SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 27
1
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN KRÔNG ANA
TRƯỜNG MẦM NON EA NA
TÊN SÁNG KIẾN:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI
LỚP LÁ 2 TRƯỜNG MẦM NON EA NA
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hải Yến
Chức danh: Giáo viên
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Mầm non
Krông Ana, tháng 02 năm 2017
2
I. Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em
từ 3 tháng tuổi đến sáu tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát
triển về thể chất, tình cảm, ngôn ngữ, tư duy, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố
đầu tiên nhân cách của trẻ.
Không những thế, theo ý kiến các chuyên gia tại module mầm non 1d thì
các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng “Cách tiếp cận tốt nhất để
giáo dục trẻ đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học
tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển, tính chủ động, khả năng tư duy phản biện
và giải quyết vấn đề của trẻ”.
Để đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục không ai khác là đội
ngũ giáo viên đây chính là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Nhiệm vụ
năm học 2016 – 2017 của ngành học mầm non là tiếp tục thực hiện nền giáo dục
có chất lượng trong chương trình giáo dục mầm non mới, tổ chức tốt các hoạt
động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết phải nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, có phẩm chất
đạo đức tốt, có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ gần gũi
trẻ. Biết ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác những thông tin trên mạng
nhằm áp dụng vào các hoạt động thiết thực một cách hợp lý và mang tính giáo
dục cao. Biết phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ để nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục
trẻ. Tăng cường tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
Tại trường Mầm non Ea Na. Đội ngũ giáo viên đã thực hiện được chương
trình giáo dục mầm non mới song khi thực hiện giáo dục “Lấy trẻ làm trung
tâm” còn lúng túng, trong cách lựa chọn biện pháp, hình thức tổ chức các hoạt
động sao cho trẻ được tích cực hứng thú, chưa có kinh nghiệm thực tiễn trong
việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Đa số còn dạy trẻ
theo hướng lấy giáo viên làm trung tâm, cô hướng dẫn nhiều, nói nhiều, trẻ ít
được thực hành và trao đổi.
Bản thân tôi trực tiếp được tham gia khóa học bồi dưỡng thường xuyên qua
đợt tập huấn module trực tuyến tại Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk trong đó có
module mầm non 1d đề cập đến phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm,
thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và cách lập kế hoạch trên
quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Bản thân tôi đã nắm bắt và áp dụng
ngay trong lớp học nơi đơn vị tôi công tác.
Theo Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền: “Chương trình giáo dục mầm non tốt là
một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên
hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo cơ
hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ
3
mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của
trẻ.”
Đây là bài học mang nhiều lợi ích cho bản thân tôi cũng như đồng nghiệp
giáo viên trong trường Mầm non Ea Na khi tổ chức hoạt động cho trẻ theo
hướng “Lấy trẻ làm trung tâm ”. Cách tổ chức này là điều còn mới mẻ với đội
ngũ giáo viên trong trường tôi. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài
“Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp Lá 2,
trường Mầm non Ea Na”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Mục tiêu: Đề tài được thực hiện với mục tiêu đặt ra là. Áp dụng một số
biện pháp sư phạm giúp trẻ học tốt, thể hiện hết năng lực, nhu cầu và hứng thú
theo định hướng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm ”.
Nhiệm vụ của đề tài:Tìm hiểu về đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non.
Trong thực tế vì sao chất lượng giáo dục mà trẻ lĩnh hội chưa cao? Tại sao chưa
phát huy hết khả năng, tiềm thức của mỗi đứa trẻ. Trong thực tế trẻ còn học dưới
hình thức cũ, trẻ học còn bị chi phối nhiều của giáo viên, trẻ chưa được phát huy
đúng hướng lấy trẻ làm trung tâm, nghĩa là trẻ chưa thể hiện được hết khả năng,
nhu cầu và hứng thú trong các hoạt động học.
Phải xây dựng kế hoạch giảng dạy và lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động
nhằm lấy trẻ làm trung tâm thì mới mang lại hiệu quả, sát với thực tế, phù hợp
với tình hình nhận thức của trẻ trong lớp.
Tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là một
nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm
non một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp
với từng cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Thực hiện điều trên đã
góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ trong nhà trường,
nâng cao kết quả dạy học cho giáo viên và phù hợp với trẻ tuổi mầm non theo
yêu cầu phát triển của ngành học Mầm non.
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, Chúng khác nhau về thể chất, tình
cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý, vì thế mà mỗi trẻ có
nhu cầu, hứng thú, cách học và cách tiếp thu khác nhau nhưng chúng đều có thể
thành công. Ở lứa tuổi mầm non, hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học
mà chơi ” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức
trong cuộc sống xung quanh trẻ nhờ có sự can thiệp, hổ trợ của nhà giáo dục.
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên,
xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục, hiệu quả
của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chăm
sóc giáo dục trẻ.
Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung
tâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và
phương pháp giải quyết vấn đề. Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trải
nghiệm khám phá, giải quyết được một số tình huống có vấn đề thì như vậy trẻ
4
đã có thể được phát triển tư duy sáng tạo, giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triển
ngôn ngữ, tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, thể chất, phát triển nhận thức.
Những lợi ích đó có liên hệ trực tiếp với phương pháp dạy của các giáo viên, đó
chính là các biện pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm
trung tâm.
Vì sao cần dạy trẻ theo hình thức “Lấy trẻ làm trung tâm ”. Vì con người
chỉ muốn nghe và làm những gì mà bản thân chưa biết, trẻ em cũng vậy, chúng
chỉ tích cực hoạt động khám phá, tìm tòi, thích học cái chưa thấy và chưa biết.
Vậy muốn trẻ học tập tích cực thì giáo viên không nên dạy trẻ những gì trẻ
đã biết mà phải dạy cái mà trẻ cần, điều mà trẻ thích nghe, hoặc giáo viên cần hỗ
trợ cho trẻ thực hiện được ý tưởng mà trẻ phát minh được. Thế nên mọi hoạt
động phải hướng vào trẻ, nghĩa là lấy trẻ làm trung tâm của quá trình giáo dục.
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã hướng dẫn tôi cách bố
trí môi trường hoạt động, cách tổ chức xây dựng các hoạt động cho trẻ theo
hướng lấy trẻ làm trung tâm.
Thông qua một số phương pháp sư phạm như: Quan sát, khảo nghiệm, thực
hành nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là hướng đến hình
thành và phát triển toàn diện cho trẻ.
Chính vì thế nhiệm vụ của mỗi giáo viên mầm non là phải lựa chọn nội
dung, xác định mục tiêu và đổi mới trong hình thức tổ chức hoạt động, nhằm lôi
cuốn sự tham gia tích cực của trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có
nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động như:
Trải nghiệm: Trẻ được học qua thực tế, qua việc làm, qua khám phá tìm tòi.
Giao tiếp: Chia sẻ với bạn và học từ mọi người.
Suy ngẫm: Suy nghĩ và vận dụng những điều đã lĩnh hội áp dụng vào việc
giải quyết vấn đề.
Trao đổi: Diễn đạt và chia sẻ suy nghĩ và nhu cầu khám phá của bản thân.
Giải quyết vấn đề: Tìm ra hướng giải quyết để đạt được kết quả trong quá
trình chơi và học.
Giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ được chiếm
lĩnh tri thức.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Các biện pháp sư phạm giúp trẻ phát huy mọi tiềm lực trong mọi hoạt động
trên cơ sở lấy trẻ làm trung tâm.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi tại lớp
Lá 2, trường Mầm non Ea Na ”, theo hình thức luyện tập cá nhân, nhóm, lớp và
mở rộng ra toàn khối.
5
- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 5 – 6 tuổi lớp Lá 2, trường Mầm non Ea Na.
-Thời gian thực hiện từ tháng 9/2016 - 2/2017 trong năm học 2016 – 2017,
tại trường Mầm non Ea Na - xã Ea Na - huyện Krông Ana - tỉnh Đắk Lăk.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Căn cứ vào đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trong đề tài tôi
chọn các phương pháp sau:
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tôi đã nghiên cứu về các biện pháp
lấy trẻ làm trung tâm, bằng cách dựa vào lí luận thực tiễn, qua các tài liệu trong
chương trình mầm non mới, qua các module mầm non, trang web nhằm phân
tích tổng hợp tài liệu.
b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Qua quan sát - đàm thoại, trực
quan sinh động, thực hành – luyện tập, điều tra.
c. Phương pháp thống kê toán học: Điều tra - kiểm tra, xử lí số liệu đã
thu thập được.
II. Phần nội dung:
1. Cơ sở lý luận.
Trong lý luận dạy và học có những quan niệm khác nhau về vai trò của nhà
giáo dục và vai trò của học sinh, nhưng quy tụ lại có hai hướng: Hoạt động lấy
giáo viên làm trung tâm hoặc hoạt động lấy học sinh làm trung tâm, những năm
gần đây các tài liệu giáo dục và dạy học ở nước ngoài và trong nước thường nói
tới việc cần thiết phải chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy
học lấy học trẻ làm trung tâm, đây là một xu hướng tất yếu của nền giáo dục mà
chúng ta nên áp dụng và đổi mới.
Vậy trong công tác giảng dạy người giáo viên luôn quan tâm trước hết đến
việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền thụ tới trẻ cho hết nội dung quy
định trong chương trình, cố gắng làm cho mọi học sinh hiểu và nhớ những lời cô
dạy. Cũng từ đó hình thành kiểu học thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ.
Để khắc phục tình trạng đó, cần phát huy tính tích cực chủ động học tập của trẻ,
quan tâm đến nhu cầu khả năng của mỗi cá nhân trẻ trong tập thể lớp. Các
phương pháp “Dạy học tích cực”, “Lấy người học làm trung tâm” đã đưa lại
hiệu quả cao.
Theo tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, chuyên gia về giáo dục đầu đời tại Việt
Nam cho biết “Cách tiếp nhận tốt nhất để giáo dục các phương pháp dạy học
tích cực nhằm thúcđẩy sự pháttriển tính chủ động, khả năng tư duy phản biện
và giải quyết vấn đề cho trẻ là cách tiếp cận tốt, thường thể hiện tính tích hợp
cao và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ”.
Hiện nay trên thế giới có một số mô hình, cách tiếp cận trong giáo dục đầu
đời được các nhà chuyên gia giáo dục đánh giá cao. Điển hình như các mô hình
6
đã có từ lâu nhưng vẫn có giá trị là Montessori (Italy) hay các mô hình mới
được xây dựng gồm Reggo Emilia (Italy), High Scope (Mỹ)......
Mỗi mô hình, cách tiếp cận có thể có những ưu điểm và nhược điểm khác
nhau, nhưng hầu hết các nhà giáo dục hàng đầu trên thế giới đều thừa nhận
những mô hình kể trên đều tốt. Điển hình như chương trình High Scope (Mỹ),
70% trẻ thực hiện chương trình đến 5 tuổi đạt được 90 + IQ trong khi chỉ có có
30% trẻ không đi học mầm non đạt mức độ trên.
Tại trường Mầm non Ea Na, căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học 2016-
2017 của trường: Chương trình giáo dục Mầm non theo Thông tư 17/2009/TT-
BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ở lứa tuổi Mầm non: Hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà
chơi” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức
trong cuộc sống xung quanh trẻ.
Chương trình giáo dục mầm non mới là lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện
cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản thân
trẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình giáo dục.
Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung
tâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và
phương pháp giải quyết vấn đề. Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trải
nghiệm khám phá, thì như vậy trẻ đã có thể được phát triển tư duy sáng tạo,
giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, phát triển thẩm
mỹ, thể chất, phát triển nhận thức. Những lợi ích đó có liên hệ trực tiếp với
phương pháp dạy của các giáo viên, đó chính là cách tổ chức các hoạt động cho
trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
2.Thực trạng.
Thực tế trong giảng dạy cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường hiện nay, còn nhiều
vấn đề cần khắc phục như: Sự am hiểu tính cách độ tuổi từng trẻ, cách xây dựng
kế hoạch, lựa chọn chỉ số, lối dẫn dắt lôi cuốn trẻ, đa số còn dạy trẻ theo hướng
lấy giáo viên làm trung tâm, cô hướng dẫn nhiều, nói nhiều, trẻ ít được thực
hành, trao đổi, một phần cũng do đồ dùng đồ chơi ít, chưa đầy đủ để trẻ hoạt
động.
Để tháo gỡ khó khăn này, tôi đã chọn phương pháp giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm, thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và cách lập kế
hoạch trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.Vì vậy đòi hỏi giáo viên
phải có trình độ chuyên môn cao, sáng tạo, năng động trong giảng dạy để trẻ đạt
được kết quả tốt nhất khi cho trẻ tự khám phá tìm tòi cái mới trong mọi hoạt
động .
Chất lượng giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp lá 2 được thể hiện qua các số liệu
như sau:
7
Tổng số trẻ: 42 trẻ; nữ: 18 trẻ; dân tộc: 4 trẻ; Khuyết tật: 01 trẻ.
Bảng khảo sát chất lượng của trẻ đầu năm học 2016 – 2017 như sau:
STT Tiêu chí
Đạt Chưa đạt
Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ %
1
Trẻ hứng thú tham gia vào
giờ học
18/42 43 24/42 57
2
Trẻ có ý thức tự thực hiện
tốt yêu cầu của tiết học
17/42 40 25/42 60
3
Trẻ nắm vững kiến thức, kỹ
năng vận dụng linh hoạt,
sáng tạo vào thực tế.
19/42 45 23/42 55
4
Trẻ có kỹ năng sử dụng
ngôn ngữ rõ rang, mạch lạc
14/42 38 28/42 66
* Nghiên cứu và áp dụng đề tài này có một số ưu và nhược điểm sau:
+ Ưu điểm.
Trường Mầm Non Ea Na là một trường đạt chuẩn quốc gia, một ngôi
trường khang trang, sạch đẹp nằm ở trung tâm xã Ea Na với điều kiện cơ sở vật
chất rất đầy đủ và đa dạng, địa điểm rộng rãi, thoáng mát, có đầy đủ các phòng
học theo tiêu chuẩn phòng ốc của quốc gia trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ.
8
Lễ đón bằng công nhận chuẩn quốc gia cấp độ một
- Trường luôn tạo điều kiện cho các giáo viên tham gia các lớp học tập
huấn về chuyên đề.
- Ban giám hiệu trường luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn,
thường xuyên dự giờ thăm lớp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Trường mầm non Ea Na có 5 phân hiệu và 14 lớp học, có đội ngũ giáo
viên trẻ khỏe, yêu nghề.
- Được sự chỉ đạo sát sao của phòng, và luôn được cụm thường xuyên
chuyên đề cập nhật cái mới.
- Có sự quan tâm của nhà trường, sự nhiệt tình giúp đỡ của chuyên môn,
đồng nghiệp.
- Qua thực hiện chuyên đề, cùng nhiều năm trong nghề, tôi đã tích góp
được nhiều kinh nghiệm, nắm chắc phương pháp dạy học, lập kế hoạch đối với
từng hoạt động, từng độ tuổi.
- Cha mẹ học sinh luôn quan tâm tới con em, phối kết hợp với nhà trường
trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy trẻ tốt.
- Trẻ cùng độ tuổi, đi học chuyên cần, biết tôn trọng và vâng lời giáo viên,
có thói quen trong học tập và các hoạt động.
- Bản thân tôi là người luôn yêu nghề, mến trẻ gần gũi trẻ và rất thích tiếp
cận phương thức giáo dục mới.
+Hạn chế.
- Giáo viên tổ chức các giờ hoạt động chung còn gò bó, chưa sáng tạo,
chưa gây được hứng thú cho trẻ, chưa biết cách lấy trẻ làm trung tâm trong các
giờ học.
- Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương thức dạy học .
- Công tác phối kết hợp của giáo viên với cha mẹ học sinh trong việc cho
trẻ tự học, tìm tòi trải nghiệm, trao đổi còn chưa cao.
9
- Trẻ trong cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu không đồng đều .
- Kinh nghiệm nhận thức của trẻ còn nghèo, khả năng chú ý, ghi nhớ và
khả năng diễn đạt của trẻ còn hạn chế.
- Trẻ chưa biết cách giải quyết tình huống có vấn đề, còn lóng ngóng, chưa
tích cực sáng tạo, còn dựa vào sự can thiệp của giáo viên.
Ví dụ: Khi trẻ chơi cùng bạn, trẻ gặp tình huống khó, trẻ không tự tìm cách
giải quyết hay trao đổi với bạn mà dễ dàng bỏ cuộc, hay nhờ đến sự giải quyết
của giáo viên.
- Các học liệu cho trẻ trong mọi hoạt động cònít, chưa phong phú, đa dạng.
- Trẻ mới vào đầu năm học nên một số trẻ còn nhút nhát chưa phát huy hết
năng lực của trẻ.
- Tính sáng tạo trong sự thiết kế bài dạy cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm
trung tâm chưa cao, dẫn đến khi thực hiện chương trình đổi mới còn nhiều khó
khăn. Từ những hạn chế trên đã làm cho đội ngủ giáo viên thiếu sự tự tin khi lập
kế hoạch và soạn giảng, bởi giáo viên quên cách dạy truyền đạt nên giờ học đối
với trẻ còn nhàm chán, bởi cô nói và làm còn trẻ thụ động.
* Nguyên nhân chủ quan: Đề tài đã tập trung khai thác, nêu bật lên những
phương pháp, cách làm gần gũi với giáo viên đứng lớp. Các biện pháp dễ hiểu
dễ áp dụng trong thực tế.
- Nhà trường đặc biệt là chuyên môn và tổ khối luôn đề cao việc giảng dạy
“Lấy trẻ làm trung tâm” đây chính là nòng cốt của việc dạy và học dựa trên nhu
cầu và năng lực của trẻ.
- Trẻ cùng độ tuổi, luôn đi học chuyên cần.
Trẻ mầm non rất thích được nghe và làm những cái mới, thích được tìm
hiểu, sáng tạo dựa trên những điều đã hiểu biết, nên khi đưa trẻ vào các bài
giảng hay các hoạt động khác như hoạt động góc mà giáo viên nắm được kỹ
năng, phương thức học “Lấy trẻ làm trung tâm” Thì sự phát triển tư duy của trẻ
mang lại càng cao.
Về phía phụ huynh cũng dành nhiều thời gian quan tâm hơn đến con em
mình, Phối kết hợp với nhà trường trong quá trình giúp đỡ trẻ học tốt, và phần
đa phụ huynh đã thừa nhận cách cho trẻ học theo hướng “ Lấy trẻ làm trung
tâm” trẻ phát triển các mặt rất mạnh, đặc biệt ý thức của trẻ phát triển vược bật,
trẻ ít khi nhờ người khác làm giúp vì trẻ tự giải quyết được và tự hòa về điều đó
*Nguyên nhân khách quan: Giáo viên chưa linh hoạt trong cách tổ chức
dạy học lấy trẻ làm trung tâm và sử dụng các biện pháp, thủ thuật giúp trẻ phát
huy tối ưu khả năng nhận thức của trẻ.
- Cơ sở vật chất còn thiếu, một số giáo viên còn hạn chế về công nghệ
thông tin, chưa mạnh dạn cho trẻ tự thảo luận khám phá, đôi khi giáo viên còn
ôm đồm quá nhiều đồ dùng vào trong tiết dạy nhưng chưa khai thác sử dụng triệt
để vì cô còn làm nhiều và nói nhiều chưa thực sự lấy trẻ làm trung tâm nên chưa
mang lại hiệu quả cao trong giờ học, chưa sáng tạo trong cách tổ chức tiết học.
10
* Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra:
-Việc xây dựng thiết kế các phương pháp, biện pháp thủ thuật theo mục
đích lấy trẻ làm trung tâm là rất cần thiết, giúp giáo viên xây dựng kế hoạch phù
hợp với độ tuổi và đối tượng lĩnh hội kiến thức.
Trong mọi hoạt động nhà giáo dục đều lấy trẻ làm trung tâm thì sẽ giúp trẻ
hiểu và ghi nhớ rất nhanh những việc tốt, việc gì không tốt, việc nên làm, việc
không nên làm một cách dễ dàng. Chính vì vậy việc giúp trẻ học tốt, thể hiện
được nhu cầu hứng thú của chính bản thân điều này giữ một vai trò hết sức quan
trọng trong quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ.
Không những nhà giáo dục mà hơn ai hết chính cha mẹ học sinh đều mong
muốn trẻ hình thành và phát triển nhân cách sớm, đặc biệt là có thói quen tốt và
hành vi có đạo đức tốt để hình thành nhân cách cho trẻ sau này.Với vai trò quan
trọng như vậy, thử hỏi nếu chúng ta không làm tốt hoạt động lấy trẻ làm trung
tâm, giúp cho trẻ thể hiện nhận thức của trẻ thì có mang lại được kết quả như
mong đợi không? Hay chúng ta cứ tiếp tục dạy trẻ theo kiểu cô nói trẻ lắng nghe
nếu việc dạy học của giáo viên không đổi mới kịp thời thì vô tình chúng ta đang
kìm hảm sự phát triển về mọi mặt của trẻ. Vì trẻ đến trường chỉ ngồi lắng nghe
thì làm sao tiềm năng trong mỗi trẻ được khơi nguồn và phát triển.
Muốn vậy giáo viên phải lựa chọn những đề tài và hình thức tổ chức như
thế nào nhằm thu hút lôi cuốn trẻ? Thay đổi hình thức tổ chức như thế nào cho
trẻ không nhàm chán? Để trẻ có hứng thú không bị nhàm chán trong các tiết
học, muốn vậy trước hết ta phải giải quyết các vấn đề trên và thay đổi cách tổ
chức giờ học, cách truyền đạt, cách đầu tư chuẩn bị đồ dùng, nghiên cứu các đề
tài tạo trẻ hứng thú hơn với tất cả hoạt động trong một ngày ở trường mầm non
bé học. Trước đây trẻ chưa làm được thì cô làm thay nhưng khi đã lấy trẻ làm
trung tâm thì cô giáo chỉ giữ vai trò gợi mở, cô sẽ cho trẻ hoạt động, thảo luận
theo nhóm, lắng nghe quá trình thuyết trình của các nhóm để hổ trợ cho sự thiếu
hụt mà đội mình chưa tìm ra.
Lấy trẻ làm trung tâm thì mỗi giáo viên cần phải giàu tri thức, sáng kiến,
linh hoạt trong cách tổ chức và áp dụng được những thủ thuật tạo ra nguồn cảm
hứng cho trẻ, kích thích tư duy trẻ hoạt động, có thể trong một tiết học nhưng
quá tình hoạt động của trẻ lại mang lại những nhận thức khác nhau cách lĩnh hội
kiến thức khác nhau về chiều sâu của nhận thức.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
a. Mục tiêu của biện pháp.
Người giáo viên khi thiết kế các hoạt động qua từng chủ đề là phải lựa
chọn xây dựng kế hoạch bám sát kế hoạch của chuyên môn tổ khối của trường,
từ đó xây dựng kế hoạch phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ lớp mình trực
tiếp giảng dạy.
Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm làm nòng cốt là đã
hình thành ở trẻ tính tự lập, giúp trẻ phát huy tính tích cực là tiền đề tốt cho trẻ
bước vào các cấp học tiếp theo.
11
Giáo viên tổ chức các hoạt động linh hoạt theo từng chủ đề nhưng cần phải
xây dựng lấy trẻ làm trung tâm làm nòng cốt.
Khi tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm trẻ sẽ được thỏa mản nhu
cầu khám phá, thể hiện được kỹ năng tiềm ẩn của bản thân, mặt khác giáo viên
dể dàng lồng ghép tích hợp trong các hoạt động.
Giúp cha mẹ trẻ hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của các hoạt động
giáo dục ở trường mầm non, nhằm tạo sự gắn bó giữa cha mẹ trẻ và trường lớp
mầm non.
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp.
- Biện pháp 1: Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân .
Tham gia các buổi chuyên đề cấp cụm, tìm hiểu và học bồi dưởng thường
xuyên đặc biệt là học module mầm non trực tuyến, ví dụ chuyên đề mới đây
nhất được tổ chức ở cụm là chuyên đề Chuyên đề về ngày hội đồng diễn thể dục
; Lồng ghép hoạt động tăng cường tiếng Việt; Chuyên đề lồng ghép biển và hải
đảo thông qua môn Làm quen văn học; Chuyên đề môn Làm quen văn học dành
cho lớp ghép đã được tổ chức.
Bản thân tôi cũng tham gia xây dựng các tiết dạy mẫu để rút ra kinh
nghiệm, tham gia khóa học Module trực tuyến do Sở Giáo dục và Đào tạo tập
huấn.
Tham gia thi giáo viên giỏi trường, huyện nhằm nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ.
Tự học hỏi và thiết kế được các giáo án điện tử trong phần mềm power
point
Ví dụ: Chúng ta thiết kế ô cửa bí mật với các nhân vật, chữ cái hay con số
chuyển động giúp học sinh nảy sinh sự tò mò thích khám phá và chú ý tốt. Như
các câu hỏi được hé mở qua các ô cửa bí mật.
Nhân vật nào xuất hiện ?
Khi gặp sói dê trắng
thế nào ?
Vì sao de trắng lại
bị sói ăn thịt ?
- Khi gặp sói
dê đen thế nào ?
Dê đen
trả lời như thế nào?
- Vì sao Dê đen
không bị Sói ăn thịt ?
1 2
3 4
12
Tham khảo tài liệu sách báo, nói về chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ.
Sáng tạo trong thiết kế thiết bị đồ dùng dạy học thông dụng cho các môn
học.
- Đối với biện pháp 2: Tăng cường thiết bị, đồ dùng dạy học và tạo môi
trường cho trẻ hoạt động lấy trẻ làm trung tâm.
Đây là biện pháp quan trọng mà người giáo viên cần phải có đó là sự sáng
tạo trong thiết kế xây dựng, lựa chọn đề tài cũng như tạo dụng cụ dạy học đồ
dùng đồ chơi, cách sưu tầm tranh ảnh, xây dựng mô hình, tạo và lựa chọn môi
trường hoạt động học trong và ngoài lớp cho trẻ giúp trẻ có điều kiện tiếp cận
với cách học mới gây được sự tò mò thích khám phá trong trẻ hơn. Khi sử dụng
biện pháp này trẻ được tiếp xúc với cách học mới mà trẻ hằng mong đợi ở
tường, đồ dùng, thiết bị học càng phong phú thì trẻ sẽ có điều kiện tiếp cận
nhiều hơn làm khắc sâu hình tượng và ghi nhớ và nảy sinh nhiều sáng kiến với
đồ dùng hơn.
Đồ dùng tự tạo động vật sống dưới nước
13
Cửa hàng lưu niệm
Thiết bị dạy học và môi trường giảng dạy là quá trình phối hợp linh hoạt
và hợp lý những kinh nghiệm, thành tựu sử dụng, điều kiện cơ sở vật chất và cải
tiến phương pháp dạy học của giáo viên. Đổi mới phương pháp nhằm tích cực
hoá các hoạt động dạy học, khuyến khích bản thân chủ động, sáng tạo, dạy học
tập trung vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm để phát triển mọi khả năng của trẻ, tổ
chức hướng dẫn trẻ học tập bằng cách tự phát hiện khả năng của mình và có
niềm tin trong lao động, học tập.
Tổ chức tiết dạy bản thân tôi xây dựng như sau:
* Đối với giáo viên:
- Nghiên cứu kỹ nội dung đề tài, xác định trọng tâm kiến thức, kỹ năng bài
học và các hình thức tổ chức hoạt động diễn ra trong tiết dạy.
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, mục đích giải quyết, dự kiến các tình huống ở
trẻ và hướng khắc phục.
- Lựa chọn hình thức tổ chức tiết học phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất
của lớp, phù hợp với đề tài và lĩnh vực mà mình đã chọn. Để tổ chức tốt tiết dạy
phải tuỳ nội dung và mục đích cụ thể của bài dạy để xác định cách tổ chức hoạt
động cho trẻ làm thế nào để có kết quả cao nhất.
* Đối với trẻ:
- Phải khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cùng cô và
các bạn, giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, tạo sự gần gũi giữa cô với trẻ, tạo tâm thế
thoải mái cho trẻ khi bước vào hoạt động.
14
- Giúp trẻ chủ động, tích cực trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức, tạo cơ hội
cho tất cả trẻ đều được tham gia vào quá trình nhận thức, tìm tòi, khám phá tri
thức, trẻ được thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ của trẻ thông qua các hoạt động cụ
thể.
* Đối với biện pháp 3: Thực hiện tổ chức tốt các hoạt động lấy trẻ làm
trung tâm.
Ở độ tuổi 5-6 tuổi, hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà chơi”
thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội tri thức trong cuộc
sống xung quanh trẻ, chương trình giáo dục mầm non mới lấy trẻ làm trung tâm,
tạo điều kiện cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển
của bản thân trẻ, đáp ứng được tối đa nhu cầu và hứng thú, dựa vào khả năng
của mỗi trẻ.
Khi tổ chức các hoạt động tôi đã chia trẻ thành từng nhóm, mỗi nhóm có
đội trưởng, nhằm cho các thành viên tự quan sát, khảo nghiệm thảo luận, rồi mời
nhóm trưởng thuyết trình ý kiến của nhóm mình đưa ra.
Qua đó giáo viên sẽ là người tổng hợp mọi ý kiến của các nhóm và bổ sung
ý kiến, đưa ra kết quả chung cho cả lớp hiểu vấn đề.
Ví dụ: Khi hoạt động góc. Cô sẽ gợi ý cho những trẻ năng động, linh hoạt
đóng vai trò chủ đạo, làm trưởng nhóm để có thể bao quát, xây dựng trong quá
trình chơi của nhóm.
15
Hình: Trẻ chơi góc âm nhạc
Tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ theo biện pháp và hình thức lấy trẻ làm
trung tâm đã tạo ra được một không gian mở cho cô và trẻ.
Hình : Trẻ chơi đóng vai bác sĩ
- Đối với biện pháp 4: Lựa chọn nội dung và trò chơi phù hợp để rèn
luyện tính tích cực hoạt động của trẻ.
Nói đến việc giáo dục ở trường mầm non thì không thể không nói đến việc
thực hiện chương trình, chương trình là phương tiện cơ bản để giáo dục toàn
diện. Muốn thực hiện tốt chương trình thì đòi hỏi phải nắm được nội dung
chương trình giáo dục mầm non.
Để thực hiện chương trình giáo dục có hiệu quả, không bị gián đoạn tôi đã
xây dựng chương trình, kế hoạch năm, tháng, tuần theo từng chủ đề. Sau khi lên
16
kế hoạch xong tôi đã nhờ chuyên môn xét duyệt, góp ý kiến, thống nhất chương
trình giảng dạy, phù hợp với kế hoạch đã lên của chuyên môn.
Tôi đã xây dựng mục tiêu chủ đề, mạng nội dung, mạng hoạt động, lựa
chọn các chỉ số, lên kế hoạch hoạt động góc, hoạt động chung và hướng dẫn cho
giáo viên khai thác triệt để nội dung của bài dạy sao cho không gò bó áp đặt trẻ.
Lựa chọn nội dung phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ theo độ tuổi mình phụ trách,
nội dung phải đi từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, tất cả những nội dung
đó phải toát lên được trọng tâm của chủ đề. Lên kế hoạch dạy phải đảm bảo phù
hợp với thực tiễn của lớp, của trường, địa phương mình.
*Trò chơi tích hợp:
Với đặc điểm chương trình mầm non mới hiện nay, các môn học luôn
được đan xen, lồng ghép nhằm nâng cao tính hiệu quả, với đặc điểm của giáo
dục mầm non, cho trẻ học mà chơi, thông qua chơi mà học. Qua trò chơi giáo
viên có thể đánh giá được kiến thức mà trẻ thu lượm được ở mức độ nào, cao
hay thấp. Đưa trò chơi vào lớp học là một sự lồng ghép khéo léo, làm sao cho
giờ học thêm sinh động. Trò chơi dù tổ chức dưới hình thức nào cũng phải đảm
bảo tính vừa sức và hứng thú đối với trẻ, không lạm dụng, ôm đồm thái quá làm
nhạt đi nội dung chính của đề tài đặt ra.
Hình ảnh trò chơi phục vụ tiết học khám phá một số loại hoa
Sau khi trẻ khám phá xong nội dung dạy, để kết thúc bài cô cho trẻ chơi trò
chơi tích hợp nhằm củng cố kiến thức với trò chơi “ Mua hoa”
Trẻ được đi theo đường dích dắc mua bông hoa theo yêu cầu của đội mình
để cắm vào lẵng hoa sao đủ số lượng 9.
Qua trò chơi này cô giáo đã cho trẻ được học các môn học như thể dục kỹ
năng, toán...
- Đối với biện pháp 5. Sử dụng phần mềm power point trong tổ chức
các hoạt động chung:
17
Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ đòi hỏi người giáo viên
phải tích cực tìm tòi, học hỏi để luôn sáng tạo, đổi mới cách thức tổ chức các
hoạt động nhằm tạo cơ hội tốt nhất để trẻ được tham gia vào các hoạt động, tiếp
thu kiến thức một cách chủ động giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí
tuệ. Với những hình thức cho trẻ hoạt động như:
* Sử dụng phần mềm cho trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh.
Môi trường xung quanh đối với trẻ vô cùng rộng lớn khó hiểu, trẻ lại tò mò
hiếu động, luôn đặt ra vô vàn câu hỏi. Nó là cái gì ? Như thế nào ? Vì sao nó lại
như vậy?... Chính vì thế cô giáo phải biết áp dụng phương pháp dạy học tích
cực, dám đổi mới và lựa chọn ra những hình thức khác nhau trong mỗi một chủ
đề tránh nhàm chán đối với trẻ khi có những chủ đề kéo dài ba đến bốn tuần mà
cô chỉ với một hình thức hát hay đọc thơ thì không thể lôi cuốn thu hút trẻ trong
quá trình hoạt động.
Ví dụ: Cho trẻ “Quan sát một số con vật sống trong rừng ”. Nếu chỉ quan
sát tranh thì tiết học sẽ trở nên đơn điệu, trẻ sẽ nhàm chán. Nhưng cô ứng dụng
phần mềm, sáng tạo ra câu chuyện về các con vật, cô vừa kể truyện vừa cho trẻ
quan sát các con vật đang di chuyển trong rừng, những con vật “ thật ” thì trẻ sẽ
rất thích thú, trẻ tập trung vào hoạt động tích cực hơn, giờ học đạt kết quả như
mong muốn. Qua đó giáo dục trẻ biết tự chăm sóc, bảo vệ bản thân trước những
con vật hung dữ, trước sự thay đổi thời tiết, biết yêu thương, chăm sóc cho cây
cối, con vật nuôi.
Những sự vật, hiện tượng xung quanh đều có ý nghĩa đối với trẻ. Để những
cái đẹp đi vào tâm hồn trẻ một cách sâu sắc, điều quan trọng là cô giáo phải
truyền thụ thế nào cho trẻ tiếp thu nhẹ nhàng, thoải mái để trẻ nhớ lâu.
* Sử dụng phần mềm hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình.
Cũng giống như bất cứ hoạt động chung nào, việc tạo cảm xúc khi vào bài
là một vấn đề quan trọng, nó đưa đến sự thành công và sáng tạo của trẻ trong
suốt thời gian hoạt động.Tuy phần này nó chiếm ít thời gian nhưng nó có vị trí
không kém phần quan trọng, vừa lôi cuốn được trẻ, vừa khéo léo giúp trẻ hình
thành những vấn đề mà trẻ cần giải quyết.
Ví dụ: Cho trẻ “vẽ vườn hoa ” để sản phẩm của trẻ sáng tạo thì đòi hỏi cô
giáo phải cung cấp đầy đủ các biểu tượng, hình ảnh về sự vật, không đơn thuần
chỉ là tranh ảnh mà trẻ phải được trực tiếp quan sát các loài hoa. Cô cung cấp
cho trẻ qua phần mềm, cho trẻ được trực tiếp xem các loài hoa rung rinh trong
gió, đua nhau khoe sắc. Từ đó làm giàu hình ảnh, biểu tượng trong sản phẩm của
trẻ.
* Sử dụng phần mềm cho trẻ làm quen với toán và tổ chức trò chơi củng cố
kiến thức.
Sau khi truyền thụ kiến thức mới cho trẻ để củng cố lại vốn kiến thức đó.
Giáo viên nghiên cứu, sáng tạo đưa ra các trò chơi. Tuỳ thuộc vào nội dung bài
học mà giáo viên lựa chọn ra các trò chơi khác nhau, nhằm cung cấp cho trẻ
nhận biết các chữ số, tạo nhóm, hay so sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau..., một
18
cách chính xác và rèn cho trẻ kỹ năng khi lựa chọn chữ số, tạo nhóm, hay so
sánh các hình, khối..., theo yêu cầu của cô qua trò chơi.
Ví dụ: Dạy trẻ đếm đến 9 nhận biết các nhóm có số lượng 9, nhận biết
số 9, sau khi cung cấp kiến thức cho trẻ, cho trẻ chơi trò chơi “Chọn chữ số
tương ứng với số lượng con vật ” hay trò chơi “ Sắp xếp các phương tiện
giao thông theo nơi hoạt động của chúng”..., trên phần mềm Power Point.
* Sử dụng phần mềm hướng dẫn trẻ hoạt động làm quen tác phẩm Văn
học:
Để tác phẩm thơ, truyện đi vào lòng trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái,
đòi hỏi cô giáo không chỉ có giọng đọc, kể diễn cảm mà phải biết cách lựa
chọn các nội dung trên mạng phù hợp với nội dung bài dạy, hình ảnh phải
sinh động nhằm thu hút sự tập trung, chú ý của trẻ.
Ví dụ: Với câu truyện “Thỏ con biết vâng lời ” cô vào trang web để tải
về hình ảnh chú Thỏ ngộ nghĩnh, đáng yêu đang làm những công việc mà
Thỏ mẹ giao cho, những cử chỉ như: Thỏ biết vòng tay xin lỗi mẹ, thái độ
ngoan, lễ phép..., sẽ khắc sâu trong tâm trí trẻ lâu hơn, mục đích giáo dục sát
với đời sống thực của trẻ hơn.
* Biện pháp 6: Lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục vào các hoạt
động cho trẻ.
Giáo dục mầm non tích hợp là cách thức cung cấp sự định hướng mở,
linh hoạt cho giáo viên tổ chức các hoạt động xoay quanh chủ đề bằng cách
phối hợp một cách tự nhiên những hoạt động cho trẻ trải nghiệm như quan
sát, tìm hiểu môi trường tự nhiên, xã hội vận động tham gia trò chơi, làm
quen với âm nhạc, hát, kể truyện, đọc thơ, làm quen với toán và các hoạt
động sáng tạo như tô, vẽ, nặn, cắt dán..., qua đó phát triển ở trẻ lĩnh vực
phát triển ngôn ngữ, thể lực, nhận thức tình cảm xã hội, cách tiếp cận này
cho phép giáo viên có thể điều chỉnh giáo án một cách linh hoạt có thể đưa
ra các tình huống xẩy ra tình cờ, ngẫu nhiên vào kế hoạch dạy, đưa ra những
nội dung tích hợp không nặng nề ôn tồn mang tính chất số cộng mà tích hợp
ở đây nhằm tổ chức các hoạt động thông qua chơi với những nội dung nhẹ
nhàng, mang tính bao quát theo nội dung hoạt động cá nhân làm nổi bật chủ
đề cô đưa ra để đáp ứng sự hứng thú của trẻ, làm phong phú dần vốn kinh
nghiệm của trẻ và tạo không khí sinh động, nhẹ nhàng trong lớp học.
* Phối kết hợp với các hoạt động:
+ Hoạt động ngoài trời:
Để đạt được kết quả cao về nhận thức của trẻ cần lồng ghép thêm cho
trẻ trong hoạt động ngoài trời, ngoài việc truyền thụ kiến thức trên tiết học,
cần luyện tập cho trẻ ngoài giờ.
19
Ví dụ :Trong quá trình đi dạo, cô cho trẻ vừa đi, vừa đọc những bài thơ hay
bài hát đã học theo chủ đề. Hoặc dạo chơi dưới bóng mát, tổ chức cho tự thảo
luận nhận xét về không gian thời gian, về hiện tượng tự nhiên (“Vì sao cành cây
lại đung đưa?”, hay “Trời âm u thì hiện tượng gì sẻ xảy ra?”). Cũng có thể cho
trẻ xem truyện tranh, dùng phấn vẽ lên sân những chữ cái và con số đã tô và học
tạo hình trên những chiếc lá bàng rơi...
* Đối với biện pháp 7: Phối kếthợp với cha mẹ trẻ giúp trẻ học tốt qua
các hoạt động.
20
* Phối hợp thực hiện:
Nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức hoạt động chung cho trẻ 5-6
tuổi tạo tiền đề cho trẻ lĩnh hội kiến thức tốt. Ngay từ đầu cần phải lên kế hoạch
phối hợp giữa gia đình, nhà trường, kế hoạch đó được xây dựng cụ thể theo từng
chủ đề.
- Tham gia xây dựng kế hoạch, phối kết hợp kiểm tra đánh giá công tác
chăm sóc, giáo dục trẻ của lớp.
* Tham gia xây dựng cơ sở vật chất:
- Tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, sưu tầm nguyên
vật liệu thiên nhiên, làm đồ dùng đồ chơi phục vụ trẻ chơi và học.
* Hình thức phối hợp:
Mỗi lớp xây dựng góc tuyên truyền, thông báo cho cha mẹ trẻ biết các kiến
thức chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non, những nội dung hoạt động của
trẻ ở lớp, chế độ ăn của trẻ hàng ngày, những yêu cầu của nhà trường đối với gia
đình hoặc những nội dung mà gia đình cần phối hợp với cô giáo.
Thông qua cuộc họp cha mẹ trẻ giáo viên đưa ra kế hoạch hoạt động chăm
sóc giáo dục trẻ cho cha mẹ học sinh nắm được, tuyên truyền cha mẹ học sinh
cùng tham gia vào giáo dục rèn luyện các cháu, vận động cha mẹ học sinh đóng
góp các trang thiết bị, cung cấp tài liệu, nguyên vật liệu phục vụ hoạt động cho
các cháu đầy đủ. Đây là một việc làm rất thiết thực thu hút cha mẹ trẻ cùng tham
gia, cùng giáo dục trẻ với cô giáo và nhà trường nhằm tổ chức tốt việc chăm sóc
giáo dục trẻ cũng như hướng dẫn trẻ tham gia hoạt động một cách đạt kết quả.
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp:
Các giải pháp và biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ đan xen bổ sung cho
nhau nhờ vào những biện pháp chủ đạo và những biện pháp hỗ trợ. Biện pháp
xây dựng chương trình, kế hoạch phù hợp tình hình của lớp và của trẻ là biện
pháp làm nòng cốt của đề tài cùng với những biện pháp bổ trợ như tích hợp đan
xen giữa các hoạt động. Qua đó tạo được môi trường mở cho trẻ thực hiện cùng
với đồ dùng trực quan phong phú và đa dạng sẽ tạo ra được hứng thú, nhu cầu
muốn tham gia hoạt động của trẻ. Mỗi một biện pháp có ý nghĩa và tác dụng
riêng nhằm giải quyết từng vấn đề của thực trạng nhưng chúng đều có chung
một nhiệm vụ là tạo nguồn hứng thú, kích thích tính tự lập, suy nghĩ giải quyết
vấn đề cao, tự tin thể hiện được nhu cầu, nhận thức của bản thân trẻ. Đây cũng là
kết quả mang đến thành công của đề tài sáng kiến nhằm hướng và đạt tới mục
tiêu giúp trẻ học tốt và thể hiện hết mình trong mọi hoạt động. Giáo viên khi sử
dụng linh hoạt các biện pháp trên giáo viên sẽ đạt được hiệu quả cao trong công
tác dạy học.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
- Kết quả khảo nghiệm: Sau một thời gian thực hiện các giải pháp, biện
pháp thử nghiệm tại lớp Lá 2, trường Mầm non Ea Na. Tôi hoàn toàn hài lòng
21
với kết quả mà trẻ tiếp thu kiến thức, qua các hoạt động hàng ngày mà tôi đã lấy
trẻ làm trung tâm.
- Giá trị khoa học: Mong rằng từ những kinh nghiệm trên sẽ giúp ích cho
các giáo viên trong trường có được cách truyền thụ kiến thức cho trẻ ngày càng
đạt hiệu quả cao, hấp dẫn và lôi cuốn trẻ.
Những biện pháp trên đã có tính khả thi sau sáu tháng áp dụng tại lớp Lá 2,
trường Mầm non Ea Na. Chất lượng học của trẻ nâng lên, qua khảo sát, qua dự
giờ các lớp 100% trẻ thực sự thích thú khi được tìm tòi khám phá, đáp ứng được
nhu cầu của bản thân, tích cực tham gia, hào hứng vào các hoạt động tập thể từ
đó giúp trẻ phát triển nhận thức, quan sát và khả năng tư duy độc lập.
Kết quả khảo sát
ST
T
Tiêu chí
Trước khi áp dụng đề
tài
Sauk hi áp dụng đề
tài
Đạt Chưa đạt Đạt
Chưa
đạt
Số
trẻ
Tỷ
lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ
%
Số trẻ
Tỷ
lệ
%
Số
trẻ
Tỷ
lệ %
1
Trẻ hứng thú tham gia
vào giờ học
18/42 43 24/42 57 35/42 83 7/42 16
2
Trẻ có ý thức tự thực
hiện tốt yêu cầu của tiết
học
17/42 40 25/42 60 37/42 88 5/42 11
3
Trẻ nắm vững kiến thức,
kỹ năng vận dụng linh
hoạt, sáng tạo vào thực
tế.
19/42 45 23/42 55 36/42 86 6/42 14
4
Trẻ có kỹ năng sử dụng
ngôn ngữ rõ ràng, mạch
lạc
14/42 38 28/42 66 37/42 88 5/42 11
* Đối với trẻ:
Những biện pháp trên đã mang lại kết quả tốt sau thời gian áp dụng tại lớp
Lá 2, chất lượng của trẻ qua các hoạt động của trẻ được nâng cao rõ rệt, thông
qua bảng khảo sát ta thấy ý thức cũng như sự hứng thú của trẻ được được nâng
cao, trẻ có trẻ giải quyết được vấn đề linh hoạt và sáng tạo, đồng thời ngôn ngữ
của trẻ phát triển mạch lạc hơn.
* Đối với giáo viên:
22
Mang lại nhiều kỹ năng và kinh nghiệm cho bản thân khi thiết kế, lựa chọn
chủ đề sát với đặc điểm nhận thức của trẻ mình trực tiếp dạy. Qua đó hình thành
các kỹ năng, tác phong nghiệp vụ, sáng tạo trong các hình thức tổ chức các hoat
động ở trường cho trẻ.
*Đối với cha mẹ trẻ:
Cha mẹ trẻ sẽ an tâm, tin tưởng khi cho con em mình đến trường lớp mầm
non, hiểu được tầm quan trọng của nền giáo dục Mầm non trong thời đại mới và
đặc biệt sẽ có tầm nhìn mới về vai trò và trách nhiệm đối với con em mình.
III. Phần kết luận, kiến nghị:
1. Kết luận.
Những nhận định chung: “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
cho trẻ 5 - 6 tuổi tại lớp Lá 2, trường Mầm non Ea Na”. Đã có phần nâng cao
chất lượng các môn học và các hoạt động. Mức độ nhận thức của trẻ đã tăng lên
rõ rệt so với đầu năm học. Các biện pháp có tính khả thi đã thúc đẩy trẻ phát
triển toàn diện.
Thực hiện được các biện pháp trên đã gúp tôi tự tin trong quá trình giảng
dạy, không những thế trẻ còn hứng thú, phát huy được mọi tiềm ẩn trong mỗi cá
thể trẻ, trẻ năng động linh hoạt, tích cực hơn trong quá trình học và chơi, từ đó
hình thành ở trẻ tính tự lập, kỹ năng sống mới, đánh dấu bước hình thành và
phát triển nhân cách mới ở trẻ tạo tâm thế vửng chắc cũng như tiềm năng cho trẻ
bước vào các cấp học tiếp theo.
Với kết qủa và ý nghĩa đạt được sáng kiến có thể nhân rộng và áp dụng ra
toàn khối cũng như các độ tuổi trong trường.
Bài học kinh nghiệm: Thứ nhất là: Hiểu và nắm chắc ý nghĩa, tầm quan
trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ khi tổ chức lấy trẻ làm trung
tâm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi
đua “Dạy tốt, học tốt” của giáo viên về các lĩnh vực.
Thứ hai là: Sử dụng hiệu quả hơn trong khi truyền thụ kiến thức cho trẻ,
giúp trẻ lĩnh hội kiến thức nhanh có ghi nhớ tốt.
Thứ ba là: Tạo môi trường mở cho trẻ được phát triển về mọi mặt qua biện
pháp này giúp trẻ hứng thú và yêu các môn học hơn.
Thứ tư là: Làm tốt công tác phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong nhà trường,
tuyên truyền vận động cha mẹ trẻ ủng hộ về vật chất, trang thiết bị phục vụ tốt
cho trẻ qua các chủ đề.
Thứ năm là: Việc tự học tự bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao nghiệp
vụ của giáo viên là biện pháp thúc đẩy, nâng cao chất lượng giảng dạy .
Thứ sáu là: Biết phối hợp, đan xen các môn học khác vào tiết dạy.
Thứ bảy là: Giáo viên biết sáng tạo, linh hoạt trong soạn giảng, thiết kế các
phần mềm power point, biết áp dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng
23
dạy, nhằm góp phần đưa nền giáo dục tiến lên nền khoa học công nghệ thông
tin.
2. Kiến nghị.
- Đối với nhà trường :
Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng
đồ chơi theo thông tư cho trẻ có cơ hội phát triển đủ các lĩnh vực.
Thường xuyên mở các đợt chuyên đề nhằm nâng cao trình độ chuyên môn
cho đội ngũ giáo viên .
Trong khuôn khổ của một bài sáng kiến, mọi vấn đề chỉ tồn tại trong phạm
vi hẹp, đồng thời trong quá trình viết vẫn còn nhiều thiếu sót. Vậy tôi kính mong
nhận được sự góp ý xây dựng của các cấp lãnh đạo giúp tôi có thêm kinh
nghiệm và hoàn thành tốt đề tài.
Ea Na, ngày 20 tháng 2 năm 2017
Người Viết
Nguyễn Thị Hải Yến
24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tạp chí GDMN.
2.Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
3.Thực trạng của trường MN Ea Na và kinh nghịêm bản thân.
4.Cơ sở lý luận và khoa học của module MN-1D
5. Phương pháp tổ chức hoạt động lấy trẻ làm trung tâm
6. Những sáng kiến kinh nghiệm chọn lọc - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
7. Kế hoạch giáo dục và tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục – Nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam
8. Chương trình giáo dục Mầm Non – Nhà xuất bản giáo dục Mầm non
10. Hướng dẫn sử dụng và đánh giá trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ em
11. Sổ tay công tác giáo viên khối Mầm non
25
MỤC LỤC
I. Phần mở đầu:................................................................................... 2
1. Lý do chọn đề tài:............................................................................ 2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:.......................................................... 3
3. Đốitượng nghiên cứu...................................................................... 4
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài.......................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 5
a, Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận............................................. 5
b, Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ......................................... 5
c, Phương pháp thống kê toán học ....................................................... 5
II. Phần nội dung................................................................................ 5
1. Cơ sở lý luận................................................................................... 5
2. Thực trạng ...................................................................................... 6
3. Nội dung và hình thức của giải pháp .............................................. 10
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp .................................................... 10
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp ...................................... 11
c. Mối quan hệ giữa các biện pháp ..................................................... 20
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứ............. 20
III. Kết luận, kiến nghị......................................................................... 22
1- Kết luận.......................................................................................... 22
2 - Kiến nghị ...................................................................................... 23
* Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................ 24
* Mục lục ........................................................................................... 25
*Nhận xét của hội đồng sang kiến kinh nghiệm .................................... 26
* Hội đồng thẩm định các cấp nhận xét................................................ 27
26
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN TRƯỜNG
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
27
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN HUYỆN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Bai tap tinh huong
Bai tap tinh huongBai tap tinh huong
Bai tap tinh huong
MrCoc
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luận
Ngọc Ánh Nguyễn
 

Was ist angesagt? (20)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAYỨng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
 
Skkn tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
Skkn tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3Skkn tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
Skkn tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
 
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tửLuận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
 
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPTLuận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồngBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
 
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm tiểu học, ĐIỂM CAO
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm tiểu học, ĐIỂM CAO200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm tiểu học, ĐIỂM CAO
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm tiểu học, ĐIỂM CAO
 
Xây dựng và tổ chức các trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về thế gi...
Xây dựng và tổ chức các trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về thế gi...Xây dựng và tổ chức các trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về thế gi...
Xây dựng và tổ chức các trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về thế gi...
 
Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng CHAY ZEN!
Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng CHAY ZEN!Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng CHAY ZEN!
Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng CHAY ZEN!
 
200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOTĐề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
 
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tư Duy Phản Biện, Hay Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tư Duy Phản Biện, Hay NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tư Duy Phản Biện, Hay Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tư Duy Phản Biện, Hay Nhất
 
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
 
Đề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAY
Đề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAYĐề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAY
Đề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAY
 
Đề tài: công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty FPT Miền Nam
Đề tài: công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty FPT Miền NamĐề tài: công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty FPT Miền Nam
Đề tài: công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty FPT Miền Nam
 
Luận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sởLuận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
 
Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi vận động ở trườ...
Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi vận động ở trườ...Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi vận động ở trườ...
Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi vận động ở trườ...
 
Đề tài: Quản lý Di tích lịch sử - văn hóa xã Phùng Xá,Thạch Thất
Đề tài: Quản lý Di tích lịch sử - văn hóa xã Phùng Xá,Thạch ThấtĐề tài: Quản lý Di tích lịch sử - văn hóa xã Phùng Xá,Thạch Thất
Đề tài: Quản lý Di tích lịch sử - văn hóa xã Phùng Xá,Thạch Thất
 
Bai tap tinh huong
Bai tap tinh huongBai tap tinh huong
Bai tap tinh huong
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luận
 

Ähnlich wie Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi

Ähnlich wie Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi (20)

Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường mầm non phước hải nha trang nâng cao chất lượ...
 
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
Biện pháp giúp giáo viên trường Mầm non Phước Hải Nha Trang nâng cao chất lượ...
 
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ 4-5 tuổi!
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ 4-5 tuổi!Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ 4-5 tuổi!
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ 4-5 tuổi!
 
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua việc cả...
 
nhóm 5B-DH11STHB.docx
nhóm 5B-DH11STHB.docxnhóm 5B-DH11STHB.docx
nhóm 5B-DH11STHB.docx
 
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
 
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
 
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...
 
Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ thực hành trải nghiệm 5 6 tuổi c...
Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ thực hành trải nghiệm 5 6 tuổi c...Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ thực hành trải nghiệm 5 6 tuổi c...
Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ thực hành trải nghiệm 5 6 tuổi c...
 
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdfSáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
 
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhskkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
 
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinhSkkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
 
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
 
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
 
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinhDay hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
 
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhskkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
 
đề Cương chị trâm
đề Cương chị trâmđề Cương chị trâm
đề Cương chị trâm
 

Mehr von YenPhuong16

Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổiDự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
YenPhuong16
 
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hayTiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
YenPhuong16
 

Mehr von YenPhuong16 (20)

Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổiDự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
 
Intership report at English Center - NEW
Intership report  at English Center - NEWIntership report  at English Center - NEW
Intership report at English Center - NEW
 
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dụcTài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
 
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đaiTiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
 
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland CoffeePhân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
 
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR  CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTTNGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR  CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
 
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh việnTiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
 
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt NamTiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
 
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh việnBáo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
 
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà LạtBáo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
 
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty MtechBáo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
 
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hayTiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
 
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
 
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh KhôiKế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
 
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt NamChiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
 
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật BảnĐề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
 
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanhTiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
 
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của  công ty Biti’sGiải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của  công ty Biti’s
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s
 
Chiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang Mỹ
Chiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang MỹChiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang Mỹ
Chiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang Mỹ
 

Kürzlich hochgeladen

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 

Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi

  • 1. 1 PHÒNG GD & ĐT HUYỆN KRÔNG ANA TRƯỜNG MẦM NON EA NA TÊN SÁNG KIẾN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI LỚP LÁ 2 TRƯỜNG MẦM NON EA NA Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hải Yến Chức danh: Giáo viên Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Mầm non Krông Ana, tháng 02 năm 2017
  • 2. 2 I. Phần mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến sáu tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, ngôn ngữ, tư duy, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên nhân cách của trẻ. Không những thế, theo ý kiến các chuyên gia tại module mầm non 1d thì các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng “Cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển, tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của trẻ”. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục không ai khác là đội ngũ giáo viên đây chính là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 của ngành học mầm non là tiếp tục thực hiện nền giáo dục có chất lượng trong chương trình giáo dục mầm non mới, tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ gần gũi trẻ. Biết ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác những thông tin trên mạng nhằm áp dụng vào các hoạt động thiết thực một cách hợp lý và mang tính giáo dục cao. Biết phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ để nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Tăng cường tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Tại trường Mầm non Ea Na. Đội ngũ giáo viên đã thực hiện được chương trình giáo dục mầm non mới song khi thực hiện giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” còn lúng túng, trong cách lựa chọn biện pháp, hình thức tổ chức các hoạt động sao cho trẻ được tích cực hứng thú, chưa có kinh nghiệm thực tiễn trong việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Đa số còn dạy trẻ theo hướng lấy giáo viên làm trung tâm, cô hướng dẫn nhiều, nói nhiều, trẻ ít được thực hành và trao đổi. Bản thân tôi trực tiếp được tham gia khóa học bồi dưỡng thường xuyên qua đợt tập huấn module trực tuyến tại Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk trong đó có module mầm non 1d đề cập đến phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và cách lập kế hoạch trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Bản thân tôi đã nắm bắt và áp dụng ngay trong lớp học nơi đơn vị tôi công tác. Theo Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền: “Chương trình giáo dục mầm non tốt là một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ
  • 3. 3 mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ.” Đây là bài học mang nhiều lợi ích cho bản thân tôi cũng như đồng nghiệp giáo viên trong trường Mầm non Ea Na khi tổ chức hoạt động cho trẻ theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm ”. Cách tổ chức này là điều còn mới mẻ với đội ngũ giáo viên trong trường tôi. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp Lá 2, trường Mầm non Ea Na”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Mục tiêu: Đề tài được thực hiện với mục tiêu đặt ra là. Áp dụng một số biện pháp sư phạm giúp trẻ học tốt, thể hiện hết năng lực, nhu cầu và hứng thú theo định hướng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm ”. Nhiệm vụ của đề tài:Tìm hiểu về đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non. Trong thực tế vì sao chất lượng giáo dục mà trẻ lĩnh hội chưa cao? Tại sao chưa phát huy hết khả năng, tiềm thức của mỗi đứa trẻ. Trong thực tế trẻ còn học dưới hình thức cũ, trẻ học còn bị chi phối nhiều của giáo viên, trẻ chưa được phát huy đúng hướng lấy trẻ làm trung tâm, nghĩa là trẻ chưa thể hiện được hết khả năng, nhu cầu và hứng thú trong các hoạt động học. Phải xây dựng kế hoạch giảng dạy và lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động nhằm lấy trẻ làm trung tâm thì mới mang lại hiệu quả, sát với thực tế, phù hợp với tình hình nhận thức của trẻ trong lớp. Tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Thực hiện điều trên đã góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ trong nhà trường, nâng cao kết quả dạy học cho giáo viên và phù hợp với trẻ tuổi mầm non theo yêu cầu phát triển của ngành học Mầm non. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, Chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý, vì thế mà mỗi trẻ có nhu cầu, hứng thú, cách học và cách tiếp thu khác nhau nhưng chúng đều có thể thành công. Ở lứa tuổi mầm non, hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà chơi ” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức trong cuộc sống xung quanh trẻ nhờ có sự can thiệp, hổ trợ của nhà giáo dục. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục, hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề. Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trải nghiệm khám phá, giải quyết được một số tình huống có vấn đề thì như vậy trẻ
  • 4. 4 đã có thể được phát triển tư duy sáng tạo, giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, thể chất, phát triển nhận thức. Những lợi ích đó có liên hệ trực tiếp với phương pháp dạy của các giáo viên, đó chính là các biện pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Vì sao cần dạy trẻ theo hình thức “Lấy trẻ làm trung tâm ”. Vì con người chỉ muốn nghe và làm những gì mà bản thân chưa biết, trẻ em cũng vậy, chúng chỉ tích cực hoạt động khám phá, tìm tòi, thích học cái chưa thấy và chưa biết. Vậy muốn trẻ học tập tích cực thì giáo viên không nên dạy trẻ những gì trẻ đã biết mà phải dạy cái mà trẻ cần, điều mà trẻ thích nghe, hoặc giáo viên cần hỗ trợ cho trẻ thực hiện được ý tưởng mà trẻ phát minh được. Thế nên mọi hoạt động phải hướng vào trẻ, nghĩa là lấy trẻ làm trung tâm của quá trình giáo dục. Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã hướng dẫn tôi cách bố trí môi trường hoạt động, cách tổ chức xây dựng các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Thông qua một số phương pháp sư phạm như: Quan sát, khảo nghiệm, thực hành nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là hướng đến hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ. Chính vì thế nhiệm vụ của mỗi giáo viên mầm non là phải lựa chọn nội dung, xác định mục tiêu và đổi mới trong hình thức tổ chức hoạt động, nhằm lôi cuốn sự tham gia tích cực của trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động như: Trải nghiệm: Trẻ được học qua thực tế, qua việc làm, qua khám phá tìm tòi. Giao tiếp: Chia sẻ với bạn và học từ mọi người. Suy ngẫm: Suy nghĩ và vận dụng những điều đã lĩnh hội áp dụng vào việc giải quyết vấn đề. Trao đổi: Diễn đạt và chia sẻ suy nghĩ và nhu cầu khám phá của bản thân. Giải quyết vấn đề: Tìm ra hướng giải quyết để đạt được kết quả trong quá trình chơi và học. Giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ được chiếm lĩnh tri thức. 3. Đối tượng nghiên cứu. Các biện pháp sư phạm giúp trẻ phát huy mọi tiềm lực trong mọi hoạt động trên cơ sở lấy trẻ làm trung tâm. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài. - “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi tại lớp Lá 2, trường Mầm non Ea Na ”, theo hình thức luyện tập cá nhân, nhóm, lớp và mở rộng ra toàn khối.
  • 5. 5 - Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 5 – 6 tuổi lớp Lá 2, trường Mầm non Ea Na. -Thời gian thực hiện từ tháng 9/2016 - 2/2017 trong năm học 2016 – 2017, tại trường Mầm non Ea Na - xã Ea Na - huyện Krông Ana - tỉnh Đắk Lăk. 5. Phương pháp nghiên cứu. Căn cứ vào đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trong đề tài tôi chọn các phương pháp sau: a. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tôi đã nghiên cứu về các biện pháp lấy trẻ làm trung tâm, bằng cách dựa vào lí luận thực tiễn, qua các tài liệu trong chương trình mầm non mới, qua các module mầm non, trang web nhằm phân tích tổng hợp tài liệu. b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Qua quan sát - đàm thoại, trực quan sinh động, thực hành – luyện tập, điều tra. c. Phương pháp thống kê toán học: Điều tra - kiểm tra, xử lí số liệu đã thu thập được. II. Phần nội dung: 1. Cơ sở lý luận. Trong lý luận dạy và học có những quan niệm khác nhau về vai trò của nhà giáo dục và vai trò của học sinh, nhưng quy tụ lại có hai hướng: Hoạt động lấy giáo viên làm trung tâm hoặc hoạt động lấy học sinh làm trung tâm, những năm gần đây các tài liệu giáo dục và dạy học ở nước ngoài và trong nước thường nói tới việc cần thiết phải chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy học trẻ làm trung tâm, đây là một xu hướng tất yếu của nền giáo dục mà chúng ta nên áp dụng và đổi mới. Vậy trong công tác giảng dạy người giáo viên luôn quan tâm trước hết đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền thụ tới trẻ cho hết nội dung quy định trong chương trình, cố gắng làm cho mọi học sinh hiểu và nhớ những lời cô dạy. Cũng từ đó hình thành kiểu học thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ. Để khắc phục tình trạng đó, cần phát huy tính tích cực chủ động học tập của trẻ, quan tâm đến nhu cầu khả năng của mỗi cá nhân trẻ trong tập thể lớp. Các phương pháp “Dạy học tích cực”, “Lấy người học làm trung tâm” đã đưa lại hiệu quả cao. Theo tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, chuyên gia về giáo dục đầu đời tại Việt Nam cho biết “Cách tiếp nhận tốt nhất để giáo dục các phương pháp dạy học tích cực nhằm thúcđẩy sự pháttriển tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề cho trẻ là cách tiếp cận tốt, thường thể hiện tính tích hợp cao và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ”. Hiện nay trên thế giới có một số mô hình, cách tiếp cận trong giáo dục đầu đời được các nhà chuyên gia giáo dục đánh giá cao. Điển hình như các mô hình
  • 6. 6 đã có từ lâu nhưng vẫn có giá trị là Montessori (Italy) hay các mô hình mới được xây dựng gồm Reggo Emilia (Italy), High Scope (Mỹ)...... Mỗi mô hình, cách tiếp cận có thể có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, nhưng hầu hết các nhà giáo dục hàng đầu trên thế giới đều thừa nhận những mô hình kể trên đều tốt. Điển hình như chương trình High Scope (Mỹ), 70% trẻ thực hiện chương trình đến 5 tuổi đạt được 90 + IQ trong khi chỉ có có 30% trẻ không đi học mầm non đạt mức độ trên. Tại trường Mầm non Ea Na, căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học 2016- 2017 của trường: Chương trình giáo dục Mầm non theo Thông tư 17/2009/TT- BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ở lứa tuổi Mầm non: Hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà chơi” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức trong cuộc sống xung quanh trẻ. Chương trình giáo dục mầm non mới là lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản thân trẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình giáo dục. Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề. Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trải nghiệm khám phá, thì như vậy trẻ đã có thể được phát triển tư duy sáng tạo, giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, thể chất, phát triển nhận thức. Những lợi ích đó có liên hệ trực tiếp với phương pháp dạy của các giáo viên, đó chính là cách tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. 2.Thực trạng. Thực tế trong giảng dạy cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường hiện nay, còn nhiều vấn đề cần khắc phục như: Sự am hiểu tính cách độ tuổi từng trẻ, cách xây dựng kế hoạch, lựa chọn chỉ số, lối dẫn dắt lôi cuốn trẻ, đa số còn dạy trẻ theo hướng lấy giáo viên làm trung tâm, cô hướng dẫn nhiều, nói nhiều, trẻ ít được thực hành, trao đổi, một phần cũng do đồ dùng đồ chơi ít, chưa đầy đủ để trẻ hoạt động. Để tháo gỡ khó khăn này, tôi đã chọn phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và cách lập kế hoạch trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn cao, sáng tạo, năng động trong giảng dạy để trẻ đạt được kết quả tốt nhất khi cho trẻ tự khám phá tìm tòi cái mới trong mọi hoạt động . Chất lượng giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp lá 2 được thể hiện qua các số liệu như sau:
  • 7. 7 Tổng số trẻ: 42 trẻ; nữ: 18 trẻ; dân tộc: 4 trẻ; Khuyết tật: 01 trẻ. Bảng khảo sát chất lượng của trẻ đầu năm học 2016 – 2017 như sau: STT Tiêu chí Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % 1 Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học 18/42 43 24/42 57 2 Trẻ có ý thức tự thực hiện tốt yêu cầu của tiết học 17/42 40 25/42 60 3 Trẻ nắm vững kiến thức, kỹ năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tế. 19/42 45 23/42 55 4 Trẻ có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ rõ rang, mạch lạc 14/42 38 28/42 66 * Nghiên cứu và áp dụng đề tài này có một số ưu và nhược điểm sau: + Ưu điểm. Trường Mầm Non Ea Na là một trường đạt chuẩn quốc gia, một ngôi trường khang trang, sạch đẹp nằm ở trung tâm xã Ea Na với điều kiện cơ sở vật chất rất đầy đủ và đa dạng, địa điểm rộng rãi, thoáng mát, có đầy đủ các phòng học theo tiêu chuẩn phòng ốc của quốc gia trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ.
  • 8. 8 Lễ đón bằng công nhận chuẩn quốc gia cấp độ một - Trường luôn tạo điều kiện cho các giáo viên tham gia các lớp học tập huấn về chuyên đề. - Ban giám hiệu trường luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. - Trường mầm non Ea Na có 5 phân hiệu và 14 lớp học, có đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, yêu nghề. - Được sự chỉ đạo sát sao của phòng, và luôn được cụm thường xuyên chuyên đề cập nhật cái mới. - Có sự quan tâm của nhà trường, sự nhiệt tình giúp đỡ của chuyên môn, đồng nghiệp. - Qua thực hiện chuyên đề, cùng nhiều năm trong nghề, tôi đã tích góp được nhiều kinh nghiệm, nắm chắc phương pháp dạy học, lập kế hoạch đối với từng hoạt động, từng độ tuổi. - Cha mẹ học sinh luôn quan tâm tới con em, phối kết hợp với nhà trường trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy trẻ tốt. - Trẻ cùng độ tuổi, đi học chuyên cần, biết tôn trọng và vâng lời giáo viên, có thói quen trong học tập và các hoạt động. - Bản thân tôi là người luôn yêu nghề, mến trẻ gần gũi trẻ và rất thích tiếp cận phương thức giáo dục mới. +Hạn chế. - Giáo viên tổ chức các giờ hoạt động chung còn gò bó, chưa sáng tạo, chưa gây được hứng thú cho trẻ, chưa biết cách lấy trẻ làm trung tâm trong các giờ học. - Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương thức dạy học . - Công tác phối kết hợp của giáo viên với cha mẹ học sinh trong việc cho trẻ tự học, tìm tòi trải nghiệm, trao đổi còn chưa cao.
  • 9. 9 - Trẻ trong cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu không đồng đều . - Kinh nghiệm nhận thức của trẻ còn nghèo, khả năng chú ý, ghi nhớ và khả năng diễn đạt của trẻ còn hạn chế. - Trẻ chưa biết cách giải quyết tình huống có vấn đề, còn lóng ngóng, chưa tích cực sáng tạo, còn dựa vào sự can thiệp của giáo viên. Ví dụ: Khi trẻ chơi cùng bạn, trẻ gặp tình huống khó, trẻ không tự tìm cách giải quyết hay trao đổi với bạn mà dễ dàng bỏ cuộc, hay nhờ đến sự giải quyết của giáo viên. - Các học liệu cho trẻ trong mọi hoạt động cònít, chưa phong phú, đa dạng. - Trẻ mới vào đầu năm học nên một số trẻ còn nhút nhát chưa phát huy hết năng lực của trẻ. - Tính sáng tạo trong sự thiết kế bài dạy cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm chưa cao, dẫn đến khi thực hiện chương trình đổi mới còn nhiều khó khăn. Từ những hạn chế trên đã làm cho đội ngủ giáo viên thiếu sự tự tin khi lập kế hoạch và soạn giảng, bởi giáo viên quên cách dạy truyền đạt nên giờ học đối với trẻ còn nhàm chán, bởi cô nói và làm còn trẻ thụ động. * Nguyên nhân chủ quan: Đề tài đã tập trung khai thác, nêu bật lên những phương pháp, cách làm gần gũi với giáo viên đứng lớp. Các biện pháp dễ hiểu dễ áp dụng trong thực tế. - Nhà trường đặc biệt là chuyên môn và tổ khối luôn đề cao việc giảng dạy “Lấy trẻ làm trung tâm” đây chính là nòng cốt của việc dạy và học dựa trên nhu cầu và năng lực của trẻ. - Trẻ cùng độ tuổi, luôn đi học chuyên cần. Trẻ mầm non rất thích được nghe và làm những cái mới, thích được tìm hiểu, sáng tạo dựa trên những điều đã hiểu biết, nên khi đưa trẻ vào các bài giảng hay các hoạt động khác như hoạt động góc mà giáo viên nắm được kỹ năng, phương thức học “Lấy trẻ làm trung tâm” Thì sự phát triển tư duy của trẻ mang lại càng cao. Về phía phụ huynh cũng dành nhiều thời gian quan tâm hơn đến con em mình, Phối kết hợp với nhà trường trong quá trình giúp đỡ trẻ học tốt, và phần đa phụ huynh đã thừa nhận cách cho trẻ học theo hướng “ Lấy trẻ làm trung tâm” trẻ phát triển các mặt rất mạnh, đặc biệt ý thức của trẻ phát triển vược bật, trẻ ít khi nhờ người khác làm giúp vì trẻ tự giải quyết được và tự hòa về điều đó *Nguyên nhân khách quan: Giáo viên chưa linh hoạt trong cách tổ chức dạy học lấy trẻ làm trung tâm và sử dụng các biện pháp, thủ thuật giúp trẻ phát huy tối ưu khả năng nhận thức của trẻ. - Cơ sở vật chất còn thiếu, một số giáo viên còn hạn chế về công nghệ thông tin, chưa mạnh dạn cho trẻ tự thảo luận khám phá, đôi khi giáo viên còn ôm đồm quá nhiều đồ dùng vào trong tiết dạy nhưng chưa khai thác sử dụng triệt để vì cô còn làm nhiều và nói nhiều chưa thực sự lấy trẻ làm trung tâm nên chưa mang lại hiệu quả cao trong giờ học, chưa sáng tạo trong cách tổ chức tiết học.
  • 10. 10 * Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra: -Việc xây dựng thiết kế các phương pháp, biện pháp thủ thuật theo mục đích lấy trẻ làm trung tâm là rất cần thiết, giúp giáo viên xây dựng kế hoạch phù hợp với độ tuổi và đối tượng lĩnh hội kiến thức. Trong mọi hoạt động nhà giáo dục đều lấy trẻ làm trung tâm thì sẽ giúp trẻ hiểu và ghi nhớ rất nhanh những việc tốt, việc gì không tốt, việc nên làm, việc không nên làm một cách dễ dàng. Chính vì vậy việc giúp trẻ học tốt, thể hiện được nhu cầu hứng thú của chính bản thân điều này giữ một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ. Không những nhà giáo dục mà hơn ai hết chính cha mẹ học sinh đều mong muốn trẻ hình thành và phát triển nhân cách sớm, đặc biệt là có thói quen tốt và hành vi có đạo đức tốt để hình thành nhân cách cho trẻ sau này.Với vai trò quan trọng như vậy, thử hỏi nếu chúng ta không làm tốt hoạt động lấy trẻ làm trung tâm, giúp cho trẻ thể hiện nhận thức của trẻ thì có mang lại được kết quả như mong đợi không? Hay chúng ta cứ tiếp tục dạy trẻ theo kiểu cô nói trẻ lắng nghe nếu việc dạy học của giáo viên không đổi mới kịp thời thì vô tình chúng ta đang kìm hảm sự phát triển về mọi mặt của trẻ. Vì trẻ đến trường chỉ ngồi lắng nghe thì làm sao tiềm năng trong mỗi trẻ được khơi nguồn và phát triển. Muốn vậy giáo viên phải lựa chọn những đề tài và hình thức tổ chức như thế nào nhằm thu hút lôi cuốn trẻ? Thay đổi hình thức tổ chức như thế nào cho trẻ không nhàm chán? Để trẻ có hứng thú không bị nhàm chán trong các tiết học, muốn vậy trước hết ta phải giải quyết các vấn đề trên và thay đổi cách tổ chức giờ học, cách truyền đạt, cách đầu tư chuẩn bị đồ dùng, nghiên cứu các đề tài tạo trẻ hứng thú hơn với tất cả hoạt động trong một ngày ở trường mầm non bé học. Trước đây trẻ chưa làm được thì cô làm thay nhưng khi đã lấy trẻ làm trung tâm thì cô giáo chỉ giữ vai trò gợi mở, cô sẽ cho trẻ hoạt động, thảo luận theo nhóm, lắng nghe quá trình thuyết trình của các nhóm để hổ trợ cho sự thiếu hụt mà đội mình chưa tìm ra. Lấy trẻ làm trung tâm thì mỗi giáo viên cần phải giàu tri thức, sáng kiến, linh hoạt trong cách tổ chức và áp dụng được những thủ thuật tạo ra nguồn cảm hứng cho trẻ, kích thích tư duy trẻ hoạt động, có thể trong một tiết học nhưng quá tình hoạt động của trẻ lại mang lại những nhận thức khác nhau cách lĩnh hội kiến thức khác nhau về chiều sâu của nhận thức. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp. a. Mục tiêu của biện pháp. Người giáo viên khi thiết kế các hoạt động qua từng chủ đề là phải lựa chọn xây dựng kế hoạch bám sát kế hoạch của chuyên môn tổ khối của trường, từ đó xây dựng kế hoạch phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ lớp mình trực tiếp giảng dạy. Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm làm nòng cốt là đã hình thành ở trẻ tính tự lập, giúp trẻ phát huy tính tích cực là tiền đề tốt cho trẻ bước vào các cấp học tiếp theo.
  • 11. 11 Giáo viên tổ chức các hoạt động linh hoạt theo từng chủ đề nhưng cần phải xây dựng lấy trẻ làm trung tâm làm nòng cốt. Khi tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm trẻ sẽ được thỏa mản nhu cầu khám phá, thể hiện được kỹ năng tiềm ẩn của bản thân, mặt khác giáo viên dể dàng lồng ghép tích hợp trong các hoạt động. Giúp cha mẹ trẻ hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của các hoạt động giáo dục ở trường mầm non, nhằm tạo sự gắn bó giữa cha mẹ trẻ và trường lớp mầm non. b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp. - Biện pháp 1: Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân . Tham gia các buổi chuyên đề cấp cụm, tìm hiểu và học bồi dưởng thường xuyên đặc biệt là học module mầm non trực tuyến, ví dụ chuyên đề mới đây nhất được tổ chức ở cụm là chuyên đề Chuyên đề về ngày hội đồng diễn thể dục ; Lồng ghép hoạt động tăng cường tiếng Việt; Chuyên đề lồng ghép biển và hải đảo thông qua môn Làm quen văn học; Chuyên đề môn Làm quen văn học dành cho lớp ghép đã được tổ chức. Bản thân tôi cũng tham gia xây dựng các tiết dạy mẫu để rút ra kinh nghiệm, tham gia khóa học Module trực tuyến do Sở Giáo dục và Đào tạo tập huấn. Tham gia thi giáo viên giỏi trường, huyện nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tự học hỏi và thiết kế được các giáo án điện tử trong phần mềm power point Ví dụ: Chúng ta thiết kế ô cửa bí mật với các nhân vật, chữ cái hay con số chuyển động giúp học sinh nảy sinh sự tò mò thích khám phá và chú ý tốt. Như các câu hỏi được hé mở qua các ô cửa bí mật. Nhân vật nào xuất hiện ? Khi gặp sói dê trắng thế nào ? Vì sao de trắng lại bị sói ăn thịt ? - Khi gặp sói dê đen thế nào ? Dê đen trả lời như thế nào? - Vì sao Dê đen không bị Sói ăn thịt ? 1 2 3 4
  • 12. 12 Tham khảo tài liệu sách báo, nói về chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Sáng tạo trong thiết kế thiết bị đồ dùng dạy học thông dụng cho các môn học. - Đối với biện pháp 2: Tăng cường thiết bị, đồ dùng dạy học và tạo môi trường cho trẻ hoạt động lấy trẻ làm trung tâm. Đây là biện pháp quan trọng mà người giáo viên cần phải có đó là sự sáng tạo trong thiết kế xây dựng, lựa chọn đề tài cũng như tạo dụng cụ dạy học đồ dùng đồ chơi, cách sưu tầm tranh ảnh, xây dựng mô hình, tạo và lựa chọn môi trường hoạt động học trong và ngoài lớp cho trẻ giúp trẻ có điều kiện tiếp cận với cách học mới gây được sự tò mò thích khám phá trong trẻ hơn. Khi sử dụng biện pháp này trẻ được tiếp xúc với cách học mới mà trẻ hằng mong đợi ở tường, đồ dùng, thiết bị học càng phong phú thì trẻ sẽ có điều kiện tiếp cận nhiều hơn làm khắc sâu hình tượng và ghi nhớ và nảy sinh nhiều sáng kiến với đồ dùng hơn. Đồ dùng tự tạo động vật sống dưới nước
  • 13. 13 Cửa hàng lưu niệm Thiết bị dạy học và môi trường giảng dạy là quá trình phối hợp linh hoạt và hợp lý những kinh nghiệm, thành tựu sử dụng, điều kiện cơ sở vật chất và cải tiến phương pháp dạy học của giáo viên. Đổi mới phương pháp nhằm tích cực hoá các hoạt động dạy học, khuyến khích bản thân chủ động, sáng tạo, dạy học tập trung vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm để phát triển mọi khả năng của trẻ, tổ chức hướng dẫn trẻ học tập bằng cách tự phát hiện khả năng của mình và có niềm tin trong lao động, học tập. Tổ chức tiết dạy bản thân tôi xây dựng như sau: * Đối với giáo viên: - Nghiên cứu kỹ nội dung đề tài, xác định trọng tâm kiến thức, kỹ năng bài học và các hình thức tổ chức hoạt động diễn ra trong tiết dạy. - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, mục đích giải quyết, dự kiến các tình huống ở trẻ và hướng khắc phục. - Lựa chọn hình thức tổ chức tiết học phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của lớp, phù hợp với đề tài và lĩnh vực mà mình đã chọn. Để tổ chức tốt tiết dạy phải tuỳ nội dung và mục đích cụ thể của bài dạy để xác định cách tổ chức hoạt động cho trẻ làm thế nào để có kết quả cao nhất. * Đối với trẻ: - Phải khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cùng cô và các bạn, giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, tạo sự gần gũi giữa cô với trẻ, tạo tâm thế thoải mái cho trẻ khi bước vào hoạt động.
  • 14. 14 - Giúp trẻ chủ động, tích cực trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức, tạo cơ hội cho tất cả trẻ đều được tham gia vào quá trình nhận thức, tìm tòi, khám phá tri thức, trẻ được thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ của trẻ thông qua các hoạt động cụ thể. * Đối với biện pháp 3: Thực hiện tổ chức tốt các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm. Ở độ tuổi 5-6 tuổi, hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà chơi” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội tri thức trong cuộc sống xung quanh trẻ, chương trình giáo dục mầm non mới lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản thân trẻ, đáp ứng được tối đa nhu cầu và hứng thú, dựa vào khả năng của mỗi trẻ. Khi tổ chức các hoạt động tôi đã chia trẻ thành từng nhóm, mỗi nhóm có đội trưởng, nhằm cho các thành viên tự quan sát, khảo nghiệm thảo luận, rồi mời nhóm trưởng thuyết trình ý kiến của nhóm mình đưa ra. Qua đó giáo viên sẽ là người tổng hợp mọi ý kiến của các nhóm và bổ sung ý kiến, đưa ra kết quả chung cho cả lớp hiểu vấn đề. Ví dụ: Khi hoạt động góc. Cô sẽ gợi ý cho những trẻ năng động, linh hoạt đóng vai trò chủ đạo, làm trưởng nhóm để có thể bao quát, xây dựng trong quá trình chơi của nhóm.
  • 15. 15 Hình: Trẻ chơi góc âm nhạc Tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ theo biện pháp và hình thức lấy trẻ làm trung tâm đã tạo ra được một không gian mở cho cô và trẻ. Hình : Trẻ chơi đóng vai bác sĩ - Đối với biện pháp 4: Lựa chọn nội dung và trò chơi phù hợp để rèn luyện tính tích cực hoạt động của trẻ. Nói đến việc giáo dục ở trường mầm non thì không thể không nói đến việc thực hiện chương trình, chương trình là phương tiện cơ bản để giáo dục toàn diện. Muốn thực hiện tốt chương trình thì đòi hỏi phải nắm được nội dung chương trình giáo dục mầm non. Để thực hiện chương trình giáo dục có hiệu quả, không bị gián đoạn tôi đã xây dựng chương trình, kế hoạch năm, tháng, tuần theo từng chủ đề. Sau khi lên
  • 16. 16 kế hoạch xong tôi đã nhờ chuyên môn xét duyệt, góp ý kiến, thống nhất chương trình giảng dạy, phù hợp với kế hoạch đã lên của chuyên môn. Tôi đã xây dựng mục tiêu chủ đề, mạng nội dung, mạng hoạt động, lựa chọn các chỉ số, lên kế hoạch hoạt động góc, hoạt động chung và hướng dẫn cho giáo viên khai thác triệt để nội dung của bài dạy sao cho không gò bó áp đặt trẻ. Lựa chọn nội dung phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ theo độ tuổi mình phụ trách, nội dung phải đi từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, tất cả những nội dung đó phải toát lên được trọng tâm của chủ đề. Lên kế hoạch dạy phải đảm bảo phù hợp với thực tiễn của lớp, của trường, địa phương mình. *Trò chơi tích hợp: Với đặc điểm chương trình mầm non mới hiện nay, các môn học luôn được đan xen, lồng ghép nhằm nâng cao tính hiệu quả, với đặc điểm của giáo dục mầm non, cho trẻ học mà chơi, thông qua chơi mà học. Qua trò chơi giáo viên có thể đánh giá được kiến thức mà trẻ thu lượm được ở mức độ nào, cao hay thấp. Đưa trò chơi vào lớp học là một sự lồng ghép khéo léo, làm sao cho giờ học thêm sinh động. Trò chơi dù tổ chức dưới hình thức nào cũng phải đảm bảo tính vừa sức và hứng thú đối với trẻ, không lạm dụng, ôm đồm thái quá làm nhạt đi nội dung chính của đề tài đặt ra. Hình ảnh trò chơi phục vụ tiết học khám phá một số loại hoa Sau khi trẻ khám phá xong nội dung dạy, để kết thúc bài cô cho trẻ chơi trò chơi tích hợp nhằm củng cố kiến thức với trò chơi “ Mua hoa” Trẻ được đi theo đường dích dắc mua bông hoa theo yêu cầu của đội mình để cắm vào lẵng hoa sao đủ số lượng 9. Qua trò chơi này cô giáo đã cho trẻ được học các môn học như thể dục kỹ năng, toán... - Đối với biện pháp 5. Sử dụng phần mềm power point trong tổ chức các hoạt động chung:
  • 17. 17 Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải tích cực tìm tòi, học hỏi để luôn sáng tạo, đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động nhằm tạo cơ hội tốt nhất để trẻ được tham gia vào các hoạt động, tiếp thu kiến thức một cách chủ động giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ. Với những hình thức cho trẻ hoạt động như: * Sử dụng phần mềm cho trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh. Môi trường xung quanh đối với trẻ vô cùng rộng lớn khó hiểu, trẻ lại tò mò hiếu động, luôn đặt ra vô vàn câu hỏi. Nó là cái gì ? Như thế nào ? Vì sao nó lại như vậy?... Chính vì thế cô giáo phải biết áp dụng phương pháp dạy học tích cực, dám đổi mới và lựa chọn ra những hình thức khác nhau trong mỗi một chủ đề tránh nhàm chán đối với trẻ khi có những chủ đề kéo dài ba đến bốn tuần mà cô chỉ với một hình thức hát hay đọc thơ thì không thể lôi cuốn thu hút trẻ trong quá trình hoạt động. Ví dụ: Cho trẻ “Quan sát một số con vật sống trong rừng ”. Nếu chỉ quan sát tranh thì tiết học sẽ trở nên đơn điệu, trẻ sẽ nhàm chán. Nhưng cô ứng dụng phần mềm, sáng tạo ra câu chuyện về các con vật, cô vừa kể truyện vừa cho trẻ quan sát các con vật đang di chuyển trong rừng, những con vật “ thật ” thì trẻ sẽ rất thích thú, trẻ tập trung vào hoạt động tích cực hơn, giờ học đạt kết quả như mong muốn. Qua đó giáo dục trẻ biết tự chăm sóc, bảo vệ bản thân trước những con vật hung dữ, trước sự thay đổi thời tiết, biết yêu thương, chăm sóc cho cây cối, con vật nuôi. Những sự vật, hiện tượng xung quanh đều có ý nghĩa đối với trẻ. Để những cái đẹp đi vào tâm hồn trẻ một cách sâu sắc, điều quan trọng là cô giáo phải truyền thụ thế nào cho trẻ tiếp thu nhẹ nhàng, thoải mái để trẻ nhớ lâu. * Sử dụng phần mềm hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình. Cũng giống như bất cứ hoạt động chung nào, việc tạo cảm xúc khi vào bài là một vấn đề quan trọng, nó đưa đến sự thành công và sáng tạo của trẻ trong suốt thời gian hoạt động.Tuy phần này nó chiếm ít thời gian nhưng nó có vị trí không kém phần quan trọng, vừa lôi cuốn được trẻ, vừa khéo léo giúp trẻ hình thành những vấn đề mà trẻ cần giải quyết. Ví dụ: Cho trẻ “vẽ vườn hoa ” để sản phẩm của trẻ sáng tạo thì đòi hỏi cô giáo phải cung cấp đầy đủ các biểu tượng, hình ảnh về sự vật, không đơn thuần chỉ là tranh ảnh mà trẻ phải được trực tiếp quan sát các loài hoa. Cô cung cấp cho trẻ qua phần mềm, cho trẻ được trực tiếp xem các loài hoa rung rinh trong gió, đua nhau khoe sắc. Từ đó làm giàu hình ảnh, biểu tượng trong sản phẩm của trẻ. * Sử dụng phần mềm cho trẻ làm quen với toán và tổ chức trò chơi củng cố kiến thức. Sau khi truyền thụ kiến thức mới cho trẻ để củng cố lại vốn kiến thức đó. Giáo viên nghiên cứu, sáng tạo đưa ra các trò chơi. Tuỳ thuộc vào nội dung bài học mà giáo viên lựa chọn ra các trò chơi khác nhau, nhằm cung cấp cho trẻ nhận biết các chữ số, tạo nhóm, hay so sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau..., một
  • 18. 18 cách chính xác và rèn cho trẻ kỹ năng khi lựa chọn chữ số, tạo nhóm, hay so sánh các hình, khối..., theo yêu cầu của cô qua trò chơi. Ví dụ: Dạy trẻ đếm đến 9 nhận biết các nhóm có số lượng 9, nhận biết số 9, sau khi cung cấp kiến thức cho trẻ, cho trẻ chơi trò chơi “Chọn chữ số tương ứng với số lượng con vật ” hay trò chơi “ Sắp xếp các phương tiện giao thông theo nơi hoạt động của chúng”..., trên phần mềm Power Point. * Sử dụng phần mềm hướng dẫn trẻ hoạt động làm quen tác phẩm Văn học: Để tác phẩm thơ, truyện đi vào lòng trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái, đòi hỏi cô giáo không chỉ có giọng đọc, kể diễn cảm mà phải biết cách lựa chọn các nội dung trên mạng phù hợp với nội dung bài dạy, hình ảnh phải sinh động nhằm thu hút sự tập trung, chú ý của trẻ. Ví dụ: Với câu truyện “Thỏ con biết vâng lời ” cô vào trang web để tải về hình ảnh chú Thỏ ngộ nghĩnh, đáng yêu đang làm những công việc mà Thỏ mẹ giao cho, những cử chỉ như: Thỏ biết vòng tay xin lỗi mẹ, thái độ ngoan, lễ phép..., sẽ khắc sâu trong tâm trí trẻ lâu hơn, mục đích giáo dục sát với đời sống thực của trẻ hơn. * Biện pháp 6: Lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục vào các hoạt động cho trẻ. Giáo dục mầm non tích hợp là cách thức cung cấp sự định hướng mở, linh hoạt cho giáo viên tổ chức các hoạt động xoay quanh chủ đề bằng cách phối hợp một cách tự nhiên những hoạt động cho trẻ trải nghiệm như quan sát, tìm hiểu môi trường tự nhiên, xã hội vận động tham gia trò chơi, làm quen với âm nhạc, hát, kể truyện, đọc thơ, làm quen với toán và các hoạt động sáng tạo như tô, vẽ, nặn, cắt dán..., qua đó phát triển ở trẻ lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, thể lực, nhận thức tình cảm xã hội, cách tiếp cận này cho phép giáo viên có thể điều chỉnh giáo án một cách linh hoạt có thể đưa ra các tình huống xẩy ra tình cờ, ngẫu nhiên vào kế hoạch dạy, đưa ra những nội dung tích hợp không nặng nề ôn tồn mang tính chất số cộng mà tích hợp ở đây nhằm tổ chức các hoạt động thông qua chơi với những nội dung nhẹ nhàng, mang tính bao quát theo nội dung hoạt động cá nhân làm nổi bật chủ đề cô đưa ra để đáp ứng sự hứng thú của trẻ, làm phong phú dần vốn kinh nghiệm của trẻ và tạo không khí sinh động, nhẹ nhàng trong lớp học. * Phối kết hợp với các hoạt động: + Hoạt động ngoài trời: Để đạt được kết quả cao về nhận thức của trẻ cần lồng ghép thêm cho trẻ trong hoạt động ngoài trời, ngoài việc truyền thụ kiến thức trên tiết học, cần luyện tập cho trẻ ngoài giờ.
  • 19. 19 Ví dụ :Trong quá trình đi dạo, cô cho trẻ vừa đi, vừa đọc những bài thơ hay bài hát đã học theo chủ đề. Hoặc dạo chơi dưới bóng mát, tổ chức cho tự thảo luận nhận xét về không gian thời gian, về hiện tượng tự nhiên (“Vì sao cành cây lại đung đưa?”, hay “Trời âm u thì hiện tượng gì sẻ xảy ra?”). Cũng có thể cho trẻ xem truyện tranh, dùng phấn vẽ lên sân những chữ cái và con số đã tô và học tạo hình trên những chiếc lá bàng rơi... * Đối với biện pháp 7: Phối kếthợp với cha mẹ trẻ giúp trẻ học tốt qua các hoạt động.
  • 20. 20 * Phối hợp thực hiện: Nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức hoạt động chung cho trẻ 5-6 tuổi tạo tiền đề cho trẻ lĩnh hội kiến thức tốt. Ngay từ đầu cần phải lên kế hoạch phối hợp giữa gia đình, nhà trường, kế hoạch đó được xây dựng cụ thể theo từng chủ đề. - Tham gia xây dựng kế hoạch, phối kết hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc, giáo dục trẻ của lớp. * Tham gia xây dựng cơ sở vật chất: - Tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên, làm đồ dùng đồ chơi phục vụ trẻ chơi và học. * Hình thức phối hợp: Mỗi lớp xây dựng góc tuyên truyền, thông báo cho cha mẹ trẻ biết các kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non, những nội dung hoạt động của trẻ ở lớp, chế độ ăn của trẻ hàng ngày, những yêu cầu của nhà trường đối với gia đình hoặc những nội dung mà gia đình cần phối hợp với cô giáo. Thông qua cuộc họp cha mẹ trẻ giáo viên đưa ra kế hoạch hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ cho cha mẹ học sinh nắm được, tuyên truyền cha mẹ học sinh cùng tham gia vào giáo dục rèn luyện các cháu, vận động cha mẹ học sinh đóng góp các trang thiết bị, cung cấp tài liệu, nguyên vật liệu phục vụ hoạt động cho các cháu đầy đủ. Đây là một việc làm rất thiết thực thu hút cha mẹ trẻ cùng tham gia, cùng giáo dục trẻ với cô giáo và nhà trường nhằm tổ chức tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng như hướng dẫn trẻ tham gia hoạt động một cách đạt kết quả. c. Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp: Các giải pháp và biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ đan xen bổ sung cho nhau nhờ vào những biện pháp chủ đạo và những biện pháp hỗ trợ. Biện pháp xây dựng chương trình, kế hoạch phù hợp tình hình của lớp và của trẻ là biện pháp làm nòng cốt của đề tài cùng với những biện pháp bổ trợ như tích hợp đan xen giữa các hoạt động. Qua đó tạo được môi trường mở cho trẻ thực hiện cùng với đồ dùng trực quan phong phú và đa dạng sẽ tạo ra được hứng thú, nhu cầu muốn tham gia hoạt động của trẻ. Mỗi một biện pháp có ý nghĩa và tác dụng riêng nhằm giải quyết từng vấn đề của thực trạng nhưng chúng đều có chung một nhiệm vụ là tạo nguồn hứng thú, kích thích tính tự lập, suy nghĩ giải quyết vấn đề cao, tự tin thể hiện được nhu cầu, nhận thức của bản thân trẻ. Đây cũng là kết quả mang đến thành công của đề tài sáng kiến nhằm hướng và đạt tới mục tiêu giúp trẻ học tốt và thể hiện hết mình trong mọi hoạt động. Giáo viên khi sử dụng linh hoạt các biện pháp trên giáo viên sẽ đạt được hiệu quả cao trong công tác dạy học. d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: - Kết quả khảo nghiệm: Sau một thời gian thực hiện các giải pháp, biện pháp thử nghiệm tại lớp Lá 2, trường Mầm non Ea Na. Tôi hoàn toàn hài lòng
  • 21. 21 với kết quả mà trẻ tiếp thu kiến thức, qua các hoạt động hàng ngày mà tôi đã lấy trẻ làm trung tâm. - Giá trị khoa học: Mong rằng từ những kinh nghiệm trên sẽ giúp ích cho các giáo viên trong trường có được cách truyền thụ kiến thức cho trẻ ngày càng đạt hiệu quả cao, hấp dẫn và lôi cuốn trẻ. Những biện pháp trên đã có tính khả thi sau sáu tháng áp dụng tại lớp Lá 2, trường Mầm non Ea Na. Chất lượng học của trẻ nâng lên, qua khảo sát, qua dự giờ các lớp 100% trẻ thực sự thích thú khi được tìm tòi khám phá, đáp ứng được nhu cầu của bản thân, tích cực tham gia, hào hứng vào các hoạt động tập thể từ đó giúp trẻ phát triển nhận thức, quan sát và khả năng tư duy độc lập. Kết quả khảo sát ST T Tiêu chí Trước khi áp dụng đề tài Sauk hi áp dụng đề tài Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % 1 Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học 18/42 43 24/42 57 35/42 83 7/42 16 2 Trẻ có ý thức tự thực hiện tốt yêu cầu của tiết học 17/42 40 25/42 60 37/42 88 5/42 11 3 Trẻ nắm vững kiến thức, kỹ năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tế. 19/42 45 23/42 55 36/42 86 6/42 14 4 Trẻ có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc 14/42 38 28/42 66 37/42 88 5/42 11 * Đối với trẻ: Những biện pháp trên đã mang lại kết quả tốt sau thời gian áp dụng tại lớp Lá 2, chất lượng của trẻ qua các hoạt động của trẻ được nâng cao rõ rệt, thông qua bảng khảo sát ta thấy ý thức cũng như sự hứng thú của trẻ được được nâng cao, trẻ có trẻ giải quyết được vấn đề linh hoạt và sáng tạo, đồng thời ngôn ngữ của trẻ phát triển mạch lạc hơn. * Đối với giáo viên:
  • 22. 22 Mang lại nhiều kỹ năng và kinh nghiệm cho bản thân khi thiết kế, lựa chọn chủ đề sát với đặc điểm nhận thức của trẻ mình trực tiếp dạy. Qua đó hình thành các kỹ năng, tác phong nghiệp vụ, sáng tạo trong các hình thức tổ chức các hoat động ở trường cho trẻ. *Đối với cha mẹ trẻ: Cha mẹ trẻ sẽ an tâm, tin tưởng khi cho con em mình đến trường lớp mầm non, hiểu được tầm quan trọng của nền giáo dục Mầm non trong thời đại mới và đặc biệt sẽ có tầm nhìn mới về vai trò và trách nhiệm đối với con em mình. III. Phần kết luận, kiến nghị: 1. Kết luận. Những nhận định chung: “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 - 6 tuổi tại lớp Lá 2, trường Mầm non Ea Na”. Đã có phần nâng cao chất lượng các môn học và các hoạt động. Mức độ nhận thức của trẻ đã tăng lên rõ rệt so với đầu năm học. Các biện pháp có tính khả thi đã thúc đẩy trẻ phát triển toàn diện. Thực hiện được các biện pháp trên đã gúp tôi tự tin trong quá trình giảng dạy, không những thế trẻ còn hứng thú, phát huy được mọi tiềm ẩn trong mỗi cá thể trẻ, trẻ năng động linh hoạt, tích cực hơn trong quá trình học và chơi, từ đó hình thành ở trẻ tính tự lập, kỹ năng sống mới, đánh dấu bước hình thành và phát triển nhân cách mới ở trẻ tạo tâm thế vửng chắc cũng như tiềm năng cho trẻ bước vào các cấp học tiếp theo. Với kết qủa và ý nghĩa đạt được sáng kiến có thể nhân rộng và áp dụng ra toàn khối cũng như các độ tuổi trong trường. Bài học kinh nghiệm: Thứ nhất là: Hiểu và nắm chắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ khi tổ chức lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” của giáo viên về các lĩnh vực. Thứ hai là: Sử dụng hiệu quả hơn trong khi truyền thụ kiến thức cho trẻ, giúp trẻ lĩnh hội kiến thức nhanh có ghi nhớ tốt. Thứ ba là: Tạo môi trường mở cho trẻ được phát triển về mọi mặt qua biện pháp này giúp trẻ hứng thú và yêu các môn học hơn. Thứ tư là: Làm tốt công tác phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong nhà trường, tuyên truyền vận động cha mẹ trẻ ủng hộ về vật chất, trang thiết bị phục vụ tốt cho trẻ qua các chủ đề. Thứ năm là: Việc tự học tự bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao nghiệp vụ của giáo viên là biện pháp thúc đẩy, nâng cao chất lượng giảng dạy . Thứ sáu là: Biết phối hợp, đan xen các môn học khác vào tiết dạy. Thứ bảy là: Giáo viên biết sáng tạo, linh hoạt trong soạn giảng, thiết kế các phần mềm power point, biết áp dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng
  • 23. 23 dạy, nhằm góp phần đưa nền giáo dục tiến lên nền khoa học công nghệ thông tin. 2. Kiến nghị. - Đối với nhà trường : Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi theo thông tư cho trẻ có cơ hội phát triển đủ các lĩnh vực. Thường xuyên mở các đợt chuyên đề nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên . Trong khuôn khổ của một bài sáng kiến, mọi vấn đề chỉ tồn tại trong phạm vi hẹp, đồng thời trong quá trình viết vẫn còn nhiều thiếu sót. Vậy tôi kính mong nhận được sự góp ý xây dựng của các cấp lãnh đạo giúp tôi có thêm kinh nghiệm và hoàn thành tốt đề tài. Ea Na, ngày 20 tháng 2 năm 2017 Người Viết Nguyễn Thị Hải Yến
  • 24. 24 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tạp chí GDMN. 2.Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 3.Thực trạng của trường MN Ea Na và kinh nghịêm bản thân. 4.Cơ sở lý luận và khoa học của module MN-1D 5. Phương pháp tổ chức hoạt động lấy trẻ làm trung tâm 6. Những sáng kiến kinh nghiệm chọn lọc - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 7. Kế hoạch giáo dục và tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 8. Chương trình giáo dục Mầm Non – Nhà xuất bản giáo dục Mầm non 10. Hướng dẫn sử dụng và đánh giá trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 11. Sổ tay công tác giáo viên khối Mầm non
  • 25. 25 MỤC LỤC I. Phần mở đầu:................................................................................... 2 1. Lý do chọn đề tài:............................................................................ 2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:.......................................................... 3 3. Đốitượng nghiên cứu...................................................................... 4 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài.......................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 5 a, Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận............................................. 5 b, Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ......................................... 5 c, Phương pháp thống kê toán học ....................................................... 5 II. Phần nội dung................................................................................ 5 1. Cơ sở lý luận................................................................................... 5 2. Thực trạng ...................................................................................... 6 3. Nội dung và hình thức của giải pháp .............................................. 10 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp .................................................... 10 b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp ...................................... 11 c. Mối quan hệ giữa các biện pháp ..................................................... 20 d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứ............. 20 III. Kết luận, kiến nghị......................................................................... 22 1- Kết luận.......................................................................................... 22 2 - Kiến nghị ...................................................................................... 23 * Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................ 24 * Mục lục ........................................................................................... 25 *Nhận xét của hội đồng sang kiến kinh nghiệm .................................... 26 * Hội đồng thẩm định các cấp nhận xét................................................ 27
  • 26. 26 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN TRƯỜNG …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
  • 27. 27 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN HUYỆN …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………… CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN