SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 113
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
1
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
HÀ NỘI - 2022
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
2
LỜI MỞ ĐẦU.
Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa-hiện
đại hóa, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đứng trước những
khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ cuối năm 2008, với tất cả
những nỗ lực nhằm vực lại nền kinh tế đất nước và thực hiện những mục tiêu-kế hoạch
đã đề ra, thì một trong những yêu cầu cấp bách đối với các dự án đầu tư của nước ta,
đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, là phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả của các dự
án, tránh những dự án đầu tư kém hiệu quả, thiếu tính thực tế để lại những tổn thất và
làm giảm sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Đây là những vấn đề vốn đã tốn nhiều
thời gian, công sức và giấy bút của rất nhiều những nhà hoạch định chính sách kinh tế
nhằm giải quyết một thực tế vốn tồn tại rất lâu và bế tắc trong phương án giải quyết của
nước ta: chất lượng dự án đầu tư ở nước ta?
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
3
Đứng trước những khó khăn đó, một trong những giải pháp có thể khắc phục
chính là tác động ngay từ đầu vào những quyết định cho vay vốn của các ngân hàng,
nếu quá trình thẩm định ra quyết định của các ngân hàng chính xác, đảm bảo yêu cầu
và chất lượng ngay từ đầu thì sẽ là một sự bảo đảm cho chất lượng dự án đầu tư được
thực hiện sau này. Với vai trò điều hòa cho sự phát triển của nền kinh tế, các ngân hàng
cũng luôn nỗ lực trong quá trình hoạt động nhằm củng cố và hoàn thiện dần công tác
thẩm định dự án đầu tư, nhưng quá trình này luôn khó khăn và muốn thực hiện được
cũng cần có sự hỗ trợ và giúp sức của nhiều tổ chức và thành phần của nền kinh tế.
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô mới đi vào hoạt
động được 5 năm những đã thu được những thành tựu nhất định. Bên cạnh đó, Chi
nhánh cũng vẫn còn những vấn đề cần phải khắc phục ngay đê nâng cao chất lượng
thẩm định dự án nói chung và khía cạnh tài chính dự án nói riêng, qua dó nâng cao hiệu
quả hoạt động của Chi nhánh.
Chính vì lý do đó mà tôi đã quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm
định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh
Đông Đô” để làm chuyên đề tốt nghiệp.
Kết cấu của đề tài gồm hai phần:
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô.
Chương II: Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự
án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô.
Đề tài nghiên cứu có thể còn nhiều thiếu sót, kính mong được sự xem xét và
đóng góp ý kiến của các thầy cô để đề tài thêm hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo, Thạc sỹ Đinh Đào Ánh
Thủy, các thầy cô trong khoa Đầu tư trường ĐH KTQD, và những cán bộ của phòng Quan
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
4
hệ khách hàng 1- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô và đặc biệc là chị Cao Thị
Dũng cán bộ phòng Quan hệ khách hàng 1 đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
5
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ
ÁN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI
NHÁNH ĐÔNG ĐÔ
1.1. Vài nét về Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô.
1.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam chi nhánh Đông Đô.
Chi nhánh BIDV Đông Đô thành lập trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch số 2
có trụ sở tại tòa nhà 14 Láng Hạ, là một trong 105 chi nhánh của BIDV trên toàn quốc
và 1 trong 15 chi nhánh của BIDV hoạt động trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Chi nhánh đi
vào hoạt động từ ngày 31/07/2004 theo QĐ số 191/QĐ – HĐQT ngày 05/07/2004 của
Hội đồng quản trị BIDV Việt Nam, chi nhánh được ghi nhận là một trong những chi
nhánh tiên phong đi đầu trong hệ thống BIDV chú trọng triển khai nghiệp vụ ngân
hàng bán lẻ, lấy phát triển dịch vụ và đem lại tiện ích cho khách hàng làm nền tảng,
hoạt động theo mô hình giao dịch một cửa với quy trình ngân hàng hiện đại và công
nghệ tiên tiến theo đúng dự án hiện đại hóa Ngân hàng của Việt Nam hiện nay.
1.1.2.Thành tựu tiêu biểu sau 5 năm đi vào hoạt động
Việc thành lập chi nhánh Đông Đô phù hợp với tiến trình thực hiện chương trình
cơ cấu lại, gắn liền với đổi mới toàn diện và phát triển vững chắc với nhịp độ tăng
trưởng cao, phát huy truyền thống phục vụ đầu tư phát triển, đa dạng hóa khách hàng
thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngân
hàng, nâng cao hiệu quả an toàn hệ thống theo đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình
hội nhập, làm nòng cốt cho việc xây dựng BIDV trở thành tập đoàn tài chính đa năng,
vững mạnh và hội nhập quốc tế.
Những ngày đầu mới thành lập, chi nhánh phải đối mặt với rất nhiều những khó
khăn như trên địa bàn chi nhánh hoạt động đã có hơn 10 tổ chức tín dụng lớn, lượng
khách hàng còn hạn chế, cán bộ nhân viên trẻ thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên, chỉ sau 2
năm đi vào hoạt động, với sự cố gắng của ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên chi nhánh,
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
6
chi nhánh đã nhanh chóng trở thành một trong những đơn vị hoạt động kinh doanh hiệu
quả tiêu biểu của hệ thống, làm tấm gương cho các chi nhánh bạn học hỏi. Cụ thể năm
2005 chi nhánh đã được BIDV Việt Nam khen thưởng và là một trong 10 chi nhánh
đứng đầu toàn hệ thống trong công tác huy động vốn. Tiếp đà phát triển, tính riêng 6
tháng đầu năm 2006, lượng vốn huy động của chi nhánh đạt gần 1.690 tỷ đồng, dư nợ
đạt gần 1.100 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ là dưới 1%, không có nợ xấu, thu dịch vụ
đạt 80% so với cả năm 2005. Để có những kết quả đó đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng đáng
ghi nhận của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên toàn hệ thống.
1.1.3.Bộ máy tổ chức của chi nhánh Đông Đô
Mô hình tổ chức của chi nhánh BIDV Đông Đô được xây dựng theo mô hình
hiện đại hóa ngân hàng, theo hướng đổi mới và tiên tiến, phù hợp với quy mô và đặc
điểm hoạt động của chi nhánh.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
7
GIÁM ĐỐC
Phó Giám Đốc
1
Phòng kế
hoạch tổng hợp
Phó Giám Đốc
2
Phòng quản lý
ro
PhóGiám Đốc
3
TCKT Điện
toán
TCHC QH
khách
hàng 1
QH
khách
hàng 2
Phòng
giao
dịch 1,
2, 4, 5
Các
QTK và
ĐGD
Dịch vụ
Khách
hàng
Dịch vụ
và
QLKD
Phòng
TTQT
Quản trị
tín dụng
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
8
Điều hành hoạt động của chi nhánh là giám đốc chi nhánh, giám đốc chi
nhánh trực tiếp điều hành 2 phòng là phòng kế hoạch tổng hợp và phòng quản lý rủi
ro. Giám đốc là đại diện theo pháp luật của Chi nhánh, là người chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc của BIDV và pháp luật vể việc điều hành
hoạt động theo nhiệm vụ và quyền hạn. Giúp viêc cho giám đốc Chi nhánh là 3 phó
giám đốc, hoạt động theo sự phân công ủy quyền của giám đốc Chi nhánh và theo
quy định.
Các phó giám đốc: là người giúp việc giám đốc điều hành một hoặc một số
lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh theo phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm
trước giám đốc về nhiệm vụ được giám đốc phân công.
Hệ thống các phòng ban của chi nhánh được tổ chức thành 3 khối:
Khối trực tiếp kinh doanh, gồm: 1. Phòng Dịch vụ khách hàng
2. Phòng Quản trị tín dụng
3. Phòng Thanh toán quốc tê
4. Các phòng giao dịch 1, 2, 4, 5
5. Các quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch
Khối hỗ trợ kinh doanh, gồm: 6. Tổ điện toán
7. Phòng Kế hoạch tổng hợp
8. Phòng Quản lý rủi ro
9. Phòng Quan hệ khách hàng 1
10. Phòng Quan hệ khách hàng 2
Khối quản lý nội bộ, gồm: 11. Phòng Tài chính kế toán
12. Phòng Tổ chức hành chính
Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban được quy định như sau:
* Khối trực tiếp kinh doanh:
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
9
- Phòng dịch vụ khách hàng có chức năng và nhiệm vụ chính là trực tiếp quản
lý tài khoản và giao dịch với khách hàng; thực hiện công tác phòng chống rửa tiền;
phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình
huống khẩn cấp; chịu trách nhiệm: Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của
các chứng từ giao dịch; thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm
quyền và các yêu cầu về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng; và
thực hiện một vài nhiệm vụ khác.
- Phòng Quản trị tín dụng: Thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo
lãnh đối với khách hàng; tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại
nợ của các phòng quan hệ khách hàng; gửi kết quả cho phòng Quản lý rủi ro để thực
hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định; chịu trách nhiệm hoàn toàn về an
toàn trong tác nghiệp của phòng. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều khoản của
hợp đồng tín dụng; và một vài nhiệm vụ khác.
- Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương
mại với khách hàng; phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận phát triển
khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại. Theo dõi, đánh
giá việc sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại, đề xuất cải tiến nâng cao chất
lượng sản phẩm, dịch vụ. Tiếp thu tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách
hàng, trước hết là các nghiệp vụ liên quan đến nghiệp vụ đối ngoại. Tiếp nhận các ý
kiến phản hồi từ khách hàng và đề xuất cách giải quyết, tư vấn cho khách hàng về
các giao dịch đối ngoại, hợp đồng thương mại quốc tế, …; chịu trách nhiệm về việc
phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh, về tính
chính xác, đúng đắn, đảm bảo an toàn tiền vốn tài sản của Chi nhánh/ BIDV và của
khách hàng trong các giao dịch kinh doanh đối ngoại; và một vài nhiệm vụ khác.
- Các phòng giao dịch 1,2,4,5. ( Phòng giao dịch 3 chuyển sang chi nhánh bạn).
Các Phòng giao dịch do giám đốc chi nhánh quyết định thành lập sau khi có
sự chấp thuận bằng văn bản của BIDV. Có các chức năng và nhiệm vụ cụ thể sau :
Trực tiếp giao dịch với khách hàng ( nhận tiền gửi, cho vay, chuyển tiền, làm thẻ ,…);
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
10
thực hiện nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung hạn và các nghiệp vụ bảo lãnh đối với các
tổ chức kinh tế, cá nhân; thực hiện các nghiệp vụ khác do giám đốc giao.
- Các quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch:
Các Qũy tiết kiệm do giám đốc chi nhánh quyết định thành lập. Về cơ bản,
các quỹ tiết kiệm có nhiều chức năng và nhiệm vụ giống với các Phòng giao dịch.
Tuy nhiên, các quỹ tiết kiệm có thêm một vài nhiệm vụ khác như: Chiết khấu các
giấy tờ có giá ngắn hạn do BIDV ủy quyền/phân cấp cho chính Qũy tiết kiệm đó
phát hành; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng: Thực hiện chuyển tiền trong nước và
chi trả kiều hối.
* Chức năng và nhiệm vụ của khối hỗ trợ kinh doanh.
- Tổ điện toán: trực tiếp thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy
trình công nghệ thông tin tại Chi nhánh; hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các
phòng, các đơn vị trực thuộc chi nhánh, các cán bộ trực tiếp sử dụng để vận hành
thành thạo, đúng thẩm quyền, chấp hành quy định và quy trình của BIDV trong lĩnh
vực công nghệ thông tin. Hỗ trợ các khách hàng lớn sử dụng các dịch vụ có tiện ích
và ứng dụng công nghệ cao.
- Phòng Kế hoạch – Tổng hợp:
+ Công tác kế hoạch - tổng hợp: thu thập thông tin phục vụ công tác kế
hoạch - tổng hợp; tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh;
tổ chức triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh; giúp việc
Giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
+ Công tác nguồn vốn: đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn;
chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi
phí vốn; trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng theo
quy định và trình Giám đốc chi nhánh giao hạn mức mua bán ngoại tệ cho các
phòng có liên quan; giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh
tiền tệ với khách hàng.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
11
- Phòng quản lý rủi ro: Do giám đốc chi nhánh trực tiếp quản lý và điều
hành. Có các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Công tác quản lý tín dụng: Tham mưu, đề xuất chính sách, biện pháp phát
triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; quản lý, giám sát, phân tích, đánh
giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ
thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục; đầu mối nghiên cứu,
đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín
dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng. Kiểm tra việc thực hiện giới
hạn tín dụng của các Phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm; giám sát
việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; thu thập, quản lý thông tin về tín
dụng, thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng của chi
nhánh; lập báo cáo phân tích thực trạng tài sản đảm bảo nợ vay của chi nhánh.
+ Công tác quản lý rủi ro tín dụng: tham mưu, đề xuất xây dựng các quy
định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng; trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho
khách hàng; phối hợp, hỗ trợ Phòng Quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các
khoản nợ có vấn đề; chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực
hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh.
+ Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp.
+ Công tác phòng chống rửa tiền.
+ Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO.
+ Công tác kiểm tra nội bộ.
+ Các nhiệm vụ khác.
- Phòng Quan hệ khách hàng 1:
Đối tượng khách hàng của phòng Quan hệ khách hàng 1: Các khách hàng
doanh nghiệp không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tiêu thức xác định doanh
nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày
23/11/2001 của Chính phủ.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
12
Các chức năng và nhiệm vụ chính: Tiếp thị và phát triển mối quan hệ khách
hàng (như tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng;
trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm; chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển
quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng); công tác tín dụng
(như; trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng; theo dõi,
quản lý tình hình hoạt động của khách hàng; phân loại, rà soát, phát hiện rủi ro; tiếp
nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển phòng
quản lý rủi ro xử lý tiếp theo luật định; tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của
ngân hàng đối với khách hàng) và các nhiệm vụ khác (quản lý thông tin; phối hợp,
hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ; cập nhật thông tin diễn
biến thị trường và sản phẩm trong phạm vi quản lý liên quan đến nhiệm vụ của
Phòng; tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung của chi nhánh theo chức năng,
nhiệm vụ được giao…)
- Phòng Quan hệ khách hàng 2:
Đối tượng khách hàng của phòng QHKH 2: Các khách hàng cá nhân và
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tiêu thức xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy
định tại Nghị định số 90/2001/ NĐ- CP Ngày 23/11/2001.
Nhiệm vụ chính: thực hiện công tác tiếp thị và phát triển khách hàng
(tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân; xây
dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể cho từng nhóm
sản phẩm; Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ
ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV…); công tác bán sản phẩm
và dịch vụ ngân hàng bán lẻ (Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách
hàng cá nhân; tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của
BIDV; triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng; chịu trách nhiệm về việc bán sản
phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh, tối ưu hoá doanh thu nhằm đạt mục tiêu
lợi nhuận, phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng);
công tác tín dụng và các nhiệm vụ khác.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
13
* Khối quản lý nội bộ.
- Phòng Tài chính kế toán:
Có các nhiệm vụ và chức năng chủ yếu sau: Quản lý và thực hiện công tác
hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; thực hiện công tác hậu kiểm đối với
hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh; thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát
tài chính.
- Phòng Tổ chức hành chính:
Có các chức năng và nhiệm vụ chính sau: Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp
việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển
nguồn nhân lực tại Chi nhánh.
1.1.4. Kết quả hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi
nhánh Đông Đô sau 5 năm đi vào hoạt động ( 7/2004 – 12/2008).
Nắm vững phương châm “Chia sẻ cơ hội – Hợp tác thành công” và được sự
chỉ đạo và hỗ trợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Đông
Đô đã nỗ lực phấn đấu, lấy hiệu quả kinh doanh làm mục tiêu chính, nâng cao chất
lượng hoạt động, đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh, từng bước hiện đại hoá
công nghệ Ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng phục vụ khách
hàng, tăng cường các biện pháp để giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn nên hoạt
động của Chi nhánh đã góp phần thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của BIDV.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô luôn hướng
tới phục vụ tốt nhất các khách hàng về sản phẩm- dịch vụ - tiện ích, coi việc khai
thác các nguồn vốn nhàn rỗi tiềm tàng trong xã hội với chi phí đầu vào thấp nhất và
dùng nó để đầu tư cho các phương án, dự án khả thi mang lại hiệu quả tối đa là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình, theo đúng
phương châm “Chia sẻ cơ hội – Hợp tác thành công ”. Trên cơ sở nguồn vốn tăng
nhanh và ổn định, Chi nhánh đã thực hiện chính sách thu hút khách hàng, mở rộng
qui mô đầu tư, chuyển dịch cơ cấu đầu tư vào các ngành trọng điểm, ưu tiên cho
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
14
thành phần kinh tế quốc doanh, đảm bảo tỉ lệ hợp lý giữa đầu tư tín dụng ngắn hạn
và trung dài hạn, luôn đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp. Do có hướng đi đúng đắn và hợp lý nên kết quả kinh doanh
của Chi nhánh ngày càng ổn định theo hướng tích cực, hạn chế được rủi ro ở mức
thấp nhất. Cụ thể:
1.1.4.1. Công tác huy động vốn.
Với các hoạt động thường xuyên đẩy mạnh công tác huy động vốn do đó chi
nhánh Đông Đô đã dần tạo lập được nguồn vốn ổn định và ngày càng tăng trưởng
vững chắc, phục vụ cho nhu cầu các hoạt động của ngân hàng.
Trong giai đoạn 2004 – 2008, nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng
khá đều với tốc độ tăng tương đối cao. Cụ thể:
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu cơ bản về tình hình huy động vốn của chi nhánh
BIDV Đông Đô ( 2004 – 2008) .
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 31/12/2004 2005 2006 2007 2008
Tổng huy động vốn 753 1.279 2.107 2.566 2970
Theo loại hình huy động
- Huy động dân cư 726 939 1.474,9 1.539,53 1.514,7
- Huy động TCKT 27 340 632,1 1.026 1.455,3
Theo loại tiền huy động
- VNĐ 450 839 1.432,8 1.924,41 2.405,7
- Ngoại tệ 303 440 674,2 641 564,3
Theo thời gian huy động
- Ngắn hạn 453 680 1.011,4 1.590,85 2.168,1
- Trung và dài hạn 300 599 1.095,6 975 801,9
Nguồn: phòng KHTH chi nhánh Đông Đô
Quán triệt chủ trương phát huy nội lực, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước, trong những năm qua Chi nhánh Đông Đô đã thực hiện xuất
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
15
sắc nhiệm vụ huy động vốn trong nước với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
bình quân năm sau cao hơn năm trước. Tổng vốn huy động của Ngân hàng BIDV
chi nhánh Đông Đô liên tục tăng qua các năm từ 2004 đến 2008. Khi xét theo loại
hình huy động thì huy động từ khu vực dân cư tăng qua các năm đầu tuy nhiên đang
có xu hướng giảm xuống trong năm gần nhất ( 2008 ), trong khi đó thì vốn huy
động từ các tổ chức kinh tế tăng đều qua cá năm. Điều này là phù hợp khi chi nhánh
đã dần tạo được uy tín để thu hút nguồn vốn rẻ hơn này. Tuy nhiên, đây là nguồn
vốn rẻ xong lại chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với nguồn vốn từ khu vực dân cư nên
cần cơ chế huy động hợp lý. Bảng 1 còn cho ta thầy một thực tế là vốn huy động
của chi nhánh bằng ngoại tệ lại thấp và lại đang có xu hướng giảm xuống trong 2
năm gần nhất. Bên cạnh đó, chi nhánh vẫn đang đi theo hướng huy động vốn với tỷ
trọng vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, không chú trọng đến vốn trung và dài hạn
mặc dù loại vốn này có chi phí thấp hơn, chi nhánh nên điều chỉnh cơ cấu huy động
vốn cho phù hợp hơn.
1.1.4.2. Công tác cho vay ( sử dụng vốn).
Hoạt động cho vay là hoạt động cơ bản tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Do
vậy, chi nhánh Đông Đô luôn coi trọng chất lượng đầu tư vốn tín dụng thông qua
thâm nhập thị trường, lựa chọn khách hàng, thẩm định dự án và cho vay đối với dự
án kinh doanh đủ điều kiện vay và có hiệu quả. Nhờ vậy mà trong thời gian qua
công tác cho vay của ngân hàng đã gặt hái được nhiều thành tựu. Cụ thể:
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
16
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu cơ bản về tình hình tín dụng của BIDV chi nhánh
Đông Đô ( 2004 – 2008).
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
Tổng dư nợ tín dụng 289 731 1.387 2.076 2320
Theo thành phần kinh tế
- Cho vay quốc doanh 246 402 277,4 727 1.740
Cho vay ngoài quốc doanh 43 329 1.109,6 1.350 580
Theo thời hạn cho vay
- Ngắn hạn 178 488 731 1.163 1.144
- Trung và dài hạn 112 244 656 914 1.176
Theo loại tiền cho vay
- VNĐ 254 557 1.085 1.599 1.780
- Ngoại tệ 35 174 302 477 540
Nguồn: phòng KHTH
Bảng 1.2 cho ta một số nhận xét về hoạt động cho vay của chi nhánh trong
thời gian vừa qua như sau: Hoạt động cho vay của chi nhánh qua những năm qua
vẫn kiên trì mục tiêu tăng trưởng cơ cấu vốn dựa vào nguồn vốn huy động ngắn
hạn. Tổng dư nợ tín dụng tăng qua các năm. Cho vay quốc doanh tăng mạnh trong
năm 2008 do những thay đổi bất thường của kinh tế thế giới. Cho vay ngắn hạn và
trung dài hạn tương đương nhau. Vay bằng nội tệ vẫn chiếm vị trí chủ yếu. Chi
nhánh luôn đảm bảo tuân thủ trung thực, minh bạch trong nghiệp vụ tín dụng, lấy
chất lượng tín dụng, an toàn cho vay, hiệu quả đầu tư làm mục tiêu hoạt động. Do
đó, công tác tín dụng luôn cố gắng hạn chế nợ khó đòi. Bên cạnh việc phát triển về
quy mô, củng cố về mặt cơ cấu cho vay, chi nhánh Đông Đô luôn giám sát sự hoạt
động của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ, đi sâu nghiên cứu thực trạng các
khoản nợ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra các khoản nợ từ đó tìm ra giải pháp khắc
phục vấn đề để đi tới hoàn thiện nghiệp vụ cho vay.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
17
1.1.4.3. Tình hình các hoạt động liên quan khác.
Bên cạnh việc phát triển hoạt động cho vay, chi nhánh Đông Đô cũng tiến
hành phát triển các hoạt động khác như kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, thanh toán
trong nước và thanh toán quốc tế, và các dịch vụ khác. Những hoạt động này cũng
đem lại cho chi nhánh một khoản lợi nhuận không hề nhỏ. Cụ thể được thể hiện ở
bảng sau:
Bảng 1.3: Một số số liệu liên quan
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
Chênh lệch thu chi 0,65 15,01 37 70 86
Thu dịch vụ ròng 1,2 3,9 8,1 16 30
Trích dự phòng rủi ro 6,5 11 19 25
Thu từ bảo lãnh 2,218 3,91 8,781 9,326
Thu từ thanh toán hộ 2,040 4,23 1,227 1,3
Thu từ kinh doanh ngoại tệ 0,359 0,94 1,746 2,078
Lợi nhuận trước thuế 0,65 9,01 25,90 40 66
Nguồn: phòng KH TH
Như ta thấy qua bảng 1.3, Chi nhánh đã có những nguồn thu khá tốt khi thực
hiện các nghiệp vụ khác bên cạnh nghiệp vụ chính là nghiệp vụ cho vay. Những
nghiệp vụ này đem lại cho Chi nhánh những khoản thu đáng kể góp phần đảm bảo
hiệu quả hoạt động của Chi nhánh.
1.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Đông Đô
những năm qua ( 07/2004 – 12/2008).
1.2.1. Lưu đồ quy trình thẩm định dự án của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
chi nhánh Đông Đô.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
18
BƯỚC 1: TIẾP THỊ KHÁCH HÀNG VÀ LẬP ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG (TẠI CHI NHÁNH)
Không
Phòng
Quan
hệ
khách
hàng/
Phòng
giao
dịch
Có
(1)
(2)
Phòng
phận
Quản
lý
rủi
ro
Thu thập,
phân tích
thẩm định
khách hàng/dự
án Lập báo
cáo đề xuất
TD
Tiếp thị và tiếp
nhận các nhu cầu
về tín dụng từ
Khách hàng
Khách hàng
Chuyển Bộ
phận QLRR
thực hiện
Bước 2
Phù hợp với
các chính
sách và Quy
định của
BIDV
Trình Lãnh
đạo Phòng
QHKH/
GĐ PGD
Trình PGĐ
QHKH phê
duyệt đề xuất
TD
Chuyển thực
hiện Bước 4
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
19
BƯỚC 2: THẨM ĐỊNH RỦI RO (TẠI CHI NHÁNH)
Phòng
Quan
hệ
khách
hàng/
Phòng
giao
dịch
Phòng
Quản
lý
rủi
ro
Chuyển báo cáo đề
xuất TD và Hồ sơ
Cán bộ QLRR tiếp
nhận Hồ sơ và thực
hiện thẩm định rủi ro
theo quy định
Lập Báo cáo
thẩm định rủi ro
Trình Lãnh
đạo Phòng
kiểm soát
Cấp có thẩm
quyền phê
duyệt rủi ro
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
20
BƯỚC 3: PHÊ DUYỆT CẤP TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH (Trường hợp khách hàng thuộc Nhóm 2 - Khoản 2 Điều 2)
Phòng
Quan
hệ
khách
hàng
BƯỚC 3: PHÊ DUYỆT CẤP TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH
(Trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc/Phó giám đốc phụ trách QLRR)
Phòng
Quan
hệ
khách
hàng/
Phòng
giao
dich
Phòng
Quản
lý
rủi
ro
Báo cáo đề
xuất tín
dụng của
Phòng
QHKH
Phê duyệt
cấp tín dụng
Chuyển thực
hiện Bước 4
Phê duyệt rủi
ro của Giám
đốc/
Phó Giám đốc
phụ trách
QLRR
Phê duyệt
đề xuất tín
dụng của
PGĐ phụ
trách
QHKH
Phê duyệt
cấp tín dụng
Phó giám đốc
phụ trách
QHKH
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
21
(1) Là những khách hàng thuộc nhóm B-khoản 2-điều 2.
(2) Là những khách hàng thuộc nhóm A-khoản 2 -điều 2 và các khách hàng
tại phòng giao dịch.
Cán bộ phòng Quan hệ khách hàng/phòng Giao dịch tiếp nhận hồ sơ của
khách hàng vay vốn  Tiến hành thẩm định  Trình phó giám đốc phụ trách
phòng quan hệ khách hàng Trình phòng Quản lý rủi ro ( nếu phải trình) Trình
hội đồng thẩm định Chi nhánh ( nếu cần)  Trình hội đồng thẩm định hội sở chính(
nếu cần).
1.2.2.Các phương pháp tiến hành thẩm định dự án đầu tư của Chi nhánh.
Phương pháp thẩm định dự án là cách thức thẩm định dự án nhằm đạt được
các yêu cầu đặt ra đối với công tác thẩm định dự án. Tại chi nhánh Đông Đô, trong
quá trình thẩm định dự án, các cán bộ thẩm định luôn áp dụng kết hợp các phương
pháp thẩm định nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Sau đây là một số phương pháp
được dùng trong quá trình thẩm định dự án xin vay vốn của khách hàng:
1.2.2.1. Phương pháp so sánh các chỉ tiêu.
Do tính chất tương đối đơn giản nên phương pháp này được sử dụng khá phổ
biến. Cụ thể trong phương pháp này các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của dự án
được so sánh với các dự án đã và đang được xây dựng hoặc đang hoạt động. Một số
chỉ tiêu cơ bản của phương pháp này là:
- Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do nhà nước quy
định, điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.
- Tiêu chuẩn về thiết bị công nghệ trong quan hệ chiến lược đầu tư công
nghệ quốc gia, quốc tế.
- Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi.
- Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư.
- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên nhiên liệu, nhân
công, tiền lương, … của ngành theo định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
22
- Các định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành của
nhà nước, của ngành đối với doanh nghiệp cùng ngành.
Tuy nhiên, việc sử dụng các chỉ tiêu này phải được vận dụng một cách linh
hoạt phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án và doanh nghiệp, tránh
trường hợp áp dụng máy móc, cứng nhăc ảnh hưởng đến kết qủa thẩm định sau này
và phải tranh thủ ý kiến của các chuyên gia, của cơ quan cấp trên.
1.2.2.2. Phương pháp thẩm định theo trình tự.
Theo phương pháp này, việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình
tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, cụ thể:
- Thẩm định tổng quát: là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cơ
bản thể hiện tính đầy đủ, hợp lý của dự án. Bước thẩm định này cho phép hình dung
một cách khái quát về dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án, xác định
các căn cứ pháo lý của dự án đảm bảo khả năng kiểm soát được của bộ máy quản lý
dự án dự kiến.
- Thẩm định chi tiết: là việc xem xét một cách khách quan, khoa học, chi tiết
từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án trên các khía
cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật công nghệ, kinh tế. … phù hợp với mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
Trong bước này người thẩm định phải đưa ra được những ý kiến đánh giá
đồng ý hay cần sủa đổi bổ xung hoặc không thể chấp nhận được. Tuy nhiên tùy
thuộc vào đặc điểm và tình hình cụ thể của dự án mà mức độ tập trung cho những
nội dung cơ bản có thể khác nhau.
Thẩm định chi tiết có thể phát hiện đượcnhững sai sót, kết luận rút ra từ nội
dung trước có thể là điều kiện để tiếp tục nghiên cứu. Nếu một số nội dung cơ bản
của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần đi vào thẩm định các nội
dung còn lại của dự án.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
23
1.2.2.3. Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án.
Phương pháp này được sử dụng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài
chính của dự án. Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một tình huống bất trắc có
thể xảy ra trong tương lai đối với dự án, khảo sát tác động của các yếu tố đó đến
hiệu quả đầu tư và khả năng hòa vốn của dự án.
Mức độ sai lệch so với dự kiến của các bất trắc tùy điều kiện cụ thể mà chọn
là lớn hay nhỏ và nên chọn các yếu tố tiêu biểu dễ gây ra tác động xấu đến hiệu quả
của dự án đang xem xét. Nếu dự án vẫn tỏ ra có hiệu quả kể cả trong trường hợp có
nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án vững chắc có độ an toàn
cao. Nếu ngược lại, thì cần phải xem xét lại khả năng phát sinh bất trắc để đề xuất
các biện pháo hữu hiệu khắc phục hay hạn chế.
Phương pháp này thường được áp dụng đối với các dự án có hiệu quả cao
hơn mức bình thường nhưng có nhiều yếu tố thay đổi do khách quan tác động
1.2.2.4. Phương pháp dự báo.
Do tính chất lâu dài của hoạt động đầu tư nên hoạt động này luôn hàm chứa
nhiều rủi ro, việc vận dụng những phương pháp dự báo như: hỏi ý kiến chuyên gia
(thuê tư vấn), dùng các hàm tuyến tính, phân tích các số liệu thống kê…để kiểm tra
cung cầu của sản phẩm dự án trên thị trường, giá cả và chất lượng của công nghệ,
thiết bị, nguyên liệu, … ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của dự án.
1.2.2.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro.
Vì hoạt động đầu tư luôn hàm chứa rất nhiều rủi ro ( do có thời gian kéo dài,
..) nên phương pháp này là vô cùng cần thiết và quan trọng, để đảm bảo tính khả thi
của phương án tính toán dự kiến cũng như chủ động có những biện pháp phòng
ngừa, giảm thiểu rủi ro. Cụ thể một số loại rủi ro như sau:
- Rủi ro về cơ chế, chính sách: Gồm tất cả những bất ổn tài chính và chính
sách của địa điểm xây dựng dự án, sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu
hóa, tư hữu hóa…
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
24
- Rủi ro xây dựng, hoàn tất: Hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù
hợp với thông số và tiêu chuẩn thực hiện.
- Rủi ro thị trường, thu thập, thanh toán.
- Rủi ro về cung cấp: Dự án không có được nguồn nguyên, nhiên liệu (đầu
vào chính/quan trọng) với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành
dự án.
- Rủi ro về kỹ thuật-vận hành, bảo trì: Đây là những rủi ro về việc dự án
không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu.
- Rủi ro về môi trường và xã hội: Những tác động tiêu cực của dự án đối với
môi trường và người dân xung quanh.
- Rủi ro về kinh tế vĩ mô: Phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ
giá hối đoái, lạm phát và lãi suất.
- Rủi ro tỷ giá: sự khác biệt về loại tiền trong ngân lưu vào và ngân lưu ra
gây ra những rủi ro về tỷ giá cho dự án.
Ngoài ra còn các loại rủi ro khác. Như vậy, những yếu tố không chắc chắn,
yếu tố rủi ro cần được nhận định, phân tích và định hướng ngay từ các nội dung
phân tích dự án, định lượng để trực tiếp hoặc gián tiếp đưa vào nội dung đánh giá
hiệu quả tài chính của dự án. Kết quả tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính của dự
án, đặc biệt là kết quả phân tích/khảo sát độ nhạy với các yếu tố được đánh giá là
không chắc chắn/rủi ro sẽ là cơ sở để cán bộ thẩm định đưa ra hình thức/biện pháp
đảm bảo tiền vay cũng như các điệu kiện tín dụng khác trong hợp đồng chấp thuận
tham gia tài trợ vốn cho dự án.
1.2.3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư của Chi nhánh Đông Đô.
Việc thẩm định dự án đầu tư sẽ tập trung phân tích, đánh giá về khía cạnh
hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Các khía cạnh khác như hiệu quả
về mặt xã hội, kinh tế nói chung cũng sẽ được đề cập tới tùy theo đặc điểm và yêu
cầu của từng dự án cụ thể.
Khi thẩm định dự án đầu tư vay vốn thì cán bộ thẩm định phải tiến hành thẩm
định tổng hợp các nội dung sau:
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
25
1.2.3.1. Đánh giá sự cần thiết phải đầu tư
Đối với bất kỳ dự án nào, việc phân tích đánh giá nhằm làm rõ được sự cần
thiết phải đầu tư là xuất phát điểm để tiếp tục hoạch định các nội dung khác. Lựa
chọn hình thức đầu tư, địa điểm, quy mô, thời điểm, các giải pháp công nghệ, thiết
bị để đánh giá, lựa chọn dự án, lĩnh vực, quy mô đầu tư phù hợp.
Thông thường việc đánh giá sự cần thiết phải đầu tư cũng cần phụ thuộc vào
tính chất, mục tiêu đầu tư dự án. Đối với các dự án đầu tư mới, căn cứ vào chiến
lược, quy hoạch phát triển ngành, phát triển của địa phương, chiến lược đầu tư của
công ty và cân đối cung-cầu, năng lực, kinh nghiệm kinh doanh của chủ đầu tư, cơ
hội/thời điểm đầu tư, sản phẩm của dự án...để quyết định việc đầu tư. Tuy nhiên đối
với các dự án đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh chuyển đổi
công nghệ...ngoài những căn cứ trên cần dựa vào các thông tin, căn cứ về: tình hình
sản xuất kinh doanh, khả năng huy động, tình hình vay và trả nợ vay với các tổ chức
tín dụng, tình hình tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả hoạt động của dây chuyền hiện tại để
đánh giá.
Ngoài ra có thể xem xét, đánh giá sơ bộ một số nội dung:
- Mục tiêu đầu tư dự án đã phù hợp hay không: Nếu ở mức khiêm tốn quá
với năng lực tài chính, yêu cầu thị trường thì việc đầu tư có trở nên lãng phí
không? ở mức quá tham vọng thì khả năng đứng vững của dự án trên thị trường
như thế nào?
- Lựa chọn quy mô, hình thức đầu tư: Có phù hợp với khả năng mở rộng thị
phần, yêu cầu thị trường, khả năng chiếm lĩnh vào thị trường trong thời gian nhất
định hay không?
- Quy mô: Dự án, tổng mức đầu tư cơ cấu vốn phù hợp chưa?
- Tiến độ triển khai: Việc thực hiện dự án có những yếu tố nào ảnh hưởng
đến tiến độ đầu tư dự án, việc sử dụng tiến độ có ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh
của sản phẩm.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
26
Các nội dung trên sẽ tiếp tục được đánh giá cụ thể tại các phần sau. Việc
đánh giá ở phần này chỉ mang tính chất tổng quát để thấy được những thuận lợi, khó
khăn của dự án và là cơ sở để các tổ chức tài chính quyết định việc đầu tư dự án có
hợp lý không? nếu hợp lý tiếp tục phân tích các nội dung trên cụ thể trong phần
dưới đây.
1.2.3.2.Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của phương án sản xuất kinh doanh.
- Mục tiêu phương án/ kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Sự cần thiết phải đầu tư dự án.
- Quy mô sản xuất/kinh doanh của phương án: Công suất thiết kế, giải pháp
công nghệ thực hiện, cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án, phương án tiêu
thụ sản phẩm dự án.
- Quy mô vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư theo
các tiêu chí khác nhau ( cơ cấu vốn sử dụng theo xây lắp, mua sắm thiết bị, chi phí
lãi vay trong thời gian thi công và dự phòng phí; vốn cố định và vốn lưu động);
phân nguồn vốn để thực hiện dự án theo nguồn gốc sở hữu: vốn tự có, vốn vay, vốn
chiếm dụng,….
- Dự kiến cách thức và tiến độ triển khai thực hiện dự án.
1.2.3.3. Phân tích tính khả thi của dự án về thị trường và khả năng tiêu thụ sản
phẩm dịch vụ đầu ra của dự án.
Tính khả thi hay mức độ khả thi của dự án đóng vai trò rất quan trọng, quyết
định sự thành bại của dự án. Vì vậy, cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá kỹ về
phương diện này khi thẩm định dự án. Các nội dung chính cần xem xét bao gồm:
* Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án
Dựa vào quy hoạch phát triển ngành trên toàn quốc hoặc từng khu vực địa
bàn và các số liệu, thông tin dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu tiêu
thụ sản phẩm trong và ngoài nước thu thập được từ các kênh thông tin, cán bộ thẩm
định tiến hành phân tích, đánh giá những nội dung sau:
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
27
- Phân tích mối quan hệ cung cầu đối với sản phẩm dự án.
- Định dạng sản phẩm dự án
- Tổng nhu cầu hiện tại và dự kiến tương lai về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của
phương án.
- Năng lực sản xuất và cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại về
nguyên vật liệu, hàng hoá của phương án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước
đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu. Việc nhập khẩu là do
sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh
tranh hơn.
- Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu
trong thời gian tới.
- Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thay thế thời
điểm hiện tại.
- Ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng
xuất khẩu sản phẩm.
- Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các phương án khác,
đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường.
 Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ đưa ra nhận xét về khả năng tiêu thụ đối với sản phẩm,
dịch vụ, nhận định về tính khả thi và hợp lý của phương án/kế hoạch sản xuất, kinh
doanh trên các phương diện như:
+ Sự cần thiết đầu tư trong giai đoạn hiện nay.
+ Sự hợp lý của quy mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm.
+ Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư (phân kỳ đầu tư, mức huy
động vốn, công suất thiết kế…).
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
28
* Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án.
Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm của dự án, xem
xét, đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án là
thay thế hàng nhập khẩu, hay chiếm lĩnh thị trường nội địa của các sản phẩm khác,
việc định hướng thị trường này có hợp lý hay không.
Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, cán bộ thẩm định
cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với:
- Thị trường nội địa:
+ Hình thức, mẫu mã, chất lượng của sản phẩm dự án so với các sản phẩm
hiện có ( tại thời điểm thẩm định ) trên thị trường.
+ Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng hay không.
+ Gía cả so với các sản phẩm cung floaij trên thị trường thế nào: rẻ hơn
không? Phù hợp với thu nhập, khả năng tiêu dùng không?
- Thị trường nước ngoài:
+ Sản phẩm có khả năng đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu
hay không?
+ Quy cách, chất lượng, mẫu mã, giá cả có những ưu thế như thế nào so với
các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu?
+ Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không?
+ Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường xuất khẩu
dự kiến hay chưa? Kết quả như thế nào?
* Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối sản phẩm
Trên khía cạnh này, cần xem xét các nội dung sau:
- Sản phẩm đầu ra dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ
thống phân phối không
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
29
- Mạng lưới phân phối sản phẩm của phương án đã được xác lập hay chưa,
có phù hợp với đặc điểm thị trường không
- Khách hàng sẽ áp dụng phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay
- Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận định
xem có thể gây ra việc bị ép giá hay không. Nếu đã có đơn hàng thì cần xem xét
tính hợp lý, hợp pháp và mức độ tin cậy khi thực hiện.
* Chính sách bán hàng
Chính sách khuếch trương đối với việc tăng sản phẩm hoặc khi xuất hiện sản
phẩm mới, chính sách giảm giá (bao gồm các yếu tố như hoa hồng, chi phí vận chuyển,
chiết khấu, lãi suất, phương thức thanh toán: trả ngay, trả chậm
* Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án
Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng
cạnh tranh của sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định phải đưa ra được các dự kiến
về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ
tiêu chính sau:
+ Sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản
phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm.
+ Diễn biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm.
+ Những thay đổi về cơ chế chính sách trong và ngoài nước ảnh hưởng đến
giá bán, cơ cấu sản phẩm của dự án.
+ Khả năng bao tiêu sản phẩm của đơn vị cung cấp hoặc các thành viên sáng
lập công ty hoặc cam kết tiêu thụ sản phẩm của một hoặc một số bạn hàng (nếu có).
Việc dự kiến này làm cơ sở cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính ở
phần sau.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
30
* Đánh giá về cung cầu sản phẩm
Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nhu cầu của sản
phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng được bao nhiêu
%? phải nhập khẩu bao nhiêu? việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp
ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn.
+ Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác,
đối tượng khác cùng tham gia thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án.
+ Sản phẩm nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu
trong thời gian tới.
+ Dự đoán ảnh hưởng của các chính sách xuất khẩu khi Việt Nam tham gia
với các nước trong khu vực và quốc tế đến thị trường sản phẩm của dự án.
+ Đưa số liệu dự kiến về tổng cung, tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản
phẩm dịch vụ.
1.2.3.4. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án.
Trên cơ sở hồ sơ dự án ( báo cáo đánh giá chất lượng, trữ lượng tài nguyên, giấy
phép khai thác tài nguyên, nguồn thu mua bên ngoài, nhập khẩu ,…) và đặc tính kỹ
thuật của dây chuyền công nghệ, đánh giá khả năng đáp ứng/ cung cấp nguyên vật liệu
đầu vào cho dự án:
- Trường hợp doanh nghiệp sản xuất để bán:
+ Doanh nghiệp cần bao nhiêu nguyên nhiên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất?
+ Có bao nhiêu nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào? Họ là những khách hàng
có quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung cứng và mức độ tín nhiệm như
thế nào?
+ Chính sách nhập khẩu đối với nguyên liệu, hàng hoá đầu vào (nếu có)?
+ Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, tỷ giá trong
trường hợp phải nhập khẩu.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
31
- Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thương mại:
+ Có bao nhiêu nhà cung cấp sản phẩm, chất lượng và giá cả thế nào?
+ Mức độ tín nhiệm của các nhà cung cấp?
+ Cơ chế chính sách đối với sản phẩm?
+ Biến động về giá cả sản phẩm?
Tất cả những phân tích, đánh giá trên nhằm có thể rút ra được hai vấn đề
chính sau:
+ Dự án có chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào hay không?
+ Những thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động được nguồn
nguyên nhiên liệu đầu vào?
1.2.3.5. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật
* Về địa điểm xây dựng dự án.
Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dư án cũng như
ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, sức cạnh tranh nếu xa thị trường tiêu thụ xa
nơi cung cấp nguyên vật liệu. Do đó, cán bộ thẩm định cần xem xét một số khía
cạnh sau:
- Địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần các nguồn cung
cấp: nguyên vật liệu, điện, nước, và thị trường tiêu thụ hay không, có nằm trong quy
hoạch hay không?
- Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư như thế nào; đánh giá
so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác.
* Về quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án
Một số nội dung cần xem xét:
- Công suất thiết kế dự kiến của dư án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng
tài chính, trình độ quản lý, địa điểm , thị trường tiêu thụ, … hay không?
- Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có trên thị trường/
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
32
- Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm dự án như thế nào
- Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao không.
* Về công nghệ, thiết bị
- Mức độ hiện đại của công nghệ sử dụng; Ở mức độ nào của thế giới.
- Mức dộ phù hợp của công nghệ với trình độ của Việt Nam, lý do lựa chọn
công nghệ.
- Tính hợp lý của phương thức chuyển giao công nghệ, khả năng nắm bắt và
vận hành của chủ đầu tư.
- Xem xét về số lượng, công suất, chugnr loại máy móc thiết bị, tính đồng bộ
của dây chuyền công nghệ.
- Tính hợp lý của giá cả thiết bị, phương thức thanh toán.
- Sự phù hợp của thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị đối với tiến dộ thực
hiện dự án.
- Uy tín của nhà cung cấp công nghệ, thiết bị.
Trong việc thẩm định, đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị, ngoài việc dựa
vào hiểu biết kinh nghiệm đã tích lũy của mình, cán bộ thẩm định cần tham khảo
các nhà chuyên môn, trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất với lãnh đạo thuê tư
vấn chuyên ngành để việc thẩm định được chính xác và cụ thể.
* Về quy mô, giải pháp xây dựng.
- Sự phù hợp của quy mô xây dựng, của giải pháp kiến trúc có phù hợp với
dự án không.
- Sự hợp lý của tổng dự toán, dự toán của từng hạng mục công trình.
- Sự phù hợp của tiến đột hi công với việc cugn cấp máy móc thiết bị và với
thực tế.
- Các vấn đề về hạ tầng cơ sở: giao thông, điện, cấp thoát nước,…
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
33
* Vấn đề đền bù, di dân tái định cư, môi trường, phòng cháy chữa cháy.
- Diện tích đất phải đền bù các loại và chi phí đền bù (nếu có);
- Vấn đề di dân, tái định canh, định cư và các chi phí liên quan… (nếu có)
- Xem xét, đánh giá các giải pháp về môi trường, phòng cháy, chữa cháy của
dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hay
chưa, …
Ở nội dung đánh giá này, cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu với các quy
định hiện hành về việc dự án có phải lập, thẩm định và trình duyệt Báo cáo đánh giá
tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy hay không.
1.2.3.6. Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án.
- Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án.
Trong trường hợp chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành dự
án thì phương án của chủ đầu tư là gì?
Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận điều
hành công nghệ, thiết bị mới của dự án.
- Khả năng ứng xử của khách hàng thế nào khi thị trường tiêu thụ sản phẩm
dự kiến bị thu hẹp hoặc có khả năng bị mất.
- Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: số lượng lao động dự án cần, đòi
hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn
nhân lực cho dự án.
1.2.3.7. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn.
* Thẩm định tổng vốn đầu tư thực hiện dự án.
Việc thẩm định tổng mức đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện,
mức đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc
không cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án
hoặc phải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt lại. Xác định tổng mức đầu tư sát thực
với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của
dự án.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
34
Trong phần này, cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá tổng mức đầu tư của
dự án đã được tính toán đầy đủ các chi phí cấu thành hay chưa (bao gồm: chi phí xây
dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý
dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác (gồm lãi vay trong thời gian xây
dựng, vốn lưu động và các chi phí cần thiết khác) và chi phí dự phòng); đã tính đủ, hợp
lý các khoản cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá; lạm
phát; tăng giá nguyên vật liệu xây dựng, nhân công; phát sinh thêm khối lượng, dự
phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ, thay đổi chính sách
của Nhà nước có liên quan; kết quả phê duyệt tổng mức đầu tư của các cấp có thẩm
quyền là hợp lý chưa. Tuy nhiên, trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và được
Ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư (về suất vốn đầu tư, về
phương án công nghệ, về các hạng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết
trong giai đoạn thực hiện đầu tư, v.v...). cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy có
sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìm hiểu
nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó, đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm
bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối
đa mà Ngân hàng nên tham gia vào dự án.
Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duyệt chủ trương, hoặc tổng mức vốn đầu
tư mới ở dạng khái toán, cán bộ thẩm định phải dựa vào số liệu đã thống kê, đúc rút
ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và tính toán.
Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn
lưu động cần thiết ban đầu để thực hiện quá trình chạy thử, nghiệm thu và đảm bảo
hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính
toán hiệu quả tài chính sau này.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
35
* Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án.
Cán bộ thẩm định cần phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và
nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không. Khả năng đáp
ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công.
Ngoài ra, cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn
có hợp lý hay không?
Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến
độ giải ngân, tính toán lại lãi vay trong thời gian thi công (theo mặt bằng lãi suất,
tiến độ đầu tư tại thời điểm thẩm định dự án nếu cần) và phục vụ cho việc tính toán
hiệu quả tài chính của dự án
* Nguồn vốn đầu tư.
Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, Cán bộ thẩm định rà soát lại
từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của
từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của Chủ đầu tư để đánh
giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu. Chi phí của từng loại nguồn vốn,
các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư
và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của
các nguồn vốn thực hiện dự án.
Việc đánh giá, phân tích khả năng tham gia vốn tự có vào dự án phải dựa vào
kết quả phân tích năng lực tài chính của Chủ đầu tư hoặc khả năng, tiến độ góp vốn
điều lệ/tiến độ phát hành cổ phiếu của các cổ đông, thành viên sáng lập.
Khả năng thu xếp nguồn vốn cho dự án: Đáng giá mức độ chắc chắn trong
cam kết tham gia tài trợ vốn cho dự án của các nguồn vốn dự kiến, các điều kiện tài
trợ (lãi suất vay vốn, giá trị vốn vay, thời gian vay,…) (nếu có).
1.2.3.8. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án.
Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ cho
phần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu
tư. Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tùy thuộc rất
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
36
nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Từ kết quả phân tích ở trên
sẽ được lượng hóa thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể
như sau:
- Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Phần này sẽ đưa
vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn ( lãi, phí vay vốn cố định ), chi phí
sửa chữa tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định phải trích hàng năm, nợ phải trả.
- Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, đầu ra của
dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: Mức huy động công
suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm.
- Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của
dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: Mức huy động công
suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm.
- Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc
tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí
sản xuất trực tiếp.
- Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các
doanh nghiệp cùng ngành và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án để xác định nhu
cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.
- Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác
định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách.
Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, cán bộ thẩm định phải thiết lập được các
bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và
khả năng trả nợ vốn vay.
Thông thường, việc tính toán sẽ sử dụng phần mềm Microsoft Excel để thực
hiện. Trong quá trình tính toán, cần liên kết các bảng tính lại với nhau để đảm bảo
tính liên tục khi chỉnh sửa số liệu. Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết
lập kèm theo Báo cáo thẩm định gồm:
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
37
- Báo cáo kết quả kinh doanh ( báo cáo lãi, lỗ ).
- Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ.
Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính:
- Lợi nhuận sau thuế để lại ( thông thường tính bằng 50 – 70%).
- Khấu hao cơ bản.
- Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án.
Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án , có hai nhóm
chỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm có:
- Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án:
o NPV
o IRR
o ROE ( đối với những dự án có vốn tự có tham gia )
- Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ:
o Nguồn trả nợ hàng năm
o Thời gian hoàn trả vốn vay.
o DSCR ( chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án).
Ngoài ra, tùy theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu
khác như: Khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi
mới công nghệ, đào tạo nhân lực, … sẽ được đề cập tới tùy theo từng dự án cụ thể.
Sau đây là các bước tính hiệu quả tài chính, các chỉ tiêu tài chính và khả
năng trả nợ của dự án:
Bước 1: Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở.
- Tầm quan trọng của công tác lập bảng thông số:
+ Bảng thông số là bảng dữ liệu nguồn cho mọi bảng tính trong khi tính toán.
Các bảng tính được tính toán thông qua liên kết công thức với bảng thông số.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
38
+ Chuẩn bị cho bước phân tích độ nhạy của dự án.
+ Khi chuyển hướng phân tích hay thay đổi các giả định, có thể kiểm soát
ngay trên bảng thông số mà không bị sai sót.
- Phương pháp lập bảng thông số:
Trường hợp cơ sở là trường hợp giả định thường xảy ra nhất đối với dự
án. Các chỉ tiêu cần thiết của bảng thông số tuỳ thuộc vào từng dự án. Các
thông số của dự án nên được phân nhóm để dễ kiểm soát.
Việc lập bảng thông số được thực hiện trước khi bắt tay vào tính toán.
Tuy nhiên, các thông số phát sinh được bổ sung song song trong quá trình
tính toán cho đến khi hoàn chỉnh bảng thông số.
Bước 2: Xây dựng Lịch đầu tư
Căn cứ vào kế hoạch đầu tư thực tế do Chủ đầu tư cung cấp, mặt bằng lãi
suất, cơ cấu nguồn vốn,… cán bộ thẩm định/ tín dụng xây dựng Lịch đầu tư dự án
phù hợp với tiến độ đầu tư nguồn vốn của dự án đến thời điểm thẩm định dự án:
Bước 3: Lập các bảng tính trung gian
Trước khi lập bảng tính hiệu quả dự án, cần phải lập các bảng tính trung gian.
Các bảng tính trung gian này thuyết minh rõ hơn cho các giả định được áp dụng và là
các thông số tổng hợp đầu vào cho bảng tính hiệu quả dự án, bảng lưu chuyển tiền tệ và
bảng cân đối kế hoạch sau này. Tuỳ mức độ phức tạp, đặc điểm của từng dự án mà có
số lượng, nội dung các bảng tính trung gian khác nhau.
Đối với một dự án sản xuất thì số lượng các bảng tính trung gian như sau:
Bảng 1: Bảng tính sản lượng và doanh thu.
Bảng 2: Bảng tính chi phí hoạt động.
Bảng 3: Bảng khấu hao cơ bản.
Bảng 4: Tính toán lãi vay vốn.
Bảng 5: Bảng tính nhu cầu vốn lưu động.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
39
Bước 4: Lập Báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng 6: Báo cáo kết quả kinh doanh:
Bảng 7: bảng cân đối trả nợ (khi không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ).
Bảng 8: Bảng tính điểm hòa vốn.
Bước 5: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tính toán khả năng trả nợ của dự án
Bước 6: Phân tích độ nhậy.
- Phân tích độ nhậy của dự án là khảo sát sự thay đổi các chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả tài chính của dự án (như: Lợi nhuận, NPV, IRR, DSCR, ...) khi các yếu tố
có liên quan tới các chỉ tiêu đó thay đổi.
- Phân tích độ nhậy nhằm khảo sát, đánh giá mức độ nhậy cảm của dự án (mà
cụ thể là của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án như: Lợi nhuận,
NPV, IRR, DSCR, ...) đối với sự biến động của các yếu tố liên quan. Hay nói cách
khác, phân tích độ nhậy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến
động của các yếu tố đầu vào có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính.
Bảng khảo sát một chiều và hai chiều: Trường hợp khảo sát các chỉ tiêu tài
chính của dự án với chỉ một yếu tố đầu vào thay, ta có bảng khảo sát một chiều.
Trường hợp khảo sát các chỉ tiêu tài chính của dự án với cùng một lúc hai yếu tố
đầu vào thay đổi, ta có bảng khảo sát hai chiều.
1.2.3.9. Phân tích rủi ro của dự án đầu tư:
Cán bộ thẩm định sẽ căn cứ vào dự án và các điều kiện cần thiết để xác định
những rủi ro có thể xảy ra trong từng dự án và từ đó đề ra những giải pháp để ngăn
chặn và phòng tránh nếu có thể. Từ đó làm căn cứ để ra quyết định cho vay vốn.
1.3. Nghiên cứu tình huống thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng Đầu tư và
phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô.
1.3.1. Thông tin về dự án.
- Tên dự án : Dự án thủy điện Dốc Cáy
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
40
- Địa điểm đầu tư : Nhà máy Thuỷ điện Dốc Cáy được xây dựng Cách cửa
ra Tuy-nen 240m về phía hạ lưu, thuộc địa phận xã Lương Sơn, huyện Thường
Xuân, tỉnh Thanh Hoá.
- Cấp công trình : Cấp III theo tiêu chuẩn – TCXDVN 285 – 2002
- Tổng vốn đầu tư : 205.423 triệu đồng ( không kể lãi vay ), cụ thể:
Hạng mục Vốn đầu tư Tỷ trọng
Phần xây lắp 49.015 23,9%
Phần thiết bị 102.871 50,1%
Chi phí KTCB khác 18.121 8,8%
Dự phòng phí 29.372 14,3%
Chi phí đền bù 6.044 2,9%
Tổng cộng 205.423 100%
1.3.1.1. Giới thiệu chủ đầu tư thực hiện dự án: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển
điện Bắc miền Trung.
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Bắc miền Trung được thành lập
theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2603000457 do Sở Kế hoạch và Đầu
tư Tỉnh Thanh Hoá cấp với số vốn điều lệ 42.000 triệu đồng. Ngành nghề sản xuất
kinh doanh chính theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gồm:
- Đầu tư xây dựng các dự án thuỷ điện;
- Sản xuất và kinh doanh điện, kinh doanh vật liệu xây dựng;
- Một số ngành nghề sản xuất kinh doanh khác.
Theo Điều lệ Công ty, các cổ đông sáng lập góp vốn theo tỷ lệ sau:
STT Tên cổ đông sáng lập Số cổ Số tiền Tỷ lệ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
41
phần (trđ) (%)
1 Tổng Công ty XNK Xây dựng Việt Nam 105.000 10.500 25
2 Tổng Công ty Cơ điện xây dựng Nông nghiệp
và thỷ lợi
105.000 10.500 25
3 Công ty CP cơ giới, lắp máy và xây dựng 21.000 2.100 5
4 Công ty cơ khí điện thuỷ lợi 21.000 2.100 5
5 Cổ đông khác 168.000 16.800 40
Tổng cộng 420.000 42.000 100
Công ty hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.
Hồ sơ pháp lý công ty
* Hồ sơ đã có:
- Điều lệ Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Bắc miền Trung ngày
09/2006;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2603000457 ngày 05/09/2006 do
Sở Kế hoạch đầu tư Thanh Hoá cấp;
- Tổng Giám đốc và là người đại diện pháp luật của Công ty: Ông Nguyễn
Tiến Ngạn.
- Quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty số /QĐ/NECO-TCHC
ngày / /2006 bổ nhiệm Ông : Nguyễn Thái Định làm Kế toán trưởng Công ty;
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế ngày 18/09/2006;
- Quyết định Hội đồng quản trị số 17/2007/QĐ-HĐQT ngày 01/06/2007 ủy
quyền cho Ông Nguyễn Tiến Ngạn - Giám đốc tiến hành làm việc thương thảo và
ký kết văn bản cần thiết với các tổ chức tín dụng nhằm xây dựng phương án vay
vốn thực hiện dự án;
* Hồ sơ còn thiếu
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
42
- Biên bản họp đại hội cổ đông của công ty.
- Biên bản bầu Chủ tịch hội đồng quản trị.
1.3.1.2. Lịch sử dự án
Dự án Thuỷ điện Dốc Cáy trước đây do Tổng công ty Cơ điện Xây dựng
Nông nghiệp và Thuỷ lợi làm chủ đầu tư. Sau đó, trên cơ sở đề nghị của Công ty cổ
phần Thuỷ điện Bắc miền Trung và được các bên có liên quan (Bộ Nông nghiệp và
PT Nông thôn và UBND tỉnh Thanh Hoá) chấp thuận, Dự án Thuỷ điện Dốc Cáy
được chuyển giao sang cho Công ty cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung tiếp tục
triển khai thực hiện với tư cách là chủ đầu tư mới. Sau khi nhận bàn giao Công ty
Cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung đã tiến hành Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi và một số công tác chuẩn bị đầu tư khác như: Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi,
dự toán chi phí khảo sát thiết kế, ... Các văn bản liên quan tới quá trình chuyển giao
Dự án Thuỷ điện Dốc Cáy (sau đây gọi tắt là: Dự án) gồm có:
- Công văn số 04/CV-HDP ngày 30.10.2004 của Công ty cổ phần Thuỷ điện
Bắc miền Trung về việc đề nghị được tiếp nhận và tiếp tục triển khai Dự án thuỷ
điện Dốc Cáy;
- Công văn số 4960/FPT-FPT ngày 30.10.2004 của Công ty FPT về việc đề
nghị chấp thuận cho Công ty cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung được tiếp nhận và
thực hiện đầu tư phát triển dự án thuỷ điện Dốc Cáy;
- Công văn số 2752/UB-CN ngày 01.11.2004 của UBND tỉnh Thanh Hóa chấp
thuận chuyển chủ đầu tư công trình thuỷ điện Dốc Cáy, từ Công ty FPT sang Công
ty cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung;
- Công văn số 5881/CV-NLDK ngày 11.11.2004 của Bộ Công nghiệp chấp
thuận để Công ty cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung được tiếp nhận và triển khai
thực hiện Dự án;
- Công văn số 5770 CV/EVN-KH ngày 17.11.2004, số 5903 CV/EVN-KH
ngày 24.11.2004, số 6004 CV/EVN-KH ngày 01.12.2004 của TCT Điện lực Việt
nam về việc chấp thuận chủ trương để Công ty cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
43
được tiếp nhận và triển khai thực hiện Dự án, hướng xử lý các vấn đề tiếp theo liên
quan tới bàn giao hồ sơ, lập, triển khai thực hiện Dự án.
Như vậy, các bên có liên quan đã chấp thuận để Công ty cổ phần Thuỷ điện
Bắc miền Trung tiếp nhận lại và tiếp tục triển khai thực hiện Dự án.
1.3.1.3. Hồ sơ dự án đầu tư:
Theo qui định hiện hành trong quản lý đầu tư và xây dựng, với tổng mức vốn
đầu tư như dự kiến, Dự án Nhà máy Thuỷ điện Dốc Cáy thuộc qui mô dự án nhóm
B. Với lĩnh vực và qui mô đầu tư như dự kiến, để đảm bảo về mặt pháp lý, quá trình
triển khai thực hiện Dự án Thuỷ điện Dốc Cáy phải tuân thủ các qui định hiện hành
trong quản lý đầu tư và xây dựng, gồm:
- Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 16.12.2004 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình;
- Quyết định số 50/2002/QĐ-BCN ngày 25.11.2002 của Bộ Công nghiệp
quy định về quản lý đầu tư xây dựng các dự án điện độc lâp.
Với những thủ tục về triển khai thực hiện dự án thuỷ điện được quy định
trong hai văn bản trên, đối chiếu với hồ sơ Dự án, cho thấy:
- Hồ sơ đã có:
 Dự án, chấp thuận chủ trương của cấp có thẩm quyền và các bên có liên quan
+ Báo cáo nghiên cứu khả thi do Công ty TNHH Tư vấn thuỷ điện PQH lập;
Báo cáo thẩm định BC NCKT của đơn vị tư vấn thẩm định BC NCKT dự án Thuỷ
điện Dốc Cáy - Công ty Tư vấn Đại học xây dựng. Báo cáo của đơn vị tư vấn lập
BC NCKT (Công ty Tư vấn xây dựng điện 4) giải trình và hiệu chỉnh sau kết quả
thẩm định của tư vấn thẩm định BC NCKT;
+ Công văn số 381/TTg-CN ngày 07/04/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
việc cho phép đầu tư dự án thuỷ điện Dốc Cáy;
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
44
+ Quyết định số 1758/QĐ-BTNMT ngày 20/07/2005 của Bộ Tài Nguyên Môi
trường về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Thuỷ điện
Dốc Cáy” tỉnh Thanh Hóa;
+Ý kiến thẩm tra Báo cáo NCKT của các bộ, ngành, gồm: Bộ Kế hoạch & Đầu
tư, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp & Phát triển
Nông thôn, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Ngân hàng Nhà nước, và UBND tỉnh
Thanh Hóa;
+ Quyết định số 2630/QĐ-NLDK ngày 17/08/2005 của Bộ công nghiệp về
việc phê duyệt Thiết kế cơ sở Công trình Thuỷ điện Dốc Cáy, tỉnh Thanh Hóa;
+ Quyết định số 09/2005/QĐ-HĐQT.HDP ngày 08/04/2005 của Hội đồng
quản trị Công ty cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung phê duyệt Báo cáo nghiên cứu
khả thi;
 Giao đất, thoả thuận phương án đấu nối
+ Công văn 134/2005/CV-UBND ngày 05 tháng 03 năm 2005 của UBND
huyện Thường Xuân về việc Thoả thuận địa điểm và diện tích xây dựng Dự án
Thuỷ điện Dốc Cáy, tỉnh Thanh Hoá.
+ Thoả thuận với EVN về phương án đấu nối điện Nhà máy Thuỷ điện Dốc
Cáy vào hệ thống điện quốc gia, được nêu tại các Công văn: số 740/CV-ĐL1-P4
ngày 27/02/2005;
+ Một số hồ sơ khác liên quan đến thực hiện đầu tư dự án.
Hồ sơ pháp lý của dự án còn thiếu:
- Phê duyệt thiết kế kỹ thuật và Tổng dự toán;
- Giấy phép xây dựng;
- Thoả thuận mua điện của EVN;
- Phê duyệt Kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu; các hợp đồng thi công –
mua bán thiết bị và các tài liệu khác theo quy định của Nghị định số
16/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
45
- Hợp đồng thuê đất, biên bản giao đất.
- Thẩm định thiết kế kỹ thuật..
Như vậy, với tiến độ thực tế đang triển khai, Dự án đã đáp ứng đủ các yêu cầu
theo quy định hiện hành trong quản lý đầu tư và xây dựng.
1.3.2. Thẩm định dự án đầu tư
1.3.2.1.Sự cần thiết phải đầu tư
Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện trong giai đoạn 2001 – 2010, Thủ tướng
Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành điện
giai đoạn 2001 -2010 định hướng đến năm 2020. Thực hiện Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ, trong giai đoạn 2001 – 2005 đã có một số Nhà máy điện được đưa
vào vận hành, nâng sản lượng điện toàn quốc tăng từ 31.000 Triệu Kwh năm 2001
lên 47.000 triệu Kwh năm 2004 và dự kiến đạt khoảng 54.000 triệu Kwh năm 2005,
điện lượng sản xuất hàng năm giai đoạn 2001 – 2005 tăng bình quân 14,7%/năm.
Tổng công suất lắp máy đến cuối năm 2005 ước đạt 11.700 MW. Tuy sản lượng
điện sản xuất hàng năm tăng với tốc độ bình quân khá cao nhưng vẫn xảy ra tình
trạng thiếu điện nghiêm trọng, đặc biệt là trong mùa khô. Theo dự báo của Tổng
công ty Điện lực Việt Nam (EVN), trong giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng
tiêu thụ điện năng ở mức cơ sở sẽ vào khoảng 16%/năm, nhu cầu điện đến năm
2010 là 117.954 triệu Kwh. EVN đã đưa ra các phương án tính toán cân đối công
suất và điện năng giai đoạn 2006 -2010 như sau:
Bảng 1.4. Dự báo tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện năng giai đoạn 2006-2010
Đơn vị tính: Triệu Kwh
Phương án 2006 2007 2008 2009 2010
Tần suất 65%, phụ tải cao
Nhu cầu toàn quốc 62.964 73.674 86.166 100.815 117.954
Sản xuất toàn quốc 62.046 67.616 78.208 91.145 111.308
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
46
Thiếu hụt -918 -6.058 -7.958 -9.670 -6.646
Nguồn:Báo cáo thống kê của Tổng công ty điện lực VN
Như vậy, với tốc độ triển khai xây dựng các dự án điện hiện tại, trong giai
đoạn từ nay đến năm 2010, nước ta vẫn xảy ra tình trạng thiếu điện. Để tìm ra giải
pháp nhằm hạn chế thiếu hụt về điện trong giai đoạn 2006 – 2010, Thủ tướng Chính
phủ đã có văn bản số 184/TB-VPCP ngày 28/09/2005 về các giải pháp nhằm đáp
ứng nhu cầu điện trong giai đoạn 2006 – 2010, trong đó cho phép đẩy nhanh tiến độ
xây dựng các dự án Nhà máy điện để sớm đưa vào vận hành.
Dự án Thuỷ điện Dốc Cáy đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn cho phép Tổng công ty cơ điện nông nghiệp và thuỷ lợi làm chủ đầu tư
lập báo cáo khả thi xây dựng trạm thuỷ điện Dốc Cáy, nhà máy được xây dựng ở
phía chân núi, phía sau Tuy-nen Dốc Cáy khoảng 240 m, thuộc địa phận xóm Lập
Hạ, thôn Trung Thành, xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá.
Tuy-nen Dốc Cáy được xây dựng để cấp nước tưới tiêu cho 32.831 ha đất canh
tác thuộc khu vực Bắc sông Chu và Nam sông Mã. Để tận dụng năng lượng dòng chảy
từ hồ chứa qua tuy-nen Dốc Cáy để phát điện, phù hợp với biểu đồ tưới và đạt hiệu quả
kinh tế cao nhất. Dự án sau khi hoàn thành, dự kiến sẽ phát điện với công suất Nlm =
15 MW, điện lượng Eo = 62 tr kw/h đảm bảo cung cấp điện trực tiếp cho các phụ tải
địa phương, giảm tổn thất điện năng trên lưới điện do không phải tải từ địa phương
khác đến, góp phần giảm bớt áp lực phụ tải đối với lưới điện quốc gia.
Từ những lý do trên, việc đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện Dốc Cáy là cần
thiết, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành điện.
Đánh giá: Với nội dung này, tổ thẩm định đã cuwuer cán bộ trực tiếp đến địa
phương xem xét đồng thời phối hợp với cán bộ của chi nhánh Thanh Hóa để đưa ra
kết luận về sự cần thiết phải đầu tư. Về nhu cầu tiêu thụ điện của nước ta trong giai
đoạn 2006 – 2010, tổ thẩm định đã sử dụng những số liệu có được từ báo cáo thống
kê của Tổng công ty điện lực Việt Nam và kết hợp với những số liệu từ việc thẩm
định các dự án điện trước đó mà BIDV đã tiến hành cho vay.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
47
1.3.2.2. Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án.
Theo Quyết định phê duyệt dự án số 09/2005/QĐ-HĐQT ngày 25.05.2005
của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung, Dự án có nội
dung đầu tư chính như sau:
- Tên dự án: Thuỷ điện Dốc Cáy
- Hình thức thực hiện: B.O.O trong nước
- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung
- Địa điểm xây dựng: Nhà máy Thuỷ điện Dốc Cáy được xây dựng Cách cửa
ra Tuy-nen 240m về phía hạ lưu, thuộc địa phận xã Lương Sơn, huyện
Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá
- Cấp công trình: Cấp III theo tiêu chuẩn – TCXDVN 285 - 2002
- Mục đích đầu tư: Cung cấp điện cho lưới điện địa phương trên cơ sở tận
dụng nguồn thuỷ năng của công trình thuỷ lợi Cửa Đạt tưới tiêu cho vùng
đất canh tác Bắc sông Chu và Nam sông Mã.
- Các thông số chính của công trình:
+ Diện tích sử dụng : 15.54 ha.
+ Cột nước lớn nhất (Hmax) : 68.5 m
+ Cột nước nhỏ nhất (Hmin) : 30.00 m
+ Cột nước trung bình : 58.75 m.
+ Cột nước tính toán : 57.58 m.
+ Công suất lắp máy: 15 MW
+ Điện lượng trung bình năm (E0): 61,71 triệu kwh
- Tổng vốn đầu tư : 222.274 triệu đồng, cụ thể:
Đơn vị: Triệu đồng
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
48
Hạng mục Vốn đầu tư Tỷ trọng
Phần xây lắp 49.015 22,1%
Phần thiết bị 102.871 46,3%
Chi phí KTCB khác 180121 8,2%
Dự phòng phí 29.372 13,2%
Chi phí đền bù 6.044 2,7%
Chi phí lãi vay 16.851 7,6%
Tổng cộng 222.274 100%
Nguồn: Hồ sơ dự án thủy điện Dốc Cáy
1.3.2.3. Phân tích thị trường và khả năng tiêu thị sản phẩm đầu ra của dự án.
* Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án:
Theo dự báo của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN), trong giai đoạn
2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện năng ở mức cơ sở sẽ vào khoảng
16%/năm, nhu cầu điện đến năm 2010 là 117.954 triệu Kwh. EVN đã đưa ra các
phương án tính toán cân đối công suất và điện năng giai đoạn 2006 -2010 như sau:
Đơn vị tính: Triệu Kwh
Phương án 2006 2007 2008 2009 2010
Tần suất 65%, phụ tải cao
Nhu cầu toàn quốc 62.964 73.674 86.166 100.815 117.954
Sản xuất toàn quốc 62.046 67.616 78.208 91.145 111.308
Thiếu hụt -918 -6.058 -7.958 -9.670 -6.646
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
49
Nguồn: Báo cáo thống kê của Tổng công ty điện lực Việt Nam
Ta có thể thấy được nhu cầu diện từ 2006 đến năm 2010 của nước ta còn
thiếu khá nhiều. Trong khi nhu cầu về điện của cả nước đều tăng rất nhanh qua các
năm thì khả năng cung cấp điện toàn quốc lại có mức tăng chậm hơn.( năm 2008,
nhu cầu toàn quốc tăng 17% so với năm 2007, trong khi đó khả năng cung ứng chỉ
tăng 15,5%). Hơn thế nữa, trong điều kiện giá dầu thô vẫn còn ở mức cao ( thời
điểm năm 2006) thì nhu cầu về điện sẽ còn tăng mạnh cùng với sự tăng trưởng của
hoạt động sản xuất trong tương lai.
* Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án.
- Dự án sau khi hoàn thành, dự kiến sẽ phát điện với công suất Nlm = 15 MW,
điện lượng Eo = 62 tr kw/h đảm bảo cung cấp điện trực tiếp cho các phụ tải địa
phương, giảm tổn thất điện năng trên lưới điện do không phải tải từ địa phương
khác đến, góp phần giảm bớt áp lực phụ tải đối với lưới điện quốc gia.
- Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án:
Tổng mức đầu tư dự án kể cả phần lãi vay trong thời gian xây dựng là 222.274
triệu đồng, với công suất lắp máy là 15 MW, thì suất đầu tư cho 1 MW công suất
lắp máy là 14 triệu đồng/MWvà suất đầu tư cho 1 Kwh điện là 3.390 đồng/Kwh.
Nếu so sánh với Dự án thuỷ điện khác thì Thuỷ điện Dốc Cáy có suất đầu tư thấp
hơn nhiều, ví dụ như dự án Thủy điện Bình Điền có suất đầu tư/ điện lượng là 5.072
VNĐ/Kwh mặc dù cũng có một số điều kiện tương đương.
Dự án có suất đầu tư thấp hơn so với các dự án thuỷ điện khác xuất phát từ
một số nguyên nhân sau :
- Nhà máy thuỷ điện không phải xây dựng đập nước cũng như hồ điều tiết do
tận dụng nguồn thuỷ năng của dự án thuỷ lợi Hồ Cửa Đạt;
- Dự án không phải xây dựng hạ tầng cơ sở như : đường giao thông, đường
điện mới,…
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D
50
Bằng phương pháp thẩm định so sánh các chỉ tiêu đối với dự án thủy điện
Bình Điền, là dự án có những chỉ tiêu khá tương đồng với dự án ta có thể thấy, sản
phẩm của dự án có khả năng cạnh tranh rất cao khi có suất đầu tư/ Điện lượng thấp
hơn khá nhiều so với các dự án thủy điện khác( dự án thủy điện Bình Điền, 5.072
đồng/Kwh so với 3.390 đồng/Kwh của dự án) có cùng một vài điều kiện tương
đồng. Điều này dẫn tới sản phẩm của dự án sẽ được dễ chấp nhận, đảm bảo an toàn
cho đầu ra của sản phẩm dự án. Trong tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính thì
giá bán điện được tính chỉ là 3.900 đồng/Kwh. Như vậy ta thấy sản phẩm của dự án
có khả năng cạnh tranh rất tốt do tận dụng được những ưu thế do dự án thủy lợi Hồ
Cửa Đạt đem lại.
* Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối:
Không giống với các loại sản phẩm dự án khác, sản phẩm điện của dự án cần
kết nới với trạm điện cụ thể nhằm tránh sự lãnh phí khi muốn sử dụng riêng một
đường dây. Hiện tại, Chủ đầu tư đã có thoả thuận về điểm đầu nối điện với EVN,
theo thoả thuận với EVN, điểm đấu nối của Nhà máy là tại trạm biến áp 110 kV
Thọ Xuân – Thanh Hóa,
- Chiều dài đấu nối 20 km sử dụng dây AC150
- Ranh giới đo đếm điện tại điểm đấu nối.
Do đó, ta có thể thấy mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của dự án đã được đảm bảo
khi Chủ đầu tư đã thỏa thuận được với EVN về phương án và địa điểm đấu nối vào
lưới điện quốc gia.
* Chính sách bán hàng:
Do sản phẩm của dự án sau khi đưa vào hoạt động sẽ được đưa vào lưới điện
địa phương nên chính sách bán hàng sẽ gắn liền với chính sách bán hàng cho EVN
chứ không thỏa thuận trực tiếu với người tiêu thụ như đa phần các sản phẩm khác.
Ta có thể thấy điều đó tạo thuận lợi cho dự án khi có thể quy về một khách hàng là
EVN, tạo thuận lợi cho quá trình thương thuyết về giá bán điện cúng như phương
thức bán điện và nó còn đảm bảo khả năng chi trả của khách hàng.
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn ...
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn ...Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn ...
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàngBáo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàngOnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hàThu Vien Luan Van
 
Quy trinh tin dung
Quy trinh tin dungQuy trinh tin dung
Quy trinh tin dungDuc Thinh
 
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Was ist angesagt? (20)

Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn ...
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn ...Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn ...
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn ...
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đĐề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Agribank
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại AgribankKhóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Agribank
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Agribank
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
 
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàngBáo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
Báo cáo thực tập: Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà, bất động sản tại Ngân hàng
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
 
Quy trinh tin dung
Quy trinh tin dungQuy trinh tin dung
Quy trinh tin dung
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOTĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
 
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAYĐề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOTLuận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
 

Ähnlich wie Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam

Nang cao chat luong huy dong von
Nang cao chat luong huy dong vonNang cao chat luong huy dong von
Nang cao chat luong huy dong vonThái Hoan Bank
 
Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Công Thương c...
Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Công Thương c...Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Công Thương c...
Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Công Thương c...luanvantrust
 
Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính D...
Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính D...Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính D...
Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính D...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Chuyên đề một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án...
Chuyên đề một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án...Chuyên đề một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án...
Chuyên đề một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án...Thanh Hoa
 

Ähnlich wie Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (20)

Tìm hiểu nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam ...
Tìm hiểu nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam ...Tìm hiểu nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam ...
Tìm hiểu nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam ...
 
Phát Triển Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển
Phát Triển Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát TriểnPhát Triển Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển
Phát Triển Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển
 
Nang cao chat luong huy dong von
Nang cao chat luong huy dong vonNang cao chat luong huy dong von
Nang cao chat luong huy dong von
 
Bt2
Bt2Bt2
Bt2
 
Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Công Thương c...
Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Công Thương c...Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Công Thương c...
Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Công Thương c...
 
Tìm hiểu nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam ...
Tìm hiểu nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam ...Tìm hiểu nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam ...
Tìm hiểu nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam ...
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngâ...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngâ...Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngâ...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngâ...
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngâ...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngâ...Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngâ...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngâ...
 
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hayĐề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
 
Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Của Bidv Đông Đô
Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Của Bidv Đông ĐôĐánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Của Bidv Đông Đô
Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Của Bidv Đông Đô
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Bidv
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại BidvKhoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Bidv
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Bidv
 
Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng vietinbank, 9 điểm.docx
Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng vietinbank, 9 điểm.docxThực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng vietinbank, 9 điểm.docx
Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng vietinbank, 9 điểm.docx
 
Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính D...
Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính D...Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính D...
Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính D...
 
Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Trong Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Tại Vietc...
Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Trong Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Tại Vietc...Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Trong Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Tại Vietc...
Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Trong Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Tại Vietc...
 
Giải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanhGiải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanh
 
Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Công Thương Việt NamThực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Huy Động Vốn Tạ...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Huy Động Vốn Tạ...Báo Cáo Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Huy Động Vốn Tạ...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Huy Động Vốn Tạ...
 
Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Vp Bank
Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Vp BankHoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Vp Bank
Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Vp Bank
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Bidv
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại BidvBáo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Bidv
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Bidv
 
Chuyên đề một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án...
Chuyên đề một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án...Chuyên đề một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án...
Chuyên đề một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án...
 

Mehr von Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công Ty
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công TyChuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công Ty
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công TyNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

Mehr von Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công Ty
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công TyChuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công Ty
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công Ty
 

Kürzlich hochgeladen

Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 

Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam

  • 1. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 1 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 HÀ NỘI - 2022
  • 2. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 2 LỜI MỞ ĐẦU. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đứng trước những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ cuối năm 2008, với tất cả những nỗ lực nhằm vực lại nền kinh tế đất nước và thực hiện những mục tiêu-kế hoạch đã đề ra, thì một trong những yêu cầu cấp bách đối với các dự án đầu tư của nước ta, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, là phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả của các dự án, tránh những dự án đầu tư kém hiệu quả, thiếu tính thực tế để lại những tổn thất và làm giảm sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Đây là những vấn đề vốn đã tốn nhiều thời gian, công sức và giấy bút của rất nhiều những nhà hoạch định chính sách kinh tế nhằm giải quyết một thực tế vốn tồn tại rất lâu và bế tắc trong phương án giải quyết của nước ta: chất lượng dự án đầu tư ở nước ta?
  • 3. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 3 Đứng trước những khó khăn đó, một trong những giải pháp có thể khắc phục chính là tác động ngay từ đầu vào những quyết định cho vay vốn của các ngân hàng, nếu quá trình thẩm định ra quyết định của các ngân hàng chính xác, đảm bảo yêu cầu và chất lượng ngay từ đầu thì sẽ là một sự bảo đảm cho chất lượng dự án đầu tư được thực hiện sau này. Với vai trò điều hòa cho sự phát triển của nền kinh tế, các ngân hàng cũng luôn nỗ lực trong quá trình hoạt động nhằm củng cố và hoàn thiện dần công tác thẩm định dự án đầu tư, nhưng quá trình này luôn khó khăn và muốn thực hiện được cũng cần có sự hỗ trợ và giúp sức của nhiều tổ chức và thành phần của nền kinh tế. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô mới đi vào hoạt động được 5 năm những đã thu được những thành tựu nhất định. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng vẫn còn những vấn đề cần phải khắc phục ngay đê nâng cao chất lượng thẩm định dự án nói chung và khía cạnh tài chính dự án nói riêng, qua dó nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh. Chính vì lý do đó mà tôi đã quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô” để làm chuyên đề tốt nghiệp. Kết cấu của đề tài gồm hai phần: Chương I: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô. Chương II: Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô. Đề tài nghiên cứu có thể còn nhiều thiếu sót, kính mong được sự xem xét và đóng góp ý kiến của các thầy cô để đề tài thêm hoàn thiện. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo, Thạc sỹ Đinh Đào Ánh Thủy, các thầy cô trong khoa Đầu tư trường ĐH KTQD, và những cán bộ của phòng Quan
  • 4. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 4 hệ khách hàng 1- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô và đặc biệc là chị Cao Thị Dũng cán bộ phòng Quan hệ khách hàng 1 đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
  • 5. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 5 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ 1.1. Vài nét về Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô. 1.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô. Chi nhánh BIDV Đông Đô thành lập trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch số 2 có trụ sở tại tòa nhà 14 Láng Hạ, là một trong 105 chi nhánh của BIDV trên toàn quốc và 1 trong 15 chi nhánh của BIDV hoạt động trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Chi nhánh đi vào hoạt động từ ngày 31/07/2004 theo QĐ số 191/QĐ – HĐQT ngày 05/07/2004 của Hội đồng quản trị BIDV Việt Nam, chi nhánh được ghi nhận là một trong những chi nhánh tiên phong đi đầu trong hệ thống BIDV chú trọng triển khai nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, lấy phát triển dịch vụ và đem lại tiện ích cho khách hàng làm nền tảng, hoạt động theo mô hình giao dịch một cửa với quy trình ngân hàng hiện đại và công nghệ tiên tiến theo đúng dự án hiện đại hóa Ngân hàng của Việt Nam hiện nay. 1.1.2.Thành tựu tiêu biểu sau 5 năm đi vào hoạt động Việc thành lập chi nhánh Đông Đô phù hợp với tiến trình thực hiện chương trình cơ cấu lại, gắn liền với đổi mới toàn diện và phát triển vững chắc với nhịp độ tăng trưởng cao, phát huy truyền thống phục vụ đầu tư phát triển, đa dạng hóa khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả an toàn hệ thống theo đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập, làm nòng cốt cho việc xây dựng BIDV trở thành tập đoàn tài chính đa năng, vững mạnh và hội nhập quốc tế. Những ngày đầu mới thành lập, chi nhánh phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn như trên địa bàn chi nhánh hoạt động đã có hơn 10 tổ chức tín dụng lớn, lượng khách hàng còn hạn chế, cán bộ nhân viên trẻ thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm đi vào hoạt động, với sự cố gắng của ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên chi nhánh,
  • 6. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 6 chi nhánh đã nhanh chóng trở thành một trong những đơn vị hoạt động kinh doanh hiệu quả tiêu biểu của hệ thống, làm tấm gương cho các chi nhánh bạn học hỏi. Cụ thể năm 2005 chi nhánh đã được BIDV Việt Nam khen thưởng và là một trong 10 chi nhánh đứng đầu toàn hệ thống trong công tác huy động vốn. Tiếp đà phát triển, tính riêng 6 tháng đầu năm 2006, lượng vốn huy động của chi nhánh đạt gần 1.690 tỷ đồng, dư nợ đạt gần 1.100 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ là dưới 1%, không có nợ xấu, thu dịch vụ đạt 80% so với cả năm 2005. Để có những kết quả đó đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng đáng ghi nhận của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên toàn hệ thống. 1.1.3.Bộ máy tổ chức của chi nhánh Đông Đô Mô hình tổ chức của chi nhánh BIDV Đông Đô được xây dựng theo mô hình hiện đại hóa ngân hàng, theo hướng đổi mới và tiên tiến, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của chi nhánh.
  • 7. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 7 GIÁM ĐỐC Phó Giám Đốc 1 Phòng kế hoạch tổng hợp Phó Giám Đốc 2 Phòng quản lý ro PhóGiám Đốc 3 TCKT Điện toán TCHC QH khách hàng 1 QH khách hàng 2 Phòng giao dịch 1, 2, 4, 5 Các QTK và ĐGD Dịch vụ Khách hàng Dịch vụ và QLKD Phòng TTQT Quản trị tín dụng
  • 8. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 8 Điều hành hoạt động của chi nhánh là giám đốc chi nhánh, giám đốc chi nhánh trực tiếp điều hành 2 phòng là phòng kế hoạch tổng hợp và phòng quản lý rủi ro. Giám đốc là đại diện theo pháp luật của Chi nhánh, là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc của BIDV và pháp luật vể việc điều hành hoạt động theo nhiệm vụ và quyền hạn. Giúp viêc cho giám đốc Chi nhánh là 3 phó giám đốc, hoạt động theo sự phân công ủy quyền của giám đốc Chi nhánh và theo quy định. Các phó giám đốc: là người giúp việc giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh theo phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giám đốc phân công. Hệ thống các phòng ban của chi nhánh được tổ chức thành 3 khối: Khối trực tiếp kinh doanh, gồm: 1. Phòng Dịch vụ khách hàng 2. Phòng Quản trị tín dụng 3. Phòng Thanh toán quốc tê 4. Các phòng giao dịch 1, 2, 4, 5 5. Các quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch Khối hỗ trợ kinh doanh, gồm: 6. Tổ điện toán 7. Phòng Kế hoạch tổng hợp 8. Phòng Quản lý rủi ro 9. Phòng Quan hệ khách hàng 1 10. Phòng Quan hệ khách hàng 2 Khối quản lý nội bộ, gồm: 11. Phòng Tài chính kế toán 12. Phòng Tổ chức hành chính Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban được quy định như sau: * Khối trực tiếp kinh doanh:
  • 9. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 9 - Phòng dịch vụ khách hàng có chức năng và nhiệm vụ chính là trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng; thực hiện công tác phòng chống rửa tiền; phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp; chịu trách nhiệm: Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch; thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và các yêu cầu về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng; và thực hiện một vài nhiệm vụ khác. - Phòng Quản trị tín dụng: Thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng; tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của các phòng quan hệ khách hàng; gửi kết quả cho phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định; chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều khoản của hợp đồng tín dụng; và một vài nhiệm vụ khác. - Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng; phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại. Theo dõi, đánh giá việc sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại, đề xuất cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Tiếp thu tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, trước hết là các nghiệp vụ liên quan đến nghiệp vụ đối ngoại. Tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng và đề xuất cách giải quyết, tư vấn cho khách hàng về các giao dịch đối ngoại, hợp đồng thương mại quốc tế, …; chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh, về tính chính xác, đúng đắn, đảm bảo an toàn tiền vốn tài sản của Chi nhánh/ BIDV và của khách hàng trong các giao dịch kinh doanh đối ngoại; và một vài nhiệm vụ khác. - Các phòng giao dịch 1,2,4,5. ( Phòng giao dịch 3 chuyển sang chi nhánh bạn). Các Phòng giao dịch do giám đốc chi nhánh quyết định thành lập sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của BIDV. Có các chức năng và nhiệm vụ cụ thể sau : Trực tiếp giao dịch với khách hàng ( nhận tiền gửi, cho vay, chuyển tiền, làm thẻ ,…);
  • 10. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 10 thực hiện nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung hạn và các nghiệp vụ bảo lãnh đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân; thực hiện các nghiệp vụ khác do giám đốc giao. - Các quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch: Các Qũy tiết kiệm do giám đốc chi nhánh quyết định thành lập. Về cơ bản, các quỹ tiết kiệm có nhiều chức năng và nhiệm vụ giống với các Phòng giao dịch. Tuy nhiên, các quỹ tiết kiệm có thêm một vài nhiệm vụ khác như: Chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn do BIDV ủy quyền/phân cấp cho chính Qũy tiết kiệm đó phát hành; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng: Thực hiện chuyển tiền trong nước và chi trả kiều hối. * Chức năng và nhiệm vụ của khối hỗ trợ kinh doanh. - Tổ điện toán: trực tiếp thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin tại Chi nhánh; hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng, các đơn vị trực thuộc chi nhánh, các cán bộ trực tiếp sử dụng để vận hành thành thạo, đúng thẩm quyền, chấp hành quy định và quy trình của BIDV trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hỗ trợ các khách hàng lớn sử dụng các dịch vụ có tiện ích và ứng dụng công nghệ cao. - Phòng Kế hoạch – Tổng hợp: + Công tác kế hoạch - tổng hợp: thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp; tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; tổ chức triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh; giúp việc Giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. + Công tác nguồn vốn: đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn; trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng theo quy định và trình Giám đốc chi nhánh giao hạn mức mua bán ngoại tệ cho các phòng có liên quan; giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ với khách hàng.
  • 11. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 11 - Phòng quản lý rủi ro: Do giám đốc chi nhánh trực tiếp quản lý và điều hành. Có các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau: + Công tác quản lý tín dụng: Tham mưu, đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục; đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng. Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các Phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm; giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; thu thập, quản lý thông tin về tín dụng, thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh; lập báo cáo phân tích thực trạng tài sản đảm bảo nợ vay của chi nhánh. + Công tác quản lý rủi ro tín dụng: tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng; trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng; phối hợp, hỗ trợ Phòng Quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề; chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh. + Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp. + Công tác phòng chống rửa tiền. + Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO. + Công tác kiểm tra nội bộ. + Các nhiệm vụ khác. - Phòng Quan hệ khách hàng 1: Đối tượng khách hàng của phòng Quan hệ khách hàng 1: Các khách hàng doanh nghiệp không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tiêu thức xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ.
  • 12. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 12 Các chức năng và nhiệm vụ chính: Tiếp thị và phát triển mối quan hệ khách hàng (như tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng; trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm; chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng); công tác tín dụng (như; trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng; theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng; phân loại, rà soát, phát hiện rủi ro; tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển phòng quản lý rủi ro xử lý tiếp theo luật định; tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng) và các nhiệm vụ khác (quản lý thông tin; phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ; cập nhật thông tin diễn biến thị trường và sản phẩm trong phạm vi quản lý liên quan đến nhiệm vụ của Phòng; tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung của chi nhánh theo chức năng, nhiệm vụ được giao…) - Phòng Quan hệ khách hàng 2: Đối tượng khách hàng của phòng QHKH 2: Các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tiêu thức xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Nghị định số 90/2001/ NĐ- CP Ngày 23/11/2001. Nhiệm vụ chính: thực hiện công tác tiếp thị và phát triển khách hàng (tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm; Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV…); công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ (Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân; tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV; triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng; chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh, tối ưu hoá doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng); công tác tín dụng và các nhiệm vụ khác.
  • 13. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 13 * Khối quản lý nội bộ. - Phòng Tài chính kế toán: Có các nhiệm vụ và chức năng chủ yếu sau: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh; thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính. - Phòng Tổ chức hành chính: Có các chức năng và nhiệm vụ chính sau: Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh. 1.1.4. Kết quả hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô sau 5 năm đi vào hoạt động ( 7/2004 – 12/2008). Nắm vững phương châm “Chia sẻ cơ hội – Hợp tác thành công” và được sự chỉ đạo và hỗ trợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Đông Đô đã nỗ lực phấn đấu, lấy hiệu quả kinh doanh làm mục tiêu chính, nâng cao chất lượng hoạt động, đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh, từng bước hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng phục vụ khách hàng, tăng cường các biện pháp để giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn nên hoạt động của Chi nhánh đã góp phần thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của BIDV. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô luôn hướng tới phục vụ tốt nhất các khách hàng về sản phẩm- dịch vụ - tiện ích, coi việc khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi tiềm tàng trong xã hội với chi phí đầu vào thấp nhất và dùng nó để đầu tư cho các phương án, dự án khả thi mang lại hiệu quả tối đa là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình, theo đúng phương châm “Chia sẻ cơ hội – Hợp tác thành công ”. Trên cơ sở nguồn vốn tăng nhanh và ổn định, Chi nhánh đã thực hiện chính sách thu hút khách hàng, mở rộng qui mô đầu tư, chuyển dịch cơ cấu đầu tư vào các ngành trọng điểm, ưu tiên cho
  • 14. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 14 thành phần kinh tế quốc doanh, đảm bảo tỉ lệ hợp lý giữa đầu tư tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn, luôn đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do có hướng đi đúng đắn và hợp lý nên kết quả kinh doanh của Chi nhánh ngày càng ổn định theo hướng tích cực, hạn chế được rủi ro ở mức thấp nhất. Cụ thể: 1.1.4.1. Công tác huy động vốn. Với các hoạt động thường xuyên đẩy mạnh công tác huy động vốn do đó chi nhánh Đông Đô đã dần tạo lập được nguồn vốn ổn định và ngày càng tăng trưởng vững chắc, phục vụ cho nhu cầu các hoạt động của ngân hàng. Trong giai đoạn 2004 – 2008, nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng khá đều với tốc độ tăng tương đối cao. Cụ thể: Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu cơ bản về tình hình huy động vốn của chi nhánh BIDV Đông Đô ( 2004 – 2008) . Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2004 2005 2006 2007 2008 Tổng huy động vốn 753 1.279 2.107 2.566 2970 Theo loại hình huy động - Huy động dân cư 726 939 1.474,9 1.539,53 1.514,7 - Huy động TCKT 27 340 632,1 1.026 1.455,3 Theo loại tiền huy động - VNĐ 450 839 1.432,8 1.924,41 2.405,7 - Ngoại tệ 303 440 674,2 641 564,3 Theo thời gian huy động - Ngắn hạn 453 680 1.011,4 1.590,85 2.168,1 - Trung và dài hạn 300 599 1.095,6 975 801,9 Nguồn: phòng KHTH chi nhánh Đông Đô Quán triệt chủ trương phát huy nội lực, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, trong những năm qua Chi nhánh Đông Đô đã thực hiện xuất
  • 15. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 15 sắc nhiệm vụ huy động vốn trong nước với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động bình quân năm sau cao hơn năm trước. Tổng vốn huy động của Ngân hàng BIDV chi nhánh Đông Đô liên tục tăng qua các năm từ 2004 đến 2008. Khi xét theo loại hình huy động thì huy động từ khu vực dân cư tăng qua các năm đầu tuy nhiên đang có xu hướng giảm xuống trong năm gần nhất ( 2008 ), trong khi đó thì vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tăng đều qua cá năm. Điều này là phù hợp khi chi nhánh đã dần tạo được uy tín để thu hút nguồn vốn rẻ hơn này. Tuy nhiên, đây là nguồn vốn rẻ xong lại chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với nguồn vốn từ khu vực dân cư nên cần cơ chế huy động hợp lý. Bảng 1 còn cho ta thầy một thực tế là vốn huy động của chi nhánh bằng ngoại tệ lại thấp và lại đang có xu hướng giảm xuống trong 2 năm gần nhất. Bên cạnh đó, chi nhánh vẫn đang đi theo hướng huy động vốn với tỷ trọng vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, không chú trọng đến vốn trung và dài hạn mặc dù loại vốn này có chi phí thấp hơn, chi nhánh nên điều chỉnh cơ cấu huy động vốn cho phù hợp hơn. 1.1.4.2. Công tác cho vay ( sử dụng vốn). Hoạt động cho vay là hoạt động cơ bản tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Do vậy, chi nhánh Đông Đô luôn coi trọng chất lượng đầu tư vốn tín dụng thông qua thâm nhập thị trường, lựa chọn khách hàng, thẩm định dự án và cho vay đối với dự án kinh doanh đủ điều kiện vay và có hiệu quả. Nhờ vậy mà trong thời gian qua công tác cho vay của ngân hàng đã gặt hái được nhiều thành tựu. Cụ thể:
  • 16. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 16 Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu cơ bản về tình hình tín dụng của BIDV chi nhánh Đông Đô ( 2004 – 2008). Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng dư nợ tín dụng 289 731 1.387 2.076 2320 Theo thành phần kinh tế - Cho vay quốc doanh 246 402 277,4 727 1.740 Cho vay ngoài quốc doanh 43 329 1.109,6 1.350 580 Theo thời hạn cho vay - Ngắn hạn 178 488 731 1.163 1.144 - Trung và dài hạn 112 244 656 914 1.176 Theo loại tiền cho vay - VNĐ 254 557 1.085 1.599 1.780 - Ngoại tệ 35 174 302 477 540 Nguồn: phòng KHTH Bảng 1.2 cho ta một số nhận xét về hoạt động cho vay của chi nhánh trong thời gian vừa qua như sau: Hoạt động cho vay của chi nhánh qua những năm qua vẫn kiên trì mục tiêu tăng trưởng cơ cấu vốn dựa vào nguồn vốn huy động ngắn hạn. Tổng dư nợ tín dụng tăng qua các năm. Cho vay quốc doanh tăng mạnh trong năm 2008 do những thay đổi bất thường của kinh tế thế giới. Cho vay ngắn hạn và trung dài hạn tương đương nhau. Vay bằng nội tệ vẫn chiếm vị trí chủ yếu. Chi nhánh luôn đảm bảo tuân thủ trung thực, minh bạch trong nghiệp vụ tín dụng, lấy chất lượng tín dụng, an toàn cho vay, hiệu quả đầu tư làm mục tiêu hoạt động. Do đó, công tác tín dụng luôn cố gắng hạn chế nợ khó đòi. Bên cạnh việc phát triển về quy mô, củng cố về mặt cơ cấu cho vay, chi nhánh Đông Đô luôn giám sát sự hoạt động của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ, đi sâu nghiên cứu thực trạng các khoản nợ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra các khoản nợ từ đó tìm ra giải pháp khắc phục vấn đề để đi tới hoàn thiện nghiệp vụ cho vay.
  • 17. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 17 1.1.4.3. Tình hình các hoạt động liên quan khác. Bên cạnh việc phát triển hoạt động cho vay, chi nhánh Đông Đô cũng tiến hành phát triển các hoạt động khác như kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế, và các dịch vụ khác. Những hoạt động này cũng đem lại cho chi nhánh một khoản lợi nhuận không hề nhỏ. Cụ thể được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.3: Một số số liệu liên quan Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Chênh lệch thu chi 0,65 15,01 37 70 86 Thu dịch vụ ròng 1,2 3,9 8,1 16 30 Trích dự phòng rủi ro 6,5 11 19 25 Thu từ bảo lãnh 2,218 3,91 8,781 9,326 Thu từ thanh toán hộ 2,040 4,23 1,227 1,3 Thu từ kinh doanh ngoại tệ 0,359 0,94 1,746 2,078 Lợi nhuận trước thuế 0,65 9,01 25,90 40 66 Nguồn: phòng KH TH Như ta thấy qua bảng 1.3, Chi nhánh đã có những nguồn thu khá tốt khi thực hiện các nghiệp vụ khác bên cạnh nghiệp vụ chính là nghiệp vụ cho vay. Những nghiệp vụ này đem lại cho Chi nhánh những khoản thu đáng kể góp phần đảm bảo hiệu quả hoạt động của Chi nhánh. 1.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Đông Đô những năm qua ( 07/2004 – 12/2008). 1.2.1. Lưu đồ quy trình thẩm định dự án của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô.
  • 18. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 18 BƯỚC 1: TIẾP THỊ KHÁCH HÀNG VÀ LẬP ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG (TẠI CHI NHÁNH) Không Phòng Quan hệ khách hàng/ Phòng giao dịch Có (1) (2) Phòng phận Quản lý rủi ro Thu thập, phân tích thẩm định khách hàng/dự án Lập báo cáo đề xuất TD Tiếp thị và tiếp nhận các nhu cầu về tín dụng từ Khách hàng Khách hàng Chuyển Bộ phận QLRR thực hiện Bước 2 Phù hợp với các chính sách và Quy định của BIDV Trình Lãnh đạo Phòng QHKH/ GĐ PGD Trình PGĐ QHKH phê duyệt đề xuất TD Chuyển thực hiện Bước 4
  • 19. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 19 BƯỚC 2: THẨM ĐỊNH RỦI RO (TẠI CHI NHÁNH) Phòng Quan hệ khách hàng/ Phòng giao dịch Phòng Quản lý rủi ro Chuyển báo cáo đề xuất TD và Hồ sơ Cán bộ QLRR tiếp nhận Hồ sơ và thực hiện thẩm định rủi ro theo quy định Lập Báo cáo thẩm định rủi ro Trình Lãnh đạo Phòng kiểm soát Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro
  • 20. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 20 BƯỚC 3: PHÊ DUYỆT CẤP TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH (Trường hợp khách hàng thuộc Nhóm 2 - Khoản 2 Điều 2) Phòng Quan hệ khách hàng BƯỚC 3: PHÊ DUYỆT CẤP TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH (Trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc/Phó giám đốc phụ trách QLRR) Phòng Quan hệ khách hàng/ Phòng giao dich Phòng Quản lý rủi ro Báo cáo đề xuất tín dụng của Phòng QHKH Phê duyệt cấp tín dụng Chuyển thực hiện Bước 4 Phê duyệt rủi ro của Giám đốc/ Phó Giám đốc phụ trách QLRR Phê duyệt đề xuất tín dụng của PGĐ phụ trách QHKH Phê duyệt cấp tín dụng Phó giám đốc phụ trách QHKH
  • 21. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 21 (1) Là những khách hàng thuộc nhóm B-khoản 2-điều 2. (2) Là những khách hàng thuộc nhóm A-khoản 2 -điều 2 và các khách hàng tại phòng giao dịch. Cán bộ phòng Quan hệ khách hàng/phòng Giao dịch tiếp nhận hồ sơ của khách hàng vay vốn  Tiến hành thẩm định  Trình phó giám đốc phụ trách phòng quan hệ khách hàng Trình phòng Quản lý rủi ro ( nếu phải trình) Trình hội đồng thẩm định Chi nhánh ( nếu cần)  Trình hội đồng thẩm định hội sở chính( nếu cần). 1.2.2.Các phương pháp tiến hành thẩm định dự án đầu tư của Chi nhánh. Phương pháp thẩm định dự án là cách thức thẩm định dự án nhằm đạt được các yêu cầu đặt ra đối với công tác thẩm định dự án. Tại chi nhánh Đông Đô, trong quá trình thẩm định dự án, các cán bộ thẩm định luôn áp dụng kết hợp các phương pháp thẩm định nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Sau đây là một số phương pháp được dùng trong quá trình thẩm định dự án xin vay vốn của khách hàng: 1.2.2.1. Phương pháp so sánh các chỉ tiêu. Do tính chất tương đối đơn giản nên phương pháp này được sử dụng khá phổ biến. Cụ thể trong phương pháp này các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các dự án đã và đang được xây dựng hoặc đang hoạt động. Một số chỉ tiêu cơ bản của phương pháp này là: - Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do nhà nước quy định, điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được. - Tiêu chuẩn về thiết bị công nghệ trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế. - Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi. - Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư. - Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên nhiên liệu, nhân công, tiền lương, … của ngành theo định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành.
  • 22. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 22 - Các định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành của nhà nước, của ngành đối với doanh nghiệp cùng ngành. Tuy nhiên, việc sử dụng các chỉ tiêu này phải được vận dụng một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án và doanh nghiệp, tránh trường hợp áp dụng máy móc, cứng nhăc ảnh hưởng đến kết qủa thẩm định sau này và phải tranh thủ ý kiến của các chuyên gia, của cơ quan cấp trên. 1.2.2.2. Phương pháp thẩm định theo trình tự. Theo phương pháp này, việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, cụ thể: - Thẩm định tổng quát: là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cơ bản thể hiện tính đầy đủ, hợp lý của dự án. Bước thẩm định này cho phép hình dung một cách khái quát về dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án, xác định các căn cứ pháo lý của dự án đảm bảo khả năng kiểm soát được của bộ máy quản lý dự án dự kiến. - Thẩm định chi tiết: là việc xem xét một cách khách quan, khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án trên các khía cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật công nghệ, kinh tế. … phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Trong bước này người thẩm định phải đưa ra được những ý kiến đánh giá đồng ý hay cần sủa đổi bổ xung hoặc không thể chấp nhận được. Tuy nhiên tùy thuộc vào đặc điểm và tình hình cụ thể của dự án mà mức độ tập trung cho những nội dung cơ bản có thể khác nhau. Thẩm định chi tiết có thể phát hiện đượcnhững sai sót, kết luận rút ra từ nội dung trước có thể là điều kiện để tiếp tục nghiên cứu. Nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần đi vào thẩm định các nội dung còn lại của dự án.
  • 23. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 23 1.2.2.3. Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án. Phương pháp này được sử dụng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án. Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án, khảo sát tác động của các yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư và khả năng hòa vốn của dự án. Mức độ sai lệch so với dự kiến của các bất trắc tùy điều kiện cụ thể mà chọn là lớn hay nhỏ và nên chọn các yếu tố tiêu biểu dễ gây ra tác động xấu đến hiệu quả của dự án đang xem xét. Nếu dự án vẫn tỏ ra có hiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án vững chắc có độ an toàn cao. Nếu ngược lại, thì cần phải xem xét lại khả năng phát sinh bất trắc để đề xuất các biện pháo hữu hiệu khắc phục hay hạn chế. Phương pháp này thường được áp dụng đối với các dự án có hiệu quả cao hơn mức bình thường nhưng có nhiều yếu tố thay đổi do khách quan tác động 1.2.2.4. Phương pháp dự báo. Do tính chất lâu dài của hoạt động đầu tư nên hoạt động này luôn hàm chứa nhiều rủi ro, việc vận dụng những phương pháp dự báo như: hỏi ý kiến chuyên gia (thuê tư vấn), dùng các hàm tuyến tính, phân tích các số liệu thống kê…để kiểm tra cung cầu của sản phẩm dự án trên thị trường, giá cả và chất lượng của công nghệ, thiết bị, nguyên liệu, … ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của dự án. 1.2.2.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro. Vì hoạt động đầu tư luôn hàm chứa rất nhiều rủi ro ( do có thời gian kéo dài, ..) nên phương pháp này là vô cùng cần thiết và quan trọng, để đảm bảo tính khả thi của phương án tính toán dự kiến cũng như chủ động có những biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro. Cụ thể một số loại rủi ro như sau: - Rủi ro về cơ chế, chính sách: Gồm tất cả những bất ổn tài chính và chính sách của địa điểm xây dựng dự án, sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hóa, tư hữu hóa…
  • 24. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 24 - Rủi ro xây dựng, hoàn tất: Hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với thông số và tiêu chuẩn thực hiện. - Rủi ro thị trường, thu thập, thanh toán. - Rủi ro về cung cấp: Dự án không có được nguồn nguyên, nhiên liệu (đầu vào chính/quan trọng) với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành dự án. - Rủi ro về kỹ thuật-vận hành, bảo trì: Đây là những rủi ro về việc dự án không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu. - Rủi ro về môi trường và xã hội: Những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường và người dân xung quanh. - Rủi ro về kinh tế vĩ mô: Phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát và lãi suất. - Rủi ro tỷ giá: sự khác biệt về loại tiền trong ngân lưu vào và ngân lưu ra gây ra những rủi ro về tỷ giá cho dự án. Ngoài ra còn các loại rủi ro khác. Như vậy, những yếu tố không chắc chắn, yếu tố rủi ro cần được nhận định, phân tích và định hướng ngay từ các nội dung phân tích dự án, định lượng để trực tiếp hoặc gián tiếp đưa vào nội dung đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Kết quả tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính của dự án, đặc biệt là kết quả phân tích/khảo sát độ nhạy với các yếu tố được đánh giá là không chắc chắn/rủi ro sẽ là cơ sở để cán bộ thẩm định đưa ra hình thức/biện pháp đảm bảo tiền vay cũng như các điệu kiện tín dụng khác trong hợp đồng chấp thuận tham gia tài trợ vốn cho dự án. 1.2.3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư của Chi nhánh Đông Đô. Việc thẩm định dự án đầu tư sẽ tập trung phân tích, đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Các khía cạnh khác như hiệu quả về mặt xã hội, kinh tế nói chung cũng sẽ được đề cập tới tùy theo đặc điểm và yêu cầu của từng dự án cụ thể. Khi thẩm định dự án đầu tư vay vốn thì cán bộ thẩm định phải tiến hành thẩm định tổng hợp các nội dung sau:
  • 25. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 25 1.2.3.1. Đánh giá sự cần thiết phải đầu tư Đối với bất kỳ dự án nào, việc phân tích đánh giá nhằm làm rõ được sự cần thiết phải đầu tư là xuất phát điểm để tiếp tục hoạch định các nội dung khác. Lựa chọn hình thức đầu tư, địa điểm, quy mô, thời điểm, các giải pháp công nghệ, thiết bị để đánh giá, lựa chọn dự án, lĩnh vực, quy mô đầu tư phù hợp. Thông thường việc đánh giá sự cần thiết phải đầu tư cũng cần phụ thuộc vào tính chất, mục tiêu đầu tư dự án. Đối với các dự án đầu tư mới, căn cứ vào chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, phát triển của địa phương, chiến lược đầu tư của công ty và cân đối cung-cầu, năng lực, kinh nghiệm kinh doanh của chủ đầu tư, cơ hội/thời điểm đầu tư, sản phẩm của dự án...để quyết định việc đầu tư. Tuy nhiên đối với các dự án đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh chuyển đổi công nghệ...ngoài những căn cứ trên cần dựa vào các thông tin, căn cứ về: tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng huy động, tình hình vay và trả nợ vay với các tổ chức tín dụng, tình hình tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả hoạt động của dây chuyền hiện tại để đánh giá. Ngoài ra có thể xem xét, đánh giá sơ bộ một số nội dung: - Mục tiêu đầu tư dự án đã phù hợp hay không: Nếu ở mức khiêm tốn quá với năng lực tài chính, yêu cầu thị trường thì việc đầu tư có trở nên lãng phí không? ở mức quá tham vọng thì khả năng đứng vững của dự án trên thị trường như thế nào? - Lựa chọn quy mô, hình thức đầu tư: Có phù hợp với khả năng mở rộng thị phần, yêu cầu thị trường, khả năng chiếm lĩnh vào thị trường trong thời gian nhất định hay không? - Quy mô: Dự án, tổng mức đầu tư cơ cấu vốn phù hợp chưa? - Tiến độ triển khai: Việc thực hiện dự án có những yếu tố nào ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư dự án, việc sử dụng tiến độ có ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của sản phẩm.
  • 26. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 26 Các nội dung trên sẽ tiếp tục được đánh giá cụ thể tại các phần sau. Việc đánh giá ở phần này chỉ mang tính chất tổng quát để thấy được những thuận lợi, khó khăn của dự án và là cơ sở để các tổ chức tài chính quyết định việc đầu tư dự án có hợp lý không? nếu hợp lý tiếp tục phân tích các nội dung trên cụ thể trong phần dưới đây. 1.2.3.2.Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của phương án sản xuất kinh doanh. - Mục tiêu phương án/ kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Sự cần thiết phải đầu tư dự án. - Quy mô sản xuất/kinh doanh của phương án: Công suất thiết kế, giải pháp công nghệ thực hiện, cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm dự án. - Quy mô vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư theo các tiêu chí khác nhau ( cơ cấu vốn sử dụng theo xây lắp, mua sắm thiết bị, chi phí lãi vay trong thời gian thi công và dự phòng phí; vốn cố định và vốn lưu động); phân nguồn vốn để thực hiện dự án theo nguồn gốc sở hữu: vốn tự có, vốn vay, vốn chiếm dụng,…. - Dự kiến cách thức và tiến độ triển khai thực hiện dự án. 1.2.3.3. Phân tích tính khả thi của dự án về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án. Tính khả thi hay mức độ khả thi của dự án đóng vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành bại của dự án. Vì vậy, cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định dự án. Các nội dung chính cần xem xét bao gồm: * Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án Dựa vào quy hoạch phát triển ngành trên toàn quốc hoặc từng khu vực địa bàn và các số liệu, thông tin dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước thu thập được từ các kênh thông tin, cán bộ thẩm định tiến hành phân tích, đánh giá những nội dung sau:
  • 27. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 27 - Phân tích mối quan hệ cung cầu đối với sản phẩm dự án. - Định dạng sản phẩm dự án - Tổng nhu cầu hiện tại và dự kiến tương lai về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của phương án. - Năng lực sản xuất và cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại về nguyên vật liệu, hàng hoá của phương án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu. Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn. - Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới. - Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thay thế thời điểm hiện tại. - Ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm. - Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các phương án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường.  Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đưa ra nhận xét về khả năng tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ, nhận định về tính khả thi và hợp lý của phương án/kế hoạch sản xuất, kinh doanh trên các phương diện như: + Sự cần thiết đầu tư trong giai đoạn hiện nay. + Sự hợp lý của quy mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm. + Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư (phân kỳ đầu tư, mức huy động vốn, công suất thiết kế…).
  • 28. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 28 * Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án. Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm của dự án, xem xét, đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án là thay thế hàng nhập khẩu, hay chiếm lĩnh thị trường nội địa của các sản phẩm khác, việc định hướng thị trường này có hợp lý hay không. Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, cán bộ thẩm định cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với: - Thị trường nội địa: + Hình thức, mẫu mã, chất lượng của sản phẩm dự án so với các sản phẩm hiện có ( tại thời điểm thẩm định ) trên thị trường. + Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng hay không. + Gía cả so với các sản phẩm cung floaij trên thị trường thế nào: rẻ hơn không? Phù hợp với thu nhập, khả năng tiêu dùng không? - Thị trường nước ngoài: + Sản phẩm có khả năng đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không? + Quy cách, chất lượng, mẫu mã, giá cả có những ưu thế như thế nào so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu? + Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không? + Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường xuất khẩu dự kiến hay chưa? Kết quả như thế nào? * Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối sản phẩm Trên khía cạnh này, cần xem xét các nội dung sau: - Sản phẩm đầu ra dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối không
  • 29. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 29 - Mạng lưới phân phối sản phẩm của phương án đã được xác lập hay chưa, có phù hợp với đặc điểm thị trường không - Khách hàng sẽ áp dụng phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay - Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận định xem có thể gây ra việc bị ép giá hay không. Nếu đã có đơn hàng thì cần xem xét tính hợp lý, hợp pháp và mức độ tin cậy khi thực hiện. * Chính sách bán hàng Chính sách khuếch trương đối với việc tăng sản phẩm hoặc khi xuất hiện sản phẩm mới, chính sách giảm giá (bao gồm các yếu tố như hoa hồng, chi phí vận chuyển, chiết khấu, lãi suất, phương thức thanh toán: trả ngay, trả chậm * Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định phải đưa ra được các dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu chính sau: + Sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm. + Diễn biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm. + Những thay đổi về cơ chế chính sách trong và ngoài nước ảnh hưởng đến giá bán, cơ cấu sản phẩm của dự án. + Khả năng bao tiêu sản phẩm của đơn vị cung cấp hoặc các thành viên sáng lập công ty hoặc cam kết tiêu thụ sản phẩm của một hoặc một số bạn hàng (nếu có). Việc dự kiến này làm cơ sở cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính ở phần sau.
  • 30. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 30 * Đánh giá về cung cầu sản phẩm Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nhu cầu của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng được bao nhiêu %? phải nhập khẩu bao nhiêu? việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn. + Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác cùng tham gia thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án. + Sản phẩm nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới. + Dự đoán ảnh hưởng của các chính sách xuất khẩu khi Việt Nam tham gia với các nước trong khu vực và quốc tế đến thị trường sản phẩm của dự án. + Đưa số liệu dự kiến về tổng cung, tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm dịch vụ. 1.2.3.4. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án. Trên cơ sở hồ sơ dự án ( báo cáo đánh giá chất lượng, trữ lượng tài nguyên, giấy phép khai thác tài nguyên, nguồn thu mua bên ngoài, nhập khẩu ,…) và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh giá khả năng đáp ứng/ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án: - Trường hợp doanh nghiệp sản xuất để bán: + Doanh nghiệp cần bao nhiêu nguyên nhiên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất? + Có bao nhiêu nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào? Họ là những khách hàng có quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung cứng và mức độ tín nhiệm như thế nào? + Chính sách nhập khẩu đối với nguyên liệu, hàng hoá đầu vào (nếu có)? + Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu.
  • 31. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 31 - Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thương mại: + Có bao nhiêu nhà cung cấp sản phẩm, chất lượng và giá cả thế nào? + Mức độ tín nhiệm của các nhà cung cấp? + Cơ chế chính sách đối với sản phẩm? + Biến động về giá cả sản phẩm? Tất cả những phân tích, đánh giá trên nhằm có thể rút ra được hai vấn đề chính sau: + Dự án có chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào hay không? + Những thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào? 1.2.3.5. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật * Về địa điểm xây dựng dự án. Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dư án cũng như ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, sức cạnh tranh nếu xa thị trường tiêu thụ xa nơi cung cấp nguyên vật liệu. Do đó, cán bộ thẩm định cần xem xét một số khía cạnh sau: - Địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần các nguồn cung cấp: nguyên vật liệu, điện, nước, và thị trường tiêu thụ hay không, có nằm trong quy hoạch hay không? - Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư như thế nào; đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác. * Về quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án Một số nội dung cần xem xét: - Công suất thiết kế dự kiến của dư án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm , thị trường tiêu thụ, … hay không? - Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có trên thị trường/
  • 32. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 32 - Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm dự án như thế nào - Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao không. * Về công nghệ, thiết bị - Mức độ hiện đại của công nghệ sử dụng; Ở mức độ nào của thế giới. - Mức dộ phù hợp của công nghệ với trình độ của Việt Nam, lý do lựa chọn công nghệ. - Tính hợp lý của phương thức chuyển giao công nghệ, khả năng nắm bắt và vận hành của chủ đầu tư. - Xem xét về số lượng, công suất, chugnr loại máy móc thiết bị, tính đồng bộ của dây chuyền công nghệ. - Tính hợp lý của giá cả thiết bị, phương thức thanh toán. - Sự phù hợp của thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị đối với tiến dộ thực hiện dự án. - Uy tín của nhà cung cấp công nghệ, thiết bị. Trong việc thẩm định, đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị, ngoài việc dựa vào hiểu biết kinh nghiệm đã tích lũy của mình, cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên môn, trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất với lãnh đạo thuê tư vấn chuyên ngành để việc thẩm định được chính xác và cụ thể. * Về quy mô, giải pháp xây dựng. - Sự phù hợp của quy mô xây dựng, của giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án không. - Sự hợp lý của tổng dự toán, dự toán của từng hạng mục công trình. - Sự phù hợp của tiến đột hi công với việc cugn cấp máy móc thiết bị và với thực tế. - Các vấn đề về hạ tầng cơ sở: giao thông, điện, cấp thoát nước,…
  • 33. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 33 * Vấn đề đền bù, di dân tái định cư, môi trường, phòng cháy chữa cháy. - Diện tích đất phải đền bù các loại và chi phí đền bù (nếu có); - Vấn đề di dân, tái định canh, định cư và các chi phí liên quan… (nếu có) - Xem xét, đánh giá các giải pháp về môi trường, phòng cháy, chữa cháy của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hay chưa, … Ở nội dung đánh giá này, cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu với các quy định hiện hành về việc dự án có phải lập, thẩm định và trình duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy hay không. 1.2.3.6. Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án. - Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án. Trong trường hợp chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành dự án thì phương án của chủ đầu tư là gì? Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án. - Khả năng ứng xử của khách hàng thế nào khi thị trường tiêu thụ sản phẩm dự kiến bị thu hẹp hoặc có khả năng bị mất. - Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: số lượng lao động dự án cần, đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án. 1.2.3.7. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn. * Thẩm định tổng vốn đầu tư thực hiện dự án. Việc thẩm định tổng mức đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, mức đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án hoặc phải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt lại. Xác định tổng mức đầu tư sát thực với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án.
  • 34. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 34 Trong phần này, cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá tổng mức đầu tư của dự án đã được tính toán đầy đủ các chi phí cấu thành hay chưa (bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác (gồm lãi vay trong thời gian xây dựng, vốn lưu động và các chi phí cần thiết khác) và chi phí dự phòng); đã tính đủ, hợp lý các khoản cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá; lạm phát; tăng giá nguyên vật liệu xây dựng, nhân công; phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ, thay đổi chính sách của Nhà nước có liên quan; kết quả phê duyệt tổng mức đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý chưa. Tuy nhiên, trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và được Ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư (về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ, về các hạng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn thực hiện đầu tư, v.v...). cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó, đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà Ngân hàng nên tham gia vào dự án. Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duyệt chủ trương, hoặc tổng mức vốn đầu tư mới ở dạng khái toán, cán bộ thẩm định phải dựa vào số liệu đã thống kê, đúc rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và tính toán. Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để thực hiện quá trình chạy thử, nghiệm thu và đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này.
  • 35. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 35 * Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án. Cán bộ thẩm định cần phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Ngoài ra, cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không? Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lại lãi vay trong thời gian thi công (theo mặt bằng lãi suất, tiến độ đầu tư tại thời điểm thẩm định dự án nếu cần) và phục vụ cho việc tính toán hiệu quả tài chính của dự án * Nguồn vốn đầu tư. Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, Cán bộ thẩm định rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của Chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu. Chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án. Việc đánh giá, phân tích khả năng tham gia vốn tự có vào dự án phải dựa vào kết quả phân tích năng lực tài chính của Chủ đầu tư hoặc khả năng, tiến độ góp vốn điều lệ/tiến độ phát hành cổ phiếu của các cổ đông, thành viên sáng lập. Khả năng thu xếp nguồn vốn cho dự án: Đáng giá mức độ chắc chắn trong cam kết tham gia tài trợ vốn cho dự án của các nguồn vốn dự kiến, các điều kiện tài trợ (lãi suất vay vốn, giá trị vốn vay, thời gian vay,…) (nếu có). 1.2.3.8. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án. Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tùy thuộc rất
  • 36. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 36 nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Từ kết quả phân tích ở trên sẽ được lượng hóa thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể như sau: - Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Phần này sẽ đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn ( lãi, phí vay vốn cố định ), chi phí sửa chữa tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định phải trích hàng năm, nợ phải trả. - Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: Mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm. - Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: Mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm. - Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp. - Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm. - Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách. Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, cán bộ thẩm định phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay. Thông thường, việc tính toán sẽ sử dụng phần mềm Microsoft Excel để thực hiện. Trong quá trình tính toán, cần liên kết các bảng tính lại với nhau để đảm bảo tính liên tục khi chỉnh sửa số liệu. Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập kèm theo Báo cáo thẩm định gồm:
  • 37. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 37 - Báo cáo kết quả kinh doanh ( báo cáo lãi, lỗ ). - Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ. Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính: - Lợi nhuận sau thuế để lại ( thông thường tính bằng 50 – 70%). - Khấu hao cơ bản. - Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án. Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án , có hai nhóm chỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm có: - Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án: o NPV o IRR o ROE ( đối với những dự án có vốn tự có tham gia ) - Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ: o Nguồn trả nợ hàng năm o Thời gian hoàn trả vốn vay. o DSCR ( chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án). Ngoài ra, tùy theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu khác như: Khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực, … sẽ được đề cập tới tùy theo từng dự án cụ thể. Sau đây là các bước tính hiệu quả tài chính, các chỉ tiêu tài chính và khả năng trả nợ của dự án: Bước 1: Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở. - Tầm quan trọng của công tác lập bảng thông số: + Bảng thông số là bảng dữ liệu nguồn cho mọi bảng tính trong khi tính toán. Các bảng tính được tính toán thông qua liên kết công thức với bảng thông số.
  • 38. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 38 + Chuẩn bị cho bước phân tích độ nhạy của dự án. + Khi chuyển hướng phân tích hay thay đổi các giả định, có thể kiểm soát ngay trên bảng thông số mà không bị sai sót. - Phương pháp lập bảng thông số: Trường hợp cơ sở là trường hợp giả định thường xảy ra nhất đối với dự án. Các chỉ tiêu cần thiết của bảng thông số tuỳ thuộc vào từng dự án. Các thông số của dự án nên được phân nhóm để dễ kiểm soát. Việc lập bảng thông số được thực hiện trước khi bắt tay vào tính toán. Tuy nhiên, các thông số phát sinh được bổ sung song song trong quá trình tính toán cho đến khi hoàn chỉnh bảng thông số. Bước 2: Xây dựng Lịch đầu tư Căn cứ vào kế hoạch đầu tư thực tế do Chủ đầu tư cung cấp, mặt bằng lãi suất, cơ cấu nguồn vốn,… cán bộ thẩm định/ tín dụng xây dựng Lịch đầu tư dự án phù hợp với tiến độ đầu tư nguồn vốn của dự án đến thời điểm thẩm định dự án: Bước 3: Lập các bảng tính trung gian Trước khi lập bảng tính hiệu quả dự án, cần phải lập các bảng tính trung gian. Các bảng tính trung gian này thuyết minh rõ hơn cho các giả định được áp dụng và là các thông số tổng hợp đầu vào cho bảng tính hiệu quả dự án, bảng lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế hoạch sau này. Tuỳ mức độ phức tạp, đặc điểm của từng dự án mà có số lượng, nội dung các bảng tính trung gian khác nhau. Đối với một dự án sản xuất thì số lượng các bảng tính trung gian như sau: Bảng 1: Bảng tính sản lượng và doanh thu. Bảng 2: Bảng tính chi phí hoạt động. Bảng 3: Bảng khấu hao cơ bản. Bảng 4: Tính toán lãi vay vốn. Bảng 5: Bảng tính nhu cầu vốn lưu động.
  • 39. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 39 Bước 4: Lập Báo cáo kết quả kinh doanh Bảng 6: Báo cáo kết quả kinh doanh: Bảng 7: bảng cân đối trả nợ (khi không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ). Bảng 8: Bảng tính điểm hòa vốn. Bước 5: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tính toán khả năng trả nợ của dự án Bước 6: Phân tích độ nhậy. - Phân tích độ nhậy của dự án là khảo sát sự thay đổi các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án (như: Lợi nhuận, NPV, IRR, DSCR, ...) khi các yếu tố có liên quan tới các chỉ tiêu đó thay đổi. - Phân tích độ nhậy nhằm khảo sát, đánh giá mức độ nhậy cảm của dự án (mà cụ thể là của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án như: Lợi nhuận, NPV, IRR, DSCR, ...) đối với sự biến động của các yếu tố liên quan. Hay nói cách khác, phân tích độ nhậy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của các yếu tố đầu vào có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Bảng khảo sát một chiều và hai chiều: Trường hợp khảo sát các chỉ tiêu tài chính của dự án với chỉ một yếu tố đầu vào thay, ta có bảng khảo sát một chiều. Trường hợp khảo sát các chỉ tiêu tài chính của dự án với cùng một lúc hai yếu tố đầu vào thay đổi, ta có bảng khảo sát hai chiều. 1.2.3.9. Phân tích rủi ro của dự án đầu tư: Cán bộ thẩm định sẽ căn cứ vào dự án và các điều kiện cần thiết để xác định những rủi ro có thể xảy ra trong từng dự án và từ đó đề ra những giải pháp để ngăn chặn và phòng tránh nếu có thể. Từ đó làm căn cứ để ra quyết định cho vay vốn. 1.3. Nghiên cứu tình huống thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô. 1.3.1. Thông tin về dự án. - Tên dự án : Dự án thủy điện Dốc Cáy
  • 40. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 40 - Địa điểm đầu tư : Nhà máy Thuỷ điện Dốc Cáy được xây dựng Cách cửa ra Tuy-nen 240m về phía hạ lưu, thuộc địa phận xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. - Cấp công trình : Cấp III theo tiêu chuẩn – TCXDVN 285 – 2002 - Tổng vốn đầu tư : 205.423 triệu đồng ( không kể lãi vay ), cụ thể: Hạng mục Vốn đầu tư Tỷ trọng Phần xây lắp 49.015 23,9% Phần thiết bị 102.871 50,1% Chi phí KTCB khác 18.121 8,8% Dự phòng phí 29.372 14,3% Chi phí đền bù 6.044 2,9% Tổng cộng 205.423 100% 1.3.1.1. Giới thiệu chủ đầu tư thực hiện dự án: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Bắc miền Trung. Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Bắc miền Trung được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2603000457 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Thanh Hoá cấp với số vốn điều lệ 42.000 triệu đồng. Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gồm: - Đầu tư xây dựng các dự án thuỷ điện; - Sản xuất và kinh doanh điện, kinh doanh vật liệu xây dựng; - Một số ngành nghề sản xuất kinh doanh khác. Theo Điều lệ Công ty, các cổ đông sáng lập góp vốn theo tỷ lệ sau: STT Tên cổ đông sáng lập Số cổ Số tiền Tỷ lệ
  • 41. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 41 phần (trđ) (%) 1 Tổng Công ty XNK Xây dựng Việt Nam 105.000 10.500 25 2 Tổng Công ty Cơ điện xây dựng Nông nghiệp và thỷ lợi 105.000 10.500 25 3 Công ty CP cơ giới, lắp máy và xây dựng 21.000 2.100 5 4 Công ty cơ khí điện thuỷ lợi 21.000 2.100 5 5 Cổ đông khác 168.000 16.800 40 Tổng cộng 420.000 42.000 100 Công ty hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Hồ sơ pháp lý công ty * Hồ sơ đã có: - Điều lệ Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Bắc miền Trung ngày 09/2006; - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2603000457 ngày 05/09/2006 do Sở Kế hoạch đầu tư Thanh Hoá cấp; - Tổng Giám đốc và là người đại diện pháp luật của Công ty: Ông Nguyễn Tiến Ngạn. - Quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty số /QĐ/NECO-TCHC ngày / /2006 bổ nhiệm Ông : Nguyễn Thái Định làm Kế toán trưởng Công ty; - Giấy chứng nhận đăng ký thuế ngày 18/09/2006; - Quyết định Hội đồng quản trị số 17/2007/QĐ-HĐQT ngày 01/06/2007 ủy quyền cho Ông Nguyễn Tiến Ngạn - Giám đốc tiến hành làm việc thương thảo và ký kết văn bản cần thiết với các tổ chức tín dụng nhằm xây dựng phương án vay vốn thực hiện dự án; * Hồ sơ còn thiếu
  • 42. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 42 - Biên bản họp đại hội cổ đông của công ty. - Biên bản bầu Chủ tịch hội đồng quản trị. 1.3.1.2. Lịch sử dự án Dự án Thuỷ điện Dốc Cáy trước đây do Tổng công ty Cơ điện Xây dựng Nông nghiệp và Thuỷ lợi làm chủ đầu tư. Sau đó, trên cơ sở đề nghị của Công ty cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung và được các bên có liên quan (Bộ Nông nghiệp và PT Nông thôn và UBND tỉnh Thanh Hoá) chấp thuận, Dự án Thuỷ điện Dốc Cáy được chuyển giao sang cho Công ty cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung tiếp tục triển khai thực hiện với tư cách là chủ đầu tư mới. Sau khi nhận bàn giao Công ty Cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung đã tiến hành Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và một số công tác chuẩn bị đầu tư khác như: Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, dự toán chi phí khảo sát thiết kế, ... Các văn bản liên quan tới quá trình chuyển giao Dự án Thuỷ điện Dốc Cáy (sau đây gọi tắt là: Dự án) gồm có: - Công văn số 04/CV-HDP ngày 30.10.2004 của Công ty cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung về việc đề nghị được tiếp nhận và tiếp tục triển khai Dự án thuỷ điện Dốc Cáy; - Công văn số 4960/FPT-FPT ngày 30.10.2004 của Công ty FPT về việc đề nghị chấp thuận cho Công ty cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung được tiếp nhận và thực hiện đầu tư phát triển dự án thuỷ điện Dốc Cáy; - Công văn số 2752/UB-CN ngày 01.11.2004 của UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chuyển chủ đầu tư công trình thuỷ điện Dốc Cáy, từ Công ty FPT sang Công ty cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung; - Công văn số 5881/CV-NLDK ngày 11.11.2004 của Bộ Công nghiệp chấp thuận để Công ty cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung được tiếp nhận và triển khai thực hiện Dự án; - Công văn số 5770 CV/EVN-KH ngày 17.11.2004, số 5903 CV/EVN-KH ngày 24.11.2004, số 6004 CV/EVN-KH ngày 01.12.2004 của TCT Điện lực Việt nam về việc chấp thuận chủ trương để Công ty cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung
  • 43. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 43 được tiếp nhận và triển khai thực hiện Dự án, hướng xử lý các vấn đề tiếp theo liên quan tới bàn giao hồ sơ, lập, triển khai thực hiện Dự án. Như vậy, các bên có liên quan đã chấp thuận để Công ty cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung tiếp nhận lại và tiếp tục triển khai thực hiện Dự án. 1.3.1.3. Hồ sơ dự án đầu tư: Theo qui định hiện hành trong quản lý đầu tư và xây dựng, với tổng mức vốn đầu tư như dự kiến, Dự án Nhà máy Thuỷ điện Dốc Cáy thuộc qui mô dự án nhóm B. Với lĩnh vực và qui mô đầu tư như dự kiến, để đảm bảo về mặt pháp lý, quá trình triển khai thực hiện Dự án Thuỷ điện Dốc Cáy phải tuân thủ các qui định hiện hành trong quản lý đầu tư và xây dựng, gồm: - Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 16.12.2004 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Quyết định số 50/2002/QĐ-BCN ngày 25.11.2002 của Bộ Công nghiệp quy định về quản lý đầu tư xây dựng các dự án điện độc lâp. Với những thủ tục về triển khai thực hiện dự án thuỷ điện được quy định trong hai văn bản trên, đối chiếu với hồ sơ Dự án, cho thấy: - Hồ sơ đã có:  Dự án, chấp thuận chủ trương của cấp có thẩm quyền và các bên có liên quan + Báo cáo nghiên cứu khả thi do Công ty TNHH Tư vấn thuỷ điện PQH lập; Báo cáo thẩm định BC NCKT của đơn vị tư vấn thẩm định BC NCKT dự án Thuỷ điện Dốc Cáy - Công ty Tư vấn Đại học xây dựng. Báo cáo của đơn vị tư vấn lập BC NCKT (Công ty Tư vấn xây dựng điện 4) giải trình và hiệu chỉnh sau kết quả thẩm định của tư vấn thẩm định BC NCKT; + Công văn số 381/TTg-CN ngày 07/04/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép đầu tư dự án thuỷ điện Dốc Cáy;
  • 44. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 44 + Quyết định số 1758/QĐ-BTNMT ngày 20/07/2005 của Bộ Tài Nguyên Môi trường về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Thuỷ điện Dốc Cáy” tỉnh Thanh Hóa; +Ý kiến thẩm tra Báo cáo NCKT của các bộ, ngành, gồm: Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Ngân hàng Nhà nước, và UBND tỉnh Thanh Hóa; + Quyết định số 2630/QĐ-NLDK ngày 17/08/2005 của Bộ công nghiệp về việc phê duyệt Thiết kế cơ sở Công trình Thuỷ điện Dốc Cáy, tỉnh Thanh Hóa; + Quyết định số 09/2005/QĐ-HĐQT.HDP ngày 08/04/2005 của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi;  Giao đất, thoả thuận phương án đấu nối + Công văn 134/2005/CV-UBND ngày 05 tháng 03 năm 2005 của UBND huyện Thường Xuân về việc Thoả thuận địa điểm và diện tích xây dựng Dự án Thuỷ điện Dốc Cáy, tỉnh Thanh Hoá. + Thoả thuận với EVN về phương án đấu nối điện Nhà máy Thuỷ điện Dốc Cáy vào hệ thống điện quốc gia, được nêu tại các Công văn: số 740/CV-ĐL1-P4 ngày 27/02/2005; + Một số hồ sơ khác liên quan đến thực hiện đầu tư dự án. Hồ sơ pháp lý của dự án còn thiếu: - Phê duyệt thiết kế kỹ thuật và Tổng dự toán; - Giấy phép xây dựng; - Thoả thuận mua điện của EVN; - Phê duyệt Kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu; các hợp đồng thi công – mua bán thiết bị và các tài liệu khác theo quy định của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
  • 45. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 45 - Hợp đồng thuê đất, biên bản giao đất. - Thẩm định thiết kế kỹ thuật.. Như vậy, với tiến độ thực tế đang triển khai, Dự án đã đáp ứng đủ các yêu cầu theo quy định hiện hành trong quản lý đầu tư và xây dựng. 1.3.2. Thẩm định dự án đầu tư 1.3.2.1.Sự cần thiết phải đầu tư Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện trong giai đoạn 2001 – 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành điện giai đoạn 2001 -2010 định hướng đến năm 2020. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong giai đoạn 2001 – 2005 đã có một số Nhà máy điện được đưa vào vận hành, nâng sản lượng điện toàn quốc tăng từ 31.000 Triệu Kwh năm 2001 lên 47.000 triệu Kwh năm 2004 và dự kiến đạt khoảng 54.000 triệu Kwh năm 2005, điện lượng sản xuất hàng năm giai đoạn 2001 – 2005 tăng bình quân 14,7%/năm. Tổng công suất lắp máy đến cuối năm 2005 ước đạt 11.700 MW. Tuy sản lượng điện sản xuất hàng năm tăng với tốc độ bình quân khá cao nhưng vẫn xảy ra tình trạng thiếu điện nghiêm trọng, đặc biệt là trong mùa khô. Theo dự báo của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN), trong giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện năng ở mức cơ sở sẽ vào khoảng 16%/năm, nhu cầu điện đến năm 2010 là 117.954 triệu Kwh. EVN đã đưa ra các phương án tính toán cân đối công suất và điện năng giai đoạn 2006 -2010 như sau: Bảng 1.4. Dự báo tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện năng giai đoạn 2006-2010 Đơn vị tính: Triệu Kwh Phương án 2006 2007 2008 2009 2010 Tần suất 65%, phụ tải cao Nhu cầu toàn quốc 62.964 73.674 86.166 100.815 117.954 Sản xuất toàn quốc 62.046 67.616 78.208 91.145 111.308
  • 46. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 46 Thiếu hụt -918 -6.058 -7.958 -9.670 -6.646 Nguồn:Báo cáo thống kê của Tổng công ty điện lực VN Như vậy, với tốc độ triển khai xây dựng các dự án điện hiện tại, trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, nước ta vẫn xảy ra tình trạng thiếu điện. Để tìm ra giải pháp nhằm hạn chế thiếu hụt về điện trong giai đoạn 2006 – 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 184/TB-VPCP ngày 28/09/2005 về các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu điện trong giai đoạn 2006 – 2010, trong đó cho phép đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án Nhà máy điện để sớm đưa vào vận hành. Dự án Thuỷ điện Dốc Cáy đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cho phép Tổng công ty cơ điện nông nghiệp và thuỷ lợi làm chủ đầu tư lập báo cáo khả thi xây dựng trạm thuỷ điện Dốc Cáy, nhà máy được xây dựng ở phía chân núi, phía sau Tuy-nen Dốc Cáy khoảng 240 m, thuộc địa phận xóm Lập Hạ, thôn Trung Thành, xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Tuy-nen Dốc Cáy được xây dựng để cấp nước tưới tiêu cho 32.831 ha đất canh tác thuộc khu vực Bắc sông Chu và Nam sông Mã. Để tận dụng năng lượng dòng chảy từ hồ chứa qua tuy-nen Dốc Cáy để phát điện, phù hợp với biểu đồ tưới và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Dự án sau khi hoàn thành, dự kiến sẽ phát điện với công suất Nlm = 15 MW, điện lượng Eo = 62 tr kw/h đảm bảo cung cấp điện trực tiếp cho các phụ tải địa phương, giảm tổn thất điện năng trên lưới điện do không phải tải từ địa phương khác đến, góp phần giảm bớt áp lực phụ tải đối với lưới điện quốc gia. Từ những lý do trên, việc đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện Dốc Cáy là cần thiết, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành điện. Đánh giá: Với nội dung này, tổ thẩm định đã cuwuer cán bộ trực tiếp đến địa phương xem xét đồng thời phối hợp với cán bộ của chi nhánh Thanh Hóa để đưa ra kết luận về sự cần thiết phải đầu tư. Về nhu cầu tiêu thụ điện của nước ta trong giai đoạn 2006 – 2010, tổ thẩm định đã sử dụng những số liệu có được từ báo cáo thống kê của Tổng công ty điện lực Việt Nam và kết hợp với những số liệu từ việc thẩm định các dự án điện trước đó mà BIDV đã tiến hành cho vay.
  • 47. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 47 1.3.2.2. Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án. Theo Quyết định phê duyệt dự án số 09/2005/QĐ-HĐQT ngày 25.05.2005 của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung, Dự án có nội dung đầu tư chính như sau: - Tên dự án: Thuỷ điện Dốc Cáy - Hình thức thực hiện: B.O.O trong nước - Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thuỷ điện Bắc miền Trung - Địa điểm xây dựng: Nhà máy Thuỷ điện Dốc Cáy được xây dựng Cách cửa ra Tuy-nen 240m về phía hạ lưu, thuộc địa phận xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá - Cấp công trình: Cấp III theo tiêu chuẩn – TCXDVN 285 - 2002 - Mục đích đầu tư: Cung cấp điện cho lưới điện địa phương trên cơ sở tận dụng nguồn thuỷ năng của công trình thuỷ lợi Cửa Đạt tưới tiêu cho vùng đất canh tác Bắc sông Chu và Nam sông Mã. - Các thông số chính của công trình: + Diện tích sử dụng : 15.54 ha. + Cột nước lớn nhất (Hmax) : 68.5 m + Cột nước nhỏ nhất (Hmin) : 30.00 m + Cột nước trung bình : 58.75 m. + Cột nước tính toán : 57.58 m. + Công suất lắp máy: 15 MW + Điện lượng trung bình năm (E0): 61,71 triệu kwh - Tổng vốn đầu tư : 222.274 triệu đồng, cụ thể: Đơn vị: Triệu đồng
  • 48. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 48 Hạng mục Vốn đầu tư Tỷ trọng Phần xây lắp 49.015 22,1% Phần thiết bị 102.871 46,3% Chi phí KTCB khác 180121 8,2% Dự phòng phí 29.372 13,2% Chi phí đền bù 6.044 2,7% Chi phí lãi vay 16.851 7,6% Tổng cộng 222.274 100% Nguồn: Hồ sơ dự án thủy điện Dốc Cáy 1.3.2.3. Phân tích thị trường và khả năng tiêu thị sản phẩm đầu ra của dự án. * Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án: Theo dự báo của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN), trong giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện năng ở mức cơ sở sẽ vào khoảng 16%/năm, nhu cầu điện đến năm 2010 là 117.954 triệu Kwh. EVN đã đưa ra các phương án tính toán cân đối công suất và điện năng giai đoạn 2006 -2010 như sau: Đơn vị tính: Triệu Kwh Phương án 2006 2007 2008 2009 2010 Tần suất 65%, phụ tải cao Nhu cầu toàn quốc 62.964 73.674 86.166 100.815 117.954 Sản xuất toàn quốc 62.046 67.616 78.208 91.145 111.308 Thiếu hụt -918 -6.058 -7.958 -9.670 -6.646
  • 49. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 49 Nguồn: Báo cáo thống kê của Tổng công ty điện lực Việt Nam Ta có thể thấy được nhu cầu diện từ 2006 đến năm 2010 của nước ta còn thiếu khá nhiều. Trong khi nhu cầu về điện của cả nước đều tăng rất nhanh qua các năm thì khả năng cung cấp điện toàn quốc lại có mức tăng chậm hơn.( năm 2008, nhu cầu toàn quốc tăng 17% so với năm 2007, trong khi đó khả năng cung ứng chỉ tăng 15,5%). Hơn thế nữa, trong điều kiện giá dầu thô vẫn còn ở mức cao ( thời điểm năm 2006) thì nhu cầu về điện sẽ còn tăng mạnh cùng với sự tăng trưởng của hoạt động sản xuất trong tương lai. * Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án. - Dự án sau khi hoàn thành, dự kiến sẽ phát điện với công suất Nlm = 15 MW, điện lượng Eo = 62 tr kw/h đảm bảo cung cấp điện trực tiếp cho các phụ tải địa phương, giảm tổn thất điện năng trên lưới điện do không phải tải từ địa phương khác đến, góp phần giảm bớt áp lực phụ tải đối với lưới điện quốc gia. - Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án: Tổng mức đầu tư dự án kể cả phần lãi vay trong thời gian xây dựng là 222.274 triệu đồng, với công suất lắp máy là 15 MW, thì suất đầu tư cho 1 MW công suất lắp máy là 14 triệu đồng/MWvà suất đầu tư cho 1 Kwh điện là 3.390 đồng/Kwh. Nếu so sánh với Dự án thuỷ điện khác thì Thuỷ điện Dốc Cáy có suất đầu tư thấp hơn nhiều, ví dụ như dự án Thủy điện Bình Điền có suất đầu tư/ điện lượng là 5.072 VNĐ/Kwh mặc dù cũng có một số điều kiện tương đương. Dự án có suất đầu tư thấp hơn so với các dự án thuỷ điện khác xuất phát từ một số nguyên nhân sau : - Nhà máy thuỷ điện không phải xây dựng đập nước cũng như hồ điều tiết do tận dụng nguồn thuỷ năng của dự án thuỷ lợi Hồ Cửa Đạt; - Dự án không phải xây dựng hạ tầng cơ sở như : đường giao thông, đường điện mới,…
  • 50. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NguyÔn V¨n §øc Líp : §T47D 50 Bằng phương pháp thẩm định so sánh các chỉ tiêu đối với dự án thủy điện Bình Điền, là dự án có những chỉ tiêu khá tương đồng với dự án ta có thể thấy, sản phẩm của dự án có khả năng cạnh tranh rất cao khi có suất đầu tư/ Điện lượng thấp hơn khá nhiều so với các dự án thủy điện khác( dự án thủy điện Bình Điền, 5.072 đồng/Kwh so với 3.390 đồng/Kwh của dự án) có cùng một vài điều kiện tương đồng. Điều này dẫn tới sản phẩm của dự án sẽ được dễ chấp nhận, đảm bảo an toàn cho đầu ra của sản phẩm dự án. Trong tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính thì giá bán điện được tính chỉ là 3.900 đồng/Kwh. Như vậy ta thấy sản phẩm của dự án có khả năng cạnh tranh rất tốt do tận dụng được những ưu thế do dự án thủy lợi Hồ Cửa Đạt đem lại. * Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối: Không giống với các loại sản phẩm dự án khác, sản phẩm điện của dự án cần kết nới với trạm điện cụ thể nhằm tránh sự lãnh phí khi muốn sử dụng riêng một đường dây. Hiện tại, Chủ đầu tư đã có thoả thuận về điểm đầu nối điện với EVN, theo thoả thuận với EVN, điểm đấu nối của Nhà máy là tại trạm biến áp 110 kV Thọ Xuân – Thanh Hóa, - Chiều dài đấu nối 20 km sử dụng dây AC150 - Ranh giới đo đếm điện tại điểm đấu nối. Do đó, ta có thể thấy mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của dự án đã được đảm bảo khi Chủ đầu tư đã thỏa thuận được với EVN về phương án và địa điểm đấu nối vào lưới điện quốc gia. * Chính sách bán hàng: Do sản phẩm của dự án sau khi đưa vào hoạt động sẽ được đưa vào lưới điện địa phương nên chính sách bán hàng sẽ gắn liền với chính sách bán hàng cho EVN chứ không thỏa thuận trực tiếu với người tiêu thụ như đa phần các sản phẩm khác. Ta có thể thấy điều đó tạo thuận lợi cho dự án khi có thể quy về một khách hàng là EVN, tạo thuận lợi cho quá trình thương thuyết về giá bán điện cúng như phương thức bán điện và nó còn đảm bảo khả năng chi trả của khách hàng.