong lãi suất chuẩn, giúp các NHTM có cơ sở dự báo biến động lãi suất thị
trường. Một trong những điều kiện quan trọng để hình thành nên đường cong lãi
suất là trên thị trường phải có nhiều công cụ nợ với kỳ hạn đa dạng cả ngắn hạn,
trung và dài hạn.
Trương Cẩm Vân 29 Lớp LTĐH5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Hai là : Để đa dạng hóa các công cụ phòng ngừa RRLS cho các NHTM
và cả nhà đầu tư, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ban hành Thông tư về
thực hiện thí điểm giao dịch swap lãi suất. Qua đó tổng kết, rút kinh nghiệm
hoàn thiện quy chế và tiến tới triển khai trên diện rộng.
Ba là : Ủy ban giám sát hoạt động ngân hàng Trung Quốc đưa ra những
quy định chặt chẽ về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phù hợp với quy định trong hiệp
định tiêu chuẩn về vốn của Ủy ban Basel, buộc các TCTD phải tuân thủ. Việc
các NHTM tuân thủ nghiêm túc tỷ lệ an toàn vốn sẽ hạn chế tình trạng các ngân
hàng cạnh tranh không lành mạnh bằng cách tăng lãi suất huy động để tăng quy
mô vốn huy động, do vậy sẽ giảm bớt biến động của lãi suất thị trường.
1.3.2 Bài học cho Việt Nam
Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tế phòng ngừa, hạn chế RRLS của
NHTM một số nước trên thế giới, có thể rút ra bài học với Việt Nam như sau:
Một là : việc các quốc gia theo đuổi chính sách tự do hóa tài chính với sự
nới lỏng, tiến đến xóa bỏ sự kiểm soát lãi suất sẽ dẫn đến xu thế biến động nhiều
hơn của lãi suất thị trường, do vậy, các NHTM sẽ phải đối mặt với nguy cơ
RRLS. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan quản lý, cụ thể là NHTW, và các NHTM
phải có nhận thức và sự chuẩn bị đầy đủ cho công tác nhận biết, phòng ngừa
RRLS nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng
cũng như sự an toàn và ổn định của cả hệ thống.
Hai là : Đối với các NHTW cần quan tâm dến việc thiết lập cơ sở pháp lý
như ban hành các quy chế hướng dẫn công tác quản lý RRLS tại các NHTM, quy
định về thanh tra giám sát, quy định điều kiện được triển khai thực hiện nghiệp
vụ phái sinh và hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ này.
Ba là : Đối với công tác phòng ngừa RRLS tại các NHTM cần quan tâm đến
những điều kiện sau :
- Các cấp lãnh đạo trong ngân hàng có nhận thức toàn diện về RRLS.
- Xây dựng chính sách quản lý RRLS bằng văn bản và quy định thống
Trương Cẩm Vân 30 Lớp LTĐH5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
nhất trong toàn ngân hàng. Chính sách này sẽ giúp các cấp quản lý cũng như
nhân viên ngân hàng hiểu rõ quy trình, nội dung quản lý rủi ro và trách nhiệm
của từng bộ phận, từng cá nhân trong công tác quản lý RRLS, từ đó giúp cho
việc điều chỉnh phòng ngừa rủi ro có hiệu quả.
- Các ngân hàng chuẩn bị đầy đủ điều kiện về con người, công nghệ để thực
hiện tốt việc đo lường, đánh giá mức độ thiệt hại nếu xảy ra khi lãi suất thị
trường có sự biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của khóa luận đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số khái
niệm cơ bản về lãi suất và rủi ro lãi suất, các nguyên nhân chủ quan, khách quan
phát sinh rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Chương 1 của
khoá luận cũng đã đề cập đến công tác đo lường rủi ro lãi suất ( bằng cách sử
dụng các mô hình ) và phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất ( các biện pháp nội
bảng và ngoại bảng ) tại các NHTM. Phần cuối chương 1 là kinh nghiệm thực tế
cua một số nước trên thế giới về công tác phòng ngừa rủi ro lãi suất, từ đó rút ra
bài học đối với Việt Nam.
Kết quả của chương này chính là nền tảng để phân tích, đánh giá thực
trạng rủi ro và công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh
doanh của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam.
Trương Cẩm Vân 31 Lớp LTĐH5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
CHƯƠNG 2 : TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT VÀ CÔNG TÁC PHÒNG
NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo Quyết
định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962
trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc NHNN. Sau khi thành lập,
NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt
Nam tại thời điểm đó, hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho
vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo
hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại
các ngân hàng nước ngoài, thực hiện các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ
giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, NHNT còn tham
mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc,
quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các
nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số
286/QĐ-NH về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được
quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ
tướng Chính phủ và NHNT đã chính thức chuyển đổi sang mô hình ngân hàng
thương mại quốc doanh với lĩnh vực hoạt động đa dạng, mở rộng ra ngoài phạm
Trương Cẩm Vân 32 Lớp LTĐH5C
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
vi tài trợ thương mại và ngoại hối truyền thống, phát triển xây dựng mảng ngân
hàng bán lẻ và doanh nghiệp.
Thực hiện chủ trương đổi mới sắp xếp lại hệ thống DNNN, năm 2007,
NHNT đã thực hiện thành công cổ phần hoá theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính
Phủ tại Quyết định số 230/2005/QĐ-TTg ngày 21/09/2005 về việc thí điểm cổ
phần hoá NHNT Việt Nam. Sự kiện IPO của NHNT Việt Nam ngày 26/12/2007
được đánh giá là sự kiện IPO lớn nhất và được mong đợi nhất tại Việt Nam tính
đến thời điểm đó. Ngày 02 tháng 06 năm 2008, NHNT Việt Nam đã chính thức
đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi Ngân hàng thương
mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, VCB ngày nay đã
phát triển khắp toàn quốc với mạng lưới gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở giao
dịch, gần 400 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại
Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 4
công ty liên doanh, 2 công ty liên kết. Bên cạnh đó VCB còn phát triển một hệ
thống Autobank với gần 16.300 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ
trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300
ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trải qua 48 năm xây dựng và
phát triển, VCB đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển
của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực,
phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh
hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam
NHNT đang từng bước triển khai áp dụng mô hình tổ chức cũng như các mô
thức quản trị doanh nghiệp theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất hiện
nay. Các bước triển khai tiếp theo:
- Tổ chức lại các mảng kinh doanh theo đối tượng khách hàng thống
nhất trong toàn hệ thống NHNT và theo loại hình kinh doanh đặc thù của ngân
hàng trên thị trường tài chính, gồm các “Khối” : Khối (kinh doanh) Ngân hàng
Trương Cẩm Vân 33 Lớp LTĐH5C
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

C3 tong quan ve tin dung ngan hang
C3   tong quan ve tin dung ngan hangC3   tong quan ve tin dung ngan hang
C3 tong quan ve tin dung ngan hang
BUG Corporation
 

Was ist angesagt? (20)

Đề tài Tác động của chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoá...
Đề tài  Tác động của chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoá...Đề tài  Tác động của chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoá...
Đề tài Tác động của chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoá...
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
 
C3 tong quan ve tin dung ngan hang
C3   tong quan ve tin dung ngan hangC3   tong quan ve tin dung ngan hang
C3 tong quan ve tin dung ngan hang
 
Chuyên đề 6: Quản trị rủi ro tỷ giá
Chuyên đề 6: Quản trị rủi ro tỷ giáChuyên đề 6: Quản trị rủi ro tỷ giá
Chuyên đề 6: Quản trị rủi ro tỷ giá
 
Luận văn: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng
Luận văn: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàngLuận văn: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng
Luận văn: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH ShinhanĐề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
 
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoánLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
 
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAYĐề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc DânLuận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
 
Tài trợ thương mại quốc tế - Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng...
Tài trợ thương mại quốc tế - Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng...Tài trợ thương mại quốc tế - Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng...
Tài trợ thương mại quốc tế - Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng...
 
Quản trị rủi ro (Value at risk)
Quản trị rủi ro (Value at risk)Quản trị rủi ro (Value at risk)
Quản trị rủi ro (Value at risk)
 
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
 
Marketing dịch vụ tài chính ở Việt Nam và mô hình marketing dịch vụ tại Deloi...
Marketing dịch vụ tài chính ở Việt Nam và mô hình marketing dịch vụ tại Deloi...Marketing dịch vụ tài chính ở Việt Nam và mô hình marketing dịch vụ tại Deloi...
Marketing dịch vụ tài chính ở Việt Nam và mô hình marketing dịch vụ tại Deloi...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombankĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombank
 
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK >> Tải miễn phí tại zalo 077...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK >> Tải miễn phí tại zalo 077...QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK >> Tải miễn phí tại zalo 077...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK >> Tải miễn phí tại zalo 077...
 
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụngĐề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDVLuận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
 

Andere mochten auch

NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀ...
NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀ...NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀ...
NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀ...
vietlod.com
 
Hướng dẫn chuyên đề môn học
Hướng dẫn chuyên đề môn họcHướng dẫn chuyên đề môn học
Hướng dẫn chuyên đề môn học
Mạnh Tiến
 

Andere mochten auch (20)

Rủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoáiRủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoái
 
NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀ...
NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀ...NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀ...
NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI CÁC NGÂN HÀ...
 
Giải pháp bình ổn lãi suất tín dụng trong ngân hàng thương mại
Giải pháp bình ổn lãi suất tín dụng trong ngân hàng thương mạiGiải pháp bình ổn lãi suất tín dụng trong ngân hàng thương mại
Giải pháp bình ổn lãi suất tín dụng trong ngân hàng thương mại
 
Hướng dẫn chuyên đề môn học
Hướng dẫn chuyên đề môn họcHướng dẫn chuyên đề môn học
Hướng dẫn chuyên đề môn học
 
đề Tài hành vi tiêu dùng cá nhân và hành vi tiêu dùng của người đại diện tổ chức
đề Tài hành vi tiêu dùng cá nhân và hành vi tiêu dùng của người đại diện tổ chứcđề Tài hành vi tiêu dùng cá nhân và hành vi tiêu dùng của người đại diện tổ chức
đề Tài hành vi tiêu dùng cá nhân và hành vi tiêu dùng của người đại diện tổ chức
 
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
 
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvnTiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
 
Luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng...
Luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng...Luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng...
Luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng...
 
Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khác...
Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khác...Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khác...
Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khác...
 
Chuyên đề hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ ph...
Chuyên đề hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ ph...Chuyên đề hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ ph...
Chuyên đề hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ ph...
 
Thạc sỹ 321 phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
Thạc sỹ 321   phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...Thạc sỹ 321   phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
Thạc sỹ 321 phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
 
Luận văn logistics và phát triển logistics trong vận tải biển tại việt nam
Luận văn logistics và phát triển logistics trong vận tải biển tại việt namLuận văn logistics và phát triển logistics trong vận tải biển tại việt nam
Luận văn logistics và phát triển logistics trong vận tải biển tại việt nam
 
Quy trình sản xuất bún khô
Quy trình sản xuất bún khôQuy trình sản xuất bún khô
Quy trình sản xuất bún khô
 
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
 
đề Tài các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
đề Tài các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sựđề Tài các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
đề Tài các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
 
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
 
Luận văn tỷ giá hối đoái mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải...
Luận văn tỷ giá hối đoái   mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải...Luận văn tỷ giá hối đoái   mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải...
Luận văn tỷ giá hối đoái mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải...
 
1001 cau dam_thoai_tieng_anh_thong_dung_nhat_5475
1001 cau dam_thoai_tieng_anh_thong_dung_nhat_54751001 cau dam_thoai_tieng_anh_thong_dung_nhat_5475
1001 cau dam_thoai_tieng_anh_thong_dung_nhat_5475
 
Atiso và các sản phẩm từ atiso
Atiso và các sản phẩm từ atisoAtiso và các sản phẩm từ atiso
Atiso và các sản phẩm từ atiso
 
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
 

Ähnlich wie Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam

Ähnlich wie Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (20)

Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại SHB, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại SHB, 9đĐề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại SHB, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại SHB, 9đ
 
Luận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty vận tải Hà Anh
Luận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty vận tải Hà AnhLuận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty vận tải Hà Anh
Luận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty vận tải Hà Anh
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh VượngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
 
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdfRủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
 
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI TH...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI TH...PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI TH...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI TH...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
 
Luận văn: Một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh...
Luận văn: Một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh...Luận văn: Một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh...
Luận văn: Một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh...
 
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...
 
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc KạnRủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
 
Đề tài: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank, HAYĐề tài: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank, HAY
 
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429
 
Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, HAY
Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, HAYĐề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, HAY
Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, HAY
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank tỉnh Hà Giang, HAY
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank tỉnh Hà Giang, HAYĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank tỉnh Hà Giang, HAY
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank tỉnh Hà Giang, HAY
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
 
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng, ĐIỂM 8, HOTĐề tài hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng, ĐIỂM 8, HOT
 
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và ...Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và ...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9đĐề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9đ
 
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...
 

Mehr von Thanh Hoa

Mehr von Thanh Hoa (20)

Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh họcXử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
 
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt namXung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
 
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnhứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
 
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
 
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
 
Thị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt namThị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt nam
 
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bảnThảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
 
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anhTổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
 
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
 
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkavTiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
 
Tiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketingTiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketing
 
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theoTiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
 
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt namTiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
 
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
 
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung ppt
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung pptTài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung ppt
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung ppt
 
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt nam
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt namTác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt nam
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt nam
 
Sản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnSản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắn
 
Sản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnSản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắn
 
Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...
Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...
Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...
 

Chuyên đề giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam

  • 1. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................1 LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1 MỤC LỤC............................................................................................................3 LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.................3 1.1.1 Khái niệm lãi suất ..........................................................................................................3 1.1.2 Phân loại lãi suất............................................................................................................3 1.1.3 Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường..............................................................5 1.2 RỦI RO LÃI SUẤT VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM.....................................................................................................................7 1.2.1 Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM...................................................7 1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất đối với NHTM........................................................10 1.2.3 Lượng hóa rủi ro lãi suất .............................................................................................12 1.2.4 Biện pháp phòng ngừa RRLS tại các NHTM................................................................16 1.3 KINH NGHIỆM PHÒNG NGỪA RRLS TẠI CÁC NHTM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM....................................................................................................................27 1.3.1. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro lãi suất của một số nước trên thế giới ......................27 1.3.2 Bài học cho Việt Nam...................................................................................................30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................31 CHƯƠNG 2 : TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT VÀ CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.....................................................32 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ...................................................32 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển...................................................................................32 2.1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM................................................33 2.1.3 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng..........................................................................36 2.2 THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT VÀ CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.....................................................................................42 2.2.1 Biến động lãi suất thị trường năm 2008, 2009, 2010 ...................................................42 2.2.2 Thực trạng rủi ro lãi suất tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam..................................46 2.2.3 Công tác phòng ngừa , hạn chế RRLS tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam.............53 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ RRLS VÀ CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA HẠN CHẾ RRLS TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.....................................................................................58 2.3.1 Đánh giá rủi ro lãi suất tại NHTMCP Ngoại thương Việt nam.......................................58 2.3.2 Đánh giá về công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất tại NHTM........................60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................68 Trương Cẩm Vân Lớp LTĐH 5C
  • 2. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng CHƯƠNG 3 : PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM............................................69 3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI...................................................................................................................................69 3.1.1 Định hướng hoạt động chung của ngân hàng..............................................................69 3.2 HỆ THỐNG GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RRLS TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.................................................................................................................72 3.2.1 Ban lãnh đạo ngân hàng cần quan tâm một cách toàn diện về RRLS và quản trị RRLS .............................................................................................................................................. 73 3.2.2 Có bộ phận chuyên trách về quản trị RRLS.................................................................73 3.2.3 Xây dựng và hoàn thiện quy trình quản trị RRLS.........................................................74 3.2.4 Tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ..........................80 3.2.5 Nâng cao năng lực điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng.......................................81 3.2.6 Đào tạo nguồn nhân lực.............................................................................................82 3.2.7 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.............................................................................83 3.2.8 Nâng cao chất lượng thông tin và các báo cáo rủi ro lãi suất......................................84 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ............................................................................................................85 3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước.........................................................................................85 3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN................................................................................................88 3.3.3 Kiến nghị đối với NHTMCP Ngoại thương Việt Nam....................................................95 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..................................................................................97 KẾT LUẬN........................................................................................................98 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHNN Ngân hàng nhà nước NHTU Ngân hàng trung ương CSTT Chính sách tiền tệ TSC Tài sản có TSN Tài sản nợ NHTM Ngân hàng thương mại Trương Cẩm Vân Lớp LTĐH 5C
  • 3. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng NHNT Ngân hàng ngoại thương VCB Vietcombank TCTD Tổ chức tín dụng RRLS Rủi ro lãi suất HĐQT Hội đồng quản trị QLRR quản lý rủi ro DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Mục Nội dung Bảng 2.1 2.1.3.1 Tình hình huy động vốn của VCB giai đoạn 2008 - 2010 Bảng 2.2 2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn của VCB giai đoạn 2008 - 2010 Trương Cẩm Vân Lớp LTĐH 5C
  • 4. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Bảng 2.3 2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB 2008 - 2010 Bảng 2.4 2.2.2.2 Giá trị TSC, TSN nội tệ nhạy cảm với lãi suất qua các thời kỳ Bảng 2.5 2.2.2.3 Giá trị TSN, TSC ngoại tệ nhạy cảm với lãi suất qua các thời kỳ Bảng 2.6 2.2.2.4 Lãi suất huy động nội tệ của VCB Bảng 2.7 2.2.2.5 Lãi suất huy động ngoại tệ của VCB Bảng 2.8 2.2.2.6 Lãi suất cho vay nội tệ của VCB Bảng 2.9 2.2.2.7 Lãi suất cho vay ngoại tệ của VCB Bảng 2.10 2.2.2.8 Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSC nội tệ Bảng 2.11 2.2.2.9 Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSN bằng nội tệ Bảng 2.12 2.2.2.10 Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSC bằng ngoại tệ Bảng 2.13 2.2.2.11 Mức thay đổi lãi suất trung bình TSN bằng ngoại tệ Bảng 2.14 2.2.2.12 Mức độ rủi ro lãi suất của đồng nội tệ Bảng 2.15 2.2.2.13 Mức độ rủi ro lãi suất của đồng ngoại tệ Bảng 2.16 2.2.2.14 Mức độ rủi ro lãi suất của ngân hàng DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Tên biểu đồ Mục Nội dung Biểu đồ 2.1 2.2.1.1 Lãi suất huy động VND năm 2008 Trương Cẩm Vân Lớp LTĐH 5C
  • 5. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Biểu đồ 2.2 2.2.1.2 Lãi suất huy động VND năm 2009 Biểu đồ 2.3 2.2.1.3 Lãi suất huy động VND năm 2010 Biểu đồ 2.4 2.3.1 Mối quan hệ giữa thu nhập ròng và sự thay đổi lãi suất nội tệ của VCB. Biểu đồ 2.5 2.3.1 Mối quan hệ giữa thu nhập ròng và sự thay đổi lãi suất nội tệ của VCB. Trương Cẩm Vân Lớp LTĐH 5C
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro kinh doanh là không thể tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng với phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một nước. Chính vì vậy, ngày nay trên thế giới, khoa học và công nghệ về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng đã đạt đến trình độ tiên tiến, hiện đại. Ở Việt Nam hiện nay, cơ chế điều hành lãi suất đang trong tiến trình tự do hóa. Đây là điều kiện tiền đề để các ngân hàng nâng cao tính tự chủ trong định giá các sản phẩm - dịch vụ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, cơ chế này cũng làm gia tăng nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lãi suất cho các ngân hàng do sự biến động thường xuyên của lãi suất thị trường. Từ đó, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã bộc lộ rõ những yếu kém trong công tác quản trị rủi ro lãi suất. Xuất phát từ thực tế trên, cùng với những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu ở trường em đã quyết định lựa chọn đề tài “ Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của khóa luận là đối chiếu giữa lý luận về công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất với thực tiễn rủi ro lãi suất tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam. Từ đó tìm ra những mặt hạn chế, nguyên nhân, và đề ra những giải pháp, kiến nghị giúp ngân hàng phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất hiệu quả hơn Trương Cẩm Vân Lớp LTĐH 5C
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Nội dung của chuyên đề tập trung đi sâu vào phân tích thực trạng công tác quản lý rủi ro lãi suất, đánh giá những thành công và tồn tại của công tác này, để từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất ý kiến nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận được tiến hành trong phạm vi hoạt độngcủa NHTMCP Ngoại thương Việt Nam trong ba năm 2008, 2009, 2010. Đối tượng nghiên cứu là rủi ro lãi suất dựa trên tình hình thực tế về hoạt động của ngân hàng trong thời kỳ kể trên. 4. Phương pháp nghiên cứu . Đề tài nghiên cứu dựa trên những phương pháp như : phương pháp tỏng hợp số liệu, phương pháp định lượng, phương pháo định tính, phương pháp phân tích,… 5. Kết cấu đề tài . Đề tài bao gồm ba chương : Chương I: Những lý luận cơ bản về rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. Chương II: Thực trạng rủi ro lãi suất và công tác phòng ngừa rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Chương III: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Trương Cẩm Vân Lớp LTĐH 5C
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................1 LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1 MỤC LỤC............................................................................................................3 LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.................3 1.1.1 Khái niệm lãi suất ..........................................................................................................3 1.1.2 Phân loại lãi suất............................................................................................................3 1.1.3 Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường..............................................................5 1.2 RỦI RO LÃI SUẤT VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM.....................................................................................................................7 1.2.1 Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM...................................................7 1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất đối với NHTM........................................................10 1.2.3 Lượng hóa rủi ro lãi suất .............................................................................................12 1.2.4 Biện pháp phòng ngừa RRLS tại các NHTM................................................................16 1.3 KINH NGHIỆM PHÒNG NGỪA RRLS TẠI CÁC NHTM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM....................................................................................................................27 1.3.1. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro lãi suất của một số nước trên thế giới ......................27 1.3.2 Bài học cho Việt Nam...................................................................................................30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................31 CHƯƠNG 2 : TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT VÀ CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.....................................................32 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ...................................................32 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển...................................................................................32 2.1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM................................................33 2.1.3 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng..........................................................................36 2.2 THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT VÀ CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.....................................................................................42 2.2.1 Biến động lãi suất thị trường năm 2008, 2009, 2010 ...................................................42 2.2.2 Thực trạng rủi ro lãi suất tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam..................................46 2.2.3 Công tác phòng ngừa , hạn chế RRLS tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam.............53 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ RRLS VÀ CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA HẠN CHẾ RRLS TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.....................................................................................58 2.3.1 Đánh giá rủi ro lãi suất tại NHTMCP Ngoại thương Việt nam.......................................58 2.3.2 Đánh giá về công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất tại NHTM........................60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................68 Trương Cẩm Vân Lớp LTĐH 5C
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng CHƯƠNG 3 : PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM............................................69 3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI...................................................................................................................................69 3.1.1 Định hướng hoạt động chung của ngân hàng..............................................................69 3.2 HỆ THỐNG GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RRLS TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.................................................................................................................72 3.2.1 Ban lãnh đạo ngân hàng cần quan tâm một cách toàn diện về RRLS và quản trị RRLS .............................................................................................................................................. 73 3.2.2 Có bộ phận chuyên trách về quản trị RRLS.................................................................73 3.2.3 Xây dựng và hoàn thiện quy trình quản trị RRLS.........................................................74 3.2.4 Tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ..........................80 3.2.5 Nâng cao năng lực điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng.......................................81 3.2.6 Đào tạo nguồn nhân lực.............................................................................................82 3.2.7 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.............................................................................83 3.2.8 Nâng cao chất lượng thông tin và các báo cáo rủi ro lãi suất......................................84 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ............................................................................................................85 3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước.........................................................................................85 3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN................................................................................................88 3.3.3 Kiến nghị đối với NHTMCP Ngoại thương Việt Nam....................................................95 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..................................................................................97 KẾT LUẬN........................................................................................................98 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHNN Ngân hàng nhà nước NHTU Ngân hàng trung ương CSTT Chính sách tiền tệ TSC Tài sản có TSN Tài sản nợ NHTM Ngân hàng thương mại Trương Cẩm Vân Lớp LTĐH 5C
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng NHNT Ngân hàng ngoại thương VCB Vietcombank TCTD Tổ chức tín dụng RRLS Rủi ro lãi suất HĐQT Hội đồng quản trị QLRR quản lý rủi ro DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Mục Nội dung Bảng 2.1 2.1.3.1 Tình hình huy động vốn của VCB giai đoạn 2008 - 2010 Trương Cẩm Vân Lớp LTĐH 5C
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Bảng 2.2 2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn của VCB giai đoạn 2008 - 2010 Bảng 2.3 2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB 2008 - 2010 Bảng 2.4 2.2.2.2 Giá trị TSC, TSN nội tệ nhạy cảm với lãi suất qua các thời kỳ Bảng 2.5 2.2.2.3 Giá trị TSN, TSC ngoại tệ nhạy cảm với lãi suất qua các thời kỳ Bảng 2.6 2.2.2.4 Lãi suất huy động nội tệ của VCB Bảng 2.7 2.2.2.5 Lãi suất huy động ngoại tệ của VCB Bảng 2.8 2.2.2.6 Lãi suất cho vay nội tệ của VCB Bảng 2.9 2.2.2.7 Lãi suất cho vay ngoại tệ của VCB Bảng 2.10 2.2.2.8 Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSC nội tệ Bảng 2.11 2.2.2.9 Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSN bằng nội tệ Bảng 2.12 2.2.2.10 Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSC bằng ngoại tệ Bảng 2.13 2.2.2.11 Mức thay đổi lãi suất trung bình TSN bằng ngoại tệ Bảng 2.14 2.2.2.12 Mức độ rủi ro lãi suất của đồng nội tệ Bảng 2.15 2.2.2.13 Mức độ rủi ro lãi suất của đồng ngoại tệ Bảng 2.16 2.2.2.14 Mức độ rủi ro lãi suất của ngân hàng DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Tên biểu đồ Mục Nội dung Trương Cẩm Vân Lớp LTĐH 5C
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Biểu đồ 2.1 2.2.1.1 Lãi suất huy động VND năm 2008 Biểu đồ 2.2 2.2.1.2 Lãi suất huy động VND năm 2009 Biểu đồ 2.3 2.2.1.3 Lãi suất huy động VND năm 2010 Biểu đồ 2.4 2.3.1 Mối quan hệ giữa thu nhập ròng và sự thay đổi lãi suất nội tệ của VCB. Biểu đồ 2.5 2.3.1 Mối quan hệ giữa thu nhập ròng và sự thay đổi lãi suất nội tệ của VCB. Trương Cẩm Vân Lớp LTĐH 5C
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro kinh doanh là không thể tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng với phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một nước. Chính vì vậy, ngày nay trên thế giới, khoa học và công nghệ về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng đã đạt đến trình độ tiên tiến, hiện đại. Ở Việt Nam hiện nay, cơ chế điều hành lãi suất đang trong tiến trình tự do hóa. Đây là điều kiện tiền đề để các ngân hàng nâng cao tính tự chủ trong định giá các sản phẩm - dịch vụ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, cơ chế này cũng làm gia tăng nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lãi suất cho các ngân hàng do sự biến động thường xuyên của lãi suất thị trường. Từ đó, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã bộc lộ rõ những yếu kém trong công tác quản trị rủi ro lãi suất. Xuất phát từ thực tế trên, cùng với những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu ở trường em đã quyết định lựa chọn đề tài “ Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của khóa luận là đối chiếu giữa lý luận về công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất với thực tiễn rủi ro lãi suất tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam. Từ đó tìm ra những mặt hạn chế, nguyên nhân, và đề ra những giải pháp, kiến nghị giúp ngân hàng phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất hiệu quả hơn Nội dung của chuyên đề tập trung đi sâu vào phân tích thực trạng công tác quản lý rủi ro lãi suất, đánh giá những thành công và tồn tại của công tác này, để Trương Cẩm Vân 1 Lớp LTĐH 5C
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất ý kiến nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận được tiến hành trong phạm vi hoạt độngcủa NHTMCP Ngoại thương Việt Nam trong ba năm 2008, 2009, 2010. Đối tượng nghiên cứu là rủi ro lãi suất dựa trên tình hình thực tế về hoạt động của ngân hàng trong thời kỳ kể trên. 4. Phương pháp nghiên cứu . Đề tài nghiên cứu dựa trên những phương pháp như : phương pháp tỏng hợp số liệu, phương pháp định lượng, phương pháo định tính, phương pháp phân tích,… 5. Kết cấu đề tài . Đề tài bao gồm ba chương : Chương I: Những lý luận cơ bản về rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. Chương II: Thực trạng rủi ro lãi suất và công tác phòng ngừa rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Chương III: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Trương Cẩm Vân 2 Lớp LTĐH 5C
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1 TỔNG QUAN VỀ LÃI SUẤT 1.1.1 Khái niệm lãi suất Khi sử dụng bất kì một khoản tín dụng nào thì người đi vay cũng phải trả thêm một phần giá trị ngoài phần vốn gốc vay ban đầu, vì tiền tệ có giá trị về mặt thời gian đồng thời nhằm bù đắp chi phí cơ hội cho người vay. Tỉ lệ % của phần tăng thêm này so với vốn gốc vay ban đầu được gọi là lãi suất. Nói cách khác : lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn vay, tính bằng tỷ lệ phần trăm trên số tiền được vay mà người đi vay phải trả cho người sở hữu để đổi lấy quyền sử dụng tiền vay trong một thời gian nhất định. 1.1.2 Phân loại lãi suất 1.1.2.1 Phân theo loại hình tín dụng • Lãi suất tín dụng thương mại được áp dụng khi các doanh nghiệp cho nhau vay dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. • Lãi suất tín dụng ngân hàng áp dụng trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp, hộ gia đình, tổ chức kinh tế, cá nhân. Lãi suất này bao gồm lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền vay, lãi suất chiết khấu. • Lãi suất chỉ đạo là lãi suất NHNN áp dụng đối với thị trường tiền tệ gồm: lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu. NHTW các nước thường hình thành một cặp lãi suất tái cấp vốn tạo một khung lãi suất chỉ đạo nhằm kiểm soát và điều tiết sự biến động lãi suất trên thị trường đặc biệt là các mức lãi suất ngắn hạn. • Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng cho nhau vay trên thị trường tiền tệ. 1.1.2.2. Phân loại theo giá trị thực của lãi suất • Lãi suất danh nghĩa là lãi suất được tính theo giá trị danh nghĩa của Trương Cẩm Vân 3 Lớp LTĐH5C
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng tiền tệ vào thời điểm nghiên cứu ( là lãi suất chưa loại trừ đi tỉ lệ lạm phát ) • Lãi suất thực tế là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát ( lãi suất đã được loại trừ đi tỉ lệ lạm phát ) Quan hệ giữa lãi suất thực, lãi suất danh nghĩa, lạm phát được biểu diễn như sau: ir = i – п 1.1.2.3 Phân loại theo bản chất của hợp đồng tài chính • Lãi suất cố định: được giữ cố định trong suốt thời hạn vay. Ưu điểm của lãi suất này là các bên biết trước số tiền lãi được trả và phải trả nhưng lại có hạn chế là bị ràng buộc vào một mức lãi suất nhất định trong một thời gian nào đó dù cho các lãi suất khác có thay đổi như thế nào. Được áp dụng trong trường hợp lãi suất thị trường tương đối ổn định. • Lãi suất thả nổi: là lãi suất có thể thay đổi theo lãi suất tham chiếu hoặc theo chỉ số lạm phát. Áp dụng trong các trường hợp lãi suất biến động nhiều, khó dự đoán chính xác được chiều hướng cũng như mức độ biến động lãi suất. 1.1.2.4. Phân loại theo cách đo lường lãi suất • Lãi suất đơn: là lãi suất tính một lần trên số vốn gốc cho suốt kì hạn vay. Loại lãi suất này áp dụng cho các khoản tín dụng ngắn hạn, trả nợ một lần khi đáo hạn. Công thức tinh lãi suất đơn: I = Co × i × n • Lãi suất kép : là mức lãi suất có tính đến giá trị đấu tư lại của lợi tức thu được trong thời hạn sử dụng tiền vay. Áp dung cho các khoản đầu tư có Trương Cẩm Vân 4 Lớp LTĐH5C I : số tiền lãi i : Lãi suất Co : vốn gốc n : số thời kì gửi vốn i: lãi suất danh nghĩa. Ir : lãi suất thực tế. п : tỉ lệ lạm phát.
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng nhiều kì hạn thanh toán trong đó lãi của kì trước được nhập vào vào vốn gốc để tính lãi cho kì sau. Ta có: C = Co× ( l + i)n • Lãi suất hoàn vốn: Là lãi suất làm cân bằng giá trị hiên tại của số tiền nhập nhận được trong tương lai từ một khoản đầu tư với giá trị hôm nay của khoản đầu tư đó. Lãi suất hoàn vốn được xây dựng trên cơ sở khái niệm giá trị hiên tại (giá trị quy về hiện tại của các khoản thu nhập nhận được trong tương lai) ∑= = n i FVPV 1 × (1+ i)- n 1.1.3 Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường 1.1.3.1. Lãi suất là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô Lãi suất biến động sẽ tác động đến đầu tư, tiêu dùng, tiết kiệm nên nó sẽ tác động gián tiếp tới các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô. Khi lãi suất tăng cao, người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm hơn, hạn chế đầu tư, hạn chế tiêu dùng nên tổng cầu giảm, sản lượng giảm, giá cả giảm, thất nghiệp tăng, nội tệ có xu hướng tăng giá so với ngoại tệ. 1.1.3.2. Lãi suất là công cụ phân phối và kích thích sử dụng vốn hiêu quả Đối với các dự án có mức độ rủi ro như nhau, dự án nào có lãi suất cao hơn thường thu hút vốn nhanh hơn, nhiều hơn. Dự án nào có nhiều rủi ro hơn thì phải trả lãi cao hơn mới có khả năng thu hút được vốn. Như vậy bằng cách đưa ra các mức lãi suất khác nhau có thể phân luồng vốn theo mục đích mong muốn. Trương Cẩm Vân 5 Lớp LTĐH5C C : Số tiền thu được theo lãi gộp sau n kì . Co : số vốn gốc ban đầu i : lãi suất đơn. n : số kì gửi vốn PV : Giá trị hiện tại . FV : Các khoản thu nhập trong tương lai. i : Lãi suất hoàn vốn. n : Số kỳ hạn thanh toán.
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Một nguyên tắc trong tín dụng là vay thì phải trả cả gốc và lãi khi đến hạn. Việc buộc phải trả lãi vay đã kích thích người sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Họ phải thúc đẩy sản suất kinh doanh tạo thu nhập, không chỉ để bù đắp chi phí, mà còn phải có lợi nhuân làm cơ sở cho việc trả lãi. 1.1.3.3. Lãi suất là công cụ kích thích lợi ích vật chất. Lãi suất trở thành nhân tố cơ bản điều tiết tiêu dùng và tiết kiệm. Khi lãi suất cao sẽ khuyến khích người ta hi sinh tiêu dùng hiện tại, tiết kiệm nhiều hơn để có khoản tín dụng cao hơn trong tương lai và ngược lại. 1.1.3.4. Lãi suất là công cụ đo lường tình trạng sức khỏe của nền kinh tế, Trong giai đoạn phát triện của nền kinh tế, lãi suất có xu hướng tăng do nhu cầu tín dụng tăng. Trong đó, tốc độ tăng cầu tín dụng lớn hơn tốc độ tăng cung tín dụng. Ngược lại, trong giai đoạn suy thoái, lãi suất nền kinh tế có xu hướng giảm. Các xu hướng biến động của lãi suất được phản ánh trên đường cong lãi suất. Do đó nhìn vào đường cong lãi suất có thể thấy được xu hướng biến động của lãi suất và tình trạng sức khỏe của nền kinh tế. 1.1.3.5. Lãi suất là công cụ thực hiện CSTT quốc gia. Khả năng điều tiết kinh tế vĩ mô của lãi suất đã làm cho nó trở thành công cụ quan trọng để thực hiện CSTT quốc gia. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cũng như thị trường tài chính chưa phát triển, lãi suất được sử dụng làm công cụ trực tiếp tác động tới mục tiêu trung gian, qua đó tới mục tiêu cuối cùng của CSTT. Trong điều kiện thị trường phát triển, NHNN sử dụng lãi suất là công cụ gián tiếp của CSTT như : lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất trên thị trường mở để tác động gián tiếp tới lãi suất thị trường. Lãi suất thị trường thay đổi sẽ tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô nhằm đạt được các mục tiêu cuối cùng của CSTT. Trương Cẩm Vân 6 Lớp LTĐH5C
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng 1.2 RỦI RO LÃI SUẤT VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM. 1.2.1 Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM Rủi ro lãi suất là những tổn thất tiềm tàng mà ngân hàng phải gánh chịu khi lãi suất thị trường biến động. Đó là nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng ( vốn tự có ) của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động. Đây là rủi ro đặc trưng của bất kỳ một trung gian tài chính nào. Xét trên phương diện những loại thiệt hại mà biến động lãi suất thị trường gây ra cho ngân hàng, rủi ro lãi suất có thể được chia ra hai loại cơ bản : rủi ro về thu nhập và rủi ro giảm giá trị tài sản. 1.2.1.1 Rủi ro về thu nhập . Là khả năng suy giảm thu nhập lãi ròng của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động. Gồm 3 loại : • Rủi ro định giá lại : thực chất là rủi ro phát sinh khi ngân hàng có sự chênh lệch về kỳ hạn giữa TSC và TSN đối với các khoản mục có lãi suất cố định và chênh lệch về kỳ định giá lại đối với các khoản mục có lãi suất thả nổi Bao gồm 2 loại sau : - Rủi ro tái tài trợ TSN : Khi ngân hàng có kỳ hạn TSC lớn hơn kỳ hạn TSN, ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lãi suất và thực sự phải gánh chịu rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường tăng. Hoạt động tái tài trợ TSN xảy ra khi thời hạn sử dụng vốn lớn hơn thời hạn nguồn vốn tài trợ nó VD : Ngân hàng A có khoản cho vay 50 tỷ thời hạn 2 năm lãi suất cho vay 16% . Gốc và lãi trả hàng năm. Ngân hàng huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất 14%/ năm. Năm thứ 1 ngân hàng có khoản thu nhập ròng là 2%. Năm thứ 2, ngân hàng phải huy động thêm 50 tỷ mới với thời hạn 1 năm. Lúc này ngân hàng đối mặt với rủi ro tái tài trợ TSN, và phải thực sự gánh chịu rủi ro nếu lãi suất liên ngân hàng tăng lên. Khi lãi suất huy động tăng cao hơn 16%, ngân hàng sẽ bị lỗ. Trương Cẩm Vân 7 Lớp LTĐH5C
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng - Rủi ro tái đầu tư TSC : Khi ngân hàng có kỳ hạn TSC ngắn hơn kỳ hạn TSN, ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lãi suất và thực sự phải gánh chịu rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường giảm. Hoạt động tái đầu tư TSC xảy ra khi thời hạn sử dụng vốn ngắn hơn thời hạn nguồn vốn huy động. VD : Ngân hàng A có khoản vốn nhàn rỗi là 50 tỷ trong 2 năm, lãi suất huy động là 14%. Ngân hàng cho vay trong thời hạn 1 năm với lãi suất cho vay là 16%/năm. Sau 1 năm, ngân hàng có khoản thu nhập ròng là 2%. Sang năm thứ 2, lãi suất thị trường giảm nên ngân hàng chỉ có thể cho vay theo lãi suất hiện hành là 13,5%. Như vậy ngân hàng đã gặp phải rủi ro tái đầu tư TSC. • Rủi ro cơ bản : là rủi ro phát sinh khi việc định giá lại không hoàn hảo hoặc không giống nhau đối với những khoản mục khác nhau, nghĩa là có sự khác nhau về mức độ thay đổi giữa lãi suất thu được từ TSC và lãi phải trả cho TSN, mặc dù những khoản mục này có cùng thời hạn định giá lại. VD : Ngân hàng có khoản cho vay 1 năm được định giá lại hàng tháng theo lãi suất Tín phiếu kho bạc 1 tháng, và một khoản huy động vốn được định giá lại theo lãi suất Libor hàng tháng để tài trợ cho khoản cho vay này. Nếu lãi suất Libor và lãi suất tín phiếu kho bạc nhà nước có biến động tương đồng với nhau thì ngân hàng không gặp rủi ro. Nhưng trên thực tế, các mức lãi suất có thể không biến động tương đồng với nhau mà còn biến động ngược chiều nhau. Ví dụ lãi suất Libor tăng trong khi lãi suất tín phiếu kho bạc lại giảm, hoặc chúng biến động cùng chiều nhưng mức độ biến động khác nhau thì ngân hàng sẽ phải gánh chịu rủi ro. • Rủi ro lựa chọn : là rủi ro thay đổi về phương thức tính toán đối với các TSC hoặc TSN khi lãi suất biến động. Ví dụ : khi lãi suất thị trường tăng, khách hàng có xu hướng trì hoãn thanh toán các khoản vay trước kia hoặc rút trước hạn đối với các khoản tiền gửi có kì hạn để gửi tiền vào các tài khoản tiền gửi mới có lãi suất cao hơn. Ngược lại, khi lãi suất thị trường có xu hướng giảm, khách hàng thanh toán trước hạn các khoản vay dài hạn như vay thế chấp nhà ở để thực hiện vay các món mới với lãi suất Trương Cẩm Vân 8 Lớp LTĐH5C
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng thấp. Nhìn chung tất cả các trường hợp thay đổi phương thức thanh toán đối với TSN hoặc TSC khi lãi suất thị trường biến động đều dẫn đến rủi ro thu nhập lãi ròng đối với ngân hàng. 1.2.1.2 Rủi ro giảm giá trị tài sản. Là khả năng giá trị ròng của ngân hàng bị suy giảm khi lãi suất thị trường biến động. RRLS tác động đến giá trị tài sản bao gồm các loại sau: • Rủi ro kỳ hạn : là rủi ro giảm giá trị ròng của ngân hàng khi tồn tại sự không cân xứng về kì hạn giữa TSC và TSN. Giá trị thị trường của TSC hay TSN là dựa trên khái niệm về giá trị hiện tại của tiền tệ. Nếu lãi suất thị trường tăng lên thì mức chiết khấu giá trị tài sản cũng tăng lên làm cho giá trị hiện tại của TSC và TSN giảm xuống và ngược lại. - Kỳ hạn TSC < TSN : ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất thị trường giảm. Cụ thể, khi lãi suất giảm thì giá trị hiện tại của TSC và TSN đều tăng, nhưng mức tăng của TSC < mức tăng của TSN nên thu nhập của ngân hàng tăng chậm hơn chi phí ngân hàng phải bỏ ra, dẫn đến giá trị ròng của ngân hàng giảm. VD : Ngân hàng A có TSC = 100.000 tỷ đồng, kỳ hạn 1 năm và TSN = 100.000 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm. Nếu lãi suất giảm từ 10% xuống 9% thì giá trị hiện tại của TSC và TSN thay đổi như sau : Δ PVA = 100.000 ( 1 + 0,09 )-1 - 100.000 ( 1 + 0,1 )-1 = 834 tỷ Δ PVL = 100.000 ( 1 + 0,09 )-2 - 100.000 ( 1 + 0,1 )-2 = 1523 tỷ Như vậy giá trị TSC chỉ tăng 834 tỷ đồng trong khi giá trị TSN tăng 1523 tỷ đồng làm cho giá trị ròng của ngân hàng giảm đi 689 tỷ đồng. - Kỳ hạn TSC > kỳ hạn TSN : ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất thị trường tăng. Cụ thể, khi lãi suất tăng thì giá trị hiện tại của TSC và TSN đều giảm, nhưng mức giảm của TSC > mức giảm của TSN, thu nhập của ngân hàng giảm nhiều hơn chi phí làm cho giá trị ròng của ngân hàng giảm xuống. VD : Ngân hàng A có TSC = 100.000 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm và TSN = 100.000 tỷ đồng, kỳ hạn 1 năm. Nếu lãi suất tăng từ 10% lên 11% thì giá trị hiện tại của TSC và TSN thay đổi như sau : Trương Cẩm Vân 9 Lớp LTĐH5C
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Δ PVA = 100.000 ( 1 + 0,11 )-2 - 100.000 ( 1 + 0,1 )-2 = -1.482 tỷ Δ PVL = 100.000 ( 1 + 0,11 )-1 - 100.000 ( 1 + 0,1 )-1 = -819 tỷ Như vậy giá trị TSC giảm 1.482 tỷ đồng còn giá trị TSN chỉ giảm 819 tỷ đồng làm cho giá trị ròng của ngân hàng giảm đi 663 tỷ đồng. • Rủi ro đường cong lãi suất Là rủi ro của ngân hàng trước những thay đổi về độ dốc và hình dạng của đường cong lãi suất. Rủi ro này phát sinh khi những thay đổi không dự đoán trước của đường cong lãi suất làm giảm giá trị tài sản của ngân hàng, do lãi suất các thời hạn khác nhau thay đổi theo những mức độ khác nhau. Ví dụ đường cong lãi suất trở nên dốc hơn so với dự đoán ban đầu, khi đó lãi suất của các khoản cho vay có kì hạn 3 năm có thể tăng lên 2%/năm. Trong khi cùng thời điểm đó lãi suất huy động kì hạn một năm lại chỉ tăng 0,5%/năm. Trường hợp này giá trị TSC của ngân hàng sẽ càng giảm mạnh hơn so vơi sự giảm giá trị TSN, dẫn đến rủi ro rất lớn đối với giá trị ròng của ngân hàng. Những trường hợp như thế này xảy ra tương đối phổ biến trong thực tế kinh doanh của các NHTM. 1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất đối với NHTM. 1.2.2.1 Sự không cân xứng về kì hạn TSC và TSN của ngân hàng. • Nguyên nhân từ phía ngân hàng: do ngân hàng có xu hướng duy trì thời hạn TSC lớn hơn TSN nhằm tăng khả năng tạo lợi nhuận, như việc ngân hàng huy động vốn ngắn hạn với lãi suất thấp để cho vay trung dài hạn với lãi suất cao. • Nguyên nhân từ phía khách hàng : Do số lượng khách hàng đa dạng và phong phú. Những người vay tiền và gửi tiền đều có những nhu cầu khác nhau khi gửi cũng như khi vay tiền, dẫn đến sự đa dạng về kỳ hạn của các khoản vốn huy động và các khoản cho vay. Khách hàng không nhất thiết phải tuân thủ tuyệt đối các cam kết về mặt kỳ hạn với ngân hàng. Ví dụ : khách hàng có thể rút tiền trước hạn,…Tần số xuất hiện sự vi phạm thỏa thuận về thời hạn của khách hàng vay và gửi tiền thường Trương Cẩm Vân 10 Lớp LTĐH5C
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng không tương xứng nhau, điều này càng làm tăng khả năng mất cân xứng về kỳ hạn của các khoản cho vay và các khoản huy động vốn của ngân hàng. 1.2.2.2 Do biến động của lãi suất thị trường. Lãi suất được hình thành do cung cầu tín dụng, vì vậy sự biến động của lãi suất thị trường là do sự biến động của cung và cầu tín dụng. Thứ nhất : Các nhân tố làm dịch chuyển đường cung tín dụng Lạm phát dự tính : Khi lạm phát dự tính tăng lên thì tỷ suất lợi tức dự tính của công cụ nợ giảm so với lãi suất dự tính của tài sản thực. Người có tiền có xu hướng chuyển sang nắm giữ tài sản thực nhiều hơn các tài sản tài chính, hạn chế việc cho vay tiền làm cung quỹ cho vay giảm ở bất kỳ mức lãi suất nào cho trước. Đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang trái. Rủi ro của công cụ nợ : Mức độ rủi ro của công cụ nợ tăng lên khiến cho cầu mua công cụ nợ giảm đi, cung tín dụng giảmn đường cung tín dụng dịch chuyển sang trái. Tính lỏng công cụ nợ : Tính lỏng của công cụ nợ càng cao thì tính hấp dẫn của công cụ nợ đó càng tăng, làm cho cầu công cụ nợ tăng lên ở mọi mức lãi suất, cung tín dụng tăng làm cho đường cung tín dụng dịch chuyển sang phải. Chu kỳ kinh doanh : Khi nền kinh tế đang tăng trưởng thì tài sản và thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế tăng lên làm tăng khả năng cung ứng vốn ở mọi mức lãi suất, cung tín dụng tăng lên làm đường cung tín dụng dịch chuyển sang phải. Thứ hai : Các nhân tố làm dịch chuyển đường cầu tín dụng Lạm phát dự tính : Khi lạm phát dự tính tăng thì chi phí thực dự tính của việc vay tiền giảm, người vay vốn được lợi nên nhu cầu vay vốn của các chủ thể trong nền kinh tế tăng lên, cầu tín dụng tăng ở bất kỳ mức lãi suất nào, làm cho đường cầu quỹ cho vay dịch chuyển sang phải. Chu kỳ kinh doanh : Khi nền kinh tế tăng trưởng, có nhiều cơ hội đầu tư được trông đợi là có khả năng sinh lợi, nhu cầu vay vốn để tài trợ cho các dự án Trương Cẩm Vân 11 Lớp LTĐH5C
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng của doanh nghiệp tăng lên, cầu tín dụng tăng lên làm đường cầu tín dụng dịch chuyển sang phải. Thâm hụt ngân sách nhà nước : Khi bội chi ngân sách nhà nước tăng lên, nhu cầu vay của nhà nước để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước làm tăng cầu tín dụng, đường cầu tín dụng dịch chuyển sang phải. 1.2.3 Lượng hóa rủi ro lãi suất 1.2.3.1 Mô hình định giá lại Mục đích : đo lường mức độ biến động của thu nhập lãi ròng của ngân hàng trước sự biến động của lãi suất thị trường Nội dung : phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị kế toán nhằm xác định chênh lệch giữa tiền lãi thu được từ tài sản có và lãi phải thanh toán cho tài sản nợ sau 1 thời gian nhất định. • Bước 1 : Phân loại TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất. TSC và TSN của ngân hàng có thể được phân chia thành các nhóm tài sản nhạy cảm với lãi suất theo các mức kỳ hạn, tính trên cơ sở thời hạn còn lại của tài sản. Cơ sở của việc phân loại là dựa vào mức độ biến động của thu nhập lãi ( với TSC) và chi phí lãi ( với TSN) khi lãi suất thị trường thay đổi. TSC nhạy cảm với lãi suất thường là những tài sản mà ngân hàng phải định giá lại khi lãi suất thị trường thay đổi, như các khoản cho vay theo lãi suất thả nổi, chứng khoán sắp đáo hạn,… TSN nhạy cảm với lãi suất là những nguồn vốn cần phải được định giá lại khi lãi suất thị trường thay đổi, như những khoản tiền gửi với lãi suất thả nổi, các khoản tiền gửi sắp đến hạn trả, các khoản tiền gửi đến kỳ điều chỉnh lãi, những khoản vay mượn trên thị trường tiền tệ,.. • Bước 2 : Xác định : Chênh lệch giữa TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất GAP = RSA – RSL Sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất : Trương Cẩm Vân 12 Lớp LTĐH5C
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng ∆ NII = GAP × ∆I Kết luận : Ngân hàng có khe hở nhạy cảm lãi suất dương (GAP > 0) sẽ gặp RRLS khi lãi suất giảm.Khi lãi suất giảm làm thu nhập lãi từ TSC và chi phí lãi từ TSN đều giảm, nhưng thu nhập lãi giảm nhiều hơn chi phí lãi nên thu nhập lãi ròng giảm và ngân hàng bị tổn thất. Ngân hàng có khe hở nhạy cảm lãi suất âm (GAP < 0) sẽ gặp RRLS khi lãi suất tăng. Vì khi lãi suất tăng làm thu nhập lãi từ TSC và chi phí lãi từ TSN đều tăng nhưng chi phí lãi tăng nhanh hơn nên thu nhập lãi ròng giảm và ngân hàng bị tổn thất. Khi khe hở GAP = 0, ngân hàng được coi là không gặp RRLS, vì thu nhập lãi từ TSC và chi phí lãi từ TSN sẽ thay đổi theo cùng một tỷ lệ. Ưu nhược điểm của mô hình định giá lại : Mô hình có ưu điểm là đơn giản, trực quan và dễ dàng xác định thay đổi của thu nhập lãi ròng nhưng vẫn còn những nhược điểm sau : Thứ nhất : Việc phân loại các khoản mục nhạy cảm với lãi suất không mang độ chính xác tuyệt đối. Ví dụ đối với các khoản mục không có kỳ hạn định trước, không trả lãi hoặc trả lãi rất thấp, ngân hàng thường xếp nó vào các tài sản không nhạy cảm với lãi suất. Tuy nhiên các khoản mục đó thực ra vẫn nhạy cảm với lãi suất vì khi lãi suất thị trường tăng, khách hàng có xu hướng rút tiền từ những tài khoản không hưởng lãi ( do chi phí cơ hội của việc duy trì những tài khoản này trở nên cao hơn) Thứ hai : Mới chỉ đo lường được rủi ro thu nhập của ngân hàng. Vì khi lãi suất thay đổi không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập lãi mà còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của TSC, TSN. Mô hình định giá lại chỉ dựa trên giá trị ghi sổ Trương Cẩm Vân 13 Lớp LTĐH5C GAP : khe hở nhạy cảm lãi suất. RSA : TSC nhạy cảm với lãi suất. RSL : TSN nhạy cảm với lãi suất ∆ NII : Sự thay đổi thu nhập lãi ròng. ∆I : Sự thay đổi của lãi suất thị trường.
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng mà không đề cập đến giá trị thị trường của tài sản nên nó chỉ phản ánh được một phần rủi ro lãi suất của ngân hàng. Thứ ba : Về kỳ hạn định giá tích lũy : Việc phân nhóm tài sản theo một khung kỳ hạn nhất định đã phản ánh sai lệch thông tin về cơ cấu các TSC, TSN trong cùng một nhóm. Thứ tư : Vấn đề tài sản đến hạn : theo mô hình định giá lại, các khoản tín dụng dài hạn không nhạy cảm với lãi suất. Nhưng thực tế, các khoản cho vay này thường được hoàn trả theo định kỳ ( tháng, quý ) và ngân hàng thường xuyên sử dụng những khoản này để cho vay mới theo lãi suất hiện hành. Như vậy các khoản tín dụng dài hạn này thuộc loại TSC nhạy cảm với lãi suất. 1.2.3.2 Mô hình thời lượng Thời lượng của một tài sản là thước đo thời gian tồn tại trung bình các luồng tiền phát sinh từ tài sản này, tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó. Mô hình thời lượng đo lường sự nhạy cảm của giá của khoản đầu tư có thu nhập cố định với sự thay đổi của lãi suất thị trường. Phương pháp này dùng để đo lường rủi ro giảm giá trị tài sản. ∑ ∑ = = ⋅ = N t t N t t PV tPV D 1 1 D : Thời lượng . PVt : Giá trị hiện tại của luồng tiền nhận được tại thời điểm cuối kỳ t. t : Thời gian tồn tại thực tế của các dòng tiền phát sinh của tài sản. N: Tổng số luồng tiền phát sinh từ tài sản. Ý nghĩa kinh tế của thời lượng : Đây là phép đo trực tiếp độ nhạy cảm của giá trị tài sản đối với lãi suất, tức là đo sự thay đổi giá trị của tài sản khi lãi suất thị trường thay đổi. i i D P P + ∆ ⋅−= ∆ 1 => i i PDP + ∆ ⋅⋅−=∆ 1 Trương Cẩm Vân 14 Lớp LTĐH5C ( 1 )
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng P P∆ : Phần trăm thay đổi của giá trị thị trường. i i + ∆ 1 : Phần trăm thay đổi lãi suất thị trường. Dấu ( - ) thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa giá trị thị trường với lãi suất. Ứng dụng của mô hình : Rủi ro lãi suất với toàn bộ bảng cân đối tài sản của ngân hàng có thể được xác định trên cơ sở tính toán chênh lệch thời lượng của hai vế bảng cân đối tài sản ngân hàng. • Bước 1 : Tính toán thời lượng của TSC và TSN: ∑∑ == == m j jLjLLAi n i AiA DXDDXD 1 ; 1 Trong đó : DA : Thời lượng của toàn bộ TSC. DL : Thời lượng của toàn bộ TSN. DAi : Thời lượng của TSC thứ i. XAi : Tỷ trọng của TSC thứ I trong danh mục TSC. DLj : Thời lượng của TSN thứ j. XLj : Tỷ trọng của TSN thứ j trong danh mục TSN. n : Số loại TSC. m : Số loại TSN. • Bước 2 : Lượng hóa rủi ro của ngân hàng khi lãi suất biến động : A = L + E => E = A - L => ∆E = ∆A - ∆L Từ CT (1) => ( ) ( )i i ADE A + ∆ ⋅−=∆ 1 - ( ) ( )i i LDL + ∆ − 1 . => ( ) ( )i i ADkDE LA + ∆ ⋅⋅−−=∆ 1 . với k = L/A Kết luận : RRLS tiềm ẩn của ngân hàng phụ thuộc vào các yếu tố sau - Chênh lệch thời lượng giữa TSC và TSN. Chênh lệch này càng lớn thì rủi ro lãi suất của ngân hàng càng cao. - Quy mô của ngân hàng ( Tổng tài sản có A ). Quy mô của ngân hàng càng lớn thì tiềm ẩn RRLS càng cao. Trương Cẩm Vân 15 Lớp LTĐH5C
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng - Mức độ biến động của lãi suất càng lớn thì tiềm ẩn RRLS càng lớn. Tác động của sự thay đổi lãi suất tới giá trị VTC của ngân hàng : Trạng thái khe hở kì hạn Thay đổi lãi suất Sự thay đổi giá trị VTC DA > k. DL Tăng Giảm Giảm Tăng DA < k. DL Tăng Tăng Giảm Giảm DA = k. DL Tăng, giảm Không đổi Ưu nhược điểm của mô hình : Mô hình thời lượng là phép đo RRLS mang độ chính xác cao vì nó đề cập đến yếu tố thời gian của tất cả các luồng tiền cũng như kỳ hạn đến hạn của TSC và TSN.Tuy nhiên mô hình có một số nhược điểm sau : Thứ nhất : Hạn chế về tính lồi của mô hình: Mô hình thời lượng dự đoán mối quan hệ giữa sự thay đổi thị giá tài sản với lãi suất là quan hệ tuyến tính, nhưng qua nghiên cứu thực tế thì khi lãi suất biến động mạnh thì thị giá chứng khoán thay đổi nhiều hơn so với dự báo của mô hình. Nghĩa là mối quan hệ giữa thị giá tài sản và lãi suất là mối quan hệ phi tuyến, đặc tính này gọi là tính lồi trong quan hệ lãi suất và thị giá tài sản. Nếu lãi suất thị trường biến động càng mạnh và tính lồi của tài sản càng lớn thì ngân hàng phải đối mặt với sai số càng lớn trong khi sử dụng mô hình. Thứ hai : Vấn đề trì hoãn thanh toán : Một trong những giả định để đo lường RRLS khi sử dụng mô hình thời lượng là việc thanh toán lãi và gốc đầy đủ, đúng hạn quy định. Trên thực tế, nhiều trường hợp khách hàng không thanh toán được khoản tín dụng cho ngân hàng và ngân hàng phải gia hạn nợ, dẫn đến các luồng tiền mà ngân hàng nhận hoặc chi trả trong tương lai sẽ thay đổi, dẫn đến việc sử dụng mô hình thời lượng thiếu chính xác. 1.2.4 Biện pháp phòng ngừa RRLS tại các NHTM 1.2.4.1 Biện pháp nội bảng. Nguyên nhân của RRLS là do sự mất cân đối kỳ hạn giữa TSC và TSN và sự biến động của lãi suất thị trường. Vì vậy , một trong những biện pháp quan Trương Cẩm Vân 16 Lớp LTĐH5C
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng trọng để phòng ngừa RRLS là cố gắng duy trì sự cân xứng về kỳ hạn TSC và TSN. Tuy nhiên ngoài việc duy trì sự cân xứng về kỳ hạn để bảo toàn vốn, đối với những ngân hàng có kinh nghiệm và khả năng quản lý tốt, họ sẽ lợi dụng chính sự biến động của lãi suất để tìm kiếm lợi nhuận. Ngân hàng sẽ thường xuyên điều chỉnh chênh lệch kỳ hạn giữa TSC và TSN nhạy cảm dựa trên các dự báo tin cậy về lãi suất của ngân hàng. Cụ thể như sau : Thay đổi lãi suất dự tính Duy trì ( DA – kDL ) Chiến lược quản lý Kết quả Lãi suất tăng => ngân hàng gặp rủi ro khi ( DA – kDL ) > 0 DA – kDL < 0 Giảm DA và tăng DL E tăng Lãi suất giảm => ngân hàng gặp rủi ro khi ( DA – kDL) < 0 DA – kDL > 0 Tăng DA và giảm DL E tăng Trường hợp 1 : Ngân hàng có kì hạn dương (DA – k.DL > 0), ngân hàng sẽ gặp rủi ro nếu lãi suất tăng. Lúc này, ngân hàng cần điều chỉnh bảng cân đối sao cho DA – k.DL < 0 bằng cách giảm DA và tăng DL. • Tăng kì hạn của TSN bằng cách phát hành thêm công cụ nợ với kì hạn dài, tăng cường huy động vốn trung và dài hạn. • Giảm kỳ hạn của TSC bằng cách : - Bán bớt các chứng khoán dài hạn, đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn - Bán các khoản cho vay dài hạn. Nhưng việc này ít khả thi. Vì với các khoản tín dụng chất lượng tốt thì ngân hàng không muốn bán, còn những khoản tín dụng chất lượng xấu thì lại khó bán và nếu bán được thì giá cũng rất thấp. - Một giải pháp mới để giảm kỳ hạn TSC của ngân hàng là chứng khoán hóa các khoản cho vay dài hạn. Đây là một giải pháp mới để điều chỉnh bảng cân đối của ngân hàng. Chứng khoán hóa là quá trình tập hợp và tái cấu trúc các tài sản thiếu tính thanh khoản nhưng lại có thu nhập cao bằng tiền trong tương lai (như các khoản phải thu, các khoản nợ ) chuyển đổi thành trái phiếu, hay gọi chung là chứng khoán và đưa ra giao dịch trên thị trường. Ngân hàng sẽ bán những chứng khoán này cho các nhà đầu tư để thu về nhanh chóng các khoản Trương Cẩm Vân 17 Lớp LTĐH5C Nợ 1 Người mua A
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng nợ đó. Về phía các nhà đầu tư, khi cầm chứng khoán này trong tay họ sẽ trở thành chủ nợ mới và có quyền đòi cả gốc và lãi khi giấy nợ đã đến hạn. Nghiệp vụ chứng khoán hóa sẽ làm rút ngắn kì hạn tài sản của ngân hàng, làm giảm bớt nhạy cảm của tài sản ngân hàng trước những thay đổi của lãi suất thị trường chứng khoán hóa được xem là công cụ hữu hiện trong việc quản lý rủi ro lãi suất, giúp ngân hàng dễ dàng thay đổi danh mục đầu tư để làm cân xứng kì hạn giữa TSC và TSN Trường hợp 2 : Ngân hàng có DA – k.DL < 0, ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất giảm. Lúc này, ngân hàng cần điều chỉnh sao cho DA- k.DL > 0, bằng cách tăng DA và giảm DL. Những biện pháp này tuy có thể tác động trực tiếp lên BCĐ của ngân hàng nhưng ngân hàng không thể chủ động hoàn toàn mà lại gây tốn kém lớn cho ngân hàng. Để phòng ngừa rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận, ngân hàng có thể sử sụng các công cụ khác không tác động trực tiếp tới BCĐ của ngân hàng, đó là các biện pháp phòng ngừa ngoại bảng. 1.2.4.2 Biện pháp phòng ngừa ngoại bảng Trương Cẩm Vân 18 Lớp LTĐH5C Ngân hàng tập hợp các khoản nợ Ngân hàng tập hợp các khoản nợ Người mua BTổ chức phát hành chứng khoán Tổ chức phát hành chứng khoán Nợ 2 Nợ n Người mua N Nghiệp vụ phòng ngừa RRLS Hợp đồng quyền chọn Hợp đồng quyền chọn Hợp đồng hoán đổi Hợp đồng hoán đổi Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai Hợp đồng tương lai HĐ quyền chọn trái phiếu HĐ quyền chọn lãi suất ( Cap , floor, collar ) HĐ quyền chọn trái phiếu HĐ quyền chọn lãi suất ( Cap , floor, collar )HĐ kỳ hạn trái phiếu HĐ kỳ hạn tiền gửi HĐ kỳ hạn lãi suất HĐ kỳ hạn trái phiếu HĐ kỳ hạn tiền gửi HĐ kỳ hạn lãi suất
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng • • Phòng ngừa RRLS bằng hợp đồng kì hạn. Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá nhất định đã thỏa thuận từ hôm nay. Ngân hàng sử dụng hợp đồng kỳ hạn để tìm kiếm lợi nhuận nhằm bù đắp thiệt hại do rủi ro lãi suất gây ra. Ngân hàng có thể bán hoặc mua để phòng ngừa rủi ro. Các loại hàng hóa được lựa chọn là những loại hàng hóa khi lãi suất thay đổi sẽ tác động mạnh tới giá hàng hóa đó như trái phiếu, tiền gửi, lãi suất. -Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu: Nếu ngân hàng dự đoán lãi suất tăng trong tương lai : ngân hàng sẽ bán kỳ hạn trái phiếu theo giá hiện tại. Khi lãi suất tăng thì giá trái phiếu sẽ giảm. Nếu lãi suất thị trường tăng đúng như dự đoán, ngân hàng sẽ bán trái phiếu cho người mua theo giá đã thỏa thuận. Ngược lại, nếu ngân hàng dự đoán lãi suất thị trường giảm, ngân hàng sẽ mua kỳ hạn trái phiếu để phòng ngừa rủi ro. - Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi (Forward Forward Deposit – FFD) Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi là sự thỏa thuận giữa hai bên tại thời điểm hiện tại, theo đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi 1 số tiền nhất định bằng một loại tiền nhất định trong 1 khoảng thời gian từ t1 đến t2 trong tương lai với mức lãi suất nhất định. Hợp đồng kỳ hạn bao gồm mua hợp đồng kỳ hạn tiền gửi và bán hợp đồng kỳ hạn tiền gửi. Ngân hàng dự báo lãi suất thị trường có xu hướng tăng lên trong khi GAP < 0, ngân hàng sẽ mua hợp đồng kỳ hạn tiền gửi với mức lãi suất thỏa thuận. Nếu lãi suất thực tế sau đó cao hơn lãi suất thỏa thuận, ngân hàng sẽ không bị thiệt hại. Ngân hàng dự báo lãi suất thị trường giảm trong khi GAP > 0, ngân hàng sẽ bán hợp đồng kỳ hạn tiền gửi với lãi suất thỏa thuận. -Hợp đồng kỳ hạn lãi suất ( Forward rate agreement : FRA) Trương Cẩm Vân 19 Lớp LTĐH5C
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Hợp đồng kỳ hạn lãi suất là thỏa thuận giữa hai bên tại thời điểm t0, trong đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi một số tiền hư cấu nhất định bằng một loại tiền nhất định theo một mức lãi suất nhất định trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 trong tương lai Tại thời điểm t1 : so sánh lãi suất đã ấn định tại t0 với lãi suất hiện hành cho thời hạn từ t1 đến t2 ( lãi suất so sánh ) : + Nếu lãi suất so sánh > lãi suất ấn định, bên bán ( bên gửi tiền ) phải thanh toán cho bên mua phần chênh lệch. + Nếu lãi suất so sánh < lãi suất ấn định, bên mua ( bên nhận tiền ) phải thanh toán cho bên bán phần chênh lệch. Nghiệp vụ FRA khác với nghiệp vụ FFD là trên thực tế không diễn ra việc nhận và gửi tiền, các bên tham gia chỉ thanh toán cho nhau phần chênh lệch về lãi suất tính trên giá trị của hợp đồng. Nghiệp vụ FRA cũng bao gồm mua FRA và bán FRA. Bảng : Ngân hàng sử dụng hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa RRLS Trạng thái Δi HĐ kỳ hạn trái phiếu HĐ kỳ hạn tiền gửi HĐ kỳ hạn lãi suất DA > k. DL >0 Bán kỳ hạn trái phiếu Mua kỳ hạn lãi suất Mua kỳ hạn lãi suất DA < k. DL <0 Mua kỳ hạn trái phiếu Bán kỳ hạn tiền gửi Bán kỳ hạn lãi suất VD : Tại 10/2008 , NHTM có A = 100 tỷ, DA = 3năm, L = 80 Tỷ , DL = 2 năm. Lãi suất thị trường : 10%/năm. Trái phiếu chính phủ có thời lượng 2,5 năm, giá trị 10 triệu/ trái phiếu. HĐKH TG ghi mức lãi suất 10%. Ngân hàng dự đoán lãi suất thị trường tăng 2 % trong 3 tháng nữa. DA > kDL => ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất thị trường tăng. - Thiệt hại của ngân hàng khi lãi suất tăng : ( ) ( )i i AkDDE LA + ∆ ⋅⋅⋅−−=∆ 1 = - 100( 3 - 100 80 2 ) ( )1,01 02,0 + = -2,55 tỷ Trương Cẩm Vân 20 Lớp LTĐH5C
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng - Để phòng ngừa RRLS, ngân hàng có thể sử dụng các hợp đồng kỳ hạn như sau : + Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu : Tính sự giảm giá của trái phiếu chính phủ khi lãi suất tăng : ∆P = - P. D . ( )i i + ∆ 1 = -10 × 2.5 × ( )1,01 02,0 + = - 0.45 tr Vậy khi lãi suất tăng lên 2 % thì giá mỗi trái phiếu CP giảm 4.5 tr. Để bù đắp rủi ro, hôm nay ngân hàng phải ký hợp đồng kỳ hạn bán trái phiếu chính phủ. Lợi nhuận thu được từ hợp đồng này phải bằng số thiệt hại của ngân hàng do gặp rủi ro lãi suất. Mà lợi nhuận từ hợp đồng kỳ hạn bán trái phiếu bằng ∆P × N => ∆P × N = ∆E (N là số lượng trái phiếu giao dịch) => Số trái phiếu giao dịch : N = ∆E/ ∆P = 2550/ 0.45 = 5600 TP. + Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi : Để phòng ngừa rủi ro, hôm nay NH mua hợp đồng kỳ hạn tiền gửi để được nhận tiền gửi trong tương lai với mức lãi suất 10%. Mức lợi nhuận NH sẽ nhận được nếu thực hiện HĐ là F = L × ( 0,12 – 0.1) . Với L là số tiền gửi NH sẽ được nhận. Mức lợi nhuận từ hợp đồng tiền gửi phải đúng bằng thiệt hại của ngân hàng khi gặp rủi ro lãi suất => F = ∆E hay L × ( 0,12 – 0.1) = ΔE => L = ∆E/ 0.02 = 2,55 / 0.02 = 127,5 tỷ . Vậy hôm nay NH X sẽ mua HĐKHTG 127,5 tỷ, thời hạn của HĐ là từ 1/ 2009 đến 1/2010. Vào 1/2009, NH sẽ nhận số tiền gửi là 127,5 tỷ, với mức lãi suất đã ấn định là 10%, cho dù lãi suất trên thị trường vào 1/2009 là bao nhiêu. + Hợp đồng kỳ hạn lãi suất : Để phòng ngừa rủi ro, hôm nay ngân hàng cũng có thể tiến hành mua kỳ hạn 3 tháng lãi suất trên số tiền hư cấu là 127,5 tỷ, với mức lãi suất <= 10%. Sau 3 tháng, nếu lãi suất thực tế tăng lên 12%, thì người bán ( người gửi tiền ) sẽ thanh toán cho ngân hàng khoản chênh lệch là 127,5 × 2% = 2,55 tỷ, để ngân hàng bù đắp vào khoản lỗ do RRLS. Trương Cẩm Vân 21 Lớp LTĐH5C
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng • Phòng ngừa RRLS bằng hợp đồng tương lai. Hợp đồng tương lai là 1 thỏa thuận giữa 2 bên để mua hoặc bán 1 tài sản tại 1 thời điểm nhất định trong tương lai với 1 mức giá nhất định. Hợp đồng tương lai cũng giống hợp đồng kỳ hạn, bao gồm hợp đồng tương lai trái phiếu, hợp đồng tương lai lãi suất, hợp đồng tương lai tiền gửi. Tuy nhiên, hợp đồng tương lai có nhiều điểm khác biệt với hợp đồng kỳ hạn : Thứ nhất : Hợp đồng kỳ hạn được giao dịch trực tiếp giữa hai chủ thể, còn hợp đồng tương lai được giao dịch trên thị trường chính thức. Vì vậy nên việc chuẩn hóa hợp đồng là điều quan trọng . Thứ hai : Hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa về hàng hóa ( chỉ bao gồm 1 số loại nhất định ), quy mô hợp đồng, thời gian đáo hạn và nơi giao hàng, giá cả (được điều chỉnh hàng ngày theo điều kiện của thị trường). Do đó, hàng ngày người mua và người bán phải quyết toán với nhau những thay đổi của giá trị hợp đồng. Để thực hiện việc này, các nhà đầu tư phải duy trì khoản ký quỹ với môi giới. Thứ ba : So với hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai có tính thanh khoản cao hơn (do có thể mua, bán lại hợp đồng ), tính an toàn cao hơn ( do thực hiện trên thị trường chính thức ). VD : NHTM có A = 100 tỷ, DA = 3năm, L = 80 Tỷ , DL = 2 năm, lãi suất thi trường là 10%. Ngân hàng đang sở hữu trái phiếu chính phủ thời lượng 2,5 năm, giá trị : 10 triệu đồng/1 trái phiếu. Ngân hàng dự báo lãi suất thị trường sẽ tăng 3 %. Một hợp đồng tương lai gồm 100 trái phiếu. Ngân hàng có DA - k. DL = 1,4 > 0 => ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất thị trường tăng. Thiệt hại của ngân hàng khi lãi suất tăng : ( ) ( )i i AkDDE LA + ∆ ⋅⋅⋅−−=∆ 1 = - 100( 3 - 100 80 2 ) ( )1,01 03,0 + = - 3,47 tỷ = 3470 triệu Sự giảm giá của trái phiếu CP khi lãi suất tăng trong tương lai ∆P = - P. D ( )i i + ∆ 1 = -10 × 2.5 × ( )1,01 03,0 + = - 0,62 triệu Trương Cẩm Vân 22 Lớp LTĐH5C
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Để bù đắp rủi ro, hôm nay ngân hàng phải tiến hành bán một số lượng hợp đồng tương lai trái phiếu sao cho ΔE = ΔF ( ΔF là thay đổi giá trị của hợp đồng tương lai trái phiếu ). Lợi nhuận thu được từ hợp đồng tương lai này sẽ bù đắp 3,47 tỷ thiệt hại của ngân hàng do gặp rủi ro lãi suất. ΔF = 100. ∆P. N ( N là số lượng hợp đồng tương lai ). ΔE = ΔF => ΔE = 100. ∆P. N => N = ΔE/ 100. ∆P = 3470 / 100. 0,62 = 56 hợp đồng Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể tiến hành mua tương lai tiền gửi hoặc mua tương lai lãi suất với tổng giá trị là ΔE/Δi = 3,47/ 0,03 = 115,67 tỷ. Mức lãi suất thỏa thuận <= 10%. Khi lãi suất thực tăng lên 3% thì ngân hàng sẽ giảm được chi phí huy động ( hợp đồng tương lai tiền gửi) hoặc nhận được khoản bù chênh lệch ( hợp đồng tương lai lãi suất ) • Sử dụng hợp đồng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro lãi suất QC là 1 công cụ phái sinh cho phép người nắm giữ nó có quyền mua hoặc bán 1 khối lượng nhất định hàng hóa với một mức giá xác định , vào một thời điểm xác định trước.Người mua QC được quyền lựa chọn khi mức giá trên thị trường có lợi cho mình và phải trả khoản phí cho quyền lựa chọn đó. Người bán quyền chọn có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng bất cứ khi nào được yêu cầu và được nhận khoản phí quyền chọn. Phân loại quyền chọn : Căn cứ vào tính chất đối của quyền chọn: quyền chọn được chia làm hai loại là quyền chọn mua ( call option ) và quyền chọn bán ( put option ). Căn cứ vào tính chất thời gian của quyền chọn: quyền chọn được chia làm hai loại là quyền chọn Châu Âu và quyền chọn Châu Mĩ. Đối với quyền chọn Châu Âu người nắm giữ quyền chọn chỉ có thể thực hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn hợp đồng. Với quyền chọn Mĩ thì người nắm giữ quyền chọn có thể thực hiện quyền của mình vào bất cứ lúc nào trước ngày đáo hạn. Dựa trên sản phẩm của hợp đồng quyền chọn: quyền chọn bao gồm hai loại : quyền chọn trái phiếu và quyền chọn lãi suất. Trương Cẩm Vân 23 Lớp LTĐH5C
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng - Quyền chọn trái phiếu : Có 4 chiến lược cơ bản + Mua quyền chọn mua : Nếu ngân hàng có GAP > 0, lãi suất được dự đoán sẽ giảm, tức là ngân hàng có nguy cơ bị tổn thất lợi nhuận. Ngân hàng có thể mua quyền chọn mua trái phiếu tại mức giá cố định S đã thỏa thuận trước. Nếu lãi suất giảm thì giá chứng khoán tăng lên tới F > S, ngân hàng sẽ thực hiện quyền chọn mua và thu được lợi nhuận = F - S - (quyền phí + thuế) + Mua quyền chọn bán: Nếu ngân hàng có GAP < 0 và dự tính lãi suất tăng thì ngân hàng sẽ mua quyền chọn bán tại mức gia thỏa thuận S. Khi lãi suất tăng, thị giá chứng khoán giảm xuống F < S, ngân hàng sẽ thực hiện hợp đồng quyền chọn bán các trái phiếu tại giá S và mua trái phiếu mới tai giá F, thu được khoản lợi nhuận = S – F – ( quyền phí + thuế ) + Bán quyền chọn mua: Nếu lãi suất được dự đoán sẽ tăng, ngân hàng có thể bán quyền chọn mua ở mức giá thỏa thuận S và thu phí quyền chọn. Khi lãi suất tăng, thị giá trái phiếu giảm xuống F < S và hợp đồng không còn giá trị với người mua, ngân hàng vẫn nhận được lợi nhuận = phí quyền chọn. + Bán quyền chọn bán: Nếu lãi suất thị trường được dự đoán sẽ giảm, ngân hàng có thể tìm đối tác mua quyền bán tại giá trị S. khi lãi suất giảm, thị giá trái phiếu tăng, hợp đồng không còn giá trị với người mua. Kết quả là ngân hàng thu được phí quyền chọn. - Quyền chọn lãi suất : bao gồm 3 loại sau + CAP : Là nghiệp vụ trong đó bên mua thanh toán phí quyền chọn, được quyền yêu cầu bên thanh toán một khoản bù trừ ở mức chênh lệch giữa lãi suất tối đa đã thỏa thuận và lãi suất so sánh, nếu lãi suất này cao hơn lãi suất tối đa đã thỏa thuận, tính trên 1 giá trị hư cấu vào cuối 1 thời kỳ tính lãi nhất định. Giao dịch CAP được sử dụng để phòng ngừa rủi ro lãi suất tăng khi ngân hàng có GAP < 0 hoặc khi DA – kDL > 0. VD : Trương Cẩm Vân 24 Lớp LTĐH5C Huy động : 100 tỷ Thời hạn : 1 năm Lãi suất : 10% / năm Cho vay : 100 tỷ Thời hạn : 2 năm Lãi suất : 14% / năm BCĐ (NHA)
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng DA > k.DL => ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất tăng trong tương lai. Nếu lãi suất thực tế tăng lên thì ngân hàng sẽ phải huy động vốn với lãi suất cao hơn. Để phòng ngừa RRLS, ngân hàng sẽ mua 1 CAP với giá trị = 100 tỷ, lãi suất tối đa = 10%, thời hạn 1 năm, phí quyền chọn = 0.05%, lãi suất so sánh là lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm của 1 năm sau. Nếu sau 1 năm, lãi suất tăng lên trên 10%, ngân hàng sẽ được bên bán bù khoản chênh lệch lãi suất . Nếu lãi suất không tăng trên 10% thì ngân hàng sẽ chỉ mất khoản phí 0,05% mà vẫn phòng ngừa được rủi ro lãi suất của mình. -FLOOR : Là nghiệp vụ trong đó bên mua thanh toán phí quyền chọn và được quyền yêu cầu bên bán thanh toán một khoản bù trừ ở mức chênh lệch giữa lãi suất tối thiểu đã thỏa thuận và lãi suất so sánh, nếu lãi suất này thấp hơn lãi suất tối thiểu đã thỏa thuận, tính trên một giá trị hư cấu vào cuối một thời kỳ tính lãi nhất định. NH thực hiên giao dịch FLOOR để phòng ngừa RRLS giảm : khi giá trị TSC nhạy cảm với lãi suất > giá trị TSN nhạy cảm với lãi suất, hoặc khi kỳ hạn TSC < kỳ hạn TSN - COLLAR : Hợp đồng collar xuất hiện khi ngân hàng thực hiện cả hai giao dịch CAP và FLOOR, khi dự đoán lãi suất sẽ tăng, và do vậy lãi suất sẽ không thể nhỏ hơn mức lãi suất tối thiểu của hợp đồng FLOOR. NH thực thiện hợp đồng COLLAR như sau : + Mua CAP (để phòng ngừa RRLS tăng) và bán FLOOR ( để thu phí ). + Mua FLOOR (để phòng ngừa RRLS giảm) và bán CAP ( để thu phí ). Nhược điểm của việc sử dụng COLLAR : ngân hàng không thu được lợi nhuận khi lãi suất biến động trái với dự kiến. Ví dụ khi mua CAP và bán FLOOR, nếu lãi suất không tăng như dự kiến mà lại giảm xuống thì ngân hàng sẽ phải thanh toán phần chênh lệch FLOOR cho người mua, trong khi không nhận được tiền thanh toán từ việc mua CAP. • Sử dụng hợp đồng hoán đổi để phòng ngừa rủi ro lãi suất Trương Cẩm Vân 25 Lớp LTĐH5C
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Hợp đồng hoán đổi là thỏa thuận để trao đổi một chuỗi các dòng tiền tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo 1 nguyên tắc nhất định nào đó . Đây là 1 sản phẩm tài chính mới, được sử dụng trên thị trường phi tập trung, nên không chịu nhiều sự quản lý như các giao dịch tương lai, quyền chọn. Các thông tin liên quan đến giao dịch swap được giữ kín chỉ trong nội bộ các bên tham gia, không được công khai các thông tin trên thị trường như các giao dịch thực hiện trên thị trường tập trung. Giao dịch hoán đổi được tạo ra để chủ thể kiểm soát tốt hơn các dòng lưu chuyển tiền tệ của mình. Hợp đồng hoán đổi bao gồm : hợp đồng hoán đổi lãi suất và hợp đồng hoán đổi tiền tệ . Hợp đồng hoán đổi lãi suất : loại thông dụng nhất là hợp đồng hoán đổi lãi suất thả nổi – cố định. Đối với loại hợp đồng này, trong những ngày giá trị giao dịch, bên mua swap đồng ý trả 1 luồng tiền bằng mức lãi suất cố định được định trước trên 1 mức vốn danh nghĩa cho bên bán. Đổi lại , bên bán sẽ trả mức lãi suất thả nổi trên cùng mức vốn danh nghĩa trong cùng thời kỳ. Hai bên thực hiện thanh toán trong cùng ngày nên trên thực tế họ thực hiện bù trừ và chỉ thanh toán cho nhau phần chênh lệch. - Ngân hàng mua swap thực hiện thanh toán lãi suất cố định đối với vốn huy động, nhằm mục đích chuyển việc thanh toán lãi cho vốn huy đông từ hình thức lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định để phù hợp với tính chất cố định của nguồn thu từ TSC. Vì vậy, ngân hàng sẽ mua hợp đồng swap để phòng ngừa rủi ro cho các hợp đồng cho vay dài hạn với lãi suất cố định. - Ngược lại, ngân hàng bán swap nhằm mục đích chuyển việc thanh toán lãi cho vốn huy động từ hình thức lãi suất cố định sang thả nổi để phù hợp với tính chất thả nổi của nguồn thu từ TSC. Vì vậy, ngân hàng bán swap để phòng ngừa rủi ro cho các hợp đồng cho vay với lãi suất thả nổi. VD : Trương Cẩm Vân 26 Lớp LTĐH5C Huy động : 1000 tỷ Thời hạn : 2 năm Lãi suất = LSCB + 1% (NHB)(NHA) Cho vay : 1000 tỷ Thời hạn : 3 năm Lãi suất = LSCB + 3.5% Huy động : 1000 tỷ Thời hạn : 1 năm Lãi suất CĐ = 10% Cho vay : 1000 tỷ Thời hạn :1 năm Lãi suất CĐ =14.5% / năm
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng NHA sẽ gặp rủi ro nếu trong tương lai lãi suất tăng. NH B sẽ gặp rủi ro nếu trong tương lai lãi suất giảm. Để phòng ngừa rủi ro, hai ngân hàng này sẽ hoán đổi lãi suất cho nhau. Cụ thể : NHA mua SWAP lãi suât (thanh toán lãi suất cố định cho NHB), NHB bán SWAP lãi suất ( NHB thanh toán lãi suất thả nổi cho NHA). Ta có bảng cân đối của hai ngân hàng sau khi hoán đổi lãi suất : Như vậy ngân hàng đã cố định thu nhập ở mức 4.5% và 2.5%, tránh được RRLS nhờ sử dụng hợp đồng hoán đổi. 1.3 KINH NGHIỆM PHÒNG NGỪA RRLS TẠI CÁC NHTM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 1.3.1. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro lãi suất của một số nước trên thế giới 1.3.1.1. Kinh nghiệm của của Mĩ Mĩ là một trong những nước có nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới. Mỗi khi nền kinh tế này có bất kì dấu hiệu suy thoái dù là nhỏ nhất thì cũng làm cho nền kinh tế thế giới bị tổn thương. Cũng như các nước phát triển khác, các ngân hàng của Mĩ rất quan tâm đến vấn đề phòng ngửa RRLS. Trong việc định lượng RRLS, các ngân hàng Mĩ có thể áp dụng nhiều phương pháp. Trong đó ba phương pháp được sử dụng phổ biến là : sử dụng mô hình định giá lại để đo lường sự nhạy cảm của thu nhập, sử dụng mô hình thời lượng để đánh giá sự biến động giá trị tài sản khi lãi suất thay đổi và sử dụng mô hình mô phỏng. Để tạo điều kiện cho việc đo lường RRLS và đảm bảo tính hiệu Trương Cẩm Vân 27 Lớp LTĐH5C + 4.5 % -Thu gốc = 1000 Lãi = LSCB +3.5% - Thu swap do NHA thanh toán = 10% -Trả gốc = 1000 Lãi = 10% -Trả cho NHA lãi suất thả nổi = LSCB + 1 % - Thu gốc = 1000 Lãi = 14.5% - Thu swap do NHB thanh toán cho = LSCB +1% Thu nhập (NH B ) thanh toánThu nhập (NHA) thanh toán - Trả gốc = 1000 Lãi = LSCB + 1% - Trả cho NHB lãi suất cố định = 10%. +2.5%
  • 40. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng quả quản lý, chính sách quản lý RRLS của mỗi ngân hàng đều quy định rõ ràng trách nhiệm đối với các quyết định quản lý RRLS. Các quyết định này thường do ủy ban quản lý TSC/TSN (ALCO) chịu trách nhiệm. Trong chính sách quản lý TSC, TSN có những hướng dẫn cụ thể về : các giới hạn về khả năng RRLS cần được đề ra tương ứng với các dự đoán và giả định hợp lý; quy định giới hạn cho từng bộ phận trong ngân hàng có RRLS và quy định các giới hạn về thẩm quyền và trao đổi thông tin để thực thi quản lý các chiến lược. ALCO họp định kì để xem xét các báo cáo, trên cơ sở đó, chịu trách nhiệm điều chỉnh cơ cấu kì hạn của danh mục đầu tư chứng khoán của ngân hàng, coi đó là công cụ chủ yếu để kiểm soát mức độ nhạy cảm lãi suất. Ngoài ra, các tiểu ban ALCO còn có các cuộc họp hàng tuần để xem xét lại mức lãi suất tiền gửi và quyết định việc thay đổi lãi suất. Ngoài việc đo lường đánh giá mức rủi ro lãi suất và thực hiện các biện pháp điều chỉnh giá cả và cơ cấu TSC, TSN, các NHTM Mỹ còn sử dụng các công cụ tài chính phái sinh ngoại bảng để phòng ngừa RRLS. Các nghiệp vụ phái sinh ngày nay đã trở thành một bộ phận trọng trong thu nhập phi lãi và là nhân tố chủ yếu làm tăng tỉ trọng của loại thu nhập này tại các NHTM, đặc biệt là nghiệp vụ phái sinh về lãi suất. 1.3.1.2 Kinh nghiệm của Thái Lan Thái Lan là quốc gia khởi nguồn cho cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á xảy ra vào cuối nững năm 1990, mà một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng là sự “mấy cân xứng kép” (double mismatch), tức là sự khủng hoảng cân xứng về kì hạn kết hợp với sự không cân xứng về dòng tiền giữa TSC và TSN của tổ chức tài chính. Cho nên, kể từ sau khủng hoảng, NHTW Thái Lan (BOT) đã có những biện pháp tích cực nhằm tăng cường hiệu quả thanh tra giám sát đối với công tác quản lý rủi ro thị trường trong đó có RRLS tại các NHTM Thái Lan. Hàng năm, các NHTM phải gửi báo cáo chi tiết tới Vụ Thanh tra Thái Lan, đưa ra cảnh báo cho các ngân hàng. Trương Cẩm Vân 28 Lớp LTĐH5C
  • 41. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Ngày 7/12.2004, BOT đã ban hành “Chính sách thanh tra giám sát rủi ro lãi suất đối với các tổ chức tài chính”. Nội dung của chính sách quy định cụ thể về các vấn đề sau: trách nhiệm của HĐQT, giám đốc các NHTM đối với công tác quản lí phòng ngừa RRLS; quy định về chính sách quản lí RRLS bằng văn bản hướng dẫn thống nhất trong toàn ngành ngân hàng, yêu cầu các NHTM phải có quy trình toàn diện lượng hóa RRLS, thiết lập các hệ thống báo cáo thu thập thông tin cho công tác lượng hóa rủi ro,… Để khuyến khích sự phát triển của thị trường các công cụ tài chính phái sinh, BOT cũng quy định những điều kiện đối với các NHTM được phép triển khai nghiệp vụ này. Đó là NHTM phải xây dựng được chính sách quản lý rủi ro một cách hợp lý và thiết lập được hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả, tuân thủ nghiêm túc các quy chế của BOT về đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Liên quan đến các công cụ phòng ngừa RRLS, hiện các NHTM Thái Lan được phép thực hiện giao dịch swap, kỳ hạn và quyền chọn. 1.3.1.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường nên có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Từ năm 1993, Trung Quốc đã bắt đầu cải cách chính sách lãi suất theo hướng dần tự do hóa một cách thận trọng. Đến nay, công cuộc cải cách chính sách lãi suất của Trung Quốc đã đạt được những kết quả nhất định trong việc nới lỏng kiểm soát lãi suất thị trường. Bên cạnh đó, Trung quốc cũng đã nhận thức được những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn đối với các NHTM khi lãi suất hoàn toàn được xác định theo quy luật của thị trường và đã có những chuẩn bị cần thiết giúp các ngân hàng phòng ngừa và hạn chế RRLS tốt nhất trong hoạt động kinh doanh. Một là : thực hiện những biện pháp cần thiết để dần hình thành đường cong lãi suất chuẩn, giúp các NHTM có cơ sở dự báo biến động lãi suất thị trường. Một trong những điều kiện quan trọng để hình thành nên đường cong lãi suất là trên thị trường phải có nhiều công cụ nợ với kỳ hạn đa dạng cả ngắn hạn, trung và dài hạn. Trương Cẩm Vân 29 Lớp LTĐH5C
  • 42. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng Hai là : Để đa dạng hóa các công cụ phòng ngừa RRLS cho các NHTM và cả nhà đầu tư, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ban hành Thông tư về thực hiện thí điểm giao dịch swap lãi suất. Qua đó tổng kết, rút kinh nghiệm hoàn thiện quy chế và tiến tới triển khai trên diện rộng. Ba là : Ủy ban giám sát hoạt động ngân hàng Trung Quốc đưa ra những quy định chặt chẽ về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phù hợp với quy định trong hiệp định tiêu chuẩn về vốn của Ủy ban Basel, buộc các TCTD phải tuân thủ. Việc các NHTM tuân thủ nghiêm túc tỷ lệ an toàn vốn sẽ hạn chế tình trạng các ngân hàng cạnh tranh không lành mạnh bằng cách tăng lãi suất huy động để tăng quy mô vốn huy động, do vậy sẽ giảm bớt biến động của lãi suất thị trường. 1.3.2 Bài học cho Việt Nam Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tế phòng ngừa, hạn chế RRLS của NHTM một số nước trên thế giới, có thể rút ra bài học với Việt Nam như sau: Một là : việc các quốc gia theo đuổi chính sách tự do hóa tài chính với sự nới lỏng, tiến đến xóa bỏ sự kiểm soát lãi suất sẽ dẫn đến xu thế biến động nhiều hơn của lãi suất thị trường, do vậy, các NHTM sẽ phải đối mặt với nguy cơ RRLS. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan quản lý, cụ thể là NHTW, và các NHTM phải có nhận thức và sự chuẩn bị đầy đủ cho công tác nhận biết, phòng ngừa RRLS nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng cũng như sự an toàn và ổn định của cả hệ thống. Hai là : Đối với các NHTW cần quan tâm dến việc thiết lập cơ sở pháp lý như ban hành các quy chế hướng dẫn công tác quản lý RRLS tại các NHTM, quy định về thanh tra giám sát, quy định điều kiện được triển khai thực hiện nghiệp vụ phái sinh và hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ này. Ba là : Đối với công tác phòng ngừa RRLS tại các NHTM cần quan tâm đến những điều kiện sau : - Các cấp lãnh đạo trong ngân hàng có nhận thức toàn diện về RRLS. - Xây dựng chính sách quản lý RRLS bằng văn bản và quy định thống Trương Cẩm Vân 30 Lớp LTĐH5C
  • 43. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng nhất trong toàn ngân hàng. Chính sách này sẽ giúp các cấp quản lý cũng như nhân viên ngân hàng hiểu rõ quy trình, nội dung quản lý rủi ro và trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân trong công tác quản lý RRLS, từ đó giúp cho việc điều chỉnh phòng ngừa rủi ro có hiệu quả. - Các ngân hàng chuẩn bị đầy đủ điều kiện về con người, công nghệ để thực hiện tốt việc đo lường, đánh giá mức độ thiệt hại nếu xảy ra khi lãi suất thị trường có sự biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 của khóa luận đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số khái niệm cơ bản về lãi suất và rủi ro lãi suất, các nguyên nhân chủ quan, khách quan phát sinh rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Chương 1 của khoá luận cũng đã đề cập đến công tác đo lường rủi ro lãi suất ( bằng cách sử dụng các mô hình ) và phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất ( các biện pháp nội bảng và ngoại bảng ) tại các NHTM. Phần cuối chương 1 là kinh nghiệm thực tế cua một số nước trên thế giới về công tác phòng ngừa rủi ro lãi suất, từ đó rút ra bài học đối với Việt Nam. Kết quả của chương này chính là nền tảng để phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro và công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam. Trương Cẩm Vân 31 Lớp LTĐH5C
  • 44. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng CHƯƠNG 2 : TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT VÀ CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc NHNN. Sau khi thành lập, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó, hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, thực hiện các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ và NHNT đã chính thức chuyển đổi sang mô hình ngân hàng thương mại quốc doanh với lĩnh vực hoạt động đa dạng, mở rộng ra ngoài phạm Trương Cẩm Vân 32 Lớp LTĐH5C
  • 45. Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng vi tài trợ thương mại và ngoại hối truyền thống, phát triển xây dựng mảng ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp. Thực hiện chủ trương đổi mới sắp xếp lại hệ thống DNNN, năm 2007, NHNT đã thực hiện thành công cổ phần hoá theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ tại Quyết định số 230/2005/QĐ-TTg ngày 21/09/2005 về việc thí điểm cổ phần hoá NHNT Việt Nam. Sự kiện IPO của NHNT Việt Nam ngày 26/12/2007 được đánh giá là sự kiện IPO lớn nhất và được mong đợi nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm đó. Ngày 02 tháng 06 năm 2008, NHNT Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, VCB ngày nay đã phát triển khắp toàn quốc với mạng lưới gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở giao dịch, gần 400 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 4 công ty liên doanh, 2 công ty liên kết. Bên cạnh đó VCB còn phát triển một hệ thống Autobank với gần 16.300 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trải qua 48 năm xây dựng và phát triển, VCB đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam NHNT đang từng bước triển khai áp dụng mô hình tổ chức cũng như các mô thức quản trị doanh nghiệp theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất hiện nay. Các bước triển khai tiếp theo: - Tổ chức lại các mảng kinh doanh theo đối tượng khách hàng thống nhất trong toàn hệ thống NHNT và theo loại hình kinh doanh đặc thù của ngân hàng trên thị trường tài chính, gồm các “Khối” : Khối (kinh doanh) Ngân hàng Trương Cẩm Vân 33 Lớp LTĐH5C