SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 33
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
---------------
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH LUẬT KINH TẾ
QUYỀN THỪA KẾ CỦA CON NUÔI
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
DÂN SỰ VIỆT NAM
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
---------------
NGUYỄN THÙY MAI PHƯƠNG
MSSV: 17DH380051
QUYỀN THỪA KẾ CỦA CON NUÔI
THEO QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH LUẬT KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
THS. DƯƠNG MINH TRUYỀN
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học
Ngoại Ngữ - Tin Học TP.HCM, quý thầy cô khoa Luật đã tận tâm giảng dạy và
truyền đạt những kiến thức bổ ích về ngành Luật. Đặc biệt tôi gửi lời cảm ơn
chân thành đến cô ThS. Dương Minh Truyền – người đã tận tình hướng dẫn để
tôi có thể hoàn thành tốt nhất bài báo cáo của mình.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Toà Án Nhân Dân
Quận 3 nói chung và Thẩm phán Trịnh Thị Hoa nói riêng cùng các cô chú, anh
chị trong toà tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được thực tập tại toà và hướng
dẫn tận tình để tôi có cơ hội học hỏi, hiểu sâu về công việc mà mình đang theo
đuổi, giúp tôi khắc phục những điểm yếu của bản thân để hoàn thiện mình hơn.
Trong quá trình thực hiện bài báo cáo, do kiến thức còn hạn chế và còn
nhiều bỡ ngỡ trong quá trong quá trình thực tập nên bài báo cáo sẽ còn nhiều
thiếu sót, kính mong sự góp ý và giúp đỡ từ phía thầy cô. Cuối cùng, tôi kính
chúc quý thầy cô và các cô chú, anh chị ở Toà Án Nhân Dân Quận 3 dồi dào sức
khoẻ và thành công trong sự nghiệp cao quý.
Xin trân trọng cảm ơn!
TPHCM, ngày tháng năm 2021
Sinh viên thực hiện
ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
….…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
TP.Hồ Chí Minh, Ngày….Tháng….Năm 2021
(Ký tên)
iii
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài: ........................................ Error! Bookmark not defined.
2. Mục tiêu nghiên cứu: ................................... Error! Bookmark not defined.
3. Phạm vi nghiên cứu: .................................... Error! Bookmark not defined.
4. Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................. 2
5. Kết cấu của chuyên đề: ................................ Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN THỪA KẾ CỦA CON NUÔI
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM ........................... 4
1.1 Khái quát chung về quyền thừa kế của con nuôi:........................................ 4
1.1.1 Khái niệm thừa kế: ............................................................................... 4
1.1.2 Khái niệm thừa kế theo pháp luật:........................................................ 5
1.2 Một số khái niệm chung và những quy định pháp luật về con nuôi:........... 6
1.2.1 Con nuôi: .............................................................................................. 6
1.2.2 Sự cần thiết của những quy định pháp luật về con nuôi ...................... 6
1.2.3 Một số dạng nuôi con nuôi trong thực tế xã hội Việt Nam.................. 7
1.2.4 Quan hệ nuôi con nuôi thực tế:............................................................. 8
1.3 Quyền thừa kế của con nuôi: ....................................................................... 9
1.3.1 Khái niệm thừa kế theo pháp luật:........................................................ 9
1.3.2 Thừa kế theo pháp luật của con nuôi:................................................... 9
1.3.3 Các trường hợp thừa kế theo pháp luật: ............................................. 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN THỪA KẾ CỦA CON NUÔI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
DÂN SỰ VIỆT NAM .......................................................................................... 14
2.1 Thực trạng quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật của con nuôi
.......................................................................................................................... 13
2.1.1 Quan hệ nuôi dưỡng: .......................................................................... 13
2.1.2 Xác định hàng thừa kế con nuôi theo pháp luật: ................................ 15
2.1.3 Quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc con nuôi: ................ 16
2.2 Điều kiện để con nuôi được hưởng thừa kế theo di chúc: ......................... 19
2.3 Thực tiễn áp dụng và những quy định pháp luật về quyền thừa kế của con
nuôi: ................................................................................................................. 22
2.3.1 Những thuận lợi:................................................................................. 22
2.3.2 Những hạn chế:................................................................................... 22
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT VỀ HƯỚNG HOÀN THIỆN QUYỀN THỪA
KẾ GIỮA CON NUÔI VÀ CÁC THÀNH VIÊN KHÁC TRONG GIA ĐÌNH
CHA MẸ NUÔI ................................................................................................... 23
3.1 Hoàn thiện pháp luật về thừa kế của con nuôi:.......................................... 23
3.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện quyền thừa kế giữa con nuôi: ..................... 25
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 28
1
GIỚI THIỆU VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 3
1. Thông tin liên hệ:
- Tên cơ quan thực tập: Toà án Nhân Dân Quận 3.
- Địa chỉ: 139 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố
Hồ Chí Minh.
2. Quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của ngành Toà
án:
- Ngay từ những ngày đầu, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiệm vụ của cách
mạng vô sản là hủy bỏ hoàn toàn bộ máy nhà nước và nền tư pháp cũ. Xuất phát
từ nhiệm vụ chiến lược đó, ngày 13/9/1945 Chủ tịch chính phủ lâm thời nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa ký ban hành Sắc lệnh số 33C thiết lập các Tòa án
quân sự, đánh dấu sự ra đời của ngành Tòa án Việt Nam.
- Ngày 30/4/1975, Miền Nam hoàn toàn được giải phóng thống nhất đất nước,
nhân dân ta tiếp quản toàn bộ hệ thống Tòa án của chế độ cũ. Đồng thời, thành
lập Tòa án quân sự, Tòa án đặc biệt để trấn áp bọn phản động và thành lập ngành
Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngành Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào tháng
9/1976, hệ thống tổ chức bộ máy lúc bấy giờ gồm Tòa án nhân dân thành phố và
11 Tòa án nhân dân quận - huyện, sau gần 30 năm ngành Tòa án nhân dân thành
phố không ngừng phát triển. Hiện nay ngành Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh gồm Tòa án nhân dân thành phố và 24 Tòa án nhân dân quận - huyện.
3. Lĩnh vực hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của Toà án Nhân
dân Quận 3:
Thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp liên quan đến
các lĩnh vực tiêu biểu như: dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân gia đình, kinh
doanh thương mại, lao động,…
2
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân được quy định cụ thể
tại Điều 2 Luật Tổ chức Toà án Nhân Dân năm 2014.
4. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân Quận 3:
Cơ cấu nhân sự của Tòa án nhân dân Quận 3 hiện nay gồm có:
- 01 Chánh án; 02 Phó Chánh án;
- 20 Thẩm phán; 11 Thư ký;
- 01 Thẩm tra viên: có nhiệm vụ thẩm định, kiểm tra tính đúng đắn, hợp pháp
các bản án, các quyết định xét xử của các thẩm phán, …
- 01 Chánh văn phòng; 01 Phó Chánh văn phòng;
- 04 nhân viên văn phòng; 01 kế toán.
5. Nhận xét sơ bộ:
Tôi cảm thấy bản thân mình rất may mắn khi được thực tập tại Toà án Nhân
Dân Quận 3. Tại đây, tôi đã được phân công thực tập cho một Thẩm phán với
công việc giải quyết hồ sơ về các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động,
kinh doanh thương mại,… Với môi trường làm việc chuyên nghiệp, sự giúp đỡ
tận tình của Lãnh đạo, các anh, chị cán bộ tôi nhanh chóng học hỏi được nhiều
kiến thức, rút ra được nhiều kinh nghiệm và có thể hoàn thành tốt công việc được
giao.
3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN THỪA KẾ
CỦA CON NUÔI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN
SỰ VIỆT NAM
1.1 Khái quát chung về quyền thừa kế của con nuôi:
1.1.1 Khái niệm thừa kế:
Theo quan điểm của Ăng-ghen: “Là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho
người còn sống”. Quyền thừa kế là quyền thừa hưởng tài sản của người chết để
lại theo một trình tự do pháp luật quy định. Pháp luật cho phép những người thừa
kế được hưởng di sản đồng thời buộc họ phải thực hiện những nghĩa vụ tài sản
của người chết.1
Luật La Mã quy định hai hình thức cơ bản là thừa kế theo di chúc (testato) và
thừa kế theo luật (intestato), ngoài ra còn có thừa kế theo lệnh của các quan. Ở
thời kỳ đầu, hình thức chủ yếu là thừa kế theo luật, sau đó thừa kế theo di chúc
trở thành phổ biến hơn.2
Theo quan niệm truyền thống, “thừa kế” được hiểu là việc người đang còn
sống thừa hưởng tài sản của người đã qua đời. Việc thừa kế được thực hiện khi
người có tài sản chết.
Thừa kế di sản theo quan hệ pháp luật dân sự chính là sự chuyển dịch tài sản
và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền
hưởng thừa kế; người trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo di chúc
hoặc theo pháp luật. Người có tài sản để lại khi chết gọi là người để lại di sản.
Người được hưởng tài sản của người chết để lại gọi là người thừa kế. Người để
lại di sản chỉ có thể là cá nhân, mà không bao giờ là pháp nhân, cơ quan nhà
nước hoặc tổ chức; nhưng người thừa kế thì có thể là cá nhân, hoặc cơ quan tổ
chức nhà nước, hoặc bất kỳ một chủ thể nào khác3
.
Trong pháp luật dân sự Việt Nam, quyền để lại di sản của người có tài sản cho
người thừa kế, và quyền thừa kế di sản của người khác là hai nội dung cơ bản của
quyền thừa kế được pháp luật công nhận và bảo vệ.
1
https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/25/y4753/
2
https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/25/y4753/
3
Nguyễn Thị Vĩnh: “Thừa kế theo pháp luật trong BLDS Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ
4
1.1.2 Khái niệm thừa kế theo pháp luật:
Tại Việt Nam, trong các triều đại phong kiến trước đây, thừa kế theo pháp luật
đã được hình thành và dựa trên cơ sở lễ giáo phong kiến. Theo quy định về thừa
kế trong Bộ luật Hồng Đức của thời Lê và Bộ Hoàng Việt Luật lệ của thời
Nguyễn đều nhằm mục đích duy trì, bảo vệ những truyền thống gia đình phụ
quyền và hiếu nghĩa của con cháu trong dòng tộc. Tuy nhiên, trong hai bộ luật
này cũng không đưa ra khái niệm thế nào là thừa kế. Đến pháp lệnh thừa kế năm
1990, BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015 cũng đều không có
quy định về khái niệm thừa kế. Trên cơ sở nghiên cứu thì học viên đưa ra khái
niệm về thừa kế như sau: Thừa kế tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài
người, thừa kế được hiểu là việc chuyển dịch tài sản (của cải) của người chết cho
người còn sống theo truyền thống, phong tục tập quán của từng dân tộc. Người
hưởng di sản có nghĩa vụ duy trì, phát triển giá trị vật chất, giá trị tinh thần và
truyền thống, tập quán mà thế hệ trước để lại.
Điều 649 BLDS năm 2015 quy định: Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo
hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.4
Qua việc phân tích trên đây có thể rút ra định nghĩa về thừa kế theo pháp luật
như sau: Thừa kế theo pháp luật là sự dịch chuyển di sản của người chết cho
người còn sống trên cơ sở quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi
dưỡng hay quan hệ thân thuộc giữa người có tài sản để lại sau khi họ chết và
người nhận di sản.
Những người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật không phụ
thuộc vào mức độ năng lực hành vi. Mọi người bình đẳng trong việc hưởng di
sản thừa kế của người chết, thực hiện nghĩa vụ mà người chết chưa thực hiện
trong phạm vi di sản được nhận. Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng
thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Theo khoản 1 Điều
650 tại BLDS năm 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật bao
gồm:
“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
4
Xem Điều 649 BLDS 2015
5
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với
người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn
tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có
quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
1.2 Một số khái niệm chung và những quy định pháp luật về
con nuôi:
1.2.1 Con nuôi:
Theo từ điển tiếng Việt con nuôi là con do người khác đẻ ra, xin về nuôi và
được sự xác nhận của pháp luật. Như vậy theo định nghĩa trên con nuôi là người
được người khác nhận nuôi và việc nhận nuôi này phải được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền chứng nhận. Nói cách khác việc nhận nuôi phải được đăng ký, có
sự xác nhận của pháp luật theo một trình tự thủ tục được quy định sẵn.
Khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010 giải thích: “Nuôi con nuôi là việc
xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận
làm con nuôi”. Khoản 3 điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010 giải thích “Con nuôi là
người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đăng ký”.
1.2.2 Sự cần thiết của những quy định pháp luật về con nuôi:
Pháp luật điều chỉnh quan hệ con nuôi thực tế:
Nuôi con nuôi thực tế là một hiện tượng khách quan luôn tồn tại trong đời
sống xã hội ở nước ta. Tuy nhiên không phải lúc nào nhà nước cũng ban hành
các quy phạm pháp luật để điều chỉnh vấn đề này. Thông thường quan hệ nuôi
con nuôi thực tế được điều chỉnh, giải quyết bằng các quy phạm đạo đức và
phong tục tập quán. Nhà nước đã có sự điều chỉnh bằng pháp luật đối với quan hệ
nuôi con nuôi thực tế qua một số văn bản pháp luật trong mỗi giai đoạn nhất
định.
6
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 là đạo luật đầu tiên của nhà nước ta điều
chỉnh vấn đề nuôi con nuôi. Trong Luật này, vấn đề nuôi con nuôi mới chỉ được
quy định rất sơ sài bởi một điều luật (Điều 24). Theo quy định của điều luật này
thì “Việc nhận nuôi con nuôi phải được Ủy ban hành chính cơ sở nơi trú quán
của người nuôi hoặc của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch”. Tuy nhiên,
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 không có quy định gì về các điều kiện của
việc nuôi con nuôi.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định về nuôi con nuôi trong một
chương riêng, với quy định về tuổi của người được nhận làm con nuôi, ý chí của
các bên và “việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
công nhận và ghi vào sổ hộ tịch”. Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959
và Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đều quy định việc nhận nuôi con nuôi
phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và ghi vào sổ hộ tịch thì
mới có giá trị pháp lý.
Những thông tin về việc nuôi con nuôi được ghi trong sổ hộ tịch (cụ thể là Sổ
đăng ký việc nuôi con nuôi) là cơ sở để cấp lại bản sao Quyết định công nhận
việc nuôi con nuôi khi Quyết định đó bị mất hoặc bị hư hỏng không thể sử dụng
được. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị pháp lý như bản chính.
Như vậy, có thể nói, theo quy định của pháp luật, việc nhận nuôi con nuôi phải
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và ghi vảo sổ hộ tịch mới có
giá trị pháp lý, thực chất đó chính là đăng ký việc nuôi con nuôi.
1.2.3 Một số dạng nuôi con nuôi trong thực tế xã hội Việt Nam:
Trong thực tế đời sống tồn tại khá nhiều các trường hợp nhận con nuôi nhưng
không đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là
những trường hợp xác lập quan hệ nuôi con nuôi về mặt xã hội. Tuy nhiên không
phải tất cả các trường hợp nhận nuôi con nuôi không có sự công nhận của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đều là nuôi con nuôi thực tế. Qua nghiên cứu cho
thấy, trong thực tế đời sống xã hội Việt Nam, quan hệ nuôi con nuôi đã từng tồn
tại một số dạng cơ bản sau:
- Nuôi con nuôi theo phong tục tập quán.
- Nuôi con nuôi để khuếch trương quyền thế của gia đình.
7
- Nuôi con nuôi để lấy phúc.
- Nuôi con nuôi trên danh nghĩa.
- Nuôi con nuôi thực tế.
1.2.4 Quan hệ nuôi con nuôi thực tế:
- Con nuôi thực tế: Nuôi con nuôi thực tế là hình thức nuôi con nuôi làm hình
thành quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con
nuôi. Việc nhận nuôi thoả mãn đầy đủ các điều kiện của việc nuôi con nuôi,
không trái với mục đích của việc nuôi con nuôi và đạo đức xã hội. Người con
nuôi cùng sống trong gia đình cha mẹ nuôi. Quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên
đã được xác lập trong thực tế, được họ hàng và mọi người xung quanh công
nhận. Việc nhận nuôi con nuôi có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc văn bản
thoả thuận giữa hai bên gia đình, nhưng không đăng ký tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Quan hệ nuôi con nuôi thực tế phải có đầy đủ các dấu hiệu sau:
- Về ý chí của các bên: giữa người nhận nuôi và con nuôi có mong muốn thiết
lập quan hệ cha mẹ và con, đã thật sự coi nhau như cha mẹ và con, đối xử với
nhau trong tình cảm cha mẹ và con.
- Về chủ thể: người nhận nuôi và con nuôi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo
quy định của pháp luật, như điều kiện về tuổi, tư cách đạo đức, điều kiện chăm
sóc, nuôi dưỡng…
- Về khách quan: các bên đã cùng chung sống với nhau, gắn bó, cư xử với
nhau trong tình cảm cha mẹ và con, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của
cha mẹ và con đối với nhau. Quan hệ giữa cha mẹ và con giữa hai bên được họ
hàng và mọi người xung quanh thừa nhận. Việc nuôi con nuôi là đúng mục đích,
không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Trong các dạng quan hệ nuôi con nuôi đã tồn tại trong thực tiễn đời sống có
quan hệ được coi là nuôi con nuôi thực tế, còn những quan hệ không có đủ các
dấu hiệu trên thì không được công nhận là nuôi con nuôi thực tế. Để có cơ sở
nhận biết quan hệ nuôi con nuôi thực tế cần xem xét bản chất của quan hệ này.
Bản chất của quan hệ nuôi con nuôi thực tế:
8
Quan hệ nuôi con nuôi thực tế khác quan hệ con nuôi trên danh nghĩa ở những
điểm sau:
- Thứ nhất, quan hệ con nuôi trên danh nghĩa là một quan hệ xã hội, không
phải là một quan hệ pháp luật, không được pháp luật điều chỉnh. Ngược lại, con
nuôi thực tế là một hiện tượng xã hội có thể được pháp luật điều chỉnh khi có
những điều kiện nhất định, trong giai đoạn nhất định.
- Thứ hai, quan hệ con nuôi trên danh nghĩa không đòi hỏi phải tuân theo các
quy định của pháp luật về điều kiện nuôi con nuôi (như điều kiện về chủ thể giữa
các bên…), nhưng quan hệ con nuôi thực tế chỉ có thể được công nhận có giá trị
pháp lý khi tuân thủ đầy đủ các điều kiện của việc nuôi con nuôi nhưng không
đăng ký nuôi con nuôi.
- Thứ ba, quan hệ con nuôi trên danh nghĩa không tồn tại quan hệ chăm sóc,
nuôi dưỡng nhau giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, nhưng trong quan hệ con nuôi
thực tế hai bên đã thực sự chung sống với nhau, thực hiện đầy đủ các quyền và
nghĩa vụ của cha mẹ và con đối với nhau.
- Thứ tư, con nuôi trên danh nghĩa không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
pháp lý giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, nhưng đối với con nuôi thực tế thì giữa
cha mẹ nuôi và con nuôi vẫn có quyền và nghĩa vụ pháp lý của cha mẹ và con
theo luật định (khi được công nhận).
1.3 Quyền thừa kế của con nuôi:
1.3.1 Khái niệm thừa kế theo pháp luật:
Hiện nay, chế định “Thừa kế” trong BLDS là một chế định quyền thừa kế gồm
tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người
chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự luật định, đồng thời quy
định phạm vi, quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ quyền của người thừa kế.
Có hai hình thức thừa kế: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Một
số quy định cơ bản liên quan đến quyền thừa kế: Diện thừa kế, thừa kế thế vị,
tước quyền thừa kế...
9
Điều 649 BLDS năm 2015 quy định: Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo
hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.5
Thừa kế theo pháp luật về bản chất vừa bảo vệ quyền đương nhiên của người
có tài sản được để lại tài sản của họ khi họ chết, vừa bảo vệ quyền của những
người có quan hệ huyết thống, gia đình hay thân thuộc với người đã chết có tài
sản để lại.
Những người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật không phụ
thuộc vào mức độ năng lực hành vi. Mọi người bình đẳng trong việc hưởng di
sản thừa kế của người chết, thực hiện nghĩa vụ mà người chết chưa thực hiện
trong phạm vi di sản được nhận. Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng
thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
1.3.2 Thừa kế theo pháp luật của con nuôi:
Theo quy định của Điều 651 BLDS năm 2015 quy định về những người thừa
kế theo pháp luật thì:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột,
chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông
nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú
ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà
người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người
chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai
ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền
hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”6
.
5
Xem Điều 649 BLDS 2015
6
Điều 651 BLDS năm 2015
10
Căn cứ vào quy định này thì con nuôi là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ
nhất và là một trong những đối tượng được hưởng thừa kế theo pháp luật. Do vậy
đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật thì con nuôi hoàn toàn có quyền hưởng
thừa kế.
Trường hợp thừa kế của con nuôi theo di chúc:
Quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết là một quyền của
cá nhân được pháp luật công nhận và bảo hộ. Theo đó, cá nhân được quyền lập di
chúc để định đoạt cụ thể tài sản của mình sau khi mất sẽ dành cho những ai, ai
được bao nhiêu phần hoặc truất quyền hưởng thừa kế của người thừa kế theo
pháp luật.
Do đó, đối với trường hợp thừa kế theo di chúc thì nếu con nuôi là người được
người để lại di sản chỉ định cho được hưởng di sản thừa kế của họ thì con nuôi sẽ
được quyền thừa kế theo nội dung được định đoạt trong di chúc.
Trường hợp có di chúc nhưng người để lại di sản thừa kế không cho con nuôi
hưởng thừa kế hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó nhưng
nếu con nuôi là người chưa thành niên, con đã thành niên mà không có khả năng
lao động thì theo quy định tại Điều 644 BLDS năm 2015 con nuôi vẫn được
hưởng thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc. Lúc này phần di sản thừa kế
con nuôi được hưởng sẽ bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp
luật nếu di sản được chia theo pháp luật.
Trường hợp có di chúc nhưng người để lại di sản thừa kế không cho con nuôi
hưởng thừa kế mà không thuộc trường hợp vừa nêu thì con nuôi sẽ không được
hưởng thừa kế.
1.3.3 Các trường hợp thừa kế theo pháp luật:
Quá trình áp dụng pháp luật về thừa kế theo pháp luật thì được phát sinh trong
những trường hợp khác nhau. Với các quy định pháp luật hiện nay thì việc phát
sinh quan hệ về pháp luật thừa kế theo pháp luật được quy định một cách rõ ràng
và cụ thể trong các trường hợp khác nhau. Cụ thể như sau:
* Không có di chúc là trường hợp:
- Người có tài sản chết mà không lập di chúc hoặc có lập nhưng chính họ lại
tiêu huỷ di chúc như xé, đốt hoặc tuyên bố huỷ bỏ di chúc đã lập.
11
- Người chết có để lại di chúc nhưng kể từ thời điểm mở thừa kế di chúc đã bị
thất lạc hoặc hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di
chúc đó và cũng không thể chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập
di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo
pháp luật (Điều 642 BLDS năm 2015).
- Nội dung di chúc không rõ ràng, gây ra nhiều cách hiểu khác nhau mà người
công bố di chúc và những người thừa kế không nhất trí về cách hiểu nội dung di
chúc (Điều 648 BLDS năm 2015).
Trong những trường hợp này toàn bộ di sản được phân chia cho những người
thừa kế theo quy định tại Điều 651 BLDS năm 2015.
* Di chúc không hợp pháp: Một di chúc sẽ được coi là không hợp pháp nếu
không đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã được quy định tại Điều 630 BLDS năm
2015. Di chúc không hợp pháp sẽ không có hiệu lực. Tuỳ theo từng trường hợp
mà xác định mức độ vô hiệu của di chúc. Di chúc có thể bị vô hiệu toàn bộ
nhưng có thể bị vô hiệu một phần, nếu phần vô hiệu đó không ảnh hưởng đến
phần còn lại của di chúc.
Di chúc sẽ bị coi là vô hiệu toàn bộ nếu di chúc đó do người không minh mẫn,
sáng suốt lập ra, di chúc không phải là ý nguyện đích thực của người lập, di chúc
do người đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi lập ra mà không có sự đồng ý của
cha, mẹ hay người giám hộ, hoặc di chúc do người dưới 15 tuổi lập ra. Một di
chúc cũng bị coi là vô hiệu toàn bộ nếu toàn bộ nội dung của nó trái pháp luật,
trái đạo đức xã hội. Trong những trường hợp này, toàn bộ di sản mà người lập di
chúc để lại sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật của họ.
Theo quy định tại Điều 609 BLDS năm 2015 thì cá nhân có quyền lập di chúc
để định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Theo đó, luật cũng quy định các cá
nhân được lập di chúc bao gồm:
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, minh mẫn,
sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nếu được cha, mẹ hoặc người giám
hộ đồng ý về việc lập di chúc.
12
Riêng với đối với cá nhân dưới 18 tuổi, luật mới chỉ có quy định về độ tuổi từ
đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi. Theo đó, các cá nhân nằm trong độ tuổi này được
phép lập di chúc khi được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc
và di chúc phải được lập thành văn bản.
Như vậy, từ quy định của pháp luật, có thể khẳng định:
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được phép lập di chúc nếu:
+ Được lập thành văn bản.
+ Được sự đồng ý về việc lập di chúc từ cha, mẹ hoặc người giám hộ. Còn nội
dung định đoạt tài sản thuộc về quyền của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18
tuổi.
- Người từ 15 tuổi trở xuống không được lập di chúc theo quy định của pháp
luật.
Di chúc chỉ bị coi là vô hiệu một phần nếu nội dung của nó chỉ có một phần
không hợp pháp và phần không hợp pháp đó không ảnh hưởng đến hiệu lực của
những phần còn lại. Trong những trường hợp này phần di sản liên quan đến phần
di chúc có hiệu lực vẫn được chia theo di chúc. Chỉ áp dụng thừa kế theo pháp
luật đối với phần di sản liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực.
13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN THỪA KẾ CỦA CON NUÔI
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
2.1 Thực trạng quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp
luật của con nuôi:
2.1.1 Quan hệ nuôi dưỡng:
Quan hệ nuôi dưỡng có thể được hiểu là quan hệ giữa cha, mẹ nuôi đối với
con nuôi và ngược lại, được xác định thông qua sự kiện nhận nuôi con nuôi theo
quy định của pháp luật. Việc nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng đầy đủ các điều
kiện do Luật Hôn nhân và gia đình quy định. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy
định một trường hợp ngoại lệ đặc biệt, đó là trường hợp con riêng với bố dượng,
mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì cũng
được thừa kế di sản của nhau. Theo quy định của pháp luật hiện hành, diện thừa
kế được xác định trên cơ sở quan hệ nuôi dưỡng bao gồm quan hệ giữa cha mẹ
nuôi với con nuôi và ngược lại. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định một trường
hợp ngoại lệ đặc biệt, đó là trường hợp con riêng với bố dượng, mẹ kế nếu đáp
ứng điều kiện nhất định. Như vậy, có thể khái quát quan hệ nuôi dưỡng là sự thể
hiện nghĩa vụ chăm sóc nhau, nuôi dưỡng nhau giữa những người thân thuộc
theo quy định của pháp luật.
Một là, đối với quan hệ nuôi dưỡng giữa cha mẹ nuôi và con nuôi thì theo quy
định tại khoản 1 của Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định: Nuôi con nuôi là
việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được
nhận làm con nuôi. Việc nhận nuôi con nuôi dựa trên ý chí chủ quan của các chủ
thể tham gia quan hệ nuôi con nuôi và phải tuân thủ các quy định của pháp luật
về nuôi con nuôi trong thực tế và nguyên tắc quy định tại Điều 4 Luật nuôi con
nuôi năm 20107
. Đồng thời, người được nhận nuôi con nuôi phải tuân thủ quy
định tại Điều 88
để đảm bảo quyền là lợi ích của các chủ thể trong quan hệ nuôi
dưỡng nói chung, đặc biệt là con nuôi. Quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý,
7
Xem Điều 4 Luật nuôi con nuôi 2010.
8
Xem Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010.
14
phù hợp với mục đích của việc nuôi con nuôi vì lợi ích tốt nhất của người được
nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trong thừa kế gia đình đầm ấm.
Song trên thực tế thì quy định về con nuôi hợp pháp là thực hiện theo quy định
của Luật nuôi con nuôi nhưng một số trường hợp là con nuôi thực tế thì theo quy
định của Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân
và gia đình năm 1986 đã hướng dẫn cụ thể về vấn đề này như sau: Con nuôi được
thừa kế phải là con nuôi hợp pháp, tức là việc nuôi con nuôi phải được Ủy ban
nhân dân cơ sở nơi trú quán của người nuôi hoặc của đứa trẻ công nhận và ghi
vào sổ hộ tịch (Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014). Tuy nhiên, trong
thực tế có những trường hợp nhân dân chưa hiểu pháp luật cho nên chưa xin
chính quyền công nhận và đăng ký vào sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi. Trong
trường hợp này, nếu việc nhận con nuôi là ngay thẳng, cha mẹ đẻ của đứa trẻ
hoàn toàn tự nguyện, việc nuôi dưỡng đứa trẻ được bảo đảm, thì coi là con nuôi
thực tế. Con nuôi và bố mẹ nuôi có quyền thừa kế lẫn nhau. Con nuôi (hợp pháp
hay thực tế) không được thừa kế theo luật đối với di sản của bố mẹ đẻ và anh,
chị, em ruột.9
Bên cạnh đó, nhằm ban hành quy định về thừa kế con nuôi thực tế thì mục 6.a
Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 (sau
đây gọi tắt là Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP) quy định: Những điều kiện về nuôi
con nuôi đã được quy định trong các Điều 34, 35, 36 và 37 nhưng trước khi Luật
này được ban hành thì những điều kiện đó chưa được quy định đầy đủ. Vì vậy,
những việc nuôi con nuôi trước khi ban hành Luật mới vẫn có giá trị pháp lý, trừ
những trường hợp nuôi con nuôi trái với mục đích xã hội của việc nuôi con nuôi
(như: nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động hoặc để dùng con nuôi vào những
hoạt động xấu xa, phạm pháp). Nếu việc nuôi con nuôi trước đây chưa được ghi
vào sổ hộ tịch nhưng việc nuôi con nuôi đã được mọi người công nhận và cha mẹ
9
Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng
dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986
15
nuôi đã thực hiện nghĩa vụ với con nuôi thì việc nuôi con nuôi vẫn có những hậu
quả pháp lý do luật định.
Từ cơ sở pháp lý nêu trên, con nuôi thực tế được hưởng các quyền và có nghĩa
vụ như con nuôi có thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Điều
này đồng nghĩa với việc con nuôi thực tế và người nuôi thuộc diện thừa kế theo
pháp luật của nhau.
Hai là, quan hệ thừa kế được xác định dựa trên cơ sở quan hệ nuôi dưỡng còn
bao gồm quan hệ giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế. Theo quy định Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014 thì bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng sống chung với mình và ngược
lại, con riêng có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế cùng
sống chung với mình. Mặc dù giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế không có mối
quan hệ sinh thành nhưng giữa họ đã thể hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng
nhau như cha con, mẹ con thì họ được thừa kế của nhau theo pháp luật. Vấn đề
này đã được ghi nhận cụ thể tại Điều 654 BLDS năm 2015: "Con riêng và bố
dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con
thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại
Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này". Như vậy, pháp luật về thừa kế chỉ thừa
nhận con riêng và bố dượng, mẹ kế thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau
khi và chỉ khi đáp ứng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ
con. Quy định này còn mang tính chủ quan, chung chung.
2.1.2 Xác định hàng thừa kế con nuôi theo pháp luật:
Trong quan hệ thừa kế, có nhiều người thuộc diện thừa kế theo quy định của
pháp luật nhưng không phải tất cả những người đó đều hưởng di sản cùng một
lúc. Căn cứ vào diện thừa kế và mức độ gần gũi với người để lại di sản mà người
thừa kế được hưởng di sản theo trình tự nhất định. Việc chia hàng thừa kế có ý
nghĩa thiết thực đảm bảo cho những người thừa kế cùng hàng được hưởng những
phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế
nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết hoặc bị truất quyền hưởng thừa
kế hoặc từ chối nhận di sản một cách hợp pháp. Không phải cá nhân nào trong
diện thừa kế cũng được hưởng di sản thừa kế. Trên cơ sở xác định diện thừa kế,
16
pháp luật quy định những người có thể được hưởng di sản thừa kế của người chết
được xếp theo thứ tự các hàng thừa kế từ hàng thừa kế thứ nhất đến hàng thừa kế
thứ ba và những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.
Theo quy định tại Điều 651 BLDS năm 2015, về hàng thừa kế theo pháp luật
gồm có 3 hàng thừa kế, cụ thể:
Hàng thừa kế thứ nhất: gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi của người chết.
Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại: Trước đây, đã
có giai đoạn pháp luật chỉ cho phép con nuôi được thừa kế của bố mẹ nuôi chứ
không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của bố mẹ đẻ và anh chị em ruột, ngược
lại cha đẻ, mẹ đẻ của người đang làm con nuôi cũng không thuộc diện thừa kế
theo pháp luật của người con đẻ đó. Tuy nhiên, theo quy định của BLDS năm
1995, BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 thì cha mẹ nuôi và con nuôi được thừa
kế di sản của nhau và nếu một người đi làm con nuôi của người khác thì vừa có
thể được thừa kế theo pháp luật của cha mẹ nuôi, vừa có thể được thừa kế theo
pháp luật của cha mẹ đẻ và cha mẹ đẻ của người đi làm con nuôi người khác
cũng được hưởng thừa kế của người con nuôi đó. Để có thể được hưởng thừa kế
thì quan hệ nhận nuôi con nuôi phải hợp pháp theo quy định của Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2014.
Trên cơ sở quy định của hàng thừa kế thứ nhất cho thấy một điều rõ ràng đó
là: nhóm người này có mối quan hệ thân thuộc, gần gũi nhất với người chết được
xác định trên nền tảng gia đình. Đây là những người đầu tiên được hưởng di sản
thừa kế theo pháp luật. Khi không có ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc có
nhưng không được quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 621 BLDS năm
2015 và bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản theo quy
định tại khoản 3 Điều 651 BLDS năm 2015 thì mới xét đến hàng thừa kế thứ hai.
2.1.3 Quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc con nuôi:
Về mặt hình thức: Điều 627 BLDS 2015 quy định: “Di chúc phải được lập
thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc
miệng”. Lưu ý là người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết
hoặc tiếng nói của dân tộc mình.
17
Di chúc được coi là hợp pháp: Điều 630 BLDS năm 2015 quy định: Người
lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ
hoặc cưỡng ép; nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức
di chúc không trái quy định của pháp luật; di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi
đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ
hoặc người giám hộ đồng ý; di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của
người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công
chứng hoặc chứng thực; di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực
chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1
Điều này; di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện
ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó
những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn
năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc
phải được công chứng hoặc chứng thực.
Về nội dung di chúc
Di chúc phải ghi rõ: Ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi cư trú của
người lập di chúc; họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác
định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để
lại và nơi có di sản; việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa
vụ; di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều
trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của
người lập di chúc. Một di chúc hợp pháp thì cần phải có người làm chứng: mọi
người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau người thừa
kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; người có quyền, nghĩa
vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; người chưa đủ mười tám tuổi, người
không có năng lực hành vi dân sự.
Trường hợp di chúc bằng văn bản không có người làm chứng pháp luật
yêu cầu người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc
bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định của luật. Nhằm
để thể hiện ý chí của người để lại di chúc và chứng thực di chúc đó có hiệu lực
pháp luật, pháp luật đòi hỏi người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di
18
chúc sau đó công khai tại xã, phường, thị trấn…phòng công chứng để được xác
nhận; Đối với trường hợp có người làm chứng thì trong trường hợp người lập di
chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng
phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ
vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác
nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Việc lập di
chúc phải tuân theo quy định của pháp luật.
2.2 Điều kiện để con nuôi được hưởng thừa kế theo di chúc:
Theo quy định của BLDS năm 2015 và Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì con
nuôi được xem như con ruột, đối với người để lại di chúc là cha hoặc mẹ của con
thì pháp luật tôn trọng ý chí của người để lại di chúc (người con nuôi phải chứng
minh được quan hệ cha mẹ nuôi, con nuôi bằng việc xuất trình giấy chứng nhận
nuôi con nuôi được Ủy ban nhân dân cấp xã trao).
Theo đó người để lại di chúc có thể chia đều phần di sản, cho con ruột, con
nuôi hoặc bất kỳ tổ chức cá nhân nào. Ở đây, đang nói đến vấn đề con nuôi có
được nhận thừa kế theo di chúc trong trường hợp những người không phụ thuộc
vào nội dung của di chúc vẫn được nhận di sản đó là con chưa thành niên, cha,
mẹ, vợ, chồng; Con đã thành niên mà không có khả năng lao động. những người
này vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế
theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không
được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn
hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định
tại Điều 620 BLDS năm 2015 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di
sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của BLDS năm 2015.
Ngoài ra, không phải trường hợp nào gọi là con nuôi cũng được pháp luật chấp
nhận hưởng quyền thừa kế như con đẻ. Để được công nhận là con nuôi hợp pháp
phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010.
Cụ thể:10
10
Luật Nuôi con nuôi 2010
19
- Người nhận nuôi và con nuôi đều phải đáp ứng những điều kiện sau:
+ Người nhận nuôi phải có hành vi dân sự đầy đủ; Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở
lên; Có điều kiện sức khỏe, kinh tế, chỗ ở; Có tư cách đạo đức tốt.
+ Con nuôi ở thời điểm được nhận nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi; Nếu từ đủ
16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì chỉ được cha dượng, mẹ kế; cô, cậu, dì, chú, bác ruột
nhận làm con nuôi.
- Việc nhận con nuôi trong nước phải được đăng ký tại Ủy ban Nhân Dân cấp
xã nơi thường trú của con nuôi hoặc người nhận nuôi; Sở Tư pháp tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương nếu có yếu tố nước ngoài.
Khi được cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, quan hệ con
nuôi với cha mẹ nuôi mới chính thức được xác lập. Khi cha mẹ nuôi chết, con
nuôi mới được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật như con đẻ.
Luật quy định rất cụ thể những đối tượng vẫn được hưởng thừa kế di sản mặc
dù không được nói trong di chúc, tuy nhiên đối tượng là con thì luật không nói rõ
con ruột hay con nuôi. Lại một lần nữa, luật quy định chung chung, thiếu cụ thể
gây khó khăn cho đối tượng áp dụng và vận dụng pháp luật.
Ví dụ
Ông nội của anh A có năm người con, trong đó bác cả của anh A là bác gái,
bác không lấy chồng nhưng có nhận một người con trai làm con nuôi vào năm
1984 để có người chăm sóc đỡ đần lúc về già, việc nhận con nuôi này gia đình
anh A đã đăng ký với xã và hoàn thiện hồ sơ. Năm 2012 bác cả của anh A mất,
tài sản bác cả của anh A để lại anh con nuôi tiếp nhận và quản lý, sau đó anh này
bán nhà của bác cả nhà anh A để chuyển đến nơi khác sinh sống, gia đình của
anh A cũng không có ý kiến gì về vấn đề này.
Năm 2015 ông nội của anh A mất, ông có để lại một mảnh đất có diện tích là
570m2, bố và các cô chú của anh A đã hợp bàn và quyết định để lại mảnh đất này
để xây nhà thờ cho ông anh A, việc xây dựng đã hoàn thành từ lâu. Tuy nhiên,
vừa rồi anh con nuôi của bác cả nhà anh A không biết được ai xúi giục đã về và
yêu cầu chia mảnh đất của ông anh A thành năm phần và anh muốn lấy một phần
của mẹ mình.
20
Bác cả mất trước ông anh A, anh này chỉ là con nuôi của bác anh A chứ không
phải con ruột liệu yêu cầu như vậy có phải là trái pháp luật hay không?
Về việc nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ, con giữa người nhận
nuôi con nuôi và người được nhận nuôi con nuôi, theo quy định của pháp luật
hiện hành thì cha mẹ nuôi và con nuôi có quyền hưởng thừa kế di sản của nhau,
cụ thể được quy định tại Điều 651 Bộ Luật Dân sự năm 2015 như trình bày ở các
nội dung trên. Theo như quy định của pháp luật dân sự về thừa kế di sản, hàng
thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi của người chết. Vì bác gái của anh mất trước khi ông nội anh qua đời
nên quyền hưởng phần di sản của bác cả nhà anh sẽ được chuyển xuống cho con
nuôi của bác theo quy định về thừa kế thế vị tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm
2015, nội dung của quy dịnh này như sau:
"Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm
với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của
cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời
điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ
của chắt được hưởng nếu còn sống."
Về việc con nuôi có thể thay thế cha mẹ để hưởng thừa kế thế vị được hay
không, điều này được quy định tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 như
sau:
"Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các
quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của
gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định
của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác
của pháp luật có liên quan."
Theo như quy định này bác cả nhà anh và con nuôi kể từ ngày xác lập quan hệ
cha, mẹ nuôi với con nuôi đã có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ với nhau, không
những thế, các thành viên khác trong gia đình cha, mẹ nuôi và con nuôi cũng có
các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia
đình, dân sự cũng như các quy định khác của pháp luật. Như vậy, anh con trai
21
nuôi của bác cả nhà anh hoàn toàn có quyền hưởng thừa kế thế vị của bác cả nhà
anh theo suất của hàng thừa kế thứ nhất mà Bộ luật Dân sự đã quy định.
2.3 Thực tiễn áp dụng và những quy định pháp luật về quyền
thừa kế của con nuôi:
2.3.1 Những thuận lợi:
Cùng với sự phát triển của đất nước thì việc thực hiện và hoàn thiện các quy
định về thừa kế theo pháp luật nói riêng và quy định của BLDS nói chung trở nên
cần thiết hơn bao giờ hết. Đặc biệt là khi quy định của BLDS năm 2015 được xây
dựng và hoàn thiện nhằm đảm bảo hoàn thiện hơn các thi hành kể từ ngày
01/7/2016 góp phần hình thành nền tảng pháp lý cơ bản cho quy định về thừa kế
theo pháp luật ở nước ta là rất quan trọng nhằm tạo điều kiện để cho vấn đề chia
di sản thừa kế được thực hiện, đảm bảo quyền và lợi ích cho các chủ thể trong
mối quan hệ được pháp luật thừa kế điều chỉnh một cách cụ thể. Những quy định
về thừa kế theo pháp luật là công cụ, biện pháp quan trọng góp phần giúp Nhà
nước quản lý pháp luật về thừa kế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng
việc hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự ở nước ta của thời kỳ mới.
Thứ nhất, hiện nay các quy định về thừa kế theo pháp luật đã được ban hành
và với các quy định đã được quán triệt, cụ thể hoá các quan điểm, chủ trương của
Đảng, nhà nước về xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong điều kiện mới, đáp
ứng với yêu cầu của hoàn thiện pháp luật trong quá trình hội nhập và phát triển
kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Với các quy định về thừa kế theo pháp
luật về cơ bản đã thể chế hoá quyền cơ bản con người trong lĩnh vực dân sự, đã
được khẳng định trong Hiến pháp 2013 như quyền sở hữu, quyền thừa kế, quyền
sử dụng đất... và quan trọng hơn còn có các chế định bảo đảm việc thực hiện các
quyền này trong thực tế. Đồng thời, nâng cao chất lượng về lập pháp ở nước ta
thông qua việc quy định của BLDS năm 2015 và trước đó là BLDS năm 2005 đã
có sự thay đổi về quy định khái niệm về di sản khi không còn quy định về quyền
sử dụng đất như trong BLDS năm 1995. Điều này thể hiện sự súc tích, chặt chẽ
22
hơn, đồng thời không làm thay đổi về khái niệm di sản, thể hiện sự tiến bộ trong
kỹ thuật lập pháp 2005.
Thứ hai, thừa kế theo pháp luật theo quy định của BLDS năm 2015 đã xây
dựng một hành lang pháp lý vững chắc để thực hiện và bảo vệ quyền thừa kế
công dân. Bất kỳ một cá nhân nào trước khi chết cũng đều có mối quan tâm hàng
đầu là di sản của họ được pháp luật quy định và bảo hộ như thế nào, phạm vi
thực hiện quyền thừa kế đối với di sản của họ ra sao.
2.3.2 Những hạn chế:
Tranh chấp giữa những người thừa kế con nuôi với người quản lý di sản
thường là về thù lao cho người quản lý di sản, hoặc tính hợp pháp của người
được giao nghĩa vụ quản lý di sản. Mặt khác, tranh chấp có thể là về việc người
quản lý di sản trên thực tế là người chiếm hữu di sản của người chết từ khi người
đó còn sống, và khi chết thì vẫn không có ý định thực hiện nghĩa vụ của mình
theo quy định của BLDS năm 2015.
Quy định tại Điều 652 BLDS năm 2015 thì: “Trường hợp con nuôi của người
để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu
được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;
nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì
chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn
sống”.
Trường hợp một người đã không được quyền hưởng di sản theo quy định tại
khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015, như bị kết án về hành vi ngược đãi nghiêm
trọng người cha thì họ sẽ không được hưởng di sản của người cha. Do vậy, nếu
họ còn sống khi cha chết thì họ cũng không được hưởng di sản thừa kế nên
không có “phần được hưởng nếu còn sống” để cho người khác hưởng thế vị.
23
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT VỀ HƯỚNG HOÀN
THIỆN QUYỀN THỪA KẾ GIỮA CON NUÔI VÀ CÁC
THÀNH VIÊN KHÁC TRONG GIA ĐÌNH CHA MẸ NUÔI
3.1 Hoàn thiện pháp luật về thừa kế của con nuôi:
Quá trình thực tiễn của quá trình áp dụng pháp luật về Thừa kế theo pháp luật
ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, còn có những khoảng cách giữa lý
luận và thực tiễn, giữa văn bản và thực tế. Bên cạnh những kết quả đạt được thì
quy định về thừa kế theo pháp luật vẫn còn nhiều vướng mắc, cụ thể như sau:
Trong quy định về thừa kế thế vị liên quan đến con nuôi được quy định tại
Điều 653 BLDS năm 2015: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản
của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của
Bộ luật này”. Quy định này vẫn còn khá chung chung dẫn đến nhiều cách hiểu
khác nhau như:
(i) Khi người con đẻ của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời
điểm với người để lại di sản, thì người con nuôi của người con đẻ của người để
lại di sản có được hưởng thừa kế thế vị hay không?
(ii) Khi con nuôi của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm
với người để lại di sản, thì con đẻ của người con nuôi đó có được hưởng thừa kế
thế vị không?
(iii) Người con nuôi của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời
điểm với người để lại di sản, thì con nuôi của người con nuôi đó có được hưởng
thừa kế thế vị không?
Hiện quy định tại tiểu mục đ Mục 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy
định của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 (Nghị quyết 02/HĐTP): “Con nuôi không
đương nhiên trở thành cháu của cha, mẹ của người nuôi dưỡng và cũng không
đương nhiên trở thành anh, chị, em của con đẻ của người nuôi. Do đó, con nuôi
không phải là người thừa kế theo pháp luật của cha, mẹ và con đẻ của người
nuôi”. Trong trường hợp người có con nuôi kết hôn với người khác thì người con
nuôi không đương nhiên trở thành con nuôi của người khác đó cho nên họ không
24
phải là người thừa kế của nhau theo pháp luật”. Tại tiểu mục b Mục 5 Nghị quyết
số 02/HĐTP quy định: “Trong trường hợp con nuôi chết trước cha nuôi, mẹ
nuôi, thì con của người nuôi (tức là cháu của cha nuôi, mẹ nuôi) được hưởng
phần di sản mà đáng lẽ cha, mẹ của chắt được hưởng nếu cha, mẹ của chắt còn
sống vào thời điểm mở thừa kế”. Theo đó, trường hợp (ii) được hưởng thừa kế
thế vị, còn trường hợp (i) và (iii) không được hưởng thừa kế thế vị (do con nuôi
không phải là người thừa kế theo pháp luật của cha, mẹ và con đẻ của người
nuôi).
Quy định trên còn cho thấy, nội dung chỉ thể hiện về quan hệ thừa kế giữa
“con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi” mà không có nội dung nào quy định liên quan
đến trường hợp của “cha đẻ, mẹ đẻ”. Tuy nhiên, tiêu đề của điều luật lại thể hiện
là “Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ”. Như
vậy, có thể thấy giữa tiêu đề và nội dung của điều luật đã không có sự thống nhất
với nhau.11
3.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện quyền thừa kế giữa con nuôi:
Khi công nhận quan hệ nuôi con nuôi thực tế, Nghị quyết của Quốc hội cần
quy định cụ thể về hệ quả pháp lý sẽ phát sinh của việc nuôi con nuôi đó tương
ứng mỗi hình thức nuôi con nuôi cụ thể.
Về nguyên tắc, việc lựa chọn theo hình thức nuôi con trọn vẹn hay không trọn
vẹn thì vẫn phải đảm bảo nguyên tắc được pháp luật công nhận, chỉ có như vậy
quyền thừa kế của con nuôi mới đảm bảo. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều mâu
thuẫn trong pháp luật dẫn đến quyền thừa kế của con nuôi không rõ ràng.
Giải pháp cụ thể cho trường hợp trên là giải quyết những mâu thuẫn trong
pháp luật này, tuyên truyền phổ biến ý thức pháp luật cho người dân, xây dựng
đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về công tác trên, hệ thống bảo vệ của các cơ quan
tư pháp nắm và hiển rõ về luật, có kế hoạch bố trí nguồn kinh phí thực hiện các
hoạt động trên.
Thứ nhất, giải quyết những xung đột pháp luật: Theo Luật ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật nước ta thì khi cùng điều chỉnh một vấn đề mà xuất hiện
11
https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/mot-so-vuong-mac-ve-nguoi-thua-ke-theo-phap-luat-va-de-
xuat-kien-nghi
25
sự xung đột pháp luật thì áp dụng văn bản pháp lý có giá trị cao. Khi hai văn bản
pháp lý ngang bằng về giá trị thì áp dụng văn bản ban hành sau. Do đó, trong
trường hợp có xung đột pháp luật như trên thì áp dụng hướng dẫn của BLDS năm
2005, không áp dụng hướng dẫn trong Luật con nuôi. Tuy nhiên, việc này xảy ra
rất nhiều khó khăn cho người áp dụng, nhất là quyền thừa kế của con nuôi (đã
được phân tích ở trên). Do đó, cần có cơ chế hoàn thiện hệ thống pháp luật, quy
định chung, cùng một hướng. Có thể sửa đổi, bổ sung BLDS năm 2005 theo
hướng, cho phép con nuôi được hưởng thừa kế thế vị, cho phép con nuôi được
hưởng quyền thừa kế như con ruột. Điều này phần nào thể hiện truyền thống
tương thân, tương ái, yêu thương giúp đỡ của dân tộc ta, mặt khác cũng phù hợp
với thực tiễn và thông lệ quốc tế.
Thứ hai, có biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về công tác
đăng ký việc nuôi con nuôi, hướng dẫn, phổ biến người được nhận làm con nuôi,
gia đình cha mẹ nuôi nắm các quy định của pháp luật, để không khỏi khó khăn,
ngỡ ngàng. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho lực lượng này.
Đảm bảo chuyên nghiệp, tinh thông, đúng pháp luật..
Thứ ba, tăng cường tuyên truyền pháp luật bằng nhiều hình thức, muốn vậy
pháp luật phải sửa đổi đồng bộ, để người dân nắm và hiểu các quy định của nhà
nước. Người con nuôi và gia đình nuôi hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình.
Thứ tư, có kế hoạch bổ sung kinh phí thực hiện các công việc trên và tăng
cường hợp tác quốc tế, học hỏi, áp dụng các thông lệ quốc tế phù hợp, tránh tình
trạng nhận con nuôi ngoài nước mà con nuôi mất quyền lợi./.
Đối với trường hợp thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi. Có quan điểm cho rằng,
“con nuôi của con đẻ không được thừa kế thế vị” và “chỉ có con đẻ thay thế vị trí
của cha, mẹ đẻ”. Kể từ khi BLDS năm 1995 ra đời, đến BLDS năm 2005 và nay
là BLDS năm 2015 thì vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về trường hợp thừa kế thế
vị có yếu tố con nuôi, nên Nghị quyết 02/HĐTP vẫn còn mang tính chất tham
khảo. Đến nay, Nghị quyết 02/HĐTP đã ra đời gần 30 năm, nên không phù hợp
với xu thế chung của pháp luật hiện đại – hướng đến bảo vệ tốt hơn quyền lợi của
người dân. Tôi cho rằng, quan điểm trên về mặt lý luận chưa thực sự được thuyết
phục, khi vận dụng phương pháp phân tích câu chữ (biện luận dựa vào nguyên
26
tắc áp dụng tương tự pháp luật và nguyên tắc suy lý mạnh) để tìm ra ý chí của
người làm luật. Cụ thể: Theo quy định tại Điều 652 BLDS năm 2015 thì: “…
cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn
sống…”. Quy định này chỉ đề cập đến “cha hoặc mẹ” của cháu chứ không có sự
phân biệt là “cha đẻ hoặc mẹ đẻ với cha nuôi hoặc mẹ nuôi”, cho nên chúng ta có
thể suy luận cả hai trường hợp này đều thuộc diện thừa kế thế vị. Sự suy luận này
được củng cố thêm bởi quy định tại Điều 653 BLDS năm 2015, đó là: “Con nuôi
và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản
theo quy định tại Điều 651 (thừa kế theo pháp luật) và Điều 652 (thừa kế thế vị)
của Bộ luật này”. Hơn nữa, khi bàn đến “cháu”, nếu các nhà làm luật muốn giới
hạn cháu được hưởng di sản như quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 651
BLDS năm 2015 về hàng thừa kế thứ hai và thứ ba, thì các nhà làm luật sẽ nêu rõ
là “cháu ruột”. Tuy nhiên, khi quy định về thừa kế thế vị các nhà làm luật chỉ đề
cập đến “cháu” mà không đề cập đến “cháu ruột” thì chúng ta có thể hiểu rằng
các nhà làm luật đã không giới hạn trường hợp thừa kế thế vị chỉ được áp dụng
cho cháu ruột như quy định về hàng thừa kế thứ hai và thứ ba.
Đồng thời, trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng được thừa nhận như một nguyên
tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, khi: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng,
không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như
nhau về các quyền nhân thân và tài sản” và đó cũng như một nguyên tắc của
pháp luật thừa kế, khi: “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của
mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.
Cho nên, chúng ta có thể khẳng định thừa kế thế vị bao gồm trường hợp cả con
(con đẻ hay con nuôi) của con đẻ và con (con đẻ hay con nuôi) của con nuôi của
người để lại di sản và thực tiễn xét xử cũng đã theo hướng cháu nuôi cũng được
hưởng thừa kế thế vị. Đồng thời, cần phải chỉnh sửa lại tiêu đề tại Điều 653
BLDS năm 2015 cho phù hợp và thống nhất với nội dung của điều luật hoặc
chỉnh sửa phần nội dung của điều luật lại cho thống nhất với tiêu đề.12
12
https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/mot-so-vuong-mac-ve-nguoi-thua-ke-theo-phap-luat-va-de-
xuat-kien-nghi
27
KẾT LUẬN
Thừa kế theo pháp luật là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như
khoa học xã hội, khoa học pháp lý… Xét ở góc độ pháp lý, thừa kế theo pháp
luật là tổng hợp những quy định của Nhà nước về hình thức để đảm bảo cho việc
phân chia tài sản của người đã khuất cho các chủ thể có liên quan trong mối quan
hệ được pháp luật dân sự điều chỉnh. Với những chức năng ưu việt - giải quyết về
quyền sở hữu tài sản nói chung và các nghĩa vụ cho các đối tượng có liên quan
thì chế định này đã trở thành những quy định có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc
biệt lớn và không thể thiếu trong điều kiện nền kinh tế - xã hội hiện nay.
Qua hơn 30 năm đổi mới, cùng với việc xây dựng và phát triển đất nước thì
việc quan tâm nhằm ban hành và thực thi các quy định pháp luật dân sự nói
chung và thừa kế, thừa kế theo pháp luật nói riêng đã trở thành một chính sách,
những quan điểm luôn được chú ý thay đổi nhằm đáp ứng với nhu cầu đổi mới
của đất nước, nhất là từ khi kinh tế - xã hội nước ta chuyển đổi từ cơ chế tập
trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, do những đặc thù của nước
ta trong vấn đề quản lý nên bên cạnh những ưu điểm nổi bật, chính sách về thừa
kế theo pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định trên ở nước ta còn bộc lộ rất
nhiều hạn chế, thiếu sót. Thực tế trên đòi hỏi chúng ta cần xây dựng chính sách
về thừa kế theo pháp luật và các quy định về thừa kế một cách hoàn thiện và mở
rộng hơn nữa. Thông qua đó, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về pháp luật
dân sự ở nước ta, ngoài ra, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự nói
chung nhằm tạo hành lang pháp lý khi hội nhập kinh tế - xã hội trong khu vực và
trên thế giới.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế và sự tiến bộ của xã hội, các quy định về thừa
kế con nuôi theo pháp luật sẽ ngày càng mở rộng hơn, hoàn thiện hơn. Hy vọng
bằng những giải pháp trên sẽ tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, thông suốt,
phát huy tính tích cực, khắc phục những hạn chế của quy định về vấn đề này
cũng như nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức thực hiện pháp luật về thừa kế
của con nuôi nói riêng và pháp luật dân sự nói chung ở nước ta trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian trở lại đây.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp 2013;
2. Bộ luật Dân sự năm 1995;
3. Bộ luật Dân sự năm 2005;
4. Bộ luật Dân sự năm 2015;
5. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014;
6. Luật nuôi con nuôi năm 2010;
7. Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án Nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và
gia đình năm 1986;
8. Nghị quyết số 02/HĐTP của Hội đồng thẩm phán ngày 19 tháng 10 năm
1990 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế;
9. Hồ Thị Vân Anh, Thừa kế theo pháp luật trong thời Hoàng Việt Luật lệ thời
Nguyễn ở Việt Nam (2009, Luận văn thạc sỹ luật học) và có rất nhiều luận văn
thạc sỹ, tiến sĩ nghiên cứu về vấn đề này.
10. Nguyễn Ngọc Điện: “Một số suy nghĩ về thừa kế trong BLDS”.Tác giả so
sánh pháp luật về thừa kế của Việt Nam qua các thời kỳ phát triển và so với chế
định thừa kế trong Bộ luật Dân sự.
11. Trần Thị Huệ: “Di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam - những vấn đề lý
luận và thực tiễn”, Luận án tiến sỹ.
12. Phùng Trung Tập (2006), “Tiến trình phát triển pháp luật thừa kế Việt Nam
trong 60 năm qua”, Nhà nước và pháp luật, số 2.
13. Nguyễn Thị Vĩnh: “Thừa kế theo pháp luật trong BLDS Việt Nam”, Luận
văn thạc sỹ.
14. https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/mot-so-vuong-mac-ve-nguoi-thua-ke-theo-
phap-luat-va-de-xuat-kien-nghi
15. https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/25/y4753/

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Was ist angesagt? (20)

Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAYLuận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ  Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ  Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAYLuận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
 
Luận văn: Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương), HOT
Luận văn: Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương), HOTLuận văn: Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương), HOT
Luận văn: Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương), HOT
 
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
 
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hônBáo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
 
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Tại Tòa Án, 9 Điểm
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Tại Tòa Án, 9 Điểm200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Tại Tòa Án, 9 Điểm
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Tại Tòa Án, 9 Điểm
 
Luận văn: Vai trò của Tòa án trong giải thích pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò của Tòa án trong giải thích pháp luật, HOTLuận văn: Vai trò của Tòa án trong giải thích pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò của Tòa án trong giải thích pháp luật, HOT
 
NGHĨA VỤ CẤP DUỠNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 
NGHĨA VỤ CẤP DUỠNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 NGHĨA VỤ CẤP DUỠNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 
NGHĨA VỤ CẤP DUỠNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 
 
Luận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOT
Luận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOTLuận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOT
Luận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOT
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nh...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nh...Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nh...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nh...
 
Luận văn: Hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân
Luận văn: Hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhânLuận văn: Hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân
Luận văn: Hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân
 
Luận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn Nhân
Luận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn NhânLuận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn Nhân
Luận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn Nhân
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo luật
Luận văn: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo luậtLuận văn: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo luật
Luận văn: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo luật
 
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sựLuận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự
 
Luận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAY
Luận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAYLuận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAY
Luận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAY
 
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà Nội
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà NộiLuận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà Nội
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà Nội
 
Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam, HAY
Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam, HAYPháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam, HAY
Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam, HAY
 
Báo cáo thực tập chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật VN.docx
Báo cáo thực tập chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật VN.docxBáo cáo thực tập chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật VN.docx
Báo cáo thực tập chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật VN.docx
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hônLuận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn
 

Ähnlich wie Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam

Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Phường 13, quận 5, TP HCM
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Phường 13, quận 5, TP HCMĐề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Phường 13, quận 5, TP HCM
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Phường 13, quận 5, TP HCMViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayvai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayhieu anh
 
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayvai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayhieu anh
 

Ähnlich wie Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam (20)

Quyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.docx
Quyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.docxQuyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.docx
Quyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.docx
 
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOTLuận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Phường Phước Long A, Quận 9, Thành phố ...
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Phường Phước Long A, Quận 9, Thành phố ...Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Phường Phước Long A, Quận 9, Thành phố ...
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Phường Phước Long A, Quận 9, Thành phố ...
 
Khoá Luận Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đăng Ký Khai Sinh.
Khoá Luận Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đăng Ký Khai Sinh.Khoá Luận Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đăng Ký Khai Sinh.
Khoá Luận Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đăng Ký Khai Sinh.
 
Vai trò của Quốc hội về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, HAY
Vai trò của Quốc hội về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, HAYVai trò của Quốc hội về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, HAY
Vai trò của Quốc hội về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, HAY
 
Luận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAY
Luận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAYLuận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAY
Luận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAY
 
Vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con ngườiVai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Phường 13, quận 5, TP HCM
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Phường 13, quận 5, TP HCMĐề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Phường 13, quận 5, TP HCM
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Phường 13, quận 5, TP HCM
 
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Hòa Giải Tiền Tố Tụng Trong Giải Quyết Ly Hôn Tạ...
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Hòa Giải Tiền Tố Tụng Trong Giải Quyết Ly Hôn Tạ...Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Hòa Giải Tiền Tố Tụng Trong Giải Quyết Ly Hôn Tạ...
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Hòa Giải Tiền Tố Tụng Trong Giải Quyết Ly Hôn Tạ...
 
Đề tài: Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát, HAY
Đề tài: Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát, HAYĐề tài: Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát, HAY
Đề tài: Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát, HAY
 
Đề tài: Thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại tòa án
Đề tài: Thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại tòa ánĐề tài: Thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại tòa án
Đề tài: Thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại tòa án
 
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayvai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAY
Luận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAYLuận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAY
Luận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAY
 
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayvai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
 
Đề tài: Địa vị pháp lý của người chưa thành niên theo luật, HOT
Đề tài: Địa vị pháp lý của người chưa thành niên theo luật, HOTĐề tài: Địa vị pháp lý của người chưa thành niên theo luật, HOT
Đề tài: Địa vị pháp lý của người chưa thành niên theo luật, HOT
 
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docxLuận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
 
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
 
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạtBảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
 
Luận văn: Pháp luật về dân chủ cơ sở tại Hưng Yên, HAY
Luận văn: Pháp luật về dân chủ cơ sở tại Hưng Yên, HAYLuận văn: Pháp luật về dân chủ cơ sở tại Hưng Yên, HAY
Luận văn: Pháp luật về dân chủ cơ sở tại Hưng Yên, HAY
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA.docx
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA.docxBÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA.docx
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA.docx
 

Mehr von Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công Ty
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công TyChuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công Ty
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công TyNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

Mehr von Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công Ty
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công TyChuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công Ty
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công Ty
 

Kürzlich hochgeladen

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 

Kürzlich hochgeladen (20)

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 

Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT --------------- CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH LUẬT KINH TẾ QUYỀN THỪA KẾ CỦA CON NUÔI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT --------------- NGUYỄN THÙY MAI PHƯƠNG MSSV: 17DH380051 QUYỀN THỪA KẾ CỦA CON NUÔI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH LUẬT KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC THS. DƯƠNG MINH TRUYỀN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học TP.HCM, quý thầy cô khoa Luật đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt những kiến thức bổ ích về ngành Luật. Đặc biệt tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến cô ThS. Dương Minh Truyền – người đã tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành tốt nhất bài báo cáo của mình. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Toà Án Nhân Dân Quận 3 nói chung và Thẩm phán Trịnh Thị Hoa nói riêng cùng các cô chú, anh chị trong toà tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được thực tập tại toà và hướng dẫn tận tình để tôi có cơ hội học hỏi, hiểu sâu về công việc mà mình đang theo đuổi, giúp tôi khắc phục những điểm yếu của bản thân để hoàn thiện mình hơn. Trong quá trình thực hiện bài báo cáo, do kiến thức còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ trong quá trong quá trình thực tập nên bài báo cáo sẽ còn nhiều thiếu sót, kính mong sự góp ý và giúp đỡ từ phía thầy cô. Cuối cùng, tôi kính chúc quý thầy cô và các cô chú, anh chị ở Toà Án Nhân Dân Quận 3 dồi dào sức khoẻ và thành công trong sự nghiệp cao quý. Xin trân trọng cảm ơn! TPHCM, ngày tháng năm 2021 Sinh viên thực hiện
  • 4. ii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ….………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… TP.Hồ Chí Minh, Ngày….Tháng….Năm 2021 (Ký tên)
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài: ........................................ Error! Bookmark not defined. 2. Mục tiêu nghiên cứu: ................................... Error! Bookmark not defined. 3. Phạm vi nghiên cứu: .................................... Error! Bookmark not defined. 4. Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................. 2 5. Kết cấu của chuyên đề: ................................ Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN THỪA KẾ CỦA CON NUÔI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM ........................... 4 1.1 Khái quát chung về quyền thừa kế của con nuôi:........................................ 4 1.1.1 Khái niệm thừa kế: ............................................................................... 4 1.1.2 Khái niệm thừa kế theo pháp luật:........................................................ 5 1.2 Một số khái niệm chung và những quy định pháp luật về con nuôi:........... 6 1.2.1 Con nuôi: .............................................................................................. 6 1.2.2 Sự cần thiết của những quy định pháp luật về con nuôi ...................... 6 1.2.3 Một số dạng nuôi con nuôi trong thực tế xã hội Việt Nam.................. 7 1.2.4 Quan hệ nuôi con nuôi thực tế:............................................................. 8 1.3 Quyền thừa kế của con nuôi: ....................................................................... 9 1.3.1 Khái niệm thừa kế theo pháp luật:........................................................ 9 1.3.2 Thừa kế theo pháp luật của con nuôi:................................................... 9 1.3.3 Các trường hợp thừa kế theo pháp luật: ............................................. 10 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN THỪA KẾ CỦA CON NUÔI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM .......................................................................................... 14 2.1 Thực trạng quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật của con nuôi .......................................................................................................................... 13 2.1.1 Quan hệ nuôi dưỡng: .......................................................................... 13 2.1.2 Xác định hàng thừa kế con nuôi theo pháp luật: ................................ 15 2.1.3 Quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc con nuôi: ................ 16 2.2 Điều kiện để con nuôi được hưởng thừa kế theo di chúc: ......................... 19 2.3 Thực tiễn áp dụng và những quy định pháp luật về quyền thừa kế của con nuôi: ................................................................................................................. 22 2.3.1 Những thuận lợi:................................................................................. 22 2.3.2 Những hạn chế:................................................................................... 22 CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT VỀ HƯỚNG HOÀN THIỆN QUYỀN THỪA KẾ GIỮA CON NUÔI VÀ CÁC THÀNH VIÊN KHÁC TRONG GIA ĐÌNH CHA MẸ NUÔI ................................................................................................... 23 3.1 Hoàn thiện pháp luật về thừa kế của con nuôi:.......................................... 23 3.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện quyền thừa kế giữa con nuôi: ..................... 25 KẾT LUẬN.......................................................................................................... 28
  • 6. 1 GIỚI THIỆU VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 3 1. Thông tin liên hệ: - Tên cơ quan thực tập: Toà án Nhân Dân Quận 3. - Địa chỉ: 139 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của ngành Toà án: - Ngay từ những ngày đầu, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiệm vụ của cách mạng vô sản là hủy bỏ hoàn toàn bộ máy nhà nước và nền tư pháp cũ. Xuất phát từ nhiệm vụ chiến lược đó, ngày 13/9/1945 Chủ tịch chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ký ban hành Sắc lệnh số 33C thiết lập các Tòa án quân sự, đánh dấu sự ra đời của ngành Tòa án Việt Nam. - Ngày 30/4/1975, Miền Nam hoàn toàn được giải phóng thống nhất đất nước, nhân dân ta tiếp quản toàn bộ hệ thống Tòa án của chế độ cũ. Đồng thời, thành lập Tòa án quân sự, Tòa án đặc biệt để trấn áp bọn phản động và thành lập ngành Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. - Ngành Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào tháng 9/1976, hệ thống tổ chức bộ máy lúc bấy giờ gồm Tòa án nhân dân thành phố và 11 Tòa án nhân dân quận - huyện, sau gần 30 năm ngành Tòa án nhân dân thành phố không ngừng phát triển. Hiện nay ngành Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh gồm Tòa án nhân dân thành phố và 24 Tòa án nhân dân quận - huyện. 3. Lĩnh vực hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của Toà án Nhân dân Quận 3: Thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp liên quan đến các lĩnh vực tiêu biểu như: dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động,…
  • 7. 2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân được quy định cụ thể tại Điều 2 Luật Tổ chức Toà án Nhân Dân năm 2014. 4. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân Quận 3: Cơ cấu nhân sự của Tòa án nhân dân Quận 3 hiện nay gồm có: - 01 Chánh án; 02 Phó Chánh án; - 20 Thẩm phán; 11 Thư ký; - 01 Thẩm tra viên: có nhiệm vụ thẩm định, kiểm tra tính đúng đắn, hợp pháp các bản án, các quyết định xét xử của các thẩm phán, … - 01 Chánh văn phòng; 01 Phó Chánh văn phòng; - 04 nhân viên văn phòng; 01 kế toán. 5. Nhận xét sơ bộ: Tôi cảm thấy bản thân mình rất may mắn khi được thực tập tại Toà án Nhân Dân Quận 3. Tại đây, tôi đã được phân công thực tập cho một Thẩm phán với công việc giải quyết hồ sơ về các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh thương mại,… Với môi trường làm việc chuyên nghiệp, sự giúp đỡ tận tình của Lãnh đạo, các anh, chị cán bộ tôi nhanh chóng học hỏi được nhiều kiến thức, rút ra được nhiều kinh nghiệm và có thể hoàn thành tốt công việc được giao.
  • 8. 3 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN THỪA KẾ CỦA CON NUÔI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 1.1 Khái quát chung về quyền thừa kế của con nuôi: 1.1.1 Khái niệm thừa kế: Theo quan điểm của Ăng-ghen: “Là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống”. Quyền thừa kế là quyền thừa hưởng tài sản của người chết để lại theo một trình tự do pháp luật quy định. Pháp luật cho phép những người thừa kế được hưởng di sản đồng thời buộc họ phải thực hiện những nghĩa vụ tài sản của người chết.1 Luật La Mã quy định hai hình thức cơ bản là thừa kế theo di chúc (testato) và thừa kế theo luật (intestato), ngoài ra còn có thừa kế theo lệnh của các quan. Ở thời kỳ đầu, hình thức chủ yếu là thừa kế theo luật, sau đó thừa kế theo di chúc trở thành phổ biến hơn.2 Theo quan niệm truyền thống, “thừa kế” được hiểu là việc người đang còn sống thừa hưởng tài sản của người đã qua đời. Việc thừa kế được thực hiện khi người có tài sản chết. Thừa kế di sản theo quan hệ pháp luật dân sự chính là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế; người trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người có tài sản để lại khi chết gọi là người để lại di sản. Người được hưởng tài sản của người chết để lại gọi là người thừa kế. Người để lại di sản chỉ có thể là cá nhân, mà không bao giờ là pháp nhân, cơ quan nhà nước hoặc tổ chức; nhưng người thừa kế thì có thể là cá nhân, hoặc cơ quan tổ chức nhà nước, hoặc bất kỳ một chủ thể nào khác3 . Trong pháp luật dân sự Việt Nam, quyền để lại di sản của người có tài sản cho người thừa kế, và quyền thừa kế di sản của người khác là hai nội dung cơ bản của quyền thừa kế được pháp luật công nhận và bảo vệ. 1 https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/25/y4753/ 2 https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/25/y4753/ 3 Nguyễn Thị Vĩnh: “Thừa kế theo pháp luật trong BLDS Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ
  • 9. 4 1.1.2 Khái niệm thừa kế theo pháp luật: Tại Việt Nam, trong các triều đại phong kiến trước đây, thừa kế theo pháp luật đã được hình thành và dựa trên cơ sở lễ giáo phong kiến. Theo quy định về thừa kế trong Bộ luật Hồng Đức của thời Lê và Bộ Hoàng Việt Luật lệ của thời Nguyễn đều nhằm mục đích duy trì, bảo vệ những truyền thống gia đình phụ quyền và hiếu nghĩa của con cháu trong dòng tộc. Tuy nhiên, trong hai bộ luật này cũng không đưa ra khái niệm thế nào là thừa kế. Đến pháp lệnh thừa kế năm 1990, BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015 cũng đều không có quy định về khái niệm thừa kế. Trên cơ sở nghiên cứu thì học viên đưa ra khái niệm về thừa kế như sau: Thừa kế tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người, thừa kế được hiểu là việc chuyển dịch tài sản (của cải) của người chết cho người còn sống theo truyền thống, phong tục tập quán của từng dân tộc. Người hưởng di sản có nghĩa vụ duy trì, phát triển giá trị vật chất, giá trị tinh thần và truyền thống, tập quán mà thế hệ trước để lại. Điều 649 BLDS năm 2015 quy định: Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.4 Qua việc phân tích trên đây có thể rút ra định nghĩa về thừa kế theo pháp luật như sau: Thừa kế theo pháp luật là sự dịch chuyển di sản của người chết cho người còn sống trên cơ sở quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng hay quan hệ thân thuộc giữa người có tài sản để lại sau khi họ chết và người nhận di sản. Những người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi. Mọi người bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế của người chết, thực hiện nghĩa vụ mà người chết chưa thực hiện trong phạm vi di sản được nhận. Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Theo khoản 1 Điều 650 tại BLDS năm 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật bao gồm: “1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; 4 Xem Điều 649 BLDS 2015
  • 10. 5 b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. 1.2 Một số khái niệm chung và những quy định pháp luật về con nuôi: 1.2.1 Con nuôi: Theo từ điển tiếng Việt con nuôi là con do người khác đẻ ra, xin về nuôi và được sự xác nhận của pháp luật. Như vậy theo định nghĩa trên con nuôi là người được người khác nhận nuôi và việc nhận nuôi này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận. Nói cách khác việc nhận nuôi phải được đăng ký, có sự xác nhận của pháp luật theo một trình tự thủ tục được quy định sẵn. Khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010 giải thích: “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi”. Khoản 3 điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010 giải thích “Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký”. 1.2.2 Sự cần thiết của những quy định pháp luật về con nuôi: Pháp luật điều chỉnh quan hệ con nuôi thực tế: Nuôi con nuôi thực tế là một hiện tượng khách quan luôn tồn tại trong đời sống xã hội ở nước ta. Tuy nhiên không phải lúc nào nhà nước cũng ban hành các quy phạm pháp luật để điều chỉnh vấn đề này. Thông thường quan hệ nuôi con nuôi thực tế được điều chỉnh, giải quyết bằng các quy phạm đạo đức và phong tục tập quán. Nhà nước đã có sự điều chỉnh bằng pháp luật đối với quan hệ nuôi con nuôi thực tế qua một số văn bản pháp luật trong mỗi giai đoạn nhất định.
  • 11. 6 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 là đạo luật đầu tiên của nhà nước ta điều chỉnh vấn đề nuôi con nuôi. Trong Luật này, vấn đề nuôi con nuôi mới chỉ được quy định rất sơ sài bởi một điều luật (Điều 24). Theo quy định của điều luật này thì “Việc nhận nuôi con nuôi phải được Ủy ban hành chính cơ sở nơi trú quán của người nuôi hoặc của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch”. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 không có quy định gì về các điều kiện của việc nuôi con nuôi. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định về nuôi con nuôi trong một chương riêng, với quy định về tuổi của người được nhận làm con nuôi, ý chí của các bên và “việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và ghi vào sổ hộ tịch”. Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đều quy định việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và ghi vào sổ hộ tịch thì mới có giá trị pháp lý. Những thông tin về việc nuôi con nuôi được ghi trong sổ hộ tịch (cụ thể là Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi) là cơ sở để cấp lại bản sao Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi khi Quyết định đó bị mất hoặc bị hư hỏng không thể sử dụng được. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị pháp lý như bản chính. Như vậy, có thể nói, theo quy định của pháp luật, việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và ghi vảo sổ hộ tịch mới có giá trị pháp lý, thực chất đó chính là đăng ký việc nuôi con nuôi. 1.2.3 Một số dạng nuôi con nuôi trong thực tế xã hội Việt Nam: Trong thực tế đời sống tồn tại khá nhiều các trường hợp nhận con nuôi nhưng không đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là những trường hợp xác lập quan hệ nuôi con nuôi về mặt xã hội. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp nhận nuôi con nuôi không có sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều là nuôi con nuôi thực tế. Qua nghiên cứu cho thấy, trong thực tế đời sống xã hội Việt Nam, quan hệ nuôi con nuôi đã từng tồn tại một số dạng cơ bản sau: - Nuôi con nuôi theo phong tục tập quán. - Nuôi con nuôi để khuếch trương quyền thế của gia đình.
  • 12. 7 - Nuôi con nuôi để lấy phúc. - Nuôi con nuôi trên danh nghĩa. - Nuôi con nuôi thực tế. 1.2.4 Quan hệ nuôi con nuôi thực tế: - Con nuôi thực tế: Nuôi con nuôi thực tế là hình thức nuôi con nuôi làm hình thành quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi. Việc nhận nuôi thoả mãn đầy đủ các điều kiện của việc nuôi con nuôi, không trái với mục đích của việc nuôi con nuôi và đạo đức xã hội. Người con nuôi cùng sống trong gia đình cha mẹ nuôi. Quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên đã được xác lập trong thực tế, được họ hàng và mọi người xung quanh công nhận. Việc nhận nuôi con nuôi có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc văn bản thoả thuận giữa hai bên gia đình, nhưng không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ nuôi con nuôi thực tế phải có đầy đủ các dấu hiệu sau: - Về ý chí của các bên: giữa người nhận nuôi và con nuôi có mong muốn thiết lập quan hệ cha mẹ và con, đã thật sự coi nhau như cha mẹ và con, đối xử với nhau trong tình cảm cha mẹ và con. - Về chủ thể: người nhận nuôi và con nuôi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, như điều kiện về tuổi, tư cách đạo đức, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng… - Về khách quan: các bên đã cùng chung sống với nhau, gắn bó, cư xử với nhau trong tình cảm cha mẹ và con, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con đối với nhau. Quan hệ giữa cha mẹ và con giữa hai bên được họ hàng và mọi người xung quanh thừa nhận. Việc nuôi con nuôi là đúng mục đích, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Trong các dạng quan hệ nuôi con nuôi đã tồn tại trong thực tiễn đời sống có quan hệ được coi là nuôi con nuôi thực tế, còn những quan hệ không có đủ các dấu hiệu trên thì không được công nhận là nuôi con nuôi thực tế. Để có cơ sở nhận biết quan hệ nuôi con nuôi thực tế cần xem xét bản chất của quan hệ này. Bản chất của quan hệ nuôi con nuôi thực tế:
  • 13. 8 Quan hệ nuôi con nuôi thực tế khác quan hệ con nuôi trên danh nghĩa ở những điểm sau: - Thứ nhất, quan hệ con nuôi trên danh nghĩa là một quan hệ xã hội, không phải là một quan hệ pháp luật, không được pháp luật điều chỉnh. Ngược lại, con nuôi thực tế là một hiện tượng xã hội có thể được pháp luật điều chỉnh khi có những điều kiện nhất định, trong giai đoạn nhất định. - Thứ hai, quan hệ con nuôi trên danh nghĩa không đòi hỏi phải tuân theo các quy định của pháp luật về điều kiện nuôi con nuôi (như điều kiện về chủ thể giữa các bên…), nhưng quan hệ con nuôi thực tế chỉ có thể được công nhận có giá trị pháp lý khi tuân thủ đầy đủ các điều kiện của việc nuôi con nuôi nhưng không đăng ký nuôi con nuôi. - Thứ ba, quan hệ con nuôi trên danh nghĩa không tồn tại quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, nhưng trong quan hệ con nuôi thực tế hai bên đã thực sự chung sống với nhau, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con đối với nhau. - Thứ tư, con nuôi trên danh nghĩa không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, nhưng đối với con nuôi thực tế thì giữa cha mẹ nuôi và con nuôi vẫn có quyền và nghĩa vụ pháp lý của cha mẹ và con theo luật định (khi được công nhận). 1.3 Quyền thừa kế của con nuôi: 1.3.1 Khái niệm thừa kế theo pháp luật: Hiện nay, chế định “Thừa kế” trong BLDS là một chế định quyền thừa kế gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự luật định, đồng thời quy định phạm vi, quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ quyền của người thừa kế. Có hai hình thức thừa kế: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Một số quy định cơ bản liên quan đến quyền thừa kế: Diện thừa kế, thừa kế thế vị, tước quyền thừa kế...
  • 14. 9 Điều 649 BLDS năm 2015 quy định: Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.5 Thừa kế theo pháp luật về bản chất vừa bảo vệ quyền đương nhiên của người có tài sản được để lại tài sản của họ khi họ chết, vừa bảo vệ quyền của những người có quan hệ huyết thống, gia đình hay thân thuộc với người đã chết có tài sản để lại. Những người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi. Mọi người bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế của người chết, thực hiện nghĩa vụ mà người chết chưa thực hiện trong phạm vi di sản được nhận. Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. 1.3.2 Thừa kế theo pháp luật của con nuôi: Theo quy định của Điều 651 BLDS năm 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật thì: “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”6 . 5 Xem Điều 649 BLDS 2015 6 Điều 651 BLDS năm 2015
  • 15. 10 Căn cứ vào quy định này thì con nuôi là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất và là một trong những đối tượng được hưởng thừa kế theo pháp luật. Do vậy đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật thì con nuôi hoàn toàn có quyền hưởng thừa kế. Trường hợp thừa kế của con nuôi theo di chúc: Quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết là một quyền của cá nhân được pháp luật công nhận và bảo hộ. Theo đó, cá nhân được quyền lập di chúc để định đoạt cụ thể tài sản của mình sau khi mất sẽ dành cho những ai, ai được bao nhiêu phần hoặc truất quyền hưởng thừa kế của người thừa kế theo pháp luật. Do đó, đối với trường hợp thừa kế theo di chúc thì nếu con nuôi là người được người để lại di sản chỉ định cho được hưởng di sản thừa kế của họ thì con nuôi sẽ được quyền thừa kế theo nội dung được định đoạt trong di chúc. Trường hợp có di chúc nhưng người để lại di sản thừa kế không cho con nuôi hưởng thừa kế hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó nhưng nếu con nuôi là người chưa thành niên, con đã thành niên mà không có khả năng lao động thì theo quy định tại Điều 644 BLDS năm 2015 con nuôi vẫn được hưởng thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc. Lúc này phần di sản thừa kế con nuôi được hưởng sẽ bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật. Trường hợp có di chúc nhưng người để lại di sản thừa kế không cho con nuôi hưởng thừa kế mà không thuộc trường hợp vừa nêu thì con nuôi sẽ không được hưởng thừa kế. 1.3.3 Các trường hợp thừa kế theo pháp luật: Quá trình áp dụng pháp luật về thừa kế theo pháp luật thì được phát sinh trong những trường hợp khác nhau. Với các quy định pháp luật hiện nay thì việc phát sinh quan hệ về pháp luật thừa kế theo pháp luật được quy định một cách rõ ràng và cụ thể trong các trường hợp khác nhau. Cụ thể như sau: * Không có di chúc là trường hợp: - Người có tài sản chết mà không lập di chúc hoặc có lập nhưng chính họ lại tiêu huỷ di chúc như xé, đốt hoặc tuyên bố huỷ bỏ di chúc đã lập.
  • 16. 11 - Người chết có để lại di chúc nhưng kể từ thời điểm mở thừa kế di chúc đã bị thất lạc hoặc hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc đó và cũng không thể chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật (Điều 642 BLDS năm 2015). - Nội dung di chúc không rõ ràng, gây ra nhiều cách hiểu khác nhau mà người công bố di chúc và những người thừa kế không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc (Điều 648 BLDS năm 2015). Trong những trường hợp này toàn bộ di sản được phân chia cho những người thừa kế theo quy định tại Điều 651 BLDS năm 2015. * Di chúc không hợp pháp: Một di chúc sẽ được coi là không hợp pháp nếu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã được quy định tại Điều 630 BLDS năm 2015. Di chúc không hợp pháp sẽ không có hiệu lực. Tuỳ theo từng trường hợp mà xác định mức độ vô hiệu của di chúc. Di chúc có thể bị vô hiệu toàn bộ nhưng có thể bị vô hiệu một phần, nếu phần vô hiệu đó không ảnh hưởng đến phần còn lại của di chúc. Di chúc sẽ bị coi là vô hiệu toàn bộ nếu di chúc đó do người không minh mẫn, sáng suốt lập ra, di chúc không phải là ý nguyện đích thực của người lập, di chúc do người đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi lập ra mà không có sự đồng ý của cha, mẹ hay người giám hộ, hoặc di chúc do người dưới 15 tuổi lập ra. Một di chúc cũng bị coi là vô hiệu toàn bộ nếu toàn bộ nội dung của nó trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Trong những trường hợp này, toàn bộ di sản mà người lập di chúc để lại sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật của họ. Theo quy định tại Điều 609 BLDS năm 2015 thì cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Theo đó, luật cũng quy định các cá nhân được lập di chúc bao gồm: - Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. - Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
  • 17. 12 Riêng với đối với cá nhân dưới 18 tuổi, luật mới chỉ có quy định về độ tuổi từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi. Theo đó, các cá nhân nằm trong độ tuổi này được phép lập di chúc khi được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc và di chúc phải được lập thành văn bản. Như vậy, từ quy định của pháp luật, có thể khẳng định: - Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được phép lập di chúc nếu: + Được lập thành văn bản. + Được sự đồng ý về việc lập di chúc từ cha, mẹ hoặc người giám hộ. Còn nội dung định đoạt tài sản thuộc về quyền của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. - Người từ 15 tuổi trở xuống không được lập di chúc theo quy định của pháp luật. Di chúc chỉ bị coi là vô hiệu một phần nếu nội dung của nó chỉ có một phần không hợp pháp và phần không hợp pháp đó không ảnh hưởng đến hiệu lực của những phần còn lại. Trong những trường hợp này phần di sản liên quan đến phần di chúc có hiệu lực vẫn được chia theo di chúc. Chỉ áp dụng thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực.
  • 18. 13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN THỪA KẾ CỦA CON NUÔI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 2.1 Thực trạng quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật của con nuôi: 2.1.1 Quan hệ nuôi dưỡng: Quan hệ nuôi dưỡng có thể được hiểu là quan hệ giữa cha, mẹ nuôi đối với con nuôi và ngược lại, được xác định thông qua sự kiện nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật. Việc nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện do Luật Hôn nhân và gia đình quy định. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định một trường hợp ngoại lệ đặc biệt, đó là trường hợp con riêng với bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì cũng được thừa kế di sản của nhau. Theo quy định của pháp luật hiện hành, diện thừa kế được xác định trên cơ sở quan hệ nuôi dưỡng bao gồm quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định một trường hợp ngoại lệ đặc biệt, đó là trường hợp con riêng với bố dượng, mẹ kế nếu đáp ứng điều kiện nhất định. Như vậy, có thể khái quát quan hệ nuôi dưỡng là sự thể hiện nghĩa vụ chăm sóc nhau, nuôi dưỡng nhau giữa những người thân thuộc theo quy định của pháp luật. Một là, đối với quan hệ nuôi dưỡng giữa cha mẹ nuôi và con nuôi thì theo quy định tại khoản 1 của Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định: Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Việc nhận nuôi con nuôi dựa trên ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia quan hệ nuôi con nuôi và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi trong thực tế và nguyên tắc quy định tại Điều 4 Luật nuôi con nuôi năm 20107 . Đồng thời, người được nhận nuôi con nuôi phải tuân thủ quy định tại Điều 88 để đảm bảo quyền là lợi ích của các chủ thể trong quan hệ nuôi dưỡng nói chung, đặc biệt là con nuôi. Quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý, 7 Xem Điều 4 Luật nuôi con nuôi 2010. 8 Xem Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010.
  • 19. 14 phù hợp với mục đích của việc nuôi con nuôi vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong thừa kế gia đình đầm ấm. Song trên thực tế thì quy định về con nuôi hợp pháp là thực hiện theo quy định của Luật nuôi con nuôi nhưng một số trường hợp là con nuôi thực tế thì theo quy định của Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã hướng dẫn cụ thể về vấn đề này như sau: Con nuôi được thừa kế phải là con nuôi hợp pháp, tức là việc nuôi con nuôi phải được Ủy ban nhân dân cơ sở nơi trú quán của người nuôi hoặc của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch (Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014). Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp nhân dân chưa hiểu pháp luật cho nên chưa xin chính quyền công nhận và đăng ký vào sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi. Trong trường hợp này, nếu việc nhận con nuôi là ngay thẳng, cha mẹ đẻ của đứa trẻ hoàn toàn tự nguyện, việc nuôi dưỡng đứa trẻ được bảo đảm, thì coi là con nuôi thực tế. Con nuôi và bố mẹ nuôi có quyền thừa kế lẫn nhau. Con nuôi (hợp pháp hay thực tế) không được thừa kế theo luật đối với di sản của bố mẹ đẻ và anh, chị, em ruột.9 Bên cạnh đó, nhằm ban hành quy định về thừa kế con nuôi thực tế thì mục 6.a Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP) quy định: Những điều kiện về nuôi con nuôi đã được quy định trong các Điều 34, 35, 36 và 37 nhưng trước khi Luật này được ban hành thì những điều kiện đó chưa được quy định đầy đủ. Vì vậy, những việc nuôi con nuôi trước khi ban hành Luật mới vẫn có giá trị pháp lý, trừ những trường hợp nuôi con nuôi trái với mục đích xã hội của việc nuôi con nuôi (như: nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động hoặc để dùng con nuôi vào những hoạt động xấu xa, phạm pháp). Nếu việc nuôi con nuôi trước đây chưa được ghi vào sổ hộ tịch nhưng việc nuôi con nuôi đã được mọi người công nhận và cha mẹ 9 Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986
  • 20. 15 nuôi đã thực hiện nghĩa vụ với con nuôi thì việc nuôi con nuôi vẫn có những hậu quả pháp lý do luật định. Từ cơ sở pháp lý nêu trên, con nuôi thực tế được hưởng các quyền và có nghĩa vụ như con nuôi có thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Điều này đồng nghĩa với việc con nuôi thực tế và người nuôi thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau. Hai là, quan hệ thừa kế được xác định dựa trên cơ sở quan hệ nuôi dưỡng còn bao gồm quan hệ giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế. Theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng sống chung với mình và ngược lại, con riêng có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình. Mặc dù giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế không có mối quan hệ sinh thành nhưng giữa họ đã thể hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì họ được thừa kế của nhau theo pháp luật. Vấn đề này đã được ghi nhận cụ thể tại Điều 654 BLDS năm 2015: "Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này". Như vậy, pháp luật về thừa kế chỉ thừa nhận con riêng và bố dượng, mẹ kế thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau khi và chỉ khi đáp ứng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con. Quy định này còn mang tính chủ quan, chung chung. 2.1.2 Xác định hàng thừa kế con nuôi theo pháp luật: Trong quan hệ thừa kế, có nhiều người thuộc diện thừa kế theo quy định của pháp luật nhưng không phải tất cả những người đó đều hưởng di sản cùng một lúc. Căn cứ vào diện thừa kế và mức độ gần gũi với người để lại di sản mà người thừa kế được hưởng di sản theo trình tự nhất định. Việc chia hàng thừa kế có ý nghĩa thiết thực đảm bảo cho những người thừa kế cùng hàng được hưởng những phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết hoặc bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản một cách hợp pháp. Không phải cá nhân nào trong diện thừa kế cũng được hưởng di sản thừa kế. Trên cơ sở xác định diện thừa kế,
  • 21. 16 pháp luật quy định những người có thể được hưởng di sản thừa kế của người chết được xếp theo thứ tự các hàng thừa kế từ hàng thừa kế thứ nhất đến hàng thừa kế thứ ba và những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Theo quy định tại Điều 651 BLDS năm 2015, về hàng thừa kế theo pháp luật gồm có 3 hàng thừa kế, cụ thể: Hàng thừa kế thứ nhất: gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại: Trước đây, đã có giai đoạn pháp luật chỉ cho phép con nuôi được thừa kế của bố mẹ nuôi chứ không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của bố mẹ đẻ và anh chị em ruột, ngược lại cha đẻ, mẹ đẻ của người đang làm con nuôi cũng không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người con đẻ đó. Tuy nhiên, theo quy định của BLDS năm 1995, BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 thì cha mẹ nuôi và con nuôi được thừa kế di sản của nhau và nếu một người đi làm con nuôi của người khác thì vừa có thể được thừa kế theo pháp luật của cha mẹ nuôi, vừa có thể được thừa kế theo pháp luật của cha mẹ đẻ và cha mẹ đẻ của người đi làm con nuôi người khác cũng được hưởng thừa kế của người con nuôi đó. Để có thể được hưởng thừa kế thì quan hệ nhận nuôi con nuôi phải hợp pháp theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Trên cơ sở quy định của hàng thừa kế thứ nhất cho thấy một điều rõ ràng đó là: nhóm người này có mối quan hệ thân thuộc, gần gũi nhất với người chết được xác định trên nền tảng gia đình. Đây là những người đầu tiên được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Khi không có ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 621 BLDS năm 2015 và bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản theo quy định tại khoản 3 Điều 651 BLDS năm 2015 thì mới xét đến hàng thừa kế thứ hai. 2.1.3 Quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc con nuôi: Về mặt hình thức: Điều 627 BLDS 2015 quy định: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”. Lưu ý là người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.
  • 22. 17 Di chúc được coi là hợp pháp: Điều 630 BLDS năm 2015 quy định: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật; di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý; di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực; di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này; di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. Về nội dung di chúc Di chúc phải ghi rõ: Ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản; việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ; di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Một di chúc hợp pháp thì cần phải có người làm chứng: mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự. Trường hợp di chúc bằng văn bản không có người làm chứng pháp luật yêu cầu người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định của luật. Nhằm để thể hiện ý chí của người để lại di chúc và chứng thực di chúc đó có hiệu lực pháp luật, pháp luật đòi hỏi người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di
  • 23. 18 chúc sau đó công khai tại xã, phường, thị trấn…phòng công chứng để được xác nhận; Đối với trường hợp có người làm chứng thì trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc phải tuân theo quy định của pháp luật. 2.2 Điều kiện để con nuôi được hưởng thừa kế theo di chúc: Theo quy định của BLDS năm 2015 và Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì con nuôi được xem như con ruột, đối với người để lại di chúc là cha hoặc mẹ của con thì pháp luật tôn trọng ý chí của người để lại di chúc (người con nuôi phải chứng minh được quan hệ cha mẹ nuôi, con nuôi bằng việc xuất trình giấy chứng nhận nuôi con nuôi được Ủy ban nhân dân cấp xã trao). Theo đó người để lại di chúc có thể chia đều phần di sản, cho con ruột, con nuôi hoặc bất kỳ tổ chức cá nhân nào. Ở đây, đang nói đến vấn đề con nuôi có được nhận thừa kế theo di chúc trong trường hợp những người không phụ thuộc vào nội dung của di chúc vẫn được nhận di sản đó là con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con đã thành niên mà không có khả năng lao động. những người này vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 BLDS năm 2015 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của BLDS năm 2015. Ngoài ra, không phải trường hợp nào gọi là con nuôi cũng được pháp luật chấp nhận hưởng quyền thừa kế như con đẻ. Để được công nhận là con nuôi hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010. Cụ thể:10 10 Luật Nuôi con nuôi 2010
  • 24. 19 - Người nhận nuôi và con nuôi đều phải đáp ứng những điều kiện sau: + Người nhận nuôi phải có hành vi dân sự đầy đủ; Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; Có điều kiện sức khỏe, kinh tế, chỗ ở; Có tư cách đạo đức tốt. + Con nuôi ở thời điểm được nhận nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi; Nếu từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì chỉ được cha dượng, mẹ kế; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. - Việc nhận con nuôi trong nước phải được đăng ký tại Ủy ban Nhân Dân cấp xã nơi thường trú của con nuôi hoặc người nhận nuôi; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nếu có yếu tố nước ngoài. Khi được cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, quan hệ con nuôi với cha mẹ nuôi mới chính thức được xác lập. Khi cha mẹ nuôi chết, con nuôi mới được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật như con đẻ. Luật quy định rất cụ thể những đối tượng vẫn được hưởng thừa kế di sản mặc dù không được nói trong di chúc, tuy nhiên đối tượng là con thì luật không nói rõ con ruột hay con nuôi. Lại một lần nữa, luật quy định chung chung, thiếu cụ thể gây khó khăn cho đối tượng áp dụng và vận dụng pháp luật. Ví dụ Ông nội của anh A có năm người con, trong đó bác cả của anh A là bác gái, bác không lấy chồng nhưng có nhận một người con trai làm con nuôi vào năm 1984 để có người chăm sóc đỡ đần lúc về già, việc nhận con nuôi này gia đình anh A đã đăng ký với xã và hoàn thiện hồ sơ. Năm 2012 bác cả của anh A mất, tài sản bác cả của anh A để lại anh con nuôi tiếp nhận và quản lý, sau đó anh này bán nhà của bác cả nhà anh A để chuyển đến nơi khác sinh sống, gia đình của anh A cũng không có ý kiến gì về vấn đề này. Năm 2015 ông nội của anh A mất, ông có để lại một mảnh đất có diện tích là 570m2, bố và các cô chú của anh A đã hợp bàn và quyết định để lại mảnh đất này để xây nhà thờ cho ông anh A, việc xây dựng đã hoàn thành từ lâu. Tuy nhiên, vừa rồi anh con nuôi của bác cả nhà anh A không biết được ai xúi giục đã về và yêu cầu chia mảnh đất của ông anh A thành năm phần và anh muốn lấy một phần của mẹ mình.
  • 25. 20 Bác cả mất trước ông anh A, anh này chỉ là con nuôi của bác anh A chứ không phải con ruột liệu yêu cầu như vậy có phải là trái pháp luật hay không? Về việc nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ, con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận nuôi con nuôi, theo quy định của pháp luật hiện hành thì cha mẹ nuôi và con nuôi có quyền hưởng thừa kế di sản của nhau, cụ thể được quy định tại Điều 651 Bộ Luật Dân sự năm 2015 như trình bày ở các nội dung trên. Theo như quy định của pháp luật dân sự về thừa kế di sản, hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Vì bác gái của anh mất trước khi ông nội anh qua đời nên quyền hưởng phần di sản của bác cả nhà anh sẽ được chuyển xuống cho con nuôi của bác theo quy định về thừa kế thế vị tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015, nội dung của quy dịnh này như sau: "Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống." Về việc con nuôi có thể thay thế cha mẹ để hưởng thừa kế thế vị được hay không, điều này được quy định tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 như sau: "Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan." Theo như quy định này bác cả nhà anh và con nuôi kể từ ngày xác lập quan hệ cha, mẹ nuôi với con nuôi đã có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ với nhau, không những thế, các thành viên khác trong gia đình cha, mẹ nuôi và con nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, dân sự cũng như các quy định khác của pháp luật. Như vậy, anh con trai
  • 26. 21 nuôi của bác cả nhà anh hoàn toàn có quyền hưởng thừa kế thế vị của bác cả nhà anh theo suất của hàng thừa kế thứ nhất mà Bộ luật Dân sự đã quy định. 2.3 Thực tiễn áp dụng và những quy định pháp luật về quyền thừa kế của con nuôi: 2.3.1 Những thuận lợi: Cùng với sự phát triển của đất nước thì việc thực hiện và hoàn thiện các quy định về thừa kế theo pháp luật nói riêng và quy định của BLDS nói chung trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Đặc biệt là khi quy định của BLDS năm 2015 được xây dựng và hoàn thiện nhằm đảm bảo hoàn thiện hơn các thi hành kể từ ngày 01/7/2016 góp phần hình thành nền tảng pháp lý cơ bản cho quy định về thừa kế theo pháp luật ở nước ta là rất quan trọng nhằm tạo điều kiện để cho vấn đề chia di sản thừa kế được thực hiện, đảm bảo quyền và lợi ích cho các chủ thể trong mối quan hệ được pháp luật thừa kế điều chỉnh một cách cụ thể. Những quy định về thừa kế theo pháp luật là công cụ, biện pháp quan trọng góp phần giúp Nhà nước quản lý pháp luật về thừa kế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự ở nước ta của thời kỳ mới. Thứ nhất, hiện nay các quy định về thừa kế theo pháp luật đã được ban hành và với các quy định đã được quán triệt, cụ thể hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng, nhà nước về xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong điều kiện mới, đáp ứng với yêu cầu của hoàn thiện pháp luật trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Với các quy định về thừa kế theo pháp luật về cơ bản đã thể chế hoá quyền cơ bản con người trong lĩnh vực dân sự, đã được khẳng định trong Hiến pháp 2013 như quyền sở hữu, quyền thừa kế, quyền sử dụng đất... và quan trọng hơn còn có các chế định bảo đảm việc thực hiện các quyền này trong thực tế. Đồng thời, nâng cao chất lượng về lập pháp ở nước ta thông qua việc quy định của BLDS năm 2015 và trước đó là BLDS năm 2005 đã có sự thay đổi về quy định khái niệm về di sản khi không còn quy định về quyền sử dụng đất như trong BLDS năm 1995. Điều này thể hiện sự súc tích, chặt chẽ
  • 27. 22 hơn, đồng thời không làm thay đổi về khái niệm di sản, thể hiện sự tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp 2005. Thứ hai, thừa kế theo pháp luật theo quy định của BLDS năm 2015 đã xây dựng một hành lang pháp lý vững chắc để thực hiện và bảo vệ quyền thừa kế công dân. Bất kỳ một cá nhân nào trước khi chết cũng đều có mối quan tâm hàng đầu là di sản của họ được pháp luật quy định và bảo hộ như thế nào, phạm vi thực hiện quyền thừa kế đối với di sản của họ ra sao. 2.3.2 Những hạn chế: Tranh chấp giữa những người thừa kế con nuôi với người quản lý di sản thường là về thù lao cho người quản lý di sản, hoặc tính hợp pháp của người được giao nghĩa vụ quản lý di sản. Mặt khác, tranh chấp có thể là về việc người quản lý di sản trên thực tế là người chiếm hữu di sản của người chết từ khi người đó còn sống, và khi chết thì vẫn không có ý định thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của BLDS năm 2015. Quy định tại Điều 652 BLDS năm 2015 thì: “Trường hợp con nuôi của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”. Trường hợp một người đã không được quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015, như bị kết án về hành vi ngược đãi nghiêm trọng người cha thì họ sẽ không được hưởng di sản của người cha. Do vậy, nếu họ còn sống khi cha chết thì họ cũng không được hưởng di sản thừa kế nên không có “phần được hưởng nếu còn sống” để cho người khác hưởng thế vị.
  • 28. 23 CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT VỀ HƯỚNG HOÀN THIỆN QUYỀN THỪA KẾ GIỮA CON NUÔI VÀ CÁC THÀNH VIÊN KHÁC TRONG GIA ĐÌNH CHA MẸ NUÔI 3.1 Hoàn thiện pháp luật về thừa kế của con nuôi: Quá trình thực tiễn của quá trình áp dụng pháp luật về Thừa kế theo pháp luật ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, còn có những khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn, giữa văn bản và thực tế. Bên cạnh những kết quả đạt được thì quy định về thừa kế theo pháp luật vẫn còn nhiều vướng mắc, cụ thể như sau: Trong quy định về thừa kế thế vị liên quan đến con nuôi được quy định tại Điều 653 BLDS năm 2015: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”. Quy định này vẫn còn khá chung chung dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau như: (i) Khi người con đẻ của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì người con nuôi của người con đẻ của người để lại di sản có được hưởng thừa kế thế vị hay không? (ii) Khi con nuôi của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì con đẻ của người con nuôi đó có được hưởng thừa kế thế vị không? (iii) Người con nuôi của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì con nuôi của người con nuôi đó có được hưởng thừa kế thế vị không? Hiện quy định tại tiểu mục đ Mục 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 (Nghị quyết 02/HĐTP): “Con nuôi không đương nhiên trở thành cháu của cha, mẹ của người nuôi dưỡng và cũng không đương nhiên trở thành anh, chị, em của con đẻ của người nuôi. Do đó, con nuôi không phải là người thừa kế theo pháp luật của cha, mẹ và con đẻ của người nuôi”. Trong trường hợp người có con nuôi kết hôn với người khác thì người con nuôi không đương nhiên trở thành con nuôi của người khác đó cho nên họ không
  • 29. 24 phải là người thừa kế của nhau theo pháp luật”. Tại tiểu mục b Mục 5 Nghị quyết số 02/HĐTP quy định: “Trong trường hợp con nuôi chết trước cha nuôi, mẹ nuôi, thì con của người nuôi (tức là cháu của cha nuôi, mẹ nuôi) được hưởng phần di sản mà đáng lẽ cha, mẹ của chắt được hưởng nếu cha, mẹ của chắt còn sống vào thời điểm mở thừa kế”. Theo đó, trường hợp (ii) được hưởng thừa kế thế vị, còn trường hợp (i) và (iii) không được hưởng thừa kế thế vị (do con nuôi không phải là người thừa kế theo pháp luật của cha, mẹ và con đẻ của người nuôi). Quy định trên còn cho thấy, nội dung chỉ thể hiện về quan hệ thừa kế giữa “con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi” mà không có nội dung nào quy định liên quan đến trường hợp của “cha đẻ, mẹ đẻ”. Tuy nhiên, tiêu đề của điều luật lại thể hiện là “Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ”. Như vậy, có thể thấy giữa tiêu đề và nội dung của điều luật đã không có sự thống nhất với nhau.11 3.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện quyền thừa kế giữa con nuôi: Khi công nhận quan hệ nuôi con nuôi thực tế, Nghị quyết của Quốc hội cần quy định cụ thể về hệ quả pháp lý sẽ phát sinh của việc nuôi con nuôi đó tương ứng mỗi hình thức nuôi con nuôi cụ thể. Về nguyên tắc, việc lựa chọn theo hình thức nuôi con trọn vẹn hay không trọn vẹn thì vẫn phải đảm bảo nguyên tắc được pháp luật công nhận, chỉ có như vậy quyền thừa kế của con nuôi mới đảm bảo. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều mâu thuẫn trong pháp luật dẫn đến quyền thừa kế của con nuôi không rõ ràng. Giải pháp cụ thể cho trường hợp trên là giải quyết những mâu thuẫn trong pháp luật này, tuyên truyền phổ biến ý thức pháp luật cho người dân, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về công tác trên, hệ thống bảo vệ của các cơ quan tư pháp nắm và hiển rõ về luật, có kế hoạch bố trí nguồn kinh phí thực hiện các hoạt động trên. Thứ nhất, giải quyết những xung đột pháp luật: Theo Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nước ta thì khi cùng điều chỉnh một vấn đề mà xuất hiện 11 https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/mot-so-vuong-mac-ve-nguoi-thua-ke-theo-phap-luat-va-de- xuat-kien-nghi
  • 30. 25 sự xung đột pháp luật thì áp dụng văn bản pháp lý có giá trị cao. Khi hai văn bản pháp lý ngang bằng về giá trị thì áp dụng văn bản ban hành sau. Do đó, trong trường hợp có xung đột pháp luật như trên thì áp dụng hướng dẫn của BLDS năm 2005, không áp dụng hướng dẫn trong Luật con nuôi. Tuy nhiên, việc này xảy ra rất nhiều khó khăn cho người áp dụng, nhất là quyền thừa kế của con nuôi (đã được phân tích ở trên). Do đó, cần có cơ chế hoàn thiện hệ thống pháp luật, quy định chung, cùng một hướng. Có thể sửa đổi, bổ sung BLDS năm 2005 theo hướng, cho phép con nuôi được hưởng thừa kế thế vị, cho phép con nuôi được hưởng quyền thừa kế như con ruột. Điều này phần nào thể hiện truyền thống tương thân, tương ái, yêu thương giúp đỡ của dân tộc ta, mặt khác cũng phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Thứ hai, có biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về công tác đăng ký việc nuôi con nuôi, hướng dẫn, phổ biến người được nhận làm con nuôi, gia đình cha mẹ nuôi nắm các quy định của pháp luật, để không khỏi khó khăn, ngỡ ngàng. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho lực lượng này. Đảm bảo chuyên nghiệp, tinh thông, đúng pháp luật.. Thứ ba, tăng cường tuyên truyền pháp luật bằng nhiều hình thức, muốn vậy pháp luật phải sửa đổi đồng bộ, để người dân nắm và hiểu các quy định của nhà nước. Người con nuôi và gia đình nuôi hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình. Thứ tư, có kế hoạch bổ sung kinh phí thực hiện các công việc trên và tăng cường hợp tác quốc tế, học hỏi, áp dụng các thông lệ quốc tế phù hợp, tránh tình trạng nhận con nuôi ngoài nước mà con nuôi mất quyền lợi./. Đối với trường hợp thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi. Có quan điểm cho rằng, “con nuôi của con đẻ không được thừa kế thế vị” và “chỉ có con đẻ thay thế vị trí của cha, mẹ đẻ”. Kể từ khi BLDS năm 1995 ra đời, đến BLDS năm 2005 và nay là BLDS năm 2015 thì vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về trường hợp thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi, nên Nghị quyết 02/HĐTP vẫn còn mang tính chất tham khảo. Đến nay, Nghị quyết 02/HĐTP đã ra đời gần 30 năm, nên không phù hợp với xu thế chung của pháp luật hiện đại – hướng đến bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người dân. Tôi cho rằng, quan điểm trên về mặt lý luận chưa thực sự được thuyết phục, khi vận dụng phương pháp phân tích câu chữ (biện luận dựa vào nguyên
  • 31. 26 tắc áp dụng tương tự pháp luật và nguyên tắc suy lý mạnh) để tìm ra ý chí của người làm luật. Cụ thể: Theo quy định tại Điều 652 BLDS năm 2015 thì: “… cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống…”. Quy định này chỉ đề cập đến “cha hoặc mẹ” của cháu chứ không có sự phân biệt là “cha đẻ hoặc mẹ đẻ với cha nuôi hoặc mẹ nuôi”, cho nên chúng ta có thể suy luận cả hai trường hợp này đều thuộc diện thừa kế thế vị. Sự suy luận này được củng cố thêm bởi quy định tại Điều 653 BLDS năm 2015, đó là: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 (thừa kế theo pháp luật) và Điều 652 (thừa kế thế vị) của Bộ luật này”. Hơn nữa, khi bàn đến “cháu”, nếu các nhà làm luật muốn giới hạn cháu được hưởng di sản như quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 về hàng thừa kế thứ hai và thứ ba, thì các nhà làm luật sẽ nêu rõ là “cháu ruột”. Tuy nhiên, khi quy định về thừa kế thế vị các nhà làm luật chỉ đề cập đến “cháu” mà không đề cập đến “cháu ruột” thì chúng ta có thể hiểu rằng các nhà làm luật đã không giới hạn trường hợp thừa kế thế vị chỉ được áp dụng cho cháu ruột như quy định về hàng thừa kế thứ hai và thứ ba. Đồng thời, trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng được thừa nhận như một nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, khi: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản” và đó cũng như một nguyên tắc của pháp luật thừa kế, khi: “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Cho nên, chúng ta có thể khẳng định thừa kế thế vị bao gồm trường hợp cả con (con đẻ hay con nuôi) của con đẻ và con (con đẻ hay con nuôi) của con nuôi của người để lại di sản và thực tiễn xét xử cũng đã theo hướng cháu nuôi cũng được hưởng thừa kế thế vị. Đồng thời, cần phải chỉnh sửa lại tiêu đề tại Điều 653 BLDS năm 2015 cho phù hợp và thống nhất với nội dung của điều luật hoặc chỉnh sửa phần nội dung của điều luật lại cho thống nhất với tiêu đề.12 12 https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/mot-so-vuong-mac-ve-nguoi-thua-ke-theo-phap-luat-va-de- xuat-kien-nghi
  • 32. 27 KẾT LUẬN Thừa kế theo pháp luật là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như khoa học xã hội, khoa học pháp lý… Xét ở góc độ pháp lý, thừa kế theo pháp luật là tổng hợp những quy định của Nhà nước về hình thức để đảm bảo cho việc phân chia tài sản của người đã khuất cho các chủ thể có liên quan trong mối quan hệ được pháp luật dân sự điều chỉnh. Với những chức năng ưu việt - giải quyết về quyền sở hữu tài sản nói chung và các nghĩa vụ cho các đối tượng có liên quan thì chế định này đã trở thành những quy định có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt lớn và không thể thiếu trong điều kiện nền kinh tế - xã hội hiện nay. Qua hơn 30 năm đổi mới, cùng với việc xây dựng và phát triển đất nước thì việc quan tâm nhằm ban hành và thực thi các quy định pháp luật dân sự nói chung và thừa kế, thừa kế theo pháp luật nói riêng đã trở thành một chính sách, những quan điểm luôn được chú ý thay đổi nhằm đáp ứng với nhu cầu đổi mới của đất nước, nhất là từ khi kinh tế - xã hội nước ta chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, do những đặc thù của nước ta trong vấn đề quản lý nên bên cạnh những ưu điểm nổi bật, chính sách về thừa kế theo pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định trên ở nước ta còn bộc lộ rất nhiều hạn chế, thiếu sót. Thực tế trên đòi hỏi chúng ta cần xây dựng chính sách về thừa kế theo pháp luật và các quy định về thừa kế một cách hoàn thiện và mở rộng hơn nữa. Thông qua đó, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về pháp luật dân sự ở nước ta, ngoài ra, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự nói chung nhằm tạo hành lang pháp lý khi hội nhập kinh tế - xã hội trong khu vực và trên thế giới. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế và sự tiến bộ của xã hội, các quy định về thừa kế con nuôi theo pháp luật sẽ ngày càng mở rộng hơn, hoàn thiện hơn. Hy vọng bằng những giải pháp trên sẽ tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, thông suốt, phát huy tính tích cực, khắc phục những hạn chế của quy định về vấn đề này cũng như nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức thực hiện pháp luật về thừa kế của con nuôi nói riêng và pháp luật dân sự nói chung ở nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian trở lại đây.
  • 33. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiến pháp 2013; 2. Bộ luật Dân sự năm 1995; 3. Bộ luật Dân sự năm 2005; 4. Bộ luật Dân sự năm 2015; 5. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014; 6. Luật nuôi con nuôi năm 2010; 7. Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986; 8. Nghị quyết số 02/HĐTP của Hội đồng thẩm phán ngày 19 tháng 10 năm 1990 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế; 9. Hồ Thị Vân Anh, Thừa kế theo pháp luật trong thời Hoàng Việt Luật lệ thời Nguyễn ở Việt Nam (2009, Luận văn thạc sỹ luật học) và có rất nhiều luận văn thạc sỹ, tiến sĩ nghiên cứu về vấn đề này. 10. Nguyễn Ngọc Điện: “Một số suy nghĩ về thừa kế trong BLDS”.Tác giả so sánh pháp luật về thừa kế của Việt Nam qua các thời kỳ phát triển và so với chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự. 11. Trần Thị Huệ: “Di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án tiến sỹ. 12. Phùng Trung Tập (2006), “Tiến trình phát triển pháp luật thừa kế Việt Nam trong 60 năm qua”, Nhà nước và pháp luật, số 2. 13. Nguyễn Thị Vĩnh: “Thừa kế theo pháp luật trong BLDS Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ. 14. https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/mot-so-vuong-mac-ve-nguoi-thua-ke-theo- phap-luat-va-de-xuat-kien-nghi 15. https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/25/y4753/